Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 6 Phục Sinh 14/5 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:50 13/05/2023
BÀI ĐỌC 1 Cv 8:5-8,14-17
Bài trích sách Công vụ Tông đồ.
Hồi ấy, ông Phi-líp-phê xuống một thành miền Sa-ma-ri và rao giảng Đức Ki-tô cho dân cư ở đó. Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông Phi-líp-phê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng kiến những dấu lạ ông làm. Thật vậy, các thần ô uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều người trong số những kẻ bị chúng ám. Nhiều người tê bại và tàn tật được chữa lành. Trong thành, người ta rất vui mừng.
Các Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem nghe biết dân miền Sa-ma-ri đã đón nhận lời Thiên Chúa, thì cử ông Phê-rô và ông Gio-an đến với họ. Khi đến nơi, hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần. Vì Thánh Thần chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ: họ mới chỉ chịu phép rửa nhân danh Chúa Giê-su. Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Pr 3:15-18
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phê-rô tông đồ.
Anh em thân mến, Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em. Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu hổ vì những điều họ vu khống, bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành, nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.
Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 14:23
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy. Alleluia.
TIN MỪNG Ga 14:15-21
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng:
“Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”
Đó là Lời Chúa.
Cùng Nhau Viết Tiếp Câu Trả Lời
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:02 13/05/2023
Cùng Nhau Viết Tiếp “Câu Trả Lời”
(Chúa Nhật 6 Phục Sinh năm A 2023)
Suốt 5 tuần sau đại lễ Phục Sinh, sứ điệp Lời Chúa gần như tập chú “nhiệm huấn” cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt, các anh chị em Tân Tòng, về các chủ đề trọng tâm của Mầu nhiệm Vượt Qua: Cuộc tái sinh qua nhiệm tích Thánh Tẩy, được dưỡng nuôi với Thánh Thể, liên kết mật thiết với Đức Kitô Mục tử trong mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh và trong Chúa Ba Ngôi.
Trước khi cử hành đại lễ Thăng Thiên và Hiện Xuống, trong tuần Phục Sinh cuối cùng nầy, sứ điệp Lời Chúa gần như tiếp tục “nhiệm huấn” chúng ta với chủ đề bí tích Thêm Sức và vai trò tác động của Đấng Bảo Trợ là Chúa Thánh Thần, để chúng ta trở nên những chứng nhân loan báo Tin Mừng Phục Sinh và ơn cứu độ cho thế giới; hay theo ngôn ngữ của Thánh Phêrô trong bài đọc 2, đó là: “luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em...”
Nếu đặt “sứ điệp về Đấng Bảo Trợ” nầy trong bối cảnh Tin Mừng Thánh Gioan, thì chúng ta nhận ra một dấu chỉ rất rõ, đó là: Trước khi hoàn tất những ngày “nhập thể” ở trần gian, Đức Kitô chuẩn bị cho các Tông Đồ, cũng như cho Hội Thánh ngàn sau, giữ mối tương quan với Ngài qua một “sự hiện diện mới” là Chúa Thánh Thần mà Ngài đặt tên là Đấng Phù Trợ: “Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”.
Thật vậy, đời sống của Hội Thánh hôm nay, hay nội dung cốt lõi của sự thực hành đức tin của mỗi người chúng ta chính là sự hoạt động của Chúa Thánh Thần; Ngài hướng dẫn, đốt nóng, tác động và qui tụ chúng ta trong Đấng Phục Sinh để cử hành Phụng vụ, thực thi Lời Chúa, nhất là thực hành Giới luật yêu thương của Ngài: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.”.
Tuy nhiên, đây lại là điều chỉ hiện thực, chỉ xảy ra, chỉ được biết đến đối với các môn sinh Chúa Kitô và những ai tin nhận lời rao giảng của Ngài để gia nhập cộng đoàn Hội Thánh, như chính Đức Kitô khẳng quyết: “Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con”.
Chúng ta đừng quên: việc Chúa Giêsu mạc khải dung mạo và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong bối cảnh Ngài sắp lìa xa các Tông Đồ để dấn thân vào cuộc khổ nạn, và sau đó sống lại lên trời. Ngài muốn dự báo trước con đường mà các môn sinh sẽ bước đi cùng với một Hội Thánh non trẻ mà các ngài thiết lập; một con đường đầy nhiêu khê thách đố và một Hội Thánh sẽ đối diện với truân chuyên và bách hại. Nhưng mọi sự sẽ được giải quyết cách tốt lành và bình an, đơn giản, vì: “một Đấng Phù Trợ khác ở với các con luôn mãi.”.
Nhưng chúng ta cần xác tín: hoạt động của Chúa Thánh Thần không phải chỉ có vào thời khai sinh Giáo Hội, khi “ngọn lửa Thánh Thần tràn ngập trên các Tông đồ và Mẹ Maria vào ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống”... Chúa Thánh Thần đã, đang và sẽ hoạt động thường xuyên trong Giáo Hội và thế giới; nhất là những lúc, những nơi, tưởng rằng “thế gian đã thắng”, “bóng tối đã lên ngôi”, Thập giá và Tin mừng của Chúa Giêsu bị vứt vào sọt rác của thời gian... Không, mọi sự lại khác hoắc ! Bởi vì: ngay trước “ngưỡng cửa thập giá, Đức Kitô đã long trọng củng cố niềm tin của các môn sinh: "Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy"; và điểm tựa của niềm tin đó chính là: "Thầy không để anh em mồ côi đâu... Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng Phù Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”.
Và như thế, nhiệm tích Rửa Tội, Thêm Sức không chỉ khi được lãnh nhận một lần là đóng lại như một chuyện đã rồi, mà là một khai mở để tiếp nối con đường loan báo và làm chứng tá đức tin như phó tế Philipphê, các Tông đồ Phêrô, Gioan mà sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay tường thuật: “Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc sứ Samaria, rao giảng Đức Kitô cho họ….Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ… hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần…Hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần” (BĐ 1).
Và như thế, có thể nói được, sứ điệp lời Chúa hôm nay lại hướng chúng ta đến câu chuyện về “một câu trả lời”.
Vâng, ơn Thánh Thần mà các Kitô hữu ban đầu đã nhận lãnh đó để giúp họ viết lên những câu trả lời tuyệt đẹp cho thế giới, cho con người của thời đại họ, cũng chính là ơn Chúa Thánh Thần của mỗi người chúng ta hôm nay tiếp tục nhận lãnh qua hồng ân của bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể và bao nhiêu cơ hội khác để viết câu trả lời cho nhân loại hôm nay, như lời nhắn nhủ của Thánh Tông Đồ Phêrô trong Bài đọc 2: “anh em hãy tôn thờ Chúa Kitô trong lòng anh em, hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Đức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em”.
Nhờ tình yêu mà Chúa Thánh Thần đổ tràn vào lòng chúng ta biến cuộc sống chúng ta luôn giữ được gam màu hồng của tin yêu, gam màu xanh của hy vọng, giữa muôn vạn gam màu tối của gian truân và thử thách, của thất bại đắng cay, của vô ơn bội nghĩa, của đố kỵ bất công… Chính Đức Kitô đã biến “nỗi ô nhục thập giá thành phương thế cứu rỗi con người”; và hôm nay, Thánh Thần cũng sẽ làm cho phương cách ấy của Đức Kitô được tái diễn nơi thập giá cuộc đời của các Kitô hữu, để, như chứng từ bất diệt ngày nào của Thánh Phanxicô khó khăn: “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu…”.
Phải chăng đó chính là những “câu trả lời hay nhất và chính xác nhất về niềm hy vọng của người Kitô hữu”; của hàng ngũ những nhân đông đảo là các Thánh Tông Đồ, Tử Đạo, hiển tu, đồng trinh...; của những chứng nhân âm thầm nhưng vĩ đại như Anrê Phú Yên, như Têrêsa hài Đồng, Mẹ Têrêsa Calcutta, như vị thánh trẻ thời @ như Acutis... ! Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau được đứng chung trong hàng ngũ của những người đó để viết tiếp câu trả lời về niềm hy vọng Kitô hữu, tiếp tục lời chứng sống động về tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 6 Phục Sinh năm A 2023)
Suốt 5 tuần sau đại lễ Phục Sinh, sứ điệp Lời Chúa gần như tập chú “nhiệm huấn” cộng đoàn Kitô hữu, đặc biệt, các anh chị em Tân Tòng, về các chủ đề trọng tâm của Mầu nhiệm Vượt Qua: Cuộc tái sinh qua nhiệm tích Thánh Tẩy, được dưỡng nuôi với Thánh Thể, liên kết mật thiết với Đức Kitô Mục tử trong mầu nhiệm hiệp thông của Hội Thánh và trong Chúa Ba Ngôi.
Trước khi cử hành đại lễ Thăng Thiên và Hiện Xuống, trong tuần Phục Sinh cuối cùng nầy, sứ điệp Lời Chúa gần như tiếp tục “nhiệm huấn” chúng ta với chủ đề bí tích Thêm Sức và vai trò tác động của Đấng Bảo Trợ là Chúa Thánh Thần, để chúng ta trở nên những chứng nhân loan báo Tin Mừng Phục Sinh và ơn cứu độ cho thế giới; hay theo ngôn ngữ của Thánh Phêrô trong bài đọc 2, đó là: “luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em...”
Nếu đặt “sứ điệp về Đấng Bảo Trợ” nầy trong bối cảnh Tin Mừng Thánh Gioan, thì chúng ta nhận ra một dấu chỉ rất rõ, đó là: Trước khi hoàn tất những ngày “nhập thể” ở trần gian, Đức Kitô chuẩn bị cho các Tông Đồ, cũng như cho Hội Thánh ngàn sau, giữ mối tương quan với Ngài qua một “sự hiện diện mới” là Chúa Thánh Thần mà Ngài đặt tên là Đấng Phù Trợ: “Dầu vậy Thầy phải nói sự thật cho các con: Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con”.
Thật vậy, đời sống của Hội Thánh hôm nay, hay nội dung cốt lõi của sự thực hành đức tin của mỗi người chúng ta chính là sự hoạt động của Chúa Thánh Thần; Ngài hướng dẫn, đốt nóng, tác động và qui tụ chúng ta trong Đấng Phục Sinh để cử hành Phụng vụ, thực thi Lời Chúa, nhất là thực hành Giới luật yêu thương của Ngài: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Đấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.”.
Tuy nhiên, đây lại là điều chỉ hiện thực, chỉ xảy ra, chỉ được biết đến đối với các môn sinh Chúa Kitô và những ai tin nhận lời rao giảng của Ngài để gia nhập cộng đoàn Hội Thánh, như chính Đức Kitô khẳng quyết: “Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con”.
Chúng ta đừng quên: việc Chúa Giêsu mạc khải dung mạo và hoạt động của Chúa Thánh Thần trong bối cảnh Ngài sắp lìa xa các Tông Đồ để dấn thân vào cuộc khổ nạn, và sau đó sống lại lên trời. Ngài muốn dự báo trước con đường mà các môn sinh sẽ bước đi cùng với một Hội Thánh non trẻ mà các ngài thiết lập; một con đường đầy nhiêu khê thách đố và một Hội Thánh sẽ đối diện với truân chuyên và bách hại. Nhưng mọi sự sẽ được giải quyết cách tốt lành và bình an, đơn giản, vì: “một Đấng Phù Trợ khác ở với các con luôn mãi.”.
Nhưng chúng ta cần xác tín: hoạt động của Chúa Thánh Thần không phải chỉ có vào thời khai sinh Giáo Hội, khi “ngọn lửa Thánh Thần tràn ngập trên các Tông đồ và Mẹ Maria vào ngày Chúa Thánh Thần Hiện Xuống”... Chúa Thánh Thần đã, đang và sẽ hoạt động thường xuyên trong Giáo Hội và thế giới; nhất là những lúc, những nơi, tưởng rằng “thế gian đã thắng”, “bóng tối đã lên ngôi”, Thập giá và Tin mừng của Chúa Giêsu bị vứt vào sọt rác của thời gian... Không, mọi sự lại khác hoắc ! Bởi vì: ngay trước “ngưỡng cửa thập giá, Đức Kitô đã long trọng củng cố niềm tin của các môn sinh: "Lòng anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy"; và điểm tựa của niềm tin đó chính là: "Thầy không để anh em mồ côi đâu... Thầy sẽ xin Chúa Cha và Ngài sẽ ban cho anh em một Đấng Phù Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”.
Và như thế, nhiệm tích Rửa Tội, Thêm Sức không chỉ khi được lãnh nhận một lần là đóng lại như một chuyện đã rồi, mà là một khai mở để tiếp nối con đường loan báo và làm chứng tá đức tin như phó tế Philipphê, các Tông đồ Phêrô, Gioan mà sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay tường thuật: “Trong những ngày ấy, Philipphê đi xuống một thành thuộc sứ Samaria, rao giảng Đức Kitô cho họ….Khi các tông đồ ở Giêrusalem nghe tin Samaria đón nhận lời Thiên Chúa, liền gởi Phêrô và Gioan đến với họ… hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần…Hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được Thánh Thần” (BĐ 1).
Và như thế, có thể nói được, sứ điệp lời Chúa hôm nay lại hướng chúng ta đến câu chuyện về “một câu trả lời”.
Vâng, ơn Thánh Thần mà các Kitô hữu ban đầu đã nhận lãnh đó để giúp họ viết lên những câu trả lời tuyệt đẹp cho thế giới, cho con người của thời đại họ, cũng chính là ơn Chúa Thánh Thần của mỗi người chúng ta hôm nay tiếp tục nhận lãnh qua hồng ân của bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể và bao nhiêu cơ hội khác để viết câu trả lời cho nhân loại hôm nay, như lời nhắn nhủ của Thánh Tông Đồ Phêrô trong Bài đọc 2: “anh em hãy tôn thờ Chúa Kitô trong lòng anh em, hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời thoả mãn cho mọi kẻ hỏi lý do của niềm hy vọng nơi anh em, nhưng phải làm cách hiền từ, kính cẩn, hãy có lương tâm ngay chính, để những kẻ lăng mạ đời sống đạo đức của anh em trong Đức Kitô, phải hổ thẹn về điều họ gièm pha anh em”.
Nhờ tình yêu mà Chúa Thánh Thần đổ tràn vào lòng chúng ta biến cuộc sống chúng ta luôn giữ được gam màu hồng của tin yêu, gam màu xanh của hy vọng, giữa muôn vạn gam màu tối của gian truân và thử thách, của thất bại đắng cay, của vô ơn bội nghĩa, của đố kỵ bất công… Chính Đức Kitô đã biến “nỗi ô nhục thập giá thành phương thế cứu rỗi con người”; và hôm nay, Thánh Thần cũng sẽ làm cho phương cách ấy của Đức Kitô được tái diễn nơi thập giá cuộc đời của các Kitô hữu, để, như chứng từ bất diệt ngày nào của Thánh Phanxicô khó khăn: “Đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hòa vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm. Để con đem tin kính vào nơi nghi nan, chiếu trông cậy vào nơi thất vọng. Để con dọi ánh sáng vào nơi tối tăm, đem niềm vui đến chốn u sầu…”.
Phải chăng đó chính là những “câu trả lời hay nhất và chính xác nhất về niềm hy vọng của người Kitô hữu”; của hàng ngũ những nhân đông đảo là các Thánh Tông Đồ, Tử Đạo, hiển tu, đồng trinh...; của những chứng nhân âm thầm nhưng vĩ đại như Anrê Phú Yên, như Têrêsa hài Đồng, Mẹ Têrêsa Calcutta, như vị thánh trẻ thời @ như Acutis... ! Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau được đứng chung trong hàng ngũ của những người đó để viết tiếp câu trả lời về niềm hy vọng Kitô hữu, tiếp tục lời chứng sống động về tình yêu Thiên Chúa được thể hiện nơi Đức Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Amen.
Trương Đình Hiền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô cải tổ Hiến pháp Vương Quốc Vatican
Thanh Quảng sdb
04:52 13/05/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô cải tổ 'Hiến pháp' Vương Quốc Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành một Luật căn bản mới, thay thế luật năm 2000, "để đáp ứng nhu cầu của thời đại". Luật ấy làm cho tất cả các cam kết quốc tế do Tòa thánh đảm nhận có hiệu lực đối với Vương Quốc. Ủy ban Tòa Thánh không còn giới hạn chỉ dành cho các Hồng Y, nhưng mở ra cho giáo dân và phụ nữ cũng có thể tham gia, và ủy ban này cũng dự kiến các quy định chặt chẽ hơn cho ngân sách tư vấn tạm thời và chung cuộc.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Để "đáp ứng các nhu cầu của thời đại chúng ta" và để "làm cho các tình huống hoạt động" xuất phát từ các cam kết quốc tế do Tòa Thánh đảm nhận "với các yêu cầu đổi mới mà thực tế đòi hỏi", Đức Thánh Cha hôm nay, 13 tháng 5, nhân Lễ Đức Mẹ Fatima, đã ban hành Luật Căn bản mới cho Vương quốc Vatican.
Do đó, Đức Thánh Cha canh tân 'Hiến pháp' của Vương Quốc Vatican, thay thế cho luật ngày 26 tháng 11 năm 2000 do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành, bản này thay thế cho bản văn ngày 7 tháng 6 năm 1929 do Đức Piô XI ban hành.
Do đó, cuộc cải cách rập khuôn theo khuôn khổ của nhiều cuộc cải cách được thực hiện trong mười năm của triều đại Giáo Hoàng Phanxicô. Trên thực tế, Luật "đảm nhận và hoàn thiện" các cập nhật quy định đã được ban hành và hồ sơ thể chế được đưa vào hoạt động trong Vương quốc Vatican với sự cải cách của Luật về các nguồn luật, Luật về Quản trị Vương quốc Vatican, và luật điều chỉnh hệ thống tư pháp.
Theo quy định trong "Hiến pháp" năm 2000, Đức Thánh Cha xác nhận "toàn bộ thẩm quyền" của Đức Thánh Cha tối cao "bao gồm" toàn bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp".
“Tính đặc thù và quyền tự chủ của hệ thống pháp luật Vatican" cũng được xác nhận, và khác biệt với hệ thống của Giáo triều Rôma.
Quyền tài phán của Nhà nước đối với các khu vực ngoài lãnh thổ, hay đúng hơn là "việc thực thi bất kỳ quyền lực nào đối với lãnh thổ, được xác định bởi Hiệp ước Lateran, và trong các lãnh thổ và khu vực nơi các cơ quan Nhà nước hoặc Tòa thánh hoạt động và các bảo đảm và quyền miễn trừ cá nhân và chức năng có hiệu lực theo luật pháp quốc tế" cũng được xác nhận.
Đức Thánh Cha cũng xác nhận chức năng lập pháp của Ủy ban Tòa Thánh cho Vương Quốc Vatican, cho đến nay bao gồm một Hồng Y Chủ tịch (đồng thời là Chủ tịch của Chính phủ) và các Hồng Y khác.
Với Luật cơ bản mới - và đây là một trong những điều mới - ngoài các Hồng Y, Ủy ban cũng sẽ bao gồm "các thành viên khác" do Đức Thánh Cha bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Vì vậy, nam nữ tu sĩ hay giáo sĩ cũng như giáo dân có thể được bổ nhiệm.
Một điều mới lạ quan trọng khác liên quan đến các quy định chặt chẽ và chi tiết hơn liên quan đến ngân sách tạm thời và cuối cùng phải được Ủy ban Tòa Thánh cân nhắc hàng năm, "phù hợp với các quy tắc kế toán" và "với các điều lệ hiệu lực của pháp luật". Ủy ban cân nhắc kế hoạch tài chính ba năm phải đệ trình "những hoạt động này trực tiếp với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha". Ngân sách phải bảo đảm sự “cân bằng” thu chi” và phải dựa trên những “nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, công bằng”.
Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành một Luật căn bản mới, thay thế luật năm 2000, "để đáp ứng nhu cầu của thời đại". Luật ấy làm cho tất cả các cam kết quốc tế do Tòa thánh đảm nhận có hiệu lực đối với Vương Quốc. Ủy ban Tòa Thánh không còn giới hạn chỉ dành cho các Hồng Y, nhưng mở ra cho giáo dân và phụ nữ cũng có thể tham gia, và ủy ban này cũng dự kiến các quy định chặt chẽ hơn cho ngân sách tư vấn tạm thời và chung cuộc.
(Tin Vatican - Salvatore Cernuzio)
Để "đáp ứng các nhu cầu của thời đại chúng ta" và để "làm cho các tình huống hoạt động" xuất phát từ các cam kết quốc tế do Tòa Thánh đảm nhận "với các yêu cầu đổi mới mà thực tế đòi hỏi", Đức Thánh Cha hôm nay, 13 tháng 5, nhân Lễ Đức Mẹ Fatima, đã ban hành Luật Căn bản mới cho Vương quốc Vatican.
Do đó, Đức Thánh Cha canh tân 'Hiến pháp' của Vương Quốc Vatican, thay thế cho luật ngày 26 tháng 11 năm 2000 do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành, bản này thay thế cho bản văn ngày 7 tháng 6 năm 1929 do Đức Piô XI ban hành.
Do đó, cuộc cải cách rập khuôn theo khuôn khổ của nhiều cuộc cải cách được thực hiện trong mười năm của triều đại Giáo Hoàng Phanxicô. Trên thực tế, Luật "đảm nhận và hoàn thiện" các cập nhật quy định đã được ban hành và hồ sơ thể chế được đưa vào hoạt động trong Vương quốc Vatican với sự cải cách của Luật về các nguồn luật, Luật về Quản trị Vương quốc Vatican, và luật điều chỉnh hệ thống tư pháp.
Theo quy định trong "Hiến pháp" năm 2000, Đức Thánh Cha xác nhận "toàn bộ thẩm quyền" của Đức Thánh Cha tối cao "bao gồm" toàn bộ các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp".
“Tính đặc thù và quyền tự chủ của hệ thống pháp luật Vatican" cũng được xác nhận, và khác biệt với hệ thống của Giáo triều Rôma.
Quyền tài phán của Nhà nước đối với các khu vực ngoài lãnh thổ, hay đúng hơn là "việc thực thi bất kỳ quyền lực nào đối với lãnh thổ, được xác định bởi Hiệp ước Lateran, và trong các lãnh thổ và khu vực nơi các cơ quan Nhà nước hoặc Tòa thánh hoạt động và các bảo đảm và quyền miễn trừ cá nhân và chức năng có hiệu lực theo luật pháp quốc tế" cũng được xác nhận.
Đức Thánh Cha cũng xác nhận chức năng lập pháp của Ủy ban Tòa Thánh cho Vương Quốc Vatican, cho đến nay bao gồm một Hồng Y Chủ tịch (đồng thời là Chủ tịch của Chính phủ) và các Hồng Y khác.
Với Luật cơ bản mới - và đây là một trong những điều mới - ngoài các Hồng Y, Ủy ban cũng sẽ bao gồm "các thành viên khác" do Đức Thánh Cha bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Vì vậy, nam nữ tu sĩ hay giáo sĩ cũng như giáo dân có thể được bổ nhiệm.
Một điều mới lạ quan trọng khác liên quan đến các quy định chặt chẽ và chi tiết hơn liên quan đến ngân sách tạm thời và cuối cùng phải được Ủy ban Tòa Thánh cân nhắc hàng năm, "phù hợp với các quy tắc kế toán" và "với các điều lệ hiệu lực của pháp luật". Ủy ban cân nhắc kế hoạch tài chính ba năm phải đệ trình "những hoạt động này trực tiếp với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha". Ngân sách phải bảo đảm sự “cân bằng” thu chi” và phải dựa trên những “nguyên tắc rõ ràng, minh bạch, công bằng”.
Các giám mục Công giáo phản ứng trước thảm kịch kinh hoàng ở Texas
Đặng Tự Do
06:59 13/05/2023
Hai thảm kịch cuối tuần qua đã khiến 16 người chết và nhiều người khác bị thương ở Texas.
Tám người di cư đã thiệt mạng và 10 người bị thương khi một chiếc SUV chạy quá tốc độ vào sáng Chúa Nhật lao vào một nhóm người ở thành phố biên giới Brownsville, điều tra viên cảnh sát địa phương Martin Sandoval xác nhận trong khi phát biểu trên NewsNation Prime tối Chúa Nhật.
Theo hãng tin AP, các nạn nhân là người di cư Venezuela, hầu hết là nam giới. Họ đang đợi xe buýt sau khi qua đêm tại một nơi trú ẩn dành cho người di cư có tên là Trung tâm Giám mục Enrique San Pedro Ozanam.
Người lái xe, một người đàn ông chưa được xác định danh tính, đã vượt đèn đỏ và tăng tốc lao vào đám đông người di cư đang chờ đợi.
Kẻ giết người cũng bị thương và bị bắt giam. Cảnh sát nói rằng anh ta đã không tuân thủ các yêu cầu của cảnh sát. Không có động cơ nào được đưa ra cho vụ giết người. Tuy nhiên, các nhà chức trách đang điều tra vụ việc như có thể là một vụ thảm sát có chủ ý.
Để đối phó với dòng người di cư, chủ yếu từ Venezuela, đi qua khu vực này, thành phố Brownsville đã gia hạn vô thời hạn tình trạng khẩn cấp trong tuyên bố thảm họa vào ngày 4 tháng Năm.
Trước vụ giết người kinh hoàng này, Đức Cha Daniel Flores của Brownsville, cùng với giám mục phụ tá Mario Alberto Avilés, đã dâng Thánh lễ tại Trung tâm Ozanam vào tối Chúa Nhật.
Theo một tuyên bố do Tòa Giám Mục đưa ra vào ngày 7 tháng 5, Trung tâm Ozanam hợp tác chặt chẽ với Tổ chức bác ái Công giáo của Thung lũng Rio Grande để cung cấp nơi trú ẩn, chăm sóc và các tài nguyên khác cho những người di cư có nhu cầu.
“Sự an toàn, bảo vệ và hỗ trợ của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em nhập cư đã được phép ở lại Hoa Kỳ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Giáo phận Công giáo Brownsville,” Đức Cha Flores nói thêm: “Chúng ta phải chống lại sự ăn mòn xu hướng làm giảm giá trị cuộc sống của người nhập cư, người nghèo và những người dễ bị tổn thương.”
Chỉ một ngày trước đó, thêm tám người thiệt mạng và một số người bị thương trong một vụ xả súng chết người ở ngoại ô Dallas tại Allen Premium Outlets.
Nạn nhân trẻ nhất của vụ nổ súng hôm thứ Bảy đã được xác định là một em bé mới 5 tuổi, theo BNO News.
CNN đưa tin rằng kẻ giết người, một người đàn ông được nhà chức trách xác định là Mauricio Garcia, mặc áo vest chiến thuật và trang bị súng trường và súng ngắn. Garcia đã bị bắn chết ngay tại hiện trường bởi các viên chức cảnh sát.
Đức Giám mục Edward Burns của Dallas đã trả lời về vụ nổ súng trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, nói rằng: “Tôi vô cùng lo lắng về vụ nổ súng trong cộng đồng Allen và sự coi thường mạng sống một cách vô nghĩa đã xảy ra trong cộng đồng của chúng tôi”. Ngài nói thêm rằng “cộng đồng Công giáo hiệp nhất và đoàn kết với các gia đình đã mất người thân trong thảm kịch này.”
“Cầu xin Chúa, là Cha Trên Trời của chúng ta, mang đến sự an ủi và sức mạnh cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi sự kiện bi thảm này. Chúng ta phải làm việc để chấm dứt bạo lực. Chúng ta phải cầu nguyện cho hòa bình trong cộng đồng của chúng ta. Và, chúng ta phải có can đảm để đứng lên chống lại các thế lực xấu xa và nền văn hóa sự chết.”
Source:Catholic News Agency
Tòa Thánh thiết lập cơ quan bảo vệ mọi người khỏi những thị nhân sai lầm
Đặng Tự Do
07:00 13/05/2023
Vào đầu tháng 4, Học viện Giáo hoàng về Thánh Mẫu Quốc tế, gọi tắt là PAMI, của Vatican đã thông báo rằng họ sẽ khai trương một “Đài quan sát quốc tế về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ và các hiện tượng thần bí”. Trong một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, giám đốc của Đài quan sát, Nữ tu Daniela del Gaudio, đã cho biết thêm chi tiết về mục đích của nhóm này, nhấn mạnh rằng họ muốn giúp phát triển “ý thức phản biện” để bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi các tiên tri giả và những kẻ lừa đảo.
Đài quan sát bao gồm khoảng 20 chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau như y học, sinh học, luật và thần học. Sơ del Gaudio cho biết mục đích của nó là nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên mà không thay thế hàng giáo phẩm của Giáo hội. Sơ ấy giải thích rằng cơ quan này sẽ tập trung vào việc đóng góp “trí tuệ” cho các nghiên cứu đang được thực hiện.
Đài quan sát cũng sẽ tập trung vào khía cạnh thứ hai: đó là hình thành dư luận công chúng, đặc biệt là các nhà báo, thông qua các khóa học về các hiện tượng thần bí khác nhau. Paolo Cancelli, một luật sư chuyên bảo vệ những người dễ bị tổn thương chống lại lạm dụng, cho biết tất cả những điều này nhằm mục đích phát triển “nhận thức phê phán”. Ông nói thêm, chính khi thiếu nhận thức quan trọng này thì “sự bất hợp pháp” sẽ phát triển mạnh mẽ.
Sơ del Gaudio nhấn mạnh rằng mặc dù cơ quan mới có thể cung cấp thông tin quan trọng, nhưng nhiệm vụ của nó không phải là đưa ra phán xét về tính xác thực của những lần hiện ra. Cô cảnh báo: “Từ quan điểm khoa học, chúng tôi phân tích các hiện tượng khi chúng kết thúc”.
Do đó, Đài quan sát sẽ không đưa ra ý kiến về các cuộc hiện ra đang diễn ra.
Người Công giáo không “bắt buộc” phải tin vào bất kỳ sự mặc khải riêng tư nào, ngay cả những điều đã được phê chuẩn. Nhưng các cuộc hiện ra và thông điệp có thể được Giáo hội chấp thuận cho việc sùng kính địa phương hoặc phổ quát. Sự chấp thuận này được thực hiện vì lợi ích của các tín hữu, các tuyên bố rằng những tiết lộ riêng tư “đáng tin cậy” có thể hữu ích cho các Kitô hữu đang nỗ lực hướng tới mục tiêu cuối cùng là Thiên đàng.
Ủy ban khoa học của Đài quan sát quốc tế bao gồm khoảng 15 chuyên gia. Nhóm này bao gồm một imam, Nader Akkad, đồng chủ tịch của Ủy ban Đức Mẹ Hồi giáo và Kitô giáo Quốc tế, cũng như các nhà nghiên cứu từ Brazil, Croatia, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Canada, Hoa Kỳ và Costa Rica.
Về lâu dài, các nhà lãnh đạo của Đài quan sát hy vọng sẽ tạo ra một mạng lưới các đài quan sát quốc gia về các hiện tượng thần bí. Vào năm 2020, Học viện Giáo hoàng về Thánh Mẫu học đã thành lập một bộ phận có tên là “giải phóng Đức Mẹ khỏi mafia”, tập trung vào việc đấu tranh chống lại việc sử dụng lòng đạo đức bình dân cho các mục đích phi Công giáo.
Cấu trúc mới này để chống lại những trò gian lận thần bí đã được tạo ra trong khi một trường hợp được cho là hiện ra gây tranh cãi đang trở thành tiêu đề ở Ý. Một nhà tiên tri bị cáo buộc ở Trevignano Romano, một thành phố cách Rôma một giờ, bị nghi ngờ là một kẻ lừa đảo. Sơ del Gaudio kêu gọi “thận trọng” về vấn đề này khi sơ giải thích rằng có “hàng nghìn” trường hợp tương tự ở Ý và chỉ một số ít trong số đó là sự thật.
Dựa trên các tiêu chuẩn phân định về các cuộc hiện ra do Bộ Giáo lý Đức tin xuất bản năm 1978, nữ tu người Ý đã đưa ra một số lời khuyên. Sơ ấy đề nghị xác minh xem những tiết lộ riêng tư có phù hợp với giáo lý của Giáo hội hay không, việc “tạo ra lợi nhuận” xung quanh sự kiện và cuối cùng, lưu ý đến “sức khỏe tinh thần” của những thị nhân - “sự khiêm tốn” và “sự thận trọng” là những dấu hiệu tích cực.
Source:Aleteia
Tổng thống Zelenskiy triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô
Đặng Tự Do
17:34 13/05/2023
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Vatican vào hôm thứ Bảy theo giờ địa phương Rôma để triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Zelenskiy và Đức Giáo Hoàng kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào năm ngoái.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thẳng thắn ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Năm ngoái, trong một cuộc trò chuyện với giám đốc các ấn phẩm tôn giáo, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng ngài không “ủng hộ” Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà “chỉ đơn giản là chống lại việc giảm thiểu sự phức tạp thành sự phân biệt giữa tốt và xấu, mà không nghĩ đến gốc rễ và lợi ích vốn rất phức tạp.”
“Trong khi chúng ta chứng kiến sự hung hãn, tàn ác của quân đội Nga, chúng ta không được quên những vấn đề cần giải quyết,” ngài nói vào thời điểm đó.
Đức Giáo Hoàng cũng đã cảnh báo nhà lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, không được trở thành “cậu bé giúp lễ của Putin.”
Cuộc gặp hôm thứ Bảy giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kéo dài 40 phút, trong đó Zelenskiy và Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tình hình nhân đạo và chính trị ở Ukraine do chiến tranh đang diễn ra, Phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican cho biết như trên.
Văn phòng báo chí của Vatican cho biết: “Đức Giáo Hoàng đã bảo đảm sự cầu nguyện liên tục của mình, được chứng kiến bằng nhiều lời kêu gọi công khai và liên tục cầu xin Chúa ban hòa bình, kể từ tháng 2 năm ngoái. Cả hai đều đồng ý về sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhân đạo để hỗ trợ người dân.”
Theo tuyên bố, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh sự cần thiết của “những cử chỉ nhân văn” đối với các nạn nhân của chiến tranh.
Đó là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Zelenskiy và Đức Giáo Hoàng kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu. Đức Giáo Hoàng đã thẳng thắn ủng hộ việc chấm dứt xung đột.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì đã dành “sự quan tâm cá nhân” đến cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, Ông Zelenskiy nói:
“Tôi nhấn mạnh rằng có hàng chục nghìn trẻ em bị trục xuất, chúng ta phải nỗ lực hết sức để đưa các em về nhà. Ngoài ra, tôi thỉnh cầu Đức Thánh Cha lên án tội ác của Nga ở Ukraine. Không thể có sự bình đẳng giữa nạn nhân và kẻ xâm lược.”
Hôm 18 tháng Ba, Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và quan chức Nga Maria Lvova-Belova vì cáo buộc âm mưu bắt cóc trẻ em Ukraine sang Nga.
Zelenskiy cũng đã nói chuyện với Đức Giáo Hoàng về kế hoạch hòa bình 10 điểm của mình, nói rằng đó là “thuật toán hiệu quả duy nhất để đạt được một nền hòa bình công bằng.”
Sau cuộc họp, Zelenskiy nói với các biên tập viên hàng đầu của giới truyền thông Ý ở Rôma rằng Vatican đã gửi tín hiệu ủng hộ kế hoạch này.
“Điều này rất quan trọng và chúng tôi cũng được chính phủ Ý cũng như nhiều quốc gia khác hỗ trợ,” Zelenskiy nói.
Ông nói thêm rằng Ukraine không cần một người hòa giải trong bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào với Nga.
“Với tất cả sự kính trọng dành cho Đức Thánh Cha, tôi muốn nói là chúng tôi không cần một người hòa giải giữa Ukraine và một quốc gia xâm lược đã xâm lược lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi cần đưa ra một kế hoạch hành động để phát triển một nền hòa bình công bằng ở Ukraine và sau đó chúng tôi sẽ mời Vatican với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo tham gia vào định dạng này.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc: Tháng Năm Dâng Hoa Kính Đức Mẹ
Jo. Vĩnh SA
05:39 13/05/2023
Tối nay, thứ Sáu ngày 12.5.2023 Thánh lễ cầu nguyện cho tiến trình tuyên thánh Cha Phanxicô Xavier Trương Bửu Diệp thật đặc biệt, vì rơi vào tháng năm, đúng vào ngày kỷ niệm 22 năm, Linh mục Phêrô Trần Trọng Mỹ phó xứ nhà thờ chính toà tổng giáo phận Adelaide, Nam Úc được lãnh nhận thánh chức linh mục.
Để tỏ lòng biết ơn Cha Phêrô Trần Trọng Mỹ, người luôn nhiệt tình trong việc cử hành các thánh lễ cầu nguyện cho tiến trình tuyên thánh Cha Diệp. Hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp Nam Úc đã tổ chức một thánh lễ long trọng vào lúc 06 giờ 30 chiều, thứ Sáu 12.5.2023 tại thánh đường Thánh Maximilian Kolbe, giáo xứ Ottoway, Nam Úc để tạ ơn 22 năm hồng ân linh mục của Cha Phêrô Trần Trọng Mỹ, cùng với nghi thức dâng hoa kính Đức Mẹ trong dịp tháng Năm.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
Hôm nay, thánh đường Thánh Maximilian Kolbe được trang trí rất đẹp với nhiều bông hoa đủ màu sắc cùng với sự có mặt của rất đông giáo dân vùng Ottoway và các vùng phụ cận tham dự.
Mở đầu thánh lễ, Ban Tổ Chức ngỏ lời chào mừng cộng đoàn và nhắc lại ý cầu nguyện. Sau đó là bài ca nhập lễ hát vang lên đón chào đoàn đồng tế từ cuối nhà thờ tiến lên cung thánh.
Trước khi nhập lễ Cha chủ tế Phêrô Trần Trọng Mỹ có đôi lời chào mừng bằng song ngữ Anh-Việt, cảm ơn cộng đoàn, quý Cha đồng tế: Cha Marek P’tak chánh xứ Ottoway và Cha Charles Lucati, chánh xứ Croydon Park. Cha chủ tế cũng đặc biệt cảm ơn sự có mặt của ông bà cố thân sinh, đã đến tham dự thánh lễ, dù trời tối, đêm lạnh và tuổi cao, sức yếu.
Phần phụng vụ Lời Chúa, sau bài Phúc Âm, Cha chủ tế đã chia sẻ, tâm sự về quãng đời của Ngài trước khi được Chúa chọn, qua 22 năm theo Chúa, phục vụ tha nhân. Cha cũng đã chia sẻ về tình trạng “lúa chín đầy đồng mà thiếu thợ gặt”, cùng với những khó khăn thử thách khi thi hành các sứ vụ của thiên chức linh mục. Ngài đã ngỏ lời cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình của cộng đoàn đối với Cha, trong bao năm qua và xin tiếp tục cầu nguyện để Cha chu toàn sứ vụ theo thánh ý Chúa.
Thánh lễ được tiếp nối với những lời nguyện giáo dân cầu cho các bậc chủ chăn trong Hội Thánh được nhiều ơn khôn ngoan, thánh thiện để dẫn dắt đoàn chiên, đặc biệt cầu nguyện cho Cha Phêrô Trần Trọng Mỹ được nhiều sức khoẻ hồn an, xác mạnh, để tiếp tục con đường tận hiến, bền đỗ trong ơn gọi và cũng cầu nguyện cho tiến trình tuyên thánh Cha PX Trương Bửu Diệp sớm có kết quả tốt đẹp.
Trước khi thánh lễ kết thúc, vị đại diện của hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp Nam Úc đã lên chúc mừng và tặng quà cho Cha Trần Trọng Mỹ, nhân dịp kỷ niệm 22 năm thụ phong linh mục.
Cha Trần Trọng Mỹ một lần nữa xin được cảm ơn quý Cha đồng tế, ban tổ chức, cộng đoàn, và xin được mời tất cả ở lại, sau phép lành cuối lễ thưởng thức màn múa tiến hoa, dâng hoa kính Đức Mẹ trong dịp tháng Năm.
Tượng Đức Mẹ La Vang được cung nghinh ra chính giữa gian cung thánh. Vũ đoàn dâng hoa do 12 cô của cộng đoàn Việt Nam trình diễn trong trang phục áo dài màu vàng, trên tay cầm những bó hoa ngũ sắc: Trắng, Hồng, Vàng, Tím, Xanh tượng trưng cho 5 đức tính sáng ngời của Mẹ Maria. Hoà cùng lúc với tiếng nhạc du dương, trầm bổng, là những điệu múa nhịp nhàng, uyển chuyển, của đoàn hoa dâng kính Mẹ Maria, những bó hoa tươi thắm thật đẹp mắt như muốn tỏ lòng kính mến người Mẹ yêu dấu. Đoàn dâng hoa đã được cả nhà thờ vỗ tay tán thưởng.
Thánh lễ và nghi thức dâng hoa kính Đức Mẹ đã kết thúc vào lúc 8 giờ 00 tối cùng ngày.
Mọi người ra về trong tâm tình hân hoan tạ ơn Thiên Chúa và Mẹ Maria.
Văn Khánh Adelaide
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, chương sáu: Bằng chứng bác bỏ, tiếp theo
Vũ Văn An
19:45 13/05/2023
Chúa Giêsu, người làm phép lạ
Một phương thức được các học giả duy tự nhiên tiếp nhận là tìm các song hành giữa Chúa Giêsu và những người khác trong lịch sử cổ thời như một cách chứng minh rằng chủ trương và việc làm của Người không hoàn toàn độc đáo. Mục tiêu của họ là muốn giải thích rằng Chúa Giêsu cũng chỉ là một người trong số những người kia.
Tôi hỏi Boyd, “Ông trả lời điểm này ra sao? Chẳng hạn, có những rabbis thời xưa cũng trừ qủy hay cầu mưa và mưa đổ xuống, nên một số học giả nói rằng Chúa Giêsu chỉ là một điển hình khác của người Do Thái làm phép lạ. Các song hành này có đứng vững không?”
Tôi sẽ thấy Boyd, nhà tranh luận, hành động khi ông trả lời từng điểm một cho một vấn đề phức tạp mà không cần có ghi chép gì cả. Tôi rất mừng đã nắm vững cuộc đàm luận của chúng tôi; việc ghi chép của tôi có lẽ chưa bao giờ theo kịp một phát ngôn nhanh như lửa của ông.
Ông lên tiếng, từ từ nói nhanh hơn, “Thực ra, các song hành sẽ nhanh chóng mất hiệu lực khi ông nhìn kỹ hơn. Vì thứ nhất, nguyên tính trung tâm của siêu nhiên trong cuộc đời Chúa Giêsu đã không có bất cứ song hành nào trong lịch sử Do Thái.
“Thứ hai, bản chất triệt để trong các phép lạ của Người đã phân biệt Người. Trời không đổ mưa khi Người cầu nguyện cho có nó; chúng ta nói tới những điều như mù, điếc, phong cùi, chứng vẹo xương sống được chữa lành, bão tố được dẹp yên, bánh và cá được nhân thừa, con trai con gái được làm cho sống lại. Điều này vượt quá bất cứ song hành nào.
“Thứ ba, nét khác biệt lớn lao nhất của Chúa Giêsu là Người đã làm phép lạ nhân danh thẩm quyền riêng của Người. Người là Đấng đã từng nói: “Nếu tôi, nhờ ngón tay Thiên Chúa, mà trừ được qủy, thì Nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông’, Người có ý nói về chính Người. Người cũng nói, ‘Tôi đã được xức dầu để giải thoát người bị giam cầm’, nhưng ông không bao giờ thấy Người xin Chúa Cha để làm điều ấy, Người làm thế bằng quyền phép của Chúa Cha. Và không hề có song hành với việc này.
“Điều ấy cũng đúng với cách khác Chúa Giêsu nói về chính Người, ‘mọi thẩm quyền đã được ban cho tôi’, ‘hãy tôn vinh tôi cũng như các ông tôn vinh Chúa Cha’, ‘trời và đất sẽ qua đi nhưng lời tôi nói sẽ không qua đi’. Ông sẽ không tìm được các giáo sĩ nào nói như thế ở bất cứ nơi nào khác.
Sau khi nghe xong loạt luận lý nhanh như chớp đó, tôi tặc lưỡi nói, “còn trọng điểm của ông là gì?”
Boyd cười, đáp, “bất cứ song hành nào với các rabbis làm phép lạ thẩy đều hết sức, hết sức mong manh”.
Chúa Giêsu và Apôlôniô Kỳ diệu
Tôi sẽ không để cho kỹ năng tranh luận của Boyd làm tôi khiếp sợ. Tôi quyết định nêu một vấn đề khó khăn hơn: các song hành dường như mạnh hơn giữa Chúa Giêsu và nhân vật lịch sử tên là Apôlôniô thành Tyana.
Tôi nói với Boyd, “Ông biết bằng chứng rõ như tôi. Đây là một người ở thế kỷ thứ nhất mà người ta nói là đã chữa lành nhiều người và trừ được nhiều qủy; có thể đã làm một thiếu nữ chết sống lại; và từng hiện ra với một số môn đệ sau khi chết. Căn cứ vào đó, người ta bảo rằng, ‘thấy không, nếu ông cho rằng truyện Apôlôniô là dã sử, tại sao ông không nói như thế với truyện của Ông Giêsu?’”
Boyd gật đầu ra dấu đồng ý với tôi. Ông nói, “Tôi nhận rằng thoạt đầu, điều này khá gây ấn tượng. Lần đầu tiên lúc còn là sinh viên, khi nghe truyện Apôlôniô, tôi thực sự ngỡ ngàng. Nhưng nếu ông nghiên cứu công trình lịch sử một cách thanh thản và khách quan, ông sẽ thấy rằng các điều được cho là song hành không hề đứng vững”.
Tôi cần nghe những điều chuyên biệt, không nói chung chung, nên nói, “Ông làm ơn nói tiếp. Ráng làm mọi sự để đả phá nó”.
“Được thôi. Trước nhất, người viết tiểu sử của ông ta, tức Philostratus, viết một thế kỷ rưỡi sau khi Apôlôniô qua đời, trong khi các sách Tin Mừng dược viết một thế hệ sau Chúa Giêsu. Càng gần với biến cố càng ít cơ hội cho các khai triển dã sử, sai lạc, hay ký ức trở thành lẫn lộn.
“Một điều khác nữa là chúng ta có bốn sách Tin Mừng, được chứng thực với Phaolô, có thể được đối chất đến một mức nào đó với các tác giả không thuộc Kinh thánh, như Josephus và các tác giả khác. Với Apôlôniô, chúng ta chỉ có một nguồn. Vả lại, các sách Tin Mừng thoả mãn các thử nghiệm tiêu chuẩn vốn được sử dụng để lượng định tính đáng tin cậy về lịch sử, nhưng chúng ta không thể nói thế về các câu truyện về Apôlôniô.
“Trên hết, Philostratus được ủy nhiệm bởi một nữ hoàng để viết tiểu sử này nhằm dâng kính một ngôi đền cho Apôlôniô. Bà vốn là một đệ tử của Apôlôniô, thành thử Philostratus có động lực tài chánh để tô vẽ câu truyện và đem lại cho nữ hoàng điều bà cần. Ngược lại, các tác giả Tin Mừng chẳng có lợi gì, trái lại chỉ có thua lỗ, khi viết tiểu sử của Chúa Giêsu, và họ không hề có động lực ẩn giấu nào như lợi lộc tài chánh chẳng hạn.
“Cách Philostratus viết cũng rất khác với các sách Tin Mừng. Các sách Tin Mừng có quan điểm của những nhân chứng tận mắt đầy tự tin như thể các ngài có máy chụp lúc đó. Còn Philostratus thì bao gồm khá nhiều phát biểu có tính thăm dò,như ‘có tường thuật cho rằng...’ hay ‘có người nói rằng thiếu nữ này đã chết; người khác lại nói cô chỉ bị bệnh thôi’. Ông đáng khen ở chỗ đã lùi lại và coi các câu truyện chỉ như các câu truyện.
“Và đây là điều rất quan trọng: Philostratus viết vào đầu thế kỷ thứ ba tại Cappadocia, nơi Kitô giáo đã hiện diện một thời gian lâu. Nên bất cứ vay mượn nào cũng là về phía ông ta chứ không phải về phía Kitô hữu. Ông có thể tưởng tượng các môn đệ của Apôlôniô coi Kitô giáo như kẻ cạnh tranh, nên nói, ‘Ê này, Apôlôniô cũng làm những điều y như Ông Giêsu!’ Giống như thể ‘bố tao có thể đánh bại bố mày!’
“Điểm cuối cùng. Tôi sẵn lòng nhìn nhận rằng Apôlôniô có thể làm nhiều điều lạ lùng hay ít nhất lừa được người ta nghĩ rằng ông đã làm được. Nhưng việc ấy không hề làm hại bằng chứng bênh vực Chúa Giêsu. Ngay cả khi ông chấp nhận bằng chứng ủng hộ Apôlôniô đi chăng nữa, ông vẫn phải đương đầu với bằng chứng ủng hộ Chúa Kitô”.
Chúa Giêsu và “các tôn giáo mầu nhiệm”
Được, tôi tự nghĩ chúng ta hãy thử một keo nữa xem sao. Rất nhiều sinh viên Đại Học được dạy rằng nhiều chủ đề thấy trong đời sống Chúa Giêsu chỉ là các vang vọng của “các tôn giáo mầu nhiệm” trong đó, có các câu truyện về các thần minh chết đi sống lại, các nghi thức phép rửa và hiệp lễ, nên tôi hỏi, “Phải nói gì về các song hành này?”
“Đó là lập luận rất phổ biến vào đầu thế kỷ, nhưng nói chung đã chết yểu vì hết sức vô giá trị. Thứ nhất, xét về thời điểm, nếu ông có ý nói đến việc vay mượn thì hướng đi phải là từ Kitô giáo sang các tôn giáo mầu nhiệm, chứ không phải ngược lại.
“Ngoài ra, các tôn giáo mầu nhiệm là các tôn giáo muốn làm gì thì làm, tự do vay mượn các ý tưởng từ khắp mọi nơi khác nhau. Tuy nhiên, người Do Thái gìn giữ cẩn thận các niềm tin của họ khỏi ảnh hưởng bên ngoài. Họ tự coi họ như một dân tộc riêng biệt và cực lực kháng cự các ý tưởng và nghi thức ngoại giáo”.
Với tôi, song hành tiềm năng đáng lưu ý nhất là các câu truyện huyền thoại về các thần minh chết đi sống lại, nên tôi hỏi, “Há các truyện đó không tương tự như các niềm tin Kitô giáo đó sao?”
Boyd trả lời, “Dù đúng là các tôn giáo mầu nhiệm có các thần minh chết đi sống lại, các câu truyện này chỉ quanh quẩn chung quanh chu kỳ sống chết tự nhiên. Cây trồng chết đi vào mùa thu và sống lại vào mùa xuân. Người ta phát biểu sự lạ lùng của hiện tượng tiếp diễn này qua các câu truyện huyền thoại về các thần minh chết đi sống lại. Những câu truyện này đều luôn được khuôn đúc dưới hình thức huyền thoại. Chúng mô tả các biến cố xẩy ra ‘ngày xửa ngày xưa’.
“Ông hãy tương phản điều đó với việc mô tả Chúa Giêsu Kitô trong các sách Tin Mừng. Các sách này nói về một ai đó thực sự đã sống cách đó mấy thập niên và họ nêu các tên: thí dụ, bị đóng đinh dưới thời Phôngxiô Philatô, khi Caipha làm thượng tế, và cha của Alexader và Rufus vác thập giá của Người. Đó là các chất liệu lịch sử cụ thể. Chúng không có gì chung với các câu truyện về những điều được cho là đã xẩy ra ‘ngày xửa ngày xưa’.
“Và Kitô giáo không có gì liên quan tới các chu kỳ sự sống hay mùa màng. Nó liên quan tới niềm tin rất Do Thái, một điều hoàn toàn vắng bóng nơi các tôn giáo mầu nhiệm, về việc phục sinh người chết và về sự sống đời đời và hòa giải với Thiên Chúa.
“Còn về gợi ý cho rằng các tín lý Tân Ước về phép rửa hay hiệp lễ phát xuất từ các tôn giáo mầu nhiệm, thì quả là vô nghĩa. Thứ nhất, bằng chứng cho những điều được coi là song hành này xuất hiện sau thế kỷ thứ hai, nên bất cứ sự vay mượn nào cũng có thể là từ Kitô giáo, chứ không phải ngược lại.
“Và khi ông nhìn cẩn thận hơn, các tương tự sẽ biến mất. Chẳng hạn, muốn đạt tới bình diện cao hơn trong đạo Mithra (thần ánh sáng Ba tư), các tín đồ phải đứng dưới con bò mộng khi nó bị giết, để được tắm máu của nó, rồi sau đó tham gia với những người khác để ăn thịt nó.
“Bởi thế, cho rằng người Do Thái thấy điều gì đó hấp dẫn về điều này và muốn lên khuôn phép rửa và hiệp lễ của họ theo tập tục man rợ này là cực kỳ vô giá trị, nên phần lớn các học giả đều không thuận ý.
Các Tin Mừng bí mật và các thập giá biết nói
Trái với sự vô trật tự và vô tổ chức của văn phòng ông, trí óc của Boyd hết sức sắc sảo và có hệ thống. Việc phân tích các song hành được rao bán rộng dài này của ông không có chỗ nào để hoài nghi. Nên tôi quyết định tiến sang một lãnh vực khác mà các phương tiện truyền thông hay viết về: “các khám phá mới” thường là chủ đề cho các cuốn sách của các tham dự viên của cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu.
Tôi nói, “Người ta đã viết khá nhiều trong báo chí quần chúng về Tin Mừng Tôma, Bí mật Máccô, Tin mừng Thập giá, và nguồn Q. Liệu thực sự có bất cứ khám phá nào mới làm thay đổi phương cách chúng ta nên nghĩ về Chúa Giêsu không?”
Boyd thở dài thất vọng. “Không, không có khám phá mới nào nói với chúng ta điều gì mới về Chúa Giêsu cả. Tin Mừng Tôma đã được khám phá từ rất lâu, nhưng nay, nó được dùng để tạo ra một Chúa Giêsu khác. Một số lý thuyết về Tin Mừng Tôma có thể mới, nhưng chính Tin Mừng thì không hề mới.
“Còn về nguồn Q, nó không phải là một khám phá nhưng là một lý thuyết đã được lưu hành một thế kỷ rưỡi nay nhằm giải thích các tư liệu mà Tin Mừng Luca và Tin Mừng Mátthêu có chung. Điều mới là cách rất đáng ngờ được các học giả cánh tả sử dụng các phỏng đoán của họ để xẻ nguồn Q có tính giả thiết thành nhiều lớp lang phát triển huyền thoại để nâng đỡ các lý thuyết tiên niệm của họ”.
Tôi biết rằng John Dominic Crossan, có lẽ là học giả có ảnh hưởng nhất trong cuộc hội thảo về Chúa Giêsu, đã đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ về một tin mừng mang tên Máccô Bí mật. Thật vậy, ông ta quả quyết rằng Máccô Bí mật thực sự là bản không bị kiểm duyệt của Tin Mừng Máccô, chứa những vấn đề tâm phúc dành riêng cho những người trong cuộc về phương diện thiêng liêng (4). Một số người đã sử dụng nó để cho rằng Chúa Giêsu thực sự là một ảo thuật gia hay một số Kitô hữu tiên khởi thực hành đồng tính luyến ái. Lý thuyết âm mưu này đã nắm được óc tưởng tượng của các phương tiện truyền thông.
Tôi hỏi Boyd, “Đâu là chứng cớ của sự kiện đó?”
Ông trả lời ngay, “không có chứng cớ nào cả. Điều chúng ta có là một học giả tìm được một câu trích dẫn của Clement thành Alexandria cuối thế kỷ thứ hai được cho là lấy từ Tin Mừng này. Nhưng nay, một cách mầu nhiệm, ngay điều này cũng đã biến mất.
“Chúng ta không có nó, chúng ta không có cả câu trích từ nó, và dù cho chúng ta có câu trích từ nó đi chăng nữa, chúng ta vẫn không có lý do gì để nghĩ rằng nó cung cấp cho chúng ta bất cứ thông tin giá trị nào về Chúa Giêsu lịch sử hay điều các Kitô hữu nghĩ về Người. Trên hết, chúng ta vốn biết rằng Clement có thành tích rất cả tin trong việc chấp nhận các trước tác không xác thực.
“Nên Máccô Bí mật là một công trình không hề hiện hữu được trích dẫn bởi một bản văn hiện không còn hiện hữu của một người viết cuối thế kỷ thứ hai, một người viết có tiếng ngây thơ về những chuyện này. Đại đa số các học giả không dành cho cuốn này bất cứ tính khả tín nào. Chẳng may, nó được báo chí nói tới nhiều vì các phương tiện truyền thông ưa những chuyện giật gân”.
Crossan cũng gán giá trị cho điều ông gọi là Tin Mừng Thập Giá. Tôi hỏi, “Tin Mừng này có khá hơn không?”
“Không, phần lớn các học giả không dành cho nó chút khả tín nào, vì nó bao gồm nhiều tư liệu dã sử kỳ dị. Chẳng hạn, Chúa Giêsu ra khỏi mộ và Người trở thành người khổng lồ, đụng quá trời xanh, còn thập giá cũng ra khỏi mồ và lên tiếng nói! Hiển nhiên, những tin mừng nghiêm trang hơn thì đáng tin cậy hơn bất cứ điều gì tìm thấy trong trình thuật này. Nó phù hợp hơn với các trước tác ngụy thư sau này. Thật vậy, nó phụ thuộc tư liệu Kinh thánh, do đó, nên định niên biểu cho nó trễ hơn”.
Không giống như đa số áp đảo các chuyên gia Kinh thánh, cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu đã dành cho Tin Mừng Tôma một địa vị cực kỳ cao, nâng nó lên cùng vị thế như bốn sách Tin Mừng truyền thống. Ở chương ba, Tiến sĩ Bruce Metzger đã phê phán chủ trương này như là không có cơ sở.
Tôi hỏi ý kiến Boyd, “Tại sao không nên dành cho Tin Mừng Tôma loại danh dự ấy?”
Ông nói, “Mọi người đều thừa nhận rằng Tin Mừng này chịu ảnh hưởng đáng kể của ngộ đạo, một phong trào tôn giáo vào các thế kỷ hai, ba, bốn, một phong trào tự cho là có những thông sáng, hiểu biết bí mật hay các mặc khải giúp người ta biết được chìa khóa mở cửa vũ trụ. Ơn cứu rỗi là nhờ điều ông biết, gnosis có nghĩa là ‘biết’”.
Nên phần lớn các học giả định niên biểu cho Tin Mừng Tôma là vào giữa thế kỷ thứ hai, trong đó, nó rất thích hợp với môi trường văn hóa. Để tôi nói cho ông một thí dụ: Chúa Giêsu được trích dẫn đã nói rằng, ‘Mọi phụ nữ tự làm mình thành người nam sẽ được vào nước thiên đàng’. Điều này mâu thuẫn với thái độ của Chúa Giêsu đối với phụ nữ, nhưng nó rất thích hợp với não trạng ngộ đạo.
“Tuy nhiên, cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu đã võ đoán nắm chặt một số đoạn trong Tin Mừng Tôma và lập luận rằng những đoạn này đại diện cho tuyến phát triển tiên khởi của truyền thống về Chúa Giêsu, thậm chí còn sớm hơn cả các Tin Mừng qui điển.
“Vì không có đoạn nào trong số này bao gồm việc Chúa Giêsu đưa ra các tuyên bố tự tâng cao mình hay làm các việc có tính siêu nhiên, nên họ lý luận rằng quan điểm sớm nhất về Chúa Giêsu là Người chỉ là một bậc thầy vĩ đại. Nhưng trọn tuyến lý luận của họ có tính vòng tròn loanh quanh. Lý do duy nhất để nghĩ rằng các đoạn văn này trong Tin Mừng Tôma có tính tiên khởi là vì chúng chứa quan điểm về Chúa Giêsu được các học giả này vốn tin là Chúa Giêsu nguyên khởi. Nói cho ngay, không có lý do vững chắc nào để thích Tin Mừng Tôma thế kỷ hai hơn các sách Tin Mừng thế kỷ thứ nhất của Tân Ước.
Lịch sử đấu với đức tin
Chúa Giêsu của lịch sử và Chúa Giêsu của đức tin: Cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu tin rằng có một hố phân cách lớn giữa hai Chúa Giêsu này. Theo họ, Chúa Giêsu lịch sử là một con người sáng sủa, dí dỏm, phản văn hóa, chưa bao giờ cho mình là Con Thiên Chúa, trong khi Chúa Giêsu của đức tin là một chùm ý tưởng cảm thấy tốt giúp người ta sống đúng nhưng tối hậu dựa trên mơ tưởng.
Khi tôi nêu vấn đề thì Boyd nói, “Không hề có hố phân cách nào giữa Chúa Giêsu của lịch sử và Chúa Giêsu của đức tin. Nếu ông bác bỏ mọi điều nói Chúa Giêsu là Thiên Chúa và hoà giải người ta với Thiên Chúa, thì đó mới là mâu thuẫn thẳng thừng giữa hai Chúa Giêsu.
“Nói chung, họ định nghĩa Chúa Giêsu của đức tin thế này: có những biểu tượng tôn giáo rất có ý nghĩa đối với người ta, biểu tượng Chúa Giêsu là Thiên Chúa, biểu tượng thập giá, biểu tượng tình yêu tự hy sinh, biểu tượng Phục sinh. Dù người ta thực sự không tin những điều này thực sự xẩy ra, tuy nhiên chúng vẫn có thể gợi hứng để người ta sống một cuộc sống tốt, vượt thắng cảm giác lo lắng hiện sinh, thể hiện các tiềm năng mới, vực dậy niềm hy vọng giữa cơn thất vọng, v.v...”
Ông lắc vai, nói, “Xin lỗi. Tôi đã nghe những chuyện này nhiều rồi, nghe tai này qua tai nọ!
Boyd nói tiếp, “Nên những người cấp tiến này nói tìm tòi lịch sử không thể khám phá được Chúa Giêsu của đức tin, vì Chúa Giêsu của đức tin không dựa vào lịch sử. Người chỉ là một biểu tượng. Nhưng ông nghe đây: Chúa Giêsu không phải là một biểu tượng của bất cứ điều gì ngoại trừ Người có gốc rễ trong lịch sử. Kinh tin kính Nixêa không nói, ‘chúng tôi muốn những điều này đúng sự thật’. Nó nói, ‘Chúa Giêsu chịu đóng đinh thời Phôngxiô Philatô, và đến ngày thứ ba,Người sống lại từ cõi chết’, và v.v...
“Sự thật thần học dựa vào sự thật lịch sử. Đó là cách nói của Tân Ước. Ông hãy đọc bài giảng của Thánh Phêrô ở chương hai sách Tông đồ Công Vụ. Ngài đứng lên và nói, ‘Các ông là nhân chứng của những điều này; chúng không được thực hiện trong bí mật. Mộ của Đavít vẫn còn đây, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết. Nên chúng tôi công bố Người là Con Thiên Chúa’.
“Lấy đi các phép lạ là ông lấy đi sự Phục Sinh, và ông không còn điều gì nữa để công bố. Thánh Phaolô nói rằng nếu Chúa Giêsu không sống lại từ cõi chết, đức tin của chúng ta là phù phiếm, vô ích, trống rỗng”.
Boyd ngưng một lúc. Giọng ông thay đổi hẳn, từ lối giảng thuyết chuyển sang lối phát biểu tha thiết một xác tín bản thân.
Ông cương quyết nói, “Tôi không đặt căn bản cho đời tôi trên một biểu tượng. Tôi muốn thực tại, và đức tin Kitô giáo luôn bắt nguồn từ thực tại. Điều gì không bắt nguồn từ thực tại là đức tin của các học giả cấp tiến. Họ là các học giả theo đuổi một giấc mơ hão huyền, nhưng Kitô giáo không phải là một giấc mơ hão huyền”.
Kết hợp lịch sử và đức tin
Chúng tôi đã dành khá nhiều thì giờ nói về Chúa Giêsu của cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu, một Chúa Giêsu biểu tượng, nhưng là một Chúa Giêsu bất lực trong việc cung cấp cho thế giới bất cứ điều gì ngoài niềm hy vọng viển vông. Nhưng trước khi chúng tôi chia tay, tôi muốn nghe về Chúa Giêsu của chính Boyd. Tôi muốn biết liệu Chúa Giêsu được ông tìm tòi và viết những cuốn sách bác học về trong tư cách giáo sư thần học có phải cùng là một với Chúa Giêsu được ông rao giảng tại nhà thờ của ông vào các buổi sáng Chúa nhật hay không.
Tôi nói, “tôi xin hỏi thẳng. Chúa Giêsu của ông, tức Chúa Giêsu ông có liên hệ với, vừa là Chúa Giêsu của lịch vừa là Chúa Giêsu của đức tin”.
Boyd nắm tay để nhấn mạnh, như thể tôi vừa tạo được một cú “touchdown”, ông la lên, “Đúng, đúng y như thế, Lee!”. Nhích ra mép ghế, ông nói rõ chính điều mà nền học giả của ông, và trái tim ông, đã khiến ông tin.
“Vấn đề như thế này: nếu ông yêu một người, tình yêu của ông sẽ đi quá bên kia các sự kiện của người đó, nhưng nó bắt nguồn từ các sự kiện của họ. Thí dụ, ông yêu vợ ông vì nàng đẹp rạng rỡ, nàng tử tế, nàng ngọt ngào, nàng tốt bụng. Tất cả những điều ấy là các sự kiện về vợ ông, và do đó, ông yêu nàng.
“Nhưng tình yêu của ông đi quá những điều ấy. Ông có thể biết mọi điều ấy về vợ ông và không si mê nàng và đặt niềm tin của ông nơi nàng, nhưng ông yêu nàng. Thành thử quyết định đi quá bên kia bằng chứng, nhưng nó cũng dựa trên bằng chứng.
“Yêu chúa Giêsu cũng thế. Có mối liên hệ với Chúa Giêsu Kitô đi quá việc chỉ biết các sự kiện lịch sử về Người, nhưng nó cũng bắt nguồn trong các sự kiện lịch sử về Người. Tôi tin Chúa Giêsu dựa trên bằng chứng lịch sử, nhưng mối liên hệ của tôi với Chúa Giêsu vượt xa bằng chứng này. Tôi phải đặt niềm tín thác của tôi vào Người và bước đi với Người trên căn bản hàng ngày”.
Tôi cắt ngang và nói, “Vâng, nhưng ông có nhìn nhận rằng Kitô giáo đưa ra một số tuyên bố về Chúa Giêsu mà đơn giản thật khó tin không?”
Ông trả lời, “Có, dĩ nhiên tôi nhìn nhận như thế. Đó là lý do tại sao tôi rất vui khi chúng ta có bằng chứng hết sức mạnh mẽ như thế để chứng minh với chúng ta là chúng đúng sự thật”.
Ông nói thêm, “Đối với tôi, câu chuyện tóm lại là như thế này: không hề có cạnh tranh. Bằng chứng chứng minh Chúa Giêsu là người được các môn đệ mô tả: đã làm nhiều phép lạ, đã làm người chết sống lại, đã tự nhận nhiều điều như Người đã tự nhận, vượt nhiều năm ánh sáng quá các lý do khiến tôi nghĩ rằng nền học giả cánh tả của cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu không thể nào chính xác được.
“Những học giả này có được những gì? Chà, chỉ vắn tắt nhắc đến một Tin Mừng ‘bí mật’ đã thất lạc trong một lá thư cuối thế kỷ thứ hai mà bất hạnh một điều là chỉ được nhìn thấy bởi một người duy nhất và nay đã hoàn toàn thất lạc. Có trình thuật vào thế kỷ thứ ba về biến cố Đóng Đinh và Sống Lại nhưng lại nhắc đến cây thập giá biết nói và được một nhúm học giả nghĩ rằng có trước các sách Tin Mừng. Có tài liệu ngộ đạo thế kỷ thứ hai, mà nhiều phần được một số học giả hiện nay định niên biểu khá sớm để nâng đỡ các tiên niệm của chính họ. Và có một tài liệu có tính giả thuyết xây dựng không ổn trên các giả thiết ngày càng bị thái mỏng dần vì sử dụng lối suy luận luẩn quẩn”.
Boyd ngả lưng trở lại trong chiếc ghế ngồi. Ông vừa nói vừa lắc đầu, “Không, tôi xin lỗi ông, Tôi không chấp nhận điều đó. Điều hợp lý hơn nhiều là đặt niềm tin của tôi vào các sách Tin Mừng, vốn hội đủ các thử nghiệm lịch sử một cách hết sức thành công, hơn là đặt hy vọng của tôi vào điều cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu nói”.
Một hợp xướng phê bình
Trở lại quán trọ của tôi, tôi quay lại trong tâm trí cuộc phỏng vấn Boyd của tôi. Tôi cũng cảm nhận như ông: nếu Chúa Giêsu của đức tin không phải là một với Chúa Giêsu của lịch sử, thì Người bất lực và vô nghĩa. Nếu Người không bắt nguồn từ thực tại, nếu Người không thiết lập thiên tính của Người bằng cách sống lại từ cõi chết, Người chỉ là một biểu tượng được cảm nhận là tốt, cũng không liên quan gì như Ôn Già Noel.
Nhưng có bằng chứng là Người không phải như thế. Tôi đã nghe các nhân chứng tận mắt được nhiều người ủng hộ, bằng chứng tài liệu, chứng thực và khoa học nâng đỡ các tuyên bố của Kinh thánh rằng Người là Thiên Chúa nhập thể, và tôi sẵn sàng lên đường một lần nữa để đào sâu các tư liệu có tính lịch sử hơn nữa về cá tính và việc phục sinh của Người.
Trong khi đó, Boyd không phải là tiếng nói cô độc chống lại cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu. Ông là một phần của một phong trào phê bình ngày càng gia tăng gồm không những các học giả Thệ phản bảo thủ nổi tiếng mà cả các học giả được kính trọng khác đại diện rất nhiều xu hướng thần học khác nhau.
Một thí dụ ở ngay trên bàn đầu giường của quán trọ của tôi, nơi tôi với lấy cuốn sách tựa là The Real Jesus [Chúa Giêsu Đích thực] mà tôi vừa mới mua được.Tác giả của nó là Tiến sĩ Luke Timothy Johnson, giáo sư được kính trọng về Tân Ước và các Nguồn Kitô giáo tại Trường Thần học Candler của Đại Học Emory. Johnson là một người Công Giáo Rôma, vốn là một đan sĩ Dòng Biển Đức trước khi trở thành học giả kinh thánh và viết nhiều cuốn sách gây ảnh hưởng.
Johnson phê bình sâu sắc và hữu hiệu một cách có hệ thống cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu, nói rằng nó “không hề đại diện cho tinh hoa của nền học giả Tân Ước’, nó đi theo một diễn trình “đầy thiên kiến chống tính chân chính của truyền thống Tin Mừng”, và các kết quả của nó “đã được ấn định trước thời gian” (5). Ông kết luận, “Đó không phải là nền học giả có trách nhiệm, hay có tính phê phán. Nó là thứ trò chơi đố chữ bê tha” (6).
Ông tiếp tục trích dẫn các học giả nổi tiếng khác, có những ý kiến tương tự, trong đó, có Tiến sĩ Howard Clarke Kee, người gọi cuộc Hội thảo về Chúa Giêsu là “sự nhục nhã học thuật” và Richard Hayes của Đại Học Duke, người điểm the Five Gospels (Năm Tin Mừng), quả quyết rằng “lý lẽ được nhóm này lập luận sẽ không đứng vững ở bất cứ tòa án nào” (7).
Tôi gấp cuốn sách lại và tắt đèn. Ngày mai tôi sẽ tái tục cuộc săn lùng bằng chứng sẽ đứng vững.
Tài liệu đọc thêm
Boyd, Gregory A. Cynic Sage Or Son of God? Recovering the Real Jesus in an Age of Revisionist Replies[Hiền giả khuyển nho hay Con Thiên Chúa? Tái khám phá Chúa Giêsu thưc sự trong một thời đại có những câu trả lời duy xét lại]. Wheaton Ill.: BridgePoint, 1995.
Boyd, Gregory A. Jesus Under Siege[Chúa Giêsu bị Bao vây]. Wheaton, Ill.: 1995.
Johnson, Luke Timothy. The Real Jesus [Chúa Giêsu đích thực]. San Francisco:Harper SanFrancisco, 1996.
Wilkins, Michael J., and J.P. Moreland, eds. Jesus under Fire[Chúa Giêsu bị tấn công]. Grand Rapids: Zodervan, 1995.
Ghi Chú
1. Henry Cmapbell Black, Black’s Law Dictionary[Từ điển Luật của Black], 5th ed. (St. Paul, Minn. :West, 1979) 1139
2. Lee Strobel, “His ‘I Shot Him’ Stunts Courtroom” [Trò Giật gân 'tôi bắn hắn' của ông ta tại Tòa án] Chicago Tribune (June 20, 1975) và “Pal’s Confession Fails; Defendant Ruled Guilty” [Xưng thú bạn bè thất bại; bị cáo bị phán quyết có tội], Chicago Tribune (June 21, 1975).
3. Gregory A. Boyd, Jesus under Siege [Chúa Giêsu bị Bao vây] (Wheaton, Ill.: Victor, 1995) 88.
4. John Dominic Crossan, The Historical Jesus [Chúa Giêsu Lịch sử] (San Francisco: HarperSanFrancisco, 1991) 329.
5. Johnson, The Real Jesus [Chúa Giêsu đích thực]., 3,5,8.
6. Ibid, 26.
7. Ibid.
VietCatholic TV
Sỉ nhục lớn cho Putin: Lính Dù và Wagner cắm đầu chạy, Ukraine giải phóng hoàn toàn xa lộ Bakhmut
VietCatholic Media
03:09 13/05/2023
1. Thứ Trưởng Quốc Phòng nói lực lượng Ukraine tiến 2 km ở Bakhmut, giải phóng hoàn toàn xa lộ T0504, bao vây quân Wagner kẹt trong thành phố
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 13 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng Ukraine đã có thể đẩy lùi quân Nga 2 km xung quanh thành phố Bakhmut trong tuần qua.
“Đối phương không thực hiện được kế hoạch của mình; và bị tổn thất nặng nề về nhân lực. Chúng ta đã không mất một vị trí nào ở Bakhmut trong tuần này”.
Bakhmut là nơi diễn ra cuộc tấn công kéo dài nhiều tháng của các lực lượng Nga, bao gồm cả lính đánh thuê Wagner, khiến hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa và khiến khu vực này bị tàn phá nặng nề. Nhưng bất chấp một lượng lớn nhân lực mà Nga đã đổ vào để chiếm thành phố, họ đã không thể kiểm soát hoàn toàn và tuần này đã chịu tổn thất nặng nề trong khu vực.
Cô cho biết thêm “Toàn bộ phần xa lộ T0504 dài 17,2km từ Chasiv Yar đến Bakhmut đã được khai thông, và hoàn toàn nằm trong tầm khống chế hỏa lực của chúng ta.”
Quân Nga được tường trình đã bỏ chạy khỏi xa lộ T0506 nhưng trên xa lộ đầy xác xe tăng và xe thiết giáp cũng như các phương tiện khác của Nga. Cho đến sáng thứ Bẩy, quân Nga vẫn còn khả năng khống chế xa lộ này bằng hỏa lực từ xa. Bộ binh Ukraine cần phải đầy lùi quân Nga khỏi Khromove trước khi công binh có thể dọn dẹp.
CNN trước đó đã đưa tin về các cuộc phản công và tiến công của Ukraine ở hai bên sườn của Bakhmut khi nước này cố gắng bảo vệ mặt trận đang tranh chấp khốc liệt. Đêm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Nga đã bác bỏ các báo cáo của các blogger quân sự Nga rằng Ukraine đã chọc thủng phòng tuyến của họ trong khu vực. Tuy nhiên, đến trưa ngày thứ Sáu theo giờ Mạc Tư Khoa, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, nhìn nhận quân Nga đã mất phần phía Bắc nhưng ông giải thích rằng đó là quyết định di tản chiến thuật về các vị trí thuận lợi hơn.
2. Trùm Wagner tuyên bố Nga đã mất 5 km vuông tại Bakhmut vào hôm thứ Sáu.
Người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Wagner đã chỉ trích gay gắt Bộ Quốc phòng Nga về điều mà ông mô tả là tình thế ngày càng xấu đi của các lực lượng Nga ở Bakhmut.
Điều này được đưa ra sau khi Bộ thừa nhận các lực lượng của họ đã rút lui khỏi các khu vực phía bắc của thành phố Bakhmut đang bị bao vây, tuyên bố rằng họ đã chuyển đến các vị trí phòng thủ thuận lợi hơn.
Người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, nói rằng tuyên bố này “nói một cách nhẹ nhàng là xảo quyệt”, đồng thời cho biết thêm rằng Bộ cần “ngừng nói dối ngay lập tức”.
Prigozhin mô tả việc tập hợp lại là “một cuộc tháo chạy phi chiến thuật” và tuyên bố, “đơn giản là có một cuộc tháo chạy của các đơn vị của Bộ Quốc phòng từ hai bên sườn theo một lối thoát đến hồ chứa Berkhivka,” nằm ngay phía tây bắc Bakhmut.
Tổng cộng, cuộc rút lui này khiến quân Ukraine chiếm lại được diện tích năm kilômét vuông “chỉ tính riêng ngày hôm nay,” ông tuyên bố.
Prigozhin tuyên bố Ukraine sẽ “chiếm mọi đỉnh cao chiến thuật”. Ông cũng lưu ý rằng các lực lượng Ukraine đã “giải phóng hoàn toàn” con đường tranh chấp gay gắt từ Chasiv Yar đến Bakhmut, đây là tuyến đường T0504 quan trọng cho những nỗ lực của Kyiv nhằm tiếp tế cho lực lượng của họ ở Bakhmut.
Ông chủ Wagner cũng nhắc lại những phàn nàn trước đây của ông về việc thiếu sự hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng khi hai bên sườn của họ sụp đổ, và đặt câu hỏi liệu nhóm này và các chiến binh của họ có bị buộc tội phản quốc nếu họ rời khỏi Bakhmut mà không có sự cho phép của tổng tham mưu trưởng hay không..
3. Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận tổn thất ở phía bắc Bakhmut
Đêm thứ Năm, Bộ Quốc phòng Nga vẫn còn gay gắt bác bỏ các báo cáo của các blogger quân sự Nga rằng Ukraine đã chọc thủng phòng tuyến của họ trong khu vực. Tuy nhiên, trưa thứ Sáu theo giờ địa phương Mạc Tư Khoa, Bộ Quốc phòng Nga đã phải thừa nhận các lực lượng của họ đã rút lui khỏi các khu vực phía bắc thành phố Bakhmut phía đông đang bị bao vây, đồng thời tuyên bố họ đã chuyển đến các vị trí phòng thủ thuận lợi hơn.
“Để tăng cường sự ổn định trong phòng thủ, các đơn vị của Tập Đoàn Quân Miền Nam của Nga đã chiếm phòng tuyến theo hướng Maloilyinovka,” Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết như trên.
Ông ta nói rằng động thái này sẽ cho phép quân đội Nga tận dụng “các điều kiện thuận lợi của hồ chứa Berkhivka.” Theo CNN, tuyên bố của Konashenkov xác nhận một cách hiệu quả rằng lực lượng Nga đã mất một số km lãnh thổ. Người ta lưu ý rằng cách nói của Konashenkov có nhiều chỗ gian trá. Khi nói “để tăng cường sự ổn định trong phòng thủ, các đơn vị của Tập Đoàn Quân Miền Nam của Nga đã chiếm phòng tuyến theo hướng Maloilyinovka,” nó cho thấy quân Nga chủ động trong hành động này và Maloilyinovka có vẻ là một địa điểm Nga mới chiếm được hôm thứ Sáu. Thật ra, không phải như thế. Chính Konashenkov đã cho biết vào ngày 15 tháng Ba rằng quân Nga đã chiếm được Maloilyinovka. Nói một cách dễ hiểu là quân Nga bỏ chạy về một vị trí họ đã chiếm được hai tháng trước.
Người sáng lập nhóm lính đánh thuê Wagner và nhà tài chính Yevgeny Prigozhin đã trả lời Bộ Quốc Phòng Nga rằng, “điều này được gọi là chạy trốn chứ không phải tập hợp lại,” và hứa sẽ cung cấp thêm thông tin chi tiết ở giai đoạn sau.
Thông báo của Bộ Quốc Phòng Nga được đưa ra sau một sự phủ nhận bất thường vào khuya thứ Năm rạng ngày thứ Sáu của Bộ Quốc phòng Nga, bác bỏ các báo cáo rằng các lực lượng Ukraine đã tạo ra những bước đột phá dọc theo chiến tuyến xung quanh Bakhmut, cụ thể là theo hướng làng Maloilyinovka.
“Các tuyên bố được lan truyền bởi các kênh Telegram riêng lẻ về 'đột phá phòng thủ' trong các phần khác nhau của đường dây liên lạc là không đúng sự thật”, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết hôm thứ Năm. “Một trận chiến hiện đang được tiến hành để đẩy lùi cuộc tấn công của các đơn vị quân Ukraine theo hướng Maloilyinovka.”
4. Quân đội Nga lùi về 'các vị trí phòng thủ' trong khu vực Bakhmut
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các binh sĩ của họ đã rút lui “đến các vị trí phòng thủ thuận lợi hơn” gần một hồ chứa nước ở phía tây bắc thành phố Bakhmut phía đông Ukraine.
Tuyên bố hôm thứ Sáu là sự thừa nhận đầu tiên của Mạc Tư Khoa rằng Ukraine đã chiếm lại thành công vùng đất xung quanh Bakhmut, một thành phố bị tàn phá nặng nề với dân số khoảng 70.000 người trước chiến tranh mà Nga đã cố gắng chinh phục trong hơn 10 tháng.
Tuyên bố quốc phòng của Nga được đưa ra vài giờ sau khi Kyiv nói rằng lực lượng của họ đã tiến được khoảng 2km xung quanh Bakhmut trong tuần này.
Hanna Maliar, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, cho biết hôm thứ Sáu: “Đối phương đã phải chịu tổn thất lớn về nhân lực. Quân phòng thủ của chúng tôi đã tiến được 2 km trong khu vực Bakhmut. Chúng tôi đã không mất một vị trí nào ở Bakhmut trong tuần này.”
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết giao tranh ngắn ngủi đã diễn ra ở làng Maloilyinovka, trước khi quân Nga bỏ chạy khỏi ngôi làng về hồ chứa nước Berkhivka.
Các diễn biến này xảy ra khi Bộ Ngoại giao Nga lên án Vương quốc Anh cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình Storm Shadow tầm xa nhằm giúp cho Kyiv gia tăng cơ hội thành công trong một cuộc phản công. Vương Quốc Anh là quốc gia phương Tây đầu tiên cung cấp hỏa tiễn tầm xa với tầm bắn lên đến 250km.
5. Trùm Wagner, Yevgeny Prigozhin, âu lo rằng cuối cùng quân Ukraine sẽ bao vây nhóm của ông ta đang mắc kẹt trong thành phố Bakhmut.
Yevgeny Prigozhin, người có quân đội đã thực hiện phần lớn các cuộc giao tranh trong và xung quanh Bakhmut, cho biết thông qua dịch vụ báo chí của mình rằng những gì Bộ Quốc phòng Nga đã mô tả trên thực tế là một “cuộc tháo chạy tán loạn” khiến quân đội của ông ta rơi vào tình trạng nguy hiểm.
Sau khi cho biết Ukraine đã có thể giành lại hoàn toàn quyền kiểm soát một con đường tiếp tế quan trọng nối Bakhmut với thị trấn Chasiv Yar và đã chiếm được những vùng đất cao có lợi thế chiến thuật, hôm thứ Bẩy, ông nói rằng, rủi ro là nếu mất nhiều đất hơn, các lực lượng Ukraine có thể dần dần bao vây Bakhmut.
Prigozhin, người đã công khai thù địch với Bộ Quốc phòng Nga trong nhiều tháng, đã nhiều lần cáo buộc giới lãnh đạo cấp cao phá hoại nỗ lực của Wagner đối với Bakhmut và tuần này cáo buộc họ đã làm quá ít để bảo vệ hai bên sườn của Bakhmut.
Bộ Quốc Phòng Nga dường như đã bác bỏ khẳng định đó vào hôm thứ Sáu, nói rằng những nỗ lực của Ukraine nhằm phản công vào sườn của Bakhmut đã bị đẩy lùi.
Prigozhin tiếp tục phàn nàn rằng người của ông ta vẫn chưa nhận đủ đạn pháo và thiết bị. Ông nói rằng kế hoạch chiếm thành phố Bakhmut đã rơi vào bế tắc khi quân chính quy Nga bỏ chạy vào thời điểm quân Wagner đã chiếm được 95% thành phố Bakhmut, và chỉ cần chiếm thêm khoảng 20 tòa nhà nữa là có thể kiểm soát hoàn toàn thành phố.
Bakhmut, phần lớn giờ chỉ còn là đống đổ nát, là tâm điểm giao tranh ác liệt trong hơn 9 tháng qua.
6. Nga sẽ đưa các thẩm phán ICC vào danh sách truy nã vì đã dám ban hành lệnh bắt giữ Putin
Chủ tịch Ủy ban Điều tra Alexander Bastrykin cho biết Ủy ban Điều tra Nga sẽ sớm đưa vào danh sách truy nã của nước này các thẩm phán của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, là những người đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và một quan chức khác.
“Ủy ban Điều tra sau đó đã nhanh chóng mở một vụ án hình sự chống lại chủ tịch và ba thẩm phán, những người đã tích cực tác động đến việc thông qua quyết định này. Họ sẽ sớm bị đưa vào danh sách truy nã,” Bastrykin nói tại Diễn đàn Pháp lý Quốc tế St. Petersburg.
Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và ủy viên quyền trẻ em của Nga Maria Lvova-Belova vào ngày 17 tháng 3 vì âm mưu bắt cóc trẻ em Ukraine sang Nga.
Tòa án cho biết có “cơ sở hợp lý để tin rằng ông Putin phải chịu trách nhiệm hình sự cá nhân” đối với các tội ác bị cáo buộc, vì đã trực tiếp thực hiện chúng cùng với những người khác và vì “ông ấy đã không thực hiện kiểm soát đúng đắn đối với cấp dưới dân sự và quân sự đã thực hiện các hành vi đó. “
Các cáo buộc của ICC là các cáo buộc chính thức đầu tiên được đưa ra chống lại các quan chức ở Mạc Tư Khoa kể từ khi nước này bắt đầu cuộc tấn công vô cớ vào Ukraine vào năm ngoái.
Nga không phải là thành viên của ICC. Vì tòa án không tiến hành xét xử vắng mặt nên bất kỳ quan chức Nga nào bị buộc tội sẽ phải được Mạc Tư Khoa giao nộp hoặc bị bắt giữ bên ngoài lãnh thổ Nga.
Điện Cẩm Linh đã gọi hành động của ICC là “thái quá và không thể chấp nhận được.”
7. Mạc Tư Khoa cảnh báo “đáp trả tương xứng” với việc Anh cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Kyiv
Điện Cẩm Linh đã cảnh báo các lực lượng vũ trang của họ sẽ đưa ra “phản ứng thích đáng” đối với quyết định của Vương quốc Anh cung cấp hỏa tiễn tầm xa cho Kyiv.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã lên án động thái này trong cuộc họp báo hôm thứ Năm, hứa hẹn một phản ứng của Nga.
“Điều này sẽ đòi hỏi một phản ứng thích hợp từ quân đội của chúng tôi, những người đương nhiên sẽ đưa ra các quyết định liên quan với quan điểm này,” Peskov nói thêm.
Trước đó vào thứ Năm, CNN đã đưa tin rằng Vương quốc Anh đã cung cấp cho Ukraine nhiều hỏa tiễn hành trình Storm Shadow, dẫn lời nhiều quan chức cấp cao của phương Tây.
Các hỏa tiễn có tầm bắn tối đa 250 km và cung cấp cho lực lượng Ukraine khả năng tấn công tầm xa mới trước một cuộc phản công rất được mong đợi.
Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace đã thông báo trước Hạ viện rằng Vương quốc Anh đang gửi hỏa tiễn Storm Shadow tới Ukraine.
Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nói với CNN rằng hỏa tiễn này là “một yếu tố thay đổi cuộc chơi thực sự từ góc độ tầm bắn” và mang lại cho Kyiv khả năng mà nước này đã yêu cầu kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
8. Một phụ nữ Nga 60 tuổi đã bị kết án hai năm tù treo vì xúc phạm cha mẹ của Putin.
Hôm thứ Năm, tòa án đã ra phán quyết 2 năm tù treo đối với một phụ nữ Nga 60 tuổi vì đã để lại một mảnh giấy có “dòng chữ xúc phạm” trên mộ của cha mẹ Tổng thống Vladimir Putin.
Các công tố viên đã yêu cầu bản án 3 năm tù treo đối với Irina Tsybaneva, người hồi tháng 10 bị buộc tội xúc phạm ngôi mộ ở St Petersburg với một mảnh giấy gọi cha mẹ ông Putin là “cha mẹ của một kẻ điên”.
“Putin đi chết đi. Ông bà đã sinh ra và nuôi dạy một kẻ lập dị và một kẻ sát nhân”, bức thư viết, kêu gọi cha mẹ của người quá cố “hãy đưa ông ấy đi cùng”.
Theo trang tin Sota, Tsybaneva không có kế hoạch kháng cáo bản án.
Cô ấy nói rằng cô ấy đã viết bức thư sau khi xem tin tức về cuộc chiến ở Ukraine và “hiểu rằng mọi thứ đều rất đáng sợ, mọi thứ đều rất buồn và có rất nhiều người chết”, theo hãng tin Mediazona.
9. Bộ trưởng Ba Lan nói rằng quân đội đã không thông báo cho chính phủ về hỏa tiễn
Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, Mariusz Blaszczak, xác nhận rằng quân đội đã biết về một hỏa tiễn có thể hướng tới nước này vào tháng 12 nhưng không thông báo cho chính phủ.
Ba Lan đã cảnh giác về khả năng tràn vũ khí từ cuộc chiến ở nước láng giềng Ukraine, đặc biệt kể từ khi hai người thiệt mạng gần biên giới vào tháng 11 năm ngoái trong một tai nạn mà Warsaw kết luận là một hỏa tiễn phòng không Ukraine bắn nhầm.
Truyền thông Ba Lan trong những ngày gần đây đưa tin rằng một vật thể quân sự được tìm thấy trong một khu rừng ở miền bắc Ba Lan vào tháng 4 là một hỏa tiễn KH-55 của Nga và các cơ quan quân sự Ba Lan đã nhìn thấy một vật thể bay vào không phận nước này vào tháng 12 nhưng sau đó mất dấu vết.
Blaszczak cho biết một cuộc kiểm tra mà ông yêu cầu cho thấy Bộ Tư lệnh Tác chiến Lực lượng Vũ trang đã nhận được thông tin từ Ukraine về vật thể này, nhưng không có hành động thích hợp.
Blaszczak cho biết: “Vào ngày 16 tháng 12, trung tâm điều hành không quân trực thuộc đã nhận được thông tin từ phía Ukraine về một vật thể tiếp cận không gian Ba Lan, có thể là một hỏa tiễn.
“Theo kết quả của cuộc kiểm tra, chỉ huy tác chiến đã không thực hiện nhiệm vụ của mình trong việc thông báo cho tôi… và các cơ quan khác liên quan đến các quy trình về vật thể xuất hiện trong không phận Ba Lan.”
Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, đã nhắc lại trước đó vào thứ Năm rằng ông đã nghe về sự tồn tại của vật thể quân sự được tìm thấy trong một khu rừng Ba Lan lần đầu tiên vào tháng Tư.
10. Sĩ quan quân đội cảnh báo rằng Ukraine sẽ phát động 'Cuộc tấn công lớn' sâu vào Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine to Launch 'Massive Strike' Deep in Russia, Military Officer Warns”, nghĩa là “Sĩ quan quân đội cảnh báo rằng Ukraine sẽ phát động 'Cuộc tấn công lớn' sâu vào Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Mikhail Khodaryonok, cựu chỉ huy lực lượng phòng không Nga và là nhà bình luận của truyền hình nhà nước Nga, dự đoán rằng Ukraine sẽ sử dụng vũ khí có độ chính xác cao để thực hiện một cuộc phản công dự kiến bằng cách trước hết phát động một “cuộc tấn công lớn” vào lãnh thổ Nga.
Ông đã đưa ra dự đoán của mình trong khi đánh giá vũ khí hạng nặng mà Ukraine sở hữu trong một phân đoạn truyền hình nhà nước Nga được đăng hôm thứ Năm với phụ đề tiếng Anh của phóng viên BBC Giám sát Francis Scarr.
Ukraine được cho là đang chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân để lấy lại các lãnh thổ bị Nga xâm lược kể từ khi cuộc chiến bắt đầu với cuộc xâm lược vào tháng 2 năm 2022. Khả năng quân sự của đất nước đã được củng cố nhờ viện trợ của phương Tây trong những tháng gần đây, bao gồm các thiết bị quân sự tiên tiến, xe tăng và pháo binh.
Tuy nhiên, hôm thứ Năm, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết Kyiv đang trì hoãn cuộc phản công vì Ukraine thiếu đủ vũ khí của phương Tây để thành công mà không gây thương vong quá mức, hãng tin AP đưa tin.
Trong nhận xét của mình, đã được đưa ra trước đó, Khodaryonok cho biết sự chậm trễ trong việc phát động cuộc phản công là do Ukraine đang chờ đợi sự xuất hiện của vũ khí chính xác cao bổ sung.
“Chúng tôi đã thấy các trường hợp cá biệt sử dụng đạn chính xác cao, nhưng chúng vẫn chưa được sử dụng trên quy mô lớn. Đạn dược HIMARS—chúng tôi không biết họ đã cung cấp bao nhiêu hoặc phạm vi bao nhiêu.”
“Vì vậy, theo quan điểm của tôi... Chiến dịch phản công của Ukraine sẽ bắt đầu bằng một cuộc tấn công quy mô lớn sử dụng vũ khí có độ chính xác cao đó càng sâu càng tốt vào tất cả các địa điểm có thể có ở Nga. Tất nhiên, chủ yếu là các cơ sở hạ tầng,” Khodaryonok nói.
Newsweek đã đưa ra bình luận qua email cho Bộ Quốc phòng Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết vào cuối tháng trước rằng công tác chuẩn bị cho cuộc phản công đang ở giai đoạn cuối và quân đội Ukraine đang được huấn luyện để sử dụng vũ khí và thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp.
“Việc chuẩn bị sắp kết thúc, vì ngoài vũ khí và thiết bị quân sự, quân nhân của chúng ta còn phải được huấn luyện cách sử dụng chúng. Chúng tôi đã nhận được những hệ thống tối tân,” Reznikov nói với các phóng viên vào thời điểm đó.
Gần hai tháng sau khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái, Khodaryonok đã chỉ trích mạnh mẽ nỗ lực chiến tranh của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại quốc gia Đông Âu này. Ông cảnh báo vào thời điểm đó rằng tình hình đối với quân đội Nga “thực sự sẽ trở nên tồi tệ hơn”. Nhưng ngay sau đó, ông đã đưa ra một tuyên bố trái ngược, ca ngợi khả năng quân sự của Nga.
Trong phân đoạn hôm thứ Năm do Scarr đăng, Khodaryonok cho biết người Ukraine sẽ không thông báo bắt đầu cuộc phản công cho đến khi họ có “kết quả đầu tiên về ý nghĩa hoạt động”, chẳng hạn như thành công trong việc lấy lại một trong những vùng lãnh thổ bị tạm chiếm của họ.
“Nhưng chính xác là vào thời điểm đó, khi họ thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn và một cuộc tấn công điện tử, chiến dịch tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ bắt đầu,” ông nói. “Họ đang thiếu thứ gì đó, và có vẻ như họ đang đợi một đợt hàng khác đến.”
Anh ta nói tiếp: “Về mặt này, tốt hơn là chúng ta nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.”
Tháng trước, Khodaryonok đã cảnh báo rằng Ukraine có thể tấn công vào Crimea, nơi mà Nga đã sáp nhập bất hợp pháp vào năm 2014, bằng cách sử dụng hỏa tiễn để tấn công các tàu và cơ sở của Nga.
“Rõ ràng chúng sẽ nằm trong số các ưu tiên,” Khodaryonok nói vào thời điểm đó. “Có cây cầu Crimea, bao gồm tất cả các phương tiện liên lạc khác được sử dụng để vận chuyển vật chất, mạng lưới sân bay, các chốt kiểm soát, các tàu của Hạm đội Hắc Hải đang ở trên đường và tại các khu neo đậu.”
Ông nói tiếp: “Tất cả lực lượng và phương tiện của phía Ukraine sẽ được sử dụng để tấn công các cơ sở nhạy cảm này”.
Khodaryonok cũng nói rằng các hệ thống hỏa tiễn của Ukraine “và các phương tiện khác có tầm bắn tới các mục tiêu này chắc chắn sẽ được sử dụng”.
Khodaryonok nói thêm: “Vì vậy, về vấn đề này, chúng ta phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng để đẩy lùi các cuộc tấn công có thể xảy ra của đối phương. Bởi vì, xét cho cùng, Bán đảo Crimea là ưu tiên hàng đầu đối với chúng ta.”
11. NATO xoay trục sang Á Châu khi mối đe dọa từ Trung Quốc gia tăng
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “NATO Pivots to Asia as China Threat Grows”, nghĩa là “NATO xoay trục sang Á Châu khi mối đe dọa từ Trung Quốc gia tăng.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Các cuộc đàm phán đang được tiến hành để Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở văn phòng liên lạc tại Nhật Bản, là văn phòng liên minh quân sự đầu tiên ở Á Châu.
Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nói với CNN trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Tư: “Chúng tôi đang thảo luận, nhưng chưa có thông tin chi tiết nào được hoàn thiện”, đồng thời cho biết thêm rằng nước này không còn lựa chọn nào khác ngoài việc suy nghĩ lại về an ninh của mình sau cuộc xâm lược Ukraine của Nga, là đang đã làm cho thế giới “bất ổn hơn”.
Tin tức về các cuộc thảo luận phù hợp với kế hoạch của NATO nhằm tăng cường hợp tác với các nước Á Châu-Thái Bình Dương. Liên minh quân sự này cho biết trong một tuyên bố hồi tháng 2 rằng “việc tăng cường quan hệ với các đối tác Á Châu-Thái Bình Dương là một khía cạnh quan trọng trong chương trình nghị sự 2030 của NATO”.
Vào tháng 6 năm 2022, NATO công bố tài liệu “Khái niệm chiến lược”, lần đầu tiên liệt kê Trung Quốc là một trong những ưu tiên chiến lược của tổ chức này. “Những tham vọng và chính sách cưỡng chế đã nêu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thách thức lợi ích, an ninh và các giá trị của chúng ta,” tài liệu viết.
NATO lập luận rằng Bắc Kinh đặt ra “những thách thức mang tính hệ thống” đối với an ninh Âu Châu-Đại Tây Dương, nhưng Nga vẫn là “mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các đồng minh”.
Trong suốt cuộc chiến ở Ukraine, Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ và NATO. Các đồng minh phương Tây của Ukraine, bao gồm Mỹ và các thành viên NATO khác, đã cung cấp cho quốc gia bị chiến tranh tàn phá này hỗ trợ tài chính và thiết bị quân sự để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Nga.
Nikkei Asia đưa tin vào ngày 3 tháng 5, trích dẫn các quan chức giấu tên của Nhật Bản và NATO, rằng văn phòng liên lạc sẽ cho phép liên minh quân sự làm việc với Nhật Bản và các đối tác khác trong khu vực, bao gồm New Zealand, Australia và Hàn Quốc, khi Trung Quốc nổi lên như một thách thức mới.
Văn phòng này sẽ là loại hình đầu tiên ở Á Châu. NATO có các văn phòng liên lạc tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Âu Châu ở Vienna, và ở Georgia, Ukraine, Bosnia và Herzegovina, Moldova và Kuwait.
Newsweek đã liên hệ với NATO qua email để bình luận.
Theo Bill Hayton, một cộng tác viên của Chương trình Á Châu-Thái Bình Dương tại Chatham House, việc đề cập trực tiếp đến Trung Quốc cho thấy các thành viên NATO lo ngại về các mối đe dọa an ninh từ Á Châu đang lan sang Âu Châu và Bắc Mỹ.
“Điểm chính cần nhớ ở đây là Hiến chương NATO giới hạn tổ chức hoạt động ở 'Khu vực Bắc Đại Tây Dương'. Nó không phải là một diễn viên toàn cầu,” Hayton nói với Newsweek.
“NATO lần đầu tiên thiết lập quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc trong bối cảnh Triều Tiên phát triển hỏa tiễn và vũ khí hạt nhân có khả năng gây ra mối đe dọa cho cả các quốc gia NATO. Những mối quan hệ đó được phát triển trong thời gian NATO can thiệp để hỗ trợ chính phủ Afghanistan, dưới sự ủy thác của Liên Hiệp Quốc”, ông nói.
Hayton giải thích rằng trọng tâm của NATO hiện nay là các mối đe dọa tiềm ẩn từ Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và thông tin liên lạc trong các quốc gia NATO. “Để đạt được mục tiêu đó, liên minh muốn phối hợp với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand,” ông nói, đề cập đến chương trình nghị sự 2030 của NATO.
“Sẽ có nhiều cuộc nói chuyện phóng đại về việc NATO can thiệp vào một kịch bản liên quan đến Trung Quốc. Không có khả năng điều đó xảy ra. NATO yêu cầu sự nhất trí để hoạt động và không có cách nào mà tất cả 31 thành viên sẽ sớm đồng ý với điều đó.”
Phản ứng trước những diễn biến này, Mao Ninh, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết vào ngày 4 tháng 5 rằng Á Châu là “miền đất hứa cho sự hợp tác và phát triển và không nên trở thành đấu trường địa chính trị”.
“Việc NATO liên tục mở rộng về phía đông ở Á Châu-Thái Bình Dương, can thiệp vào các vấn đề khu vực, nỗ lực phá hoại hòa bình và ổn định khu vực, đồng thời thúc đẩy đối đầu trong khối đòi hỏi các nước trong khu vực phải cảnh giác cao độ,” cô ta nói.
Kurt Volker, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại NATO và là thành viên ưu tú tại Trung tâm Phân tích Chính sách Âu Châu, gọi tắt là CEPA, nói rằng việc liên minh quân sự mở văn phòng liên lạc ở Tokyo “là một sự tiến triển tự nhiên trong mối quan hệ của NATO với Nhật Bản, cũng như các nước khác ở Á Châu.”
“Trong hơn một thập kỷ, NATO đã có quan hệ đối tác với các quốc gia ở Á Châu, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand,” Volker nói với Newsweek.
Volker cho biết Khái niệm chiến lược gần đây nhất của NATO nhấn mạnh Trung Quốc là một thách thức mà NATO cần tăng cường tập trung.
“Khi những rủi ro do sức mạnh quân sự, kinh tế và công nghệ của Trung Quốc gia tăng, lẽ tự nhiên là NATO sẽ thực hiện các bước để hiện diện và đối thoại thường xuyên hơn với Nhật Bản,” ông nói thêm.
Các Giám Mục Hoa Kỳ trước 2 thảm kịch kinh hoàng vừa xảy ra. Những thị nhân sai lầm, tuyên bố tào lao
VietCatholic Media
06:57 13/05/2023
1. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha chống đề nghị bãi bỏ bí mật tòa giải tội
Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha, Đức Cha José Ornelas, chống lại đề nghị bãi bỏ bí mật tòa giải tội trong trường hợp những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.
Hồi đầu tuần qua, ông Pedro Strecht, một bác sĩ phân tâm, Chủ tịch Ủy ban độc lập điều tra về những vụ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên ở Bồ Đào Nha, đã đưa ra đề nghị bãi bỏ bí mật tòa giải tội trong buổi điều trần, chiều ngày 02 tháng Năm trước Ủy ban về hiến pháp, các quyền, tự do và bảo đảm, thuộc Quốc hội Bồ Đào Nha. Ông nói rằng việc bãi bỏ này đã được áp dụng trong các nghề nghiệp khác, kể cả các bác sĩ.
Phản ứng về đề nghị này, Đức Cha Ornelas tuyên bố rằng: “Bí mật tòa giải tội là điều cổ kính, như Giáo hội, và sẽ không thay đổi. Tôi có thể bảo đảm điều đó”.
Về phần ông Laborinho Lúcio, cựu Bộ trưởng tư pháp, và là thành viên Ủy ban độc lập điều tra vừa nói, nhìn nhận có một “chướng ngại rất lớn về phương diện giáo luật, và từ bên ngoài, hiện có vấn đề hiệp định giữa Tòa Thánh và Bồ Đào Nha”. Điều số 5 trong Hiệp định ký kết năm 2004 giữa Tòa Thánh và Bồ Đào Nha, qui định rằng: “Các giáo sĩ không thể bị các quan tòa hoặc nhà chức trách khác tra hỏi về những sự kiện và những điều mà họ biết được do sứ vụ của họ”.
Đức Cha Ornelas, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha nói thêm rằng: “Chúng tôi không ở trên luật pháp và chúng tôi sẽ tuân hành luật pháp, nhưng không phải mọi sự đều thuộc lãnh vực luật pháp. Việc xưng tội và giải tội bao hàm sự thống hối những hành vi đã phạm và nhiệm vụ của cha giải tội là thuyết phục những hối nhân rằng nghĩa cụ của chính hối nhân là tố giác các sự kiện ấy với nhà chức trách liên hệ”.
Đức Hồng Y Manuel Clemente, Thượng phụ Lisbon, cũng hiện diện tại buổi điều trần, ngài tái khẳng định rằng bí mật tòa giải tội, đối với các tín hữu Công Giáo, là điều “tuyệt đối”. Cha giải tội nào trực tiếp vi phạm bí mật ấy sẽ bị vạ tuyệt thông tức khắc, theo giáo luật. Cùng hình phạt đó cũng được áp dụng cho người nào dùng phương tiện kỹ thuật để biết những gì được nói giữa cha giải tội và hối nhân.
Được Ủy ban Quốc hội hỏi về việc bồi thường cho các nạn nhân bị lạm dụng, Đức Cha Chủ tịch Hội đồng Giám mục Bồ Đào Nha trả lời rằng điều này phải được quyết định tùy theo từng trường hợp.
2. Các giám mục Công Giáo phản ứng trước thảm kịch kinh hoàng ở Texas
Hai thảm kịch cuối tuần qua đã khiến 16 người chết và nhiều người khác bị thương ở Texas.
Tám người di cư đã thiệt mạng và 10 người bị thương khi một chiếc SUV chạy quá tốc độ vào sáng Chúa Nhật lao vào một nhóm người ở thành phố biên giới Brownsville, điều tra viên cảnh sát địa phương Martin Sandoval xác nhận trong khi phát biểu trên NewsNation Prime tối Chúa Nhật.
Theo hãng tin AP, các nạn nhân là người di cư Venezuela, hầu hết là nam giới. Họ đang đợi xe buýt sau khi qua đêm tại một nơi trú ẩn dành cho người di cư có tên là Trung tâm Giám mục Enrique San Pedro Ozanam.
Người lái xe, một người đàn ông chưa được xác định danh tính, đã vượt đèn đỏ và tăng tốc lao vào đám đông người di cư đang chờ đợi.
Kẻ giết người cũng bị thương và bị bắt giam. Cảnh sát nói rằng anh ta đã không tuân thủ các yêu cầu của cảnh sát. Không có động cơ nào được đưa ra cho vụ giết người. Tuy nhiên, các nhà chức trách đang điều tra vụ việc như có thể là một vụ thảm sát có chủ ý.
Để đối phó với dòng người di cư, chủ yếu từ Venezuela, đi qua khu vực này, thành phố Brownsville đã gia hạn vô thời hạn tình trạng khẩn cấp trong tuyên bố thảm họa vào ngày 4 tháng Năm.
Trước vụ giết người kinh hoàng này, Đức Cha Daniel Flores của Brownsville, cùng với Giám Mục Phụ Tá Mario Alberto Avilés, đã dâng Thánh lễ tại Trung tâm Ozanam vào tối Chúa Nhật.
Theo một tuyên bố do Tòa Giám Mục đưa ra vào ngày 7 tháng 5, Trung tâm Ozanam hợp tác chặt chẽ với Tổ chức bác ái Công Giáo của Thung lũng Rio Grande để cung cấp nơi trú ẩn, chăm sóc và các tài nguyên khác cho những người di cư có nhu cầu.
“Sự an toàn, bảo vệ và hỗ trợ của những người đàn ông, phụ nữ và trẻ em nhập cư đã được phép ở lại Hoa Kỳ vẫn là ưu tiên hàng đầu của Giáo phận Công Giáo Brownsville,” Đức Cha Flores nói thêm: “Chúng ta phải chống lại sự ăn mòn xu hướng làm giảm giá trị cuộc sống của người nhập cư, người nghèo và những người dễ bị tổn thương.”
Chỉ một ngày trước đó, thêm tám người thiệt mạng và một số người bị thương trong một vụ xả súng chết người ở ngoại ô Dallas tại Allen Premium Outlets.
Nạn nhân trẻ nhất của vụ nổ súng hôm thứ Bảy đã được xác định là một em bé mới 5 tuổi, theo BNO News.
CNN đưa tin rằng kẻ giết người, một người đàn ông được nhà chức trách xác định là Mauricio Garcia, mặc áo vest chiến thuật và trang bị súng trường và súng ngắn. Garcia đã bị bắn chết ngay tại hiện trường bởi các viên chức cảnh sát.
Đức Giám Mục Edward Burns của Dallas đã trả lời về vụ nổ súng trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, nói rằng: “Tôi vô cùng lo lắng về vụ nổ súng trong cộng đồng Allen và sự coi thường mạng sống một cách vô nghĩa đã xảy ra trong cộng đồng của chúng tôi”. Ngài nói thêm rằng “cộng đồng Công Giáo hiệp nhất và đoàn kết với các gia đình đã mất người thân trong thảm kịch này.”
“Cầu xin Chúa, là Cha Trên Trời của chúng ta, mang đến sự an ủi và sức mạnh cho tất cả những người bị ảnh hưởng bởi sự kiện bi thảm này. Chúng ta phải làm việc để chấm dứt bạo lực. Chúng ta phải cầu nguyện cho hòa bình trong cộng đồng của chúng ta. Và, chúng ta phải có can đảm để đứng lên chống lại các thế lực xấu xa và nền văn hóa sự chết.”
Source:Catholic News Agency
3. Tòa Thánh thiết lập cơ quan bảo vệ mọi người khỏi những thị nhân sai lầm
Vào đầu tháng 4, Học viện Giáo hoàng về Thánh Mẫu Quốc tế, gọi tắt là PAMI, của Vatican đã thông báo rằng họ sẽ khai trương một “Đài quan sát quốc tế về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ và các hiện tượng thần bí”. Trong một cuộc họp báo được tổ chức vào ngày 3 tháng 5 vừa qua, giám đốc của Đài quan sát, Nữ tu Daniela del Gaudio, đã cho biết thêm chi tiết về mục đích của nhóm này, nhấn mạnh rằng họ muốn giúp phát triển “ý thức phản biện” để bảo vệ những người dễ bị tổn thương khỏi các tiên tri giả và những kẻ lừa đảo.
Đài quan sát bao gồm khoảng 20 chuyên gia từ các lĩnh vực khác nhau như y học, sinh học, luật và thần học. Sơ del Gaudio cho biết mục đích của nó là nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên mà không thay thế hàng giáo phẩm của Giáo hội. Sơ ấy giải thích rằng cơ quan này sẽ tập trung vào việc đóng góp “trí tuệ” cho các nghiên cứu đang được thực hiện.
Đài quan sát cũng sẽ tập trung vào khía cạnh thứ hai: đó là hình thành dư luận công chúng, đặc biệt là các nhà báo, thông qua các khóa học về các hiện tượng thần bí khác nhau. Paolo Cancelli, một luật sư chuyên bảo vệ những người dễ bị tổn thương chống lại lạm dụng, cho biết tất cả những điều này nhằm mục đích phát triển “nhận thức phê phán”. Ông nói thêm, chính khi thiếu nhận thức quan trọng này thì “sự bất hợp pháp” sẽ phát triển mạnh mẽ.
Sơ del Gaudio nhấn mạnh rằng mặc dù cơ quan mới có thể cung cấp thông tin quan trọng, nhưng nhiệm vụ của nó không phải là đưa ra phán xét về tính xác thực của những lần hiện ra. Cô cảnh báo: “Từ quan điểm khoa học, chúng tôi phân tích các hiện tượng khi chúng kết thúc”.
Do đó, Đài quan sát sẽ không đưa ra ý kiến về các cuộc hiện ra đang diễn ra.
Người Công Giáo không “bắt buộc” phải tin vào bất kỳ sự mặc khải riêng tư nào, ngay cả những điều đã được phê chuẩn. Nhưng các cuộc hiện ra và thông điệp có thể được Giáo hội chấp thuận cho việc sùng kính địa phương hoặc phổ quát. Sự chấp thuận này được thực hiện vì lợi ích của các tín hữu, các tuyên bố rằng những tiết lộ riêng tư “đáng tin cậy” có thể hữu ích cho các Kitô hữu đang nỗ lực hướng tới mục tiêu cuối cùng là Thiên đàng.
Ủy ban khoa học của Đài quan sát quốc tế bao gồm khoảng 15 chuyên gia. Nhóm này bao gồm một imam, Nader Akkad, đồng chủ tịch của Ủy ban Đức Mẹ Hồi giáo và Kitô giáo Quốc tế, cũng như các nhà nghiên cứu từ Brazil, Croatia, Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Canada, Hoa Kỳ và Costa Rica.
Về lâu dài, các nhà lãnh đạo của Đài quan sát hy vọng sẽ tạo ra một mạng lưới các đài quan sát quốc gia về các hiện tượng thần bí. Vào năm 2020, Học viện Giáo hoàng về Thánh Mẫu học đã thành lập một bộ phận có tên là “giải phóng Đức Mẹ khỏi mafia”, tập trung vào việc đấu tranh chống lại việc sử dụng lòng đạo đức bình dân cho các mục đích phi Công Giáo.
Cấu trúc mới này để chống lại những trò gian lận thần bí đã được tạo ra trong khi một trường hợp được cho là hiện ra gây tranh cãi đang trở thành tiêu đề ở Ý. Một nhà tiên tri bị cáo buộc ở Trevignano Romano, một thành phố cách Rôma một giờ, bị nghi ngờ là một kẻ lừa đảo. Sơ del Gaudio kêu gọi “thận trọng” về vấn đề này khi sơ giải thích rằng có “hàng nghìn” trường hợp tương tự ở Ý và chỉ một số ít trong số đó là sự thật.
Dựa trên các tiêu chuẩn phân định về các cuộc hiện ra do Bộ Giáo lý Đức tin xuất bản năm 1978, nữ tu người Ý đã đưa ra một số lời khuyên. Sơ ấy đề nghị xác minh xem những tiết lộ riêng tư có phù hợp với giáo lý của Giáo hội hay không, việc “tạo ra lợi nhuận” xung quanh sự kiện và cuối cùng, lưu ý đến “sức khỏe tinh thần” của những thị nhân - “sự khiêm tốn” và “sự thận trọng” là những dấu hiệu tích cực.
Source:Aleteia
Thần tốc: Các cánh quân Nga quanh Bakhmut sụp đổ. Chỉ một ngày, Putin mất 18 chiến xa, 27 trọng pháo
VietCatholic Media
15:59 13/05/2023
1. Prigozhin nhận định rằng 'Các mạn sườn của Nga đang sụp đổ' ở Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Says Russian 'Flanks Are Collapsing' in Bakhmut”, nghĩa là “Prigozhin nhận định rằng 'Các mạn sườn của Nga đang sụp đổ' ở Bakhmut”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ..
Theo ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin, quân đội Nga đã “tháo chạy khỏi hai bên sườn” xung quanh Bakhmut, thành phố bị bao vây trong nhiều tháng mà những người lính đánh thuê thân Cẩm Linh đã cố gắng chiếm giữ.
Hôm thứ Sáu, Prigozhin tuyên bố Bộ Quốc phòng Nga đã “bịa đặt” sau khi tuyên bố một cuộc tấn công của Ukraine đã bị đẩy lùi gần Bakhmut trước khi quân đội Mạc Tư Khoa tập hợp lại tại một vị trí mới với “điều kiện thuận lợi” hơn.
Các lực lượng Nga đang kiểm soát hầu hết Bakhmut, nhưng quân đội Ukraine vẫn đang cầm cự ở các khu vực phía tây của thành phố Donbas và họ đã bắt đầu phản công ở hai bên sườn. Mặc dù có giá trị chiến lược hạn chế, nhưng Bakhmut đã phát triển tầm quan trọng mang tính biểu tượng to lớn đối với cả hai bên và là mục tiêu tiềm năng cho một cuộc phản công đã được Ukraine chờ đợi từ lâu.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Igor Konashenkov, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Nga, tuyên bố một cuộc tấn công của Ukraine đã bị đẩy lùi xung quanh Soledar, nằm ngay phía bắc Bakhmut.
Ông nói: “Trên mặt trận chiến thuật Soledar ngày hôm qua, đối phương đã tiến hành các hành động tấn công dọc theo toàn bộ giới tuyến của các bên với chiều dài hơn 95 km.
“Các đơn vị của Lực lượng Vũ trang Ukraine đã thực hiện 26 cuộc tấn công, với sự tham gia của hơn một nghìn quân nhân, tới 40 xe tăng, cũng như các thiết bị quân sự và đặc biệt khác. Tất cả các cuộc tấn công của các đơn vị Lực lượng vũ trang Ukraine đều bị đẩy lùi, không có bước đột phá nào vào được tuyến phòng thủ của quân đội Nga”.
Konashenkov nói thêm: “Ở mặt trận Maloirynivka, để tăng cường sự ổn định của hàng phòng thủ, các đơn vị của nhóm quân phía nam của quân đội Nga đã tấn công vào tiền tuyến này, xét đến các điều kiện thuận lợi của Hồ chứa Berkhivka.”
Tuy nhiên, phiên bản sự kiện này đã bị Prigozhin phản đối gay gắt. Ông tuyên bố rằng lợi ích của Ukraine có thể dẫn đến “sự bao vây dần dần của Bakhmut” trong một bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội Telegram.
Prigozhin cho biết: “Toàn bộ hoạt động từ phía tây đến Bakhmut kéo dài từ ngày 8 tháng 10 năm 2022, tức là bảy tháng. Đặc biệt, trong thời gian này, chúng tôi đã chiếm được Hồ chứa nước Berkhivka, khu định cư Berkhivka và di chuyển dọc theo con đường Bakhmut-Slavinsk theo hướng Slavinsk. Bây giờ quá trình ngược lại đang xảy ra.
“Sau khi chúng tôi chuyển hai bên cánh, không có một cuộc rút lui chiến thuật nào. Nói một cách nhẹ nhàng, đồng chí Konashenkov đã bịa đặt. Bộ Quốc phòng Nga chỉ đơn giản là bỏ chạy từ hai bên sườn.”
Prigozhin ngày càng trở nên thẳng thắn chỉ trích các nhân vật cấp cao của quân đội Nga, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga và Ukraine để xin bình luận.
Đầu tháng này, Prigozhin cho biết Wagner sẽ rút quân khỏi Bakhmut, với lý do thiếu đạn dược mà ông đổ lỗi cho Bộ Quốc phòng, mặc dù sau đó ông đã đảo ngược quan điểm này sau khi được hứa cung cấp thêm.
Prigozhin, có biệt danh là 'đầu bếp của Putin' vì ông cũng sở hữu một công ty cung cấp thực phẩm đã làm việc cho Điện Cẩm Linh. Tuần trước ông khẳng định rằng Bakhmut “sẽ bị chiếm”.
Ông cũng ca ngợi quân phòng thủ Ukraine, nhận xét: “Đối phương được trang bị tốt, huấn luyện tốt, hành động phối hợp và chống trả một cách đàng hoàng, vì vậy chúng tôi tiến lên, mọi thứ đang rực cháy, bùng cháy”.
2. Ukraine cho biết Nga mất 27 hệ thống pháo binh, 12 xe thiết giáp và 6 xe tăng trong một ngày
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Loses 27 Artillery Systems, 12 APVs and 6 Tanks in a Day: Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết Nga mất 27 hệ thống pháo binh, 12 xe thiết giáp và 6 xe tăng trong một ngày”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Quân đội Ukraine đã phá hủy hoặc thu giữ 27 hệ thống pháo của Nga, 12 xe bọc thép chở quân và 6 xe tăng hôm thứ Sáu, theo Bộ tổng tham mưu của nước này.
Các tuyên bố đã được đưa ra trên phương tiện truyền thông xã hội như một phần của bản cập nhật hàng ngày được phát hành vào hôm thứ Bảy.
Trong vài ngày qua, các lực lượng Ukraine đã giành được nhiều thắng lợi xung quanh thành phố Bakhmut của Donbas, nơi mà Mạc Tư Khoa đã dành vài tháng qua để cố gắng chiếm giữ. Kyiv dự kiến sẽ phát động một cuộc phản công lớn trong những tháng tới, mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nói rằng ông cần “thêm một chút thời gian” để các thiết bị cần thiết được chuyển đến.
Báo cáo mới nhất của quân đội Ukraine tuyên bố 590 quân nhân Nga đã bị “thanh lý” vào thứ Sáu, nâng tổng số binh sĩ Nga tử trận kể từ khi cuộc xâm lược bắt đầu lên tới 198.260.
Kể từ khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Putin được phát động vào tháng 2 năm 2022, Kyiv cho biết họ đã phá hủy 3.751 xe tăng và 7.307 xe bọc thép chở quân của Nga.
Ukraine cũng tuyên bố họ đã tiêu diệt 29 máy bay không người lái của Nga và hai hệ thống hỏa tiễn phòng không hôm thứ Sáu.
Báo cáo hôm thứ Bảy kết luận: “Hãy đấm kẻ xâm lược! Cùng nhau chúng ta sẽ chiến thắng! Sức mạnh của chúng ta nằm ở sự thật!”
Tình báo quốc phòng Anh cũng công bố một bản cập nhật quân sự hôm thứ Bảy tuyên bố quân đội Ukraine đã “giành lại ít nhất một km lãnh thổ” trong bốn ngày qua.
Vương quốc Anh tuyên bố Lữ đoàn 72 Súng Trường Cơ Giới của Nga “có khả năng đã rút lui hoảng loạn” khỏi phía nam Bakhmut, sau cuộc tấn công của Ukraine, đơn vị này “bị cáo buộc mất tinh thần chiến đấu và hiệu quả chiến đấu hạn chế.”
Hôm thứ Sáu, Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu nhóm lính đánh thuê thân Mạc Tư Khoa Wagner, tuyên bố binh lính Nga “chỉ đơn giản là bỏ chạy từ hai bên sườn” xung quanh Bakhmut.
Ông cho biết Nga đã mất đất mà họ đã bỏ ra nhiều tháng mới chiếm được, đồng thời bình luận rằng: “Toàn bộ hoạt động từ phía tây đến Bakhmut kéo dài từ ngày 8 tháng 10 năm 2022, tức là bảy tháng. Đặc biệt, trong thời gian này, chúng tôi đã chiếm được Hồ chứa nước Berkhivka, khu định cư Berkhivka và di chuyển dọc theo con đường Bakhmut-Slavinsk theo hướng Slavinsk. Bây giờ quá trình ngược lại đang diễn ra.”
Wagner, đã tuyển dụng rất nhiều từ các nhà tù của Nga, đang tham gia rất nhiều vào chiến trường Bakhmut. Tuần trước, Prigozhin vẫn còn khẳng định thành phố bị tàn phá “sẽ bị chiếm”.
Đầu tuần này, Vương quốc Anh tuyên bố họ đã cung cấp cho Ukraine hỏa tiễn hành trình Storm Shadow, có thể tấn công các mục tiêu cách xa tới 155 dặm, nghĩa là toàn bộ lãnh thổ Ukraine do Nga xâm lược đều nằm trong tầm bắn của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết số vũ khí này sẽ giúp mang đến cho người Ukraine “cơ hội tốt nhất để tự vệ trước sự tàn bạo liên tục của Nga”.
3. Giao tranh gia tăng được báo cáo dọc biên giới giữa các vùng Kharkiv và Luhansk ở miền đông Ukraine
Theo các quan chức Nga và Ukraine, giao tranh đã gia tăng dọc biên giới giữa các khu vực Kharkiv và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Bẩy 13 tháng Năm, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết hỏa lực pháo binh và súng cối của Nga đã tấn công 10 khu định cư ở khu vực Kupyansk, thuộc Kharkiv.
Trong khi đó, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov cho biết trong cùng một khu vực, lực lượng bộ binh Nga được hỗ trợ bởi không quân đã tấn công hai đơn vị Ukraine - Lữ đoàn cơ giới độc lập số 14 và Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 103. Konashenkov cho biết hỏa lực pháo binh đã ngăn chặn sự luân chuyển của quân đội Ukraine trong khu vực.
Một tài khoản mạng xã hội không chính thức của Nga cũng cho biết các cuộc tấn công của Ukraine đã gia tăng dọc theo mặt trận phía đông Kupyansk, nhưng không đạt được tiến triển nào.
Ở phía nam, Chuẩn tướng Oleksii Hromov đã báo cáo về các cuộc tấn công bằng pháo binh và các cuộc tấn công khác của lực lượng Nga vào khu vực Zaporizhzhia, nơi các lực lượng Nga đang bảo vệ những thành quả đạt được trong vài ngày đầu tiên của cuộc xâm lược.
Ông cho biết các ngôi làng dọc theo toàn bộ chiến tuyến đã bị pháo kích dữ dội, bao gồm Stepnohirsk, Mala Tokmachka và Huliaipole.
Ông cũng tuyên bố rằng dưới chiêu bài di tản dân thường, binh lính Nga đang chạy trốn khỏi thị trấn Enerhodar, gần nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia.
Ông nói: “Một số dân thường đã được di tản khỏi các khu vực do Nga kiểm soát gần tiền tuyến ở Zaporizhzhia đã trở về nhà “vì họ phải tự lo liệu ở Berdiansk [xa hơn về phía nam] và mọi người sợ rằng nhà của họ sẽ bị cướp phá”.
4. Các quan chức Ukraine nói Nga đã cố gắng phá hủy hệ thống Patriot do Mỹ sản xuất
Nga đã cố gắng phá hủy một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất ở Ukraine vào tuần trước bằng một hỏa tiễn siêu thanh, hai quan chức Mỹ nói với CNN.
Các quan chức cho biết cuộc tấn công đã thất bại và thay vào đó, quân đội Ukraine đã đánh chặn hỏa tiễn bằng hệ thống Patriot, đánh dấu lần đầu tiên họ sử dụng thành công hệ thống phòng không tiên tiến chỉ vài tuần sau khi nó đến nước này.
Một quan chức cho biết lực lượng phòng không Ukraine đã bắn nhiều hỏa tiễn từ Patriot ở các góc độ khác nhau để đánh chặn hỏa tiễn Nga, chứng tỏ họ đã nhanh chóng thành thạo trong việc sử dụng hệ thống mạnh mẽ này.
Các quan chức Mỹ tin rằng người Nga đã bắt được các tín hiệu phát ra từ Patriot, cho phép họ tấn công vào hệ thống bằng hỏa tiễn siêu thanh, được gọi là Kinzhal hoặc Killjoy.
Hệ thống hỏa tiễn Patriot có một radar cực mạnh để phát hiện các mục tiêu đang bay tới ở tầm xa, khiến nó trở thành một nền tảng phòng không mạnh mẽ có khả năng đánh chặn hỏa tiễn đạn đạo và hơn thế nữa. Nhưng sự phát ra các tín hiệu radar cần thiết để phát hiện các mối đe dọa ở khoảng cách xa cũng giúp đối phương có thể phát hiện ra khẩu đội Patriot và tìm ra vị trí của nó.
Các quan chức cho biết có nhiều cách để ngụy trang những tín hiệu đó ở một mức độ nào đó, nhưng quân đội Nga rõ ràng có thể tìm ra vị trí sơ bộ của Patriot đóng bên ngoài Kyiv. Mykola Oeshchuk, Tư lệnh Không quân Ukraine, cho biết vụ đánh chặn diễn ra vào đêm 4 tháng 5.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov trước đây đã nói rằng các khẩu Patriot “chắc chắn” sẽ là mục tiêu hợp pháp của các lực lượng Nga.
Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Chuẩn tướng Pat Ryder, đã xác nhận vào đầu tuần này rằng người Ukraine đã sử dụng hệ thống Patriot để đánh chặn Kinzhal, có thể đạt tốc độ siêu thanh.
Ukraine đã nhận được ít nhất hai hệ thống Patriot, một của Mỹ và một của Đức, để tăng cường khả năng phòng không, vốn trước đây không thể đánh chặn các hỏa tiễn hiện đại hơn của Nga như hỏa tiễn Kinzhal chẳng hạn.
5. Vụ nổ lớn được báo cáo ở Luhansk do Nga xâm lược
Theo các quan chức địa phương, các vụ nổ đã làm rung chuyển thành phố Luhansk, miền đông Ukraine, nơi bị lực lượng Nga xâm lược và là một trung tâm quan trọng cho cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” của Mạc Tư Khoa.
Người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng, Leonid Pasechnik, đổ lỗi cho Ukraine về vụ tấn công, gọi đó là “một nỗ lực khác của chế độ khủng bố Kyiv nhằm đe dọa thường dân.”
“Lính cứu hỏa và tất cả các dịch vụ khẩn cấp đang có mặt tại hiện trường. Hoàn cảnh của vụ việc và thông tin về các nạn nhân đang được xác định”, ông nói.
Pasechnik cho biết quận Leninsky của thành phố đã bị pháo kích vào “Ngày Cộng hòa”, một ngày lễ ở khu vực ly khai.
Hai hỏa tiễn đã tấn công khu công nghiệp của thành phố, ủy ban điều phối của Cộng hòa Nhân Dân Luhansk cho biết trên Telegram. Ủy ban tuyên bố hệ thống hỏa tiễn “Grom” do Ukraine sản xuất đã được sử dụng.
Grom là một hỏa tiễn đạn đạo có tầm tấn công Luhansk và trước đây nó đã được sử dụng trong cuộc xung đột. Nhưng không có bằng chứng nào cho thấy nó được sử dụng trong cuộc tấn công mà chính quyền địa phương ở Luhansk nêu ra.
Thành phố hiếm khi bị lực lượng Ukraine tấn công kể từ cuộc xâm lược của Nga, vì nó nằm ngoài tầm bắn của các hệ thống hỏa tiễn, chẳng hạn như HIMARS.
Một tài khoản Telegram cho biết đã có hai vụ nổ và có thể nhìn thấy khói bao trùm thành phố. Một video được đăng trực tuyến cho thấy một cột khói đen lớn.
Hãng thông tấn Nga TASS dẫn lời một cựu quan chức ở Luhansk nói rằng “lần đầu tiên lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng hỏa tiễn có tầm bắn 150 km “sau ít nhất hai vụ nổ ở thành phố vào cuối ngày thứ Sáu. TASS dẫn lời một trung tá đã nghỉ hưu của Dân quân Cộng hòa Nhân dân Luhansk, Andrei Marochko, nhưng cho biết chưa có xác nhận chính thức về thông tin này.
Vương quốc Anh tuần này thông báo rằng các hỏa tiễn hành trình Storm Shadow đã được chuyển giao cho Ukraine. Chúng thường được phóng từ trên không.
Ukraine không đưa ra bình luận nào về bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào lực lượng Nga ở Luhansk.
6. Điện Cẩm Linh tuyên bố có sự thống nhất từ phía Nga bất chấp những tranh chấp “đầy cảm xúc” liên quan đến Bakhmut
Điện Cẩm Linh đã thừa nhận cuộc tấn công chiếm Bakhmut là “khó khăn” và đã tạo ra một “tình huống xúc động”, rõ ràng ám chỉ đến mối thù giữa người sáng lập Wagner, Yevgeny Prigozhin và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Sergei Shoigu.
“Tôi có thể nói với các bạn một điều: vâng, thực sự, một tình huống khá xúc động. Các hoạt động tấn công rất khó khăn đang được thực hiện ở đó”, phát ngôn viên Điện Cẩm Linh Dmitri Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn, theo hãng thông tấn nhà nước TASS.
“Đây là một khu vực được củng cố rất vững chắc, một nhóm lớn Lực lượng Vũ trang Ukraine tập trung ở đó, lực lượng này liên tục được bổ sung. Bao gồm cả thiết bị nước ngoài, và đạn dược nước ngoài. Do đó, tất nhiên, cảm xúc đang tăng cao ở đó,” ông ta nói thêm.
Không nêu tên Prigozhin hay Shoigu, Peskov dường như đề cập đến sự rạn nứt giữa hai bên, nói rằng họ thống nhất trong các mục tiêu của mình.
Ông giải thích: “Tôi sẽ không nêu những cái tên khác nhau, nhưng tôi sẽ nói: bất kể điều gì được nói ra, bất kể tuyên bố nào được đưa ra, chúng ta vẫn đang nói về Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga. “Đây đều là lực lượng của Nga, lực lượng thống nhất. Và họ theo đuổi một mục tiêu duy nhất.”
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh cũng cho biết ông chắc chắn Nga sẽ chinh phục được Bakhmut.
Ông nói: “Chúng tôi không nghi ngờ gì về việc Artemovsk, là tên gọi của Bakhmut ở Nga, sẽ bị chiếm, nó sẽ tiếp tục được giữ vững.”
Một số thông tin cơ bản: Các lực lượng Nga đã cố gắng chiếm thành phố Bakhmut phía đông trong nhiều tháng. Một số cuộc giao tranh đã được thực hiện bởi quân chính quy Nga, được cung cấp bởi bộ quốc phòng của Shoigu - nhưng phần lớn nhân lực đã được cung cấp bởi nhóm Wagner, công ty lính đánh thuê tư nhân của Prigozhin.
Trong khi giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt xung quanh Bakhmut, thì một kiểu chiến đấu khác đã diễn ra bên lề – khi Prigozhin tung ra một loạt công khai chỉ trích Mạc Tư Khoa, mắng mỏ giới lãnh đạo quân sự Nga vì đã ngồi “như heo béo” trong các văn phòng, trong khi quân đội Wagner của ông ta chết hàng ngàn người. Anh ta đã nhiều lần đe dọa sẽ rút khỏi khu vực nếu không được cung cấp thêm nguồn cung cấp.
7. Tổng thống Tiệp cho rằng cuộc phản công theo kế hoạch của Ukraine có cơ hội thành công cao nhưng có thể gây thương vong cao
Tổng thống Tiệp và cựu tướng Nato Petr Pavel cho biết cuộc phản công theo kế hoạch của Ukraine nhằm giành lại lãnh thổ do Nga xâm lược có cơ hội thành công nhưng có thể gây thương vong cao nếu Nga sử dụng tốt hệ thống phòng thủ đã được chuẩn bị của mình.
Pavel, 61 tuổi, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng Ukraine cần hỗ trợ để gia nhập NATO và Liên minh Âu Châu nhưng việc gia nhập cả hai sẽ là một quá trình lâu dài, mặc dù các cuộc đàm phán về việc gia nhập Liên Hiệp Âu Châu có thể bắt đầu trong năm nay, Reuters đưa tin.
Pavel, người từng là tư lệnh quân đội Tiệp và cũng là cố vấn quân sự chính của tổng thư ký NATO giai đoạn 2015-2018, cho biết Ukraine cuối cùng sẽ nhận được các máy bay chiến đấu phương Tây mà nước này đang kêu gọi nhưng không thể cung cấp chúng kịp thời cho cuộc tấn công sắp tới, và có những ưu tiên cao hơn như đạn dược.
“Chắc chắn có nhiều hy vọng rằng cuộc phản công của Ukraine sẽ thành công, bởi vì Ukraine có động lực, chuẩn bị tốt, quân đội của họ có kinh nghiệm và chắc chắn không khuất phục trước những thiếu sót như quân đội Nga”, ông Pavel nói tại Lâu đài Praha.
Ông nói, quân đội Nga gặp vấn đề nghiêm trọng về hậu cần và tinh thần, nhưng không nên mong đợi sự sụp đổ của hệ thống phòng thủ.
Ông nói: “Nga đã có thời gian để chuẩn bị một hệ thống phòng thủ tương đối có phẩm chất cao và có chiều sâu ở một số tuyến, nếu sử dụng hiệu quả sẽ khiến… Ukraine thương vong lớn”.
Ông nói: “Không thể nói Ukraine có thể giành lại diện tích lãnh thổ nào khi có nhiều kịch bản mở ra”. “Mọi thứ không phải lúc nào cũng diễn ra theo mong muốn và kế hoạch nhưng tôi nghĩ rằng cơ hội giành được thành công đáng kể của Ukraine là rất cao.”
8. Trùm Wagner mời Bộ trưởng Quốc phòng Nga tới tiền tuyến Bakhmut giữa lúc rạn nứt với Điện Cẩm Linh
Yevgeny Prigozhin hôm thứ Sáu đã mời Bộ trưởng Quốc phòng Nga đến thăm thành phố Bakhmut miền đông Ukraine đang bị bao vây để đánh giá tình hình ở đó. Điều này được coi là tuyên bố khiêu khích mới nhất của người đứng đầu Wagner về khả năng lãnh đạo chiến tranh của Điện Cẩm Linh.
“Tôi yêu cầu các bạn đến lãnh thổ Bakhmut, nơi được kiểm soát bởi các đơn vị bán quân sự của Liên bang Nga, và tự mình đánh giá tình hình,” Prigozhin nói trong một bức thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, mà ông đã chia sẻ trên những trang cá nhân của mình và trên các tài khoản truyền thông xã hội.
Prigozhin đã tăng cường phàn nàn về những thất bại trên chiến trường của các chiến binh đánh thuê của chính mình, và đổ lỗi cho Bộ Quốc phòng Nga về việc thiếu đạn dược để chiếm Bakhmut, nêu đích danh Shoigu và chỉ huy quân đội Nga, Tướng Valeri Gerasimov.
Ông chủ của công ty quân sự tư nhân trong những ngày gần đây cũng lại phàn nàn rằng các khu vực do các chiến binh của ông ta chiếm được xung quanh Bakhmut với cái giá phải trả là thương vong nặng nề hiện đang bị mất vào tay người Ukraine.
“Hiện tại, các đơn vị của PMC Wagner kiểm soát hơn 95% khu định cư Bakhmut và tiếp tục tấn công để giải phóng hoàn toàn nơi này,” Prigozhin viết trong bức thư hôm thứ Sáu. “Ở bên sườn PMC Wagner, nơi có các đơn vị Lực lượng vũ trang Liên bang Nga, đối phương đã phát động một số cuộc phản công thành công.”
9. Trực thăng quân sự Nga rơi ở Crimea, hai người thiệt mạng
Hai phi công Nga đã thiệt mạng hôm thứ Sáu khi một chiếc trực thăng quân sự Mi-28 của Nga bị rơi ở bán đảo Crimea, các hãng thông tấn Nga đưa tin, trích dẫn Bộ Quốc phòng Nga.
Bộ Quốc phòng cho biết họ tin rằng lý do của vụ tai nạn là do lỗi thiết bị, hãng thông tấn TASS đưa tin.
Vụ tai nạn xảy ra lúc 3h42 chiều giờ địa phương trong một chuyến bay huấn luyện và chiếc trực thăng đang bay mà không mang vũ khí.
Một cuộc điều tra đã được mở ra để xác nhận nguyên nhân vụ tai nạn xảy ra ở vùng Dzhankoi phía bắc Crimea.
10. Zelenskiy cảm ơn Sunak vì đã cung cấp hỏa tiễn tầm xa
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào vào tối thứ Sáu, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông cảm ơn thủ tướng Anh Rishi Sunak về việc cung cấp hỏa tiễn hành trình tầm xa.
Ông nói: “Hôm nay, tôi đã có một cuộc điện thoại với thủ tướng Vương quốc Anh Rishi Sunak. Cảm ơn vì đã tăng cường đáng kể khả năng của chúng tôi với hỏa tiễn Storm Shadow tầm xa và các hỗ trợ quân sự quý báu khác.”
Chúng tôi đã thảo luận về hợp tác quốc phòng hơn nữa và phối hợp các vị trí của chúng tôi trước thềm các sự kiện quốc tế sắp tới. Đặc biệt, chúng tôi cần những tín hiệu rõ ràng về tương lai của Ukraine với NATO.
Bộ trưởng Quốc phòng Vương quốc Anh Ben Wallace đã xác nhận rằng Vương quốc Anh sẽ gửi hỏa tiễn hành trình tầm xa.
Zelenskiy dự kiến sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo tại Vilnius vào tháng 7, nhưng đã nhiều lần yêu cầu một thời gian biểu cụ thể hơn và các bước cụ thể hơn để Ukraine gia nhập liên minh.
11. Prigozhin cho biết quân đội Nga đang chạy trốn khỏi Bakhmut
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Prigozhin Says Russian Military Fleeing Bakhmut”, nghĩa là “Prigozhin cho biết quân đội Nga đang chạy trốn khỏi Bakhmut.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Tập đoàn Wagner, cho biết hôm thứ Sáu rằng quân đội Nga đang tháo chạy khỏi thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine, và khẳng định rằng tuyên bố chính thức của Bộ Quốc phòng Nga về tình hình là sai sự thật.
Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ, cho biết hôm thứ Sáu rằng các đơn vị của Tập Đoàn Quân “phía Nam” của quân đội Nga đã tập hợp lại để chiếm các vị trí thuận lợi hơn.
Konashenkov cho biết: “Để tăng cường sự ổn định của hàng phòng thủ, các đơn vị của Tập Đoàn Quân 'Phía Nam' của quân đội Nga đã chiếm phòng tuyến theo hướng Maloilyinovka, đồng thời lưu ý rằng đơn vị đã tính đến “các điều kiện thuận lợi của hồ chứa Berkhivka.”
Nhận xét mới nhất của Prigozhin được đưa ra ngay sau khi ông đe dọa rút các chiến binh thuộc Tập đoàn Wagner của mình khỏi Bakhmut vì thiếu đạn dược và sự hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng Nga.
Các chiến binh của anh ta đã chiến đấu trong thành phố trong nhiều tháng vì Mạc Tư Khoa hy vọng sẽ giành được chiến thắng lớn đầu tiên trên chiến trường kể từ mùa hè năm 2022, nhưng gần đây, anh ta đã tăng cường các cuộc tấn công bằng lời nói vào Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và Tổng Tham Mưu Trưởng Valery Gerasimov.
Đáp lại những bình luận của Konashenkov về tình hình ở Bakhmut, Prigozhin cho biết trong một tin nhắn âm thanh ngắn đăng trên Telegram rằng quân đội Nga đang chạy trốn khỏi Bakhmut chứ không phải tập hợp lại như Bộ Quốc phòng giải thích.
“Bây giờ tôi đang trên đường đến trụ sở chính gần nhất, nơi tôi có thể giải thích, và tôi sẽ giải thích nó là gì,” anh nói. “Thật không may, những gì Konashenkov nói phải được gọi là chạy trốn chứ không phải tập hợp lại. Nó trông như thế nào hả? Tôi sẽ giải thích chi tiết hơn.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để bình luận.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết các lực lượng vũ trang của Ukraine đã tiến được 2 km ở hướng Bakhmut.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Washington DC, cũng cho biết tương tự trong một đánh giá được công bố hôm thứ Năm rằng các lực lượng Ukraine có khả năng đã chọc thủng một số phòng tuyến của Nga trong các cuộc phản công gần Bakhmut, trích lời Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết các lực lượng Nga “đã rút lui tới 2 km phía sau phòng tuyến của Nga trong các khu vực của mặt trận Bakhmut.”
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga đã nhanh chóng bác bỏ các báo cáo về những bước đột phá của Ukraine trong thành phố. Nó nói rằng “tình hình chung trong khu vực của hoạt động quân sự đặc biệt đang được kiểm soát.”
Prigozhin trước đó đã gửi một bức thư ngỏ tới Shoigu tuyên bố rằng Tập đoàn Wagner kiểm soát 95% Bakhmut. Ông cho biết các đơn vị dưới sự kiểm soát của lực lượng vũ trang Nga đã bị Ukraine “phản công thành công”.
Tt. Zelenskiy triều yết ĐTC trong bối cảnh sắp diễn ra cuộc tổng phản công. Giáo Hội tại Hàn quốc
VietCatholic Media
17:33 13/05/2023
1. Tổng thống Zelenskiy triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã đến Vatican vào hôm thứ Bảy theo giờ địa phương Rôma để triều yết Đức Thánh Cha Phanxicô.
Đây là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Zelenskiy và Đức Giáo Hoàng kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào năm ngoái.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thẳng thắn ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Năm ngoái, trong một cuộc trò chuyện với giám đốc các ấn phẩm tôn giáo, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng ngài không “ủng hộ” Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà “chỉ đơn giản là chống lại việc giảm thiểu sự phức tạp thành sự phân biệt giữa tốt và xấu, mà không nghĩ đến gốc rễ và lợi ích vốn rất phức tạp.”
“Trong khi chúng ta chứng kiến sự hung hãn, tàn ác của quân đội Nga, chúng ta không được quên những vấn đề cần giải quyết,” ngài nói vào thời điểm đó.
Đức Giáo Hoàng cũng đã cảnh báo nhà lãnh đạo của Giáo hội Chính thống Nga, Thượng phụ Kirill, không được trở thành “cậu bé giúp lễ của Putin.”
Cuộc gặp hôm thứ Bảy giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã kéo dài 40 phút, trong đó Zelenskiy và Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về tình hình nhân đạo và chính trị ở Ukraine do chiến tranh đang diễn ra, Phòng Báo Chí Tòa Thánh Vatican cho biết như trên.
Văn phòng báo chí của Vatican cho biết: “Đức Giáo Hoàng đã bảo đảm sự cầu nguyện liên tục của mình, được chứng kiến bằng nhiều lời kêu gọi công khai và liên tục cầu xin Chúa ban hòa bình, kể từ tháng 2 năm ngoái. Cả hai đều đồng ý về sự cần thiết phải tiếp tục các nỗ lực nhân đạo để hỗ trợ người dân.”
Theo tuyên bố, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh sự cần thiết của “những cử chỉ nhân văn” đối với các nạn nhân của chiến tranh.
Đó là cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Zelenskiy và Đức Giáo Hoàng kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu. Đức Giáo Hoàng đã thẳng thắn ủng hộ việc chấm dứt xung đột.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô vì đã dành “sự quan tâm cá nhân” đến cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine. Sau cuộc gặp gỡ với Đức Giáo Hoàng, Ông Zelenskiy nói:
“Tôi nhấn mạnh rằng có hàng chục nghìn trẻ em bị trục xuất, chúng ta phải nỗ lực hết sức để đưa các em về nhà. Ngoài ra, tôi thỉnh cầu Đức Thánh Cha lên án tội ác của Nga ở Ukraine. Không thể có sự bình đẳng giữa nạn nhân và kẻ xâm lược.”
Hôm 18 tháng Ba, Tòa án Hình sự Quốc tế đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và quan chức Nga Maria Lvova-Belova vì cáo buộc âm mưu bắt cóc trẻ em Ukraine sang Nga.
Zelenskiy cũng đã nói chuyện với Đức Giáo Hoàng về kế hoạch hòa bình 10 điểm của mình, nói rằng đó là “thuật toán hiệu quả duy nhất để đạt được một nền hòa bình công bằng.”
Sau cuộc họp, Zelenskiy nói với các biên tập viên hàng đầu của giới truyền thông Ý ở Rôma rằng Vatican đã gửi tín hiệu ủng hộ kế hoạch này.
“Điều này rất quan trọng và chúng tôi cũng được chính phủ Ý cũng như nhiều quốc gia khác hỗ trợ,” Zelenskiy nói.
Ông nói thêm rằng Ukraine không cần một người hòa giải trong bất kỳ cuộc đàm phán tiềm năng nào với Nga.
“Với tất cả sự kính trọng dành cho Đức Thánh Cha, tôi muốn nói là chúng tôi không cần một người hòa giải giữa Ukraine và một quốc gia xâm lược đã xâm lược lãnh thổ của chúng tôi. Chúng tôi cần đưa ra một kế hoạch hành động để phát triển một nền hòa bình công bằng ở Ukraine và sau đó chúng tôi sẽ mời Vatican với tư cách là một trong những nhà lãnh đạo tham gia vào định dạng này.”
2. Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng hội Dòng Chúa Thánh Thần
Trong buổi tiếp kiến sáng ngày 08 tháng Năm vừa qua, dành cho Tổng tu nghị của Dòng Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi những giá trị cơ bản trong đoàn sủng của dòng là can đảm, cởi mở, và phó thác cho hoạt động của Chúa Thánh Linh, để đổi mới.
Dòng Chúa Thánh Thần, có tên chính thức là “Dòng Chúa Thánh Thần dưới sự bảo vệ của Khiết Tâm Đức Mẹ” (C.S.Sp) do thầy phó tế Claude-Francois Poullart des Places cùng với 12 chủng sinh thành lập, ngày 27 tháng Năm năm 1703 bên Pháp, chuyên dấn thân hoàn toàn vào việc huấn luyện cho các chủng sinh nghèo trên con đường trở thành linh mục. Về sau, dòng đã hiệp với Dòng Thánh Tâm Maria, do linh mục Francois Liebermann (18-2-1852), gốc Do thái trở lại Công Giáo và thành lập, một dòng chuyên loan báo Tin mừng cho những người da màu. Hai dòng được thống nhất theo ý của Đức chân phước Giáo hoàng Piô IX, ngày 10 tháng Chín năm 1848, và thành một dòng duy nhất. Hiện nay, dòng có 2.600 tu sĩ đang hoạt động tại 60 quốc gia năm châu, với sự cộng tác của rất nhiều giáo dân. Tại Á châu, dòng này hiện diện và hoạt động tại ba nước là Philippines, Pakistan và Đài Loan.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Nhờ sự sẵn sàng thay đổi và kiên trì, anh em vẫn luôn trung thành với tinh thần nguyên thủy, đó là loan báo Tin mừng cho người nghèo, chấp nhận những vùng truyền giáo, nơi mà không ai muốn đi tới, ưu tiên dành cho việc phục vụ những người bị bỏ rơi nhất, tôn trọng các dân tộc và các nền văn hóa, huấn luyện hàng giáo sĩ và giáo dân để thực thi sự phát triển nhân bản toàn diện, tất cả trong tinh thần huynh đệ và cuộc sống đơn sơ, chăm chỉ cầu nguyện”.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng: “Đoàn sủng của anh em, cởi mở và tôn trọng, đó là điều đặc biệt quý giá ngày nay, trong một thế giới với thách đố liên văn hóa và bao gồm, một điều sinh động và cấp thiết trong cũng như ngoài Giáo hội. Vì thế, tôi nói với anh em rằng: đừng từ bỏ lòng can cảm và tự do nội tâm của anh em Hãy vun trồng và làm cho nó trở thành một nét sinh động trong công tác tông đồ của anh em. Bao nhiêu người nam nữ ngày nay còn cần Tin mừng, không những tại các nước gọi là “các xứ truyền giáo”, nhưng cả tại Tây phương già nua và mệt mỏi”.
3. Công Giáo tại Hàn Quốc tăng lên 11.3% dân số toàn quốc
Theo thống kê mới nhất, số tín hữu Công Giáo tại 16 giáo phận toàn quốc tăng lên 11,3% dân số toàn quốc, tức là gần 6 triệu tín hữu (5.949.862), tăng 0,2% tính đến cuối năm ngoái (2022).
Niên giám Thống kê của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, công bố hồi cuối tháng Tư vừa qua, cho biết số tín hữu tham dự thánh lễ mỗi Chúa nhật, trong năm ngoái, trung bình gần một triệu người, tương đương với 11,8%. Tỷ lệ này tăng 3% so với năm 2021, vì năm ngoái không còn những hạn chế vì đại dịch như trước. Tuy nhiên, trước đại dịch số tín hữu dự lễ Chúa nhật là 18,3%.
Tổng số tín hữu được rửa tội trong năm ngoái là gần 41.500 người, tăng 13,3%. Thống kê phân ba loại những người được rửa tội, là trẻ em, người lớn và người sắp qua đời. Tỷ lệ người lớn rửa tội tăng 9,3%, và người gần qua đời được rửa tội tăng 16%, trong khi tỷ lệ trẻ em rửa tội giảm 7,2%, từ năm 2015 đến 2019, nhưng trong năm ngoái, 2022, tăng 22,1% so với năm 2021 trước đó.
Số linh mục Hàn Quốc trong năm ngoái tăng thêm 77 người và hiện có 5.703 linh mục toàn quốc, kể cả hai Hồng Y, 40 giám mục. Số linh mục dòng tăng thêm 16 vị và hiện có 826 vị. Có 96 tân linh mục trong năm ngoái, tăng ba vị so với năm trước đó.
Hiện nay, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc có 1.007 thừa sai ở nước ngoài, giảm 108 người so với năm trước đó. Trong số các thừa sai, có 244 linh mục, 50 nam đan sĩ, và 700 nữ tu, chỉ có 8 giáo dân thừa sai.
4. Giáo hội tại Ukraine giúp loại trừ oán ghét
Đức Cha Krivitsky, Giám mục Giáo phận thủ đô Kyiv và Jytomyr, thuộc Giáo Hội Công Giáo Latinh ở Ukraine, cho biết Giáo hội địa phương đang cố gắng giúp bài trừ oán ghét như hậu quả của chiến tranh.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho chương trình tiếng Đức của Đài Vatican, truyền đi hôm ngày 07 tháng Năm vừa qua, Đức Cha Krivitsky nói rằng: “Trách vụ của Giáo hội ngày nay trước tiên là đừng để người dân chìm sâu trong chiến tranh. Vấn đề ở đây là giúp dân chúng đừng mất những nền tảng, trên đó họ xây dựng toàn thể cuộc sống của họ”.
Đức Cha giải thích rằng: “Nhiều người đã mệt mỏi vì chiến tranh và phản ứng của họ không luôn luôn thích hợp. Nhưng chúng ta không có quyền để cho tâm hồn chúng ta bị sự giận dữ và sự nghi kỵ nhau thống trị”.
Đức Cha Krivitsky lưu ý về hiện tượng càng ngày càng có những căng thẳng trong các gia đình người dân Ukraine. Nhiều người dân di tản. Họ cần được sự hỗ trợ các nhu cầu vật chất cơ bản, vì những tài trợ của nhà nước không đủ đối với những người đã bị mất hết cả sản nghiệp. Ngoài ra, họ cũng cần được đón tiếp về phương diện nhân bản và xã hội, để có thể thực sự hội nhập tại nơi cư ngụ mới. Toàn thể cộng đồng đang đối diện với những thách đố rất lớn”.
Đức Cha nói: “Chúng tôi cũng thấy những căng thẳng tích chứa trong các gia đình. Rất nhiều khi điều này là do sự kiện các gia đình bị chia cách, khi một người đàn ông ở lại trong nước, và vợ con họ đi ra nước ngoài. Năm ngoái, hai phần của cùng gia đình có những cuộc sống hoàn toàn khác biệt nhau”.
Vì thế, theo Đức Cha Krivitsky, trách vụ của Giáo hội là tái lập sự hiệp nhất giữa những người trước đây đã được liên kết trước bàn thờ, qua hôn phối, và nay đang bị chia cách vì chiến tranh”.
Thánh Ca
Bài Hát Ngày Hiền Mẫu - Cảm ơn Mẹ - Sáng tác: Giang Ân – Trình bày: Kim Thúy
Kim Thúy
01:27 13/05/2023