Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su lớn tiếng nói rằng: “Ai tin vào tôi, thì không phải là tin vào tôi, nhưng là tin vào Đấng đã sai tôi; ai thấy tôi là thấy Đấng đã sai tôi. Tôi là ánh sáng, tôi đã đến thế gian, để bất cứ ai tin vào tôi, thì không ở lại trong bóng tối.Ai nghe những lời tôi nói mà không tuân giữ, thì không phải chính tôi xét xử người ấy, vì tôi đến không phải để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian. Ai từ chối tôi và không đón nhận lời tôi, thì có quan toà xét xử người ấy : chính lời tôi đã nói sẽ xét xử người ấy trong ngày sau hết. Thật vậy, không phải tôi tự mình nói ra, nhưng là chính Chúa Cha, Đấng đã sai tôi, truyền lệnh cho tôi phải nói gì, tuyên bố gì. Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi.”
Đó là lời Chúa
CN 5 PS C
Khi sắp từ giã các môn đệ để bước vào khổ nạn, Chúa Giêsu trao cho họ những lời tâm huyết sau cùng: “Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của Thầy, Thầy còn ở với anh em một ít lâu nữa thôi. Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau. Căn cứ vào điều này mà mọi người nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là nếu các con yêu thương nhau".
Với ba câu Tin Mừng, Chúa Giêsu lặp lại điệp khúc: “Yêu thương nhau”. Chúa gợi lên ba lý do bổ sung cho nhau về đức yêu thương. Đó là lệnh truyền: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới”; Đó là gương mẫu: “Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”; Đó là dấu chỉ: “Người ta sẽ nhận biết anh em nhờ tình yêu…”.
1. Lệnh Truyền
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới”.Trước khi công bố điều răn mới, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ. Và Ngài đã yêu họ đến cùng bằng việc hiến dâng mạng sống trên thập giá. Chúa Giêsu đã yêu trước khi truyền cho các môn đệ yêu thương nhau. Đây là điều răn mới, mới đến nỗi Chúa gọi đó là luật của riêng Ngài: “Đây là điều răn của Thầy” (Ga 15,12), mới ở chỗ yêu như Chúa yêu. Yêu thương nhau như Chúa yêu thương phải được cụ thể hóa bằng việc làm như chính Chúa đã dạy, đã thực hiện.
Chúa Giêsu đã coi “yêu thương” là điều răn căn bản của Kitô giáo: “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngược đãi anh. Như vậy, anh em mới được trở nên con cái của Cha anh em trên Trời” (Mt 5,43-45). Bài giảng trên núi khai triển giáo lý căn bản này và trở thành Hiến chương Nước Trời: “…Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương… Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ” (Mt 5, 7-10).
Điều răn “cũ” trong sách Lêvi 19,18: “Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình”. Yêu thương theo luật cũ là “yêu tha nhân như chính mình”. Còn yêu thương trong Luật mới là yêu thương như Chúa yêu thương. Chúa yêu chúng ta là yêu đến cùng, yêu đến hy sinh mạng sống vì người mình yêu. Tình yêu của Chúa Giêsu phải là nền tảng và là nguồn gốc của tình yêu lẫn nhau giữa các môn đệ. Tình yêu giữa các môn đệ với nhau sẽ không còn ý nghĩa nếu không liên lỉ quy chiếu về tình yêu của Chúa Giêsu.
Thánh Phaolô đã nói đến chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng của tình Chúa yêu con người (x.Ep 3,18). Và cũng có người đã tìm ra chiều cao, sâu, rộng dài của tình yêu Chúa như thế này:Yêu người như người yêu người là bậc thấp, là luật cũ của Cựu Ước;Yêu người như Chúa yêu người là bậc cao, là luật mới của Tân Ước.
Luật yêu thương mới là cốt tủy của đạo Chúa và cũng là nền tảng của mối liên hệ giữa con người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau. Mến Chúa yêu người đi song đôi với nhau. Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu tha nhân và tình yêu tha nhân là thước đo tình yêu Thiên Chúa. Tình yêu Thiên Chúa là mẫu mực để tình yêu con người trở nên hoàn thiện.
2.Gương Mẫu
“Yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”.
Chữ “như” ở đây không phải là liên từ để so sánh hai vế, mà nó có một ý nghĩa mở ra nguồn gốc của tình yêu. “Yêu như Thầy” là lấy khuôn mẫu tình yêu giữa Chúa Giêsu với Chúa Cha và giữa Ngài với các môn đệ, để các ông cũng yêu nhau và yêu mọi người như chính mình đã chứng kiến và được yêu.
Chữ “như” ở đây thật quan trọng. Nói đến Công Giáo là người ta nghĩ ngay đến hai từ “bác ái”. Bác ái không nguyên là yêu thương nhau theo kiểu cha ông truyền dạy là “thương người như thể thương thân” mà còn phải yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thương chúng ta. Chúa Giêsu đã so sánh: như Cha đã yêu mến Thầy, Thầy cũng yêu mến anh em, anh em hãy yêu mến nhau như Thầy đã yêu mến anh em.
Như Cha đã yêu mến Thầy. Chúa Giêsu đã nhiều lần nói về tình yêu của Chúa Cha dành cho Người (x.Ga 3,35;5,20;17,24). Chúa Cha cũng nhiều lần xác nhận điều này (x.Mt 3,17;17,5). Tình yêu của Chúa Cha đối với Chúa Con là tình yêu chia sẻ và trao ban.Tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là tình yêu tôn kính và vâng phục. Chúa Con yêu các môn đệ như tình yêu Chúa Cha đối với Người.
Yêu như Thầy đã yêu có nghĩa là:
- Thầy chấp nhận cái chết thập hình để chuộc tội nhân loại: “Không có tình thương nào cao hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu mình”.
- Thầy cúi xuống rửa chân cho các môn đệ để nêu gương phục vụ.
- “Thầy không coi anh em là tôi tớ, nhưng Thầy coi anh em là bạn hữu của Thầy”(Ga 15,15a). Người là Thầy, là Chúa, các môn đệ là người, là đệ tử. Nếu Chúa muốn coi các ông là tôi tớ cũng được, nhưng không, Chúa đã coi họ là bạn hữu ngang hàng với Người. Bạn hữu tri âm tri kỷ nên “tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy,Thầy đã cho anh em biết”(Ga 15,15b).
- Thầy hy sinh quên mình, Thầy hạ mình phục vụ anh em. Thầy yêu những người bé nhỏ nghèo hèn, yêu thương cả những người thù ghét mình, những người làm hại mình, những người khó thương khó ưa và Thầy không ngừng tha thứ, muốn mọi người làm hoà với nhau.
- Cả cuộc đời Chúa Giêsu đã sống tình yêu nhập thể và hiến dâng cho tất cả mọi người. Chúa không để ai về tay không khi đến với Người. Kẻ mù được sáng, người què đi được, kẻ điếc nghe được, người câm nói được, những kẻ tội lỗi, những cô gái điếm tìm được ơn thứ tha…
Yêu “như Thầy đã yêu” làm nên nét đẹp của Tin mừng. Nét đẹp ấy có sức lôi cuốn mọi người đến cùng Chúa. Tình yêu ấy thật cao đẹp nên Chúa mời gọi: “Anh em hãy yêu như Thầy đã yêu” (Ga 13,34). Vẫn biết rằng con người chẳng bao giờ yêu nhau tới mức “như Thầy đã yêu”, nhưng lời mời gọi của Chúa vẫn luôn giục giã chúng ta hướng theo đường Chúa đã đi, lấy tình yêu của Chúa làm tiêu chuẩn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc cho mọi suy nghĩ, lời nói việc làm của chúng ta.
“Yêu như Chúa Kitô có nghĩa là nói 'không' với những thứ 'yêu' khác mà thế gian dành cho chúng ta: yêu tiền, chẳng hạn, những người yêu tiền không yêu như Chúa Giêsu yêu, yêu thành công, phù phiếm, yêu quyền lực…. Những con đường lừa dối của “tình yêu” này khiến chúng ta xa rời tình yêu của Chúa và khiến chúng ta ngày càng trở nên ích kỷ, tự ái, hống hách. Và hống hách dẫn đến suy thoái tình yêu thương, lạm dụng người khác, làm cho những người thân yêu của chúng ta đau khổ. Tôi đang nghĩ đến tình yêu không lành mạnh biến thành bạo lực, và có biết bao những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực ngày nay. Đây không phải là tình yêu…
Yêu như Chúa yêu chúng ta có nghĩa là đánh giá cao những người bên cạnh chúng ta, tôn trọng tự do của họ, yêu họ như họ vốn có…” (ĐTC Phanxicô, 09/05/2021).
3. Dấu Chỉ
“Người ta sẽ nhận biết anh em nhờ tình yêu…”.
Người Kitô hữu có nhiều cách để biểu lộ lòng yêu mến Chúa, nhưng cụ thể nhất là giữ các điều răn Chúa dạy, cách riêng là điều răn yêu người. Chúa Giêsu đã chỉ một dấu hiệu để nhận biết người môn đệ của Chúa là “yêu thương nhau”.
Có nhiều dấu hiệu để người ta nhận ra một Kitô hữu: đeo thánh giá, làm dấu thánh giá trước khi ăn… Nhưng theo Chúa Giêsu, dấu hiệu đặc trưng của người môn đệ là tình yêu thương mà họ dành cho nhau: cảm thông, tha thứ, cộng tác, hy sinh, chia sẻ, đối thoại…
Tình yêu không phải là cái gì trừu tượng mà là thật cụ thể nên rất dễ nhận ra.
Yêu thương nhau là luôn nghĩ tới nhau. Những người yêu thương nhau thường nghĩ tới nhau; yêu nhau nhiều thì nghĩ tới nhau nhiều, nghĩ tới mà trong lòng cảm thấy vui sướng.
Yêu nhau nên thích gặp nhau. Những người kitô hữu yêu nhau, thì rất thích tụ họp, thích gặp gỡ nhau. Và thường họ tụ họp nhau vào ngày Chúa Nhật, trước hết là để cùng nhau cử hành thánh lễ, sau là để gặp nhau trò chuyện, hàn huyên, chia sẻ tâm tình với nhau. Yêu nhau nên ước muốn điều lành cho nhau. Mong cho nhau được sự may mắn, được thăng tiến, được làm ăn thành đạt, được sức khoẻ dồi dào, được có lòng đạo đức, được mãn nguyện theo ý muốn tốt lành. Và chính vì thế mà những người yêu nhau thường cầu nguyện cho nhau, xin Chúa yêu thương, an ủi, cứu giúp, phù hộ bạn mình.
Yêu nhau nên làm những điều lành cho nhau: có thể đó là sự giúp đỡ khi túng thiếu hay ốm đau, sự chăm sóc sức khoẻ, đời sống tâm linh của nhau, là sự chia sẻ của cải vật chất và tinh thần cho nhau. Giúp nhau củng cố và giáo dục đức tin, giúp hoà giải với nhau, giúp nhau xây dựng hạnh phúc gia đình, giúp nhau thành đạt trong công ăn việc làm. Dấu hiệu rõ nhất của tình yêu là sự hy sinh cho nhau: hy sinh thì giờ, sức khoẻ, tiền bạc, và thậm chí cả sự sống vì nhau.
Điều cao quý nhất mà Kitô hữu là mang Chúa đến cho nhau, vì mỗi người kitô hữu khi đã chịu phép rửa đều là đền thờ của Thiên Chúa.
Dòng chảy tình yêu giữa Chúa Cha, Chúa Giêsu và các môn đệ là một trong những đề tài độc đáo riêng của thần học Tin Mừng Gioan. Có thể nói, toàn bộ sứ vụ của Chúa Giêsu nhằm bày tỏ tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để bất cứ ai tin vào Người thì không hư mất, nhưng có sự sống đời đời” (Ga 3,16).
"Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương". Dòng chảy tình yêu từ Thiên Chúa đến với tha nhân qua đời sống Kitô hữu: bác ái, yêu thương, phục vụ. Chúa Giêsu đã đối xử tốt với mọi người, yêu thương mọi người. Nguyện xin Chúa giúp chúng con tập sống yêu thương “như Thầy đã yêu” khi thực thi lời Chúa dạy “Điều gì chúng con làm cho người bé nhỏ nhất là làm cho cho chính Chúa” (x.Mt 25,40).
7. Những ai thực lòng tôn sùng phép lần chuỗi Mân Côi sẽ được ơn chịu các phép bí tích trước giờ chết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người rất thích nói những lời không tốt lành thuận lợi, nên mọi người đều ghét hắn ta.
Có một người xây thêm nhà mới, người ấy đến coi, vừa gõ cửa mấy cái nhưng không có người đáp, hắn ta liền chửi:
- “Phá mẹ cái cửa nhà tù đóng kín này, muốn bức chết người cả sao?”
Chủ nhân đi ra trách hắn:
- “Tôi bỏ ra hai ngàn lượng bạc xây cái nhà mới này, mới làm xong, tại sao anh lại nói những lợi bất lợi như thế?”
Hắn ta đáp:
- “Cái nhà này muốn bán thì cùng lắm chỉ đáng giá năm trăm lượng, làm gì mà ông nói giá cao thế?”
Chủ nhân giận dữ, nói:
- “Tôi không có nói bán, sao ông lại ra giá?”
Hắn ta trả lời:
- “Tôi khuyên ông bán là có ý tốt, bằng không nếu gặp một trận hỏa hoạn, thì ngay cả cái đánh rắm cũng không đáng”.
Lại có một nhà kia, chủ nhân đã năm mươi tuổi rồi mới có con, mới tròn ba ngày thì mọi người đều đến chúc mừng, cái anh chàng thường nói lời bất lợi ấy cũng muốn đến coi, người bạn khuyên hắn ta đừng đi thì tốt hơn, hắn nói:
- “Tôi và anh cùng đi một lượt, không nói một lời thì cũng không sao.”
Người bạn miễn cưỡng mới đi với hắn.
Đến nơi, quả thật hắn ta rất ngoan ngoãn, từ khi vào cổng cho đến khi nhập tiệc ăn uống đều không nói câu nào cả, người bạn rất vui.
Khi sắp về, hắn ta nói với chủ nhân:
- “Hôm nay tôi không nói câu nào cả, sau khi tôi đi rồi, con của ông nếu có trúng gió mà chết thì không can gì đến tôi cả nhé !”
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 75:
Khi đánh bạc thua, có những người thường chơi canh bạc chót, tức là còn tiền bạc tài sản bao nhiêu thì đánh bấy nhiêu, may nhờ rủi chịu, và thường thì thua đậm.
Canh bạc cuộc đời cũng thế: có một vài người Ki-tô hữu đem đời sống thiêng liêng của mình đặt vào giờ chung kết, tức là giờ lâm chung, cho nên khi còn mạnh khỏe thì không chịu tránh ác làm thiện, ai biết được thua hay thắng trong giờ sau hết khi mà “vốn liếng” đạo đức và ân sủng không có, nhất là những thói quen phạm tội và những tật xấu đã thấm thấu trong máu trong óc trong tim rồi, thì làm gì mà chuyển bại thành thắng với ma quỷ trong vài phút cuối đời !
Người thích nói lời quái gở bất lợi suốt bữa tiệc không nói gì cả, nhưng phút cuối trước khi về lại nói một câu quái gở điềm xấu với chủ nhà, bởi vì tật xấu khó thay đổi.
Biết mình khó thay đổi được tật xấu, thói xấu, thì nên tập thay đổi ngay bây giờ -trông cậy vào ơn Chúa giúp- đừng đợi đến giờ chót rồi chơi “canh bạc” may rủi, thua là cái chắc, mà thua đậm nhất chính là mất linh hồn mình cho ma quỷ.
Ai hiểu thì hiểu !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ngôi mộ của Chân phước Donizetti Tavares de Lima đã bị hư hại trong một vụ cướp tỏ tường vào cuối tuần trước ở Brazil.
Tavares de Lima là một linh mục được biết đến với những phép lạ và khi còn sinh tiền đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ người nghèo. Thi hài của ngài được lưu giữ trong Đền thờ Đức Mẹ Aparecida ở Tambaú, cách Ribeirao Preto khoảng 60 dặm về phía đông nam.
Vào ngày 2 tháng 5, thị trưởng của Tambaú, Leonardo Spiga Real, đã báo cáo trên Facebook rằng “một trong những mặt kính bao quanh lăng của Chân phước Donizetti đã bị vỡ trong một vụ cướp có chủ đích”.
Các bức ảnh được thị trưởng đăng tải cho thấy một trong những tấm kính của lăng bảo vệ ngôi mộ của Chân phước Donizetti đã bị đập vỡ.
Thi thể của chân phước ban đầu được chôn cất tại Nghĩa trang thành phố Tambaú, đã được chuyển đến đền thờ Aparecida vào năm 2009.
Spiga nói rằng cơ quan thực thi pháp luật đang điều tra hành vi phá hoại, để tìm ra những người chịu trách nhiệm.
“Hình ảnh từ camera an ninh đang được truy xuất và sẽ được xem xét để Cảnh sát dân sự có thể tiếp tục điều tra và tìm ra tên tội phạm hoặc những tên tội phạm,” ông nói.
Ngoài ra, thị trưởng nói rằng “các cơ quan công quyền đã nghiên cứu các biện pháp mới để tăng cường an ninh.”
Cuối cùng, Spiga kêu gọi dân thường báo cảnh sát bất kỳ bằng chứng nào có thể giúp ích cho việc điều tra vụ án.
“Chúng tôi rất tiếc những gì đã xảy ra và yêu cầu các bạn, những công dân tốt, hãy báo cáo hành vi đáng ngờ cho các cơ quan thực thi pháp luật,” ông nói.
Cha Donizetti Tavares de Lima sinh năm 1882 tại Cássia thuộc bang Minas Gerais. Ngài được thụ phong linh mục năm 1908. Ngài đến Tambaú năm 1926 và sống ở đó cho đến khi qua đời ở tuổi 79.
Cha Dozinetti đã được phong chân phước vào năm 2019, sau khi Tòa thánh Vatican công nhận phép lạ chữa lành dị tật cho Bruno Henrique Arruda de Oliveira nhờ sự cầu bầu của linh mục.
Bruno sinh năm 2006 với một dị tật được gọi là “bàn chân khoèo bẩm sinh hai bên”, một dị tật khó điều trị ảnh hưởng đến cơ và xương bàn chân. Phép lạ của Cha Dozinetti đã chữa lành hoàn toàn cho Bruno, và không thể giải thích về mặt y khoa.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y George Pell cho biết hôm thứ Sáu rằng lời khai gần đây của Hồng Y Angelo Becciu tại phiên tòa tài chính ở Vatican “phần nào đó không đầy đủ.”
Ngài đặc biệt chú ý đến việc thiếu bằng chứng liên quan đến các khoản thanh toán hơn 1,6 triệu đô la cho Neustar Australia, một công ty dịch vụ thông tin, vào năm 2017 và 2018.
Hồng Y Becciu, người từng là quan chức thứ hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 2011 đến 2018, đã bị thẩm vấn vào ngày 5 tháng 5 về các khoản đầu tư trong một phiên điều trần trong phiên tòa xét xử ở Vatican. Vị Hồng Y đã bị buộc tội tham ô, lạm dụng chức vụ và đe dọa nhân chứng.
Trong một tuyên bố ngày 6 tháng 5, Đức Hồng Y Pell cho biết Hồng Y Becciu, trong lời khai của mình, đã có thái độ “tự vệ cho mình chỉ có vai trò thừa hành hoàn toàn vô tội trong các vấn đề tài chính Vatican”.
Với tư cách là Tổng trưởng Kinh tế, Đức Hồng Y Pell đã dẫn đầu một nỗ lực được Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi nhằm mang lại trật tự và trách nhiệm giải trình cho tài chính của Vatican, vốn từ lâu đã thiếu các thủ tục, thiếu sự kiểm soát và giám sát tập trung.
Đức Hồng Y Pell đã xung đột trong vai trò đó với Hồng Y Becciu, người với tư cách là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã phục vụ đắc lực với tư cách là chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng. Tại một thời điểm, Hồng Y Becciu, đã hành động để hủy bỏ một hợp đồng mà Đức Hồng Y Pell đã thực hiện để kiểm toán về tài chính của Vatican một cách độc lập.
Phản ánh về tuyên bố của Hồng Y Becciu tại phiên tòa, Đức Hồng Y Pell cho biết ngài muốn tập trung “vào nhận xét cuối cùng của Hồng Y Becciu về khoản tiền 2,3 triệu AUD trả cho Neustar cho tên miền internet '.catholic' vào ngày 4/9/2015. Khoản thanh toán đó là từ Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội hay từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh? Sự ra đời của tuyên bố này chỉ làm sâu sắc thêm bí ẩn”.
Đức Hồng Y Pell nói thêm rằng tuyên bố của Hồng Y Becciu với tòa án khác với những gì Hồng Y Becciu đã nói với ngài vào tháng 12 năm 2020, “rằng đích đến của các khoản tiền từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sang Úc không phải là việc của tôi, nhưng đã được Đức Thánh Cha biết rõ.”
Đức Hồng Y Pell cho rằng chắc chắn Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội đã thực hiện các khoản thanh toán lớn cho Neustar Australia và một cơ quan đăng ký tên miền “để bảo lưu “tên miền.catholic vào các năm 2012, 2015, 2016, 2017 và 2018”.
“Tất nhiên, những nghi ngờ được xóa bỏ bằng sự kiện, bằng chứng cứ chứ không phải bằng các khẳng định. Rất tiếc, tôi không có thông tin về các khoản thanh toán cho Neustar Australia vào năm 2015 ngoài 150.000 USD mà Hội đồng Truyền thông Xã hội đã thanh toán dưới dạng đặt cọc. Đó không phải là thói quen thông thường của tôi khi ký nhận các khoản thanh toán từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh,” Đức Hồng Y Pell viết.
Đức Hồng Y Pell cho biết: “Mối quan tâm của tôi tập trung vào bốn khoản thanh toán trị giá 2,3 triệu AUD do Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thực hiện vào năm 2017 và 2018 cho Neustar Australia.”
Ngài cho biết hai trong số này, với trị giá 874.000 đô la, “đã được Tổng Giám Mục Becciu cho phép vào ngày 17/5/2017 và 6/6/2018”.
“Rõ ràng, đây là những khoản thanh toán khác với khoản thanh toán vào ngày 11/9/2015 mà tôi bị cáo buộc đã ủy quyền. Mục đích là gì? Tiền đã đi đâu sau Neustar?”
Vào thời điểm các khoản thanh toán đó được gửi đi, Đức Hồng Y Pell đang bị điều tra và sau đó bị xét xử vì tội lạm dụng tình dục ở Úc. Sự trùng hợp đã dẫn đến những gợi ý rằng số tiền này có liên quan đến phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell theo một cách nào đó. Đức Hồng Y Pell đã bị kết án, nhưng sau đó được tuyên trắng án bởi một phán quyết nhất trí của Tòa án Tối cao Australia.
Source:Catholic News Agency
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Suy tư về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, ông đã có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “The Russian Path Not Taken”, nghĩa là “Con đường mà Nga đã không chọn”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Gần đây tôi đã suy nghĩ về bài thơ “Con đường không được chọn” của Robert Frost và mối quan hệ của bài thơ ấy với một linh mục Chính thống giáo Nga đã qua đời.Khi Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1990, hai con đường ẩn dụ phân rẽ nhau xuất hiện trong rừng cây của Nga. Một là con đường đổi mới đất nước được tạo điều kiện thuận lợi bởi một nền Chính thống giáo Nga sôi nổi, cởi mở về mặt trí tuệ và đại kết; và con đường kia là con đường quen thuộc hơn của Chính thống giáo Nga bám víu và phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Trong trường hợp này, “con đường ít người qua lại” đã không được chọn. Và chúng ta có thể khẳng định sự sáng suốt của nhà thơ, khi nhận ra rằng nếu con đường ấy được lựa chọn, thực sự xã hội Nga “đã có sự khác biệt”.
Điều này đưa chúng ta đến với Cha Alexander Men.
Trong những thập kỷ cuối cùng của Liên Xô, Cha Alexander Men đã trở thành một tiếng nói cải cách nổi bật trong Chính thống giáo Nga, một cố vấn tinh thần cho Alexander Solzhenitsyn và Andrei Sakharov, và là một nam châm thu hút sự chuyển đổi sang Chúa trong giới trí thức Nga. Cha Alexander Men rao giảng rằng chủ nghĩa cộng sản là một “bệnh lý lịch sử khổng lồ” đã “phá hủy hầu như” toàn bộ nền văn hóa Nga; thiệt hại mà nó đã gây ra “tàn phá tâm hồn mọi người.” Để giúp sửa chữa thiệt hại đó, một Giáo hội Nga thời hậu cộng sản phải ăn năn về sự hợp tác đáng khinh bỉ của họ với cường quốc Liên Xô. Từ sự ăn năn đó, ông hy vọng, sẽ xuất hiện một Chính thống giáo Nga có tiếng nói Trung tâm Kitô giáo giúp xây dựng một xã hội dân sự Nga đổi mới.
Tầm nhìn của Cha Alexander Men về tương lai Nga là một mối đe dọa đối với các cơ quan an ninh nhà nước, đã âm mưu tiếp quản nước Nga thời hậu Xô Viết và các nhà lãnh đạo Chính thống giáo của Nga, những người đã không còn là tín hữu của Giáo Hội theo bất kỳ ý nghĩa thực tế nào của thuật ngữ này. Có vẻ như sự kết hợp nào đó của hai thế lực tà ác đó đã dẫn đến vụ giết Cha Alexander Men bằng rìu trong một khu rừng rậm gần Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 9 năm 1990 - một tội ác chưa bao giờ bị truy tố.
Tất nhiên, không ai biết suy nghĩ của Cha Alexander Men sẽ phát triển như thế nào nếu ngài còn sống. Nhưng hãy tưởng tượng rằng Cha Alexander Men, là người, vài ngày trước khi bị ám sát, đã cảnh báo về một “chủ nghĩa phát xít Nga mới”, vẫn còn sống vào đầu năm 1992 khi Thượng phụ tương lai của Mạc Tư Khoa, khi đó là Tổng Giám Mục Kirill của Smolensk, nói với 5.000 cựu sĩ quan Hồng quân, chỉ vài tuần sau khi Liên Xô tan rã, rằng Chính thống giáo Nga có thể lấp đầy khoảng trống về ý thức hệ và lòng yêu nước do sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Cha Alexander Men biết điều gì đó về khoảng trống tâm linh, và ngài có thể đã đề xuất lấp đầy sự trống trải của người Nga thời hậu cộng sản bằng một thứ gì đó đẹp đẽ và phong phú về mặt tinh thần, hơn là với chủ nghĩa dân tộc xấu xa do Kirill và các nhà lãnh đạo Chính thống Nga khác cổ xúy. Cha Alexander Men có thể đã thách thức sự bài ngoại như vậy; và nếu được trao cho quyền lực đạo đức và tâm linh, ngài có thể đã tạo ra sự khác biệt. Không bị cản trở, Kirill đã công cụ hóa Giáo hội Nga, đã ngăn cản sự lãnh đạo chính thức của Chính thống giáo Nga phát triển khả năng tiên tri để nói sự thật trước quyền lực. Vì vậy, bây giờ các nhà lãnh đạo của Giáo hội đang hoan nghênh những vụ giết trẻ em và phá hủy các vùng đất rộng lớn của Ukraine.
Tôi thích nghĩ rằng Cha Alexander Men và những người mà ngài truyền cảm hứng có thể đã khơi dậy sự tái sinh của nền văn hóa Nga có khả năng chống lại sự quyến rũ của chủ nghĩa Putini. Điều đó đã không xảy ra. Những gì có thể là một tiếng nói quan trọng đã bị bịt miệng bởi một chiếc rìu của một tay sát thủ trong khu rừng đó vào năm 1990. Và kể từ đó, giới lãnh đạo Chính thống giáo Nga đã không thể xoa dịu vết thương mà 70 năm chủ nghĩa cộng sản đã gây ra. Thay vào đó, Thượng phụ Kirill và người phụ trách đại kết của ông, Tổng Giám Mục Hilarion, đã thúc đẩy một khái niệm hiếu chiến về Russkiy mir, “thế giới Nga”, là cơ sở cho chủ nghĩa đế quốc Nga mới. Văn hóa nói dối vốn là thương hiệu của quá khứ Liên Xô giờ đã phá hủy nền văn hóa Nga hiện tại nhuốm mầu sắc. Và các hiệu ứng tàn bạo của nó đã được hiển thị trong hai tháng qua.
Thần học giả mạo chính trị hóa của Kirill và Hilarion, hiện do Putin và tay sai của ông ta thao túng, cho rằng Ukraine phải là một phần của Nga hoặc Ukraine phải bị tiêu diệt. Tại sao? Bởi vì Nga là người thừa kế hợp pháp duy nhất của lễ rửa tội của người Đông Slav. Bất kỳ ai khác tuyên bố một phần của quyền gia trưởng tinh thần đó đều là “Đức Quốc xã”, và “Đức Quốc xã” đó phải bị tiêu diệt (như một dịch vụ truyền thông Nga do nhà nước bảo trợ đã đưa vào tháng 4). Cuộc chiến của Nga ở Ukraine do đó là một cuộc thánh chiến.
Điều này thật đáng kinh ngạc (chưa kể kỳ quái về mặt thần học). Tuy nhiên, các học giả của Giáo hội Nga đã ghi nhận một sự tương đồng rõ rệt giữa số lượng người Nga tuyên bố ủng hộ cuộc chiến của Putin ở Ukraine (80%) và số người Nga, bất kể thực hành tôn giáo của họ hay không, đều tuyên bố là Chính thống giáo (80 phần trăm). Liệu một cuộc sống chung tồi tệ giữa tham vọng giáo hội và quyền lực nhà nước có thể phát triển được không nếu các nhà lãnh đạo tôn giáo chân chính như Cha Alexander Men đã có thể định hình tương lai Chính thống giáo Nga, thay vì Kirill và Hilarion?
Không ai biết. Nhưng những gì chúng ta biết một cách chắc chắn là con đường quen thuộc hơn do sự lãnh đạo của Chính thống giáo Nga chọn đã trở thành con đường dẫn đến sự phản bội phúc âm.
Source:First Things
Theo nhà bình luận Andrea Gagliarducci trên bản tin của CNA ngày 9 tháng 5 năm 2022, với cuộc phỏng vấn dành cho tờ báo Ý Corriere della Sera ngày 3 tháng 5, Đức Giáo Hoàng Phanxicô dường như đốt cháy những nhịp cầu đối thoại đại kết với Giáo hội Chính thống Nga, một điều được Vatican dày công xây dựng.
May mắn một điều, các thành viên của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo đã nhóm họp tại Rôma trong cùng tuần đó, tạo ra một động lực mới cho cuộc đối thoại giữa các tuyên tín Kitô giáo.
Đối thoại đại kết hiện đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình ở Ukraine. Trước chiến tranh, đã có một cuộc ly giáo Chính thống giáo, với việc thành lập Giáo Hội Chính thống Ukraine, dẫn đến sự rạn nứt giữa Tòa Thượng phụ Moscow và Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople.
Moscow tiếp tục mối liên hệ song phương với Rôma nhưng bác bỏ các biến cố đối thoại nội bộ Chính thống giáo do Constantinople chủ trì và cũng đưa ra một chính sách giáo hội hung hãn, ngay trước cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraina, dẫn đến việc thành lập một giáo phận ở Châu Phi trong lãnh thổ thuộc quyền tài phán của Tòa Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp của Alexandria và toàn bộ châu Phi.
Chiến tranh đã làm thay đổi tình hình. Ngay chi nhánh của Giáo hội Chính thống Ukraine có liên hệ với Tòa Thượng phụ Moscow cũng đã bác bỏ đường lối của Thượng phụ Kirill của Moscow và toàn bộ nước Nga, người vốn biện minh cho cuộc xâm lược của Nga.
Khả năng duy nhất để Tòa Thượng phụ Moscow thoát khỏi tình trạng bị cô lập là đối thoại với Rôma. Một cuộc gặp gỡ thứ hai giữa Đức Phanxicô và Kirill ở Giêrusalem đang được thăm dò. Nhưng sau đó Tòa thánh đã quyết định hủy bỏ cuộc họp.
Sau đó là cuộc phỏng vấn của Đức Giáo Hoàng với tờ Corriere della Sera, trong đó ngài kể lại cuộc điện đàm qua video của ngài với Thượng phụ Kirill vào ngày 6 tháng 3 và cảnh cáo nhà lãnh đạo Chính thống giáo Nga không nên trở thành “cậu bé giúp lễ của Putin”.
Nếu cuộc họp thứ hai bị hủy bỏ vì lý do thích đáng, thì lời nói của Đức Thánh Cha Phanxicô đã đốt cháy những nhịp cầu đối thoại với Tòa Thượng phụ Moscow.
Tòa thượng phụ phản ứng bằng cách nói rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn “giọng điệu sai lầm” để truyền đạt nội dung cuộc trò chuyện với Kirill, nhấn mạnh rằng “những lời nói như vậy khó có thể mang lại cuộc đối thoại xây dựng hơn nữa giữa Giáo Hội Công Giáo Rôma và Chính thống giáo Nga, một điều rất cần thiết tại thời điểm hiện nay."
Tòa Thượng phụ Moscow đã đăng bản tóm tắt những lời của Kirill nói với Đức Giáo Hoàng trên trang web chính thức của mình. Bản văn nêu bật vụ thảm sát được báo cáo của những người nói tiếng Nga ở thành phố Odesa, miền nam Ukraine vào năm 2014 và sự mở rộng về phía đông của NATO, cho hay đó là hai nguyên nhân khiến Nga xâm lược Ukraine. Kirill nói với Đức Giáo Hoàng rằng tình hình hiện tại khiến ông ta “rất đau đớn”.
Ông ta nói, “Đoàn chiên của tôi ở cả hai phe xung đột và hầu hết trong số họ là những người Chính thống giáo. Một phần của phe đối lập cũng nằm trong đoàn chiên của ngài. Do đó, tôi muốn, bỏ khía cạnh địa chính trị sang một bên, để đặt ra vấn đề làm thế nào chúng ta và các Giáo hội của chúng ta có thể ảnh hưởng đến tình hình. Làm thế nào chúng ta có thể cùng nhau hành động để mang lại hòa bình cho các bên thù địch với mục đích duy nhất là thiết lập hòa bình và công lý? Điều rất quan trọng là trong những điều kiện này nên tránh leo thang hơn nữa”.
Trên thực tế, Tòa Thượng phụ Moscow đã yêu cầu Rôma không xem xét các biến cố chính trị và quốc gia, trong khi giữ cho mình khả thể nói chuyện và bình luận về chúng – trong yếu tính, tiếp tục là một Giáo hội nặng tính quốc gia. Đây là một quan điểm mà Đức Giáo Hoàng và Tòa thánh không thể chấp nhận: đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, cuộc xung đột phải được đương đầu từ góc độ tôn giáo, bỏ chính trị sang một bên.
Lập trường của những người trên chiến tuyến rất khác nhau. Một bài phát biểu vào tuần trước của Đức Đại Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, đã làm sáng tỏ thêm tình hình.
Phát biểu tại cuộc họp toàn thể của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hiệp nhất Kitô giáo vào ngày 5 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhấn mạnh rằng cuộc chiến do Nga tiến hành là "ý thức hệ" và nhằm "loại bỏ người dân Ukraine." Ngài nhấn mạnh các huấn thị được đưa ra cho các binh sĩ Nga về cách đối xử với người Ukraine, nói rằng chúng giống như một “cẩm nang diệt chủng”.
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhấn mạnh rằng cuộc chiến đã củng cố sự hiệp nhất giữa các cộng đồng tôn giáo của Ukraine. Ngài nêu rõ Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức Tôn giáo Toàn Ukraine, bao gồm đại diện của Giáo Hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Moscow "trong 70 ngày đã có thể chuẩn bị 17 tài liệu" liên quan đến cuộc chiến.
Một cách đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhắc lại rằng vào trước cuộc tấn công của Nga, Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức Tôn giáo Toàn Ukraine đã tự đề xuất mình làm trung gian hòa giải, bởi vì “nếu các nhà ngoại giao và chính trị gia không thể tránh được cuộc đối đầu vũ trang, thì những người theo giáo hội chúng tôi muốn trở thành cơ quan có thể làm trung gian theo một nghĩa nào đó và cũng để ngăn chặn cuộc đối đầu vũ trang ”.
Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức Tôn giáo Toàn Ukraine cũng đã viết “một lá thư cho các nhà lãnh đạo tôn giáo của Belarus” khi chính phủ Nga buộc Belarus hỗ trợ trong cuộc xung đột.
Theo Đức Tổng Giám Mục Shevchuk, việc làm của Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức Tôn giáo Toàn Ukraine và sự tham gia tích cực của các thành viên của Giáo Hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Moscow cho thấy "nạn nhân chính của cuộc tấn công này của Nga là Giáo Hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Moscow."
Đức Tổng Giám Mục Onufriy, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Moscow, lên án chiến tranh. Đồng thời, Đức Tổng Giám Mục Shevchuk cho biết, “ít nhất 15 linh mục Chính thống giáo của Nga trong số 53” ở Ukraine đã ngừng không cầu nguyện cho Thượng phụ Kirill trong các buổi phụng vụ thánh.
Nhà lãnh đạo Công Giáo cho biết cũng có một “sự chuyển các giáo xứ từ sự quản lý của Tòa Thượng phụ Moscow sang sự quản lý của Giáo hội Chính thống Ukraine.” Cho đến nay, hơn 200 giáo xứ đã hoàn thành việc di chuyển này.
Đức Tổng Giám Mục Shevchuk nhấn mạnh rằng phản ứng đại kết đối với cuộc chiến là nhất trí và là một trong những "sự lên án rõ ràng."
Trong lời phát biểu dẫn nhập của ngài tại cuộc họp toàn thể, Đức Hồng Y Kurt Koch, chủ tịch người Thụy Sĩ của Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo, đã đề cập đến cuộc chiến đang diễn ra.
Ngài nói: “Năm nay, một cách bất ngờ, chủ nghĩa đại kết cũng đã phải đối đầu với những căng thẳng nghiêm trọng. Trên hết, tôi nghĩ đến cuộc chiến khủng khiếp của Putin ở Ukraine, cuộc chiến không những tạo ra sự chia rẽ sâu xa và mới mẻ trong thế giới Chính thống giáo, mà còn gây ra sự khó chịu đại kết nghiêm trọng ”.
“Sự kiện một cuộc chiến khủng khiếp như vậy, với rất nhiều người tị nạn và bị sát hại, còn được hợp pháp hóa từ quan điểm tôn giáo hẳn phải làm rung chuyển một linh hồn đại kết và xứng đáng với cái tên mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đặt cho nó: phạm thượng.”
“Nếu chúng ta còn xem xét rằng trong cuộc chiến ở Ukraine, các Kitô hữu chiến đấu chống lại các Kitô hữu và cả việc người Chính thống giáo sát hại lẫn nhau, thì chúng ta phải nhìn nhận tính nặng nề của những vết thương đại kết đã gây ra và để chữa lành, không những cần thời gian mà còn trên hết cần phải hoán cải.”
Đức Hồng Y Koch nói thêm rằng “cuộc xâm lược của Putin đã thúc đẩy các Kitô hữu và Giáo hội ở Ukraine đoàn kết với nhau”.
Ngài nói: “Đây cũng là một dấu hiệu cho thấy Chúa có thể viết thẳng ngay cả trên những dòng rất ngoằn ngoèo".
Không có gì ngạc nhiên khi những lời lẽ bất ngờ và không mấy ngoại giao của Đức Giáo Hoàng đã gây ra phản ứng từ Tòa Thượng Phụ Moscow. Giáo Hội Chính thống Nga trước đây vốn trông mong nơi Đức Giáo Hoàng Phanxicô một cách khả dĩ để vượt qua sự cô lập quốc tế của mình.
Thực tế, xem ra Đức Giáo Hoàng đã đốt cháy những nhịp cầu đối thoại. Nhưng bằng cách nào đó, Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo đã tái lập chúng, đồng thời nói rõ rằng họ không đồng ý với cuộc chiến ở Ukraine hoặc các chủ trương của Tòa Thượng phụ Moscow.
Xem Hình
Bắt đầu chương trình cung nghinh là nghi thức dâng hương và lời nguyện do Đức Ông chánh xứ Peter Bùi Đại chủ sự.
Lạy Mẹ Maria trong tháng 5 này, xin mẹ cho chúng con, những người con yêu của Mẹ luôn nhận ra ý nghĩa của cuộc sống, dầu cuộc đời có lắm thử thách đau thương.
Xin ban cho chúng con, con tim rộng mỡ để chúng con luôn trở nên những con người quảng đại và đầy ắp yêu thương.
Xin Mẹ giúp chúng con luôn biết cảm thông với bao người đang quằnh quại trong đau khổ, nghèo đói và cô đơn.
Xin Mẹ cho chúng con biết lắng nghe và thực hành 3 Mệnh Lệnh của Mẹ dạy, đó là:
Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống
Tôn Sùng Trái Tim Đức Mẹ
Siêng Năng Lần hạt Mân Côi.
Tiếp theo là phần Rước Kiệu Đức Mẹ chung quanh khuôn viên giáo xứ, với Thánh Gía nến cao dẫn đầu và các đoàn thể ban ngành trong cộng đoàn vừa đi vừa hát những bài thánh ca dâng Mẹ thật tâm tình và sốt sáng.
Một tràng hoa Mân Côi hương thơm ngào ngạt thắm ân tình, từng lời kinh sốt mến xin dâng về Nữ Vương hiển vinh.
Khi an vui thái hòa, như lời Thiên sứ truyền tin, như trong đêm Ngội Lời giáng trần, như khi Mẹ gặp lại con Chúa, kết hoa kinh để dâng Mẹ.
Hôm nay cũng là ngày lễ Chúa Chiên Lành, theo Tin Mừng của Thánh Gioan: "Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi”. Qua câu Kinh Thánh này, chúng ta rút ra được những chữ quan trọng dành cho chúng ta những con chiên của Chúa, đó là:
Chúng ta phải nghe tiếng Chúa và bước theo Ngài.
Tiếng Ngài ở đây được hiểu rằng lời của Chúa trong Kinh Thánh, và tiếng nói lương tâm mà Thiên Chúa khắc ghi trong tâm khảm mỗi người, về tiêu chuẩn này, chúng ta thấy trước những cám dỗ, lương tâm chúng ta vẫn lên tiếng, chúng ta vẫn nghe thấy.
Khi chúng ta đi lễ, chúng ta vẫn nghe lời Chúa, nhưng thực ra đôi khi chúng ta nghe chỉ để nghe, chúng ta thường không quan tâm lắm, nghe rồi quên, không để Lời Chúa thấm vào trong con người mình, vào trong tâm khảm mình, biết bao nhiêu lần Chúa nói với chúng ta, chúng ta cũng chẳng quan tâm, chúng ta cũng chẳng nhạy bén với tiếng gọi của Chúa, chẳng muốn nhận ra ý Ngài đang cần chúng ta làm gì.
Trong khi đó tiếng gọi của tiền tài, danh vọng, lạc thú, vân vân, lại cuốn hút chúng ta, làm chúng ta xa cách Chúa bằng những việc làm hội lộ, buôn bán gian lận, chỉ vì lợi nhuận cao thì chúng ta lại có khuynh hướng kiếm tìm và chạy theo lời mời gọi ấy.
Vì thế mỗi người chúng ta tự hỏi chúng ta đã sốt sáng nghe tiếng Chúa và để tâm suy gẫm chưa?
Hơn nữa chúng ta không chỉ nghe những lời Chúa dạy, mà còn phải thi hành những điều ấy nữa.
Chúng ta thấy rằng, biết bao lần chúng ta nghe tiếng Chúa, nhưng chúng ta chẳng chịu thi hành, chẳng chịu sống theo những lời ấy.
Chúa ví những người nghe mà không tuân theo, không thi hành, thì giống như những người xây nhà trên cát, khi gặp mưa sa, gió lớn, bão tố thì sập ngã đổ vỡ tan tành.
Như vậy nghe tiếng Chúa không chỉ nhận ra tiếng nói, tiếng gọi của Chúa, mà phải biết hy sinh ý riêng mình, và áp dụng những lời ấy vào cuộc sống của chúng ta.
Khi sống như thế chúng là những đoàn chiên, những con chiên của Chúa đang bước theo Ngài.
Lạy Chúa xin cho mỗi người chúng con trung kiên vâng theo Lời Chúa và thành tâm vững bước theo Ngài. Amen.
Phan Hoàng Phú Quý
1. Lính Dù Ukraine được trang bị Javelin là nỗi ám ảnh cho quân Nga
Trong cuộc họp báo sáng 10 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Quân đội Ukraine đã đẩy lùi thành công 15 đợt tấn công của đối phương và phá hủy 9 xe tăng trong khu vực diễn ra Chiến dịch liên hợp vào ngày 9/5.
“Hôm qua, ngày 9 tháng 5, các binh sĩ của một nhóm Lực lượng Liên hợp đã đẩy lùi thành công 15 cuộc tấn công của kẻ thù. Đặc biệt, quân trú phòng Ukraine đã phá hủy một hệ thống hỏa tiễn phòng không, 9 xe tăng, 3 hệ thống pháo, 25 xe bọc thép chiến đấu, 3 đơn vị thiết bị kỹ thuật đặc biệt và 3 xe cơ giới.
Các đơn vị phòng không Ukraine cũng bắn hạ một máy bay không người lái Orlan-10 ở miền đông Ukraine.
Cũng trong ngày 9 tháng 5, trong khu vực trách nhiệm của Cụm tác chiến và chiến thuật phía Đông, các binh sĩ Ukraine đã đẩy lùi tám cuộc tấn công của quân đội phát xít Nga.
Lực lượng phòng thủ Ukraine đã tiêu diệt 250 quân xâm lược, 13 xe tăng, 10 xe chiến đấu bộ binh, một thiết giáp, một xe chiến đấu bọc thép, một khẩu lựu pháo, hai súng cối, sáu xe kéo pháo và một máy bay không người lái.”
Theo Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine, số xe tăng Nga bị phá hủy trong các ngày qua có khuynh hướng gia tăng. Lính Dù Ukraine tác chiến tại miền Đông Ukraine đang được ưu tiên trang bị Javelin, và họ đang là nỗi ám ảnh cho quân Nga.
Javelin, hay hệ thống vũ khí chống tăng tiên tiến-hạng trung, là một hệ thống tên lửa chống tăng di động do Mỹ sản xuất được đưa vào sử dụng từ năm 1996 và liên tục được nâng cấp. Nó thay thế tên lửa chống tăng M47 Dragon trong quân đội Hoa Kỳ. Xạ thủ chỉ nhắm hướng, không cần chính xác. Hệ thống sử dụng dẫn đường hồng ngoại tự động cho phép xạ thủ tìm chỗ ẩn nấp ngay sau khi phóng. Đầu đạn chống tăng nổ cao của Javelin có thể đánh bại các loại xe tăng hiện đại bằng đòn tấn công từ trên cao, nơi lớp giáp mỏng nhất của các xe tăng.
2. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phản công các cáo buộc của Vladimir Putin vào hôm thứ Hai
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tuyên bố rằng những luận điệu Vladimir Putin đưa ra hôm thứ Hai liên quan đến Ukraine là một “sự giả dối... sai sự thật... không đúng”.
Trong một cuộc họp ngắn tại Ngũ Giác Đài ở ngoại ô thủ đô Washington, Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài đã hối thúc Quốc hội Mỹ thông qua luật cho phép gói viện trợ kinh tế và quân sự khổng lồ trị giá 33 tỷ USD cho Ukraine, để tiếp tục dòng vũ khí liên tục vào cuối tháng này, nhằm hỗ trợ Ukraine chống lại sự xâm lược của Nga.
“Chúng tôi kêu gọi Quốc hội nhanh chóng bổ sung để giữ cho dòng chảy tiếp tục,” tướng Kirby nói.
Người phát ngôn Ngũ Giác Đài từ chối mô tả tình trạng giao tranh giữa Ukraine-Nga hiện nay ở khu vực phía đông Donbas là “một sự bế tắc”, như một phóng viên đặt câu hỏi.
Ông nói: “Chúng tôi sẽ không gọi đó là bế tắc theo nghĩa cổ điển, và lưu ý rằng mọi người thường liên kết cụm từ này với chiến tranh chiến hào trong chiến tranh thế giới thứ nhất và tình trạng chiến đấu mà không có bất kỳ sự thay đổi lãnh thổ nào.
Có rất nhiều pháo binh bắn qua bắn lại và việc kiểm soát các ngôi làng sẽ được trao tay giữa lực lượng Nga và Ukraine”.
Nhưng ông nói thêm: “Chúng tôi không thấy người Nga tiến bộ nhiều và chúng tôi tin rằng họ đang làm chậm tiến độ của chính mình và không đạt được nhiều lợi ích về mặt địa lý.”
Phát biểu tại lễ kỷ niệm 77 năm ngày đánh bại Đức Quốc xã, Tổng thống Nga đã tìm cách bảo vệ cuộc chiến của mình ở Ukraine, cố tình làm cho người ta tin rằng Ukraine đang được phương Tây vũ trang, cho một cuộc tấn công sắp xảy ra vào Crimea, là bán đảo bị Nga sáp nhập vào năm 2014.
Putin nói: “Các nước NATO không muốn lắng nghe chúng tôi. Họ có những kế hoạch khác nhau, và chúng tôi đã thấy điều đó. Họ đang lên kế hoạch cho một cuộc xâm lược vào các vùng đất lịch sử của chúng ta, bao gồm cả Crimea… Chúng ta đã đánh phủ đầu trước hành động xâm lược, đó là một quyết định bắt buộc, kịp thời và duy nhất.”
Vladimir Putin đã nói với các binh sĩ Nga rằng họ đang “chiến đấu vì điều tương tự như cha và ông của họ đã làm”
Bình luận về những luận điệu này của Putin, Kirby nói rằng bài phát biểu đầy sai trái của Putin hôm thứ Hai được đánh dấu bằng “một số sai lầm giống nhau, một số giả dối giống nhau... nói thẳng ra là không trung thực, giống hệt như các luận điệu của ông ta mà chúng ta đã nghe từ đầu về cuộc chiến này, khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng Hai.
Kirby nói rằng Putin đã kháo với người Nga cuộc chiến tại Ukraine là một “hành động chính đáng”. Nhưng: “Không phải như thế.”
Putin cũng cho rằng cuộc chiến đã được kích động bởi một Ukraine đang đe dọa. “Không, hoàn toàn bậy bạ” Kirby nói.
Về tuyên bố của Putin cho rằng đó là một hành động quân sự kịp thời của Nga, nhằm “phi hạt nhân hóa” Ukraine, Kirby nói:
“Bạn biết ai đang ở Ukraine không? Người Ukraine, không phải Quốc Xã. Những gì chúng ta nên nghe là làm thế nào Putin sẽ kết thúc cuộc chiến này và đưa lực lượng của ông ta ra khỏi Ukraine... một quốc gia có chủ quyền.”
Thiếu tướng John Kirby một lần nữa gọi việc Nga cưỡng bức nhiều người Ukraine đến Nga là “vô lương tâm”.
3. Vụ Đại sứ Nga tại Ba Lan bị tạt sơn đỏ là do Nga ham tuyên truyền
Như chúng tôi đã đưa tin, Đại sứ Nga tại Ba Lan đã bị những người biểu tình phản đối chiến tranh ở Ukraine tạt sơn đỏ vào người, khi ông tới đặt hoa tại nghĩa trang quân đội Liên Xô ở Warsaw nhân kỷ niệm chiến thắng của quân đồng minh trước Đức Quốc xã năm 1945.
Đoạn video do các hãng thông tấn Nga công bố cho thấy Sergey Andreev và một số người đàn ông khác với vết sơn trên quần áo và khuôn mặt bị đám đông vây quanh, một số cầm cờ Ukraine. Trong các video khác về vụ việc lan truyền trên mạng, có thể nghe thấy các nhà hoạt động chống chiến tranh hô vang “phát xít” và “sát nhân”.
Andreev nói với hãng thông tấn Nga Tass rằng ông ta và đồng đội không bị thương nặng trong vụ việc. Những người biểu tình đã ngăn cản đại sứ đặt hoa tại nghĩa trang và cảnh sát Ba Lan đã áp giải ông đi.
Bộ Ngoại giao Nga đã phản ứng với vụ việc bằng cách yêu cầu Warsaw tổ chức một buổi lễ đặt vòng hoa mới ngay lập tức và nói rằng Ba Lan nên “bảo đảm sự bảo vệ hoàn toàn trước bất kỳ hành động khiêu khích nào”.
Cuộc chiến ở Ukraine đã làm lu mờ Ngày Chiến thắng năm nay khi Nga tưởng nhớ 27 triệu công dân Liên Xô đã hy sinh trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Ba Lan, quốc gia đã tiếp nhận hàng triệu người tị nạn Ukraine, đã hủy bỏ tất cả các hoạt động kỷ niệm chính thức.
Phát biểu trong chuyến công du tới Iran, ngoại trưởng Ba Lan, Zbigniew Rau, cho biết: “Đây là một sự việc đáng lẽ không nên xảy ra, một sự việc có thể nói là thật đáng tiếc.” Ông cho biết các nhà ngoại giao được hưởng sự bảo vệ đặc biệt bất kể các chính sách mà chính quyền nước họ theo đuổi.
Bộ trưởng Nội vụ Ba Lan, Mariusz Kaminski, có những suy nghĩ khác, đã tweet: “Việc tập hợp những người phản đối sự xâm lược của Nga chống lại Ukraine, nơi nạn diệt chủng diễn ra hàng ngày, là hợp pháp. Cảm xúc của những người phụ nữ Ukraine tham gia cuộc biểu tình có chồng can đảm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là điều dễ hiểu.”
“Các nhà chức trách Ba Lan đã không yêu cầu Đại sứ Nga đặt hoa vào ngày 9 tháng 5 ở Warsaw. Đó là sáng kiến của chính ông ta. Cảnh sát đã phải vất vả đưa đại sứ rời khỏi hiện trường một cách an toàn”.
Nhiều ngày trước, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đã đưa tin Đại sứ Nga tại Ba Lan Sergei Andreev sẽ đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang của các binh sĩ Liên Xô ở Warsaw. Theo Bộ trưởng Mariusz Kaminski, Ba Lan đã hủy bỏ tất cả các hoạt động kỷ niệm chính thức vì e ngại có thể có những cuộc xung đột. Chính thông tấn Nga báo cho người Ba Lan và người Ukraine biết Sergei Andreev sẽ đến đặt vòng hoa tại nghĩa trang này.
Đề cập đến vụ việc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc rằng “những người hâm mộ chủ nghĩa tân Quốc xã đã một lần nữa lộ mặt - và điều đó thật đẫm máu”.
“Việc phá dỡ tượng đài các anh hùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai, xúc phạm các ngôi mộ, và bây giờ là sự phá bỏ nghi lễ đặt hoa vào một ngày kỷ niệm, được cử hành bởi mọi người tử tế, chứng tỏ điều hiển nhiên - phương Tây đã đặt ra một lộ trình cho sự tái sinh của chủ nghĩa phát xít,” cô ta nói.
Vụ việc có khả năng làm gia tăng căng thẳng giữa Mạc Tư Khoa và Warsaw, trong đó Ba Lan đang nổi lên như một tuyến đường cung cấp vũ khí quan trọng trong cuộc chiến Ukraine. Các quan chức Nga đã tuyên bố mà không có bằng chứng cho thấy Ba Lan muốn sáp nhập các khu vực phía tây của Ukraine, và Warsaw hồi đầu tháng này đã từ chối trả cho tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga bằng đồng rúp, dẫn đến việc ngừng cung cấp khí đốt cho nước này.
4. Ukraine tấn công hệ thống phòng không của Nga trên Đảo Rắn vào cuối tuần qua
Quân đội Ukraine đã tấn công ít nhất một hệ thống phòng không của Nga trên Đảo Rắn vào cuối tuần qua, theo ba quan chức quốc phòng Mỹ và một quan chức Ukraine.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết cuộc tấn công nhằm vào hệ thống phòng không tầm ngắn SA-15. Bên cạnh đó còn có các cuộc tấn công vào máy bay trực thăng và tàu đổ bộ của Nga.
“Chúng tôi nghĩ rằng đã có ít nhất ba mục tiêu bị tấn công từ các cuộc không kích trên đảo Rắn,” quan chức này cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Hai, “nhưng về ảnh hưởng của cuộc tấn công này, tôi nghĩ rằng chúng ta vẫn phải cố gắng tìm ra tất cả.”
Các vệ tinh cho thấy khói bốc lên trên Đảo Rắn, vào hôm Chúa Nhật, ngày 8 tháng Năm.
Một quan chức Mỹ khác cho biết vẫn chưa rõ giá trị chiến lược của các cuộc tấn công trong khi lưu ý rằng hòn đảo này có tầm quan trọng biểu tượng to lớn đối với Ukraine.
Một quan chức Ukraine nói rằng hai hệ thống SA-15 đã bị trúng đạn, chứ không phải một. Vẫn còn phải xem liệu hệ thống phòng không là mục tiêu cơ hội hay là một nỗ lực phối hợp nhằm truy quét hệ thống phòng không của Nga, cho đến nay đã hạn chế khả năng bay của lực lượng không quân Ukraine.
Cuối tuần qua, cả Ukraine và Nga đều thông báo có nhiều trận chiến hơn ở Hắc Hải.
Một quan chức Ukraine hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng Ukraine đã phá hủy một máy bay trực thăng và một số tàu nhỏ.
Hôm Chúa Nhật, Bộ Quốc phòng Nga đã đưa ra một phiên bản rất khác của các sự kiện. Thiếu tướng Igor Konashenkov cho biết trong đêm thứ Bảy, hai máy bay ném bom Su-24 của Ukraine và một trực thăng Mi-24 của Không quân Ukraine đã bị hệ thống phòng không Nga trên đảo Rắn tiêu diệt.
5. Binh lính Ukraine vẫn cầm cự tại Azovstal
Binh sĩ Ukraine tiếp tục cầm cự trong nhà máy thép Azovstal.
Theo Cục Biên phòng Ukraine, một số binh sĩ của lực lượng này vẫn ở lại nhà máy và “cùng với các đồng đội của họ tiếp tục bảo vệ đất nước.”
Người đứng đầu đội biên phòng Donetsk, Valerii Padytel, người đang ở bên trong nhà máy, cho biết “Lực lượng phòng thủ của Mariupol tiếp tục bảo vệ thành phố anh hùng. Các chiến sĩ Biên phòng thuộc Phân đội Biên phòng Donetsk, Phân đội Cảnh sát biển, các chiến sĩ của Cảnh sát quốc gia và Vệ binh quốc gia tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của mình”.
“Đúng vậy, chúng tôi đang ở trong một môi trường rất khó khăn. Nhưng đồng thời chúng tôi vẫn tiếp tục bảo vệ đất đai của mình,” Padytel nói.
“Chúng tôi biết rằng chúng tôi đã không bị lãng quên,” Padytel nói thêm.
Người ta cho rằng có khoảng vài trăm binh sĩ vẫn còn ở Azovstal cũng như một số dân thường nam giới chưa xác định.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine Oleksandr Motuzyanyk nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo hàng ngày.
Ông nói thêm: “Các binh sĩ của chúng ta đang hứng chịu các cuộc ném bom mới, và cả hỏa tiễn tầm xa Tu22M3”.
Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết sự hiện diện của Nga ở Hắc Hải hiện đã lên tới 7 tàu được trang bị hỏa tiễn hành trình loại Kaliber, “tổng cộng chúng mang theo tối đa 50 hỏa tiễn”.
Trong khi đó, tình hình ở khu vực ly khai của Transnistria vẫn căng thẳng, theo Motuzyanyk, với “các đơn vị địa phương và lữ đoàn của cái gọi là 'lực lượng tác chiến' từ Liên bang Nga đóng quân ở đó vẫn trong tình trạng báo động cao.”
1. Lăng mộ của linh mục Brazil được phong chân phước bị cướp phá
Ngôi mộ của Chân phước Donizetti Tavares de Lima đã bị hư hại trong một vụ cướp tỏ tường vào cuối tuần trước ở Brazil.
Tavares de Lima là một linh mục được biết đến với những phép lạ và khi còn sinh tiền đã làm việc không mệt mỏi để bảo vệ người nghèo. Thi hài của ngài được lưu giữ trong Đền thờ Đức Mẹ Aparecida ở Tambaú, cách Ribeirao Preto khoảng 60 dặm về phía đông nam.
Vào ngày 2 tháng 5, thị trưởng của Tambaú, Leonardo Spiga Real, đã báo cáo trên Facebook rằng “một trong những mặt kính bao quanh lăng của Chân phước Donizetti đã bị vỡ trong một vụ cướp có chủ đích”.
Các bức ảnh được thị trưởng đăng tải cho thấy một trong những tấm kính của lăng bảo vệ ngôi mộ của Chân phước Donizetti đã bị đập vỡ.
Thi thể của chân phước ban đầu được chôn cất tại Nghĩa trang thành phố Tambaú, đã được chuyển đến đền thờ Aparecida vào năm 2009.
Spiga nói rằng cơ quan thực thi pháp luật đang điều tra hành vi phá hoại, để tìm ra những người chịu trách nhiệm.
“Hình ảnh từ camera an ninh đang được truy xuất và sẽ được xem xét để Cảnh sát dân sự có thể tiếp tục điều tra và tìm ra tên tội phạm hoặc những tên tội phạm,” ông nói.
Ngoài ra, thị trưởng nói rằng “các cơ quan công quyền đã nghiên cứu các biện pháp mới để tăng cường an ninh.”
Cuối cùng, Spiga kêu gọi dân thường báo cảnh sát bất kỳ bằng chứng nào có thể giúp ích cho việc điều tra vụ án.
“Chúng tôi rất tiếc những gì đã xảy ra và yêu cầu các bạn, những công dân tốt, hãy báo cáo hành vi đáng ngờ cho các cơ quan thực thi pháp luật,” ông nói.
Cha Donizetti Tavares de Lima sinh năm 1882 tại Cássia thuộc bang Minas Gerais. Ngài được thụ phong linh mục năm 1908. Ngài đến Tambaú năm 1926 và sống ở đó cho đến khi qua đời ở tuổi 79.
Cha Dozinetti đã được phong chân phước vào năm 2019, sau khi Tòa thánh Vatican công nhận phép lạ chữa lành dị tật cho Bruno Henrique Arruda de Oliveira nhờ sự cầu bầu của linh mục.
Bruno sinh năm 2006 với một dị tật được gọi là “bàn chân khoèo bẩm sinh hai bên”, một dị tật khó điều trị ảnh hưởng đến cơ và xương bàn chân. Phép lạ của Cha Dozinetti đã chữa lành hoàn toàn cho Bruno, và không thể giải thích về mặt y khoa.
Source:Catholic News Agency
2. Đức Hồng Y Pell nêu bật lời khai 'không đầy đủ' của Hồng Y Becciu tại phiên tòa tài chính Vatican
Đức Hồng Y George Pell cho biết hôm thứ Sáu rằng lời khai gần đây của Hồng Y Angelo Becciu tại phiên tòa tài chính ở Vatican “phần nào đó không đầy đủ.”
Ngài đặc biệt chú ý đến việc thiếu bằng chứng liên quan đến các khoản thanh toán hơn 1,6 triệu đô la cho Neustar Australia, một công ty dịch vụ thông tin, vào năm 2017 và 2018.
Hồng Y Becciu, người từng là quan chức thứ hai trong Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 2011 đến 2018, đã bị thẩm vấn vào ngày 5 tháng 5 về các khoản đầu tư trong một phiên điều trần trong phiên tòa xét xử ở Vatican. Vị Hồng Y đã bị buộc tội tham ô, lạm dụng chức vụ và đe dọa nhân chứng.
Trong một tuyên bố ngày 6 tháng 5, Đức Hồng Y Pell cho biết Hồng Y Becciu, trong lời khai của mình, đã có thái độ “tự vệ cho mình chỉ có vai trò thừa hành hoàn toàn vô tội trong các vấn đề tài chính Vatican”.
Với tư cách là Tổng trưởng Kinh tế, Đức Hồng Y Pell đã dẫn đầu một nỗ lực được Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi nhằm mang lại trật tự và trách nhiệm giải trình cho tài chính của Vatican, vốn từ lâu đã thiếu các thủ tục, thiếu sự kiểm soát và giám sát tập trung.
Đức Hồng Y Pell đã xung đột trong vai trò đó với Hồng Y Becciu, người với tư cách là Phụ Tá Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã phục vụ đắc lực với tư cách là chánh văn phòng của Đức Giáo Hoàng. Tại một thời điểm, Hồng Y Becciu, đã hành động để hủy bỏ một hợp đồng mà Đức Hồng Y Pell đã thực hiện để kiểm toán về tài chính của Vatican một cách độc lập.
Phản ánh về tuyên bố của Hồng Y Becciu tại phiên tòa, Đức Hồng Y Pell cho biết ngài muốn tập trung “vào nhận xét cuối cùng của Hồng Y Becciu về khoản tiền 2,3 triệu AUD trả cho Neustar cho tên miền internet '.catholic' vào ngày 4/9/2015. Khoản thanh toán đó là từ Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội hay từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh? Sự ra đời của tuyên bố này chỉ làm sâu sắc thêm bí ẩn”.
Đức Hồng Y Pell nói thêm rằng tuyên bố của Hồng Y Becciu với tòa án khác với những gì Hồng Y Becciu đã nói với ngài vào tháng 12 năm 2020, “rằng đích đến của các khoản tiền từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh sang Úc không phải là việc của tôi, nhưng đã được Đức Thánh Cha biết rõ.”
Đức Hồng Y Pell cho rằng chắc chắn Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội đã thực hiện các khoản thanh toán lớn cho Neustar Australia và một cơ quan đăng ký tên miền “để bảo lưu “tên miền.catholic vào các năm 2012, 2015, 2016, 2017 và 2018”.
“Tất nhiên, những nghi ngờ được xóa bỏ bằng sự kiện, bằng chứng cứ chứ không phải bằng các khẳng định. Rất tiếc, tôi không có thông tin về các khoản thanh toán cho Neustar Australia vào năm 2015 ngoài 150.000 USD mà Hội đồng Truyền thông Xã hội đã thanh toán dưới dạng đặt cọc. Đó không phải là thói quen thông thường của tôi khi ký nhận các khoản thanh toán từ Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh,” Đức Hồng Y Pell viết.
Đức Hồng Y Pell cho biết: “Mối quan tâm của tôi tập trung vào bốn khoản thanh toán trị giá 2,3 triệu AUD do Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh thực hiện vào năm 2017 và 2018 cho Neustar Australia.”
Ngài cho biết hai trong số này, với trị giá 874.000 đô la, “đã được Tổng Giám Mục Becciu cho phép vào ngày 17/5/2017 và 6/6/2018”.
“Rõ ràng, đây là những khoản thanh toán khác với khoản thanh toán vào ngày 11/9/2015 mà tôi bị cáo buộc đã ủy quyền. Mục đích là gì? Tiền đã đi đâu sau Neustar?”
Vào thời điểm các khoản thanh toán đó được gửi đi, Đức Hồng Y Pell đang bị điều tra và sau đó bị xét xử vì tội lạm dụng tình dục ở Úc. Sự trùng hợp đã dẫn đến những gợi ý rằng số tiền này có liên quan đến phiên tòa xét xử Đức Hồng Y Pell theo một cách nào đó. Đức Hồng Y Pell đã bị kết án, nhưng sau đó được tuyên trắng án bởi một phán quyết nhất trí của Tòa án Tối cao Australia.
Source:Catholic News Agency
3. Tiến Sĩ Geogre Weigel: Con đường mà Nga đã không chọn
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Suy tư về cuộc xâm lược Ukraine của Nga, ông đã có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “The Russian Path Not Taken”, nghĩa là “Con đường mà Nga đã không chọn”. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Gần đây tôi đã suy nghĩ về bài thơ “Con đường không được chọn” của Robert Frost và mối quan hệ của bài thơ ấy với một linh mục Chính thống giáo Nga đã qua đời.Khi Liên bang Xô Viết tan rã vào năm 1990, hai con đường ẩn dụ phân rẽ nhau xuất hiện trong rừng cây của Nga. Một là con đường đổi mới đất nước được tạo điều kiện thuận lợi bởi một nền Chính thống giáo Nga sôi nổi, cởi mở về mặt trí tuệ và đại kết; và con đường kia là con đường quen thuộc hơn của Chính thống giáo Nga bám víu và phụ thuộc vào quyền lực nhà nước. Trong trường hợp này, “con đường ít người qua lại” đã không được chọn. Và chúng ta có thể khẳng định sự sáng suốt của nhà thơ, khi nhận ra rằng nếu con đường ấy được lựa chọn, thực sự xã hội Nga “đã có sự khác biệt”.
Điều này đưa chúng ta đến với Cha Alexander Men.
Trong những thập kỷ cuối cùng của Liên Xô, Cha Alexander Men đã trở thành một tiếng nói cải cách nổi bật trong Chính thống giáo Nga, một cố vấn tinh thần cho Alexander Solzhenitsyn và Andrei Sakharov, và là một nam châm thu hút sự chuyển đổi sang Chúa trong giới trí thức Nga. Cha Alexander Men rao giảng rằng chủ nghĩa cộng sản là một “bệnh lý lịch sử khổng lồ” đã “phá hủy hầu như” toàn bộ nền văn hóa Nga; thiệt hại mà nó đã gây ra “tàn phá tâm hồn mọi người.” Để giúp sửa chữa thiệt hại đó, một Giáo hội Nga thời hậu cộng sản phải ăn năn về sự hợp tác đáng khinh bỉ của họ với cường quốc Liên Xô. Từ sự ăn năn đó, ông hy vọng, sẽ xuất hiện một Chính thống giáo Nga có tiếng nói Trung tâm Kitô giáo giúp xây dựng một xã hội dân sự Nga đổi mới.
Tầm nhìn của Cha Alexander Men về tương lai Nga là một mối đe dọa đối với các cơ quan an ninh nhà nước, đã âm mưu tiếp quản nước Nga thời hậu Xô Viết và các nhà lãnh đạo Chính thống giáo của Nga, những người đã không còn là tín hữu của Giáo Hội theo bất kỳ ý nghĩa thực tế nào của thuật ngữ này. Có vẻ như sự kết hợp nào đó của hai thế lực tà ác đó đã dẫn đến vụ giết Cha Alexander Men bằng rìu trong một khu rừng rậm gần Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 9 năm 1990 - một tội ác chưa bao giờ bị truy tố.
Tất nhiên, không ai biết suy nghĩ của Cha Alexander Men sẽ phát triển như thế nào nếu ngài còn sống. Nhưng hãy tưởng tượng rằng Cha Alexander Men, là người, vài ngày trước khi bị ám sát, đã cảnh báo về một “chủ nghĩa phát xít Nga mới”, vẫn còn sống vào đầu năm 1992 khi Thượng phụ tương lai của Mạc Tư Khoa, khi đó là Tổng Giám Mục Kirill của Smolensk, nói với 5.000 cựu sĩ quan Hồng quân, chỉ vài tuần sau khi Liên Xô tan rã, rằng Chính thống giáo Nga có thể lấp đầy khoảng trống về ý thức hệ và lòng yêu nước do sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Cha Alexander Men biết điều gì đó về khoảng trống tâm linh, và ngài có thể đã đề xuất lấp đầy sự trống trải của người Nga thời hậu cộng sản bằng một thứ gì đó đẹp đẽ và phong phú về mặt tinh thần, hơn là với chủ nghĩa dân tộc xấu xa do Kirill và các nhà lãnh đạo Chính thống Nga khác cổ xúy. Cha Alexander Men có thể đã thách thức sự bài ngoại như vậy; và nếu được trao cho quyền lực đạo đức và tâm linh, ngài có thể đã tạo ra sự khác biệt. Không bị cản trở, Kirill đã công cụ hóa Giáo hội Nga, đã ngăn cản sự lãnh đạo chính thức của Chính thống giáo Nga phát triển khả năng tiên tri để nói sự thật trước quyền lực. Vì vậy, bây giờ các nhà lãnh đạo của Giáo hội đang hoan nghênh những vụ giết trẻ em và phá hủy các vùng đất rộng lớn của Ukraine.
Tôi thích nghĩ rằng Cha Alexander Men và những người mà ngài truyền cảm hứng có thể đã khơi dậy sự tái sinh của nền văn hóa Nga có khả năng chống lại sự quyến rũ của chủ nghĩa Putini. Điều đó đã không xảy ra. Những gì có thể là một tiếng nói quan trọng đã bị bịt miệng bởi một chiếc rìu của một tay sát thủ trong khu rừng đó vào năm 1990. Và kể từ đó, giới lãnh đạo Chính thống giáo Nga đã không thể xoa dịu vết thương mà 70 năm chủ nghĩa cộng sản đã gây ra. Thay vào đó, Thượng phụ Kirill và người phụ trách đại kết của ông, Tổng Giám Mục Hilarion, đã thúc đẩy một khái niệm hiếu chiến về Russkiy mir, “thế giới Nga”, là cơ sở cho chủ nghĩa đế quốc Nga mới. Văn hóa nói dối vốn là thương hiệu của quá khứ Liên Xô giờ đã phá hủy nền văn hóa Nga hiện tại nhuốm mầu sắc. Và các hiệu ứng tàn bạo của nó đã được hiển thị trong hai tháng qua.
Thần học giả mạo chính trị hóa của Kirill và Hilarion, hiện do Putin và tay sai của ông ta thao túng, cho rằng Ukraine phải là một phần của Nga hoặc Ukraine phải bị tiêu diệt. Tại sao? Bởi vì Nga là người thừa kế hợp pháp duy nhất của lễ rửa tội của người Đông Slav. Bất kỳ ai khác tuyên bố một phần của quyền gia trưởng tinh thần đó đều là “Đức Quốc xã”, và “Đức Quốc xã” đó phải bị tiêu diệt (như một dịch vụ truyền thông Nga do nhà nước bảo trợ đã đưa vào tháng 4). Cuộc chiến của Nga ở Ukraine do đó là một cuộc thánh chiến.
Điều này thật đáng kinh ngạc (chưa kể kỳ quái về mặt thần học). Tuy nhiên, các học giả của Giáo hội Nga đã ghi nhận một sự tương đồng rõ rệt giữa số lượng người Nga tuyên bố ủng hộ cuộc chiến của Putin ở Ukraine (80%) và số người Nga, bất kể thực hành tôn giáo của họ hay không, đều tuyên bố là Chính thống giáo (80 phần trăm). Liệu một cuộc sống chung tồi tệ giữa tham vọng giáo hội và quyền lực nhà nước có thể phát triển được không nếu các nhà lãnh đạo tôn giáo chân chính như Cha Alexander Men đã có thể định hình tương lai Chính thống giáo Nga, thay vì Kirill và Hilarion?
Không ai biết. Nhưng những gì chúng ta biết một cách chắc chắn là con đường quen thuộc hơn do sự lãnh đạo của Chính thống giáo Nga chọn đã trở thành con đường dẫn đến sự phản bội phúc âm.
Source:First Things
1. Quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho biết có “các báo cáo mang tính giai thoại” về việc quân đội Nga ở Ukraine không tuân theo mệnh lệnh
Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cho biết Mỹ nhận thấy có “các báo cáo mang tính giai thoại” về việc quân đội Nga và “các sĩ quan trung cấp ở nhiều cấp khác nhau, thậm chí lên đến cấp tiểu đoàn”.
Tướng Kirby cho biết những sĩ quan này “đã từ chối tuân theo mệnh lệnh hoặc không tuân theo chúng với cùng một biện pháp mà bạn mong đợi một sĩ quan phải tuân theo.”
Các lực lượng Nga đã phải vật lộn với các vấn đề về tinh thần trên diện rộng kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, đây chỉ là một trong vô số vấn đề đã gây ra cho quân đội Nga trong cuộc chiến này.
Các lực lượng Nga cũng đang phải đối mặt với các vấn đề hậu cần đang làm chậm tiến độ của họ.
Hiện có 97 tiểu đoàn tác chiến, gọi tắt là BTG, của lực lượng Nga ở Ukraine, tăng từ 92 BTG được ghi nhận vào ngày 28 tháng 4. Như thế, trong 11 ngày, Nga đã tung thêm vào chiến trường năm BTG.
“ Không có gì lạ khi họ chuyển một hoặc hai BTG từ Donbas trở lại Nga để chỉnh đốn lại hoặc tái trang bị và sau đó chuyển họ trở lại, đó là điều bình thường. Nhưng nhìn chung, họ đã bổ sung khoảng 5 BTG cho Ukraine và tất cả các BTG đó đều ở phía đông hoặc phía nam” của Ukraine.
2. Biden ký đạo luật cho Ukraine thuê mượn khí tài chiến tranh thành luật
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã ký thành luật Đạo luật cho thuê mượn khí tài chiến tranh để bảo vệ nến dân chủ Ukraine. Buổi lễ ký kết diễn ra tại Tòa Bạch Ốc vào thứ Hai, ngày 9 tháng 5.
Đạo luật cho Ukraine thuê mượn khí tài chiến tranh đã được cả hai viện của Quốc hội Mỹ thông qua vào tháng trước. Thượng viện nhất trí ủng hộ văn kiện vào ngày 6 tháng 4 và Hạ viện đã bỏ phiếu cho biện pháp này vào ngày 28 tháng 4.
Văn bản cho phép Tổng thống Mỹ sử dụng chương trình cho vay quân sự để đẩy nhanh việc chuyển giao vũ khí, trang thiết bị quân sự, thuốc men, lương thực, v.v. cho Ukraine. Dự kiến nước tiếp nhận sẽ thanh toán chi phí của họ sau khi chiến tranh kết thúc.
Đạo luật cho vay và cho thuê của Hoa Kỳ, hay Lend-Lease, được chính thức giới thiệu là Đạo luật thúc đẩy phòng thủ của Hoa Kỳ, được ban hành ngày 11 tháng 3 năm 1941. Đó là một chính sách theo đó Hoa Kỳ đã cung cấp cho Anh, Liên Xô và các quốc gia Đồng minh khác lương thực, dầu mỏ và các khí tài khác từ năm 1941 đến năm 1945. Nó được đưa ra trên cơ sở rằng sự giúp đỡ đó là cần thiết cho việc bảo vệ Hoa Kỳ. Đạo luật được ký thành luật vào ngày 11 tháng 3 năm 1941 và kết thúc vào ngày 20 tháng 9 năm 1945. Tuy Đạo luật đề cập đến việc cho vay mượn, nhưng nhìn chung, viện trợ theo đạo luật này là không hoàn lại, mặc dù một số khí tài chiến tranh chẳng hạn như tàu, thuyền, máy bay, xe tăng đã được trả lại sau chiến tranh. Đổi lại, Hoa Kỳ được quyền thuê các căn cứ quân đội và hải quân trên lãnh thổ của Đồng minh trong chiến tranh.
3. Chủ tịch Hội đồng Âu Châu buộc phải tìm nơi trú ẩn trước cuộc tấn công hỏa tiễn trong chuyến thăm Odesa
Thông tin thêm về chuyến thăm bất ngờ của chủ tịch Hội đồng Âu Châu, Charles Michel, đến Odesa hôm nay. Michel buộc phải tạm dừng cuộc họp với Thủ tướng Ukraine, Denys Shmyhal, và trú ẩn khi hỏa tiễn tấn công thành phố miền nam Ukraine, theo một quan chức Liên Hiệp Âu Châu.
Trong cuộc họp, “những người tham gia cần phải ngưng ngang cuộc họp để tìm nơi trú ẩn khi hỏa tiễn tấn công một lần nữa vào khu vực Odesa”, quan chức này cho biết.
Các quan chức nói thêm:
Chủ tịch Hội đồng Âu Châu đã được người đứng đầu lực lượng hải quân Ukraine đặc biệt thông báo về thiệt hại do hỏa tiễn của Nga bắn từ biển và có thể tận mắt chứng kiến vụ phá hủy dã man một tòa nhà dân cư và tác động đối với dân thường vô tội.
Thành phố cảng chiến lược Odesa đã chứng kiến nhiều cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga trong vài ngày qua.
Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, người đã tham gia cuộc hội đàm của họ qua video, cảm ơn Michel đã đến thăm Ukraine vào Ngày Chiến thắng, ngày kỷ niệm đánh bại Đức Quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ hai.
Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố video từ văn phòng của mình:
Tôi rất vui mừng vì ngày nay Liên minh Âu Châu, ở cấp cao nhất, ủng hộ Ukraine vào thời điểm mà những biểu hiện của chủ nghĩa Quốc xã, thật không may, đang tồn tại và đang được hồi sinh.
Trong cuộc hội đàm, cả hai bên đã thảo luận về “tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp tức thời để mở khóa các cảng xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine”.
4. Đại sứ Mỹ tại Mạc Tư Khoa nói Putin không tuyên bố chiến thắng vì “bộ máy tuyên truyền của Nga không thể hỗ trợ nổi cho các chiến thắng giả mạo
Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga John Sullivan vừa bị Bộ Ngoại Giao Nga triệu tập để phản đối trong tuần qua. Tuy nhiên, ông tỏ ra không ngán một chút nào.
Hôm thứ Hai, trong cuộc phỏng vấn với CNN, Đại sứ John Sullivan cho rằng Tổng thống Vladimir Putin đã không tuyên bố chiến thắng trong bài phát biểu của mình “bởi vì ngay cả bộ máy tuyên truyền của Nga cũng không thể ủng hộ điều đó”.
Sullivan cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Alisyn Camerota của CNN: “Chúng tôi đã chứng kiến hết lần này đến lần khác các mục tiêu mà Nga muốn đạt được ở Ukraine đã bị thất bại, bắt đầu từ việc họ cố gắng tấn công chớp nhoáng vào Kyiv”.
“Điều tôi nói đó không có nghĩa là Tổng thống Putin đã không đi quá xa sự thật trong phát biểu của ông ta hôm nay tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng. Ông ấy chắc chắn đã đi quá xa. Trên thực tế, những nhận xét, hay luận điệu của ông ấy chỉ thuần túy là tuyên truyền, thông tin sai lệch, thông tin quá sai đến mức vua xạo George Orwell cũng phải đỏ mặt,” Đại Sứ Sullivan nói.
Vị Đại Sứ Hoa Kỳ cho biết bình luận của ông Putin hôm thứ Hai cho thấy “các nhà lãnh đạo cấp cao của chính phủ Nga sẵn sàng nói bất cứ điều gì nhằm biện minh cho những điều không chính đáng, đó là cuộc chiến gây hấn của họ ở Ukraine đang tàn sát những người vô tội trên khắp đất nước bị bao vây đó, những hành động tàn bạo khó mà có thể hiểu được. “
Sullivan cho biết anh không thể bình luận về sức khỏe của Putin khi được CNN hỏi và nói thêm, “Tôi thực sự không biết. Tôi đã thấy những gì chúng ta đã thấy trên các phương tiện truyền thông: chỉ là suy đoán. Và nó chỉ là suy đoán thôu, theo quan điểm của tôi”.
Ông nói thêm: “Cũng rất khó để biết Tổng thống Putin đang lên kế hoạch gì,” và lưu ý rằng Mỹ đã “công khai” kế hoạch xâm lược Ukraine của Putin, “nhưng ngoài ra, rất khó để suy đoán vì vòng tròn những người có thể tham gia trong các quyết định của ông ấy quá nhỏ.”
Tuy nhiên, Sullivan cho biết ông đồng ý với quan điểm của Giám đốc CIA Bill Burns rằng Putin “đang tăng gấp đôi hoạt động quân sự của mình ở Ukraine”.
Sullivan cho biết tương tác của ông với phía Nga đã bị hạn chế kể từ khi chiến tranh bắt đầu, nhưng ông đồng ý “hết lòng” với Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield, người nói với Kylie Atwood của CNN rằng các đồng nghiệp Nga của cô ấy có vẻ “không thoải mái” trong “hành xử và phong thái” của họ.
5. Tòa Bạch Ốc nhận định rằng những nhận xét trong Ngày Chiến thắng của Putin đổ lỗi cho NATO về cuộc chiến với Ukraine là “sai lầm và ngớ ngẩn một cách nghiêm trọng”
Thư ký Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết hôm thứ Hai rằng nhận xét của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu nhân Ngày Chiến thắng hàng năm ở Mạc Tư Khoa cáo buộc NATO đang “tạo ra các mối đe dọa bên cạnh biên giới của Nga”, là “sai lầm và ngớ ngẩn một cách tỏ tường.”
Psaki nói với các phóng viên tại cuộc họp báo tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai: “Những gì chúng tôi thấy Tổng thống Putin làm là đưa ra một phiên bản lịch sử theo chủ nghĩa xét lại dưới dạng thông tin sai lệch mà chúng ta đã thấy quá phổ biến như một vở kịch của Nga”. “Bây giờ, điều may mắn là tất cả chúng ta đều biết, các phóng viên trên khắp thế giới đều biết, người Âu Châu biết, người Mỹ biết, về những thông tin sai lệch được thêu dệt mà Tổng thống Putin và Điện Cẩm Linh đang tung ra, chẳng hạn như gợi ý rằng cuộc chiến này đã xảy ra bởi sự xâm lược của phương Tây hoặc các kế hoạch của phương Tây. Đó thật là sai lầm và vô lý một cách tỏ tường”.
Trong Diễn văn Chiến thắng hôm thứ Hai, Putin nói rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga là cần thiết vì phương Tây đang “chuẩn bị cho cuộc xâm lược đất đai của chúng ta”.
“Các nước NATO không muốn nghe chúng ta”, ông Putin nói và nói thêm, “họ có những kế hoạch rất khác nhau và chúng ta có thể thấy điều đó”.
Psaki nói thêm rằng sau bài phát biểu của Putin hôm thứ Hai, các quan chức đang theo dõi “những gì chúng ta đang thấy trên mặt đất. Nếu chúng ta quay trở lại giữa tháng Hai, khi Tổng thống Putin có bài phát biểu về cuộc chiến ở Ukraine thì, về cơ bản, ông ta tuyên bố rằng ông ta sẽ thôn tính Ukraine, tiếp quản đất nước này và xa hơn nữa. Những điều đó hoàn toàn không phải là những gì đang xảy ra ngày nay”.
“Tổng thống Putin và người Nga không diễn hành qua Kyiv, họ đang nỗ lực chiến đấu ở các vùng khác của đất nước, và người Ukraine đang dũng cảm và can đảm chiến đấu mỗi ngày. Vì vậy, chúng tôi xem xét những gì đang xảy ra trên thực địa, mặc dù điều quan trọng là cần lưu ý và nêu ra lịch sử của chủ nghĩa xét lại mà chúng ta đã thấy trong bài phát biểu này và bất kỳ tuyên bố nào như vậy mà chúng tôi đã thấy trong nhiều tháng từ khi Putin mở cuộc xâm lược vào Ukraine”
6. Hỏa tiễn Nga phá hủy khách sạn Odesa được giới thượng lưu Nga yêu quý
Thị trưởng Odesa Gennadiy Trukhanov (Генна́дій Леоні́дович Труха́нов), cho biết có một khách sạn ở thành phố Odesa, miền nam Ukraine, được người dân địa phương gọi là “thành trì của thế giới Nga” vừa bị hỏa tiễn Nga bắn sập.
Khu phát triển hạng sang có tên là “Grande Pettine” nằm trên một bãi biển ở Hắc Hải. Khi phong trào thân Nga ở Odesa đang ở đỉnh cao - khoảng 10 năm trước - khu phức hợp đã tổ chức các hội nghị dành riêng cho tình huynh đệ của Ukraine và Nga. Hội nghị này được gọi là: “Những thách thức của cuộc khủng hoảng toàn cầu: sự thống nhất của Ukraine và Nga.”
Nơi này thu hút các nhân vật trong chương trình trò chuyện của Nga và một số chính trị gia diều hâu nhất của Nga. Nó vẫn thuộc sở hữu của một doanh nhân nổi tiếng của Nga.
Cuối tuần này, khách sạn “Grand Pettine” đã bị bắn trúng ít nhất một hỏa tiễn hành trình của Nga, gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
Với những kỷ niệm đẹp đẽ của những người Nga có ảnh hưởng về sự ấm áp và sang trọng mà khu nghỉ mát Hắc Hải mang lại, có vẻ như nó không được cố tình nhắm mục tiêu.
CNN đã liên hệ với khách sạn hôm thứ Hai và được thông báo rằng họ không thể đưa ra phản hồi cho đến khi thời gian giới nghiêm kết thúc vào thứ Ba.
“Các tòa nhà của khu phức hợp khách sạn và nhà hàng, cũng như cơ sở hạ tầng tiện ích, đã bị phá hủy và hư hại. Không có nạn nhân hoặc bị thương,” văn phòng công tố ở Odesa cho biết hôm thứ Ba.
1. Giáo xứ Colorado bị phá hoại bằng hình vẽ graffiti ủng hộ phá thai lần thứ hai trong bảy tháng qua
Một nhà thờ của giáo xứ Công Giáo ở Boulder, Colorado đã bị phá hủy với các khẩu hiệu ủng hộ nạo phá thai vào tối ngày 3 tháng 5, đánh dấu lần thứ hai trong vòng chưa đầy một năm giáo xứ này bị tấn công bằng các hình vẽ nghuệch ngoạc ủng hộ phá thai.
Vụ việc xảy ra tại giáo xứ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ xảy ra sau khi một dự thảo ý kiến bị rò rỉ từ Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, cho thấy rằng tòa án đã sẵn sàng lật ngược vụ Roe kiện Wade, điều này sẽ cho phép các tiểu bang cắt giảm hoặc đặt phá thai ra ngoài vòng pháp luật.
Các bức ảnh được chia sẻ với CNA bởi Tổng giáo phận Denver cho thấy những khẩu hiệu thô tục được sơn trên nhà thờ.
Hình vẽ bậy bao phủ cửa nhà thờ, một số bức tường bên ngoài và một chiếc xe bán tải màu trắng trong bãi đậu xe. Ít nhất một trong những cửa sổ bên ngoài của nhà thờ đã bị vỡ.
Phát ngôn viên giáo phận Mark Haas nói với CNA rằng tổng giáo phận đã ghi nhận ít nhất 30 trường hợp vẽ bậy, phá hoại tài sản và trộm cắp kể từ tháng 2 năm 2020. Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội ở Denver đã bị nhắm mục tiêu với các khẩu hiệu chống Công Giáo vào tháng 10 năm 2021.
Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Boulder đã được gọi đến để điều tra vụ việc ở Boulder.
Tháng 9 năm ngoái, giáo xứ đã bị xịt sơn với nhiều khẩu hiệu phò phá thai. Vào thời điểm đó, giáo xứ có trưng bày 4000 cây thánh giá nhỏ màu trắng ở bãi cỏ phía trước, mỗi cây tượng trưng cho một em bé bị phá thai mỗi ngày ở Hoa Kỳ. Những kẻ phá hoại đã chà đạp và xúc phạm ít nhất một nửa số cây thánh giá. Nhà chức trách Boulder chưa công bố những kẻ tình nghi liên quan đến vụ việc đó.
Colorado có một số luật phá thai cực đoan nhất Hoa Kỳ, do Thống đốc Jared Polis tung ra vào đầu năm nay. Nhà nước cho phép phá thai cho đến khi sinh. Boulder là địa bàn hoạt động của Warren Hern, một bác sĩ phá thai cực đoan, là người đã thực hiện hàng nghìn ca phá thai muộn, sở hữu và điều hành phòng khám của mình.
Các báo cáo về hành vi phá hoại tại các nhà thờ và các địa điểm Công Giáo khác dường như đã gia tăng trong những năm gần đây, trong bối cảnh đại dịch, các cuộc biểu tình chính trị và bất ổn dân sự. Trong khi một số tội ác chống lại nhà thờ dường như được thực hiện bởi những người bị bệnh tâm thần hoặc bởi những người chưa thành niên, những tội ác khác dường như được thúc đẩy bởi những người bài Công Giáo hoặc ủng hộ việc phá thai.
Đã có một loạt các báo cáo trong những tuần tính đến tháng Ba năm nay, bao gồm hành vi phá hoại các tòa nhà, trường học và nghĩa trang của nhà thờ Công Giáo.
Source:Catholic News Agency
2. Tổng giáo phận Hán Thành tiếp tục gửi linh mục thừa sai ra nước ngoài
Tổng giáo phận Hán Thành, thủ đô Hàn Quốc, tiếp tục gửi các linh mục thừa sai đi phục vụ tại nước ngoài. Cho đến nay đã có 21 linh mục từ đây được gửi đi loan báo Tin mừng tại mười một nước, phục vụ Giáo hội địa phương.
Hôm ngày 04 tháng Năm vừa qua, Đức cha Phêrô Trịnh Thuần Trạch (Chung Soon-taick), dòng Cát Minh nhặt phép, Tổng giám mục thủ đô, đã chủ sự thánh lễ trọng thể tại nhà thờ chính tòa địa phương để chính thức sai hai linh mục đi truyền giáo, một tại Tổng giáo phận Monterrey, bên Mễ Tây Cơ và một tại giáo phận Tân Trúc, Đài Loan.
Thánh lễ do Ban truyền giáo hải ngoại của Tổng giáo phận Hán Thành tổ chức, với 32 linh mục đồng tế trước sự tham dự của 400 giáo dân, trong đó có thân nhân của hai thừa sai.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Trịnh Thuần Trạch nhấn mạnh vai trò ý nghĩa mà Tổng giáo phận đang thi hành trong việc đóng góp vào việc gửi các linh mục, tu sĩ và giáo dân đi phục vụ tại nước ngoài. Ngài nhắn nhủ các thừa sai hãy luôn cầu nguyện, nhất là trong những lúc khó khăn, tìm ơn thánh và sự an ủi trước sự hiện diện của Chúa. Đức Tổng Giám Mục cũng nhắc nhở các thừa sai hãy tôn trọng các nền văn hóa và những người mình sẽ gặp trong iệc phục vụ, tìm cách gặp gỡ Chúa sống trong họ. Ngài nói thêm rằng: “Khi trở về Hàn Quốc, anh em sẽ được mời gọi chia sẻ tình trạng mà anh em nhận được từ kinh nghiệm thừa sai quí giá này”.
Các con số thống kê gần đây dường như cho thấy sự phát triển không ngừng của cộng đồng Công Giáo Hàn Quốc dường như đã đi vào bế tắc, không chỉ vì Covid-19, mà còn bởi sự suy giảm nhân khẩu học và những biến đổi xã hội mà các thế hệ mới đang trải qua ở Hán Thành. Điều này được tiết lộ bởi dữ liệu trong niên giám thống kê của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc.
Báo cáo thường niên kể từ năm 1954 đã ghi lại tình trạng của một số lượng lớn các cộng đồng địa phương tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Dữ liệu được công bố trong tuần này cũng cho thấy sự giảm sút trong các cuộc truyền chức linh mục, trong khi ở tất cả các giáo phận của bán đảo, hiện nay, độ tuổi trung bình của các tín hữu đang già đi.
Cho đến một vài năm trước, niên giám thống kê của Giáo hội Hàn Quốc là tài liệu chứng nhận sự tiến bộ của Công Giáo ở Hán Thành, với sự tăng trưởng về số lượng tín hữu vẫn còn vào đầu những năm 2000 vượt quá 3% mỗi năm. Tuy nhiên, trong một thời gian, số lượng các lễ rửa tội mới đã bắt đầu chậm lại, và hiện tượng này càng trầm trọng hơn vì Covid-19.
Theo dữ liệu mới nhất được công bố trong tuần qua với các số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, người Công Giáo Hàn Quốc chiếm 5.938.045 người, tương đương 11,3% dân số cả nước. So với 12 tháng trước, Giáo Hội Hàn Quốc có thêm 14.745 người, tăng 0,2%. Sinh suất ở Hàn Quốc đã giảm kể từ năm 2020 dẫn đến việc giảm tổng số cư dân, nên số người được rửa tội đã tăng 0,1% so với năm ngoái. Nhưng đây là mức tăng trưởng phần trăm nhỏ hơn nhiều so với mức 0,8% vẫn được ghi nhận vào năm 2019, một năm trước đại dịch.
Covid-19 cũng để lại dấu ấn rất mạnh mẽ về tỷ lệ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Số các tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật đã giảm xuống còn 8,8% so với 18,3% vào năm 2019. Sự sụt giảm này đặc biệt rõ ràng ở các giáo phận ở các khu vực đô thị, là những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi coronavirus.
Tuy nhiên, con số gây lo ngại nhất trong cộng đồng Công Giáo Hàn Quốc là độ tuổi trung bình của các tín hữu. 23% những người đã được rửa tội hiện trên 65 tuổi và không có giáo phận nào mà nhóm tuổi này không đại diện cho ít nhất 20% cộng đồng. Mặt khác, ở nhóm tuổi 20-24, thanh niên Công Giáo chiếm 9,2% dân số, ít hơn hai phần trăm so với con số thường thấy là 11,3%.
Độ tuổi trung bình của hàng giáo phẩm Hàn Quốc cũng đang tăng lên: năm 2021 chỉ có 93 tân linh mục trong các giáo phận của Hàn Quốc. Ba mươi phần trăm các linh mục Hàn Quốc hiện từ 40 đến 50 tuổi. Trên thực tế, vào năm 2021, có 883 sinh viên trong các chủng viện giáo phận và 254 sinh viên khác trong các dòng tu. Một con số - về tổng thể - tương ứng với -28,4% so với con số 1317 chủng sinh được ghi trong niên giám 2011.
3. Bộ Giám mục cho biết: Đức Hồng Y Tổng giám mục Köln /kơn/ không lỗi giáo luật
Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, xác nhận rằng Đức Hồng Y Maria Woelki, Tổng giám mục giáo phận Köln, và cha Tổng đại diện Markus Hoefmann không vi phạm giáo luật, khi tài trợ việc soạn thảo phúc trình của các chuyên gia và các tư vấn truyền thông trong việc đối phó với những vụ lạm dụng tính dục trong giáo phận.
Trong thời gian qua, một số người trong giáo phận cáo buộc Đức Hồng Y Woelki sử dụng những số tiền lớn của giáo phận mà không có sự đồng ý của các cơ quan hoặc Ủy ban liên hệ, theo qui định của giáo luật. Số tiền này lên tới hai triệu 800.000 Euro, rút từ quĩ gọi là BB, tức là Quỹ đáp ứng nhu cầu của giáo phận.”
Trong thư gửi Đức Hồng Y Woelki được phổ biến hôm mùng 03 tháng Năm vừa qua, Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám mục, khẳng định rằng ngân quỹ BB là quỹ do Đức Cố Hồng Y Josef Frings (1887-1978) thiết lập năm 1952, không có điều khoản nào liên hệ tới ý muốn của các ân nhân, vì thế các vị Tổng giám mục kế nhiệm tùy ý quyết định về việc sử dụng ngân quỹ đó và cũng không bó buộc theo luật phải có sự can dự của các cơ quan của giáo phận, vì ngân quỹ đó không phải là tài sản của giáo phận. Vì thế, Đức Hồng Y Woelki đã không vi phạm giáo luật.
Đức Hồng Y Woelki gọi phán quyết của Bộ Giám mục là một tin vui và ngài hy vọng sự việc này sẽ giúp cho tình hình trong giáo phận được lắng dịu. Đức Hồng Y cho biết việc chi phí từ ngân quỹ luôn luôn là điều minh bạch. Cơ quan về tiền thuế Giáo hội và Hội đồng kinh tế của giáo phận luôn được thông báo. Ngoài ra, số tiền chi phí từ quĩ BB vẫn ở dưới mức được chấp thuận.
Theo Tổng giáo phận Köln, quĩ Nhu cầu của giáo phận vẫn còn mười sáu triệu 800.000 Euro, tức là ít hơn chín triệu rưỡi Euro so với cuối năm 2019. Các nạn nhân những vụ lạm dụng tính dục do các nhân viên của giáo phận cũng được tài trợ, vì tiền thuế Giáo hội cũng như tài sản của giáo phận không được sử dụng vào mục đích này. Đức Hồng Y Woelki cũng tài trợ một phần cho phân khoa thần học Công Giáo tại Köln.
Köln là giáo phận lớn nhất trong số hai mươi bảy giáo phận tại Đức và được coi là có nhiều khả năng tài chánh nhất. Ngân sách của giáo phận Köln được ước lượng nhiều gấp bốn lần so với ngân sách của Tòa Thánh.