Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Lm. Anphong Trần Đức Phương
07:46 11/05/2010
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Trong Bữa Tiệc Ly, trước khi ra đi chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã hứa với các Tông đồ: “Thày sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho chúng con Đấng Phù Trợ để ở với chúng con luôn mãi…” (Gioan 14: 16). Trước khi về Trời, Chúa Giêsu cũng nói với các Tông đồ: “Thánh Thần Chúa sẽ ngự xuống trên chúng con. Bấy giờ, chúng con sẽ là chứng nhân của Thày tại Giêrusalem, trong khắp miền Giuđa, Samaria và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1: 8).
Vào đúng ngày Lễ Ngũ Tuần (Pentecost) của người Do Thái (50 ngày sau Lễ Phục Sinh và 10 ngày sau Lễ Chúa Giêsu Lên Trời), Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ trong khi các ngài đang đồng tâm nhất trí cầu nguyện trong ngôi nhà các ông cư ngụ, và có mặt Đức Maria và mấy người khác nữa (Cv 1: 14). Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông đồ và các ông được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần (Cv 2: 4). Chúa Thánh Thần ban ơn thánh hóa, biến cải các ông từ những con người chỉ mơ ước “một vương quốc trần gian” (Cv 1: 6) được ơn soi sáng nhìn rõ ra thực tại Nước Trời và hiểu rõ đầy đủ hơn về các điều Chúa Giêsu giảng dạy. Hơn nữa, từ những con người nhát đảm, sợ sệt, ở trong nhà “đóng kín cửa” (Gioan 20: 19), các ông trở nên những con người can đảm “mở cửa ra” để hăng hái ra ngoài rao giảng và làm chứng cho Chúa ngay vào ngày Lễ Ngũ Tuần; lúc đó đang có nhiều người từ các nơi tụ họp về Giêrusalem để mừng Lễ. Đặc biệt hơn nữa, cũng nhờ ơn Chúa Thánh Thần, mà những người nghe các ông giảng dạy, dù họ nói các tiếng khác nhau, nhưng đều hiểu hết các điều các Tông đồ nói (Cv 2: 5-11).
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được mừng vào Chúa Nhật VII Mùa Phục Sinh.
Thánh Lễ Vọng (Chiều Thứ Bảy): Bài Đọc I: có thể chọn Sách Khởi Nguyên 11: 1-9; Xuất Hành 19: 3-8, 16-20; Êgiêkiêl 37: 1-14; hoặc Gioen: 3:1-5. Bài Đọc II: Thư Rôma 8: 22-27. Bài Phúc Âm: Gioan: 7: 37-39. Các Bài Đọc Sách Thánh chiều nay đều hướng tâm trí chúng ta về hoạt động của Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, hiện hữu từ thuở đời đời, là Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng ban ơn thánh hóa.
Lễ Chính Ngày: Bài Đọc I (Cv 2: 1-11) ghi lại việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ, thánh hóa và làm cho các ông trở nên những người thông thái, can đảm rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người lúc đó đang tụ tập mừng Lễ Năm Mươi tại Giêrusalem. Bài Đọc II (1 Corintô 12: 3-7, 12-13) nói đến việc Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi tâm hồn để thánh hóa và liên kết nên một thân thể mầu nhiệm trong Hội Thánh Chúa, để mỗi người, tùy theo chức vụ, hoạt động mà đem lại lợi ích chung cho toàn thân thể là Hội Thánh Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 20: 19-23) ghi lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ đang tụ họp cầu nguyện tại Giêrusalem, chúc bình an và ơn Chúa Thánh Thần cho các ông và ban quyền tha tội cho các ông: “Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha…”
Suy gẫm các Bài Đọc trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta thấy: Qua mọi thời gian, Chúa Thánh Thần vẫn hiện diện trong Giáo Hội để dẫn dắt Giáo Hội qua mọi thử thách, mọi sóng gió trần gian, để Giáo Hội luôn giữ vững Đức Tin tinh tuyền, luôn “Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền” như chúng ta đọc trong Kinh Tin Kính. Chúa Thánh Thần cũng luôn hiện diện trong tâm hồn mỗi tín hữu chúng ta sau khi đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, để giúp chúng ta chu toàn nhiệm vụ sống Đức Tin, rao giảng Đức Tin, và “làm chứng cho Chúa” ở mọi nơi và cho mọi người.
Hơn nữa, từ thời các Thánh Tông đồ cho đến ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn chọn một số người để đại diện Chúa chăn dắt đoàn chiên Chúa ở trần gian. Đó là những Chủ Chăn với những nhiệm vụ khác nhau, và đứng đầu là Đức Giáo Hoàng. Dù ở địa vị nào, tất cả đều chỉ là “những con người, những dụng cụ bất toàn,” nhưng Chúa vẫn dùng để làm các công việc của Chúa ở trần gian. Các Thánh Tông đồ (kể cả Phêrô là vị Giáo Hoàng đầu tiên, hay Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại) dù là những chủ chăn đầu tiên của Giáo Hội phải đương đầu với bao sóng gió, bão táp thuở ban đầu, nhưng xét theo con mắt trần gian, cũng chỉ là những con người “bình dân, ít học thức, lại hay nhát đảm, sợ sệt!” nhưng Chúa vẫn dùng vì “ơn Chúa đủ cho con” và sức mạnh và uy quyền của Thiên Chúa càng được tỏ rạng nơi “những người yếu đuối.”
Ơn Gọi của Chúa luôn là một mầu nhiệm và những người được Chúa chọn vẫn phải khiêm nhường tự thú nhận “không phải vì con Chúa chọn con nhưng vì bí nhiệm Tình Yêu Chúa!”
“Cây càng cao, gió càng lay!” “Càng ở địa vị cao, càng gặp nhiều bão táp!” Các chủ chăn luôn cần những hy sinh và lời cầu nguyện của chúng ta, nhất là trong Năm Linh Mục này, để được ơn Chúa nâng đỡ mà vượt qua mọi thử thách, và noi gương Chúa Giêsu, chịu đựng mọi khổ nhục để luôn cương quyết hướng dẫn Đoàn Chiên Chúa đi đúng theo đường lối của Chúa và Giáo Hội. “Đường lối Chúa thì nhiệm mầu!” “Thiên Chúa vẽ những đường thẳng bằng những nét cong!” Xin Chúa cho chúng ta luôn khiêm tốn nhận ra ý Chúa và luôn biết tôn kính và thuần phục những Chủ Chăn mà Chúa sai đến giữa chúng ta để phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Vào đúng ngày Lễ Ngũ Tuần (Pentecost) của người Do Thái (50 ngày sau Lễ Phục Sinh và 10 ngày sau Lễ Chúa Giêsu Lên Trời), Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ trong khi các ngài đang đồng tâm nhất trí cầu nguyện trong ngôi nhà các ông cư ngụ, và có mặt Đức Maria và mấy người khác nữa (Cv 1: 14). Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên các Tông đồ và các ông được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần (Cv 2: 4). Chúa Thánh Thần ban ơn thánh hóa, biến cải các ông từ những con người chỉ mơ ước “một vương quốc trần gian” (Cv 1: 6) được ơn soi sáng nhìn rõ ra thực tại Nước Trời và hiểu rõ đầy đủ hơn về các điều Chúa Giêsu giảng dạy. Hơn nữa, từ những con người nhát đảm, sợ sệt, ở trong nhà “đóng kín cửa” (Gioan 20: 19), các ông trở nên những con người can đảm “mở cửa ra” để hăng hái ra ngoài rao giảng và làm chứng cho Chúa ngay vào ngày Lễ Ngũ Tuần; lúc đó đang có nhiều người từ các nơi tụ họp về Giêrusalem để mừng Lễ. Đặc biệt hơn nữa, cũng nhờ ơn Chúa Thánh Thần, mà những người nghe các ông giảng dạy, dù họ nói các tiếng khác nhau, nhưng đều hiểu hết các điều các Tông đồ nói (Cv 2: 5-11).
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống được mừng vào Chúa Nhật VII Mùa Phục Sinh.
Thánh Lễ Vọng (Chiều Thứ Bảy): Bài Đọc I: có thể chọn Sách Khởi Nguyên 11: 1-9; Xuất Hành 19: 3-8, 16-20; Êgiêkiêl 37: 1-14; hoặc Gioen: 3:1-5. Bài Đọc II: Thư Rôma 8: 22-27. Bài Phúc Âm: Gioan: 7: 37-39. Các Bài Đọc Sách Thánh chiều nay đều hướng tâm trí chúng ta về hoạt động của Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa Ngôi Ba, hiện hữu từ thuở đời đời, là Thần Khí của Thiên Chúa, là Đấng ban ơn thánh hóa.
Lễ Chính Ngày: Bài Đọc I (Cv 2: 1-11) ghi lại việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ, thánh hóa và làm cho các ông trở nên những người thông thái, can đảm rao giảng Phúc Âm Tình Thương của Chúa cho mọi người lúc đó đang tụ tập mừng Lễ Năm Mươi tại Giêrusalem. Bài Đọc II (1 Corintô 12: 3-7, 12-13) nói đến việc Chúa Thánh Thần hoạt động nơi mỗi tâm hồn để thánh hóa và liên kết nên một thân thể mầu nhiệm trong Hội Thánh Chúa, để mỗi người, tùy theo chức vụ, hoạt động mà đem lại lợi ích chung cho toàn thân thể là Hội Thánh Chúa. Bài Phúc Âm (Gioan 20: 19-23) ghi lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các Tông đồ đang tụ họp cầu nguyện tại Giêrusalem, chúc bình an và ơn Chúa Thánh Thần cho các ông và ban quyền tha tội cho các ông: “Các con tha tội cho ai thì người ấy được tha…”
Suy gẫm các Bài Đọc trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta thấy: Qua mọi thời gian, Chúa Thánh Thần vẫn hiện diện trong Giáo Hội để dẫn dắt Giáo Hội qua mọi thử thách, mọi sóng gió trần gian, để Giáo Hội luôn giữ vững Đức Tin tinh tuyền, luôn “Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền” như chúng ta đọc trong Kinh Tin Kính. Chúa Thánh Thần cũng luôn hiện diện trong tâm hồn mỗi tín hữu chúng ta sau khi đã lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và Thêm Sức, để giúp chúng ta chu toàn nhiệm vụ sống Đức Tin, rao giảng Đức Tin, và “làm chứng cho Chúa” ở mọi nơi và cho mọi người.
Hơn nữa, từ thời các Thánh Tông đồ cho đến ngày nay, Chúa Thánh Thần vẫn chọn một số người để đại diện Chúa chăn dắt đoàn chiên Chúa ở trần gian. Đó là những Chủ Chăn với những nhiệm vụ khác nhau, và đứng đầu là Đức Giáo Hoàng. Dù ở địa vị nào, tất cả đều chỉ là “những con người, những dụng cụ bất toàn,” nhưng Chúa vẫn dùng để làm các công việc của Chúa ở trần gian. Các Thánh Tông đồ (kể cả Phêrô là vị Giáo Hoàng đầu tiên, hay Thánh Phaolô, Vị Tông Đồ Dân Ngoại) dù là những chủ chăn đầu tiên của Giáo Hội phải đương đầu với bao sóng gió, bão táp thuở ban đầu, nhưng xét theo con mắt trần gian, cũng chỉ là những con người “bình dân, ít học thức, lại hay nhát đảm, sợ sệt!” nhưng Chúa vẫn dùng vì “ơn Chúa đủ cho con” và sức mạnh và uy quyền của Thiên Chúa càng được tỏ rạng nơi “những người yếu đuối.”
Ơn Gọi của Chúa luôn là một mầu nhiệm và những người được Chúa chọn vẫn phải khiêm nhường tự thú nhận “không phải vì con Chúa chọn con nhưng vì bí nhiệm Tình Yêu Chúa!”
“Cây càng cao, gió càng lay!” “Càng ở địa vị cao, càng gặp nhiều bão táp!” Các chủ chăn luôn cần những hy sinh và lời cầu nguyện của chúng ta, nhất là trong Năm Linh Mục này, để được ơn Chúa nâng đỡ mà vượt qua mọi thử thách, và noi gương Chúa Giêsu, chịu đựng mọi khổ nhục để luôn cương quyết hướng dẫn Đoàn Chiên Chúa đi đúng theo đường lối của Chúa và Giáo Hội. “Đường lối Chúa thì nhiệm mầu!” “Thiên Chúa vẽ những đường thẳng bằng những nét cong!” Xin Chúa cho chúng ta luôn khiêm tốn nhận ra ý Chúa và luôn biết tôn kính và thuần phục những Chủ Chăn mà Chúa sai đến giữa chúng ta để phục vụ Chúa và Giáo Hội.
Phương tiện để được lên trời
Lm Giacôbê Tạ Chúc
09:00 11/05/2010
PHƯƠNG TIỆN ĐỂ ĐƯỢC LÊN TRỜI – CHÚA NHẬT CHÚA THĂNG THIÊN.
Khi nói đến sự di chuyển, ai cũng nghĩ ngay đến các phương tiện. Từ những phương tiện thô sơ: xe đạp, xích-lô, xe ba gác… cho đến những phương tiện hiện đại: xe hơi, máy bay, xe điện ngầm, xe chất lượng cao…Thử hỏi Chúa Giêsu về Trời bằng phương tiện gì? Êlia thì được đưa đi trên chiếc xe rực lửa, còn Chúa Giêsu, chẳng ai biết. Phúc âm chỉ ghi lại: “ Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16, 19).
Người Do Thái quan niệm vũ trụ được chia làm ba phần: phần ở dưới là âm phủ, nơi giam giữ những người tội lỗi, phần ở giữa dành cho thế giới con người, và trên cùng là nơi Thiên Chúa cùng các thánh ở. Nói theo kiểu bình dân thì Đức Giêsu lên Trời nghĩa là Ngài đi lên theo thứ tự phân chia của vũ trụ. Chúa Phục sinh đã là một sự biến đổi trong vinh quang của Ngài, khi nói Chúa Thăng Thiên, các tác giả Kinh thánh cũng muốn diễn tả một thực tại siêu linh mà con người không thể thấu đạt bằng lý trí của mình, phải đón nhận với cả niềm tin. Như vậy để được lên Trời với Chúa mỗi người cần có những phương tiện tối thiểu, thử đề nghị ba phương tiện giúp chúng ta có “Passport” để về Trời:
Rao giảng Lời Chúa
Trong thư mục vụ 2005, Hội Đồng Giám Mục Việt nam nhắn nhủ các linh mục: “ Loan báo Lời Chúa là sứ mạng chính yếu và là lẽ sống của chúng ta. Chính vì sứ mạng này mà chúng ta được chọn và sai đi”(Mt 10,4; Mc 3, 13-14). Đó cũng là di chúc của Thầy chí thánh trước lúc về trời: “Anh em phải đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi lòai thọ tạo” (Mc 16, 15 và Mt 28, 19-20). Đây là lệnh truyền của Chúa, mọi Kitô hữu cần áp dụng trong đời sống của mình. Sứ mạng ngôn sứ, phát ngôn viên của Lời phải được chính những anh chị em giáo dân thi hành trong nhiệm vụ của mình, rao giảng lời Chúa, dù thời thế thuận tiện hay không, thánh Phaolô cũng mãnh liệt xác tín niềm tin của mình: “ Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1cr 9,16).
Cử hành các Bí tích
Chúa Giêsu lên trời nhưng chẳng bỏ con người mồ côi, Ngài thiết lập các bí tích để ở cùng nhân lọai mỗi ngày. Giáo hội cử hành Bí tích là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cộng đòan, sự vô hình của Thiên Chúa đã trở thành hữu hình khi con người cùng nhau sống mầu nhiệm Phục sinh. Sách Giáo lý công giáo dạy rằng:” Mỗi cử hành Bí tích là một cuộc gặp gỡ giữa con cái Thiên Chúa với Cha mình, trong Đức Kitô và Thánh Thần. Cuộc gặp gỡ này là cuộc đối thọai qua hành động và lời nói. Các hành động biểu trưng tự nó đã là một ngôn ngữ, nhưng cần có lời Chúa và việc đáp trả của đức tin đi kèm và làm cho những hành vi này nên sống động, để hạt giống nước Trời sinh hoa kết quả trong thửa đất tốt. Những họat động phụng vụ biểu thị những gì lời Chúa muốn diễn đạt: vừa là sáng kiến ân sủng của Thiên Chúa, vừa là lời đáp trả trong đức tin của dân chúa( Số 1153).
Phục vụ bác ái
Có thể nói Giáo hội như là cơ quan tình yêu, nếu sứ mạng truyền giáo là bản chất của Giáo hội thì bác ái là lẽ sống và hành động của Giáo hội. Không thực thi bác ái, Giáo hội sẽ vong thân. Thông điệp Thiên chúa là tình yêu, Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 viết: “ Theo dòng thời gian và sự bành trướng dần dần của Hội thánh, việc thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng với việc ban phát các bí tích và việc rao giảng Lời Chúa: việc thực thi bác ái đối với các góa phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, với các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Hội thánh cũng y việc phục vụ Bí tích và rao giảng phúc âm” (số 22).
Rao giảng lời Chúa, cử hành các Bí tích và phục vụ bác ái là con đường dẫn đưa con người lên trời với Chúa Giêsu phục sinh. Con đường nào cũng có những khó khăn và ngăn trở, đã là người Kitô hữu, mỗi người hãy chọn lấy cho mình một con đường nên thánh, để mai ngày cũng được chung phần vinh quang với Chúa trong nước Trời.
Chúa Thăng Thiên không phải để xa cách con người nhưng để gần gũii hơn. Ngài có mặt một cách vô hình, vượt lên không gian và thời gian đó là cách thế mà Chúa dùng để cùng một lúc Ngài ở với hơn sáu tỷ con ngườii trên trái đất này.
Khi nói đến sự di chuyển, ai cũng nghĩ ngay đến các phương tiện. Từ những phương tiện thô sơ: xe đạp, xích-lô, xe ba gác… cho đến những phương tiện hiện đại: xe hơi, máy bay, xe điện ngầm, xe chất lượng cao…Thử hỏi Chúa Giêsu về Trời bằng phương tiện gì? Êlia thì được đưa đi trên chiếc xe rực lửa, còn Chúa Giêsu, chẳng ai biết. Phúc âm chỉ ghi lại: “ Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên Trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”(Mc 16, 19).
Người Do Thái quan niệm vũ trụ được chia làm ba phần: phần ở dưới là âm phủ, nơi giam giữ những người tội lỗi, phần ở giữa dành cho thế giới con người, và trên cùng là nơi Thiên Chúa cùng các thánh ở. Nói theo kiểu bình dân thì Đức Giêsu lên Trời nghĩa là Ngài đi lên theo thứ tự phân chia của vũ trụ. Chúa Phục sinh đã là một sự biến đổi trong vinh quang của Ngài, khi nói Chúa Thăng Thiên, các tác giả Kinh thánh cũng muốn diễn tả một thực tại siêu linh mà con người không thể thấu đạt bằng lý trí của mình, phải đón nhận với cả niềm tin. Như vậy để được lên Trời với Chúa mỗi người cần có những phương tiện tối thiểu, thử đề nghị ba phương tiện giúp chúng ta có “Passport” để về Trời:
Rao giảng Lời Chúa
Trong thư mục vụ 2005, Hội Đồng Giám Mục Việt nam nhắn nhủ các linh mục: “ Loan báo Lời Chúa là sứ mạng chính yếu và là lẽ sống của chúng ta. Chính vì sứ mạng này mà chúng ta được chọn và sai đi”(Mt 10,4; Mc 3, 13-14). Đó cũng là di chúc của Thầy chí thánh trước lúc về trời: “Anh em phải đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin mừng cho mọi lòai thọ tạo” (Mc 16, 15 và Mt 28, 19-20). Đây là lệnh truyền của Chúa, mọi Kitô hữu cần áp dụng trong đời sống của mình. Sứ mạng ngôn sứ, phát ngôn viên của Lời phải được chính những anh chị em giáo dân thi hành trong nhiệm vụ của mình, rao giảng lời Chúa, dù thời thế thuận tiện hay không, thánh Phaolô cũng mãnh liệt xác tín niềm tin của mình: “ Vô phúc cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”( 1cr 9,16).
Cử hành các Bí tích
Chúa Giêsu lên trời nhưng chẳng bỏ con người mồ côi, Ngài thiết lập các bí tích để ở cùng nhân lọai mỗi ngày. Giáo hội cử hành Bí tích là dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Giêsu trong cộng đòan, sự vô hình của Thiên Chúa đã trở thành hữu hình khi con người cùng nhau sống mầu nhiệm Phục sinh. Sách Giáo lý công giáo dạy rằng:” Mỗi cử hành Bí tích là một cuộc gặp gỡ giữa con cái Thiên Chúa với Cha mình, trong Đức Kitô và Thánh Thần. Cuộc gặp gỡ này là cuộc đối thọai qua hành động và lời nói. Các hành động biểu trưng tự nó đã là một ngôn ngữ, nhưng cần có lời Chúa và việc đáp trả của đức tin đi kèm và làm cho những hành vi này nên sống động, để hạt giống nước Trời sinh hoa kết quả trong thửa đất tốt. Những họat động phụng vụ biểu thị những gì lời Chúa muốn diễn đạt: vừa là sáng kiến ân sủng của Thiên Chúa, vừa là lời đáp trả trong đức tin của dân chúa( Số 1153).
Phục vụ bác ái
Có thể nói Giáo hội như là cơ quan tình yêu, nếu sứ mạng truyền giáo là bản chất của Giáo hội thì bác ái là lẽ sống và hành động của Giáo hội. Không thực thi bác ái, Giáo hội sẽ vong thân. Thông điệp Thiên chúa là tình yêu, Đức Thánh Cha Bênêdictô 16 viết: “ Theo dòng thời gian và sự bành trướng dần dần của Hội thánh, việc thực thi bác ái được xác định như lãnh vực căn bản cùng với việc ban phát các bí tích và việc rao giảng Lời Chúa: việc thực thi bác ái đối với các góa phụ và trẻ mồ côi, với các tù nhân, với các bệnh nhân và người túng thiếu dưới mọi hình thức, thuộc về bản chất của Hội thánh cũng y việc phục vụ Bí tích và rao giảng phúc âm” (số 22).
Rao giảng lời Chúa, cử hành các Bí tích và phục vụ bác ái là con đường dẫn đưa con người lên trời với Chúa Giêsu phục sinh. Con đường nào cũng có những khó khăn và ngăn trở, đã là người Kitô hữu, mỗi người hãy chọn lấy cho mình một con đường nên thánh, để mai ngày cũng được chung phần vinh quang với Chúa trong nước Trời.
Chúa Thăng Thiên không phải để xa cách con người nhưng để gần gũii hơn. Ngài có mặt một cách vô hình, vượt lên không gian và thời gian đó là cách thế mà Chúa dùng để cùng một lúc Ngài ở với hơn sáu tỷ con ngườii trên trái đất này.
Viễn Tượng Tốt Đẹp
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:11 11/05/2010
Viễn Tượng Tốt Đẹp
LỄ THĂNG THIÊN
Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người có thể thay thế ông và nói. Ta phải chọn một người kế tục. Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất. Người thứ nhất mang về 1 thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về 1 viên ngọc quý. Người thứ ba trở về tay không.
Ngạc nhiên vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu?
Anh điềm tĩnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia môt vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể một cuộc sống sung túc tốt đẹp.
Tù trưởng nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.
Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp, đó là hạnh phúc thiên thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.
Sách Công vụ Tông đồ kể lại: Chúa Giêsu lên trời trước mặt nhiều môn đệ vào ngày thứ 40 sau Phục sinh, tức là lần hiện ra cuối cùng với họ, và trong khoảng thời gian 40 ngày, kể từ ngày Phục sinh. Chúa Giêsu không ở liền với các môn đệ mọi giây phút, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới hiện ra thôi. Như thế, những lúc không hiện ra với các môn đệ thì Chúa ở đâu ?
Thực ra, vấn đề thăng thiên của Chúa có thể ghi lại những điểm chính như sau: Sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu đã được tôn vinh nơi Chúa Cha ngay lập tức rồi. Nói cách khác, Chúa Giêsu Phục sinh rồi lên trời ngay để ngự bên hữu Chúa Cha. Tuy nhiên, trong quãng thời gian 40 ngày, kể từ ngày Phục sinh, Chúa đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ, và vào lần cuối cùng, ngày thứ 40, Chúa hiện ra đàm đạo với các môn đệ, nhắn nhủ họ nhiều điều, rồi Ngài lên trời trước mắt họ. Từ đó Ngài không còn hiện ra với họ như trước đó nữa cho tới ngày tận thế. Dẫu sao ngày lễ thăng thiên hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta lưu ý đến ý nghĩa của mầu nhiệm thăng thiên hơn là đến ngày giờ mầu nhiệm ấy xảy ra.
Chúa Giêsu lên trời. Trời là chốn linh thiêng mầu nhiệm lạ lùng. Con người luôn luôn khao khát được lên trời. Đi dưới đất, bơi trên sông, con người thấy mình thấp hèn quá ! Phải làm sao lên được trời cao, con người mới thỏa mãn được những ước mơ lý tưởng của mình. Vì thế, ngày 04 tháng 06 năm 1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người. Ngày 12 tháng 04 năm 1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Vostok I của Liên Xô. Đến ngày 16 tháng 07 năm 1969 hai ông Armstrong và Aldrin bay lên tới mặt trăng.
Loài người đã hồi hộp theo dõi: các cuộc bay lên trời của mấy ông đó và mơ ước có ngày cũng được lên trời, nhưng rốt cuộc chuyến bay nào cũng phải trở về đất, lại phải sống kiếp thân phận bụi đất. Chỉ có cuộc lên trời của Chúa Giêsu mới giải thoát con người khỏi kiếp sống lầm than, mới ban sức mạnh thần lực cho con người lên trời vinh quang muôn đời.
Cuộc lên trời của Chúa. Một cảnh tượng huyền diệu đang diễn ra trước mắt đức tin của chúng ta. Ở trên cao, các thiên thần và triều đình thiên quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn trong niềm ngây ngất. Tác giả Thánh vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ: “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào, Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”. Ở chung quanh, đoàn tùy tùng theo Chúa đông vô kể, gồm các thánh thời Cựu Ước, các tổ phụ, các tiên tri, các người công chính, các hiền nhân do Chúa Cứu Thế giải thoát khỏi ngục tối, đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có tổ phụ Abraham, Giacob, Môisê, thánh Job, thánh vương David, các tiên tri Isaia, Giêrêmia, nhất là hai bên tả hữu là thánh cả Giuse và thánh Gioan Tiền hô và cả người trộm lành nữa. Ở dưới đất, quỳ trên núi Cây Dầu là Hội thánh sơ khai: Đức Mẹ, thánh Phêrô, các Tông đồ, hàng trăm môn đệ và các thánh nữ. Trước sự hiện diện và trước những con mắt đang ngây ngất chiêm ngưỡng, Chúa Giêsu lên trời, tâm hồn mọi người tràn trề rộn rã hân hoan: “Mọi miệng lưỡi trên trời dưới đất cùng cả hỏa ngục đang tung hô rằng Giêsu Kitô là Vua, là Chúa chúng tôi”. Vì thế, bài Đáp ca Thánh lễ hôm nay đã hô hào khắp muôn dân, khắp hoàn cầu, khắp trời đất: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” (Tv. 47, 2-3, 6-9).
Giáo Hội mừng mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên. Chúa về trời không có nghĩa Chúa rời bỏ trần thế, nhưng là thay đổi cách thức hiện diện. Từ nay, Ngài không còn hiện diện cách hữu hình, nhưng là hiện diện cách vô hình với con người.
Mừng mầu nhiệm Chúa về trời cũng đồng nghĩa tuyên xưng sự hiện diện của Chúa nay vượt mọi giới hạn thời gian và không gian. Từ nay, Ngài hiện diện với con người ở mọi thời, giữa muôn dân nước (x. Đn 7,14) vì Ngài có toàn quyền trên trời dưới đất.
Chúa Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác.
Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh. Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.
Trời nâng cao địa vị con người.
Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với súc vật. Súc vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa.
Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại.
Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ.
Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời.
Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đấy. Đi đến đâu là gieo yêu thương đến đó.
Hôm nay Chúa cũng sai các môn đệ và chúng ta đi gieo Tin Mừng khắp thế gian. Hãy đi làm mọi việc tốt đẹp cho mọi người.
Làm việc tốt đẹp ở trần gian đó là góp phần xây dựng nước trời. Góp phần xây dựng trần gian đó là dọn chỗ ở trên nước trời. Trần gian không phải là nơi cho ta bám víu vì không vĩnh cửu. Nhưng trần gian là cơ hội cho ta đạt tới nước trời.
Chính vì thế, người môn đệ của Chúa phải sống giữa trần gian, phải yêu mến trần gian, phải xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.
Tuy nhiên người Kitô hữu làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
LỄ THĂNG THIÊN
Thủ lãnh của một bộ tộc nằm hấp hối trên giường. Ông cho gọi ba người có thể thay thế ông và nói. Ta phải chọn một người kế tục. Các ngươi hãy leo lên đỉnh núi thiêng liêng của chúng ta và mang về đây cho bộ tộc một món quà quý giá nhất. Người thứ nhất mang về 1 thỏi vàng lớn. Người thứ hai mang về 1 viên ngọc quý. Người thứ ba trở về tay không.
Ngạc nhiên vị tù trưởng hỏi: món quà quý giá của ngươi đâu?
Anh điềm tĩnh trả lời: khi tôi lên tới đỉnh núi, tôi thấy ở phía bên kia môt vùng đất phì nhiêu màu mỡ, tại đó dân chúng có thể một cuộc sống sung túc tốt đẹp.
Tù trưởng nói: Ngươi sẽ nối nghiệp ta vì ngươi đã mang về món quà quý gía nhất là một viễn tượng tương lai tốt đẹp.
Chúa Giêsu về trời mở ra một viễn tượng tương lai tốt đẹp, đó là hạnh phúc thiên thiên đàng. Người đi trước mở đường và dẫn chúng ta lên theo Người.
Sách Công vụ Tông đồ kể lại: Chúa Giêsu lên trời trước mặt nhiều môn đệ vào ngày thứ 40 sau Phục sinh, tức là lần hiện ra cuối cùng với họ, và trong khoảng thời gian 40 ngày, kể từ ngày Phục sinh. Chúa Giêsu không ở liền với các môn đệ mọi giây phút, nhưng chỉ thỉnh thoảng mới hiện ra thôi. Như thế, những lúc không hiện ra với các môn đệ thì Chúa ở đâu ?
Thực ra, vấn đề thăng thiên của Chúa có thể ghi lại những điểm chính như sau: Sau khi Phục sinh, Chúa Giêsu đã được tôn vinh nơi Chúa Cha ngay lập tức rồi. Nói cách khác, Chúa Giêsu Phục sinh rồi lên trời ngay để ngự bên hữu Chúa Cha. Tuy nhiên, trong quãng thời gian 40 ngày, kể từ ngày Phục sinh, Chúa đã hiện ra nhiều lần với các môn đệ, và vào lần cuối cùng, ngày thứ 40, Chúa hiện ra đàm đạo với các môn đệ, nhắn nhủ họ nhiều điều, rồi Ngài lên trời trước mắt họ. Từ đó Ngài không còn hiện ra với họ như trước đó nữa cho tới ngày tận thế. Dẫu sao ngày lễ thăng thiên hôm nay, Giáo Hội muốn chúng ta lưu ý đến ý nghĩa của mầu nhiệm thăng thiên hơn là đến ngày giờ mầu nhiệm ấy xảy ra.
Chúa Giêsu lên trời. Trời là chốn linh thiêng mầu nhiệm lạ lùng. Con người luôn luôn khao khát được lên trời. Đi dưới đất, bơi trên sông, con người thấy mình thấp hèn quá ! Phải làm sao lên được trời cao, con người mới thỏa mãn được những ước mơ lý tưởng của mình. Vì thế, ngày 04 tháng 06 năm 1783, lần đầu tiên, hai anh em Mongolfiers, bay lên trời bằng khí cầu được 500 mét trước hàng ngàn người. Ngày 12 tháng 04 năm 1961, Gagarine, phi hành gia đầu tiên bay ra khỏi tầng khí quyển của trái đất trong phi thuyền Vostok I của Liên Xô. Đến ngày 16 tháng 07 năm 1969 hai ông Armstrong và Aldrin bay lên tới mặt trăng.
Loài người đã hồi hộp theo dõi: các cuộc bay lên trời của mấy ông đó và mơ ước có ngày cũng được lên trời, nhưng rốt cuộc chuyến bay nào cũng phải trở về đất, lại phải sống kiếp thân phận bụi đất. Chỉ có cuộc lên trời của Chúa Giêsu mới giải thoát con người khỏi kiếp sống lầm than, mới ban sức mạnh thần lực cho con người lên trời vinh quang muôn đời.
Cuộc lên trời của Chúa. Một cảnh tượng huyền diệu đang diễn ra trước mắt đức tin của chúng ta. Ở trên cao, các thiên thần và triều đình thiên quốc đang tụ họp tổ chức nghi lễ đón tiếp Đấng Cứu Thế khải hoàn trong niềm ngây ngất. Tác giả Thánh vịnh 23 đã chiêm ngưỡng và mô tả cuộc nghinh đón đó bằng ca khúc bất hủ: “Hỡi các khải hoàn môn và các vệ binh thiên quốc, hãy cất cao đầu lên. Hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu, hãy mở rộng ra, để Vua vinh hiển và đoàn tùy tùng tiến vào. Vua vinh hiển là ai ? Thưa là Đức Giêsu uy hùng lẫm liệt, là Chúa oai phong chiến thắng. Hỡi các khải hoàn môn, hỡi các cửa triều đình vĩnh cửu hãy cất cao đầu lên, để Vua vinh hiển tiến vào, Vua vinh hiển là ai ? Chính là Thiên Chúa hùng dũng uy linh”. Ở chung quanh, đoàn tùy tùng theo Chúa đông vô kể, gồm các thánh thời Cựu Ước, các tổ phụ, các tiên tri, các người công chính, các hiền nhân do Chúa Cứu Thế giải thoát khỏi ngục tối, đang hoan hỉ vui mừng đi theo Chúa. Đặc biệt có tổ phụ Abraham, Giacob, Môisê, thánh Job, thánh vương David, các tiên tri Isaia, Giêrêmia, nhất là hai bên tả hữu là thánh cả Giuse và thánh Gioan Tiền hô và cả người trộm lành nữa. Ở dưới đất, quỳ trên núi Cây Dầu là Hội thánh sơ khai: Đức Mẹ, thánh Phêrô, các Tông đồ, hàng trăm môn đệ và các thánh nữ. Trước sự hiện diện và trước những con mắt đang ngây ngất chiêm ngưỡng, Chúa Giêsu lên trời, tâm hồn mọi người tràn trề rộn rã hân hoan: “Mọi miệng lưỡi trên trời dưới đất cùng cả hỏa ngục đang tung hô rằng Giêsu Kitô là Vua, là Chúa chúng tôi”. Vì thế, bài Đáp ca Thánh lễ hôm nay đã hô hào khắp muôn dân, khắp hoàn cầu, khắp trời đất: “Hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa. Hãy trổi cao kèn sáo đàn ca lên dâng Người khúc ca tuyệt mỹ, Chúa là Vua khắp muôn dân, ngự trên tòa uy linh cao cả” (Tv. 47, 2-3, 6-9).
Giáo Hội mừng mầu nhiệm Chúa Thăng Thiên. Chúa về trời không có nghĩa Chúa rời bỏ trần thế, nhưng là thay đổi cách thức hiện diện. Từ nay, Ngài không còn hiện diện cách hữu hình, nhưng là hiện diện cách vô hình với con người.
Mừng mầu nhiệm Chúa về trời cũng đồng nghĩa tuyên xưng sự hiện diện của Chúa nay vượt mọi giới hạn thời gian và không gian. Từ nay, Ngài hiện diện với con người ở mọi thời, giữa muôn dân nước (x. Đn 7,14) vì Ngài có toàn quyền trên trời dưới đất.
Chúa Giêsu lên trời. Điều đó dạy ta biết ngoài cõi đời này còn có một nơi chốn khác. Ngoài cuộc sống này còn có một cuộc sống khác. Ngoài những giá trị đời này còn có những giá trị khác.
Trời là nơi hạnh phúc không còn khổ đau. Trời là nơi cuộc sống vĩnh viễn không bị tiêu diệt. Trời là nơi tất cả mọi giá trị đạt đến mức tuyệt đối. Trời là nơi con người trở thành thần thánh, sống chung với thần thánh. Như thế trời là niềm hy vọng của con người. Con người không còn bị trói chặt vào trần gian. Định mệnh của con người không phải chỉ là đớn đau sầu khổ. Số phận con người không phải sinh ra để rồi tàn lụi. Trời cho con người một lối thoát. Trời mở ra cho con người một chân trời hạnh phúc. Trời cho con người cơ hội triển nở đến vô biên.
Trời nâng cao địa vị con người.
Có trời, con người không còn bị xếp ngang hàng với súc vật. Súc vật sinh ra để tàn lụi. Con người sinh ra để triển nở, để vượt qua số phận, để đạt tới địa vị con Thiên Chúa.
Có trời, con người sẽ được nâng lên ngang hàng thần thánh.
Tuy nhiên, trời không phải xây dựng trong mây trong gió, nhưng được xây dựng trong cuộc sống trần gian. Trời không phải là cõi mơ mộng viển vông, nhưng đã bắt đầu ngay trong thực tế cuộc đời hiện tại.
Chính vì thế mà hai thiên thần áo trắng đã bảo các môn đệ đừng đứng nhìn trời mãi làm chi, nhưng phải trở về mà lo chu toàn nhiệm vụ.
Chính vì thế mà trước khi lên trời, Chúa căn dặn các môn đệ hãy đi làm việc cho nước Chúa. Sống và làm việc ở trần gian, đó là một nhiệm vụ phải chu toàn. Hoàn thành nhiệm vụ ở trần gian, đó là điều kiện để đạt tới hạnh phúc nước trời.
Chính Chúa Giêsu cũng đã chu toàn nhiệm vụ ở trần gian rồi mới lên trời. Nhiệm vụ đó là đi gieo Tin Mừng khắp nơi. Đi đến đâu là thi ân giáng phúc đến đấy. Đi đến đâu là gieo yêu thương đến đó.
Hôm nay Chúa cũng sai các môn đệ và chúng ta đi gieo Tin Mừng khắp thế gian. Hãy đi làm mọi việc tốt đẹp cho mọi người.
Làm việc tốt đẹp ở trần gian đó là góp phần xây dựng nước trời. Góp phần xây dựng trần gian đó là dọn chỗ ở trên nước trời. Trần gian không phải là nơi cho ta bám víu vì không vĩnh cửu. Nhưng trần gian là cơ hội cho ta đạt tới nước trời.
Chính vì thế, người môn đệ của Chúa phải sống giữa trần gian, phải yêu mến trần gian, phải xây dựng trần gian. Vì trần gian là nơi Chúa sai ta đến làm việc.
Tuy nhiên người Kitô hữu làm việc ở trần gian mà lòng vẫn hướng lên quê trời. Yêu mến trần gian vì nước trời. Yêu mến trần gian để biến trần gian thành nước trời.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên !
J.B. Nguyễn Quốc Tuấn
21:39 11/05/2010
Biến cố Khổ nạn - Phục sinh – Lên trời của Đức Ki-tô đã mở ra hy vọng đích thực cho cuộc lữ hành kiếm tìm hạnh phúc của chúng ta. Trước lúc được siêu thăng lên cõi vinh hiển, Đức Ki-tô đã mời gọi các môn đệ trở nên chứng nhân cho Người về biến cố trọng đại này. Đây cũng là cách thế hữu hiệu nhất để các ông có thể được kết hợp cùng Người trong vinh quang bất diệt của Thiên Chúa.
Đức Ki-tô vẫn hiện hữu giữa nhân loại hôm nay và đang đồng hành cùng chúng ta trên hành trình tiến về Nước Chúa. Vấn đề là ta có nhận ra ân huệ cao thiêng này và đáp trả bằng đời sống chứng nhân như Chúa đã kêu mời các môn đệ xưa.
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên trên những yếu đuối, trĩu nặng bao đam mê trần tục để được thanh thoát hướng về Thiên Chúa. Đời sống chứng nhân được khơi nguồn từ những tâm hồn hướng thượng, luôn hy vọng đạt tới điều thiện hảo.
Sau khi diện kiện Đức Ki-tô được siêu thăng, các môn đệ “trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Lc 24, 52).
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên khỏi những thói quen xấu xa, đê tiện, khỏi những hành vi buông thả, những biểu hiện hàm hồ, độc hiểm. Bởi chính nó là đầu mối giam hãm ta trong nấm mồ sự chết, biến ta thành nô lệ của cõi hữu hạn này. Đức Ki-tô đã được nâng lên vinh quang tuyệt đối sau khi Người đã chiến thắng thần dữ tội lỗi và sự chết.
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên khỏi những nghi kỵ, gièm pha, chỉ trích, bới móc những người xung quanh. Bởi nó như những vật cản, lực cản nguy hiểm ngăn giữ khoảng cánh giữa ta với Thiên Chúa. Vì Nước Chúa chỉ hiển ngự trong tâm hồn bao dung, khoan thứ. Như Đức Ki-tô đã bước vào cõi hằng sống với con tim rộng lượng, đầy từ ái.
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên để sống hành động chứng nhân. Công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô chỉ thành toàn, và Người chỉ có thể “trở về Nhà Cha” sau khi đã trao hiến trọn vẹn bằng cái chết trên Thập Giá. Do vậy, lời mời gọi “chứng nhân về những điều này” (Lc 24, 48), chính là việc ta có dám xả thân để trao hiến trọn vẹn như Đức Ki-tô hay không ? Hành động chứng nhân là con đường ngắn nhất giúp ta tiến gần hơn tới Thiên Chúa, để được kết hiệp với Ngài.
Chúa lên trời, lòng ta hãy nâng lên để ưu tiên cho hạnh phúc vĩnh cửu. Những thực tại của cuộc sống hôm nay dù hữu hạn, nhưng sẽ là phương tiện hữu hiệu khi ta biết sử dụng nó như bàn đạp tốt để vươn tới Trời cao. Quan trọng là chúng ta biết cậy trông nơi sự dẫn dắt, bảo trợ, thương yêu của Đức Ki-tô; như lời Người đã hứa:
“Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa…” (Lc 24, 49).
Đức Ki-tô vẫn hiện hữu giữa nhân loại hôm nay và đang đồng hành cùng chúng ta trên hành trình tiến về Nước Chúa. Vấn đề là ta có nhận ra ân huệ cao thiêng này và đáp trả bằng đời sống chứng nhân như Chúa đã kêu mời các môn đệ xưa.
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên trên những yếu đuối, trĩu nặng bao đam mê trần tục để được thanh thoát hướng về Thiên Chúa. Đời sống chứng nhân được khơi nguồn từ những tâm hồn hướng thượng, luôn hy vọng đạt tới điều thiện hảo.
Sau khi diện kiện Đức Ki-tô được siêu thăng, các môn đệ “trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa” (Lc 24, 52).
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên khỏi những thói quen xấu xa, đê tiện, khỏi những hành vi buông thả, những biểu hiện hàm hồ, độc hiểm. Bởi chính nó là đầu mối giam hãm ta trong nấm mồ sự chết, biến ta thành nô lệ của cõi hữu hạn này. Đức Ki-tô đã được nâng lên vinh quang tuyệt đối sau khi Người đã chiến thắng thần dữ tội lỗi và sự chết.
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên khỏi những nghi kỵ, gièm pha, chỉ trích, bới móc những người xung quanh. Bởi nó như những vật cản, lực cản nguy hiểm ngăn giữ khoảng cánh giữa ta với Thiên Chúa. Vì Nước Chúa chỉ hiển ngự trong tâm hồn bao dung, khoan thứ. Như Đức Ki-tô đã bước vào cõi hằng sống với con tim rộng lượng, đầy từ ái.
Chúa lên trời, lòng người hãy nâng lên ! Ta hãy nâng cõi lòng mình lên để sống hành động chứng nhân. Công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô chỉ thành toàn, và Người chỉ có thể “trở về Nhà Cha” sau khi đã trao hiến trọn vẹn bằng cái chết trên Thập Giá. Do vậy, lời mời gọi “chứng nhân về những điều này” (Lc 24, 48), chính là việc ta có dám xả thân để trao hiến trọn vẹn như Đức Ki-tô hay không ? Hành động chứng nhân là con đường ngắn nhất giúp ta tiến gần hơn tới Thiên Chúa, để được kết hiệp với Ngài.
Chúa lên trời, lòng ta hãy nâng lên để ưu tiên cho hạnh phúc vĩnh cửu. Những thực tại của cuộc sống hôm nay dù hữu hạn, nhưng sẽ là phương tiện hữu hiệu khi ta biết sử dụng nó như bàn đạp tốt để vươn tới Trời cao. Quan trọng là chúng ta biết cậy trông nơi sự dẫn dắt, bảo trợ, thương yêu của Đức Ki-tô; như lời Người đã hứa:
“Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa…” (Lc 24, 49).
Về Trời
L.m Giuse Hoàng Kim Toan
21:42 11/05/2010
Trời theo chiết tự chữ Hán là cái vòm vô hạn đội trên đầu người. Con người ra khỏi trái đất, đi vào không gian vẫn đội trên đầu mình một bầu trời mênh mông. Trời vì thế không thuộc thế giới con người, con người chỉ có thể đầu đội trời, chân đạp đất. Trời là một thực thể bao la, bao trùm cả hoàn vũ, một nơi con người ước mong để đến và chỉ có một người về trời đích thực vì người ấy từ trời mà đến.
Kêu Trời.
Trời là cõi thiêng, Thần linh cư ngụ, và thường khi được hiểu là uy lực của trời. Trong dân gian, người Việt kêu trời, khi bị nhiều bất công áp bức, khi bị oan ức không thể than thở với ai, khi bị nhiều tai ương không thể tránh… Trong đau thương cùng cực người ta kêu trời, để mong trời thương đoái, nhưng cũng khốn thay, trời cũng bị hạ thấp xuống bậc phàm nhân, khi người ta lợi dụng ý niệm của trời để xưng mình là thiên tử. Với nhãn quan, trời là người vận hành trật tự vũ trụ, trời bị lấy làm chiếc nón bù nhìn cho kẻ xưng vương, tự xưng mình là con trời, muốn làm gì thì làm. Sự chuyển dịch từ siêu hình sang hữu hình thành một mắt xích: Trời – Thiên tử - quân chủ - độc tài. Người ở chức vị cao gọi là ông chủ, có quyền phân phối quyền lợi cho người khác. Trời trong hệ thống độc tài trở thành ân nhân cho người khác. Trong chiếc nhẫn của Thành Cát Tư Hãn khắc lên dòng chữ: “Một Thượng Đế trên trời, một Thành Cát ở dưới đất. Chiếc nhẫn của chúa đất”. Con trời, là chúa tể dưới đất vẫn bắt người ta xem mình như là ân nhân, ngay cả khi ông ta cướp bóc của dân, làm hại những người khác, gian lận để giữ chỗ của mình. Ông vẫn bắt người khác xem mình là cha, khi ông ta hy sinh quyền lợi của những đứa con của mình để vươn lên chiếc ngai ông ta mong ước, khi ông ta làm ngơ trước nỗi đau khổ của con cái mình để giữ lấy chiếc ghế của ông. Ông vẫn muốn được gọi là thiên tử khi ông ta ngang nhiên thực hiện những điều gian ác, thỏa hiệp với sự xấu xa. Những hủ bại ấy, con người quyền thế đã nhào nắn ông trời để bảo vệ cho sự bất chính của mình; nhưng dầu sao, tiếng kêu trời của dân đau khổ vẫn thấu tới trời, trời vẫn không thuộc thế gian trần thế, để có ngày, ông Trời có mắt, ban thưởng cho kẻ lành và trừng phạt kẻ gian ác.
Người từ trời.
Không ai sinh ra trong trái đất này thuộc về trời ngoại trừ một Đấng từ trời xuống thế làm người. Điều này đúng với ngạn ngữ: “Không ai có thể cho cái mình không có”. Con người không thể tự xưng mình là con Trời, nếu Trời không ban cho. Bởi thế, Chúa Giêsu nhắc với những người đang nắm giữ vương quyền: "Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài” (Ga 19, 11). Quyền bính là một cám dỗ, nó trở thành tai họa cho người khác khi không theo lời Chúa dạy: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20, 26). Chúa Giêsu dầu Ngài là Con Trời đích thực, Ngài dạy một cách sống chính danh của một thiên tử: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mc 10, 45). Con đường của Chúa Giêsu trong vương quyền đích thực của Ngài, có lẽ chẳng ai muốn tranh giành nhau, thỏa hiệp để chiếm giữ vị trí trong vương quyền.
Là thiên tử trong nghĩa được Chúa trao ban, là những con người xả thân vì phần cứu rỗi cho anh chị em mình, là những con người đi dựng xây công bình, bác ái, dù việc đó mang nhiều hiểm họa cho chính mình. Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn những người tá điền bất lương, giao quyền trông coi cho họ mà họ cứ tưởng đó là mình có quyền sinh sát tất cả, bọn họ giết hết người này, người nọ của ông chủ sai đến để thu lợi từ vườn nho, sau cùng ông chính người con đến, bọn tá điền bất lương cũng giết luôn người con thừa kế ấy mà chiếm đoạt gia sản của chủ. Sau cùng, ông chủ lấy lại vườn nho và trừng phạt đích đáng những tá điền vườn nho (X Mc 12, 1 – 12). Được giao phó quyền hành mà không thi hành theo gương của Chúa thì đáng bị phạt.
Về trời.
“Nếu từ trên cao không ban xuống cho ông” là một câu nhắc nhở những người đang nắm giữ quyền hành trên trái đất này. Xin Chúa ban cho chúng con những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Trong khi lời cầu nguyện của dân chúng vẫn đang đau thương kêu lên Chúa, những con người khốn khổ này, những khát mong hướng về Trời nơi Chúa đang ngụ, đón lấy tất cả những khổ nhục, đau thương của những phận người bé mọn này. Chúa về Trời, Ngài đã mang lấy cuộc sống khổ cực, đau đớn, xót xa của những con người về trời. Khi dân chúng không thể kêu cứu những thiên tử ở trần gian, thì xin Chúa đoái thương đến dân chúng đang lầm than, khốn khổ như đoàn chiên không người chăn.
Ước mong về trời, là một khát mong không cùng đặc biệt trong lúc đau thương cùng quẫn, không lối thoát, xin Chúa lấy lòng nhân lành từ trời cao đoái thương trợ giúp những con người đang đau khổ lầm than dưới thế và quy hướng mọi tấm hồn về trời, để nơi đó, những con người đang nắm quyền dưới thế, sửa lại những sai lầm cuộc đời thiên tử của mình cho đúng nghĩa, và cho những con dân được hưởng bình an, an vui, sống cuộc đời đúng nghĩa với con người.
Về trời, Chúa đã về trời là một Tin Mừng cho nhân loại, vì nơi đó trong Chúa Giêsu Kitô, con người được chính Chúa mang lấy tất cả những gì thuộc về con người về trong gia đình Thiên Chúa. Và một điều chắc chắn, tiếng kêu của dân chúng được Chúa đoái thương và Ngài thi hành theo Thiên ý yêu thương của Ngài cho chúng con.
Trong những khát mong về trời hôm nay, chúng con gởi lên Chúa những tâm tình này, Xin Chúa chúc lành những hy sinh của những mục tử tốt lành và sửa lại những gì sai trái của những mục tử giả hiệu. Xin cho chúng con những đoàn dân của Chúa có những mục tử như lòng Chúa mong ước, mang lại thái bình, an vui, sống trong ân nghĩa Chúa cho dân chúng.
Kêu Trời.
Trời là cõi thiêng, Thần linh cư ngụ, và thường khi được hiểu là uy lực của trời. Trong dân gian, người Việt kêu trời, khi bị nhiều bất công áp bức, khi bị oan ức không thể than thở với ai, khi bị nhiều tai ương không thể tránh… Trong đau thương cùng cực người ta kêu trời, để mong trời thương đoái, nhưng cũng khốn thay, trời cũng bị hạ thấp xuống bậc phàm nhân, khi người ta lợi dụng ý niệm của trời để xưng mình là thiên tử. Với nhãn quan, trời là người vận hành trật tự vũ trụ, trời bị lấy làm chiếc nón bù nhìn cho kẻ xưng vương, tự xưng mình là con trời, muốn làm gì thì làm. Sự chuyển dịch từ siêu hình sang hữu hình thành một mắt xích: Trời – Thiên tử - quân chủ - độc tài. Người ở chức vị cao gọi là ông chủ, có quyền phân phối quyền lợi cho người khác. Trời trong hệ thống độc tài trở thành ân nhân cho người khác. Trong chiếc nhẫn của Thành Cát Tư Hãn khắc lên dòng chữ: “Một Thượng Đế trên trời, một Thành Cát ở dưới đất. Chiếc nhẫn của chúa đất”. Con trời, là chúa tể dưới đất vẫn bắt người ta xem mình như là ân nhân, ngay cả khi ông ta cướp bóc của dân, làm hại những người khác, gian lận để giữ chỗ của mình. Ông vẫn bắt người khác xem mình là cha, khi ông ta hy sinh quyền lợi của những đứa con của mình để vươn lên chiếc ngai ông ta mong ước, khi ông ta làm ngơ trước nỗi đau khổ của con cái mình để giữ lấy chiếc ghế của ông. Ông vẫn muốn được gọi là thiên tử khi ông ta ngang nhiên thực hiện những điều gian ác, thỏa hiệp với sự xấu xa. Những hủ bại ấy, con người quyền thế đã nhào nắn ông trời để bảo vệ cho sự bất chính của mình; nhưng dầu sao, tiếng kêu trời của dân đau khổ vẫn thấu tới trời, trời vẫn không thuộc thế gian trần thế, để có ngày, ông Trời có mắt, ban thưởng cho kẻ lành và trừng phạt kẻ gian ác.
Người từ trời.
Không ai sinh ra trong trái đất này thuộc về trời ngoại trừ một Đấng từ trời xuống thế làm người. Điều này đúng với ngạn ngữ: “Không ai có thể cho cái mình không có”. Con người không thể tự xưng mình là con Trời, nếu Trời không ban cho. Bởi thế, Chúa Giêsu nhắc với những người đang nắm giữ vương quyền: "Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài” (Ga 19, 11). Quyền bính là một cám dỗ, nó trở thành tai họa cho người khác khi không theo lời Chúa dạy: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em” (Mt 20, 26). Chúa Giêsu dầu Ngài là Con Trời đích thực, Ngài dạy một cách sống chính danh của một thiên tử: “Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người." (Mc 10, 45). Con đường của Chúa Giêsu trong vương quyền đích thực của Ngài, có lẽ chẳng ai muốn tranh giành nhau, thỏa hiệp để chiếm giữ vị trí trong vương quyền.
Là thiên tử trong nghĩa được Chúa trao ban, là những con người xả thân vì phần cứu rỗi cho anh chị em mình, là những con người đi dựng xây công bình, bác ái, dù việc đó mang nhiều hiểm họa cho chính mình. Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn những người tá điền bất lương, giao quyền trông coi cho họ mà họ cứ tưởng đó là mình có quyền sinh sát tất cả, bọn họ giết hết người này, người nọ của ông chủ sai đến để thu lợi từ vườn nho, sau cùng ông chính người con đến, bọn tá điền bất lương cũng giết luôn người con thừa kế ấy mà chiếm đoạt gia sản của chủ. Sau cùng, ông chủ lấy lại vườn nho và trừng phạt đích đáng những tá điền vườn nho (X Mc 12, 1 – 12). Được giao phó quyền hành mà không thi hành theo gương của Chúa thì đáng bị phạt.
Về trời.
“Nếu từ trên cao không ban xuống cho ông” là một câu nhắc nhở những người đang nắm giữ quyền hành trên trái đất này. Xin Chúa ban cho chúng con những mục tử như lòng Chúa mong ước.
Trong khi lời cầu nguyện của dân chúng vẫn đang đau thương kêu lên Chúa, những con người khốn khổ này, những khát mong hướng về Trời nơi Chúa đang ngụ, đón lấy tất cả những khổ nhục, đau thương của những phận người bé mọn này. Chúa về Trời, Ngài đã mang lấy cuộc sống khổ cực, đau đớn, xót xa của những con người về trời. Khi dân chúng không thể kêu cứu những thiên tử ở trần gian, thì xin Chúa đoái thương đến dân chúng đang lầm than, khốn khổ như đoàn chiên không người chăn.
Ước mong về trời, là một khát mong không cùng đặc biệt trong lúc đau thương cùng quẫn, không lối thoát, xin Chúa lấy lòng nhân lành từ trời cao đoái thương trợ giúp những con người đang đau khổ lầm than dưới thế và quy hướng mọi tấm hồn về trời, để nơi đó, những con người đang nắm quyền dưới thế, sửa lại những sai lầm cuộc đời thiên tử của mình cho đúng nghĩa, và cho những con dân được hưởng bình an, an vui, sống cuộc đời đúng nghĩa với con người.
Về trời, Chúa đã về trời là một Tin Mừng cho nhân loại, vì nơi đó trong Chúa Giêsu Kitô, con người được chính Chúa mang lấy tất cả những gì thuộc về con người về trong gia đình Thiên Chúa. Và một điều chắc chắn, tiếng kêu của dân chúng được Chúa đoái thương và Ngài thi hành theo Thiên ý yêu thương của Ngài cho chúng con.
Trong những khát mong về trời hôm nay, chúng con gởi lên Chúa những tâm tình này, Xin Chúa chúc lành những hy sinh của những mục tử tốt lành và sửa lại những gì sai trái của những mục tử giả hiệu. Xin cho chúng con những đoàn dân của Chúa có những mục tử như lòng Chúa mong ước, mang lại thái bình, an vui, sống trong ân nghĩa Chúa cho dân chúng.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đến Đền Thánh của 3 Bí Mật Fatima.
Dominic David Trần
08:54 11/05/2010
Chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đến Đền Thánh của 3 Bí Mật Fatima.
FATIMA, Bồ Đào Nha, ngày 10 tháng Năm 2010 -sẽ chẳng có gì là không bình thường khi người ta trông thấy vô số khách hành hương dùng tay và đầu gối để bò lên trên các bậc thang và băng qua công trường dẫn đến Đền Kính Đức Mẹ Fatima- Đây cũng chính là nơi Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ đến kính viếng trong hai ngày 12 và 13 tháng Năm 2010.
Sau khi phát nguyện lời khấn thiêng liêng - xin quyết ăn năn sám hối, một số khách hành hương lại tiếp tục vừa đi vừa nguyện kinh trong đoạn đường kéo dài mấy cây số rồi sau đó họ lại tiếp tục vừa đọc kinh vừa bò bằng tay và đầu gối để vượt qua các gian hàng bán kỷ vật lưu niệm về Đền Thánh Đức Mẹ Fatima, các nguyện đường, các dưỡng đường y tế và các nhà trọ dành cho những khách hành hương bệnh tật. Những cơ sở này được xây dựng bao quanh Vương Cung Thánh Đường chính của Thị trấn Fatima. Thị Trấn Fatima đã trở nên Thành trì của Đạo Công giáo Bồ Đào Nha.
Fatima là chuyện đại sự về cả tu đức linh thiêng lẫn chuyện buôn bán thế tục nếu xét theo những nhận định cá nhân và chuyên biệt. Hàng năm có khoảng 4 triệu người đến thị trấn Fatima để thăm viếng làng Fatima xưa kia nơi mà 3 trẻ chăn cừu- Lucia Santos lúc ấy 10 tuổi, Jacinta Marto 9 tuổi và em trai Francisco Marto 7 tuổi- cùng tuyên bố rằng họ đã trông thấy trong một thị kiến phi thường: Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với họ trong ngày 13 tháng Năm năm 1917 và Đức Trinh Nữ Maria còn tiếp tục hiện ra với họ trong 4 thị kiến khác tại Fatima. Cả ba vị cũng tuyên bố rằng trong ngày 19 tháng Tám cùng năm 1917 Đức Trinh Nữ Maria lại hiện ra với họ trong làng Valinhos nằm bên cạnh làng Fatima.
Kể từ đó Fatima đã trở thành một trong những trung tâm hành hương quan trọng bậc nhất của Giáo hội Công giáo. Đức cố Giáo Hoàng Phao-Lồ đệ Lục đã đến kính viếng Đức Mẹ Fatima trong chuyến tông du năm 1967 và Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị đã hành hương đến Đền Thánh Sùng Kính Đức Mẹ Fatima trong 3 lần vào các năm 1982, 1991 và trong Năm Thánh 2000. Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị đã tuyên bố rằng chính Đức Mẹ Fatima đã cứu ngài thoát khỏi viên đạn ám sát của sát thủ Mehmet Agca trong tháng Năm 1981.(đính kèm hình minh họa).
Hình chụp Đức Maria Mẹ Thiên Chúa ôm Con Mẹ là Đức Gioan-Phaolô II khi ngài bị Mehmet Ali Agca ám sát vào ngày 13 tháng Năm năm 1981
Chúng ta không hiểu tại sao Đức thánh Cha Gioan-Phaolô II đã muốn cất dấu tấm hình chụp nầy trong nhiều năm. Vatican đã vừa mới công bố tấm hình chụp nầy lần đầu tiên. Tấm hình được một vệ sĩ của Người chụp ngay chính lúc Đức Thánh Cha bị tấn công và đang ngã xuống trong chiếc xe đặc chế (papamobil) của Người. Các bạn có thể nhìn thấy đau đớn hiện trên mặt Người.
Joaquin Navarro Valls, phát ngôn nhân Toà Thánh vào thời gian đó, đã tuyên bố người ta mất nhiều năm để nghiên cứu tấm hình chụp khó tin nầy và tất nhiên là về chất lượng rửa hình, vì khi được chuẩn bị kỹ càng, không ai có thể nhìn rõ ràng bởi vì tấm hình không sáng sủa. Cuối cùng, sau nhiểu kiểm duyệt và tìm tòi, dưới sự kiểm soát của các chuyên gia nhiếp ảnh trên thế giới, họ đã quyết định không hề có “giả mạo’ thuộc thuật nhiếp ảnh và ngày nay họ cho chúng ta món quà đẹp đẽ nầy về Mẹ Thiên Chúa. )
Đức Giáo Hoàng đương nhiệm Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ lưu trú tại Đền Thánh Đức Mẹ Fatima trong hai ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Ngưới ta ước tính là sẽ có khoảng từ 300,000 cho đến nửa triệu khách hành hương sẽ tham dự Đại Lễ đặc biệt vào sáng thứ Năm tuần này-ngày 13 tháng Năm 2010- ở quảng trường lớn trước mặt Vương Cung Thánh Đường Fatima để kỷ niệm 10 Năm Đại Lễ tôn phong lên hàng Á Thánh của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ cho hai Chân phước Francisco và Jacinta Marto. Đây cũng chính là Thánh Lễ kỷ niệm 93 năm ngày Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại làng Fatima với Lucia, Jacinta và Francico.
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI sẽ đến Fatima vào ngày thứ Tư 12 tháng Năm-tức là trong ngày thứ hai của chương trình 4 ngày tông du thăm viếng quốc gia và Giáo Hội Công giáo Bồ Đào Nha. Khi đến Thánh Địa Fatima- bổn phận thứ nhất của Đức Thánh Cha là sẽ qùy gối nguyện kinh trước thánh tượng Đức Mẹ Mân Côi tại Nguyện Đường Đức Mẹ Hiện Ra tại Fatima-được xây dựng trên chính vị trí Đức Trinh Nữ Maria đã phán truyền 3 Bí Mật thánh thiêng cho 3 trẻ chăn cừu trong năm 1917.
Ngay sau thị kiến Đức Trinh Nữ Maria hiện ra lần thứ nhất tại làng Fatima- đã có hàng mấy chục ngàn người nhanh chóng khởi sự theo ba trẻ chăn cừu đến tôn nghinh thị kiến trong các tháng tiếp theo. Nhưng Giáo hội Công giáo và Đấng bản quyền địa phương thưở ấy từ lúc ban đầu đã tỏ vẻ hoài nghi các tường trình về thị kiến. Mãi cho đến năm 1930 sau bao lượt phúc trình và kiểm tra, Tòa Thánh Vatican chính thức tuyên cáo rằng các thị kiến về Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại làng Fatima là "rất đáng tin cậy."
Kể từ ngày được Tòa Thành Vatican tuyên bố công nhận các thị kiến - hàng năm cứ đến ngày 13 tháng Năm là có hàng mấy trăm ngàn khách hành hương từ khắp nơi tụ họp về Vương Cung Thánh Đường để bày tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima. Ngôi làng bé nhỏ Fatima thưở xưa tức thị trấn Fatima ngày nay với khoảng 15000 cư dân-đã trở thành "trung tâm điểm và trụ cột chính của Đạo Công giáo Bồ Đào Nha hay còn gọi là chủ nghĩa Công Giáo của người dân Bồ Đào Nha và Fatima là biểu hiện liên kết vững mạnh với việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria." Chuyên gia Xã Hội học Steffen Dix đã khẳng định như thế với Thông Tấn Xã Pháp AFP lúc trưa ngày 09/05/2010.
Với một số tín hữu Công giáo thì Fatima là "Bàn thờ dâng Thánh Lễ của thế giới" và biết bao khách hành hương đã vừa cuốc bộ- vừa đọc kinh trên đoạn đường dài hàng mấy trăm cây số trước đi đến thăm Thánh Địa Fatima hay những người khác đã bò bằng đầu gối băng qua quảng trường mênh mông trước Vương Cung Thánh Đường Fatima như là một biểu hiện của linh hứng và lòng mộ đạo.
Thi hài của hai chị em Jacinto và Marta Santos đã được tôn trí trong gian chính của Vương Cung Thánh Đường. Người chị họ Lucia của họ-người sau này trở thành nữ đan tu đã được đoàn tụ với họ ở tuổi 97 trong năm 2005 và cũng được an vị trong Đền Thánh.
Vào năm 2007 Vương Cung Thánh Đường mang tước hiệu Rất Thánh Thiên Chúa Ba Ngôi được xây đựng hoàn thành trong quần thể kiến trúc phức hợp này. Với diện tích 12300 mét vuông hay tương đương 132000 bộ Anh vuông-Vương Cung Thánh Đường Thiên Chúa Ba Ngôi tại Thánh Địa Fatima đã trở thành một trong những Đại Giáo Đường Công giáo to lớn nhất thế giới.
Chị Lucia đã tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ Maria đã phán truyền 03 Bí Mật tại Fatima cho ba chị em của chị. Hai trong ba Bí Mật Fatima đã được tiết lộ và công bố vào đầu những năm 1940. Bí Mật Fatima thứ 1 mô tả về hỏa ngục. Bí Mật Fatima thứ 2 mô tả về những xung đột khủng khiếp mà một số người cho rằng đó chính là nói về Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất (1914-1918) và Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai (1936-1945).
Fatima đã có một thời được chế độ độc tài cánh hữu sử dụng như một biểu tượng quốc gia của Bồ Đào Nha khi họ lên cầm quyền trong một thời gian dài từ đầu những năm 1930 mãi cho đến năm 1974. "Ngày nay Fatima đã mất đi tất cả những hàm ý rộng rãi về ý thức hệ và không còn ai dùng hệ tư tưởng ấy như là những tham khảo chống Cộng Sản nữa." Đó là nhận định cá nhân của Steffen Dix, chuyên gia Xã Hội học đã từng viết 10 quyển sách nghiên cứu về tôn giáo tại Bồ Đào Nha.
Bí Mật Fatima thứ 3 đã được công bố vào tháng Năm năm 2000 trong suốt chuyến tông du Fatima cuối cùng của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị. Theo chính công bố của Giáo hội Công Giáo, Bí Mật Fatima thứ 3 tiên báo rằng Đức Giáo Hoàng đã là một mục tiêu bị ám sát tại kinh thành Roma trong ngày 13 tháng Năm năm 1981- và sự kiện xảy ra đã là chứng minh hùng hồn cho bản chất tiên tri của sứ điệp Fatima.
Việc đoán mò về 3 Bí Mật của Fatima đã trở thành đề tài cho vô vàn đầu sách được xuất bản, cho hàng mấy trăm trang mạng chuyên nghiên cứu và suy đoán về 3 Bí Mật Fatima và thậm chí còn là nguyên nhân cảm hứng cho nạn không tặc nữa. Đó là vào năm 1981, một công dân Úc Đại Lợi đã cướp một máy bay Aer Lingus trên lộ trình giữa Dublin và Luân Đôn để yêu cầu Tòa Thánh Vatican phải công bố Bí Mật Fatima thứ 3.
Ngày nay viên đạn bắn bị thương Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị đã được Đức Thánh Cha cung hiến và gắn vào triều thiên của Thánh Tượng Đức Trinh Nữ Maria khi ngài đến hành hương kính viếng và tạ ơn Đức Mẹ Fatima.
Vào ngày 25 tháng Ba 2010 Agca xin tháp tùng Đức Thánh Cha đến hành hương Đức Mẹ Fatima (xin xem VietCatholic News 25 Mar 2010 19:18) cũng trên VietCatholic đã tường trình rằng sát thủ Mehmet Ali Agca sau khi thụ án xong tại Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua Luật sư Haci Ali Ozhan đã đệ đơn lên Chính Phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Chính Phủ Bồ Đào Nha để xin đưọc phép tháp tùng theo Đức Thánh Cha Benedicto XVI đến hành hương kính viếng Đức Trinh Nữ Fatima vào ngày 13 tháng Năm 2010 và đơn xin được phép đến cầu nguyện bên mộ phần của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị.
Courtesy of AFP and Portuguese Press
FATIMA, Bồ Đào Nha, ngày 10 tháng Năm 2010 -sẽ chẳng có gì là không bình thường khi người ta trông thấy vô số khách hành hương dùng tay và đầu gối để bò lên trên các bậc thang và băng qua công trường dẫn đến Đền Kính Đức Mẹ Fatima- Đây cũng chính là nơi Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ đến kính viếng trong hai ngày 12 và 13 tháng Năm 2010.
Fatima là chuyện đại sự về cả tu đức linh thiêng lẫn chuyện buôn bán thế tục nếu xét theo những nhận định cá nhân và chuyên biệt. Hàng năm có khoảng 4 triệu người đến thị trấn Fatima để thăm viếng làng Fatima xưa kia nơi mà 3 trẻ chăn cừu- Lucia Santos lúc ấy 10 tuổi, Jacinta Marto 9 tuổi và em trai Francisco Marto 7 tuổi- cùng tuyên bố rằng họ đã trông thấy trong một thị kiến phi thường: Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với họ trong ngày 13 tháng Năm năm 1917 và Đức Trinh Nữ Maria còn tiếp tục hiện ra với họ trong 4 thị kiến khác tại Fatima. Cả ba vị cũng tuyên bố rằng trong ngày 19 tháng Tám cùng năm 1917 Đức Trinh Nữ Maria lại hiện ra với họ trong làng Valinhos nằm bên cạnh làng Fatima.
Kể từ đó Fatima đã trở thành một trong những trung tâm hành hương quan trọng bậc nhất của Giáo hội Công giáo. Đức cố Giáo Hoàng Phao-Lồ đệ Lục đã đến kính viếng Đức Mẹ Fatima trong chuyến tông du năm 1967 và Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị đã hành hương đến Đền Thánh Sùng Kính Đức Mẹ Fatima trong 3 lần vào các năm 1982, 1991 và trong Năm Thánh 2000. Đấng Đáng Kính Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị đã tuyên bố rằng chính Đức Mẹ Fatima đã cứu ngài thoát khỏi viên đạn ám sát của sát thủ Mehmet Agca trong tháng Năm 1981.(đính kèm hình minh họa).
Chúng ta không hiểu tại sao Đức thánh Cha Gioan-Phaolô II đã muốn cất dấu tấm hình chụp nầy trong nhiều năm. Vatican đã vừa mới công bố tấm hình chụp nầy lần đầu tiên. Tấm hình được một vệ sĩ của Người chụp ngay chính lúc Đức Thánh Cha bị tấn công và đang ngã xuống trong chiếc xe đặc chế (papamobil) của Người. Các bạn có thể nhìn thấy đau đớn hiện trên mặt Người.
Joaquin Navarro Valls, phát ngôn nhân Toà Thánh vào thời gian đó, đã tuyên bố người ta mất nhiều năm để nghiên cứu tấm hình chụp khó tin nầy và tất nhiên là về chất lượng rửa hình, vì khi được chuẩn bị kỹ càng, không ai có thể nhìn rõ ràng bởi vì tấm hình không sáng sủa. Cuối cùng, sau nhiểu kiểm duyệt và tìm tòi, dưới sự kiểm soát của các chuyên gia nhiếp ảnh trên thế giới, họ đã quyết định không hề có “giả mạo’ thuộc thuật nhiếp ảnh và ngày nay họ cho chúng ta món quà đẹp đẽ nầy về Mẹ Thiên Chúa. )
Đức Giáo Hoàng đương nhiệm Đức Thánh Cha Benedicto XVI sẽ lưu trú tại Đền Thánh Đức Mẹ Fatima trong hai ngày 12 và 13 tháng Năm sắp tới. Ngưới ta ước tính là sẽ có khoảng từ 300,000 cho đến nửa triệu khách hành hương sẽ tham dự Đại Lễ đặc biệt vào sáng thứ Năm tuần này-ngày 13 tháng Năm 2010- ở quảng trường lớn trước mặt Vương Cung Thánh Đường Fatima để kỷ niệm 10 Năm Đại Lễ tôn phong lên hàng Á Thánh của Giáo Hội Công giáo hoàn vũ cho hai Chân phước Francisco và Jacinta Marto. Đây cũng chính là Thánh Lễ kỷ niệm 93 năm ngày Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra tại làng Fatima với Lucia, Jacinta và Francico.
Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI sẽ đến Fatima vào ngày thứ Tư 12 tháng Năm-tức là trong ngày thứ hai của chương trình 4 ngày tông du thăm viếng quốc gia và Giáo Hội Công giáo Bồ Đào Nha. Khi đến Thánh Địa Fatima- bổn phận thứ nhất của Đức Thánh Cha là sẽ qùy gối nguyện kinh trước thánh tượng Đức Mẹ Mân Côi tại Nguyện Đường Đức Mẹ Hiện Ra tại Fatima-được xây dựng trên chính vị trí Đức Trinh Nữ Maria đã phán truyền 3 Bí Mật thánh thiêng cho 3 trẻ chăn cừu trong năm 1917.
Ngay sau thị kiến Đức Trinh Nữ Maria hiện ra lần thứ nhất tại làng Fatima- đã có hàng mấy chục ngàn người nhanh chóng khởi sự theo ba trẻ chăn cừu đến tôn nghinh thị kiến trong các tháng tiếp theo. Nhưng Giáo hội Công giáo và Đấng bản quyền địa phương thưở ấy từ lúc ban đầu đã tỏ vẻ hoài nghi các tường trình về thị kiến. Mãi cho đến năm 1930 sau bao lượt phúc trình và kiểm tra, Tòa Thánh Vatican chính thức tuyên cáo rằng các thị kiến về Đức Trinh Nữ Maria hiện ra tại làng Fatima là "rất đáng tin cậy."
Kể từ ngày được Tòa Thành Vatican tuyên bố công nhận các thị kiến - hàng năm cứ đến ngày 13 tháng Năm là có hàng mấy trăm ngàn khách hành hương từ khắp nơi tụ họp về Vương Cung Thánh Đường để bày tỏ lòng sùng kính Đức Mẹ Fatima. Ngôi làng bé nhỏ Fatima thưở xưa tức thị trấn Fatima ngày nay với khoảng 15000 cư dân-đã trở thành "trung tâm điểm và trụ cột chính của Đạo Công giáo Bồ Đào Nha hay còn gọi là chủ nghĩa Công Giáo của người dân Bồ Đào Nha và Fatima là biểu hiện liên kết vững mạnh với việc tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria." Chuyên gia Xã Hội học Steffen Dix đã khẳng định như thế với Thông Tấn Xã Pháp AFP lúc trưa ngày 09/05/2010.
Với một số tín hữu Công giáo thì Fatima là "Bàn thờ dâng Thánh Lễ của thế giới" và biết bao khách hành hương đã vừa cuốc bộ- vừa đọc kinh trên đoạn đường dài hàng mấy trăm cây số trước đi đến thăm Thánh Địa Fatima hay những người khác đã bò bằng đầu gối băng qua quảng trường mênh mông trước Vương Cung Thánh Đường Fatima như là một biểu hiện của linh hứng và lòng mộ đạo.
Thi hài của hai chị em Jacinto và Marta Santos đã được tôn trí trong gian chính của Vương Cung Thánh Đường. Người chị họ Lucia của họ-người sau này trở thành nữ đan tu đã được đoàn tụ với họ ở tuổi 97 trong năm 2005 và cũng được an vị trong Đền Thánh.
Vào năm 2007 Vương Cung Thánh Đường mang tước hiệu Rất Thánh Thiên Chúa Ba Ngôi được xây đựng hoàn thành trong quần thể kiến trúc phức hợp này. Với diện tích 12300 mét vuông hay tương đương 132000 bộ Anh vuông-Vương Cung Thánh Đường Thiên Chúa Ba Ngôi tại Thánh Địa Fatima đã trở thành một trong những Đại Giáo Đường Công giáo to lớn nhất thế giới.
Chị Lucia đã tuyên bố rằng Đức Trinh Nữ Maria đã phán truyền 03 Bí Mật tại Fatima cho ba chị em của chị. Hai trong ba Bí Mật Fatima đã được tiết lộ và công bố vào đầu những năm 1940. Bí Mật Fatima thứ 1 mô tả về hỏa ngục. Bí Mật Fatima thứ 2 mô tả về những xung đột khủng khiếp mà một số người cho rằng đó chính là nói về Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất (1914-1918) và Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai (1936-1945).
Fatima đã có một thời được chế độ độc tài cánh hữu sử dụng như một biểu tượng quốc gia của Bồ Đào Nha khi họ lên cầm quyền trong một thời gian dài từ đầu những năm 1930 mãi cho đến năm 1974. "Ngày nay Fatima đã mất đi tất cả những hàm ý rộng rãi về ý thức hệ và không còn ai dùng hệ tư tưởng ấy như là những tham khảo chống Cộng Sản nữa." Đó là nhận định cá nhân của Steffen Dix, chuyên gia Xã Hội học đã từng viết 10 quyển sách nghiên cứu về tôn giáo tại Bồ Đào Nha.
Bí Mật Fatima thứ 3 đã được công bố vào tháng Năm năm 2000 trong suốt chuyến tông du Fatima cuối cùng của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị. Theo chính công bố của Giáo hội Công Giáo, Bí Mật Fatima thứ 3 tiên báo rằng Đức Giáo Hoàng đã là một mục tiêu bị ám sát tại kinh thành Roma trong ngày 13 tháng Năm năm 1981- và sự kiện xảy ra đã là chứng minh hùng hồn cho bản chất tiên tri của sứ điệp Fatima.
Việc đoán mò về 3 Bí Mật của Fatima đã trở thành đề tài cho vô vàn đầu sách được xuất bản, cho hàng mấy trăm trang mạng chuyên nghiên cứu và suy đoán về 3 Bí Mật Fatima và thậm chí còn là nguyên nhân cảm hứng cho nạn không tặc nữa. Đó là vào năm 1981, một công dân Úc Đại Lợi đã cướp một máy bay Aer Lingus trên lộ trình giữa Dublin và Luân Đôn để yêu cầu Tòa Thánh Vatican phải công bố Bí Mật Fatima thứ 3.
Ngày nay viên đạn bắn bị thương Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị đã được Đức Thánh Cha cung hiến và gắn vào triều thiên của Thánh Tượng Đức Trinh Nữ Maria khi ngài đến hành hương kính viếng và tạ ơn Đức Mẹ Fatima.
Vào ngày 25 tháng Ba 2010 Agca xin tháp tùng Đức Thánh Cha đến hành hương Đức Mẹ Fatima (xin xem VietCatholic News 25 Mar 2010 19:18) cũng trên VietCatholic đã tường trình rằng sát thủ Mehmet Ali Agca sau khi thụ án xong tại Thổ Nhĩ Kỳ, thông qua Luật sư Haci Ali Ozhan đã đệ đơn lên Chính Phủ Thổ Nhĩ Kỳ, Chính Phủ Bồ Đào Nha để xin đưọc phép tháp tùng theo Đức Thánh Cha Benedicto XVI đến hành hương kính viếng Đức Trinh Nữ Fatima vào ngày 13 tháng Năm 2010 và đơn xin được phép đến cầu nguyện bên mộ phần của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phao-Lồ đệ Nhị.
Courtesy of AFP and Portuguese Press
ĐGH: Cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục là thí dụ “kinh hoàng” về sự sa ngã của giáo hội
Phụng Nghi
09:37 11/05/2010
CNS - Đức giáo hoàng Benedict XVI nói rằng vụ tai tiếng về lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ là một cuộc khủng hoảng “kinh hoàng” đến từ nội bộ giáo hội – không phải là một cuộc tấn công từ bên ngoài đến - và cần sự thanh tẩy cũng như sám hối để vượt thắng được.
Đây là những nhận xét mạnh mẽ nhất cho đến nay về cuộc khủng hoảnh lạm dụng tính dục của Đức giáo hoàng trong một cuộc họp báo trên chuyến bay đến Bồ đào nha vào ngày 11 tháng 5, mở đầu một cuộc viếng thăm bốn ngày tại quốc gia này, trong đó có Đền Thánh Đức Mẹ tại Fatima.
Khi được hỏi là thông điệp Fatima, đã tiên báo những thời gian thử thách và đau khổ cho giáo hội, có thể áp dụng vào cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục hay không, Đức giáo hoàng cho biết rằng, nói chung, điều đó có thể. Sự lạ Fatima đã tiên báo nhu cầu là giáo hội phải trải qua một cuộc “khổ nạn”, tiếp tục dưới nhiều hình thức cho đến ngày thế mạt, và cần phải đáp ứng bằng việc tiếp tục hối cải.
Ngài nói: “Trong số những điều mới mẻ ngày nay chúng ta có thể khám phá thấy trong sứ điệp này, là sự tấn công vào giáo hoàng và vào giáo hội không chỉ đến từ bên ngoài, nhưng sự khổ đau của giáo hội đến từ bên trong giáo hội, từ tội lỗi xuất hiện bên trong giáo hội.”
“Điều này, chúng ta đã biết từ lâu, nhưng ngày nay, chúng ta thấy nó dưới một hình thức thực sự kinh hoàng, đó là cuộc bách hại lớn lao nhất đối với giáo hội không đến từ những kẻ địch bên ngoài nhưng phát sinh từ tội lỗi bên trong lòng giáo hội.”
“Và vì thế, giáo hội rất cần phải học hỏi lại sự đền tội, chấp nhận sự thanh tẩy, học hỏi một mặt sự thứ tha mà cũng cả nhu cầu về công lý. Và sự thứ tha không thay thế được cho công lý.”
“Chúng ta cần học hỏi lại những điều cần yếu này: cải hối, cầu nguyện và đền tội.”
Đức giáo hoàng là người đã giúp giải thích bí mật Fatima thứ ba được công bố vào năm 2000. Ngài nói rằng sứ điệp Fatima trải ra đúng lúc để áp dụng vào cuộc lữ hành đang tiếp nối của giáo hội, một cuộc lữ hành kèm với khổ đau.
Trong cuộc họp báo, Đức giáo hoàng cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế đang làm rung chuyển nước Bồ đào nha và cả châu Âu. Ngài nói cuộc khủng hoảng này minh họa nhu cầu phải truyền đạt vào thị trường nhiều hơn nữa đạo đức và luân lý.
“Tôi muốn nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế này có một chiều kích luân lý mà không ai không thấy được. Những biến cố xảy ra trong hai hay ba năm qua chứng tỏ rằng chiều kích đạo đức phải được đưa vào thế giới các hoạt động kinh tế.”
Ngài nói: Chủ nghĩa thực dụng thuần túy về kinh tế sẽ luôn luôn đưa tới các khó khăn.
Giảng huấn xã hội của giáo hội có một vai trò lớn lao, đó là tìm cách tạo ra cuộc đối thoại nghiêm túc với thế giới tài chánh và đề cao những trách nhiệm luân lý của các hệ thống kinh tế.
“Vì thế chúng ta cần đi vào một cuộc đối thoại cụ thể. Tôi đã nỗ lực làm điều đó trong tông thư “Caritas in Veritate" của tôi.”
Đức giáo hoàng cho biết chủ nghĩa tục hóa không phải là khó khăn mới đối với Bồ đào nha hay châu Âu, nhưng nó đã quay qua một chiều hướng cấp tiến hơn trong những năm vừa qua. Ngài nói: ở đây nữa, giáo hội cũng cần đi vào công tác bắc cầu và đối thoại, bảo đảm rằng tiếng nói của giáo hội được lắng nghe và giúp phục hồi sự mở ra cho thực tại siêu việt.
Đây là những nhận xét mạnh mẽ nhất cho đến nay về cuộc khủng hoảnh lạm dụng tính dục của Đức giáo hoàng trong một cuộc họp báo trên chuyến bay đến Bồ đào nha vào ngày 11 tháng 5, mở đầu một cuộc viếng thăm bốn ngày tại quốc gia này, trong đó có Đền Thánh Đức Mẹ tại Fatima.
Khi được hỏi là thông điệp Fatima, đã tiên báo những thời gian thử thách và đau khổ cho giáo hội, có thể áp dụng vào cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục hay không, Đức giáo hoàng cho biết rằng, nói chung, điều đó có thể. Sự lạ Fatima đã tiên báo nhu cầu là giáo hội phải trải qua một cuộc “khổ nạn”, tiếp tục dưới nhiều hình thức cho đến ngày thế mạt, và cần phải đáp ứng bằng việc tiếp tục hối cải.
Ngài nói: “Trong số những điều mới mẻ ngày nay chúng ta có thể khám phá thấy trong sứ điệp này, là sự tấn công vào giáo hoàng và vào giáo hội không chỉ đến từ bên ngoài, nhưng sự khổ đau của giáo hội đến từ bên trong giáo hội, từ tội lỗi xuất hiện bên trong giáo hội.”
“Điều này, chúng ta đã biết từ lâu, nhưng ngày nay, chúng ta thấy nó dưới một hình thức thực sự kinh hoàng, đó là cuộc bách hại lớn lao nhất đối với giáo hội không đến từ những kẻ địch bên ngoài nhưng phát sinh từ tội lỗi bên trong lòng giáo hội.”
“Và vì thế, giáo hội rất cần phải học hỏi lại sự đền tội, chấp nhận sự thanh tẩy, học hỏi một mặt sự thứ tha mà cũng cả nhu cầu về công lý. Và sự thứ tha không thay thế được cho công lý.”
“Chúng ta cần học hỏi lại những điều cần yếu này: cải hối, cầu nguyện và đền tội.”
Đức giáo hoàng là người đã giúp giải thích bí mật Fatima thứ ba được công bố vào năm 2000. Ngài nói rằng sứ điệp Fatima trải ra đúng lúc để áp dụng vào cuộc lữ hành đang tiếp nối của giáo hội, một cuộc lữ hành kèm với khổ đau.
Trong cuộc họp báo, Đức giáo hoàng cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng kinh tế đang làm rung chuyển nước Bồ đào nha và cả châu Âu. Ngài nói cuộc khủng hoảng này minh họa nhu cầu phải truyền đạt vào thị trường nhiều hơn nữa đạo đức và luân lý.
“Tôi muốn nói rằng cuộc khủng hoảng kinh tế này có một chiều kích luân lý mà không ai không thấy được. Những biến cố xảy ra trong hai hay ba năm qua chứng tỏ rằng chiều kích đạo đức phải được đưa vào thế giới các hoạt động kinh tế.”
Ngài nói: Chủ nghĩa thực dụng thuần túy về kinh tế sẽ luôn luôn đưa tới các khó khăn.
Giảng huấn xã hội của giáo hội có một vai trò lớn lao, đó là tìm cách tạo ra cuộc đối thoại nghiêm túc với thế giới tài chánh và đề cao những trách nhiệm luân lý của các hệ thống kinh tế.
“Vì thế chúng ta cần đi vào một cuộc đối thoại cụ thể. Tôi đã nỗ lực làm điều đó trong tông thư “Caritas in Veritate" của tôi.”
Đức giáo hoàng cho biết chủ nghĩa tục hóa không phải là khó khăn mới đối với Bồ đào nha hay châu Âu, nhưng nó đã quay qua một chiều hướng cấp tiến hơn trong những năm vừa qua. Ngài nói: ở đây nữa, giáo hội cũng cần đi vào công tác bắc cầu và đối thoại, bảo đảm rằng tiếng nói của giáo hội được lắng nghe và giúp phục hồi sự mở ra cho thực tại siêu việt.
Đức Thánh Cha Benedicto XVI đến Bồ Đào Nha như người hành hương kính viếng Đức Trinh Nữ Fatima
Dominic David Trần
12:15 11/05/2010
Đức Thánh Cha Benedicto XVI đến Bồ Đào Nha như người hành hương kính viếng Đức Trinh Nữ Fatima
Điện Vatican ngày 11 tháng Năm 2010 theo Phòng Thông Tin Báo Chí Tòa Thánh, vào lúc 9:10 AM sáng nay Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã rời phi trường Fiumicino Rôma và đặt chân đến phi trường quốc tế Portela tại thủ đô Lisbon vào đúng 11:00AM sáng để mở đầu chuyến tông du của ngài đến nước Bồ Đào Nha, đây là chuyến tông du thứ 15 ra nưuớc ngoài trong triều đại Giáo Hoàng của ngài.
Đón tiếp Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tại phi cảng quốc gia có ngài Anibal Cavaco Silva, Tổng Thống nước Cộng Hòa Bồ Đào Nha và Đức Hồng Y Jose da Cruz Policarpo Thượng Phụ Giáo Chủ Lisbon. Cùng tham đự đón tiếp Đức Thánh Cha còn có các đại diện thẩm quyền về chính trị và dân sự cao cấp cũng như các Đức Cha trong Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Bồ Đào Nha.
"Tôi đến thăm qúy quốc như một người hành hương xin đến kính viếng Đức Bà Fatima, " Đức Thánh Cha đã khai mạc diễn từ chào mừng như vậy, " được đặt để trong sứ mạng đã được qúy Hiền Huynh và Hiền Muội, và qúy anh chị em tín hữu tín nhiệm trong khi họ tiến bước trên cuộc lữ hành trần thế tiến về Nước Trời."
"Đức Trinh Nữ Maria từ Nước Trời đã lại đến để nhắc nhở tất cả chúng ta về tất cả những Chân Lý của Phúc Âm dành cho nhân loại- một nhân loại hiện đang thiếu vắng tình yêu và không có hy vọng được Ơn Cứu độ-Chân Lý của Phúc Âm là biểu hiện Suối nguồn của Đức Cậy Trông. Niềm Hy vọng này rõ ràng có một chiều kích ưu tiên và tiến bộ, không phải theo chiều ngang nhưng là mối liên hệ ưu việt và theo chiều thẳng đứng.
Mối quan hệ với Thiên Chúa là một phần tạo thành nên con người - Con người phàm nhân vốn đã được Thiên Chúa tạo dựng và chúc phúc và con người phàm nhân tìm kiếm Sự thật (Chân lý) của Chúa trong các cơ cấu tư duy nhận thức của riêng họ, con người phàm nhân có khuynh hướng thiên về Điều Lành (Thiện) trong ý chí và ý tưởng của họ và người phàm nhân cũng bị thu hút bởi Vẻ Đẹp ( Mỹ) trong chiều kích về thẩm mỹ. "
" Lương tâm đạo đức có thể được diễn tả như người tín hữu Thiên Chúa Giáo trong việc suy tính làm sao để mở được cánh cửa tìm đến sự viên mãn trọn lành của Sự Sống
Đời Đời và Đức Khôn Ngoan trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Mục đích của chuyến viếng thăm này mà cá nhân tôi đang bắt đầu thực hiện dưới Dấu chỉ của Hy Vọng, của Đức Cậy Trông là một kiến nghị của Đức Khôn Ngoan và của Sứ Mạng Truyền giáo."
Đức Thánh Cha tiếp tục huấn dụ; " một viễn kiến sâu sắc về cuộc sống và về thế gian đã dẫn đưa đến một trật tự xã hội chân chính và đúng nghĩa. Đặt vào trong bối cảnh lịch sử
Giáo Hội Công giáo đã mở rộng để cộng tác với những ai không muốn những suy tính căn bản về ý nghĩa quan trọng của con người trong cuộc sống bị đấy vào thế cùng cực, bị gạt ra ngoài lề xã hội, hay bị thu hẹp vào phạm vi cá nhân nhỏ hẹp.
Điều này không có nghĩa là một sự chạm trán hay đối đầu về mặt đạo đức giữa một hệ thống Tôn Giáo và một cơ chế thế tục (ghi chú: không có va chạm về mặt đạo đức giữa hai hệ thống Đạo-Đời nếu hiểu đơn giản như vậy). Hơn thế nữa, điều này quan tâm đến câu hỏi về ý nghĩa mà chúng ta mang lại cho Tự Do của chúng ta. Điểm tách biệt hẳn hòi chính là ở cái Giá trị được đã gán cho các vấn nạn về ý nghĩa và hàm ý rộng rãi của nó trong đời sống công cộng."
Trong ngữ cảnh này, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã nhắc lại cách thế mà nền độc lập của nước Cộng Hòa Bồ Đào Nha đã được thành lập nên cách đây 100 năm: " ấy là bởi sự tách biệt hẳn hòi giữa Giáo Hội và Nhà Nước, đã mở đầu cho một không gian tự do cho Giáo Hội Công Giáo (mà sau đó được cụ thể bởi hai Thỏa Ước Concordat ký năm 1940 và vào năm 2000) trong một bối cảnh văn hóa và tôn giáo đưọc ghi dấu sâu đậm bởi những biến chuyển qúa nhanh. Những vết thương gây nên bởi những bước chuyển hóa này nói chung đã được đối diện và giải quyết một cách can đảm. "
" Sống trong một sự Đa nguyên các hệ thống giá trị và các khuôn khổ đạo đức làm cho sự cần thiết phải làm cuộc lữ hành đến tận cõi lòng của chính từng cá nhân bởi chính họ, và cho đến cái nhân của Đạo Thiên Chúa để kiện cường phẩm chất những chứng tá của chúng ta trong thánh hóa, và để khám phá ra những nẻo đường sứ vụ truyền giáo đã dẫn đến những sự chọn lựa cấp tiến ngay cả sự tử đạo, sự hy inh để làm chứng cho Đức Tin."
Sau diễn văn chào mừng, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã đến Tòa Sứ Thần. Lúc 12:30PM trưa ngài đã du hành đoạn đường 9 km bằng xe hơi đến thăm Mosterio do Jeronimos, tức Đan Viện Thánh Jêrônimô- được xây dựng trong thời điểm 1502 và 1580 trên nơi gọi là Dinh Ẩn Cư của Đức Bà Maria tại Bếtlem (Santa Maria de Belem) do Quốc Vương Bồ Đào Nha Manuel I đã dâng cúng cho các Đan Sĩ Ẩn tu Hieronymites.
Dinh thự này hiện nay được dùng làm Dinh Quốc Khách của Bồ Đào Nha, dinh thự này cũng có mối liên hệ lớn với những nhà đại thám hiểm, những nhà truyền giáo lớn của Bồ Đào Nha mà những chứng tích và ký sự du hành đã được ghi chép trong dinh thự "Torre de Belem" (Lãnh địa Bếtlem) gần đó. Kể từ năm 1983 Cơ quan Văn hoá Khoa học và Kỹ thuật UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã công nhận dinh thự này là địa điểm Di sản của Thế giới; và trong năm 2007 Hòa Ước Lisbon đã đưọc ký kết tại đây.
Đức Thánh cha Benedicto XVI đã tiếp kiến Tổng Thống Cavaco Silva và phu nhân. Sau lễ chào đón, Đức Hồng Y Policarpo Thượng Phụ Giáo Chủ Lisbon đã tháp tùng Đức Giáo Hoàng đến kính thăm ngôi Thánh Đưòng cổ kính " Đức Bà Maria tại Bếtlem", trong cuộc kính kiếng ngắn gọn tại đây Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa và sau đó thăm viếng các Đan sĩ của Đan Viện.
Vào lúc 1:15PM trưa Đức Thánh Cha đã dùng chiếc xe đặc chế Đức Giáo Hoàng du hành quãng đường 400 mét ngăn cách giữa Đan Viện và Cung Điện Bếtlem (Palacio de Belem) cũng được xây dựng trong thế kỷ thứ 16 và trở thành hoàng cung cho các quốc vương Bồ cho đến ngày Vương quốc Bố Đào Nha tuyên bố trở thành nước Cộng Hòa vào năm 1911 thì cung điện này trở thành Dinh Tổng Thống Bồ Đào Nha.
Tại Dinh Bếtlem, Đức Thánh Cha đã chào thăm và tiếp kiến riêng với Tổng Thống Cavaco Silva, sau đó Đức Thánh Cha đã ký sổ vàng lưu niệm Quốc Khách và chào mừng gia đình Tổng Thống Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha cũng ban huấn dụ chào thăm các viên chức trong Phủ Tổng Thống Bồ Đào Nha. Sau đó Đức Thánh Cha về lại Tòa Sứ Thần Roma tại Lisbon dùng cơm trưa.
Đón tiếp Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI tại phi cảng quốc gia có ngài Anibal Cavaco Silva, Tổng Thống nước Cộng Hòa Bồ Đào Nha và Đức Hồng Y Jose da Cruz Policarpo Thượng Phụ Giáo Chủ Lisbon. Cùng tham đự đón tiếp Đức Thánh Cha còn có các đại diện thẩm quyền về chính trị và dân sự cao cấp cũng như các Đức Cha trong Hàng Giáo Phẩm Công Giáo Bồ Đào Nha.
"Tôi đến thăm qúy quốc như một người hành hương xin đến kính viếng Đức Bà Fatima, " Đức Thánh Cha đã khai mạc diễn từ chào mừng như vậy, " được đặt để trong sứ mạng đã được qúy Hiền Huynh và Hiền Muội, và qúy anh chị em tín hữu tín nhiệm trong khi họ tiến bước trên cuộc lữ hành trần thế tiến về Nước Trời."
"Đức Trinh Nữ Maria từ Nước Trời đã lại đến để nhắc nhở tất cả chúng ta về tất cả những Chân Lý của Phúc Âm dành cho nhân loại- một nhân loại hiện đang thiếu vắng tình yêu và không có hy vọng được Ơn Cứu độ-Chân Lý của Phúc Âm là biểu hiện Suối nguồn của Đức Cậy Trông. Niềm Hy vọng này rõ ràng có một chiều kích ưu tiên và tiến bộ, không phải theo chiều ngang nhưng là mối liên hệ ưu việt và theo chiều thẳng đứng.
Mối quan hệ với Thiên Chúa là một phần tạo thành nên con người - Con người phàm nhân vốn đã được Thiên Chúa tạo dựng và chúc phúc và con người phàm nhân tìm kiếm Sự thật (Chân lý) của Chúa trong các cơ cấu tư duy nhận thức của riêng họ, con người phàm nhân có khuynh hướng thiên về Điều Lành (Thiện) trong ý chí và ý tưởng của họ và người phàm nhân cũng bị thu hút bởi Vẻ Đẹp ( Mỹ) trong chiều kích về thẩm mỹ. "
" Lương tâm đạo đức có thể được diễn tả như người tín hữu Thiên Chúa Giáo trong việc suy tính làm sao để mở được cánh cửa tìm đến sự viên mãn trọn lành của Sự Sống
Đời Đời và Đức Khôn Ngoan trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Mục đích của chuyến viếng thăm này mà cá nhân tôi đang bắt đầu thực hiện dưới Dấu chỉ của Hy Vọng, của Đức Cậy Trông là một kiến nghị của Đức Khôn Ngoan và của Sứ Mạng Truyền giáo."
Đức Thánh Cha tiếp tục huấn dụ; " một viễn kiến sâu sắc về cuộc sống và về thế gian đã dẫn đưa đến một trật tự xã hội chân chính và đúng nghĩa. Đặt vào trong bối cảnh lịch sử
Giáo Hội Công giáo đã mở rộng để cộng tác với những ai không muốn những suy tính căn bản về ý nghĩa quan trọng của con người trong cuộc sống bị đấy vào thế cùng cực, bị gạt ra ngoài lề xã hội, hay bị thu hẹp vào phạm vi cá nhân nhỏ hẹp.
Điều này không có nghĩa là một sự chạm trán hay đối đầu về mặt đạo đức giữa một hệ thống Tôn Giáo và một cơ chế thế tục (ghi chú: không có va chạm về mặt đạo đức giữa hai hệ thống Đạo-Đời nếu hiểu đơn giản như vậy). Hơn thế nữa, điều này quan tâm đến câu hỏi về ý nghĩa mà chúng ta mang lại cho Tự Do của chúng ta. Điểm tách biệt hẳn hòi chính là ở cái Giá trị được đã gán cho các vấn nạn về ý nghĩa và hàm ý rộng rãi của nó trong đời sống công cộng."
Trong ngữ cảnh này, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã nhắc lại cách thế mà nền độc lập của nước Cộng Hòa Bồ Đào Nha đã được thành lập nên cách đây 100 năm: " ấy là bởi sự tách biệt hẳn hòi giữa Giáo Hội và Nhà Nước, đã mở đầu cho một không gian tự do cho Giáo Hội Công Giáo (mà sau đó được cụ thể bởi hai Thỏa Ước Concordat ký năm 1940 và vào năm 2000) trong một bối cảnh văn hóa và tôn giáo đưọc ghi dấu sâu đậm bởi những biến chuyển qúa nhanh. Những vết thương gây nên bởi những bước chuyển hóa này nói chung đã được đối diện và giải quyết một cách can đảm. "
" Sống trong một sự Đa nguyên các hệ thống giá trị và các khuôn khổ đạo đức làm cho sự cần thiết phải làm cuộc lữ hành đến tận cõi lòng của chính từng cá nhân bởi chính họ, và cho đến cái nhân của Đạo Thiên Chúa để kiện cường phẩm chất những chứng tá của chúng ta trong thánh hóa, và để khám phá ra những nẻo đường sứ vụ truyền giáo đã dẫn đến những sự chọn lựa cấp tiến ngay cả sự tử đạo, sự hy inh để làm chứng cho Đức Tin."
Sau diễn văn chào mừng, Đức Thánh Cha Benedicto XVI đã đến Tòa Sứ Thần. Lúc 12:30PM trưa ngài đã du hành đoạn đường 9 km bằng xe hơi đến thăm Mosterio do Jeronimos, tức Đan Viện Thánh Jêrônimô- được xây dựng trong thời điểm 1502 và 1580 trên nơi gọi là Dinh Ẩn Cư của Đức Bà Maria tại Bếtlem (Santa Maria de Belem) do Quốc Vương Bồ Đào Nha Manuel I đã dâng cúng cho các Đan Sĩ Ẩn tu Hieronymites.
Dinh thự này hiện nay được dùng làm Dinh Quốc Khách của Bồ Đào Nha, dinh thự này cũng có mối liên hệ lớn với những nhà đại thám hiểm, những nhà truyền giáo lớn của Bồ Đào Nha mà những chứng tích và ký sự du hành đã được ghi chép trong dinh thự "Torre de Belem" (Lãnh địa Bếtlem) gần đó. Kể từ năm 1983 Cơ quan Văn hoá Khoa học và Kỹ thuật UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã công nhận dinh thự này là địa điểm Di sản của Thế giới; và trong năm 2007 Hòa Ước Lisbon đã đưọc ký kết tại đây.
Đức Thánh cha Benedicto XVI đã tiếp kiến Tổng Thống Cavaco Silva và phu nhân. Sau lễ chào đón, Đức Hồng Y Policarpo Thượng Phụ Giáo Chủ Lisbon đã tháp tùng Đức Giáo Hoàng đến kính thăm ngôi Thánh Đưòng cổ kính " Đức Bà Maria tại Bếtlem", trong cuộc kính kiếng ngắn gọn tại đây Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa và sau đó thăm viếng các Đan sĩ của Đan Viện.
Vào lúc 1:15PM trưa Đức Thánh Cha đã dùng chiếc xe đặc chế Đức Giáo Hoàng du hành quãng đường 400 mét ngăn cách giữa Đan Viện và Cung Điện Bếtlem (Palacio de Belem) cũng được xây dựng trong thế kỷ thứ 16 và trở thành hoàng cung cho các quốc vương Bồ cho đến ngày Vương quốc Bố Đào Nha tuyên bố trở thành nước Cộng Hòa vào năm 1911 thì cung điện này trở thành Dinh Tổng Thống Bồ Đào Nha.
Tại Dinh Bếtlem, Đức Thánh Cha đã chào thăm và tiếp kiến riêng với Tổng Thống Cavaco Silva, sau đó Đức Thánh Cha đã ký sổ vàng lưu niệm Quốc Khách và chào mừng gia đình Tổng Thống Bồ Đào Nha. Đức Thánh Cha cũng ban huấn dụ chào thăm các viên chức trong Phủ Tổng Thống Bồ Đào Nha. Sau đó Đức Thánh Cha về lại Tòa Sứ Thần Roma tại Lisbon dùng cơm trưa.
Bồ Đào Nha nồng nhiệt đón tiếp Đức Thánh Cha
Bùi Hữu Thư
20:51 11/05/2010
Chuyến tông du quốc tế khởi sự với cuộc tiếp kiến tổng thống
LISBON, Bồ Đào Nha ngày 11 tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Hàng ngàn người sắp hàng dài hai bên các đường phố Lisbon hôm nay để hô to “Đức Thánh Cha Muôn Năm” khi Đức Thánh Cha Benedict XVI đến Bồ Đào Nha trong chuyến tông du quốc tế lần thứ 15 của ngài.
Sau một nghi lễ đón tiếp ngắn tại phi trường Portela, ngài đã đến dinh khâm sứ Tòa Thánh. Đức Thánh Cha di hành trên chiếc xe popemobile, có sự tháp tùng của thượng phụ Lisbon, là Hồng Y José da Cruz Policarpo, và thư ký riêng của ngài là Đức Ông Georg Gaenswein.
Sau khi nghỉ ngơi một lát tại tòa khâm sứ, nơi ngài sẽ trở về dùng bữa tối, Đức Thánh Benedict XVI đi trên một chiếc xe hơi kín để thăm Tu Viện Giêrôminô và Tháp Bêlem. Tại đây ngài được tổng thống Bồ Đào Nha Aníbal Cavaco Silva, chính thức chào đón.
Sau nghi thức đón tiếp, Đức Thánh Cha vào trong tu viện một lát cùng với Đức Hồng Y Policarpo, ngài dừng lại một lát để cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa trong Nguyện Đường Thánh Maria thành Bêlem xưa cổ.
Sau cuộc viếng thăm ngắn ngủi, Đức Thánh Cha Benedict XVI và đoàn tùy tùng đến Quảng Trường Bêlem, dinh tổng thống, để gặp gỡ tổng thống Cavaco Silva, phu nhân và các con, cùng với các người phối ngẫu, và con của họ.
Đức Thánh Cha và tổng thống đàm thoại riêng rồi xuất hiện trên một trong những ban công để chào các nhân viên phủ tổng thống, tụ tập tại sân sau. Đức Thánh Cha Benedict XVI nói chuyện với họ và cám ơn họ về hoạt động của họ.
Đức Thánh Cha nói với họ: "Nguyện xin Thiên Chúa trên trời ban phúc lành cho các bạn và tăng sức cho các bạn bằng ân sủng và ánh sáng của Người, để qua sự tôn trọng các bạn dành cho nhau tại nơi làm việc này, và qua sự lo lắng phục vụ cho tiện ích chung, để nhân dịp kỷ niệm Bách Chu Niên của Cộng Hòa Bồ Đào Nha các bạn có thể cổ võ cho một xã hội công bình hơn và một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.”
LISBON, Bồ Đào Nha ngày 11 tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Hàng ngàn người sắp hàng dài hai bên các đường phố Lisbon hôm nay để hô to “Đức Thánh Cha Muôn Năm” khi Đức Thánh Cha Benedict XVI đến Bồ Đào Nha trong chuyến tông du quốc tế lần thứ 15 của ngài.
Sau một nghi lễ đón tiếp ngắn tại phi trường Portela, ngài đã đến dinh khâm sứ Tòa Thánh. Đức Thánh Cha di hành trên chiếc xe popemobile, có sự tháp tùng của thượng phụ Lisbon, là Hồng Y José da Cruz Policarpo, và thư ký riêng của ngài là Đức Ông Georg Gaenswein.
Sau khi nghỉ ngơi một lát tại tòa khâm sứ, nơi ngài sẽ trở về dùng bữa tối, Đức Thánh Benedict XVI đi trên một chiếc xe hơi kín để thăm Tu Viện Giêrôminô và Tháp Bêlem. Tại đây ngài được tổng thống Bồ Đào Nha Aníbal Cavaco Silva, chính thức chào đón.
Sau nghi thức đón tiếp, Đức Thánh Cha vào trong tu viện một lát cùng với Đức Hồng Y Policarpo, ngài dừng lại một lát để cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa trong Nguyện Đường Thánh Maria thành Bêlem xưa cổ.
Sau cuộc viếng thăm ngắn ngủi, Đức Thánh Cha Benedict XVI và đoàn tùy tùng đến Quảng Trường Bêlem, dinh tổng thống, để gặp gỡ tổng thống Cavaco Silva, phu nhân và các con, cùng với các người phối ngẫu, và con của họ.
Đức Thánh Cha và tổng thống đàm thoại riêng rồi xuất hiện trên một trong những ban công để chào các nhân viên phủ tổng thống, tụ tập tại sân sau. Đức Thánh Cha Benedict XVI nói chuyện với họ và cám ơn họ về hoạt động của họ.
Đức Thánh Cha nói với họ: "Nguyện xin Thiên Chúa trên trời ban phúc lành cho các bạn và tăng sức cho các bạn bằng ân sủng và ánh sáng của Người, để qua sự tôn trọng các bạn dành cho nhau tại nơi làm việc này, và qua sự lo lắng phục vụ cho tiện ích chung, để nhân dịp kỷ niệm Bách Chu Niên của Cộng Hòa Bồ Đào Nha các bạn có thể cổ võ cho một xã hội công bình hơn và một tương lai tươi sáng hơn cho tất cả mọi người.”
Top Stories
The archbishop of Hanoi resigns. Triumph of the regime
Asia-News
06:05 11/05/2010
The prelate hated by the government should leave by mid-month. State media are preparing to celebrate his departure as a "victory" of the regime, which laid down a "road map" to the Vatican. The most likely hypothesis is that the resignation of Mgr. Ngo is the price to open diplomatic dialogue with the Vatican and to allow a visit by Benedict XVI in Vietnam in 2011. Astonishment and sorrow among the faithful.
Hanoi (AsiaNews) - Local sources have informed AsiaNews that the archbishop of Hanoi, will resign in the coming days, after the installation of his coadjutor, on 7 May.
State reporters have confirmed that the resignation of the bishop will take place between 13 and 18 May at the latest. They have received orders from the State to portray the withdrawal of the Archbishop as a government victory in having forced the Vatican to accept their "road map". According to these journalists, for the weekend, the local government authorities are preparing a huge party to celebrate the "victory".
Questioned by AsiaNews, Mgr. Ngo neither confirmed nor denied the reports. But comments and movements within the Curia and among the priests make the news likely.
For at least two years Mgr. Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, has been the focus of a regime campaign to have him removed. Indeed, the prelate has always supported the requests and the prayers of faithful of Hanoi who suffer oppression, expropriation of land, churches, cemeteries, along with gratuitous violence.
In the current boom in economic growth and foreign investment, the party members seize land for personal gain, growing wealthy through speculation.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, 58, will be replaced by Msgr. Peter Nguyen Van Nhon, 72, installed as bishop coadjutor of Hanoi on 7 May. The ceremony was contested by teams of hundreds of faithful.
The appointment of an older coadjutor bishop (with right of succession) looks strange, even if the same Archbishop. Kiet has often stressed health reasons for his withdrawal. And among Catholics the hypothesis that the government has convinced the Vatican and the Vietnamese bishops' conference to remove Mgr. Kiet at all costs, is increasingly credited. Even in exchange for “launching diplomatic relations" and the green light for Benedict XVI's visit to Vietnam on 6 January 2011.
Moreover state media, in reporting the news of the coadjutor bishop and his installation have continually stressed that everything was done "in accordance with the approval of the Prime Minister of Vietnam."
John Nguyen Thach Ha, local observers said AsiaNews. "The strategy of the state media seems to be to shake the confidence of Catholics to the Vatican. In all likelihood they want to snatch what is left of faith in the hearts of Catholics. "
Hanoi (AsiaNews) - Local sources have informed AsiaNews that the archbishop of Hanoi, will resign in the coming days, after the installation of his coadjutor, on 7 May.
Questioned by AsiaNews, Mgr. Ngo neither confirmed nor denied the reports. But comments and movements within the Curia and among the priests make the news likely.
For at least two years Mgr. Ngo Quang Kiet, archbishop of Hanoi, has been the focus of a regime campaign to have him removed. Indeed, the prelate has always supported the requests and the prayers of faithful of Hanoi who suffer oppression, expropriation of land, churches, cemeteries, along with gratuitous violence.
In the current boom in economic growth and foreign investment, the party members seize land for personal gain, growing wealthy through speculation.
Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet, 58, will be replaced by Msgr. Peter Nguyen Van Nhon, 72, installed as bishop coadjutor of Hanoi on 7 May. The ceremony was contested by teams of hundreds of faithful.
The appointment of an older coadjutor bishop (with right of succession) looks strange, even if the same Archbishop. Kiet has often stressed health reasons for his withdrawal. And among Catholics the hypothesis that the government has convinced the Vatican and the Vietnamese bishops' conference to remove Mgr. Kiet at all costs, is increasingly credited. Even in exchange for “launching diplomatic relations" and the green light for Benedict XVI's visit to Vietnam on 6 January 2011.
Moreover state media, in reporting the news of the coadjutor bishop and his installation have continually stressed that everything was done "in accordance with the approval of the Prime Minister of Vietnam."
John Nguyen Thach Ha, local observers said AsiaNews. "The strategy of the state media seems to be to shake the confidence of Catholics to the Vatican. In all likelihood they want to snatch what is left of faith in the hearts of Catholics. "
L’arcivescovo di Hanoi dà le dimissioni. Trionfo del regime
Asia-News
06:06 11/05/2010
Il prelato inviso al governo dovrebbe lasciare entro metà mese. I media statali si preparano a celebrare la sua dipartita come “una vittoria” del regime, che ha dettato una “road map” al Vaticano. L’ipotesi più accreditata è che le dimissioni di mons. Ngo sono il prezzo per aprire dialoghi diplomatici con il Vaticano e per permettere una visita di Benedetto XVI in Vietnam nel 2011. Stupore e dolore fra i fedeli.
Hanoi (AsiaNews) – Fonti locali hanno dichiarato ad AsiaNews che l’arcivescovo di Hanoi darà le dimissioni nei prossimi giorni, dopo l’installazione del suo coadiutore, avvenuta il 7 maggio scorso.
Giornalisti statali hanno confermato che le dimissioni del prelato avverranno fra il 13 e il 18 maggio al più tardi. Essi hanno ricevuto dallo Stato indicazioni di far apparire il ritiro dell’arcivescovo come una vittoria del governo, che è riuscito a far accettare una “road map” al Vaticano. Secondo tali giornalisti, per il fine settimana, le autorità governative locali stanno preparando un enorme party per celebrare la “vittoria”.
Interrogato da AsiaNews, mons. Ngo non ha confermato né smentito la notizia. Ma movimenti e commenti all’interno della curia e fra i sacerdoti rendono la notizia molto probabile.
Da almeno due anni mons. Ngo Quang Kiet, l’arcivescovo di Hanoi, è al centro di una campagna del regime per eliminarlo. Il prelato infatti ha sempre sostenuto le richieste e le preghiere dei fedeli di Hanoi che subiscono soprusi, espropri di terreni, chiese, cimiteri, insieme a violenze gratuite.
Nell’effervescenza della crescita economica del Paese e degli investimenti stranieri, i membri del Partito sequestrano terreni per impossessarsene a titolo personale, arricchendosi con le speculazioni edilizie.
Mons. Giuseppe Ngo Quang Kiet, 58 anni, sarà sostituito da mons. Pietro Nguyen Van Nhon, 72 anni, installato come vescovo coadiutore di Hanoi lo scorso 7 maggio. La cerimonia è stata contestata da gruppi di centinaia di fedeli.
La nomina di un vescovo coadiutore (con diritto di successione) più anziano dell’ordinario appare strana, anche se lo stesso mons. Kiet ha spesso sottolineato motivi di salute che gli suggeriscono il ritiro. E fra i cattolici è sempre più accreditata l’ipotesi che il governo abbia convinto Vaticano e Conferenza episcopale vietnamita ad allontanare mons. Kiet e che per questo sarebbe disposto a pagare “qualunque prezzo, anche varando i rapporti diplomatici” e dare il segnale verde per una visita di Benedetto XVI in Vietnam per il 6 gennaio del 2011.
Anche i media statali, nel riportare la notizia del coadiutore e della sua installazione, hanno di continuo sottolineato che tutto ciò è avvenuto “secondo l’approvazione del Primo ministro vietnamita”.
John Nguyen Thach Ha, osservatore locale, ha commentato ad AsiaNews. “La strategia dei media statali sembra essere quella di scuotere la fiducia dei cattolici verso il Vaticano. Con ogni probabilità essi vogliono strappare quanto rimane di fede nel cuore dei cattolici”.
Hanoi (AsiaNews) – Fonti locali hanno dichiarato ad AsiaNews che l’arcivescovo di Hanoi darà le dimissioni nei prossimi giorni, dopo l’installazione del suo coadiutore, avvenuta il 7 maggio scorso.
Interrogato da AsiaNews, mons. Ngo non ha confermato né smentito la notizia. Ma movimenti e commenti all’interno della curia e fra i sacerdoti rendono la notizia molto probabile.
Da almeno due anni mons. Ngo Quang Kiet, l’arcivescovo di Hanoi, è al centro di una campagna del regime per eliminarlo. Il prelato infatti ha sempre sostenuto le richieste e le preghiere dei fedeli di Hanoi che subiscono soprusi, espropri di terreni, chiese, cimiteri, insieme a violenze gratuite.
Nell’effervescenza della crescita economica del Paese e degli investimenti stranieri, i membri del Partito sequestrano terreni per impossessarsene a titolo personale, arricchendosi con le speculazioni edilizie.
Mons. Giuseppe Ngo Quang Kiet, 58 anni, sarà sostituito da mons. Pietro Nguyen Van Nhon, 72 anni, installato come vescovo coadiutore di Hanoi lo scorso 7 maggio. La cerimonia è stata contestata da gruppi di centinaia di fedeli.
La nomina di un vescovo coadiutore (con diritto di successione) più anziano dell’ordinario appare strana, anche se lo stesso mons. Kiet ha spesso sottolineato motivi di salute che gli suggeriscono il ritiro. E fra i cattolici è sempre più accreditata l’ipotesi che il governo abbia convinto Vaticano e Conferenza episcopale vietnamita ad allontanare mons. Kiet e che per questo sarebbe disposto a pagare “qualunque prezzo, anche varando i rapporti diplomatici” e dare il segnale verde per una visita di Benedetto XVI in Vietnam per il 6 gennaio del 2011.
Anche i media statali, nel riportare la notizia del coadiutore e della sua installazione, hanno di continuo sottolineato che tutto ciò è avvenuto “secondo l’approvazione del Primo ministro vietnamita”.
John Nguyen Thach Ha, osservatore locale, ha commentato ad AsiaNews. “La strategia dei media statali sembra essere quella di scuotere la fiducia dei cattolici verso il Vaticano. Con ogni probabilità essi vogliono strappare quanto rimane di fede nel cuore dei cattolici”.
Chine: Fujian: ordination d’un évêque « officiel » pour le diocèse de Xiamen, siège épiscopal resté vacant durant dix-neuf ans
Eglises d’Asie
09:50 11/05/2010
CHINE: Fujian: ordination d’un évêque « officiel » pour le diocèse de Xiamen, siège épiscopal resté vacant durant dix-neuf ans
Eglises d’Asie, 11 mai 2010 – Le 8 mai dernier, fête de Notre-Dame de Chine, deux mille fidèles ont pris place dans la cathédrale de Notre-Dame du Rosaire, à Xiamen, pour l’ordination de leur nouvel évêque, Mgr Joseph Cai Bingrui, 44 ans, qui succède ainsi à Mgr Joseph Huang Ziyu, qui fut le premier évêque chinois de ce diocèse. Le jeune évêque « officiel » met ainsi fin à une vacance de près de vingt ans.
A Xiamen, ville côtière de la province du Fujian, qui fut l’une des premières zones économiques spéciales initiées par Deng Xiaoping à la fin des années 1970, l’Eglise catholique est relativement modeste. Sur une population de 2,5 millions d’habitants, on compte environ 30 000 catholiques, servis par dix prêtres seulement et seize religieuses. Né en 1966 dans une famille catholique, Cai Bingrui est entré au grand séminaire de Sheshan, près de Shanghai, en 1985. Ordonné prêtre en 1992, il est revenu dans son diocèse de Xiamen, devenu entretemps quasi désert avec la mort, en 1991, de Mgr Huang Ziyu et de plusieurs prêtres âgés. Durant plusieurs années, le jeune prêtre a mené son ministère en compagnie de seulement deux confrères aussi jeunes que lui; en 1996, il a été désigné par eux administrateur diocésain et, finalement, c’est en juin dernier que le presbyterium l’a élu à l’unanimité évêque de Xiamen, une élection confirmée par le Saint-Siège et acceptée par les autorités chinoises.
Le 8 mai, la messe d’ordination a été présidée par Mgr Johan Fang Xingyao, évêque « officiel » de Linyi (province du Shandong), et quatre autres évêques y ont pris part. Il s’agissait de Mgr Joseph Li Mingshu, évêque de Qingdao (Shandong), de Mgr Paul Xiao Zejiang, évêque de Guiyang (Guizhou), de Mgr Joseph Xu Honggen, évêque de Suzhou (Jiangsu), et de Mgr Vincent Zhang Silu, évêque de Mindong (Fujian). Les trois premiers sont des évêques « officiels » en communion avec Rome, tandis que Mgr Zhang Silu ne l’est pas: il fait partie du groupe des cinq évêques ordonnés le 6 janvier 2000 à Pékin sans avoir reçu l’assentiment du pape (1). Il semble donc que les autorités chinoises parviennent, comme cela été récemment le cas pour l’installation de l’évêque de Bameng (2) et l’ordination de l’évêque de Hohhot (3), à imposer la présence d’un évêque non reconnu par Rome sinon parmi les consécrateurs ou co-consécrateurs, du moins parmi les concélébrants.
Parmi les autres faits notables de la cérémonie d’ordination, on peut noter la présence d’un évêque taiwanais. En effet, la ville de Xiamen fait face à Taiwan et l’île de Taiwan était, jusqu’à son érection en préfecture apostolique en 1913, intégrée au territoire du diocèse de Xiamen. Du fait de cette proximité, de nombreux pèlerins taiwanais se rendent chaque année à Xiamen et, pour l’ordination, c’est Mgr Joseph Cheng Tsai-fa, archevêque émérite de Taipei et natif de Xiamen, qui a fait le voyage. Signe de l’ouverture de cette ville portuaire, plusieurs étrangers étaient présents à la messe d’ordination: le consul général des Philippines à Xiamen, deux prêtres et une vingtaine de laïcs venus de Taiwan. Enfin, une soixantaine de prêtres, du Fujian et d’autres provinces, avaient fait le déplacement.
Quant à la partie « clandestine » de la communauté catholique de Xiamen, elle était, elle aussi, présente à la messe d’ordination. Six laïcs et trois religieuses « clandestins » avaient pris place dans la cathédrale pour signifier leur soutien au nouvel évêque. L’unique prêtre « clandestin » de Xiamen avait toutefois préféré s’abstenir. « Je me rends dans leur église pour y célébrer la messe lors des grandes fêtes du calendrier liturgique. Nous nous entendons bien, dans un esprit d’amour et de paix », a-t-il expliqué à l’agence Ucanews (4), mais, pour cette ordination, la communion sacramentelle n’était pas possible, a-t-il précisé. La communauté « clandestine » de Xiamen compte environ 500 âmes.
Pour Mgr Cai, l’unité entre les deux communautés, « officielle » et « clandestine », est à rechercher. « Nous partageons un même objectif et nous disposons d’une direction claire », a-t-il précisé, faisant référence au développement de l’évangélisation en Chine et à la Lettre de 2007 du pape Benoît XVI aux catholiques de Chine. Dans l’immédiat, après dix-neuf années de vacance épiscopale, Mgr Cai affirme vouloir s’atteler à la remise en ordre des structures ecclésiales. La promotion des vocations sacerdotales et la formation pour des prêtres, religieuses et laïcs, sont pour lui des priorités. Dans le contexte social très avancé de cette Chine côtière, aucune entrée au séminaire n’a été enregistrée depuis dix ans. La promotion des vocations locales est pourtant une nécessité, souligne le jeune évêque, car il n’est pas facile de trouver des prêtres pour desservir des communautés rurales qui ne s’expriment qu’en minnan, la langue locale.
(1) Voir EDA 301
(2) Voir EDA 527
(3) Voir EDA 528
(4) Ucanews, 10 mai 2010.
Eglises d’Asie, 11 mai 2010 – Le 8 mai dernier, fête de Notre-Dame de Chine, deux mille fidèles ont pris place dans la cathédrale de Notre-Dame du Rosaire, à Xiamen, pour l’ordination de leur nouvel évêque, Mgr Joseph Cai Bingrui, 44 ans, qui succède ainsi à Mgr Joseph Huang Ziyu, qui fut le premier évêque chinois de ce diocèse. Le jeune évêque « officiel » met ainsi fin à une vacance de près de vingt ans.
A Xiamen, ville côtière de la province du Fujian, qui fut l’une des premières zones économiques spéciales initiées par Deng Xiaoping à la fin des années 1970, l’Eglise catholique est relativement modeste. Sur une population de 2,5 millions d’habitants, on compte environ 30 000 catholiques, servis par dix prêtres seulement et seize religieuses. Né en 1966 dans une famille catholique, Cai Bingrui est entré au grand séminaire de Sheshan, près de Shanghai, en 1985. Ordonné prêtre en 1992, il est revenu dans son diocèse de Xiamen, devenu entretemps quasi désert avec la mort, en 1991, de Mgr Huang Ziyu et de plusieurs prêtres âgés. Durant plusieurs années, le jeune prêtre a mené son ministère en compagnie de seulement deux confrères aussi jeunes que lui; en 1996, il a été désigné par eux administrateur diocésain et, finalement, c’est en juin dernier que le presbyterium l’a élu à l’unanimité évêque de Xiamen, une élection confirmée par le Saint-Siège et acceptée par les autorités chinoises.
Le 8 mai, la messe d’ordination a été présidée par Mgr Johan Fang Xingyao, évêque « officiel » de Linyi (province du Shandong), et quatre autres évêques y ont pris part. Il s’agissait de Mgr Joseph Li Mingshu, évêque de Qingdao (Shandong), de Mgr Paul Xiao Zejiang, évêque de Guiyang (Guizhou), de Mgr Joseph Xu Honggen, évêque de Suzhou (Jiangsu), et de Mgr Vincent Zhang Silu, évêque de Mindong (Fujian). Les trois premiers sont des évêques « officiels » en communion avec Rome, tandis que Mgr Zhang Silu ne l’est pas: il fait partie du groupe des cinq évêques ordonnés le 6 janvier 2000 à Pékin sans avoir reçu l’assentiment du pape (1). Il semble donc que les autorités chinoises parviennent, comme cela été récemment le cas pour l’installation de l’évêque de Bameng (2) et l’ordination de l’évêque de Hohhot (3), à imposer la présence d’un évêque non reconnu par Rome sinon parmi les consécrateurs ou co-consécrateurs, du moins parmi les concélébrants.
Parmi les autres faits notables de la cérémonie d’ordination, on peut noter la présence d’un évêque taiwanais. En effet, la ville de Xiamen fait face à Taiwan et l’île de Taiwan était, jusqu’à son érection en préfecture apostolique en 1913, intégrée au territoire du diocèse de Xiamen. Du fait de cette proximité, de nombreux pèlerins taiwanais se rendent chaque année à Xiamen et, pour l’ordination, c’est Mgr Joseph Cheng Tsai-fa, archevêque émérite de Taipei et natif de Xiamen, qui a fait le voyage. Signe de l’ouverture de cette ville portuaire, plusieurs étrangers étaient présents à la messe d’ordination: le consul général des Philippines à Xiamen, deux prêtres et une vingtaine de laïcs venus de Taiwan. Enfin, une soixantaine de prêtres, du Fujian et d’autres provinces, avaient fait le déplacement.
Quant à la partie « clandestine » de la communauté catholique de Xiamen, elle était, elle aussi, présente à la messe d’ordination. Six laïcs et trois religieuses « clandestins » avaient pris place dans la cathédrale pour signifier leur soutien au nouvel évêque. L’unique prêtre « clandestin » de Xiamen avait toutefois préféré s’abstenir. « Je me rends dans leur église pour y célébrer la messe lors des grandes fêtes du calendrier liturgique. Nous nous entendons bien, dans un esprit d’amour et de paix », a-t-il expliqué à l’agence Ucanews (4), mais, pour cette ordination, la communion sacramentelle n’était pas possible, a-t-il précisé. La communauté « clandestine » de Xiamen compte environ 500 âmes.
Pour Mgr Cai, l’unité entre les deux communautés, « officielle » et « clandestine », est à rechercher. « Nous partageons un même objectif et nous disposons d’une direction claire », a-t-il précisé, faisant référence au développement de l’évangélisation en Chine et à la Lettre de 2007 du pape Benoît XVI aux catholiques de Chine. Dans l’immédiat, après dix-neuf années de vacance épiscopale, Mgr Cai affirme vouloir s’atteler à la remise en ordre des structures ecclésiales. La promotion des vocations sacerdotales et la formation pour des prêtres, religieuses et laïcs, sont pour lui des priorités. Dans le contexte social très avancé de cette Chine côtière, aucune entrée au séminaire n’a été enregistrée depuis dix ans. La promotion des vocations locales est pourtant une nécessité, souligne le jeune évêque, car il n’est pas facile de trouver des prêtres pour desservir des communautés rurales qui ne s’expriment qu’en minnan, la langue locale.
(1) Voir EDA 301
(2) Voir EDA 527
(3) Voir EDA 528
(4) Ucanews, 10 mai 2010.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mừng Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên 50 Năm Hồng Ân
Chủng sinh JB. Nguyễn Quốc Tuấn
08:58 11/05/2010
Mừng Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên 50 Năm Hồng Ân
Năm Mươi Năm đẹp “Nhạc Khúc Tri Ân” 1
Đẹp dấu chân Người Chủ Chăn đáng kính
Đã đi qua giữa chuỗi ngày ân thánh
Để hôm nay duyên thắm cuộc đời Cha
Năm Mươi Năm đời tận hiến nở hoa
Những cánh thơm làm quà dâng lên Chúa
Dù đắng cay vẹn nguyên lời đoan hứa:
“Cùng chịu đóng đinh vào Thập giá Đức Ki-tô” 2
Năm Mươi Năm say thoả nỗi mong chờ
Đoàn chúng con sống trong tình Mục Tử
Dưới bóng Cha, yêu thương và khoan thứ
Như bóng êm mát mẻ những tâm hồn
Năm Mươi Năm đời tận hiến trao dâng
Cha xứng danh Người Làm Vườn Giáo Hội
Giữa tháng ngày nắng mưa, bão nổi
Vẫn ân cần chăm sóc những mầm non
Năm Mươi Năm, Người Chiến Sỹ can trường
Đã dũng tâm giương cao Lời Chân Lý
Không ngại ngần trước mưu thâm chước quỷ
Biết quên mình cho Công Lý lên ngôi
Năm Mươi Năm trí tâm vẫn sáng ngời
Cha muốn dâng cho Chúa cả tàn hơi
Cha muốn dâng cho đời sức đuối
Như khúc tri ân tán tụng tình Trời !
1 Tiết mục khai mạc Đêm diễn nguyện mừng kim khánh linh mục Đức Cha Phao-lô.
2 Khẩu hiệu của Đức Cha Phao-lô.
Đẹp dấu chân Người Chủ Chăn đáng kính
Đã đi qua giữa chuỗi ngày ân thánh
Để hôm nay duyên thắm cuộc đời Cha
Năm Mươi Năm đời tận hiến nở hoa
Những cánh thơm làm quà dâng lên Chúa
Dù đắng cay vẹn nguyên lời đoan hứa:
“Cùng chịu đóng đinh vào Thập giá Đức Ki-tô” 2
Năm Mươi Năm say thoả nỗi mong chờ
Đoàn chúng con sống trong tình Mục Tử
Dưới bóng Cha, yêu thương và khoan thứ
Như bóng êm mát mẻ những tâm hồn
Năm Mươi Năm đời tận hiến trao dâng
Cha xứng danh Người Làm Vườn Giáo Hội
Giữa tháng ngày nắng mưa, bão nổi
Vẫn ân cần chăm sóc những mầm non
Đã dũng tâm giương cao Lời Chân Lý
Không ngại ngần trước mưu thâm chước quỷ
Biết quên mình cho Công Lý lên ngôi
Năm Mươi Năm trí tâm vẫn sáng ngời
Cha muốn dâng cho Chúa cả tàn hơi
Cha muốn dâng cho đời sức đuối
Như khúc tri ân tán tụng tình Trời !
1 Tiết mục khai mạc Đêm diễn nguyện mừng kim khánh linh mục Đức Cha Phao-lô.
2 Khẩu hiệu của Đức Cha Phao-lô.
Giáo điểm truyền giáo: Chúa lòng lành !
Thanh Tâm
09:14 11/05/2010
Chúa lòng lành !
Thánh Lễ ban chiều vừa được tiến dâng xong, tranh thủ ghé thăm Ông Cố chút xíu. Đang lúc đợi đến phiên thăm Ông Cố thì có người kia chạy đến:
- “Thưa Ông Cố ! Ông Cố có dầu nóng cho con xin chai dầu nóng !”
Vừa vào phòng lấy chai dầu nóng ra thì có người:
- “Thưa Ông Cố ! Ông Cố cho con xin cuốn lịch !”
Cuốn lịch vừa trao tay thì một người nữa:
- “Mai con đi thành phố khám bệnh, xin Ông Cố cho con chút !”
Những chuyện như thế này ban đầu thì tôi còn ngạc nhiên nhưng dần dần cũng quen với những lời “thì thầm” của “con cái” với ông cha ở cái vùng truyền giáo nghèo. Với những giáo xứ có đời sống kinh tế ổn định thì làm sao thấy được những “cảnh ngộ” như thế này nhưng những chuyện này là những chuyện hết sức bình thường nơi vùng truyền giáo.
Mấy ngày sau, tháp tùng Ông Cố đi thăm một số gia đình nghèo trong xóm. Vừa dựng xe chưa kịp thở thì chủ nhà nói:
- Con đang giở cái nhà này để làm cho thằng con trai ! Đang tính bữa nào chạy lên Ông Cố mượn chút để về xây nhà cho con.
Chuyện là ông đang giở cái nhà đàng trước nhà ông để không để làm nhà cho con của ông và ông thỏ thẻ với Ông Cố Cha khi Ông Cố vừa đến thăm.
Nghe lời của ông ấy xong tôi cảm thấy buồn làm sao ấy nhưng trên suốt đoạn đường dài đi vào thăm bà con vùng truyền giáo nghèo này thì tôi lại nghĩ khác. Thật ra những người nghèo ở đây biết gì đạo nghĩa, biết gì về Chúa, đối với họ ngày có cơm 3 bữa là đủ rồi chứ họ cần gì biết đến Chúa đến, Mẹ. Mấy chục năm nay họ không biết Chúa là ai, nay nhờ các vị truyền giáo họ biết đến Chúa là được rồi. Và chẳng lẽ mang Chúa đến với cái miệng ở cái vùng nghèo này. Thì cũng phải có chút gì đó gọi là vật chất để chia sẻ tình thương với họ vì lẽ mình đi rao giảng Thiên Chúa là Tình Thương mà !
Nhìn vùng truyền giáo nghèo này tôi lại nhớ đến vùng sông nước Năm Căn của Cố Hậu. Cố Hậu phải bươn chải nơi này nơi kia để có chút ít chia sẻ với bà con nghèo. Có quan điểm cho rằng Cố Hậu làm như thế là tập cho họ thói quen theo “đạo gạo” nhưng thật sự trong lòng tin, tôi lại nghĩ khác, tôi lại nghĩ rằng có thể ban đầu những người nghèo họ đến với Chúa qua chút chút vật chất chia sẻ của người mục tử, của nhà truyền giáo nhưng biết đâu được lòng tin được bén rễ, được đâm chồi từ tấm lòng thơm thảo của nhà truyền giáo.
Dĩ nhiên, với người nghèo mà có ai nào đó đến chia sẻ cho họ một chút gánh nặng quả là điều mà họ mơ tưởng. Thử đặt hoàn cảnh gia đình ta ta sẽ hiểu cho tâm trạng của người nghèo như thế nào. Có thể ban đầu họ đến với Chúa bằng con đường vật chất nhưng sau đó Chúa biến đổi lòng tin nơi con người của họ thì sao ?
Mãi mãi, Chúa là một vị Thiên Chúa lòng lành vô cùng, Chúa có cách của Chúa và Chúa thực hiện những điều mà con người bình thường không thể hiểu được. Lời kinh bình dân, đơn sơ mà con cái Chúa vẫn đọc mỗi ngày “Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời mà dựng nên con, cho con được làm người lại cứu lấy con. ..”. Đôi khi ta đọc mà ta không cảm nhận được lời mà ta đọc.
Dưới con mắt bình thường thì những con người nghèo này theo đạo, theo Chúa vì vật chất nhưng thật sự ra mà nói, có nghèo, có khổ mới hiểu cho cái phận nghèo là gì để rồi ta cảm thông với những người nghèo như thế này. Chẳng ai muốn mình phải sống cuộc đời nghèo khổ cả nhưng cái khổ nó đến với ta thì ta chìa tay ra với để ai có lòng chia sẻ thì ta đón nhận sự chia sẻ ấy thôi.
Nhìn lại chặng đường đã qua, phải nói là tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức của biết bao nhiêu con người và trong đó có công sức lớn của nhiều nhà truyền giáo để vùng truyền giáo nghèo này có nhiều người được thanh tẩy. Như vùng Cái Rắn – Năm Căn của cố Hậu, từ con số KHÔNG thật to trên bản đồ của Giáo phận Cần Thơ nhưng nay đã có hàng ngàn và hàng ngàn người biết và theo Chúa. Tất cả quả là mầu nhiệm mà chẳng ai có thể hiểu nổi. Chỉ có trong sâu lắng và lặng lẽ của cuộc đời ta mới hiểu được một Thiên Chúa lòng lành vô cùng mà thôi.
Mảnh đất truyền giáo vùng biển mặn này cũng vậy thôi, từ vùng đất trắng chẳng ai biết Chúa, ấy vậy mà một ngôi Thánh đường khang trang mọc lên và sinh hoạt tôn giáo công khai ở vùng đất nghèo này quả là mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mới đến đây không thể nào hiểu được thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Chiều về, trong căn nhà nhỏ của xã nghèo, tôi lại xác tín lại chuyện Chúa lòng lành vô cùng. Nếu như Chúa không lòng lành thì đời mình làm sao có được như ngày hôm nay ở cái vùng nghèo biển mặn này. Và làm gì mình được diễm phúc cảm nhận tấm lòng chia sẻ phận nghèo của các Ông Cố với những con người ở vùng biển mặn nghèo thiếu trước hụt sau này.
Con người mãi luôn có những tính toán của con người nhưng Thiên Chúa mãi có đường hướng của Thiên Chúa. Tình Chúa lòng lành cao sâu và mầu nhiệm quá trí hiểu của con người.
Thanh Tâm
Thánh Lễ ban chiều vừa được tiến dâng xong, tranh thủ ghé thăm Ông Cố chút xíu. Đang lúc đợi đến phiên thăm Ông Cố thì có người kia chạy đến:
- “Thưa Ông Cố ! Ông Cố có dầu nóng cho con xin chai dầu nóng !”
Vừa vào phòng lấy chai dầu nóng ra thì có người:
- “Thưa Ông Cố ! Ông Cố cho con xin cuốn lịch !”
Cuốn lịch vừa trao tay thì một người nữa:
- “Mai con đi thành phố khám bệnh, xin Ông Cố cho con chút !”
Những chuyện như thế này ban đầu thì tôi còn ngạc nhiên nhưng dần dần cũng quen với những lời “thì thầm” của “con cái” với ông cha ở cái vùng truyền giáo nghèo. Với những giáo xứ có đời sống kinh tế ổn định thì làm sao thấy được những “cảnh ngộ” như thế này nhưng những chuyện này là những chuyện hết sức bình thường nơi vùng truyền giáo.
Mấy ngày sau, tháp tùng Ông Cố đi thăm một số gia đình nghèo trong xóm. Vừa dựng xe chưa kịp thở thì chủ nhà nói:
- Con đang giở cái nhà này để làm cho thằng con trai ! Đang tính bữa nào chạy lên Ông Cố mượn chút để về xây nhà cho con.
Chuyện là ông đang giở cái nhà đàng trước nhà ông để không để làm nhà cho con của ông và ông thỏ thẻ với Ông Cố Cha khi Ông Cố vừa đến thăm.
Nghe lời của ông ấy xong tôi cảm thấy buồn làm sao ấy nhưng trên suốt đoạn đường dài đi vào thăm bà con vùng truyền giáo nghèo này thì tôi lại nghĩ khác. Thật ra những người nghèo ở đây biết gì đạo nghĩa, biết gì về Chúa, đối với họ ngày có cơm 3 bữa là đủ rồi chứ họ cần gì biết đến Chúa đến, Mẹ. Mấy chục năm nay họ không biết Chúa là ai, nay nhờ các vị truyền giáo họ biết đến Chúa là được rồi. Và chẳng lẽ mang Chúa đến với cái miệng ở cái vùng nghèo này. Thì cũng phải có chút gì đó gọi là vật chất để chia sẻ tình thương với họ vì lẽ mình đi rao giảng Thiên Chúa là Tình Thương mà !
Nhìn vùng truyền giáo nghèo này tôi lại nhớ đến vùng sông nước Năm Căn của Cố Hậu. Cố Hậu phải bươn chải nơi này nơi kia để có chút ít chia sẻ với bà con nghèo. Có quan điểm cho rằng Cố Hậu làm như thế là tập cho họ thói quen theo “đạo gạo” nhưng thật sự trong lòng tin, tôi lại nghĩ khác, tôi lại nghĩ rằng có thể ban đầu những người nghèo họ đến với Chúa qua chút chút vật chất chia sẻ của người mục tử, của nhà truyền giáo nhưng biết đâu được lòng tin được bén rễ, được đâm chồi từ tấm lòng thơm thảo của nhà truyền giáo.
Dĩ nhiên, với người nghèo mà có ai nào đó đến chia sẻ cho họ một chút gánh nặng quả là điều mà họ mơ tưởng. Thử đặt hoàn cảnh gia đình ta ta sẽ hiểu cho tâm trạng của người nghèo như thế nào. Có thể ban đầu họ đến với Chúa bằng con đường vật chất nhưng sau đó Chúa biến đổi lòng tin nơi con người của họ thì sao ?
Mãi mãi, Chúa là một vị Thiên Chúa lòng lành vô cùng, Chúa có cách của Chúa và Chúa thực hiện những điều mà con người bình thường không thể hiểu được. Lời kinh bình dân, đơn sơ mà con cái Chúa vẫn đọc mỗi ngày “Con cám ơn Đức Chúa Trời là Chúa lòng lành vô cùng, chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời mà dựng nên con, cho con được làm người lại cứu lấy con. ..”. Đôi khi ta đọc mà ta không cảm nhận được lời mà ta đọc.
Dưới con mắt bình thường thì những con người nghèo này theo đạo, theo Chúa vì vật chất nhưng thật sự ra mà nói, có nghèo, có khổ mới hiểu cho cái phận nghèo là gì để rồi ta cảm thông với những người nghèo như thế này. Chẳng ai muốn mình phải sống cuộc đời nghèo khổ cả nhưng cái khổ nó đến với ta thì ta chìa tay ra với để ai có lòng chia sẻ thì ta đón nhận sự chia sẻ ấy thôi.
Nhìn lại chặng đường đã qua, phải nói là tốn không biết bao nhiêu tiền của, công sức của biết bao nhiêu con người và trong đó có công sức lớn của nhiều nhà truyền giáo để vùng truyền giáo nghèo này có nhiều người được thanh tẩy. Như vùng Cái Rắn – Năm Căn của cố Hậu, từ con số KHÔNG thật to trên bản đồ của Giáo phận Cần Thơ nhưng nay đã có hàng ngàn và hàng ngàn người biết và theo Chúa. Tất cả quả là mầu nhiệm mà chẳng ai có thể hiểu nổi. Chỉ có trong sâu lắng và lặng lẽ của cuộc đời ta mới hiểu được một Thiên Chúa lòng lành vô cùng mà thôi.
Mảnh đất truyền giáo vùng biển mặn này cũng vậy thôi, từ vùng đất trắng chẳng ai biết Chúa, ấy vậy mà một ngôi Thánh đường khang trang mọc lên và sinh hoạt tôn giáo công khai ở vùng đất nghèo này quả là mầu nhiệm của Thiên Chúa. Mới đến đây không thể nào hiểu được thánh ý nhiệm mầu của Thiên Chúa.
Chiều về, trong căn nhà nhỏ của xã nghèo, tôi lại xác tín lại chuyện Chúa lòng lành vô cùng. Nếu như Chúa không lòng lành thì đời mình làm sao có được như ngày hôm nay ở cái vùng nghèo biển mặn này. Và làm gì mình được diễm phúc cảm nhận tấm lòng chia sẻ phận nghèo của các Ông Cố với những con người ở vùng biển mặn nghèo thiếu trước hụt sau này.
Con người mãi luôn có những tính toán của con người nhưng Thiên Chúa mãi có đường hướng của Thiên Chúa. Tình Chúa lòng lành cao sâu và mầu nhiệm quá trí hiểu của con người.
Thanh Tâm
Mừng kim khánh LM của ĐC Cao Đình Thuyên: 50 năm ''Trên từng cây số''
+GM Nguyễn Chí Linh
09:23 11/05/2010
BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN CHÍ LINH GIÁM MỤC THANH HOÁ
NHÂN DỊP LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC ĐỨC CHA PHAOLÔ MARIA CAO ĐÌNH THUYÊN
XÃ ĐOÀI 11-05-2010
50 NĂM “TRÊN TỪNG CÂY SỐ”.
Trọng kính Đức Cha Kim khánh Phaolô Maria Cao đình Thuyên.
Trọng kính quý Đức cha và toàn thể cộng đoàn phụng vụ.
Cha Tổng Đại Diện Phanxicô Xaviê Võ thanh Tâm, trưởng ban tổ chức đại lễ Kim khánh, nhờ tôi chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay. Tôi đã thưa với ngài rằng: “Thưa cha Tổng, chẳng những con không từ chối, mà còn coi đây là một vinh dự, một dịp để nói lên lòng biết ơn đối với Đức cha và giáo phận Vinh đã đào tạo hầu hết các linh mục Thanh hoá hiện nay”.
Miệng thì nói thế, nhưng lòng tôi rất băn khoăn, không biết phải nói gì và phải nói thế nào cho xứng đáng với một ngày trọng đại như hôm nay. Cuối cùng, tôi đã tự nhủ rằng điều quan trọng không phải là ngôn từ chải chuốt, mà là chia sẻ tâm tình tạ ơn với Đức cha Phaolô Maria của chúng ta cách đơn sơ chân thành.
Mỗi khi nhìn thấy ngài, tôi thường liên tưởng đến cụm từ “trên từng cây số”. Đó là tựa đề của một bộ phim tôi không còn nhớ rõ nội dung. Nhưng có lẽ cũng không cần nhớ, bởi vì tôi chỉ muốn mượn cụm từ đó để diễn tả cuộc đời linh mục của ngài.
Ý tôi muốn nói rằng ngài đã có mặt “trên từng cây số” của một giáo phận 31 nghìn km vuông, từ miền núi Quy Hậu cho đến đồng bằng Xã đoài, từ Nghệ an, Hà Tĩnh cho đến Quảng bình xa tít tăm tăm trên dưới 400 km.
Đức Gioan Phaolô đệ nhị đã bay quanh trái đất 19 vòng, Đức cha Phaolô của chúng ta, trong 50 linh mục và 18 năm giám mục, đã vượt qua Hoành sơn, Hồng Lĩnh, sông Gianh, sông La, sông Lam hàng trăm vòng. Có lần ngài kể cho tôi rằng vì đi quá nhiều nên trên xe ngài thường nằm ở băng sau để dưỡng sức. Hóa ra ngài đã lấy ghế làm giường, lấy xe làm nhà. Ngài còn kể có khi thầy lái xe chạy dữ quá nên ngài rớt xuống sàn. Rớt xuống thì lại lồm cồm bò lên.
Hình ảnh thật đơn sơ, nhưng nói lên cả một cuộc đời lăn lộn vì đoàn chiên. Con số gần 500.000 giáo dân, 178 giáo xứ, 19 giáo hạt, đã biến ngài thành một vị giám mục thường trú trên xe nhiều hơn là dưới đất. Thật là khôi hài nhưng cũng thật là ý nghĩa: giáo dân Vinh định cư, nhưng Đức cha Vinh lại phiêu cư; Toà Giám Mục đối với Đức cha Phaolô, chỉ là nhà vãng lai, vì lúc nào ngài cũng đang lữ hành trên từng cây số.
Không những chỉ có mặt trên từng cây số không gian, ngài còn có mặt trên từng cây số con đường chức vụ trong giáo phận: ngài đã lần lượt đảm nhiệm từ công việc quản xứ cho đến quản lý tòa giám mục, từ hạt trưởng, tổng đại diện cho đến giám đốc chủng viện, từ giám mục phó cho đến giám mục chính tòa.
Chưa hết, ngài còn có mặt trong hàng trăm công trình, đã từng ký hàng ngàn dự án và kế hoạch. Có lần tôi tò mò đặt câu hỏi tại sao các nhà thờ ở Vinh hay có tháp hình “đôm” (tiếng Pháp là “Dôme”, tháp vòm giống như đền thánh Phêrô ở Roma), một cha trong giáo phận đã trả lời: “Thưa Đức Cha, vì “đôm” là kiến trúc của nhà thờ chính toà giáo phận Vinh”. Ai đã xây nhà thờ chính toà? Thưa, chính là Đức cha Phaolô Maria kính yêu của chúng ta. Với những tháp hình “đôm” đó, ngài đã tạo mẫu mã, đã để lại dấu ấn trên từng cây số trong giáo phận?
Thưa anh chị em,
Những gì chúng ta vừa lược qua, đã vẽ cho chúng ta hình ảnh một linh mục lúc nào cũng miệt mài trên đường sứ mệnh. Cuộc đời đó không phải là một cuộc đời bằng phẳng, yên hàn. Cuộc đời đó đã diễn ra trong muôn vàn gai chông của thời thế. Cuộc đời đó là anh em song sinh với một giai đoạn lịch sử đầy phức tạp vì kỳ thị ý thức hệ, đầy đau thương vì chiến tranh bom đạn. Nhưng ngài đã không tránh né, không cầu an, ngài đã có mặt trên từng cây số hầm hố cong queo.
Cách ứng xử của ngài trong những biến cố gần đây như tại giáo xứ Tam Toà, Bàu Sen… là bằng chứng của một lòng can đảm phi thường, một tinh thần trách nhiệm gương mẫu, một thiện chí kiên trì sắt đá. Những tuyên bố của ngài tại Thái Hà rằng “Việc của Thái Hà cũng là việc của giáo phận Vinh” là cả một thông điệp mạnh mẽ của tình hiệp thông rộng lớn vượt ra ngoài lãnh thổ giáo phận Vinh. Thông điệp đó thực sự đã đi vào lịch sử và vang vọng trên từng cây số của lòng người.
Chả mấy khi tôi thấy ngài vắng mặt trong những dịp đại lễ tại các giáo phận bạn, trong giáo tỉnh và trên toàn quốc. Tuổi ngài đã cao, nhưng ngài không hề quản ngại đường xá xa xôi. Đi đến đâu ngài cũng sẵn sàng, miễn sao biểu lộ được tình liên đới. Quả thật, ngài đã có mặt trên từng cây số khắp mọi nẻo đưởng Giáo Hội Việt Nam.
Tôi không hề có ý xông hương để ngài vui lòng hay để thơm tho ngày lễ. Tôi chỉ miêu tả một vài nét chấm phá đơn sơ trong cuộc hành trình 50 năm linh mục của ngài. Đơn sơ mà không hề tầm thường. Không hề tầm thường bởi vì không dễ gì có được một đời linh mục triển nở đầy đủ và hài hoà như cuộc hành trình trên từng cây số của ngài. Phải chăng đó là ơn lớn lao nhất ngài đã nhận được?
Kính thưa Đức cha Phaolô Maria,
Thay mặt cho cộng đoàn Dân Chúa đang hiện diện, thay mặt cho Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam Phêrô Nguyễn văn Nhơn, con xin thành kính chúc mừng Đức cha đã trải qua một đời linh mục hơn cả tuyệt vời.
Hầu hết chúng con, mỗi người mỗi cách đều đã có mặt trong cuộc đời tuyệt vời đó. Chúng con tin rằng qua Đức cha, Chúa cũng ban ân sủng của Ngài cho mỗi người chúng con. Vì thế, lời tạ ơn của Đức cha hôm nay cũng hoà quyện với lời tạ ơn của chúng con. Lễ Kim Khánh hôm nay không chỉ là Lễ Kim Khánh của Đức cha mà là của muôn người và mỗi người chúng con. Chúng con hết lòng cám ơn Đức Cha đã cho chúng con được thông phần niềm hân hoan hôm nay.
Và thưa anh chị em,
Mỗi lần Đức cha của anh chị em về họp với các Đức Cha, mọi người đều ghi nhận được sức khoẻ phi thường của ngài. Ngài lên cầu thang nhanh hơn và không thở hổn hển như các Đức cha trẻ. Ngài ăn uống ngủ nghỉ dễ dàng thoải mái hơn các Đức cha trẻ. Xin anh chị em hãy vỗ tay chúc mừng ngài.
Đó cũng là tín hiệu cho thấy ngài sẽ trẻ mãi không già, ngài còn dư thừa sinh lực để tiếp tục có mặt trên từng cây số với giáo phận Vinh, bên cạnh mỗi người chúng ta. Ước gì đó cũng là Thánh Ý Thiên Chúa đối với Đức cha Kim Khánh Phaolô Cao đình Thuyên của chúng ta. Amen.
NHÂN DỊP LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC ĐỨC CHA PHAOLÔ MARIA CAO ĐÌNH THUYÊN
XÃ ĐOÀI 11-05-2010
50 NĂM “TRÊN TỪNG CÂY SỐ”.
Trọng kính Đức Cha Kim khánh Phaolô Maria Cao đình Thuyên.
Trọng kính quý Đức cha và toàn thể cộng đoàn phụng vụ.
Miệng thì nói thế, nhưng lòng tôi rất băn khoăn, không biết phải nói gì và phải nói thế nào cho xứng đáng với một ngày trọng đại như hôm nay. Cuối cùng, tôi đã tự nhủ rằng điều quan trọng không phải là ngôn từ chải chuốt, mà là chia sẻ tâm tình tạ ơn với Đức cha Phaolô Maria của chúng ta cách đơn sơ chân thành.
Mỗi khi nhìn thấy ngài, tôi thường liên tưởng đến cụm từ “trên từng cây số”. Đó là tựa đề của một bộ phim tôi không còn nhớ rõ nội dung. Nhưng có lẽ cũng không cần nhớ, bởi vì tôi chỉ muốn mượn cụm từ đó để diễn tả cuộc đời linh mục của ngài.
Ý tôi muốn nói rằng ngài đã có mặt “trên từng cây số” của một giáo phận 31 nghìn km vuông, từ miền núi Quy Hậu cho đến đồng bằng Xã đoài, từ Nghệ an, Hà Tĩnh cho đến Quảng bình xa tít tăm tăm trên dưới 400 km.
Đức Gioan Phaolô đệ nhị đã bay quanh trái đất 19 vòng, Đức cha Phaolô của chúng ta, trong 50 linh mục và 18 năm giám mục, đã vượt qua Hoành sơn, Hồng Lĩnh, sông Gianh, sông La, sông Lam hàng trăm vòng. Có lần ngài kể cho tôi rằng vì đi quá nhiều nên trên xe ngài thường nằm ở băng sau để dưỡng sức. Hóa ra ngài đã lấy ghế làm giường, lấy xe làm nhà. Ngài còn kể có khi thầy lái xe chạy dữ quá nên ngài rớt xuống sàn. Rớt xuống thì lại lồm cồm bò lên.
Hình ảnh thật đơn sơ, nhưng nói lên cả một cuộc đời lăn lộn vì đoàn chiên. Con số gần 500.000 giáo dân, 178 giáo xứ, 19 giáo hạt, đã biến ngài thành một vị giám mục thường trú trên xe nhiều hơn là dưới đất. Thật là khôi hài nhưng cũng thật là ý nghĩa: giáo dân Vinh định cư, nhưng Đức cha Vinh lại phiêu cư; Toà Giám Mục đối với Đức cha Phaolô, chỉ là nhà vãng lai, vì lúc nào ngài cũng đang lữ hành trên từng cây số.
Không những chỉ có mặt trên từng cây số không gian, ngài còn có mặt trên từng cây số con đường chức vụ trong giáo phận: ngài đã lần lượt đảm nhiệm từ công việc quản xứ cho đến quản lý tòa giám mục, từ hạt trưởng, tổng đại diện cho đến giám đốc chủng viện, từ giám mục phó cho đến giám mục chính tòa.
Chưa hết, ngài còn có mặt trong hàng trăm công trình, đã từng ký hàng ngàn dự án và kế hoạch. Có lần tôi tò mò đặt câu hỏi tại sao các nhà thờ ở Vinh hay có tháp hình “đôm” (tiếng Pháp là “Dôme”, tháp vòm giống như đền thánh Phêrô ở Roma), một cha trong giáo phận đã trả lời: “Thưa Đức Cha, vì “đôm” là kiến trúc của nhà thờ chính toà giáo phận Vinh”. Ai đã xây nhà thờ chính toà? Thưa, chính là Đức cha Phaolô Maria kính yêu của chúng ta. Với những tháp hình “đôm” đó, ngài đã tạo mẫu mã, đã để lại dấu ấn trên từng cây số trong giáo phận?
Thưa anh chị em,
Những gì chúng ta vừa lược qua, đã vẽ cho chúng ta hình ảnh một linh mục lúc nào cũng miệt mài trên đường sứ mệnh. Cuộc đời đó không phải là một cuộc đời bằng phẳng, yên hàn. Cuộc đời đó đã diễn ra trong muôn vàn gai chông của thời thế. Cuộc đời đó là anh em song sinh với một giai đoạn lịch sử đầy phức tạp vì kỳ thị ý thức hệ, đầy đau thương vì chiến tranh bom đạn. Nhưng ngài đã không tránh né, không cầu an, ngài đã có mặt trên từng cây số hầm hố cong queo.
Cách ứng xử của ngài trong những biến cố gần đây như tại giáo xứ Tam Toà, Bàu Sen… là bằng chứng của một lòng can đảm phi thường, một tinh thần trách nhiệm gương mẫu, một thiện chí kiên trì sắt đá. Những tuyên bố của ngài tại Thái Hà rằng “Việc của Thái Hà cũng là việc của giáo phận Vinh” là cả một thông điệp mạnh mẽ của tình hiệp thông rộng lớn vượt ra ngoài lãnh thổ giáo phận Vinh. Thông điệp đó thực sự đã đi vào lịch sử và vang vọng trên từng cây số của lòng người.
Chả mấy khi tôi thấy ngài vắng mặt trong những dịp đại lễ tại các giáo phận bạn, trong giáo tỉnh và trên toàn quốc. Tuổi ngài đã cao, nhưng ngài không hề quản ngại đường xá xa xôi. Đi đến đâu ngài cũng sẵn sàng, miễn sao biểu lộ được tình liên đới. Quả thật, ngài đã có mặt trên từng cây số khắp mọi nẻo đưởng Giáo Hội Việt Nam.
Tôi không hề có ý xông hương để ngài vui lòng hay để thơm tho ngày lễ. Tôi chỉ miêu tả một vài nét chấm phá đơn sơ trong cuộc hành trình 50 năm linh mục của ngài. Đơn sơ mà không hề tầm thường. Không hề tầm thường bởi vì không dễ gì có được một đời linh mục triển nở đầy đủ và hài hoà như cuộc hành trình trên từng cây số của ngài. Phải chăng đó là ơn lớn lao nhất ngài đã nhận được?
Kính thưa Đức cha Phaolô Maria,
Thay mặt cho cộng đoàn Dân Chúa đang hiện diện, thay mặt cho Đức Cha chủ tịch Hội Đồng Giám mục Việt Nam Phêrô Nguyễn văn Nhơn, con xin thành kính chúc mừng Đức cha đã trải qua một đời linh mục hơn cả tuyệt vời.
Hầu hết chúng con, mỗi người mỗi cách đều đã có mặt trong cuộc đời tuyệt vời đó. Chúng con tin rằng qua Đức cha, Chúa cũng ban ân sủng của Ngài cho mỗi người chúng con. Vì thế, lời tạ ơn của Đức cha hôm nay cũng hoà quyện với lời tạ ơn của chúng con. Lễ Kim Khánh hôm nay không chỉ là Lễ Kim Khánh của Đức cha mà là của muôn người và mỗi người chúng con. Chúng con hết lòng cám ơn Đức Cha đã cho chúng con được thông phần niềm hân hoan hôm nay.
Và thưa anh chị em,
Mỗi lần Đức cha của anh chị em về họp với các Đức Cha, mọi người đều ghi nhận được sức khoẻ phi thường của ngài. Ngài lên cầu thang nhanh hơn và không thở hổn hển như các Đức cha trẻ. Ngài ăn uống ngủ nghỉ dễ dàng thoải mái hơn các Đức cha trẻ. Xin anh chị em hãy vỗ tay chúc mừng ngài.
Đó cũng là tín hiệu cho thấy ngài sẽ trẻ mãi không già, ngài còn dư thừa sinh lực để tiếp tục có mặt trên từng cây số với giáo phận Vinh, bên cạnh mỗi người chúng ta. Ước gì đó cũng là Thánh Ý Thiên Chúa đối với Đức cha Kim Khánh Phaolô Cao đình Thuyên của chúng ta. Amen.
Giáo xứ Bảo Long, Hà Nội dâng hoa kính Đức Mẹ
Giuse Trần Văn Bắc
13:11 11/05/2010
Giáo xứ Bảo Long dâng hoa kính Đức Mẹ
Tháng năm tháng của ngàn hoa kính dâng Mẹ. Hoà chung với lòng tôn kính Mẹ Maria của toàn thể con cái Mẹ khắp nơi. Hôm nay 09 tháng 5 năm 2010, Giáo xứ Bảo Long, Gp Hà Nội hân hoan tưng bừng dâng hoa, kiệu rước Đức Mẹ. Thật là ý nghĩa khi thể hiện lòng yêu mến Mẹ Maria bằng chính những nghĩa cử yêu thương, bằng những cung đàn điệu múa với mọi tầng lớp con dân Giáo xứ Bảo Long kính dâng lên Mẹ. Cả một rừng hoa, biển người như một ngày hội hoa đang hướng về Mẹ.
Ngay từ những ngày đầu tháng tư các đoàn hội trong giáo xứ đã kiếm tìm những vãn hoa thật hay, lựa chọn điệu múa đẹp để tập luyện với một ước mong dâng lên tâm tình mến yêu nhất của đoàn con Mẹ. mong mỏi và đợi chờ cũng đã đến, ngày đầu tháng hoa con cái Mẹ nô nức vui mừng với đoá hoa xinh tươi thắm đã đến ngày khoe sắc. Hôm nay ngày đặc biệt theo truyền thống hằng năm của giáo xứ Bảo Long, ngày 09/05/2010. Đúng 14h các đoàn hoa của 13 giáo họ trong giáo xứ đã quy tụ đầy đủ, với những trang phục thật đẹp, những đoá hoa muôn màu gợi lên cho bao người lòng cảm mến khi được về bên Mẹ, hái những đoá hoa kính dâng lên Mẹ. Những gương mặt ngây thơ trong trắng, giản dị nhưng nói lên bao điều mơ ước mà các em đang thể hiện trong lời ca điều đàn.
Ngạc nhiên khi lần đầu nhìn thấy “con hoa” là những nam sinh, các em cũng đáng yêu-duyên dáng chẳng kém các em nữ sinh vốn và được coi là những cánh hoa xinh. Tất cả các em đã vượt qua những e ngại để thể hiện một lòng mến chân thành, đơn sơ. Đúng như ca từ trong câu hát “đoá hoa lòng chúng con hái dâng Mẹ”.
Trời đã ngả bóng và cuộc rước kiệu quanh khuôn viên nhà xứ được bắt đầu rất trang trọng, nghiêm trang. Từng đoàn hội vang lên những tiếng kèn, tiếng trống, những khuôn mặt rạng rỡ hát vang các bài thánh ca chúc tụng Mẹ như quên đi lộ trình cuộc rước khá dài có tới 1,5 km.
Cuộc rước kiệu tôn vinh Mẹ kết thúc thật tốt đẹp và cũng là lúc Thánh lễ tạ ơn được cử hành ngay tại đài Đức Mẹ. Những tâm tình bên mẹ giờ này là lời tạ ơn cùng với Mẹ dâng lên Thiên Chúa những hy sinh, vất vả cũng chính là lời tạ ơn đoàn con dâng lên Chúa khi hoàng hôn đang biến dần, biến dần.
Ngay từ những ngày đầu tháng tư các đoàn hội trong giáo xứ đã kiếm tìm những vãn hoa thật hay, lựa chọn điệu múa đẹp để tập luyện với một ước mong dâng lên tâm tình mến yêu nhất của đoàn con Mẹ. mong mỏi và đợi chờ cũng đã đến, ngày đầu tháng hoa con cái Mẹ nô nức vui mừng với đoá hoa xinh tươi thắm đã đến ngày khoe sắc. Hôm nay ngày đặc biệt theo truyền thống hằng năm của giáo xứ Bảo Long, ngày 09/05/2010. Đúng 14h các đoàn hoa của 13 giáo họ trong giáo xứ đã quy tụ đầy đủ, với những trang phục thật đẹp, những đoá hoa muôn màu gợi lên cho bao người lòng cảm mến khi được về bên Mẹ, hái những đoá hoa kính dâng lên Mẹ. Những gương mặt ngây thơ trong trắng, giản dị nhưng nói lên bao điều mơ ước mà các em đang thể hiện trong lời ca điều đàn.
Ngạc nhiên khi lần đầu nhìn thấy “con hoa” là những nam sinh, các em cũng đáng yêu-duyên dáng chẳng kém các em nữ sinh vốn và được coi là những cánh hoa xinh. Tất cả các em đã vượt qua những e ngại để thể hiện một lòng mến chân thành, đơn sơ. Đúng như ca từ trong câu hát “đoá hoa lòng chúng con hái dâng Mẹ”.
Trời đã ngả bóng và cuộc rước kiệu quanh khuôn viên nhà xứ được bắt đầu rất trang trọng, nghiêm trang. Từng đoàn hội vang lên những tiếng kèn, tiếng trống, những khuôn mặt rạng rỡ hát vang các bài thánh ca chúc tụng Mẹ như quên đi lộ trình cuộc rước khá dài có tới 1,5 km.
Cuộc rước kiệu tôn vinh Mẹ kết thúc thật tốt đẹp và cũng là lúc Thánh lễ tạ ơn được cử hành ngay tại đài Đức Mẹ. Những tâm tình bên mẹ giờ này là lời tạ ơn cùng với Mẹ dâng lên Thiên Chúa những hy sinh, vất vả cũng chính là lời tạ ơn đoàn con dâng lên Chúa khi hoàng hôn đang biến dần, biến dần.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Xã luận: ĐTGM Ngô Quang Kiệt sẽ đi vào lịch sử như một chứng nhân anh dũng cho các giá trị Kitô Giáo
VietCatholic Network
15:10 11/05/2010
Quý vị độc giả rất thân mến,
VietCatholic đã nhận được một tin rất buồn: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của tổng giáo phận Hà Nội sẽ không còn giữ chức vụ chủ chăn của tổng giáo phận trong vài ngày tới đây. Tin này sẽ được chính thức công bố trong những ngày sắp tới.
Dưới con mắt người đời, nhất là những kẻ mà cuối tuần này sẽ mở yến tiệc hân hoan mừng “chiến thắng” tại Hà Nội thì niềm hy vọng vừa le lói cho công lý, hòa bình, tự do, nhân quyền không chỉ cho Giáo Hội Việt Nam mà cả dân tộc chúng ta đã vụt tắt.
Đứng trước một trang sử đau thương của Giáo Hội Việt Nam, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy dành những phút giây này để suy tư về cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá hơn 2000 năm trước đây.
Dưới mắt những người đương thời, Ngài đã thua trắng tay. Đấng mà cả triều thần thiên quốc phải cúi đầu thờ lạy đã chết nhục nhã trên Thánh Giá như một tên trộm cướp, sau khi đã bị những môn đệ của mình, những người đã tận mắt chứng kiến những phép lạ Ngài làm, phản bội, chối bỏ và chạy trốn.
Nhưng sau cái chết thê thảm và nhục nhã ấy là vinh quang Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, là ơn Cứu Độ tuôn tràn trên chúng ta, là một Giáo Hội mạnh dạn rao truyền Chân Lý mà theo dòng lịch sử đã có không biết bao nhiêu con người anh dũng minh chứng cho đức tin ấy bằng mọi giá, kể cả mạng sống của mình.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Trước sự kiện đang xẩy ra tại tổng giáo phận Hà Nội, dù chúng ta không hiểu được hết những khía cạnh nội bộ trong Giáo Hội về sự thuyên chuyển đang xẩy ra, nhưng đau thương, thất vọng, bất mãn và nuối tiếc là có thật. Từ đó, chúng ta cũng cảm nghiệm được những cách hành xử vì thiếu minh bạch, thiếu sự cởi mở, không biết lắng nghe, không thông tin đầy đủ từ những người có trách nhiệm đã tạo ra sự phân hóa và làm mất đi niềm tin tưởng lẫn nhau như thế nào. Chúng ta đau đớn là điều dễ hiểu. Chúng ta chán nản là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, những kẻ đạo diễn gây ra bi kịch này sẽ hớn hở vui mừng biết bao nếu chúng ta chán nản buông xuôi, nếu chúng ta đánh mất đi tình hiệp nhất khi buông mình tuôn ra những lời lẽ nặng nề chỉ trích lẫn nhau.
Sau hơn 70 năm sống dưới nanh vuốt của một chế độ vô thần không ngừng tìm cách tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Việt Nam nói chung, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng tuyệt đại đa số hàng giáo sĩ, linh mục, tu sĩ nói riêng đã không ngừng cố gắng trung tín với Tin Mừng Cứu Độ, sống thánh thiện và làm chứng cho đức tin. Nhưng chắc chắn cũng có những người lúc này lúc khác yếu đuối và phản bội. Nhưng mà, cần thiết phải chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa nhất, thủ phạm đích thực nhất của tất cả những tội lỗi và bất toàn ấy là chính cái chế độ độc tài dã man, phi nhân đang thống trị quê hương chúng ta với tất cả những thủ đoạn bất nhân và tàn ác của nó.
Chúng ta đang đứng trước một Giáo Hội Việt Nam có nguy cơ bị suy yếu vì phân rẽ, các chủ chăn bị nặng lời chỉ trích vì thái độ im lặng hay thiếu lập trường trước những bất công và sự chà đạp trắng trợn nhân quyền của con cái mình. Lần đầu tiên chúng ta thấy con cái trong Giáo Hội đánh vào chính Giáo Hội của mình. Hiện trạng này chưa từng có trong Giáo Hội Việt Nam trong suốt dòng lịch sử.
Đứng trước hiện trạng đó, chúng tôi muốn cảnh giác anh chị em trước những mưu toan hướng mũi dùi chỉ trích của chúng ta vào những nạn nhân của chế độ hơn là chính cái chế độ đã tạo ra biết bao đau thương và oan trái cho dân tộc và đất nước chúng ta.
Thật vậy, nếu chúng ta chỉ tập chú vào những lời chỉ trích lẫn nhau, đánh không đúng mục tiêu, thì cái chế độ đã làm cho dân tộc chúng ta điêu linh gần một thế kỷ nay vẫn sẽ tiếp tục ngất ngưởng trên quyền lực và sử dụng quyền lực phi pháp mà chúng đã cướp lấy của chúng ta để bán đứng đất nước, đẩy đưa dân tộc chúng ta vào một tương lai đen tối và bất định.
Hơn thế nữa, thiết nghĩ tất cả chúng ta cùng ở trong con thuyền Giáo Hội, cùng có trách nhiệm chung với nhau, cùng chia sẻ một lịch sử và cùng gánh chịu những gian lao thử thách nên những thiếu sót, kể cả những phản bội, nếu có, của một số vị chủ chăn và của một số con cái trong Giáo Hội không phải là lý do tất yếu để chúng ta phơi bày mọi sự và tấn công với ngụy biện là muốn canh tân Giáo Hội.
Chúa Thánh Thần là nguồn sống và là sức mạnh canh tân Giáo Hội, nhưng Ngài đâu có phơi bày tội lỗi của từng cá nhân để gây ấn tượng và lôi kéo.
Chúng tôi mời gọi anh chị em hãy dành những phút giây này để hiệp thông trong lòng tin, cậy, mến. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa luôn yêu thương quan phòng hướng dẫn, canh tân Giáo Hội trong dòng lịch sử vượt qua mọi gian nan thử thách. Chúng ta hằng vững lòng cậy trông, vì Chúa Giêsu Đấng sáng lập Giáo Hội luôn là thuyền trưởng chèo lái con thuyền Giáo Hội và Chúa Thánh Thần hằng thánh hóa Giáo Hội. Chúng ta nguyện một lòng yêu mến mẹ Giáo Hội Việt Nam đã sinh và dưỡng dục chúng ta bằng dòng sữa ân thánh, bằng lòng trung trinh son sắt của hàng trăm ngàn các Thánh Tử Đạo tiền nhân anh dũng… Quả thực, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã được khai sinh, trưởng thành và phát triển trong gian lao thử thách và máu đào tử đạo.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Trước mắt, những kẻ hân hoan mừng rỡ là nhà cầm quyền Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt là kẻ thua cuộc. Chúng đã loại bỏ được ngài ra khỏi thủ đô Hà Nội, đã dùng mọi mưu sâu chước độc để dập tắt phong trào tranh đấu cho công lý và hòa bình, cho tự do tôn giáo và nhân quyền đã được ngài khởi xướng.
Nhưng chúng tôi, và có lẽ cả quý cha và anh chị em nữa, có thể khẳng định một điều mà không hề sợ bị sai lầm rằng Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ đi vào lịch sử của Giáo Hội và dân tộc Việt Nam như một chứng nhân can trường cho đức tin, cho những giá trị Kitô Giáo tiêu biểu là tự do, nhân quyền và công lý. Chúng ta tin chắc rằng: tinh thần Ngô Quang Kiệt dấn thân cho công lý và hoà bình vẫn như ngọn hải đăng rực chiếu trong tâm hồn mỗi người chúng ta, mời gọi tất cả chúng ta cùng lên đường, mời gọi chúng ta không buông tay lái tay chèo, cùng quyết tâm xua tan bóng tối gian tà.
Ở những nước văn minh, nơi tự do tôn giáo là nhân quyền căn bản của con người, chứ không phải là một thứ ân huệ xin cho thì việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các chức sắc là chuyện nội bộ của các tôn giáo, nhà nước không can thiệp. Nhưng ở nước ta, nhà nước cộng sản lại đặt thành vấn đề “chủ quyền quốc gia” đối với việc này, trong khi chính cái nhà nước ấy không dám đặt vấn đề chủ quyền đối với cơ man những đảo lớn, đảo nhỏ và hàng trăm ngàn km vuông lãnh thổ của tổ quốc.
Cái “chiến thắng” này của nhà cầm quyền Hà Nội thực tế chỉ phơi bày cho thế giới thực chất của tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cách thức hành động “bán khai” đối với tôn giáo của chế độ bất nhân này chỉ làm trò cười cho công luận quốc tế.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Đối đầu với một chế độ dã man và tàn bạo như chế độ Hà Nội hiện nay, một chiến thắng dễ dàng và nhanh chóng cho tự do, công lý, và nhân quyền là điều bất khả thi. Những hy sinh và mất mát là điều có thể hiểu được. Vấn đề là chúng ta cần phải học từ những hy sinh và mất mát này và coi đó là những bài học cần thiết. Trong những bài học đó, bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với Giáo Hội và dân tộc Việt Nam là sự đoàn kết, sự hiệp thông đích thật, sự đối thoại nội bộ và tình hiệp nhất thương yêu nhau.
Trong phiên tòa ngày 8/12/2009 tại Hà Nội, nếu chỉ có tám anh chị em Thái Hà ra trước tòa, chứ không phải là hàng hàng lớp lớp anh chị em giáo dân cùng kéo nhau ra trước toà đình thì chắc chắn rằng chế độ dã man này đã đưa ra một bản án rất nặng nề và tàn bạo.
Chúng ta cần phải giữ và nhân rộng ra tinh thần của anh chị em giáo dân Hà Nội: yêu thương, hiệp nhất, đoàn kết với nhau và kiên tâm cầu nguyện.
Chúng ta cũng phải tự sám hối nhìn nhận những thiếu sót, bất toàn của mình. Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những thỉnh nguyện thư gởi chính phủ các nước chúng ta có tham gia đầy đủ? Chúng ta có mạnh dạn nói to hơn nữa cho thế giới thấy bộ mặt thật của chế độ phi nhân này? Biết bao nhiêu chia rẽ trong các tổ chức đạo đời ở trong nước hay ngoài hải ngoại, khiến cho cuộc tranh đấu cho chính nghĩa và công lý bị suy yếu và bị tan hàng rã đám!
Ánh sáng Phục Sinh đã không chiếu tỏa trên những ký lục và biệt phái cao ngạo chỉ biết lên án người khác mà không nhìn thấy những tội lỗi và bất toàn của mình. Nhưng ánh sáng Phục Sinh đã chiếu tỏa trên những người biết đấm ngực ăn năn trên đồi Golgotha năm xưa.
Biến cố đau thương này cần phải vực dậy nơi chúng ta một ý chí canh tân, một lòng yêu mến Giáo Hội thiết tha, một sự hiệp thông và kính trọng lẫn nhau trong mọi thành phần Giáo Hội, một lòng yêu nước mãnh liệt và thiết tha trước vận mệnh của dân tộc nếu chúng ta muốn nhìn thấy đất nước, dân tộc và Giáo Hội chúng ta có một tương lai tươi sáng hơn.
VietCatholic đã nhận được một tin rất buồn: Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt của tổng giáo phận Hà Nội sẽ không còn giữ chức vụ chủ chăn của tổng giáo phận trong vài ngày tới đây. Tin này sẽ được chính thức công bố trong những ngày sắp tới.
Dưới con mắt người đời, nhất là những kẻ mà cuối tuần này sẽ mở yến tiệc hân hoan mừng “chiến thắng” tại Hà Nội thì niềm hy vọng vừa le lói cho công lý, hòa bình, tự do, nhân quyền không chỉ cho Giáo Hội Việt Nam mà cả dân tộc chúng ta đã vụt tắt.
Đứng trước một trang sử đau thương của Giáo Hội Việt Nam, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy dành những phút giây này để suy tư về cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá hơn 2000 năm trước đây.
Dưới mắt những người đương thời, Ngài đã thua trắng tay. Đấng mà cả triều thần thiên quốc phải cúi đầu thờ lạy đã chết nhục nhã trên Thánh Giá như một tên trộm cướp, sau khi đã bị những môn đệ của mình, những người đã tận mắt chứng kiến những phép lạ Ngài làm, phản bội, chối bỏ và chạy trốn.
Nhưng sau cái chết thê thảm và nhục nhã ấy là vinh quang Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, là ơn Cứu Độ tuôn tràn trên chúng ta, là một Giáo Hội mạnh dạn rao truyền Chân Lý mà theo dòng lịch sử đã có không biết bao nhiêu con người anh dũng minh chứng cho đức tin ấy bằng mọi giá, kể cả mạng sống của mình.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Trước sự kiện đang xẩy ra tại tổng giáo phận Hà Nội, dù chúng ta không hiểu được hết những khía cạnh nội bộ trong Giáo Hội về sự thuyên chuyển đang xẩy ra, nhưng đau thương, thất vọng, bất mãn và nuối tiếc là có thật. Từ đó, chúng ta cũng cảm nghiệm được những cách hành xử vì thiếu minh bạch, thiếu sự cởi mở, không biết lắng nghe, không thông tin đầy đủ từ những người có trách nhiệm đã tạo ra sự phân hóa và làm mất đi niềm tin tưởng lẫn nhau như thế nào. Chúng ta đau đớn là điều dễ hiểu. Chúng ta chán nản là lẽ đương nhiên.
Tuy nhiên, những kẻ đạo diễn gây ra bi kịch này sẽ hớn hở vui mừng biết bao nếu chúng ta chán nản buông xuôi, nếu chúng ta đánh mất đi tình hiệp nhất khi buông mình tuôn ra những lời lẽ nặng nề chỉ trích lẫn nhau.
Sau hơn 70 năm sống dưới nanh vuốt của một chế độ vô thần không ngừng tìm cách tiêu diệt Giáo Hội Công Giáo, Giáo Hội Việt Nam nói chung, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cùng tuyệt đại đa số hàng giáo sĩ, linh mục, tu sĩ nói riêng đã không ngừng cố gắng trung tín với Tin Mừng Cứu Độ, sống thánh thiện và làm chứng cho đức tin. Nhưng chắc chắn cũng có những người lúc này lúc khác yếu đuối và phản bội. Nhưng mà, cần thiết phải chỉ ra rằng nguyên nhân sâu xa nhất, thủ phạm đích thực nhất của tất cả những tội lỗi và bất toàn ấy là chính cái chế độ độc tài dã man, phi nhân đang thống trị quê hương chúng ta với tất cả những thủ đoạn bất nhân và tàn ác của nó.
Chúng ta đang đứng trước một Giáo Hội Việt Nam có nguy cơ bị suy yếu vì phân rẽ, các chủ chăn bị nặng lời chỉ trích vì thái độ im lặng hay thiếu lập trường trước những bất công và sự chà đạp trắng trợn nhân quyền của con cái mình. Lần đầu tiên chúng ta thấy con cái trong Giáo Hội đánh vào chính Giáo Hội của mình. Hiện trạng này chưa từng có trong Giáo Hội Việt Nam trong suốt dòng lịch sử.
Đứng trước hiện trạng đó, chúng tôi muốn cảnh giác anh chị em trước những mưu toan hướng mũi dùi chỉ trích của chúng ta vào những nạn nhân của chế độ hơn là chính cái chế độ đã tạo ra biết bao đau thương và oan trái cho dân tộc và đất nước chúng ta.
Thật vậy, nếu chúng ta chỉ tập chú vào những lời chỉ trích lẫn nhau, đánh không đúng mục tiêu, thì cái chế độ đã làm cho dân tộc chúng ta điêu linh gần một thế kỷ nay vẫn sẽ tiếp tục ngất ngưởng trên quyền lực và sử dụng quyền lực phi pháp mà chúng đã cướp lấy của chúng ta để bán đứng đất nước, đẩy đưa dân tộc chúng ta vào một tương lai đen tối và bất định.
Hơn thế nữa, thiết nghĩ tất cả chúng ta cùng ở trong con thuyền Giáo Hội, cùng có trách nhiệm chung với nhau, cùng chia sẻ một lịch sử và cùng gánh chịu những gian lao thử thách nên những thiếu sót, kể cả những phản bội, nếu có, của một số vị chủ chăn và của một số con cái trong Giáo Hội không phải là lý do tất yếu để chúng ta phơi bày mọi sự và tấn công với ngụy biện là muốn canh tân Giáo Hội.
Chúa Thánh Thần là nguồn sống và là sức mạnh canh tân Giáo Hội, nhưng Ngài đâu có phơi bày tội lỗi của từng cá nhân để gây ấn tượng và lôi kéo.
Chúng tôi mời gọi anh chị em hãy dành những phút giây này để hiệp thông trong lòng tin, cậy, mến. Chúng ta tin rằng Thiên Chúa luôn yêu thương quan phòng hướng dẫn, canh tân Giáo Hội trong dòng lịch sử vượt qua mọi gian nan thử thách. Chúng ta hằng vững lòng cậy trông, vì Chúa Giêsu Đấng sáng lập Giáo Hội luôn là thuyền trưởng chèo lái con thuyền Giáo Hội và Chúa Thánh Thần hằng thánh hóa Giáo Hội. Chúng ta nguyện một lòng yêu mến mẹ Giáo Hội Việt Nam đã sinh và dưỡng dục chúng ta bằng dòng sữa ân thánh, bằng lòng trung trinh son sắt của hàng trăm ngàn các Thánh Tử Đạo tiền nhân anh dũng… Quả thực, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã được khai sinh, trưởng thành và phát triển trong gian lao thử thách và máu đào tử đạo.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Trước mắt, những kẻ hân hoan mừng rỡ là nhà cầm quyền Hà Nội, Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt là kẻ thua cuộc. Chúng đã loại bỏ được ngài ra khỏi thủ đô Hà Nội, đã dùng mọi mưu sâu chước độc để dập tắt phong trào tranh đấu cho công lý và hòa bình, cho tự do tôn giáo và nhân quyền đã được ngài khởi xướng.
Nhưng chúng tôi, và có lẽ cả quý cha và anh chị em nữa, có thể khẳng định một điều mà không hề sợ bị sai lầm rằng Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ đi vào lịch sử của Giáo Hội và dân tộc Việt Nam như một chứng nhân can trường cho đức tin, cho những giá trị Kitô Giáo tiêu biểu là tự do, nhân quyền và công lý. Chúng ta tin chắc rằng: tinh thần Ngô Quang Kiệt dấn thân cho công lý và hoà bình vẫn như ngọn hải đăng rực chiếu trong tâm hồn mỗi người chúng ta, mời gọi tất cả chúng ta cùng lên đường, mời gọi chúng ta không buông tay lái tay chèo, cùng quyết tâm xua tan bóng tối gian tà.
Ở những nước văn minh, nơi tự do tôn giáo là nhân quyền căn bản của con người, chứ không phải là một thứ ân huệ xin cho thì việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các chức sắc là chuyện nội bộ của các tôn giáo, nhà nước không can thiệp. Nhưng ở nước ta, nhà nước cộng sản lại đặt thành vấn đề “chủ quyền quốc gia” đối với việc này, trong khi chính cái nhà nước ấy không dám đặt vấn đề chủ quyền đối với cơ man những đảo lớn, đảo nhỏ và hàng trăm ngàn km vuông lãnh thổ của tổ quốc.
Cái “chiến thắng” này của nhà cầm quyền Hà Nội thực tế chỉ phơi bày cho thế giới thực chất của tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam. Cách thức hành động “bán khai” đối với tôn giáo của chế độ bất nhân này chỉ làm trò cười cho công luận quốc tế.
Kính thưa quý cha và anh chị em,
Đối đầu với một chế độ dã man và tàn bạo như chế độ Hà Nội hiện nay, một chiến thắng dễ dàng và nhanh chóng cho tự do, công lý, và nhân quyền là điều bất khả thi. Những hy sinh và mất mát là điều có thể hiểu được. Vấn đề là chúng ta cần phải học từ những hy sinh và mất mát này và coi đó là những bài học cần thiết. Trong những bài học đó, bài học có ý nghĩa sâu sắc nhất đối với Giáo Hội và dân tộc Việt Nam là sự đoàn kết, sự hiệp thông đích thật, sự đối thoại nội bộ và tình hiệp nhất thương yêu nhau.
Trong phiên tòa ngày 8/12/2009 tại Hà Nội, nếu chỉ có tám anh chị em Thái Hà ra trước tòa, chứ không phải là hàng hàng lớp lớp anh chị em giáo dân cùng kéo nhau ra trước toà đình thì chắc chắn rằng chế độ dã man này đã đưa ra một bản án rất nặng nề và tàn bạo.
Chúng ta cần phải giữ và nhân rộng ra tinh thần của anh chị em giáo dân Hà Nội: yêu thương, hiệp nhất, đoàn kết với nhau và kiên tâm cầu nguyện.
Chúng ta cũng phải tự sám hối nhìn nhận những thiếu sót, bất toàn của mình. Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những thỉnh nguyện thư gởi chính phủ các nước chúng ta có tham gia đầy đủ? Chúng ta có mạnh dạn nói to hơn nữa cho thế giới thấy bộ mặt thật của chế độ phi nhân này? Biết bao nhiêu chia rẽ trong các tổ chức đạo đời ở trong nước hay ngoài hải ngoại, khiến cho cuộc tranh đấu cho chính nghĩa và công lý bị suy yếu và bị tan hàng rã đám!
Ánh sáng Phục Sinh đã không chiếu tỏa trên những ký lục và biệt phái cao ngạo chỉ biết lên án người khác mà không nhìn thấy những tội lỗi và bất toàn của mình. Nhưng ánh sáng Phục Sinh đã chiếu tỏa trên những người biết đấm ngực ăn năn trên đồi Golgotha năm xưa.
Biến cố đau thương này cần phải vực dậy nơi chúng ta một ý chí canh tân, một lòng yêu mến Giáo Hội thiết tha, một sự hiệp thông và kính trọng lẫn nhau trong mọi thành phần Giáo Hội, một lòng yêu nước mãnh liệt và thiết tha trước vận mệnh của dân tộc nếu chúng ta muốn nhìn thấy đất nước, dân tộc và Giáo Hội chúng ta có một tương lai tươi sáng hơn.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hàng Hoa Bên Sông
Đỗ Thạo
22:17 11/05/2010
HÀNG HOA BÊN SÔNG
Ảnh của Đỗ Thạo
Tốt đẹp là chị hàng hoa
Tuy rằng thơm ngát cửa nhà sạch không
Ngày ngày đi hái hoa hồng
Chiều chiều về ngõ Cầu Ðông ăn quà
Bao giờ Chợ Lớn hết hoa
Đồng Xuân hết chuối thì hoa hết tiền.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền