Phụng Vụ - Mục Vụ
Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Pm. Cao Huy Hoàng
10:41 15/05/2008
Lễ Chúa Ba Ngôi (Ga 3,16-18)
SỐNG MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI
Tình yêu của con người
Tình Cha yêu con, tình Mẹ yêu con… thiêng liêng và cao quí lắm. Nhưng việc cho con, bán con, bỏ con, giết con… đang là một chuyện thường ngày mang tính thời sự cao ở những nước nghèo tiền bạc, nghèo học thức, nghèo luân lý, nghèo ánh sáng Tin Mừng, nghèo tình người. Người ta “cho con mình” cho người khác, vì không nuôi con nỗi, hoặc để giải quyết chuyện riêng của mình: “cho con đi” để rảnh rang mà lấy chồng khác, “cho con riêng” vì mâu thuẫn trong nhà quá lớn, chẳng hạn.
Năm 1980, có vợ chồng người ở Giáo xứ bên cạnh đến nhờ tôi làm thông dịch viên cho vợ chồng ông bà người Pháp đang đến nhà, vì vợ chồng ấy muốn cho họ hai đứa con: 3 tuổi và một tuổi. Tôi tần ngần mãi, nhưng rồi đồng ý, may ra mình có chút tiền để mua gạo. Đến nhà, các giấy tờ phía người cho đã xong, chỉ còn thiếu cái test của viện Pasteur. Họ yêu cầu tôi đưa họ ra Sở Tư pháp tỉnh. Đến Phan Thiết, họ bảo tôi đưa họ đến Bưu điện. Cả hai vợ chồng người Pháp vào chung một buồng điện thoại. Họ gọi cho Viện Pasteur. Và họ ôm nhau khóc nức nở, vì kết quả test của hai em là siêu vi gan dương tính. Họ bước ra, đưa giấy tờ cho tôi, nhờ tôi mang về. Còn họ, cho tôi hai mươi ngàn, rồi ra bến xe về Sài gòn. Tôi mừng lắm, và tạ ơn Chúa- không vì hai mươi ngàn, nhưng vì như thế là hai đứa con của ông bà kia được sống với Cha Mẹ nó, và tôi khỏi mang tội tiếp tay.
Một chuyện khác ở xóm nghèo chúng tôi: Bà B và con gái 13 tuổi, trưa hôm ấy vui hẳn lên, chuẩn bị cơm trưa ngon hơn thường lệ, vì chỉ một lý do thôi là đợi chống về để báo một tin vui: “ Anh à, con gái mình mới gặp được chú kia người ở Sài gòn. Chú ấy hứa sẽ nuôi con mình ăn học đến nơi đến chốn, ít là hết Đại học. Em mừng quá”. Ông B đi cưa về, vào dùng cơm, nghe vậy, ông bỏ đủa nói: “Bà có biết: con gì mà người ta nuôi, thì trước sau người ta cũng “thịt” không?”. Cha nuôi thịt con gái mình, đầy trong báo kìa… người ta bỏ tiền ra nuôi để thịt”.
Chuyện bán con cho người thành phố, người nước ngoài để lấy tiền nuôi sống nhà mình đang nghèo khổ nợ nần ở dưới quê, hoặc tự nó đi bán mình lấy tiền nuôi cha mẹ… đã phổ biến đến nỗi có vùng không còn đứa con gái nào ở nhà để đi cấy, chỉ còn toàn bà già. Chuyện bỏ con đỏ hon hỏn trên đường phố, trước khách sạn, trước nhà Dòng …cũng không hiếm. Và nhất là chuyện giết con mình từ trong trứng nước thì vào loại nhất nhì thế giới rồi, không ai phủ nhận được, vì đó là chủ trương.
Như vậy, “cho con” đã là mất con, huống nữa là bán con, bỏ con hay giết con. Chỉ có con người mất nhân tính mới có cách yêu thương như thế: Không có tình yêu, chỉ là sự ích kỷ vô-không yêu con, chỉ yêu mình. Đối với những con người ý thức rằng mình được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa thì không thể làm thế được. Phải noi gương tình yêu của Thiên Chúa.
Còn Thiên Chúa, thì sao?
Thiên Chúa trao ban Con Một của mình cho nhân loại, vì yêu thương nhân loại. Chính Ngài là Tình Yêu- Tình Yêu tinh tuyền, Tình Yêu đích thực, Tình Yêu đúng nghĩa “cho đi” để nhân loại “nhận được” sự sống đời đời.
“Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết, mà được sống đời đời “(Ga 3,16).
Không có lý trí nào có thể hiểu nỗi mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mà nhất là hiểu được Thiên Chúa Cha, và Tình Cha của Thiên chúa. Không một phép so sánh nào giữa “một có ba”, “ba trong một” có thể dùng để so sánh với Thiên Chúa Ba ngôi mà giảng giải cho đúng. Thiết nghĩ, cách giải thích mầu nhiệm ba ngôi như ba tính chất của một ngọn lửa hoặc một vài hình tượng khác không còn phù hợp lắm. Hoặc trường hợp thánh Ignatio Loyola trong một lần cầu nguyện, nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất, cũng chỉ là một cảm nghiệm cá nhân, không thể toát hết được đời sống nội tại của Ba ngôi Thiên Chúa.. Ước ao giải thích rốt ráo là căn bệnh của những Giáo lý viên tích cực, nhiệt thành. Coi chừng, không những lệch lạc mà còn sai lầm khi đem những thực tại hữu hình so sánh với Thiên Chúa vô hình nhằm giáo huấn dân Chúa theo cái suy nghĩ rất riêng của mình. Đừng quên rằng, đối với những mầu nhiệm, thì ta nên tin và sống với mầu nhiệm ấy hơn là muốn thỏa mãn cuộc tìm kiếm mang tính lý trí mong đào sâu, múc cạn mầu nhiệm Thiên Chúa, như trường hợp của Thánh Augustino.
Như vậy, điều quan trọng là tin và sống với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm trung tâm của Ki-tô giáo công giáo. Chắc chắn rằng: mỗi tín hữu sẽ tự giải thích cho mình bằng chính cảm nghiệm của mình đi qua cả một cuộc đời Ki-tô hữu công giáo: sống khao khát, tìm kiếm và kết hiệp với Ba ngôi Thiên Chúa qua Người Con. Vì “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà được sống đời đời”(Ga 3,16).
Nói cách khác, các tín hữu có thể hiểu Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng cảm nghiệm sâu sắc của chính mình và của cộng đoàn khi thực hành Lời Chúa, và kết hiệp mật thiết với Thánh Thể Chúa Giêsu.
Khi thực hành Lời Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày, các tín hữu luôn được đặt trước những chọn lựa dứt khoát cho Thiên Chúa hay dứt khoát cho những cuốn hút của thế gian. Và khi họ dứt khoát cho Thiên Chúa, chấp nhận sống theo tinh thần của Tin Mừng, họ không chỉ sống với Ngôi Con, mà còn lôi kéo cả Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần xuống đồng hành với cuộc đời họ. Họ có thể cảm nghiệm được tình yêu, lòng khoan dung, sự quan phòng cả trong lúc cuộc đời tưởng như là đen tối. Niềm tin yêu, và hy vọng của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận chắc chắn phải bắt nguồn từ việc kết hiệp với Đức Kitô tử nạn phục sinh đang cùng ngồi tù với Ngài, và Ngài nhận ra cả Ba Ngôi Thiên Chúa đang có mặt nơi bị bức bách. Chúa Giêsu trở thành ngưỡng cửa của niềm hy vọng tiến vào bên trong nội thất Thiên Chúa. Còn những cảm nghiệm tương tự của các linh mục tuyên úy thời kỳ hậu chiến, của những giáo dân như chiên lạc đàn mà sức sống của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa vẫn dồi dào như xuân trai trẻ cho dù của nhà thờ đóng lại. Ấy là sức Xuân của Ba ngôi Thiên Chúa nơi Lời Chúa Ki-tô vẫn tồn tại và vẫn luôn đem lại cho mỗi chúng ta sức sống dồi dào của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Còn nỗi sướng vui ngây ngất nào bằng được giao hòa với Ba ngôi Thiên Chúa nhờ lòng khoan dung tha thứ và giá chuộc của Chúa Giêsu qua lời xá tội của Linh mục nơi tòa cáo giải. Rồi cảm nghiệm về Chúa Ba Ngôi lên đến tột đỉnh hạnh phúc khi có Chúa Giêsu Thánh Thể ngự trong lòng, vì lúc ấy, hơn lúc nào hết, mỗi tín hữu “ngộ”ra cái hạnh phúc vô biên mà Giáo lý đã dạy: “được làm con cái Thiên Chúa là Cha, được là chi thể của Chúa Con, và là Đền thờ Chúa Thánh Thần”. Giáo lý dạy cho người ta hiểu và sống điều đã hiểu, nhưng về Chúa Ba Ngôi, giáo lý dạy người ta tin, sống với Chúa Ba Ngôi rồi hiểu được tình yêu của Chúa Ba Ngôi qua muôn ơn của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Thế thì, đây là tình yêu của Thiên Chúa:Đức Giêsu cho biết tình yêu của Thiên Chúa Cha của mình bằng một sự “cho đi” người Con để nhân loại “nhận được” sự sống và sống dồi dào, sống muôn đời. Ngài đã cho đi vì yêu thương nhân loại. Ngài đã không cho đi vì mưu lợi cho vinh quang của Ngài. Tất cả cho nhân loại. Vì thế, nơi người Con Chí Ái, các tín hữu chỉ có thể hiểu được nội tâm của Thiên Chúa Cha, có thể khám phá ra một Thiên Chúa Ba Ngôi với tình Phụ tử yêu thương và công minh chính trực, với tình Mẫu tử có lòng thương xót, khoan dung, nhân hậu vô biên, với tình huynh đệ chí cốt của Chúa Giêsu hy sinh đến cùng, và tình thông hiệp toàn vẹn trong chỉ một Thánh Thần chân lý duy nhất là: Thiên Chúa duy nhất, giáo hội duy nhất, Thiên Chúa thánh thiện, giáo hội thánh thiện…
Con ước ao kết hiệp cùng Chúa Giêsu
Để kết mấy dòng suy tư, tôi xin chia sẻ chút tâm tình của anh bạn tôi, anh HXT, gọi điện cho tôi lúc 4g chiều hôm nay,15-5-2008, sau giờ kinh Lòng Thương xót của anh:
“Hoàng ơi, nếu ngày xưa anh đã tội lỗi ghê gớm lắm, và đã từng thách thức Chúa rằng: “Ông làm gì tui thì làm đi”, thì ngày nay anh đã nhản tiền việc Ngài đang làm cho anh đây, là: Ngài đã làm cho anh muốn chết lịm trong tình thương yêu quá sức diệu kỳ của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mấy hôm nay anh vẫn hát câu nầy “ Con ước ao kết hiệp cùng Chúa Giêsu như giọt nước trong rượu nho, khăng khít nên một với Người, sống trong Người, trong nguồn ơn Chúa xuống cho” mà quên mất nguyên bài hát nầy là thế nào. Vì chỉ có kết hiệp với Chúa Giêsu anh mới thấy tận cùng cái tồi tệ của mình, và tình thương của Thiên Chúa Ba Ngôi len lõi vào mọi ngỏ ngách tội tệ nhất ấy, trong sâu thẳm lòng anh. Việc kết hiệp với Chúa Giêsu cũng liên kết anh với Đức Viện Phụ, với Cha Khánh, Cha Bản, với em và với mọi người đang kết hiệp với Ngài. Hôm nay, Chúa còn cho anh liên kết với mọi người đang tổ chức lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc kia, và gần 70 triệu người Việt nam đang chưa nhận biết Chúa. Và anh đã cầu xin cho họ thành tâm tìm về với Thiên Chúa là Cha, là Anh, là Hơi Thở Thần Linh của cuộc sống nầy. Em cầu nguyện với anh nhé..… Khi nào tìm được cái bài hát tuyệt vời kia, nhớ phone cho anh với…. Anh cúp máy đây.”
Mười phút sau. Tôi đã gọi lại cho anh và hát nguyên bài hát ấy cho anh nghe:
“Con kính dâng Cha cùng bánh và rượu nho
Hồn con đây với xác con đây, đền vì bao tội lỗi xưa nay
Con dám trông mong thành áng trầm thơm tho
Bay tới trước dung nhan thánh Người,
cám mến Cha lành,
tự tình khúc nôi.
Con ước ao kết hiệp cùng Chúa Giêsu,
như giọt nước trong rượu nho.
Khăng khít nên một với Người,
sống trong Người,
trong nguồn ơn Chúa xuống cho”
SỐNG MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI
Tình yêu của con người
Tình Cha yêu con, tình Mẹ yêu con… thiêng liêng và cao quí lắm. Nhưng việc cho con, bán con, bỏ con, giết con… đang là một chuyện thường ngày mang tính thời sự cao ở những nước nghèo tiền bạc, nghèo học thức, nghèo luân lý, nghèo ánh sáng Tin Mừng, nghèo tình người. Người ta “cho con mình” cho người khác, vì không nuôi con nỗi, hoặc để giải quyết chuyện riêng của mình: “cho con đi” để rảnh rang mà lấy chồng khác, “cho con riêng” vì mâu thuẫn trong nhà quá lớn, chẳng hạn.
Năm 1980, có vợ chồng người ở Giáo xứ bên cạnh đến nhờ tôi làm thông dịch viên cho vợ chồng ông bà người Pháp đang đến nhà, vì vợ chồng ấy muốn cho họ hai đứa con: 3 tuổi và một tuổi. Tôi tần ngần mãi, nhưng rồi đồng ý, may ra mình có chút tiền để mua gạo. Đến nhà, các giấy tờ phía người cho đã xong, chỉ còn thiếu cái test của viện Pasteur. Họ yêu cầu tôi đưa họ ra Sở Tư pháp tỉnh. Đến Phan Thiết, họ bảo tôi đưa họ đến Bưu điện. Cả hai vợ chồng người Pháp vào chung một buồng điện thoại. Họ gọi cho Viện Pasteur. Và họ ôm nhau khóc nức nở, vì kết quả test của hai em là siêu vi gan dương tính. Họ bước ra, đưa giấy tờ cho tôi, nhờ tôi mang về. Còn họ, cho tôi hai mươi ngàn, rồi ra bến xe về Sài gòn. Tôi mừng lắm, và tạ ơn Chúa- không vì hai mươi ngàn, nhưng vì như thế là hai đứa con của ông bà kia được sống với Cha Mẹ nó, và tôi khỏi mang tội tiếp tay.
Một chuyện khác ở xóm nghèo chúng tôi: Bà B và con gái 13 tuổi, trưa hôm ấy vui hẳn lên, chuẩn bị cơm trưa ngon hơn thường lệ, vì chỉ một lý do thôi là đợi chống về để báo một tin vui: “ Anh à, con gái mình mới gặp được chú kia người ở Sài gòn. Chú ấy hứa sẽ nuôi con mình ăn học đến nơi đến chốn, ít là hết Đại học. Em mừng quá”. Ông B đi cưa về, vào dùng cơm, nghe vậy, ông bỏ đủa nói: “Bà có biết: con gì mà người ta nuôi, thì trước sau người ta cũng “thịt” không?”. Cha nuôi thịt con gái mình, đầy trong báo kìa… người ta bỏ tiền ra nuôi để thịt”.
Chuyện bán con cho người thành phố, người nước ngoài để lấy tiền nuôi sống nhà mình đang nghèo khổ nợ nần ở dưới quê, hoặc tự nó đi bán mình lấy tiền nuôi cha mẹ… đã phổ biến đến nỗi có vùng không còn đứa con gái nào ở nhà để đi cấy, chỉ còn toàn bà già. Chuyện bỏ con đỏ hon hỏn trên đường phố, trước khách sạn, trước nhà Dòng …cũng không hiếm. Và nhất là chuyện giết con mình từ trong trứng nước thì vào loại nhất nhì thế giới rồi, không ai phủ nhận được, vì đó là chủ trương.
Như vậy, “cho con” đã là mất con, huống nữa là bán con, bỏ con hay giết con. Chỉ có con người mất nhân tính mới có cách yêu thương như thế: Không có tình yêu, chỉ là sự ích kỷ vô-không yêu con, chỉ yêu mình. Đối với những con người ý thức rằng mình được tạo thành giống hình ảnh Thiên Chúa thì không thể làm thế được. Phải noi gương tình yêu của Thiên Chúa.
Còn Thiên Chúa, thì sao?
Thiên Chúa trao ban Con Một của mình cho nhân loại, vì yêu thương nhân loại. Chính Ngài là Tình Yêu- Tình Yêu tinh tuyền, Tình Yêu đích thực, Tình Yêu đúng nghĩa “cho đi” để nhân loại “nhận được” sự sống đời đời.
“Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết, mà được sống đời đời “(Ga 3,16).
Không có lý trí nào có thể hiểu nỗi mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mà nhất là hiểu được Thiên Chúa Cha, và Tình Cha của Thiên chúa. Không một phép so sánh nào giữa “một có ba”, “ba trong một” có thể dùng để so sánh với Thiên Chúa Ba ngôi mà giảng giải cho đúng. Thiết nghĩ, cách giải thích mầu nhiệm ba ngôi như ba tính chất của một ngọn lửa hoặc một vài hình tượng khác không còn phù hợp lắm. Hoặc trường hợp thánh Ignatio Loyola trong một lần cầu nguyện, nhận ra Ba Ngôi dưới hình dạng ba nốt nhạc tạo nên một hợp âm duy nhất, cũng chỉ là một cảm nghiệm cá nhân, không thể toát hết được đời sống nội tại của Ba ngôi Thiên Chúa.. Ước ao giải thích rốt ráo là căn bệnh của những Giáo lý viên tích cực, nhiệt thành. Coi chừng, không những lệch lạc mà còn sai lầm khi đem những thực tại hữu hình so sánh với Thiên Chúa vô hình nhằm giáo huấn dân Chúa theo cái suy nghĩ rất riêng của mình. Đừng quên rằng, đối với những mầu nhiệm, thì ta nên tin và sống với mầu nhiệm ấy hơn là muốn thỏa mãn cuộc tìm kiếm mang tính lý trí mong đào sâu, múc cạn mầu nhiệm Thiên Chúa, như trường hợp của Thánh Augustino.
Như vậy, điều quan trọng là tin và sống với mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm trung tâm của Ki-tô giáo công giáo. Chắc chắn rằng: mỗi tín hữu sẽ tự giải thích cho mình bằng chính cảm nghiệm của mình đi qua cả một cuộc đời Ki-tô hữu công giáo: sống khao khát, tìm kiếm và kết hiệp với Ba ngôi Thiên Chúa qua Người Con. Vì “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã trao ban Con Một cho thế gian, để những ai tin vào Con Một Người sẽ không phải chết mà được sống đời đời”(Ga 3,16).
Nói cách khác, các tín hữu có thể hiểu Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi bằng cảm nghiệm sâu sắc của chính mình và của cộng đoàn khi thực hành Lời Chúa, và kết hiệp mật thiết với Thánh Thể Chúa Giêsu.
Khi thực hành Lời Chúa Giêsu trong đời sống hằng ngày, các tín hữu luôn được đặt trước những chọn lựa dứt khoát cho Thiên Chúa hay dứt khoát cho những cuốn hút của thế gian. Và khi họ dứt khoát cho Thiên Chúa, chấp nhận sống theo tinh thần của Tin Mừng, họ không chỉ sống với Ngôi Con, mà còn lôi kéo cả Ngôi Cha và Ngôi Thánh Thần xuống đồng hành với cuộc đời họ. Họ có thể cảm nghiệm được tình yêu, lòng khoan dung, sự quan phòng cả trong lúc cuộc đời tưởng như là đen tối. Niềm tin yêu, và hy vọng của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận chắc chắn phải bắt nguồn từ việc kết hiệp với Đức Kitô tử nạn phục sinh đang cùng ngồi tù với Ngài, và Ngài nhận ra cả Ba Ngôi Thiên Chúa đang có mặt nơi bị bức bách. Chúa Giêsu trở thành ngưỡng cửa của niềm hy vọng tiến vào bên trong nội thất Thiên Chúa. Còn những cảm nghiệm tương tự của các linh mục tuyên úy thời kỳ hậu chiến, của những giáo dân như chiên lạc đàn mà sức sống của Thiên Chúa, tình yêu của Thiên Chúa vẫn dồi dào như xuân trai trẻ cho dù của nhà thờ đóng lại. Ấy là sức Xuân của Ba ngôi Thiên Chúa nơi Lời Chúa Ki-tô vẫn tồn tại và vẫn luôn đem lại cho mỗi chúng ta sức sống dồi dào của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Còn nỗi sướng vui ngây ngất nào bằng được giao hòa với Ba ngôi Thiên Chúa nhờ lòng khoan dung tha thứ và giá chuộc của Chúa Giêsu qua lời xá tội của Linh mục nơi tòa cáo giải. Rồi cảm nghiệm về Chúa Ba Ngôi lên đến tột đỉnh hạnh phúc khi có Chúa Giêsu Thánh Thể ngự trong lòng, vì lúc ấy, hơn lúc nào hết, mỗi tín hữu “ngộ”ra cái hạnh phúc vô biên mà Giáo lý đã dạy: “được làm con cái Thiên Chúa là Cha, được là chi thể của Chúa Con, và là Đền thờ Chúa Thánh Thần”. Giáo lý dạy cho người ta hiểu và sống điều đã hiểu, nhưng về Chúa Ba Ngôi, giáo lý dạy người ta tin, sống với Chúa Ba Ngôi rồi hiểu được tình yêu của Chúa Ba Ngôi qua muôn ơn của Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Thế thì, đây là tình yêu của Thiên Chúa:Đức Giêsu cho biết tình yêu của Thiên Chúa Cha của mình bằng một sự “cho đi” người Con để nhân loại “nhận được” sự sống và sống dồi dào, sống muôn đời. Ngài đã cho đi vì yêu thương nhân loại. Ngài đã không cho đi vì mưu lợi cho vinh quang của Ngài. Tất cả cho nhân loại. Vì thế, nơi người Con Chí Ái, các tín hữu chỉ có thể hiểu được nội tâm của Thiên Chúa Cha, có thể khám phá ra một Thiên Chúa Ba Ngôi với tình Phụ tử yêu thương và công minh chính trực, với tình Mẫu tử có lòng thương xót, khoan dung, nhân hậu vô biên, với tình huynh đệ chí cốt của Chúa Giêsu hy sinh đến cùng, và tình thông hiệp toàn vẹn trong chỉ một Thánh Thần chân lý duy nhất là: Thiên Chúa duy nhất, giáo hội duy nhất, Thiên Chúa thánh thiện, giáo hội thánh thiện…
Con ước ao kết hiệp cùng Chúa Giêsu
Để kết mấy dòng suy tư, tôi xin chia sẻ chút tâm tình của anh bạn tôi, anh HXT, gọi điện cho tôi lúc 4g chiều hôm nay,15-5-2008, sau giờ kinh Lòng Thương xót của anh:
“Hoàng ơi, nếu ngày xưa anh đã tội lỗi ghê gớm lắm, và đã từng thách thức Chúa rằng: “Ông làm gì tui thì làm đi”, thì ngày nay anh đã nhản tiền việc Ngài đang làm cho anh đây, là: Ngài đã làm cho anh muốn chết lịm trong tình thương yêu quá sức diệu kỳ của Ba Ngôi Thiên Chúa. Mấy hôm nay anh vẫn hát câu nầy “ Con ước ao kết hiệp cùng Chúa Giêsu như giọt nước trong rượu nho, khăng khít nên một với Người, sống trong Người, trong nguồn ơn Chúa xuống cho” mà quên mất nguyên bài hát nầy là thế nào. Vì chỉ có kết hiệp với Chúa Giêsu anh mới thấy tận cùng cái tồi tệ của mình, và tình thương của Thiên Chúa Ba Ngôi len lõi vào mọi ngỏ ngách tội tệ nhất ấy, trong sâu thẳm lòng anh. Việc kết hiệp với Chúa Giêsu cũng liên kết anh với Đức Viện Phụ, với Cha Khánh, Cha Bản, với em và với mọi người đang kết hiệp với Ngài. Hôm nay, Chúa còn cho anh liên kết với mọi người đang tổ chức lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc kia, và gần 70 triệu người Việt nam đang chưa nhận biết Chúa. Và anh đã cầu xin cho họ thành tâm tìm về với Thiên Chúa là Cha, là Anh, là Hơi Thở Thần Linh của cuộc sống nầy. Em cầu nguyện với anh nhé..… Khi nào tìm được cái bài hát tuyệt vời kia, nhớ phone cho anh với…. Anh cúp máy đây.”
Mười phút sau. Tôi đã gọi lại cho anh và hát nguyên bài hát ấy cho anh nghe:
“Con kính dâng Cha cùng bánh và rượu nho
Hồn con đây với xác con đây, đền vì bao tội lỗi xưa nay
Con dám trông mong thành áng trầm thơm tho
Bay tới trước dung nhan thánh Người,
cám mến Cha lành,
tự tình khúc nôi.
Con ước ao kết hiệp cùng Chúa Giêsu,
như giọt nước trong rượu nho.
Khăng khít nên một với Người,
sống trong Người,
trong nguồn ơn Chúa xuống cho”
Vui Vẻ, Yêu Đời, Hồng Ân Chúa Ban
Tuyết Mai
10:49 15/05/2008
Vui Vẻ, Yêu Đời, Hồng Ân Chúa Ban
Lậy Chúa!
Có người hỏi con: “Sao bạn luôn vui vẻ thế?”
Con trả lời: “Thế bạn nghĩ tôi phải như làm sao?”
Con liền nhớ Chúa dậy rằng:
“Yêu người, yêu kính Chúa, là
Giới răn căn bản quan trọng nhất,
Trong bài Tin Mừng theo Thánh Mác-Cô
(Mc 12, 28b-34)”.
Muốn yêu được người,
Phải ghi nhớ giới răn ấy!
Muốn được người yêu,
Nét mặt phải luôn rạng rỡ, lộ nét vui tươi,
Mới dễ cho được người có cảm tình và yêu mến.
Người còn hỏi con: “Sao bạn luôn yêu đời thế?”
Con trả lời: “Thế như bạn tôi sẽ phải như làm sao?”
Người trả lời: “Tôi biết tôi không được như bạn,
Nhưng Tiền, Tài, Công Danh, Sự Nghiệp, tôi có đủ,
Mà vẫn chẳng thấy đời là vui”.
Con trả lời: “có phải đủ hay thiếu,
Đều do lòng mình đòi hỏi và cầu mong?
Cuộc đời nếu chỉ cầu cho đủ sống và sống đúng ý nghĩa,
Chẳng nhất thiết phải có của dư, để chất đống đầy,
Là có hạnh phúc, có bình an.
Vì khi cho đi là ta còn tất cả.
Ký cóp, dụm dành, thu góp cho đầy vào kho, lẫm,
Là ta mất thật, mất tất cả,
Cả nguồn hy vọng lẫn niềm tin, vào Đấng Tối Cao”.
Và người còn tiếp tục hỏi:
“Sao tôi thấy bạn nghèo mà
Trông bạn thoải mái, miệng cười tươi luôn?”
Con trả lời: “Cơm ăn ngày chỉ được hai bữa.
Cơm bữa rau, cà, canh, hay cá, cũng đủ qua ngày thôi!
Sức khoẻ đến nay vẫn còn rất tốt.
Nhờ ơn lộc của Đức Chúa Trời nên
Tôi được sống, được biết Chúa, được tự do,
Được cảm tạ, và được tôn thờ
Đấng đã yêu thương tôi,
Từ khi tôi chưa là gì trên trái đất này.
Ngài đã tạo dựng nên tôi,
Trao ban cho tôi một người Mẹ,
Mẹ chính là Đức Trinh Nữ Maria,
Là Nữ Vương, Là Trạng Sư, Là Mẹ tôi.
Mẹ đã dậy dỗ, hướng dẫn, và uốn nắn tôi.
Nhờ thế tôi đã được lớn lên và
Học được những đức tánh tốt của Mẹ.
Mẹ hiền lành, hòa nhã, nhịn nhục, vâng lời,
Khoan dung, bác ái, từ tâm, và rất nhân hậu.
Cha tôi Đấng Ngự ở Trên Trời,
Mẹ tôi, một Đấng Nữ Vương sáng ngời.
Được Chúa Cha gởi đến, cứu giúp tôi và nhân loại.
Bởi do đó, tôi dễ dàng yêu được người, và yêu đời”.
Lậy Chúa!
Con sẽ tiếp tục trả lời với tất cả những ai,
Có cùng tương tự câu hỏi, con sẽ cho họ biết,
Sự sống của con là do Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa.
Nên con mới có mặt trên trần gian này.
Nên con đã, đang, và sẽ luôn sống cho Chúa,
Trong Chúa, và đồng hành bên Chúa,
Mỗi một giây phút của một ngày,
Trong suốt cuộc đời có giới hạn của con.
Sự vui vẻ thân thiện của con,
Chỉ muốn chứng tỏ cho tất cả mọi người,
Biết và thấy là con thật sự có Hạnh Phúc, Bình An, và
Luôn có tràn đầy Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Được thể hiện trong tâm hồn con,
Trên gương mặt, nụ cười, lời nói,
Nhất là việc làm của con.
Đời con là những chuỗi ngày dài cảm tạ.
Cảm Tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria,
Tất cả những gì con có và con là.
Trước, bây giờ, và mãi mãi muôn đời sau. Amen.
Lậy Chúa!
Có người hỏi con: “Sao bạn luôn vui vẻ thế?”
Con trả lời: “Thế bạn nghĩ tôi phải như làm sao?”
Con liền nhớ Chúa dậy rằng:
“Yêu người, yêu kính Chúa, là
Giới răn căn bản quan trọng nhất,
Trong bài Tin Mừng theo Thánh Mác-Cô
(Mc 12, 28b-34)”.
Muốn yêu được người,
Phải ghi nhớ giới răn ấy!
Muốn được người yêu,
Nét mặt phải luôn rạng rỡ, lộ nét vui tươi,
Mới dễ cho được người có cảm tình và yêu mến.
Người còn hỏi con: “Sao bạn luôn yêu đời thế?”
Con trả lời: “Thế như bạn tôi sẽ phải như làm sao?”
Người trả lời: “Tôi biết tôi không được như bạn,
Nhưng Tiền, Tài, Công Danh, Sự Nghiệp, tôi có đủ,
Mà vẫn chẳng thấy đời là vui”.
Con trả lời: “có phải đủ hay thiếu,
Đều do lòng mình đòi hỏi và cầu mong?
Cuộc đời nếu chỉ cầu cho đủ sống và sống đúng ý nghĩa,
Chẳng nhất thiết phải có của dư, để chất đống đầy,
Là có hạnh phúc, có bình an.
Vì khi cho đi là ta còn tất cả.
Ký cóp, dụm dành, thu góp cho đầy vào kho, lẫm,
Là ta mất thật, mất tất cả,
Cả nguồn hy vọng lẫn niềm tin, vào Đấng Tối Cao”.
Và người còn tiếp tục hỏi:
“Sao tôi thấy bạn nghèo mà
Trông bạn thoải mái, miệng cười tươi luôn?”
Con trả lời: “Cơm ăn ngày chỉ được hai bữa.
Cơm bữa rau, cà, canh, hay cá, cũng đủ qua ngày thôi!
Sức khoẻ đến nay vẫn còn rất tốt.
Nhờ ơn lộc của Đức Chúa Trời nên
Tôi được sống, được biết Chúa, được tự do,
Được cảm tạ, và được tôn thờ
Đấng đã yêu thương tôi,
Từ khi tôi chưa là gì trên trái đất này.
Ngài đã tạo dựng nên tôi,
Trao ban cho tôi một người Mẹ,
Mẹ chính là Đức Trinh Nữ Maria,
Là Nữ Vương, Là Trạng Sư, Là Mẹ tôi.
Mẹ đã dậy dỗ, hướng dẫn, và uốn nắn tôi.
Nhờ thế tôi đã được lớn lên và
Học được những đức tánh tốt của Mẹ.
Mẹ hiền lành, hòa nhã, nhịn nhục, vâng lời,
Khoan dung, bác ái, từ tâm, và rất nhân hậu.
Cha tôi Đấng Ngự ở Trên Trời,
Mẹ tôi, một Đấng Nữ Vương sáng ngời.
Được Chúa Cha gởi đến, cứu giúp tôi và nhân loại.
Bởi do đó, tôi dễ dàng yêu được người, và yêu đời”.
Lậy Chúa!
Con sẽ tiếp tục trả lời với tất cả những ai,
Có cùng tương tự câu hỏi, con sẽ cho họ biết,
Sự sống của con là do Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa.
Nên con mới có mặt trên trần gian này.
Nên con đã, đang, và sẽ luôn sống cho Chúa,
Trong Chúa, và đồng hành bên Chúa,
Mỗi một giây phút của một ngày,
Trong suốt cuộc đời có giới hạn của con.
Sự vui vẻ thân thiện của con,
Chỉ muốn chứng tỏ cho tất cả mọi người,
Biết và thấy là con thật sự có Hạnh Phúc, Bình An, và
Luôn có tràn đầy Tình Yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa.
Được thể hiện trong tâm hồn con,
Trên gương mặt, nụ cười, lời nói,
Nhất là việc làm của con.
Đời con là những chuỗi ngày dài cảm tạ.
Cảm Tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria,
Tất cả những gì con có và con là.
Trước, bây giờ, và mãi mãi muôn đời sau. Amen.
Chúa Thánh Thể và tôi
Đinh Nguyễn
11:28 15/05/2008
CHÚA THÁNH THỂ VÀ TÔI
“Đời con cần Chúa, Chúa ơi!
Như thuyền nhỏ bé giữa khơi, sóng vờn.
Giơ tay nâng đỡ con luôn.
Cho con say mến trong nguồn Thánh-tâm”.
Trong các mầu-nhiệm. Mầu-nhiệm Chúa ẩn mình trong phép Thánh-thể xem ra một số người vẫn thờ-ơ, không tin tưởng trọn vẹn. Trước khi hiến mình
chịu chết để cứu chuộc nhân loại, Chúa đã ban cho ta bí-tích Thánh-thể, thật tuyệt vời, ngoài sự hiểu biết của con người. Ngài phán: “Đây là mình thầy chúng con hảy nhận lấy mà ăn. Đây là máu thầy chúng con hảy nhận lấy mà uống. Chúng con hảy làm việc này mà nhớ đến thầy”.
Đây là mầu nhiệm đức-tin, đã là mầu-nhiệm thì không thể cắt nghĩa được, nên cần đến đức-tin. Chúa ẩn mình trong phép thánh-thể muốn tất cả chúng ta đến gấn gủi với ngài, đêm cũng như ngày, cánh tay ngài vẫn dài, vòng tay ngài vẫn rộng, vẫn chờ đợi, vẫn trông mong và đang mời gọi: “Hỡi những ai đau khổ, hảy đến cùng ta, ta nâng đở cho”. Dưới đây là mười chuyện đơn-sơ, về những “cảm nghiệm ân sủng” trong những lần gặp gỡ giữa “Chúa Thánh-Thể và Tôi”. Xin ghi lại để ca ngợi lòng Chúa thương-yêu nơi bí-tích Thánh-thể, và ao ước nhiều tâm-hồn đến gần gủi với Chúa hơn.
1). Nhà Thờ Thánh Phêrô
Cách nay nhiều năm. Bà xã và tôi đi thăm gia-đình người bạn ở xa, vì không có nhiều thời giờ và cũng vì ham vui nên khi ra về, trời sắp tối. Tôi đề-nghị với bà xã: “ tụi mình ghé vào nhà thờ St. Peter gần đây viếng Chúa, vì đường còn xa, nếu đi thẳng về nhà thờ xứ mình, thế nào cửa nhà thờ cũng khóa rồi”. Hôm đó là chiều Chúa nhật, nên không có ai lai-vãng trong và ngoài thánh đường, chỉ có hai đứa tôi. Tôi bảo bà xã: “Em ngồi trong xe, để anh đi xem cửa nhà thờ có khóa hay không”. Cửa trước và bên hông nhà thờ đều khóa chặt, không nản chí, tôi đi vòng ra phía sau, hai cửa ra vào cũng khóa luôn. Hết hy-vọng và toan tính trở lại xe, liếc nhìn thấy một cánh cửa nhỏ, rất thô sơ, tuy không đẹp nhưng được sơn phết lại sạch sẽ, nghỉ rằng đây là nhà kho, chứa vật dụng cho nhà thờ, nên tôi bỏ đi. Có sự thúc đẩy mạnh mẽ trong tôi, hảy trở lại!. Tôi trở lại để nhìn cửa rồi lại đi, đi được ít bước sự thôi thúc vẫn tiếp tục, tôi trở lại đến lần thứ ba và quyết định mở cửa. Chúa ơi! Cám ơn Chúa, đây là điều chúng con đang tìm kiếm. Tôi quay ra và làm hiệu cho bà xã hay để cùng vào viếng Chúa Thánh-thể. Một ông cụ đang gục đầu xuống ghế trước mặt nhật, chúng tôi vào ông cũng chẳng để ý, tâm-hồn ông đang thao-thức bên Chúa Thánh-thể. Ở lại với Chúa một lúc, tâm sự với Chúa đôi điều, chúng tôi ra về tâm hồn thảnh thơi, vui hát bài thánh ca: “Thánh tâm Giêsu từ bi vô ngần, không bao giờ chê chối lời ai nài van. Giờ này đoàn con dâng lên lời nguyện xin tha-thiết. Thánh tâm Giêsu đoàn con mến yêu muôn đời”.
2). Nguyện đường nhỏ bé Việt-Nam.
- Cậu đến viếng Chúa?.
- Dạ! sao không có ai, Bà!
- Nhà thờ ngoài kia, cậu đi nhanh lên.
Năm đó tôi xuống New Orleans trước bão Katrina. Tôi ở trọ qua đêm nhà em tôi. Sáng hôm sau tôi muốn đến với Chúa trước khi đi tiểu bang khác. Tôi hỏi
em tôi:
- Ở đây có lễ buổi sáng không?.
- Có.
Thế là khi các em tôi đi làm, cũng là lúc tôi đi bộ đến nhà thờ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đến nơi. Lạ quá! Sao không thấy một ai ra vào, cũng không có xe đậu quanh nhà thờ, chẳng lẽ em tôi nói sai?. Đang đứng xớ rớ không giống ai và đang định quay trở về lại nhà em tôi. Bất chợt, một bà cụ tay cầm tràng hạt trước ngực đến trước mặt tôi, bà hỏi và bảo tôi đi nhanh lên ra nhà thờ ngoài kia. Thì ra, ngày thường cha dâng lễ ở ngoài nhà thờ nhỏ, gần khu chợ Việt Nam. Ba chân bốn cẳng, tôi vội đi nhanh về phía nhà thờ nhỏ, độ khoảng mười năm phút mới tới nơi. Dưới cuối nhà thờ, ngước lên cung thánh. Linh-mục đang cung kính đọc lời Chúa: “Tất cả các con hảy nhận lấy mà ăn, vì này là mình thầy”. Ao ước của tôi đã được toại nguyện, tạ-ơn Chúa, cám ơn bà cụ sao lại đến chỉ dẫn cho tôi đến với Chúa, tuy gần gủi với Chúa không lâu, nhưng được nhận mình thánh Chúa trong ngày, trước khi lái xe 10 tiếng đồng hồ trên xa lộ.
3). Giáo đường Nữ Vương Hòa-Bình (Queen of Peace).
Năm 2001. Tôi đi xuống miền nam, ở trọ nhà người Mỹ tôi không quen thân, nhưng họ biết tôi là người công-giáo. Chiều hôm đó gần tối, bà chở tôi
đến nhà thờ Queen of Peace cho thấy. Sáng hôm sau tôi lái xe đến nhà thờ xem lễ buổi sáng. Thất vọng vì trong và ngoài nhà thờ không một bóng người,
ngồi trong xe, tôi thầm thỉ với Chúa, với Đức Mẹ. Gần 8 giờ cũng không có ai ra vào, đành trở về lại nhà trọ, khi rời nhà thờ độ nữa cây số, có sự thúc đẩy trong tôi. “hảy đi trở lại”. Tôi quay trở lại ngay, vẫn không có gì khác lạ, thiên nhiên vẫn yên tỉnh. Lần này tôi đến thử mở cửa nhà thờ, các cửa đều khóa, và khi tôi đang thử mở cửa thứ ba. Một người xuất hiện đến từ bên hông nhà thờ, ông đến và nói với tôi: “follow me” (theo tôi). Đi theo ông trở lại bên hông nhà thờ, ông mở cửa, theo ông đi ngang qua cung thánh, đến một căn phòng nhỏ. Ông bảo: “độ 20 phút nữa Cha sẽ đến làm lễ “. Rồi ông ra đi, không biết ông đi đâu. Đúng như lời ông bảo, gần 8:30 Linh-mục sủa soạn dâng lễ và độ 20 người vội vã bước vào căn phòng nhỏ bé. Thánh lễ hôm đó thật trang nghiêm, như có ơn lành của Chúa xuống. Sau lễ vì không quen lối ra, nên tôi theo mấy người đi ra về phía chổ đậu xe. Thời gian đó, tôi có thói xấu, buổi sáng phải ăn và uống không nhiều thì it, nếu không thân xác uể oải như bánh tráng mỏng nhúng nước. Lúc này đã hơn 9 giờ, đoạn đường từ nhà trọ đến đây không thấy một tiệm ăn. Đi theo họ qua một căn phòng. Họ dừng lại lấy bánh trên bàn ăn vui vẻ, pha ly cà phê nóng rồi ra về, vì có thời giờ nên tôi kéo ghế ngồi nghỉ ngơi. Trên bàn một tờ giấy ghi chữ lớn: “Free, Help yourself”. (tự tiện ăn uống, không phải trả tiền). Tủ lạnh lớn bên cạnh cũng có một tờ giấy ghi như vậy, thế là an-tâm, tự do ăn uống thoải mái, các bánh trên bàn, đủ mọi loại nước, trái cây, bơ sửa chất trong tủ. Chúa ơi! Linh-hồn con mới nhận mình thánh Chúa, giờ đây Chúa lại ban “manna” để nuôi dưỡng thân xác con đang rất cần lúc này.
4). Nhà Thờ mới Queen of Peace.
Hai năm sau. Tôi trở lại, đến đó vào mùa hè, thời-tiết quá nóng nực, cây cối xơ xác, vài cây chết khô bên đường, vì không quen biết ai nên tôi đi tìm lại ngôi thánh đường cũ để gần gủi với Chúa thánh-thể. Ngôi thánh đường mới, to lớn, khang trang vừa xây xong. Đến đó lúc 2 giờ chiều nên cũng không có ai lai vãng ở đó để hỏi thăm. Tất cả cửa vô nhà thờ đều khóa, tôi đi một vòng, khám phá ra phía sau nhà thờ có một phòng đặt mình thánh Chúa rất đẹp, gọn gàng. Chắc
chắn giáo-xứ rất thiết tha với Chúa Thánh Thể, nên mới dành cho Chúa một nơi thật xứng đáng. Khổ nổi cửa khóa. Tôi đứng ngoài hướng tâm hồn vào nhà tạm
nơi Chúa ẩn mình. Tâm sự với Chúa đôi điều, dâng cho Chúa ước muốn của tôi. Ngay lúc đó, một đôi vợ chồng trẻ ghé qua viếng Chúa, thế là thay vì đứng ngoài
chịu nóng. Tôi được họ mời vào. Căn phòng mát lạnh, có sẳn nhiều loại sách về Chúa thánh-thể, tràng hạt v.v. Họ đến còn cho tôi mã-số “Mary” để vào, nhấn bốn chữ “M-A-R-Y” thì cửa tự động mở khóa. Ngay hay gian làm sao họ biết?. Rõ ràng họ không biết tôi, tôi cũng không quen họ, thường thì họ chỉ cho mã-số đến những người quen, có mã-số nên mấy lần sau tôi trở lại lúc nào cũng được. Điều này làm tôi suy nghĩ nhiều, nhất là trong những ngày ở đó.
5). Nhà Thờ Thánh-Tâm Chúa.
Ngồi trên máy bay. Tôi nhớ đến Chúa Thánh Thể qua lời nguyện: “ Có lẽ hôm nay con không có cơ hội đến với Chúa như khi con ở nhà, nếu không đến
được xin Chúa hiểu cho con”. Em tôi đón chúng tôi ở phi-trường và chở thẳng về nhà, vì xem ra ai cũng bơ-phờ sau thời gian dài đổi máy bay. Xe vào thành
phố đổi đường này sang lối khác, cảnh vật đều xa lạ với chúng tôi, và khi xe chạy hơi chậm lại, bên phải tượng Chúa to lớn giang hai tay ban ơn, biết là nhà thờ công-giáo, nơi có Chúa Thánh Thể. Tôi để ý từ đó về đến nhà. Đến nhà, em tôi bảo: “ Đây là xe và chìa khóa xe, em mướn cho anh chị để chạy, trong thời gian anh chị ở đây”. Tôi thầm cám-ơn Chúa. Thế là ngay chiều hôm đó tôi lái xe tới nhà thờ viếng Chúa. Sáng hôm sau, tôi tiếp tục đến nhà thờ trong khi mọi người đang ngon giấc chăng?. Khi trở về nhà lần này, em tôi bắt gặp lúc tôi đang mở cửa bước vô nhà.
- Anh đi đâu về vậy?.
- Anh đi đến nhà thờ viếng Chúa.
- Tại sao anh lại biết nhà thờ?.
- Hôm qua trên đường về nhà từ phi-trường, anh trông thấy nhà thờ.
- Lạ thật! thường thì em đi lối khác về nhà, không biết sao hôm qua em lại đi lối đó.
Chắc chắn có sự tác động của Chúa. Sáng nào tôi cũng xin với Chúa một điều duy-nhất: “ Lậy Chúa! Trên hết mọi sự, giúp con nhớ đến Chúa, đến với Chúa,
yêu mến và tôn thờ Chúa hằng ngày”.
6). Nhà Thờ Holy Catholic Faith.
Cách nay nhiều năm. Tôi giúp con tôi di-chuyển đến tiểu-bang khác quá xa xôi. Hôm sau khi đến đó, nhìn tờ giấy ghi những gì phải làm trong ngày như: đi đổi bảng số, bằng lái, bảo hiểm, nhà băng, điện thoại v.v… xem qua thật quá gian-nan, bởi vì cha con chẳng biết ai, đi đâu cũng dò bản đồ, hoặc ghé hỏi thăm đường xá, hơn nữa tôi chỉ ở đó có một ngày. Tôi dậy sớm dâng mọi sự khó khăn cho Chúa, cho Đức Mẹ. Trong lúc kinh nguyện tôi thưa với Chúa thánh-thể: “lậy Chúa, hơn ai hết Chúa biết hôm nay con rất bận rộn, con không đến với Chúa được, con cũng không biết nhà thờ ở đâu, xin Chúa hiểu cho con”. Thế rồi cha con đi làm các việc phải làm, đến đâu cũng phải chờ đợi, xếp hàng. Gần 2 giờ chiều cũng chưa xong. Cha con lo đi kiếm ăn, nước uống, đang trên đường đi kiếm tiệm ăn, con tôi la lên:
- Ba ơi! Nhà thờ công-giáo.
- Ở đâu.
- Ở bên phía ba, ba chạy qua rồi.
- Ba muốn ghé qua viếng Chúa.
- Ok. Con tôi nói ngay.
Tìm đường trở lại, nhà thờ nhỏ thấp thoáng sau vườn cây cao, khó nhận biết đó là nhà thờ. May quá cửa nhà thờ không khóa. Ngọn đèn đỏ trước nhà chầu cháy chập chờn. Cha con viếng Chúa một lúc. Tôi xúc động thưa với Chúa: “Con không ngờ, con được quỳ trước Chúa trong lúc này, con tưởng hôm nay con không có cơ hội.. ”. Rồi cha con tiếp-tục đi cho đến chiều tối. Tôi phó thác cho Chúa Thánh Thể và rõ ràng ngài đã làm việc của ngài ở thành phố xa lạ này.
7). Chúa Thánh-Thể tại Căn Phòng nhỏ.
Năm đó, tôi có dịp ghé thăm người quen, đến đó vào chiều thứ năm cũng đúng lúc anh chị đi làm về. Sau cơm tối, chị đon-đả dặn tôi: “ngày mai, anh ở nhà chơi, nói chuyện với bà nhé, chiều ông và anh chị đi làm về, ông xã sẽ chở anh đi chơi, đến tối sẽ đưa anh đến quán Bar, uống rượu, uống bia, hôm nay không có bà xã, đi cho vui”. Anh nói thêm vào: “đàn bà con gái nhiều lắm”. Tôi thủng thẳng trả lời nữa vui nữa thật: “kỳ này không còn làm tôi hai chủ nữa…”. Anh chị vui cười hả hê, vì anh là tay nhậu dân uống, đụng tới anh thì không chết cũng ngắc ngoải, nên anh bảo: “uống say mới về đó”. Ghê chưa. Tôi trả lời: “ để xem, đến đó, anh lo giữ hồn anh, tôi lo hồn tôi, hồn ai nấy giữ”. Anh khoái trí lắm. Nhìn anh tôi nhớ đến một ông cụ khi xưa ở quê nhà dụ tôi uống rượu. Ông bảo: “cháu uống một chút cho ấm bụng”, ngại ngùng vì phải uống với ông, với người lớn tuổi. Thấy tôi chần chờ, ông mỉm cười và phán to:
“Trai vô tửu bất thành nam.
Gái vô trang bất thành nữ”
Tuổi trẻ tự ái, tôi làm gọn ly rượu, rượu đế nồng và nóng làm tôi choáng váng không còn để ý đến lời khen: “được đấy, làm thêm ly nữa, cháu”, Thật ra, không
phải ông muốn hại tôi, ông là người độ-lượng, vui-vẻ và đạo-đức, rượu không phải là cái thú của ông, điều ông hay nói siêng làm là đạo Chúa, phải chăng hôm
đó vì vui cửa vui nhà lại gặp tôi ghé qua. Trước và sau khi uống rượu tôi vẫn là nam, có khác gì đâu, vấn đề uống nhiều thì tôi không nói mà rượu nói (chuyện). Đấy là ở VN, quê nghèo xứ đói nhưng rượu uống tự-do, thoải mái. Ở Mỹ, quả thực, rượu tiền mình mua, xe mình làm chủ mà loạng quạng, ông bà cảnh-sát ngửi mùi là được mời về bót làm việc: cho vào tù, đóng tiền phạt, ra tòa, lấy bằng lái, bắt đi học, chưa hết ông bảo hiểm tha hồ moi thêm tiền. Không có bằng, không đi đâu được, luẩn quẩn quanh nhà cho vợ sai vặt, thế là rơi vào cảnh “cơm nhà áo vợ”. Phúc đức gặp bà vợ không biết “ca” đỡ đau đầu. không may gặp bà vợ sáng “ca” chiều “hát”, bà ca từ trong ra ngoài, thì cái tai không bị điếc cũng bị lãng. Thôi! cho cháu xin trả lại câu thơ đó cho cụ nhé. Câu thơ thứ hai thuộc về quý cô, quý bà, cháu không dám đụng tới đâu.
Tối hôm đó anh và tôi đi về khuya. Anh tỉnh bơ, vui-vẻ. Tôi lờ đờ như chuột phải khói. Thật-tình tôi đã bỏ rượu bia, thuốc lá từ lâu, lâu lắm rồi. Giờ
đây cảm thấy dễ chịu vì không còn phải ngửi mùi hôi thuốc lá. Tại quán Bar, mùi bia rượu ngào ngạt, khói thuốc tự do bay không ai ngăn được, dù tôi không muốn khói thuốc vẩn bay đến làm quen. Không hút nhưng tôi để ý xem tuổi trẻ, họ hút điếu này đốt điếu khác hầu như liên-tục, người thì hít vài ba hơi, kẻ khác kéo đến nữa điếu rồi dụi vào gạt tàn thuốc lúc nào cũng đầy tràn, không một ai hút cho trọn một điếu. Họ muốn chơi cho đẹp, hút cho sang ở chốn này, không phải thế đâu, tôi đoán có thể là: “Gái một con, thuốc ngon nữa điếu” chăng?. Lâu lắm nay tôi mới uống ít chai bia, nên cảm thấy mệt mỏi lạ thường, đôi lời nguyện ngắn ngủi rồi lăn ra ngũ say mê.
Trở lại tối thứ năm khi tôi mới đến. Dựa lưng vào ghế, đôi mắt khép lại, nhớ đến lời chị dặn: “ngày mai, ông và anh chị đi làm, tôi ở nhà nói chuyện với
bà”. Ông bà tôi không quen thân và lần đầu tiên tôi gặp.Tôi thưa với Chúa TT: “Chúa ơi! Ngày mai, lễ kính thánh tâm Chúa (lễ trọng) con muốn đến với Chúa, nhưng xem ra không được, không có xe, không biết đường xá, thành phố xa lạ, rộng lớn, con phó thác cho Chúa”, với đôi lời đơn sơ dâng cho Chúa Thánh Thể dấu yêu. Hôm sau, gần 8 giờ sáng, tôi thấy ông bà đang nói chuyện to nhỏ gì đó trong nhà bếp, lát sau ông vào phòng khách rủ tôi đi lễ. Tôi rất ngạc nhiên vì ông bà và tôi không biết nhau, từ lúc đến chưa có dịp trò chuyện với ông bà, ngoại trừ vài câu hỏi xã giao thông thường, đến đây cũng vì quen biết với con ông bà. Tôi theo ông bà đến nhà thờ tham dự thánh lễ kính thánh tâm Chúa, vì là ngày thường nên quá ít người, Cha dâng lể trong căn phòng nhỏ bé để biệt kính thánh-tâm Chúa như cha nhắc nhở trong bài giảng: “ Thánh tâm Chúa nhân từ đang bị xúc-phạm, cách này hay cách khác”. Đến chiều anh chị đi làm về, chị hỏi: “Bố đi làm về lâu chưa?”. Ông trả lời: “Nay bố không làm, mai bố đi”. Đến tối ăn cơm, chị nhanh miệng khoe với chồng: “Anh có biết sáng nay bố mẹ đi lễ không và chở anh Đ. đi nữa”. Tôi nhận biết ngay và âm thầm cám ơn Chúa Thánh-thể.
8). Nhà Thờ Đúc Mẹ Lộ-Đức.
Vào ngày cuối thu, gió lạnh, lạnh lắm. Tôi rời Sở làm lúc điện đường đã lên đèn. Mây đen che khắp cả bầu trời, mưa bắt đầu nặng hột, ai ai cũng vội vã ra về, xe cộ ngập tràn đường xá. Tôi rời khỏi Sở độ 7 miles, xe chết đứng giữa đường gây trở ngại cho sự lưu thông, vì là đường 2 chiều, nên các xe phía sau khi thấy không có xe tới là họ qua mặt vùn vụt. Hai bà với dù che mưa đi tới hỏi xem có cần giúp đỡ, tôi nhờ họ gọi cảnh sát hoặc xe kéo. Trong xe tôi loay hoay
xe cũng không chạy, mặc dù xe vẫn nổ máy, có lẻ hư hộp số (transmission), nếu là hộp số thì chỉ có cách kéo đến tiệm, tôi chẳng làm gì được. Đợi lâu không
thấy cảnh sát. Tôi xử dụng món quà Chúa ban cho con cái Chúa, đó là lời cầu nguyện: “Chúa ơi! Chúa biết con đang trên đường đến với Chúa, xin tỏ cho con lòng Chúa thương yêu”. Ngay sau khi cầu, xe bắt đầu chạy, tuy xe chạy không nhanh nhưng cũng đến nhà Chúa. Xong việc viếng Chúa, tôi tin Chúa sẽ giúp tôi về nhà, trời tối mưa nhiều chẳng lẽ Chúa bỏ tôi. Đi trong mưa đến chổ đậu xe, xe nổ máy và chạy về đến cửa nhà, một tư tưởng xuất hiện trong đầu.” Mang xe đến ông thợ sửa xe người Mỹ”, cách nhà tôi độ gần một cây số. Sẳn xe còn chạy, tôi lái đến và bỏ xe trước cửa nhà ông. Hôm sau ông điện thoại cho biết, xe tôi không còn chạy được nữa, ông bảo xe tôi tuy cũ nhưng còn tốt, để cuối tuấn ông đi đến thành phố lớn kiếm hộp số cũ cho, mang ra tiệm họ tính đắt lắm. Tôi để ông lo liệu, rồi tôi điện thoại đến tiệm sửa hộp số, họ chém ngọt quá trên 2500 dollars. Vài tuần sau, ông gọi cho hay, đến mang xe về, và lấy không tới một nữa số tiền ở tiệm. Đến nay ba năm rồi, hộp số vẫn tốt.
9). Chúa Thánh-Thể tại Tư-gia.
Năm 2006 tôi có việc đi qua Âu-châu. Tôi thưa với Chúa thánh-thể: “Con tin, con không có cơ-hội đến với Chúa trong mười ngày đi xa, ước muốn con trao
phó cho Chúa”. Ngày tôi đến, một linh-mục đã đến đó từ Việt-nam trước tôi hai hôm, hằng ngày ngài dâng thánh-lễ tại nhà. Tạ-ơn Chúa tôi không còn phải băn khoăn về việc này nữa. Hôm nào ngài cũng dâng lễ trước hay sau lúc ăn cơm tối. Chúng tôi được nghe, được đọc lời Chúa, cùng ca hát ngợi khen và tôn thờ Chúa Thánh Thể mến yêu. Ngài rất yêu mến thánh-lễ và thiên chức linh mục. Có lần ngài tâm sự: “giả sử,cha nói giả sử thôi, kiếp sau làm người trở lại, tôi cũng xin Chúa cho tôi làm linh-mục nữa”. Thế rồi, trước hôm về, tôi lại thưa với Chúa Thánh Thể: “Sáng sớm ngày mai con sẽ ra phi-trường về lại Mỹ, không có cách nào để gặp gở Chúa trong ngày, về đến Mỹ, đổi máy bay và đến nhà, trời đã tối”. Sau bửa cơm tối, tôi ngỡ ngàng khi Cha tuyên bố: “sáng ngày mai cha sẽ dâng thánh lễ thật sớm để Đ. kịp giờ ra phi-trường”. Chúa ơi! Sao lại có chuyện này, tôi không ngờ. Tội nghiệp cũng vì tôi nên sáng hôm sau mọi người phải dậy sớm để tham-dự lễ, cuối lễ cha chúc: “thánh-lễ đã xong chúc anh chị em ra về bình-an”. Tôi hơi mũi lòng và lên tiếng tạ-ơn Chúa, cám-ơn cha và tất cả rồi vội vã lấy vali ra phi-trường. Trên máy bay, tôi thầm thỉ với Chúa, nghỉ lại trước khi đi tôi băn-khoăn nhiều vì biết không có cơ-hội sống gần với Chúa Thánh-thể hằng ngày. Vâng! Tôi tin Chúa làm được tất cả nếu Chúa muốn, nhưng vì tôi cảm thấy bất xứng, chẳng là gì trước mặt Chúa, nên tôi đâu tin Chúa để ý đến sự ao-ước của tôi cho đến khi tôi nhận biết được. Đức-tin của tôi còn quá bé nhỏ,yếu kém, không bằng một phần mười hạt cải, thật xấu hổ!. Chúa ơi! Đời con cũng tựa như chiếc máy bay đang ở giữa bầu trời, bơ vơ và lạc-lõng, trên là trời với trời, dưới chỉ có nước với nước. Xin Chúa đừng để con nhìn xuống dưới đáy biển sâu tối tăm, nhưng giúp con biết ngước nhìn lên trời cao, nơi Chúa đang rộng tay chờ đợi ngày về.
10). Nhà Thờ Our Lady of Lourdes.
Mới đây thôi, cũng chiếc xe cũ này, xe sinh tật muốn chạy hay ngừng tùy ý, thường hay chết máy trên đường đi làm, hay ở các đèn, bảng Stop. Tôi làm nhiều cách, thay thế những gì liên hệ, nhưng chứng nào vẫn tật đó. Xe không chịu thua, tôi không đầu hàng. Thế rồi, ông thợ sửa xe lấy xe tôi đi làm để ông tìm hiểu lý do, sau ba ngày ông điện-thoại: “xe tôi chạy tốt, không thấy gì trở ngại cả, đến nhà ông mang xe về”. Lạ quá! Ông thợ sửa xe cũng chịu thua sao?.
Mang xe về tâm-hồn tôi vẫn bất ổn. Vợ và con thêm vào: “bán đi mua xe khác”. Mấy hôm sau tôi đến nhà thờ nguyện gẩm. Chiều Chúa nhật thường vắng bóng
người, mọi sự yên tỉnh, tôi thích sự yên tỉnh nên hay đến những lúc này. Ngờ đâu, bên phải một ông Mỹ đang ngồi trầm ngâm suy tư trong thinh lặng. Tôi vào
ông cũng không hay, sau gần một tiếng đồng hồ, tôi đi ra ông cũng không biết. Giờ đây xe tôi không nổ máy, ai đâu để nhờ, cell phone quên mang, rõ lẩm cẩm. Ông bước ra khỏi nhà thờ thấy tôi và xe đậu trước cửa không nổ máy. Ông đến và nhỏ nhẹ chỉ bảo:
-Push the gas pedal all the way down and start (nhấn hết ga rồi đề máy xe).
Tuy không biết nhiều về xe, tôi nghĩ bụng: đâu có được, hầu hết các xe bây giờ là fuel injection, đâu cần phải nhấn ga, càng nhấn càng ngộp xăng. Thấy tôi lừng khừng và chân còn ở trên bàn thắng. Ông vẩn dịu-dàng bảo tôi:
- Not on the brake pedal, on the gas pedal.(đạp ga không phải đạp thắng).
- OK. Tôi nhấn hết ga rồi đề xe.
Ba bốn tiếng nổ lớn ở phía sau xe, kêu to như bể ống bô. Xe nổ máy, khói phun ra, mùi xăng ngập nồng. Ông mĩm cười và nói:
- That’s all I know (tôi chỉ biết có vậy thôi ), rồi ông vội quay gót. Rõ thật, ông ít mồm, tôi ít miệng, hối tiếc vì lời cám-ơn không được trọn vẹn. Ô kìa!
Trông ông lạ hoắc. Xe vẫn nổ, tôi vẫn nhìn theo ông cho đến khi khuất bóng. Hơn hai mươi năm viếng Chúa hằng ngày ở nhà thờ này, tôi chưa bao giờ gặp ông. Lái xe về nhà trước khi trời tối, tôi suy nghỉ về ông: “xe ông đâu ?, ông không có xe ?, sao tôi không trở lại tìm ông, giờ thì trễ rồi”, và cũng từ hôm đó xe không còn chết dọc đường, máy xe chạy êm, tôi không còn nghe bà xã nói: “Bán đi mua xe khác” nữa.
Bí-tích Thánh-thể còn gọi là Bí-tích Tình-Thương là kho tàng quý giá nhất mà Chúa để lại cho thế-gian. Chúa yêu thương nhân loại cho đến chết, chết rồi
vẫn còn thương như lời Chúa nhắn nhủ: “Thầy ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế”. Con người được Chúa thương yêu đến chừng nào. Hầu hết các giáo-xứ VN đã và đang cổ võ sốt sắng việc sùng kính Chúa Thánh-thể. Đặc-biệt như Đoàn LMTT cho quý ông, đoàn Thiếu-nhi Nam Nữ Thánh-thể. Lâu nay tôi vẫn chưa hiểu sao không có Đoàn hay Hội Thánh-thể cho quý bà, quý cô?. Thiếu nhi nữ thánh-thể không còn cơ-hội tốt đẹp khi trưởng thành. Giáo-xứ tôi, tôi thường thấy có độ tám bà Mỹ, họ thường xuyên đến viếng Chúa, tùy theo giờ giấc thuận tiện, họ là những người rất yêu mến Chúa Thánh-thể. Sau bao năm dài, mới đây phải chăng có một sợi giây vô hình liên-kết họ lại với nhau. Ngoài những lúc viếng Chúa riêng rẽ. Họ còn cùng nhau quay quần bên Chúa TT độ nữa giờ, sau đó họ vào phòng riêng để cùng nghe, học hỏi lời Chúa. Đức thánh cha Benedito XVI đang mời gọi các tín-hữu khám phá lại sự tuyệt vời về Bí-tích Thánh-thể và ngài muốn chầu Thánh-thể cần được quảng bá rộng-rải vì Thánh-Thể là nguồn mạch của sự hy-vọng, và tột đỉnh của đời sống. Ước gì Đoàn LMTT cho quý bà, quý cô được thành lập trong tương-lai. Đừng băn-khoăn, đừng lo âu phải nói và làm gì trước Chúa Thánh-thể. Chúa Thánh-Linh sẽ giúp chúng ta cầu nguyện, và Chúa Thánh-Linh sẽ cầu nguyện với chúng ta, chỉ cần chúng ta YÊU và TIN vào Chúa.
“Đời con cần Chúa, Chúa ơi!
Như thuyền nhỏ bé giữa khơi, sóng vờn.
Giơ tay nâng đỡ con luôn.
Cho con say mến trong nguồn Thánh-tâm”.
Trong các mầu-nhiệm. Mầu-nhiệm Chúa ẩn mình trong phép Thánh-thể xem ra một số người vẫn thờ-ơ, không tin tưởng trọn vẹn. Trước khi hiến mình
chịu chết để cứu chuộc nhân loại, Chúa đã ban cho ta bí-tích Thánh-thể, thật tuyệt vời, ngoài sự hiểu biết của con người. Ngài phán: “Đây là mình thầy chúng con hảy nhận lấy mà ăn. Đây là máu thầy chúng con hảy nhận lấy mà uống. Chúng con hảy làm việc này mà nhớ đến thầy”.
Đây là mầu nhiệm đức-tin, đã là mầu-nhiệm thì không thể cắt nghĩa được, nên cần đến đức-tin. Chúa ẩn mình trong phép thánh-thể muốn tất cả chúng ta đến gấn gủi với ngài, đêm cũng như ngày, cánh tay ngài vẫn dài, vòng tay ngài vẫn rộng, vẫn chờ đợi, vẫn trông mong và đang mời gọi: “Hỡi những ai đau khổ, hảy đến cùng ta, ta nâng đở cho”. Dưới đây là mười chuyện đơn-sơ, về những “cảm nghiệm ân sủng” trong những lần gặp gỡ giữa “Chúa Thánh-Thể và Tôi”. Xin ghi lại để ca ngợi lòng Chúa thương-yêu nơi bí-tích Thánh-thể, và ao ước nhiều tâm-hồn đến gần gủi với Chúa hơn.
1). Nhà Thờ Thánh Phêrô
Cách nay nhiều năm. Bà xã và tôi đi thăm gia-đình người bạn ở xa, vì không có nhiều thời giờ và cũng vì ham vui nên khi ra về, trời sắp tối. Tôi đề-nghị với bà xã: “ tụi mình ghé vào nhà thờ St. Peter gần đây viếng Chúa, vì đường còn xa, nếu đi thẳng về nhà thờ xứ mình, thế nào cửa nhà thờ cũng khóa rồi”. Hôm đó là chiều Chúa nhật, nên không có ai lai-vãng trong và ngoài thánh đường, chỉ có hai đứa tôi. Tôi bảo bà xã: “Em ngồi trong xe, để anh đi xem cửa nhà thờ có khóa hay không”. Cửa trước và bên hông nhà thờ đều khóa chặt, không nản chí, tôi đi vòng ra phía sau, hai cửa ra vào cũng khóa luôn. Hết hy-vọng và toan tính trở lại xe, liếc nhìn thấy một cánh cửa nhỏ, rất thô sơ, tuy không đẹp nhưng được sơn phết lại sạch sẽ, nghỉ rằng đây là nhà kho, chứa vật dụng cho nhà thờ, nên tôi bỏ đi. Có sự thúc đẩy mạnh mẽ trong tôi, hảy trở lại!. Tôi trở lại để nhìn cửa rồi lại đi, đi được ít bước sự thôi thúc vẫn tiếp tục, tôi trở lại đến lần thứ ba và quyết định mở cửa. Chúa ơi! Cám ơn Chúa, đây là điều chúng con đang tìm kiếm. Tôi quay ra và làm hiệu cho bà xã hay để cùng vào viếng Chúa Thánh-thể. Một ông cụ đang gục đầu xuống ghế trước mặt nhật, chúng tôi vào ông cũng chẳng để ý, tâm-hồn ông đang thao-thức bên Chúa Thánh-thể. Ở lại với Chúa một lúc, tâm sự với Chúa đôi điều, chúng tôi ra về tâm hồn thảnh thơi, vui hát bài thánh ca: “Thánh tâm Giêsu từ bi vô ngần, không bao giờ chê chối lời ai nài van. Giờ này đoàn con dâng lên lời nguyện xin tha-thiết. Thánh tâm Giêsu đoàn con mến yêu muôn đời”.
2). Nguyện đường nhỏ bé Việt-Nam.
- Cậu đến viếng Chúa?.
- Dạ! sao không có ai, Bà!
- Nhà thờ ngoài kia, cậu đi nhanh lên.
Năm đó tôi xuống New Orleans trước bão Katrina. Tôi ở trọ qua đêm nhà em tôi. Sáng hôm sau tôi muốn đến với Chúa trước khi đi tiểu bang khác. Tôi hỏi
em tôi:
- Ở đây có lễ buổi sáng không?.
- Có.
Thế là khi các em tôi đi làm, cũng là lúc tôi đi bộ đến nhà thờ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Đến nơi. Lạ quá! Sao không thấy một ai ra vào, cũng không có xe đậu quanh nhà thờ, chẳng lẽ em tôi nói sai?. Đang đứng xớ rớ không giống ai và đang định quay trở về lại nhà em tôi. Bất chợt, một bà cụ tay cầm tràng hạt trước ngực đến trước mặt tôi, bà hỏi và bảo tôi đi nhanh lên ra nhà thờ ngoài kia. Thì ra, ngày thường cha dâng lễ ở ngoài nhà thờ nhỏ, gần khu chợ Việt Nam. Ba chân bốn cẳng, tôi vội đi nhanh về phía nhà thờ nhỏ, độ khoảng mười năm phút mới tới nơi. Dưới cuối nhà thờ, ngước lên cung thánh. Linh-mục đang cung kính đọc lời Chúa: “Tất cả các con hảy nhận lấy mà ăn, vì này là mình thầy”. Ao ước của tôi đã được toại nguyện, tạ-ơn Chúa, cám ơn bà cụ sao lại đến chỉ dẫn cho tôi đến với Chúa, tuy gần gủi với Chúa không lâu, nhưng được nhận mình thánh Chúa trong ngày, trước khi lái xe 10 tiếng đồng hồ trên xa lộ.
3). Giáo đường Nữ Vương Hòa-Bình (Queen of Peace).
Năm 2001. Tôi đi xuống miền nam, ở trọ nhà người Mỹ tôi không quen thân, nhưng họ biết tôi là người công-giáo. Chiều hôm đó gần tối, bà chở tôi
đến nhà thờ Queen of Peace cho thấy. Sáng hôm sau tôi lái xe đến nhà thờ xem lễ buổi sáng. Thất vọng vì trong và ngoài nhà thờ không một bóng người,
ngồi trong xe, tôi thầm thỉ với Chúa, với Đức Mẹ. Gần 8 giờ cũng không có ai ra vào, đành trở về lại nhà trọ, khi rời nhà thờ độ nữa cây số, có sự thúc đẩy trong tôi. “hảy đi trở lại”. Tôi quay trở lại ngay, vẫn không có gì khác lạ, thiên nhiên vẫn yên tỉnh. Lần này tôi đến thử mở cửa nhà thờ, các cửa đều khóa, và khi tôi đang thử mở cửa thứ ba. Một người xuất hiện đến từ bên hông nhà thờ, ông đến và nói với tôi: “follow me” (theo tôi). Đi theo ông trở lại bên hông nhà thờ, ông mở cửa, theo ông đi ngang qua cung thánh, đến một căn phòng nhỏ. Ông bảo: “độ 20 phút nữa Cha sẽ đến làm lễ “. Rồi ông ra đi, không biết ông đi đâu. Đúng như lời ông bảo, gần 8:30 Linh-mục sủa soạn dâng lễ và độ 20 người vội vã bước vào căn phòng nhỏ bé. Thánh lễ hôm đó thật trang nghiêm, như có ơn lành của Chúa xuống. Sau lễ vì không quen lối ra, nên tôi theo mấy người đi ra về phía chổ đậu xe. Thời gian đó, tôi có thói xấu, buổi sáng phải ăn và uống không nhiều thì it, nếu không thân xác uể oải như bánh tráng mỏng nhúng nước. Lúc này đã hơn 9 giờ, đoạn đường từ nhà trọ đến đây không thấy một tiệm ăn. Đi theo họ qua một căn phòng. Họ dừng lại lấy bánh trên bàn ăn vui vẻ, pha ly cà phê nóng rồi ra về, vì có thời giờ nên tôi kéo ghế ngồi nghỉ ngơi. Trên bàn một tờ giấy ghi chữ lớn: “Free, Help yourself”. (tự tiện ăn uống, không phải trả tiền). Tủ lạnh lớn bên cạnh cũng có một tờ giấy ghi như vậy, thế là an-tâm, tự do ăn uống thoải mái, các bánh trên bàn, đủ mọi loại nước, trái cây, bơ sửa chất trong tủ. Chúa ơi! Linh-hồn con mới nhận mình thánh Chúa, giờ đây Chúa lại ban “manna” để nuôi dưỡng thân xác con đang rất cần lúc này.
4). Nhà Thờ mới Queen of Peace.
Hai năm sau. Tôi trở lại, đến đó vào mùa hè, thời-tiết quá nóng nực, cây cối xơ xác, vài cây chết khô bên đường, vì không quen biết ai nên tôi đi tìm lại ngôi thánh đường cũ để gần gủi với Chúa thánh-thể. Ngôi thánh đường mới, to lớn, khang trang vừa xây xong. Đến đó lúc 2 giờ chiều nên cũng không có ai lai vãng ở đó để hỏi thăm. Tất cả cửa vô nhà thờ đều khóa, tôi đi một vòng, khám phá ra phía sau nhà thờ có một phòng đặt mình thánh Chúa rất đẹp, gọn gàng. Chắc
chắn giáo-xứ rất thiết tha với Chúa Thánh Thể, nên mới dành cho Chúa một nơi thật xứng đáng. Khổ nổi cửa khóa. Tôi đứng ngoài hướng tâm hồn vào nhà tạm
nơi Chúa ẩn mình. Tâm sự với Chúa đôi điều, dâng cho Chúa ước muốn của tôi. Ngay lúc đó, một đôi vợ chồng trẻ ghé qua viếng Chúa, thế là thay vì đứng ngoài
chịu nóng. Tôi được họ mời vào. Căn phòng mát lạnh, có sẳn nhiều loại sách về Chúa thánh-thể, tràng hạt v.v. Họ đến còn cho tôi mã-số “Mary” để vào, nhấn bốn chữ “M-A-R-Y” thì cửa tự động mở khóa. Ngay hay gian làm sao họ biết?. Rõ ràng họ không biết tôi, tôi cũng không quen họ, thường thì họ chỉ cho mã-số đến những người quen, có mã-số nên mấy lần sau tôi trở lại lúc nào cũng được. Điều này làm tôi suy nghĩ nhiều, nhất là trong những ngày ở đó.
5). Nhà Thờ Thánh-Tâm Chúa.
Ngồi trên máy bay. Tôi nhớ đến Chúa Thánh Thể qua lời nguyện: “ Có lẽ hôm nay con không có cơ hội đến với Chúa như khi con ở nhà, nếu không đến
được xin Chúa hiểu cho con”. Em tôi đón chúng tôi ở phi-trường và chở thẳng về nhà, vì xem ra ai cũng bơ-phờ sau thời gian dài đổi máy bay. Xe vào thành
phố đổi đường này sang lối khác, cảnh vật đều xa lạ với chúng tôi, và khi xe chạy hơi chậm lại, bên phải tượng Chúa to lớn giang hai tay ban ơn, biết là nhà thờ công-giáo, nơi có Chúa Thánh Thể. Tôi để ý từ đó về đến nhà. Đến nhà, em tôi bảo: “ Đây là xe và chìa khóa xe, em mướn cho anh chị để chạy, trong thời gian anh chị ở đây”. Tôi thầm cám-ơn Chúa. Thế là ngay chiều hôm đó tôi lái xe tới nhà thờ viếng Chúa. Sáng hôm sau, tôi tiếp tục đến nhà thờ trong khi mọi người đang ngon giấc chăng?. Khi trở về nhà lần này, em tôi bắt gặp lúc tôi đang mở cửa bước vô nhà.
- Anh đi đâu về vậy?.
- Anh đi đến nhà thờ viếng Chúa.
- Tại sao anh lại biết nhà thờ?.
- Hôm qua trên đường về nhà từ phi-trường, anh trông thấy nhà thờ.
- Lạ thật! thường thì em đi lối khác về nhà, không biết sao hôm qua em lại đi lối đó.
Chắc chắn có sự tác động của Chúa. Sáng nào tôi cũng xin với Chúa một điều duy-nhất: “ Lậy Chúa! Trên hết mọi sự, giúp con nhớ đến Chúa, đến với Chúa,
yêu mến và tôn thờ Chúa hằng ngày”.
6). Nhà Thờ Holy Catholic Faith.
Cách nay nhiều năm. Tôi giúp con tôi di-chuyển đến tiểu-bang khác quá xa xôi. Hôm sau khi đến đó, nhìn tờ giấy ghi những gì phải làm trong ngày như: đi đổi bảng số, bằng lái, bảo hiểm, nhà băng, điện thoại v.v… xem qua thật quá gian-nan, bởi vì cha con chẳng biết ai, đi đâu cũng dò bản đồ, hoặc ghé hỏi thăm đường xá, hơn nữa tôi chỉ ở đó có một ngày. Tôi dậy sớm dâng mọi sự khó khăn cho Chúa, cho Đức Mẹ. Trong lúc kinh nguyện tôi thưa với Chúa thánh-thể: “lậy Chúa, hơn ai hết Chúa biết hôm nay con rất bận rộn, con không đến với Chúa được, con cũng không biết nhà thờ ở đâu, xin Chúa hiểu cho con”. Thế rồi cha con đi làm các việc phải làm, đến đâu cũng phải chờ đợi, xếp hàng. Gần 2 giờ chiều cũng chưa xong. Cha con lo đi kiếm ăn, nước uống, đang trên đường đi kiếm tiệm ăn, con tôi la lên:
- Ba ơi! Nhà thờ công-giáo.
- Ở đâu.
- Ở bên phía ba, ba chạy qua rồi.
- Ba muốn ghé qua viếng Chúa.
- Ok. Con tôi nói ngay.
Tìm đường trở lại, nhà thờ nhỏ thấp thoáng sau vườn cây cao, khó nhận biết đó là nhà thờ. May quá cửa nhà thờ không khóa. Ngọn đèn đỏ trước nhà chầu cháy chập chờn. Cha con viếng Chúa một lúc. Tôi xúc động thưa với Chúa: “Con không ngờ, con được quỳ trước Chúa trong lúc này, con tưởng hôm nay con không có cơ hội.. ”. Rồi cha con tiếp-tục đi cho đến chiều tối. Tôi phó thác cho Chúa Thánh Thể và rõ ràng ngài đã làm việc của ngài ở thành phố xa lạ này.
7). Chúa Thánh-Thể tại Căn Phòng nhỏ.
Năm đó, tôi có dịp ghé thăm người quen, đến đó vào chiều thứ năm cũng đúng lúc anh chị đi làm về. Sau cơm tối, chị đon-đả dặn tôi: “ngày mai, anh ở nhà chơi, nói chuyện với bà nhé, chiều ông và anh chị đi làm về, ông xã sẽ chở anh đi chơi, đến tối sẽ đưa anh đến quán Bar, uống rượu, uống bia, hôm nay không có bà xã, đi cho vui”. Anh nói thêm vào: “đàn bà con gái nhiều lắm”. Tôi thủng thẳng trả lời nữa vui nữa thật: “kỳ này không còn làm tôi hai chủ nữa…”. Anh chị vui cười hả hê, vì anh là tay nhậu dân uống, đụng tới anh thì không chết cũng ngắc ngoải, nên anh bảo: “uống say mới về đó”. Ghê chưa. Tôi trả lời: “ để xem, đến đó, anh lo giữ hồn anh, tôi lo hồn tôi, hồn ai nấy giữ”. Anh khoái trí lắm. Nhìn anh tôi nhớ đến một ông cụ khi xưa ở quê nhà dụ tôi uống rượu. Ông bảo: “cháu uống một chút cho ấm bụng”, ngại ngùng vì phải uống với ông, với người lớn tuổi. Thấy tôi chần chờ, ông mỉm cười và phán to:
“Trai vô tửu bất thành nam.
Gái vô trang bất thành nữ”
Tuổi trẻ tự ái, tôi làm gọn ly rượu, rượu đế nồng và nóng làm tôi choáng váng không còn để ý đến lời khen: “được đấy, làm thêm ly nữa, cháu”, Thật ra, không
phải ông muốn hại tôi, ông là người độ-lượng, vui-vẻ và đạo-đức, rượu không phải là cái thú của ông, điều ông hay nói siêng làm là đạo Chúa, phải chăng hôm
đó vì vui cửa vui nhà lại gặp tôi ghé qua. Trước và sau khi uống rượu tôi vẫn là nam, có khác gì đâu, vấn đề uống nhiều thì tôi không nói mà rượu nói (chuyện). Đấy là ở VN, quê nghèo xứ đói nhưng rượu uống tự-do, thoải mái. Ở Mỹ, quả thực, rượu tiền mình mua, xe mình làm chủ mà loạng quạng, ông bà cảnh-sát ngửi mùi là được mời về bót làm việc: cho vào tù, đóng tiền phạt, ra tòa, lấy bằng lái, bắt đi học, chưa hết ông bảo hiểm tha hồ moi thêm tiền. Không có bằng, không đi đâu được, luẩn quẩn quanh nhà cho vợ sai vặt, thế là rơi vào cảnh “cơm nhà áo vợ”. Phúc đức gặp bà vợ không biết “ca” đỡ đau đầu. không may gặp bà vợ sáng “ca” chiều “hát”, bà ca từ trong ra ngoài, thì cái tai không bị điếc cũng bị lãng. Thôi! cho cháu xin trả lại câu thơ đó cho cụ nhé. Câu thơ thứ hai thuộc về quý cô, quý bà, cháu không dám đụng tới đâu.
Tối hôm đó anh và tôi đi về khuya. Anh tỉnh bơ, vui-vẻ. Tôi lờ đờ như chuột phải khói. Thật-tình tôi đã bỏ rượu bia, thuốc lá từ lâu, lâu lắm rồi. Giờ
đây cảm thấy dễ chịu vì không còn phải ngửi mùi hôi thuốc lá. Tại quán Bar, mùi bia rượu ngào ngạt, khói thuốc tự do bay không ai ngăn được, dù tôi không muốn khói thuốc vẩn bay đến làm quen. Không hút nhưng tôi để ý xem tuổi trẻ, họ hút điếu này đốt điếu khác hầu như liên-tục, người thì hít vài ba hơi, kẻ khác kéo đến nữa điếu rồi dụi vào gạt tàn thuốc lúc nào cũng đầy tràn, không một ai hút cho trọn một điếu. Họ muốn chơi cho đẹp, hút cho sang ở chốn này, không phải thế đâu, tôi đoán có thể là: “Gái một con, thuốc ngon nữa điếu” chăng?. Lâu lắm nay tôi mới uống ít chai bia, nên cảm thấy mệt mỏi lạ thường, đôi lời nguyện ngắn ngủi rồi lăn ra ngũ say mê.
Trở lại tối thứ năm khi tôi mới đến. Dựa lưng vào ghế, đôi mắt khép lại, nhớ đến lời chị dặn: “ngày mai, ông và anh chị đi làm, tôi ở nhà nói chuyện với
bà”. Ông bà tôi không quen thân và lần đầu tiên tôi gặp.Tôi thưa với Chúa TT: “Chúa ơi! Ngày mai, lễ kính thánh tâm Chúa (lễ trọng) con muốn đến với Chúa, nhưng xem ra không được, không có xe, không biết đường xá, thành phố xa lạ, rộng lớn, con phó thác cho Chúa”, với đôi lời đơn sơ dâng cho Chúa Thánh Thể dấu yêu. Hôm sau, gần 8 giờ sáng, tôi thấy ông bà đang nói chuyện to nhỏ gì đó trong nhà bếp, lát sau ông vào phòng khách rủ tôi đi lễ. Tôi rất ngạc nhiên vì ông bà và tôi không biết nhau, từ lúc đến chưa có dịp trò chuyện với ông bà, ngoại trừ vài câu hỏi xã giao thông thường, đến đây cũng vì quen biết với con ông bà. Tôi theo ông bà đến nhà thờ tham dự thánh lễ kính thánh tâm Chúa, vì là ngày thường nên quá ít người, Cha dâng lể trong căn phòng nhỏ bé để biệt kính thánh-tâm Chúa như cha nhắc nhở trong bài giảng: “ Thánh tâm Chúa nhân từ đang bị xúc-phạm, cách này hay cách khác”. Đến chiều anh chị đi làm về, chị hỏi: “Bố đi làm về lâu chưa?”. Ông trả lời: “Nay bố không làm, mai bố đi”. Đến tối ăn cơm, chị nhanh miệng khoe với chồng: “Anh có biết sáng nay bố mẹ đi lễ không và chở anh Đ. đi nữa”. Tôi nhận biết ngay và âm thầm cám ơn Chúa Thánh-thể.
8). Nhà Thờ Đúc Mẹ Lộ-Đức.
Vào ngày cuối thu, gió lạnh, lạnh lắm. Tôi rời Sở làm lúc điện đường đã lên đèn. Mây đen che khắp cả bầu trời, mưa bắt đầu nặng hột, ai ai cũng vội vã ra về, xe cộ ngập tràn đường xá. Tôi rời khỏi Sở độ 7 miles, xe chết đứng giữa đường gây trở ngại cho sự lưu thông, vì là đường 2 chiều, nên các xe phía sau khi thấy không có xe tới là họ qua mặt vùn vụt. Hai bà với dù che mưa đi tới hỏi xem có cần giúp đỡ, tôi nhờ họ gọi cảnh sát hoặc xe kéo. Trong xe tôi loay hoay
xe cũng không chạy, mặc dù xe vẫn nổ máy, có lẻ hư hộp số (transmission), nếu là hộp số thì chỉ có cách kéo đến tiệm, tôi chẳng làm gì được. Đợi lâu không
thấy cảnh sát. Tôi xử dụng món quà Chúa ban cho con cái Chúa, đó là lời cầu nguyện: “Chúa ơi! Chúa biết con đang trên đường đến với Chúa, xin tỏ cho con lòng Chúa thương yêu”. Ngay sau khi cầu, xe bắt đầu chạy, tuy xe chạy không nhanh nhưng cũng đến nhà Chúa. Xong việc viếng Chúa, tôi tin Chúa sẽ giúp tôi về nhà, trời tối mưa nhiều chẳng lẽ Chúa bỏ tôi. Đi trong mưa đến chổ đậu xe, xe nổ máy và chạy về đến cửa nhà, một tư tưởng xuất hiện trong đầu.” Mang xe đến ông thợ sửa xe người Mỹ”, cách nhà tôi độ gần một cây số. Sẳn xe còn chạy, tôi lái đến và bỏ xe trước cửa nhà ông. Hôm sau ông điện thoại cho biết, xe tôi không còn chạy được nữa, ông bảo xe tôi tuy cũ nhưng còn tốt, để cuối tuấn ông đi đến thành phố lớn kiếm hộp số cũ cho, mang ra tiệm họ tính đắt lắm. Tôi để ông lo liệu, rồi tôi điện thoại đến tiệm sửa hộp số, họ chém ngọt quá trên 2500 dollars. Vài tuần sau, ông gọi cho hay, đến mang xe về, và lấy không tới một nữa số tiền ở tiệm. Đến nay ba năm rồi, hộp số vẫn tốt.
9). Chúa Thánh-Thể tại Tư-gia.
Năm 2006 tôi có việc đi qua Âu-châu. Tôi thưa với Chúa thánh-thể: “Con tin, con không có cơ-hội đến với Chúa trong mười ngày đi xa, ước muốn con trao
phó cho Chúa”. Ngày tôi đến, một linh-mục đã đến đó từ Việt-nam trước tôi hai hôm, hằng ngày ngài dâng thánh-lễ tại nhà. Tạ-ơn Chúa tôi không còn phải băn khoăn về việc này nữa. Hôm nào ngài cũng dâng lễ trước hay sau lúc ăn cơm tối. Chúng tôi được nghe, được đọc lời Chúa, cùng ca hát ngợi khen và tôn thờ Chúa Thánh Thể mến yêu. Ngài rất yêu mến thánh-lễ và thiên chức linh mục. Có lần ngài tâm sự: “giả sử,cha nói giả sử thôi, kiếp sau làm người trở lại, tôi cũng xin Chúa cho tôi làm linh-mục nữa”. Thế rồi, trước hôm về, tôi lại thưa với Chúa Thánh Thể: “Sáng sớm ngày mai con sẽ ra phi-trường về lại Mỹ, không có cách nào để gặp gở Chúa trong ngày, về đến Mỹ, đổi máy bay và đến nhà, trời đã tối”. Sau bửa cơm tối, tôi ngỡ ngàng khi Cha tuyên bố: “sáng ngày mai cha sẽ dâng thánh lễ thật sớm để Đ. kịp giờ ra phi-trường”. Chúa ơi! Sao lại có chuyện này, tôi không ngờ. Tội nghiệp cũng vì tôi nên sáng hôm sau mọi người phải dậy sớm để tham-dự lễ, cuối lễ cha chúc: “thánh-lễ đã xong chúc anh chị em ra về bình-an”. Tôi hơi mũi lòng và lên tiếng tạ-ơn Chúa, cám-ơn cha và tất cả rồi vội vã lấy vali ra phi-trường. Trên máy bay, tôi thầm thỉ với Chúa, nghỉ lại trước khi đi tôi băn-khoăn nhiều vì biết không có cơ-hội sống gần với Chúa Thánh-thể hằng ngày. Vâng! Tôi tin Chúa làm được tất cả nếu Chúa muốn, nhưng vì tôi cảm thấy bất xứng, chẳng là gì trước mặt Chúa, nên tôi đâu tin Chúa để ý đến sự ao-ước của tôi cho đến khi tôi nhận biết được. Đức-tin của tôi còn quá bé nhỏ,yếu kém, không bằng một phần mười hạt cải, thật xấu hổ!. Chúa ơi! Đời con cũng tựa như chiếc máy bay đang ở giữa bầu trời, bơ vơ và lạc-lõng, trên là trời với trời, dưới chỉ có nước với nước. Xin Chúa đừng để con nhìn xuống dưới đáy biển sâu tối tăm, nhưng giúp con biết ngước nhìn lên trời cao, nơi Chúa đang rộng tay chờ đợi ngày về.
10). Nhà Thờ Our Lady of Lourdes.
Mới đây thôi, cũng chiếc xe cũ này, xe sinh tật muốn chạy hay ngừng tùy ý, thường hay chết máy trên đường đi làm, hay ở các đèn, bảng Stop. Tôi làm nhiều cách, thay thế những gì liên hệ, nhưng chứng nào vẫn tật đó. Xe không chịu thua, tôi không đầu hàng. Thế rồi, ông thợ sửa xe lấy xe tôi đi làm để ông tìm hiểu lý do, sau ba ngày ông điện-thoại: “xe tôi chạy tốt, không thấy gì trở ngại cả, đến nhà ông mang xe về”. Lạ quá! Ông thợ sửa xe cũng chịu thua sao?.
Mang xe về tâm-hồn tôi vẫn bất ổn. Vợ và con thêm vào: “bán đi mua xe khác”. Mấy hôm sau tôi đến nhà thờ nguyện gẩm. Chiều Chúa nhật thường vắng bóng
người, mọi sự yên tỉnh, tôi thích sự yên tỉnh nên hay đến những lúc này. Ngờ đâu, bên phải một ông Mỹ đang ngồi trầm ngâm suy tư trong thinh lặng. Tôi vào
ông cũng không hay, sau gần một tiếng đồng hồ, tôi đi ra ông cũng không biết. Giờ đây xe tôi không nổ máy, ai đâu để nhờ, cell phone quên mang, rõ lẩm cẩm. Ông bước ra khỏi nhà thờ thấy tôi và xe đậu trước cửa không nổ máy. Ông đến và nhỏ nhẹ chỉ bảo:
-Push the gas pedal all the way down and start (nhấn hết ga rồi đề máy xe).
Tuy không biết nhiều về xe, tôi nghĩ bụng: đâu có được, hầu hết các xe bây giờ là fuel injection, đâu cần phải nhấn ga, càng nhấn càng ngộp xăng. Thấy tôi lừng khừng và chân còn ở trên bàn thắng. Ông vẩn dịu-dàng bảo tôi:
- Not on the brake pedal, on the gas pedal.(đạp ga không phải đạp thắng).
- OK. Tôi nhấn hết ga rồi đề xe.
Ba bốn tiếng nổ lớn ở phía sau xe, kêu to như bể ống bô. Xe nổ máy, khói phun ra, mùi xăng ngập nồng. Ông mĩm cười và nói:
- That’s all I know (tôi chỉ biết có vậy thôi ), rồi ông vội quay gót. Rõ thật, ông ít mồm, tôi ít miệng, hối tiếc vì lời cám-ơn không được trọn vẹn. Ô kìa!
Trông ông lạ hoắc. Xe vẫn nổ, tôi vẫn nhìn theo ông cho đến khi khuất bóng. Hơn hai mươi năm viếng Chúa hằng ngày ở nhà thờ này, tôi chưa bao giờ gặp ông. Lái xe về nhà trước khi trời tối, tôi suy nghỉ về ông: “xe ông đâu ?, ông không có xe ?, sao tôi không trở lại tìm ông, giờ thì trễ rồi”, và cũng từ hôm đó xe không còn chết dọc đường, máy xe chạy êm, tôi không còn nghe bà xã nói: “Bán đi mua xe khác” nữa.
Bí-tích Thánh-thể còn gọi là Bí-tích Tình-Thương là kho tàng quý giá nhất mà Chúa để lại cho thế-gian. Chúa yêu thương nhân loại cho đến chết, chết rồi
vẫn còn thương như lời Chúa nhắn nhủ: “Thầy ở lại với chúng con mọi ngày cho đến tận thế”. Con người được Chúa thương yêu đến chừng nào. Hầu hết các giáo-xứ VN đã và đang cổ võ sốt sắng việc sùng kính Chúa Thánh-thể. Đặc-biệt như Đoàn LMTT cho quý ông, đoàn Thiếu-nhi Nam Nữ Thánh-thể. Lâu nay tôi vẫn chưa hiểu sao không có Đoàn hay Hội Thánh-thể cho quý bà, quý cô?. Thiếu nhi nữ thánh-thể không còn cơ-hội tốt đẹp khi trưởng thành. Giáo-xứ tôi, tôi thường thấy có độ tám bà Mỹ, họ thường xuyên đến viếng Chúa, tùy theo giờ giấc thuận tiện, họ là những người rất yêu mến Chúa Thánh-thể. Sau bao năm dài, mới đây phải chăng có một sợi giây vô hình liên-kết họ lại với nhau. Ngoài những lúc viếng Chúa riêng rẽ. Họ còn cùng nhau quay quần bên Chúa TT độ nữa giờ, sau đó họ vào phòng riêng để cùng nghe, học hỏi lời Chúa. Đức thánh cha Benedito XVI đang mời gọi các tín-hữu khám phá lại sự tuyệt vời về Bí-tích Thánh-thể và ngài muốn chầu Thánh-thể cần được quảng bá rộng-rải vì Thánh-Thể là nguồn mạch của sự hy-vọng, và tột đỉnh của đời sống. Ước gì Đoàn LMTT cho quý bà, quý cô được thành lập trong tương-lai. Đừng băn-khoăn, đừng lo âu phải nói và làm gì trước Chúa Thánh-thể. Chúa Thánh-Linh sẽ giúp chúng ta cầu nguyện, và Chúa Thánh-Linh sẽ cầu nguyện với chúng ta, chỉ cần chúng ta YÊU và TIN vào Chúa.
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
15:46 15/05/2008
Mười truyện đơn sơ về Giáo Lý và Giáo Dục mỗi tuần (35)
341. Có Chúa Ba Ngôi ngự trong lòng ta
Thánh Léonidas cúi xuống hôn ngực con của mình khi em nầy vừa được chịu phép Rửa Tội. Ngài nói:
- “Tôi thờ lạy Chúa đang ngự trong lòng con tôi mới được chịu phép Rửa Tội.”
Đức Tin của thánh Léonidas phải là Đức Tin của chúng ta. Đức Tin nầy làm cho chúng ta biết có Chúa Ba Ngôi ngự thật trong lòng chúng ta khi chúng ta chịu phép Rửa Tội, và sau đó, khi chúng ta sống tron Ơn Nghĩa Thánh của Chúa, nghĩa là khi chúng ta không mang một tội trọng nào trong mình.
Chúa Ba Ngôi đang ngự thật trong linh hồn và thân xác của kẻ lành.
Các thánh ví kẻ lành như máng cỏ sống động, như bình thánh sống động, như đền thờ sống động (lời thánh Phaolô: “Anh em là đền thờ Chúa ngự”), như thiên đàng trên trần gian (lời thánh Augustinô: “Chúng ta mang Chúa trong mình nên chúng ta là thiên đàng.”
342. Thánh Augustinô với Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Người ta kể rằng: thánh Augustinô, một hôm đi bách bộ dọc bờ biển Địa Trung Hải, vừa đi vừa suy nghĩ về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đang vừa đi, vừa suy nghĩ liên miên, bỗng nhiên thánh nhân gặp một em nhỏ cứ lấy vỏ sò mà múc nước biển đổ vào một cái lỗ nhỏ.
Thấy cảnh em nhỏ nầy cứ làm lui làm tới công việc đổ nước biển vào một lỗ nhỏ, thánh nhân rất ngạc nhiên về công việc luống công vô ích và không thể nào thực hiện được của em nhỏ nầy. Nhưng em nhỏ bỗng ngước mắt lên, nhìn thánh nhân và nói một cách chắc chắn:
- “Việc em múc hết nước biển mà đổ vào cái lỗ nhỏ nầy thì còn dễ hơn điều mà ngài đang suy nghĩ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.”
Rồi em nhỏ biến đi.
343. Tử đạo vì mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Gương thánh Euplius de Catane tử đạo vì mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi năm 304, thật cảm động.
Thấy thánh nhân bị tra tấn cực khổ và quằn quại trong đớn đau, quan toà vẽ cho thánh nhân một phương cách để khỏi đau đớn:
- “Ớ kẻ khốn khôe kia, hãy cầu nguyện với thần linh đi. Hãy thờ lạy thần Mars, thần Apollo, thần Esculape, …”
Ngắt lời quan toà, thánh nhân đáp lại trước khi chết:
- “Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Ngoài Đức Chúa Trời Ba Ngôi ra, không có Chúa nào khác nữa.”
344. Cánh cửa độc nhất đưa ta vào Đạo Chúa
Cánh cửa độc nhất đưa ta vào Đạo Chúa, là Mầu Nhiệm đức Chúa Trời Ba Ngôi. Chính Chúa Giêsu đã mở rộng cửa nầy khi ngài nói: “Hãy đi giảng dạy mọi dân thiên hạ và rửa tội cho họ nhân Danh Cha, và Con, và Thánh Thần.”
Muốn trở thành người Kitô-hữu, ta phải chịu phép Rửa Tội.
Muốn được chịu Phép Rửa Tội, ta phải tin vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Và khi được rửa tội, ta phải được rửa tội nhân Danh Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
345. Chúa Giêsu nói rất rõ và rất kỹ về mầu nhiệm vô cùng cao siêu, là mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Mặc dù là mầu nhiệm cao siêu tuyệt đối, huyền nhiệm vô cùng, trí khôn loài người không thể nào hiểu được, trí tưởng tượng loài người không thể nào tưởng ra nổi, nhưng mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi nầy lại được Chúa Giêsu nói đến rất rõ và rất kỹ.
Chúa Giêsu nói đến Thiên Chúa độc nhất mà mọi người phải thờ lạy. Rồi Ngài nói cho chúng ta biết Thiên Chúa độc nhất đó, là Cha của Ngài, và vì vâng lời Cha ngài mà Ngài xuống thế cứu chuộc nhân loại.
Chúa Giêsu lại nói rõ về một Đấng mà sau khi Ngài về trời, Đấng đó sẽ đến – do Cha ngài và Ngài sai đến – đó là Đức Chúa Thánh Thần. Chính Đức Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng, ban sức mạnh cho những ai tin vào Chúa Giêsu, và gìn giữ cùng dẫn đưa Giáo Hội mà Chúa Giêsu lập, về bến Thiên Đàng.
Chúa Giêsu nói rất rõ về mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi vì mầu nhiệm nầy là căn bản của đạo Ngài truyền. Nếu không có tín điều về mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi, đạo Chúa Giêsu truyền là một đạo không thể nào hiểu được, không thể nào cắt nghĩa được vì tất cả con người của Chúa Giêsu, tất cả cuộc đời của Ngài, tất cả giáo lý của Ngài, tất cả những đau khổ Ngài chịu, đều thấm nhuần lòng tin vào Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
346. Giáo Hội bắt con cái mình nhìn thẳng vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Mẹ chúng ta là Giáo Hội, mặc dầu thấy đức tin của con cái mình còn non nớt, nhưng vẫn bắt con cái mình tin ngay vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi vô cùng huyền nhiệm nầy.
Giáo Hội đưa thẳng chúng ta vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi: khi được mẹ bồng trên tay để được chịu Phép Rửa Tội, đôi tai non nớt của chúng ta đã nghe nói đến mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôivô cùng cao siêu nầy.
347. Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi là mặt trời chói chang ánh sáng
Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi, mầu nhiệm vô cùng cao siêu mà loài người không thể nào hiểu được, không phải là đêm tối làm chúng ta không thấy được gì, nhưng trái lại, đây là mặt trời chói chang làm cho chúng ta thấy rõ được mọi sự.
Khi nhìn thẳng vào mặt trời, chúng ta bị chói mắt, không thấy được gì. Nhưng dưới ánh sáng mặt trời, chúng ta lại thấy rõ tất cả mọi sự.
Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi là mặt trời chói chang đó!
348. Các bổn đạo đầu tiên sống mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Các bổn đạo đầu tiên trong Giáo Hội là những người lớn trở lại. Họ học Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ. Kinh nầy chia làm ba phần chính yếu: “Tôi tin Đức Chúa Cha. Tôi tin Chúa Giêsu Kitô. Tôi tin Chúa Thánh Thần.”
Lúc được chịu phép Rửa Tội, họ tuyên xưng vào Chúa Ba Ngôi theo như lời Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ: “Hãy đo giảng dạy muôn dân và rửa tội cho họ nhân Danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa thánh Thần.”
Ngay rửa tội, đối với của họ, là ngày không thể nào quên được: đó là ngày họ từ bỏ ma quỷ, thế gian, tội lỗi để trở thành con của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, con trong sạc, con sáng láng.
Đời sống của họ lúc bấy giờ thường là rất vắn vỏi vì hễ ai theo Đạo, thế nào cũng bị giết, nhưng họ vẫn bình tĩnh, luôn cầu nguyện với Đức Chúa Trời Ba Ngôi, luôn kết hiệp với Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Đối với họ, Dấu Thánh Giá không phải là cử chỉ hay lời nói máy móc, nhưng là tất cả Đức Tin của họ vào Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
349. Nhẫn giám mục còn thua nhẫn của ai?
Lần kia, khi Đức Cha Giuseppe Sarto (sau nầy là Đức Giáo Hoàng Piô X) mới được thụ phong giám mục, đem về khoe với mẹ mình chiếc nhẫn giám mục. Bà cụ đã 80 tuổi nầy liền nhẹ nhàng nói với con mình:
- “Nếu không có nhẫn cưới nầy của mẹ, thì làm sao con có nhẫn giám mục nầy được?”
350. Gương của một linh mục quản xứ giữ được ba điều
Sau thế chiến thứ nhất, một linh mục trẻ người Pháp được sai đi đến một giáo xứ rất tồi tàn vì nhà thờ nơi đó chỉ còn duy nhất một bức tường xiêu vẹo.
Linh mục tân quản xứ nầy không ngã lòng. Ngài kêu gọi giáo dân tích cực xây lại ngôi nhà thờ đổ nát bên ngoài.
Sau khi đã có tạm được một ngôi nhà thờ bên ngoài khang trang rồi, linh mục quản xứ nầy dốc mọi sức lực để xây dựng nhà thờ tâm hồn bên trong của giáo dân, chứ không dại phí sức vào những công việc xây cất khác.
Nhờ đời sống đạo đức gương mẫu, nhờ biết lo lắng tận tâm dạy giáo lý cho giáo dân, linh mục quản xứ nầy đã làm cho cả đoàn chiên của mình biết sống đức tin mạnh mẽ và sốt sắng.
Vì quá tận tình trong việc bổn phận của mình, linh mục quản xứ nầy lâm bệnh nặng. Dầu vậy, ngài vẫn thản nhiên vui vẻ phó thác.
Trên giường bệnh, khi hấp hối sắp chết, linh mục quản xứ nầy hé lộ bí mật:
- "Giờ đây tôi vui mừng vì tôi đã trung thành giữ được lời nhủ bảo của thân phụ tôi trong ngày tôi chịu chức linh mục: "Nay con làm linh mục của Chúa, cha chỉ cầu ước cho con ba điều: điều thứ nhất, lúc con chết, con đừng nợ ai xu nào; điều thứ hai, khi qua đời, con cũng chẳng còn có xu nào; điều thứ ba, lúc lâm chung, con đừng vướng mắc một chút tội nào với Chúa".
Linh mục nầy thật đáng làm gương cho anh em linh mục quản xứ chg ta.
341. Có Chúa Ba Ngôi ngự trong lòng ta
Thánh Léonidas cúi xuống hôn ngực con của mình khi em nầy vừa được chịu phép Rửa Tội. Ngài nói:
- “Tôi thờ lạy Chúa đang ngự trong lòng con tôi mới được chịu phép Rửa Tội.”
Đức Tin của thánh Léonidas phải là Đức Tin của chúng ta. Đức Tin nầy làm cho chúng ta biết có Chúa Ba Ngôi ngự thật trong lòng chúng ta khi chúng ta chịu phép Rửa Tội, và sau đó, khi chúng ta sống tron Ơn Nghĩa Thánh của Chúa, nghĩa là khi chúng ta không mang một tội trọng nào trong mình.
Chúa Ba Ngôi đang ngự thật trong linh hồn và thân xác của kẻ lành.
Các thánh ví kẻ lành như máng cỏ sống động, như bình thánh sống động, như đền thờ sống động (lời thánh Phaolô: “Anh em là đền thờ Chúa ngự”), như thiên đàng trên trần gian (lời thánh Augustinô: “Chúng ta mang Chúa trong mình nên chúng ta là thiên đàng.”
342. Thánh Augustinô với Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Người ta kể rằng: thánh Augustinô, một hôm đi bách bộ dọc bờ biển Địa Trung Hải, vừa đi vừa suy nghĩ về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.
Đang vừa đi, vừa suy nghĩ liên miên, bỗng nhiên thánh nhân gặp một em nhỏ cứ lấy vỏ sò mà múc nước biển đổ vào một cái lỗ nhỏ.
Thấy cảnh em nhỏ nầy cứ làm lui làm tới công việc đổ nước biển vào một lỗ nhỏ, thánh nhân rất ngạc nhiên về công việc luống công vô ích và không thể nào thực hiện được của em nhỏ nầy. Nhưng em nhỏ bỗng ngước mắt lên, nhìn thánh nhân và nói một cách chắc chắn:
- “Việc em múc hết nước biển mà đổ vào cái lỗ nhỏ nầy thì còn dễ hơn điều mà ngài đang suy nghĩ về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.”
Rồi em nhỏ biến đi.
343. Tử đạo vì mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Gương thánh Euplius de Catane tử đạo vì mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi năm 304, thật cảm động.
Thấy thánh nhân bị tra tấn cực khổ và quằn quại trong đớn đau, quan toà vẽ cho thánh nhân một phương cách để khỏi đau đớn:
- “Ớ kẻ khốn khôe kia, hãy cầu nguyện với thần linh đi. Hãy thờ lạy thần Mars, thần Apollo, thần Esculape, …”
Ngắt lời quan toà, thánh nhân đáp lại trước khi chết:
- “Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Tôi cầu nguyện với Đức Chúa Trời Ba Ngôi. Ngoài Đức Chúa Trời Ba Ngôi ra, không có Chúa nào khác nữa.”
344. Cánh cửa độc nhất đưa ta vào Đạo Chúa
Cánh cửa độc nhất đưa ta vào Đạo Chúa, là Mầu Nhiệm đức Chúa Trời Ba Ngôi. Chính Chúa Giêsu đã mở rộng cửa nầy khi ngài nói: “Hãy đi giảng dạy mọi dân thiên hạ và rửa tội cho họ nhân Danh Cha, và Con, và Thánh Thần.”
Muốn trở thành người Kitô-hữu, ta phải chịu phép Rửa Tội.
Muốn được chịu Phép Rửa Tội, ta phải tin vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Và khi được rửa tội, ta phải được rửa tội nhân Danh Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
345. Chúa Giêsu nói rất rõ và rất kỹ về mầu nhiệm vô cùng cao siêu, là mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Mặc dù là mầu nhiệm cao siêu tuyệt đối, huyền nhiệm vô cùng, trí khôn loài người không thể nào hiểu được, trí tưởng tượng loài người không thể nào tưởng ra nổi, nhưng mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi nầy lại được Chúa Giêsu nói đến rất rõ và rất kỹ.
Chúa Giêsu nói đến Thiên Chúa độc nhất mà mọi người phải thờ lạy. Rồi Ngài nói cho chúng ta biết Thiên Chúa độc nhất đó, là Cha của Ngài, và vì vâng lời Cha ngài mà Ngài xuống thế cứu chuộc nhân loại.
Chúa Giêsu lại nói rõ về một Đấng mà sau khi Ngài về trời, Đấng đó sẽ đến – do Cha ngài và Ngài sai đến – đó là Đức Chúa Thánh Thần. Chính Đức Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng, ban sức mạnh cho những ai tin vào Chúa Giêsu, và gìn giữ cùng dẫn đưa Giáo Hội mà Chúa Giêsu lập, về bến Thiên Đàng.
Chúa Giêsu nói rất rõ về mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi vì mầu nhiệm nầy là căn bản của đạo Ngài truyền. Nếu không có tín điều về mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi, đạo Chúa Giêsu truyền là một đạo không thể nào hiểu được, không thể nào cắt nghĩa được vì tất cả con người của Chúa Giêsu, tất cả cuộc đời của Ngài, tất cả giáo lý của Ngài, tất cả những đau khổ Ngài chịu, đều thấm nhuần lòng tin vào Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
346. Giáo Hội bắt con cái mình nhìn thẳng vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Mẹ chúng ta là Giáo Hội, mặc dầu thấy đức tin của con cái mình còn non nớt, nhưng vẫn bắt con cái mình tin ngay vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi vô cùng huyền nhiệm nầy.
Giáo Hội đưa thẳng chúng ta vào mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi: khi được mẹ bồng trên tay để được chịu Phép Rửa Tội, đôi tai non nớt của chúng ta đã nghe nói đến mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôivô cùng cao siêu nầy.
347. Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi là mặt trời chói chang ánh sáng
Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi, mầu nhiệm vô cùng cao siêu mà loài người không thể nào hiểu được, không phải là đêm tối làm chúng ta không thấy được gì, nhưng trái lại, đây là mặt trời chói chang làm cho chúng ta thấy rõ được mọi sự.
Khi nhìn thẳng vào mặt trời, chúng ta bị chói mắt, không thấy được gì. Nhưng dưới ánh sáng mặt trời, chúng ta lại thấy rõ tất cả mọi sự.
Mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi là mặt trời chói chang đó!
348. Các bổn đạo đầu tiên sống mầu nhiệm Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Các bổn đạo đầu tiên trong Giáo Hội là những người lớn trở lại. Họ học Kinh Tin Kính của các Thánh Tông Đồ. Kinh nầy chia làm ba phần chính yếu: “Tôi tin Đức Chúa Cha. Tôi tin Chúa Giêsu Kitô. Tôi tin Chúa Thánh Thần.”
Lúc được chịu phép Rửa Tội, họ tuyên xưng vào Chúa Ba Ngôi theo như lời Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ: “Hãy đo giảng dạy muôn dân và rửa tội cho họ nhân Danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa thánh Thần.”
Ngay rửa tội, đối với của họ, là ngày không thể nào quên được: đó là ngày họ từ bỏ ma quỷ, thế gian, tội lỗi để trở thành con của Đức Chúa Trời Ba Ngôi, con trong sạc, con sáng láng.
Đời sống của họ lúc bấy giờ thường là rất vắn vỏi vì hễ ai theo Đạo, thế nào cũng bị giết, nhưng họ vẫn bình tĩnh, luôn cầu nguyện với Đức Chúa Trời Ba Ngôi, luôn kết hiệp với Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
Đối với họ, Dấu Thánh Giá không phải là cử chỉ hay lời nói máy móc, nhưng là tất cả Đức Tin của họ vào Đức Chúa Trời Ba Ngôi.
349. Nhẫn giám mục còn thua nhẫn của ai?
Lần kia, khi Đức Cha Giuseppe Sarto (sau nầy là Đức Giáo Hoàng Piô X) mới được thụ phong giám mục, đem về khoe với mẹ mình chiếc nhẫn giám mục. Bà cụ đã 80 tuổi nầy liền nhẹ nhàng nói với con mình:
- “Nếu không có nhẫn cưới nầy của mẹ, thì làm sao con có nhẫn giám mục nầy được?”
350. Gương của một linh mục quản xứ giữ được ba điều
Sau thế chiến thứ nhất, một linh mục trẻ người Pháp được sai đi đến một giáo xứ rất tồi tàn vì nhà thờ nơi đó chỉ còn duy nhất một bức tường xiêu vẹo.
Linh mục tân quản xứ nầy không ngã lòng. Ngài kêu gọi giáo dân tích cực xây lại ngôi nhà thờ đổ nát bên ngoài.
Sau khi đã có tạm được một ngôi nhà thờ bên ngoài khang trang rồi, linh mục quản xứ nầy dốc mọi sức lực để xây dựng nhà thờ tâm hồn bên trong của giáo dân, chứ không dại phí sức vào những công việc xây cất khác.
Nhờ đời sống đạo đức gương mẫu, nhờ biết lo lắng tận tâm dạy giáo lý cho giáo dân, linh mục quản xứ nầy đã làm cho cả đoàn chiên của mình biết sống đức tin mạnh mẽ và sốt sắng.
Vì quá tận tình trong việc bổn phận của mình, linh mục quản xứ nầy lâm bệnh nặng. Dầu vậy, ngài vẫn thản nhiên vui vẻ phó thác.
Trên giường bệnh, khi hấp hối sắp chết, linh mục quản xứ nầy hé lộ bí mật:
- "Giờ đây tôi vui mừng vì tôi đã trung thành giữ được lời nhủ bảo của thân phụ tôi trong ngày tôi chịu chức linh mục: "Nay con làm linh mục của Chúa, cha chỉ cầu ước cho con ba điều: điều thứ nhất, lúc con chết, con đừng nợ ai xu nào; điều thứ hai, khi qua đời, con cũng chẳng còn có xu nào; điều thứ ba, lúc lâm chung, con đừng vướng mắc một chút tội nào với Chúa".
Linh mục nầy thật đáng làm gương cho anh em linh mục quản xứ chg ta.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:00 15/05/2008
CON CỦA AI NGOAN NHẤT
Con cáo, chó sói và gấu đen cùng ở trong một khu rừng, mỗi ngày chúng đó đều nói chuyện phiếm ngay trước cổng nhà, trong lúc trò chyện thì nói đến con cái của mình nhiều nhất.
Con cáo nói: “Con gái tôi vừa đẹp vừa dễ thương, khiến cho nhiều người khác ưa thích.”
Chó sói vội vàng nói xía vào: “Con trai tôi vừa thông minh vừa dũng cảm, rất oai phong.”
Gấu đen yên lặng nghe con cáo và chó sói đối thoại cho đến khi mọi người đều thấy mệt, lúc bấy giờ, chúng nó cảm thấy đói bụng, đều hy vọng các con của mình đem chút thức ăn về.
Con cáo con trở về trước tiên, nhưng nó đã ăn no rồi cho nên trở về tay không, chỉ chú ý đến việc chải lông da, mà không chú ý đến bố mình đang đói. Tiếp đến chó sói con cũng trở về, chó sói bố nói: “Này con, con có giúp bố đem về chút thức ăn gì không ?” chó sói con làm bộ không nghe, hát nghêu ngao mà đi. Cuối cùng gấu con trở về, nó mang cho bố nó bắp ngô và những con cá nhỏ, để bố mình ăn được no.
Lúc này, mọi người đều nhìn rõ con ai là ngoan nhất.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Đứa con ngoan không nhất thiết là phải đẹp trai nhất, đẹp gái nhất, thông minh nhất và dũng cảm nhất, nhưng đứa con ngoan chính là đứa con hiểu biết việc hiếu thảo với cha mẹ, và biết kính trên nhường dưới.
Các bậc cha mẹ thì luôn thương yêu con cái mình, luôn khen ngợi con mình trước mặt người khác, để cho mọi người biết rằng con của mình rất ngoan. Làm cha làm mẹ thì ai cũng đều như thế cả: con mình là nhất. Nhưng có những em không biết yêu thương cha mẹ mình: khi cha mẹ đi khoe với hàng xóm là con mình ngoan nhất, thì em đó lại làm phiền lòng cha mẹ nhất, không lo học hành, không siêng năng đi lễ, không biết giúp việc gia đình cho cha mẹ.v.v...
Con cáo con và chó sói con được cha mẹ khoe khoang là đẹp gái, là dũng cảm, là ngoan nhất, nhưng trái lại bản thân chúng nó –cáo con và sói con- chỉ biết đến mình mà không chăm sóc cha mẹ, như vậy thì không phải là đứa con ngoan.
Yêu thương thảo kính cha mẹ trước thì tự nhiên cố gắng học hành, tự nhiên biết giúp đỡ cha mẹ, tự nhiên biết hòa thuận với anh chị em...
Các em thực hành:
- Luôn bày tỏ mình là đứa con ngoan trong gia đình.
- Biết để ý đến lời dạy dỗ của cha mẹ.
- Tập làm việc trong gia đình vì yêu cha mẹ mình.
N2T |
Con cáo, chó sói và gấu đen cùng ở trong một khu rừng, mỗi ngày chúng đó đều nói chuyện phiếm ngay trước cổng nhà, trong lúc trò chyện thì nói đến con cái của mình nhiều nhất.
Con cáo nói: “Con gái tôi vừa đẹp vừa dễ thương, khiến cho nhiều người khác ưa thích.”
Chó sói vội vàng nói xía vào: “Con trai tôi vừa thông minh vừa dũng cảm, rất oai phong.”
Gấu đen yên lặng nghe con cáo và chó sói đối thoại cho đến khi mọi người đều thấy mệt, lúc bấy giờ, chúng nó cảm thấy đói bụng, đều hy vọng các con của mình đem chút thức ăn về.
Con cáo con trở về trước tiên, nhưng nó đã ăn no rồi cho nên trở về tay không, chỉ chú ý đến việc chải lông da, mà không chú ý đến bố mình đang đói. Tiếp đến chó sói con cũng trở về, chó sói bố nói: “Này con, con có giúp bố đem về chút thức ăn gì không ?” chó sói con làm bộ không nghe, hát nghêu ngao mà đi. Cuối cùng gấu con trở về, nó mang cho bố nó bắp ngô và những con cá nhỏ, để bố mình ăn được no.
Lúc này, mọi người đều nhìn rõ con ai là ngoan nhất.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Đứa con ngoan không nhất thiết là phải đẹp trai nhất, đẹp gái nhất, thông minh nhất và dũng cảm nhất, nhưng đứa con ngoan chính là đứa con hiểu biết việc hiếu thảo với cha mẹ, và biết kính trên nhường dưới.
Các bậc cha mẹ thì luôn thương yêu con cái mình, luôn khen ngợi con mình trước mặt người khác, để cho mọi người biết rằng con của mình rất ngoan. Làm cha làm mẹ thì ai cũng đều như thế cả: con mình là nhất. Nhưng có những em không biết yêu thương cha mẹ mình: khi cha mẹ đi khoe với hàng xóm là con mình ngoan nhất, thì em đó lại làm phiền lòng cha mẹ nhất, không lo học hành, không siêng năng đi lễ, không biết giúp việc gia đình cho cha mẹ.v.v...
Con cáo con và chó sói con được cha mẹ khoe khoang là đẹp gái, là dũng cảm, là ngoan nhất, nhưng trái lại bản thân chúng nó –cáo con và sói con- chỉ biết đến mình mà không chăm sóc cha mẹ, như vậy thì không phải là đứa con ngoan.
Yêu thương thảo kính cha mẹ trước thì tự nhiên cố gắng học hành, tự nhiên biết giúp đỡ cha mẹ, tự nhiên biết hòa thuận với anh chị em...
Các em thực hành:
- Luôn bày tỏ mình là đứa con ngoan trong gia đình.
- Biết để ý đến lời dạy dỗ của cha mẹ.
- Tập làm việc trong gia đình vì yêu cha mẹ mình.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:01 15/05/2008
N2T |
24. Nếu không có ân sủng của Thiên Chúa trợ giúp, thì ngay cả nói chuyện trên trời của các vị đại thánh, cũng không làm cảm động lòng người.
(Thánh Teresa of Lisieux)Hiệp thông trọn vẹn trong Chúa Ba Ngôi
Lm Jude Siciliano OP
21:44 15/05/2008
CHÚA NHẬT THIÊN CHÚA BA NGÔI A
Sách Xuất hành:34:4-6,8-9; Daniel:3:52-55; 2 Cor:13:11-13; Ga 3:16-18
Thưa quý vị,
Một linh mục đồng nghiệp kể cho tôi nghe rằng, hồi ông còn là sinh viên thần học, tham dự một khóa thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo sư thỉnh giảng chỉ định cho sinh viên một tập sách dày để nghiên cứu. Giữa khóa học, bà giáo sư rời khỏi vaị trò đứng lớp chính khóa và chuyển sang lãnh vực chia sẽ. Bà nói với các sinh viên rằng, khi làm linh mục và được trao trách nhiệm giảng giải về lễ Chúa Ba Ngôi, thì tốt hơn nên giả đò mình bị cảm cúm.
Bà giáo sư ý thức được sự khó khăn trong việc giải nghĩa ngày lễ hôm nay. Thực vậy, làm thế nào chúng ta hiểu được mầu nhiệm đang cử hành? Thánh Augustinô có ý kiến như sau: “Anh chị em thân mến, vậy thì chúng ta có thể nói chi về Thiên Chúa? Nếu anh chị em hiểu điều mình nói, thì điều đó không phải là Thiên Chúa. Nếu hiểu được thì thực ra chúng ta hiểu cái chi khác, chứ không phải Thiên Chúa. Nếu bạn quả quyết nắm bắt được Ngài, bạn đang lừa dối mình đó. Nếu chúng ta muốn tìm một cái tên xứng đáng để đặt cho Ngài, chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra. Vậy thì chúng ta làm sao nói được điều mình chẳng hiểu?” (Sermo 52, 6,16). Vậy làm thế nào chúng ta rút ra được bài học cho ngày lễ hôm nay?
May thay, các bài đọc rất sống động và cụ thể, và chìa khóa là tập trung vào chúng và giảng về chúng. Đừng lý thuyết lôi thôi. Tin mừng thánh Gioan bảo rằng Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã sai con một của Ngài đến thế gian, chia sẻ thân phận với chúng ta và ban Thánh Thần để cứu rỗi nhân loại. Nếu suy nghĩ kỹ về những điều trên đây, thì người ta có thể ngộ ra Thiên Chúa là một gia đình (God is a family). Gia đình ấy đựng nên và cứu rỗi nhân loại. Qua bí tích Thánh Tẩy, mọi người được sáp nhập vào gia đình hạnh phúc ấy. Sau này Chúa Giêsu nói rõ hơn khi sai các môn đệ đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, rửa tội cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,18). Như thế gia đình Thiên Chúa gồm ba ngôi vị: Cha, Con và Thần Khí. Hạnh phúc và hy vọng của nhân loại là được gia nhập gia đình ấy. Cho nên lễ Chúa Ba Ngôi là căn bản của đạo, là ngày lễ đẹp nhất trong năm, lễ vượt qua mọi nhỏ nhen, vụn vặt của cuộc đời và sống thân mật với Thiên Chúa Tình Yêu: Cha, Con và Thánh Thần.
Bài đọc 1 trích sách xuất hành, kể lại việc Thiên Chúa hiện ra trên núi Sinai với ông Môisê lần thứ hai, tay ông cầm hai bia đá mới, hai bia cũ ông đã đập nát rồi vì tức giận con cái Israel thờ con bò vàng. Thiên Chúa lại làm giao ước mới với Môisê, và Môisê vâng lời Thiên Chúa tổ chức một dân riêng cho Ngài. Nhưng cũng như chúng ta, Môisê chẳng biết Đấng kêu gọi mình là ai? Ông xin cho được xem thấy mặt Thiên Chúa. Bài đọc viết: “Đức Chúa ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông. Người xưng danh Người là Đức Chúa. Đức Chúa đi qua trước mặt ông và xướng: Đức Chúa! Đức Chúa, Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín. Ông Môisê vội vàng phục xuống đất thờ lạy”.
Vậy thì Đức Chúa này là ai mà năng tỏ mình ra cùng Môisê, là Đấng nào mà chọn một dân tan tác, cứng cổ, lỳ lợm làm dân riêng để xây dựng thành cơ nghiệp? Ngài chính là Đức Chúa đã chọn chúng ta, ở với chúng ta bất chấp những thiếu sót và bất xứng của chúng ta để dựng nên thành nhân loại mới! Thiên Chúa này chúng ta cũng không thể hiểu, không thể nắm bắt, vì Ngài luôn hành động trong đường lối yêu thương, lạ lùng và mầu nhiệm. Ngay cả khi chúng ta phản bội và bất trung. Thiên Chúa ấy luôn ngự trong đám mây, không thấy được nhưng luôn cảm nghiệm được. Tuy nhiên, cảm nghiệm thế nào? Câu chuyện hôm nay tỏ rõ điều đó: “Ta là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín”. Môisê đã cảm nghiệm như thế, dân Do Thái thấy rõ điều đó, thì nhất định ngày nay cũng như vậy thôi. Ngài luôn kiên trì, thương xót, luôn đi bước trước để đến với nhân loại. Không khi nào nản chí vì tội lỗi của họ. Ngài trung thành với chúng ta ngay cả khi chúng ta thiết lập những ngẫu tượng như tiền tài, sắc dục, tiếng tăm. Ngài dùng quyền năng để thu gom những tộc tan nát và xây dựng lại thành dân thánh thiện, an lành. Trước tình thế sa đọa và vô đạo hiện nay của thế giới, liệu chúng ta có được phép thất vọng? Chắc chắn là không, và mỗi lần mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta phải khơi dậy niềm hy vọng vĩ đại. Chẳng ai được phép nghi nan, chán nản. Vì Thiên Chúa của Môisê, của Đức Giêsu, của Hội thánh là Thiên Chúa tích cực và duyên dáng. Đúng không nào? Không ai có khả năng chống lại Ngài. Cho nên Môisê sau khi nhận thức dân ông mỏng giòn, phản bội và Thiên Chúa kiên trì xót thương thì đã quyết định hành động như chúng ta thường làm khi cảm nhận nhu cầu của mình và sự rộng lượng của Thiên Chúa, là kêu nài: “Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Ngài, thì xin Chúa cùng đi với chúng con”. Chúng ta có thể không xứng đáng được Thiên Chúa ưu ái, nhưng cứ mạnh dạn kêu cầu Thiên Chúa cùng đồng hành trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Thiết nghĩ Chúa chẳng nỡ chối từ vì bản chất Ngài là hay cứu giúp.
Nếu chúng ta chú tâm đọc Kinh Thánh và ngẫm nghĩ sự phát triển của nó, thì dễ nhận ra rằng Thiên Chúa của Tân Ước không chỉ “đi qua” như Cựu Ước mà còn cắm lều giữa nhân loại, vì Emmanuel là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, với loài người. Nếu Lời Chúa đáp trả Môisê là đồng hành với dân tộc Do Thái về Đất Hứa, thì trong Tân Ước, Ngài mặc lấy xác thịt loài người, lăn lộn với thân phận con người cho đến cái chết, thì liệu ai còn dám nghi ngờ mình không có Chúa ở cùng? Mình cô đơn giữa trường đời? Quả thực Tân Ước mạc khải Thiên Chúa rõ ràng trong con người đức Giêsu Kitô. Nên chúng ta phải tin lời Kinh Thánh và sống lời Thánh Kinh chỉ dạy, nếu không, thì chỉ là tên giả hình, lừa đảo bàn dân thiên hạ vì tự xưng là môn đệ Chúa, dân riêng của Ngài, mà trên thực tế thì không phải.
Gương Thánh Phaolô còn y nguyên giá trị. Ngài viết cho tín hữu thành Côrintô hai lá thư, vạch mặt những kẻ giả hình. Lúc ấy tín hữu trong thành cãi cọ và tranh giành nhau. Một phe theo xác thịt sống buông thả và câu nệ vào luật cũ như cắt bì, kiêng khem. Phe thứ hai sống theo tinh thần Phaolô, tin Đức Kitô không những như Đấng thực hiện các dấu lạ, mà còn như Đấng giải phóng qua khổ nạn, chịu chết và phục sinh của mình. Ông tin Đức Giêsu chính là Thiên Chúa mạc khải mình trong Đức Giêsu Kitô.
Hậu quả là một dân tộc mới, hợp nhất và bình an trong Thiên Chúa: “Nguyện xin ơn sủng của Đức Kitô, Chúa chúng ta. Tình yêu của Chúa Cha. Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần” ở cùng các tín hữu. Câu chúc này là kết thúc lá thư thứ hai trong bài đọc hôm nay. Nếu như Phaolô ở vị trí Môisê thì dân thành Côrintô phản ứng ra sao? Liệu họ có phản ánh là dân riêng được Chúa tuyển chọn và xây dựng? Cái chi sẽ duy trì họ trong nếp sống làm chứng nhân cho cuộc đời khổ nạn và cái chết của Chúa? Đó là nội dung của câu chúc vừa nêu: ơn sủng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính ân sủng của Ba Ngôi mà Giáo Hội hiện tại được đoàn kết, bình an và rao giảng Tin Mừng. Cho nên các thành viên của Giáo Hội, nhất là hàng giáo sĩ, tu sĩ phải phản ánh ân sủng ấy qua nếp sống của mình. Chúng ta là dân Israel mới cư ngụ dưới chân núi Sinai, bây giờ là đồi Calvariô, tuy mỏng giòn và tranh giành, nhưng phải noi gương Môisê: “Lạy Chúa, nếu quả thật chúng con được nghĩa với Chúa, thì xin đi cùng chúng con”. Xin tha thứ những yếu đuối và xúc phạm của chúng con, và nhận chúng con như dân riêng Ngài. Do đó, chúng ta hiểu tại sao không như trong Cựu Ước, Chúa không ở trong đám mây, bay cao trên núi Sinai và Môisê chỉ cảm nghiệm như Chúa “đi qua”. Bài Tin Mừng cho chúng ta thấy Thiên Chúa bằng xương bằng thịt dạy bảo Nicôđêmô trông đợi điều gì, sống làm sao, hành động thế nào để được Chúa cứu rỗi. Nếu như Ngài ở trên mây cao, chúng ta dính vào trái đất, thì có ly do khiến chúng ta không nghe lời Thiên Chúa. Chúng ta sẽ vật lộn với thế gian, ma quỷ, tình dục một mình và chắc chắn bị bại trận. Nhưng đàng này Thiên Chúa xuống sống giữa nhân loại, chỉ bảo và ban Thánh Thần đến giúp đỡ, chúng ta không còn lý do chối từ. Đúng như đức Giêsu nói với Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một để thế gian nhờ Người Con ấy mà được vào Nước Trời”. Khi yêu, người ta làm những việc ngoại thường để chứng tỏ tình yêu. Bản tính của yêu mến là như vậy. Thế thì chúng ta chẳng thể nghi ngờ tình yêu của Chúa Ba Ngôi dành cho mình. Bổn phận mỗi người là đáp trả tình yêu ấy. Lễ Chúa Ba Ngôi là cơ hội tốt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn.
Lòng biết ơn là sống xứng đáng với danh hiệu Con Thiên Chúa. Ngài là một vị thần linh rất thực tế. Chúng ta chẳng thể làm con Ngài trừ phi ăn ở thánh thiện. Cầu nguyện suông chưa đủ, còn phải sống đời sống như Chúa Giêsu, tuân giữ các lời Chúa truyền dạy. Thông thạo lời Ngài không đủ, nhưng còn phải khu trừ tội lỗi nữa. Thánh Phaolô chúc lành cho tín hữu Côrintô nhân danh Chúa Ba Ngôi, như trước đó ông truyền cho họ phải sửa chữa lại nếp sống. Bởi lẽ nếp sống thánh thiện đòi hỏi tinh thần thờ phượng giống như Chúa Giêsu, luôn tôn thờ Đức Chúa Cha. Làm thế nào chúng ta cầu nguyện: “sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần” cho chân thật, nếu nếp sống xấu xa? Chúng ta không thể giả đò trước mặt Chúa. Vậy thì sống tốt lành là căn bản để mừng lễ Ba Ngôi, một lễ đã có từ lâu đời.
Lòng tin của chúng ta phải được triển khai ra hành động. Vì thế Chúa Giêsu nói: “Ai tin vào Con Người họ sẽ sống đời đời”. Làm thế nào được sống vĩnh cửu nếu không thánh thiện? Nhiều người lầm tưởng rằng kiếp sống đời đời là thế giới tương lai và người ta chiếm được nhờ công lao đầy mình. Đó là một sai lầm nguy hiểm. Thánh Gioan không nghĩ thế. Phúc Âm của ông viết rằng sự sống đời đời hoặc không phải chết, hệ tại vào việc tin vào Chúa Giêsu ngay lúc này. Tức là biết mình được Thiên Chúa kêu gọi làm con và dần dần được tình yêu Thiên Chúa biến đổi. Chúng ta sẽ trở nên ngày càng kiên nhẫn hơn, biết thứ tha hơn, rộng lượng bác ái hơn, chịu đựng gian khổ hơn, đáng yêu hơn, vv… Tất cả những tính nết đó biến đổi chúng ta nên giống Chúa Giêsu, nhiên hậu sẽ sống muôn đời.
Người ta thường chỉ nghe được tiếng họ quen, còn các tiếng khác họ “điếc”. Còn bạn có quen nghe tiếng Chúa Ba Ngôi mời gọi hay không? Hay chỉ nghe tiếng tiền bạc, hận thù, sắc dục? Hy vọng bạn luôn nghe thấy tiếng Chúa. Amen.
Sách Xuất hành:34:4-6,8-9; Daniel:3:52-55; 2 Cor:13:11-13; Ga 3:16-18
Thưa quý vị,
Một linh mục đồng nghiệp kể cho tôi nghe rằng, hồi ông còn là sinh viên thần học, tham dự một khóa thần học về Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo sư thỉnh giảng chỉ định cho sinh viên một tập sách dày để nghiên cứu. Giữa khóa học, bà giáo sư rời khỏi vaị trò đứng lớp chính khóa và chuyển sang lãnh vực chia sẽ. Bà nói với các sinh viên rằng, khi làm linh mục và được trao trách nhiệm giảng giải về lễ Chúa Ba Ngôi, thì tốt hơn nên giả đò mình bị cảm cúm.
Bà giáo sư ý thức được sự khó khăn trong việc giải nghĩa ngày lễ hôm nay. Thực vậy, làm thế nào chúng ta hiểu được mầu nhiệm đang cử hành? Thánh Augustinô có ý kiến như sau: “Anh chị em thân mến, vậy thì chúng ta có thể nói chi về Thiên Chúa? Nếu anh chị em hiểu điều mình nói, thì điều đó không phải là Thiên Chúa. Nếu hiểu được thì thực ra chúng ta hiểu cái chi khác, chứ không phải Thiên Chúa. Nếu bạn quả quyết nắm bắt được Ngài, bạn đang lừa dối mình đó. Nếu chúng ta muốn tìm một cái tên xứng đáng để đặt cho Ngài, chúng ta sẽ chẳng bao giờ tìm ra. Vậy thì chúng ta làm sao nói được điều mình chẳng hiểu?” (Sermo 52, 6,16). Vậy làm thế nào chúng ta rút ra được bài học cho ngày lễ hôm nay?
May thay, các bài đọc rất sống động và cụ thể, và chìa khóa là tập trung vào chúng và giảng về chúng. Đừng lý thuyết lôi thôi. Tin mừng thánh Gioan bảo rằng Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã sai con một của Ngài đến thế gian, chia sẻ thân phận với chúng ta và ban Thánh Thần để cứu rỗi nhân loại. Nếu suy nghĩ kỹ về những điều trên đây, thì người ta có thể ngộ ra Thiên Chúa là một gia đình (God is a family). Gia đình ấy đựng nên và cứu rỗi nhân loại. Qua bí tích Thánh Tẩy, mọi người được sáp nhập vào gia đình hạnh phúc ấy. Sau này Chúa Giêsu nói rõ hơn khi sai các môn đệ đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân thành môn đệ, rửa tội cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,18). Như thế gia đình Thiên Chúa gồm ba ngôi vị: Cha, Con và Thần Khí. Hạnh phúc và hy vọng của nhân loại là được gia nhập gia đình ấy. Cho nên lễ Chúa Ba Ngôi là căn bản của đạo, là ngày lễ đẹp nhất trong năm, lễ vượt qua mọi nhỏ nhen, vụn vặt của cuộc đời và sống thân mật với Thiên Chúa Tình Yêu: Cha, Con và Thánh Thần.
Bài đọc 1 trích sách xuất hành, kể lại việc Thiên Chúa hiện ra trên núi Sinai với ông Môisê lần thứ hai, tay ông cầm hai bia đá mới, hai bia cũ ông đã đập nát rồi vì tức giận con cái Israel thờ con bò vàng. Thiên Chúa lại làm giao ước mới với Môisê, và Môisê vâng lời Thiên Chúa tổ chức một dân riêng cho Ngài. Nhưng cũng như chúng ta, Môisê chẳng biết Đấng kêu gọi mình là ai? Ông xin cho được xem thấy mặt Thiên Chúa. Bài đọc viết: “Đức Chúa ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông. Người xưng danh Người là Đức Chúa. Đức Chúa đi qua trước mặt ông và xướng: Đức Chúa! Đức Chúa, Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín. Ông Môisê vội vàng phục xuống đất thờ lạy”.
Vậy thì Đức Chúa này là ai mà năng tỏ mình ra cùng Môisê, là Đấng nào mà chọn một dân tan tác, cứng cổ, lỳ lợm làm dân riêng để xây dựng thành cơ nghiệp? Ngài chính là Đức Chúa đã chọn chúng ta, ở với chúng ta bất chấp những thiếu sót và bất xứng của chúng ta để dựng nên thành nhân loại mới! Thiên Chúa này chúng ta cũng không thể hiểu, không thể nắm bắt, vì Ngài luôn hành động trong đường lối yêu thương, lạ lùng và mầu nhiệm. Ngay cả khi chúng ta phản bội và bất trung. Thiên Chúa ấy luôn ngự trong đám mây, không thấy được nhưng luôn cảm nghiệm được. Tuy nhiên, cảm nghiệm thế nào? Câu chuyện hôm nay tỏ rõ điều đó: “Ta là Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín”. Môisê đã cảm nghiệm như thế, dân Do Thái thấy rõ điều đó, thì nhất định ngày nay cũng như vậy thôi. Ngài luôn kiên trì, thương xót, luôn đi bước trước để đến với nhân loại. Không khi nào nản chí vì tội lỗi của họ. Ngài trung thành với chúng ta ngay cả khi chúng ta thiết lập những ngẫu tượng như tiền tài, sắc dục, tiếng tăm. Ngài dùng quyền năng để thu gom những tộc tan nát và xây dựng lại thành dân thánh thiện, an lành. Trước tình thế sa đọa và vô đạo hiện nay của thế giới, liệu chúng ta có được phép thất vọng? Chắc chắn là không, và mỗi lần mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta phải khơi dậy niềm hy vọng vĩ đại. Chẳng ai được phép nghi nan, chán nản. Vì Thiên Chúa của Môisê, của Đức Giêsu, của Hội thánh là Thiên Chúa tích cực và duyên dáng. Đúng không nào? Không ai có khả năng chống lại Ngài. Cho nên Môisê sau khi nhận thức dân ông mỏng giòn, phản bội và Thiên Chúa kiên trì xót thương thì đã quyết định hành động như chúng ta thường làm khi cảm nhận nhu cầu của mình và sự rộng lượng của Thiên Chúa, là kêu nài: “Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Ngài, thì xin Chúa cùng đi với chúng con”. Chúng ta có thể không xứng đáng được Thiên Chúa ưu ái, nhưng cứ mạnh dạn kêu cầu Thiên Chúa cùng đồng hành trên mọi nẻo đường của cuộc sống. Thiết nghĩ Chúa chẳng nỡ chối từ vì bản chất Ngài là hay cứu giúp.
Nếu chúng ta chú tâm đọc Kinh Thánh và ngẫm nghĩ sự phát triển của nó, thì dễ nhận ra rằng Thiên Chúa của Tân Ước không chỉ “đi qua” như Cựu Ước mà còn cắm lều giữa nhân loại, vì Emmanuel là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, với loài người. Nếu Lời Chúa đáp trả Môisê là đồng hành với dân tộc Do Thái về Đất Hứa, thì trong Tân Ước, Ngài mặc lấy xác thịt loài người, lăn lộn với thân phận con người cho đến cái chết, thì liệu ai còn dám nghi ngờ mình không có Chúa ở cùng? Mình cô đơn giữa trường đời? Quả thực Tân Ước mạc khải Thiên Chúa rõ ràng trong con người đức Giêsu Kitô. Nên chúng ta phải tin lời Kinh Thánh và sống lời Thánh Kinh chỉ dạy, nếu không, thì chỉ là tên giả hình, lừa đảo bàn dân thiên hạ vì tự xưng là môn đệ Chúa, dân riêng của Ngài, mà trên thực tế thì không phải.
Gương Thánh Phaolô còn y nguyên giá trị. Ngài viết cho tín hữu thành Côrintô hai lá thư, vạch mặt những kẻ giả hình. Lúc ấy tín hữu trong thành cãi cọ và tranh giành nhau. Một phe theo xác thịt sống buông thả và câu nệ vào luật cũ như cắt bì, kiêng khem. Phe thứ hai sống theo tinh thần Phaolô, tin Đức Kitô không những như Đấng thực hiện các dấu lạ, mà còn như Đấng giải phóng qua khổ nạn, chịu chết và phục sinh của mình. Ông tin Đức Giêsu chính là Thiên Chúa mạc khải mình trong Đức Giêsu Kitô.
Hậu quả là một dân tộc mới, hợp nhất và bình an trong Thiên Chúa: “Nguyện xin ơn sủng của Đức Kitô, Chúa chúng ta. Tình yêu của Chúa Cha. Ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần” ở cùng các tín hữu. Câu chúc này là kết thúc lá thư thứ hai trong bài đọc hôm nay. Nếu như Phaolô ở vị trí Môisê thì dân thành Côrintô phản ứng ra sao? Liệu họ có phản ánh là dân riêng được Chúa tuyển chọn và xây dựng? Cái chi sẽ duy trì họ trong nếp sống làm chứng nhân cho cuộc đời khổ nạn và cái chết của Chúa? Đó là nội dung của câu chúc vừa nêu: ơn sủng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính ân sủng của Ba Ngôi mà Giáo Hội hiện tại được đoàn kết, bình an và rao giảng Tin Mừng. Cho nên các thành viên của Giáo Hội, nhất là hàng giáo sĩ, tu sĩ phải phản ánh ân sủng ấy qua nếp sống của mình. Chúng ta là dân Israel mới cư ngụ dưới chân núi Sinai, bây giờ là đồi Calvariô, tuy mỏng giòn và tranh giành, nhưng phải noi gương Môisê: “Lạy Chúa, nếu quả thật chúng con được nghĩa với Chúa, thì xin đi cùng chúng con”. Xin tha thứ những yếu đuối và xúc phạm của chúng con, và nhận chúng con như dân riêng Ngài. Do đó, chúng ta hiểu tại sao không như trong Cựu Ước, Chúa không ở trong đám mây, bay cao trên núi Sinai và Môisê chỉ cảm nghiệm như Chúa “đi qua”. Bài Tin Mừng cho chúng ta thấy Thiên Chúa bằng xương bằng thịt dạy bảo Nicôđêmô trông đợi điều gì, sống làm sao, hành động thế nào để được Chúa cứu rỗi. Nếu như Ngài ở trên mây cao, chúng ta dính vào trái đất, thì có ly do khiến chúng ta không nghe lời Thiên Chúa. Chúng ta sẽ vật lộn với thế gian, ma quỷ, tình dục một mình và chắc chắn bị bại trận. Nhưng đàng này Thiên Chúa xuống sống giữa nhân loại, chỉ bảo và ban Thánh Thần đến giúp đỡ, chúng ta không còn lý do chối từ. Đúng như đức Giêsu nói với Nicôđêmô: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi ban Con Một để thế gian nhờ Người Con ấy mà được vào Nước Trời”. Khi yêu, người ta làm những việc ngoại thường để chứng tỏ tình yêu. Bản tính của yêu mến là như vậy. Thế thì chúng ta chẳng thể nghi ngờ tình yêu của Chúa Ba Ngôi dành cho mình. Bổn phận mỗi người là đáp trả tình yêu ấy. Lễ Chúa Ba Ngôi là cơ hội tốt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn.
Lòng biết ơn là sống xứng đáng với danh hiệu Con Thiên Chúa. Ngài là một vị thần linh rất thực tế. Chúng ta chẳng thể làm con Ngài trừ phi ăn ở thánh thiện. Cầu nguyện suông chưa đủ, còn phải sống đời sống như Chúa Giêsu, tuân giữ các lời Chúa truyền dạy. Thông thạo lời Ngài không đủ, nhưng còn phải khu trừ tội lỗi nữa. Thánh Phaolô chúc lành cho tín hữu Côrintô nhân danh Chúa Ba Ngôi, như trước đó ông truyền cho họ phải sửa chữa lại nếp sống. Bởi lẽ nếp sống thánh thiện đòi hỏi tinh thần thờ phượng giống như Chúa Giêsu, luôn tôn thờ Đức Chúa Cha. Làm thế nào chúng ta cầu nguyện: “sáng danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần” cho chân thật, nếu nếp sống xấu xa? Chúng ta không thể giả đò trước mặt Chúa. Vậy thì sống tốt lành là căn bản để mừng lễ Ba Ngôi, một lễ đã có từ lâu đời.
Lòng tin của chúng ta phải được triển khai ra hành động. Vì thế Chúa Giêsu nói: “Ai tin vào Con Người họ sẽ sống đời đời”. Làm thế nào được sống vĩnh cửu nếu không thánh thiện? Nhiều người lầm tưởng rằng kiếp sống đời đời là thế giới tương lai và người ta chiếm được nhờ công lao đầy mình. Đó là một sai lầm nguy hiểm. Thánh Gioan không nghĩ thế. Phúc Âm của ông viết rằng sự sống đời đời hoặc không phải chết, hệ tại vào việc tin vào Chúa Giêsu ngay lúc này. Tức là biết mình được Thiên Chúa kêu gọi làm con và dần dần được tình yêu Thiên Chúa biến đổi. Chúng ta sẽ trở nên ngày càng kiên nhẫn hơn, biết thứ tha hơn, rộng lượng bác ái hơn, chịu đựng gian khổ hơn, đáng yêu hơn, vv… Tất cả những tính nết đó biến đổi chúng ta nên giống Chúa Giêsu, nhiên hậu sẽ sống muôn đời.
Người ta thường chỉ nghe được tiếng họ quen, còn các tiếng khác họ “điếc”. Còn bạn có quen nghe tiếng Chúa Ba Ngôi mời gọi hay không? Hay chỉ nghe tiếng tiền bạc, hận thù, sắc dục? Hy vọng bạn luôn nghe thấy tiếng Chúa. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình:Tập Chỉ Dẫn Chuẩn Bị Lãnh Nhận Bí Tích Hôn Phối (3), Vatican 1996
Vũ Văn An
03:28 15/05/2008
Hội Đồng Giáo Hoàng Về Gia Đình, Tập Chỉ Dẫn Chuẩn Bị Lãnh Nhận Bí Tích Hôn Phối (3), Vatican 1996
Phần II Các giai đoạn hoặc thời kỳ chuẩn bị
21. Các giai đoạn hay thời kỳ sẽ được thảo luận sau đây thực ra không có nghĩa cứng ngắc. Thực vậy, không thể định nghĩa chúng cả trong tương quan với tuổi người tham dự lẫn trong tương quan với thời gian ngắn dài của chúng. Tuy nhiên, quen thuộc với chúng như những lộ trình và dụng cụ làm việc, đặc biệt đối với nội dung truyền đạt, quả là điều ích lợi. Chúng được chia thành chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị kế cận.
A. Chuẩn bị xa
22. Chuẩn bị xa bao gồm lúc còn thơ, ấu nhi và thiếu niên và xẩy ra trước nhất trong gia đình, sau đó nơi học đường và các nhóm đào luyện như những trợ thủ có giá trị phụ với gia đình. Đây là thời kỳ trong đó, việc kính trọng mọi giá trị nhân bản chân chính cả trong các liên hệ liên bản ngã lẫn trong các liên hệ xã hội được truyền đạt và ghi khắc, với mọi điều bao hàm nhằm đào tạo tính khí, tự chủ và tự trọng, sử dụng đúng đắn các xu hướng của mình, và kính trọng người khác phái. Ngoài ra, đặc biệt đối với Kitô hữu, việc đào tạo vững chắc về tu đức và giáo lý cũng cần thiết (xem FC, 66).
23. Trong Thư Gửi Các Gia Đình Gratissimam Sane, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 nhắc đến hai chân lý căn bản trong trách vụ giáo dục: " thứ nhất, con người được mời gọi sống trong chân lý và yêu thương; và thứ hai, mọi người sẽ đạt được trọn hảo qua việc thành thực dâng hiến bản thân mình" (số 16). Như thế, việc giáo dục ấu nhi phải bắt đầu trước lúc sinh ra trong bầu khí chờ đợi và hoan nghênh sự sống mới đang đến, đặc biệt là qua các đối thoại đầy yêu thương của mẹ với đứa bé sắp sinh (xem Ibid. 16). Diễn trình ấy tiếp tục với tuổi ấu nhi vì giáo dục "trước nhất là việc dâng hiến lẫn nhau về phần cả hai cha mẹ: họ cùng nhau thông truyền nhân tính trưởng thành riêng của họ cho đứa bé mới sinh" (Ibid.). "Khi ban suối nguồn cho sự sống mới, cha mẹ nhìn nhận đứa con, vốn là hoa trái của tặng phẩm yêu đương lẫn nhau của họ, ngược lại lại là chính tặng phẩm được tặng lại cho họ, một tặng phẩm đã từ họ mà phát sinh" (EV 92).
Hiểu theo nghĩa toàn bộ, tức nghĩa bao hàm việc chuyển đạt và trưởng thành căn bản các giá trị nhân bản và Kitô Giáo, nền giáo dục Kitô Giáo, như Công đồng Vatican 2 đã quả quyết, "không những phát triển sự trưởng thành của nhân vị..., mà đặc biệt còn hướng về việc đảm bảo rằng những người đã được rửa tội, trong khi dần dà được dẫn khởi vào mầu nhiệm cứu chuộc, mỗi ngày sẽ biết quí trọng hơn quà phúc đức tin mà họ đã lãnh nhận... Cần phải huấn luyện để họ sống cuộc sống họ theo con người mới, con người đã được công chính và thánh hóa qua sự thật" (Gravissimam Sane, 2).
24. Trong thời kỳ này, không thể bỏ qua việc trung thành và can đảm giáo dục về khiết tịnh và tình yêu hiểu như cho mình đi. Khiết tịnh không phải là hành khổ tình yêu nhưng đúng hơn là một điều kiện của yêu thương đúng nghĩa. Thực vậy, nếu ơn gọi của tình yêu phu phụ là một ơn gọi cho mình đi trong hôn nhân, thì người ta phải thành công trong việc làm chủ bản thân mình để có thể thực sự cho mình đi được.Về phương diện này, việc giáo dục sinh lý nhận được từ cha mẹ trong những năm đầu tuổi ấu thơ và thiếu niên rất quan trọng như đã đề cập trong tài liệu của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã nhắc ở số 10 trên đây.
25. Trong giai đoạn chuẩn bị xa này, cần đạt được một số mục tiêu chuyên biệt. Mặc dầu không thể đưa ra được một danh sách đầy đủ, nhưng như một cột mốc, ta cần ghi nhận rằng tất cả những việc chuẩn bị trên đây phải đạt được mục tiêu theo đó mỗi một tín hữu được mời gọi bước vào hôn nhân phải hiểu một cách hoàn toàn rằng dưới ánh sáng của tình yêu Thiên Chúa, tình yêu con người phải đóng vai trò chính yếu trong luân lý học Kitô Giáo. Thực thế, như một ơn gọi và một sứ mệnh, sự sống con người được mời gọi bước vào tình yêu vốn bắt nguồn và kết thúc trong Chúa, "mà không loại bỏ khả thể hiến mình cho Chúa trong ơn gọi làm linh mục hay tu dòng" (FC, 66). Theo nghĩa này, cần ghi nhớ rằng ngay cả khi việc chuẩn bị xa bàn nhiều hơn đến nội dung lý thuyết của bản nhiên nhân chủng học, thì cũng cần đặt nó trong viễn tượng hôn nhân trong đó, tình yêu nhân loại được trình bày như một chia sẻ, cũng như một dấu chỉ, tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Cho nên, tình yêu phu phụ hiện tại hóa giữa nhân loại cũng một tình yêu của Chúa đã trở nên hữu hình trong mầu nhiệm cứu thế. Hành trình rời bỏ trình độ đức tin hời hợt bên ngoài và đôi chút mơ hồ, rất đặc trưng đối với nhiều người trẻ hôm nay, để hướng tới việc khám phá ra "mầu nhiệm Kitô Giáo" vừa có tính yếu tính vừa có tính quyết định: vì đó là một đức tin bao hàm hiệp thông Ơn Thánh và tình yêu với Chúa Kitô Sống Lại.
26. Việc chuẩn bị xa sẽ đạt được mục tiêu nếu nó khắc ghi được những nét yếu tính để càng ngày càng thu đạt được những thông số của một phán đoán đúng liên quan đến phẩm trật các giá trị cần cho việc chọn lựa điều tốt nhất xã hội có thể cung ứng, như lời khuyên của thánh Phaolô: "...hãy thử nghiệm mọi sự; và nắm chắc điều tốt" (1 Thessalonians 5:19). Không nên quên rằng, qua Ơn Thánh, tình yêu cũng phải được trân quí, củng cố và tăng cường qua các giá trị cần thiết liên hệ với cho đi, hy sinh, từ bỏ và quên mình. Trong giai đoạn đào tạo này, mục vụ phải đã hướng vào việc trợ giúp làm cho tác phong luân lý được nâng đỡ bởi đức tin. Gương sáng của cha mẹ, vốn là chứng tá thực sự cho những người sẽ kết hôn trong tương lai, phải kích thích, nâng đỡ và luôn có đó đối với lối sống Kitô Giáo đặc thù này.
27. Việc chuẩn bị này cũng không được lãng quên tầm quan trọng phải giúp người trẻ thủ đắc được khả năng phê phán liên quan đến các môi trường chung quanh của chúng, và lòng can đảm Kitô Giáo giúp biết hiện diện trong đời nhưng không thuộc về đời. Đây là điều ta đọc được trong Thư Gửi Diognetus, một văn bản đáng kính và chắc chắn là xác thực từ thời Kitô Giáo sơ khai: "Các Kitô hữu không khác biệt gì với những phần tử khác của nhân loại xét cả trên bình diện xứ sở, tiếng nói lẫn phong tục...Toàn bộ nếp sống của họ đã làm nó trở nên đáng ca ngợi và ai cũng phải nhìn nhận là phi thường... Họ cũng cưới vợ cưới chồng và sinh con đẻ cái như những người khác; nhưng họ không bỏ rơi con cái họ. Họ mở rộng bàn ăn cho mọi người, nhưng không mở rộng giường ngủ cho ai. Họ thấy họ trong thân xác, nhưng không sống theo thân xác" (V, 1, 4, 6, 7, 8). Việc đào tạo phải đạt tới một não trạng và một nhân cách có thể cưỡng lại các ý niệm đối nghịch với tính duy nhất và bền vững của hôn nhân, nghĩa là có thể phản ứng lại các cơ cấu của điều được gọi là căn tội xã hội (social sin) theo nghĩa "dù bạo hành nhiều hay ít, dù gây hại lớn hay nhỏ, mỗi tội đều gây vang dội nơi toàn bộ cơ cấu Giáo Hội và nơi toàn thể gia đình nhân loại" (Tông Huấn Reconciliatio et Paenitentia, 16). Đối diện với các ảnh hưởng tội lỗi và rất nhiều những áp lực xã hội như thế, cần phải đào tạo cho bằng được một lương tâm biết phê phán.
28. Một lối sống Kitô Giáo, được các gia đình Kitô hữu làm chứng, tự nó là một hình thức phúc âm hóa và là chính nền tảng của việc chuẩn bị xa. Thực thế, một mục tiêu khác của giai đoạn này là trình bày sứ mệnh giáo dục của các cha mẹ. Chính trong gia đình, Giáo Hội tại gia, các cha mẹ Kitô Giáo trở thành nhân chứng và nhà giáo dục trẻ em cả trong việc trưởng thành "đức tin, đức cậy và đức mến", và trong việc mỗi đứa trẻ khám phá ra ơn gọi riêng của nó. " Cha mẹ là các nhà giáo dục đầu hết và quan trọng nhất của chính các con cái mình, và họ cũng sở đắc khả năng thông thạo căn bản trong phạm vi này: họ là nhà giáo dục chỉ bởi vì họ là cha mẹ" (GS, 16). Để thực hiện việc này, các cha mẹ cần được giúp đỡ thích đáng và đầy đủ.
29. Trong số các giúp đỡ nói trên, giáo xứ có thể được liệt kê như nơi đầu tiên phục vụ việc đào tạo Kitô Giáo trong Giáo Hội. Chính tại giáo xứ ta học được lối sống với nhau như cộng đoàn (xem Sacrosanctum Concilium, 42). Ngoài ra, các trường học, các định chế giáo dục khác, các phong trào, các nhóm, các Hiệp hội Công Giáo và, đương nhiên, các hiệp hội gia đình Kitô Giáo cũng không nên bỏ qua.Giữ vai trò quan trọng trong diễn trình giáo dục thanh thiếu niên là các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện này cần phải trợ lực sứ mệnh của các gia đình trong xã hội một cách tích cực chứ không được cản trở sứ mệnh ấy.
30. Diễn trình giáo dục này cũng phải được sự lưu tâm của các giảng viên giáo lý, các người cổ động mục vụ giới trẻ và ơn gọi và, trên hết, các mục tử là những vị sẽ dùng các bài dẫn giải khi cử hành phụng vụ và các hình thức phúc ấm hóa khác, các cuộc gặp gỡ tư riêng, và những phương cách dấn thân khác, để nhấn mạnh và làm nổi bật những điểm góp phần vào việc chuẩn bị hướng tới hôn nhân trong tương lai (xem Ordo celebrandi Matrimonium, 14).
31. Do đó, cần phải "phát minh” ra mọi cách thế và mọi phương tiện để liên tục đào tạo thanh thiếu niên trong thời kỳ trước đính hôn tức thời kỳ liền sau việc khai tâm Kitô Giáo. Việc trao đổi qua lại các tín liệu về các kinh nghiệm thích đáng nhất trong phạm vi này thật vô cùng hữu ích. Các gia đình liên kết với nhau trong các giáo xứ, trong các định chế cũng như trong các hình thức hiệp hội khác nhau sẽ giúp tạo được một bầu khí xã hội trong đó tình yêu trách nhiệm sẽ lành mạnh khỏe khoắn. Nơi nào tình yêu ấy bị băng hoại, thí dụ như do sách báo phim ảnh khiêu dâm chẳng hạn, họ có thể phản ứng dựa trên các quyền gia đình. Tất cả những điều này thuộc trong "sinh thái nhân bản" (xem Centesimus Annus, 38).
Phần II Các giai đoạn hoặc thời kỳ chuẩn bị
21. Các giai đoạn hay thời kỳ sẽ được thảo luận sau đây thực ra không có nghĩa cứng ngắc. Thực vậy, không thể định nghĩa chúng cả trong tương quan với tuổi người tham dự lẫn trong tương quan với thời gian ngắn dài của chúng. Tuy nhiên, quen thuộc với chúng như những lộ trình và dụng cụ làm việc, đặc biệt đối với nội dung truyền đạt, quả là điều ích lợi. Chúng được chia thành chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị kế cận.
A. Chuẩn bị xa
22. Chuẩn bị xa bao gồm lúc còn thơ, ấu nhi và thiếu niên và xẩy ra trước nhất trong gia đình, sau đó nơi học đường và các nhóm đào luyện như những trợ thủ có giá trị phụ với gia đình. Đây là thời kỳ trong đó, việc kính trọng mọi giá trị nhân bản chân chính cả trong các liên hệ liên bản ngã lẫn trong các liên hệ xã hội được truyền đạt và ghi khắc, với mọi điều bao hàm nhằm đào tạo tính khí, tự chủ và tự trọng, sử dụng đúng đắn các xu hướng của mình, và kính trọng người khác phái. Ngoài ra, đặc biệt đối với Kitô hữu, việc đào tạo vững chắc về tu đức và giáo lý cũng cần thiết (xem FC, 66).
23. Trong Thư Gửi Các Gia Đình Gratissimam Sane, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 nhắc đến hai chân lý căn bản trong trách vụ giáo dục: " thứ nhất, con người được mời gọi sống trong chân lý và yêu thương; và thứ hai, mọi người sẽ đạt được trọn hảo qua việc thành thực dâng hiến bản thân mình" (số 16). Như thế, việc giáo dục ấu nhi phải bắt đầu trước lúc sinh ra trong bầu khí chờ đợi và hoan nghênh sự sống mới đang đến, đặc biệt là qua các đối thoại đầy yêu thương của mẹ với đứa bé sắp sinh (xem Ibid. 16). Diễn trình ấy tiếp tục với tuổi ấu nhi vì giáo dục "trước nhất là việc dâng hiến lẫn nhau về phần cả hai cha mẹ: họ cùng nhau thông truyền nhân tính trưởng thành riêng của họ cho đứa bé mới sinh" (Ibid.). "Khi ban suối nguồn cho sự sống mới, cha mẹ nhìn nhận đứa con, vốn là hoa trái của tặng phẩm yêu đương lẫn nhau của họ, ngược lại lại là chính tặng phẩm được tặng lại cho họ, một tặng phẩm đã từ họ mà phát sinh" (EV 92).
Hiểu theo nghĩa toàn bộ, tức nghĩa bao hàm việc chuyển đạt và trưởng thành căn bản các giá trị nhân bản và Kitô Giáo, nền giáo dục Kitô Giáo, như Công đồng Vatican 2 đã quả quyết, "không những phát triển sự trưởng thành của nhân vị..., mà đặc biệt còn hướng về việc đảm bảo rằng những người đã được rửa tội, trong khi dần dà được dẫn khởi vào mầu nhiệm cứu chuộc, mỗi ngày sẽ biết quí trọng hơn quà phúc đức tin mà họ đã lãnh nhận... Cần phải huấn luyện để họ sống cuộc sống họ theo con người mới, con người đã được công chính và thánh hóa qua sự thật" (Gravissimam Sane, 2).
24. Trong thời kỳ này, không thể bỏ qua việc trung thành và can đảm giáo dục về khiết tịnh và tình yêu hiểu như cho mình đi. Khiết tịnh không phải là hành khổ tình yêu nhưng đúng hơn là một điều kiện của yêu thương đúng nghĩa. Thực vậy, nếu ơn gọi của tình yêu phu phụ là một ơn gọi cho mình đi trong hôn nhân, thì người ta phải thành công trong việc làm chủ bản thân mình để có thể thực sự cho mình đi được.Về phương diện này, việc giáo dục sinh lý nhận được từ cha mẹ trong những năm đầu tuổi ấu thơ và thiếu niên rất quan trọng như đã đề cập trong tài liệu của Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình đã nhắc ở số 10 trên đây.
25. Trong giai đoạn chuẩn bị xa này, cần đạt được một số mục tiêu chuyên biệt. Mặc dầu không thể đưa ra được một danh sách đầy đủ, nhưng như một cột mốc, ta cần ghi nhận rằng tất cả những việc chuẩn bị trên đây phải đạt được mục tiêu theo đó mỗi một tín hữu được mời gọi bước vào hôn nhân phải hiểu một cách hoàn toàn rằng dưới ánh sáng của tình yêu Thiên Chúa, tình yêu con người phải đóng vai trò chính yếu trong luân lý học Kitô Giáo. Thực thế, như một ơn gọi và một sứ mệnh, sự sống con người được mời gọi bước vào tình yêu vốn bắt nguồn và kết thúc trong Chúa, "mà không loại bỏ khả thể hiến mình cho Chúa trong ơn gọi làm linh mục hay tu dòng" (FC, 66). Theo nghĩa này, cần ghi nhớ rằng ngay cả khi việc chuẩn bị xa bàn nhiều hơn đến nội dung lý thuyết của bản nhiên nhân chủng học, thì cũng cần đặt nó trong viễn tượng hôn nhân trong đó, tình yêu nhân loại được trình bày như một chia sẻ, cũng như một dấu chỉ, tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Cho nên, tình yêu phu phụ hiện tại hóa giữa nhân loại cũng một tình yêu của Chúa đã trở nên hữu hình trong mầu nhiệm cứu thế. Hành trình rời bỏ trình độ đức tin hời hợt bên ngoài và đôi chút mơ hồ, rất đặc trưng đối với nhiều người trẻ hôm nay, để hướng tới việc khám phá ra "mầu nhiệm Kitô Giáo" vừa có tính yếu tính vừa có tính quyết định: vì đó là một đức tin bao hàm hiệp thông Ơn Thánh và tình yêu với Chúa Kitô Sống Lại.
26. Việc chuẩn bị xa sẽ đạt được mục tiêu nếu nó khắc ghi được những nét yếu tính để càng ngày càng thu đạt được những thông số của một phán đoán đúng liên quan đến phẩm trật các giá trị cần cho việc chọn lựa điều tốt nhất xã hội có thể cung ứng, như lời khuyên của thánh Phaolô: "...hãy thử nghiệm mọi sự; và nắm chắc điều tốt" (1 Thessalonians 5:19). Không nên quên rằng, qua Ơn Thánh, tình yêu cũng phải được trân quí, củng cố và tăng cường qua các giá trị cần thiết liên hệ với cho đi, hy sinh, từ bỏ và quên mình. Trong giai đoạn đào tạo này, mục vụ phải đã hướng vào việc trợ giúp làm cho tác phong luân lý được nâng đỡ bởi đức tin. Gương sáng của cha mẹ, vốn là chứng tá thực sự cho những người sẽ kết hôn trong tương lai, phải kích thích, nâng đỡ và luôn có đó đối với lối sống Kitô Giáo đặc thù này.
27. Việc chuẩn bị này cũng không được lãng quên tầm quan trọng phải giúp người trẻ thủ đắc được khả năng phê phán liên quan đến các môi trường chung quanh của chúng, và lòng can đảm Kitô Giáo giúp biết hiện diện trong đời nhưng không thuộc về đời. Đây là điều ta đọc được trong Thư Gửi Diognetus, một văn bản đáng kính và chắc chắn là xác thực từ thời Kitô Giáo sơ khai: "Các Kitô hữu không khác biệt gì với những phần tử khác của nhân loại xét cả trên bình diện xứ sở, tiếng nói lẫn phong tục...Toàn bộ nếp sống của họ đã làm nó trở nên đáng ca ngợi và ai cũng phải nhìn nhận là phi thường... Họ cũng cưới vợ cưới chồng và sinh con đẻ cái như những người khác; nhưng họ không bỏ rơi con cái họ. Họ mở rộng bàn ăn cho mọi người, nhưng không mở rộng giường ngủ cho ai. Họ thấy họ trong thân xác, nhưng không sống theo thân xác" (V, 1, 4, 6, 7, 8). Việc đào tạo phải đạt tới một não trạng và một nhân cách có thể cưỡng lại các ý niệm đối nghịch với tính duy nhất và bền vững của hôn nhân, nghĩa là có thể phản ứng lại các cơ cấu của điều được gọi là căn tội xã hội (social sin) theo nghĩa "dù bạo hành nhiều hay ít, dù gây hại lớn hay nhỏ, mỗi tội đều gây vang dội nơi toàn bộ cơ cấu Giáo Hội và nơi toàn thể gia đình nhân loại" (Tông Huấn Reconciliatio et Paenitentia, 16). Đối diện với các ảnh hưởng tội lỗi và rất nhiều những áp lực xã hội như thế, cần phải đào tạo cho bằng được một lương tâm biết phê phán.
28. Một lối sống Kitô Giáo, được các gia đình Kitô hữu làm chứng, tự nó là một hình thức phúc âm hóa và là chính nền tảng của việc chuẩn bị xa. Thực thế, một mục tiêu khác của giai đoạn này là trình bày sứ mệnh giáo dục của các cha mẹ. Chính trong gia đình, Giáo Hội tại gia, các cha mẹ Kitô Giáo trở thành nhân chứng và nhà giáo dục trẻ em cả trong việc trưởng thành "đức tin, đức cậy và đức mến", và trong việc mỗi đứa trẻ khám phá ra ơn gọi riêng của nó. " Cha mẹ là các nhà giáo dục đầu hết và quan trọng nhất của chính các con cái mình, và họ cũng sở đắc khả năng thông thạo căn bản trong phạm vi này: họ là nhà giáo dục chỉ bởi vì họ là cha mẹ" (GS, 16). Để thực hiện việc này, các cha mẹ cần được giúp đỡ thích đáng và đầy đủ.
29. Trong số các giúp đỡ nói trên, giáo xứ có thể được liệt kê như nơi đầu tiên phục vụ việc đào tạo Kitô Giáo trong Giáo Hội. Chính tại giáo xứ ta học được lối sống với nhau như cộng đoàn (xem Sacrosanctum Concilium, 42). Ngoài ra, các trường học, các định chế giáo dục khác, các phong trào, các nhóm, các Hiệp hội Công Giáo và, đương nhiên, các hiệp hội gia đình Kitô Giáo cũng không nên bỏ qua.Giữ vai trò quan trọng trong diễn trình giáo dục thanh thiếu niên là các phương tiện truyền thông đại chúng. Các phương tiện này cần phải trợ lực sứ mệnh của các gia đình trong xã hội một cách tích cực chứ không được cản trở sứ mệnh ấy.
30. Diễn trình giáo dục này cũng phải được sự lưu tâm của các giảng viên giáo lý, các người cổ động mục vụ giới trẻ và ơn gọi và, trên hết, các mục tử là những vị sẽ dùng các bài dẫn giải khi cử hành phụng vụ và các hình thức phúc ấm hóa khác, các cuộc gặp gỡ tư riêng, và những phương cách dấn thân khác, để nhấn mạnh và làm nổi bật những điểm góp phần vào việc chuẩn bị hướng tới hôn nhân trong tương lai (xem Ordo celebrandi Matrimonium, 14).
31. Do đó, cần phải "phát minh” ra mọi cách thế và mọi phương tiện để liên tục đào tạo thanh thiếu niên trong thời kỳ trước đính hôn tức thời kỳ liền sau việc khai tâm Kitô Giáo. Việc trao đổi qua lại các tín liệu về các kinh nghiệm thích đáng nhất trong phạm vi này thật vô cùng hữu ích. Các gia đình liên kết với nhau trong các giáo xứ, trong các định chế cũng như trong các hình thức hiệp hội khác nhau sẽ giúp tạo được một bầu khí xã hội trong đó tình yêu trách nhiệm sẽ lành mạnh khỏe khoắn. Nơi nào tình yêu ấy bị băng hoại, thí dụ như do sách báo phim ảnh khiêu dâm chẳng hạn, họ có thể phản ứng dựa trên các quyền gia đình. Tất cả những điều này thuộc trong "sinh thái nhân bản" (xem Centesimus Annus, 38).
Phụ nữ Do thái và phụ nữ Hồi giáo đầu tiên lãnh văn bằng cao cấp của Liên Hiệp Thần học Công giáo
Phụng Nghi
11:32 15/05/2008
Khi còn ở tuổi “teen”, Sarah Bier từ Chicago sang Israel để học hỏi thêm về Do thái giáo. Nhưng cuộc hành trình đi tới Đất Thánh của cô, trở thành thảm hại từ đầu đến cuối vì bạo hành tôn giáo, cuối cùng đã dẫn cô đi tìm hiểu về các tôn giáo khác nữa.
Còn Syafa Almirzanah chọn theo đuổi những môn học tương tự sau khi các mối căng thẳng ngày càng gia tăng trong đám người Hồi giáo ở quê hương bà là đất nước Indonesia, bắt đầu đe dọa phá vỡ những mối liên lạc tốt đẹp với người Kitô giáo và Do thái giáo thiểu số ở đó.
Vào ngày thứ Năm hôm nay (15 tháng 5 năm 2008), Bier và Almirzanah sẽ trở thành người phụ nữ Do thái đầu tiên, và người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên lãnh nhận văn bằng cao cấp của Liên hiệp Thần học Công giáo (Catholic Theological Union) – một dấu hiệu cho biết Chủng viện/Đại học này đã mở rộng sứ mạng của mình, nhằm cổ võ một cuộc chung sống hòa bình giữa các truyền thống tôn giáo trên khắp thế giới.
Giới chức lãnh đạo chủng viện nói rằng cả hai người phụ nữ này đã tạo nên hy vọng trong một kỷ nguyên xáo trộn, khi các liên minh tôn giáo đã cạn kiệt, và các mối căng thẳng về tôn giáo đã bùng nổ thành bạo lực.
“Tôi thiết nghĩ họ, cả hai người, thực là những kẻ tiền phong trong cộng đồng của mình. Đó là lời phát biểu của Cha Donald Senior, chủ tịch Liên hiệp Thần học Công giáo, một đại học được thành lập 40 năm trước đây để huấn luyện các linh mục.
“Chúng ta cần những người bắc một nhịp cầu như thế, nếu không thì chúng ta sẽ sát hại lẫn nhau. Tôn giáo thường hay trở thành chiến tuyến. Chúng ta rất cần những người nói được câu ‘Chúng ta có thể sống chung và tôn trọng nhau trong một thế giới đa nguyên.’”
Những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thúc đẩy Bier phải bắt đầu đặt ra những câu hỏi. Lúc đó cô mới tốt nghiệp trường trung học, và chỉ mới đến Israel được một tuần lễ thì biến cố đó xẩy ra.
Năm kế tiếp là một trong những thời kỳ sôi động nhất của cuộc Bạo loạn người Palestine. Gần đến ngày kết thúc chuyến đi của cô thì những tên khủng bố đặt bom nổ hai khách sạn ở vùng bờ biển phía bắc Israel trong dịp lễ Vượt qua.
Cô Bier, năm nay 25 tuổi, cho biết: “Tôi không nghĩ rằng vào lúc đó tôi nhận ra được điều này, là rất khó mà trải qua được những cảm nghiệm như thế.” Để đi đến cách giải quyết, cô dự định theo học một môn chính tại trường đại học, tập chú vào cuộc xung đột tại Trung Đông.
Cuối cùng, tính tò mò của cô đặt nặng vào các văn bản thánh kinh, nơi có nhiều truyện tích trùng lặp hoặc tương tự nhau. Ngày hôm nay, cô sẽ lãnh văn bằng thạc sĩ về thần học, chuyên khoa so sánh kinh thánh Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.
Cô nói: “Trong cuộc lữ hành, tôi học hỏi được nhiều điều về chuyện tôn trọng người Kitô giáo và người Hồi giáo”, cô cho biết thêm rằng mình thích dùng chữ “tôn trọng (respect)” hơn là chữ “bao dung (tolerance)” mà cô coi là một từ tiêu cực. “Có đủ mọi thứ người Hồi giáo cũng như đủ mọi loại người Do thái – những kẻ coi đức tin của họ triệt để theo nhiều cách khác nhau.”
Là một giáo sư tại trường Trung học Do thái vùng Chicago ở Deerfield, cô Bier thường chia sẻ với học sinh về cách người Hồi giáo và Kitô giáo giải thích các truyện tích trong Thánh Kinh Do thái, khám phá thấy có mối liên hệ từ trong cốt lõi.
Cô Bier cũng giám sát Câu lạc bộ Liên tôn giáo của trường; tổ chức này gồm học sinh từ Học viện Loyola là một trường trung học Công giáo vùng Wilmette, và Trường Phổ thông, là một học viện Hồi giáo ở Bridgeview.
Còn bà Almirzanah, 45 tuổi, là giáo sư dạy môn tôn giáo tỷ giảo (comparative religion) trường Đại học Hồi giáo Intifada tại Yogyakarta, Indonesia, đã đến Chicago cùng với con trai. Cậu năm nay 16 tuổi, đã theo học ban trung học 6 năm trong khi mẹ học tại chủng viện Hyde Park (là một bộ phận của Liên hiệp Thần học Công giáo).
Ngoài văn bằng tiến sĩ giáo vụ chuyên khoa liên hệ Kitô giáo-Hồi giáo do Liên hiệp Thần học Công giáo cấp, bà còn nhận một văn bằng tiến sĩ khác vào ngày Chủa nhật này của Trường Thần học Lutheran ở Chicago.
Bà tới Chicago do lời mời của ông Harold Vogelaar, một giáo sư hồi hưu đã thành lập Trung tâm Kitô giáo-Hồi giáo Vì Hòa bình và Công lý tại chủng viện Lutheran.
Trong luận văn của mình, bà khai thác những điểm tương đồng trong các truyền thống thần bí, coi đó như là con đường vượt qua các trở ngại nhằm tiến đến những cuộc đối thoại liên tôn giáo. Bà mô tả các trao đổi giữa các tôn giáo như là những cuộc hành trình “từ Đất Mẹ đến vùng Đất Kỳ thú.” Bà nói rằng mỗi cuộc hành trình đều có khả năng làm cho đức tin thêm sâu xa.
Bà cho biết niềm đam mê muốn thành nhịp cầu nối những ngăn cách, là một niềm xác tín cá nhân hơn là một theo đuổi có tính học thuật.
Bà nói: “Đối với tôi, một người theo Hồi giáo, tôi phải làm như thế. Phục vụ nhân loại là phục vụ Thượng đế. Nói về Thượng đế thì được, nhưng đừng bao giờ nói thay cho Thượng đế. Đây là trách nhiệm của tôi, những điều tôi phải làm. Đó là tôn vinh người khác. Kính trọng người khác bởi vì khác biệt là điều Thượng đế đã an bài.”
Nguồn: Manya A. Brachear/Chicago Tribune
Còn Syafa Almirzanah chọn theo đuổi những môn học tương tự sau khi các mối căng thẳng ngày càng gia tăng trong đám người Hồi giáo ở quê hương bà là đất nước Indonesia, bắt đầu đe dọa phá vỡ những mối liên lạc tốt đẹp với người Kitô giáo và Do thái giáo thiểu số ở đó.
Vào ngày thứ Năm hôm nay (15 tháng 5 năm 2008), Bier và Almirzanah sẽ trở thành người phụ nữ Do thái đầu tiên, và người phụ nữ Hồi giáo đầu tiên lãnh nhận văn bằng cao cấp của Liên hiệp Thần học Công giáo (Catholic Theological Union) – một dấu hiệu cho biết Chủng viện/Đại học này đã mở rộng sứ mạng của mình, nhằm cổ võ một cuộc chung sống hòa bình giữa các truyền thống tôn giáo trên khắp thế giới.
Giới chức lãnh đạo chủng viện nói rằng cả hai người phụ nữ này đã tạo nên hy vọng trong một kỷ nguyên xáo trộn, khi các liên minh tôn giáo đã cạn kiệt, và các mối căng thẳng về tôn giáo đã bùng nổ thành bạo lực.
“Tôi thiết nghĩ họ, cả hai người, thực là những kẻ tiền phong trong cộng đồng của mình. Đó là lời phát biểu của Cha Donald Senior, chủ tịch Liên hiệp Thần học Công giáo, một đại học được thành lập 40 năm trước đây để huấn luyện các linh mục.
“Chúng ta cần những người bắc một nhịp cầu như thế, nếu không thì chúng ta sẽ sát hại lẫn nhau. Tôn giáo thường hay trở thành chiến tuyến. Chúng ta rất cần những người nói được câu ‘Chúng ta có thể sống chung và tôn trọng nhau trong một thế giới đa nguyên.’”
Những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 thúc đẩy Bier phải bắt đầu đặt ra những câu hỏi. Lúc đó cô mới tốt nghiệp trường trung học, và chỉ mới đến Israel được một tuần lễ thì biến cố đó xẩy ra.
Sarah Bier, phụ nữ Do thái đầu tiên tốt nghiệp trường Thần học Công giáo |
Năm kế tiếp là một trong những thời kỳ sôi động nhất của cuộc Bạo loạn người Palestine. Gần đến ngày kết thúc chuyến đi của cô thì những tên khủng bố đặt bom nổ hai khách sạn ở vùng bờ biển phía bắc Israel trong dịp lễ Vượt qua.
Cô Bier, năm nay 25 tuổi, cho biết: “Tôi không nghĩ rằng vào lúc đó tôi nhận ra được điều này, là rất khó mà trải qua được những cảm nghiệm như thế.” Để đi đến cách giải quyết, cô dự định theo học một môn chính tại trường đại học, tập chú vào cuộc xung đột tại Trung Đông.
Cuối cùng, tính tò mò của cô đặt nặng vào các văn bản thánh kinh, nơi có nhiều truyện tích trùng lặp hoặc tương tự nhau. Ngày hôm nay, cô sẽ lãnh văn bằng thạc sĩ về thần học, chuyên khoa so sánh kinh thánh Do thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.
Cô nói: “Trong cuộc lữ hành, tôi học hỏi được nhiều điều về chuyện tôn trọng người Kitô giáo và người Hồi giáo”, cô cho biết thêm rằng mình thích dùng chữ “tôn trọng (respect)” hơn là chữ “bao dung (tolerance)” mà cô coi là một từ tiêu cực. “Có đủ mọi thứ người Hồi giáo cũng như đủ mọi loại người Do thái – những kẻ coi đức tin của họ triệt để theo nhiều cách khác nhau.”
Là một giáo sư tại trường Trung học Do thái vùng Chicago ở Deerfield, cô Bier thường chia sẻ với học sinh về cách người Hồi giáo và Kitô giáo giải thích các truyện tích trong Thánh Kinh Do thái, khám phá thấy có mối liên hệ từ trong cốt lõi.
Cô Bier cũng giám sát Câu lạc bộ Liên tôn giáo của trường; tổ chức này gồm học sinh từ Học viện Loyola là một trường trung học Công giáo vùng Wilmette, và Trường Phổ thông, là một học viện Hồi giáo ở Bridgeview.
Còn bà Almirzanah, 45 tuổi, là giáo sư dạy môn tôn giáo tỷ giảo (comparative religion) trường Đại học Hồi giáo Intifada tại Yogyakarta, Indonesia, đã đến Chicago cùng với con trai. Cậu năm nay 16 tuổi, đã theo học ban trung học 6 năm trong khi mẹ học tại chủng viện Hyde Park (là một bộ phận của Liên hiệp Thần học Công giáo).
Ngoài văn bằng tiến sĩ giáo vụ chuyên khoa liên hệ Kitô giáo-Hồi giáo do Liên hiệp Thần học Công giáo cấp, bà còn nhận một văn bằng tiến sĩ khác vào ngày Chủa nhật này của Trường Thần học Lutheran ở Chicago.
Bà tới Chicago do lời mời của ông Harold Vogelaar, một giáo sư hồi hưu đã thành lập Trung tâm Kitô giáo-Hồi giáo Vì Hòa bình và Công lý tại chủng viện Lutheran.
Trong luận văn của mình, bà khai thác những điểm tương đồng trong các truyền thống thần bí, coi đó như là con đường vượt qua các trở ngại nhằm tiến đến những cuộc đối thoại liên tôn giáo. Bà mô tả các trao đổi giữa các tôn giáo như là những cuộc hành trình “từ Đất Mẹ đến vùng Đất Kỳ thú.” Bà nói rằng mỗi cuộc hành trình đều có khả năng làm cho đức tin thêm sâu xa.
Bà cho biết niềm đam mê muốn thành nhịp cầu nối những ngăn cách, là một niềm xác tín cá nhân hơn là một theo đuổi có tính học thuật.
Bà nói: “Đối với tôi, một người theo Hồi giáo, tôi phải làm như thế. Phục vụ nhân loại là phục vụ Thượng đế. Nói về Thượng đế thì được, nhưng đừng bao giờ nói thay cho Thượng đế. Đây là trách nhiệm của tôi, những điều tôi phải làm. Đó là tôn vinh người khác. Kính trọng người khác bởi vì khác biệt là điều Thượng đế đã an bài.”
Nguồn: Manya A. Brachear/Chicago Tribune
Các giáo phận Miến điện cứu trợ nạn nhân trận cuồng phong Nargis
Phụng Nghi
12:57 15/05/2008
Yangon (AsiaNews) – Giáo hội Công giáo Miến điện đang tiếp tục công tác giúp đỡ những nạn nhân trận cuồng phong Nargis, và Học viện Giáo hoàng về Truyền giáo Quốc ngoại (Pontifical Institute for Foreign Missions - PIME) đã bắt đầu một chiến dịch cứu trợ nạn nhân, đặt tên là “Sanamu Mieta (Thông cảm và Yêu thương). Giáo phận trong các vùng bị thiệt hại là Yangon Mawlamyine và Pathein đã tổ chức các nhóm cấp cứu, còn các giáo xứ đã thiết lập trại cho người tị nạn. Nguồn tin từ Giáo hội Miến điện cho biết có ít nhất một trăm người thiệt mạng trong mỗi giáo phận Yangon và Pathein.
Trong giáo phận Pathein, giám mục John Hsane Hgyi đã thành lập một toán người đi vào khu vực bị cuồng phong tìm kiếm những kẻ sống sót và đưa họ vào hai trại lập trong các khuôn viên những giáo xứ Kanazogon và Myaungmya.
Một nguồn tin tại địa phương cho biết: “Chúng tôi cấp thực phẩm và thuốc men cho họ. Cho đến nay, chúng tôi đã tiếp xúc được cả ngàn nạn nhân. Mục tiêu kế tiếp của chúng tôi là thành lập hai nhóm người tình nguyện có khả năng về y tế, sẽ đi vào giáo phận, giúp các trường hợp khẩn cấp, như những người sắp chết vì đói, dịch tả, kiết lỵ, nhất là trẻ con và những người yếu đuối nhất.”
Về phần mình, tổng giáo phận Yangon đã thiết lập Ủy ban Cứu trợ Thiên tai Miến điện, có đại diện của nạn nhân, các giáo xứ và ân nhân.
Trái lại, nhóm quân phiệt cầm quyền đã đóng các khu vực bị cuồng phong tàn phá không cho người ngoại quốc và người cư ngụ bên ngoài được vào, làm cho sự can thiệp giúp đỡ có ý nghĩa không thể thực hiện được.
Trong khi đó, tình trạng càng ngày càng tồi tệ hơn. Con số không chính thức người thiệt mạng lên đến 200 ngàn, nhưng viện trợ ngoại quốc bị tắc tại biên giới, chờ đợi sự cho phép của nhà chức trách Myanmar, còn vật phẩm cứu trợ nào lọt qua được thì bị quân đội lấy cắp.
Liên Hiệp quốc tuyên bố rằng chỉ có thể tiếp xúc được với 270 ngàn người trong số 1.5 triệu người cần giúp đỡ.
Hãng thông tấn AFP (Agence France Press) tường trình rằng lính tráng đã lừa lọc lấy đi các thực phẩm loại tốt như thứ bánh biscuit có năng lượng cao của Chương trình Thực phẩm Thế giới và đem tráo đổi bằng loại bánh có phẩm chất kém của Bộ Nội vụ.
Thực phẩm tốt có lẽ được đem ra bán tại chợ đen hoặc để nuôi quân đội.
Vấn đề càng thêm tồi tệ hơn khi Tổ chức Khí tượng Thế giới của LHQ cảnh báo về một trận bão nhiệt đới đang phát triển gần Myanmar, có thể tạo ra một trận cuồng phong khác nữa thổi qua xứ sở.
Trong giáo phận Pathein, giám mục John Hsane Hgyi đã thành lập một toán người đi vào khu vực bị cuồng phong tìm kiếm những kẻ sống sót và đưa họ vào hai trại lập trong các khuôn viên những giáo xứ Kanazogon và Myaungmya.
Nạn nhân trận cuồng phong Nargis |
Một nguồn tin tại địa phương cho biết: “Chúng tôi cấp thực phẩm và thuốc men cho họ. Cho đến nay, chúng tôi đã tiếp xúc được cả ngàn nạn nhân. Mục tiêu kế tiếp của chúng tôi là thành lập hai nhóm người tình nguyện có khả năng về y tế, sẽ đi vào giáo phận, giúp các trường hợp khẩn cấp, như những người sắp chết vì đói, dịch tả, kiết lỵ, nhất là trẻ con và những người yếu đuối nhất.”
Về phần mình, tổng giáo phận Yangon đã thiết lập Ủy ban Cứu trợ Thiên tai Miến điện, có đại diện của nạn nhân, các giáo xứ và ân nhân.
Trái lại, nhóm quân phiệt cầm quyền đã đóng các khu vực bị cuồng phong tàn phá không cho người ngoại quốc và người cư ngụ bên ngoài được vào, làm cho sự can thiệp giúp đỡ có ý nghĩa không thể thực hiện được.
Trong khi đó, tình trạng càng ngày càng tồi tệ hơn. Con số không chính thức người thiệt mạng lên đến 200 ngàn, nhưng viện trợ ngoại quốc bị tắc tại biên giới, chờ đợi sự cho phép của nhà chức trách Myanmar, còn vật phẩm cứu trợ nào lọt qua được thì bị quân đội lấy cắp.
Liên Hiệp quốc tuyên bố rằng chỉ có thể tiếp xúc được với 270 ngàn người trong số 1.5 triệu người cần giúp đỡ.
Hãng thông tấn AFP (Agence France Press) tường trình rằng lính tráng đã lừa lọc lấy đi các thực phẩm loại tốt như thứ bánh biscuit có năng lượng cao của Chương trình Thực phẩm Thế giới và đem tráo đổi bằng loại bánh có phẩm chất kém của Bộ Nội vụ.
Thực phẩm tốt có lẽ được đem ra bán tại chợ đen hoặc để nuôi quân đội.
Vấn đề càng thêm tồi tệ hơn khi Tổ chức Khí tượng Thế giới của LHQ cảnh báo về một trận bão nhiệt đới đang phát triển gần Myanmar, có thể tạo ra một trận cuồng phong khác nữa thổi qua xứ sở.
Đức Giáo Hoàng Cầu Nguyện Cho Các Nạn Nhân Động Đất Trung Quốc, và Phát Biểu về Đối Thoại Liên Tôn.
Bùi Hữu Thư
14:23 15/05/2008
Đức Giáo Hoàng Nguyện Cho Các Nạn Nhân Động Đất Trung Quốc, và Phát Biểu về Đối Thoại Liên Tôn.
Đức Giáo Hoàng Ban Phép Lành tại Quảng Trường Thánh Phêrô |
Sau bài nói chuyện của ngài trong buổi triều kiến dành cho công chúng ngày thứ tư tại Quảng Trường Thánh Phêrô trước khoảng 30,000 hiện diện, Đức Giáo Hoàng kêu gọi, "Dân chúng tại Tứ Xuyên và các tỉnh kế cận tại Trung Quốc bị ảnh hưởng lớn lao bởi trận động đất đã gây ra bao nhiêu thương vong, bao nhiêu người bị mất tích và bao nhiêu thiệt hại không thể lường được."
Đức Giáo Hoàng nói, "Tôi xin qúy anh chị em hiệp thông với tôi để sốt sắng cầu nguyện cho những ai đã bị thiệt mạng. Tôi luôn luôn nhớ đến những ai chịu đau khổ vì một thiên tai khủng khiếp như vậy; và tôi khẩn khoản nài xin Thiên Chúa xoa dịu những nỗi đau của họ."
Đức Giáo Hoàng kết thúc lời kêu gọi của ngài bằng lời nguyện xin Thiên Chúa “giúp đỡ cho tất cả những ai đang cố gắng đáp ứng những nhu cầu khẩn thiết của các nạn nhân.”
Số thương vong do trận động đất cấp độ 7.9 (Riter Scale) ngày thứ hai đã lên đến trên 15.000 người, nhưng các toán cứu cấp tại trung tâm của trận động đất vẫn còn tiếp tục đào bới trong những đổ nát. Người ta cho rằng còn khoảng 26.000 người bị chôn vùi trong những nhà cửa dinh thự.
Trong bài nói chuyện, Đức Giáo Hoàng cũng đề cập đến việc đối thoại với các tôn giáo thần bí của Á Châu, ngài khẳng định rằng các tôn giáo này được dựa trên quan điểm là Ông Trời hay Thiên Chúa có thể tìm thấy được qua việc chúc tụng, ngợi khen và cầu nguyện, chứ không phải là qua sự suy luận, vì ngay cả những quan niệm cao sâu nhất có thể được dùng để diễn tả Thiên Chúa cũng không trình bầy hết được sự cao cả của Người.
Đối thoại giữa các kitô hữu hay với các tôn giáo khác, không được “nẩy sinh một cách hời hợt” nhưng phải được phát xuất từ “sự thật”, và “chính là khi chúng ta bước vào chiều sâu của cuộc gặp gỡ Đức Kitô, sẽ có một không gian rộng lớn đươc mở ra cho ánh sáng chân lý, là ánh sáng của muôn dân; mọi sự tranh luận và đối nghịch đều biến đi và sẽ có thể lại gần nhau.”
Toán Cấp Cứu |
Một Con Chó Đang Được cứu |
Hai Vợ Cồng Đang Khóc Bên Xác con |
Nhà Xác Lộ Thiên |
Đức Thánh Cha tiếp kiến Hội Đồng Tòa Thánh về di dân
LM Trần Đức Anh, OP
14:35 15/05/2008
VATICAN. Sáng 15-5-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 75 tham dự viên khóa họp toàn thể thứ 18 của Hội đồng Tòa Thánh mục vụ di dân và người lưu động. Ngài kêu gọi bênh vực và nâng đỡ gia đình di dân.
Khóa họp của Hội đồng tiến hành từ ngày 13 đến 15-5-2008 với chủ đề ”Gia đình di cư và lưu động”. Trong số 26 HY và GM thành viên của Hội đồng, đặc biệt có Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc lại rằng trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Hoa Kỳ mới đây (15-20.4.2008), ngài đã khích lệ Đại quốc này tiếp tục đón nhận những anh chị em di dân, phần lớn từ các nước nghèo. ĐTC nói: ”Tôi đặc biệt nêu bật vấn đề hệ trọng là việc đoàn tụ gia đình, như tôi đã bàn đến trong Sứ điệp nhân Ngày Thế Giới di dân và tị nạn lần thứ 93, bàn về gia đình di dân... Không được quên rằng gia đình, kể cả các gia đình di dân và lưu động, chính là tế bào nguyên thủy của xã hội; không được phá hủy tế bào này, trái lại cần can đảm và kiên nhẫn bảo vệ. Gia đình chính là cộng đoàn trong đó, ngay từ ấu thơ, ta được huấn luyện để thờ lạy và yêu mến Thiên Chúa, học những qui luật về các giá trị nhân bản và luân lý, cũng như học cách sử dụng tự do trong chân lý. Rất tiếc là trong nhiều hoàn cảnh, việc học hỏi này gặp khó khăn, nhất là trong trường hợp hiện tượng lưu động của con người”.
ĐTC đề cao qui luật tối thượng hướng dẫn cộng đoàn Kitô trong việc đón tiếp và đối thoại với người di dân và lưu động, chính là giới răn mới của Chúa Kitô, giới răn yêu thương. Tình yêu mà Chúa Kitô đã sống đến độ chịu chết trên thập giá, Ngài tiếp tục thông truyền cho Giáo Hội qua Tin Mừng và các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể”.
ĐTC đặc biệt nói đến mối liên hệ giữa Thánh Thể, hôn nhân và gia đình. Ngài cũng nhận định rằng sự lưu động của con người ngày nay trong thế giới hoàn cầu hóa, là một biên cương quan trọng của công cuộc truyền giáomới. ĐTC nói: ”Vì thế, tôi khích lệ anh chị em tiếp tục dấn thân mục vụ, với lòng nhiệt thành được đổi mới, và tôi cam kết gần gũi anh chị em trong kinh nguyện để Chúa Thánh Linh làm cho mọi sáng kiến của anh chị em được phong phú” (SD 15-5-2008).
Khóa họp của Hội đồng tiến hành từ ngày 13 đến 15-5-2008 với chủ đề ”Gia đình di cư và lưu động”. Trong số 26 HY và GM thành viên của Hội đồng, đặc biệt có Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, TGM Hà Nội.
Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, ĐTC nhắc lại rằng trong chuyến viếng thăm mục vụ tại Hoa Kỳ mới đây (15-20.4.2008), ngài đã khích lệ Đại quốc này tiếp tục đón nhận những anh chị em di dân, phần lớn từ các nước nghèo. ĐTC nói: ”Tôi đặc biệt nêu bật vấn đề hệ trọng là việc đoàn tụ gia đình, như tôi đã bàn đến trong Sứ điệp nhân Ngày Thế Giới di dân và tị nạn lần thứ 93, bàn về gia đình di dân... Không được quên rằng gia đình, kể cả các gia đình di dân và lưu động, chính là tế bào nguyên thủy của xã hội; không được phá hủy tế bào này, trái lại cần can đảm và kiên nhẫn bảo vệ. Gia đình chính là cộng đoàn trong đó, ngay từ ấu thơ, ta được huấn luyện để thờ lạy và yêu mến Thiên Chúa, học những qui luật về các giá trị nhân bản và luân lý, cũng như học cách sử dụng tự do trong chân lý. Rất tiếc là trong nhiều hoàn cảnh, việc học hỏi này gặp khó khăn, nhất là trong trường hợp hiện tượng lưu động của con người”.
ĐTC đề cao qui luật tối thượng hướng dẫn cộng đoàn Kitô trong việc đón tiếp và đối thoại với người di dân và lưu động, chính là giới răn mới của Chúa Kitô, giới răn yêu thương. Tình yêu mà Chúa Kitô đã sống đến độ chịu chết trên thập giá, Ngài tiếp tục thông truyền cho Giáo Hội qua Tin Mừng và các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể”.
ĐTC đặc biệt nói đến mối liên hệ giữa Thánh Thể, hôn nhân và gia đình. Ngài cũng nhận định rằng sự lưu động của con người ngày nay trong thế giới hoàn cầu hóa, là một biên cương quan trọng của công cuộc truyền giáomới. ĐTC nói: ”Vì thế, tôi khích lệ anh chị em tiếp tục dấn thân mục vụ, với lòng nhiệt thành được đổi mới, và tôi cam kết gần gũi anh chị em trong kinh nguyện để Chúa Thánh Linh làm cho mọi sáng kiến của anh chị em được phong phú” (SD 15-5-2008).
Đức Thánh Cha tiếp kiến 500 trinh nữ thánh hiến
LM Trần Đức Anh, OP
14:38 15/05/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 đề cao ơn gọi và sứ mạng của các trinh nữ thánh hiến đồng thời mời gọi các chị làm chứng tá cho Chúa Kitô trong cuộc sống thường nhật.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 15-5-2008 dành cho 500 trinh nữ đến từ 52 nước trên thế giới. Các chị về Roma tham dự Đại hội kỳ hai của đoàn trinh nữ này và đã được ĐHY Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ các dòng tu và hiệp hội đời sống thánh hiến, hướng dẫn và giới thiệu lên ĐTC trong buổi tiếp kiến.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng đoàn trinh nữ thánh hiến, tuy chỉ được triển nở trong Giáo Hội từ sau Công đồng chung Vatican 2, nhưng đã có căn cội kỳ cựu, bắt nguồn từ đời sống Tin Mừng: một số trinh nữ nảy sinh ước muốn sống như một trinh nữ thánh hiến, nghĩa là tận hiến trọn cuộc sống cho Thiên Chúa. Các Giáo Phụ vẫn nhìn thấy nơi Mẹ Maria kiểu mẫu của các trinh nữ Kitô và nêu bật sự mới mẻ của bậc sống này mà người ta tự nguyện đón nhận vì yêu thương”.
ĐTC nói: ”Lý tưởng của chị em, tự nó rất cao cả, không đòi sự thay đổi đặc biệt nào ở bên ngoài và không có những đặc tính của đời tu trì, nhất là đức vâng phục.. Nhưng đối với chị em, chính tình yêu trở thành sự theo Chúa. Đoàn sủng của chị em hệ tại tận hiến cho Chúa Kitô, đồng hóa với vị Hôn Phu là Đấng mặc nhiên đòi chị em phải tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, để trung thành trọn vẹn với Chúa.”
Và ĐTC nhắn nhủ rằng: ”Chị em hãy làm sao để con người của chị em ngày càng chiếu tỏa phẩm giá là hôn thê của Chúa Kitô, biểu lộ sự mới mẻ cảu đời sống Kitô và thanh thản mong chờ cuộc sống mai hậu. Như thế, qua cuộc sống ngay chính, chị em có thể là những ngôi sao hướng dẫn con đường của thế giới” (SD 15-5-2008)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 15-5-2008 dành cho 500 trinh nữ đến từ 52 nước trên thế giới. Các chị về Roma tham dự Đại hội kỳ hai của đoàn trinh nữ này và đã được ĐHY Franc Rodé, Tổng trưởng Bộ các dòng tu và hiệp hội đời sống thánh hiến, hướng dẫn và giới thiệu lên ĐTC trong buổi tiếp kiến.
Ngỏ lời trong dịp này, ĐTC nhận xét rằng đoàn trinh nữ thánh hiến, tuy chỉ được triển nở trong Giáo Hội từ sau Công đồng chung Vatican 2, nhưng đã có căn cội kỳ cựu, bắt nguồn từ đời sống Tin Mừng: một số trinh nữ nảy sinh ước muốn sống như một trinh nữ thánh hiến, nghĩa là tận hiến trọn cuộc sống cho Thiên Chúa. Các Giáo Phụ vẫn nhìn thấy nơi Mẹ Maria kiểu mẫu của các trinh nữ Kitô và nêu bật sự mới mẻ của bậc sống này mà người ta tự nguyện đón nhận vì yêu thương”.
ĐTC nói: ”Lý tưởng của chị em, tự nó rất cao cả, không đòi sự thay đổi đặc biệt nào ở bên ngoài và không có những đặc tính của đời tu trì, nhất là đức vâng phục.. Nhưng đối với chị em, chính tình yêu trở thành sự theo Chúa. Đoàn sủng của chị em hệ tại tận hiến cho Chúa Kitô, đồng hóa với vị Hôn Phu là Đấng mặc nhiên đòi chị em phải tuân giữ các lời khuyên Phúc Âm, để trung thành trọn vẹn với Chúa.”
Và ĐTC nhắn nhủ rằng: ”Chị em hãy làm sao để con người của chị em ngày càng chiếu tỏa phẩm giá là hôn thê của Chúa Kitô, biểu lộ sự mới mẻ cảu đời sống Kitô và thanh thản mong chờ cuộc sống mai hậu. Như thế, qua cuộc sống ngay chính, chị em có thể là những ngôi sao hướng dẫn con đường của thế giới” (SD 15-5-2008)
Tòa Thánh Gia Nhập Vào Các Hiệp Ước Quốc Tế về Ozone
Anthony Lê
15:27 15/05/2008
Tòa Thánh Gia Nhập Vào Các Hiệp Ước Quốc Tế về Ozone
Với Ý Hướng Là Để "Hổ Trợ về Mặt Đạo Đức Luân Lý" cho Các Quốc Gia
NEW YORK (Zenit.org).- Tòa Thánh đã đóng góp tiếng nói của mình qua việc gia nhập vào các hiệp ước quốc tế có liên quan đến Ozone với mục đích nhắm đến việc bảo vệ về tầng khí quyển.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore - Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc - đã ký thác sự tin tưởng về việc gia nhập của Tòa Thánh vào "Hiệp Ước Vienna nhắm đến việc Bảo Vệ Tầng Khí Quyển" (Vienna Convention for the Protection of the Ozone Layer) và "Hiệp Ước Montreal về Các Chất Làm Suy Yếu Đi Tầng Ozone" (Montreal Protocol on Substances That Deplete the Ozone Layer), cũng như bốn tu chính án được thông qua tại London (1990), Copenhagen (1992), Montreal (1997) và Beijing (1999).
Trong cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 4, Tòa Thánh cho biết rằng: "Việc tham dự của Tòa Thánh vào các Hiệp Ước kể trên là nhằm khuyến khí toàn thể cộng đồng quốc tế hãy kiên quyết trong việc cổ võ sự hợp tác đích thực giữa các lãnh vực có liên quan đến chánh trị, khoa học và kinh tế."
Tuyên bố nói thêm rằng: "Việc hợp tác như vậy có thể đạt được những kết quả quan trọng, đồng thời giáo dục cho chúng ta luôn có ý thức về việc bảo vệ những gì mà Đấng Tạo Hóa đã trao ban, cũng như là để cổ võ sự phát triển nhân loại một cách trọn vẹn hòng cùng nhau chăm sóc cho lợi ích chung trong tinh thần đoàn kết trách nhiệm không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả những thế hệ về sau này nữa."
Tòa Thánh đã bày tỏ ý định của mình là để "đưa ra sự hổ trợ về mặt đạo đức và luân lý vào việc cam kết của các quốc gia, hòng điều chỉnh và kịp thời triển khai những hiệp ước đang còn tranh cãi, và sau cùng là để đạt được những mục tiêu kể trên."
Bằng cách trích dẫn lại hai thông điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vào Tháng 9/2007, Tòa Thánh kết luận, và bày tỏ "mong ước đó bằng cách nhìn nhận 'những dấu chỉ của sự phát triển kinh tế' không phải luôn lúc nào cũng có thể bảo vệ sự cân bằng phức tạp của tự nhiên được,' vì chưng những yếu tố đó sẽ làm mạnh mẽ hơn sự hợp tác như đã được đề cập ở trên, và sức mạnh của việc 'liên kết giữa con người và môi trường, vốn phải phản ánh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đến và gắn chặt'".
Với Ý Hướng Là Để "Hổ Trợ về Mặt Đạo Đức Luân Lý" cho Các Quốc Gia
NEW YORK (Zenit.org).- Tòa Thánh đã đóng góp tiếng nói của mình qua việc gia nhập vào các hiệp ước quốc tế có liên quan đến Ozone với mục đích nhắm đến việc bảo vệ về tầng khí quyển.
Đức Tổng Giám Mục Celestino Migliore - Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc - đã ký thác sự tin tưởng về việc gia nhập của Tòa Thánh vào "Hiệp Ước Vienna nhắm đến việc Bảo Vệ Tầng Khí Quyển" (Vienna Convention for the Protection of the Ozone Layer) và "Hiệp Ước Montreal về Các Chất Làm Suy Yếu Đi Tầng Ozone" (Montreal Protocol on Substances That Deplete the Ozone Layer), cũng như bốn tu chính án được thông qua tại London (1990), Copenhagen (1992), Montreal (1997) và Beijing (1999).
Trong cuộc họp báo vào ngày 9 tháng 4, Tòa Thánh cho biết rằng: "Việc tham dự của Tòa Thánh vào các Hiệp Ước kể trên là nhằm khuyến khí toàn thể cộng đồng quốc tế hãy kiên quyết trong việc cổ võ sự hợp tác đích thực giữa các lãnh vực có liên quan đến chánh trị, khoa học và kinh tế."
Tuyên bố nói thêm rằng: "Việc hợp tác như vậy có thể đạt được những kết quả quan trọng, đồng thời giáo dục cho chúng ta luôn có ý thức về việc bảo vệ những gì mà Đấng Tạo Hóa đã trao ban, cũng như là để cổ võ sự phát triển nhân loại một cách trọn vẹn hòng cùng nhau chăm sóc cho lợi ích chung trong tinh thần đoàn kết trách nhiệm không những cho thế hệ hôm nay mà còn cho cả những thế hệ về sau này nữa."
Tòa Thánh đã bày tỏ ý định của mình là để "đưa ra sự hổ trợ về mặt đạo đức và luân lý vào việc cam kết của các quốc gia, hòng điều chỉnh và kịp thời triển khai những hiệp ước đang còn tranh cãi, và sau cùng là để đạt được những mục tiêu kể trên."
Bằng cách trích dẫn lại hai thông điệp của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI vào Tháng 9/2007, Tòa Thánh kết luận, và bày tỏ "mong ước đó bằng cách nhìn nhận 'những dấu chỉ của sự phát triển kinh tế' không phải luôn lúc nào cũng có thể bảo vệ sự cân bằng phức tạp của tự nhiên được,' vì chưng những yếu tố đó sẽ làm mạnh mẽ hơn sự hợp tác như đã được đề cập ở trên, và sức mạnh của việc 'liên kết giữa con người và môi trường, vốn phải phản ánh tình yêu sáng tạo của Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta đến và gắn chặt'".
Trang Web Catholic.net - nguồn Tài Liệu Quý Giá cho Các Hội Tông Đồ cùng các Tín Hữu
Anthony Lê
16:17 15/05/2008
Trang Web Catholic.net - nguồn Tài Liệu Quý Giá cho Các Hội Tông Đồ cùng các Tín Hữu
Nhằm Đem Lại Một Mùa Hiện Xuống Mới Cho Giáo Hội
NORTH HAVEN, Connecticut (Zenit.org).- Giám Đốc của trang Web: Catholic.net nói rằng trang Web này hy vọng giúp mang lại một Mùa Hiện Xuống mới cho Giáo Hội Hoa Kỳ, điều mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã cầu nguyện cho Giáo Hội Hoa Kỳ khi Ngài viếng thăm mục vụ tại quốc gia này.
Và hy vọng này đã được Cô Rosalia Tenorio - Giám Đốc của trang Web bày tỏ - khi nó tung ra phiên bản Anh Ngữ vào cuối tuần Tháng 4/2008 vừa qua.
Trang Web được thiết kể để cổ võ sự tương tác và tính hiệp lực tông đồ giữa những người Công Giáo trên khắp cả thế giới với nay, thông qua việc chia sẽ thông tin và việc dùng đến các công cụ tương tác trực tuyến.
Cô nói:
"Trang Web Catholic.net nhắm vào việc phục vụ các hội tông đồ khác nhau như là một diễn đàn chính trên mạng để mở rộng việc tương tác lẫn nhau. Điểm quan trọng duy nhất của trang Web này là vượt qua việc giảng dạy về đức tin để thực sự cho phép những người dùng chia sẽ và hổ trợ lẫn nhau qua những vật lộn hằng ngày của cuộc sống mà họ đang gặp phải, để từ đó đem áp dụng ra những giảng dạy của Giáo Hội vào trong cuộc sống hằng ngày của họ. Thì những người sử dụng trang Web, theo nghĩa này, chính là những người cung cấp ra nội dung chính cho trang Web.
Chúng tôi rất tuân theo ý hướng mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đòi hỏi nơi chúng tôi, rằng mục vụ trực tuyến trên mạng phải đi vượt hẳn ra bên ngoài màn ảnh của chiếc máy điện toán nhằm phúc âm hóa thế giới trần tục. Và qua sự quan phòng của chính Thiên Chúa, phiên bản Anh Ngữ vừa mới kịp thời được nâng cấp lên, hoàn toàn phù hợp với điều mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã kêu gọi Giáo Hội Hoa Kỳ phải là một Mùa Lễ Hiện Xuống mới. Lời nguyện cầu của chúng tôi chính là mong cho trang Web Catholic.net này phục vụ một cách hữu hiệu về chính cùng đích đó."
Một vài phần mới được thêm vào trong trang Web Catholic.net gồm: những câu hỏi và trả lời có liên quan đến những giảng dạy của Giáo Hội, về việc trở nên tích cực hơn trong sứ mạng phò sinh và việc bảo vệ gia đình, Thánh Kinh, các văn kiện của Giáo Hội, các Thánh mà Giáo Hội kính nhớ hằng ngày, các lời nguyện Công Giáo truyền thống, các tin tức và các hình ảnh truyền thông đương đại, các đài phát thanh trực tiếp trên mạng, và việc hình thành nên tinh thần stewardship đúng nghĩa.
Những chủ đề khác gồm việc bảo vệ sự sống của con người và gia đình, về việc giữ gìn đời sống tiết hạnh, về những mối nguy hiểm của chuyện đồng tính luyến ái, về cách nuôi dạy con cái, và về môi trường.
Đây là trang Web hay xứng đáng để tham khảo qua!
Nhằm Đem Lại Một Mùa Hiện Xuống Mới Cho Giáo Hội
NORTH HAVEN, Connecticut (Zenit.org).- Giám Đốc của trang Web: Catholic.net nói rằng trang Web này hy vọng giúp mang lại một Mùa Hiện Xuống mới cho Giáo Hội Hoa Kỳ, điều mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã cầu nguyện cho Giáo Hội Hoa Kỳ khi Ngài viếng thăm mục vụ tại quốc gia này.
Và hy vọng này đã được Cô Rosalia Tenorio - Giám Đốc của trang Web bày tỏ - khi nó tung ra phiên bản Anh Ngữ vào cuối tuần Tháng 4/2008 vừa qua.
Trang Web được thiết kể để cổ võ sự tương tác và tính hiệp lực tông đồ giữa những người Công Giáo trên khắp cả thế giới với nay, thông qua việc chia sẽ thông tin và việc dùng đến các công cụ tương tác trực tuyến.
Cô nói:
"Trang Web Catholic.net nhắm vào việc phục vụ các hội tông đồ khác nhau như là một diễn đàn chính trên mạng để mở rộng việc tương tác lẫn nhau. Điểm quan trọng duy nhất của trang Web này là vượt qua việc giảng dạy về đức tin để thực sự cho phép những người dùng chia sẽ và hổ trợ lẫn nhau qua những vật lộn hằng ngày của cuộc sống mà họ đang gặp phải, để từ đó đem áp dụng ra những giảng dạy của Giáo Hội vào trong cuộc sống hằng ngày của họ. Thì những người sử dụng trang Web, theo nghĩa này, chính là những người cung cấp ra nội dung chính cho trang Web.
Chúng tôi rất tuân theo ý hướng mà Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã đòi hỏi nơi chúng tôi, rằng mục vụ trực tuyến trên mạng phải đi vượt hẳn ra bên ngoài màn ảnh của chiếc máy điện toán nhằm phúc âm hóa thế giới trần tục. Và qua sự quan phòng của chính Thiên Chúa, phiên bản Anh Ngữ vừa mới kịp thời được nâng cấp lên, hoàn toàn phù hợp với điều mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô 16 đã kêu gọi Giáo Hội Hoa Kỳ phải là một Mùa Lễ Hiện Xuống mới. Lời nguyện cầu của chúng tôi chính là mong cho trang Web Catholic.net này phục vụ một cách hữu hiệu về chính cùng đích đó."
Một vài phần mới được thêm vào trong trang Web Catholic.net gồm: những câu hỏi và trả lời có liên quan đến những giảng dạy của Giáo Hội, về việc trở nên tích cực hơn trong sứ mạng phò sinh và việc bảo vệ gia đình, Thánh Kinh, các văn kiện của Giáo Hội, các Thánh mà Giáo Hội kính nhớ hằng ngày, các lời nguyện Công Giáo truyền thống, các tin tức và các hình ảnh truyền thông đương đại, các đài phát thanh trực tiếp trên mạng, và việc hình thành nên tinh thần stewardship đúng nghĩa.
Những chủ đề khác gồm việc bảo vệ sự sống của con người và gia đình, về việc giữ gìn đời sống tiết hạnh, về những mối nguy hiểm của chuyện đồng tính luyến ái, về cách nuôi dạy con cái, và về môi trường.
Đây là trang Web hay xứng đáng để tham khảo qua!
Top Stories
Trente directeurs et enseignants des séminaires du Vietnam se préparent à venir participer à une session de formation à l’Institut catholique de Paris
Eglises d’Asie
11:58 15/05/2008
Trente directeurs et enseignants des séminaires du Vietnam se préparent à venir participer à une session de formation à l’Institut catholique de Paris
Depuis déjà quelque temps, la formation sacerdotale est assurée au Vietnam par six établissements, auxquels il faut ajouter le récent séminaire de Xuân Lôc, officiellement considéré comme une annexe du séminaire Saint-Joseph de Hô Chi Minh-Ville. Le corps des directeurs et des enseignants a été depuis quelques années presque totalement renouvelé, grâce à la formation de jeunes prêtres vietnamiens dans des universités catholiques de Rome et d’Europe. Ceux-ci, bien que encore trop peu nombreux et souvent obligés de dispenser leur enseignement dans plusieurs établissements, ont permis aux étudiants vietnamiens de bénéficier d’une formation de très bon niveau, d’autant plus que la Commission épiscopale pour le clergé et les séminaristes a prévu pour l’ensemble du personnel enseignant au Vietnam un système de formation permanente et de recyclage. Une session annuelle de formation est prévue pour eux. Celle-ci aura lieu cette année à Paris, à partir du 25 juillet prochain et elle rassemblera 30 recteurs, chefs de département et enseignants venant de tous les séminaires du pays.
Cette session sera la seconde de ce type depuis le changement de régime de 1975. La première avait eu lieu à Rome en juillet 2006 et avait réuni 21 membres du corps enseignant des séminaires vietnamiens. Le P. Joseph Dô Manh Hùng, enseignant au séminaire Saint-Joseph et secrétaire la Commission épiscopale pour les prêtres et les séminaristes, dont Mgr Antoine Vu Huy Chuong, évêque de Hung Hoa, est le responsable, s’est particulièrement engagé dans préparation de cette session. Il a confié à l’agence Ucanews que le gouvernement avait déjà accordé les autorisations nécessaires aux participants de cette session, dont le groupe sera conduit par Mgr Chuong. L’Institut catholique et la société des Missions étrangères de Paris prendront en charge l’organisation de la session et le séjour des prêtres vietnamiens à Paris. Le P. Hùng a souligné qu’avant tout, la session était une occasion pour les prêtres en charge des séminaristes de partager entre eux et avec leurs confrères français leurs problèmes et leurs expériences, car leur emploi du temps surchargé au cours de l’année ne leur permettait que peu de rencontres.
Les travaux et les interventions de la session auront pour objectif d’instruire les participants des derniers développements de l’exégèse et de la théologie morale, ce qui rendra leur enseignement dans les séminaires vietnamiens davantage en accord avec les tendances de la réflexion chrétienne actuelle. Au cours de leur séjour à Paris, les prêtres vietnamiens prendront en contact avec quelques personnalités de l’archidiocèse de Paris ainsi qu’avec des responsables de paroisses ou d’associations catholiques. Ils se rendront aussi à Lourdes, à Lisieux et à Saint-Loup sur Thouet, patrie de saint Théophane Vénard, qui mourut martyr au Vietnam en 1861. Au programme des participants de la session, sont aussi prévues une visite de la salle des martyrs des Missions étrangères et la participation à la célébration du 350ème anniversaire de cette société.
Ce recyclage théologique des formateurs des séminaires va de pair avec les travaux entrepris depuis plus d’un an par une commission spéciale pour élaborer un programme général de formation sacerdotale, qui englobe la période précédant les études au séminaire et la formation continue dispensée après le sacerdoce. Un projet de programmes est en cours sous la direction de Mgr Chuong. Il sera sans doute achevé en octobre et proposé à la Conférence épiscopale en mars 2009. Après l’approbation du Saint-Siège, il pourrait être publié en 2010, lors de l’année sainte commémorant le 50ème anniversaire de l’établissement de la hiérarchie au Vietnam.
(Source: Eglises d’Asie – 15 mai 2008)
Depuis déjà quelque temps, la formation sacerdotale est assurée au Vietnam par six établissements, auxquels il faut ajouter le récent séminaire de Xuân Lôc, officiellement considéré comme une annexe du séminaire Saint-Joseph de Hô Chi Minh-Ville. Le corps des directeurs et des enseignants a été depuis quelques années presque totalement renouvelé, grâce à la formation de jeunes prêtres vietnamiens dans des universités catholiques de Rome et d’Europe. Ceux-ci, bien que encore trop peu nombreux et souvent obligés de dispenser leur enseignement dans plusieurs établissements, ont permis aux étudiants vietnamiens de bénéficier d’une formation de très bon niveau, d’autant plus que la Commission épiscopale pour le clergé et les séminaristes a prévu pour l’ensemble du personnel enseignant au Vietnam un système de formation permanente et de recyclage. Une session annuelle de formation est prévue pour eux. Celle-ci aura lieu cette année à Paris, à partir du 25 juillet prochain et elle rassemblera 30 recteurs, chefs de département et enseignants venant de tous les séminaires du pays.
Cette session sera la seconde de ce type depuis le changement de régime de 1975. La première avait eu lieu à Rome en juillet 2006 et avait réuni 21 membres du corps enseignant des séminaires vietnamiens. Le P. Joseph Dô Manh Hùng, enseignant au séminaire Saint-Joseph et secrétaire la Commission épiscopale pour les prêtres et les séminaristes, dont Mgr Antoine Vu Huy Chuong, évêque de Hung Hoa, est le responsable, s’est particulièrement engagé dans préparation de cette session. Il a confié à l’agence Ucanews que le gouvernement avait déjà accordé les autorisations nécessaires aux participants de cette session, dont le groupe sera conduit par Mgr Chuong. L’Institut catholique et la société des Missions étrangères de Paris prendront en charge l’organisation de la session et le séjour des prêtres vietnamiens à Paris. Le P. Hùng a souligné qu’avant tout, la session était une occasion pour les prêtres en charge des séminaristes de partager entre eux et avec leurs confrères français leurs problèmes et leurs expériences, car leur emploi du temps surchargé au cours de l’année ne leur permettait que peu de rencontres.
Les travaux et les interventions de la session auront pour objectif d’instruire les participants des derniers développements de l’exégèse et de la théologie morale, ce qui rendra leur enseignement dans les séminaires vietnamiens davantage en accord avec les tendances de la réflexion chrétienne actuelle. Au cours de leur séjour à Paris, les prêtres vietnamiens prendront en contact avec quelques personnalités de l’archidiocèse de Paris ainsi qu’avec des responsables de paroisses ou d’associations catholiques. Ils se rendront aussi à Lourdes, à Lisieux et à Saint-Loup sur Thouet, patrie de saint Théophane Vénard, qui mourut martyr au Vietnam en 1861. Au programme des participants de la session, sont aussi prévues une visite de la salle des martyrs des Missions étrangères et la participation à la célébration du 350ème anniversaire de cette société.
Ce recyclage théologique des formateurs des séminaires va de pair avec les travaux entrepris depuis plus d’un an par une commission spéciale pour élaborer un programme général de formation sacerdotale, qui englobe la période précédant les études au séminaire et la formation continue dispensée après le sacerdoce. Un projet de programmes est en cours sous la direction de Mgr Chuong. Il sera sans doute achevé en octobre et proposé à la Conférence épiscopale en mars 2009. Après l’approbation du Saint-Siège, il pourrait être publié en 2010, lors de l’année sainte commémorant le 50ème anniversaire de l’établissement de la hiérarchie au Vietnam.
(Source: Eglises d’Asie – 15 mai 2008)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Bến Hải, Sàigòn với Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân
Philiphê Hà Tiến Đạt
10:54 15/05/2008
SAIGÒN - Ảnh hưởng bởi cơn bão ở Miến Điện, trận động đất ở Trung Quốc; Sài Gòn vẫn không khỏi ngột ngạt, nóng bức dù rằng mỗi ngày các đám mây đen vẫn vần vũ trên bầu trời, một vài cơn mưa rớt chẳng làm dịu đi thời tiết vẫn còn oi bức.
Giáo xứ Bến Hải hôm nay lại càng nóng hơn cả về tinh thần lẫn vật chất. Lo ngại vì độ nóng thời tiết thì ít, càng lo ngại hơn vì lý do gây ra bởi con người: cúp điện và ngôi nhà thờ tạm lại thấp và nóng.
Tháng năm về nhớ Mẹ, nhớ Cha…Tháng năm có nhiều ngày lễ trọng: Tháng hoa dâng về Mẹ ngàn hoa, tháng năm nhớ Mẹ, người Mẹ hiền mẫu, luôn yêu thương, lo lắng cuộc sống cho các con gánh chịu những đau thương mất mát; tháng năm nhớ Cha, người Cha gương mẫu, công chính, đi đầu trong công việc, nuôi sống gia đình… Tháng năm để lại những oằn nặng trên vai Cha, trên lưng Mẹ.
Trong tâm tình tạ ơn, nhân ngày mừng kính lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, cộng đoàn giáo xứ với các gia đình cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân tại ngôi Thánh đường tạm bợ nhỏ bé này.
Thật cảm động khi bệnh nhân đến nhà thờ với nhiều phương tiện - con cháu chở đến, đi xích lô, bằng xe lăn. Các Cha đã đến tận từng người để thăm hỏi, xức dầu, ban bí tích giải tội. Những ân cần hỏi han của các Cha thêm sức mạnh tinh thần cho bệnh nhân, làm nhẹ lòng, đem mát mẻ đến cho mọi người quên đi bao nỗi âu lo, gánh nặng, buồn phiền trong cuộc sống. Thánh lễ cũng khác lạ với các lễ ngày thường, sốt sắng hòa quyện trong lời kinh trầm bổng của bệnh nhân người đứng, người nằm, người ngồi và tiếng hát vút cao của các em ca đoàn Hồng Ân, nguyện xin Chúa ban Thánh Thần đến cho mọi người thêm sức vượt qua bệnh tật, xin Ngài ngự đến canh tân bộ mặt thế giới, Giáo hội và gia đình nhân loại, giáo xứ hầu tất cả cùng chung một tiếng nói của Tình yêu, ơn an bình và sự hiệp nhất.
Thánh lễ kết thúc với lời tri ân sâu xa nhất của vị đại diện bệnh nhân gởi đến Cha Xứ, Cha đồng tế, Thầy Sáu Phó tế, Hội đồng mục vụ giáo xứ và cộng đoàn cùng tham dự. Một chút quà mọn của mỗi người trong giáo xứ là lễ vật dâng lên Thiên Chúa và an ủi cho mỗi bệnh nhân.
Giáo xứ Bến Hải hôm nay lại càng nóng hơn cả về tinh thần lẫn vật chất. Lo ngại vì độ nóng thời tiết thì ít, càng lo ngại hơn vì lý do gây ra bởi con người: cúp điện và ngôi nhà thờ tạm lại thấp và nóng.
Tháng năm về nhớ Mẹ, nhớ Cha…Tháng năm có nhiều ngày lễ trọng: Tháng hoa dâng về Mẹ ngàn hoa, tháng năm nhớ Mẹ, người Mẹ hiền mẫu, luôn yêu thương, lo lắng cuộc sống cho các con gánh chịu những đau thương mất mát; tháng năm nhớ Cha, người Cha gương mẫu, công chính, đi đầu trong công việc, nuôi sống gia đình… Tháng năm để lại những oằn nặng trên vai Cha, trên lưng Mẹ.
Trong tâm tình tạ ơn, nhân ngày mừng kính lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, cộng đoàn giáo xứ với các gia đình cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho bệnh nhân tại ngôi Thánh đường tạm bợ nhỏ bé này.
Thật cảm động khi bệnh nhân đến nhà thờ với nhiều phương tiện - con cháu chở đến, đi xích lô, bằng xe lăn. Các Cha đã đến tận từng người để thăm hỏi, xức dầu, ban bí tích giải tội. Những ân cần hỏi han của các Cha thêm sức mạnh tinh thần cho bệnh nhân, làm nhẹ lòng, đem mát mẻ đến cho mọi người quên đi bao nỗi âu lo, gánh nặng, buồn phiền trong cuộc sống. Thánh lễ cũng khác lạ với các lễ ngày thường, sốt sắng hòa quyện trong lời kinh trầm bổng của bệnh nhân người đứng, người nằm, người ngồi và tiếng hát vút cao của các em ca đoàn Hồng Ân, nguyện xin Chúa ban Thánh Thần đến cho mọi người thêm sức vượt qua bệnh tật, xin Ngài ngự đến canh tân bộ mặt thế giới, Giáo hội và gia đình nhân loại, giáo xứ hầu tất cả cùng chung một tiếng nói của Tình yêu, ơn an bình và sự hiệp nhất.
Thánh lễ kết thúc với lời tri ân sâu xa nhất của vị đại diện bệnh nhân gởi đến Cha Xứ, Cha đồng tế, Thầy Sáu Phó tế, Hội đồng mục vụ giáo xứ và cộng đoàn cùng tham dự. Một chút quà mọn của mỗi người trong giáo xứ là lễ vật dâng lên Thiên Chúa và an ủi cho mỗi bệnh nhân.
Đại Hội Công GiáoViệt Nam tại Aschaffenburg, Đức quốc: Chúa Thánh Thần hiện xuống
Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương
12:49 15/05/2008
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
(Bài giảng Thánh lễ Vọng tại Đại Hội Công GiáoViệt Nam tại Aschaffenburg (Đức), ngày 10.5.2008)
1. Ông Elisa biết thầy mình là ngôn sứ Elia sắp được được rước về trời nên theo sát không rời ông một bước. Hai ông đến bờ sông Gio-đan, ông Elia dùng áo choàng của mình, cuộn lại rồi đập xuống nước. Nước rẽ ra hai bên. Hai ông qua ráo chân. Khi đã qua rồi, ông Elia nói với ông Elisa: “Anh cứ xin, thầy có thể làm gì cho anh trước
khi thầy được đem đi, rời xa anh?” Ông Elisa đáp: “Xin cho con được hai phần thần khí của thầy!” Ông Elia đáp: “Anh xin một điều khó đấy! Nhưng nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi rời anh, thì sẽ được như thế; bằng không thì không được”. Các ông còn vừa đi vừa nói, thì một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Elia lên trời trong cơn gió lốc. Thấy thế ông Elisa kêu lên: “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của It-ra-en!” Rồi ông không thấy thầy mình nữa. Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh. Ông lượm lấy áo choàng của ông Êlia rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Gio-đan. Ông lấy áo choàng của ông Êlia đã rơi xuống mà đập xuống nước và nói: “Đức Chúa, Thiên Chúa của Elia ở đâu?”. Ông đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Elisa đi qua. Các anh em ngôn sứ ở Giêricô thấy ông ở đằng xa thì nói: “Thần khí của ông Elia đã ngự xuống trên ông Elisa”. Họ đến ông và sụp xuống đất lạy ông” . (2 V 2, 7...).
Từ câu chuyện đó, trích từ Sách Các Vua, trong một buổi cầu nguyện Thánh Linh, một người trong nhóm cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa con cảm tạ Chúa vì không những đã ban cho chúng con một phần Thần Khí như ông Elia đã cho ông Elisa, nhưng Chúa ban Thánh Linh đầy đủ cho chúng con, không những cho một người hay một ít người đặc biệt, nhưng cho tất cả mọi người chúng con”.
2. Kính thưa Anh chị em trong Chúa Kitô, ngày chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã được “tái sinh và đổi mới trong Chúa Thánh Thần” , được làm con Thiên Chúa, được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi; được tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh; được các hồng ân của Chúa Thánh Thần; được Chúa Thánh Thần đến ở trong tâm hồn, biến nó thành nơi cư ngụ của Người, và tác động đưa chúng ta dần dần đến hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa Ba Ngôi (TY GLHTCG 263).
Ngày nhận Bí Tích Thêm Sức, chúng ta “được đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, như trong ngày lễ Ngũ Tuần” để có sức mạnh đặc biệt mà làm chứng cho đức tin Kitô giáo” (TY GLHTCH 268).
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày lễ Ngũ Tuần trên các Tông Đồ, làm cho ai nấy được tràn đầy ơn Thánh Thần, nói được những tiếng khác nhau, can đảm làm chứng Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, không phải là một biến cố đặc biệt lẻ loi đã kết thúc trong lịch sử của Giáo hội cách đây hơn hai ngàn năm, rồi không liên quan gì đến Giáo hội và chúng ta nữa. Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục đến cách âm thầm, dịu hiền, để thánh hóa Giáo hội và các linh hồn. Người thánh hóa bằng những mời gọi nhẹ nhàng, những lay động thiêng liêng, những gợi hứng, những nhắc nhở, quở trách, những cắn rứt lương tâm, những soi sáng, thức tỉnh, thúc giục, lôi cuốn chúng ta đến các nhân đức, đến những điều lành thánh và những quyết tâm tốt lành. Tắt một lời, và nói theo thánh Phanxicô đờ Sales Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh, là: “hướng về tất cả những gì đặt chúng ta trong cuộc hành trình đưa đến sự thiện hảo vĩnh cửu” .
Hằng ngày tôi đi bộ từ nhà đến sở làm việc Bộ Truyền Giáo chừng 15 phút, tôi thường lần hạt, hoặc đọc chuỗi Thương xót mà Chúa Giêsu dạy thánh nữ Faustina truyền bá để cầu cho người hấp hối được nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa. Trên đường tôi gặp nhiều người: những người quét đường, những người hành khất, các bà mẹ dẫn con nhỏ đến trường v.v. Bình thường là như vậy. Nhưng một hôm, tự nhiên một tư tưởng rất mạnh đánh động tôi: Những người tôi gặp là con Chúa và là anh em với tôi. Họ đi làm việc, sinh hoạt hằng ngày, có khi họ rất vất vả để vật lộn với cuộc sống, nhưng không biết từ khi thức dậy cho đến bây giờ họ có nghĩ đến Chúa không, có chào Chúa như vợ chồng con cái chào nhau khi thức dậy hay không? Không biết họ có nhớ mình là con Chúa hay không? Nếu không, thì tội nghiệp họ quá. Chúa là Cha của họ mà họ không biết hay biết mà hờ hững không có tâm tình gì. Tôi cảm thấy thương họ, tội nghiệp họ. Từ hôm đó, mỗi gặp một người đi ngược chiều với tôi, tôi cầu nguyện cho họ. Mọi người là anh em với ta, chân lý nầy chúng ta vẫn biết, nhưng Chúa Thánh Thần hôm đó cho tôi một ánh sáng mới và giúp tôi có cái nhìn mới, tích cực về những người tôi gặp.
Mới đây, ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Saigòn, có chia sẻ với LTSR và anh chị em giáo dân tại Rôma về công việc mục vụ ở thành phố. Ngài cho biết: ở Saigòn có trên 80 dòng tu nam, tu đoàn tông đồ và tu hội đời, và còn nhiều dòng chui nữa, mỗi dòng có một đoàn sủng đặc biệt. Ngài nói: “Chúa Thánh Thần muốn thổi đâu thì thổi; thổi thật nhiều, thổi tứ tung, làm cho giáo quyền địa phương phải mệt, phải có bổn phận chăm sóc các dòng tu đó” . Giáo phận Saigòn có tổ chức những khóa thần học, kinh thánh cho giáo dân, hy vọng mỗi lớp được vài chục người, nhưng không ngờ có hằng trăm người đăng ký xin học. Đó là do Chúa Thánh Thần thúc đẩy tâm hồn những người giáo dân khao khát Lời Chúa và giáo lý của Giáo hội.
3. Để nghe thấy được những gợi hứng của Chúa Thánh Thần ở trong linh hồn chúng ta, để có mối quan hệ thiết thân với Chúa Chúa Thánh Thần và, cùng với Người, với Chúa Cha và Chúa Con, chúng ta cần phải sống ba yếu tố nền tảng sau đây: Ngoan ngoãn, Cầu nguyện, Kết hợp với Thánh giá.
Thứ nhất: Ngoan ngoãn.
Chính Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý, cùng với những gợi hứng của Người, làm cho các tư tưởng, ước muốn và hành động của chúng ta có một ý nghĩa siêu nhiên; chính Chúa Thánh Thần là Sự Sống thúc giục chúng ta nghe theo và sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu với mọi chiều kích thâm sâu của Lời Chúa; chính Chúa Thánh Thần là Ánh sáng, hướng dẫn lương tâm để chúng ta ý thức ơn gọi của mình, giúp chúng ta thực hiện những gì Thiên Chúa đợi chờ chúng ta (x. J. Escrivà, Gesù che passa, Chúa Giêsu đi qua, 135).
Thánh Phaolô nói: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Vậy nếu chúng ta ngoan ngoãn để cho Thần Chân Lý và Sự Sống hướng dẫn thì đời sống tâm linh của chúng ta sẽ phát triển; chúng ta sẽ phó thác mình trong cánh tay Thiên Chúa nhân lành, một cách tự nhiên, như trẻ thơ lao mình vào cánh tay bao bọc yêu thương của cha nó.
“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng vào được Nước Trời” (Mt 18,3). Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu hiểu được lời Chúa và khám phá ra “con đường thơ ấu”: Nó không phải là ấu trĩ, nhưng là trưởng thành thiêng liêng. Nó giúp chúng ta hiểu sự cao siêu lạ lùng của tình yêu bao la của Thiên Chúa, cho chúng ta nhận biết sự bé nhỏ yếu đuối của mình, để rồi đồng hóa ý muốn ta với ý muốn của Thiên Chúa.
Thứ hai: Đời sống cầu nguyện.
Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Chúa Cha để kết hợp với Người trong Chúa Thánh Thần. Tình yêu thúc đẩy chúng ta quan hệ với nhau, bạn bè với nhau, tìm cách gặp nhau, và nói chuyện với nhau. Đôi bạn nam nữ yêu nhau, luôn tìm cách gặp nhau và tỏ tình yêu cho nhau. Những cú điện thoại hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng cho những người thân thương là sự biểu lộ tình bạn, tình yêu, tình cảm, lòng biết ơn, sự quí mến đối với những người ta thương yêu quí trọng.
Cầu nguyện có thể ví như những cú điện thoại chúng ta gọi trực tiếp lên Chúa, Cha chúng ta, không chỉ để xin ơn mà thôi, nhưng còn để biểu lộ tâm tình yêu mến, biết ơn của ta đối với Người nữa. Chỉ cần ta hướng lòng, hướng trí lên Chúa là Chúa đã biết và đã nhận được rồi. “Khi anh em cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” .
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói: “Đối với tôi cầu nguyện là một sự phóng con tim, một cái nhìn đơn sơ về trời, một lời kêu cảm tạ và yêu mến trong thử thách cũng như trong vui mừng” (GL HTCG, 2559). Còn thánh Gioan Damasceno thì đơn giản hơn: “Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa hoặc xin Chúa những ơn lành thích hợp” (GL HTCG, 2559).
Như vậy, chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào: giữa đường, trong phố xá, khi lái xe, xem ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên, hay khi bận rộn với công việc nội trợ, với công tác vệ sinh. Chúa Giêsu đã nói với nguời phụ nữ Samaritana bên bờ giếng ông Giacóp rằng: “Đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem... nhưng trong thần khí và sự thật” (x Ga 4, 21-23).
Kính thưa anh chị em, đã đến giờ chúng ta không chỉ cầu nguyện ở nhà thờ, khi tham dự cử hành Thánh Lễ, nhưng phải cầu nguyện luôn, ở mọi nơi, mọi lúc. Thánh Phalô khuyên tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em hãy... cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (Tx 5,17-19).
Đã đến lúc mỗi người tín hữu chúng ta cần tập sống thân mật, kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ngay chính trong công việc làm ăn sinh sống hằng và trong mọi hoàn cảnh: khi vui mừng, lúc khổ đau, ở bàn giấy, ở xưởng sở, ở học đường, trong siêu thị, lúc xem truyền hình, v.v.. Làm như vậy, đời chúng ta sẽ là một chuỗi dài những phút cầu nguyện, thân mật với Chúa. Nếu chúng ta thường xuyên thân mật với Chúa Thánh Thần thì Người sẽ “cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những tiếng kêu rên. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì (x Rm 8,22).
Thứ ba: Kết hợp với Thánh giá.
Đức Kitô đã phải trải qua cuộc thương khó và tử nạn để đến Phục Sinh. Con đường nầy cũng là con đường mà người Kitô hữu phải đi qua. Thánh Phaolô dạy: “Một khi cùng chịu đau khổ với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17).
Nếu chúng ta nhất định đặt thánh giá vào trung tâm của linh hồn và trong mọi sinh hoạt của chúng ta; nếu chúng ta từ bỏ chính mình, dẹp trừ lòng kiêu căn và tính ích kỷ để sống vì tình yêu Chúa; và nếu chúng ta sống đức tin, đức cậy và đức ái, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được lữa yêu mến, ánh sáng chân lý và sự ủi an của Chúa Thánh Thần. Bấy giờ tâm hồn chúng ta sẽ được an bình và hạnh phúc, thứ bình an và hạnh phúc mà thế gian không cho được. “Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23). Và “ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2 Cr 3,17).
4. “Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu, và xin nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng họ. Amen. (Ca khúc alleluia).
(Bài giảng Thánh lễ Vọng tại Đại Hội Công GiáoViệt Nam tại Aschaffenburg (Đức), ngày 10.5.2008)
1. Ông Elisa biết thầy mình là ngôn sứ Elia sắp được được rước về trời nên theo sát không rời ông một bước. Hai ông đến bờ sông Gio-đan, ông Elia dùng áo choàng của mình, cuộn lại rồi đập xuống nước. Nước rẽ ra hai bên. Hai ông qua ráo chân. Khi đã qua rồi, ông Elia nói với ông Elisa: “Anh cứ xin, thầy có thể làm gì cho anh trước
khi thầy được đem đi, rời xa anh?” Ông Elisa đáp: “Xin cho con được hai phần thần khí của thầy!” Ông Elia đáp: “Anh xin một điều khó đấy! Nhưng nếu anh thấy thầy khi thầy được đem đi rời anh, thì sẽ được như thế; bằng không thì không được”. Các ông còn vừa đi vừa nói, thì một cỗ xe đỏ như lửa và những con ngựa đỏ như lửa tách hai người ra. Và ông Elia lên trời trong cơn gió lốc. Thấy thế ông Elisa kêu lên: “Cha ơi! Cha ơi! Hỡi chiến xa và chiến mã của It-ra-en!” Rồi ông không thấy thầy mình nữa. Ông túm lấy áo mình và xé ra làm hai mảnh. Ông lượm lấy áo choàng của ông Êlia rơi xuống. Ông trở về và đứng bên bờ sông Gio-đan. Ông lấy áo choàng của ông Êlia đã rơi xuống mà đập xuống nước và nói: “Đức Chúa, Thiên Chúa của Elia ở đâu?”. Ông đập xuống nước, nước rẽ ra hai bên, và ông Elisa đi qua. Các anh em ngôn sứ ở Giêricô thấy ông ở đằng xa thì nói: “Thần khí của ông Elia đã ngự xuống trên ông Elisa”. Họ đến ông và sụp xuống đất lạy ông” . (2 V 2, 7...).
Từ câu chuyện đó, trích từ Sách Các Vua, trong một buổi cầu nguyện Thánh Linh, một người trong nhóm cầu nguyện như sau: “Lạy Chúa con cảm tạ Chúa vì không những đã ban cho chúng con một phần Thần Khí như ông Elia đã cho ông Elisa, nhưng Chúa ban Thánh Linh đầy đủ cho chúng con, không những cho một người hay một ít người đặc biệt, nhưng cho tất cả mọi người chúng con”.
2. Kính thưa Anh chị em trong Chúa Kitô, ngày chịu phép Rửa Tội, chúng ta đã được “tái sinh và đổi mới trong Chúa Thánh Thần” , được làm con Thiên Chúa, được tham dự vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi; được tháp nhập vào Đức Kitô và Hội Thánh; được các hồng ân của Chúa Thánh Thần; được Chúa Thánh Thần đến ở trong tâm hồn, biến nó thành nơi cư ngụ của Người, và tác động đưa chúng ta dần dần đến hưởng hạnh phúc vĩnh cửu với Thiên Chúa Ba Ngôi (TY GLHTCG 263).
Ngày nhận Bí Tích Thêm Sức, chúng ta “được đổ tràn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt, như trong ngày lễ Ngũ Tuần” để có sức mạnh đặc biệt mà làm chứng cho đức tin Kitô giáo” (TY GLHTCH 268).
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày lễ Ngũ Tuần trên các Tông Đồ, làm cho ai nấy được tràn đầy ơn Thánh Thần, nói được những tiếng khác nhau, can đảm làm chứng Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, không phải là một biến cố đặc biệt lẻ loi đã kết thúc trong lịch sử của Giáo hội cách đây hơn hai ngàn năm, rồi không liên quan gì đến Giáo hội và chúng ta nữa. Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục đến cách âm thầm, dịu hiền, để thánh hóa Giáo hội và các linh hồn. Người thánh hóa bằng những mời gọi nhẹ nhàng, những lay động thiêng liêng, những gợi hứng, những nhắc nhở, quở trách, những cắn rứt lương tâm, những soi sáng, thức tỉnh, thúc giục, lôi cuốn chúng ta đến các nhân đức, đến những điều lành thánh và những quyết tâm tốt lành. Tắt một lời, và nói theo thánh Phanxicô đờ Sales Giám Mục Tiến Sĩ Hội Thánh, là: “hướng về tất cả những gì đặt chúng ta trong cuộc hành trình đưa đến sự thiện hảo vĩnh cửu” .
Hằng ngày tôi đi bộ từ nhà đến sở làm việc Bộ Truyền Giáo chừng 15 phút, tôi thường lần hạt, hoặc đọc chuỗi Thương xót mà Chúa Giêsu dạy thánh nữ Faustina truyền bá để cầu cho người hấp hối được nhận biết lòng thương xót của Thiên Chúa. Trên đường tôi gặp nhiều người: những người quét đường, những người hành khất, các bà mẹ dẫn con nhỏ đến trường v.v. Bình thường là như vậy. Nhưng một hôm, tự nhiên một tư tưởng rất mạnh đánh động tôi: Những người tôi gặp là con Chúa và là anh em với tôi. Họ đi làm việc, sinh hoạt hằng ngày, có khi họ rất vất vả để vật lộn với cuộc sống, nhưng không biết từ khi thức dậy cho đến bây giờ họ có nghĩ đến Chúa không, có chào Chúa như vợ chồng con cái chào nhau khi thức dậy hay không? Không biết họ có nhớ mình là con Chúa hay không? Nếu không, thì tội nghiệp họ quá. Chúa là Cha của họ mà họ không biết hay biết mà hờ hững không có tâm tình gì. Tôi cảm thấy thương họ, tội nghiệp họ. Từ hôm đó, mỗi gặp một người đi ngược chiều với tôi, tôi cầu nguyện cho họ. Mọi người là anh em với ta, chân lý nầy chúng ta vẫn biết, nhưng Chúa Thánh Thần hôm đó cho tôi một ánh sáng mới và giúp tôi có cái nhìn mới, tích cực về những người tôi gặp.
Mới đây, ĐHY Phạm Minh Mẫn, TGM Saigòn, có chia sẻ với LTSR và anh chị em giáo dân tại Rôma về công việc mục vụ ở thành phố. Ngài cho biết: ở Saigòn có trên 80 dòng tu nam, tu đoàn tông đồ và tu hội đời, và còn nhiều dòng chui nữa, mỗi dòng có một đoàn sủng đặc biệt. Ngài nói: “Chúa Thánh Thần muốn thổi đâu thì thổi; thổi thật nhiều, thổi tứ tung, làm cho giáo quyền địa phương phải mệt, phải có bổn phận chăm sóc các dòng tu đó” . Giáo phận Saigòn có tổ chức những khóa thần học, kinh thánh cho giáo dân, hy vọng mỗi lớp được vài chục người, nhưng không ngờ có hằng trăm người đăng ký xin học. Đó là do Chúa Thánh Thần thúc đẩy tâm hồn những người giáo dân khao khát Lời Chúa và giáo lý của Giáo hội.
3. Để nghe thấy được những gợi hứng của Chúa Thánh Thần ở trong linh hồn chúng ta, để có mối quan hệ thiết thân với Chúa Chúa Thánh Thần và, cùng với Người, với Chúa Cha và Chúa Con, chúng ta cần phải sống ba yếu tố nền tảng sau đây: Ngoan ngoãn, Cầu nguyện, Kết hợp với Thánh giá.
Thứ nhất: Ngoan ngoãn.
Chính Chúa Thánh Thần là Thần Chân Lý, cùng với những gợi hứng của Người, làm cho các tư tưởng, ước muốn và hành động của chúng ta có một ý nghĩa siêu nhiên; chính Chúa Thánh Thần là Sự Sống thúc giục chúng ta nghe theo và sống theo giáo huấn của Chúa Giêsu với mọi chiều kích thâm sâu của Lời Chúa; chính Chúa Thánh Thần là Ánh sáng, hướng dẫn lương tâm để chúng ta ý thức ơn gọi của mình, giúp chúng ta thực hiện những gì Thiên Chúa đợi chờ chúng ta (x. J. Escrivà, Gesù che passa, Chúa Giêsu đi qua, 135).
Thánh Phaolô nói: “Phàm ai được Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8,14). Vậy nếu chúng ta ngoan ngoãn để cho Thần Chân Lý và Sự Sống hướng dẫn thì đời sống tâm linh của chúng ta sẽ phát triển; chúng ta sẽ phó thác mình trong cánh tay Thiên Chúa nhân lành, một cách tự nhiên, như trẻ thơ lao mình vào cánh tay bao bọc yêu thương của cha nó.
“Nếu anh em không trở lại mà nên như trẻ em, thì sẽ chẳng vào được Nước Trời” (Mt 18,3). Chúa Thánh Thần đã soi sáng cho Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu hiểu được lời Chúa và khám phá ra “con đường thơ ấu”: Nó không phải là ấu trĩ, nhưng là trưởng thành thiêng liêng. Nó giúp chúng ta hiểu sự cao siêu lạ lùng của tình yêu bao la của Thiên Chúa, cho chúng ta nhận biết sự bé nhỏ yếu đuối của mình, để rồi đồng hóa ý muốn ta với ý muốn của Thiên Chúa.
Thứ hai: Đời sống cầu nguyện.
Chúa Giêsu luôn cầu nguyện với Chúa Cha để kết hợp với Người trong Chúa Thánh Thần. Tình yêu thúc đẩy chúng ta quan hệ với nhau, bạn bè với nhau, tìm cách gặp nhau, và nói chuyện với nhau. Đôi bạn nam nữ yêu nhau, luôn tìm cách gặp nhau và tỏ tình yêu cho nhau. Những cú điện thoại hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng cho những người thân thương là sự biểu lộ tình bạn, tình yêu, tình cảm, lòng biết ơn, sự quí mến đối với những người ta thương yêu quí trọng.
Cầu nguyện có thể ví như những cú điện thoại chúng ta gọi trực tiếp lên Chúa, Cha chúng ta, không chỉ để xin ơn mà thôi, nhưng còn để biểu lộ tâm tình yêu mến, biết ơn của ta đối với Người nữa. Chỉ cần ta hướng lòng, hướng trí lên Chúa là Chúa đã biết và đã nhận được rồi. “Khi anh em cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời. Đừng bắt chước họ, vì Cha anh em biết rõ anh em cần gì, trước khi anh em cầu xin” .
Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu nói: “Đối với tôi cầu nguyện là một sự phóng con tim, một cái nhìn đơn sơ về trời, một lời kêu cảm tạ và yêu mến trong thử thách cũng như trong vui mừng” (GL HTCG, 2559). Còn thánh Gioan Damasceno thì đơn giản hơn: “Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên cùng Chúa hoặc xin Chúa những ơn lành thích hợp” (GL HTCG, 2559).
Như vậy, chúng ta có thể cầu nguyện bất cứ lúc nào: giữa đường, trong phố xá, khi lái xe, xem ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên, hay khi bận rộn với công việc nội trợ, với công tác vệ sinh. Chúa Giêsu đã nói với nguời phụ nữ Samaritana bên bờ giếng ông Giacóp rằng: “Đã đến giờ người ta sẽ thờ phượng Chúa Cha không phải trên núi nầy hay tại Giêrusalem... nhưng trong thần khí và sự thật” (x Ga 4, 21-23).
Kính thưa anh chị em, đã đến giờ chúng ta không chỉ cầu nguyện ở nhà thờ, khi tham dự cử hành Thánh Lễ, nhưng phải cầu nguyện luôn, ở mọi nơi, mọi lúc. Thánh Phalô khuyên tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca: “Anh em hãy... cầu nguyện không ngừng. Hãy tạ ơn trong mọi hoàn cảnh. Anh em hãy làm như vậy, đó là điều Thiên Chúa muốn trong Đức Kitô Giêsu” (Tx 5,17-19).
Đã đến lúc mỗi người tín hữu chúng ta cần tập sống thân mật, kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, ngay chính trong công việc làm ăn sinh sống hằng và trong mọi hoàn cảnh: khi vui mừng, lúc khổ đau, ở bàn giấy, ở xưởng sở, ở học đường, trong siêu thị, lúc xem truyền hình, v.v.. Làm như vậy, đời chúng ta sẽ là một chuỗi dài những phút cầu nguyện, thân mật với Chúa. Nếu chúng ta thường xuyên thân mật với Chúa Thánh Thần thì Người sẽ “cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, bằng những tiếng kêu rên. Và Thiên Chúa, Đấng thấu suốt tâm can, biết Thần Khí muốn nói gì (x Rm 8,22).
Thứ ba: Kết hợp với Thánh giá.
Đức Kitô đã phải trải qua cuộc thương khó và tử nạn để đến Phục Sinh. Con đường nầy cũng là con đường mà người Kitô hữu phải đi qua. Thánh Phaolô dạy: “Một khi cùng chịu đau khổ với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng được hưởng vinh quang với Người” (Rm 8,17).
Nếu chúng ta nhất định đặt thánh giá vào trung tâm của linh hồn và trong mọi sinh hoạt của chúng ta; nếu chúng ta từ bỏ chính mình, dẹp trừ lòng kiêu căn và tính ích kỷ để sống vì tình yêu Chúa; và nếu chúng ta sống đức tin, đức cậy và đức ái, thì chắc chắn chúng ta sẽ nhận được lữa yêu mến, ánh sáng chân lý và sự ủi an của Chúa Thánh Thần. Bấy giờ tâm hồn chúng ta sẽ được an bình và hạnh phúc, thứ bình an và hạnh phúc mà thế gian không cho được. “Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ” (Gl 5,22-23). Và “ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do” (2 Cr 3,17).
4. “Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập tâm hồn các tín hữu, và xin nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng họ. Amen. (Ca khúc alleluia).
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Bắc Giang: Bị cướp ruộng đất để làm sân gôn cả làng biểu tình chống chế độ CSVN
Người Việt
10:38 15/05/2008
Hình bên: Khoảng 150 dân tỉnh Hà Tây biểu tình ở Hà Nội chống lại đền bù giải tỏa bất công. Hiện đang có sự chống đối nguyên một làng ở tỉnh Bắc Giang vì đất ruộng canh tác của họ bị nhà nước lấy cho tư bản Ðài Loan làm sân gôn. Hai năm trước, hơn 50 sư sãi, cư sĩ tỉnh Bắc Giang về Hà Nội biểu tình tố cáo công an tỉnh này đã tra tấn đến chết một nhà sư và dùng nhục hình tra tấn một số tăng sĩ, cư sĩ trong nghi án “trộm cổ vật”. Vụ việc tra tấn chết người này hiện bị nhận cho chìm xuồng. (Hình: Frank Zeller/AFP/Getty Images)I>
HÀ NỘI 14-5 (NV).- Bị nhà nước cướp đất cho tư bản Ðài Loan làm sân gôn (golf) dân chúng một làng ở tỉnh Bắc Giang biểu tình đấu tranh đòi lại tài sản.
“Một tờ rơi được dân chúng chuyền tay nhau ở Hà Nội cho biết: Dân chúng ở làng Me Ðiền, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên tĩnh Bắc Giang, với 800 hộ dân và 3,000 nhân khẩu, đang đứng lên đấu tranh giữ đất bị chính quyền lấy đất cho tư nhân Ðài Loan thuê làm sân golf.” Một nguồn tin từ Hà Nội cho hay như vậy trong ngày Thứ Tư 14 tháng 5, 2008.
Nhiều làng ngoại thành Hà Nội và các khu vực lân cận cũng đã từng có những vụ biểu tình phản đối cưỡng chế đất của dân để làm sân gôn. Dù vậy, các cuộc biểu tình này đã bị nhà cầm quyền dùng bạo lực giải tán và các người bị vu cho cầm đầu đều bị bỏ tù.
Theo nguồn tin trên, nhân dân làng Me Ðiền đã nhiều đời làm nông nghiệp và mảnh ruộng mảnh vườn của họ là nguồn sống duy nhất.
“Lấy đất của họ là đẩy họ vào con đường chết.” Nguồn tin trên nói.
Nguồn tin cho hay chi tiết “Ngày 24 tháng 4, 2008 nhân dân Me Ðiền từ ông bà già cho tới trẻ con đã kéo đến trung tâm thị xã Bắc Giang hô vang những khẩu hiệu đả đảo bọn tham nhũng, đả đảo chính quyền thối nát, làm rung động cả thị xã.
Từ ngày 25 tháng 4, 2008 nhân dân Me Ðiền đào đường làm hào, rào mọi con đường vào làng, lập bốt canh, khi có kẻng báo động là cả làng đổ ra quyết bảo vệ đất.
Không khí trong làng như thời có chiến tranh.”
Nguồn tin thuật lại tờ truyền đơn cho biết tiếp:
“Ngày 9 tháng 5, 2008 lửa đã cháy, máu đã đổ!
Ðể thực hiện vụ cướp đất của nông dân, chính quyền đã huy động Ðội Ðặc Nhiệm 113 và hàng ngàn mặc áo giáp chống đạn, trang bị dùi cui, hơi cay và tiểu liên đã ập vào làng. Chúng đánh đập dã man những người dân tay không chạy ra ngăn lại, lăn ra đường để cản xe, làm nhiều người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu, trong đó có hai phụ nữ bị đánh đến trụy thai. Chúng bắt trên 30 người đưa đi, cho đến nay chưa có tin tức! Me Ðiền không đơn độc. Xã Nội Hoàng ở bên cạnh đã tuyên bố sẽ trợ lực cho Me Ðiền. Nhân dân Me Ðiền kêu gọi đồng bào cả nước, đồng bào Việt ở nước ngoài, cùng các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tiếng ủng hộ và bảo vệ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Me Ðiền!”.
Ðược biết ngay tại thủ đô Hà Nội, hàng ngày vẫn có cả trăm người dân khiếu kiện chầu chực để đưa đơn thư khiếu nại chuyện đất đai bị giải tỏa đền bù bất công, hoặc tố cáo tham nhũng, cường quyền. Nhiều người đã có mặt ở cơ quan tiếp dân của nhà nước trung ương suốt nhiều năm qua nhưng đều không được giải quyết thỏa đáng. Ðơn thư bị gửi về địa phương, địa phương không giải quyết.
Trong những lần phỏng vấn trực tiếp truyền thanh ngay tại “Nhà tiếp dân của Trung Ương Ðảng và Nhà Nước” đặt tại 110 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, người ta nghe lẫn trong đó những lời chửi, kêu réo tên từ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng đến cả Hồ Chí Minh.
Riêng tỉnh Bắc Giang, hồi năm 2006, hơn 50 tăng ni, cư sĩ đã từ địa phương kéo về Hà Nội biểu tình tố cáo công an đã tra tấn đến chết một hòa thượng. Dùng nhục hình tra tấn dã man một số tăng sĩ, cư sĩ trong vụ nghi án “ăn trộm cố vật”. Cho tới nay, dù có nhiều đơn thư tố cáo gửi tới các cấp cao nhất của chế độ, vụ án vẫn bị cho chìm xuồng, tương tự như những vụ công an tra tấn, đánh chết người khác.
(Nguồn: Người Việt, ngày 14/5/2008)
HÀ NỘI 14-5 (NV).- Bị nhà nước cướp đất cho tư bản Ðài Loan làm sân gôn (golf) dân chúng một làng ở tỉnh Bắc Giang biểu tình đấu tranh đòi lại tài sản.
“Một tờ rơi được dân chúng chuyền tay nhau ở Hà Nội cho biết: Dân chúng ở làng Me Ðiền, xã Hoàng Ninh, huyện Việt Yên tĩnh Bắc Giang, với 800 hộ dân và 3,000 nhân khẩu, đang đứng lên đấu tranh giữ đất bị chính quyền lấy đất cho tư nhân Ðài Loan thuê làm sân golf.” Một nguồn tin từ Hà Nội cho hay như vậy trong ngày Thứ Tư 14 tháng 5, 2008.
Nhiều làng ngoại thành Hà Nội và các khu vực lân cận cũng đã từng có những vụ biểu tình phản đối cưỡng chế đất của dân để làm sân gôn. Dù vậy, các cuộc biểu tình này đã bị nhà cầm quyền dùng bạo lực giải tán và các người bị vu cho cầm đầu đều bị bỏ tù.
Theo nguồn tin trên, nhân dân làng Me Ðiền đã nhiều đời làm nông nghiệp và mảnh ruộng mảnh vườn của họ là nguồn sống duy nhất.
“Lấy đất của họ là đẩy họ vào con đường chết.” Nguồn tin trên nói.
Nguồn tin cho hay chi tiết “Ngày 24 tháng 4, 2008 nhân dân Me Ðiền từ ông bà già cho tới trẻ con đã kéo đến trung tâm thị xã Bắc Giang hô vang những khẩu hiệu đả đảo bọn tham nhũng, đả đảo chính quyền thối nát, làm rung động cả thị xã.
Từ ngày 25 tháng 4, 2008 nhân dân Me Ðiền đào đường làm hào, rào mọi con đường vào làng, lập bốt canh, khi có kẻng báo động là cả làng đổ ra quyết bảo vệ đất.
Không khí trong làng như thời có chiến tranh.”
Nguồn tin thuật lại tờ truyền đơn cho biết tiếp:
“Ngày 9 tháng 5, 2008 lửa đã cháy, máu đã đổ!
Ðể thực hiện vụ cướp đất của nông dân, chính quyền đã huy động Ðội Ðặc Nhiệm 113 và hàng ngàn mặc áo giáp chống đạn, trang bị dùi cui, hơi cay và tiểu liên đã ập vào làng. Chúng đánh đập dã man những người dân tay không chạy ra ngăn lại, lăn ra đường để cản xe, làm nhiều người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu, trong đó có hai phụ nữ bị đánh đến trụy thai. Chúng bắt trên 30 người đưa đi, cho đến nay chưa có tin tức! Me Ðiền không đơn độc. Xã Nội Hoàng ở bên cạnh đã tuyên bố sẽ trợ lực cho Me Ðiền. Nhân dân Me Ðiền kêu gọi đồng bào cả nước, đồng bào Việt ở nước ngoài, cùng các tổ chức nhân quyền và chính phủ các nước có quan hệ ngoại giao với Việt Nam lên tiếng ủng hộ và bảo vệ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Me Ðiền!”.
Ðược biết ngay tại thủ đô Hà Nội, hàng ngày vẫn có cả trăm người dân khiếu kiện chầu chực để đưa đơn thư khiếu nại chuyện đất đai bị giải tỏa đền bù bất công, hoặc tố cáo tham nhũng, cường quyền. Nhiều người đã có mặt ở cơ quan tiếp dân của nhà nước trung ương suốt nhiều năm qua nhưng đều không được giải quyết thỏa đáng. Ðơn thư bị gửi về địa phương, địa phương không giải quyết.
Trong những lần phỏng vấn trực tiếp truyền thanh ngay tại “Nhà tiếp dân của Trung Ương Ðảng và Nhà Nước” đặt tại 110 đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội, người ta nghe lẫn trong đó những lời chửi, kêu réo tên từ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng đến cả Hồ Chí Minh.
Riêng tỉnh Bắc Giang, hồi năm 2006, hơn 50 tăng ni, cư sĩ đã từ địa phương kéo về Hà Nội biểu tình tố cáo công an đã tra tấn đến chết một hòa thượng. Dùng nhục hình tra tấn dã man một số tăng sĩ, cư sĩ trong vụ nghi án “ăn trộm cố vật”. Cho tới nay, dù có nhiều đơn thư tố cáo gửi tới các cấp cao nhất của chế độ, vụ án vẫn bị cho chìm xuồng, tương tự như những vụ công an tra tấn, đánh chết người khác.
(Nguồn: Người Việt, ngày 14/5/2008)
Ðiều trần nhân quyền Việt Nam tại Hạ Viện Hoa Kỳ: Người Mỹ gốc Việt phải đề nghị lộ trình dân chủ hóa
Ðỗ Dzũng/Người Việt
10:45 15/05/2008
WASHINGTON, DC.- Trong buổi điều trần về nhân quyền Việt Nam tổ chức tại Hạ Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Tư vừa qua, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Ed Royce cho rằng người Mỹ gốc Việt phải đề nghị lộ trình dân chủ hóa cho Việt Nam.
Theo lời Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, chủ tịch Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc Việt, người có mặt tại buổi điều trần từ đầu đến cuối, thì ông Ed Royce đã nói: “Cộng đồng người Mỹ gốc Việt phải ngồi lại với nhau rồi soạn thảo một lộ trình dân chủ cho Việt Nam. Từ đó, chúng tôi sẽ xem xét và dựa theo đó mà vận động giúp đỡ.”
Buổi điều trần được tổ chức vào một thời điểm rất thích hợp vì Hoa Kỳ và Việt Nam sắp sửa có một buổi nói chuyện về vấn đề nhân quyền.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, chủ tịch đảng Việt Tân, một trong bốn nhân chứng ra điều trần, nói: “Tôi nghĩ rằng thời điểm của cuộc điều trần rất thích hợp vì trong ngày 29 Tháng Năm tới đây, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có một cuộc nói chuyện tại Washington DC về vấn đề nhân quyền trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi hy vọng chính quyền Hoa Kỳ sẽ lắng nghe những gì chúng tôi nêu ra hôm nay để có chính sách thích hợp với Việt Nam.”
“Tôi thấy buổi điều trần hôm nay rất tốt, vì Quốc Hội Hoa Kỳ muốn biết quan điểm của người Mỹ gốc Việt về vấn đề nhân quyền. Hơn nữa, tôi tin rằng những gì được nói hôm nay sẽ có thể giúp Tổng Thống Bush ra một khuyến cáo với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông sang thăm Hoa Kỳ trong thời gian tới,” Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nhận xét.
Ngoài ông Ðỗ Hoàng Ðiềm còn có ba nhân chứng khác tham gia buổi điều trần. Ðó là ông Leonard A. Leo, chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ; bác sĩ Nguyễn Thể Bình, đồng chủ tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản; và cô Tammy Trần, chủ tịch Liên Minh Chống Buôn Người (VietACT).
Buổi điều trần còn có sự hiện diện của ba đồng viện của Dân Biểu Ed Royce là các Dân Biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren và Chris Smith.
Cả bốn dân biểu này đều thuộc nhóm Vietnam Caucus tại Hạ Viện Hoa Kỳ.
Người điều trần đầu tiên là ông Leonard A. Leo. Ông cho biết trong buổi điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ trước đây ủy ban của ông không được mời. Ông luôn chủ trương yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách Các Nước Cần Quan Tâm Ðặc Biệt (Countries of Particular Concern - CPC).
Ông Leo cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót trong những cam kết với ủy ban về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo mà ông đã đề nghị sau chuyến đi thăm Việt Nam hồi năm 2004.
Ông chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ cũng cho rằng mặc dù có đề nghị của ủy ban, nhưng chính quyền Tổng Thống Bush vẫn gạt ra và để Việt Nam trở thành thành viên Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi Tháng Mười, 2007, ủy ban của ông Leo đã gặp một số nhà bất đồng chính kiến và cho rằng tình hình hiện nay tại Việt Nam chưa đủ để đưa quốc gia này ra khỏi danh sách CPC.
Kết thúc phần phát biểu của mình, ông Leo đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC này.
Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình, người điều trần kế tiếp, đã đưa ra một danh sách khá đầy đủ về những vi phạm nhân quyền của Việt Nam trong những tháng qua. Bác Sĩ Bình cũng khuyến cáo Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC và yêu cầu phải cho người Mỹ gốc Việt có tiếng nói trong các cuộc thảo luận nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông Ðỗ Hoàng Ðiềm đã nhắc lại phiên tòa hôm 13 Tháng Năm vừa qua xử ba người của đảng Việt Tân tội “khủng bố.”
Ông nói rằng “những cáo buộc và luận tội của chính quyền Việt Nam đối với Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Somsak Khunmi và ông Nguyễn Thế Vũ là không có căn bản. Những người này đấu tranh ôn hòa, không bạo động. Chính quyền Việt Nam không thể chụp mũ những người này.”
Dân Biểu Loretta Sanchez cũng đồng tình. Bà nói: “Chỉ trong tuần này, ba nhà dân chủ ôn hòa - trong số đó có một công dân Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, đã bị vu cáo tội 'khủng bố' tại Việt Nam sau sáu tháng bị giam giữ vì đã phổ biến tài liệu đấu tranh dân chủ bất bạo động. Ðây là hành vi không thể chấp nhận được. Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã càng ngày càng trầm trọng từ khi Việt Nam được Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR), được xóa tên trên trong danh sách CPC, được làm thành viên của WTO và được trở thành thành viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An.”
“Theo tôi thấy, các chính sách đó đều được chính quyền Bush tán thành - đã cho nhà cầm quyền Việt Nam những món quà mà không thể bào chữa được mặc dù không có những sự cố gắng nào để cải thiện tình trạng nhân quyền,” dân biểu này nói tiếp.
Ông Ðiềm cũng khuyến cáo Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam cải tiến luật pháp để có thể bảo đảm tự do chính trị và nhân quyền như xóa bỏ những điều khoản lờ mờ trong luật pháp Việt Nam mà các cơ quan an ninh thường dựa vào để bắt bất cứ ai. Ông mong Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam thiết lập một nền báo chí độc lập, cho phép người dân được quyền lập hội, thả hết tù chính trị và chấm dứt bắt bớ, hành hạ các nhà đấu tranh dân chủ.
Người điều trần cuối cùng là cô Tammy Trần. Cô đã nêu lên tệ nạn buôn người qua việc xuất khẩu lao động và môi giới đám cưới tại Việt Nam. Cô cũng nêu lên tình trạng tham nhũng của các giới chức trong khi không lo che chở cho công nhân Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Cô Tammy hy vọng Quốc Hội Hoa Kỳ khuyến khích Việt Nam mở rộng tự do thông tin và cho phép các tổ chức phi chính phủ hoạt động để giúp đỡ những người lao động này. Ðại diện của VietACT còn đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần được theo dõi kỹ lưỡng về tình trạng buôn người.
Về đề nghị của Dân Biểu Ed Royce, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nói: “Trong những ngày tới, Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc Việt sẽ cùng một số tổ chức đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam ngồi lại với nhau để soạn thảo ra một lộ trình dân chủ hóa Việt Nam. Từ đó, Hoa Kỳ mới có cơ sở nói chuyện với Hà Nội.”
(Nguồn: Đỗ Dũng, Người Việt, ngày 15/5/2008)
Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình, ông Ðỗ Hoàng Ðiềm và cô Tammy Trần (Hình: rfa.org) |
Buổi điều trần được tổ chức vào một thời điểm rất thích hợp vì Hoa Kỳ và Việt Nam sắp sửa có một buổi nói chuyện về vấn đề nhân quyền.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, chủ tịch đảng Việt Tân, một trong bốn nhân chứng ra điều trần, nói: “Tôi nghĩ rằng thời điểm của cuộc điều trần rất thích hợp vì trong ngày 29 Tháng Năm tới đây, Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có một cuộc nói chuyện tại Washington DC về vấn đề nhân quyền trong quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi hy vọng chính quyền Hoa Kỳ sẽ lắng nghe những gì chúng tôi nêu ra hôm nay để có chính sách thích hợp với Việt Nam.”
“Tôi thấy buổi điều trần hôm nay rất tốt, vì Quốc Hội Hoa Kỳ muốn biết quan điểm của người Mỹ gốc Việt về vấn đề nhân quyền. Hơn nữa, tôi tin rằng những gì được nói hôm nay sẽ có thể giúp Tổng Thống Bush ra một khuyến cáo với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ông sang thăm Hoa Kỳ trong thời gian tới,” Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nhận xét.
Ngoài ông Ðỗ Hoàng Ðiềm còn có ba nhân chứng khác tham gia buổi điều trần. Ðó là ông Leonard A. Leo, chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ; bác sĩ Nguyễn Thể Bình, đồng chủ tịch Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản; và cô Tammy Trần, chủ tịch Liên Minh Chống Buôn Người (VietACT).
Buổi điều trần còn có sự hiện diện của ba đồng viện của Dân Biểu Ed Royce là các Dân Biểu Loretta Sanchez, Zoe Lofgren và Chris Smith.
Cả bốn dân biểu này đều thuộc nhóm Vietnam Caucus tại Hạ Viện Hoa Kỳ.
Người điều trần đầu tiên là ông Leonard A. Leo. Ông cho biết trong buổi điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ trước đây ủy ban của ông không được mời. Ông luôn chủ trương yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách Các Nước Cần Quan Tâm Ðặc Biệt (Countries of Particular Concern - CPC).
Ông Leo cho rằng Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót trong những cam kết với ủy ban về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo mà ông đã đề nghị sau chuyến đi thăm Việt Nam hồi năm 2004.
Ông chủ tịch Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế Hoa Kỳ cũng cho rằng mặc dù có đề nghị của ủy ban, nhưng chính quyền Tổng Thống Bush vẫn gạt ra và để Việt Nam trở thành thành viên Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới (WTO).
Trong chuyến thăm Việt Nam hồi Tháng Mười, 2007, ủy ban của ông Leo đã gặp một số nhà bất đồng chính kiến và cho rằng tình hình hiện nay tại Việt Nam chưa đủ để đưa quốc gia này ra khỏi danh sách CPC.
Kết thúc phần phát biểu của mình, ông Leo đã đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC này.
Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình, người điều trần kế tiếp, đã đưa ra một danh sách khá đầy đủ về những vi phạm nhân quyền của Việt Nam trong những tháng qua. Bác Sĩ Bình cũng khuyến cáo Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC và yêu cầu phải cho người Mỹ gốc Việt có tiếng nói trong các cuộc thảo luận nhân quyền giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
Ông Ðỗ Hoàng Ðiềm đã nhắc lại phiên tòa hôm 13 Tháng Năm vừa qua xử ba người của đảng Việt Tân tội “khủng bố.”
Ông nói rằng “những cáo buộc và luận tội của chính quyền Việt Nam đối với Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông Somsak Khunmi và ông Nguyễn Thế Vũ là không có căn bản. Những người này đấu tranh ôn hòa, không bạo động. Chính quyền Việt Nam không thể chụp mũ những người này.”
Dân Biểu Loretta Sanchez cũng đồng tình. Bà nói: “Chỉ trong tuần này, ba nhà dân chủ ôn hòa - trong số đó có một công dân Hoa Kỳ, Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, đã bị vu cáo tội 'khủng bố' tại Việt Nam sau sáu tháng bị giam giữ vì đã phổ biến tài liệu đấu tranh dân chủ bất bạo động. Ðây là hành vi không thể chấp nhận được. Tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam đã càng ngày càng trầm trọng từ khi Việt Nam được Quy Chế Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR), được xóa tên trên trong danh sách CPC, được làm thành viên của WTO và được trở thành thành viên không thường trực của Hội Ðồng Bảo An.”
“Theo tôi thấy, các chính sách đó đều được chính quyền Bush tán thành - đã cho nhà cầm quyền Việt Nam những món quà mà không thể bào chữa được mặc dù không có những sự cố gắng nào để cải thiện tình trạng nhân quyền,” dân biểu này nói tiếp.
Ông Ðiềm cũng khuyến cáo Hoa Kỳ nên giúp Việt Nam cải tiến luật pháp để có thể bảo đảm tự do chính trị và nhân quyền như xóa bỏ những điều khoản lờ mờ trong luật pháp Việt Nam mà các cơ quan an ninh thường dựa vào để bắt bất cứ ai. Ông mong Hoa Kỳ thúc đẩy Việt Nam thiết lập một nền báo chí độc lập, cho phép người dân được quyền lập hội, thả hết tù chính trị và chấm dứt bắt bớ, hành hạ các nhà đấu tranh dân chủ.
Người điều trần cuối cùng là cô Tammy Trần. Cô đã nêu lên tệ nạn buôn người qua việc xuất khẩu lao động và môi giới đám cưới tại Việt Nam. Cô cũng nêu lên tình trạng tham nhũng của các giới chức trong khi không lo che chở cho công nhân Việt Nam làm việc tại nước ngoài.
Cô Tammy hy vọng Quốc Hội Hoa Kỳ khuyến khích Việt Nam mở rộng tự do thông tin và cho phép các tổ chức phi chính phủ hoạt động để giúp đỡ những người lao động này. Ðại diện của VietACT còn đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách những quốc gia cần được theo dõi kỹ lưỡng về tình trạng buôn người.
Về đề nghị của Dân Biểu Ed Royce, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích nói: “Trong những ngày tới, Nghị Hội Toàn Quốc Người Mỹ Gốc Việt sẽ cùng một số tổ chức đấu tranh cho tự do và nhân quyền Việt Nam ngồi lại với nhau để soạn thảo ra một lộ trình dân chủ hóa Việt Nam. Từ đó, Hoa Kỳ mới có cơ sở nói chuyện với Hà Nội.”
(Nguồn: Đỗ Dũng, Người Việt, ngày 15/5/2008)
Văn Hóa
Tạm biệt Thiên thần nhỏ
An Mai, CSsR
10:47 15/05/2008
TẠM BIỆT THIÊN THẦN NHỎ
Mang trong mình căn bệnh thế kỷ với biết bao nhiêu đau đớn, đã hơn một lần Chúa muốn gọi em về với Chúa nhưng rồi Chúa muốn để em ở lại. Em ở lại trần gian này để minh chứng rằng có một tình yêu, có một Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và âu yếm em qua bàn tay của nhiều người, đặc biệt là quý soeurs Nữ tử bác ái Thánh Vinh Sơn. Thời gian cứ mãi trôi và có lẽ thời gian mà Chúa dùng em đã đủ để nói lên tình yêu ấy nên Chúa đã đưa em về bên Chúa.
Sau tiết học đầu tiên sáng nay, nhận một tin buồn: Martinô Phan Văn Dũng - một thiên thần nhỏ của Trung Tâm Mai Hòa – đã về với Chúa trong bình an lúc 8 g 20 phút trong tình thương, sự trìu mến của quý soeurs Nữ tử bác ái và mọi người lớn nhỏ ở Trung Tâm Mai Hòa. Dẫu biết rằng một ngày nào đó em cũng sẽ ra đi vì em đã mang trong mình chứng bệnh thời đại nhưng tin em ra đi làm lòng tôi quặn lại.
Em vào Trung Tâm với thân hình tiều tụy, gầy gò ốm yếu. Nhớ lại cái ngày đầu tiên ấy ai cũng phát khiếp lên vì em là kết quả vụng trộm của mẹ với một người đàn ông Campuchia. Sau chuyện tình chóng vánh của mẹ và ba, em đã cất tiếng khóc chào đời trong tình thương bao la của mẹ. Chỉ còn tình thương của mẹ thôi vì nào em được thấy bóng cha. Ngày đầu em về Trung tâm nhìn em thật sợ: lông tay, lông chân, lông mi và lông mày của em nó dài hơn những đứa trẻ khác. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, các dì đã cắt bớt đi những gì làm cho em mất đi vẻ đẹp của một con người bình thường.
Sau những ngày lam lũ bên đất khách quê người. Mẹ em lại trôi dạt về quê ngoại ở miền Tây sông nước. Lam lũ với cuộc sống nên mẹ cũng chẳng biết mình vướng vào căn bệnh thế kỷ từ người cha bên đất khách quê người. Đến ngày suy sụp, mẹ con được các dì Nữ tử ở miền Tây chỉ đến Mai Hòa. Thế là mẹ con lại dắt díu nhau tìm chỗ nương thân. Cũng chẳng chạy đâu thoát khỏi vòng tay trìu mến thân thương của các soeurs Nữ tử bác ái.
Sau những tháng ngày nằm bệnh, mẹ em đã không còn đủ sức đề kháng nên đã ra đi trước em. Em còn lại đơn côi một mình.
Một ngày đẹp trời, Dũng không còn là Dũng nữa mà Dũng đã trở thành một Martinô nhỏ bé trong tình thương của Chúa và mọi người. Sau khi nhận phép Thanh Tẩy, em trở thành một thiên thần nhỏ trong lòng Thiên Chúa, trong lòng Giáo Hội. Dưới con mắt người đời em chẳng là gì cả, em chỉ là một bệnh nhân aids nhưng dưới con mắt của Thiên Chúa em là một thiên thần tuyệt đẹp. Em hoàn toàn vô tội, có chăng em chỉ là nạn nhân của những cuộc tình chóng vánh, nạn nhân của những tệ nạn xã hội.
Một lần nọ, em dẫn các thầy đến thăm Trung Tâm xuống phòng hài cốt. Em chỉ cho các thầy phần tro của mẹ. Em cũng không quên nói với các thầy rằng mai mốt con cũng về đây để gần mẹ. Các thầy nghe em nói mà lòng bỗng nhiên sao nó đau quá ! Còn bé nhưng em kịp nhận ra mình sẽ về với Chúa và được nằm cạnh mẹ.
Được biết, cách đây 2 tuần, em và các bạn bệnh nhân đồng trang lứa được Soeur phụ trách dẫn đi viếng Đức Mẹ La Vang. Em được gặp người Mẹ hiền yêu dấu đã luôn luôn ấp ủ em trong suốt cuộc đời dẫu là vắn vỏi này.
Em đi rồi nhưng em để lại trong lòng các soeurs, các thầy cùng những người thân quen Trung Tâm một nỗi niềm thương nhớ.
Hôm nay, lời em nói với các thầy đã thành hiện thực.
Hôm nay em sẽ được gặp mẹ em, người mẹ đã nắn em nên hình nên dạng dẫu rằng hình dạng ấy bị móp méo bởi hậu quả của tệ nạn xã hội.
Hôm nay, quả là ngày hạnh phúc nhất đời em vì em được gặp lại Đức Mẹ - người đã luôn ủ ấp em trong quãng đời vắn vỏi trên trần gian này.
Hôm nay em sẽ được gặp vị Thiên Chúa giàu lòng thương xót, vị Thiên Chúa - người mà từ xưa đến nay vẫn âu yếm, chăm sóc em qua bàn tay của các soeurs, các ân nhân thân hữu của Trung Tâm.
Tạm biệt thiên thần bé nhỏ của anh.
Em nhớ cầu nguyện cho anh để một ngày kia anh cùng được hưởng nhan thánh Chúa chung với em nhé !
Mang trong mình căn bệnh thế kỷ với biết bao nhiêu đau đớn, đã hơn một lần Chúa muốn gọi em về với Chúa nhưng rồi Chúa muốn để em ở lại. Em ở lại trần gian này để minh chứng rằng có một tình yêu, có một Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và âu yếm em qua bàn tay của nhiều người, đặc biệt là quý soeurs Nữ tử bác ái Thánh Vinh Sơn. Thời gian cứ mãi trôi và có lẽ thời gian mà Chúa dùng em đã đủ để nói lên tình yêu ấy nên Chúa đã đưa em về bên Chúa.
Sau tiết học đầu tiên sáng nay, nhận một tin buồn: Martinô Phan Văn Dũng - một thiên thần nhỏ của Trung Tâm Mai Hòa – đã về với Chúa trong bình an lúc 8 g 20 phút trong tình thương, sự trìu mến của quý soeurs Nữ tử bác ái và mọi người lớn nhỏ ở Trung Tâm Mai Hòa. Dẫu biết rằng một ngày nào đó em cũng sẽ ra đi vì em đã mang trong mình chứng bệnh thời đại nhưng tin em ra đi làm lòng tôi quặn lại.
Em vào Trung Tâm với thân hình tiều tụy, gầy gò ốm yếu. Nhớ lại cái ngày đầu tiên ấy ai cũng phát khiếp lên vì em là kết quả vụng trộm của mẹ với một người đàn ông Campuchia. Sau chuyện tình chóng vánh của mẹ và ba, em đã cất tiếng khóc chào đời trong tình thương bao la của mẹ. Chỉ còn tình thương của mẹ thôi vì nào em được thấy bóng cha. Ngày đầu em về Trung tâm nhìn em thật sợ: lông tay, lông chân, lông mi và lông mày của em nó dài hơn những đứa trẻ khác. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, các dì đã cắt bớt đi những gì làm cho em mất đi vẻ đẹp của một con người bình thường.
Sau những ngày lam lũ bên đất khách quê người. Mẹ em lại trôi dạt về quê ngoại ở miền Tây sông nước. Lam lũ với cuộc sống nên mẹ cũng chẳng biết mình vướng vào căn bệnh thế kỷ từ người cha bên đất khách quê người. Đến ngày suy sụp, mẹ con được các dì Nữ tử ở miền Tây chỉ đến Mai Hòa. Thế là mẹ con lại dắt díu nhau tìm chỗ nương thân. Cũng chẳng chạy đâu thoát khỏi vòng tay trìu mến thân thương của các soeurs Nữ tử bác ái.
Sau những tháng ngày nằm bệnh, mẹ em đã không còn đủ sức đề kháng nên đã ra đi trước em. Em còn lại đơn côi một mình.
Một ngày đẹp trời, Dũng không còn là Dũng nữa mà Dũng đã trở thành một Martinô nhỏ bé trong tình thương của Chúa và mọi người. Sau khi nhận phép Thanh Tẩy, em trở thành một thiên thần nhỏ trong lòng Thiên Chúa, trong lòng Giáo Hội. Dưới con mắt người đời em chẳng là gì cả, em chỉ là một bệnh nhân aids nhưng dưới con mắt của Thiên Chúa em là một thiên thần tuyệt đẹp. Em hoàn toàn vô tội, có chăng em chỉ là nạn nhân của những cuộc tình chóng vánh, nạn nhân của những tệ nạn xã hội.
Một lần nọ, em dẫn các thầy đến thăm Trung Tâm xuống phòng hài cốt. Em chỉ cho các thầy phần tro của mẹ. Em cũng không quên nói với các thầy rằng mai mốt con cũng về đây để gần mẹ. Các thầy nghe em nói mà lòng bỗng nhiên sao nó đau quá ! Còn bé nhưng em kịp nhận ra mình sẽ về với Chúa và được nằm cạnh mẹ.
Được biết, cách đây 2 tuần, em và các bạn bệnh nhân đồng trang lứa được Soeur phụ trách dẫn đi viếng Đức Mẹ La Vang. Em được gặp người Mẹ hiền yêu dấu đã luôn luôn ấp ủ em trong suốt cuộc đời dẫu là vắn vỏi này.
Em đi rồi nhưng em để lại trong lòng các soeurs, các thầy cùng những người thân quen Trung Tâm một nỗi niềm thương nhớ.
Hôm nay, lời em nói với các thầy đã thành hiện thực.
Hôm nay em sẽ được gặp mẹ em, người mẹ đã nắn em nên hình nên dạng dẫu rằng hình dạng ấy bị móp méo bởi hậu quả của tệ nạn xã hội.
Hôm nay, quả là ngày hạnh phúc nhất đời em vì em được gặp lại Đức Mẹ - người đã luôn ủ ấp em trong quãng đời vắn vỏi trên trần gian này.
Hôm nay em sẽ được gặp vị Thiên Chúa giàu lòng thương xót, vị Thiên Chúa - người mà từ xưa đến nay vẫn âu yếm, chăm sóc em qua bàn tay của các soeurs, các ân nhân thân hữu của Trung Tâm.
Tạm biệt thiên thần bé nhỏ của anh.
Em nhớ cầu nguyện cho anh để một ngày kia anh cùng được hưởng nhan thánh Chúa chung với em nhé !
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Qúy Nhất Là Ánh Sáng
Nguyễn Ngọc Danh
11:42 15/05/2008
Qúy Nhất Là Ánh Sáng
Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh (Nắng Chiều Phan Rang)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền