Ngày 16-05-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con đuờng Giêsu
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
06:39 16/05/2011
CHÚA NHẬT 5 PHỤC SINH, NĂM A

Ga 14, 1-12

Cái trớ trêu của các môn đệ Chúa là các Ngài đã sống với Chúa một thời gian đủ để nhận, hiểu và biết Chúa, nhưng các Ngài vẫn tỏ ra thật ngớ ngẩn khi Chúa nói: ” …Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi “. Ông Tôma nói với Đức Giêsu: ” Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?”.

Đọc lại Kinh Thánh, chúng ta hiểu được rằng Lời của Chúa thường ví cuộc đời như một cuộc hành trình. Từ lúc Ađam và Evà trốn Chúa tới Nôe và cả đại gia đình của ông xuống tàu, Abraham cùng gia đình ra đi tới một vùng đất thật xa lạ, đến ngày vội vã ra đi của Mẹ Maria, thánh cả Giuse và Hài Nhi Giêsu sang đất Ai Cập, và cả một cuộc đời di chuyển rầy đây mai đó của Chúa Giêsu. Những hình ảnh này diễn tả cuộc hành trình đức tin không ngừng của người Kitô hữu. Đời con người là một cuộc hải hành, là một cuộc hành trình không ngừng. Sinh ra, lớn lên với tất cả tranh dành để sống, rồi tuổi già đến, tất cả đều cho con người thấy cuộc đời ở trần gian chỉ là tạm bợ mà thôi. Chúa Giêsu đã cho ta thấy chính Ngài đã trải qua cuộc đời này bằng biết bao nhiêu cuộc hành trình: Chúa sinh ra trong cuộc hành trình, cha mẹ Ngài trở về quê khai lại sổ nhân danh, Ngài vừa sinh ra đã được cha mẹ vội vàng đưa đi lánh nạn bên Ai Cập. Năm 12 tuổi, Chúa cũng lạc mất trong một cuộc hành trình về Giêrusalem mừng lễ. Những năm rao giảng, Ngài đi không mệt mỏi khắp vùng Palestina và các vùng phụ cân. Cuối cuộc hành trình của đời sống trần thế của Ngài là Giêrusalem và đồi Canvê. Qua cả một cuộc đời hành trình, Chúa Giêsu đã tuyên bố:” Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống “. Tuyên bố như vậy, Chúa Giêsu muốn nói lên một sự thực: ’’ Ai tin vào Ngài và đi theo Ngài “ sẽ không bao giờ bị trệch hướng trong cuộc hành trình đức tin dài lâu của mình.

Chân Phước Gioan Phaolô II cũng đã từng nói về Đức Mẹ là Mẹ Chúa Giêsu, vào ngày 16.10.1978 tại Quảng Trường thánh Phêrô: ” Tôi trình diện với hết thảy anh chị em để tuyên xưng đức tin chung của chúng ta, lòng trông cậy và tín thác của chúng ta nơi Đức Mẹ Chúa Kitô và nơi Giáo Hội, và cũng là để lại – khởi hành trên con đường lịch sử là con đường Công Giáo tông truyền “. Chân Phước Gioan Phaolô II đã đặt Triều Đại Giáo Hoàng của Ngài dưới lá cờ phù hộ đặc biệt của Đức Mẹ Maria. Cả triều đại của Chân Phước Gioan Phaolô là một cuộc hành trình. Bởi vì, nói cho cùng tất cuộc đời trần thế là một cuộc hành trình đức tin liên lỉ. Thánh Tôma lúc đó vẫn chưa hiểu lời của Chúa Giêsu nói. Do đó, Tôma đã thưa với Chúa: “…chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường “. Thánh Tôma làm sao biết được Chúa Giêsu tự nhận là đường. Con đường tình yêu, con đường mở ra hạnh phúc. Con đường hy vọng, con đường tin yêu, con đường cứu độ. Con đường ấy có tên Giêsu. Chúa Giêsu là đường, là sự thật và là sự sống, bởi vì Ngài là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. Ngài đến trần gian là để hướng dẫn con người về với Thiên Chúa Cha, đạt được hạnh phúc đích thực và được thông dự vào sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong Chúa Kitô, chúng ta tìm được con đường và được mời gọi vươn cao lên mãi, vươn lên không ngừng. Càng mặc lấy Đức Kitô, chúng ta càng cảm nghiệm sâu xa lời của thánh Phaolô tông đồ: ” Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là Đức Kitô sống trong tôi “.

Con người là con đường dẫn tới Thiên Chúa. Nên, dù chưa thấy Nhan Thánh Chúa qua Chúa Giêsu Kitô, con người vẫn có thể đi vào tương quan mật thiết với Ngài. Con người đến với Chúa bằng một tương quan thân mật Cha-Con. Chúa dạy chúng ta hãy đi theo con đường của Chúa trong suốt cuộc sống trần thế của chúng ta. Có Chúa, chúng ta sẽ hiên ngang vững bước và như thánh Phaolô trong thư Philíp đã nói: ” Tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi “. Có Chúa chúng ta sẽ không cô đơn vì Chúa đã hứa: ” Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế “. Chính vì thế, cuộc hành trình đức tin của chúng ta sẽ không vô ích bởi vì chắc chúng ta đang tìm hạnh phúc nghĩa là tìm thông hiệp với Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ đạt được.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa là ánh sáng, là đường, là sự thật, xin hướng dẫn chúng con để chúng con lúc nào cũng đi trên con đường của Chúa và sau cõi đời này, chúng con được về quê trời với Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ:

1. Thế giới có nhiều con đường không ?

2. Đường nổi tiếng là đường nào ?

3. Tại sao Chúa lại tự nhận Ngài là đường ?

4. Đường đây có nghĩa là gì ?

5. Hạng phúc chúng ta đang tìm là hạnh phúc nào ?
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:36 16/05/2011
DA MẶT DÀY
N2T

Hai người nói chuyện phiếm, một người hỏi:
- “Trong trời đất cái gì cứng nhất ?”
Người kia nói:
- “Sắt là cứng nhất”.
Người ấy lại nói:
- “Thấy lửa thì hóa lỏng, sao lại là cứng nhất hử ?”
Người kia hỏi:
- “Vậy thì thứ gì là cứng nhất ?”
Người ấy nói:
- “Không gì bằng râu”.
Người kia nói:
- “Râu làm sao mà cứng nhất được ?”
Người nọ trả lời:
- “Da mặt dày cở nào chăng nữa thì cũng bị nó đâm thâu”.

Suy tư:
Râu không phải đâm thâu da, nhưng là mọc từ trong da ra, cho nên râu không thể là loại cứng nhất được, nhưng xét cho cùng, người có “da mặt dày” mới là cứng nhất, tại sao vậy ?
Thưa, bởi vì người “da mặt dày” thì thường trân tráo trơ trẽn đến mức lố bịch, họ không biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai, cứ thích làm theo ý mình. Người ta thường nhận ra người có “da mặt dày” với những dấu hiệu sau đây:
- Họ giơ tay ra vòi tiền những người nghèo khó thì mới để cho họ yên thân làm việc.
- Họ nói lời trơ trẽn với những cô gái mà họ không chiếm đoạt được con tim tình cảm của họ.
- Họ trơ trẽn dủng quyền hành của mình để ép buộc người khác làm theo ý mình, dù ý mình hoàn toàn không đúng sự thật.
- Khi bị người khác chỉ trích vì việc làm sai trái của mình, thì họ trơ trẽn lì lợm chối bai bãi.
Đó là những biểu hiện của người có “da mặt dày” mà tất cả những người có lương tri đều biết, bởi vì người có lương tri thì không thể trơ trẽn như người có “da mặt dày” được.
Râu tóc từ trong da mọc ra là chuyện của Đấng Tạo Hóa, nhưng người có “da mặt dày” thì là chuyện của ma quỷ và tội lỗi, bởi vì Thiên Chúa tạo dựng con người vốn là “nhân chi sơ, tánh bổn thiện”, và khi con người mất đi cái “bổn thiện” thì họ trở thành người “da mặt dày”.
Ai hiểu thì hiểu, ha ha ha...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:38 16/05/2011
N2T

55. Phạm tội chính là không làm theo giới luật của Thiên Chúa, là quên dùng các quan năng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta để làm việc thiện.

(Thánh Basile)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phải tìm cách giảm thiểu những tiếng ồn ào làm át đi tiếng gọi của Chúa
Bùi Hữu Thư
02:16 16/05/2011
Đức Thánh Cha nói công trình lo cho ơn gọi là trách vụ của tất cả mọi người

VATICAN, ngày 15 tháng 5, 2011 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói là tất cả mọi cộng đồng giáo hội đều được mời gọi để cổ võ và bảo vệ ơn gọi linh mục và đời tận hiến, vì tiếng gọi của Thiên Chúa đang bị làm át đi bởi quá nhiều tiếng ồn khác.

Đức Thánh Cha khẳng định điều này hôm nay, vào ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi, trước khi đọc kinh Truyền Tin với đám đông tại quảng trường Thánh Phêrô.

Ngài ghi nhận rằng phụng vụ ngày hôm nay tường thuật Chúa Kitô là Mục Tử Nhân Lành, trong khi thái độ của đoàn chiên đối với vị Mục Tử Nhân Lành lại được trình bầy với hai động từ rõ rệt: "lắng nghe và đi theo."

Đức Thánh Cha nói: "Các động từ này bầy tỏ các đức tính căn bản của những ai sống như những môn đệ của Chúa Kitô. Trước hết, lắng nghe lời Người vì từ đó đức tin được nẩy sinh và triển nở. Chỉ có những ai chú ý nghe lời Chúa mới có thể tự nhận định sự lựa chọn đúng đắn qua lương tâm của mình để hành động theo lời Chúa. Từ việc lắng nghe sẽ đưa đến việc đi theo Chúa Giêsu: Chúng ta hành động như những môn đệ sau khi đã lắng nghe và nhập tâm những giáo huấn của Thầy, để sống theo hàng ngày."

Đức Thánh Cha cũng nhắc đến thông điệp của ngài cho ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi để nhấn mạnh rằng "một ơn gọi được noi theo khi chúng ta bỏ lại đằng sau ý muốn riêng tư của chúng ta và ý tưởng tự lập của chúng ta để đắm chìm vào thánh ý của Thiên Chúa, và để cho thánh ý này hướng dẫn chúng ta."

Ngài khẳng dịnh: Người ta luôn luôn có nhu cầu về Chúa, và "sẽ luôn luôn cần có một Mục Tử công bố Lời Chúa và giúp chúng ta gặp gỡ Chúa Kitô trong các bí tích."

Đức Thánh Cha cũng suy luận: "Vào ngày Chúa Nhật này, tự nhiên chúng ta nhớ đến các Mục Tử của Giáo Hội của Chúa, và những người đang được đào tạo để trở thành Mục Tử. Vì vậy tôi mời gọi các bạn hãy đọc một kinh cho các giám mục -- kể cả Giám Mục Thành Rôma -- cho các linh mục tại các giáo xứ, cho tất cả những ai có trách nhiệm dẫn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô, để cho họ trung thành và khôn ngoan trong việc thi hành trách vụ cuả họ. Đặc biệt là, chúng ta hạy cầu nguyện cho ơn gọi linh mục vào ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Ơn Gọi này, để cho không thiếu các thợ gặt cho mùa màng của Thiên Chúa."
 
Trong tình yêu, con người được tái tạo
Vũ Văn An
05:34 16/05/2011
Thứ Sáu vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập Viện Gioan Phaolô II Để Nghiên Cứu Về Hôn Nhân và Gia Đình, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã đọc một bài diễn văn quan trọng, trong đó, ngài nhấn mạnh tới nền giáo lý về tình yêu nhân bản đã được vị tiền nhiệm ủy thác cho Viện này, một nền giáo lý bao gồm một suy tư sâu sắc về thân xác con người cần được nghiên cứu, tìm tòi và phân phối. Muốn tìm ra thể thống nhất cho hành trình của con người, ta cần phối hợp nền thần học thân xác với nền thần học tình yêu.

Nhắc lại các công trình của Michelangelo qua những "thân xác ẩn dấu tinh thần", Đức Giáo Hoàng nói rằng thay vì chống lại tinh thần, thân xác chính là chỗ tinh thần có thể cư ngụ. Dưới ánh sáng nhận định này, ta có thể nói: "thân xác ta không trì trệ, nặng nề, nhưng chúng biết nói ngôn ngữ yêu thương chân chính, nếu ta biết lắng nghe nó". Ngôn ngữ này trước nhất cho ta biết nguồn cội sáng tạo của thân xác, và do đó, ý nghĩa con thảo của nó, nhờ đó con người biết chấp nhận mình, biết giao hòa mình với thiên nhiên, với thế giới. Tiếp theo việc sáng tạo ra Adong là việc sáng tạo ra Evà. Xác thân, tiếp nhận từ Thiên Chúa, được mời gọi làm cho sự phối hợp tình yêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà trở thành khả hữu để lưu truyền sự sống. Trước khi sa ngã, thân xác Adong và thân xác Evà xuất hiện trong một hòa hợp trọn vẹn. Trong chúng có một ngôn ngữ không do họ tạo ra, một eros (tình yêu) bắt rễ ngay trong bản nhiên họ, cùng mời gọi họ tiếp nhận lẫn nhau từ Thiên Chúa và nhờ thế có thể hiến thân cho nhau. Cho nên, trong tình yêu, Đức Thánh Cha quả quyết, con người được tái tạo, vũ trụ của người khác và cái "chúng tôi" được sinh ra... không phải là lời nói "không" đối với khoái lạc và niềm vui sống, nhưng là một lời nói "có" vĩ đại đối với tình yêu, như một thông hiệp sâu sắc gữa hai con người, như một lên đường với nhau hướng tới viên mãn, như tình yêu trở thành có thể sản sinh sự sống và đại độ chào đón sự sống mới vừa sinh ra.

Nhưng thân xác ấy cũng chứa đựng một ngôn ngữ tiêu cực: nó nói với ta về một áp chế người khác, về dục vọng muốn chiếm hữu và khai thác. Ngôn ngữ ấy chắc chắn không nằm trong ý định nguyên thủy của Thiên Chúa, nhưng là hoa trái của tội lỗi. Khi bị tách rời khỏi ý nghĩa con thảo, khỏi sợi dây nối kết với Đấng Hóa Công, thân xác bèn nổi loạn chống lại chính con người, mất hết khả năng làm cho hiệp thông trong sáng và trở thành mảnh đất tiếm đoạt người khác. Đó không phải là thảm kịch của tính dục sao, thảm kịch mà ngày nay đang tiếp tục tự đóng kín trong cái vòng lẩn quẩn của chính thân xác và chủ nghĩa duy cảm của mình, không làm sao đạt được thỏa mãn hoàn toàn.

Nhân vật chính trong vở "The Satin Slipper" của Paul Claudel từng nói với người yêu: "anh không có khả năng thực hiện được lời hứa mà thân xác anh đã làm cho em" nhưng được người yêu đáp lại: "thân xác đổ vỡ chứ không hẳn lởi hứa...". Ở đây, Đức Giáo Hoàng nhận định: đúng thế, Sa Ngã không phải là lời cuối cùng về thân xác trong lịch sử cứu rỗi. Thiên Chúa cũng đã hiến tặng con người một cuộc hành trình cứu chuộc thân xác, mà ngôn ngữ của nó được bảo tồn trong gia đình. Nếu sau cuộc Sa Ngã, Evà nhận được tên Mẹ Sinh Linh, thì điều này muốn chứng tỏ rằng quyền lực tội lỗi không thành công trong việc xóa nhòa ngôn ngữ nguyên thủy của thân xác, ơn phúc sự sống mà Thiên Chúa vẫn tiếp tục cung hiến khi người đàn ông và người đàn bà kết hợp thành một thân xác. Gia đình là nơi nền thần học thân xác và nền thần học tình yêu gặp nhau. Chính tại đây, ta học được sự tốt lành của thân xác, chứng tá về một nguồn gốc tốt lành của nó, ngay trong cảm nghiệm yêu thương ta nhận được từ mẹ cha...

Một tiếng nói khác bênh vực cuộc sống gia đình

Cha John Flynn, LC, trên bản tin Zenit ngày 15 tháng 5, cho hay: một bản phúc trình mới đây về gia đình của Cơ Quan Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế cũng có cùng một "giáo lý" về gia đình như Đức Bênêđíctô XVI. Một công bố báo chí đi kèm bản phúc trình công bố hôm 27 tháng 4 vừa qua, quả quyết rằng gia đình là nguồn chủ yếu của hỗ trợ tài chánh và xã hội cho con người cũng như phương thế căn bản của tình liên đới. "Gia đình cung cấp bản sắc, tình yêu, sự chăm sóc, dưỡng dục và phát triển cho các thành viên và tạo nên cốt lõi cho nhiều mạng lưới xã hội".

Tuy nhiên, bản phúc trình cho hay các cha mẹ đang gặp nhiều khó khăn trong việc phối hợp việc làm với những cam kết của gia đình. Bản phúc trình kêu gọi các chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ gia đình bằng trợ giúp tài chánh, nghỉ hộ sản và thủ tục làm việc mềm dẻo. Cơ Quan trên cho hay: tính trung bình, chi tiêu công cho phúc lợi các gia đình chỉ vào khoảng 2.2% tổng sản lượng các quốc gia

Một nghiên cứu khác được hai bác sĩ John Gallacher và David Gallacher thuộc Trường Y Khoa Đại HỌc Cardiff công bố cũng cho thấy hôn nhân tốt cho cả hai vợ chồng lẫn con cái, cả về phương diện sức khỏe: nhóm sống thọ nhất chính là nhóm có gia đình.
 
Lễ Hội tại Madrid: việc chuẩn bị cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới đang được xúc tiến mạnh mẽ
Bùi Hữu Thư
06:24 16/05/2011
VATICAN (CNS) -- Chỉ còn dưới 100 ngày nữa, việc chuẩn bị cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011 đang được xúc tiến mạnh mẽ và ban tổ chức hứa hẹn một "lễ hội" (fiesta) có thêm mầu sắc Tây Ban Nha cho cơ hội truyền thống để cầu nguyện, kết bạn, hòa nhạc và giáo lý.

Tính tới ngày 7 tháng 5, ban tổ chức cho hay đã có 347.965 người trẻ ghi danh tham dự chương trình năm ngày từ 16 đến 21 tháng 8, và Đức Thánh Cha Benedict XVI sẽ tham gia.

Con số trên bao gồm 22.488 thanh thiếu niên nam nữ từ Hoa Kỳ và 5.439 người từ Gia Nã Đại. Người Ý -- luôn luôn là thành phần đông đảo nhất dẫn đầu đám đông với 65.196 người ghi danh, và vượt quá cả con số người Tây Ban Nha khoảng 10.000.

Trong khi nếu ghi danh sẽ có những lợi ích -- kể cả chỗ ngồi tốt trong các biến cố có sự hiện diện của Đức Thánh Cha -- giới trẻ dường như biết rằng họ sẽ không bị đuổi đi, do đó con số ước tính trước đây là 1 triệu rưởi người vẫn có thể chính xác.

Linh mục Eric Jacquinet, giới chức phụ trách văn phòng giới trẻ tại Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân, và là cơ quan bảo trợ chính thức cho Ngày Giới Trẻ Thế Giới nói: "Chúng tôi không thể tiên đoán con số người sẽ ghi danh vào phút chót."

Cha nói: "Vào Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Paris năm 1997, có 300.000 người ghi danh sớm nhưng lại có 1 triệu 2 trăm ngàn người hiện diện vào buổi kinh tối và thánh lễ bế mạc với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chủ tế.

Ban điều hành Ngày Giới Trẻ Thế Giới Madrid đã cổ võ cho sự chú ý và giúp chuẩn bị cho tất cả mọi người trẻ bằng việc quảng cáo sâu rộng trên mạng lưới toàn cầu, đặc biệt là qua các mạng lưới xã hội như Facebook và Twitter. Các hình ảnh của các giai đoạn chuẩn bị được đăng tải trên Flickr và các video được thực hiện bởi và về Ngày Giới Trẻ Thế Giới 2011 được thu thập trên một kênh YouTube đặc biệt.
 
Canada: Số người phò sự sống vừa trẻ hơn vừa đông hơn
Phạm Kim An
07:47 16/05/2011
Canada: Số người phò sự sống vừa trẻ hơn vừa đông hơn

Kỷ lục 15.000 người tham dự cuộc tuần hành phò sự sống

OTTAWA - Tiếng nói ủng hộ sự sống đang càng lớn mạnh hơn ở Canada, khi Cuộc Tuần hành phò sự sống ở thành phố Ottawa trong tuần qua đã phá vỡ kỷ lục số lượng người tham gia, với hơn 15.000 người hiện diện, theo các nhà tổ chức cuộc tuần hành.

Sự kiện này, mà năm ngoái đã thu hút khoảng 12.000 người, diễn ra tại Parliament Hill (Đồi Quốc hội), với công việc chính là cuộc tuần hành ngày 12-5.

Cô Alissa Golob, điều phối viên giới trẻ của Chiến dịch Liên minh Sự Sống, đứng trên cao để mọi người nhìn thấy, nói: “Tôi nhìn được toàn bộ Parliament Hill. Năm ngoái, tôi nhìn được cỏ màu xanh. Năm nay, người ta đứng bên trái của cửa vào, và bên phải của cửa vào – toàn bộ đồi đều có người đứng hết. Đó là một quang cảnh mãnh liệt”.

Các nhà tổ chức ước tính 80% của số người tham dự là học sinh và sinh viên. Chiến dịch Liên minh Sự Sống đã đến thăm nhiều trường trung học Công Giáo, để nói chuyện về các vấn đề phò sự sống trong các năm gần đây.

Cô Golob giải thích: “Thế hệ trẻ ngày càng trở nên phò sự sống. Họ hỏi giáo viên ‘Chúng tôi có thể đi đến đó không?’ và họ làm điều họ cần làm để đến được đây”.

Ông Jim Hughes, chủ tịch của Chiến dịch Liên minh Sự Sống đứng đầu việc tổ chức sự kiện, và là phó chủ tịch của Liên đoàn Quyền Sống Quốc tế, cho biết ông cũng nhận thấy số lượng ngày càng cao của người trẻ tham gia. Theo ông, nhiều người trong số họ dường như tìm hiểu các tuyên bố về vấn đề phá thai với nhiều nguồn trong công nghệ hiện nay, tự giáo dục mình và giữ vai trò trong phong trào.

Tác động của một số đông các thanh thiếu niên là một trong các điều mà ban tổ chức tin chắc là rất quan trọng.

Ông Hughes nhận định: “Chúng ta đang là quốc gia duy nhất trong thế giới phương Tây mà không có luật ngăn chặn phá thai, và việc phá thai có thể được thực hiện ngay vào thời điểm một em bé sẽ nổi lên bình thường từ bụng mẹ. Chúng tôi đang cố gắng giáo dục nhiều người về vấn đề này, giúp họ vào làm việc ở cơ quan công quyền. Bằng cách đó, chúng tôi hy vọng họ sẽ đề nghị luật để ngăn chặn phá thai, rồi đi đến xóa bỏ hoàn toàn việc phá thai”.

Đoàn tuần hành đi trên đường phố của Ottawa, và các Tổng Giám mục của Canada đã phát biểu nhiều nhận định.

Golob nhận xét: “Có nhiều công nhân xây dựng ngồi trên xe tải, ghi âm toàn bộ các lời nói vào điện thoại của họ. Họ nói rằng chưa bao giờ thấy số lượng đông người đến thế”.

Cô nói tiếp: “ Sự quan tâm mới về vấn đề là từ các phương tiện truyền thông trên khắp Canada, và sự quan tâm này có nghĩa là tiếng nói của chúng tôi cuối cùng đã được lắng nghe. Các nhà lập pháp không còn có thể bỏ qua những gì đang xảy ra. Hy vọng rằng thông điệp, thông qua các phương tiện truyền thông, sẽ nói với mọi người, và họ sẽ thấy rõ ràng rằng việc phá thai không phải là một vấn đề đã khép lại, và rằng có rất đông người Canada muốn thay đổi luật này". (Zenit 15-5-2011)

Phạm Kim An
 
Vatican: Nhật báo L'Osservatore Romano lên án việc bán bộ phận cơ thể con người
Nguyễn Trọng Đa
07:49 16/05/2011
Vatican: Nhật báo L'Osservatore Romano lên án việc bán bộ phận cơ thể con người

Nhật báo Vatican L'Osservatore Romano đã lên án đề xuất hợp pháp hóa việc bán các bộ phận cơ thể con người.

Bà Giulia Galleoti viết trong nhật báo này: “Vấn đề đạo đức không phải là ưu tiên hàng đầu của người bán. Trong lịch sử nhân loại, các người tuyệt vọng đã dùng đến biện pháp tuyệt vọng để cứu bản thân hoặc người mà họ yêu thương. Nếu y học ngày nay cho phép vượt qua tất cả các đường ranh có thể quan niệm được, lý do tiềm ẩn sẽ trở thành thế này: sự tuyệt vọng điên cuồng là do đói nghèo xui khiến. Và các xã hội nào “hợp pháp hóa” sự tuyệt vọng này là các xã hội không có khả năng bảo vệ công dân của mình”.

Bà viết thêm: “Tuy nhiên, vấn đề nghiêm trọng nhất là ở người mua. Ngoài mọi xem xét khác, trung tâm vấn đề nằm ở đây: chúng ta có muốn chấp nhận rằng một người mua sức khỏe của mình, hoặc cứu mạng sống mình, bằng cách mua các bộ phận thay thế từ cơ thể người khác hay không? Sự nghi ngờ rằng các xã hội mở cửa cho thị trường này là trong thực tế ăn thịt đồng loại, là có thật và bi thảm”. (Catholic Culture 16-5-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Phong chân phước cho linh mục tử vì đạo tại Dachau
Phạm Kim An
07:50 16/05/2011
Phong chân phước cho linh mục tử vì đạo tại Dachau

Ngày 15-5, Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Thánh bộ Phong Thánh, chủ sự lễ phong chân phước cho linh mục Georg Hafner (1900-1942), một linh mục quản xứ đã chết vì suy dinh dưỡng ở Dachau. Lễ phong chân phước diễn ra trong nhà thờ chính tòa Wuerzburg, bang Bavaria, Đức.

Được mô tả là con người trầm lặng và cầu nguyện, cha Hafner từ chối việc chào Hitler và tiếp tục dạy các lớp giáo lý, bất chấp chính quyền Đức Quốc xã. Tòa thánh Vatican đã tuyên bố cái chết của cha như là tử vì đạo.

Trong khi đó, tại Roma, sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, ĐTC Biển Đức XVI đã nói với các tín hữu: “Trong sự hỗn loạn của chủ nghĩa Đức quốc xã, linh mục Georg Haefner đã sẵn sàng, với tư cách là một mục tử trung thành, để bảo vệ đàn chiên và trao bí tích và nước sự sống cho nhiều người, cho đến cuối cuộc đời của cha. Cha đã tha thứ cho những người làm điều sai trái với cha, và trong một lá thư gửi cho cha mẹ từ nhà tù, cha đã viết: “Chúng ta muốn sự bình an với mọi người". (Catholic Culture 16-5-2011)

Phạm Kim An
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến 44 Giám Mục Ấn Độ
G. Trần Đức Anh OP
07:54 16/05/2011
Đức Thánh Cha tiếp kiến 44 Giám Mục Ấn Độ

VATICAN. Sáng 16-5-2011, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 44 GM Ấn độ và ngài khích lệ các vị bảo tồn đặc tính duy nhất và sự toàn vẹn của mạc khải Kitô giáo trong tiến trình hội nhập đức tin vào văn hóa địa phương.

44 GM Ấn thuộc hai nhóm về Roma hành hương viếng mộ hai thánh Tông đồ và thăm Tòa Thánh trong những ngày này.

Trong bài huấn dụ, ĐTC nhắc đến tiến trình tế nhị của sự hội nhập văn hóa trong một xã hội có nhiều tôn giáo kỳ cựu như Ấn độ. Ngài nói: “Hội nhập văn hóa là một công trình tôn trọng và duy trì đặc tính có một không hai và sự toàn vẹn mặc khải của Chúa được ban cho Giáo Hội như một gia sản, trong khi chứng tỏ mạc khải ấy là điều có thể hiểu được và có sức thu hút đối với người được đề nghị. Tiến trình Hội nhập văn hóa đòi các LM, tu sĩ và giáo lý viên phải sử dụng một cách thận trọng các ngôn ngữ và phong tục thích hợp của những người dân mà họ phục vụ khi trình bày Tin Mừng”.

ĐTC cũng khuyến khích các GM Ấn trong nỗ lực bảo tồn tự do tôn giáo và tự do phụng tự như những quyền căn bản của con người. “Giáo Hội Công Giáo nỗ lực thăng tiến các quyền này cho tất cả mọi tôn giáo trên thế giới. Vì thế tôi khuyến khích anh em kiên nhẫn hoạt động thể thiết lập những môi trường chung, cần thiết cho sự hưởng dùng một cách hòa hợp các quyền căn bản này trong các cộng đoàn của anh em” (SD 16-5-2011)

G. Trần Đức Anh OP
 
Top Stories
Thailande: Dans le sud du pays, l’Eglise catholique lance des projets d’aide à la population prise au piège de la guerre civile
Eglises d'Asie
08:37 16/05/2011
THAILANDE: Dans le sud du pays, l’Eglise catholique lance des projets d’aide à la population prise au piège de la guerre civile

Eglises d'Asie, 16 mai 2011 -Dans le sud de la Thailande, en proie à une violente insurrection séparatiste, les populations civiles, qu’elles soient bouddhistes ou musulmanes, sont prises entre les feux croisés des forces gouvernementales et des rebelles islamistes, et vivent un quotidien marqué par la peur, la perte des repères culturels et le manque de solidarité.

Malgré les violences incessantes – le 7 mai dernier, un attentat à la bombe a encore fait une dizaine de morts dans la province de Yala – et la difficulté à maintenir leur présence dans le sud du pays, les institutions d’Eglise multiplient les activités interreligieuses et les programmes d’aide sociale, en particulier auprès des jeunes des deux communautés. Bien que les catholiques, qui constituent une toute petite minorité en Thailande (1) ne soient plus que 400 fidèles à peine pour l’ensemble des trois provinces les plus touchées (Pattani, Yala et Narathiwat), l’Eglise garde une certaine influence dans la région, notamment par le biais d’établissements scolaires.

Depuis que le conflit a pris de l’ampleur en 2004, les attaque des indépendantistes ont fait plus de 4 400 morts dans les provinces méridionales de la Thaïlande, proches de la Malaisie (2). De population majoritairement malaise et musulmane sunnite (contrastant avec l’ensemble de la Thaïlande, bouddhiste à 90 %) les provinces de Pattani, Yala, Songkhla et Narathiwat sont aujourd’hui des territoires à l’insécurité constante, subissant les attentats récurrents des insurgés, les exactions de l’armée et les ravages des trafiquants de drogue.

Le diocèse de Sura Thani qui recouvre toute la partie méridionale de la Thailande (soit 15 provinces dont quatre subissant la rébellion séparatiste) a développé par son centre d’action sociale (DISAC) de nombreux projets qui visent aussi bien à la réconciliation interreligieuse qu’à aider les populations à sortir de leur enclavement socioculturel par des programmes d’alphabétisation et de formation.

En janvier dernier, le DISAC a ainsi lancé un programme de formation pour 3 500 musulmanes dont le mari était mort ou handicapé à la suite d’actes de violence. Financé par l’Union européenne, le programme, étalé sur trois ans, vise à leur enseigner un savoir-faire professionnel afin qu’elles puissent prendre en charge l’entretien de leur famille. Le P. Suwat, directeur du Centre diocésain de développement social, explique que le gouvernement mène des programmes similaires mais que, contrairement à ceux mis en place par le diocèse, ceux-ci ne touchent pas les villages des régions rurales, notamment dans les « zones rouges » où les représentants des autorités ne se risquent pas à pénétrer.

Le DISAC consacre également une grande partie de son activité aux jeunes des communautés musulmanes, comme bouddhistes. Les provinces du sud sont connues pour leur faible taux d’alphabétisation et l’importance du chômage chez les jeunes. Les programmes de formation du diocèse de Sura Thani permettent à ces derniers d’acquérir des connaissances et de monter eux-mêmes leur propre projet. Les programmes du DISAC visent aussi à permettre à ces populations qui ont développé une grande défiance vis à vis du gouvernement, de demander les aides financières qui leur sont nécessaires. « Le véritable challenge consiste à changer la mentalité des gens au sein de la communauté qui se sent victime de discrimination et rejetée par le système. Nous leur enseignons comment fonctionne ce système afin qu’ils puissent comprendre de quelle manière appréhender les administrations officielles et obtenir des aides », expliquait le 10 mai dernier à l’agence Ucanews le P. Suwat.

Le cas d’Ismae Bune, 24 ans, est très représentatif de cette génération de jeunes musulmans thaïlandais dont le désoeuvrement fait partie des pratiques culturelles. Après avoir passé deux ans au chômage à « boire du chachuk [thé local] avec les autres hommes de son âge, pendant que les femmes travaillaient aux champs et tenaient la maison », le jeune homme a décidé de « faire de sa vie quelque chose de plus productif ».

Aujourd’hui il dirige un projet agricole sponsorisé par le DISAC, à Koubesrila, un village du sous-district de Gorlum (province de Pattani), avec cinq autres jeunes musulmans âgés de 20 à 24 ans. Tous étaient auparavant impliqués dans le trafic de drogue qui mine la région.

Mais ces programmes peuvent se heurter à des difficultés dans certains districts comme ceux de la région de Narathiwat, où une simple prise de contact avec les autorités afin de demander des fonds pour un micro-projet, peut être interprétée par les insurgés indépendantistes comme une « collaboration » avec l’oppresseur thaï. Ces derniers mois, bien que les attentats aient continué de viser en priorité les représentant des forces de l’ordre, ils ont cependant touché de plus en plus de civils assimilés au gouvernement thaïlandais, comme des fonctionnaires, des enseignants, ou des représentants religieux (3).

(1) Sur les 61 millions de Thaïlandais, les bouddhistes représentent 90 % de la population, devant 4 millions de musulmans et 300 000 catholiques.

(2) Les rebelles islamistes demandent le rattachement de cette région majoritairement musulmane à la Malaisie (jusqu’en 1909, les provinces de Pattani, Yala, Songkhla et Narathiwat faisaient partie du sultanat de Malaisie. Voir EDA 390 (Cahier de documents), 396, 404, 417, 425, 427 (Cahier de documents), 457, 469.

(3) Voir EDA 390, 393, 404, 417, 425, 427, 457, 469, 522, 535

 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Hội Ngày Của Mẹ Tại Giáo Xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai
Khổng Hữu Nguồn
08:30 16/05/2011
Lễ Hội Ngày Của Mẹ Tại Giáo Xứ Bắc Hải, Hạt Hố Nai

Chiều Chúa nhật 15.5.2011, trong khuôn viên nhà xứ Bắc Hải, cùng với đèn điện cờ hoa lung linh sắc mầu hòa với lời ca hát về Mẹ, tôn vinh Mẹ.

Hội nhập với nền văn hóa chung của thế giới, những năm gần đây, nhiều nơi đạo đời, nhiều giáo xứ tổ chức “Ngày của Mẹ” vào chúa nhật thứ hai trong tháng năm và “Ngày của Cha” là chúa nhật thứ hai trong tháng sáu.

Cũng như nhiều giáo xứ trong vùng Hố Nai, năm nay cha Giuse Nguyễn Đức Thắng, phó xứ Bắc Hải, hướng dẫn cho giới trẻ trong giáo xứ tổ chức Lễ Hội Ngày Của Mẹ không chỉ về mặt tinh thần là sốt sáng tham dự thánh lễ mà còn thưởng thức đêm văn nghệ với chủ đề “Tình Con Hiếu Thảo”. Mọi người ai cũng rộn ràng vui tươi, vừa thưởng thức văn nghệ vừa dùng ẩm thực.

Xem hình lễ hội của Mẹ

Bài giảng của cha Giuse Nguyễn Đức Thắng hôm nay thật cảm động, rất trân trọng tôn vinh Tình Mẫu Tử thiêng liêng, cao quý. Ngài nói: các bài ca hát về mẹ như có một sức tỏa sáng kỳ diệu, đem ánh sáng tình yêu đến cuộc đời mỗi người, để rồi họ luôn suy ngẫm. Mẹ là tất cả, Mẹ là Thiên Thần, là cho đi không đòi lại bao giờ…

Thay lời cho các em thiếu nhi và các bạn trẻ trong giáo xứ, Ngài nói: Cảm ơn quý Mẹ, Kính Dâng quý Mẹ, Ngàn lời cảm ơn Mẹ của con…

Ngài cũng ân cần khuyến cáo đến những người con lỡ nói lời tệ bạc với cha mẹ, vô tình làm cho cha mẹ buồn. Thì giờ đây Ngài cũng thay lời cho những người con ấy nói lời xin lỗi thật lòng, kính xin cha mẹ tha thứ cho những lỗi lầm của chúng con.

Ngài mượn lời của các tiền nhân mà nói với mọi người rằng:

Ai đối xử tệ bạc với Cha Mẹ, kẻ ấy là bất nhân.

Xử tốt với người ngoài, mà xử tệ với Cha Mẹ, là kẻ cầu lợi.

Trước khi kết thúc phần chia sẻ, cha phó Giuse củng các bạn trẻ đến tặng bông hồng tươi cho các Mẹ.

Không gian chìm trong thinh lặng để âm vang lời bài ca “Bông Hồng Tặng Mẹ” bay bổng, bay xa, thấm thía đi vào lòng người, bông hoa hồng thể hiện tình yêu nồng cháy và lời chúc phúc chân thành nhất của những người con tôn vinh Mẹ hôm nay.

Sau thánh lễ là các tiết mục văn nghệ do các bạn trẻ trong giáo xứ trình bày, những bài hát về Mẹ, những hoạt cảnh nói về những đứa con bất hiếu, những vũ điệu, những màn trình diễn thời trang, và quay lôtô thật hồi hộp vui nhộn.

Màn đêm buông xuống, trời trở gió se lạnh, mọi người ra về lòng mênh mang Tình Mẹ, Mẹ đã hy sinh cho con suốt cả cuộc đời, tận tụy vì con, nuôi con khôn lớn bằng người, xin cảm ơn Mẹ, Ngàn lời xin cảm ơn Mẹ!.

Giuse Khổng Hữu Nguồn
 
Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng Thăm viếng Anh Em Salêdiêng Don Bosco – Việt Nam
Fx. Đức Thịnh, SDB
18:59 16/05/2011
Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng Thăm viếng Anh Em Salêdiêng Don Bosco – Việt Nam

Thủ đức 16/05/2011- Vào lúc 5giờ 45 chiều hôm nay 16/05/2011, Mẹ Bề Trên Tổng Quyền Dòng Nữ Salêdiêng – Mẹ Yvonne Reungoat đã tới thăm Trụ Sở Tỉnh Dòng và các Anh Em Salêdiêng Don Bosco Việt Nam tại Thủ Đức. Cùng đi với Mẹ Bề Trên Tổng Quyền còn có Sơ Bề Trên Giám Tỉnh Việt Nam, Sơ Giám Tỉnh - Tỉnh Dòng Đông Timor, Sơ Phó Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Việt Nam, Sơ Thư Ký Tỉnh và một số Sơ khác nữa.

Đón Mẹ Bề Trên Tổng Quyền tại Sân Trụ Sở Tỉnh Dòng có Cha Bề Trên Giám Tỉnh Giuse Trần Hòa Hưng cùng một số anh em Cộng Thể Nhà Tỉnh. Sau khi chào thăm Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã hướng dẫn phái đoàn sang thăm Cộng Thể Học Viện Thần Học Philip Rinaldi.

Xem hình bấm vào đây

Cha JB Nguyễn Văn Thêm Giám Đốc Học Viện Thần Học Philip Rinaldi và Quý Bề Trên cùng các anh em Sinh viên thần học đã đón tiếp Mẹ Bề Trên Tổng Quyền tại nhà hội lớn của Học Viện thần học, tại đây Mẹ Bề Trên Tổng Quyền đã chia sẻ với các anh em Salêdiêng một chút tinh thần Salêdiêng và Mẹ Bề Trên cũng cám ơn các Anh em Salêdiêng đã đóng góp tích cực và cộng tác giúp đỡ các Sơ Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ Việt Nam trong nhiều lãnh vực khác nhau. Mẹ Bề Trên Tổng Quyền cũng cho biết tại Roma hằng năm các thành viên trong hai Ban Tổng Cố Vấn Trung Ương SDB và FMA có hai dịp gặp gỡ và chia sẻ tinh thần Salêdiêng và các công tác tông đồ mục vụ vào trung tuần tháng giêng và tháng 07 hằng năm.

Mẹ Bề Trên Tổng Quyền ca ngợi tinh thần Salêdiêng và sự hiện diện quý giá của các Anh Em SDB cũng như của các Chị Em con Đức Mẹ Phù Hộ trên dải đất Quê hương Việt Nam trong việc phục vụ giới trẻ tại Việt Nam, Mẹ Bề Trên Tổng Quyền mong ước tinh thần Salêdiêng của hai Hội Dòng nam và nữ ngày càng phát triển và sự cộng tác chặt chẽ của hai Hội Dòng để phục vụ một cách đắc lực cho Sứ Mệnh Salêdiêng tại Việt Nam.

Kết thúc buổi gặp gỡ Mẹ Bề Trên Tổng Quyền đã tặng mọi người hiện diện mỗi người một mẫu ảnh Đức Mẹ Phù Hộ, đồng thời Mẹ Bề Trên Tổng Quyền hứa sẽ nhớ cầu nguyện cho Anh Em SDB VN và các Chị Em FMA VN tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu ở Torino – Italia vào ngày 24 tháng 05 năm 2011 sắp tới đây nhân dịp Lễ Mừng Kính Đức Mẹ Phù Hộ.

Sau bài chia sẻ, Cộng Thể Rinaldi đã mời Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, Cha Bề Trên Giám Tỉnh, Quý Bề Trên và các Anh Em SDB Cộng Thể Nhà Tỉnh dùng cơm tối chung với học viện trong tinh thần gia đình và tình huynh đệ, cuối bữa cơm Cha Quản lý Cộng thể đã khoản đãi mọi người món kem (gelato – Italiano) rất ngon miệng, mọi người đều vui tươi và phấn khởi.

Kết thúc bữa cơm tối Mẹ Bề Trên Tổng Quyền và phái đoàn đã đi thăm học viện thần học và trụ sở Nhà Tỉnh, sau đó Cộng Thể Nhà Tỉnh đã mời phái đoàn vào uống nước. Đến 8giờ 30 Mẹ Bề Trên Tổng Quyền đã cám ơn Cha Giám Tỉnh và Anh Em SDB Cộng Thể Nhà Tỉnh và ra xe để trở về lại Nhà Tỉnh Dòng Con Đức Mẹ Phù Hộ tại Tam Hà – Thủ Đức.

LM Fx. Đức Thịnh, SDB
 
Giáo xứ Mỹ Trung, GP Mỹ Tho, ra mắt Hội Các Bà Mẹ Công Giáo
Tuyết Nhi
17:59 16/05/2011
Với Chúa nhật III Phục sinh, Giáo xứ Mỹ Trung như rộn ràng hơn, vui tươi hơn, bởi hôm nay là lễ ra mắt Hội các bà mẹ công giáo. Đúng 15h30’, thánh lễ được tổ chức long trọng với sự hiện diện của Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh, Cha Giacôbê Hà Văn Xung – Tổng tuyên úy Hội các bà mẹ công giáo Giáo phận Mỹ Tho và một số chị em trong Hội các bà mẹ công giáo thuộc Giáo xứ Chánh tòa Mỹ Tho đến để hiệp thông và chung vui với Giáo xứ Mỹ Trung.

Trong thánh lễ, Ban Chấp Hành cũng như gần 70 chị em đã long trọng tuyên thệ trước sự thẩm vấn của Cha tuyên úy Giacôbê, với sự chứng kiến của Cha Tổng Đại Diện Phaolô và Cha sở Phêrô. Lời hứa noi gương Đức Mẹ và thánh bổn mạng Mônica, để rồi các chị sẽ hoàn thiện chính mình mỗi ngày để trở nên những người mẹ gương mẫu và thánh thiện trong gia đình. Xin chúc mừng quý bà quý chị với số thành viên khởi đầu rất đông, theo lời Cha Tổng Đại Diện thì đây là Hội đoàn có số thành viên đông nhất trong giáo phận từ trước đến nay tính theo số giáo dân và gia đình công giáo trong giáo xứ. Đây quả là số thống kê đáng mừng cho Hội cũng như cho giáo xứ. Chúc Hội các bà mẹ Mỹ Trung lớn mạnh và phát triển nhanh chóng mỗi ngày cả về số lượng và chất lượng. Xin Thiên Chúa chúc lành cho các chị, để các chị có thể thực hiện được những gì mình đã tuyên thệ, qua đó Giáo xứ có thể đổi mới nhanh hơn và trở nên năng động hơn nhờ những thành viên thánh thiện này.

Hôm nay, cũng là ngày chủ nhật thứ 2 trong tháng năm, ngày tôn vinh các bà mẹ, ngày được đặc biệt dành riêng cho mẹ. Cha sở Phêrô cũng chọn làm ngày ra mắt Hội các bà mẹ công giáo của giáo xứ, qua đó Ngài cũng dạy cho con cái của mình biết thảo hiếu với mẹ và biết quan tâm tới đấng sinh thành, không chỉ bằng những món quà vật chất mà còn bằng những cử chỉ chăm sóc yêu thương. Thương lắm, những con người chất phác, họ không ngần ngại bộc bạch: “đây là lần đầu tiên trong đời được biết đến ngày dành riêng cho mẹ, sung sướng vô cùng và hạnh phúc quá chừng”.

Sau thánh lễ, Cha sở Phêrô đã thiết đãi quý Cha, quý khách và các bà mẹ công giáo trong giáo xứ bữa tiệc đơn sơ nhưng thắm đượm tình Cha – con và nồng ấm nghĩa vợ chồng. Bữa tiệc hôm nay rất đặc biệt bởi các đầu bếp là chính quý ông trong Ban Mục Vụ Giáo xứ và cũng chính họ tự nguyện chỉnh tề khăn áo mà phục vụ cho quý bà quý chị là mẹ và là vợ của mình. Nhìn từng gương mặt của quý bà quý chị vui tươi và rạng ngời hạnh phúc, chúng tôi cũng không khỏi xúc động. Họ vui vì từ nay họ có phương tiện để thăng tiến đời sống tâm linh, và hạnh phúc trào dâng, vô cùng cảm động khi chính các ông chồng đi chợ và nấu ăn để phục vụ cho mình. Còn các ông, là những đầu bêp tài năng, cũng rất hạnh phúc trong sự vất vả lo cho bữa tiệc để quý bà quý chị ăn ngon miệng. Từ việc lên thực đơn – đi chợ - nấu nướng và dọn bàn. Tất cả đều tất bật lo lắng, để rồi cảm động đến dâng trào nước mắt khi nhìn thấy vợ của mình thướt tha trong bộ áo dài trắng mà tuyên thệ các điều lệ của Hội, để rồi nhìn thấy những điểm tốt của nhau, nhìn thấy nét đáng yêu nơi người chồng và người vợ của mình.

Được sự quan tâm rất chu đáo và tỉ mỉ của Ông cố rất mến thương, những đứa con cũng không khỏi trào dâng hạnh phúc, chúng cũng hân hoan tặng cho bà và cho mẹ những món quà nhỏ bé ngay trong bầu khí thánh thiện, thiêng liêng và rất ấm cúng ở nhà thờ. Các em cũng đã đơn sơ hứa mãi là những đứa con ngoan hiền của mẹ và của ba, là những đứa cháu thật dễ thương của ông và của bà.

Thánh lễ đã hết, bữa tiệc cũng đã tàn, nhưng những tâm tình thương yêu và hạnh phúc dâng trào vẫn còn đọng lại trên gương mặt và ánh mắt từng người. Cầu chúc niềm vui này sẽ ở lại mãi với quý bà quý chị trong Hội các bà mẹ công giáo, và hạnh phúc hôm nay sẽ ở lại luôn mãi trong gia đình các chị, để mọi người trong gia đình cùng nhận ra những điểm tốt của nhau mà vui hưởng cuộc sống.
 
Thắp nén hương cho các Chủ chăn Lạng Sơn
+ TGM Giuse Ngô quang Kiệt
18:58 16/05/2011
Trong tháng Năm Lạng sơn có nhiều lễ giỗ của các bậc tiền bối: Mồng 2 giỗ Đức Cha Jacq Mỹ, mồng 4 giỗ Đức Cha Hedde Minh, 18 giỗ bà cụ Mến, 27 giỗ Đức Ông Cothonay Chiểu và 30 giỗ cha già Quỳnh. Đặc biệt năm nay lễ giỗ 10 năm của Đức cha Jacq Mỹ và 51 năm của Đức Cha Hedde Minh, tôi thấy xúc động vì hoàn cảnh của các ngài và những kỷ niệm tôi có với các ngài.

Đức cha Hedde Minh là giám mục Đại diện Tông tòa tiên khởi của Giáo phận Đại diện Tông tòa Lạng sơn. Trước đó ngài đã là Đức Ông của Phủ doãn Tông tòa Lạng sơn, kế vị Đức Ông Cothonay Chiểu và Đức Ông Maillet Bính. Thời gian ngài coi sóc Lạng sơn là thời gian có nhiều biến động với nhiều cuộc chiến tranh: chiến tranh với Nhật, với Pháp, với Mỹ và cuộc di cư đã làm Giáo phận vốn mỏng manh lại thêm èo uột.

Sống trong cảnh bấp bênh thời chiến, ngài đã cẩn thận lựa chọn Đức Cha Phó Jacq Mỹ để phụ giúp ngài điều hành một giáo phận tuy ít người nhưng lại trải trên một địa bàn vừa rộng lớn, vừa hiểm trở và khó tiếp cận đặc biệt trong thời chiến tranh. Nhưng hoàn cảnh éo le đã khiến ngài cuối cùng phải một mình gồng gánh trách nhiệm trên đôi vai già yếu và bệnh tật.

Năm 1959, Nhà Nước ra lệnh trục xuất các Thừa sai nước ngoài. Đức Cha Jacq Mỹ đã lên đường sang Thái rồi vào miền Nam. Còn lại Đức Cha Hedde Minh già yếu bệnh tật không có thể di chuyển được, dù bị thúc ép nhưng ngài kiên quyết vùi thân nơi mảnh đất yêu dấu mà ngài đã gắn bó hơn nửa thế kỷ qua. Nhà Nước bao vây ngài rất kỹ lưỡng nên không ai được vào thăm nom chăm sóc. Nằm trên giường bệnh ngài than thở: “Je suis seul! Je suis seul”(Tôi cô đơn quá). Sức lực tàn tạ, Ngài trút hơi thở vào ngày 04-05-1960. Bị bao vây kỹ lưỡng nên các Đức Cha chung quanh không ai hay biết và đến dự đám tang của Ngài. Nghe nói Đức Cha Căn được tin đã lên đường ngay, nhưng chưa kịp đến nơi thì lễ an táng đã xong rồi.

Khi sống đã chịu nhiều khó khăn, khi chết ngài vẫn còn bị bắt bớ. Chính quyền lấy cớ ngài bị bệnh truyền nhiễm nên không cho an táng trong nghĩa địa, càng không cho an táng trong Nhà thờ Chính tòa theo thói tục của các Giáo phận. Nhưng với lòng yêu mến vị Chủ Chăn sống chết với đoàn chiên và với đức tin kiên vững, giáo dân quyết tâm an táng ngài trong nghĩa địa Cửa Nam trên đồi Tổ Sơn. Tuy lực lượng an ninh canh gác dày đặc, nhưng giáo dân Lạng sơn tuy ít ỏi mà rất kiên cường đã đàng hoàng tổ chức đám tang nghiêm trang trong tình cảm đau đớn tiếc nuối. Khi sống ngài đã luôn ở giữa giáo dân cả trong những thời khắc gian nan nhất, khi chết ngài vẫn hiện diện giữa đoàn chiên như một mục tử nhân lành sống chết với đoàn chiên theo cả nghĩa đen. Và thật là một quan phòng của Thiên Chúa, nếu ngài được an táng trong Nhà thờ Chính tòa thì có lẽ xác ngài sẽ không còn nguyên vẹn vì ngôi nhà thờ đã bị bom vào năm 1967 và sụp đổ tan tành.

Cuộc đời của Đức Cha Jacq Mỹ cũng không kém phần gian khổ. Làm giám mục phó, ngài xông xáo khắp nơi, đi lại những nơi rừng sâu núi thẳm để thăm viếng các linh mục và giáo dân trong thời chiến tranh. Có lần ngài suýt bỏ mạng trong trận Đông Khê. Đoàn xe bị mìn nhưng ơn Chúa gìn giữ xe của ngài đi qua đầu tiên thì mìn chưa kịp nổ.

Năm 1959, ngài bị trục xuất. Không trở về nước ngài vào miền Nam tiếp tục sứ mạng loan báo Tin mừng với tâm nguyện được chết tại đất nước mà ngài yêu quí rất mực này. Tại Long xuyên ngài chẳng làm việc gì quan trọng, chỉ làm tuyên úy cho bệnh viện. Ngoài những giờ kinh lễ cầu nguyện sốt sắng, ngài rảo khắp bệnh viện thăm nom các bệnh nhân. Lạ lùng, ngài nói tiếng Việt rất dở, nhưng mọi người đều hiểu ngài. Có lẽ ngài nói bằng trái tim nên ai cũng hiểu. Ngài cũng dành một chút thời giờ vào chủng viện dậy tiếng Pháp cho chủng sinh. Chẳng bao giờ người ta thấy ngài xuất hiện như một vị giám mục cân đai áo mão, suốt đời chỉ như một linh mục khiêm nhường ân cần phục vụ người nghèo.

Ước nguyện rất bình thường của ngài không được toại nguyện. Sau năm 1975, một lần nữa ngài bị trục xuất khỏi miền Nam và khỏi Việt nam, đất nước mà ngài yêu quí muốn hiến dâng cả cuộc đời và muốn được vùi thân ở đây.

Không rõ ngài làm gì khi trở về Pháp. Nghe nói ngài làm tuyên úy cho một trại tù. Năm 1993, khi tôi sang Pháp thì ngài đã về hưu. Chân ướt chân ráo đến Pháp, tôi muốn thăm ngài nhưng không biết ở đâu. May nhờ cha Alphongso Nguyễn hữu Long chúng tôi mới biết ngài nghỉ hưu nơi nhà các sơ Petites Soeurs des Pauvres tại phố Breteuil, rất gần Hội Thừa Sai Ba lê. Thế là chúng tôi thường xuyên đến thăm ngài.

Thấy người Việt nam đến các sơ rất mừng, vì trí nhớ của ngài đã bắt đầu suy giảm nhưng lại rất nhớ Việt nam. Ngài luôn nói tiếng Việt mà các sơ không hiều gì. Còn ngài thì vui mừng hết sức. Tỉnh táo, vui tươi, ngài hỏi thăm rất nhiều về Việt nam. Khi cha Phạm phúc Khánh soạn xong quyển “Lược sử giáo phận Lạng sơn”, đưa cho ngài một bản, ngài say sưa đọc và nhắc rất nhiều về Lạng sơn. Dịp kỷ niệm Ngọc Khánh Linh Mục, chúng tôi rủ nhau đến đồng tế với ngài khiến ngài rất hài lòng.

Nhưng năm 1996, tại Pháp nổ ra cuộc đình công của Đảng Xã Hội làm tê liệt giao thông trong 1 tháng trời. TV đưa tin rất nhiều về những đòi hỏi cải cách tiền lương và chế độ xã hội, ngài sợ hãi như mất trí. Ngài luôn lo sợ hỏi: Có phải chính quyền sắp bị lật đổ không. Có lẽ ngài sợ lại bị trục xuất một lần nữa. Sau đó ngài chìm dần vào hôn mê cho đến khi qua đời vào ngày 02-05- 2001.

Dường như gặp khó khăn là số phận của các vị chủ chăn Lạng sơn. Đức Ông Maillet Bính đã chết mất xác ở đâu đó trong núi rừng Cao bằng. Vào năm 1947, ngài cùng với các cha Hào, Điền, Đề bị dẫn vào rừng. Tính ngài vốn nóng này, dọc đường có phản kháng nên ngài bị chết trước. Các cha còn lại bị dẫn đi xa hơn, chết sau nhưng cũng không tìm được xác.

Đức Cha Vinh sơn Dụ thì khỏi nói, bị quản chế 33 năm tại Thất khê. Khi được công nhận thì ngài đã yếu vì bệnh tật, nhưng cũng không được phép đi lại trong giáo phận. Năm 1990, trong cuộc họp Hội đồng Giám mục, ngài trình bầy hoàn cảnh với Thủ tướng Phạm văn Đồng. Ông Thủ tướng cấp cho ngài một giấy để chính quyền địa phương cho ngài đi lại. Nhưng lần lên Cao bằng đầu tiên, bị hạch hỏi, ngài trình giấy của Thủ tướng, nhân viên xét hỏi đã tịch thu giấy và từ đó ngài trở lại tình trạng như cũ. Về Lạng sơn, ngài gặp rất nhiều khó khăn vì Tòa Giám mục bị chiếm, muốn xây nhà thờ Chính tòa nhưng đất đai cũng đã bị chiếm và cuộc tranh chấp kéo dài khiến việc xây nhà thờ không tiến hành được. Ngài bị tai biến mạch máu não nhiều lần và chết cái chết đau đớn trong tâm tư còn bao ước vọng cho giáo phận chưa thực hiện được.

Còn các vị có liên hệ đến Lạng sơn cũng gặp không ít khó khăn. Đức cha Lãng chết sớm, khi chết trong tay vẫn còn cầm tờ báo Công giáo và Dân tộc với những bài chống đối việc phong thánh cho 117 anh hùng tử đạo Việt nam. Đức cha Ngữ về hưu sớm và tự giam mình vì biết rằng có muốn đi đâu cũng chẳng được đi.

Nhưng nhờ những khó khăn của các vị tiền bối chịu đựng mà giờ đây giáo phận Lạng sơn được nhiều ơn lành của Chúa. Lạng sơn đang được hưởng mùa gặt vui mừng đã được gieo trong đau thương của các bậc tiền bối. Hôm nay một chút tưởng nhớ về các ngài như nén hương lòng xin các ngài tiếp tục chuyển cầu cho Lạng sơn để Chúa, qua những gian lao các ngài đã gánh chịu, đổ tràn ơn lành xuống giáo phận truyền giáo ở địa đầu đất nước này.
 
Mến Thánh Giá Thanh Hóa đem niềm vui đến với bệnh nhân nghèo
Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
18:54 16/05/2011
ĐEM NIỀM VUI ĐẾN VỚI BỆNH NHÂN NGHÈO

THANH HÓA, ngày 15/05, Ban Bác ái Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa, tiếp tục lên đường đến địa điểm mới : Sầm Sơn. Thị Xã Sầm Sơn lúc này đang trong thời điểm đón khác du lịch. Đường phố, bờ biển những dòng người tấp nập ngược xuôi. Điểm đến của họ là những khách sạn, nhà hàng hải sản, danh lam, thắng cảnh ... Còn chúng tôi, những nữ tu bác sỹ, y sỹ của Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa, đang tìm đến với người nghèo, người già yếu bệnh tật.

Xem hình bấm vào đây

Khi xe chúng tôi dừng lại tại Nhà Thờ Sầm Sơn, bà con đang chờ chúng tôi rất đông. Tại đây, chúng tôi bắt gặp những nụ cười hiếm thấy được biểu lộ trên khuôn mặt gầy gò, hốc hác của những cụ ông, cụ bà và người khuyết tật. Ánh mắt họ lóe lên niềm hy vọng.

Sau ít phút gặp gỡ chúng tôi bắt tay vào việc ngay, mỗi người một nhiệm vụ từ khám bệnh, kê đơn đến phát thuốc, chúng tôi đã khám bệnh và cấp thuốc cho 150 bệnh nhân, thuộc giáo xứ Sầm Sơn. Đến và tiếp xúc với bệnh nhân nghèo chúng tôi thấm thía sự đau đớn, nỗi bất hạnh của họ hơn bao giờ hết. Điều đó thúc đẩy chúng tôi ý thức trách nhiệm của mình và mong muốn được tiếp tục lên đường... Có bà lão bị bệnh viêm họng hạt hơn 10 năm, bà cố gắng nói trong cơn ho thắt ruột : “Ông nhà tôi đã quen, nếu không nghe thấy tiếng ho của tôi, ông ấy lại tưởng tôi bị nặng rồi”. Qua câu nói có vẻ hài hước và lạc quan của bà, chúng tôi nhận thấy sau nụ cười là nỗi đau của Bà. Và còn nhiều người đau bệnh khác nữa, người thì không đi được vì đau khớp, người thì thoái hóa cột sống, người thì đau thần kinh, đau đầu.... Họ đã phải chịu đựng sự đau đớn vì bệnh tật, lại còn nghèo nàn túng thiếu, khiến cho những con người bất hạnh ấy không dám nghĩ đến việc chữa trị. Chúng tôi chưa thể giúp họ khỏi bệnh, nhưng nhờ sự giúp đỡ của Hội bác ái Phanxicô, chúng tôi đem đến một chút quan tâm như món quà tinh thần để chia sẻ, ủi an và xoa dịu bớt những cơn đau của người. Nhưng chúng tôi cũng đã gặp phải tình huống khó xử : số thuốc mang theo chỉ giành tối đa là 120 bệnh nhân, trong khi thực tế số bệnh nhân đã tăng lên 150. Chúng tôi đã kêu gọi sự chia sẻ, tất cả đều đồng ý. Có cụ đã tâm sự : “con đã ngoài 80 tuổi nhưng lần đầu tiên được nhận thuốc miễn phí xin hết lòng cảm ơn các Sơ ...”. Thế nhưng, vẫn còn những người ra về mà không được nhận thuốc.

Hình ảnh những người bệnh tội nghiệp ấy càng thôi thúc chúng tôi tiếp tục cố gắng hơn nữa trong sứ vụ trung gian giữa Hội bác ái Phanxicô và các ân nhân đến với bệnh nhân nghèo trong Giáo Phận Thanh Hóa. Là những nữ tu, chúng tôi tiếp tục cầu nguyện và kêu gọi những tấm lòng quảng đại san sẻ ra tay giúp đỡ. Không chỉ riêng ở Sầm Sơn, ở khắp mọi nơi xa gần đang cần sự cảm thông chia sẻ của chúng ta. “Hãy cho thì sẽ được nhận”!

Ban bác ái

Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa
 
Thánh Lễ Rước Lễ lần đầu tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang Portland Oregon
Phan Hoàng Phú Quý
23:03 16/05/2011
Portland-Oregon -- Chú Nhật ngày 15-5-2011 vào lúc 4 giờ chiều, Trường Giáo Lý và Viet Ngữ La Vang đã tổ chức thánh lễ Rước Lễ Lần Đầu cho 96 em học sinh tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang.

Xem hình ảnh

Hôm nay cũng là ngày kính Lễ Chúa Chăn Chiên Lành, dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi tu trì. Với tâm tình tạ ơn của các em sau một năm chăm chỉ học hành về tình thương của Thiên Chúa trong Bí Tích Hòa Giải và Bí Tích Thánh Thể, các em học sinh cũng như quý phụ huynh đã nghiêm trang chỉnh tề quy tụ về Thánh Đường Đức Mẹ La Vang để dâng lên Chúa niềm cảm mến tạ ơn vì các em được đón nhận Chúa lần đầu ngự vào tâm hồn các em.

Linh mục chủ tế Phạm Hữu Đạt đã trắc nghiệm các em về ý nghiã Bí Tích Thánh Thể mà các em sắp lãnh nhận, các em đã trả lời rất xuất sắc, chứng tỏ cho mọi người thấy được kết quả mà quý sơ, quý thấy cô đã hy sinh hướng dẫn trong suốt một năm qua, cũng như những cố gắng của các em trong việc siêng năng học hỏi giáo lý, do đó các em đã được khích lệ bằng những tràng pháo tay thật dài và những phần thưởng do cha chánh xứ trao tặng.

Các em cũng đã dâng lên Chúa bài thánh ca:

Lạy Chúa con lấy gì để dâng lên Ngài
Vì đờI con đâu có gì để mà dâng Chúa
Va con cũng không xin gì, ước gì xa xôi
Vì lạy Chúa, Chúa chính là gia nghiệp của con

Trong phần kết lễ các em cũng dâng lên quý phụ huynh bài thánh ca câù cho Cha Me thật tâm tình và cảm động.

Xin cảm tạ Cha xin cảm ơn trời
Đã ban cho đời con có mẹ cha
Công cha thì cao cao hơn là núi Thái
Nghĩa mẹ dạt dào như sóng trào biển đông
Con không có mẹ ai dạy ngày qua
Con không có cha tìm đâu mái nhà
Xin cho cha, xin cho me được trọn đời mạnh khỏe yên vui
Con xin Chúa thiêt tha ân tình
Tình người cha va trái tim mẹ hiền.

Cô Nguyễn Thái Hiền đã đại diện cho phụ sinh học sinh ngỏ lời cám ơn đến linh lục chánh xứ Bathôlômêô Phạm Hữu Đạt và quý linh mục đồng tế,quý Sơ dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Miền Portland, quý Thầy Cô đã hiệp dâng thánh lể và cầu nguyện cho các em cũng như hy sinh rất nhiều thời gian để hướng dẫn các em trong lớp giáo lý Rước Lễ Lần Đầu này. đặc biệt là ca đoàn Thiếu nhi La Vang, một ca đơàn trẻ thơ nhưng lễ rất có hồn, trang nghiêm và thánh thiện.

Trong dip này các em cũng được trao Chứng Chỉ Rước Lễ Lần Đấu và chụp hình lưu niệm với quý linh mục đồng tế.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Công Giáo và cuộc Cách Mạng đòi Dân Chủ ở Ðông Âu
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
20:00 16/05/2011
Công Giáo Và Cuộc Cách Mạng Đòi Dân Chủ Ở Ðông Âu

LTG: Ngày nay, trong sự bùng nổ của các hệ thống thông tin toàn cầu, muốn kiểm chứng sự xác thực của những sự kiện lịch sử được ghi lại ở đây, không còn là một vấn đề khó khăn, cũng như không ai có thể che giấu được SỰ THẬT.

Ngày 27/1/1990, Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thêm một lần nữa đã kêu gọi nhân dân thế giới từ bỏ các ý thức hệ, hay chủ nghĩa, và tôn trọng các quyền căn bản của con người. “Những cột trụ của mẫu mực nhân bản chân chính trong xã hội phải là: Tự do, công lý và các quyền căn bản.” Ðức Thánh Cha (ĐTC) đã tuyên bố như trên, ở thủ đô Bissau thuộc nước Guinea-Bissau, trong vùng Sahel, nhân chuyến công du của ngài đến Phi Châu. Có lẽ nhân loại đã và đang nhận thức rằng lời kêu gọi của ÐTC là chính đáng. Một chủ nghĩa, tưởng như ngàn đời không thể thay đổi như chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng chỉ một sớm một chiều đã sụp đổ tan tành như bức tường Bá Linh (Berlin Wall) ở Đức.

Bảy mươi hai năm, sau khi những người cộng sản Bolshevik đoạt được chính quyền ở Nga để thành lập Liên Bang Soviet, 1917, (The Union of Soviet Socialist Republics – USSR. Các nước Tây phương thường vắn tắt gọi họ là Soviet Union, hay USSR trên những văn kiện. Trước 1975, miền Nam Việt Nam gọi nước này là Nga-sô; trong khi miền Bắc đã gọi họ là Liên-xô); hôm 1/12/89 ở điện Vatican, người cộng sản (vô thần) hàng đầu trên thế giới, Mikhail Gorbachev, đã tự xóa bỏ từ “cộng sản” trên con người của ông qua việc ân cần giới thiệu bà Raissa, vợ ông, với ÐTC Gioan Phaolô II, “Ðây là Ðức Thánh Cha...” Cuộc cách mạng đòi Dân Chủ tại Ðông Âu, xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản, đã khởi đi từ một quốc gia bé nhỏ nhưng kiêu hùng, Ba Lan (Poland), cũng là quê hương của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị. Ba Lan, con bài domino đầu tiên của toàn cõi Ðông Âu.

CUỘC CÁCH MẠNG ĐÒI DÂN CHỦ KHỞI ÐI TỪ BA LAN

Ở Ba Lan, những cuộc tranh đấu bất bạo động, qua việc đình công bãi thị toàn diện, chống lại nhà cầm quyền cộng sản, đã lần lượt diễn ra vào những năm 1956, 68, 70, 76, và nhất là vào những năm 1980-81. Ðầu năm 1989, sau hơn 7 năm đàn áp bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu những nhà lãnh đạo của phong trào Công Ðoàn Ðoàn Kết (Solidarnosc, Solidarity), chủ tịch đảng cộng sản Ba Lan, tướng Wojciech Jaruzelski, đã phải tuyên bố với ban chấp hành trung ương đảng là Ba Lan cần phải có những cuộc “thay đổi căn bản” để cứu vãn nền kinh tế đang sắp bị phá sản. Việc đầu tiên mà “nhà nước” phải làm là hoàn trả tư cách pháp nhân cho Công Ðoàn Ðoàn Kết và kêu gọi sự giúp đỡ của họ.

Sau nhiều tuần lễ hội thảo liên tiếp giữa các đại diện Công Ðoàn và nhà nước, nhà lãnh đạo Lech Walesa và các đại diện của Công Ðoàn đã tuyên bố rằng quốc gia Ba Lan đang cần sự giúp đỡ của Công Ðoàn. Họ kêu gọi các đoàn viên của Công Ðoàn tạm ngưng các cuộc đình công bãi thị, ngược lại nhà nước phải tôn trọng pháp quyền của Công Ðoàn, tu chính hiến pháp và tổ chức bầu cử tự do, một điều mà người dân Ba Lan chưa hề được hưởng kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến (1945).

Công Ðoàn Ðoàn Kết đã tự biến thành một đảng phái chính trị, một “đảng đối lập” đầu tiên trong thế giới cộng sản. Trong cuộc bầu cử tự do tháng 6, 1989, Công Ðoàn đã chiếm đại đa số ghế trong quốc hội. Qua tháng 8, ông Tadeusz Mazowiecki, nguyên chủ bút tờ tuần báo của Công Ðoàn, đã tuyên thệ tân thủ tướng Ba Lan. Một vị thủ tướng không cộng sản đầu tiên trong khối cộng sản quốc tế. Tháng 12, 1990, chính ông Lech Walesa đã trở thành vị tổng thống tiên khởi do toàn dân bầu lên ở nước Ba Lan Tự Do.

HUNG GIA LỢI (Hungary)

Budapest 1956
Năm 1956, quân đội của Liên Bang Soviet đã đưa xe tăng đàn áp và nghiền nát cuộc nổi dậy đòi tự do của nhân dân Hung Gia Lợi. Họ đã xử tử người đứng đầu cuộc nổi dậy, ông Imre Nagy. Sau đó, để vuốt ve dân chúng, chính quyền Soviet đã để cho Hung thử nghiệm một số kế hoạch kinh tế tương đối dễ dãi hơn so với những quốc gia Ðông Âu khác. Nhưng kinh tế cộng sản thì bao giờ cũng như nhau, ở đâu cũng thế, hết thất bại này đến thất bại khác, trong khi dân chúng phải chịu cảnh nghèo đói triền miên... Tháng 5, 1988, chủ tịch đảng CS Hung, Janos Kadar, bị cất chức. Ông Karoly Grosz, một người tương đối ôn hòa lên thay thế.
Tháng giêng, 1989, quốc hội Hung đã thông qua một nghị luật cho phép các đảng phái chính trị đối lập được tham gia cuộc bầu cử sẽ diễn ra vào mùa xuân năm ấy. Ðảng CS Hung, trong sự cố gắng vớt vát những ghế trong quốc hội, đã tự đổi tên thành Ðảng Xã Hội Hung Gia Lợi, nhưng họ cũng chỉ đạt được khoảng 20% tổng số ghế.

Tháng ba, 1989, Hung Gia Lợi đã cùng ký kết một thỏa ước của Liên Hiệp Quốc về những người tị nạn, theo đó, họ sẽ không ép buộc những người dân tị nạn phải hồi hương. Hung đã phá bỏ hàng rào biên giới giữa họ và Áo Quốc (Austria) một quốc gia trong khối Tự Do ở Tây Âu. Bức màn sắt đã bị kéo xuống. Nhân cơ hội, những người dân Ðông Ðức đã tràn qua Hung, vượt biên qua Áo để vào tị nạn tại Tây Ðức.

ÐÔNG ÐỨC VÀ BỨC TƯỜNG VÔ NGHĨA

Hàng chục ngàn dân Ðông Ðức đã tràn qua Hung để tìm đường xin tị nạn tại Tây Ðức. Ðiều này đã gây căng thẳng giữa hai nước cộng sản “anh em.” Ðông Ðức đòi Hung phải hoàn trả những người dân tị nạn; Hung từ chối và trong ba ngày, họ đã cho phép 15 ngàn người Ðông Ðức vượt biên tìm tự do. Ðông Ðức đóng cửa biên giới với Hung, dân Ðông Ðức lại tràn qua “cựu” Tiệp Khắc (Czechoslovakia) để đến xin tị nạn tại tòa đại sứ Tây Ðức ở Tiệp. Ðông Ðức đang mất dần những cán bộ, công dân ưu tuyển, những người mà họ nghĩ rằng sẽ xây dựng một thiên đàng cộng sản. Trong khi đó, những người dân Ðông Ðức này cho biết, họ xin tị nạn tại Tây Ðức không phải vì lý do kinh tế, nhưng vì TỰ DO.

Tháng mười, 1989, cuộc cách mạng đòi Dân Chủ, Tự Do ở Ðông Âu đã lan tràn đến Ðông Ðức. Bắt đầu bằng cuộc tuần hành cho tự do ở Leipzig. Thoạt tiên người ta đã tưởng rằng cuộc thảm sát đẫm máu ở quảng trường Thiên An Môn của Trung Quốc, sẽ tái diễn tại đây; vì hôm 9 tháng 10, chủ tịch đảng CS, Erich Honecker, đã ra lệnh cho công an dùng “tất cả những lực lượng có thể” để phá vỡ cuộc biểu tình. Nhưng ông Egon Krenz, chỉ huy ngành công an, đã khuyên dụ Honecker bỏ ý định đàn áp những người biểu tình. Các cuộc biểu tình lan rộng đến nhiều thành phố khác, có nơi nửa triệu người đã “xuống đường” cùng một lúc.

Trước đó mấy ngày, (hôm 7/10/89), cuộc viếng thăm của tổng bí thư đảng và nhà nước Soviet, Gorbachev, nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thành lập đảng CS Ðông Ðức, đã góp phần rất nhiều trong việc tránh được một cuộc tắm máu ở quốc gia này. Gorbachev đã cảnh cáo Honecker rằng Soviet sẽ không yểm trợ nếu ông ta dùng bạo lực để đàn áp các cuộc biểu tình. Ðồng thời Gorbachev còn khuyến khích Honecker tạo một “Perestroika” (đổi mới) cho riêng Ðông Ðức. Nhưng đã quá muộn cho Honecker, 11 ngày sau, ông ta bị buộc phải từ chức, và ông Egon Krenz, chỉ huy trưởng ngành công an, đã lên thay thế. Krenz đã đòi đảng CS Đông Ðức phải cải tổ sâu rộng và nhất là quyết định một việc có tích cách lịch sử: PHÁ ÐỔ BỨC TƯỜNG BÁ LINH. Bức tường đó đã do chính quyền CS Ðông Ðức xây năm 1961, chia đôi thành phố Bá Linh để ngăn cản làn sóng dân chúng chạy qua Tây Bá Linh tìm tự do. Ngày 3/12/89, toàn bộ ban chấp hành đảng CS Ðông Ðức và chính phủ phải từ chức vì áp lực của dân chúng. Một chính phủ lâm thời được thành lập để tổ chức cuộc bầu cử tự do vào tháng 5 năm 1990. Cũng như tại các nước Ðông Âu khác, quyền lực của đảng CS Ðông Ðức đã bị cáo chung.

NHỮNG QUỐC GIA KHÁC Ở ÐÔNG ÂU

Những con bài domonoes khác ở Ðông Âu đã lần lượt đổ xuống, từ Tiệp Khắc, Bulgaria, đến nước CS thân Tây Phương nhất là “cựu” Nam Tư (Yugoslavia) cũng đã phải cải cách để thích hợp với tình thế mới, tất cả đều là cách mạng không đổ máu, đều là “bất chiến tự nhiên thành.” Duy chỉ có trường hợp đặc biệt ở Romania.

ROMANIA, CUỘC CÁCH MẠNG ÐẪM MÁU

Có người đã cho rằng cuộc cách mạng ở Ba Lan phải cần 10 năm mới thành công; ở Hung: 10 tháng; ở Ðông Ðức: 10 tuần; ở Tiệp khắc: 10 ngày; còn ở Romania: chỉ có 10 tiếng đồng hồ; nhưng đó là 10 tiếng đồng hồ đẫm máu nhất Ðông Âu. Tất cả chỉ vì một người: nhà độc tài Nicolae Ceausescu.

Ceausescu đã muốn lội ngược dòng thác lũ cách mạng đòi dân chủ ở Ðông Âu, ông ta đã đến thăm Trung Quốc, có lẽ để học hỏi cách đàn áp, bắn giết dân của mình; đến Iran đặt vòng hoa trước mộ của Khomeini, người đã lãnh đạo phe Hồi giáo cực đoan. Nhưng chỉ mấy ngày sau, Ceausescu ta đã bị chính dân chúng của ông ta bắt giữ và kết án tử hình. Sau đó, có người còn nói, với những tội trạng của ông đối với nhân dân Romanian, ông ta không xứng đáng được chôn cất trên đất nước Romania.

Ðêm thứ Năm, 29/12/89, Ceausescu ra lệnh cho quân đội xả súng tàn sát dân chúng biểu tình, quân đội từ chối, Ceausescu và vợ là Elena rút về tư dinh nổi tiếng của họ ở thủ đô Bucharest. Sáng hôm sau ông ta cùng bà vợ trốn ra phi trường với ý định chạy ra khỏi nước. Có lẽ họ muốn đến một trong những nơi có thể chứa chấp họ như Trung Quốc, Iran, hay Bắc Hàn (Triều Tiên). Nhưng Trời đã không dung kẻ trị dân theo đường lối bá đạo, Ceausescu cùng vợ đã bị nhóm quân nhân đứng về phía dân chúng bắt giữ.

Tuy nhiên, một số đơn vị quân đội thiện chiến còn trung thành với Ceausescu đã nổ súng vào dân chúng và các quân nhân cách mạng ở Bucharest cũng như ở nhiều thành phố khác, biến Romania thành quốc gia có nội chiến. Hàng ngàn người đã bị thiệt mạng. Cả Soviet lẫn Mỹ và Tây Âu đều không thể nhất thời trực tiếp can thiệp vào cuộc nội chiến này.

Vo chồng Ceausescu trước giờ bị hành quyết
Một quyết định táo bạo, nhưng vô cùng hiệu nghiệm, đã được nhóm quân nhân cách mạng thi hành: Đưa vợ chồng Ceausescu ra xử, rồi cấp tốc thi hành án tử hình cả hai. Cũng như những người lãnh đạo CS khác, luôn tự “thần thánh hóa”, tự đưa mình lên cao một cách lố bịch rồi bắt mọi người phải tung hô, Ceausescu và bà vợ đã bắt cả nước Romania phải gọi họ là cha và mẹ. Cho đến lúc bị đẩy ra vách tường xử tử, bà Elena vẫn cố nói: “Chúng tôi là cha mẹ của các người mà?” Một loạt đạn oan nghiệt vang lên, họ ngã xuống, đó là câu trả lời duy nhất mà nhân dân Romanian đã dành cho hai nhà “lãnh đạo” độc tài, đã trị dân bằng những hành vi bá đạo, bằng bất công, lừa đảo, độc đoán, bạo lực, đàn áp, giết chóc, tù đày… Hình ảnh xác chết của hai vợ chồng ông Ceausescu đã được các hệ thống truyền hình nhanh chóng tải đi khắp thế giới, (thuở đó, chưa có hệ thống internet, mạng lưới toàn cầu). Như rắn không đầu, nhóm quân nhân còn trung thành với Ceausescu đã lần lượt buông súng, quay về với đồng bào của họ.

NĂM 1979, SỰ CHÂM NGÒI CÁCH MẠNG Ở BA LAN

Tháng tám, 1980, Công Ðoàn Ðoàn Kết ở Ba Lan được thành lập, mở đầu cho cuộc cách mạng 10 năm. Nhưng nguyên tố chính thúc đẩy sự thành hình của công đoàn này đã được tiêm nhiễm vào mạch máu của từng người dân Ba Lan từ tháng sáu, 1979.

Khoảng một năm sau khi đăng quang Giáo Hoàng, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã trở lại thăm viếng quê hương Ba Lan lần thứ nhất vào tháng 6, 1979. Tại quảng trường Chiến Thắng giữa thủ đô Warsaw, ÐTC đã thách đố quan niệm của những người Marxists về Kitô giáo, coi Kitô giáo như một hệ thống giá trị trừu tượng mà chỉ có chủ nghĩa Marxism mới có thể nhận thức cách cụ thể trong lịch sử. ÐTC nói rằng Kitô giáo không phải chỉ có một hệ thống giá trị, nhưng cùng một lúc cung cấp những phương tiện và tiêu chuẩn để những giá trị này được triển nở và sinh hoa trái trong lịch sử. Phương thức này liên hệ đến một người, chính Chúa Kitô, Ðấng là sự đo lường của sự thật của đời sống con người và lịch sử của các dân tộc. ÐTC thêm rằng người ta không thể bảo vệ những giá trị Kitô giáo đã đem đến cho các dân tộc, nếu cùng một lúc tấn công những căn bản của các gía trị ấy.

Không như cộng sản chủ nghĩa, chủ trương toàn cầu hóa con người bằng bạo lực, bằng những cuộc tắm máu liên tiếp, Kitô giáo có thể liên kết con người trong một vũ trụ quan đầy tình huynh đệ và thương yêu qua sức mạnh của sự liên kết toàn bộ quần chúng với một chủ trương tái dựng cơ cấu đạo đức của xã hội.

ĐGH Gioan Phaolô II thăm Ba Lan năm 1979
Ðiều này không có nghĩa giáo hội sẽ trực tiếp làm chính trị, nhưng giáo hội sẽ là một sự hiện diện truyền giáo, đưa đến một đức tin cụ thể, một đức tin sẽ xâm nhập tất cả mọi phương diện của xã hội và mưu tìm những giải đáp cụ thể cho những nhu cầu của nhân loại.

Cần phải có một sự thay đổi toàn diện trong thế giới cộng sản ở Ðông Âu và Liên Bang Soviet. Sự thay đổi này sẽ mở rộng một cánh đồng truyền giáo bao la và mới mẻ cho giáo hội Công Giáo hoàn vũ. Luồng gió mới này sẽ được khởi đi từ Ba Lan.

Phương thức hành động đã được đề ra trong thông điệp của ÐTC, việc thành lập Công Ðoàn Ðoàn Kết một năm sau đó chỉ là một thành quả đương nhiên, và 10 năm sau, cả nhân loại đã nhìn thấy một Âu Châu tự do, một Âu Châu đại kết mà Thế Giới Tự Do không bao giờ tưởng tượng được điều đó có thể xảy ra trong một sớm một chiều.

Linh hồn của cuộc cách mạng toàn diện, đòi dân chủ ở Ðông Âu là một người thuộc chủng tộc Slav, người ấy tên là Karol Jozef Wojtyla, người đã lãnh đạo gần một tỷ dân Công Giáo trên toàn cầu (theo thống kê lúc bấy giờ), người đó chính là Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ Nhị, là một Chân Phúc Giáo Hoàng trong hiện tại.

MIKHAIL GORBACHEV, NGƯỜI CỦA THẬP KỶ 80's

Khi cuộc cách mạng đòi dân chủ ở Ba Lan đang trong thời kỳ bị đàn áp và căng thẳng tột cùng, thì tại Soviet, năm 1985, một người “trẻ” đã được bầu vào chức vụ tối quan trọng của đại cường cộng sản này, chức tổng bí thư đảng cộng sản. Người trẻ đó mang tên Mikhail Sergeyevich Gorbachev, 54 tuổi.

Không như những lãnh tụ gìa nua trong qúa khứ, ngay từ khi nắm chức vụ quan trọng này, Gorbachev đã tỏ ra là một người đầy sinh lực và có nhiều sáng kiến. Ông đã đưa ra hai chủ trương Cởi Mở (Glasnost) và Ðổi Mới (Perestroika). Ðổi mới để guồng máy kinh tế của Liên Bang Soviet, và các guồng máy kinh tế trong thế giới cộng sản, có thể sản xuất cách hữu hiệu những sản phẩm mà người dân muốn tiêu thụ. Cởi mở để chấm dứt một guồng máy chính trị đặt căn bản trên sự lừa đảo, che mắt nhân dân, đồng thời tạo cơ hội bắt tay thân thiện với cộng đồng nhân loại trong Thế Giới Tự Do.

Nhân cơ hội này, những nước cộng sản “anh em” ở Ðông Âu đã bắt đầu có những cuộc thương thảo ngoại giao “riêng” với các nước Tây Phương, mà không sợ đàn anh Soviet trừng phạt. Thực ra, chính Gorbachev đã để cho họ có những cơ hội này. Tuy nhiên, trong năm đầu, sự cởi mở của Gorbachev đã chưa đủ để có thể chấp nhận ngay những hoạt động nghiệp đoàn của người công nhân Ba Lan mang tên Lech Walesa và phong trào Công Ðoàn Ðoàn Kết do ông lãnh đạo.

Năm 1987, Gorbachev đã xóa bỏ nỗi lo âu truyền thống của những người cộng sản Bolshevik: Mối đe dọa từ Thế Giới Tự Do. Ông đã viết rằng nền an ninh của Liên Bang Soviet không còn có thể được bảo đảm bằng những phương tiện quân sự nữa. Gorbachev đã bắt buộc phải nói lên sự thực này vì lúc đó sức mạnh quân sự của Mỹ và các quốc gia Tây Âu đã vượt xa Soviet và các nước đàn em ở Đông Âu; nhất là về võ khí, “nguyên tử” cũng như “không nguyên tử.” Người ta có thể thấy rõ điều này qua sự so sánh các võ khí không nguyên tử mà quân đội Soviet đã dùng trong năm cuối cùng của cuộc chiến mười năm ở Afghanistan (1979-89), trước khi họ bị bắt buộc phải rút quân về nước; với võ khí của Mỹ và Đồng Minh trong “trận chiến vùng Vịnh” lần thứ nhất, năm 1991.

Hiện nay, vẫn còn những tranh luận về nguyên nhân đưa đến sự sụp đổ của Liên Bang Soviet, đồng thời kéo theo sự tan rã của khối CS quốc tế. Dựa trên những dữ kiện lịch sử, người viết bài này xin được trình bày một nguyên nhân, khá đơn giản: Về các võ khí nguyên tử, Soviet đã phạm một lỗi lầm sinh tử khiến họ không thể gượng dậy được nữa. Khởi đi từ khoảng giữa thập kỷ 1970’s khi khối CS quốc tế đạt được một vài “thắng lợi” nhất định, như ở Việt Nam, Miên, Lào và Angola (Phi Châu); Liên Bang Soviet, dưới sự lãnh đạo của Leonid Brezhnev, đã vội kết luận là phe Tư Bản đã muốn bỏ cuộc, khối Tự Do sẽ hoàn toàn bị sụp đổ, và họ quyết định chuẩn bị cuộc “tổng tấn công dứt điểm” vào Mỹ và Tây Âu. Liên tiếp trong khoảng 10 năm, họ đã liều lĩnh dùng một ngân sách khổng lồ cho quân sự, vượt cả mức nguy hiểm, khoảng 25% trên tổng sản lượng quốc gia (Gross National Product. GNP.) Trong khi từ xưa đến nay các chiến lược gia trên thế giới luôn đồng ý rằng ngân sách quốc phòng chiếm 6% của GNP vào thời bình, đã là quá nhiều. Soviet đã gấp rút phát triển quân đội và đặc biệt là gia tăng số lượng của kho võ khí chiến lược, các loại hỏa tiễn nguyên tử liên lục địa (Intercontinental Ballistic Missiles. ICBMs), nhất là hai loại SS-18 và SS-19, tương đương với những hỏa tiễn Minuteman và Poseidon của Mỹ. Mỗi hỏa tiễn này, tùy theo sự xếp đặt, có thể chứa đến 10 đầu đạn nguyên tử loại nhỏ, nhắm vào 10 mục tiêu khác nhau; mỗi đầu đạn này tuy gọi là nhỏ nhưng nó vẫn có thể tiêu diệt một thành phố cỡ trung bình.

Lý thuyết hữu lý nhất để giải thích “chiến lược” của Soviet là nếu số lượng hỏa tiễn nguyên tử và số lượng sức tàn phá (Kiloton) của họ vượt xa số lượng của Mỹ, đến độ các hỏa tiễn của họ có thể “diệt gọn” Mỹ và Tây Âu ngay trong đợt tấn công đầu tiên; thì với sức mạnh kinh khủng đó và với tinh thần “cầu bại” của khối Tự Do, Soviet sẽ làm được nhiều điều. Thứ nhất, họ không cần phải tiêu diệt đối thủ, vì nếu họ tấn công, khối lượng phóng xạ khổng lồ từ các bom đạn nguyên tử tỏa ra trong bầu khí quyển, sẽ gây khốn khổ cho chính họ và cho tất cả phần nhân loại còn lại; hơn nữa Mỹ vẫn có thể phản công bằng sức mạnh nguyên tử của họ. Thứ hai, Soviet chỉ cần dùng sức mạnh của mình để gây áp lực, buộc các nước “thân Mỹ” phải đi vào quĩ đạo của họ. Thứ ba, như vậy Mỹ sẽ dần dần bị cô lập và cuối cùng thì chính họ cũng phải đầu hàng. Do đó, Soviet sẽ chiến thắng, trở thành “minh chủ” của cả thế giới mà không phải bắn một viên đạn nào.

Nhưng Soviet không bao giờ ngờ được rằng Mỹ đã bí mật tìm ra cách “chế ngự” lực lượng hỏa tiễn của họ. Vào những năm giữa thập kỷ 1980’s, chính phủ Mỹ, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Ronald Reagan (1981-89) đã công khai phát triển chương trình “Sáng kiến phòng vệ chiến lược” (Strategic Defense Initiative. SDI) hay còn được gọi là “Star Wars.” “Sáng kiến” này nhắm đến việc thiết lập ba lá chắn: Lá chắn thứ nhất sẽ do các vệ tinh trang bị võ khí dùng tia Laser, để bắn hạ các hỏa tiễn của Soviet ngay khi chúng vừa rời khỏi dàn phóng. Lá chắn thứ hai sẽ từ các phi cơ chiến đấu (tiêm kích) và chuyên cơ (cải biến từ những chiếc phản lực khổng lồ Boeing 747), dùng cả tia Laser và hỏa tiễn, để diệt những đầu đạn đã lọt qua được lá chắn thứ nhất. Lá chắn thứ ba, do các hỏa tiễn từ dưới đất hoặc các tàu chiến bắn lên để diệt số đầu đạn còn lại, bẻ gãy hoàn toàn cuộc tấn công. Đây là một chiến lược mới, khác hẳn với chiến lược cũ của Mỹ là “Bảo đảm cả hai bên cùng chết” (Mutual Assured Destruction. MAD), nếu họ bị tấn công bằng nguyên tử. Tuy nhiên, Tổng Thống Reagan vẫn trấn an dư luận rằng đây chỉ là một chương trình phòng vệ, không có chủ ý dùng để tấn công nước khác! Nhưng Soviet, cũng như mọi người, phải hiểu rằng nếu khối Tự Do đã phá được tất cả, hay phần lớn số hỏa tiễn của Soviet, thì kể như Soviet đã thua, vì họ sẽ không thể tồn tại trước cuộc phản công của khối Tự Do. (Phản công ở đây được hiểu là bấm nút phóng các hỏa tiễn của mình, sau khi những hỏa tiễn của đối phương đã được phóng đi và còn đang bay trên không, chưa tới mục tiêu. Thời gian bay của các hỏa tiễn, trung bình vào khoảng 30 phút.) Mặt khác, nếu Mỹ tấn công phủ đầu, rồi cùng lúc dùng “Star Wars” để ngăn chặn cuộc phản công của Soviet, thì họ có thể sẽ đạt thắng lợi. Nhưng Mỹ cũng không bao giờ muốn làm điều này vì những nguy hiểm của chất phóng xạ như đã nói ở trên. Tóm lại, “ván bài xả láng” trong một nỗ lực, liều lĩnh đến khó hiểu, kéo dài cả 10 năm trời của Soviet đã bị “vô hiệu hóa,” không còn hù dọa được ai. Như kẻ thua bạc, trở thành trắng tay! Liên Bang Soviet đã không còn đủ sức, cả về kinh tế lẫn ý chí, để tiếp tục cuộc đua xa hơn!

Cuộc thi đua võ trang cũng như trận chiến tranh lạnh giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản, bắt đầu thừ sau đệ nhị thế chiến, khoảng 1947, đã đến hồi kết thúc, mà phe chiến thắng không phải là khối Cộng Sản. Quân sự đã thua, kinh tế lại kiệt quệ, nên tìm cách hòa giải với khối Tự Do là giải pháp duy nhất để có thể sống còn của Liên Bang Soviet. Dù vậy, người ta vẫn phải chờ đợi thêm hai năm nữa, đến năm 1989, Gorbachev mới nhận ra rằng sự đổi mới bên ngoài không đưa đất nước của ông đến đâu cả, nhưng cần phải có một cuộc đổi mới toàn diện, đổi mới tận gốc rễ hệ thống chính trị và nền kinh tế sắp bị phá sản. Ðiều đó có nghĩa, chủ nghĩa đã tạo nên sự phá sản đó, chủ nghĩa cộng sản (chủ trương độc đảng, cai trị độc tài, quyết định độc đoán), phải bị cáo chung.

Gorbachev đã khuyến cáo những chính phủ CS đàn em ở Ðông Âu rằng họ không còn được che chở bằng sức mạnh quân sự của Soviet nữa. Sức mạnh đó từ bao năm nay đã trở thành lề luật, trở nên “chính nghĩa” cho những việc làm của các chính phủ chư hầu này. Các nhà cầm quyền ở Ðông Âu sẽ phải tự tìm phương thức đổi mới xã hội với chính dân chúng của họ, nếu không, họ sẽ bị các tầng lớp nhân dân lật đổ. Ceausescu ở Romania đã không học được bài học này và đã bị chết thảm.

Ngay tại Soviet, trong khoảng thời gian đó, đại hội đồng quốc gia đã thảo luận gây cấn về sự độc tôn lãnh đạo của đảng cộng sản Soviet. Ða số các đại biểu đều mong ước một thể chế đa đảng và người dân có quyền trực tiếp bầu vị lãnh đạo quốc gia như ở các nước Tây Phương. Sau ba ngày tranh luận, hôm 7/2/90, đảng CS Soviet đã phải nhượng bộ và tu chính hiến pháp để các đảng phái chính trị khác có thể hoạt động và tham gia chính quyền. Sau hơn 72 năm, đảng CS của Liên Bang Soviet - USSR, cường quốc đàn anh của khối CS quốc tế, đã hoàn toàn không còn quyền lực ở quốc gia này.

MỘT CHỦ TRƯƠNG, HAI MỤC ÐÍCH

ÐTC Gioan Phaolô II và nhà lãnh đạo Soviet, Mikhail Gorbachev, đã có cùng một chủ trương: Tạo dựng một Âu Châu đại kết trong một trật tự mới. Trật tự đó không còn dựa trên ý thức hệ hay chủ thuyết nào. Tuy nhiên, mục đích về một Âu Châu đại kết của hai nhà lãnh đạo đã có điểm khác nhau.

Ngay từ khi đăng quang Giáo Hoàng, 1978, ÐTC Gioan Phaolô II đã cổ võ một cuộc “Phúc Âm hóa” lần thứ hai cho toàn cõi Âu Châu, khi nhân loại đang bước vào thiên niên kỷ thứ ba của thời đại Kitô. Không ai có thể tin được rằng chỉ 10 năm sau, lời cổ võ đó đã hiện thực vì một Âu Châu hiệp nhất đã và đang thành hình.

Hai trận thế chiến khốc liệt nhất thế kỷ XX đã xảy ra từ Âu Châu và những người anh em Kitô đã tận tình tàn sát nhau. Là người đến từ Ba Lan, một trong những quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất trong các cuộc tàn sát đó, ÐTC gioan Phaolô II đã thấy cần có một sự thay đổi tận gốc rễ, vượt ra ngoài những ý thức hệ, mới có thể tái liên kết Châu Âu.

Trước ngưỡng cửa của thế kỷ mới, thiên kỷ mới, với những đe dọa của các lực lượng đã bột phát trong hậu bán thế kỷ XX, đặc biệt là trong vùng Trung Ðông (Ngài muốn ám chỉ đến khối Hồi Giáo), một Âu Châu chia rẽ, một Âu Châu tương tranh sẽ chỉ làm mồi ngon cho các lực lượng mới đó mà thôi. Một Âu Châu liên kết, ít nhất là về phương diện kinh tế, sẽ có thể làm cho cuộc Phúc Âm hóa lần thứ hai, đưa lục địa này trở về với những lề lối đạo đức căn bản của Kinh Thánh thành hiện thực. Cộng thêm nỗ lực hiệp nhất của tất cả những anh em Kitô hữu: Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành, trên phần đất này, đã là chủ trương của vị lãnh đạo giáo hội Công Giáo toàn cầu.

Gorbachev có thể cùng có một cái nhìn về những mối đe dọa từ bên ngoài Âu Châu như ÐTC, nhưng mối quan tâm chính của ông đã dừng lại ở điểm: một khối kinh tế mới cần phải được thành hình ở Âu Châu. Khối kinh tế đó không phải chỉ là Thị Trường Chung Âu Châu, con đẻ của sự cạnh tranh giữa hai nền kinh tế Mỹ - Soviet trong quá khứ, nhưng bao gồm cả Soviet, Ðông và Tây Âu Châu. Ðại diện cho đại cường kinh tế mới này có thể sẽ là Ðức, Nga (Soviet) và Pháp. Khối kinh tế mới đó đã được các nước Tây Âu dự tính thành lập vào năm 1992.

Trước một khối kinh tế đại kết của Âu Châu, kinh tế Hoa Kỳ (Mỹ) sẽ không còn đứng hàng đầu nữa. Do đó Hoa Kỳ, cũng trong năm 1992, đã liên kết với Canada để tạo khối kinh tế Bắc Mỹ Châu, rồi dần dần kết hợp những quốc gia thuộc Tổ Chức Các Quốc Gia Mỹ Châu (Organization of American States - OAS), để cuối cùng tạo nên một khối kinh tế duy nhất cho toàn lục địa Bắc và Nam Mỹ Châu.

Trong viễn tượng kinh tế thế giới đó, có thể Nhật, Trung Quốc và các nước Á Châu khác sẽ phải tự tìm đến nhau mới có thể cạnh tranh với hai khối kinh tế đại cường này.

Giáo Hội Công Giáo và Liên Bang Nga (Russian Federation hay Russia, tên mới của Liên Bang Soviet) đang cùng song hành, cùng hỗ trợ lẫn nhau để tạo nên một Âu Châu mới, trong một trật tự mới, tràn đầy hi vọng về một tương lai tươi sáng trong tình huynh đệ, hiệp nhất và an hòa của những người con Ðức Chúa Trời. Cái bắt tay thân mật giữa hai nhà lãnh đạo ở điện Vatican hôm 1/12/1989 đã nói lên tất cả.

Điều đáng nói thêm là các đảng cộng sản ở những quốc gia mới được “giải phóng” nói trên vẫn được tôn trọng và được hoàn toàn tự do hoạt động, cũng như tham gia sinh hoạt chính trị trong nước như bất cử một đảng phái nào khác. Nếu một ngày nào đó đảng của họ chiếm đa số ghế trong quốc hội, thì một thủ tướng đảng viên cộng sản vẫn là điều có thể xảy ra. Ngoài ra, những người đã làm việc cho chính phủ cũ, như các quân nhân, cảnh sát, nhân viên dân chính, vẫn tiếp tục công việc của họ trong chính phủ dân cử mới, theo khả năng đích thực của mỗi người. Những diễn biến kinh tế thế giới sau đó đã không hoàn toàn xảy ra như dự kiến, nhưng vẫn cần phải ghi lại các sự kiện nói trên như một minh chứng của sự thật, trong khúc quanh vô cùng quan trọng của lịch sử nhân loại.

LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng

 
Văn Hóa
Cái lưỡi thế gian
Trầm Hương Thơ
17:52 16/05/2011
CÁI LƯỠI THẾ GIAN (Lc.15.1-2)

Trên đời nói xấu người ta
Cái chuyện dễ nhất xảy ra hàng ngày
Chẳng cần biết dở biết hay
Cái miệng ngứa ngáy nó bay ra lời

Xảy ra khắp chốn khắp nơi
Từ nơi quyền qúy đến nơi bần cùng
Vẫn là một đáp số chung
Chỉ vì cái lưỡi nó vung tứ bề

Thiên Chúa! mà còn bị chê
Nếu, tôi là Chúa! mọi bề đã ngon
Nói chi đến phận cỏn con
Những người bé mọn lãnh đòn thường xuyên

Nhất là khi đến cửa quyền
Cái lưỡi không thích nó truyền lệnh ra
Câu hỏi "Đầu Tiên" làm qùa
Được rồi, cái lưỡi tà tà rút vô.

Đôi khi cái lưỡi trầm trồ
Nào khen mình giỏi, nào hô mình tài
Như rang bắp nổ cho oai
"Cái dằm trong mắt người ngoài" trưng ra

"Cái Xà nằm ở mắt ta"
Lại chẳng nhìn thấy mới là chuyện hay
Khi xưa Chúa nói câu này
Ngày nay ta thấy nó hay vô cùng

Thánh Kinh nói Chúa đi chung
Với người thu thuế ăn cùng một mâm
Người nghèo theo Chúa rầm rầm
Chúa thương giúp đỡ chia phần trao ban

Mấy "Kinh Sư" thấy nói càn
Chẳng cần biết thật, biết gian ,chỗ nào
Chỉ cần thấy Chúa đi vào
Nơi mấy người đó là nhào dzô chê

Đúng là cái lưỡi u mê
Kết án người khác là nghề lưỡi kia
Nào phường thu thuế kia kìa
Nào phường tội lỗi đầm đìa thế gian

Ôi! thôi đủ thứ phàn nàn
Sao chẳng nghĩ lại mà bàn lời ngay
Hãy nói giữa lúc ban ngày
Như xưa Chúa phán lời hay thơm nồng

Chớ đừng ăn có nói không
Để rồi mang tội bất công với đời
Cuối đời đến lúc nghỉ ngơi
"Hồn Mình" về trước "Chúa Trời" ra sao ?
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Tài Mẹ Quê
Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
11:57 16/05/2011
GIA TÀI MẸ QUÊ
Ảnh của Giuse Nguyễn Cao Hoàn (ĐCV Hànội)
Đường xa mẹ-gánh-mẹ-gồng
bên-cha-bên-mẹ, bên-chồng-bên-con
Đá mềm, chân cứng, dạ sắt son.
(nđc)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền

 
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ngẫm Sự Đời – What is Life ?!
Ảnh của Richard Drysdale
21:46 16/05/2011
NGẪM SỰ ĐỜI – What is Life?!.

Ảnh của Richard Drysdale

Gát tay ngẫm cũng nực cười.

Bon chen, tranh lấn để rồi được chi!

Nay bạn, mai mốt tôi. ..thì. ..

Trần gian để lại những gì mà tranh ?!

Cõi đời còn lại hư danh

Cháu con thừa hưởng thơm, tanh. ..từ mình!

(Trích thơ của Hoàng Thị)

Life and I play beneath the midnight sun

Life and I play beneath the morning moon

Life brings me soup when I am ill

Life kisses me good night and greets me with a smile…

(anees akbar)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền