Phụng Vụ - Mục Vụ
Tại sao Đức Chúa Giêsu lại căn dặn các môn đệ ''Đừng Xao Xuyến''
Jos. Vinc. Ngọc Biển
14:48 12/05/2014
TẠI SAO ĐỨC GIÊSU LẠI CĂN DẶN CÁC MÔN ĐỆ “ĐỪNG XAO XUYẾN?”
(Chúa Nhật 5 Phục Sinh, A)
Trong buổi tĩnh tâm các linh mục quốc tế ngày 12.10.1998 tại thành phố Monterrey, nước Mexico, qua bài nói chuyện của đức cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận, ngài đã chỉ ra một số điểm sai xót của Đức Giêsu, một trong những điểm sai xót đó là những lời giảng dạy, hành động xem ra mâu thuẫn.
Ví dụ như: có lần, Ngài đưa ra lời mời gọi: phúc cho kẻ nghèo, kẻ phải đói, kẻ phải khóc, kẻ bị người ta oán ghét (x. Lc 6, 20-22); hay "ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy" (Lc 9, 24); hoặc làm sao có thể ví Nước Thiên Chúa, Nước của Ðấng toàn năng, vô tận với một hạt cải (x. Lc 13, 18-19); và điều mâu thuẫn lớn nhất chính là "Con Thiên Chúa, Ðấng hằng sống"; “Đấng công chính!" lại phải chấp nhận sự chết và chết nhục nhằn trên Thập giá??? (x. Lc 23, 47).
Những mâu thuẫn kiểu như thế, hôm nay lại được Đức Giêsu cất lên khi căn dặn các môn đệ: “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1). Phải chăng lời của Đức Giêsu nói với các môn đệ giờ này xem ra có vẻ không tâm lý, mâu thuẫn với hoàn cảnh hiện tại, bởi lẽ các ông rất buồn vì Thầy trò sắp phải xa nhau. Vậy, câu hỏi được đặt ra là chính Đấng đang nói: “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1), Ngài có xao xuyến không? Và từ đó, như một hệ luận, chúng ta tin hay không tin vào lời nói của Đức Giêsu!
1. Sự xao xuyến của Đức Giêsu
Thực ra trong cuộc đời của Đức Giêsu, Ngài cũng đã nhiều lần xao xuyến, chẳng hạn như:
Nhìn niềm tin trong viễn cảnh tương lai, Đức Giêsu đã thốt lên: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8); rồi khi về Giêrusalem, Ngài cũng thốt lên lời than thở "Giêrusalem, Giêrusalem! [...] Ðã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các người không chịu” (Lc 13,34); hay trong bữa Tiệc Ly với các môn đệ, Ngài cũng trải qua nỗi xao xuyến thực sự, bởi vì chỉ còn một ít nữa thôi, Ngài sẽ từ biệt các môn đệ, sẽ bị bắt, do chính môn đệ thân tín của mình trao nộp, rồi Ngài cũng thấy trước được những đau khổ vì mình mà các ông phải chịu. Nỗi xao xuyến ấy bao trùm lên Thầy trò, khi kẻ đi người ở... Sự xao xuyến ấy dần càng tăng lên khi trong vườn Cây Dầu, Đức Giêsu cảm thấy sợ hãi, và Ngài đã than thở với các môn đệ: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức!” (Mc 14,34), và Ngài mướt mồ hôi máu. Sau đó, Ngài đã cầu nguyện tiếp: “Ápba, Cha ơi! Cha có thể làm được mọi sự, xin tha cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14, 36). Cuối cùng, nỗi xao xuyến này được dâng lên đến tột đỉnh trên Thánh Giá, khi cơn đau đớn thấu con tim, báo hiệu giờ hấp hối đã gần, Ngài đã lớn tiếng kêu lên Thiên Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?" (Mc 14, 34).
Như vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu đã trải qua những cơn xao xuyến. Thật ra, sự xao xuyến của Đức Giêsu cho thấy, Ngài vừa là Thiên Chúa và cũng là con người, nên những nỗi xao xuyến đó của Ngài như là con đường để dẫn đưa chúng ta là những người cũng xao xuyến đến sự sống đời đời.
Tại sao chúng ta lại xác tín điều đó, thưa, vì lời căn dặn của Ngài “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1), là khả tín, đáng tin. Bởi vì sự xao xuyến này đã ngang qua cuộc đời của chính Đức Giêsu, và Ngài đã biến nó thành niềm hy vọng khi tin tưởng và tín thác nơi Thiên Chúa Cha là Đấng khơi nguồn và cùng đích của mọi sự.
2. Sự xao xuyến của các môn đệ
Sau Đức Giêsu, sự xao xuyến cũng không buông tha các môn đệ. Các ông xao xuyến là bởi vì trước khi nói những lời ly biệt, Đức Giêsu đã tiên báo Phêrô sẽ trối Thầy (x. Ga 13, 38); Giuđa thì bán Thầy (x. Ga 14, 21); các môn đệ sẽ bỏ chốn (x. Mt 26, 56). Như thế, các ông thấy trước những viễn cảnh đó sẽ xảy ra, nên các ông lo sợ cho giờ phút kinh hoàng này sẽ đến với Thầy mình và các ông đều bị liên lụy là lẽ tất yếu.
Nỗi xao xuyến của các ông còn là nỗi sợ cô đơn. Các ông đã bỏ mọi sự, vợ con, nhà cửa, sự nghiệp để đi theo, ấy vậy mà giờ đây các ông sắp phải chia tay Thầy của mình. Sự chia tay này theo lối hiểu của các ông chẳng khác gì “rắn mất đầu”; hay “tàu không người lái”. Vậy thì các ông sẽ đi đâu và về đâu đây???
Thêm một lý do nữa khiến các môn đệ xao xuyến, đó là: khi còn sống với các ông, Đức Giêsu hướng dẫn, dạy dỗ và dẫn dắt các ông từng ly từng tý, vậy Ngài sắp ra đi thì ai là người dẫn lối chỉ đường cho các ông?
Buồn sầu và xao xuyến của các môn đệ là lẽ thường tình nơi thân phận con người trước những điều không may, nguy hiểm, chia ly, từ biệt, rồi phải đối diện với chốn trần gian đầy tục lụy, thù hằn, thử thách và ngay cả cái chết như Thầy của mình.
Tuy nhiên, những sự xao xuyến đó của các ông đã được Đức Giêsu trấn an khi nói: “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1). Chỉ có niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa mới có thể giúp các ông vượt qua mọi gian nan, thử thách xảy đến trong cuộc sống trần gian; còn khi các ông xao xuyến không biết về đâu thì chính Ngài đã nói: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,3), rồi khi các ông xao xuyến không biết định hướng cho cuộc sống tương lai thì Đức Giêsu lại nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Đường ở đây không phải Đức Giêsu muốn nói về một lối đi theo nghĩa đen, nhưng Ngài muốn các ông hiểu rằng: Ai yêu mến, tôn thờ, sống theo lời Ngài thì chắc chắn đến được với Chúa Cha. Vì Đức Giêsu và Chúa Cha là một. Thấy Đức Giêsu là thấy Chúa Cha!; cuối cùng, sự ra đi của Đức Giêsu đem lại lời hứa hẹn tràn đầy niềm vui và bình an khi Ngài hứa trao ban Chúa Thánh Thần trên các ông. Như vậy, Đức Giêsu ra đi thì tốt hơn cho các ông, vì Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần đến dạy dỗ các ông biết những điều mà trước đây, các ông không thể hiểu được! (x. Ga 14, 26).
Như vậy, qua lời trấn an của Đức Giêsu “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1), Ngài muốn mặc khải cho các ông thấy rằng: quê hương họ ở trên trời (x. Pl 3, 19), mà Đức Giêsu sẽ là người đầu tiên trở về với nguồn cội, nơi mà từ đó được phát xuất ra để dọn chỗ cho họ. Vì thế, các ông đừng xao xuyến, hãy tin vào Thầy, trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở.
3. Sự xao xuyến của con người ngày hôm nay
Trong thực tại cuộc sống, chúng ta thường gặp những cảnh ngộ nhiều lúc không được như lòng mong muốn. Tâm trạng này của mỗi chúng ta cũng chính là tâm trạng của các môn đệ khi xưa, nào là: sự cô đơn; quan điểm và thực trạng xã hội hoàn toàn xa lạ với đường lối của Thiên Chúa, của Tin Mừng; rồi ốm đau; bệnh tật... nào là con cái hư hỏng; nào là buôn bán không gặp thời; nào là thất vọng vì những gương xấu trong cuộc đời; hay chính những chuyện tốt ta muốn làm mà cũng không được... Những sự xao xuyến ấy luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, nó theo chúng ta như hình với bóng, vì thế, triết gia Martin Heideiger khi suy tư về con người, ông đã nói về sự xao xuyến này như sau: “Con người là một hữu thể bị ném ra cuộc đời, hiện hữu giới hạn trong thời gian, nghĩa là con người sống để mà chết. Và bởi con người sống và đi đến cái chết không thể tránh khỏi, nên con người mang nỗi khắc khoải khôn nguôi. Cái chết và nỗi khắc khoải được định nghĩa là thành tố làm nên con người hiện sinh. Đời người là như vậy. Chẳng ai làm người mà vô sự”.
Tuy nhiên, đối với chúng ta là người kitô hữu, chúng ta có một niềm tin mạnh mẽ, đó là: đằng sau cái chết là sự sống vĩnh hằng. Niềm tin này hôm nay được Đức Giêsu mặc khải: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở [...] Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-3); hay lúc khác Đức Giêsu nói: “... tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết" (Ga 6, 40).
Như vậy, chết không phải là hết. Cuộc sống này chỉ là một sự chuyển tiếp mà thôi. Khi tin như thế, Chúng ta có quyền hy họng vào lời căn dặn, trấn an của Đức Giêsu: “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1).
Một mẫu gương đáng để chúng ta noi theo khi sống niềm tin của mình vào Đấng là đường, là sự thật, và là sự sống....đó chính là triết gia Pascal. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông đã đi vào trong lối suy tư mang đậm niềm tin nơi Đức Giêsu. Điều này được chứng minh khi người nhà của Pascal tìm thấy nơi gấu áo của ông lúc ông đã qua đời, tấm giấy chính tay ông viết và lưu giữ suốt cuộc đời, ông viết: "Sự sống đời đời là hiểu biết và yêu mến Ðức Kitô và Ðấng đã sai Ngài... lửa, lửa, lửa; nước mắt, nước mắt, nước mắt của tình yêu".
Ðó là bí quyết sống niềm tin, phó thác của B. Pascal một văn hào, một triết gia, một nhà toán học. Đây cũng phải là bí quyết sống của mỗi chúng ta khi xác định quê hương của chúng ta ở trên trời. Nơi quê hương ấy hoàn toàn khác với quê hương hay những thực tại mà chúng ta thấy hiện nay, vì thế, mọi việc làm, lời nói... của chúng ta hãy quy chiếu về đó như là điểm đến của cuộc đời nơi những người có niềm tin vào Chúa và cuộc sống đời sau.
Quê hương ấy được thánh Giáo phụ Augustinô diễn tả như sau: “Hội Thánh được biết có hai cuộc sống Thiên Chúa đã mạc khải và trao ban, đó là cuộc sống trong đức tin và cuộc sống trực kiến, cuộc sống lữ hành và cuộc sống nơi cư ngụ vĩnh viễn, cuộc sống lầm than vất vả và cuộc sống nghỉ ngơi an nhàn, cuộc sống ra sức làm việc và cuộc sống chiêm ngắm tôn nhan Thiên Chúa là phần thưởng”.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con không bị rơi vào tình trạng xao xuyến trước những điều bất trắc trong cuộc sống, xã hội và con người hôm nay, bởi xác tín rằng, quê hương chúng con ở trên trời, và mọi điều trái ý đó xảy đến như là một điều kiện cần cho được cứu rỗi. Có thế, chúng con hy vọng sẽ được vào nơi mà Đức Giêsu đã đi trước dọn đường và chuẩn bị cho chúng con. Amen.
(Chúa Nhật 5 Phục Sinh, A)
Trong buổi tĩnh tâm các linh mục quốc tế ngày 12.10.1998 tại thành phố Monterrey, nước Mexico, qua bài nói chuyện của đức cố Hồng Y Fx. Nguyễn Văn Thuận, ngài đã chỉ ra một số điểm sai xót của Đức Giêsu, một trong những điểm sai xót đó là những lời giảng dạy, hành động xem ra mâu thuẫn.
Ví dụ như: có lần, Ngài đưa ra lời mời gọi: phúc cho kẻ nghèo, kẻ phải đói, kẻ phải khóc, kẻ bị người ta oán ghét (x. Lc 6, 20-22); hay "ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy" (Lc 9, 24); hoặc làm sao có thể ví Nước Thiên Chúa, Nước của Ðấng toàn năng, vô tận với một hạt cải (x. Lc 13, 18-19); và điều mâu thuẫn lớn nhất chính là "Con Thiên Chúa, Ðấng hằng sống"; “Đấng công chính!" lại phải chấp nhận sự chết và chết nhục nhằn trên Thập giá??? (x. Lc 23, 47).
Những mâu thuẫn kiểu như thế, hôm nay lại được Đức Giêsu cất lên khi căn dặn các môn đệ: “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1). Phải chăng lời của Đức Giêsu nói với các môn đệ giờ này xem ra có vẻ không tâm lý, mâu thuẫn với hoàn cảnh hiện tại, bởi lẽ các ông rất buồn vì Thầy trò sắp phải xa nhau. Vậy, câu hỏi được đặt ra là chính Đấng đang nói: “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1), Ngài có xao xuyến không? Và từ đó, như một hệ luận, chúng ta tin hay không tin vào lời nói của Đức Giêsu!
1. Sự xao xuyến của Đức Giêsu
Thực ra trong cuộc đời của Đức Giêsu, Ngài cũng đã nhiều lần xao xuyến, chẳng hạn như:
Nhìn niềm tin trong viễn cảnh tương lai, Đức Giêsu đã thốt lên: “Khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (Lc 18,8); rồi khi về Giêrusalem, Ngài cũng thốt lên lời than thở "Giêrusalem, Giêrusalem! [...] Ðã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các người không chịu” (Lc 13,34); hay trong bữa Tiệc Ly với các môn đệ, Ngài cũng trải qua nỗi xao xuyến thực sự, bởi vì chỉ còn một ít nữa thôi, Ngài sẽ từ biệt các môn đệ, sẽ bị bắt, do chính môn đệ thân tín của mình trao nộp, rồi Ngài cũng thấy trước được những đau khổ vì mình mà các ông phải chịu. Nỗi xao xuyến ấy bao trùm lên Thầy trò, khi kẻ đi người ở... Sự xao xuyến ấy dần càng tăng lên khi trong vườn Cây Dầu, Đức Giêsu cảm thấy sợ hãi, và Ngài đã than thở với các môn đệ: “Tâm hồn Thầy buồn đến chết được. Anh em ở lại đây mà canh thức!” (Mc 14,34), và Ngài mướt mồ hôi máu. Sau đó, Ngài đã cầu nguyện tiếp: “Ápba, Cha ơi! Cha có thể làm được mọi sự, xin tha cho con khỏi uống chén này. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mc 14, 36). Cuối cùng, nỗi xao xuyến này được dâng lên đến tột đỉnh trên Thánh Giá, khi cơn đau đớn thấu con tim, báo hiệu giờ hấp hối đã gần, Ngài đã lớn tiếng kêu lên Thiên Chúa Cha: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con?" (Mc 14, 34).
Như vậy, cả cuộc đời của Đức Giêsu đã trải qua những cơn xao xuyến. Thật ra, sự xao xuyến của Đức Giêsu cho thấy, Ngài vừa là Thiên Chúa và cũng là con người, nên những nỗi xao xuyến đó của Ngài như là con đường để dẫn đưa chúng ta là những người cũng xao xuyến đến sự sống đời đời.
Tại sao chúng ta lại xác tín điều đó, thưa, vì lời căn dặn của Ngài “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1), là khả tín, đáng tin. Bởi vì sự xao xuyến này đã ngang qua cuộc đời của chính Đức Giêsu, và Ngài đã biến nó thành niềm hy vọng khi tin tưởng và tín thác nơi Thiên Chúa Cha là Đấng khơi nguồn và cùng đích của mọi sự.
2. Sự xao xuyến của các môn đệ
Sau Đức Giêsu, sự xao xuyến cũng không buông tha các môn đệ. Các ông xao xuyến là bởi vì trước khi nói những lời ly biệt, Đức Giêsu đã tiên báo Phêrô sẽ trối Thầy (x. Ga 13, 38); Giuđa thì bán Thầy (x. Ga 14, 21); các môn đệ sẽ bỏ chốn (x. Mt 26, 56). Như thế, các ông thấy trước những viễn cảnh đó sẽ xảy ra, nên các ông lo sợ cho giờ phút kinh hoàng này sẽ đến với Thầy mình và các ông đều bị liên lụy là lẽ tất yếu.
Nỗi xao xuyến của các ông còn là nỗi sợ cô đơn. Các ông đã bỏ mọi sự, vợ con, nhà cửa, sự nghiệp để đi theo, ấy vậy mà giờ đây các ông sắp phải chia tay Thầy của mình. Sự chia tay này theo lối hiểu của các ông chẳng khác gì “rắn mất đầu”; hay “tàu không người lái”. Vậy thì các ông sẽ đi đâu và về đâu đây???
Thêm một lý do nữa khiến các môn đệ xao xuyến, đó là: khi còn sống với các ông, Đức Giêsu hướng dẫn, dạy dỗ và dẫn dắt các ông từng ly từng tý, vậy Ngài sắp ra đi thì ai là người dẫn lối chỉ đường cho các ông?
Buồn sầu và xao xuyến của các môn đệ là lẽ thường tình nơi thân phận con người trước những điều không may, nguy hiểm, chia ly, từ biệt, rồi phải đối diện với chốn trần gian đầy tục lụy, thù hằn, thử thách và ngay cả cái chết như Thầy của mình.
Tuy nhiên, những sự xao xuyến đó của các ông đã được Đức Giêsu trấn an khi nói: “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1). Chỉ có niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa mới có thể giúp các ông vượt qua mọi gian nan, thử thách xảy đến trong cuộc sống trần gian; còn khi các ông xao xuyến không biết về đâu thì chính Ngài đã nói: “Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,3), rồi khi các ông xao xuyến không biết định hướng cho cuộc sống tương lai thì Đức Giêsu lại nói: “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy” (Ga 14, 6). Đường ở đây không phải Đức Giêsu muốn nói về một lối đi theo nghĩa đen, nhưng Ngài muốn các ông hiểu rằng: Ai yêu mến, tôn thờ, sống theo lời Ngài thì chắc chắn đến được với Chúa Cha. Vì Đức Giêsu và Chúa Cha là một. Thấy Đức Giêsu là thấy Chúa Cha!; cuối cùng, sự ra đi của Đức Giêsu đem lại lời hứa hẹn tràn đầy niềm vui và bình an khi Ngài hứa trao ban Chúa Thánh Thần trên các ông. Như vậy, Đức Giêsu ra đi thì tốt hơn cho các ông, vì Ngài sẽ ban Chúa Thánh Thần đến dạy dỗ các ông biết những điều mà trước đây, các ông không thể hiểu được! (x. Ga 14, 26).
Như vậy, qua lời trấn an của Đức Giêsu “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1), Ngài muốn mặc khải cho các ông thấy rằng: quê hương họ ở trên trời (x. Pl 3, 19), mà Đức Giêsu sẽ là người đầu tiên trở về với nguồn cội, nơi mà từ đó được phát xuất ra để dọn chỗ cho họ. Vì thế, các ông đừng xao xuyến, hãy tin vào Thầy, trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở.
3. Sự xao xuyến của con người ngày hôm nay
Trong thực tại cuộc sống, chúng ta thường gặp những cảnh ngộ nhiều lúc không được như lòng mong muốn. Tâm trạng này của mỗi chúng ta cũng chính là tâm trạng của các môn đệ khi xưa, nào là: sự cô đơn; quan điểm và thực trạng xã hội hoàn toàn xa lạ với đường lối của Thiên Chúa, của Tin Mừng; rồi ốm đau; bệnh tật... nào là con cái hư hỏng; nào là buôn bán không gặp thời; nào là thất vọng vì những gương xấu trong cuộc đời; hay chính những chuyện tốt ta muốn làm mà cũng không được... Những sự xao xuyến ấy luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, nó theo chúng ta như hình với bóng, vì thế, triết gia Martin Heideiger khi suy tư về con người, ông đã nói về sự xao xuyến này như sau: “Con người là một hữu thể bị ném ra cuộc đời, hiện hữu giới hạn trong thời gian, nghĩa là con người sống để mà chết. Và bởi con người sống và đi đến cái chết không thể tránh khỏi, nên con người mang nỗi khắc khoải khôn nguôi. Cái chết và nỗi khắc khoải được định nghĩa là thành tố làm nên con người hiện sinh. Đời người là như vậy. Chẳng ai làm người mà vô sự”.
Tuy nhiên, đối với chúng ta là người kitô hữu, chúng ta có một niềm tin mạnh mẽ, đó là: đằng sau cái chết là sự sống vĩnh hằng. Niềm tin này hôm nay được Đức Giêsu mặc khải: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha của Thầy, có nhiều chỗ ở [...] Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy sẽ trở lại và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14, 1-3); hay lúc khác Đức Giêsu nói: “... tất cả những ai thấy người Con và tin vào người Con, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết" (Ga 6, 40).
Như vậy, chết không phải là hết. Cuộc sống này chỉ là một sự chuyển tiếp mà thôi. Khi tin như thế, Chúng ta có quyền hy họng vào lời căn dặn, trấn an của Đức Giêsu: “Anh em đừng xao xuyến!” (Ga 14,1).
Một mẫu gương đáng để chúng ta noi theo khi sống niềm tin của mình vào Đấng là đường, là sự thật, và là sự sống....đó chính là triết gia Pascal. Cả cuộc đời và sự nghiệp của ông đã đi vào trong lối suy tư mang đậm niềm tin nơi Đức Giêsu. Điều này được chứng minh khi người nhà của Pascal tìm thấy nơi gấu áo của ông lúc ông đã qua đời, tấm giấy chính tay ông viết và lưu giữ suốt cuộc đời, ông viết: "Sự sống đời đời là hiểu biết và yêu mến Ðức Kitô và Ðấng đã sai Ngài... lửa, lửa, lửa; nước mắt, nước mắt, nước mắt của tình yêu".
Ðó là bí quyết sống niềm tin, phó thác của B. Pascal một văn hào, một triết gia, một nhà toán học. Đây cũng phải là bí quyết sống của mỗi chúng ta khi xác định quê hương của chúng ta ở trên trời. Nơi quê hương ấy hoàn toàn khác với quê hương hay những thực tại mà chúng ta thấy hiện nay, vì thế, mọi việc làm, lời nói... của chúng ta hãy quy chiếu về đó như là điểm đến của cuộc đời nơi những người có niềm tin vào Chúa và cuộc sống đời sau.
Quê hương ấy được thánh Giáo phụ Augustinô diễn tả như sau: “Hội Thánh được biết có hai cuộc sống Thiên Chúa đã mạc khải và trao ban, đó là cuộc sống trong đức tin và cuộc sống trực kiến, cuộc sống lữ hành và cuộc sống nơi cư ngụ vĩnh viễn, cuộc sống lầm than vất vả và cuộc sống nghỉ ngơi an nhàn, cuộc sống ra sức làm việc và cuộc sống chiêm ngắm tôn nhan Thiên Chúa là phần thưởng”.
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con không bị rơi vào tình trạng xao xuyến trước những điều bất trắc trong cuộc sống, xã hội và con người hôm nay, bởi xác tín rằng, quê hương chúng con ở trên trời, và mọi điều trái ý đó xảy đến như là một điều kiện cần cho được cứu rỗi. Có thế, chúng con hy vọng sẽ được vào nơi mà Đức Giêsu đã đi trước dọn đường và chuẩn bị cho chúng con. Amen.
Vững tin vào Thiên Chúa, không xao xuyến
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:49 12/05/2014
Vững tin vào Thiên Chúa, không xao xuyến
Suy niệm Chúa Nhật V Phục Sinh năm – A
( Ga 14, 1-12 )
Bước vào Chúa Nhật thứ V Phục Sinh, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta đọc và suy niệm về những lời của Chúa Giêsu trước lúc ra đi về Trời. Sắp từ giã Thầy yêu quí, tâm trạng các môn đệ không khỏi " xuyến xao", vì họ hiểu rằng con đường Thầy đi qua sẽ là cái chết ; và có lẽ họ lo cho sự sống của chính mình. Chúa Giêsu trấn an họ : " Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Người mời gọi họ hãy tin vào Thiên Chúa là Chúa của Israel, Đấng đã cứu dân Ngài vượt qua Biển Đỏ, nay hãy tin vào Người, Người cũng sẽ cứu họ vượt qua dòng nước của sự chết. Khi nói thế, Chúa Giêsu không chỉ quả quyết rằng cái chết không thể cầm giữ được Người nữa, Người còn cho các môn đệ biết Người sẽ làm một cuộc xuất hành với các ông là mở lối đi cho dân mới của Thiên Chúa.
" Thầy đi để dọn chỗ cho các con " (Ga 14, 2). Lời nói trên biểu lộ ý nghĩa cứu độ của Chúa Giêsu. Người ra đi để chuẩn bị chỗ cho các ông và xin Chúa Cha ban cho mỗi người một chỗ trong nhà của Chúa Cha. Vì yêu thương, nên Người muốn, Người ở đâu, thì chúng cũng ở đó với Người.
Dường như Chúa Giêsu muốn gợi ý khiến Tôma thắc mắc khi nói : " Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi " (Ga 14, 4). Đường nào, và đi đâu các ông nào có hay, khiến Tôma phản ứng : " Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi? " (Ga 14, 5). Đó là lý do để Người khẳng định : " Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống " (Ga 14, 6). Ai bước đi trên con đường Giêsu, thì sẽ được về cùng Chúa Cha, vì Người chính là đường đi. Không có con đường nào khác để về cùng Chúa Cha, để đạt tới mục đích cuối cùng của đời người, ngoài con đường Giêsu, Người đã tuyên bố : " Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy " (Ga 14, 6).
Chúa Giêsu là Sự Thật, là Chân Lý; Người cho chúng ta biết sự thật về Thiên Chúa và sự thật về con người. Nhờ Chúa Giêsu chúng ta biết rõ Thiên Chúa đích thực là ai và con người là ai, sinh ra ơ trần gian để làm gì và chết rồi sẽ đi đâu. Người mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là Tình Thương, và ai yêu thương thì sẽ giống như Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là Sự Sống; Người đến thế gian trao ban sự sống của Thiên Chúa cho con người, với sứ mạng đến trần gian để cho nhân loại được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người là Đấng cứu tinh, Người đến giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ, khỏi mọi tội lỗi và khỏi chết đời đời, nay Người trở về nhà Cha sau một hành trình dài. Người cảm thấy hạnh phúc biết bao khi được trở về " nhà Cha " ! Niềm vui ngập tràn trước lúc lên đường, hạnh phúc và niềm vui ấy cần được chia sẻ. Người đi chuẩn bị cho mỗi người một chỗ, đích thân Người sẽ trở lại đón chúng ta đi. Chúa Giêsu đến thế gian ấp ủ trong lòng sự khắc khoải là một ngày nào đó đón được chúng ta về nhà " Cha của Người và cũng là Cha chúng ta, Thiên Chúa của Người cũng là Thiên Chúa của chúng ta " (Ga 20 , 17) để chia sẻ sự sống thần linh với Thiên Chúa và sẽ sống với Chúa Giêsu Ktiô trong cung lòng Chúa Cha.
Đối với Philipphê, chỉ cần thầy Chúa Cha là đã đủ rồi, nên ông thưa: "Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con" (Ga 14, 8). Thêm một cơ hội để Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa Cha, Người nói: "Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư, Philipphê? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha, sao con lại nói 'Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha'? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? (Ga 14, 8-10).
Đúng theo những lời Đức Kitô đã nói với Philípphê, việc " thấy Chúa Cha" việc thấy Thiên Chúa trong đức tin - đạt được trong sự gặp gỡ lòng thương xót của Ngài một cấp độ đơn sơ và chân thật nội tâm giống như cấp độ chúng ta nhận ra trong dụ ngôn người con hoang đàng (Lc 15, 11s).
"Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha " (Ga 14, 9). Tất cả những gì làm thành việc " thấy " Đức Kitô trong đức tin sống động và trong lời giảng dạy của Giáo Hội đều đưa chúng ta lại gần việc " thấy Chúa Cha " trong sự thánh thiện của lòng Ngài thương xót. Trích Thông điệp " Thiên Chúa Đấng giầu lòng thương xót số 13 ".
Ở chỗ khác Chúa Giêsu nói, " Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, Ta và Cha là Một" (Ga 10 , 30). Thật lôgích để nói rằng " ai thấy Thầy là xem thấy Cha " ; nghĩa là ai đón nhận Lời Chúa Con trong đức tin, thì cũng biết Chúa Cha mà Chúa Giêsu mạc khải rõ khuôn mặt đích thực.
Vượt qua ngưỡng cửa này, những người tin được hứa : " Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn " (Ga 14, 12). Mỗi người chúng ta có ơn gọi mạc khải khía cạnh sự dịu dàng vô biên của Chúa Cha, " Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người " (1 Pr 2, 9 ) đây là cách chúng ta trở nên " những tảng đá sống động, xây dựng toà nhà thiêng liêng," được xây dựng trên "nền tảng" là chính Chúa Kitô.
Như các môn đệ sau ngày Lễ Ngũ Tuần, " đầy đức tin và Chúa Thánh Thần " họ là " dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa " (1 Pr 2, 5), có trách nhiệm loan báo cho mọi người biết Chúa Giêsu là con đường chân chính, Người sẽ dẫn đưa chúng ta sự sống đời đời. Thiên Chúa nhắc lại cho chúng ta và tất cả những người mà chúng ta được sai đến : " Các điều ấy Ta đã nói với các ngươi rồi, ngõ hầu sự vui mừng của Ta có nơi các ngươi, và sự vui mừng của các ngươi được nên trọn " (Ga 15 , 11).
Lạy Mẹ Maria, giữa bao nghịch cảnh của cuộc đời, xin giúp con vững tin vào Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy niệm Chúa Nhật V Phục Sinh năm – A
( Ga 14, 1-12 )
Bước vào Chúa Nhật thứ V Phục Sinh, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta đọc và suy niệm về những lời của Chúa Giêsu trước lúc ra đi về Trời. Sắp từ giã Thầy yêu quí, tâm trạng các môn đệ không khỏi " xuyến xao", vì họ hiểu rằng con đường Thầy đi qua sẽ là cái chết ; và có lẽ họ lo cho sự sống của chính mình. Chúa Giêsu trấn an họ : " Lòng các con đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " (Ga 14, 1). Người mời gọi họ hãy tin vào Thiên Chúa là Chúa của Israel, Đấng đã cứu dân Ngài vượt qua Biển Đỏ, nay hãy tin vào Người, Người cũng sẽ cứu họ vượt qua dòng nước của sự chết. Khi nói thế, Chúa Giêsu không chỉ quả quyết rằng cái chết không thể cầm giữ được Người nữa, Người còn cho các môn đệ biết Người sẽ làm một cuộc xuất hành với các ông là mở lối đi cho dân mới của Thiên Chúa.
" Thầy đi để dọn chỗ cho các con " (Ga 14, 2). Lời nói trên biểu lộ ý nghĩa cứu độ của Chúa Giêsu. Người ra đi để chuẩn bị chỗ cho các ông và xin Chúa Cha ban cho mỗi người một chỗ trong nhà của Chúa Cha. Vì yêu thương, nên Người muốn, Người ở đâu, thì chúng cũng ở đó với Người.
Dường như Chúa Giêsu muốn gợi ý khiến Tôma thắc mắc khi nói : " Thầy đi đâu, các con đã biết đường rồi " (Ga 14, 4). Đường nào, và đi đâu các ông nào có hay, khiến Tôma phản ứng : " Lạy Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết đường đi? " (Ga 14, 5). Đó là lý do để Người khẳng định : " Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống " (Ga 14, 6). Ai bước đi trên con đường Giêsu, thì sẽ được về cùng Chúa Cha, vì Người chính là đường đi. Không có con đường nào khác để về cùng Chúa Cha, để đạt tới mục đích cuối cùng của đời người, ngoài con đường Giêsu, Người đã tuyên bố : " Không ai đến được với Cha mà không qua Thầy " (Ga 14, 6).
Chúa Giêsu là Sự Thật, là Chân Lý; Người cho chúng ta biết sự thật về Thiên Chúa và sự thật về con người. Nhờ Chúa Giêsu chúng ta biết rõ Thiên Chúa đích thực là ai và con người là ai, sinh ra ơ trần gian để làm gì và chết rồi sẽ đi đâu. Người mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là Tình Thương, và ai yêu thương thì sẽ giống như Thiên Chúa.
Chúa Giêsu là Sự Sống; Người đến thế gian trao ban sự sống của Thiên Chúa cho con người, với sứ mạng đến trần gian để cho nhân loại được sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Người là Đấng cứu tinh, Người đến giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ, khỏi mọi tội lỗi và khỏi chết đời đời, nay Người trở về nhà Cha sau một hành trình dài. Người cảm thấy hạnh phúc biết bao khi được trở về " nhà Cha " ! Niềm vui ngập tràn trước lúc lên đường, hạnh phúc và niềm vui ấy cần được chia sẻ. Người đi chuẩn bị cho mỗi người một chỗ, đích thân Người sẽ trở lại đón chúng ta đi. Chúa Giêsu đến thế gian ấp ủ trong lòng sự khắc khoải là một ngày nào đó đón được chúng ta về nhà " Cha của Người và cũng là Cha chúng ta, Thiên Chúa của Người cũng là Thiên Chúa của chúng ta " (Ga 20 , 17) để chia sẻ sự sống thần linh với Thiên Chúa và sẽ sống với Chúa Giêsu Ktiô trong cung lòng Chúa Cha.
Đối với Philipphê, chỉ cần thầy Chúa Cha là đã đủ rồi, nên ông thưa: "Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha, và như thế là đủ cho chúng con" (Ga 14, 8). Thêm một cơ hội để Chúa Giêsu mạc khải Thiên Chúa Cha, Người nói: "Thầy ở với các con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư, Philipphê? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha, sao con lại nói 'Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha'? Con không tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư? (Ga 14, 8-10).
Đúng theo những lời Đức Kitô đã nói với Philípphê, việc " thấy Chúa Cha" việc thấy Thiên Chúa trong đức tin - đạt được trong sự gặp gỡ lòng thương xót của Ngài một cấp độ đơn sơ và chân thật nội tâm giống như cấp độ chúng ta nhận ra trong dụ ngôn người con hoang đàng (Lc 15, 11s).
"Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha " (Ga 14, 9). Tất cả những gì làm thành việc " thấy " Đức Kitô trong đức tin sống động và trong lời giảng dạy của Giáo Hội đều đưa chúng ta lại gần việc " thấy Chúa Cha " trong sự thánh thiện của lòng Ngài thương xót. Trích Thông điệp " Thiên Chúa Đấng giầu lòng thương xót số 13 ".
Ở chỗ khác Chúa Giêsu nói, " Ta ở trong Cha và Cha ở trong Ta, Ta và Cha là Một" (Ga 10 , 30). Thật lôgích để nói rằng " ai thấy Thầy là xem thấy Cha " ; nghĩa là ai đón nhận Lời Chúa Con trong đức tin, thì cũng biết Chúa Cha mà Chúa Giêsu mạc khải rõ khuôn mặt đích thực.
Vượt qua ngưỡng cửa này, những người tin được hứa : " Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm những việc Thầy đã làm. Người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn " (Ga 14, 12). Mỗi người chúng ta có ơn gọi mạc khải khía cạnh sự dịu dàng vô biên của Chúa Cha, " Đấng đã gọi anh em ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng kỳ diệu của Người " (1 Pr 2, 9 ) đây là cách chúng ta trở nên " những tảng đá sống động, xây dựng toà nhà thiêng liêng," được xây dựng trên "nền tảng" là chính Chúa Kitô.
Như các môn đệ sau ngày Lễ Ngũ Tuần, " đầy đức tin và Chúa Thánh Thần " họ là " dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân tộc thánh thiện, dân riêng của Chúa " (1 Pr 2, 5), có trách nhiệm loan báo cho mọi người biết Chúa Giêsu là con đường chân chính, Người sẽ dẫn đưa chúng ta sự sống đời đời. Thiên Chúa nhắc lại cho chúng ta và tất cả những người mà chúng ta được sai đến : " Các điều ấy Ta đã nói với các ngươi rồi, ngõ hầu sự vui mừng của Ta có nơi các ngươi, và sự vui mừng của các ngươi được nên trọn " (Ga 15 , 11).
Lạy Mẹ Maria, giữa bao nghịch cảnh của cuộc đời, xin giúp con vững tin vào Chúa như Mẹ. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:45 12/05/2014
LÒNG KHÔNG BỐ TRÍ PHÒNG THỦ
Hoa hải đường ôm tâm nhĩ bị nghiến đau và chảy máu, đau khổ nói với Đấng tạo hóa:
- “Người lạ làm tổn thương con, con có thể quên đi rất nhanh, tại sao người càng thân cận, càng làm cho con không thể chịu đựng được?”
Đấng tạo hóa thở dài, nói:
- “Thân cận không nhất định là thân mật, thân mật không nhất định là thân yêu; người càng thân cận thường làm tổn thương cho nhau càng sâu, và trước mặt người chí thân, chí cận, chí ái thì trong lòng mình không bố trí phòng thủ, cho đến nỗi bị vết thương đã sâu mà lại lớn nữa.”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, thật là đúng trăm phần trăm, không chê vào đâu được.
Các cặp vợ chồng trước khi ly dị, không phải là họ đã có thời kỳ yêu nhau lắm sao?
Các bạn trẻ thanh niên nam nữ, trước khi chia tay nhau “đường ai nấy đi”, không phải đã có lần họ đã bất chấp những nghề nghiệp tương lai mà cha mẹ định sẵn cho họ, để đi theo tiếng gọi tình yêu của người bạn gái [trai] sao?
… … … … … … … … … … …
Họ đã có một thời bất chấp mọi thứ trên đời như khen chê, thù ghét, đau khổ, vui buồn, sung sướng, phớt lờ mọi sự để được yêu hay sao ?
Nhưng cái đau khổ nhất của họ chính là bị người yêu phản bội, bởi càng yêu thương tin tưởng bao nhiêu, đến khi tan vỡ thì sự thù ghét cũng theo đó mà nhân lên cho đầy bấy nhiêu.
Con người ta mà đã như thế huống chi là Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không xử sự như con người, nghĩa là Ngài không thù hận, không oán ghét, không “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, nhưng Ngài càng yêu thì càng xoá bỏ những khuyết điểm, càng ban ân sủng, càng chờ đợi chúng ta trở về với Ngài.
Cho nên Ngài sẽ buồn biết bao, khi chúng ta lừa dối và phản bội Ngài, bởi vì lòng của Thiên Chúa thì không bố trí phòng thủ, mà chỉ có rộng mở đón tiếp...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Hoa hải đường ôm tâm nhĩ bị nghiến đau và chảy máu, đau khổ nói với Đấng tạo hóa:
- “Người lạ làm tổn thương con, con có thể quên đi rất nhanh, tại sao người càng thân cận, càng làm cho con không thể chịu đựng được?”
Đấng tạo hóa thở dài, nói:
- “Thân cận không nhất định là thân mật, thân mật không nhất định là thân yêu; người càng thân cận thường làm tổn thương cho nhau càng sâu, và trước mặt người chí thân, chí cận, chí ái thì trong lòng mình không bố trí phòng thủ, cho đến nỗi bị vết thương đã sâu mà lại lớn nữa.”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, thật là đúng trăm phần trăm, không chê vào đâu được.
Các cặp vợ chồng trước khi ly dị, không phải là họ đã có thời kỳ yêu nhau lắm sao?
Các bạn trẻ thanh niên nam nữ, trước khi chia tay nhau “đường ai nấy đi”, không phải đã có lần họ đã bất chấp những nghề nghiệp tương lai mà cha mẹ định sẵn cho họ, để đi theo tiếng gọi tình yêu của người bạn gái [trai] sao?
… … … … … … … … … … …
Họ đã có một thời bất chấp mọi thứ trên đời như khen chê, thù ghét, đau khổ, vui buồn, sung sướng, phớt lờ mọi sự để được yêu hay sao ?
Nhưng cái đau khổ nhất của họ chính là bị người yêu phản bội, bởi càng yêu thương tin tưởng bao nhiêu, đến khi tan vỡ thì sự thù ghét cũng theo đó mà nhân lên cho đầy bấy nhiêu.
Con người ta mà đã như thế huống chi là Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không xử sự như con người, nghĩa là Ngài không thù hận, không oán ghét, không “yêu nhau lắm, cắn nhau đau”, nhưng Ngài càng yêu thì càng xoá bỏ những khuyết điểm, càng ban ân sủng, càng chờ đợi chúng ta trở về với Ngài.
Cho nên Ngài sẽ buồn biết bao, khi chúng ta lừa dối và phản bội Ngài, bởi vì lòng của Thiên Chúa thì không bố trí phòng thủ, mà chỉ có rộng mở đón tiếp...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:48 12/05/2014
N2T |
1. Nếu chỉ nhìn từ mặt căn tính xấu xa vốn có của con thì con thực không dám hy vọng gì cả; nhưng nhìn từ khía cạnh nhân từ to lớn của Thiên Chúa, con vẫn dám hy vọng tất cả.
(Thánh Francis of Assisi)---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Powerpoint Chúa Nhật Thứ 5 Sau Phục Sinh Năm A - 5th Easter Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
23:44 12/05/2014
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các chứng nhân can đảm bảo vệ phẩm giá và quyền của người tỵ nạn tại Mêhicô
Linh Tiến Khải
09:54 12/05/2014
Từ nhiều thập niên qua Mêhicô là trạm dừng chân của dân nghèo các nước châu Mỹ Latinh tìm đường qua Hoa Kỳ. Số người này là cả một đạo binh ngày càng gia tăng, mà không ai biết chính xác là bao nhiêu, vì đã không bao giờ có các thống kê chính thức. Và người ta cũng chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện làm thống kê. Rất thường khi những con người khốn khổ này không biết và không ý thức được các hiểm nguy luôn rình chờ họ trên con đường tìm thoát cảnh bần cùng đi tìm một chân trời sống tốt đẹp hơn.
Dọc con đường đi tìm cuộc sống mới này có các băng đảng tội phạm, buôn bán ma túy, buôn người, buôn cơ phận người, khai thác tình dục, buôn bán mại dân và khai thác lao động. Trên con đường đi tìm đất hứa Hoa Kỳ hàng ngàn người dân các nước Châu Mỹ La tinh, nam giới, phụ nữ, người trẻ và trẻ em đã trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm này. Chúng bắt cóc để đòi tiền chuộc, hay đòi các số tiển khổng lồ để đưa họ từ đất nước quê hương họ sang Hoa Kỳ. Hàng năm số tiền làm ăn được trên mạng sống và da thịt của những người di cư này lên tới 50 triệu mỹ kim. Mọi thành phần tham dự đều kiếm chác được ít nhiều từ đám di cư béo bở đó, kể cả các giới chức chính quyền Mêhicô đồng lõa với các tổ chức tội phạm. Và con số các nạn nhân bị chết hay mất tích lên tới hàng ngàn hay hàng chục ngàn, không ai biết rõ được, và cũng không thể cung cấp con số chính xác.
Tuy nhiên, bên cạnh các anh chị em khốn khổ này cũng có những người can đảm đương đầu với các đe dọa, kể cả cái chết, để bênh vực phẩm giá cũng như các quyền lợi của họ và trợ giúp họ. Cách thức thông thường nhất là các nhà trọ và trung tâm tiếp đón. Các anh chị em này cũng biết các nguy hiểm chờ đón mình, nhưng không có gì có thể ngăn cản họ trợ giúp tha nhân.
Ngày mùng 1-4-2014, noi gương Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm người tị nan tại đảo Lampedusa, các Giám Mục Hoa Kỳ đã hành hương tới Nogales trong bang Arizona giáp giới với Mêhicô, để dâng thánh lễ tưởng niệm tất cả các nạn nhân di cư bị chết từ năm 1998 đến nay, và để nhấn mạnh sự cần thiết cải tổ hệ thống di cư tại Hoa Kỳ.
Nogales là vùng bị cắt làm hai bởi bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mêhicô. Một phần của vùng này nằm bên Arizona, phần kia nằm trong vùng Sonora của Mêhicô. Chính từ đây mỗi ngày có hàng chục người Mêhicô tìm cách lén lút sang Hoa Kỳ. Thánh lễ nhằm tưởng niệm hơn 6.000 người di cư Honduras, El Salvador, Guatemala và Mêhicô đã chết trong sa mạc vì muốn vượt biên qua Hoa Kỳ để trốn chạy cuộc sống nghèo khó và bạo lực trên quê hương họ. Các Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ tố cáo sự thờ ơ đối với tệ nạn này. Các vị khẳng định rằng không biết tới nỗi khổ đau và các người di cư bị chết là một sự xấu hổ cho cả nước.
Buổi lễ tưởng niệm này nhắm mục đích lôi kéo sự chú ý của mọi người đối với các hậu qủa nhân bản của một hệ thống di cư suy sụp như hệ thống hiện nay của Hoa Kỳ, cũng như nhấn mạnh sự kiện cần phải thông qua dự luật cải tổ về di cư của tổng thống Obama, cho phép hợp thức hóa khoảng 11 triệu người di cư bất hợp pháp hiện đang sống trên đất Hoa Kỳ. Luật này vẫn bị ngăn chặn bởi phe chống đối thuộc đảng Cộng hòa trong Quốc hội, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hơn một lần bầy tỏ lập trường.
Làn sóng di cư vẫn tiếp tục, vì các anh chị em đến từ Châu Mỹ Latinh trốn chạy các tình trạng bạo lực tột độ, và đối với họ các bạo lực mà họ gặp phải tại Mêhicô cũng như các nguy hiểm tìm thấy trong việc vượt qua bức tường biên giới không là gì cả. Họ không có lý do nào để trở lại đàng sau. Trong rất nhiều trường hợp, bên cạnh tình trạng bạo lực là cảnh nghèo nàn tuyệt đối, nhất là đối với những người đến từ Honduras, là nước có một tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ đặc biệt sau vụ đảo chánh.
Tại Nogales cũng như tại nhiều nơi khác mỗi ngày người ta đều tìm thấy tử thi của các người di cư, và càng ngày càng có nhiều trẻ em vị thành niên. Con số các trẻ em vị thành niên di cư không có người lớn đi kèm cũng ngày càng gia tăng trong vùng biên giới. Con số này đang gia tăng tại miền bắc Mêhicô và các em đến từ các nước Trung Mỹ Latinh. Nghiêm trọng hơn nữa là sự kiện các em đến một mình không có các tay buôn người dẫn dắt. Các em đi từng nhóm ba bốn em và mới chỉ có 9-10 tuổi cho tới 16-17 tuổi. Và đương nhiên là trên đường đi các em tìm thấy các hiểm nguy y như các hiểm nguy của người lớn vậy, nghĩa là bị bắt cóc, bị tra tấn, đối với các bé gái thì có nguy cơ bị lọt vào trong mạng lưới khai thác tình dục. Thế rồi còn các có trẻ em bị bắt ở lại trong các trại được thành lập cho mục đích này, trong khi cha mẹ các em bị gửi trả về nước. Và thế là các em bị tách rời khỏi gia đình, và gia đình các em không biết các em ở đâu và những gì xảy ra cho các em.
Bà Valentina Valfrè, thuộc tổ chức phi chính quyền ”Soleterre”, là tổ chức đi tiên phong trong việc bênh vực các quyền của người di cư bên Mêhicô cho biết, hằng năm có 400.000 người thuộc nhiều nước châu Mỹ Latinh vượt biên giới Mêhicô để sang Hoa Kỳ. Thêm vào đó là hàng chục ngàn người Mêhicô đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn bên Mỹ. Có nhiều yếu tố khiến cho các chuyên viên lo ngại cho an ninh của họ: trước hết là hoạt động của các tổ chức tội phạm. Càng ngày chúng càng bắt cóc người di cư một cách chớp nhoáng, trong một ngày hoặc nhiều ngày, có khi là từ 50 tới 70 người.
Trong các lần bị bắt cóc như thế, họ phải chịu mọi vi phạm: các phụ nữ bị hãm hiếp, nam giới bị tra tấn và chúng tìm cách làm tiền, bằng cách bắt buộc họ gọi điện thoại cho thân nhân gửi tiền chuộc để được trả tự do. Điều tệ hại nhất là có sự đồng lõa của chính quyền địa phương, bắt đầu từ chính những nhân viên của văn phòng di cư, cho tới các cảnh sát và các binh sĩ có trách nhiệm trong các vụ bắt cóc, vì họ đồng ý và ăn chia với các tổ chức tội phạm. Các nhân viên này báo cho các nhóm tội phạm biết sự hiện diện của người di cư để chúng có thể bắt cóc họ.
Trong số những người liều mình bênh vực và trợ giúp người di cư có tu huynh Tomàs Gonzàles Castillo, dòng Phanxicô. Thầy hoạt động trong vùng Tenosique gần biến giới Guatemala và được gọi là ”Thầy Bão tố”. Đây là một trong những vùng nguy hiểm nhất và là trạm dừng chân đầu tiên tại Mêhicô đối với các anh chị em thuộc các nước nam và trung châu Mỹ Latinh hướng tới Hoa Kỳ. Đây là một lộ trình do tổ chức ”Zetas” kiểm soát. Từ nhiều năm nay thầy Tomàs đã mạnh mẽ tố cáo các vụ bắt cóc, tống tiền, buôn người và đã bị dọa giết nhiếu lần, nhưng thầy vẫn tiếp tục trợ giúp các anh chị em di cư.
Thầy cho biết con số người di cư không giảm bớt, trái lại còn gia tăng trong toàn vùng. Hiện nay có nhiều người tới từ các nước vùng Trung châu Mỹ Latinh như Honduras và El Salvador. Họ xin tỵ nạn bên Mêhicô, vì tình hình bạo lực rất mạnh trên quê hương của họ. Có các trẻ em trai gái và người trẻ ra đi một mình, và con số trẻ vị thành niên gia tăng rất nhiều. Có cả các phụ nữ nữa. Và đương nhiên họ là các nạn nhân dễ bị thương tích nhất của bạo lực tại Mêhicô. Một phu nữ có thể bị hãm hiếp nhiều lần trong suốt lộ trình di cư. Nếu là trẻ em vị thành niên nhất là bé gái, thì có thể trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bắt làm việc, hay trở thành nô lệ tình dục hay bị khai thác cho bất cứ công việc nào khác.
Nữ tu Leticia Gutierrez, dòng Scalabrini, cũng đã trở thành điểm tham chiếu cho các người di cư và là người bênh vực các quyền của họ. Chị đã dấn thân xây được 66 nơi trú ẩn mới cho họ. Mỗi cố gắng của chị đều nhằm tạo ra và củng cố một mạng lưới của những người bênh vực các quyền con người, của người di cư bên Mêhicô. Theo chị có giải pháp cho vấn đề này. Trước hết các chính quyền phải đương đầu với vấn đề của người di cư trong cách thế khác nhau. Nếu có một sự di chuyển hàng hóa tự do trong thương mại, thì cũng có một sự di chuyển tự do đối với con người. Điều này có thể được vì các người di cư phải bỏ quê hương do nghèo đói, bần cùng và ít cơ may phát triển đối với tương lai. Các chính quyền phải lo lắng cho vấn đề di cư một cách khác nhau. Không thể tiếp tục giết người di cư được và mang trên vai gánh nặng lương tâm liên quan tới cái chết của họ ngày càng nhiều hơn. Mỗi ngày đều có người chết vì chính sách hạn chế nhận người di cư.
Hiện nay có sự đàn áp trong các đường lối chính trị liên quan tới di cư trên bình diện toàn cầu. Chúng ta trông thấy điều này bên Âu châu, tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn có hai điều kiện của việc cải tổ di cư bên Hoa Kỳ: thứ nhất là nới rộng bừc tường an ninh do chính phủ Hoa Kỳ xây dọc biên giới giữa Mêhicô và Hoa Kỳ; thứ hai gia tăng hàng ngàn cảnh sát biên phòng. Nhưng đây là một sự thụt lùi. Cần có một giải pháp toàn diện rõ ràng. Chị Leticia cho biết đã bị các tổ chức tội phạm đe dọa giết nhiều lần, giống như thầy Tomàs. Những người bảo vệ quyền của các anh chị em di cư không phải là các anh hùng hay siêu nhân, mà chỉ là người bình thường thực tế đã quyết định hiến dâng đời mình cho việc bênh vực những nạn nhân yếu đuối cần được trợ giúp, vì trông thấy nơi họ Chúa Giêsu đau khổ và để không phản bội nhân loại. Do đó họ tiến tới và muốn hiến mạng sống cho các anh chị em di cư. Chị nói: dĩ nhiên đó là việc khó khăn và chúng tôi cũng sợ hãi, vì là người. Có mệt nhọc, khóc than, nước mắt và máu, nhưng chúng tôi phải tiến tới vì Chúa Kitô và vì tình bác ái. Chúng tôi tiến tới vì muốn sự công bằng. Chúng tôi muốn truy nã những kẻ đang gây ra thiệt hại trong chính quyền và những kẻ cho phép các bất công và khổ đau này xảy ra.
Khi nhìn thấy người khác bị ám sát chúng tôi không để bạn khoanh tay làm ngơ. Tất cả nhừng người dấn thân bênh vực và che chở các người di cư hành động vì đức tin và tình huynh đệ. Chúng tôi không thể để cho các anh chị em di cư bị giết và để cho mình bị bịt miệng. Chúng tôi không thể tiếp tục chịu đựng họ giết nhân loại nơi các anh chị em di cư này. (RG 23-3-2014)
Dọc con đường đi tìm cuộc sống mới này có các băng đảng tội phạm, buôn bán ma túy, buôn người, buôn cơ phận người, khai thác tình dục, buôn bán mại dân và khai thác lao động. Trên con đường đi tìm đất hứa Hoa Kỳ hàng ngàn người dân các nước Châu Mỹ La tinh, nam giới, phụ nữ, người trẻ và trẻ em đã trở thành nạn nhân của các tổ chức tội phạm này. Chúng bắt cóc để đòi tiền chuộc, hay đòi các số tiển khổng lồ để đưa họ từ đất nước quê hương họ sang Hoa Kỳ. Hàng năm số tiền làm ăn được trên mạng sống và da thịt của những người di cư này lên tới 50 triệu mỹ kim. Mọi thành phần tham dự đều kiếm chác được ít nhiều từ đám di cư béo bở đó, kể cả các giới chức chính quyền Mêhicô đồng lõa với các tổ chức tội phạm. Và con số các nạn nhân bị chết hay mất tích lên tới hàng ngàn hay hàng chục ngàn, không ai biết rõ được, và cũng không thể cung cấp con số chính xác.
Tuy nhiên, bên cạnh các anh chị em khốn khổ này cũng có những người can đảm đương đầu với các đe dọa, kể cả cái chết, để bênh vực phẩm giá cũng như các quyền lợi của họ và trợ giúp họ. Cách thức thông thường nhất là các nhà trọ và trung tâm tiếp đón. Các anh chị em này cũng biết các nguy hiểm chờ đón mình, nhưng không có gì có thể ngăn cản họ trợ giúp tha nhân.
Ngày mùng 1-4-2014, noi gương Đức Thánh Cha Phanxicô viếng thăm người tị nan tại đảo Lampedusa, các Giám Mục Hoa Kỳ đã hành hương tới Nogales trong bang Arizona giáp giới với Mêhicô, để dâng thánh lễ tưởng niệm tất cả các nạn nhân di cư bị chết từ năm 1998 đến nay, và để nhấn mạnh sự cần thiết cải tổ hệ thống di cư tại Hoa Kỳ.
Nogales là vùng bị cắt làm hai bởi bức tường biên giới giữa Hoa Kỳ và Mêhicô. Một phần của vùng này nằm bên Arizona, phần kia nằm trong vùng Sonora của Mêhicô. Chính từ đây mỗi ngày có hàng chục người Mêhicô tìm cách lén lút sang Hoa Kỳ. Thánh lễ nhằm tưởng niệm hơn 6.000 người di cư Honduras, El Salvador, Guatemala và Mêhicô đã chết trong sa mạc vì muốn vượt biên qua Hoa Kỳ để trốn chạy cuộc sống nghèo khó và bạo lực trên quê hương họ. Các Giám Mục Hoa Kỳ đã mạnh mẽ tố cáo sự thờ ơ đối với tệ nạn này. Các vị khẳng định rằng không biết tới nỗi khổ đau và các người di cư bị chết là một sự xấu hổ cho cả nước.
Buổi lễ tưởng niệm này nhắm mục đích lôi kéo sự chú ý của mọi người đối với các hậu qủa nhân bản của một hệ thống di cư suy sụp như hệ thống hiện nay của Hoa Kỳ, cũng như nhấn mạnh sự kiện cần phải thông qua dự luật cải tổ về di cư của tổng thống Obama, cho phép hợp thức hóa khoảng 11 triệu người di cư bất hợp pháp hiện đang sống trên đất Hoa Kỳ. Luật này vẫn bị ngăn chặn bởi phe chống đối thuộc đảng Cộng hòa trong Quốc hội, và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã hơn một lần bầy tỏ lập trường.
Làn sóng di cư vẫn tiếp tục, vì các anh chị em đến từ Châu Mỹ Latinh trốn chạy các tình trạng bạo lực tột độ, và đối với họ các bạo lực mà họ gặp phải tại Mêhicô cũng như các nguy hiểm tìm thấy trong việc vượt qua bức tường biên giới không là gì cả. Họ không có lý do nào để trở lại đàng sau. Trong rất nhiều trường hợp, bên cạnh tình trạng bạo lực là cảnh nghèo nàn tuyệt đối, nhất là đối với những người đến từ Honduras, là nước có một tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ đặc biệt sau vụ đảo chánh.
Tại Nogales cũng như tại nhiều nơi khác mỗi ngày người ta đều tìm thấy tử thi của các người di cư, và càng ngày càng có nhiều trẻ em vị thành niên. Con số các trẻ em vị thành niên di cư không có người lớn đi kèm cũng ngày càng gia tăng trong vùng biên giới. Con số này đang gia tăng tại miền bắc Mêhicô và các em đến từ các nước Trung Mỹ Latinh. Nghiêm trọng hơn nữa là sự kiện các em đến một mình không có các tay buôn người dẫn dắt. Các em đi từng nhóm ba bốn em và mới chỉ có 9-10 tuổi cho tới 16-17 tuổi. Và đương nhiên là trên đường đi các em tìm thấy các hiểm nguy y như các hiểm nguy của người lớn vậy, nghĩa là bị bắt cóc, bị tra tấn, đối với các bé gái thì có nguy cơ bị lọt vào trong mạng lưới khai thác tình dục. Thế rồi còn các có trẻ em bị bắt ở lại trong các trại được thành lập cho mục đích này, trong khi cha mẹ các em bị gửi trả về nước. Và thế là các em bị tách rời khỏi gia đình, và gia đình các em không biết các em ở đâu và những gì xảy ra cho các em.
Bà Valentina Valfrè, thuộc tổ chức phi chính quyền ”Soleterre”, là tổ chức đi tiên phong trong việc bênh vực các quyền của người di cư bên Mêhicô cho biết, hằng năm có 400.000 người thuộc nhiều nước châu Mỹ Latinh vượt biên giới Mêhicô để sang Hoa Kỳ. Thêm vào đó là hàng chục ngàn người Mêhicô đi tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn bên Mỹ. Có nhiều yếu tố khiến cho các chuyên viên lo ngại cho an ninh của họ: trước hết là hoạt động của các tổ chức tội phạm. Càng ngày chúng càng bắt cóc người di cư một cách chớp nhoáng, trong một ngày hoặc nhiều ngày, có khi là từ 50 tới 70 người.
Trong các lần bị bắt cóc như thế, họ phải chịu mọi vi phạm: các phụ nữ bị hãm hiếp, nam giới bị tra tấn và chúng tìm cách làm tiền, bằng cách bắt buộc họ gọi điện thoại cho thân nhân gửi tiền chuộc để được trả tự do. Điều tệ hại nhất là có sự đồng lõa của chính quyền địa phương, bắt đầu từ chính những nhân viên của văn phòng di cư, cho tới các cảnh sát và các binh sĩ có trách nhiệm trong các vụ bắt cóc, vì họ đồng ý và ăn chia với các tổ chức tội phạm. Các nhân viên này báo cho các nhóm tội phạm biết sự hiện diện của người di cư để chúng có thể bắt cóc họ.
Trong số những người liều mình bênh vực và trợ giúp người di cư có tu huynh Tomàs Gonzàles Castillo, dòng Phanxicô. Thầy hoạt động trong vùng Tenosique gần biến giới Guatemala và được gọi là ”Thầy Bão tố”. Đây là một trong những vùng nguy hiểm nhất và là trạm dừng chân đầu tiên tại Mêhicô đối với các anh chị em thuộc các nước nam và trung châu Mỹ Latinh hướng tới Hoa Kỳ. Đây là một lộ trình do tổ chức ”Zetas” kiểm soát. Từ nhiều năm nay thầy Tomàs đã mạnh mẽ tố cáo các vụ bắt cóc, tống tiền, buôn người và đã bị dọa giết nhiếu lần, nhưng thầy vẫn tiếp tục trợ giúp các anh chị em di cư.
Thầy cho biết con số người di cư không giảm bớt, trái lại còn gia tăng trong toàn vùng. Hiện nay có nhiều người tới từ các nước vùng Trung châu Mỹ Latinh như Honduras và El Salvador. Họ xin tỵ nạn bên Mêhicô, vì tình hình bạo lực rất mạnh trên quê hương của họ. Có các trẻ em trai gái và người trẻ ra đi một mình, và con số trẻ vị thành niên gia tăng rất nhiều. Có cả các phụ nữ nữa. Và đương nhiên họ là các nạn nhân dễ bị thương tích nhất của bạo lực tại Mêhicô. Một phu nữ có thể bị hãm hiếp nhiều lần trong suốt lộ trình di cư. Nếu là trẻ em vị thành niên nhất là bé gái, thì có thể trở thành nạn nhân của nạn buôn người và bị bắt làm việc, hay trở thành nô lệ tình dục hay bị khai thác cho bất cứ công việc nào khác.
Nữ tu Leticia Gutierrez, dòng Scalabrini, cũng đã trở thành điểm tham chiếu cho các người di cư và là người bênh vực các quyền của họ. Chị đã dấn thân xây được 66 nơi trú ẩn mới cho họ. Mỗi cố gắng của chị đều nhằm tạo ra và củng cố một mạng lưới của những người bênh vực các quyền con người, của người di cư bên Mêhicô. Theo chị có giải pháp cho vấn đề này. Trước hết các chính quyền phải đương đầu với vấn đề của người di cư trong cách thế khác nhau. Nếu có một sự di chuyển hàng hóa tự do trong thương mại, thì cũng có một sự di chuyển tự do đối với con người. Điều này có thể được vì các người di cư phải bỏ quê hương do nghèo đói, bần cùng và ít cơ may phát triển đối với tương lai. Các chính quyền phải lo lắng cho vấn đề di cư một cách khác nhau. Không thể tiếp tục giết người di cư được và mang trên vai gánh nặng lương tâm liên quan tới cái chết của họ ngày càng nhiều hơn. Mỗi ngày đều có người chết vì chính sách hạn chế nhận người di cư.
Hiện nay có sự đàn áp trong các đường lối chính trị liên quan tới di cư trên bình diện toàn cầu. Chúng ta trông thấy điều này bên Âu châu, tại Hoa Kỳ. Chẳng hạn có hai điều kiện của việc cải tổ di cư bên Hoa Kỳ: thứ nhất là nới rộng bừc tường an ninh do chính phủ Hoa Kỳ xây dọc biên giới giữa Mêhicô và Hoa Kỳ; thứ hai gia tăng hàng ngàn cảnh sát biên phòng. Nhưng đây là một sự thụt lùi. Cần có một giải pháp toàn diện rõ ràng. Chị Leticia cho biết đã bị các tổ chức tội phạm đe dọa giết nhiều lần, giống như thầy Tomàs. Những người bảo vệ quyền của các anh chị em di cư không phải là các anh hùng hay siêu nhân, mà chỉ là người bình thường thực tế đã quyết định hiến dâng đời mình cho việc bênh vực những nạn nhân yếu đuối cần được trợ giúp, vì trông thấy nơi họ Chúa Giêsu đau khổ và để không phản bội nhân loại. Do đó họ tiến tới và muốn hiến mạng sống cho các anh chị em di cư. Chị nói: dĩ nhiên đó là việc khó khăn và chúng tôi cũng sợ hãi, vì là người. Có mệt nhọc, khóc than, nước mắt và máu, nhưng chúng tôi phải tiến tới vì Chúa Kitô và vì tình bác ái. Chúng tôi tiến tới vì muốn sự công bằng. Chúng tôi muốn truy nã những kẻ đang gây ra thiệt hại trong chính quyền và những kẻ cho phép các bất công và khổ đau này xảy ra.
Khi nhìn thấy người khác bị ám sát chúng tôi không để bạn khoanh tay làm ngơ. Tất cả nhừng người dấn thân bênh vực và che chở các người di cư hành động vì đức tin và tình huynh đệ. Chúng tôi không thể để cho các anh chị em di cư bị giết và để cho mình bị bịt miệng. Chúng tôi không thể tiếp tục chịu đựng họ giết nhân loại nơi các anh chị em di cư này. (RG 23-3-2014)
Top Stories
Vietnamese bishops: Beijing’s provocations are a source of conflict in South China Sea
Asia News
07:19 12/05/2014
by Paul Bui Van Doc*
Hundreds of Vietnamese demonstrated yesterday against Beijing’s imperialism on the seas. ASEAN nations confirm the "great concern" over situation of high tension . The Bishops' Conference condemn China’s acts of provocation, in violation of national laws and treaties. While wishing for peace, the Church calls for the protection of national interest.
Ho Chi Minh City ( AsiaNews) - Hundreds of people demonstrated yesterday throughout Vietnam, to protest against what they term Beijing's "imperialism" in the South China Sea. It was one of the most impressive demonstrations in the recent history of the Communist nation; Hanoi war veterans, students and ordinary citizens sang patriotic songs and waved banners in front of the Chinese Embassy in the capital. Similar demonstrations were held in the past and were forcibly suppressed by the Vietnamese communist authorities, which exploit popular anger at the same time to show - as far as possible - their discontent towards their powerful ally, China.
In recent days, the level of tension between Beijing and Hanoi has intensified as a result of China's decision to place a platform for offshore oil drilling in a disputed area, that is under the exclusive competence of Vietnam. The dispute between the two Asian countries even held bank at the last ASEAN summit, which was held over the weekend in Myanmar. The leaders of the association that brings together 10 Southeast Asian nations expressed "great concern" over territorial disputes and called on the parties concerned (though without directly mentioning Beijing) to exercise "restraint" and avoid "the use of force", resolving disputes "based on the principles of international law".
Since May 2nd, 2014, China has arbitrarily deployed a drilling rig known as HD-981 and a number of escort vessels including military ones to occupy and carry out activities well within Vietnam's exclusive economic zone and continental shelf. On May 3rd, 2014 and the next day, Chinese marine vessels, with the aid of war planes, launched an attack against Vietnamese Fisheries Surveillance and an on duty Coast Guard vessel. This was a provocative and escalating action with a clear intention of the China government to carry out step by step its plan to invade Vietnam, disregarding the International Codes of Conduct that were signed by China and Vietnam, particularly the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), and the Draft Code of Conduct in the South China Sea (DOC). This situation is posing a very high risk of war. Being concerned with this tense and dangerous situation, the Vietnamese Conference of Catholic Bishops, with our duly responsibility, stating our position as follow:
1. The Catholic Church in Vietnam has always been perseverant with promoting Peace and asserting anti-war position. Peace will not cause us to lose anything but war will destroy all. Therefore, all current disputes need to be resolved faithfully by the roadmap of dialogue, excluding all behaviours of provocative, combative, war or hate promoting nature from both sides. The Chinese government must stop all aggressive behaviours of this nature. Let the words of the late Pope Paul VI resonate: "No more one against the other, no more, never again. .... "(Speech at the 1965 UN Conference)."Peace expresses itself only in peace, a peace which is not separate from the demands of justice but which is fostered by personal sacrifice, clemency, mercy and love" (World Day of Peace Message, 1975)
2. Vietnam government, while being persistent with their diplomatic, pro dialogue policy in resolving conflicts, must take a firm stance based on principle of our traditional values of prioritizing the interest of our people and our country. So far, all treaties or agreements supposed to show the respect for the mutual friendship between the two neighbouring countries, between the two Communist parties, in reality have never served our national interest, instead they only lead our country into imperilment.
3. For the Vietnamese Catholic, this is the time when we need to express wholeheartedly our patriotism as instructed by Pope Emeritus Benedict's XVI teaching: "Being a good Catholic also means being a good citizen". Our patriotism can be demonstrated when we are not turning our back on the country's current situation as well as its future, when we diligently make sacrifices as well as pray for our country, and our people. And in our clear conscience, ready to answer the call to rescue our fatherland from imperilment.
4. The Vietnamese Conference of Catholic Bishops asks every diocese to dedicate a National Day of Prayer for our homeland in which all faithful are asked to repent, reduce consumption of food and drink, limit shopping in order to share what we have with the fishermen as well as wounded sailors and coast guardsmen, all victims of Chinese marine vessels as the initiative taken by Pope Francis on Sept. 7th, 2013.
Carrying out the Social Teachings of the Catholic Church, the Vietnamese Conference of Catholic Bishops always demonstrates our roadmap of promoting peace in our mission and wish that peace and justice would be implemented in resolving the current conflicts.
*President of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops, Archbishop of Ho Chi Minh Archdiocese
Hundreds of Vietnamese demonstrated yesterday against Beijing’s imperialism on the seas. ASEAN nations confirm the "great concern" over situation of high tension . The Bishops' Conference condemn China’s acts of provocation, in violation of national laws and treaties. While wishing for peace, the Church calls for the protection of national interest.
Ho Chi Minh City ( AsiaNews) - Hundreds of people demonstrated yesterday throughout Vietnam, to protest against what they term Beijing's "imperialism" in the South China Sea. It was one of the most impressive demonstrations in the recent history of the Communist nation; Hanoi war veterans, students and ordinary citizens sang patriotic songs and waved banners in front of the Chinese Embassy in the capital. Similar demonstrations were held in the past and were forcibly suppressed by the Vietnamese communist authorities, which exploit popular anger at the same time to show - as far as possible - their discontent towards their powerful ally, China.
In recent days, the level of tension between Beijing and Hanoi has intensified as a result of China's decision to place a platform for offshore oil drilling in a disputed area, that is under the exclusive competence of Vietnam. The dispute between the two Asian countries even held bank at the last ASEAN summit, which was held over the weekend in Myanmar. The leaders of the association that brings together 10 Southeast Asian nations expressed "great concern" over territorial disputes and called on the parties concerned (though without directly mentioning Beijing) to exercise "restraint" and avoid "the use of force", resolving disputes "based on the principles of international law".
Since May 2nd, 2014, China has arbitrarily deployed a drilling rig known as HD-981 and a number of escort vessels including military ones to occupy and carry out activities well within Vietnam's exclusive economic zone and continental shelf. On May 3rd, 2014 and the next day, Chinese marine vessels, with the aid of war planes, launched an attack against Vietnamese Fisheries Surveillance and an on duty Coast Guard vessel. This was a provocative and escalating action with a clear intention of the China government to carry out step by step its plan to invade Vietnam, disregarding the International Codes of Conduct that were signed by China and Vietnam, particularly the United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS), and the Draft Code of Conduct in the South China Sea (DOC). This situation is posing a very high risk of war. Being concerned with this tense and dangerous situation, the Vietnamese Conference of Catholic Bishops, with our duly responsibility, stating our position as follow:
1. The Catholic Church in Vietnam has always been perseverant with promoting Peace and asserting anti-war position. Peace will not cause us to lose anything but war will destroy all. Therefore, all current disputes need to be resolved faithfully by the roadmap of dialogue, excluding all behaviours of provocative, combative, war or hate promoting nature from both sides. The Chinese government must stop all aggressive behaviours of this nature. Let the words of the late Pope Paul VI resonate: "No more one against the other, no more, never again. .... "(Speech at the 1965 UN Conference)."Peace expresses itself only in peace, a peace which is not separate from the demands of justice but which is fostered by personal sacrifice, clemency, mercy and love" (World Day of Peace Message, 1975)
2. Vietnam government, while being persistent with their diplomatic, pro dialogue policy in resolving conflicts, must take a firm stance based on principle of our traditional values of prioritizing the interest of our people and our country. So far, all treaties or agreements supposed to show the respect for the mutual friendship between the two neighbouring countries, between the two Communist parties, in reality have never served our national interest, instead they only lead our country into imperilment.
3. For the Vietnamese Catholic, this is the time when we need to express wholeheartedly our patriotism as instructed by Pope Emeritus Benedict's XVI teaching: "Being a good Catholic also means being a good citizen". Our patriotism can be demonstrated when we are not turning our back on the country's current situation as well as its future, when we diligently make sacrifices as well as pray for our country, and our people. And in our clear conscience, ready to answer the call to rescue our fatherland from imperilment.
4. The Vietnamese Conference of Catholic Bishops asks every diocese to dedicate a National Day of Prayer for our homeland in which all faithful are asked to repent, reduce consumption of food and drink, limit shopping in order to share what we have with the fishermen as well as wounded sailors and coast guardsmen, all victims of Chinese marine vessels as the initiative taken by Pope Francis on Sept. 7th, 2013.
Carrying out the Social Teachings of the Catholic Church, the Vietnamese Conference of Catholic Bishops always demonstrates our roadmap of promoting peace in our mission and wish that peace and justice would be implemented in resolving the current conflicts.
*President of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops, Archbishop of Ho Chi Minh Archdiocese
Vescovi vietnamiti: Le provocazioni di Pechino, fonte di guerra nel mar Cinese meridionale
Asia News
07:19 12/05/2014
di Paul Bui Van Doc*
Centinaia di vietnamiti hanno manifestato ieri contro l’imperialismo di Pechino nei mari. Le nazioni Asean confermano la “grande preoccupazione” per la situazione di forte tensione. La Conferenza episcopale contro i gesti provocatori della Cina, in violazione alle leggi e ai trattati nazionali. Pur auspicando la pace, la Chiesa invita a tutelare l’interesse nazionale.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Centinaia di persone hanno manifestato ieri in tutto il Vietnam, per protestare contro quello che definiscono "imperialismo" di Pechino nel mar Cinese meridionale. Si è trattata di una delle più imponenti dimostrazioni di piazza della storia recente del Paese comunista; ad Hanoi veterani di guerra, studenti e semplici cittadini hanno intonato canti patriottici e mostrato cartelli di fronte all'ambasciata cinese della capitale. Analoghe manifestazioni si sono tenute anche in passato e sono state represse con la forza dalle autorità comuniste vietnamite, le quali sfruttano al contempo l'ira popolare per mostrare - per quanto possibile - il proprio malcontento verso l'ingombrante alleato cinese.
Nei giorni scorsi il livello di tensione fra Pechino e Hanoi si è inasprito in seguito alla decisione della Cina di piazzare una piattaforma per l'estrazione petrolifera in un'area contesa, che sarebbe però di competenza esclusiva del Vietnam. La controversia fra i due Paesi asiatici ha tenuto banco anche all'ultimo vertice Asean, che si è tenuto nel fine settimana in Myanmar. I leader dell'associazione che riunisce 10 Paesi del Sud-est asiatico hanno manifestato "grande preoccupazione" per le dispute territoriali e invitando le parti in causa (pur senza citare in modo diretto Pechino) a esercitare "contegno" ed evitare "l'uso della forza", risolvendo le dispute "basandosi sui principi del diritto internazionale".
Dal 2 maggio 2014 la Cina ha piazzato in modo arbitrario una piattaforma petrolifera, conosciuta col nome di HD-981, e un numero di navi da pattuglia, fra cui imbarcazioni della marina militare, per occupare e portare avanti attività [estrattive] ben all'interno della Zona economica esclusiva del Vietnam e della sua placca continentale. Il 3 maggio, e ancora il giorno successivo, imbarcazioni della marina cinese, con l'aiuto di aerei da guerra, hanno sferrato un attacco contro navi della Guardia costiera del Vietnam e altre preposte al Controllo della pesca. Si tratta di un gesto provocatorio, che conferma l'escalation della tensione e che mostra la chiara intenzione del governo cinese di portare a compimento, passo dopo passo, il suo piano di invasione del Vietnam, in spregio ai Codici di condotta internazionali siglati da Cina e Vietnam, in particolare le direttive tracciate dalla Convenzione Onu sui mari (Unclos) e la bozza del Codice di condotta nel mar Cinese meridionale (Doc). Questa situazione [di tensione] rischia sempre più di sfociare una una vera e propria guerra.
Preoccupata per questa situazione di tensione e pericolo, la Conferenza episcopale vietnamita - assumendosi le proprie responsabilità - definisce la propria posizione come segue:
1) La Chiesa cattolica in Vietnam è sempre stata perseverante nel promuovere la pace e mantenendo posizioni forti contro la guerra. La Pace non ci farà perdere nulla, mentre la guerra è in grado di distruggere ogni cosa. Per questo, tutte le attuali dispute devono essere risorte con fiducia sulla via del dialogo, mettendo al bando ogni comportamento provocatorio, combattivo, di guerra o di odio da qualunque dei due fronti esso provenga. Il governo cinese deve inoltre interrompere tutti i comportamenti aggressivi di questa natura. Facciamo in modo di far risuonare le parole del compianto Papa Paolo VI: "Non più gli uni contro gli altri, non più, mai..." (dal Discorso del 1965 alla Conferenza delle Nazioni Unite). E ancora, le sue parole in occasione del messaggio per la Giornata mondiale della pace del 1975: "La pace si afferma solo con la pace, quella non disgiunta dai doveri della giustizia, ma alimentata dal sacrificio proprio, dalla clemenza, dalla misericordia, dalla carità".
2) Il governo vietnamita, pur continuando la propria opera diplomatica, mantenendo una politica del dialogo nella risoluzione dei conflitti, deve assumere una posizione decisa basata sul principio dei nostri valori tradizionali, che guardano all'interesse del nostro popolo e del nostro Paese. Ad oggi, tutti i trattati e gli accordi che avrebbero dovuto testimoniare l'amicizia e il rispetto reciproco fra le due nazioni vicine, fra due partiti comunisti, in realtà non hanno mai soddisfatto il nostro interesse nazionale, al contrario hanno messo in pericolo il nostro Paese.
3) Per i cattolici vietnamiti, questo è il tempo per esprimere con tutto il cuore il nostro patriottismo come indicato dagli insegnamenti del Papa emerito Benedetto XVI: "Essere un buon cattolico, significa essere anche un buon cittadino". Possiamo mostrare il nostro patriottismo evitando di voltare le spalle alla situazione attuale del nostro Paese e al suo futuro, compiendo in modo diligente sacrifici e preghiere per la nostra nazione, e per il nostro popolo. E in piena coscienza, pronti a rispondere alla chiamata per salvare la nostra Madrepatria dal pericolo.
4) La Conferenza episcopale vietnamita chiede a ogni diocesi di dedicare una Giornata di preghiera nazionale per la nostra patria, durante la quale tutti i fedeli sono invitati a fare penitenza, ridurre il consumo di cibo e bevande, limitare gli acquisti al fine di condividere con i pescatori e con i marinai e le guardie costiere rimaste ferite nell'adempimento del proprio lavoro, a tutte le vittime delle navi della marina cinese e in risposta all'appello lanciato da Papa Francesco il 7 settembre 2013.
Facendosi promotrice degli insegnamenti della Dottrina sociale della Chiesa cattolica, la Conferenza episcopale vietnamita mostra sempre il proposito di promuovere la pace nel contesto della propria missione, augurandosi che pace e giustizia siano i criteri utilizzati per dirimere gli attuali conflitti in corso.
* Arcivescovo di Ho Chi Minh City e presidente della Conferenza episcopale vietnamita
Centinaia di vietnamiti hanno manifestato ieri contro l’imperialismo di Pechino nei mari. Le nazioni Asean confermano la “grande preoccupazione” per la situazione di forte tensione. La Conferenza episcopale contro i gesti provocatori della Cina, in violazione alle leggi e ai trattati nazionali. Pur auspicando la pace, la Chiesa invita a tutelare l’interesse nazionale.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Centinaia di persone hanno manifestato ieri in tutto il Vietnam, per protestare contro quello che definiscono "imperialismo" di Pechino nel mar Cinese meridionale. Si è trattata di una delle più imponenti dimostrazioni di piazza della storia recente del Paese comunista; ad Hanoi veterani di guerra, studenti e semplici cittadini hanno intonato canti patriottici e mostrato cartelli di fronte all'ambasciata cinese della capitale. Analoghe manifestazioni si sono tenute anche in passato e sono state represse con la forza dalle autorità comuniste vietnamite, le quali sfruttano al contempo l'ira popolare per mostrare - per quanto possibile - il proprio malcontento verso l'ingombrante alleato cinese.
Nei giorni scorsi il livello di tensione fra Pechino e Hanoi si è inasprito in seguito alla decisione della Cina di piazzare una piattaforma per l'estrazione petrolifera in un'area contesa, che sarebbe però di competenza esclusiva del Vietnam. La controversia fra i due Paesi asiatici ha tenuto banco anche all'ultimo vertice Asean, che si è tenuto nel fine settimana in Myanmar. I leader dell'associazione che riunisce 10 Paesi del Sud-est asiatico hanno manifestato "grande preoccupazione" per le dispute territoriali e invitando le parti in causa (pur senza citare in modo diretto Pechino) a esercitare "contegno" ed evitare "l'uso della forza", risolvendo le dispute "basandosi sui principi del diritto internazionale".
Dal 2 maggio 2014 la Cina ha piazzato in modo arbitrario una piattaforma petrolifera, conosciuta col nome di HD-981, e un numero di navi da pattuglia, fra cui imbarcazioni della marina militare, per occupare e portare avanti attività [estrattive] ben all'interno della Zona economica esclusiva del Vietnam e della sua placca continentale. Il 3 maggio, e ancora il giorno successivo, imbarcazioni della marina cinese, con l'aiuto di aerei da guerra, hanno sferrato un attacco contro navi della Guardia costiera del Vietnam e altre preposte al Controllo della pesca. Si tratta di un gesto provocatorio, che conferma l'escalation della tensione e che mostra la chiara intenzione del governo cinese di portare a compimento, passo dopo passo, il suo piano di invasione del Vietnam, in spregio ai Codici di condotta internazionali siglati da Cina e Vietnam, in particolare le direttive tracciate dalla Convenzione Onu sui mari (Unclos) e la bozza del Codice di condotta nel mar Cinese meridionale (Doc). Questa situazione [di tensione] rischia sempre più di sfociare una una vera e propria guerra.
Preoccupata per questa situazione di tensione e pericolo, la Conferenza episcopale vietnamita - assumendosi le proprie responsabilità - definisce la propria posizione come segue:
1) La Chiesa cattolica in Vietnam è sempre stata perseverante nel promuovere la pace e mantenendo posizioni forti contro la guerra. La Pace non ci farà perdere nulla, mentre la guerra è in grado di distruggere ogni cosa. Per questo, tutte le attuali dispute devono essere risorte con fiducia sulla via del dialogo, mettendo al bando ogni comportamento provocatorio, combattivo, di guerra o di odio da qualunque dei due fronti esso provenga. Il governo cinese deve inoltre interrompere tutti i comportamenti aggressivi di questa natura. Facciamo in modo di far risuonare le parole del compianto Papa Paolo VI: "Non più gli uni contro gli altri, non più, mai..." (dal Discorso del 1965 alla Conferenza delle Nazioni Unite). E ancora, le sue parole in occasione del messaggio per la Giornata mondiale della pace del 1975: "La pace si afferma solo con la pace, quella non disgiunta dai doveri della giustizia, ma alimentata dal sacrificio proprio, dalla clemenza, dalla misericordia, dalla carità".
2) Il governo vietnamita, pur continuando la propria opera diplomatica, mantenendo una politica del dialogo nella risoluzione dei conflitti, deve assumere una posizione decisa basata sul principio dei nostri valori tradizionali, che guardano all'interesse del nostro popolo e del nostro Paese. Ad oggi, tutti i trattati e gli accordi che avrebbero dovuto testimoniare l'amicizia e il rispetto reciproco fra le due nazioni vicine, fra due partiti comunisti, in realtà non hanno mai soddisfatto il nostro interesse nazionale, al contrario hanno messo in pericolo il nostro Paese.
3) Per i cattolici vietnamiti, questo è il tempo per esprimere con tutto il cuore il nostro patriottismo come indicato dagli insegnamenti del Papa emerito Benedetto XVI: "Essere un buon cattolico, significa essere anche un buon cittadino". Possiamo mostrare il nostro patriottismo evitando di voltare le spalle alla situazione attuale del nostro Paese e al suo futuro, compiendo in modo diligente sacrifici e preghiere per la nostra nazione, e per il nostro popolo. E in piena coscienza, pronti a rispondere alla chiamata per salvare la nostra Madrepatria dal pericolo.
4) La Conferenza episcopale vietnamita chiede a ogni diocesi di dedicare una Giornata di preghiera nazionale per la nostra patria, durante la quale tutti i fedeli sono invitati a fare penitenza, ridurre il consumo di cibo e bevande, limitare gli acquisti al fine di condividere con i pescatori e con i marinai e le guardie costiere rimaste ferite nell'adempimento del proprio lavoro, a tutte le vittime delle navi della marina cinese e in risposta all'appello lanciato da Papa Francesco il 7 settembre 2013.
Facendosi promotrice degli insegnamenti della Dottrina sociale della Chiesa cattolica, la Conferenza episcopale vietnamita mostra sempre il proposito di promuovere la pace nel contesto della propria missione, augurandosi che pace e giustizia siano i criteri utilizzati per dirimere gli attuali conflitti in corso.
* Arcivescovo di Ho Chi Minh City e presidente della Conferenza episcopale vietnamita
Vietnam: Les évêques vietnamiens appellent les catholiques à défendre leur patrie en danger
Eglises d'Asie
09:47 12/05/2014
Un paragraphe de la déclaration s’adresse directement aux autorités gouvernementales et leur demande d’adopter une position ferme et déterminée à l’égard du grand voisin du Nord, la Chine (3). La déclaration de la Conférence souligne que les accords passés jusqu’ici, entre les deux gouvernements et les deux partis communistes, n’ont abouti à aucun résultat positif. Le texte rappelle indirectement la position traditionnelle du Vietnam à l’égard des tentatives d’annexion par la Chine, à savoir tenir compte avant tout du peuple vietnamien et de l’intégrité du territoire national. La Conférence demande aux catholiques de s’engager activement dans la défense du pays et annonce une journée de prière et de sacrifices aux intentions des pêcheurs et des militaires victimes des derniers affrontements.
La traduction française de la déclaration est de la rédaction d’Eglises d’Asie.
« Conférence des évêques du Vietnam
La situation en mer Orientale
Depuis le 2 mai 2014, la Chine s’est donné le droit d’implanter une plate-forme de forage HD-181 accompagnée d’une flotte importante de bateaux de toutes sortes, comportant notamment des navires de guerre, et d’entamer des activités dans la zone économique exclusive du Vietnam et sur son plateau continental, violant ainsi sa souveraineté. Le 3 et le 4 mai 2014, cinq navires militaires chinois appuyés par l’aviation ont attaqué des bateaux de contrôle des pêches et des navires garde-côtes du Vietnam en mission dans la région. C’est une provocation, une grave escalade motivée par la claire volonté de réaliser progressivement le plan d’annexion du Vietnam par la Chine et ce, sans tenir compte du code de conduite signé par la Chine et le Vietnam, et surtout de la Convention des Nations Unies sur le droit de la mer (UNCLOS), et des règles de conduite dans la mer Orientale (DOC). Il y a un risque très élevé qu’une telle situation conduise à la guerre.
Préoccupée par cette conjoncture tendue et dangereuse, la Conférence des évêques catholiques du Vietnam, consciente de la responsabilité qui est la sienne, tient à exprimer son point de vue et à lancer l’appel suivant :
1. L’Eglise catholique a toujours soutenu avec persévérance la même position, à savoir édifier la paix et s’élever contre la guerre. La paix ne provoque la perte d’aucun bien ; la guerre peut nous faire tout perdre. C’est pourquoi, tous les conflits actuels doivent être patiemment réglés par la voix du dialogue et sans recourir à la provocation, à l’agressivité, à l’incitation à la guerre et à la haine mutuelle entre les deux parties. Les autorités chinoises doivent immédiatement cesser leurs violations territoriales actuelles. Nous devons laisser les paroles du pape Paul VI résonner encore aujourd’hui : « Jamais plus les uns contre les autres, jamais, plus jamais !… jamais plus la guerre, jamais plus la guerre ! » (Discours de Paul VI à l’ONU, 1965). « La paix ne peut se réaliser que si nous-mêmes sommes en paix. Elle ne peut être détachée des exigences de la justice, mais elle se nourrit de nos sacrifices individuels, de notre générosité, de notre pitié et de notre amour » (Messages de Paul VI pour la journée mondiale de la paix, 1975).
2. En ce qui concerne le gouvernement vietnamien, même s’il doit persévérer dans la voie de la diplomatie et du dialogue pour résoudre les conflits, il doit néanmoins adopter une position ferme. Il doit renouer avec la philosophie traditionnelle de notre nation (à savoir agir pour le peuple et pour le pays) et la considérer comme la politique à suivre à l’égard de la Chine. Les accords s’appuyant sur l’amitié entre les deux nations voisines, ainsi qu’entre les deux partis communistes, ont montré concrètement que, non seulement ils n’apportaient pas beaucoup d’avantage au peuple de notre pays, mais au contraire qu’ils mettaient en péril notre nation.
3. Quant à nous catholiques vietnamiens, voici venu le moment où nous devons manifester pleinement notre patriotisme conformément à l’enseignement du pape Benoît XVI : « Un bon catholique est aussi un bon citoyen. » Notre amour du pays se manifestera par notre impossibilité à rester indifférent à la situation du pays, aujourd’hui comme dans le futur, ainsi que par notre assiduité à nous sacrifier et à prier pour notre patrie, par notre disponibilité à participer à toutes les activités visant à défendre la patrie, par notre disponibilité à répondre aux appels nous invitant à sauver notre patrie en danger.
4. La Conférence épiscopale demande à tous les diocèses du pays d’organiser une journée de prière pour notre patrie, et d’appeler chacun à faire pénitence, à restreindre sa consommation alimentaire et ses dépenses, pour contribuer à soulager de leur peine les pêcheurs victimes des navires chinois et les combattants des patrouilles garde-côtes vietnamiennes qui ont été blessés. Cela sera dans l’esprit de l’appel à une journée de prière pour la paix en Syrie, lancé par le pape François le 7 septembre 2013.
Se conformant à la doctrine sociale de l’Eglise catholique, la Conférence épiscopale du Vietnam s’est toujours employée, dans le cadre de sa mission, à proposer une voie qui conduise à l’édification de la paix. Elle souhaite que, dans le conflit actuel, la justice et la paix triomphent.
Le 9 mai 2014
Le président de la Conférence épiscopale du Vietnam,
Mgr Paul Bui Van Doc, archevêque de Saigon.
(Signature et cachet) »
(1) Le texte mis en ligne dans la matinée du 10 mai avait été présenté signé par la Commission ‘Justice et Paix’. Il a été ensuite présenté directement par la Conférence épiscopale et signé par son président. Voir le texte définitif dans VietCatholic News, 9 mai 2014 : http://vietcatholic.net/News/Html/124958.htm
(2) La zone économique exclusive s’étend à partir de la ligne de base de l’Etat jusqu’à 200 miles marins (environ 370 km) de ses côtes au maximum.
(3) On pourra trouver une documentation importante sur ce conflit dans EDA (‘Pour approfondir’ : « Lettre ouverte d’un Vietnamien aux Chinois de bonne volonté », par Nguyên Huu Tân Duc, 29 mai 2012.) A propos des plus récents développements de ce conflit, voir aussi « Effervescences nationalistes aux approches de la Chine » de François Danjou, 9 mai 2014 sur Question Chine.net.
(Source: Eglises d'Asie, le 12 mai 2014)
Pope Francis meets with Seminarians
Vatican Radio
10:30 12/05/2014
2014-05-12 Vatican - Pope Francis on Monday met with the rectors and students of the Pontifical Universities and Colleges in Rome. In his opening remarks, the Holy Father noted the many students from the Middle East and from Ukraine. "I want to tell you that I am very close to you in this time of suffering: indeed, very close; and in prayer,” he said. The encounter continued in an informal manner, with Pope Francis responding “off-the-cuff” to questions from the assembled students, covering a number of topics, including balancing the academic life with the spiritual life, the style of leadership necessary for a priest, and the New Evangelization.
First of all, he warned the students against academism, saying it was “dangerous” when student returns from studying in Rome not as “a father”, but as “doctor.”
“I would not understand a priest a priest who is getting a degree here, in Rome, but does not have a community life: This is wrong,” said Pope Francis. “Or does not take care of his spiritual life – daily Mass, daily prayer, lectio divina, personal prayer with the Lord – or the apostolic life.”
He said that academic “purism” is bad, and that if you see only the academic side of things, “there is a danger of slipping into ideology.”
Pope Francis also spoke of the importance of community life.
“If one prepares for the priesthood alone, without a community, it is painful,” he said. Community life “is very important because there is a sharing between brothers…walking towards the priesthood.”
Pope Francis said community life includes problems and struggles, but also friendships and the exchange of ideas. However, he warned against what he calls a “clerical language”, which tends to be diplomatic to a person’s face, but less so at other times. He also spoke of the importance of praying for each other, especially those most in need.
“I assure you that if you do these two things, the community will go on: You can live well, speak well, argue well, pray well together…but two small things – do not speak ill of others and pray for those with whom you have problems,” Pope Francis said.
In answer to a question about leadership, Pope Francis said there is “only one way”, which is “service.”
He also urged the seminarians to seek the help of the Virgin Mary if they feel spiritually troubled.
“First of all go [to the Mantle of Mary] and wait until there is a bit of calm,” Pope Francis said. “Some of you will tell me…in this time of so many modern goods – psychiatry, psychology - in this time of turbulence, I think it would be better to see a psychiatrist to get help. But - do not dismiss this - but first go to your Mother, because a priest who forgets [the Virgin Mary], especially in times of turbulence, is missing something. He is an orphan priest, the one who forgets his Mother.”
First of all, he warned the students against academism, saying it was “dangerous” when student returns from studying in Rome not as “a father”, but as “doctor.”
“I would not understand a priest a priest who is getting a degree here, in Rome, but does not have a community life: This is wrong,” said Pope Francis. “Or does not take care of his spiritual life – daily Mass, daily prayer, lectio divina, personal prayer with the Lord – or the apostolic life.”
He said that academic “purism” is bad, and that if you see only the academic side of things, “there is a danger of slipping into ideology.”
Pope Francis also spoke of the importance of community life.
“If one prepares for the priesthood alone, without a community, it is painful,” he said. Community life “is very important because there is a sharing between brothers…walking towards the priesthood.”
Pope Francis said community life includes problems and struggles, but also friendships and the exchange of ideas. However, he warned against what he calls a “clerical language”, which tends to be diplomatic to a person’s face, but less so at other times. He also spoke of the importance of praying for each other, especially those most in need.
“I assure you that if you do these two things, the community will go on: You can live well, speak well, argue well, pray well together…but two small things – do not speak ill of others and pray for those with whom you have problems,” Pope Francis said.
In answer to a question about leadership, Pope Francis said there is “only one way”, which is “service.”
He also urged the seminarians to seek the help of the Virgin Mary if they feel spiritually troubled.
“First of all go [to the Mantle of Mary] and wait until there is a bit of calm,” Pope Francis said. “Some of you will tell me…in this time of so many modern goods – psychiatry, psychology - in this time of turbulence, I think it would be better to see a psychiatrist to get help. But - do not dismiss this - but first go to your Mother, because a priest who forgets [the Virgin Mary], especially in times of turbulence, is missing something. He is an orphan priest, the one who forgets his Mother.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới Trẻ Bắc Hải mừng Ngày của Mẹ
Giuse Khổng Hữu Nguồn
16:27 12/05/2014
HỐ NAI - Chiều Chúa Nhật 4 Phục sinh 11.5.2014, Giới Trẻ giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, long trọng tổ chức lễ cầu cho ơn Thiên triệu Linh mục và Tu sĩ, đồng thời tổ chức Ngày của Mẹ.
Hình ảnh
Mở đầu thánh lễ cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn chia sẻ với cộng đoàn. “Hôm nay là ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Giáo Hội dành riêng một ngày để kêu gọi tất cả các tín hữu cầu nguyện cho ơn kêu gọi. Xin Chúa cho nhiều người quảng đại đi theo tiếng Chúa gọi. Xin Chúa cho linh mục, tu sĩ trung thành với ơn gọi. Xin Chúa hướng dẫn lớp trẻ về với ơn gọi. Cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin cho giáo phận, giáo xứ và các gia đình biết sống tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu, ngõ hầu trở thành mảnh đất ươm mầm trổ sinh nhiều ơn gọi trong Hội Thánh.
Đồng thời hôm nay cũng là Ngày của Mẹ là dịp để những người con bày tỏ tình yêu, sự kính trọng và quan tâm tới Mẹ. Chúng ta xin Chúa trả công bội hậu cho những người Mẹ của chúng ta đang còn tại thế, và chúng ta cũng xin Chúa đón nhận nơi chúng ta những giọt nước mắt muộn màng, khóc thương cho những người Mẹ đã quá cố, tiếc nuối cho một quãng thời gian sống bên Mẹ mà không biết trân trọng và nâng niu”.
Trước thánh lễ là đoàn thiếu nhi Dâng Hoa Đức Mẹ, những bông hoa hồng xinh tươi, mỗi người, mỗi gia đình trong cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải chúng con xin kính dâng lên Mẹ, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng bảo trợ giáo xứ chúng con.
Các bạn trẻ hôm nay thật hân hoan vui mừng có mặt từ sớm, đứng cuối nhà thờ để chào đón quý Mẹ về dự lễ, dẫn mời quý Mẹ vào ghế nhà thờ, dìu quý Mẹ già yếu…
Trước khi kết lễ, bạn Maria Nguyễn Hoàng An Mỹ, đại diện giới trẻ giáo xứ lên dâng lời cảm quý Cha, quý Chức Ban hành giáo, quý Tu sĩ và đặc biệt dâng lời chúc mừng quý Mẹ, kế đó các bạn đã dâng tặng mỗi Mẹ một bông hồng tươi và chiếc quạt tay ghi dấu kỷ niệm Ngày của Mẹ hôm nay.
Ngày của Mẹ là dịp nhắc nhở các bạn trẻ nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ, Mẹ đã hy sinh cả đời cho sự lớn khôn và trưởng thành của mình. Mẹ! một tiếng gọi thân thương tràn trề cảm xúc, có lẽ không còn từ nào khiến người ta dễ dàng rơi nước mắt cho bằng từ Mẹ, nhờ Mẹ, con được sinh ra trên đời, máu thịt của con là chính máu thịt Mẹ.
Dâng Mẹ đóa hoa hồng tấm lòng con luôn mến yêu Mẹ, Mẹ chính là nguồn yêu thương vô bờ bến của cuộc đời mỗi chúng ta và không bao giờ là quá muộn để bày tỏ tình yêu thương dành cho Mẹ!
Hân hoan chúc mừng các bạn còn đủ Mẹ Cha, các bạn luôn nhớ cầu nguyện cho Cha Mẹ của mình còn sống cũng như đã qua đời.
Hình ảnh
Mở đầu thánh lễ cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn chia sẻ với cộng đoàn. “Hôm nay là ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục và tu sĩ. Giáo Hội dành riêng một ngày để kêu gọi tất cả các tín hữu cầu nguyện cho ơn kêu gọi. Xin Chúa cho nhiều người quảng đại đi theo tiếng Chúa gọi. Xin Chúa cho linh mục, tu sĩ trung thành với ơn gọi. Xin Chúa hướng dẫn lớp trẻ về với ơn gọi. Cầu nguyện cho ơn gọi linh mục và tu sĩ hôm nay, chúng ta hãy cầu xin cho giáo phận, giáo xứ và các gia đình biết sống tinh thần phục vụ của Chúa Giêsu, ngõ hầu trở thành mảnh đất ươm mầm trổ sinh nhiều ơn gọi trong Hội Thánh.
Đồng thời hôm nay cũng là Ngày của Mẹ là dịp để những người con bày tỏ tình yêu, sự kính trọng và quan tâm tới Mẹ. Chúng ta xin Chúa trả công bội hậu cho những người Mẹ của chúng ta đang còn tại thế, và chúng ta cũng xin Chúa đón nhận nơi chúng ta những giọt nước mắt muộn màng, khóc thương cho những người Mẹ đã quá cố, tiếc nuối cho một quãng thời gian sống bên Mẹ mà không biết trân trọng và nâng niu”.
Trước thánh lễ là đoàn thiếu nhi Dâng Hoa Đức Mẹ, những bông hoa hồng xinh tươi, mỗi người, mỗi gia đình trong cộng đoàn giáo xứ Bắc Hải chúng con xin kính dâng lên Mẹ, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Đấng bảo trợ giáo xứ chúng con.
Các bạn trẻ hôm nay thật hân hoan vui mừng có mặt từ sớm, đứng cuối nhà thờ để chào đón quý Mẹ về dự lễ, dẫn mời quý Mẹ vào ghế nhà thờ, dìu quý Mẹ già yếu…
Trước khi kết lễ, bạn Maria Nguyễn Hoàng An Mỹ, đại diện giới trẻ giáo xứ lên dâng lời cảm quý Cha, quý Chức Ban hành giáo, quý Tu sĩ và đặc biệt dâng lời chúc mừng quý Mẹ, kế đó các bạn đã dâng tặng mỗi Mẹ một bông hồng tươi và chiếc quạt tay ghi dấu kỷ niệm Ngày của Mẹ hôm nay.
Ngày của Mẹ là dịp nhắc nhở các bạn trẻ nhớ đến công ơn sinh thành và dưỡng dục của Mẹ, Mẹ đã hy sinh cả đời cho sự lớn khôn và trưởng thành của mình. Mẹ! một tiếng gọi thân thương tràn trề cảm xúc, có lẽ không còn từ nào khiến người ta dễ dàng rơi nước mắt cho bằng từ Mẹ, nhờ Mẹ, con được sinh ra trên đời, máu thịt của con là chính máu thịt Mẹ.
Dâng Mẹ đóa hoa hồng tấm lòng con luôn mến yêu Mẹ, Mẹ chính là nguồn yêu thương vô bờ bến của cuộc đời mỗi chúng ta và không bao giờ là quá muộn để bày tỏ tình yêu thương dành cho Mẹ!
Hân hoan chúc mừng các bạn còn đủ Mẹ Cha, các bạn luôn nhớ cầu nguyện cho Cha Mẹ của mình còn sống cũng như đã qua đời.
7000 giáo dân Công Giáo VN tại Âu Châu hành hương Đức Mẹ Banneux
Thanh Sơn (Đức Quốc)
06:04 12/05/2014
Sáng nay những người Công Giáo Việt Nam tại Châu Âu cùng hẹn nhau về dưới bóng mát Mẹ Hiền yêu dấu của nhân loại, Mẹ Maria tại Banneux là nơi có thể gọi là điểm chính để cùng nhau mừng "ngày của Mẹ" ngày hiền mẫu.
Xem Hình
Đây chính thức là lần thứ 5 liên tiếp do 3 cha Tuyên Úy cho người Việt nam tại Đức, Hòa Lan Bỉ đứng ra tổ chức.
Số lượng người Việt Nam tham dự hôm nay khoảng 7 ngàn người. Đây cũng là con số kỷ lục vì năm ngoái đã có khoảng 6 ngàn người.
Năm nay có sự tham dự thêm của phái đoàn đến từ Vương Quốc Anh với 2 xe Bus và một số xe nhỏ do Lm. Huỳnh Ngọc Chánh hướng dẫn. Phái đoàn đến từ Pháp do một số Lm. hướng dẫn. Một phái đoàn từ Luxemburg do một linh mục hướng dẫn. Qúy Linh mục Đan Sỹ dòng Xitô đến từ Đức. Qúy Sr MTG. Bonn. v.v...
Đây là tượng Đức Mẹ chính thức đã được quý Linh mục làm phép trước khi những lời kinh và bài hát vang lên tại nơi đền "Suối Nước" mà Đức Mẹ đã hiện ra với Mariette Beco ngày 18.01.1933.
11g30 Lời nguyện bắt đầu và bài hát Mẹ Từ Bi đã vang lên tại Thánh Địa Banneux. Tiếp theo lời kinh là bài ca "Đây Chốn Huy hoàng" đã vang lên và đoàn kiệu Đức Mẹ và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam khởi hành dài như bất tận.
Đoàn Thánh Giá cờ hiệu đi đầu dẫn theo cờ của biết bao nhiêu là hội đoàn đếm không xuể. Đoàn rước hôm nay rất trang nghiêm và sốt sắng. từng lời kinh trong tình hiệp nhất cùng với Đức Mẹ Maria để dâng lên Thiên Chúa từ nhân.
Đan xen vào những tràng kinh Mân Côi để kính Đức Mẹ, những bản nhạc hùng ca, ca ngợi Các Thánh cũng đã vang lên. Các Thánh Đã gieo mầm cứu rỗi cho con cháu là chúng ta được làm con Chúa hôm nay đây. Chúng ta rất luôn hãnh diện được làm con cái của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Năm nay có hơn 20 mươi em tung hoa bé bỏng thật là dễ thương như thiên thần. Đặc biệt lần đầu tiên tôi nhìn thấy kiệu Đức Mẹ đi ngược, tức là Đức Mẹ quay đầu lại luôn nhìn về con cái Mẹ đi theo.
Tôi đặc biệt chú ý tới các em tung hoa đi sau kiệu Đức Mẹ,(bình thường thì các em tung hoa đi trước) nhưng vì Mẹ luôn quay lại nhìn chúng con nên các bé như thiên thần này được Mẹ mỉm cười mỗi khi những nụ hoa đời thánh hiến dâng lên.
Các em trong đội trắc của Bỉ cũng rất là nhịp nhàng đón chào Mẹ và kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Đây là một nét đẹp đặc trưng của truyền thống văn hoa Việt Nam chúng ta. Mong rằng nhưng nét văn hóa đẹp như vầy sẽ được phát triển nhiều hơn nữa ở khắp nơi trên thế giới này.
Sau một giờ rước kiệu tôn vương đã tới điểm chính nơi nhà thờ lớn. Đoàn trắc của các em chào đón kiệu Đức Mẹ, Các Thánh Tử Đạo với những nhịp điệu tưng bừng vào dồn dập vui tươi.
Nhà thờ lớn này đã được xây dựng với để đón mừng Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ghé thăm hành hương kính Đức Mẹ năm 1984 với 5.000 ghế ngồi nhưng hôm nay hình như không còn chỗ trống nên tôi thấy khá nhiều người trong giờ lễ còn ở bên ngoài.
Đầu thánh lễ linh mục PX. Nguyễn Xuyên đại diện ban tổ chức chào mừng tất cả các tham dự viên đến từ nhiều quốc gia trong Âu Châu, Đặc biệt là những nước tham dự đông đảo hôm nay là Anh, Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo và Đức. Những tràng pháo tay vang lên đón chào tất cả. cha cũng chào mừng đặc biệt tới nguyên Đức viện phụ Xitô đến từ Đức, cha chánh đến từ Anh Quốc v. v...
Một sự đặc biết là linh mục giám đốc đền thánh Banneux ngỏ lời vui mừng chào đón mừng ngày "Hiền Mẫu" lần thứ 5 tại thánh địa Banneux này. Cha cũng giải thích sơ về lý do tại sao kiệu Đức Mẹ Banneux luôn quay lại. Vì khi Mẹ hiện ra với cô bé Mariette Beco thì mẹ luôn đi thụt lùi mỉm cười và vẫy em đi theo. Vì vậy hôm nay chúng ta mới rước kiệu mà Đức Trinh Nữ của những kẻ khó nghèo luôn được Mẹ nhìn lại để bao bọc và chăm lo cho con cái của Mẹ nếu chúng ta cam đảm bước theo Mẹ.
Trước thánh lễ các em dâng hoa từ Đức đã vũ khúc tiến hoa dâng Mẹ, và các em trong đội trắc Bỉ Quốc cũng đã nhịp nhàng vần điệu dâng lên Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Hiện diện hôm nay có tất cả là 14 linh mục đồng tế. Cha PX. Nguyễn Xuyên trong ban tổ chức đến từ nước nhà Vương Quốc Bỉ chủ tế. Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long trong ban tổ chức đến từ Đức Quốc công bố Lời Chúa. Lm. Trần Đức Hưng trong ban tổ chức đến từ Hòa Lan chia sẻ Lời Chúa.
Lời nguyện giáo dân hôm nay đặc biệt cầu xin cho quê hương và đất nước Việt Nam đang trong cơn nguy khốn với nhà cầm quyền đớn hèn và họa giặc ngoại xâm từ phương bắc.
Cũng không quên cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội quê nhà, ngày các chị hiền mẫu hôm nay, và tội ác giết hại thai nhi, các linh hồn v.v...
Kết lễ cha chủ tế PX. nguyễn Xuyên đại diện BTC. thông báo ngày "Đại Hội Hiền Mẫu" cho năm tới 10.05.2015.
16.30 Lm. Trần Đức Hưng hướng dẫn viếng đường Thánh Giá và sau đó nghi thức tôn kính xương thánh Tử Đạo Việt Nam. Từng hàng người theo lên hôn xương thánh Tử Đạo Việt Nam, để tỏ lòng hãnh diện vì chúng ta được làm con cái các ngài.
Tôi chào Mẹ để ra lái xe về vào lúc 18g15 đến nhà là 22giờ đêm nên viết vội bài tường thuật.
Xem Hình
Đây chính thức là lần thứ 5 liên tiếp do 3 cha Tuyên Úy cho người Việt nam tại Đức, Hòa Lan Bỉ đứng ra tổ chức.
Số lượng người Việt Nam tham dự hôm nay khoảng 7 ngàn người. Đây cũng là con số kỷ lục vì năm ngoái đã có khoảng 6 ngàn người.
Năm nay có sự tham dự thêm của phái đoàn đến từ Vương Quốc Anh với 2 xe Bus và một số xe nhỏ do Lm. Huỳnh Ngọc Chánh hướng dẫn. Phái đoàn đến từ Pháp do một số Lm. hướng dẫn. Một phái đoàn từ Luxemburg do một linh mục hướng dẫn. Qúy Linh mục Đan Sỹ dòng Xitô đến từ Đức. Qúy Sr MTG. Bonn. v.v...
Đây là tượng Đức Mẹ chính thức đã được quý Linh mục làm phép trước khi những lời kinh và bài hát vang lên tại nơi đền "Suối Nước" mà Đức Mẹ đã hiện ra với Mariette Beco ngày 18.01.1933.
11g30 Lời nguyện bắt đầu và bài hát Mẹ Từ Bi đã vang lên tại Thánh Địa Banneux. Tiếp theo lời kinh là bài ca "Đây Chốn Huy hoàng" đã vang lên và đoàn kiệu Đức Mẹ và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam khởi hành dài như bất tận.
Đoàn Thánh Giá cờ hiệu đi đầu dẫn theo cờ của biết bao nhiêu là hội đoàn đếm không xuể. Đoàn rước hôm nay rất trang nghiêm và sốt sắng. từng lời kinh trong tình hiệp nhất cùng với Đức Mẹ Maria để dâng lên Thiên Chúa từ nhân.
Đan xen vào những tràng kinh Mân Côi để kính Đức Mẹ, những bản nhạc hùng ca, ca ngợi Các Thánh cũng đã vang lên. Các Thánh Đã gieo mầm cứu rỗi cho con cháu là chúng ta được làm con Chúa hôm nay đây. Chúng ta rất luôn hãnh diện được làm con cái của Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Năm nay có hơn 20 mươi em tung hoa bé bỏng thật là dễ thương như thiên thần. Đặc biệt lần đầu tiên tôi nhìn thấy kiệu Đức Mẹ đi ngược, tức là Đức Mẹ quay đầu lại luôn nhìn về con cái Mẹ đi theo.
Tôi đặc biệt chú ý tới các em tung hoa đi sau kiệu Đức Mẹ,(bình thường thì các em tung hoa đi trước) nhưng vì Mẹ luôn quay lại nhìn chúng con nên các bé như thiên thần này được Mẹ mỉm cười mỗi khi những nụ hoa đời thánh hiến dâng lên.
Các em trong đội trắc của Bỉ cũng rất là nhịp nhàng đón chào Mẹ và kiệu Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Đây là một nét đẹp đặc trưng của truyền thống văn hoa Việt Nam chúng ta. Mong rằng nhưng nét văn hóa đẹp như vầy sẽ được phát triển nhiều hơn nữa ở khắp nơi trên thế giới này.
Sau một giờ rước kiệu tôn vương đã tới điểm chính nơi nhà thờ lớn. Đoàn trắc của các em chào đón kiệu Đức Mẹ, Các Thánh Tử Đạo với những nhịp điệu tưng bừng vào dồn dập vui tươi.
Nhà thờ lớn này đã được xây dựng với để đón mừng Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ghé thăm hành hương kính Đức Mẹ năm 1984 với 5.000 ghế ngồi nhưng hôm nay hình như không còn chỗ trống nên tôi thấy khá nhiều người trong giờ lễ còn ở bên ngoài.
Đầu thánh lễ linh mục PX. Nguyễn Xuyên đại diện ban tổ chức chào mừng tất cả các tham dự viên đến từ nhiều quốc gia trong Âu Châu, Đặc biệt là những nước tham dự đông đảo hôm nay là Anh, Hòa Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo và Đức. Những tràng pháo tay vang lên đón chào tất cả. cha cũng chào mừng đặc biệt tới nguyên Đức viện phụ Xitô đến từ Đức, cha chánh đến từ Anh Quốc v. v...
Một sự đặc biết là linh mục giám đốc đền thánh Banneux ngỏ lời vui mừng chào đón mừng ngày "Hiền Mẫu" lần thứ 5 tại thánh địa Banneux này. Cha cũng giải thích sơ về lý do tại sao kiệu Đức Mẹ Banneux luôn quay lại. Vì khi Mẹ hiện ra với cô bé Mariette Beco thì mẹ luôn đi thụt lùi mỉm cười và vẫy em đi theo. Vì vậy hôm nay chúng ta mới rước kiệu mà Đức Trinh Nữ của những kẻ khó nghèo luôn được Mẹ nhìn lại để bao bọc và chăm lo cho con cái của Mẹ nếu chúng ta cam đảm bước theo Mẹ.
Trước thánh lễ các em dâng hoa từ Đức đã vũ khúc tiến hoa dâng Mẹ, và các em trong đội trắc Bỉ Quốc cũng đã nhịp nhàng vần điệu dâng lên Các Thánh Tử Đạo Việt Nam.
Hiện diện hôm nay có tất cả là 14 linh mục đồng tế. Cha PX. Nguyễn Xuyên trong ban tổ chức đến từ nước nhà Vương Quốc Bỉ chủ tế. Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long trong ban tổ chức đến từ Đức Quốc công bố Lời Chúa. Lm. Trần Đức Hưng trong ban tổ chức đến từ Hòa Lan chia sẻ Lời Chúa.
Lời nguyện giáo dân hôm nay đặc biệt cầu xin cho quê hương và đất nước Việt Nam đang trong cơn nguy khốn với nhà cầm quyền đớn hèn và họa giặc ngoại xâm từ phương bắc.
Cũng không quên cầu cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội quê nhà, ngày các chị hiền mẫu hôm nay, và tội ác giết hại thai nhi, các linh hồn v.v...
Kết lễ cha chủ tế PX. nguyễn Xuyên đại diện BTC. thông báo ngày "Đại Hội Hiền Mẫu" cho năm tới 10.05.2015.
16.30 Lm. Trần Đức Hưng hướng dẫn viếng đường Thánh Giá và sau đó nghi thức tôn kính xương thánh Tử Đạo Việt Nam. Từng hàng người theo lên hôn xương thánh Tử Đạo Việt Nam, để tỏ lòng hãnh diện vì chúng ta được làm con cái các ngài.
Tôi chào Mẹ để ra lái xe về vào lúc 18g15 đến nhà là 22giờ đêm nên viết vội bài tường thuật.
Thánh lễ truyền chức Linh Mục tại giáo xứ Cách Tâm Phát Diệm
BTT
06:11 12/05/2014
Thánh lễ Truyền chức Linh mục tại xứ Cách Tâm Phát Diệm
Lúc 8g30, ngày 09-5-2014, tại giáo xứ Cách Tâm, Đức Cha giáo phận đã cử hành lễ Truyền chức Linh mục cho bốn thầy Phó tế.
Xem Hình
Đồng tế trong thánh lễ này có cha Tổng đại diện và hơn 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Hiện diện trong thánh lễ này có quý thầy Phó tế, quý chủng sinh và tu tu sĩ trong và ngoài giáo phận.
Hòa chung niềm vui của giáo phận, các Kitô hữu từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã về đây hiệp dâng thánh lễ, tạ ơn và cầu nguyện cho các tân chức, tạo nên cộng đoàn phụng vụ đông đảo kể như chưa từng có đối với giáo xứ Cách Tâm.
Trong bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh bầu khí đặc biệt của lẽ Truyền chức là niềm vui. Nhưng đó là niềm vui siêu nhiên xuất phát từ Thiên Chúa. Đức Cha cũng giúp cộng đoàn nhận thấy sứ vụ của các linh mục là tiếp tục sứ vụ mục tử của Chúa Giêsu, và là hiện thân của Chúa Giêsu mục tử trong các cử hành phụng vụ và đời sống phục vụ.
Với các tân chức, Đức Cha nhắn bảo hãy cố gắng sống sao cho cộng đoàn dân Chúa nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu Mục Tử; biết bắt đầu lại mỗi ngày, cố gắng mỗi ngày. Đừng bao giờ để Chúa thất vọng, đừng bao giờ để dân Chúa thất vọng.
Với cộng đoàn phụng vụ, Đức Cha mời gọi mọi người hãy nhờ đức tin để nhận ra sự hiện của Chúa Giêsu Mục Tử nơi các linh mục – mục tử của Chúa. Ngay cả khi các linh mục có những thiếu sót, hoặc lối sống và việc làm chưa họa được hình ảnh của Chúa.
Trước khi Thánh lễ kết thúc, các tân chức bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Cha đương nhiệm, quý Đức Cha đã chọn gọi và tạo điều kiện để các ngài tu luyện và học tập; cảm ơn mọi người đã giúp đỡ để các ngài hoàn thành chương trình học tập, cũng như giúp tổ chức thánh lễ hôm nay.
Sau khi Đức Cha ban phép lành cuối lễ, các tân chức đã ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc trong niềm vui. Các thân nhân hân hoan chụp hình với các tân chức để lưu niệm ngày vui trọng đại này.
Lúc 8g30, ngày 09-5-2014, tại giáo xứ Cách Tâm, Đức Cha giáo phận đã cử hành lễ Truyền chức Linh mục cho bốn thầy Phó tế.
Xem Hình
Đồng tế trong thánh lễ này có cha Tổng đại diện và hơn 100 linh mục trong và ngoài giáo phận. Hiện diện trong thánh lễ này có quý thầy Phó tế, quý chủng sinh và tu tu sĩ trong và ngoài giáo phận.
Hòa chung niềm vui của giáo phận, các Kitô hữu từ khắp các giáo xứ trong giáo phận đã về đây hiệp dâng thánh lễ, tạ ơn và cầu nguyện cho các tân chức, tạo nên cộng đoàn phụng vụ đông đảo kể như chưa từng có đối với giáo xứ Cách Tâm.
Trong bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh bầu khí đặc biệt của lẽ Truyền chức là niềm vui. Nhưng đó là niềm vui siêu nhiên xuất phát từ Thiên Chúa. Đức Cha cũng giúp cộng đoàn nhận thấy sứ vụ của các linh mục là tiếp tục sứ vụ mục tử của Chúa Giêsu, và là hiện thân của Chúa Giêsu mục tử trong các cử hành phụng vụ và đời sống phục vụ.
Với các tân chức, Đức Cha nhắn bảo hãy cố gắng sống sao cho cộng đoàn dân Chúa nhận ra sự hiện diện của Chúa Giêsu Mục Tử; biết bắt đầu lại mỗi ngày, cố gắng mỗi ngày. Đừng bao giờ để Chúa thất vọng, đừng bao giờ để dân Chúa thất vọng.
Với cộng đoàn phụng vụ, Đức Cha mời gọi mọi người hãy nhờ đức tin để nhận ra sự hiện của Chúa Giêsu Mục Tử nơi các linh mục – mục tử của Chúa. Ngay cả khi các linh mục có những thiếu sót, hoặc lối sống và việc làm chưa họa được hình ảnh của Chúa.
Trước khi Thánh lễ kết thúc, các tân chức bày tỏ lòng biết ơn đối với Đức Cha đương nhiệm, quý Đức Cha đã chọn gọi và tạo điều kiện để các ngài tu luyện và học tập; cảm ơn mọi người đã giúp đỡ để các ngài hoàn thành chương trình học tập, cũng như giúp tổ chức thánh lễ hôm nay.
Sau khi Đức Cha ban phép lành cuối lễ, các tân chức đã ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn.
Thánh lễ kết thúc trong niềm vui. Các thân nhân hân hoan chụp hình với các tân chức để lưu niệm ngày vui trọng đại này.
Họp mặt dự tu giáo phận Vinh tại giáo xứ Hòa Thắng Hà Tĩnh
Duy Ân Tuấn Anh
09:03 12/05/2014
Hôm nay, Chúa Nhật IV Phục Sinh – Chúa Nhật cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu. Theo Thông báo của Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận, đã có hơn 60 anh em dự tu đang giúp xứ thuộc các Giáo xứ trong tỉnh Hà Tĩnh đã về Giáo xứ Hòa Thắng (xã Tượng Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) tham dự buổi tĩnh tâm, gặp gỡ và chia sẽ theo chủ đề mà Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận đã đưa ra.
Hình ảnh
Tham dự chương trình hôm nay gồm có Cha giáo Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm, Giáo sư Đại Chủng Viện Vinh Thanh; Cha Giuse Nguyễn Xuân Đình, quản xứ Hòa Mỹ; Cha Phêrô Trần Đình Lai, quản xứ Hòa Thắng và hơn 60 anh em dự tu đang giúp xứ tại Hà Tĩnh cùng với hơn 40 em mầm ơn gọi Giáo xứ Hòa Thắng đã quy tụ trong ngôi Thánh đường thân yêu của Giáo xứ để tĩnh tâm, chia sẽ và gặp gỡ nhân ngày lễ đặc biệt cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu này.
Đúng 8h00 toàn thể mọi người quy tụ, sinh hoạt với lời ca “Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời, lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng” như muốn “trình” lên Chúa các anh em dự tu về nơi đây để tham dự chương trình đặc biệt này. Sau đó là bước vào thời gian tĩnh tâm, thời gian đặc biệt để nhìn nhận ơn gọi cũng như dành những phút giây quý báu dâng lên Chúa. Cha Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm đã chia sẽ tĩnh tâm cho anh em, cha đã dùng những đoạn Lời Chúa về việc Chúa Giêsu chọn mười hai Tông Đồ “Người chọn những kẻ Người Muốn” (Mc 3,13) và các ông đã “ở lại với Người” (Ga 1,39) để rồi Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng. Cũng vậy, mỗi anh em dự tu được mời gọi hôm nay cũng chính là những “kẻ Người muốn”. Ngài cũng muốn mời gọi tất cả anh em để rồi trong tương lai anh em sẽ trở thành những người rao giảng Tin Mừng cho Chúa. Sau tĩnh tâm, mọi người được đến với Bí tích Hòa Giải như muốn mời gọi tất cả anh em phải khiêm hạ nhìn nhận những thiếu sót, những lỗi lầm, những điều chưa đẹp lòng Chúa để từ đó được kết hợp mật thiết với Chúa nhiều hơn.
Vào buổi chiều, Cha Giuse Nguyễn Xuân Đình đã chia sẽ cho anh em chủ để “Động lực đi tu” và đặt ra những câu hỏi: Tu là gì? Đi tu để làm gì? Ngài nhấn mạnh đến vấn đề “tu” như sau: “Tu trước hết là sửa những cái sai, sửa những cái chưa hoàn chỉnh của bản thân, để cải thiện bản thân và làm cho mình càng ngày càng trở nên con người thánh. Đi tu là sống thân mật với Chúa và ‘ở lại với Chúa’ (Ga 1,39), chọn Chúa làm gia nghiệp và là người yêu muôn thủa của mình. Đi tu là quên mình để nghĩ về người khác, sống cho người khác, phục vụ và giúp ích cho người khác…”. Đúng thế, đi tu trước hết là phải “gọt dũa bản thân” phải “tu thân, sửa sai bản thân mình trước khi đó mới nghĩ đến việc quên mình giúp đỡ người khác”. Cha đã gợi ý cho anh em về việc đi tu cũng như động lực thúc đẩy anh em đi tu như thế nào. Sau đó, là các câu hỏi mà anh em đặt ra, mọi người đã tham gia tích cực và đặt ra những câu hỏi rất thiết thực nhằm một phần nào giải quyết những thắc mắc cho anh em. Có thể còn nhiều những thắc mắc, còn nhiều những câu hỏi nhưng vì thời gian có giới hạn do đó chương trình hội thảo về “Động lực đi tu” đã khép lại để hứa hẹn một chương trình tới với nhiều thời gian hơn.
Sau chương trình hội thảo là Thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, trong thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm đã chia sẽ cho mỗi người về khuôn mẫu Đức Ki-tô để ta noi theo. “Chúng ta được mời gọi như Đức Ki-tô vừa tư cách là một Mục tử vừa tư cách là Chiên. Chiên là hiến thân mạng sống mình, tôi là một con chiên, vậy tôi phải sống với tư cách đó như thế nào? Chắc chắn là phải nhìn lên mẫu gương của Đức Ki-tô...Tôi với tư cách là một Mục tử, không phải đơn thuần là mục tử chăn dắt đoàn chiên mà mục tử đó chính là việc sống bác ái, hy sinh, hiến thân và tương trợ lẫn nhau. Bởi vậy, chỉ có Chúa Giê-su là một khuôn mẫu để chúng ta noi theo. Ngài đã chịu đau khổ, để ta có một khuôn mẫu và để trở nên khuôn mẫu đó chúng ta chỉ có một cách là đi theo con đường của Chúa Giêsu…”.
Kết thúc ngày tĩnh tâm, với một ngày nắng nóng, oi bức của thời tiết nhưng ai ai cũng phấn khởi, cũng cảm thấy tràn ngập niềm vui. Được biết, Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận sẽ cố gắng một quý một lần tổ chức tĩnh tâm cho anh em dự tu. Hy vọng đợt tĩnh tâm sắp tới anh em sẽ tham dự đầy đủ và nhiệt tình hơn. Cám ơn quý cha trong Ban Mục vụ Ơn gọi, quý cha giáo, quý Hội đồng Mục vụ và bà con Giáo xứ Hòa Thắng đã tạo mọi điều kiện để giúp chúng con hoàn thành tốt ngày tĩnh tâm này. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành trên quý cha, quý cộng đoàn được dồi dào sức khỏe, bình an và tràn đầy ân sủng của Chúa.
Hình ảnh
Tham dự chương trình hôm nay gồm có Cha giáo Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm, Giáo sư Đại Chủng Viện Vinh Thanh; Cha Giuse Nguyễn Xuân Đình, quản xứ Hòa Mỹ; Cha Phêrô Trần Đình Lai, quản xứ Hòa Thắng và hơn 60 anh em dự tu đang giúp xứ tại Hà Tĩnh cùng với hơn 40 em mầm ơn gọi Giáo xứ Hòa Thắng đã quy tụ trong ngôi Thánh đường thân yêu của Giáo xứ để tĩnh tâm, chia sẽ và gặp gỡ nhân ngày lễ đặc biệt cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu này.
Đúng 8h00 toàn thể mọi người quy tụ, sinh hoạt với lời ca “Lạy Chúa chúng con về từ bốn phương trời, lạy Chúa chúng con về từ khắp thôn làng” như muốn “trình” lên Chúa các anh em dự tu về nơi đây để tham dự chương trình đặc biệt này. Sau đó là bước vào thời gian tĩnh tâm, thời gian đặc biệt để nhìn nhận ơn gọi cũng như dành những phút giây quý báu dâng lên Chúa. Cha Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm đã chia sẽ tĩnh tâm cho anh em, cha đã dùng những đoạn Lời Chúa về việc Chúa Giêsu chọn mười hai Tông Đồ “Người chọn những kẻ Người Muốn” (Mc 3,13) và các ông đã “ở lại với Người” (Ga 1,39) để rồi Ngài sai các ông đi rao giảng Tin Mừng. Cũng vậy, mỗi anh em dự tu được mời gọi hôm nay cũng chính là những “kẻ Người muốn”. Ngài cũng muốn mời gọi tất cả anh em để rồi trong tương lai anh em sẽ trở thành những người rao giảng Tin Mừng cho Chúa. Sau tĩnh tâm, mọi người được đến với Bí tích Hòa Giải như muốn mời gọi tất cả anh em phải khiêm hạ nhìn nhận những thiếu sót, những lỗi lầm, những điều chưa đẹp lòng Chúa để từ đó được kết hợp mật thiết với Chúa nhiều hơn.
Vào buổi chiều, Cha Giuse Nguyễn Xuân Đình đã chia sẽ cho anh em chủ để “Động lực đi tu” và đặt ra những câu hỏi: Tu là gì? Đi tu để làm gì? Ngài nhấn mạnh đến vấn đề “tu” như sau: “Tu trước hết là sửa những cái sai, sửa những cái chưa hoàn chỉnh của bản thân, để cải thiện bản thân và làm cho mình càng ngày càng trở nên con người thánh. Đi tu là sống thân mật với Chúa và ‘ở lại với Chúa’ (Ga 1,39), chọn Chúa làm gia nghiệp và là người yêu muôn thủa của mình. Đi tu là quên mình để nghĩ về người khác, sống cho người khác, phục vụ và giúp ích cho người khác…”. Đúng thế, đi tu trước hết là phải “gọt dũa bản thân” phải “tu thân, sửa sai bản thân mình trước khi đó mới nghĩ đến việc quên mình giúp đỡ người khác”. Cha đã gợi ý cho anh em về việc đi tu cũng như động lực thúc đẩy anh em đi tu như thế nào. Sau đó, là các câu hỏi mà anh em đặt ra, mọi người đã tham gia tích cực và đặt ra những câu hỏi rất thiết thực nhằm một phần nào giải quyết những thắc mắc cho anh em. Có thể còn nhiều những thắc mắc, còn nhiều những câu hỏi nhưng vì thời gian có giới hạn do đó chương trình hội thảo về “Động lực đi tu” đã khép lại để hứa hẹn một chương trình tới với nhiều thời gian hơn.
Sau chương trình hội thảo là Thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, trong thánh lễ, Cha Phêrô Nguyễn Vĩnh Tâm đã chia sẽ cho mỗi người về khuôn mẫu Đức Ki-tô để ta noi theo. “Chúng ta được mời gọi như Đức Ki-tô vừa tư cách là một Mục tử vừa tư cách là Chiên. Chiên là hiến thân mạng sống mình, tôi là một con chiên, vậy tôi phải sống với tư cách đó như thế nào? Chắc chắn là phải nhìn lên mẫu gương của Đức Ki-tô...Tôi với tư cách là một Mục tử, không phải đơn thuần là mục tử chăn dắt đoàn chiên mà mục tử đó chính là việc sống bác ái, hy sinh, hiến thân và tương trợ lẫn nhau. Bởi vậy, chỉ có Chúa Giê-su là một khuôn mẫu để chúng ta noi theo. Ngài đã chịu đau khổ, để ta có một khuôn mẫu và để trở nên khuôn mẫu đó chúng ta chỉ có một cách là đi theo con đường của Chúa Giêsu…”.
Kết thúc ngày tĩnh tâm, với một ngày nắng nóng, oi bức của thời tiết nhưng ai ai cũng phấn khởi, cũng cảm thấy tràn ngập niềm vui. Được biết, Ban Mục vụ Ơn gọi Giáo phận sẽ cố gắng một quý một lần tổ chức tĩnh tâm cho anh em dự tu. Hy vọng đợt tĩnh tâm sắp tới anh em sẽ tham dự đầy đủ và nhiệt tình hơn. Cám ơn quý cha trong Ban Mục vụ Ơn gọi, quý cha giáo, quý Hội đồng Mục vụ và bà con Giáo xứ Hòa Thắng đã tạo mọi điều kiện để giúp chúng con hoàn thành tốt ngày tĩnh tâm này. Nguyện xin Chúa ban muôn ơn lành trên quý cha, quý cộng đoàn được dồi dào sức khỏe, bình an và tràn đầy ân sủng của Chúa.
Trung quốc vi phạm Biển Đông, Hội đồng Giám mục Việt Nam kêu gọi giải pháp Hòa bình và Ngày Cầu Nguyện
+ TGM Bùi Văn Đọc
14:53 12/05/2014
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nhật Ký Tâm Hồn của ĐGH Gioan XXIII
ĐGH Gioan XXIII
06:25 12/05/2014
Nhật Ký Tâm Hồn của ĐGH Gioan XXIII (tiếp theo)
1900 NĂM THÁNH
CẢM TƯỞNG VÀ SUY TƯ DỊP TĨNH TÂM THÁNG HAI TẠI CHỦNG VIỆN BERGAMÔ
1. Tôi là ai? Bởi đâu mà đến? Sẽ đi về đâu?…
Tôi là không. Những gì tôi có: là một thực thể, mạng sống, trí khôn, ý muốn, trí nhớ, những gì Chúa cho là của Chúa…không xa lắm, cách đây hai mươi năm thôi, những gì bao quanh tôi: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, núi cao, biển cả, cây cối, cầm thú, loài người đều đã có, đã sinh hoạt dưới sự chăm sóc của Chúa quan phòng. Còn tôi, lúc đó chưa có. Không tôi, mọi sự vẫn tiến, nào ai nghĩ đến tôi, chưa ai có ý thức gì về tôi, dù trong giấc mộng, lý do, là vì tôi chưa có.
Thế mà Chúa đã để ý yêu tôi, Chúa có từ đời đời, Chúa đưa tôi ra khỏi cái hư vô, cho tôi có, được sự sống linh hồn, tài năng nơi thể xác và tinh thần, Chúa mở mắt cho tôi thấy ánh sáng chan hòa quanh tôi, Chúa đã dựng nên tôi. Chúa là chủ, tôi là thụ tạo. Không Chúa tôi là không, nhờ Chúa, tôi mới là tất cả những gì là tôi. Không có Chúa tôi không làm gì được gì, nếu Chúa không nâng đỡ lập tức tôi trở về hư vô, nơi tôi đã xuất phát. Tôi là thế đấy. Thế mà tự cao, hãnh diện với những cái tốt Chúa ban như là của riêng mình. Thế có điên không?
“Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7).
Chúa sáng tạo nên tôi mà không cần đến tôi; cả vũ trụ và những gì quanh tôi, chúng cũng đã và sẽ tồn tại, mà chẳng cần gì đến tôi.
Tại sao tôi tự cho mình cần thiết cho đời? Tôi chỉ bằng con kiến, hạt cát không hơn! Tại sao cho mình là quan trọng thế? Tự cao, tự đại, tự ái! Sống ở đời để làm gì? Để phục vụ Chúa! Chúa là chủ tất cả, vì Ngài sáng tạo, và giữ gìn cho tôi có, tôi là tôi tớ của Chúa. Trọn đời tôi dâng cho Chúa để thực hiện điều Chúa muốn hoàn toàn và mãi mãi. Nếu không nghĩ đến Chúa, chỉ lo gì mình thích, theo sự tự ái, tìm được ca tụng, là đã lỗi nặng trong bổn phận và sẽ là tên đầy tớ bất tuân. Chúa sẽ xử tôi sao? Lạy Chúa xin đừng theo phép công thẳng mà thịnh nộ đuổi con không cho phục vụ Chúa nữa mặc dù con đã đáng bị như thế lắm.
Tôi tớ Chúa! Tước vị và chức vụ kỳ diệu! Chúa đã chẳng nói: ách ta êm ái, gánh ta nhẹ nhàng? Thánh Kinh đã chẳng bảo: “Phục vụ Chúa là cai trị”? Đối với người sống thánh thiện, còn vinh dự nào hơn khi được gọi là tôi tớ Chúa? Đức Giáo Hoàng, Đại diện Chúa ở trần gian, đã không lấy làm vinh dự để tự xưng “đầy tớ của các đầy tớ Chúa” sao? Phục vụ Chúa vinh dự biết mấy? Thế mà tôi dễ quên phận vụ! Thật xấu hổ nếu không được phục vụ Chúa chí công, chí thiện, chí thánh như Chúa!
Phục vụ Chúa: sau đó? Là phần thưởng, quê thật, cõi trời… Thiên đàng… Phải, Thiên đàng, Thiên đàng, là mục đích, là an bình, là niềm vui. Thiên đàng, nơi tôi thấy, tôi chiêm ngưỡng Chúa “diện đối diện như Chúa hiện hữu” (1Cr 13,12 và 1Ga 3,2).
Cám ơn Chúa đã chuẩn bị phần thưởng này cho thời gian phục vụ rất ngắn của con, một vinh dự cao cả Chúa dành cho con. Là lữ hành dương thế, con nhìn về trời là cùng đích, là quê hương, là nơi cư ngụ của con. Trời, trời đẹp quá, mi đã được dựng cho ta! Giữa nghịch cảnh, khó khăn, thất vọng, sức mạnh của tôi là: mở lòng tôi trước hy vọng hồng phúc, đưa trí nhìn về trời và Thiên đàng các Thánh đã làm thế, Thánh Phanxicô Salesiô, đấng đáng kính Cottolengo năng kêu: “Thiên đàng, Thiên đàng!”
Lạy Chúa, đây là những sự thật cao đẹp Chúa dạy con; khổ quá, con biết nhưng không thấm nhuần nó. Là hư vô mà lại tự cho mình là vĩ nhân; là hư không mà kiêu hãnh, đang khi mọi ơn đều do Chúa ban. Phải phục vụ Tạo Hóa, con lại quên lãng đôi khi, lại trở thành địch thủ với Chúa, chỉ phục vụ ham mê và tự ái. Được gọi về Thiên đàng mà chỉ nghĩ đến danh vọng trần gian. Thật mâu thuẫn! Xin cho con biết Chúa như Thánh Augustinô đã xin: “Xin được biết Chúa để biết con, được yêu Chúa để đừng yêu mình”.
Xin Chúa nghe con như nghe người mù đang gọi bên đường Chúa qua và nài Chúa chữa. Chúa là sự sáng cho mắt con! Cho con ánh sáng để con thấy: “Xin Chúa cho con thấy” (Mc 10,51).
2. Tôi có linh hồn! Cao cả biết mấy! Tôi không phải đất đá, thảo mộc hay loại thú, tôi là người, người có linh hồn làm nên sự sống. Do linh hồn, mà gương Chúa rọi trên tôi, tôi giống Chúa Cha bằng trí nhớ, giống Chúa Con ở trí khôn, như Chúa Thánh Thần ở ý muốn. Chưa hết: linh hồn vô giá, vì là giá máu của Thiên Chúa. Linh hồn của người bán khai vẫn hơn mọi của cải trần gian. Giá trị vô song! Hồn được gọi hưởng chính thứ hạnh phúc mà Chúa đang hưởng. Tôi dám làm hư hỏng linh hồn đã được trang điểm bằng cái đẹp của Chúa không? Tại sao tôi để cho tôi biến linh hồn thành con thú, làm nô lệ cho thể xác như chủ của nó? Thế mà, tôi đã làm nhục nhã cho tôi quá.
Qua linh hồn, Chúa đã xuất hiện trong tất cả sự cao cả của Chúa, qua sự sáng tạo, và sự nhập thể Chúa làm sáng tỏ quyền toàn năng, khôn ngoan và tình yêu của Chúa; cũng vì linh hồn Chúa đã chịu mọi thứ khổ hình và chịu chết. Tại sao tôi lại từ chối không hãm mình, chia sẻ một chút đau khổ để cứu linh hồn này, vì nó có phải là của ai đâu mà là của tôi đấy!
3. Mọi người ở thế đều mang hình ảnh Chúa trên mình; vì họ mà Chúa chịu nhiều hình khổ, nhưng phần họ, nhiều người không yêu, không phục Chúa mà còn quay lại phản bội; một số rất đông chưa bao giờ biết Chúa.
Một tư tưởng khiến tôi yêu các linh hồn, nung đốt lòng tôi quyết cứu vớt, ít ra cầu cho họ, ấy là tôi thấy máu Chúa đổ ra thật vô ích đối với họ, và còn là lý do để lên án họ cách kinh hoàng.
Nếu tất cả là hình ảnh Chúa, tại sao tôi không yêu tất cả, sao tôi khinh bỉ, không tôn trọng họ? Tư tưởng này khiến tôi tránh xa mọi sự làm mất lòng anh em dù bằng cách nào; tôi phải nhớ mọi người giống Chúa, linh hồn của họ có khi đẹp và được Chúa yêu hơn linh hồn tôi nhiều.
4. Tôi tự hào, tự gán cho mình những cái Chúa ban cho tôi; làm được gì tốt, tôi ra trước Chúa như người biệt phái… Thật ra tôi rất tội lỗi. Tôi xác tín như thế mỗi khi vào nhà thờ hay bất cứ đâu. Tôi có tội. Nào có gì để khoe khoang, kiêu hãnh? Hãy cúi mặt xuống đất, khiêm nhường trong tư tưởng và tâm hồn, dễ mến với anh em. Trước Chúa, cử chỉ tôi phải có như anh thu thuế, đứng xa bàn thờ, đấm ngực thưa rằng: “Lạy Chúa xin thương con là kẻ có tội lỗi” (Lc 18,13); khi được làm ơn, được an ủi, hãy xem đó là của Chúa thí cho, đừng kiêu hãnh, nhưng xem mình không đáng nhận.
5. Những vinh dự trong tương lai tôi có thể đạt được nhờ học giỏi, ích gì cho tôi khi chết? Khi những ý nghĩ ấy đến quầy rầy, nung đốt trí não, tôi sẽ đuổi nó đi, dù tàn nhẫn nhưng phải vậy: nhớ đến giờ chết, và những gì tôi muốn khi đó, bằng cách tự hỏi: “Sự việc đó có ích gì cho sự sống đời đời không”?
6. Những gì làm tôi kiêu hãnh, chia trí trong việc đạo đức, nguyện ngắm, xét mình, lần chuỗi, kinh nhật tụng kính Đức Mẹ; những lời nói, câu hay với thâm ý tỏ mình có giá trị, gián tiếp hay trực tiếp tỏ mình thông minh hay chữ; những suy tưởng bông lông, những lâu đài giấy, mơ mộng viễn vông “xây lâu đài bên Tây Ban Nha”; những lời nói lúc phải ở lặng; những ơn soi sáng mà bỏ qua. Phải, tất cả, tất cả những sự việc trên đều bị phán xét. Lạy Chúa, con sợ quá! Tội chồng chất! Chỉ biết cầu danh, tự ái, thật nhục nhã!
Hồn tôi ơi, phải nghĩ tới đó; lo thu xếp mọi việc bằng không sẽ chịu tất cả nhục nhã sẽ tới. Cần nhớ sự thật này, để mỗi khi muốn quay lại với những thiếu sót ấy, phải cân nhắc nếu không, về sau hối hận đã muộn: “Hãy tự phán xét để sau này khỏi bị phán xét” (x. 1Cr 11,31).
7. Nghĩ đến hỏa ngục mà phát kinh; tôi chịu không nổi. Không thể được, tôi không thể tưởng tượng được rằng Chúa rất yêu tôi, rồi đột nhiên Chúa nổi xung đuổi tôi xa Chúa. Nhưng đó là sự thật. Nếu tôi không chống tính tự cao, tự ái, hỏa ngục chờ tôi. Tôi sẽ khổ. Ôi Giêsu khả ái, có thể nào con không còn được yêu Chúa? Không được hưởng dung nhan Chúa? Bị đuổi ra xa Chúa? Để khỏi ra nông nỗi ấy, cần chăm chú lo phần rỗi. “Hãy biết run sợ mà gắng sức lo sao cho mình được cứu độ” (Pl 2,12).
Nghĩ đến hỏa ngục không phải vô ích. Dùng những yếu tố bên ngoài để nghĩ đến mà hy sinh hãm mình. Thấy lửa? Tôi sẽ nghĩ ngay đến lửa hỏa ngục. Đau răng? Khát nước quá lẽ? Lạnh run? Lên cơn sốt? Hãy hãm mình: vì hỏa ngục là nơi đủ thứ khổ hình; bị nung như than hồng trong hỏa lò: nơi đầy khóc lóc nghiến răng (x. Mt 8,12). Trong hỏa ngục không cử động được một ngón tay, tại sao bây giờ tôi không thể đọc kinh, lần chuỗi, kinh chiều, mà không lo ra mê sảng? Trong hỏa ngục phải nghe những tiếng tru tréo điếc óc, tại sao bây giờ tôi không chịu được tiếng động làm phiền tôi? Trong hỏa ngục phải đói như chó, tại sao bây giờ không nhịn được một miếng ăn? Trong hỏa ngục phải sống gần với bọn bị phạt, với quỉ, tại sao bây giờ không chịu yên sống gần những người tôi không có thiện cảm? Tôi đã đáng xuống hỏa ngục, và sẽ còn đáng hơn nữa!
Xin Giêsu nhậm lời con; có thể gửi cho con bất cứ thứ bệnh gì; dù phải nằm liệt giường; hoặc làm người phung hủi giữa rừng xanh; dù thân xác gặp bất cứ thứ đau đớn khó chịu nào, con cũng đều chấp nhận để đền tội và biết ơn; nhưng xin đừng đưa con vào hỏa ngục, đừng cất con khỏi tình yêu, không cho con được hưởng dung nhan Chúa: “Bao lâu còn sống, Chúa bắt con phải ngục tù, hay bị lửa thiêu cũng được, nhưng xin tha cho con trong cõi đời đời”.
8. Ý định công bằng của Chúa thật kinh khủng. Nhưng ai đo lường được sự ưu ái của tình Chúa thương? Thiên hạ cứ chúc tụng những đặc tính khác của Chúa, như đức khôn ngoan, sự toàn năng, tùy họ, nhưng con xin mãi ca tụng lòng thương xót của Chúa: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng” (Tv 88,1). Thế giới chẳng tràn đầy lòng Chúa thương xót sao? “Tình thương Chúa chan hoà mặt đất” (Tv 32,5). Tình thương Chúa đã chẳng ở trên trời và trên mọi công cuộc khác sao? “Lạy Chúa, lòng thương xót Chúa ở trên trời và vượt mọi tác phẩm khác của Chúa” (x. Tv 33,6 và 114,9). Chúa không phải là Cha của lòng từ bi và sự an ủi sao? “Cha của lòng thương xót và mọi nguồn an ủi” (x. 1Cr 1,3). Chúa đã chẳng bảo Chúa muốn tình thương xót hơn là của lễ sao? (x. Mt 9,13).
Chính con, tuy tội lỗi thảm hại, con đã chẳng là tác phẩm của lòng Chúa thương vô biên sao? Con là chiên lạc, Chúa là chủ chăn. Vì thương, Chúa lo buồn chạy theo vết chân con, cuối cùng bắt gặp con, vỗ về nựng nịu con ngàn cái, vác con lên vai, vui vẻ mang về ràn. Con là kẻ bất hạnh bên vệ đường về Giêricô, bị kẻ cướp bắt, đánh đập, bóc lột hết tiền của, mình đầy thương tích, bị bỏ nằm nửa sống nửa chết. Chúa là người nhân hậu, đã nâng con dậy, đổ rượu lên mình con, tức cho con biết những sự thật đáng sợ và làm cho con bình tĩnh lại. Chúa xức dầu và an ủi, đổ trên con bao ưu ái xót thương. Con là đứa con hoang vô phúc, phung phí của cải thiêng liêng và tự nhiên; con đang trong tình cảnh kinh hoàng khi trốn xa Chúa, Chúa là Ngôi Lời, do Chúa mà mọi vật được tạo thành, thiếu Chúa mọi vật sẽ hư mất vì chúng là hư vô. Chúa là Cha đầy tình thương con, đã tiếp nhận, đã mở tiệc mừng khi con bỏ đường lầm lạc trở về nhà cha, nương náu bên cha, trong cánh tay cha. Cha vẫn gọi con là con, nhận ngồi bàn bên cha, chia vui cùng cha, và lại được hưởng gia tài như trước! Nói sao đây? Con là đệ tử phản bội bán Thầy, con là tông đồ tự phụ chối Chúa, là tên khốn hèn nhạo báng chế giễu Chúa, là tên đội mão gai lên đầu Chúa, đánh đập Chúa, đưa thập tự giá lên vai Chúa, chế nhạo sự đau đớn của Chúa, tát vào mặt, bắt Chúa uống giấm chua mật đắng, đi xa hơn nữa còn lấy lưỡi giáo đâm thấu tim Chúa. Con đã làm tất và còn hơn nữa khi con phạm tội! Nghĩ mà xấu mà hổ! Tưởng đến mà rơi lệ sám hối!
Còn Chúa, là Chiên hiền hậu, đã gọi con là bạn, đã âu yếm nhìn con giữa đống tội lỗi, chúc lành khi con chửi Chúa; trên thánh giá Chúa đã cầu cho con, từ trái tim bị chọc thủng, Chúa tuôn nguồn máu thánh rửa sạch mọi tì vết, tẩy linh hồn con khỏi mọi tội tình; Chúa chết để cứu sống con. Chúa sống lại, thắng sự chết, trả cho con sự sống, mở cho con cửa trời. Ôi tình yêu, tình yêu của Giêsu! Cuối cùng tình yêu đã thắng, và con đây, đang ở với Chúa là chủ, là bạn, là cha: con đang ở trong tim cha! Chúa muốn con làm gì? Con đang rong ruổi trên đường gian ác, Chúa đã rọi ánh sáng vào mặt, vật ngã con như Phaolô trên đường về Đamas. “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” (Cv 22,10). Xin cho con biết sự thật, chỉ nẻo cho con theo: “Xin chỉ dạy đường lối phải theo” (Tv 142,8). Ôi Giêsu, con đi sát cạnh Chúa, yêu Chúa như Phaolô, như tông đồ Gioan khả ái và như các thánh, thứ tình yêu đi liền với hành động, thứ tình mạnh hơn cái chết. Ai tách tôi ra khỏi tình yêu Chúa? Đói, nghèo, rét, buồn, khổ, chết cũng không tách nổi (x. Rm 8, 35-3) nhờ ơn Chúa, con tin tưởng như vậy. Trong khi chờ đợi, Chúa đã yêu con tới cùng, quên tội lỗi con và gọi con lại gần Chúa; Chúa muốn con làm thừa tác viên của Chúa, người thân tín, người phân phối mầu nhiệm thánh của Chúa; để được vậy, Chúa đã thúc đẩy con bằng cách thầm kín dịu dàng, cho con tình yêu Chúa, soi sáng liên miên, an ủi dịu dàng hơn mật ong từ trời; để đáp lại, xin cho tim này được thiêu hủy trên bàn thờ Trái tim Chúa để thành hy tế; cho nó luôn hướng về Chúa, tìm kiếm và theo Chúa; cho con đầy tinh thần của Chúa, tinh thần khôn ngoan và sáng suốt, để làm nảy nở trong tâm hồn những ý nghĩ sám hối trở về cùng Chúa, để mọi người về núp bóng thánh giá Chúa, chúng con được hát bài ca tụng lòng từ ái Chúa muôn đời.
9. Con là Kitô hữu, hơn nữa là chủng sinh. Luôn trong mọi sự con phải đại diện Chúa, như Thánh Grêgôriô Naziance: “Giêsu là áo chùng cho linh mục”. Chúa là gương con soi. Ôi Giêsu!
Nhìn con trẻ nằm máng cỏ. Chúa Kitô, đấng Tạo Hóa, chủ thế giới, đang cứu nhân loại, không gặp được ai đón Ngài vào nhà, lần đầu khi Ngài đến thế gian; ai cũng đóng ngõ, không ai chịu tiếp, ai ai cũng bảo hết chỗ rồi. Ngài bị bắt buộc phải đi tìm chuồng súc vật bỏ trống, để xuất hiện lần đầu tiên.
Ôi gương khiêm nhường! Đang khi con còn hèn mọn hơn sự hư không, thế mà con lại thắc mắc khi kẻ khác tiếp con cách lạnh nhạt, ít tôn trọng, ít thưởng thức tài hay giỏi của con, đem so sánh và để con sau người này kẻ nọ! Con buồn vô tả, khi kẻ con muốn làm ơn, thay vì biết ơn còn nhục mạ con! Khi bề trên không hiểu tốt cho con, hiểu sai hành động của con! Kiêu ngạo, mi hãy hạ mình noi sự khiêm nhường của Giêsu. Giêsu đã mặc cho cánh đồng với nhiều hoa, mặc cho loài chim có lông ấm, mặc cho mặt trời áo choàng sáng chói, núi chôn vàng, cát sông lẫn vàng và châu ngọc, thế mà khi sinh ra chẳng có gì, không một tấm vải che thân. Ôi, sống nghèo. Còn con khốn cùng và bất xứng, cả dám than vãn vì sinh bởi cha mẹ nghèo, phải sống nhờ kẻ khác, có áo mặc nhờ kẻ khác rộng lòng bố thí! Con vui mừng và phấn khởi, cám ơn Giêsu, nhờ gương nghèo này con dễ noi gương Chúa hơn. Đừng vướng chút nào sự mong cho bớt nghèo. Muốn mặc đẹp hơn, có phải xấu hổ không? Làm sao quên lời chính Chúa Giêsu phán: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo, vì Nước trời là của họ” (Mt 5,5).
Giêsu, ánh sáng của bản tính Chúa Cha, sinh nằm xót xa trong máng đầy cỏ, lạnh cóng chịu sự thay đổi của thời tiết, Chúa đã bắt đầu chịu mọi thứ khổ hình, trong thinh lặng, vì sự cứu rỗi của loài người. Ôi đức hy sinh! Đang khi con rất tội lỗi, cần đền tội lại đi than van vì một hai điều khó chịu, lo tránh luồng gió, sợ muỗi chích, thời tiết đổi là kêu! Tôi sửa cách đi, dáng đứng, dáng ngồi cho ra vẻ hào hoa phong nhã, trong lúc lẽ ra cần phải hy sinh tránh tội, để theo đường ngay, còn Chúa Giêsu thì tinh tuyền không tội lỗi.
10. Ở Nazaret, Giêsu đã sống thế nào? Ngài đã sống đời một chủng sinh tốt lành mà tôi phải noi theo.
Ngài sống ẩn thân, không ai biết gì về Ngài; thấy Giêsu người ta chỉ biết đó là con của Maria và chú thợ mộc Giuse. Không có dấu nào báo trước sự cao cả sau này hoặc cho thấy Ngài xuất phát từ Thiên Chúa. Còn tôi có được đôi chút tài tự nhiên còn nhiều khuyết điểm thì đã tự cao tự đại thúc khoe khoang đủ cách. Ôi bài học ẩn thân, tôi cần sống âm thầm, cách xa đời náo nhiệt, để nghe Giêsu nói trong lòng tôi.
Nhờ ơn Chúa làm được chút ít việc lành nào, tôi cần biết giữ kín để tính khoe khoang khỏi làm cho nó tiêu tan hoặc bị Satan cướp mất. Ai xui tôi công bố tất cả những gì tôi vừa làm được? Bộ óc tôi giỏi xây những tòa nhà tưởng tượng theo sự tự cao tự đại. Tất cả cũng vì kiêu ngạo, kiêu ngạo! Thiết tưởng để diệt hoặc chữa được tật kiêu căng phần nào, chỉ còn có cách nhốt tôi giữa sa mạc sa vắng, chẳng ai lui tới, chẳng liên lạc được với ai, để không ai nhắc đến tôi. Chúa không gọi tôi sống đời ẩn tu, nhưng muốn đừng ai biết tới tôi thì tôi cần sống trong chủng viện, đừng để ai lo cho tôi; kỳ nghỉ nên ở riêng trong phòng mình. Thánh Tôma đã căn dặn tôi: “Nếu con muốn được đưa vào kho đầy rượu của tình thương, thì hãy thích ở trong phòng”. Thánh Berchmans, bổn mạng của tôi đã dốc lòng rất ngộ nghĩnh: “Tôi sẽ thích ở trong phòng”.
Giêsu làm việc từ sáng đến tối… Đẹp thay, cảnh đôi tay đã dựng vũ trụ, đẩy tinh tú vào quỹ đạo của chúng, nay chai cứng vì đã cầm đục, cầm cưa, và những dụng cụ của ông thợ mộc. Là Chúa Trời, vậy mà Giêsu tiếp tục cuộc sống vất vả như thế nhiều năm, không ngơi nghỉ để sau này kéo hằng triệu sinh linh theo mình. Nazaret là chủng viện của vị Thượng phẩm với sự mệnh cao cả, kết thúc bằng cuộc tế lễ cao siêu. Làm việc và cầu nguyện. Ba mươi năm, đúng lý Ngài đã đưa bao người được trở lại, vô số người được thánh hóa. Nhưng không, Chúa Cha đã định phải là ba mươi năm âm thầm và lao nhọc. Như thế rất tốt, và Giêsu đã sống như vậy. Đường Chúa vẽ để đưa tôi tới bàn thánh là sống âm thầm, cầu nguyện và làm việc. Cầu nguyện và làm việc, và làm việc trong kinh nguyện. Làm việc đây là chăm học, không nản. Đó là phận sự. Học không có nghĩa là chất đầy đầu nhiều môn học, nhưng là học không mệt mỏi để tiến gần Giêsu và ánh sáng, là Đấng chiếu dọi “ánh sáng vĩnh cửu” (Kn7,26). Học và cầu nguyện để việc học biến thành phương pháp cầu nguyện. Gian nan thử người nhân đức, tôi cần phải quen với việc nặng nhọc. Lấy hơi rồi làm việc với tình thương, vì Chúa muốn thế. Làm việc với Giêsu ở Nazaret, trong sự âm thầm và cầu nguyện, để chuẩn bị thực hiện thật hoàn hảo sứ mạng đang chờ tôi, sứ mạng của sự khôn ngoan và tình thương, để xứng đáng nhận được từ nơi Giêsu triều thiên sáng chói của đời tông đồ.
11. Một tư tưởng khác rất hữu ích cho tôi, là khi Giêsu về gần làng Bêtania, có người đưa tin cho Maria: “Thầy ở kia và gọi cô” (Ga 11,28). Câu hay thật. Hãy tưởng tượng một Maria đầy tình yêu vội vàng chạy đón Thầy. Vâng, bất cứ việc gì, hễ vừa nghe chuông báo hiệu, tôi sẽ tự nhủ: “Thầy đứng đàng kia và đang gọi bạn”. Nếu nghĩ có Thầy Giêsu đang đứng chờ, đang gọi, gọi đi học, đi đọc kinh, ra chơi, đi dạo, tôi sẽ phải làm việc phận sự đó cách nào để đúng là đang thi hành lời Chúa dạy bảo tôi.
12. Tội trọng! Một cái gì kinh khủng! Nhớ tới tôi đã phát sợ. Còn tội nhẹ, tôi vẫn phải tránh xa vì cái hậu quả nặng nề của nó, tuy nó không đưa tôi vào hỏa ngục không làm mất nghĩa Chúa, nhưng nó làm khổ cho Chúa rất nhiều. Nếu muốn hoàn toàn và mãi mãi yêu Chúa, tôi phải tránh bất cứ việc nhỏ nào có thể làm phiền Chúa: yêu nhau thì phải tế nhị với nhau.
Chúa ôi, có thể nào con làm phiền Chúa cách ghê tởm sao? Không, chẳng bao giờ. Không thể có tội nhẹ, hay đúng hơn, con sẽ không dính bén với một lỗi nhẹ nào. Thà chết chứ không để một tội nhẹ tồn tại trong tâm hồn. Xin Chúa giúp giữ gìn hồn con trắng trong, tinh tuyền, đẹp mắt rất tinh tuyền của Chúa, để con hoàn toàn phó mình trong tay Chúa và không ai tách con ra khỏi Chúa được. Chúa biết con bởi đất, và rễ xấu đang đầy lòng con; xin đưa tay cứu độ để con khỏi xiêu ngã giữa đường; xin soi trí con để thấy những lỗi làm cho hồn con dị hình, xin đốt lòng con để con chỉ muốn làm hài lòng một Chúa thôi, vì Chúa vô cùng đáng mến.
13. Bốn chữ tóm lại tất cả nhiệm vụ và đức tính của chủng sinh: đạo đức, học hành, hy sinh và tư cách. Đạo đức như thiên thần, học không chán, hy sinh liên tục, nhất là trấn áp tự ái và cái nhìn, giữ tư cách xứng bậc giáo sĩ như Công đồng Trentô dạy, trong thái độ ăn, mặc, đi đứng, nói năng.
LỜI TUYÊN HỨA LONG TRỌNG VỚI THÁNH TÂM GIÊSU DƯỚI SỰ BẢO TRỢ CỦA THÁNH LUY GONZAGA
27/2/1900
[9]
Nhờ ơn Chúa, tôi nhận định và xác tín rằng vì là Kitô hữu và là giáo sĩ, tôi cần và có luật buộc nhặt, phải hoàn toàn và mãi mãi hiến thân phục vụ cho tình yêu Chúa:
- Xét rằng Chúa Giêsu, vì sự trọn lành rất mực và đặc biệt vì tình yêu hải hà của Thánh Tâm Chúa, đã dùng công đức vô biên của Ngài mà cho tôi là thụ tạo thảm thương được phép yêu mến Chúa, khiến tôi được thúc đẩy phải luôn tiến trên đường hoàn thiện và trong đức ái hoàn hảo,
- Xét vì, nguy cơ khiến tôi có thể bỏ luật thánh này, không chỉ là tội trọng mà cả tội nhẹ nữa, dù nhẹ đến đâu cũng làm phiền Chúa Giêsu rất nhiều và làm cho tôi xa cách tình yêu hoàn hảo,
- Xét vì năm thánh 1900 này, tôi được đúng 19 tuổi (17/2) vào dịp Tĩnh tâm, tôi đang kết hợp với Thánh Tâm bằng bí tích Thánh Thể, trước mặt Mẹ Vô nhiễm, Thánh Giuse bạn tinh tuyền của Mẹ và là đấng bảo vệ chính tôi, trước mặt các thánh khác, đặc biệt những vị bổn mạng, thiên thần giữ mình và triều thần thánh,
Tôi, chủng sinh ANGELO GIUSE, rất tội lỗi, xin long trọng và đem hết nghị lực thề với Thánh Tâm Chúa, kể từ nay và mãi mãi sống trong ơn Chúa, không vấn vương với bất cứ điều gì dù nhỏ mọn, tránh mọi tội nhẹ cố tình. Xét vì sức hèn yếu đuối và tự sức mình không bảo đảm được sự trung thành sống theo lời hứa, nên tôi đặt lời hứa này trong tay Thánh Luy Gondaga, một gương thiên thần và tâm hồn rất trong trắng. Đã chọn Thánh Luy làm vị bổn mạng bầu cử đặc biệt, tôi nài van ngài là vị thánh rất tốt lành và khả ái, thương giữ gìn lời hứa này, và cầu nguyện giúp tôi trung thành.
Lạy Chúa Giêsu nhân hiền, xin nhận lấy lời hứa này như chút của lễ hèn mọn chứng tỏ lòng con yêu Chúa, hoặc ít ra, lòng con khao khát yêu mến Chúa, muốn được hao mòn vì yêu Chúa là bạn con, là cha của con, là bạn đời yêu dấu của lòng con. Xin Chúa ưu ái nhận lấy, và ban ơn trợ lực, vì trước khi giã từ các môn đệ, chính Chúa đã nói và con cũng hiểu nếu không có ơn Chúa con không làm được gì. “Ôi Thánh Tâm Chúa Giêsu đang cháy bừng lửa yêu mến chúng con. Xin đốt lòng chúng con bừng cháy lửa yêu mến Chúa”.
VẠN TUẾ GIÊSU, MARIA, GIUSE
NĂM THÁNH 1900
[10]
TĨNH TÂM THÁNG, THỨ TƯ, 22/8
Sáng nay hồi tâm, tôi thấy phải ghi lại những điều đã nghĩ và những việc đã làm, và thấy không cưỡng lại được. Tĩnh tâm hôm nay đã thấy thế nào? Một lần nữa tôi thấy mình còn quá xa lý tưởng, còn nhiều việc phải làm để nên chủng sinh tốt như Thánh Tâm muốn. Về đức khiêm nhường, tôi chỉ mới có lớp sơn bên ngoài; bên trong còn khá nặng sự tự ái đang đòi phần cho nó. Đức mến, xem chừng sốt sắng hay đúng hơn có vẻ sốt sắng; có thiện chí, nhưng mến Chúa như các thánh đương đầu với thử thách, can đảm và quảng đại với Chúa và Thánh Tâm thì vẫn còn xa. Mong sẽ lại gần dần dần. Về đức khiết tịnh, cám ơn Mẹ vô nhiễm, không thấy sự cám dỗ nặng, nhưng thú thật, tôi có đôi mắt rất tò mò quá đáng, đôi khi vô tình nó đã lấn lướt trí khôn. Về đức hiền hậu, bình tĩnh, dịu dàng như gương sáng của Thánh Phanxicô Salêsiô, gương đặc biệt cho tôi, tuy không có gì quá đáng nhưng chưa được ý, chưa đúng mức phải có, nhờ ơn Chúa. Lắm lúc nói hăng quá; xưa trong nhà thì khó thương, cử chỉ ít lịch sự và bao chuyện khác. Chưa nói về việc đạo đức, vài việc, như lần chuỗi chưa tốt hẳn. Tĩnh tâm đã qua. Hãy trở về “tu autem – về phần bạn” của chính tôi.
Xin lặp lại lời dốc lòng nên thánh thật sự, xác nhận lại trước Thánh Tâm dịu hiền và là Thầy Giêsu của con, con quyết yêu Chúa như Chúa muốn, muốn thấm nhuần tinh thần của Chúa. Hiện có bốn điều tôi xin dốc lòng “bây giờ và mãi mãi” phải tiến tới vài bước. Đó là tinh thần hòa hợp với Giêsu, tĩnh tâm trong Trái Tim Chúa từ sáng khi thức dậy đến tối khi ngủ và nếu được cả trong giấc ngủ: “Tôi ngủ, nhưng lòng vẫn thức” (Dc 5,2). Tập trung mọi nỗ lực khi lần chuỗi. Điều hai: Age quod agis, luôn luôn chú ý trong mỗi việc. Điều ba: rất đoan trang qua cái nhìn và lời nói… Mình hiểu nhau. Sau hết: bình tâm, an tĩnh, vui tính, lịch thiệp không bao giờ có lời mất lòng anh em, không nổi nóng khi lý luận, nhưng sẽ đơn sơ, chân thành, thật tâm, không hèn, không khiếp nhược. Xin thêm: không nói về anh em, đặc biệt khi họ thất bại trước sự thành công của tôi, rất dè dặt, khi cần nói chỉ nói về cái tốt, giấu các lỗi của anh em khi không ích gì để nói, trái lại nó chỉ nuôi tính tự ái của tôi, nó đang núp ẩn đâu đó và lắm lúc nó lộ nguyên hình. Đó là kết quả của kỳ tĩnh tâm này.
Giêsu, Chúa thấy con ấp ủ trong lòng ý chí quyết liệt muốn yêu Chúa, muốn trở thành thừa tác viên của Chúa. Xin ban ơn cho con để con thật sự làm đôi việc trong những điều dốc lòng trên đây. Ôi Chúa Giêsu, con trông cậy ơn Chúa!
THỨ TƯ 22/8
Từ nay về sau, tôi không dám bỏ viếng Thánh Thể, sau khi thăm cha sở vào xế chiều, trừ khi có lý do quan trọng. Ngoài ra, tôi xin thú nhận, sớm mai tĩnh tâm dốc lòng một đường, thực hiện điều dốc lòng lại một nẻo khác.
Cách tổng quát, không xấu lắm. Nhưng cẩn thận trọng khi nói, nhất là nói với linh mục, tránh câu chuyện kích thích tự ái luôn luôn muốn xuất đầu lộ diện. Bài thuyết trình về Thánh Tâm, không nên bối rối, thật ra ý kiến đã rất lộn xộn, kết thúc không có gì hay, một đống lộn xộn. “Xin cho con xứng đáng chúc tụng Chúa”. Ôi Giêsu.
CHIỀU THỨ SÁU 24/8
Sách Gương Phúc nói đúng: lắm lúc, ngoài ý muốn, sự đê hèn trong ta nổi lên lấn át sự thanh cao của con người. Hôm nay, hồi xế chiều, đã xảy ra cho tôi như vậy: bù đầu làm việc mà chẳng kết thúc được gì. Tôi mất bình tĩnh, chán, không muốn dọn bài giảng hay đọc sách gì cả. Thế nghĩa là sao? Xin chúc tụng Chúa: chúng con ở trong tay Chúa, Chúa muốn con nóng sốt hay lạnh nhạt tùy Chúa. Dịp rất tốt để hy sinh, đừng quá ham học và phải tiến đức. Dù sao Giêsu cũng ở cạnh con, dù phải mở quyển này rồi đóng lại, đi mở quyển khác, thì cũng còn hơn là không làm gì cả, và quỉ không làm gì được tôi, tạ ơn Chúa. Chiều nay, lần chuỗi không tốt mấy. Nhưng không đáng ngại, bởi khi vừa lo ra là tôi lo tập trung lại ngay.
Mẹ Maria, xin Mẹ cũng làm gì giúp con, để con một mình, Mẹ thấy con khốn cùng không!
CHIỀU THỨ BẢY 25/8
Viếng Thánh Thể như người câm và chia trí, lần chuỗi chỉ tạm tạm. Muốn noi gương Thánh cả, mà phận sự tín hữu thường đã chưa kham. Ôi Giêsu Chúa là sự trông cậy và là nơi con dung thân (x. Tv 30,4).
CHIỀU Chúa Nhật 25/8
Hôm nay, ngày của Chúa, đúng lý phải tập trung hết sức trong mọi việc. Thế mà, trái ngược hẳn! Mới dốc lòng tập trung hôm thứ tư, nay đã quên rồi. Ôi Giêsu khả ái, xin đừng để con tái lại trong tương lai. Hôm nay lễ Thánh A-lệ-sơn, xin ban cho con can đảm, mau mắn, anh hùng làm việc thiện như Ngài.
THỨ BA 28/8
Hôm qua, quên ghi lời dốc lòng khi xét mình. Hôm nay lắm điều phải ghi. Như: không đủ lý do, đã chậm trễ viếng Thánh Thể, và làm nửa chừng, không tốt mấy; nhục cho Giêsu, không mấy khích lệ cho tôi. Về lời nói, bạn ơi, coi chừng lưỡi bạn, vì đó là khí cụ của lòng tự ái, đặc biệt khi hầu chuyện với các linh mục. Con chỉ muốn nói sự thật, muốn kể chuyện gió mưa thôi, thế mà tự ái cũng chen vào, sau hồi nói chuyện, con phiền, khi nghe Chúa bảo trong lòng con: Chúa không vui mấy. Nguyện tắt cần thêm nhiều, đây là những mũi tên tình thương đâm thủng Tim Chúa để khai thông đức ái Kitô giáo. Con còn xa gương mẫu của con là Thánh Phanxicô Salêsiô. Xin Giêsu chứng giám cho lòng con, con khổ khi thấy mình còn xa; mỗi khi xét mình, con hối hận, con lo buồn; nhưng mỗi khi đến gần Chúa tim con lại khao khát thật sự noi gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa. Ôi Giêsu dịu hiền, xin giúp con, xin cho con đừng chán nghe tiếng dịu dàng Chúa phán, dù Chúa nói đi nói lại, vì “xin tiếng Ngài lặp lại nơi tai con” (Dc 2,14). Mỗi nhịp tim con đập là vì Chúa. Con cảm thấy, con không hờn giận một người nào cả. Xin giữ gìn con, mọi sự sẽ an toàn. Ngợi khen Giêsu, Maria, Giuse.
CHIỀU THỨ TƯ 29/8
Cách tổng quát, khá tốt. Nhưng phải nhận là những ngày không rước lễ, cảm thấy thiếu một cái gì. Dịp chính ngày kính sinh nhật Đức Mẹ tôi đặc biệt hãm mình về tính mê ăn, mùa trái cây, thấy mình quá độ. Chiều nay, xảy ra việc nhỏ nhưng in sâu vào đầu và làm tôi khổ. Mẹ tôi tò mò muốn biết chuyện không nên biết, tôi đã hết sức dịu dàng giải thích, nhưng mẹ tôi bực tức. Tôi không ngờ bà mẹ rất yêu quí trên hết mọi người dưới thế của tôi lại nói như thế. Nghe mẹ nói: tôi vô lễ, thờ ơ, chống báng mẹ, tôi khổ quá, tôi có thể minh chứng ngược lại; nếu mẹ khổ, tôi còn khổ nhiều hơn mẹ bởi thấy mẹ buồn, và nhất là thấy mẹ già yếu đổi tính. Mẹ bảo: đừng nhìn mặt mẹ nữa, thật tôi rất yêu mẹ, tôi không nhận được ý nghĩ như thế, vì là con trai, tôi quí mẹ hết sức tự nhiên. Mũi gai làm tôi đau xót, động đến những gì tế nhị và thầm kín nhất của lòng tôi. Tôi khóc! Mẹ ơi, mẹ biết cho rằng con yêu mẹ, con muốn mẹ hạnh phúc, mẹ mà biết vậy mẹ mừng biết bao nhiêu.
Xin Giêsu nhận của lễ hy sinh con dâng lên Chúa xin cho con dịu dàng, lễ độ dù phải trang nghiêm, xin cho mẹ còn mạnh mẽ hơn nữa. Ôi Mẹ sầu bi, hãy mãi mãi ở lại với chúng con.
CHIỀU THỨ BẢY 1/9
Hai ngày không viết nhật ký, vì chiều thứ tư phải ở Bergamô, chiều qua, đi bộ từ Bergamô về Sotto mệt quá muốn chết người, lại còn nghi lễ làm phép chuông ở Carvico.
Hôm nay, viết lại những gì đã qua, đặc biệt việc đạo đức lộn xộn vì sự thay đổi nhịp sống, không như lúc bình thường ở nhà, có hai việc đáng ghi, về hai ngày 30 và 31 tháng tám. Đó là tôi đã diễn xuất trước các linh mục như là nhà thông thái, chính trị gia, nói láo nói lếu, chuyện này sang chuyện khác, xía vào mọi thứ chuyện không hợp với bậc chủng sinh tí nào. Nhớ lại thì hối hận ngay, nhưng lẽ ra phải lưu ý trước. Đặc biệt về điểm này, cần tế nhị hết sức, nhớ rằng mỗi sự việc phải đợi đến thời của nó (x. Gv 3,1). Chừng nào là linh mục sẽ hay… Bây giờ phải năng đọc sách để có những nguyên tắc rõ rệt và lành mạnh. Rồi phải biết nghe, phải ở như người không biết chuyện đối với các vấn đề trên, nhất là trong những gì vượt câu chuyện đối với cha sở và cha phó. Thánh Phanxicô Salêsiô đã xử trí cách nào trong những tình trạng như trên?
CHIỀU Chúa Nhật 2/9
Còn một điểm đã phải ghi chiều hôm qua, là thiếu hãm mình trong miếng ăn, có khi đi xa hơn. Đừng bỏ dịp dâng kính Mẹ trong chín ngày chuẩn bị sinh nhật của Mẹ: ăn khi cần và không hơn. Thiếu nguyện tắt, làm tổn thương cho sự tiến đức.
Giêsu Maria xin gìn giữ đừng để con xa hai Đấng.
CHIỀU THỨ HAI 3/9
Tập trung và hãm mình. Giêsu, Chúa thấy con thật sự muốn mến Chúa hết lòng, hết con người của con.
CHIỀU THỨ BA 4/9
Khá hơn. Tạ ơn Chúa. Hôm nay lễ Thánh Grêgôriô cả, làm rạng danh Giáo Hội, một trong những cột trụ quí giá của ngôi Giáo hoàng. Nhìn gương mặt uy nghi của ngài, tôi đem lòng mộ mến Đức đương kim Giáo hoàng Lêô XIII, đang bị người ta nguyền rủa thậm tệ, dã man, như quỉ. Thật là lúc đáng buồn. Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng.
CHIỀU THỨ NĂM 6/9
Hôm nay ngày đáng chúc phúc, vì tôi đã làm việc Chúa muốn. Chúa để tôi nhức đầu quá chừng, con người khác trong tôi nó nổi loạn, tôi phải bỏ dở công việc dọn bài giảng về Thánh Tâm, chừng nào xong tùy Chúa.
Cũng là phần phạt cho cái tham của trí khôn, muốn đạt cho được kết quả cuối cùng. Dịp may để tôi tập nhẫn nại. Tạ ơn Chúa. Vì Giêsu nhân hậu, con sẵn sàng chịu đau đớn vì Thánh Tâm Chúa.
Điều đáng chú ý là mấy hôm nay, dịp chín ngày kính Đức Mẹ, tôi đã đọc các kinh vội vàng quá sức, và rất chia trí.
Giêsu, Chúa nhẫn nại biết mấy khi nghe con cầu xin cách đó. Này bạn, bạn phải biết điều chút chứ? Thiên thần nghe bạn sẽ nghĩ sao? Người đời nghe bạn nói thế họ nghĩ thế nào? Bình tĩnh, đọc ít kinh, mà chậm rãi, ít ra như khi nói chuyện với nhau. Cần tập trung nhiều hơn mới sửa được. Tại thói quen. Mỗi việc làm cho hẳn hoi. Mai là ngày chót tuần chín ngày, tôi sẽ bù lại các ngày qua. Sẽ không ăn trái cây nào, để dâng kính Mẹ. Ôi Maria, xin ban phúc cho con.
CHIỀU THỨ SÁU 7/9
Cách tổng quát khá. Có hãm mình về miếng ăn để dâng kính Mẹ. Tôi vẫn hối hận vì sự cách biệt giữa cái hiện tại của tôi và cái tôi phải có, giữa cuộc sống của tôi với cuộc sống của Gioan Berchmans và Thánh Phanxicô Salesiô lúc đồng lứa tuổi với tôi.
Chúa thấy lòng con và ước vọng của nó. Mai ngày kính Mẹ lúc bé thơ, phải tập trung, cầu nguyện và vui lên cách lành thánh.
1900 NĂM THÁNH
CẢM TƯỞNG VÀ SUY TƯ DỊP TĨNH TÂM THÁNG HAI TẠI CHỦNG VIỆN BERGAMÔ
1. Tôi là ai? Bởi đâu mà đến? Sẽ đi về đâu?…
Tôi là không. Những gì tôi có: là một thực thể, mạng sống, trí khôn, ý muốn, trí nhớ, những gì Chúa cho là của Chúa…không xa lắm, cách đây hai mươi năm thôi, những gì bao quanh tôi: mặt trời, mặt trăng, tinh tú, núi cao, biển cả, cây cối, cầm thú, loài người đều đã có, đã sinh hoạt dưới sự chăm sóc của Chúa quan phòng. Còn tôi, lúc đó chưa có. Không tôi, mọi sự vẫn tiến, nào ai nghĩ đến tôi, chưa ai có ý thức gì về tôi, dù trong giấc mộng, lý do, là vì tôi chưa có.
Thế mà Chúa đã để ý yêu tôi, Chúa có từ đời đời, Chúa đưa tôi ra khỏi cái hư vô, cho tôi có, được sự sống linh hồn, tài năng nơi thể xác và tinh thần, Chúa mở mắt cho tôi thấy ánh sáng chan hòa quanh tôi, Chúa đã dựng nên tôi. Chúa là chủ, tôi là thụ tạo. Không Chúa tôi là không, nhờ Chúa, tôi mới là tất cả những gì là tôi. Không có Chúa tôi không làm gì được gì, nếu Chúa không nâng đỡ lập tức tôi trở về hư vô, nơi tôi đã xuất phát. Tôi là thế đấy. Thế mà tự cao, hãnh diện với những cái tốt Chúa ban như là của riêng mình. Thế có điên không?
“Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh?” (1Cr 4,7).
Chúa sáng tạo nên tôi mà không cần đến tôi; cả vũ trụ và những gì quanh tôi, chúng cũng đã và sẽ tồn tại, mà chẳng cần gì đến tôi.
Tại sao tôi tự cho mình cần thiết cho đời? Tôi chỉ bằng con kiến, hạt cát không hơn! Tại sao cho mình là quan trọng thế? Tự cao, tự đại, tự ái! Sống ở đời để làm gì? Để phục vụ Chúa! Chúa là chủ tất cả, vì Ngài sáng tạo, và giữ gìn cho tôi có, tôi là tôi tớ của Chúa. Trọn đời tôi dâng cho Chúa để thực hiện điều Chúa muốn hoàn toàn và mãi mãi. Nếu không nghĩ đến Chúa, chỉ lo gì mình thích, theo sự tự ái, tìm được ca tụng, là đã lỗi nặng trong bổn phận và sẽ là tên đầy tớ bất tuân. Chúa sẽ xử tôi sao? Lạy Chúa xin đừng theo phép công thẳng mà thịnh nộ đuổi con không cho phục vụ Chúa nữa mặc dù con đã đáng bị như thế lắm.
Tôi tớ Chúa! Tước vị và chức vụ kỳ diệu! Chúa đã chẳng nói: ách ta êm ái, gánh ta nhẹ nhàng? Thánh Kinh đã chẳng bảo: “Phục vụ Chúa là cai trị”? Đối với người sống thánh thiện, còn vinh dự nào hơn khi được gọi là tôi tớ Chúa? Đức Giáo Hoàng, Đại diện Chúa ở trần gian, đã không lấy làm vinh dự để tự xưng “đầy tớ của các đầy tớ Chúa” sao? Phục vụ Chúa vinh dự biết mấy? Thế mà tôi dễ quên phận vụ! Thật xấu hổ nếu không được phục vụ Chúa chí công, chí thiện, chí thánh như Chúa!
Phục vụ Chúa: sau đó? Là phần thưởng, quê thật, cõi trời… Thiên đàng… Phải, Thiên đàng, Thiên đàng, là mục đích, là an bình, là niềm vui. Thiên đàng, nơi tôi thấy, tôi chiêm ngưỡng Chúa “diện đối diện như Chúa hiện hữu” (1Cr 13,12 và 1Ga 3,2).
Cám ơn Chúa đã chuẩn bị phần thưởng này cho thời gian phục vụ rất ngắn của con, một vinh dự cao cả Chúa dành cho con. Là lữ hành dương thế, con nhìn về trời là cùng đích, là quê hương, là nơi cư ngụ của con. Trời, trời đẹp quá, mi đã được dựng cho ta! Giữa nghịch cảnh, khó khăn, thất vọng, sức mạnh của tôi là: mở lòng tôi trước hy vọng hồng phúc, đưa trí nhìn về trời và Thiên đàng các Thánh đã làm thế, Thánh Phanxicô Salesiô, đấng đáng kính Cottolengo năng kêu: “Thiên đàng, Thiên đàng!”
Lạy Chúa, đây là những sự thật cao đẹp Chúa dạy con; khổ quá, con biết nhưng không thấm nhuần nó. Là hư vô mà lại tự cho mình là vĩ nhân; là hư không mà kiêu hãnh, đang khi mọi ơn đều do Chúa ban. Phải phục vụ Tạo Hóa, con lại quên lãng đôi khi, lại trở thành địch thủ với Chúa, chỉ phục vụ ham mê và tự ái. Được gọi về Thiên đàng mà chỉ nghĩ đến danh vọng trần gian. Thật mâu thuẫn! Xin cho con biết Chúa như Thánh Augustinô đã xin: “Xin được biết Chúa để biết con, được yêu Chúa để đừng yêu mình”.
Xin Chúa nghe con như nghe người mù đang gọi bên đường Chúa qua và nài Chúa chữa. Chúa là sự sáng cho mắt con! Cho con ánh sáng để con thấy: “Xin Chúa cho con thấy” (Mc 10,51).
2. Tôi có linh hồn! Cao cả biết mấy! Tôi không phải đất đá, thảo mộc hay loại thú, tôi là người, người có linh hồn làm nên sự sống. Do linh hồn, mà gương Chúa rọi trên tôi, tôi giống Chúa Cha bằng trí nhớ, giống Chúa Con ở trí khôn, như Chúa Thánh Thần ở ý muốn. Chưa hết: linh hồn vô giá, vì là giá máu của Thiên Chúa. Linh hồn của người bán khai vẫn hơn mọi của cải trần gian. Giá trị vô song! Hồn được gọi hưởng chính thứ hạnh phúc mà Chúa đang hưởng. Tôi dám làm hư hỏng linh hồn đã được trang điểm bằng cái đẹp của Chúa không? Tại sao tôi để cho tôi biến linh hồn thành con thú, làm nô lệ cho thể xác như chủ của nó? Thế mà, tôi đã làm nhục nhã cho tôi quá.
Qua linh hồn, Chúa đã xuất hiện trong tất cả sự cao cả của Chúa, qua sự sáng tạo, và sự nhập thể Chúa làm sáng tỏ quyền toàn năng, khôn ngoan và tình yêu của Chúa; cũng vì linh hồn Chúa đã chịu mọi thứ khổ hình và chịu chết. Tại sao tôi lại từ chối không hãm mình, chia sẻ một chút đau khổ để cứu linh hồn này, vì nó có phải là của ai đâu mà là của tôi đấy!
3. Mọi người ở thế đều mang hình ảnh Chúa trên mình; vì họ mà Chúa chịu nhiều hình khổ, nhưng phần họ, nhiều người không yêu, không phục Chúa mà còn quay lại phản bội; một số rất đông chưa bao giờ biết Chúa.
Một tư tưởng khiến tôi yêu các linh hồn, nung đốt lòng tôi quyết cứu vớt, ít ra cầu cho họ, ấy là tôi thấy máu Chúa đổ ra thật vô ích đối với họ, và còn là lý do để lên án họ cách kinh hoàng.
Nếu tất cả là hình ảnh Chúa, tại sao tôi không yêu tất cả, sao tôi khinh bỉ, không tôn trọng họ? Tư tưởng này khiến tôi tránh xa mọi sự làm mất lòng anh em dù bằng cách nào; tôi phải nhớ mọi người giống Chúa, linh hồn của họ có khi đẹp và được Chúa yêu hơn linh hồn tôi nhiều.
4. Tôi tự hào, tự gán cho mình những cái Chúa ban cho tôi; làm được gì tốt, tôi ra trước Chúa như người biệt phái… Thật ra tôi rất tội lỗi. Tôi xác tín như thế mỗi khi vào nhà thờ hay bất cứ đâu. Tôi có tội. Nào có gì để khoe khoang, kiêu hãnh? Hãy cúi mặt xuống đất, khiêm nhường trong tư tưởng và tâm hồn, dễ mến với anh em. Trước Chúa, cử chỉ tôi phải có như anh thu thuế, đứng xa bàn thờ, đấm ngực thưa rằng: “Lạy Chúa xin thương con là kẻ có tội lỗi” (Lc 18,13); khi được làm ơn, được an ủi, hãy xem đó là của Chúa thí cho, đừng kiêu hãnh, nhưng xem mình không đáng nhận.
5. Những vinh dự trong tương lai tôi có thể đạt được nhờ học giỏi, ích gì cho tôi khi chết? Khi những ý nghĩ ấy đến quầy rầy, nung đốt trí não, tôi sẽ đuổi nó đi, dù tàn nhẫn nhưng phải vậy: nhớ đến giờ chết, và những gì tôi muốn khi đó, bằng cách tự hỏi: “Sự việc đó có ích gì cho sự sống đời đời không”?
6. Những gì làm tôi kiêu hãnh, chia trí trong việc đạo đức, nguyện ngắm, xét mình, lần chuỗi, kinh nhật tụng kính Đức Mẹ; những lời nói, câu hay với thâm ý tỏ mình có giá trị, gián tiếp hay trực tiếp tỏ mình thông minh hay chữ; những suy tưởng bông lông, những lâu đài giấy, mơ mộng viễn vông “xây lâu đài bên Tây Ban Nha”; những lời nói lúc phải ở lặng; những ơn soi sáng mà bỏ qua. Phải, tất cả, tất cả những sự việc trên đều bị phán xét. Lạy Chúa, con sợ quá! Tội chồng chất! Chỉ biết cầu danh, tự ái, thật nhục nhã!
Hồn tôi ơi, phải nghĩ tới đó; lo thu xếp mọi việc bằng không sẽ chịu tất cả nhục nhã sẽ tới. Cần nhớ sự thật này, để mỗi khi muốn quay lại với những thiếu sót ấy, phải cân nhắc nếu không, về sau hối hận đã muộn: “Hãy tự phán xét để sau này khỏi bị phán xét” (x. 1Cr 11,31).
7. Nghĩ đến hỏa ngục mà phát kinh; tôi chịu không nổi. Không thể được, tôi không thể tưởng tượng được rằng Chúa rất yêu tôi, rồi đột nhiên Chúa nổi xung đuổi tôi xa Chúa. Nhưng đó là sự thật. Nếu tôi không chống tính tự cao, tự ái, hỏa ngục chờ tôi. Tôi sẽ khổ. Ôi Giêsu khả ái, có thể nào con không còn được yêu Chúa? Không được hưởng dung nhan Chúa? Bị đuổi ra xa Chúa? Để khỏi ra nông nỗi ấy, cần chăm chú lo phần rỗi. “Hãy biết run sợ mà gắng sức lo sao cho mình được cứu độ” (Pl 2,12).
Nghĩ đến hỏa ngục không phải vô ích. Dùng những yếu tố bên ngoài để nghĩ đến mà hy sinh hãm mình. Thấy lửa? Tôi sẽ nghĩ ngay đến lửa hỏa ngục. Đau răng? Khát nước quá lẽ? Lạnh run? Lên cơn sốt? Hãy hãm mình: vì hỏa ngục là nơi đủ thứ khổ hình; bị nung như than hồng trong hỏa lò: nơi đầy khóc lóc nghiến răng (x. Mt 8,12). Trong hỏa ngục không cử động được một ngón tay, tại sao bây giờ tôi không thể đọc kinh, lần chuỗi, kinh chiều, mà không lo ra mê sảng? Trong hỏa ngục phải nghe những tiếng tru tréo điếc óc, tại sao bây giờ tôi không chịu được tiếng động làm phiền tôi? Trong hỏa ngục phải đói như chó, tại sao bây giờ không nhịn được một miếng ăn? Trong hỏa ngục phải sống gần với bọn bị phạt, với quỉ, tại sao bây giờ không chịu yên sống gần những người tôi không có thiện cảm? Tôi đã đáng xuống hỏa ngục, và sẽ còn đáng hơn nữa!
Xin Giêsu nhậm lời con; có thể gửi cho con bất cứ thứ bệnh gì; dù phải nằm liệt giường; hoặc làm người phung hủi giữa rừng xanh; dù thân xác gặp bất cứ thứ đau đớn khó chịu nào, con cũng đều chấp nhận để đền tội và biết ơn; nhưng xin đừng đưa con vào hỏa ngục, đừng cất con khỏi tình yêu, không cho con được hưởng dung nhan Chúa: “Bao lâu còn sống, Chúa bắt con phải ngục tù, hay bị lửa thiêu cũng được, nhưng xin tha cho con trong cõi đời đời”.
8. Ý định công bằng của Chúa thật kinh khủng. Nhưng ai đo lường được sự ưu ái của tình Chúa thương? Thiên hạ cứ chúc tụng những đặc tính khác của Chúa, như đức khôn ngoan, sự toàn năng, tùy họ, nhưng con xin mãi ca tụng lòng thương xót của Chúa: “Tình thương Chúa, đời đời con ca tụng” (Tv 88,1). Thế giới chẳng tràn đầy lòng Chúa thương xót sao? “Tình thương Chúa chan hoà mặt đất” (Tv 32,5). Tình thương Chúa đã chẳng ở trên trời và trên mọi công cuộc khác sao? “Lạy Chúa, lòng thương xót Chúa ở trên trời và vượt mọi tác phẩm khác của Chúa” (x. Tv 33,6 và 114,9). Chúa không phải là Cha của lòng từ bi và sự an ủi sao? “Cha của lòng thương xót và mọi nguồn an ủi” (x. 1Cr 1,3). Chúa đã chẳng bảo Chúa muốn tình thương xót hơn là của lễ sao? (x. Mt 9,13).
Chính con, tuy tội lỗi thảm hại, con đã chẳng là tác phẩm của lòng Chúa thương vô biên sao? Con là chiên lạc, Chúa là chủ chăn. Vì thương, Chúa lo buồn chạy theo vết chân con, cuối cùng bắt gặp con, vỗ về nựng nịu con ngàn cái, vác con lên vai, vui vẻ mang về ràn. Con là kẻ bất hạnh bên vệ đường về Giêricô, bị kẻ cướp bắt, đánh đập, bóc lột hết tiền của, mình đầy thương tích, bị bỏ nằm nửa sống nửa chết. Chúa là người nhân hậu, đã nâng con dậy, đổ rượu lên mình con, tức cho con biết những sự thật đáng sợ và làm cho con bình tĩnh lại. Chúa xức dầu và an ủi, đổ trên con bao ưu ái xót thương. Con là đứa con hoang vô phúc, phung phí của cải thiêng liêng và tự nhiên; con đang trong tình cảnh kinh hoàng khi trốn xa Chúa, Chúa là Ngôi Lời, do Chúa mà mọi vật được tạo thành, thiếu Chúa mọi vật sẽ hư mất vì chúng là hư vô. Chúa là Cha đầy tình thương con, đã tiếp nhận, đã mở tiệc mừng khi con bỏ đường lầm lạc trở về nhà cha, nương náu bên cha, trong cánh tay cha. Cha vẫn gọi con là con, nhận ngồi bàn bên cha, chia vui cùng cha, và lại được hưởng gia tài như trước! Nói sao đây? Con là đệ tử phản bội bán Thầy, con là tông đồ tự phụ chối Chúa, là tên khốn hèn nhạo báng chế giễu Chúa, là tên đội mão gai lên đầu Chúa, đánh đập Chúa, đưa thập tự giá lên vai Chúa, chế nhạo sự đau đớn của Chúa, tát vào mặt, bắt Chúa uống giấm chua mật đắng, đi xa hơn nữa còn lấy lưỡi giáo đâm thấu tim Chúa. Con đã làm tất và còn hơn nữa khi con phạm tội! Nghĩ mà xấu mà hổ! Tưởng đến mà rơi lệ sám hối!
Còn Chúa, là Chiên hiền hậu, đã gọi con là bạn, đã âu yếm nhìn con giữa đống tội lỗi, chúc lành khi con chửi Chúa; trên thánh giá Chúa đã cầu cho con, từ trái tim bị chọc thủng, Chúa tuôn nguồn máu thánh rửa sạch mọi tì vết, tẩy linh hồn con khỏi mọi tội tình; Chúa chết để cứu sống con. Chúa sống lại, thắng sự chết, trả cho con sự sống, mở cho con cửa trời. Ôi tình yêu, tình yêu của Giêsu! Cuối cùng tình yêu đã thắng, và con đây, đang ở với Chúa là chủ, là bạn, là cha: con đang ở trong tim cha! Chúa muốn con làm gì? Con đang rong ruổi trên đường gian ác, Chúa đã rọi ánh sáng vào mặt, vật ngã con như Phaolô trên đường về Đamas. “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì?” (Cv 22,10). Xin cho con biết sự thật, chỉ nẻo cho con theo: “Xin chỉ dạy đường lối phải theo” (Tv 142,8). Ôi Giêsu, con đi sát cạnh Chúa, yêu Chúa như Phaolô, như tông đồ Gioan khả ái và như các thánh, thứ tình yêu đi liền với hành động, thứ tình mạnh hơn cái chết. Ai tách tôi ra khỏi tình yêu Chúa? Đói, nghèo, rét, buồn, khổ, chết cũng không tách nổi (x. Rm 8, 35-3) nhờ ơn Chúa, con tin tưởng như vậy. Trong khi chờ đợi, Chúa đã yêu con tới cùng, quên tội lỗi con và gọi con lại gần Chúa; Chúa muốn con làm thừa tác viên của Chúa, người thân tín, người phân phối mầu nhiệm thánh của Chúa; để được vậy, Chúa đã thúc đẩy con bằng cách thầm kín dịu dàng, cho con tình yêu Chúa, soi sáng liên miên, an ủi dịu dàng hơn mật ong từ trời; để đáp lại, xin cho tim này được thiêu hủy trên bàn thờ Trái tim Chúa để thành hy tế; cho nó luôn hướng về Chúa, tìm kiếm và theo Chúa; cho con đầy tinh thần của Chúa, tinh thần khôn ngoan và sáng suốt, để làm nảy nở trong tâm hồn những ý nghĩ sám hối trở về cùng Chúa, để mọi người về núp bóng thánh giá Chúa, chúng con được hát bài ca tụng lòng từ ái Chúa muôn đời.
9. Con là Kitô hữu, hơn nữa là chủng sinh. Luôn trong mọi sự con phải đại diện Chúa, như Thánh Grêgôriô Naziance: “Giêsu là áo chùng cho linh mục”. Chúa là gương con soi. Ôi Giêsu!
Nhìn con trẻ nằm máng cỏ. Chúa Kitô, đấng Tạo Hóa, chủ thế giới, đang cứu nhân loại, không gặp được ai đón Ngài vào nhà, lần đầu khi Ngài đến thế gian; ai cũng đóng ngõ, không ai chịu tiếp, ai ai cũng bảo hết chỗ rồi. Ngài bị bắt buộc phải đi tìm chuồng súc vật bỏ trống, để xuất hiện lần đầu tiên.
Ôi gương khiêm nhường! Đang khi con còn hèn mọn hơn sự hư không, thế mà con lại thắc mắc khi kẻ khác tiếp con cách lạnh nhạt, ít tôn trọng, ít thưởng thức tài hay giỏi của con, đem so sánh và để con sau người này kẻ nọ! Con buồn vô tả, khi kẻ con muốn làm ơn, thay vì biết ơn còn nhục mạ con! Khi bề trên không hiểu tốt cho con, hiểu sai hành động của con! Kiêu ngạo, mi hãy hạ mình noi sự khiêm nhường của Giêsu. Giêsu đã mặc cho cánh đồng với nhiều hoa, mặc cho loài chim có lông ấm, mặc cho mặt trời áo choàng sáng chói, núi chôn vàng, cát sông lẫn vàng và châu ngọc, thế mà khi sinh ra chẳng có gì, không một tấm vải che thân. Ôi, sống nghèo. Còn con khốn cùng và bất xứng, cả dám than vãn vì sinh bởi cha mẹ nghèo, phải sống nhờ kẻ khác, có áo mặc nhờ kẻ khác rộng lòng bố thí! Con vui mừng và phấn khởi, cám ơn Giêsu, nhờ gương nghèo này con dễ noi gương Chúa hơn. Đừng vướng chút nào sự mong cho bớt nghèo. Muốn mặc đẹp hơn, có phải xấu hổ không? Làm sao quên lời chính Chúa Giêsu phán: “Phúc thay ai có tinh thần nghèo, vì Nước trời là của họ” (Mt 5,5).
Giêsu, ánh sáng của bản tính Chúa Cha, sinh nằm xót xa trong máng đầy cỏ, lạnh cóng chịu sự thay đổi của thời tiết, Chúa đã bắt đầu chịu mọi thứ khổ hình, trong thinh lặng, vì sự cứu rỗi của loài người. Ôi đức hy sinh! Đang khi con rất tội lỗi, cần đền tội lại đi than van vì một hai điều khó chịu, lo tránh luồng gió, sợ muỗi chích, thời tiết đổi là kêu! Tôi sửa cách đi, dáng đứng, dáng ngồi cho ra vẻ hào hoa phong nhã, trong lúc lẽ ra cần phải hy sinh tránh tội, để theo đường ngay, còn Chúa Giêsu thì tinh tuyền không tội lỗi.
10. Ở Nazaret, Giêsu đã sống thế nào? Ngài đã sống đời một chủng sinh tốt lành mà tôi phải noi theo.
Ngài sống ẩn thân, không ai biết gì về Ngài; thấy Giêsu người ta chỉ biết đó là con của Maria và chú thợ mộc Giuse. Không có dấu nào báo trước sự cao cả sau này hoặc cho thấy Ngài xuất phát từ Thiên Chúa. Còn tôi có được đôi chút tài tự nhiên còn nhiều khuyết điểm thì đã tự cao tự đại thúc khoe khoang đủ cách. Ôi bài học ẩn thân, tôi cần sống âm thầm, cách xa đời náo nhiệt, để nghe Giêsu nói trong lòng tôi.
Nhờ ơn Chúa làm được chút ít việc lành nào, tôi cần biết giữ kín để tính khoe khoang khỏi làm cho nó tiêu tan hoặc bị Satan cướp mất. Ai xui tôi công bố tất cả những gì tôi vừa làm được? Bộ óc tôi giỏi xây những tòa nhà tưởng tượng theo sự tự cao tự đại. Tất cả cũng vì kiêu ngạo, kiêu ngạo! Thiết tưởng để diệt hoặc chữa được tật kiêu căng phần nào, chỉ còn có cách nhốt tôi giữa sa mạc sa vắng, chẳng ai lui tới, chẳng liên lạc được với ai, để không ai nhắc đến tôi. Chúa không gọi tôi sống đời ẩn tu, nhưng muốn đừng ai biết tới tôi thì tôi cần sống trong chủng viện, đừng để ai lo cho tôi; kỳ nghỉ nên ở riêng trong phòng mình. Thánh Tôma đã căn dặn tôi: “Nếu con muốn được đưa vào kho đầy rượu của tình thương, thì hãy thích ở trong phòng”. Thánh Berchmans, bổn mạng của tôi đã dốc lòng rất ngộ nghĩnh: “Tôi sẽ thích ở trong phòng”.
Giêsu làm việc từ sáng đến tối… Đẹp thay, cảnh đôi tay đã dựng vũ trụ, đẩy tinh tú vào quỹ đạo của chúng, nay chai cứng vì đã cầm đục, cầm cưa, và những dụng cụ của ông thợ mộc. Là Chúa Trời, vậy mà Giêsu tiếp tục cuộc sống vất vả như thế nhiều năm, không ngơi nghỉ để sau này kéo hằng triệu sinh linh theo mình. Nazaret là chủng viện của vị Thượng phẩm với sự mệnh cao cả, kết thúc bằng cuộc tế lễ cao siêu. Làm việc và cầu nguyện. Ba mươi năm, đúng lý Ngài đã đưa bao người được trở lại, vô số người được thánh hóa. Nhưng không, Chúa Cha đã định phải là ba mươi năm âm thầm và lao nhọc. Như thế rất tốt, và Giêsu đã sống như vậy. Đường Chúa vẽ để đưa tôi tới bàn thánh là sống âm thầm, cầu nguyện và làm việc. Cầu nguyện và làm việc, và làm việc trong kinh nguyện. Làm việc đây là chăm học, không nản. Đó là phận sự. Học không có nghĩa là chất đầy đầu nhiều môn học, nhưng là học không mệt mỏi để tiến gần Giêsu và ánh sáng, là Đấng chiếu dọi “ánh sáng vĩnh cửu” (Kn7,26). Học và cầu nguyện để việc học biến thành phương pháp cầu nguyện. Gian nan thử người nhân đức, tôi cần phải quen với việc nặng nhọc. Lấy hơi rồi làm việc với tình thương, vì Chúa muốn thế. Làm việc với Giêsu ở Nazaret, trong sự âm thầm và cầu nguyện, để chuẩn bị thực hiện thật hoàn hảo sứ mạng đang chờ tôi, sứ mạng của sự khôn ngoan và tình thương, để xứng đáng nhận được từ nơi Giêsu triều thiên sáng chói của đời tông đồ.
11. Một tư tưởng khác rất hữu ích cho tôi, là khi Giêsu về gần làng Bêtania, có người đưa tin cho Maria: “Thầy ở kia và gọi cô” (Ga 11,28). Câu hay thật. Hãy tưởng tượng một Maria đầy tình yêu vội vàng chạy đón Thầy. Vâng, bất cứ việc gì, hễ vừa nghe chuông báo hiệu, tôi sẽ tự nhủ: “Thầy đứng đàng kia và đang gọi bạn”. Nếu nghĩ có Thầy Giêsu đang đứng chờ, đang gọi, gọi đi học, đi đọc kinh, ra chơi, đi dạo, tôi sẽ phải làm việc phận sự đó cách nào để đúng là đang thi hành lời Chúa dạy bảo tôi.
12. Tội trọng! Một cái gì kinh khủng! Nhớ tới tôi đã phát sợ. Còn tội nhẹ, tôi vẫn phải tránh xa vì cái hậu quả nặng nề của nó, tuy nó không đưa tôi vào hỏa ngục không làm mất nghĩa Chúa, nhưng nó làm khổ cho Chúa rất nhiều. Nếu muốn hoàn toàn và mãi mãi yêu Chúa, tôi phải tránh bất cứ việc nhỏ nào có thể làm phiền Chúa: yêu nhau thì phải tế nhị với nhau.
Chúa ôi, có thể nào con làm phiền Chúa cách ghê tởm sao? Không, chẳng bao giờ. Không thể có tội nhẹ, hay đúng hơn, con sẽ không dính bén với một lỗi nhẹ nào. Thà chết chứ không để một tội nhẹ tồn tại trong tâm hồn. Xin Chúa giúp giữ gìn hồn con trắng trong, tinh tuyền, đẹp mắt rất tinh tuyền của Chúa, để con hoàn toàn phó mình trong tay Chúa và không ai tách con ra khỏi Chúa được. Chúa biết con bởi đất, và rễ xấu đang đầy lòng con; xin đưa tay cứu độ để con khỏi xiêu ngã giữa đường; xin soi trí con để thấy những lỗi làm cho hồn con dị hình, xin đốt lòng con để con chỉ muốn làm hài lòng một Chúa thôi, vì Chúa vô cùng đáng mến.
13. Bốn chữ tóm lại tất cả nhiệm vụ và đức tính của chủng sinh: đạo đức, học hành, hy sinh và tư cách. Đạo đức như thiên thần, học không chán, hy sinh liên tục, nhất là trấn áp tự ái và cái nhìn, giữ tư cách xứng bậc giáo sĩ như Công đồng Trentô dạy, trong thái độ ăn, mặc, đi đứng, nói năng.
LỜI TUYÊN HỨA LONG TRỌNG VỚI THÁNH TÂM GIÊSU DƯỚI SỰ BẢO TRỢ CỦA THÁNH LUY GONZAGA
27/2/1900
[9]
Nhờ ơn Chúa, tôi nhận định và xác tín rằng vì là Kitô hữu và là giáo sĩ, tôi cần và có luật buộc nhặt, phải hoàn toàn và mãi mãi hiến thân phục vụ cho tình yêu Chúa:
- Xét rằng Chúa Giêsu, vì sự trọn lành rất mực và đặc biệt vì tình yêu hải hà của Thánh Tâm Chúa, đã dùng công đức vô biên của Ngài mà cho tôi là thụ tạo thảm thương được phép yêu mến Chúa, khiến tôi được thúc đẩy phải luôn tiến trên đường hoàn thiện và trong đức ái hoàn hảo,
- Xét vì, nguy cơ khiến tôi có thể bỏ luật thánh này, không chỉ là tội trọng mà cả tội nhẹ nữa, dù nhẹ đến đâu cũng làm phiền Chúa Giêsu rất nhiều và làm cho tôi xa cách tình yêu hoàn hảo,
- Xét vì năm thánh 1900 này, tôi được đúng 19 tuổi (17/2) vào dịp Tĩnh tâm, tôi đang kết hợp với Thánh Tâm bằng bí tích Thánh Thể, trước mặt Mẹ Vô nhiễm, Thánh Giuse bạn tinh tuyền của Mẹ và là đấng bảo vệ chính tôi, trước mặt các thánh khác, đặc biệt những vị bổn mạng, thiên thần giữ mình và triều thần thánh,
Tôi, chủng sinh ANGELO GIUSE, rất tội lỗi, xin long trọng và đem hết nghị lực thề với Thánh Tâm Chúa, kể từ nay và mãi mãi sống trong ơn Chúa, không vấn vương với bất cứ điều gì dù nhỏ mọn, tránh mọi tội nhẹ cố tình. Xét vì sức hèn yếu đuối và tự sức mình không bảo đảm được sự trung thành sống theo lời hứa, nên tôi đặt lời hứa này trong tay Thánh Luy Gondaga, một gương thiên thần và tâm hồn rất trong trắng. Đã chọn Thánh Luy làm vị bổn mạng bầu cử đặc biệt, tôi nài van ngài là vị thánh rất tốt lành và khả ái, thương giữ gìn lời hứa này, và cầu nguyện giúp tôi trung thành.
Lạy Chúa Giêsu nhân hiền, xin nhận lấy lời hứa này như chút của lễ hèn mọn chứng tỏ lòng con yêu Chúa, hoặc ít ra, lòng con khao khát yêu mến Chúa, muốn được hao mòn vì yêu Chúa là bạn con, là cha của con, là bạn đời yêu dấu của lòng con. Xin Chúa ưu ái nhận lấy, và ban ơn trợ lực, vì trước khi giã từ các môn đệ, chính Chúa đã nói và con cũng hiểu nếu không có ơn Chúa con không làm được gì. “Ôi Thánh Tâm Chúa Giêsu đang cháy bừng lửa yêu mến chúng con. Xin đốt lòng chúng con bừng cháy lửa yêu mến Chúa”.
VẠN TUẾ GIÊSU, MARIA, GIUSE
NĂM THÁNH 1900
[10]
TĨNH TÂM THÁNG, THỨ TƯ, 22/8
Sáng nay hồi tâm, tôi thấy phải ghi lại những điều đã nghĩ và những việc đã làm, và thấy không cưỡng lại được. Tĩnh tâm hôm nay đã thấy thế nào? Một lần nữa tôi thấy mình còn quá xa lý tưởng, còn nhiều việc phải làm để nên chủng sinh tốt như Thánh Tâm muốn. Về đức khiêm nhường, tôi chỉ mới có lớp sơn bên ngoài; bên trong còn khá nặng sự tự ái đang đòi phần cho nó. Đức mến, xem chừng sốt sắng hay đúng hơn có vẻ sốt sắng; có thiện chí, nhưng mến Chúa như các thánh đương đầu với thử thách, can đảm và quảng đại với Chúa và Thánh Tâm thì vẫn còn xa. Mong sẽ lại gần dần dần. Về đức khiết tịnh, cám ơn Mẹ vô nhiễm, không thấy sự cám dỗ nặng, nhưng thú thật, tôi có đôi mắt rất tò mò quá đáng, đôi khi vô tình nó đã lấn lướt trí khôn. Về đức hiền hậu, bình tĩnh, dịu dàng như gương sáng của Thánh Phanxicô Salêsiô, gương đặc biệt cho tôi, tuy không có gì quá đáng nhưng chưa được ý, chưa đúng mức phải có, nhờ ơn Chúa. Lắm lúc nói hăng quá; xưa trong nhà thì khó thương, cử chỉ ít lịch sự và bao chuyện khác. Chưa nói về việc đạo đức, vài việc, như lần chuỗi chưa tốt hẳn. Tĩnh tâm đã qua. Hãy trở về “tu autem – về phần bạn” của chính tôi.
Xin lặp lại lời dốc lòng nên thánh thật sự, xác nhận lại trước Thánh Tâm dịu hiền và là Thầy Giêsu của con, con quyết yêu Chúa như Chúa muốn, muốn thấm nhuần tinh thần của Chúa. Hiện có bốn điều tôi xin dốc lòng “bây giờ và mãi mãi” phải tiến tới vài bước. Đó là tinh thần hòa hợp với Giêsu, tĩnh tâm trong Trái Tim Chúa từ sáng khi thức dậy đến tối khi ngủ và nếu được cả trong giấc ngủ: “Tôi ngủ, nhưng lòng vẫn thức” (Dc 5,2). Tập trung mọi nỗ lực khi lần chuỗi. Điều hai: Age quod agis, luôn luôn chú ý trong mỗi việc. Điều ba: rất đoan trang qua cái nhìn và lời nói… Mình hiểu nhau. Sau hết: bình tâm, an tĩnh, vui tính, lịch thiệp không bao giờ có lời mất lòng anh em, không nổi nóng khi lý luận, nhưng sẽ đơn sơ, chân thành, thật tâm, không hèn, không khiếp nhược. Xin thêm: không nói về anh em, đặc biệt khi họ thất bại trước sự thành công của tôi, rất dè dặt, khi cần nói chỉ nói về cái tốt, giấu các lỗi của anh em khi không ích gì để nói, trái lại nó chỉ nuôi tính tự ái của tôi, nó đang núp ẩn đâu đó và lắm lúc nó lộ nguyên hình. Đó là kết quả của kỳ tĩnh tâm này.
Giêsu, Chúa thấy con ấp ủ trong lòng ý chí quyết liệt muốn yêu Chúa, muốn trở thành thừa tác viên của Chúa. Xin ban ơn cho con để con thật sự làm đôi việc trong những điều dốc lòng trên đây. Ôi Chúa Giêsu, con trông cậy ơn Chúa!
THỨ TƯ 22/8
Từ nay về sau, tôi không dám bỏ viếng Thánh Thể, sau khi thăm cha sở vào xế chiều, trừ khi có lý do quan trọng. Ngoài ra, tôi xin thú nhận, sớm mai tĩnh tâm dốc lòng một đường, thực hiện điều dốc lòng lại một nẻo khác.
Cách tổng quát, không xấu lắm. Nhưng cẩn thận trọng khi nói, nhất là nói với linh mục, tránh câu chuyện kích thích tự ái luôn luôn muốn xuất đầu lộ diện. Bài thuyết trình về Thánh Tâm, không nên bối rối, thật ra ý kiến đã rất lộn xộn, kết thúc không có gì hay, một đống lộn xộn. “Xin cho con xứng đáng chúc tụng Chúa”. Ôi Giêsu.
CHIỀU THỨ SÁU 24/8
Sách Gương Phúc nói đúng: lắm lúc, ngoài ý muốn, sự đê hèn trong ta nổi lên lấn át sự thanh cao của con người. Hôm nay, hồi xế chiều, đã xảy ra cho tôi như vậy: bù đầu làm việc mà chẳng kết thúc được gì. Tôi mất bình tĩnh, chán, không muốn dọn bài giảng hay đọc sách gì cả. Thế nghĩa là sao? Xin chúc tụng Chúa: chúng con ở trong tay Chúa, Chúa muốn con nóng sốt hay lạnh nhạt tùy Chúa. Dịp rất tốt để hy sinh, đừng quá ham học và phải tiến đức. Dù sao Giêsu cũng ở cạnh con, dù phải mở quyển này rồi đóng lại, đi mở quyển khác, thì cũng còn hơn là không làm gì cả, và quỉ không làm gì được tôi, tạ ơn Chúa. Chiều nay, lần chuỗi không tốt mấy. Nhưng không đáng ngại, bởi khi vừa lo ra là tôi lo tập trung lại ngay.
Mẹ Maria, xin Mẹ cũng làm gì giúp con, để con một mình, Mẹ thấy con khốn cùng không!
CHIỀU THỨ BẢY 25/8
Viếng Thánh Thể như người câm và chia trí, lần chuỗi chỉ tạm tạm. Muốn noi gương Thánh cả, mà phận sự tín hữu thường đã chưa kham. Ôi Giêsu Chúa là sự trông cậy và là nơi con dung thân (x. Tv 30,4).
CHIỀU Chúa Nhật 25/8
Hôm nay, ngày của Chúa, đúng lý phải tập trung hết sức trong mọi việc. Thế mà, trái ngược hẳn! Mới dốc lòng tập trung hôm thứ tư, nay đã quên rồi. Ôi Giêsu khả ái, xin đừng để con tái lại trong tương lai. Hôm nay lễ Thánh A-lệ-sơn, xin ban cho con can đảm, mau mắn, anh hùng làm việc thiện như Ngài.
THỨ BA 28/8
Hôm qua, quên ghi lời dốc lòng khi xét mình. Hôm nay lắm điều phải ghi. Như: không đủ lý do, đã chậm trễ viếng Thánh Thể, và làm nửa chừng, không tốt mấy; nhục cho Giêsu, không mấy khích lệ cho tôi. Về lời nói, bạn ơi, coi chừng lưỡi bạn, vì đó là khí cụ của lòng tự ái, đặc biệt khi hầu chuyện với các linh mục. Con chỉ muốn nói sự thật, muốn kể chuyện gió mưa thôi, thế mà tự ái cũng chen vào, sau hồi nói chuyện, con phiền, khi nghe Chúa bảo trong lòng con: Chúa không vui mấy. Nguyện tắt cần thêm nhiều, đây là những mũi tên tình thương đâm thủng Tim Chúa để khai thông đức ái Kitô giáo. Con còn xa gương mẫu của con là Thánh Phanxicô Salêsiô. Xin Giêsu chứng giám cho lòng con, con khổ khi thấy mình còn xa; mỗi khi xét mình, con hối hận, con lo buồn; nhưng mỗi khi đến gần Chúa tim con lại khao khát thật sự noi gương hiền lành và khiêm nhường của Chúa. Ôi Giêsu dịu hiền, xin giúp con, xin cho con đừng chán nghe tiếng dịu dàng Chúa phán, dù Chúa nói đi nói lại, vì “xin tiếng Ngài lặp lại nơi tai con” (Dc 2,14). Mỗi nhịp tim con đập là vì Chúa. Con cảm thấy, con không hờn giận một người nào cả. Xin giữ gìn con, mọi sự sẽ an toàn. Ngợi khen Giêsu, Maria, Giuse.
CHIỀU THỨ TƯ 29/8
Cách tổng quát, khá tốt. Nhưng phải nhận là những ngày không rước lễ, cảm thấy thiếu một cái gì. Dịp chính ngày kính sinh nhật Đức Mẹ tôi đặc biệt hãm mình về tính mê ăn, mùa trái cây, thấy mình quá độ. Chiều nay, xảy ra việc nhỏ nhưng in sâu vào đầu và làm tôi khổ. Mẹ tôi tò mò muốn biết chuyện không nên biết, tôi đã hết sức dịu dàng giải thích, nhưng mẹ tôi bực tức. Tôi không ngờ bà mẹ rất yêu quí trên hết mọi người dưới thế của tôi lại nói như thế. Nghe mẹ nói: tôi vô lễ, thờ ơ, chống báng mẹ, tôi khổ quá, tôi có thể minh chứng ngược lại; nếu mẹ khổ, tôi còn khổ nhiều hơn mẹ bởi thấy mẹ buồn, và nhất là thấy mẹ già yếu đổi tính. Mẹ bảo: đừng nhìn mặt mẹ nữa, thật tôi rất yêu mẹ, tôi không nhận được ý nghĩ như thế, vì là con trai, tôi quí mẹ hết sức tự nhiên. Mũi gai làm tôi đau xót, động đến những gì tế nhị và thầm kín nhất của lòng tôi. Tôi khóc! Mẹ ơi, mẹ biết cho rằng con yêu mẹ, con muốn mẹ hạnh phúc, mẹ mà biết vậy mẹ mừng biết bao nhiêu.
Xin Giêsu nhận của lễ hy sinh con dâng lên Chúa xin cho con dịu dàng, lễ độ dù phải trang nghiêm, xin cho mẹ còn mạnh mẽ hơn nữa. Ôi Mẹ sầu bi, hãy mãi mãi ở lại với chúng con.
CHIỀU THỨ BẢY 1/9
Hai ngày không viết nhật ký, vì chiều thứ tư phải ở Bergamô, chiều qua, đi bộ từ Bergamô về Sotto mệt quá muốn chết người, lại còn nghi lễ làm phép chuông ở Carvico.
Hôm nay, viết lại những gì đã qua, đặc biệt việc đạo đức lộn xộn vì sự thay đổi nhịp sống, không như lúc bình thường ở nhà, có hai việc đáng ghi, về hai ngày 30 và 31 tháng tám. Đó là tôi đã diễn xuất trước các linh mục như là nhà thông thái, chính trị gia, nói láo nói lếu, chuyện này sang chuyện khác, xía vào mọi thứ chuyện không hợp với bậc chủng sinh tí nào. Nhớ lại thì hối hận ngay, nhưng lẽ ra phải lưu ý trước. Đặc biệt về điểm này, cần tế nhị hết sức, nhớ rằng mỗi sự việc phải đợi đến thời của nó (x. Gv 3,1). Chừng nào là linh mục sẽ hay… Bây giờ phải năng đọc sách để có những nguyên tắc rõ rệt và lành mạnh. Rồi phải biết nghe, phải ở như người không biết chuyện đối với các vấn đề trên, nhất là trong những gì vượt câu chuyện đối với cha sở và cha phó. Thánh Phanxicô Salêsiô đã xử trí cách nào trong những tình trạng như trên?
CHIỀU Chúa Nhật 2/9
Còn một điểm đã phải ghi chiều hôm qua, là thiếu hãm mình trong miếng ăn, có khi đi xa hơn. Đừng bỏ dịp dâng kính Mẹ trong chín ngày chuẩn bị sinh nhật của Mẹ: ăn khi cần và không hơn. Thiếu nguyện tắt, làm tổn thương cho sự tiến đức.
Giêsu Maria xin gìn giữ đừng để con xa hai Đấng.
CHIỀU THỨ HAI 3/9
Tập trung và hãm mình. Giêsu, Chúa thấy con thật sự muốn mến Chúa hết lòng, hết con người của con.
CHIỀU THỨ BA 4/9
Khá hơn. Tạ ơn Chúa. Hôm nay lễ Thánh Grêgôriô cả, làm rạng danh Giáo Hội, một trong những cột trụ quí giá của ngôi Giáo hoàng. Nhìn gương mặt uy nghi của ngài, tôi đem lòng mộ mến Đức đương kim Giáo hoàng Lêô XIII, đang bị người ta nguyền rủa thậm tệ, dã man, như quỉ. Thật là lúc đáng buồn. Ta hãy cầu xin cho Đức Giáo Hoàng.
CHIỀU THỨ NĂM 6/9
Hôm nay ngày đáng chúc phúc, vì tôi đã làm việc Chúa muốn. Chúa để tôi nhức đầu quá chừng, con người khác trong tôi nó nổi loạn, tôi phải bỏ dở công việc dọn bài giảng về Thánh Tâm, chừng nào xong tùy Chúa.
Cũng là phần phạt cho cái tham của trí khôn, muốn đạt cho được kết quả cuối cùng. Dịp may để tôi tập nhẫn nại. Tạ ơn Chúa. Vì Giêsu nhân hậu, con sẵn sàng chịu đau đớn vì Thánh Tâm Chúa.
Điều đáng chú ý là mấy hôm nay, dịp chín ngày kính Đức Mẹ, tôi đã đọc các kinh vội vàng quá sức, và rất chia trí.
Giêsu, Chúa nhẫn nại biết mấy khi nghe con cầu xin cách đó. Này bạn, bạn phải biết điều chút chứ? Thiên thần nghe bạn sẽ nghĩ sao? Người đời nghe bạn nói thế họ nghĩ thế nào? Bình tĩnh, đọc ít kinh, mà chậm rãi, ít ra như khi nói chuyện với nhau. Cần tập trung nhiều hơn mới sửa được. Tại thói quen. Mỗi việc làm cho hẳn hoi. Mai là ngày chót tuần chín ngày, tôi sẽ bù lại các ngày qua. Sẽ không ăn trái cây nào, để dâng kính Mẹ. Ôi Maria, xin ban phúc cho con.
CHIỀU THỨ SÁU 7/9
Cách tổng quát khá. Có hãm mình về miếng ăn để dâng kính Mẹ. Tôi vẫn hối hận vì sự cách biệt giữa cái hiện tại của tôi và cái tôi phải có, giữa cuộc sống của tôi với cuộc sống của Gioan Berchmans và Thánh Phanxicô Salesiô lúc đồng lứa tuổi với tôi.
Chúa thấy lòng con và ước vọng của nó. Mai ngày kính Mẹ lúc bé thơ, phải tập trung, cầu nguyện và vui lên cách lành thánh.
Văn Hóa
Suy tư về tân Linh Mục
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
16:40 12/05/2014
SUY TƯ VỀ TÂN LINH MỤC
LTS: Ngày 09/05/2014, tại giáo xứ Cách Tâm, giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng đã đặt tay truyền chức cho 4 tân linh mục. Nhân dịp này chúng tôi xin hợp mừng cùng các tân linh mục và cống hiến bạn đọc bài suy tư về chức vụ linh mục.
Mỗi khi có lễ truyền chức tân Linh mục, là lại có dịp cộng đồng dân Chúa nói đến vị thay mặt Chúa ở trần gian. Người ta gọi Ngài là Linh mục, nghĩa là người mục tử coi sóc đoàn chiên thiêng liêng. Danh hiệu mục tử là do chính Chúa Giêsu đã xưng nhận: “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết chiên Ta và các chiên Ta biết Ta”, cả danh xưng thầy cả cũng xuất phát điểm từ Chúa Giêsu, khi Chúa dạy các tông đồ: “Dưới đất các con đừng gọi ai là thầy, vì các con chỉ có một thầy” (Mt 23,8) Như vậy, những danh xưng tặng cho các tân Linh mục đều xuất phát từ những danh xưng dành cho Chúa Giêsu. Vì thế, có người gọi Linh mục là Alter Christus – Chúa Giêsu thứ hai, một danh xưng gồm tóm được hết mọi danh xưng.
Người ta gọi Linh mục là thế nhưng nếu người ta xin ý kiến Chúa Giêsu về cách xưng hô thì chắc người ta sẽ ngạc nhiên vì câu trả lời của Chúa sẽ là câu Chúa đã trả lời cho hai anh em Giacôbê và Gioan: "Các người không biết các người xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ?" Và sau khi họ đáp : "Thưa uống nổi." Đức Giê-su bảo : "Chén của Thầy, các người sẽ uống ; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được." (Mt 20,22 - 23). Như vậy đời Linh mục không phải là vinh danh tả hữu Chúa Giêsu, mà là can đảm uống Chén đắng của Thầy.
Một chức vụ Linh mục như thế là thân phận của người phục vụ, người được sai đi. Chén vinh quang là chén đắng ứ tràn Chúa Giêsu trao cho các môn đệ thân tín. Hiểu ý nghĩa này, nên Giáo Hội là Mẹ, khi trao chén thánh cho tân chức Linh mục đã ban trao với lời tâm huyết: “Con hãy nhận lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu Thánh Giá Chúa”.
Rập đời sống theo mẫu khuôn Thánh giá, chỉ có ý nghĩa thiết thực khi chính vị Linh mục trở nên giống Thầy chí thánh của mình, đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá. Thánh giá trên vai, Thánh giá đi vào đời, Thánh giá trên đôi tay ban phép lành hình Thánh giá. Sẽ là mâu thuẫn nếu người ta muốn lãnh nhận phép lành từ đôi tay Linh mục mà hình Thánh giá được vẽ lên từ đôi tay ấy lại khiến người ta khiếp sợ. Linh mục phải là người đồng hoá phép lành từ Thánh giá ấy, hay nói cách khác, Linh mục dâng thánh lễ Misa mỗi ngày là tái diễn hy tế Chúa Giêsu trên Thánh giá năm xưa. Tại sao người ta thích hình ảnh Môisê giang tay trên núi, mà hình ảnh Chúa Giêsu giang tay trên Thánh giá lại khiến người ta lảng tránh?
Hai anh em Giacôbê và Gioan, ít ra đã thưa được với Chúa Giêsu khi Chúa hỏi có uống được chén Ta sắp uống chăng? và chính từ lời thưa đó mà nhiệm vụ của tân linh mục được trao ban.
Với Đức Giêsu, Chén đắng ấy Ngài đã uống đến tận cùng. Trong tay Ngài có phủ việt, mặc áo hoàng bào, cho đến khi ở trên Thánh Giá, đầu ngài cũng đội mũ triều thiên, phía trên đầu cũng có tấm bảng công bố: Giêsu Nazareth Vua Do Thái. Tất cả đều là sự thật, chỉ có trong đầu óc giới lãnh đạo Do thái là tấn kịch của một màn phỉ báng. Vậy mà chính trong sự thật bi thương ấy, một trong hai người trộm bị đóng đinh hai bên tả hữu Chúa Giêsu, chứ không phải là tả hữu của Giacôbê và Gioan, đã xin được điều mà hai anh em tông đồ bị từ chối, khi Chúa Giêsu trả lời với người trộm bị đóng đinh đó rằng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên đàng” (Lc 23, 43)
Sau người trộm sám hối nhận ra vương quyền của Chúa Giêsu, là viên sĩ quan đội quân hành hình, ông đã thốt lên: “Đúng người này là Con Thiên Chúa” (Mt 27, 54) Ngày nay không phải là hai người mà là hai tỉ người đã nhận ra vương quyền của Chúa Giêsu. Người Linh mục của Chúa cũng cần được từ bỏ đến tận cùng để sống noi gương Đức Giêsu. Các ngài cần bị tiêu tốn đến hết cuộc đời vì nhiệm vụ, bị vắt kiệt sức vì đoàn chiên, bị trút hết tiền của vì người nghèo…Tuy nhiên, trên thực tế, các Ngài cũng vẫn giầu và hạnh phúc. Cái giầu không đến chỉ do của cải nhưng do giá trị của đời sống tinh thần. Niềm hạnh phúc không do tìm kiếm kiểu thế gian nhưng là kết quả của tinh thần hiến thân theo triết lý của thánh Phanxicô khó khăn trong lời Kinh Hòa Bình: “Vì chính khi hiến thân, là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Nói cho cùng, Linh mục thời đại nào cũng vẫn luôn là một thách đố lớn giữa thời đại. Một thách đố đã được cụ già tiên tri Si-mê-on đã nói về Hài Nhi Giêsu: “ Con trẻ này sẽ là duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng dậy, và cũng là dấu hiệu cho người ta chống đối” (Lc 2,34)
Ngã xuống hay đứng dạy cho đoàn chiên, khởi đi từ chính mình. Một của lễ hiến tế diễn ra hàng ngày trong cuộc đời Linh mục chưa kể tới dấu hiệu cho ngừơi ta chống đối. Lối nhìn này có vẻ bi quan nhưng nó lại đúng hơn với cuộc đời Linh mục. Từ đó cái nhìn của mỗi người chúng ta không chỉ là tôn kính, nhưng còn là đồng cảm và đồng hành với vị chủ chiên của mình. Những danh xưng diễn tả đời linh mục đích thực bắt đầu từ đó.
Tay nâng chén thánh ơn trời,
Hồn nâng chén đắng cuộc đời chủ chăn.
Bước chân truyền giáo gian nan
Đi trong cay đắng, bình an trở về.
Gieo trong nước mắt tràn trề,
Gặt trong vui sướng, hả hê lúa vàng.
Không là thăng tiến vinh quang
Nhưng là đi xuống nhập hàng tôi trung
Không là kiến tạo anh hùng
Nhưng là phục vụ tới cùng vì chiên.
Vẳng nghe tiếng gọi thiêng liêng:
“Cánh đồng lúa chín cần thêm thợ nhiều”(Lc 10,2).
Chúc cha mới mỗi sáng chiều
Tôi trung của Chúa bao nhiêu mong chờ!.
LTS: Ngày 09/05/2014, tại giáo xứ Cách Tâm, giáo phận Phát Diệm, Đức Cha Giuse Nguyễn Năng đã đặt tay truyền chức cho 4 tân linh mục. Nhân dịp này chúng tôi xin hợp mừng cùng các tân linh mục và cống hiến bạn đọc bài suy tư về chức vụ linh mục.
Mỗi khi có lễ truyền chức tân Linh mục, là lại có dịp cộng đồng dân Chúa nói đến vị thay mặt Chúa ở trần gian. Người ta gọi Ngài là Linh mục, nghĩa là người mục tử coi sóc đoàn chiên thiêng liêng. Danh hiệu mục tử là do chính Chúa Giêsu đã xưng nhận: “Ta là mục tử tốt lành, Ta biết chiên Ta và các chiên Ta biết Ta”, cả danh xưng thầy cả cũng xuất phát điểm từ Chúa Giêsu, khi Chúa dạy các tông đồ: “Dưới đất các con đừng gọi ai là thầy, vì các con chỉ có một thầy” (Mt 23,8) Như vậy, những danh xưng tặng cho các tân Linh mục đều xuất phát từ những danh xưng dành cho Chúa Giêsu. Vì thế, có người gọi Linh mục là Alter Christus – Chúa Giêsu thứ hai, một danh xưng gồm tóm được hết mọi danh xưng.
Người ta gọi Linh mục là thế nhưng nếu người ta xin ý kiến Chúa Giêsu về cách xưng hô thì chắc người ta sẽ ngạc nhiên vì câu trả lời của Chúa sẽ là câu Chúa đã trả lời cho hai anh em Giacôbê và Gioan: "Các người không biết các người xin gì ! Các người có uống nổi chén Thầy sắp uống không ?" Và sau khi họ đáp : "Thưa uống nổi." Đức Giê-su bảo : "Chén của Thầy, các người sẽ uống ; còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Cha Thầy đã chuẩn bị cho ai, thì kẻ ấy mới được." (Mt 20,22 - 23). Như vậy đời Linh mục không phải là vinh danh tả hữu Chúa Giêsu, mà là can đảm uống Chén đắng của Thầy.
Một chức vụ Linh mục như thế là thân phận của người phục vụ, người được sai đi. Chén vinh quang là chén đắng ứ tràn Chúa Giêsu trao cho các môn đệ thân tín. Hiểu ý nghĩa này, nên Giáo Hội là Mẹ, khi trao chén thánh cho tân chức Linh mục đã ban trao với lời tâm huyết: “Con hãy nhận lễ vật của dân thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu Thánh Giá Chúa”.
Rập đời sống theo mẫu khuôn Thánh giá, chỉ có ý nghĩa thiết thực khi chính vị Linh mục trở nên giống Thầy chí thánh của mình, đóng đinh tính xác thịt vào Thánh giá. Thánh giá trên vai, Thánh giá đi vào đời, Thánh giá trên đôi tay ban phép lành hình Thánh giá. Sẽ là mâu thuẫn nếu người ta muốn lãnh nhận phép lành từ đôi tay Linh mục mà hình Thánh giá được vẽ lên từ đôi tay ấy lại khiến người ta khiếp sợ. Linh mục phải là người đồng hoá phép lành từ Thánh giá ấy, hay nói cách khác, Linh mục dâng thánh lễ Misa mỗi ngày là tái diễn hy tế Chúa Giêsu trên Thánh giá năm xưa. Tại sao người ta thích hình ảnh Môisê giang tay trên núi, mà hình ảnh Chúa Giêsu giang tay trên Thánh giá lại khiến người ta lảng tránh?
Hai anh em Giacôbê và Gioan, ít ra đã thưa được với Chúa Giêsu khi Chúa hỏi có uống được chén Ta sắp uống chăng? và chính từ lời thưa đó mà nhiệm vụ của tân linh mục được trao ban.
Với Đức Giêsu, Chén đắng ấy Ngài đã uống đến tận cùng. Trong tay Ngài có phủ việt, mặc áo hoàng bào, cho đến khi ở trên Thánh Giá, đầu ngài cũng đội mũ triều thiên, phía trên đầu cũng có tấm bảng công bố: Giêsu Nazareth Vua Do Thái. Tất cả đều là sự thật, chỉ có trong đầu óc giới lãnh đạo Do thái là tấn kịch của một màn phỉ báng. Vậy mà chính trong sự thật bi thương ấy, một trong hai người trộm bị đóng đinh hai bên tả hữu Chúa Giêsu, chứ không phải là tả hữu của Giacôbê và Gioan, đã xin được điều mà hai anh em tông đồ bị từ chối, khi Chúa Giêsu trả lời với người trộm bị đóng đinh đó rằng: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên đàng” (Lc 23, 43)
Sau người trộm sám hối nhận ra vương quyền của Chúa Giêsu, là viên sĩ quan đội quân hành hình, ông đã thốt lên: “Đúng người này là Con Thiên Chúa” (Mt 27, 54) Ngày nay không phải là hai người mà là hai tỉ người đã nhận ra vương quyền của Chúa Giêsu. Người Linh mục của Chúa cũng cần được từ bỏ đến tận cùng để sống noi gương Đức Giêsu. Các ngài cần bị tiêu tốn đến hết cuộc đời vì nhiệm vụ, bị vắt kiệt sức vì đoàn chiên, bị trút hết tiền của vì người nghèo…Tuy nhiên, trên thực tế, các Ngài cũng vẫn giầu và hạnh phúc. Cái giầu không đến chỉ do của cải nhưng do giá trị của đời sống tinh thần. Niềm hạnh phúc không do tìm kiếm kiểu thế gian nhưng là kết quả của tinh thần hiến thân theo triết lý của thánh Phanxicô khó khăn trong lời Kinh Hòa Bình: “Vì chính khi hiến thân, là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân…Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời”.
Nói cho cùng, Linh mục thời đại nào cũng vẫn luôn là một thách đố lớn giữa thời đại. Một thách đố đã được cụ già tiên tri Si-mê-on đã nói về Hài Nhi Giêsu: “ Con trẻ này sẽ là duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng dậy, và cũng là dấu hiệu cho người ta chống đối” (Lc 2,34)
Ngã xuống hay đứng dạy cho đoàn chiên, khởi đi từ chính mình. Một của lễ hiến tế diễn ra hàng ngày trong cuộc đời Linh mục chưa kể tới dấu hiệu cho ngừơi ta chống đối. Lối nhìn này có vẻ bi quan nhưng nó lại đúng hơn với cuộc đời Linh mục. Từ đó cái nhìn của mỗi người chúng ta không chỉ là tôn kính, nhưng còn là đồng cảm và đồng hành với vị chủ chiên của mình. Những danh xưng diễn tả đời linh mục đích thực bắt đầu từ đó.
Tay nâng chén thánh ơn trời,
Hồn nâng chén đắng cuộc đời chủ chăn.
Bước chân truyền giáo gian nan
Đi trong cay đắng, bình an trở về.
Gieo trong nước mắt tràn trề,
Gặt trong vui sướng, hả hê lúa vàng.
Không là thăng tiến vinh quang
Nhưng là đi xuống nhập hàng tôi trung
Không là kiến tạo anh hùng
Nhưng là phục vụ tới cùng vì chiên.
Vẳng nghe tiếng gọi thiêng liêng:
“Cánh đồng lúa chín cần thêm thợ nhiều”(Lc 10,2).
Chúc cha mới mỗi sáng chiều
Tôi trung của Chúa bao nhiêu mong chờ!.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Tím Bên Thềm
Joseph Ngọc Phạm
21:27 12/05/2014
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hoa tím ngày xưa đã mất rồi
Còn đâu nhung nhớ những chiều rơi ..
Giáo đường vang vọng lời ca thánh
Có tiếng chuông lơi điểm giữa đời .
(Trích thơ của Nguyễn Khánh Chân)