Ngày 14-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống Năm C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
00:41 14/05/2013
 
Chúa Ba Ngôi
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
04:29 14/05/2013
Chúa Nhật VIII THƯỜNG NIÊN, năm C
CHÚA NHẬT CHÚA BA NGÔI
Ga 16,12-15

Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi vẫn là một vấn đề xem ra rất khó khăn với nhiều người.Tuy nhiên, đối với những người có đức tin sâu xa, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì con người chỉ có thể chấp nhận một mầu nhiệm nhờ đức tin của mình. Vâng, “ làm sao ba lại chỉ là một được ? “.Đây quả thực là một mầu nhiệm. Chính Giêsu cho chúng ta hiểu mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Mầu nhiệm của đức tin (Mysterium fidei ). Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta về Chúa Thánh Thần và Chúa Thánh Thần sẽ dẫn đưa chúng ta tới toàn bộ chân lý.

Bài đọc I cho chúng ta hay, cách đây nhiều ngàn năm đã có một dân tộc : dân Israen khẳng định có Thiên Chúa :” Chúng tôi đã gặp Người “. Chính Thiên Chúa đã tuyển chọn dân riêng, dân Israen, đưa dân Israen ra khỏi đất Ai Cập, nơi họ đang làm nô lệ, nơi họ đang phải vất vả cực nhọc, làm đầy tớ cho dân Ai Cập. Thiên Chúa đã làm cho họ biết bao việc lạ lùng. Ngài đã giao ước với dân, hôm nay giữa cảnh hùng vĩ của núi đồi, giữa sấm chớp chói lòe, Ngài đã ban Mười Điều Luật cho dân Israen, khiến họ phải thốt lên với tất cả sự kinh ngạc, nhưng cũng đầy phấn khởi và tự hào:” Thật trên trời dưới đất, chính Chúa là Thiên Chúa, không có Chúa nào khác “.

Thiên Chúa duy nhất, là một nhưng Thiên Chúa Cha lại sai Con Một của Ngài là Đức Giêsu Kitô xuống trần gian. Chúa Giêsu vén mở cho chúng ta về Chúa Ba Ngôi vì Ngài đã nói :” Mọi sự của Cha đều là của Con; và điều Thánh Thần thông truyền cho các con chính là Ngài nhận lấy từ Thầy”. Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta chính đời sống nội tâm của Thiên Chúa. Chúa Giêsu cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa là Cha của Ngài và Chúa Thánh Thần là mối giây tình yêu liên kết Ngài với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần là mối giây liên kết Ngài với Chúa Cha và liên kết mọi người chúng ta với Thiên Chúa Cha. Do đó, nhữn gì chúng ta biết được về Chúa Ba Ngôi là do kinh nghiệm và lời giảng của Chúa Giêsu. Chúng ta có thể đan cử một số câu lấy ra từ Kinh Thánh nói về Chúa Ba Ngôi . Khi Chúa Giêsu chịu phép rửa ở sông Giorđăng thì Ba ngôi Thiên Chúa đều xuất hiện ( Mt 3, 16-17 ). Trong suốt cuộc hành trình rao giảng nhiều lần Chúa Giêsu đã nói đến Chua Cha :” Cha Ta hằng làm việc, thì Ta cũng làm việc.Quả thật, Ta bảo các ngươi, Con không thể tự mình làm điều gì, nhưng mọi sự đều vì đã trông thấy Cha làm “ ( Ga 5, 19 ). Nơi khác, Chúa Giêsu đã từng nói :” Ta và Cha Ta là một “ ( Ga 10, 30 ). Chúa Giêsu cũng đã nhiều lần nói đến Chúa Thánh Thần :” Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ giữ lệnh truyền của Thầy và Thầy sẽ xin Cha và người sẽ ban cho các con một Đấng phù trợ khác để ngài ở với các con luôn mãi “ ( Ga 14, 15 ). Hoặc “ Khi Đấng bàu chữa đến, Đấng Ta sẽ gửi đến từ nơi Cha, là Thần khí sự thật, từ nơi Cha xuất phát ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta “ ( Ga 15, 26 ). Trước khi Chúa về Trời, Chúa Giêsu đã phán cùng các môn đệ rằng :” Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhan danh Cha và Con và Thánh Thần “ ( Mt 28, 19 ). Chúng ta coi đây là lời mạc khải rõ ràng nhấtcủa Chúa Giêsu về Chúa Ba Ngôi.

Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm có liên quan mật thiết với chúng ta : Ngôi Cha là Đấng sáng tạo nên chúng ta. Ngôi Con là Đấng cứu chuộc chúng ta. Thánh Thần là lửa yêu mến, đã thánh hóa chúng ta bằng việc ban ân sủng cho chúng ta.Chúng ta phải tin kính, cậy trông, kính mến, cầu xin, tạ ơn Chúa Ba Ngôi, vì ơn Chúa Cha đã dựng nên chúng ta, vì ơn Chúa Con đã cứu chuộc chúng ta, vì ơn sủng Thánh Thần hằng ban cho chúng ta.

Chúng ta hãy mượn lời của Cha Francois Varillon, s.j. để kết luận bài suy niệm này : “ Ba Ngôi Thiên Chúa, không phải là Ba người kề cạnh nhau nhưng là ba tấm lòng quảng đại hiến dâng cho nhau cách trọn vẹn. Mỗi ngôi vị chỉ là mình khi tồn tại cho hai ngôi vị kia. Chúa Cha phân biệt với Chúa Con khi hiến dâng trọn vẹn với Chúa Con. Chúa Con chỉ tồn tại là Chúa Con, phân biệt với Chúa Cha, khi hoàn toàn là ngọn lửa tình yêu đối với Chúa Cha.Chúa Cha không tồn tại như một ngôi vị tự mình và cho mình, mà chính bởi hành động sinh ra Chúa Con mà ngôi vị đó được tạo nên.Mỗi người chỉ là chính mình khi ra bên ngoài mình. Ngôi vị này đặt trong chính mình khi được đặt trong ngôi vị kia. Trong Chúa Cha, trong Chúa Con và trong Chúa Thánh Thần hoàn toàn không có, dù chỉ một chút, sự khép kín chính mình “.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Ai mạc khải về Chúa Ba Ngôi ?
2.Chúa Giêsu đã nói gì về Chúa Cha ?
3.Chúa Giêsu đã nói gì về Chúa Thánh Thần ?
4.Chúng ta phải có thái độ nào với Thiên Chúa Ba Ngôi ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: Ký ức giúp chúng ta biết mình là ai - Đừng huyễn hoặc về chính mình
Đặng Tự Do
17:17 14/05/2013
Sáng thứ Hai 13 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô cử hành Thánh Lễ buổi sáng tại nhà nguyện Casa Santa Marta của Vatican. Trong vài ngày tới Giáo Hội sẽ cử hành ngày Lễ Ngũ Tuần, vì thế Đức Thánh Cha đã nói về Chúa Thánh Thần.

Ngài giải thích rằng Thánh Linh nhắc nhở chúng ta về Thiên Chúa khi Ngài soi sáng cho chúng ta hiểu được cả khổ đau nhân loại phải gánh chịu lẫn ân sủng mà loài người nhận được.

Đức Thánh Cha nói:

"Khi sự phù hoa len lỏi trong tâm hồn chúng ta, khi có ai đó tin rằng mình sẽ là một người chiến thắng trong 'giải Nobel về Thánh Thiện", khi đó ký ức trở nên có ích cho chúng ta. Kinh Thánh nói, "Nhưng. .. hãy nhớ nơi Ta đã chọn con, đứa yếu ớt nhất trong bầy. Con đứng chót nhất trong đàn". Ký ức là một hồng ân lớn lao, và khi một Kitô hữu không có ký ức -. Đây là một điều khó nói, nhưng đó là sự thật - người ấy không còn là một Kitô hữu, nhưng là người thờ ngẫu tượng. Bởi vì người ấy đứng trước một vị thần đã cùng đường, không biết làm thế nào để di chuyển về phía trước. Thiên Chúa của chúng ta đang đồng hành về phía trước trên con đường với chúng ta, Ngài ở giữa chúng ta, Ngài cùng đi với chúng ta. Ngài cứu chúng ta. Ngài làm nên lịch sử với chúng ta. Hãy ghi nhớ tất cả những điều đó, và cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn, với ân sủng của ký ức. "

Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ hôm thứ Hai với các nhân viên của Đài phát thanh Vatican và Hội đồng Giáo Hoàng về Chăm Sóc Mục Vụ Di Dân.
 
Lương tâm bị cô lập hóa
Bùi Hữu Thư
17:39 14/05/2013
Đức Thánh Cha dâng Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Mác-ta


2013-05-15 Nhật Báo L’Osservatore Romano

Ích kỷ không đi đến đâu. Nhưng tình yêu mới giải thoát. Vì thế những ai có thể hiến dâng mạng sống mình như “quà tặng cho kẻ khác” sẽ không bao giờ cô đơn, và sẽ không bao giờ cảm thấy “lương tâm của mình bị cô lập hóa”, và làm mồi ngon dễ dàng cho “Satan độc dữ” luôn luôn “sẵn sàng lừa đảo” những ai chọn con đường của nó.

Đức Thánh Cha Phanxicô sáng ngày thứ ba 14 tháng 5, đã giảng dậy như thế cho những người tham dự Thánh Lễ tại nguyện đường Nhà Thánh Mác-ta.

Đức Thánh Cha bình giải về các bài đọc ngày hôm nay, trích từ sách Công Vụ Tông Đồ (1:15-17, 20-26) và từ Phúc Âm Thánh Gioan (15:9-17). Ngài bắt đầu bằng việc nhắc rằng trong thời gian chờ đợi Chúa Thánh Thần, quan niệm về tình yêu đã trở lại, đó là điều răn mới” “Chúa Giêsu nói về một điều đáng ghi nhớ cho chúng ta: 'Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình'. Tình yêu lớn lao nhất: là cho đi chính mạng sống của mình. Tình yêu luôn luôn theo con đường này: là hy sinh mạng sống mình. Sống cuộc đời như một quà tặng, một món quà phải cho đi — không phải là một kho tàng phải cất dấu. Và nếu một người sống cuộc đời như một quà tặng, thì đã làm như Chúa Giêsu mong muốn: 'Thầy cắt cử anh em đi, để anh em sinh được hoa trái'”. Do đó, chúng ta không được thiêu hủy cuộc sống bằng tính ích kỷ.

Về phương diện này, Đức Thánh Cha đưa ra hình ảnh của Giuđa, hắn đã có một thái độ trái nghịch với thái độ của một người yêu thương, vì hắn không bao giờ hiểu được — tội nghiệp cho hắn — hắn không biết thế nào là một quà tặng”. Giuđa là một trong những người không bao giờ hành động vị tha, và luôn luôn sống trong khuôn khổ của cái tôi của họ, không bao giờ để cho mình bị “đánh động bởi một hoàn cảnh đẹp đẽ”. Thái độ này là thái độ của “Maria Mađalêna, khi bà rửa chân Chúa Giêsu bằng dầu thơm — rất đắt tiền. Đức Giám Mục Thành Rôma nói: Đây là “một thời khắc thiêng liêng, một thời khắc để tri ân, một thời khắc của tình yêu.”

Trong số các vị đồng tế trong Thánh Lễ có các giám mục nước Colombia: Tổng Giám Mục Ricardo Antonio Tobón Restrepo từ Medellín và Giám Mục Fabio Duque Jaramillo từ Garzón, và Giám Mục Jesús García Burillo từ Ávila, Tây Ban Nha. Cũng hiện diện là một nhóm nhân viên của Viện Bảo Tàng Vatican và một số chủng sinh là khách của Giáo Hoàng Học Viện Bồ Đào Nha.
 
Top Stories
Thailande: L’Eglise appelle les catholiques à se montrer solidaires des peuples indigènes
Eglises d'Asie
10:37 14/05/2013
Dimanche 12 mai, à l’occasion de la Journée des peuples autochtones (Indigenous People´s Day), la Conférence des évêques catholiques de Thaïlande (CBCT) a lancé un appel aux fidèles, leur demandant d'accorder leur soutien et leur « charité active » à leurs frères des minorités ethniques.

Mgr Philip Banchong Chaiyara, évêque du diocèse d’Ubon Ratchathani (1), situé dans le Nord-Est de la Thaïlande, et président de la Commission épiscopale pour le développement social, a déclaré être convaincu que l’Eglise pouvait mieux faire pour les membres des « tribus des montagnes », qui souffrent toujours en Thaïlande d’une forte discrimination et, pour la plupart, sont privés des droits les plus fondamentaux.

Les minorités ethniques de Thaïlande – qui sont classées par les autorités en différents groupes allant des aborigènes aux immigrés « plus récents » – vivent essentiellement dans la partie montagneuse du nord et de l’ouest du pays. L’Etat reconnaît six groupes principaux parmi lesquels les Karens (majoritaires avec une population estimée autour de 400 000 personnes pour 917 000 autochtones) (2), les H’mongs, les Lahus, les Miens, les Akhas et les Lisus. Ces communautés ethniques comptent une forte proportion de chrétiens, ce qui contribue à les faire se démarquer encore davantage de l’ethnie thaï emajoritaire dans un pays bouddhiste à 93 %.

Instauré il y a plus d’une dizaine d’année par la Commission pour les groupes ethniques (Commission for Ethnic Groups, CEG) de la Conférence épiscopale, l’Indigenous People´s Day, célébré chaque deuxième dimanche de mai, a pour mission de sensibiliser les fidèles aux problèmes des minorités ethniques et de les appeler à agir concrètement pour améliorer leur situation, qui, si elle perdure, risque de mener ces communautés à l’extinction.

La Journée des peuples autochtones est un « rappel pour tous les chrétiens et membres des autres religions à s’unir dans la prière afin que les peuples indigènes puissent avoir enfin accès aux mêmes droits que les autres composantes de la population », explique la commission dans son message pastoral.

Régulièrement, la Conférence des évêques de Thaïlande demande au gouvernement d’instaurer des mesures pour que les membres des communautés tribales puissent préserver leur culture tout en sortant du cercle vicieux de la pauvreté et de l’exclusion, et surtout qu'ils puissent obtenir la carte d’identité dont dépend leur accès à la mobilité, l’éducation, la santé, le travail et la propriété de terres.

La question de la citoyenneté est un sujet sensible en Thaïlande, qui a élaboré un système compliqué et unique en Asie du Sud-Est, attribuant des cartes d’identité différentes selon l’historique de migration de chaque ethnie.

Sans carte d’identité, il est impossible aux « peuples des montagnes » de faire reconnaître leurs droits sur les terres ancestrales, sur lesquelles ils vivent parfois depuis des siècles. Ils sont ainsi régulièrement victimes d’expropriations forcées, notamment lorsque le gouvernement crée des « zones naturelles protégées », obligeant les tribus locales à quitter la forêt d’où elles tirent leur subsistance, à abandonner leur mode de vie, leur culture et leurs coutumes, pour migrer vers les villes où elles se retrouvent en marge de la société thaïlandaise.

Depuis des années, la CEG, avec l'aide de la Caritas-Thaïlande, dont Mgr Banchong Chaiyara est également le président, collaborent avec différentes ONG (3) afin de former les minorités ethniques à la connaissance de leurs droits, en les aidant à récupérer leurs terres et à obtenir des cartes d’identité (depuis sa création, le CEG aurait réussi à faire accorder la citoyenneté thaïe à plus de 80 000 autochtones).

Dans sa lutte aux côtés des indigènes pour faire valoir leurs droits, l’Eglise catholique accorde une même importance à la préservation de leur culture, de leur mode de vie et de leur identité, mis en danger par la modernité, le déracinement et la politique d’assimilation pratiquée par les autorités thaïlandaises. Cette dernière s’est renforcée ces derniers temps en raison de la forte croissance démographique des « peuples des montagnes », qui est devenue une source d'inquiétude pour l’Etat thaïlandais. Lors des rassemblements 'tribaux' que l’Eglise organise depuis des années, les jeunes étudiants issus des minorités ethniques témoignent régulièrement de leurs difficultés à suivre des programmes scolaires qui ne sont conçus que pour des élèves thaïs, et du fait qu'ils ne peuvent pratiquer leur langue, ce qui contribue à creuser davantage le fossé culturel qui les sépare de leur communauté d’origine (4).

Pour les évêques catholiques, l’Indigenous People´s Day a été également l’occasion de rappeler à leurs ouailles les principes évangéliques fondés sur « la charité et la compassion » envers le plus pauvre, le plus faible et le plus méprisé. « Il y a encore beaucoup de préjugés chez la majorité des Thaïlandais envers les populations montagnardes, explique un responsable de l’EGC. Pour eux, ce sont surtout des trafiquants de drogue, ou des sauvages qui détruisent les forêts en pratiquant la culture sur brûlis. »

S’appuyant sur la déclaration du pape François plaçant son pontificat sous le signe du service des « pauvres d’entre les pauvres », avant de citer l’encyclique Caritas in Veritate de Benoît XVI, Mgr Banchong Chaiyara a, quant à lui, invité les fidèles catholiques à considérer autrement leur prochain, qu'il soit « immigré ou membre des minorités ethniques » ou encore « sans citoyenneté, sans terres, discriminé et rejeté ».

(1) Selon les statistiques de l'Eglise locale, le diocèse d’Ubon Ratchani compte aujourd’hui 26 000 catholiques sur une population essentiellement rurale de huit millions d’habitants. Il rassemble plus d’une cinquantaine de paroisses, d’une quarantaine de prêtres (et une dizaine de séminaristes), avec une douzaine de religieux et plus de 160 religieuses.

(2) Les Karens, groupe d’origine tibéto-birmane, comprennent de nombreux sous-groupes, de dénominations et de dialectes différents. 90 % d’entre eux environ vivent en Birmanie et 10 % en Thaïlande.

(3) La Foundation for the Development of Mountain Communities, dirigée par Toenjai Deethes, lauréat du Goldman Environmental Prize, est particulièrement active aux côtés des mouvements d’Eglise pour lutter en faveur d’une préservation de l’environnement et du milieu de vie des indigènes.

(4) Un bon exemple est celui des Mokens, marins nomades, dont la citoyenneté n’est pas entièrement reconnue par la Thaïlande. Ceux de leurs enfants qui peuvent aller à l’école doivent suivre les mêmes matières que les Thaïs et apprendre l’agriculture alors que leur peuple ne vit que de la pêche.

(Source: Eglises d'Asie, 14 mai 2013)
 
Saigon: répression policière des « débats en plein air sur les droits de l’homme »
Eglises d'Asie
10:38 14/05/2013
Grâce sans doute à une très forte pression internationale, les « Rencontres en plein air pour les droits de l’homme » (Da Ngoai Nhân Quyên) se sont prolongées ce dimanche 12 mai à Hanoi et à Saigon. Il s’agit là d’une forme nouvelle de manifestation inaugurée le 5 mai dernier dans trois villes du Vietnam, Saigon, Nha Trang et Hanoi. Dans la métropole du sud, la Sécurité publique était intervenue avec force.

Ce 12 mai à Hanoi, de jeunes étudiants ont distribué des exemplaires de la Déclaration universelle des droits de l’homme aux portes de l’université, dans différentes stations d’autobus, dans les transports en commun et en plusieurs autres lieux. Ils ont également pris la parole pour commenter le texte distribué. Celui-ci a été bien accueilli par quelques-uns et avec une certaine crainte par d’autres. A Saigon, des rencontres avec discussion sur le thème des droits de l’homme ont eu lieu dans le jardin public Lê Thi Riêng. De nombreux jeunes y ont participé et ont discuté avec passion sur de nombreux sujets de 20h à 22h. Dans la matinée, des exemplaires de la Déclaration universelle avaient été distribués dans les rues. Les sources consultées ne signalent aucun incident notable.

Ce fut loin d’être le cas dimanche 5 mai, jour des premières « Rencontres en plein air pour les droits de l’homme ». Trois rencontres avaient été prévues dans trois jardins publics des villes de Hanoi, Nha Trang et Saigon. L’objectif était de diffuser des informations sur les droits de l’homme et d’organiser des débats sur le sujet. Ces rassemblements se sont heurtés très vite à une forte répression policière, surtout à Saigon où les participants ont été nombreux à être frappés par les forces de l’ordre.

A Saigon, si, dès le début de la réunion, à 20h30, de soi-disant « jardiniers » s’étaient seulement contenté d’arroser copieusement les nombreux jeunes rassemblés dans le jardin public, les choses ont commencé à prendre une tournure véritablement répressive une heure plus tard lorsque les blogueurs Quoc Anh et Nguyên Hoang Vi étaient interpellés et conduits au poste de police de l’arrondissement. Là, ils y étaient fouillés et frappés, tandis que plusieurs objets personnels leur étaient confisqués. Le lendemain, des membres de la famille de Nguyên Hoang Vi qui s’étaient présentés au poste de la Sécurité de Phu Thanh pour demander la restitution de certains objets confisqués illégalement, devaient repartir sous les coups des forces de l’ordre.

Le 7 mai, le bureau ‘Justice et Paix’ de la congrégation des rédemptoristes de Saigon portait plainte contre les services de Sécurité de l’arrondissement pour « atteinte à l’intégrité physique et à la réputation de Melle Nguyên Hoang Vi et de sa famille » (1).

De leur côté, les principales associations internationales des droits de l’homme ont vivement dénoncé la répression de ces premières manifestations du 5 mai dernier, dans les trois villes où elles ont eu lieu. Tour à tour, Human Rights Watch depuis Washington, Amnesty International depuis Londres, et Reporters sans frontières depuis Paris se sont scandalisés de la violence utilisée par les forces de l’ordre pour réprimer le petit nombre de citoyens ayant participé pacifiquement à ces rencontres, mettant en relief les cas des blogueurs Nguyên Hoang Vi, Quôc Anh et Châu Van Thi, arrêtés et frappés dans la journée du 5 mai.

Dans l’un de ses communiqués, Human Rights Watch (HRW) a entre autres appelé les services vietnamiens de la Sécurité à cesser d’entraver la participation des citoyens aux « Rencontres en plein air pour les droits de l’homme ». Dans une interview à Radio Free Asia (2), le directeur pour l’Asie de HRW a rappelé que le Vietnam avait adhéré aux différentes conventions internationales pour les droits de l’homme. Il a tenu également à faire remarquer qu’à l’intérieur même du pays et avec l’autorisation des pouvoirs publics, des débats étaient en cours pour savoir s’il fallait introduire les droits de l’homme au sein d’une nouvelle Constitution amendée. Les jeunes molestés par la police le 5 mai dernier ne faisaient donc qu’informer leurs concitoyens de la nature de ces droits, a-t-il souligné.

Amnesty International, le 9 mai 2013, a mis en ligne un modèle de lettre à envoyer au ministère de la Sécurité vietnamienne afin de dénoncer les violences du 5 mai. Il y est demandé de mettre en place une enquête indépendante sur les violations des droits de l’homme dont certains militants ont été victimes ce jour-là. Le gouvernement est également prié de respecter ces mêmes droits, en particulier celui concernant la liberté d’expression et d’association.

Reporters sans frontières, dans son communiqué du 8 mai, a également vivement condamné « les violences délibérées perpétrées par les forces de l’ordre contre des acteurs de l’information » et s’est déclarée « inquiète de constater que ces violences inacceptables semblent être la réponse automatique et systématique des autorités à toute initiative en faveur de la liberté d’expression ».

(1) Voir le Dân Lam Bao en date du 7 mai 2013
(2) Radio Free Asia, 10 mai 2013.

(Source: Eglises d'Asie, 14 mai 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Hiền Mẫu tại Melbourne - Mẹ là người con yêu dấu
Huy Hoàng
08:07 14/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 
Công tác tông đồ của Nhóm Bông Hồng Xanh thời gian qua
Maria Vũ Loan
08:47 14/05/2013
Thế là nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh lại đi thêm một chặng đường nữa – từ lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm ngoái (2012) đến lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống năm nay (2013) – một chặng đường rất đáng ghi nhớ vì Nhóm Bông Hồng Xanh được Chúa ban phúc, được quí Cha và quí Ân nhân thương giúp nên Nhóm đã thực hiện được một số công tác xã hội từ thiện đáng ghi nhận như sau:

- Công tác với người Việt từ Campuchia hồi hương ở giáo xứ Mộc Hóa (Long An) xô đựng nước.
- Phát quà cho dân nghèo và sửa chữa 3 căn nhà vùng Bình Long (tỉnh Bình Phước)
- Phát học bổng tại trường Tiểu học Lạc Long Quân, Tân Bình (Sài Gòn)
- Giúp học sinh hiếu học ở nhà thờ Trinh Vương Gò Công Đông (Tiền Giang)
- Tặng 1 nhà Tình Thương phát gạo + nhu yếu phẩm cho 120 hộ dân tại ấp B’ Lúi A xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh (Bình Phước)
- Phát truyện Tranh Kinh Thánh tại giáo xứ Lộc Tấn (Lộc Ninh),
- Thăm giáo họ Hòn Tre (Kiên Giang) dịp Noel 2012.
- Phát quà Tết cho các gia đình nghèo trên lòng hồ Trị An (Đồng Nai)
- Tặng Truyên Kinh Thánh và áo trắng cho thiếu nhi giáo họ Xuân Trung (Định Quán) vào Mùa Chay
- Tặng phong bì tiền cho người bán máu tại bệnh viện Truyền Máu Huyết Học vào đầu Tuần Thánh.
- Thăm và chia sẻ tại khoa phỏng bệnh viện Nhi Đồng 1 dịp sinh nhật nhóm lần thứ 21

(Xin mời xem hình ảnh tiêu biểu cho các hoạt động trên)

Đặc biệt, tính tháng 11 năm 2013 này là 10 năm, Nhóm đã được VietCatholic – Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo -- đón nhận sự cộng tác của chúng con và giới thiệu nhiều công việc của nhóm Bông Hồng Xanh cho nhiều người Công Giáo biết đến, nhờ đó mà nhóm có điều kiện giúp đỡ những người khốn cùng.

Sắp tới đây, Nhóm Bông Hồng Xanh sẽ tiếp tục khám phá và đi tới với một số địa điểm ở các giáo xứ ở vùng sâu vùng xa. Xin kính mời qúi vị ân nhân tiếp tục chung tay với Nhóm chúng con.

Các cộng tác viên thân thương,
Nhân dịp này, Nhóm cũng chân thành cám ơn tất cả các cộng tác viên thân thương đã hy sinh thời giờ và công sứdc cùng cộng tác với nhau trong công tác bác ái xã hội thể hiện ơn gọi tông đồ của chúng ta.

Đặc biệt Nhóm có tin mừng là một thành viên của Nhóm Bông Hồng Xanh trước khi vào dòng, Thầy Giuse Nguyễn sẽ tuyên khấn lần đầu vào ngày 21/5/2013 tại Sài Gòn. Đại diện nhóm sẽ dự thánh lễ khấn và tiệc mừng. Và tất cả Nhóm sẽ họp mặt, cùng dự thánh lễ vào chiều ngày áp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2013. Sau đó sẽ dùng bữa tối và uống cà phê chia sẻ vui buồn.
 
Bình an của Chúa: Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín - Carmel Phú Cường
LM. JB Nguyễn Minh Hùng
12:31 14/05/2013
BÌNH AN CỦA CHÚA

Bài nói chuyện với các nữ tu dòng Kín - Carmel Phú Cường

Chúa Giêsu, trong nhà tiệc ly, trước khi chia tay các môn đệ của Người để vào thụ nạn, đã phán: “Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban BÌNH AN CỦA THẦY cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27). Bình an của Chúa là hồng ân mà không ai trong chúng ta không cần đến. Vậy, chúng ta hãy cùng suy tư về ơn bình an của Chúa khởi đi từ những cảm nghiệm nơi chính bản thân mình.

I. CẢM NHẬN BÌNH AN CỦA CHÚA.

Thật lòng mà nói với nhau, nhiều khi chúng ta đã than thân trách phận. Gặp một chút phiền toái, tự nhiên chúng ta bực dọc. Thấy mình kém tài hơn người khác, chúng ta không vui. Thấy mình thua thiệt người xung quanh điều gì, bản thân thất vọng về mình. Thấy người này người nọ làm được chuyện này chuyện kia to tác, ta đễ bi quan cho mình…

Bởi không chấp nhận bản thân, cuộc sống chúng ta nhiều lúc không hạnh phúc. Không hạnh phúc, không phải Chúa keo kiệt hạnh phúc với ta, nhưng chỉ do ta vô ơn với hạnh phúc Chúa ban. Vì yêu mình cách sai trái, yêu mình bằng cái nhìn bi quan, ta không nhận ra nơi mình, nơi cuộc đời mình có quá nhiều thứ để cảm tạ Chúa, để yêu Chúa, để yêu con người. Không nhìn thấy hồng ân của Chúa trên chính sự sống của mình, ta dễ cắng đắng với bản thân. Không nhận ra hạnh phúc, thì cũng không có hạnh phúc. Không có hạnh phúc, cuộc sống luôn vắng nụ cười, chỉ toàn cau có, gắt gỏng…

Tôi từng đọc Thánh vịnh 77: “Phải chăng Chúa ruồng bỏ đến muôn đời, chẳng bao giờ còn dủ lòng thương đoái? Tình yêu Chúa phải chăng nay cạn hẳn, và thánh ngôn chấm dứt đời đời? Hay Thiên Chúa đã quên thương xót, vì giận hờn mà khép kín từ tâm?” (Tv 77, 8-10), mà quay quắt, mà xót xa cho bản thân. Lời Thánh vịnh, lẽ ra phải là lời cầu nguyện trong đức tin, trong lòng mến, thì tôi đã từng biến nó thành lời than thở, dù vẫn cầu nguyện, nhưng hình như cầu nguyện trong cay đắng.

Bản thân chúng ta có thánh thiện không, không ai dám chắc. Chỉ Chúa biết. Nhưng hình như Chúa đã xoay cái nhìn của tôi về hướng tích cực hơn. Nhờ những người đau khổ mà tôi phục vụ, cho tôi thay đổi cái nhìn, từ ngày ấy, tôi nhận ra bình an của Chúa ban cho mình tràn ngập. Tôi thấy mình hạnh phúc. Cuộc sống của mình trải đầy thảm đỏ, vậy mà nhiều lần mình còn tủi phận, muộn phiền.

Cũng phải cám ơn các chị em, mỗi khi các chị em nói rằng, con sẽ đồng hành với cha, con cầu nguyện cho giáo xứ…, các chị em đã giúp tôi biết suy nghĩ tích cực hơn, biết hướng về người khác hơn, biết đặt mình nơi người khác hơn.

Mỗi khi các chị em quỳ xuống xin tôi ban phép lành của Chúa, là mỗi lần tôi phải giật mình, tự hỏi, chính tôi đã có phép lành của Chúa nơi bản thân mình chưa? Ai có phép lành của Chúa, người đó sẽ có bình an nội tâm sâu thẳm. Nhìn lại mình, thấy còn nhiều vướng bận quá. Hình như đó là dấu hiệu mình chưa có bình an của Chúa. Vậy rồi tôi lại cầu nguyện, lại phải ăn năn tội, lại suy tư nhiều hơn về những gì mình đã sống, đã thể hiện… Mong bình an của Chúa phủ đầy trên tôi. Mong bình an của Chúa lọt vào tận hồn tôi. Bởi nếu không, tôi chỉ là cái máy, chứ không phải là người ban bình an của Chúa đúng nghĩa. Vì nếu một linh mục không có bình an, thì làm sao có thể trao ban bình an cho ai khác?

Như ánh nắng trải rộng, chiếu soi mọi nơi. Nhưng ta đóng chặt cửa nhà, ánh nắng không thể lọt vào nhà. Bình an của Chúa là ánh nắng rộng rải ban phát. Bình an của Chúa luôn tưới gội chan chứa. Bình an của Chúa luôn có sẵn và chảy tràn trề. Nhưng như cánh cửa nhà đóng kín, lòng ta cũng đóng kín bởi còn đó nhiều tham vọng, còn nhiều nhen nhúm của thói hư tật xấu, còn nhiều những mầm mống của tột lỗi…, do vậy, bình an của Chúa không thể lọt vào hồn ta. Bình an của Chúa đã có sẵn nhưng lòng ta không đủ điều kiện đón nhận. Vì thế, mãi mãi, ta vẫn đứng ngoài ơn bình an của Chúa. Cũng chính vì thế, đau khổ trong ta vẫn hoài đau khổ, mà không hề cảm nếm một chút ngọt ngào nào. Tội nghiệp biết bao nhiêu cho người giàu có mà không biết mình giàu có, không hề được hưởng nhờ sự giàu có của mình…

Vậy ta cần khám phá bình an của Chúa từng ngày. Có như thế, ta sẽ thầy mình sống vui hơn, thanh thản hơn.

Với bản thân, bây giờ, khi đọc lời Thánh vịnh 77, tôi không còn thấy lời Thánh vịnh như chỉ nói về mình cách cắng đắng nữa. Nhưng nhờ lời Thánh vịnh, tôi đặt mình vào những đau khổ của từng anh chị em mà cầu nguyện cho họ, mà yêu thương họ, và phục vụ họ cách nhiệt tâm hơn… Tôi biết ơn quá đỗi những người đau khổ mà tôi phục vụ. Chính họ đã tặng tôi niềm vui. Chính họ cho tôi thấy bình an của Chúa. Chính họ giúp tôi vui sống, vui tin yêu, vui đón nhận, vui thi hành trách vụ trong thánh chức của mình từng ngày. Anh chị em đau khổ mà tôi đang phục vụ là ân nhân của tôi.

II. BÌNH AN CỦA CHÚA NƠI CÁC CHỊ EM.

Bình an của Chúa không ở ngoài tầm tay chúng ta, nhưng đang cư ngụ nơi tâm hồn mình. Nếu bớt nhìn vào mình theo nghĩa chỉ có mình là độc chiếm, là trên, là nhất, chúng ta sẽ vui với khả năng Chúa ban, dù khả năng đó nhiều hay ít, lớn hay nhỏ... Nếu bớt một chút ích kỷ cho bản thân, bớt một chút tính toán vụ lợi tư riêng, chúng ta sẽ thấy ơn bình an của Chúa tuôn đổ trên bản thân mình còn nhiều hơn, còn lớn hơn những gì ta có thể tưởng nghĩ.

Tôi thấy nơi ngôi nhà này có bình an. Có thể bên trong lòng từng người, bên trong nội bộ của đời sống chung của cộng đoàn, tôi không thể hiểu hết. Nhưng với những con người mà ngày nào cũng đến gần Chúa, cũng đều phủ phục trước Thánh Thể Chúa, cũng suy niệm Lời Chúa, và đặt việc chiêm niệm lên hàng đầu, trở thành linh đạo riêng mình, như một đặc sủng đặc thù, thì không thể nói rằng không có bình an của Chúa.

Bằng chứng, nhiều người nói: Các Soeurs dễ thương quá. Các Soeurs vui tính quá. Các Soeurs hồn nhiên quá… Các chị em đừng vội cười. Phải có bình an của Chúa, mới có thể toát ra cái chất dễ thương, vui tính, hồn nhiên ấy. Đừng từ chối lời khen ngợi của người khác, nhưng hãy thật lòng đón nhận.

Một mặt, ta phải chân nhận rằng, bình an ấy là một phần của ơn Chúa, nhưng cũng có một phần do nỗ lực của ta, dù ít, dù nhiều. Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa ban cho ta ơn bình an của Chúa, để người khác có thể thấy được, và khen ngợi.

Mặt khác, nếu thấy mình chưa xứng đáng trước lời ngợi khen, ta hãy cố gắng mà sống cho xứng đáng hơn. Hãy biến mình thành dụng cụ mang bình an của Chúa đến cho tha nhân. Hãy cầu nguyện cho chính chúng ta, để từng người trong chúng ta thực sự cảm nếm bình an của Chúa.

Dĩ nhiên, mỗi người trong chúng ta, đã bước vào con đường luyện tập nên thánh, lúc nào cũng phải chiến đấu để giằn lấy sự thánh thiện của Chúa. Có lúc ta cảm thấy mệt mỏi. Có lúc thử thách như quá sức chịu đựng của mình. Có lúc như mình đang rơi vào vực thẳm do bị hiểu lầm, bị cám dỗ bỏ cuộc, bị chối từ, bị xúc phạm… Nhưng hãy tin rằng, Chúa luôn nâng đỡ ta. Người không bỏ rơi những ai Người tuyển chọn. Hãy tin vững chắc, tin một cách đinh ninh: Không bao giờ Chúa xô chúng ta ra khỏi ơn bình an của Chúa. Ngược lại, nếu có lúc ta dại khờ, đánh mất bình an của Chúa, không những Chúa không bỏ rơi, mà Người còn ôm ấp, chở che đem ta về với sự bình an như người chủ cố đi tìm cho được con chiên chạy xa bầy, tìm được, ông vác lên vai đem về vậy (x. Lc 15, 4-7).

Chiêm ngưỡng thánh giá Chúa Kitô nơi những anh chị em đau khổ, giúp ta sống tinh thần phó thác. Ai càng phó thác, sẽ càng nhận được ơn bình an của Chúa. Chúng ta tự hỏi, tại sao kẻ không còn gì đáng sống, không còn gì để mà đam mê cuộc sống, lại cứ sống, cứ muốn vươn lên giành lấy sự sống? Còn ta, được Chúa ban quá nhiều, sao lại cứ bi quan, cứ sống như chẳng nhận từ Chúa hồng ân nào? Càng quay quắt với chính mình bao nhiêu, ta càng chứng tỏ mình vô ơn với hồng ân Chúa bấy nhiêu. Ta phải tự tra vần mình. Tự tra vấn để trong bất kỳ biến cố đau thương nào, ta cũng sẽ yêu mến chính hồng ân Chúa ban và yêu mến chính sự sống là hồng ân quý giá nhất trong đời làm người của mình, mà trân, mà quý, mà nâng, mà niu nó. Hãy nhớ lời Chúa Kitô: “Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học: chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: ngay cả vua Salômôn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho như thế, thì huống hồ là anh em… Cha anh em trên trời thừa biết anh em cần tất cả những thứ đó. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người, còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho” (Mt 6, 27-30. 32-33). Lời dạy đó giúp ta phó thác vào Chúa, để Chúa định liệu và quang phòng tất cả nơi ta theo thánh ý Chúa. Một khi đã ngã mình vào tay Chúa trong phó thác, bình an của Chúa sẽ theo ta mãi mãi.

Hãy nhớ, Chúa Kitô không hủy bỏ thánh giá nơi cuộc đời con người, nhưng Người cùng với con người vác thánh giá. Con Thiên Chúa không xóa bỏ đau khổ gậm nhấm con người, nhưng Người lại ban cho họ sức mạnh để vượt lên những đau khổ. Chúng ta sẽ có thánh giá. Và chúng ta cũng sẽ luôn có Chúa nơi cuộc đời mình. Chỉ cần ta phó thác vào Chúa để đón lấy bình an của Chúa là đủ.

Vậy, chúng ta hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa luôn chăm sóc ta. Và bình an của Chúa, Chúa vẫn ban tràn đầy trên từng người chúng ta:

“Lạy Đức Chúa là Vua, con xin cảm tạ Ngài, ca ngợi Ngài là Thiên Chúa, Đấng cứu độ con. Con cảm tạ danh Ngài.

Nhờ uy danh cao cả, và chiếu theo lòng lân tuất vô biên của Ngài, Ngài đã giải thoát con khỏi những kẻ rình cắn xé con, chực nuốt trửng, khỏi tay những kẻ tìm hại mạng sống con, khỏi bao khốn quẫn con hứng chịu.

Ngài đã đoái nghe lời con cầu khẩn, vì đã cứu con khỏi diệt vong, và giải thoát con khỏi thời tai hoạ. Bởi thế, con xin cảm tạ và ca ngợi Ngài, và xin chúc tụng danh Đức Chúa” (Hc 51, 1.3.11-12).

Thứ hai ngày 13.5.2013

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Cảm thức tội lỗi
Lm. Nguyễn Hữu Thy
07:42 14/05/2013
Cảm thức tội lỗi

Hoàn toàn khác với mọi sinh động vật khác, con người được Thiên Chúa Tạo Hóa phú bẩm vào trong tận sâu thẳm của linh hồn một khả năng tinh thần vô cùng cao quý mà người ta gọi là „lương tâm“. Chính lương tâm là ngọn hải đăng soi sáng và hướng dẫn mọi tư tưởng, lời nói và hành động của con người phù hợp với lẽ phải, giúp cho con người phân biệt được các giá trị luân lý đạo đức, phân biệt được phải/trái và tốt/xấu.

Nhưng cuộc sống tâm lý của mỗi con người là cả một thế giới vô cùng mông lung, vô cùng phức tạp, biến động và huyền bí, đến nỗi ngoài Đấng Tạo Hóa ra không một ai khác có thể hiểu biết và thấu triệt được mọi sinh hoạt tâm lý như tư tưởng, ước muốn, ý định, v.v… của mỗi con người. Bởi vậy, ca dao Việt Nam đã nói không sai: „Sông sâu còn có kẻ dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng.“

Ngoài ra, các hoàn cảnh và tình huống ngoại tại như sức khỏe, giáo dục, môi trường xã hội, tôn giáo, chính trị, văn hóa cũng gây nên những ảnh hưởng nhất định trên cuộc sống tâm lý của con người. Ở đây chúng ta chỉ giới hạn các suy tư trong phạm vi chủ đề đã được nêu ra: Thái độ con người khi đối mặt với vấn đề tội lỗi. Cả trong vấn đề này thái độ của con người cũng không đồng nhất, mỗi người mỗi khác, tùy tình trạng tâm lý của người ấy.

Mặc cảm tội lỗi

Tại phòng mạch của họ các nhà thần kinh học thường bắt gặp một hiện tượng quen thuộc nơi nhiều bệnh nhân đến với họ, đó là mặc cảm tội lỗi (Schuldkomplex), luôn tự cho mình đã làm một điều sai trái, đi ngược lại đạo lý ở đời và từ đó luôn mang nặng trong mình mặc cảm mình là kẻ có tội, là kẻ xấu xa, đáng nguyền rủa.

Đây chính là tình trạng tâm lý báo động cần được sửa trị ngay và được sửa trị một cách đúng đắn, nếu không, nó sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm, mất tự tin, suy sụp, luôn cho mình sai phạm nặng nề trong các hành động và rồi nhìn ngoại cảnh qua một lăng kính đen tối và tiêu cực. Người ta gọi tình trạng tâm lý này là mặc cảm tội lỗi bệnh hoạn.

Cảm giác tội lỗi bệnh hoạn thường nhấn sâu các bệnh nhân vào một ảo tưởng nguy hiểm là luôn cho mình đã sa phạm các trọng tội đáng phải án phạt trầm luân muôn kiếp trong hỏa ngục, chứ không còn có thể tìm được sự thông cảm và tha thứ của Thiên Chúa cũng như của đồng loại nữa, mặc dầu trên thực tế, những sai sót của họ chỉ là những điều lầm lỗi nhỏ nhặt bình thường mà đa số khó ai tránh khỏi.

Cũng tương tự như vậy, những chứng bệnh thần kinh rối loạn cũng có thể gây nên tình trạng tâm lý lo lắng bối rối toàn diện và đa số là do những suy tư bi quan, tự ti mặc cảm và sai lạc một cách chủ quan. Để giải tỏa hay ổn định được tâm trạng lo lắng bối rối này, thì trước hết người ta cần phải điều trị hay chỉnh đốn lại những suy tư sai lệch và bi quan của đương sự bằng phương pháp phân tâm trị liệu pháp và bằng cả thuốc men nữa, nếu cần.

Những người bị rối loạn nội tâm và tự ti mặc cảm cũng rất dễ bị rơi vào tình trạng tâm lý mặc cảm tội lỗi tương tự, nếu trong bất cứ cuộc xung đột và bất bình nào họ cũng luôn cho mình là kẻ phải chịu trách nhiệm và luôn nhận mình là kẻ đã gây nên lầm lỗi.

Nhưng so sánh với toàn thể cộng đồng nhân loại rộng lớn thì những trường hợp bị mặc cảm tội lỗi một cách lệch lạc và bệnh hoạn trên đây chỉ là một thiểu số rất nhỏ bé, những trường hợp ngoại trừ đặc biệt mà thôi.

Cảm thức tội lỗi

Hoàn toàn khác hẳn sự mặc cảm tội lỗi, một tình trạng tâm lý bất bình thường, như vừa nói ở trên, sự cảm thức tội lỗi (Schuldgefühle), tức sự cảm nhận và ý thức được điều mình làm là sai trái, là đi ngược lại lý trí và đạo lý, lại là một điều rất quan trọng và cần thiết. Theo tâm lý bình thường, một người có cảm thức tội lỗi đầy ray rứt, là khi người ấy làm một điều lầm lỗi, một điều sai trái nào đó, tức một điều không phù hợp với đạo lý ở đời, dù trí năng và lương tâm người ấy đã cảnh báo trước là không nên làm. Nói cách khác, một người mang trong mình cảm thức tội lỗi là khi người ấy hoàn toàn tự do quyết định làm một điều xấu, mặc dù người ấy có thể làm một điều tốt. Trong trường hợp này, người ta có thể nói được rằng tình trạng tâm lý „cảm thức tội lỗi“ hầu như đồng nghĩa với tình trạng tâm lý „mặc cảm tội lỗi.“ Chỉ khác biệt ở chỗ: cảm thức tội lỗi thì chỉ tồn tại nơi một người bao lâu người ấy còn đang vướng mắc tội, còn mặc cảm tội lỗi thì triền miên bám sát và đè nặng lên tâm trí người trong cuộc, dù cho người ấy đã sửa sai và làm tốt điều lầm lỗi của mình.

Qua đó, chúng ta có thể nói được rằng sự cảm thức tội lỗi không chỉ là một sự dằn vặt và sự kết án, nhưng đồng thời còn là một sự nhắc nhủ và báo động của chính lương tâm của tác nhân đã thực hiện điều xấu. Trong trường hợp này, một nhà thần kinh học chỉ có thể an ủi và làm vơi nhẹ phần nào, chứ tuyệt đối không thể điều trị hay loại bỏ hoàn toàn được cảm thức hay mặc cảm tội lỗi ấy được. Bởi vì, tự bản chất của nó, cảm thức tội lỗi do đã gây ra một điều xấu thì không phải là một thứ bệnh, nhưng là một tác động cần thiết của lương tri.

Thật vậy, việc đích thân trải nghiệm một tội lỗi, hay nói cách khác, việc đích thân tự ý chọn làm một điều xấu chứ không làm điều tốt khi vẫn còn có đủ điều kiện để làm điều tốt ấy, thì không thể gọi là mặc cảm hay cảm giác thuần tuý được, nhưng là một thực tại cụ thể, nghĩa là một hành động có ý thức và thực tiễn. Còn cảm giác, cảm thức hay mặc cảm tội lỗi trong trường hợp này chỉ là hậu quả tâm lý tất yếu kèm theo sau hành động hay thực tại xấu ấy mà thôi. Dĩ nhiên, trong trường hợp này phải hiểu là lý trí phán đoán và lương tâm của tác nhân làm điều xấu ấy vẫn còn lành mạnh bình thường. Một lý trí lành mạnh thì mới có được tiếng nói lành mạnh, mới có thể giúp người ta nhìn thấy được sai trái trong hành động của mình và qua đó mới có thể được phê phán phúc hay tội, nghĩa là mới có thể đáng được thưởng công hay mới đáng bị luận phạt.

Sự nhìn nhận ra được những lầm lỗi và những hành động sai trái của chính mình là một tác động nhận thức với sự đồng hành trung thành của „cung đàn cảm xúc“, tức sự cảm nhận hay sự cảm thức tội lỗi. Một điều mà chúng ta cũng cần phải chấp nhận, là khi một người phạm phải một lầm lỗi nào đó trong cuộc sống thì hoàn toàn là một điều bình thường. Bởi vì, bản chất tự nhiên của con người là bất toàn, có giới hạn và yếu đuối: „Nhân bất thập toàn“, không ai là mười phân vẹn mười, không ai là hoàn hảo cả. Mỗi người đều có sai lỗi và lầm lẫn riêng của mình, một điều không ai tránh khỏi (x. 1Ga 1,8; Ep 4,11). Thêm vào đó, bá nhân bá tánh, mỗi người mỗi khác, mỗi người có những ý nghĩ, sở thích và tính chất đặc thù riêng biệt.

Nhưng nếu con người lại được định nghĩa là một sinh vật có xã hội tính hay cộng đồng tính – nghĩa là để có thể sống còn và phát huy được bản ngã của mình, con người dù muốn hay không cũng phải sống chung với nhau trong một xã hội – thì trong cuộc sống chung ấy tất nhiên con người phải đối mặt với những xung đột và va chạm không thể tránh với các đồng loại khác. Điều đó muốn nói rằng, cuộc sống con người cũng luôn được nhận diện bằng sự chịu đựng bất công do người khác gây ra và sự bất công do mình gây ra cho người khác. Và bình thường, đại đa số người ta đều tìm ra được sự quân bình khả dĩ giữa hai sắc thái nhận diện ấy trong cuộc sống xã hội, mà trong ngôn ngữ bình dân người ta thường gọi là sự hiểu biết, cảm thông, tha thứ và chấp nhận lẫn nhau.

Tuy nhiên, theo sự biến đổi tâm lý con người ngày nay – đề cao chủ nghĩa quy ngã, tôn sùng chủ nghĩa cá nhân, quá đặt nặng danh dự và quyền lợi cá nhân, sĩ diện – người ta thường phản ứng rất nhạy cảm, nếu không muốn nói là rất gay gắt, khi phải chịu đựng một sự bất công hơn là biết nhìn nhận sự bất công mà mình gây ra cho người khác cũng như nỗ lực tìm cách làm tốt và loại trừ sự bất công ấy. Sự diễn biến tâm lý này là nguyên nhân chính yếu làm nảy sinh tình trạng phát triển tâm lý một chiều và bất quân bình như một hệ quả tất yếu, mà kết quả sau cùng là tạo ra cho đương sự một tâm lý bệnh hoạn, phiền toái và rối rắm.

Sự ý thức thành thật và rõ ràng được sự yếu đuối và khả năng có thể sai phạm bất cứ lầm lỗi nào của mình là điều kiện cơ bản để một người thực sự có thể nhận thức được chính mình một cách đúng đắn và khách quan, một điều mà người ta có thể gọi là thực tế, sự khiêm tốn hay sự khiêm nhường chân thành. Trong ý nghĩa này, sự khiêm nhường được hiểu là biết nhìn nhận ra được chính mình như con người thật trong thực tế của mình, chứ không phải sự tự ti mặc cảm, luôn tự cho mình là hèn hạ yếu đuối. Ở điểm này, ĐTC Phanxicô I đã phát biểu rất chí lý, khi ngài viết: „Khiêm nhường không phải là một đức tính của kẻ yếu đuối.“ (1).

Sự can đảm sửa đổi được một hình ảnh lệch lạc và chủ quan mà mình tự tạo ra về mình sẽ giải thoát con người khỏi sự hợm mình, tức sự tự lừa dối chính mình. Hơn 30 năm trước khi Sigmund Freud (1856-1939), nhà phân tâm học khét tiếng người Áo cất tiếng khóc chào đời, Fjodor Michailowitsch Dostojewski (1821-1881), văn hào thời danh người Nga, đã viết những dòng tư tưởng này: „Mỗi người đều có những kỷ niệm mà không muốn kể ra cho ai khác nghe ngoài các người bạn thân của mình. Ngoài ra, anh còn có những ý nghĩ mà anh cũng không muốn kể cho cả những người bạn của mình nghe, nhưng chỉ muốn giữ kín cho chính mình mà thôi. Đàng khác, còn có những điều mà người ta cũng không có đủ can đảm để tự thú nhận. Mỗi con người bình thường đều giữ kín trong đầu mình rất nhiều điều tương tự như thế.“(2)

Thái độ tâm lý này được coi là hoàn toàn phù hợp với tình trạng tâm lý của những người đã sa phạm những lầm lỗi ngược lại với luân lý đạo đức nhân bản. Nhưng do bản năng tự vệ, tâm lý tự nhiên của con người thường bao giờ cũng tìm cách biện minh cho chính mình, tức cố tìm ra những lý lẽ xác đáng để biện minh cho hành động của mình hay ít là tương đối hóa phần nào điều sai lỗi đó, mãi cho tới khi ánh sáng của lý trí và của lương tâm đương sự lan tỏa và chiếu soi toàn bộ mặt bằng các tư duy cũng như các phản ứng tâm lý.

Cảm thức tội lỗi thăng tiến nhân vị

Nếu việc ý thức được hành động sai trái và tội lỗi của mình là một điều tâm lý bình thường, nếu không muốn nói là cần thiết, thì việc mất đi ý thức ấy lại là một điều không bình thường, là một tình trạng tâm lý bệnh hoạn. Hơn nữa, sự ý thức được lỗi lầm của mình chẳng những không làm giảm thiểu sự tự tín hay danh dự, nhưng còn chứng tỏ được sự trưởng thành tâm lý, nhất là mang lại cho đương sự niềm hoan lạc và sự an bình khôn tả từ trong tận đáy lòng mình.

Đây là một thực tại cụ thể mà chúng ta có thể học hỏi được trong lịch sử, nhất là nơi các vị thánh hiền. Ví dụ trường hợp thánh nữ Têrêxa Avila chẳng hạn – do nhận chân được những điều tiêu cực trong cuộc sống của mình, thánh nữ Têrêxa luôn có được niềm phấn khởi và vui tươi trong cuộc sống với một sự tự tín sâu xa và lành mạnh, một tâm lý hoàn toàn bình thường – thánh nữ luôn nhấn mạnh rằng thánh nữ thực sự là một kẻ tội lỗi và rất cần đến sự khoan dung tha thứ của Thiên Chúa. Thánh nữ luôn xác tín một cách sâu xa rằng nếu hoàn toàn tự mình thánh nữ sẽ không thể làm được bất cứ sự thiện hảo nào. Trong các bút tích thánh nữ để lại người ta đã đọc thấy ở nhiều chỗ khác nhau, thánh Têrêxa Avila viết về cuộc đời quá khứ trước kia của mình và đánh giá là „tệ hại“ (böse), và đồng thời tự cho mình là một „người đàn bà hư hỏng“ (verdorbene Frau). Thái độ tự kiểm thảo mình một cách chân thành như thế đã hùng hồn nói lên một tâm hồn lương thiện và ngay thẳng, một nhân cách cao cả và đáng kính.

Đối với cuộc sống chung cũng như sự tương quan giữa con người với con người trong xã hội, cảm thức tội lỗi là một yếu tố rất cần thiết, mặc dù nó cũng gây ra cho chính chủ thể của cảm thức ấy những cảm giác khó chịu. Ở đây chúng ta có thể so sánh cảm thức tội lỗi với một sự đau đớn chỗ nào đó nơi cơ thể, vì khi bị đau đớn người ta mới để ý và biết được điều gì đang đe dọa và làm hại đến cơ thể, và nhờ thế người ta mới có thể kịp thời loại bỏ được mối đe dọa ấy và tránh cho cơ thể khỏi bị tổn hại. Nói cách khác, chính dấu hiệu cảnh báo này đã giúp cho người ta quan tâm đến sự tổn hại của cơ thể cũng như biết tìm cách chữa lành sự tổn hại hay vết thương ấy của cơ thể.

Cảm thức tội lỗi lành mạnh quả thực là sự cảm nhận đau đớn của linh hồn, là tín hiệu loan báo sự thiệt hại: Sự thiệt hại tự gây ra cho chính mình hay đã gây ra cho những người khác. Nếu sự đau đớn giúp người ta biết được chỗ bị đau trên cơ thể và rồi có thể thoa dịu hay chữa lành được chỗ bị đau ấy, thì cảm thức tội lỗi cũng tương tự như thế là giúp cho người ta biết được lầm lỗi của mình và nói lên lời xin lỗi hay sự tạ tội đối với những người mà sự bất công do mình gây ra đã làm cho họ bị thương tổn về mặt tâm thần và nhờ thế mới chữa lành được „vết thương“ của mối tương quan giữa ta và những người ấy.

Tất cả những điều vừa trình bày muốn khẳng định rằng sự cảm thức tội lỗi thực sự làm phát huy bản ngã, thăng tiến nhân vị con người.

Sự đau đớn ảo tưởng

Có không ít người dù cơ thể không hề bị thương tích, họ vẫn cảm thấy bị đau đớn. Người ta gọi tình trạng tâm lý này là sự đau đớn ảo tưởng hay ảo giác (Phantomschmerz). Về mặt tâm thần cũng hoàn toàn tương tự như thế, có nhiều người dù không làm gì sai trái hay chỉ là những sai lỗi tầm thường, vẫn cảm thấy hay vẫn mang nặng mặc cảm là mình đã phạm trọng tội. Đó là sự mặc cảm tội lỗi ảo tưởng, bệnh hoạn như chúng ta vừa bàn ở đầu bài viết.

Trong khi đó, ngược lại cũng có không ít người mang trên mình vết thương to lớn, nhưng họ vẫn cảm thấy không đau đớn bao nhiêu, và vì thế họ đã coi thường và không quan tâm đến việc lo chạy chữa vết thương ấy, và hậu quả không thể tránh là vết thương càng trở nên trầm trọng và đe dọa đến cả mạng sống đương sự. Cũng tương tự như vậy về mặt tinh thần. Có không ít người đã làm những sai quấy nặng nề, đã sa phạm những trọng tội, nhưng vẫn không hề áy náy lương tâm, không hề lấy làm quan trọng, vẫn cho đó chỉ là những điều nhỏ nhặt tầm thường và không hề có chút cảm thức tội lỗi nào cả. Đây là một tình trạng tâm thần không chỉ lệch lạc và bệnh hoạn, nhưng còn rất nguy hiểm, vì nó ngăn cản ý muốn loại bỏ tội lỗi và chữa lành những vết thương do tội lỗi đã phạm gây ra cho chính mình cũng như cho những người khác. Đây là một hiện tượng tiêu cực tai hại và đầy đau thương mà lịch sử nhân loại qua các thời đại đã phải đau xót ghi lại một cách đậm nét bằng máu của hằng triệu sinh mạng vô tội. Nếu giả thử các bạo chúa như Nero, Stalin, Hitler, Ivan IV, Mao Trạch Đông, Maximilien de Robespierre hay Nicolae Ceausescu, v.v… còn có được một chút cảm thức tội lỗi, còn có được một chút lương tri và nhân bản, thì cả nhân loại nói chung và các dân tộc liên hệ nằm dưới ách thống trị tàn bạo và vô nhân đạo của họ nói riêng đã không phải hứng chịu một cách bất công và vô tội những tổn thất và chết chóc khủng khiếp do bọn họ gây ra.

Đứng về phương diện tâm lý học, tự bản chất sự ý thức tội lỗi, sự cảm thức tội lỗi cũng như sự ray rứt dằn vặt của lương tâm hay tình trạng „lương tâm bất ổn“ là một dấu hiệu tích cực cho thấy một lương tâm lành mạnh bình thường. Ngược lại, khi lương tâm trở nên chai lỳ và vô cảm trước bất cứ sự sai trái và vô luân nào, dù nặng nề đến đâu đi nữa, thì đó là cả một tình trạng phá sản của toàn bộ cuộc sống tâm linh, cực kỳ nguy hiểm.

Đó là một ghi nhận quan trọng và cần thiết trong lãnh vực tâm lý học và phân tâm học, nhất là trong trường hợp một người cần được điều trị bệnh tâm lý – như mặc cảm tội lỗi, phán đoán lệch lạc, bệnh bối rối – bằng trị liệu pháp phân tâm học, vì qua đó người ta mới phân biệt được đâu là thầy thuốc đích thực và đâu chỉ là loại lang băm, những kẻ chỉ chờ có dịp thuận tiện để lạm dụng các bệnh nhân của họ. Loại lang băm hay thầy thuốc tâm lý nửa mùa này ngay từ khởi đầu quá trình trị liệu đã phủ nhận, coi nhẹ hay chuẩn đoán hoàn toàn sai lệch bệnh tình đích thực của người bệnh nhân, vì mục đích chính của họ là nhằm lấy lòng bệnh nhân, là làm cho bệnh nhân của họ hài lòng, thế thôi.

Trong khi đó, trên thực tế, phương pháp trị liệu đúng đắn và thành công là người ta phải tìm cách hướng dẫn người bệnh bằng những soi sáng nhẹ nhàng và tiệm tiến, giúp đánh thức nơi người bệnh sự nhận thức đúng đắn về điều sai trái, nghĩa là giúp người ấy từ từ ý thức được một cách rõ ràng về tội lỗi. Một trị liệu pháp đúng đắn không phải là tìm cách che lấp hay chối bỏ điều sai trái mà là giúp cho bệnh nhân biết chấp nhận và tìm cách loại bỏ điều sai trái ấy tận gốc, bằng sự cảm thức tội lỗi hay sự ý thức tội lỗi một cách rõ ràng và đúng đắn.

Dĩ nhiên điều đó không muốn nói rằng mục đích ở đây là tìm cách gieo vào người bệnh sự cảm thức tội lỗi, nhưng là tìm cách giúp người ấy đưa cái lầm lỗi bị che lấp hay bị chối bỏ trở lại trong ý thức, nghĩa là trước hết giúp người ấy nhận diện được một cách đúng đắn lầm lỗi của mình và tiếp đến là giúp anh ta loại bỏ tận gốc lầm lỗi ấy. Bởi vì, chỉ nhờ có được sự ý thức rõ ràng và đúng đắn về điều sai lầm, về tội lỗi, thì người ta mới có thể thành tâm ăn năn hối cải và dốc lòng chừa, và nhờ thế sẽ thay đổi được cách sống cũng như cuộc đời của mình.

Sự ý thức đúng đắn về tội lỗi là một tiềm năng sáng tạo của đời sống tinh thần con người, nó mở ra một chân trời hành động mới, đó là giúp cho con người biết nhận chân được bản chất và con người thật của mình – bất toàn, giới hạn và đầy yếu đuối – là luôn có thể sai phạm bất cứ lầm lỗi nào. Còn tình trạng thiếu đi ý thức về tội lỗi nơi một người, thì không có nghĩa là người ấy hoàn hảo và trong trắng vô tội, nhưng là hậu quả của sự loại bỏ tội đã sai phạm ra khỏi ý thức và chôn vùi nó trong vô thức bằng một cuộc sống trầm mình triền miên trong đủ thứ tội lỗi và bưng mắt bịt tai trước những nhắc nhủ khẩn thiết của lương tâm. Thái độ cố chấp tránh né nhìn nhận sự thật này ngăn chặn và dập tắt từ từ tiếng nói của lương tâm người ấy, mãi cho tới khi chính lương tâm của anh ta hoàn toàn trở nên mỏi mệt, chai lỳ và vô cảm trước mọi hành động sai trái, kể cả những trọng tội.

Tuy nhiên, kể cả trong hoàn cảnh đen tối này, cảm thức tội lỗi hay ý thức tội lỗi sẽ từ trong vô thức hồi tỉnh lại bất cứ lúc nào, một hiện tượng tâm lý mà ngôn ngữ bình dân thường gọi là tính chất lương thiện của mỗi một con người. Đây là lý do cơ bản khiến ta không nên vội chán nản hay đầu hàng bỏ cuộc trong việc giúp đỡ một kẻ nào đó lầm đường lạc lối biết cải tà quy chánh, nhất là đừng vội kết án bất cứ ai là hạng người bất trị. Đã là người ai cũng có thể có khả năng trở nên tốt hay trở thành xấu. Và trong tận đáy lòng sâu thẳm của mỗi con người, dù xấu xa và gian ác đến mấy, vẫn nhen nhúm và âm ỉ một ánh sáng nào đó của tính lương thiện, của tình nhân đạo, và ánh sáng ấy sẽ bừng lên soi sáng và chiếu tỏa bất cứ lúc nào, khi dịp thuận tiện xảy tới.

Sau cùng, đối với những người đã ý thức được một cách rõ ràng các tội lỗi của mình và luôn mang nặng mặc cảm tội lỗi vì đã gây nên những bất công, sai trái và tiêu cực trong cuộc sống, thì lối thoát khả dĩ và tốt đẹp nhất là tìm đến tòa Cáo Giải xưng thú tội lỗi của mình một cách thành thật, làm việc đền tội đầy đủ và dứt khoát dốc lòng chừa, hầu để được lãnh nhận sự tha thứ của Thiên Chúa qua Bí tích Hòa Giải. Thái độ chấp nhận điều sai trái và tội lỗi của mình một cách thành thật sẽ giúp cho người hối nhân tìm lại được sự an bình và sự tự do nội tâm, và tiếp đến nhờ sự nỗ lực cải quá tự tân, nỗ lực sửa đổi và canh tân không ngừng mọi tâm tư ý nghĩ, mọi lời nói và mọi hành động của mình, người ấy sẽ cảm nhận được tận đáy lòng một cuộc sống hạnh phúc và hoan lạc đích thực, và ngay từ bây giờ, trong cuộc sống trần thế này.

__________________

Chú thích:

1. xem Tác phẩm “Khiêm Nhường, Con Đường Đi Tới Thiên Chúa” (Umiltà, la Strada verso Dio) do nhà xuất bàn Missionaria Italiana phát hành; xem bài viết “Khiêm nhường không phải là một đức tính của kẻ yếu đuối” của Bùi Hữu Thư, www.vietcatholic.net/News/Html/106305.htm.

2. „Jeder Mensch hat Erinnerungen, die er niemandem außer vielleicht seinen engsten Freunden erzählt. Er hat außerdem Gedanken, die er nicht einmal seinen Freunden, sondern nur sich selbst und insgeheim offenbart. Darüber hinaus gibt es Dinge, bei denen man es sich nicht einmal traut, sie sich selbst einzugestehen. Jeder normale Mensch hält eine Vielzahl solcher Dinge in seinem Kopf verborgen." (https://implicit.harvard.edu/implicit/germany/.../posttestinfo.html).

Sách tham khảo:

Raphael M. Bonelli: „Selber Schuld – Ein Wegweiser aus seelischen Sackgassen“, Pattloch Verlag, München 2013.
 
Văn Hóa
Suy tư về năm đức tin: Đức tin mang lại cho ta những gì?
Lm. Nguyễn Hữu Thy
03:58 14/05/2013
Suy tư về năm Đức Tin: Đức tin mang lại cho ta những gì?

Một câu hỏi mà hầu như tất cả mọi người đều tự đặt ra cho mình trước khi muốn thực hiện bất cứ một dự định nào đó, là làm điều ấy có lợi hay không và lợi nhiều hay ít? Khi bỏ công sức làm điều ấy thì tôi sẽ được gì bù lại?

Đây là một sự thắc mắc rất bình thường, rất con người và cũng rất hợp lý, một sự thắc mắc hoàn toàn chính đáng, vì mỗi hành động và mỗi việc làm của ta dù nhỏ mọn và bình thường đến đâu cũng đều phải có mục đích riêng của nó.

Chúng ta từng tự hỏi mình như thế và cũng luôn sống và hành động như thế: Tìm đạt mục đích của hành động. Chẳng hạn khi bước vào một tiệm bán thực phẩm là để mua thức ăn, khi vào tiệm buôn áo quần là để mua quần áo, khi vào tiệm cắt tóc là để làm đẹp mái tóc trên đầu, khi đi thăm bác sĩ là để khám bệnh, v.v… Trong vấn đề đức tin cũng tương tự như thế, người ta cũng tự hỏi mình, ít là lúc khởi đầu đời sống đức tin, khi tôi tin đạo hay khi tôi tin tưởng phó thác đời tôi cho Thiên Chúa thì tôi sẽ được gì? Cuộc đời tôi sẽ ra sao và tương lai gần cũng như tương lai xa hay tương lai cuối cùng của đời tôi sẽ thế nào? Hay một cách vắn tắt và tổng quát hơn: Đức tin mang lại cho ta những gì?

Sống trên đời, ít ai làm một điều gì đó mà không nhằm mang lại lợi lộc, hoặc cho bản thân hoặc cho xã hội nhân quần, hoặc là lợi lộc vật chất hoặc lợi lộc tinh thần, hoặc lợi lộc chóng qua đời nay hoặc lợi lộc siêu nhiên trường cửu.

Nhận diện những tác động của đức tin

Bởi vậy, khi nghe có ai đó nêu lên câu hỏi tương tự, người ta không có quyền vội vàng kết án người ấy là còn mang nặng óc vụ lợi thế gian, còn tính toán ích kỷ nhỏ nhặt với cả Thiên Chúa nữa hay chỉ nghĩ đến lợi lộc cá nhân theo kiểu trần thế, v.v…, vì đức tin trước hết là một ơn nhưng không của Thiên Chúa ban cho con người, và do đó người ta cần luôn phải biết cảm tạ Chúa, chứ không được đòi hỏi kiểu thế gian. Thực ra, khi mới thoạt nghe, một sự thắc mắc như thế có thể gây cho người nghe cảm giác nhuốm đầy sắc thái „thế gian“, „vụ lợi“, „ích kỷ“, nhưng tự bản chất của nó, sự thắc mắc ấy là một điều bình thường và không có gì vô lý cả.

Bởi vì, chính các Tông Đồ xưa cũng đã nêu lên với Chúa Giêsu cùng một câu hỏi ấy: „Thưa Thầy, phần chúng con, chúng con đã từ bỏ mọi sự mà theo Thầy, chúng con sẽ được gì bù lại?“ (Mt 19,27) và Chúa Giêsu đã không hề tỏ ra ngạc nhiên hay chê trách các Tông Đồ là trần tục hay còn vụ lợi và tính toán thế này thế kia. Trái lại, Người đã rất thông cảm và hiểu rõ tâm lý các Môn Đệ của Người nên đã vui vẻ và thẳng thắn trả lời sự thắc mắc chân thành ấy của họ như một điều hoàn toàn bình thường: „Thầy bảo thật anh em: Anh em là những người đã theo Thầy, thì đến ngày sống lại, khi Con Người ngự trên tòa vinh hiển, anh em cũng sẽ được ngồi trên mười hai tòa mà xét xử mười hai chi tộc Ít-ra-en. Và phàm ai từ bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất vì danh Thầy, thì sẽ được bù đắp lại gấp trăm và còn được cuộc sống vĩnh cửu làm gia nghiệp.“ (Mt 19,28-29) Câu trả lời của Chúa còn cho chúng ta thấy được rằng Người đã hứa không hề để bất cứ ai đã từ bỏ mọi sự để theo Người phải thiệt thòi, chắc chắn Người sẽ ban thưởng cho họ gấp trăm, và Người còn ban thưởng ngay tại đời này nữa.

Điều đó cho thấy là không ít người đã quan niệm hoàn toàn sai lạc chương trình và thánh ý của Thiên Chúa khi họ cho rằng làm người Kitô hữu là luôn luôn phải hy sinh, phải từ bỏ và phải chiến thắng chính mình; tất cả những gì giúp thư giãn, giải trí hay làm cho vui nhộn đều cần phải loại bỏ ra khỏi mọi sinh hoạt của cuộc sống, vì họ cho rằng việc mua vui như thế chỉ để chiều chuộng xác thịt mà thôi. Đây quả là một sự hiểu lầm, một quan niệm sai lạc nguy hiểm. Nếu Chúa Giêsu đã đề cập tới sứ mệnh người Kitô hữu là phải biết can đảm đối mặt với sự bắt bớ, sự đau khổ và biết vác thánh giá hằng ngày của mình, chúng ta đừng quên rằng đức tin vào Thiên Chúa là nhằm mang lại cho cuộc sống của ta niềm hoan lạc và sự an bình chân chính từ tận đáy lòng, hầu chúng ta có đủ nghị lực và sự tin tưởng để vượt lên trên những bắt bớ, cấm cách và khổ giá trong cuộc sống hằng ngày của mình. Vâng, Sứ Điệp Chúa Giêsu mang đến cho nhân loại là Tin Mừng Cứu Rỗi, chứ không phải sự đau khổ và chết chóc. Đây không phải là một điều mơ ước cầu mong, nhưng là một sự khẳng định chắc chắn.

Sự cần thiết của đức tin

Chân lý của sự khẳng định này đã được chứng minh một cách rõ ràng và cụ thể qua cuộc sống của các vị thánh nhân, những người nhờ có được đức tin Kitô giáo vững chắc và sâu xa nên đã có thể kiên cường gánh chịu mọi thứ bệnh tật nặng nề và nan y hay những cơn đau khổ triền miên trong cuộc sống. Thái độ luôn biết vui vẻ và thanh thản đón nhận mọi tình huống và hoàn cảnh vui buồn của cuộc sống với một lòng tin tưởng phó thác hoàn toàn vào sự quan phòng của thánh ý Thiên Chúa là cả một kho tàng vô cùng quý báu, vượt trên tất cả mọi sự giàu có, mọi danh vọng, tiền bạc và các thứ của cải đời này. Đây là một điều mà chúng ta có thể khám phá thấy khi đọc và tìm hiểu tiểu sử của bất cứ vị thánh nào. Các thánh là những người đã dành trọn vẹn cuộc đời mình cho đức tin vào Thiên Chúa, đến nỗi không một ai có thể lấy bất cứ vinh hoa phú quý nào của thế gian để đổi lại đức tin sắt đá ấy được. Các thánh thà chịu mọi đau khổ và cả việc hy sinh chính mạng sống mình, chứ không để mất đức tin Kitô giáo của mình. Các cuộc tử đạo anh hùng của hàng ngàn, hàng vạn Kitô hữu trên khắp thế giới trong suốt hơn hai ngàn năm lịch sử Giáo Hội mãi cho tới ngày nay, cách riêng máu hồng của trên ba trăm ngàn Kitô hữu Việt Nam, tổ tiên kiên cường và anh dũng của chúng ta, đã đổ ra vì đức tin là một minh chứng hùng hồn và cụ thể nhất.

Qua đó chúng ta đã tìm gặp được câu trả lời thoả đáng cho thắc mắc đã được đặt ra là đức tin mang lại cho ta điều gì? Tự bản chất, đức tin là cả một thành đạt to lớn của nhân vị: Đức tin trợ giúp chúng ta có đủ nghị lực để thắng vượt được những thử thách khó khăn, biết can đảm và bình tĩnh đối mặt với những đau khổ không thể tránh né được trong cuộc sống và rồi biết sáng suốt tìm cách loại bỏ hay vượt lên trên chúng để sống một cách an bình và thanh thản.

Chính đức tin Kitô giáo giúp chúng ta nhìn thấy được hình ảnh Thiên Chúa trong mọi anh chị em đồng loại của mình để hết lòng yêu thương, giúp đỡ và tôn trọng họ, kể cả những anh chị em đau ốm tật nguyền, những người mà các đồ đệ của chủ thuyết thực dụng quá khích và duy vật đánh giá là vô dụng, hay những anh chị em đồng loại đang còn được cưu mang trong dạ mẹ, tức những thai nhi vô sinh chưa được cất tiếng khóc chào đời, vì tất cả họ cũng đều được kêu mời sống cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu như chúng ta.

Chỉ những Kitô hữu chân chính, tức những người có đức tin vững vàng vào Thiên Chúa, mới có thể nhận chân được nhân vị và phẩm giá con người một cách đúng đắn. Cùng với Giáo Hội, họ cương quyết phản đối và tẩy chay tất cả những hành động làm thương tổn đến phẩm giá hay sinh mạng đồng loại, như việc phá thai, tội ác sát hại các thai nhi vô sinh cũng như hành động trợ tử, tức việc giúp cho các bệnh nhân chết nhanh và chết nhẹ nhàng, v.v... Vì đức tin dạy cho họ biết xác tín được một cách chắc chắn rằng sự sống và sự chết của con người hoàn toàn thuộc về một mình Thiên Chúa Tạo Hóa mà thôi; ngoài Thiên Chúa ra, không có bất cứ ai khác có quyền quyết định trên sự sống và sự chết của người khác. Trong khi đó, những người vô thần hay những người sống xa rời đức tin thì chỉ biết tìm kiếm vinh quang và lợi lộc vật chất như mục đích tối hậu của cuộc sống, chứ không hề quan tâm tới hay biết tôn trọng nhân phẩm con người. Đó chính là mối đe dọa nguy hiểm cho cả xã hội nhân loại nói chung và mạng sống mỗi cá nhân nói riêng, vì một khi danh dự và quyền lợi vật chất của những người ấy bị đe dọa, thì họ sẵn sàng thực hiện bất cứ hành động nào, miễn sao bảo vệ được quyền lợi của họ, kể cả những thủ đoạn vô nhân đạo như tội ác sát hại đồng loại của mình, những người đang sống và những thai nhi vô sinh.

Hoa quả cụ thể của đức tin

Dưới ánh sáng đức tin, phẩm giá cao quý và bất khả xâm phạm của con người mới được nhận chân và được tôn trọng một cách đúng đắn và đầy đủ. Một khi nền tảng tôn giáo, tức nền tảng đức tin bị sa sút và bị lung lay, thì mọi trật tự và nền luân lý đạo đức của xã hội tất nhiên sẽ bị xáo trộn và chao đảo tận gốc. Dĩ nhiên, trên thực tế ít ai muốn hay biết nhìn nhận được sự tương quan trọng yếu ấy. Bình thường người ta luôn lấy kinh tế làm chuẩn mực hay làm yếu tố chính trong việc đánh giá các biến chuyển của xã hội. Chẳng hạn, ở đâu nền kinh tế phát triển thì cuộc sống xã hội an bình hạnh phúc, còn ở đâu nền kinh tế xuống dốc hay sa sút, thì cuộc sống xã hội sẽ mất thăng bằng, sẽ nảy sinh ra đói nghèo và từ đó lại nảy sinh ra các tệ đoan xã hội khác.

Nhận định như thế là không sai, nhưng chưa đầy đủ. Tình hình kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong việc ổn định hay gây ra bất an trong xã hội, nhưng một mình yếu tố kinh tế mà thôi thì chưa đủ, yếu tố tôn giáo, yếu tố của sự xác tín tâm linh, tức yếu tố đức tin tôn giáo cũng đóng một vai trò vô cùng cần thiết mang tính cách quyết định trong vấn đề an sinh xã hội. Bởi vì, nếu những con người sống trong một xã hội mà thiếu đi sự xác tín tôn giáo, thiếu đi điểm tựa tâm linh; hay nói đúng hơn, thiếu đi sự soi sáng và hướng dẫn của đức tin, thì dù xã hội ấy đang được hưởng một nền kinh tế phồn thịnh, cũng vẫn rất khó lòng tránh được những tệ đoan và những tội phạm, nếu không muốn nói là các tệ đoan xã hội càng gia tăng hơn.

Đó là điều đã được chứng minh rõ rệt trong thực tế và từng được các nhà lãnh đạo cộng sản cao nhất của Việt Nam nhìn nhận: Ở đâu có đa số người Công Giáo nói chung và đa số người Công Giáo đạo đức nói riêng sinh sống, thì ở đó an sinh xã hội được bảo đảm, ít tệ đoan xã hội xảy ra. Trái lại, ở đâu tuy tình hình kinh tế phát triển tốt, nhưng đời sống tinh thần và nhất là đời sống tâm linh tôn giáo bị băng hoại hay bị sa sút, thì sẽ xảy ra đủ mọi thứ tệ đoan xã hội, kể cả các tội ác. Nếu những kẻ tự vỗ ngực cho mình là vô tôn giáo hay vô thần và trên thực tế họ cũng sống như thế, thì đó là những kẻ vô phúc và bất hạnh nhất, dù cho họ thành công trong cuộc sống, dù cho họ nhiều tiền lắm bạc hay được nổi danh trong lãnh vực này trong lãnh vực nọ. Bởi vì, những kẻ vô thần „chính hiệu“ ấy sẽ hoàn toàn không bao giờ tìm gặp được ý nghĩa đích thực của đời mình, và tận trong đáy lòng sâu thẳm, họ luôn cảm thấy nghèo nàn và trống rỗng, một sự trống rỗng mà các của cải và danh vọng trần thế dư dật của họ không thể lấp đầy được.

Trong khi đó, những người biết đặt niềm tin tưởng phó thác tuyệt đối vào Thiên Chúa thì được lời lãi gấp trăm ở đời này và còn „có được đời sống vĩnh cửu làm gia nghiệp“ như Chúa đã khẳng định với Tông đồ Phêrô mà chúng ta vừa trích dẫn ở phần trên. Ở điểm này, Blaise Pascal, nhà triết học và toán học thời danh người Pháp, đã phát biểu rất chí lý, đáng cho ta phải suy nghĩ: „Một điều quan trọng mang tính cách quyết định cho cả cuộc đời con người là phải nhận thức được điều này là linh hồn mình bất tử hay không bất tử.“(*)

Nếu con người đã xác tín được rằng linh hồn mình bất tử, thì đồng thời con người cũng cần phải nhìn nhận được chân lý khách quan này nữa là cuộc sống thể xác đời này chỉ tạm bợ và một ngày nào đó sẽ vĩnh viễn qua đi để bước vào cuộc sống mới, cuộc sống trường cửu. Nếu thế, tất cả mọi của cải và danh vọng cao quý nhất thuộc cuộc sống đời này hoàn toàn chỉ là phương tiện để con người sử dụng bao lâu còn sống trên cõi đời này mà thôi, còn khi xuôi hai tay hai chân nằm xuống, thì dù có muốn hay không, con người cũng phải bỏ lại tất cả, chứ không thể mang theo được bất cứ điều gì, kể cả những điều thân thương gần gũi nhất của mình, và phải ra đi với hai bàn tay trắng. Điều đó muốn nói rằng con người cần phải biết thiết kế cuộc sống đời này của mình một cách hợp lý, hầu sau cuộc sống tạm bợ này con người sẽ không bị thua thiệt và mất mát, nhưng là được hạnh phúc chân thật. Để thực hiện được mục đích quan trọng tối hậu ấy, chính đức tin Kitô giáo là sao mai sáng chói hướng dẫn từng bước đường của con người đang tiến về cuộc sống vĩnh cửu.

Nhờ đức tin vào Đức Kitô soi sáng, con người luôn biết nỗ lực và cố gắng yêu chuộng và tìm kiếm những giá trị tồn tại trường cửu hơn những giá trị tạm thời và sẽ phai mờ theo thời gian. Nói cách khác, dưới ánh sáng đức tin Kitô giáo, con người biết khôn ngoan sáng suốt yêu chuộng và tìm kiếm các giá trị siêu nhiên muôn đời bền vững, chứ không chạy theo những giá trị vật chất chóng qua đời này. Đức tin Kitô giáo luôn nhằm đạt tới mục đích, chứ không phải chiếm hữu phương tiện, nhằm thỏa mãn được khát vọng tìm kiếm sự chân thật vĩnh cửu, chứ không phải dừng lại nơi những an ủi tạm bợ chóng qua. Chính thánh Phaolô đã cảnh báo các tín hữu Giáo Đoàn Cô-rin-thô xưa: „Nếu chúng ta đặt hy vọng vào Đức Kitô chỉ vì đời này mà thôi, thì chúng ta là những kẻ đáng thương hơn hết mọi người“ (1Cr 15,19). Đối mặt với sự giới hạn ngắn ngủi của cuộc sống đời này, với sự chóng qua của các giá trị trần thế, đức tin Kitô giáo mang đến cho ta một niềm hy vọng vượt lên trên mọi biên giới của cuộc sống và sự chết, và niềm hy vọng ấy soi sáng, hướng dẫn và đỡ nâng ta ngay trong cuộc sống chóng qua đời này, để ta tìm đạt tới được tương lai bất diệt của đời mình trong cuộc sống vĩnh cửu.

Bởi vậy, khi con người đánh mất niềm tin vào tương lai đầy hy vọng ấy là con người đánh mất luôn định hướng đời mình, trở nên trống rỗng, vô vọng và sẽ bị tinh thần thế tục lôi cuốn và thôi thúc chạy theo tìm kiếm những hưởng thụ các thú vui chóng qua đời này, để rồi sau cùng chỉ còn trơ trọi hai bàn tay trắng, mọi sự đều đã tuột khỏi tầm tay từ bao giờ. Đây là tình trạng bất hạnh mà thánh Phaolô đã mỉa mai viết. „Nếu kẻ chết không trỗi dậy, thì chúng ta cứ ăn cứ uống đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết hết.“ (1Cr 15,32b).

Đức tin Kitô giáo không chỉ hệ ở chỗ chu toàn các giới răn và các luật lệ như một số người nghĩ tưởng, nhưng còn mang lại sự an bình, sự thanh thản và niềm hoan lạc nội tâm khôn sánh qua sự tin tưởng và phó thác tuyệt đối vào tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Đây là sự thật mà các Kitô hữu chân chính luôn được nếm thử và trải nghiệm trong chính cuộc sống hằng ngày của họ. Nếu một ai đó còn chút nghi ngờ về sự thật ấy, hãy mở đọc tiểu sử của bất cứ vị thánh nào của Giáo Hội, chắc chắn họ sẽ cảm nhận được điều đó một cách rõ ràng, vì ở đó hạnh tích và đời sống các thánh thường được trình bày một cách trung thực và đáng tin tưởng. Khi được hỏi: trong năm đức tin, người tín hữu Công Giáo cần phài làm gì? Một vị Giám Mục người Mỹ đã trả lời: Một trong các điều cần phải làm, là cầm đọc tiểu sử một vị thánh của Giáo Hội. Dĩ nhiên, trong những trình bày về đời sống các thánh, thì bên cạnh những trình bày nghiêm chỉnh và phù hợp với sự thật, còn có những trình bày mang tính cách huyền thoại bao gồm những câu chuyện giả tưởng, cốt thêu dệt cho cuộc đời các thánh thêm hấp dẫn hơn, nhưng lại không đúng sự thật. Đó là điều nguy hiểm, xúc phạm đến sự thật và như thế xúc phạm đến các thánh, chúng ta cần phải tỉnh táo để phân biệt và loại bỏ.

Kết luận

Nói tóm lại, trước thắc mắc „đức tin mang lại cho ta những gì?“ Chúng ta có thể trả lời một cách bộc phát và đơn giản rằng đức tin mang lại cho con người hơi thở của cuộc sống tinh thần. Cũng như cuộc sống thể xác nếu thiếu hơi thở thì sẽ chết, cuộc sống tinh thần cũng vậy, nếu thiếu đức tin thì sẽ trở nên nghèo nàn, èo ọt, khô cằn và thiếu sức sống. Những giá trị cao quý mà đức tin mang lại cho con người thì vô giá, không thể lấy tiền bạc của cải đời này để so sánh hay đổi chác được.

Đức tin mang đến cho con người tình yêu thương và sự trung tín đích thực, sự bình an và niềm hoan lạc nội tâm bền vững, sự thỏa mãn và sức mạnh tinh thần chân chính. Đó là những giá trị tinh thần quý báu mà mỗi Kitô hữu sống trung thành với đức tin của mình đều có thể chứng nhận được. Một người không có đức tin hay đã tự đánh mất đi đức tin ấy, thì sẽ không bao giờ có thể cảm nghiệm được những giá trị cao quý bất khả nhượng ấy. Và còn hơn hế nữa, người ấy sẽ thiếu đi những định hướng chủ yếu và cần thiết của cuộc sống, và sẽ tựa như một người đang phải đứng chơi vơi giữa ngã ba đường và không biết phải chọn lối nào, phải đi về đâu.

Vâng, đức tin mang lại cho các tín hữu vô vàn ân sủng thiêng liêng và các lợi ích tinh thần khôn sánh. Khi nhìn lại những trải nghiệm đầy đen tối và đau buồn của những ngày tháng trong quãng đời đã qua, các Kitô hữu cao niên từng trải thường chân thành tâm sự: „Những lúc cực kỳ gian nan ấy mà giá thử không có đức tin, thì tôi đã không thể đứng vững và tồn tại cho đến ngày hôm nay được.“

Tuy nhiên, đức tin Kitô giáo mang lại rất nhiều giá trị và lợi ích khôn sánh như thế chỉ cho những ai trung thành sống và thực hành đức tin ấy trong cuộc sống hằng ngày của mình mà thôi, vì một đức tin không có việc làm, tức một đức tin không được cụ thể hóa ra bên ngoài bằng những hành động tốt hay việc thiện thực tiễn, thì đó chỉ là một đức tin thuần lý thuyết, một đức tin chết mà thôi (x. Gc 2,26).

Để kết thúc những dòng này, tôi xin mượn phép kể lại cho quý bạn đọc nghe một câu chuyện rất đáng ngẫm nghĩ. Số là một ngày kia có một vị khách du lịch từ Âu châu đến thăm chân phước Mẹ Têrêxa ở Calcutta/Ấn Độ. Hằng ngày ông trông thấy Mẹ Têrêxa không chút mệt mỏi rảo khắp các hang cùng ngõ hẻm, đi vào các khu nhà ổ chuột nghèo nàn và dơ bẩn của thành phố Calcutta để thu nhặt các người đang hấp hối trong một tình cảnh vô cùng thương tâm và khốn cùng, và đưa về nhà để giúp cho họ có được một cái chết xứng đáng với nhân phẩm, vị khách kia đã nói với Mẹ Têrêxa: „Nếu có ai đó hứa cho tôi một triệu đô-la để thuê làm những công việc Mẹ làm, chắc tôi không thể nào làm được.“ Nghe thế, Mẹ Têrêxa đã không cần phải đắn đo suy nghĩ lâu, nhưng đã trả lời vị khách ngay lập tức: „Tôi cũng vậy.“

Câu trả lời vắn tắt của Mẹ Têrêxa chỉ có ba từ, nhưng lại thâm thúy, bao hàm đầy đủ tất cả. Qua câu trả lời „Tôi cũng vậy“, Mẹ Têrêxa muốn nói cho vị khách kia biết rằng nếu chỉ vì một số tiền khổng lồ như thế, một triệu đô-la, chứ không phải vì đức tin vào Đức Kitô, thì chắc chắn Mẹ đã không đủ can đảm và nghị lực để làm được công việc dơ dáy và cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe cũng như cho cả tính mạng như thế được. Đức tin Kitô giáo dạy cho Mẹ biết rằng Thiên Chúa yêu thương Mẹ vô cùng, như thể Mẹ là đứa con cưng duy nhất của Người, và Người cũng muốn Mẹ phải biết đem san sẻ tình yêu thương ấy cho những người anh chị em đồng loại khác nữa, nhất là những anh chị em đang đau khổ và bất hạnh.

Chỉ đức tin Kitô giáo mới là động lực chính và là nguồn sức mạnh bất tận đã giúp Mẹ Têrêxa có đủ can đảm và nghị lực để đi tìm kiếm những anh chị em đồng loại bất hạnh và khốn cùng ấy, và đón rước họ về nhà mình để tạo cho họ có điều kiện chết một cách xứng với nhân phẩm mà Thiên Chúa đã ban cho họ. Vì chính đức tin đã dạy cho Mẹ biết rằng, tất cả mọi người, kể cả những người nghèo đói, đau ốm bệnh tật, đều là con cái đầy yêu thương của một Cha Trên Trời và đã được cứu chuộc bằng giá máu của Con Một Người, và như thế tất cả họ đều là những người anh chị em của Mẹ.

Quả thật, đức tin vô cùng cao quý siêu phàm, người ta không thể lấy tiền bạc và của cải trần gian này để so sánh hay đổi chác được. Một người có được đức tin Kitô giáo sâu xa và kiên cường cũng tựa như một người đang chiếm hữu được một viên ngọc vô cùng quý giá hay như một thửa ruộng đang chất chứa dưới lòng đất của mình một kho báu vậy, mà ai khám phá ra được cũng sẽ đi bán hết gia tài nhà mình để tậu cho bằng được thửa ruộng ấy (x. Mt 13,44-46).

________________

• http://www.amazon.de/Gedanken-Meisterwerke-Philosophie-Blaise-Pascal/dp/3866471521.

Lm. Nguyễn Hữu Thy
 
Thánh Ca Trong Phụng Vụ
Văn Duy Tùng
13:58 14/05/2013
I. THÁNH CA

1. Khái niệm.

- Theo huấn thị về âm nhạc trong phụng vụ, ngày 5/3/1967: "Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác để thờ phượng Thiên Chúa, nên phải biểu lộ sự thánh thiện và diễn tả được hình thức nghệ thuật cao.

- Thánh ca hay thánh nhạc là loại hình âm nhạc dùng trong Thánh lễ, trong nhà thờ, trong các lễ nghi Công Giáo cũng như trong các sinh hoạt đạo đức của người Kitô hữu. Thánh nhạc trước hết phải đáp ứng những yêu cầu về tính chất, luật lệ và nghệ thuật của bộ môn âm nhạc nói chung. Ngoài ra, Thánh nhạc còn phải hội đủ ba điều kiện là: Thánh thiện, nghệ thuật và phổ quát.

2. Phân biệt Thánh nhạc, nhạc đạo và nhạc đời.

2.1. Thánh nhạc: Huấn thị số 4b phân loại Thánh nhạc như sau:

- Bình ca Gregorio.

- Các hình thức nhạc đa âm cổ điển và hiện đại.

- Nhạc soạn cho quản cầm và các nhạc khí khác được công nhận.

- Các ca khúc bình dân, phụng vụ và tôn giáo.

Riêng loại này được phân chia thành 3 loại:

- Phụng ca: Là những bài Thánh ca được dùng trong phụng vụ, có 2 nhóm: Thánh ca thuộc về nghi thức phụng vụ: Vinh danh, Ðáp ca, Alleluia… và Thánh ca đi kèm nghi thức phụng vụ: Ca nhậäp lễ, dââng lễ…

- Thánh ca: Là những bài mà lời ca không phải là bản văn phụng vụ, nhưng đã được giáo quyền chuẩn nhận cho hát trong phụng vụ.

- Giáo ca: là những bài diễn tả chân lý trong đạo, được sử dụng ngoài phụng vụ như trong các buổi tĩnh tâm, giờ giáo lý, sinh hoạt tôn giáo…

2.2. Nhạc đạo: Là các loại nhạc dùng trong các lễ hội của các tôn giáo khác nhau và mang những nội dung, ý nghĩa riêng của mỗi tôn giáo.

2.3. Nhạc đời: Là loại nhạc dùng trong đời sống cá nhân và xã hội như: nhạc trữ tình, du ca, hát ru, đồng dao, lý, hò, vè… Những bài hát nói về lao động, về quê hương đất nước …

II. PHỤNG VỤ

1. Khái niệm


- Phụng vụ, theo nguồn gốc, có nghĩa là "việc công khai". Theo truyền thống Kitô giáo, danh từ này chỉ:"Dân Thiên Chúa tham dự vào công trình của Thiên Chúa".

- Tân Ước sử dụng từ "phụng vụ" không những để chỉ nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa mà còn nói lên việc rao giảng Tin mừng và việc thực thi bác ái. Trong mọi trường họp, phụng vụ nhắm đến 2 mục tiêu rõ ràng là phục vụ Thiên Chúa và con người.

- Sách Giáo lý Công Giáo định nghĩa: " phụng vụ là việc tôn thờ chính thức của toàn thể Hội thánh, để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi và thánh hoa con người. Phụng vụ gồm: Thánh lễ, các bí tích và Kinh thần tụng".

- Công đồng VaticanoII công bố hiến chế phụng vụ thánh như sau:"Phụng vụ là hiện tại hoá giao ước mới (mầu nhiệm vượt qua), do cộng đoàn Hội thánh thực hiện qua Ðức Kitô là Ðấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, trong Chúa Thánh Thần, dưới những dấu chỉ hữu hiệu bên ngoài và theo phẩm trật hợp pháp".

2. Thánh ca trong phụng vụ

- Michel Veuthy trong cuốn "Họp nhau cử hành phụng vụ" tập I có viết như sau:"Nếu lời nói là chủ yếu trong cử hành phụng vụ Kitô giáo, thì ca hát sẽ mang lại cho lời nói một chiều kích mới, vì sẽ thêm cho lời nói sức rung cảm và khả năng hiệp thông của cộng đồng, nhịp điệu và sức diễn tả lời ca sẽ mang lại cho lời nói một sức toả sáng mới".

- Hiến chế phụng vụ thánh của Công đồng VaticanoII số 112, 113 khẳng định:"Truyền thống âm nhạc của toàn thể Giáo Hội đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá, vượt hẳn mọi nghệ thuật khác, nhất là vì điệu nhạc thánh đi kèm với lời ca, góp phần cần thiết hoặc trọn vẹn trong phụng vụ trọng thể.

- Huấn thị âm nhạc trong phụng vụ đã nêu lên:"Lễ nghi phụng vụ sẽ mang hình thức cao quý hơn khi được cử hành kèm theo ca hát, mỗi khi thừa tác viên chu toàn đúng nhiệm vụ của mình và khi có dân chúng tham dự"

- Trong thông điệp Mediator Dei, Ðức giáo hoàng PioX đã nhận định: "Thánh nhạc là phần cần thiết của phụng vụ. Do đó, thánh ca giữ vai trò cần thiết trong phụng vụ của Giáo Hội".

Tóm lại: Aâm nhạc phụng vụ phải đáp ứng những đòi hỏi cốt yếu và chuyên biệt của phụng vụ, phải gắng liền với những bản văn mà âm nhạc muốn trình bày, phải phù hợp với mùa và thời khắc phụng vụ, phải tương ứng với những cử chỉ mà nghi thức đề ra.

Thật vậy, các mùa phụng vu khác nhau đòi hỏi một hình thể âm nhạc phụng vụ riêng, có khả năng làm xuất hiện lần lượt bản chất riêng của từng nghi thức rõ rệt, khi thì công bố những kỳ công của Thiên Chúa, khi thì biểu lộ những tâm tình ngợi khen, cầu khẩn, có cả những kinh nghiệm hạnh phúc và nỗi đau của con người nhưng nhờ đức tin vẫn một lòng trông cậy

Vì thế, khi cử hành phụng vụ nếu biết khéo léo vận dụng sức mạnh huyền diệu của âm nhạc thì hiệu quả thiêng liêng sẽ gia tăng. Với hình thức ca hát lời cầu nguyện cùa con người được diễn tả cách sâu sắc và thâm thuý hơn, tính phẩm trật hiệp nhất và sự trang trọng cũng sẽ dễ dàng đạt được nhờ tính nghệ thuật trong thánh ca, khi mỗi thành phần tham dự phụng vụ đều cùng chung một tâm tình thờ phượng Thiên Chúa.

III. NGHỆ THUẬT ÐIỀU KHIỂN

1. Ca trưởng – những điều cần biết


Ca đoàn là một tổ chức tinh thần có tính cách đặc biệt về cơ cấu tổ chức, mục tiêu hướng đến, tinh thần trách nhiệm và các mối tương quan… vì thế người đứng đầu tổ chức này cũng mang một phận vụ đặc biệt.

- Cần có kiến thức về chuyên môn: Nhạc lý, thanh nhạc, đàn, kỹ thuật chỉ huy hợp xướng và nghệ thuật điều khiển … Cũng như kiến thức tổng quát, nghĩa là kiến thức của các ngành liên quan để hỗ trợ cho kiến thức chuyên môn: ngôn ngữ, tâm lý giáo dục, văn hoá…

- Người ca trưởng phải am hiểu một cách cơ bản về Giáo lý Công Giáo để có thể sửa sai những ngôn từ không phù hợp hoặc sai về tín lý nếu muốn hát bài hát đó. Ðiều rất cần thiết và quan trọng là phải nắm thật vững về kiến thức phụng vụ để có thể hiểu biết được đường hướng của Giáo Hội và điều khiển ca đoàn hát đúng phụng vụ và các lễ nghi theo các mùa phụng vụ trong năm. (VD: Mùa vọng không thể hát những bài của mùa giáng sinh hay mùa chay… dù đó là những bài có những tâm tình thờ phượng, ăn năn sám hối… như nhau). 

- Phải có tinh thần trách nhiệm và đam mê công việc, vì như thế người ca trưởng mới có khả năng sáng tạo tìm tòi những cái mới thích nghi với thời đại nhưng vẫn đúng đường hướng mà Giáo Hội mong muốn.

- Phải có đạo đức và tư cách của một người lãnh đạo…

2. Kỹ thuật tập hát

- Hát đúng nhạc điệu, nhịp điệu, nhạc sắc

- Tập lấy hơi đúng chỗ, đúng lúc.

- Hát rõ lời ca, thể hiện nhạc điệu mạnh nhẹ theo nét nhạc và ý nghĩa của lời ca.

- Hát với tâm tình thờ phượng…

3. Nghệ thuật điều khiển

3.1. Thánh ca là một loại hình nghệ thuật đặc biệt

Khác với loại hình nghệ thuật thông thường, Thánh ca tự bản chất là một tác phẩm nghệ thuật thánh, nên Thánh ca cũng nằm trong loại hình nghệ thuật thánh. Vì:

- Các nghệ sĩ sử dụng chất liệu chính từ Thánh Kinh, tìm nguồn cảm hứng từ Thánh Kinh và sáng tác Thánh ca theo sự soi sáng, hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Nên, bản chất Thánh ca và việc hát Thánh ca là loại hình nghệ thuật thánh.

- Chính Chúa Thánh Thần tác động và biến đổi tâm hồn các tín hữu qua việc hát Thánh ca để tôn vinh Thiên Chúa, chứ không phải do bản thân bài Thánh ca, hoặc do nghệ thuật điều khiển của ca trưởng hay do ca đoàn hát.

3.2. Ðiều khiển Thánh ca - loại hình nghệ thuật đặc biệt.

Khác với kỹ thuật tập hát là ca trưởng vận dụng khả năng chuyên môn của mình giúp cho ca viên chỉ hát đúng mà thôi, còn hồn của một bài Thánh ca tuỳ thuộc vào nghệ thuật điều khiển của người ca trưởng. Vì, điều khiển là một nghệ thuật, nên không chỉ hát đúng mà còn phải hay, phải thánh thiện, phải đạt đến mức độ cầu nguyện, tôn thờ và có giá trị phụng vụ. Do vậy, để đạt được những giá trị này cách sung mãn, người ca trưởng cần xác định bậc thang giá trị:

- Trong Thánh lễ nhân vật quan trọng là ai, Thiên Chúa, cộng đoàn hay ca đoàn…?

- Ðiều khiển ca đoàn với tâm tình nào, thờ phượng Thiên Chúa, giúp cộng đoàn cầu nguyện hay biểu diễn, phô trương…?

- Thánh lễ quan trọng hay việc hát Thánh ca quan trọng…?

3.3. Theo quan điểm của Giáo Hội

Thánh ca trong Thánh lễ, tuy không đóng vai trò chủ yếu và quan trọng hơn Thánh lễ, nhưng Thánh ca có chỗ đứng và vai trò đặc biệt trong Thánh lễ, vì là phương tiện để ca ngợi và tôn vinh TC.

- Dù là phương thức hữu hiệu thì Thánh ca hay Thánh lễ cũng không quan trọng bằng con người nói chung và người tín hữu nói riêng. vì nếu không có con người thì cho dù những lời kinh, lời ca hay nhất, có giá trị nhất cũng trở thành một "bản văn chết". Vì con người là tác phẩm hoàn hảo nhất, vĩ đại nhất và nghệ thuật nhất mà Thiên Chúa đã sáng tạo nên. Do đó, không có nghệ thuật nào có giá trị cho bằng con người. Có thể nói, người tín hữu là một "bản văn sống động" mà TC đã viết nên tình yêu của Ngài, đồng thời người Kitô hữu cũng là "bản văn" mang dấu ấn của Chúa Thánh Linh để cho thời đại hôm nay đọc, nơi đó, họ thấy được TC là tình yêu.

- Vì thế, mọi hình thức thờ phượng, ca hát, hoạt động nghệ thuật thánh đều phải bắt nguồn từ Chúa Thánh Linh. Do đó, người ca trưởng cần ý thức rằng, kiến thức chuyên môn, tài năng, óc sáng tạo… và các bài Thánh ca chỉ là những chất liệu vật chất. Chúa Thánh Thần mới là "hồn" của Thánh ca.

- Dĩ nhiên con người không hơn TC nhưng giá trị của con người ở chỗ giống hình ảnh của Thiên Chúa. Nói như thế, để người ca trưởng và ca đoàn phải hết sức tôn trọng cộng đoàn trong việc hát Thánh ca trong phụng vụ. Nghĩa là phải tôn trọng giá trị tâm tinh của cộng đoàn (người tham dự).

Khi xác định được bậc thang giá trị như trên, chắc hẳn người ca trưởng khi điều khiển ca đoàn sẽ mang tâm tư, tình cảm, thái độ của Giáo Hội, của cộng đoàn và mang hồn sống, hơi thở của Chúa Thánh Linh, chứ không phải của cá nhân ca trưởng hay chỉ là một nhóm nhỏ là ca đoàn. Khi đó, việc hát Thánh ca sẽ mang giá trị cứu độ vĩnh cửu.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tạ Ơn
Joseph Ngọc Phạm
21:24 14/05/2013
TẠ ƠN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Thành tâm cảm tạ Chúa Trời
Đã thương cứu độ cuộc đời phàm nhân
Tình Ngài siêu trác tuyệt luân.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)