Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 17/05: Xin Chúa Giêsu ban bình an cho chúng con – Lm. Giuse Lăng Kinh Luân, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:36 16/05/2022
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Thầy để lại bình an cho các con, Thầy ban bình an của Thầy cho các con. Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng. Lòng các con đừng xao xuyến và đừng sợ hãi. Các con đã nghe Thầy nói với các con rằng: Thầy đi, rồi Thầy sẽ trở lại với các con. Nếu các con yêu mến Thầy, thì các con hãy vui mừng vì Thầy về với Cha, bởi lẽ Cha trọng hơn Thầy. Giờ đây Thầy nói với các con trước khi việc xảy ra, để khi việc xảy ra, thì các con tin. Thầy không còn nói nhiều với các con nữa, vì thủ lãnh thế gian đã đến. Nó không có quyền lực gì đối với Thầy. Nhưng để cho thế gian biết rằng Thầy yêu mến Cha, thì Thầy làm như Cha đã truyền dạy".
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:38 16/05/2022
12. Những ai truyền bá phép lần chuỗi Mân Côi sẽ được Mẹ giúp đỡ khi cần thiết.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
18:53 16/05/2022
80. CÁI CHẾT CỦA CÔ GÁI LÀM BIẾNG
Cô gái nọ rất làm biếng, chỉ biết “áo đến chìa tay, cơm đến thì ngáp”.
Một hôm chồng đi xa, vì sợ vợ làm biếng nấu cơm mà đói nên làm một cái bánh nướng rất lớn, cột trên cổ vợ rồi mới an tâm mà đi.
Nhưng năm hôm sau trở về thì vợ bị đói mà chết.
Cái bánh lớn trên cổ chỗ gần nơi miệng chỉ sứt một miếng, té ra cô ta không buồn dùng đến tay để cầm bánh mà ăn.
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 80:
Con trai mà làm biếng nấu ăn thì còn có thể chấp nhận, chứ đàn bà con gái mà làm biếng thì ôi thôi hết nước nói, nhất là làm biếng nấu ăn thì chồng nó bỏ sớm...
Thiên Chúa tạo dựng nên con người không phải để con người làm biếng, ăn rồi đi chơi, đi nhậu, đi bia ôm, đi vũ trường.v.v...nhưng là để con người cộng tác với Ngài làm đẹp vũ trụ này, và nơi mà con người làm đẹp trước tiên chính là gia đình của mình, bởi vì khi gia đình đẹp (hòa thuận, yêu thương, biết quan tâm cho nhau) thì nơi giáo xứ đẹp, nơi công sở đẹp, nơi xã hội đẹp, đó chính là ý muốn của Thiên Chúa vậy.
Thời nay có những đàn bà, những cô gái không chết đói vì làm biếng nấu ăn, nhưng để cho người khác đói, tức là chồng đói, con đói vì mình bận đi nhà hàng xóm đánh tứ sắc, vì mình bận đi ngồi lê đôi mách, vì mình bận làm dáng làm điệu mà không lo chuyện gia đình.
Những người vợ như thế thì hãy coi chừng đấy, một ngày nào đó chồng sẽ lên án và con cái sẽ đi bụi đấy. Và nặng hơn nữa là linh hồn cũng sẽ...chết đói đấy nhé.
Ai có mắt thì đọc !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Cô gái nọ rất làm biếng, chỉ biết “áo đến chìa tay, cơm đến thì ngáp”.
Một hôm chồng đi xa, vì sợ vợ làm biếng nấu cơm mà đói nên làm một cái bánh nướng rất lớn, cột trên cổ vợ rồi mới an tâm mà đi.
Nhưng năm hôm sau trở về thì vợ bị đói mà chết.
Cái bánh lớn trên cổ chỗ gần nơi miệng chỉ sứt một miếng, té ra cô ta không buồn dùng đến tay để cầm bánh mà ăn.
(Tiếu lâm quảng ký)
Suy tư 80:
Con trai mà làm biếng nấu ăn thì còn có thể chấp nhận, chứ đàn bà con gái mà làm biếng thì ôi thôi hết nước nói, nhất là làm biếng nấu ăn thì chồng nó bỏ sớm...
Thiên Chúa tạo dựng nên con người không phải để con người làm biếng, ăn rồi đi chơi, đi nhậu, đi bia ôm, đi vũ trường.v.v...nhưng là để con người cộng tác với Ngài làm đẹp vũ trụ này, và nơi mà con người làm đẹp trước tiên chính là gia đình của mình, bởi vì khi gia đình đẹp (hòa thuận, yêu thương, biết quan tâm cho nhau) thì nơi giáo xứ đẹp, nơi công sở đẹp, nơi xã hội đẹp, đó chính là ý muốn của Thiên Chúa vậy.
Thời nay có những đàn bà, những cô gái không chết đói vì làm biếng nấu ăn, nhưng để cho người khác đói, tức là chồng đói, con đói vì mình bận đi nhà hàng xóm đánh tứ sắc, vì mình bận đi ngồi lê đôi mách, vì mình bận làm dáng làm điệu mà không lo chuyện gia đình.
Những người vợ như thế thì hãy coi chừng đấy, một ngày nào đó chồng sẽ lên án và con cái sẽ đi bụi đấy. Và nặng hơn nữa là linh hồn cũng sẽ...chết đói đấy nhé.
Ai có mắt thì đọc !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài. csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Để có thể trải nghiệm niềm vui
Lm. Minh Anh
23:02 16/05/2022
ĐỂ CÓ THỂ TRẢI NGHIỆM NIỀM VUI
“Các con đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi!”.
Andrew Murray viết, “‘Để có thể trải nghiệm niềm vui’, chớ gì không một giây phút nào trong đời tôi ở ngoài ánh sáng, tình yêu và sự hiện diện của Chúa! Không một giây phút nào mà tôi không phó toàn thân như chiếc bình rỗng cho Ngài, để Ngài đổ đầy vào đó Thánh Thần và tình yêu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Hẳn không mấy người trong chúng ta được như Andrew Murray, vì hầu hết chúng ta đang mất bình an, thiếu tự do và cạn niềm vui… vì lo lắng, toan tính và sợ hãi. Bởi đó, những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay thật an ủi, “Các con đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi!”. Đây không chỉ là một lời khuyên, nhưng còn là một mệnh lệnh; vì lẽ, đây là bí quyết ‘để có thể trải nghiệm niềm vui’ mà Chúa Phục Sinh muốn tiết lộ cho những ai thuộc về Ngài!
Chúa Giêsu muốn chúng ta biết rằng, một trái tim sợ hãi và bối rối không phải là của Ngài; bởi lẽ, cánh cửa tâm hồn của người đó đã bị đóng chặt, Ngài không thể bước vào. Ngài cũng biết, khó khăn, xao xuyến và sợ hãi là một gánh nặng tì đè chúng ta. Ngài rất muốn chúng ta thoát khỏi những gánh nặng này, Ngài muốn chúng ta được tự do ‘để có thể trải nghiệm niềm vui’ đích thực. Vậy thì đâu là gánh nặng ‘nặng nhất’ của bạn trong cuộc sống? Điều gì ám ảnh, chi phối, khiến bạn tức giận, không thể buông bỏ đến nỗi nó ảnh hưởng đến cả cuộc sống? Hoặc gánh nặng của bạn có lẽ tinh vi hơn, nó có thể không khiến bạn choáng ngợp; nhưng thay vào đó, là một gánh nặng thường xuyên đeo bám, dai dẳng; nó luôn ở đó, sau mặt trái của ngày sống. Và đó là một gánh nặng có thể khá khó khăn khi nó kéo dài từ năm này qua năm khác!
Để được tự do, bước đầu tiên không thể thiếu là bạn cần thấy cho được gánh nặng đó là gì; xác định nó, gọi tên nó, và tìm cách truy nguyên gốc gác của nó. Nếu nguyên nhân gây ra gánh nặng này là một tội lỗi, bạn hãy ăn năn và tìm đến Bí tích Hoà Giải; đây là cách tốt nhất để trải nghiệm tự do ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu gánh nặng của bạn là kết quả do hành vi của những người khác, hoặc một số tình huống nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn; bạn cứ yên tâm, chỉ cần quy phục Chúa, giao cho Ngài toàn quyền kiểm soát tình huống này. Tự do sẽ đến với bạn khi bạn hoàn toàn quy phục, tín thác cho thánh ý nhiệm mầu của Ngài, dù nó có là gì đi nữa!
Phaolô, qua bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay, là một mẫu gương cho sự tín thác trọn vẹn này. Tình huống Phaolô gặp phải hoàn toàn nằm ngoài tầm kiểm soát. Bị ném đá, người ta tưởng ông đã chết; thế nhưng, biết mình còn sống, Phaolô không xao xuyến, chẳng sợ hãi; và thay vì trốn chạy, ông lập tức vào thành và đi đến các thành để rao truyền danh Chúa; nhờ đó, “Các bạn hữu Chúa nhận biết vinh quang Nước Chúa” như lời Thánh Vịnh đáp ca tiên báo.
Anh Chị em,
“Các con đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi!”. Đấng thuyết phục chúng ta là Đấng đã từng xao xuyến, sợ hãi và buồn phiền đến chết được; cũng là Đấng từng bị nhục mạ, giết chết và vùi sâu trong lòng đất. Thế nhưng, Ngài đã phục sinh, và nay đang ngự trong cung lòng Cha mà chuyển cầu cho chúng ta. Ngài là món quà vô giá Chúa Cha tặng trao; nhờ Ngài, chúng ta mạnh sức để vượt qua mọi tối tăm của thế gian này. Vậy, bao lâu không ở trong Ngài và Ngài không ở trong chúng ta, chúng ta vẫn tiếp tục xao xuyến và sợ hãi! ‘Để có thể trải nghiệm niềm vui’, “Chớ gì không một giây phút nào mà tôi không phó toàn thân như chiếc bình rỗng cho Ngài, để Ngài đổ đầy vào đó Thánh Thần và tình yêu!”. Thánh Thể của Ngài, Lời của Ngài, các Bí tích; đặc biệt, Bí tích Hoà Giải là những gì Ngài sẵn sàng đổ đầy chúng ta; nguồn thánh sủng này sẽ trả lại cho chúng ta tất cả những gì đã mất, băng bó những thương tổn và chữa lành mọi tật nguyền!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘để có thể trải nghiệm niềm vui’, xin Thánh Thần Chúa soi rọi những gì đang đè nặng lương tâm con, xin lửa tình yêu của Ngài thiêu rụi nó, hầu linh hồn con có thể bay bổng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
TT. Zelensky: Chiến thắng cho Ukraine đang bắt đầu.
Nguyễn Long Thao
10:21 16/05/2022
Trong một bài phát biểu hôm Chủ nhật 15/5/ 2022, Tổng Thống Volodymyr Zelensky, cho biết quân đội Nga đang ở "ngõ cụt" và "chiến thắng cho quốc gia Ukraine đang bắt đầu"
Mở đầu bài phát biểu, ông nói: "Ngày thứ 81 của cuộc bảo vệ của chúng tôi sắp kết thúc và thêm một tuần làm việc ngày đêm nữa, Ukraine sẽ thấy chiến thắng đang bắt đầu",
Ông cảnh báo: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho những nỗ lực mới để đối phó với Nga nhằm tấn công Donbas, và gia tăng tấn công miền nam Ukraine. “Những kẽ xâm lăng vẫn không muốn thừa nhận rằng họ đang đi vào ngõ cụt và cái gọi là hoạt động đặc biệt của họ đã bị phá sản. Nhưng thời giam chắc chắn sẽ đến khi người dân Ukraine buộc những kẻ xâm lược phải nhìn nhận thực tế ”.
Tổng thống cũng đề cập đến các cuộc tấn công tên lửa ở Lviv vào Chủ nhật cũng như các cuộc pháo kích ở Hulyaipole, Severodonetsk, Lysychansk và khu vực Donetsk, Tổng thống nói rằng Ukraine đang trải qua "sự tàn bạo" mỗi ngày.
Tuy nhiên, Zelensky tuyên bố rằng những người lính Nga “sẽ mang tệ nạn này trở về Nga” khi rút khỏi Ukraine.
Phát biểu của ông được đưa ra cùng ngày khi Bộ Quốc phòng Anh ước tính rằng Nga đã mất khoảng một phần ba quân số mà nước này gửi tới Ukraine lúc đầu.
Hôm thứ Hai, theo Reuters, các quan chức Ukraine báo cáo rằng các lực lượng của họ đã bắt đầu cuộc phản công và đẩy lùi quân đội Nga ở Kharkiv về phía biên giới giữa hai quốc gia.
Nguyễn Long Thao
Mở đầu bài phát biểu, ông nói: "Ngày thứ 81 của cuộc bảo vệ của chúng tôi sắp kết thúc và thêm một tuần làm việc ngày đêm nữa, Ukraine sẽ thấy chiến thắng đang bắt đầu",
Ông cảnh báo: “Chúng tôi đang chuẩn bị cho những nỗ lực mới để đối phó với Nga nhằm tấn công Donbas, và gia tăng tấn công miền nam Ukraine. “Những kẽ xâm lăng vẫn không muốn thừa nhận rằng họ đang đi vào ngõ cụt và cái gọi là hoạt động đặc biệt của họ đã bị phá sản. Nhưng thời giam chắc chắn sẽ đến khi người dân Ukraine buộc những kẻ xâm lược phải nhìn nhận thực tế ”.
Tổng thống cũng đề cập đến các cuộc tấn công tên lửa ở Lviv vào Chủ nhật cũng như các cuộc pháo kích ở Hulyaipole, Severodonetsk, Lysychansk và khu vực Donetsk, Tổng thống nói rằng Ukraine đang trải qua "sự tàn bạo" mỗi ngày.
Tuy nhiên, Zelensky tuyên bố rằng những người lính Nga “sẽ mang tệ nạn này trở về Nga” khi rút khỏi Ukraine.
Phát biểu của ông được đưa ra cùng ngày khi Bộ Quốc phòng Anh ước tính rằng Nga đã mất khoảng một phần ba quân số mà nước này gửi tới Ukraine lúc đầu.
Hôm thứ Hai, theo Reuters, các quan chức Ukraine báo cáo rằng các lực lượng của họ đã bắt đầu cuộc phản công và đẩy lùi quân đội Nga ở Kharkiv về phía biên giới giữa hai quốc gia.
Nguyễn Long Thao
Nhà tạm bị đánh cắp từ nhà thờ ở Texas được tìm thấy tại tiệm Burger King
Đặng Tự Do
17:07 16/05/2022
Một nhà tạm bị đánh cắp từ một nhà thờ ở Texas đã được nhà chức trách thu hồi bên ngoài một tiệm bán thức ăn nhanh Burger King. Bên ngoài nhà tạm có những dấu hiệu bị hư hỏng vì những tên trộm đã phá nó ra. Bình đựng bánh thánh đã bị lấy mất cùng với các bánh thánh đã được thánh hiến.
Vụ trộm được báo cáo trên trang Facebook của giáo xứ Công Giáo St. Bartholomew vào ngày 9 tháng 5. Thông báo của giáo xứ gọi vụ việc là “một khoảng thời gian đau lòng trong cuộc đời của giáo xứ chúng tôi”. Nhà tạm đã bị mất trong hai ngày trước khi nó được phát hiện bị vứt bỏ bên ngoài nhà hàng thức ăn nhanh.
Phản ứng của anh chị em giáo dân
Anh chị em giáo dân bày tỏ sự hoang mang và bức xúc trước hành vi trộm cắp. Tom McRae, một thành viên của giáo đoàn St. Bartholomew từ năm 1986, đã viết:
“Đối với bất kỳ ai đã đánh cắp nhà tạm từ Nhà thờ Công Giáo St. Bartholomew, đây là một sự xúc phạm, bạn không thể làm tổn thương chúng tôi bằng cách làm điều này. Tôi chân thành hy vọng bạn biết bạn đang làm việc với ai. Chúng tôi đang cầu nguyện cho bạn.”
Theo Tạp chí Katy Online, vụ trộm được cho là diễn ra vào đêm Chúa Nhật. Trong khi cảnh sát đã thu hồi được nhà tạm, họ vẫn chưa tiến hành bắt giữ hay nêu tên nghi phạm. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra đang tiến triển.
Một tweet của Adrian Fonseca, một nhà sản xuất của Mạng lưới phát thanh Guadalupe, lưu ý rằng các nhà chức trách đã có “khuôn mặt” và biển số xe của nghi phạm. Trong dòng tweet, Fonseca cũng tuyên bố rằng nhà tạm đã bị mưu toan đánh cắp hai, lần thứ hai kẻ trộm mới lấy được.
Vụ trộm diễn ra vài ngày sau khi các nhóm hoạt động ủng hộ phá thai cố gắng tổ chức các cuộc biểu tình làm gián đoạn các Thánh lễ trong ngày Hiền Mẫu tại các nhà thờ Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ. Nhóm Ruth Sent Us đã tweet những lời kêu gọi phá đám các thánh lễ và đốt Thánh Thể sau khi ý kiến dự thảo của Thẩm Phán Samuel Alito bị rò rỉ, trong đó cho thấy Tòa án Tối cao có thể sớm lật ngược phán quyết Roe kiện Wade.
Source:Aleteia
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói rằng ngài bình thản; vụ giam giữ kích động sự phản đối kịch liệt
Đặng Tự Do
17:08 16/05/2022
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục đã nghỉ hưu của Hương Cảng, trấn an người Công Giáo rằng ngài vẫn ổn sau khi bị cảnh sát an ninh quốc gia bắt giữ vì ủng hộ những người biểu tình chống chính phủ.
“Tôi đã nói chuyện với Đức Hồng Y Quân,” Giám mục Hương Cảng Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ) viết trên trang Facebook của mình. “Ngài nói với tôi rằng hãy cho bạn bè của ngài biết rằng ngài vẫn ổn. Không phải lo lắng. Và ngài muốn chúng ta có một cách tiếp cận khiêm tốn đối với ngài.”
Vị Hồng Y 90 tuổi đã trở về nhà của mình với các tu sĩ dòng Salêsiêng Hương Cảng vào ngày 11 tháng 5 sau khi bị giữ vài giờ.
Đức Hồng Y và ba ủy viên khác của Quỹ cứu trợ nhân đạo 612 đã bị giam giữ riêng biệt vào ngày 10 tháng 5 và ngày 11 tháng 5, và tất cả đều được trả tự do vào ngày 11 tháng 5. Quỹ, hiện không còn tồn tại, được thành lập để hỗ trợ tài chính cho những người tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm 2019 và đã bị giải tán sau khi bị chính quyền Hương Cảng tung ra luật an ninh quốc gia trong năm qua.
Chính quyền Hương Cảng nói rằng lực lượng cảnh sát an ninh quốc gia được thành lập “để bảo vệ an ninh quốc gia Trung Quốc.” Đức Hồng Y và những người khác đã bị thẩm vấn tại đồn cảnh sát Sài Loan(Chai Wan, 柴灣) vì bị cáo buộc thông đồng với lực lượng nước ngoài.
Luật an ninh năm 2020 của Hương Cảng quy định việc tham gia hoặc ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ là tội phạm lật đổ và cấu kết với các tổ chức nước ngoài, đồng thời cho phép việc dẫn độ đến Trung Quốc đại lục những người bị giam giữ. Hình phạt tối thiểu là ba năm tù, và tối đa là tù chung thân.
Những người chỉ trích cho rằng điều đó vi phạm Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hương Cảng của Trung Quốc. Đạo luật được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua vào năm 1990, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, khi Anh trao lại quyền kiểm soát Hương Cảng cho Trung Quốc. Luật pháp bảo vệ sự thịnh vượng và ổn định của Hương Cảng, đồng thời cũng bảo vệ các quyền và tự do của người dân Hương Cảng.
Trong một tuyên bố ngày 12 tháng 5, Giáo phận Hương Cảng kêu gọi chính phủ duy trì tự do tôn giáo trong thành phố và nói: “Chúng tôi luôn tôn trọng pháp quyền. Chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục được hưởng tự do tôn giáo ở Hương Cảng theo Luật Cơ bản.”
Tuyên bố cũng kêu gọi “Cảnh sát Hương Cảng và các cơ quan tư pháp xử lý trường hợp của Đức Hồng Y Quân theo công lý, có xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của con người chúng ta.” Tuyên bố cho biết họ “vô cùng quan tâm đến tình trạng và sự an toàn của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, và chúng tôi đang cầu nguyện đặc biệt cho ngài.”
Ngày 11 tháng 5, Vatican đã ra một tuyên bố cho biết họ đã “lo lắng về tin tức về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân” và đang “theo dõi sự phát triển của tình hình với sự chú ý cao độ”. Ngày hôm sau, tờ báo của Vatican, L'Osservatore Romano, đã đăng một câu chuyện về vụ việc với một tựa đề hướng sự chú ý đến “mối quan tâm của Tòa Thánh.”
Đức Cha David J. Malloy của Rockford và là chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi cầu nguyện và cảnh báo người Công Giáo rằng mặc dù Hồng Y Quân đã được tại ngoại nhưng tình hình của ngài vẫn rất bấp bênh.
Đức Cha viết:
Tin tức đáng báo động về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân ngày 11 tháng 5 tại Hương Cảng do vai trò quản lý quỹ nhân đạo dành cho những người biểu tình trong quá khứ cho thấy xu hướng ngày càng tồi tệ đối với các quyền tự do cơ bản và nhân quyền ở Hương Cảng. Vị mục tử kiên định và là người ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ và công lý này đã bị bắt cùng với những người được ủy thác khác của một quỹ chi trả chi phí pháp lý và y tế cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ, một quỹ đã bị giải tán vào mùa thu năm 2021. Vì sự ủng hộ của Đức Hồng Y Quân cho những điều này và những người biểu tình, ngài đang bị buộc tội 'thông đồng với lực lượng nước ngoài.' Theo luật an ninh quốc gia được ban hành vào tháng 6 năm 2020, 'ly khai, lật đổ và cấu kết với các lực lượng nước ngoài' là tội phạm có thể bị trừng phạt với mức án lên đến tù chung thân. Vì vậy, mặc dù Đức Hồng Y Quân đã được tại ngoại nhưng tình hình của ngài vẫn rất bấp bênh.
Source:Crux
Xã luận của Tạp chí America: Việc kết liễu Roe v. Wade mang công lý thực sự lại cho phụ nữ và trẻ chưa sinh
Vũ Văn An
18:56 16/05/2022
Giống như đại đa số báo chí và cơ quan truyền thông Công Giáo khác, Tạp chí America của các cha Dòng Tên Mỹ, khi đưa tin về vụ lật ngược phán quyết Roe v. Wade, đều tỏ ý ủng hộ. Tuy nhiên, đôi lúc, người ta vẫn thấy Tạp chí này thêm chữ “nhưng” vào sự ủng hộ ấy. Đại khái, như những tựa đề: If the Catholic Church is pro-life, why is its maternity leave so bad? (May 6, 2022), I support overturning Roe. But pro-lifers need to understand why so many Americans fear this decision (May 06, 2022), I’ve wanted Roe v. Wade overturned my entire life. So why don’t I feel better now? (May 05, 2022). Nhưng trong bài xã luận ngày 12 tháng 5 vừa qua, các chủ bút của họ đã bỏ chữ “nhưng” này và nhất loạt cho rằng việc kết liễu Roe v. Wade mang lại công lý cho phụ nữ và trẻ chưa sinh.
Theo Tạp chí này, vào đầu tháng 5, một bản dự thảo bị rò rỉ về ý kiến đa số trong vụ án Dobbs v. Jackson Women's Health, hiện đang được Tối cao Pháp viện xem xét, cho thấy tòa này đang trên đà lật ngược các tiền lệ của nó trong phán quyết Roe v. Wade và Planned Parenthood v. Casey. Tối cao Pháp viện xác nhận rằng tài liệu rò rỉ là một dự thảo xác thực, có từ tháng Hai. Mặc dù chưa rõ phán quyết cuối cùng, dự kiến vào khoảng cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7, sẽ giống như dự thảo bao xa, nhưng ít nhất hai kết luận có thể được đưa ra.
Đầu tiên, luật của tiểu bang Mississippi liên quan đến vụ Dobbs, tức việc cấm phá thai sau 15 tuần của thai kỳ, gần như chắc chắn sẽ được duy trì. Và trừ khi Chánh án John Roberts thuyết phục một chánh án bảo thủ khác tham gia với ông trong một phán quyết hạn chế hơn, nó dường như sẽ được duy trì bằng cách lật ngược hoàn toàn các phán quyết Roe và Casey. Thứ hai, cả chính vụ rò rỉ chưa từng có và sự phẫn nộ sau đó về phán quyết có thể có — một sự phẫn nộ vốn đã bao gồm các cuộc tuần hành phản đối, phá phách và đốt phá trụ sở của một nhóm ủng hộ sự sống, và các cuộc biểu tình giận dữ bên ngoài nhà của các thẩm phán Tối cao Pháp viện, những người dự kiến sẽ ký vào dự thảo - chứng minh rằng gần 50 năm cố gắng giải quyết chính sách phá thai tại Tối cao Pháp viện là một thất bại nặng nề đã góp phần vào việc chính trị hóa tòa án một cách triệt để.
Như thế, câu hỏi đặt ra vẫn là: Đâu là con đường đúng đắn tiến về phía trước kể từ điểm này, đối với cả vấn đề có thực chất về chính sách phá thai và cuộc tranh luận chính trị xung quanh vấn đề này?
Các chủ bút của tạp chí America từ lâu đã lập luận rằng như một vấn đề hợp hiến, phá thai đúng ra là một vấn đề của các cơ quan lập pháp tiểu bang. Hơn nữa, như một vấn đề luân lý, sự sống con người chưa sinh đáng được pháp luật bảo vệ qua các hạn chế về phá thai, các hạn chế này phải đi kèm với các biện pháp bảo vệ phụ nữ mang thai và hỗ trợ để việc chào đón một đứa con trong điều kiện kinh tế an toàn trở thành khả hữu. Vì cả hai lý do đó, các chủ bút của tạp chí America hoan nghênh viễn cảnh phán quyết Roe bị lật ngược và luật phá thai tốt hơn có thể được thực thi. Họ tiếp tục kêu gọi các đồng minh và đồng nghiệp của họ trong phong trào ủng hộ sự sống làm việc để các chính sách trong mạng lưới an toàn xã hội có thể giúp làm giảm tỷ lệ phá thai. Không làm như vậy trong khi vận động cho những hạn chế ngày càng khắc nghiệt về phá thai sẽ khiến trái tim và khối óc khó nhận ra bổn phận luân lý là bảo vệ sự sống chưa sinh.
Từ lâu, các chủ bút này cũng tin rằng, về mặt thực dụng, Roe và Casey đã dẫn đến những chia rẽ cố thủ sâu xa hơn về phá thai. Thay vì hợp tác và thỏa hiệp, các phán quyết này của tòa án đã khuyến khích những người ủng hộ quyền lựa chọn phản đối bất cứ và mọi hạn chế thực chất nào đối với việc phá thai đến phải nhờ đến Tối cao Pháp viện. Họ không thấy khả thể thực tiễn nào là các khuyến khích đó có thể thay đổi bao lâu tính hợp hiến của bất cứ luật phá thai nào dựa vào cách thức ít nhất năm thẩm phán áp dụng tiêu chuẩn mơ hồ “gánh nặng quá mức” của phán quyết Casey. Điều này có nghĩa là hy vọng tốt nhất - dù là hy vọng hạn hẹp – đối với cuộc tranh luận chính trị tốt hơn về phá thai vẫn là loại bỏ các trở ngại Roe và Casey và trả vấn đề lại cho trật tự bình thường của chính trị lập pháp.
Ngay cả khi Chánh án Roberts thành công trong việc bảo đảm một phán quyết hạn chế hơn về việc duy trì giới hạn 15 tuần đối với việc phá thai trong khi không quyết định gì khác, vấn đề phá thai sẽ được đưa ra trước tòa trong thời gian ngắn. Các tiểu bang khác có thể đề xuất luật cấm phá thai sau 10 hoặc 12 tuần, hoặc một thách thức đối với việc chấp pháp tư nhân (private enforcement) của lệnh cấm sáu tuần của Texas cuối cùng có thể đưa ra tòa án theo cách không thể né tránh. Còn nếu có việc làm giảm Roe và Casey nhiều hơn mà không lật ngược chúng, thì, theo họ, sẽ lại có một vụ kiện khác sau đó. Sự lặp lại không ngừng của cùng một diễn trình sẽ không tạo ra giải pháp ổn định cho vấn đề này.
Công chúng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chia rẽ sâu xa về việc phá thai trong nhiều thập niên và cả hai đảng chính trị đều trở thành chuyên gia khai thác sự chia rẽ đó vì mục đích đảng phái. Mặc dù việc lật ngược lại Roe và Casey sẽ không chấm dứt tình trạng phe đảng đó, bao lâu chính sách phá thai chỉ có thể bị ảnh hưởng một cách có ý nghĩa bởi các bổ nhiệm cho tòa án, phá thai sẽ tiếp tục là một vấn đề chi phối chính trị.
Vì cùng những lý do đó, các chủ bút của tạp chí America tin rằng phong trào ủng hộ sự sống không nên theo đuổi việc hiến pháp thừa nhận tư cách nhân vị của thai nhi thông qua tòa án như một cách để đơn phương hạn chế và hình sự hóa việc phá thai. Vì Hiến pháp không nói gì về vấn đề này cũng như về vấn đề phá thai, nên phán quyết của tòa nhằm xác lập tính cách nhân vị của thai nhi sẽ là hình ảnh phản chiếu sai lầm căn bản của Roe, có khả năng khiến đất nước rơi vào một cuộc chiến ủy nhiệm về vấn đề này thông qua các bổ nhiệm ở ngành tư pháp.
Lập trường của Giáo Hội Công Giáo chống lại việc phá thai xuất phát từ cam kết đối với tính thánh thiêng của mọi sự sống con người bất kể hoàn cảnh nào, khi còn trong bụng mẹ hay bên ngoài bụng mẹ. Bảo vệ sự sống ở mọi nơi khác nhưng bác bỏ việc bảo vệ đó đối với trẻ chưa sinh là tham gia vào điều bị Daniel Berrigan, S.J., từng tố cáo là "nỗi kinh hoàng của con người", trong đó sự sống của những đứa trẻ chưa sinh bị coi là một trong những người không xứng đáng có quyền và phẩm giá. Cha Berrigan nói: “Những con người văn minh không bận tâm tới việc vứt bỏ sự sống ở bất cứ giai đoạn nào."
Giáo Hội Công Giáo dạy rằng phôi thai, như sự sống con người, “phải được đối xử từ khi thụ thai như một con người”. Đây là một lập luận đạo đức, một lập luận mặc nhiên thừa nhận rằng không có cách khách quan nào để xác định một thời điểm trong sự phát triển con người mà tại đó các tác nhân đạo đức có thể tin tưởng rằng một con người kém phát triển hơn chưa phải là một con người và vì vậy có thể bị giết một cách tự do. Người Công Giáo được kêu gọi thuyết phục đồng công dân của chúng ta về nghĩa vụ chung là bảo vệ sự sống con người thông qua lập luận và đấu tranh dân chủ, và không nên tìm cách áp đặt nó bằng những sắc lệnh tư pháp, vốn dựa trên những lập luận hiến pháp chắc chắn căng thẳng.
Điều cần thiết nhất trong cuộc tranh luận công cộng về việc phá thai là một sự suy xét đạo đức trung thực về hai sự thiện đang ở thế căng thẳng với nhau khi một phụ nữ phải đối mặt với việc mang thai mà nàng cảm thấy mình không thể tiếp tục: sự toàn vẹn thể xác cũng như quyền tự chủ cá nhân của nàng, và phẩm giá của sự sống chưa sinh hoàn toàn phụ thuộc vào nàng. Theo các sáng kiến mà Roe đã giúp thiết lập, những người ủng hộ một điều thiện có xu hướng phớt lờ hoặc trốn tránh điều kia, trong khi phỉ báng phe đối thủ, một phe cũng đang làm điều y hệt. Sự thù hận và sợ hãi của người ở hai bên về vấn đề phá thai sẽ không dễ dàng để vượt qua. Nhưng lời kêu gọi yêu thương và thực thi công lý cho cả phụ nữ và cuộc sống của những đứa trẻ chưa chào đời chỉ đòi hỏi có thế.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Thượng Hội Đồng Hiệp Hành
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:33 16/05/2022
Thượng Hội Đồng “Hiệp Hành”
Cùng với toàn thể Hội Thánh, chúng ta tham gia Thượng Hội Đồng do Đức Thánh Cha Phanxicô mở ra với tên gọi mà Giáo Hội Việt nam dịch là Hướng tới một Hội Thánh Hiệp Hành: – Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ. Nói đơn sơ dễ hiểu là toàn thể dân Chúa trong Hội Thánh bất phân chức vị hay phẩm trật, trên nền tảng Bí Tích Thánh Tẩy, cùng nhau lắng nghe, ngẫm xét căn tính và sứ mạng của mình để chỉnh sửa cách thế hiện hữu cũng như các hoạt động của mình cho đúng với ý Chúa Kitô, Người lập nên Hội Thánh.
Hội Thánh là gì và Chúa Kitô lập Hội Thánh để làm gì? Hội Thánh là đoàn Dân Thiên Chúa, là tập thể những người tin vào Chúa Kitô, được Chúa Kitô quy tụ để qua đó Người tiếp tục công trình cứu độ nhân loại cho đến tận thế. Như thế Hội Thánh không chỉ đón nhận và sống ơn cứu độ mà còn có bổn phận thông truyền ơn cứu độ cho nhân trần, đặc biệt qua ba chức vụ mà Chúa Kitô trao phó, đó là ngôn sứ, tư tế và vương giả.
1.Sống chức vụ ngôn sứ: Trước hết Hội Thánh là đoàn dân đón nhận, sống và loan truyền lời mạc khải. Lời mạc khải của Thiên Chúa được tỏ bày cho mọi người qua các kỳ công tay Chúa tác tạo, qua tiếng lương tâm, qua các biến cố lịch sử, nhất là lịch sử ơn cứu độ mà Thánh Kinh là một trong hai kho tàng lưu truyền lời chân lý này.
Ý lời của Đấng Tạo Thành qua vũ trụ vạn vật thì dường như dễ được đón nhận, dù rằng vẫn có đó nhiều “vũ trụ quan” dị biệt. Công Đồng Vaticanô II đã minh nhiên nhìn nhận giá trị của tiếng lương tâm nơi mỗi người để rồi vừa biết tôn trọng nhưng cũng vừa nỗ lực làm lành mạnh hóa lương tri con người khỏi những lầm lạc (x.GS số 16). Các biến cố của lịch sử, nhất là trong thời hiện đại chính là lời mạc khải của Thiên Chúa cho chúng ta. Lướt qua các biến cố lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay chúng ta có thể nhận ra hai bức tranh hiện thực mà Công Đồng đã minh định trong Hiến Chế Gaudium et Spes. Bức tranh thứ nhất đó là sức mạnh của tình liên đới và hiệu quả của nó. Và bức tranh đối nghịch đó là sự nguy hại của việc leo thang cũng như tập trung quyền lực và hậu quả tàn khốc nó gây ra mà chúng ta dễ dàng nhận ra qua nạn độc tài, độc quyền, các cuộc chiến tranh…
Ý lời của Thiên Chúa được lưu truyền trong Kinh Thánh là một nguồn mạc khải Kitô hữu chúng ta vốn xác tín. Để hiểu đúng chân lý Thánh Kinh trình bày thì Công đồng đã hướng dẫn cụ thể qua Hiến Chế Mạc Khải, cách đặc biệt ở số 12. Kitô hữu chúng ta, cách riêng các vi tư tế thừa tác có bổn phận loan truyền Lời Mạc khải khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Ma quỷ cám dỗ chúng ta xưa lẫn nay, đó là vẫn nói lời của Chúa nhưng chỉ theo cách thế chung chung, nói ở đâu cũng đúng và nói thời nào cũng chẳng sai, nhưng lại không nhằm cho ai cả. Thánh Công Đồng qua Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các Linh mục nói rõ: “Các Linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm”…Phải trình bày Lời Chúa không phải cách tổng quát và trừu tượng, nhưng phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sống.”(số 4). Lời Chúa vừa là lời tình yêu gieo rắc lòng thương xót của Thiên Chúa vừa là lời chân lý giải phóng nhân loại khỏi ách nô kệ thần dữ và những thế lực đen tối. Mong sao việc Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 16-3-1998 công khai xin lỗi về việc Giáo hội thiếu sót nghĩa vụ ngôn sứ trong thời phát xít “Đức – Ý – Nhật” cảnh tỉnh chúng ta về bổn phận này.
2.Sống chức vụ tư tế: Thánh hóa chính mình và thánh hóa nhân trần bằng đời sống cầu nguyện cũng như các cử hành Phụng Vụ là điều Kitô hữu chúng ta luôn xác tín. Tuy nhiên cần cẩn trọng chước cám dỗ ma thuật hóa các bí tích cũng như hình thức hóa các cử hành Phụng vụ. Chúa Giêsu đã từng nhiều lần phê phán lối sống đạo vụ hình thức của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Dù là lối nói theo thể văn ngoa ngữ nhưng lời Chúa Giêsu dạy: “Khi cầu nguyện hãy vào phòng đóng cửa lại…”(x.Mt 6,5-6) khiến chúng ta phải cần phải xem xét lối sống đạo theo kiểu “luật chữ đỏ”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng cảnh tỉnh chúng ta về chước cám dỗ mà Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh các tông đồ đó là “men biệt phái” (x.Lc 12,1-7).
“Khi cầu nguyện, anh em đừng nhiều lời như dân ngoại…” (Mt 6,7-15) Cần xác nhận rằng hình thức “đạo đức bình dân” có đó vai trò của nó trong đời sống đức tin. Tuy nhiên chúng ta cũng dễ sa chước cám dỗ hài lòng về số lượng kinh kệ cũng như các hình thức lễ hội, rước xách linh đình mà xao lảng tâm tình chính yếu của các hành vi đạo đức đó là đến với Cha trên trời trong tình con thảo để đến với tha nhân trong tình yêu liên đới huynh đệ qua các mối tương quan xã hội của đời sống thường nhật.
Một thực tiển cần phải khiêm nhu nhìn nhận đó là có tình trạng “tách biệt” giữa đời sống cầu nguyện, tham dự các cử hành Phụng vụ, cử hành hay lãnh nhận các bí tích với đời sống thường nhật, chuyện sinh kế, sản xuất hay kinh doanh buôn bán… Không chỉ tách biệt mà nhiều khi lại có sự đối nghịch giữa chúng. Nói nôm na là sinh hoạt đạo một đàng nhưng lại bon chen chuyện đời một nẽo. Với tín hữu giáo dân thì “lễ lạc, kinh kệ” vẫn giữ nhưng về với đời sống thường nhật, người ta sao thì tôi vậy, thế thôi. Với các đấng bậc hàng tư tế thì vẫn có đó nhiều trường hợp chỉ “lo việc đạo”, còn chuyện đời thì xem ra như “không phải là bổn phận của tôi”.
3.Chức năng vương giả: Về chức năng này, xin được chia sẻ theo hai tiêu chí đó là đối nội và đối ngoại.
-Về đối nội: Đã là tập thể thì chúng ta nhận ra sự cần thiết của vai trò, vị trí người lãnh đạo cũng như sự phân công phân nhiệm. Tuy nhiên chúng ta đừng quên lời dạy của Chúa Giêsu: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,26-27). Các đấng bậc trong Hội thánh hầu chắc thuộc nằm lòng lời Chúa Giêsu dạy. Các vị còn minh nhiên khẳng định mình được sai đến nơi này nơi kia là để phục vụ, phục vụ chiên trong đàn lẫn ngoài đàn. Có Đức Giáo Hoàng thì tự nhận mình là tôi tớ của các tôi tớ. Thế mà vẫn đã có và đang còn đó tình trạng đáng tiếc là nạn “giáo sĩ trị” gây ra nhiều hậu quả đáng buồn và đáng trách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem nạn giáo sĩ trị là một nguyên nhân lớn của nhiều tội ác. Chủ nghĩa giáo sĩ trị được mô tả qua các hình thái bắt đầu bằng hạn từ “độc”. Đó là độc tôn, độc quyền, độc đoán, độc tài. Có đấng trong hàng giáo sĩ đã thẳng thắn nhận định rằng giáo sĩ càng “độc” thì giáo dân càng khốn khổ.
Nhận diện tệ nạn "giáo sĩ trị" thì không quá khó, nhưng tìm ra nguyên nhân mới là vấn đề. Nguyên nhân có thể xếp thành hai loại: chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là về phía các linh mục, giám mục. Có thể là do thiếu trưởng thành nhân bản, thiếu lòng đạo và cũng có thể là thiếu "đức tin", thiếu sự cầu nguyện... Còn nguyên nhân khách quan thì chúng ta cần thú nhận rằng việc đào tạo linh mục hiện nay xem ra quá nặng về kiến thức mà xem nhẹ việc đào tạo nhân cách. Phải chăng cần điều chỉnh lại cái nhìn "tu đức" xưa vốn quá đề cao thiên chức linh mục cách thái quá. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một lần dâng lễ tấn phong giám mục ngày 17-10-2021, ngài đã nói rằng giám mục trước hết là một trách vụ hơn là một chức vị, là phục vụ hơn là cai trị.
Cũng cần điều chỉnh cung cách yêu mến, trọng kính của tín hữu đối với các đấng bậc tu trì. Xin đừng trách giáo dân vì họ được dạy rằng các đấng bậc, nhất là hàng giáo sĩ là những người được Chúa chọn. Khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ rằng "không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy chọn anh em" là Chúa Giêsu hành động theo nhân tính. Vì chính Người đã phải thức trắng đêm để cầu nguyện với Cha trên trời. Kitô học cho chúng ta cái nhìn quân bình này. Ngay vị đứng đầu Giáo hội là Đức Giáo Hoàng mà Thiên Chúa lại chấp nhận cho con người (các Hồng Y cử tri) được quyền bầu chọn. Nạn độc quyền, độc tôn, độc đoán, độc tài xem ra bắt nguồn từ Giáo Luật khi quá tập trung quyền lực và quá kéo dài thời gian quyền lực lớn vào một số vai vị của hàng giáo sĩ. Đức Phanxicô gần đây đã mạnh dạn áp dụng việc tản quyền và ra hạn định thời gian nắm quyền ở một vài Bộ của Giáo triều là một nỗ lực canh tân theo tinh thần “Hiệp Hành”.
-Về đối ngoại: Cần thú nhận rằng trách vụ của Kitô hữu làm dậy men Tin Mừng môi trường thế trần trong tình hiệp thông và liên đới xem ra còn thiếu sót và có khi là đáng trách. Đọc những lời xin lỗi của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (trên 100 lần công khai) thì chúng ta nhận ra hiện thực này. Có thể nói những lời xin lỗi này chủ yếu là do sự tắc trách của hàng giáo sĩ, cách riêng hàng giáo phẩm. Với tín hữu giáo dân thì có và còn đó tình trạng sống đạo vụ hình thức, giữ đạo cách vụ lợi, ích kỷ, nghĩa là giữ đạo cốt để cho mình được lên thiên đàng hay ít là khỏi phải sa hỏa ngục. Vì thế có hiện tượng đạo đời tách biệt. Nếu có chút gì liên hệ giữa hai thực thể ấy thì như gói gọn trong một vài việc lạc quyên, cứu trợ nào đó. Có thể nói rằng số tín hữu ý thức bổn phận làm lành mạnh hóa môi trường sống còn quá khiêm tốn. Lại nói thêm, xin đừng trách đoàn dân Chúa hàng giáo dân, vì trong các Ủy ban thuộc hàng giám mục tại các giáo phận Việt Nam thì xem ra cái Ban ít thấy hoạt động và báo cáo nhất đó là Ban Công lý và Hòa bình. Thế mà đây là một trong những Ban giúp hướng dẫn chúng ta sống đức tin cách thiết thực giữa đời thường. “Học Thuyết Xã Hội Công Giáo” đã được Hội Thánh ban hành năm 2004, thế nhưng hiệu quả của nó như thế nào là một vấn đề cần nghiêm túc và khiêm tốn nhìn nhận. Thiết nghĩ rằng cần đào sâu bốn Hiến Chế của Công Đòng Vaticanô II, dĩ nhiên là có hiệu đính và cập nhật đó là HC Mạc Khải, Giáo Hội, Phụng Vụ và Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay. Một vài câu hỏi gợi ý thảo luận:
1.Làm thế nào để Lời Chúa thấm nhuần trong cách sống và lối hành xử của Kitô hữu?
2.Đâu là những nguyên nhân hình thành chủ nghĩa giáo sĩ trị. Và cần có biện pháp nào để chữa trị tệ nạn này?
3.Các hình thức tạm gọi là “giữ đạo” qua các cử hành Phụng vụ, Bí tích và qua các việc đạo đức như kinh kệ, rước xách…của chúng ta có rơi vào tình trạng “giữ đạo” của người Do Thái thời Chúa Giêsu không? Làm thế nào để vượt qua sự “giữ đạo” các hình thức và vụ lợi để tiến tới việc “sống đạo” cách trưởng thành và trong tinh thần liên đới?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Hạt Đak Mil – Gp. Ban Mê Thuột.
Cùng với toàn thể Hội Thánh, chúng ta tham gia Thượng Hội Đồng do Đức Thánh Cha Phanxicô mở ra với tên gọi mà Giáo Hội Việt nam dịch là Hướng tới một Hội Thánh Hiệp Hành: – Hiệp Thông – Tham Gia – Sứ Vụ. Nói đơn sơ dễ hiểu là toàn thể dân Chúa trong Hội Thánh bất phân chức vị hay phẩm trật, trên nền tảng Bí Tích Thánh Tẩy, cùng nhau lắng nghe, ngẫm xét căn tính và sứ mạng của mình để chỉnh sửa cách thế hiện hữu cũng như các hoạt động của mình cho đúng với ý Chúa Kitô, Người lập nên Hội Thánh.
Hội Thánh là gì và Chúa Kitô lập Hội Thánh để làm gì? Hội Thánh là đoàn Dân Thiên Chúa, là tập thể những người tin vào Chúa Kitô, được Chúa Kitô quy tụ để qua đó Người tiếp tục công trình cứu độ nhân loại cho đến tận thế. Như thế Hội Thánh không chỉ đón nhận và sống ơn cứu độ mà còn có bổn phận thông truyền ơn cứu độ cho nhân trần, đặc biệt qua ba chức vụ mà Chúa Kitô trao phó, đó là ngôn sứ, tư tế và vương giả.
1.Sống chức vụ ngôn sứ: Trước hết Hội Thánh là đoàn dân đón nhận, sống và loan truyền lời mạc khải. Lời mạc khải của Thiên Chúa được tỏ bày cho mọi người qua các kỳ công tay Chúa tác tạo, qua tiếng lương tâm, qua các biến cố lịch sử, nhất là lịch sử ơn cứu độ mà Thánh Kinh là một trong hai kho tàng lưu truyền lời chân lý này.
Ý lời của Đấng Tạo Thành qua vũ trụ vạn vật thì dường như dễ được đón nhận, dù rằng vẫn có đó nhiều “vũ trụ quan” dị biệt. Công Đồng Vaticanô II đã minh nhiên nhìn nhận giá trị của tiếng lương tâm nơi mỗi người để rồi vừa biết tôn trọng nhưng cũng vừa nỗ lực làm lành mạnh hóa lương tri con người khỏi những lầm lạc (x.GS số 16). Các biến cố của lịch sử, nhất là trong thời hiện đại chính là lời mạc khải của Thiên Chúa cho chúng ta. Lướt qua các biến cố lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay chúng ta có thể nhận ra hai bức tranh hiện thực mà Công Đồng đã minh định trong Hiến Chế Gaudium et Spes. Bức tranh thứ nhất đó là sức mạnh của tình liên đới và hiệu quả của nó. Và bức tranh đối nghịch đó là sự nguy hại của việc leo thang cũng như tập trung quyền lực và hậu quả tàn khốc nó gây ra mà chúng ta dễ dàng nhận ra qua nạn độc tài, độc quyền, các cuộc chiến tranh…
Ý lời của Thiên Chúa được lưu truyền trong Kinh Thánh là một nguồn mạc khải Kitô hữu chúng ta vốn xác tín. Để hiểu đúng chân lý Thánh Kinh trình bày thì Công đồng đã hướng dẫn cụ thể qua Hiến Chế Mạc Khải, cách đặc biệt ở số 12. Kitô hữu chúng ta, cách riêng các vi tư tế thừa tác có bổn phận loan truyền Lời Mạc khải khi thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện. Ma quỷ cám dỗ chúng ta xưa lẫn nay, đó là vẫn nói lời của Chúa nhưng chỉ theo cách thế chung chung, nói ở đâu cũng đúng và nói thời nào cũng chẳng sai, nhưng lại không nhằm cho ai cả. Thánh Công Đồng qua Sắc lệnh về Chức vụ và Đời sống các Linh mục nói rõ: “Các Linh mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc Âm”…Phải trình bày Lời Chúa không phải cách tổng quát và trừu tượng, nhưng phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc Âm vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sống.”(số 4). Lời Chúa vừa là lời tình yêu gieo rắc lòng thương xót của Thiên Chúa vừa là lời chân lý giải phóng nhân loại khỏi ách nô kệ thần dữ và những thế lực đen tối. Mong sao việc Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ngày 16-3-1998 công khai xin lỗi về việc Giáo hội thiếu sót nghĩa vụ ngôn sứ trong thời phát xít “Đức – Ý – Nhật” cảnh tỉnh chúng ta về bổn phận này.
2.Sống chức vụ tư tế: Thánh hóa chính mình và thánh hóa nhân trần bằng đời sống cầu nguyện cũng như các cử hành Phụng Vụ là điều Kitô hữu chúng ta luôn xác tín. Tuy nhiên cần cẩn trọng chước cám dỗ ma thuật hóa các bí tích cũng như hình thức hóa các cử hành Phụng vụ. Chúa Giêsu đã từng nhiều lần phê phán lối sống đạo vụ hình thức của nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ. Dù là lối nói theo thể văn ngoa ngữ nhưng lời Chúa Giêsu dạy: “Khi cầu nguyện hãy vào phòng đóng cửa lại…”(x.Mt 6,5-6) khiến chúng ta phải cần phải xem xét lối sống đạo theo kiểu “luật chữ đỏ”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từng cảnh tỉnh chúng ta về chước cám dỗ mà Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh các tông đồ đó là “men biệt phái” (x.Lc 12,1-7).
“Khi cầu nguyện, anh em đừng nhiều lời như dân ngoại…” (Mt 6,7-15) Cần xác nhận rằng hình thức “đạo đức bình dân” có đó vai trò của nó trong đời sống đức tin. Tuy nhiên chúng ta cũng dễ sa chước cám dỗ hài lòng về số lượng kinh kệ cũng như các hình thức lễ hội, rước xách linh đình mà xao lảng tâm tình chính yếu của các hành vi đạo đức đó là đến với Cha trên trời trong tình con thảo để đến với tha nhân trong tình yêu liên đới huynh đệ qua các mối tương quan xã hội của đời sống thường nhật.
Một thực tiển cần phải khiêm nhu nhìn nhận đó là có tình trạng “tách biệt” giữa đời sống cầu nguyện, tham dự các cử hành Phụng vụ, cử hành hay lãnh nhận các bí tích với đời sống thường nhật, chuyện sinh kế, sản xuất hay kinh doanh buôn bán… Không chỉ tách biệt mà nhiều khi lại có sự đối nghịch giữa chúng. Nói nôm na là sinh hoạt đạo một đàng nhưng lại bon chen chuyện đời một nẽo. Với tín hữu giáo dân thì “lễ lạc, kinh kệ” vẫn giữ nhưng về với đời sống thường nhật, người ta sao thì tôi vậy, thế thôi. Với các đấng bậc hàng tư tế thì vẫn có đó nhiều trường hợp chỉ “lo việc đạo”, còn chuyện đời thì xem ra như “không phải là bổn phận của tôi”.
3.Chức năng vương giả: Về chức năng này, xin được chia sẻ theo hai tiêu chí đó là đối nội và đối ngoại.
-Về đối nội: Đã là tập thể thì chúng ta nhận ra sự cần thiết của vai trò, vị trí người lãnh đạo cũng như sự phân công phân nhiệm. Tuy nhiên chúng ta đừng quên lời dạy của Chúa Giêsu: “Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em” (Mt 20,26-27). Các đấng bậc trong Hội thánh hầu chắc thuộc nằm lòng lời Chúa Giêsu dạy. Các vị còn minh nhiên khẳng định mình được sai đến nơi này nơi kia là để phục vụ, phục vụ chiên trong đàn lẫn ngoài đàn. Có Đức Giáo Hoàng thì tự nhận mình là tôi tớ của các tôi tớ. Thế mà vẫn đã có và đang còn đó tình trạng đáng tiếc là nạn “giáo sĩ trị” gây ra nhiều hậu quả đáng buồn và đáng trách. Đức Giáo Hoàng Phanxicô xem nạn giáo sĩ trị là một nguyên nhân lớn của nhiều tội ác. Chủ nghĩa giáo sĩ trị được mô tả qua các hình thái bắt đầu bằng hạn từ “độc”. Đó là độc tôn, độc quyền, độc đoán, độc tài. Có đấng trong hàng giáo sĩ đã thẳng thắn nhận định rằng giáo sĩ càng “độc” thì giáo dân càng khốn khổ.
Nhận diện tệ nạn "giáo sĩ trị" thì không quá khó, nhưng tìm ra nguyên nhân mới là vấn đề. Nguyên nhân có thể xếp thành hai loại: chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là về phía các linh mục, giám mục. Có thể là do thiếu trưởng thành nhân bản, thiếu lòng đạo và cũng có thể là thiếu "đức tin", thiếu sự cầu nguyện... Còn nguyên nhân khách quan thì chúng ta cần thú nhận rằng việc đào tạo linh mục hiện nay xem ra quá nặng về kiến thức mà xem nhẹ việc đào tạo nhân cách. Phải chăng cần điều chỉnh lại cái nhìn "tu đức" xưa vốn quá đề cao thiên chức linh mục cách thái quá. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong một lần dâng lễ tấn phong giám mục ngày 17-10-2021, ngài đã nói rằng giám mục trước hết là một trách vụ hơn là một chức vị, là phục vụ hơn là cai trị.
Cũng cần điều chỉnh cung cách yêu mến, trọng kính của tín hữu đối với các đấng bậc tu trì. Xin đừng trách giáo dân vì họ được dạy rằng các đấng bậc, nhất là hàng giáo sĩ là những người được Chúa chọn. Khi Chúa Giêsu nói với các tông đồ rằng "không phải anh em chọn Thầy, nhưng chính Thầy chọn anh em" là Chúa Giêsu hành động theo nhân tính. Vì chính Người đã phải thức trắng đêm để cầu nguyện với Cha trên trời. Kitô học cho chúng ta cái nhìn quân bình này. Ngay vị đứng đầu Giáo hội là Đức Giáo Hoàng mà Thiên Chúa lại chấp nhận cho con người (các Hồng Y cử tri) được quyền bầu chọn. Nạn độc quyền, độc tôn, độc đoán, độc tài xem ra bắt nguồn từ Giáo Luật khi quá tập trung quyền lực và quá kéo dài thời gian quyền lực lớn vào một số vai vị của hàng giáo sĩ. Đức Phanxicô gần đây đã mạnh dạn áp dụng việc tản quyền và ra hạn định thời gian nắm quyền ở một vài Bộ của Giáo triều là một nỗ lực canh tân theo tinh thần “Hiệp Hành”.
-Về đối ngoại: Cần thú nhận rằng trách vụ của Kitô hữu làm dậy men Tin Mừng môi trường thế trần trong tình hiệp thông và liên đới xem ra còn thiếu sót và có khi là đáng trách. Đọc những lời xin lỗi của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (trên 100 lần công khai) thì chúng ta nhận ra hiện thực này. Có thể nói những lời xin lỗi này chủ yếu là do sự tắc trách của hàng giáo sĩ, cách riêng hàng giáo phẩm. Với tín hữu giáo dân thì có và còn đó tình trạng sống đạo vụ hình thức, giữ đạo cách vụ lợi, ích kỷ, nghĩa là giữ đạo cốt để cho mình được lên thiên đàng hay ít là khỏi phải sa hỏa ngục. Vì thế có hiện tượng đạo đời tách biệt. Nếu có chút gì liên hệ giữa hai thực thể ấy thì như gói gọn trong một vài việc lạc quyên, cứu trợ nào đó. Có thể nói rằng số tín hữu ý thức bổn phận làm lành mạnh hóa môi trường sống còn quá khiêm tốn. Lại nói thêm, xin đừng trách đoàn dân Chúa hàng giáo dân, vì trong các Ủy ban thuộc hàng giám mục tại các giáo phận Việt Nam thì xem ra cái Ban ít thấy hoạt động và báo cáo nhất đó là Ban Công lý và Hòa bình. Thế mà đây là một trong những Ban giúp hướng dẫn chúng ta sống đức tin cách thiết thực giữa đời thường. “Học Thuyết Xã Hội Công Giáo” đã được Hội Thánh ban hành năm 2004, thế nhưng hiệu quả của nó như thế nào là một vấn đề cần nghiêm túc và khiêm tốn nhìn nhận. Thiết nghĩ rằng cần đào sâu bốn Hiến Chế của Công Đòng Vaticanô II, dĩ nhiên là có hiệu đính và cập nhật đó là HC Mạc Khải, Giáo Hội, Phụng Vụ và Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay. Một vài câu hỏi gợi ý thảo luận:
1.Làm thế nào để Lời Chúa thấm nhuần trong cách sống và lối hành xử của Kitô hữu?
2.Đâu là những nguyên nhân hình thành chủ nghĩa giáo sĩ trị. Và cần có biện pháp nào để chữa trị tệ nạn này?
3.Các hình thức tạm gọi là “giữ đạo” qua các cử hành Phụng vụ, Bí tích và qua các việc đạo đức như kinh kệ, rước xách…của chúng ta có rơi vào tình trạng “giữ đạo” của người Do Thái thời Chúa Giêsu không? Làm thế nào để vượt qua sự “giữ đạo” các hình thức và vụ lợi để tiến tới việc “sống đạo” cách trưởng thành và trong tinh thần liên đới?
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Hạt Đak Mil – Gp. Ban Mê Thuột.
VietCatholic TV
Nga vừa chạy vừa cố cướp. Putin trên đà chiến bại, Mỹ, EU cấp tốc tịch thu tài sản Nga cho Ukraine
VietCatholic Media
03:26 16/05/2022
1. Quân đội Nga đã chạy còn cố cướp
Quân đội Nga đang cướp bóc các doanh nghiệp nằm ở thành phố Melitopol, trong vùng Zaporizhzhia. Đó là một dấu chỉ cụ thể cho thấy quân Nga sắp bỏ chạy. Thị trưởng Melitopol, Ivan Fedorov, cho biết như trên.
“Ngày hôm kia, chúng đã cướp nhà máy quốc doanh duy nhất có trụ sở tại Melitopol, là nhà máy Hydromash. Đáng buồn là, nhà máy đã phải ngưng sản xuất trong nhiều năm, nhưng chúng tôi đã bảo toàn được cơ sở vật chất và kỹ thuật - tất cả các công cụ kỹ thuật và máy áp lực, và hoạt động sản xuất lẽ ra đã có thể tiếp tục trở lại. Nhưng, những kẻ chiếm đóng Nga bắt đầu cướp phá và lấy đi mọi thứ,” Fedorov nói.
Theo lời của ông, tình hình cũng tương tự tại Nhà máy Phụ tùng Máy kéo và Động cơ Melitopol, nơi đã bị quân đội Nga chiếm giữ từ những ngày đầu quân Nga xâm lược.
“Ở đó, họ đã lấy hết đồ đạc trong nhà. Tuy nhiên, nhà máy này rất đáng chú ý vì đã hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng của Ukrein. Bây giờ, chúng đang cố gắng để cướp doanh nghiệp này nhằm phục vụ cho tổ hợp quốc phòng của Nga”.
Theo Fedorov, tài sản dân thường ở Melitopol cũng là đối tượng bị quân Nga cướp bóc. Các đường phố gần như vắng bóng người sau 4 giờ chiều vì tình trạng chặn đường cướp bóc tràn lan.
Trong lịch sử khi Nga rút chạy khỏi Ukrein, họ thường đốt phá và cướp bóc, đó là những dấu chỉ dễ nhận ra nhất cho người Ukrein biết Nga sắp bỏ chạy. Thị trưởng Melitopol Ivan Fedorov cho biết trong những ngày này phong trào du kích địa phương đã bùng lên mạnh mẽ, tiêu diệt hơn 100 quân chiếm đóng và hoàn thành hơn 20 hoạt động kháng chiến thành công. Phần lớn quân nhân Nga bị giết là những kẻ đi thành từng nhóm nhỏ cướp bóc của người dân.
“Viện Nghiên cứu Chiến tranh Hoa Kỳ đã chọn Melitopol là trung tâm của phong trào du kích Ukrein. Kể từ những ngày đầu tiên bị chiếm đóng, hàng nghìn cư dân Melitopol đã cho thấy rõ ràng rằng Orc không có chỗ đứng trên đất Ukrein”
Orc là quái nhân hình người đầu thú, được người Ukrein dùng để chỉ quân Nga.
Thị trưởng Fedorov, hiện đang sống lưu vong tại thành phố Zaporizhzhia lân cận nói:
“Trong suốt những ngày bị chiếm đóng, tinh thần của Melitopol càng trở nên mạnh mẽ hơn và không thể phá vỡ. Một mạng lưới bí mật sâu sắc của những người yêu nước ủng hộ Ukrein đã được xây dựng trong thành phố và quận Melitopol.”
2. Nga trên đà chiến bại, Hoa Kỳ, Anh và Liên Hiệp Âu Châu họp khẩn nhằm tăng tốc việc tịch thu tài sản tài phiệt Nga
Hôm Chúa Nhật 15 tháng 5, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, đã có cuộc gặp gỡ tại Berlin với Liz Truss, ngoại trưởng Vương quốc Anh; Philippe Errera, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề chính trị và an ninh của Pháp; và Annalena Baerbock, ngoại trưởng Đức.
Họ đã thảo luận về cuộc xâm lược của Nga vào Ukrein, và Kế hoạch Hành động Toàn diện chung.
Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là ngân khoản nhằm tái thiết Ukrein sau chiến tranh. Tiền tịch thu được của các nhà tài phiệt Nga là một nguồn rất đáng kể.
Hôm 23 tháng Hai, tức là một ngày trước cuộc xâm lược của Nga vào Ukrein, đứng trước các tin tình báo là Nga sẽ tấn công, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã ra lệnh phong tỏa tài sản của nhiều nhà tài phiệt Nga. Chính phủ Úc đến nay đã đưa ra hai đợt tịch thu.
Cho đến nay, chính phủ Vương quốc Anh đã tung ra 6 đợt tịch thu. Lần tịch thu mới nhất bao gồm Lyudmila Ocheretnaya, vợ cũ của Putin; Alina Kabaeva, vợ bé của Tổng thống Nga; và Anna Zatseplina, bà ngoại của Kabaeva.
Trong cuộc họp báo kết thúc sau cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao G7 tại Berlin hôm thứ Bảy, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết Nga phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do cuộc chiến do họ gây ra ở Ukrein.
“Nga phải chịu trách nhiệm về thiệt hại lớn do cuộc chiến này gây ra,” Baerbock nói và nhấn mạnh rằng “Nga hoàn toàn chịu trách nhiệm, không chỉ về cuộc chiến này, là điều trái với luật pháp quốc tế, mà còn đối với tất cả những thiệt hại, cũng rất là lớn ở chính nước Nga”.
Việc lấy tiền của Nga bị phong tỏa bởi các lệnh trừng phạt để trả cho những thiệt hại do chiến tranh của Nga gây ra là hợp pháp và rất dễ dáng ở Hoa Kỳ, Úc, và Canada, như Bộ trưởng Ngoại giao Canada Melanie Joly đã chỉ ra hôm thứ Bảy.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Đức Baerbock giải thích rằng khung pháp lý của Âu Châu khiến việc sử dụng các tài sản bị tịch thu trở nên khó khăn hơn.
Baerbock nói: “Khi chúng tôi đưa mọi người vào danh sách trừng phạt, chúng tôi đã phải và đang phải đưa ra lời giải thích cho họ, để những lý chứng ấy cũng có giá trị trước Tòa án Công lý Âu Châu. Và điều đó càng được áp dụng triệt để hơn trong trường hợp này, nếu chúng ta quyết định như thế. Tất nhiên nó phải đứng vững trước pháp luật của chúng ta; chúng ta đang bảo vệ luật pháp quốc tế”.
3. Phần Lan sẽ quyết định tìm kiếm tư cách thành viên NATO “trong vài ngày tới”, tổng thống của quốc gia này nói với Putin
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö nói với Vladimir Putin hôm thứ Bảy rằng quốc gia Bắc Âu sẽ quyết định “tìm kiếm tư cách thành viên NATO trong vài ngày tới”, phủ tổng thống Phần Lan cho biết trong một tuyên bố.
Trong cuộc điện đàm do Phần Lan khởi xướng, “Tổng thống Niinistö đã nói với Tổng thống Putin về cơ bản những yêu sách của Nga vào cuối năm 2021 nhằm ngăn cản nước này gia nhập NATO và cuộc xâm lược lớn của Nga vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 đã thay đổi môi trường an ninh của Phần Lan”.
“Cuộc trò chuyện diễn ra trực tiếp và thẳng thắn và nó được tiến hành mà không có tình tiết gia trọng. Việc tránh căng thẳng được coi là quan trọng”
Niinistö lưu ý rằng ông đã nói với Putin trong cuộc họp đầu tiên của họ vào năm 2012 “rằng mọi quốc gia độc lập đều tối đa hóa an ninh của mình” và “đây cũng là điều đang xảy ra hiện nay”.
Bằng cách gia nhập NATO, Phần Lan “củng cố an ninh của chính mình và đảm nhận trách nhiệm của mình” vì “nước này không rời xa bất kỳ ai khác”, tuyên bố viết. Trong tương lai, Phần Lan “muốn giải quyết các vấn đề thực tế nảy sinh từ việc trở thành một nước láng giềng của Nga một cách chính xác và chuyên nghiệp”.
Niinistö “nhắc lại mối quan tâm sâu sắc của mình về những đau khổ của con người do cuộc chiến mà Nga gây ra ở Ukraine” và “nhấn mạnh sự cấp thiết của hòa bình.” Ông cũng “chuyển tải các thông điệp yêu cầu bảo đảm việc di tản dân thường được đưa ra trước đó trong cùng tuần lễ, bởi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Nga cho biết Niinistö và Putin đã “trao đổi quan điểm thẳng thắn” trong một cuộc điện đàm vào thứ Bảy được tổ chức liên quan đến ý định được thông báo của lãnh đạo Phần Lan là xin gia nhập NATO.
“Vladimir Putin nhấn mạnh rằng việc từ bỏ chính sách trung lập quân sự truyền thống sẽ là một sai lầm, vì không có mối đe dọa nào đối với an ninh của Phần Lan,” theo tuyên bố.
“Sự thay đổi như vậy trong chính sách đối ngoại của đất nước có thể có tác động tiêu cực đến quan hệ Nga-Phần Lan, vốn được xây dựng trong nhiều năm trên tinh thần láng giềng tốt và hợp tác đối tác, cùng có lợi”, nó nói thêm.
Các nhà lãnh đạo cũng thảo luận về tình hình ở Ukraine, Điện Cẩm Linh cho biết.
“Đặc biệt, ông Vladimir Putin đã chia sẻ đánh giá của ông về tình hình tiến trình đàm phán giữa các đại diện của Nga và Ukraine, vốn thực sự bị đình chỉ bởi Kyiv, những người không thể hiện sự quan tâm đến một cuộc đối thoại nghiêm túc và mang tính xây dựng”, tuyên bố cho biết.
4. Những điều bạn cần biết về Phần Lan, Thụy Điển và NATO
Phần Lan đang trên đà gia nhập NATO và Thụy Điển cũng đang làm theo. Dưới đây là những điều cần biết về cách cuộc chiến ở Ukraine đã đẩy hai quốc gia Bắc Âu xích lại gần hơn với liên minh do Mỹ hậu thuẫn và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo:
Tại sao Phần Lan và Thụy Điển đến nay mới quyết định gia nhập NATO?
Trong khi các nước Bắc Âu khác như Na Uy, Đan Mạch và Iceland là thành viên ban đầu của liên minh, Thụy Điển và Phần Lan đã không tham gia hiệp ước vì lý do lịch sử và địa chính trị.
Cả Phần Lan, là quốc gia tuyên bố độc lập khỏi Nga vào năm 1917 sau cuộc cách mạng cộng sản, và Thụy Điển đã áp dụng các chính sách đối ngoại trung lập trong Chiến tranh Lạnh, từ chối liên kết với Liên Xô hoặc Hoa Kỳ.
Đối với Phần Lan, điều này tỏ ra khó khăn hơn, vì quốc gia này có chung một biên giới rộng lớn với một siêu cường độc tài. Để giữ hòa bình, người Phần Lan đã áp dụng một quy trình mà một số người gọi là “Phần Lan hóa”, trong đó các nhà lãnh đạo thỉnh thoảng tuân theo các yêu cầu của Liên Xô.
Hành động cân bằng của cả hai nước đã kết thúc một cách hiệu quả với sự sụp đổ của Liên Xô. Họ cùng nhau gia nhập Liên minh Âu Châu vào năm 1995 và dần dần điều chỉnh các chính sách quốc phòng của mình theo hướng liên kết với phương Tây, trong khi vẫn né tránh việc gia nhập NATO.
Mỗi quốc gia có những lý do khác nhau để tránh gia nhập ước NATO mặc dù đã gia nhập với Liên Hiệp Âu Châu.
Đối với Phần Lan, nó mang tính địa chính trị nhiều hơn. Mối đe dọa đối với Nga xem ra cận kề hơn do đường biên giới chung dài 830 dặm hay 1335 km của hai nước.
Cựu thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt nói với Christiane Amanpour của CNN trong một cuộc phỏng vấn chung với cựu thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb: “Phần Lan là quốc gia bị giơ lưng ra còn chúng tôi thì là quốc gia được che chắn”.
Mặc dù là một quốc gia độc lập, nhưng vị trí địa lý của Thụy Điển đặt nước này trong cùng một “môi trường chiến lược” như các nước láng giềng dân chủ tự do, Bildt nói. Phần Lan và Thụy Điển đã có mối quan hệ đối tác chặt chẽ trong nhiều thập kỷ, trong đó Stockholm coi quyết định từ chối gia nhập NATO là một cách để giúp cho Helsinki khỏi gặp gỡ những căng thẳng với Nga. Tuy nhiên, bây giờ Thụy Điển nhiều khả năng sẽ tiếp bước Phần Lan.
5. Tổng thư ký NATO nhận định: Ukrein có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với các phóng viên vào hôm Chúa Nhật 15 tháng 5, “Ukrein có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến này”
Tướng Jena Stoltenberg, Tổng thư ký NATO nói: “Cuộc chiến của Nga ở Ukrein đã không diễn ra như kế hoạch của Mạc Tư Khoa. Không thể chiếm được Kyiv. Họ đã rút lui khỏi vùng lân cận Kharkiv, cuộc tấn công lớn của họ ở Donbass đã bị đình trệ. Nga đã không đạt được bất cứ mục tiêu chiến lược nào của mình “.
“Người Ukrein đang dũng cảm bảo vệ quê hương của họ. Để giúp họ làm như vậy, các đồng minh đã cam kết và cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukrein trị giá hàng tỷ đô la.”
Các đồng minh bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukrein và “tăng cường hơn nữa khả năng quốc phòng của NATO và những tác động lâu dài của cuộc chiến bao gồm cả lập trường tương lai của chúng tôi đối với Nga”
Hơn nữa, ông nói, “cánh cửa của NATO đang mở” đối với Thụy Điển và Phần Lan, và gọi quyết định gia nhập của họ là “lịch sử”.
6. Quân Ukrein truy kích quân Nga tới đường biên giới mới dừng lại
Bộ Tổng Tham Mưu Ukrein cho biết Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ trong khu vực Kharkiv đã truy kích quân Nga tới đường biên giới mới dừng lại.
“Tiểu đoàn 227 thuộc Lữ đoàn 127 thuộc Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ của Lực lượng vũ trang Ukrein tại thành phố Kharkiv đã đẩy lùi quân Nga và tiến đến đường biên giới của hai nước”
Nhận định về biến cố đầy biểu tượng này, Tổng thống Ukrein Volodymyr Zelenskiy nói: “Những kẻ xâm lược Nga còn sống sót ở Ukrein sẽ mang tất cả sự tàn bạo của chúng trở lại nước Nga”.
Ông nói điều này trong một video hàng đêm gởi quốc dân đồng bào vào tối Chúa Nhật 15 tháng Năm.
“Các cuộc tấn công hỏa tiễn của Nga vào vùng Lviv, pháo kích vào Huliaipole, Sievierodonetsk, Lysychansk, các thị trấn và cộng đồng của vùng Donetsk - tất cả sự tàn bạo này của quân xâm lược mà Ukrein đang trải qua hàng ngày sẽ chỉ dẫn đến thực tế là những người lính Nga sống sót sẽ mang tất cả những sự tàn bạo này trở lại Nga. Họ sẽ mang nó trở lại Nga vì họ sẽ phải rút lui.”
Ông an ủi đồng bào rằng “việc rút lui của Nga sẽ chấm dứt tất cả các hoạt động gây đau thương của quân đội Nga, mà chúng ta đã và đang phải hứng chịu.”
Tin Vui: Lễ Tuyên Thánh lớn nhất trong hai năm rưỡi qua cho 10 Chân Phước tại Vatican
VietCatholic Media
04:58 16/05/2022
Lúc 10g sáng Chúa Nhật 15 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ và nghi thức tuyên thánh cho 10 Chân Phước là Titus Brandsma; Lazzaro, detto Devasahayam; César de Bus; Luigi Maria Palazzolo; Giustino Maria Russolillo; Charles de Foucauld; Maria Rivier; Maria Francesca di Gesù Rubatto; Maria di Gesù Santocanale; Maria Domenica Mantovani.
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh Cha nói:
Đầu tiên, là những từ “Như Thầy đã yêu anh em”. Chúa Giêsu đã yêu chúng ta như thế nào? Thưa: Yêu cho đến cùng, trao ban món quà là toàn bộ chính Ngài. Thật xúc động khi nghĩ rằng Ngài đã nói những lời này vào đêm tối tăm đó, khi bầu không khí trong phòng Tiệc ly là một niềm xúc động và lo lắng sâu sắc. Niềm xúc động sâu sắc, vì Thầy sắp vĩnh biệt các môn đệ của mình; lo lắng vì Ngài đã nói rằng một trong số họ sẽ phản bội Ngài. Chúng ta có thể tưởng tượng nỗi buồn tràn ngập trong lòng Chúa Giêsu, cũng như những đám mây đen đang tụ lại trong lòng các môn đệ, và sự cay đắng của họ khi thấy Giuđa, người sau khi nhận tấm bánh do Thầy nhúng cho, đã rời phòng để bước vào đêm đen phản bội. Tuy nhiên, ngay vào giờ bị phản bội, Chúa Giêsu đã tái khẳng định tình yêu của Ngài dành cho chính Giuđa. Giữa bóng tối và thử thách của cuộc đời, điều quan trọng nhất trên tất cả là: Thiên Chúa yêu thương chúng ta.
Anh chị em thân mến, xin cho sứ điệp này là cốt lõi của đức tin chúng ta và trong tất cả những cách chúng ta thể hiện điều đó: “… không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta”(1 Ga 4:10). Chúng ta đừng bao giờ quên điều này. Khả năng và công lao của chúng ta không phải là điều trọng tâm, mà là tình yêu thương của Thiên Chúa, một tình yêu vô điều kiện, nhưng không và bất kể chúng ta có xứng đáng hay không. Cuộc sống Kitô hữu của chúng ta bắt đầu không phải với tín lý và việc làm tốt, nhưng với sự kinh ngạc nảy sinh khi nhận ra rằng chúng ta được yêu thương, trước bất kỳ đáp trả nào từ phía chúng ta. Trong khi thế giới thường xuyên cố gắng thuyết phục chúng ta rằng chúng ta chỉ được đánh giá cao vì những gì chúng ta có thể tạo ra, thì Tin Mừng nhắc nhở chúng ta về chân lý thực sự của cuộc sống: chúng ta được yêu thương. Một nhà văn tâm linh đương thời đã nói như thế này: “Rất lâu trước khi bất kỳ con người nào nhìn thấy chúng ta, chúng ta đã được nhìn bằng đôi mắt yêu thương của Thiên Chúa. Rất lâu trước khi có ai nghe thấy chúng ta khóc hay cười, chúng ta đã được lắng nghe bởi Thiên Chúa của chúng ta, Đấng là đôi tai cho chúng ta. Rất lâu trước khi có bất kỳ người nào nói chuyện với chúng ta trên thế giới này, chúng ta đã được nói chuyện bằng tiếng nói của tình yêu vĩnh cửu” (H. Nouwen, Cuộc sống của Người Được Yêu ). Chúa yêu chúng ta trước; Ngài đợi chờ chúng ta; Ngài vẫn yêu mến chúng ta. Đây là căn tính của chúng ta: chúng ta là những người thân yêu của Thiên Chúa. Đây là sức mạnh của chúng ta: chúng ta được Chúa yêu thương.
Việc đón nhận chân lý này phải đi đôi với một sự hoán cải trong quan niệm mà chúng ta thường nghĩ về sự thánh thiện. Đôi khi, do quá nhấn mạnh nỗ lực làm việc thiện, chúng ta đã tạo ra một lý tưởng thánh thiện dựa quá mức trên bản thân, những nhân đức anh hùng cá nhân, khả năng từ bỏ, sẵn sàng hy sinh bản thân để đạt được phần thưởng. Đôi khi, điều này có thể xuất hiện như một cách nhìn nhận cuộc sống và sự thánh thiện quá “lạc loài”. Chúng ta đã biến sự thánh thiện thành một mục tiêu không thể đạt được. Chúng ta đã tách nó ra khỏi cuộc sống hàng ngày, thay vì tìm kiếm nó và đón nhận nó trong thói quen hàng ngày của chúng ta, trong khói bụi đường phố, trong những thử thách của cuộc sống thực và, theo lời của Thánh Têrêsa thành Avila với các chị em của mình, “trong số những nồi niêu xoong chảo”. Trở thành môn đệ của Chúa Giêsu và thăng tiến trên con đường nên thánh có nghĩa là trước hết hãy để cho mình được biến đổi bởi quyền năng của tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta đừng bao giờ quên vai trò ưu việt của Thiên Chúa so với bản thân chúng ta, vai trò vượt trội của Thánh Linh trên sức riêng của chúng ta, và vai trò quyết định của ân sủng trên các việc lành phúc đức của chúng ta. Vì đôi khi chúng ta coi trọng bản thân, sức riêng và công lao hơn. Không, Thiên Chúa, Thánh Linh và ân sủng ưu việt hơn bản thân, sức riêng, và công lao của chúng ta.
Tình yêu mà chúng ta nhận được từ Chúa là sức mạnh biến đổi cuộc sống của chúng ta. Tình yêu ấy mở rộng trái tim của chúng ta và cho phép chúng ta yêu thương. Vì lý do này, Chúa Giêsu nói - đây là yếu tố thứ hai – “Như Thầy đã yêu anh em, anh em cũng phải yêu thương nhau”. Từ “như” đó không chỉ là một lời mời gọi noi gương tình yêu của Chúa Giêsu; nó còn cho chúng ta biết rằng chúng ta có thể yêu, chỉ vì Người đã yêu chúng ta, bởi vì Người đổ vào trái tim chúng ta Thần khí của chính Người, Thần khí của sự thánh thiện, tình yêu chữa lành và biến đổi. Nhờ đó, chúng ta có thể đưa ra quyết định và thực hiện những công việc yêu thương trong mọi tình huống và đối với mọi anh chị em mà chúng ta gặp gỡ, bởi vì bản thân chúng ta được yêu thương và chúng ta có khả năng để yêu thương. Như bản thân tôi được yêu, vì vậy tôi có thể yêu người khác. Tình yêu mà tôi ban tặng được kết hợp với tình yêu của Chúa Giêsu dành cho tôi. “Như” Ngài yêu tôi, vì thế tôi có thể yêu người khác. Cuộc sống của người Kitô hữu chỉ đơn giản vậy thôi. Đừng làm cho nó phức tạp hơn với rất nhiều thứ. Nó chỉ đơn giản vậy thôi.
Trong thực tế, sống tình yêu này có ý nghĩa là gì? Trước khi ban cho chúng ta điều răn này, Chúa Giêsu đã rửa chân cho các môn đệ; rồi, sau khi trao cho chúng ta điều răn ấy, người đã trao ban chính mình trên gỗ thánh giá. Yêu có nghĩa là: phục vụ và hiến dâng mạng sống. Phục vụ nghĩa là không đặt lợi ích của mình lên hàng đầu: là loại bỏ khỏi hệ thống của chúng ta chất độc của lòng tham và tính cạnh tranh; là chống lại căn bệnh ung thư của sự thờ ơ và con sâu của sự tự quy chiếu; là chia sẻ những đặc sủng và ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Cụ thể, chúng ta nên tự hỏi bản thân, “Tôi làm được gì cho người khác?” Đó là ý nghĩa của tình yêu, là sự bao bọc cuộc sống hàng ngày của chúng ta trong tinh thần phục vụ, với tình yêu thương khiêm tốn và không tìm kiếm bất kỳ sự đền bồi nào.
Kế đó, là trao ban cuộc sống của chính mình. Điều này không chỉ đơn giản là cung cấp một cái gì đó của chúng ta cho người khác; nhưng là mang lại cho họ chính con người của chúng ta. Tôi thường hỏi những người tìm kiếm lời khuyên của tôi xem họ có bố thí không. Và nếu họ có bố thí, thì họ có chạm vào tay của người nhận hay đơn giản là ném của bố thí xuống, để khỏi nhiễm trùng. Những người đó thường đỏ mặt và nói không. Và tôi hỏi liệu khi bố thí, họ nhìn vào mắt người đó hay nhìn theo hướng khác. Họ nói không. Hãy chạm và nhìn, hãy chạm và nhìn vào xác thịt của Chúa Kitô đang đau khổ trong anh chị em của chúng ta. Điều này rất quan trọng; nó là ý nghĩa của việc trao ban cuộc sống của một người.
Sự thánh thiện không chỉ bao gồm một vài cử chỉ anh hùng, nhưng là nhiều hành động yêu thương nhỏ nhặt hàng ngày. “Anh chị em có được kêu gọi sống đời thánh hiến không? Rất nhiều người trong số anh chị em có mặt ở đây hôm nay! Hãy nên thánh bằng cách thực hiện cam kết của anh chị em với niềm vui. Anh chị em đã có gia đình chưa? Hãy nên thánh bằng cách yêu thương và chăm sóc chồng hoặc vợ của mình, như Chúa Giêsu Kitô đối với Hội Thánh. Anh chị em có làm việc để kiếm sống không? Hãy nên thánh bằng cách lao động liêm chính và khéo léo để phục vụ anh chị em của mình, hãy đấu tranh vì công lý cho đồng đội của mình, để họ không còn phải sống trong tình trạng không có việc làm, để họ luôn nhận được một mức lương công bằng. Anh chị em là cha mẹ hay ông bà? Hãy nên thánh bằng cách kiên nhẫn dạy những người nhỏ bé cách theo Chúa Giêsu. Hãy nói cho tôi biết, anh chị em có phải là người có chức có quyền không? Hôm nay có rất nhiều người có thẩm quyền ở đây! Hãy nên thánh bằng cách làm việc vì lợi ích chung và từ bỏ tư lợi (Gaudete et Exsultate, 14). Đây là con đường nên thánh, và nó thật đơn giản! Hãy thấy Chúa Giêsu luôn luôn hiện diện nơi người khác.
Để phục vụ Tin Mừng và anh chị em của chúng ta, hãy cống hiến cuộc sống của chúng ta mà không mong đợi được hồi đáp bất cứ điều gì, bất kỳ vinh quang thế gian nào: đây là một bí mật và đó là ơn gọi của chúng ta. Đó là cách những người bạn đồng hành của chúng ta được tuyên thánh ngày nay đã sống, theo sự thánh thiện của họ. Bằng cách nhiệt thành đón nhận ơn gọi của họ - với tư cách là linh mục, với tư cách là nữ tu thánh hiến, với tư cách là giáo dân - họ đã cống hiến cuộc đời mình cho Tin Mừng. Họ đã khám phá ra một niềm vui không gì sánh được và họ đã trở thành những phản chiếu sáng chói cho Chúa của lịch sử. Vì đó là điều mà một vị thánh là: một sự phản chiếu chói sáng của Chúa của lịch sử. Mong chúng ta cố gắng để làm được như vậy. Con đường nên thánh không bị ngăn cản; con đường ấy là phổ quát và nó bắt đầu với Phép Rửa. Chúng ta hãy cố gắng dõi theo con đường đó, vì mỗi người chúng ta đều được kêu gọi nên thánh, một hình thức thánh thiện của riêng chúng ta. Sự thánh thiện luôn là “nguyên bản”, như Chân phước Carlo Cutis từng nói: nó không phải là bản sao, mà là “bản gốc”, của tôi, của bạn, tất cả của chúng ta. Nó là duy nhất của riêng chúng tôi. Quả thật, Chúa có kế hoạch yêu thương mọi người. Ngài có ước mơ cho cuộc đời anh chị em, cho cuộc đời tôi, cho cuộc đời của mỗi chúng ta. Tôi có thể nói gì nữa? Hãy theo đuổi ước mơ đó với niềm vui.
Anh chị em thân mến,
Trước khi kết thúc buổi cử hành Thánh Thể này, tôi xin kính chào và cám ơn tất cả anh chị em: quý Hồng Y, quý Giám mục, quý tu sĩ, quý tu sĩ nam nữ, đặc biệt là quý vị thuộc gia đình thiêng liêng của các vị Tân Thánh, và toàn thể các tín hữu, Dân trung tín của Thiên Chúa, đã tụ họp về đây từ nhiều nơi trên thế giới.
Tôi chào các phái đoàn chính thức của một số nước, đặc biệt là Ngài Tổng thống Cộng hòa Ý. Thật đáng mừng khi thấy rằng, với chứng tá Phúc Âm của mình, các vị Thánh này đã cổ vũ cho sự phát triển tinh thần và xã hội của các quốc gia tương ứng của các ngài cũng như của toàn thể gia đình nhân loại. Trong khi điều đáng buồn là khoảng cách thế giới ngày càng lớn, cũng như căng thẳng và chiến tranh gia tăng, cầu xin các vị Thánh mới truyền cảm hứng cho các giải pháp về sự gần gũi với nhau và các phương thế đối thoại, đặc biệt là trong trái tim và tâm trí của những người nắm giữ các vị trí có trách nhiệm lớn và những ai được kêu gọi trở thành những tác nhân của hòa bình, chứ không phải là chiến tranh.
Xin kính chào tất cả anh chị em, những khách hành hương cũng như những ai đã theo dõi thánh lễ này qua các phương tiện truyền thông.
Và bây giờ, chúng ta hãy hướng về Đức Trinh Nữ Maria, để Mẹ có thể giúp chúng ta vui mừng noi gương các Thánh mới.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Ukraine hy sinh nổ tung cầu để vây quân Nga đang rút lui. Tập đoàn quân xe tăng số 1 của Nga tan nát
VietCatholic Media
17:03 16/05/2022
1. Ukraine cho nổ tung cầu để vây quân Nga
Thống Đốc Miền Luhansk, Serhiy Haidai, cho biết quân Nga tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công ở Vùng Luhansk. Các trận chiến diễn ra gần như cả ngày lẫn đêm.
Hôm Chúa Nhật, quân Nga đã tấn công Toshkivka và Komyshuvakha. Tại Borivske, cách Sievierodonetsk không xa, họ bị tổn thất và rút lui. Quân đội Ukraine đã cho nổ tung các cây cầu đường sắt giữa Rubizhne và Sievierodonetsk để cản trở quân tiếp viện, và bao vây quân Nga.
Ông Serhiy Haidai nói: “Quân chiếm đóng Nga đang chịu tổn thất đáng kể về nhân lực và trang thiết bị quân sự. Các đơn vị Nga chỉ còn khoảng 20% quân số. Người Nga không thể tự mình đối phó với quân trú phòng Popasna và do đó, họ đang đưa thêm quân đánh thuê tư nhân vào. Nhờ trận chiến Bilohorivka, không còn nhiều quân Nga nữa.”
Trong ngày 16 tháng 5, quân Ukraine đã đẩy lùi 17 cuộc tấn công của đối phương trên hướng Luhansk và Donetsk, phá hủy 3 xe tăng Nga, 1 hệ thống pháo, 6 xe chiến đấu bọc thép và 1 xe cơ giới.
Trong cuộc họp báo tối thứ Hai, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong ngày 16 tháng 5, quân đội Nga đã chịu tổn thất nặng nề nhất trên các hướng Bakhmut và Zaporizhzhia. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cũng đã đưa ra một con số thống kê tổn thất của quân Nga trong khoảng thời gian từ ngà y bắt đầu cuộc xâm lược, 24 tháng 2 năm 2022, đến ngày 16 tháng 5 năm 2022.
Chỉ riêng trong ngày 16 tháng 5, Nga đã mất khoảng 300 quân nhân, nâng tổng số binh sĩ tử trận lên đến 28.000 người.
Quân Nga đã mất 1.236 xe tăng, 8 chiếc trong 24 giờ qua, 2.990 xe thiết giáp, 599 hệ thống pháo, 195 hệ thống tên lửa phóng hàng loạt, 89 hệ thống tác chiến phòng không, 200 máy bay, 166 trực thăng, 2.115 phương tiện vận tải và chuyên chở nhiên liệu, 438 máy bay không người lái, 13 tầu thuyền, 42 xe chuyên dụng của công binh, và 99 tên lửa hành trình đã bị bắn hạ.
2. Tập đoàn quân xe tăng số 1 của Nga tổn thất nặng tại Ukraine
Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine đã có được các tài liệu chứng minh Tập đoàn quân xe tăng 1 của Nga đã thiệt hại lớn về nhân lực và trang thiết bị trong quá trình hoạt động ở Ukraine.
Việc nghiên cứu và phân tích các bài báo cho phép thiết lập danh sách các đơn vị tham gia vào cuộc xâm lược You krein, cấp bậc trong quân đội và tên của những kẻ xâm lược bị bắt, mất tích, tử trận, hoặc bị thương.
Theo tài liệu thu được của quân Nga, tính đến ngày 15 tháng 3, tổng thương vong của Tập đoàn quân xe tăng số 1 lên tới 409 người.
Cục tình báo quân đội Ukraine cho biết thêm.
“Chỉ trong hai tuần đầu tiên của cuộc chiến, 44 lính lái xe tăng Nga đã mất tích, 96 kẻ xâm lược từ đội quân này đã chọn cách cứu mạng họ là đầu hàng”
Trong cùng thời gian, quân trú phòng Ukraine đã phá hủy và thu giữ 308 xe tăng và thiết giáp đoàn quân đội trên.
Quân Nga đã không tính đến vấn đề tiếp liệu trong những ngày đầu cuộc chiến. Họ dự định sẽ đánh chiếm được Kyiv trong vòng 72 giờ, và sử dụng tiếp liệu của Ukraine. Kế hoạch này không thành công, nhiều xe quân sự hết xăng, binh lính bỏ xe chạy về tuyến sau hay ra đầu hàng quân Ukraine.
3. Quân Nga co cụm trong các khu vực Kherson và Mykolayiv, không thực hiện các hoạt động tấn công tích cực, tiếp tục củng cố các vị trí trên các biên giới bị chiếm đóng.
Trong cuộc họp báo tối thứ Hai, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết: “Tại các khu vực Kherson và Mykolayiv, quân Nga tiếp tục củng cố các vị trí của họ trên các biên giới bị chiếm đóng, không tiến hành các hoạt động tấn công tích cực”.
Trong khi đó, các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine, với sự hỗ trợ của Không quân Ukraine, đã thực hiện hơn 100 cuộc tấn công vào các vị trí của đối phương trong ngày qua.
Ít nhất 75 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến, 20 đơn vị thiết bị của đối phương đã bị phá hủy, bao gồm 4 xe kéo và 2 pháo tự hành Msta-S, 4 tổ hợp súng cối, 2 xe bọc thép, 4 xe tải, 2 cơ xưởng sửa chữa và một máy bay không người lái.
Cũng theo Bộ Tư lệnh phía Nam, hai quả thủy lôi của đối phương đã trôi dạt vào bờ trong một trận bão gần đây ở khu vực Odesa. Hải quân Ukraine đã vô hiệu hóa cả hai..
4. Bộ trưởng Ngoại giao Đức nói: Thỏa thuận trừng phạt của EU đối với Nga có thể sẽ diễn ra trong “vài ngày tới”
Các nước thành viên Liên minh Âu Châu vẫn đang cố gắng giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, nhưng nhiều khả năng sẽ đồng ý về gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga trong “những ngày tới”, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết hôm thứ Hai.
Phát biểu trước cuộc họp của Ủy ban hỗn hợp Liên Hiệp Âu Châu và Canada tại Brussels, Baerbock nói rằng “với tư cách là người Đức, chúng tôi biết rằng lệnh cấm vận dầu mỏ không phải là một bước đi dễ dàng”.
Vẫn còn một số lĩnh vực cần được giải quyết và “điều đó sẽ không xảy ra ngày hôm nay,” Baerbock nói thêm.
Ngoại trưởng Đức cho biết bà “tin tưởng” rằng các nước thành viên EU sẽ đạt được thỏa thuận “trong những ngày tới”.
Liên Hiệp Âu Châu đã đẩy mạnh hành động kinh tế chống lại Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Trước đó, vào thứ Hai, các ngoại trưởng Áo và Estonia đã nói về triển vọng của gói trừng phạt thứ sáu sắp tới của Liên Hiệp Âu Châu. Ngoại trưởng Áo Alexander Schallenberg nói rằng ông “tự tin” rằng gói sẽ được “thực hiện trong những ngày tới”.
5. Nga cảnh báo các quốc gia Bắc Âu về “hậu quả sâu rộng” nếu họ gia nhập NATO
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hôm thứ Hai rằng, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sẽ là một “sai lầm” với “hậu quả sâu rộng”
Hôm Chúa Nhật, chính phủ Phần Lan đã báo hiệu ý định gia nhập NATO, bỏ lại sau lưng nhiều thập kỷ trung lập và phớt lờ những lời đe dọa trả đũa của Nga, khi quốc gia Bắc Âu nỗ lực tăng cường an ninh trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine.
Đảng cầm quyền của Thụy Điển sau đó cho biết họ cũng sẽ ủng hộ việc gia nhập liên minh.
Thứ trưởng Ngoại Giao Nga Ryabkov nói, “Họ không nên ảo tưởng rằng chúng tôi sẽ đơn giản là thúc thủ trước vấn đề này”. Ông ta gọi quyết định của cả hai quốc gia là “một sai lầm nghiêm trọng với hậu quả sâu rộng”.
Việc Phần Lan gia nhập NATO - có thể sẽ mất nhiều tháng để hoàn thành - sẽ đưa liên minh quân sự Mỹ đến trước ngưỡng cửa của Nga, vì quốc gia này có chung đường biên giới dài 830 dặm hay 1.335 km với Nga.
“Thực tế là an ninh của Thụy Điển, cũng như của Phần Lan sẽ không được tăng cường do quyết định này, là điều hoàn toàn hiển nhiên đối với chúng tôi,” Ryabkov nói
“Mức độ căng thẳng quân sự nói chung sẽ gia tăng, và sẽ có ít khả năng dự đoán hơn trong lĩnh vực này. Thật đáng tiếc khi ý thức chung đang bị hy sinh cho một số ý tưởng ma quái về những gì nên làm trong tình hình hiện tại. “
6. Putin “bình tĩnh và lạnh lùng” khi Phần Lan thông báo cho ông về quyết định xin gia nhập NATO
Quyết định của Nga khi xâm lược Ukrein “cho thấy họ đã sẵn sàng tấn công một quốc gia láng giềng độc lập”, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö nói với CNN khi giải thích quyết định của nước này về việc xin gia nhập NATO.
Trong khi ông không tin rằng Nga có thể tấn công Phần Lan ngay bây giờ hoặc trong tương lai gần, tổng thống Niinistö nói rằng bối cảnh chính trị chia rẽ của Âu Châu và thế giới không còn nhiều chỗ cho những người không liên kết.
Trong khi thông báo cho Nga về quyết định xin gia nhập NATO của Phần Lan, Niinistö cho biết ông hơi ngạc nhiên trước phản ứng bình tĩnh của Tổng thống Vladimir Putin.
“Thực ra, điều đáng ngạc nhiên là ông ta đã bình tĩnh như vậy,” tổng thống nói với CNN. “Nhưng trong chính sách an ninh, đặc biệt khi đề cập đến người Nga, bạn phải nhớ rằng những gì ông ấy nói chưa chắc bạn luôn luôn nhận thức được rõ ràng.”
“Nhưng cho đến nay, có vẻ như không có vấn đề gì xảy ra ngay lập tức,” ông nói thêm.
Niinistö cũng nói rằng trong khi ông “ngạc nhiên” trước những bình luận của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan, ông “không lo lắng” về việc Thổ Nhĩ Kỳ ngăn cản Phần Lan gia nhập NATO.
“Tôi tin rằng sẽ còn rất nhiều cuộc thảo luận và tôi không lo lắng về điều đó,” ông nói với CNN.
7. Putin không đồng ý trao đổi quân phòng vệ Ukrein
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã không đồng ý trao đổi tù binh Nga lấy quân trú phòng trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukrein Hanna Maliar đã cho biết như trên vào hôm Chúa Nhật 15 tháng 5.
“Chính phủ đang làm rất nhiều để giải phóng những người bảo vệ Azovstal của chúng ta, nhưng đây là một hoạt động quân sự và những điều này không thể được tiết lộ trước công chúng. Chúng tôi có thể nói một vài điều một cách cởi mở với bà con, vì họ có quyền biết. Và tôi thực sự hy vọng rằng hầu hết các vấn đề sẽ được giải quyết. Căn bản là Putin không đồng ý cho những người bảo vệ Azovstal của chúng ta được ra đi,” Maliar nói.
Ngoài ra, cô cũng lưu ý rằng trong các nỗ lực thương thuyết của Ukrein có sự tham gia của hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới và các tổ chức quốc tế.
Maliar bày tỏ hy vọng rằng cuối cùng quân trú phòng tại Azovstal sẽ được cứu.
Khoảng 600 binh sĩ Ukrein bị thương nặng vẫn nằm trong hầm trú ẩn của nhà máy thép Azovstal bị phong tỏa ở Mariupol, trong khi nhà máy thép này đang bị pháo kích liên tục.
Ukrein đang có sự tham gia của một số quốc gia, bao gồm Israel, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ và Phần Lan, trong quá trình đàm phán với Nga về việc trả tự do cho các lực lượng phòng thủ Ukrein khỏi Azovstal.
8. Biệt kích Ukrein phá hủy dàn phóng hỏa tiễn hàng loạt của Nga
Trong bản tin chiều Chúa Nhật 15 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukrein cho biết các đơn vị biệt kích, và pháo binh của Lực lượng tấn công trên không và trên bộ đã phát hiện và phá hủy vị trí khai hỏa của các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Nga.
“Các hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt của quân chiếm đóng đã cố gắng bắn vào các khu định cư yên bình của đất nước chúng ta. Tuy nhiên, quân đội Ukrein đã ngăn cản kế hoạch của họ. Các hậu quả của 'cuộc săn lùng' gây ấn tượng rất phấn khởi”.
Đặc biệt, quân đội Ukrein đã phá hủy: hai hệ thống phóng hỏa tiễn BM-21 Grad; một hệ thống phóng hỏa tiễn hàng loạt; một Radar phòng không; hơn năm phương tiện vận tải; cũng như một kho đạn.
9. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nhắc lại sự ủng hộ “kiên định” của Mỹ với Bộ trưởng Quốc phòng Ukrein
Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết: Trong cuộc họp trực tuyến hôm Chúa Nhật 15 tháng 5, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đã nhắc lại với Bộ trưởng Quốc phòng Ukrein, Oleksii Reznikov, “sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Ukrein và các nỗ lực hỗ trợ an ninh. Đồng thời, ông cũng cung cấp thông tin cập nhật về cuộc gọi của ông với Bộ trưởng Quốc phòng Nga.
Austin đã nói chuyện với Reznikov “để thảo luận về tình hình trên chiến trường và nhu cầu của Ukrein”.
Austin đã chuyển cho Reznikov bức thư của ông gởi cho Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu vào hôm thứ Sáu “trong đó Hoa Kỳ kêu gọi Nga chấm dứt ngay lập tức xung đột ở Ukrein và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc.”
“Bộ trưởng Austin nhắc lại sự ủng hộ vững chắc của Hoa Kỳ đối với chủ quyền của Ukrein và các nỗ lực hỗ trợ an ninh nhằm tăng cường năng lực của Ukrein trong việc chống lại sự xâm lược của Nga”, và hai bên cam kết sẽ giữ liên lạc.
Ngoại trưởng Tòa Thánh: Ukraine có quyền tự vệ, và nhận vũ khí. Nhà tạm bị đánh cắp ở Texas
VietCatholic Media
17:06 16/05/2022
1. Nhà tạm bị đánh cắp từ nhà thờ ở Texas được tìm thấy tại tiệm Burger King
Một nhà tạm bị đánh cắp từ một nhà thờ ở Texas đã được nhà chức trách thu hồi bên ngoài một tiệm bán thức ăn nhanh Burger King. Bên ngoài nhà tạm có những dấu hiệu bị hư hỏng vì những tên trộm đã phá nó ra. Bình đựng bánh thánh đã bị lấy mất cùng với các bánh thánh đã được thánh hiến.
Vụ trộm được báo cáo trên trang Facebook của giáo xứ Công Giáo St. Bartholomew vào ngày 9 tháng 5. Thông báo của giáo xứ gọi vụ việc là “một khoảng thời gian đau lòng trong cuộc đời của giáo xứ chúng tôi”. Nhà tạm đã bị mất trong hai ngày trước khi nó được phát hiện bị vứt bỏ bên ngoài nhà hàng thức ăn nhanh.
Phản ứng của anh chị em giáo dân
Anh chị em giáo dân bày tỏ sự hoang mang và bức xúc trước hành vi trộm cắp. Tom McRae, một thành viên của giáo đoàn St. Bartholomew từ năm 1986, đã viết:
“Đối với bất kỳ ai đã đánh cắp nhà tạm từ Nhà thờ Công Giáo St. Bartholomew, đây là một sự xúc phạm, bạn không thể làm tổn thương chúng tôi bằng cách làm điều này. Tôi chân thành hy vọng bạn biết bạn đang làm việc với ai. Chúng tôi đang cầu nguyện cho bạn.”
Theo Tạp chí Katy Online, vụ trộm được cho là diễn ra vào đêm Chúa Nhật. Trong khi cảnh sát đã thu hồi được nhà tạm, họ vẫn chưa tiến hành bắt giữ hay nêu tên nghi phạm. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy cuộc điều tra đang tiến triển.
Một tweet của Adrian Fonseca, một nhà sản xuất của Mạng lưới phát thanh Guadalupe, lưu ý rằng các nhà chức trách đã có “khuôn mặt” và biển số xe của nghi phạm. Trong dòng tweet, Fonseca cũng tuyên bố rằng nhà tạm đã bị mưu toan đánh cắp hai, lần thứ hai kẻ trộm mới lấy được.
Vụ trộm diễn ra vài ngày sau khi các nhóm hoạt động ủng hộ phá thai cố gắng tổ chức các cuộc biểu tình làm gián đoạn các Thánh lễ trong ngày Hiền Mẫu tại các nhà thờ Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ. Nhóm Ruth Sent Us đã tweet những lời kêu gọi phá đám các thánh lễ và đốt Thánh Thể sau khi ý kiến dự thảo của Thẩm Phán Samuel Alito bị rò rỉ, trong đó cho thấy Tòa án Tối cao có thể sớm lật ngược phán quyết Roe kiện Wade.
Source:Aleteia
2. Ngoại trưởng Vatican nói Ukraine có quyền tự vệ, và nhận vũ khí nước ngoài
Đức Tổng Giám Mục Ngoại trưởng Vatican nói rằng Ukraine có quyền tự bảo vệ mình trước sự xâm lược của Nga, do đó hoàn toàn phù hợp để thế giới gửi vũ khí cho nước này.
Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher nói với đài truyền hình nhà nước RAI của Ý rằng việc giao vũ khí như vậy “phải tương xứng”.
“Chúng ta không muốn một lần nữa tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang. Nhưng cuộc chiến này nguy hiểm hơn so với các cuộc chiến khác từng xảy ra trước đây, bởi vì nó có khía cạnh hạt nhân”, vị tổng giám mục sinh tại Liverpool, người đảm nhận vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao Tòa Thánh cho biết như trên.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher nhấn mạnh “Theo nghĩa này, đúng, Ukraine có quyền tự bảo vệ mình, và họ cần được giúp đỡ để làm như vậy,”.
Đức Cha Gallagher sẽ có mặt tại Kyiv bắt đầu từ thứ Tư và vào ngày thứ Sáu, ngài dự kiến sẽ gặp Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba. Chuyến đi ban đầu được lên kế hoạch trong vài tuần trước, nhưng đã bị hoãn lại sau khi ngài nhiễm COVID-19.
Đức Cha Gallagher đã được hỏi về quan điểm của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với NATO, liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương, sau khi Đức Giáo Hoàng nói rằng liên minh này đang “sủa” trước cửa nước Nga. Vị giám mục trả lời rằng Đức Phanxicô “rất nhạy cảm” với bất kỳ hành động nào có thể “gây nguy hiểm cho các mục tiêu chính là đối thoại và hòa bình.”
“Tôi nghĩ ngài nhận ra giá trị của một hệ thống an ninh đối với thế giới, đối với Âu Châu, nhưng nó phải tương xứng,” Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói. “Và sau đó Đức Giáo Hoàng rất lo lắng, rất chú ý, để ngăn chặn thế giới lần nữa bước vào một thế giới đang chạy đua vũ trang. Nó phải tương xứng, và để lại khả năng đối thoại và thảo luận, để mang lại hòa bình cho quốc gia tử vì đạo này”.
Nói về Hoa Kỳ và Trung Quốc và vai trò của họ trong cuộc chiến này, Đức Cha Gallagher nói rằng “tất cả chúng ta đều có trách nhiệm đạo đức để hoàn thành vai trò của chính mình tại thời điểm này”.
Ngài nói: “Đúng là các thể chế đã bị suy yếu do cuộc chiến này và không có khả năng nhanh chóng tạo ra hòa bình. Tuy nhiên, chúng ta không được từ bỏ các cấu trúc an ninh và đa phương, nhưng phải củng cố chúng. Rõ ràng, các quốc gia lớn, chẳng hạn như Hoa Kỳ, Trung Quốc và các quốc gia thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc có một vai trò rất, rất quan trọng và họ phải hiểu được mức độ cấp bách mà chúng ta phải đối mặt”.
Qua cụm từ “vai trò quan trọng”, ngài không chỉ muốn nói đến vũ khí: “Tôi tin rằng lời nói có tầm quan trọng hàng đầu, đặc biệt là trong ngoại giao và đối thoại.” Đức Tổng Giám Mục nhấn mạnh rằng, ngôn từ có thể và đã được công cụ hóa, dẫn đến việc mọi người không tin tưởng vào các tuyên bố. Tuy nhiên, ngài tin rằng sự chân thành vẫn cần thiết, “đặc biệt là khi, với lời nói của mình, chúng ta có thể khiến cuộc sống của mọi người gặp rủi ro.”
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng thừa nhận rằng có một chiều hướng tôn giáo trong cuộc xung đột này, trong đó “căng thẳng” giữa Thượng Phụ Kirill của Chính thống giáo Nga ở Mạc Tư Khoa và Thượng phụ Đại kết Bartholomew, gia tăng sau khi cuộc xâm lược bắt đầu.
“Thật không may, phải thừa nhận rằng trong Chính thống giáo có một bản sắc dân tộc mạnh mẽ, đó là các Giáo Hội nhà nước,” ngài nói. “Do đó, Giáo hội Chính thống Nga rất khó đưa ra quyết định chỉ trích hoặc phản đối chính phủ. Nhưng như Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải vượt qua những quan điểm này để trở thành những người thúc đẩy hòa bình thực sự”.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher cũng giải thích lời cảnh báo gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô về việc Kirill trở thành “cậu bé giúp lễ cho Putin,” trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Ý Corriere della Sera. Đức Tổng Giám Mục cho biết Đức Giáo Hoàng đã cảnh báo đây là điều có thể xảy ra với bất kỳ giám mục nào.
Ngài nói, các mối quan hệ đại kết với Chính thống giáo, đặc biệt là Mạc Tư Khoa và Istanbul, là những ưu tiên đối với vị Giáo hoàng Á Căn Đình, và mặc dù cuộc gặp giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill đã được dự trù vào giữa tháng 6 sẽ không diễn ra, cuộc đối thoại vẫn sẽ tiếp tục.
Đức Tổng Giám Mục Gallagher gọi quyết định hoãn cuộc họp của Đức Giáo Hoàng là “khôn ngoan”, bởi vì “Đức Thánh Cha nhận thức được rằng các bước đi của ngài và của Tòa Thánh phải là một đóng góp tích cực, không làm cho mọi thứ tồi tệ hơn mà là nuôi dưỡng các cách thức hòa bình.”
Ngài nói: “Tòa Thánh có một ơn gọi đối thoại. Chúng tôi tìm cách không can dự vào việc ủng hộ bên này hay bên kia, nhưng chúng tôi tìm kiếm không gian đối thoại giữa tất cả mọi người để tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột khủng khiếp này.”
Khi được hỏi về tầm quan trọng của những cử chỉ như cuộc gặp gỡ của Đức Phanxicô với vợ của hai binh sĩ Ukraine bị mắc kẹt trong một nhà máy thép ở Mariupol, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói rằng “những cử chỉ như vậy là chưa đủ, nhưng chúng rất quan trọng”.
“Tốt hơn là làm tất cả những gì bạn có thể, ngay cả khi bạn không thể thay đổi thực tế,” ngài nói. “Nhưng Đức Giáo Hoàng, người là bậc thầy của các cử chỉ” đã đưa ra một thông điệp rõ ràng về sự ủng hộ đối với hàng triệu người đã chạy trốn khỏi Ukraine, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em bị ảnh hưởng bởi chiến tranh.
“Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài khóc khi nghĩ đến những tình huống này, và điều này là đúng; ngài có một sự nhạy cảm sâu sắc”, Đức Tổng Giám Mục Gallagher nói. “Cần phải thông báo những hoàn cảnh đau khổ này cho toàn thế giới.”
Source:Crux
3. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân nói rằng ngài bình thản; vụ giam giữ kích động sự phản đối kịch liệt
Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục đã nghỉ hưu của Hương Cảng, trấn an người Công Giáo rằng ngài vẫn ổn sau khi bị cảnh sát an ninh quốc gia bắt giữ vì ủng hộ những người biểu tình chống chính phủ.
“Tôi đã nói chuyện với Đức Hồng Y Quân,” Giám mục Hương Cảng Stêphanô Châu Thủ Nhân (Chow Sau-yan, 周守仁 ) viết trên trang Facebook của mình. “Ngài nói với tôi rằng hãy cho bạn bè của ngài biết rằng ngài vẫn ổn. Không phải lo lắng. Và ngài muốn chúng ta có một cách tiếp cận khiêm tốn đối với ngài.”
Vị Hồng Y 90 tuổi đã trở về nhà của mình với các tu sĩ dòng Salêsiêng Hương Cảng vào ngày 11 tháng 5 sau khi bị giữ vài giờ.
Đức Hồng Y và ba ủy viên khác của Quỹ cứu trợ nhân đạo 612 đã bị giam giữ riêng biệt vào ngày 10 tháng 5 và ngày 11 tháng 5, và tất cả đều được trả tự do vào ngày 11 tháng 5. Quỹ, hiện không còn tồn tại, được thành lập để hỗ trợ tài chính cho những người tham gia vào các cuộc biểu tình chống chính phủ vào năm 2019 và đã bị giải tán sau khi bị chính quyền Hương Cảng tung ra luật an ninh quốc gia trong năm qua.
Chính quyền Hương Cảng nói rằng lực lượng cảnh sát an ninh quốc gia được thành lập “để bảo vệ an ninh quốc gia Trung Quốc.” Đức Hồng Y và những người khác đã bị thẩm vấn tại đồn cảnh sát Sài Loan(Chai Wan, 柴灣) vì bị cáo buộc thông đồng với lực lượng nước ngoài.
Luật an ninh năm 2020 của Hương Cảng quy định việc tham gia hoặc ủng hộ phong trào ủng hộ dân chủ là tội phạm lật đổ và cấu kết với các tổ chức nước ngoài, đồng thời cho phép việc dẫn độ đến Trung Quốc đại lục những người bị giam giữ. Hình phạt tối thiểu là ba năm tù, và tối đa là tù chung thân.
Những người chỉ trích cho rằng điều đó vi phạm Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hương Cảng của Trung Quốc. Đạo luật được Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc thông qua vào năm 1990, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 1997, khi Anh trao lại quyền kiểm soát Hương Cảng cho Trung Quốc. Luật pháp bảo vệ sự thịnh vượng và ổn định của Hương Cảng, đồng thời cũng bảo vệ các quyền và tự do của người dân Hương Cảng.
Trong một tuyên bố ngày 12 tháng 5, Giáo phận Hương Cảng kêu gọi chính phủ duy trì tự do tôn giáo trong thành phố và nói: “Chúng tôi luôn tôn trọng pháp quyền. Chúng tôi tin tưởng rằng trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục được hưởng tự do tôn giáo ở Hương Cảng theo Luật Cơ bản.”
Tuyên bố cũng kêu gọi “Cảnh sát Hương Cảng và các cơ quan tư pháp xử lý trường hợp của Đức Hồng Y Quân theo công lý, có xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của con người chúng ta.” Tuyên bố cho biết họ “vô cùng quan tâm đến tình trạng và sự an toàn của Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, và chúng tôi đang cầu nguyện đặc biệt cho ngài.”
Ngày 11 tháng 5, Vatican đã ra một tuyên bố cho biết họ đã “lo lắng về tin tức về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Quân” và đang “theo dõi sự phát triển của tình hình với sự chú ý cao độ”. Ngày hôm sau, tờ báo của Vatican, L'Osservatore Romano, đã đăng một câu chuyện về vụ việc với một tựa đề hướng sự chú ý đến “mối quan tâm của Tòa Thánh.”
Đức Cha David J. Malloy của Rockford và là chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã kêu gọi cầu nguyện và cảnh báo người Công Giáo rằng mặc dù Hồng Y Quân đã được tại ngoại nhưng tình hình của ngài vẫn rất bấp bênh.
Đức Cha viết:
Tin tức đáng báo động về vụ bắt giữ Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân ngày 11 tháng 5 tại Hương Cảng do vai trò quản lý quỹ nhân đạo dành cho những người biểu tình trong quá khứ cho thấy xu hướng ngày càng tồi tệ đối với các quyền tự do cơ bản và nhân quyền ở Hương Cảng. Vị mục tử kiên định và là người ủng hộ mạnh mẽ cho dân chủ và công lý này đã bị bắt cùng với những người được ủy thác khác của một quỹ chi trả chi phí pháp lý và y tế cho những người biểu tình ủng hộ dân chủ, một quỹ đã bị giải tán vào mùa thu năm 2021. Vì sự ủng hộ của Đức Hồng Y Quân cho những điều này và những người biểu tình, ngài đang bị buộc tội 'thông đồng với lực lượng nước ngoài.' Theo luật an ninh quốc gia được ban hành vào tháng 6 năm 2020, 'ly khai, lật đổ và cấu kết với các lực lượng nước ngoài' là tội phạm có thể bị trừng phạt với mức án lên đến tù chung thân. Vì vậy, mặc dù Đức Hồng Y Quân đã được tại ngoại nhưng tình hình của ngài vẫn rất bấp bênh.
Source:Crux