Phụng Vụ - Mục Vụ
Cảm nghiệm sống: Chúa Thánh Thần với Kitô hữu
Phó tế Nguyễn Văn Định
07:54 15/05/2013
Cảm nghiệm sống: CHÚA THÁNH THẦN VỚI KITÔ HỮU
Từ Ngày lễ ngũ Tuần, Thần Khí Thiên Chúa là Chúa Thánh Linh đến ngự trong lòng mọi Tín hữu như Lời Đức Giêsu nói: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy…(Cv 1,8)
I- Tín hữu tràn đầy Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần Quyền năng sẽ đến với từng người Tín hữu, để họ tận hiến đời mình cho Thần Khí Thiên Chúa làm chủ đời sống của họ. Người Tín hữu sẽ nhận đầy Chúa Thánh Linh để Ngài quản trị từng chi tiết trong cuộc sống tôi: “Còn anh em ở lại trong thành cho đến khi nhận được quyền năng từ trời ban xuống.” (Lc 24,29). Các Tín hữu được ơn diễn tả về Thiên Chúa cho người khác: “Và ai nấy được tràn đầy Thánh Thần…tùy theo Thánh Thần ban cho.” (Cv 2,4)
II- Sự đòi hỏi tràn đầy Chúa Thánh Thần: Sự đầy tràn Chúa Thánh Linh phải phải được thường xuyên, liên tục và bắt buộc trong đời sống Tín hữu bởi quyền lực Thiên Chúa: “Chớ say rượu chè, vì rượu chè đưa tới trụy lạc; nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí.” (Êph 5,18). Như vậy, bạn thuộc rượu hay thuộc Thần Linh, hay là thuộc về đất hoặc thuộc về trời. Nên nhớ, mỗi khi Tín hữu thực tâm cầu nguyện thì có sự hiện diện của Thần Khí Chúa: “Họ cầu nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói Lời Thiên Chúa.” (Cv 4,31)
Bạn nên nhớ, Chúa Giêsu mời gọi bạn tràn đầy Thánh Thần quan trọng như sau đây: “ Ai khát hãy đến với tôi, ai tin vào tôi hãy đến mà uống! Như Lời Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. (Ga 7,38-39)
III- Sự cần thiết tràn đầy Chúa Thánh Thần: Sự đầy dẫy Đức Thánh Linh rất cần thiết cho các môn đệ, các thầy giảng, các bậc cha mẹ, các thanh niên, thiếu nữ. Mỗi người đầy Thần Khí Chúa để lợi ích cho cá nhân mình và cộng đoàn. Nếu không tràn đầy Thánh Linh bạn không thể đạt được thánh ý Chúa dành cho bạn trong đời sống và chức vụ. Sự tràn đầy Thánh Thần là một món qùa tâm linh có tính cách cá thể, và phải được từng cá nhân tiếp nhận. Tôi phải làm việc cho Chúa và tha nhân theo riêng phần của tôi.
Chúa Thánh Thần không muốn làm áp lực bạn, tẩy rửa tâm linh bạn, cho đến khi bạn hoàn toàn đầu phục Ngài vĩnh viễn.
IV- Giáo Hội cần mỗi Tín hữu tràn đầy Thần Khí Chúa: Có vài hành động thiếu không ngoan, quá trớn hoặc kỳ dị, lạm dụng cụm từ “tràn đầy Thánh Linh.” Vì thế đã làm nhiều Tín hữu khác xa lánh việc đầy dẫy Đức Thánh Linh kiểu này . Một số người cho rằng : khả năng nói tiếng lạ là bằng cớ của những người tràn đầy Chúa Thánh Linh. Điều này sai, vì nói tiếng lạ là dấu cho người ngoại đạo biết thực sự về Tin Mừng làm thay đổi đời sống. Thư Phaolô viết: “Vì thế, các tiếng lạ được dùng làm dấu hiệu, không phải cho những người tin, mà cho những kẻ không tin, còn lời ngôn sứ thì…người không tin, mà cho những người tin.” (x.1 Cor 14,22)
Hội Thánh cần những Tín hữu tràn đầy Thần Khí Chúa, nếu thiếu sự đầy dẫy, Giáo Hội sẽ bị xâm nhập vô trật tự, tranh chấp, phản đạo, ghen tuông, chia rẽ, bất hoà. Vì thế, tất cả moị Tín hữu trong Giáo Hội cần tràn đầy Chúa Thánh Linh, Thần Khí Thiên Chúa ở cùng.
V- Thế giới trông đợi các Tín hữu tràn đầy Chúa Thánh Thần: Đời sống của người Kitô hữu bước đi theo hai mục đích: về Thiên Chúa và tha nhân. Giáo Hội mong muốn mỗi người Tín hữu phải hoàn hảo, là phải trần đầy Thần Khí Thiên Chúa (chất Chúa).
Bạn không thể là chứng nhân có hiệu quả, nếu bạn không đầy dẫy Đức Thánh Linh (Thần Khí Chúa Tòan năng). Khi bạn làm việc Chúa theo thoả mãn xác thịt thì chỉ có thể dẫn tới sự thất bại và thất vọng mà thôi. (khoe khoang, trình diễn, kiêu căng, lợi lộc vật chất)
Người Kitô hữu tràn đầy Thần Khí Chúa sẽ sống một cuộc sống đóng đinh, chết đi mỗi ngày cho xác thịt, thế gian, ma quỷ, để đem kết quả về cho Chúa và thuyết phục cứu các tội nhân.
VI- Các điều kiện để tràn đầy Thần Khí Thiên Chúa:
1/ Hãy sám hối: Sám hối là từ bỏ , thay đổi cách suy tư, cách sống cho phù hợp với Tin Mừng:“Hãy sám hối…và sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần.” (Cv 2,38) Thánh vịnh 66,18 viết: “Điều gian ác, nếu lòng này ấp ủ, chắc hẳn là Chúa chẳng nghe đâu.”
2/ Chứng tỏ là con: Vì anh em là con, Thiên Chúa đã ban Đức Thánh Linh ngài ở trong lòng anh em.” (x. Gal 4,6)
Tôi không phải là hồ chứa, nhưng là ống dẫn, phải trào ra, ân huệ Thánh Thần được tràn trề ra.
* Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Từ Ngày lễ ngũ Tuần, Thần Khí Thiên Chúa là Chúa Thánh Linh đến ngự trong lòng mọi Tín hữu như Lời Đức Giêsu nói: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Ngài ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy…(Cv 1,8)
I- Tín hữu tràn đầy Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần Quyền năng sẽ đến với từng người Tín hữu, để họ tận hiến đời mình cho Thần Khí Thiên Chúa làm chủ đời sống của họ. Người Tín hữu sẽ nhận đầy Chúa Thánh Linh để Ngài quản trị từng chi tiết trong cuộc sống tôi: “Còn anh em ở lại trong thành cho đến khi nhận được quyền năng từ trời ban xuống.” (Lc 24,29). Các Tín hữu được ơn diễn tả về Thiên Chúa cho người khác: “Và ai nấy được tràn đầy Thánh Thần…tùy theo Thánh Thần ban cho.” (Cv 2,4)
II- Sự đòi hỏi tràn đầy Chúa Thánh Thần: Sự đầy tràn Chúa Thánh Linh phải phải được thường xuyên, liên tục và bắt buộc trong đời sống Tín hữu bởi quyền lực Thiên Chúa: “Chớ say rượu chè, vì rượu chè đưa tới trụy lạc; nhưng hãy thấm nhuần Thần Khí.” (Êph 5,18). Như vậy, bạn thuộc rượu hay thuộc Thần Linh, hay là thuộc về đất hoặc thuộc về trời. Nên nhớ, mỗi khi Tín hữu thực tâm cầu nguyện thì có sự hiện diện của Thần Khí Chúa: “Họ cầu nguyện xong, thì nơi họ họp nhau rung chuyển; ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu mạnh dạn nói Lời Thiên Chúa.” (Cv 4,31)
Bạn nên nhớ, Chúa Giêsu mời gọi bạn tràn đầy Thánh Thần quan trọng như sau đây: “ Ai khát hãy đến với tôi, ai tin vào tôi hãy đến mà uống! Như Lời Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống.” Đức Giêsu muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. (Ga 7,38-39)
III- Sự cần thiết tràn đầy Chúa Thánh Thần: Sự đầy dẫy Đức Thánh Linh rất cần thiết cho các môn đệ, các thầy giảng, các bậc cha mẹ, các thanh niên, thiếu nữ. Mỗi người đầy Thần Khí Chúa để lợi ích cho cá nhân mình và cộng đoàn. Nếu không tràn đầy Thánh Linh bạn không thể đạt được thánh ý Chúa dành cho bạn trong đời sống và chức vụ. Sự tràn đầy Thánh Thần là một món qùa tâm linh có tính cách cá thể, và phải được từng cá nhân tiếp nhận. Tôi phải làm việc cho Chúa và tha nhân theo riêng phần của tôi.
Chúa Thánh Thần không muốn làm áp lực bạn, tẩy rửa tâm linh bạn, cho đến khi bạn hoàn toàn đầu phục Ngài vĩnh viễn.
IV- Giáo Hội cần mỗi Tín hữu tràn đầy Thần Khí Chúa: Có vài hành động thiếu không ngoan, quá trớn hoặc kỳ dị, lạm dụng cụm từ “tràn đầy Thánh Linh.” Vì thế đã làm nhiều Tín hữu khác xa lánh việc đầy dẫy Đức Thánh Linh kiểu này . Một số người cho rằng : khả năng nói tiếng lạ là bằng cớ của những người tràn đầy Chúa Thánh Linh. Điều này sai, vì nói tiếng lạ là dấu cho người ngoại đạo biết thực sự về Tin Mừng làm thay đổi đời sống. Thư Phaolô viết: “Vì thế, các tiếng lạ được dùng làm dấu hiệu, không phải cho những người tin, mà cho những kẻ không tin, còn lời ngôn sứ thì…người không tin, mà cho những người tin.” (x.1 Cor 14,22)
Hội Thánh cần những Tín hữu tràn đầy Thần Khí Chúa, nếu thiếu sự đầy dẫy, Giáo Hội sẽ bị xâm nhập vô trật tự, tranh chấp, phản đạo, ghen tuông, chia rẽ, bất hoà. Vì thế, tất cả moị Tín hữu trong Giáo Hội cần tràn đầy Chúa Thánh Linh, Thần Khí Thiên Chúa ở cùng.
V- Thế giới trông đợi các Tín hữu tràn đầy Chúa Thánh Thần: Đời sống của người Kitô hữu bước đi theo hai mục đích: về Thiên Chúa và tha nhân. Giáo Hội mong muốn mỗi người Tín hữu phải hoàn hảo, là phải trần đầy Thần Khí Thiên Chúa (chất Chúa).
Bạn không thể là chứng nhân có hiệu quả, nếu bạn không đầy dẫy Đức Thánh Linh (Thần Khí Chúa Tòan năng). Khi bạn làm việc Chúa theo thoả mãn xác thịt thì chỉ có thể dẫn tới sự thất bại và thất vọng mà thôi. (khoe khoang, trình diễn, kiêu căng, lợi lộc vật chất)
Người Kitô hữu tràn đầy Thần Khí Chúa sẽ sống một cuộc sống đóng đinh, chết đi mỗi ngày cho xác thịt, thế gian, ma quỷ, để đem kết quả về cho Chúa và thuyết phục cứu các tội nhân.
VI- Các điều kiện để tràn đầy Thần Khí Thiên Chúa:
1/ Hãy sám hối: Sám hối là từ bỏ , thay đổi cách suy tư, cách sống cho phù hợp với Tin Mừng:“Hãy sám hối…và sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần.” (Cv 2,38) Thánh vịnh 66,18 viết: “Điều gian ác, nếu lòng này ấp ủ, chắc hẳn là Chúa chẳng nghe đâu.”
2/ Chứng tỏ là con: Vì anh em là con, Thiên Chúa đã ban Đức Thánh Linh ngài ở trong lòng anh em.” (x. Gal 4,6)
Tôi không phải là hồ chứa, nhưng là ống dẫn, phải trào ra, ân huệ Thánh Thần được tràn trề ra.
* Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Hãy nhận lấy Thánh Thần
Lm. Đan Vinh
07:57 15/05/2013
CHÚA NHẬT LỄ HIỆN XUỐNG
Cv 2,1-11 ; 1 Cr 12,3b-7.12-13 ; Ga 20,19-23
HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 20,19-23
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
2. Ý CHÍNH: CHÚA PHỤC SINH TRAO BAN THẦN KHÍ
Chúa Ki-tô Phục Sinh đã hiện đến mang lại cho các môn đệ sự bình an (c.19) và niềm vui (c.20). Sau đó Người sai các ông đi (c.21a), cũng như chính Người đã được Chúa Cha sai (c.21b). Cuối cùng, để giúp các ông chu toàn sứ vụ, Người đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (c.22). Từ đây các ông được hiệp thông quyền năng gây sự sống của Thánh Thần để tha tội hay cầm giữ tội của người ta tùy theo họ tin hay không tin vào lời rao giảng của các ông (c.23).
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-20: +Vào chiều ngày ấy, ngày thứ Nhất trong tuần: Theo sách Sáng thế, ngày thứ Nhất là ngày sau Sa-bát. Đây chính là ngày kỷ niệm Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại. Từ đây, các Ki-tô hữu sẽ luôn họp nhau vào các ngày thứ nhất trong tuần và gọi là Chúa nhật nghĩa là “Ngày của Chúa”. +Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái: Lý do nhà các môn đệ phải cửa đóng then cài, là vì tinh thần các ông đang hoang mang giao động. Các ông sợ người Do thái sẽ đến bắt các ông như họ đã làm đối với Thầy Giê-su. + Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông: Điều này cho thấy thân xác Chúa Phục Sinh không còn bị không gian và thời gian giới hạn như khi Người còn sống. +“Bình an cho anh em!”: Trong bữa Tiệc ly trước khi nộp mình chịu chết, Đức Giê-su đã hứa ban bình an cho môn đệ (x. Ga 14,27), và động viên các ông can đảm đương đầu với những thử thách sắp đến (x. Ga 16,33). Giờ đây sau khi sống lại, Người đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc hai lần chúc ban bình an cho các ông (x. Ga 20,19.21). +Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Chúa Giê-su cho môn đệ xem các dấu đinh bị đóng nơi hai bàn tay (x. Ga 19,23) và vết thương bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này chứng tỏ thân xác Chúa Phục Sinh cũng chính là thân xác Người đã trải qua cuộc khổ nạn.
- C 21-23: +Như Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em: Việc hiện ra và sai các môn đệ sau khi sống lại, cho thấy mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng của ơn gọi và sứ vụ loan Tin mừng của Hội thánh. Như Chúa Giê-su đã được Chúa Cha sai xuống trần gian, thì giờ đây, sau khi phục sinh được siêu tôn làm “Chúa” (x. Pl 2,11) và được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18), Người lại sai các môn đệ đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28,19), và trở thành chứng nhân của Người (x. Cv 1,8). +Người thở hơi vào các ông và nói: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần: Xưa khi sáng tạo lòai người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào hình nhân bằng đất sét, để hắn trở thành một người sống động là A-dam (x. St 2,7). Thì nay, Chúa Phục Sinh cũng thổi Thần Khí để biến đổi các môn đệ nên con người mới, đầy ân sủng sự sống của Thánh Thần. Tuy nhiên ngay lúc này các ông chưa đón nhận được ơn Thánh Thần ban, vì còn thiếu đức tin. Vì thế Chúa Phục Sinh đã hiện ra nhiều lần và dùng nhiều cách để tăng cường đức tin cho các ông. Đến ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần được Chúa Phục Sinh ban đã phát huy tác động trên các ông (x. Cv 2,1-4). +Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ: Đức Giê-su đã được Gio-an Tẩy giả giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Sứ vụ của Người là tẩy xóa tội lỗi loài người bằng việc tha thứ cho những tội nhân thực lòng sám hối và đặt trọn niềm tin nơi Người (x. Lc 23,40-43). Giờ đây các môn đệ cũng được Người trao quyền tha tội nhờ quyền năng Thánh Thần.
4.CÂU HỎI: 1- Sau khi sống lại, tại sao Chúa Giê-su lại cho môn đệ xem tay và cạnh sườn? 2- Người dã sai các ông đi rao giảng Tin mừng khi nào? 3- Đức Giê-su đã làm gì để ban Thánh Thần cho các ông? 4- Các ông chỉ thực sự được ơn Thánh Thần tác động lúc nào? Tại sao? 5- Chúa Phục Sinh đã ban quyền tha tội cầm buộc cho các ông qua câu nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
2.CÂU CHUYỆN: THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG.
Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng đang lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Tê-rê-sa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với sứ mệnh chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang bị bỏ rơi và bị hấp hối trên các hè phố tại thành phố Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ vụ của chị em nữ tu này là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ chết trong bình an. Về sau mẹ Tê-rê-sa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ với sứ vụ chuyên lo phục vụ những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào công việc đầu tiên là đi tìm mướn nhà để có nơi phục vụ họ, đang khi trong túi chỉ còn đúng ba đồng bạc Ấn! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã lan đi khắp thế giới. Quả thực, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa trong Hội thánh.
3.SUY NIỆM:
1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊ-SU?:
Về việc đầu thai của Đức Giê-su, Hội thánh đã tuyên xưng đức tin như sau: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (x. Lc 1,35). Nghĩa là chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã thụ thai Hài Nhi Giê-su mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giê-su bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin Gio-an làm phép rửa bằng nước tại sông Gio-đan. Vừa chịu phép Rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày và chịu ma quỉ thử thách cám dỗ. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giê-su đã chiến thắng ba cơn cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng của Thánh Thần, Người đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Ga-li-lê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Người đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã hớn hở vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ vụ của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ vụ ấy (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông quyền tha tội hay cầm buộc tội người ta nữa (x. Ga 20,23).
2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG HỘI THÁNH ? : Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm công khai làm chứng cho Chúa Giê-su trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng muốn thối lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối đến xin chịu phép Rửa nhân danh Đức Giê-su (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47). Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ vụ cứu độ của Chúa Giê-su. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị chủ chăn để có khả năng chu toàn ba sứ vụ do Đức Giê-su trao: Một là sứ vụ Ngôn sứ để công bố Tin mừng Nước Trời. Hai là sứ vụ Tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các phép bí tích do Chúa Giê-su thiết lập. Ba là sứ vụ Vương đế để chăn dắt và phục vụ đòan chiên Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo hòang triệu tập Công Đồng mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì được ơn bất khả ngộ không thể sai lầm, vì luôn được Chúa Thánh Thần soi sáng, như Công đồng Giê-ru-sa-lem vào năm 49 đã ra quyết nghị với câu mở đầu khẳng định như sau: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).
3) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO NƠI CÁC TÍN HỮU HÔM NAY:
Khi lãnh nhận phép Rửa Tội, và nhất là khi chịu phép Thêm Sức, Chúa Thánh Thần sẽ tác động nơi các tín hữu như sau.
+ Thánh Thần ban 7 ơn để soi sáng, hướng dẫn và giúp các tín hữu nên tốt lành thánh thiện giống như Chúa Giê-su. Thánh Phao-lô đã kể ra bảy ơn Thánh Thần ban như sau : khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, biết lo liệu, sức mạnh, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (x. 1 Cr 12,8-11).
+ Thánh Thần sẽ ban sự sống của Thiên Chúa, biến các tín hữu nên trưởng thành về đức tin, thể hiện qua việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su và can đảm làm chứng cho Người (x Ga 6,63). Thực vậy, nhờ ơn Thánh Thần, các tín hữu chúng ta sẽ có thể hiểu biết đầy đủ về đức tin và thực hành theo lời Chúa Giê-su day, như Người đã hứa với các môn đệ: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,25).
+ Thánh Thần sẽ cho các tín hữu chúng ta tham phần vào ba sứ vụ cứu độ của Chúa Giê-su là ngôn sứ, tư tế và vương đế để rao giảng Tin Mừng, thánh hóa và phục vụ dân Chúa. Chúng ta sẽ được tham phần vào sứ vụ làm chứng cho Chúa Ki-tô bằng lời nói việc làm và bằng lối sống bác ái quên mình, quảng đại chia sẻ cụ thể và khiêm nhường phục vụ tha nhân vô vụ lợi… nhờ những việc lành đó, anh em lương dân sẽ dễ dàng nhận biết, tin thờ Thiên Chúa như lời Đức Giê-su đã dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
4) CẦN CỘNG TÁC VỚI ƠN THÁNH THẦN:
Sở dĩ nhiều tín hữu tuy đã chịu phép rửa tội và thêm sức, nhưng vẫn sống theo tính xác thịt là do mới chịu phép rửa bằng nước mà chưa được tái sinh bời Thánh Thần. Điều chúng ta cần phải làm là tránh xúc phạn đến Thánh Thần và mở lòng để Ngài tác động thánh hóa:
+ Tránh tội xúc phạm đến Thánh Thần: Cần tránh kiêu ngạo cứng lòng tin như các kinh sư Do thái xưa (x Mc 3,30). Đây cũng là tội của ma quỷ chống lại ơn cứu độ của Thiên Chúa như Đức Giê-su đã nặng lời quở trách dân Do thái qua miệng ngôn sứ I-sai-a như sau: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành" (Mt 13,14-15; Is 6,9-10). Do cố tình từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa do Chúa Giê-su ban nên tội này cũng xúc phạm đến Thánh Thần và sẽ không bao giờ được tha (x Mc 3,29).
+ Cần mở lòng đón nhận ơn Thánh Thần thánh hóa: không ai có thể nắm bắt được Thần Khí, cũng không ai có thể mua chuộc được Thánh Thần. Tin Mừng Gioan viết “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu tới và thổi đi đâu” (Ga 3,8). Muốn nhận được ơn Thánh Thần, các tín hữu cần noi gương các Tông đồ như sau: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su” (Cv 1,14). Mỗi ngày chúng ta hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến thánh hóa bản thân bằng lời cầu xin: “Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy ngự đến canh tân lòng trí con”.
Hoặc năng nhẩm bài hát sau:
ĐK: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến canh tân đổi mới, đời sống chúng con. Tăng sức linh hồn bồi thêm lửa mến, soi sáng trí khôn, hiệp nhất muôn lòng.
1- Chúa hỡi, khấn xin ngự đến đổ tuôn muôn ơn, phù giúp chúng con. Xin thương soi dẫn nhân tâm nương theo Thần Khí bước trong bình an.
2- Hãy đến Thánh Linh từ ái suối ơn mát trong là Đấng ủi an. Xin thương nâng đở ủi an con chiên lạc hướng khổ đau lầm than.
4.THẢO LUẬN: 1) Phân biệt Thánh Thần và thiên thần giống và khác nhau thế nào? 2) Ngày nay các tín hữu nhận được ơn Thánh Thần khi nào? 3) Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì để được ơn Thánh Thần tác động noi gương các Tông đồ trong lễ Ngũ Tuần?
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là Bạn, là Thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa: “Áp-ba! Ba ơi!” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giê-su là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa. Cũng chính nhờ Thánh Thần mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH, xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi lo âu sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu của Thánh Thần trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ vụ được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ của Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH
Cv 2,1-11 ; 1 Cr 12,3b-7.12-13 ; Ga 20,19-23
HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN
I.HỌC LỜI CHÚA
1.TIN MỪNG: Ga 20,19-23
(19) Vào chiều ngày ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”. (20) Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. (21) Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em”. (22) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (23) Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”.
2. Ý CHÍNH: CHÚA PHỤC SINH TRAO BAN THẦN KHÍ
Chúa Ki-tô Phục Sinh đã hiện đến mang lại cho các môn đệ sự bình an (c.19) và niềm vui (c.20). Sau đó Người sai các ông đi (c.21a), cũng như chính Người đã được Chúa Cha sai (c.21b). Cuối cùng, để giúp các ông chu toàn sứ vụ, Người đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông (c.22). Từ đây các ông được hiệp thông quyền năng gây sự sống của Thánh Thần để tha tội hay cầm giữ tội của người ta tùy theo họ tin hay không tin vào lời rao giảng của các ông (c.23).
3. CHÚ THÍCH:
- C 19-20: +Vào chiều ngày ấy, ngày thứ Nhất trong tuần: Theo sách Sáng thế, ngày thứ Nhất là ngày sau Sa-bát. Đây chính là ngày kỷ niệm Chúa Giê-su từ cõi chết sống lại. Từ đây, các Ki-tô hữu sẽ luôn họp nhau vào các ngày thứ nhất trong tuần và gọi là Chúa nhật nghĩa là “Ngày của Chúa”. +Nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do thái: Lý do nhà các môn đệ phải cửa đóng then cài, là vì tinh thần các ông đang hoang mang giao động. Các ông sợ người Do thái sẽ đến bắt các ông như họ đã làm đối với Thầy Giê-su. + Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông: Điều này cho thấy thân xác Chúa Phục Sinh không còn bị không gian và thời gian giới hạn như khi Người còn sống. +“Bình an cho anh em!”: Trong bữa Tiệc ly trước khi nộp mình chịu chết, Đức Giê-su đã hứa ban bình an cho môn đệ (x. Ga 14,27), và động viên các ông can đảm đương đầu với những thử thách sắp đến (x. Ga 16,33). Giờ đây sau khi sống lại, Người đã thực hiện lời hứa ấy bằng việc hai lần chúc ban bình an cho các ông (x. Ga 20,19.21). +Người cho các ông xem tay và cạnh sườn: Chúa Giê-su cho môn đệ xem các dấu đinh bị đóng nơi hai bàn tay (x. Ga 19,23) và vết thương bị lưỡi đòng đâm thâu cạnh sườn (x. Ga 19,34). Điều này chứng tỏ thân xác Chúa Phục Sinh cũng chính là thân xác Người đã trải qua cuộc khổ nạn.
- C 21-23: +Như Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em: Việc hiện ra và sai các môn đệ sau khi sống lại, cho thấy mầu nhiệm Phục Sinh là nền tảng của ơn gọi và sứ vụ loan Tin mừng của Hội thánh. Như Chúa Giê-su đã được Chúa Cha sai xuống trần gian, thì giờ đây, sau khi phục sinh được siêu tôn làm “Chúa” (x. Pl 2,11) và được trao toàn quyền trên trời dưới đất (x. Mt 28,18), Người lại sai các môn đệ đi làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Người (x. Mt 28,19), và trở thành chứng nhân của Người (x. Cv 1,8). +Người thở hơi vào các ông và nói: Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần: Xưa khi sáng tạo lòai người, Thiên Chúa đã thổi sinh khí vào hình nhân bằng đất sét, để hắn trở thành một người sống động là A-dam (x. St 2,7). Thì nay, Chúa Phục Sinh cũng thổi Thần Khí để biến đổi các môn đệ nên con người mới, đầy ân sủng sự sống của Thánh Thần. Tuy nhiên ngay lúc này các ông chưa đón nhận được ơn Thánh Thần ban, vì còn thiếu đức tin. Vì thế Chúa Phục Sinh đã hiện ra nhiều lần và dùng nhiều cách để tăng cường đức tin cho các ông. Đến ngày lễ Ngũ Tuần, Thánh Thần được Chúa Phục Sinh ban đã phát huy tác động trên các ông (x. Cv 2,1-4). +Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ: Đức Giê-su đã được Gio-an Tẩy giả giới thiệu là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Sứ vụ của Người là tẩy xóa tội lỗi loài người bằng việc tha thứ cho những tội nhân thực lòng sám hối và đặt trọn niềm tin nơi Người (x. Lc 23,40-43). Giờ đây các môn đệ cũng được Người trao quyền tha tội nhờ quyền năng Thánh Thần.
4.CÂU HỎI: 1- Sau khi sống lại, tại sao Chúa Giê-su lại cho môn đệ xem tay và cạnh sườn? 2- Người dã sai các ông đi rao giảng Tin mừng khi nào? 3- Đức Giê-su đã làm gì để ban Thánh Thần cho các ông? 4- Các ông chỉ thực sự được ơn Thánh Thần tác động lúc nào? Tại sao? 5- Chúa Phục Sinh đã ban quyền tha tội cầm buộc cho các ông qua câu nào?
II. SỐNG LỜI CHÚA
1.LỜI CHÚA: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha. Anh em cầm giữ tội ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
2.CÂU CHUYỆN: THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG.
Trên một toa tàu chợ phát xuất từ thành phố Can-quýt-ta Ấn Độ, giữa đám hành khách nghèo khổ đang ngồi la liệt trên sàn tàu, có một phụ nữ tay cầm tràng hạt, mắt nhắm lại và miệng đang lẩm bẩm đọc kinh. Người phụ nữ đó không ai khác hơn là bà Tê-rê-sa. Về sau người đời đã gọi bà bằng một cái tên thân thương: “Mẹ Tê-rê-sa thành Can-quýt-ta”. Bà là người đã sáng lập dòng Thừa sai Bác ái, với sứ mệnh chuyên lo tìm kiếm những bệnh nhân nghèo khổ đang bị bỏ rơi và bị hấp hối trên các hè phố tại thành phố Can-quýt-ta. Họ thuộc giai cấp cùng đinh trong xã hội nước Ấn. Sứ vụ của chị em nữ tu này là mang những người đó về tu viện chăm sóc và giúp họ chết trong bình an. Về sau mẹ Tê-rê-sa đã kể lại ơn gọi ấy như sau: “Khi nhìn thấy đám người nghèo khổ kia đang nằm ngồi ngổn ngang trên sàn tàu, đột nhiên có một sức mạnh đã đổ ập xuống trên tôi, làm cho tôi tự nhiên cảm thấy họ chính là những Chúa Giê-su đang bị bỏ rơi. Tôi sẽ phải làm gì để giúp đỡ họ đây?”. Sau đó bà đã quyết định lập một dòng nữ với sứ vụ chuyên lo phục vụ những người nghèo khổ này. Rồi bà bắt tay vào công việc đầu tiên là đi tìm mướn nhà để có nơi phục vụ họ, đang khi trong túi chỉ còn đúng ba đồng bạc Ấn! Nhưng nhờ ơn Chúa giúp mà ngày nay dòng Thừa sai Bác ái của Mẹ Tê-rê-sa Can-quýt-ta đã lan đi khắp thế giới. Quả thực, Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và họat động nơi mọi thành phần dân Chúa trong Hội thánh.
3.SUY NIỆM:
1) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG CUỘC ĐỜI ĐỨC GIÊ-SU?:
Về việc đầu thai của Đức Giê-su, Hội thánh đã tuyên xưng đức tin như sau: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà Người xuống thai, sinh bởi bà Ma-ri-a đồng trinh” (x. Lc 1,35). Nghĩa là chính nhờ quyền năng Thánh Thần, Đức Ma-ri-a đã thụ thai Hài Nhi Giê-su mà vẫn còn trinh khiết vẹn toàn. Rồi khi Đức Giê-su bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin mừng, Người đã đến xin Gio-an làm phép rửa bằng nước tại sông Gio-đan. Vừa chịu phép Rửa xong, Thánh Thần như chim bồ câu từ trời ngự xuống và lưu lại trên Người (x. Mt 3,16b). Sau đó, Thánh Thần đã hướng dẫn Người vào sa mạc ăn chay cầu nguyện 40 đêm ngày và chịu ma quỉ thử thách cám dỗ. Chính nhờ sức mạnh của Thánh Thần mà Đức Giê-su đã chiến thắng ba cơn cám dỗ của ma quỷ (x. Mt 4,1-10). Rồi trong quyền năng của Thánh Thần, Người đi rao giảng Tin mừng Nước Trời bắt đầu từ Ga-li-lê (x. Lc 4,14-15). Cũng nhờ Thánh Thần mà Người đã xua trừ ma quỷ (x. Mt 12,28) và chữa lành các bệnh họan tật nguyền trong dân (x. Mt 4,23). Khi được Thánh Thần tác động, Ngừơi đã hớn hở vui mừng thốt lên lời ngợi khen Chúa Cha (x. Lc 10,21). Rồi sau khi phục sinh và được đầy Thánh Thần, Người đã hiện ra chúc bình an (x. Ga 20,19), rồi sai các ông đi rao giảng Tin mừng (x. Ga 20,21), tiếp tục sứ vụ của Ngừơi (x. Mt 28,19-20). Người thổi hơi ban Thánh Thần để giúp các ông chu toàn sứ vụ ấy (x. Ga 20,22). Cuối cùng, Người còn ban cho các ông quyền tha tội hay cầm buộc tội người ta nữa (x. Ga 20,23).
2) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO TRONG HỘI THÁNH ? : Thời Hội thánh sơ khai, Thánh Thần đã tác động biến đổi các Tông đồ (x. 1 Cr 12,4-11): Từ tình trạng nhút nhát sợ hãi trở nên can đảm công khai làm chứng cho Chúa Giê-su trước mặt đám đông (x. Cv 2,14-36); Từ tình trạng kém hiểu biết Lời Chúa, trở nên khôn ngoan, hiểu thấu mọi điều Chúa đã dạy trước đó (x. Ga 16,12-13); Từ tình trạng buồn chán thất vọng muốn thối lui, trở nên nhiệt thành yêu mến Chúa, tràn đầy niềm vui và hy vọng (x. Lc 24,32-35). Nhờ Thánh Thần mà các Tông đồ đã thâu nạp được nhiều người có lòng sám hối đến xin chịu phép Rửa nhân danh Đức Giê-su (x. Cv 2,41). Cũng nhờ ơn Thánh Thần mà cộng đoàn tín hữu đầu tiên luôn sống hiệp thông, siêng năng tham dự lễ Bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng. Nhờ đó số tín hữu gia nhập Hội thánh ngày một gia tăng (x. Cv 2,42-47). Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục giúp Hội thánh chu toàn sứ vụ cứu độ của Chúa Giê-su. Đặc biệt Thánh thần soi sáng cho các vị chủ chăn để có khả năng chu toàn ba sứ vụ do Đức Giê-su trao: Một là sứ vụ Ngôn sứ để công bố Tin mừng Nước Trời. Hai là sứ vụ Tư tế để thánh hóa các tín hữu bằng các phép bí tích do Chúa Giê-su thiết lập. Ba là sứ vụ Vương đế để chăn dắt và phục vụ đòan chiên Hội thánh. Do đó, khi Đức Giáo hòang triệu tập Công Đồng mà công bố điều gì về đức tin và luân lý thì được ơn bất khả ngộ không thể sai lầm, vì luôn được Chúa Thánh Thần soi sáng, như Công đồng Giê-ru-sa-lem vào năm 49 đã ra quyết nghị với câu mở đầu khẳng định như sau: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định” (Cv 15,28).
3) THÁNH THẦN TÁC ĐỘNG THẾ NÀO NƠI CÁC TÍN HỮU HÔM NAY:
Khi lãnh nhận phép Rửa Tội, và nhất là khi chịu phép Thêm Sức, Chúa Thánh Thần sẽ tác động nơi các tín hữu như sau.
+ Thánh Thần ban 7 ơn để soi sáng, hướng dẫn và giúp các tín hữu nên tốt lành thánh thiện giống như Chúa Giê-su. Thánh Phao-lô đã kể ra bảy ơn Thánh Thần ban như sau : khôn ngoan, hiểu biết, thông minh, biết lo liệu, sức mạnh, đạo đức và kính sợ Thiên Chúa (x. 1 Cr 12,8-11).
+ Thánh Thần sẽ ban sự sống của Thiên Chúa, biến các tín hữu nên trưởng thành về đức tin, thể hiện qua việc kết hiệp mật thiết với Chúa Giê-su và can đảm làm chứng cho Người (x Ga 6,63). Thực vậy, nhờ ơn Thánh Thần, các tín hữu chúng ta sẽ có thể hiểu biết đầy đủ về đức tin và thực hành theo lời Chúa Giê-su day, như Người đã hứa với các môn đệ: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,25).
+ Thánh Thần sẽ cho các tín hữu chúng ta tham phần vào ba sứ vụ cứu độ của Chúa Giê-su là ngôn sứ, tư tế và vương đế để rao giảng Tin Mừng, thánh hóa và phục vụ dân Chúa. Chúng ta sẽ được tham phần vào sứ vụ làm chứng cho Chúa Ki-tô bằng lời nói việc làm và bằng lối sống bác ái quên mình, quảng đại chia sẻ cụ thể và khiêm nhường phục vụ tha nhân vô vụ lợi… nhờ những việc lành đó, anh em lương dân sẽ dễ dàng nhận biết, tin thờ Thiên Chúa như lời Đức Giê-su đã dạy: “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
4) CẦN CỘNG TÁC VỚI ƠN THÁNH THẦN:
Sở dĩ nhiều tín hữu tuy đã chịu phép rửa tội và thêm sức, nhưng vẫn sống theo tính xác thịt là do mới chịu phép rửa bằng nước mà chưa được tái sinh bời Thánh Thần. Điều chúng ta cần phải làm là tránh xúc phạn đến Thánh Thần và mở lòng để Ngài tác động thánh hóa:
+ Tránh tội xúc phạm đến Thánh Thần: Cần tránh kiêu ngạo cứng lòng tin như các kinh sư Do thái xưa (x Mc 3,30). Đây cũng là tội của ma quỷ chống lại ơn cứu độ của Thiên Chúa như Đức Giê-su đã nặng lời quở trách dân Do thái qua miệng ngôn sứ I-sai-a như sau: "Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành" (Mt 13,14-15; Is 6,9-10). Do cố tình từ chối ơn cứu độ của Thiên Chúa do Chúa Giê-su ban nên tội này cũng xúc phạm đến Thánh Thần và sẽ không bao giờ được tha (x Mc 3,29).
+ Cần mở lòng đón nhận ơn Thánh Thần thánh hóa: không ai có thể nắm bắt được Thần Khí, cũng không ai có thể mua chuộc được Thánh Thần. Tin Mừng Gioan viết “Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu tới và thổi đi đâu” (Ga 3,8). Muốn nhận được ơn Thánh Thần, các tín hữu cần noi gương các Tông đồ như sau: “Tất cả các ông đều đồng tâm nhất trí, chuyên cần cầu nguyện cùng với mấy người phụ nữ, với bà Ma-ri-a thân mẫu Đức Giê-su, và với anh em của Đức Giê-su” (Cv 1,14). Mỗi ngày chúng ta hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến thánh hóa bản thân bằng lời cầu xin: “Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy ngự đến canh tân lòng trí con”.
Hoặc năng nhẩm bài hát sau:
ĐK: Lạy Chúa Thánh Thần, xin Ngài ngự đến canh tân đổi mới, đời sống chúng con. Tăng sức linh hồn bồi thêm lửa mến, soi sáng trí khôn, hiệp nhất muôn lòng.
1- Chúa hỡi, khấn xin ngự đến đổ tuôn muôn ơn, phù giúp chúng con. Xin thương soi dẫn nhân tâm nương theo Thần Khí bước trong bình an.
2- Hãy đến Thánh Linh từ ái suối ơn mát trong là Đấng ủi an. Xin thương nâng đở ủi an con chiên lạc hướng khổ đau lầm than.
4.THẢO LUẬN: 1) Phân biệt Thánh Thần và thiên thần giống và khác nhau thế nào? 2) Ngày nay các tín hữu nhận được ơn Thánh Thần khi nào? 3) Mỗi tín hữu chúng ta phải làm gì để được ơn Thánh Thần tác động noi gương các Tông đồ trong lễ Ngũ Tuần?
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Nhiều khi chúng con cảm thấy Thánh Thần xa lạ, đang khi Ngài thật là Bạn, là Thầy của chúng con. Ngài luôn ở bên và ở trong chúng con. Ngài cần cho đức tin của chúng con, giống như hơi thở cần cho sự sống. Chúng con chỉ có thể gọi Thiên Chúa: “Áp-ba! Ba ơi!” nhờ Thánh Thần, Đấng làm cho chúng con trở nên nghĩa tử (x. Rm 8,15). Chúng con chỉ có thể gọi Đức Giê-su là “Chúa” khi chúng con ở trong Thánh Thần (x. 1 Cr 12,3). Chính nhờ có Thánh Thần hướng dẫn, chúng con mới dám cầu nguyện và mới cảm nghiệm được sự ngọt ngào của Lời Chúa. Cũng chính nhờ Thánh Thần mà Hội thánh không ngừng canh tân đổi mới.
- LẠY CHÚA GIÊ-SU PHỤC SINH, xin ban Thánh Thần như cơn gió mạnh, thổi đi mọi nỗi lo âu sợ hãi cùng những rụt rè khép kín trong tâm hồn chúng con. Xin thắp sáng ngọn lửa tin yêu của Thánh Thần trong lòng chúng con, để chúng con có thể chu toàn sứ vụ được sai đi, với một trái tim bừng cháy lửa mến yêu. Xin ban cho chúng con sự sống của Thánh Thần để chúng con luôn mến Chúa và yêu tha nhân. Nhờ đó, chúng con hy vọng sẽ trở thành khí cụ bình an của Chúa và tích cực góp phần vào sứ vụ loan báo Tin mừng cứu độ của Hội Thánh.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. - Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
LM ĐAN VINH
My Seven-Minute-Homily: Pentecost Sunday
Father Great Rice
08:11 15/05/2013
My Seven-Minute-Homily: Pentecost Sunday, year C
Acts of the Apostles 2, 1-11; First Letter of St. Paul to Corinthians 12,3-7,12-13
And the Gospel of St. John 20, 19-23
In the first reading, the Acts of the Apostles is talking about the coming of the Holy Spirit upon the disciples by wind, tongues and fire. The Catechism of the Catholic Church teaches us that the Holy Spirit is the Third person of the Holy Trinity. He is also called Advocate, Paraclete, Attorney. According to the Gospel, the Holy Spirit has been sent by God the Father to fulfill the work of Jesus Christ in the disciples and in the world.
The Holy Spirit made fire comes out in the heart of the disciples. Fire usually symbolized for strength, for power. Fire also gives light to show the way. The Holy Spirit gave fire to the heart of the disciples. They no longer chicken out. They no longer hide themselves behind the closed door for fear of Jewish authorities. They were strengthened by Fire. Their eyes and their mind were open to proclaim the Gospel to all the nations.
The Holy Spirit made tongues work in the disciples as well. Tongues stand for words and preaching. The disciples no longer quiet. They speak loudly and publicly of Jesus Christ who died and rose again from the dead. The grace of tongues that come from the Holy Spirit gives the disciples the skill of speaking different languages. All nations can understand what they said.
The Holy Spirit comes to the disciples with a violent wind. Wind is the move of the air. Wind sometimes is very gentle. Wind makes us cool especially in summer hot. People need a wind, the moving of air to get more fresh air. Wind can be in anywhere. Wind can get in through a very tiny hole. But wind sometimes becomes very strong, like storm, whirlwind and tornadoes. They can destroy anything on the way of moving.
With the inspiration of the Holy Spirit, the mission of proclamation of the Gospel of the disciples becomes a new air. It gives life to all nations. It goes to everywhere even the hatred. And it sometimes destroys all evil power. Yes, the spread of the Gospel brings life to all nations and to a very single soul. In the Church history, the power of the Gospel converts all Roman Empire.
When I am talking about the works of the Holy Spirit, you might wonder and question that is the Holy Spirit still working like I said or he is sleeping? Because there so many bad things and evil things happening in our society, in our modern world in every single day? How come the Holy Spirit lets many young people who have no faith practicing? Many of them were baptized, confirmed and communion received. But they are so cold with the obligation of religion? Where is the fire of the Holy Spirit? Can it warm them up or not? Or the Holy Spirit has no fire anymore?
Besides we don’t see the work of tongues of the Holy Spirit around here. People talk too much about politic issues, sports, entertainment, sexuality, family life, food…Many advertised signs put up along the road show very nice picture to invite people buy all kinds of things: fast food, clothing, movie, insurance, real estates, lawyer…But not many signs speak of the Gospel. The grace of tongues seems to be just working on weekend Sunday Mass only.
If the Holy Spirit is still working with fire, tongues and wind, how come people keep killing one another, even among family members? Why the fire of the Holy Spirit did not shine the way of truth, what is good and what is bad for evildoers? Many unjust works are shown before the eyes of people. People did not speak any word against it? Most of the time they seem to accept it. A basketball player has thirty millions a year while many others have nothing to eat? The wind of the Holy Spirit seems to be very weak now. You can see many people around attack the Church, the Pope by publishing books, movies and false accusations. Why is the wind of the Holy Spirit? Why the wind did not become a windstorm or tornadoes to destroy evildoers all?
To answer for these questions, I just ask you to have a look at the Church history. Do you think that a billion and two hundred million Catholic population in the world is the result of the works of the disciples? No, this is the work of the Holy Spirit. The Holy Spirit made the disciples to be instruments of the evangelization. Did the disciples of Jesus get a good education or a good training for their mission? Did the disciples of Jesus get a lot of money or politic power to convert human world. No, not at all! They used to be fish men of the Sea of Galilee. Many of them did not know how to read and write. Many of them were very poor. “Master, we worked very hard during a night long but we caught nothing!” How poor they were?
When you have many questions concerned the works of the Holy Spirit, I also have some question regarding your works as well. Do we show our faith strong enough to warm up people around us? Do we speak loud enough and good enough to proclaim the Good News? Do we live as a wind of charity and love to bring life to others? When I notice that many young people neglect their practicing Catholic faith, I question myself: Do I have my part in this problem? Many times I just keep the fire, tongues and wind of the Holy Spirit just in Church on weekend Mass. I did not bring the grace of the Holy Spirit to people.
Oremus: O Lord, thank you for sending the Holy Spirit to the disciples of Jesus on Pentecost Day, to the Church, to every one of us at baptism and confirmation. Make fire in our heart so that we would be warmed up for the love of God and of people. Make the grace of tongues in us so that we would eagerly proclaim the word of God. Make the wind of the Holy Spirit in us so that we would be strengthened for the Kingdom of God on earth. Amen.
Father Great Rice
Acts of the Apostles 2, 1-11; First Letter of St. Paul to Corinthians 12,3-7,12-13
And the Gospel of St. John 20, 19-23
In the first reading, the Acts of the Apostles is talking about the coming of the Holy Spirit upon the disciples by wind, tongues and fire. The Catechism of the Catholic Church teaches us that the Holy Spirit is the Third person of the Holy Trinity. He is also called Advocate, Paraclete, Attorney. According to the Gospel, the Holy Spirit has been sent by God the Father to fulfill the work of Jesus Christ in the disciples and in the world.
The Holy Spirit made fire comes out in the heart of the disciples. Fire usually symbolized for strength, for power. Fire also gives light to show the way. The Holy Spirit gave fire to the heart of the disciples. They no longer chicken out. They no longer hide themselves behind the closed door for fear of Jewish authorities. They were strengthened by Fire. Their eyes and their mind were open to proclaim the Gospel to all the nations.
The Holy Spirit made tongues work in the disciples as well. Tongues stand for words and preaching. The disciples no longer quiet. They speak loudly and publicly of Jesus Christ who died and rose again from the dead. The grace of tongues that come from the Holy Spirit gives the disciples the skill of speaking different languages. All nations can understand what they said.
The Holy Spirit comes to the disciples with a violent wind. Wind is the move of the air. Wind sometimes is very gentle. Wind makes us cool especially in summer hot. People need a wind, the moving of air to get more fresh air. Wind can be in anywhere. Wind can get in through a very tiny hole. But wind sometimes becomes very strong, like storm, whirlwind and tornadoes. They can destroy anything on the way of moving.
With the inspiration of the Holy Spirit, the mission of proclamation of the Gospel of the disciples becomes a new air. It gives life to all nations. It goes to everywhere even the hatred. And it sometimes destroys all evil power. Yes, the spread of the Gospel brings life to all nations and to a very single soul. In the Church history, the power of the Gospel converts all Roman Empire.
When I am talking about the works of the Holy Spirit, you might wonder and question that is the Holy Spirit still working like I said or he is sleeping? Because there so many bad things and evil things happening in our society, in our modern world in every single day? How come the Holy Spirit lets many young people who have no faith practicing? Many of them were baptized, confirmed and communion received. But they are so cold with the obligation of religion? Where is the fire of the Holy Spirit? Can it warm them up or not? Or the Holy Spirit has no fire anymore?
Besides we don’t see the work of tongues of the Holy Spirit around here. People talk too much about politic issues, sports, entertainment, sexuality, family life, food…Many advertised signs put up along the road show very nice picture to invite people buy all kinds of things: fast food, clothing, movie, insurance, real estates, lawyer…But not many signs speak of the Gospel. The grace of tongues seems to be just working on weekend Sunday Mass only.
If the Holy Spirit is still working with fire, tongues and wind, how come people keep killing one another, even among family members? Why the fire of the Holy Spirit did not shine the way of truth, what is good and what is bad for evildoers? Many unjust works are shown before the eyes of people. People did not speak any word against it? Most of the time they seem to accept it. A basketball player has thirty millions a year while many others have nothing to eat? The wind of the Holy Spirit seems to be very weak now. You can see many people around attack the Church, the Pope by publishing books, movies and false accusations. Why is the wind of the Holy Spirit? Why the wind did not become a windstorm or tornadoes to destroy evildoers all?
To answer for these questions, I just ask you to have a look at the Church history. Do you think that a billion and two hundred million Catholic population in the world is the result of the works of the disciples? No, this is the work of the Holy Spirit. The Holy Spirit made the disciples to be instruments of the evangelization. Did the disciples of Jesus get a good education or a good training for their mission? Did the disciples of Jesus get a lot of money or politic power to convert human world. No, not at all! They used to be fish men of the Sea of Galilee. Many of them did not know how to read and write. Many of them were very poor. “Master, we worked very hard during a night long but we caught nothing!” How poor they were?
When you have many questions concerned the works of the Holy Spirit, I also have some question regarding your works as well. Do we show our faith strong enough to warm up people around us? Do we speak loud enough and good enough to proclaim the Good News? Do we live as a wind of charity and love to bring life to others? When I notice that many young people neglect their practicing Catholic faith, I question myself: Do I have my part in this problem? Many times I just keep the fire, tongues and wind of the Holy Spirit just in Church on weekend Mass. I did not bring the grace of the Holy Spirit to people.
Oremus: O Lord, thank you for sending the Holy Spirit to the disciples of Jesus on Pentecost Day, to the Church, to every one of us at baptism and confirmation. Make fire in our heart so that we would be warmed up for the love of God and of people. Make the grace of tongues in us so that we would eagerly proclaim the word of God. Make the wind of the Holy Spirit in us so that we would be strengthened for the Kingdom of God on earth. Amen.
Father Great Rice
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dâng hiến giáo triều cho Đức Mẹ Fatima
Bùi Hữu Thư
17:23 15/05/2013
Đức Thánh Cha lần hạt tại Nhà Thờ Đức Bà Cả, Rôma |
Và Ngày Giới Trẻ Thế giới tại Rio de Janeiro
ROME, 13 tháng 5, 2013 (Le Monde vu de Rome ) – Giáo triều của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được dâng hiến cho Đức Mẹ Fatima tại Bồ Đào Nha ngày 13 tháng 5, 2013, nhân ngày kỷ niệm lần thứ nhất Đức Mẹ hiện ra tại đây (13 tháng 5, 1917), theo thỉnh cầu Đức Thánh Cha.
Đúng hai tháng sau khi đắc cử Giáo Hoàng, giáo triều của Đức Thánh Cha đã được dâng hiến cho Đức Mẹ theo ý chỉ của ngài, cũng theo đường lối của cử chỉ đầu tiên của ngài, là viếng thăm Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả tại Rôma.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã hai lần yêu cầu Đức Hồng Y José da Cruz Policarpo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha dâng hiến sứ mệnh theo Thánh Phêrô của ngài lên Đức Mẹ Fatima.
Ước muốn của Đức Thánh Cha đã được bầy tỏ vào tháng Tư vừa qua, trong khi khai mạc phiên họp khoáng đại của các giám mục, và họ đã ấn định ngày dâng hiến là ngày 13 tháng Năm.
Kinh cầu dâng hiến, được Hồng Y Policarpo viết, đã được đọc vào ngày hôm nay, vào cuối Thánh Lễ quốc tế, gần bàn thờ của Esplanade de la Prière, tại Thánh Điạ Fatima: “Lạy Đức Mẹ, chúng con xin dâng lên Mẹ, là Mẹ của Giáo Hội, sứ vụ của Đức Tân Giáo Hoàng: xin Mẹ đổ tràn đầy trong trái tim ngài tình thương của Thiên Chúa, mà Mẹ đã cảm nghiệm rõ ràng hơn bất cứ một ai, để ngài có thể ôm lấy tất cả những người nam và nữ của thời đại này với tình yêu của Con Mẹ là Chúa Giêsu Kitô.”
Thánh Lễ đã được cử hành với sự chủ tế của Đức Tổng Giám Mục Orani João Tempesta, tổng giáo phận Rio de Janeiro, trong khuôn khổ của cuộc hành hương quốc tế ngày 12 và 13 tháng 5, với chủ đề “Đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” (Lc 1, 37).
Dâng hiến Ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio
Lần kỷ niệm thứ 96 ngày Đức Mẹ hiện ra với ba đứa trẻ - – Lucia, Phanxicô, và Giaxinta – cũng là cơ hội để dâng hiến những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro (23-28 tháng 7). Đức Tổng Giám Mục Tempesta đã tuyên bố về việc dâng hiến này trong một lá thư gửi cho tổng giáo phận của ngài vào ngày 3 tháng 5 vừa qua: đó là “dâng hiến tất cả những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tất cả giới trẻ, những cộng sự viên và ban tổ chức”, lên Mẹ Maria, để Mẹ dậy cho họ biết “xin vâng với Chúa Kitô, và sứ mệnh của tình yêu và sự cứu chuộc của Người.”
Sứ điệp Fatima, theo Đức Tổng Giám Mục viết “được thực hiện cho niềm hy vọng”, “đòi hỏi phải thi hành”, và cũng “nâng đỡ ủi an” cho “tất cả những người nam và nữ đầy thiện chí”, đặc biệt trong thế gian đầy rẫy những bạo tàn, đang kêu xin cho có được hoà bình và công lý.”
Đối với Đức Tổng Giám Mục Tempesta, sứ điệp này “mời gọi mọi người tin tưởng vào hoạt động của Thiên Chúa, để trau dồi niềm tin này và phải hy vọng”, mặc dầu có những khó khăn trong lịch sử.
Về chương trình hành hương, ngoài các sinh hoạt chính còn có một buổi canh thức cầu nguyện, những buổi đọc Kinh Mân Côi, và một cuộc Rước Kiệu Thánh Thể.
Giải đáp phụng vụ: Xin cho biết các mức độ của việc làm phép
Nguyễn Trọng Đa
07:34 15/05/2013
Giải đáp phụng vụ: Xin cho biết các mức độ của việc làm phép
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi là một linh mục Công Giáo, tôi tin rằng nhờ việc truyền chức thánh, sự gì được một linh mục hợp pháp làm phép thì đã được làm phép chúc phúc. Như thế không có việc làm phép nửa vời. Sự gì được làm phép là thánh thiêng và có tính bí tích trong bản chất. Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy một số linh mục làm phép nước để dùng cho việc truyền phép, trước khi thêm chút nước vào chén thánh – các ngài cũng dùng phần còn lại của nước này để rửa tay và tráng chén. Phần còn lại sau đó cũng được duy trì cho quá trình tương tự trong thánh lễ kế tiếp. Liệu điều này có đúng về phụng vụ không? - C. I., bang Imo, Nigeria.
Đáp: Trước hết tôi có thể nói rằng chữ đỏ không tiên liệu việc linh mục làm phép nước hoặc làm dấu thánh giá trên nước, trước khi bỏ chút nước vào chén thánh.
Sách Lễ Roma chỉ đơn giản nói: "Phó tế, hoặc linh mục, rót rượu và một chút nước vào chén thánh ...."
Do đó, nếu một linh mục sử dụng hình thức bình thường sau nghi thức này, sự nhầm lẫn không xảy ra.
Việc thực hành làm dấu thánh giá trên chai nước dường như bắt nguồn từ hình thức ngoại thường. Trong hình thức này, linh mục làm dấu thánh giá trên chai nước, khi người giúp lễ cầm tới và linh mục bắt đầu lời nguyện: "Deus, qui humanae substantiae", khi ngài đọc tới "da nobis per huius acque et vini mysterium", ngài cầm chai nước bằng tay phải và rót chút nước vào chén thánh.
Dù nguồn gốc của sự thực hành này là gì chăng nữa, việc làm dấu thánh giá trên một đồ vật là không tự động tương đương với việc làm phép cho nó. Ví dụ, hình thức ngoại thường có nhiều lần làm dấu thánh giá, vốn không là làm phép, nếu nói một cách chặt chẽ. Thật vậy, bởi vì một số trong các dấu thánh giá này được làm trên chính Mình Máu Thánh, chúng có thể không bao giờ được xem là việc làm phép, vì không ai có thể làm phép cho Chúa.
Ngoài ra còn có việc làm phép thuộc các loại khác nhau. Ví dụ, Giáo Hội có một nghi thức riêng để làm phép nước, và nó đòi hỏi nhiều điều hơn là một dấu thánh giá đơn giản. Có một lời cầu nguyện dài diễn tả ý định của Giáo Hội và các mục tiêu trong việc làm phép nước cho sự sử dụng đạo đức. Lời cầu nguyện này thường được sử dụng, mặc dù nó có thể được đọc vắn tắt trong trường hợp khẩn cấp. Chúng được gọi là việc làm phép cấu thành, vốn làm thay đổi mục đích của vật và dành nó cho sự sử dụng thánh thiêng hoặc phụng vụ.
Nó không giống như khi một linh mục làm phép bữa ăn trước khi ăn. Ở đây thực phẩm không trở nên thánh thiêng, và có thể được tái sử dụng nếu còn dư lại. Chúng thường được gọi là việc làm phép khẩn cầu, vì chúng chỉ cầu xin Chúa xuống ơn cho người và đồ vật, mà không làm thay đổi bản tính của họ hoặc làm cho họ nên thánh.
Do đó không phải là đúng khi nói rằng một khi linh mục đã làm phép cho vật gì, thì vật ấy được làm phép chúc phúc luôn luôn và thường xuyên. Giáo Hội nhìn nhận nhiều mức độ của việc làm phép, và nhiều tình huống khác nhau, và do đó tổ chức các nghi thức của mình một cách phù hợp. (Zenit.org 14-5-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Tôi là một linh mục Công Giáo, tôi tin rằng nhờ việc truyền chức thánh, sự gì được một linh mục hợp pháp làm phép thì đã được làm phép chúc phúc. Như thế không có việc làm phép nửa vời. Sự gì được làm phép là thánh thiêng và có tính bí tích trong bản chất. Tôi cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy một số linh mục làm phép nước để dùng cho việc truyền phép, trước khi thêm chút nước vào chén thánh – các ngài cũng dùng phần còn lại của nước này để rửa tay và tráng chén. Phần còn lại sau đó cũng được duy trì cho quá trình tương tự trong thánh lễ kế tiếp. Liệu điều này có đúng về phụng vụ không? - C. I., bang Imo, Nigeria.
Đáp: Trước hết tôi có thể nói rằng chữ đỏ không tiên liệu việc linh mục làm phép nước hoặc làm dấu thánh giá trên nước, trước khi bỏ chút nước vào chén thánh.
Do đó, nếu một linh mục sử dụng hình thức bình thường sau nghi thức này, sự nhầm lẫn không xảy ra.
Việc thực hành làm dấu thánh giá trên chai nước dường như bắt nguồn từ hình thức ngoại thường. Trong hình thức này, linh mục làm dấu thánh giá trên chai nước, khi người giúp lễ cầm tới và linh mục bắt đầu lời nguyện: "Deus, qui humanae substantiae", khi ngài đọc tới "da nobis per huius acque et vini mysterium", ngài cầm chai nước bằng tay phải và rót chút nước vào chén thánh.
Dù nguồn gốc của sự thực hành này là gì chăng nữa, việc làm dấu thánh giá trên một đồ vật là không tự động tương đương với việc làm phép cho nó. Ví dụ, hình thức ngoại thường có nhiều lần làm dấu thánh giá, vốn không là làm phép, nếu nói một cách chặt chẽ. Thật vậy, bởi vì một số trong các dấu thánh giá này được làm trên chính Mình Máu Thánh, chúng có thể không bao giờ được xem là việc làm phép, vì không ai có thể làm phép cho Chúa.
Ngoài ra còn có việc làm phép thuộc các loại khác nhau. Ví dụ, Giáo Hội có một nghi thức riêng để làm phép nước, và nó đòi hỏi nhiều điều hơn là một dấu thánh giá đơn giản. Có một lời cầu nguyện dài diễn tả ý định của Giáo Hội và các mục tiêu trong việc làm phép nước cho sự sử dụng đạo đức. Lời cầu nguyện này thường được sử dụng, mặc dù nó có thể được đọc vắn tắt trong trường hợp khẩn cấp. Chúng được gọi là việc làm phép cấu thành, vốn làm thay đổi mục đích của vật và dành nó cho sự sử dụng thánh thiêng hoặc phụng vụ.
Nó không giống như khi một linh mục làm phép bữa ăn trước khi ăn. Ở đây thực phẩm không trở nên thánh thiêng, và có thể được tái sử dụng nếu còn dư lại. Chúng thường được gọi là việc làm phép khẩn cầu, vì chúng chỉ cầu xin Chúa xuống ơn cho người và đồ vật, mà không làm thay đổi bản tính của họ hoặc làm cho họ nên thánh.
Do đó không phải là đúng khi nói rằng một khi linh mục đã làm phép cho vật gì, thì vật ấy được làm phép chúc phúc luôn luôn và thường xuyên. Giáo Hội nhìn nhận nhiều mức độ của việc làm phép, và nhiều tình huống khác nhau, và do đó tổ chức các nghi thức của mình một cách phù hợp. (Zenit.org 14-5-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Triều Kiến ngày thứ tư: Xin đừng làm những Kitô hữu ‘bán thời’
Bùi Hữu Thư
07:59 15/05/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô |
2013-05-15 Vatican Radio
(Vatican Radio) Để chuẩn bị cho Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và trong khuôn khổ của các bài giáo lý trong Năm Đức Tin, Đức Thánh Cha Phanxicô dành buổi triều kiến ngày thứ tư cho hành động của Chúa Thánh Thần trong chúng ta, hướng dẫn chúng ta đến Sự Thật.
Sau đây là bản dịch bài giảng của Đức Thánh Cha hôm nay:
Các anh chị em thân mến,
Hôm nay, tôi muốn chú trọng đến tác động của Chúa Thánh Thần trong việc hướng dẫn Giáo Hội và mỗi người trong chúng ta đến Sự Thật. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Khi Thần Khí đến, “Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn” (Ga 16:13), chính Người là “Thần Khí của Sự Thật” (Ga 14:17; 15:26; 16:13). Chúng ta sống trong một thời đại tương đối hay hồ nghi về sự thật. Chân Phước Benedict XVI đã nói nhiều lần đến chủ nghĩa tương đối, nghĩa là khuynh hướng tin rằng không có gì là tiên quyết, và nghĩ rằng sự thật là những gì chúng ta đồng ý, hay chúng ta mong muốn. Câu hỏi là: “Sự thật có hiện hữu không? Sự thật là gì? Chúng ta có thể biết sự thật không? Chúng ta có thể tìm thấy sự thật không? Ở đây tôi nhớ đến câu hỏi của Tổng Trấn Rôma Ponxiô Philatô khi Chúa Giêsu cho biết ý nghĩa sâu xa của sứ vụ của Người: “Sự thật là gì? " (Ga 18,37.38). Philatô không hiểu rằng “sự thật” đang ở ngay trước mắt ông, là chính gương mặt của Thiên Chúa, Giêsu chính là Sự Thật: Sự Thật trong sự viên mãn của thời gian, “trở nên nhục thể” (Ga 1,1.14), đã đến giữa chúng ta để chúng ta nhận biết. Chúng ta không thể nắm giữ sự thật như một vật thể, chúng ta chỉ có thể gặp gỡ sự thật. Sự thật không phải là một sở hữu, mà là sự gặp gỡ một Người.
Nhưng ai có thể giúp chúng ta nhận biết Chúa Giêsu là “Lời” của sự thật, là Con của Chúa Cha? Thánh Phaolô dậy chúng ta là “không ai có thể nói “Đức Giêsu là Chúa,” ngoại trừ nhờ Chúa Thánh Thần (1 Cr 12:3). Chính là Chúa Thánh Thần, quà tặng của Chúa Kitô Phục Sinh, mới giúp chúng ta nhận biết Sự Thật. Chúa Giêsu gọi Người là “Đấng Bảo Trợ,” nghĩa là “Đấng đến trợ giúp chúng ta,” Đấng ở bên chúng ta để trợ giúp chúng ta trên hành trình học hỏi, và trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ là Chúa Thánh Thần sẽ dậy họ tất cả mọi điều, và nhắc họ nhớ lại các lời nói của Người (Ga 14:26).
Vậy thì đâu là tác động của Thánh Thần trong đời sống chúng ta và đời sống Giáo Hội để dẫn đưa chúng ta đến sự thật? Trước hết, Người nhắc nhớ và in dấu trong tim các tín hữu những gì Chúa Giêsu đã nói, và chính là qua các lời này, lề luật của Thiên Chúa – như các tiên tri trong Cựu Ước đã tuyên bố - được ghi dấu trong tim chúng ta và trở nên trong chúng ta một nguyên tắc để lượng giá các chọn lựa của chúng ta và để hướng dẫn chúng ta trong các hoạt động hàng ngày. Lời tiên tri của Êdêkiên đã thể hiện: “Ta sẽ rảy nước thanh sạch trên các ngươi và các ngươi sẽ được thanh sạch, các ngươi sẽ được sạch mọi ô uế và mọi tà thần. Ta sẽ ban tặng cho các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim đá khỏi thân mình các người và ban tặng các ngươi một quả tim bằng thịt. Chính thần trí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các người, Ta sẽ làm cho các người đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của ta và đem ra thi hành "(Ed 36:25-27). Thật vậy, các hành động của chúng ta xuất phát từ tận đáy lòng: chính con tim chúng ta cần phải được hoán cải về với Chúa, và Thánh Thần sẽ biến đổi nó nếu chúng ta mở lòng cho Người.
Như Chúa Giêsu đã hứa, Thần Khí sẽ hướng dẫn chúng ta “đến sự thật toàn vẹn” (Ga 16:13) Người không những chỉ dẫn đưa chúng ta đến gặp Chúa Giêsu, là sự thật toàn vẹn, mà còn giúp chúng ta bước vào một sự hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu, là chính Sự Thật toàn vẹn, Người ban cho chúng ta kiến thức về mọi sự của Chúa. Tự lực chúng ta không thể thực hiện được điều này. Nếu Thiên Chúa không soi sáng tâm hồn chúng ta, thì đời sống Kitô chúng ta sẽ chỉ hời hợt mà thôi. Truyền thống của Giáo Hội khẳng định rằng Thánh Thần của Sự Thật hành động trong lòng chúng ta, gợi lên “cảm nhận về đức tin” (sensus fidei), qua đó như Công Đồng Vatican II đã xác định, Dân Chúa, dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, triệt để tuân theo đức tin đã được ban cho tất cả mọi người và cho các thánh,(113) xâm nhập sâu xa hơn bằng những suy tư đúng đắn trong đời (xem Hiến Chế Tín Lý Lumen gentium, 12). Chúng ta hãy tự hỏi: chúng ta có cởi mở cho Chúa Thánh Thần không, chúng ta có cầu xin Người soi sáng để chúng ta nhậy cảm với những gì của Chúa? Và đây là kinh nguyện chúng ta phải đọc mỗi ngày: “Lạy Chúa Thánh Thần xin mở lòng con cho Lời Chúa, xin cho lòng con được mở ra cho sự lành, cho sự huy hoàng của Thiên Chúa, hàng ngày.”
Nhưng tôi muốn hỏi các bạn câu này: Có bao nhiêu bạn đọc kinh hàng ngày để cầu xin Chúa Thánh Thần? Tôi đoán là chỉ có rất ít, nhưng chúng ta ý thức rằng ước muốn của Chúa Giêsu là chúng ta phải cầu nguyện hàng ngày với Chúa Thánh Thần để xin Người mở lòng chúng ta cho Chúa Giêsu.
Chúng ta nhớ đến Mẹ Maria “Mẹ hằng ghi nhớ mọi điều và suy đi nghĩ lại trong lòng” (Lc 2,19.51). Việc tiếp nhận những lời này và sự thật của đức tin để cho chúng trở nên đời sống của chúng ta, được thể hiện và tăng trưởng dưới tác động của Thánh Thần. Bằng cách này, chúng ta phải học hỏi nơi Mẹ Maria, khi sống lại lời “xin vâng”, là sự hoàn toàn sẵn sàng để tiếp nhận Con Chúa trong đời sống Mẹ, và vào chính lúc đó Mẹ đã được biến cải. Qua Thánh Thần, Chúa Cha và Chúa Con đến để ở trong chúng ta: chúng ta có sống trong Chúa và vì Chúa không? Đời sống chúng ta có được Thiên Chúa tác động không? Chúng ta đã đem được những điều gì dâng lên Thiên Chúa?
Anh chị em thân mến, chúng ta cần để cho mình thấm nhuần ánh sáng của Thánh Thần, để Người giới thiệu chúng ta với Sự Thật của Thiên Chúa, là Chúa độc nhất trong đời chúng ta. Trong Năm Đức Tin này, chúng ta tự hỏi xem chúng ta đã thực tâm khởi sự nhận biết Chúa Kitô và sự thật của đức tin nhiều hơn không, bằng việc đọc và suy gẫm Thánh Kinh, học hỏi về giáo lý, và thường xuyên lãnh nhận các bí tích không? Đồng thời chúng ta cũng tự hỏi là chúng ta đã làm gì để cho đức tin hướng dẩn hoàn toàn đời sống của chúng ta? Xin đừng làm một Kitô hữu “bán thời”, vào một vài thời khắc, trong vài trường hợp, xin hãy là một Kitô hữu trong mọi lúc! Sự Thật của Chúa Kitô, là Thánh Thần dậy dỗ chúng ta và ban cho chúng ta, luôn luôn và mãi mãi can thiệp vào đời sống chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Người thường xuyên hơn, xin Người hướng dẫn chúng ta trên bước đường của các môn đệ Chúa Kitô.
Những sứ giả bắc nhịp cầu hòa bình cho bán đảo Triều Tiên
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
09:51 15/05/2013
ROMA - Trao đổi với hãng tin truyền giáo Italia ngay sau khi trở về từ chuyến công tác mới đây tại Triều Tiên, cha Gerard Hammond, Tuyên úy phái đoàn chia sẻ : « Theo dấu vết của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các vị giám mục Hàn Quốc, chúng tôi đã kiếm tìm để là những chiếc cầu nối cho hòa bình ». « Trong hoàn cảnh rất đặc biệt, cha Hammond cho biết thêm, điều quan trọng đối với chúng tôi là tạo nên những trạm tiếp nối cho những lời kêu gọi hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô đối với bán đảo Triều Tiên. Cũng như nhiều lần các giám mục Hàn Quốc đã đề cập đến vấn đề hòa giải giữa hai đất nước thông qua việc đối thoại và sự chân thực. Chúng tôi đang và sẽ là những sứ giả cho niềm xác tín này ».
Xuất thân từ Hội Thừa Sai Maryknoll, cha Hammond có nhiều thập niên làm việc tại bán đảo Triều Tiên. Gần đây, vị tuyên úy cũng có mặt trong một phái đoàn gồm 20 thành viên đến Bình Nhưỡng qua ngả Bắc Kinh để hoạt động từ thiện từ ngày 18 tháng Tư đến ngày 5 tháng Năm 2013 mà phần nhiều tại tỉnh lẻ.
Hiệp hội này có tên là Eugene Bell gồm có 5 hoặc 6 thành viên thường trực, trong số đó hiện nay lại có hai linh mục : cha tuyên úy Hommand và vị còn lại thuộc Hội Thừa Sai Paris. Eugene Bell có bề dầy lịch sử trong công tác từ thiện tại Triều Tiên và được chính phủ nước này công nhận là một tổ chức phi chính phủ. Được thành lập năm 1995 theo thiện chí của Stephen Linton, hiệp hội này thiết lập một phái đoàn có nhiệm vụ thăm viếng phục vụ tại một số khu vực của Triều Tiên mỗi năm hai lần. Mỗi chuyến công tác, phái đoàn được tiếp đón tại Bình Nhưỡng như những vị khách của chính phủ và chính thức được bố trí nơi chốn ngủ nghỉ rất chu đáo. Tuy nhiên, đoàn lại dành phần lớn thời gian để tiếp xúc và làm việc ở bên ngoài thủ đô.
Cha Hammond đánh giá cao về sự tiếp đón của những công chức Triều Tiên dành cho phái đoàn, mà trong chuyến thiện nguyện lần này phái đoàn còn có sự tham gia của bốn linh mục Công Giáo. « Chúng tôi được đón tiếp rất tốt, những nhân viên đã thể hiện, qua lời nói và cử chỉ, niềm vui mà chuyến viếng thăm của chúng tôi mang lại cho họ », cha Tuyên Úy tâm sự.
Sống tại Hàn quốc từ 18 năm nay với tư cách là bề trên Hội Maryknoll, và chính thức là công dân của nước này kể từ một năm nay, cha Hammond đã có hơn 30 chuyến công tác nhân đạo đến Triều Tiên. Việc cứu trợ chủ yếu tập trung vào việc cung cấp một số nhu yếu phẩm và nhất là thuốc men điều trị bệnh lao, mà theo như cha cho biết là rất khẩn thiết đối với quốc gia này, vì « vi trùng lao tồn tại trong không khí và bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm, đặc biệt đối với những người không có được chế độ dinh dưỡng tốt, hoặc đang trong tình trạng sức khỏe yếu ».
Về chương trình trong tương lai, linh mục tuyên úy hội Eugene Bell cho biết kế hoạch ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh lao này và có ý định quay trở lại Triều Tiên vào tháng Mười tới đây với hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận từ phía chính phủ.
Dân số Triều Tiên hiện nay có khoảng 22 triệu người, trong số này phân nửa sống dưới ngưỡng cửa của sự nghèo đói.
Xuất thân từ Hội Thừa Sai Maryknoll, cha Hammond có nhiều thập niên làm việc tại bán đảo Triều Tiên. Gần đây, vị tuyên úy cũng có mặt trong một phái đoàn gồm 20 thành viên đến Bình Nhưỡng qua ngả Bắc Kinh để hoạt động từ thiện từ ngày 18 tháng Tư đến ngày 5 tháng Năm 2013 mà phần nhiều tại tỉnh lẻ.
Hiệp hội này có tên là Eugene Bell gồm có 5 hoặc 6 thành viên thường trực, trong số đó hiện nay lại có hai linh mục : cha tuyên úy Hommand và vị còn lại thuộc Hội Thừa Sai Paris. Eugene Bell có bề dầy lịch sử trong công tác từ thiện tại Triều Tiên và được chính phủ nước này công nhận là một tổ chức phi chính phủ. Được thành lập năm 1995 theo thiện chí của Stephen Linton, hiệp hội này thiết lập một phái đoàn có nhiệm vụ thăm viếng phục vụ tại một số khu vực của Triều Tiên mỗi năm hai lần. Mỗi chuyến công tác, phái đoàn được tiếp đón tại Bình Nhưỡng như những vị khách của chính phủ và chính thức được bố trí nơi chốn ngủ nghỉ rất chu đáo. Tuy nhiên, đoàn lại dành phần lớn thời gian để tiếp xúc và làm việc ở bên ngoài thủ đô.
Cha Hammond đánh giá cao về sự tiếp đón của những công chức Triều Tiên dành cho phái đoàn, mà trong chuyến thiện nguyện lần này phái đoàn còn có sự tham gia của bốn linh mục Công Giáo. « Chúng tôi được đón tiếp rất tốt, những nhân viên đã thể hiện, qua lời nói và cử chỉ, niềm vui mà chuyến viếng thăm của chúng tôi mang lại cho họ », cha Tuyên Úy tâm sự.
Sống tại Hàn quốc từ 18 năm nay với tư cách là bề trên Hội Maryknoll, và chính thức là công dân của nước này kể từ một năm nay, cha Hammond đã có hơn 30 chuyến công tác nhân đạo đến Triều Tiên. Việc cứu trợ chủ yếu tập trung vào việc cung cấp một số nhu yếu phẩm và nhất là thuốc men điều trị bệnh lao, mà theo như cha cho biết là rất khẩn thiết đối với quốc gia này, vì « vi trùng lao tồn tại trong không khí và bất kỳ ai cũng có thể bị nhiễm, đặc biệt đối với những người không có được chế độ dinh dưỡng tốt, hoặc đang trong tình trạng sức khỏe yếu ».
Về chương trình trong tương lai, linh mục tuyên úy hội Eugene Bell cho biết kế hoạch ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh lao này và có ý định quay trở lại Triều Tiên vào tháng Mười tới đây với hy vọng sẽ nhận được sự chấp thuận từ phía chính phủ.
Dân số Triều Tiên hiện nay có khoảng 22 triệu người, trong số này phân nửa sống dưới ngưỡng cửa của sự nghèo đói.
ĐTC: Chúa Thánh Thần rộng mở con tim của tín hữu cho Thiên Chúa
Linh Tiến Khải
11:08 15/05/2013
Cần phải để cho ánh sáng của Chúa Thánh Thần tràn ngập chúng ta, để Người rộng mở con tim của chúng ta cho Thiên Chúa và phải khẩn nài Chúa Thánh Thần mỗi ngày trong suốt cuộc sống kitô.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 120.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần 15-5-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.
Xe díp chở Đức Thánh Cha đã đi ra cho tới cuối quảng trường thánh Phêrô để ngài chào các tín hữu đứng ngoài quảng trường Pio XII và đại lộ hòa giải, vì họ không tìm được chỗ trong quảng trường thánh Phêrô. Bên cạnh hàng ngàn đoàn hành hương đến từ các nước Tây Âu, đặc biệt là từ nhiều giáo phận Italia do các Giám Mục hướng dẫn, có các đoàn hành hương đến từ châu Mỹ Latinh như Mêhicô, Honduras, Paraguay, Chile, Argentina và Brasil. Từ Á châu có đoàn hành hương Ấn Độ và một đoàn hành hương Việt Nam. Đến từ xa nhất có đoàn hành hương Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong việc hướng dẫn Giáo Hội và từng người đến với Chân Lý. Chính Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Chúa Thánh Thần ”sẽ hướng dẫn các con tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13), vì chính Người là “Thần Khí của sự thật” (x. Ga 14,17; 15,26; 16,13). Đức Thánh Cha nhận định về thời đại ngày nay như sau:
Chúng ta sống trong một thời đại, trong đó người ta nghi ngờ đối với sự thật. Đức Biển Đức XVI đã nhiều lần đề cập tới chủ thuyết tương đối hóa, nghĩa là khuynh hướng cho rằng không có gì là vĩnh viễn và nghĩ rằng sự thật đến từ sự đồng ý hay từ điều chúng ta muốn. Và người ta tự hỏi: sự thật có hiện hữu thực sự hay không? Sự thật là gì? Chúng ta có thể hiểu biết nó không? Chúng ta có thể tìm thấy nó không? Đến đây tôi nghĩ tới câu hỏi của quan Roma Ponzio Pilato, khi Chúa Giêsu mạc khải cho ông biết ý nghĩa sâu xa sứ mệnh của Người: ”Sự thật là gì?” (Ga 18,37.38). Quan Philatô không hiểu rằng ”sự thật” đang đứng trước mặt ông, ông không trông thấy nơi Đức Giêsu gương mặt của sự thật, là gương mặt của Thiên Chúa. Thế nhưng Đức Giêsu chính là điều đó: Sự Thật, mà khi tới thời viên mãn, ”đã nhập thể” (Ga 1,1.14), đến giữa chúng ta, để chúng ta hiểu biết sự thật. Sự thật không được nắm bắt như một sự vật, nhưng được gặp gỡ. Nó không phải là một sự chiếm hữu, nhưng là một cuộc gặp gỡ với một Bản vị.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Nhưng ai làm cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là ”Lời chân lý, Con duy nhất của Thiên Chúa Cha? Thánh Phaolô dậy rằng ”không ai có thể nói rằng ”Đức Giêsu là Chúa” nếu không dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (1 Cr 12,3). Chính Chúa Thánh Thần, ơn của Chúa Kitô Phục sinh, làm cho chúng ta hiểu biết Chân Lý. Chúa Giêsu định nghĩa Chúa Thánh Thần là ”paraclito” nghĩa là ”Đấng đến trợ giúp chúng ta”, ở bên cạnh chúng ta để nâng đỡ chúng ta trên con đường hiểu biết này. Và trong Bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ rằng Chúa Thánh Thần sẽ dậy dỗ họ mọi điều, bằng cách nhắc lại cho họ biết các lời của Người (x. Ga 14,26).
Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi: Thế thì đâu là hành động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của chúng ta và trong cuộc sống của Giáo Hội để hướng dẫn chúng ta tới sự thật? Trước hết Người nhắc và in sâu trong con tim các tín hữu các lời mà Chúa Giêsu đã nói, và chính qua các lời ấy, lề luật của Thiên Chúa - như các ngôn sứ của Cựu Ước đã loan báo - được viết sâu trong tim chúng ta và trở thành nguyên lý lượng định trong các lựa chọn và hướng dẫn trong các hành động thường ngày, trở thành nguyên tắc sống. Và lời tiên tri của ngôn sứ Edekiel được thực hiện: ”Ta sẽ ban tặng các ngươi một qủa tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi... Ta sẽ đặt thần trí của Ta vào lòng các ngươi và sẽ làm cho các ngươi sống theo các lề luật của Ta và sẽ làm cho các ngươi tuân giữ và thực thi các phán quyết của Ta” (Ed 36,25-27). Thật thế, các hành động của chúng ta nảy sinh từ chính nơi thẳm sâu của chúng ta: đó là trái tim phải trở về với Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi nó, nếu chúng ta rộng mở cho Người.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Thế rồi, như Chúa Giêsu hứa, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta ”tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13). Người không chỉ dẫn chúng ta tới gặp gỡ Chúa Giêsu, là Chân Lý tràn đầy, mà cũng dẫn chúng ta ”trong” Chân Lý, làm cho chúng ta bước vào trong, nghĩa là vào trong sự hiệp thông ngày càng sâu xa hơn với chính Chúa Giêsu, bằng cách trao ban cho chúng ta sự hiểu biết các điều của Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta không thể tự sức mình đạt tới được. Nếu Thiên Chúa không soi sáng chúng ta bên trong, thì việc là kitô hữu của chúng ta sẽ hời hợt. Truyền Thống Giáo Hội khẳng định rằng Thần Khí sự thật hành động trong con tim chúng ta, bằng cách gợi lên ”ý thức đức tin” qua đó, như Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định, Dân Chúa, dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, gắn bó với đức tin được thông truyền một cách bất diệt, đào sâu nó với sự phán đoán ngay thẳng và áp dụng nó một cách tràn đầy hơn vào trong cuộc sống (LG, 12). Chúng ta thử hỏi xem: tôi có rộng mở cho Chúa Thánh Thần không, tôi có cầu xin Người để Người ban ánh sáng cho tôi không, tôi có làm cho mình nhậy cảm hơn đối với các chuyện của Thiên Chúa hay không? Và Đức Thánh Cha khích lệ mọi người:
Đây là một lời cầu, mà chúng ta phải làm tất cả mọi ngày, tất cả mọi ngày: chính nhờ Chúa Thần Thần mà con tim tôi rộng mời cho Lời Chúa, mà con tim tôi rộng mở cho sự thiện, mà con tim tôi rộng mở cho vẻ đẹp của Thiên Chúa, tất cả mọi ngày. Nhưng mà tôi muốn hỏi anh chị em tất cả một câu: ai trong anh chị em cầu nguyện với Chúa Thánh Thần mỗi ngày? Chắc sẽ có ít người lắm, ít lắm, ít lắm, ít lắm. Nhưng chúng ta phải thực thi ước muốn này của Chúa Giêsu, cầu xin Chúa Thánh Thần mỗi ngày để Người rộng mở con tim chúng ta cho Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta hãy nghĩ tới Mẹ Maria là Đấng ”gìn giữ mọi sự bằng cách suy niệm chúng trong tim” (Lc 2,19.51). Việc tiếp nhận các lời và các sự thật của đức tin để chúng trở thành sự sống, được thực hiện và lớn lên dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong nghĩa này cần phải học hỏi từ Mẹ Maria, sống lại ”lời xin vâng” của Mẹ, sự hoàn toàn sẵn sàng của Mẹ tiếp nhận Con Thiên Chúa trong cuộc đời Mẹ, mà từ lúc đó trở đi được biến đổi. Qua Chúa Thánh Thần Thiên Chúa Cha và Chúa Con ở trong chúng ta: chúng ta sống trong Thiên Chúa và sống nhờ Thiên Chúa. Nhưng cuộc sống chúng ta có thực sự được linh hoạt bởi Thiên Chúa hay không? Tôi để bao nhiêu sự vật trước Thiên Chúa?
Anh chị em thân mến, chúng ta cần để cho ánh sáng của Chúa Thánh Thần tràn ngập chúng ta, để Người dẫn đưa chúng ta vào trong Sự Thật của Thiên Chúa, là Chúa duy nhất của cuộc sống chúng ta. Trong Năm Thánh này chúng ta hãy tự hỏi xem chúng ta đã làm được vài bước cụ thể nào để hiểu biết Chúa Kitô và các sự thật đức tin hơn chưa, bằng cách đọc và suy niệm Thánh Kinh, học hỏi Giáo Lý, thường xuyên đến với các Bí Tích. Đồng thời chúng ta cũng hãy tự vấn xem chúng ta đang làm các bước nào để đức tin hướng dẫn toàn cuộc sống chúng ta. Không được là kitô hữu từng lúc thôi, không đựơc là kitô hữu từng lúc, trong một vài lúc, trong một vài hoàn cảnh, trong một vài lựa chọn thôi. Không, không thể là kitô hữu như vậy được, mà phải là kitô trong mọi lúc. Một cách hoàn toàn. Sự thật của Chúa Kitô, mà Chúa Thánh Thần dậy chúng ta và ban tặng cho chúng ta, liên lụy tới cuộc sống thường ngày của chúng ta luôn mãi và hoàn toàn.
Chúng ta hãy khẩn cầu Người thường xuyên hơn, để Người hướng dẫn chúng ta trên con đường là các môn đệ của Chúa Kitô. Chúng ta hãy khẩn nài Người tất cả mọi ngày. Chúng ta hãy đưa ra dốc lòng này: tất cả mọi ngày chúng ta sẽ khẩn nài Chúa Thánh Thần. Anh chị em có làm điều này không? Hả? Tôi không nghe gì hết. Tín hữu tại quảng trường thưa ”có” to hơn. Và Đức Thánh Cha nhắc thêm: tất cả mọi ngày nhé. Và như thế chúa Thánh Thần sẽ đưa chúng ta tới gần Chúa Giêsu Kitô. Xin cám ơn anh chị em.
Sau khi chào các tín hữu và chúc họ có các ngày viếng thăm Roma tươi vui và bổ ích Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 120.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung hàng tuần 15-5-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.
Xe díp chở Đức Thánh Cha đã đi ra cho tới cuối quảng trường thánh Phêrô để ngài chào các tín hữu đứng ngoài quảng trường Pio XII và đại lộ hòa giải, vì họ không tìm được chỗ trong quảng trường thánh Phêrô. Bên cạnh hàng ngàn đoàn hành hương đến từ các nước Tây Âu, đặc biệt là từ nhiều giáo phận Italia do các Giám Mục hướng dẫn, có các đoàn hành hương đến từ châu Mỹ Latinh như Mêhicô, Honduras, Paraguay, Chile, Argentina và Brasil. Từ Á châu có đoàn hành hương Ấn Độ và một đoàn hành hương Việt Nam. Đến từ xa nhất có đoàn hành hương Australia.
Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã nói về hoạt động của Chúa Thánh Thần trong việc hướng dẫn Giáo Hội và từng người đến với Chân Lý. Chính Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Chúa Thánh Thần ”sẽ hướng dẫn các con tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13), vì chính Người là “Thần Khí của sự thật” (x. Ga 14,17; 15,26; 16,13). Đức Thánh Cha nhận định về thời đại ngày nay như sau:
Chúng ta sống trong một thời đại, trong đó người ta nghi ngờ đối với sự thật. Đức Biển Đức XVI đã nhiều lần đề cập tới chủ thuyết tương đối hóa, nghĩa là khuynh hướng cho rằng không có gì là vĩnh viễn và nghĩ rằng sự thật đến từ sự đồng ý hay từ điều chúng ta muốn. Và người ta tự hỏi: sự thật có hiện hữu thực sự hay không? Sự thật là gì? Chúng ta có thể hiểu biết nó không? Chúng ta có thể tìm thấy nó không? Đến đây tôi nghĩ tới câu hỏi của quan Roma Ponzio Pilato, khi Chúa Giêsu mạc khải cho ông biết ý nghĩa sâu xa sứ mệnh của Người: ”Sự thật là gì?” (Ga 18,37.38). Quan Philatô không hiểu rằng ”sự thật” đang đứng trước mặt ông, ông không trông thấy nơi Đức Giêsu gương mặt của sự thật, là gương mặt của Thiên Chúa. Thế nhưng Đức Giêsu chính là điều đó: Sự Thật, mà khi tới thời viên mãn, ”đã nhập thể” (Ga 1,1.14), đến giữa chúng ta, để chúng ta hiểu biết sự thật. Sự thật không được nắm bắt như một sự vật, nhưng được gặp gỡ. Nó không phải là một sự chiếm hữu, nhưng là một cuộc gặp gỡ với một Bản vị.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Nhưng ai làm cho chúng ta biết rằng Chúa Giêsu là ”Lời chân lý, Con duy nhất của Thiên Chúa Cha? Thánh Phaolô dậy rằng ”không ai có thể nói rằng ”Đức Giêsu là Chúa” nếu không dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (1 Cr 12,3). Chính Chúa Thánh Thần, ơn của Chúa Kitô Phục sinh, làm cho chúng ta hiểu biết Chân Lý. Chúa Giêsu định nghĩa Chúa Thánh Thần là ”paraclito” nghĩa là ”Đấng đến trợ giúp chúng ta”, ở bên cạnh chúng ta để nâng đỡ chúng ta trên con đường hiểu biết này. Và trong Bữa Tiệc Ly Chúa Giêsu bảo đảm với các môn đệ rằng Chúa Thánh Thần sẽ dậy dỗ họ mọi điều, bằng cách nhắc lại cho họ biết các lời của Người (x. Ga 14,26).
Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi: Thế thì đâu là hành động của Chúa Thánh Thần trong cuộc sống của chúng ta và trong cuộc sống của Giáo Hội để hướng dẫn chúng ta tới sự thật? Trước hết Người nhắc và in sâu trong con tim các tín hữu các lời mà Chúa Giêsu đã nói, và chính qua các lời ấy, lề luật của Thiên Chúa - như các ngôn sứ của Cựu Ước đã loan báo - được viết sâu trong tim chúng ta và trở thành nguyên lý lượng định trong các lựa chọn và hướng dẫn trong các hành động thường ngày, trở thành nguyên tắc sống. Và lời tiên tri của ngôn sứ Edekiel được thực hiện: ”Ta sẽ ban tặng các ngươi một qủa tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi... Ta sẽ đặt thần trí của Ta vào lòng các ngươi và sẽ làm cho các ngươi sống theo các lề luật của Ta và sẽ làm cho các ngươi tuân giữ và thực thi các phán quyết của Ta” (Ed 36,25-27). Thật thế, các hành động của chúng ta nảy sinh từ chính nơi thẳm sâu của chúng ta: đó là trái tim phải trở về với Thiên Chúa, và Chúa Thánh Thần sẽ biến đổi nó, nếu chúng ta rộng mở cho Người.
Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Thế rồi, như Chúa Giêsu hứa, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta ”tới sự thật toàn vẹn” (Ga 16,13). Người không chỉ dẫn chúng ta tới gặp gỡ Chúa Giêsu, là Chân Lý tràn đầy, mà cũng dẫn chúng ta ”trong” Chân Lý, làm cho chúng ta bước vào trong, nghĩa là vào trong sự hiệp thông ngày càng sâu xa hơn với chính Chúa Giêsu, bằng cách trao ban cho chúng ta sự hiểu biết các điều của Thiên Chúa. Đó là điều chúng ta không thể tự sức mình đạt tới được. Nếu Thiên Chúa không soi sáng chúng ta bên trong, thì việc là kitô hữu của chúng ta sẽ hời hợt. Truyền Thống Giáo Hội khẳng định rằng Thần Khí sự thật hành động trong con tim chúng ta, bằng cách gợi lên ”ý thức đức tin” qua đó, như Công Đồng Chung Vaticăng II khẳng định, Dân Chúa, dưới sự hướng dẫn của Huấn Quyền, gắn bó với đức tin được thông truyền một cách bất diệt, đào sâu nó với sự phán đoán ngay thẳng và áp dụng nó một cách tràn đầy hơn vào trong cuộc sống (LG, 12). Chúng ta thử hỏi xem: tôi có rộng mở cho Chúa Thánh Thần không, tôi có cầu xin Người để Người ban ánh sáng cho tôi không, tôi có làm cho mình nhậy cảm hơn đối với các chuyện của Thiên Chúa hay không? Và Đức Thánh Cha khích lệ mọi người:
Đây là một lời cầu, mà chúng ta phải làm tất cả mọi ngày, tất cả mọi ngày: chính nhờ Chúa Thần Thần mà con tim tôi rộng mời cho Lời Chúa, mà con tim tôi rộng mở cho sự thiện, mà con tim tôi rộng mở cho vẻ đẹp của Thiên Chúa, tất cả mọi ngày. Nhưng mà tôi muốn hỏi anh chị em tất cả một câu: ai trong anh chị em cầu nguyện với Chúa Thánh Thần mỗi ngày? Chắc sẽ có ít người lắm, ít lắm, ít lắm, ít lắm. Nhưng chúng ta phải thực thi ước muốn này của Chúa Giêsu, cầu xin Chúa Thánh Thần mỗi ngày để Người rộng mở con tim chúng ta cho Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha nói thêm trong bài huấn dụ: Chúng ta hãy nghĩ tới Mẹ Maria là Đấng ”gìn giữ mọi sự bằng cách suy niệm chúng trong tim” (Lc 2,19.51). Việc tiếp nhận các lời và các sự thật của đức tin để chúng trở thành sự sống, được thực hiện và lớn lên dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần. Trong nghĩa này cần phải học hỏi từ Mẹ Maria, sống lại ”lời xin vâng” của Mẹ, sự hoàn toàn sẵn sàng của Mẹ tiếp nhận Con Thiên Chúa trong cuộc đời Mẹ, mà từ lúc đó trở đi được biến đổi. Qua Chúa Thánh Thần Thiên Chúa Cha và Chúa Con ở trong chúng ta: chúng ta sống trong Thiên Chúa và sống nhờ Thiên Chúa. Nhưng cuộc sống chúng ta có thực sự được linh hoạt bởi Thiên Chúa hay không? Tôi để bao nhiêu sự vật trước Thiên Chúa?
Anh chị em thân mến, chúng ta cần để cho ánh sáng của Chúa Thánh Thần tràn ngập chúng ta, để Người dẫn đưa chúng ta vào trong Sự Thật của Thiên Chúa, là Chúa duy nhất của cuộc sống chúng ta. Trong Năm Thánh này chúng ta hãy tự hỏi xem chúng ta đã làm được vài bước cụ thể nào để hiểu biết Chúa Kitô và các sự thật đức tin hơn chưa, bằng cách đọc và suy niệm Thánh Kinh, học hỏi Giáo Lý, thường xuyên đến với các Bí Tích. Đồng thời chúng ta cũng hãy tự vấn xem chúng ta đang làm các bước nào để đức tin hướng dẫn toàn cuộc sống chúng ta. Không được là kitô hữu từng lúc thôi, không đựơc là kitô hữu từng lúc, trong một vài lúc, trong một vài hoàn cảnh, trong một vài lựa chọn thôi. Không, không thể là kitô hữu như vậy được, mà phải là kitô trong mọi lúc. Một cách hoàn toàn. Sự thật của Chúa Kitô, mà Chúa Thánh Thần dậy chúng ta và ban tặng cho chúng ta, liên lụy tới cuộc sống thường ngày của chúng ta luôn mãi và hoàn toàn.
Chúng ta hãy khẩn cầu Người thường xuyên hơn, để Người hướng dẫn chúng ta trên con đường là các môn đệ của Chúa Kitô. Chúng ta hãy khẩn nài Người tất cả mọi ngày. Chúng ta hãy đưa ra dốc lòng này: tất cả mọi ngày chúng ta sẽ khẩn nài Chúa Thánh Thần. Anh chị em có làm điều này không? Hả? Tôi không nghe gì hết. Tín hữu tại quảng trường thưa ”có” to hơn. Và Đức Thánh Cha nhắc thêm: tất cả mọi ngày nhé. Và như thế chúa Thánh Thần sẽ đưa chúng ta tới gần Chúa Giêsu Kitô. Xin cám ơn anh chị em.
Sau khi chào các tín hữu và chúc họ có các ngày viếng thăm Roma tươi vui và bổ ích Đức Thánh Cha đã cất kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.
Top Stories
Cambodge: Le point sur l’actualité politique et sociale du 26 mars au 11 mai 2013
Eglises d'Asie
09:50 15/05/2013
Politique intérieure
Elections
* La préparation des élections du 28 juillet prochain domine désormais toute la vie politique cambodgienne :
* Un comité des droits de l’homme composé de parlementaires de 162 pays propose un texte au Conseil de l’Union interparlementaire, dont le Cambodge fait partie, qui demande à ce que Sam Rainsy puisse participer aux futures élections. Le porte-parole du gouvernement cambodgien répond par la négative, car Rainsy a été condamné par une justice indépendante.
* Le 31 mars, plus de 1 000 membres du Parti des Droits de l’Homme (PDH), élisent Son Soubert président du parti, pour permettre à Kem Sokha, l’ancien président, de tenir un poste dans le nouveau Parti du Salut National Cambodgien (PSNC, fusion entre le PSR et le PDH).
* Un rapport de 58 pages composé par Comfrel (Comité pour des élections libres et justes au Cambodge) révèle que 1,25 million de votants (sur 9,6 millions) pourraient perdre leur droit de vote (suppression de noms, données qui ne correspondent pas aux données de la liste des précédentes élections, etc.). Deux semaines auparavant un audit mené par l’Institut démocratique national américain avait révélé que le nom d’un électeur sur dix ne correspondait à personne, et que 9 % des noms d’électeurs avaient été retirés indûment des listes électorales. Le CNE (Comité national pour les élections) rejette en bloc ces accusations, et commence à recruter 735 membres temporaires, tous PPC, pour ses comités provinciaux et communaux.
* Bien que la campagne électorale ne soit pas encore officiellement commencée, Hun Sen utilise tous les moyens pour attaquer l’opposition : si l’opposition gagne, ce sera la guerre civile, car elle fera la chasse aux anciens détenteurs du pouvoir ; ce sera la guerre avec les voisins (19 avril) ; elle changera le nom des écoles qui portent son nom et fera la chasse aux sorcières dans l’administration et l’armée (29 avril). Un clip de 22 minutes et d’autres plus courts sont diffusés à la télévision et sur les radios, qui montrent Sam Rainsy et Kem Sokha, les deux dirigeants actuels du PSNC, s’insultant et se reprochant leurs positions politiques durant les précédentes campagnes...
* Un manuel de 80 pages donne des directives aux membres du PPC de tous les niveaux pour mener la campagne : on y vante les réalisations du gouvernement, l’histoire du PPC, les moyens de s’opposer à l’opposition, le rôle du PPC dans l’établissement de la paix lors des Accords de Paris. On y ridiculise le PSR dont les Combattants pour la liberté de 2 000 étaient d’anciens membres ; on ridiculise le nom du PSNC (Parti du Salut National Cambodgien) : de quoi doit-on sauver le pays ? etc. Tous les médias sont acquis au PPC et diffusent de la propagande en sa faveur 365 jours par an, on ne peut que prévoir sa victoire...
* Pour s’attirer les votes des musulmans, Hun Sen vante la tolérance (et la paix religieuse réelle) qui existe entre les religions au Cambodge. Il fait un don de 5 000 dollars pour le concours annuel de chants organisé par le communauté musulmane.
* Le PPC assure sa succession dynastique : selon les traditions d’une société clanique, les ministres nomment leurs fils comme candidats aux futures élections (Hun Manit, le plus jeune fils de Hun Sen ; Sar Sokha, fils du ministre de l’Intérieur Sâr Kheng ; Say Sam Al, fils de Say Chhum, président du Sénat ; Dith Tyna, fils de Dith Munthy, président de la Cour suprême ; Cheam Chansophoan, fils de Cheam Phéap, député ; Sok Sokhan, fils de Sok An, Vice-Premier ministre ; Dy Vichéa, fils de Hok Lundy et gendre de Hun Sen). « J’espère que les enfants PPC seront plus ouverts et iront du côté de la démocratie », commente Son Soubert. L’arrivée de ces jeunes pourrait amener des scissions au sein du PPC.
* Selon Hun Sen, Manit, son jeune fils, est sans doute le fils du Néak Ta Anchanh Koh Thmâr, qui, par un éclair, a frappé un banian proche de sa maison lors de sa conception.
* Dans l’opposition, deux fils du président du PSR sont également désignés comme candidats.
* Selon le CNE, le peu de dons de l’étranger (don d’ordinateurs pour une valeur de 26 000 dollars de la part de la Corée du Sud) montre la confiance de la Communauté internationale dans le système électoral cambodgien. On enregistre seulement 18 candidatures d’observateurs (592 en 2008, 1 156 en 2003). La réalité est toutefois différente : le 24 avril, l’ONU confirme qu’elle n’enverra pas d’observateurs car elle n’y a pas été invitée par le gouvernement (son envoyé Surya Subédi a fait un rapport très critique sur le CNE en 2012). L’Union européenne refuse de financer, car ses recommandations n’ont pas été suivies d’effets.
* La période d’enregistrement des partis et de leurs candidats est fixée entre le 29 avril et le 13 mai. Chaque parti doit verser 3 760 dollars, qui lui seront rendus s’il obtient plus de 3 % des voix. Le pays compte 43 partis politiques inscrits au ministère de l’Intérieur, mais seulement une dizaine participent aux réunions du CNE. Le PPC s’inscrit le premier, suivi du FUNCINPEC, et du Parti démocratique républicain et de la Nation du Kampuchéa, le Sanchéat Khmer Parti, le parti de la Fédération pour la Démocratie. Le PSNC attend le 11 mai, afin de faire pression sur le CNE pour qu’il révise les listes électorales.
* Le 8 mai, le député Cheam Yéap écrit une lettre à Hun Sen et à Heng Samrin, président de l’Assemblée nationale, pour leur demander de geler les salaires des députés appartenant au PSNC, car ils forment un parti qui n’est pas encore reconnu à l’Assemblée. Les députés du PSR et de PDH doivent donc quitter l’hémicycle jusqu’à après les élections. Ils n’y sont tolérés que grâce à la sympathie et à la compréhension de la part du président de l’Assemblée. De fait, la loi cambodgienne est ainsi faite.
Décentralisation et changements
* Par souci de décentralisation, le Premier ministre propose un amendement à la loi qui donnera aux gouverneurs le pouvoir de désigner leurs collaborateurs provinciaux et municipaux, choix jusqu’à présent privilège des ministres. En réalité, c’est un renforcement du pouvoir du Premier ministre, dont les gouverneurs sont ses conseillers.
* Le 18 avril, Hun Sen ordonne la mise à la retraite de dix gouverneurs pour raison d’âge : ceux de Siemréap, de Kompong Thom, Kompomg Cham (frère de Hun Sen), Stoeung Treng, Kandal, Kompong Speu, Mondolkiri, Phnom Penh. Celui d’Oddar Méan Chhey est remplacé pour des raisons de santé, celui de Bantéay Méan Chhey se retire pour se lancer dans la course électorale. Ainsi, Pa Sochéatvong devient gouverneur de Phnom Penh à la place de Kep Chuktema, qui brigue un mandat de député. En février, il avait ordonné la retraite de dix députés du PPC, et d’autres hauts fonctionnaires, sans donner de raisons.
Politique extérieure
* Hun Sen faitun don de 500 000 dollars pour construire un complexe scolaire au Mali, qui a une population à peu près égale à celle du Cambodge, et un PIB individuel légèrement supérieur.
* Du 8 au 12 avril, Hun Sen se rend en Chine où il participe à divers forums auxquels assistent de nombreux responsables politiques de l’ASEAN. Il promet de soutenir « les intérêts stratégiques chinois ». Un « comité inter-gouvernemental de coodination » est établi pour renforcer « le partenariat et la coopération stratégique ». « La Chine utilise le Cambodge comme un instrument pour diviser l’ASEAN », remarque l’observateur cambodgien Lao Mong Hay.
* Le 15 avril, le ministre des Affaires étrangères cambodgien et onze de ses collaborateurs se rendent à la Cour internationale de La Haye pour quatre jours de discussions avec une délégation thaïlandaise. La Cour doit interpréter son jugement de juin 1962 et définir à quel pays appartiennent les 4,6 km² qui entourent le temple de Préah Vihéar. La décision sera rendue dans plusieurs mois. Ces discussions parfois tendues n’empêchent pas le commerce de progresser : en 2012, le Cambodge a exporté pour 252 millions de dollars en Thaïlande et importé pour 3,8 milliards.
Chambres spéciales au sein de Tribunaux cambodgiens
* Le 24 mars, les gouvernements suédois et norvégien accordent chacun un don de un million de dollars au côté international du Tribunal. Depuis l’établissement du tribunal, le Norvège a donné un total de six millions de dollars.
Economie
Agriculture
* Le 7 mai, le directeur de la société d’Etat d’exportation de riz annonce que, depuis le début de l’année, le Cambodge a exporté 118 500 tonnes de riz décortiqué, soit une croissance de 43 % par rapport à l’année dernière, principalement en direction de l’Union européenne. Ces dernières années, le riz cambodgien était décortiqué en Thaïlande et vendu comme riz parfumé thaïlandais.
* Le 27 avril, la société Asia Salt, filiale khmère d’une société coréenne, et financée par la Grande Bretagne, la Suisse et l’Australie, inaugure des installations d’un coût de 2,9 millions de dollars, qui permettront de fournir 20 000 tonnes de sel d’excellente qualité par an pour l’exportation. Cette société emploiera 350 personnes sur une superficie de 120 hectares. La région comprend environ 4 500 hectares de salines, et produit en moyenne 80 000 tonnes de sel par an, de qualité inférieure à celle des pays voisins.
Tourisme
* Le 2 avril, le conglomérat cambodgien Royal Group signe un accord avec la plus grande compagnie aérienne des Philippines pour créer Cambodia Airlines, une seconde compagnie nationale, après Cambodia Angkor Air. On prévoit cinq millions de touristes en 2015. Pour les accueillir, les aéroports cambodgiens engagent 150 millions de dollars d’investissement pour doubler leur capacité d’accueil.
Commerce
* Les exportations cambodgiennes vers l’Europe ont crû de 23 % en 2012, pour atteindre 2,32 milliards de dollars, grâce notamment à l’accord multifibre. Elles représentent 42 % du total des exportations. Ces exportations sont essentiellement des produits textiles et des chaussures, mais également des pièces détachées (225 millions de dollars).
* Depuis 2009, l’Union européenne importe du sucre cambodgien. Elle en a importé 15 500 tonnes en 2012, pour une valeur de près de dix millions d’euros. Des ONG de défense des droits de l’homme accusent l’UE d’acheter du sucre, « prix du sang » des Khmers, produit par les usines du sénateur cambodgien Ly Yong Phat, qui a dépossédé les paysans de leurs terres.
* Le 28 mars, Jonay Day, société juridique britannique, porte plainte contre la société anglaise Tate & Lyle, importatrice du sucre cambodgien, au nom de 200 familles cambodgiennes dépossédées par Ly Yong Phat en 2006, mais qui seraient légalement propriétaires de 1 364 hectares. En 2009, Tate & Lyle a signé un accord pour cinq ans avec la société thaïlandaise Khon Kaen Sugar qui détient la majorité des plantations de sucre de Ly Yong Phat, et qui a importé 48 000 tonnes de sucre pour une valeur de 32 millions de dollars. En juillet 2012, la Commission nationale des droits de l’homme thaïlandaise avait rendu public un rapport préliminaire qui rendait la société Khon Kaen Sugar, associée à Ly Yong Phat, responsable des exactions à l’égard des paysans. En octobre 2012, le parlement européen a demandé une enquête. Le 20 mars 2013, le parlement européen demande à son représentant de mener une enquête sur l’application de la résolution passée en octobre dernier, concernant les concessions économiques au Cambodge, notamment les concessions dans la province de Koh Kong. En novembre 2012, des ONG aident les familles à porter plainte également contre l’American Sugar, société mère de Tate & Lyle.
* Le 8 mai, le ministre cambodgien de l’Agriculture défend Tate & Lyle : les paysans n’avaient pas de titres de propriété quand leurs terres ont été données en concession.
Dons et investissements
* Le 24 mars, le Premier ministre pose la première pierre d’un pont sur le Bassac financé à hauteur de 20 millions de dollars par la Chine. Hun Sen félicite la Chine qui a accordédes fonds pour la construction de 11 des 17 projets de ponts : sept sont achevés, cinq sont en construction avec l’aide de la Chine et du Japon. Deux ponts sont prévus sur le Mékong : l’un dans la province de Kratié, l’autre dans celle de Kompong Cham. Le Premier ministre demande, en outre, l’aide de la Chine pour construire un pont de 3,5 km au dessus du Tonlé Sap, qui relira les provinces de Kompong Chhnang à celle de Kompong Thom.
* Le 19 mars, Ly Yong Phat signe un contrat avec une société thaïlandaise pour l’installation d’une usine de fabrication de matériel électronique dans la Zone économique spéciale de Koh Kong. La société devrait investir 27 millions de dollars.
* Le 27 mars, l’ambassadeur du Koweit annonce la construction d’une école coranique pour une valeur de 350 000 dollars qui pourra former 400 étudiants aux « sciences de la charia ».
* Les travaux de déboisement en vue de la construction du barrage Sésan II ont commencé le 21 mars. Le maire de secteur, PSR, doit signer un engagement de ne pas parler aux médias.
* Seuls 18 % des 190 000 m² de locaux administratifs construits à Phnom Penh sont vacants, ce qui donne un taux d’occupation de près de 80 %. « C’est un bon signe de la croissance du marché », dit un spécialiste.
* Le 6 avril, le Premier ministre Hun Sen se rend en Chine. Il y rencontre le Premier ministre et le président chinois. Il signe huit contrats, dont l’un de 1,67 milliard concernant une raffinerie de pétrole dans la province de Kampot. Cette raffinerie devrait raffiner plus de cinq millions de tonnes de brut chaque année, extrait du golfe de Thaïlande, et commencer à produire de l’essence dès cette année.
Il signe également des prêts, l’un de 73 millions pour des projets d’irrigation de la province de Kompong Thom, et pour la construction d’un pont à Saang. Selon le ministre cambodgien du Commerce, la Chine aurait fait un don de 47 millions au gouvernement pour subvenir à son déficit budgétaire, et accordé un prêt à faible intérêt de 500 millions.
* Le 17 avril, la Banque mondiale bloque un contrat de dix ans pour l’électrification des provinces cambodgiennes par la société canadienne SNC-Lavalin, de triste renommée mondiale, pour un pot de vin de 50 millions de dollars versés au Bangladesh dans un contrat de construction d’un pont.
* L’Agence française de développement (AFD) célèbre ses 20 ans de présence au Cambodge. Elle est au 7ème rang des donateurs d’aides, avec 354 millions de dollars, dont 130 millions pour huit projets en 2013-2014. 90 % de cette somme consistent en prêts.
* Le 30 avril, le Japon signe un prêt de 90 millions de dollars pour financer la reconstruction des 47 km de la nationale 5 entre Battambang et Sisophon, qui se trouve sur le corridor économique entre Bangkok et Ho Chi Minh-Ville. Depuis 2010, le Japon a accordé 335 millions en dons et 139 millions en prêts conventionnés. Depuis 2012, les investissements japonais ont plus que doublé pour atteindre 259 millions, et le commerce entre les deux pays a atteint 800 millions. Une société de confection de vêtements de ski s’installe dans la ZES de Bavet, et emploie déjà 200 personnes.
Société
Travailleurs migrants
* Plus de 20 000 Cambodgiens travaillent ou étudient en Corée du Sud.
* Le 10 mai, une Taïwanaise est arrêtée pour trafic d’être humain. Elle est propriétaire de la Société de Pêche du Grand Océan International, reconnue par le ministère cambodgien de l’Intérieur comme agence de recrutement. Elle aurait recruté et vendu plus de 1 000 Cambodgiens comme esclaves sur des bateaux pêchant près de l’Afrique. Ces esclaves travaillaient 20 heures par jour, avec peu de nourriture et pas de salaire. Elle les avait recrutés pour aller travailler au Japon, et promis un salaire de 250 dollars.
* Durant les deux dernières semaines d’avril, après les déplacements du Nouvel An, la police a stoppé l’entrée de 2 235 Cambodgiens en Thaïlande.
* En 2012, le secteur du bâtiment a connu une croissance des investissements de 72 %, s’élevant à 2,11 milliards de dollars. Cependant, les employeurs ont des difficultés à trouver du personnel, qui, même qualifié, part en Thaïlande pour gagner un meilleur salaire (300 dollars/mois). Ils seraient 500 000 dans ce pays, dont la moitié comme clandestins. Seule une amélioration des conditions économiques des travailleurs au Cambodge tarira ce flux.
Mouvements sociaux
* Le 27 mars, les 221 ouvriers de l’usine Kingsland Garment, après trois mois de manifestations, obtiennent des indemnités de licenciement qui s’élèvent entre 427 et 1 851 dollars, selon leur ancienneté, soit un total de 205 000 dollars, versés après la liquidation des avoirs de leur usine en faillite.
* Le 3 avril, près de 3 000 employés d’une usine de confection textile se mettent en grève, car la direction menace de supprimer leur bonus annuel s’il prennent six jours de congé au lieu de quatre, à l’occasion du Nouvel An.
* Le 9 avril, près de 200 anciens employés de la société thaïlandaise Mefone en faillite, qui représentent 1 092 employés, manifestent devant l’ambassade de Thaïlande, pour demander que leur soient versées leurs indemnités de licenciement, soit environ 4,4 millions de dollars. Dix-huit employés thaïlandais les ont reçu le 3 avril dernier.
* Le 22 avril, après trois jours de grève, environ 2 000 manifestants de l’usine textile Full Fortune de Svay Rieng obtiennent gain de cause, dont, en autres, une augmentation de salaire de dix dollars, une augmentation d’indemnité de transport qui passera de trois à six dollars.
Impôts
Le FMI et les pays donateurs d’aides insistent pour que des taxes et impôts rentrent dans les coffres de l’Etat. Jusqu’à présent, seules certaines sociétés payent des impôts. La mise en place de l’impôt sur les bas salaires s’oppose à une résistance :
* Le 1er avril, une centaine de chauffeurs de taxi d’une société coréenne se mettent en grève pour refuser de payer la taxe de 10 % sur leurs salaires. La société accepte de payer cet impôt à leur place.
* Le 1er mai, plus de 50 ingénieurs employés par une société japonaise pour la construction du pont de Néak Luoeung, manifestent pour ne pas payer un impôt de dix dollars sur leur salaire de 400.
* Les exportateurs de fruits de mer s’opposent également à payer une taxe de 10 %, car ils ne seraient plus compétitifs face au Vietnam et à la Thaïlande. Selon le ministre du Commerce, le Cambodge a exporté 1 600 tonnes de poissons et de fruits de mer en 2012, pour moins de 3,5 millions de dollars. La Thaïlande exporte chaque année pour 6,5 milliards en fruits de mer, et le Vietnam 4,5 milliards.
Conflits fonciers
* Le 2 avril, durant la Conférence annuelle de la Banque mondiale, le représentant de l’agence de développement allemande GIZ fait l’éloge à Hun Sen pour avoir distribué près de deux millions de titres de propriété en dix mois. Le représentant allemand émet quelques réserves sur les réticences à accorder des titres collectifs aux communautés ethniques, ainsi que sur son refus de régler les conflits fonciers avec les détenteurs de concessions. Les organisations de défense des droits de l’homme ont une opinion différente. Selon ADHOC, beaucoup de ces titres de propriété ne sont pas destinés à l’amélioration de la vie des pauvres, mais ne sont qu’« un instrument pour légaliser les terres occupées par les riches et les puissants ».
* Selon un rapport de sept organisations internationales et ONG, dont le OIT (Organisation internationale du travail), CLEC (Centre d’éducation légale des communautés), CEDA (Centre d’étude et de développement de l’agriculture), alors que la loi foncière de 2001 prévoit d’accorder des titres collectifs aux minorités, la directive gouvernementale 01BB incite ces minorités à abandonner leurs terres collectives en échange de titres de propriété individuelle : les autorités n’aideront pas ceux qui n’acceptent pas les titres individuels. Selon ADHOC, les minorités vont être transformées à court terme en force de travail dans les plantations.
* Le 10 avril, 29 familles de Ratanakiri portent plainte contre trois sociétés qui coupent la forêt dans la réserve animalière de Lumphat depuis février. Ces sociétés auraient déjà coupé 600 arbres. Ces sociétés (Daun Penh Agri, Hoa Anh Andong Méas, Hoa Anh Lumphat) ont reçu environ 15 000 hectares en concession pour y planter des hévéas.
* Le 18 avril, les autorités de Ratanakiri confisquent 669 pièces de bois précieux, représentant 589 m3 dans une concession accordée à la société vietnamienne Hoa Anh. Selon ADHOC, ces pièces de bois mesurent de 25 à 30 de long et environ 50 cm de diamètre.
* Plus de 120 villageois de Ratanakiri (Trang Churng) manifestent contre un magnat local qui a vendu leurs terres à une société chinoise. La loi foncière de 2001 stipule que toute personne vivant sur un terrain depuis dix ans avant cette loi en est propriétaire.
* Le 2 mai, 50 représentants de 157 familles de Préah Vihéar, expulsées de leurs terres en 2010 par un ancien conseiller du président du Sénat Chéa Sim, apportent une pétition à Hun Sen pour la 4ème fois afin deréclamer leurs terres.
* Le 6 mai, une douzaine de villageois de Koh Kong portent une lettre de protestation contre la société chinoise UDG qui construit un ensemble balnéaire de 3,8 millions de dollars et qui veut les expulser de leurs terres, contre leur gré.
* Le 30 avril, Thun Saray, de l’association ADHOC, note 48 cas d’intimidation de ses agents lors de conflits fonciers depuis le début de l’année. Il y en a eu 238 l’an dernier.
* En février,le ministre de l’Agriculture signe un accord avec Try Phéap, pour commercialiser tous les arbres coupés dans les concessions de Ratanakiri, afin de « générer des royalties dans les caisses de l’Etat ».
* Vingt-sept concessions ont été attribuées dans la province de Ratanakiri et couvrent 222 933 hectares, dont la moitié (108 513 hectares) dans le Parc naturel de Virachey, qui en comprend 333 000 et qui est inscrit sur la liste du patrimoine de l’ASEAN. L’octroi des concessions est une mesure déguisée pour détourner le moratoire de 2002 interdisant la déforestation.
- En février 2011, le Premier ministre accorde deux concessions de 18 855 hectares, pour un bail de 70 ans à Try Phéap à l’intérieur du Parc.
- En mai 2011, Try Phéapa reçu 9 916 hectares dans la réserve de vie sauvage de Boeung Per dans la province de Préah Vihéar. Il a donné 130 000 dollars pour construire le siège du PPC local, pour acheter des motos et des appareils photo au personnel...
* L’ADHOC fait remarquer que puisqu’un marché existe désormais, on va couper des arbres même en dehors des concessions et notamment dans les forêts primaires.
Expulsions : vers une solution ?
* Le 22 avril, plus de cent anciens résidents de Boeung Kâk manifestent pour réclamerla libération de Mme Yorn Bopha. La police réprime la manifestation avec violence. Le 29 avril, une vingtaine de manifestants de Boeung Kâk, de Borey Keila, de Thmâr Kaul (près de l’aéroport de Pochentong) arrivent devant le siège du PPC. Ils prient les esprits pour que le PPC ne gagne pas les élections. Ils brûlent des sarongs, dons du PPC en 2007, et libèrent des moineaux de leur cage pour demander la libération de Yorn Bopha. Le 6 mai, des manifestants de Boeung Kâk brûlent en effigie en carton du ministre de la Justice. Les manifestations sont quasi quotidiennes.
* Le 3 mai, les résidants de Boeung Kâk proposent une solution au nouveau maire de Phnom Penh, plus conciliant que le précédent : elles peuvent loger les familles exclues des 12,44 hectares accordés par le Premier ministre, car il reste environ 2,1 hectares de terrain libre. Le 3 mai, le maire de Phnom Penh accepte de recevoir en personne une délégation de manifestants. Dans son discours d’intronisation, il a promis de régler le problème.
* Le 7 mai, le nouveau gouverneur de Kompong Thom promet de distribuer des terres aux 500 familles expulsées en 2009 pour les donner en concession à une société vietnamienne. La plupart de ces familles sont celles de vétérans handicapés.
Santé
* Depuis 1997, plusieurs campagnes de vaccination ont protégé de nombreux enfants. La Cambodge a mis en place six vaccinations : tétanos, tuberculose, polio, varicelle, diphtérie, fièvre, et récemment hépatite B et bronchite. En dix ans, les vaccinations ont atteint 90 % des enfants. En 2013, priorité est donnée à 1 600 villages marginalisés, non encore vaccinés, spécialement les minorités ethniques et les migrants internes. Ce programme de sept millions de dollars est financé par Gavi Alliance. Un autre fonds de Gavi permettra la vaccination contre le pneumocoque en 2015.
* Un projet de 400 millions de dollars sur trois ans est lancé pour tenter de lutter contre la résistance à l’artémisinine du plasmodium de la malaria. La crainte de l’OMS est que cette résistance ne s’étende à l’Afrique où elle pourrait causer 700 000 morts. Le siège régional de l’OMS se déplace de Bangkok à Phnom Penh. Au Cambodge, le nombre des cas de malaria n’a cessé de diminuer depuis 2009, de 52 000 à 14 000 en 2012.
* Le ministère de la Santé veut recruter 600 sage-femmes. Cinq cents membres du personnel d’obstrétique ont recu une formation de sage-femme l’an dernier. La mortalité infantile est passée de 95 pour 1 000 en 2000, à 45 en 2010. En 2010, le taux de mortalité des femmes en couche est de 250 pour 100 000. 70 % d’entre elles accouchent avec l’aide d’un personnel qualifié, dont 59 % dans des hôpitaux publics.
* Selon l’OMS, le Cambodge est en mesure d’éradiquer le virus du sida d’ici à sept ans. Mais les travailleurs sociaux sont moins optimistes : si le taux de prévalence est faible parmi la population (0,7 %), il reste élevé parmi les drogués (25 %) et les prostituées (12 %). En 2011, on note seulement 1 000 nouveaux cas (15 500 dans les années 1990).
* Le 8 mai, les politiciens et hommes d’affaires cambodgiens et étrangers ont collecté 14 millions pour la Croix-Rouge cambodgienne, dirigée par Mme Bun Rany, épouse du Premier ministre. La société coréenne Booyoung (qui construit une ville satellite de Phnom Penh) a donné trois millions, Naga Corp et la société militaire vietnamienne de télécommunication Metfone ont versé chacune 500 000 dollars, la société chinoise de télécommunication 200 000, Try Phéap et Lao Meng Khin chacun 100 000, Kep Chuktéma, ancien gouverneur de Phnom Penh, 300 000, etc. Seuls étaient invités les membres du PPC. On peut se poser des questions sur l’origine des sommes données, quand on sait que le salaire mensuel d’un ministre est officiellement de 1 000 dollars.
Education nationale
* Un rapportannuel de l’ESCAP (Commission économique et sociale pour l’Asie et le Pacifique), en date du 18 avril, pointe les faiblesses du développement du Cambodge, entre autres de l’éducation : les travailleurs du Cambodge-Laos-Myagmar-Vietnam ont en moyenne 5,5 ans de scolarité, par rapport à 8,4 dans les autres pays. 75 % des Cambodgiens savent lire et écrire, contre 90 à 95 % dans les autres pays (excepté le Laos). 3 % du budget national est destiné à l’Education.
Armée
* Le 4 avril, 152 membres de la police militaire et personnel médical sont envoyés au Sud-Soudan. Ils vont remplacer un contingent envoyé dans ce pays il y a un an.
* Le CMAC (Centre cambodgien d’action contre les mines) a dressé des rats géants africains comme détecteurs de mines.
Divers
* Cette année, la température a été supérieure de 1 à 2 % par rapport à celles de l’an dernier. En fin mars, de violents orages ont détruit 188 maisons dans la province de Prey Veng ; le 9 avril, 19 maisons dans la province de Kampot (deux morts et trois blessés). Le 28 avril, quatre personnes sont tuées par la foudre, et deux autres blessées. Depuis le début de l’année, 34 personnes ont été tuées par la foudre (25 l’année dernière durant la même période).
* Le multimillionnaire russe Sergei Polonsky, incarcéré pendant trois mois pour avoir forcé six matelots cambodgiens à l’aide d’un couteau à sauter par dessus bord, obtient une libération conditionnelle après avoir payé 45 000 dollars de caution. Il avait déjà payé 20 000 dollars à chacun des six matelots comme « dommages et intérêts ».
* En 2011, 450 000 Cambodgiens avaient accès à Internet. Un projet de 180 millions de dollars lancé par des Chinois et des Singapouriens vise à installer 9 000 km de fibre optique d’ici 2015.
* Le Metropolitan Museum of Art de New York accepte de rendre deux statues du temples de Kok Ker, volées entre 1970 et 1975. Elle mesurent 1,2 m de haut et pèsent 90 kg chacune. On ne connaît pas encore la date de leur retour. On espère que d’autres musées suivront cet exemple.
* Le 7 mai, la société coréenne Boonyoung pose la première pierre d’une nouvelle ville satellite de 23,5 hectares sur la commune de Teuk Thla, pour un devis de 2,1 milliards de dollars. La construction de Camcocity, d’un coût de 2 milliards de dollars, est interrompue pour des problèmes de malversations financières. En avril, le sénateur Ly Yong Phat a posé la première pierre de sa Garden City, nouvelle ville satellite.
* La JICA (Agence japonaise de développement) finance la pose de 20 km de canalisations pour l’évacuation des eaux de pluies et des eaux usées de Phnom Penh, pour un coût de 105 millions de dollars.
Divers
* Un Français gagne la 17ème course de la traversée du Mékong à la nage, qui a vu concourir 112 personnes.
* Gérald Babin, participant à l’émission Koh Lanta, meurt le 24 mars, de deux attaques cardiaques successives. Plusieurs médias accusent le docteur Thierry Costa de négligences qui aurait causé son décès. Profondément blessé par ces critiques, le médecin se suicide.
* Pour le Nouvel An khmer, 100 artistes cambodgiens ouvrent la « saison du Cambodge » au Rubin Museum de New York.
* Le 23 avril, Hun Sen accorde le titre de « Kétès Bandet » (‘Glorieux savant’) à neuf moines et de « Kétès Sétha Bandet » (‘Glorieux savant économiste’) à Kéat Chhon, ministre des Finances.
* Le 24 avril, un bateau russe battant le pavaillon de complaisance cambodgien se fait arraisonner par la marine japonaise.
* Le 3 mai, la statue de Chéa Vichéa, syndicaliste assassiné le 22 janvier 2004, est dressée près du lieu de son meurtre. Elle a coûté 7 000 dollars, la municipalité de Phnom Penh en a payé 5 000. Ses assassins courent toujours, alors que deux boucs émissaires sont en prison.
* Le dimanche 16 juin, de 9 à 13 h, les Cambodgiens de France organiseront une cérémonie bouddhique à la mémoire du P. Robert Venet, décédé le 17 janvier dernier, à la Pagode Bodhivansa, 101 boulevard de la République, 77 420 Champs-sur-Marne, avec la présence du P. François Ponchaud.
Lu pour vous
Itinéraire d’un intellectuel khmer rouge, Suong Sikoeun, 538 pp., Paris, 2013, 35 €.
Préface et annexe « Les acteurs du drame » de 79 pp., par Henri Locard.
Ce livre, conçu à l’origine comme une thèse de sociologie politique, noie souvent le lecteur sous une avalanche de noms avec de nombreuses précisions sur l’itinéraire de chacun, intéressantes certes, mais qui rendent la lecture un peu difficile. L’auteur y exprime sa désillusion à la hauteur de ses espérances premières et de ses sacrifices de militant. On y apprend des détails intéressants sur la personnalité des différents acteurs, spécialement de Ieng Sary, et sur l’opposition constante de Pol Pot à son égard. On y trouve des informations intéressantes et inédites sur la fin du mouvement Khmer rouge après 1979.
(Source: Eglises d'Asie, 15 mai 2013)
Elections
* La préparation des élections du 28 juillet prochain domine désormais toute la vie politique cambodgienne :
* Un comité des droits de l’homme composé de parlementaires de 162 pays propose un texte au Conseil de l’Union interparlementaire, dont le Cambodge fait partie, qui demande à ce que Sam Rainsy puisse participer aux futures élections. Le porte-parole du gouvernement cambodgien répond par la négative, car Rainsy a été condamné par une justice indépendante.
* Le 31 mars, plus de 1 000 membres du Parti des Droits de l’Homme (PDH), élisent Son Soubert président du parti, pour permettre à Kem Sokha, l’ancien président, de tenir un poste dans le nouveau Parti du Salut National Cambodgien (PSNC, fusion entre le PSR et le PDH).
* Un rapport de 58 pages composé par Comfrel (Comité pour des élections libres et justes au Cambodge) révèle que 1,25 million de votants (sur 9,6 millions) pourraient perdre leur droit de vote (suppression de noms, données qui ne correspondent pas aux données de la liste des précédentes élections, etc.). Deux semaines auparavant un audit mené par l’Institut démocratique national américain avait révélé que le nom d’un électeur sur dix ne correspondait à personne, et que 9 % des noms d’électeurs avaient été retirés indûment des listes électorales. Le CNE (Comité national pour les élections) rejette en bloc ces accusations, et commence à recruter 735 membres temporaires, tous PPC, pour ses comités provinciaux et communaux.
* Bien que la campagne électorale ne soit pas encore officiellement commencée, Hun Sen utilise tous les moyens pour attaquer l’opposition : si l’opposition gagne, ce sera la guerre civile, car elle fera la chasse aux anciens détenteurs du pouvoir ; ce sera la guerre avec les voisins (19 avril) ; elle changera le nom des écoles qui portent son nom et fera la chasse aux sorcières dans l’administration et l’armée (29 avril). Un clip de 22 minutes et d’autres plus courts sont diffusés à la télévision et sur les radios, qui montrent Sam Rainsy et Kem Sokha, les deux dirigeants actuels du PSNC, s’insultant et se reprochant leurs positions politiques durant les précédentes campagnes...
* Un manuel de 80 pages donne des directives aux membres du PPC de tous les niveaux pour mener la campagne : on y vante les réalisations du gouvernement, l’histoire du PPC, les moyens de s’opposer à l’opposition, le rôle du PPC dans l’établissement de la paix lors des Accords de Paris. On y ridiculise le PSR dont les Combattants pour la liberté de 2 000 étaient d’anciens membres ; on ridiculise le nom du PSNC (Parti du Salut National Cambodgien) : de quoi doit-on sauver le pays ? etc. Tous les médias sont acquis au PPC et diffusent de la propagande en sa faveur 365 jours par an, on ne peut que prévoir sa victoire...
* Pour s’attirer les votes des musulmans, Hun Sen vante la tolérance (et la paix religieuse réelle) qui existe entre les religions au Cambodge. Il fait un don de 5 000 dollars pour le concours annuel de chants organisé par le communauté musulmane.
* Le PPC assure sa succession dynastique : selon les traditions d’une société clanique, les ministres nomment leurs fils comme candidats aux futures élections (Hun Manit, le plus jeune fils de Hun Sen ; Sar Sokha, fils du ministre de l’Intérieur Sâr Kheng ; Say Sam Al, fils de Say Chhum, président du Sénat ; Dith Tyna, fils de Dith Munthy, président de la Cour suprême ; Cheam Chansophoan, fils de Cheam Phéap, député ; Sok Sokhan, fils de Sok An, Vice-Premier ministre ; Dy Vichéa, fils de Hok Lundy et gendre de Hun Sen). « J’espère que les enfants PPC seront plus ouverts et iront du côté de la démocratie », commente Son Soubert. L’arrivée de ces jeunes pourrait amener des scissions au sein du PPC.
* Selon Hun Sen, Manit, son jeune fils, est sans doute le fils du Néak Ta Anchanh Koh Thmâr, qui, par un éclair, a frappé un banian proche de sa maison lors de sa conception.
* Dans l’opposition, deux fils du président du PSR sont également désignés comme candidats.
* Selon le CNE, le peu de dons de l’étranger (don d’ordinateurs pour une valeur de 26 000 dollars de la part de la Corée du Sud) montre la confiance de la Communauté internationale dans le système électoral cambodgien. On enregistre seulement 18 candidatures d’observateurs (592 en 2008, 1 156 en 2003). La réalité est toutefois différente : le 24 avril, l’ONU confirme qu’elle n’enverra pas d’observateurs car elle n’y a pas été invitée par le gouvernement (son envoyé Surya Subédi a fait un rapport très critique sur le CNE en 2012). L’Union européenne refuse de financer, car ses recommandations n’ont pas été suivies d’effets.
* La période d’enregistrement des partis et de leurs candidats est fixée entre le 29 avril et le 13 mai. Chaque parti doit verser 3 760 dollars, qui lui seront rendus s’il obtient plus de 3 % des voix. Le pays compte 43 partis politiques inscrits au ministère de l’Intérieur, mais seulement une dizaine participent aux réunions du CNE. Le PPC s’inscrit le premier, suivi du FUNCINPEC, et du Parti démocratique républicain et de la Nation du Kampuchéa, le Sanchéat Khmer Parti, le parti de la Fédération pour la Démocratie. Le PSNC attend le 11 mai, afin de faire pression sur le CNE pour qu’il révise les listes électorales.
* Le 8 mai, le député Cheam Yéap écrit une lettre à Hun Sen et à Heng Samrin, président de l’Assemblée nationale, pour leur demander de geler les salaires des députés appartenant au PSNC, car ils forment un parti qui n’est pas encore reconnu à l’Assemblée. Les députés du PSR et de PDH doivent donc quitter l’hémicycle jusqu’à après les élections. Ils n’y sont tolérés que grâce à la sympathie et à la compréhension de la part du président de l’Assemblée. De fait, la loi cambodgienne est ainsi faite.
Décentralisation et changements
* Par souci de décentralisation, le Premier ministre propose un amendement à la loi qui donnera aux gouverneurs le pouvoir de désigner leurs collaborateurs provinciaux et municipaux, choix jusqu’à présent privilège des ministres. En réalité, c’est un renforcement du pouvoir du Premier ministre, dont les gouverneurs sont ses conseillers.
* Le 18 avril, Hun Sen ordonne la mise à la retraite de dix gouverneurs pour raison d’âge : ceux de Siemréap, de Kompong Thom, Kompomg Cham (frère de Hun Sen), Stoeung Treng, Kandal, Kompong Speu, Mondolkiri, Phnom Penh. Celui d’Oddar Méan Chhey est remplacé pour des raisons de santé, celui de Bantéay Méan Chhey se retire pour se lancer dans la course électorale. Ainsi, Pa Sochéatvong devient gouverneur de Phnom Penh à la place de Kep Chuktema, qui brigue un mandat de député. En février, il avait ordonné la retraite de dix députés du PPC, et d’autres hauts fonctionnaires, sans donner de raisons.
Politique extérieure
* Hun Sen faitun don de 500 000 dollars pour construire un complexe scolaire au Mali, qui a une population à peu près égale à celle du Cambodge, et un PIB individuel légèrement supérieur.
* Du 8 au 12 avril, Hun Sen se rend en Chine où il participe à divers forums auxquels assistent de nombreux responsables politiques de l’ASEAN. Il promet de soutenir « les intérêts stratégiques chinois ». Un « comité inter-gouvernemental de coodination » est établi pour renforcer « le partenariat et la coopération stratégique ». « La Chine utilise le Cambodge comme un instrument pour diviser l’ASEAN », remarque l’observateur cambodgien Lao Mong Hay.
* Le 15 avril, le ministre des Affaires étrangères cambodgien et onze de ses collaborateurs se rendent à la Cour internationale de La Haye pour quatre jours de discussions avec une délégation thaïlandaise. La Cour doit interpréter son jugement de juin 1962 et définir à quel pays appartiennent les 4,6 km² qui entourent le temple de Préah Vihéar. La décision sera rendue dans plusieurs mois. Ces discussions parfois tendues n’empêchent pas le commerce de progresser : en 2012, le Cambodge a exporté pour 252 millions de dollars en Thaïlande et importé pour 3,8 milliards.
Chambres spéciales au sein de Tribunaux cambodgiens
* Le 24 mars, les gouvernements suédois et norvégien accordent chacun un don de un million de dollars au côté international du Tribunal. Depuis l’établissement du tribunal, le Norvège a donné un total de six millions de dollars.
Economie
Agriculture
* Le 7 mai, le directeur de la société d’Etat d’exportation de riz annonce que, depuis le début de l’année, le Cambodge a exporté 118 500 tonnes de riz décortiqué, soit une croissance de 43 % par rapport à l’année dernière, principalement en direction de l’Union européenne. Ces dernières années, le riz cambodgien était décortiqué en Thaïlande et vendu comme riz parfumé thaïlandais.
* Le 27 avril, la société Asia Salt, filiale khmère d’une société coréenne, et financée par la Grande Bretagne, la Suisse et l’Australie, inaugure des installations d’un coût de 2,9 millions de dollars, qui permettront de fournir 20 000 tonnes de sel d’excellente qualité par an pour l’exportation. Cette société emploiera 350 personnes sur une superficie de 120 hectares. La région comprend environ 4 500 hectares de salines, et produit en moyenne 80 000 tonnes de sel par an, de qualité inférieure à celle des pays voisins.
Tourisme
* Le 2 avril, le conglomérat cambodgien Royal Group signe un accord avec la plus grande compagnie aérienne des Philippines pour créer Cambodia Airlines, une seconde compagnie nationale, après Cambodia Angkor Air. On prévoit cinq millions de touristes en 2015. Pour les accueillir, les aéroports cambodgiens engagent 150 millions de dollars d’investissement pour doubler leur capacité d’accueil.
Commerce
* Les exportations cambodgiennes vers l’Europe ont crû de 23 % en 2012, pour atteindre 2,32 milliards de dollars, grâce notamment à l’accord multifibre. Elles représentent 42 % du total des exportations. Ces exportations sont essentiellement des produits textiles et des chaussures, mais également des pièces détachées (225 millions de dollars).
* Depuis 2009, l’Union européenne importe du sucre cambodgien. Elle en a importé 15 500 tonnes en 2012, pour une valeur de près de dix millions d’euros. Des ONG de défense des droits de l’homme accusent l’UE d’acheter du sucre, « prix du sang » des Khmers, produit par les usines du sénateur cambodgien Ly Yong Phat, qui a dépossédé les paysans de leurs terres.
* Le 28 mars, Jonay Day, société juridique britannique, porte plainte contre la société anglaise Tate & Lyle, importatrice du sucre cambodgien, au nom de 200 familles cambodgiennes dépossédées par Ly Yong Phat en 2006, mais qui seraient légalement propriétaires de 1 364 hectares. En 2009, Tate & Lyle a signé un accord pour cinq ans avec la société thaïlandaise Khon Kaen Sugar qui détient la majorité des plantations de sucre de Ly Yong Phat, et qui a importé 48 000 tonnes de sucre pour une valeur de 32 millions de dollars. En juillet 2012, la Commission nationale des droits de l’homme thaïlandaise avait rendu public un rapport préliminaire qui rendait la société Khon Kaen Sugar, associée à Ly Yong Phat, responsable des exactions à l’égard des paysans. En octobre 2012, le parlement européen a demandé une enquête. Le 20 mars 2013, le parlement européen demande à son représentant de mener une enquête sur l’application de la résolution passée en octobre dernier, concernant les concessions économiques au Cambodge, notamment les concessions dans la province de Koh Kong. En novembre 2012, des ONG aident les familles à porter plainte également contre l’American Sugar, société mère de Tate & Lyle.
* Le 8 mai, le ministre cambodgien de l’Agriculture défend Tate & Lyle : les paysans n’avaient pas de titres de propriété quand leurs terres ont été données en concession.
Dons et investissements
* Le 24 mars, le Premier ministre pose la première pierre d’un pont sur le Bassac financé à hauteur de 20 millions de dollars par la Chine. Hun Sen félicite la Chine qui a accordédes fonds pour la construction de 11 des 17 projets de ponts : sept sont achevés, cinq sont en construction avec l’aide de la Chine et du Japon. Deux ponts sont prévus sur le Mékong : l’un dans la province de Kratié, l’autre dans celle de Kompong Cham. Le Premier ministre demande, en outre, l’aide de la Chine pour construire un pont de 3,5 km au dessus du Tonlé Sap, qui relira les provinces de Kompong Chhnang à celle de Kompong Thom.
* Le 19 mars, Ly Yong Phat signe un contrat avec une société thaïlandaise pour l’installation d’une usine de fabrication de matériel électronique dans la Zone économique spéciale de Koh Kong. La société devrait investir 27 millions de dollars.
* Le 27 mars, l’ambassadeur du Koweit annonce la construction d’une école coranique pour une valeur de 350 000 dollars qui pourra former 400 étudiants aux « sciences de la charia ».
* Les travaux de déboisement en vue de la construction du barrage Sésan II ont commencé le 21 mars. Le maire de secteur, PSR, doit signer un engagement de ne pas parler aux médias.
* Seuls 18 % des 190 000 m² de locaux administratifs construits à Phnom Penh sont vacants, ce qui donne un taux d’occupation de près de 80 %. « C’est un bon signe de la croissance du marché », dit un spécialiste.
* Le 6 avril, le Premier ministre Hun Sen se rend en Chine. Il y rencontre le Premier ministre et le président chinois. Il signe huit contrats, dont l’un de 1,67 milliard concernant une raffinerie de pétrole dans la province de Kampot. Cette raffinerie devrait raffiner plus de cinq millions de tonnes de brut chaque année, extrait du golfe de Thaïlande, et commencer à produire de l’essence dès cette année.
Il signe également des prêts, l’un de 73 millions pour des projets d’irrigation de la province de Kompong Thom, et pour la construction d’un pont à Saang. Selon le ministre cambodgien du Commerce, la Chine aurait fait un don de 47 millions au gouvernement pour subvenir à son déficit budgétaire, et accordé un prêt à faible intérêt de 500 millions.
* Le 17 avril, la Banque mondiale bloque un contrat de dix ans pour l’électrification des provinces cambodgiennes par la société canadienne SNC-Lavalin, de triste renommée mondiale, pour un pot de vin de 50 millions de dollars versés au Bangladesh dans un contrat de construction d’un pont.
* L’Agence française de développement (AFD) célèbre ses 20 ans de présence au Cambodge. Elle est au 7ème rang des donateurs d’aides, avec 354 millions de dollars, dont 130 millions pour huit projets en 2013-2014. 90 % de cette somme consistent en prêts.
* Le 30 avril, le Japon signe un prêt de 90 millions de dollars pour financer la reconstruction des 47 km de la nationale 5 entre Battambang et Sisophon, qui se trouve sur le corridor économique entre Bangkok et Ho Chi Minh-Ville. Depuis 2010, le Japon a accordé 335 millions en dons et 139 millions en prêts conventionnés. Depuis 2012, les investissements japonais ont plus que doublé pour atteindre 259 millions, et le commerce entre les deux pays a atteint 800 millions. Une société de confection de vêtements de ski s’installe dans la ZES de Bavet, et emploie déjà 200 personnes.
Société
Travailleurs migrants
* Plus de 20 000 Cambodgiens travaillent ou étudient en Corée du Sud.
* Le 10 mai, une Taïwanaise est arrêtée pour trafic d’être humain. Elle est propriétaire de la Société de Pêche du Grand Océan International, reconnue par le ministère cambodgien de l’Intérieur comme agence de recrutement. Elle aurait recruté et vendu plus de 1 000 Cambodgiens comme esclaves sur des bateaux pêchant près de l’Afrique. Ces esclaves travaillaient 20 heures par jour, avec peu de nourriture et pas de salaire. Elle les avait recrutés pour aller travailler au Japon, et promis un salaire de 250 dollars.
* Durant les deux dernières semaines d’avril, après les déplacements du Nouvel An, la police a stoppé l’entrée de 2 235 Cambodgiens en Thaïlande.
* En 2012, le secteur du bâtiment a connu une croissance des investissements de 72 %, s’élevant à 2,11 milliards de dollars. Cependant, les employeurs ont des difficultés à trouver du personnel, qui, même qualifié, part en Thaïlande pour gagner un meilleur salaire (300 dollars/mois). Ils seraient 500 000 dans ce pays, dont la moitié comme clandestins. Seule une amélioration des conditions économiques des travailleurs au Cambodge tarira ce flux.
Mouvements sociaux
* Le 27 mars, les 221 ouvriers de l’usine Kingsland Garment, après trois mois de manifestations, obtiennent des indemnités de licenciement qui s’élèvent entre 427 et 1 851 dollars, selon leur ancienneté, soit un total de 205 000 dollars, versés après la liquidation des avoirs de leur usine en faillite.
* Le 3 avril, près de 3 000 employés d’une usine de confection textile se mettent en grève, car la direction menace de supprimer leur bonus annuel s’il prennent six jours de congé au lieu de quatre, à l’occasion du Nouvel An.
* Le 9 avril, près de 200 anciens employés de la société thaïlandaise Mefone en faillite, qui représentent 1 092 employés, manifestent devant l’ambassade de Thaïlande, pour demander que leur soient versées leurs indemnités de licenciement, soit environ 4,4 millions de dollars. Dix-huit employés thaïlandais les ont reçu le 3 avril dernier.
* Le 22 avril, après trois jours de grève, environ 2 000 manifestants de l’usine textile Full Fortune de Svay Rieng obtiennent gain de cause, dont, en autres, une augmentation de salaire de dix dollars, une augmentation d’indemnité de transport qui passera de trois à six dollars.
Impôts
Le FMI et les pays donateurs d’aides insistent pour que des taxes et impôts rentrent dans les coffres de l’Etat. Jusqu’à présent, seules certaines sociétés payent des impôts. La mise en place de l’impôt sur les bas salaires s’oppose à une résistance :
* Le 1er avril, une centaine de chauffeurs de taxi d’une société coréenne se mettent en grève pour refuser de payer la taxe de 10 % sur leurs salaires. La société accepte de payer cet impôt à leur place.
* Le 1er mai, plus de 50 ingénieurs employés par une société japonaise pour la construction du pont de Néak Luoeung, manifestent pour ne pas payer un impôt de dix dollars sur leur salaire de 400.
* Les exportateurs de fruits de mer s’opposent également à payer une taxe de 10 %, car ils ne seraient plus compétitifs face au Vietnam et à la Thaïlande. Selon le ministre du Commerce, le Cambodge a exporté 1 600 tonnes de poissons et de fruits de mer en 2012, pour moins de 3,5 millions de dollars. La Thaïlande exporte chaque année pour 6,5 milliards en fruits de mer, et le Vietnam 4,5 milliards.
Conflits fonciers
* Le 2 avril, durant la Conférence annuelle de la Banque mondiale, le représentant de l’agence de développement allemande GIZ fait l’éloge à Hun Sen pour avoir distribué près de deux millions de titres de propriété en dix mois. Le représentant allemand émet quelques réserves sur les réticences à accorder des titres collectifs aux communautés ethniques, ainsi que sur son refus de régler les conflits fonciers avec les détenteurs de concessions. Les organisations de défense des droits de l’homme ont une opinion différente. Selon ADHOC, beaucoup de ces titres de propriété ne sont pas destinés à l’amélioration de la vie des pauvres, mais ne sont qu’« un instrument pour légaliser les terres occupées par les riches et les puissants ».
* Selon un rapport de sept organisations internationales et ONG, dont le OIT (Organisation internationale du travail), CLEC (Centre d’éducation légale des communautés), CEDA (Centre d’étude et de développement de l’agriculture), alors que la loi foncière de 2001 prévoit d’accorder des titres collectifs aux minorités, la directive gouvernementale 01BB incite ces minorités à abandonner leurs terres collectives en échange de titres de propriété individuelle : les autorités n’aideront pas ceux qui n’acceptent pas les titres individuels. Selon ADHOC, les minorités vont être transformées à court terme en force de travail dans les plantations.
* Le 10 avril, 29 familles de Ratanakiri portent plainte contre trois sociétés qui coupent la forêt dans la réserve animalière de Lumphat depuis février. Ces sociétés auraient déjà coupé 600 arbres. Ces sociétés (Daun Penh Agri, Hoa Anh Andong Méas, Hoa Anh Lumphat) ont reçu environ 15 000 hectares en concession pour y planter des hévéas.
* Le 18 avril, les autorités de Ratanakiri confisquent 669 pièces de bois précieux, représentant 589 m3 dans une concession accordée à la société vietnamienne Hoa Anh. Selon ADHOC, ces pièces de bois mesurent de 25 à 30 de long et environ 50 cm de diamètre.
* Plus de 120 villageois de Ratanakiri (Trang Churng) manifestent contre un magnat local qui a vendu leurs terres à une société chinoise. La loi foncière de 2001 stipule que toute personne vivant sur un terrain depuis dix ans avant cette loi en est propriétaire.
* Le 2 mai, 50 représentants de 157 familles de Préah Vihéar, expulsées de leurs terres en 2010 par un ancien conseiller du président du Sénat Chéa Sim, apportent une pétition à Hun Sen pour la 4ème fois afin deréclamer leurs terres.
* Le 6 mai, une douzaine de villageois de Koh Kong portent une lettre de protestation contre la société chinoise UDG qui construit un ensemble balnéaire de 3,8 millions de dollars et qui veut les expulser de leurs terres, contre leur gré.
* Le 30 avril, Thun Saray, de l’association ADHOC, note 48 cas d’intimidation de ses agents lors de conflits fonciers depuis le début de l’année. Il y en a eu 238 l’an dernier.
* En février,le ministre de l’Agriculture signe un accord avec Try Phéap, pour commercialiser tous les arbres coupés dans les concessions de Ratanakiri, afin de « générer des royalties dans les caisses de l’Etat ».
* Vingt-sept concessions ont été attribuées dans la province de Ratanakiri et couvrent 222 933 hectares, dont la moitié (108 513 hectares) dans le Parc naturel de Virachey, qui en comprend 333 000 et qui est inscrit sur la liste du patrimoine de l’ASEAN. L’octroi des concessions est une mesure déguisée pour détourner le moratoire de 2002 interdisant la déforestation.
- En février 2011, le Premier ministre accorde deux concessions de 18 855 hectares, pour un bail de 70 ans à Try Phéap à l’intérieur du Parc.
- En mai 2011, Try Phéapa reçu 9 916 hectares dans la réserve de vie sauvage de Boeung Per dans la province de Préah Vihéar. Il a donné 130 000 dollars pour construire le siège du PPC local, pour acheter des motos et des appareils photo au personnel...
* L’ADHOC fait remarquer que puisqu’un marché existe désormais, on va couper des arbres même en dehors des concessions et notamment dans les forêts primaires.
Expulsions : vers une solution ?
* Le 22 avril, plus de cent anciens résidents de Boeung Kâk manifestent pour réclamerla libération de Mme Yorn Bopha. La police réprime la manifestation avec violence. Le 29 avril, une vingtaine de manifestants de Boeung Kâk, de Borey Keila, de Thmâr Kaul (près de l’aéroport de Pochentong) arrivent devant le siège du PPC. Ils prient les esprits pour que le PPC ne gagne pas les élections. Ils brûlent des sarongs, dons du PPC en 2007, et libèrent des moineaux de leur cage pour demander la libération de Yorn Bopha. Le 6 mai, des manifestants de Boeung Kâk brûlent en effigie en carton du ministre de la Justice. Les manifestations sont quasi quotidiennes.
* Le 3 mai, les résidants de Boeung Kâk proposent une solution au nouveau maire de Phnom Penh, plus conciliant que le précédent : elles peuvent loger les familles exclues des 12,44 hectares accordés par le Premier ministre, car il reste environ 2,1 hectares de terrain libre. Le 3 mai, le maire de Phnom Penh accepte de recevoir en personne une délégation de manifestants. Dans son discours d’intronisation, il a promis de régler le problème.
* Le 7 mai, le nouveau gouverneur de Kompong Thom promet de distribuer des terres aux 500 familles expulsées en 2009 pour les donner en concession à une société vietnamienne. La plupart de ces familles sont celles de vétérans handicapés.
Santé
* Depuis 1997, plusieurs campagnes de vaccination ont protégé de nombreux enfants. La Cambodge a mis en place six vaccinations : tétanos, tuberculose, polio, varicelle, diphtérie, fièvre, et récemment hépatite B et bronchite. En dix ans, les vaccinations ont atteint 90 % des enfants. En 2013, priorité est donnée à 1 600 villages marginalisés, non encore vaccinés, spécialement les minorités ethniques et les migrants internes. Ce programme de sept millions de dollars est financé par Gavi Alliance. Un autre fonds de Gavi permettra la vaccination contre le pneumocoque en 2015.
* Un projet de 400 millions de dollars sur trois ans est lancé pour tenter de lutter contre la résistance à l’artémisinine du plasmodium de la malaria. La crainte de l’OMS est que cette résistance ne s’étende à l’Afrique où elle pourrait causer 700 000 morts. Le siège régional de l’OMS se déplace de Bangkok à Phnom Penh. Au Cambodge, le nombre des cas de malaria n’a cessé de diminuer depuis 2009, de 52 000 à 14 000 en 2012.
* Le ministère de la Santé veut recruter 600 sage-femmes. Cinq cents membres du personnel d’obstrétique ont recu une formation de sage-femme l’an dernier. La mortalité infantile est passée de 95 pour 1 000 en 2000, à 45 en 2010. En 2010, le taux de mortalité des femmes en couche est de 250 pour 100 000. 70 % d’entre elles accouchent avec l’aide d’un personnel qualifié, dont 59 % dans des hôpitaux publics.
* Selon l’OMS, le Cambodge est en mesure d’éradiquer le virus du sida d’ici à sept ans. Mais les travailleurs sociaux sont moins optimistes : si le taux de prévalence est faible parmi la population (0,7 %), il reste élevé parmi les drogués (25 %) et les prostituées (12 %). En 2011, on note seulement 1 000 nouveaux cas (15 500 dans les années 1990).
* Le 8 mai, les politiciens et hommes d’affaires cambodgiens et étrangers ont collecté 14 millions pour la Croix-Rouge cambodgienne, dirigée par Mme Bun Rany, épouse du Premier ministre. La société coréenne Booyoung (qui construit une ville satellite de Phnom Penh) a donné trois millions, Naga Corp et la société militaire vietnamienne de télécommunication Metfone ont versé chacune 500 000 dollars, la société chinoise de télécommunication 200 000, Try Phéap et Lao Meng Khin chacun 100 000, Kep Chuktéma, ancien gouverneur de Phnom Penh, 300 000, etc. Seuls étaient invités les membres du PPC. On peut se poser des questions sur l’origine des sommes données, quand on sait que le salaire mensuel d’un ministre est officiellement de 1 000 dollars.
Education nationale
* Un rapportannuel de l’ESCAP (Commission économique et sociale pour l’Asie et le Pacifique), en date du 18 avril, pointe les faiblesses du développement du Cambodge, entre autres de l’éducation : les travailleurs du Cambodge-Laos-Myagmar-Vietnam ont en moyenne 5,5 ans de scolarité, par rapport à 8,4 dans les autres pays. 75 % des Cambodgiens savent lire et écrire, contre 90 à 95 % dans les autres pays (excepté le Laos). 3 % du budget national est destiné à l’Education.
Armée
* Le 4 avril, 152 membres de la police militaire et personnel médical sont envoyés au Sud-Soudan. Ils vont remplacer un contingent envoyé dans ce pays il y a un an.
* Le CMAC (Centre cambodgien d’action contre les mines) a dressé des rats géants africains comme détecteurs de mines.
Divers
* Cette année, la température a été supérieure de 1 à 2 % par rapport à celles de l’an dernier. En fin mars, de violents orages ont détruit 188 maisons dans la province de Prey Veng ; le 9 avril, 19 maisons dans la province de Kampot (deux morts et trois blessés). Le 28 avril, quatre personnes sont tuées par la foudre, et deux autres blessées. Depuis le début de l’année, 34 personnes ont été tuées par la foudre (25 l’année dernière durant la même période).
* Le multimillionnaire russe Sergei Polonsky, incarcéré pendant trois mois pour avoir forcé six matelots cambodgiens à l’aide d’un couteau à sauter par dessus bord, obtient une libération conditionnelle après avoir payé 45 000 dollars de caution. Il avait déjà payé 20 000 dollars à chacun des six matelots comme « dommages et intérêts ».
* En 2011, 450 000 Cambodgiens avaient accès à Internet. Un projet de 180 millions de dollars lancé par des Chinois et des Singapouriens vise à installer 9 000 km de fibre optique d’ici 2015.
* Le Metropolitan Museum of Art de New York accepte de rendre deux statues du temples de Kok Ker, volées entre 1970 et 1975. Elle mesurent 1,2 m de haut et pèsent 90 kg chacune. On ne connaît pas encore la date de leur retour. On espère que d’autres musées suivront cet exemple.
* Le 7 mai, la société coréenne Boonyoung pose la première pierre d’une nouvelle ville satellite de 23,5 hectares sur la commune de Teuk Thla, pour un devis de 2,1 milliards de dollars. La construction de Camcocity, d’un coût de 2 milliards de dollars, est interrompue pour des problèmes de malversations financières. En avril, le sénateur Ly Yong Phat a posé la première pierre de sa Garden City, nouvelle ville satellite.
* La JICA (Agence japonaise de développement) finance la pose de 20 km de canalisations pour l’évacuation des eaux de pluies et des eaux usées de Phnom Penh, pour un coût de 105 millions de dollars.
Divers
* Un Français gagne la 17ème course de la traversée du Mékong à la nage, qui a vu concourir 112 personnes.
* Gérald Babin, participant à l’émission Koh Lanta, meurt le 24 mars, de deux attaques cardiaques successives. Plusieurs médias accusent le docteur Thierry Costa de négligences qui aurait causé son décès. Profondément blessé par ces critiques, le médecin se suicide.
* Pour le Nouvel An khmer, 100 artistes cambodgiens ouvrent la « saison du Cambodge » au Rubin Museum de New York.
* Le 23 avril, Hun Sen accorde le titre de « Kétès Bandet » (‘Glorieux savant’) à neuf moines et de « Kétès Sétha Bandet » (‘Glorieux savant économiste’) à Kéat Chhon, ministre des Finances.
* Le 24 avril, un bateau russe battant le pavaillon de complaisance cambodgien se fait arraisonner par la marine japonaise.
* Le 3 mai, la statue de Chéa Vichéa, syndicaliste assassiné le 22 janvier 2004, est dressée près du lieu de son meurtre. Elle a coûté 7 000 dollars, la municipalité de Phnom Penh en a payé 5 000. Ses assassins courent toujours, alors que deux boucs émissaires sont en prison.
* Le dimanche 16 juin, de 9 à 13 h, les Cambodgiens de France organiseront une cérémonie bouddhique à la mémoire du P. Robert Venet, décédé le 17 janvier dernier, à la Pagode Bodhivansa, 101 boulevard de la République, 77 420 Champs-sur-Marne, avec la présence du P. François Ponchaud.
Lu pour vous
Itinéraire d’un intellectuel khmer rouge, Suong Sikoeun, 538 pp., Paris, 2013, 35 €.
Préface et annexe « Les acteurs du drame » de 79 pp., par Henri Locard.
Ce livre, conçu à l’origine comme une thèse de sociologie politique, noie souvent le lecteur sous une avalanche de noms avec de nombreuses précisions sur l’itinéraire de chacun, intéressantes certes, mais qui rendent la lecture un peu difficile. L’auteur y exprime sa désillusion à la hauteur de ses espérances premières et de ses sacrifices de militant. On y apprend des détails intéressants sur la personnalité des différents acteurs, spécialement de Ieng Sary, et sur l’opposition constante de Pol Pot à son égard. On y trouve des informations intéressantes et inédites sur la fin du mouvement Khmer rouge après 1979.
(Source: Eglises d'Asie, 15 mai 2013)
Pope: We are not part-time Christians
L’Osservatore Romano
10:09 15/05/2013
2013-05-15 - Pope Francis intends to go to Cagliari this September to pay homage to Our Lady of Bonaria. He announced it himself this morning, Wednesday, 15 May, at the end of the General Audience, greeting the groups present in St Peter's Square. The Pope also told the story of the historic bond of “brotherhood” between Buenos Aires and Cagliari due precisely to the common Marian devotion for the Madonna of Bonaria.
A little earlier, proposing a reflection on the Holy Spirit, the Pope had called the attention of the faithful to the fact that we cannot be Christian only at certain moments or in certain circumstances: we are always Christians. A clear and direct message: “we are not part-time Christians”, he said, especially “in an age in which people are rather sceptical of truth”. And mentioning Benedict XVI, Pope Francis recalled that he “has frequently spoken of relativism, that is, of the tendency to consider nothing definitive and to think that truth comes from consensus or from something we like”.
Lastly, addressing the organizers of the march for life in Poland, the Pope renewed his appeal for the defence of human life from conception until its natural end.
A little earlier, proposing a reflection on the Holy Spirit, the Pope had called the attention of the faithful to the fact that we cannot be Christian only at certain moments or in certain circumstances: we are always Christians. A clear and direct message: “we are not part-time Christians”, he said, especially “in an age in which people are rather sceptical of truth”. And mentioning Benedict XVI, Pope Francis recalled that he “has frequently spoken of relativism, that is, of the tendency to consider nothing definitive and to think that truth comes from consensus or from something we like”.
Lastly, addressing the organizers of the march for life in Poland, the Pope renewed his appeal for the defence of human life from conception until its natural end.
Vatican: Pentecost vigil with ecclesial movements
VIS
10:10 15/05/2013
Vatican City, 15 May 2013 (VIS) – This morning in the Holy See Press Office a conference was held to present the Pentecost Vigil at which ecclesial movements will participate in for the 50th anniversary of the beginning of Vatican Council II. Speaking at the conference, Archbishop Rino Fisichella, president of the Pontifical Council for Promoting the New Evangelization, noted that, to effectively celebrate the Year of Faith, it was not possible to overlook a gathering with the ecclesial realities, which are one of the Council's most evident results.
“In organizing the Year of Faith,” Archbishop Fisichella said, “we hoped to create a moment of encounter, of prayer, exchange, and listening that would allow us to live and to continue along the path of the new evangelization with as much strength and motivation. … The objective and the purpose remain identical and common for all: to bring the joy of the Gospel to every person.”
“Over 120,000 people, in fact, have signalled their attendance. Around 150 different ecclesial realities coming from [around the world] are registered … attesting to the fact that the Church's catholicity knows no boundaries.”
Under the slogan, “I Believe! Increase our Faith”, the gathering will begin with a pilgrimage for the various groups to the tomb of St. Peter throughout the morning of 18 May starting from 7:00am. Then, at 3:00pm, a welcoming ceremony with reflection, music, and testimonials will be held in St. Peter's Square.
Of particular note, the famous Gen Verde group and a choir of over 150 singers belonging to the various movements will accompany those gathered until 6:00pm when the Holy Father Francis will join the celebration with a moment of prayer in front of the image of the Virgin Mary Salus Populi Romani.
The event will continue with two very meaningful testimonials from the Irish writer and editorialist John Waters and the Pakistani surgeon Paul Batthi. After that, representatives of the movements will ask the Holy Father some questions, which he will respond to spontaneously.
Among those present there will also be a large number of people with various disabilities, the parents of a child killed in the earthquake in L'Aquila, Italy, and Italian politicians belonging to the Communion and Liberation movement.
The event will conclude with the celebration of Mass, presided by Pope Francis, on Sunday, 19 May, at 10:00am in St. Peter's Square.
“In organizing the Year of Faith,” Archbishop Fisichella said, “we hoped to create a moment of encounter, of prayer, exchange, and listening that would allow us to live and to continue along the path of the new evangelization with as much strength and motivation. … The objective and the purpose remain identical and common for all: to bring the joy of the Gospel to every person.”
“Over 120,000 people, in fact, have signalled their attendance. Around 150 different ecclesial realities coming from [around the world] are registered … attesting to the fact that the Church's catholicity knows no boundaries.”
Under the slogan, “I Believe! Increase our Faith”, the gathering will begin with a pilgrimage for the various groups to the tomb of St. Peter throughout the morning of 18 May starting from 7:00am. Then, at 3:00pm, a welcoming ceremony with reflection, music, and testimonials will be held in St. Peter's Square.
Of particular note, the famous Gen Verde group and a choir of over 150 singers belonging to the various movements will accompany those gathered until 6:00pm when the Holy Father Francis will join the celebration with a moment of prayer in front of the image of the Virgin Mary Salus Populi Romani.
The event will continue with two very meaningful testimonials from the Irish writer and editorialist John Waters and the Pakistani surgeon Paul Batthi. After that, representatives of the movements will ask the Holy Father some questions, which he will respond to spontaneously.
Among those present there will also be a large number of people with various disabilities, the parents of a child killed in the earthquake in L'Aquila, Italy, and Italian politicians belonging to the Communion and Liberation movement.
The event will conclude with the celebration of Mass, presided by Pope Francis, on Sunday, 19 May, at 10:00am in St. Peter's Square.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Mừng Chúa Giêsu Lên Trời và khánh thành tượng đài Mẹ La Vang.
Trung Tâm Hoan Thiện Keysborough
07:52 15/05/2013
Hòa chung niềm vui cùng toàn thể Giáo Hội đón tháng hoa, hôm nay 12/5/2013, Cộng Đoàn Công Gíao Việt Nam ‘Hoan Thiện’ rất hân hạnh và vui mừng đón tiếp Đức Cha Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá TGP Melbourne, Cha Patrick Corbett - GiámTỉnh DCCT tại Úc Châu; Cha Giuse Mai Văn Thịnh DCCT, Tuyên Úy Cộng Đoàn; cha Remy Bùi Sơm Lâm, chính xứ Liverpool-Sydney và cha Giuse Vũ Minh Nguyên, bề trên học viện Dòng Ngôi Lời, Box Hill; cùng với toàn thể dân Chúa từ khắp nơi cử hành trọng thể Thánh Lễ Tạ Ơn và Nghi Thức Làm Phép Tượng Đài Đức Mẹ.
Chúng tôi ước lượng khoảng trên 1000 người từ khắp nơi, đặc biệt có sự hiện diện của quý anh chị em thuộc ban mục vụ của Cộng đồng Công Giáo Việt nam trên Brisbane. Tất cả đều một lòng một dạ đến để tôn vinh Mẹ.
Đúng 10 giờ, đoàn hành lễ tiến lên bàn thờ. Cha Tuyên Úy long trọng chào mừng Đức Cha Vincent Long, Cha Giám Tỉnh, quý Cha, quý Tu sĩ, quý vị đại diện Hội Đồng Mục Vụ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Melbourne, quí vị đại diên của các giáo đoàn bạn và ban mục vụ Cộng Đồng Công Gíao Việt Nam Brisbane đã đến tham dự Thánh Lễ và Nghi Thức Làm Phép Tượng Đài Đức Mẹ. Cha nói: “Hôm nay, chúng con tụ họp quây quần bên người Mẹ hiền dấu yêu. Mẹ đã đến với chúng con không chỉ bằng những lần hiện ra tại La vang hay Fatima khi xưa. Nhưng bằng nhiều cách thức và dưới nhiều hình thức, Mẹ hiện diện và sát cánh với mọi cảnh huống của mỗi cá nhân, từng gia đình và tất cả những sinh hoạt của cộng đoàn chúng con. Và để biểu lộ tâm tình tạ ơn Thiên Chúa qua sự bao bọc, chở che, nâng đỡ và chuyển cầu của Mẹ. Chúng con xin Thiên Chúa đến để thánh hóa Tượng của Mẹ. Chúng con cũng xin Đức Cha và toàn thể quý vị cầu nguyện để chúng con biết khắc ghi trong trái tim gương sáng đức tin dũng cảm, đức mến và lòng bao dung của Mẹ. Và nhờ lời Mẹ chuyển cầu chúng con quyết theo gót chân của các thánh Tông đồ ra đi rao giảng về tình yêu của Thiên Chúa cho người khác”.
Đức Cha chia sẻ rằng Ngài rất vui mừng đến với Cộng Đoàn để mừng Lễ Chúa Lên Trời, đồng thời đánh dấu 1 bước tiến của CĐ qua Nghi Thức Làm Phép Tượng Đài Đức Mẹ La Vang. Trong bài giảng thuyết, Đức Cha nhấn mạnh rằng hôm nay mừng Lễ Chúa Thăng Thiên “đánh dấu sự kết thúc của sứ mạng Đức Kitô nhưng đồng thời là ngày chúng ta khởi sự sứ mạng của mỗi môn đệ. Điều này có nghĩa Đức Kitô không còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian nữa. Chúa Kitô hiện thân trong các môn đệ của Ngài… Mọi người chúng ta được mời gọi để làm Đức Kitô thứ hai, làm khí cụ, là sự hiện diện và tình yêu của Ngài cho nhân loại”. Đức Cha cũng cầu xin Đức Mẹ bảo hộ gìn giữ Cộng Đoàn và cầu mong Chúa Thánh Thần và Mẹ Maria hoạt động qua Cha Tuyên Úy và các thành viên của Cộng Đoàn.
Sau Lời Nguyện Hiệp Lễ, anh Phạm Đức Nghiệp, Trưởng Ban mục vụ lâm thời đã ngỏ lời cám ơn Đức Cha Vincent Long, Cha Patrick, quý Cha, quý Tu sĩ, toàn thể quan khách và cộng đòan dân Chúa. Anh nói chúng con tụ họp chung quanh Mẹ để xác tín rằng Mẹ vẫn luôn ở với chúng con, trong mọi hoàn cảnh của mỗi, từng gia đình và mọi sinh hoạt của Cộng Đoàn.
Đặc biệt trong Thánh Lễ hôm nay, nhân ngày “mother’s day”, các em thiếu nhi đã dành cho các bà mẹ một nghĩa cử thật thân tình và cảm động. Các em đã đến và tặng những bông hoa muôn mầu muôn sắc cho các người mẹ.
Sau Thánh lễ, công đoàn dân Chúa, hàng hàng lớp lớp tiến ra tượng đài để tham dự nghi thức khánh thành và làm phép Tượng đài. Cộng đoàn vui mừng họp nhau nơi đây để cầu xin Chúa làm phép tượng Đức Trinh Nữ Maria, với tước hiệu rất thân thương là Mẹ La Vang. Tước hiệu này gắn bó mật thiết với quê hương, dân tộc và Hội Thánh Việt Nam. Chính tại La Vang, Mẹ đã hiện ra để biểu lộ sự quan tâm và tình yêu của Mẹ với quê hương yêu dấu của chúng ta.
Sau phần Nghi Thức, Đức Cha, Cha Giám Tỉnh, quý Cha, quý Tu sĩ, quý quan khách ở lại chung vui với Cộng Đoàn dân Chúa tại Hoan thiện qua Tiệc Mừng BBQ.
Cộng Đoàn Holy Rosary, Houston, TX. Rước Cung Nghinh Mẹ Maria trong Ngày Hiền Mẫu 2013
Nguyễn Văn Ký
05:59 15/05/2013
Chiều ngày Hiền Mẫu 2013 vừa qua, Mẹ Maria đã thưởng cho các con cái Mẹ một buổi chiều nắng tuyệt đẹp tại thành phố Houston, TX.
Cộng Đoàn Holy Rosary ở ngay trung tâm thành phố Houston, theo thông lệ hàng năm, đã tổ chức rước kiệu cung nghinh Mẹ Maria. Tạ ơn
Mẹ Maria đã xin với Chúa ban cho họ rất nhiều ơn lành hồn xác trong năm qua. Năm nay còn đặc biệt mừng Đệ Nhất Bách Chu Niên ngày thành lập Giáo Xứ Holy Rosary. Tuy nhiên, Cộng Đoàn Việt Nam mới chào đời vào năm 1975 thôi!
Kính mời Quý Vị xem hình ảnh dưới đây do Anh Nguyễn và Joseph Ký Nguyễn thực hiện:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633477927927/
Cộng Đoàn Holy Rosary ở ngay trung tâm thành phố Houston, theo thông lệ hàng năm, đã tổ chức rước kiệu cung nghinh Mẹ Maria. Tạ ơn
Mẹ Maria đã xin với Chúa ban cho họ rất nhiều ơn lành hồn xác trong năm qua. Năm nay còn đặc biệt mừng Đệ Nhất Bách Chu Niên ngày thành lập Giáo Xứ Holy Rosary. Tuy nhiên, Cộng Đoàn Việt Nam mới chào đời vào năm 1975 thôi!
Kính mời Quý Vị xem hình ảnh dưới đây do Anh Nguyễn và Joseph Ký Nguyễn thực hiện:
http://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157633477927927/
Hành hương Đức Mẹ Rạch Súc - Cần Thơ - mừng 45 năm Linh mục của Cha chính xứ
Khắc Minh
09:35 15/05/2013
CẦN THƠ - Mỗi năm, cứ vào dịp Đức Mẹ Fatima hiện ra lần đầu và lần cuối, 13/5 và 13/10, nhà thờ Rạch Súc, một họ đạo truyền giáo nhỏ bé xa xôi nơi quê hương Cần Thơ của sông nước miền Tây ngọt ngào, lại đón số đông anh chị em tín hữu và cả các tôn giáo bạn quy tụ về bên Mẹ, đọc kinh, lần chuỗi, rước kiệu và dâng lễ cùng với Mẹ. Năm nay đặc biệt hơn mọi năm khác, vì trùng với dịp mừng lễ kỷ niệm 45 năm Linh mục của cha sở Phanxico Xavie Đinh Trọng Tự, một linh mục lớn tuổi cao gầy, đầy lòng đạo đức, khó nghèo, hăng say truyền giáo và sống đời chứng nhân.
Từ sáng sớm tinh sương, đã có những nhóm nhỏ anh chị em đến thắp nhang, đọc kinh cầu nguyện trước tượng Đức Mẹ.
Bắt đầu đúng 15h00, mọi người vào trong nhà thờ chầu Thánh Thể khai mạc đại hội hành hương
16h00 mọi người được nghe cha Matheu Hoàng Đình Ninh, giáo sư tâm lý học, linh hướng đại chủng viện, thuyết giảng thật sống động, xúc tích và đầy lôi cuốn về cuộc đời gương mẫu của Mẹ Maria và đời sống đức tin của Mẹ. Mẹ luôn gắn bó với Chúa Kitô trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh.
18h00. Dưới sự hướng dẫn của cha giáo Giuse Nguyễn Bá Long, linh hướng Đại Chủng Viện, mọi người tập trung trước sân nhà thờ, tay cầm chuỗi Môi Khôi và đèn cầy cháy sáng, ngồi đọc nghe và xem những lời cầu nguyện tâm huyết từ tận đáy lòng cha, như muốn đưa tâm hồn mọi người bay cao lên trước thiên nhan Mẹ. Với kinh nghiệm và sự đạo đức thánh thiện của cha, cùng với phương pháp cha chọn hướng dẫn là Lectio Divina: Đọc Lời Chúa, Suy niệm Lời Chúa, Chiêm ngắm lời Chúa và Cầu nguyện bằng lời Chúa, mọi người cảm thấy như tan biến hết những ưu phiền lo toan vất vả của cuộc sống. Giờ đây chỉ toàn là hạnh phúc, là sung sướng vì có Mẹ đang ở bên, đang cảm thông đồng hành che chở. Cả cộng đoàn như ngập tràn trong lời kinh Kính Mừng, ánh sáng của ngọn nến tỏa lan trong đêm tối, lời hướng dẫn cầu nguyện như rót ngọt vào tim, cùng với những tiết mục diễn nguyện của các nhà dòng, của anh em dự tu giáo phận, của sinh viên Công Giáo Cần thơ, với cả tiếng đàn hát thánh thót ngân vang của ca đoàn giáo phận do linh mục giáo sư-nhạc sĩ Tri Văn Vinh phụ trách, tất cả như hòa quyện với nhau, tạo thành những áng hương trầm nghi ngút bay lên trước tôn nhan Thiên Chúa và ngai tòa Mẹ lung linh.
20h00 là khoảng thời gian trang trọng nhất với cuộc rước kiệu Đức Mẹ thật uy linh trang nghiêm và sốt sắng. Bài hát Nữ Vương Hòa Bình của nhạc sĩ Hải Linh được ca đoàn cất lên 4 bè cùng với lời hát của toàn thể cộng đoàn càng làm cho cuộc rước kiệu thật trang trọng và hùng tráng biết bao. Cứ mỗi lần hát đến câu: "Tung hô Mẹ Maria" mọi người lại giơ cao tay cầm nến sáng. Những ánh nến lung linh trong màn đêm tăm tối như những chứng nhân sáng chói giữa dòng đời hiu quạnh.
Cuộc hành hương Đức Mẹ được khép lại với thánh lễ đồng tế. Vào cuối thánh lễ, họ đạo đã có bài phát biểu mừng 45 năm linh mục của cha sở, một linh mục hết sức đạo đức và thánh thiện.
Sau đây là trích một phần từ bài phát biểu của vị đại diện mừng Cha Phanxicô Xaviê dịp 45 năm Linh mục (1968-14/5-2013):
Trọng kính cha sở kính mến của chúng con. Trước hết, anh chị em chúc con xin hân hoan chúng mừng 45 năm Linh mục của cha!
Trong bầu khí linh thiêng của của đêm hành hương Đức Mẹ 13/5 tại nhà thờ truyền giáo Rạch Súc - Cần Thơ hôm nay, cũng lại là dịp kỷ niệm 45 năm hồng ân linh mục của cha, một người cha kính yêu và rất mực từ nhân của chúng con, chúng con xin hết lòng cảm tạ ơn Chúa và xin chúc mừng cha.
Chúa đã gọi Cha đi tu 1 cách nhiệm màu. Cụ cố thân mẫu của cha đã mất đi khi cha chỉ vừa tròn 4 tháng. Rồi cụ cố thân sinh của cha cũng mất khi cha được 8 tháng. Cậu bé Phanxicô không biết mặt cha mẹ, được người bà con bồng ẵm, đi xin bú nhờ hàng xóm để sống qua ngày. Khi được 10 tuổi, cậu Phanxicô đang mò cua bắt ốc ngoài ruộng, được Chúa đoái thương nhìn đến. Cha sở cho gọi về bảo đi vô nhà dòng tu, Cậu vui vẻ đáp lời, rồi từ bỏ giỏ cua, giỏ ốc, mặc 1 bộ quần áo chùng trắng và con đường đi tu đã bắt đầu từ đó.
Ngày 14-5 - 1968 thầy Phanxicô Xaviê Đinh Trọng Tự được Chúa thương ban cho hồng ân thánh chức linh mục, rồi về làm giáo sư chủng viện vài năm. Sau đó làm hiệu trưởng trường trung học Đồng Tiến Cần Thơ, vâng lệnh Đức Cha làm linh mục tuyên úy và làm giám đốc trung tâm mục vụ của giáo phận cho đến năm 1975.
Bước ngoặt biến cố 1975 đã đưa cuộc đời của cha vào trong những tháng ngày đen tối nhất của kiếp người đau khổ suốt 18 năm ròng rã dài dăng dẳng. Cha sống cuộc đời vất vả và thiếu thốn, sức khỏe ngày càng yếu dần, thời gian này cha đã phải cắt đi 2/3 dạ dày.
Đến năm 1994 được phép trở về và coi sóc họ đạo chúng con. Một họ đạo truyền giáo nhỏ bé hoang sơ nghèo khổ. Và cũng từ đó, chỉ bằng lời cầu nguyện và những cái bong bóng, gương sống thánh của cha đã làm cho nhiều người biết Chúa và họ đạo của chúng con bắt đầu thay da đổi thịt. Cũng từ đó số giáo dân ngày càng tăng thêm.
Đến nay là đúng 20 năm, một chặng đường dài gần ¼ thế kỷ, Cha đã ở với chúng con gần như cả cuộc đời cha. Cha sống với chúng con, cầu nguyện cho chúng con, hướng dẫn và dạy dỗ chúng con. Nhờ bàn tay của cha mà hồng ân Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống cho họ đạo chúng con muôn vàn ơn lành. Cha đã xây dựng 2 giáo điểm truyền giáo thành 2 giáo xứ có nhà thờ, có tháp chuông, có đài Đức Mẹ, và cả nhà xứ cho 1 họ đạo, nhà các nữ tu cũng rất khang trang. Hiện nay cha đang chuẩn bị có 1 giáo điểm truyền giáo tại Cả Lan xa xôi nữa.
Cha đã xây nhà cho Chúa, cha đã mua đất cho Chúa, cha đã trao tặng tình thương cho con cái Chúa, giúp vô điện, vào nước, làm đường đi, xây nhà tình thương, làm cầu bắc qua sông, làm nhà vệ sinh, cho học bổng, tạo điều kiện cho chúng con học hành, Cha muốn cho mọi người được biết Chúa, được sung túc, được hạnh phúc, được đầy đủ... Cha đã mở phòng phát thuốc khám bệnh miễn phí, cho chúng con đi tham quan nhiều nơi để mở mang trí óc và học hỏi, đặc biệt cha luôn thao thức khắc khoải muốn cho chúng con sống tốt hơn, yêu Chúa và yêu nhau nhiều hơn.. .. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng cha vẫn không ngại vất vả sớm khuya, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ngoài đường. Sáng sớm cha đi, ngủ ngồi trên xe, đêm tối cha về, ăn vội trái chuối, đọc kinh tối xét mình cuối ngày, rồi chợp mắt, để rồi sáng mai có ai cần giúp đỡ là cha lại đi ngay, không chần chừ, không quản ngại. Vì thế người ta mới gọi cha là siêu, không phải là siêu nhân người sắt, nhưng là siêu mỏng, vì cha ốm quá, cao lêu nghêu như cây tre miễu. Cha là “ Cha Tự Cao” nhưng không hề tự đại. Đối với chúng con, cha là siêu tận tụy, siêu phục vụ, siêu khiêm nhường, siêu đạo đức, siêu thánh thiện và siêu hiền lành bác ái. Nhờ vào phước đức và sự tận tình hy sinh giúp đỡ của cha, chúng con mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, con em chúng con mới có cơ hội học hành và đã có rất nhiều người nhờ vào quỹ học bổng của cha giúp đỡ mà đã thành tài, đến nơi đến chốn. Thật hạnh phúc biết bao khi chúng con luôn được ở trong trái tim cha.
Ai đến xưng tội cha cũng sẵn sàng ngồi tòa bất cứ lúc nào, dù là lúc đang lu bu hay bệnh tật, cha mặc áo dòng vào, ra nhà thờ ngồi tòa giải tội. Cha tôn trọng họ đến thế là cùng. Ai có oan trái bất đồng đến cha hòa giải, nói chuyện với cha một lúc sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng thanh thoát, bao ân oán thù ghét ghen nặng nề như tan biến hết. Vì thế cho nên có biết bao người gần xa thích về bên cha để nghe cha dạy dỗ khuyên răn và chỉ dẫn. Thật bình an thư thái khi được ngồi nói chuyện với cha...
Kính thưa cha, trong dịp lễ 45 năm mừng Hồng Ân Thánh Chức Linh mục của cha, chắc chắn rằng cha có nhiều lý do để cảm tạ Thiên Chúa, xin cho chúng con được hiệp ý tạ ơn với Cha. Và chúng con cũng có lý do để cảm tạ Thiên Chúa nữa:
- Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục thật thánh thiện, đạo đức
- Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục giầu long thương xót tất cả mọi người, nhất là những ai neo đơn nghèo khổ.
Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục sống khắc khổ nghèo nàn, sống hy sinh đến quên mình vì mọi người.
Hôm nay mừng lễ cha, là một cơ hội để chúng con nhìn lại. Thời gian đã 20 năm trôi qua chúng con được sống gần Cha, được cha chở che và yêu thương hướng dẫn dạy dỗ. Từ đây, chúng con xin hứa, sẽ sống tốt hơn, sẽ sống lời cha dạy, bằng cách tin kính mến Chúa nhiều hơn và yêu thương đoàn kết với nhau hơn... Cuối cùng, chúng con xin kính chúc cha nhiều ơn Chúa, ơn Mẹ. Cha luôn mạnh khỏe, tràn đầy ân sủng và bình an, để tiếp tục dấn thân trên con đường truyền giáo phục vụ Chúa và ở mãi với chúng con.
Toàn thể họ đạo chúng con xin cúi đầu cảm tạ và tri ân cha.
Bắt đầu đúng 15h00, mọi người vào trong nhà thờ chầu Thánh Thể khai mạc đại hội hành hương
16h00 mọi người được nghe cha Matheu Hoàng Đình Ninh, giáo sư tâm lý học, linh hướng đại chủng viện, thuyết giảng thật sống động, xúc tích và đầy lôi cuốn về cuộc đời gương mẫu của Mẹ Maria và đời sống đức tin của Mẹ. Mẹ luôn gắn bó với Chúa Kitô trong mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh.
18h00. Dưới sự hướng dẫn của cha giáo Giuse Nguyễn Bá Long, linh hướng Đại Chủng Viện, mọi người tập trung trước sân nhà thờ, tay cầm chuỗi Môi Khôi và đèn cầy cháy sáng, ngồi đọc nghe và xem những lời cầu nguyện tâm huyết từ tận đáy lòng cha, như muốn đưa tâm hồn mọi người bay cao lên trước thiên nhan Mẹ. Với kinh nghiệm và sự đạo đức thánh thiện của cha, cùng với phương pháp cha chọn hướng dẫn là Lectio Divina: Đọc Lời Chúa, Suy niệm Lời Chúa, Chiêm ngắm lời Chúa và Cầu nguyện bằng lời Chúa, mọi người cảm thấy như tan biến hết những ưu phiền lo toan vất vả của cuộc sống. Giờ đây chỉ toàn là hạnh phúc, là sung sướng vì có Mẹ đang ở bên, đang cảm thông đồng hành che chở. Cả cộng đoàn như ngập tràn trong lời kinh Kính Mừng, ánh sáng của ngọn nến tỏa lan trong đêm tối, lời hướng dẫn cầu nguyện như rót ngọt vào tim, cùng với những tiết mục diễn nguyện của các nhà dòng, của anh em dự tu giáo phận, của sinh viên Công Giáo Cần thơ, với cả tiếng đàn hát thánh thót ngân vang của ca đoàn giáo phận do linh mục giáo sư-nhạc sĩ Tri Văn Vinh phụ trách, tất cả như hòa quyện với nhau, tạo thành những áng hương trầm nghi ngút bay lên trước tôn nhan Thiên Chúa và ngai tòa Mẹ lung linh.
20h00 là khoảng thời gian trang trọng nhất với cuộc rước kiệu Đức Mẹ thật uy linh trang nghiêm và sốt sắng. Bài hát Nữ Vương Hòa Bình của nhạc sĩ Hải Linh được ca đoàn cất lên 4 bè cùng với lời hát của toàn thể cộng đoàn càng làm cho cuộc rước kiệu thật trang trọng và hùng tráng biết bao. Cứ mỗi lần hát đến câu: "Tung hô Mẹ Maria" mọi người lại giơ cao tay cầm nến sáng. Những ánh nến lung linh trong màn đêm tăm tối như những chứng nhân sáng chói giữa dòng đời hiu quạnh.
Cuộc hành hương Đức Mẹ được khép lại với thánh lễ đồng tế. Vào cuối thánh lễ, họ đạo đã có bài phát biểu mừng 45 năm linh mục của cha sở, một linh mục hết sức đạo đức và thánh thiện.
Sau đây là trích một phần từ bài phát biểu của vị đại diện mừng Cha Phanxicô Xaviê dịp 45 năm Linh mục (1968-14/5-2013):
Trọng kính cha sở kính mến của chúng con. Trước hết, anh chị em chúc con xin hân hoan chúng mừng 45 năm Linh mục của cha!
Trong bầu khí linh thiêng của của đêm hành hương Đức Mẹ 13/5 tại nhà thờ truyền giáo Rạch Súc - Cần Thơ hôm nay, cũng lại là dịp kỷ niệm 45 năm hồng ân linh mục của cha, một người cha kính yêu và rất mực từ nhân của chúng con, chúng con xin hết lòng cảm tạ ơn Chúa và xin chúc mừng cha.
Chúa đã gọi Cha đi tu 1 cách nhiệm màu. Cụ cố thân mẫu của cha đã mất đi khi cha chỉ vừa tròn 4 tháng. Rồi cụ cố thân sinh của cha cũng mất khi cha được 8 tháng. Cậu bé Phanxicô không biết mặt cha mẹ, được người bà con bồng ẵm, đi xin bú nhờ hàng xóm để sống qua ngày. Khi được 10 tuổi, cậu Phanxicô đang mò cua bắt ốc ngoài ruộng, được Chúa đoái thương nhìn đến. Cha sở cho gọi về bảo đi vô nhà dòng tu, Cậu vui vẻ đáp lời, rồi từ bỏ giỏ cua, giỏ ốc, mặc 1 bộ quần áo chùng trắng và con đường đi tu đã bắt đầu từ đó.
Ngày 14-5 - 1968 thầy Phanxicô Xaviê Đinh Trọng Tự được Chúa thương ban cho hồng ân thánh chức linh mục, rồi về làm giáo sư chủng viện vài năm. Sau đó làm hiệu trưởng trường trung học Đồng Tiến Cần Thơ, vâng lệnh Đức Cha làm linh mục tuyên úy và làm giám đốc trung tâm mục vụ của giáo phận cho đến năm 1975.
Bước ngoặt biến cố 1975 đã đưa cuộc đời của cha vào trong những tháng ngày đen tối nhất của kiếp người đau khổ suốt 18 năm ròng rã dài dăng dẳng. Cha sống cuộc đời vất vả và thiếu thốn, sức khỏe ngày càng yếu dần, thời gian này cha đã phải cắt đi 2/3 dạ dày.
Đến năm 1994 được phép trở về và coi sóc họ đạo chúng con. Một họ đạo truyền giáo nhỏ bé hoang sơ nghèo khổ. Và cũng từ đó, chỉ bằng lời cầu nguyện và những cái bong bóng, gương sống thánh của cha đã làm cho nhiều người biết Chúa và họ đạo của chúng con bắt đầu thay da đổi thịt. Cũng từ đó số giáo dân ngày càng tăng thêm.
Đến nay là đúng 20 năm, một chặng đường dài gần ¼ thế kỷ, Cha đã ở với chúng con gần như cả cuộc đời cha. Cha sống với chúng con, cầu nguyện cho chúng con, hướng dẫn và dạy dỗ chúng con. Nhờ bàn tay của cha mà hồng ân Thiên Chúa đã tuôn đổ xuống cho họ đạo chúng con muôn vàn ơn lành. Cha đã xây dựng 2 giáo điểm truyền giáo thành 2 giáo xứ có nhà thờ, có tháp chuông, có đài Đức Mẹ, và cả nhà xứ cho 1 họ đạo, nhà các nữ tu cũng rất khang trang. Hiện nay cha đang chuẩn bị có 1 giáo điểm truyền giáo tại Cả Lan xa xôi nữa.
Cha đã xây nhà cho Chúa, cha đã mua đất cho Chúa, cha đã trao tặng tình thương cho con cái Chúa, giúp vô điện, vào nước, làm đường đi, xây nhà tình thương, làm cầu bắc qua sông, làm nhà vệ sinh, cho học bổng, tạo điều kiện cho chúng con học hành, Cha muốn cho mọi người được biết Chúa, được sung túc, được hạnh phúc, được đầy đủ... Cha đã mở phòng phát thuốc khám bệnh miễn phí, cho chúng con đi tham quan nhiều nơi để mở mang trí óc và học hỏi, đặc biệt cha luôn thao thức khắc khoải muốn cho chúng con sống tốt hơn, yêu Chúa và yêu nhau nhiều hơn.. .. Dù tuổi cao sức yếu, nhưng cha vẫn không ngại vất vả sớm khuya, ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương, làm việc ngoài đường. Sáng sớm cha đi, ngủ ngồi trên xe, đêm tối cha về, ăn vội trái chuối, đọc kinh tối xét mình cuối ngày, rồi chợp mắt, để rồi sáng mai có ai cần giúp đỡ là cha lại đi ngay, không chần chừ, không quản ngại. Vì thế người ta mới gọi cha là siêu, không phải là siêu nhân người sắt, nhưng là siêu mỏng, vì cha ốm quá, cao lêu nghêu như cây tre miễu. Cha là “ Cha Tự Cao” nhưng không hề tự đại. Đối với chúng con, cha là siêu tận tụy, siêu phục vụ, siêu khiêm nhường, siêu đạo đức, siêu thánh thiện và siêu hiền lành bác ái. Nhờ vào phước đức và sự tận tình hy sinh giúp đỡ của cha, chúng con mới có được cuộc sống như ngày hôm nay, con em chúng con mới có cơ hội học hành và đã có rất nhiều người nhờ vào quỹ học bổng của cha giúp đỡ mà đã thành tài, đến nơi đến chốn. Thật hạnh phúc biết bao khi chúng con luôn được ở trong trái tim cha.
Ai đến xưng tội cha cũng sẵn sàng ngồi tòa bất cứ lúc nào, dù là lúc đang lu bu hay bệnh tật, cha mặc áo dòng vào, ra nhà thờ ngồi tòa giải tội. Cha tôn trọng họ đến thế là cùng. Ai có oan trái bất đồng đến cha hòa giải, nói chuyện với cha một lúc sẽ cảm thấy lòng mình nhẹ nhàng thanh thoát, bao ân oán thù ghét ghen nặng nề như tan biến hết. Vì thế cho nên có biết bao người gần xa thích về bên cha để nghe cha dạy dỗ khuyên răn và chỉ dẫn. Thật bình an thư thái khi được ngồi nói chuyện với cha...
Kính thưa cha, trong dịp lễ 45 năm mừng Hồng Ân Thánh Chức Linh mục của cha, chắc chắn rằng cha có nhiều lý do để cảm tạ Thiên Chúa, xin cho chúng con được hiệp ý tạ ơn với Cha. Và chúng con cũng có lý do để cảm tạ Thiên Chúa nữa:
- Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục thật thánh thiện, đạo đức
- Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục giầu long thương xót tất cả mọi người, nhất là những ai neo đơn nghèo khổ.
Cảm tạ Thiên Chúa đã thương ban cho chúng con một linh mục sống khắc khổ nghèo nàn, sống hy sinh đến quên mình vì mọi người.
Hôm nay mừng lễ cha, là một cơ hội để chúng con nhìn lại. Thời gian đã 20 năm trôi qua chúng con được sống gần Cha, được cha chở che và yêu thương hướng dẫn dạy dỗ. Từ đây, chúng con xin hứa, sẽ sống tốt hơn, sẽ sống lời cha dạy, bằng cách tin kính mến Chúa nhiều hơn và yêu thương đoàn kết với nhau hơn... Cuối cùng, chúng con xin kính chúc cha nhiều ơn Chúa, ơn Mẹ. Cha luôn mạnh khỏe, tràn đầy ân sủng và bình an, để tiếp tục dấn thân trên con đường truyền giáo phục vụ Chúa và ở mãi với chúng con.
Toàn thể họ đạo chúng con xin cúi đầu cảm tạ và tri ân cha.
Tháng Hoa tại giáo xứ Nam Định
Vũ Quang Hiền
10:00 15/05/2013
Tháng năm về, mọi người hoan hỉ tôn kính Mẹ Maria bằng nhiều việc làm đạo đức. Hơn nữa, người Ki-tô hữu lại có dịp nhớ lại mặc khải tư của Đức Maria tại Fa-ti-ma, 96 năm về trước và hướng tới Bách chu niên biến cố này. Đặc biệt, cộng đoàn tín hữu tại Giáo xứ Nam Định thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội còn kỷ niệm 60 năm (1953 – 2013) tượng Đức Mẹ Fa-ti-ma được đặt tại quảng trường nhà thờ Đức Bà Nam Định. Đó là một sự kiện lịch sử, một sự kiện thiêng liêng.
Xem hình ảnh
Năm 1953 Cha cố Phaolô Lê Đắc Trọng rước Mẹ về và được Đức cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê làm phép, rồi suy tôn Mẹ với tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Trải qua hơn nửa thế kỷ, biết bao trận bom đạn của Đế quốc dội xuống miền bắc cách riêng là mảnh đất Thành Nam này, có cả những quả nặng tới 500kg tàn phá khu vực nhà thờ vào những năm 1968 đã làm hư hại nhiều công trình của nhà thờ, nhà xứ. Những hố bom lớn gần tượng đài của Mẹ, khi nước ngập đầy còn in hình bóng tượng đài Mẹ xuống mặt nước hố bom. Theo các chuyên gia thì với sức công phá như vậy ắt hẳn tượng đài sẽ sụp đổ, vậy mà Mẹ vẫn đứng đó không hề lay chuyển. Mẹ đứng đó nhìn đoàn con thân yêu, Mẹ đứng đó chứng kiến đổi thay của lịch sử.
Mẹ đứng đó âm thầm, lặng lẽ lắng nghe mọi ước nguyện cũng như thông chuyển ân sủng của Thiên Chúa cho con cái Mẹ. Biết bao hồng ân Mẹ đã ban cho con cái nơi đây. Đức Cha Laurensô Chu Văn Minh - một người con ưu tú của Giáo xứ, đã bày tỏ tâm tình khi chia sẻ cùng cộng đoàn rằng: “ Chúng ta có thể gọi Mẹ bằng một tên gọi thân thuộc: Đức Mẹ Thành Nam. Mẹ đứng đây để sống giữa chúng ta, chúc lành cho chúng ta và đem lại hòa bình cho chúng ta”.
Hòa chung tâm tình tạ ơn Cha xứ Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh đã ngỏ cùng cộng đoàn: “Kỷ niệm 60 năm xây dựng tượng Đức Mẹ Fatima – Nữ Vương Hòa Bình, kỷ niệm 60 năm hồng phúc. Hôm nay, với trầm hương nghi ngút, với những sắc hoa thắm tươi, với điệu vũ cung đàn, tiếng kèn nhịp trống chúng ta dâng lên Mẹ tấm lòng đơn sơ chân thành. Nguyện xin Nữ Vương Hòa Bình chúc phúc cho chúng ta, xin Mẹ săn sóc chúng ta như xưa Mẹ đã săn sóc Chúa Giêsu, để tất cả chúng ta trở nên một đoàn chiên theo một Chúa Chiên”.
Noi gương Mẹ, sống với Mẹ, cộng đoàn giáo xứ Nam định dưới sự dẫn dắt của Cha xứ đang từng bước để trở thành: một Cộng đoàn Đức tin; một Cộng đoàn Hiệp nhất và một Cộng đoàn Bác ái. Chắc chắn rằng, những việc đạo đức như rước kiệu, dâng hoa của đoàn hoa là những nam phu lão ấu dâng tiến lên Mẹ như muốn diễn tả một niềm tin và sự hiệp nhất.
Xem hình ảnh
Năm 1953 Cha cố Phaolô Lê Đắc Trọng rước Mẹ về và được Đức cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Như Khuê làm phép, rồi suy tôn Mẹ với tước hiệu Nữ Vương Hòa Bình. Trải qua hơn nửa thế kỷ, biết bao trận bom đạn của Đế quốc dội xuống miền bắc cách riêng là mảnh đất Thành Nam này, có cả những quả nặng tới 500kg tàn phá khu vực nhà thờ vào những năm 1968 đã làm hư hại nhiều công trình của nhà thờ, nhà xứ. Những hố bom lớn gần tượng đài của Mẹ, khi nước ngập đầy còn in hình bóng tượng đài Mẹ xuống mặt nước hố bom. Theo các chuyên gia thì với sức công phá như vậy ắt hẳn tượng đài sẽ sụp đổ, vậy mà Mẹ vẫn đứng đó không hề lay chuyển. Mẹ đứng đó nhìn đoàn con thân yêu, Mẹ đứng đó chứng kiến đổi thay của lịch sử.
Mẹ đứng đó âm thầm, lặng lẽ lắng nghe mọi ước nguyện cũng như thông chuyển ân sủng của Thiên Chúa cho con cái Mẹ. Biết bao hồng ân Mẹ đã ban cho con cái nơi đây. Đức Cha Laurensô Chu Văn Minh - một người con ưu tú của Giáo xứ, đã bày tỏ tâm tình khi chia sẻ cùng cộng đoàn rằng: “ Chúng ta có thể gọi Mẹ bằng một tên gọi thân thuộc: Đức Mẹ Thành Nam. Mẹ đứng đây để sống giữa chúng ta, chúc lành cho chúng ta và đem lại hòa bình cho chúng ta”.
Hòa chung tâm tình tạ ơn Cha xứ Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh đã ngỏ cùng cộng đoàn: “Kỷ niệm 60 năm xây dựng tượng Đức Mẹ Fatima – Nữ Vương Hòa Bình, kỷ niệm 60 năm hồng phúc. Hôm nay, với trầm hương nghi ngút, với những sắc hoa thắm tươi, với điệu vũ cung đàn, tiếng kèn nhịp trống chúng ta dâng lên Mẹ tấm lòng đơn sơ chân thành. Nguyện xin Nữ Vương Hòa Bình chúc phúc cho chúng ta, xin Mẹ săn sóc chúng ta như xưa Mẹ đã săn sóc Chúa Giêsu, để tất cả chúng ta trở nên một đoàn chiên theo một Chúa Chiên”.
Noi gương Mẹ, sống với Mẹ, cộng đoàn giáo xứ Nam định dưới sự dẫn dắt của Cha xứ đang từng bước để trở thành: một Cộng đoàn Đức tin; một Cộng đoàn Hiệp nhất và một Cộng đoàn Bác ái. Chắc chắn rằng, những việc đạo đức như rước kiệu, dâng hoa của đoàn hoa là những nam phu lão ấu dâng tiến lên Mẹ như muốn diễn tả một niềm tin và sự hiệp nhất.
Lễ Hiện Xuống: Khai mở những ''kênh truyền thông'' mới
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:47 15/05/2013
Chúa Nhật tuần trước Lễ Thăng Thiên cũng là Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội. Giáo Hội khuyến khích người Công Giáo ở các quốc gia trên toàn cầu sử dụng tốt hơn các phương tiện truyền thông và các hình thức thông tin khác để chia sẻ Tin Mừng cho tất cả mọi người nam nữ.
Sứ điệp Truyền thông năm nay nêu bật tầm quan trọng của các trang mạng xã hội như là "cổng thông tin của sự thật và đức tin", và là "không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng".
Cuối năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã mở tài khoản Twitter Giáo hoàng đầu tiên. Ngài mời gọi mọi người công nhận tiềm năng của các mạng truyền thông xã hội và thúc giục các tín hữu trong Năm Đức Tin cân nhắc xem làm thế nào để sự hiện diện của mình trên các mạng có thể giúp truyền bá thông điệp Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người.
Kể từ bản tweet đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI gởi vào ngày 12/12/2012, hơn 6 triệu người đã theo dõi.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục sáng kiến đó, sử dụng các mạng lưới xã hội. Hiện nay tài khoản @Pontifex đăng các bản tweet bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, La Tinh, Ba Lan và Ả Rập. Con số bản tweet do Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi đi gia tăng rất nhanh.
Đức Hồng Y Carlo Martini từng nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13) chính là Tin Mừng truyền thông”.
Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Truyền thông Tin Mừng chính là mang tin vui đến cho mọi người.
Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giảng tuần tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma, trong bài giảng “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”, ngài kể về tác động của Chúa Thánh Thần như một ân ban chuyển thông ánh sáng và niềm tin cho anh chị em người Hmong.
“Chúa Thánh Thần sống và hoạt động trong trái tim những kẻ nghèo nàn và khiêm hạ, trong tâm hồn đạo đức bình dân, trong tình liên đới, trong đau khổ. Ngài ở đó như trạng sư và thông dịch các ứớc muốn và lời cầu xin của chúng ta.
Tôi còn nhớ câu chuyện này.
Một ngày nọ, một cha sở miền Bắc Việt Nam thấy có một nhóm người dân tộc thiểu số Hmong muốn đến gặp ngài. Cha hỏi họ:
-Anh chị em từ đâu đến?
-Chúng con từ Lai Châu, (nơi quân đội Pháp đã thua trận Điện Biên Phủ năm 1954). Chúng con đã vượt núi rừng đi bộ suốt 6 ngày nay.
-Lạy Chúa tôi! Để làm gì vậy?
-Chúng con muốn được rửa tội ngay bây giờ.
- Không thể được! Không có một linh mục hay giáo lý viên nào cả trong vùng của anh chị em, anh chị em không biết gì về đạo hay kinh nguyện, thì làm sao chịu phép Rửa tội được.
- Chúng con đã học tất cả từ một đài phát thanh phát đi từ Phi luật tân.
-Mà đài phát thanh nào? Đâu có đài phát thanh Công Giáo nào có chương trình bằng thổ ngữ của anh chị em đâu!”
-Đó là đài phát thanh “Chân Lý”.
-Một đài phát thanh GH Công Giáo, và bây giờ anh chị em lặn lội đến đây để xin trở thành Công Giáo. Thật là điều lạ!
-Vị linh mục thật cảm kích bỗng thốt lên: Đây là một lễ Hiện Xuống mới. Đây chính là tác động của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần!
Rồi cha lại hỏi nhóm người Hmong: Anh chị em có thể ở lại đây lâu hơn không?
-Thưa cha, không thể được. Chúng con chỉ đem theo 14 ngày cơm: 12 ngày đi đường và 2 ngày học hỏi và đọc kinh cầu nguyện.
Cả nhóm đã được rửa tội và chịu phép Thêm sức, rồi được dự Thánh lễ đầu tiên trong đời và được rước Mình Thánh Chúa.
-Anh chị em sẽ không có Thánh Lễ nào nữa, anh chị em không có nhà thờ. Anh chị em sẽ làm thế nào?
-Ban chiều tối, chúng con tụ họp nhau từng hai ba gia đình để nghe đài phát thanh và cầu nguyện chung và cùng nhau học hỏi về đạo. Ngày Chúa Nhật chúng con ra ruộng cày cấy, nhưng đúng 9 giờ 30 ,chúng con ngưng làm việc thả trâu tự do ăn cỏ và chúng con dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý phát từ Manila. Một Lễ Hiện Xuống mới của thế kỷ XX.” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 235-237).
Hiến chế Tín lý về Mạc khải của CĐ Vaticanô II có nói: “Mạc Khải là việc Thiên Chúa ‘Truyền Thông Chính Mình’ cho nhân loại” (DV 6). Với biến cố Hiện Xuống, việc truyền thông của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Đức Kitô và tiếp tục được nối dài trong Giáo Hội nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Lễ Hiện Xuống khai mở những “kênh truyền thông” mới. Vì thế, “Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn” (Inter Mirifica, số 3). Chúa Thánh Thần là linh hồn Giáo Hội. Ngài tác động và canh tân Giáo Hội thực thi sứ vụ loan Tin Mừng: “Giáo Hội canh tân và thanh tẩy chính mình không bao giờ ngừng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (Vui mừng và Hy vọng, 21). Sách Công Vụ Tông Đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy.
Suốt mùa Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ.
Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma. Giáo Hội đối diện với ba thách đố lớn là Do thái giáo, chính trị Rôma và triết học Hy lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do thái giáo, hội nhập vào triết học Hy lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng".
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu".
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng.
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam; sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc. Họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh. Những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần. Trong mọi thử thách, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Trong mọi biến cố đau thương, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa. Thế nhưng, những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, xa lộ thông tin, kỹ thuật số, toàn cầu hoá...Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do".
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.
Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?
Lời Chúa chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26).
Khi được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.
Chúa Thánh Thần luôn bảo đảm cho sự nguyên vẹn của mạc khải. Ngài dẫn dắt Giáo Hội ngay giữa những kênh truyền thông mới mẻ của thế giới kỹ thuật số hôm nay. Môi trường này mang nơi mình ngôn ngữ thời đại, vì một thông điệp được phát đi từ nơi đây thường kèm theo hình ảnh và âm thanh. Điều này rất thuận lợi cho truyền thống của Kitô giáo, vốn mang rất nhiều yếu tố biểu tượng từ trong phụng vụ, kiến trúc nghệ thuật nơi các thánh đường, ảnh tượng thờ kính…Hơn nữa, Kitô giáo còn đi tiên phong trong các lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc với mục đích diễn tả chân lý đức tin.
Kitô hữu phải là con người biết lắng nghe, lắng nghe Thiên Chúa và lắng nghe con người để qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, sứ điệp Tin mừng được lan xa. Các phương tiện truyền thông xã hội như sách báo, phim ảnh, thi ca, nghệ thuật, sân khấu, tuồng kịch, thánh nhạc, kiến trúc, hội họa, truyền thanh, truyền hình, internet…đều có tầm ảnh hưởng lớn đối với công cuộc truyền thông Tin Mừng trong thời đại hôm nay.
Giáo Hội luôn thao thức những vấn đề của thời đại mình đang sống. Chúa Thánh Thần là ngọn gió thổi các cánh buồm của Giáo Hội hướng đến đại dương của “nền văn hóa mới” này. Có Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn, chúng ta trở nên những chứng nhân của Chúa Giêsu đem Tin Mừng đến khắp muôn nước muôn dân.
Ở đâu có Thần Khí, ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống. Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ". Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
Sứ điệp Truyền thông năm nay nêu bật tầm quan trọng của các trang mạng xã hội như là "cổng thông tin của sự thật và đức tin", và là "không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng".
Cuối năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã mở tài khoản Twitter Giáo hoàng đầu tiên. Ngài mời gọi mọi người công nhận tiềm năng của các mạng truyền thông xã hội và thúc giục các tín hữu trong Năm Đức Tin cân nhắc xem làm thế nào để sự hiện diện của mình trên các mạng có thể giúp truyền bá thông điệp Tin Mừng của tình yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người.
Kể từ bản tweet đầu tiên do Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI gởi vào ngày 12/12/2012, hơn 6 triệu người đã theo dõi.
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục sáng kiến đó, sử dụng các mạng lưới xã hội. Hiện nay tài khoản @Pontifex đăng các bản tweet bằng tiếng Anh, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Pháp, Đức, La Tinh, Ba Lan và Ả Rập. Con số bản tweet do Đức Giáo Hoàng Phanxicô gởi đi gia tăng rất nhanh.
Đức Hồng Y Carlo Martini từng nói: “Kinh nghiệm của Lễ Hiện Xuống (Cv 2,3-13) chính là Tin Mừng truyền thông”.
Truyền thông là làm cho con người có khả năng để nghe để hiểu, có khả năng để loan báo và có khả năng để chuyển thông một sứ điệp. Trong ngày Lễ Hiện Xuống, Chúa Thánh Thần đã khai thông mọi tương giao, phá vỡ bức tường đã bị đóng kín từ sự kiện tháp Babel. Truyền thông Tin Mừng chính là mang tin vui đến cho mọi người.
Năm Thánh 2000, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận giảng tuần tĩnh tâm cho Giáo Triều Rôma, trong bài giảng “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần”, ngài kể về tác động của Chúa Thánh Thần như một ân ban chuyển thông ánh sáng và niềm tin cho anh chị em người Hmong.
“Chúa Thánh Thần sống và hoạt động trong trái tim những kẻ nghèo nàn và khiêm hạ, trong tâm hồn đạo đức bình dân, trong tình liên đới, trong đau khổ. Ngài ở đó như trạng sư và thông dịch các ứớc muốn và lời cầu xin của chúng ta.
Tôi còn nhớ câu chuyện này.
Một ngày nọ, một cha sở miền Bắc Việt Nam thấy có một nhóm người dân tộc thiểu số Hmong muốn đến gặp ngài. Cha hỏi họ:
-Anh chị em từ đâu đến?
-Chúng con từ Lai Châu, (nơi quân đội Pháp đã thua trận Điện Biên Phủ năm 1954). Chúng con đã vượt núi rừng đi bộ suốt 6 ngày nay.
-Lạy Chúa tôi! Để làm gì vậy?
-Chúng con muốn được rửa tội ngay bây giờ.
- Không thể được! Không có một linh mục hay giáo lý viên nào cả trong vùng của anh chị em, anh chị em không biết gì về đạo hay kinh nguyện, thì làm sao chịu phép Rửa tội được.
- Chúng con đã học tất cả từ một đài phát thanh phát đi từ Phi luật tân.
-Mà đài phát thanh nào? Đâu có đài phát thanh Công Giáo nào có chương trình bằng thổ ngữ của anh chị em đâu!”
-Đó là đài phát thanh “Chân Lý”.
-Một đài phát thanh GH Công Giáo, và bây giờ anh chị em lặn lội đến đây để xin trở thành Công Giáo. Thật là điều lạ!
-Vị linh mục thật cảm kích bỗng thốt lên: Đây là một lễ Hiện Xuống mới. Đây chính là tác động của Chúa Thánh Thần! Chúa Thánh Thần!
Rồi cha lại hỏi nhóm người Hmong: Anh chị em có thể ở lại đây lâu hơn không?
-Thưa cha, không thể được. Chúng con chỉ đem theo 14 ngày cơm: 12 ngày đi đường và 2 ngày học hỏi và đọc kinh cầu nguyện.
Cả nhóm đã được rửa tội và chịu phép Thêm sức, rồi được dự Thánh lễ đầu tiên trong đời và được rước Mình Thánh Chúa.
-Anh chị em sẽ không có Thánh Lễ nào nữa, anh chị em không có nhà thờ. Anh chị em sẽ làm thế nào?
-Ban chiều tối, chúng con tụ họp nhau từng hai ba gia đình để nghe đài phát thanh và cầu nguyện chung và cùng nhau học hỏi về đạo. Ngày Chúa Nhật chúng con ra ruộng cày cấy, nhưng đúng 9 giờ 30 ,chúng con ngưng làm việc thả trâu tự do ăn cỏ và chúng con dự Thánh Lễ qua đài phát thanh Chân Lý phát từ Manila. Một Lễ Hiện Xuống mới của thế kỷ XX.” (Chứng Nhân Hy Vọng, trang 235-237).
Hiến chế Tín lý về Mạc khải của CĐ Vaticanô II có nói: “Mạc Khải là việc Thiên Chúa ‘Truyền Thông Chính Mình’ cho nhân loại” (DV 6). Với biến cố Hiện Xuống, việc truyền thông của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Đức Kitô và tiếp tục được nối dài trong Giáo Hội nhờ hoạt động của Chúa Thánh Thần. Lễ Hiện Xuống khai mở những “kênh truyền thông” mới. Vì thế, “Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng các phương tiện truyền thông xã hội để loan báo ơn cứu độ và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn” (Inter Mirifica, số 3). Chúa Thánh Thần là linh hồn Giáo Hội. Ngài tác động và canh tân Giáo Hội thực thi sứ vụ loan Tin Mừng: “Giáo Hội canh tân và thanh tẩy chính mình không bao giờ ngừng dưới hoạt động của Chúa Thánh Thần” (Vui mừng và Hy vọng, 21). Sách Công Vụ Tông Đồ đã minh chứng hùng hồn về điều ấy.
Suốt mùa Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ.
Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma. Giáo Hội đối diện với ba thách đố lớn là Do thái giáo, chính trị Rôma và triết học Hy lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do thái giáo, hội nhập vào triết học Hy lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng".
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu".
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng.
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam; sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc. Họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh. Những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần. Trong mọi thử thách, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ. Trong mọi biến cố đau thương, Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa. Thế nhưng, những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, xa lộ thông tin, kỹ thuật số, toàn cầu hoá...Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do".
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.
Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?
Lời Chúa chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26).
Khi được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chúng ta làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.
Chúa Thánh Thần luôn bảo đảm cho sự nguyên vẹn của mạc khải. Ngài dẫn dắt Giáo Hội ngay giữa những kênh truyền thông mới mẻ của thế giới kỹ thuật số hôm nay. Môi trường này mang nơi mình ngôn ngữ thời đại, vì một thông điệp được phát đi từ nơi đây thường kèm theo hình ảnh và âm thanh. Điều này rất thuận lợi cho truyền thống của Kitô giáo, vốn mang rất nhiều yếu tố biểu tượng từ trong phụng vụ, kiến trúc nghệ thuật nơi các thánh đường, ảnh tượng thờ kính…Hơn nữa, Kitô giáo còn đi tiên phong trong các lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc với mục đích diễn tả chân lý đức tin.
Kitô hữu phải là con người biết lắng nghe, lắng nghe Thiên Chúa và lắng nghe con người để qua sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông, sứ điệp Tin mừng được lan xa. Các phương tiện truyền thông xã hội như sách báo, phim ảnh, thi ca, nghệ thuật, sân khấu, tuồng kịch, thánh nhạc, kiến trúc, hội họa, truyền thanh, truyền hình, internet…đều có tầm ảnh hưởng lớn đối với công cuộc truyền thông Tin Mừng trong thời đại hôm nay.
Giáo Hội luôn thao thức những vấn đề của thời đại mình đang sống. Chúa Thánh Thần là ngọn gió thổi các cánh buồm của Giáo Hội hướng đến đại dương của “nền văn hóa mới” này. Có Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn, chúng ta trở nên những chứng nhân của Chúa Giêsu đem Tin Mừng đến khắp muôn nước muôn dân.
Ở đâu có Thần Khí, ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống. Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ". Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
Tập huấn Caritas Các giáo xứ thuộc Hạt Thuận Nghĩa
Pv Thuận Nghĩa
20:29 15/05/2013
Ngày 15 tháng 05 năm 2013, Ban Bác Ái Xã Hội Giáo Phận Vinh đã tổ chức khóa tập huấn cho các giáo xứ tại Giáo Hạt Thuận Nghĩa.
Xem hình ảnh
Về Phía Ban Bác Ái Giáo Phận gồm có: Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, quản hạt Văn Hạnh, trưởng ban Bác Ái xã hội – Caritas Vinh, Cha Giuse Nguyễn Viết Nam, Quý Thầy, quý Chị và một số thành viên khác.
Về phía Giáo hạt gồm có: Cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, quý Cha trong giáo hạt và 64 tham dự viên đến từ 13 giáo xứ.
Đúng 8 giờ mọi người đã có mặt đầy đủ trong Hội trường Giáo hạt để chuẩn bị cho ngày tập huấn.
Sau phần kinh đầu giờ và giới thiệu thành phần, Cha quản hạt đọc diễn văn khai mạc, Ngài nói: “Bác ái là văn bản của trung tâm của đời sống Kitô giáo. Bác ái cũng là linh hồn của đời sống kitô hữu”(Thư mục vụ mùa chay 2012 của ĐGM Giáo Phận Vinh). “Bác ái là tâm điểm trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội”(Đức Bênêđitô XVI). Trong các nhân đức mà Thánh Phaolo kể ra ở thư Galat (5,22) thì đứng đầu là bác ái. Thánh Phaolô dành cả chương 12 của thư Rôma để nói về bác ái. Chúa Giêsu cũng dựa vào những việc bác ái chúng ta làm hay không làm để phán xét chúng ta. Thánh Gioan thì nói: “…chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”(1Ga 3,18). Tất cả những dẫn chứng trên đây nhắc nhở mọi người chúng ta thực thi bác ái.
Để giúp các tham dự viên ý thức được tâm quan trọng của bác ái, với đề tài “phải chăng bác ái không phải là việc của tôi”, Cha Giám Đốc đã trình bày 3 vấn đề: bác ái là lời Chúa dạy, Bác ái là lời Hội thánh truyền, thực trạng việc sống bác ái của giáo dân và hướng khắc phục. Cha Giám Đốc nói: “chúng ta đã thấy việc bác ái thuộc về bản chất của người kitô hữu, điều đó đã được Chúa dạy và Hội thánh truyền rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên đã có nơi có lúc chúng ta sao nhãng bổn phận tối quan trọng này. Đây là lúc chúng ta phải làm lại. Đây là việc của chúng ta chứ không thể đùn đẩy cho ai khác”.
Sau phần giải lao, các tham dự viên được Cha Phó Giám Đốc Giuse Nguyễn Viết Nam lần lượt trình bày về sự hình thành và phát triển của Caritas quốc tế, caritas Việt nam, đặc biệt Cha Phó Giám đốc dành nhiều thời gian hơn để trình bày sự hình thành và phát triển của Caritas Giáo Phận. Ngài nói: “Dựa vào nền tảng của Tin Mừng, Caritas Giáo phận trong những năm qua đã phát huy mọi nỗ lực của mình đề phục vụ tha nhân nhằm phát triển con người cách toàn diện với hàng tỷ đồng cho những mục tiêu: Phục vụ sự sống, thăng tiến con người, cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả do thiên tai và nhân tai gây ra”.
Sau phần cơm trưa thân mật và nghỉ ngơi tại giáo hạt, buổi chiều, Cha Giám Đốc tiếp tục trình bày cho các tham dự viên về điều lệ ủy ban bác ái xã hội – Caritas Việt Nam. Tất cả có 33 điều. Cha Giám đốc giải thích kỹ từng điều một: Caritas là gì ? Nguyên tắc hoạt động? đối tượng phục vụ ? Quỹ hoạt động ? Nhiệm vụ và quyền lợi của các hội viên?...
Tiếp đến, ông Phêrô Thân Văn Lương chia sẻ “Quá trình hình thành và phát triền của Caritas Giáo xứ Trại Lê”. Các tham dự viên thích thú lắng nghe và thán phục những thành quả và những kinh nghiệm quý báu mà Caritas Trại Lê đã làm được trong suốt thời gần 20 năm qua.
Trong phần thảo luận, các tham dự trình bày những hoạt động bác ái ở giáo xứ mình, những khó khăn trăn trở. Một số tham dự viên đặt những câu hỏi liên quan đến việc trở thành thành viên của caritas ? Thiết lập caritas giáo xứ như thế nào? Làm sao để duy trì và phát triển có hiệu quả ?...Tất cả đã được Cha Giám Đốc và quý Cha giải đáp rõ ràng.
Đúng 16g15, Cha Giám Đốc kết thúc ngày làm việc. Sau đó, Cha Phêrô Nguyễn Văn Sơn đặc trách Ban Caritas giáo hạt thay lời cho các tham dự viên bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Caritas Giáo phận. Ngài nói: “tất cả vì một chữ Yêu. Vì yêu mà Cha Quản hạt lo lắng tổ chức ngày tập huấn này. Vì Yêu mà Ban Caritas Giáo phận hy sinh, bất kể nắng nôi trở về đây để tập huấn cho Caritas các giáo xứ trong Giáo hạt chúng ta. Vì Yêu mà quý Cha trong hạt, các tham dự viên có mặt đầy đủ trong ngày tập huấn hôm nay. Ước gì vì chữ Yêu đó mà các Caritas các giáo xứ tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động và đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho các giáo xứ, nhất xoa dịu cho những mảnh đời kém may mắn”.
Ngày tập huấn kết thúc vào lúc 16g30. Mọi người ra về trong lòng tràn đầy phấn khởi và hy vọng trong sự quyết tâm xây dựng và thúc đẩy hoạt động ban bác ái trong các giáo xứ của mình.
Xem hình ảnh
Về Phía Ban Bác Ái Giáo Phận gồm có: Cha Phêrô Nguyễn Văn Vinh, quản hạt Văn Hạnh, trưởng ban Bác Ái xã hội – Caritas Vinh, Cha Giuse Nguyễn Viết Nam, Quý Thầy, quý Chị và một số thành viên khác.
Về phía Giáo hạt gồm có: Cha Quản hạt Antôn Nguyễn Văn Đính, quý Cha trong giáo hạt và 64 tham dự viên đến từ 13 giáo xứ.
Đúng 8 giờ mọi người đã có mặt đầy đủ trong Hội trường Giáo hạt để chuẩn bị cho ngày tập huấn.
Sau phần kinh đầu giờ và giới thiệu thành phần, Cha quản hạt đọc diễn văn khai mạc, Ngài nói: “Bác ái là văn bản của trung tâm của đời sống Kitô giáo. Bác ái cũng là linh hồn của đời sống kitô hữu”(Thư mục vụ mùa chay 2012 của ĐGM Giáo Phận Vinh). “Bác ái là tâm điểm trong giáo huấn của Giáo Hội về xã hội”(Đức Bênêđitô XVI). Trong các nhân đức mà Thánh Phaolo kể ra ở thư Galat (5,22) thì đứng đầu là bác ái. Thánh Phaolô dành cả chương 12 của thư Rôma để nói về bác ái. Chúa Giêsu cũng dựa vào những việc bác ái chúng ta làm hay không làm để phán xét chúng ta. Thánh Gioan thì nói: “…chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng yêu thương cách chân thật và bằng việc làm”(1Ga 3,18). Tất cả những dẫn chứng trên đây nhắc nhở mọi người chúng ta thực thi bác ái.
Để giúp các tham dự viên ý thức được tâm quan trọng của bác ái, với đề tài “phải chăng bác ái không phải là việc của tôi”, Cha Giám Đốc đã trình bày 3 vấn đề: bác ái là lời Chúa dạy, Bác ái là lời Hội thánh truyền, thực trạng việc sống bác ái của giáo dân và hướng khắc phục. Cha Giám Đốc nói: “chúng ta đã thấy việc bác ái thuộc về bản chất của người kitô hữu, điều đó đã được Chúa dạy và Hội thánh truyền rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên đã có nơi có lúc chúng ta sao nhãng bổn phận tối quan trọng này. Đây là lúc chúng ta phải làm lại. Đây là việc của chúng ta chứ không thể đùn đẩy cho ai khác”.
Sau phần giải lao, các tham dự viên được Cha Phó Giám Đốc Giuse Nguyễn Viết Nam lần lượt trình bày về sự hình thành và phát triển của Caritas quốc tế, caritas Việt nam, đặc biệt Cha Phó Giám đốc dành nhiều thời gian hơn để trình bày sự hình thành và phát triển của Caritas Giáo Phận. Ngài nói: “Dựa vào nền tảng của Tin Mừng, Caritas Giáo phận trong những năm qua đã phát huy mọi nỗ lực của mình đề phục vụ tha nhân nhằm phát triển con người cách toàn diện với hàng tỷ đồng cho những mục tiêu: Phục vụ sự sống, thăng tiến con người, cứu trợ khẩn cấp và khắc phục hậu quả do thiên tai và nhân tai gây ra”.
Sau phần cơm trưa thân mật và nghỉ ngơi tại giáo hạt, buổi chiều, Cha Giám Đốc tiếp tục trình bày cho các tham dự viên về điều lệ ủy ban bác ái xã hội – Caritas Việt Nam. Tất cả có 33 điều. Cha Giám đốc giải thích kỹ từng điều một: Caritas là gì ? Nguyên tắc hoạt động? đối tượng phục vụ ? Quỹ hoạt động ? Nhiệm vụ và quyền lợi của các hội viên?...
Tiếp đến, ông Phêrô Thân Văn Lương chia sẻ “Quá trình hình thành và phát triền của Caritas Giáo xứ Trại Lê”. Các tham dự viên thích thú lắng nghe và thán phục những thành quả và những kinh nghiệm quý báu mà Caritas Trại Lê đã làm được trong suốt thời gần 20 năm qua.
Trong phần thảo luận, các tham dự trình bày những hoạt động bác ái ở giáo xứ mình, những khó khăn trăn trở. Một số tham dự viên đặt những câu hỏi liên quan đến việc trở thành thành viên của caritas ? Thiết lập caritas giáo xứ như thế nào? Làm sao để duy trì và phát triển có hiệu quả ?...Tất cả đã được Cha Giám Đốc và quý Cha giải đáp rõ ràng.
Đúng 16g15, Cha Giám Đốc kết thúc ngày làm việc. Sau đó, Cha Phêrô Nguyễn Văn Sơn đặc trách Ban Caritas giáo hạt thay lời cho các tham dự viên bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Caritas Giáo phận. Ngài nói: “tất cả vì một chữ Yêu. Vì yêu mà Cha Quản hạt lo lắng tổ chức ngày tập huấn này. Vì Yêu mà Ban Caritas Giáo phận hy sinh, bất kể nắng nôi trở về đây để tập huấn cho Caritas các giáo xứ trong Giáo hạt chúng ta. Vì Yêu mà quý Cha trong hạt, các tham dự viên có mặt đầy đủ trong ngày tập huấn hôm nay. Ước gì vì chữ Yêu đó mà các Caritas các giáo xứ tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động và đem lại nhiều lợi ích lớn lao cho các giáo xứ, nhất xoa dịu cho những mảnh đời kém may mắn”.
Ngày tập huấn kết thúc vào lúc 16g30. Mọi người ra về trong lòng tràn đầy phấn khởi và hy vọng trong sự quyết tâm xây dựng và thúc đẩy hoạt động ban bác ái trong các giáo xứ của mình.
Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi thăm Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam Tây Úc
Đồng Văn Vượng
22:47 15/05/2013
Văn Hóa
Đức Mẹ Banneux ngày hiền mẫu
Trầm Hương Thơ
17:20 15/05/2013
Ngày hành hương khắp muôn phương tìm đến
Suối Ơn Lành thánh hiến tại Banneux
Tay nhúng xuống nước nguồn rửa bụi nhơ
Bụi cuộc đời làm mờ hồn lẫn xác
Hồn con đây trỗi dậy ngàn cung nhạc
Suối Ơn Lành rửa sạch những buồn đau
Ngàn cánh hoa bỗng lại nở tươi màu
Bởi bụi đời bám đầy thành ra xấu
Con dâng Mẹ hôm nay ngày Hiền Mẫu
Ngày tươi đẹp hòa tấu của tháng năm
Tháng mùa xuân bừng nở khắp xa xăm
Chân đon đả Mẹ thăm người chị họ
Tuổi đã cao bao người chúc mừng thọ
Nhưng ước mong được có một người con
Lời khấn nguyện Chúa đáp lại vuông tròn
Mẹ đến thăm dạ con vui mừng nhảy
Thật diễm phúc! bởi đâu tôi được thấy
Mẹ Thiên Chúa thật vậy đến viếng thăm
Mang Tin Mừng mãi tự chốn xa xăm
Mẹ yêu thương, Mẹ chăm cả hồn xác
Tôi mừng vui hồn đầy cả hoan lạc
Tạ ơn Trời phó thác đầy cậy trông
Xuân đã đến xua tan cả mùa đông
Trong xuân ấm cành hồng vui đơm nụ
Cả đất trời cũng nở hoa tinh tú
Mẹ xóa tan ngày cũ, đem Bình Minh
Đem Ánh Sáng cứu độ của Phục Sinh
Cứu tất cả sinh linh bừng tỉnh lại
Ôi! ơn Mẹ lớn vô cùng trọng đại
Cứu giúp con vụng dại bao tháng ngày
Con trở về ngày Hiền Mẫu hôm nay
Dưới chân Mẹ con say tình cảm mến
Con tạ ơn vì có Mẹ mang đến
Cõi nhân gian ngọn nến sáng đời con
Con xin hứa từ nay sống cho tròn
Sống xứng đáng làm con ngoan của Mẹ
Trầm Hương Thơ
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Xuân
Joseph Nguyễn Tro Bụi
21:08 15/05/2013
Ảnh của Joseph Nguyễn Tro Bụi
Nắng xuân bừng sáng đất trời
Hoa khoe sắc thắm rủ lơi tóc huyền,
Môi hồng nở nụ cười duyên…
(Joseph Nguyễn Tro Bụi)