Ngày 10-05-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Ngũ Tuần Giáo Hội được khai sinh
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:29 10/05/2016
Chúa Nhật LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Ga 20, 19-23 1Co 12,3b-7.12-13 Cv 2, 1-11

LỄ NGŨ TUẦN Giáo Hội ĐƯỢC KHAI SINH

Lễ Ngũ Tuần là một lễ quan trọng, rất lớn của người Do Thái, do đó, nhiều người ở khắp các miền tuôn về Giêrusalem để mừng lễ này. Trong dịp lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Chúa Giêsu phục sinh cư ngụ nơi các môn đệ của Ngài bằng một phương cách mới đầy quyền năng.

Trong ngày hôm nay, các môn đệ của Chúa, cùng với mấy người phụ nữ đạo đức và Mẹ Maria đang cầu nguyện trên căn phòng tầng lầu của một ngôi nhà trong thành Giêrusalem. Tất cả đều sốt sắng cầu nguyện, âm thầm, chiêm niệm việc Chúa Giêsu chịu nạn, chịu chết, sống lại và lên trời, chờ đợi việc Chúa Phục Sinh hứa trước khi về trời là Chúa Cha sẽ sai Thánh Thần xuống…

Ngày lễ Ngũ Tuần nhiều người ở khắp nơi, có cả những người ở nước ngoài trở về, họ vui mừng cử hành lễ này một cách long trọng, sốt sắng và thánh thiện. Thánh Thần mà Chúa Cha hứa hôm nay đến với mọi người đang có mặt, cà Mẹ Maria, cả các môn đệ, những người phụ nữ và toàn thể những người hiện diện. Thánh Thần thực sự không có một bộ mặt hữu hình để mọi người hôm đó chiêm ngưỡng, nhưng như lời Thánh Kinh cho biết:” Thiên Chúa đã thông ban sự sống bằng hơi thở của Ngài “. Sách Khởi Nguyên Chương II, câu 7 viết :“ Khi ấy con người chỉ là bụi đất, Thiên Chúa hà một hơi thở sống vào lỗ mũi con người và con người đã trở nên một sinh vật sống “. Sách Gióp cũng viết :” Trước mặt Thiên Chúa, tôi đã được nhào nặn bằng bùn đất, được tạo thành bằng hơi thở của Thiên Chúa, toi được sống động nhờ vào Thần Khí của Đấng toàn năng “ ( Job 33, 4 ). Hơi thở của Thiên Chúa và Thần Khí của Đấng tối cao mà Kinh Thánh nói tới là Chúa Thánh Thần, Ngài bởi Ngôi Cha và Ngôi Con mà ra, cao trọng và cùng được tôn thờ bằng Ngôi Cha và Ngôi Con.

Thánh Thần hôm nay ngự đến với các môn đệ và mọi người trong ngày lễ Ngũ Tuần nhờ những dấu chỉ : tiếng từ trời như tiếng gió thổi dữ dội, giống cuồng phong bão táp, những lưỡi lửa tản ra hừng hực đậu xuống trên từng người.Rồi, Thánh Thần tràn đầy trên những người đang có mặt. Thật sự, có cái gì đó thật ngỡ ngàng, thật sửng sốt khi mọi người đang hiện diện được đổi mới. Bởi vì, họ thuộc nhiều vùng, nhiều miền, có cả người nước ngoài, nhưng lạ lùng thay họ đều hiểu ngôn ngữ của nhau. Các môn đệ là những người đánh cá ít học, quê mùa, nhưng khi các ngài cất tiếng tiếng nói, lớn tiếng rao giảng thì mọi người đều hiểu các ngài nói gì đến nỗi có những người nói rằng :” Các ông bứ rượu rồi”.

Các môn đệ cảm thấy phải tung cánh chim như Chúa Phục Sinh đã truyền. Các Ngài không còn sợ sệt, không còn hoang mang, lo lắng, tất cả các Ngài đã được biến đổi hoàn toàn. Đúng vậy, bây giờ, các môn đệ mới hiểu được vai trò, sức mạnh và sự cần thiết của Chúa Thánh Thần bởi vì “ Không có Chúa Thánh Thần thì cũng không có Mầu Nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể làm người, cứu rỗi nhân loại, cứu chuộc con người. Không có Chúa Thánh Thần thì Giáo Hội chỉ là tổ chức phàm trần như mọi tổ chức khác “.

Thánh Thần nối kết mọi người, làm cho con người hiểu nhau và giúp cho Giáo Hội trở thành Hội Thánh của mọi dân tộc khác như con người tự kiêu, tự mãn muốn xây tháp Baben nối Trời và Đất nhưng không thể hoàn thành vì con người không ai hiểu ai. Thánh Thần đến khai sinh Giáo Hội sơ khai. Giáo Hội tự bản chất là một Giáo Hội truyền giáo. Nên, hiểu được nhau là bước đầu để con người xích lại gần nhau, hợp nhất với nhau :” …Chúng ta đều nghe họ dùng tiếng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa “ (Cv 2, 11 ).

Chúng ta hãy hướng tâm hồn lên Đức Mẹ, Mẹ là Mẹ của Giáo Hội, của mọi tín hữu. Mẹ đã được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần, và cả cuộc đời trần thế của Mẹ là sống theo ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, soi sáng. Hôm nay, lễ Ngũ Tuần, ngày khai sinh Giáo Hội, Mẹ đã có mặt cùng với các môn đệ, và nhiều người để đón nhận Chúa Thánh Thần. Xin Mẹ giúp chúng ta biết đón nhận ơn Chúa Thánh Thần và biết tôn kính, mến yêu Chúa Thánh Thần. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Ngày lễ Ngũ Tuần là ngày lễ gì của dân Do Thái ?
2.Mẹ Maria, các người phụ nữ đạo đức và các môn đệ đang làm gì để đón chờ Chúa Thánh Thần hiện xuống ?
3.Lễ Ngũ Tuần là ngày khai sinh ra gì ?
4.Vai trò của Chúa Thánh Thần trong lịch sử cứu độ ?
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 10/05/2016
46. XÍCH CÙM CHÓ, XỎ MŨI BÊ.
Vương Nghĩa Cung rất thích đồ vật cổ, hể gặp quan viên triều đình ở đâu cũng đều xin xỏ.
Quan thị lang họ Hà đã có tặng đồ vật cho ông ta, nhưng Vương Nghĩa Cung vẫn cứ yêu cầu ông ta mãi không thôi, họ Hà cảm thấy chán nản.
Một ngày nọ họ Hà xuất hành, nhìn thấy trên đường có vòng đeo cổ của chó và tấm tạp dề bị rách của ai vất bỏ bèn ra lệnh cho thủ hạ nhặt đem về, đựng vào trong rương cẩn thận và đem qua tặng cho Vương Nghĩa Cung, trong thư viết:
- “Thừa tướng, ngài hết lần này sang lần khác muốn đồ cổ, bây giờ tôi xin phụng hiến ngài cái cùm chó của Lý Tư, sợi dây xỏ mũi con bê của Tương Như.”
(Hài Cự lục)

Suy tư 46:
Tham nhũng, hối lộ là căn bệnh của mọi thế kỷ và của mọi triều đại, người ta nói cương quyết chống tham nhũng, nhưng tham nhũng vẫn cứ trơ trơ như đá tảng khó mà triệt nổi; người ta hô hào chống tham nhũng, bài trừ hối lộ, nhưng tham nhũng và hối lộ cứ như hai chị em vẫn cứ dung dăng dung dẻ dắt tay dạo chơi từ thành phố đến thôn quê, từ cơ quan cao cấp nhất đến cơ cấu thấp nhất của xã hội, và thậm chí, có những nơi người ta khen tham nhũng hối lộ là người biết điều...
Thiên Chúa không hề xin xỏ một ai, vậy mà có những lúc Ngài như năn nỉ chúng ta cho Ngài cái này, cho Ngài cái nọ: Ngài năn nỉ chúng ta cho Ngài quả tim yêu thương của chúng ta, Ngài năn nỉ chúng ta cho Ngài công việc làm của chúng ta dù thất bại hay thành công.
Ngài xin để rồi ban lại gấp trăm ngàn lần cái Ngài xin nơi chúng ta, chúng ta có vui vẻ dâng cho Ngài cái mà Ngài cần nơi chúng ta không, đó là tình yêu của chúng ta đối với Ngài.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 10/05/2016

38. Hôn nhân phải chết và kết thúc, nhưng trinh khiết chính là nên chết và được vương miện của thắng lợi.

(Thánh Hieronymus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tất Cả Được Tràn Đầy Thánh Thần
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:04 10/05/2016
Tất Cả Được Tràn Đầy Thánh Thần

SUY NIỆM LỄ TRONG NGÀY

(Ga 20, 19-23)

Trong suốt tuần chín ngày, chúng ta đã cầu xin tha thiết : Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến, lạy Cha kẻ cơ bần, xin Ngài ngự đến; lạy Đấng an ủi tuyệt vời, xin ngự đến.

Giáo Hội xin Chúa Thánh Thần đến để làm gì ? Thưa, Chúa Thánh Thần đến để rửa sạch điều nhơ bẩn, tưới gội chỗ khô khan, và chữa cho lành nơi thương tích. Uốn nắn điều cứng cỏi, sưởi ấm chỗ lạnh lùng, chỉnh đốn lại chỗ trật đường… (Ca tiếp liên).

Hôm nay ngày lễ Ngũ Tuần, ngày mà lời Chúa Giêsu hứa với các tông đồ được hoàn tất. "Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Dothái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông… thổi hơi trên các ông và nói : "Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần" (Ga 20,22). Chúa Thánh Thần đã xuống trên các ông và ban đầy đủ các ơn cùng với các sự kiện bên ngoài.

Vì thế, chúng ta cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả. Vui, vì có Chúa Thánh Thần, Giáo Hội không bị mồ côi, có Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sẽ lĩnh hội được tất cả những gì Chúa Giêsu muốn, Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên, là suối bẩy nguồn.

Giáo Hội được Chúa Giêsu sai đến với mọi dân mọi nước và sẽ tiếp tục nói các thứ tiếng cho đến muôn đời, giao tiếp với hết mọi dân tộc trên toàn thế giới, và con người ở mọi nơi mọi thời sẽ còn tiếp tục sửng sốt và bỡ ngỡ, (x. Cv 2, 6), vì những người rao giảng Tin Mừng luôn đầy Thánh Thần. Khắp mọi nơi, người ta sẽ nghe thấy Giáo Hội diễn tả cùng một Đức tin trong ngôn ngữ của chính dân tộc ấy (x. Cv 2, 6). Thế nên, phép lạ ngày lễ Ngũ Tuần, chứng tỏ Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Giáo Hội để tiếp tục làm nhiệm vụ canh tân mặt đấy đổi mới lòng trí con người và đổi mới lòng trí con người hôm nay. "Thánh Thần Chúa tràn ngâp địa cầu, liên kết hết mọi người, thông thạo mọi ngôn ngữ. Hallêluia." Lời ca nhập lễ chứng tỏ Chúa Thánh Thần đã "nhập thể" trong Hội Thánh.

Điều gì đã xảy ra trong ngày xa xưa ấy, lúc các Tông Ðồ đang tụ họp với nhau ở tầng trên của phòng Tiệc Ly vậy?

Thưa: dấu hiệu đầu tiên là " Tiếng động từ trời phát ra tựa như gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp" (x. Cv 2,1). Tiếng động bất thình lình phát ra và các lưỡi lửa chia ra đậu trên đầu từng Tông Ðồ là các dấu chỉ cụ thể đụng chạm tới các Tông Ðồ, không chỉ bề ngoài, nhưng cả trong nội tâm; trong tâm trí nữa. Kết quả là "tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói" (Cv 2, 4).

Ngọn lửa đó là ngọn lửa tình thương đốt cháy mọi cứng cỏi; ngôn ngữ đó là thứ ngôn ngữ mới, ngôn ngữ đại đồng của tình thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào lòng các tín hữu (x. Rm 5,5); một ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều hiểu, và khi tiếp nhận có thể được diễn tả ra trong mọi cuộc sống và mọi nền văn hóa. Ngôn ngữ ấy là thứ ngôn ngữ của Tin Mừng vượt qua mọi ranh giới do con người đặt ra và đánh động tâm hồn nhiều người, không phân biệt ngôn ngữ, chủng tộc, màu da, tiếng nói hay quốc tịch.

Trong một Thánh Thần, tất cả được chúng ta được thanh tẩy để làm nên một thân thẻ. Vì khi Chúa Thánh Thần đến, Ngài nhào nặn, cổ vũ và khơi dậy nơi con người một số khuynh hướng tốt, Ngài tác động và soi sáng họ. Cuộc viếng thăm và tác động nội tâm này, hết thảy mọi người đều được ơn tùy theo lợi ích không ai giống ai. Có một Thánh Thần duy nhất hoạt động trong Hội Thánh, nên có nhiều chức vụ, công việc, những chỉ có một Thánh Thần điều khiển và hướng dẫn thể (x. 1 Cr 12, 3-7. 12-13).

Chúa Thánh Thần ở nơi những con người có lòng ngay thật, cũng như bất cứ ai muốn trở nên dễ uốn nắn bởi Chúa Thánh Thần trong hòa bình và trật tự. Người nào càng nhiệt tâm đón nhận, người ấy càng hiểu biết hơn về sự thể hiện nội tâm này và ngày càng gia tăng ơn của Chúa Thánh Thần, Đấng đã được ban cho con người ngay từ ban đầu.

Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý và tình thương nhắc nhớ chúng ta về tất cả những gì Chúa Kitô đã nói. Ngài dạy dỗ chúng ta và làm cho chúng ta nói với Thiên Chúa, gọi Chúa là Cha, là Abba (Xc Rm 8,15; Gl 4,4); đồng thời làm cho chúng ta đối thoại với nhau trong tình huynh đệ và ngôn sứ.

Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô biên đã biển đổi các môn đệ từ những con người nhát đảm sợ sệt trở nên những nhà truyền giáo can đảm phi thường không sợ tù đày, tra tấn và cái chết, vì sức mạnh của Chúa Thánh Thần ở cùng họ. Có Chúa Thánh Thần, sự khép kín nhường chỗ cho sự loan báo và mọi nghi ngờ bị xua tan bằng niềm tin đầy tình thương mến. Bằng chứng là ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đứng lên "cùng với mười một tông đồ ... lớn tiếng" (Cv 2,14) và "thẳng thắn" (Cv 2, 29) loan báo tin vui của Chúa Giêsu, là Ðấng đã hiến mạng sống mình để cứu độ chúng ta và Thiên Chúa đã cho sống lại từ các kẻ chết.

Ngài là suối bẩy nguồn .Với vẻ bề ngoài, xem ra Chúa Thánh Thần tạo ra sự mất trật tự trong Giáo Hội, bởi vì Ngài mang đến sự khác biệt các đặc sủng, các ơn; nhưng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần là Thần Khí của hiệp nhất đã dẫn đưa tất cả tới sự hài hòa. Vì Chúa Thánh Thần "chính là sự hài hòa".

Không có sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sẽ không thể sống và thực hiện nhiệm vụ mà Chúa Giêsu phục sinh đã giao phó, là ra đi và làm cho tất cả mọi dân tộc trở thành môn đệ.

Chúng ta hãy xin cùng Chúa Cha, nhờ qua Chúa Giêsu Kitô, trong ân sủng của Chúa Thánh Thần, ngõ hầu việc cử hành Lễ Trọng Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, được trở nên như ngọn lửa sốt mến và như luồng gió mạnh cho đời sống kitô hữu và cho sứ mạng của toàn thể Giáo Hội. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ

Những Người Rao Giảng Tin Mừng Ðầy Thánh Thần

Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

(Ga 20, 19-23)

40 ngày sau Đại lễ Phục Sinh, Giáo Hội long trọng cử hành mầu nhiệm cao cả Chúa về Trời, tiếp đến là cầu nguyện thiết tha : "Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến".

Lời cầu nguyện trên được Giáo Hội tha thiết dâng lên Thiên Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu để Người đoái thương đổ tràn Thánh Thần xuống trên Giáo Hội và trên mỗi người chúng ta.

Đúng 10 ngày sau khi Chúa về Trời, chúng ta cử hành lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống với niềm vui khôn tả, Ngài là Đấng mà Đức Giêsu đã hứa với chúng ta (x. Ga 16, 7). Ngài " hiện diện " trong lịch sử Giáo Hội, và hành động không biết mệt mỏi.

Hồi tưởng lại thời điểm " sau khi Chúa Giêsu lên trời, Các Tông đồ xuống khỏi núi … trở về Giêrusalem… các ông lên lầu gác… Mọi người đều đồng tâm kiên trì cầu nguyện, cùng với mấy người phụ nữ, và Bà Maria mẹ Chúa Giêsu, kiên trì cầu nguyện (x. Cv 1, 12-14). Chuyện gì đã xãy ra khi họ đang cầu nguyện với nhau vậy? Chính lúc " tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tùy theo Thánh Thần ban cho họ nói " (Cv 2, 4).

Ngày lễ Ngủ Tuần, Chúa Thánh Thần đã ngự xuống cách uy phong trên các Tông đồ; sứ mạng của Giáo Hội được khai sinh từ đó. Chính Chúa Giêsu đã truyền cho các Tông đồ ở lại chung với nhau trong kinh nguyện cùng với Mẹ Maria trong Phòng Tiệc Ly, để chuẩn bị lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần (x. CV 1,14). Họ đã làm như Chúa Giêsu truyền, và hết thảy được đầy Chúa Thánh Thần (x. Cv 2, 4).

Gioan Taulê (1300-1361), tu sĩ dòng Daminh ở Strasbour nói : " Nơi " mà sách Tông đồ Công vụ nói ở đây tượng trưng trước hết cho Hội Thánh, nơi Thiên Chúa ngự, nhưng cũng là biểu tượng của mỗi người chúng ta là đền thờ Chúa Thánh Thần ngự trị. Một ngôi nhà có nhiều tầng, nhiều phòng, nhiều công dụng, cũng như nơi con người có những khả năng, giác quan và nghị lực khác nhau, Chúa Thánh Thần viếng thăm tất cả cách đặc biệt. Khi Chúa Thánh Thần đến, Ngài nhào nặn, cổ vũ và gợi ý nơi con người một số khuynh hướng tốt, Ngài tác động và soi sáng họ. Cuộc viếng thăm và tác động nội tâm này, hết thảy mọi người đều được ơn không ai giống ai. Mặc dù Chúa Thánh Thần là Đấng duy nhất hoạt động nơi con người. (Trích bài giảng số 26, 2 ngày lễ Ngũ Tuần)

Phải khẳng định rằng " Chúa Thánh Thần đến vì chúng ta. Ngài không chỉ đến "để ở với Giáo Hội luôn mãi " (Ga 14, 16). Như lời Chúa Giêsu hứa : " Để Người ở với anh em mọi ngày cho đến tận thế ".

Ngày hiện xuống, Chúa Thánh Thần còn đổ tràn đầy ân sủng và ơn đoàn sủng xuống trên Giáo Hội thật phong phú dồi dào! Ðức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI nói : Đây là mầu nhiệm của Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Chúa Thánh Thần soi sáng tâm trí con người, và qua việc soi sáng cho họ biết về Chúa Kitô chịu đóng đinh, chết và đã sống lại, Chúa Thánh Thần chỉ cho biết con đường để trở nên giống Chúa hơn, nghĩa là trở nên "sự biểu lộ và phương thế" của tình yêu, một tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa (x. Deus Caritas Est, số 33).

Khi nói đến tác động của Chúa Thánh Thần trên người rao giảng Tin Mừng, Đức Phanxicô viết : " Những người rao giảng Tin Mừng đầy Thánh Thần có nghĩa là những nhà truyền giáo mở lòng ra với tác động của Chúa Thánh Thần mà không sợ hãi. Trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã làm cho các Tông Ðồ ra khỏi chính mình và biến các ngài thành những người loan báo những việc cao cả của Thiên Chúa, mà mỗi thính giả bắt đầu hiểu theo ngôn ngữ riêng của mình. Chúa Thánh Thần cũng đổ vào chúng ta sức mạnh để loan báo sự mới mẻ của Tin Mừng với sự mạnh bạo lớn tiếng, ở mọi nơi và mọi lúc, ngay cả những lúc phải lội ngược dòng. Chúng ta hãy cầu khẩn Ngài hôm nay, để được thiết lập một cách vững chắc trên cầu nguyện, vì nếu không có cầu nguyện thì mọi hoạt động có nguy cơ trở thành trống rỗng và rốt cuộc lời rao giảng cũng trở nên không có hồn. Chúa Giêsu muốn chúng ta trở thành những nhà truyền giáo loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, nhưng trên hết, bằng một cuộc sống được sự hiện diện của Thiên Chúa biến đổi". (Trích Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, số 259)

Đức Phanxicô còn nhấn mạnh : Chúa Thánh Thần là linh hồn của việc truyền giáo " Khi chúng ta nói rằng một điều gì có một "tinh thần", thì thường ám chỉ một số động lực bên trong tạo ra một sự thúc đẩy, động cơ, khích lệ cùng làm cho các hành động cá nhân và cộng đồng có ý nghĩa. Một việc truyền giáo đầy Thánh Thần khác xa với một mớ những công tác bị coi như những nhiệm vụ nặng nề mà chúng ta chỉ đơn thuần phải làm, hoặc việc gì bị coi như mâu thuẫn với những xu hướng và ước muốn của chúng ta. Tôi rất ước ao tìm được những lời để cổ võ một mùa rao giảng Tin Mừng nhiệt thành, vui mừng, quảng đại, táo bạo, tràn đầy tình yêu cho đến cùng và một đời sống truyền cảm! Nhưng tôi biết rằng không có động lực nào có thể đủ nếu không có ngọn lửa của Chúa Thánh Thần đốt cháy trong lòng chúng ta. Cuối cùng, truyền giáo với tinh thần là truyền giáo với Chúa Thánh Thần, vì Ngài là linh hồn của việc truyền giáo của Hội Thánh". (Trích Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, số 261)

Cùng với Mẹ Maria và toàn thể các thánh trên Trời, chúng ta cùng cầu nguyện như sau: "Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến! Xin Ngài đến canh tân, lay động và thúc đẩy Hội Thánh mạnh dạn ra khỏi chính mình để rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc. Xin Ngài đến đổ tràn xuống tâm hồn các tín hữu, và đốt lên trong họ ngọn lửa Tình Yêu Chúa trong lòng họ !" Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công Giáo và Chính Thống Giáo Coptic có thể đưa ra chứng tá chung cho phẩm giá của sự sống, hôn nhân và thiên nhiên
Đặng Tự Do
14:53 10/05/2016
Nhắc lại kỷ niệm năm thứ ba cuộc gặp gỡ tại Rôma, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một lá thư cho Thượng Phụ Giáo Chủ Tawadros II thành Alexandria, người đứng đầu Giáo Hội Chính Thống Coptic.

Giáo Hội Chính Thống Coptic, với 9 triệu thành viên, là một trong những Giáo Hội Chính thống Đông phương đã ngừng hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh sau Công Đồng Chalcedon (451).

Đức Thánh Cha viết trong lá thư đề ngày 10 tháng Năm, 2016:

“Mặc dù, chúng ta vẫn đang hành trình hướng tới ngày mà chúng ta cùng ngồi quanh một ở bàn tiệc Thánh Thể, ngay bây giờ chúng ta có thể nhìn thấy sự hiệp thông hữu hình đoàn kết chúng ta. Các tín hữu Coptic và Công Giáo có thể cùng làm chứng cho những giá trị quan trọng như sự thánh thiện và phẩm giá của mọi sự sống con người, sự thánh thiêng của hôn nhân và cuộc sống gia đình, và sự tôn trọng đối với thiên nhiên được Thiên Chúa tạo ra và giao phó cho chúng ta coi sóc”.

Đề cập đến cuộc bách hại các Kitô hữu, Đức Thánh Cha Phanxicô nói thêm:

Thưa Đức Thượng Phụ, mỗi ngày suy nghĩ và những lời cầu nguyện của tôi đều hướng về các cộng đồng Kitô giáo ở Ai Cập và Trung Đông, nơi rất nhiều người trong số họ đang gặp khó khăn lớn và những tình huống bi thảm. Tôi cũng nhận thức được mối quan tâm nghiêm trọng cho tình hình ở Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq và Syria, nơi anh chị em Kitô hữu của chúng ta và chị em và các cộng đồng tôn giáo khác đang phải đối mặt với thử thách hàng ngày. Nguyện xin Thiên Chúa là Cha chúng ta ban hòa bình và an ủi cho tất cả những ai đau khổ, và truyền cảm hứng cho cộng đồng quốc tế để đáp trả một cách khôn ngoan, và công minh cho thứ bạo lực chưa từng có như vậy.
 
Tình hình tại Aleppo ngày càng thê thảm
Đặng Tự Do
15:10 10/05/2016
Một linh mục dòng Phanxicô đang coi sóc một giáo xứ tại Aleppo, thành phố lớn nhất của Syria, nói với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ rằng “chưa bao giờ kể từ đầu cuộc chiến khủng khiếp này tình trạng tồi tệ như bây giờ.”

“Tôi không còn biết dùng những từ nào để mô tả tất cả những đau khổ tôi nhìn thấy hàng ngày,” Cha Ibrahim Alsabagh nói. “Tên lửa và bom dội như mưa xuống trên các nhà thờ, đền thờ, trường học và bệnh viện.”

Cha cho biết ngài đang mang đến sự an ủi cho dân chúng, không chỉ “bằng lời Chúa, mà còn bằng những hành động cụ thể”. Ngài nhận xét rằng “mặc dù thập giá các Kitô hữu địa phương đang phải gánh chịu là rất nặng nề, đau khổ này cũng tạo ra một sự hiệp thông với Thiên Chúa và với nhau mà tôi chưa bao giờ thấy trước đây.”
 
Sứ điệp của Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại Liên tôn gửi các tín hữu Phật Giáo nhân dịp lễ Vesak 2016
Đặng Tự Do
15:58 10/05/2016
Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại Liên tôn đã gởi sứ điệp cho các tín hữu Phật Giáo nhân lễ Vesak 2016 (Phật lịch 2560) vào ngày 21 tháng 05. Sứ điệp năm nay được linh hứng bởi thông điệp Laudeto Si của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Toàn văn sứ điệp như sau:

Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại Liên tôn

Phật tử và Kitô hữu: Hãy cùng nhau cổ võ giáo dục sinh thái.

Sứ điệp nhân dịp lễ Vesak 2016


Thành phố Vatican

Các bạn Phật tử thân mến,

1. Nhân danh Hội đồng Toà Thánh về Ðối thoại Liên tôn, chúng tôi một lần nữa lại vui mừng gửi đến các bạn những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp lễ Vesak, khi các bạn mừng ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Ðức Phật Thích Ca là đản sinh, ngộ đạo và viên tịch. Chúng tôi xin chúc các bạn được thân tâm an lạc, thanh thản và hoan hỉ, trong tâm hồn, trong gia đình và trong đất nước của các bạn.

2. Năm nay chúng tôi viết cho các bạn theo cảm hứng từ Thông điệp Laudato Si của Đức Thánh Cha Phanxicô, về việc Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung của chúng ta. Ngài lưu ý rằng “các sa mạc bên ngoài trên thế giới ngày càng mênh mông, vì các sa mạc bên trong đã trở nên quá rộng lớn. Vì thế, cuộc khủng hoảng sinh thái cũng là lời kêu gọi hoán cải nội tâm sâu sắc” (n. 217). Hơn nữa, ngài còn chỉ ra rằng “những nỗ lực của chúng ta trong việc giáo dục sẽ là thiếu sót và không hiệu quả nếu chúng ta không cố gắng cổ vũ một lối suy nghĩ mới về con người, về cuộc sống, về xã hội và mối tương quan của chúng ta với thiên nhiên” (s. 215). “Chỉ khi biết vun trồng những nhân đức lương hảo, con người mới có thể đưa ra những dấn thân vị tha cho môi sinh” (n. 211). Ðể được như thế, cần thực hiện việc giáo dục về môi sinh trong nhiều bối cảnh: nhà trường, gia đình, các phương tiện truyền thông, các lớp giáo lý và những nơi khác nữa (xem n. 213).

3. Các bạn Phật tử thân mến, các bạn cũng đã bày tỏ mối quan ngại về tình trạng suy thoái môi trường, được minh chứng qua các văn kiện như “Bây giờ là lúc hành động: Tuyên ngôn của Phật giáo về tình trạng thay đổi khí hậu và Tuyên bố của Phật giáo gửi các nhà lãnh đạo thế giới về biến đổi khí hậu”. Những tài liệu này minh chứng cho sự hiểu biết chung của chúng ta rằng trung tâm của cuộc khủng hoảng sinh thái, thực ra, là sự khủng hoảng về cái tôi, thể hiện nơi lòng tham, sân, si và u minh của con người. Vì thế, lối sống và những kỳ vọng của chúng ta phải được thay đổi để khắc chế sự suy thoái môi trường xung quanh. “Khi vun trồng nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau và lòng từ bi, chúng ta mới có thể hành động xuất phát từ tình yêu, chứ không phải vì sợ hãi, để bảo vệ hành tinh của chúng ta” (Tuyên bố của Phật giáo gửi các nhà lãnh đạo thế giới về biến đổi khí hậu). Nếu không, “khi Trái Ðất bệnh tật, chúng ta cũng sẽ mắc bệnh, vì chúng ta là thành phần của trái đất này” (Tuyên bố Bây giờ là lúc hành động).

4. Khi cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu là do các hoạt động của con người, các Kitô hữu và Phật tử chúng ta phải cùng nhau nỗ lực để đương đầu với nó bằng một nền linh đạo sinh thái. Việc tăng tốc các thảm họa môi sinh toàn cầu khiến cho việc hợp tác liên tôn càng thêm cấp bách. Việc giáo dục trách nhiệm đối với môi trường và xây dựng quyền “công dân sinh thái” đòi hỏi phải có các đức tính hướng đến một nền đạo đức sinh thái tôn trọng và chăm sóc thiên nhiên. Ðòi hỏi cấp bách đối với tín đồ của mọi tôn giáo là phải vượt ra khỏi ranh giới của mình và chung tay xây dựng một trật tự xã hội có trách nhiệm về phương diện sinh thái dựa trên các giá trị chung. Ở những quốc gia mà Phật tử và Kitô hữu sống và làm việc bên nhau, chúng ta có thể nâng đỡ sức khỏe và sự bền vững của hành tinh thông qua các chương trình giáo dục chung nhằm nâng cao nhận thức về sinh thái và thúc đẩy các sáng kiến chung.

5. Các bạn Phật tử thân mến, xin cho chúng ta biết hợp tác làm việc với nhau để giải thoát con người khỏi những đau khổ do tình trạng biến đổi khí hậu gây nên, và góp phần vào việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Trong tinh thần ấy, một lần nữa chúng tôi chúc các bạn một lễ Vesak an bình và vui tươi.

+ Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran
Chủ tịch

+ Đức Giám Mục Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ
Thư ký
 
Các Giám mục Ấn độ mạnh mẽ lên án vụ cưỡng hiếp và sát hại nữ sinh viên thuộc giới cùng đinh
Đặng Tự Do
16:40 10/05/2016
Theo bản tin của thông tấn xã Asia News ngày 9 tháng 05, Hội đồng Giám mục Ấn độ đã mạnh mẽ lên án vụ cưỡng hiếp và sát hại một nữ sinh viên luật khoa 28 tuổi, thuộc tầng lớp cùng đinh của Ấn độ, tại quận Ernakulam, bang Kerala, vào ngày 28 tháng 4 năm 2016.

Ủy ban Phụ nữ của Hội đồng Giám mục Ấn đã ra một tuyên ngôn nói rằng: “Chúng tôi lên án hành động dã man và khủng khiếp chống lại một phụ nữ, và bày tỏ sự quan ngại sâu xa về cuộc sống và phẩm giá của phụ nữ ở đất nước này. Có vẻ mỉa mai là phụ nữ bị khinh bỉ, quấy nhiễu và lạm dụng tình dục trên mọi nẻo đường của cuộc sống, và không có sự an toàn ngay trong chính ngôi nhà của mình; và như thế khơi lên những câu hỏi về mức độ an toàn của phụ nữ trong xã hội Ấn độ ngày nay. Các phụ nữ ở trong các hoàn cảnh kinh tế và xã hội lạc hậu lại càng dễ bị tổn thương hơn”.

Các Giám mục Ấn độ đã tham gia vào cuộc phản kháng của xã hội dân sự lên án vụ tấn công tàn bạo chống lại một nữ sinh tên Jisha bị hiếp dâm và giết chết vào chiều tối ngày 28 tháng Tư. Các bác sĩ cho biết tìm thấy 38 nhát đâm trên người cô.

Báo chí Ấn đã gọi trường hợp này là “Nirbhaya tại Kerala”, vì trường hợp này rất giống với một trường hợp bạo lực khác khét tiếng thế giới của Nirbhaya, một sinh viên điều dưỡng bị cưỡng hiếp trên xe bus ở Delhi vào năm 2012. Cô đã qua đời trong một bệnh viện ở Singapore vài ngày sau sự đau khổ kinh hoàng.

Tiến sĩ Pascoal Carvalho, một thành viên của Học viện Giáo hoàng về sự sống, nói với hãng tin Asia: “Bạo lực đối với phụ nữ không chỉ là ví dụ phổ biến nhất về sự vi phạm nhân quyền. Việc chọn giới tính thai nhi, nghĩa là chỉ giữ lại bé trai, và phá thai nếu là bé gái, cũng rất phổ biến ở Ấn Ðộ, gây ra mối lo ngại nghiêm trọng cho sự an toàn của phụ nữ ở nước này. Cuộc tấn công khủng khiếp và tàn bạo này trên người phụ nữ trẻ là một sự xấu hổ về sự an toàn của phụ nữ của chúng ta và cũng là một vết nhơ về cách chúng ta đối xử với phụ nữ tại Ấn Ðộ”.

Theo tiến sĩ Pascoal Carvalho, xã hội và não trạng gia trưởng của người dân là nguồn gốc liên quan đến các tội ác ghê tởm đối với phụ nữ cả trong gia đình cũng như bên ngoài, và cả tại nơi làm việc. Ông cho biết trong các vụ lạm dụng bạo hành trong gia đình, nạn nhân của bạo lực, những cái chết vì của hồi môn và vì bị quấy rối sách nhiễu, không phải là hiếm ở Ấn độ.

Tiến sĩ Carvalho, cũng là thành viên của Ủy ban sự sống của giáo phận, nhận xét rằng: sự tấn công chống lại phụ nữ bắt đầu ngay cả trước khi họ được sinh ra, não trạng chống sự sống chống lại các bé gái - việc thực hành phá thai theo chọn lựa giới tính là hậu quả của những quy định văn hóa trọng nam khinh nữ. Thêm vào đó, việc giết các bào thai nữ tấn công vào chính ngay từ đầu cuộc sống của bé gái sơ sinh. Theo Cục Thống Kê Tội Phạm Ấn Độ, cứ mỗi 3 phút là có một tội ác đối với phụ nữ.

Tiến sĩ Carvalho kết luận: “ngay cả việc đẻ thuê cũng là một hình thức khác của việc khai thác; đó là một ngành công nghiệp phát triển mạnh ở Ấn Ðộ, được ước tính là cả hơn tỷ đồng. Ngành kinh doanh đẻ thuê không chỉ củng cố thành kiến giới tính trong đó phụ nữ chỉ là thứ cấp, mà còn dẫn đến việc khai thác những người đẻ thuê, những người thường không hiểu những điều họ đang làm.”
 
Đức Hồng Y Muller: Amoris Laetitia không hề cho phép người ly dị tái hôn rước lễ
Vũ Văn An
22:29 10/05/2016
Theo hãng tin Công Giáo Infocatholica.com của Tây Ban Nha, đầu tháng Năm, nhân qua Tây Ban Nha cổ vũ cho cuốn sách mới xuất bản của ngài về lòng hy vọng, Đức Hồng Y Gerhard Müller, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã quả quyết và tái xác nhận quan điểm truyền thống về hôn nhân và việc không thể có thay đổi gì đối với quan điểm này.

Ngài nói: “không thể sống trong ơn thánh của Thiên Chúa trong khi sống trong một hoàn cảnh tội lỗi”. Những người hiện đang sống trong tội lỗi “không thể lãnh nhận Thánh Thể trừ khi họ đã lãnh nhận sự tha tội trong bí tích thống hối”. Quan trọng hơn nữa, ngài nói thêm: “Giáo Hội không có quyền thay đổi Thiên Luật” và “Ngay vị giáo hoàng hay một công đồng cũng không thể thay đổi được nó”. Ngài cũng cho rằng chính việc “đọc sai” tông huấn của Đức Giáo Hoàng đã tạo ra tranh cãi đến thế.

Theo nhật báo Công Giáo Đức Die Tagespost, Đức Hồng Y Muller còn đưa ra nhiều tuyên bố khác liên quan tới những người ly dị tái hôn trong một bài nói chuyện tại chủng viện ở Oviedo, Tây Ban Nha. Theo đó, Đức Hồng Y Muller cho rằng hiện có nhiều lối giải thích khác nhau về Tông Huấn Amoris Laetitia. Một trong các lối này dám cho rằng “cửa đã mở để những người tái hôn được lãnh nhận các bí tích theo từng trường hợp cá biệt một”. Nhật báo này viết tiếp, “Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin có ý kiến khác”. Vì trong bài nói chuyện này, ngài “dứt khoát” nói rằng “trong khi Amoris Laetitia nói về các hoàn cảnh nói chung, chứ không tập trung vào các hoàn cảnh cụ thể, như trong các trường hợp tái hôn dân sự sau cuộc hôn nhân bí tích đầu tiên, các lời tuyên bố trước đó của Huấn Quyền Giáo Hội vẫn còn giá trị đối với các hoàn cảnh cụ thể này”. Tờ báo viết tiếp “và điều này vẫn còn áp dụng rõ ràng đối với việc lãnh nhận Phép Thánh Thể của các người ly dị tái hôn. Điều đã được giảng dậy bởi Đức Gioan Phaolô II trong Familiaris Consortio và bởi Đức XVI trong Sacramentum Caritatis vẫn còn giá trị, không hề thay đổi”. Trong bối cảnh “có những nhận định khác cho rằng Amoris Laetitia đã hủy bỏ kỷ luật trước đây, vì, ít là trong một số trường hợp, nó cho phép các người ly dị tái hôn được rước lễ mà không đòi họ phải thay đổi lối sống phù hợp với Familiaris Consortio, số 84 – nghĩa là từ bỏ dây nối kết mới hay sống như anh trai em gái”, tờ báo trích dẫn luận bác của Đức Hồng Y Muller:

“Nếu Amoris Laetitia có ý định hủy bỏ kỷ luật có gốc rễ sâu xa và có cân lượng đến thế, thì chắc hẳn nó đã nói lên một cách rõ ràng và đưa ra các lý do biện hộ cho nó rồi. Tuy nhiên, một tuyên bố như thế với ý nghĩa như thế không hề có trong đó [Amoris Laetitia]. Không chỗ nào Đức Giáo Hoàng đã đặt nghi vấn đối với các luận điểm của các vị tiền nhiệm của ngài. Các luận điểm này không đặt căn bản trên ý thức tội chủ quan của các anh chị em này của chúng ta, nhưng đúng hơn, trên lối sống hữu hình, khách quan đi ngược lại lời dậy dỗ của Chúa Kitô”.

Đàng khác, Đức Hồng Y Muller còn thảo luận cả vấn đề há đã không có sự thay đổi nào đó trong ghi chú số 351 của tông huấn đó sao. Ghi chú này cho rằng “Giáo Hội có thể cung ứng sự trợ giúp bí tích cho những người đang sống trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan”. Ngài trả lời câu hỏi này như sau: “Không vào sâu hơn câu hỏi này, chỉ xin nhấn mạnh điều này là đủ: ghi chú này nói đến các hoàn cảnh tội lỗi khách quan một cách chung chung, chứ không nói tới các trường hợp chuyên biệt của những người ly dị tái hôn dân sự. Vì hoàn cảnh sau có các đặc điểm khác biệt của nó làm nó khác với các hoàn cảnh khác”. Ở đây, Đức Hồng Y Muller nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội như sau: người ly dị tái hôn sống đối nghịch với Bí Tích Hôn Phối và do đó cũng đối nghịch với Kỷ Luật Bí Tích. Bởi thế, ghi chú 351 không “đụng tới kỷ luật trước đây. Các qui định trong Familiaris Consortio số 84 và Sacramentum Caritatis số 29 và việc áp dụng chúng vào mọi trường hợp vẫn tiếp tục còn giá trị”.

Nhật báo Tagespost cũng trình bầy một tuyên bố mở rộng của Đức Hồng Y Muller về những người ly dị tái hôn: “Nguyên tắc là không ai có thể thực sự muốn lãnh nhận một bí tích, bí tích Thánh Thể, mà không cùng một lúc có ý chí sống phù hợp với các bí tích khác, trong đó, có bí tích hôn phối. Bất cứ ai sống một cách mâu thuẫn với dây hôn phối đều đi ngược lại dấu hiệu hữu hình của bí tích Hôn Phối. Về phương diện hiện hữu của họ trong thân xác, họ đã tự biến mình thành một “dấu hiệu phản lại” tính bất khả tiêu dù về phương diện chủ quan, họ không có tội. Chính vì sự sống trong thân xác họ đi ngược lại dấu hiệu, nên họ không thể là dấu hiệu của Phép Thánh Thể, trong đó, Tình Yêu nhập thể của Chúa Kitô đã được biểu lộ ra, qua việc Rước Lễ. Nếu cho những người như thế rước lễ, Giáo Hội sẽ phạm điều được Thánh Tôma Aquinô gọi là “gian lận trong dấu hiệu bí tích thánh thiêng”.

Nên nhớ rằng trong Familiaris Consortio số 84, Đức Gioan Phaolô II dạy rằng “vì sự thật” các mục tử “buộc phải thi hành việc biện phân các hoàn cảnh một cách thận trọng”. Dù các người ly dị tái hôn nên tham dự vào đời sống Giáo Hội bao nhiêu có thể, nhưng tông huấn quả quyết rằng “thói quen không cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, trừ khi họ sống ‘hoàn toàn tiết dục’, vốn đặt căn bản trên Sách Thánh”.

Còn trong Sacramentum Caritatis số 29, Đức Bênêđíctô XVI viết rằng: nếu “các hoàn cảnh khách quan làm cho việc sống chung không thể nào chấm dứt được”, Giáo Hội khuyến khích các cặp này “cam kết sống mối liên hệ của họ một cách trung thành đối với các đòi hỏi của lề luật Thiên Chúa, như bạn bè, như anh trai em gái”. Theo cách này, “họ có thể trở lại với Bàn Tiệc Thánh Thể”…

Đức Phanxicô tránh nói “thẳng thừng” tới việc rước lễ của người ly dị tái hôn

Tóm lại, luận điểm của Đức Hồng Y Muller là: nếu không nói rõ và trình bầy lý do đầy đủ về việc rước lễ của người ly dị tái hôn, Amoris Laetitia không thay đổi gì trong thói quen không cho những người này rước lễ. Nhưng Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte, thư ký đặc biệt do chính Đức Phanxicô liên tiếp đề cử trong hai thượng hội đồng vừa qua, có ý nghĩ khác. Theo LifeSiteNews ngày 9 tháng 5, trong cuộc ra mắt tông huấn Amoris Laetitia vừa qua, vị tổng giám mục này tiết lộ: tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về Gia Đình, Đức Phanxicô nói với ngài rằng ngài không muốn “thẳng thừng” tới vấn đề cho phép người ly dị tái hôn rước lễ vì làm thế sẽ gây “rắc rối kinh khủng”.

Theo Đức Tổng Giám Mục Forte, Đức Phanxicô nói với ngài: “Nếu ta nói một cách minh nhiên đến việc rước lễ của những người ly dị tái hôn, Đức Cha không biết ta sẽ gây ra sự rắc rối kinh khủng nào đâu. Nên, ta đừng nói tơí nó một cách thẳng thừng, hãy nói đến nó một cách cho thấy các tiền đề có sẵn đó rồi, tôi chỉ cần rút ra các kết luận mà thôi”.

Tiết lộ trên không đủ để cho thấy Đức Phanxicô minh nhiên cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Cùng lắm chỉ có thể suy đoán là ngài không minh nhiên bác bỏ khả thể ấy và chắc chắn ngài khích lệ một thái độ cởi mở hơn đối với những người này, một thái độ có thể giúp họ đạt được sự viên mãn bí tích hoặc khích lệ diễn trình suy tư, cầu nguyện, “hoán cải ký ức” tập thể chào đón bất cứ khả thể nào Thiên Chúa, vốn là Tình Yêu, có thể ban cho trong tương lai.
 
Đời Sống Của Người Truyền Giáo Được Tan Hòa Trong Việc Phục Vụ Chúa Kitô
Thanh Quảng sdb
23:08 10/05/2016
Đời sống của người truyền giáo được tan hòa trong việc phục vụ Chúa Kitô
Thanh Quảng SDB

Đài Vatican ngày 10/5/2016 đã phát đi bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay các nhà truyền giáo ngoan ngùy rộng mở tâm lòng trước lời mời gọi của Chúa Thánh Thần trước khát vọng bùng cháy muốn cống hiến đời mình để loan báo Tin Mừng, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất. Các đặc tính của những người nam nữ đã quyết chọn con đường phục vụ Giáo Hội bằng việc truyền giáo, đó là trọng tâm của bài giảng của Đức Thánh Cha trong Thánh Lễ sáng thứ Ba tại nhà trọ Santa Marta.
Ý tưởng gợi ý cho những suy tư của ĐTC 'trong bài giảng của Ngài được rút từ bài đọc trong tuần, Lời Chúa được trích từ thư của Thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn tại Miletus và sự tác động thối thúc của Chúa Thánh Thần mời gọi ngài về Giêrusalem. Đức Thánh Cha mô tả lời mời gọi này từ Chúa như một thôi thúc không thể cưỡng lại trước lời mời gọi phục vụ Chúa Kitô cho dù có bị tiêu hao sinh lực của đời mình. ĐTC cho biết đây là ngọn lửa đốt cháy trong tâm lòng thánh Phaolô cũng như trong mỗi người ngôn sứ. Đó chính là ngọn lửa đang nhem nhúm bùng lên trong trái tim của rất nhiều người trẻ, những người sẵn sàng lìa bỏ gia đình và quê hương để rao giảng Chúa Giêsu cho các vùng đất xa xôi...

"Được thúc đẩy bởi Chúa Thánh Thần"

Suy niệm về bài đọc hôm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô nói đây là một hoạt cảnh thật cảm động, vì Thánh Phaolô biết rằng Ngài sẽ không bao giờ trở về với cộng đồng của Miletus nữa. Ngài chia sẻ với các tín hữu rằng Thánh thần đã đưa Ngài đến Gierusalem. ĐTC lưu ý rằng Thánh Phaolô chấp nhận quyền làm chủ tuyệt đối của Chúa trên cuộc sống của Ngài, thúc đẩy Ngài rao giảng cho dù có nhiều vấn đề và khó khăn cản trở! ĐTC tiếp rằng, lời Chúa hôm nay gợi lên cho chúng ta chính đời sống của nhà truyền giáo qua các thời đại.

"Họ được Chúa Thánh Thần mời gọi tiến tới: đó là một ơn gọi!
Khi chúng ta ra thăm nghĩa trang, nơi đó, chúng ta thấy có nhiều ngôi mộ: nhiều người đã chết khi còn tuổi xuân chưa đầy 40. Lý do là vì họ đã không có nơi chữa trị, không có bệnh viện để điều trị! Họ đã giã từ cuộc sống trẻ, đã hiến dâng tuổi xuân... Cha nghĩ đến họ trong khoảng khắc cuối cùng của cuộc đời trần thế xa quê cha đất tổ, xa gia đình và những người thân yêu chắc họ đã tự nhủ: 'Những gì tôi đã làm chắc chắn có giá trị!"

Nhà truyền giáo: vinh quang của Giáo Hội

Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn tả nhà truyền giáo đã sống một cuộc đời mà không biết những gì đang chờ đợi họ như thánh Phanxicô Xaviê đã nhắc lại lời thánh Phaolô... Trong lời từ biệt cộng đoàn Miletus, Thánh Phaolô nói "từ thành này tới thành nọ Chúa Thánh Thần đã cảnh giác cho tôi là tù đầy và gian truân đang đợi chờ tôi!" ĐTC nói tiếp các nhà truyền giáo, cũng biết rằng cuộc sống sẽ không dễ dàng, nhưng các ngài vẫn tiến bước, đó chính là các tông đồ của thời đại chúng ta.

Các nhà truyền giáo, những anh hùng truyền giáo của thời đại chúng ta ...
Châu Âu đang được các nhà truyền giáo từ các châu lục tới để tái truyền giáo.... Những người này đã đến đây với viễn tượng không bao giờ trở lại cố hương.... Cha nghĩ chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì các chứng từ của của họ. Chúng ta được phép vui mừng vì có nhiều nhà truyền giáo, họ là những chứng nhân đích thực. Cha tự hỏi những giây phút chia tay cuối cùng của họ trên trần thế này: họ đã chia tay ra sao? Có giống như Thánh Phanxicô Xaxie: 'Tôi bỏ tất cả và đó là giá trị! Cũng vậy "các nhà truyền giáo ra đi, dù không còn tên tuổi. Họ là những tu sĩ đã hiến dâng đời mình cho Tin Mừng. Những nhà truyền giáo chính là vinh quang của chúng ta! Vinh quang của Giáo Hội chúng ta! "

Những người trẻ, những người tiêu hao cuộc sống của họ cho một sự nghiệp cao quý

Kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về phẩm chất quan trọng của một nhà truyền giáo là "ngoan ngoãn" trước sự tác động của Chúa Thánh Thần và ĐTC cho biết Ngài đã cầu nguyện xin Chúa bù đắp những khổ đau thiếu thốn mà các nhà truyền giáo đã gánh chịu trước lời mời gọi của Chúa từ bỏ cuộc sống tiện nghi với sự nghiệp cao quý của họ.

"Cha muốn nói với những bạn trẻ nam nữ ngày nay, những người không thấy thỏa lòng trước trào lưu hưởng thụ, tiêu dùng và văn hóa tự mãn.... nên đã hướng nhìn về một chân trời mới, nhìn vào các nhà truyền giáo… Xin Chúa Thánh Thần cũng thúc đẩy các con vươn lên khỏi xã hội thụ hưởng để dấn thân vào công cuộc rao giảng Tin Mừng... Ở đó các con sẽ tìm được niềm vui của việc loan báo Tin Mừng. "
 
Top Stories
Vietnam: Pollution maritime au Centre-Vietnam : nombreuses protestations et manifestations dans les milieux catholiques
Eglises d'Asie
09:35 10/05/2016
La pollution des côtes du Centre-Vietnam a débuté aux premiers jours d’avril 2016, il y a déjà plus d’un mois. L’environnement maritime de cinq provinces a été gravement pollué par des substances toxiques
qui, à l’heure actuelle, ont provoqué la mort de millions de poissons ainsi que la détérioration de la qualité du sel de mer. A l’origine de la catastrophe, on pointe du doigt les eaux usées déversées par un complexe sidérurgique installé à Vung Ang, dans la province de Ha Tinh, appartenant à des investisseurs taïwanais.

Dès le début de l’affaire, après les premières constatations de pollution maritime, les soupçons se sont rapidement portés sur ce complexe sidérurgique taïwanais du nom de Formosa. Les dénonciations ont été reprises par la presse officielle. Dans les derniers jours du mois, des protestations et des manifestations se sont produites. La première a eu lieu à Canh Duong, dans le Quang Binh. Les pêcheurs ont bloqué la route nationale 1A. Le 1er mai, des manifestations ont eu lieu à Hanoi et à Saigon. Des milliers de personnes sont descendus dans les rues pour protester contre la catastrophe et exiger des éclaircissements sur le drame. Dans la nuit du 2 mai, le gouvernement a annoncé la distribution de 4 500 tonnes de riz pour les pêcheurs en haute mer. Le gouvernement annonçait aussi un peu plus tard l’inspection du système des eaux usées du complexe sidérurgique de Formosa.

Après une première intervention du président de la Conférence épiscopale sur ce sujet, le 30 avril 2016, c’est surtout dans le diocèse de Vinh, où se trouvent plusieurs des provinces concernées par le fléau, que les milieux catholiques ont fait entendre leur voix. Un cri d’alerte accompagné de propositions de solutions provisoires a été lancé le 27 avril par la Commission diocésaine ‘Justice et Paix’. Le 3 mai, sept prêtres du district de Ky Anh (province de Ha Tinh) ainsi que 18 000 laïcs ont signé une lettre destinée aux autorités locales et à l’Assemblée nationale décrivant la situation catastrophique de la population de la région depuis le début du fléau. La lettre proposait aussi un certain nombre de solutions.

Le lendemain 4 mai, Mgr Nguyên Thai Hop, évêque du diocèse de Vinh et responsable de la Commission nationale ‘Justice et Paix’, venait les soutenir publiquement dans une interview accordée à Radio Free Asia en langue vietnamienne. Il a montré qu’il était parfaitement informé de la situation et s’est montré sévère à l’égard de la politique pratiquée par les instances gouvernementales à l’égard des responsables de cette catastrophe sans précédent.

Interrogé pour savoir si la requête signée par les sept prêtres et des milliers de laïcs de Ky Anh, le 3 mai dernier, serait entendue, il a ainsi répondu: « Oui ! Car, grâce à cette lettre, provoquée par « une dernière goutte qui a fait déborder le vase », le problème va être porté sur « la scène internationale ». Il prendra ainsi une dimension qu’elle n’a jamais eue auparavant et peut-être que l’on commencera à réfléchir !

En réalité le problème est apparu il y a déjà un mois. A cette date, les poissons ont commencé à mourir. Or, c’est maintenant que l’on commence à étudier les problèmes, à réfléchir. Un certain nombre de fois, j’ai averti les autorités: « Comment prétendre diriger un pays de cette façon-là ! ! Comment se fait-il que maintenant seulement les scientifiques réfléchissent au problème ! Et pourquoi recourir à l’hypothèse de la marée rouge ! Si cette hypothèse se vérifie, cette marée se serait produite il y a plus d’un mois lorsque les poissons ont commencé à mourir. Cette hypothèse est-elle destinée à se justifier ou tout simplement à faire durer le problème ?

Dans ce contexte, je comprends les réactions, les sentiments des prêtres du doyenné de Ky Anh. Ce sont des personnes qui vivent auprès d’une population qui vit, pour la majorité de ses membres, grâce aux ressources de la mer. Devant une telle situation, ils ne peuvent qu’être très préoccupés ! Maintenant, après le poisson c’est le sel qui est touché… Ensuite les substances toxiques vont pénétrer la terre… Dans l’avenir, le paddy, le sel… Que vont-ils devenir ? Jusqu’où ira l’empoisonnement ? Cela est véritablement angoissant. On peut donc comprendre la préoccupation de mes confrères prêtres ! »


Radio Free Asia: La tradition dans les paroisses catholiques est de s’aider mutuellement en cas de catastrophe. Que fera-t-on dans le diocèse ?

Comme vous le dites, en cas d’inondation, nous distribuons de la nourriture, des vêtements, des couvertures. Mais, ce qui est concerné aujourd’hui c’est l’environnement, l’environnement de vie … Les dégâts ne sont pas seulement momentanés, ils auront des effets lointains. Ils seront durables. Cela nous préoccupe beaucoup. Nous voudrions que les autorités parlent plus clairement avec la population. Il ne doit pas y avoir de profit, ou de clause signée avec une entreprise d’un pays étranger qui puisse leur faire oublier leur propre peuple, leur faire oublier l’avenir de leur propre jeunesse ! Pourquoi avoir choisi Formosa et le moment où ils sont associés avec les Chinois dans leur pays ? Pourquoi avoir choisi de telles entreprises, pourquoi avoir choisi de tels partenaires ?

Voilà les points sur lequel il nous faut réfléchir.

Il y a un certain nombre de propositions que nous avons présentées aux autorités compétentes qui les ont bien accueillies. Par exemple, nous avons pensé qu’après la période de pollution, on ne pourra pas savoir quels sont les poissons sains, ceux que l’on peut manger et les non-comestibles. Les poissons qu’on pêchera alors au large et que l’on rapportera sur la côte, personne ne voudra les acheter, rien ne certifiant qu’ils sont comestibles. Ce qui amènerait à des troubles. Nous avons proposé que ces poissons soient placés dans des locaux du gouvernement qui existent déjà. C’est là que seront délivrés les témoignages précisant si le poisson est pollué ou non.

Un deuxième problème plus important est de connaître l’origine des substances toxiques. Mais, à l’heure actuelle, il n’y a plus de raison de chercher, car l’eau est devenue propre. La substance toxique a été déversée il y a un mois. Il faut fouiller dans les sédiments en profondeur. Je suggère que l’on fasse preuve de plus de franchise avec le peuple pour régler ce problème sur les bases de l’esprit scientifique et dans le respect de la vérité.

Radio Free Asia: Ces jours-ci, lorsque vous rencontrerez les laïcs et nos compatriotes dans les diverses régions sinistrées, quel sera le contenu de vos entretiens avec eux ?

Dans mes entretiens avec eux, je leur dirai peut-être que l’heure est venue d’appliquer le commandement de l’amour mutuel du Seigneur sous un aspect nouveau: nous serons compatriotes les uns des autres en ne produisant pas d’aliments pollués. Les producteurs de légumes n’utiliseront pas de substances toxiques. Les riziculteurs feront de même, ainsi que les vendeurs de poissons (…).

Nous nous contentons de conseiller aux gens de s’aimer les uns les autres, de faire en sorte de lutter contre ce que les gens leur ont fait subir, guidés par la recherche d’un profit immédiat et en oubliant totalement les valeurs fondamentales, la morale. Que la recherche du profit ne leur fasse pas oublier les exigences de leur conscience !

Je souhaite que, désormais le peuple vietnamien produise d’une alimentation saine, authentique qui permette la subsistance de tous… Que les Vietnamiens fassent en sorte de voter (les élections législatives ont lieu au mois de mai) pour des représentants dignes de servir le peuple et la patrie.

Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh
Xa Doai, le 27 avril 2016
Communiqué à propos de la pollution de l’environnement maritime du Centre-Vietnam


«… (Notre mère, la terre) crie en raison des dégâts que nous lui causons par l’utilisation irresponsable et par l’abus des biens que Dieu a déposés en elle. Nous avons grandi en pensant que nous étions ses propriétaires et ses dominateurs, autorisés à l’exploiter. La violence qu’il y a dans le cœur humain blessé par le péché se manifeste aussi à travers les symptômes de maladie que nous observons dans le sol, dans l’eau, dans l’air et dans les êtres vivants. C’est pourquoi, parmi les pauvres les plus abandonnés et maltraités, se trouve notre terre opprimée et dévastée, qui « gémit en travail d’enfantement » (Bm 8, 22) » (pape François, Laudato si’, 02).

Ces derniers temps, la population du Centre-Vietnam a été témoin des gémissements de douleurs de la mer lorsque des tonnes de poissons morts à cause de la pollution de l’environnement marin sont venues s’échouer sur le rivage. Tout le travail dépensé pour l’élevage des poissons depuis des générations par des milliers de foyers s’est vu en un instant annihilé. Des milliers d’hectares de bassin d’élevage pour poissons et fruits de mer ainsi que les marais salants ont été touchés par le fléau. La nourriture polluée s’est répandue. Les professionnels du poisson ainsi que le tourisme en subissent les conséquences néfastes. Bien plus encore, la santé et la vie de millions de personnes sont menacées. Quel sera le destin du peuple vietnamien lui-même lorsqu’il faudra vivre dans un environnement maléfique que même crevettes et poissons, avec les robustes facultés naturelles qui sont les leurs, ne peuvent supporter ? Les faits récents ne constituent pas seulement un événement dangereux. Ils sont une catastrophe pour la génération actuelle et pour toutes celles à venir.

De nombreux jours se sont écoulés depuis le début fléau. La population vit dans la misère, l’inquiétude. Elle cède à l’exaspération car les organes officiels compétents restent sans réaction, n’ayant pas encore publié de déclarations officielles précisant le motif de la catastrophe. Les autorités régionales restent muettes, dans une totale irresponsabilité tandis qu’un certain nombre de fonctionnaires répètent obstinément certaines déclarations paradoxales méprisant le sort des personnes et la loi.

Face à cette situation, la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh, consciente de sa responsabilité présente aux autorités les requêtes suivantes:

1.) la création, en urgence, d’une commission d’enquête indépendante, conseillée par des spécialistes issus du pays ainsi que des institutions internationales compétentes dans le domaine de la protection de l’environnement. La commission enquêtera sur les causes de la pollution et en même temps sur les solutions satisfaisantes pouvant mettre un terme au fléau, actuellement et dans l’avenir.

2.) en attendant que soit trouvée une solution intégrale au problème, il faut rapidement appliquer les mesures provisoires pour surmonter la catastrophe. Il faut, provisoirement, arrêter les activités des centres industriels, des usines rejetant des déchets dans la mer. Il faut porter assistance aux pêcheurs, aux foyers élevant poissons et fruits de mer, aux possesseurs de salines et aux entreprises afin que tout ceux-ci puissent mener une vie normale et continuer d’exercer leur profession. (…)

3.) il faut déterminer clairement où sont les responsabilités et prendre des sanctions sévères contre les organisations et les individus responsables de cette catastrophe. Tant que les autorités n’ont pas encore protégé convenablement les intérêts de la population, nous appelons chacun à se protéger lui-même.

Frères et sœurs, priez et, dans la solidarité, partager les épreuves avec vos amis à l’occasion de cette catastrophe pour parvenir à un développement harmonieux et durable dans lequel l’homme comme la nature sont également respectés, nous appelons les individus, les organes compétents les entreprises et l’ensemble des hommes à collaborer ensemble pour l’avenir de notre nation est en vertu de notre responsabilité à l’égard de l’environnement.

Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Vinh


(Source: Eglises d'Asie, le 10 mai 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.
Giáo xứ Mẹ La Vang Miami
09:08 10/05/2016
Lễ Thêm Sức tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami.

Hằng năm, cứ vào tháng 5 là thời gian của những ngày Lễ tốt nghiệp, ra trường của các em học sinh. Trong chương trình Giáo lý cũng thế, các em Thiếu nhi lãnh nhận bí tích Thêm sức cũng được coi là ngày tốt nghiệp của các em.

Xem Hình

Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami, cho dù mới được chính thức thành lập gần 2 năm, nhưng năm nào cũng có khoảng 20 em được lãnh bí tích Thêm sức. Năm nay Giáo xứ vui mừng đón Đức Tổng Giám mục của TGP Thomas Wesnki về chủ sự và ban bí tích Thêm sức vào Chúa Nhật 08-05. Giáo xứ vui mừng vì đây là dịp để Đức Tổng thấy sự thay đổi và thăng tiến của Giáo xứ Việt nam đầu tiên tại miền Nam Florida.

Thánh Lễ được bắt đầu lúc 9:30 sáng do Đức Tổng chủ sự và cha QX đồng tế. 20 em được lãnh nhận bí tích Thêm sức năm nay. Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng chào bình an bằng tiếng Việt thật rõ ràng và dễ thương: Bình an của Chúa ở cùng anh chị em. Được biết ĐứcTGM Wenski là người có thể nói thạo 3 thứ tiếng: Anh, TBN và Creole.... Sau bài Phúc âm, Cha QX giới thiệu các em Thêm sức với Đức Tổng. Trong bài giảng, Đức TGM nói với các em TS về vai trò của Chúa Thánh Thần, về nhiệm vụ của các em sống đời sống người Ki-tô hữu, thể hiện qua 3 đặc điểm: Từ bỏ mình (sel-denial) - Hy sinh (self-sacrifice) và sư cam kết (commitment). Ngài cũng nói đến tấm gương can đảm sống đạo của các Thánh Tử Đạo Việt Nam như một khuyến khích cho các em sống đạo.

Sau bài giảng là nghi thức lập lại lại hứa Phép rửa và lời cầu xin Chúa Thánh Thần xuống trên các ứng viên. Rồi Đức Tổng ban bí tích Thêm sức cho từng em với sự tháp tùng của cha mẹ đỡ đầu.

Ngày CN hôm nay cũng là ngày Hiền Mẫu, vì vậy sau Lời Nguyện Kết Lễ, cha QX mời tất cả những người mẹ hiện diện trong Thánh Lễ đứng lên để nhận phép lành đặc biệt từ Đức TGM. Trước khi ban phép lành kết lễ, ông chủ tịch Giáo xứ có lời càm ơn đến Đức TGM, cha QX và tất cả những anh chị em GLV và mọi người giúp tổ chức cho Thánh Lễ. Đồng thời Giáo xứ cũng chúc mừng cha QX nhân dịp kỷ niệm 14 năm chức LM vào ngày 11-05.

GX
 
Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:54 10/05/2016
Dạ Tiệc Nhớ Ơn Mẹ tại Sydney

Tối thứ Sáu 08/05/2016 Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney đã tổ chức đêm dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ nhân dịp ngày Mother’s Day với chủ đề Nhớ Mẹ tại nhà hàng Crysrtal Palace vùng Canley Heighrs, mục đích tạ ơn và vinh danh các bà Mẹ Việt Nam cho chồng cho con và gây quỹ phát triển Cộng Đồng. Khai mạc chương trình Mc Bích Ngọc và Kiên Giang giới thiệu hoạt cảnh Mẹ Việt Ơi Chúng Con Vẫn Còn Đây diễn tả về người mẹ trong lịch sử Việt Nam rất hoành tráng và chương trình bắt đầu ghi thức chào cờ Úc Việt và được tiếp nối phần văn nghệ do 3 Liên Đoàn Trẻ: Liên Ca Đoàn Lê Bảo Tịnh. Liên Đoàn Thanh Niên Công Giáo và Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể cùng phối hợp trình diễn với những tiết mục Đơn Ca, Song Ca, Tốp Ca qua những nhạc phẩm nói về Mẹ

Xem Hình

Cha Tuyên úy Trưởng Bùi Lâm lên ngỏ lời chào mừng tất cả mọi người và Cha chúc mừng các bà Mẹ nhân ngày Mother’s Day, kế tiếp anh Trần Anh Vũ Chủ tịch Công Công Giáo Việt Nam TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chào mừng quý Cha và tất cả mọi người đồng thời Cộng Đồng cũng có một món qùa tặng các bà Mẹ nhân dịp ngày Mother’s Day

Chương trình văn nghệ được tiếp tục với những ca khúc bất hủ nói về Mẹ và phụ họa với những vũ khúc hoạt cảnh nói lên tình Mẹ, như hoạt cảnh Gặp Mẹ Trong Mơ đã làm nhiều người cảm động. Đặc biệt đêm dạ tiệc Nhớ Ơn Mẹ có sự góp mặt của Nữ Ca sĩ Carol Kim từ Hoa Kỳ và Linh mục Nguyễn Hoàng Dương. Lồng vào phần văn nghệ có phần bán đấu giá bức tranh Trống Đồng để giúp gây quỹ cho Cộng Đồng.

Trước khi kết thúc buổi da tiệc Nhớ Ơn Mẹ. Anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó chủ tịch CĐCGVN Sydney ngỏ lời cám ơn qúy Cha qúy Sơ, quý Quan Khách và mọi người đã đến tham dự buổi dạ tiệc nhân ngày Mother’s Day.

Diệp Hải Dung
 
Ngày Hiền Mẫu tại xứ Búng GP Phú Cường : Lời Con Muốn Nói
Maria Phương An / Lê Tùng
10:15 10/05/2016
Ngày Hiền Mẫu tại giáo xứ Búng GP. Phú Cường

Sau lễ chiều, sân nhà thờ Búng trở nên vắng lặng. Những cánh hoa sao xoay nhẹ trong gió như những cánh chuồn nhỏ cho đêm về ghé đậu. Hoàng hôn buông xuống thật nhanh. Những cây thánh giá trên tháp chuông và bốn tháp nhỏ sáng tỏ bóng người dưới sân. Nhưng chỉ trong một lát, phía trước tiền đường trở nên sôi động vì hôm nay là Ngày của Mẹ, một chương trình văn nghệ đặc biệt đang chờ đợi đến 17g30 trình diễn với tiếng nhạc, tiếng hát thôi thúc mọi người mau đến xem, cùng chung niềm vui với những ai còn Mẹ.

Xem Hình

Giáo xứ Búng trên 5000 giáo dân, sống nghề làm vườn, làm lúa, lò gốm quanh năm, bổng dưng công nghiệp phát triển, nhiều khu công nghiệp đồ sộ mọc lên khiến cuộc sống người dân thay đổi. Một số đi làm xí nghiệp, buôn bán, cất nhà trọ thay làm nông, làm vườn. Vùng Hưng Định cây xanh tươi, nhưng trái không trổ, họa hoằn lắm mới có mùa đặng. Cha mẹ vất vả nuôi con, giữ gìn từng tấc đất, sống đời lam lũ. Hình ảnh của người mẹ quê với đàn gà, luống rau vẫn đậm nét trong trái tim của bao người; những đứa con tất bật công việc lớn lên giữa thời xã hội đổi mới, thừa hưởng những thành quả do công lao cha mẹ chắt chiu, mà có mấy ai hiểu thấu!

Người đất Búng hiền hòa bình dị, 30 năm qua, họ đạo chỉ có dòng Ba Camêlô, và Hiệp hội Mến Thánh Gía Tại thế hoạt động, Thời gian gần đây cha sở Micae Lê văn Khâm thổi vào xứ Búng một luồng gió mới: các Giới hình thành và phát triển, chương trình văn nghệ, Bữa ăn tình thương, Nói chuyện chuyên đề, các lớp học Kinh Thánh, các buổi Tĩnh Tâm, giờ chầu Thành Thể, Kiệu Đức Mẹ là những hoạt động thường xuyên của họ đạo. Sắp tới cha sẽ thành lập đội trống và kèn.. . Ban đầu người ta cứ ngỡ ngàng nhưng chẳng bao lâu mọi người tiếp nhận rất nhanh và Chương trình văn nghệ "Lời Con muốn nói" nhân "Ngày Của Mẹ" cũng không gì ngạc nhiên, văn nghệ ngày một hay hơn, có đông khán giả hơn.

Vào lúc 7g45 Linh mục Giêrônêmô Trần văn Thế- cha phó Gx Búng, tuyên bố Khai mạc đêm văn nghệ với chủ đề" Lời Con Muốn Nói" chương trình được bắt đầu với tiết mục " Con heo đất" của các em ấu nhi, "Người mẹ trong trí tưởng tượng" của các em mồ côi, với giấc mơ nhỏ em được có mẹ trong đời.

Những bức thư viết cho Mẹ đơn sơ, dễ thương với niềm mong ước mẹ luôn khỏe mạnh, bên con lớn khôn, trưởng thành trên đường đời với lời muốn nói:" MẸ ƠI! CON YÊU MẸ'

Video clip: 'Linh mục nói về Mẹ" do cha TiTô Trần Nguyên Lãm- một người con của họ đạo Búng đã ước ao có mẹ trong ngày Chịu Chức Thánh. Lời trăn trối sau cùng của mẹ mong con trung thành với ơn gọi, mãi mãi là Linh mục của Chúa, đã ảnh hưởng trên từng bước đi của Cha. Cha mong tìm thấy trong đám đông người đó có hình bóng mẹ mình, và Mẹ đã ảnh hưởng rất nhiều trong những thao thức Mục vụ, trong bác ái và luôn là dấu ấn thánh thiện trong ơn gọi đời Linh mục của Cha.

Dù người mẹ đau ốm nhưng tình mẹ thật vô giá, bất tận, luôn hy sinh cho cuộc đời con. Mẹ biết con đang cần gì và muốn gì!

Qua tiết mục biểu diễn đơn ca, múa minh họa của các em Thiếu Nhi ngành Nghĩa sĩ cho mọi người nhận thức về Mẹ. Thiên Chúa tạo dựng nên người mẹ, dù bao cay đắng nhọc nhằn cũng vui lòng cam chịu. Và, tháng 5 đã về với tiếng ve gọi râm ran, hoa phượng nở giao mùa cũng là tháng hoa dâng kính Mẹ Thiên Chúa, mẹ đã chăm lo cho từng người nhất là những ai siêng năng lần chuổi Mân Côi, luôn được Mẹ nâng đỡ, ủi an.

Tiếng hát của một em Thiếu Nhi thật dễ thương:

"Này con yêu ơi, con biết không

Mẹ yêu con, yêu con biết bao

Hãy cứ đi, Mẹ bên con

Dõi theo con từng bước chân.

Ngày mai sau, khi con lớn khôn

Đường đời không như con ước mơ

Hãy đứng lên và vững bước trên đường xa.. " (Nhật ký của mẹ)

Vỡ kịch:" Con nợ Mẹ" đã diễn tả sự chờ đợi của người mẹ mòn mỏi mong bước chân con về thăm; những món tiền con gửi về, mẹ cất trong heo đất để dành cho con. Đôi mắt mù lòa mẹ không chạy chữa vì sợ tốn kém. Cho đến một lúc nào đó con chợt nhận ra những chăm sóc của mẹ là sự hy sinh vô bờ trong cuộc đời tần tảo, mà mãi hướng về tương lai con nào có thấy.

Một ngày nào đó bạn phát hiện ra mẹ ho rất nhiều, là một trong những dấu hiệu mẹ không còn bên cạnh bạn bao lâu nữa!

mà MẸ chỉ có một trên đời

HỠI NHỮNG AI CÒN MẸ XIN ĐỪNG LÀM CHO MẸ KHÓC!

Buổi diễn đã khép lại vào lúc 21g45, nhưng âm vang vỡ kịch gióng lên một lời cảnh tỉnh, cho con nói câu xin lỗi chân tình mà đôi khi con vô ý xúc phạm mẹ.

'LỜI CON MUỐN NÓI" chạm mềm trái tim, đánh động tâm tư cho con người vụt thoát khỏi cơn mê. Xin cảm ơn những diễn viên không chuyên và tất cả mọi người đã góp phần cho buổi diễn hôm nay sinh động, làm cho giáo xứ tươi đẹp hơn và những người con đang còn mẹ biết trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý, vì hiếu kính cha mẹ là điều Chúa truyền dạy.

Chỉ thoáng chốc sân nhà thờ vắng lặng, chỉ còn những chiếc lá sao rơi rất khẽ. Có ai gom lá mà đếm được thời gian, nhưng những đóa hồng các em đến tặng mẹ, đang tỏa hương nồng thắm đêm nay.

Maria Phương An.( Nguyễn Phượng)

Ảnh Lê Tùng
 
Tháng Hoa : Giáo xứ Việt Nam Seattle rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ
Nguyễn An Qúy
12:29 10/05/2016
Giáo xứ Việt Nam Seattle rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ

TUKWILA. Tháng Năm về, tháng kính Đức Mẹ với truyền thống dâng hoa, rước kiệu của người Công Giáo Việt Nam trong việc tôn kính Mẹ Maria. Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Tổng Giáo Phận Seattle theo truyền thống tôn kính Mẹ Maria đã cử hành cuộc rước kiệu cung nghinh Đức Mẹ vào chiều thứ Bảy ngày 7 tháng 5 năm 2016 lúc 5:30. Trời Seattle hôm nay khá đẹp với bầu trời xanh lơ, có gió nhẹ làm cho những người tham dự cuộc rước kiệu ngoài trời thêm phần dễ chịu dù nhiệt độ khá cao đến vơí xứ cao nguyên tình xanh trong những ngày đầu xuân này.

Xem Hình

Khoảng 5 giờ, đông đảo giáo dân từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Đoàn Thể đã tề tựu để chuẩn bị cuộc rước kiệu. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tham dự cuộc rước kiệu khá đông đảo với những đội dâng hoa, vải hoa trên đường kiệu trong bộ y phục xinh xắn khá dễ thương.

Đúng 5:30, MC hướng dẫn đoàn kiệu mời gọi: Hôm nay bước vào tuần thứ hai của tháng Hoa, giáo xứ CTTĐVN cùng nhau cung nghinh Đức Mẹ. Cuộc rước kiệu Đức Mẹ sắp bắt đầu, kính mời quý giáo hữu đứng vào vị trí của đoàn thể mình để chúng ta cùng bắt đầu cuộc ruớc kiệu. Sau đây là thứ tự đoàn rước:" Thánh Giá nến cao, đoàn chiêng trống, Đoàn Quốc Phục Hội cao Niên, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, các Giáo Đoàn Fatima, Mân Cội, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang, các đoàn thể gồm Đoàn Liên Minh Thánh Tâm, Huynh Đoàn Đa Minh, Tông Đồ Fatima, Hội Thánh Linh Canh Tân Đặc Sủng, Hội Legio Mariae, các đội dâng hoa, xe hoa bàn kiệu Đức Mẹ, linh mục đoàn, các Thừa Tác viên, Hội Các Bà Mẹ". MC nói tiếp: Cuộc rước kiệu bắt đầu: xin ba hồi chiêng trống". Tiếng chiêng trống ngân vang báo hiệu giờ rước kiệu bắt đầu trong nghi thức trang trọng. Cha chánh xứ chủ sự cuộc rước kiệu xông hương trước Thánh Tượng Mẹ Fatima với lời nguyện cầu: Lạy Mẹ Fatima, xin Mẹ thương đến đoàn con Mẹ đang tụ họp nơi đây để ca tụng Thánh Danh Mẹ. .."

Toàn thể cộng đoàn dân Chúa trong buổi rước kiệu gần 2 ngàn giáo dân trong và ngoài giáo xứ hiện diện cùng hướng về Mẹ Fatima cất lên tiếng ca:

" 1. Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi - Có Đức Mẹ Chúa Trời hiện ra uy linh sáng chói - Mẹ nhắn nhủ người đời hãy ăn năn đền tội - Hãy tôn sùng Mẫu Tâm,hãy năng lần hạt Mân Côi.

" ĐK: Mẹ Maria ơi, Mẹ Maria ời!- Con vâng nghe lời Mẹ rồi,sớm chiều từ nay thống hối.

Mẹ Maria ơi,xin mẹ đoái thương nhận lời,cho nước Việt sinh tươi Đức tin sáng ngời.

" 2.Đôi môi như hoa cười Mẹ Maria vui tươi - Có biết bao lớp người gần xa đưa nhau bước tới

Lòng trút khỏi ngậm ngùi mắt khô đôi suối lệ đời - Ngước trông về Mẫu Tâm sống bên tình Mẹ yên vui."


Dưới bầu trời xanh lơ nơi xứ cao nguyên tình xanh, đoàn con Mẹ bước đi trong sự vui mừng hướng về nước Trời trong dịp Giáo Hội mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên. Hiệp với niềm vui mừng của Giáo Hội nên suốt chặng đường rước kiệu, đoàn con Mẹ giáo xứ CTTĐVN đã suy niệm Mầu nhiệm Năm Sự Mừng kèm theo những bài thánh ca chúc tụng và ngơị khen Mẹ. Sau gần 45 phút, đoàn kiệu trở về nhà thờ. Thánh Tượng Mẹ được thỉnh vào nhà thờ và đặt ở nơi cung thánh một cách trang trọng. Buổi dâng hoa chúc tụng Mẹ do các em Thiếu Nhi Thánh Thể Đoàn Chúa Hài Đồng phụ trách qua phần phụng vũ. Suốt thời gian hơn 20 phút, các em đã dâng lên Mẹ những lời ca tiếng hát, những đoá hoa tươi thắm với các vũ điệu khá điêu luyện đã làm cho cộng đoàn hiện diện tăng thêm phần sốt sắng và cùng nhau chúc tụng Mẹ. Từng tràng pháo tay dài sau mỗi phần phụng vũ.

Thánh lễ bắt đầu sau phần dâng hoa chúc tụng Mẹ. Linh mục đoàn đồng tế gồm cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, cùng đồng tế có cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên, cha Trần Hữu Lân và cha Trần Đại Việt Dòng Tên, phụ tế thánh lễ có thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu, thầy phó tế Trần Nhân Tâm đến từ Lousiana. Đoàn đồng tế cùng với nghi đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của bài ca nhập lễ do ca đoàn Cung Chiều phụ trách hát lễ. Mở đầu Thánh lễ, cha chủ tế chào mừng quý cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo hữu từ các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, Ca Đoàn các giáo dân từ các Cộng Đoàn điạ phương về tham dự cuộc ruớc kiệu cung nghinh Đức Mẹ hôm nay. Ngài ân cần giới thiệu với công đoàn dân Chúa tên từng vị linh mục dâng thánh lễ đồng tế với lời cám ơn trân trọng, giáo xứ chúng con cám cha Việt dù bận rộn bao công việc nhưng cha luôn luôn hiện diện với công đoàn giáo xứ chúng con trong những dịp lễ trọng đại của giáo xứ: xin cho một tràng pháo tay cám ơn cha và cùng chào đón nhau trong dịp mừng kính Mẹ hôm nay.( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên. Tin mừng hôm nay Thánh Luca kể lại câu chuyện trước khi về trời Chúa Giêsu đã căn dặn các môn đệ của Ngài và quang cảnh mà Chúa Giêsu từ giả các môn đệ để đi vào trong vinh quang: "Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Như đã ghi chép là Ðức Kitô phải chịu khổ hình và ngày thứ ba từ cõi chết sống lại; và nhân danh Người mà rao giảng việc sám hối và ơn tha tội trong mọi dân, bắt đầu từ Giêrusalem. Các con là nhân chứng những sự việc ấy. Thầy sẽ sai đến với các con Ðấng Cha Thầy đã hứa; vậy các con hãy ở lại trong thành cho đến khi mặc lấy quyền lực từ trên cao ban xuống". Rồi Người dẫn các ông ra ngoài, đến làng Bêtania, và giơ tay chúc phúc cho các ông. Sự việc xảy ra là đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời. Các ông thờ lạy Người, và trở về Giêrusalem lòng đầy vui mừng. Các ông luôn luôn ở trong đền thờ mà chúc tụng Thiên Chúa."

Phần giảng lễ, cha chánh xứ nhấn mạnh về sự mong đợi Chúa Thánh Thần đến của các môn đệ xưa kia. Ngài nói: xin cho chúng ta mỗi người cũng được ơn Chúa Thánh Thần soi sáng hướng dẫn để được ơn khôn ngoan chọn lựa cuộc sống nơi nưóc trời mai sau và luôn thực thi Lời Chúa và mơ ước nơi nước Trời. Hôm nay là ngày Hiền Mẫu, chúng ta cùng cầu xin cho các bà mẹ nơi mỗi gia đình luôn được ơn bền đỗ trong việc chăm sóc gia đình, cám ơn các bà mẹ đã cộng tác với giáo xứ trong nhiều công việc giúp giáo xứ thăng tiến. Ngoài người mẹ nơi trần thế, chúng ta còn có Mẹ Maria, người Mẹ luôn nâng đỡ đàn con nơi trần thế, chúng ta hãy năng chạy đến cùng Mẹ để được chở che".

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chủ tế ân cần mời các bà mẹ hiện diện đứng dậy để được chúc lành. Ca Đoàn hát bài ca nhân ngày Hiền Mẫu để vinh danh công ơn các bà mẹ. Trong lúc ca đoàn hát, các em giúp lễ trịnh trọng trao cho mỗi bà mẹ một đoá hoa xin đẹp mừng ngày Hiền Mẫu.

Thánh lễ kết thúc lúc 8 giờ 40, nhiều người con trước khi ra về đã ghé quầy bán hoa của giáo xứ mua những bình hoa khá đẹp để tặng mẹ. Ban cắm hoa giáo xứ thật tuyệt vời đã bỏ công sức cắm những bình hoa rất đẹp để làm tăng thêm sự phong phú của giáo xứ trong ngày Hiền Mẫu, điều cảm động là nhiều người đã mua hoa dâng kính ở tượng đài Đức Mẹ thật ý nghĩa trong ngày hiền mẫu, Mẹ Maria chính là Hiền Mẫu của chúng ta. Cám ơn ban cắm hoa. Mọi người chia tay trong tâm tình tạ ơn của ngày Hiền Mẫu.

Nguyễn An Quý
 
Một linh mục giáo phận Bắc Ninh bị đánh khi đi dâng lễ
RFA
18:34 10/05/2016
Một linh mục Công Giáo giáo phận Bắc Ninh khi đi dâng lễ ở những giáo điểm thuộc tỉnh Tuyên Quang bị chặn đánh bởi những thành phần được nhận định là ‘côn đồ’.

Nạn nhân là linh mục Nguyễn Quang Thế, phó xứ Đồng Chương. Vụ việc bị hành hung đến thương tích nặng phải nhập viện cấp cứu xảy ra vào chiều tối ngày 7 tháng 5 vừa qua. Linh mục Nguyễn Văn Phong, chánh xứ Đồng Chương, vào sáng ngày 9 tháng 5 thuật lại với Đài Á Châu Tự do như sau:

“Cha Thế là linh mục phụ tá của giáo xứ Đồng Chương thuộc giáo phận Bắc Ninh. Chiều thứ bảy ngài đi dâng lễ từ giáo điểm xã Hợp Hòa di dời đến thị trấn Sơn Dương thuộc huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Trên đường di chuyển từ điểm này đến điểm kia thì gặp 4 côn đồ nam. Khi rời khỏi nơi dâng lễ cũ khoảng mấy cây số thì thấy có chỗ giăng bẫy ở đường, tài xế nghi vấn nên lánh không leo lên chỗ bẫy chông đó. Khi qua khỏi chỗ bẫy chông thì lập tức có hai xe máy: một cái chặn trước đầu xe, một cái ốp bên cạnh. Hai xe đều không có biển số và 4 thanh niên đều đội mũ bảo hiểm. Chúng định lôi cha Thế xuống để đánh nhưng có dây an toàn quanh người nên không lôi được và chúng đánh vào mặt, vào đầu, vào tay chân, vào người. Sau đó đưa vào viện và hiện đang được điều trị.

Về phía bản thân, cha Thế đã làm một đơn gửi cho công an huyện Sơn Dương. Xứ Đồng Chương cũng có đơn về vụ côn đồ đánh cha Thế.

Đang có chương trình là nếu công an huyện Sơn Dương không giải quyết được thì sẽ lên tỉnh, và tỉnh không giải quyết được thì sẽ về Trung ương.”

Vào chiều ngày 9 tháng 5, chúng tôi gọi điện đến Công an huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang và được người trực ban thừa nhận:

"Công an huyện Sơn Dương đang điều tra giải quyết.”

Theo linh mục Nguyễn Văn Phong thì từ khi ông về phục vụ tại giáo phận Bắc Ninh cho đến nay thì đây là lần đầu tiên ông thấy có một linh mục bị côn đồ hành hung khi đang đi dâng lễ.

Tình trạng các linh mục Công Giáo bị hành hung từng xảy ra tại một số nơi. Gần nhất là vụ linh mục Đặng Văn Nam thuộc giáo phận Vinh bị hành hung vào cuối năm ngoái khi đi chữa bệnh về.

Vào tháng 2 năm 2012, tại Kontum, linh mục Nguyễn Quang Hoa cũng bị hành hung tàn bạo khi đang trên đường về, sau khi cử hành thánh lễ an táng cho một giáo dân tại làng Kon Hnong, huyện Dak Hà.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Thánh Thần, quà tặng của Đấng Phục Sinh
Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương
08:51 10/05/2016
Chúa Thánh Thần, Quà tặng của Đấng Phục Sinh

Chúa Thánh Thần là Đấng rất gần gũi với mỗi người nhưng chúng ta thường lãng quên Người. Có thể ví Chúa Thánh Thần gần gũi và quan trọng như không khí mà chúng ta hít thở mỗi giây phút nhưng ít khi chúng ta để ý đến không khí. Đúng như lời của nhà thần học Moltmann nói rằng, chúng ta lãng quên Chúa Thánh Thần không phải vì Người ở xa, nhưng vì Người ở quá gần chúng ta. Bởi thế, cần khám phá lại dung mạo và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống của người Kitô hữu.

Ý thức được điều này, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI khuyến khích: “Kitô học và đặc biệt là Giáo Hội học của Công Đồng cần phải được tiếp nối bằng một cuộc nghiên cứu mới và một nền phượng tự mới đối với Chúa Thánh Thần, điều này có thể coi là một bổ túc thiết yếu cho giáo huấn của Công Đồng.”

Hưởng ứng lời mời gọi này của Đức Giáo Hoàng và với cố gắng khiêm tốn, trong khuôn khổ của bài này, người viết muốn suy tư về Chúa Thánh Thần như là Quà tặng của Đấng Phục Sinh qua ba hoạt động chính yếu của Người, bắt đầu bằng 3 chữ “s” cho dễ nhớ: Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống, sức mạnh và sai đi.

1. Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống

Trước hết, nói đến Chúa Thánh Thần là nói đến sự sống. Quả thế, Kinh Thánh nhiều lần dùng hình ảnh nước hay hơi thở (ruah) để nói về sự sống do Chúa Thánh Thần ban. Bởi lẽ, nước là biểu tượng của sự sống. Không có nước sẽ không có sự sống. Ở đâu có nước ở đó có sự sống. Triết học cổ đại xác định bốn yếu tố làm nên vũ trụ này đó là “thủy, hỏa, thổ, khí.” Trong đó, đã có ba yếu tố liên quan đến Chúa Thánh Thần (thủy, hỏa, khí) mà Kinh Thánh dùng để diễn tả về Người.

Lịch sử nhân loại minh chứng rằng các nền văn minh lớn trên thế giới đều gắn liền với những dòng sông: chẳng hạn như nền văn minh Lưỡng Hà gắn liền với dòng sông Tigris và Euphrates; nền văn minh Ai Cập gắn liền với dòng sông Nil hay nền văn minh Ấn Độ với dòng sông Hằng v.v... Vì những dòng sông mang lại sự sống và làm cho đời sống con người phát triển. Bởi thế, người xưa quan niệm rằng những dòng sông cả này là những đối tượng thần linh ban phát sự sống trong các vùng đất lớn xung quanh.

Trong Kinh Thánh, nước hình ảnh được dùng nhiều lần như là biểu tượng để áp chỉ về Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống. Nếu không có Chúa Thánh Thần sẽ không có sự sống. Trái lại, ở đâu có Chúa Thánh Thần ở đó có sự sống.

Sách Sáng Thế minh chứng điều đó khi tường thuật về vai trò của Thần Khí trong công trình sáng tạo: “Đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và Thần Khí Đức Chúa bay lượn trên mặt nước” (St 1,2). Đó là sự hiện diện của Chúa Thánh Thần ngay từ khi Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ. Nhờ sự hiện diện và tác động của Thần Khí, sự sống mới xuất hiện.

Đối với con người, việc sáng tạo gắn liền với việc ban Thần Khí. Sách Thánh kể: “Đức Chúa là Thiên Chúa lấy bụi từ đất nặn ra con người, thổi sinh khí vào lỗ mũi, và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7). Ađam được tạo dựng từ bùn đất, nhưng Ađam chưa có sự sống; Thiên Chúa thổi hơi vào ông và ông liền có sự sống. “Thổi hơi” là ban Thần Khí sự sống. Nhờ Thần Khí đó, con người trở nên sống động, trỗi vượt trên mọi loài thụ tạo khác; con người được tham dự sự sống của Thiên Chúa.

Thiên Chúa ban Thần Khí cho con người như là chủ sự sống. Con người sống nhờ Thần Khí, nếu không con người sẽ yếu đuối và sẽ chết. Tác giả Thánh Vịnh diễn tả kinh nghiệm này khi viết: “Chúa ẩn mặt đi, chúng rụng rời kinh hãi, lấy sinh khí lại, là chúng tắt thở ngay, mà trờ về cát bụi” (Tv 104,29).

Thần Khí Đức Chúa còn phục hồi sự sống cho con người, được diễn tả trong thị kiến của Edêkien về những bộ xương khô, không còn sự sống: “Người hãy bảo chúng: Các xương khô kia ơi, hãy nghe lời Đức Chúa. Đức Chúa là Chúa Thượng phán thế này với các xương ấy: Đây Ta sắp cho thần khí nhập vào các ngươi và các ngươi sẽ được sống.... Tôi tuyên sấm như Người đã truyền cho tôi. Thần Khí liền nhập vào những người đã chết; chúng được hồi sinh và đứng thẳng lên: Đó là cả một đạo quân lớn, đông vô kể” (Ed, 37,5-6. 10).

Trong Tân Ước, Chúa Giêsu chính là Người mạc khải cho chúng ta biết cách rõ ràng và mới mẽ về Chúa Thánh Thần như là Đấng ban sự sống. Người loan báo và hứa trong ngày Lễ Lều: “Ai khát hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống. Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hắng sống” (Ga 7,37-38. Thánh Gioan giải thích: “Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giêsu chưa được tôn vinh” (Ga 7,39).

Cũng trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu loan báo cho người phụ nữ Samari biết về mạch nước đem lại sự sống đời đời khi Người nói: “Ai uống nước này, sẽ lại khát. Còn ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời (Ga 4,13-14). Hoặc khi Chúa Giêsu nói với Nicôđimô “cần phải tái sinh trong Nước và Thánh Thần để được vào Nước Trời” (Ga 3,5). Mạch nước đó chính là Chúa Thánh Thần mà Chúa Kitô ban tặng cho chúng ta khi lãnh phép Rửa Tội. Nhờ đó, chúng ta được sống và trở thành con cái Thiên Chúa.

Như thế, nước lại xuất hiện trong mạc khải của Chúa Giêsu như là biểu trưng cho Pneuma (Thần Khí), cho sức lực đích thực của sự sống, sẽ làm thỏa mãn cơn khát sâu xa của con người khi ban cho họ cuộc sống trọn vẹn mà họ mong chờ, dù không biết đến.

Đức Kitô là Đấng mang đầy Thần Khí, sau khi phục sinh, Người là Đấng ban Thần Khí cho Giáo Hội. Thánh Gioan kể lại sự kiện này như sau: “Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói: Bình an cho anh em! Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,19-20).

Qua biến cố này, có thể nói rằng Đức Kitô phục sinh như thể khai mở một cuộc sáng tạo mới, cuộc sáng tạo thứ hai và mang Chúa Thánh Thần đến cho các môn đệ. Nếu trong lần sáng tạo thứ nhất, Thiên Chúa “thổi hơi” vào Ađam, ông liền có sự sống, thì trong lần sáng tạo thứ hai, Chúa Kitô Phục Sinh “thổi hơi” vào các môn đệ, các ông có sự sống mới của Chúa Thánh Thần. Qua đó, Chúa Kitô Phục Sinh ban Thánh Thần cho Giáo Hội, nghĩa là ban sự sống mới. Nhờ Thánh Thần, các môn đệ được tha tội và được quyền tha tội, vì tội là nguyên nhân làm cho con người phải chết.

Nơi khác, trong Diễn từ về Bánh hằng sống Chúa Giêsu hứa: “Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi, thì được sống muôn đời và Tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,54). Thuật ngữ “sự sống đời đời” không mang ý nghĩa như có người nghĩ – là cuộc sống sau cái chết, trong khi cuộc sống hiện tại chóng qua và không phải là sự sống đời đời. Sự sống đời đời chính là sự sống đích thực, đang được sống trong thời gian hiện tại và sẽ không chấm dứt với cái chết thể lý. Sự sống này được thánh Gioan gọi là zôê, khác với bios sự sống sinh học, tự nhiên . Sự sống đó được Đấng Phục Sinh khai mở khi Người sống lại; là sự sống hoàn toàn mới, sự sống trọn vẹn và không bị hủy hoại, một cuộc sống không còn nằm dưới lề luật của cái chết và thay đổi.

Vì thế, trong Kinh Tin Kính của Công Đồng Constantinople (381), Mẹ Hội Thánh dạy chúng ta tin và tuyên xưng rằng: “Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và Đấng ban sự sống, Người phát xuất từ Chúa Cha, Người được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con. Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.”

2. Thánh Thần, Đấng ban sức mạnh

Trong Kinh Thánh, có nhiều trình thuật nói về sức mạnh đến từ Thiên Chúa, hay nói đúng hơn đến từ Thần Khí. Chúng ta chỉ cần đề cập một số bằng chứng nổi bật ở đây.

Sách Thủ Lãnh kể cho chúng ta nghe câu chuyện kỳ thú về Samsom, một thủ lãnh của Israen cổ xưa. Khi ông đi tới vườn nho Timna ở xứ Philitin, có một con sư tử rống lên đòi xé xác ông. Thần Khí của Thiên Chúa ngự xuống trên Samson, ông đầy sức mạnh, liền lao vào xé xác con sư tử như xé một con dê con bằng bàn tay không (x. Tl 12,1-8).

Sau đó Samson bị “mỹ nhân kế” do nàng Đalila dụ dỗ, ông đã thổ lộ hết tâm can với nàng về sức mạnh của ông: “Nếu anh bị cạo đầu thì anh sẽ mất sức ngay, trở nên yếu nhược và như mọi người khác” (Tl 12,18). Thế là nàng cho ông ngủ trên đầu gối mình, rồi kêu người đến cạo bảy bím tóc trên đầu ông; nàng bắt đầu khống chế ông, và ông đã mất sức. Quân Philitin đến bắt ông, móc mắt và giải ông xuống Gaza rồi nhốt ông ở đó.

Khi làm lễ tế thần, quân Philitin đưa ông ra nhạo cười. Người ta cột ông vào hai cột đá đền thờ ở Gaza. Khi mọi người chế nhạo ông, Samson cầu nguyện, Thiên Chúa nhậm lời và ban cho ông sức mạnh trở lại, ông đã dùng hai tay xô đẩy cột đền thờ sập xuống, làm chết hết quân Philitin và ông cũng chết luôn ở đó (x. Tl 16,22-31). Sức mạnh này đến từ Thiên Chúa, hay chính xác hơn là đến từ Thánh Thần. Thiên Chúa ban sức mạnh Thánh Thần cho ông để chiến thắng kẻ thù.

Trường hợp của vua Saun cũng tương tự như thế (x. 1 Sm 11,6-12). “Khi ông Saun từ ngoài đồng về theo sau đàn bò. Ông hỏi: Có gì mà dân khóc vậy?’ Họ kể lại cho ông những lời người Giavết nói. Khi ông Saun nghe những lời ấy, thần khí của Đức Chúa nhập vào ông, và ông bừng bừng nổi giận. Ông bắt một cặp bò, xả thịt và gửi các sứ giả mang đi khắp lãnh thổ Israel với lời này: ‘Ai không theo Saun và Samuen ra trận, thì bò của nó sẽ bị như thế này’. Đức Chúa gieo kinh hoàng xuống trên dân, và họ đã ra trận, muôn người như một.” Câu chuyện này cho thấy rằng Thần Khí ban cho ông sức mạnh, lòng can đảm, khả năng để chu toàn sứ vụ. Nhờ sức mạnh đó và khả năng đó, không ai có thể kháng cự lại được Thần Khí, kể cả bản thân chính đương sự.

Đavít cũng là một trường hợp đặc biệt. Sau khi Thần Khí Đức Chúa rời khỏi vua Saun, Samuen đến xức dầu cho Đavít, “ngay từ đó trở đi, Thần Khí Đức Chúa nhập vào Đavít” (1Sm 16,13). Nhờ sức mạnh đó, Đavít chiến thắng tên khổng lồ tên là Goliát và chiến thắng cả quân Philitin (x. 1Sm 17,40 – 18,1-16 tt). Nên khi ông về trình diện với vua Saun, các phụ nữ trong thành vui đùa ca hát rằng: “Vua Saun hạ được hàng ngàn, ông Đavít hàng vạn” (1 Sm 18,7).

Như thế, qua những trường hợp các thủ lãnh, Cựu Ước đã minh chứng cho chúng ta thấy rằng Thần Khí là sức mạnh được ban cho họ để thi hành sứ vụ của mình. Nhờ Thần Khí ngự xuống trên họ và ở lại trong họ, các vị lãnh đạo được chọn để hướng dẫn dân tộc trên bước đường lữ hành giữa dòng lịch sử.

Trong Tân Ước, chúng ta có rất nhiều bằng chứng về sức mạnh của Thần Khí tác động lên những con người được Thiên Chúa tuyển chọn. Ở đây, chúng ta chỉ cần trưng dẫn một số trường hợp điển hình.

Trước hết, chúng ta phải nói tới trường hợp Đức Maria, một trinh nữ được Thiên Chúa ban tràn đầy ân sủng của Thánh Thần trong cuộc đời Mẹ, đặc biệt nơi biến cố Nhập Thể của Con Chúa. Trong khung cảnh truyền tin, thánh Luca kể lại lời sứ thần Gabriel nói với Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Elisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng mang thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì mà không thể làm được” (Lc 1,35-37). Thánh Luca nói tới quyền năng Đấng Tối Cao tác động trên Đức Maria, nhờ đó Người Con được thụ thai trong lòng Đức Maria và được sinh ra mà không cần có sự cộng tác của người đàn ông. Quyền năng đó chính là sức mạnh của Chúa Thánh Thần thực hiện những điều không thể thành có thể. Nhờ quyền năng và sức mạnh đó, Con Thiên Chúa nhập thể làm người và ở giữa loài người. Quyền năng ấy biểu thị sức năng động của Thần Khí, luôn được trao ban để hoàn thành sứ vụ cũng như để hoàn tất việc cứu độ; và nơi nào có Thần Khí, thì nơi đó có Thiên Chúa hiện diện.

Kế đến, chúng ta phải đề cập đến trường hợp có một không hai trong lịch sử cứu độ, đó chính là Đức Giêsu, Đấng xuất hiện như một con người của Thần Khí. Thánh Gioan cho thấy rằng: “Thánh Thần hằng ngự trên Người” (Ga 1,32). Thánh Luca miêu tả về Đức Giêsu bằng những lời này Người ‘tràn đầy Thánh Thần” (Lc 4,1). Đức Giêsu luôn được Thánh Thần thúc đẩy và hướng dẫn trong mọi bước đi và hành động xuyên suốt chặng đường thi hành sứ vụ của mình. Nhờ sức mạnh của Thánh Thần, Đức Giêsu rao giảng, làm phép lạ và trừ quỷ. Đặc biệt, nhờ sức mạnh Thánh Thần, Người bước vào cuộc tử nạn trên thập giá. Theo thánh Gioan, đó là “giờ của Chúa” đã đến và là giờ cứu độ, giờ vinh quang được thực hiện (x. Ga 13,1; 17,1): Chúa Giêsu đầy Thần Khí và trước khi tắt thở, Người phó thác thần khí của Người trong tay Chúa Cha để ban cho Giáo Hội. Nhờ sức mạnh của Thánh Thần, Thiên Chúa Cha đã phục sinh Người và cho Người chỗi dậy từ cõi chết để toàn thắng sự chết và được vinh hiển (x. Rm 6,4).

Đức Giêsu Phục Sinh trở thành Người ban Thánh Thần cho Giáo Hội trong biến cố Ngũ Tuần. Sách Công Vụ Tông Đồ kể lại một bằng chứng hùng hồn về sức mạnh của Chúa Thánh Thần: Khi Chúa Giêsu chết trên thập giá, các môn đệ rơi vào tình trạng thất vọng não nề, sợ sệt và không còn một sức mạnh nào nữa. Nhưng khi Chúa Thánh Thần ngự xuống, họ trở thành những người đầy sức mạnh, can đảm và hăng say rao giảng Chúa Kitô phục sinh. Họ có khả năng nói tiếng lạ, làm phép lạ, chữa lành bệnh tật và nhất là hoán cải lòng người trở về với Thiên Chúa. Sức mạnh đó là sức mạnh nhờ Chúa Thánh Thần mang lại như sách Công Vụ Tông Đồ miêu tả: “Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2,1-11).

Chúa Thánh Thần tiếp tục ban sức mạnh của Người cho Giáo Hội qua những con người được Người tác động và cư ngụ. Ngày hôm nay, Chúa Thánh Thần ban sức mạnh cho chúng ta qua các bí tích, đặc biệt là qua bí tích Thêm sức. Khi lĩnh nhận bí tích này, chúng ta được ban bảy ơn cả: đó là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn thông minh, ơn khéo liệu, ơn mạnh bạo, ơn đạo đức và ơn kính sợ Đức Chúa Trời (x. Is, 11,1-2). Đây là bảy ơn cả của Chúa Thánh Thần ban, giúp chúng ta có sức mạnh đạt tới ơn cứu độ và xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội Người.

3. Thánh Thần, Đấng sai đi

Để thực hiện chương trình cứu độ nhân loại, Chúa Cha đã xức dầu và sai Chúa Con đến với nhận loại qua việc nhập thể làm người. Cũng thế, để hoàn tất chương trình cứu độ, Chúa Cha cũng sai Chúa Thánh Thần đến với Giáo Hội qua các dấu chỉ hữu hình và qua các hoạt động của Người trong lịch sử cứu độ. Sứ mạng của Chúa Thánh Thần là hiện tại hóa, gìn giữ cho nguyên vẹn, hoàn tất và đưa đến mức viên mãn sứ mạng cứu độ của Đức Kitô (x. Ga 15,26; 16,13-15). Cả hai sứ mạng thực hiện và hoàn tất một chương trình cứu độ duy nhất như thánh Irénée ví rằng: Đức Kitô và Thần Khí như hai bàn tay của Chúa Cha dùng để thực hiện một chương trình cứu độ duy nhất.

Cùng với Chúa Thánh Thần, Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hội và ủy thác sứ vụ truyền giáo cho Giáo Hội. Chúa Giêsu sai các môn đệ ra đi: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Trong Tin Mừng Matthêu, sứ mạng này cũng được trình thuật rất rõ ràng: “Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,19-20).

Sứ vụ của Giáo Hội là để tiếp tục sứ vụ Con Chúa và sứ vụ của Chúa Thánh Thần như Công Đồng Vatican II nói: “Tự bản tính, Giáo Hội lữ hành phải truyền giáo; vì chính Giáo Hội bắt nguồn từ sứ mạng của Chúa Con và Chúa Thánh Thần theo ý định của Thiên Chúa Cha” (AG 2). Chúa Thánh Thần chính là Đấng làm cho Giáo Hội trở thành truyền giáo và được sai đi.

Nguồn gốc công cuộc truyền giáo của Giáo Hội được trao ban từ việc đổ tràn Thánh Thần trong ngày lễ Hiện Xuống: “Anh em sẽ có sức mạnh Thánh Thần, Đấng ngự trên anh em và anh em sẽ là chứng nhân của Thầy từ Giêrusalem, trong tất cả miền Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8). Khi nói về sứ vụ này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại:

“Quả thế, nếu từ lúc khai sinh trong thế giới, ngày lễ Hiện Xuống Giáo Hội bắt đầu sứ vụ truyền giáo, sứ mạng đó được thực hiện nhờ công cuộc Chúa Thánh Thần. Và, ngay lập tức chúng ta có thể thêm rằng Giáo Hội luôn mãi là như thế: Giáo Hội luôn ở trong tình trạng truyền giáo (in statu missionis). Truyền giáo là bản tính của Giáo Hội, là đặc tính riêng cấu thành Giáo Hội Đức Kitô, Chúa Thánh Thần làm cho Giáo Hội mang tính truyền giáo từ khi Giáo Hội khai sinh.”

Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Evangelii nuntiandi vào năm 1975 khẳng định: “Tin mừng hóa không bao giờ có thể nếu không có hoạt động của Chúa Thánh Thần” . Quả thế, nếu rõ ràng Chúa Thánh Thần có một vị trí quan trọng trong tất cả lịch sử Giáo Hội, “nhất là Người hoạt động trong sứ vụ loan báo Tin mừng, thì Người là tác nhân chính của việc Tin mừng hóa.”

Chính Chúa Thánh Thần Đấng làm cho Giáo Hội ý thức rõ hơn về bản tính chính yếu truyền giáo của mình. Giáo Hội được sai đến với tất cả mọi người, mọi dân tộc, để mang mọi người tới niềm tin vào Đức Kitô bằng lời nói và các phương tiện khác của ơn cứu độ. Giáo Hội phải nhập thể trong thế giới, nhưng vẫn luôn ý thức rằng Giáo Hội không thuộc về thế giới, để thiết lập một cuộc đối thoại đích thực về ơn cứu độ với thế giới.

Cách tương tự Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội trong việc thực hiện sứ vụ truyền giáo của mình, ngõ hầu khi loan báo Tin Mừng, Giáo Hội trung thành cách không sai lầm với Lời Chúa và với con người. Như thế, Chúa Thánh Thần hiệp nhất Giáo Hội trong tình yêu để Giáo Hội trở thành dấu chỉ khả tín của tình yêu Thiên Chúa cho loài người; Chúa Thánh Thần thánh hóa, thanh tẩy, làm trẻ trung và đổi mới Giáo Hội, nhằm giải phóng Giáo Hội khỏi mọi vết nhăn và bóng tối, hầu Giáo Hội bày tỏ mình với thế giới với khuôn mặt của Hiền Thê Đức Kitô. Chúa Thánh Thần làm cho mỗi tín hữu thành chủ thể sống động của việc Tin Mừng hóa, trở thành một nhà truyền giáo.

Chúa Thánh Thần đã luôn đồng hành với Giáo Hội trong sứ vụ truyền giáo. Người là linh hồn của công cuộc truyền giáo. Nếu không có Chúa Thánh Thần, truyền giáo trở thành tuyên truyền. Nhưng có Chúa Thánh Thần, truyền giáo trở thành một lễ Hiện Xuống mới. Vì thế, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II khẳng định cách rõ ràng rằng: “Chúa Thánh Thần là tác nhân chính (protagonist) của tất cả sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội” .

Đến lượt mình, Chúa Thánh Thần cũng sai mỗi người chúng ta đi lên đường truyền giáo. Nhờ bí tích Rửa tội và Thêm sức, chúng ta cũng được xức dầu cùng một Thánh Thần và được sai đi như là sứ giả và chứng nhân của hòa bình. Ngày hôm nay, thế giới đang cần đến bình an và ơn cứu độ của Chúa Kitô; xung quanh chúng ta nhiều người vẫn còn chưa nhận biết Chúa và Tin Mừng. Chúng ta được mời gọi ra đi để truyền giáo và làm cho mọi người trở thành môn đệ của Chúa.

Như thế, qua dòng lịch sử, Chúa Thánh Thần hoạt động trong Giáo Hội và trong chúng ta qua những hoạt động chính yếu là ban sự sống, ban sức mạnh và sai đi. Chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần tiếp tục hoạt động trong chúng ta, ban cho chúng ta sự sống và sức mạnh của Thiên Chúa để chúng ta chu toàn tốt sứ vụ loan báo Tin mừng cho con người hôm nay.

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Hương

Tài liệu tham khảo:

1. Yves Congar, Je crois en l’Esprit Saint. Tome I. L’Esprit Saint dans l’”Économie”, révélation et expérience de l’Esprit; Tome II. “Il est Seigneur et Il donne la vie”, Cerf, Paris 1979; Tome III. Le Fleuve de Vie (Ap 22,1) coule en Oriente et en Occidente, Cerf, Paris 1980.

2. Công Đồng Vaticanô II, Hiến chế Lumen Gentium và Sắch lệnh Ad Gentes.

3. Filipe Gómez Ngô Minh, SJ., Chúa Thánh Thần. Một dạng tổng lược thần học về Chúa Thánh Thần, Nxb. Antôn & Đuốc sáng 2009.

4. Joseph Ratzinger, Đức Giêsu thành Nazareth. Phần I: Từ phép rửa nơi sông Giorđan đến lúc hiển dung, tái bản lần 1, Nxb. Tôn giáo, 325.

5. Gioan Phaolô II, Thông điệp Redemtoris missio, 07/12/1990.
 
Mùa Bầu Cử 2016 Mỹ – Người đáng ghét nhất sẽ làm tổng thống?
Trần Mạnh Trác
21:21 10/05/2016


Ai là người đáng ghét nhất?

Tình hình chính trị tại Hoa Kỳ sẽ dẫn tới việc một nhân vật bị dân chúng ghét nhất lên làm tổng thống Hoa Kỳ?

Xin đừng nghĩ rằng câu hỏi trên ngụ ý nói về ông Trump!

Dĩ nhiên khi nhắc tới ông Trump thì ai cũng phải lắc đâù tự hỏi rằng, tại sao những đảng viên Cộng Hoà lại có thể điên rồ tới mức dồn sự ủng hộ cho một người mà bà Mona Charen, bảo thủ, tác giả, phóng viên và là ủy viên cao cấp của trung tâm nghiên cứu về đạo đức và Chính sách công cộng (senior fellow at the Ethics and Public Policy Center) từng phân tích về ông với những từ ngữ không đẹp cho lắm như: hạ cấp, thô tục, độc ác, ích kỷ, đồi bại, tầm thường, tâm thần bệnh hoạn, rối loạn nhân cách và yếu đuối vì cái tôi nặng nề. (lowlife, nastiness, cruel, selfish egotist, viciousness, vulgarian, not emotionally healthy, narcissistic personality disorder, severe ego weakness.)

Dù đã thắng nhiều cuộc bầu cử sơ bộ cuả đảng Cộng Hoà, kết quả thăm dò mà RealClearPolitics, một cơ quan tổng hợp các dữ kiện thăm dò, cho thấy ông bị 65% dân chúng 'nói chung' (general population) đánh giá là 'không tốt' (unfavorable.)

Như vậy ông sẽ là ứng cử viên bị đánh giá thấp nhất từ trước đến nay và so sánh với hai ứng viên Dân Chủ ngày nay là Clinton và Sanders thì ông sẽ thua cả hai.

Nhưng bà Clinton thì cũng không khá gì hơn, bà bị đánh giá là không tốt tới 55%. Xin sẽ phân tích nhiều hơn khi có dịp bàn về bà ta.

Ông Sanders tuy không có nhiều hy vọng được đảng Dân Chủ đề cử, nhưng có vẻ ông lại là người duy nhất có được lòng tin cuả dân chúng, những thăm dò cho thấy nếu so sánh với Trump thì Trump thua Sanders nhiều hơn thua Clinton.

Nói một cách khác, trong năm nay người Mỹ sẽ phải chấp nhận một vị tổng thống 'đáng ghét nhất' trong lịch sử, ngay từ trước khi khởi đầu.

...

Cũng như trong quá khứ, chúng tôi đã cập nhật cho quí vị những tin tức quan trọng cuả cuộc bầu cử tại Hoa Kỳ và truyền đạt tới quí vị những lời khuyên cuả Hội đồng Giám Mục Hoa Kỳ. Năm nay cũng vậy, chúng tôi xin được khởi đầu loạt bài này với việc ôn lại những khái niệm quan trọng cần biết để hiểu về cuộc bầu cử.

Trước tiên xin được nhắc lại một nguyên tắc tối quan trọng là ‘Cử Tri Đoàn’ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Nguyên tắc cử tri đoàn.

Ở các nơi khác thì việc đắc cử chức vụ tổng thống là do có đa số cử tri bầu cho. Nhưng tại Mỹ, mỗi tiểu bang sẽ cử ra một số đại biểu goị là 'cử tri đoàn' (electoral college) để thay mặt dân mà bầu tổng thống. Tuỳ theo dân số, một Tiểu Bang sẽ được cử nhiều hay ít đại biểu, thí dụ California có khoảng 39 triệu dân nên được 55 đại biểu, còn Tiểu Bang Wyoming chỉ có gần 600 ngàn dân nên chỉ có 3 đại biểu mà thôi. California có khoảng 18 triệu cử tri đã ghi danh, còn Wyoming chỉ có khoảng 260 ngàn cử tri mà thôi.

ở các tiểu bang trên, hễ ai thắng phiếu nhiều hơn, dù chỉ là 1 phiếu, thì lấy trọn cử tri đoàn cuả Tiểu bang, điều mà người ta gọi là qui luật ‘người thắng lấy cả’ (winner take all.)

Nhưng như vậy sẽ có trường hợp một người tuy thắng phiếu dân bầu (popular vote) nhưng vẫn bị thất cử vì thua phiếu ‘cử tri đoàn’ (electoral vote.) Lấy giả thử trường hợp California và Wyoming nói trên, một người tuy thắng trọn 260 ngàn phiếu ở Wyoming và chỉ thua có 1 phiếu ở California mà thôi thì vẫn là thua (có 9 triệu 260 ngàn phiếu nhưng chỉ có 3 cử tri đoàn). Người kia tuy tổng số phiếu ít hơn (9 triệu 1 phiếu,) nhưng thắng vì được hưởng tới 55 cử tri đoàn cuả California.

Chỉ có 2 Tiểu Bang không áp dụng qui luật ‘người thắng lấy cả’ là các Tiểu Bang Maine (4 Ctđ) và Nebraska (5 Ctđ). Tại đây người ta phân chia con số 'cử tri đoàn' theo tỷ lệ số phiếu được bầu.

Như vậy thì trọng tâm của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ là ở cấp tiểu bang chứ không phải là việc kiếm phiếu trên toàn quốc. Vì vậy chúng ta sẽ không nên ngạc nhiên khi thấy một ứng viên thay đổi lập trường để 'mị dân' trong một tiểu bang nào đó. Và cũng không nên ngạc nhiên thấy rằng mỗi khi cuộc tranh cử 'nóng lên' ở môt nơi nào, thì lại nghe các ứng viên tố caó lẫn nhau là 'tráo trở' (flip flop).

Cũng vì cái nguyên tắc 'cử tri đoàn' này mà nhiệt độ cuả cuộc tranh cử có thể nóng lên ở một nơi nhưng lại nguội tanh ở nơi bên cạnh. Thí dụ nhiệt độ sẽ lên rất cao ở Tiểu Bang Nevada (8 Ctd) nhưng sẽ bình lặng 'như không có chuyện gì xảy ra' ở California (55 Ctd).

Sở dĩ như vậy là vì California từng là một tiểu bang 'ăn chắc' cuả đảng Dân Chủ, đã nhiều đời không hề bỏ phiếu tổng thống cho ứng viên Cộng Hoà, cho nên phe Cộng Hoà không muốn phí tiền tranh cử ở đây, và phe Dân Chủ cũng chẳng cần tranh cử làm gì.

Trái lại Nevada là loại tiếu bang 'thiên vị Dân Chủ', có nghiả là đảng Dân Chủ mạnh ở đây nhưng năm nay không chắc ăn vì họ phạm phải nhiều sai lầm và cộng chúng có phần muốn nổi loạn, do đó đảng Cộng Hoà sẽ đổ dồn nỗ lực vào đây để 'hất ghế' Dân Chủ ra, và phe Dân Chủ cũng cố gắng ráo riết để 'giữ ghế'.



Vì những nguyên nhân trên, khi phân tích cuộc bầu cử, người ta chia các tiểu bang ra làm 3 loại:

-Loại ‘ăn chắc’ (Safe, Likely), tức là sẽ bầu cho một đảng. Trên bản đồ, người ta dùng mầu Xanh để chỉ một Tiểu Bang Dân Chủ và Đỏ cho Cộng Hoà.

-Loại ‘thiên vị’ (Leaning), có đa số theo một đảng, nhưng đảng đó đang có vấn đề khó khăn.

-Loại ‘lưng chừng’ (Tossup, Swing State) là những tiểu bang khó đoán vì lực lượng đôi bên cân xứng.

Loại 'lưng chừng' và 'thiên vị' thường được chú ý nhiều hơn vì có sự vận động tranh cử cao độ ở đó, người ta gọi chung là vùng chiến tuyến (Battleground.)

Càng gần ngày bầu cử, con số ‘ăn chắc’ càng tăng và con số ‘thiên vị’ và ‘lưng chừng’ giảm đi. Lúc đó cường độ vận động và tiền bạc đổ dồn vào vùng chiến tuyến nhỏ bé thì rất mãnh liệt.

Lúc này còn sớm, các cơ quan theo dõi bầu cử đều nghĩ rằng vùng giới tuyến bao gồm một số lớn các tiểu bang (13 tiểu bang) là WI, MI, NH, IO, OH, PA, NV, CO, VA, NM, NC, AR, FL.

Tính về 'ăn chắc,' thì phe Dân Chủ (Clinton) đang dẫn đầu với 270 phiếu Ctd, phe Cộng Hoà (Trump) đang thua với 191 phiếu Ctd.
 
Giải đáp phụng vụ: Được phép làm Thánh Giá với hình Chúa Kitô Phục Sinh không?
Nguyễn Trọng Đa
21:03 10/05/2016
Giải đáp phụng vụ: Được phép làm Thánh Giá với hình Chúa Kitô Phục Sinh không?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Thưa cha, liệu có tài liệu nào nói rằng Thánh giá có thể có hình Chúa Kitô Phục sinh không? Nhiều trang web nói về khả năng này, nhưng không có trang nào trình bày các tài liệu cả. - H. Y., São Paulo, Brazil.


Đáp: Có rất ít trong các văn bản chính thức nói về điểm đặc biệt này, mặc dù có rất nhiều phong tục và truyền thống.

Các quy tắc cơ bản được tìm thấy trong Qui chế Tổng quát Sách Lễ Rôma. Về Thánh giá bàn thờ, Qui chế nói:

"117. Phải có ít là một khăn trải màu trắng trên bàn thờ. Trong mọi cử hành, trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, phải đặt hai, hoặc bốn, hoặc sáu chân nến, có nến thắp; nếu Giám Mục giáo phận cử hành Thánh Lễ, thì đặt bảy chân nến. Ðàng khác, trên bàn thờ hay gần bàn thờ phải đặt thánh giá có hình Chúa chịu nạn. Có thể mang theo chân nến và thánh giá có hình Chúa chịu nạn khi rước chủ tế vào hành lễ. Trên bàn thờ, có thể đặt sẵn một sách Tin Mừng khác với sách Bài Ðọc, trừ khi sách Tin Mừng này được mang theo khi rước chủ tế vào hành lễ.

"122. Khi tới bàn thờ, vị tư tế và các thừa tác viên cúi mình sâu.

Nếu có mang thánh giá có hình Chúa chịu nạn trong khi đi rước, thì đặt thánh giá gần bàn thờ để thành thánh giá bàn thờ. Chỉ để một thánh giá thôi, nên nếu có rồi thì đem thánh giá đi rước cất đi. Ðèn thì đặt trên bàn thờ hay bên cạnh; sách Tin Mừng, thì đặt trên bàn thờ.

"188. Khi tiến ra bàn thờ, thầy giúp lễ có thể mang thánh giá đi giữa hai người giúp cầm nến cháy. Khi tới bàn thờ, thầy đặt thánh giá gần bàn thờ, để thành thánh giá bàn thờ, nếu không thì đem cất vào nơi xứng đáng. Rồi thầy về chỗ của mình trong cung thánh.

"308. Trên bàn thờ hay gần cạnh, phải có thánh giá có hình Chúa chịu nạn, mà giáo dân tập họp có thể thấy rõ. Thánh giá như thế sẽ gợi cho trí các giáo dân nhớ sự thương khó cứu độ của Chúa, và được để thường xuyên gần bàn thờ ngay cả ngoài lúc cử hành phụng vụ.

"350. Trên hết, phải lưu tâm đến những gì có liên quan trực tiếp đến bàn thờ và cử hành Thánh Lễ, như thánh giá bàn thờ và thánh giá cầm khi rước kiệu” (Bản dịch Việt ngữ của Linh mục Phanxicô Xavier Nguyễn Chí Cần, giáo phận Nha Trang).

Hội Đồng Giám Mục Mỹ đã công bố một tài liệu về xây dựng nhà thờ và trang trí nội thất, mang tên "Built of Living Stones" (Dựng xây từ những viên đá sống động). Tài liệu trình bày các hướng dẫn, trong khi không phải là luật lệ, dựa trên luật và kinh nghiệm mục vụ. Về Thánh giá bàn thờ, tài liệu cho biết:

"91. Thánh giá có hình Chúa Kitô chịu đóng đinh là một lời nhắc nhở của mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô. Nó lôi kéo chúng ta đi vào mầu nhiệm đau khổ và làm cho niềm tin của chúng tôi nên hữu hình rằng sự đau khổ của chúng ta khi kết hợp với cuộc thương khó và cái chết của Chúa Kitô dẫn chúng ta đến sự cứu chuộc. Nên có một tượng Chịu nạn 'được đặt trên bàn thờ hoặc gần bàn thờ, và ... được toàn cộng đoàn phụng vụ nhìn thấy'. Bởi vì một tượng Chịu nạn được đặt trên bàn thờ và khá lớn, cho toàn cộng đoàn phụng vụ nhìn thấy, cũng có thể gây cản trở tầm nhìn của các hành động diễn ra trên bàn thờ, các lựa chọn thay thế khác có thể là thích hợp hơn. Tượng Chịu nạn có thể treo phía trên bàn thờ hoặc gắn trên tường cung thánh. Một tượng Chịu nạn dùng trong cuộc rước, có kích thước vừa đủ, được đặt trong một nơi có thể được mọi người nhìn thấy sau cuộc rước, là một tùy chọn tốt. Nếu tượng Chịu nạn dùng trong cuộc rước được sử dụng cho mục đích này, kích thước và trọng lượng của tượng Chịu nạn không nên gây khó khăn cho người mang thánh giá trong cuộc rước. Nếu đã có một tượng Chịu nạn trong cung thánh, tượng Chịu nạn dùng trong cuộc rước được đặt ngoài tầm nhìn của cộng đoàn sau cuộc rước".

Về các quy định trước Công Đồng chung Vatican II, chúng ta có thể trích dẫn cuốn sách "Ceremonies of the Roman Rite Described”, Nghi thức của Nghi Lễ Rôma được mô tả" của Fortescue-O'Connell-Reid:

"Trên bàn thờ có một Thánh giá - với hình Chúa Kitô chịu đóng đinh - đủ lớn để được nhìn thấy bởi chủ tế và cộng đoàn. Thánh giá đứng ở giữa các cây nến lớn, phần đế cao bằng cây nến, và toàn Thánh giá cao hơn nhiều. Nếu có nhà tạm, Thánh giá không đứng trước Nhà tạm. Thánh giá không nên đứng trên Nhà tạm, và cũng không đứng ở bệ dùng để đặt Minh Thánh Chúa khi chầu, mặc dù các sử dụng ấy được dung thứ".

Một ghi chú nói thêm rằng, nếu ngay sau bàn thờ có một tấm ảnh lớn về việc Chúa chịu đóng đinh, ảnh này có thể được xem như là Thánh giá bàn thờ.

Cùng với các qui định này, thủ bản phụng vụ bằng tiếng Ý chi tiết hơn của Trimeloni nêu thêm rằng một Thánh giá nhỏ trên Nhà tạm hoặc ở chân một bức tượng là không đủ.

Tất cả các tài liệu này nói về việc sử dụng Thánh giá với hình Chúa Kitô chịu đóng đinh, chứ không Thánh giá với hình Chúa Kitô vinh hiển hoặc uy hùng. Đúng là hầu hết các mẫu thời ban đầu của Thánh giá có hình Chúa Kitô có y phục, thân thẳng đứng, với đôi mắt mở to và không có dấu hiệu của đau khổ. Các nhà sử học chứng thực rằng hình thức này trình bày một Chúa Kitô uy hùng "trị vì từ thập giá", là do một sự miễn cưỡng ban đầu trong việc mô tả một Chúa Kitô trần truồng và đau khổ. Tuy nhiên, đó không là hình ảnh của Chúa Kitô phục sinh, mặc dù nó dựa vào trình thuật sự phục sinh của Chúa Kitô. Việc sử dụng Thánh giá trình bày Chúa Kitô đau khổ và không quần áo đã trở thành phổ biến sau thế kỷ X.

Trong khi một số dấu hiệu cho thấy việc sử dụng ban đầu của thánh giá trong phụng vụ, bằng chứng hiển nhiên là việc sử dụng thông thường Thánh giá với hình Chúa Kitô chịu đóng đinh, thường là Thánh giá dẫn đầu đoàn rước, từ sau thế kỷ XI, và việc sử dụng như một Thánh già bàn thờ cố định từ thế kỷ XIII - lâu sau khi việc trình bày Chúa Kitô đau khổ đã trở thành tiêu chuẩn.

Tuy nhiên, các tài liệu trên có thể ngăn cản sự thay thế cây Thánh giá bằng việc trình bày Chúa Kitô phục sinh, vì chúng luôn nhắc đến sự hiện diện của một hình ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh trong mỗi Thánh Lễ.

Có lẽ là không khó trong việc đặt một hình ảnh Chúa Kitô Phục sinh trong cung thánh trong Mùa Phục Sinh, như một việc nhắc nhở rõ ràng cho Mùa Phục sinh. Đồng thời, chúng ta phải nhớ rằng biểu tượng phụng vụ chính của sự Phục Sinh là cây nến Phục sinh.

Như tài liệu "Dựng xây từ những viên đá sống động" nhắc nhở chúng ta:

"94. Cây nến Phục sinh là biểu tượng của "ánh sáng của Chúa Kitô, chỗi dậy trong vinh quang," xóa tan "bóng tối của tâm trí chúng ta". Trên tất cả, cây nến Phục sinh phải là một cây nến chính cống, biểu tượng ưu việt của ánh sáng Chúa Kitô. Các lựa chọn về kích thước, thiết kế và màu sắc của nến nên được thực hiện hài hòa với cung thánh, nơi đặt cây nến. Trong Đêm Vọng Phục Sinh và trong suốt mùa Phục Sinh, cây nến Phục sinh đứng gần giảng đài hay ở giữa cung thánh. Sau mùa Phục Sinh, nó được chuyển đến một vị trí danh dự gần giếng rửa tội để sử dụng trong việc cử hành bí tích Rửa tội. Trong lễ tang, cây nến phục sinh được đặt gần quan tài như là một dấu hiệu của việc vượt qua của Kitô hữu từ sự chết đến sự sống”. (Zenit.org 3-5-2016)

Nguyễn Trọng Đa
 
Văn Hóa
Giáo dục Tình Việt và Tiếng Việt
Trần Văn Cảnh
08:46 10/05/2016
GIÁO DỤC TÌNH VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT

Lời mở đầu : Nhiều trẻ em việt nam sống tại hải ngoại hôm nay không còn nói và viết được tiếng việt nữa. Sự kiện này làm nhiều người lo lắng và tìm cách phát động việc học, nói, đọc và viết tiếng việt. Nếu quan sát tiến trình bỏ nói tiếng việt của trẻ em việt nam, thì, muốn cho chúng nói và viết tiếng việt, cách căn bản là phải làm sao cho chúng thích tiếng việt, mà một trong những bước đầu là thích người việt. Nói khác đi, phải làm sao phát triển tình việt nơi con em việt nam, để chúng thích và yêu người việt hầu học, nói, đọc, viết tiếng việt.

"Tiếng ta còn, nước ta còn". Đó là một trong những lời thấm thía mà Phạm Quỳnh đã khắc sâu vào tâm khảm chúng ta, những người đã được đào tạo trong nền giáo dục dân tộc, nhân bản, khoa học và khai phóng của Việt Nam Cộng Hòa, 1954-1975. Lời của Phạm Quỳnh cũng tràn đầy một lòng yêu dân tộc, yêu tổ quốc, yêu giang sơn. Chúng ta muốn cho giang sơn gấm vóc "Nam hà" vẫn muôn đời "Nam đế cư". Và chúng ta nghĩ rằng một trong những phương pháp tốt để bảo tồn giang sơn và tổ quốc, ấy là phương pháp ngôn ngữ. Đó là phương pháp "bách niên chi kế", đặc biệt hữu hiệu khi chúng ta sống trên giang sơn gấm vóc. Nhưng hôm nay, sống tại hải ngoại, ngày về xa vời vợi ! Giang sơn là giang sơn người, tập quán là tập quán người, sinh hoạt là sinh hoạt người, dân cư là dân cư người. Ra khỏi ngưỡng cửa là không còn thấy việt chất nữa ! Thậm chí ngay ở trong nhà, tinh thần việt cũng bị nao núng : khách tiếp có nhiều người vào nhà là ngoại dân, tin đọc hàng ngày là ngoại ngữ... Chúng ta đâm hoãng, đâm lo. Chúng ta sợ mất gốc, chúng ta sợ không còn hoàn cảnh thuận tiện để hun đúc lòng yêu giang sơn, yêu tổ quốc nữa. Những mối hoãng sợ và lo lắng ấy thật là chính đáng ! Chúng ta đã vậy, nhưng còn con cái chúng ta, chúng ta sợ chúng bị ảnh hưởng ngoại quốc quá nhiều mà quên mất dòng giống, quên mất ngôn ngữ tổ tiên, quên mất thói lề quê cũ, thậm chí chúng ta sợ chúng quên cả chúng là gười việt. Và trước tình trạng khủng hoảng của gia đình âu châu, chúng ta sợ con cái chúng ta quên mất cả chính chúng ta nữa. Đó cũng là những mối sợ chính đáng khác nữa.

Có những mối sợ ấy và nhất là thấy được những mối sợ ấy đã là một người hiểu biết và thức thời rồi. Nhưng sự hiểu biết và thức thời của chúng ta sẽ không được bổ ích và hữu hiệu, nếu chúng ta chỉ ngồi đó mà sợ, chỉ đứng đó mà chiêm ngắm, mà suy nghĩ về mối sợ. Chúng ta phải tìm cách hành động. Nhưng hành động thế nào ?

Việc trước nhất và dễ nhất mà chúng ta có thể làm được là nói tiếng việt trong gia đình. Đành rằng tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Ý, tiếng Anh... là những tiếng chúng ta phải dùng đến hàng ngày trong cuộc sống cụ thể và nghề nghiệp ! Đành rằng con cái chúng ta, muốn học giỏi bây giờ và thăng tiến mai sau trong bậc thang xã hội âu châu, phải nói thạo và làm chủ được ngôn ngữ địa phương ! Nhưng sẽ xấu hổ biết bao khi chúng ta và con cái chúng ta là việt nam mà không biết nói tiếng việt nam ! Sẽ nghèo nàn biết bao khi chúng ta và con cái chúng ta không bảo tồn và trau dồi chính văn hóa của chúng ta ! Chẳng nhiều thì ít, một ngày hai lần gặp nhau, trong bửa điểm tâm sáng và trong bữa cơm chiều, cả gia đình nói chuyện với nhau bằng tiếng việt, kể chuyện cho nhau nghe bằng tiếng việt. Đó chẳng là một hình ảnh đẹp sao ! Đó chẳng là một dịp để con em ta học thêm được một cách suy tư và lý luận khác, hơi khác với cách suy tư và lý luận âu châu một chút sao ! Trong tinh thần giáo dục ở học đường âu châu chú trọng nhiều đến tinh thần cởi mở, sáng tạo, đó chẳng phải là điều hữu ích sao ! Vả nữa, đề thi tú tài, con em ta cần một ngoại ngữ, lấy tiếng việt làm ngoại ngữ này, nói chuyện một ngày hai lần chẳng phải là một thực tập hữu hiệu sao !

Đó là một vài ý kiến giúp chúng ta vượt qua những lo ngại thành công của con em chúng ta tại xã hội âu châu này. Không sợ bị thất bại tại xã hội âu châu, mà lại hun đúc được lòng yêu người việt, yêu tiếng việt, thì còn gì bằng ! Nhưng sẽ có người bảo rằng, để giáo dục lòng yêu người việt và yêu tổ quốc việt nam, cứ gì phải nói tiếng việt. Thiếu gì người việt hoặc ngay cả người ngoại quốc, chẳng hề nói được tiếng việt, mà lại yêu người việt một cách tha thiết và chân thành ! Thiếu gì người việt nói tiếng việt sõi và thạo, am tường văn minh và văn hóa việt, mà lại bôi nhọ người việt, làm nhơ danh dòng giống việt, làm thảm nhục cho tổ quốc việt ! Điều đó không sai. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hãn hữu và ngoại lệ. Trong việc giáo dục thông thường, ta cần căn cứ vào những trường hợp thường xuyên hơn là những trường hợp hãn hữu, những trường hợp thông lệ hơn là những trường hợp ngoại lệ? Biết được những trường hợp hãn hữu và ngoại lệ phản bội ấy, cũng đã phải ở trong môi trường việt nam và cũng đã phải nói và đọc được tiếng việt rồi.

Nhưng phải mua sách báo nào ? Điều quan trọng là hãy có quyết định mua sách báo, rồi việc "mua sách báo nào" sẽ khắc đến và sẽ tìm được giải quyết thỏa đáng. Trong tình trạng hiện thời, đa số sách đã in lại và đa số sách báo đã phát hành tương đối đứng đắn và nghiêm túc, ta không đến nỗi lo sợ về những ấn phẩm đồi trụy. Nhưng dầu sao, một vài loại sách báo căn bản cũng cần phải được ghi nhận là cần thiết, bổ ích hơn là một vài loại khác. Đại cương thì một vài cuốn về lịch sử việt nam, một vài cuốn về văn minh và văn chương việt nam, một vài cuốn tự điển... cũng là những điều không thể thiếu. Một tờ báo việt ngữ phổ thông, như Dân Chúa, Giáo Xứ, Nhân Bản, Chiến Hữu, Văn Nghệ Tiền Phong... cũng là những điều không thể thiếu. Trong một bài sẽ viết đặc biệt về một thư viện việt ngữ lý tưởng cho gia đình việt nam tại hải ngoại, tôi sẽ đề nghị một danh sách đầy đủ những sách báo việt ngữ bổ ích cần có. Trong bài này, để hun đúc lòng yêu người việt tôi chỉ có ý nhấn mạnh đến sự quan trọng cần tạo một thư viện tiếng việt cho gia đình.

Nhưng ngôn ngữ và sách báo, nói khác đi, việc nói và đọc tiếng việt cũng chỉ là những biểu hiệu, những dấu chỉ của một sự tương giao cụ thể. Và nếu chúng ta muốn cho con em chúng ta nên người việt thì chúng ta không thể không giúp chúng có dịp thực sự được tương giao với người việt. Tôi có ý nói đến việc thứ ba mà chúng ta có thể và cần làm để giáo dục lòng yêu tiếng việt, yêu người việt và yêu giang sơn việt. Đó là việc tiếp xúc thực sự với người việt. Trong đời sống hàng ngày, dầu muốn dầu không, chúng ta cần phải tiếp xúc, cần phải có bạn bè. Có bạn bè người ngoại quốc là điều nhiều người cho là dĩ nhiên. Nhung có bạn bè việt nam, nhiều người việt nam ngần ngại ! Nhiều năm sống trong chiến tranh, những xung đột quốc cộng... là những lý do chính đáng của sự ngần ngại. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có người việt tốt, không có người việt "đồng thanh", "đồng chí" như ta. Việc quan trọng là tìm được những người ấy để giao thiệp, mà qua những việc giao thiệp ấy, con em chúng ta thấy rằng chúng ta vẫn còn yêu mến người việt, và lấy được hứng thú, gương sáng để kết bạn với những người bạn việt nam của chúng. Sẽ là viễn vông, không tưởng, giả dối và xung khắc biết bao nếu chúng ta dạy con em chúng ta nên kết bạn với người việt mà chính chúng ta, chúng ta không thực hiện việc ấy. Vã nữa, nếu chính chúng ta, chúng ta không tiếp xúc với người việt , thì làm sao con em chúng ta có dịp tiếp xúc với người việt ? và nếu tiếp xúc, thì làm sao chúng thông cảm và hiểu biết hầu yêu quí, kính chuộng ?

Việc tiếp xúc người việt, dĩ nhiên không chỉ hạn hữu vào mức độ bạn bè hoặc cá nhân, mà cần phải mở rộng ra ở mức độ tập thể và có tổ chức. Tôi có ý nói đến việc thứ tư mà chúng ta có thể thực hiện để hun đúc lòng yêu người việt trong tâm hồn con em của chúng ta. Đó là việc tham gia vào các tổ chức, các hội đoàn việt nam. Không cứ gì ta phải tham gia vào các tổ chức chính trị. Tùy theo sở thích và nhu cầu, với sự phong phú của các hội đoàn việt nam tại âu châu, chúng ta có thể tham gia ở bất cứ lãnh vực nào. Văn hóa như một tờ báo, một hội văn hóa, một khóa việt ngữ, một lớp văn chương. Tôn giáo như một cộng đoàn người việt Công Giáo, một xứ đạo, một cộng đoàn phật giáo. Xã hội như một hội bạn, một lễ, tết nghệ thuật, như một cuộc triễn lãm, một cuộc bình thơ v. v...

"Trong đầm gì đẹp bằng sen". Cái đầm là nơi nước đọng ao tù, thế mà lại có sen đẹp với "lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng" "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Nhưng muốn thấy sen, thì phải đến đầm. Ấy là giả sử thấp. Còn như giả sử cao thì : "trúc xinh trúc mọc đầu đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh". Nhưng muốn thấy "em xinh" thì cũng phải đi tìm đi kiếm, chứ "nằm chờ sung rụng" thì biết đến bao giờ ? Dầu sao, đó cũng chỉ là một vài ý kiến thô thiển mà tôi xin góp nhặt gởi tặng những ngưòi mà tôi có duyên lành được gặp nơi đây và không mong gì hơn là tình việt được hun đúc và phát triển, để tiếng Việt được bảo tồn, xử dụng, gìn giữ, trong sáng, để danh việt được tỏa thơm, để nước việt được nhân bản, dân tộc, khoa học, khai phóng, hầu tiến bộ, phát triển, phồn thịnh, vinh quang.

Trần Văn Cảnh
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thiên Nhiên
Joseph Ngọc Phạm
18:18 10/05/2016
THIÊN NHIÊN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hỡi các bậc cha mẹ,
hãy dạy cho con cái quan sát
tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên,
như một món quà tuyệt vời,
vốn làm cho chúng ta cảm nhận
được sự vĩ đại của Đấng Tạo Hóa!
(Trích lời ĐGH Benedict XVI)