Ngày 10-05-2017
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hòm đựng thánh tích “Thánh Nhan” ở Alicante, Tây ban nha bị xâm phạm
Hồng Thủy
17:35 10/05/2017
Madrid – Cảnh sát Tây ban nha đang điều tra một trường hợp phá hoại một hòm có chứa tấm khăn được tin là bà Veronia đã dùng để lau mặt Chúa Giêsu.

Sự việc xảy ra hôm 7/5, tại đan viện Thánh Nhan ở Alicante. Linh mục sở tại đã tìm thấy số 666 và một thánh giá chéo ngược trên hòm kiếng bảo vệ thánh tích; hòm này đã bị đập vỡ. Một số thánh giá loại này cũng được tìm thấy ở các chặng đàng Thánh giá.

Từ năm 536, đan viện này đã là nơi hành hương ngày Chúa Nhật thứ hai sau Tuần Thánh. Theo lưu truyền, Thánh Nhan là tấm khăn mà bà Veronica đã lau mặt Chúa Giêsu trong cuộc thương khó.

Theo báo El Mundo (thế giới), các camera an ninh cho thấy thủ phạm là một phụ nữ trẻ, đã trốn trong nhà thờ vào đêm thứ 7, 6/5 trước đó. Nghi phạm đã được xác định và cảnh sát sẽ sớm bắt nghi phạm. Thủ phạm đã phá vỡ hòm kiếng bằng một vật nhọn và khắc số 666 trên đó.

Đức Cha Jesús Murgui của giáo phận và cha tổng đại diện đã đến thăm đan viện sau khi vụ trộm xảy ra và gặp các nữ đan sĩ. Các tu sĩ này bị sốc vì sự việc này.

Thông cáo của giáo phận cho biết sẽ gia tăng các biện pháp an ninh ở đan viện và đang cầu nguyện cho người đã gây ra sự thiệt hại này. Đồng thời giáo phận cũng mời gọi các giáo dân của Alicante đừng để những trường hợp đáng trách này làm thương tổn tình yêu và lòng sùng kính của họ đối với thánh tích Thánh Nhan lâu đời này. (CNA 09/05/2017)
 
Đức Thánh Cha gửi thông điệp bằng video đến Fatima trước cuộc hành trình của Ngài
Thanh Quảng sdb
17:51 10/05/2017
Đức Thánh Cha gửi thông điệp bằng video đến Fatima trước cuộc hành trình của Ngài
Theo tin đài phát thanh Vatican ngày 10/5/2017 thì Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp chào mừng đến nhân dân Bồ Đào Nha khi Ngài chuẩn bị đi Fatima nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 ngày Đức Mẹ hiện diện với ba trẻ chăn cừu vào ngày 13 tháng 5 năm 1917.
Qua đoạn video được gửi đi hai ngày trước chuyến hành hương của mình, Đức Thánh Cha diễn tả "Chỉ còn vài giờ nữa là Cha sẽ hành hương về Mẹ Fatima, Cha thấy mình rộn lên một niềm kỳ vọng tươi vui cho cuộc gặp gỡ sắp tới của chúng ta tại nhà Mẹ của chúng ta".
Cha cũng biết, Ngài nói, Anh chị em sẵn sàng chào đón Cha tới nhà của anh chị em, tới cộng đồng của anh chị em, tới các thị trấn của anh chị em và "Cha đã nhận lời mời của anh chị em!"
Tuy nhiên, Ngài nói tiếp "Cha ước muốn nhận lời của anh chị em, nhưng anh chị em cũng biết điều ấy không thể thực hiện được, cha cám ơn anh chị em hiểu cho cha và cha muốn tập trung chuyến viếng thăm này tại Linh địa Fatima, nơi cha hy vọng sẽ gặp gỡ đông đảo anh chị em dưới chân của Đức Mẹ đồng trinh".
"Trong vai trò là Giám mục của Giáo Hội hoàn vũ, cha sẽ dâng mình cho Mẹ và cha ước mong tất cả chúng con hãy đồng tâm đồng trí cả tinh thần và thể lý cùng cha mà dâng mình cho Mẹ”.
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha cũng nói ngài phó dâng tất cả các tín hữu Bồ Đào Nha cho Đức Mẹ, khẩn cầu Mẹ "nhắn nhủ vào tâm lòng mỗi người, và bảo đảm với họ rằng Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ là nơi nương tựa và là con đường dẫn họ tới Thiên Chúa".
"Với Mẹ Maria, Cha đến với tư cách là người lữ khách hành hương trong niềm hy vọng của Tin Mừng và trong ước vọng hòa bình" đây là biểu tượng của chuyến hành hương này. Đức Thánh Cha bày tỏ lòng biết ơn trước mọi nỗ lực chuẩn bị cho những "khoảng khắc ơn lành" này.
ĐTC mời gọi tất cả các tín hữu hãy mở lòng để đón nhận món quà của Thiên Chúa, Ngài cám ơn tất cả cầu nguyện cho ngài vì ngài cũng là "tội nhân giữa những người tội lỗi" cần tới lời cầu nguyện.
"Nhờ danh của Chúa, cha đến với anh chị em với niềm vui chia sẻ Tin Mừng hy vọng và bình an. Cầu Chúa ban phước lành cho anh chị em và xin Mẹ bảo vệ, chở che anh chị em".
(Nguồn từ đài phát thanh Vatican)
 
Một lần nữa linh mục Tom Uzhunnalil SDB kêu gọi hãy giải cứu ngài
Thanh Quảng sdb
19:18 10/05/2017
Một lần nữa linh mục Tom Uzhunnalil SDB kêu gọi hãy giải cứu ngài

Linh mục Tom Uzhunnalil SDB bị bắt cóc tại một một viện dưỡng lão ở thành phố Aden của miền nam nước Yemen hồi năm ngoái lại kêu gọi hãy giải cứu ngài trong cuốn video do trang web tin tức Yemen thực hiện.
Cha Tom Uzhunnalil bị bắt cóc vào tháng 3 năm 2016 khi bốn tay súng giả làm người thân của một trong những người ở trong viện dưỡng lão, họ đã nổ súng giết chết bốn nữ tu, hai nữ nhân viên người Yemen, tám người thường trú trong viện dưỡng lão và người bảo vệ. Không có nhóm nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công này và không có động cơ nào rõ ràng cho việc tấn công, nhưng theo Tổng thống Abd-Rabbu Mansour Hadi cho đó là một hành động khủng bố.
Trong video Cha Tom nói bằng tiếng Anh giọng chậm rãi rằng "Họ đối xử với tôi tốt mà họ có thể". Tình trạng sức khoẻ của tôi bị giảm sút nhanh chóng và tôi cần phải đi bệnh viện càng sớm càng tốt".

Ngày 15 tháng 4 năm 2017 qua tấm hình với lời cha cho hay những kẻ bắt cóc cha đã liên lạc với chính phủ Ấn và Giám mục Công Giáo tại Abu Dhabi thuộc tiểu vương quốc Arập thống nhất về yêu sách của họ, nhưng câu trả lời "không được thỏa đáng!" Nên cha kêu gọi: "Hỡi các bạn hữu của tôi, hãy làm những gì bạn có thể để cứu tôi". Cầu xin Thiên Chúa ban phước lành cho các bạn.
Theo báo cáo của hãng tin Reuters thì sự xác thực của bản ghi âm không được xác minh 100%.
Cha Tom Uzhunnalil SDB, người bị bắt từ Kottayam, Kerala do một nhóm khủng bố tấn công nhà dưỡng lão của Hội dòng Bác ái của Mẹ Teresa ở thành phố Aden, miền nam Yemen, vào tháng 3 năm 2016.
Vào tháng 12 năm 2016, trong một video, cha đã khẩn khoản nài xin Đức Thánh Cha Phanxicô và chính phủ Ấn Độ giúp giải cứu ngài khỏi tay những kẻ bắt cóc. (Reuters)
 
Phong Chân phước cho Linh mục Titus Zeman SDB
Thanh Quảng sdb
20:32 10/05/2017
Phong Chân phước cho Linh mục Titus Zeman SDB
Niêm phong hồ sơ của Lm Titus Zeman

Trung ương của Tu Hội Salesian Don Bosco Rome, ngày 10 tháng 5 năm 2017 cho hay một lễ phong Chân phước sắp được diễn ra cho Đại gia đình Salesian, lần này là một nhân chứng tử đạo đặc biệt cho nền văn hoá nghề nghiệp. Cha Titus đã hào hùng sống cuộc đời đau khổ trong một tinh thần quảng đại lớn lao như một lời thề:
Chân dung cha Titus Zeman người tù mang số 1929
Ngay cả khi tôi mất mạng sống thì tôi cũng không coi đó là một sự lãng phí, vì biết rằng ít nhất một trong những người mà tôi đã cứu sẽ trở thành một linh mục để thay thế tôi".
Vào tháng Tư năm 1950, khi chế độ Cộng sản ở Tiệp Khắc cấm 12.000 tín hữu và bắt nhiều người tống vào các trại tập trung! Cha Titus đã can đảm ngầm tổ chức các chuyến di tản bí mật đưa các thày Salesian trẻ đang trong thời gian đào luyện về Torino hầu hy vọng họ sẽ hoàn tất việc học và đào luyện để trở thành linh mục.
Cha Zeman đã tiến hành việc di tản đầy nguy hiểm này. Ngài tổ chức hai chuyến di tản cho hơn 60 Salesians trẻ. Nhưng chuyến thứ ba thì Cha Zeman, cùng với các một số Salesian khác đã bị bắt. Ngài đã bị ra tòa với các tội danh là một kẻ phản quốc, là một điệp viên của Vatican, và Ngài có thể bị kết án tử hình!
Ngày 22 tháng 2 năm 1952, Tòa án xử Ngài 25 năm tù giam, nhưng sau 13 năm tù, Ngài được thả tự do ngày 10 tháng 3 năm 1964. Nhưng vì những cựu hình Ngài đã chịu trong tù nên những cơn đau âm ỉ sau đó làm ngài chỉ sống thêm được 5 năm; Ngài qua đời vào ngày 8 tháng 1 năm 1969. Qua những hy sinh cầu nguyện Ngài được coi như là một người chết vì đạo.
Tiến trình phong thánh cho Ngài được bắt đầu trong giáo phận vào năm 2010, và cuối cùng được Đức Thánh Cha Phanxicô phê nhận vào tháng 2 năm 2017 vừa qua. Đối với Tu Hội Salesian, đây là thời gian và cơ hội để học hỏi thêm về mẫu gương của Cha Titus Zeman và lòng nhiệt thành tông đồ của cha trước khi cha được phong chân phước vào ngày 30/9/2017 tới.
 
Top Stories
Philippines: Deux évêques catholiques soutiennent la plainte déposée contre Duterte à la CPI pour « crime contre l’humanité »
Eglises d'Asie
09:28 10/05/2017
L’évêque de Cubao (banlieue de Manille), Mgr Honesto Ongtioco, et celui de Sorsogon (sud-est de Luçon), Mgr Arturo Bastes, ont publiquement exprimé leur soutien à la plainte déposée contre Rodrigo Duterte à la Cour pénale internationale (CPI) par un avocat philippin, le 24 avril dernier. Dans un document de 77 pages, le président philippin est accusé de « massacre » pour avoir lancé une sanglante campagne antidrogue, qui a causé la mort de près de 9 000 personnes selon les médias, 7 000 selon la plainte déposée.

Pour Mgr Honesto Ongtioco, il s’agit d’utiliser des moyens légaux face aux accusations émises à l’encontre du président. « Les gens ont le droit d’exprimer leur intime conviction conformément aux mesures prévues par le système judiciaire », déclare l’évêque de Cubao.

« Avec cette première étape, la Cour pénale internationale pourra appliquer des sanctions à la hauteur de la violation, continue et visiblement encouragée par le pouvoir, des droits de l’homme dans notre pays », souhaite pour sa part Mgr Arturo Bastes. « Notre espoir est que cette action pèse dans les esprits et conduise tous les membres du gouvernement accusés à finalement décider d’arrêter ces tueries barbares », poursuit l’évêque de Sorsogon.

Une Conférence épiscopale prudente

On peut néanmoins considérer ces deux réactions comme isolées, la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) n’ayant pas officiellement réagi, comme elle a pourtant l’habitude de le faire, avec une déclaration publique. Contactés par Eglises d’Asie quelques jours après, n’étaient d’ailleurs disponibles pour commenter l’information ni le président de la CBCP, Mgr Socrates Villegas, archevêque de Lipa (nord de Manille), ni son vice-président Mgr Romulo Valles, qui n’est autre que l’archevêque de Davao, la ville du président Rodrigo Duterte à Mindanao. L’Eglise des Philippines compte 86 diocèses et archidiocèses.

Coïncidence ou non, il y a quelques semaines, le président de la CBCP rencontrait plusieurs membres du cabinet de Rodrigo Duterte, afin de tenter de pacifier des relations passablement dégradées entre l’Eglise catholique et le président de la République.

En-dehors des deux évêques précités, les rédemptoristes ont eux aussi exprimé publiquement leur soutien à l’action entamée devant la Cour pénale internationale. « Il n’y a aucun signe que le président mettra fin aux tueries, et donc notre espoir, c’est d’y parvenir par des moyens judiciaires, soit en le destituant soit en saisissant la Cour pénale internationale », estime le P. Amado Picardal, de la paroisse rédemptoriste de Baclaran à Manille. Une paroisse qui a été la première à avoir financé intégralement les obsèques de victimes de la guerre antidrogue. « Nous n’avons pas été capables d’arrêter Rodrigo Duterte et ses escadrons de la mort lorsqu’il était maire de Davao, et c’est toujours le cas aujourd’hui », poursuit le prêtre.

Un président sûr de lui et de sa politique

En mars dernier, l’évêque de Sorsogon avait déjà publiquement exprimé son soutien à la procédure de destitution lancée par un député de l’opposition, tout comme celui de Marbel (sud des Philippines), Mgr Dinualdo Gutierrez. Quelques jours auparavant, la Chambre des représentants s’était prononcée en faveur du rétablissement de la peine de mort, suscitant une très forte opposition et mobilisation au sein de l’Eglise catholique philippine.

Fin 2016, face à la pression exercée par les pays occidentaux, Rodrigo Duterte était allé jusqu’à menacer de quitter la CPI, première juridiction pénale internationale permanente. « La CPI est inutile. Les Russes ont choisi de s’en retirer. Je pourrais faire pareil », avait-il déclaré.

En parallèle de la plainte déposée à la CPI, plusieurs membres du gouvernement Duterte se sont déplacés le 8 mai à Genève pour « l’examen périodique universel », l’évaluation de la situation des droits de l’homme à laquelle sont soumis tous les quatre ans chacun des pays membres de l’ONU. Les représentants philippins y ont défendu la guerre antidrogue, malgré les critiques de nombreux pays. Rodrigo Duterte avait un temps menacé de quitter également l’ONU. Mais quelques jours plus tard, devant les médias philippins, des membres du gouvernement avaient rétropédalé.

A Genève, le représentant du Saint-Siège, Monseigneur Mauro Cionini, s’est déclaré en faveur d’un examen « approfondi » des Philippines. Quatre-quatre autres pays sont allés dans le même sens, la Chine populaire se singularisant toutefois en soulignant « les efforts incessants » de Manille pour promouvoir les droits de l’homme. Mgr Cionini a estimé que « la perpétuation des exécutions extrajudiciaires et des disparitions inexpliquées » était « profondément troublante ». Le représentant du Vatican a recommandé au gouvernement philippin d’assurer « la protection du droit à la vie, de la conception à la mort naturelles », en notant en outre que « des rapports inquiétants faisaient mention de trafics d’êtres humains aux Philippines, des Philippins, hommes, femmes et enfants, en étant victimes, notamment à des fins d’exploitation par le travail ». (eda/md)

Copyright Légende photo : 14 avril 2017, Vendredi Saint : « Marche pénitentielle pour la vie » à Manille, une procession organisée par des catholiques afin de dénoncer les assassinats ciblés commis dans le cadre de la « guerre contre la drogue » décrétée par le président Duterte.

(Source: Eglises d'Asie, le 10 mai 2017)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái Đoàn Việt Nam Tham Dự Nhóm Châu Á Thái Bình Dương Cursillo
Lê Đình Thông
09:40 10/05/2017
Phái Đoàn Việt Nam Tham Dự Nhóm Châu Á Thái Bình Dương Cursillo

Fatima (Bồ Đào Nha) 06/05/2017 – Trong khuôn khổ Đại hội Ultreya Thế giới lần thứ V, phái đoàn Việt Nam đã tham dự phiên họp Nhóm Châu Á Thái Bình Dương (APG: Asia Pacific Group) của Phong trào Cursillo Thế giới tại hội trường Santo Amaro. Thành phần phái đoàn gồm các đại biểu trong nước và hải ngoại:

1) Quốc nội:

Ông Đaminh Vũ Đức Thịnh, Văn phòng Điều hành Phong trào Cursillo Việt Nam.

2) Hải ngoại:

Hoa Kỳ:

Bà Maria Nguyễn Thị Long, Trưởng Trường Lãnh đạo Phong trào Cursillo Orange.

Ông Giuse Trần Hiếu, chủ tịch Phong trào Cursillo San Jose.

Âu Châu:

Bà Trần Thị Kim Chi, Văn phòng Điều hành Phong trào Cursillo Việt Nam tại Âu Châu

Ông Trần Thiệu Đức, Văn phòng Điều hành Phong trào Cursillo Việt Nam tại Âu Châu

Bà Phương Anh, Trưởng Phong trào Cursillo Việt Nam tại Bỉ.

Từ năm 1990, Phong trào Cursillo Việt Nam Hải ngoại do linh mục tuyên úy Chu Văn Chi đại diện là thành viên chính thức của Nhóm Châu Á Thái Bình Dương.

Trong phiên họp khoáng đại tại Hội trường Santo Amaro (Fatima), toàn thể thành viên trong văn phòng APG đã đồng thanh chấp thuận Phong trào Cursillo Việt Nam Quốc Nội gia nhập APG. Kể từ nay, Phong trào Cursillo Việt Nam Nội địa là thành viên chính thức của APG, sát cánh cùng Phong trào Cursillo Việt Nam Hải ngoại.

Tưởng cũng nên nhắc lại trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Phong trào Cursillo được thành lập tại Phi Luật Tân. Các bài thuyết trình (rollos) và tài liệu được dịch sang tiêng Anh và đã được Phong trào Cursillo Việt Nam tại Hoa Kỳ chuyển dịch sang Việt ngữ. Phong trào Cursullo Thế giới (OMCC: Organisme Mondial du Mouvement des Cursillos) đã công nhận APG là nhóm ngôn ngữ thứ IV trên bình diện quốc tế. Nhóm này gồm các nước Úc, đảo Guam, Triều Tiên, Okinawa (Nhật Bản), Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam Hải ngoại và Việt Nam Quốc Nội.

Fatima, ngày 07/05/2017

Lê Đình Thông
 
Phỏng vấn cha Giuse Nguyễn Văn Thành, Trưởng Ban Truyền Thông GP Hưng Hóa
Gioan Lê Quang Vinh
10:37 10/05/2017
PHỎNG VẤN CHA GIUSE NGUYỄN VĂN THÀNH, TRƯỞNG BAN TRUYỀN THÔNG GIÁO PHẬN HƯNG HÓA

Ngày Lễ Chúa Lên Trời sắp tới là ngày Truyền Thông Xã Hội lần thứ 51. Nhân dịp này, Thông Tấn Xã Công Giáo Vietcatholic xin được phỏng vấn Cha Giuse Nguyễn Văn Thành, Trưởng Ban Truyền Thông Giáo Phận Hưng Hóa.

PV. Kính thưa Cha, chúng con được biết Cha là người hoạt động mục vụ Truyền Thông hăng hái, nhiệt thành và đã đem lại những hiệu quả đáng chú ý. Xin Cha chia sẻ cho độc giả Vietcatholic đâu là “cơ duyên” đưa Cha đến với truyền thông Công Giáo?

Cha Giuse Thành: Xin chào quý độc giả Vietcatholic, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã thích viết. Khi vào Chủng viện, tôi hay ghi lại những bài giảng của các cha giáo và viết suy niệm Lời Chúa các ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Đặc biệt, tôi được phụ trách cuốn tập san trong lớp và một số mục trên trang mạng của Đại Chủng Viện. Khi là linh mục, tôi làm mục vụ ban ngày và còn đêm tôi viết những gì mình gặp, mình làm và mình cảm thấy cần viết. Mỗi bài viết tôi thấy có nhiều người đọc và chia sẻ. Có lẽ đó là “cơ duyên” đưa tôi đến với truyền thông Công Giáo.

PV. Thật là “duyên tiền định” phải không ạ? Theo Cha, đâu là “cốt lõi” của Truyền thông Công Giáo và đâu là phẩm chất quan trọng của người làm truyền thông Công Giáo?

Cha Giuse Thành: Truyền thông Công Giáo không đơn thuần chỉ là đưa tin và hướng dẫn dư luận mà còn là giúp độc giả nhận ra chân lý đức tin qua việc suy ngẫm Lời Chúa và đọc ra những dấu chỉ của thời đại, nói tắt là loan báo Tin Mừng qua phương tiện truyền thông. Vì thế, người làm truyền thông Công Giáo phải được đào tạo về lương tâm, về giáo lý và về phương thức truyền thông. Đó chính là “cốt lõi” của truyền thông Công Giáo. Hơn thế nữa, người làm về truyền thông cần phải say mê Chúa, yêu mến sự thật và thông truyền sự thật. Đó chính là phẩm chất cao quý của người làm truyền thông.

PV. Cha vẫn ưu tư về khía cạnh loan báo Tin Mừng của công cuộc Truyền thông, xin Cha vui lòng chia sẻ thêm về vấn đề này.

Cha Giuse Thành: Ngày nay được gọi là thời đại của thông tin đại chúng. Tất cả mọi sự đều bị chi phối bởi truyền thông. Chỉ cần trong giây lát người ta có thể biết được sự kiện gì vừa xảy ra trên thế giới. Người làm công tác truyền thông cần phải tận dụng cơ hội này để loan báo Tin Mừng: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ” (Gaudium Et Spes, số 1). Theo tôi, về khía cạnh loan báo Tin Mừng, chúng ta không thể lãng quên vai trò tích cực của truyền thông nếu không muốn nói là cần phải quan tâm hơn nữa. Làm sao phải tạo được sân chơi bổ ích cho mọi đối tượng hay nói cách khác mọi đối tượng đều bị chi phối bởi tính tích nơi truyền thông Công Giáo.

PV. Giáo phận Hưng Hóa, cách riêng Giáo hạt Lào Cai của Cha vẫn còn nhiều khó khăn trong việc tổ chức các lễ nghi phụng vụ cũng như thi hành mục vụ. Xin Cha chia sẻ cho độc giả một chút về những khó khăn này.

Cha Giuse Thành: Như quý vị biết, Hưng Hóa là một giáo phận rộng nhất Việt Nam, bao gồm 10 tỉnh: Hà Nội (một phần), Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn la, Điện Biên, Hòa Bình, Tuyên Quang và Hà Giang. Trong đó, giáo hạt Lào Cai gồm hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Xét về mặt giáo quyền, hiện nay giáo hạt này có 6 xứ: Lào Cai, Bảo Yên, Phố Lu, Sapa, Lai Châu và Than Uyên nhưng xét về mặt xã hội mới chỉ được công nhận hai giáo xứ Lào Cai và Sapa. Các linh mục đi cả 100 cây số đường đèo để tìm một giáo dân. Nói như vậy chúng ta mới thấy mục vụ tại giáo hạt này phức tạp biết là chừng nào. Trong những năm gần đây tình hình có khá hơn chút, các linh mục được bổ sung nhiều hơn. Giáo dân được tham dự Thánh Lễ và chăm sóc mục vụ nhiều hơn. Nhưng còn một số nơi vùng sâu vùng xa chính quyền địa phương không muốn các linh mục tới cử hành Thánh Lễ. Họ sẵn sàng làm ngăn cản bằng mọi cách với lý do là “chưa được công nhận giáo họ” và chưa có “cơ sở tôn giáo”. Vì thế, nếu muốn dâng lễ tại những nơi chưa có cơ sở thờ tự, chúng tôi phải đăng ký dâng lễ ngoài cơ sở thờ tự nhưng chuyện được dâng hay không lại là chuyện khác.

PV. Và như thế, vai trò của Truyền thông có tác động như thế nào, thưa Cha?

Cha Giuse Thành: Khi tiếng nói chính đáng của giáo dân và linh mục không được lắng nghe, truyền thông lúc đó có vai trò hết sức quan trọng. Nó có tác động nhanh chóng và mạnh mẽ trên lương tâm của mỗi người và lên án những hành vi thiếu văn hóa và vi phạm quyền con người.

PV. Thưa Cha, chúng con thấy Cha rất thao thức về việc đào tạo những người làm Truyền thông Công Giáo, xin Cha cho độc giả biết thêm về tầm quan trọng của việc đào tạo này.

Cha Giuse Thành: Để làm một ghề gì thì cũng cần phải có nhân sự và nhân sự phải được đào tạo càng chu đáo bao nhiều càng hiệu quả bấy nhiêu. Riêng về lãnh vực truyền thông thì còn hơn thế nữa, người làm về Truyền thông không chỉ được đào tạo giỏi về chuyên môn mà còn phải giỏi cả về mặt đạo đức ghề nghiệp nữa. Vì thế, linh đạo truyền thông Công Giáo phải được đào tạo một cách bài bản.

PV. Chủ đề Ngày Truyền Thông Xã Hội năm nay được Đức Thánh Cha chọn là “Đừng sợ, và Thông truyền niềm hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”. Theo Cha, để đạt đến lý tưởng ấy, Truyền thông cần có thêm những gì ạ?

Cha Giuse Thành: Thật là ý nghĩa khi Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn chủ đề Ngày Truyền Thông Xã Hội năm là “Đừng sợ, và Thông truyền niềm hy vọng và tin tưởng trong thời đại chúng ta”. Theo tôi, Đức Thánh Cha đã đi vào cốt lõi của vấn đề truyền thông trong công cuộc loan báo Tin Mừng với những phương thế mới, thái độ mới và bằng những cách thức mới. Truyền thông cần mạnh dạn hơn và dấn thân hơn bởi Chúa Giêsu đã nói: “Thầy đây đừng sợ” (Ga 6.20).

PV. Chúng con xin cám ơn Cha, và xin Chúa ban cho Cha đầy hồng ân trong sứ vụ của Cha.

Gioan Lê Quang Vinh thực hiện
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Định hướng mãi sẽ có ngày xuống lỗ
Phạm Trần
22:56 10/05/2017
ĐỊNH HƯỚNG MÃI SẼ CÓ NGÀY XUỐNG LỖ

Sau 6 ngày họp được ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mô tả là “khẩn trương, nghiêm túc”, Hội nghị Trung ương 5/Khóa đảng XII của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã kết thúc chiều Thứ Tư, 10-05-2017, sau khi rặn mãi mới đẻ ra được 3 Nghị quyết “đổi mới nhưng không đổi mầu”, gồm:

- Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.

- Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hãy để bàn sau chuyện Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) làm ăn ra sao mà phải “cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu qủa”.

MỚI MÀ VẪN CŨ

Chuyện bàn ngay là làm gì có cái gọi là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” mà hòan thiện ?

Từ lâu kinh tế thế giới chỉ có 2 cực rõ ràng: Tự do Tư Bản và Độc tài Cộng sản. Chả làm gì có cái đứng giữa giở giăng giở đèn như Lãnh đạo CSVN tô vẽ cho khỏi bẽ mặt vì đã mượn đầu heo Tư bản nấu cháo cứu đói.

Thế mà từ lâu, những cái đầu lý luận đá nhiều hơn óc được đảng nuôi ăn trong Hội đồng lý luận Trung ương vẫn huênh hoang coi đó là một khám phá mới “chưa có tiền lệ” của Việt Nam.

Thực tế thì khác. Kể từ khi nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh công bố chủ trương được gọi là “Đổi mới” tại Đại hội đảng VI năm 1986 để cứu Việt Nam khỏi chết thì Chủ nghĩa Cộng sản chỉ còn tồn tại trên lý thuyết ở Việt Nam.

Chính sách kinh tế mới chủ trương xóa bỏ nền kinh tế tập trung, bao cấp theo mô hình Liên Xô để chuyển sang nền kinh tế theo định hướng thị trường của Tư bản chủ nghĩa, nhưng đảng CSVN vẫn lãnh đạo.

Mô hình này giống hệt, hay gọi nôm na là “bản sao” chính sách kinh tế của Trung Hoa áp dụng từ năm 1978, nhằm mở cửa buôn bán làm ăn với tất cả các quốc gia không phân biệt thể chế chính trị để cứu nguy kinh tế và giải quyết nạn thất nghiệp, khi ấy tràn lan ở Trung Hoa lục địa.

Chủ trương này, bắt đầu từ thời “mở cửa” Đặng Tiểu Bình cho đến bây giờ, thời Tập Cận Bình, được mệnh danh là "Chủ nghĩa Xã hội mang màu sắc Trung Quốc".

Phía Việt Nam chưa bao giờ nhìn nhận họ đã học làm kinh tế theo cách của Trung Hoa, hay được nước đàn anh khuyên noi theo để chống đói và phát triển. Nhưng 30 năm sau ngày Đổi mới, ông Trọng vẫn cương cổ lên khoe chủ trương “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam là “một sáng tạo mới của Đảng ta về mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.” (trích Diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 5 của ông Trọng.)

Tuy nói thế, nhưng chưa chắc ông Trọng đã có thể giải thích rành mạch được ý nghĩa của việc “theo định hướng xã hội chủ nghĩa” là theo đường lối kinh tế nào để đạt được “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" ?

Bởi vì, chính ông Trọng đã từng nói năm 2013 rằng:”Đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa” !

Nên biết đảng CSVN đã xỏ mũi dân để “qúa độ” từ khi cai trị miền Bắc năm 1954 mà bây giờ, 63 năm sau, vẫn còn phải tiếp tục “qúa độ” thì bao nhiêu năm nữa nhân dân mới đến đến được ngưỡng cửa Thiên đàng ?

Sự lúng túng của đảng CSVN đã hiện ra rất rõ tại Hội nghị Trung ương 5 khi ông Trọng cố gắng lý luận vòng vo trong diễn văn bế mạc ngày 10/05 (2017) để cuối cùng thừa nhận dù làm kinh tề kiểu nào thì nhà nước và đảng vẫn nắm quyền lãnh đạo và kiểm soát.

Ông nói:”Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế từng bước được xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa….Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển và bảo vệ tài nguyên, môi trường.”

SAU LƯNG LỜI NÓI

Ông Tổng Bí thư đảng nói thế mà không phải vậy. Nếu Việt Nam có “nhà nước pháp quyền” thì làm gì có các vụ người dân kéo đi khiếu kiện tập thể kéo dài chống quan chức chiếm đất của dân bán cho các donh nghiệp nhà nước hay của nước ngoài ?

Các doanh nghiệp của tư nhân và, nhiều trường hợp của nước ngoài, đã bị nhà nước kỳ thị, chèn ép trong các dịch vụ thuê đất, thủ tục hành chính, vây tiền và thuế vụ.

Trong khi các Doanh nghiệp nhà nước (DNNN), dù làm ăn thua lỗ liên miên, mang nợ chồng chất năm sau cao hơn năm trước mà vẫn được ưu đãi trong tất cả các dịch vụ để tồn tại.

Vì vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy ông Trọng lại hô hào:” Đổi mới vai trò, chức năng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nền kinh tế và năng lực kiến tạo sự phát triển của Nhà nước, đặc biệt là năng lực, hiệu quả thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và tổ chức thực hiện chính sách, luật pháp của Nhà nước.”

Ông còn hứa:” Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, hoàn thiện thể chế kiểm soát quyền lực, tinh giản bộ máy, biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống chính trị.”

Ông nói:”Trước mắt, cần khẩn trương rà soát, tháo gỡ những vướng mắc về thể chế kinh tế để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát nợ công, xử lý nợ xấu, cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả hệ thống các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn. Đổi mới, phát triển thị trường dịch vụ công, thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất...”

Tòan là hứa với hẹn như đảng và nhà nước đã nói đi nói lại trong suốt 30 năm qua, hay ít ra từ khi Đổi mới lần thứ nhất năm 2012.

Nếu nhà nước làm được như đã hứa thì kinh tế Việt Nam ngày nay không còn là nến kinh tế gia công, chỉ biết làm thuê cho nước goài để tồn tại.

Mấu chốt để phát triển là người dân phải có tự do để đóng góp khả năng phát triển và xây dựng đất nước. Các thương gia phải có tự do để kinh doanh, được đồi xử công bằng và ngang hàng với các doanh nghiệp nhà nước. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ hăng say đầu tư vào Việt Nam nếu có chính sách thông thoáng và được đối xử bình đẳng.

Vì vậy, dù ông Trọng có hứa sẽ “tái cơ cấu Doanh nghiệp nhà nước” để “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát, kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước…” nhưng nhà nước đã hứa làm như thế nhiều lần rồi mà có làm ra trò trống gì đâu ?

KINH TẾ TƯ NHÂN

Có lẽ vì thế mà tại Hội nghị Trung ương 5, ông Nguyễn Phú Trọng đã hết lời ca tụng vai trò kinh tế của tư nhân.

Ông nói:” Sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức của chúng ta về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan trọng. Từ chỗ kỳ thị, coi nhẹ đã thừa nhận kinh tế tư nhân "là một trong những động lực" và đến nay "là một động lực quan trọng" để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trên thực tế, kinh tế tư nhân đã ngày càng phát triển; tỉ trọng trong GDP chiếm 39 - 40%; đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn; đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh.”

Ông còn khuyến cáo cán bộ, đảng viên có trách nhiệm :”Cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về phát triển kinh tế tư nhân, coi đây là yêu cầu tất yếu, khách quan trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chăm lo phát triển kinh tế tư nhân nhanh, lành mạnh và đúng đắn hơn, thực sự trở thành một động lực quan trọng để giải phóng sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội; cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm nòng cốt để bảo đảm xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành và lĩnh vực mà pháp luật không cấm.”

Ông cũng khuyến khích :”Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phong trào khởi nghiệp.”

NGÔN NGỮ BẢO THỦ-GIÁO ĐIỀU

Ông Trọng nói thế thì hãy cứ nghe và hãy kiên nhẫn chờ xem đảng và nhá nước có làm như đã hứa sẽ làm hay cũng chỉ nói cho vui miệng như đã từng diễn ra trong suốt 30 năm qua ?

Chỉ có điều là chừng nào đảng CSVN còn duy trì làm kinh tế thị trường mà vẫn phải có cái đuôi “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, và đảng phải chỉ huy, nhà nước tiếp tục được qủan lý thì nền kính tế này vẫn không thể ngóc đầu lên được.

Bởi vì chính sách kinh tế chỉ huy này, dù có ngụy trang dưới bất kỳ hình thức nào cũng không che được sự thật là hòan toàn chống lại nền kinh tế thị trường của các nước dân chủ và tự do và là lực cản của phát triển trên mọi lĩnh vực

Bằng chứng là ông Trọng đã quanh co khi giải thích “định hướng xã hội chủ nghĩa” trong nền kinh tế hiện nay của Việt Nam là :”nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".”

Ông còn khoe không biết ngượng rằng :”Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ: Kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, các thiết chế, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với thị trường và các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực phổ biến của thế giới đương đại.”

Đáng tiếc là ông Trọng đã học thuộc lòng để đọc lại quan điểm kinh tế bảo thủ, giáo điều và lạc hậu của Hội đồng Lỳ luận Trung ương, cơ quan đã viết các Tài liệu về kinh tề và đổi mới lần 2 cho Ban Chấp hành Trung ương đảng thảo luận tại Hội nghị 5.

Vì vậy kẻ thắng thế là những cái đầu đất sét trong Hội đồng Lý luận Trung ương và người dân luôn luôn là kẻ thất bại, dù phải trả hết chi phí cho những người tham gia vào Hội nghị quan trọng này. -/-

Phạm Trần

(05/017)
 
Văn Hóa
Lễ Của Mẹ, Tưởng Nhớ Mẹ
Trần Văn Cảnh
12:57 10/05/2017
LỄ CỦA MẸ, TƯỞNG NHỚ MẸ

Nhân Ngày Lễ Của Mẹ sắp đến
vào Chúa Nhật 14 tháng 05 năm 2017,
xin dâng Mẹ đôi lời tưởng nhớ.
Trần Văn Cảnh



Trong các hình ảnh về gia đình mà mỗi người chúng ta còn giữ lại, có lẽ hình ảnh về mẹ là sâu dậm và rõ rệt hơn cả. Nó rõ rệt đến nỗi không chỉ được gợi lại qua các kỷ niệm của cuộc sống thường ngày, mà còn được viết ra cả trong thơ văn. Không cần nhìn đâu xa, chỉ cần mở bất cứ một cuốn tục ngữ ca dao nào ra, thì ta cũng đọc được nhan nhản những câu ca phác họa hình ảnh mẹ.

1. Bức tranh thứ nhất mà ca dao Việt Nam vẽ về mẹ là bức tranh bà mẹ nghĩa đức dầy công lao sinh đẻ, nuôi nấng và vun trồng gầy dựng cho con cái. Công lao này có thể được tóm gồm qua chữ ‘nghĩa‘ :

Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Có khi công lao ấy lại được tổng hợp trong chữ ‘đức‘ :
Công cha đức mẹ cao dầy,
Cưu mang trứng nước những ngày thơ ngây.

Có một điều đặc biệt là hình ảnh về mẹ thường gắn liền với hình ảnh cha. Hầu như không bao giờ ca dao nói về mẹ mà không nói về cha. Ngay cả khi dùng những hình ảnh đối chọi nhau, như núi với nước, ca dao luôn luôn nghĩ rằng cha mẹ là hai người, dẫu khác nhau, nhưng luôn bổ túc cho nhau và không thể chia lià nhau được. Gia đình ấm cúng yên vui, bởi vậy, luôn luôn là cái viễn ảnh, là cái khung trời trong đó mẹ được vẽ.

Vợ chồng là nghĩa tào khang,
Chồng hoà vợ thuận nhà trường yên vui;
Sinh con mới ra thân người,
Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.

Là vợ hiền, là mẹ tốt, tất nhiên bà là yếu tố căn bản gây nên cái đức của gia đình, làm cho cuộc sống được vuông tròn, trong đó, chồng vinh hiển, con sang giầu. Và hình ảnh ấy không người chồng nào, không người con nào quên được.

Cây xanh thì lá cũng xanh,
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Mừng cây rồi lại mừng cành,
Cây đức lắm chồi, người đức lắm con.
Ba vuông sánh với bảy tròn,
Đời cha vinh hiển, đời con sang giầu.

Đó là lý do khiến bất cứ một ai thành thân thành người, cũng đều nghĩ rằng công ơn đầu tiên là của cha mẹ. Nét vẽ thứ ba trong bức tranh về bà mẹ nghĩa đức dầy công lao nuôi nấng và gầy dựng cho con cái là công ơn chăm sóc vun trồng của bà.

Trứng rồng lại nở ra rồng,
Hạt thông lại nở cây thông rườm rà.
Có cha sinh mới ra ta,
Làm nên thời bởi mẹ cha vun trồng.

Nét vẽ vun trồng khó nhọc cho con cái thường được vẽ đậm và biểu tượng bằng hình ảnh sương tuyết.

Cây khô chưa dễ mọc chồi,
Bởi mẹ chưa dễ ở đời với ta,
Non xanh bao tuổi mà già,
Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đàu.

2. Bức tranh mẹ nghĩa đức dầy công lao sinh đẻ, nuôi nấng và vun trồng gầy dựng cho con cái là bức tranh tổng quát thường được xếp hàng đầu và thường dễ thấy nhất trong ca dao. Nhưng không chỉ có bức tranh ấy. Bên cạnh bức tranh nghĩa và đức của mẹ, người ta còn thấy bức tranh thứ hai, có lẽ chi tiết hơn, nhưng không kém vẻ kiều diễm. Đó là bức tranh người mẹ, bà giáo hiền dậy con. Trong cái khung cảnh thái bình và hạnh phúc của nền kinh tế và văn hoá nông nghiệp, lý tưởng giáo dục của các bà mẹ không vượt ngoài khuôn khổ lý tưởng giáo dục chung của xã hội, trong đó, trai thì phải xuất xử, gái thì phải cửi canh :

Trên trời có cái cầu vồng,
Kẻ chợ cầu Muống, cửa đông cầu Rền
Vua trên đền, cầu vàng cầu bạc,
Các lái buôn cầu nước cầu non
Đôi ta cầu của cầu con,
Con đẹp giống mẹ, con dòn giống cha.
Con gái dệt cửi trong nhà,
Con trai đi học đỗ ba khoa liền.
Con lớn thì đỗ trạng nguyên,
Hai con tiến sĩ đỗ liền cả ba.
Vinh qui bái tổ về nhà,
Bõ công đèn sách mẹ cha nuôi thầy.

Có một ước vọng rõ rệt như vậy về cuộc đời cho con cái, bà không ngần ngại đem ra áp dụng bằng cách khuyên dậy, răn bảo con cái :

Con ơi, muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.
Gái thì giữ việc trong nhà,
Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa.
Trai thì đọc sách ngâm thơ,
Dùi mài kinh sử để chờ kịp khoa.
Mai sau nối được nghiệp nhà,
Trước là đẹp mặt, sau là ấm thân.

Trong việc dậy bảo, giáo dục ấy, dường như việc khoa bảng và nho học là quan trọng hơn cả.

Mừng nay nho sĩ có tài,
Bút nghiên dóng dả giùi mài nghiệp Nho.
Rõ ràng nên đấng học trò,
Công danh hai chữ trời cho dần dần.
Tình cờ chiếm được bảng xuân,
Ấy là phú quí đầy xuân quế hoè.
Một mai chân bước Cống, Nghè,
Vinh qui bái tổ, ngựa xe đưa mình.
Bốn phương nức tiếng vang lừng,
Ngao du Bể Thánh, vẫy vùng Rừng Nho.
Quyền cao chức trọng Trời cho,
Bõ công học tập, bốn mùa chúc minh.
Vui đâu bằng Hội đề danh,
Nghề đâu bằng nghiệp học hành là hơn.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy xuôi.
Phu nhân thời có công nuôi,
Toàn gia hưởng phúc lộc trời ban cho.
Vì vậy, bà cố sức :
Dậy con từ thủa tiểu sinh,
Gần thầy, gần bạn tập tành lễ nghi.
Học cho cách vật trí tri,
Văn chương chữ nghĩa, nghề gì cũng thông.

Và không quên nhắc nhở con cái về cái gia nghiệp, về đức cần kiệm, về cách làm ăn :

Trăm năm như cõi trời chung,
Trăm nghề cũng phải có công mới thành.
Cứ trong gia nghiệp nhà mình,
Ngày đêm xem sóc giữ gìn làm ăn.
Chữ rằng ‘Tiểu phú do cấn’,
Còn như ‘Đại phú‘ là phần ‘do thiên’.
Đừng trễ nải, chớ ghét ghen,
Còn như lộc nước, có phen dồi dào.

Bà cũng không quên rằng xã hội không chỉ có ‘sĩ‘, mà còn có ‘nông’, ‘công’ và ‘thương’. Và chịu ảnh hưởng sâu đậm văn hóa Khổng nho, bà vẫn tâm niệm rằng :

Trời thu vừa gặp tiết lành,
Muôn dân yên khỏe thái bình âu ca.
Muốn cho yên nước, yên nhà,
Một là đắc hiếu, hai là đắc trung.
Trong bốn nghiệp ra công gắng sức,
Đường nghĩa phương ta phải khuyên con.

3. Cạnh kề hai bức tranh trên, còn một bức tranh thứ ba rất linh hoạt về mẹ. Đó là bức tranh người mẹ đảm đang. Dĩ nhiên cũng như hai bức tranh trước, trong bức tranh này, người mẹ tốt và người vợ hiền như chồng lên nhau thành một. Sự đảm đang của bà trước nhất là ở việc quán xuyến công việc cửa nhà.

Canh một dọn cửa dọn nhà,
Canh hai dệt cửi, canh ba đi nằm.
Lo cho chồng học hành
Canh tư bước sang canh năm,
Trình anh dậy học, chớ nằm làm chi.
Nữa mai Chúa mở khoa thi,
Bảng vàng choi chói kìa đề tên anh.
Bõ công cha mẹ sắm sanh,
Sắm nghiên, sắm bút cho anh học hành.
Lo lắng săn sóc nuôi nấng con cái
Miệng ru mắt nhỏ đôi hàng
Thương con càng lớn mẹ càng thêm lo

Nết đảm đang thứ hai của bà là ở sự thông thạo công việc đồng áng.

Khó thay công việc nhà quê,
Cùng năm khó nhọc dám hề khoan thai.
Tháng chạp thời mắc trồng khoai,
Tháng giêng trồng đău, tháng hai trồng cà.
Tháng ba cầy vỡ ruộng ra,
Tháng tư bắt mạ thuận hòa mọi nơi.
Tháng năm gặt hái vừa rồi,
Bước sanh tháng sáu nước trôi đầy đồng.
Nhà nhà, vợ vợ, chồng chồng,
Đi làm ngoài đồng, sá kể sớm trưa.
Tháng sáu, tháng bảy khi vừa,
Vun trồng giống lúa, bỏ chừa cỏ tranh.
Tháng tám lúa rỗ đã đành,
Tháng mười cắt hái cho nhanh kịp người.
Khó khăn làm mấy tháng trời,
Lại còn mưa nắng bất thời khổ trông.
Cắt rồi nộp thuế nhà công,
Từ rầy mới được yên lòng ấm no.

Và nét đảm đang thứ ba của bà được thấy rõ ở việc thành thạo công thương.

Một năm chia mười hai kỳ,
Thiếp ngồi thiếp tính khó gì chẳng ra.
Tháng giêng ăn tết ở nhà,
Tháng hai rỗi rãi quay ra nuôi tằm.
Tháng ba đi bán vải thâm,
Tháng tư đi gặt, tháng năm trở về,
Tháng sáu em đi buôn bè,
Tháng bảy, tháng tám trở về đong ngô...

4. Trong ba bức tranh trên, hình ảnh đảm đang của bà mẹ đã được họa trong khung cảnh của một gia đình đầy đủ. Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng hoàn hảo như thế. Có những lúc người cha đi vắng. Sự can đảm của người mẹ thực là cao cả. Bức tranh thành ra chứa chất những nét đớn đau, vừa hào hùng, vừa bi thảm. Bức tranh thứ tư về mẹ phải là bức tranh ‘Mẹ can đảm sầu bi ‘

Anh đi, em ở lại nhà,
Hai vai gánh vác mẹ già con thơ.
Lầm than bao quản muối dưa,
Anh đi, anh liệu chen đua với đới.

Hoặc thì nét nhớ nhung, nét cô đơn phảng phất khắp bức tranh.

Bác mẹ già lơ phơ đầu bạc,
Con chàng còn trứng nước thơ ngây.
Có hay chàng ở đâu đây,
Thiếp xin mượn cánh chắp bay theo chàng.

Bức tranh này thành ra thống thiết, nếu sự vắng bóng của người cha là vĩnh viễn. Hình ảnh mẹ góa nuôi con côi thực là chơi vơi.

Thiệt hại thay cho thằng bé nên ba,
Nó lăn, nó khóc giữa nhà năm gian,
Khóc than giữa chốn linh sàng,
Ba vuông nhiễu tím đôi hàng chữ vôi.
Chớ thiệt hại thay, người khác thì đã yên rồi,
Để cho người sống ở đời trơ vơ.
Ba bốn năm nhang khói thiếp tôi phụng thờ,
Đầu đội chữ hiếu, tay xe chữ tình.
Chữ Hiếu Trung, tôi gánh vác một mình,
Chẳng hay chàng có thấu tình thiếp hăng ?
Đường đi Khuất nẻo khói chùng.


Dĩ nhiên về người mẹ, ca dao Việt Nam không chỉ họa có bốn bức tranh trên, mà còn họa biết bao bức tranh khác nữa, trong đó nhiều hình ảnh khác được ghi nhận, nhiều nét vẽ khác được phác họa, nhiều sắc mầu khác được tô điểm. Nhưng đó là bốn bức độc đáo hơn cả.

Trong những bức khác, nét vẽ có vẻ tượng trưng, trừu tượng hơn, thoạt nhìn chẳng thấy nét nào về mẹ, như những bức tranh sơn thủy, tứ thời, đồng áng. Nhưng nếu biết mẹ là biểu tượng của sự khôn ngoan, được diễn tả bằng hình ảnh nước, mẹ là nguồn gốc và là kết quả của việc đồng áng,...thì những bức tranh về mẹ đếm sao cho hết.

Có những bức khác, hình ảnh mẹ lại ẩn hiện trong những cảnh khác của cuộc sống : cảnh cưới hỏi, cảnh đình đám, cảnh chợ búa,... Đâu đâu, nếu biết nhìn, và muốn nhìn, thì người ta cũng thấy những hình ảnh mẹ.

Vì hình ảnh mẹ được vẽ nhiều và khắp nơi như vậy, thành ra nhiều lúc và nhiều người không thấy mẹ, nhất là những lúc còn mẹ, có mẹ. Nhưng khi nào mẹ mất, lúc đó người ta mới thấy mẹ ; đúng hơn là thấy thiếu mẹ./.


Trần Văn Cảnh
 
Tổng Thống Ronald Reagan, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, và Fatima
Vũ Văn An
21:29 10/05/2017
Hôm đó là ngày 6 tháng Sáu năm 1987. Tổng Thống Ronald Reagan đang trên đường tới Rôma để hội kiến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Cuộc hội kiến đầu tiên của họ đã diễn ra cách đó 5 năm, ngày 7 tháng Sáu năm 1982, trong đó, hai người chia sẻ với nhau các xác tín chung rằng việc Thiên Chúa cho họ sống thoát các mưu toan ám sát vào một năm trước chắc chắn có một mục đích đặc biệt, đó là đánh bại chủ nghĩa cộng sản vô thần Xô Viết. Với Đức Gioan Phaolô II, trải nghiệm gần chết này xẩy ra ngày 13 tháng Năm năm 1981, Ngày Lễ Đức Mẹ Fatima, Đấng mà lời bầu cử được ngài tin chắc đã cứu mạng sống ngài.

Nay, vào ngày 6 tháng Sáu, năm 1987, Tổng Thống Ronald Reagan chắc chắn đã nghe rõ câu truyện trên rồi, qua Frank Shakespeare, đại sứ của ông tại Vatican.

Paul Kengor, giáo sư Khoa Học Chính Trị tại Cao Đẳng Grove City, tác giả cuốn A Pope and a President, vừa xuất bản hồi tháng Tư vừa qua, cho hay chính cựu đại sứ Frank Shakespeare đã xác nhận với ông rằng Đại Sứ đã thuyết trình cho Tổng Thống Reagan về Fatima trong chuyến Ý du của ông này hồi tháng Sáu năm 1987. Lúc đó, Tổng Thống Reagan đang dự hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Bắc Ý. Ông mong bay tới Rôma để hội kiến với Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, người mà ông luôn tìm cách hội kiến bất cứ khi nào có thể. Đại Sứ Shakespeare luôn hiện diện bên Tổng Thống Reagan suốt trong những ngày ở Rôma, diện đối diện, trên máy bay, trong xe hơi.

Ông cho biết: “tôi nói với Tổng Thống Reagan về Fatima trong chuyến đi này, trên máy bay và ở trong xe. Và Tổng Thống lắng nghe một cách rất, rất ư cẩn thận, rất chú ý. Ông hết sức lưu tâm”.

Thực ra, theo Paul Kengor, Reagan từng được nghe về Fatima trước đó, tức ngày 9 tháng Năm năm 1985, lúc ông đọc diễn văn trước quốc hội Bồ Đào Nha.

Người viết bài diễn văn trên cho Tổng Thống Reagan chính là Tony Dolan, một người Công Giáo sùng đạo, có lòng sùng kính đối với Đức Mẹ, đối với Fatima và đối với các lần Đức Mẹ hiện ra. Dolan biết rất rõ về Fatima và cho Kengor hay: Tổng Thống Reagan cũng biết khá rõ: “Ông biết Fatima ra sao. Fatima từ lâu vốn là một phần của phong trào chống cộng sản. Phong trào Fatima là một điều ông đã biết từ lâu. Và ông biết cả khía cạnh huyền nhiệm của nó nữa”.

Nghĩa là Tổng Thống rất kính trọng Mẹ Chúa Giêsu. Hơn nữa, cha Reagan vốn là một người Công Giáo, người anh và chị dâu của ông cũng là những người Công Giáo sùng đạo, ngày nào cũng rước lễ, triệt để chống cộng, dĩ nhiên biết Đức Mẹ Fatima. Ngoài ra, ông còn được vây quanh bởi nhiều nhân viên Công Giáo, những người như Bill Casey và Bill Clark. Người ta còn cho rằng Reagan không xa lạ gì với câu truyện Fatima, vì hồi ông làm chủ tịch Nghiệp Đoàn Tài Tử Hollywood, một cuốn phim lớn về các cuộc hiện ra ở Fatima đã được sản xuất tại đây.

Dù gì, thì chứng cớ công cộng cho thấy hiểu biết của Tổng Thống Reagan về Fatima cũng rất hiển nhiên qua bài diễn văn đọc trước Quốc Hội Bồ Đào Nha năm 1985. Các dân biểu hôm đó hết sức ngạc nhiên khi họ nghe lời dịch bài diễn văn của ông:

“Những con người nhân bản không phải chỉ là một thành phần nữa của vũ trụ vật chất, không phải chỉ là một mớ nguyên tử. Chúng ta tin vào một chiều kích khác, khía cạnh tâm linh của con người. Chúng ta tìm được nguồn gốc siêu việt cho việc chúng ta đòi quyền tự do nhân bản, chúng ta cho rằng các quyền bất khả nhượng phát xuất từ một nguồn lớn lao hơn chính chúng ta.

“Không người nào đã làm nhiều hơn thế trong việc nhắc nhở thế giới nhớ tới chân lý về phẩm giá con người, cũng như chân lý cho rằng hoà bình và công lý bắt đầu từ mỗi người chúng ta, hơn là con người đặc biệt đã tới Bồ Đào Nha cách nay mấy năm sau cuộc mưu toan khủng khiếp nhằm ám sát ngài. Ngài tới đây, tới Fatima, địa điểm có đền thánh vĩ đại của qúy vị, để làm trọn lòng sùng kính đặc biệt của ngài đối với Đức Maria, để khẩn xin ơn tha thứ và lòng cảm thương giữa con người với nhau, để cầu xin cho hòa bình và việc nhìn nhận nhân phẩm khắp thế giới.

“Khi tôi gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II một năm trước đây ở Alaska, tôi đã cám ơn ngài vì đời sống và việc tông đồ của ngài. Và tôi dám góp ý với ngài rằng gương sáng của những người như ngài và việc cầu nguyện của những người đơn sơ khắp nơi, đơn sơ như các trẻ em Fatima, có nhiều sức mạnh hơn mọi đạo quân và các chính khách vĩ đại của thế giới”.

Khi nghe chữ “Fatima” từ chính miệng Tổng Thống Reagan, cả quốc Hội Bồ Đào Nha đã vỗ tay vang dội. Họ không ngờ một vị quốc trưởng Thệ Phản, trong một bài diễn văn chính thức, lại đã nhắc tới địa danh thánh thiêng của họ.

Dolan cho biết chính ông đã lồng địa danh ấy vào bài diễn văn và Tổng Thống Reagan rất đắc ý. Tuy nhiên, truyền thông chính giới Hoa Kỳ không ai lưu ý. Kengor cho rằng có thể vì trong chuyến Âu Du 10 ngày này, vụ Bitburg kéo chú ý của họ nhiều hơn.

Thực vậy, tại Tây Đức, Tổng Thống Reagan đã tới thăm và đặt vòng hoa tại nghĩa trang Bitburg, nơi an táng 2,000 binh sĩ Đức, trong đó có 49 SS của Quốc Xã. Việc này bị dư luận tại Đức và quốc nội Hoa Kỳ phản đối dữ dội, khiến ông sau đó phải hối tiếc vì đã “mở lại các vết thương cũ”, dù ông có thiện chí muốn nối “quá khứ với hiện tại”, các kẻ thù cũ nay thành bằng hữu. Nhân viên Tòa Bạch Ốc phải thừa nhận đây là “sự thất bại lớn nhất của nhiệm kỳ tổng thống của Ông Reagan”.

Như ta đã thấy, nhờ cả Tổng Thống Reagan lẫn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cùng lưu ý tới Fatima, nơi Đức Mẹ nói tới thảm họa Cộng Sản đầu tiên, hai người đã cùng nhau noi gương Đức Mẹ đạp dập đầu con rắn đỏ và đã thành công.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Của Mẹ
Dominic Đức Nguyễn
20:14 10/05/2017
NỤ CƯỜI CỦA MẸ
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Dù cho vất vả trăm bề
Có con có mẹ chẳng nề gian lao.
(bt)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 04-10/05/2017: Bước tiến đáng kể trong án tuyên thánh cho ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:16 10/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chuyện không tin được đã xảy ra: Nga tổ chức tưởng niệm hoàng gia Nga bị cộng sản sát hại

Trong một sự kiện mà cách đây mấy thập niên, nằm mơ người ta cũng không tưởng tượng ra được, Tổng thống Nga đã cùng với Đức Thượng Phụ Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa tham dự lễ thánh hiến một cây thánh giá được đặt tại địa điểm nơi một thành viên hoàng gia Nga đã bị cộng sản ám sát.

Hoàng tử Sergey Alexandrovich, con thứ năm của Hoàng hậu Nicholas II, đã bị cộng sản ám sát vào năm 1905. Hoàng gia Nga lúc đó đã cho dựng một cây thánh giá để tưởng nhớ ông.

Sau cuộc cách mạng Bolshevik, đích thân Vladimir Lenin đến tận nơi trực tiếp giám sát việc phá hủy cây thánh giá này.

Trong diễn từ của ngài, được trực tiếp truyền hình, Đức Thượng Phụ Kirill lên án “sự khinh miệt mạng sống con người” và “sự sẵn sàng đưa mạng sống con người lên một bàn thờ đẫm máu của cuộc nổi dậy chính trị Bolshevik”.

Tổng thống Vladimir Putin nói: “Tội phạm này của cộng sản là khúc dạo đầu của các sự kiện bi thảm, gây bất đồng trong xã hội, tạo ra các xung đột dân sự bi đát, mà nước Nga đã phải đối mặt. Đó là những tổn thất nặng nề nhất, là một thảm hoạ quốc gia thực sự, là mối đe dọa cho sự sống còn của dân tộc Nga”.

2. Đức Thánh Cha tiếp Giáo Hoàng Chủng Viện miền Campano di Posillipo

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị giảng huấn tại Giáo Hoàng chủng viện miền Campano di Posillipo nam Italia huấn luyện các chủng sinh về tương quan tình bạn với Chúa Giêsu, học cách phân định, và nhận ra tiếng Chúa.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng mùng 6 tháng Năm, dành cho 120 linh mục và chủng sinh thuộc chủng viện vừa nói. Chủng viện này được thánh Piô 10 thành lập năm 1912 dành cho nhiều giáo phận ở miền nam Italia và hiện là chủng viện duy nhất ở Italia do các cha dòng Tên điều khiển. 22 giáo phận hiện có chủng sinh theo học tại đây.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha nói với ban giảng huấn rằng huấn luyện về linh đạo cho các linh mục giáo phận theo phương pháp sư phạm Linh Thao của thánh Y Nhã là một trách vụ cam go, nhưng đồng thời đầy phấn khởi. Trong chiều hướng này, ngài khuyến khích các vị đặt ở vị trí trung tâm tương quan bản thân của các chủng sinh với Chúa Kitô, được tỏ lộ ưu tiên qua tình yêu thương đối với người nghèo; tiếp đến là giáo dục về sự phân định, giúp những người trẻ nhận ra tiếng Chúa giữa bao nhiêu tiếng nói vang dội và nhiều khi tràn vào tai và tâm hồn con người. Việc tập luyện phân định phải trở thành một nghệ thuật giáo dục thực sự, để linh mục trở thành một người phân định đích thực.

Đức Thánh Cha nói: “Để được như vậy, cần phải quen thuộc với việc lắng nghe Lời Chúa, nhưng đồng thờ cũng phải gia tăng ý thức về bản thân, về thế giới nội tâm của mình, với những tình cảm và lo sợ”.

Sau cùng huấn luyện linh mục theo linh đạo Y Nhã là ngày càng tỏ ra cởi mở hơn đối với chiều kích của Nước Thiên Chúa, vun trồng ước muốn “ngày càng hơn nữa”, ngày càng quảng đại hơn trong sự hiến thân cho Chúa và tha nhân, cũng như cho người ở trước mặt. Tìm kiếm nước Chúa có nghĩa là từ chối tiêu chuẩn tầm thường.

Trong chiều hướng đó, năm nay, đại chủng viện Campano di Posilippo này chọn đề tài: “Tìm kiếm trước tiên Nước Thiên Chúa và sự công chính của Ngài” (Mt 6,36). Điều này giúp các vị giảng huấn mở rộng chân trời đào tạo, không hài lòng với việc đạt tới một vai trò, không thỏa mãn với những gì đạt được và an nghỉ trong thành công, nhưng ngày càng vun trồng ước muốn phục vụ trước tiên Chúa nơi anh em”.

3. Sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ký sắc lệnh mở đường cho việc tuyên chân phước cho 4 vị và công nhận những nhân đức anh hùng của Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận.

Tòa thánh Vatican đã công bố tin này sau buổi tiếp kiến của Đức Thánh Cha Phanxicô dành cho Đức Hồng Y Angelo Amato, vào sáng thứ Năm, ngày 4 tháng Năm

Sắc lệnh vừa công bố nhìn nhận bốn phép lạ. Phép lạ thứ nhất nhờ lời cầu bầu của Tôi tớ Chúa là cha Phanxicô Solano Casey, linh mục dòng Capuchin; sinh ngày 25 tháng 11 năm 1870 và qua đời ngày 31 tháng 7 năm 1957.

Phép lạ thứ hai nhờ lời cầu bầu của Tôi tớ Chúa là Adelaide de Batz de Trenquelléon, là vị sáng lập Dòng Con gái Mẹ Vô Nhiễm; sinh ngày 10 tháng 6 năm 1789 và qua đời ngày 10 tháng 1 năm 1828.

Phép lạ thứ ba nhờ lời cầu bầu của Tôi tớ Chúa là Clara Fey, vị sáng lập Học viện Các Nữ Tu dành cho Trẻ Em nghèo; sinh ngày 11 tháng 4 năm 1815 và qua đời ngày 8 tháng 5 năm 1894.

Phép lạ thứ tư nhờ lời cầu bầu của Tôi tớ Chúa Catalina de María, vị sáng lập Hội dòng Nữ tu Trái tim Chúa Giêsu; sinh ngày 27 tháng 11 năm 1823 và qua đời ngày 5 tháng 4 năm 1896.

Sắc lệnh cũng công nhận việc tử đạo của Tôi tớ Chúa Luciano Botovasoa, giáo dân và là người cha gia đình thuộc Dòng ba Phanxicô, bị giết vì hận thù đức tin tại Vohipeno, Madagascar vào ngày 17 tháng 4 năm 1947.

Đặc biệt, sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của Tôi tớ Chúa là Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, sinh ngày 17 tháng 4 năm 1928 và qua đời ngày 16 tháng 9 năm 2002; và của 5 vị khác.

4. Chính phủ Venezuela mở cuộc tấn công hàng giáo phẩm Công Giáo để trốn tránh trách nhiệm về cuộc khủng hoảng

Đức Hồng Y Baltaz Porras Cardozo của Merida cảnh báo rằng nạn đói ngày càng trở nên trầm trọng hơn trong khi cuộc khủng hoảng chính trị - kinh tế vẫn tiếp diễn ở Venezuela, và chính phủ của Nicolas Maduro vẫn tiếp tục phủ nhận trách nhiệm đối với hoàn cảnh thê thảm của đất nước.

Đức Hồng Y nói: “Chế độ Maduro khăng khăng đổ trách nhiệm về mọi thứ đang xảy ra cho phe đối lập và cho các thứ 'đế quốc' đang muốn xâm lược quốc gia. Giờ đây, chế độ này lại cho thấy một xu hướng đang gia tăng là đổ lỗi cho tình trạng bất ổn của xã hội lên hàng giáo phẩm Giáo Hội Công Giáo, mặc dù, ai cũng nhận thấy là chúng tôi đã từng kêu gọi đàm phán để chấm dứt bế tắc chính trị.”

Đức Hồng Y Porras nói rằng các cuộc thương thảo giữa chính phủ và phe đối lập đã không đi đến đâu vì chính phủ từ chối thực hiện những điều kiện mà chính họ đã cam kết. Đó là thả các tù nhân chính trị, đưa ra một kế hoạch bầu cử cụ thể, cho Quốc hội được tái nhóm, và mở cửa đất nước với thế giới để các nỗ lực cứu trợ nhằm giảm bớt tình trạng thiếu lương thực và thuốc men có thể được thực hiện.

Căng thẳng gia tăng ở Venezuela sau khi có nhiều tin đồn rằng một tù nhân chính trị nổi tiếng, là ông Leopoldo Lopez, đã chết trong tù. Mặc dù những tin đồn này chưa được xác nhận, nhưng đã đủ để gây ra một làn sóng phản đối mới.

5. Đức Thánh Cha tiếp kiến các thành viên tham dự cuộc họp khoáng đại của Bộ Truyền thông

Đức Thánh Cha khuyến khích Bộ Truyền thông nghiên cứu các tiêu chuẩn và các thể thức mới để loan báo Tin Mừng lòng thương xót cho muôn dân.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng mùng 4 tháng Năm dành cho 40 tham dự viên khóa họp toàn thể đầu tiên của Bộ truyền thông, dưới quyền chủ tọa của Đức Ông Bộ trưởng Dario Viganò. Trong số 16 Hồng Y, Giám Mục và giáo dân thành viên của Bộ này, cũng có Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám Mục giáo phận Mỹ Tho.

Lên tiếng trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng Bộ Truyền Thông được thành lập để đáp ứng thách đố truyền thông ngày nay, với sự hiện diện và phát triển của các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, với các nhân tố đồng qui và tương tác. Bộ này không phải là một sự tập hợp hoặc thích ứng các cơ quan truyền thông đã có của Tòa Thánh, nhưng là được kiến tạo hoàn toàn mới.”

Đức Thánh Cha ghi nhận những cố gắng của Bộ Truyền Thông trong việc hợp lý hóa các làn sóng ngắn hướng về các nước có ít phương tiện kỹ thuật như Phi châu. Các sóng ngắn không bao giờ bị bãi bỏ. Ngài cũng loan báo tiến trình theo đó trong thời gian tới đây Báo Quan Sát Viên Roma, Nhà Xuất bản, nhà in đa ngữ Vatican cũng sẽ gia nhập cộng đoàn làm việc của Bộ Truyền thông.

Sau cùng, Đức Thánh Cha cảnh giác rằng: “Chúng ta đừng để cho mình bị chiến thắng vì cám dỗ gắn bó với quá khứ vinh quang; trái lại chúng ta hãy thực hiện một trò chơi đồng đội lớn để đáp ứng hữu hiệu hơn những thách đối về truyền thông mà nền văn hóa ngày nay đòi hòi chúng ta, không chút sợ hãi và cũng chẳng tưởng tượng ra những bối cảnh kinh hoàng”.

6. Đức Thánh Cha phong chức linh mục cho 10 thầy Phó Tế trong ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Chiên Lành

Sáng Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh, Lễ Chúa Chiên Lành, cũng là ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu, Đức Thánh Cha đã phong chức linh mục cho 10 thầy Phó Tế.

Trong bài giảng, bên cạnh những lời nhắn nhủ thường thấy trong nghi thức phong chức linh mục, Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh ba ý sau:

Thứ nhất, ngài nhắc nhở rằng chức tư tế không phải là “sự nghiệp” theo nghĩa thông thường, và không nên được coi như một con đường để thăng tiến trong Giáo Hội. “Những người này đã được Chúa chọn không phải để hành động theo đường lối riêng của mình, nhưng để thi hành việc phục vụ này”.

Đức Thánh Cha cũng nhắn nhủ các tân chức “Đừng đưa ra các bài thuyết giảng quá cao xa hay phức tạp. Hãy nói đơn giản, như Chúa chúng ta, Đấng làm rung động những con tim.”

Ngài giải thích rằng: “Một vị linh mục có lẽ đã nghiên cứu nhiều về thần học và đã đạt được một hoặc hai hay ba bằng cấp chuyên môn, nhưng không học được cách vác Thánh giá Chúa Kitô, thì cũng vô dụng: ngài có thể là một học giả tốt, một giáo sư giỏi, nhưng không phải là một linh mục.”

Trích từ văn bản trong nghi thức phong chức linh mục, Đức Thánh Cha nói: “Tôi xin anh em nhân danh Chúa Kitô và Giáo Hội Người, là hãy có lòng thương xót, luôn luôn như thế: đừng chồng chất lên vai các tín hữu với những gánh nặng mà họ không thể vác nổi (và chính anh em cũng không vác nổi). Chúa đã khiển trách các thầy thông luật về điều này, và gọi họ là những kẻ giả hình.”

Một công việc thương xót cụ thể mà Đức Thánh Cha kêu gọi các tân chức phải chú ý thi hành là thăm viếng người bệnh. “Đó là một trong những nhiệm vụ, có lẽ là một điều rất phiền toái, thậm chí gây khó chịu - là đi thăm các bệnh nhân. Nhưng hãy làm điều đó, hỡi tất cả các anh em. Cả các tín hữu giáo dân cũng nên làm điều đó, và cả các phó tế, nhưng đừng quên chạm vào xác thịt của Đấng Cứu Thế trên những người đau yếu: điều này thánh hóa anh em và sẽ dẫn anh em đến gần Chúa Kitô hơn”.

Đức Thánh Cha đã kết thúc bài giảng với lời kêu gọi hãy hân hoan trong mọi sự.

“Anh em hãy vui vẻ, đừng bao giờ buồn. Với niềm vui, anh em hãy phục vụ của Chúa Kitô, ngay giữa những đau khổ, hiểu lầm, thậm chí giữa tội lỗi của chính mình. Có một tấm gương về Chúa Chiên Lành trước mắt anh em. Người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ.”

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nói, “Xin vui lòng, đừng là 'chúa', đừng là các ‘công chức giáo sĩ’, nhưng hãy là các mục tử của Dân Chúa.”

7. Khiêu khích người Công Giáo, các quan chức thành phố Mumbai phá hủy thánh giá thứ hai

Chỉ vài ngày sau khi Đức Hồng Y Oswald Gracias phản đối việc phá hủy một cây thánh giá lịch sử được dựng trên một mảnh đất tư nhân ở Mumbai, Ấn Độ, một cây thánh giá khác đã bị phá hủy ở ngoại ô thành phố.

Cây thánh giá thứ hai được dựng tại làng Kalina, ở một vùng ngoại ô của Mumbai đã bị phá hủy hôm mùng 4 tháng Năm, chỉ một ngày sau cuộc biểu tình phản đối của hàng ngàn người Công Giáo tại tòa thị chính thành phố Mumbai.

Mumbai khét tiếng về nạn tham nhũng tại Ấn Độ. Cho nên, nhiều người quan ngại rằng chủ trương khiêu khích người Công Giáo không phải do các quan chức địa phương đề ra. Họ là những người “thực tiễn”, không thích sóng gió. Chủ trương triệt hạ thánh giá rõ ràng xuất phát từ trung ương trong cao trào chèn ép các tôn giáo không phải là Ấn Giáo, từ sau khi lãnh tụ Ấn Giáo cực đoan là Narendra Modi được bầu làm thủ tướng từ tháng 5 năm 2014 đến nay.

Tưởng cũng nên nhắc lại, cây thánh giá thứ nhất bị phá hủy hôm 29 tháng Tư đã được dựng nên vào năm 1895 tại một khu đô thị cũ trong thời gian một bệnh dịch tàn phá thành phố này.

Các quan chức đã trích dẫn một đạo luật trong đó cấm các biểu tượng tôn giáo trên tài sản công cộng. Tuy nhiên, người chủ sở hữu của phần đất nơi thánh giá được dựng cho rằng ông đã trình cho các quan chức thành phố bằng chứng rõ ràng rằng cây thánh giá được dựng trên bất động sản của tư nhân.

Các quan chức ra lệnh phá hủy thánh giá này “phải chịu trách nhiệm về hành động này, đó là một hành động bất hợp pháp,” Đức Hồng Y Gracias nói.

8. Một Kitô hữu Pakistan bị án tù chung thân vì bị vu cáo báng bổ Hồi giáo

Anh Zafar Bhatti, một Kitô hữu, đã bị vu cáo xúc phạm Hồi giáo vào năm 2012, đã bị tòa án tại tỉnh Rawalpindi kết án tù chung thân hôm 03/05.

Bhatti bị kết án là đã gửi các tin nhắn bằng điện thoại di động, có nội dung xúc phạm đến Hồi giáo. Anh đã phủ nhận các lời cáo buộc và giải thích với quan tòa rằng số điện thoại đó không phải do anh đứng tên.

Năm 2012, Bhatti bị bắt và bị giam ở nhà tù Rawalpindi. Vì những đe dọa nguy hiểm cho mạng sống của Bhatti nên phiên tòa được xử ngay bên trong nhà tù. Buổi xét xử cuối cùng diễn ra hôm 24/04 và ngày 03/05 vừa qua, quan tòa đã kết án anh bị tù chung thân.

Theo các luật sư Kitô giáo, các tòa án Pakistan thường kết án tử những người bị tố cáo vi phạm luật 295 c (một trong những điều tạo nên cái gọi là Luật phạm thượng), nhưng vì họ không có chứng cứ phạm tội rõ ràng của Bhatti nên anh chỉ bị xử tù chung thân. Các luật sư bào chữa cho Bhatti cũng bị đe dọa, do đó buổi hầu tòa đã được chuyển đến Lahore, cũng là nơi gia đình của Bhatti đang sinh sống. Theo các luật sư, Bhatti lẽ ra phải được trắng án vì thiếu bằng chứng, nhưng anh bị xử chung thân do áp lực của các tín đồ Hồi giáo.

9. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Thật xấu hổ khi người ta đặt tên cho một trái bom như thế”.

Hôm thứ Bẩy, 6 tháng Năm, trong cuộc gặp gỡ dành cho các sinh viên tại Rôma tham dự cuộc gặp gỡ vì Hòa Bình và Nhân Quyền, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chỉ trích quân đội Hoa Kỳ đã đặt tên cho những quả bom lớn nhất trong kho của mình là “mẹ của tất cả bom”.

Qủa bom nặng 9,800kg có tên chính thức là “Massive Ordnance Air Blast” được quân đội Mỹ gọi là “Mother Of All Bombs” - “Mẹ của Tất cả Bom” vì sức mạnh kinh khủng của nó.

Đức Thánh Cha nói với các sinh viên tại Vatican: “Tôi cảm thấy xấu hổ khi nghe tên này.

Một người mẹ là một người mang lại cuộc sống còn cái thứ này chỉ mang lại cái chết, thế mà người ta dám gọi nó là một người mẹ. Chuyện gì đang xảy ra?”

Lời chỉ trích này được đưa ra chỉ vài tuần trước khi Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, là người đã cho phép sử dụng những qủa bom này nhằm chống lại các chiến binh thánh chiến Hồi Giáo tại Afghanistan vào tháng Tư vừa qua.

MOAB được vận chuyển máy bay vận tải khổng lồ C-130, được thả xuống bằng dù và có sức công phá trong một vòng tròn bán kính rộng tới 1.6km. Nó hút hết oxy và làm cho không khí bùng cháy.

10. Hội đồng Giám mục Châu Âu phê bình Liên Hiệp Âu Châu hờ hững trong việc bảo vệ tự do tôn giáo

Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Châu Âu đã lên tiếng chỉ trích các nhà lãnh đạo chính phủ trong Liên Hiệp Âu Châu vì đã không có hành động cụ thể nhằm bảo vệ tự do tôn giáo.

Đức Ông Duarte Nuno Queiroz de Barros da Cunha, người Bồ Đào Nha, là Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Châu Âu từ năm 2008 đến nay nhận xét rằng:

“Khi các quan chức nói về tự do tôn giáo, họ thường nói một cách trừu tượng và có vẻ như sợ hãi hoặc xấu hổ khi nhắc đến các cộng đồng đang thực sự đau khổ, đặc biệt là ở Trung Đông”.

Ngài phàn nàn rằng các nhà lãnh đạo chính phủ đã không gây áp lực chính trị và ngoại giao đối với các quốc gia đàn áp tự do tôn giáo.

Ngài nói thêm: “Liên Hiệp Âu Châu nên ngừng thói đạo đức giả bằng cách nói một đàng lại làm một nẻo đằng sau hậu trường.”

11. Vatican điều tra việc một cơ sở y tế Công Giáo ở Bỉ cho phép trợ tử

Vatican đang điều tra về quyết định cho phép các bác sĩ thực hiện việc trợ tử cho các bệnh nhân tâm thần “không ở giai đoạn cuối”, tại các cơ sở điều trị tâm thần do một dòng tu Công Giáo ở Bỉ điều hành.

Tu huynh Rene Stockman, bề trên tổng quyền của dòng Tu huynh Bác ái, nói với hãng thông tấn Công Giáo Hoa kỳ (CNS) rằng chính Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh sẽ điều tra vụ việc.

Tu huynh Stockman đã trực tiếp than phiền với Tòa Thánh sau khi một nhóm các Tu huynh Bác ái, đang điều hành 15 trung tâm chăm sóc bệnh nhân tâm thần khắp nước Bỉ, từ chối yêu cầu chính thức của tu huynh Stockman về việc đảo ngược các chính sách mới do họ tự đề ra.

Trong một tài liệu thông cáo hôm tháng 3, nhóm các Tu huynh Bác ái cho biết họ sẽ cho phép việc thực hiện trợ tử tại các cơ sở của họ. Lý do của quyết định này là vì trước đó khoảng một năm, một nhà hưu dưỡng Công Giáo ở Diest, Bỉ, đã bị phạt 6600 đô la vì từ chối thực hiện trợ tử cho một bệnh nhân 74 tuổi bị ung thư phổi.

12. Đức Thánh Cha tiếp Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ

Sáng thứ Bẩy 6 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ, Doris Leuthard, tại điện Tông Tòa của Vatican.

Một thông cáo từ Văn phòng Báo Chí của Tòa Thánh cho hay Đức Giáo Hoàng và Tổng thống đã có một cuộc thảo luận thân mật, trong đó hai bên nhấn mạnh mong muốn chung của là tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa Toà Thánh và Thụy Sĩ, và tăng cường hợp tác giữa Giáo Hội Công Giáo và nhà nước.

Bản tuyên bố của văn phòng báo chí cho biết thêm là Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Leuthard đã thảo luận về nhiều chủ đề cùng quan tâm, bao gồm việc tiếp nhận người di cư, thách đố của thế giới về công việc cho thanh niên, cuộc chiến chống khủng bố và cam kết bảo vệ môi trường, cũng như tương lai của châu Âu.

Cuộc viếng thăm của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ đã diễn ra nhân lễ tuyên thệ của 40 ngự lâm quân Thụy Sĩ.

13. Hội Đồng Giám Mục Nam Hàn ủng hộ việc giảm bớt sử dụng năng lượng hạt nhân

Trong thông cáo báo chí đưa ra vào đầu tuần này, Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Nam Hàn nói các ngài ủng hộ một kiến nghị kêu gọi quốc gia này từ bỏ việc sử dụng năng lượng hạt nhân.

Năng lượng hạt nhân hiện cung cấp 22% sản lượng điện ở quốc gia Đông Á này.

Đức Tổng Giám Mục René Dupont của Andong cho hay: “Có một sự nhất trí chung về vấn đề hạt nhân ở Hàn Quốc. Tất cả các đảng chính trị và tất cả các Giáo Hội đều đồng ý là chúng ta nên giảm với sản xuất điện hạt nhân.”

Các tổ chức Công Giáo bảo vệ môi trường đã đưa ra một kiến nghị liên quan đến việc chống sản xuất điện hạt nhân hôm 10 tháng Tư nhân Chúa Nhật Lễ Lá. Những người đưa ra kiến nghị này đang cố gắng thu thập một triệu chữ ký tại Hàn Quốc.

14. Giám Mục Chính Thống Giáo viết thư khuyên Erdogan nên từ bỏ đạo Hồi

Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Seraphim của tổng giáo phận Piraeus đã gửi một lá thư ngỏ cho Tổng thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, khuyên nhà lãnh đạo Hồi giáo này hoán cải và cải đạo sang Kitô Giáo nếu không sẽ phải đối mặt với án phạt đời đời.

Trong thư, vị giáo sĩ Hy Lạp mô tả Muhammed là một “tiên tri giả” và bác bỏ kinh Qu'ran. Ngài kêu gọi Erdogan “từ bỏ tất cả các sai lầm, dị giáo, và hãy canh tân Hồi giáo.”

Từ sau cuộc đảo chính bất thành hôm 15 tháng 7 năm ngoái 2016, mà nhiều người vẫn tin rằng đó chỉ là một cuộc đảo chính giả do chính Erdoğan dàn dựng để có cớ thu tóm quyền hành; Erdoğan đang lèo lái Thổ Nhĩ Kỳ sang một chính thể độc tài cực đoan Hồi Giáo.

Từ hôm thứ Hai 1 tháng 5 vừa qua, người dùng Internet tại Thổ Nhĩ Kỳ không thể vào được trang Wiki. Bộ Thông Tin Thổ Nhĩ Kỳ không đưa ra một lời giải thích nào về việc cấm cản này. Một vài ngày sau cả Facebook và nhiều mạng xã hội khác cũng biến mất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

15. Người Kitô hữu đầu tiên được làm thống đốc Jakarta đã bị kết án 2 năm tù về tội xúc phạm Hồi Giáo

Cựu Thống đốc Basuki Tjahaja Purnama, thường được gọi là Ahok, là người Kitô hữu đầu tiên leo được đến chức vụ này trong đất nước có số người Hồi Giáo đông nhất thế giới, đã bị kết án hai năm tù vì về tội xúc phạm Hồi Giáo.

Đây là một án lệnh vượt quá dự kiến của nhiều người. Các ủng hộ viên của ông Purnama đã kêu khóc bên ngoài toà án và phản đối phán quyết này.

Bản án được đưa ra trong bối cảnh có lo ngại về tầm ảnh hưởng càng ngày càng lớn dần của các nhóm Hồi giáo cực đoan tại Indonesia.

Các nhóm Hồi giáo cực đoan đã tổ chức các cuộc biểu tình khổng lồ trong một cuộc bầu cử hỗn loạn kết thúc với việc ông Purnama thất bại trong nỗ lực tái tranh cử chức vụ này thêm một nhiệm kỳ nữa.

Andreas Budi, một ủng hộ viên của ông Purnama nói:

“Họ kết án ông vì họ chịu áp lực của quần chúng. Điều này là bất công. Ahok lẽ ra nên được tuyên bố trắng án”

Tổng thống Joko Widodo là một đồng minh của Purnama, cho nên bản án này được coi như một sự thất bại của chính phủ trong cố gắng dập tắt các nhóm cực đoan và làm dịu các mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài rằng các giá trị của một nhà nước thế tục đang gặp nguy cơ tại Indonesia.

Purnama nói với tòa rằng ông sẽ kháng cáo.