Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:32 17/05/2020
26. Mỗi giờ mỗi khắc công việc của tôi đều không rời khỏi Thánh Giá.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:36 17/05/2020
22. TÉ DẬY KHÔNG NỔI
Có một người đi bộ, vì không cẩn thận nên té xuống đất, vừa lồm cồm đứng dậy thì lại té nữa, thế là thở một hơi dài nói:
- “Nếu biết sớm phải té lần nữa thì vừa rồi khỏi đứng dậy thì tốt hơn !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 22:
Ngã té thì đứng dậy, nhưng nếu bị gãy chân vẹo xương sống thì hết đứng dậy nổi, đó là chuyện tự nhiên thuộc sức khỏe của mỗi người, nhất là những người già cả, đau xương sống...
Té là ngã xuống đất, ai cũng có té xuống đất một lần trong cuộc sống làm người, và té cũng có ý nghĩa sâu xa của nó, nói theo tôn giáo, té là phạm tội, là ngã xuống trong vũng bùn hắc ám đau khổ của tội.
Đức Chúa Giê-su đã ngã xuống đất ba lần khi vác thập giá lên núi Sọ để chịu đóng đinh, nhưng Ngài đã cố gắng đứng dậy vác thập giá đi nốt đoạn đường cứu chuộc còn lại; thánh Phê-rô đã té một lần trong đêm Đức Chúa Giê-su -thầy của ngài bị bắt- cái té này nặng nề đến nỗi suốt đời ngài không thể quên; ông Giu-da Ít-ca-ri-ốt đã té một lần -bán thầy mình là Đức Chúa Giê-su ba mươi đồng bạc- và ông té luôn không đứng dậy nữa.
Ba nhân vật đều té ngã xuống đất: Đức Chúa Giê-su té ngã nhưng vẫn đứng lên dù ngã ba lần, Ngài đã yêu thương nhân loại và hy sinh đến cùng để nhân loại được sống; thánh Phê-rô đã ngã té (phạm tội) một lần, nhưng vì yêu thương Đức Chúa Giê-su và vì tội lỗi của mình nên ngài đã khóc lóc và đứng lên, để được Đức Chúa Giê-su trao ban sứ mạng làm tông đồ trưởng; ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã ngã té một lần nhưng té luôn vì ông ta không có lòng trông cậy vào tình thương của Đức Chúa Giê-su...
Mỗi ngày chúng ta đều có ngã té (phạm tội) làm mất lòng Thiên Chúa và tha nhân, nhưng mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta quyết tâm đứng lên, vì có Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Quyết tâm đứng lên sau khi phạm tội là điều mà Thiên Chúa thích nhất nơi chúng ta, những con người tội lỗi. Chúng ta gọi đó là sự cố gắng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người đi bộ, vì không cẩn thận nên té xuống đất, vừa lồm cồm đứng dậy thì lại té nữa, thế là thở một hơi dài nói:
- “Nếu biết sớm phải té lần nữa thì vừa rồi khỏi đứng dậy thì tốt hơn !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 22:
Ngã té thì đứng dậy, nhưng nếu bị gãy chân vẹo xương sống thì hết đứng dậy nổi, đó là chuyện tự nhiên thuộc sức khỏe của mỗi người, nhất là những người già cả, đau xương sống...
Té là ngã xuống đất, ai cũng có té xuống đất một lần trong cuộc sống làm người, và té cũng có ý nghĩa sâu xa của nó, nói theo tôn giáo, té là phạm tội, là ngã xuống trong vũng bùn hắc ám đau khổ của tội.
Đức Chúa Giê-su đã ngã xuống đất ba lần khi vác thập giá lên núi Sọ để chịu đóng đinh, nhưng Ngài đã cố gắng đứng dậy vác thập giá đi nốt đoạn đường cứu chuộc còn lại; thánh Phê-rô đã té một lần trong đêm Đức Chúa Giê-su -thầy của ngài bị bắt- cái té này nặng nề đến nỗi suốt đời ngài không thể quên; ông Giu-da Ít-ca-ri-ốt đã té một lần -bán thầy mình là Đức Chúa Giê-su ba mươi đồng bạc- và ông té luôn không đứng dậy nữa.
Ba nhân vật đều té ngã xuống đất: Đức Chúa Giê-su té ngã nhưng vẫn đứng lên dù ngã ba lần, Ngài đã yêu thương nhân loại và hy sinh đến cùng để nhân loại được sống; thánh Phê-rô đã ngã té (phạm tội) một lần, nhưng vì yêu thương Đức Chúa Giê-su và vì tội lỗi của mình nên ngài đã khóc lóc và đứng lên, để được Đức Chúa Giê-su trao ban sứ mạng làm tông đồ trưởng; ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt đã ngã té một lần nhưng té luôn vì ông ta không có lòng trông cậy vào tình thương của Đức Chúa Giê-su...
Mỗi ngày chúng ta đều có ngã té (phạm tội) làm mất lòng Thiên Chúa và tha nhân, nhưng mỗi lần phạm tội là mỗi lần chúng ta quyết tâm đứng lên, vì có Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Quyết tâm đứng lên sau khi phạm tội là điều mà Thiên Chúa thích nhất nơi chúng ta, những con người tội lỗi. Chúng ta gọi đó là sự cố gắng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh lễ Chúa Nhật 17 tháng Năm tại Santa Marta. Chúng ta không phải là trẻ mồ côi
Đặng Tự Do
00:46 17/05/2020
Lúc 7 sáng Chúa Nhật 17 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp dọn dẹp các nơi công cộng và tư gia trong bối cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, lời cầu nguyện của chúng ta được dành cho những người dọn dẹp trong các bệnh viện, trên đường phố, dọn sạch các thùng rác tại các tư gia: một công việc không ai nhìn thấy, nhưng đó là công việc cần thiết để xã hội tồn tại. Xin Chúa chúc lành cho họ, và giúp đỡ họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 14: 15-21), trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.”
Phúc Âm: Ga 14: 15-21
“Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi giã từ các môn đệ, Chúa Giêsu mang đến cho họ sự thanh thản và bình an qua lời hứa: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi”. Chúa bảo vệ các môn đệ khỏi nỗi đau đó, khỏi cảm giác đau đớn là trở thành những cô nhi. Ngày nay trên thế giới có một cảm giác rất lớn về tình trạng mồ côi: nhiều người có đủ thứ, nhưng không có một người Cha. Và trong lịch sử nhân loại, điều này được lặp đi lặp lại: khi không có Cha, người ta thấy thiếu một thứ gì đó và luôn có mong muốn được gặp gỡ, được tìm thấy Cha mình, ngay cả trong những huyền thoại cổ xưa: chúng ta có thể nghĩ về những huyền thoại như Oedipus, Telemachus, và nhiều người khác, là những người luôn tìm kiếm người Cha mất tích này.
Và hôm nay chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang sống trong một xã hội không có Cha, ý thức về tình trạng mồ côi này ảnh hưởng đến tinh thần huynh đệ. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu hứa: “Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.” Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết Ngài sẽ ra đi nhưng một Đấng khác sẽ đến và dạy anh em tiếp cận với Chúa Cha. Thánh Thần sẽ nhắc nhở anh em làm sao tiếp cận với Chúa Cha. Chúa Thánh Thần không đến vì chính Ngài; nhưng là để dạy bảo con đường đến với Chúa Cha, mà Chúa Giêsu đã mở ra, và chỉ cho chúng ta thấy. Không có linh đạo nào là riêng của Chúa Con, hay riêng của Chúa Thánh Thần nhưng trung tâm luôn luôn là Chúa Cha. Chúa Con được Chúa Cha sai đến và trở về cùng Chúa Cha. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến để dạy bảo và nhắc nhở chúng ta đến với Chúa Cha.
Chỉ với nhận thức rằng chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi, chúng ta mới có thể sống trong hòa bình giữa chúng ta với nhau. Chiến tranh, bất kể là chiến tranh lớn nhỏ thế nào đều luôn có một chiều kích mồ côi trong đó vì người Cha kiến tạo hòa bình đã vắng bóng.
Vì thế trong bài đọc hôm nay, Thánh Phêrô mời gọi cộng đồng Kitô tiên khởi đáp lại bằng sự dịu dàng, tôn trọng và với một lương tâm đúng đắn đối với những ai thắc mắc về lý do của niềm tin chúng ta: đó là sự hiền lành mà Chúa Thánh Thần ban cho. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta sự dịu dàng này, sự ngọt ngào này của con cái Chúa Cha. Chúa Thánh Thần không dạy chúng ta xúc phạm. Và một trong những hậu quả của cảm thức mồ côi là sự xúc phạm, và chiến tranh, bởi vì nếu không có Cha thì không có anh em, tình huynh đệ sẽ mất đi. Sự ngọt ngào, tôn trọng, dịu dàng này là những thái độ xuất phát từ từ cảm thức thuộc về cùng một gia đình, cùng “có Cha”, là trung tâm của mọi thứ, nguồn gốc của mọi thứ, là sự hiệp nhất của tất cả, ơn cứu rỗi của tất cả, bởi vì Người đã sai Con của Người đến cứu tất cả chúng ta; và gửi Chúa Thánh Thần đến để nhắc nhở chúng ta con đường đến với Chúa Cha, tình phụ tử, thái độ huynh đệ dịu dàng, ngọt ngào, và bình an.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta luôn luôn về con đường đến với Chúa Cha này, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có một người Cha. Chúng ta hãy cầu xin cho nền văn minh với một ý thức mồ côi lớn lao này có được ân sủng tìm thấy Cha, Đấng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và biến nhân loại thành một gia đình.
Source:Vatican NewsIl Papa prega per gli addetti alle pulizie. Solo in Dio Padre siamo fratelli
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp dọn dẹp các nơi công cộng và tư gia trong bối cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, lời cầu nguyện của chúng ta được dành cho những người dọn dẹp trong các bệnh viện, trên đường phố, dọn sạch các thùng rác tại các tư gia: một công việc không ai nhìn thấy, nhưng đó là công việc cần thiết để xã hội tồn tại. Xin Chúa chúc lành cho họ, và giúp đỡ họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 14: 15-21), trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.”
Phúc Âm: Ga 14: 15-21
“Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi giã từ các môn đệ, Chúa Giêsu mang đến cho họ sự thanh thản và bình an qua lời hứa: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi”. Chúa bảo vệ các môn đệ khỏi nỗi đau đó, khỏi cảm giác đau đớn là trở thành những cô nhi. Ngày nay trên thế giới có một cảm giác rất lớn về tình trạng mồ côi: nhiều người có đủ thứ, nhưng không có một người Cha. Và trong lịch sử nhân loại, điều này được lặp đi lặp lại: khi không có Cha, người ta thấy thiếu một thứ gì đó và luôn có mong muốn được gặp gỡ, được tìm thấy Cha mình, ngay cả trong những huyền thoại cổ xưa: chúng ta có thể nghĩ về những huyền thoại như Oedipus, Telemachus, và nhiều người khác, là những người luôn tìm kiếm người Cha mất tích này.
Và hôm nay chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang sống trong một xã hội không có Cha, ý thức về tình trạng mồ côi này ảnh hưởng đến tinh thần huynh đệ. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu hứa: “Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.” Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết Ngài sẽ ra đi nhưng một Đấng khác sẽ đến và dạy anh em tiếp cận với Chúa Cha. Thánh Thần sẽ nhắc nhở anh em làm sao tiếp cận với Chúa Cha. Chúa Thánh Thần không đến vì chính Ngài; nhưng là để dạy bảo con đường đến với Chúa Cha, mà Chúa Giêsu đã mở ra, và chỉ cho chúng ta thấy. Không có linh đạo nào là riêng của Chúa Con, hay riêng của Chúa Thánh Thần nhưng trung tâm luôn luôn là Chúa Cha. Chúa Con được Chúa Cha sai đến và trở về cùng Chúa Cha. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến để dạy bảo và nhắc nhở chúng ta đến với Chúa Cha.
Chỉ với nhận thức rằng chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi, chúng ta mới có thể sống trong hòa bình giữa chúng ta với nhau. Chiến tranh, bất kể là chiến tranh lớn nhỏ thế nào đều luôn có một chiều kích mồ côi trong đó vì người Cha kiến tạo hòa bình đã vắng bóng.
Vì thế trong bài đọc hôm nay, Thánh Phêrô mời gọi cộng đồng Kitô tiên khởi đáp lại bằng sự dịu dàng, tôn trọng và với một lương tâm đúng đắn đối với những ai thắc mắc về lý do của niềm tin chúng ta: đó là sự hiền lành mà Chúa Thánh Thần ban cho. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta sự dịu dàng này, sự ngọt ngào này của con cái Chúa Cha. Chúa Thánh Thần không dạy chúng ta xúc phạm. Và một trong những hậu quả của cảm thức mồ côi là sự xúc phạm, và chiến tranh, bởi vì nếu không có Cha thì không có anh em, tình huynh đệ sẽ mất đi. Sự ngọt ngào, tôn trọng, dịu dàng này là những thái độ xuất phát từ từ cảm thức thuộc về cùng một gia đình, cùng “có Cha”, là trung tâm của mọi thứ, nguồn gốc của mọi thứ, là sự hiệp nhất của tất cả, ơn cứu rỗi của tất cả, bởi vì Người đã sai Con của Người đến cứu tất cả chúng ta; và gửi Chúa Thánh Thần đến để nhắc nhở chúng ta con đường đến với Chúa Cha, tình phụ tử, thái độ huynh đệ dịu dàng, ngọt ngào, và bình an.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta luôn luôn về con đường đến với Chúa Cha này, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có một người Cha. Chúng ta hãy cầu xin cho nền văn minh với một ý thức mồ côi lớn lao này có được ân sủng tìm thấy Cha, Đấng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và biến nhân loại thành một gia đình.
Source:Vatican News
Đại dịch Covid-19 và người di dân là trọng tâm của Thông điệp Đức Thánh Cha gửi nhân ngày Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới.
Thanh Quảng sdb
02:06 17/05/2020
Đại dịch Covid-19 và người di dân (IDP) là trọng tâm của Thông điệp Đức Thánh Cha gửi nhân ngày Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới.
Trong Thông điệp về Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người chú ý đến các chính sách mới đối với số lượng người di cư và di dân (IDP) ngày càng trầm trọng trên thế giới, và nhìn nhận ra những người đang sống một cuộc sống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra và bị từ chối trước cơn đại dịch Covid- 19.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành Thông điệp Ngày Thế giới về Người di dân và tị nạn cho hàng triệu người nam nữ và trẻ em đang là nạn nhân vì những xung đột chiến tranh, sự thiếu thốn đói khổ và vì tình trạng biến đổi khí hậu…
Cơn đại dịch Covid-19 lại càng làm trầm trọng thêm các hoàn cảnh bi đác của họ, Đức Thánh Cha cũng xin chú ý đến cả những người đang gặp phải tình huống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Ngày di cư và tị nạn thế giới lần thứ 106 sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 9 năm 2020 với chủ đề: “Trước sự bắp bớ, Chúa Giêsu đã phải trảy đi tị nạn!”
Thách đố của thế giới đương đại
Đức Thánh Cha nêu ra các nguyên nhân khiến dân chúng phải tản cư: tình trạng xung đột và thiếu trợ giúp nhân đạo, khí hậu thay đổi, những nguyên nhân khiến cho nhiều người phải di cư và sống trong tình trạng nghèo đói khủng khiếp! Đức Thánh Cha nói tình hình những người di tản là một trong những thách đố lớn lao của thế giới đương đại.
Theo Báo cáo toàn cầu năm 2020 những xung đột chiến tranh và các thảm họa đã làm cho 33,4 triệu người di tản trên 145 quốc gia, trong nhiều châu lục của năm 2019.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng chiến tranh xung đột, bạo lực và thảm họa vẫn làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa của họ mà di tản hàng năm. Đức Thánh Cha còn cho biết thêm mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu do cơn đại dịch gây ra đã khiến ngài tha thiết van xin các quốc gia hãy cố gắng, và quốc tế hãy nỗ lực, để ra tay cấp bách cứu sống những người tị nạn...
Đức Thánh Cha nhắc nhở cho các Kitô hữu rằng chúng ta được mời gọi nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ mà đáp lại những thách đố mục vụ qua bốn hành động đã được nêu trong Thông điệp hồi năm 2018 là: chào mừng, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập.
Sáu cặp động từ mới
Năm nay, Đức Thánh Cha cho biết, ngài thêm vào sáu cặp động từ khác, nhằm đối phó với những hành động thực tế và liên đới với nhau trong các mối quan hệ.
- Biết để hiểu: Kiến thức, Đức Thánh Cha nói, là bước đầu cần thiết để hiểu người khác. Khi chúng ta nói về người di cư và người di dân, chúng ta thường chỉ chú tâm tới các số liệu thống kê. Đây không phải là một bảng thống kê, mà là những con người thật sự! Chỉ khi nào gặp gỡ và lắng nghe những câu chuyện đời họ, Đức Thánh Cha giải thích, chúng ta mới có thể hiểu được sự bấp bênh mà chúng ta trải qua do hậu quả của đại dịch này, một duyên cớ làm cho những người này phải di tản!
- Gần gũi để phục vụ: Đức Thánh Cha nói: Nỗi sợ hãi và định kiến, giữ chúng ta xa lánh người khác và ngăn cản chúng ta dấn thân phục vụ họ bằng tình yêu. Gần gũi với người khác thường có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận rủi ro, điều mà nhiều bác sĩ và y tá đã dạy chúng ta trong những ngày tháng gần đây.
- Để hòa giải, cần lắng nghe: Trong thế giới ngày nay, Đức Thánh Cha nói, khả năng lắng nghe như bị quên lãng. Tuy nhiên, chỉ bằng cách lắng nghe khiêm nhường và trọn vẹn, chúng ta mới có thể thực sự được hòa giải. Năm nay, Đức Thánh Cha nói, có một sự im lặng đầy kịch tính và phức tạp đang trùm phủ các đường phố của chúng ta trong nhiều tuần qua, nhưng nó đã cho chúng ta một cơ hội để lắng nghe lời van xin của những người dễ bị tổn thương, bị di tản và bị cơn đại dịch hoành hành!...
- Để phát triển, cần phải chia sẻ: Đức Thánh Cha xác quyết Thiên Chúa, không muốn tài nguyên của hành tinh chúng ta nằm trong tay một số ít người... Cơn đại dịch cho chúng ta hay tất cả chúng ta đều ở trên một chiếc thuyền, giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta có cùng mối quan tâm và nỗi sợ hãi chung và chúng ta nhận chân ra một lần nữa là không ai có thể được cứu một mình cả!
- Hãy tham gia để quảng bá: Đức Thánh Cha cho hay: Nếu chúng ta thực sự muốn quảng bá cho những người mà chúng ta hỗ trợ, chúng ta phải gắn liền với họ và biến họ thành phe của chúng ta. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta về việc đồng trách nhiệm thiết yếu như thế nào và chỉ với sự đóng góp của mọi người - ngay cả chỉ góp một tí mà thôi - chúng ta có thể đối diện với cuộc khủng hoảng này và kín múc được lòng can đảm để kiến tạo một thế giới, trong đó mọi người được kêu gọi sống hòa hợp, hiếu khách, yêu thương huynh đệ và đoàn kết với nhau...
- Hợp tác để xây dựng: Đức Thánh Cha nói: Xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa, là một nghĩa vụ chung của tất cả mọi Kitô hữu, vì vậy chúng ta cần học cách hợp tác mà không ghen tương, không bất hòa và không chia rẽ. Trong bối cảnh hiện nay, Đức Đức Thánh Cha nói cần phải nhắc lại: Đây không phải là lúc để tự vấn lương tâm nữa, vì thách đố mà chúng ta đang phải đối diện, phải được cùng nhau chia sẻ, đó là giữ gìn ngôi nhà chung của chúng ta và làm cho nó phù hợp hơn với kế hoạch của thưở ban đầu của Đấng sáng tạo, chúng ta phải cam kết, phải bảo đảm có sự hợp tác quốc tế, đoàn kết toàn cầu và cam kết địa phương, không loại trừ một ai!...
Xin cho biết noi gương Thánh Giuse
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc thông điệp của mình bằng một lời cầu nguyện theo những tâm tư của bức Thông điệp. Đức Thánh Cha cho hay ngài lấy cảm hứng từ tấm gương của Thánh Giuse lúc thánh nhân đưa Hài nhi Giêsu và Mẹ người trốn qua Ai Cập.
Lạy Thiên Chúa, Chúa đã trao phó người Con dấu yêu của Chúa cho Thánh Giuse; để thánh nhân đưa Hài nhi và Mẹ Ngài, trốn qua Ai cập để tránh mối hiểm họa của kẻ ác đang tìm giết hại Hài nhi.
Xin giúp chúng con cảm nhận được sự bảo vệ và cầu bầu của thánh nhân; bởi vì chính Ngài cũng đã chia sẻ nỗi đau khổ của những người đang trốn chạy khỏi nơi thù hận, chiến tranh, nghèo đói mà phải rời bỏ nhà cửa và quê hương, trở thành những người tị nạn, đi tìm kiếm một nơi an toàn hơn.
Xin nhờ sự trợ giúp chuyển cầu của thánh nhân, ban cho những người tị nạn tìm được sức mạnh để kiên trì, sự ủi an trong nỗi buồn đau và lòng can đảm giữa những cơn thử thách!
Xin thánh nhân ban cho những ai thương giúp những người tị nạn, đón tiếp họ với một tình yêu dịu dàng của thánh nhân, Đấng công chính và khôn ngoan đã hết lòng yêu mến Chúa Giêsu như một người con đích thực và với Mẹ Maria như một người bạn trung tín trên đường đời.
Qua công việc, thánh nhân đã cung cấp lương thực cho thánh giá thì xin cũng nhìn đến những người tị nạn, cho họ được cơm ăn áo mặc và chỗ dung thân xứng với nhân phẩm của con người.
Chúng con cầu xin Hài nhi Giêsu và Mẹ rất thánh Maria, người bạn thanh khiết đã được thánh cả Giuse đưa dẫn trốn qua Ai Cập bình an cầu giúp. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen
Trong Thông điệp về Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người chú ý đến các chính sách mới đối với số lượng người di cư và di dân (IDP) ngày càng trầm trọng trên thế giới, và nhìn nhận ra những người đang sống một cuộc sống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra và bị từ chối trước cơn đại dịch Covid- 19.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành Thông điệp Ngày Thế giới về Người di dân và tị nạn cho hàng triệu người nam nữ và trẻ em đang là nạn nhân vì những xung đột chiến tranh, sự thiếu thốn đói khổ và vì tình trạng biến đổi khí hậu…
Cơn đại dịch Covid-19 lại càng làm trầm trọng thêm các hoàn cảnh bi đác của họ, Đức Thánh Cha cũng xin chú ý đến cả những người đang gặp phải tình huống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Ngày di cư và tị nạn thế giới lần thứ 106 sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 9 năm 2020 với chủ đề: “Trước sự bắp bớ, Chúa Giêsu đã phải trảy đi tị nạn!”
Thách đố của thế giới đương đại
Đức Thánh Cha nêu ra các nguyên nhân khiến dân chúng phải tản cư: tình trạng xung đột và thiếu trợ giúp nhân đạo, khí hậu thay đổi, những nguyên nhân khiến cho nhiều người phải di cư và sống trong tình trạng nghèo đói khủng khiếp! Đức Thánh Cha nói tình hình những người di tản là một trong những thách đố lớn lao của thế giới đương đại.
Theo Báo cáo toàn cầu năm 2020 những xung đột chiến tranh và các thảm họa đã làm cho 33,4 triệu người di tản trên 145 quốc gia, trong nhiều châu lục của năm 2019.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng chiến tranh xung đột, bạo lực và thảm họa vẫn làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa của họ mà di tản hàng năm. Đức Thánh Cha còn cho biết thêm mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu do cơn đại dịch gây ra đã khiến ngài tha thiết van xin các quốc gia hãy cố gắng, và quốc tế hãy nỗ lực, để ra tay cấp bách cứu sống những người tị nạn...
Đức Thánh Cha nhắc nhở cho các Kitô hữu rằng chúng ta được mời gọi nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ mà đáp lại những thách đố mục vụ qua bốn hành động đã được nêu trong Thông điệp hồi năm 2018 là: chào mừng, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập.
Sáu cặp động từ mới
Năm nay, Đức Thánh Cha cho biết, ngài thêm vào sáu cặp động từ khác, nhằm đối phó với những hành động thực tế và liên đới với nhau trong các mối quan hệ.
- Biết để hiểu: Kiến thức, Đức Thánh Cha nói, là bước đầu cần thiết để hiểu người khác. Khi chúng ta nói về người di cư và người di dân, chúng ta thường chỉ chú tâm tới các số liệu thống kê. Đây không phải là một bảng thống kê, mà là những con người thật sự! Chỉ khi nào gặp gỡ và lắng nghe những câu chuyện đời họ, Đức Thánh Cha giải thích, chúng ta mới có thể hiểu được sự bấp bênh mà chúng ta trải qua do hậu quả của đại dịch này, một duyên cớ làm cho những người này phải di tản!
- Gần gũi để phục vụ: Đức Thánh Cha nói: Nỗi sợ hãi và định kiến, giữ chúng ta xa lánh người khác và ngăn cản chúng ta dấn thân phục vụ họ bằng tình yêu. Gần gũi với người khác thường có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận rủi ro, điều mà nhiều bác sĩ và y tá đã dạy chúng ta trong những ngày tháng gần đây.
- Để hòa giải, cần lắng nghe: Trong thế giới ngày nay, Đức Thánh Cha nói, khả năng lắng nghe như bị quên lãng. Tuy nhiên, chỉ bằng cách lắng nghe khiêm nhường và trọn vẹn, chúng ta mới có thể thực sự được hòa giải. Năm nay, Đức Thánh Cha nói, có một sự im lặng đầy kịch tính và phức tạp đang trùm phủ các đường phố của chúng ta trong nhiều tuần qua, nhưng nó đã cho chúng ta một cơ hội để lắng nghe lời van xin của những người dễ bị tổn thương, bị di tản và bị cơn đại dịch hoành hành!...
- Để phát triển, cần phải chia sẻ: Đức Thánh Cha xác quyết Thiên Chúa, không muốn tài nguyên của hành tinh chúng ta nằm trong tay một số ít người... Cơn đại dịch cho chúng ta hay tất cả chúng ta đều ở trên một chiếc thuyền, giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta có cùng mối quan tâm và nỗi sợ hãi chung và chúng ta nhận chân ra một lần nữa là không ai có thể được cứu một mình cả!
- Hãy tham gia để quảng bá: Đức Thánh Cha cho hay: Nếu chúng ta thực sự muốn quảng bá cho những người mà chúng ta hỗ trợ, chúng ta phải gắn liền với họ và biến họ thành phe của chúng ta. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta về việc đồng trách nhiệm thiết yếu như thế nào và chỉ với sự đóng góp của mọi người - ngay cả chỉ góp một tí mà thôi - chúng ta có thể đối diện với cuộc khủng hoảng này và kín múc được lòng can đảm để kiến tạo một thế giới, trong đó mọi người được kêu gọi sống hòa hợp, hiếu khách, yêu thương huynh đệ và đoàn kết với nhau...
- Hợp tác để xây dựng: Đức Thánh Cha nói: Xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa, là một nghĩa vụ chung của tất cả mọi Kitô hữu, vì vậy chúng ta cần học cách hợp tác mà không ghen tương, không bất hòa và không chia rẽ. Trong bối cảnh hiện nay, Đức Đức Thánh Cha nói cần phải nhắc lại: Đây không phải là lúc để tự vấn lương tâm nữa, vì thách đố mà chúng ta đang phải đối diện, phải được cùng nhau chia sẻ, đó là giữ gìn ngôi nhà chung của chúng ta và làm cho nó phù hợp hơn với kế hoạch của thưở ban đầu của Đấng sáng tạo, chúng ta phải cam kết, phải bảo đảm có sự hợp tác quốc tế, đoàn kết toàn cầu và cam kết địa phương, không loại trừ một ai!...
Xin cho biết noi gương Thánh Giuse
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc thông điệp của mình bằng một lời cầu nguyện theo những tâm tư của bức Thông điệp. Đức Thánh Cha cho hay ngài lấy cảm hứng từ tấm gương của Thánh Giuse lúc thánh nhân đưa Hài nhi Giêsu và Mẹ người trốn qua Ai Cập.
Lạy Thiên Chúa, Chúa đã trao phó người Con dấu yêu của Chúa cho Thánh Giuse; để thánh nhân đưa Hài nhi và Mẹ Ngài, trốn qua Ai cập để tránh mối hiểm họa của kẻ ác đang tìm giết hại Hài nhi.
Xin giúp chúng con cảm nhận được sự bảo vệ và cầu bầu của thánh nhân; bởi vì chính Ngài cũng đã chia sẻ nỗi đau khổ của những người đang trốn chạy khỏi nơi thù hận, chiến tranh, nghèo đói mà phải rời bỏ nhà cửa và quê hương, trở thành những người tị nạn, đi tìm kiếm một nơi an toàn hơn.
Xin nhờ sự trợ giúp chuyển cầu của thánh nhân, ban cho những người tị nạn tìm được sức mạnh để kiên trì, sự ủi an trong nỗi buồn đau và lòng can đảm giữa những cơn thử thách!
Xin thánh nhân ban cho những ai thương giúp những người tị nạn, đón tiếp họ với một tình yêu dịu dàng của thánh nhân, Đấng công chính và khôn ngoan đã hết lòng yêu mến Chúa Giêsu như một người con đích thực và với Mẹ Maria như một người bạn trung tín trên đường đời.
Qua công việc, thánh nhân đã cung cấp lương thực cho thánh giá thì xin cũng nhìn đến những người tị nạn, cho họ được cơm ăn áo mặc và chỗ dung thân xứng với nhân phẩm của con người.
Chúng con cầu xin Hài nhi Giêsu và Mẹ rất thánh Maria, người bạn thanh khiết đã được thánh cả Giuse đưa dẫn trốn qua Ai Cập bình an cầu giúp. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen
Tổng luận về triều Giáo Hoàng Thánh Gioan Phaolô II của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16
J.B. Đặng Minh An dịch
03:37 17/05/2020
Ngày 18 tháng 5, 2020 là kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tại Âu Châu nhiều cử hành được diễn ra nhằm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn đối với vị Giáo Hoàng Ba Lan đã có công giải thoát hàng trăm triệu người Đông Âu khỏi ách thống trị của chủ nghĩa cộng sản.
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã viết một bức thư gởi cho Hội Đồng Giám Mục Ba Lan trình bày các nhận định của ngài về vị tiền nhiệm của ngài và đề nghị danh xưng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Cả. Lá thư này được đánh giá như một bản tổng luận về triều Giáo Hoàng của Thánh Gioan Phaolô II mà Đức Bênêđíctô thứ 16 đã phục vụ trong tư cách Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin trong thời gian 23 năm từ 1982 đến 2005.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
100 năm trước, vào ngày 18 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chào đời tại thị trấn nhỏ Wadowice của Ba Lan.
Sau khi bị chia cắt hơn 100 năm bởi ba cường quốc láng giềng là Phổ, Nga và Áo; Ba Lan đã giành lại độc lập vào cuối Thế chiến thứ nhất. Đó là một sự kiện lịch sử phát sinh niềm hy vọng lớn; nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều khó khăn khi Nhà nước mới, trong quá trình tái tổ chức của mình, tiếp tục cảm thấy bị áp lực bởi hai cường quốc Đức và Nga. Trong tình trạng bị áp bức này, nhưng trên hết lại được đánh dấu bằng hy vọng, chàng trai trẻ Karol Wojtyła đã lớn lên. Anh đã mất mẹ và anh trai của mình khá sớm và cuối cùng, cha anh, là người từ đó anh kín múc được lòng đạo đức sâu sắc và sốt mến, cũng từ giã anh. Chàng trai trẻ Karol bị thu hút đặc biệt bởi văn học và sân khấu. Sau khi vượt qua kỳ thi trung học, anh đã chọn học những môn này.
“Để tránh bị trục xuất, vào mùa thu năm 1940, anh đã làm việc tại một mỏ đá của nhà máy hóa chất Solvay.” (x. Ân sủng và Mầu nhiệm). “ Vào mùa thu năm 1942, anh đã thực hiện quyết định cuối cùng là vào chủng viện Kraków, mà Đức Tổng Giám Mục Sapieha Kraków đã bí mật thành lập tại Tòa Giám Mục của ngài. Trong tư cách một công nhân nhà máy, Karol đã bắt đầu học thần học từ những sách giáo khoa cũ; và vì thế, vào ngày 1 tháng 11 năm 1946, anh đã được thụ phong linh mục.” (x. Thd.) Dĩ nhiên, Karol không chỉ nghiên cứu thần học trong sách vở mà còn thông qua kinh nghiệm của mình về tình hình khó khăn mà anh và quốc gia mình phải trải qua. Đây phần nào là một đặc thù trong toàn bộ cuộc sống và công việc của anh. Anh nghiên cứu những cuốn sách nhưng những câu hỏi mà những sách ấy đặt ra đã trở thành hiện thực mà anh trải nghiệm một cách sâu sắc và sống động. Là một Giám mục trẻ - với tư cách là Giám Mục Phụ Tá từ năm 1958 và sau đó là Tổng giám mục Kraków từ năm 1964 - Công đồng Vatican II đã trở thành trường học của toàn bộ cuộc đời và công việc của ngài. Các câu hỏi quan trọng xuất hiện, đặc biệt trong mối tương quan với văn kiện được gọi là Phác thảo 13 mà sau đó sẽ trở thành Hiến Chế Gaudium et Spes - Giáo Hội trong Thế Giới ngày nay - cũng là những câu hỏi của chính ngài. Các câu trả lời do Công Đồng đưa ra sẽ mở đường cho sứ mệnh của ngài trong tư cách là Giám mục và sau này là Giáo Hoàng.
Khi Đức Hồng Y Wojtyła được bầu làm Người kế vị Thánh Phêrô vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Giáo Hội đã ở trong một tình huống bi thảm. Các ý kiến của Công Đồng đã được trình bày trước công chúng như là một sự tranh cãi về chính Đức tin, điều này dường như làm mất đi sự xác tín không thể sai lầm và bất khả nhượng của Công Đồng. Chẳng hạn, một linh mục giáo xứ trong vùng Bavaria, nhận xét về tình hình này như sau: “Té ra, chúng ta đã rơi vào một đức tin sai lầm”. Cảm giác theo đó không có gì là chắc chắn, rằng mọi thứ đều có thể bị chất vấn, đã được nhen nhóm nhiều hơn bởi phương pháp thực hiện việc cải tổ phụng vụ. Cuối cùng, dường như phụng vụ có thể được tạo ra từ chính nó. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã đưa Công Đồng đến hồi bế mạc với năng lượng và quyết tâm, nhưng sau khi Công Đồng kết thúc, ngài đã phải đối mặt với những vấn đề cấp bách hơn mà chung cuộc là chất vấn về sự tồn tại của chính Giáo Hội. Bàn về thời điểm đó, các nhà xã hội học đã so sánh tình hình của Giáo Hội với tình hình của Liên Xô dưới sự cai trị của Gorbachev, trong đó cấu trúc hùng mạnh của Nhà nước Xô Viết sụp đổ dưới quá trình cải cách.
Do đó, về cơ bản, một nhiệm vụ gần như bất khả thi đang chờ đợi vị Giáo Hoàng mới. Tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên, Đức Gioan Phaolô II đã khơi dậy những nhiệt tình mới dành cho Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Câu nói của ngài từ bài giảng tại lễ khai mạc sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của ngài: “Đừng sợ! Hãy mở ra, hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!” là một lời mời gọi, và giai điệu này sẽ đặc trưng cho toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài và khiến ngài trở thành người khôi phục tự do cho Giáo Hội. Điều này có được nhờ thực tế là vị tân Giáo Hoàng đến từ một quốc gia nơi sự tiếp nhận Công Đồng là rất tích cực: đó là một thái độ đổi mới mọi thứ trong hân hoan chứ không phải thái độ nghi ngờ và không chắc chắn về mọi thứ.
Đức Giáo Hoàng đã đi khắp thế giới, thực hiện 104 chuyến tông du mục vụ, bất cứ nơi nào ngài đến, Tin Mừng được loan báo như một thông điệp của niềm vui, và nghĩa vụ bảo vệ những gì là Thiện và dành cho Chúa Kitô cũng được giải thích theo cách này.
Trong 14 Thông điệp của mình, ngài đã trình bày một cách toàn diện đức tin và giáo huấn của Giáo Hội một cách nhân văn. Bởi thế, ngài chắc chắn đã gây ra tranh cãi trong Giáo Hội Tây phương, lúc đó đã bị che mờ bởi sự nghi ngờ và không chắc chắn.
Ngày nay dường như điều quan trọng là chúng ta phải xác định trung tâm đích thực, với viễn tượng là từ trung tâm này chúng ta có thể đọc được thông điệp Tin Mừng chứa đựng trong các văn bản khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó vào giờ chết của ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời trong những giây phút đầu tiên của Lễ Lòng thương xót mới được thành lập. Trước tiên tôi xin thêm một nhận xét cá nhân ngắn gọn, nhưng xem ra là một khía cạnh quan trọng trong bản tính và công việc của Đức Giáo Hoàng. Ngay từ đầu, Đức Gioan Phaolô II đã cảm động sâu sắc trước thông điệp của Thánh nữ Faustina Kowalska, một nữ tu từ Kraków, là người đã nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót Chúa như một trung tâm thiết yếu của đức tin Kitô. Cô đã hy vọng Giáo Hội sẽ thiết lập một ngày lễ như vậy. Sau khi tham khảo ý kiến, Đức Giáo Hoàng đã chọn Chúa Nhật thứ hai trong mùa Phục sinh. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài đã yêu cầu Bộ Giáo lý Đức tin bày tỏ quan điểm về sự phù hợp của ngày này. Chúng tôi đã phản ứng tiêu cực vì một ngày lễ có từ xa xưa, một ngày lễ truyền thống và có ý nghĩa như ngày Chúa Nhật “in Albis” - Chúa Nhật Áo trắng- kết thúc Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh không nên bị chồng chất thêm với các ý tưởng hiện đại. Chắc chắn không dễ để Đức Thánh Cha chấp nhận câu trả lời của chúng tôi. Tuy nhiên, ngài đã làm như vậy với sự khiêm tốn và chấp nhận phản ứng tiêu cực của chúng tôi lần thứ hai. Cuối cùng, ngài đã hình thành một đề nghị theo đó giữ nguyên việc cử hành Chúa Nhật thứ hai mùa Phục sinh dưới hình thức lịch sử nhưng bao gồm Lòng thương xót của Thiên Chúa vào ý nghĩa nguyên thủy của ngày lễ này. Thường có những trường hợp tương tự mà tôi rất cảm kích trước sự khiêm nhường của vị Giáo Hoàng vĩ đại này, là người đã từ bỏ những ý tưởng mà ngài ấp ủ vì ngài không thể tìm được sự đồng thuận của các cơ quan chính thức phải được hỏi ý kiến theo các chuẩn mực đã được thiết lập.
Khi Đức Gioan Phaolô II trút hơi thở cuối cùng trên thế giới này, lời cầu nguyện trong Giờ Kinh Chiều đầu tiên của Lễ Lòng Thương Xót vừa kết thúc. Điều này dõi chiếu ánh sáng lên giờ chết của ngài: ánh sáng của lòng thương xót của Chúa xuất hiện như một thông điệp an ủi trước cái chết của ngài. Trong cuốn sách cuối cùng Ký ức và Căn tính, được xuất bản ngay trước cái chết của ngài, Đức Giáo Hoàng một lần nữa tóm tắt thông điệp về Lòng thương xót Chúa. Ngài chỉ ra rằng nữ tu Faustina đã chết trước khi sự khủng khiếp của Thế chiến thứ hai xảy ra nhưng đã đưa ra câu trả lời của Chúa cho tất cả các cuộc xung đột không thể chịu đựng nổi này. Như thể Chúa Kitô muốn nói qua nữ tu Faustina rằng: “Cái ác sẽ không nhận được chiến thắng cuối cùng. Mầu nhiệm Phục Sinh khẳng định rằng sự thiện cuối cùng sẽ chiến thắng, rằng sự sống sẽ chiến thắng trên sự chết, và tình yêu sẽ vượt qua sự hận thù”.
Trong suốt cuộc đời, Đức Giáo Hoàng đã tìm cách thủ đắc cho mình trung tâm khách quan của đức tin Kitô giáo, là giáo lý về ơn cứu rỗi, và giúp đỡ những người khác thủ đắc điều đó. Qua Chúa Kitô phục sinh, lòng thương xót Chúa được dành cho mỗi cá nhân. Mặc dù trung tâm của bản ngã Kitô giáo này được trao cho chúng ta chỉ trong đức tin, nhưng nó cũng có ý nghĩa về mặt triết học, bởi vì nếu lòng thương xót của Chúa không phải là sự thật, thì chúng ta lạc lối trong một thế giới nơi sức mạnh tối thượng của sự thiện chống lại cái ác là không thể nhận ra. Vượt lên trên ý nghĩa lịch sử khách quan này, nói cho cùng, điều thiết yếu đối với mọi người là nhận ra rằng chung cuộc lòng thương xót của Chúa mạnh hơn sự yếu đuối của chúng ta. Hơn nữa, tại thời điểm này, sự thống nhất bên trong thông điệp của Đức Gioan Phaolô II và ý định cơ bản của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có thể được tìm thấy: Đức Gioan Phaolô II không phải là người nghiêm khắc đạo đức như một số người đã miêu tả một cách phiến diện về ngài. Khi đặt trọng tâm nơi lòng thương xót Chúa, ngài mang đến cho chúng ta cơ hội chấp nhận những yêu cầu luân lý dành cho con người, ngay cả khi chúng ta không bao giờ có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ấy. Bên cạnh đó, những nỗ lực đạo đức của chúng ta được thực hiện dưới ánh sáng của lòng thương xót Chúa, là điều được chứng tỏ là một lực lượng chữa lành cho sự yếu đuối của chúng ta.
Trong khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang hấp hối, Quảng trường Thánh Phêrô có rất nhiều người, đặc biệt là nhiều người trẻ, những người muốn gặp vị Giáo Hoàng của họ lần cuối. Tôi không thể quên khoảnh khắc khi Đức Tổng Giám Mục Sandri tuyên bố thông báo về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng. Trên tất cả, khoảnh khắc khi tiếng chuông lớn của Đền Thờ Thánh Phêrô đưa ra thông điệp này vẫn không thể nào quên. Trong Thánh lễ an táng của ngài, có rất nhiều biểu ngữ với dòng chữ “Santo subito!” Đó là một tiếng kêu vang lên từ cuộc gặp gỡ với Đức Gioan Phaolô II từ mọi phía. Không phải từ quảng trường mà còn trong những giới trí thức khác nhau ý tưởng dành cho Đức Gioan Phaolô II danh hiệu “The Great” – “Vĩ Đại” – Đức Gioan Phaolô Cả – đã được thảo luận.
Từ “thánh” chỉ định một chiều kích liên quan đến Thiên Chúa, còn từ “vĩ đại” liên quan đến chiều kích nhân loại. Theo tiêu chuẩn của Giáo Hội, sự thánh thiện của một người có thể được công nhận bởi hai tiêu chí: các nhân đức anh hùng và một phép lạ. Hai tiêu chí này có liên quan chặt chẽ. Vì thuật ngữ “nhân đức anh hùng” không có nghĩa là một loại thành tích Olympic nhưng đúng hơn là một cái gì đó trở nên hữu hình nơi và qua một người mà không phải là công việc của người ấy, nhưng là công việc của Thiên Chúa được trở nên dễ nhận ra nơi và qua người ấy. Đây không phải là một loại cạnh tranh đạo đức, nhưng là kết quả của việc từ bỏ sự vĩ đại của chính mình. Vấn đề là một người để Thiên Chúa hoạt động trên chính mình, và vì vậy công việc và quyền năng của Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua người ấy.
Điều tương tự cũng áp dụng cho tiêu chí phép lạ: ở đây cũng vậy, điều đáng quan tâm không phải là điều gì đó giật gân xảy ra mà là sự mặc khải hữu hình về lòng nhân từ chữa lành của Thiên Chúa, vượt qua mọi khả năng của con người. Một vị thánh là người mở lòng mình ra với Chúa và được Chúa thấm nhuần. Một người thánh thiện là người thoát ra khỏi chính mình và cho chúng ta thấy và nhận ra Chúa. Kiểm tra điều này một cách pháp lý, khách quan và nghiêm nhặt, hết sức có thể, là mục đích của hai tiến trình tuyên chân phước và tuyên thánh. Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, cả hai tiến trình đều được thực hiện đúng theo các quy tắc hiện hành. Vì vậy, bây giờ Người đứng trước chúng ta với tư cách là người Cha, người làm cho lòng thương xót và lòng nhân lành của Chúa được thể hiện rõ với chúng ta.
Còn khó khăn hơn nữa để định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ “vĩ đại”. Trong quá trình lịch sử gần 2,000 năm dài của các triều giáo hoàng, danh hiệu “vĩ đại” đã chỉ được dành cho hai vị Giáo Hoàng: là Đức Lêô Đệ Nhất, với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 440 và kết thúc năm 461, và Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 590 và kết thúc năm 604. Trong trường hợp của cả hai vị, từ “vĩ đại” có hàm ý chính trị, nhưng chính vì một điều gì đó liên quan đến mầu nhiệm Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua thành công chính trị của các ngài. Thông qua cuộc đối thoại, Đức Lêô Cả đã có thể thuyết phục Attila, Hoàng tử của xứ Huns, tha cho Rôma - thành phố của các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Không có vũ khí, không có sức mạnh quân sự hay chính trị, nhưng thông qua sức mạnh trong niềm xác tín vào niềm tin của mình, ngài đã có thể thuyết phục được tên bạo chúa đáng sợ tha cho Rôma. Trong cuộc đấu tranh giữa tinh thần và quyền lực trần thế, tinh thần tỏ ra mạnh mẽ hơn.
Thành công của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất không ngoạn mục, nhưng đã có thể bảo vệ Rôma nhiều lần chống lại người Lombard – và trong trường hợp này cũng bằng cách dùng tinh thần để chống lại quyền lực trần thế và giành chiến thắng cho tinh thần.
Nếu chúng ta so sánh cả hai câu chuyện với trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, thì sự tương đồng là không nào thể nhầm lẫn được. Đức Gioan Phaolô II cũng không có quyền lực quân sự hay chính trị. Trong cuộc thảo luận về hình dạng tương lai của Châu Âu và nước Đức vào tháng 2 năm 1945, người ta nói rằng cần phải lưu ý đến ý kiến của Đức Giáo Hoàng. Stalin liền hỏi: Giáo hoàng thì có được bao nhiêu sư đoàn? Đúng thế, Đức Giáo Hoàng không có sư đoàn nào. Tuy nhiên, sức mạnh của đức tin lại hóa ra là một lực lượng cuối cùng đã giật sập được hệ thống quyền lực của Liên Sô vào năm 1989 và tạo ra một khởi đầu mới cho nhân loại. Không thể chối cãi rằng đức tin của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một yếu tố thiết yếu trong sự sụp đổ của các thế lực. Và vì vậy, sự vĩ đại xuất hiện nơi Thánh Giáo Hoàng Lêô Đệ Nhất và Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất chắc chắn cũng được nhìn thấy ở đây.
Chúng ta hãy mở ngỏ cho câu hỏi liệu tính ngữ ‘The Great’ – nghĩa là ‘Vĩ Đại’ hay ‘Cả’ - sẽ thịnh hành hay không. Đúng là sức mạnh và lòng nhân lành của Thiên Chúa đã trở nên hữu hình đối với tất cả chúng ta nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong một thời gian khi Giáo hội một lần nữa phải chịu sự áp bức của cái ác, đối với chúng ta ngài là một dấu chỉ của niềm hy vọng và sự tự tin.
Thánh Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con!
Source:Catholic News AgencyFull text: Benedict XVI's letter marking St. John Paul II's birth centenary
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã viết một bức thư gởi cho Hội Đồng Giám Mục Ba Lan trình bày các nhận định của ngài về vị tiền nhiệm của ngài và đề nghị danh xưng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Cả. Lá thư này được đánh giá như một bản tổng luận về triều Giáo Hoàng của Thánh Gioan Phaolô II mà Đức Bênêđíctô thứ 16 đã phục vụ trong tư cách Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin trong thời gian 23 năm từ 1982 đến 2005.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
100 năm trước, vào ngày 18 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chào đời tại thị trấn nhỏ Wadowice của Ba Lan.
Sau khi bị chia cắt hơn 100 năm bởi ba cường quốc láng giềng là Phổ, Nga và Áo; Ba Lan đã giành lại độc lập vào cuối Thế chiến thứ nhất. Đó là một sự kiện lịch sử phát sinh niềm hy vọng lớn; nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều khó khăn khi Nhà nước mới, trong quá trình tái tổ chức của mình, tiếp tục cảm thấy bị áp lực bởi hai cường quốc Đức và Nga. Trong tình trạng bị áp bức này, nhưng trên hết lại được đánh dấu bằng hy vọng, chàng trai trẻ Karol Wojtyła đã lớn lên. Anh đã mất mẹ và anh trai của mình khá sớm và cuối cùng, cha anh, là người từ đó anh kín múc được lòng đạo đức sâu sắc và sốt mến, cũng từ giã anh. Chàng trai trẻ Karol bị thu hút đặc biệt bởi văn học và sân khấu. Sau khi vượt qua kỳ thi trung học, anh đã chọn học những môn này.
“Để tránh bị trục xuất, vào mùa thu năm 1940, anh đã làm việc tại một mỏ đá của nhà máy hóa chất Solvay.” (x. Ân sủng và Mầu nhiệm). “ Vào mùa thu năm 1942, anh đã thực hiện quyết định cuối cùng là vào chủng viện Kraków, mà Đức Tổng Giám Mục Sapieha Kraków đã bí mật thành lập tại Tòa Giám Mục của ngài. Trong tư cách một công nhân nhà máy, Karol đã bắt đầu học thần học từ những sách giáo khoa cũ; và vì thế, vào ngày 1 tháng 11 năm 1946, anh đã được thụ phong linh mục.” (x. Thd.) Dĩ nhiên, Karol không chỉ nghiên cứu thần học trong sách vở mà còn thông qua kinh nghiệm của mình về tình hình khó khăn mà anh và quốc gia mình phải trải qua. Đây phần nào là một đặc thù trong toàn bộ cuộc sống và công việc của anh. Anh nghiên cứu những cuốn sách nhưng những câu hỏi mà những sách ấy đặt ra đã trở thành hiện thực mà anh trải nghiệm một cách sâu sắc và sống động. Là một Giám mục trẻ - với tư cách là Giám Mục Phụ Tá từ năm 1958 và sau đó là Tổng giám mục Kraków từ năm 1964 - Công đồng Vatican II đã trở thành trường học của toàn bộ cuộc đời và công việc của ngài. Các câu hỏi quan trọng xuất hiện, đặc biệt trong mối tương quan với văn kiện được gọi là Phác thảo 13 mà sau đó sẽ trở thành Hiến Chế Gaudium et Spes - Giáo Hội trong Thế Giới ngày nay - cũng là những câu hỏi của chính ngài. Các câu trả lời do Công Đồng đưa ra sẽ mở đường cho sứ mệnh của ngài trong tư cách là Giám mục và sau này là Giáo Hoàng.
Khi Đức Hồng Y Wojtyła được bầu làm Người kế vị Thánh Phêrô vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Giáo Hội đã ở trong một tình huống bi thảm. Các ý kiến của Công Đồng đã được trình bày trước công chúng như là một sự tranh cãi về chính Đức tin, điều này dường như làm mất đi sự xác tín không thể sai lầm và bất khả nhượng của Công Đồng. Chẳng hạn, một linh mục giáo xứ trong vùng Bavaria, nhận xét về tình hình này như sau: “Té ra, chúng ta đã rơi vào một đức tin sai lầm”. Cảm giác theo đó không có gì là chắc chắn, rằng mọi thứ đều có thể bị chất vấn, đã được nhen nhóm nhiều hơn bởi phương pháp thực hiện việc cải tổ phụng vụ. Cuối cùng, dường như phụng vụ có thể được tạo ra từ chính nó. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã đưa Công Đồng đến hồi bế mạc với năng lượng và quyết tâm, nhưng sau khi Công Đồng kết thúc, ngài đã phải đối mặt với những vấn đề cấp bách hơn mà chung cuộc là chất vấn về sự tồn tại của chính Giáo Hội. Bàn về thời điểm đó, các nhà xã hội học đã so sánh tình hình của Giáo Hội với tình hình của Liên Xô dưới sự cai trị của Gorbachev, trong đó cấu trúc hùng mạnh của Nhà nước Xô Viết sụp đổ dưới quá trình cải cách.
Do đó, về cơ bản, một nhiệm vụ gần như bất khả thi đang chờ đợi vị Giáo Hoàng mới. Tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên, Đức Gioan Phaolô II đã khơi dậy những nhiệt tình mới dành cho Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Câu nói của ngài từ bài giảng tại lễ khai mạc sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của ngài: “Đừng sợ! Hãy mở ra, hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!” là một lời mời gọi, và giai điệu này sẽ đặc trưng cho toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài và khiến ngài trở thành người khôi phục tự do cho Giáo Hội. Điều này có được nhờ thực tế là vị tân Giáo Hoàng đến từ một quốc gia nơi sự tiếp nhận Công Đồng là rất tích cực: đó là một thái độ đổi mới mọi thứ trong hân hoan chứ không phải thái độ nghi ngờ và không chắc chắn về mọi thứ.
Đức Giáo Hoàng đã đi khắp thế giới, thực hiện 104 chuyến tông du mục vụ, bất cứ nơi nào ngài đến, Tin Mừng được loan báo như một thông điệp của niềm vui, và nghĩa vụ bảo vệ những gì là Thiện và dành cho Chúa Kitô cũng được giải thích theo cách này.
Trong 14 Thông điệp của mình, ngài đã trình bày một cách toàn diện đức tin và giáo huấn của Giáo Hội một cách nhân văn. Bởi thế, ngài chắc chắn đã gây ra tranh cãi trong Giáo Hội Tây phương, lúc đó đã bị che mờ bởi sự nghi ngờ và không chắc chắn.
Ngày nay dường như điều quan trọng là chúng ta phải xác định trung tâm đích thực, với viễn tượng là từ trung tâm này chúng ta có thể đọc được thông điệp Tin Mừng chứa đựng trong các văn bản khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó vào giờ chết của ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời trong những giây phút đầu tiên của Lễ Lòng thương xót mới được thành lập. Trước tiên tôi xin thêm một nhận xét cá nhân ngắn gọn, nhưng xem ra là một khía cạnh quan trọng trong bản tính và công việc của Đức Giáo Hoàng. Ngay từ đầu, Đức Gioan Phaolô II đã cảm động sâu sắc trước thông điệp của Thánh nữ Faustina Kowalska, một nữ tu từ Kraków, là người đã nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót Chúa như một trung tâm thiết yếu của đức tin Kitô. Cô đã hy vọng Giáo Hội sẽ thiết lập một ngày lễ như vậy. Sau khi tham khảo ý kiến, Đức Giáo Hoàng đã chọn Chúa Nhật thứ hai trong mùa Phục sinh. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài đã yêu cầu Bộ Giáo lý Đức tin bày tỏ quan điểm về sự phù hợp của ngày này. Chúng tôi đã phản ứng tiêu cực vì một ngày lễ có từ xa xưa, một ngày lễ truyền thống và có ý nghĩa như ngày Chúa Nhật “in Albis” - Chúa Nhật Áo trắng- kết thúc Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh không nên bị chồng chất thêm với các ý tưởng hiện đại. Chắc chắn không dễ để Đức Thánh Cha chấp nhận câu trả lời của chúng tôi. Tuy nhiên, ngài đã làm như vậy với sự khiêm tốn và chấp nhận phản ứng tiêu cực của chúng tôi lần thứ hai. Cuối cùng, ngài đã hình thành một đề nghị theo đó giữ nguyên việc cử hành Chúa Nhật thứ hai mùa Phục sinh dưới hình thức lịch sử nhưng bao gồm Lòng thương xót của Thiên Chúa vào ý nghĩa nguyên thủy của ngày lễ này. Thường có những trường hợp tương tự mà tôi rất cảm kích trước sự khiêm nhường của vị Giáo Hoàng vĩ đại này, là người đã từ bỏ những ý tưởng mà ngài ấp ủ vì ngài không thể tìm được sự đồng thuận của các cơ quan chính thức phải được hỏi ý kiến theo các chuẩn mực đã được thiết lập.
Khi Đức Gioan Phaolô II trút hơi thở cuối cùng trên thế giới này, lời cầu nguyện trong Giờ Kinh Chiều đầu tiên của Lễ Lòng Thương Xót vừa kết thúc. Điều này dõi chiếu ánh sáng lên giờ chết của ngài: ánh sáng của lòng thương xót của Chúa xuất hiện như một thông điệp an ủi trước cái chết của ngài. Trong cuốn sách cuối cùng Ký ức và Căn tính, được xuất bản ngay trước cái chết của ngài, Đức Giáo Hoàng một lần nữa tóm tắt thông điệp về Lòng thương xót Chúa. Ngài chỉ ra rằng nữ tu Faustina đã chết trước khi sự khủng khiếp của Thế chiến thứ hai xảy ra nhưng đã đưa ra câu trả lời của Chúa cho tất cả các cuộc xung đột không thể chịu đựng nổi này. Như thể Chúa Kitô muốn nói qua nữ tu Faustina rằng: “Cái ác sẽ không nhận được chiến thắng cuối cùng. Mầu nhiệm Phục Sinh khẳng định rằng sự thiện cuối cùng sẽ chiến thắng, rằng sự sống sẽ chiến thắng trên sự chết, và tình yêu sẽ vượt qua sự hận thù”.
Trong suốt cuộc đời, Đức Giáo Hoàng đã tìm cách thủ đắc cho mình trung tâm khách quan của đức tin Kitô giáo, là giáo lý về ơn cứu rỗi, và giúp đỡ những người khác thủ đắc điều đó. Qua Chúa Kitô phục sinh, lòng thương xót Chúa được dành cho mỗi cá nhân. Mặc dù trung tâm của bản ngã Kitô giáo này được trao cho chúng ta chỉ trong đức tin, nhưng nó cũng có ý nghĩa về mặt triết học, bởi vì nếu lòng thương xót của Chúa không phải là sự thật, thì chúng ta lạc lối trong một thế giới nơi sức mạnh tối thượng của sự thiện chống lại cái ác là không thể nhận ra. Vượt lên trên ý nghĩa lịch sử khách quan này, nói cho cùng, điều thiết yếu đối với mọi người là nhận ra rằng chung cuộc lòng thương xót của Chúa mạnh hơn sự yếu đuối của chúng ta. Hơn nữa, tại thời điểm này, sự thống nhất bên trong thông điệp của Đức Gioan Phaolô II và ý định cơ bản của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có thể được tìm thấy: Đức Gioan Phaolô II không phải là người nghiêm khắc đạo đức như một số người đã miêu tả một cách phiến diện về ngài. Khi đặt trọng tâm nơi lòng thương xót Chúa, ngài mang đến cho chúng ta cơ hội chấp nhận những yêu cầu luân lý dành cho con người, ngay cả khi chúng ta không bao giờ có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ấy. Bên cạnh đó, những nỗ lực đạo đức của chúng ta được thực hiện dưới ánh sáng của lòng thương xót Chúa, là điều được chứng tỏ là một lực lượng chữa lành cho sự yếu đuối của chúng ta.
Trong khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang hấp hối, Quảng trường Thánh Phêrô có rất nhiều người, đặc biệt là nhiều người trẻ, những người muốn gặp vị Giáo Hoàng của họ lần cuối. Tôi không thể quên khoảnh khắc khi Đức Tổng Giám Mục Sandri tuyên bố thông báo về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng. Trên tất cả, khoảnh khắc khi tiếng chuông lớn của Đền Thờ Thánh Phêrô đưa ra thông điệp này vẫn không thể nào quên. Trong Thánh lễ an táng của ngài, có rất nhiều biểu ngữ với dòng chữ “Santo subito!” Đó là một tiếng kêu vang lên từ cuộc gặp gỡ với Đức Gioan Phaolô II từ mọi phía. Không phải từ quảng trường mà còn trong những giới trí thức khác nhau ý tưởng dành cho Đức Gioan Phaolô II danh hiệu “The Great” – “Vĩ Đại” – Đức Gioan Phaolô Cả – đã được thảo luận.
Từ “thánh” chỉ định một chiều kích liên quan đến Thiên Chúa, còn từ “vĩ đại” liên quan đến chiều kích nhân loại. Theo tiêu chuẩn của Giáo Hội, sự thánh thiện của một người có thể được công nhận bởi hai tiêu chí: các nhân đức anh hùng và một phép lạ. Hai tiêu chí này có liên quan chặt chẽ. Vì thuật ngữ “nhân đức anh hùng” không có nghĩa là một loại thành tích Olympic nhưng đúng hơn là một cái gì đó trở nên hữu hình nơi và qua một người mà không phải là công việc của người ấy, nhưng là công việc của Thiên Chúa được trở nên dễ nhận ra nơi và qua người ấy. Đây không phải là một loại cạnh tranh đạo đức, nhưng là kết quả của việc từ bỏ sự vĩ đại của chính mình. Vấn đề là một người để Thiên Chúa hoạt động trên chính mình, và vì vậy công việc và quyền năng của Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua người ấy.
Điều tương tự cũng áp dụng cho tiêu chí phép lạ: ở đây cũng vậy, điều đáng quan tâm không phải là điều gì đó giật gân xảy ra mà là sự mặc khải hữu hình về lòng nhân từ chữa lành của Thiên Chúa, vượt qua mọi khả năng của con người. Một vị thánh là người mở lòng mình ra với Chúa và được Chúa thấm nhuần. Một người thánh thiện là người thoát ra khỏi chính mình và cho chúng ta thấy và nhận ra Chúa. Kiểm tra điều này một cách pháp lý, khách quan và nghiêm nhặt, hết sức có thể, là mục đích của hai tiến trình tuyên chân phước và tuyên thánh. Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, cả hai tiến trình đều được thực hiện đúng theo các quy tắc hiện hành. Vì vậy, bây giờ Người đứng trước chúng ta với tư cách là người Cha, người làm cho lòng thương xót và lòng nhân lành của Chúa được thể hiện rõ với chúng ta.
Còn khó khăn hơn nữa để định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ “vĩ đại”. Trong quá trình lịch sử gần 2,000 năm dài của các triều giáo hoàng, danh hiệu “vĩ đại” đã chỉ được dành cho hai vị Giáo Hoàng: là Đức Lêô Đệ Nhất, với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 440 và kết thúc năm 461, và Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 590 và kết thúc năm 604. Trong trường hợp của cả hai vị, từ “vĩ đại” có hàm ý chính trị, nhưng chính vì một điều gì đó liên quan đến mầu nhiệm Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua thành công chính trị của các ngài. Thông qua cuộc đối thoại, Đức Lêô Cả đã có thể thuyết phục Attila, Hoàng tử của xứ Huns, tha cho Rôma - thành phố của các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Không có vũ khí, không có sức mạnh quân sự hay chính trị, nhưng thông qua sức mạnh trong niềm xác tín vào niềm tin của mình, ngài đã có thể thuyết phục được tên bạo chúa đáng sợ tha cho Rôma. Trong cuộc đấu tranh giữa tinh thần và quyền lực trần thế, tinh thần tỏ ra mạnh mẽ hơn.
Thành công của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất không ngoạn mục, nhưng đã có thể bảo vệ Rôma nhiều lần chống lại người Lombard – và trong trường hợp này cũng bằng cách dùng tinh thần để chống lại quyền lực trần thế và giành chiến thắng cho tinh thần.
Nếu chúng ta so sánh cả hai câu chuyện với trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, thì sự tương đồng là không nào thể nhầm lẫn được. Đức Gioan Phaolô II cũng không có quyền lực quân sự hay chính trị. Trong cuộc thảo luận về hình dạng tương lai của Châu Âu và nước Đức vào tháng 2 năm 1945, người ta nói rằng cần phải lưu ý đến ý kiến của Đức Giáo Hoàng. Stalin liền hỏi: Giáo hoàng thì có được bao nhiêu sư đoàn? Đúng thế, Đức Giáo Hoàng không có sư đoàn nào. Tuy nhiên, sức mạnh của đức tin lại hóa ra là một lực lượng cuối cùng đã giật sập được hệ thống quyền lực của Liên Sô vào năm 1989 và tạo ra một khởi đầu mới cho nhân loại. Không thể chối cãi rằng đức tin của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một yếu tố thiết yếu trong sự sụp đổ của các thế lực. Và vì vậy, sự vĩ đại xuất hiện nơi Thánh Giáo Hoàng Lêô Đệ Nhất và Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất chắc chắn cũng được nhìn thấy ở đây.
Chúng ta hãy mở ngỏ cho câu hỏi liệu tính ngữ ‘The Great’ – nghĩa là ‘Vĩ Đại’ hay ‘Cả’ - sẽ thịnh hành hay không. Đúng là sức mạnh và lòng nhân lành của Thiên Chúa đã trở nên hữu hình đối với tất cả chúng ta nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong một thời gian khi Giáo hội một lần nữa phải chịu sự áp bức của cái ác, đối với chúng ta ngài là một dấu chỉ của niềm hy vọng và sự tự tin.
Thánh Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con!
Source:Catholic News Agency
Kỷ niệm sinh nhật 100. năm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị
Lm. Đaminh Nguyễn Ngọc Long
07:53 17/05/2020
Năm năm sau khi qua đời, ngày 01.05.2011 ngài được nâng lên bậc Chân Phước dưới thời Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI., mà bây giờ đang nghỉ hưu từ ngày 28.02.2013.
Và ngày 27.04.2014 được tôn phong lên hàng Hiển Thánh dưới thời đức đương kim giáo hoàng Phanxico.
Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II. là người sinh trưởng ở đất nước Balan ngày 18.05.1920, lớn lên trong cảnh cha mẹ và em mất sớm. Nhưng với ý chí kiên cường cùng lòng trông cậy vào Chúa, ngài đã sống vượt qua những thử thách trong cuộc đời.
Mùa Thu 1942 ngài quyết định xin vào chủng viện để được trở thành Linh mục ở Tổng giáo phận Cracau. Và năm 1964 ngài được phong chức linh mục. Rồi năm 1958 được tấn phong làm Giám Mục Phụ Tá. Năm 1964 được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Tổng giáo phận Cracau. Ngày 26. 06.1967 được vinh thăng là Hồng Y trong Giáo hội.
Lúc sinh thời ngài là người có lòng sùng kính Đức Mẹ Maria rất sâu thẳm và luôn hằng cỗ vũ lòng sùng kính Đức Mẹ Maria sâu rộng trong Giáo hội nước Balan. Dù gặp khó khăn với nhà cầm quyền Cộng sản Balan thời lúc đó, nhưng ngài nhất quyết kiên trì đòi cho bằng được xây dựng ngôi thánh đường dâng kính Đức trinh nữ Maria, mẹ Thiên Chúa và là nữ vương nước Balan ở thành phố mới Nowa Huta dành cho thợ thuyền.
Ngài là người mạnh dạn góp phần chính vào việc kêu gọi sự thông hiệp hòa giải giữa hàng Giám mục Balan với những người anh em Giám mục nước Đức.
Ngày 16.10.1978 sau khi được các Đức Hồng Y chọn bầu là vị Giáo Hoàng mới của Giáo Hội Chúa Kitô trên trần gian, trên ban công đền thờ Thánh Phero ngài đã phát đi tín hiệu niềm vui mừng phấn khởi không những cho Giáo Hội Công Giáo hoàn cầu, mà còn lan tỏa tới mọi dân tộc trên thế giới bằng những lời chào mừng “Anh em đừng sợ! Hãy mở tung cánh cửa rộng ra cho Chúa Giêsu Kitô!“
Lời kêu gọi chào mừng đó lan tỏa nhanh chóng như làn sóng điện chạy đi khắp cùng mọi góc cạnh chân trời góc biển, gây bừng lên sức phấn khởi vui mừng hy vọng. Vì thế giới lúc thời buổi đó đang sống trong hoang mang lo sợ vì chiến tranh lạnh giữa hai khối Cộng sản Đông u và khối các nước Tự Do Dân Chủ.
Trong suốt triều đại là Giáo Hoàng ngài đã đi không biết mỏi mệt đến với thế giới thăm viếng các quốc gia đất nước 104 lần tông du, mở ra Đại Hội thế giới cho người trẻ từ năm 1986.
Sáng kiến thành lập Đại hội giới trẻ thế giới là một sáng kiến thiên tài tràn đầy ân đức của Đức Chúa Thánh Thần rất phù hợp với sứ vụ Chúa Giêsu Kitô đã trao các Tông Đồ, cho Giáo Hội: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Thánh Thần xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Judea, Samaria và cho đến tận cùng trái đất.“ (Cv 1,8).
Ngài đã ra đi làm chứng cho Chúa Kitô qua sự hiện diện ngay nơi con người sinh sống ở vùng miền đất nước quốc gia họ đang cư ngụ.
Ngài đã loan truyền làm chứng cho Chúa Kitô qua sự chú ý thăm viếng hoàn cảnh hoang mang bơ vơ của con người, và chỉ cho họ hướng đi đời sống tinh thần vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng là đường, là sự thật và là sự sống cho con người.
Ngài khơi dậy niềm vui sự phấn khởi nơi tâm hồn đời sống các người trẻ qua sự gần gũi tay trong tay, Cha con cùng ca hát ngợi khen chúc tụng Thiên Chúa tình yêu ở những dịp Đại hội Giới Trẻ. Qua đó người Trẻ cảm nhận ra hình ảnh Chúa Giêsu Kitô sống động ở giữa đời sống con người.
Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedictô XVI., người đã làm việc là Bộ Trưởng Tín Lý Đức Tin suốt triều đại hơn 20 năm của Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolo đệ nhị ngày xưa lúc còn là Hồng Y, đã viết một lá thư dài gửi Hội Đồng Giám mục Balan nhân dịp kỷ niệm sinh thật thứ 100. của Ngài, để nói lên tâm tư ngưỡng phục kính mến nhớ về vị Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị:
„Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã học thần học không chỉ trong các sách vở, nhưng từ những hoàn cảnh cụ thể bủa vây chính đời ngài và đất nước của ngài. Điều đó in hằn sâu đậm như một đặc điểm trong đời sống cùng trong công việc của ngài. Ngài học nơi sách vở, nhưng ngài sống trải nghiệm qua và cùng chịu đựng đau khổ vượt qua những thắc mắc nêu ra…“
„Ngày lễ an táng Ngài ở quảng trường đền thờ Thánh Phero đông chật người đủ mọi giai cấp đến tham dự đưa tiễn vị Giáo hoàng của họ, nhất là đông không kể hết những người trẻ. Họ viết dương cao những tấm bảng viết hàng chữ “Santo subio- Xin hãy phong Thánh ngay“. Không phải ở nơi quảng trường này, nhưng cả những vòng trí thức khác nhau cũng đã bắt đầu thảo luận về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. muốn nói lên tâm tư suy nghĩ cho ngài là một vị „to lớn cao cả“.
Danh xưng „Thánh" chỉ hướng về Thiên Chúa, danh xưng „cao cả“ hướng chỉ về bình diện con người. Sự thánh thiện theo những mức đo thẩm định về điều kiện của Giáo hội, có hai điều kiện: những nhân đức anh hùng, và phép lạ là hai mức thước đo liên kết chặt chẽ với nhau. Danh xưng „nhân đức anh hùng“ không qủa quyết về thành tích của một thứ loại thể thao thế vận hội, nhưng còn mang ý nghĩa nói lên rằng, trong và qua một con người thể hiện rõ ra những gì không do thành tích riêng của họ, mà là do việc Thiên Chúa tác động trong cùng qua được thể hiện nhận rõ ra.. Điều này không là một thi đua mang tính cách luân lý, nhưng là sự từ bỏ chiều kích cao lớn của riêng mình. Đó là con người để cho Thiên Chúa làm hoạt động trong đời sống mình. Và như thế công việc cùng sức mạnh của Thiên Chúa được tỏa sáng hiển thị rõ nét qua nơi đời sống người đó.
Điều này cũng cắt nghĩa như vậy về phép lạ. Nơi đây cũng không là sự gì ngoạn mục, nhưng là lòng nhân lành yêu thương của Thiên Chúa được tỏ hiện trong cung cách nào đó vượt qúa khả năng của con người. Đời sống Vị Thánh mở rộng ra trước mặt Thiên Chúa, do Thiên Chúa thực hiện qua con người. Thánh là người tự mình để cho Thiên Chúa soi đường chỉ dẫn và làm cho được nhận biết ra… Hai điều kiện thước đo này được khảo xét nghiệm rất cẩn thận theo phía luật pháp trong tiến trình vụ án phong Chân Phước và Hiển Thánh cho Cố Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Và như thế, Ngài trở thành vị cha của chúng ta, người đã sống cùng làm cho Lòng thương xót Chúa và lòng nhân lành của Thiên Chúa tỏ hiện tỏa sáng cho con người chúng ta.
Danh xưng „to lớn cao cả“ là một danh xưng có nhiều khó khăn hơn, để định nghĩa phân định cho đúng. Trong suốt gần hai ngàn năm lịch sử triều đại Giáo hoàng chỉ có hai vị Giáo hoàng được xưng tụng là „to lớn cao cả“. Đó là Đức Giáo Hoàng Leo I. (440-461) và Đức Giáo Hoàng Gregor I. (590-604).
Danh xưng „to lớn cao cả - gọi tắt là cả“ nơi hai vị đó có một âm vang chính trị, nhưng trong một cách nào đó, qua sự thành công trong lãnh vực chính trị, mầu nhiệm về Thiên Chúa cũng thể hiện rõ nét ra.
Vị giáo hoàng Leo cả qua cuộc trao đổi nói chuyện với Ông hoàng Attila đã có thể thuyết phục được Ông không xâm chiếm thành Roma, là thành phố của hai Thánh Tông Đồ Phero và Phaolô.
Không dùng súng đạn vũ khí quân đội nhưng qua nhờ lòng qủa quyết xác tin về đức tin, vị Giáo hoàng Leo cả đã thuyết phục được ông hoàng độc tài dừng tay tham vọng không xâm chiếm tàn phá thành phố Roma.
Như thế trong tinh thần và sức mạnh, Thiên Chúa đã thể hiện rõ sức mạnh thiêng liêng của Người.
Đức Giáo Hoàng Gregor I. đã không có sự thành công ngọan mục tương tự như thế, nhưng thành phố Roma luôn luôn được gìn giữ che chở không bị quân xâm lăng Langobardie tàn phá. Nơi đây tinh thần chống lại quyền lực, và chiến thắng của tinh thần đã đạt hiệu qủa.
Nếu so sánh Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị với lịch sử của hai vị tiền nhiệm trên chúng ta không thể nhận ra sự tương tự.
Cũng như vậy, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị không có trong tay mảy may quyền lực sức mạnh quân đội hay chính trị nào.
Khi thảo luận bàn về khuôn khổ hình thái xã hội tương lai một u châu và nước Đức vào tháng Hai năm 1945, người ta cũng đã phải nghĩ đến phản ứng của Đức Giáo Hoàng. Joseph Stalin lúc đó đã nói lên thắc mắc hoài nghi: „Giáo hoàng có bao nhiêu sư đoàn quân đội?“. Và trên thực tế giáo hoàng không có sư đoàn quân đội nào. Nhưng sức mạnh của đức tin đã chứng tỏ có hiệu qủa của một sức mạnh. Điều này đã có thể đưa đến làn gió năm 1989 khiến hệ thống quyền lực sức mạnh của Liên bang Sô Viết bị lung lay và đưa đến một khởi đầu mới.
Lòng tin kiên cường của vị Giáo hoàng là yêu tố góp phần đáng kể chính yếu vào việc làm cho cục diện thay đổi những sức mạnh quyền lực, là điều không thể chối cãi được. Và như thế chiều kích „to lớn cao cả“, như Đức Giáo Hoàng Leo I. và Gregor I., cũng tỏ hiện được nhìn nhận ra.
Dù danh xưng „to lớn cao cả“, một danh xưng phụ thêm, được công nhận hay không, vẫn còn bỏ ngỏ. Nhưng nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị sức mạnh và lòng nhân lành của Thiên Chúa thể hiện rõ nét cho con người chúng ta tất cả.
Trong giờ phút mà Giáo hội Chúa bị sự dữ lại hoành hành khiến phải chịu đựng đau khổ, Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị là dấu chỉ niềm hy vọng và lòng xác tín cho chúng ta.“
(Trích thư của Đức Giáo Hoàng nghỉ hưu Benedicktô VI. gửi Hội đồng Giám mục Balan, ngày 04.05.2020 dịp mừng kỷ niệm sinh nhật 100. năm của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Thư được đăng trong kath.net ngày 15.05.2020).
Xin Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô đệ nhị cầu cho chúng con đang trong cơn đại dịch nguy hiểm lây lan lúc này.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Các Giám mục Công Giáo Bờ biển Ngà mời các tín hữu trở lại thánh lễ vào Chủ nhật 17 tháng 5 sau hai tháng bị phong tỏa
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:27 17/05/2020
Hội đồng Giám mục cũng nói thêm rằng "việc nối lại tất cả các hoạt động mục vụ bắt đầu từ ngày 17 tháng 5 trên toàn lãnh thổ quốc gia, đặc biệt là giáo lý, các cuộc họp của các nhóm cầu nguyện và các cộng đồng giáo hội cơ bản, cử hành các bí tích khác và tang lễ".
Tuy nhiên, các Giám mục khuyến nghị rằng các cuộc họp khác nhau vẫn phải tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp khoảng cách có hiệu lực, cụ thể là "đeo khẩu trang, rửa tay ở lối vào nhà thờ, tôn trọng khoảng cách ít nhất một mét giữa mọi người, bỏ qua việc chúc bình an, chào nhau, ôm nhau, giới hạn các cuộc họp với tối đa 200 người". Liên quan đến tình hình của các trường mẫu giáo, các trường học và các đại học, các Giám mục mời "các nhà lãnh đạo khác nhau tuân thủ các biện pháp được chính phủ áp dụng".
Kết luận, các Giám mục chúc mừng các tín hữu Công Giáo và các linh mục của họ vì đã tuân thủ gương mẫu và nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ cũng như khuyến khích tuân giữ trong niềm tin phó thác nơi Chúa, Đấng duy nhất có thể giải thoát chúng ta khỏi đại dịch này.
CECI đã thiết lập những ứng dụng này theo các biện pháp mới của chính phủ được công bố vào ngày 14 tháng 5, bao gồm: "tổ chức lại các biện pháp nhằm hạn chế các cuộc họp từ 50 đến 200 người, mở lại trường mẫu giáo, tiểu học, trung học và cao hơn ngày 25 tháng 5 "
Giáo Hội Công Giáo có khoảng 2.8 triệu tín hữu, chiếm 17% trên tổng số 24 triệu dân với 4 tổng giáo phận và 12 giáo phận.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Tiến Sĩ Mario Enzler: Tôi đã được hân hạnh phục vụ một vị thánh trong vai trò một Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ
Đặng Tự Do
19:01 17/05/2020
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một người cầu nguyện sâu sắc, người yêu mến và tin cậy Chúa, và cũng có lòng sùng kính mãnh liệt đối với Đức Maria. Chuỗi mân côi là một trong những phương thế cầu nguyện yêu thích của ngài, và ngài thậm chí còn cho Giáo hội một cách mới để suy ngẫm về những chân lý liên quan đến Chúa Giêsu dưới hình thức Năm Sự Sáng trong kinh Mân Côi.
Mario Enzler, cựu thành viên Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, từng phục vụ Thánh Gioan Phaolô II, cho biết ông hy vọng mọi người sẽ nhớ đến sự giản dị của vị Giáo Hoàng, là một phẩm chất mà ông được diễm phúc quan sát tận mắt.
Enzler, hiện là giáo sư và tác giả của cuốn sách “Tôi đã được hân hạnh phục vụ một vị thánh”, kể lại lần đầu tiên anh gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1989. Rất nhanh sau khi anh bắt đầu gia nhập đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, trên tầng thứ ba của dinh Tông Tòa. Anh ta nhận được một tin nói rằng Đức Thánh Cha đang rời khỏi phòng làm việc của ngài để đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Giao thức cho những người bảo vệ trong trường hợp đó là phải bảo đảm không có ai đang lảng vảng trong hành lang, và đứng nghiêm khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua. Đôi khi, Đức Giáo Hoàng sẽ dừng lại để nói chuyện với lính canh, nhưng đôi khi thì không.
Trong trường hợp này, khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua, ngài dừng lại và Enzler vẫn đứng nghiêm.
Ngài nói với tôi: “Anh chắc chắn là một người mới”, Enzler kể. Anh tự giới thiệu mình với Đức Giáo Hoàng.
Ngài đợi tôi nói xong, bắt tay tôi, ngài dùng cả hai tay nắm lấy tay tôi và nói: “Cảm ơn Mario, vì đã phục vụ người phục vụ Dân Chúa”. Sau đó ngài bỏ đi.
“Tôi có thể nói, khái niệm về hàng lãnh đạo khiêm tốn nhận mình là người phục vụ đã xăm lên tâm hồn tôi.”
“Ngài thậm chí không biết tôi là ai, nhưng biết ngay tôi là một người mới và ngài thật quảng đại khi dừng lại, bắt tay tôi, hỏi tên tôi; và thậm chí cảm ơn tôi đã phục vụ người đang phục vụ Dân Chúa.”
Lần đầu tiên gặp ngài, tôi rõ ràng là vô cùng xúc động. Tôi thực sự xúc động khi ngài đến gần. Tôi có thể cảm nhận được ngài là người đặc biệt, ngài có gì đó khác biệt.
Enzler nói rằng ông cảm thấy buồn khi gặp nhiều người trẻ ngày nay không thực sự biết vị giáo hoàng rất dễ mến này.
Ngài là một thiên tài, một người cầu nguyện nhưng ngài có thể khiến bất cứ ai cảm thấy vui. Ngài nói chuyện với một người đoạt giải Nobel hay một người vô gia cư, một nhà lãnh đạo quốc gia hay một giáo viên mẫu giáo cũng cùng một phong cách.
“Ngài có khả năng làm cho mọi người cảm thấy thoải mái chỉ bằng một cử chỉ, một cái vuốt ve, bằng một lời nói, hoặc chỉ bằng một cái ôm hoặc chỉ đơn giản là nhìn. Tôi sẽ nói rằng trong 1,000 năm nữa, ngài sẽ được nhớ đến vì sự giản dị của mình,” Enzler nói.
Chứng kiến hàng ngày những gương sáng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mario Enzler được linh hứng để vươn lên trong mọi nghịch cảnh của cuộc sống. Sau khi hoàn thành thời gian phục vụ như một Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, ông học cao hơn và từ một lính canh, giờ đây Mario Enzler là một Tiến Sĩ Quản Trị Kinh Doanh giảng dạy tại The Busch School of Business và thường xuyên nói chuyện tại các hội nghị hoặc các cuộc tĩnh tâm nơi ông chia sẻ về vai trò của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc giúp ông trở thành một người tốt hơn, vươn lên vị thế điều hành và lãnh đạo.
Source:Catholic News AgencyThe next hundred years of St. John Paul II’s legacy
Mario Enzler, cựu thành viên Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, từng phục vụ Thánh Gioan Phaolô II, cho biết ông hy vọng mọi người sẽ nhớ đến sự giản dị của vị Giáo Hoàng, là một phẩm chất mà ông được diễm phúc quan sát tận mắt.
Enzler, hiện là giáo sư và tác giả của cuốn sách “Tôi đã được hân hạnh phục vụ một vị thánh”, kể lại lần đầu tiên anh gặp Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vào năm 1989. Rất nhanh sau khi anh bắt đầu gia nhập đội Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, trên tầng thứ ba của dinh Tông Tòa. Anh ta nhận được một tin nói rằng Đức Thánh Cha đang rời khỏi phòng làm việc của ngài để đến Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.
Giao thức cho những người bảo vệ trong trường hợp đó là phải bảo đảm không có ai đang lảng vảng trong hành lang, và đứng nghiêm khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua. Đôi khi, Đức Giáo Hoàng sẽ dừng lại để nói chuyện với lính canh, nhưng đôi khi thì không.
Trong trường hợp này, khi Đức Giáo Hoàng đi ngang qua, ngài dừng lại và Enzler vẫn đứng nghiêm.
Ngài nói với tôi: “Anh chắc chắn là một người mới”, Enzler kể. Anh tự giới thiệu mình với Đức Giáo Hoàng.
Ngài đợi tôi nói xong, bắt tay tôi, ngài dùng cả hai tay nắm lấy tay tôi và nói: “Cảm ơn Mario, vì đã phục vụ người phục vụ Dân Chúa”. Sau đó ngài bỏ đi.
“Tôi có thể nói, khái niệm về hàng lãnh đạo khiêm tốn nhận mình là người phục vụ đã xăm lên tâm hồn tôi.”
“Ngài thậm chí không biết tôi là ai, nhưng biết ngay tôi là một người mới và ngài thật quảng đại khi dừng lại, bắt tay tôi, hỏi tên tôi; và thậm chí cảm ơn tôi đã phục vụ người đang phục vụ Dân Chúa.”
Lần đầu tiên gặp ngài, tôi rõ ràng là vô cùng xúc động. Tôi thực sự xúc động khi ngài đến gần. Tôi có thể cảm nhận được ngài là người đặc biệt, ngài có gì đó khác biệt.
Enzler nói rằng ông cảm thấy buồn khi gặp nhiều người trẻ ngày nay không thực sự biết vị giáo hoàng rất dễ mến này.
Ngài là một thiên tài, một người cầu nguyện nhưng ngài có thể khiến bất cứ ai cảm thấy vui. Ngài nói chuyện với một người đoạt giải Nobel hay một người vô gia cư, một nhà lãnh đạo quốc gia hay một giáo viên mẫu giáo cũng cùng một phong cách.
“Ngài có khả năng làm cho mọi người cảm thấy thoải mái chỉ bằng một cử chỉ, một cái vuốt ve, bằng một lời nói, hoặc chỉ bằng một cái ôm hoặc chỉ đơn giản là nhìn. Tôi sẽ nói rằng trong 1,000 năm nữa, ngài sẽ được nhớ đến vì sự giản dị của mình,” Enzler nói.
Chứng kiến hàng ngày những gương sáng của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Mario Enzler được linh hứng để vươn lên trong mọi nghịch cảnh của cuộc sống. Sau khi hoàn thành thời gian phục vụ như một Ngự Lâm Quân Thụy Sĩ, ông học cao hơn và từ một lính canh, giờ đây Mario Enzler là một Tiến Sĩ Quản Trị Kinh Doanh giảng dạy tại The Busch School of Business và thường xuyên nói chuyện tại các hội nghị hoặc các cuộc tĩnh tâm nơi ông chia sẻ về vai trò của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong việc giúp ông trở thành một người tốt hơn, vươn lên vị thế điều hành và lãnh đạo.
Source:Catholic News Agency
George Weigel: Chìa khóa để hiểu tác động của Đức Gioan Phaolô II là đức tin rạng rỡ, tập trung vào Chúa Kitô.
J.B. Đặng Minh An dịch
23:10 17/05/2020
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, nơi ông giữ chức Chủ Tịch Ủy Ban William E. Simon về Các Nghiên cứu Công Giáo. 25 cuốn sách của ông bao gồm cuốn tiểu sử hai tập về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: Chứng Nhân Hy Vọng, là cuốn sách bán chạy nhất của New York Times đã dịch sang 14 ngôn ngữ.
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị Đại Giáo Hoàng Ba Lan.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
On John Paul II’s Centenary
George Weigel
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Gioan Phaolô II
Khi thế giới và Giáo hội đánh dấu một trăm năm ngày sinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 18 tháng 5, một kính vạn hoa những ký ức định hình lời cầu nguyện và suy tư của tôi vào ngày này. Đức Gioan Phaolô II tại bàn ăn của mình, rất hiếu kỳ và đầy tính hài hước; Đức Gioan Phaolô II than thở cầu nguyện trước bàn thờ trong nhà nguyện của căn phòng giáo hoàng; Đức Gioan Phaolô II cười nhạo tôi từ chiếc Popemobile khi tôi đi dọc theo con đường bụi bặm bên ngoài Camagüey, Cuba, tìm kiếm những người bạn đã bỏ tôi lại sau Thánh lễ giáo hoàng vào tháng Giêng năm 1998; Đức Gioan Phaolô II, với khuôn mặt bị cứng đơ vì bệnh Parkinson, nói thầm qua đôi mắt vào tháng 10 năm 2003, “Hãy xem những gì tôi đã trở thành...”; Đức Gioan Phaolô II, trở lại phong độ tốt hai tháng sau đó, hỏi về đám cưới gần đây của con gái tôi và nói với tôi về việc liệu tôi đã sẵn sàng trở thành một nonno (ông nội) chưa; và Đức Gioan Phaolô II nằm trong trạng thái bất động tại Sala Clementina của Dinh Tông Tòa, thân xác tự nhiên trong trạng thái nghỉ ngơi, mang đôi giày sờn dây thường khiến các viên chức nghi lễ truyền thống của giáo hoàng phát điên.
Mỗi họa tiết này, và những thứ khác trong hồi ký của tôi về vị thánh, những Bài học về Hy vọng, có một tiếng vang riêng. Tôi có hai điều, tóm lược tư chất của vị thánh này, mà tôi muốn đưa ra với mọi người trong ngày kỷ niệm 100 này.
Tháng 3 năm 2000 tôi đang ở Giêrusalem cùng NBC để tường trình cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng đến Thánh địa. Trong nhiều tuần, đã nổ ra một cuộc tranh cãi toàn cầu về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Yad Vashem, là đài tưởng niệm tại Giêrusalem về Cuộc Diệt Chủng người Do Thái. Đức Giáo Hoàng sẽ nói gì? Ngài nên nói gì? Ngài có thể nói gì?
Tôi phát hiện ra hai ngày trước khi sự kiện diễn ra, vào một buổi tối thứ ba mưa phùn, tôi đi ngang qua Cổng Mới của Thành phố Cổ đến Trung tâm Notre Dame, nơi đang có bữa tiệc mừng Đức Giáo Hoàng đến thăm. Ở đó, một quan chức trong giáo triều thân thiện đã đưa cho tôi một đĩa mềm trong đó có các văn bản những bài phát biểu và bài giảng của Đức Giáo Hoàng trong chuyến viếng thăm của ngài. Quay trở lại phòng khách sạn của tôi, tôi lập tức tìm kiếm phần nhận xét được chuẩn bị cho Yad Vashem. Khi tôi đọc những dòng này, tôi cảm thấy một cơn ớn lạnh chạy dọc xương sống.
Tại chính Yad Vashem, vào ngày 23 tháng 3, cảnh tượng Đức Giáo Hoàng ở tuổi 80 cúi đầu cầu nguyện thầm lặng trên ngọn lửa vĩnh cửu của hội trường tưởng niệm đã nhanh chóng làm tắt tiếng những cuộc tranh luận và các suy đoán trên thế giới trước chuyến thăm đó. Và sau đó là những lời không thể nào quên được và hoàn toàn phù hợp với bối cảnh đến mức sững sờ: “Tại nơi tưởng niệm này, tâm trí, trái tim và tâm hồn cảm thấy một nhu cầu tột độ cho sự im lặng. Im lặng để tưởng nhớ. Im lặng để tìm ra ý nghĩa cho những ký ức đang tràn về. Im lặng vì không có từ nào đủ mạnh để lên án bi kịch khủng khiếp của Shoah [Cuộc Diệt Chủng người Do Thái].”
Vài ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ một người bạn Do Thái, anh Menahem Milson, là một cựu quân nhân và là một học giả xuất sắc, là người đã phải chứng kiến rất nhiều trong cuộc sống của mình. “Tôi phải nói với bạn rằng Arnona [vợ anh] và tôi đã khóc suốt chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Yad Vashem. Đây là trí tuệ, sự nhân bản và liêm chính đã được nhân cách hóa. Không thiếu điều gì. Không cần thiết phải nói gì hơn.”
Ký ức mang tính biểu tượng thứ hai là từ cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng vào hôm 26 tháng Ba khi ngài đi chậm rãi xuống đại lộ trước Đền Herôđê ở Bức tường Than Khóc. Ngài dừng lại ở Bức tường, cúi đầu cầu nguyện, và sau đó như hàng triệu người hành hương trước, ngài đã để lại một bản kiến nghị tại một trong những kẽ hở của Bức tường: “Lạy Thiên Chúa của các tổ phụ chúng con, Chúa đã chọn Ápraham và con cháu ông để mang Danh Chúa đến các quốc gia; chúng con vô cùng đau buồn trước cách cư xử của những con người trong dòng lịch sử đã làm cho các con cái Chúa phải đau khổ, và khi cầu xin sự tha thứ Chúa, chúng con cam kết dấn thân cho một tình huynh đệ chân chính với dân tộc của Giao ước. Amen. Gioan Phaolô II.”
Hai cảnh này mang đến cho chúng ta chìa khóa để hiểu Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài có thể thuyết giảng về tình đoàn kết, thể hiện tình đoàn kết và kêu gọi mọi người đến với tình đoàn kết sâu sắc hơn vì ngài là một môn đệ của Chúa Kitô đã hoán cải triệt để: một người tin đến thẳm sâu tận cùng con người mình rằng lịch sử ơn cứu độ - nghĩa là lịch sử Chúa mặc khải chính Ngài với Dân Israel và tối hậu là nơi Chúa Giêsu Kitô - là sự thật sâu sắc nhất, sự thật nội tại của lịch sử thế giới. Đức Gioan Phaolô II, người có khả năng được nhìn thấy bởi nhiều người hơn bất kỳ một vĩ nhân nào trong lịch sử, có thể làm xúc động sâu xa hàng triệu người vì ân sủng của Thiên Chúa tỏa chiếu qua ngài, làm say mê tất cả những ai mà ánh sáng và sự ấm áp của ân sủng ấy chạm đến.
Chìa khóa để hiểu tác động của Đức Gioan Phaolô II là đức tin rạng rỡ, tập trung vào Chúa Kitô.
Source:First ThingsOn John Paul II’s Centenary
Người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vừa có bài nhận định sau nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của vị Đại Giáo Hoàng Ba Lan.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
On John Paul II’s Centenary
George Weigel
Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Gioan Phaolô II
Khi thế giới và Giáo hội đánh dấu một trăm năm ngày sinh của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào ngày 18 tháng 5, một kính vạn hoa những ký ức định hình lời cầu nguyện và suy tư của tôi vào ngày này. Đức Gioan Phaolô II tại bàn ăn của mình, rất hiếu kỳ và đầy tính hài hước; Đức Gioan Phaolô II than thở cầu nguyện trước bàn thờ trong nhà nguyện của căn phòng giáo hoàng; Đức Gioan Phaolô II cười nhạo tôi từ chiếc Popemobile khi tôi đi dọc theo con đường bụi bặm bên ngoài Camagüey, Cuba, tìm kiếm những người bạn đã bỏ tôi lại sau Thánh lễ giáo hoàng vào tháng Giêng năm 1998; Đức Gioan Phaolô II, với khuôn mặt bị cứng đơ vì bệnh Parkinson, nói thầm qua đôi mắt vào tháng 10 năm 2003, “Hãy xem những gì tôi đã trở thành...”; Đức Gioan Phaolô II, trở lại phong độ tốt hai tháng sau đó, hỏi về đám cưới gần đây của con gái tôi và nói với tôi về việc liệu tôi đã sẵn sàng trở thành một nonno (ông nội) chưa; và Đức Gioan Phaolô II nằm trong trạng thái bất động tại Sala Clementina của Dinh Tông Tòa, thân xác tự nhiên trong trạng thái nghỉ ngơi, mang đôi giày sờn dây thường khiến các viên chức nghi lễ truyền thống của giáo hoàng phát điên.
Mỗi họa tiết này, và những thứ khác trong hồi ký của tôi về vị thánh, những Bài học về Hy vọng, có một tiếng vang riêng. Tôi có hai điều, tóm lược tư chất của vị thánh này, mà tôi muốn đưa ra với mọi người trong ngày kỷ niệm 100 này.
Tháng 3 năm 2000 tôi đang ở Giêrusalem cùng NBC để tường trình cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng đến Thánh địa. Trong nhiều tuần, đã nổ ra một cuộc tranh cãi toàn cầu về chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đến Yad Vashem, là đài tưởng niệm tại Giêrusalem về Cuộc Diệt Chủng người Do Thái. Đức Giáo Hoàng sẽ nói gì? Ngài nên nói gì? Ngài có thể nói gì?
Tôi phát hiện ra hai ngày trước khi sự kiện diễn ra, vào một buổi tối thứ ba mưa phùn, tôi đi ngang qua Cổng Mới của Thành phố Cổ đến Trung tâm Notre Dame, nơi đang có bữa tiệc mừng Đức Giáo Hoàng đến thăm. Ở đó, một quan chức trong giáo triều thân thiện đã đưa cho tôi một đĩa mềm trong đó có các văn bản những bài phát biểu và bài giảng của Đức Giáo Hoàng trong chuyến viếng thăm của ngài. Quay trở lại phòng khách sạn của tôi, tôi lập tức tìm kiếm phần nhận xét được chuẩn bị cho Yad Vashem. Khi tôi đọc những dòng này, tôi cảm thấy một cơn ớn lạnh chạy dọc xương sống.
Tại chính Yad Vashem, vào ngày 23 tháng 3, cảnh tượng Đức Giáo Hoàng ở tuổi 80 cúi đầu cầu nguyện thầm lặng trên ngọn lửa vĩnh cửu của hội trường tưởng niệm đã nhanh chóng làm tắt tiếng những cuộc tranh luận và các suy đoán trên thế giới trước chuyến thăm đó. Và sau đó là những lời không thể nào quên được và hoàn toàn phù hợp với bối cảnh đến mức sững sờ: “Tại nơi tưởng niệm này, tâm trí, trái tim và tâm hồn cảm thấy một nhu cầu tột độ cho sự im lặng. Im lặng để tưởng nhớ. Im lặng để tìm ra ý nghĩa cho những ký ức đang tràn về. Im lặng vì không có từ nào đủ mạnh để lên án bi kịch khủng khiếp của Shoah [Cuộc Diệt Chủng người Do Thái].”
Vài ngày sau, tôi nhận được một cú điện thoại từ một người bạn Do Thái, anh Menahem Milson, là một cựu quân nhân và là một học giả xuất sắc, là người đã phải chứng kiến rất nhiều trong cuộc sống của mình. “Tôi phải nói với bạn rằng Arnona [vợ anh] và tôi đã khóc suốt chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng tại Yad Vashem. Đây là trí tuệ, sự nhân bản và liêm chính đã được nhân cách hóa. Không thiếu điều gì. Không cần thiết phải nói gì hơn.”
Ký ức mang tính biểu tượng thứ hai là từ cuộc hành hương của Đức Giáo Hoàng vào hôm 26 tháng Ba khi ngài đi chậm rãi xuống đại lộ trước Đền Herôđê ở Bức tường Than Khóc. Ngài dừng lại ở Bức tường, cúi đầu cầu nguyện, và sau đó như hàng triệu người hành hương trước, ngài đã để lại một bản kiến nghị tại một trong những kẽ hở của Bức tường: “Lạy Thiên Chúa của các tổ phụ chúng con, Chúa đã chọn Ápraham và con cháu ông để mang Danh Chúa đến các quốc gia; chúng con vô cùng đau buồn trước cách cư xử của những con người trong dòng lịch sử đã làm cho các con cái Chúa phải đau khổ, và khi cầu xin sự tha thứ Chúa, chúng con cam kết dấn thân cho một tình huynh đệ chân chính với dân tộc của Giao ước. Amen. Gioan Phaolô II.”
Hai cảnh này mang đến cho chúng ta chìa khóa để hiểu Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài có thể thuyết giảng về tình đoàn kết, thể hiện tình đoàn kết và kêu gọi mọi người đến với tình đoàn kết sâu sắc hơn vì ngài là một môn đệ của Chúa Kitô đã hoán cải triệt để: một người tin đến thẳm sâu tận cùng con người mình rằng lịch sử ơn cứu độ - nghĩa là lịch sử Chúa mặc khải chính Ngài với Dân Israel và tối hậu là nơi Chúa Giêsu Kitô - là sự thật sâu sắc nhất, sự thật nội tại của lịch sử thế giới. Đức Gioan Phaolô II, người có khả năng được nhìn thấy bởi nhiều người hơn bất kỳ một vĩ nhân nào trong lịch sử, có thể làm xúc động sâu xa hàng triệu người vì ân sủng của Thiên Chúa tỏa chiếu qua ngài, làm say mê tất cả những ai mà ánh sáng và sự ấm áp của ân sủng ấy chạm đến.
Chìa khóa để hiểu tác động của Đức Gioan Phaolô II là đức tin rạng rỡ, tập trung vào Chúa Kitô.
Source:First Things
Kết quả thăm dò mới: Người có tín ngưỡng ở Mỹ thấy Thiên Chúa muốn ta thay đổi nhân đại dịch Covid-19
Vũ Văn An
23:11 17/05/2020
Hãng tin AP vừa cho công bố cuộc thăm dò họ vừa cùng trường thần học của Đại Học Chicago tiến hành từ ngày 30 tháng 4 tới ngày 4 tháng 5 vừa qua, trên 1,002 ngưòi lớn Hoa Kỳ, về tác động của Covid-19 đối với những người tin Thiên Chúa tuy có thể không thống thuộc một tôn giáo định chế nào.
Cuộc thăm dò trên cho thấy coronavirus đã khiến gần 2 phần 3 những người trên cảm thấy rằng Thiên Chúa đang nói với nhân loại phải thay đổi lối sống.
Trong khi virus hoành hành khắp mặt địa cầu, gây khó khăn kinh tế cho hàng triệu người và sát hại hơn 80,000 người Mỹ, thì cuộc thăm dò cho thấy người ta đang đi tìm một ý nghĩa sâu xa hơn trong vụ đột phát bệnh dịch gây hoang tàn này.
Ngay một số người không thống thuộc tôn giáo có tổ chức nào, như Lance Dejesus, 53 tuổi, ở Dallastown, Pa., cũng thấy một sứ điệp lớn hơn trong đại dịch này.
Dejesus, người nói rằng ông tin Thiên Chúa nhưng không tự coi mình là người tôn giáo, cho biết “Có thể đây là một dấu chỉ, giống như ‘ê, chấn chỉ hành vi của bạn lại’, tôi không rõ. Mọi sự xem ra đang đi theo hướng an lành bỗng nhiên bạn thấy cái con coronavirus này diễn ra, bung ra không biết từ đâu”.
Theo kết quả của cuộc thăm dò, 31% người Mỹ tin có Thiên Chúa mạnh mẽ cảm thấy rằng virus là dấu hiệu Thiên Chúa muốn nói với nhân loại phải thay đổi; cũng một tỷ lệ này cảm thấy phần nào điều ấy. Những người Thệ Phản Phúc âm (Ngũ Tuần) nhiều xác suất hơn những người khác tin điều ấy một cách mạnh mẽ, họ chiếm 43% so với 28% người Công Giáo và các người Thệ phản chính dòng.
Câu hỏi được đặt ra cho mọi người Mỹ nói rằng họ tin Thiên Chúa, nhưng không nói rõ tín phái chuyên biệt của họ. Cuộc thăm dò, tuy vậy, không có tầm cỡ lớn đủ để bao gồm các tôn giáo có số tín hữu nhỏ hơn tại Hoa Kỳ như Hồi giáo và Do Thái giáo.
Ngoài ra, người Mỹ da đen có xác suất nhiều hơn những người có nguồn chủng tộc khác trong việc nói rằng họ cảm thấy virus là dấu hiệu Thiên Chúa muốn nhân loại thay đổi, bất kể giáo dục, thu nhập hay phái tính. 47% nói rằng họ cảm thấy điều ấy một cách mạnh mẽ, so với 37% người nói tiếng Tây Ban Nha và 27% người Mỹ da trắng.
Virus gây ra Covid-19 tấn công bất cân xứng người Mỹ da đen, cho thấy sự bất bình đẳng về xã hội khiến các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương và nâng cao lo ngại rằng các nguy hiểm họ đương đầu đang bị phong trào đòi mở lại nền kinh tế Mỹ làm ngơ. Giữa thực tại ảm đạm này, cuộc thăm dò thấy rằng những người Mỹ da đen nhiều xác suất hơn những người khác cảm thấy hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa do virus gây ra: 27% nói điều này, so với 13% người nói tiếng Tây Ban Nha và 11% người Mỹ da trắng.
Nhưng virus gây ra thay đổi không đáng kể trong niềm tin vào Thiên Chúa nói chung của người Mỹ, với 2% nói rằng họ tin Thiên Chúa hôm nay, chứ không trước đây. Ít hơn 1% nói rằng họ không tin Thiên Chúa hôm nay, nhưng đã tin trước đây.
Phần lớn các nơi thờ phượng đã ngưng các buổi phụng vụ có tín hữu tham dự để giúp bảo vệ sức khỏe công cộng khi virus bắt đầu lây lan, nhưng điều này không ngăn được người có tôn giáo của Mỹ hướng về liên mạng và những buổi tụ tập lái xe vào (drive-in) để phát biểu niềm tin của mình. Người Mỹ có thống thuộc tôn giáo thường xuyên tham dự các buổi cầu nguyện tư riêng trong lúc có đại dịch, với 57% nói rằng họ làm như thế ít nhất mỗi tuần một lần từ hồi tháng 3: cũng gần bằng số ấy nói rằng họ vốn thường xuyên cầu nguyện hồi năm ngoái.
Nói chung, 82% người Mỹ nói họ tin Thiên Chúa, và 26% người Mỹ nói cảm thức đức tin hay linh đạo của họ gia tăng mạnh mẽ hơn do sự bùng phát của virus. Chỉ 1% nói nó làm đức tin của họ yếu đi.
Đối với Kathryn Lofton, một giáo sư môn tôn giáo học tại Đại Học Yale, sự kiện nhiều người Mỹ tin virus như một sứ điệp của Thiên Chúa kêu gọi thay đổi nói lên “niềm sợ hãi cho rằng nếu không thay đổi, sự khốn khổ này sẽ tiếp diễn”. Bà cho rằng khi người ta được hỏi về Thiên Chúa, phần lớn nghĩ đến quyền lực của Người, có thể là quyền lực có thể cứu vớt họ trong hoàn cảnh này.
Thực vậy, cuộc thăm dò cho thấy 55% tín hữu Mỹ cho biết ít nhất họ cảm thấy phần nào rằng Thiên Chúa sẽ che chở họ khỏi bị lây nhiễm. Người Thệ Phản Phúc Âm nhiều xác suất hơn những người thuộc các tín phái khác nói rằng họ tin điều đó, với 43% nói họ tin mạnh mẽ và 30% nói họ tin phần nào, trong khi người Công Giáo và người Thệ Phản chính dòng có khuynh hướng đồng đều trong việc cảm thấy điều đó hay không cảm thấy nó.
Tuy nhiên, mức độ và bản chất của việc che chở mà người ta tin Thiên Chúa sẽ ban phát trong lúc có đại dịch có thể khác nhau tùy ở mỗi tín hữu. Marcia Howl, 73 tuổi, một tín hữu Methodist và là cháu gái của một mục sư, cho biết bà cảm nhận sự che chở của Thiên Chúa nhưng không chắc chắn Người sẽ cứu bà khỏi virus.
Bà nói: “tôi tin Người che chở tôi trong quá khứ, Người có kế hoạch cho chúng ta. Tôi không biết có gì trong kế hoạch của Người, nhưng tôi tin Người đang hiện diện ở đây chăm sóc tôi. Tôi có thể sống sót hay không, đó lại là một chuyện khác”.
Trong số người Mỹ da đen tin Thiên Chúa, 49% nói họ cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng Thiên Chúa che chở họ khỏi virus, so với 34% người nói tiếng Tây Ban Nha và 20% người Mỹ da trắng.
David Emmanuel Goatley, một giáo sư ở trường thần học của Đại Học Duke, cho rằng quan điểm của người Mỹ da đen về việc Thiên Chúa che chở nói lên “niềm tin tưởng hay mối hy vọng rằng Thiên Chúa có khả năng cung dưỡng, điều này không hề bác bỏ trách nhiệm bản thân, nhưng chỉ muốn nói Thiên Chúa có khả năng ấy”.
Goatley, người điều hướng Văn Phòng Nghiên Cứu Giáo Hội Da Đen của trường nhận định có sự phân biệt giữa người tôn giáo da đen Mỹ và người tôn giáo da trắng Mỹ ở phương diện này. Ông cho rằng trong nền thần học Kitô giáo da đen có cảm thức nối kết với Thiên Chúa trong đó “Thiên Chúa đích thân liên hệ đến và Thiên Chúa hiện diện trong đó”. Trong khi một số Kitô hữu da trắng, bất kể là Phúc âm hay không, nghiêng về một nền thần học nhấn mạnh đến liên hệ riêng tư với Thiên Chúa.
Cuộc thăm dò trên cho thấy coronavirus đã khiến gần 2 phần 3 những người trên cảm thấy rằng Thiên Chúa đang nói với nhân loại phải thay đổi lối sống.
Trong khi virus hoành hành khắp mặt địa cầu, gây khó khăn kinh tế cho hàng triệu người và sát hại hơn 80,000 người Mỹ, thì cuộc thăm dò cho thấy người ta đang đi tìm một ý nghĩa sâu xa hơn trong vụ đột phát bệnh dịch gây hoang tàn này.
Ngay một số người không thống thuộc tôn giáo có tổ chức nào, như Lance Dejesus, 53 tuổi, ở Dallastown, Pa., cũng thấy một sứ điệp lớn hơn trong đại dịch này.
Dejesus, người nói rằng ông tin Thiên Chúa nhưng không tự coi mình là người tôn giáo, cho biết “Có thể đây là một dấu chỉ, giống như ‘ê, chấn chỉ hành vi của bạn lại’, tôi không rõ. Mọi sự xem ra đang đi theo hướng an lành bỗng nhiên bạn thấy cái con coronavirus này diễn ra, bung ra không biết từ đâu”.
Theo kết quả của cuộc thăm dò, 31% người Mỹ tin có Thiên Chúa mạnh mẽ cảm thấy rằng virus là dấu hiệu Thiên Chúa muốn nói với nhân loại phải thay đổi; cũng một tỷ lệ này cảm thấy phần nào điều ấy. Những người Thệ Phản Phúc âm (Ngũ Tuần) nhiều xác suất hơn những người khác tin điều ấy một cách mạnh mẽ, họ chiếm 43% so với 28% người Công Giáo và các người Thệ phản chính dòng.
Câu hỏi được đặt ra cho mọi người Mỹ nói rằng họ tin Thiên Chúa, nhưng không nói rõ tín phái chuyên biệt của họ. Cuộc thăm dò, tuy vậy, không có tầm cỡ lớn đủ để bao gồm các tôn giáo có số tín hữu nhỏ hơn tại Hoa Kỳ như Hồi giáo và Do Thái giáo.
Ngoài ra, người Mỹ da đen có xác suất nhiều hơn những người có nguồn chủng tộc khác trong việc nói rằng họ cảm thấy virus là dấu hiệu Thiên Chúa muốn nhân loại thay đổi, bất kể giáo dục, thu nhập hay phái tính. 47% nói rằng họ cảm thấy điều ấy một cách mạnh mẽ, so với 37% người nói tiếng Tây Ban Nha và 27% người Mỹ da trắng.
Virus gây ra Covid-19 tấn công bất cân xứng người Mỹ da đen, cho thấy sự bất bình đẳng về xã hội khiến các nhóm thiểu số dễ bị tổn thương và nâng cao lo ngại rằng các nguy hiểm họ đương đầu đang bị phong trào đòi mở lại nền kinh tế Mỹ làm ngơ. Giữa thực tại ảm đạm này, cuộc thăm dò thấy rằng những người Mỹ da đen nhiều xác suất hơn những người khác cảm thấy hoài nghi về sự hiện hữu của Thiên Chúa do virus gây ra: 27% nói điều này, so với 13% người nói tiếng Tây Ban Nha và 11% người Mỹ da trắng.
Nhưng virus gây ra thay đổi không đáng kể trong niềm tin vào Thiên Chúa nói chung của người Mỹ, với 2% nói rằng họ tin Thiên Chúa hôm nay, chứ không trước đây. Ít hơn 1% nói rằng họ không tin Thiên Chúa hôm nay, nhưng đã tin trước đây.
Phần lớn các nơi thờ phượng đã ngưng các buổi phụng vụ có tín hữu tham dự để giúp bảo vệ sức khỏe công cộng khi virus bắt đầu lây lan, nhưng điều này không ngăn được người có tôn giáo của Mỹ hướng về liên mạng và những buổi tụ tập lái xe vào (drive-in) để phát biểu niềm tin của mình. Người Mỹ có thống thuộc tôn giáo thường xuyên tham dự các buổi cầu nguyện tư riêng trong lúc có đại dịch, với 57% nói rằng họ làm như thế ít nhất mỗi tuần một lần từ hồi tháng 3: cũng gần bằng số ấy nói rằng họ vốn thường xuyên cầu nguyện hồi năm ngoái.
Nói chung, 82% người Mỹ nói họ tin Thiên Chúa, và 26% người Mỹ nói cảm thức đức tin hay linh đạo của họ gia tăng mạnh mẽ hơn do sự bùng phát của virus. Chỉ 1% nói nó làm đức tin của họ yếu đi.
Đối với Kathryn Lofton, một giáo sư môn tôn giáo học tại Đại Học Yale, sự kiện nhiều người Mỹ tin virus như một sứ điệp của Thiên Chúa kêu gọi thay đổi nói lên “niềm sợ hãi cho rằng nếu không thay đổi, sự khốn khổ này sẽ tiếp diễn”. Bà cho rằng khi người ta được hỏi về Thiên Chúa, phần lớn nghĩ đến quyền lực của Người, có thể là quyền lực có thể cứu vớt họ trong hoàn cảnh này.
Thực vậy, cuộc thăm dò cho thấy 55% tín hữu Mỹ cho biết ít nhất họ cảm thấy phần nào rằng Thiên Chúa sẽ che chở họ khỏi bị lây nhiễm. Người Thệ Phản Phúc Âm nhiều xác suất hơn những người thuộc các tín phái khác nói rằng họ tin điều đó, với 43% nói họ tin mạnh mẽ và 30% nói họ tin phần nào, trong khi người Công Giáo và người Thệ Phản chính dòng có khuynh hướng đồng đều trong việc cảm thấy điều đó hay không cảm thấy nó.
Tuy nhiên, mức độ và bản chất của việc che chở mà người ta tin Thiên Chúa sẽ ban phát trong lúc có đại dịch có thể khác nhau tùy ở mỗi tín hữu. Marcia Howl, 73 tuổi, một tín hữu Methodist và là cháu gái của một mục sư, cho biết bà cảm nhận sự che chở của Thiên Chúa nhưng không chắc chắn Người sẽ cứu bà khỏi virus.
Bà nói: “tôi tin Người che chở tôi trong quá khứ, Người có kế hoạch cho chúng ta. Tôi không biết có gì trong kế hoạch của Người, nhưng tôi tin Người đang hiện diện ở đây chăm sóc tôi. Tôi có thể sống sót hay không, đó lại là một chuyện khác”.
Trong số người Mỹ da đen tin Thiên Chúa, 49% nói họ cảm thấy một cách mạnh mẽ rằng Thiên Chúa che chở họ khỏi virus, so với 34% người nói tiếng Tây Ban Nha và 20% người Mỹ da trắng.
David Emmanuel Goatley, một giáo sư ở trường thần học của Đại Học Duke, cho rằng quan điểm của người Mỹ da đen về việc Thiên Chúa che chở nói lên “niềm tin tưởng hay mối hy vọng rằng Thiên Chúa có khả năng cung dưỡng, điều này không hề bác bỏ trách nhiệm bản thân, nhưng chỉ muốn nói Thiên Chúa có khả năng ấy”.
Goatley, người điều hướng Văn Phòng Nghiên Cứu Giáo Hội Da Đen của trường nhận định có sự phân biệt giữa người tôn giáo da đen Mỹ và người tôn giáo da trắng Mỹ ở phương diện này. Ông cho rằng trong nền thần học Kitô giáo da đen có cảm thức nối kết với Thiên Chúa trong đó “Thiên Chúa đích thân liên hệ đến và Thiên Chúa hiện diện trong đó”. Trong khi một số Kitô hữu da trắng, bất kể là Phúc âm hay không, nghiêng về một nền thần học nhấn mạnh đến liên hệ riêng tư với Thiên Chúa.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liệu Đây Có Phải Là Giám Mục Người Thái Gốc Việt Đầu Tiên?
Lê Minh Huy
15:38 17/05/2020
Liệu Đây Có Giám Mục Người Thái Gốc Việt Đầu Tiên?
Ngày 13 tháng 5 năm 2020, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh đã loan tin về việc Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận đơn từ nhiệm của Đức Tổng Giám Mục Louis Chamniern Santisukniran, Tổng giáo phận Thare và Nonseng, Thái Lan. Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Cha Anthony Weradet Chaiseri làm Tổng giám mục kế vị.
Đức Nguyên Tổng giám mục Louis Chamniern Santisukniran TGP. Thare và Nonseng
Đức Tổng Giám Mục Louis Chamniern Santisukniran sinh ngày 30 tháng 10 năm 1942, chịu chức linh mục năm 1970 và được bổ nhiệm chức giám mục chính tòa giáo phận Nakhon Sawan tháng 1 năm 1999. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Thare và Nonseng năm 2005.
Đức Tân Tổng giám mục Anthony Weradet Chaiseri
Đức Tân Tổng giám mục Anthony Weradet Chaiseri sinh ngày 26 tháng 6 năm 1963 tại tỉnh Sakon Nakhon, Thái Lan và là người con thứ 7 trong gia đình có 10 người con. Thầy được truyền chức linh mục bởi Đức Tổng Lawrence Khai Saen-Phon-On vào ngày 21 tháng 3 năm 1992. Đức Cha tân cử từng du học Đại học Urbanô, Roma và tốt nghiệp văn bằng Thạc sĩ Thần học năm 1997.
Theo nhiều nguồn tin từ mạng xã hội Facebook từ các linh mục người Việt đang mục vụ tại Thái Lan, nổi bật là trang của Cha Anthony Le Duc loan tin “Cha Wiradech là một linh mục có dòng máu Việt (gốc Hà Tĩnh) thuộc TGP Tharae-Nongsaeng, nơi có đông đảo giáo dân gốc Việt di cư qua gần 100 năm về trước.”
Trang Facebook Giới Trẻ Thừa Sai Dòng Chúa Cứu Thế Huế cũng loan tin Tân Tổng giám mục là người gốc Việt. Cụ thể, trang này loan tin Đức Tân Tổng giám mục có thân phụ có quê hương gốc Giáo xứ Trại Lê, giáo hạt Can Lộc, giáo phận Hà Tĩnh. Trang này cũng loan tin Tân Tổng giám mục có anh trai là linh mục Michael, bề trên giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan và đang thi hành việc mục vụ ở Bangkok.
Các thông tin này lần lượt được đăng tải trên nhiều trang Facebook Công Giáo khác, tuy vậy chưa có thông tin chính thức từ bất kỳ trang web giáo phận nào, kể cả giáo phận Hà Tĩnh, vốn được cho là có liên quan đến tân Tổng giám mục Anthony Weradet Chaiseri.
Nếu đây là thông tin chính xác, Tân Tổng giám mục Weradet Chaiseri là vị giám mục người Thái gốc Việt đầu tiên, đồng thời là vị Tổng giám mục gốc Việt thứ hai hoạt động ngoài Việt Nam, sau Tổng giám mục Sứ thần Phêrô Nguyễn Văn Tốt (đã hồi hưu tháng 1 năm 2020). Ông cũng là giám mục gốc Việt đầu tiên mục vụ tại Á Châu (đã có các vị gốc Việt tại châu Mỹ và châu Úc).
Hiện thông tin vẫn chưa được các website lớn của các giáo phận, dòng tu có thẩm quyền đăng tải, hy vọng thông tin này sẽ sớm được xác minh và loan truyền tin vui này rộng rãi đến mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam.
Lê Minh Huy
Ngày 13 tháng 5 năm 2020, Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh đã loan tin về việc Đức Thánh Cha Phanxicô chấp thuận đơn từ nhiệm của Đức Tổng Giám Mục Louis Chamniern Santisukniran, Tổng giáo phận Thare và Nonseng, Thái Lan. Đức Thánh Cha cũng bổ nhiệm Cha Anthony Weradet Chaiseri làm Tổng giám mục kế vị.
Đức Nguyên Tổng giám mục Louis Chamniern Santisukniran TGP. Thare và Nonseng
Đức Tổng Giám Mục Louis Chamniern Santisukniran sinh ngày 30 tháng 10 năm 1942, chịu chức linh mục năm 1970 và được bổ nhiệm chức giám mục chính tòa giáo phận Nakhon Sawan tháng 1 năm 1999. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng giám mục Thare và Nonseng năm 2005.
Đức Tân Tổng giám mục Anthony Weradet Chaiseri
Theo nhiều nguồn tin từ mạng xã hội Facebook từ các linh mục người Việt đang mục vụ tại Thái Lan, nổi bật là trang của Cha Anthony Le Duc loan tin “Cha Wiradech là một linh mục có dòng máu Việt (gốc Hà Tĩnh) thuộc TGP Tharae-Nongsaeng, nơi có đông đảo giáo dân gốc Việt di cư qua gần 100 năm về trước.”
Trang Facebook Giới Trẻ Thừa Sai Dòng Chúa Cứu Thế Huế cũng loan tin Tân Tổng giám mục là người gốc Việt. Cụ thể, trang này loan tin Đức Tân Tổng giám mục có thân phụ có quê hương gốc Giáo xứ Trại Lê, giáo hạt Can Lộc, giáo phận Hà Tĩnh. Trang này cũng loan tin Tân Tổng giám mục có anh trai là linh mục Michael, bề trên giám tỉnh dòng Chúa Cứu Thế Thái Lan và đang thi hành việc mục vụ ở Bangkok.
Các thông tin này lần lượt được đăng tải trên nhiều trang Facebook Công Giáo khác, tuy vậy chưa có thông tin chính thức từ bất kỳ trang web giáo phận nào, kể cả giáo phận Hà Tĩnh, vốn được cho là có liên quan đến tân Tổng giám mục Anthony Weradet Chaiseri.
Nếu đây là thông tin chính xác, Tân Tổng giám mục Weradet Chaiseri là vị giám mục người Thái gốc Việt đầu tiên, đồng thời là vị Tổng giám mục gốc Việt thứ hai hoạt động ngoài Việt Nam, sau Tổng giám mục Sứ thần Phêrô Nguyễn Văn Tốt (đã hồi hưu tháng 1 năm 2020). Ông cũng là giám mục gốc Việt đầu tiên mục vụ tại Á Châu (đã có các vị gốc Việt tại châu Mỹ và châu Úc).
Hiện thông tin vẫn chưa được các website lớn của các giáo phận, dòng tu có thẩm quyền đăng tải, hy vọng thông tin này sẽ sớm được xác minh và loan truyền tin vui này rộng rãi đến mọi thành phần Dân Chúa Việt Nam.
Lê Minh Huy
Văn Hóa
Tìm Chúa Trong Đời
Nữ tu Mai Thị Lành
08:01 17/05/2020
Chúa vẫn đi ngang qua đời tôi,
Nơi những con người bần cùng đói khổ.
Những thân phận bọt bèo, trôi sông lạc chợ,
Bị lãng quên, bị bỏ lại, lếch thếch giữa đường đời…!
Hằng ngày,
Chúa vẫn đi ngang qua đời tôi,
Nơi thân già của cha dãi dầu mưa nắng,
Trán đẫm mồ hôi, áo bạt màu cố gắng,
Manh áo, miếng cơm…đoàn con thơ trĩu nặng vai gầy!
Vâng,
Chúa vẫn đi ngang qua đời tôi, từng tháng từng ngày,
Nơi mắt mẹ thâm quầng bao đêm dài trăn trở
Mái tóc huyền, óng mượt trẻ trung mượt mà thác đổ,
Giờ trắng bạc màu sương gió truân chuyên.
Hằng ngày,
Chúa vẫn đi ngang qua đời tôi, mưa nắng thường xuyên
Nơi dáng chị liu xiu những đêm hè tần tảo,
Gánh hàng khuya, những bước chân về ảo nảo,
“Chữ hiếu”, “chữ tình” đè nặng cả hai vai !
Và hằng ngày,
Chúa vẫn ngang qua đời tôi suốt những dặm dài,
Nơi anh, nơi chị, những công nhân nhọc nhằn vất vả,
Những thợ may, thợ sắt, thợ hồ, nông dân… đủ cả,
Dẫu chút lương còm, vẫn miệt mài xây tổ ấm đổi mồ hôi…
Và ngày lại ngày,
Chúa vẫn âm thầm bước ngang qua đời tôi,
Anh thương binh cụt chân, những kẻ ăn xin, cụ già cô độc…
Lầm lũi cô đơn,
chẳng ai đoái hoài, một nụ cười, một giọt khóc,
Một lời chào hỏi, một ánh mắt cảm thông!
Ngày ngày,
Chúa vẫn đi ngang qua đời tôi, có đó vẫn như không !
Nơi em bé nằm co…gầm cầu cuối phố,
Cơn đói lả, chết lạnh, trên tay còn nguyên những tờ vé số,
Một “chuyến tàu buồn” mang vị khách “đói” tình thương…!
Ngày lại ngày,
Chúa vẫn đi ngang qua đời tôi, trên vạn nẻo đường,
Nơi những con người mỗi ngày tôi gặp gỡ.
Chúa vẫn đi qua tôi,
Trong tâm hồn, trong nụ cười, trong từng hơi thở…
Chúa ở trong tôi…và trong tất cả mọi người.
….
Và cứ thế…cuộc hành trình xuôi ngược khắp nẻo dòng đời,
Khi quyết kiếm tìm Ngài lẽ nào tôi chẳng gặp.
Vâng, Ngài là Đấng Emmanuel,
Ngài hiện diện diện, khắp nơi, đầy ắp,
Nếu còn yêu, còn đi tìm…khi Ngài vẫn ở kề bên !
Mai Thị Lành (Dòng NTCGTT)
(Thứ 5/26/3/2020)
VietCatholic TV
Thông điệp về Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới 2020 của Đức Thánh Cha Phanxicô
Giáo Hội Năm Châu
15:17 17/05/2020
Đại dịch Covid-19 và người di dân (IDP) là trọng tâm của Thông điệp Đức Thánh Cha gửi nhân ngày Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới.
Trong Thông điệp về Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người chú ý đến các chính sách mới đối với số lượng người di cư và di dân (IDP) ngày càng trầm trọng trên thế giới, và nhìn nhận ra những người đang sống một cuộc sống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra và bị từ chối trước cơn đại dịch Covid- 19.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành Thông điệp Ngày Thế giới về Người di dân và tị nạn cho hàng triệu người nam nữ và trẻ em đang là nạn nhân vì những xung đột chiến tranh, sự thiếu thốn đói khổ và vì tình trạng biến đổi khí hậu…
Cơn đại dịch Covid-19 lại càng làm trầm trọng thêm các hoàn cảnh bi đác của họ, Đức Thánh Cha cũng xin chú ý đến cả những người đang gặp phải tình huống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Ngày di cư và tị nạn thế giới lần thứ 106 sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 9 năm 2020 với chủ đề: “Trước sự bắp bớ, Chúa Giêsu đã phải trảy đi tị nạn!”
Thách đố của thế giới đương đại
Đức Thánh Cha nêu ra các nguyên nhân khiến dân chúng phải tản cư: tình trạng xung đột và thiếu trợ giúp nhân đạo, khí hậu thay đổi, những nguyên nhân khiến cho nhiều người phải di cư và sống trong tình trạng nghèo đói khủng khiếp! Đức Thánh Cha nói tình hình những người di tản là một trong những thách đố lớn lao của thế giới đương đại.
Theo Báo cáo toàn cầu năm 2020 những xung đột chiến tranh và các thảm họa đã làm cho 33,4 triệu người di tản trên 145 quốc gia, trong nhiều châu lục của năm 2019.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng chiến tranh xung đột, bạo lực và thảm họa vẫn làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa của họ mà di tản hàng năm. Đức Thánh Cha còn cho biết thêm mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu do cơn đại dịch gây ra đã khiến ngài tha thiết van xin các quốc gia hãy cố gắng, và quốc tế hãy nỗ lực, để ra tay cấp bách cứu sống những người tị nạn...
Đức Thánh Cha nhắc nhở cho các Kitô hữu rằng chúng ta được mời gọi nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ mà đáp lại những thách đố mục vụ qua bốn hành động đã được nêu trong Thông điệp hồi năm 2018 là: chào mừng, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập.
Sáu cặp động từ mới
Năm nay, Đức Thánh Cha cho biết, ngài thêm vào sáu cặp động từ khác, nhằm đối phó với những hành động thực tế và liên đới với nhau trong các mối quan hệ.
- Biết để hiểu: Kiến thức, Đức Thánh Cha nói, là bước đầu cần thiết để hiểu người khác. Khi chúng ta nói về người di cư và người di dân, chúng ta thường chỉ chú tâm tới các số liệu thống kê. Đây không phải là một bảng thống kê, mà là những con người thật sự! Chỉ khi nào gặp gỡ và lắng nghe những câu chuyện đời họ, Đức Thánh Cha giải thích, chúng ta mới có thể hiểu được sự bấp bênh mà chúng ta trải qua do hậu quả của đại dịch này, một duyên cớ làm cho những người này phải di tản!
- Gần gũi để phục vụ: Đức Thánh Cha nói: Nỗi sợ hãi và định kiến, giữ chúng ta xa lánh người khác và ngăn cản chúng ta dấn thân phục vụ họ bằng tình yêu. Gần gũi với người khác thường có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận rủi ro, điều mà nhiều bác sĩ và y tá đã dạy chúng ta trong những ngày tháng gần đây.
- Để hòa giải, cần lắng nghe: Trong thế giới ngày nay, Đức Thánh Cha nói, khả năng lắng nghe như bị quên lãng. Tuy nhiên, chỉ bằng cách lắng nghe khiêm nhường và trọn vẹn, chúng ta mới có thể thực sự được hòa giải. Năm nay, Đức Thánh Cha nói, có một sự im lặng đầy kịch tính và phức tạp đang trùm phủ các đường phố của chúng ta trong nhiều tuần qua, nhưng nó đã cho chúng ta một cơ hội để lắng nghe lời van xin của những người dễ bị tổn thương, bị di tản và bị cơn đại dịch hoành hành!...
- Để phát triển, cần phải chia sẻ: Đức Thánh Cha xác quyết Thiên Chúa, không muốn tài nguyên của hành tinh chúng ta nằm trong tay một số ít người... Cơn đại dịch cho chúng ta hay tất cả chúng ta đều ở trên một chiếc thuyền, giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta có cùng mối quan tâm và nỗi sợ hãi chung và chúng ta nhận chân ra một lần nữa là không ai có thể được cứu một mình cả!
- Hãy tham gia để quảng bá: Đức Thánh Cha cho hay: Nếu chúng ta thực sự muốn quảng bá cho những người mà chúng ta hỗ trợ, chúng ta phải gắn liền với họ và biến họ thành phe của chúng ta. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta về việc đồng trách nhiệm thiết yếu như thế nào và chỉ với sự đóng góp của mọi người - ngay cả chỉ góp một tí mà thôi - chúng ta có thể đối diện với cuộc khủng hoảng này và kín múc được lòng can đảm để kiến tạo một thế giới, trong đó mọi người được kêu gọi sống hòa hợp, hiếu khách, yêu thương huynh đệ và đoàn kết với nhau...
- Hợp tác để xây dựng: Đức Thánh Cha nói: Xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa, là một nghĩa vụ chung của tất cả mọi Kitô hữu, vì vậy chúng ta cần học cách hợp tác mà không ghen tương, không bất hòa và không chia rẽ. Trong bối cảnh hiện nay, Đức Đức Thánh Cha nói cần phải nhắc lại: Đây không phải là lúc để tự vấn lương tâm nữa, vì thách đố mà chúng ta đang phải đối diện, phải được cùng nhau chia sẻ, đó là giữ gìn ngôi nhà chung của chúng ta và làm cho nó phù hợp hơn với kế hoạch của thưở ban đầu của Đấng sáng tạo, chúng ta phải cam kết, phải bảo đảm có sự hợp tác quốc tế, đoàn kết toàn cầu và cam kết địa phương, không loại trừ một ai!...
Xin cho biết noi gương Thánh Giuse
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc thông điệp của mình bằng một lời cầu nguyện theo những tâm tư của bức Thông điệp. Đức Thánh Cha cho hay ngài lấy cảm hứng từ tấm gương của Thánh Giuse lúc thánh nhân đưa Hài nhi Giêsu và Mẹ người trốn qua Ai Cập.
Lạy Thiên Chúa, Chúa đã trao phó người Con dấu yêu của Chúa cho Thánh Giuse; để thánh nhân đưa Hài nhi và Mẹ Ngài, trốn qua Ai cập để tránh mối hiểm họa của kẻ ác đang tìm giết hại Hài nhi.
Xin giúp chúng con cảm nhận được sự bảo vệ và cầu bầu của thánh nhân; bởi vì chính Ngài cũng đã chia sẻ nỗi đau khổ của những người đang trốn chạy khỏi nơi thù hận, chiến tranh, nghèo đói mà phải rời bỏ nhà cửa và quê hương, trở thành những người tị nạn, đi tìm kiếm một nơi an toàn hơn.
Xin nhờ sự trợ giúp chuyển cầu của thánh nhân, ban cho những người tị nạn tìm được sức mạnh để kiên trì, sự ủi an trong nỗi buồn đau và lòng can đảm giữa những cơn thử thách!
Xin thánh nhân ban cho những ai thương giúp những người tị nạn, đón tiếp họ với một tình yêu dịu dàng của thánh nhân, Đấng công chính và khôn ngoan đã hết lòng yêu mến Chúa Giêsu như một người con đích thực và với Mẹ Maria như một người bạn trung tín trên đường đời.
Qua công việc, thánh nhân đã cung cấp lương thực cho thánh giá thì xin cũng nhìn đến những người tị nạn, cho họ được cơm ăn áo mặc và chỗ dung thân xứng với nhân phẩm của con người.
Chúng con cầu xin Hài nhi Giêsu và Mẹ rất thánh Maria, người bạn thanh khiết đã được thánh cả Giuse đưa dẫn trốn qua Ai Cập bình an cầu giúp. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen
Trong Thông điệp về Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi mọi người chú ý đến các chính sách mới đối với số lượng người di cư và di dân (IDP) ngày càng trầm trọng trên thế giới, và nhìn nhận ra những người đang sống một cuộc sống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra và bị từ chối trước cơn đại dịch Covid- 19.
(Tin Vatican)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dành Thông điệp Ngày Thế giới về Người di dân và tị nạn cho hàng triệu người nam nữ và trẻ em đang là nạn nhân vì những xung đột chiến tranh, sự thiếu thốn đói khổ và vì tình trạng biến đổi khí hậu…
Cơn đại dịch Covid-19 lại càng làm trầm trọng thêm các hoàn cảnh bi đác của họ, Đức Thánh Cha cũng xin chú ý đến cả những người đang gặp phải tình huống bấp bênh, bị bỏ rơi, bị gạt ra ngoài lề xã hội.
Ngày di cư và tị nạn thế giới lần thứ 106 sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 9 năm 2020 với chủ đề: “Trước sự bắp bớ, Chúa Giêsu đã phải trảy đi tị nạn!”
Thách đố của thế giới đương đại
Đức Thánh Cha nêu ra các nguyên nhân khiến dân chúng phải tản cư: tình trạng xung đột và thiếu trợ giúp nhân đạo, khí hậu thay đổi, những nguyên nhân khiến cho nhiều người phải di cư và sống trong tình trạng nghèo đói khủng khiếp! Đức Thánh Cha nói tình hình những người di tản là một trong những thách đố lớn lao của thế giới đương đại.
Theo Báo cáo toàn cầu năm 2020 những xung đột chiến tranh và các thảm họa đã làm cho 33,4 triệu người di tản trên 145 quốc gia, trong nhiều châu lục của năm 2019.
Đức Thánh Cha lưu ý rằng chiến tranh xung đột, bạo lực và thảm họa vẫn làm cho hàng triệu người phải bỏ nhà cửa của họ mà di tản hàng năm. Đức Thánh Cha còn cho biết thêm mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng toàn cầu do cơn đại dịch gây ra đã khiến ngài tha thiết van xin các quốc gia hãy cố gắng, và quốc tế hãy nỗ lực, để ra tay cấp bách cứu sống những người tị nạn...
Đức Thánh Cha nhắc nhở cho các Kitô hữu rằng chúng ta được mời gọi nhận ra khuôn mặt của Chúa Kitô nơi những người đau khổ mà đáp lại những thách đố mục vụ qua bốn hành động đã được nêu trong Thông điệp hồi năm 2018 là: chào mừng, bảo vệ, thúc đẩy và hòa nhập.
Sáu cặp động từ mới
Năm nay, Đức Thánh Cha cho biết, ngài thêm vào sáu cặp động từ khác, nhằm đối phó với những hành động thực tế và liên đới với nhau trong các mối quan hệ.
- Biết để hiểu: Kiến thức, Đức Thánh Cha nói, là bước đầu cần thiết để hiểu người khác. Khi chúng ta nói về người di cư và người di dân, chúng ta thường chỉ chú tâm tới các số liệu thống kê. Đây không phải là một bảng thống kê, mà là những con người thật sự! Chỉ khi nào gặp gỡ và lắng nghe những câu chuyện đời họ, Đức Thánh Cha giải thích, chúng ta mới có thể hiểu được sự bấp bênh mà chúng ta trải qua do hậu quả của đại dịch này, một duyên cớ làm cho những người này phải di tản!
- Gần gũi để phục vụ: Đức Thánh Cha nói: Nỗi sợ hãi và định kiến, giữ chúng ta xa lánh người khác và ngăn cản chúng ta dấn thân phục vụ họ bằng tình yêu. Gần gũi với người khác thường có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận rủi ro, điều mà nhiều bác sĩ và y tá đã dạy chúng ta trong những ngày tháng gần đây.
- Để hòa giải, cần lắng nghe: Trong thế giới ngày nay, Đức Thánh Cha nói, khả năng lắng nghe như bị quên lãng. Tuy nhiên, chỉ bằng cách lắng nghe khiêm nhường và trọn vẹn, chúng ta mới có thể thực sự được hòa giải. Năm nay, Đức Thánh Cha nói, có một sự im lặng đầy kịch tính và phức tạp đang trùm phủ các đường phố của chúng ta trong nhiều tuần qua, nhưng nó đã cho chúng ta một cơ hội để lắng nghe lời van xin của những người dễ bị tổn thương, bị di tản và bị cơn đại dịch hoành hành!...
- Để phát triển, cần phải chia sẻ: Đức Thánh Cha xác quyết Thiên Chúa, không muốn tài nguyên của hành tinh chúng ta nằm trong tay một số ít người... Cơn đại dịch cho chúng ta hay tất cả chúng ta đều ở trên một chiếc thuyền, giúp chúng ta nhận ra rằng chúng ta có cùng mối quan tâm và nỗi sợ hãi chung và chúng ta nhận chân ra một lần nữa là không ai có thể được cứu một mình cả!
- Hãy tham gia để quảng bá: Đức Thánh Cha cho hay: Nếu chúng ta thực sự muốn quảng bá cho những người mà chúng ta hỗ trợ, chúng ta phải gắn liền với họ và biến họ thành phe của chúng ta. Đại dịch đã nhắc nhở chúng ta về việc đồng trách nhiệm thiết yếu như thế nào và chỉ với sự đóng góp của mọi người - ngay cả chỉ góp một tí mà thôi - chúng ta có thể đối diện với cuộc khủng hoảng này và kín múc được lòng can đảm để kiến tạo một thế giới, trong đó mọi người được kêu gọi sống hòa hợp, hiếu khách, yêu thương huynh đệ và đoàn kết với nhau...
- Hợp tác để xây dựng: Đức Thánh Cha nói: Xây dựng Vương quốc của Thiên Chúa, là một nghĩa vụ chung của tất cả mọi Kitô hữu, vì vậy chúng ta cần học cách hợp tác mà không ghen tương, không bất hòa và không chia rẽ. Trong bối cảnh hiện nay, Đức Đức Thánh Cha nói cần phải nhắc lại: Đây không phải là lúc để tự vấn lương tâm nữa, vì thách đố mà chúng ta đang phải đối diện, phải được cùng nhau chia sẻ, đó là giữ gìn ngôi nhà chung của chúng ta và làm cho nó phù hợp hơn với kế hoạch của thưở ban đầu của Đấng sáng tạo, chúng ta phải cam kết, phải bảo đảm có sự hợp tác quốc tế, đoàn kết toàn cầu và cam kết địa phương, không loại trừ một ai!...
Xin cho biết noi gương Thánh Giuse
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kết thúc thông điệp của mình bằng một lời cầu nguyện theo những tâm tư của bức Thông điệp. Đức Thánh Cha cho hay ngài lấy cảm hứng từ tấm gương của Thánh Giuse lúc thánh nhân đưa Hài nhi Giêsu và Mẹ người trốn qua Ai Cập.
Lạy Thiên Chúa, Chúa đã trao phó người Con dấu yêu của Chúa cho Thánh Giuse; để thánh nhân đưa Hài nhi và Mẹ Ngài, trốn qua Ai cập để tránh mối hiểm họa của kẻ ác đang tìm giết hại Hài nhi.
Xin giúp chúng con cảm nhận được sự bảo vệ và cầu bầu của thánh nhân; bởi vì chính Ngài cũng đã chia sẻ nỗi đau khổ của những người đang trốn chạy khỏi nơi thù hận, chiến tranh, nghèo đói mà phải rời bỏ nhà cửa và quê hương, trở thành những người tị nạn, đi tìm kiếm một nơi an toàn hơn.
Xin nhờ sự trợ giúp chuyển cầu của thánh nhân, ban cho những người tị nạn tìm được sức mạnh để kiên trì, sự ủi an trong nỗi buồn đau và lòng can đảm giữa những cơn thử thách!
Xin thánh nhân ban cho những ai thương giúp những người tị nạn, đón tiếp họ với một tình yêu dịu dàng của thánh nhân, Đấng công chính và khôn ngoan đã hết lòng yêu mến Chúa Giêsu như một người con đích thực và với Mẹ Maria như một người bạn trung tín trên đường đời.
Qua công việc, thánh nhân đã cung cấp lương thực cho thánh giá thì xin cũng nhìn đến những người tị nạn, cho họ được cơm ăn áo mặc và chỗ dung thân xứng với nhân phẩm của con người.
Chúng con cầu xin Hài nhi Giêsu và Mẹ rất thánh Maria, người bạn thanh khiết đã được thánh cả Giuse đưa dẫn trốn qua Ai Cập bình an cầu giúp. Chúng con nguyện xin nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con. Amen
Chết trong tay Chúa
Giáo Hội Năm Châu
16:27 17/05/2020
Thảm trạng cuộc đời – Chết trong Chúa
Đứng trước nhiều cái chết kinh hoàng của cơn đại dịch hiện nay, con số nhiễm đã lên quá 4 triệu rưỡi và con số tử vong hơn 300 ngàn, tại nhiều nơi!
Những hình ảnh người nhiễm bệnh bị cách ly không được gặp gỡ người thân và rồi chết trong cô quạnh một mình, không một lời từ biệt tăn trối…
Nhiều hình ảnh cho thấy để giải quyết số người chết quá nhiều, người đã tận dụng tối đa các lò thiêu mà không giải quyết được, đành phải cho xe ủi đất, đào các hố chôn tập thể…
Và rồi ngay cả trước cái chết bình thường của người thân của chúng ta, nhưng vì hoàn cảnh, chúng ta không thể hiện diện vì không gian trắc trở, vì lệnh đóng cửa biên giới và các chuyến vận hành du lịch đều bị hủy hoãn vô thời hạn…
Hoặc trong hoàn cảnh quy luật giới hạn các cuộc tu họp đông người dưới bất cứ hình thức hay lý do nào, chẳng hạn đám cưới hay ma chay số người tham dự bị giới hạn… Làm sao không đau lòng cho những người con, người cháu, chắt hay thân bằng quyến thuộc không thể tham dự các nghi lễ mừng vui trong đám cưới; đặc biệt tiễn đưa người thân trong các tang lễ…
Trước những hoàn cảnh bi thương hiện nay, chúng tôi xin gửi tới quí vị bài viết “Không ai chết mà bị lãng quên trong Chúa Kitô” của linh mục Federico Lombardi, hầu tìm ra một lối vươn lên, một đường tiến tới và một sự an bình cho cuộc sống...
Chết trong Chúa…
Bài viết thứ tư với nhan đề: “Không ai chết mà bị lãng quên trong Chúa Kitô” trong loạt bài “Cuộc sống siêu vượt trên cơn đại dịch” của cha Federico Lombardi.
Một trong những gia sản tinh thần quí báu của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II để lại là Ngài làm hồi sinh và sống lại những mẫu gương của các anh hùng tử đạo trong thế kỷ 20 này.
Chắc chắn khi cầu nguyện với Chúa, chúng ta nhớ đến số phận của vô số các nạn nhân, cả nam lẫn nữ thuộc mọi chủng tộc, thời gian và không gian đã hiến mạng sống qua nhiều thảm trạng cuộc đời như bỏ mình trên rừng sâu hay trong biển cả bao la, qua các cuộc giao tranh, hay trong lúc thanh bình. Nhiều người đã chết trong cô đơn, chết vì bạo lực hoặc vì một thảm họa nào đó...
Có những tiếng kêu than đau đớn thét lên trong cõi thinh lặng từ đất mẹ ở khắp mọi nơi trên thế giới mà những người có tai tinh tế sẽ nghe và nhận ra hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người đã bị lãng quên - tiếng khóc than của bao người bị lãng quên! Nhân danh họ và với họ, chúng ta muốn cất lên tiếng kêu cầu lòng thương xót bao la của Chúa.
Hình ảnh những cỗ quan tài xếp đầy trong các nhà thờ ở Bologna, Ý hay những ngôi mộ tập thể gần New York, Hoa kỳ làm chúng ta suy nghĩ… có rất nhiều người, đặc biệt những người già, đã chết trong sự cô đơn, cô độc trong những tháng qua, đã chạm tới tâm lòng chúng ta một các sâu sắc. Không chỉ trên phương diện cảm tính tự nhiên thương cảm như của những người thân trong gia đình, đã mất những người thân; mà còn trong mầu nhiệm hiệp thông thân mình huyền nhiệm của Chúa Kitô với tha nhân nữa…
Tất cả những thực trạng trên giúp chúng ta, một lần nữa hiểu và trân quí những liên đới gần gũi quý giá và tình cảm chân thành trong những lúc ốm đau, trong tuổi già và bệnh hoạn... Nhưng nó cũng giúp chúng ta nhận chân ra được một thực tại, đó là đứng trước cái chết của chính mình hay của bất luận ai thì chiều kích cô đơn cô độc luôn có đó... Vào cuối đời, giữa lúc cô đơn, thì sự gần gũi của những người thân là điều vô cùng quan yếu!
Làm thế nào chúng ta có thể chuẩn bị giây phút đó, cho chính chúng ta hay cho người thân yêu của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi nỗi thống khổ nếu bị rơi vào thảm trạng này?
May mắn thay, chỉ vài tuần trước đây, chúng ta mới cử hành lễ Phục sinh của Chúa Giêsu. Chắc chắn, chúng ta có thể sống mầu nhiệm phục sinh đó hằng ngày bằng cách kết hợp một cách bí tích và thiêng liêng với Chúa Giêsu qua việc rước lễ thiêng liêng; đó là sống mầu nhiệm Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy tuần Thánh một cách đặc biệt. Cái chết ê chề nhuốc khổ của Chúa Giêsu nói lên cái cảm nghiệm của một con người bị bội phản, bị Thiên Chúa bỏ rơi, như chúng ta thấy lời Thánh vịnh mà Chúa Giêsu đã kêu lên từ cây Thánh Giá “Lạy Cha, sao Cha lại bỏ con!” Rồi những phút giây thân xác đó được chôn vùi cách vội vã trong huyệt mộ! Chúa Giêsu đã xuống xuống ngục tổ tông cho thấy Ngài đã sống trọn kiếp người, liên đới với anh chị em đồng loại qua cái chết. Chúa như nhắn gửi chúng ta một điều là ‘không ai chết, bất kể ở đâu và lúc nào, trong cảnh trạng nào đi nữa như trong cơn đại dịch, sẽ không bị lãng quên. Chúa Giêsu thực sự đã chết, giống như họ, và Ngài chết với họ…
Nhưng sau cái chết, Chúa được mai táng và phục sinh, thì cái chết không còn như trước nữa như thánh Phaolô đã kêu lên: "Hỡi tử thần, nọc độc của ngươi ở đâu?". Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Chúa cho thế gian biết: Tình yêu của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn sự chết. Và điều này đã thắng vượt mọi nỗi cô đơn cô độc. Cho nên trước cái chết, chúng ta hãy tín thác và trao phó mọi sự vào vòng tay yêu thương của Cha chúng ta.
Vài ngày trước đây, một trong các Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta, Đức Phanxicô đã suy niệm về cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu với ông Nicodemô và Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy nhìn lên Đấng bị đóng đinh, chính Ngài là trung tâm của đức tin và của đời sống Kitô hữu chúng ta.
Những ai đã từng nhìn thấy hình ảnh Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đứng ôm cây gậy Thánh giá trong Vương cung thánh đường vài ngày trước khi Ngài qua đời, hay trong các cuộc đi đàng Thánh giá tại hí trường Colosseum, hay trong các nghi thức suy tôn Thánh giá vào các ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thì không thể quên được các hình ảnh đó. Không có cách nào chuẩn bị cho mình sống chết tốt đẹp hơn là nhìn vào Đấng bị đóng đinh, Người chết vì chúng ta và cho chúng ta. Với trọn vẹn trái tim, chúng ta hãy phó thác mọi sự trong vòng tay nhân ái của Thiên Chúa. Vì vậy, dù sống hay chết, với Chúa Giêsu chúng ta không còn lo sợ, vì chúng ta được tháp nhập vào mầu nhiệm tình yêu và lòng thương xót của Chúa... Có thế chúng ta mới cảm nghiệm được như thánh Phanxicô, không còn run sợ trước cái chết, mà còn coi cái chết như người em gái rất thân thương của cuộc đời mình.
Trong cơn đại dịch coronavirus hay bất luận cảnh trạng nào, sự chết có đến với chúng ta, chúng ta đừng quên rằng, nhờ Chúa Giêsu mà sự chết không phải là phán quyết cuối cùng... Mọi sự trong cuộc sống chúng ta, ngay cả giây phút biệt ly tang tóc và cái chết ê chề đi nữa… Tất cả sẽ không bị quên lãng và không bị rơi vào hư vô, nhưng tất cả đều nằm trong vòng tay từ ái của Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Đứng trước nhiều cái chết kinh hoàng của cơn đại dịch hiện nay, con số nhiễm đã lên quá 4 triệu rưỡi và con số tử vong hơn 300 ngàn, tại nhiều nơi!
Những hình ảnh người nhiễm bệnh bị cách ly không được gặp gỡ người thân và rồi chết trong cô quạnh một mình, không một lời từ biệt tăn trối…
Nhiều hình ảnh cho thấy để giải quyết số người chết quá nhiều, người đã tận dụng tối đa các lò thiêu mà không giải quyết được, đành phải cho xe ủi đất, đào các hố chôn tập thể…
Và rồi ngay cả trước cái chết bình thường của người thân của chúng ta, nhưng vì hoàn cảnh, chúng ta không thể hiện diện vì không gian trắc trở, vì lệnh đóng cửa biên giới và các chuyến vận hành du lịch đều bị hủy hoãn vô thời hạn…
Hoặc trong hoàn cảnh quy luật giới hạn các cuộc tu họp đông người dưới bất cứ hình thức hay lý do nào, chẳng hạn đám cưới hay ma chay số người tham dự bị giới hạn… Làm sao không đau lòng cho những người con, người cháu, chắt hay thân bằng quyến thuộc không thể tham dự các nghi lễ mừng vui trong đám cưới; đặc biệt tiễn đưa người thân trong các tang lễ…
Trước những hoàn cảnh bi thương hiện nay, chúng tôi xin gửi tới quí vị bài viết “Không ai chết mà bị lãng quên trong Chúa Kitô” của linh mục Federico Lombardi, hầu tìm ra một lối vươn lên, một đường tiến tới và một sự an bình cho cuộc sống...
Chết trong Chúa…
Bài viết thứ tư với nhan đề: “Không ai chết mà bị lãng quên trong Chúa Kitô” trong loạt bài “Cuộc sống siêu vượt trên cơn đại dịch” của cha Federico Lombardi.
Một trong những gia sản tinh thần quí báu của thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II để lại là Ngài làm hồi sinh và sống lại những mẫu gương của các anh hùng tử đạo trong thế kỷ 20 này.
Chắc chắn khi cầu nguyện với Chúa, chúng ta nhớ đến số phận của vô số các nạn nhân, cả nam lẫn nữ thuộc mọi chủng tộc, thời gian và không gian đã hiến mạng sống qua nhiều thảm trạng cuộc đời như bỏ mình trên rừng sâu hay trong biển cả bao la, qua các cuộc giao tranh, hay trong lúc thanh bình. Nhiều người đã chết trong cô đơn, chết vì bạo lực hoặc vì một thảm họa nào đó...
Có những tiếng kêu than đau đớn thét lên trong cõi thinh lặng từ đất mẹ ở khắp mọi nơi trên thế giới mà những người có tai tinh tế sẽ nghe và nhận ra hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người đã bị lãng quên - tiếng khóc than của bao người bị lãng quên! Nhân danh họ và với họ, chúng ta muốn cất lên tiếng kêu cầu lòng thương xót bao la của Chúa.
Hình ảnh những cỗ quan tài xếp đầy trong các nhà thờ ở Bologna, Ý hay những ngôi mộ tập thể gần New York, Hoa kỳ làm chúng ta suy nghĩ… có rất nhiều người, đặc biệt những người già, đã chết trong sự cô đơn, cô độc trong những tháng qua, đã chạm tới tâm lòng chúng ta một các sâu sắc. Không chỉ trên phương diện cảm tính tự nhiên thương cảm như của những người thân trong gia đình, đã mất những người thân; mà còn trong mầu nhiệm hiệp thông thân mình huyền nhiệm của Chúa Kitô với tha nhân nữa…
Tất cả những thực trạng trên giúp chúng ta, một lần nữa hiểu và trân quí những liên đới gần gũi quý giá và tình cảm chân thành trong những lúc ốm đau, trong tuổi già và bệnh hoạn... Nhưng nó cũng giúp chúng ta nhận chân ra được một thực tại, đó là đứng trước cái chết của chính mình hay của bất luận ai thì chiều kích cô đơn cô độc luôn có đó... Vào cuối đời, giữa lúc cô đơn, thì sự gần gũi của những người thân là điều vô cùng quan yếu!
Làm thế nào chúng ta có thể chuẩn bị giây phút đó, cho chính chúng ta hay cho người thân yêu của chúng ta? Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi nỗi thống khổ nếu bị rơi vào thảm trạng này?
May mắn thay, chỉ vài tuần trước đây, chúng ta mới cử hành lễ Phục sinh của Chúa Giêsu. Chắc chắn, chúng ta có thể sống mầu nhiệm phục sinh đó hằng ngày bằng cách kết hợp một cách bí tích và thiêng liêng với Chúa Giêsu qua việc rước lễ thiêng liêng; đó là sống mầu nhiệm Thứ Sáu Tuần Thánh và Thứ Bảy tuần Thánh một cách đặc biệt. Cái chết ê chề nhuốc khổ của Chúa Giêsu nói lên cái cảm nghiệm của một con người bị bội phản, bị Thiên Chúa bỏ rơi, như chúng ta thấy lời Thánh vịnh mà Chúa Giêsu đã kêu lên từ cây Thánh Giá “Lạy Cha, sao Cha lại bỏ con!” Rồi những phút giây thân xác đó được chôn vùi cách vội vã trong huyệt mộ! Chúa Giêsu đã xuống xuống ngục tổ tông cho thấy Ngài đã sống trọn kiếp người, liên đới với anh chị em đồng loại qua cái chết. Chúa như nhắn gửi chúng ta một điều là ‘không ai chết, bất kể ở đâu và lúc nào, trong cảnh trạng nào đi nữa như trong cơn đại dịch, sẽ không bị lãng quên. Chúa Giêsu thực sự đã chết, giống như họ, và Ngài chết với họ…
Nhưng sau cái chết, Chúa được mai táng và phục sinh, thì cái chết không còn như trước nữa như thánh Phaolô đã kêu lên: "Hỡi tử thần, nọc độc của ngươi ở đâu?". Chúa Giêsu đã chiến thắng tử thần, Chúa cho thế gian biết: Tình yêu của Thiên Chúa thì mạnh mẽ hơn sự chết. Và điều này đã thắng vượt mọi nỗi cô đơn cô độc. Cho nên trước cái chết, chúng ta hãy tín thác và trao phó mọi sự vào vòng tay yêu thương của Cha chúng ta.
Vài ngày trước đây, một trong các Thánh lễ tại nguyện đường thánh Marta, Đức Phanxicô đã suy niệm về cuộc đàm đạo giữa Chúa Giêsu với ông Nicodemô và Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy nhìn lên Đấng bị đóng đinh, chính Ngài là trung tâm của đức tin và của đời sống Kitô hữu chúng ta.
Những ai đã từng nhìn thấy hình ảnh Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đứng ôm cây gậy Thánh giá trong Vương cung thánh đường vài ngày trước khi Ngài qua đời, hay trong các cuộc đi đàng Thánh giá tại hí trường Colosseum, hay trong các nghi thức suy tôn Thánh giá vào các ngày Thứ Sáu Tuần Thánh thì không thể quên được các hình ảnh đó. Không có cách nào chuẩn bị cho mình sống chết tốt đẹp hơn là nhìn vào Đấng bị đóng đinh, Người chết vì chúng ta và cho chúng ta. Với trọn vẹn trái tim, chúng ta hãy phó thác mọi sự trong vòng tay nhân ái của Thiên Chúa. Vì vậy, dù sống hay chết, với Chúa Giêsu chúng ta không còn lo sợ, vì chúng ta được tháp nhập vào mầu nhiệm tình yêu và lòng thương xót của Chúa... Có thế chúng ta mới cảm nghiệm được như thánh Phanxicô, không còn run sợ trước cái chết, mà còn coi cái chết như người em gái rất thân thương của cuộc đời mình.
Trong cơn đại dịch coronavirus hay bất luận cảnh trạng nào, sự chết có đến với chúng ta, chúng ta đừng quên rằng, nhờ Chúa Giêsu mà sự chết không phải là phán quyết cuối cùng... Mọi sự trong cuộc sống chúng ta, ngay cả giây phút biệt ly tang tóc và cái chết ê chề đi nữa… Tất cả sẽ không bị quên lãng và không bị rơi vào hư vô, nhưng tất cả đều nằm trong vòng tay từ ái của Thiên Chúa, Cha chúng ta.
Hoa Kỳ bắt đầu trả đũa Trung Quốc. WHO gây ngỡ ngàng cho Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:41 17/05/2020
1. Trung Quốc dấu diếm ít nhất 640,000 trường hợp nhiễm coronavirus
Tử vong toàn thế giới đã lên đến 311,916 người, trong số 4,706,986 trường hợp nhiễm coronavirus.
Cho đến ngày Chúa Nhật 17 tháng Năm, Trung Quốc báo cáo có 82,941 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận và 4,633 trường hợp tử vong.
Tại Vũ Hán, thành phố Trung Quốc, nơi bắt đầu đại dịch COVID-19, nhà cầm quyền đã khởi động một chiến dịch thử nghiệm lớn với mục tiêu là thử nghiệm hết 11 triệu dân sau khi một loạt các bệnh nhiễm trùng mới được xác nhận vào cuối tuần trước.
Tuy nhiên, sự an toàn của các trung tâm xét nghiệm coronavirus của Vũ Hán đã trở thành một chủ đề nóng đối với người dân. Một số lo ngại rằng chính hành động thử nghiệm có thể khiến họ bị nhiễm trùng vì sự tập trung đông đảo tại các địa điểm xét nghiệm.
Tờ Foreign Policy và hãng tin “One hundred Reporters” cho biết Trung Quốc dấu diếm ít nhất 640,000 trường hợp nhiễm coronavirus.
Lý thuyết này được hỗ trợ bởi một cơ sở dữ liệu vừa bị rò rỉ từ một trường đại học Trung Quốc, cho thấy nước này có thể có ít nhất 640,000 trường hợp nhiễm bệnh.
Bộ dữ liệu, bị rò rỉ từ Đại học Công nghệ Quốc phòng ở thành phố Trường Sa, bao gồm ít nhất 230 thành phố và liệt kê 640,000 trường hợp nhiễm coronavirus được cập nhật từ đầu tháng Hai đến cuối tháng Tư.
Dữ liệu cho thấy số lượng các trường hợp nhiễm coronavirus ở các địa điểm khác nhau trên khắp Trung Quốc, bao gồm các khách sạn, bệnh viện và thậm chí cả một nhà hàng KFC ở Trấn Giang.
Cố gắng che đậy sự thật của đảng Cộng sản Trung Quốc, được sự hỗ trợ của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, gây ra có mối quan ngại sâu sắc rằng các số liệu thống kê chính thức của nhà cầm quyền Trung Quốc đã cố ý che dấu rất đáng kể quy mô lây nhiễm tại Trung Quốc. Sự dối trá này đã khiến hàng trăm triệu người trên thế giới gặp phải nguy hiểm.
Source:Mirror
2. Tổng thống Donald Trump tiết lộ một nỗ lực nhằm phát triển vắc-xin trước cuối năm nay
Tính đến Chúa Nhật 17 tháng Năm, tử vong tại Hoa Kỳ đã lên đến 89,447 người, trong số 1,503,684 trường hợp nhiễm coronavirus. Trong cuộc họp báo vào hôm thứ Sáu 15 tháng Năm, Tổng thống Donald Trump đã tiết lộ một nỗ lực nhằm phát triển vắc-xin coronavirus vào cuối năm nay nhưng cho biết sinh hoạt của Hoa Kỳ sẽ trở lại bình thường dù có hay không có vắc-xin này.
“Tôi chỉ muốn làm rõ điều này, rất quan trọng. Có vắc xin hay không, chúng ta vẫn phải trở lại sinh hoạt bình thường”. Tổng thống Trump phát biểu như trên trong một cuộc họp báo diễn ra vào buổi chiều tại Vườn Hồng.
Tuyên bố chính thức về chiến dịch phát triển vắc-xin “Operation Warp Speed” được đưa ra khi các nhà nghiên cứu trên thế giới đang chạy đua để phát triển một loại vắc xin cho thứ virus độc địa đã giết chết hơn 300,000 người trên toàn cầu.
Nhiều người coi một loại vắc-xin hiệu quả là cách duy nhất để cuộc sống có thể trở lại bình thường. Nhưng tổng thống Trump nói rõ hôm thứ Sáu rằng ông không chia sẻ quan điểm đó, và khẳng định nền kinh tế đã hồi phục khi một số bang nới lỏng các quy tắc cách ly của họ.
Tổng thống dự đoán rằng vắc-xin sẽ có trong vòng vài tháng tới, nhưng ông đã hạ thấp tầm quan trọng của nó trong việc giúp người Mỹ trở lại bình thường.
“Chúng tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có một loại vắc-xin trong tương lai khá gần, và nếu chúng ta làm được điều đó, chúng ta sẽ thực sự đạt được một bước tiến lớn về phía trước. Nhưng nếu chúng ta không có vắc-xin, chúng ta sẽ trở nên giống như rất nhiều trường hợp khác mà chúng ta đã có vấn đề, nó sẽ biến mất tại một thời điểm, nó sẽ biến mất,” tổng thống Trump nói.
Trong một diễn biến khác, chính quyền của tổng thống Trump đã chuyển sang chặn nguồn cung cấp chip trên phạm vi toàn cầu cho tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei Technologies, làm dấy lên lo ngại về sự trả đũa của Trung Quốc, và những lo lắng rằng cổ phiếu của các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip của Mỹ sẽ bị sụt giá.
Một quy định mới, được Bộ Thương mại công bố, mở rộng quyền hạn của Hoa Kỳ để yêu cầu các nhà cung cấp chip chấm dứt tức khắc việc bán chip được chế tạo theo công nghệ của Hoa Kỳ cho Huawei.
Huawei, được coi là nhà sản xuất điện thoại thông minh số 2 thế giới.
Source:Wall Street Journal
3. Hãng xe hơi Ý tung ra máy trợ thở
Tính đến Chúa Nhật 17 tháng Năm, tử vong tại Ý là 31,763 người, trong số 224,760 trường hợp nhiễm coronavirus.
Hãng xe hơi Ý Ferrari cho biết đã chế tạo thành công một máy thở mới được thiết kế để giúp bệnh nhân COVID-19.
Phối hợp với Viện Công nghệ Ý có trụ sở tại Genève, các kỹ sư của Ferrari đã làm việc trong dự án có tên FI5.
Hai nguyên mẫu đầu tiên của máy thở FI5 đã được lắp ráp vào tuần trước, và đã vượt qua tất cả các kiểm tra chức năng cần thiết. Sau các kiểm tra này, Ferrari đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt.
Điều đáng nói là trong một cử chỉ đầy tình người, thông tin lắp ráp của F15 được Ferrari công bố rộng rãi cho phép các nhóm kỹ thuật từ các quốc gia trên toàn thế giới sản xuất phiên bản riêng của họ.
Như chúng tôi đã đưa tin, được sự yêu cầu của Đức Hồng Y Angelo De Donatis, Giám quản Giáo Phận Rôma, và bà Virginia Raggi, thị trưởng Rôma, quân đội Ý đang giúp các nhà thờ khử trùng chuẩn bị cho việc mở lại các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự vào ngày 18 tháng Năm tới đây.
Tổng cộng sẽ có 337 nhà thờ Công Giáo trong giáo phận Rôma được khử trùng trong vài ngày tới đây.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Bẩy, Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gọi tắt là WHO, cho biết việc phun thuốc khử trùng trên đường phố, hay các không gian rộng lớn như siêu thị, nhà thờ như đã được thực hiện ở một số quốc gia, không loại trừ được coronavirus mới và thậm chí còn gây nguy cơ cho sức khỏe.
WHO nói rằng đường phố và vỉa hè không được coi là những nơi “chứa COVID-19”, thêm vào đó chất khử trùng khi được phun ra, thậm chí ở bên ngoài, có thể là “nguy hiểm cho sức khỏe con người”.
Xịt clo hoặc hóa chất độc hại khác lên người có thể gây dị ứng mắt và da, co thắt phế quản và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
“Nếu chất khử trùng được áp dụng, điều này phải được thực hiện với một miếng vải đã được ngâm trong chất khử trùng,” tài liệu này nói.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là tính hiệu quả của Tổ Chức Y Tế Thế Giới. Tại sao bây giờ mới nói ra chuyện này?
Source:NDTV
4. Thánh lễ Chúa Nhật 17 tháng Năm tại Santa Marta. Chúng ta không phải là trẻ mồ côi
Lúc 7 sáng Chúa Nhật 17 tháng Năm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tại nhà nguyện Santa Marta để cầu nguyện cho những bệnh nhân nhiễm coronavirus, các nhân viên y tế, và những ai đang phải đau khổ vì trận dịch kinh hoàng này.
Trong thánh lễ, ngài cầu nguyện cách riêng cho những ai đang giúp dọn dẹp các nơi công cộng và tư gia trong bối cảnh đại dịch coronavirus kinh hoàng này.
Mở đầu thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, lời cầu nguyện của chúng ta được dành cho những người dọn dẹp trong các bệnh viện, trên đường phố, dọn sạch các thùng rác tại các tư gia: một công việc không ai nhìn thấy, nhưng đó là công việc cần thiết để xã hội tồn tại. Xin Chúa chúc lành cho họ, và giúp đỡ họ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về bài Tin Mừng trong ngày (Ga 14: 15-21), trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.”
Phúc Âm: Ga 14: 15-21
“Thầy sẽ xin Cha và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy. Và Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi. Ngài là Thần Chân Lý mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết được Ngài; còn các con, các con biết Ngài, vì Ngài sẽ ở nơi các con và ở trong các con. Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con. Một ít nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần các con, các con thấy Thầy vì Thầy sống và các con cũng sẽ sống. Trong ngày đó, các con sẽ hiểu biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, và các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Ai nhận các luật Thầy truyền và giữ các luật đó, thì người ấy là kẻ mến Thầy. Và ai mến Thầy sẽ được Cha Thầy yêu mến, và Thầy sẽ yêu nó, và sẽ tỏ mình ra cho nó”.
Mở đầu bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Khi giã từ các môn đệ, Chúa Giêsu mang đến cho họ sự thanh thản và bình an qua lời hứa: “Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi”. Chúa bảo vệ các môn đệ khỏi nỗi đau đó, khỏi cảm giác đau đớn là trở thành những cô nhi. Ngày nay trên thế giới có một cảm giác rất lớn về tình trạng mồ côi: nhiều người có đủ thứ, nhưng không có một người Cha. Và trong lịch sử nhân loại, điều này được lặp đi lặp lại: khi không có Cha, người ta thấy thiếu một thứ gì đó và luôn có mong muốn được gặp gỡ, được tìm thấy Cha mình, ngay cả trong những huyền thoại cổ xưa: chúng ta có thể nghĩ về những huyền thoại như Oedipus, Telemachus, và nhiều người khác, là những người luôn tìm kiếm người Cha mất tích này.
Và hôm nay chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang sống trong một xã hội không có Cha, ý thức về tình trạng mồ côi này ảnh hưởng đến tinh thần huynh đệ. Đây là lý do tại sao Chúa Giêsu hứa: “Thầy sẽ xin Cha, và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để Ngài ở với các con luôn mãi.” Chúa Giêsu báo cho các môn đệ biết Ngài sẽ ra đi nhưng một Đấng khác sẽ đến và dạy anh em tiếp cận với Chúa Cha. Thánh Thần sẽ nhắc nhở anh em làm sao tiếp cận với Chúa Cha. Chúa Thánh Thần không đến vì chính Ngài; nhưng là để dạy bảo con đường đến với Chúa Cha, mà Chúa Giêsu đã mở ra, và chỉ cho chúng ta thấy. Không có linh đạo nào là riêng của Chúa Con, hay riêng của Chúa Thánh Thần nhưng trung tâm luôn luôn là Chúa Cha. Chúa Con được Chúa Cha sai đến và trở về cùng Chúa Cha. Chúa Thánh Thần được Chúa Cha sai đến để dạy bảo và nhắc nhở chúng ta đến với Chúa Cha.
Chỉ với nhận thức rằng chúng ta không phải là những đứa trẻ mồ côi, chúng ta mới có thể sống trong hòa bình giữa chúng ta với nhau. Chiến tranh, bất kể là chiến tranh lớn nhỏ thế nào đều luôn có một chiều kích mồ côi trong đó vì người Cha kiến tạo hòa bình đã vắng bóng.
Vì thế trong bài đọc hôm nay, Thánh Phêrô mời gọi cộng đồng Kitô tiên khởi đáp lại bằng sự dịu dàng, tôn trọng và với một lương tâm đúng đắn đối với những ai thắc mắc về lý do của niềm tin chúng ta: đó là sự hiền lành mà Chúa Thánh Thần ban cho. Chúa Thánh Thần dạy chúng ta sự dịu dàng này, sự ngọt ngào này của con cái Chúa Cha. Chúa Thánh Thần không dạy chúng ta xúc phạm. Và một trong những hậu quả của cảm thức mồ côi là sự xúc phạm, và chiến tranh, bởi vì nếu không có Cha thì không có anh em, tình huynh đệ sẽ mất đi. Sự ngọt ngào, tôn trọng, dịu dàng này là những thái độ xuất phát từ từ cảm thức thuộc về cùng một gia đình, cùng “có Cha”, là trung tâm của mọi thứ, nguồn gốc của mọi thứ, là sự hiệp nhất của tất cả, ơn cứu rỗi của tất cả, bởi vì Người đã sai Con của Người đến cứu tất cả chúng ta; và gửi Chúa Thánh Thần đến để nhắc nhở chúng ta con đường đến với Chúa Cha, tình phụ tử, thái độ huynh đệ dịu dàng, ngọt ngào, và bình an.
Để kết luận, Đức Thánh Cha nói chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần nhắc nhở chúng ta luôn luôn về con đường đến với Chúa Cha này, và nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta có một người Cha. Chúng ta hãy cầu xin cho nền văn minh với một ý thức mồ côi lớn lao này có được ân sủng tìm thấy Cha, Đấng mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và biến nhân loại thành một gia đình.
Source:Vatican News
100 năm ngày sinh vị Đại Giáo Hoàng giải thể cộng sản Âu Châu, theo lời kể của Đức Bênêđíctô XVI
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
21:44 17/05/2020
Ngày 18 tháng 5, 2020 là kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tại Âu Châu nhiều cử hành được diễn ra nhằm tôn vinh và bày tỏ lòng biết ơn đối với vị Giáo Hoàng Ba Lan đã có công giải thoát hàng trăm triệu người Đông Âu khỏi ách thống trị của chủ nghĩa cộng sản.
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã viết một bức thư gởi cho Hội Đồng Giám Mục Ba Lan trình bày các nhận định của ngài về vị tiền nhiệm của ngài và đề nghị danh xưng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Cả. Lá thư này được đánh giá như một bản tổng luận về triều Giáo Hoàng của Thánh Gioan Phaolô II mà Đức Bênêđíctô thứ 16 đã phục vụ trong tư cách Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin trong thời gian 23 năm từ 1982 đến 2005.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
100 năm trước, vào ngày 18 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chào đời tại thị trấn nhỏ Wadowice của Ba Lan.
Sau khi bị chia cắt hơn 100 năm bởi ba cường quốc láng giềng là Phổ, Nga và Áo; Ba Lan đã giành lại độc lập vào cuối Thế chiến thứ nhất. Đó là một sự kiện lịch sử phát sinh niềm hy vọng lớn; nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều khó khăn khi Nhà nước mới, trong quá trình tái tổ chức của mình, tiếp tục cảm thấy bị áp lực bởi hai cường quốc Đức và Nga. Trong tình trạng bị áp bức này, nhưng trên hết lại được đánh dấu bằng hy vọng, chàng trai trẻ Karol Wojtyła đã lớn lên. Anh đã mất mẹ và anh trai của mình khá sớm và cuối cùng, cha anh, là người từ đó anh kín múc được lòng đạo đức sâu sắc và sốt mến, cũng từ giã anh. Chàng trai trẻ Karol bị thu hút đặc biệt bởi văn học và sân khấu. Sau khi vượt qua kỳ thi trung học, anh đã chọn học những môn này.
“Để tránh bị trục xuất, vào mùa thu năm 1940, anh đã làm việc tại một mỏ đá của nhà máy hóa chất Solvay.” (x. Ân sủng và Mầu nhiệm). “ Vào mùa thu năm 1942, anh đã thực hiện quyết định cuối cùng là vào chủng viện Kraków, mà Đức Tổng Giám Mục Sapieha Kraków đã bí mật thành lập tại Tòa Giám Mục của ngài. Trong tư cách một công nhân nhà máy, Karol đã bắt đầu học thần học từ những sách giáo khoa cũ; và vì thế, vào ngày 1 tháng 11 năm 1946, anh đã được thụ phong linh mục.” (x. Thd.) Dĩ nhiên, Karol không chỉ nghiên cứu thần học trong sách vở mà còn thông qua kinh nghiệm của mình về tình hình khó khăn mà anh và quốc gia mình phải trải qua. Đây phần nào là một đặc thù trong toàn bộ cuộc sống và công việc của anh. Anh nghiên cứu những cuốn sách nhưng những câu hỏi mà những sách ấy đặt ra đã trở thành hiện thực mà anh trải nghiệm một cách sâu sắc và sống động. Là một Giám mục trẻ - với tư cách là Giám Mục Phụ Tá từ năm 1958 và sau đó là Tổng giám mục Kraków từ năm 1964 - Công đồng Vatican II đã trở thành trường học của toàn bộ cuộc đời và công việc của ngài. Các câu hỏi quan trọng xuất hiện, đặc biệt trong mối tương quan với văn kiện được gọi là Phác thảo 13 mà sau đó sẽ trở thành Hiến Chế Gaudium et Spes - Giáo Hội trong Thế Giới ngày nay - cũng là những câu hỏi của chính ngài. Các câu trả lời do Công Đồng đưa ra sẽ mở đường cho sứ mệnh của ngài trong tư cách là Giám mục và sau này là Giáo Hoàng.
Khi Đức Hồng Y Wojtyła được bầu làm Người kế vị Thánh Phêrô vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Giáo Hội đã ở trong một tình huống bi thảm. Các ý kiến của Công Đồng đã được trình bày trước công chúng như là một sự tranh cãi về chính Đức tin, điều này dường như làm mất đi sự xác tín không thể sai lầm và bất khả nhượng của Công Đồng. Chẳng hạn, một linh mục giáo xứ trong vùng Bavaria, nhận xét về tình hình này như sau: “Té ra, chúng ta đã rơi vào một đức tin sai lầm”. Cảm giác theo đó không có gì là chắc chắn, rằng mọi thứ đều có thể bị chất vấn, đã được nhen nhóm nhiều hơn bởi phương pháp thực hiện việc cải tổ phụng vụ. Cuối cùng, dường như phụng vụ có thể được tạo ra từ chính nó. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã đưa Công Đồng đến hồi bế mạc với năng lượng và quyết tâm, nhưng sau khi Công Đồng kết thúc, ngài đã phải đối mặt với những vấn đề cấp bách hơn mà chung cuộc là chất vấn về sự tồn tại của chính Giáo Hội. Bàn về thời điểm đó, các nhà xã hội học đã so sánh tình hình của Giáo Hội với tình hình của Liên Xô dưới sự cai trị của Gorbachev, trong đó cấu trúc hùng mạnh của Nhà nước Xô Viết sụp đổ dưới quá trình cải cách.
Do đó, về cơ bản, một nhiệm vụ gần như bất khả thi đang chờ đợi vị Giáo Hoàng mới. Tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên, Đức Gioan Phaolô II đã khơi dậy những nhiệt tình mới dành cho Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Câu nói của ngài từ bài giảng tại lễ khai mạc sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của ngài: “Đừng sợ! Hãy mở ra, hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!” là một lời mời gọi, và giai điệu này sẽ đặc trưng cho toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài và khiến ngài trở thành người khôi phục tự do cho Giáo Hội. Điều này có được nhờ thực tế là vị tân Giáo Hoàng đến từ một quốc gia nơi sự tiếp nhận Công Đồng là rất tích cực: đó là một thái độ đổi mới mọi thứ trong hân hoan chứ không phải thái độ nghi ngờ và không chắc chắn về mọi thứ.
Đức Giáo Hoàng đã đi khắp thế giới, thực hiện 104 chuyến tông du mục vụ, bất cứ nơi nào ngài đến, Tin Mừng được loan báo như một thông điệp của niềm vui, và nghĩa vụ bảo vệ những gì là Thiện và dành cho Chúa Kitô cũng được giải thích theo cách này.
Trong 14 Thông điệp của mình, ngài đã trình bày một cách toàn diện đức tin và giáo huấn của Giáo Hội một cách nhân văn. Bởi thế, ngài chắc chắn đã gây ra tranh cãi trong Giáo Hội Tây phương, lúc đó đã bị che mờ bởi sự nghi ngờ và không chắc chắn.
Ngày nay dường như điều quan trọng là chúng ta phải xác định trung tâm đích thực, với viễn tượng là từ trung tâm này chúng ta có thể đọc được thông điệp Tin Mừng chứa đựng trong các văn bản khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó vào giờ chết của ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời trong những giây phút đầu tiên của Lễ Lòng thương xót mới được thành lập. Trước tiên tôi xin thêm một nhận xét cá nhân ngắn gọn, nhưng xem ra là một khía cạnh quan trọng trong bản tính và công việc của Đức Giáo Hoàng. Ngay từ đầu, Đức Gioan Phaolô II đã cảm động sâu sắc trước thông điệp của Thánh nữ Faustina Kowalska, một nữ tu từ Kraków, là người đã nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót Chúa như một trung tâm thiết yếu của đức tin Kitô. Cô đã hy vọng Giáo Hội sẽ thiết lập một ngày lễ như vậy. Sau khi tham khảo ý kiến, Đức Giáo Hoàng đã chọn Chúa Nhật thứ hai trong mùa Phục sinh. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài đã yêu cầu Bộ Giáo lý Đức tin bày tỏ quan điểm về sự phù hợp của ngày này. Chúng tôi đã phản ứng tiêu cực vì một ngày lễ có từ xa xưa, một ngày lễ truyền thống và có ý nghĩa như ngày Chúa Nhật “in Albis” - Chúa Nhật Áo trắng- kết thúc Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh không nên bị chồng chất thêm với các ý tưởng hiện đại. Chắc chắn không dễ để Đức Thánh Cha chấp nhận câu trả lời của chúng tôi. Tuy nhiên, ngài đã làm như vậy với sự khiêm tốn và chấp nhận phản ứng tiêu cực của chúng tôi lần thứ hai. Cuối cùng, ngài đã hình thành một đề nghị theo đó giữ nguyên việc cử hành Chúa Nhật thứ hai mùa Phục sinh dưới hình thức lịch sử nhưng bao gồm Lòng thương xót của Thiên Chúa vào ý nghĩa nguyên thủy của ngày lễ này. Thường có những trường hợp tương tự mà tôi rất cảm kích trước sự khiêm nhường của vị Giáo Hoàng vĩ đại này, là người đã từ bỏ những ý tưởng mà ngài ấp ủ vì ngài không thể tìm được sự đồng thuận của các cơ quan chính thức phải được hỏi ý kiến theo các chuẩn mực đã được thiết lập.
Khi Đức Gioan Phaolô II trút hơi thở cuối cùng trên thế giới này, lời cầu nguyện trong Giờ Kinh Chiều đầu tiên của Lễ Lòng Thương Xót vừa kết thúc. Điều này dõi chiếu ánh sáng lên giờ chết của ngài: ánh sáng của lòng thương xót của Chúa xuất hiện như một thông điệp an ủi trước cái chết của ngài. Trong cuốn sách cuối cùng Ký ức và Căn tính, được xuất bản ngay trước cái chết của ngài, Đức Giáo Hoàng một lần nữa tóm tắt thông điệp về Lòng thương xót Chúa. Ngài chỉ ra rằng nữ tu Faustina đã chết trước khi sự khủng khiếp của Thế chiến thứ hai xảy ra nhưng đã đưa ra câu trả lời của Chúa cho tất cả các cuộc xung đột không thể chịu đựng nổi này. Như thể Chúa Kitô muốn nói qua nữ tu Faustina rằng: “Cái ác sẽ không nhận được chiến thắng cuối cùng. Mầu nhiệm Phục Sinh khẳng định rằng sự thiện cuối cùng sẽ chiến thắng, rằng sự sống sẽ chiến thắng trên sự chết, và tình yêu sẽ vượt qua sự hận thù”.
Trong suốt cuộc đời, Đức Giáo Hoàng đã tìm cách thủ đắc cho mình trung tâm khách quan của đức tin Kitô giáo, là giáo lý về ơn cứu rỗi, và giúp đỡ những người khác thủ đắc điều đó. Qua Chúa Kitô phục sinh, lòng thương xót Chúa được dành cho mỗi cá nhân. Mặc dù trung tâm của bản ngã Kitô giáo này được trao cho chúng ta chỉ trong đức tin, nhưng nó cũng có ý nghĩa về mặt triết học, bởi vì nếu lòng thương xót của Chúa không phải là sự thật, thì chúng ta lạc lối trong một thế giới nơi sức mạnh tối thượng của sự thiện chống lại cái ác là không thể nhận ra. Vượt lên trên ý nghĩa lịch sử khách quan này, nói cho cùng, điều thiết yếu đối với mọi người là nhận ra rằng chung cuộc lòng thương xót của Chúa mạnh hơn sự yếu đuối của chúng ta. Hơn nữa, tại thời điểm này, sự thống nhất bên trong thông điệp của Đức Gioan Phaolô II và ý định cơ bản của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có thể được tìm thấy: Đức Gioan Phaolô II không phải là người nghiêm khắc đạo đức như một số người đã miêu tả một cách phiến diện về ngài. Khi đặt trọng tâm nơi lòng thương xót Chúa, ngài mang đến cho chúng ta cơ hội chấp nhận những yêu cầu luân lý dành cho con người, ngay cả khi chúng ta không bao giờ có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ấy. Bên cạnh đó, những nỗ lực đạo đức của chúng ta được thực hiện dưới ánh sáng của lòng thương xót Chúa, là điều được chứng tỏ là một lực lượng chữa lành cho sự yếu đuối của chúng ta.
Trong khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang hấp hối, Quảng trường Thánh Phêrô có rất nhiều người, đặc biệt là nhiều người trẻ, những người muốn gặp vị Giáo Hoàng của họ lần cuối. Tôi không thể quên khoảnh khắc khi Đức Tổng Giám Mục Sandri tuyên bố thông báo về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng. Trên tất cả, khoảnh khắc khi tiếng chuông lớn của Đền Thờ Thánh Phêrô đưa ra thông điệp này vẫn không thể nào quên. Trong Thánh lễ an táng của ngài, có rất nhiều biểu ngữ với dòng chữ “Santo subito!” Đó là một tiếng kêu vang lên từ cuộc gặp gỡ với Đức Gioan Phaolô II từ mọi phía. Không phải từ quảng trường mà còn trong những giới trí thức khác nhau ý tưởng dành cho Đức Gioan Phaolô II danh hiệu “The Great” – “Vĩ Đại” – Đức Gioan Phaolô Cả – đã được thảo luận.
Từ “thánh” chỉ định một chiều kích liên quan đến Thiên Chúa, còn từ “vĩ đại” liên quan đến chiều kích nhân loại. Theo tiêu chuẩn của Giáo Hội, sự thánh thiện của một người có thể được công nhận bởi hai tiêu chí: các nhân đức anh hùng và một phép lạ. Hai tiêu chí này có liên quan chặt chẽ. Vì thuật ngữ “nhân đức anh hùng” không có nghĩa là một loại thành tích Olympic nhưng đúng hơn là một cái gì đó trở nên hữu hình nơi và qua một người mà không phải là công việc của người ấy, nhưng là công việc của Thiên Chúa được trở nên dễ nhận ra nơi và qua người ấy. Đây không phải là một loại cạnh tranh đạo đức, nhưng là kết quả của việc từ bỏ sự vĩ đại của chính mình. Vấn đề là một người để Thiên Chúa hoạt động trên chính mình, và vì vậy công việc và quyền năng của Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua người ấy.
Điều tương tự cũng áp dụng cho tiêu chí phép lạ: ở đây cũng vậy, điều đáng quan tâm không phải là điều gì đó giật gân xảy ra mà là sự mặc khải hữu hình về lòng nhân từ chữa lành của Thiên Chúa, vượt qua mọi khả năng của con người. Một vị thánh là người mở lòng mình ra với Chúa và được Chúa thấm nhuần. Một người thánh thiện là người thoát ra khỏi chính mình và cho chúng ta thấy và nhận ra Chúa. Kiểm tra điều này một cách pháp lý, khách quan và nghiêm nhặt, hết sức có thể, là mục đích của hai tiến trình tuyên chân phước và tuyên thánh. Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, cả hai tiến trình đều được thực hiện đúng theo các quy tắc hiện hành. Vì vậy, bây giờ Người đứng trước chúng ta với tư cách là người Cha, người làm cho lòng thương xót và lòng nhân lành của Chúa được thể hiện rõ với chúng ta.
Còn khó khăn hơn nữa để định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ “vĩ đại”. Trong quá trình lịch sử gần 2,000 năm dài của các triều giáo hoàng, danh hiệu “vĩ đại” đã chỉ được dành cho hai vị Giáo Hoàng: là Đức Lêô Đệ Nhất, với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 440 và kết thúc năm 461, và Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 590 và kết thúc năm 604. Trong trường hợp của cả hai vị, từ “vĩ đại” có hàm ý chính trị, nhưng chính vì một điều gì đó liên quan đến mầu nhiệm Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua thành công chính trị của các ngài. Thông qua cuộc đối thoại, Đức Lêô Cả đã có thể thuyết phục Attila, Hoàng tử của xứ Huns, tha cho Rôma - thành phố của các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Không có vũ khí, không có sức mạnh quân sự hay chính trị, nhưng thông qua sức mạnh trong niềm xác tín vào niềm tin của mình, ngài đã có thể thuyết phục được tên bạo chúa đáng sợ tha cho Rôma. Trong cuộc đấu tranh giữa tinh thần và quyền lực trần thế, tinh thần tỏ ra mạnh mẽ hơn.
Thành công của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất không ngoạn mục, nhưng đã có thể bảo vệ Rôma nhiều lần chống lại người Lombard – và trong trường hợp này cũng bằng cách dùng tinh thần để chống lại quyền lực trần thế và giành chiến thắng cho tinh thần.
Nếu chúng ta so sánh cả hai câu chuyện với trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, thì sự tương đồng là không nào thể nhầm lẫn được. Đức Gioan Phaolô II cũng không có quyền lực quân sự hay chính trị. Trong cuộc thảo luận về hình dạng tương lai của Châu Âu và nước Đức vào tháng 2 năm 1945, người ta nói rằng cần phải lưu ý đến ý kiến của Đức Giáo Hoàng. Stalin liền hỏi: Giáo hoàng thì có được bao nhiêu sư đoàn? Đúng thế, Đức Giáo Hoàng không có sư đoàn nào. Tuy nhiên, sức mạnh của đức tin lại hóa ra là một lực lượng cuối cùng đã giật sập được hệ thống quyền lực của Liên Sô vào năm 1989 và tạo ra một khởi đầu mới cho nhân loại. Không thể chối cãi rằng đức tin của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một yếu tố thiết yếu trong sự sụp đổ của các thế lực. Và vì vậy, sự vĩ đại xuất hiện nơi Thánh Giáo Hoàng Lêô Đệ Nhất và Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất chắc chắn cũng được nhìn thấy ở đây.
Chúng ta hãy mở ngỏ cho câu hỏi liệu tính ngữ ‘The Great’ – nghĩa là ‘Vĩ Đại’ hay ‘Cả’ - sẽ thịnh hành hay không. Đúng là sức mạnh và lòng nhân lành của Thiên Chúa đã trở nên hữu hình đối với tất cả chúng ta nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong một thời gian khi Giáo hội một lần nữa phải chịu sự áp bức của cái ác, đối với chúng ta ngài là một dấu chỉ của niềm hy vọng và sự tự tin.
Thánh Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con!
Source:Catholic News AgencyFull text: Benedict XVI's letter marking St. John Paul II's birth centenary
Nhân dịp này, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã viết một bức thư gởi cho Hội Đồng Giám Mục Ba Lan trình bày các nhận định của ngài về vị tiền nhiệm của ngài và đề nghị danh xưng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Cả. Lá thư này được đánh giá như một bản tổng luận về triều Giáo Hoàng của Thánh Gioan Phaolô II mà Đức Bênêđíctô thứ 16 đã phục vụ trong tư cách Tổng trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin trong thời gian 23 năm từ 1982 đến 2005.
Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
100 năm trước, vào ngày 18 tháng Năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chào đời tại thị trấn nhỏ Wadowice của Ba Lan.
Sau khi bị chia cắt hơn 100 năm bởi ba cường quốc láng giềng là Phổ, Nga và Áo; Ba Lan đã giành lại độc lập vào cuối Thế chiến thứ nhất. Đó là một sự kiện lịch sử phát sinh niềm hy vọng lớn; nhưng nó cũng đòi hỏi nhiều khó khăn khi Nhà nước mới, trong quá trình tái tổ chức của mình, tiếp tục cảm thấy bị áp lực bởi hai cường quốc Đức và Nga. Trong tình trạng bị áp bức này, nhưng trên hết lại được đánh dấu bằng hy vọng, chàng trai trẻ Karol Wojtyła đã lớn lên. Anh đã mất mẹ và anh trai của mình khá sớm và cuối cùng, cha anh, là người từ đó anh kín múc được lòng đạo đức sâu sắc và sốt mến, cũng từ giã anh. Chàng trai trẻ Karol bị thu hút đặc biệt bởi văn học và sân khấu. Sau khi vượt qua kỳ thi trung học, anh đã chọn học những môn này.
“Để tránh bị trục xuất, vào mùa thu năm 1940, anh đã làm việc tại một mỏ đá của nhà máy hóa chất Solvay.” (x. Ân sủng và Mầu nhiệm). “ Vào mùa thu năm 1942, anh đã thực hiện quyết định cuối cùng là vào chủng viện Kraków, mà Đức Tổng Giám Mục Sapieha Kraków đã bí mật thành lập tại Tòa Giám Mục của ngài. Trong tư cách một công nhân nhà máy, Karol đã bắt đầu học thần học từ những sách giáo khoa cũ; và vì thế, vào ngày 1 tháng 11 năm 1946, anh đã được thụ phong linh mục.” (x. Thd.) Dĩ nhiên, Karol không chỉ nghiên cứu thần học trong sách vở mà còn thông qua kinh nghiệm của mình về tình hình khó khăn mà anh và quốc gia mình phải trải qua. Đây phần nào là một đặc thù trong toàn bộ cuộc sống và công việc của anh. Anh nghiên cứu những cuốn sách nhưng những câu hỏi mà những sách ấy đặt ra đã trở thành hiện thực mà anh trải nghiệm một cách sâu sắc và sống động. Là một Giám mục trẻ - với tư cách là Giám Mục Phụ Tá từ năm 1958 và sau đó là Tổng giám mục Kraków từ năm 1964 - Công đồng Vatican II đã trở thành trường học của toàn bộ cuộc đời và công việc của ngài. Các câu hỏi quan trọng xuất hiện, đặc biệt trong mối tương quan với văn kiện được gọi là Phác thảo 13 mà sau đó sẽ trở thành Hiến Chế Gaudium et Spes - Giáo Hội trong Thế Giới ngày nay - cũng là những câu hỏi của chính ngài. Các câu trả lời do Công Đồng đưa ra sẽ mở đường cho sứ mệnh của ngài trong tư cách là Giám mục và sau này là Giáo Hoàng.
Khi Đức Hồng Y Wojtyła được bầu làm Người kế vị Thánh Phêrô vào ngày 16 tháng 10 năm 1978, Giáo Hội đã ở trong một tình huống bi thảm. Các ý kiến của Công Đồng đã được trình bày trước công chúng như là một sự tranh cãi về chính Đức tin, điều này dường như làm mất đi sự xác tín không thể sai lầm và bất khả nhượng của Công Đồng. Chẳng hạn, một linh mục giáo xứ trong vùng Bavaria, nhận xét về tình hình này như sau: “Té ra, chúng ta đã rơi vào một đức tin sai lầm”. Cảm giác theo đó không có gì là chắc chắn, rằng mọi thứ đều có thể bị chất vấn, đã được nhen nhóm nhiều hơn bởi phương pháp thực hiện việc cải tổ phụng vụ. Cuối cùng, dường như phụng vụ có thể được tạo ra từ chính nó. Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã đưa Công Đồng đến hồi bế mạc với năng lượng và quyết tâm, nhưng sau khi Công Đồng kết thúc, ngài đã phải đối mặt với những vấn đề cấp bách hơn mà chung cuộc là chất vấn về sự tồn tại của chính Giáo Hội. Bàn về thời điểm đó, các nhà xã hội học đã so sánh tình hình của Giáo Hội với tình hình của Liên Xô dưới sự cai trị của Gorbachev, trong đó cấu trúc hùng mạnh của Nhà nước Xô Viết sụp đổ dưới quá trình cải cách.
Do đó, về cơ bản, một nhiệm vụ gần như bất khả thi đang chờ đợi vị Giáo Hoàng mới. Tuy nhiên, ngay từ giây phút đầu tiên, Đức Gioan Phaolô II đã khơi dậy những nhiệt tình mới dành cho Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Câu nói của ngài từ bài giảng tại lễ khai mạc sứ vụ Mục Tử Toàn Thể Hội Thánh của ngài: “Đừng sợ! Hãy mở ra, hãy mở rộng cánh cửa cho Chúa Kitô!” là một lời mời gọi, và giai điệu này sẽ đặc trưng cho toàn bộ triều đại giáo hoàng của ngài và khiến ngài trở thành người khôi phục tự do cho Giáo Hội. Điều này có được nhờ thực tế là vị tân Giáo Hoàng đến từ một quốc gia nơi sự tiếp nhận Công Đồng là rất tích cực: đó là một thái độ đổi mới mọi thứ trong hân hoan chứ không phải thái độ nghi ngờ và không chắc chắn về mọi thứ.
Đức Giáo Hoàng đã đi khắp thế giới, thực hiện 104 chuyến tông du mục vụ, bất cứ nơi nào ngài đến, Tin Mừng được loan báo như một thông điệp của niềm vui, và nghĩa vụ bảo vệ những gì là Thiện và dành cho Chúa Kitô cũng được giải thích theo cách này.
Trong 14 Thông điệp của mình, ngài đã trình bày một cách toàn diện đức tin và giáo huấn của Giáo Hội một cách nhân văn. Bởi thế, ngài chắc chắn đã gây ra tranh cãi trong Giáo Hội Tây phương, lúc đó đã bị che mờ bởi sự nghi ngờ và không chắc chắn.
Ngày nay dường như điều quan trọng là chúng ta phải xác định trung tâm đích thực, với viễn tượng là từ trung tâm này chúng ta có thể đọc được thông điệp Tin Mừng chứa đựng trong các văn bản khác nhau. Chúng ta có thể nhận thấy điều đó vào giờ chết của ngài. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II qua đời trong những giây phút đầu tiên của Lễ Lòng thương xót mới được thành lập. Trước tiên tôi xin thêm một nhận xét cá nhân ngắn gọn, nhưng xem ra là một khía cạnh quan trọng trong bản tính và công việc của Đức Giáo Hoàng. Ngay từ đầu, Đức Gioan Phaolô II đã cảm động sâu sắc trước thông điệp của Thánh nữ Faustina Kowalska, một nữ tu từ Kraków, là người đã nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót Chúa như một trung tâm thiết yếu của đức tin Kitô. Cô đã hy vọng Giáo Hội sẽ thiết lập một ngày lễ như vậy. Sau khi tham khảo ý kiến, Đức Giáo Hoàng đã chọn Chúa Nhật thứ hai trong mùa Phục sinh. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, ngài đã yêu cầu Bộ Giáo lý Đức tin bày tỏ quan điểm về sự phù hợp của ngày này. Chúng tôi đã phản ứng tiêu cực vì một ngày lễ có từ xa xưa, một ngày lễ truyền thống và có ý nghĩa như ngày Chúa Nhật “in Albis” - Chúa Nhật Áo trắng- kết thúc Tuần Bát Nhật Lễ Phục Sinh không nên bị chồng chất thêm với các ý tưởng hiện đại. Chắc chắn không dễ để Đức Thánh Cha chấp nhận câu trả lời của chúng tôi. Tuy nhiên, ngài đã làm như vậy với sự khiêm tốn và chấp nhận phản ứng tiêu cực của chúng tôi lần thứ hai. Cuối cùng, ngài đã hình thành một đề nghị theo đó giữ nguyên việc cử hành Chúa Nhật thứ hai mùa Phục sinh dưới hình thức lịch sử nhưng bao gồm Lòng thương xót của Thiên Chúa vào ý nghĩa nguyên thủy của ngày lễ này. Thường có những trường hợp tương tự mà tôi rất cảm kích trước sự khiêm nhường của vị Giáo Hoàng vĩ đại này, là người đã từ bỏ những ý tưởng mà ngài ấp ủ vì ngài không thể tìm được sự đồng thuận của các cơ quan chính thức phải được hỏi ý kiến theo các chuẩn mực đã được thiết lập.
Khi Đức Gioan Phaolô II trút hơi thở cuối cùng trên thế giới này, lời cầu nguyện trong Giờ Kinh Chiều đầu tiên của Lễ Lòng Thương Xót vừa kết thúc. Điều này dõi chiếu ánh sáng lên giờ chết của ngài: ánh sáng của lòng thương xót của Chúa xuất hiện như một thông điệp an ủi trước cái chết của ngài. Trong cuốn sách cuối cùng Ký ức và Căn tính, được xuất bản ngay trước cái chết của ngài, Đức Giáo Hoàng một lần nữa tóm tắt thông điệp về Lòng thương xót Chúa. Ngài chỉ ra rằng nữ tu Faustina đã chết trước khi sự khủng khiếp của Thế chiến thứ hai xảy ra nhưng đã đưa ra câu trả lời của Chúa cho tất cả các cuộc xung đột không thể chịu đựng nổi này. Như thể Chúa Kitô muốn nói qua nữ tu Faustina rằng: “Cái ác sẽ không nhận được chiến thắng cuối cùng. Mầu nhiệm Phục Sinh khẳng định rằng sự thiện cuối cùng sẽ chiến thắng, rằng sự sống sẽ chiến thắng trên sự chết, và tình yêu sẽ vượt qua sự hận thù”.
Trong suốt cuộc đời, Đức Giáo Hoàng đã tìm cách thủ đắc cho mình trung tâm khách quan của đức tin Kitô giáo, là giáo lý về ơn cứu rỗi, và giúp đỡ những người khác thủ đắc điều đó. Qua Chúa Kitô phục sinh, lòng thương xót Chúa được dành cho mỗi cá nhân. Mặc dù trung tâm của bản ngã Kitô giáo này được trao cho chúng ta chỉ trong đức tin, nhưng nó cũng có ý nghĩa về mặt triết học, bởi vì nếu lòng thương xót của Chúa không phải là sự thật, thì chúng ta lạc lối trong một thế giới nơi sức mạnh tối thượng của sự thiện chống lại cái ác là không thể nhận ra. Vượt lên trên ý nghĩa lịch sử khách quan này, nói cho cùng, điều thiết yếu đối với mọi người là nhận ra rằng chung cuộc lòng thương xót của Chúa mạnh hơn sự yếu đuối của chúng ta. Hơn nữa, tại thời điểm này, sự thống nhất bên trong thông điệp của Đức Gioan Phaolô II và ý định cơ bản của Đức Thánh Cha Phanxicô cũng có thể được tìm thấy: Đức Gioan Phaolô II không phải là người nghiêm khắc đạo đức như một số người đã miêu tả một cách phiến diện về ngài. Khi đặt trọng tâm nơi lòng thương xót Chúa, ngài mang đến cho chúng ta cơ hội chấp nhận những yêu cầu luân lý dành cho con người, ngay cả khi chúng ta không bao giờ có thể đáp ứng đầy đủ những yêu cầu ấy. Bên cạnh đó, những nỗ lực đạo đức của chúng ta được thực hiện dưới ánh sáng của lòng thương xót Chúa, là điều được chứng tỏ là một lực lượng chữa lành cho sự yếu đuối của chúng ta.
Trong khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang hấp hối, Quảng trường Thánh Phêrô có rất nhiều người, đặc biệt là nhiều người trẻ, những người muốn gặp vị Giáo Hoàng của họ lần cuối. Tôi không thể quên khoảnh khắc khi Đức Tổng Giám Mục Sandri tuyên bố thông báo về sự ra đi của Đức Giáo Hoàng. Trên tất cả, khoảnh khắc khi tiếng chuông lớn của Đền Thờ Thánh Phêrô đưa ra thông điệp này vẫn không thể nào quên. Trong Thánh lễ an táng của ngài, có rất nhiều biểu ngữ với dòng chữ “Santo subito!” Đó là một tiếng kêu vang lên từ cuộc gặp gỡ với Đức Gioan Phaolô II từ mọi phía. Không phải từ quảng trường mà còn trong những giới trí thức khác nhau ý tưởng dành cho Đức Gioan Phaolô II danh hiệu “The Great” – “Vĩ Đại” – Đức Gioan Phaolô Cả – đã được thảo luận.
Từ “thánh” chỉ định một chiều kích liên quan đến Thiên Chúa, còn từ “vĩ đại” liên quan đến chiều kích nhân loại. Theo tiêu chuẩn của Giáo Hội, sự thánh thiện của một người có thể được công nhận bởi hai tiêu chí: các nhân đức anh hùng và một phép lạ. Hai tiêu chí này có liên quan chặt chẽ. Vì thuật ngữ “nhân đức anh hùng” không có nghĩa là một loại thành tích Olympic nhưng đúng hơn là một cái gì đó trở nên hữu hình nơi và qua một người mà không phải là công việc của người ấy, nhưng là công việc của Thiên Chúa được trở nên dễ nhận ra nơi và qua người ấy. Đây không phải là một loại cạnh tranh đạo đức, nhưng là kết quả của việc từ bỏ sự vĩ đại của chính mình. Vấn đề là một người để Thiên Chúa hoạt động trên chính mình, và vì vậy công việc và quyền năng của Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua người ấy.
Điều tương tự cũng áp dụng cho tiêu chí phép lạ: ở đây cũng vậy, điều đáng quan tâm không phải là điều gì đó giật gân xảy ra mà là sự mặc khải hữu hình về lòng nhân từ chữa lành của Thiên Chúa, vượt qua mọi khả năng của con người. Một vị thánh là người mở lòng mình ra với Chúa và được Chúa thấm nhuần. Một người thánh thiện là người thoát ra khỏi chính mình và cho chúng ta thấy và nhận ra Chúa. Kiểm tra điều này một cách pháp lý, khách quan và nghiêm nhặt, hết sức có thể, là mục đích của hai tiến trình tuyên chân phước và tuyên thánh. Trong trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, cả hai tiến trình đều được thực hiện đúng theo các quy tắc hiện hành. Vì vậy, bây giờ Người đứng trước chúng ta với tư cách là người Cha, người làm cho lòng thương xót và lòng nhân lành của Chúa được thể hiện rõ với chúng ta.
Còn khó khăn hơn nữa để định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ “vĩ đại”. Trong quá trình lịch sử gần 2,000 năm dài của các triều giáo hoàng, danh hiệu “vĩ đại” đã chỉ được dành cho hai vị Giáo Hoàng: là Đức Lêô Đệ Nhất, với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 440 và kết thúc năm 461, và Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất với triều Giáo Hoàng bắt đầu năm 590 và kết thúc năm 604. Trong trường hợp của cả hai vị, từ “vĩ đại” có hàm ý chính trị, nhưng chính vì một điều gì đó liên quan đến mầu nhiệm Thiên Chúa trở nên hữu hình thông qua thành công chính trị của các ngài. Thông qua cuộc đối thoại, Đức Lêô Cả đã có thể thuyết phục Attila, Hoàng tử của xứ Huns, tha cho Rôma - thành phố của các Thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Không có vũ khí, không có sức mạnh quân sự hay chính trị, nhưng thông qua sức mạnh trong niềm xác tín vào niềm tin của mình, ngài đã có thể thuyết phục được tên bạo chúa đáng sợ tha cho Rôma. Trong cuộc đấu tranh giữa tinh thần và quyền lực trần thế, tinh thần tỏ ra mạnh mẽ hơn.
Thành công của Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất không ngoạn mục, nhưng đã có thể bảo vệ Rôma nhiều lần chống lại người Lombard – và trong trường hợp này cũng bằng cách dùng tinh thần để chống lại quyền lực trần thế và giành chiến thắng cho tinh thần.
Nếu chúng ta so sánh cả hai câu chuyện với trường hợp của Đức Gioan Phaolô II, thì sự tương đồng là không nào thể nhầm lẫn được. Đức Gioan Phaolô II cũng không có quyền lực quân sự hay chính trị. Trong cuộc thảo luận về hình dạng tương lai của Châu Âu và nước Đức vào tháng 2 năm 1945, người ta nói rằng cần phải lưu ý đến ý kiến của Đức Giáo Hoàng. Stalin liền hỏi: Giáo hoàng thì có được bao nhiêu sư đoàn? Đúng thế, Đức Giáo Hoàng không có sư đoàn nào. Tuy nhiên, sức mạnh của đức tin lại hóa ra là một lực lượng cuối cùng đã giật sập được hệ thống quyền lực của Liên Sô vào năm 1989 và tạo ra một khởi đầu mới cho nhân loại. Không thể chối cãi rằng đức tin của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là một yếu tố thiết yếu trong sự sụp đổ của các thế lực. Và vì vậy, sự vĩ đại xuất hiện nơi Thánh Giáo Hoàng Lêô Đệ Nhất và Thánh Giáo Hoàng Grêgôriô Đệ Nhất chắc chắn cũng được nhìn thấy ở đây.
Chúng ta hãy mở ngỏ cho câu hỏi liệu tính ngữ ‘The Great’ – nghĩa là ‘Vĩ Đại’ hay ‘Cả’ - sẽ thịnh hành hay không. Đúng là sức mạnh và lòng nhân lành của Thiên Chúa đã trở nên hữu hình đối với tất cả chúng ta nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong một thời gian khi Giáo hội một lần nữa phải chịu sự áp bức của cái ác, đối với chúng ta ngài là một dấu chỉ của niềm hy vọng và sự tự tin.
Thánh Gioan Phaolô II, xin cầu cho chúng con!
Source:Catholic News Agency