Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên 16/5/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:03 15/05/2021
Video sẽ bắt đầu từ 2g chiều ngày 15-Tháng 5-2021 theo giờ Việt Nam
BÀI ĐỌC I: Cv 1, 1-11
“Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời”.
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.
Hỡi Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những điều Đức Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các Tông đồ, những kẻ Người đã tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc thương khó, Người đã tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng Người đã hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa. Người nói: “Như các con đã nghe chính miệng Thầy rằng: Gioan đã làm phép rửa bằng nước, phần các con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”.
Vậy các kẻ có mặt hỏi Người rằng: “Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?” Người bảo họ rằng: “Đâu phải việc các con hiểu biết thời gian hay kỳ hạn mà Cha đã ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất”. Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.
Đang khi các ông còn ngước mắt lên trời nhìn theo Người đang xa đi, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9
Đáp: Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang (c. 6).
1) Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Đấng Tối cao, khả uý, Người là Đại Đế trên khắp trần gian.
2) Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa’ hãy ca mừng, ca mừng Vua ta!
3) Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người.
BÀI ĐỌC II: Ep 1, 17-23
“Người đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời”.
Bài trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người, xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Mt 28, 19 và 20
All. All. – Chúa phán: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. – All.
PHÚC ÂM: Mc 16, 15-20
“Đang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời”.
Bài kết Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh”. Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa. Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.
Đó là lời Chúa.
Phải hiểu thế nào khi nói Chúa lên Trời
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
06:25 15/05/2021
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN NĂM B
PHẢI HIỂU THẾ NÀO KHI NÓI CHÚA LÊN TRỜI
Ngày còn nhỏ, sống gần vùng có nhiều máy bay Mỹ bay ngang dọc bầu trời. Những chiếc máy bay, dù là tuổi nhỏ, tôi vẫn mơ màng hiểu rằng, chúng đang tác oai, tác oái để phục vụ cho mục đích chiến tranh.
Những lần nghe tiếng gầm rích xé tan bầu trời, bọn trẻ chúng tôi kéo nhau chạy ra khỏi nhà nhìn lên trời xem máy bay bay mà khoái chí, lắm lúc còn hun đúc ước mơ được phóng lên trời bay như máy bay, oai biết mấy.
Vẫn là thời trẻ con, ngày lễ Chúa Giêsu lên trời, tôi lại ra sân tìm kiếm. Không phải đi tìm máy bay nhưng là tìm Chúa Giêsu xem Chúa lên trời thế nào. Trong tưởng tượng, tôi cảm nhận, chắc Chúa đẹp lắm, không đen sì như máy bay, chắc Chúa hiền từ lắm, không ồn ào như máy bay…
Trong tư tưởng non nớt của tôi làm sao hiểu nổi chuyện Chúa lên trời. Tìm kiếm trên bầu trời chán và mỏi, tôi đến gặp mẹ. Mẹ tôi cũng chẳng thể cho tôi một điều gì khá hơn. Bà chỉ biết có mỗi một chuyện: “Hôm nay Chúa lên trời”, và không giải thích gì thêm để một thằng bé như tôi hiểu được.
Và trong tôi còn mãi một thắc mắc, Chúa đã lên trời sao không thấy. Máy bay lên trời còn thấy bay đi bay lại kia mà! Ngày ấy, hình như tôi hiểu Chúa lên trời quá là nghĩa đen. Dù vậy, bây giờ đã có một hiểu biết nhất định, sao tôi vẫn không thể thay thế được cái nghĩa đen ấy!
Đúng là ngôn ngữ của Thánh Kinh cho phép chúng ta hiểu Chúa lên trời theo ngĩa đen. Chẳng hạn bài đọc một, trích sách Công vụ Tông đồ cho biết: “Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông” (Cv 1, 9).
Nhưng với một sự kiện của lòng tin lớn như biến cố Chúa thăng thiên mà lại chỉ dừng lại ở nghĩa đen, thì quả là làm thiệt hại đức tin biết bao nhiêu.
Bạn và tôi có quyền hiểu Chúa thăng thiên theo nghĩa đen, nhưng bạn và tôi không được quyền dừng lại ở đó.
Ta không bao giờ được phép xem Chúa lên trời như là một chiến thắng đang say trong men chiến thắng, một cao ngạo, một sự trả thù của người bị hại đối với những người đã từng treo Chúa lên thánh giá. Nếu chỉ như thế thì chắc Chúa đã không lên trời!
Lên trời là một sự chiến thắng, một vinh quang. Đúng! Nhưng chiến thắng và vinh quang theo nghĩa nào?
Bài Tin Mừng cho biết, “Chúa Giêsu lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”. Hội Thánh không ngừng lặp lại lời tuyên xưng này qua mọi thời, mọi thế hệ trong lời tuyên tín của mình.
Cụm từ “Chúa lên trời” đủ để cho thấy VINH QUANG THIÊN CHÚA của Chúa Giêsu. Chúa đã một lần làm người. Nghĩa là đã một lần Chúa hạ mình hóa nên nhục thể.
Vinh quang của Ngài là vinh quang Thiên Chúa. Nhưng vinh quang ấy bị che lấp trong cuộc đời trần thế, đến nỗi có lần thư gởi tín hữu Do thái phải bộc bạch: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu vang khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết… Dù là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục”.
Hôm nay về trời cũng là lúc Chúa về lại với vinh quang mà Ngài vẫn có. Nói dễ hiểu: Về trời chính là lúc Chúa Kitô trở lại “kiếp Chúa” của Ngài. Vinh quang bị che lấp, giờ đây tỏ lộ.
Nếu trong quá khứ, “Ngài đã bị thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn”, thì giờ đây, “Ngài được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên” (Dt 2, 9).
Vinh quang danh dự mà Chúa Kitô lãnh nhận hôm nay là vinh quang cao cả, là chiến thắng lớn lao: Chúa bước vào vĩnh cửu.
Trong vinh quang vĩnh cửu, chính “Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Để khi nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Phil 2, 9-11).
Cũng chính trong vinh quang Đức Chúa của mình, Chúa Giêsu làm chủ mọi loài, làm vua toàn vũ trụ. Vì nơi Ngài, chính “Thiên Chúa đã đưa thời gian tới hồi viên mãn, đã quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Eph 1, 10).
Hay như bài đọc hai diễn tả: Chúa Kitô “Vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này, lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người” (Eph 1, 21- 23).
Nhưng vinh quang thiên quốc của Chúa Kitô, không chỉ quy tụ nơi bản thân mà thôi. Vinh quang của Chúa Kitô là ánh sáng chói ngời chiếu thẳng vào niềm hy vọng của chúng ta. Chúa thăng thiên để nhờ Chúa, trong Chúa và với Chúa, ta cũng được thăng thiên. Vì nếu đã có một con người mang tên Giêsu được vinh thăng, thì mọi người có quyền hy vọng nếm hưởng vinh quang Thiên Chúa với Ngài.
Như vậy, lễ thăng thiên là lễ thực hiện giấc mơ lớn nhất của con người: sống đời đời trong hạnh phúc và vinh quang vĩnh cửu.
Vì thế, mừng lễ Chúa thăng thiên, hướng lòng về Thiên Chúa, chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô, loài người chỉ còn biết cúi đầu cảm tạ. Xin dâng muôn lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa. Bởi thân phận bé nhỏ là thế, nhưng loài người lại có vận mạng được đặt nơi Thiên Chúa. Do đó dẫu thuộc về đất thấp, loài người vẫn mang nơi mình chiều cao thăm thẳm: vận mạng được vĩnh cửu hóa. Thiên Chúa là chủ mọi vĩnh cửu đã thương trao ban cho loài người, cho từng người một, một vận mạng không bao giờ có thể lạc mất.
Chúc tụng tình yêu vô ngần của Chúa, vì nhờ đó, thân phận bụi tro được "hóa thần" nhờ ơn thánh hóa Chúa ban. Amen.
PHẢI HIỂU THẾ NÀO KHI NÓI CHÚA LÊN TRỜI
Ngày còn nhỏ, sống gần vùng có nhiều máy bay Mỹ bay ngang dọc bầu trời. Những chiếc máy bay, dù là tuổi nhỏ, tôi vẫn mơ màng hiểu rằng, chúng đang tác oai, tác oái để phục vụ cho mục đích chiến tranh.
Những lần nghe tiếng gầm rích xé tan bầu trời, bọn trẻ chúng tôi kéo nhau chạy ra khỏi nhà nhìn lên trời xem máy bay bay mà khoái chí, lắm lúc còn hun đúc ước mơ được phóng lên trời bay như máy bay, oai biết mấy.
Vẫn là thời trẻ con, ngày lễ Chúa Giêsu lên trời, tôi lại ra sân tìm kiếm. Không phải đi tìm máy bay nhưng là tìm Chúa Giêsu xem Chúa lên trời thế nào. Trong tưởng tượng, tôi cảm nhận, chắc Chúa đẹp lắm, không đen sì như máy bay, chắc Chúa hiền từ lắm, không ồn ào như máy bay…
Trong tư tưởng non nớt của tôi làm sao hiểu nổi chuyện Chúa lên trời. Tìm kiếm trên bầu trời chán và mỏi, tôi đến gặp mẹ. Mẹ tôi cũng chẳng thể cho tôi một điều gì khá hơn. Bà chỉ biết có mỗi một chuyện: “Hôm nay Chúa lên trời”, và không giải thích gì thêm để một thằng bé như tôi hiểu được.
Và trong tôi còn mãi một thắc mắc, Chúa đã lên trời sao không thấy. Máy bay lên trời còn thấy bay đi bay lại kia mà! Ngày ấy, hình như tôi hiểu Chúa lên trời quá là nghĩa đen. Dù vậy, bây giờ đã có một hiểu biết nhất định, sao tôi vẫn không thể thay thế được cái nghĩa đen ấy!
Đúng là ngôn ngữ của Thánh Kinh cho phép chúng ta hiểu Chúa lên trời theo ngĩa đen. Chẳng hạn bài đọc một, trích sách Công vụ Tông đồ cho biết: “Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông” (Cv 1, 9).
Nhưng với một sự kiện của lòng tin lớn như biến cố Chúa thăng thiên mà lại chỉ dừng lại ở nghĩa đen, thì quả là làm thiệt hại đức tin biết bao nhiêu.
Bạn và tôi có quyền hiểu Chúa thăng thiên theo nghĩa đen, nhưng bạn và tôi không được quyền dừng lại ở đó.
Ta không bao giờ được phép xem Chúa lên trời như là một chiến thắng đang say trong men chiến thắng, một cao ngạo, một sự trả thù của người bị hại đối với những người đã từng treo Chúa lên thánh giá. Nếu chỉ như thế thì chắc Chúa đã không lên trời!
Lên trời là một sự chiến thắng, một vinh quang. Đúng! Nhưng chiến thắng và vinh quang theo nghĩa nào?
Bài Tin Mừng cho biết, “Chúa Giêsu lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa”. Hội Thánh không ngừng lặp lại lời tuyên xưng này qua mọi thời, mọi thế hệ trong lời tuyên tín của mình.
Cụm từ “Chúa lên trời” đủ để cho thấy VINH QUANG THIÊN CHÚA của Chúa Giêsu. Chúa đã một lần làm người. Nghĩa là đã một lần Chúa hạ mình hóa nên nhục thể.
Vinh quang của Ngài là vinh quang Thiên Chúa. Nhưng vinh quang ấy bị che lấp trong cuộc đời trần thế, đến nỗi có lần thư gởi tín hữu Do thái phải bộc bạch: “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Chúa Giêsu đã lớn tiếng kêu vang khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết… Dù là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục”.
Hôm nay về trời cũng là lúc Chúa về lại với vinh quang mà Ngài vẫn có. Nói dễ hiểu: Về trời chính là lúc Chúa Kitô trở lại “kiếp Chúa” của Ngài. Vinh quang bị che lấp, giờ đây tỏ lộ.
Nếu trong quá khứ, “Ngài đã bị thua kém các thiên thần trong một thời gian ngắn”, thì giờ đây, “Ngài được Thiên Chúa ban vinh quang danh dự làm mũ triều thiên” (Dt 2, 9).
Vinh quang danh dự mà Chúa Kitô lãnh nhận hôm nay là vinh quang cao cả, là chiến thắng lớn lao: Chúa bước vào vĩnh cửu.
Trong vinh quang vĩnh cửu, chính “Thiên Chúa đã siêu tôn Ngài và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Để khi nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Phil 2, 9-11).
Cũng chính trong vinh quang Đức Chúa của mình, Chúa Giêsu làm chủ mọi loài, làm vua toàn vũ trụ. Vì nơi Ngài, chính “Thiên Chúa đã đưa thời gian tới hồi viên mãn, đã quy tụ muôn loài trong trời đất dưới quyền một thủ lãnh là Đức Kitô” (Eph 1, 10).
Hay như bài đọc hai diễn tả: Chúa Kitô “Vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này, lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người” (Eph 1, 21- 23).
Nhưng vinh quang thiên quốc của Chúa Kitô, không chỉ quy tụ nơi bản thân mà thôi. Vinh quang của Chúa Kitô là ánh sáng chói ngời chiếu thẳng vào niềm hy vọng của chúng ta. Chúa thăng thiên để nhờ Chúa, trong Chúa và với Chúa, ta cũng được thăng thiên. Vì nếu đã có một con người mang tên Giêsu được vinh thăng, thì mọi người có quyền hy vọng nếm hưởng vinh quang Thiên Chúa với Ngài.
Như vậy, lễ thăng thiên là lễ thực hiện giấc mơ lớn nhất của con người: sống đời đời trong hạnh phúc và vinh quang vĩnh cửu.
Vì thế, mừng lễ Chúa thăng thiên, hướng lòng về Thiên Chúa, chiêm ngắm vinh quang của Chúa Kitô, loài người chỉ còn biết cúi đầu cảm tạ. Xin dâng muôn lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa. Bởi thân phận bé nhỏ là thế, nhưng loài người lại có vận mạng được đặt nơi Thiên Chúa. Do đó dẫu thuộc về đất thấp, loài người vẫn mang nơi mình chiều cao thăm thẳm: vận mạng được vĩnh cửu hóa. Thiên Chúa là chủ mọi vĩnh cửu đã thương trao ban cho loài người, cho từng người một, một vận mạng không bao giờ có thể lạc mất.
Chúc tụng tình yêu vô ngần của Chúa, vì nhờ đó, thân phận bụi tro được "hóa thần" nhờ ơn thánh hóa Chúa ban. Amen.
Lên Trời Và Cô Bé Bán Diêm
Lm Giuse Trương Đình Hiền
08:14 15/05/2021
Chúa Nhật Thăng Thiên 2021
Trong những “chuyện kể Giáng Sinh”, hình như câu chuyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen (1805-1875) là hay và ấn tượng hơn cả; nhất là đoạn cuối, khi cô bé nghèo, mồ côi, cố đốt hết những cây diêm còn lại để giữ lại dung nhan rạng rỡ của người bà và được nắm tay bà bay lên cao về chầu Thượng Đế, nơi không còn đói rét,lầm than… !
Vâng, “bay lên về trời”, về “chầu Thượng Đế” để thoát khỏi chốn “cát bụi trần gian”, “thung lũng nước mắt”… vẫn là mơ ước, là khát vọng của con người; và “quê trời”, “Nước Trời”, “Thiên đàng”… cũng là tiêu đích cuối cùng phải nhắm tới, là nơi có hạnh phúc vĩnh hằng phải chiếm được… mà giáo lý các tôn giáo vẫn dạy, vẫn truyền rao, chuyển tải cho muôn thế hệ con người, trong đó có Kitô giáo.
Thật vậy, chính Đức Kitô, trong những “lời rao giảng quan trọng” (Bài Giảng Trên Núi, các Dụ Ngôn về Nước Trời…), hay trong những “giây phút trọng đại của cuộc đời” (Tiệc Ly, trên Thánh giá, lúc chấm dứt sự hiện hữu xác thể trên trần gian…) đều đề cập đến “Trời”, “Thiên đàng”, nơi “Thiên Chúa ngự trị”…:
- “…Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (…) Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ…” (Mt 5, 1-12).
- Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3); “Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.” (Ga 16,28)…
- Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,42-43)…
Và đến lượt các Tông Đồ, các ngài cũng tiếp tục rao giảng về “cùng đích Nước Trời”: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3,20-21).
Và hôm nay, với phụng vụ đại lễ Thăng Thiên, Hội Thánh Công Giáo long trọng mừng biến cố Đức Kitô “hoàn thành công cuộc Nhập Thể và Cứu Độ” dưới trần gian, chấm dứt sự hiện hữu mang chiều kích “nhập thể” của một Đấng “Emmanuel” để bắt đầu một “sự hiện hữu mới” của một “Thiên Chúa Ngôi Hai” uy quyền vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.
Nếu “Phụng vụ Thăng Thiên” là một “Lời cầu nguyện tuyệt hảo”, xưng tụng Đức Kitô “về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Lex Orandi) thì chính “Luật Cầu nguyện” nầy đã phản ảnh chính niềm tin sắt son hay “Luật Đức Tin” mà Hội Thánh suốt hai ngàn năm không ngừng tuyên xưng (Lex Credendi): “Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha…” (Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli).
Vâng. Đây là một tín điều, một chân lý nền tảng của Kitô giáo. Cho dù có ai đó phê bình hay chỉ trích rằng: “Tin”, “giữ đạo” chỉ cốt để “được lên thiên đàng”, “được về trời”… thì có vẻ vụ lợi quá…, thì cơ bản, cả một chương trình huyền diệu và đầy lòng thương xót của Thiên Chúa há chẳng nhằm đến cùng đích: cứu độ chúng ta và dẫn đưa chúng ta về quê trời đó sao ! Cũng vậy, công cuộc Nhập Thể, Rao giảng Tin Mừng, Chịu chết và sống lại, ban Thánh Thần, lập Giáo Hội… của Đức Kitô, nào chẳng phải, như Kinh Tiền Tụng Hội Thánh đọc hôm nay, “để chúng con là chi thể của Người, tin tưởng được theo Người đến nơi mà chính Người là Đầu và là Thủ lãnh của chúng con đã đến trước” !
Thật vậy, toàn bộ “Tin Mừng” và “mầu nhiệm Vượt Qua” của Đức Kitô không dừng lại nơi một số “khuyến thiện” để tu thân tích đức (như Khổng giáo) hay một số “nẻo đường luân lý tự thân” dẫn đến “giác ngộ cá nhân” (như Phật Giáo) mà là một cuộc canh tân triệt để, giải thoát đích thực toàn bộ thân phận con người và toàn thể nhân loại trong Đức Kitô mà mầu nhiệm Thăng Thiên hôm nay chính là một “dụ ngôn” diễn tả.
Vâng, chúng ta có thể nói được, “Thăng Thiên” chính là một “dụ ngôn cuối cùng về cùng đích hay sự viên mãn của Nước Trời” được thánh sử Luca diễn đạt bằng những hình ảnh sống động nơi sách Công vụ Tông đồ “Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông”; được thánh Maccô tóm tắt với những từ ngữ mang tính biểu tượng theo truyền thống Kinh Thánh “Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa”. Trong khi đó, Thánh Phaolô, trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô, đã cô đọng ý nghĩa Thăng Thiên trong lăng kính “Nhiệm cục Cứu Độ”: “Công việc mà Chúa đã thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người”.
Thế nhưng, chắc chắn sứ điệp Phụng vụ Thăng Thiên hôm nay không chỉ mời gọi chúng ta dừng lại để một lần nữa xác tín và tuyên xưng về “niềm tin Thăng Thiên” của Đức Kitô, cho dù thái độ nầy, niềm tin nầy luôn cần thiết ở mọi nơi và trong mọi thời; nhất là trong thời đại mà chủ nghĩa thế tục và duy vật chất đang “chiếm thế thượng phong” và đang xói mòn “niềm hy vọng vĩnh cửu” nơi rất nhiều người. Cho dù những triết lý duy nhân, duy vật, hiện sinh… của những triết gia như Nietzsche, Karl Marx, Jean-Paul Sartre… không còn là “ăn khách” và mang tính “thời thượng” như thời của thế kỷ 19,20; dù vậy, thế giới quanh ta vẫn còn biết bao người “tôn thờ cái bụng” (Pl 3,19), nhất quyết lựa chọn thà chết để “Restez fidèle à terre” (trung thành với mặt đất) chứ không chịu “ái mộ những sự trên trời” (Mầu nhiệm 2 của Năm Sự Mừng); hay như Thánh Phaolô, “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,2).
Chính vì thế, mầu nhiệm Thăng Thiên luôn gắn kết với mầu nhiệm Truyền Giáo, như cách diễn tả thâm thuý của thánh sử Luca qua những lời nhắc khéo của “thiên sứ áo trắng”: “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời”; hay như cách đặt thẳng vấn đề của thánh Máccô qua một mệnh lệnh: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật…”.
Quả thật, những ngày “sau Thăng Thiên” là những ngày các môn đệ Chúa Kitô “bận bịu” thường xuyên trong nguyện cầu để đón nhận Chúa Thánh Thần và sau đó là tất bật “ra đi làm chứng” trên muôn nẻo trần gian đầy thách đố… với cả máu xương và nước mắt…
Như vậy, chúng ta có thể nói được rằng, “câu chuyện Thăng Thiên” không là một “cổ tích”, một “huyển tưởng” để vụt sáng lên làm thoả mãn khát vọng của một “cô bé bán diêm” nghèo khổ, đáng thương…, để rồi vụt tắt, mà bên vệ đường cuộc sống vẫn còn nguyên những cái chết đáng thương, tội nghiệp của đói nghèo bất hạnh.
Không, “Chúa về trời” cũng có nghĩa là “tôi ra đi” để cùng với anh chị em tôi, “chèo ra chỗ nước sâu”, bắt tay xây dựng một thế giới mới. Bởi vì Tin Mừng Cứu Độ của Đức Kitô chỉ được vang lên, chỉ được thuyết phục và chỉ được đơm hoa kết trái nơi những con người xác tín, những trái tim rực lửa yêu thương và tâm hồn thiết tha với sứ mệnh. Quả vậy, Đạo Chúa, Chân lý của Chúa… nếu là một chiếc vĩ cầm thật cao quý nhưng lại nằm yên nơi tiệm bán đồ cổ hoặc lọt vào một tay nhà giàu dốt nát, chẳng biết và tha thiết gì đến âm nhạc…, thì mãi mãi chẳng ai thưởng thức được những âm thanh và giai điệu tuyệt vời.
Vâng, sứ điệp Thăng Thiên hôm nay gọi mời chúng ta hãy lên đường, hãy ra đi để làm cho Tin Mừng của Đức Kitô thành những giai điệu, những âm thanh tuyệt vời vang lên trên mọi nẻo đường thế giới. Đó cũng chính là “viễn tượng Thăng Thiên” mà bao ngàn năm trước, tác giả Thánh Vịnh đã được ơn khải thị để hát lên: “Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa hãy ca mừng, ca mừng Vua ta! Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người…” (Tv 46, 6-9).
Trương Đình Hiền
Trong những “chuyện kể Giáng Sinh”, hình như câu chuyện “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen (1805-1875) là hay và ấn tượng hơn cả; nhất là đoạn cuối, khi cô bé nghèo, mồ côi, cố đốt hết những cây diêm còn lại để giữ lại dung nhan rạng rỡ của người bà và được nắm tay bà bay lên cao về chầu Thượng Đế, nơi không còn đói rét,lầm than… !
Vâng, “bay lên về trời”, về “chầu Thượng Đế” để thoát khỏi chốn “cát bụi trần gian”, “thung lũng nước mắt”… vẫn là mơ ước, là khát vọng của con người; và “quê trời”, “Nước Trời”, “Thiên đàng”… cũng là tiêu đích cuối cùng phải nhắm tới, là nơi có hạnh phúc vĩnh hằng phải chiếm được… mà giáo lý các tôn giáo vẫn dạy, vẫn truyền rao, chuyển tải cho muôn thế hệ con người, trong đó có Kitô giáo.
Thật vậy, chính Đức Kitô, trong những “lời rao giảng quan trọng” (Bài Giảng Trên Núi, các Dụ Ngôn về Nước Trời…), hay trong những “giây phút trọng đại của cuộc đời” (Tiệc Ly, trên Thánh giá, lúc chấm dứt sự hiện hữu xác thể trên trần gian…) đều đề cập đến “Trời”, “Thiên đàng”, nơi “Thiên Chúa ngự trị”…:
- “…Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ (…) Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ…” (Mt 5, 1-12).
- Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (Ga 14,1-3); “Thầy từ Chúa Cha mà đến và Thầy đã đến thế gian. Thầy lại bỏ thế gian mà đến cùng Chúa Cha.” (Ga 16,28)…
- Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su: “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Và Người nói với anh ta: “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng.” (Lc 23,42-43)…
Và đến lượt các Tông Đồ, các ngài cũng tiếp tục rao giảng về “cùng đích Nước Trời”: “Còn chúng ta, quê hương chúng ta ở trên trời, và chúng ta nóng lòng mong đợi Đức Giê-su Ki-tô từ trời đến cứu chúng ta. Người có quyền năng khắc phục muôn loài, và sẽ dùng quyền năng ấy mà biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người.” (Pl 3,20-21).
Và hôm nay, với phụng vụ đại lễ Thăng Thiên, Hội Thánh Công Giáo long trọng mừng biến cố Đức Kitô “hoàn thành công cuộc Nhập Thể và Cứu Độ” dưới trần gian, chấm dứt sự hiện hữu mang chiều kích “nhập thể” của một Đấng “Emmanuel” để bắt đầu một “sự hiện hữu mới” của một “Thiên Chúa Ngôi Hai” uy quyền vĩnh cửu trong vinh quang Nước Trời.
Nếu “Phụng vụ Thăng Thiên” là một “Lời cầu nguyện tuyệt hảo”, xưng tụng Đức Kitô “về trời ngự bên hữu Thiên Chúa” (Lex Orandi) thì chính “Luật Cầu nguyện” nầy đã phản ảnh chính niềm tin sắt son hay “Luật Đức Tin” mà Hội Thánh suốt hai ngàn năm không ngừng tuyên xưng (Lex Credendi): “Người lên trời, ngự bên hữu Ðức Chúa Cha…” (Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli).
Vâng. Đây là một tín điều, một chân lý nền tảng của Kitô giáo. Cho dù có ai đó phê bình hay chỉ trích rằng: “Tin”, “giữ đạo” chỉ cốt để “được lên thiên đàng”, “được về trời”… thì có vẻ vụ lợi quá…, thì cơ bản, cả một chương trình huyền diệu và đầy lòng thương xót của Thiên Chúa há chẳng nhằm đến cùng đích: cứu độ chúng ta và dẫn đưa chúng ta về quê trời đó sao ! Cũng vậy, công cuộc Nhập Thể, Rao giảng Tin Mừng, Chịu chết và sống lại, ban Thánh Thần, lập Giáo Hội… của Đức Kitô, nào chẳng phải, như Kinh Tiền Tụng Hội Thánh đọc hôm nay, “để chúng con là chi thể của Người, tin tưởng được theo Người đến nơi mà chính Người là Đầu và là Thủ lãnh của chúng con đã đến trước” !
Thật vậy, toàn bộ “Tin Mừng” và “mầu nhiệm Vượt Qua” của Đức Kitô không dừng lại nơi một số “khuyến thiện” để tu thân tích đức (như Khổng giáo) hay một số “nẻo đường luân lý tự thân” dẫn đến “giác ngộ cá nhân” (như Phật Giáo) mà là một cuộc canh tân triệt để, giải thoát đích thực toàn bộ thân phận con người và toàn thể nhân loại trong Đức Kitô mà mầu nhiệm Thăng Thiên hôm nay chính là một “dụ ngôn” diễn tả.
Vâng, chúng ta có thể nói được, “Thăng Thiên” chính là một “dụ ngôn cuối cùng về cùng đích hay sự viên mãn của Nước Trời” được thánh sử Luca diễn đạt bằng những hình ảnh sống động nơi sách Công vụ Tông đồ “Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông”; được thánh Maccô tóm tắt với những từ ngữ mang tính biểu tượng theo truyền thống Kinh Thánh “Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa”. Trong khi đó, Thánh Phaolô, trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô, đã cô đọng ý nghĩa Thăng Thiên trong lăng kính “Nhiệm cục Cứu Độ”: “Công việc mà Chúa đã thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người”.
Thế nhưng, chắc chắn sứ điệp Phụng vụ Thăng Thiên hôm nay không chỉ mời gọi chúng ta dừng lại để một lần nữa xác tín và tuyên xưng về “niềm tin Thăng Thiên” của Đức Kitô, cho dù thái độ nầy, niềm tin nầy luôn cần thiết ở mọi nơi và trong mọi thời; nhất là trong thời đại mà chủ nghĩa thế tục và duy vật chất đang “chiếm thế thượng phong” và đang xói mòn “niềm hy vọng vĩnh cửu” nơi rất nhiều người. Cho dù những triết lý duy nhân, duy vật, hiện sinh… của những triết gia như Nietzsche, Karl Marx, Jean-Paul Sartre… không còn là “ăn khách” và mang tính “thời thượng” như thời của thế kỷ 19,20; dù vậy, thế giới quanh ta vẫn còn biết bao người “tôn thờ cái bụng” (Pl 3,19), nhất quyết lựa chọn thà chết để “Restez fidèle à terre” (trung thành với mặt đất) chứ không chịu “ái mộ những sự trên trời” (Mầu nhiệm 2 của Năm Sự Mừng); hay như Thánh Phaolô, “tìm kiếm những gì thuộc thượng giới nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Cl 3,2).
Chính vì thế, mầu nhiệm Thăng Thiên luôn gắn kết với mầu nhiệm Truyền Giáo, như cách diễn tả thâm thuý của thánh sử Luca qua những lời nhắc khéo của “thiên sứ áo trắng”: “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Đức Giêsu, Đấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời”; hay như cách đặt thẳng vấn đề của thánh Máccô qua một mệnh lệnh: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật…”.
Quả thật, những ngày “sau Thăng Thiên” là những ngày các môn đệ Chúa Kitô “bận bịu” thường xuyên trong nguyện cầu để đón nhận Chúa Thánh Thần và sau đó là tất bật “ra đi làm chứng” trên muôn nẻo trần gian đầy thách đố… với cả máu xương và nước mắt…
Như vậy, chúng ta có thể nói được rằng, “câu chuyện Thăng Thiên” không là một “cổ tích”, một “huyển tưởng” để vụt sáng lên làm thoả mãn khát vọng của một “cô bé bán diêm” nghèo khổ, đáng thương…, để rồi vụt tắt, mà bên vệ đường cuộc sống vẫn còn nguyên những cái chết đáng thương, tội nghiệp của đói nghèo bất hạnh.
Không, “Chúa về trời” cũng có nghĩa là “tôi ra đi” để cùng với anh chị em tôi, “chèo ra chỗ nước sâu”, bắt tay xây dựng một thế giới mới. Bởi vì Tin Mừng Cứu Độ của Đức Kitô chỉ được vang lên, chỉ được thuyết phục và chỉ được đơm hoa kết trái nơi những con người xác tín, những trái tim rực lửa yêu thương và tâm hồn thiết tha với sứ mệnh. Quả vậy, Đạo Chúa, Chân lý của Chúa… nếu là một chiếc vĩ cầm thật cao quý nhưng lại nằm yên nơi tiệm bán đồ cổ hoặc lọt vào một tay nhà giàu dốt nát, chẳng biết và tha thiết gì đến âm nhạc…, thì mãi mãi chẳng ai thưởng thức được những âm thanh và giai điệu tuyệt vời.
Vâng, sứ điệp Thăng Thiên hôm nay gọi mời chúng ta hãy lên đường, hãy ra đi để làm cho Tin Mừng của Đức Kitô thành những giai điệu, những âm thanh tuyệt vời vang lên trên mọi nẻo đường thế giới. Đó cũng chính là “viễn tượng Thăng Thiên” mà bao ngàn năm trước, tác giả Thánh Vịnh đã được ơn khải thị để hát lên: “Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa hãy ca mừng, ca mừng Vua ta! Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người…” (Tv 46, 6-9).
Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:33 15/05/2021
30. Cuộc sống hôm nay, nếu con dùng nó cách tốt lành, thì có thể được sự sống đời đời.
(sách Gương Chúa Giê-su)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 15/05/2021
46. TRẢ TÔI CÁI MẶT ĐỎ
Có một người trước khi đi dự tiệc tại nhà bạn thì uống rượu đỏ mặt đỏ mày.
Đến khi ngồi vào bàn tiệc tại nhà bạn thì cảm thấy mùi rượu quá nhạt, càng uống càng thấy không có mùi vị gì, ngay cả rượu uống trước đó cũng tỉnh luôn, hết còn đỏ mặt nữa.
Tiệc xong, anh ta nói với chủ nhà:
- “Rượu của ngài rất ngon, nhưng xin ngài trả lại cái mặt đỏ kè cho tôi !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 46:
Con người ta, có người vì sĩ diện mà sống và có người vì sĩ diện mà chết, hai loại sĩ diện này đều không nên có nơi người Ki-tô hữu, bởi vì sĩ diện chẳng qua là sự sân si của con người mà thôi; lại có người vì sĩ diện mà thành đạt và có người vì sĩ diện mà đem tương lai của mình quăng vào thùng rác, hai loại sĩ diện này –xét cho cùng- cũng không nên có nơi người Ki-tô hữu, bởi vì những người thành đạt vì sĩ diện thì phần nhiều sẽ trở thành kiêu ngạo và có khi nổi tính bạo tàn…
Uống rượu mặt không đỏ là vì đã tỉnh rượu rồi đó là điều đáng mừng, nhưng vì sĩ diện sợ người khác chê là mình không dám uống rượu vì mặt không đỏ nên...đòi lại cái mặt đỏ, đó là điều đáng lo đáng sợ.
Đừng đòi hỏi Đức Chúa Giê-su trả lại những gì mình đã làm ơn làm phước cho người khác, những hãy sợ lòng bác ái của mình bị nhuốm màu đỏ của mùi kiêu ngạo khi đưa tay giúp đỡ tha nhân mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người trước khi đi dự tiệc tại nhà bạn thì uống rượu đỏ mặt đỏ mày.
Đến khi ngồi vào bàn tiệc tại nhà bạn thì cảm thấy mùi rượu quá nhạt, càng uống càng thấy không có mùi vị gì, ngay cả rượu uống trước đó cũng tỉnh luôn, hết còn đỏ mặt nữa.
Tiệc xong, anh ta nói với chủ nhà:
- “Rượu của ngài rất ngon, nhưng xin ngài trả lại cái mặt đỏ kè cho tôi !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 46:
Con người ta, có người vì sĩ diện mà sống và có người vì sĩ diện mà chết, hai loại sĩ diện này đều không nên có nơi người Ki-tô hữu, bởi vì sĩ diện chẳng qua là sự sân si của con người mà thôi; lại có người vì sĩ diện mà thành đạt và có người vì sĩ diện mà đem tương lai của mình quăng vào thùng rác, hai loại sĩ diện này –xét cho cùng- cũng không nên có nơi người Ki-tô hữu, bởi vì những người thành đạt vì sĩ diện thì phần nhiều sẽ trở thành kiêu ngạo và có khi nổi tính bạo tàn…
Uống rượu mặt không đỏ là vì đã tỉnh rượu rồi đó là điều đáng mừng, nhưng vì sĩ diện sợ người khác chê là mình không dám uống rượu vì mặt không đỏ nên...đòi lại cái mặt đỏ, đó là điều đáng lo đáng sợ.
Đừng đòi hỏi Đức Chúa Giê-su trả lại những gì mình đã làm ơn làm phước cho người khác, những hãy sợ lòng bác ái của mình bị nhuốm màu đỏ của mùi kiêu ngạo khi đưa tay giúp đỡ tha nhân mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một khởi đầu mới
Lm. Minh Anh
23:41 15/05/2021
MỘT KHỞI ĐẦU MỚI
“Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”.
Không ai trong chúng ta muốn nói với người thân yêu của mình hai tiếng, “Tạm biệt!”; càng không ai không sợ hãi khi phải nói với họ hai tiếng, “Vĩnh biệt!”; nhưng chúng ta luôn ao ước nói với người thân yêu một lời tin yêu và hy vọng, “Hẹn gặp lại!”. “Hẹn gặp lại!”, đó cũng là lời Chúa Giêsu muốn nói với mỗi người chúng ta trong ngày mừng lễ Chúa Lên Trời, còn gọi là lễ Thăng Thiên hôm nay.
Kính thưa Anh Chị em,
Giữa lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống, thì lễ Thăng Thiên, phần nào, khá bị lãng quên. Và đó là một điều đáng tiếc, vì Thăng Thiên không phải là một hành động biến mất ma thuật của Chúa Giêsu như ma thuật của David Copperfield, ảo thuật gia nổi tiếng người Mỹ; đúng hơn, cuộc Thăng Thiên của Chúa Giêsu, theo một nghĩa nào đó, chính là ‘một khởi đầu mới’; khởi đầu ‘một hiện diện mới’, ‘một hoạt động mới’, cũng là khởi đầu ‘một thiên đàng mới’ mà chúng ta đang được mời gọi hướng về.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay nói, khi các môn đệ đang nhìn chằm chằm bầu trời lúc Chúa Giêsu được cất lên, thì chính lúc đó, hai sứ thần hiện ra, hỏi họ, “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn trời?”. Nghĩa là, việc đứng nhìn trời như vậy giờ đây không thích hợp; bởi lẽ, khi trở về với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã không thực sự rời bỏ các môn đệ chút nào, nhưng Ngài hiện diện với họ theo một cách thức mới mẻ. Vì thế, ngày mừng kính Chúa Lên Trời là ngày kỷ niệm ‘một khởi đầu mới’ của một sự hiện diện hoàn toàn mới của Con Thiên Chúa; chứ không phải là một sự kiện đánh dấu hoặc tưởng nhớ cho việc ra đi hay cho một sự vắng mặt nào đó của Ngài.
Giờ đây, Emmanuel, tên gọi của Con Thiên Chúa có một ý nghĩa tròn đầy hơn bao giờ hết. Ngài nói với các môn đệ, và với cả chúng ta, “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng!”; và sau khi nói những lời đó, Ngài được cất lên. Thế nhưng, những lời sau đó mới là quan trọng! thánh Marcô đã rất ý tứ, “Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”. Như vậy, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nằm ở vế thứ hai này, Chúa Giêsu đang ở với các môn đệ, với Hội Thánh, với chúng ta, và đang cùng chúng ta hoạt động trong Thánh Thần của Ngài ngay hôm nay, như Ngài đã ở, đang ở và hoạt động trong hơn 2.000 năm qua.
Chúa Giêsu về trời, đôi mắt trần gian của các môn đệ không còn thấy Ngài, nhưng họ cảm nghiệm mãnh liệt sự sống, sức mạnh và tình yêu của Ngài bên trong họ. Nói cách khác, Ngài ở trong họ, hoạt động với họ và qua họ. Chính nhờ nguồn lực nội tại ấy, các ngài trở nên những con người phi thường, “Họ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh”. Như thế, biến cố Thăng Thiên là ‘một khởi đầu mới’ của một nhân loại được cứu, được chữa lành trong Đức Kitô, qua Giáo Hội Ngài. Và còn hơn thế nữa, được cứu độ đời đời nhờ sự chết và sự phục sinh của Ngài.
Cuối cùng, lễ Thăng Thiên gợi lên ‘một khởi đầu mới’ về ‘một thiên đàng mới’. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy, “Thiên đàng là sự sống hoàn hảo với Ba Ngôi Chí Thánh”. Trạng thái mà chúng ta gọi là thiên đàng là trạng thái hiệp thông hoàn hảo với Chúa Ba Ngôi. Chính nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, thực tại này được mở ra cho chúng ta; nhờ Ngài, một cuộc sáng tạo mới được bắt đầu, và con người được đưa trở lại ‘thiên đàng’ mà nguyên tổ đã bị đuổi khỏi thuở xưa. Nhờ Ngài, chúng ta tìm thấy ‘la bàn’ của cuộc đời mình; giờ đây, chúng ta biết nơi mình có thể đến, nơi Mẹ Maria với cả hồn xác bên toà Chúa; nơi các thánh, triều thần và những người thân yêu đang chờ đợi chúng ta.
Anh Chị em,
Chúng ta vui mừng vì Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã về trời và đang ở trong cung lòng Chúa Cha. Ngài đã đánh bại quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và thần chết. Giờ đây, Ngài ban cho chúng ta chính sức mạnh ấy để chúng ta vững vàng bước đi trên những chông gai, bão táp của cuộc đời mà không hề hấn gì khi phải bị nhiễm độc bởi Satan… với điều kiện, sống trong ân sủng Ngài. Ân sủng Chúa luôn có đó, nhưng vấn đề là chúng ta có biết chạy đến để kín múc sức mạnh của Ngài trong Lời và Thịt Máu Ngài không? Và như vậy, thiên đàng đang ở ngay đây; thiên đàng chính là Ngài, Đức Giêsu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con ngợi khen chúc tụng quyền năng Chúa. Xin cho con không ngừng trở về Nguồn Sống Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, trong Lời Ngài, để múc lấy sức mạnh thiêng liêng; nhờ đó, con có thể bắt đầu ‘một khởi đầu mới’ như Chúa hằng mong ước”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Giữa lễ Phục Sinh và lễ Hiện Xuống, thì lễ Thăng Thiên, phần nào, khá bị lãng quên. Và đó là một điều đáng tiếc, vì Thăng Thiên không phải là một hành động biến mất ma thuật của Chúa Giêsu như ma thuật của David Copperfield, ảo thuật gia nổi tiếng người Mỹ; đúng hơn, cuộc Thăng Thiên của Chúa Giêsu, theo một nghĩa nào đó, chính là ‘một khởi đầu mới’; khởi đầu ‘một hiện diện mới’, ‘một hoạt động mới’, cũng là khởi đầu ‘một thiên đàng mới’ mà chúng ta đang được mời gọi hướng về.
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay nói, khi các môn đệ đang nhìn chằm chằm bầu trời lúc Chúa Giêsu được cất lên, thì chính lúc đó, hai sứ thần hiện ra, hỏi họ, “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn trời?”. Nghĩa là, việc đứng nhìn trời như vậy giờ đây không thích hợp; bởi lẽ, khi trở về với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã không thực sự rời bỏ các môn đệ chút nào, nhưng Ngài hiện diện với họ theo một cách thức mới mẻ. Vì thế, ngày mừng kính Chúa Lên Trời là ngày kỷ niệm ‘một khởi đầu mới’ của một sự hiện diện hoàn toàn mới của Con Thiên Chúa; chứ không phải là một sự kiện đánh dấu hoặc tưởng nhớ cho việc ra đi hay cho một sự vắng mặt nào đó của Ngài.
Giờ đây, Emmanuel, tên gọi của Con Thiên Chúa có một ý nghĩa tròn đầy hơn bao giờ hết. Ngài nói với các môn đệ, và với cả chúng ta, “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ mà loan báo Tin Mừng!”; và sau khi nói những lời đó, Ngài được cất lên. Thế nhưng, những lời sau đó mới là quan trọng! thánh Marcô đã rất ý tứ, “Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông!”. Như vậy, ý nghĩa của ngày lễ hôm nay nằm ở vế thứ hai này, Chúa Giêsu đang ở với các môn đệ, với Hội Thánh, với chúng ta, và đang cùng chúng ta hoạt động trong Thánh Thần của Ngài ngay hôm nay, như Ngài đã ở, đang ở và hoạt động trong hơn 2.000 năm qua.
Chúa Giêsu về trời, đôi mắt trần gian của các môn đệ không còn thấy Ngài, nhưng họ cảm nghiệm mãnh liệt sự sống, sức mạnh và tình yêu của Ngài bên trong họ. Nói cách khác, Ngài ở trong họ, hoạt động với họ và qua họ. Chính nhờ nguồn lực nội tại ấy, các ngài trở nên những con người phi thường, “Họ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, cầm rắn trong tay, và nếu uống phải chất độc, thì cũng không bị hại; họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân được lành mạnh”. Như thế, biến cố Thăng Thiên là ‘một khởi đầu mới’ của một nhân loại được cứu, được chữa lành trong Đức Kitô, qua Giáo Hội Ngài. Và còn hơn thế nữa, được cứu độ đời đời nhờ sự chết và sự phục sinh của Ngài.
Cuối cùng, lễ Thăng Thiên gợi lên ‘một khởi đầu mới’ về ‘một thiên đàng mới’. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo dạy, “Thiên đàng là sự sống hoàn hảo với Ba Ngôi Chí Thánh”. Trạng thái mà chúng ta gọi là thiên đàng là trạng thái hiệp thông hoàn hảo với Chúa Ba Ngôi. Chính nhờ cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, thực tại này được mở ra cho chúng ta; nhờ Ngài, một cuộc sáng tạo mới được bắt đầu, và con người được đưa trở lại ‘thiên đàng’ mà nguyên tổ đã bị đuổi khỏi thuở xưa. Nhờ Ngài, chúng ta tìm thấy ‘la bàn’ của cuộc đời mình; giờ đây, chúng ta biết nơi mình có thể đến, nơi Mẹ Maria với cả hồn xác bên toà Chúa; nơi các thánh, triều thần và những người thân yêu đang chờ đợi chúng ta.
Anh Chị em,
Chúng ta vui mừng vì Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã về trời và đang ở trong cung lòng Chúa Cha. Ngài đã đánh bại quyền lực của ma quỷ, tội lỗi và thần chết. Giờ đây, Ngài ban cho chúng ta chính sức mạnh ấy để chúng ta vững vàng bước đi trên những chông gai, bão táp của cuộc đời mà không hề hấn gì khi phải bị nhiễm độc bởi Satan… với điều kiện, sống trong ân sủng Ngài. Ân sủng Chúa luôn có đó, nhưng vấn đề là chúng ta có biết chạy đến để kín múc sức mạnh của Ngài trong Lời và Thịt Máu Ngài không? Và như vậy, thiên đàng đang ở ngay đây; thiên đàng chính là Ngài, Đức Giêsu.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con ngợi khen chúc tụng quyền năng Chúa. Xin cho con không ngừng trở về Nguồn Sống Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, trong Lời Ngài, để múc lấy sức mạnh thiêng liêng; nhờ đó, con có thể bắt đầu ‘một khởi đầu mới’ như Chúa hằng mong ước”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dungu - Vấn đề trẻ em gia nhập làm lính, rất phức tạp ở Haut Uele, phía đông bắc nước Congo.
Thanh Quảng sdb
18:58 15/05/2021
Dungu (TTX Fides) - “Vấn đề trẻ em gia nhập làm lính, rất phức tạp ở Haut Uele, phía đông bắc nước Congo.
Nhiều trẻ mất cha mẹ, bỏ học mà phải trở thành những người lính, đó là hậu quả gián tiếp của chiến tranh! Cha Georges Mizingi, người đứng đầu Dòng Augustinô tại Cộng hòa Dân chủ Congo, cho hay trong một cuộc phỏng vấn với Fides về dự án tái hòa nhập những trẻ em bị tổn thương ở thành phố Dungu.
Trong những năm gần đây, cư dân của Dungu là nạn nhân của các cuộc tấn công liên nỉ của Quân kháng chiến Uganda. Quân đội kháng chiến (LRA) của Joseph Kony, thường giết hại thường dân vô tội, hãm hiếp và bắt cóc trẻ em, bắt chúng gia nhập quân đội và tác chiến như những người lính trong quân ngũ của họ.
Ước tính có tới 30.000 binh lính trẻ em đã được tuyển mộ trong khu vực này, và nhiều em trong tay các nhóm bán quân sự khác. Đa số các em từ 8 đến 15 tuổi và 40% là trẻ nữ. "Nhiều trẻ em - Cha Georges nói - tình nguyện đi lính, vì bị lừa gạt, những em khác bị dụ dỗ vì một thành viên trong gia đình bị giết hoặc là nạn nhân của chiến tranh. Do đó, chúng quyết định tham gia các nhóm vũ trang để trả thù.
Với dự án của chúng tôi, cha cho hay chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về vấn đề giáo dục và bảo vệ trẻ em". Cùng với các tu sĩ dòng Augustinô Congo, quỹ "Fondazione Agostiniani nel Mondo" tham gia vào dự án, mà sau một thời gian nghiên cứu từ tháng 2 năm 2020 tới nay, về việc xây dựng một ký túc xá để chăm sóc cho khoảng 100 em và một chương trình ban ngày, hỗ trợ cho cả 1000 em hàng năm.
Cha Maurizio Misitiano, Giám đốc Điều hành Quỹ cho biết: “Nhìn chung, tất cả các em đến cơ sở của chúng tôi đều ở trong tình trạng sức khỏe, tâm lý và thể chất rất tồi tệ - “Có những trẻ em bị hằn sâu hận thù bởi những trốn thoát các cuộc hành quân lâu dài. Họ đi bộ chân không nhiều ngày trong rừng. Những em khác vì không có thức ăn, đồ uống nên phải gia nhập vào các nhóm vũ trang nơi họ bị đối xử thật vô nhân đạo. Có nhiều trường hợp các em bị rối loạn về tâm sinh lý.
Ban Giám đốc cho hay: Việc thực tế trước tiên là phục hồi phẩm giá cho các em; sau đó đưa các em đến trung tâm và ở đó các em bắt đầu con đường phục hồi tâm lý xã hội. Đây là nơi mà các nhà tâm lý theo dõi và trợ giúp các em theo một quá trình phục hồi chức năng với chương trình hàng tuần. Ngoài lòng hiếu khách - Giám đốc Điều hành giải thích - trung tâm còn mở các khóa đào tạo về mộc và công nghệ điện toán... Dự định Trung tâm sẽ mở một trang trại chăn nuôi bò, lợn và cá. Hơn nữa, một dịch vụ để giúp các em tái hòa nhập vào các trường, sửa soạn cho các em có công ăn việc làm trong tương lai". Cha cho hay: Một con đường mới được khởi sự" cho các gia đình bản xứ. Các gia đình cũng tự chuẩn bị sẵn sàng cho con em họ, vì đây chỉ là chỗ ở tạm thời, nơi đó các thành phần cá nhân sẽ được chuẩn bị để đối diện với các vấn đề từ các gia đình và cuộc sống… ". (ES) (Agenzia Fides, 15/5/2021)
Nhiều trẻ mất cha mẹ, bỏ học mà phải trở thành những người lính, đó là hậu quả gián tiếp của chiến tranh! Cha Georges Mizingi, người đứng đầu Dòng Augustinô tại Cộng hòa Dân chủ Congo, cho hay trong một cuộc phỏng vấn với Fides về dự án tái hòa nhập những trẻ em bị tổn thương ở thành phố Dungu.
Trong những năm gần đây, cư dân của Dungu là nạn nhân của các cuộc tấn công liên nỉ của Quân kháng chiến Uganda. Quân đội kháng chiến (LRA) của Joseph Kony, thường giết hại thường dân vô tội, hãm hiếp và bắt cóc trẻ em, bắt chúng gia nhập quân đội và tác chiến như những người lính trong quân ngũ của họ.
Ước tính có tới 30.000 binh lính trẻ em đã được tuyển mộ trong khu vực này, và nhiều em trong tay các nhóm bán quân sự khác. Đa số các em từ 8 đến 15 tuổi và 40% là trẻ nữ. "Nhiều trẻ em - Cha Georges nói - tình nguyện đi lính, vì bị lừa gạt, những em khác bị dụ dỗ vì một thành viên trong gia đình bị giết hoặc là nạn nhân của chiến tranh. Do đó, chúng quyết định tham gia các nhóm vũ trang để trả thù.
Với dự án của chúng tôi, cha cho hay chúng tôi muốn nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về vấn đề giáo dục và bảo vệ trẻ em". Cùng với các tu sĩ dòng Augustinô Congo, quỹ "Fondazione Agostiniani nel Mondo" tham gia vào dự án, mà sau một thời gian nghiên cứu từ tháng 2 năm 2020 tới nay, về việc xây dựng một ký túc xá để chăm sóc cho khoảng 100 em và một chương trình ban ngày, hỗ trợ cho cả 1000 em hàng năm.
Cha Maurizio Misitiano, Giám đốc Điều hành Quỹ cho biết: “Nhìn chung, tất cả các em đến cơ sở của chúng tôi đều ở trong tình trạng sức khỏe, tâm lý và thể chất rất tồi tệ - “Có những trẻ em bị hằn sâu hận thù bởi những trốn thoát các cuộc hành quân lâu dài. Họ đi bộ chân không nhiều ngày trong rừng. Những em khác vì không có thức ăn, đồ uống nên phải gia nhập vào các nhóm vũ trang nơi họ bị đối xử thật vô nhân đạo. Có nhiều trường hợp các em bị rối loạn về tâm sinh lý.
Ban Giám đốc cho hay: Việc thực tế trước tiên là phục hồi phẩm giá cho các em; sau đó đưa các em đến trung tâm và ở đó các em bắt đầu con đường phục hồi tâm lý xã hội. Đây là nơi mà các nhà tâm lý theo dõi và trợ giúp các em theo một quá trình phục hồi chức năng với chương trình hàng tuần. Ngoài lòng hiếu khách - Giám đốc Điều hành giải thích - trung tâm còn mở các khóa đào tạo về mộc và công nghệ điện toán... Dự định Trung tâm sẽ mở một trang trại chăn nuôi bò, lợn và cá. Hơn nữa, một dịch vụ để giúp các em tái hòa nhập vào các trường, sửa soạn cho các em có công ăn việc làm trong tương lai". Cha cho hay: Một con đường mới được khởi sự" cho các gia đình bản xứ. Các gia đình cũng tự chuẩn bị sẵn sàng cho con em họ, vì đây chỉ là chỗ ở tạm thời, nơi đó các thành phần cá nhân sẽ được chuẩn bị để đối diện với các vấn đề từ các gia đình và cuộc sống… ". (ES) (Agenzia Fides, 15/5/2021)
Đức Giáo Hoàng Phanxicô: ‘Một xã hội không chào đón sự sống là một xã hội ngưng sống’
Vũ Văn An
23:51 15/05/2021
Theo VaticanNews, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã khai mạc cuộc gặp gỡ về “Tình Trạng Chung Của Việc Sinh Nở”, được tổ chức vào hôm thứ Sáu tại Thính phòng della Conciliazione, gần Vatican.
Sáng kiến này do “Diễn đàn dành cho các hiệp hội gia đình” tổ chức, nhằm mục đích khám phá cuộc khủng hoảng nhân khẩu học ở Ý, vốn đã được lưu ý thêm bởi đại dịch Covid-19 đang diễn ra, dẫn đến mức độ nghèo đói ngày càng gia tăng trong các gia đình. Cuộc gặp gỡ quy tụ các chuyên gia và viên chức cao cấp của Ý, trong đó có Thủ tướng Mario Draghi.
Trong bài phát biểu của ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hoan nghênh sáng kiến này, nhấn mạnh rằng điều cần thiết là phải đưa nước Ý phát triển trở lại, “bắt đầu với sự sống và với con người”.
Sinh suất thấp
Cung cấp một số bối cảnh về tình hình nhân khẩu học trong nước, Đức Giáo Hoàng Phanxicô lưu ý rằng theo các dữ kiện, “hầu hết các người trẻ muốn có con, nhưng ước mơ đời họ… đụng độ với mùa đông nhân khẩu học, vẫn tiếp tục lạnh lẽo và đen tối: chỉ một nửa số người trẻ tin rằng họ sẽ có thể sinh hai con trong đời”.
Ngài cũng lưu ý thêm rằng Ý có sinh suất thấp nhất ở châu Âu, biến nước này thành một quốc gia già cỗi, không phải vì lịch sử của nó mà đúng hơn do tuổi già của người dân. Thực thế, năm 2020, “Ý đạt số lượng sinh thấp nhất kể từ khi thống nhất quốc gia, không phải vì Covid-19, mà vì xu hướng giảm liên tục, đi xuống dần dần, một mùa đông ngày càng ảm đạm hơn”.
Hơn nữa, Tổng thống Ý đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tỷ lệ sinh này như là “điểm nhắc nhở quan yếu nhất của mùa này”, bởi vì “gia đình không phải là mô liên kết nước Ý, mà gia đình là nước Ý”.
Bảo vệ gia đình
Để khắc phục tình trạng này, Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc các gia đình, đặc biệt là các gia đình trẻ đang bị tấn công bởi những lo lắng có nguy cơ làm tê liệt kế hoạch cuộc sống của họ.
Về phương diện trên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hướng suy nghĩ của ngài vào những người bị ảnh hưởng bởi sự bấp bênh của việc làm, hoặc chi phí nuôi dạy con cái cao, cũng như vào nhiều gia đình đang phải lo giải quyết vấn đề giữa việc làm và trường học, với cha mẹ và ông bà thủ các vai trò khác nhau để chăm sóc gia đình.
Ngài cũng xót xa cho số phận của các phụ nữ lao động không được khuyến khích có con, hoặc những người phải giấu cái bụng to của mình.
Đức Giáo Hoàng nói, “Chính xã hội nên xấu hổ, không phải phụ nữ,”. “Vì một xã hội không chào đón sự sống sẽ ngưng sống. Trẻ em chính là niềm hy vọng khiến một dân tộc tái sinh!” Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng thừa nhận một đạo luật nhằm cung cấp một phụ cấp cho mỗi đứa trẻ mới sinh; ngài nói thêm rằng điều này sẽ tiến xa trong việc thỏa mãn các nhu cầu cụ thể của gia đình và sẽ đánh dấu việc khởi đầu các cải cách xã hội nhằm đặt trẻ em và gia đình vào tâm điểm.
Ngài nhấn mạnh, “Nếu gia đình không ở tâm điểm hiện tại, ta sẽ không có tương lai; nhưng nếu các gia đình được khởi động lại, thì mọi điều sẽ được khởi động lại”.
“Hồng phúc”
Sau đó, Đức Giáo Hoàng tiếp tục đưa ra ba suy nghĩ có thể hữu ích trên con đường thoát khỏi “mùa đông nhân khẩu học”.
Ngài nói, suy nghĩ đầu tiên “xoay quanh chữ ‘hồng phúc': Mọi hồng phúc đều được tiếp nhận, và sự sống là hồng phúc đầu tiên mà ai cũng nhận được. Không ai có thể tự cho chính mình hồng phúc này. Đầu tiên, có một hồng phúc”.
Ngài nói thêm, tất cả chúng ta đều đã nhận được một hồng phúc và chúng ta được kêu gọi truyền nó lại, và đứa con là hồng phúc lớn nhất đối với mọi người và vì vậy nó đứng hàng đầu.
Ngài nhấn mạnh thêm rằng “việc thiếu trẻ em, nguyên nhân gây ra dân số già nua, ngầm khẳng định rằng mọi sự sẽ kết thúc với chúng ta, nếu chỉ coi lợi ích cá nhân của chúng ta mới đáng kể”. Ngài lưu ý, điều này phổ biến ở các xã hội giàu có hơn, các xã hội theo chủ nghĩa tiêu dùng, có đặc điểm thờ ơ hơn và kém liên đới hơn.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô thúc giục mọi người giúp nhau “khám phá lại lòng can đảm biết cho đi, lòng can đảm biết lựa chọn sự sống”, vì đó mới có tính “sáng tạo và không tích lũy hay nhân thừa những gì đã có, nhưng mở cửa đón nhận sự mới mẻ”.
Tính bền vững thế hệ
Sự xem xét thứ hai của Đức Giáo Hoàng tập trung vào tính bền vững. Ngài lưu ý rằng ngay cả khi chúng ta nói về tính bền vững kinh tế, kỹ thuật và môi trường, chúng ta cũng nên xem xét tính bền vững liên thế hệ.
Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, “Chúng ta sẽ không thể nuôi sống việc sản xuất và bảo vệ môi trường nếu chúng ta không quan tâm đến các gia đình và trẻ em. Việc tăng trưởng bền vững bắt nguồn từ đây. Ngài nhắc nhở rằng trong các giai đoạn tái thiết sau các cuộc chiến tranh tàn phá châu Âu trong quá khứ, “không có sự khởi động lại nào mà không có sự bùng nổ của việc sinh nở, mà không có khả năng khơi lên niềm tin và hy vọng vào các thế hệ trẻ trung hơn”.
Tương tự như vậy, ngày nay, ngài nói tiếp, “chúng ta cũng đang ở trong một tình huống bắt đầu lại, khó khăn đấy nhưng cũng đầy kỳ vọng”. Do đó, chúng ta không thể tuân theo các mô hình tăng trưởng thiển cận, vì sinh suất và đại dịch đòi có sự “thay đổi và trách nhiệm”.
Vai trò các trường học
Sau đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh đến vai trò các trường học, bên cạnh vai trò chính yếu của gia đình.
“Nó không thể là một nhà máy chế tạo các ý niệm tuôn đổ trên các cá nhân; nó phải là thời gian đặc biệt để gặp gỡ và trưởng thành nhân bản. Ở trường học, người ta không chỉ trưởng thành nhờ điểm số thứ hạng, mà còn nhờ những khuôn mặt chúng ta gặp gỡ”.
Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của những mẫu mực cao thượng “vừa đào tạo trái tim vừa đào tạo đầu óc”, đặc biệt là đối với những người trẻ tiếp xúc với thế giới giải trí và thể thao và những người xem “các người mẫu chỉ biết quan tâm đến vẻ bề nhgoài trông sao cho xinh đẹp, trẻ trung và cân đối”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Những người trẻ không trưởng thành nhờ ánh hào quang của ngoại hình, họ trưởng thành nhờ được thu hút bởi những người có can đảm theo đuổi ước mơ lớn, hy sinh bản thân vì người khác, làm điều tốt cho thế giới mà chúng ta đang sống”.
Liên đới về cơ cấu
Chữ thứ ba được Đức Giáo Hoàng đề nghị là “liên đới”. Ngài kêu gọi phải có tình liên đới “mang tính cơ cấu” nhằm mang lại sự ổn định cho các cơ cấu hỗ trợ các gia đình và giúp sinh suất, một điều vốn đòi hỏi “các chính sách, các nền kinh tế, việc thông tin và một nền văn hóa biết can đảm cổ vũ việc sinh con”.
Về vấn đề này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nêu rõ sự cần thiết phải có “các chính sách gia đình có tầm nhìn xa, hướng tới tương lai: không dựa trên việc tìm kiếm sự đồng thuận tức khắc, nhưng dựa trên sự phát triển của công ích về lâu về dài”: ngài nói thêm rằng “hiện có nhu cầu cấp thiết phải cung cấp cho những người trẻ các bảo đảm việc làm đủ ổn định, an ninh cho tổ ấm của họ và sáng kiến để họ đừng rời khỏi đất nước của họ”.
Tiếp tục, ngài nói rằng tình liên đới cũng cần được phát biểu qua việc phục vụ của thông tin, đặc biệt là ngày nay khi những lời nói ngoa ngoắt và mạnh mẽ đang là cái mốt. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh, ở đây, “tiêu chuẩn để giáo dục bằng thông tin không phải là khán giả, không phải là tranh cãi, mà là sự phát triển con người”.
Ngài nói thêm rằng chúng ta cần “thông tin kiểu gia đình, nơi mọi người nói về người khác với sự tôn trọng và tế nhị như thể họ là người thân của chính họ. Và đồng thời điều đó đưa ra ánh sáng các lợi ích và mưu toan làm tổn hại lợi ích chung, những thủ đoạn xoay quanh tiền bạc, hy sinh gia đình và cá nhân”.
Không có tương lai nếu không sinh con
Kết thúc bài diễn văn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô bày tỏ lòng biết ơn đối với sáng kiến này và tất cả những ai tin tưởng vào sự sống con người và tương lai.
Đức Giáo Hoàng nói “Đôi khi bạn sẽ cảm thấy như thể bạn đang hét lên trong sa mạc, chiến đấu chống lại những chiếc cối xay gió. Nhưng hãy tiến lên, đừng bỏ cuộc, vì ước mơ những điều tốt đẹp và xây dựng tương lai là điều rất đẹp đẽ. Và không có sự sinh nở thì không có tương lai”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc - Thánh Lễ và Dâng Hoa kính Đức Mẹ tại giáo xứ Ottoway
Jos. Vĩnh SA
07:44 15/05/2021
XEM VIDEO
XEM HÌNH - SEE PHOTOS
Một hình ảnh thật đẹp và cảm động trong một buổi tối mùa đông lạnh lẽo, mà vẫn thấy rất đông tín hữu lần lượt tiến vào thánh đường, trong đó có nhiều cụ ông, cụ bà lớn tuổi.
Trước thánh lễ, Ban Tổ Chức (BTC) đã nhắc lại những ý lễ để cộng đoàn cùng cầu nguyện.
Thánh lễ đồng tế do Cha Phêrô Trần Trọng Mỹ chủ tế cùng đồng tế có Cha Marek Ptak, chánh xứ giáo xứ Ottoway.
Mở đầu thánh lễ là bài ca nhập lễ “Tiến Vào Thánh Cung” được ca đoàn hát vang như lời mời gọi mọi người cùng đến nơi tôn nghiêm, chúc tụng tôn vinh danh Chúa. Sau bài Thánh thư trích sách Tông Đồ Công Vụ và bài Tin Mừng theo thánh Gioan, Cha chủ sự đã chia sẻ ý nghĩa bài học về tình yêu của Chúa, khi Chúa xem các môn đệ của Chúa là bằng hữu và khuyên “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”.
Thánh lễ được tiếp nối với những lời nguyện giáo dân, cầu nguyện cho các thành phần trong hội thánh, luôn biết thể hiện tình yêu thương của Chúa cho tha nhân, đặc biệt cho những người có hoàn cảnh khó khăn, đau khổ, bệnh tật.
Trong suốt thánh lễ ca đoàn đã hát những bài thánh ca, đặc biệt bài thánh ca chúc tụng tôn vinh Đức Mẹ giúp cho buổi lễ thêm trang nghiêm và sốt sắng.
Cuối thánh lễ, sau khi ban phép lành, hai Cha đồng tế đã cùng cộng đoàn diện kiến màn vũ tiến hoa dâng kính Đức Mẹ. Giờ đây tượng Đức Mẹ La Vang được long trọng cung nghinh từ cuối nhà thờ lên chính giữa gian cung thánh. Tượng Đức Mẹ bế Chúa Giêsu được đặt trên bệ cao giữa hai ngọn nến sáng, bên dưới là những bông hoa đủ màu sắc đã làm tăng nét đẹp thánh thiện của Đức Mẹ với đôi mắt dịu hiền, âu yếm nhìn xuống đàn con đang quây quần bên Mẹ.
Màn dâng hoa do các thiếu nữ của cộng đoàn Việt Nam trình diễn với trang phục áo dài màu hồng, cùng lúc với tiếng nhạc du dương, trầm bổng, qua những điệu múa thật đẹp mắt, nhịp nhàng, uyển chuyển, đã làm cho bầu khí trong thánh đường vui tươi, rộn rã, như hình ảnh những người con hân hoan về bên Mẹ.
Đoàn dâng hoa đã kính dâng lên Mẹ những bó hoa tươi thắm: Trắng, Hồng, Vàng, Tím, Xanh, tượng trưng cho 5 đức tính sáng ngời của Mẹ Maria như muốn tỏ lòng kính mến Mẹ yêu dấu. Đoàn dâng hoa đã nhận được tràng vỗ tay dài tán thưởng của cả nhà thờ.
Thánh lễ và dâng hoa kính Đức Mẹ đã kết thúc vào lúc 8.00 pm. Mọi người chia tay ra về sau những giờ phút cầu nguyện và dâng lên Đức Mẹ những tâm tình cầu xin Mẹ cho mỗi người luôn biết noi gương Mẹ, sống tin yêu, phó thác trọn vẹn nơi Chúa.
Truyền thông Vietcatholic Adelaide tường trình
nghinh từ cuối nhà thờ lên chính giữa gian cung thánh. Tượng Đức Mẹ bế Chúa Giêsu được đặt trên bệ cao giữa hai ngọn nến sáng, bên dưới là những bông hoa đủ màu sắc đã làm tăng nét đẹp thánh thiện của Đức Mẹ với đôi mắt dịu hiền, âu yếm nhìn xuống đàn con đang quây quần bên Mẹ.
Màn dâng hoa do các thiếu nữ của cộng đoàn Việt Nam trình diễn với trang phục áo dài màu hồng, cùng lúc với tiếng nhạc du dương, trầm bổng, qua những điệu múa thật đẹp mắt, nhịp nhàng, uyển chuyển, đã làm cho bầu khí trong thánh đường vui tươi, rộn rã, như hình ảnh những người con hân hoan về bên Mẹ.
Đoàn dâng hoa đã kính dâng lên Mẹ những bó hoa tươi thắm: Trắng, Hồng, Vàng, Tím, Xanh, tượng trưng cho 5 đức tính sáng ngời của Mẹ Maria như muốn tỏ lòng kính mến Mẹ yêu dấu. Đoàn dâng hoa đã nhận được tràng vỗ tay dài tán thưởng của cả nhà thờ.
Thánh lễ và dâng hoa kính Đức Mẹ đã kết thúc vào lúc 8.00 pm. Mọi người chia tay ra về sau những giờ phút cầu nguyện và dâng lên Đức Mẹ những tâm tình cầu xin Mẹ cho mỗi người luôn biết noi gương Mẹ, sống tin yêu, phó thác trọn vẹn nơi Chúa.
Truyền thông Vietcatholic Adelaide tường trình
=1
Thông Báo
Hãy giữ an toàn trong mùa hè này – Thông tin từ Minesota
Vietnamese Social Service in Minnesota
16:57 15/05/2021
1. Video: COVID-19 PSA Stay Safe This Summer
Source: https://www.youtube.com/watch?time_continue=23&v=MlvIL4CQ4xs&feature=emb_logo
2. Getting Vaccinated Lets You Do More Of The Things You Love
Source: https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/vaccine/vaxkeymessages.pdf
3. Choosing Safer Activities
Source: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/pdfs/choosingSaferAct.pdf
4. Staying safe while exercising outdoors
Source: https://www.health.state.mn.us/communities/physicalactivity/covid19.html#wellbeing
5. Support Your Physical and Mental Well-being by Being Active
Source: https://www.health.state.mn.us/communities/physicalactivity/covid19.html#wellbeing
6. Ways To Be Active Indoors
Source: https://www.health.state.mn.us/communities/physicalactivity/covid19.html#wellbeing
Source: https://www.youtube.com/watch?time_continue=23&v=MlvIL4CQ4xs&feature=emb_logo
2. Getting Vaccinated Lets You Do More Of The Things You Love
Source: https://www.health.state.mn.us/diseases/coronavirus/vaccine/vaxkeymessages.pdf
3. Choosing Safer Activities
Source: https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/vaccines/pdfs/choosingSaferAct.pdf
4. Staying safe while exercising outdoors
Source: https://www.health.state.mn.us/communities/physicalactivity/covid19.html#wellbeing
5. Support Your Physical and Mental Well-being by Being Active
Source: https://www.health.state.mn.us/communities/physicalactivity/covid19.html#wellbeing
6. Ways To Be Active Indoors
Source: https://www.health.state.mn.us/communities/physicalactivity/covid19.html#wellbeing
Tin Đáng Chú Ý
Thời dứt điểm Covid ở Mỹ: Các Tiểu Bang mau chóng cắt giảm trợ cấp thất nghiệp
Trần Mạnh Trác
14:37 15/05/2021
Đáng lý thì chương trình trợ cấp thất nghiệp vì Covid cuả liên bang Hoa Kỳ sẽ kết thúc vào Ngày lễ Lao Động mùng 6 tháng 9 năm nay, nhưng mới đây 16 tiểu bang đã tuyên bố họ sẽ từ chối các chương trình thất nghiệp cuả Liên Bang trước thời hạn đó.
Lý do mà các thống đốc tiểu bang đưa ra là để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Họ tuyên bố rằng trợ cấp thất nghiệp đang thúc đẩy người ta không tìm kiếm việc làm, cho nên họ sẵn sàng bỏ đi hàng chục tỷ đô la từ các quỹ liên bang để cứu vãn thị trường lao động của tiểu bang.
Các Tiểu Bang liên hệ và ảnh hưởng tới số tiền trợ cấp:
Tính đến thứ Năm vừa qua thì ít nhất có 16 tiểu bang đã chọn vất bỏ các chương trình trợ cấp thất nghiệp cuả liên bang, đó là Alabama, Arkansas, Arizona, Georgia, Idaho, Iowa, Mississippi, Missouri, Montana, North Dakota, Ohio, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah và Wyoming.
Tất cả đều được lãnh đạo bởi các thống đốc đảng Cộng hòa. Montana là tiểu bang đầu tiên tuyên bố rút lui,vào ngày 4 tháng 5.
Thống đốc Mike DeWine cho biết tiểu bang Ohio sẽ rút chân ra vào ngày 26 tháng 6 tới.
Nói chung các tiểu bang sẽ kết thúc sự tham gia của họ sớm khoảng hai tháng hoặc hơn. Tuỳ theo tiểu bang, sự chấm dứt đó có thể từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7.
Theo lời ông Andrew Stettner, một thành viên cao cấp cuả quỹ liên bang thì quyết định của các thống đốc đó sẽ cắt giảm lợi ích cho khoảng 2 triệu người, với một số tiền bỏ đi là khoảng 11 tỷ trong quỹ tài trợ cuả Liên bang, có tên là Quỹ Thế Kỷ.
Những người đang nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ vẩn tiếp tục nhận được khoản trợ cấp cuả tiểu bang, thường lên tới một nửa tiền lương trước khi họ bị sa thải, trung bình là khoảng 350 đô la một tuần do Quĩ Bảo Hiểm Lao Động của tiểu bang cung cấp. Tuy nhiên con số đó rất khác nhau tùy theo tiểu bang. Ví dụ, ở Mississippi là khoảng $ 195 một tuần trong khi ở Bắc Dakota là $ 480.
Ngoài số tiền bảo hiểm lao động trên thì người thụ hưởng không còn nhận 300 đô la một tuần từ Quỹ Liên Bang nữa.
Tuy nhiên một số công nhân sẽ không chỉ bị cắt giảm $ 300 trợ cấp - họ sẽ mất viện trợ hoàn toàn.
Những nhóm đó là những người thất nghiệp dài hạn (những người đã lấy cạn tiền phân bổ tối đa của tiểu bang) cũng như nhân viên hợp đồng, người tự làm chủ, người lao động tự do...
Một ngoại lệ là ở Arizona, cư dân chỉ mất quyền truy cập vào $ 300 mà thôi, các quyền lợi khác thì vẫn được tiếp tục.
Lý do cuả việc cắt giảm:
Các thống đốc trên lập luận rằng tình trạng thiếu hụt lao động ở tiểu bang cuả họ là động lực để từ chối sự tài trợ của liên bang.
Họ tuyên bố trợ cấp thất nghiệp nâng cao động lực cho mọi người ở nhà và không tìm kiếm việc làm - khiến các doanh nghiệp không tìm ra đủ công nhân.
“Trong khi những lợi ích này cung cấp tài chính bổ sung trong thời kỳ đỉnh điểm của COVID-19, chúng được dự định là tạm thời và ngày nay thì sự tiếp tục tài trợ này đã làm trầm trọng các vấn đề lực lượng lao động mà chúng ta đang phải đối mặt,” theo lời thống đốc bang Missouri là ông Mike Parson.
Lý do chính cuả nạn thiếu lao động.
Theo một số nhà kinh tế thì thật là khó mà dùng những dữ liệu hiện đang có để trả lời cho các lập luận cuả các vị thống đốc trên. Bằng chứng hiển nhiên cho thấy rằng quả là đang có tình trạng thiếu lao động, ít ra là ở một số lĩnh vực.
Theo ông Daniel Zhao, một nhà kinh tế cao cấp tại Glassdoor, một trang web tuyển dụng việc làm, thì tình trạng thiếu lao động đang tăng gấp đôi, một cách không thể chốc cãi được.
Cơ hội làm việc đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3, theo báo cáo cuả Cục Thống kê Lao động. Nhưng nền kinh tế Mỹ chỉ thêm có 266.000 người làm việc vào tháng 4 – mà đáng lẽ phải là 1 triệu người như dự kiến, Cục Thống kê cho biết.
Nói cách khác, có nhu cầu lao động rất cao khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng không có một trận lụt tương xứng của những người sẵn sàng đi lao động.
Có vẻ như sự thiếu hụt rõ rệt nhất là trong các ngành công nghiệp giải trí và khách sạn, và các dịch vụ thực phẩm và nhà hàng.
Tuy nhiên một số nhà kinh tế cho rằng Trợ cấp thất nghiệp chỉ đóng một vai trò nhỏ trong vấn đề thiếu hụt lao động.
Theo họ thì Coronavirus – chứ không phải trợ cấp thất nghiệp - là vấn đề chính gây ra nạn thiếu lao động.
Theo bà Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton, thì nhiều người lao động không thể trở lại làm việc một cách an toàn cho đến tháng 6, sau khi họ đã hội đủ điều kiện an toàn sau khi được chủng ngừa.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác liên quan đến đại đại dịch: như trường học chưa mở cửa, nhiều phụ huynh phải ở nhà để chăm sóc con em, nhiều người đã chọn nghỉ hưu sớm và có thể sẽ không gia nhập lại lực lượng lao động.
Ngoài ra còn có những vấn đề về tiền lương và giờ làm - người lao động có thể muốn có một công việc nhưng không phải với mức lương hiện hành hoặc theo lịch trình bất thường hoặc chỉ là bán thời gian.
“Cho nên có thể nói rằng không thực tế khi mong đợi người lao động nhận một công việc với tốc độ tương tự mà các công việc đang được mở ra. Nguồn cung cấp lao động thường mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng với nhu cầu,” ông Zhao nói.
“Tôi không nghĩ rằng có thể định lượng mỗi yếu tố góp phần vào tình trạng thiếu lao động như thế nào,” ông nói. "Có rất nhiều cơn gió ngược khác nhau thổi cùng một lúc."
Một phương pháp cổ võ lao động mới?
Một số tiểu bang đang dự định trả tiền thưởng cho người trở lại làm việc.
Montana và Arizona đang thay thế trợ cấp thất nghiệp bằng tiền thưởng một lần cho những người tìm và giữ một công việc.
Arizona thưởng 1.000 đô la và 2.000 đô la (trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước) cho những người tìm được việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian, sau khi họ hoàn thành ít nhất là 10 tuần làm việc.
Montana trả tiền thưởng 1,200 đô la cho những người tìm được việc làm toàn thời gian và giữ trong bốn tuần.
Liệu Liên Bang có can thiệp không?
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt., và nhóm “Dự án Việc Làm cho Quốc Gia” đã kiến nghị Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Marty Walsh phải can thiệp thay mặt cho người lao động, ít ra là những người lao động sẽ mất hoàn toàn những lợi ích đang được hưởng.
Họ cho rằng ông Walsh có thẩm quyền pháp lý để ngăn chặn việc rũ bỏ lợi ích cho những người tự làm chủ, làm việc theo hợp đồng và các công nhân thu thập theo thể thức PUA.
Cho tới nay, Bộ Lao động vẫn chưa có quyết định sẽ can thiệp hay không.
Lý do mà các thống đốc tiểu bang đưa ra là để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động. Họ tuyên bố rằng trợ cấp thất nghiệp đang thúc đẩy người ta không tìm kiếm việc làm, cho nên họ sẵn sàng bỏ đi hàng chục tỷ đô la từ các quỹ liên bang để cứu vãn thị trường lao động của tiểu bang.
Các Tiểu Bang liên hệ và ảnh hưởng tới số tiền trợ cấp:
Tính đến thứ Năm vừa qua thì ít nhất có 16 tiểu bang đã chọn vất bỏ các chương trình trợ cấp thất nghiệp cuả liên bang, đó là Alabama, Arkansas, Arizona, Georgia, Idaho, Iowa, Mississippi, Missouri, Montana, North Dakota, Ohio, South Carolina, South Dakota, Tennessee, Utah và Wyoming.
Tất cả đều được lãnh đạo bởi các thống đốc đảng Cộng hòa. Montana là tiểu bang đầu tiên tuyên bố rút lui,vào ngày 4 tháng 5.
Thống đốc Mike DeWine cho biết tiểu bang Ohio sẽ rút chân ra vào ngày 26 tháng 6 tới.
Nói chung các tiểu bang sẽ kết thúc sự tham gia của họ sớm khoảng hai tháng hoặc hơn. Tuỳ theo tiểu bang, sự chấm dứt đó có thể từ ngày 12 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7.
Theo lời ông Andrew Stettner, một thành viên cao cấp cuả quỹ liên bang thì quyết định của các thống đốc đó sẽ cắt giảm lợi ích cho khoảng 2 triệu người, với một số tiền bỏ đi là khoảng 11 tỷ trong quỹ tài trợ cuả Liên bang, có tên là Quỹ Thế Kỷ.
Những người đang nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ vẩn tiếp tục nhận được khoản trợ cấp cuả tiểu bang, thường lên tới một nửa tiền lương trước khi họ bị sa thải, trung bình là khoảng 350 đô la một tuần do Quĩ Bảo Hiểm Lao Động của tiểu bang cung cấp. Tuy nhiên con số đó rất khác nhau tùy theo tiểu bang. Ví dụ, ở Mississippi là khoảng $ 195 một tuần trong khi ở Bắc Dakota là $ 480.
Ngoài số tiền bảo hiểm lao động trên thì người thụ hưởng không còn nhận 300 đô la một tuần từ Quỹ Liên Bang nữa.
Tuy nhiên một số công nhân sẽ không chỉ bị cắt giảm $ 300 trợ cấp - họ sẽ mất viện trợ hoàn toàn.
Những nhóm đó là những người thất nghiệp dài hạn (những người đã lấy cạn tiền phân bổ tối đa của tiểu bang) cũng như nhân viên hợp đồng, người tự làm chủ, người lao động tự do...
Một ngoại lệ là ở Arizona, cư dân chỉ mất quyền truy cập vào $ 300 mà thôi, các quyền lợi khác thì vẫn được tiếp tục.
Lý do cuả việc cắt giảm:
Các thống đốc trên lập luận rằng tình trạng thiếu hụt lao động ở tiểu bang cuả họ là động lực để từ chối sự tài trợ của liên bang.
Họ tuyên bố trợ cấp thất nghiệp nâng cao động lực cho mọi người ở nhà và không tìm kiếm việc làm - khiến các doanh nghiệp không tìm ra đủ công nhân.
“Trong khi những lợi ích này cung cấp tài chính bổ sung trong thời kỳ đỉnh điểm của COVID-19, chúng được dự định là tạm thời và ngày nay thì sự tiếp tục tài trợ này đã làm trầm trọng các vấn đề lực lượng lao động mà chúng ta đang phải đối mặt,” theo lời thống đốc bang Missouri là ông Mike Parson.
Lý do chính cuả nạn thiếu lao động.
Theo một số nhà kinh tế thì thật là khó mà dùng những dữ liệu hiện đang có để trả lời cho các lập luận cuả các vị thống đốc trên. Bằng chứng hiển nhiên cho thấy rằng quả là đang có tình trạng thiếu lao động, ít ra là ở một số lĩnh vực.
Theo ông Daniel Zhao, một nhà kinh tế cao cấp tại Glassdoor, một trang web tuyển dụng việc làm, thì tình trạng thiếu lao động đang tăng gấp đôi, một cách không thể chốc cãi được.
Cơ hội làm việc đạt mức cao kỷ lục vào tháng 3, theo báo cáo cuả Cục Thống kê Lao động. Nhưng nền kinh tế Mỹ chỉ thêm có 266.000 người làm việc vào tháng 4 – mà đáng lẽ phải là 1 triệu người như dự kiến, Cục Thống kê cho biết.
Nói cách khác, có nhu cầu lao động rất cao khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng không có một trận lụt tương xứng của những người sẵn sàng đi lao động.
Có vẻ như sự thiếu hụt rõ rệt nhất là trong các ngành công nghiệp giải trí và khách sạn, và các dịch vụ thực phẩm và nhà hàng.
Tuy nhiên một số nhà kinh tế cho rằng Trợ cấp thất nghiệp chỉ đóng một vai trò nhỏ trong vấn đề thiếu hụt lao động.
Theo họ thì Coronavirus – chứ không phải trợ cấp thất nghiệp - là vấn đề chính gây ra nạn thiếu lao động.
Theo bà Diane Swonk, nhà kinh tế trưởng tại Grant Thornton, thì nhiều người lao động không thể trở lại làm việc một cách an toàn cho đến tháng 6, sau khi họ đã hội đủ điều kiện an toàn sau khi được chủng ngừa.
Ngoài ra còn có những yếu tố khác liên quan đến đại đại dịch: như trường học chưa mở cửa, nhiều phụ huynh phải ở nhà để chăm sóc con em, nhiều người đã chọn nghỉ hưu sớm và có thể sẽ không gia nhập lại lực lượng lao động.
Ngoài ra còn có những vấn đề về tiền lương và giờ làm - người lao động có thể muốn có một công việc nhưng không phải với mức lương hiện hành hoặc theo lịch trình bất thường hoặc chỉ là bán thời gian.
“Cho nên có thể nói rằng không thực tế khi mong đợi người lao động nhận một công việc với tốc độ tương tự mà các công việc đang được mở ra. Nguồn cung cấp lao động thường mất nhiều thời gian hơn để đáp ứng với nhu cầu,” ông Zhao nói.
“Tôi không nghĩ rằng có thể định lượng mỗi yếu tố góp phần vào tình trạng thiếu lao động như thế nào,” ông nói. "Có rất nhiều cơn gió ngược khác nhau thổi cùng một lúc."
Một phương pháp cổ võ lao động mới?
Một số tiểu bang đang dự định trả tiền thưởng cho người trở lại làm việc.
Montana và Arizona đang thay thế trợ cấp thất nghiệp bằng tiền thưởng một lần cho những người tìm và giữ một công việc.
Arizona thưởng 1.000 đô la và 2.000 đô la (trên cơ sở ai đến trước được phục vụ trước) cho những người tìm được việc làm bán thời gian hoặc toàn thời gian, sau khi họ hoàn thành ít nhất là 10 tuần làm việc.
Montana trả tiền thưởng 1,200 đô la cho những người tìm được việc làm toàn thời gian và giữ trong bốn tuần.
Liệu Liên Bang có can thiệp không?
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, I-Vt., và nhóm “Dự án Việc Làm cho Quốc Gia” đã kiến nghị Bộ trưởng Lao động Hoa Kỳ Marty Walsh phải can thiệp thay mặt cho người lao động, ít ra là những người lao động sẽ mất hoàn toàn những lợi ích đang được hưởng.
Họ cho rằng ông Walsh có thẩm quyền pháp lý để ngăn chặn việc rũ bỏ lợi ích cho những người tự làm chủ, làm việc theo hợp đồng và các công nhân thu thập theo thể thức PUA.
Cho tới nay, Bộ Lao động vẫn chưa có quyết định sẽ can thiệp hay không.
Văn Hóa
MỘT CÁCH ĐỌC KHÁC VỀ MARTIN LUTHER
Vũ Văn An
00:15 15/05/2021
Tạp chí First Things, tháng 3 năm 1996, đăng tải một bài nhận định của David. S. Yeago, Phó Giáo Sư Thần học Hệ thống tại Chủng viện Thần học Luthêrô Miền Nam ở Columbia, South Carolina. Tác giả đưa ra một cách đọc khác về Martin Luther và coi ông là người một người trung thành với truyền thống Công Giáo. Chúng tôi chuyển ngữ bài này để bạn đọc rộng đường phán đoán (nguyên văn có thể đọc tại https://www.firstthings.com/article/1996/03/the-catholic-luther):
I. Những người theo chủ nghĩa hoài nghi đại kết ngày nay thường tranh luận rằng sự hội tụ tín lý được cho là giữa người Thệ phản và Công Giáo Rôma chỉ phủ giấy lên sự bất đồng nằm ở bên dưới — và có tính căn bản —. Một cách đặc trưng, Martin Luther được gọi là nhân chứng chính cho cuộc tranh cãi này: há không phải cuộc ly giáo Cải cách bắt đầu bằng “bước đột phá” thần học của ông, việc ông bác bỏ có nguyên tắc hình thức “Công Giáo” của Kitô giáo nói chung hay sao; Tuy nhiên, việc khảo sát cẩn thận những gì Luther thực sự viết và nói, gợi cho chúng ta những kết luận rất khác, có thể gây ngạc nhiên cho cả những người Thệ phản lẫn người Công Giáo Rôma.
Trong điều có thể được gọi là cách đọc tiêu chuẩn của Thệ phản, Luther tuổi trẻ là một người bị ám ảnh bởi một câu hỏi mà đạo Công Giáo truyền thống không thể đưa ra câu trả lời: Làm thế nào tôi có thể có được một Thiên Chúa nhân từ? Câu hỏi này nảy sinh từ cái nhìn sâu sắc về tôn giáo hoặc hiện sinh của Luther đối với tính không chân chính của mọi việc làm của con người trước mặt Thiên Chúa — một tính không chân chính bị phủ nhận một cách có hệ thống bởi các nghi lễ bí tích, đức tin giáo điều và khát vọng huyền nhiệm của Kitô giáo truyền thống.
Một số học giả tin rằng Luther tìm ra câu trả lời khác biệt của mình cho câu hỏi này từ rất sớm và sự phát triển của ông như một nhà thần học chủ yếu là vấn đề đưa khám phá của ông đến một biểu thức đủ thân thiết này là cuối cùng nó đã kích động cuộc xung đột không thể nào tránh khỏi. Tuy nhiên, kể từ sau Thế Chiến hai, hầu hết các học giả đã tiến tới chỗ tin rằng Luther chỉ tìm thấy câu trả lời vào năm 1518, sau khi cuộc tranh cãi về ân xá đã được tiến hành. Cuộc vật lộn của Luther với câu hỏi Làm thế nào tôi có thể có được một Thiên Chúa nhân từ? đã tấn công vào tận gốc rễ của Kitô giáo truyền thống, và sự kiên trì của ông trong việc hỏi về nó đủ để gây ra những khó khăn ban đầu của ông với các thẩm quyền Giáo hội. Nhưng chỉ vào năm 1518 - khi ông gặp đại diện của Đức Giáo Hoàng Cajetan và không chịu công khai từ bỏ quan điểm - thì bản viết tay 95 luận đề mới được ghi trên cửa nhà thờ Wittenberg; Luther không thể sống trong ngôi nhà của truyền thống Công Giáo nữa.
Các học giả nhìn thấy điều gì đó có ý nghĩa quyết định xảy ra với tư tưởng của Luther vào năm 1518, đối với tôi, dường như họ nắm rõ nhất điều đó. Nhưng trong cả hai trường hợp, “Đột phá Cải cách” của Luther được ngầm hiểu là việc tái tạo Kitô giáo, ngang hàng với Lễ Ngũ tuần, trong các phương diện quan trọng. Hầu hết những nhà giải thích Luther không cảm thấy thoải mái nói đến điều này nhiều, nhưng rõ ràng nó được ngụ ý qua câu chuyện họ kể. Thí dụ, Luther được cho là đã “khám phá lại Tin Mừng”, điều này chắc chắn ngụ ý muốn nói rằng, cách nào đó, Tin Mừng đã bị thất lạc. Và mạc khải của Tin Mừng là gì nếu không phải là sự thành lập Kitô giáo và Giáo hội?
Cách Thệ phản đọc câu chuyện của Luther ngụ ý thêm rằng Luther không có mối liên hệ đáng kể nào với truyền thống Kitô giáo trước đó: Bước đột phá của Luther diễn ra trong một cuộc gặp gỡ lịch sử, không qua trung gian nào với sơ truyền (kerygma) Phaolô thuần túy. Người ta cho rằng Luther nói điều gì đó hoàn toàn không tương thích với bất cứ điều gì được nói ra trong Giáo hội kể từ cái chết của Thánh Phaolô (có lẽ ngoại trừ một vài ý niệm mơ hồ của Thánh Augustinô). Truyền thống Công Giáo chỉ xuất hiện trong câu chuyện như điều Luther phải vượt qua để khám phá lại Tin Mừng. Như thế, những người quan tâm đến Luther có rất ít lý do để quan tâm đến truyền thống, là thứ — trong tư cách “chủ nghĩa kinh viện”, “huyền nhiệm học” hay “giáo điều truyền thống” — hầu như chỉ được dùng để làm nổi bật “khám phá” của Luther.
Hệ luận cuối cùng của cách đọc Luther này quan trọng nhất và cũng gây rắc rối nhất: cuộc ly giáo Thệ phản / Công Giáo vào thế kỷ thứ mười sáu được hiểu là kết quả công khai hợp luận lý, không thể tránh khỏi và cần thiết của sự phát triển thần học của Luther. Vì Kitô giáo truyền thống không thể chấp nhận câu hỏi của Luther, càng không thể chấp nhận câu trả lời của ông, hiển nhiên đức tin mới của ông đòi một Giáo Hội mới. Không có phép lịch thiệp đại kết nào có thể thay đổi sự kiện này là, trong kiểu đọc Luther này, trên thực tế, hai bên của cuộc ly giáo này đã thực hành các tôn giáo khác nhau. Cách kể câu chuyện của Luther này khá thận trọng về hậu quả của nó, mặc dù nó cho thấy Luther là một người cấp tiến, vì nó làm cho sự chia rẽ của Giáo hội hiện nay dường như là chuyện bình thường và không thể tránh khỏi đối với chúng ta.
Việc đọc Luther mà tôi đề xuất kể một câu chuyện hoàn toàn khác. Mặc dù một điều gì đó quan trọng đối với sự phát triển thần học của Luther đã xảy ra vào năm 1518, nhưng nó không phải là một “cuộc cải cách quay lưng lại” với truyền thống Công Giáo. Ngược lại, nó được mô tả tốt hơn như một “bước ngoặt Công Giáo” đã gắn kết công việc của Luther một cách vững chắc hơn nhiều trong khuôn khổ Kitô giáo Công Giáo. Thần học của Luther được định hình sâu sắc bởi những nền thần học kinh viện, đơn tu và giáo phụ trước ông; ông có óc sáng tạo, nhưng óc sáng tạo của ông đặc biệt nằm ở việc ông nắm bắt mới mẻ các vấn đề truyền thống và trong việc ông sử dụng đầy canh tân các nguồn lực truyền thống để giải quyết những vấn đề đó.
Tất nhiên, nếu tất cả những điều này là như vậy, chúng ta không còn có thể cho rằng những người Cải cách đã khám phá ra một phiên bản hoàn toàn mới của Kitô giáo mà Giáo Hội cũ vốn không dành chỗ cho. Trong cách đọc do tôi đề nghị, cuộc ly giáo của Cải cách được phát sinh bởi những lựa chọn ngẫu nhiên của con người trong một bối cảnh lịch sử rắc rối ít được định nghĩa bằng lập luận thần học rõ ràng và có nguyên tắc (mặc dù dĩ nhiên điều này có hiện diện) hơn là bằng một sự phối hợp đặc thù và khác biệt của thế kỷ XVI của cuộc bút chiến quá nóng bỏng và không ngừng leo thang, một thứ Realpolitik lạnh lùng và mơ màng cuồng nhiệt về ngày chung tận.
II. Nếu xem xét kỹ những gì Luther thực sự đã viết trước năm 1518 (phân biệt với những hồi tưởng của ông hai mươi hoặc hai mươi lăm năm sau), người ta phát hiện ra rằng câu hỏi nổi tiếng "Làm thế nào tôi có thể có được một vị Chúa nhân từ?" vắng mặt một cách rõ ràng. Điều đó có nghĩa là, vấn đề chính trong nền thần học ban đầu của Luther, xét về bề mặt của nó, không phải là vấn đề về sự đảm bảo được ơn tha thứ hay sự chắc chắn được ơn cứu rỗi.
Trong Giáo hội cuối thời trung cổ, chắc chắn là có vấn đề mục vụ về “lương tâm bối rối”, được đưa ra – nói một cách đơn giản - bởi sự hội tụ của một số vấn đề chưa được giải quyết trong nền thần học ơn thánh của Thánh Augustinô với những phát triển nào đó trong giáo luật về việc đền tội (penance). Nhưng “lương tâm bối rối” không bao giờ là một tình trạng bất ổn tâm linh đơn giản và độc dạng, và nó mang nhiều hình thức khác nhau trong các bối cảnh mục vụ và thần học khác nhau. Luther hồi trẻ hầu như chắc chắn đã mắc phải “lương tâm bối rối” ở một số hình thức, nhưng hiển nhiên điều đó không khiến công việc thần học của ông bị chi phối bởi câu hỏi, “Làm thế nào tôi có thể có được một Đức Chúa Trời nhân từ?”
Thực tế, câu hỏi chính trong nền thần học ban đầu của Luther là “Tôi có thể tìm thấy Thiên Chúa thật ở đâu?” Mọi bằng chứng trong các bản văn cho thấy chính mối đe dọa của việc thờ ngẫu tượng, chứ không phải sự khao khát được đảm bảo ơn tha thứ, đã khiến lương tâm của Luther gặp bối rối. Và câu hỏi này, như một số nhà giải thích Luther đã háo hức muốn tin, đã không phá vỡ khuôn khổ của Kitô giáo truyền thống; cả câu hỏi và câu trả lời cuối cùng của Luther đều định vị ông trong truyền thống Công Giáo.
Ở tâm điểm, nền thần học ban đầu của Luther được đánh dấu bởi việc nhấn mạnh nhiều vào điều mà các nhà kinh viện gọi là ơn thánh vô tạo (uncreated grace), tức ơn thánh hiểu như sự hiện hữu của Thiên Chúa vô tạo, và vào việc Thiên Chúa biến đổi trái tim con người trong sự siêu việt hoàn toàn của Ngôi vị Thiên Chúa của Người. Phần lớn việc chỉ trích Luther tập chú vào cách trong đó nền thần học đương thời đã tự nhiên hóa ơn thánh, làm giảm tác động biến đổi hoàn toàn và chắc chắn gây đứt đoạn của nó. Trong điều này, Luther không phá vỡ truyền thống Công Giáo, nhưng tìm lại truyền thống một cách hữu thức, đóng góp những hiểu biết sâu sắc nhất về thánh Augustinô và các bậc thầy đơn tu vĩ đại vào nền kinh viện lúc ấy vốn xa rời gốc rễ của chính nó.
Theo truyền thống Augustinô và Luther hồi trẻ, hậu quả của ơn thánh biến đổi triệt để như vậy là: trái tim yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự vì chính Người; theo thuật ngữ của Thánh Augustinô, chúng ta đến để hưởng Thiên Chúa và sử dụng những sự vật được tạo dựng vì Thiên Chúa, hơn là cố gắng “sử dụng” Thiên Chúa vì lợi ích được vui hưởng các tạo vật.
Các nền thần học Augustinô thuộc loại này thường xuyên đưa ra một vấn đề hiện sinh có tiềm năng gây giầy vò (tormenting) liên quan đến tính chân chính của kinh nghiệm tâm linh. Có lẽ tôi đã trải qua một kinh nghiệm hoán cải và biến đổi sâu sắc; nhưng tôi có chắc chắn tôi đã thực sự trải nghiệm sự hiện diện của Thánh Thần Thiên Chúa hay không? Và ngay cả khi tôi đã thực sự cảm nghiệm được ơn thánh của Thiên Chúa, thì thời điểm tôi bắt đầu coi ơn thánh như một điều tôi có thể sử dụng, tôi đã quay lưng lại với Thiên Chúa và thay vào một ngẫu tượng do chính tôi tạo ra. Vấn đề “tình yêu Thiên Chúa tinh ròng” và vấn đề nhận diện và hướng về Thiên Chúa đích thực hoá ra là cùng một vấn đề.
Luther nhận thức sâu sắc phép biện chứng truyền thống của Thánh Augustinô về vấn đề này, và giải quyết chúng một cách cẩn thận trong Bài giảng về Thư Rôma (1515–1516). Được biết đến nhiều nhất là mô tả của ông về tội nhân như một incurvatus in se, “người tự uốn cong vào chính mình”: Bản chất chúng ta, bởi sự sa đọa của tội nguyên tổ, bị uốn cong sâu xa đến nỗi nó không những bẻ cong các ơn phúc tốt nhất của Thiên Chúa vào chính nó và tận hưởng chúng (như rõ ràng nơi những người công chính nhờ việc làm và đạo đức giả), hoặc thậm chí sử dụng chính Thiên Chúa để đạt được những ơn phúc này, nhưng nó lại không nhận ra rằng nó mưu tìm mọi sự, kể cà Thiên Chúa, một cách rất gian ác, cong queo và xấu xa, vì lợi ích riêng của nó.
Chiến lược đầu tiên của Luther để giải quyết vấn đề tự mưu cầu đầy tính ngẫu tượng này, lần đầu tiên được khai triển trong Bài giảng về Thư Rôma, sử dụng điều có thể gọi là chiến lược mâu thuẫn (contariety). Đó là một động thái thần học rất chuyên biệt, rất đơn giản, và sáng chói một cách ngang ngạnh. Làm thế nào chúng ta có thể nói rằng chúng ta thực sự bám vào Thiên Chúa chứ không phải một ngẫu tượng của riêng mình? Luther trả lời rằng sự hiện diện nhân từ của Thiên Chúa chân thật là một điều vô cùng đau đớn và ghê tởm đối với bản chất của chúng ta, đến nỗi chúng ta không có động lực nào có thể tưởng tượng được để tự thúc đẩy mình chịu đựng nó.
Cho nên, Thiên Chúa thượng trí, sau khi công chính hóa và ban các ơn phúc thiêng liêng của Người, kẻo bản tính vô thần đó vồ lấy chúng để hưởng thụ chúng (vì chúng rất đáng yêu và mạnh mẽ kích thích con người hưởng thụ), ngay lập tức mang đến hoạn nạn, các phiền khổ và thử thách, kẻo người đó tiêu vong đời đời bởi sự ngu dốt như vậy. Vì, con người học được việc yêu mến và thờ phượng Thiên Chúa một cách thuần túy, khi họ thờ phượng Người không phải vì ơn thánh và các ơn phúc của Người, mà chỉ vì chính Người mà thôi.
Vấn đề là chúng ta không muốn đến trước nhan Thiên Chúa vì chính Người, nhưng vì lợi ích mọi điều tốt lành Người có thể ban cho chúng ta: chúng ta muốn sử dụng Thiên Chúa. Và Luther trả lời: Nếu đó thực sự là Thiên Chúa, thì Người sẽ đóng đinh và tra tấn bạn như Người đã làm với Chúa Kitô, khuôn mẫu của bạn, và do đó, không để bạn có lý do nào để bám lấy Người ngoại trừ vì chính Người.
Đôi khi người ta cho rằng nền thần học này, và lòng đạo đức khiêm nhường phục tùng đau khổ thiêng liêng vốn đi kèm với nó, hẳn phải giầy vò đến nỗi nó chỉ đổ thêm dầu vào nỗi thống khổ thiêng liêng của Luther và việc ông đi tìm kiếm Đấng Thiên Chúa nhân từ. Nhưng có rất ít bảo đảm cho điều này trong các bản văn. Ngược lại, Luther dường như thấy điều đó có tính an ủi. Mặc dù nó ngăn cấm sự tin tưởng phi biện chứng vào lòng thương xót của Thiên Chúa, điều mà Luther sau này sẽ giảng dạy, nhưng nó cho phép tội nhân khao khát Thiên Chúa dưới chân thập giá có một loại đảm bảo nghịch lý, một cảm thức ít nhất được ở một nơi thích hợp trước mặt Thiên Chúa, một điều duy trì trái tim và cho phép nó bền bỉ đến cùng. Trong một loại “tuyệt vọng đầy tín thác”, tội nhân, bị ơn thánh làm cho đau khổ, nhận ra trong những đau khổ của mình bàn tay cứu rỗi của Thiên Chúa, Đấng mà tình yêu cứu chuộc đã tự bảo vệ mình khỏi bị lạm dụng bằng cách ẩn mình dưới điều đối lập biểu kiến. Không có bằng chứng thực sự nào cho thấy Luther coi sự an ủi này là không thỏa đáng; động lực để định hình lại tư tưởng của ông trong một cấu hình mới phát xuất từ truyền thống thần học, chứ không phải là những khao khát đầy lo lắng của một lương tâm bối rối.
Kỳ tới: III. "Thần học thập giá"
Chúa Về Trời
Đình Quân
13:25 15/05/2021
Chúa Về Trời
Lễ Mừng trọng thể 16/5/21
“Ngài được cất lên ngay trước mặt các ông và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Và lúc ấy các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, thì bỗng có người đàn ông mặc áo trắng đứng bên và nói: “Hỡi các ngưới Galilê sao còn đứng nhìn trời? Đức Giêsu Đấng vừa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” ( Cv.1: 9- 11 )
ĐK: Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng- Chúa ngự lên giữa tiếng kèn vang.
-Vỗ tay đi nào ngàn muôn dân Chúa ! Tán tụng Chúa Trời nào hãy reo, vì Chúa Đấng Tối Cao khả úy.
Ngài là Đại Đế Đấng thống trị trần gian.
-Chúa tiến lên trong ngàn câu hoan chúc. Chúa ngự lên hàng vạn tiếng kèn vang. Nào ta hãy ca mừng Thiên Chúa, Mừng Ngài là Chúa khắp vua trần gian.
-Đức Vua cai trị thế giới. Xướng lên ca vinh Chúa là Vua. Mừng Chúa Đấng thống trị vạn quốc. Ngàn đời rực rỡ Chúa hiển trị ngàn thu.
( Thánh Vịnh 46 )
’Ngài lên tận ngai vàng vĩnh cửu,
Cõi thiên đình bên hữu Chúa Cha,
Uy phong ngự chốn thiên tòa,
Quyền năng Thánh Phụ trao qua tay Ngài.’ (*)
-Theo Thày lên núi Ô-liu,
Mây giăng đỉnh núi hắt hiu gợi buồn,
Môn đệ khắc khoải tâm hồn,
Nghe sầu ly biệt bồn chồn biết bao !
Thiên Tử Thần Thánh đón chào,
Kiệu mây nhè nhẹ nâng vào không trung,
Hào quang tỏa sáng uy hùng,
Mây bao quanh núi chập chùng trôi đi,
Lâng lâng khúc nhạc diệu kỳ,
Vang vang hiệu lệnh thiên đình mở ra,
Đất trời bừng tỉnh giao hòa,
Đón mừng Thánh Tử hoan ca khải hoàn,
Tinh cầu vạn vật rộn ràng,
Màn đêm tan biến, huy hoàng vầng đông,
Ánh hồng lan tỏa mênh mông,
Bừng lên sức sống muôn lòng ngất ngây.
-Như Thày đã hứa rồi đây,
Thánh Thần sẽ đổ tràn đầy hồng ân,
Giáo Hội Thiên Chúa thế trần,
Niềm tin sức mạnh vững tâm tuyệt vời,
Môn đệ đi khắp nơi nơi,
Tin Mừng rao giảng lòng người say mê,
Thần Khí trùm phủ bốn bề,
Nhận biết chân lý tìm về đường ngay.
Tà quyền tội ác tràn đầy,
Vô thần ác quỉ đến ngày tận vong.
Từ đây muôn nước chờ mong,
Vinh quang Thiên quốc, hòa đồng thế gian.
-Thân hèn cuộc sống vội vàng,
Tiền tài danh vọng con hằng đắm mê,
Xin Chúa đem con trở về,
Để chỉ khao khát nơi quê Nước Trời.
Bụi trần bao phủ khắp nơi,
Cho con hoán cải cuộc đời đẹp tươi.
Chúa Giê-su đã về trời,
Dọn cho ta chỗ trên nơi Vĩnh Hằng.
Đời người quán trọ bẽ bàng,
Phút giây bừng tỉnh lại càng đợi trông.
*‘Tiến dâng Vua Cả Nước Trời,
Cùng Đấng Thánh Phụ ngàn lời chúc vinh,
Thánh Thần đồng trị uy linh,
Muôn ngàn Thiên Sứ đồng thanh hát mừng’ (*)
*Lời nguyện:
Lạy Chúa Giê-su ! Chúa đã nói với các môn đệ: ‘ Thày đi để dọn chỗ cho các con, và khi Thày đã ra đi dọn chỗ cho các con rồi, Thày sẽ trở lại để đón các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con ở đó.’
Lạy Chúa Giêsu ! Chúa về trời đã không bỏ chúng con, nhưng vẫn yêu thương và nuôi dưỡng chúng con trong Bí tích Thánh Thể và dìu dắt chúng con qua Lời Chúa truyền dạy trong Tin Mừng. Chúng con mong chờ mai ngày Chúa đến sẽ đem chúng con về hưởng phúc trường sinh cùng Chúa.
Xin giúp chúng con biết làm chứng cho Chúa bằng lối sống vị tha luôn nghĩ đến tha nhân.
Xin cho chúng con biết chiếu ánh sáng tình yêu của Chúa ra trước mặt người đời để xứng đáng được lãnh nhận hồng ân Chúa trên Nước Hằng Sống trong ngày vĩnh biệt thế trần- Amen.
ĐINH QUÂN
(*) Trích Thánh Thi Phụng Vụ.
Lễ Mừng trọng thể 16/5/21
“Ngài được cất lên ngay trước mặt các ông và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa. Và lúc ấy các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, thì bỗng có người đàn ông mặc áo trắng đứng bên và nói: “Hỡi các ngưới Galilê sao còn đứng nhìn trời? Đức Giêsu Đấng vừa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” ( Cv.1: 9- 11 )
ĐK: Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng- Chúa ngự lên giữa tiếng kèn vang.
-Vỗ tay đi nào ngàn muôn dân Chúa ! Tán tụng Chúa Trời nào hãy reo, vì Chúa Đấng Tối Cao khả úy.
Ngài là Đại Đế Đấng thống trị trần gian.
-Chúa tiến lên trong ngàn câu hoan chúc. Chúa ngự lên hàng vạn tiếng kèn vang. Nào ta hãy ca mừng Thiên Chúa, Mừng Ngài là Chúa khắp vua trần gian.
-Đức Vua cai trị thế giới. Xướng lên ca vinh Chúa là Vua. Mừng Chúa Đấng thống trị vạn quốc. Ngàn đời rực rỡ Chúa hiển trị ngàn thu.
( Thánh Vịnh 46 )
’Ngài lên tận ngai vàng vĩnh cửu,
Cõi thiên đình bên hữu Chúa Cha,
Uy phong ngự chốn thiên tòa,
Quyền năng Thánh Phụ trao qua tay Ngài.’ (*)
-Theo Thày lên núi Ô-liu,
Mây giăng đỉnh núi hắt hiu gợi buồn,
Môn đệ khắc khoải tâm hồn,
Nghe sầu ly biệt bồn chồn biết bao !
Thiên Tử Thần Thánh đón chào,
Kiệu mây nhè nhẹ nâng vào không trung,
Hào quang tỏa sáng uy hùng,
Mây bao quanh núi chập chùng trôi đi,
Lâng lâng khúc nhạc diệu kỳ,
Vang vang hiệu lệnh thiên đình mở ra,
Đất trời bừng tỉnh giao hòa,
Đón mừng Thánh Tử hoan ca khải hoàn,
Tinh cầu vạn vật rộn ràng,
Màn đêm tan biến, huy hoàng vầng đông,
Ánh hồng lan tỏa mênh mông,
Bừng lên sức sống muôn lòng ngất ngây.
-Như Thày đã hứa rồi đây,
Thánh Thần sẽ đổ tràn đầy hồng ân,
Giáo Hội Thiên Chúa thế trần,
Niềm tin sức mạnh vững tâm tuyệt vời,
Môn đệ đi khắp nơi nơi,
Tin Mừng rao giảng lòng người say mê,
Thần Khí trùm phủ bốn bề,
Nhận biết chân lý tìm về đường ngay.
Tà quyền tội ác tràn đầy,
Vô thần ác quỉ đến ngày tận vong.
Từ đây muôn nước chờ mong,
Vinh quang Thiên quốc, hòa đồng thế gian.
-Thân hèn cuộc sống vội vàng,
Tiền tài danh vọng con hằng đắm mê,
Xin Chúa đem con trở về,
Để chỉ khao khát nơi quê Nước Trời.
Bụi trần bao phủ khắp nơi,
Cho con hoán cải cuộc đời đẹp tươi.
Chúa Giê-su đã về trời,
Dọn cho ta chỗ trên nơi Vĩnh Hằng.
Đời người quán trọ bẽ bàng,
Phút giây bừng tỉnh lại càng đợi trông.
*‘Tiến dâng Vua Cả Nước Trời,
Cùng Đấng Thánh Phụ ngàn lời chúc vinh,
Thánh Thần đồng trị uy linh,
Muôn ngàn Thiên Sứ đồng thanh hát mừng’ (*)
*Lời nguyện:
Lạy Chúa Giê-su ! Chúa đã nói với các môn đệ: ‘ Thày đi để dọn chỗ cho các con, và khi Thày đã ra đi dọn chỗ cho các con rồi, Thày sẽ trở lại để đón các con đi với Thày, để Thày ở đâu các con ở đó.’
Lạy Chúa Giêsu ! Chúa về trời đã không bỏ chúng con, nhưng vẫn yêu thương và nuôi dưỡng chúng con trong Bí tích Thánh Thể và dìu dắt chúng con qua Lời Chúa truyền dạy trong Tin Mừng. Chúng con mong chờ mai ngày Chúa đến sẽ đem chúng con về hưởng phúc trường sinh cùng Chúa.
Xin giúp chúng con biết làm chứng cho Chúa bằng lối sống vị tha luôn nghĩ đến tha nhân.
Xin cho chúng con biết chiếu ánh sáng tình yêu của Chúa ra trước mặt người đời để xứng đáng được lãnh nhận hồng ân Chúa trên Nước Hằng Sống trong ngày vĩnh biệt thế trần- Amen.
ĐINH QUÂN
(*) Trích Thánh Thi Phụng Vụ.
MỘT CÁCH ĐỌC KHÁC VỀ MARTIN LUTHER, tiếp và hết
Vũ Văn An
18:26 15/05/2021
III. “Thần học thập giá” ban đầu này là bối cảnh cho cuộc tấn công của Luther vào việc mua bán ân xá năm 1517. Điều khá quan yếu là nhận ra rằng ban đầu Luther không chỉ trích các ân xá là có tính vụ luật hoặc lo lắng rằng chúng sẽ khiến các tín hữu dựa vào các việc làm của chính họ để được cứu rỗi. Ngược lại, nỗi lo lắng mục vụ của ông về việc bán các ân xá là: những người đơn sơ đang bị dẫn dắt sai vào việc nhầm lẫn coi việc xóa bỏ hình phạt bên ngoài với ơn thánh có tính đóng đinh bên trong vốn xua đuổi việc tìm kiếm bản thân.
Và vì vậy, chúng ta cần thận trọng kẻo các ân xá... trở thành một nguyên nhân gây ra sự an toàn và biếng nhác và đánh mất ơn thánh bên trong nơi chúng ta. Trái lại, chúng ta hãy hành động cẩn thận để bệnh tật của bản tính chúng ta có thể được chữa lành hoàn toàn và chúng ta khao khát đến với Thiên Chúa vì tình yêu đối với Người, ghét bỏ đời này và ghê tởm chính chúng ta; nghĩa là, chúng ta hãy cần mẫn tìm kiếm ơn thánh chữa lành của Người.
Chính giữa mùa thu năm 1517 và mùa thu năm 1518, nghĩa là giữa cuộc tranh cãi lớn trong đó, Luther sớm nhận ra mình bị lôi kéo vào, hầu hết các học giả hiện nay định vị được khúc rẽ quan yếu trong suy nghĩ của ông. Vào cuối năm 1518, chủ đề khiêm tốn chịu đựng ơn thánh đòi chúng ta chịu đóng đinh của Thiên Chúa đã lui vào hậu cảnh, không bị bác bỏ nhưng không còn là điểm tập chú nữa. Trung tâm mới của nền thần học ơn thánh của Luther đã trở thành sự bảo đảm đầy tin cậy của trái tim vào lòng thương xót đã hứa của Thiên Chúa trong Chúa Kitô, một điều mà sau này ông sẽ mô tả đơn giản như “đức tin nắm bắt được Chúa Kitô”, fides apprehensiva Christi.
Chúng ta có thể hiểu cụ thể hơn về chủ trương mới của Luther nhờ giác thư ông trình bầy cho Đức Hồng Y Cajetan trong các phiên gặp gỡ hồi tháng 10 của họ ở Augsburg. Đức Hồng Y Cajetan đã thách thức việc Luther khăng khăng cho rằng những người đến với bí tích sám hối phải tin một cách tin tưởng rằng nhờ đó, họ nhận được ơn thánh và sự tha thứ của Thiên Chúa; lời biện hộ chính của Luther nại tới lời lẽ của Chúa Kitô trong Mátthêu 16:19:
"Muốn tránh nguy cơ bị án phạt đời đời và tội lỗi bất tín, điều cần thiết là phải tin các lời lẽ sau đây của Chúa Kitô: Sự gì các con tha ở dưới đất, cũng sẽ được tha ở trên trời. Cho nên, nếu bạn tiến đến bí tích sám hối và không tin chắc rằng bạn được tha thứ trên thiên đàng, bạn tiến đến sự phán xét và án phạt, bởi vì bạn không tin rằng Chúa Kitô đã nói điều đúng sự thật: Bất cứ điều gì các con tha, v.v., và do đó, do sự nghi ngờ của bạn, bạn khiến Chúa Kitô trở thành người nói dối, đó là một tội lỗi khủng khiếp.... Nhưng khi bạn tin lời lẽ của Chúa Kitô, bạn tôn trọng lời nói của Người và bởi việc làm này, bạn là người công chính, v.v."
Điều quan trọng nhất đã xảy ra với Luther vào năm 1518 là ông đã nghĩ lại nền thần học ơn thánh của mình trong bối cảnh nền thần học bí tích. Điều này quả là mới mẻ; Luther dường như đã không chú ý nghiêm túc đến nền thần học bí tích cho đến khi ông bị cuốn vào cuộc tranh cãi về ân xá. Nhưng trong cuộc tranh cãi đó, việc ông nhấn mạnh đến việc thanh tẩy bên trong trái tim bằng ơn thánh sẽ làm dấy lên câu hỏi về vai trò của các bí tích. Chỉ sau khi ông bắt đầu bị khuấy động bởi việc mua bán ân xá, chúng ta mới thấy ông lần đầu tiên xem xét các vấn đề bí tích một cách nghiêm túc trong các bài thuyết giảng của mình.
Vấn đề trong nền thần học bí tích chứng tỏ quan yếu đối với Luther là mối liên hệ giữa hành động bí tích bề ngoài, ơn thánh của Thiên Chúa, và đức tin cần có nơi người tham gia bí tích. Câu chuyện liên quan đến cuộc vật lộn của Luther với câu hỏi này, từ mùa hè năm 1517 đến mùa hè năm 1518, rất phức tạp. Chỉ riêng vào mùa xuân năm 1518, Luther đã công bố ba giải pháp khác nhau và loại trừ lẫn nhau cho vấn đề, trong đó có một giải pháp không thể phân biệt được với chủ trương sau đó có liên hệ với Zwingli.
Điều cuối cùng đã xuất hiện vào mùa hè năm 1518 từ sự suy nghĩ lại đầy hối hả này — bạn đọc nên nhớ rằng Luther đang cố gắng giải quyết vấn đề thần học trong khi cùng một lúc giải thích cho thế giới lý do tại sao ông không nên bị lên dàn hỏa vì tội lạc giáo — dường như đã được lên khuôn chủ yếu nhờ sự suy gẫm về các bản văn như Mátthêu 16:19: “Bất cứ điều gì các con tha ở dưới đất, thì cũng được tha ở trên trời”. Đối với câu hỏi về các bí tích, Luther cuối cùng đã trả lời rằng hành vi bí tích cụ thể, bên ngoài, công khai trong Giáo hội là hành động của Chúa Giêsu Kitô. Khi chúng ta đến với bí tích, chúng ta đến với Chúa Giêsu Kitô: lời của Người, hành động của Người, thẩm quyền của Người.
Tập chú mới về các bí tích là điều mang lại cho nền thần học của Luther sau năm 1518 một hình dạng rất khác so với suy nghĩ ban đầu của ông, mặc dù ông vẫn tiếp tục quan tâm đến nhiều khía cạnh của cùng các vấn đề này. Điểm mấu chốt trong nền thần học ơn thánh trước đây của ông là sự mâu thuẫn đau đớn của Thiên Chúa về bản tính tội lỗi của con người, ở đây điểm mấu chốt của mọi thứ là thẩm quyền của Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế, được thi hành cách cụ thể trong các dấu chỉ bí tích của Giáo Hội.
Đức tin ngày nay được xác định sắc nét bởi hoàn cảnh bí tích này: đức tin là sự cởi mở và thừa nhận thẩm quyền của Chúa Kitô trong việc thực thi bí tích cụ thể của nó. Không có điều kiện tiên quyết nào khác ngoài đức tin để lãnh nhận bí tích một cách hữu hiệu, vì bí tích tự nó là hành động công khai, trong đó Chúa Kitô ban ơn thánh của Người cho những kẻ vô đạo. Đời sống bí tích công khai của Giáo hội giờ đây được xem như là cứ điểm (locus) bảo đảm, chắc chắn, nơi diễn ra một cuộc thông hiệp (communication) cứu độ hoàn toàn phi biện chứng.
Sự hiểu biết sâu sắc rằng nền thần học bí tích là bản lề cho “tổng thể” tư duy của Luther vào năm 1518 được thừa nhận rộng rãi trong các tài liệu học thuật. Nhưng sự chuyển hướng này được mô tả khá sai lầm nếu chúng ta coi đó như một “sự quay lưng của Cải cách” đối với truyền thống Công Giáo. Ngược lại, tôi cho rằng đây là một khúc rẽ hướng về tâm điểm của truyền thống Công Giáo.
Hiệu quả thuần của tập chú mới nơi Luther vào thẩm quyền của Chúa Kitô trong dấu chỉ bí tích là bắt chiến lược mâu thuẫn (contrariety) cũ phụ thuộc chiến lược đặc thù (particularity) mới, được tóm tắt rất hay trong một dòng của một trong những bài giảng sau này của Luther: “Chúng ta có một Chúa dứt khoát, một Chúa mà chúng ta có thể nắm bắt được". Từ năm 1518 trở đi, chính tính đặc thù và cụ thể trong sự hiện diện của Thiên Chúa giờ đây đã loại bỏ việc thờ ngẫu tượng; Thiên Chúa thật, Đấng, theo định nghĩa, không thể bị sử dụng, là Thiên Chúa làm cho chính Người sẵn có đó theo quyết định của Người, bằng xương bằng thịt được sinh ra bởi Đức Maria và bằng việc thực hành bí tích của Giáo hội, chứ không phải trong suy đoán tôn giáo và tư lợi của chúng ta.
Trong cấu hình mới này, đức tin chắc chắn không còn can dự vào thứ biện chứng pháp bất tận của tín thác và tuyệt vọng nữa; thay vào đó nó là một niềm tin tưởng hoàn toàn phi biện chứng vào thẩm quyền rõ ràng của Chúa Kitô cứu thế hiện diện cụ thể trong Giáo hội của Người. Trong thần học sơ khai của Luther về thập giá, Thiên Chúa che giấu sự hiện diện cứu rỗi của Người trong sự giầy vò mà Người giáng xuống trên những kẻ được Người tuyển chọn; trong nền thần học trưởng thành, sự ẩn giấu nhân từ của Thiên Chúa chủ yếu là vấn đề về sự thấp hèn của Người, sự tự hủy (kenosis) của Người trong Chúa Con nhập thể, trong các dấu hiệu đã chọn của Người, và trong các thánh của Người. Các khổ đau thử thách của các tín hữu không còn đồng nhất với ơn thánh cứu vớt họ (mặc dù chúng thúc đẩy họ tìm kiếm ơn thánh đó và là bức màn che giấu khỏi kẻ kiêu hãnh và quyền thế của thế gian này). Ít nhất, thì sự hiện diện cứu độ của Thiên Chúa không có tính biện chứng hay mơ hồ.
Câu hỏi thực sự mà tôi phải đương đầu khi tiếp cận với bí tích sám hối là liệu tôi có tin rằng Chúa Kitô nói sự thật khi Người nói rằng bất cứ điều gì Giáo hội tha ở dưới đất cũng sẽ được tha ở trên trời. Nếu tôi tin, thì tôi được kêu gọi đặt hết niềm tín thác vào thẩm quyền cứu rỗi của Người — và điều này có nghĩa tôi tuyên xưng rằng Chúa Kitô là Thiên Chúa thật. Nếu Đấng cho phép sự xá tội cho tôi là Thiên Chúa thật, thì quả thực tôi có thể có một sự bảo đảm hoàn toàn bất biện chứng về ơn cứu rỗi; câu trả lời này cho vấn đề mục vụ của lương tâm bối rối là một sản phẩm phụ thực tế quan trọng một cách sâu sắc trong việc đánh giá mới của Luther về các bí tích. Nhưng sự bảo đảm của đức tin này trước hết và trên hết là sự thờ phượng đích thực, sự thừa nhận Thiên Chúa ở trong Thần tính của Người, sự vâng phục và phục tùng của trái tim. Lo âu về sự không xứng đáng của tôi và cao ngạo cho rằng mình có công lao đều là các thất bại như nhau trong việc thừa nhận thẩm quyền của Thiên Chúa trong sự hiện diện cứu rỗi cụ thể của Người.
Nền thần học lúc ban đầu của Luther có tính “huyền nhiệm” theo nghĩa nó là một nền thần học tập chú vào việc biến đổi hữu thể nhân bản bằng việc kết hợp với Thiên Chúa. Nhìn vào sự phát triển của Luther trước năm 1518, chúng ta dám không tin rằng huyền nhiệm học của ông đang diễn biến theo hướng Công Giáo: các nền thần học quan tâm đến sự biến đổi bên trong và sự hiện diện thanh tẩy của Thiên Chúa, dù sao, cũng được biết như đã thoát ra ngoài truyền thống Công Giáo. Tương tự như vậy, người ta dám lo ngại rằng việc Luther thiếu quan tâm tương đối đến các bí tích, khá ngây thơ trong các bài giảng đầu tiên của ông về các thánh vịnh, đang ngày càng phần nào đáng ngại hơn khi ông thấy có thể trình bầy Thư Rôma mà không cần đề cập đến phép rửa. Tương tự như vậy, nếu Luther tiếp tục khai triển Kitô học của mình theo đường lối của thần học thập giá, thì kết quả dám lật đổ tính qui Kitô (Christocentricity) hiển nhiên của ông bằng một loại Chủ nghĩa Độc vị (Unitarianism) về Chúa Thánh Thần, mà Chúa Kitô, cuối cùng, sẽ chỉ là nguyên mẫu, trong đó ơn thánh biến đổi của Chúa Thánh Thần được trình bầy.
Về tất cả những khía cạnh này, “bước ngoặt” khởi xướng vào năm 1518 là một cuộc đi nhanh về cốt lõi của truyền thống Công Giáo, một sự tái khẳng định tâm điểm tín lý và bí tích của nó. Đối với Luther sau năm 1518, Chúa Kitô là trung tâm không phải như một khuôn mẫu mà như một con người; chúng ta được cứu bởi đức tin biết thừa nhận thẩm quyền, năng quyền và sự sẵn lòng của Người muốn giải cứu những ai kêu cầu Người. Tin mừng được công bố và được ban hành một cách bí tích trong Giáo Hội là lời kêu gọi chúng ta đặt trọn niềm tín thác nơi Chúa Giêsu, Con Đức Mẹ; do đó, Chúa Giêsu Kitô là ai và do đâu Người có thẩm quyền để hứa những điều đáng kinh ngạc như vậy trở thành những vấn đề thần học chính. Hoặc, như Luther đã trình bầy nó trong các bài thuyết giảng của ông về Thánh vịnh 2 từ đầu những năm 1530, điều cấu thành Tin mừng là danh tính của Đấng mà nó chỉ về:
"Đây hẳn là một học thuyết mới. Tín lý cũ là: Hãy tin Thiên Chúa.... Lề luật thúc giục chúng ta làm việc; đó là điều cao nhất nơi Môsê. Nhưng ở đây không có lề luật nào được đề xuất, không có sự đòi hỏi quá quắt mà là sự đánh đổ; điều đặt trước chúng ta không phải là các việc làm của chúng ta mà là Con Thiên Chúa. Nó cung ứng cho chúng ta một đối tượng, mà không phải là chúng ta, nhưng đúng hơn là: "Con Ta". Tín lý dứt khoát mà vị Vua và vị Thầy Kitô này muốn thúc giục và thực hiện là: không dạy lề luật hay việc làm của chúng ta, mà là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, để người ta có thể nhìn vào Người.... Vì vậy, tín lý chính, và tổng hợp mọi tín lý vốn vượt quá Môsê, không phải là nghe lề luật, điều tôi phải làm, nhưng là nghe đấng duy nhất hiện hữu.
Tín điều Kitô học, và với nó, tín lý Chúa Ba Ngôi, chính vì lý do trên, đã rõ ràng có tính cấu thành đối với nền thần học ơn thánh của Luther sau năm 1518 hơn nhiều so với các Bài giảng thuyết về Thư Rôma hay Cuộc Tranh Luận Heidelberg. Thật vậy, Luther có thể đồng nhất một cách thẳng thắn tín công chính hóa với tín điều Kitô học của Giáo hội cổ xưa, như ông đã làm trong Bài giảng về chương 6 Tin Mừng Gioan:
“Bạn đã nghe nói rằng Người tự gọi mình là ‘Con Người’. Bằng cách này, Người muốn chứng tỏ rằng Người có máu thịt thật của chúng ta, máu thịt mà Người đã tiếp nhận từ Đức Trinh Nữ Maria, nơi có sự sống vĩnh cửu. Đó là tín điều công chính hóa: Chúa Thánh Thần muốn không ai trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng học, biết, tưởng tượng, nghe, hoặc chấp nhận một Thiên Chúa nào khác ngoài vị Thiên Chúa này, Đấng mà thịt và máu mà chúng ta in sâu và nắm giữ trong trái tim nếu chúng ta muốn được cứu rỗi.... Bạn sẽ tìm thấy Thiên Chúa trong xác thịt và máu huyết của Người; đó là nơi Người đã định vị chính Người, ở đó bạn sẽ gặp Người, nơi Con Người đang hiện diện".
Và cùng điều ấy cũng đúng đối với hệ thống bí tích Công Giáo. Sau năm 1518, Luther nói khá rõ ràng rằng chính trong và thông qua việc thực hiện công khai các dấu hiệu bí tích trong Giáo hội hữu hình, mà ơn thánh được ban cho những ai tin. Thần học huyền nhiệm của ông về ơn thánh vô tạo (uncreated grace), cuộc gặp gỡ có tính thanh tẩy với Thiên Chúa trong chính Thiên Tính của Người, do đó, được cột chặt vào việc giảng dạy và nghi lễ của Giáo hội như là cứ điểm (locus) cụ thể của sự hiện diện chắc chắn, phi biện chứng của Thiên Chúa. Thật vậy, điều sau đây đã trở thành một tiên đề (axiom) thần học minh nhiên đối với Luther: ơn thánh bên trong và thiêng liêng chỉ được ban cho trong và qua việc thực hành bí tích công khai, có tính thân xác, của Giáo hội.
Do đó, những lập luận thiếu kiên nhẫn của Luther đối với việc cải cách thực hành bí tích và thần học, và việc ông thường xuyên chế giễu các tập quán và quan điểm đã được tiếp nhận, không nên làm lu mờ điều có thể gọi là cam kết “Công Giáo sâu sắc” của ông đối với tính bí tích của ơn thánh, với những âm hưởng Giáo phụ không thể nhầm lẫn của nó. Đối với Luther và các Giáo phụ cũng vậy, việc thờ phượng của ekklesia (Giáo Hội) là lễ hiển linh huyền nhiệm của philanthropia (lòng từ thiện) của Thiên Chúa trong Chúa Kitô. Không phải ngẫu nhiên mà công trình chính của Luther vào năm 1519 là một loạt bài giảng mô tả cách thức mà sự tồn tại của Kitô hữu được xây dựng và hình thành bởi các bí tích.
IV. Cách đọc này về sự phát triển của Luther gợi ý rằng cuộc ly giáo phương Tây, thay vì là hậu quả lịch sử thích đáng của một bất đồng có nguyên tắc về thần học, thực sự là một chương các tai nạn bi thảm. Không có cơ sở lịch sử nào để tin rằng cuộc ly giáo là hậu quả tất yếu của nền thần học ơn thánh nơi Luther. Ngược lại, có một lần khi các đề xuất thần học của Luther nhận được một cuộc điều trần khá thận trọng của một đại diện Giáo hội Rôma, tại các cuộc gặp gỡ của ông với Đức Hồng Y Cajetan ở Augsburg vào năm 1518, kết luận người ta có được là học thuyết công chính hóa nhờ đức tin của ông không lạc giáo một cách hiển nhiên hoặc đối lập rõ ràng với truyền thống Giáo hội. Dù Cajetan chỉ hiểu quan điểm của Luther một cách không hoàn hảo, và coi chúng là liều lĩnh và sai lầm, ngài vẫn sẵn sàng khuyến cáo để chúng được thảo luận và xem xét thêm trước khi đưa ra phán quyết cuối cùng.
Ly giáo là hậu quả ngẫu nhiên của Causa Lutheri (nguyên cớ Luther) bị xử lý một cách tồi tệ, tức cuộc khảo sát của giáo hội về tính chính thống của Luther vào năm 1518–1519, và cuộc tranh cãi về thẩm quyền giảng dạy mà nó đã vướng vào. Về phía Luther, việc đoạn tuyệt cuối cùng với các nhà chức trách Giáo hội xảy ra sau sắc chỉ của Đức Lêô X vào tháng 11 năm 1518; trong văn kiện đó, như Luther thấy, Đức Lêô tự gán cho mình quyền được ấn định giáo huấn của Giáo hội mà không chịu trách nhiệm giải trình trước Kinh thánh, các Giáo phụ, hoặc các điều giáo luật cổ xưa. Điều này dẫn Luther cuối cùng đến kết luận cho rằng Giáo hội Rôma đã cam kết bất phản hồi đối với chủ trương cho rằng thẩm quyền của giáo hoàng còn đứng trên cả Kinh thánh và chính trong bối cảnh đó, trong vài năm tiếp theo, ông đã tin rằng ngôi giáo hoàng là Kẻ Phản Kitô của những ngày sau hết từng được tiên báo, một niềm tin mà sau đó ông đã giữ vững cho đến ngày qua đời với một lòng nhiệt thành theo nghĩa đen nhất mà các nhà diễn giải hiện đại của ông hiếm khi sẵn sàng xem xét một cách nghiêm túc như ông.
Khi Luther tiến đến chỗ tin chắc rằng ngôi vị giáo hoàng là Kẻ Phản Kitô, tất cả năng lực trong viễn kiến thần học của ông đã được vận dụng vào các lực lượng đã hoạt động để làm tiêu tan sự hợp nhất của Giáo hội; điều này hơn bất cứ điều gì khác đã làm cho sự ly giáo không thể nào tránh khỏi. Có đủ đáng trách để qui kết hậu quả bi thảm và vô nghĩa này. Sự cùn nhụt thần học của các nhà thần học ở triều đình Rôma (ngoại trừ Cajetan một phần), sự bất lực hoặc không sẵn lòng của các thẩm quyền Rôma trong việc chiếm hữu làm của mình các truyền thống giáo hội học tốt nhất của họ, và ảnh hưởng bất nhân của chính trị tài chính đối với việc xử lý các vấn đề tín lý đều đóng một vai trò đáng kể, cũng như sự thiếu kiên nhẫn và tức giận của Luther, việc ông không có khả năng tiếp nhận những lời dạy ngu ngốc và không thích đáng của giáo hoàng một cách bình tĩnh (có lẽ vì quan điểm ban đầu của ông về chức vụ giáo hoàng không thực tế chăng), cũng như xu hướng bi kịch hóa tình huống của mình theo những thuật ngữ khải huyền. Hơn nữa, bi kịch này gia trọng thêm trong lối đọc mà tôi đã đề xuất, bởi sự kiện nghịch lý này là về mặt thần học chất thể, Luther của năm 1519 rõ ràng đã công bình hơn đối với những xác tín cốt lõi của truyền thống Công Giáo hơn là Luther của năm 1517.
VietCatholic TV
Fatima: Hình ảnh ngoạn mục 104 năm Đức Mẹ hiện ra. Những điều người Công Giáo nên biết về Fatima
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:02 15/05/2021
1. Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça chủ sự lễ kỷ niệm 104 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima
Một vị Hồng Y đã cử hành thánh lễ tại đền thờ Fatima của Bồ Đào Nha hôm thứ Năm 13 tháng 5 nói rằng thế giới cần một sự “tái khởi động về tinh thần” cũng như sự tái thiết kinh tế sau đại dịch.
Giảng về ngày lễ Đức Mẹ Fatima ngày 13 tháng 5, Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, nhà lưu trữ và thủ thư của Hội Thánh Rôma, nói rằng sự phục hồi tài chính toàn cầu đòi hỏi một sự phục hưng tâm linh đi kèm.
Ngài nói: “Ở ngã rẽ lịch sử hiện tại này, chúng ta không thể cho phép sự hồi sinh của hy vọng chỉ tương hợp với mối quan tâm đối với các biểu hiện vật chất của cuộc sống. Không còn nghi ngờ gì nữa, có một nhu cầu cấp bách về cung cấp lương thực, và nhiệm vụ cấp bách này, về cơ bản là một trong những yếu tố trong công cuộc tái thiết kinh tế, phải đoàn kết và huy động xã hội của chúng ta”.
“Nhưng các xã hội của chúng ta cũng cần một sự tái khởi động về tinh thần. Chúng ta không thể sống được nếu không có lương thực, nhưng chúng ta không thể sống chỉ nhờ lương thực. Những khoảnh khắc khủng hoảng sâu sắc nhất luôn được vượt qua bằng cách khởi động một tâm hồn mới, đề xuất những con đường hoán cải nội tâm và tái tạo tinh thần cho cuộc sống chung của chúng ta. Đây là thông điệp của Fatima, vào năm 1917 xa xôi đó, khi thế giới chìm trong cuộc chiến tranh hóa học đầu tiên trong lịch sử và là một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất”.
Vị Hồng Y 55 tuổi người Bồ Đào Nha đã giảng trong một thánh lễ tại Đền thờ Đức Mẹ Fatima vào dịp kỷ niệm ngày 13 tháng 5, năm 1917 khi ba đứa trẻ chăn cừu - Lucia dos Santos, Francisco và Jacinta Marto - đã nhìn thấy Đức Mẹ lần đầu tiên.
Hướng đến một cộng đoàn ít ỏi những người hành hương do những hạn chế vì coronavirus, Đức Hồng Y nói: “Đức Trinh Nữ đã yêu cầu gì đối với nhân loại, thông qua những trẻ chăn cừu trẻ tuổi này? Thưa: cầu nguyện, sám hối và hoán cải, tức là những phương tiện cụ thể để tái thiết nội tâm”.
Khi ngài giảng, các linh mục và khách hành hương ngồi cách xa nhau bên trong các vòng tròn được đánh dấu làm thành một hàng dài, trong khi các làn gió mát thổi qua đền thánh Đức Mẹ Fatima.
Khi gió giật tung áo lễ của mình, vị Hồng Y lưu ý rằng ngày thứ Năm 13 tháng 5 cũng là ngày đánh dấu 40 năm mưu toan ám sát Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại quảng trường Thánh Phêrô.
Một năm sau khi vụ việc xảy ra, vào ngày 13 tháng 5 năm 1982, vị Giáo Hoàng Ba Lan đã đến Bồ Đào Nha để tạ ơn Đức Mẹ Fatima đã cứu sống ngài.
Đức Hồng Y nói: “Cách đây ba mươi chín năm, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã chủ tọa Bí tích Thánh Thể này 'để tạ ơn Chúa Quan Phòng tại nơi này mà Mẹ Thiên Chúa dường như đã chọn một cách đặc biệt' để mạng sống của ngài đã được cứu trong cuộc tấn công một năm sau đó ở quảng trường Thánh Phêrô ở Rôma. Và lời kêu gọi của Đức Gioan-Phaolô II là: người ta nên nhận ra ở Fatima việc chuẩn bị cho một thời điểm thiêng liêng mới”.
Đề cập đến thông điệp mới nhất của Đức Thánh Cha Phanxicô, Fratelli tutti, vị Hồng Y nói rằng việc tái thiết sau đại dịch sẽ đòi hỏi một ý thức sâu sắc về tình huynh đệ.
Ngài nói: “Thế giới, đã kiệt quệ bởi đại dịch vẫn đang tiếp diễn này, đòi hỏi mỗi người chúng ta phải cảnh giác và có trách nhiệm, không chỉ đói và khát cuộc sống bình thường trở lại: nhưng chúng ta cần những tầm nhìn mới, những ngữ pháp khác, chúng ta cần biết chấp nhận rủi ro để có ước mơ”.
“Đặc biệt với những người trẻ, và cách riêng là những người trẻ Bồ Đào Nha đang chuẩn bị chào đón Ngày Giới trẻ Thế giới vào năm 2023, tôi muốn nói từ Fatima: thay vì sợ hãi, hãy có những ước mơ. Hãy khám phá rằng Chúa là đồng minh của những giấc mơ đẹp nhất của các bạn. Hãy dám mơ về một thế giới tốt đẹp hơn. Hãy nhận ra rằng tương lai phụ thuộc vào phẩm chất và tính nhất quán của những giấc mơ của các bạn”.
Ngài nói tiếp: “Và cuối cùng, tôi hướng về các bạn, những người hành hương thân mến. Và tôi muốn nói với bạn rằng tôi cảm thấy không chỉ gần gũi với tất cả các bạn, mà còn thực sự coi tôi là một trong số các bạn. Thông điệp của Fatima, nhìn từ bên ngoài, có vẻ được định dạng và khắc khổ. Và nhiều người, chỉ nhìn thấy bề mặt của ngôi đền, chỉ thấy biểu hiện kịch tính của bao nhiêu giọt nước mắt, những yêu cầu và những lời hứa. Nhưng những người hành hương đến Fatima trải nghiệm rằng tại đây còn có nhiều điều hơn thế nữa”.
Đề cập đến bài đọc Tin Mừng trong Thánh Lễ, trích từ Phúc Âm theo Thánh Gioan Chương 19, từ câu 25 đến câu 27, được công bố bằng nhiều thứ tiếng, ngài nói: “Điều chúng ta cảm nghiệm là chúng ta đến đây bồn chồn, trống vắng, chia rẽ, không thể hòa giải hoặc khát khao, đến nỗi chúng tôi đến đây đầy hoang mang giống như Người Con hoang đàng, và Đức Maria đã lấp đầy chúng ta - với lòng thương xót, với sự ngọt ngào khó quên - với mệnh lệnh yêu thương mà Mẹ đã nhận được từ Chúa Giêsu: 'Hỡi bà, này là con bà,' đây là con cái của Đức Mẹ”.
Vào năm 2020, lễ kỷ niệm ngày 13 tháng 5 hàng năm tại đền thờ Fatima lần đầu tiên diễn ra mà không có sự hiện diện của những người hành hương do các hạn chế liên quan đến COVID-19.
ACI Digital đã tường trình rằng cuộc hành hương kỷ niệm quốc tế năm nay tại Fatima đã bắt đầu vào tối thứ Tư với chuỗi hạt Mân Côi và một đám rước dưới ánh nến khi tượng Đức Mẹ Fatima được rước từ Nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra đến Nhà cầu nguyện ngoài trời
Đức Hồng Y Mendonça, một nhà thơ và nhà thần học đã nhận được chiếc mũ Hồng Y vào năm 2019, sau đó đã chủ trì Phụng Vụ Lời Chúa trước sự chứng kiến của khoảng 7,500 người hành hương.
Vào tối thứ Năm, Đền thờ Đức Mẹ Fatima đã tổ chức cuộc marathon cầu nguyện toàn cầu cho đại dịch sớm kết thúc. Chuỗi Mân Côi, với ý hướng cầu nguyện cho tất cả các tù nhân, đã được phát trực tiếp vào lúc 5 giờ chiều, giờ địa phương trên trang web của đền thờ và kênh YouTube Vatican News.
Kết thúc bài giảng của ngài, Đức Hồng Y Mendonça nói: “Chúng ta, những người hành hương luôn đến Fatima tay không. Nhưng từ Fatima, chúng ta mang theo sự thức tỉnh trong chúng ta một giấc mơ. Fatima dạy chúng ta cách chiếu sáng một thế giới chìm trong bóng tối. Có thể là thế giới nhỏ của trái tim chúng ta, có thể là trái tim của thế giới rộng lớn”.
“Cảm ơn Đức Mẹ vì đã biến nơi này thành đòn bẩy của nhân loại chúng ta. Một phòng thí nghiệm không có cửa hay tường, luôn rộng mở để hy vọng! Trong anh chị em, chúng ta ngợi khen Chúa là Đấng cứu chuộc chúng ta khỏi mọi yếu đuối”.
Source:Catholic News Agency
2. Fatima: Tóm lược những điều người Công Giáo nên biết về biến cố Đức Mẹ hiện ra năm 1917
Fatima là sự kiện Đức Mẹ hiện ra phổ biến và nổi tiếng nhất trong lịch sử gần đây của Giáo Hội Công Giáo.
Hơn một trăm năm trước, Đức Trinh Nữ Maria đã hiện ra với ba đứa trẻ chăn cừu trên một cánh đồng ở Fatima, Bồ Đào Nha. Đức Mẹ đưa ra những yêu cầu về việc đọc kinh Mân Côi, hy sinh cầu thay nguyện giúp cho những người tội lỗi, và một bí mật liên quan đến số phận của thế giới.
Mọi giám mục địa phương kể từ đó đã công nhận các cuộc hiện ra và cho rằng chúng đáng được tin tưởng. Đó là sự công nhận cao nhất mà một cuộc hiện ra của Đức Mẹ có thể nhận được từ Giáo hội.
Nhà nghiên cứu về phép lạ Michael O'Neill nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, rằng các lần hiện ra Fatima có thể được coi là “tiêu chuẩn vàng cho các lần hiện ra của Đức Mẹ”.
“Nó có mọi thứ bạn từng muốn tìm kiếm khi Đức Mẹ hiện ra. Nó có những bí mật, những lời tiên tri... bạn cũng có một ngày lễ trong lịch Phụng Vụ chung, sự chấp thuận của giám mục địa phương, và của mọi Đức Giáo Hoàng sau đó, các thị nhân được tuyên thánh và nhà thờ được xây dựng, vì vậy tất cả các dấu hiệu của một cuộc hiện ra của Đức Mẹ đều ở đó”. O'Neill đã ghi lại các chi tiết về Fatima, các lần hiện ra khác của Đức Mẹ và tất cả những điều kỳ diệu trên trang web của ông, miraclehunter.com.
Năm 2017, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến thăm địa điểm hiện ra vào ngày 12 đến 13 tháng 5, kỷ niệm 100 năm lần hiện ra đầu tiên của Đức Mẹ ở Fatima. Chuyến thăm bao gồm việc tuyên thánh cho hai trong số những thị nhân trẻ tuổi, là những người đã chết chỉ vài năm sau khi được thị kiến.
Mặc dù hơn 100 năm đã trôi qua, “những thông điệp của Fatima ngày nay vẫn phù hợp như những gì chúng có vào năm 1917”, O'Neill nói.
“Bản chất của thông điệp là một lời kêu gọi hoán cải và đó là điều quan trọng trong cuộc sống của chúng ta ở thời hiện đại, hệt như khi Đức Mẹ Maria hiện ra vào năm 1917. Đó là một cơ hội tuyệt vời để chúng ta rà soát lại lòng sùng kính, và tái kết hợp lòng sùng kính ấy vào cuộc sống của chúng ta ngày nay”.
Bối cảnh lịch sử
Năm 1917, đất nước Bồ Đào Nha, giống như hầu hết phần còn lại của thế giới, rơi vào chiến tranh.
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra khắp Âu Châu, Bồ Đào Nha nhận thấy mình không thể duy trì vị thế trung lập ban đầu và gia nhập lực lượng Đồng minh, để bảo vệ các thuộc địa ở Phi Châu và bảo vệ thương mại của họ với Anh. Khoảng 220,000 thường dân Bồ Đào Nha đã chết trong chiến tranh; hàng nghìn người do thiếu lương thực, hàng nghìn người khác do dịch cúm Tây Ban Nha.
Bên cạnh những khó khăn của chiến tranh, người Công Giáo trong nước cũng đang phải đối mặt với làn sóng chống giáo quyền mạnh mẽ.
Bắt đầu vào thế kỷ 18 dưới thời của chính khách Marquês de Pombal, làn sóng đạo chống Công Giáo lại bùng phát trở lại sau khi nền Đệ nhất Cộng hòa Bồ Đào Nha được thành lập vào năm 1910.
Các nhà thờ và trường học Công Giáo đã bị chính quyền tịch thu, nhà nước ra lệnh cấm mặc tu phục giáo sĩ ở nơi công cộng, cấm rung chuông nhà thờ và tổ chức các lễ hội tôn giáo nổi tiếng. Trong khoảng thời gian từ năm 1911-1916, gần 2,000 linh mục, tu sĩ và nữ tu sĩ đã bị giết bởi các nhóm chống Công Giáo.
Đây là bối cảnh quốc gia Bồ Đào Nha khi Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ba đứa trẻ chăn cừu ở Fatima vào năm 1917, và đưa ra những thông điệp về chiến tranh, hòa bình, đau khổ và sự hoán cải.
Một thiên thần báo tin Đức Maria sẽ đến
Vào mùa hè năm 1916, Lucia dos Santos, người con út trong một gia đình có bảy người con, bắt đầu chăn bầy cừu của gia đình mình cùng với ba người bạn của cô, là Teresa Matias, chị gái Maria Rosa, và Maria Justino. Trong thời gian này, một thiên thần đã hiện ra trước các cô gái ba lần khác nhau khi họ đang lần hạt Mân Côi trên cánh đồng, nhưng không nói với họ một lời nào. Mẹ của Lucia bác bỏ chuyện này vì cho là “chuyện vô lý của trẻ con”.
Một thời gian sau, Lucia đang chăn cừu với hai người em họ của mình, Francisco và Jacinta Marto. Một ngày nọ, vì háo hức chơi, lũ trẻ lần chuỗi Mân Côi vội vàng trong giờ ăn trưa của chúng bằng cách chỉ nói tên những lời cầu nguyện trên mỗi hạt.
Ngay sau khi họ bắt đầu chơi trò chơi, một thiên thần hiện ra, lần này thiên thần nói chuyện với bọn trẻ. Trong ba lần hiện ra khác nữa, thiên thần yêu cầu các em cầu nguyện và hy sinh. Thiên thần nói với họ rằng ngài là “Thiên thần Hộ mệnh của Bồ Đào Nha”, và thông báo với họ rằng Chúa Giêsu và Đức Maria có “kế hoạch của lòng thương xót” cho họ. Trong lần viếng thăm cuối cùng, ngài đã cho các em Rước Lễ.
“Điều đó khá độc đáo”, O'Neill nói. “Đã có hàng nghìn trình thuật về các thiên thần tự hiện ra; nhưng là một điều hiếm khi các ngài đến chỉ để loan báo sự hiện ra của Đức Maria”.
Lần hiện ra đầu tiên của Đức Maria
Năm sau, vào ngày 5 tháng 5 năm 1917, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 15 đã viết một bức thư mục vụ cho thế giới, xin các tín hữu dâng lên Đức Maria những lời nguyện xin tha thiết “để cảm động sự dịu dàng và lòng nhân từ chí thánh của Mẹ sao cho hòa bình có thể đạt được trong một thế giới đang bị kích động mạnh của chúng ta”.
Tám ngày sau, Đức Maria hiện ra lần đầu tiên, vào ngày 13 tháng 5, với ba đứa trẻ chăn cừu - Lucia, 10 tuổi, và hai em họ của cô, Francisco và Jacinta Marto, 9 và 7 tuổi.
Đức Mẹ hiện ra như “một quý bà mặc đồ trắng, rực rỡ hơn cả mặt trời” trên ngọn cây nhỏ trong cánh đồng trống có tên là Cova de Iria ở vùng nông thôn của thị trấn nhỏ Fatima, luôn trung thành với đức tin Công Giáo, và Đức Mẹ yêu cầu bọn trẻ quay lại chỗ cũ đó vào ngày 13 của tháng tiếp theo.
Trong khi không tiết lộ họ tên của mình ngay lập tức, người phụ nữ đã nói với bọn trẻ: “Ta đến từ Thiên đàng”. Khi được hỏi, Mẹ hứa rằng cả ba đứa trẻ sẽ được lên thiên đàng, mặc dù Francisco sẽ phải lần “nhiều tràng hạt” để đến được đó.
Ngoài ba đứa trẻ, không ai có mặt trong lần hiện ra đầu tiên; nhưng khi tin này lan rộng, đám đông tăng lên rất nhanh.
Lần hiện ra thứ hai: số phận của những đứa trẻ
Trong lần hiện ra thứ hai vào ngày 13 tháng 6, hàng chục người xem đã làm chứng rằng họ có thể nhìn thấy một đám mây phía trên một ngọn cây, nơi bọn trẻ nhìn thấy Đức Mẹ. Lần này, Đức Mẹ cho các em thấy Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ, bị đâm thủng bởi những chiếc gai tượng trưng cho tội lỗi của nhân loại.
Lucia yêu cầu Đức Maria chữa lành cho một người bệnh, Đức Maria nói rằng ơn chữa lành sẽ được ban cho anh ta cùng với ơn hoán cải. Lucia một lần nữa yêu cầu Đức Maria đưa bọn trẻ lên thiên đường, và trong khi Đức Maria hứa sẽ sớm đưa Jacinta và Francisco, Mẹ nói với Lucia rằng cô còn phải ở trên trái đất “một thời gian nữa”.
“Chúa Giêsu muốn tận dụng con để làm cho danh ta được biết đến và yêu mến”, Đức Maria nói với Lucia. “Ngài muốn thiết lập trên thế giới lòng sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của ta. Ta hứa ơn cứu rỗi cho những ai đón nhận điều đó, và những linh hồn đó sẽ được Chúa yêu thương như những bông hoa do ta mang đến để tô điểm cho ngai vàng của Ngài”.
Những đứa trẻ giữ bí mật về hình ảnh của Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội trong một thời gian, cho đến khi Lucia trở thành một nữ tu. Đức Maria lại yêu cầu bọn trẻ quay lại vào ngày 13 của tháng sau.
Lần hiện ra thứ ba: Bí mật vĩ đại được ban cho
Vào ngày 13 tháng 7, Đức Maria tiết lộ những gì đã được gọi là “Bí mật vĩ đại” của Fatima, một bí mật mà Lucia chia thành ba phần và từ từ tiết lộ cho công chúng theo thời gian. Hai phần của bí mật được tiết lộ vào năm 1941, khi Lucia được giám mục địa phương yêu cầu ghi lại hồi ký của cô. Phần còn lại không được tiết lộ cho đến năm 2000, ban đầu là theo hướng dẫn của Đức Maria, và sau đó là hướng dẫn của Tòa thánh.
Đức Maria cũng bảo các em tiếp tục lần chuỗi Mân Côi hàng ngày, và quay lại cùng một địa điểm vào cùng ngày của tháng tiếp theo. Khi Lucia yêu cầu người phụ nữ tiết lộ danh tính của mình, Đức Mẹ lại hứa với những trẻ em rằng Mẹ sẽ tiết lộ toàn bộ bản thân vào tháng 10, và thực hiện một phép lạ vào ngày hôm đó “cho tất cả mọi người nhìn thấy và tin tưởng”.
Đức Mẹ cũng yêu cầu các em giúp đỡ những người tội lỗi: “Hãy hy sinh chính mình cho những người tội lỗi, và hãy đọc nhiều lần kinh nguyện này, đặc biệt là bất cứ khi nào các con thực hiện một sự hy sinh nào đó: Lạy Chúa Giêsu của con, đó là vì tình yêu mến Chúa, vì sự hoán cải của những người tội lỗi và để phạt tạ những tội lỗi xúc phạm Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria”.
Ngày càng đông, những người đến với trẻ em để xem cuộc hiện ra đã chứng kiến một số điều kỳ diệu trong cuộc hiện ra này. Nhiều người có thể nghe thấy một âm thanh yếu ớt khó tả, được cho là giọng nói của Đức Maria. Các nhân chứng cũng kể lại một sự thay đổi trong bầu không khí - khi Đức Mẹ hiện ra, bầu trời tối sầm lại, và không khí mùa hè nóng ẩm của Bồ Đào Nha bỗng trở nên mát mẻ và dễ chịu.
Đám đông cũng nghe thấy một tiếng sét lớn rung chuyển mặt đất vào thời điểm Đức Maria ra đi.
Lần hiện ra thứ tư: vụ bắt cóc
Tình cảm bài Công Giáo vẫn còn phổ biến trong nước, cho nên viên thị trưởng của Fatima đã tỏ ra nghi ngờ về các cuộc hiện ra ngày càng được truyền tụng trong dân gian, và đã cố gắng buộc bọn trẻ từ bỏ câu chuyện của họ, nhưng không thành công.
Vì muốn ngăn lũ trẻ nhìn thấy lần hiện ra thứ tư, Artur Santos, một người Công Giáo đã bội giáo và là một nhân vật Tam Điểm có thế lực, là thị trưởng địa phương, đã đề nghị bọn trẻ và cha mẹ chúng đi xe hơi của ông ta đến Cova vào ngày 13 tháng 8. Tuy nhiên, hắn ta đã nghĩ ra một mưu mẹo là bỏ rơi cha mẹ chúng giữa đường và chở bọn trẻ đến dinh thị trưởng ở Vila Nova de Ourem, cách cánh đồng Cova hơn 14km. Tìm cách hối lộ bọn trẻ không thành công, ông ta dọa giết chết chúng bằng dầu sôi, và hăm he sẽ nhốt chúng trong phòng giam với những tên tội phạm mặt mày dữ dằn. Tuy nhiên, những đứa trẻ cương quyết không phủ nhận câu chuyện của chúng.
Bực bội và lo sợ bị các tín hữu vốn yêu mến các cuộc hiện ra trả đũa, thị trưởng đã đưa các trẻ em trở lại Fatima sau hai ngày, khiến cha mẹ chúng hết sức vui mừng, nhẹ nhõm.
Vài ngày sau, Đức Maria hiện ra một cách riêng tư với các trẻ em, nhắc lại lời yêu cầu của Mẹ là cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi hàng ngày để đền bù tội lỗi, và yêu cầu chúng trở lại vào ngày 13 của tháng tiếp theo.
Lần hiện ra thứ năm: một cột mây và một cơn mưa hoa
Thay vì làm nản lòng người xem, vụ bắt cóc vào tháng Tám đã dẫn đến một đám đông thậm chí còn lớn hơn khi Đức Mẹ hiện ra vào tháng Chín. Lần này, những dấu hiệu hữu hình về sự hiện diện của Đức Maria càng rõ rệt hơn đối với đám đông. Một số nhân chứng cho biết họ có thể nhìn thấy một quả cầu ánh sáng, và sau đó là một cột mây cao khoảng 5m bên trên ngọn cây nơi Đức Mẹ luôn hiện ra.
Nhiều người xem cũng mô tả một trận mưa rào của các vật thể nhỏ màu trắng - được cho là những bông tuyết hoặc các cánh hoa hồng - rơi từ trên trời xuống nhưng biến mất trước khi chúng chạm đất.
Đức Maria một lần nữa lặp lại lời hứa của mình với lũ trẻ rằng Mẹ sẽ trở lại vào tháng sau và sẽ nói với bọn trẻ rằng Mẹ là ai và Mẹ muốn gì, và rằng Mẹ sẽ thực hiện một phép lạ “để tất cả có thể nhìn thấy và tin tưởng”.
Lần hiện ra cuối cùng: Phép lạ Mặt trời quay
Vào ngày 13 tháng 10 năm 1917, đám đông đã lên đến 70,000 người – cả những người tin tưởng và những người hoài nghi đều tụ tập để xem lần Đức Mẹ hiện ra cuối cùng với các trẻ em ở Cova, và háo hức muốn thấy dấu hiệu từ trời mà Đức Maria đã hứa.
Đám đông bắt đầu tập trung lúc 11:30, không nhận ra rằng Đức Maria sẽ hiện ra vào buổi trưa theo mặt trời, chứ không phải vào buổi trưa theo giờ địa phương. Tuy nhiên, bọn trẻ biết khi nào Đức Maria sẽ đến. Các em đến lúc 1 giờ chiều, ngay trước 1 giờ 30 là buổi trưa theo mặt trời khi Đức Maria hiện ra.
Theo nhiều nhân chứng mô tả, một trận mưa lớn kéo dài từ đêm 12 tháng 10 đến rạng sáng ngày 13 tháng 10. Mặt đất mới được cày xới của cánh đồng Cova đã biến thành một đống bùn lầy ẩm ướt, trên đó đám đông tụ tập và chờ đợi trong hy vọng mong manh về một điều kỳ diệu nào đó sẽ xảy ra.
Tiến sĩ Joseph Almeida Garrett, Giáo sư Khoa học Tự nhiên tại Đại học Coimbra, đã có mặt để chứng kiến điều kỳ diệu của mặt trời và đã viết lại lời kể chính mắt mình chứng kiến trong cuốn sách “Fatima in Lucia's own Words: The Memories of Sister Lucia”, nghĩa là “Fatima theo lời kể của chính chị Lucia: Hồi ức của Nữ Tu Lucia”.
Vì đến hiện trường quá sớm, mong đợi phép lạ vào buổi trưa theo giờ đồng hồ thay vì giờ mặt trời, nên anh đợi trong xe của mình, “nhìn một cách khinh bỉ về phía nơi mà họ nói sẽ có cuộc hiện ra, nơi đám đông đang phải giẫm lên mảnh đất lấm lem bùn lầy của cánh đồng mới cày”.
Cuối cùng, vào khoảng 1 giờ rưỡi, một cột khói bốc lên và biến mất xảy ra liên tục tại chỗ bọn trẻ. Những đám mây báo hiệu Đức Maria xuất hiện, và khi Mẹ đến, Lucia hỏi người phụ nữ rằng cô ấy muốn gì.
Đức Maria một lần nữa lặp lại yêu cầu của mình là lần chuỗi hàng ngày, Mẹ chính thức xưng danh tính mình và yêu cầu rằng một nhà nguyện được xây dựng tại địa điểm hiện ra để tôn kính Đức Mẹ Mân Côi. Mẹ cũng hứa rằng chiến tranh sẽ sớm kết thúc và những người lính sẽ được trở về nhà. Mẹ cũng nói rằng Mẹ sẽ chữa lành cho một số người mà bọn trẻ đã xin cùng Mẹ, nhưng nói rằng mọi người phải “sửa đổi cuộc sống của họ và cầu xin sự tha thứ cho những tội lỗi của họ”.
Lucia kể lại, sau đó, Đức Mẹ Mân Côi ra đi, và hiện ra trở lại với các trẻ em, đầu tiên là với Thánh Giuse và hài nhi Giêsu, và sau đó Mẹ hiện ra với y phục phù hợp với các tước hiệu khác nhau - cụ thể là Đức Mẹ Sầu Bi, và sau đó là Đức Mẹ Núi Carmelô.
Khi đó, Đức Maria “chiếu ánh sáng của chính mình lên mặt trời”. Mưa tạnh, mây tan và bầu trời quang đãng, thu hút sự chú ý của những người đang đứng xem.
Tiếp theo là “phép lạ mặt trời nhảy múa”.
“Chúng tôi dễ dàng nhìn vào mặt trời, không làm chúng tôi chói mắt. Mặt trời dường như nhấp nháy và tắt, theo nhiều cách khác nhau. Mặt trời bắn ra những tia sáng theo nhiều hướng khác nhau và nhuộm mọi thứ bằng những màu sắc khác nhau... Điều đặc biệt nhất là mặt trời không hề làm tổn thương mắt chúng ta. Mọi thứ đều tĩnh lặng và yên tĩnh; mọi người đều nhìn lên phía trên…” Ti Marto, cha của những thị nhân Jacinta và Francisco Marto, kể lại.
O Dia, tờ báo ở thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha, đưa tin rằng “vào giữa trưa nắng ráo, mưa tạnh. Bầu trời có màu xám như ngọc trai, chiếu lên khung cảnh khô cằn rộng lớn một thứ ánh sáng kỳ lạ. Mặt trời có một tấm màn mỏng trong suốt để mắt có thể dễ dàng nhìn kỹ vào đó. Tông màu xám đẹp nhất của ngọc trai biến thành một tấm bạc vỡ ra khi những đám mây bị chia cắt và mặt trời bạc, được bao bọc trong cùng một thứ ánh sáng xám mỏng manh, được nhìn thấy đang quay cuồng và xoay tít trong vòng tròn của những đám mây vỡ. Mọi người kêu lên và quỳ gối xuống ngay nền đất lầy lội…”
Ngay cả tờ O Seculo, một tờ báo bài Công Giáo, của nhóm Tam Điểm ở Lisbon, cũng đã tường thuật phép lạ mặt trời nhảy múa dưới góc nhìn của tổng biên tập tờ báo, Avelino de Almedia, người đã tận mắt chứng kiến phép lạ.
Ông viết: “Người ta có thể nhìn thấy vô số người quay về phía mặt trời, hiện ra ở đỉnh cao nhất của nó, đi ra từ những đám mây”.
“Trước đôi mắt bị chói lóa của họ, mặt trời run rẩy, mặt trời chuyển động bất thường và nhanh chóng, bất chấp mọi quy luật của vũ trụ, và theo cách nói điển hình của nông dân, 'mặt trời nhảy múa'”.
Tiến sĩ Garrett nói thêm rằng mặt trời dường như “là một cơ thể sống động... Nó trông giống như một bánh xe tráng men làm bằng ngọc trai”. Anh ấy cũng nhớ lại khoảnh khắc khi mặt trời quay “một cách điên cuồng, dường như nới lỏng chính nó ra khỏi lớp nền vững chắc và tiến tới một cách đầy đe dọa trên trái đất, như thể muốn nghiền nát chúng tôi bằng sức nặng khổng lồ và rực lửa của nó. Cảm giác trong những khoảnh khắc đó thật khủng khiếp”.
Nhiều nhân chứng đã chứng thực hiện tượng mặt trời quay cuồng, nhảy múa đầy màu sắc mà tại một thời điểm dường như đang lao xuống trái đất một cách đáng sợ, với đám đông “nghĩ rằng ngày tận thế sẽ đến bất cứ lúc nào”, một nhân chứng kể lại. Sau khoảnh khắc đó, đám đông đã có lúc ướt sũng nước trong vũng bùn lầy lội phát hiện ra rằng họ đã hoàn toàn khô ráo.
Source:Catholic News Agency