Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 7 Mùa Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
01:02 19/05/2010
Thứ Hai sau Chúa nhật 7 thường niên
Mc 9,14-29
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Dân Do Thái năm xưa họ đã không nhận ra dấu chỉ tình yêu quan phòng của Chúa qua bánh Manna từ trời. Họ vẫn thèm miếng thịt bên Ai Cập. Họ vẫn oán trách Mô-sê đã không thoả mãn nhu cầu vật chất cho họ. Họ còn yếu lòng tin nên chưa đủ tín thác vào Chúa.
Nhân loại hôm nay vẫn còn đó những người đã thèm khát những danh danh lợi thú trần gian nên đã xa lìa Chúa. Họ đã bị ma quỷ ràng buộc linh hồn bằng biết bao tham vọng trần gian. Ma quỷ đã gieo vào họ tư tưởng chỉ cần tiền, cần quyền và tình. Nhiều người đã bán linh hồn cho ma quỷ chỉ vì những của cải mau qua trần gian. Nhiều người đã bán rẻ lương tâm của mình chỉ vì những hư danh trần gian. Nhiều người đã đánh mất phẩm giá của mình chỉ vì những thú vui thể xác thấp hèn. Vâng, nhân loạị hôm nay đang giết mình nên vẫn cấu xé tranh giành nhau miếng ăn mau qua ở đời. Có biết bao cái chết thương tâm khi mà họ quá đề cao danh lợi thú đến nỗi coi khinh mạng sống tha nhân. Đôi khi chính chúng con cũng từng chạy đua để giành lấy danh vọng mà loại trừ anh em, mà đánh mất nhân phẩm của mình.
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con. Xin thêm ơn trợ giúp để chúng con can đảm vượt thắng những đam mê thấp hèn, để chúng con làm chủ cuộc đời mình, để chúng con sống đúng với phẩm giá làm người của mình hơn. Xin giúp chúng con đừng bao giờ vì một chút danh lợi thú trần gian mà đánh mất thiên đàng mai sau. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 7 TN
Mc 9,30-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến để phục vụ. Chúa còn hiến mạng sống mình để nhân loại được sống và sống dồi dào. Chúa còn trở nên của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa cũng cho chúng con biết mặc lấy tâm tình của Chúa để chúng con sống có ích cho tha nhân.
Nhưng Chúa ơi, thế giới của chúng con đang sống đầy bon chen và ích kỷ. Có rất nhiều người cần quyền. Có rất nhiều người tham quyền. Và cũng có rất nhiều người lam dụng chức quyền để vun quén cho bản thân. Họ đã vì lợi ích bản thân để làm khổ người khác, để làm nghèo đất nước. Xin Chúa giúp họ biết sửa đổi như xưa Chúa đã biến đổi Gia-kêu. Xin Chúa ban cho xã hội chúng con đang sống có nhiều người biết sống vì người khác, biết đặt lợi ích cộng đoàn lên trên lợi ích cá nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con cũng biết sẵn sàng phục vụ mọi người, biết lấy phục vụ làm niềm vui và lẽ sống của cuộc đời như Chúa đã từng sống điều đó cho chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 7 TN
Mc 9,38-40
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tạ ơn Chúa đã quy tụ chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Qua bàn tiệc Thánh Thể chúng con còn được quây quần bên nhau quanh bàn tiệc thánh thấm đượm tình Chúa tình người. Thánh Thể là đỉnh cao của tình yêu Chúa và cũng là dấu chỉ sự hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Xin Chúa cho chúng con luôn biết sống hoà hợp với nhau và cùng nhau xây dựng Nước Chúa trong yêu thương chân thành.
Lạy Chúa, người đời thường mang tính bè phái, ích kỷ, đố kỵ và ghen ghét lẫn nhau. Người đời thường tìm phe cánh cho mình để tẩy chay người khác, nhất là những người không cùng quan điểm, sở thích với mình. Thế nên vẫn còn đó những hờn giận, nói xấu, bỏ vạ, cáo gian và kết án lẫn nhau. Thế giới vẫn còn đó những khổ đau vì thiếu hiệp nhất gây nên bất hoà, tranh chấp và mâu thuẫn với nhau. Xin Chúa tha thứ cho những ích kỷ và nhỏ nhoen của chúng con, và xin giúp chúng con sửa đổi mỗi ngày tốt hơn.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, Chúa là nguồn hiệp nhất trong Giáo hội, xin giúp chúng con thành tâm hiệp nhất với nhau trong khiêm tốn và chân thành. Xin giúp chúng con biết từ bỏ ý riêng để sống hoà hợp với mọi người trong tôn trọng, bác ái vị tha. Xin cho chúng con mỗi lần tuyên xưng Chúa là Cha thì cũng biết nhìn nhận nhau là anh em để yêu thương và sống trọn vẹn tình huynh đệ với nhau. Xin giúp chúng con đủ khiêm tốn để chúng con sống hoà hợp với mọi người. Amen.
Thứ Năm sau Chúa nhật 7 TN
Mc 9,41-50
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Thầy dạy và là mẫu gương cho chúng con noi theo. Chúa dạy chúng con sống yêu thương. Chúa còn làm gương cho chúng con khi Chúa chấp nhận chết vì yêu thương chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa để sống hết mình vì tha nhân. Xin cho chúng con đừng nói suông mà còn biết nêu gương sáng bằng đời sống yêu thương và phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, khi muối đã lạt thì cũng hết tác dụng và cũng trở nên vô dụng với con người. Cuộc đời chúng con cũng trở nên vô nghĩa khi sống thiếu tình yêu với gia đình và với tha nhân. Cuộc đời chúng con cũng trở nên vô dụng khi chúng con sống ích kỷ, nhỏ nhoen tầm thường. Xin giúp chúng con vượt thắng những yếu đuối bản thân để chúng con luôn sống hoà thuận và yêu thương mọi người. Xin giúp chúng con đừng vì những đam mê thấp hèn, những tham lam ích kỷ, mà gây gương mù gương xấu qua hành vi lỗi công bình, bác ái với tha nhân. Xin giúp chúng con biết chiến thắng chính mình để luôn chu toàn bổn phận trong gia đình và giáo xứ chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin Mình và Máu Thánh Chúa ban thêm sức mạnh để chúng con cũng biết trao ban cho đời những hy sinh công sức của chúng con, làm vinh danh Chúa và đem lại hạnh phúc cho gia đình và mọi người chung quanh. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 7 TN
Mc 10,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn bền vững sắt son. Chúa đã lập bí tích Thánh Thể như dấu chỉ cho tình yêu bất tận mà Chúa dành cho chúng con. Xin Chúa gìn giữ chúng con trong tình yêu của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống trung tín với nhau như Chúa đã sống cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã thăm dò và thử thách chúng con. Chúa biết rõ chúng con khi chúng con ngồi và khi đứng. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng xin gìn giữ chúng con luôn trung thành sống cho Chúa. Xin giúp chúng con vượt qua giới hạn bản thân để sống bao dung với mọi người. Xin giúp chúng con biết đón nhận nhau trong yêu thương tha thứ như Chúa đã tha thứ cho chúng con.
Lạy Chúa, xin cho các gia đình biết sống hoà hợp với nhau, biết vượt thắng những hiểu lầm, những ích kỷ để sống rộng lượng và tha thứ cho nhau. Xin gìn giữ các gia đình trong tình yêu của Chúa, để mỗi thành viên trong gia đình biết chu toàn bổn phận của mình, và cùng nhau xây dựng gia đình được an vui hạnh phúc. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 7 thường niên
Mc 10,13-16
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Xin Chúa hãy chúc lành chúng con như xưa Chúa đã chúc lành cho các trẻ Do Thái. Xin ban cho tuổi thơ giáo xứ chúng con luôn hồn nhiên trong trắng, cho những năm tháng tuổi thơ luôn được cha mẹ và mọi người yêu thương. Xin đừng để tuổi thơ bị đánh mất vì thói đời giả dối, gian manh, hay vì những thói hư tật xấu làm hoen mờ hình ảnh đơn sơ nơi tuổi thơ.
Cách đặc biệt hôm nay chúng con cầu nguyện cho các bạn trẻ đang bị đánh mất tuổi thơ bởi cha mẹ, bời xã hội thiếu quan tâm chăm sóc dạy dỗ. Ở đời vẫn còn đó những tuổi thơ không được cha mẹ đón nhận và đã bị loại trừ ngay từ thai nhi hay đang vất vưởng sống lang thang hè phố. Người ta chẳng nói ngoa chút nào khi thấy 5 đứa trẻ ngoài đường thì hết 4 đứa đang bán vé số, đánh giầy, lượm ve chai,. . . may ra còn 1 đứa được đi bên cạnh cha mẹ. Biết bao trẻ em đang rơi vào tình trạng tự ti mặc cảm, hay đang lao vào con đường tội lỗi bởi thiếu vắng tình thương của cha mẹ. Biết bao trẻ em đang sống trong tuyệt vọng, đang đi vào kiếp người đầy bất hạnh bởi sự vô tâm của cha mẹ. Xin hãy gìn giữ những mảnh đời bất hạnh và ban cho các em có được niềm vui, sự trong trắng tuổi thơ. Xin cho xã hội có trách nhiệm với tuổi thơ để chia sẻ với các cha mẹ, để tuổi thơ Việt Nam mãi là con cháu lạc hồng biết sống cao đẹp, thanh thoát như con cháu rồng tiên.
Lạy Chúa, Chúa luôn yêu mến tuổi thơ. Chúng con xin phó thác tuổi thơ giáo xứ chúng con cho lòng thương xót Chúa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Mc 9,14-29
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Dân Do Thái năm xưa họ đã không nhận ra dấu chỉ tình yêu quan phòng của Chúa qua bánh Manna từ trời. Họ vẫn thèm miếng thịt bên Ai Cập. Họ vẫn oán trách Mô-sê đã không thoả mãn nhu cầu vật chất cho họ. Họ còn yếu lòng tin nên chưa đủ tín thác vào Chúa.
Nhân loại hôm nay vẫn còn đó những người đã thèm khát những danh danh lợi thú trần gian nên đã xa lìa Chúa. Họ đã bị ma quỷ ràng buộc linh hồn bằng biết bao tham vọng trần gian. Ma quỷ đã gieo vào họ tư tưởng chỉ cần tiền, cần quyền và tình. Nhiều người đã bán linh hồn cho ma quỷ chỉ vì những của cải mau qua trần gian. Nhiều người đã bán rẻ lương tâm của mình chỉ vì những hư danh trần gian. Nhiều người đã đánh mất phẩm giá của mình chỉ vì những thú vui thể xác thấp hèn. Vâng, nhân loạị hôm nay đang giết mình nên vẫn cấu xé tranh giành nhau miếng ăn mau qua ở đời. Có biết bao cái chết thương tâm khi mà họ quá đề cao danh lợi thú đến nỗi coi khinh mạng sống tha nhân. Đôi khi chính chúng con cũng từng chạy đua để giành lấy danh vọng mà loại trừ anh em, mà đánh mất nhân phẩm của mình.
Lạy Chúa, xin củng cố đức tin còn yếu kém của chúng con. Xin thêm ơn trợ giúp để chúng con can đảm vượt thắng những đam mê thấp hèn, để chúng con làm chủ cuộc đời mình, để chúng con sống đúng với phẩm giá làm người của mình hơn. Xin giúp chúng con đừng bao giờ vì một chút danh lợi thú trần gian mà đánh mất thiên đàng mai sau. Amen
Thứ ba sau Chúa nhật 7 TN
Mc 9,30-37
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã đến để phục vụ. Chúa còn hiến mạng sống mình để nhân loại được sống và sống dồi dào. Chúa còn trở nên của ăn nuôi dưỡng linh hồn chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa cũng cho chúng con biết mặc lấy tâm tình của Chúa để chúng con sống có ích cho tha nhân.
Nhưng Chúa ơi, thế giới của chúng con đang sống đầy bon chen và ích kỷ. Có rất nhiều người cần quyền. Có rất nhiều người tham quyền. Và cũng có rất nhiều người lam dụng chức quyền để vun quén cho bản thân. Họ đã vì lợi ích bản thân để làm khổ người khác, để làm nghèo đất nước. Xin Chúa giúp họ biết sửa đổi như xưa Chúa đã biến đổi Gia-kêu. Xin Chúa ban cho xã hội chúng con đang sống có nhiều người biết sống vì người khác, biết đặt lợi ích cộng đoàn lên trên lợi ích cá nhân.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con cũng biết sẵn sàng phục vụ mọi người, biết lấy phục vụ làm niềm vui và lẽ sống của cuộc đời như Chúa đã từng sống điều đó cho chúng con. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 7 TN
Mc 9,38-40
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con tạ ơn Chúa đã quy tụ chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Qua bàn tiệc Thánh Thể chúng con còn được quây quần bên nhau quanh bàn tiệc thánh thấm đượm tình Chúa tình người. Thánh Thể là đỉnh cao của tình yêu Chúa và cũng là dấu chỉ sự hiệp nhất của mọi thành phần dân Chúa. Xin Chúa cho chúng con luôn biết sống hoà hợp với nhau và cùng nhau xây dựng Nước Chúa trong yêu thương chân thành.
Lạy Chúa, người đời thường mang tính bè phái, ích kỷ, đố kỵ và ghen ghét lẫn nhau. Người đời thường tìm phe cánh cho mình để tẩy chay người khác, nhất là những người không cùng quan điểm, sở thích với mình. Thế nên vẫn còn đó những hờn giận, nói xấu, bỏ vạ, cáo gian và kết án lẫn nhau. Thế giới vẫn còn đó những khổ đau vì thiếu hiệp nhất gây nên bất hoà, tranh chấp và mâu thuẫn với nhau. Xin Chúa tha thứ cho những ích kỷ và nhỏ nhoen của chúng con, và xin giúp chúng con sửa đổi mỗi ngày tốt hơn.
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể, Chúa là nguồn hiệp nhất trong Giáo hội, xin giúp chúng con thành tâm hiệp nhất với nhau trong khiêm tốn và chân thành. Xin giúp chúng con biết từ bỏ ý riêng để sống hoà hợp với mọi người trong tôn trọng, bác ái vị tha. Xin cho chúng con mỗi lần tuyên xưng Chúa là Cha thì cũng biết nhìn nhận nhau là anh em để yêu thương và sống trọn vẹn tình huynh đệ với nhau. Xin giúp chúng con đủ khiêm tốn để chúng con sống hoà hợp với mọi người. Amen.
Thứ Năm sau Chúa nhật 7 TN
Mc 9,41-50
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Thầy dạy và là mẫu gương cho chúng con noi theo. Chúa dạy chúng con sống yêu thương. Chúa còn làm gương cho chúng con khi Chúa chấp nhận chết vì yêu thương chúng con. Chúng con xin tri ân tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con biết noi gương Chúa để sống hết mình vì tha nhân. Xin cho chúng con đừng nói suông mà còn biết nêu gương sáng bằng đời sống yêu thương và phục vụ mọi người.
Lạy Chúa, khi muối đã lạt thì cũng hết tác dụng và cũng trở nên vô dụng với con người. Cuộc đời chúng con cũng trở nên vô nghĩa khi sống thiếu tình yêu với gia đình và với tha nhân. Cuộc đời chúng con cũng trở nên vô dụng khi chúng con sống ích kỷ, nhỏ nhoen tầm thường. Xin giúp chúng con vượt thắng những yếu đuối bản thân để chúng con luôn sống hoà thuận và yêu thương mọi người. Xin giúp chúng con đừng vì những đam mê thấp hèn, những tham lam ích kỷ, mà gây gương mù gương xấu qua hành vi lỗi công bình, bác ái với tha nhân. Xin giúp chúng con biết chiến thắng chính mình để luôn chu toàn bổn phận trong gia đình và giáo xứ chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin Mình và Máu Thánh Chúa ban thêm sức mạnh để chúng con cũng biết trao ban cho đời những hy sinh công sức của chúng con, làm vinh danh Chúa và đem lại hạnh phúc cho gia đình và mọi người chung quanh. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 7 TN
Mc 10,1-12
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là tình yêu. Tình yêu Chúa luôn bền vững sắt son. Chúa đã lập bí tích Thánh Thể như dấu chỉ cho tình yêu bất tận mà Chúa dành cho chúng con. Xin Chúa gìn giữ chúng con trong tình yêu của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống trung tín với nhau như Chúa đã sống cho chúng con.
Lạy Chúa, Chúa đã thăm dò và thử thách chúng con. Chúa biết rõ chúng con khi chúng con ngồi và khi đứng. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ nhưng xin gìn giữ chúng con luôn trung thành sống cho Chúa. Xin giúp chúng con vượt qua giới hạn bản thân để sống bao dung với mọi người. Xin giúp chúng con biết đón nhận nhau trong yêu thương tha thứ như Chúa đã tha thứ cho chúng con.
Lạy Chúa, xin cho các gia đình biết sống hoà hợp với nhau, biết vượt thắng những hiểu lầm, những ích kỷ để sống rộng lượng và tha thứ cho nhau. Xin gìn giữ các gia đình trong tình yêu của Chúa, để mỗi thành viên trong gia đình biết chu toàn bổn phận của mình, và cùng nhau xây dựng gia đình được an vui hạnh phúc. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 7 thường niên
Mc 10,13-16
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con thật hạnh phúc vì được quây quần bên Chúa. Xin Chúa hãy chúc lành chúng con như xưa Chúa đã chúc lành cho các trẻ Do Thái. Xin ban cho tuổi thơ giáo xứ chúng con luôn hồn nhiên trong trắng, cho những năm tháng tuổi thơ luôn được cha mẹ và mọi người yêu thương. Xin đừng để tuổi thơ bị đánh mất vì thói đời giả dối, gian manh, hay vì những thói hư tật xấu làm hoen mờ hình ảnh đơn sơ nơi tuổi thơ.
Cách đặc biệt hôm nay chúng con cầu nguyện cho các bạn trẻ đang bị đánh mất tuổi thơ bởi cha mẹ, bời xã hội thiếu quan tâm chăm sóc dạy dỗ. Ở đời vẫn còn đó những tuổi thơ không được cha mẹ đón nhận và đã bị loại trừ ngay từ thai nhi hay đang vất vưởng sống lang thang hè phố. Người ta chẳng nói ngoa chút nào khi thấy 5 đứa trẻ ngoài đường thì hết 4 đứa đang bán vé số, đánh giầy, lượm ve chai,. . . may ra còn 1 đứa được đi bên cạnh cha mẹ. Biết bao trẻ em đang rơi vào tình trạng tự ti mặc cảm, hay đang lao vào con đường tội lỗi bởi thiếu vắng tình thương của cha mẹ. Biết bao trẻ em đang sống trong tuyệt vọng, đang đi vào kiếp người đầy bất hạnh bởi sự vô tâm của cha mẹ. Xin hãy gìn giữ những mảnh đời bất hạnh và ban cho các em có được niềm vui, sự trong trắng tuổi thơ. Xin cho xã hội có trách nhiệm với tuổi thơ để chia sẻ với các cha mẹ, để tuổi thơ Việt Nam mãi là con cháu lạc hồng biết sống cao đẹp, thanh thoát như con cháu rồng tiên.
Lạy Chúa, Chúa luôn yêu mến tuổi thơ. Chúng con xin phó thác tuổi thơ giáo xứ chúng con cho lòng thương xót Chúa. Amen
Lm.Jos Tạ duy Tuyền
Cảm Nghiệm Sống # 93 - Tháng Hoa Dâng Mẹ
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
05:59 19/05/2010
Cảm nghiệm Sống # 93
Ý NGHIÃ THÁNG 5 DÂNG HOA ĐỨC MẸ
Mỗi năm, Giáo hội dành riêng tháng 5 để sùng kính Đức Mẹ bằng việc học hỏi. noi gương các nhân đức của Mẹ qua việc dâng hoa hay tiến hoa Năm Sắc lên cho Đức Mẹ, còn tháng 10 là tháng kính Đức Mẹ qua việc lần hạt, suy niệm 20 mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và Sáng về Lời Chúa là cuốn Phúc Âm gắn gọn, khi lần hạt Mân Côi.
Có rất nhiều bài hát về tháng Dâng hoa đã có từ sau 1945 như sau: 1/ Giáo dân bao xiết mừng, tiếng ca hoà vang lừng, cùng nhau hái nhiều đoá hoa, đượm lên tiến dâng Đức Bà… 2/ Mẹ ơi nay con được (í) muôn nghìn hoa, để dâng lên cho Mẹ trước ngai toà… 3/ Đây tháng hoa chúng con trung thành thật thà, dâng tiến hoa cùng với tấm l òng cung chúc… 4/ Ngày nay con đến, hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng, dâng ngành Mân côi muôn màu hoa thắm tươi,..v..v.. .
Vì thế, trong tháng năm này các họ đạo, giáo xứ ở Việt Nam ta thường dâng hoa năm sắc, qua các cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Đức Mẹ từ giáo xứ này đến họ đạo kia, hàng tuần thật là sầm uất, náo nhiệt. Các đội dâng hoa ít nhất là 10 em và nhiều nhất là 100 em tùy họ và giáo xứ ở VN. Còn ở hải ngoại vì hoàn cảnh nên khó tổ chức.
Đội dâng hoa được tập rượt kỹ và xếp hàng ở cuối tiến vào nhà thờ, mọi người đều đồng thanh đọc một bài vãn, với cung trầm bổng, do hội con Đức Mẹ đọc véo von mà các Đấng ngày xưa soạn ra rất hay, sát với Phúc Âm qua việc đồng công của Đức Mẹ như sau:
Lạy ơn Đức Mẹ (í hì là ) Chúa Dêu
Chúng con (òn) trông cậy (í, a )cùng kêu van Bà.
Xin hằng, bầu cử (í hì) trước toà,
Tỏ ra lòng Mẹ rất là yêu con,
Trong cơn khổ ải chon von,
Cách xa mặt Mẹ hãy còn lầm than.
Chúa Con xưa xuống thế gian,
Chẳng từ bỏ kẻ gian ngoan tội tình.
Lại cam chịu khổ chịu hình,
Vì loài người thế liều mình đền xong.
Mẹ thương cùng hợp một lòng,
Vậng theo ý Chúa thông công như vầy..v..v…
Sau đó, đội dâng hoa tiến vào nhà thờ trước sự ngưỡng mộ của mọi người, có nhiều đội dâng hoa của nhiều giáo xứ và họ giáo cùng tổ chức dâng hoa thi đua cùng một tối, mọi người được ngắm các cô áo dài trắng,, quần đen, đầu đội khăn mào trông rất xinh. Khi đội dâng hoa đọc, hát các câu mở bài dâng hoa với cung cách, bái qùy v..v…rồi tiến hoa năm sắc: Đỏ, Trắng, Vàng, Tím, Xanh. Mỗi mầu hoa chỉ một nhân đức của Đức Mẹ mà tôi cần noi gương như sau:
1/ Nhiệm (à í ì í ì à) thay, hoa đỏ (í i) hồng hồng
Nhuộm (í)riệng (í ì i ì) Máu Thánh, thơm chung lòng người.
Vì (à í ì í ì a) thương con gánh (í i) tội đời,
Chịu như dao sắc thâu nơi (là nơi)lòng mình.
2/ Xinh thay hoa trắng tốt lành,
Ví cùng nhân đức đồng trinh Đức Bà.
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà,
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương.
3/Qúy thay này sắc hoa vàng,
Sánh nhân đức mến Bà càng trọng hơn.
Một niềm tin kính nhớn nhơn.
Vững vàng cậy mến trong cơn vui sầu.
4/ Dịu thay hoa tím càng màu,
Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo.
Bằng lòng chịu khó trăm chiều.
Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình.
5- Lạ thay là sắc hoa xanh,
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao.
Dờn dờn sau trước một màu,
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm.
Trên đây lă năm sắc hoa chỉ về các nhân đức của Đức Mẹ để tháng 5 này và suốt cuộc đời tôi phải noi theo. Còn rất nhiều những câu ngâm hoặc hát lên để tôn vinh Đức Mẹ trong khi dâng hoa như:
Hoa năm sắc đã giãi niềm / lại chương cổ điển dâng thêm kinh đề,
Đức Bà thờ Chúa một bề / hoa qùi trăm trắm hương về thái dương.
Tôị nguyên không nhiễm khác thường / hoa sen trên nước chẳng…
Ước mong quí vị nào rảnh tìm ở trong sách Những Kinh Quen Đọc thuộc địa phận Thái bình, Bùi chu, Hải phòng là chắc có Dâng hoa.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Ý NGHIÃ THÁNG 5 DÂNG HOA ĐỨC MẸ
Mỗi năm, Giáo hội dành riêng tháng 5 để sùng kính Đức Mẹ bằng việc học hỏi. noi gương các nhân đức của Mẹ qua việc dâng hoa hay tiến hoa Năm Sắc lên cho Đức Mẹ, còn tháng 10 là tháng kính Đức Mẹ qua việc lần hạt, suy niệm 20 mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và Sáng về Lời Chúa là cuốn Phúc Âm gắn gọn, khi lần hạt Mân Côi.
Có rất nhiều bài hát về tháng Dâng hoa đã có từ sau 1945 như sau: 1/ Giáo dân bao xiết mừng, tiếng ca hoà vang lừng, cùng nhau hái nhiều đoá hoa, đượm lên tiến dâng Đức Bà… 2/ Mẹ ơi nay con được (í) muôn nghìn hoa, để dâng lên cho Mẹ trước ngai toà… 3/ Đây tháng hoa chúng con trung thành thật thà, dâng tiến hoa cùng với tấm l òng cung chúc… 4/ Ngày nay con đến, hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng, dâng ngành Mân côi muôn màu hoa thắm tươi,..v..v.. .
Vì thế, trong tháng năm này các họ đạo, giáo xứ ở Việt Nam ta thường dâng hoa năm sắc, qua các cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Đức Mẹ từ giáo xứ này đến họ đạo kia, hàng tuần thật là sầm uất, náo nhiệt. Các đội dâng hoa ít nhất là 10 em và nhiều nhất là 100 em tùy họ và giáo xứ ở VN. Còn ở hải ngoại vì hoàn cảnh nên khó tổ chức.
Đội dâng hoa được tập rượt kỹ và xếp hàng ở cuối tiến vào nhà thờ, mọi người đều đồng thanh đọc một bài vãn, với cung trầm bổng, do hội con Đức Mẹ đọc véo von mà các Đấng ngày xưa soạn ra rất hay, sát với Phúc Âm qua việc đồng công của Đức Mẹ như sau:
Lạy ơn Đức Mẹ (í hì là ) Chúa Dêu
Chúng con (òn) trông cậy (í, a )cùng kêu van Bà.
Xin hằng, bầu cử (í hì) trước toà,
Tỏ ra lòng Mẹ rất là yêu con,
Trong cơn khổ ải chon von,
Cách xa mặt Mẹ hãy còn lầm than.
Chúa Con xưa xuống thế gian,
Chẳng từ bỏ kẻ gian ngoan tội tình.
Lại cam chịu khổ chịu hình,
Vì loài người thế liều mình đền xong.
Mẹ thương cùng hợp một lòng,
Vậng theo ý Chúa thông công như vầy..v..v…
Sau đó, đội dâng hoa tiến vào nhà thờ trước sự ngưỡng mộ của mọi người, có nhiều đội dâng hoa của nhiều giáo xứ và họ giáo cùng tổ chức dâng hoa thi đua cùng một tối, mọi người được ngắm các cô áo dài trắng,, quần đen, đầu đội khăn mào trông rất xinh. Khi đội dâng hoa đọc, hát các câu mở bài dâng hoa với cung cách, bái qùy v..v…rồi tiến hoa năm sắc: Đỏ, Trắng, Vàng, Tím, Xanh. Mỗi mầu hoa chỉ một nhân đức của Đức Mẹ mà tôi cần noi gương như sau:
1/ Nhiệm (à í ì í ì à) thay, hoa đỏ (í i) hồng hồng
Nhuộm (í)riệng (í ì i ì) Máu Thánh, thơm chung lòng người.
Vì (à í ì í ì a) thương con gánh (í i) tội đời,
Chịu như dao sắc thâu nơi (là nơi)lòng mình.
2/ Xinh thay hoa trắng tốt lành,
Ví cùng nhân đức đồng trinh Đức Bà.
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà,
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương.
3/Qúy thay này sắc hoa vàng,
Sánh nhân đức mến Bà càng trọng hơn.
Một niềm tin kính nhớn nhơn.
Vững vàng cậy mến trong cơn vui sầu.
4/ Dịu thay hoa tím càng màu,
Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo.
Bằng lòng chịu khó trăm chiều.
Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình.
5- Lạ thay là sắc hoa xanh,
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao.
Dờn dờn sau trước một màu,
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm.
Trên đây lă năm sắc hoa chỉ về các nhân đức của Đức Mẹ để tháng 5 này và suốt cuộc đời tôi phải noi theo. Còn rất nhiều những câu ngâm hoặc hát lên để tôn vinh Đức Mẹ trong khi dâng hoa như:
Hoa năm sắc đã giãi niềm / lại chương cổ điển dâng thêm kinh đề,
Đức Bà thờ Chúa một bề / hoa qùi trăm trắm hương về thái dương.
Tôị nguyên không nhiễm khác thường / hoa sen trên nước chẳng…
Ước mong quí vị nào rảnh tìm ở trong sách Những Kinh Quen Đọc thuộc địa phận Thái bình, Bùi chu, Hải phòng là chắc có Dâng hoa.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Mạch nước tuôn trào sự sống
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
08:32 19/05/2010
Mạch nước tuôn trào sự sống
(Suy niệm Lễ Chúa Thánh Thần)
Nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống.
Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Ở đâu không có nước, sự sống không thể tồn tại.
Trong cơ thể con người, nước chiếm đến ba phần tư. Con người có thể nhịn ăn cả tháng không chết nhưng không thể nhịn khát quá năm ngày.
Khi các nhà khoa học phát hiện có nước trên mặt trăng, người ta có quyền hy vọng rằng mai đây con người có thể sống được trên đó.
Sa mạc Negev cực kỳ khô cằn nóng cháy không một loài cây cỏ nào mọc được, nhưng từ khi người Do-thái đưa nước ngọt từ biển hồ Ga-li-lê về tới đây thì sa mạc nóng cháy nầy trở thành những trang trại trù phú và những vườn cam danh tiếng, cung cấp vô vàn quả cam ngon ngọt cho thị trường khắp nơi.
Chúa Thánh Thần là mạch nước hằng sống xuất phát từ Chúa Giê-su.
Hôm ấy, vào dịp lễ Lều của người Do-thái, sau khi vị tư tế cùng dân chúng kiệu một bình bằng vàng đựng đầy nước lấy từ hồ Si-lô-ác về Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nhằm tôn vinh sự kiện xưa kia Thiên Chúa đã cho nước từ tảng đá chảy ra cho dân Ít-ra-en trong hoang địa khỏi chết khát; và đang khi dân chúng tưng bừng phất cao các cành lá, đồng thanh cất cao những khúc ca cảm tạ Thiên Chúa đã ban nguồn nước nuôi sống cha ông họ, thì “bấy giờ Đức Giê-su đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng: "Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống." (Ấy là) Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh.” (Ga 7, 38-39)
Và khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri bên giếng Gia-cóp, Chúa Giê-su cũng tỏ cho bà biết rằng ai uống các nguồn nước tự nhiên sẽ còn khát mãi, còn: “ai uống nước tôi (Chúa Giê-su) cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi (Chúa Giê-su) cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” Gioan 4, 14)
Nguồn nước thiêng liêng mà Chúa Giê-su hứa ban cho người Do-thái trong ngày lễ Lều hay cho người phụ nữ Sa-ma-ri chính là Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống.
Qua Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 4, Công Đồng Vatican II đã xác nhận điều nầy:
“Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, là mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời.(trích dẫn Gioan 4,14 và 7,38.)”
* * *
Nước thấm nhập vào các loài hoa giúp chúng trổ sinh những bông hoa muôn màu muôn sắc rất tuyệt vời, nước thấm nhập vào các loài cây ăn trái giúp chúng cung ứng cho đời muôn vạn thứ trái trăng ngon ngọt với những hương vị khác nhau, nước thấm nhập vào đất đai khiến đất cằn khô trở nên vườn cây tươi tốt… thì Chúa Thánh Thần thấm nhập đến đâu cũng làm trổ sinh hoa trái thiêng liêng cách diệu kỳ đến đó.
Chúng ta hãy lắng nghe thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, nhận định về những “hoa trái” do ơn Thánh Thần mang lại:
“Như cây khô đâm chồi nẩy lộc sau khi hút nước, thì linh hồn tội lỗi biết sám hối và đáng được ơn Thánh Thần cũng sinh hoa kết trái công chính như vậy. Dù chỉ có một cách hiện hữu duy nhất, nhưng do ý Thiên Chúa và nhân danh Đức Ki-tô, Thánh Thần vẫn tạo ra nhiều năng lực khác nhau.
Thật vậy, Thánh Thần dùng miệng người nầy để giảng sự khôn ngoan, lấy lời ngôn sứ mà soi trí người kia, ban cho kẻ nầy quyền xua trừ ma quỷ, cho kẻ kia ơn giải thích Thánh Kinh, thêm sức cho kẻ nầy sống tiết độ, dạy cho người kia biết thương người, cho người nầy biết ăn chay và sống đời khổ hạnh, cho người kia biết khinh chê những thú vui thể xác, cho kẻ khác nữa ơn chuẩn bị tử đạo.” (Trích: giáo huấn của thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, trong giờ kinh sách ngày thứ hai tuần 7 phục sinh)
Hiệu quả Chúa Thánh Thần mang lại cho những ai đón nhận thật phong phú và tốt đẹp biết bao. Vậy chúng ta hãy đến với Chúa Giê-su để “uống” cho no thỏa Chúa Thánh Thần và nhờ đó, cuộc đời chúng ta sẽ trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng.
(Suy niệm Lễ Chúa Thánh Thần)
Nước là yếu tố thiết yếu cho sự sống.
Ở đâu có nước, ở đó có sự sống. Ở đâu không có nước, sự sống không thể tồn tại.
Trong cơ thể con người, nước chiếm đến ba phần tư. Con người có thể nhịn ăn cả tháng không chết nhưng không thể nhịn khát quá năm ngày.
Khi các nhà khoa học phát hiện có nước trên mặt trăng, người ta có quyền hy vọng rằng mai đây con người có thể sống được trên đó.
Sa mạc Negev cực kỳ khô cằn nóng cháy không một loài cây cỏ nào mọc được, nhưng từ khi người Do-thái đưa nước ngọt từ biển hồ Ga-li-lê về tới đây thì sa mạc nóng cháy nầy trở thành những trang trại trù phú và những vườn cam danh tiếng, cung cấp vô vàn quả cam ngon ngọt cho thị trường khắp nơi.
Chúa Thánh Thần là mạch nước hằng sống xuất phát từ Chúa Giê-su.
Hôm ấy, vào dịp lễ Lều của người Do-thái, sau khi vị tư tế cùng dân chúng kiệu một bình bằng vàng đựng đầy nước lấy từ hồ Si-lô-ác về Đền Thờ Giê-ru-sa-lem, nhằm tôn vinh sự kiện xưa kia Thiên Chúa đã cho nước từ tảng đá chảy ra cho dân Ít-ra-en trong hoang địa khỏi chết khát; và đang khi dân chúng tưng bừng phất cao các cành lá, đồng thanh cất cao những khúc ca cảm tạ Thiên Chúa đã ban nguồn nước nuôi sống cha ông họ, thì “bấy giờ Đức Giê-su đứng trong Đền Thờ và lớn tiếng nói rằng: "Ai khát, hãy đến với tôi, ai tin vào tôi, hãy đến mà uống! Như Kinh Thánh đã nói: Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống." (Ấy là) Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận. Thật thế, bấy giờ họ chưa nhận được Thần Khí, vì Đức Giê-su chưa được tôn vinh.” (Ga 7, 38-39)
Và khi nói chuyện với người phụ nữ Sa-ma-ri bên giếng Gia-cóp, Chúa Giê-su cũng tỏ cho bà biết rằng ai uống các nguồn nước tự nhiên sẽ còn khát mãi, còn: “ai uống nước tôi (Chúa Giê-su) cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi (Chúa Giê-su) cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời.” Gioan 4, 14)
Nguồn nước thiêng liêng mà Chúa Giê-su hứa ban cho người Do-thái trong ngày lễ Lều hay cho người phụ nữ Sa-ma-ri chính là Chúa Thánh Thần, Đấng ban sự sống.
Qua Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, số 4, Công Đồng Vatican II đã xác nhận điều nầy:
“Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống, là mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời.(trích dẫn Gioan 4,14 và 7,38.)”
* * *
Nước thấm nhập vào các loài hoa giúp chúng trổ sinh những bông hoa muôn màu muôn sắc rất tuyệt vời, nước thấm nhập vào các loài cây ăn trái giúp chúng cung ứng cho đời muôn vạn thứ trái trăng ngon ngọt với những hương vị khác nhau, nước thấm nhập vào đất đai khiến đất cằn khô trở nên vườn cây tươi tốt… thì Chúa Thánh Thần thấm nhập đến đâu cũng làm trổ sinh hoa trái thiêng liêng cách diệu kỳ đến đó.
Chúng ta hãy lắng nghe thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, nhận định về những “hoa trái” do ơn Thánh Thần mang lại:
“Như cây khô đâm chồi nẩy lộc sau khi hút nước, thì linh hồn tội lỗi biết sám hối và đáng được ơn Thánh Thần cũng sinh hoa kết trái công chính như vậy. Dù chỉ có một cách hiện hữu duy nhất, nhưng do ý Thiên Chúa và nhân danh Đức Ki-tô, Thánh Thần vẫn tạo ra nhiều năng lực khác nhau.
Thật vậy, Thánh Thần dùng miệng người nầy để giảng sự khôn ngoan, lấy lời ngôn sứ mà soi trí người kia, ban cho kẻ nầy quyền xua trừ ma quỷ, cho kẻ kia ơn giải thích Thánh Kinh, thêm sức cho kẻ nầy sống tiết độ, dạy cho người kia biết thương người, cho người nầy biết ăn chay và sống đời khổ hạnh, cho người kia biết khinh chê những thú vui thể xác, cho kẻ khác nữa ơn chuẩn bị tử đạo.” (Trích: giáo huấn của thánh Sy-ri-lô, giám mục Giê-ru-sa-lem, trong giờ kinh sách ngày thứ hai tuần 7 phục sinh)
Hiệu quả Chúa Thánh Thần mang lại cho những ai đón nhận thật phong phú và tốt đẹp biết bao. Vậy chúng ta hãy đến với Chúa Giê-su để “uống” cho no thỏa Chúa Thánh Thần và nhờ đó, cuộc đời chúng ta sẽ trổ sinh nhiều hoa trái thiêng liêng.
Thần Khí như một ngôi vị và như ân huệ
Linh mục Phêrô Nguyễn Thiên Cung
08:44 19/05/2010
SUY TƯ THẦN HỌC VỀ CHÚA THÁNH THẦN
THẦN KHÍ NHƯ MỘT NGÔI VỊ VÀ NHƯ ÂN HUỆ
Bài 1: THẦN KHÍ, NHƯ MỘT NGÔI VỊ
Có hai vấn đề được đặt ra:
1. Ngôn ngữ Kinh Thánh và ngôn ngữ thần học.
2. Suy tư thần học.
I. THẦN KHÍ, NHƯ MỘT NGÔI VỊ
1. Trước tiên, cần lưu ý rằng những khái niệm: “Ngôi vị”, “bản tính”, “bản thể”, “yếu tính”... được đưa ra trong những bối cảnh nhất định, nhằm phục vụ cho những nhu cầu nhất định: đó là minh định lập trường của Giáo Hội chống lại một số khuynh hướng lạc giáo trong những thế kỷ III, IV,V hoặc muuốn hạ thấp tư thế của Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha, hoặc muốn hạ thấp tư thế của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa Con... Vì thế, để minh giải có sự phân biệt trong mầu nhiệm Thiên Chúa như là Ba Đấng, ngôn ngữ thần học gọi đó là ‘Ba ngôi vị’, và đồng thời để khẳng định, tuy thế, chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, ngôn ngữ thần học đã phải nại tới khái niệm “bản tính” hay “bản thể” của triết học Hy-lạp: Ba ngôi vị cùng chung một bản tính...
2. Thật ra, khái niệm “Ba ngôi” (Trinité) hoàn toàn không có nguồn gốc trong Kinh Thánh. Hạn từ “Ba ngôi” được gặp thấy lần đầu tiên, cách khá kín đáo, nơi Théophile d’Antioche, trong tác phẩm ‘A Autolycos’, II,15 (khoảng năm 180)...
a. Để chỉ có sự phân biệt (distinction) trong Mầu nhiệm Thần linh, ngôn ngữ Kinh Thánh, đặc biệt Tân Ước, không bao giờ sử dụng khái niệm ‘3’ (bằng cách đếm hay cộng lại!) mà đơn giản gọi “Cha, Con, Thánh Thần” như là những Đấng phân biệt với nhau: Cha là Cha bởi vì sinh ra Con và sai Con...; Con là Con bởi vì được sinh ra và được sai bởi Cha... Thánh Thần là Thánh Thần bởi vì là Thần Khí Tình yêu mà nhờ Ngài, bởi Ngài và trong Ngài, Cha và Con yêu thương nhau...
b. Để nói lên sự hiệp nhất (Unité) giữa Cha - Con - Thánh Thần, ngôn ngữ thần học lý giải vì các Ngài có chung cùng một bản tính (une même nature), hoặc đồng bản thể (consubstantiel), còn ngôn ngữ Kinh Thánh thì đơn giản hơn: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30); “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 17,21;10,38; 14,11); “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9b;x. 8,19; 12,45; Dt 1,3); “Thiên Chúa (Cha) là Thần Khí” (Ga 4,24); “Thần Khí của Thiên Chúa” (Rm 8, 9.14; 15, 19; 1Cr 6,11; 7,40); “Thần Khí của Đức Kitô” (Rm 8,11); “Thần Khí của Đức Chúa” (2Cr 3,17)...
3. Như vậy, cách chung chung, có thể nói rằng:
a. Sự hiện hữu Cha- Con- Thánh Thần như là những Đấng phân biệt với nhau, đối với ngôn ngữ Kinh Thánh, không phải là “vấn đề” cần được đặt ra”. Vấn đề, nếu có, đối với ngôn ngữ Kinh Thánh, đó là minh giải sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, làm sao: chỉ có một Thiên Chúa (để tránh hiểu lầm và hiểu sai, có lẽ tốt hơn nên dùng hạn từ “Thần Linh”!), một Đức Chúa, một Thần Khí (1Cr 12,4-6). Và:
• Khi nói “chỉ có một Thiên Chúa” là có ý khẳng định: “ Cha là Thiên Chúa”, “Con là Thiên Chúa”,” Thần Khí là Thiên Chúa”; và ngôn ngữ thần học gọi hạn từ “Thiên Chúa” là “bản tính” hay “bản thể” của Cha - Con - Thánh Thần...
• Khi nói “Chỉ có một Đức Chúa” là có ý khẳng định: “Cha là Đức Chúa”, “Con là Đức Chúa”, “Thần Khí là Đức Chúa”; và ngôn ngữ Thần học gọi hạn từ “ Đức Chúa” là “bản tính” hay “bản thể” của Cha - Con - Thánh Thần...
• Khi nói “chỉ có một Thần Khí” là có ý khẳng định: “ Cha là Thần Khí”, “Con là Thần Khí”,” Thánh Thần là Thần Khí” (Ga 4, 24; 2Cr 3,17), hay nói cách khác, “Cha và Con là và có chung một Thần Khí”; và ngôn ngữ thần học gọi hạn từ “Thần Khí” là “bản tính” hay “bản thể” của Cha - Con - Thánh Thần... Như vậy, hạn từ “Thần Khí” đồng thời vừa chỉ bản tính hay bản thể của Cha- Con- Thánh Thần, vừa chỉ một Đấng khác với Cha và Con; và điều đó, nói theo ngôn ngữ thần học, có nghĩa Thần Khí vừa là bản tính hay bản thể của Cha và Con vừa là chính Mình hay, nói cách khác, vừa là một Ngôi vị. Tuy nhiên, không phải là Hữu Thể trong tư cách chỉ là Chủ thể (Être-Sujet) như Chúa Cha, Đấng vốn là “Nguyên lý phi nguyên lý” và “Nguyên lý của mọi nguyên lý”..., Đấng vốn sinh ra Chúa Con và “ ái xuất” (spiration) Chúa Thánh Thần, Thần Khí Tình yêu, và đã sai Chúa Con và Chúa Thánh Thần...
Từ đó, cũng có thể nói rằng, ngoại trừ “tư cách là Cha của Chúa Cha” và “tư cách là Con của Chúa Con”, tất cả những gì thuộc bản tính và cả những thuộc tính (attributs) của Cha và của Con đều là chính Thần Khí: Tình yêu, thần tính và nhân tính của Chúa Con, Tình Cha, tình Con, tình Đức Chúa, hằng hữu, tự hữu, hằng sống, vĩnh hằng, quyền năng, thánh, vinh quang, tác tạo, tác sinh, tái sinh, đá tảng, thuẫn che chở, gió, lửa, đám mây, nước, ánh sáng, bàn tay, ngón tay, chim bồ câu, sức dầu, ấn tín, v.v... Hay nói cách khác, Thần Khí chính là Hành động của Chúa Cha và Chúa Con trong Vĩnh Hằng và trong Lịch sử. Vì thế, trong ngôn ngữ Kinh Thánh, khi Cha biết và yêu là sinh ra Con (x. 1Ga 4,7-8; Rm 8,15.29.32; Cl 1,13.15tt), và khi Cha phán là tạo dựng (St 1,3-31; Ga 1,3)...
b. Sự hiệp nhất Thần linh trong ngôn ngữ Tân Ước được nhìn trong chiều hướng năng động (dynamique) chứ không quá tĩnh tại (statique) như trong ngôn ngữ thần học vốn dựa trên những khái niệm tĩnh tại, ù lì như “bản tính” và “bản thể” (nature est id quo res est id quod est!), và vì thế, đã hẳn không thể nào phản ảnh được cách đầy đủ và hoàn toàn thực tại hiệp nhất thần linh (thử so sánh bức ảnh chụp dòng sông với chính dòng sông!)... Vì thế, những khái niệm triết học như “ Ngôi vị”, ‘bản tính”, “bản thể”, “đồng bản thể”... vốn chỉ là một trong những phương thế, được dùng trong những hoàn cảnh nhất định và với những mục đích nhất định, để tiếp cận với Mầu Nhiệm Thần linh, chứ không phải là con đường duy nhất có thể có, nên chúng cần được rọi sáng và biện minh bởi ngôn ngữ Kinh Thánh chứ không phải ngược lại...
Bài 2: THẦN KHÍ, NHƯ MỘT NGÔI VỊ (tt)
II. SUY TƯ THẦN HỌC: THẦN KHÍ LÀ AI?
1. Vấn đề:
Khi được hỏi: “Chúa Cha là ai?”, người ta có thể trà lời ngay: “Chúa Cha là Cha của Chúa Con”. Và khi được hỏi “Chúa Con là ai?” đã hẳn người ta cũng có thể trả lời ngay: “Chúa Con là Con của Chúa Cha”. Thế nhưng, khi được hỏi “Thần Khí hay Chúa Thánh Thần là ai?”, thì vấn đề lại không đơn giản... Thật vậy, nếu muốn có một câu trả lời như kiểu đối với Chúa Cha và Chúa Con, thì câu hỏi bây giờ trở thành: “Thần Khí là Thần Khí của ai?”. Tuy nhiên, trong trường hợp Chúa Cha và Chúa Con, ngay hai khái niệm “Cha” và “Con” đã tự chứng được định vị (tư cách và chức năng, và cho biết những mối tương quan khá rõ ràng), còn trong trường hợp hạn từ “Thần Khí” thì không được vậy, và câu hỏi về Ngài bấy giờ lại trở thành câu hỏi kép: “Thần Khí là ai (đối với chính Mình) và của ai (đối với Chúa Cha và Chúa Con)?”...
Về Chúa Thánh Thần, những vấn đề đó được đặt ra từ những thế kỷ IV, V (scn). Một số khuynh hướng lạc giáo cho rằng trong mối tương quan với Chúa Cha, vì “được Cha đổ tràn” (Ed 39,29), “được Cha trao ban” (Ga 7,39), nên Thần Khí không thể được coi “ngang hàng” với Cha, thậm chí, có người còn cho Thần Khí là thụ tạo của Cha; và trong tương quan với Chúa Con vì “ được Con sai đi”(Ga 15,26), nên Thần Khí không thể được coi “ngang hàng” với Con, thậm chí có người còn cho Thần Khí do Chúa Con tạo ra... Nhằm đối phó lại những khuynh hướng lạc giáo đó, ngôn ngữ thần học cũng như ngôn ngữ của các Công đồng, công nghị từ thế kỷ IV,V cho đến bây giờ vẫn vậy, nghĩa là tiếp tục sử dụng những khái niệm triết học như: “đồng bản thể” (consubtantiel), “nhiệm xuất” (procession), “ái xuất” (spiration)... để khẳng định “thần tính” của Chúa Thánh Thần, Đấng phải được phụng thờ và tôn vinh hoàn toàn như Chúa Cha và Chúa Con... điều mà người ta có thể nhận ra ngay là cả ngôn ngữ đặt vấn đề, cả ngôn ngữ giải quyết vấn đề đều hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ Kinh Thánh, vốn là ngôn ngữ tình yêu và lịch sử...
2. Thần Khí là ai (đối với chính Mình) và của ai (đối với Chúa Cha và Chúa Con)?
Thử bắt đầu với khái niệm “Ngôi vị”. Ngôn ngữ thần học gọi “Thần Khí là một Ngôi vị”. Thế nhưng, khái niệm “Ngôi vị” tự nó vốn bao gồm hai khái niệm khác, đó là “tư cách” và “chức năng”. Thí dụ: khi nói Cha là một Ngôi vị thì có nghĩa “là Cha” (être Père) chính là tư cách của Ngôi vị đó, và “làm Cha”, tức là “sinh Con” và “yêu thương Con”... chính là chức năng của Ngôi vị đó. Và khi nói Con là một Ngôi vị thì có nghĩa “ là Con” (être Fils) chính là tư cách của Ngôi vị đó, và “làm Con” tức là “đón nhận sự sinh ra và tình yêu của Cha đồng thời đáp trả lại bằng tình con thảo”... chính là chức năng Ngôi vị đó. Thế nhưng, khi nói Thần Khí là một Ngôi vị, thì tư cách và chức năng của Thần Khí là gì.
a. Tư cách của Thần Khí:
Trong tương quan với Chúa Cha và Chúa Con, ngôn ngữ Kinh Thánh vẫn thường gọi Thần Khí cách chung chung, đôi khi có vẻ như thiếu Ngôi vị tính (a-personnel): “được thổi vào hay được hà vào...” (St 2,7; Tv 104,30), “được đặt vào...” (Is 42,1), “được ban cho...” (Ds 11,29; Ga 7,39), “được đổ tràn vào...” (Ed 39,29), “được sai đến...” (Ga 14,26), “...của Cha” (Rm 8, 9.14; 15,19; 1Cr 6,11; 7,40), “...của Con” (Rm 8,11; 2Cr 3,17), v.v... Tuy nhiên, nếu như trong tương quan với Cha và Con, Thần Khí xem ra có vẻ như thiếu Ngôi vị tính, thụ động, tiêu cực..., nhưng trong khi thi hành sứ vụ được giao, ngôn ngữ Kinh Thánh đã cho chúng ta thấy Thần Khí như một Đấng đầy ngôi vị tính, năng động, mạnh mẽ, tích cực, năng nổ (Is 11,1-5; Tl 3,10; 11,29;14,6; 6,34; 1Sm 1,6; 10,1; 16,13; Am 3,8; 7,14t; Gr 20,7t;v.v...)... Đằng khác, nếu nhìn Thần Khí từ góc độ hệ quả của những tác động của Ngài trong Lịch sử, người ta sẽ có thể phát hiện ra được phần nào dung mạo và chức năng của Ngài trong lịch sử và cả trong Mầu Nhiệm Thần Linh vĩnh hằng.
a. Chức năng của Thần Khí:
Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, sự tuôn tràn Thần Khí như cơn mưa đem sự sống cho vùng đất khô cằn (Is 32, 15; 44,3; Ed 36, 25; Gr 3,1t) như sinh khí làm sống động những bộ xương khô (Ed 37); như một cuộc sáng tạo mới thay đổi bộ mặt của xứ sở (Is 32,16), thay đổi con tim, lòng dạ của con người (Is 59,21; Tv 143,10; Ed 36,27); mặc khải dung mạo đích thực của Chúa Cha (Ed 39,29), dung mạo đích thực của Chúa Con (Ga 14,16; 16,7.13t; 14,26); tác sinh (Ga 6, 63; St 1,2; Lc 1,35; Mt 1,18-20); tái sinh (Ga 3,8; Ep 2,1-2); phục sinh (Rm 8,11); mặc khải chân lý (Ga 16,13; Ep 1,17-18; v.v...)
b. Phác thảo một thứ ngôn ngữ Thần Khí học:
Nói chung, có thể nói rằng ngôn ngữ Thần Khí học đích thực phải là thứ ngôn ngữ có tính tình yêu và lịch sử. “có tính tình yêu”, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8b) “có tính lịch sử”, bởi vì dung mạo đích thực của Chúa Thánh Thần vốn được biểu lộ qua Hành động Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con mà chính Ngài là Đấng thực hiện, trong vĩnh hằng và trong lịch sử...
Để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa nói chung, ngôn ngữ Kinh Thánh khi thì sử dụng khái niệm “tình vợ chồng”, “tình yêu nam- nữ” (chủ yếu trong ngôn ngữ Cựu Ước), khi thì sử dụng khái niệm “tình Cha- Con” (Cựu Ước và Tân Ước). Như vậy, có thể nói tình yêu Thiên Chúa là một thứ tình yêu tổng hợp tất cả mọi đặc tính, mọi khả năng tích cực của những thứ tình yêu, hay nói cách khác, mọi thứ tình yêu nhân loại đích thực đều mang dáng dấp hay dấu vết của tình yêu Vĩnh hằng:
1. Sự “tận hiến”, “hiến dâng” (oblation totale): yêu nhau, trước tiên, có nghĩa là trao tặng cho nhau tất cả những gì mình là (être) và mình có (avoir). Và, trong tình yêu Thần linh, quà tặng (Donum, Don) đó chính là Thần Khí tình yêu, vốn là một Đấng, một Ngôi vị được Cha trao ban và được Con đón nhận, và trở thành của Cha và của Con, hay nói cách khác, là “của chúng ta”, hay “ của nhau” (Etre- le Nôtre)... Nói theo ngôn ngữ Augustin, đó chính là Ân huệ của Thiên Chúa (Cv 2,38; Ga 4,10).
2. Qui trình “ra đi- trở lại” (exitus-reditus): thứ đến, yêu nhau có nghĩa là “ra khỏi chính mình” (exitus de soi-même) để đến và hòa nhập với nhau (reditus à nous- même et à soi-même)... Và, trong tình yêu Thần linh, Thần Khí Tình yêu vừa chính là “Đấng ra đi” vừa chính là “Đấng trở lại” của Cha và của Con và của chính Ngài (Ga 10,17-18; 19,30; Cv 2,33).
3. Sự “hiện diện trong nhau và với nhau” (présence reciproque, intériorité reciproque; Hy ngữ: périchorèse; La ngữ: circumincessio): yêu nhau, còn có nghĩa là luôn luôn hiện diện trong nhau và với nhau (những khái niệm thời gian và không gian, ở đây không còn ý nghĩa), đến độ là nhau (Être in personna)... Và trong Tình Yêu Thần linh, chính Thần Khí Tình yêu vừa là Đấng tác sinh ra sự Hiện diện trong và với Nhau đó (sự “tương nhập của Cha-Con-Thần Khí), vừa chính là Đấng, nói theo ngôn ngữ Phaolô, làm cho Cha có thể nói: “Cha sống, nhưng không phải là Cha sống, mà chính Con và Thần Khí sống trong Cha; làm cho Con có thể nói: “Con sống, nhưng không phải Con sống, mà chính Cha và Thần Khí sống trong Con”; làm cho Ngài có thể nói: “Thần Khí sống, nhưng không phải Thần Khí sống, mà chính Cha và Con sống trong Thần Khí” (x.Gl 2,20; Pl 1,21), hay nói cách khác, Thần Khí Tình Yêu chính là Đấng làm cho Cha- Con- Thần Khí là Nhau hay là Một (Ga 10,30; 14,26)... Đó chính là sự sống Tình Yêu Thần linh, sự sống Ba Ngôi, sự sống đời đời...
4. Sự “độc hữu” hay “độc chiếm” (monogamie): Yêu nhau, ngoài ra, còn có nghĩa muốn người mình yêu (Aimé) chỉ thuộc về một mình Mình mà thôi (Aimant): một chồng- một vợ; một cha-một con (ngôn ngữ Cựu Ước cho thấy Thiên Chúa vốn là Đấng hay ghen: Xh 20,5; Is 43,10t; 48,11- ngôn ngữ Tân Ước trình bày Đức Giêsu Ktiô như là “Con Một”(Unigenitus): Ga 3,16; 1Ga 4,9)... Và, trong Tình yêu Thần linh, Thần Khí Tình Yêu vừa không phải là Cha- Đấng yêu thương (Aimant), vừa không phải là Con- Đấng được yêu thương (Aimé), vừa không phải là “kẻ thứ ba quấy rầy”, mà là “ Đấng- Người yêu của chúng ta” (Notre Aimé) đối với Chúa Cha và Chúa Con. Thật vậy, Thần Khí Tình Yêu chính là Đấng hằng” tạo tác”, “ vun đắp”, “tạo điều kiện” cho tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Thiên Chúa và loài người và giữa loài người với nhau... (ngôn ngữ Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, không bao giờ nói “Chúa Cha hay Chúa Con yêu Chúa Thánh Thần” và ngược lại, mà chỉ nói “Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau trong (en) Chúa Thánh Thần...)...
5. Sự “siêu việt thời gian và không gian” (transcendance du temps et de l’space):
Đối với những kẻ yêu nhau, những khái niệm thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai; mau hay lâu, nhanh hay chậm, v.v...), không gian (gần hay xa) dường như không còn tồn tại, và không hẳn chỉ là trong ý thức: họ cảm thấy “có nhau” dường như cách vĩnh hằng và từ “Muôn kiếp” họ cảm thấy luôn luôn hiện diện bên nhau và với nhau (đã hẳn họ sẽ mất tất cả những cảm nhận đó khi họ không còn yêu nhau!)... Và trong Tình yêu Thần Linh, chính Thần Khí Tình yêu là Đấng làm cho “thời gian yêu nhau” của Chúa Cha và Chúa Con là Vĩnh hằng và “khoảng cách Cha - Con” hoàn toàn bị xóa nhòa... Và, trong Lịch sử hay trong nhiệm cục Cứu độ, Thần Khí Tình yêu chính là Đấng làm cho toàn thể Lịch sử (thời gian và không gian) hội tụ lại và hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô vôn là Chúa Con - nhập thể, và như vậy, Đức Giêsu Kitô trở thành “Đấng luôn luôn là Hôm nay” (Lc 4,21) của Cha - Con - Thần Khí, “Đấng Hằng hữu” (Ga 8,24.27.57; 13,19), “Sự hoàn tất toàn bộ Lời hứa, Ý định Tình yêu, một lần thay cho tất cả, của Thiên Chúa”... Như vậy, vấn đề còn lại là của con người: đó là vấn đề sở đắc Ân sủng Tình yêu đó (possession de la Grâce). Và trong lịch sử, Thần Khí Tình yêu đồng thời vừa là Đấng làm cho con người từ bỏ những “Quê hương cũ”, những “bây giờ” (maintenants) của riêng mình để mãi mãi “lên đường”, mãi mãi “ra đi”, mãi mãi “xuất hành”, hướng về những chân trời tương lai, theo sự hướng dẫn của Thần Khí Tình yêu, Đấng muốn thổi tới đâu thì thổi (Ga 3,8), những chân trời nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, ngoài sức tưởng tượng của con người; vừa là Đấng hiện tại hóa Ân sủng Tình yêu đó (actualiser) để con người mọi nơi và mọi thời đều có thể sở đắc: quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy, còn có thể nói Thần Khí Tình yêu chính là Dung mạo tương lai của Thiên Chúa...
Bài 3: THẦN KHÍ NHƯ MỘT ÂN HUỆ
Có thể nhìn vấn đề dưới 2 góc độ:
1. Thần Khí, như Ân huệ Chúa Cha và Chúa Con trao tặng cho nhau.
2. Thần Khí, như Ân huệ Chúa Cha ban cho loài người qua Chúa Con.
I. THẦN KHÍ, NHƯ ÂN HUỆ CHÚA CHA VÀ CHÚA CON TRAO TẶNG CHO NHAU:
A. Trong Mầu Nhiệm Tình Yêu vĩnh hằng: trong ngôn ngữ Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, Thần Khí luôn được gọi là Đấng “được trao ban” hay “chưa được trao ban”, “được sai đi”, “được đổ tràn”, “được đón nhận” (Lc 11,13; Cv 2,4.17.18.38; 8,15.17.18.19; 10,45.47; 15,8; 19,2; Ga 7,39; 14,17.26; Kh 5,6; 1Ga 3,24; Rm 5,5; Gl 3,2.5.14; 1Tx 4,8; Tt 3,5; 1Pr 1,12; v.v...). Điều đó có nghĩa Thần Khí chính là Ân huệ (Donum,Don) là quà tặng Tình Yêu của Thiên Chúa. Thế mà, nếu như “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8), và nếu như Chúa Cha là Đấng đã có thể nói với Con độc nhất của mình như: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17; 12,18; Is 42,1-4; v.v...), “Tất cả những gì của Cha đều là của Con” (Lc 15,31; Ga 17,10)... thì “Quà tặng” đẹp lòng nhau nhất của các Ngài là gì nếu không phải là “tất cả những gì các Ngài là (être) và có (avoir)”? Thật vậy, có thể nói, trừ tư cách là Cha của Mình, Chúa Cha, đã hẳn trao ban cho Chúa Con tất cả những gì Chúa Cha là và có (Thần tính, ngôi vị tính...), nghĩa là tất cả những gì là Mình của Cha. Và, như vậy, “Đấng được ban cho” (Donné) cũng như “ Đấng đón nhận ân huệ (Recevant) đều là và có tất cả những gì Chúa Cha là và có (thần tính, ngôi vị tính trừ tư cách là Cha). Và “Đấng được Cha ban cho Con” (Donné) đó, trong tư cách là “Đấng ra đi khỏi Cha” (Exitus de Soi-Même), được gọi là “Thần Khí Tình Yêu của Cha” (Mt 12,18; Cv 2,17; 1Cr 3,11.12.14.16; 6,11; 1Pr 4,14; 1Ga 4,2; Mt 3,16; 12,28; Rm 8,9.14; 1Cr 7,40; 12,3; Pl 3,3; v.v...). Đồng thời, đón nhận Ân huệ Thần Khí Cha ban cho, trong niềm tri ân và cảm tạ, Chúa Con “trao tặng lại” (Reditus:x. Ga 19,30) Cha “Ân Huệ được Cha ban tặng” và “đã được Con vui lòng đón nhận” như là “ Thần Khí của Con” (Cv 16,7; x. Mt 27,50; Mc 2,8; 8,12; Lc 23,46; Ga 11,33; 13,21; Pl 1,19; Rm 8,9; 1Pr 1,2; Gl 4,6; v.v...). Bởi vì, Con còn quà tặng nào đáng giá hơn là “Thần Khí Tình Yêu” của chính Mình hay là “chính Mình” (Ga 10,17-18)... Như vậy, như là “Ân huệ vĩnh hằng”, Thần Khí của Cha và của Con, Thần Khí Tình yêu là Đấng mãi mãi “sống kiếp lữ hành”, luôn luôn vận hành ở trong qui trình “ra đi - trở lại” để tình yêu của Ba ngôi luôn luôn sống động, trong Vĩnh hằng cũng như trong Lịch sử...
B. Trong lịch sử: Trong biến cố Sáng Tạo - Nhập thể - Cứu độ, Chúa Cha đã sai Thần Khí của Ngài cùng với Con trong một Sứ vụ liên kết là Sáng tạo, Yêu thương và Cứu độ (Mt 12,18; x. Is 11,1-2; GLHTCG số 702)... Chính trong sứ vụ liên kết này mà quá trình “sở đắc Thần Khí của Cha” của nhân tính của Chúa Con - Nhập thể diễn ra trong lịch sử. Nói như thế là bởi vì trong tư cách là Thiên Chúa (thần tính), Chúa Con - Nhập thể, Chúa Cha và Thần Khí, dù trong Lịch sử, vẫn luôn hiện diện trong nhau và với nhau nên như Một (Ga 10,30; 17,21; x. 10,38; 14,11; 14,9b; x. 8,19; 12,45; Dt 1,3). Việc nhân tính của Đức Giêsu sở đắc Thần Khí của Cha được thực hiện qua những Hành động yêu thương của Ngài đối với Chúa Cha, Thần Khí và loài người, trong lịch sử, và chỉ được hoàn tất trọn vẹn trong hành động tận hiến tột đỉnh trong Tình Yêu của Ngài trên Thập giá khi Ngài “giao nộp lại” Chúa Cha Thần Khí (Ga 19,30), và, chính giây phút đó, cái, “nghịch lý của Tin Mừng” đã xảy ra, để “tưởng thưởng” cho tình yêu tuyệt đối của Con đối với Cha, Chúa Cha đã “tuôn tràn Thần Khí” xuống trên con người (nhân tính) của Chúa Con - nhập thể, và chính lúc đó quá trình sở đắc Thần Khí của Cha nơi nhân tính của Đức Giêsu hoàn tất: nhân tính của Đức Giêsu được thần linh hóa vì tràn ngập Thần Khí, và trở nên hoàn toàn hiệp nhất với thần tính của Ngài ( Mt 16,24-25; Mc 8,34-35; Lc 9,23-24; Ga 3,14-21; 8,27-29), và tất cả những ai thông hiệp với Ngài sẽ được thần linh hóa như Ngài: đó chính là “ Lời hứa” của Chúa Cha (Cv 1,4; Lc 24,49; Cv 2,17) và cũng là niềm Hy vọng của loài người...
II. THẦN KHÍ, NHƯ ÂN HUỆ CHÚA CHA BAN CHO LOÀI NGƯỜI QUA CHÚA CON
“Thiên Chúa phán: trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm...” (Cv 2,17; x. Ge 3,1-5).
“Khi Đấng Bảo trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí Sư thật phát xuất từ Chúa Cha...” (Ga 15,26).
A. Cảm nghiệm của các Tông đồ: Sau ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ có cảm nhận như họ bị xâm chiếm bởi một “sức mạnh” vượt lên trên bản thân họ. Họ cảm thấy như thần trí của mình có một Thần Khí Khác xâm chiếm vượt lên trên, như có một Thần Khí Khác đã được sai đến, đã được ban cho, đã được tuôn tràn trong họ và họ đã được đón nhận (Lc 11,13; Cv 2,4; v.v..). Đồng thời, họ cũng cảm nhận rằng nỗ lực sáng kiến riêng tư của họ như được vượt quá, được nâng cao bởi Hành động của Đấng đang hiện diện bên trong họ, đang “giúp đỡ” họ, “hướng dẫn” họ, “lôi kéo” họ, “sai phái” họ, “thúc đẩy” họ, “ra lệnh” cho họ, “ngăn cấm” họ, v.v... (Cv 21,4; 13,4; 15,28; 16,6; 20,28; 8,39; Ga 16,13; Rm 8,14.26; Gl 5,16; 2Pr 1,21)...
B. Như một Hiện Diện thuộc linh hết sức thân mật: các Tông đồ dù không bao giờ có cảm nhận là Thần Khí của họ trở thành Thần Khí đó: vẫn có một sự phân biệt giữa hai bên (Rm 8,16; Cv 15,28; x. Cv 5,3), nhưng mối quan hệ lại rất thân mật với lối nói luôn luôn trên môi miệng của họ: “trong Thần Khí”(Rm 8,9; Mt 3,11; Lc 3,16; Ga 1,33; Cv 1,5; v.v...). Một điều đặc biệt đó là hình như Thần Khí chỉ “linh hứng”, “báo trước”, “mặc khải”, “tiên báo”, “dạy dỗ”,v.v... trong và qua Giáo Hội mà thôi (Lc 12,12; Cv 6,10; 11,28; 20,23). Đàng khác, họ tự gọi mình là “các thánh”, có lẽ nhằm ám chỉ đặc tính họ được Thần Khí xâm chiếm và siêu vượt lên trên, bởi vì Cựu Ước vẫn gọi Thần Khí là Thánh Thần... Đó chính là những công việc mà Thần Khí của Đức Giêsu Kitô- Phục sinh đã, đang và vẫn tiếp tục tiến hành bên trong lịch sử, với mục đích thần linh hóa con người và vũ trụ hầu Thiên Chúa trở thành mọi sự cho mọi người. (1Cr 15,28)...
(Lưu ý: phần II được soạn theo tư tưởng của Lm. Paul Aubin, le Monothéisme chrétien, Ronéotypé, GHHV Pio X, Đà Lạt, tr. 35-36)
Bài 4: THẦN KHÍ SỰ SỐNG
Có 2 vấn đề cần được được ra:
1. Khái niệm “sự sống” trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí sự sống vĩnh hằng và lịch sử.
I. KHÁI NIỆM “SỰ SỐNG” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
A. Trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi, bởi vì là “Thiên Chúa hằng sống, hằng hữu, và tự hữu” (Xh 3,14; Is 42,8; Ga 8,24.57; Gs 3,10; Tv 42,3; Dnl 6,21; 1V 18,10; v.v...), nên Sống có nghĩa là các Ngài “biết nhau”, “yêu thương nhau”, “hướng về nhau”, “ hiện diện trong nhau, vì nhau và với nhau”, “có tương quan mật thiết với nhau”, v.v... (Gr 2,13; Tv 36,10; 63,4; 84,11; Am 5,4tt; Hs 6,1tt; Ga 1,1-2.4; 14,6; 11,12...). Đó là điều mà ngôn ngữ Tân Ước gọi là “sự sống đời đời” (Mt 19,16tt. 29tt; 7,14; 18,8tt; Ga 4,14; 6,27-58; 11,25tt; 3,36; 12,47-50...).
B. Đối với các thụ tạo (trừ các thiên thần?) mà hiện hữu vốn là hiện hữu được ban cho và được đón nhận trong thời gian và không gian, nghĩa là đã có lúc không hiện hữu và sẽ có lúc không còn tồn tại, thì Sống, ngoài ý nghĩa “sự Sống đời đời” (đây là ý nghĩa chính thức và quan trọng), còn có nghĩa:
1. “Bắt đầu hiện hữu”:
- Nghĩa đen: “bắt đầu hiện hữu” và “bắt đầu sống” đồng nghĩa với nhau (đời sống khoáng vật, thực vật, sinh vật).
- Nghĩa bóng: “bắt đầu hiện hữu” không nhất thiết có nghĩa là “bắt đầu sống” (đời sống luân lý: thí dụ: những kẻ vô đạo “vừa mới sinh ra đã thôi hiện hữu” Kn 5,13)...
2. “Sống lại”:
- Nghĩa đen: chết, rồi sống lại nhưng chưa phải là sự sống đời đời (như trường hợp con gái ông Giairô, con trai góa phụ thành Naim, Lazarô.../ Mc 5,21-42tt; Lc 7,11-17; Ga 11/)...
- Nghĩa bóng: lập lại mối tương quan thân tình với Cha và anh, chị em; lại được Cha tìm thấy (Lc 15,21.32). Như vậy đồng nghĩa với “được sinh lại bởi ơn trên” (Ga 3,5.7), “được Thiên Chúa sinh ra” (1Ga 4,7b)...
- Nghĩa thực thụ: chết, rồi sống lại và được hoặc không được tham dự vào Sự sống Ba Ngôi (trong Lịch sử: sự sống lại hay Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô; “ giờ” phán xét cánh chung/ Kh 14,12-13; Lc 20,34-38; Mt 25,31-46/).
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ SỰ SỐNG VĨNH HẰNG VÀ LỊCH SỬ
A. Sự sống Ba Ngôi trong Mầu nhiệm Thiên Chúa:
Nếu, nói theo ngôn ngữ của Gioan, “sự Sống đời đời là nhận bết Cha, Thiên Chúa duy nhất và Chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), thì, đã hẳn, ngoài Chúa Cha và Chúa Con ra chẳng ai “có” được sự Sống đời đời cách như Chúa Thánh Thần. Thật vậy, Thần Khí Thiên Chúa không những “biết” (có tương quan mật thiết với) Chúa Cha và Chúa Con, mà chính Ngài là Đấng thực hiện Hành động “biết” đó để Ba Ngôi Cha - Con - Thần Khí” biết nhau”; và các Ngài không chỉ “biết nhau” mà còn “là nhau”; (hay “là Một”) nữa... Có thể nói rằng, trong Thực tại sự sống Ba Ngôi vĩnh hằng, nếu không có Thần Khí Tình Yêu là Chúa Thánh Thần, Chúa Cha chẳng thể nào “sinh ra” Con và “biết” được Con, và Chúa Con cũng chẳng thể nào “đón nhận” được sự “ sinh ra” của Cha như Ân huệ Tình yêu và “biết” được Cha và “Ân huệ Tình yêu” (Donum) nầy. Như vậy, có thể nói rằng không có Thần Khí tình yêu là Chúa Thánh Thần thì không có sự sống Ba Ngôi vĩnh hằng, hay nói cách khác, Chúa Thánh Thần chính là Đấng tác thành sự sống Thần linh vĩnh hằng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Và, nếu Thiên Chúa là “Thiên Chúa Hằng sống”, thì Hành động tác thành sự Sống vĩnh hằng đó cũng phải là Hành động vĩnh hằng, và, trong Lịch sử, Hành động tác thành sự sống đó luôn luôn là “cái Hôm nay” (l’Aujourd’hui) và “cái Bây giờ” (le Maintenant) đối với Ba Ngôi và đối với tất cả những ai được Thần Khí Tình Yêu hướng dẫn hoặc để cho Ngài hướng dẫn. Bởi thế, đối với các Sứ ngôn, sự sống chính là “tìm kiếm Giavê” (Am 5,4tt; Hs 6,1tt): “sống, đó là tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng, sống cách dồi dào, đó là gặp gỡ được Ngài” (Bruno Forte, la Trinité comme Histoiré, Nouvelle Cité, Paris 1989, p.178).
B. Sự sống của các thụ tạo (trừ các thiên thần?!):
1. Sự sống như là “được hiện hữu” (“con cám ơn Đức Chúa Trời... chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con...”): đối với với các Thụ tạo mà sự hiện hữu là được ban cho hay được đón nhận từ Thiên Chúa thì “ không có bột không thể gột nên hồ” được (ex nihilo nihil fit), nhưng đối với Thiên Chúa vừa hằng sống, tự hữu, hằng hữu và toàn năng thì không như thế. Nói theo ngôn ngữ của Karl Barth, quyền Chúa Tể (la seigneurie) của Thiên Chúa hệ tại ở chỗ Ngài là Chúa tể cả “cái có” và “cái không”, cả “cái hiện hữu” và “cái không hiện hữu”, cả sự sống và sự chết - nếu không thế Ngài chẳng thể là Đấng Toàn Năng- nghĩa là Ngài có thể làm cho hiện hữu cái không hay chưa hiện hữu, làm cho sống cái đã chết và làm cho chết cái đang sống, v.v..., nếu Ngài muốn. (x. Karl Barth, Dogmatique, I,I,2, p.88). Hay nói cách khác, đối với Thiên Chúa Tự hữu, Hằng hữu, Hăng sống, chẳng có gì là không tuyệt đối” cả, mà chỉ là “chưa hiện hữu” hoặc “không còn hiện hữu”... Vì thế, ngôn ngữ thần học và phụng vụ nói “công trình Sáng tạo được thực hiện do Chúa Cha, bởi Chúa Con, nhờ Thần Khí (của Cha và của Con), hay nói cách khác, nhờ Sức mạnh Toàn năng của Lời của Chúa Cha“(St1,1-2, 4a; Tv 33,6; 104,30; 2Mcb 7,28; 2Cr 4,6; Rm 4,17; Cv 17,28; 1Tm 6,13; Kh 10,6; Ga 1,1-10; v.v...).
2. Sự Sống do “được tái sinh” hay “được cứu độ”: đối ứng với việc sinh ra tự nhiên của con người, ngôn ngữ Kinh Thánh, đặc biệt Tân Ước còn nói tới sự sinh ra siêu nhiên mà nguyên lý là “do Chúa Cha, bởi Lời của Chúa Cha tức là Chúa Con, nhờ Thần Khí của Chúa Cha đã được Đức Giêsu Kitô Phục sinh sở đắc cách trọn vẹn và tròn đầy (và vẫn được gọi là Thần Khí của Đức Kitô Phục sinh)” hay nói cách khác, “nhờ Tin-Cậy-Mến và Phép rửa “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần-trong tư cách là Thần Khí của Đức Kitô- Phục sinh”: đó chính là Sự Sống đời đời mà con người có thể “nếm trải” ngay khi còn tại thế (Ga 3,14-21; 8,27-29; 6,35-40; 10,17; 14,15-20.23-26; 16,7-15; 15,26; Tt 3,5; Rm 8,15tt; Gl 4,6; 1Pr 2,1; Gc 1,21; 1Pr 1,14.22tt; 1Ga 3,9tt; Rm 6,5; Ga 17,3; v.v..).
3. Sự Sống bên kia sự Chết và tiêu hủy hoàn toàn sự Chết: Ngôn ngữ Cựu Ước có đề cập đến sự Sống lại sau khi chết nhưng chỉ mới cách chung chung: “Thiên Chúa sẽ trả lại tinh thần và sự sống cho họ... Họ uống nguồn sống không hề cạn khô” (2Mcb 7,23.36; Ed 33,11; 37,11-14; Is 53,10). Ngôn ngữ Tân Ước, có vẻ rõ ràng hơn, khẳng định sự sống lại sau khi chết đáng mơ ước đó là được “ở với Đức Kitô” (Lc 23,43; Pl 1,23; x. 2Cr 5,8; 1Tx 5,10), hay nói cách khác, được “ở trong Thần Khí của Đức Kitô Phục sinh”, “được Thần Khí của Đức Kitô - Phục sinh hóa hoàn toàn”... và niềm hy vọng cánh chung đó là lúc Thần Khí của Đức Kitô Phục sinh Kitô-hóa mọi sự và mọi người, và Đức Kitô, lúc đó, sẽ là Chúa tể mọi loài, mọi vật. Và lại một lần nữa, Đức Giêsu Kitô lại thực hiện một cử chỉ Tận hiến tột cùng trong tình yêu đó là “giao nộp lại” cho Cha Thần Khí của chính Mình Ân huệ của Cha, dung mạo cánh chung của Thiên Chúa và của con người (x. Ga 19,30; 1Cr 15,24. 28), và lúc đó, con người trở nên giống như Thiên Chúa và thấy được Ngài đúng như Ngài là, mặt đối mặt (1Ga 3,2): đó là bản chất của đời sống vình cửu (Ga 17,3)... và, lúc đó, Thiên Chúa trở thành mọi sự trong mọi người (1Cr 15,28)...
Bài 5: BẢY ÂN HUỆ CỦA CHÚA THÁNH THẦN
I. NHẬN XÉT:
1. Ở Việt Nam, hiện nay, đang có một tình trạng lẫn lộn, thiếu thống nhất trong cách hiểu và dịch thuật 7 khái niệm này mà vốn là nền tảng và cơ sở để hiểu về Chúa Thánh Thần và Bí tích Thêm sức...
2. Tình hình đó có lẽ phát xuất, một đàng, từ chỗ cái “logic” của Is 11,1-2 vẫn chưa được quán triệt cách sâu sắc và đúng đắn: người ta sẽ thấy rõ điều đó khi thử so sánh cách dịch và cách xếp thứ tự các ân huệ nơi một số dịch gỉa Việt Nam, như Lm. Nguyễn Thế Thuấn trong bản dịch Kinh Thánh trọn bộ, Gm. Paul Bùi Văn Đọc trong tác phẩm tập thể “Chúa Thánh Thần, Đấng Ban Sự Sống” (tr. 292-293), nhóm soạn bộ Giáo Lý Hồng Ân của TGM. Xuân Lộc trong “Lớn lên trong Chúa Thánh Thần, Đấng Ban sự sống”(tr. 87-94), Ủy Ban Giám Mục về Phụng vụ trong bản dịch về Bí tích Thêm sức, v.v...; đàng khác, từ chỗ một nền thần học về Chúa Thánh Thần vẫn chưa được nghiên cứu kỹ và sâu ở Việt Nam...
II. NGUỒN GỐC CỦA KHÁI NIỆM “BẢY ÂN HUỆ”:
1. Lịch sử: đã thấy xuất hiện trong ngôn ngữ phụng vụ khoảng cuối thế kỷ IV (thánh Ambroise de Milan và ĐGH. Sirice 385)..
2. Kinh Thánh: từ Is 11,1-2. Trong Is 11,1-2, chỉ có 6 ân huệ. Có lẽ một số dịch gỉa Hy lạp và cả Latinh khi dịch Is 11,1-2 đã tách đôi ân huệ thứ 6 “sự kính sợ Thiên Chúa” ra thành hai và thêm vào đó một ân huệ nữa cho đủ con số 7, biểu tượng của sự phong phú, đầy tràn, đó là khái niệm eusebes/ eusebeia hoặc pietas mà vốn không có tương đương trong ngôn ngữ Hipri, và rồi sau đó đã đi vào ngôn ngữ phụng vụ... Để dễ dàng so sánh đối chiếu giá trị một số bản dịch Việt ngự hiện nay, xin mạn phép trích ra đây 2 bản dịch Pháp ngữ quan trọng:
a. Is 11,1-2 qua bản dịch của Bible de Jerusalem:
“... sur lui repose l’Esprit de Yahvé
Esprit de sagesse et d’intelligence,
Esprit de conseil et de force.
Esprit de science et de crainte de Yahvé”.
b. Cuốn GLHTCG, 1992:
“... donne-leur en plénitude l’Esprit qui reposait sur ton Fils Jésus:
Esprit de sagesse et d’intelligence,
Esprit de conseil et de force,
Esprit de connaissance et d’effection filliale:
Remplis-les de ‘Esprit de la crainte de Dieu...”
III. THẦN HỌC VỀ 7 ÂN HUỆ CỦA CHÚA THÁNH THẦN:
Trước tiên, cần lưu ý là một thứ thần học về Chúa Thánh Thần hay về những ân huệ của Ngài chỉ có thể hiểu được khi được định vị:
• Trong Hành động của Thiên Chúa Ba Ngôi
• Trong Kế hoạch Mặc khải cứu độ của Ba Ngôi vốn được diễn ra trong Lịch sử...
Thật vậy, chính trên nền tảng của chân trời đó, người ta mới có thể phát hiện ra được cái “logic nội tại” ẩn tàng trong Is 11,1-2, và áp dụng của Giáo Hội đối với bản văn này và trong Bí tích Thêm sức.
1. Thần Khí Khôn ngoan và thông hiểu:
Là “Ân huệ Thần Khí” giúp con người luôn ở trong tư thế “tìm kiếm Thiên Chúa và Thánh ý của Ngài” (Am 5,4tt; Mt 7,8; Is 59,2; Kn 1,1; Xp 2,3; Tv 22,27; Dnl 3,39tt; Cv 3,27; Gr 29,14; Tv 69,33; Ga 8,21; Pl 3,8.12; Rm 10,3; Cl 3,1; Ga 13,33; v.v...), đồng thời hiểu được đâu là Thánh ý Chúa, cái gì tốt, cái gì xấu... (Ga 6,44; 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; v,v...).
Thử so sánh đối chiếu các khái niệm “Thần Khí khôn ngoan và thông hiểu” của Is 11,1-2 với Ga 14,6 “chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống “ với kinh nghiệm của Khổng Tử, một hiền triết Đông Phương: “Ta 15 tuổi để trí vào việc học Đạo; 30 tuổi, biết tự lập (tự mình theo chính Đạo); 40 tuổi, không còn nghi hoặc về Đạo; 50 tuổi, biết Mệnh trời; 60 tuổi, đã biết theo Mệnh trời; 70 tuổi, theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ Đạo lý” (Luận ngữ, II.4).
2. Thần Khí định liệu và mạnh bạo: là “Ân huệ Thần Khí” giúp con người có được những quyết định đúng đắn được cân nhắc kỹ lưỡng cho cuộc sống hiện tại và tương lai của mình, hợp với Thánh ý Thiên Chúa và mang lại hạnh phúc đích thực, đồng thời có đủ mạnh bạo thực hiện những quyết định đó (Lc 11,28; 14,28-33; 12,57-59; 12,47; Mt 7,21; 21,31; Dt 13,21; Pl 2,13; v.v...).
3. Thần Khí nhận biết và hiếu thảo: là “Ân huệ Thần Khí” giúp con người biết được:
a. Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa duy nhất và chân thật;
b. Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và Đức Giêsu là mối quan hệ Cha-Con trong vĩnh hằng và trong lịch sử, đồng thời là Đấng sai đi Đấng được sai đi (Ga 17,3).
c. Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người là mối quan hệ Cha-Con nhờ được thông hiệp với tình Phụ-Tử của Đức Giêsu Kitô (Mt 6,9; Rm 8,29; Gl 3,26; 4,5tt; Dt 12,5-12).
d. Mối quan hệ nhân loại với nhau là tất cả mọi người đều là anh, chị, em với nhau vì cùng có chung Thiên Chúa là Đấng Tạo thành và là Cha (Mt 6,9; 2Pr 1,4).
e. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và muốn mọi người đều được cứu rỗi (1Tm 2,4).
f. Vì thế, con người cần đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa bằng “tình con thảo” (1Ga 4,7-8; Gl 4,6)...
4. Thần Khí kính sợ Thiên Chúa.
Là “ân huệ Thần Khí” giúp con người luôn có được những thái độ, những tâm tình đúng đắn và quân bình “vừa yêu vừa kính sợ” đối với Thiên Chúa, Đấng vừa đáng sợ vừa đáng yêu (Mysterium tremendum et fascinosum) (Ml 1,6; Dnl 10,12; Cn 1,7; Cv 10,34tt).
Như vậy, với cái vẻ bên ngoài thoạt tiên có vẻ như không ăn nhập vào đâu, Is 11,1-2 quả thực có cái “logic nội tại” sâu sắc của nó. Qua những phân tích khái quát và sơ lược trên đây, có thể coi Is11,1-2 như là tóm lược toàn bộ quá trình Mặc khải mầu nhiệm Thiên Chúa và quá trình đáp trả từ phía con người. Việc nghiên cứu và phân tích từng ân huệ trong những bài sau đây sẽ còn cho thấy rõ hơn những điều đó...
Bài 6: THẦN KHÍ KHÔN NGOAN
Ở đây, có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Ý nghĩa sự Khôn ngoan trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí khôn ngoan.
I. SỰ KHÔN NGOAN TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
a. Trong ngôn ngữ Cựu Ước
- Nguồn gốc: có thứ khôn ngoan do con người sở đắc được nhờ học hỏi hoặc nhờ kinh nghiệm, tuy nhiên có thể mang nội dung luân lý tôn giáo và cũng có thể không (Xh 28,3; 2Sm 13,3; G 8,8; Gr 2,8; Gv 39,1tt.8; 51,23; Cn 20,22-24; 22,2.4.22tt; 24,21; 25,21tt; 29,13;v.v...); và nền tảng của sự khôn ngoan có mang nội dung luân lý tôn giáo là Sự Kính Sợ Yahvé: người khôn ngoan ở đây, là người biết làm điều đẹp lòng Thiên Chúa và tránh điều mà Ngài không hài lòng (Cn 1,7; 9,10; Gv 1,11-21; 19,20; G 28,12tt; Cn 6,16; 8,13; 11,20; 12,22; Gv 1,27; Kn 4,10.14; 7,14.28) hay nói cách khác, đó là tuân theo Lề Luật (Gv 15,1; 19,20; Br 4,1)... có thứ khôn ngoan do Thiên Chúa ban cho (G 28,12-27; Br 3,15-38; Is 28,29; Xh28,3; St41,8.38-39; Dnl 1,17; Kn 7,20; Ds 11,17.25; Dnl 1,13; Cn16,10; 2Sm 14,17.20; 1V 3,11.28; 2Sm 16,23; Is 11,2-5; v.v...). Như một sự hiểu biết siêu nhiên và đồng nghĩa với Thần Khí của Thiên Chúa (St 41,8.38; Dnl 34,9; Is 11,2-6; Dnl 4,5tt; Kn 7,22;1,4tt; 9,17; v.v...).
- Bản tính: chưa rõ ràng được coi như là một Ngôi vị, đúng hơn, sự Khôn Ngoan ở đây là một thực hữu có tính thần linh mới chỉ là một đặc tính hay thuộc tính mà thôi, dù đó là một thực hữu đã có từ muôn thuở và sẽ còn mài mãi (Cn 8,22-26; Hc 24,9), thoát ra từ miệng Đấng Tối Cao như một hơi thở hoặc Lời của Ngài (Hc 24,3), Hơi thở của quyền năng Thiên Chúa, loan truyền vinh quang của Đấng Toàn Năng, phản chiếu ánh sáng vĩnh cữu, gương soi hoạt động của Thiên Chúa, hình ảnh sự tuyệt hảo của Ngài (Kn 7,25tt), ở trên trời (Hc 24,4), thông phần ngai báu của Thiên Chúa (Kn 9,4) và sống thân mật với Ngài (Kn 8,3) (theo Điển ngữ Thần học Thánh Kinh).
b. Trong ngôn ngữ Tân Ước: Đức Giêsu được gọi là “Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cr 1,24.30), sự Khôn Ngoan mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa (1Cr 2,6tt), là tột đỉnh của sự hiểu biết tôn giáo (Cl 1,9). Và những gì Cựu Ước đã gán cho Sự Khôn ngoan thì Tân Ước lấy lại gán cho Đức Giêsu, như: là Trưởng tử trước mọi tạo vật và là Tác nhân cuộc sáng tạo (Cl 1,15tt; x. Cn 8,22-31), tỏa sáng vinh quang Thiên Chúa và là hình ảnh bản thể Thiên Chúa (Dt 1,3; x.Kn 7,25tt), là Sự Khôn ngoan của Chúa Cha vì cũng là Lời của Ngài (Ga 1,1tt)...
Là Sự Khôn ngoan mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa, Đức Giêsu, như vậy, vừa mặc khải cho biết sự Sống đích thực bên trong Thực tại thần linh vĩnh hằng, vừa mặc khải cho biết Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi diễn ra trong lịch sử, như một lịch sử tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với nhau và với loài người chúng ta, lịch sử của một tình yêu hoàn toàn vô điều kiện, vô vị lợi và vô biên giới... Đó chính là sự Khôn ngoan đích thực mà Thiên Chúa muốn mặc khải cho con người, sự Khôn ngoan mà thế gian lại coi như là điên rồ (Rm 1,21tt; 1Cr 1,21; 1Cr 2,8), và chỉ được mặc khải ra cho những con người “bé nhỏ” luôn luôn tìm kiếm và sẵn sàng vâng nghe Thần Khí của Thiên Chúa (1Cr 2,10-16; 12,8; Ep 1,17; Mt 11,25tt; 1Cr 2,7tt; Rm 11,33tt; Gl 2,3).
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ KHÔN NGOAN:
Đã hẳn, người ta có thể nói Chúa Thánh Thần là Thần Khí Khôn ngoan bởi vì Ngài là Thần Khí của Chúa Con (Gl 4,6; Rm 8,9; 2Cr 3,17), nhưng người ta cũng có thể nói điều ngược lại. Tuy nhiên, phải hiểu những điều đó như thế nào?
Trong ngôn ngữ thần học, người ta khẳng định Chúa Cha được mặc khải qua Chúa Con, Chúa Cha và Chúa Con được mặc khải nhờ Chúa Thánh Thần (x. GLHTCG, các số 238-248). Còn ngôn ngữ Kinh Thánh thì không chỉ gọi Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Con mà còn là Thần Khí của Chúa Cha hay Thần Khí của Thiên Chúa (chữ Thiên Chúa trong Tân Ước chỉ Chúa Cha, x. 1Cr 8,6). Như vậy, khi khẳng định Chúa Thánh Thần là Thần Khí Khôn ngoan, thì một đàng, vừa có nghĩa Chúa Thánh Thần là Thần Khí của sự Khôn ngoan của Chúa Cha được mặc khải qua Chúa Con là chính sự Khôn ngoan được tác sinh và ban tặng bởi Chúa Cha; đàng khác, vừa có nghĩa Chúa Thánh Thần là Thần khí của sự Khôn ngoan được tác sinh và ban tặng là chính Chúa Con, trong mối tương quan tình yêu Phụ - Tử vĩnh hằng: đó chính là sự sống thần linh, là hạnh phúc đích thực, là Khát vọng muôn đời của tất cả mọi người... Hay nói cách khác, Chúa Cha là Đấng tác sinh và trao ban sự Khôn ngoan là Chúa Con trong và nhờ Thần Khí Khôn ngoan là Chúa Thánh Thần. Trong nội tại thần linh, chính Thần Khí Khôn ngoan là Hoạt động vĩnh hằng của tình yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa Ba Ngôi, một tình yêu hoàn toàn vô vị lợi, vô điều kiện và vô biên giới...
Đàng khác, nếu như kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa vốn được diễn ra trong lịch sử là kế hoạch cứu độ (do chính cái tên Giêsu của Chúa Con-nhập thể mà trong ngôn ngữ Hipri là Yehôsa hay Yesa và có nghĩa là “lạy Yavê, xin hãy cứu!”), thì có thể nói rằng sự Khôn ngoan đồng nghĩa với sự Cứu độ hay sự Sống đời đời, sự Sống thần linh; và người khôn ngoan chính là con người được cứu độ, được tha thứ, người có sự sống thần linh, sự sống đời đời hay sự Sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, v.v... (Kn 8,3; 7,27;1Cr 2,6tt; Ep 3,10; 1Cr 2,10-16; 12,8; Ep 1,17; Ga 15,9-17; 17,3; Mt 11,25tt...); hay, nói theo ngôn ngữ của Phaolô, đó là sự Sống mà trong đó Thiên Chúa là tất cả, và trong Ý định tình yêu của Ngài, nơi mọi sự và nơi mọi người (1Cr 15,28; Pl 1,21; x. Am 5,4tt; Hs 6,1tt)...
Kết luận:
Như vậy, Chúa Thánh Thần, Thần Khí Khôn ngoan là Đấng hiện diện trong toàn bộ quá trình tìm kiếm Thiên Chúa của con người, sự tìm kiếm mà theo ngôn ngữ của các Ngôn sứ Amốt và Hôsê đó chính là nỗ lực làm cho sự sống của con người đạt được ý nghĩa đích thực của nó (Am 5,4tt; Hs 6,1tt), thông qua việc “nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và Chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), và cuối cùng là “Thiên Chúa trở thành là tất cả trong mọi sự, nơi mọi người” (1Cr 15,28).
Sự “nhận biết” đó chính là sự Khôn ngoan đích thực, là sự Sống đích thực và là niềm hạnh phúc đích thực...
Bài 7: THẦN KHÍ THÔNG HIỂU
Có 2 vấn đề được đặc ra:
1. Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, “hiểu” (intelligence) và “biết” (consnaissance) là gì?
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Thông Hiểu.
I. “HIỂU” VÀ “BIẾT” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH:
Trong ngôn ngữ Sêmita, khái niệm “biết” (gốc Hipri là yd) không được hiểu trong khung cảnh tri thức, mà là trong khung cảnh đời sống, và nó vượt qua những thứ tri thức trừu tượng và được diễn tả như là một liên hệ hiện sinh: biết một cái gì hay một ai chính là có kinh nghiệm cụ thể về cái đó hay có những liên hệ cá nhân với người đó. Và, vì những liên hệ có thể mang rất nhiều hình thái và bao hàm rất nhiều cấp độ (ordres), “biết” cũng có thể mang nhiều hình thái và cấp độ khác nhau. Có lẽ chính trong chân trời đó mà Is 11,1-2 đã phân biệt ra thành 2 khái niệm “hiểu” (esprit d’intelligence) và “biết” (esprit de connaissance): khái niệm “hiểu” nhằm diễn tả một thứ “biết” mà mối liên hệ còn ở trình tạng chung chung, mờ nhạt, chưa sâu sắc, và còn ít tính liên vị, giữa chủ thể và đối tượng: thí dụ, trong trường hợp đối tượng là Thiên Chúa, người ta mới chỉ nhận ra là như là Đấng Hóa Công, Tạo hóa, Ông Trời, v.v... Ở đây, cần phải ghi nhận ngay rằng trong kiến thức tôn giáo, mọi sự đều bắt đầu do sáng kiến của Thiên Chúa: trước khi biết Thiên Chúa, người ta đã được Thiên Chúa biết đến... Điều đó có nghĩa là nguyên nhân của việc dừng lại ở tình trạng “hiểu” chung chung, ít tính liên vị, không phải do Thiên Chúa, mà do chính con người sống trong tình trạng vắng bóng tình yêu, hay nói cách khác là do con người tự khép kín lại trên chính mình mà không mở toang cõi lòng mình ra với tha nhân và tha thể. Hay nói theo ngôn ngữ triết học, để hiểu biết được con người và Thiên Chúa, người ta cần phải có một “sự hiểu biết qua trái tim” (l’intelligence du cœur) và một “sự hiểu biết của tình yêu” mà theo ngôn ngữ các bậc thầy linh đạo là một trong những ân huệ của Chúa Thánh Thần.. .
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ THÔNG HIỂU:
Khi nói Chúa Thánh Thần, Thần Khí thông hiểu, một đàng, là có ý nói rằng trong Thực Tại Vĩnh Hằng của Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba, là chính Hành động “biết” Con của Cha: Chúa Cha “biết” Chúa Con và “tức khắc” sinh ra Chúa Con, Chúa Con được sinh ra” tức khắc” “biết” Chúa Cha,- và Hành động biết đó của Chúa Cha và của Chúa Con chính là Chúa Thánh Thần -, đó chính là sự sống Thần linh nội tại, Nguồn Sống của tất cả mọi sự sống, được mặc khải cho loài người qua và nhờ Chúa Con nhập thể và Chúa Thánh Thần.. . Sự Sống đích thực, như vậy, vốn là một sự Thông hiệp (x.1Ga 1,3), một sự kết hiệp hoàn hảo trong Chân lý tình yêu (Ga 17,26; 1Ga 2,3tt; 3,16...)... Đàng khác, là có ý nói rằng trong Kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa diễn ra trong lịch sử, Chúa Thánh Thần chính là Đấng mặc khải Chúa Cha và Chúa Con và, vì thế, chỉ có Ngài mới có thể làm cho con người “nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất và chân thật, và Đấng Cha đã sai, Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), chỉ có Ngài mới mang lại cho con người sự sống đời đời, sự sống được hòa nhập vào dòng Sức sống vĩnh hằng như dòng ánh sáng vĩ đại phát ra từ trái tim Thiên Chúa và trở lại với Ngài...
Tuy nhiên, ở đây, có một điều cần lưu ý, một lần thay cho tất cả, là trong Kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa diễn ra trong Lịch sử, Kế hoạch của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha là Đấng đã sai Chúa Con và Thần Khí của Ngài thực hiện Kế hoạch trong một sứ mạng liên kết (GLCG 689): Chúa Con nhập thể và Chúa Thánh Thần liên kết, một đàng trong sứ mạng mặc khải Chúa Cha nói riêng và nói chung mặc khải Mầu nhiệm Sự sống Tình yêu là Thiên Chúa Ba Ngôi, đàng khác, trong sứ mạng ban cho con người chính Sự sống Tình yêu ấy, như một ân huệ của Thiên Chúa, tức là những người khiêm tốn luôn luôn để cho Thiên Chúa dạy bảo mình (Ga 6,44tt; 10,14; 14,6; 8,28; 12,23.32; 7,39; 16,7; 14,26; 16,13; 14,7.20; 1Ga 1,3; Ga 14,19tt; 17,26; Pl 3,8tt; Rm 12,2; 1Cr 2,6-16; Cl 2,2tt; 1Cr 8,1; 13,2; Ep 3,19; 1Cr 13,12).
Như vậy, trong tư cách Ngôi Vị vĩnh hằng, Chúa Thánh Thần là Thần Khí hiểu biết của Chúa Cha và Chúa Con; trong tư cách Đấng được sai đi, cùng với Chúa Con, Chúa Thánh Thần là Thần Khí mặc khải Chúa Cha và Chúa Con; và trong tư cách là ân huệ của Chúa Cha và Chúa Con ban cho loài người, Chúa Thánh Thần là Thần Khí giúp con người thông hiểu được Mầu nhiệm Thiên Chúa được mặc khải ra trong Lịch sử, tức là Kế hoạch tình yêu của Ngài, thông hiểu được Thánh Ý Tình Yêu của Ngài là muốn tất cả mọi người đều hạnh phúc, tức là có được Sự sống Vĩnh hằng, và cuối cùng thông hiểu được rằng muốn được như thế, con người cần phải tuân theo Thánh ý của Thiên Chúa (1Tm 2,4; Mt 6,10; Dnl 30,14; Tv 1,2; 143,10; G 23,13; Is 55,11; Kn 9,13; Tv 33,11; Hs 2,16; Ed 36,26tt; Gr 31,33; Dt 10,7-9; Cv 13,22; Mt 11,25; Lc 12,32; Mt 7,21; 12,50; Ga 4,34; 5,30; 6,38tt; 15,10; 7,17; 14,23tt; 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; Pl 2,13; v.v...)...
Bài 8: THẦN KHÍ ĐỊNH LIỆU
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Ý nghĩa của hạn từ “Định Liệu”
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Định Liệu
I. Ý NGHĨA CỦA HẠN TỪ “ĐỊNH LIỆU”:
Hạn từ “Định Liệu” tạm được sử dụng để phiên dịch hạn từ “Conseil” (esprit de conseil) của Pháp ngữ. Trong Pháp ngữ, hạn từ Conseil có khá nhiều nghĩa (thí dụ: lời khuyên, sự chỉ giáo, sự cố vấn...), nhưng trong văn mạch của Is 11,1-2, ý nghĩa “quyết định đã cân nhắc kỹ” có lẽ là thích hợp hơn cả. Và hạn từ “định liệu” (dù hãy còn bất toàn!) cần phải được hiểu trong chân trời đó, tức là một sự quyết định sau khi đã được cân nhắc kỹ lưỡng...
Như vậy, trong văn mạch của Is 11,1-2, Sự Khôn ngoan chính là Thiên Chúa, là Lời, Thánh Ý và Ý Định của Ngài mà vốn được mặc khải nơi Chúa Con – Nhập thể và nơi Thần Khí của Chúa Con. Vì thế, người khôn ngoan chính là người luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu để thông hiểu được Thánh ý của Thiên Chúa được tỏ bày ra trong lịch sử và trong các biến cố của lịch sử. Và một khi đã thông hiểu được rồi (đặc biệt dưới ánh sáng của lương tâm lành mạnh, ân huệ của Thần Khí Thiên Chúa ), con người cần phải quyết định dứt khoát, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng các khía cạnh của vấn dề, tuân theo Lời Thiên Chúa chỉ dạy và điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ Thần Khí do Đức Giêsu ban cho (Ga 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; 1,10; Ep 5,17; Pl 2,13)...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ “ĐỊNH LIỆU”:
Điều này có nghĩa là trong những quyết định liên can vận mạng của con người thuộc loại này, con người luôn luôn được Thiên Chúa quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo (Pl 2,12-13; Rm 12,2; x. Is 5,19; 14,26...; Gr 23,18-22; Mk4,12; Is 44,28; 46,10...; Hs 2,16; Ed 36,26tt; Gr 31,33; Is 50,5; Tv 40,8t; Is 53,10; v.v...). Và nếu như các ân huệ của Thần Khí là những tâm thái (dispositions) được Thiên Chúa gợi lên trong con người nhằm giúp con người thông lưu được với sự Sống thần linh của Thiên Chúa, thì Thần Khí Định Liệu hiện diện nơi con người vừa như một Ngôi vị Thần linh vừa như một ân huệ tạo điều kiện giúp con người có được những quyết định phải sống như thế nào để có được Hạnh phúc đích thực hay sự Sống đời đời...
Đàng khác, việc đưa ra một quyết định bao giờ cũng bao hàm một số yếu tố sau đây: chủ thể quyết định, hành động quyết định và chính đối tượng mà quyết định nhắm tới..., và để giúp con người có thể có được một quyết định liên hệ đến hạnh phúc đích thực và vĩnh cữu của đời mình, Thần Khí Định liệu chắc hẳn đã phải tác động lên toàn bộ những yếu tố đó:
1. Đối với chủ thể quyết định:
Con người, muôn thuở, nhiều hay ít, cách này hay cách khác, vẫn thường xuyên vướng phải hoặc có nguy cơ vướng phải tình trạng tha hóa, vong thân, đánh mất chính bản thân mình. Thế mà, để có thể có được những quyết định cân nhắc kỹ lưỡng, việc trước tiên con người phải làm đó là phải “trở nên chính mình” (Sois toi-même!). Nhưng muốn làm được thế, con người cần phải biết mình đang là gì, là ai, và đúng ra mình phải là ai và là gì... Từ đó, sản sinh ra một tâm thái- kép: một đàng là sự ăn năn sám hối (metanoein), một đàng là sự chuyển hướng nội tâm quay về với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính bản thân của mình (epistrephein). Thần Khí Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong toàn bộ quá trình đó và những nỗ lực đó... (Ed 36,26t; Mt 18,3t; 6,33; Lc 18,13; 15,2).
2. Đối với hành động quyết định:
Cũng như trong thực tại nội tại của sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần là Hành động của Thiên Chúa (Chúa Cha sinh ra Chúa Con, Chúa Cha yêu thương Chúa Con, Chúa Cha hiểu biết Chúa Con...; và ngược lại, Chúa Con đón nhận sự sinh ra bởi Chúa Cha, Chúa Con yêu thương Chúa Cha, Chúa Con hiểu biết Chúa Cha...), ở đây cũng vậy, Thần Khí Thiên Chúa, vừa như là một Ngôi vị vừa như là ân huệ, cùng hiện diện và cùng “định liệu” với chủ thể chính là con người... (Hs 2,16; Ga 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; Cv 15,28).
3. Đối với đối tượng mà quyết định nhắm tới:
Hay nói cách khác, đó chính là nội dung của quyết định, tức là: vấn đề phải sống như thế nào, phải làm gì để có được hạnh phúc đích thực và Sự Sống vĩnh hằng, khát vọng muôn thuở của tất cả mọi người... Ở nơi những nền luân lý tự nhiên, đó là làm điều thiện tránh điều ác, sống theo mệnh trời, hiếu thảo với Tổ tiên, tình phụ-tử, mẫu-tử, huynh-đệ, phu-thê, v.v... Ở nơi nền luân lý mặc khải sơ khai như Cựu Ước, đó là Lề Luật, là 10 Điều răn... Ở nơi nền luân lý mặc khải Tân Ước, đó là “nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), tức là sự Sống trong và bởi sự Hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi... Và tất cả những nỗ lực đó, chỉ có Thần Khí Thiên Chúa mới thực hiện được, dĩ nhiên, cùng với con người...
Bài 9: THẦN KHÍ MẠNH BẠO
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Hạn từ “ Mạnh bạo” trong ngôn ngữ Kinh Thánh
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Mạnh bạo
I. HẠN TỪ “MẠNH BẠO” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH:
Trong ngôn ngữ Hipri, những khái niệm: “sức mạnh” (force), “năng lực” (puissance), “quyền lực” (pouvoir) là những chuyển từ từ các từ gốc or, wn, ms, gbr, hzq, hyl, kh,s, và trong Hy ngữ bởi các hạn từ dunamis, exousia..., được dùng vừa để chỉ sức mạnh thể lý vừa chỉ sức mạnh tinh thần.
Ngôn ngữ Kinh Thánh thường xuyên nối kết hai hạn từ “Thần Khí Thiên Chúa” và “Quyền Năng Thiên Chúa”. Hai hạn từ Thần Khí và Sức mạnh thường đi đôi với nhau và hầu như đồng nghĩa với nhau (St 1,2; Is 32,25; 44,3tt; Tv 104,30; Tl 3,10; 6,43; 13,25; 11,19; 14,6.19; Lc 1,35-37; Cv 10,38; Lc 4,14.18; 11,20; Mt 12,28; Ep 1,18-20; Cl 2,9; Pl 2,9-11; Mt 28,18; Pl 3,10; 2Cr 13,4; Rm 8,11; v.v...). Ở đây, có thể nói rằng câu nói sau đây của Cyrille d’Alexandrie hầu như phản ánh được toàn bộ vấn đề: “Thánh Thần là Quyền Năng và Hoạt động của Bản thể Thần linh. Người làm nên tất cả mọi công trình của Thiên Chúa” (Cyrille d’Alexandrie, Thesaurus, p. 75,580.608)...
Đã hẳn, hạn từ’ “Mạnh bạo” trong ngôn ngữ Kinh Thánh vừa hàm ý “sức mạnh thể xác” (Gs 1,6; Is 35,3tt; Lc 16,16; v.v..), vừa hàm ý “sức mạnh nội tâm” (1Ga 2,14; 5,18; Ep 3,16; v.v...) nhằm giúp con người có đủ khả năng thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa diễn ra trong và qua Lịch Sử (Lc 12,47; Mt 7,21; 21,31; Dt 13,21). Tuy nhiên, một điều hết sức quan trọng cần lưu ý, sự Mạnh bạo đó con người có được hoàn toàn là do Thần Khí Quyền Năng của Thiên Chúa ban cho...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ MẠNH BẠO:
Cách chung, có thể nói rằng tất cả mọi hành vi cứu độ đều là công trình của Quyền Năng Thiên Chúa (Dnl 3,24; Tv 20,7; 106,2; 105,2; Lc 1,35; 2Cr 13,4; Rm 1,20; 2Pr 1,3; 1Cr 6,14; Mt 11,20; Mc 6,5; Mt 7,22; Cv 8,13; 1Cr 12,10; Mk 3,8; Lc 24,49; Ga 3,3-7; 1,12; Kh 2,26tt; v.v...). Để con người thấu hiểu và cảm nghiệm được điều đó, ngôn ngữ Kinh Thánh cho rằng Thiên Chúa đã hành xử một cách có vẻ nghịch thường: những công trình phi thường, vĩ đại lại được thực hiện bởi những con người bình thường, bé nhỏ, đôi khi có vẻ yếu đuối..., và với những phương tiện đơn sơ, bé nhỏ khiến người ta phải sửng sờ (1Sm 16,7; 10,23; Tl 7,2; Is 30,15tt; 2Cr 12,9; Tv 107,40; Tv 113,7; 2Cr 4,7; v.v...). Tuy nhiên, điều đó không đơn giản chỉ là vấn đề “phương pháp sư phạm” của Thiên Chúa mà thôi, mà còn là phản ánh một tình trạng thực tế của hiện hữu của con người, vốn là những thụ tạo hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa: cả cái nó là và cả cái nó có (être et avoir). Sự lệ thuộc nói ở đây không phải là mối tương quan chủ-tớ vốn luôn luôn có nguy cơ triệt tiêu cá vị và phẩm giá lẫn nhau, mà là mối quan hệ Cha- Con, mối quan hệ mà nếu được “sống” thực sự sẽ phong phú hóa lẫn nhau trong tình yêu (Mt 11,25tt; 6,4.6.18; 25,32; 21,31tt; 8,12; 23,9; 7,7-11; 6,25-34; 5,44tt; v.v...) Nếu như, nói theo ngôn ngữ của Paul Ternant (x. ĐNTHTK. từ Cha), “Thiên Chúa không bao giờ là Cha chúng ta bằng lúc Ngài tỏ lòng yêu thương và tha thứ, và chúng ta không bao giờ là con Ngài bằng lúc ta cũng hành động như vậy đối với mọi anh em chúng ta”, thì điều cần thiết nhất đối với con người không là gì khác hơn chính là Sức mạnh để có thể yêu thương và tha thứ... Và Sức mạnh này không hẳn là để con người có thể chiến thắng những kẻ thù bên trong và bên ngoài mà đúng hơn là mạnh bạo dám để cho Thiên Chúa hoàn toàn chiếm đoạt mình và chiến thắng mình, dám để cho Thiên Chúa định đoạt và sử dụng đời mình theo Thánh ý của Ngài (Pl 1,21; Gl 2,20; Rm 1,13; 6,10t; 2Cr 5,15; 1Cr 15,28; Ga 17,3; v.v...). Đó chính là Sức mạnh của niềm tin hoàn toàn và tuyệt đối vào Thiên Chúa (có khi còn được gọi là Đạo lương tri, lẽ phải, Chính nghĩa, Thiên mệnh, Ý trời; v.v...) dám đánh đổi cả vận mạng cuộc đời mình. Và nguồn gốc của sự Mạnh bạo đó không ai khác hơn là chính Thần khí Sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng hiện diện trong con người vừa như một Ngôi vị vừa như Ân huệ mà con người có thể sở đắc hay nói đúng hơn, như ân huệ trong đó con người được “thông hiệp” với Sức mạnh của Thiên Chúa, tức là Chúa Thánh Thần để sống sự sống của Thiên Chúa là yêu thương...
Bài 10: THẦN KHÍ NHẬN BIẾT
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Khái niệm “nhận biết” trong ngôn ngữ Kinh Thánh
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Nhận biết.
I. KHÁI NIỆM “NHẬN BIẾT” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
Trong ngôn ngữ Hipri hạn từ Yd (nhận biết) vượt qua trí thức trừu tượng và diễn tả một liên hệ hiện sinh: biết một cái gì chính là có kinh nghiệm cụ thể về cái đó (Is 53,3; Kn 3,13; Tl 3,1; Is 59,8; St 2,9.17; v.v...) và biết một người nào chính là có những mối quan hệ cá nhân với người đó (Dnl 33,9; St 4,1; Lc 1,34; Ed 12,15; Gr 31,34; v.v...) (x. ĐNTHTK, từ “Biết”)... Như vậy, đối với người Sêmita, khi nói “biết Thiên Chúa” có nghĩa là có những mối quan hệ cá nhân, trực tiếp, thân tình...với Thiên Chúa. Thế nhưng, điều đó diễn ra như thế nào khi mà Yavê luôn là Đấng siêu việt, siêu hình xa cách vời vợi (Xh 3,1-15; 33,18-23; 34,1-7; Tl 5,4t; Xh19,16; Is 6,2; Hs 11,9; Is 57,15; 40,25; v.v...)? Đối với Amốt, biết Thiên Chúa đó chính là được Thiên Chúa biết đến (Am 3,2) và là khám phá ra Ngài là nguồn gốc hiện hữu của mình. Như vậy, hành vi “nhận biết Thiên Chúa” vừa có nguồn gốc do Thiên Chúa vừa là ân huệ của Ngài, nghĩa là con người chỉ nhận biết được Thiên Chúa nhờ chính Ngài tự mặc khải mình ra cho con người ở nơi và khi mà Ngài muốn, và theo cách thức mà Ngài muốn, qua Lời và Thần Khí của Ngài (Dt 1,1-3; Mt 11,27; Ga 14,17.26; 16,13; v.v...).
Mối quan hệ cá nhân, thân tình của con người với Thiên Chúa, trong ngôn ngữ Cựu Ước, được diễn tả dưới những kiểu nói đặc biệt như “Thiên Chúa của...ai đó” (St 14,22; 16,13; 17,1; 35,7; 21,33; 14,22tt; 18,25; 49,24; 2Sm 23,3; Tv 18,3; 144,2; 84,10; 89,19; Mk 7,14; Tv 23,1; v.v...), “Ta đã nhìn thấy... Ta đã lắng nghe... Ta đã thấu hiểu... Ta quyết định... Ta sai ngươi” (Xh3,7-10)...
Mối quan hệ càng trở nên gần gũi, cụ thể, hữu hình hơn khi chính Ngôi Lời, Con Một của Thiên Chúa và là Thiên Chúa “mặc xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14; Rm 8,32; Cl 1,27; 2,2; Ep 2,18; 3,12; Ga 1,18; 17,3; v.v...)...
Vấn đề là làm thế nào cho con người nhận biết được Thiên Chúa...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ NHẬN BIẾT
Thư 1 Gioan khẳng định: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8).
1Ga 4,7-8, như vậy cho thấy “yêu thương” không chỉ là điều kiện để nhận biết Thiên Chúa, mà còn chính là “nhận biết”:
1. “Yêu thương nhau”, điều kiện để “nhận biết” Thiên Chúa:
Để có thể có được mối quan hệ cá nhân thân tình, cụ thể với Thiên Chúa, điều kiện trước tiên là con người phải yêu thương nhau, bằng một thứ tình yêu có tính liên vị, thân tình và cụ thể (x. Lc 10,29-37). Khi yêu thương ai tức là người ta đã “sinh ra” người đó, hay nói cách khác, người ta chấp nhận sự hiện hữu và sự hiện diện của người đó cùng với mình. Thế nhưng, khi nói con người yêu thương ai thì điều đó đồng thời có nghĩa là con người đã để Thần Khí Tình yêu yêu thương mình và tha nhân, vì thế, khi con người yêu thương nhau tức là con người vừa “được Thiên Chúa sinh ra” (1Ga 4,7b) vừa “sinh ra tha thể (Thiên Chúa và tha nhân)”...: đó chính là sự hiện diện liên vị hiện diện trong nhau như trong chính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Ga 10,38; 14,10t; 17,21; 5,20.23; 10,15; 14,31; 17,24t; v.v...) và chính trên cơ sở chân trời đó, người ta có thể nói: biết là yêu thương và ngược lại...
2. “Yêu thương nhau” chính là “biết Thiên Chúa”:
Điều này chỉ có thể có trong điều kiện chính Thiên Chúa đã tự mình “đồng hóa” với nhân loại. Và điều này quả thực đã diễn ra trong mầu nhiệm Sáng tạo, Nhập thể và Cứu độ: trong mầu nhiệm Sáng tạo, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh và giống như Ngài (St 1,26-27); trong mầu nhiệm Nhập thể, bởi vì Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1,14; x. Mt 25,31-46; Cv 9,5; Ep 1,23); trong mầu nhiệm Cứu độ, bởi vì được cứu độ có nghĩa là được trở nên con của Thiên Chúa và được sống sự sống thần linh của Thiên Chúa- Ba Ngôi và Thiên Chúa trở nên Cha của loài người (2Tl 1,4; 1Ga 3,2; 3,1; Ga 1,12; Gl 1,5t; Rm 8,14-17; 6,4), hay nói cách khác, con người và vũ trụ “đi vào trong sự viên mãn của Thiên Chúa” (Ep 3,19): lúc ấy Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong tất cả mọi người” (1Cr 15,28), và “tất cả trong tất cả mọi sự” (Ep 1,23)... Vì thế, 1Ga 4,20 đã khẳng định: “vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” và Paul Ternant đã vọng lại tư tưởng đó “Thiên Chúa không bao giờ là Cha chúng ta bằng lúc Ngài tỏ lòng yêu thương và tha thứ, và chúng ta không bao giờ là con Ngài bằng lúc ta cũng hành động như vậy đối với mọi anh em chúng ta”...
Như vậy, khi nói Thần Khí Nhận biết chính là nói về Thần Khí Tình yêu của Thiên Chúa, Đấng làm cho con người, khi yêu thương nhau, hòa nhập vào Cơn Lốc Sự sống Tình yêu Thần linh là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.. . (Ga 17,3).
Bài 11: THẦN KHÍ HIẾU THẢO
Có 2 vấn đề cần được đặt ra:
1. Khái niệm “Hiếu thảo” trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí hiếu thảo.
I. KHÁI NIỆM “HIẾU THẢO” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH.
Nói chung, đây là một hạn từ rất phức tạp và hàm hồ về mặt ngữ nghĩa và cả về mặt ứng dụng.
Từ gốc trong ngôn ngữ Hipri là hesed, trước tiên biểu thị mối tương quan nối kết họ hàng (St 47,29), bạn hữu (1Sm 20,8), “đồng minh” (St 21,23), và giả thiết có sự tương trợ hữu hiệu và trung thành (hesed / emet: hiếu từ / trung thành có liên hệ với nhau). Bản dịch LXX đã dịch hesed ra Hy ngữ là éleos vốn có nghĩa là “nhân từ”, và từ đó ra La ngữ là “missericordia” và ra Pháp ngữ là “misséricorde”. Các dịch gỉa tân thời đôi khi coi hesed như tương đương với hạn từ “piété” và Việt ngữ đã dịch “piété” ra là “đạo đức”... GLHTCG, bản Pháp ngữ không dùng hạn từ “piété” mà dịch hesed ra là “affection filiale” (“tình con thảo”). Thật ra, trong ngôn ngữ Cựu Ước, hesed nhấn mạnh mối quan hệ của Thiên Chúa với con người (“từ”) hơn là mối quan hệ của con người với Thiên Chúa (“hiếu”), vì thế, trong Việt ngữ, khi thì được dịch ra là “hiếu từ” (đức tốt của con đối với cha mẹ là “hiếu”, đức tốt của cha mẹ đối với con là “từ”) (x. Bản dịch ĐNTHTK, hạn từ “Hiếu Từ”), khi thì được dịch là “tín nghĩa” (bản dịch Kinh Thánh của Lm. Nguyễn Thế Thuấn)...Có thể nói ngôn ngữ Tân Ước coi cả hai mối quan hệ trong mối tương quan biện chứng và quân bình hơn, vì thế rất ít khi sử dụng hạn từ piété (gốc Hy ngữ là eusebes/ eusebeia). Trong bối cảnh của vấn đề phân chia “ ân huệ thứ sáu” của Is 11,1-2 (“sự kính sợ Giavê”) ra thành 2, có thể nói rằng việc nhấn mạnh mối quan hệ của con người đối với Thiên Chúa (“hiếu”) của GLHTCG, bản Pháp ngữ là điều hợp lý và có cơ sở... Đó là lý do tại sao hạn từ “Thần Khí Hiếu thảo” hay “Thần Khí của Tình con thảo” được sử dụng ở đây:
1. Cơ sở Cựu Ước:
Trong ngôn ngữ Cựu Ước những thời kỳ đầu, khái niệm Cha- Con trong mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người và ngược lại không bao giờ thuộc phạm vi nhục thể, nhưng thuộc lãnh vực luân lý và tâm linh và trong viễn ảnh tập thể và lịch sử nhiều hơn là cá nhân (Xh 4,22; Ds 11,12; Dnl 14,1; Is 1,2tt; 30,1.9; Gr 3,14; Hs 11,3t.8t; Gr 3,19; Tv 27,10; Cn 3,12; Kn 2,13-18; Gs 17,2;v.v..). Gần kỷ nguyên Kitô giáo, khái niệm Thiên Chúa là Cha dân Ngài và Cha mỗi tín hữu được ý thức cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn (trong các văn phẩm của các Rabbi thời cuối Cựu Ước này, người ta gặp thấy nguyên văn công thức mà sau này Đức Giêsu đã sử dụng lại: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời “).
2. Cơ sở Tân Ước:
Đức Giêsu Kitô hoàn thành điểm tinh túy của tư tưởng Dothái về tình Phụ-tử trong mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người và ngược lại: nếu loài người có khả năng trở thành con Thiên Chúa chính là vì Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa - làm người, tự bản tính là Con Thiên Chúa (Ga 1,12). Và nói theo ngôn ngữ của 1Ga 4,7-8, con người chỉ là con Thiên Chúa khi con người yêu thương nhau trong Thần Khí Tình yêu của Đức Giêsu Kitô, Thần Khí Tình yêu mà đã sinh ra tình Phụ-tử giữa Chúa Cha và Chúa Con trong thực tại Mầu nhiệm Ba Ngôi: “phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra...” (1Ga 4,7b)
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ HIẾU THẢO
Nếu như Tình yêu thương tạo ra tình Phụ-Tử giữa Thiên Chúa và con người và ngược lại, thì điều đó đồng thời cũng có nghĩa chính Thần Khí Hiếu thảo của Chúa Con tác sinh ra tình Hiếu thảo của con người đối với Thiên Chúa (Gl 3,26; Ep 1,5; Gl 1,5t; Rm 8,14-17; 8,29; Tt 3,5; Rm 6,4; Dt 12,5-12; Ga 1,12; 3,3.5):
“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Bố ơi!”...” (Gl 4,6).
Cũng như trong vĩnh hằng và trong lịch sử, Chúa Cha hằng sinh ra Chúa Con và Chúa Con hằng đón nhận sự sinh ra bởi Chúa Cha trong và nhờ Thần Khí Tình yêu hỗ tương, con người nếu muốn luôn luôn vẫn là con của Chúa Cha, điều kiện tất yếu là phải luôn luôn yêu thương nhau trong Thần Khí Tình yêu hay Thần Khí Con thảo của Đức Giêsu Kitô.
Như vậy, tình Phụ–Tử nói ở đây là một mối tương quan luôn luôn ở trong tư thế năng động, nghĩa là ở trong hành động yêu thương chứ không chỉ là một mối tương quan tĩnh tại và thụ động như dựa trên huyết thống, dân tộc, cơ cấu... (Mt 3,9tt; Lc 19,9; Mt 5, 9; x. Mt 12,46-50). Bởi vì Thần Khí Hiếu thảo là Thần Khí khi ở trong hành động (en acte)...
Bài 12: THẦN KHÍ KÍNH SỢ THIÊN CHÚA
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Khái niệm “Kính sợ Thiên Chúa” trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Kính sợ Thiên Chúa.
I. KHÁI NIỆM “KÍNH SỢ THIÊN CHÚA” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
Nói chung, đây là một khái niệm diễn tả một thứ tình cảm tôn giáo: khi đối diện với thực tại thần linh, con người một đàng vừa sợ không dám đến gần (kính nhi viễn chi), đàng khác vừa cảm nhận như có sức cuốn hút hướng về đó (mysterium tremendum et fascinosum), chứ không phải là những thứ sợ hãi thông thường của con người, như sợ những thiên tai hoặc những cuộc tấn công của kẻ thù (Gr 6,25; 20,10). Vì thế, người ta gọi đó là tâm tình “kính sợ” (gốc Hipri là Yir’ah và gốc Hy lạp là phopos): vừa sợ vừa thích và vừa thích vừa sợ...
1. Trong ngôn ngữ Cựu Ước, hạn từ “kính sợ Giavê” hay “kính sợ Thiên Chúa”, chiếm một vị trí lớn lao hơn nhiều so với hạn từ “tình yêu” nhằm diễn tả một Vị Thiên Chúa nghiêm minh, siêu việt và đáng sợ... Tuy nhiên, sự kính sợ này không đóng khung trong nỗi lo âu, sao xuyến, mà còn kèm theo nỗi khát vọng và tình yêu đối với Thiên Chúa (Ml 1,6; Dnl 10,12). Nó chính là yếu tố cốt lõi của sự Khôn ngoan, là nền tảng của tôn giáo (Cn1,7; Gv 1,14-21; Tv 111,10). Các Ráp-bi của thời cuối Cựu Ước đã thích gọi Thiên Chúa là “Cha”...
2. Trong ngôn ngữ Tân Ước ít sử dụng hạn từ này; tuy nhiên, không phải là không biết tới như là một tâm tình tôn giáo trước Thiên Chúa (Dt 10,31; Gc 4,12; Mt 10,28; Ep 3,12; Rm 8,15; 1Ga 4,17; Lc 2,25; Cv 10,22; 1Cr 10,12; Rm 10,20; Pl 2,12; v.v...). Và chính Tân Ước, nhờ hiểu theo một nghĩa sâu xa đã làm cho nó trở nên một nhân đức chính yếu vốn là con đường cứu rỗi bằng đức tin: “Thiên Chúa chẳng thiên vị ai, nhưng bất luận dân nào, hễ ai kính sợ Ngài và thực thi công bình thì đẹp lòng Ngài” (Cv 10,34tt)...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ KÍNH SỢ THIÊN CHÚA
Nói như vậy, trước tiên, có nghĩa tâm tình hay thái độ kính sợ Thiên Chúa mà con người có được chính là ân huệ của Thần Khí Thiên Chúa ban cho, và khi nối kết với tâm tình con thảo thì đó là do Thần Khí của Đức Giêsu Kitô... Vì thế, để có thể hiểu được cách dễ dàng và đúng đắn khái niệm “kính sợ Thiên Chúa” của Cựu Ước và Tân Ước, có lẽ nên nhìn nó qua lăng kính của điều mà tư tưởng Đông Phương gọi là thuyết “Chính Danh” (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử: vua thì cho ra vua, quan thì cho ra quan, cha thì cho ra cha, con thì cho ra con):
1. Con người- thụ tạo đối diện với Thiên Chúa Tạo Hóa:
Tất cả mọi cái con người là (être) và có (avoir) đều là ân huệ được Thiên Chúa ban cho cách nhưng không và tự do. Vì thế, con người phải luôn sống trong tâm tình lệ thuộc và tri ân đối với Thiên Chúa, và không bao giờ được có ý đồ cướp quyền và thử thách Thiên Chúa (x. St 3,1-24; Lc 4,1-13; Mt 4,1-11; Dnl 6,13tt; v.v...): tâm tình lệ thuộc và tri ân ở đây chính là những dạng thức của tâm tình kính sợ Thiên Chúa...
2. Con người trần tục - bé nhỏ - yếu đuối đối diện với Thiên Chúa siêu việt - vĩ đại - toàn năng:
Ở đây, tâm tình kính sợ Thiên Chúa được diễn tả qua những thái độ hoàn toàn tin cậy, phó thác và cầu xin (Tl 6,23; Dn 10,12; Lc 1,13.30; Mc 6,50; St 15,1; 26,24; Is 41,10; Lc 12,32; Mt 6,25-34; Ds 21,34; Tv 23,4; 27,1; 91,5-13; v.v...)...
3. Con người – tội lỗi đối diện với Thiên Chúa - thánh:
Ở đây sự kính sợ Thiên Chúa được diễn tả qua những tâm tình ăn năn sám hối và xin được tha thứ (Hs 11,9; Is 8,13; Xh 19,10-15; Tv 51; Lc 5,8; Is 6,5; v.v...)...
4. Người-Con đối diện với Thiên Chúa-Cha:
Ở đây tâm tình kính sợ Thiên Chúa được diễn tả qua tâm tình hiếu thảo (Hc 1,11-20; Rm 8,15; 1Ga 4,18; Ga 3,20tt; Ep 3,12; v.v...)
Đó là những tâm tình, những phản ứng mà Đức Giêsu Kitô đã sống và đã kinh qua nhờ Thần Khí của Chúa Cha và đồng thời cũng là của chính Ngài trong tư cách Chúa Con và sau khi Đức Giêsu Kitô đã sống trọn vẹn những tâm tình đó, Ngài đã sở đắc trọn vẹn và tràn đầy Thần Khí, như Ân Huệ được ban cho, và đó chính là Thần Khí của Đức Giêsu Kitô, trong Chu trình Tình yêu “dâng hiến là nhận lại” (Ga 19,30)... và con người, có được những tâm tình đó cũng là do Ân huệ Thần Khí của Đức Giêsu Kitô ban cho...
(hết)
THẦN KHÍ NHƯ MỘT NGÔI VỊ VÀ NHƯ ÂN HUỆ
Bài 1: THẦN KHÍ, NHƯ MỘT NGÔI VỊ
Có hai vấn đề được đặt ra:
1. Ngôn ngữ Kinh Thánh và ngôn ngữ thần học.
2. Suy tư thần học.
I. THẦN KHÍ, NHƯ MỘT NGÔI VỊ
1. Trước tiên, cần lưu ý rằng những khái niệm: “Ngôi vị”, “bản tính”, “bản thể”, “yếu tính”... được đưa ra trong những bối cảnh nhất định, nhằm phục vụ cho những nhu cầu nhất định: đó là minh định lập trường của Giáo Hội chống lại một số khuynh hướng lạc giáo trong những thế kỷ III, IV,V hoặc muuốn hạ thấp tư thế của Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha, hoặc muốn hạ thấp tư thế của Chúa Thánh Thần đối với Chúa Cha và Chúa Con... Vì thế, để minh giải có sự phân biệt trong mầu nhiệm Thiên Chúa như là Ba Đấng, ngôn ngữ thần học gọi đó là ‘Ba ngôi vị’, và đồng thời để khẳng định, tuy thế, chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, ngôn ngữ thần học đã phải nại tới khái niệm “bản tính” hay “bản thể” của triết học Hy-lạp: Ba ngôi vị cùng chung một bản tính...
2. Thật ra, khái niệm “Ba ngôi” (Trinité) hoàn toàn không có nguồn gốc trong Kinh Thánh. Hạn từ “Ba ngôi” được gặp thấy lần đầu tiên, cách khá kín đáo, nơi Théophile d’Antioche, trong tác phẩm ‘A Autolycos’, II,15 (khoảng năm 180)...
a. Để chỉ có sự phân biệt (distinction) trong Mầu nhiệm Thần linh, ngôn ngữ Kinh Thánh, đặc biệt Tân Ước, không bao giờ sử dụng khái niệm ‘3’ (bằng cách đếm hay cộng lại!) mà đơn giản gọi “Cha, Con, Thánh Thần” như là những Đấng phân biệt với nhau: Cha là Cha bởi vì sinh ra Con và sai Con...; Con là Con bởi vì được sinh ra và được sai bởi Cha... Thánh Thần là Thánh Thần bởi vì là Thần Khí Tình yêu mà nhờ Ngài, bởi Ngài và trong Ngài, Cha và Con yêu thương nhau...
b. Để nói lên sự hiệp nhất (Unité) giữa Cha - Con - Thánh Thần, ngôn ngữ thần học lý giải vì các Ngài có chung cùng một bản tính (une même nature), hoặc đồng bản thể (consubstantiel), còn ngôn ngữ Kinh Thánh thì đơn giản hơn: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30); “Cha ở trong Con và Con ở trong Cha” (Ga 17,21;10,38; 14,11); “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9b;x. 8,19; 12,45; Dt 1,3); “Thiên Chúa (Cha) là Thần Khí” (Ga 4,24); “Thần Khí của Thiên Chúa” (Rm 8, 9.14; 15, 19; 1Cr 6,11; 7,40); “Thần Khí của Đức Kitô” (Rm 8,11); “Thần Khí của Đức Chúa” (2Cr 3,17)...
3. Như vậy, cách chung chung, có thể nói rằng:
a. Sự hiện hữu Cha- Con- Thánh Thần như là những Đấng phân biệt với nhau, đối với ngôn ngữ Kinh Thánh, không phải là “vấn đề” cần được đặt ra”. Vấn đề, nếu có, đối với ngôn ngữ Kinh Thánh, đó là minh giải sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, làm sao: chỉ có một Thiên Chúa (để tránh hiểu lầm và hiểu sai, có lẽ tốt hơn nên dùng hạn từ “Thần Linh”!), một Đức Chúa, một Thần Khí (1Cr 12,4-6). Và:
• Khi nói “chỉ có một Thiên Chúa” là có ý khẳng định: “ Cha là Thiên Chúa”, “Con là Thiên Chúa”,” Thần Khí là Thiên Chúa”; và ngôn ngữ thần học gọi hạn từ “Thiên Chúa” là “bản tính” hay “bản thể” của Cha - Con - Thánh Thần...
• Khi nói “Chỉ có một Đức Chúa” là có ý khẳng định: “Cha là Đức Chúa”, “Con là Đức Chúa”, “Thần Khí là Đức Chúa”; và ngôn ngữ Thần học gọi hạn từ “ Đức Chúa” là “bản tính” hay “bản thể” của Cha - Con - Thánh Thần...
• Khi nói “chỉ có một Thần Khí” là có ý khẳng định: “ Cha là Thần Khí”, “Con là Thần Khí”,” Thánh Thần là Thần Khí” (Ga 4, 24; 2Cr 3,17), hay nói cách khác, “Cha và Con là và có chung một Thần Khí”; và ngôn ngữ thần học gọi hạn từ “Thần Khí” là “bản tính” hay “bản thể” của Cha - Con - Thánh Thần... Như vậy, hạn từ “Thần Khí” đồng thời vừa chỉ bản tính hay bản thể của Cha- Con- Thánh Thần, vừa chỉ một Đấng khác với Cha và Con; và điều đó, nói theo ngôn ngữ thần học, có nghĩa Thần Khí vừa là bản tính hay bản thể của Cha và Con vừa là chính Mình hay, nói cách khác, vừa là một Ngôi vị. Tuy nhiên, không phải là Hữu Thể trong tư cách chỉ là Chủ thể (Être-Sujet) như Chúa Cha, Đấng vốn là “Nguyên lý phi nguyên lý” và “Nguyên lý của mọi nguyên lý”..., Đấng vốn sinh ra Chúa Con và “ ái xuất” (spiration) Chúa Thánh Thần, Thần Khí Tình yêu, và đã sai Chúa Con và Chúa Thánh Thần...
Từ đó, cũng có thể nói rằng, ngoại trừ “tư cách là Cha của Chúa Cha” và “tư cách là Con của Chúa Con”, tất cả những gì thuộc bản tính và cả những thuộc tính (attributs) của Cha và của Con đều là chính Thần Khí: Tình yêu, thần tính và nhân tính của Chúa Con, Tình Cha, tình Con, tình Đức Chúa, hằng hữu, tự hữu, hằng sống, vĩnh hằng, quyền năng, thánh, vinh quang, tác tạo, tác sinh, tái sinh, đá tảng, thuẫn che chở, gió, lửa, đám mây, nước, ánh sáng, bàn tay, ngón tay, chim bồ câu, sức dầu, ấn tín, v.v... Hay nói cách khác, Thần Khí chính là Hành động của Chúa Cha và Chúa Con trong Vĩnh Hằng và trong Lịch sử. Vì thế, trong ngôn ngữ Kinh Thánh, khi Cha biết và yêu là sinh ra Con (x. 1Ga 4,7-8; Rm 8,15.29.32; Cl 1,13.15tt), và khi Cha phán là tạo dựng (St 1,3-31; Ga 1,3)...
b. Sự hiệp nhất Thần linh trong ngôn ngữ Tân Ước được nhìn trong chiều hướng năng động (dynamique) chứ không quá tĩnh tại (statique) như trong ngôn ngữ thần học vốn dựa trên những khái niệm tĩnh tại, ù lì như “bản tính” và “bản thể” (nature est id quo res est id quod est!), và vì thế, đã hẳn không thể nào phản ảnh được cách đầy đủ và hoàn toàn thực tại hiệp nhất thần linh (thử so sánh bức ảnh chụp dòng sông với chính dòng sông!)... Vì thế, những khái niệm triết học như “ Ngôi vị”, ‘bản tính”, “bản thể”, “đồng bản thể”... vốn chỉ là một trong những phương thế, được dùng trong những hoàn cảnh nhất định và với những mục đích nhất định, để tiếp cận với Mầu Nhiệm Thần linh, chứ không phải là con đường duy nhất có thể có, nên chúng cần được rọi sáng và biện minh bởi ngôn ngữ Kinh Thánh chứ không phải ngược lại...
Bài 2: THẦN KHÍ, NHƯ MỘT NGÔI VỊ (tt)
II. SUY TƯ THẦN HỌC: THẦN KHÍ LÀ AI?
1. Vấn đề:
Khi được hỏi: “Chúa Cha là ai?”, người ta có thể trà lời ngay: “Chúa Cha là Cha của Chúa Con”. Và khi được hỏi “Chúa Con là ai?” đã hẳn người ta cũng có thể trả lời ngay: “Chúa Con là Con của Chúa Cha”. Thế nhưng, khi được hỏi “Thần Khí hay Chúa Thánh Thần là ai?”, thì vấn đề lại không đơn giản... Thật vậy, nếu muốn có một câu trả lời như kiểu đối với Chúa Cha và Chúa Con, thì câu hỏi bây giờ trở thành: “Thần Khí là Thần Khí của ai?”. Tuy nhiên, trong trường hợp Chúa Cha và Chúa Con, ngay hai khái niệm “Cha” và “Con” đã tự chứng được định vị (tư cách và chức năng, và cho biết những mối tương quan khá rõ ràng), còn trong trường hợp hạn từ “Thần Khí” thì không được vậy, và câu hỏi về Ngài bấy giờ lại trở thành câu hỏi kép: “Thần Khí là ai (đối với chính Mình) và của ai (đối với Chúa Cha và Chúa Con)?”...
Về Chúa Thánh Thần, những vấn đề đó được đặt ra từ những thế kỷ IV, V (scn). Một số khuynh hướng lạc giáo cho rằng trong mối tương quan với Chúa Cha, vì “được Cha đổ tràn” (Ed 39,29), “được Cha trao ban” (Ga 7,39), nên Thần Khí không thể được coi “ngang hàng” với Cha, thậm chí, có người còn cho Thần Khí là thụ tạo của Cha; và trong tương quan với Chúa Con vì “ được Con sai đi”(Ga 15,26), nên Thần Khí không thể được coi “ngang hàng” với Con, thậm chí có người còn cho Thần Khí do Chúa Con tạo ra... Nhằm đối phó lại những khuynh hướng lạc giáo đó, ngôn ngữ thần học cũng như ngôn ngữ của các Công đồng, công nghị từ thế kỷ IV,V cho đến bây giờ vẫn vậy, nghĩa là tiếp tục sử dụng những khái niệm triết học như: “đồng bản thể” (consubtantiel), “nhiệm xuất” (procession), “ái xuất” (spiration)... để khẳng định “thần tính” của Chúa Thánh Thần, Đấng phải được phụng thờ và tôn vinh hoàn toàn như Chúa Cha và Chúa Con... điều mà người ta có thể nhận ra ngay là cả ngôn ngữ đặt vấn đề, cả ngôn ngữ giải quyết vấn đề đều hoàn toàn xa lạ với ngôn ngữ Kinh Thánh, vốn là ngôn ngữ tình yêu và lịch sử...
2. Thần Khí là ai (đối với chính Mình) và của ai (đối với Chúa Cha và Chúa Con)?
Thử bắt đầu với khái niệm “Ngôi vị”. Ngôn ngữ thần học gọi “Thần Khí là một Ngôi vị”. Thế nhưng, khái niệm “Ngôi vị” tự nó vốn bao gồm hai khái niệm khác, đó là “tư cách” và “chức năng”. Thí dụ: khi nói Cha là một Ngôi vị thì có nghĩa “là Cha” (être Père) chính là tư cách của Ngôi vị đó, và “làm Cha”, tức là “sinh Con” và “yêu thương Con”... chính là chức năng của Ngôi vị đó. Và khi nói Con là một Ngôi vị thì có nghĩa “ là Con” (être Fils) chính là tư cách của Ngôi vị đó, và “làm Con” tức là “đón nhận sự sinh ra và tình yêu của Cha đồng thời đáp trả lại bằng tình con thảo”... chính là chức năng Ngôi vị đó. Thế nhưng, khi nói Thần Khí là một Ngôi vị, thì tư cách và chức năng của Thần Khí là gì.
a. Tư cách của Thần Khí:
Trong tương quan với Chúa Cha và Chúa Con, ngôn ngữ Kinh Thánh vẫn thường gọi Thần Khí cách chung chung, đôi khi có vẻ như thiếu Ngôi vị tính (a-personnel): “được thổi vào hay được hà vào...” (St 2,7; Tv 104,30), “được đặt vào...” (Is 42,1), “được ban cho...” (Ds 11,29; Ga 7,39), “được đổ tràn vào...” (Ed 39,29), “được sai đến...” (Ga 14,26), “...của Cha” (Rm 8, 9.14; 15,19; 1Cr 6,11; 7,40), “...của Con” (Rm 8,11; 2Cr 3,17), v.v... Tuy nhiên, nếu như trong tương quan với Cha và Con, Thần Khí xem ra có vẻ như thiếu Ngôi vị tính, thụ động, tiêu cực..., nhưng trong khi thi hành sứ vụ được giao, ngôn ngữ Kinh Thánh đã cho chúng ta thấy Thần Khí như một Đấng đầy ngôi vị tính, năng động, mạnh mẽ, tích cực, năng nổ (Is 11,1-5; Tl 3,10; 11,29;14,6; 6,34; 1Sm 1,6; 10,1; 16,13; Am 3,8; 7,14t; Gr 20,7t;v.v...)... Đằng khác, nếu nhìn Thần Khí từ góc độ hệ quả của những tác động của Ngài trong Lịch sử, người ta sẽ có thể phát hiện ra được phần nào dung mạo và chức năng của Ngài trong lịch sử và cả trong Mầu Nhiệm Thần Linh vĩnh hằng.
a. Chức năng của Thần Khí:
Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, sự tuôn tràn Thần Khí như cơn mưa đem sự sống cho vùng đất khô cằn (Is 32, 15; 44,3; Ed 36, 25; Gr 3,1t) như sinh khí làm sống động những bộ xương khô (Ed 37); như một cuộc sáng tạo mới thay đổi bộ mặt của xứ sở (Is 32,16), thay đổi con tim, lòng dạ của con người (Is 59,21; Tv 143,10; Ed 36,27); mặc khải dung mạo đích thực của Chúa Cha (Ed 39,29), dung mạo đích thực của Chúa Con (Ga 14,16; 16,7.13t; 14,26); tác sinh (Ga 6, 63; St 1,2; Lc 1,35; Mt 1,18-20); tái sinh (Ga 3,8; Ep 2,1-2); phục sinh (Rm 8,11); mặc khải chân lý (Ga 16,13; Ep 1,17-18; v.v...)
b. Phác thảo một thứ ngôn ngữ Thần Khí học:
Nói chung, có thể nói rằng ngôn ngữ Thần Khí học đích thực phải là thứ ngôn ngữ có tính tình yêu và lịch sử. “có tính tình yêu”, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8b) “có tính lịch sử”, bởi vì dung mạo đích thực của Chúa Thánh Thần vốn được biểu lộ qua Hành động Tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con mà chính Ngài là Đấng thực hiện, trong vĩnh hằng và trong lịch sử...
Để diễn tả tình yêu của Thiên Chúa nói chung, ngôn ngữ Kinh Thánh khi thì sử dụng khái niệm “tình vợ chồng”, “tình yêu nam- nữ” (chủ yếu trong ngôn ngữ Cựu Ước), khi thì sử dụng khái niệm “tình Cha- Con” (Cựu Ước và Tân Ước). Như vậy, có thể nói tình yêu Thiên Chúa là một thứ tình yêu tổng hợp tất cả mọi đặc tính, mọi khả năng tích cực của những thứ tình yêu, hay nói cách khác, mọi thứ tình yêu nhân loại đích thực đều mang dáng dấp hay dấu vết của tình yêu Vĩnh hằng:
1. Sự “tận hiến”, “hiến dâng” (oblation totale): yêu nhau, trước tiên, có nghĩa là trao tặng cho nhau tất cả những gì mình là (être) và mình có (avoir). Và, trong tình yêu Thần linh, quà tặng (Donum, Don) đó chính là Thần Khí tình yêu, vốn là một Đấng, một Ngôi vị được Cha trao ban và được Con đón nhận, và trở thành của Cha và của Con, hay nói cách khác, là “của chúng ta”, hay “ của nhau” (Etre- le Nôtre)... Nói theo ngôn ngữ Augustin, đó chính là Ân huệ của Thiên Chúa (Cv 2,38; Ga 4,10).
2. Qui trình “ra đi- trở lại” (exitus-reditus): thứ đến, yêu nhau có nghĩa là “ra khỏi chính mình” (exitus de soi-même) để đến và hòa nhập với nhau (reditus à nous- même et à soi-même)... Và, trong tình yêu Thần linh, Thần Khí Tình yêu vừa chính là “Đấng ra đi” vừa chính là “Đấng trở lại” của Cha và của Con và của chính Ngài (Ga 10,17-18; 19,30; Cv 2,33).
3. Sự “hiện diện trong nhau và với nhau” (présence reciproque, intériorité reciproque; Hy ngữ: périchorèse; La ngữ: circumincessio): yêu nhau, còn có nghĩa là luôn luôn hiện diện trong nhau và với nhau (những khái niệm thời gian và không gian, ở đây không còn ý nghĩa), đến độ là nhau (Être in personna)... Và trong Tình Yêu Thần linh, chính Thần Khí Tình yêu vừa là Đấng tác sinh ra sự Hiện diện trong và với Nhau đó (sự “tương nhập của Cha-Con-Thần Khí), vừa chính là Đấng, nói theo ngôn ngữ Phaolô, làm cho Cha có thể nói: “Cha sống, nhưng không phải là Cha sống, mà chính Con và Thần Khí sống trong Cha; làm cho Con có thể nói: “Con sống, nhưng không phải Con sống, mà chính Cha và Thần Khí sống trong Con”; làm cho Ngài có thể nói: “Thần Khí sống, nhưng không phải Thần Khí sống, mà chính Cha và Con sống trong Thần Khí” (x.Gl 2,20; Pl 1,21), hay nói cách khác, Thần Khí Tình Yêu chính là Đấng làm cho Cha- Con- Thần Khí là Nhau hay là Một (Ga 10,30; 14,26)... Đó chính là sự sống Tình Yêu Thần linh, sự sống Ba Ngôi, sự sống đời đời...
4. Sự “độc hữu” hay “độc chiếm” (monogamie): Yêu nhau, ngoài ra, còn có nghĩa muốn người mình yêu (Aimé) chỉ thuộc về một mình Mình mà thôi (Aimant): một chồng- một vợ; một cha-một con (ngôn ngữ Cựu Ước cho thấy Thiên Chúa vốn là Đấng hay ghen: Xh 20,5; Is 43,10t; 48,11- ngôn ngữ Tân Ước trình bày Đức Giêsu Ktiô như là “Con Một”(Unigenitus): Ga 3,16; 1Ga 4,9)... Và, trong Tình yêu Thần linh, Thần Khí Tình Yêu vừa không phải là Cha- Đấng yêu thương (Aimant), vừa không phải là Con- Đấng được yêu thương (Aimé), vừa không phải là “kẻ thứ ba quấy rầy”, mà là “ Đấng- Người yêu của chúng ta” (Notre Aimé) đối với Chúa Cha và Chúa Con. Thật vậy, Thần Khí Tình Yêu chính là Đấng hằng” tạo tác”, “ vun đắp”, “tạo điều kiện” cho tình yêu giữa Chúa Cha và Chúa Con, giữa Thiên Chúa và loài người và giữa loài người với nhau... (ngôn ngữ Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, không bao giờ nói “Chúa Cha hay Chúa Con yêu Chúa Thánh Thần” và ngược lại, mà chỉ nói “Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau trong (en) Chúa Thánh Thần...)...
5. Sự “siêu việt thời gian và không gian” (transcendance du temps et de l’space):
Đối với những kẻ yêu nhau, những khái niệm thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai; mau hay lâu, nhanh hay chậm, v.v...), không gian (gần hay xa) dường như không còn tồn tại, và không hẳn chỉ là trong ý thức: họ cảm thấy “có nhau” dường như cách vĩnh hằng và từ “Muôn kiếp” họ cảm thấy luôn luôn hiện diện bên nhau và với nhau (đã hẳn họ sẽ mất tất cả những cảm nhận đó khi họ không còn yêu nhau!)... Và trong Tình yêu Thần Linh, chính Thần Khí Tình yêu là Đấng làm cho “thời gian yêu nhau” của Chúa Cha và Chúa Con là Vĩnh hằng và “khoảng cách Cha - Con” hoàn toàn bị xóa nhòa... Và, trong Lịch sử hay trong nhiệm cục Cứu độ, Thần Khí Tình yêu chính là Đấng làm cho toàn thể Lịch sử (thời gian và không gian) hội tụ lại và hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô vôn là Chúa Con - nhập thể, và như vậy, Đức Giêsu Kitô trở thành “Đấng luôn luôn là Hôm nay” (Lc 4,21) của Cha - Con - Thần Khí, “Đấng Hằng hữu” (Ga 8,24.27.57; 13,19), “Sự hoàn tất toàn bộ Lời hứa, Ý định Tình yêu, một lần thay cho tất cả, của Thiên Chúa”... Như vậy, vấn đề còn lại là của con người: đó là vấn đề sở đắc Ân sủng Tình yêu đó (possession de la Grâce). Và trong lịch sử, Thần Khí Tình yêu đồng thời vừa là Đấng làm cho con người từ bỏ những “Quê hương cũ”, những “bây giờ” (maintenants) của riêng mình để mãi mãi “lên đường”, mãi mãi “ra đi”, mãi mãi “xuất hành”, hướng về những chân trời tương lai, theo sự hướng dẫn của Thần Khí Tình yêu, Đấng muốn thổi tới đâu thì thổi (Ga 3,8), những chân trời nhiều khi hoàn toàn mới mẻ, ngoài sức tưởng tượng của con người; vừa là Đấng hiện tại hóa Ân sủng Tình yêu đó (actualiser) để con người mọi nơi và mọi thời đều có thể sở đắc: quá khứ, hiện tại và tương lai. Như vậy, còn có thể nói Thần Khí Tình yêu chính là Dung mạo tương lai của Thiên Chúa...
Bài 3: THẦN KHÍ NHƯ MỘT ÂN HUỆ
Có thể nhìn vấn đề dưới 2 góc độ:
1. Thần Khí, như Ân huệ Chúa Cha và Chúa Con trao tặng cho nhau.
2. Thần Khí, như Ân huệ Chúa Cha ban cho loài người qua Chúa Con.
I. THẦN KHÍ, NHƯ ÂN HUỆ CHÚA CHA VÀ CHÚA CON TRAO TẶNG CHO NHAU:
A. Trong Mầu Nhiệm Tình Yêu vĩnh hằng: trong ngôn ngữ Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, Thần Khí luôn được gọi là Đấng “được trao ban” hay “chưa được trao ban”, “được sai đi”, “được đổ tràn”, “được đón nhận” (Lc 11,13; Cv 2,4.17.18.38; 8,15.17.18.19; 10,45.47; 15,8; 19,2; Ga 7,39; 14,17.26; Kh 5,6; 1Ga 3,24; Rm 5,5; Gl 3,2.5.14; 1Tx 4,8; Tt 3,5; 1Pr 1,12; v.v...). Điều đó có nghĩa Thần Khí chính là Ân huệ (Donum,Don) là quà tặng Tình Yêu của Thiên Chúa. Thế mà, nếu như “Thiên Chúa là Tình yêu” (1Ga 4,8), và nếu như Chúa Cha là Đấng đã có thể nói với Con độc nhất của mình như: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,17; 12,18; Is 42,1-4; v.v...), “Tất cả những gì của Cha đều là của Con” (Lc 15,31; Ga 17,10)... thì “Quà tặng” đẹp lòng nhau nhất của các Ngài là gì nếu không phải là “tất cả những gì các Ngài là (être) và có (avoir)”? Thật vậy, có thể nói, trừ tư cách là Cha của Mình, Chúa Cha, đã hẳn trao ban cho Chúa Con tất cả những gì Chúa Cha là và có (Thần tính, ngôi vị tính...), nghĩa là tất cả những gì là Mình của Cha. Và, như vậy, “Đấng được ban cho” (Donné) cũng như “ Đấng đón nhận ân huệ (Recevant) đều là và có tất cả những gì Chúa Cha là và có (thần tính, ngôi vị tính trừ tư cách là Cha). Và “Đấng được Cha ban cho Con” (Donné) đó, trong tư cách là “Đấng ra đi khỏi Cha” (Exitus de Soi-Même), được gọi là “Thần Khí Tình Yêu của Cha” (Mt 12,18; Cv 2,17; 1Cr 3,11.12.14.16; 6,11; 1Pr 4,14; 1Ga 4,2; Mt 3,16; 12,28; Rm 8,9.14; 1Cr 7,40; 12,3; Pl 3,3; v.v...). Đồng thời, đón nhận Ân huệ Thần Khí Cha ban cho, trong niềm tri ân và cảm tạ, Chúa Con “trao tặng lại” (Reditus:x. Ga 19,30) Cha “Ân Huệ được Cha ban tặng” và “đã được Con vui lòng đón nhận” như là “ Thần Khí của Con” (Cv 16,7; x. Mt 27,50; Mc 2,8; 8,12; Lc 23,46; Ga 11,33; 13,21; Pl 1,19; Rm 8,9; 1Pr 1,2; Gl 4,6; v.v...). Bởi vì, Con còn quà tặng nào đáng giá hơn là “Thần Khí Tình Yêu” của chính Mình hay là “chính Mình” (Ga 10,17-18)... Như vậy, như là “Ân huệ vĩnh hằng”, Thần Khí của Cha và của Con, Thần Khí Tình yêu là Đấng mãi mãi “sống kiếp lữ hành”, luôn luôn vận hành ở trong qui trình “ra đi - trở lại” để tình yêu của Ba ngôi luôn luôn sống động, trong Vĩnh hằng cũng như trong Lịch sử...
B. Trong lịch sử: Trong biến cố Sáng Tạo - Nhập thể - Cứu độ, Chúa Cha đã sai Thần Khí của Ngài cùng với Con trong một Sứ vụ liên kết là Sáng tạo, Yêu thương và Cứu độ (Mt 12,18; x. Is 11,1-2; GLHTCG số 702)... Chính trong sứ vụ liên kết này mà quá trình “sở đắc Thần Khí của Cha” của nhân tính của Chúa Con - Nhập thể diễn ra trong lịch sử. Nói như thế là bởi vì trong tư cách là Thiên Chúa (thần tính), Chúa Con - Nhập thể, Chúa Cha và Thần Khí, dù trong Lịch sử, vẫn luôn hiện diện trong nhau và với nhau nên như Một (Ga 10,30; 17,21; x. 10,38; 14,11; 14,9b; x. 8,19; 12,45; Dt 1,3). Việc nhân tính của Đức Giêsu sở đắc Thần Khí của Cha được thực hiện qua những Hành động yêu thương của Ngài đối với Chúa Cha, Thần Khí và loài người, trong lịch sử, và chỉ được hoàn tất trọn vẹn trong hành động tận hiến tột đỉnh trong Tình Yêu của Ngài trên Thập giá khi Ngài “giao nộp lại” Chúa Cha Thần Khí (Ga 19,30), và, chính giây phút đó, cái, “nghịch lý của Tin Mừng” đã xảy ra, để “tưởng thưởng” cho tình yêu tuyệt đối của Con đối với Cha, Chúa Cha đã “tuôn tràn Thần Khí” xuống trên con người (nhân tính) của Chúa Con - nhập thể, và chính lúc đó quá trình sở đắc Thần Khí của Cha nơi nhân tính của Đức Giêsu hoàn tất: nhân tính của Đức Giêsu được thần linh hóa vì tràn ngập Thần Khí, và trở nên hoàn toàn hiệp nhất với thần tính của Ngài ( Mt 16,24-25; Mc 8,34-35; Lc 9,23-24; Ga 3,14-21; 8,27-29), và tất cả những ai thông hiệp với Ngài sẽ được thần linh hóa như Ngài: đó chính là “ Lời hứa” của Chúa Cha (Cv 1,4; Lc 24,49; Cv 2,17) và cũng là niềm Hy vọng của loài người...
II. THẦN KHÍ, NHƯ ÂN HUỆ CHÚA CHA BAN CHO LOÀI NGƯỜI QUA CHÚA CON
“Thiên Chúa phán: trong những ngày cuối cùng, Ta sẽ đổ Thần Khí Ta trên hết thảy người phàm...” (Cv 2,17; x. Ge 3,1-5).
“Khi Đấng Bảo trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí Sư thật phát xuất từ Chúa Cha...” (Ga 15,26).
A. Cảm nghiệm của các Tông đồ: Sau ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông đồ có cảm nhận như họ bị xâm chiếm bởi một “sức mạnh” vượt lên trên bản thân họ. Họ cảm thấy như thần trí của mình có một Thần Khí Khác xâm chiếm vượt lên trên, như có một Thần Khí Khác đã được sai đến, đã được ban cho, đã được tuôn tràn trong họ và họ đã được đón nhận (Lc 11,13; Cv 2,4; v.v..). Đồng thời, họ cũng cảm nhận rằng nỗ lực sáng kiến riêng tư của họ như được vượt quá, được nâng cao bởi Hành động của Đấng đang hiện diện bên trong họ, đang “giúp đỡ” họ, “hướng dẫn” họ, “lôi kéo” họ, “sai phái” họ, “thúc đẩy” họ, “ra lệnh” cho họ, “ngăn cấm” họ, v.v... (Cv 21,4; 13,4; 15,28; 16,6; 20,28; 8,39; Ga 16,13; Rm 8,14.26; Gl 5,16; 2Pr 1,21)...
B. Như một Hiện Diện thuộc linh hết sức thân mật: các Tông đồ dù không bao giờ có cảm nhận là Thần Khí của họ trở thành Thần Khí đó: vẫn có một sự phân biệt giữa hai bên (Rm 8,16; Cv 15,28; x. Cv 5,3), nhưng mối quan hệ lại rất thân mật với lối nói luôn luôn trên môi miệng của họ: “trong Thần Khí”(Rm 8,9; Mt 3,11; Lc 3,16; Ga 1,33; Cv 1,5; v.v...). Một điều đặc biệt đó là hình như Thần Khí chỉ “linh hứng”, “báo trước”, “mặc khải”, “tiên báo”, “dạy dỗ”,v.v... trong và qua Giáo Hội mà thôi (Lc 12,12; Cv 6,10; 11,28; 20,23). Đàng khác, họ tự gọi mình là “các thánh”, có lẽ nhằm ám chỉ đặc tính họ được Thần Khí xâm chiếm và siêu vượt lên trên, bởi vì Cựu Ước vẫn gọi Thần Khí là Thánh Thần... Đó chính là những công việc mà Thần Khí của Đức Giêsu Kitô- Phục sinh đã, đang và vẫn tiếp tục tiến hành bên trong lịch sử, với mục đích thần linh hóa con người và vũ trụ hầu Thiên Chúa trở thành mọi sự cho mọi người. (1Cr 15,28)...
(Lưu ý: phần II được soạn theo tư tưởng của Lm. Paul Aubin, le Monothéisme chrétien, Ronéotypé, GHHV Pio X, Đà Lạt, tr. 35-36)
Bài 4: THẦN KHÍ SỰ SỐNG
Có 2 vấn đề cần được được ra:
1. Khái niệm “sự sống” trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí sự sống vĩnh hằng và lịch sử.
I. KHÁI NIỆM “SỰ SỐNG” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
A. Trong Mầu Nhiệm Ba Ngôi, bởi vì là “Thiên Chúa hằng sống, hằng hữu, và tự hữu” (Xh 3,14; Is 42,8; Ga 8,24.57; Gs 3,10; Tv 42,3; Dnl 6,21; 1V 18,10; v.v...), nên Sống có nghĩa là các Ngài “biết nhau”, “yêu thương nhau”, “hướng về nhau”, “ hiện diện trong nhau, vì nhau và với nhau”, “có tương quan mật thiết với nhau”, v.v... (Gr 2,13; Tv 36,10; 63,4; 84,11; Am 5,4tt; Hs 6,1tt; Ga 1,1-2.4; 14,6; 11,12...). Đó là điều mà ngôn ngữ Tân Ước gọi là “sự sống đời đời” (Mt 19,16tt. 29tt; 7,14; 18,8tt; Ga 4,14; 6,27-58; 11,25tt; 3,36; 12,47-50...).
B. Đối với các thụ tạo (trừ các thiên thần?) mà hiện hữu vốn là hiện hữu được ban cho và được đón nhận trong thời gian và không gian, nghĩa là đã có lúc không hiện hữu và sẽ có lúc không còn tồn tại, thì Sống, ngoài ý nghĩa “sự Sống đời đời” (đây là ý nghĩa chính thức và quan trọng), còn có nghĩa:
1. “Bắt đầu hiện hữu”:
- Nghĩa đen: “bắt đầu hiện hữu” và “bắt đầu sống” đồng nghĩa với nhau (đời sống khoáng vật, thực vật, sinh vật).
- Nghĩa bóng: “bắt đầu hiện hữu” không nhất thiết có nghĩa là “bắt đầu sống” (đời sống luân lý: thí dụ: những kẻ vô đạo “vừa mới sinh ra đã thôi hiện hữu” Kn 5,13)...
2. “Sống lại”:
- Nghĩa đen: chết, rồi sống lại nhưng chưa phải là sự sống đời đời (như trường hợp con gái ông Giairô, con trai góa phụ thành Naim, Lazarô.../ Mc 5,21-42tt; Lc 7,11-17; Ga 11/)...
- Nghĩa bóng: lập lại mối tương quan thân tình với Cha và anh, chị em; lại được Cha tìm thấy (Lc 15,21.32). Như vậy đồng nghĩa với “được sinh lại bởi ơn trên” (Ga 3,5.7), “được Thiên Chúa sinh ra” (1Ga 4,7b)...
- Nghĩa thực thụ: chết, rồi sống lại và được hoặc không được tham dự vào Sự sống Ba Ngôi (trong Lịch sử: sự sống lại hay Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô; “ giờ” phán xét cánh chung/ Kh 14,12-13; Lc 20,34-38; Mt 25,31-46/).
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ SỰ SỐNG VĨNH HẰNG VÀ LỊCH SỬ
A. Sự sống Ba Ngôi trong Mầu nhiệm Thiên Chúa:
Nếu, nói theo ngôn ngữ của Gioan, “sự Sống đời đời là nhận bết Cha, Thiên Chúa duy nhất và Chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), thì, đã hẳn, ngoài Chúa Cha và Chúa Con ra chẳng ai “có” được sự Sống đời đời cách như Chúa Thánh Thần. Thật vậy, Thần Khí Thiên Chúa không những “biết” (có tương quan mật thiết với) Chúa Cha và Chúa Con, mà chính Ngài là Đấng thực hiện Hành động “biết” đó để Ba Ngôi Cha - Con - Thần Khí” biết nhau”; và các Ngài không chỉ “biết nhau” mà còn “là nhau”; (hay “là Một”) nữa... Có thể nói rằng, trong Thực tại sự sống Ba Ngôi vĩnh hằng, nếu không có Thần Khí Tình Yêu là Chúa Thánh Thần, Chúa Cha chẳng thể nào “sinh ra” Con và “biết” được Con, và Chúa Con cũng chẳng thể nào “đón nhận” được sự “ sinh ra” của Cha như Ân huệ Tình yêu và “biết” được Cha và “Ân huệ Tình yêu” (Donum) nầy. Như vậy, có thể nói rằng không có Thần Khí tình yêu là Chúa Thánh Thần thì không có sự sống Ba Ngôi vĩnh hằng, hay nói cách khác, Chúa Thánh Thần chính là Đấng tác thành sự sống Thần linh vĩnh hằng của Thiên Chúa Ba Ngôi. Và, nếu Thiên Chúa là “Thiên Chúa Hằng sống”, thì Hành động tác thành sự Sống vĩnh hằng đó cũng phải là Hành động vĩnh hằng, và, trong Lịch sử, Hành động tác thành sự sống đó luôn luôn là “cái Hôm nay” (l’Aujourd’hui) và “cái Bây giờ” (le Maintenant) đối với Ba Ngôi và đối với tất cả những ai được Thần Khí Tình Yêu hướng dẫn hoặc để cho Ngài hướng dẫn. Bởi thế, đối với các Sứ ngôn, sự sống chính là “tìm kiếm Giavê” (Am 5,4tt; Hs 6,1tt): “sống, đó là tìm kiếm Thiên Chúa, nhưng, sống cách dồi dào, đó là gặp gỡ được Ngài” (Bruno Forte, la Trinité comme Histoiré, Nouvelle Cité, Paris 1989, p.178).
B. Sự sống của các thụ tạo (trừ các thiên thần?!):
1. Sự sống như là “được hiện hữu” (“con cám ơn Đức Chúa Trời... chẳng bỏ con, chẳng để con không đời đời, mà lại sinh ra con...”): đối với với các Thụ tạo mà sự hiện hữu là được ban cho hay được đón nhận từ Thiên Chúa thì “ không có bột không thể gột nên hồ” được (ex nihilo nihil fit), nhưng đối với Thiên Chúa vừa hằng sống, tự hữu, hằng hữu và toàn năng thì không như thế. Nói theo ngôn ngữ của Karl Barth, quyền Chúa Tể (la seigneurie) của Thiên Chúa hệ tại ở chỗ Ngài là Chúa tể cả “cái có” và “cái không”, cả “cái hiện hữu” và “cái không hiện hữu”, cả sự sống và sự chết - nếu không thế Ngài chẳng thể là Đấng Toàn Năng- nghĩa là Ngài có thể làm cho hiện hữu cái không hay chưa hiện hữu, làm cho sống cái đã chết và làm cho chết cái đang sống, v.v..., nếu Ngài muốn. (x. Karl Barth, Dogmatique, I,I,2, p.88). Hay nói cách khác, đối với Thiên Chúa Tự hữu, Hằng hữu, Hăng sống, chẳng có gì là không tuyệt đối” cả, mà chỉ là “chưa hiện hữu” hoặc “không còn hiện hữu”... Vì thế, ngôn ngữ thần học và phụng vụ nói “công trình Sáng tạo được thực hiện do Chúa Cha, bởi Chúa Con, nhờ Thần Khí (của Cha và của Con), hay nói cách khác, nhờ Sức mạnh Toàn năng của Lời của Chúa Cha“(St1,1-2, 4a; Tv 33,6; 104,30; 2Mcb 7,28; 2Cr 4,6; Rm 4,17; Cv 17,28; 1Tm 6,13; Kh 10,6; Ga 1,1-10; v.v...).
2. Sự Sống do “được tái sinh” hay “được cứu độ”: đối ứng với việc sinh ra tự nhiên của con người, ngôn ngữ Kinh Thánh, đặc biệt Tân Ước còn nói tới sự sinh ra siêu nhiên mà nguyên lý là “do Chúa Cha, bởi Lời của Chúa Cha tức là Chúa Con, nhờ Thần Khí của Chúa Cha đã được Đức Giêsu Kitô Phục sinh sở đắc cách trọn vẹn và tròn đầy (và vẫn được gọi là Thần Khí của Đức Kitô Phục sinh)” hay nói cách khác, “nhờ Tin-Cậy-Mến và Phép rửa “nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần-trong tư cách là Thần Khí của Đức Kitô- Phục sinh”: đó chính là Sự Sống đời đời mà con người có thể “nếm trải” ngay khi còn tại thế (Ga 3,14-21; 8,27-29; 6,35-40; 10,17; 14,15-20.23-26; 16,7-15; 15,26; Tt 3,5; Rm 8,15tt; Gl 4,6; 1Pr 2,1; Gc 1,21; 1Pr 1,14.22tt; 1Ga 3,9tt; Rm 6,5; Ga 17,3; v.v..).
3. Sự Sống bên kia sự Chết và tiêu hủy hoàn toàn sự Chết: Ngôn ngữ Cựu Ước có đề cập đến sự Sống lại sau khi chết nhưng chỉ mới cách chung chung: “Thiên Chúa sẽ trả lại tinh thần và sự sống cho họ... Họ uống nguồn sống không hề cạn khô” (2Mcb 7,23.36; Ed 33,11; 37,11-14; Is 53,10). Ngôn ngữ Tân Ước, có vẻ rõ ràng hơn, khẳng định sự sống lại sau khi chết đáng mơ ước đó là được “ở với Đức Kitô” (Lc 23,43; Pl 1,23; x. 2Cr 5,8; 1Tx 5,10), hay nói cách khác, được “ở trong Thần Khí của Đức Kitô Phục sinh”, “được Thần Khí của Đức Kitô - Phục sinh hóa hoàn toàn”... và niềm hy vọng cánh chung đó là lúc Thần Khí của Đức Kitô Phục sinh Kitô-hóa mọi sự và mọi người, và Đức Kitô, lúc đó, sẽ là Chúa tể mọi loài, mọi vật. Và lại một lần nữa, Đức Giêsu Kitô lại thực hiện một cử chỉ Tận hiến tột cùng trong tình yêu đó là “giao nộp lại” cho Cha Thần Khí của chính Mình Ân huệ của Cha, dung mạo cánh chung của Thiên Chúa và của con người (x. Ga 19,30; 1Cr 15,24. 28), và lúc đó, con người trở nên giống như Thiên Chúa và thấy được Ngài đúng như Ngài là, mặt đối mặt (1Ga 3,2): đó là bản chất của đời sống vình cửu (Ga 17,3)... và, lúc đó, Thiên Chúa trở thành mọi sự trong mọi người (1Cr 15,28)...
Bài 5: BẢY ÂN HUỆ CỦA CHÚA THÁNH THẦN
I. NHẬN XÉT:
1. Ở Việt Nam, hiện nay, đang có một tình trạng lẫn lộn, thiếu thống nhất trong cách hiểu và dịch thuật 7 khái niệm này mà vốn là nền tảng và cơ sở để hiểu về Chúa Thánh Thần và Bí tích Thêm sức...
2. Tình hình đó có lẽ phát xuất, một đàng, từ chỗ cái “logic” của Is 11,1-2 vẫn chưa được quán triệt cách sâu sắc và đúng đắn: người ta sẽ thấy rõ điều đó khi thử so sánh cách dịch và cách xếp thứ tự các ân huệ nơi một số dịch gỉa Việt Nam, như Lm. Nguyễn Thế Thuấn trong bản dịch Kinh Thánh trọn bộ, Gm. Paul Bùi Văn Đọc trong tác phẩm tập thể “Chúa Thánh Thần, Đấng Ban Sự Sống” (tr. 292-293), nhóm soạn bộ Giáo Lý Hồng Ân của TGM. Xuân Lộc trong “Lớn lên trong Chúa Thánh Thần, Đấng Ban sự sống”(tr. 87-94), Ủy Ban Giám Mục về Phụng vụ trong bản dịch về Bí tích Thêm sức, v.v...; đàng khác, từ chỗ một nền thần học về Chúa Thánh Thần vẫn chưa được nghiên cứu kỹ và sâu ở Việt Nam...
II. NGUỒN GỐC CỦA KHÁI NIỆM “BẢY ÂN HUỆ”:
1. Lịch sử: đã thấy xuất hiện trong ngôn ngữ phụng vụ khoảng cuối thế kỷ IV (thánh Ambroise de Milan và ĐGH. Sirice 385)..
2. Kinh Thánh: từ Is 11,1-2. Trong Is 11,1-2, chỉ có 6 ân huệ. Có lẽ một số dịch gỉa Hy lạp và cả Latinh khi dịch Is 11,1-2 đã tách đôi ân huệ thứ 6 “sự kính sợ Thiên Chúa” ra thành hai và thêm vào đó một ân huệ nữa cho đủ con số 7, biểu tượng của sự phong phú, đầy tràn, đó là khái niệm eusebes/ eusebeia hoặc pietas mà vốn không có tương đương trong ngôn ngữ Hipri, và rồi sau đó đã đi vào ngôn ngữ phụng vụ... Để dễ dàng so sánh đối chiếu giá trị một số bản dịch Việt ngự hiện nay, xin mạn phép trích ra đây 2 bản dịch Pháp ngữ quan trọng:
a. Is 11,1-2 qua bản dịch của Bible de Jerusalem:
“... sur lui repose l’Esprit de Yahvé
Esprit de sagesse et d’intelligence,
Esprit de conseil et de force.
Esprit de science et de crainte de Yahvé”.
b. Cuốn GLHTCG, 1992:
“... donne-leur en plénitude l’Esprit qui reposait sur ton Fils Jésus:
Esprit de sagesse et d’intelligence,
Esprit de conseil et de force,
Esprit de connaissance et d’effection filliale:
Remplis-les de ‘Esprit de la crainte de Dieu...”
III. THẦN HỌC VỀ 7 ÂN HUỆ CỦA CHÚA THÁNH THẦN:
Trước tiên, cần lưu ý là một thứ thần học về Chúa Thánh Thần hay về những ân huệ của Ngài chỉ có thể hiểu được khi được định vị:
• Trong Hành động của Thiên Chúa Ba Ngôi
• Trong Kế hoạch Mặc khải cứu độ của Ba Ngôi vốn được diễn ra trong Lịch sử...
Thật vậy, chính trên nền tảng của chân trời đó, người ta mới có thể phát hiện ra được cái “logic nội tại” ẩn tàng trong Is 11,1-2, và áp dụng của Giáo Hội đối với bản văn này và trong Bí tích Thêm sức.
1. Thần Khí Khôn ngoan và thông hiểu:
Là “Ân huệ Thần Khí” giúp con người luôn ở trong tư thế “tìm kiếm Thiên Chúa và Thánh ý của Ngài” (Am 5,4tt; Mt 7,8; Is 59,2; Kn 1,1; Xp 2,3; Tv 22,27; Dnl 3,39tt; Cv 3,27; Gr 29,14; Tv 69,33; Ga 8,21; Pl 3,8.12; Rm 10,3; Cl 3,1; Ga 13,33; v.v...), đồng thời hiểu được đâu là Thánh ý Chúa, cái gì tốt, cái gì xấu... (Ga 6,44; 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; v,v...).
Thử so sánh đối chiếu các khái niệm “Thần Khí khôn ngoan và thông hiểu” của Is 11,1-2 với Ga 14,6 “chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống “ với kinh nghiệm của Khổng Tử, một hiền triết Đông Phương: “Ta 15 tuổi để trí vào việc học Đạo; 30 tuổi, biết tự lập (tự mình theo chính Đạo); 40 tuổi, không còn nghi hoặc về Đạo; 50 tuổi, biết Mệnh trời; 60 tuổi, đã biết theo Mệnh trời; 70 tuổi, theo lòng muốn của mình mà không vượt ra ngoài khuôn khổ Đạo lý” (Luận ngữ, II.4).
2. Thần Khí định liệu và mạnh bạo: là “Ân huệ Thần Khí” giúp con người có được những quyết định đúng đắn được cân nhắc kỹ lưỡng cho cuộc sống hiện tại và tương lai của mình, hợp với Thánh ý Thiên Chúa và mang lại hạnh phúc đích thực, đồng thời có đủ mạnh bạo thực hiện những quyết định đó (Lc 11,28; 14,28-33; 12,57-59; 12,47; Mt 7,21; 21,31; Dt 13,21; Pl 2,13; v.v...).
3. Thần Khí nhận biết và hiếu thảo: là “Ân huệ Thần Khí” giúp con người biết được:
a. Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa duy nhất và chân thật;
b. Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và Đức Giêsu là mối quan hệ Cha-Con trong vĩnh hằng và trong lịch sử, đồng thời là Đấng sai đi Đấng được sai đi (Ga 17,3).
c. Mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người là mối quan hệ Cha-Con nhờ được thông hiệp với tình Phụ-Tử của Đức Giêsu Kitô (Mt 6,9; Rm 8,29; Gl 3,26; 4,5tt; Dt 12,5-12).
d. Mối quan hệ nhân loại với nhau là tất cả mọi người đều là anh, chị, em với nhau vì cùng có chung Thiên Chúa là Đấng Tạo thành và là Cha (Mt 6,9; 2Pr 1,4).
e. Thiên Chúa yêu thương tất cả mọi người và muốn mọi người đều được cứu rỗi (1Tm 2,4).
f. Vì thế, con người cần đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa bằng “tình con thảo” (1Ga 4,7-8; Gl 4,6)...
4. Thần Khí kính sợ Thiên Chúa.
Là “ân huệ Thần Khí” giúp con người luôn có được những thái độ, những tâm tình đúng đắn và quân bình “vừa yêu vừa kính sợ” đối với Thiên Chúa, Đấng vừa đáng sợ vừa đáng yêu (Mysterium tremendum et fascinosum) (Ml 1,6; Dnl 10,12; Cn 1,7; Cv 10,34tt).
Như vậy, với cái vẻ bên ngoài thoạt tiên có vẻ như không ăn nhập vào đâu, Is 11,1-2 quả thực có cái “logic nội tại” sâu sắc của nó. Qua những phân tích khái quát và sơ lược trên đây, có thể coi Is11,1-2 như là tóm lược toàn bộ quá trình Mặc khải mầu nhiệm Thiên Chúa và quá trình đáp trả từ phía con người. Việc nghiên cứu và phân tích từng ân huệ trong những bài sau đây sẽ còn cho thấy rõ hơn những điều đó...
Bài 6: THẦN KHÍ KHÔN NGOAN
Ở đây, có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Ý nghĩa sự Khôn ngoan trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí khôn ngoan.
I. SỰ KHÔN NGOAN TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
a. Trong ngôn ngữ Cựu Ước
- Nguồn gốc: có thứ khôn ngoan do con người sở đắc được nhờ học hỏi hoặc nhờ kinh nghiệm, tuy nhiên có thể mang nội dung luân lý tôn giáo và cũng có thể không (Xh 28,3; 2Sm 13,3; G 8,8; Gr 2,8; Gv 39,1tt.8; 51,23; Cn 20,22-24; 22,2.4.22tt; 24,21; 25,21tt; 29,13;v.v...); và nền tảng của sự khôn ngoan có mang nội dung luân lý tôn giáo là Sự Kính Sợ Yahvé: người khôn ngoan ở đây, là người biết làm điều đẹp lòng Thiên Chúa và tránh điều mà Ngài không hài lòng (Cn 1,7; 9,10; Gv 1,11-21; 19,20; G 28,12tt; Cn 6,16; 8,13; 11,20; 12,22; Gv 1,27; Kn 4,10.14; 7,14.28) hay nói cách khác, đó là tuân theo Lề Luật (Gv 15,1; 19,20; Br 4,1)... có thứ khôn ngoan do Thiên Chúa ban cho (G 28,12-27; Br 3,15-38; Is 28,29; Xh28,3; St41,8.38-39; Dnl 1,17; Kn 7,20; Ds 11,17.25; Dnl 1,13; Cn16,10; 2Sm 14,17.20; 1V 3,11.28; 2Sm 16,23; Is 11,2-5; v.v...). Như một sự hiểu biết siêu nhiên và đồng nghĩa với Thần Khí của Thiên Chúa (St 41,8.38; Dnl 34,9; Is 11,2-6; Dnl 4,5tt; Kn 7,22;1,4tt; 9,17; v.v...).
- Bản tính: chưa rõ ràng được coi như là một Ngôi vị, đúng hơn, sự Khôn Ngoan ở đây là một thực hữu có tính thần linh mới chỉ là một đặc tính hay thuộc tính mà thôi, dù đó là một thực hữu đã có từ muôn thuở và sẽ còn mài mãi (Cn 8,22-26; Hc 24,9), thoát ra từ miệng Đấng Tối Cao như một hơi thở hoặc Lời của Ngài (Hc 24,3), Hơi thở của quyền năng Thiên Chúa, loan truyền vinh quang của Đấng Toàn Năng, phản chiếu ánh sáng vĩnh cữu, gương soi hoạt động của Thiên Chúa, hình ảnh sự tuyệt hảo của Ngài (Kn 7,25tt), ở trên trời (Hc 24,4), thông phần ngai báu của Thiên Chúa (Kn 9,4) và sống thân mật với Ngài (Kn 8,3) (theo Điển ngữ Thần học Thánh Kinh).
b. Trong ngôn ngữ Tân Ước: Đức Giêsu được gọi là “Sự Khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cr 1,24.30), sự Khôn Ngoan mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa (1Cr 2,6tt), là tột đỉnh của sự hiểu biết tôn giáo (Cl 1,9). Và những gì Cựu Ước đã gán cho Sự Khôn ngoan thì Tân Ước lấy lại gán cho Đức Giêsu, như: là Trưởng tử trước mọi tạo vật và là Tác nhân cuộc sáng tạo (Cl 1,15tt; x. Cn 8,22-31), tỏa sáng vinh quang Thiên Chúa và là hình ảnh bản thể Thiên Chúa (Dt 1,3; x.Kn 7,25tt), là Sự Khôn ngoan của Chúa Cha vì cũng là Lời của Ngài (Ga 1,1tt)...
Là Sự Khôn ngoan mặc khải về mầu nhiệm Thiên Chúa, Đức Giêsu, như vậy, vừa mặc khải cho biết sự Sống đích thực bên trong Thực tại thần linh vĩnh hằng, vừa mặc khải cho biết Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi diễn ra trong lịch sử, như một lịch sử tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với nhau và với loài người chúng ta, lịch sử của một tình yêu hoàn toàn vô điều kiện, vô vị lợi và vô biên giới... Đó chính là sự Khôn ngoan đích thực mà Thiên Chúa muốn mặc khải cho con người, sự Khôn ngoan mà thế gian lại coi như là điên rồ (Rm 1,21tt; 1Cr 1,21; 1Cr 2,8), và chỉ được mặc khải ra cho những con người “bé nhỏ” luôn luôn tìm kiếm và sẵn sàng vâng nghe Thần Khí của Thiên Chúa (1Cr 2,10-16; 12,8; Ep 1,17; Mt 11,25tt; 1Cr 2,7tt; Rm 11,33tt; Gl 2,3).
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ KHÔN NGOAN:
Đã hẳn, người ta có thể nói Chúa Thánh Thần là Thần Khí Khôn ngoan bởi vì Ngài là Thần Khí của Chúa Con (Gl 4,6; Rm 8,9; 2Cr 3,17), nhưng người ta cũng có thể nói điều ngược lại. Tuy nhiên, phải hiểu những điều đó như thế nào?
Trong ngôn ngữ thần học, người ta khẳng định Chúa Cha được mặc khải qua Chúa Con, Chúa Cha và Chúa Con được mặc khải nhờ Chúa Thánh Thần (x. GLHTCG, các số 238-248). Còn ngôn ngữ Kinh Thánh thì không chỉ gọi Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Con mà còn là Thần Khí của Chúa Cha hay Thần Khí của Thiên Chúa (chữ Thiên Chúa trong Tân Ước chỉ Chúa Cha, x. 1Cr 8,6). Như vậy, khi khẳng định Chúa Thánh Thần là Thần Khí Khôn ngoan, thì một đàng, vừa có nghĩa Chúa Thánh Thần là Thần Khí của sự Khôn ngoan của Chúa Cha được mặc khải qua Chúa Con là chính sự Khôn ngoan được tác sinh và ban tặng bởi Chúa Cha; đàng khác, vừa có nghĩa Chúa Thánh Thần là Thần khí của sự Khôn ngoan được tác sinh và ban tặng là chính Chúa Con, trong mối tương quan tình yêu Phụ - Tử vĩnh hằng: đó chính là sự sống thần linh, là hạnh phúc đích thực, là Khát vọng muôn đời của tất cả mọi người... Hay nói cách khác, Chúa Cha là Đấng tác sinh và trao ban sự Khôn ngoan là Chúa Con trong và nhờ Thần Khí Khôn ngoan là Chúa Thánh Thần. Trong nội tại thần linh, chính Thần Khí Khôn ngoan là Hoạt động vĩnh hằng của tình yêu vĩnh hằng của Thiên Chúa Ba Ngôi, một tình yêu hoàn toàn vô vị lợi, vô điều kiện và vô biên giới...
Đàng khác, nếu như kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa vốn được diễn ra trong lịch sử là kế hoạch cứu độ (do chính cái tên Giêsu của Chúa Con-nhập thể mà trong ngôn ngữ Hipri là Yehôsa hay Yesa và có nghĩa là “lạy Yavê, xin hãy cứu!”), thì có thể nói rằng sự Khôn ngoan đồng nghĩa với sự Cứu độ hay sự Sống đời đời, sự Sống thần linh; và người khôn ngoan chính là con người được cứu độ, được tha thứ, người có sự sống thần linh, sự sống đời đời hay sự Sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi, v.v... (Kn 8,3; 7,27;1Cr 2,6tt; Ep 3,10; 1Cr 2,10-16; 12,8; Ep 1,17; Ga 15,9-17; 17,3; Mt 11,25tt...); hay, nói theo ngôn ngữ của Phaolô, đó là sự Sống mà trong đó Thiên Chúa là tất cả, và trong Ý định tình yêu của Ngài, nơi mọi sự và nơi mọi người (1Cr 15,28; Pl 1,21; x. Am 5,4tt; Hs 6,1tt)...
Kết luận:
Như vậy, Chúa Thánh Thần, Thần Khí Khôn ngoan là Đấng hiện diện trong toàn bộ quá trình tìm kiếm Thiên Chúa của con người, sự tìm kiếm mà theo ngôn ngữ của các Ngôn sứ Amốt và Hôsê đó chính là nỗ lực làm cho sự sống của con người đạt được ý nghĩa đích thực của nó (Am 5,4tt; Hs 6,1tt), thông qua việc “nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và Chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), và cuối cùng là “Thiên Chúa trở thành là tất cả trong mọi sự, nơi mọi người” (1Cr 15,28).
Sự “nhận biết” đó chính là sự Khôn ngoan đích thực, là sự Sống đích thực và là niềm hạnh phúc đích thực...
Bài 7: THẦN KHÍ THÔNG HIỂU
Có 2 vấn đề được đặc ra:
1. Trong ngôn ngữ Kinh Thánh, “hiểu” (intelligence) và “biết” (consnaissance) là gì?
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Thông Hiểu.
I. “HIỂU” VÀ “BIẾT” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH:
Trong ngôn ngữ Sêmita, khái niệm “biết” (gốc Hipri là yd) không được hiểu trong khung cảnh tri thức, mà là trong khung cảnh đời sống, và nó vượt qua những thứ tri thức trừu tượng và được diễn tả như là một liên hệ hiện sinh: biết một cái gì hay một ai chính là có kinh nghiệm cụ thể về cái đó hay có những liên hệ cá nhân với người đó. Và, vì những liên hệ có thể mang rất nhiều hình thái và bao hàm rất nhiều cấp độ (ordres), “biết” cũng có thể mang nhiều hình thái và cấp độ khác nhau. Có lẽ chính trong chân trời đó mà Is 11,1-2 đã phân biệt ra thành 2 khái niệm “hiểu” (esprit d’intelligence) và “biết” (esprit de connaissance): khái niệm “hiểu” nhằm diễn tả một thứ “biết” mà mối liên hệ còn ở trình tạng chung chung, mờ nhạt, chưa sâu sắc, và còn ít tính liên vị, giữa chủ thể và đối tượng: thí dụ, trong trường hợp đối tượng là Thiên Chúa, người ta mới chỉ nhận ra là như là Đấng Hóa Công, Tạo hóa, Ông Trời, v.v... Ở đây, cần phải ghi nhận ngay rằng trong kiến thức tôn giáo, mọi sự đều bắt đầu do sáng kiến của Thiên Chúa: trước khi biết Thiên Chúa, người ta đã được Thiên Chúa biết đến... Điều đó có nghĩa là nguyên nhân của việc dừng lại ở tình trạng “hiểu” chung chung, ít tính liên vị, không phải do Thiên Chúa, mà do chính con người sống trong tình trạng vắng bóng tình yêu, hay nói cách khác là do con người tự khép kín lại trên chính mình mà không mở toang cõi lòng mình ra với tha nhân và tha thể. Hay nói theo ngôn ngữ triết học, để hiểu biết được con người và Thiên Chúa, người ta cần phải có một “sự hiểu biết qua trái tim” (l’intelligence du cœur) và một “sự hiểu biết của tình yêu” mà theo ngôn ngữ các bậc thầy linh đạo là một trong những ân huệ của Chúa Thánh Thần.. .
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ THÔNG HIỂU:
Khi nói Chúa Thánh Thần, Thần Khí thông hiểu, một đàng, là có ý nói rằng trong Thực Tại Vĩnh Hằng của Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba, là chính Hành động “biết” Con của Cha: Chúa Cha “biết” Chúa Con và “tức khắc” sinh ra Chúa Con, Chúa Con được sinh ra” tức khắc” “biết” Chúa Cha,- và Hành động biết đó của Chúa Cha và của Chúa Con chính là Chúa Thánh Thần -, đó chính là sự sống Thần linh nội tại, Nguồn Sống của tất cả mọi sự sống, được mặc khải cho loài người qua và nhờ Chúa Con nhập thể và Chúa Thánh Thần.. . Sự Sống đích thực, như vậy, vốn là một sự Thông hiệp (x.1Ga 1,3), một sự kết hiệp hoàn hảo trong Chân lý tình yêu (Ga 17,26; 1Ga 2,3tt; 3,16...)... Đàng khác, là có ý nói rằng trong Kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa diễn ra trong lịch sử, Chúa Thánh Thần chính là Đấng mặc khải Chúa Cha và Chúa Con và, vì thế, chỉ có Ngài mới có thể làm cho con người “nhận biết Cha, Thiên Chúa độc nhất và chân thật, và Đấng Cha đã sai, Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), chỉ có Ngài mới mang lại cho con người sự sống đời đời, sự sống được hòa nhập vào dòng Sức sống vĩnh hằng như dòng ánh sáng vĩ đại phát ra từ trái tim Thiên Chúa và trở lại với Ngài...
Tuy nhiên, ở đây, có một điều cần lưu ý, một lần thay cho tất cả, là trong Kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa diễn ra trong Lịch sử, Kế hoạch của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha là Đấng đã sai Chúa Con và Thần Khí của Ngài thực hiện Kế hoạch trong một sứ mạng liên kết (GLCG 689): Chúa Con nhập thể và Chúa Thánh Thần liên kết, một đàng trong sứ mạng mặc khải Chúa Cha nói riêng và nói chung mặc khải Mầu nhiệm Sự sống Tình yêu là Thiên Chúa Ba Ngôi, đàng khác, trong sứ mạng ban cho con người chính Sự sống Tình yêu ấy, như một ân huệ của Thiên Chúa, tức là những người khiêm tốn luôn luôn để cho Thiên Chúa dạy bảo mình (Ga 6,44tt; 10,14; 14,6; 8,28; 12,23.32; 7,39; 16,7; 14,26; 16,13; 14,7.20; 1Ga 1,3; Ga 14,19tt; 17,26; Pl 3,8tt; Rm 12,2; 1Cr 2,6-16; Cl 2,2tt; 1Cr 8,1; 13,2; Ep 3,19; 1Cr 13,12).
Như vậy, trong tư cách Ngôi Vị vĩnh hằng, Chúa Thánh Thần là Thần Khí hiểu biết của Chúa Cha và Chúa Con; trong tư cách Đấng được sai đi, cùng với Chúa Con, Chúa Thánh Thần là Thần Khí mặc khải Chúa Cha và Chúa Con; và trong tư cách là ân huệ của Chúa Cha và Chúa Con ban cho loài người, Chúa Thánh Thần là Thần Khí giúp con người thông hiểu được Mầu nhiệm Thiên Chúa được mặc khải ra trong Lịch sử, tức là Kế hoạch tình yêu của Ngài, thông hiểu được Thánh Ý Tình Yêu của Ngài là muốn tất cả mọi người đều hạnh phúc, tức là có được Sự sống Vĩnh hằng, và cuối cùng thông hiểu được rằng muốn được như thế, con người cần phải tuân theo Thánh ý của Thiên Chúa (1Tm 2,4; Mt 6,10; Dnl 30,14; Tv 1,2; 143,10; G 23,13; Is 55,11; Kn 9,13; Tv 33,11; Hs 2,16; Ed 36,26tt; Gr 31,33; Dt 10,7-9; Cv 13,22; Mt 11,25; Lc 12,32; Mt 7,21; 12,50; Ga 4,34; 5,30; 6,38tt; 15,10; 7,17; 14,23tt; 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; Pl 2,13; v.v...)...
Bài 8: THẦN KHÍ ĐỊNH LIỆU
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Ý nghĩa của hạn từ “Định Liệu”
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Định Liệu
I. Ý NGHĨA CỦA HẠN TỪ “ĐỊNH LIỆU”:
Hạn từ “Định Liệu” tạm được sử dụng để phiên dịch hạn từ “Conseil” (esprit de conseil) của Pháp ngữ. Trong Pháp ngữ, hạn từ Conseil có khá nhiều nghĩa (thí dụ: lời khuyên, sự chỉ giáo, sự cố vấn...), nhưng trong văn mạch của Is 11,1-2, ý nghĩa “quyết định đã cân nhắc kỹ” có lẽ là thích hợp hơn cả. Và hạn từ “định liệu” (dù hãy còn bất toàn!) cần phải được hiểu trong chân trời đó, tức là một sự quyết định sau khi đã được cân nhắc kỹ lưỡng...
Như vậy, trong văn mạch của Is 11,1-2, Sự Khôn ngoan chính là Thiên Chúa, là Lời, Thánh Ý và Ý Định của Ngài mà vốn được mặc khải nơi Chúa Con – Nhập thể và nơi Thần Khí của Chúa Con. Vì thế, người khôn ngoan chính là người luôn luôn lắng nghe, tìm hiểu để thông hiểu được Thánh ý của Thiên Chúa được tỏ bày ra trong lịch sử và trong các biến cố của lịch sử. Và một khi đã thông hiểu được rồi (đặc biệt dưới ánh sáng của lương tâm lành mạnh, ân huệ của Thần Khí Thiên Chúa ), con người cần phải quyết định dứt khoát, sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng các khía cạnh của vấn dề, tuân theo Lời Thiên Chúa chỉ dạy và điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ Thần Khí do Đức Giêsu ban cho (Ga 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; 1,10; Ep 5,17; Pl 2,13)...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ “ĐỊNH LIỆU”:
Điều này có nghĩa là trong những quyết định liên can vận mạng của con người thuộc loại này, con người luôn luôn được Thiên Chúa quan tâm giúp đỡ và chỉ bảo (Pl 2,12-13; Rm 12,2; x. Is 5,19; 14,26...; Gr 23,18-22; Mk4,12; Is 44,28; 46,10...; Hs 2,16; Ed 36,26tt; Gr 31,33; Is 50,5; Tv 40,8t; Is 53,10; v.v...). Và nếu như các ân huệ của Thần Khí là những tâm thái (dispositions) được Thiên Chúa gợi lên trong con người nhằm giúp con người thông lưu được với sự Sống thần linh của Thiên Chúa, thì Thần Khí Định Liệu hiện diện nơi con người vừa như một Ngôi vị Thần linh vừa như một ân huệ tạo điều kiện giúp con người có được những quyết định phải sống như thế nào để có được Hạnh phúc đích thực hay sự Sống đời đời...
Đàng khác, việc đưa ra một quyết định bao giờ cũng bao hàm một số yếu tố sau đây: chủ thể quyết định, hành động quyết định và chính đối tượng mà quyết định nhắm tới..., và để giúp con người có thể có được một quyết định liên hệ đến hạnh phúc đích thực và vĩnh cữu của đời mình, Thần Khí Định liệu chắc hẳn đã phải tác động lên toàn bộ những yếu tố đó:
1. Đối với chủ thể quyết định:
Con người, muôn thuở, nhiều hay ít, cách này hay cách khác, vẫn thường xuyên vướng phải hoặc có nguy cơ vướng phải tình trạng tha hóa, vong thân, đánh mất chính bản thân mình. Thế mà, để có thể có được những quyết định cân nhắc kỹ lưỡng, việc trước tiên con người phải làm đó là phải “trở nên chính mình” (Sois toi-même!). Nhưng muốn làm được thế, con người cần phải biết mình đang là gì, là ai, và đúng ra mình phải là ai và là gì... Từ đó, sản sinh ra một tâm thái- kép: một đàng là sự ăn năn sám hối (metanoein), một đàng là sự chuyển hướng nội tâm quay về với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính bản thân của mình (epistrephein). Thần Khí Thiên Chúa luôn luôn hiện diện trong toàn bộ quá trình đó và những nỗ lực đó... (Ed 36,26t; Mt 18,3t; 6,33; Lc 18,13; 15,2).
2. Đối với hành động quyết định:
Cũng như trong thực tại nội tại của sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Thánh Thần là Hành động của Thiên Chúa (Chúa Cha sinh ra Chúa Con, Chúa Cha yêu thương Chúa Con, Chúa Cha hiểu biết Chúa Con...; và ngược lại, Chúa Con đón nhận sự sinh ra bởi Chúa Cha, Chúa Con yêu thương Chúa Cha, Chúa Con hiểu biết Chúa Cha...), ở đây cũng vậy, Thần Khí Thiên Chúa, vừa như là một Ngôi vị vừa như là ân huệ, cùng hiện diện và cùng “định liệu” với chủ thể chính là con người... (Hs 2,16; Ga 14,26; Rm 12,2; Cl 1,9; Cv 15,28).
3. Đối với đối tượng mà quyết định nhắm tới:
Hay nói cách khác, đó chính là nội dung của quyết định, tức là: vấn đề phải sống như thế nào, phải làm gì để có được hạnh phúc đích thực và Sự Sống vĩnh hằng, khát vọng muôn thuở của tất cả mọi người... Ở nơi những nền luân lý tự nhiên, đó là làm điều thiện tránh điều ác, sống theo mệnh trời, hiếu thảo với Tổ tiên, tình phụ-tử, mẫu-tử, huynh-đệ, phu-thê, v.v... Ở nơi nền luân lý mặc khải sơ khai như Cựu Ước, đó là Lề Luật, là 10 Điều răn... Ở nơi nền luân lý mặc khải Tân Ước, đó là “nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Đức Giêsu Kitô” (Ga 17,3), tức là sự Sống trong và bởi sự Hiện diện của Thiên Chúa Ba Ngôi... Và tất cả những nỗ lực đó, chỉ có Thần Khí Thiên Chúa mới thực hiện được, dĩ nhiên, cùng với con người...
Bài 9: THẦN KHÍ MẠNH BẠO
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Hạn từ “ Mạnh bạo” trong ngôn ngữ Kinh Thánh
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Mạnh bạo
I. HẠN TỪ “MẠNH BẠO” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH:
Trong ngôn ngữ Hipri, những khái niệm: “sức mạnh” (force), “năng lực” (puissance), “quyền lực” (pouvoir) là những chuyển từ từ các từ gốc or, wn, ms, gbr, hzq, hyl, kh,s, và trong Hy ngữ bởi các hạn từ dunamis, exousia..., được dùng vừa để chỉ sức mạnh thể lý vừa chỉ sức mạnh tinh thần.
Ngôn ngữ Kinh Thánh thường xuyên nối kết hai hạn từ “Thần Khí Thiên Chúa” và “Quyền Năng Thiên Chúa”. Hai hạn từ Thần Khí và Sức mạnh thường đi đôi với nhau và hầu như đồng nghĩa với nhau (St 1,2; Is 32,25; 44,3tt; Tv 104,30; Tl 3,10; 6,43; 13,25; 11,19; 14,6.19; Lc 1,35-37; Cv 10,38; Lc 4,14.18; 11,20; Mt 12,28; Ep 1,18-20; Cl 2,9; Pl 2,9-11; Mt 28,18; Pl 3,10; 2Cr 13,4; Rm 8,11; v.v...). Ở đây, có thể nói rằng câu nói sau đây của Cyrille d’Alexandrie hầu như phản ánh được toàn bộ vấn đề: “Thánh Thần là Quyền Năng và Hoạt động của Bản thể Thần linh. Người làm nên tất cả mọi công trình của Thiên Chúa” (Cyrille d’Alexandrie, Thesaurus, p. 75,580.608)...
Đã hẳn, hạn từ’ “Mạnh bạo” trong ngôn ngữ Kinh Thánh vừa hàm ý “sức mạnh thể xác” (Gs 1,6; Is 35,3tt; Lc 16,16; v.v..), vừa hàm ý “sức mạnh nội tâm” (1Ga 2,14; 5,18; Ep 3,16; v.v...) nhằm giúp con người có đủ khả năng thực hiện kế hoạch của Thiên Chúa diễn ra trong và qua Lịch Sử (Lc 12,47; Mt 7,21; 21,31; Dt 13,21). Tuy nhiên, một điều hết sức quan trọng cần lưu ý, sự Mạnh bạo đó con người có được hoàn toàn là do Thần Khí Quyền Năng của Thiên Chúa ban cho...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ MẠNH BẠO:
Cách chung, có thể nói rằng tất cả mọi hành vi cứu độ đều là công trình của Quyền Năng Thiên Chúa (Dnl 3,24; Tv 20,7; 106,2; 105,2; Lc 1,35; 2Cr 13,4; Rm 1,20; 2Pr 1,3; 1Cr 6,14; Mt 11,20; Mc 6,5; Mt 7,22; Cv 8,13; 1Cr 12,10; Mk 3,8; Lc 24,49; Ga 3,3-7; 1,12; Kh 2,26tt; v.v...). Để con người thấu hiểu và cảm nghiệm được điều đó, ngôn ngữ Kinh Thánh cho rằng Thiên Chúa đã hành xử một cách có vẻ nghịch thường: những công trình phi thường, vĩ đại lại được thực hiện bởi những con người bình thường, bé nhỏ, đôi khi có vẻ yếu đuối..., và với những phương tiện đơn sơ, bé nhỏ khiến người ta phải sửng sờ (1Sm 16,7; 10,23; Tl 7,2; Is 30,15tt; 2Cr 12,9; Tv 107,40; Tv 113,7; 2Cr 4,7; v.v...). Tuy nhiên, điều đó không đơn giản chỉ là vấn đề “phương pháp sư phạm” của Thiên Chúa mà thôi, mà còn là phản ánh một tình trạng thực tế của hiện hữu của con người, vốn là những thụ tạo hoàn toàn lệ thuộc Thiên Chúa: cả cái nó là và cả cái nó có (être et avoir). Sự lệ thuộc nói ở đây không phải là mối tương quan chủ-tớ vốn luôn luôn có nguy cơ triệt tiêu cá vị và phẩm giá lẫn nhau, mà là mối quan hệ Cha- Con, mối quan hệ mà nếu được “sống” thực sự sẽ phong phú hóa lẫn nhau trong tình yêu (Mt 11,25tt; 6,4.6.18; 25,32; 21,31tt; 8,12; 23,9; 7,7-11; 6,25-34; 5,44tt; v.v...) Nếu như, nói theo ngôn ngữ của Paul Ternant (x. ĐNTHTK. từ Cha), “Thiên Chúa không bao giờ là Cha chúng ta bằng lúc Ngài tỏ lòng yêu thương và tha thứ, và chúng ta không bao giờ là con Ngài bằng lúc ta cũng hành động như vậy đối với mọi anh em chúng ta”, thì điều cần thiết nhất đối với con người không là gì khác hơn chính là Sức mạnh để có thể yêu thương và tha thứ... Và Sức mạnh này không hẳn là để con người có thể chiến thắng những kẻ thù bên trong và bên ngoài mà đúng hơn là mạnh bạo dám để cho Thiên Chúa hoàn toàn chiếm đoạt mình và chiến thắng mình, dám để cho Thiên Chúa định đoạt và sử dụng đời mình theo Thánh ý của Ngài (Pl 1,21; Gl 2,20; Rm 1,13; 6,10t; 2Cr 5,15; 1Cr 15,28; Ga 17,3; v.v...). Đó chính là Sức mạnh của niềm tin hoàn toàn và tuyệt đối vào Thiên Chúa (có khi còn được gọi là Đạo lương tri, lẽ phải, Chính nghĩa, Thiên mệnh, Ý trời; v.v...) dám đánh đổi cả vận mạng cuộc đời mình. Và nguồn gốc của sự Mạnh bạo đó không ai khác hơn là chính Thần khí Sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng hiện diện trong con người vừa như một Ngôi vị vừa như Ân huệ mà con người có thể sở đắc hay nói đúng hơn, như ân huệ trong đó con người được “thông hiệp” với Sức mạnh của Thiên Chúa, tức là Chúa Thánh Thần để sống sự sống của Thiên Chúa là yêu thương...
Bài 10: THẦN KHÍ NHẬN BIẾT
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Khái niệm “nhận biết” trong ngôn ngữ Kinh Thánh
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Nhận biết.
I. KHÁI NIỆM “NHẬN BIẾT” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
Trong ngôn ngữ Hipri hạn từ Yd (nhận biết) vượt qua trí thức trừu tượng và diễn tả một liên hệ hiện sinh: biết một cái gì chính là có kinh nghiệm cụ thể về cái đó (Is 53,3; Kn 3,13; Tl 3,1; Is 59,8; St 2,9.17; v.v...) và biết một người nào chính là có những mối quan hệ cá nhân với người đó (Dnl 33,9; St 4,1; Lc 1,34; Ed 12,15; Gr 31,34; v.v...) (x. ĐNTHTK, từ “Biết”)... Như vậy, đối với người Sêmita, khi nói “biết Thiên Chúa” có nghĩa là có những mối quan hệ cá nhân, trực tiếp, thân tình...với Thiên Chúa. Thế nhưng, điều đó diễn ra như thế nào khi mà Yavê luôn là Đấng siêu việt, siêu hình xa cách vời vợi (Xh 3,1-15; 33,18-23; 34,1-7; Tl 5,4t; Xh19,16; Is 6,2; Hs 11,9; Is 57,15; 40,25; v.v...)? Đối với Amốt, biết Thiên Chúa đó chính là được Thiên Chúa biết đến (Am 3,2) và là khám phá ra Ngài là nguồn gốc hiện hữu của mình. Như vậy, hành vi “nhận biết Thiên Chúa” vừa có nguồn gốc do Thiên Chúa vừa là ân huệ của Ngài, nghĩa là con người chỉ nhận biết được Thiên Chúa nhờ chính Ngài tự mặc khải mình ra cho con người ở nơi và khi mà Ngài muốn, và theo cách thức mà Ngài muốn, qua Lời và Thần Khí của Ngài (Dt 1,1-3; Mt 11,27; Ga 14,17.26; 16,13; v.v...).
Mối quan hệ cá nhân, thân tình của con người với Thiên Chúa, trong ngôn ngữ Cựu Ước, được diễn tả dưới những kiểu nói đặc biệt như “Thiên Chúa của...ai đó” (St 14,22; 16,13; 17,1; 35,7; 21,33; 14,22tt; 18,25; 49,24; 2Sm 23,3; Tv 18,3; 144,2; 84,10; 89,19; Mk 7,14; Tv 23,1; v.v...), “Ta đã nhìn thấy... Ta đã lắng nghe... Ta đã thấu hiểu... Ta quyết định... Ta sai ngươi” (Xh3,7-10)...
Mối quan hệ càng trở nên gần gũi, cụ thể, hữu hình hơn khi chính Ngôi Lời, Con Một của Thiên Chúa và là Thiên Chúa “mặc xác phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1,14; Rm 8,32; Cl 1,27; 2,2; Ep 2,18; 3,12; Ga 1,18; 17,3; v.v...)...
Vấn đề là làm thế nào cho con người nhận biết được Thiên Chúa...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ NHẬN BIẾT
Thư 1 Gioan khẳng định: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8).
1Ga 4,7-8, như vậy cho thấy “yêu thương” không chỉ là điều kiện để nhận biết Thiên Chúa, mà còn chính là “nhận biết”:
1. “Yêu thương nhau”, điều kiện để “nhận biết” Thiên Chúa:
Để có thể có được mối quan hệ cá nhân thân tình, cụ thể với Thiên Chúa, điều kiện trước tiên là con người phải yêu thương nhau, bằng một thứ tình yêu có tính liên vị, thân tình và cụ thể (x. Lc 10,29-37). Khi yêu thương ai tức là người ta đã “sinh ra” người đó, hay nói cách khác, người ta chấp nhận sự hiện hữu và sự hiện diện của người đó cùng với mình. Thế nhưng, khi nói con người yêu thương ai thì điều đó đồng thời có nghĩa là con người đã để Thần Khí Tình yêu yêu thương mình và tha nhân, vì thế, khi con người yêu thương nhau tức là con người vừa “được Thiên Chúa sinh ra” (1Ga 4,7b) vừa “sinh ra tha thể (Thiên Chúa và tha nhân)”...: đó chính là sự hiện diện liên vị hiện diện trong nhau như trong chính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi (Ga 10,38; 14,10t; 17,21; 5,20.23; 10,15; 14,31; 17,24t; v.v...) và chính trên cơ sở chân trời đó, người ta có thể nói: biết là yêu thương và ngược lại...
2. “Yêu thương nhau” chính là “biết Thiên Chúa”:
Điều này chỉ có thể có trong điều kiện chính Thiên Chúa đã tự mình “đồng hóa” với nhân loại. Và điều này quả thực đã diễn ra trong mầu nhiệm Sáng tạo, Nhập thể và Cứu độ: trong mầu nhiệm Sáng tạo, bởi vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh và giống như Ngài (St 1,26-27); trong mầu nhiệm Nhập thể, bởi vì Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta (Ga 1,14; x. Mt 25,31-46; Cv 9,5; Ep 1,23); trong mầu nhiệm Cứu độ, bởi vì được cứu độ có nghĩa là được trở nên con của Thiên Chúa và được sống sự sống thần linh của Thiên Chúa- Ba Ngôi và Thiên Chúa trở nên Cha của loài người (2Tl 1,4; 1Ga 3,2; 3,1; Ga 1,12; Gl 1,5t; Rm 8,14-17; 6,4), hay nói cách khác, con người và vũ trụ “đi vào trong sự viên mãn của Thiên Chúa” (Ep 3,19): lúc ấy Thiên Chúa sẽ là “tất cả trong tất cả mọi người” (1Cr 15,28), và “tất cả trong tất cả mọi sự” (Ep 1,23)... Vì thế, 1Ga 4,20 đã khẳng định: “vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” và Paul Ternant đã vọng lại tư tưởng đó “Thiên Chúa không bao giờ là Cha chúng ta bằng lúc Ngài tỏ lòng yêu thương và tha thứ, và chúng ta không bao giờ là con Ngài bằng lúc ta cũng hành động như vậy đối với mọi anh em chúng ta”...
Như vậy, khi nói Thần Khí Nhận biết chính là nói về Thần Khí Tình yêu của Thiên Chúa, Đấng làm cho con người, khi yêu thương nhau, hòa nhập vào Cơn Lốc Sự sống Tình yêu Thần linh là chính Thiên Chúa Ba Ngôi.. . (Ga 17,3).
Bài 11: THẦN KHÍ HIẾU THẢO
Có 2 vấn đề cần được đặt ra:
1. Khái niệm “Hiếu thảo” trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí hiếu thảo.
I. KHÁI NIỆM “HIẾU THẢO” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH.
Nói chung, đây là một hạn từ rất phức tạp và hàm hồ về mặt ngữ nghĩa và cả về mặt ứng dụng.
Từ gốc trong ngôn ngữ Hipri là hesed, trước tiên biểu thị mối tương quan nối kết họ hàng (St 47,29), bạn hữu (1Sm 20,8), “đồng minh” (St 21,23), và giả thiết có sự tương trợ hữu hiệu và trung thành (hesed / emet: hiếu từ / trung thành có liên hệ với nhau). Bản dịch LXX đã dịch hesed ra Hy ngữ là éleos vốn có nghĩa là “nhân từ”, và từ đó ra La ngữ là “missericordia” và ra Pháp ngữ là “misséricorde”. Các dịch gỉa tân thời đôi khi coi hesed như tương đương với hạn từ “piété” và Việt ngữ đã dịch “piété” ra là “đạo đức”... GLHTCG, bản Pháp ngữ không dùng hạn từ “piété” mà dịch hesed ra là “affection filiale” (“tình con thảo”). Thật ra, trong ngôn ngữ Cựu Ước, hesed nhấn mạnh mối quan hệ của Thiên Chúa với con người (“từ”) hơn là mối quan hệ của con người với Thiên Chúa (“hiếu”), vì thế, trong Việt ngữ, khi thì được dịch ra là “hiếu từ” (đức tốt của con đối với cha mẹ là “hiếu”, đức tốt của cha mẹ đối với con là “từ”) (x. Bản dịch ĐNTHTK, hạn từ “Hiếu Từ”), khi thì được dịch là “tín nghĩa” (bản dịch Kinh Thánh của Lm. Nguyễn Thế Thuấn)...Có thể nói ngôn ngữ Tân Ước coi cả hai mối quan hệ trong mối tương quan biện chứng và quân bình hơn, vì thế rất ít khi sử dụng hạn từ piété (gốc Hy ngữ là eusebes/ eusebeia). Trong bối cảnh của vấn đề phân chia “ ân huệ thứ sáu” của Is 11,1-2 (“sự kính sợ Giavê”) ra thành 2, có thể nói rằng việc nhấn mạnh mối quan hệ của con người đối với Thiên Chúa (“hiếu”) của GLHTCG, bản Pháp ngữ là điều hợp lý và có cơ sở... Đó là lý do tại sao hạn từ “Thần Khí Hiếu thảo” hay “Thần Khí của Tình con thảo” được sử dụng ở đây:
1. Cơ sở Cựu Ước:
Trong ngôn ngữ Cựu Ước những thời kỳ đầu, khái niệm Cha- Con trong mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người và ngược lại không bao giờ thuộc phạm vi nhục thể, nhưng thuộc lãnh vực luân lý và tâm linh và trong viễn ảnh tập thể và lịch sử nhiều hơn là cá nhân (Xh 4,22; Ds 11,12; Dnl 14,1; Is 1,2tt; 30,1.9; Gr 3,14; Hs 11,3t.8t; Gr 3,19; Tv 27,10; Cn 3,12; Kn 2,13-18; Gs 17,2;v.v..). Gần kỷ nguyên Kitô giáo, khái niệm Thiên Chúa là Cha dân Ngài và Cha mỗi tín hữu được ý thức cách mạnh mẽ và sâu sắc hơn (trong các văn phẩm của các Rabbi thời cuối Cựu Ước này, người ta gặp thấy nguyên văn công thức mà sau này Đức Giêsu đã sử dụng lại: “Lạy Cha chúng tôi ở trên trời “).
2. Cơ sở Tân Ước:
Đức Giêsu Kitô hoàn thành điểm tinh túy của tư tưởng Dothái về tình Phụ-tử trong mối quan hệ giữa Thiên Chúa và con người và ngược lại: nếu loài người có khả năng trở thành con Thiên Chúa chính là vì Đức Giêsu, Ngôi Lời Thiên Chúa - làm người, tự bản tính là Con Thiên Chúa (Ga 1,12). Và nói theo ngôn ngữ của 1Ga 4,7-8, con người chỉ là con Thiên Chúa khi con người yêu thương nhau trong Thần Khí Tình yêu của Đức Giêsu Kitô, Thần Khí Tình yêu mà đã sinh ra tình Phụ-tử giữa Chúa Cha và Chúa Con trong thực tại Mầu nhiệm Ba Ngôi: “phàm ai yêu thương thì đã được Thiên Chúa sinh ra...” (1Ga 4,7b)
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ HIẾU THẢO
Nếu như Tình yêu thương tạo ra tình Phụ-Tử giữa Thiên Chúa và con người và ngược lại, thì điều đó đồng thời cũng có nghĩa chính Thần Khí Hiếu thảo của Chúa Con tác sinh ra tình Hiếu thảo của con người đối với Thiên Chúa (Gl 3,26; Ep 1,5; Gl 1,5t; Rm 8,14-17; 8,29; Tt 3,5; Rm 6,4; Dt 12,5-12; Ga 1,12; 3,3.5):
“Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: “Áp-ba, Bố ơi!”...” (Gl 4,6).
Cũng như trong vĩnh hằng và trong lịch sử, Chúa Cha hằng sinh ra Chúa Con và Chúa Con hằng đón nhận sự sinh ra bởi Chúa Cha trong và nhờ Thần Khí Tình yêu hỗ tương, con người nếu muốn luôn luôn vẫn là con của Chúa Cha, điều kiện tất yếu là phải luôn luôn yêu thương nhau trong Thần Khí Tình yêu hay Thần Khí Con thảo của Đức Giêsu Kitô.
Như vậy, tình Phụ–Tử nói ở đây là một mối tương quan luôn luôn ở trong tư thế năng động, nghĩa là ở trong hành động yêu thương chứ không chỉ là một mối tương quan tĩnh tại và thụ động như dựa trên huyết thống, dân tộc, cơ cấu... (Mt 3,9tt; Lc 19,9; Mt 5, 9; x. Mt 12,46-50). Bởi vì Thần Khí Hiếu thảo là Thần Khí khi ở trong hành động (en acte)...
Bài 12: THẦN KHÍ KÍNH SỢ THIÊN CHÚA
Có 2 vấn đề được đặt ra:
1. Khái niệm “Kính sợ Thiên Chúa” trong ngôn ngữ Kinh Thánh.
2. Chúa Thánh Thần, Thần Khí Kính sợ Thiên Chúa.
I. KHÁI NIỆM “KÍNH SỢ THIÊN CHÚA” TRONG NGÔN NGỮ KINH THÁNH
Nói chung, đây là một khái niệm diễn tả một thứ tình cảm tôn giáo: khi đối diện với thực tại thần linh, con người một đàng vừa sợ không dám đến gần (kính nhi viễn chi), đàng khác vừa cảm nhận như có sức cuốn hút hướng về đó (mysterium tremendum et fascinosum), chứ không phải là những thứ sợ hãi thông thường của con người, như sợ những thiên tai hoặc những cuộc tấn công của kẻ thù (Gr 6,25; 20,10). Vì thế, người ta gọi đó là tâm tình “kính sợ” (gốc Hipri là Yir’ah và gốc Hy lạp là phopos): vừa sợ vừa thích và vừa thích vừa sợ...
1. Trong ngôn ngữ Cựu Ước, hạn từ “kính sợ Giavê” hay “kính sợ Thiên Chúa”, chiếm một vị trí lớn lao hơn nhiều so với hạn từ “tình yêu” nhằm diễn tả một Vị Thiên Chúa nghiêm minh, siêu việt và đáng sợ... Tuy nhiên, sự kính sợ này không đóng khung trong nỗi lo âu, sao xuyến, mà còn kèm theo nỗi khát vọng và tình yêu đối với Thiên Chúa (Ml 1,6; Dnl 10,12). Nó chính là yếu tố cốt lõi của sự Khôn ngoan, là nền tảng của tôn giáo (Cn1,7; Gv 1,14-21; Tv 111,10). Các Ráp-bi của thời cuối Cựu Ước đã thích gọi Thiên Chúa là “Cha”...
2. Trong ngôn ngữ Tân Ước ít sử dụng hạn từ này; tuy nhiên, không phải là không biết tới như là một tâm tình tôn giáo trước Thiên Chúa (Dt 10,31; Gc 4,12; Mt 10,28; Ep 3,12; Rm 8,15; 1Ga 4,17; Lc 2,25; Cv 10,22; 1Cr 10,12; Rm 10,20; Pl 2,12; v.v...). Và chính Tân Ước, nhờ hiểu theo một nghĩa sâu xa đã làm cho nó trở nên một nhân đức chính yếu vốn là con đường cứu rỗi bằng đức tin: “Thiên Chúa chẳng thiên vị ai, nhưng bất luận dân nào, hễ ai kính sợ Ngài và thực thi công bình thì đẹp lòng Ngài” (Cv 10,34tt)...
II. CHÚA THÁNH THẦN, THẦN KHÍ KÍNH SỢ THIÊN CHÚA
Nói như vậy, trước tiên, có nghĩa tâm tình hay thái độ kính sợ Thiên Chúa mà con người có được chính là ân huệ của Thần Khí Thiên Chúa ban cho, và khi nối kết với tâm tình con thảo thì đó là do Thần Khí của Đức Giêsu Kitô... Vì thế, để có thể hiểu được cách dễ dàng và đúng đắn khái niệm “kính sợ Thiên Chúa” của Cựu Ước và Tân Ước, có lẽ nên nhìn nó qua lăng kính của điều mà tư tưởng Đông Phương gọi là thuyết “Chính Danh” (quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử: vua thì cho ra vua, quan thì cho ra quan, cha thì cho ra cha, con thì cho ra con):
1. Con người- thụ tạo đối diện với Thiên Chúa Tạo Hóa:
Tất cả mọi cái con người là (être) và có (avoir) đều là ân huệ được Thiên Chúa ban cho cách nhưng không và tự do. Vì thế, con người phải luôn sống trong tâm tình lệ thuộc và tri ân đối với Thiên Chúa, và không bao giờ được có ý đồ cướp quyền và thử thách Thiên Chúa (x. St 3,1-24; Lc 4,1-13; Mt 4,1-11; Dnl 6,13tt; v.v...): tâm tình lệ thuộc và tri ân ở đây chính là những dạng thức của tâm tình kính sợ Thiên Chúa...
2. Con người trần tục - bé nhỏ - yếu đuối đối diện với Thiên Chúa siêu việt - vĩ đại - toàn năng:
Ở đây, tâm tình kính sợ Thiên Chúa được diễn tả qua những thái độ hoàn toàn tin cậy, phó thác và cầu xin (Tl 6,23; Dn 10,12; Lc 1,13.30; Mc 6,50; St 15,1; 26,24; Is 41,10; Lc 12,32; Mt 6,25-34; Ds 21,34; Tv 23,4; 27,1; 91,5-13; v.v...)...
3. Con người – tội lỗi đối diện với Thiên Chúa - thánh:
Ở đây sự kính sợ Thiên Chúa được diễn tả qua những tâm tình ăn năn sám hối và xin được tha thứ (Hs 11,9; Is 8,13; Xh 19,10-15; Tv 51; Lc 5,8; Is 6,5; v.v...)...
4. Người-Con đối diện với Thiên Chúa-Cha:
Ở đây tâm tình kính sợ Thiên Chúa được diễn tả qua tâm tình hiếu thảo (Hc 1,11-20; Rm 8,15; 1Ga 4,18; Ga 3,20tt; Ep 3,12; v.v...)
Đó là những tâm tình, những phản ứng mà Đức Giêsu Kitô đã sống và đã kinh qua nhờ Thần Khí của Chúa Cha và đồng thời cũng là của chính Ngài trong tư cách Chúa Con và sau khi Đức Giêsu Kitô đã sống trọn vẹn những tâm tình đó, Ngài đã sở đắc trọn vẹn và tràn đầy Thần Khí, như Ân Huệ được ban cho, và đó chính là Thần Khí của Đức Giêsu Kitô, trong Chu trình Tình yêu “dâng hiến là nhận lại” (Ga 19,30)... và con người, có được những tâm tình đó cũng là do Ân huệ Thần Khí của Đức Giêsu Kitô ban cho...
(hết)
Giáo dục và Truyền thông đích thực
AP. Mặc Trầm Cung cảm nhận, tường trình
09:36 19/05/2010
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần.
Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.
Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga, 22 – 23)
Chúa Thánh Thần đang hiện diện và sống cùng với Giáo hội. Chúa Thánh Thần đang kiện toàn công trình còn dang dở của Chúa Giêsu, Ngài luôn luôn có mặt để củng cố Giáo Hội trên bước đường lữ thứ trần gian, cho dẫu Con Thuyền Giáo Hội có phải đương đầu với bão táp, có chòng chành giữa những phong ba, cũng không thể nào bị đánh úp, vì đã có Thánh Thần là Đấng An Ủi và là Đấng Sức Mạnh bao bọc chở che cho Con Thuyền Giáo Hội và cho tất cả những ai bước vào con thuyền đó trong niềm tín thác cậy trông. Chúa Thánh Thần là bổn mạng của Giáo Hội, và của tất cả những ai đang đi trên con đường của Đức Giêsu Kitô đã đi, con đường của Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ.
Hôm nay 16/5 là Năm Thánh của Giới Truyền Thông. Xét về một một thông truyền, một sứ điệp của Giáo Hội thì mọi người chúng ta đều có liên hệ với Giáo Hội trong công tác truyền thông, tạo mối hiệp thông với Giáo Hội.
Con người vận dụng mối hiệp thông, đón nhận Chúa Thánh Thần thông ơn, và trở thành máng thông ơn của Thiên Chúa đến với nhân loại. để trở thành “máng thông ơn của Thiên Chúa”, con người cần phải để cho Chúa Thánh Thần khai thông những rác rưởi, những thứ ô uế làm tắc nghẽn làm ứ đọng dòng chảy. Nếu không được hay không để Chúa Thánh Thần khai thông đường máng, thì e rằng dòng nước chảy trên máng đó bị ô nhiễm làm cho dòng nước không còn trong lành, tinh khiết như từ cội nguồn, và khi người khác đón nhận dòng nước đó vô tình đã bị nhiễm độc.
Vì thế, tu đức luôn là điều quan trọng hàng đầu của Giáo Hội. Hôm nay ngày tĩnh tâm của Ban Liên Lạc Mục Vụ Gia Đình, cha Louis Nguyễn Anh Tuấn Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình đã giúp cho các Liên Lạc Viên hồi tâm về vai trò Giáo Dục của mình trong việc truyền thông ơn Thiên Chúa đến với người khác. Giáo Dục có nhiều lãnh vực, hôm nay cha chỉ mời mọi người chú ý đến đề tài: NHÀ GIÁO DỤC – PHẨM GIÁ và NHÂN VỊ nhằm để xây dựng con người toàn diện.
1) Nhà Giáo Dục là ai? – Phẩm giá – Nhân vị xuất phát từ đâu?
“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là Rabbi,
nghĩa là Thầy,vì anh em chỉ có một Thầy,
còn tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23, 8)
Đức Giê su là Nhà Giáo Dục duy nhất làm trung gian giữa con người và Thiên Chúa. Vậy, ai được gọi là Thầy người đó phải là người gắn bó với Đức Giêsu. Và ai không gắn bó với Đức Giêsu thì không đáng gọi là Thầy.
Người Thầy đó phải biết được hướng đi của mình và người Thầy đó phải là người có thể dẫn đưa học trò vượt qua những chông gai của cuộc đời, dẫn đưa học trò tới nguồn Chân Lý và Sự Sống. Chỉ có Thiên Chúa mới có Chân Lý và Sự Sống, mà Đức Giêsu đến từ Chúa Cha mới đủ khả năng đưa ta đến nguồn Chân Lý và Sự Sống đó.
Nhưng không hẳn chỉ những Nhà Giáo Dục Công Giáo mới biết Đức Kitô. Không hẳn chỉ những người được Rửa Tội mới là biết Đức Kitô. Biết Đức Kitô không mang ý nghĩa tâm lý học thông thường, cũng không mang theo nghĩa tâm linh. Nhưng là những ai hiểu biết một cách trọn vẹn về Ngài, từ những suy nghĩ, những ước muốn của Ngài, yêu mến và làm theo ý muốn của Ngài mới đáng gọi là “biết” Đức Kitô.
Những người ngoại giáo chưa nhận biết về Đức Kitô, chưa hiểu biết về Giáo Hội, nhưng theo tiếng nói của lương tâm do Thần Khí của Chúa soi sáng và thúc đẩy, họ sống và thực hành những điều mà Đức Kitô hằng khao khát như: sống bác ái không ích kỷ, sống yêu thương không ghen ghét, kiến tạo hòa bình không gây chia rẽ, băng bó vết thương không gây hận thù, thì những người đó, họ đang bước đi trong ánh sáng Tin Mừng của Đức Kitô và đáng được gọi là Nhà Giáo Dục mà Thiên Chúa mong muốn.
Biết nhau và yêu nhau làm cho nhau thỏa mãn, dẫn đưa nhau đến sự sống dồi dào hơn thì mới là cái biết đúng nghĩa, biết về Chân Lý. Hiểu biết về Chân Lý không trừu tượng, nhưng là nơi một con người cụ thể, biết lắng nghe, thông cảm được nỗi thổn thức nơi trái tim của Đức Kitô, mặc lấy tâm tình của Ngài và thi hành đúng ý muốn của Ngài.
Như vậy: Nhà Giáo Dục phải là người biết lắng nghe, phải sống, phải học hỏi, và yêu mến thi hành ước muốn của Đức Kitô. Sứ mạng của Nhà giáo Dục là đưa Đức Kitô đến với mọi người để mọi người nhận biết chân lý.
2) Đối Tượng Giáo Dục:
Chính Nhà Giáo Dục là đối tượng trước tiên của giáo dục. Một con người trưởng thành là con người biết rõ đường đi của mình là con đường thật, con đường dẫn đến chân lý. Người trưởng thành lúc đó cộng tác với Đức Kitô để dẫn dắt người khác đi đúng hướng.
Giáo dục chính là tự giáo dục, trước khi giáo dục ai, ta phải tự giáo dục chính mình. Trong gia đình cha mẹ chính là đối tượng giáo dục trước khi là chủ thể giáo dục cho con cái mình. Cha mẹ đón nhận sự giáo dục từ nơi Thiên Chúa, qua các giáo huấn của Giáo Hội, cha mẹ phải biết tự giáo dục và hoàn thiện chính mình, sau đó mới có thể giáo dục con cái đi đúng hướng của Thiên Chúa và Giáo Hội. Nếu cha mẹ không biết tự giáo dục chính mình, không biết lắng nghe, tìm tòi, học hỏi để hiểu biết về Thiên Chúa và Giáo Hội, thì chắc chắn không thể nào giáo dục con cái đi đúng, sống đúng theo đều Thiên Chúa và Giáo Hội mong muốn.
Nơi cha mẹ có hai tư cách, có hai chiều kích mà cha mẹ đều có mặt. Cha mẹ vừa là người dẫn dắt con cái mình, nhưng đồng thời cha mẹ cũng để Chúa được đồng hành và tham gia vào chương trình giáo dục trong gia đình.
• Cho con cái, cha mẹ là Nhà giáo dục.
• Với con cái, cha mẹ cũng là đối tượng giáo dục là học trò của Thiên Chúa.
Cha mẹ có lúc là người dẫn đầu, đôi khi cũng phải là người bạn của con cái mình. Vừa là cha mẹ, vừa là bạn, cha mẹ tìm cách gần gũi con cái, tâm sự với con cái, tỏ lộ cho con cái thân phận sự thật của con người, có như thế con cái mới nhận ra mình là một con người, có nhân vị thật sự.
Giáo dục là giúp cho con cái tự đứng vững trên đôi chân của mình, tự mình vượt qua những gian nan thử thách, như thế càng tạo cho con cái vững vàng hơn trong cuộc sống.
Về phương diện đức tin, vun mớm cho con cái nhận thức về các giá trị tâm linh, rồi để con cái tự tìm ra con đường đi đến các giá trị đó.
Nhà giáo dục khôn ngoan không nói nhiều, không vạch đường, nhưng biết khơi gợi cho người khác phương thức để tìm đường đi, như thế đối tượng được giáo dục gia tăng niềm tự tin và nhân cách được củng cố.
Con đường của Chúa Thánh Thần là khơi gợi để người ta thấy sự hấp dẫn nơi Đức Giêsu, để từ đó người ta tự khám phá, tìm đến với Ngài và trở thành môn đệ Ngài.
Khi Gioan Tiền hô giới thiệu cho môn đệ mình về Chúa Giêsu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1, 29), các môn đệ đã bỏ Gioan và đến với Đức Giêsu và trở thành môn đệ của Đức Giêsu.
Bỏ một người Thầy nhân loại để chạy theo một người Thầy nhân loại khác, đó là hạng người phản trắc. Nhưng bỏ một người Thầy nhân loại để chạy theo một người Thầy Thần Linh, đó là một sự khôn ngoan. Như Gioan đã khẳng định: “Tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga 1, 27). Từ lâu, các môn đệ đang đi tìm chân lý, nghe về Đấng Mesia, các ông tìm đến và ở lại với Ngài.
Đó là công việc của Chúa Thánh Thần dẫn dắt tâm hồn con người đi tìm chân lý đến với Đức Giêsu.
Như Giakêu trước kia tâm hồn ông chỉ nghĩ đến tài chính tiền bạc, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn, ông đã để ý vì nghe đồn về Đức Giêsu, ông tìm cách nhìn mặt Đức Giêsu bằng tất cả lòng ái mộ, ông đã trèo lên cây để thỏa lòng mong đợi. Qua hành động của ông, Đức Giêsu nhận thấy trong góc con tim của ông còn một điều gì đó ngoài tiền bạc. Đức Giêsu nhìn ông âu yếm rồi nói: “Giakêu hãy xuống mau. Hôm nay tôi muốn lưu lại nhà ông” (Lc 19, 5). Giakêu bộc phát ngay, sẽ chia phân nửa gia tài cho người nghèo, và sẽ đền bù gấp 4 lần nếu có làm thiệt hại cho ai điều gì. Có lẽ, sau khi thực hiện lời mình đã hứa, Giakêu sẽ trắng tay, nhưng ông đã tìm thấy được giá trị hạnh phúc đích thực của cuộc đời, và Đức Giê su đã nói về ông rằng: “Hôm nay, nhà này được Ơn Cứu Độ” (Lc 19, 9). Thúc đẩy Giakêu trở về đón nhận Ơn Cứu Độ nơi Đức Giêsu đó là công việc của Chúa Thánh Thần.
Như Nicôđêmô là một trong bảy mươi Kỳ Mục của dân Do Thái, là người điều hành Dân Chúa về mặt tôn giáo. Ông đã nghe về Đức Giêsu, ông tò mò và tìm đến vào ban đêm để đàm đạo với Đức Giêsu.
Tất cả là sự thúc giục của Chúa Thánh Thần trong con tim, là sự lôi kéo của Chúa Cha, đưa con người đến với Đức Giêsu. Như chính Đức Giêsu đã nói với Simon Phêrô: "Phúc cho anh, Si-mon, con ông Giô-na! Vì không phải là bởi xác thịt hay máu huyết đã mạc khải cho anh điều đó, nhưng là cha Thầy, Đấng ngự trên trời" ( Mt 16, 17 ).
Nhà Giáo Dục là người mở rộng cõi lòng trước tiếng nói của Chúa Thánh Thần, lắng nghe và gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, đó mới là Nhà Giáo Dục đích thực. Lúc đó con người mới nhận ra mình có một phẩm giá.
Nếu ta không dập tắt tiếng nói của Chúa Thánh Thần hằng luôn thúc đẩy con người đến với chân lý. Kể cả những người chưa biết Đức Kitô, Chúa Thánh Thần vẫn luôn làm việc nơi tâm hồn của những người đó, những người cả đời đi tìm chân lý, tiếng nói của Chúa Thánh Thần rót vào lương tâm của họ. Và cuộc sống của họ cũng đã phát sinh ra hoa trái của Chúa Thánh Thần như: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ.”. Đó là những dấu hiệu để nhận biết người nào đó đã gặp Chúa hay chưa? Để nhận biết một ai đó có sự soi sáng của Chúa Thánh Thần hay không?
Còn những ai khi sự xuất hiện của họ, hay những lời nói, thông tin của họ truyền đi, đem lại gây gỗ, chia rẽ, bất hòa, nghi kỵ lẫn nhau, thì đó không phải là thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, vì họ đã dập tắt tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong lòng họ, nên không thể nào sinh hoa kết trái tốt lành được.
Cha Louis đã đưa ra những câu hỏi để mọi người cùng lắng đọng suy tư.
• Tôi có phải là Nhà Giáo Dục thực sự hay chưa?
• Tôi có gắn bó với Đức Giêsu là Nhà Giáo Dục duy nhất không?
• Nhìn lại gia đình, con cái, học trò, những người tôi đang hướng dẫn. Tôi có nhận ra hoa trái của Chúa Thánh Thần hay chưa?
• Tôi phải có quyết tâm gì cụ thể để đóng góp vào công cuộc giáo dục của Giáo Hội?
Kết luận: Đức Giêsu là Nhà Giáo Dục đầu tiên, nếu ta chưa ăn sâu vào Mầu Nhiệm nơi Ngài, chưa đi sâu vào chiều kích của Mầu Nhiệm Giáo Hội, thì ta chưa thực sự biết Ngài. Mang danh Giáo Hội mà lại đánh phá Giáo Hội, còn loại trừ nhau, còn đã kích nhau, thậm chí còn dùng mưu ma chước quỷ, thì đó là ta đang bị sập bẫy Satan. Vì thế, để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, điều trước tiên là ta cần phải gắn bó và sống có ý thức về Mầu Nhiệm Giáo Hội và Mầu Nhiệm Chúa Giêsu. Nếu ta lúc nào cũng hăng hái hoạt động, không biết dừng chân để tịnh tâm thì ta không thể sống với chiều kích Mầu Nhiệm được, thì lúc đó ta đang sống trong chiều kích chiếm hữu.
Đón nhận thông tin với góc nhìn của con người, rồi khẳng định và đồng nhất thông tin đó với chân lý là một sự sai lầm. Vì thông tin không phải là chân lý mà thông tin chỉ là một phần của chân lý. Thông tin đưa mọi người đến yêu thương, hiệp nhất thì mới đáng gọi là chân lý, còn thông tin đem lại sự chia rẽ, hận thù thì thông tin đó không đáng gọi là chân lý.
Ta cần phải tĩnh lặng, cần phải chiêm niệm để đi vào chiều kích Mầu Nhiệm, để nhìn lại cuộc sống của mình và đón nhận những thông tin trong ánh sáng của Chúa, chứ không nhìn cuộc sống của mình, hay đón nhận thông tin dưới góc nhìn của con người.
Những khó khăn về vật chất, về tinh thần, hoặc những biến cố đau buồn xảy ra xung quanh ta dễ làm cho chúng ta bất an, chán nản. nhưng với góc nhìn chiêm niệm về Mầu Nhiệm Giáo Hội và Mầu Nhiệm Chúa Giêsu mời gọi ta có cái nhìn toàn diện hơn và ta sẽ cảm thấy bình an hơn. Muốn có được điều này, ắt hẳn ta phải nhờ đến ơn Chúa.
Cuối giờ tĩnh tâm. Mọi người cùng quỳ trước Thánh Thể, để xin Chúa Thánh Thần chiếu rọi tâm hồn mỗi người biết sống chiều kích Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ. Mỗi người tự nhìn lại vai trò giáo dục của mình trong gia đình và trong các mối tương quan. Trong tâm tình hiệp thông mọi người dâng những hy sinh của mình để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI, người đang lèo lái Con Thuyền Giáo Hội, luôn giữ vững tay chèo trước những tấn công của sự dữ. Cầu nguyện cho Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và cầu cho tất cả anh chị em giáo dân trên mọi miền đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới được bình an tâm hồn, biết lắng nghe, đón nhận chứ đừng dập tắt tiếng nói của Chúa Thánh Thần đang gợi lên trong lòng và trong những biến cố cuộc đời. Để qua sứ mạng của Bí Tích Rửa Tội, mỗi người Kitô hữu sống xứng đáng với ơn gọi là một Nhà Giáo Dục và Truyền Thông đích thực.
Lạy Chúa Thánh Thần. Xin Ngài tha thứ mọi lỗi lầm của chúng con và của anh chị em chúng con. Xin Ngài tiếp tục ban ơn thánh hóa và chiếu soi ánh sáng của Ngài vào tâm hồn của mỗi người chúng con, để chúng con nhận ra dấu chỉ của Ngài nơi mọi biến cố của cuộc đời và nơi cuộc sống của mỗi người chúng con. Amen
Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha.
Anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ” (Ga, 22 – 23)
Hôm nay 16/5 là Năm Thánh của Giới Truyền Thông. Xét về một một thông truyền, một sứ điệp của Giáo Hội thì mọi người chúng ta đều có liên hệ với Giáo Hội trong công tác truyền thông, tạo mối hiệp thông với Giáo Hội.
Con người vận dụng mối hiệp thông, đón nhận Chúa Thánh Thần thông ơn, và trở thành máng thông ơn của Thiên Chúa đến với nhân loại. để trở thành “máng thông ơn của Thiên Chúa”, con người cần phải để cho Chúa Thánh Thần khai thông những rác rưởi, những thứ ô uế làm tắc nghẽn làm ứ đọng dòng chảy. Nếu không được hay không để Chúa Thánh Thần khai thông đường máng, thì e rằng dòng nước chảy trên máng đó bị ô nhiễm làm cho dòng nước không còn trong lành, tinh khiết như từ cội nguồn, và khi người khác đón nhận dòng nước đó vô tình đã bị nhiễm độc.
Vì thế, tu đức luôn là điều quan trọng hàng đầu của Giáo Hội. Hôm nay ngày tĩnh tâm của Ban Liên Lạc Mục Vụ Gia Đình, cha Louis Nguyễn Anh Tuấn Trưởng Ban Mục Vụ Gia Đình đã giúp cho các Liên Lạc Viên hồi tâm về vai trò Giáo Dục của mình trong việc truyền thông ơn Thiên Chúa đến với người khác. Giáo Dục có nhiều lãnh vực, hôm nay cha chỉ mời mọi người chú ý đến đề tài: NHÀ GIÁO DỤC – PHẨM GIÁ và NHÂN VỊ nhằm để xây dựng con người toàn diện.
1) Nhà Giáo Dục là ai? – Phẩm giá – Nhân vị xuất phát từ đâu?
“Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là Rabbi,
nghĩa là Thầy,vì anh em chỉ có một Thầy,
còn tất cả anh em đều là anh em với nhau” (Mt 23, 8)
Đức Giê su là Nhà Giáo Dục duy nhất làm trung gian giữa con người và Thiên Chúa. Vậy, ai được gọi là Thầy người đó phải là người gắn bó với Đức Giêsu. Và ai không gắn bó với Đức Giêsu thì không đáng gọi là Thầy.
Người Thầy đó phải biết được hướng đi của mình và người Thầy đó phải là người có thể dẫn đưa học trò vượt qua những chông gai của cuộc đời, dẫn đưa học trò tới nguồn Chân Lý và Sự Sống. Chỉ có Thiên Chúa mới có Chân Lý và Sự Sống, mà Đức Giêsu đến từ Chúa Cha mới đủ khả năng đưa ta đến nguồn Chân Lý và Sự Sống đó.
Nhưng không hẳn chỉ những Nhà Giáo Dục Công Giáo mới biết Đức Kitô. Không hẳn chỉ những người được Rửa Tội mới là biết Đức Kitô. Biết Đức Kitô không mang ý nghĩa tâm lý học thông thường, cũng không mang theo nghĩa tâm linh. Nhưng là những ai hiểu biết một cách trọn vẹn về Ngài, từ những suy nghĩ, những ước muốn của Ngài, yêu mến và làm theo ý muốn của Ngài mới đáng gọi là “biết” Đức Kitô.
Những người ngoại giáo chưa nhận biết về Đức Kitô, chưa hiểu biết về Giáo Hội, nhưng theo tiếng nói của lương tâm do Thần Khí của Chúa soi sáng và thúc đẩy, họ sống và thực hành những điều mà Đức Kitô hằng khao khát như: sống bác ái không ích kỷ, sống yêu thương không ghen ghét, kiến tạo hòa bình không gây chia rẽ, băng bó vết thương không gây hận thù, thì những người đó, họ đang bước đi trong ánh sáng Tin Mừng của Đức Kitô và đáng được gọi là Nhà Giáo Dục mà Thiên Chúa mong muốn.
Biết nhau và yêu nhau làm cho nhau thỏa mãn, dẫn đưa nhau đến sự sống dồi dào hơn thì mới là cái biết đúng nghĩa, biết về Chân Lý. Hiểu biết về Chân Lý không trừu tượng, nhưng là nơi một con người cụ thể, biết lắng nghe, thông cảm được nỗi thổn thức nơi trái tim của Đức Kitô, mặc lấy tâm tình của Ngài và thi hành đúng ý muốn của Ngài.
Như vậy: Nhà Giáo Dục phải là người biết lắng nghe, phải sống, phải học hỏi, và yêu mến thi hành ước muốn của Đức Kitô. Sứ mạng của Nhà giáo Dục là đưa Đức Kitô đến với mọi người để mọi người nhận biết chân lý.
2) Đối Tượng Giáo Dục:
Chính Nhà Giáo Dục là đối tượng trước tiên của giáo dục. Một con người trưởng thành là con người biết rõ đường đi của mình là con đường thật, con đường dẫn đến chân lý. Người trưởng thành lúc đó cộng tác với Đức Kitô để dẫn dắt người khác đi đúng hướng.
Giáo dục chính là tự giáo dục, trước khi giáo dục ai, ta phải tự giáo dục chính mình. Trong gia đình cha mẹ chính là đối tượng giáo dục trước khi là chủ thể giáo dục cho con cái mình. Cha mẹ đón nhận sự giáo dục từ nơi Thiên Chúa, qua các giáo huấn của Giáo Hội, cha mẹ phải biết tự giáo dục và hoàn thiện chính mình, sau đó mới có thể giáo dục con cái đi đúng hướng của Thiên Chúa và Giáo Hội. Nếu cha mẹ không biết tự giáo dục chính mình, không biết lắng nghe, tìm tòi, học hỏi để hiểu biết về Thiên Chúa và Giáo Hội, thì chắc chắn không thể nào giáo dục con cái đi đúng, sống đúng theo đều Thiên Chúa và Giáo Hội mong muốn.
Nơi cha mẹ có hai tư cách, có hai chiều kích mà cha mẹ đều có mặt. Cha mẹ vừa là người dẫn dắt con cái mình, nhưng đồng thời cha mẹ cũng để Chúa được đồng hành và tham gia vào chương trình giáo dục trong gia đình.
• Cho con cái, cha mẹ là Nhà giáo dục.
• Với con cái, cha mẹ cũng là đối tượng giáo dục là học trò của Thiên Chúa.
Cha mẹ có lúc là người dẫn đầu, đôi khi cũng phải là người bạn của con cái mình. Vừa là cha mẹ, vừa là bạn, cha mẹ tìm cách gần gũi con cái, tâm sự với con cái, tỏ lộ cho con cái thân phận sự thật của con người, có như thế con cái mới nhận ra mình là một con người, có nhân vị thật sự.
Giáo dục là giúp cho con cái tự đứng vững trên đôi chân của mình, tự mình vượt qua những gian nan thử thách, như thế càng tạo cho con cái vững vàng hơn trong cuộc sống.
Về phương diện đức tin, vun mớm cho con cái nhận thức về các giá trị tâm linh, rồi để con cái tự tìm ra con đường đi đến các giá trị đó.
Nhà giáo dục khôn ngoan không nói nhiều, không vạch đường, nhưng biết khơi gợi cho người khác phương thức để tìm đường đi, như thế đối tượng được giáo dục gia tăng niềm tự tin và nhân cách được củng cố.
Con đường của Chúa Thánh Thần là khơi gợi để người ta thấy sự hấp dẫn nơi Đức Giêsu, để từ đó người ta tự khám phá, tìm đến với Ngài và trở thành môn đệ Ngài.
Khi Gioan Tiền hô giới thiệu cho môn đệ mình về Chúa Giêsu: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng gánh tội trần gian” (Ga 1, 29), các môn đệ đã bỏ Gioan và đến với Đức Giêsu và trở thành môn đệ của Đức Giêsu.
Bỏ một người Thầy nhân loại để chạy theo một người Thầy nhân loại khác, đó là hạng người phản trắc. Nhưng bỏ một người Thầy nhân loại để chạy theo một người Thầy Thần Linh, đó là một sự khôn ngoan. Như Gioan đã khẳng định: “Tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (Ga 1, 27). Từ lâu, các môn đệ đang đi tìm chân lý, nghe về Đấng Mesia, các ông tìm đến và ở lại với Ngài.
Đó là công việc của Chúa Thánh Thần dẫn dắt tâm hồn con người đi tìm chân lý đến với Đức Giêsu.
Như Giakêu trước kia tâm hồn ông chỉ nghĩ đến tài chính tiền bạc, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn, ông đã để ý vì nghe đồn về Đức Giêsu, ông tìm cách nhìn mặt Đức Giêsu bằng tất cả lòng ái mộ, ông đã trèo lên cây để thỏa lòng mong đợi. Qua hành động của ông, Đức Giêsu nhận thấy trong góc con tim của ông còn một điều gì đó ngoài tiền bạc. Đức Giêsu nhìn ông âu yếm rồi nói: “Giakêu hãy xuống mau. Hôm nay tôi muốn lưu lại nhà ông” (Lc 19, 5). Giakêu bộc phát ngay, sẽ chia phân nửa gia tài cho người nghèo, và sẽ đền bù gấp 4 lần nếu có làm thiệt hại cho ai điều gì. Có lẽ, sau khi thực hiện lời mình đã hứa, Giakêu sẽ trắng tay, nhưng ông đã tìm thấy được giá trị hạnh phúc đích thực của cuộc đời, và Đức Giê su đã nói về ông rằng: “Hôm nay, nhà này được Ơn Cứu Độ” (Lc 19, 9). Thúc đẩy Giakêu trở về đón nhận Ơn Cứu Độ nơi Đức Giêsu đó là công việc của Chúa Thánh Thần.
Như Nicôđêmô là một trong bảy mươi Kỳ Mục của dân Do Thái, là người điều hành Dân Chúa về mặt tôn giáo. Ông đã nghe về Đức Giêsu, ông tò mò và tìm đến vào ban đêm để đàm đạo với Đức Giêsu.
Tất cả là sự thúc giục của Chúa Thánh Thần trong con tim, là sự lôi kéo của Chúa Cha, đưa con người đến với Đức Giêsu. Như chính Đức Giêsu đã nói với Simon Phêrô: "Phúc cho anh, Si-mon, con ông Giô-na! Vì không phải là bởi xác thịt hay máu huyết đã mạc khải cho anh điều đó, nhưng là cha Thầy, Đấng ngự trên trời" ( Mt 16, 17 ).
Nhà Giáo Dục là người mở rộng cõi lòng trước tiếng nói của Chúa Thánh Thần, lắng nghe và gặp gỡ Đức Giêsu Kitô, đó mới là Nhà Giáo Dục đích thực. Lúc đó con người mới nhận ra mình có một phẩm giá.
Nếu ta không dập tắt tiếng nói của Chúa Thánh Thần hằng luôn thúc đẩy con người đến với chân lý. Kể cả những người chưa biết Đức Kitô, Chúa Thánh Thần vẫn luôn làm việc nơi tâm hồn của những người đó, những người cả đời đi tìm chân lý, tiếng nói của Chúa Thánh Thần rót vào lương tâm của họ. Và cuộc sống của họ cũng đã phát sinh ra hoa trái của Chúa Thánh Thần như: “Bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ.”. Đó là những dấu hiệu để nhận biết người nào đó đã gặp Chúa hay chưa? Để nhận biết một ai đó có sự soi sáng của Chúa Thánh Thần hay không?
Còn những ai khi sự xuất hiện của họ, hay những lời nói, thông tin của họ truyền đi, đem lại gây gỗ, chia rẽ, bất hòa, nghi kỵ lẫn nhau, thì đó không phải là thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, vì họ đã dập tắt tiếng nói của Chúa Thánh Thần trong lòng họ, nên không thể nào sinh hoa kết trái tốt lành được.
Cha Louis đã đưa ra những câu hỏi để mọi người cùng lắng đọng suy tư.
• Tôi có phải là Nhà Giáo Dục thực sự hay chưa?
• Tôi có gắn bó với Đức Giêsu là Nhà Giáo Dục duy nhất không?
• Nhìn lại gia đình, con cái, học trò, những người tôi đang hướng dẫn. Tôi có nhận ra hoa trái của Chúa Thánh Thần hay chưa?
• Tôi phải có quyết tâm gì cụ thể để đóng góp vào công cuộc giáo dục của Giáo Hội?
Kết luận: Đức Giêsu là Nhà Giáo Dục đầu tiên, nếu ta chưa ăn sâu vào Mầu Nhiệm nơi Ngài, chưa đi sâu vào chiều kích của Mầu Nhiệm Giáo Hội, thì ta chưa thực sự biết Ngài. Mang danh Giáo Hội mà lại đánh phá Giáo Hội, còn loại trừ nhau, còn đã kích nhau, thậm chí còn dùng mưu ma chước quỷ, thì đó là ta đang bị sập bẫy Satan. Vì thế, để khỏi sa chước cám dỗ của ma quỷ, điều trước tiên là ta cần phải gắn bó và sống có ý thức về Mầu Nhiệm Giáo Hội và Mầu Nhiệm Chúa Giêsu. Nếu ta lúc nào cũng hăng hái hoạt động, không biết dừng chân để tịnh tâm thì ta không thể sống với chiều kích Mầu Nhiệm được, thì lúc đó ta đang sống trong chiều kích chiếm hữu.
Đón nhận thông tin với góc nhìn của con người, rồi khẳng định và đồng nhất thông tin đó với chân lý là một sự sai lầm. Vì thông tin không phải là chân lý mà thông tin chỉ là một phần của chân lý. Thông tin đưa mọi người đến yêu thương, hiệp nhất thì mới đáng gọi là chân lý, còn thông tin đem lại sự chia rẽ, hận thù thì thông tin đó không đáng gọi là chân lý.
Ta cần phải tĩnh lặng, cần phải chiêm niệm để đi vào chiều kích Mầu Nhiệm, để nhìn lại cuộc sống của mình và đón nhận những thông tin trong ánh sáng của Chúa, chứ không nhìn cuộc sống của mình, hay đón nhận thông tin dưới góc nhìn của con người.
Những khó khăn về vật chất, về tinh thần, hoặc những biến cố đau buồn xảy ra xung quanh ta dễ làm cho chúng ta bất an, chán nản. nhưng với góc nhìn chiêm niệm về Mầu Nhiệm Giáo Hội và Mầu Nhiệm Chúa Giêsu mời gọi ta có cái nhìn toàn diện hơn và ta sẽ cảm thấy bình an hơn. Muốn có được điều này, ắt hẳn ta phải nhờ đến ơn Chúa.
Cuối giờ tĩnh tâm. Mọi người cùng quỳ trước Thánh Thể, để xin Chúa Thánh Thần chiếu rọi tâm hồn mỗi người biết sống chiều kích Mầu Nhiệm, Hiệp Thông và Sứ Vụ. Mỗi người tự nhìn lại vai trò giáo dục của mình trong gia đình và trong các mối tương quan. Trong tâm tình hiệp thông mọi người dâng những hy sinh của mình để cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Benedicto XVI, người đang lèo lái Con Thuyền Giáo Hội, luôn giữ vững tay chèo trước những tấn công của sự dữ. Cầu nguyện cho Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và cầu cho tất cả anh chị em giáo dân trên mọi miền đất nước Việt Nam và trên toàn thế giới được bình an tâm hồn, biết lắng nghe, đón nhận chứ đừng dập tắt tiếng nói của Chúa Thánh Thần đang gợi lên trong lòng và trong những biến cố cuộc đời. Để qua sứ mạng của Bí Tích Rửa Tội, mỗi người Kitô hữu sống xứng đáng với ơn gọi là một Nhà Giáo Dục và Truyền Thông đích thực.
Lạy Chúa Thánh Thần. Xin Ngài tha thứ mọi lỗi lầm của chúng con và của anh chị em chúng con. Xin Ngài tiếp tục ban ơn thánh hóa và chiếu soi ánh sáng của Ngài vào tâm hồn của mỗi người chúng con, để chúng con nhận ra dấu chỉ của Ngài nơi mọi biến cố của cuộc đời và nơi cuộc sống của mỗi người chúng con. Amen
Thánh Ca: Lễ Hiện Xuống
Lê Hà
10:03 19/05/2010
Nghe bài nhạc ở cuối bài hát
Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20,22)
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
19:58 19/05/2010
ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN ( Ga 20,22 )
( Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống )
Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”. Cái nhìn triết học này chủ yếu căn cứ vào các hiện tượng lặp đi lặp lại, trong tự nhiên lẫn xã hội, để rồi rút ra những quy luật nào đó khả dĩ giúp ta đặt vấn đề, dù rằng có thiên về tính chủ quan nhưng vẫn phản ảnh một điều gì đó rất thật của cuộc sống. Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín (x.Ga 20,26). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý. Một hiện tượng khác: Đang là chủng sinh thì sống phải phép, lịch sự đủ đầy, bỗng sau khi được đặt tay ban Thánh Thần qua Nghi thức phong chức linh mục, thì có đôi vị lại hành xử theo cung cách cha chú, ta đây.
Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta tin nhận tính “tại sự” (ex opere operato) theo thần học bí tích. Tuy nhiên tính “tại sự” ấy của bí tích không cấm chúng ta đặt vấn đề rằng cớ sao trong nhiều trường hợp như chiều ngày thứ nhất trong tuần của năm nào tại căn nhà Tiệc Ly, Thánh Thần đã được ban tặng mà hiệu quả dường như chưa thấy? Vấn nạn xem ra tuy khó có lời giải, nhưng dựa vào lời của Đấng Cứu Thế chiều hôm ấy, chúng ta có thể thấy được vấn đề. “Hãy nhận lấy Thánh Thần!” Chúa đã thổi hơi ban Thánh Thần, nhưng các Tông đồ phải biết đón nhận. Ai trao cho chúng ta một tặng phẩm mà chúng ta không nhận hay chưa nhận thì cũng là chưa có, nói đúng hơn, là chưa có hiệu quả. Mặt trời đã mọc lên nhưng các cánh cửa căn nhà còn đóng kín thì căn nhà vẫn chìm trong bóng tối. Theo toán học thì ngoài điều kiện cần, phải có điều kiện đủ, thì kết quả mới xảy ra. Triết học gọi đó là nguyên nhân và cơ hội, còn thần học thì phân biệt nguyên nhân tác thành hay còn gọi là nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị. Anh em Phật tử lại dùng hai từ nhân và duyên.
Để hồng ân Thánh Thần mà chúng ta được trao ban, phát sinh hoa trái, thiết tưởng không thể thiếu thái độ sẵn sàng đón nhận, vì đây chính là duyên, là nguyên nhân đệ nhị, là cơ hội, là điều kiện đủ. Để sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần cách hiệu quả, không gì hơn, hãy nhớ lại những gì Chúa Kitô và các Tông đồ nói về Thánh Thần, đặc biệt qua vài Danh xưng của Người. Người là Thiên Chúa thật trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, là Nguyên lý của các đặc sủng… Qua các Danh xưng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy một vài điều kiện để có thể sẵn sàng đón nhận Người.
1.Sự khiêm nhu: Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý. Người dẫn chúng ta đến sự thật, Người soi sáng cho chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng, nhận thức chính bản thân ta và tha nhân, nhận biết Thiên Chúa và chương trình ý định của Người cách đúng đắn. Để tiếp cận với chân lý, trên hết và trước hết cần phải có sự khiêm nhu chân thành. Người khiêm nhu thì chân nhận mình còn mù mờ, thấy sự việc như trong sương, trong chiếc gương đồng (x.1Cor 13,12). Người khiêm nhu thì sẵn sàng biết lắng nghe và chân thành học hỏi. Người khiêm nhu còn can đảm nhìn nhận con người bất toàn và đầy thiếu sót lẫn sai lầm của chính mình. Thiếu nữ Maria, làng quê Nagiarét, nhờ biết khiêm nhu cách sâu thẳm, nên đã đón nhận ân sủng Thánh Thần cách đầy tràn (x. Lc 1,26-38). Trái lại, chính lòng kiêu căng đã làm cho nhiều biệt phái và luật sĩ khôn ngoan, thông thái năm xưa không thể tiếp nhận chân lý (x.Lc 10,21)
2.Sự tín thác vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa: Người biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng đón nhận Đấng Bảo trợ, đặc biệt trong những cơn gian nan thử thách. Các Thánh Tử đạo là những người làm chứng cho chúng ta về điều kiện này. Dù xuất thân bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù khác nhau về trình độ học vấn, dù khác nhau cả về mức độ đạo đức hay chức vị, danh phận…thì các ngài vẫn bình an trong cơn gian khổ, bách hại, vì luôn có Đấng Bảo trợ, Thần An ủi ở cùng. Sự bình an trong cơn gian nan, khốn khó là một trong những nét trỗi vượt của các thánh Tử đạo so với những anh hùng dân tộc. Cũng là chịu hy sinh cách anh dũng vì “chính đạo”, nhưng các anh hùng dân tộc thì phẩn uất, căm thù kẻ làm hại mình, còn các thánh Tử đạo thì hân hoan, an bình và còn cầu nguyện cho cả kẻ giết mình. Được như vậy là nhờ các ngài luôn tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Sự tín thác này được thể hiện bằng niềm tin rằng chính sự sống của mình là do Chúa ban tặng, tin nhận rằng Thiên Chúa không chỉ là Đấng quyền năng đã dựng nên mình từ hư vô mà còn là Người Cha nhân hậu chăm sóc mình đến từng sợi tóc (x.Mt 10,30; Lc 12,7), là Đấng trọn lành cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân (x. Mt 5,44-45).
3.Có tấm lòng vì ích chung: Một người có tấm lòng vì ích chung, cách riêng vì ích lợi của những người nghèo, những người cô thế, kém phận thì rất dễ sẵn sàng hiến thân theo khả năng và hoàn cảnh cách hết mình. Và họ sẽ nhận được nhiều đặc sủng như chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân định thần khí…do Thánh Thần ban tặng (x.1Cor 12,7-11). Tấm lòng vì ích chung có thể nói là đối nghịch với tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Khi đã có tấm lòng vì ích chung thì ta sẽ dễ dàng xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Trái lại khi đã đặt cái tôi của mình lên trên hết, thì ta sẽ có nguy cơ tìm cách bắt kẻ khác phục vụ mình, làm theo ý riêng mình cách độc đoán, độc tài và có thể là độc ác nếu ta có chút quyền hay chút tài lực.
Gió muốn thổi đi đâu thì thổi (x.Ga 3,8). Không ai thấy gió nhưng người ta có thể nhận ra gió qua các hiệu ứng của nó như lá bay, cây lay…Xem quả thì biết cây (x.Mt 7,16-20). Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa xin hãy kiểm định xem chúng ta đã trổ sinh những hoa trái nào. Giả như chúng ta chưa sinh hoa kết trái tốt lành là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa đón nhận hồng ân Thánh Thần mà Chúa Kitô đã ban tặng. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần thì cũng là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự khiêm nhu, chưa biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, chưa biết mưu cầu ích chung, nhất là ích lợi của của người nghèo, ngưòi kém phận…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột.
( Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống )
Một trường phái triết học tuy không mới lắm nhưng vẫn mang tính thời sự, đó là “hiện tượng luận”. Cái nhìn triết học này chủ yếu căn cứ vào các hiện tượng lặp đi lặp lại, trong tự nhiên lẫn xã hội, để rồi rút ra những quy luật nào đó khả dĩ giúp ta đặt vấn đề, dù rằng có thiên về tính chủ quan nhưng vẫn phản ảnh một điều gì đó rất thật của cuộc sống. Theo cái nhìn này, xin được nêu lên một vài hiện tượng như sau: Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần năm xưa, khi hiện ra với các môn đệ tại nhà Tiệc ly mà không có ông Tôma ở đó, Chúa Giêsu đã thổi hơi trên các ngài và ban Thánh Thần. Hôm ấy các cánh cửa của căn phòng được đóng kín vì các vị sợ người Do Thái hãm hại. Một tuần sau, các vị cũng tề tựu ở đó, có Tôma ở cùng, thế mà các cửa vẫn đóng kín (x.Ga 20,26). Một hiện tượng khác: Các em thiếu niên 13-14 tuổi xét chung đang ngoan ngoãn, siêng năng tham dự Thánh Lễ, chuyên cần học giáo lý, sau khi được Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần qua bí tích Thêm Sức, thì một số không ít lại trở chứng, ngang bướng, lười tham dự Thánh Lễ và hay bỏ học giáo lý. Một hiện tượng khác: Đang là chủng sinh thì sống phải phép, lịch sự đủ đầy, bỗng sau khi được đặt tay ban Thánh Thần qua Nghi thức phong chức linh mục, thì có đôi vị lại hành xử theo cung cách cha chú, ta đây.
Là Kitô hữu Công giáo, chúng ta tin nhận tính “tại sự” (ex opere operato) theo thần học bí tích. Tuy nhiên tính “tại sự” ấy của bí tích không cấm chúng ta đặt vấn đề rằng cớ sao trong nhiều trường hợp như chiều ngày thứ nhất trong tuần của năm nào tại căn nhà Tiệc Ly, Thánh Thần đã được ban tặng mà hiệu quả dường như chưa thấy? Vấn nạn xem ra tuy khó có lời giải, nhưng dựa vào lời của Đấng Cứu Thế chiều hôm ấy, chúng ta có thể thấy được vấn đề. “Hãy nhận lấy Thánh Thần!” Chúa đã thổi hơi ban Thánh Thần, nhưng các Tông đồ phải biết đón nhận. Ai trao cho chúng ta một tặng phẩm mà chúng ta không nhận hay chưa nhận thì cũng là chưa có, nói đúng hơn, là chưa có hiệu quả. Mặt trời đã mọc lên nhưng các cánh cửa căn nhà còn đóng kín thì căn nhà vẫn chìm trong bóng tối. Theo toán học thì ngoài điều kiện cần, phải có điều kiện đủ, thì kết quả mới xảy ra. Triết học gọi đó là nguyên nhân và cơ hội, còn thần học thì phân biệt nguyên nhân tác thành hay còn gọi là nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị. Anh em Phật tử lại dùng hai từ nhân và duyên.
Để hồng ân Thánh Thần mà chúng ta được trao ban, phát sinh hoa trái, thiết tưởng không thể thiếu thái độ sẵn sàng đón nhận, vì đây chính là duyên, là nguyên nhân đệ nhị, là cơ hội, là điều kiện đủ. Để sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần cách hiệu quả, không gì hơn, hãy nhớ lại những gì Chúa Kitô và các Tông đồ nói về Thánh Thần, đặc biệt qua vài Danh xưng của Người. Người là Thiên Chúa thật trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Thần Chân Lý, là Đấng An ủi, Đấng Bảo Trợ, là Nguyên lý của các đặc sủng… Qua các Danh xưng của Chúa Thánh Thần, chúng ta có thể thấy một vài điều kiện để có thể sẵn sàng đón nhận Người.
1.Sự khiêm nhu: Chúa Thánh Thần là Thần Chân lý. Người dẫn chúng ta đến sự thật, Người soi sáng cho chúng ta nhận thức sự vật hiện tượng, nhận thức chính bản thân ta và tha nhân, nhận biết Thiên Chúa và chương trình ý định của Người cách đúng đắn. Để tiếp cận với chân lý, trên hết và trước hết cần phải có sự khiêm nhu chân thành. Người khiêm nhu thì chân nhận mình còn mù mờ, thấy sự việc như trong sương, trong chiếc gương đồng (x.1Cor 13,12). Người khiêm nhu thì sẵn sàng biết lắng nghe và chân thành học hỏi. Người khiêm nhu còn can đảm nhìn nhận con người bất toàn và đầy thiếu sót lẫn sai lầm của chính mình. Thiếu nữ Maria, làng quê Nagiarét, nhờ biết khiêm nhu cách sâu thẳm, nên đã đón nhận ân sủng Thánh Thần cách đầy tràn (x. Lc 1,26-38). Trái lại, chính lòng kiêu căng đã làm cho nhiều biệt phái và luật sĩ khôn ngoan, thông thái năm xưa không thể tiếp nhận chân lý (x.Lc 10,21)
2.Sự tín thác vào quyền năng và tình yêu của Thiên Chúa: Người biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa thì sẽ dễ dàng đón nhận Đấng Bảo trợ, đặc biệt trong những cơn gian nan thử thách. Các Thánh Tử đạo là những người làm chứng cho chúng ta về điều kiện này. Dù xuất thân bởi nhiều hoàn cảnh khác nhau, dù khác nhau về trình độ học vấn, dù khác nhau cả về mức độ đạo đức hay chức vị, danh phận…thì các ngài vẫn bình an trong cơn gian khổ, bách hại, vì luôn có Đấng Bảo trợ, Thần An ủi ở cùng. Sự bình an trong cơn gian nan, khốn khó là một trong những nét trỗi vượt của các thánh Tử đạo so với những anh hùng dân tộc. Cũng là chịu hy sinh cách anh dũng vì “chính đạo”, nhưng các anh hùng dân tộc thì phẩn uất, căm thù kẻ làm hại mình, còn các thánh Tử đạo thì hân hoan, an bình và còn cầu nguyện cho cả kẻ giết mình. Được như vậy là nhờ các ngài luôn tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa. Sự tín thác này được thể hiện bằng niềm tin rằng chính sự sống của mình là do Chúa ban tặng, tin nhận rằng Thiên Chúa không chỉ là Đấng quyền năng đã dựng nên mình từ hư vô mà còn là Người Cha nhân hậu chăm sóc mình đến từng sợi tóc (x.Mt 10,30; Lc 12,7), là Đấng trọn lành cho mưa rơi đều trên người lành lẫn kẻ dữ, cho mặt trời mọc lên soi sáng người công chính lẫn tội nhân (x. Mt 5,44-45).
3.Có tấm lòng vì ích chung: Một người có tấm lòng vì ích chung, cách riêng vì ích lợi của những người nghèo, những người cô thế, kém phận thì rất dễ sẵn sàng hiến thân theo khả năng và hoàn cảnh cách hết mình. Và họ sẽ nhận được nhiều đặc sủng như chữa bệnh, làm phép lạ, nói tiên tri, phân định thần khí…do Thánh Thần ban tặng (x.1Cor 12,7-11). Tấm lòng vì ích chung có thể nói là đối nghịch với tâm hồn ích kỷ, chỉ biết lợi ích riêng mình. Khi đã có tấm lòng vì ích chung thì ta sẽ dễ dàng xây dựng sự hiệp nhất trong sự tôn trọng cái khác biệt của tha nhân. Trái lại khi đã đặt cái tôi của mình lên trên hết, thì ta sẽ có nguy cơ tìm cách bắt kẻ khác phục vụ mình, làm theo ý riêng mình cách độc đoán, độc tài và có thể là độc ác nếu ta có chút quyền hay chút tài lực.
Gió muốn thổi đi đâu thì thổi (x.Ga 3,8). Không ai thấy gió nhưng người ta có thể nhận ra gió qua các hiệu ứng của nó như lá bay, cây lay…Xem quả thì biết cây (x.Mt 7,16-20). Mừng Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, một lần nữa xin hãy kiểm định xem chúng ta đã trổ sinh những hoa trái nào. Giả như chúng ta chưa sinh hoa kết trái tốt lành là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa đón nhận hồng ân Thánh Thần mà Chúa Kitô đã ban tặng. Nếu chúng ta chưa sẵn sàng đón nhận hồng ân Thánh Thần thì cũng là dấu chứng tỏ rằng chúng ta chưa thật sự khiêm nhu, chưa biết tín thác vào tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa, chưa biết mưu cầu ích chung, nhất là ích lợi của của người nghèo, ngưòi kém phận…
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột.
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần Thứ 8 Mùa Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
21:44 19/05/2010
Thứ Hai sau Chúa nhật 8 TN
Mc 10,17-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng giầu có vô cùng, thế mà đã sống làm người trong thân phận người nghèo như chúng con. Chúa là Đấng cao sang quyền quý vô cùng, thế mà đã sống một cuộc đời bình dị nơi làng quê Nagiaret. Chúa đã sống nghèo để nâng cao phẩm giá người nghèo. Chúa đã mang lấy thân phận làm người để chúng con trở thành con Thiên Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con mỗi lần rước Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng con cũng biết noi gương Chúa để sống hoà hợp với mọi người trong tình liên đới yêu thương.
Lạy Chúa, người đời thường cho rằng: “Lắm tiền, lắm gạo là tiên trên trời”. Nhưng Lời Chúa lại nhắc nhở chúng con: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước thiên đàng”. Vâng lạy Chúa, đôi khi vì ham tiền mà chúng con đã trở thành những con người tham lam, ích kỷ và hẹp hòi. Vì ham tiền mà chúng con sống thiếu công bình, bác ái với tha nhân. Vì ham tiền mà chúng con boi nhọ thanh danh từ những đồng tiền bất chính. Chúng con đã đánh mất niềm vui của sự tự do khi chúng con đặt đồng tiền làm mục đích đời sống. Chúng con cũng đánh mất hạnh phúc Nước Trời khi chúng con quá quyến luyến với của cải trần gian.
Xin Chúa tha thứ cho những lỗi lầm của chúng con. Xin giúp chúng con sống thanh thoát với những vật chất mau qua này. Xin ban cho chúng con lòng quảng đại để chúng con biết dùng của cải đời này mà mua lấy bạn hữu Nước Trời, qua những việc lành phúc đức, những hành vi bác ái, chia sẻ với tha nhân. Xin tháo gỡ mọi sự tham lam bất chính nơi tâm hồn chúng con để chúng con thực sự chiếm đoạt được hạnh phúc Nước Trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 8 TN
Mc 10,28-31
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì lòng yêu mến Chúa Cha, Chúa đã bằng lòng mang lấy thân phận con người để cứu độ trần gian. Chúa đã đi vào cuộc đời trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa đã đi trọn con đường vâng phục tôn ý Chúa Cha, nhờ vậy mà hôm nay Chúa đang được hưởng vinh quang bất tận nơi thiên quốc của Chúa Cha.
Lạy Chúa, chúng con cũng muốn đi lại con đường Chúa đã đi. Con đường tuân phục thánh ý Chúa Cha. Con đường từ bỏ mình để vác thập giá hằng ngày theo Chúa. Con đường của hy sinh. Con đường dấn thân vì lợi ích tha nhân. Nhưng chúng con lại so đo tính toán. Chúng con cũng như thánh Phê-rô, muốn làm một bài toán thật chắc chắn. Chúng con theo Chúa sẽ được gì? Chúng con sợ thiệt thòi. Chúng con sợ hy sinh. Xin Chúa hãy tha thứ những tính toán ích kỷ tầm thường nơi chúng con. Xin giúp chúng con biết trở nên giống Chúa trong yêu thương phục vụ mọi người một cách quảng đại bao dung. Xin cho chúng con dám đóng đinh cuộc đời mình trong hy sinh, bác ái, trong từ bỏ những thói hư tật xấu để chúng con trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con tìm được niềm vui khi có Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con, và an tâm vững bước trong cuộc đời hôm nay. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 8 TN
Mc 10,32-45
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến viếng thăm linh hồn chúng con. Chúng con thật diễm phúc vì được Chúa làm bạn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Xin Mình và Máu Thánh Chúa tưới gội linh hồn chúng con bằng ân sủng và tình thương của Chúa. Xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim đầy yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, làm người ai cũng mong có kẻ yêu người mến. Ai cũng mong trở thành người có danh có phận giữa đời. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại quá đòi hỏi nơi tha nhân. Chúng con đòi được phục vụ. Chúng con đòi quyền lợi. Chúng con thường tham lam ích kỷ. Thế nên, người thương thì ít, kẻ ghét thì nhiều. Xin giúp chúng con biết sửa đổi cách nghĩ, cách hành động giống như Chúa đã nghĩ và hành động. Xin cho chúng con biết sống vì người khác. Xin giúp chúng con biết tìm niềm vui trong sự khiêm tốn phục vụ mọi người. Xin cho chúng con luôn nhớ rằng: người cao trọng không phải là kẻ có chức có quyền mà là người cống hiến cuộc đời để phục vụ tha nhân trong bổn phận của mình.
Lạy Chúa, Chúa đã đi bước trước trong tình yêu dâng hiến phục vụ, xin giúp chúng con biết mặc lấy tâm tình của Chúa để sống hy sinh vì lợi ích của tha nhân. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 8 TN
Mc 10,46-52
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con xin mượn lời của anh mù Bar-ti-mê để thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cho chúng con được thấy”. Thấy Chúa đang hiện diện thực sự trong phép Thánh Thể để chúng con tôn kính, tin thờ. Thấy tình thương của Chúa đang bao phủ trên cuộc đời, để chúng con cảm mến tri ân. Thấy tha nhân là hình ảnh của Chúa để chúng con yêu mến phục vụ. Xin đừng để sự tối tăm làm chúng con xa lìa Chúa và anh em.
Lạy Chúa là Đấng quyền năng, xin phá tan những bóng đêm đang che kín địa cầu. Bóng đêm của sự dữ hoành hành. Bóng đêm của sa đoạ và bất công. Bóng đêm khiến lòng người lạnh vắng giá băng. Tình người băng giá. Lòng người mù tối bởi ích kỷ và tham lam. Xin khai mở cho trần gian ánh sáng của yêu thương để xoá tan hận thù. Ánh sáng của chân lý để đẩy lùi những mưu đồ bất chính, những oán giận hờn ghen. Xin mở mắt tâm hồn để chúng con thấy Chúa đang hiện diện nơi tha nhân. Xin giúp chúng con đừng vì sự mù tối của mình mà gây nên đau khổ cho người khác. Xin giúp chúng con biết mang lại ánh sáng yêu thương, ánh sáng công bình, bái ái và tình hiệp nhất cho gia đình và xứ đạo chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin củng cố đức tin còn yếu kém nơi chúng con. Xin ban cho chúng con lòng tin sắt son vào Chúa để chúng con luôn tín thác và cậy trông trọn vẹn nơi Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 8 TN
Mc 11,11-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã yêu thương chúng con bằng tình yêu vô bờ bến. Chúa đã tác tạo chúng con nên giống Chúa, để được hiệp thông trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa còn trở thành tấm bánh để trở thành Máu Thịt nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa để chúng con cũng biết yêu đời yêu người với tình yêu quảng đại trao ban.
Lạy Chúa là tình yêu. Chúa cũng muốn chúng con trổ sinh hoa trái yêu thương trong đời sống bác ái, vị tha, trong đời sống ngay thẳng thật thà. Xin Chúa thanh tẩy trí lòng chúng con khỏi những thói đời gian tham, lọc lừa, những kiêu căng ích kỷ để chúng con xứng đáng là hoạ ảnh của Chúa giữa thế gian. Xin giúp chúng con biết phản ánh dung nhan hiền lành và khiêm nhường của Chúa qua nếp sống thánh thiện và yêu thương của chúng con. Xin cho nhịp bước chúng con đi luôn để lại cho đời màu xanh của yêu thương và hạnh phúc.
Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con khỏi mọi tội lỗi để chúng con mãi xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trự và luôn phản ánh nét đẹp của Chúa qua đời sống của chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 8 thường niên
Mc 11,27-33
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với tấm bánh đơn sơ Chúa trở nên của ăn cho linh hồn chúng con. Chúa nâng đỡ và chia sẻ những gánh nặng lo âu cho kiếp người chúng con. Với tấm bánh đơn sơ Chúa còn hoà quyện nên một với chúng con. Xin cho chúng con luôn sống trong sự che chở của Chúa, biết nhìn nhận Chúa là lẽ sống của cuộc đời, biết tín thác trong lòng thương xót của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con một tâm hồn đơn sơ nhỏ bé để chúng con dễ dàng đón nhận Lời Chúa làm lẽ sống đời chúng con. Xin đừng để sự kiêu căng, tự mãn làm chúng con mất khả năng tìm hiểu và lắng nghe lời Chúa. Xin cho chúng con biết khiêm tốn để nhận ra con người chẳng là chi để chúng con luôn quy phục Chúa là Đấng chúng con phải tôn thờ. Xin Chúa cũng giúp chúng con biết sống với nhau trong yêu thương tôn trọng. Biết nhìn nhận đúng giá trị của nhau. Biết chia sẻ nâng đỡ nhau thay vì kết án tẩy chay nhau. Biết can đảm loại trừ những thành kiến, đố kỵ, ghen tương làm mất đi tình đoàn kết yêu thương.
Lạy Chúa là Đấng chân thật. Xin dạy chúng con biết sống theo sự thật, biết tôn trọng sự thật, biết bảo vệ sự thật. Vì chỉ có sự thật mới mang lại bình an đích thực cho môi trường sống của chúng con. Amen.
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
Mc 10,17-27
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa là Đấng giầu có vô cùng, thế mà đã sống làm người trong thân phận người nghèo như chúng con. Chúa là Đấng cao sang quyền quý vô cùng, thế mà đã sống một cuộc đời bình dị nơi làng quê Nagiaret. Chúa đã sống nghèo để nâng cao phẩm giá người nghèo. Chúa đã mang lấy thân phận làm người để chúng con trở thành con Thiên Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin cho chúng con mỗi lần rước Chúa Giê-su Thánh Thể, chúng con cũng biết noi gương Chúa để sống hoà hợp với mọi người trong tình liên đới yêu thương.
Lạy Chúa, người đời thường cho rằng: “Lắm tiền, lắm gạo là tiên trên trời”. Nhưng Lời Chúa lại nhắc nhở chúng con: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giầu có vào Nước thiên đàng”. Vâng lạy Chúa, đôi khi vì ham tiền mà chúng con đã trở thành những con người tham lam, ích kỷ và hẹp hòi. Vì ham tiền mà chúng con sống thiếu công bình, bác ái với tha nhân. Vì ham tiền mà chúng con boi nhọ thanh danh từ những đồng tiền bất chính. Chúng con đã đánh mất niềm vui của sự tự do khi chúng con đặt đồng tiền làm mục đích đời sống. Chúng con cũng đánh mất hạnh phúc Nước Trời khi chúng con quá quyến luyến với của cải trần gian.
Xin Chúa tha thứ cho những lỗi lầm của chúng con. Xin giúp chúng con sống thanh thoát với những vật chất mau qua này. Xin ban cho chúng con lòng quảng đại để chúng con biết dùng của cải đời này mà mua lấy bạn hữu Nước Trời, qua những việc lành phúc đức, những hành vi bác ái, chia sẻ với tha nhân. Xin tháo gỡ mọi sự tham lam bất chính nơi tâm hồn chúng con để chúng con thực sự chiếm đoạt được hạnh phúc Nước Trời ngay trong cuộc sống hôm nay. Amen
Thứ Ba sau Chúa nhật 8 TN
Mc 10,28-31
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Vì lòng yêu mến Chúa Cha, Chúa đã bằng lòng mang lấy thân phận con người để cứu độ trần gian. Chúa đã đi vào cuộc đời trong sự vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chúa đã đi trọn con đường vâng phục tôn ý Chúa Cha, nhờ vậy mà hôm nay Chúa đang được hưởng vinh quang bất tận nơi thiên quốc của Chúa Cha.
Lạy Chúa, chúng con cũng muốn đi lại con đường Chúa đã đi. Con đường tuân phục thánh ý Chúa Cha. Con đường từ bỏ mình để vác thập giá hằng ngày theo Chúa. Con đường của hy sinh. Con đường dấn thân vì lợi ích tha nhân. Nhưng chúng con lại so đo tính toán. Chúng con cũng như thánh Phê-rô, muốn làm một bài toán thật chắc chắn. Chúng con theo Chúa sẽ được gì? Chúng con sợ thiệt thòi. Chúng con sợ hy sinh. Xin Chúa hãy tha thứ những tính toán ích kỷ tầm thường nơi chúng con. Xin giúp chúng con biết trở nên giống Chúa trong yêu thương phục vụ mọi người một cách quảng đại bao dung. Xin cho chúng con dám đóng đinh cuộc đời mình trong hy sinh, bác ái, trong từ bỏ những thói hư tật xấu để chúng con trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa.
Lạy Chúa, xin cho chúng con tìm được niềm vui khi có Chúa đang ngự trong tâm hồn chúng con, và an tâm vững bước trong cuộc đời hôm nay. Amen
Thứ Tư sau Chúa nhật 8 TN
Mc 10,32-45
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con cảm tạ Chúa đã thương ngự đến viếng thăm linh hồn chúng con. Chúng con thật diễm phúc vì được Chúa làm bạn đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Xin Mình và Máu Thánh Chúa tưới gội linh hồn chúng con bằng ân sủng và tình thương của Chúa. Xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim đầy yêu thương của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, làm người ai cũng mong có kẻ yêu người mến. Ai cũng mong trở thành người có danh có phận giữa đời. Nhưng Chúa ơi, chúng con lại quá đòi hỏi nơi tha nhân. Chúng con đòi được phục vụ. Chúng con đòi quyền lợi. Chúng con thường tham lam ích kỷ. Thế nên, người thương thì ít, kẻ ghét thì nhiều. Xin giúp chúng con biết sửa đổi cách nghĩ, cách hành động giống như Chúa đã nghĩ và hành động. Xin cho chúng con biết sống vì người khác. Xin giúp chúng con biết tìm niềm vui trong sự khiêm tốn phục vụ mọi người. Xin cho chúng con luôn nhớ rằng: người cao trọng không phải là kẻ có chức có quyền mà là người cống hiến cuộc đời để phục vụ tha nhân trong bổn phận của mình.
Lạy Chúa, Chúa đã đi bước trước trong tình yêu dâng hiến phục vụ, xin giúp chúng con biết mặc lấy tâm tình của Chúa để sống hy sinh vì lợi ích của tha nhân. Amen
Thứ năm sau Chúa nhật 8 TN
Mc 10,46-52
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúng con xin mượn lời của anh mù Bar-ti-mê để thưa lên cùng Chúa: “Lạy Chúa, xin cho chúng con được thấy”. Thấy Chúa đang hiện diện thực sự trong phép Thánh Thể để chúng con tôn kính, tin thờ. Thấy tình thương của Chúa đang bao phủ trên cuộc đời, để chúng con cảm mến tri ân. Thấy tha nhân là hình ảnh của Chúa để chúng con yêu mến phục vụ. Xin đừng để sự tối tăm làm chúng con xa lìa Chúa và anh em.
Lạy Chúa là Đấng quyền năng, xin phá tan những bóng đêm đang che kín địa cầu. Bóng đêm của sự dữ hoành hành. Bóng đêm của sa đoạ và bất công. Bóng đêm khiến lòng người lạnh vắng giá băng. Tình người băng giá. Lòng người mù tối bởi ích kỷ và tham lam. Xin khai mở cho trần gian ánh sáng của yêu thương để xoá tan hận thù. Ánh sáng của chân lý để đẩy lùi những mưu đồ bất chính, những oán giận hờn ghen. Xin mở mắt tâm hồn để chúng con thấy Chúa đang hiện diện nơi tha nhân. Xin giúp chúng con đừng vì sự mù tối của mình mà gây nên đau khổ cho người khác. Xin giúp chúng con biết mang lại ánh sáng yêu thương, ánh sáng công bình, bái ái và tình hiệp nhất cho gia đình và xứ đạo chúng con.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin củng cố đức tin còn yếu kém nơi chúng con. Xin ban cho chúng con lòng tin sắt son vào Chúa để chúng con luôn tín thác và cậy trông trọn vẹn nơi Chúa. Amen
Thứ sáu sau Chúa nhật 8 TN
Mc 11,11-26
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Chúa đã yêu thương chúng con bằng tình yêu vô bờ bến. Chúa đã tác tạo chúng con nên giống Chúa, để được hiệp thông trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Chúa còn trở thành tấm bánh để trở thành Máu Thịt nuôi dưỡng chúng con. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin giúp chúng con biết học nơi Chúa để chúng con cũng biết yêu đời yêu người với tình yêu quảng đại trao ban.
Lạy Chúa là tình yêu. Chúa cũng muốn chúng con trổ sinh hoa trái yêu thương trong đời sống bác ái, vị tha, trong đời sống ngay thẳng thật thà. Xin Chúa thanh tẩy trí lòng chúng con khỏi những thói đời gian tham, lọc lừa, những kiêu căng ích kỷ để chúng con xứng đáng là hoạ ảnh của Chúa giữa thế gian. Xin giúp chúng con biết phản ánh dung nhan hiền lành và khiêm nhường của Chúa qua nếp sống thánh thiện và yêu thương của chúng con. Xin cho nhịp bước chúng con đi luôn để lại cho đời màu xanh của yêu thương và hạnh phúc.
Lạy Chúa, xin gìn giữ chúng con khỏi mọi tội lỗi để chúng con mãi xứng đáng là đền thờ cho Chúa ngự trự và luôn phản ánh nét đẹp của Chúa qua đời sống của chúng con. Amen
Thứ bảy sau Chúa nhật 8 thường niên
Mc 11,27-33
Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,
Với tấm bánh đơn sơ Chúa trở nên của ăn cho linh hồn chúng con. Chúa nâng đỡ và chia sẻ những gánh nặng lo âu cho kiếp người chúng con. Với tấm bánh đơn sơ Chúa còn hoà quyện nên một với chúng con. Xin cho chúng con luôn sống trong sự che chở của Chúa, biết nhìn nhận Chúa là lẽ sống của cuộc đời, biết tín thác trong lòng thương xót của Chúa.
Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con một tâm hồn đơn sơ nhỏ bé để chúng con dễ dàng đón nhận Lời Chúa làm lẽ sống đời chúng con. Xin đừng để sự kiêu căng, tự mãn làm chúng con mất khả năng tìm hiểu và lắng nghe lời Chúa. Xin cho chúng con biết khiêm tốn để nhận ra con người chẳng là chi để chúng con luôn quy phục Chúa là Đấng chúng con phải tôn thờ. Xin Chúa cũng giúp chúng con biết sống với nhau trong yêu thương tôn trọng. Biết nhìn nhận đúng giá trị của nhau. Biết chia sẻ nâng đỡ nhau thay vì kết án tẩy chay nhau. Biết can đảm loại trừ những thành kiến, đố kỵ, ghen tương làm mất đi tình đoàn kết yêu thương.
Lạy Chúa là Đấng chân thật. Xin dạy chúng con biết sống theo sự thật, biết tôn trọng sự thật, biết bảo vệ sự thật. Vì chỉ có sự thật mới mang lại bình an đích thực cho môi trường sống của chúng con. Amen.
Lm. Jos Tạ duy Tuyền
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Kinh Phụng Vụ và iPhone, iPad, Facebook
Phụng Nghi
07:21 19/05/2010
Bài phòng vấn linh mục Paolo Padrini, người sáng tạo ra iBreviary.
ROME (Zenit.org).- Một linh mục người Ý, cha Paolo Padrini, đã mong muốn đem những kỹ thuật mới vào công tác phục vụ đời sống tâm linh của người Công giáo và các linh mục một cách cụ thể.
Do đó, ngài đi đến sáng kiến tạo ra iBreviary, để mã số hóa Phụng vụ các Giờ kinh (tức là những kinh nguyện phụng vụ các linh mục và dòng tu đọc hàng ngày, gồm có kinh sáng, kinh chiều…) để dùng trên iPhone và iPad.
Cha Padrini hiện đang phục vụ tại giáo phận Tortona, ở miền bắc nước Ý. Trong cuộc trò chuyện với thông tấn xã Zenit, cha cho biết ngài là người say mê sử dụng những kỹ thuật mới.
Ngài cũng đã tạo một ứng dụng để dùng chia sẻ các kinh nguyện trên trang mạng Facebook và Popep2You, và cũng để cho người trẻ trên khắp thế giới có thể gửi những tấm thiệp điện tử cho nhau và cho Đức giáo hoàng.
Nhưng trên hết cả, lời cha Padrini: “Tôi tìm cách để trở thành một linh mục, chứng nhân tình yêu Chúa Kitô với niềm tin chân thành, kiên định và hiện diện.”
Thông tấn xã Zenit đã phỏng vấn Cha Padrini trong tuần lễ truyền thông, mới được tổ chức tại Rome nhân ngày Truyền thông Thế giới, cử hành vào hôm Chủ nhật. Năm nay đề tài là: ”Linh mục và Công tác Mục vụ trong Thế giới Kỹ thuật Số: Đem Truyền thông mới phục vụ Thế giới.”
Zenit: Cha có cảm tưởng gì về thông điệp Đức giáo hoàng Benedict XVI gửi nhân Ngày Truyền thông Thế giới?
Cha Padrini: Tôi nghĩ nó cũng tương tự như năm rồi. Đức thánh cha nhấn mạnh đến phạm vi của truyền thông mới, như một lãnh vực mở ra cho công tác phúc âm hóa và cho sự hiện diện của linh mục theo đường hướng đặc biệt. Vì thế tôi thiết tưởng rằng một lần nữa ngài đem vào môi trường giáo hội một đề tài mà có nguy cơ chỉ dành để cho những cuộc nghiên cứu sâu rộng về kỹ thuật học, nhân loại học và luận lý học xã hội. Mà trái lại, chúng ta thấy đó là nơi gặp gỡ với Tin Mừng.
Zenit: Là người sáng tạo ra iBreviary, cha có thể cho biết về các tiện lợi ra sao?
Cha Padrini: Tiện lợi trước nhất là thực dụng.
Với kỹ thuật mới này, người trẻ được đưa gần tới với kinh nguyện, với phụng vụ - đối với những người từ 30 đến 40 tuổi, những vị chuyên nghiệp, các giáo sư, là những người thường coi kinh nguyện như là việc làm hợp lý, có thể tiếp cận được, và không như là chuyện chỉ đơn thuần dành riêng cho hàng giáo sĩ. Bởi vì đây không chỉ là lời kinh nguyện của hàng linh mục, mà là của toàn thể Giáo hội.
Zenit: Cha có sợ là công việc sáng tạo này có thể đem tới những điều bất lợi hoặc nguy hiểm gì không?
Cha Padrini: Một bất lợi có thể có là mất đi chiều kích giáo hội của kinh nguyện.
Điều quan trọng là phải quân bình cách sử dụng các dụng cụ này, bằng tâm linh mạnh mẽ và đức tin sâu xa, với những tập quán, chẳng hạn như sự tham gia trong giáo xứ, và sự linh hoạt của phụng vụ, để chúng ta có thể nhờ những dụng cụ này mà thực sự sống viễn cảnh của đức tin, một viễn cảnh không bao giớ có tính cách cá nhân mà có tính cách giáo hội.
Zenit: Xin suy nghĩ về các linh mục tương lai: những vị thuộc về cái gọi là thế hệ kỹ thuật số, sinh sau năm 1990. Cha thấy các vị đó sẽ dùng những phương tiện này như thế nào? Phải chăng các vị đó sẽ không còn dùng sách nguyện in trên giấy nữa?
Cha Padrini: Những người sợ dùng sách in trên giấy sẽ không còn nữa.
Tôi thiết tưởng là sách in còn lâu mới biến mất, ngay cả khi chúng ta chứng kiến thấy rất nhiều đổi thay về kỹ thuật và có được cơ may thông truyền biết bao nhiêu điều. Nhưng chẳng có gì có thể thay thế được cảm quan xúc giác.
Tình cảm của chúng ta được biểu lộ khác biệt nhau khi dùng giấy hay dùng điện thoại. Đó là lý do tại sao tôi thiết nghĩ rằng giấy sẽ còn tiếp tục được sử dụng, và tôi tin là, trong bất cứ trường hợp nào, cũng phải dành chỗ cho cách sử dụng các thiết bị này đối với thế hệ được gọi là thế hệ digital (kỹ thuật số) - chúng ta biết rằng từ ngữ này có tính cách trừu tượng, bởi vì chúng ta gọi họ là digital (thuộc kỹ thuật số) nhưng con người lại không phải là digital, mà là analogical (tỷ biến, đồng bộ), và mãi mãi sẽ là như thế.
Điều hiển nhiên là mọi sự sẽ được lọc qua một cảm thức mới, tạo thành bởi biện biệt, giác quan, suy diễn, tường thuật và mơ ước – đó là những sự việc tạo thành đời sống tâm linh và nhân tính cùa chúng ta.
Zenit: Để đem vào thực hành lời ĐGH Benedict XV kêu gọi các linh mục: Làm cách nào có thể đạt được sự quân bình giữa công tác mục vụ hiện diện bằng thể lý và sứ vụ mục tử qua sự hiện diện trong truyền thông?
Cha Padrini: Benedict XVI đã nói điều đó trong buổi bế mạc hội nghị mới được tổ chức tại Rome được gọi là Testimoni Digitali (Chứng nhân Kỹ thuật Số) khi ngài phát biểu rằng đừng đem vào sử dụng những khí cụ này bằng mọi giá, mà lúc nào cũng cần phải có trái tim của một người mục tử.
Phải tìm thấy được sự tổng hợp giữa một bên là người mục tử và một bên là người lướt mạng Internet, và sẽ tìm được như thế hàng ngày trong tâm hồn chúng ta.
Nếu tôi là một linh mục đích thực, có thể như thế với chiếc phone trên một tay, với cuốn Kinh Thánh trên tay kia, và có thể như thế với một tờ báo kẹp dưới nách, bởi vì không phải là chỉ những dụng cụ đó nói lên được điều gì, nhưng mà đức tin của chúng ta, tạo bằng xương bằng thịt, sẽ nói với người bằng xương bằng thịt khác; đó là lý do tại sao xương thịt của tôi sẽ là một tổng hợp đích thực.
Chúng ta phải được đào tạo từ quan điểm tâm linh, và rồi sau đó có thể sử dụng tốt đẹp được các nguồn liệu từ quan điểm kỹ thuật, thực dụng.
ROME (Zenit.org).- Một linh mục người Ý, cha Paolo Padrini, đã mong muốn đem những kỹ thuật mới vào công tác phục vụ đời sống tâm linh của người Công giáo và các linh mục một cách cụ thể.
Do đó, ngài đi đến sáng kiến tạo ra iBreviary, để mã số hóa Phụng vụ các Giờ kinh (tức là những kinh nguyện phụng vụ các linh mục và dòng tu đọc hàng ngày, gồm có kinh sáng, kinh chiều…) để dùng trên iPhone và iPad.
Cha Padrini hiện đang phục vụ tại giáo phận Tortona, ở miền bắc nước Ý. Trong cuộc trò chuyện với thông tấn xã Zenit, cha cho biết ngài là người say mê sử dụng những kỹ thuật mới.
Ngài cũng đã tạo một ứng dụng để dùng chia sẻ các kinh nguyện trên trang mạng Facebook và Popep2You, và cũng để cho người trẻ trên khắp thế giới có thể gửi những tấm thiệp điện tử cho nhau và cho Đức giáo hoàng.
Nhưng trên hết cả, lời cha Padrini: “Tôi tìm cách để trở thành một linh mục, chứng nhân tình yêu Chúa Kitô với niềm tin chân thành, kiên định và hiện diện.”
Thông tấn xã Zenit đã phỏng vấn Cha Padrini trong tuần lễ truyền thông, mới được tổ chức tại Rome nhân ngày Truyền thông Thế giới, cử hành vào hôm Chủ nhật. Năm nay đề tài là: ”Linh mục và Công tác Mục vụ trong Thế giới Kỹ thuật Số: Đem Truyền thông mới phục vụ Thế giới.”
Zenit: Cha có cảm tưởng gì về thông điệp Đức giáo hoàng Benedict XVI gửi nhân Ngày Truyền thông Thế giới?
Cha Padrini: Tôi nghĩ nó cũng tương tự như năm rồi. Đức thánh cha nhấn mạnh đến phạm vi của truyền thông mới, như một lãnh vực mở ra cho công tác phúc âm hóa và cho sự hiện diện của linh mục theo đường hướng đặc biệt. Vì thế tôi thiết tưởng rằng một lần nữa ngài đem vào môi trường giáo hội một đề tài mà có nguy cơ chỉ dành để cho những cuộc nghiên cứu sâu rộng về kỹ thuật học, nhân loại học và luận lý học xã hội. Mà trái lại, chúng ta thấy đó là nơi gặp gỡ với Tin Mừng.
Zenit: Là người sáng tạo ra iBreviary, cha có thể cho biết về các tiện lợi ra sao?
Cha Padrini: Tiện lợi trước nhất là thực dụng.
Với kỹ thuật mới này, người trẻ được đưa gần tới với kinh nguyện, với phụng vụ - đối với những người từ 30 đến 40 tuổi, những vị chuyên nghiệp, các giáo sư, là những người thường coi kinh nguyện như là việc làm hợp lý, có thể tiếp cận được, và không như là chuyện chỉ đơn thuần dành riêng cho hàng giáo sĩ. Bởi vì đây không chỉ là lời kinh nguyện của hàng linh mục, mà là của toàn thể Giáo hội.
Zenit: Cha có sợ là công việc sáng tạo này có thể đem tới những điều bất lợi hoặc nguy hiểm gì không?
Cha Padrini: Một bất lợi có thể có là mất đi chiều kích giáo hội của kinh nguyện.
Điều quan trọng là phải quân bình cách sử dụng các dụng cụ này, bằng tâm linh mạnh mẽ và đức tin sâu xa, với những tập quán, chẳng hạn như sự tham gia trong giáo xứ, và sự linh hoạt của phụng vụ, để chúng ta có thể nhờ những dụng cụ này mà thực sự sống viễn cảnh của đức tin, một viễn cảnh không bao giớ có tính cách cá nhân mà có tính cách giáo hội.
Zenit: Xin suy nghĩ về các linh mục tương lai: những vị thuộc về cái gọi là thế hệ kỹ thuật số, sinh sau năm 1990. Cha thấy các vị đó sẽ dùng những phương tiện này như thế nào? Phải chăng các vị đó sẽ không còn dùng sách nguyện in trên giấy nữa?
Cha Padrini: Những người sợ dùng sách in trên giấy sẽ không còn nữa.
Tôi thiết tưởng là sách in còn lâu mới biến mất, ngay cả khi chúng ta chứng kiến thấy rất nhiều đổi thay về kỹ thuật và có được cơ may thông truyền biết bao nhiêu điều. Nhưng chẳng có gì có thể thay thế được cảm quan xúc giác.
Tình cảm của chúng ta được biểu lộ khác biệt nhau khi dùng giấy hay dùng điện thoại. Đó là lý do tại sao tôi thiết nghĩ rằng giấy sẽ còn tiếp tục được sử dụng, và tôi tin là, trong bất cứ trường hợp nào, cũng phải dành chỗ cho cách sử dụng các thiết bị này đối với thế hệ được gọi là thế hệ digital (kỹ thuật số) - chúng ta biết rằng từ ngữ này có tính cách trừu tượng, bởi vì chúng ta gọi họ là digital (thuộc kỹ thuật số) nhưng con người lại không phải là digital, mà là analogical (tỷ biến, đồng bộ), và mãi mãi sẽ là như thế.
Điều hiển nhiên là mọi sự sẽ được lọc qua một cảm thức mới, tạo thành bởi biện biệt, giác quan, suy diễn, tường thuật và mơ ước – đó là những sự việc tạo thành đời sống tâm linh và nhân tính cùa chúng ta.
Zenit: Để đem vào thực hành lời ĐGH Benedict XV kêu gọi các linh mục: Làm cách nào có thể đạt được sự quân bình giữa công tác mục vụ hiện diện bằng thể lý và sứ vụ mục tử qua sự hiện diện trong truyền thông?
Cha Padrini: Benedict XVI đã nói điều đó trong buổi bế mạc hội nghị mới được tổ chức tại Rome được gọi là Testimoni Digitali (Chứng nhân Kỹ thuật Số) khi ngài phát biểu rằng đừng đem vào sử dụng những khí cụ này bằng mọi giá, mà lúc nào cũng cần phải có trái tim của một người mục tử.
Phải tìm thấy được sự tổng hợp giữa một bên là người mục tử và một bên là người lướt mạng Internet, và sẽ tìm được như thế hàng ngày trong tâm hồn chúng ta.
Nếu tôi là một linh mục đích thực, có thể như thế với chiếc phone trên một tay, với cuốn Kinh Thánh trên tay kia, và có thể như thế với một tờ báo kẹp dưới nách, bởi vì không phải là chỉ những dụng cụ đó nói lên được điều gì, nhưng mà đức tin của chúng ta, tạo bằng xương bằng thịt, sẽ nói với người bằng xương bằng thịt khác; đó là lý do tại sao xương thịt của tôi sẽ là một tổng hợp đích thực.
Chúng ta phải được đào tạo từ quan điểm tâm linh, và rồi sau đó có thể sử dụng tốt đẹp được các nguồn liệu từ quan điểm kỹ thuật, thực dụng.
Làm chứng cho Chúa Kitô trong thế giới chính trị
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:29 19/05/2010
Làm chứng cho Chúa Kitô trong thế giới chính trị
VATICAN - Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân sẽ tiến hành kỳ Tổng Đại Hội lần thứ XXIV tại Roma từ ngày 20 đến 22 tháng Năm 2010 với chủ đề: "Làm chứng cho Chúa Kitô trong thế giới chính trị".
Trục suy tư được chọn cho cuộc gặp gỡ lần này làm vang vọng tính khẩn thiết đối với việc dấn thân đầy mới mẻ của giáo dân trong đời sống chính trị, vốn được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích rất nhiều lần.
Ngay sau lời tuyên bố khai mạc của Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, ba bài tham luận sẽ được triển khai lần lượt bởi ngài Lorenzo Ornaghi, Viện Trưởng Đại Học Công Giáo Milan với bài: " Chính trị và dân chủ cùng với tình trạng vấn nạn"; Đức Hồng Y Camillo Ruini, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia với tựa đề: " Một vài điểm mấu chốt trong đối thoại giữa Giáo Hội và chính trị"; và Đức Cha Rino Fisichella, Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống với bài thuyết trình: "Trách nhiệm của các tín hữu giáo dân trong chính trị".
Tiếp theo, Vị Phó Thư Ký của Bộ sẽ cống hiến cho các đại biểu bài tham luận " Các tiêu chí và thể thức cho việc đào tạo giáo dân trong đời sống chính trị. Sau cùng, ngài Andrea Riccardi, nhà sáng lập Cộng Đoàn San Egidio sẽ thuyết trình đề tài "Sứ điệp do các tín hữu tên tuổi để lại trong dòng lịch sử chính trị".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tiếp các đại biểu tham dự hội nghị vào thứ sáu ngày 21 tháng Năm. Đại Hội sẽ được khép lại vào chiều ngày hôm sau bằng bản báo cáo hoạt động của Bộ về thành quả đạt được và những viễn tượng cho tương lai do Đức Cha Josef Clemens, Tổng Thư Ký trình bày.
VATICAN - Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân sẽ tiến hành kỳ Tổng Đại Hội lần thứ XXIV tại Roma từ ngày 20 đến 22 tháng Năm 2010 với chủ đề: "Làm chứng cho Chúa Kitô trong thế giới chính trị".
Trục suy tư được chọn cho cuộc gặp gỡ lần này làm vang vọng tính khẩn thiết đối với việc dấn thân đầy mới mẻ của giáo dân trong đời sống chính trị, vốn được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khuyến khích rất nhiều lần.
Ngay sau lời tuyên bố khai mạc của Đức Hồng Y Stanislaw Rylko, ba bài tham luận sẽ được triển khai lần lượt bởi ngài Lorenzo Ornaghi, Viện Trưởng Đại Học Công Giáo Milan với bài: " Chính trị và dân chủ cùng với tình trạng vấn nạn"; Đức Hồng Y Camillo Ruini, nguyên Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Italia với tựa đề: " Một vài điểm mấu chốt trong đối thoại giữa Giáo Hội và chính trị"; và Đức Cha Rino Fisichella, Chủ Tịch Viện Hàn Lâm Giáo Hoàng về Sự Sống với bài thuyết trình: "Trách nhiệm của các tín hữu giáo dân trong chính trị".
Tiếp theo, Vị Phó Thư Ký của Bộ sẽ cống hiến cho các đại biểu bài tham luận " Các tiêu chí và thể thức cho việc đào tạo giáo dân trong đời sống chính trị. Sau cùng, ngài Andrea Riccardi, nhà sáng lập Cộng Đoàn San Egidio sẽ thuyết trình đề tài "Sứ điệp do các tín hữu tên tuổi để lại trong dòng lịch sử chính trị".
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ tiếp các đại biểu tham dự hội nghị vào thứ sáu ngày 21 tháng Năm. Đại Hội sẽ được khép lại vào chiều ngày hôm sau bằng bản báo cáo hoạt động của Bộ về thành quả đạt được và những viễn tượng cho tương lai do Đức Cha Josef Clemens, Tổng Thư Ký trình bày.
Đức Tổng Giám Mục Thái Lan xin các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp ngăn chặn nội chiến
Tiền Hô
12:50 19/05/2010
Đức Tổng Giám Mục Thái Lan xin các nhà lãnh đạo tôn giáo giúp ngăn chặn nội chiến
Bangkok, Thái Lan, 18 tháng 5 năm 2010 (CNA) - "Phải có một sự can thiệp của các nhà lãnh đạo tôn giáo mới có thể giúp đưa ra một giải pháp hòa bình tại Thái Lan, trước khi thảm họa về một cuộc nội chiến có thể xảy ra", vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái Lan nói.
Đức Tổng Giám mục Louis Chamniern (Tổng Giáo phận Thare và Nonseng) nói với hãng tin Fides rằng, các nhà lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau trong cả nước, từ Phật giáo, Kitô giáo và Hồi giáo cùng với "sự tin tưởng, tín nhiệm và lòng tự trọng của dân chúng bây giờ mới có thể hữu ích cho việc giải quyết bế tắc và phòng tránh gia tăng bạo lực."
Cách đây một tháng, các lãnh đạo tôn giáo đã gặp gỡ nhau, cùng bày tỏ sẽ yểm trợ công khai cho các sáng kiến chung trong việc đối thoại và hoà giải.
Theo Bản tin AP, năm ngày xung đột chính trị của quốc gia đã làm chết ít nhất 37 người. Các nhà hoạt động chống chính phủ, được gọi là phe "Áo Đỏ", cho rằng liên minh cầm quyền của chính phủ là bất hợp pháp.
Theo CBC News, hôm Thứ Hai, hàng ngàn "Áo Đỏ" đã bất chấp lệnh của chính phủ yêu cầu rời khỏi các trại tập kết của họ ở Bangkok. Họ cố thủ phía sau rào chắn tạm thời của mình.
"Cách duy nhất để đối thoại là: chúng ta cần phải hạ vũ khí và từ bỏ giải pháp bạo lực về cuộc khủng hoảng này". Đức Tổng Giám mục Chamniern quan ngại với Hãng Fides, "Tôi lo sợ rằng đất nước đang bắt đầu một cuộc nội chiến, nếu nó không dừng lại thì sẽ trở thành một thảm họa".
"Cả hai phe xác định, họ muốn giành chiến thắng và tìm cách bảo vệ lợi ích của họ, mà không xem xét phần còn lại của dân số Thái Lan và lợi ích chung", Đức Tổng giám mục nói tiếp.
"Chính phủ thì cáo buộc các lãnh đạo của phe Áo Đỏ biểu tình là 'kẻ thù của hoàng gia' và 'là kẻ phản bội', nhưng với tôi, điều này có vẻ không đúng và có thể đây là cách để làm mất uy tín các cuộc biểu tình trong con mắt quốc dân".
Ngài khuyên nhánh Hành pháp của chính phủ Thái Lan cần thể hiện sự kiên nhẫn hơn để tìm ra con đường đối thoại mới.
"Vào thời điểm này, người dân tin tưởng các nhà lãnh đạo tôn giáo hơn so với các nhà lãnh đạo chính trị. Chúng tôi sẽ sẵn sàng đi ra trận địa, bắt đầu hành động vì lợi ích của đất nước và để ngăn chặn đổ máu thêm."
Ở giai đoạn lịch sử bi thảm này của Thái Lan, Đức Tổng giám mục cho biết, người dân được khuyến khích kiềm chế.
“Đã có quá nhiều sự sợ hãi. Vùng đất của Nụ cười dường như đã trở thành một Vùng đất đau thương. Hôm nay tất cả chúng ta cùng nhau chịu đau khổ, giờ đây, giống như đang trong một đường hầm mà chưa nhìn thấy lối thoát".
Đức Tổng giám mục cho biết, người Công giáo vẫn tiếp tục cầu nguyện hàng ngày và trong các Thánh Lễ Chủ Nhật cho hòa bình tại Thái Lan.
"Hôm nay, chúng tôi xin sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của Giáo Hội Hoàn Vũ để mang lại hòa bình và hòa giải cho đất nước thân yêu của chúng tôi," Ngài nói với Hãng Fides.
Bangkok, Thái Lan, 18 tháng 5 năm 2010 (CNA) - "Phải có một sự can thiệp của các nhà lãnh đạo tôn giáo mới có thể giúp đưa ra một giải pháp hòa bình tại Thái Lan, trước khi thảm họa về một cuộc nội chiến có thể xảy ra", vị Chủ tịch Hội đồng Giám mục Thái Lan nói.
Đức Tổng Giám mục Louis Chamniern (Tổng Giáo phận Thare và Nonseng) nói với hãng tin Fides rằng, các nhà lãnh đạo của các cộng đồng tôn giáo khác nhau trong cả nước, từ Phật giáo, Kitô giáo và Hồi giáo cùng với "sự tin tưởng, tín nhiệm và lòng tự trọng của dân chúng bây giờ mới có thể hữu ích cho việc giải quyết bế tắc và phòng tránh gia tăng bạo lực."
Cách đây một tháng, các lãnh đạo tôn giáo đã gặp gỡ nhau, cùng bày tỏ sẽ yểm trợ công khai cho các sáng kiến chung trong việc đối thoại và hoà giải.
Theo Bản tin AP, năm ngày xung đột chính trị của quốc gia đã làm chết ít nhất 37 người. Các nhà hoạt động chống chính phủ, được gọi là phe "Áo Đỏ", cho rằng liên minh cầm quyền của chính phủ là bất hợp pháp.
Theo CBC News, hôm Thứ Hai, hàng ngàn "Áo Đỏ" đã bất chấp lệnh của chính phủ yêu cầu rời khỏi các trại tập kết của họ ở Bangkok. Họ cố thủ phía sau rào chắn tạm thời của mình.
"Cách duy nhất để đối thoại là: chúng ta cần phải hạ vũ khí và từ bỏ giải pháp bạo lực về cuộc khủng hoảng này". Đức Tổng Giám mục Chamniern quan ngại với Hãng Fides, "Tôi lo sợ rằng đất nước đang bắt đầu một cuộc nội chiến, nếu nó không dừng lại thì sẽ trở thành một thảm họa".
"Cả hai phe xác định, họ muốn giành chiến thắng và tìm cách bảo vệ lợi ích của họ, mà không xem xét phần còn lại của dân số Thái Lan và lợi ích chung", Đức Tổng giám mục nói tiếp.
"Chính phủ thì cáo buộc các lãnh đạo của phe Áo Đỏ biểu tình là 'kẻ thù của hoàng gia' và 'là kẻ phản bội', nhưng với tôi, điều này có vẻ không đúng và có thể đây là cách để làm mất uy tín các cuộc biểu tình trong con mắt quốc dân".
Ngài khuyên nhánh Hành pháp của chính phủ Thái Lan cần thể hiện sự kiên nhẫn hơn để tìm ra con đường đối thoại mới.
"Vào thời điểm này, người dân tin tưởng các nhà lãnh đạo tôn giáo hơn so với các nhà lãnh đạo chính trị. Chúng tôi sẽ sẵn sàng đi ra trận địa, bắt đầu hành động vì lợi ích của đất nước và để ngăn chặn đổ máu thêm."
Ở giai đoạn lịch sử bi thảm này của Thái Lan, Đức Tổng giám mục cho biết, người dân được khuyến khích kiềm chế.
“Đã có quá nhiều sự sợ hãi. Vùng đất của Nụ cười dường như đã trở thành một Vùng đất đau thương. Hôm nay tất cả chúng ta cùng nhau chịu đau khổ, giờ đây, giống như đang trong một đường hầm mà chưa nhìn thấy lối thoát".
Đức Tổng giám mục cho biết, người Công giáo vẫn tiếp tục cầu nguyện hàng ngày và trong các Thánh Lễ Chủ Nhật cho hòa bình tại Thái Lan.
"Hôm nay, chúng tôi xin sự giúp đỡ và lời cầu nguyện của Giáo Hội Hoàn Vũ để mang lại hòa bình và hòa giải cho đất nước thân yêu của chúng tôi," Ngài nói với Hãng Fides.
Fatima là nơi con người sống kinh nghiệm ơn thánh Chúa
Linh Tiến Khải
17:48 19/05/2010
Fatima là nơi con người sống kinh nghiệm ơn thánh Chúa. Sứ điệp Fatima tập trung nơi lời cầu nguyện, việc hãm mình và hoán cải, vượt xa hơn các đe dọa, các hiểm nguy và kinh hoàng của lịch sử, và nhằm mời gọi con người tin tưởng nơi hành động của Thiên Chúa, vun trồng niềm Hy vọng lớn lao, và sống kinh nghiệm ơn thánh của Chúa, để say mê Chúa là suối nguồn của tình yêu và hòa bình.
Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã khẳng định như trên trong buổi tiếp kiến chung 20.000 tín hữu tại quảng trường Thánh Phêrô sáng thứ tư 19-5-2010.
Như đã biết, Đức Thánh Cha mới công du mục vụ Bồ Đào Nha và hành hương Fatima về cuối tuần vừa qua, nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu một số kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài về chuyến viếng thăm. Đức Thánh Cha mời tín hữu cùng ngài dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria vì chứng tá kitô trong lịch sử đức tin lâu dài và vinh quang của dân nước Bồ Đào Nha. Ngài phó thác Chúa và Đức Mẹ các hoa trái mà Chúa đã và sẽ ban cho cộng đoàn giáo hội Bồ.
Đề cập tới chuyến hành hương và công du mục vụ nhân dịp kỷ niêm 10 năm Đức Gioan Phaolô II phong Chân Phước cho hai trẻ mục đồng Giacinta và Phanxicô, Đức Thánh Cha cho biết ngay buổi chiều đầu tiên khi tới thủ đô Lisboa ngài đã dâng Thánh Lễ cho tín hữu tại khu đất trống Terreiro do Paco đối diện với sông Tago, có sự tham dự của rất đông tín hữu. Từ thủ đô Lisboa, là nơi biết bao nhiêu thừa sai Bồ đã ra đi đem Tin Mừng tới nhiều Lục địa khác, Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi thành phần dân Chúa tại Bồ tái dấn thân rao giảng Tin Mừng trong các môi trường khác nhau của cuộc sống xã hội, và là những người gieo vãi niềm hy vọng trong một thế giới thường mất tin tưởng, cũng như trở thành những người loan báo Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, trọng tâm của Kitô giáo. Đức Thánh Cha cũng đã lập lại lời mời gọi này trong buổi gặp gỡ các giới văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bélem. Ngài nói:
Trong dịp này tôi cũng đã minh nhiên gia tài các giá trị, qua đó Kitô giáo đã làm giầu cho nền văn hóa, nghệ thuật và truyền thống của nhân dân Bồ Đào Nha. Trong đất nước cao qúy này, cũng như trong mọi quốc gia khác được ghi đậm dấu Kiô giáo, có thể xây dựng một tương lai huynh đệ và cộng tác với tất cả các giới văn hóa khác, bằng cách rộng mở cho một cuộc đối thoại chân thành và tôn trọng lẫn nhau.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết sau đó ngài đã đến Fatima là thành phố có bầu khí thần bí, trong đó người ta sờ mó được sự hiện diện của Đức Mẹ. Đức Thánh Cha đã là người hành hương cùng với các người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, tìm đến đền thánh này là con tim của Bồ Đào Nha và đích điểm viếng thăm của tín hữu khắp mọi nơi. Sau khi cầu nguyện tại Nhà Nguyện Hiện Ra ở Cova da Iria và dâng lên Mẹ các vui sướng, chờ mong cũng như lo lắng và khổ đau của toàn thế giới, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi hát kinh chiều trong nhà thờ Chúa Ba Ngôi với các linh mục, chủng sinh, phó tế, tu sĩ nam nữ đến từ khắp nơi trong nước Bồ Đào Nha. Ngài đã bầy tỏ lòng qúy trọng và biết ơn các vị, vì chứng tá âm thầm và không luôn luôn dễ dàng cũng như sự trung thành của các vị đối với Tin Mừng và Giáo Hội. Trong Năm Linh Mục sắp kết túc này, Đức Thánh Cha đã khích lệ các linh mục dành ưu tiên cho việc lắng nghe Lời Chúa, hiểu biết Chúa Kitô, cử hành Thánh Thể sâu đậm, noi gương Cha Sở thánh họ Ars. Ngài cũng đã không quên phó thác và thánh hiến các linh mục toàn thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, là mẫu gương môn đệ đích thật của Chúa.
Vào ban chiều, cùng với hàng trăm ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường Fatima, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đốt nến lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Thật là một biểu hiệu truyệt diệu niềm tin nơi Thiên Chúa và lòng sùng kính Mẹ của Chúa và là Mẹ chúng ta! Việc lần hạt Mân Côi, là lời kinh thân thương biết bao đối với dân kitô, đã tìm thấy tại Fatima này một trung tâm thúc đẩy toàn Giáo Hội và thế giới cầu nguyện. Trong lần hiện ra ngày 13 tháng 6 ”Bà Áo Trắng” nói với ba trẻ mục đồng: ”Ta muốn các con đọc kinh Mân Côi mỗi ngày”. Chúng ta có thể nói rằng Fatima và kinh Mân Côi hầu như đồng nghĩa với nhau.
Cao điểm của chuyến hành hương Fatima là Thánh Lễ ngày 13 tháng 5, kỷ niệm lần Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với Phanxicô, Giacinta và Lucia. Đức Thánh Cha đã mời gọi nửa triệu tín hữu hiện diện dưới chân Đức Mẹ vui lên trong Chúa, vì tình yêu thương xót của Ngài đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành trên trần gian này. Sứ điệp Đức Mẹ để lại ở Fatima là sứ điệp dấn thân tràn đầy hy vọng và ủi an. Đức Thánh Cha tóm tắt sứ điệp ấy như sau:
Đó là một sự điệp tập trung nơi lời cầu nguyện, việc hãm mình và hoán cải, vượt xa hơn các đe dọa, các hiểm nguy và kinh hoàng của lịch sử, nhằm mời gọi con người tin tưởng nơi hành động của Thiên Chúa, vun trồng niềm Hy vọng lớn lao, và sống kinh nghiệm ơn thánh của Chúa, để say mê Chúa là suối nguồn của tình yêu và hòa bình.
Trong viễn tượng đó cuộc gặp gỡ với các tổ chức mục vụ xã hội đã có ý nghĩa lớn. Đức Thánh Cha nói ngài đã chỉ cho các thành viên thấy kiểu trợ giúp của người Samaritano nhân hậu như mẫu mực đáp ứng các nhu cầu của các anh chị em cần được trợ giúp, nhằm phục vụ Chúa Kitô và thăng tiến công ích. Chính tại Fatima này nhiều người trẻ đã mở rộng con tim cho các công tác bác ái. Fatima là trường dậy đức tin đức cậy, vì nó cũng là trường dậy đức mến và phục vụ tha nhân. Cuộc gặp gỡ các Giám Mục Bồ Đào Nha cũng đã diễn ra trong bối cảnh của đức tin và lời cầu nguyện này. Đây là dịp để sống tình hiệp thông huynh đệ và cảm tạ Chúa về lòng trung thành của Giáo Hội Bồ cũng như để tín thác cho Đức Trinh Nữ các chờ mong và lo lắng mục vụ chung. Trong thánh lễ tại Porto là “Thành phố của Đức Trinh Nữ” Đức Thánh Cha nói ngài cũng đã nhắc tới các hy vọng và chờ mong đó. Ngài đã nhắc nhở mọi người dấn thân làm chứng cho Tin Mừng trong mọi môi trường cuộc sống thường ngày và cống hiến Chúa Kitô phục sinh cho thế giới, để nhờ Chúa Thánh Thần mọi hoàn cảnh khó khăn, khổ đau, sợ hãi được biến đổi trở thành dịp giúp lớn lên và sống vững mạnh.
Thật không thể nào quên được các hình ảnh sống động của chuyến viếng thăm này và sự tiếp đón nồng hậu, tự phát và hăng say của dân chúng. Ngài chúc tụng Chúa vì khi hiện ra với ba trẻ mục đồng, Mẹ Mria Đã mở ra trong thế giới một khoảng không gian đặc ân để cho con người gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót chữa lành và cứu thoát. Tại Fatima Đức Mẹ mời gọi tất cả mọi nười coi trái đất này là nơi hành hương tiến về quê hương vĩnh viễn là Nước Trời. Thật thế, chúng ta tất cả là những người hành hương, chúng ta cần Mẹ hướng dẫn chúng ta. ”Với Mẹ chúng con bước đi trong hy vọng. Sự khôn ngoan và sứ mệnh” đó đã là khẩu hiểu chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha; và tại Fatima Trinh Nữ Maria mời goi chúng ta tiến bước với lòng hy vọng lớn lao, để cho sự khôn ngoan từ trời cao hướng dẫn, sự khôn ngoan đã được biểu lộ nơi Đức Giêsu, là sự khôn ngoan của tình yêu, để đem đến cho thế giới ánh sáng và niềm vui của Cháu Kitô. Đức Thánh Cha xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho dân nước Bồ Đào Nha biết phục vụ Tin Mưng và kiếm tìm thiện ích đích thực của mọi người. Trước đó ngài cũng đã không quên cám ơn chính quyền và Hôi Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha cũng như tất cả mọi giới chức đạo đời và những người đã cộng tác để cho chuyến tông du và hành hương của ngài được diễn ra tốt đẹp.
Trước khi cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngỏ lời với người trẻ, các anh chị em dau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết Giáo Hội đang làm tuần cửu nhật chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ hãy ngoan ngoãn đối với hoạt động của Chúa Thánh Thần, được ban cho tín hữu qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Ngài xin các anh chị em đau yếu tiếp nhận Thần Khí ủi an để Chúa trợ giúp họ trong các khó khăn và biến khổ đau của họ thành của lễ đẹp lòng Thiên Chúa hầu mưu ích cho tha nhân. Đức Thánh Cha cầu chúc cuộc sống gia đình của các cặp vợ chồng mới cưới luôn được đưỡng nuôi bằng lửa của Thần Khí, là Tình Yêu của chính Thiên Chúa.
Như đã biết, Đức Thánh Cha mới công du mục vụ Bồ Đào Nha và hành hương Fatima về cuối tuần vừa qua, nên trong bài huấn dụ ngài đã chia sẻ với tín hữu một số kinh nghiệm và cảm tưởng của ngài về chuyến viếng thăm. Đức Thánh Cha mời tín hữu cùng ngài dâng lời cảm tạ Thiên Chúa và Mẹ Maria vì chứng tá kitô trong lịch sử đức tin lâu dài và vinh quang của dân nước Bồ Đào Nha. Ngài phó thác Chúa và Đức Mẹ các hoa trái mà Chúa đã và sẽ ban cho cộng đoàn giáo hội Bồ.
Đề cập tới chuyến hành hương và công du mục vụ nhân dịp kỷ niêm 10 năm Đức Gioan Phaolô II phong Chân Phước cho hai trẻ mục đồng Giacinta và Phanxicô, Đức Thánh Cha cho biết ngay buổi chiều đầu tiên khi tới thủ đô Lisboa ngài đã dâng Thánh Lễ cho tín hữu tại khu đất trống Terreiro do Paco đối diện với sông Tago, có sự tham dự của rất đông tín hữu. Từ thủ đô Lisboa, là nơi biết bao nhiêu thừa sai Bồ đã ra đi đem Tin Mừng tới nhiều Lục địa khác, Đức Thánh Cha đã khích lệ mọi thành phần dân Chúa tại Bồ tái dấn thân rao giảng Tin Mừng trong các môi trường khác nhau của cuộc sống xã hội, và là những người gieo vãi niềm hy vọng trong một thế giới thường mất tin tưởng, cũng như trở thành những người loan báo Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, trọng tâm của Kitô giáo. Đức Thánh Cha cũng đã lập lại lời mời gọi này trong buổi gặp gỡ các giới văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bélem. Ngài nói:
Trong dịp này tôi cũng đã minh nhiên gia tài các giá trị, qua đó Kitô giáo đã làm giầu cho nền văn hóa, nghệ thuật và truyền thống của nhân dân Bồ Đào Nha. Trong đất nước cao qúy này, cũng như trong mọi quốc gia khác được ghi đậm dấu Kiô giáo, có thể xây dựng một tương lai huynh đệ và cộng tác với tất cả các giới văn hóa khác, bằng cách rộng mở cho một cuộc đối thoại chân thành và tôn trọng lẫn nhau.
Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha cho biết sau đó ngài đã đến Fatima là thành phố có bầu khí thần bí, trong đó người ta sờ mó được sự hiện diện của Đức Mẹ. Đức Thánh Cha đã là người hành hương cùng với các người hành hương đến từ khắp nơi trên thế giới, tìm đến đền thánh này là con tim của Bồ Đào Nha và đích điểm viếng thăm của tín hữu khắp mọi nơi. Sau khi cầu nguyện tại Nhà Nguyện Hiện Ra ở Cova da Iria và dâng lên Mẹ các vui sướng, chờ mong cũng như lo lắng và khổ đau của toàn thế giới, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi hát kinh chiều trong nhà thờ Chúa Ba Ngôi với các linh mục, chủng sinh, phó tế, tu sĩ nam nữ đến từ khắp nơi trong nước Bồ Đào Nha. Ngài đã bầy tỏ lòng qúy trọng và biết ơn các vị, vì chứng tá âm thầm và không luôn luôn dễ dàng cũng như sự trung thành của các vị đối với Tin Mừng và Giáo Hội. Trong Năm Linh Mục sắp kết túc này, Đức Thánh Cha đã khích lệ các linh mục dành ưu tiên cho việc lắng nghe Lời Chúa, hiểu biết Chúa Kitô, cử hành Thánh Thể sâu đậm, noi gương Cha Sở thánh họ Ars. Ngài cũng đã không quên phó thác và thánh hiến các linh mục toàn thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria, là mẫu gương môn đệ đích thật của Chúa.
Vào ban chiều, cùng với hàng trăm ngàn tín hữu hiện diện tại quảng trường Fatima, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đốt nến lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ. Thật là một biểu hiệu truyệt diệu niềm tin nơi Thiên Chúa và lòng sùng kính Mẹ của Chúa và là Mẹ chúng ta! Việc lần hạt Mân Côi, là lời kinh thân thương biết bao đối với dân kitô, đã tìm thấy tại Fatima này một trung tâm thúc đẩy toàn Giáo Hội và thế giới cầu nguyện. Trong lần hiện ra ngày 13 tháng 6 ”Bà Áo Trắng” nói với ba trẻ mục đồng: ”Ta muốn các con đọc kinh Mân Côi mỗi ngày”. Chúng ta có thể nói rằng Fatima và kinh Mân Côi hầu như đồng nghĩa với nhau.
Cao điểm của chuyến hành hương Fatima là Thánh Lễ ngày 13 tháng 5, kỷ niệm lần Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với Phanxicô, Giacinta và Lucia. Đức Thánh Cha đã mời gọi nửa triệu tín hữu hiện diện dưới chân Đức Mẹ vui lên trong Chúa, vì tình yêu thương xót của Ngài đồng hành với chúng ta trong cuộc lữ hành trên trần gian này. Sứ điệp Đức Mẹ để lại ở Fatima là sứ điệp dấn thân tràn đầy hy vọng và ủi an. Đức Thánh Cha tóm tắt sứ điệp ấy như sau:
Đó là một sự điệp tập trung nơi lời cầu nguyện, việc hãm mình và hoán cải, vượt xa hơn các đe dọa, các hiểm nguy và kinh hoàng của lịch sử, nhằm mời gọi con người tin tưởng nơi hành động của Thiên Chúa, vun trồng niềm Hy vọng lớn lao, và sống kinh nghiệm ơn thánh của Chúa, để say mê Chúa là suối nguồn của tình yêu và hòa bình.
Trong viễn tượng đó cuộc gặp gỡ với các tổ chức mục vụ xã hội đã có ý nghĩa lớn. Đức Thánh Cha nói ngài đã chỉ cho các thành viên thấy kiểu trợ giúp của người Samaritano nhân hậu như mẫu mực đáp ứng các nhu cầu của các anh chị em cần được trợ giúp, nhằm phục vụ Chúa Kitô và thăng tiến công ích. Chính tại Fatima này nhiều người trẻ đã mở rộng con tim cho các công tác bác ái. Fatima là trường dậy đức tin đức cậy, vì nó cũng là trường dậy đức mến và phục vụ tha nhân. Cuộc gặp gỡ các Giám Mục Bồ Đào Nha cũng đã diễn ra trong bối cảnh của đức tin và lời cầu nguyện này. Đây là dịp để sống tình hiệp thông huynh đệ và cảm tạ Chúa về lòng trung thành của Giáo Hội Bồ cũng như để tín thác cho Đức Trinh Nữ các chờ mong và lo lắng mục vụ chung. Trong thánh lễ tại Porto là “Thành phố của Đức Trinh Nữ” Đức Thánh Cha nói ngài cũng đã nhắc tới các hy vọng và chờ mong đó. Ngài đã nhắc nhở mọi người dấn thân làm chứng cho Tin Mừng trong mọi môi trường cuộc sống thường ngày và cống hiến Chúa Kitô phục sinh cho thế giới, để nhờ Chúa Thánh Thần mọi hoàn cảnh khó khăn, khổ đau, sợ hãi được biến đổi trở thành dịp giúp lớn lên và sống vững mạnh.
Thật không thể nào quên được các hình ảnh sống động của chuyến viếng thăm này và sự tiếp đón nồng hậu, tự phát và hăng say của dân chúng. Ngài chúc tụng Chúa vì khi hiện ra với ba trẻ mục đồng, Mẹ Mria Đã mở ra trong thế giới một khoảng không gian đặc ân để cho con người gặp gỡ lòng thương xót của Thiên Chúa, lòng thương xót chữa lành và cứu thoát. Tại Fatima Đức Mẹ mời gọi tất cả mọi nười coi trái đất này là nơi hành hương tiến về quê hương vĩnh viễn là Nước Trời. Thật thế, chúng ta tất cả là những người hành hương, chúng ta cần Mẹ hướng dẫn chúng ta. ”Với Mẹ chúng con bước đi trong hy vọng. Sự khôn ngoan và sứ mệnh” đó đã là khẩu hiểu chuyến tông du của Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha; và tại Fatima Trinh Nữ Maria mời goi chúng ta tiến bước với lòng hy vọng lớn lao, để cho sự khôn ngoan từ trời cao hướng dẫn, sự khôn ngoan đã được biểu lộ nơi Đức Giêsu, là sự khôn ngoan của tình yêu, để đem đến cho thế giới ánh sáng và niềm vui của Cháu Kitô. Đức Thánh Cha xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho dân nước Bồ Đào Nha biết phục vụ Tin Mưng và kiếm tìm thiện ích đích thực của mọi người. Trước đó ngài cũng đã không quên cám ơn chính quyền và Hôi Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha cũng như tất cả mọi giới chức đạo đời và những người đã cộng tác để cho chuyến tông du và hành hương của ngài được diễn ra tốt đẹp.
Trước khi cất Kinh Lậy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người, Đức Thánh Cha đã chào các tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngỏ lời với người trẻ, các anh chị em dau yếu và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Thánh Cha nhắc cho mọi người biết Giáo Hội đang làm tuần cửu nhật chuẩn bị mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ngài nhắn nhủ các bạn trẻ hãy ngoan ngoãn đối với hoạt động của Chúa Thánh Thần, được ban cho tín hữu qua bí tích Rửa Tội và Thêm Sức. Ngài xin các anh chị em đau yếu tiếp nhận Thần Khí ủi an để Chúa trợ giúp họ trong các khó khăn và biến khổ đau của họ thành của lễ đẹp lòng Thiên Chúa hầu mưu ích cho tha nhân. Đức Thánh Cha cầu chúc cuộc sống gia đình của các cặp vợ chồng mới cưới luôn được đưỡng nuôi bằng lửa của Thần Khí, là Tình Yêu của chính Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha tại Bồ Đào Nha có cảm giác về sự hiện diện của vị tiền nhiệm
Bùi Hữu Thư dịch
20:24 19/05/2010
Đức Thánh Cha Benedict XVI suy niệm về chuyến đi vừa qua
VATICAN,ngày 19 tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI suy niệm về chuyến tông du của ngài từ 11 đến 14 tháng 5 tại Bồ Đào Nha; ngài khẳng định rằng trong hành trình bốn ngày ngài cảm thấy được nâng đỡ tinh thần bởi Đấng Khả Kính Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha người Đức duyệt lại chuyến tông du quốc tế lần thứ 15 của ngài trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô.
Ngài nhắc lại rằng Đức Gioan Phaolô II đã đến Fatima ba lần, “để cảm tạ ‘bàn tay vô hình’ đã cứu ngài khỏi chết trong vụ tấn công ngày 13 tháng 5, tại quảng trường Thánh Phêrô này.”
Ngày 13 tháng 5 là ngày Lễ Đức Mẹ Fatima, và là ngày kỷ niệm lần Mẹ hiện ra lần thứ nhất với ba trẻ mục đồng tại ngôi làng Bồ Đào Nha năm 1917. Ngày 13 tháng 5, 1981 cũng là ngày Đức Gioan Phaolô II bị mưu sát.
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: "Trong suốt chuyến thăm viếng, xẩy ra vào dịp kỷ niệm đệ thập chu niên ngày hai trẻ mục đồng Jacinta và Francisco [hai trong ba người có thị kiến], tôi có cảm giác được nâng đỡ cách thiêng liêng bởi vị tiền nhiệm yêu quý của tôi, là Đấng Khả Kính Gioan Phaolô II.”
Ngài cũng ghi nhận rằng mục đích cuộc hành hương là để cảm tạ “Đức Mẹ Đồng Trinh tại Fatima đã chuyển tiếp cho các trẻ mục đồng và các khách hành hương tình yêu sâu đậm dành cho đấng kế vị thánh Phêrô.”
Đức Thánh Cha suy niệm về chuỗi Mân Côi và nói rằng “kinh này, rất mật thiết đối với các tín hữu, và đã tìm được tại Fatima một trung tâm loan truyền mạnh mẽ cho toàn thể Giáo Hội và thế giới.”
Ngài giải thích: “‘Bà mặc áo trắng’ trong lần hiện ra ngày 13 tháng 6 đã nói với ba trẻ mục đồng: ‘Ta muốn các con đọc kinh Mân Côi hàng ngày.’ Chúng ta có thể nói rằng Fatima hầu như đồng nghĩa với kinh Mân Côi."
Linh Mục
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng những yếu tố của cuộc hành hương của ngài cũng được ghi dấu bởi sự kiện Năm Linh Mục gần chấm dứt.
Ngài nói: "Tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với các linh mục, nam nữ tu sĩ, thầy phó tế và chủng sinh [...] để cảm tạ họ về chứng tá của họ -- thường rất trầm lặng và không luôn luôn dễ dàng – và về sự trung thành của họ đối với Phúc Âm và Giáo Hội. Trong Năm Linh Mục này, sắp chấm dứt, tôi khuyến khích các linh mục hãy dành ưu tiên cho việc sốt sắng lắng nghe Lời Chúa, cho việc đào sâu kiến thức về Chúa Kitô, cho việc cử hành Thánh Lễ sốt mến, và noi theo gương sáng của Cha Sở thánh thiện thành Ars.
"Tôi không quên gửi gấm và dâng hiến cho Thánh Tâm Vẹn Sạch của Mẹ Maria, gương mẫu đích thực của một môn đệ Chúa Giêsu và gương sáng cho tất cả các linh mục trên toàn thế giới.”
Đức Thánh Cha Benedict kết luận với một suy niệm về một trong những chủ đề chính yếu của ngài: hy vọng.
Ngài nói: "Tại Fatima, Đức Nữ Đồng Trinh mời gọi tất cả chúng ta coi trái đất như nơi chốn hành hương về quê nhà vĩnh cửu, là thiên đàng. Thực vậy, chúng ta là những khách hành hương, chúng ta cần có người Mẹ hướng dẫn chúng ta. Tại Fatima, Mẹ Maria mời gọi chúng ta bước đi với niềm hy vọng tràn trề, để cho chúng ta được dẫn dắt bởi ‘đức khôn ngoan cao cả,’ đã được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu, là đức khôn Ngoan của tình yêu, để mang đến cho thế gian ánh sáng và niềm vui của Chúa Kitô.”
VATICAN,ngày 19 tháng 5, 2010 (Zenit.org).- Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI suy niệm về chuyến tông du của ngài từ 11 đến 14 tháng 5 tại Bồ Đào Nha; ngài khẳng định rằng trong hành trình bốn ngày ngài cảm thấy được nâng đỡ tinh thần bởi Đấng Khả Kính Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha người Đức duyệt lại chuyến tông du quốc tế lần thứ 15 của ngài trong buổi triều kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô.
Ngài nhắc lại rằng Đức Gioan Phaolô II đã đến Fatima ba lần, “để cảm tạ ‘bàn tay vô hình’ đã cứu ngài khỏi chết trong vụ tấn công ngày 13 tháng 5, tại quảng trường Thánh Phêrô này.”
Ngày 13 tháng 5 là ngày Lễ Đức Mẹ Fatima, và là ngày kỷ niệm lần Mẹ hiện ra lần thứ nhất với ba trẻ mục đồng tại ngôi làng Bồ Đào Nha năm 1917. Ngày 13 tháng 5, 1981 cũng là ngày Đức Gioan Phaolô II bị mưu sát.
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định: "Trong suốt chuyến thăm viếng, xẩy ra vào dịp kỷ niệm đệ thập chu niên ngày hai trẻ mục đồng Jacinta và Francisco [hai trong ba người có thị kiến], tôi có cảm giác được nâng đỡ cách thiêng liêng bởi vị tiền nhiệm yêu quý của tôi, là Đấng Khả Kính Gioan Phaolô II.”
Ngài cũng ghi nhận rằng mục đích cuộc hành hương là để cảm tạ “Đức Mẹ Đồng Trinh tại Fatima đã chuyển tiếp cho các trẻ mục đồng và các khách hành hương tình yêu sâu đậm dành cho đấng kế vị thánh Phêrô.”
Đức Thánh Cha suy niệm về chuỗi Mân Côi và nói rằng “kinh này, rất mật thiết đối với các tín hữu, và đã tìm được tại Fatima một trung tâm loan truyền mạnh mẽ cho toàn thể Giáo Hội và thế giới.”
Ngài giải thích: “‘Bà mặc áo trắng’ trong lần hiện ra ngày 13 tháng 6 đã nói với ba trẻ mục đồng: ‘Ta muốn các con đọc kinh Mân Côi hàng ngày.’ Chúng ta có thể nói rằng Fatima hầu như đồng nghĩa với kinh Mân Côi."
Linh Mục
Đức Thánh Cha cũng ghi nhận rằng những yếu tố của cuộc hành hương của ngài cũng được ghi dấu bởi sự kiện Năm Linh Mục gần chấm dứt.
Ngài nói: "Tôi muốn bầy tỏ lòng biết ơn sâu xa của tôi đối với các linh mục, nam nữ tu sĩ, thầy phó tế và chủng sinh [...] để cảm tạ họ về chứng tá của họ -- thường rất trầm lặng và không luôn luôn dễ dàng – và về sự trung thành của họ đối với Phúc Âm và Giáo Hội. Trong Năm Linh Mục này, sắp chấm dứt, tôi khuyến khích các linh mục hãy dành ưu tiên cho việc sốt sắng lắng nghe Lời Chúa, cho việc đào sâu kiến thức về Chúa Kitô, cho việc cử hành Thánh Lễ sốt mến, và noi theo gương sáng của Cha Sở thánh thiện thành Ars.
"Tôi không quên gửi gấm và dâng hiến cho Thánh Tâm Vẹn Sạch của Mẹ Maria, gương mẫu đích thực của một môn đệ Chúa Giêsu và gương sáng cho tất cả các linh mục trên toàn thế giới.”
Đức Thánh Cha Benedict kết luận với một suy niệm về một trong những chủ đề chính yếu của ngài: hy vọng.
Ngài nói: "Tại Fatima, Đức Nữ Đồng Trinh mời gọi tất cả chúng ta coi trái đất như nơi chốn hành hương về quê nhà vĩnh cửu, là thiên đàng. Thực vậy, chúng ta là những khách hành hương, chúng ta cần có người Mẹ hướng dẫn chúng ta. Tại Fatima, Mẹ Maria mời gọi chúng ta bước đi với niềm hy vọng tràn trề, để cho chúng ta được dẫn dắt bởi ‘đức khôn ngoan cao cả,’ đã được tỏ hiện nơi Chúa Giêsu, là đức khôn Ngoan của tình yêu, để mang đến cho thế gian ánh sáng và niềm vui của Chúa Kitô.”
Top Stories
Si fa più dura la repressione di Hanoi: denunciati sei fedeli di Con Dau
Asia-News
06:15 19/05/2010
Incriminati per gli scontri seguiti all’attacco della polizia per impedire di seppellire una donna nel secolare cimitero parrocchiale. Il corpo è stato preso con la forza e cremato. Il governo aveva negato l’avvenimento. Ora i media di Stato lo dipingono come una vittoria.
Hanoi (AsiaNews) - Sei parrocchiani di Con Dau sono stati denunciati dalle autorità della provincia di Da Nang per aver “disturbato l’ordine pubblico” e “aver aggredito personale dell’Amministrazione della sicurezza statale che stava svolgendo le sue funzioni secondo la legge”. L’accusa si riferisca a quanto accaduto il 4 maggio durante la processione per il funerale di Maria Tan, 82 anni. La polizia intervenne per impedire la sepoltura nel cimitero. Per quasi un’ora ci furono scontri (nella foto) tra i 500 fedeli e gli agenti, che ferirono numerosi cattolici e arrestarono 59 persone.
La bara della donna fu tolta alla famiglia e più tardi fu cremata, contro la volontà che ella aveva espresso, di essere seppellita accanto al suo amato sposo e agli membri della sua famiglia, nel secolare cimitero parrocchiale.
Il governo vietnamita negò che ci fossero stati cattolici arrestati o feriti. Secondo la portavoce del Ministero degli esteri, Nguyen Phuong Nga, “questa informazione è falsa e mira solo a calunniare il Vietnam”. “La verità – aveva affermato – è che questa vicenda non ha a che fare con la religione”.
L’incidente venne invece denunciato dal vescovo di Da Nang, nella parte centrale del Vietnam, mons. Joseph Chau Ngoc Tri, che in una lettera pastorale del 6 maggio condannava l’accaduto e chiedeva a fedeli e autorità di controllarsi per evitare ulteriori violenze. “La polizia è andata a caccia di altri fedeli”, scriveva il vescovo.
Il fatto è che la pacifica vita di Con Dau è stata stravolta all’inizio di quest’anno dalla decisione delle autorità locali di abbattere tutte le case della parrocchia, creata 135 anni fa, per creare un centro turistico, senza offrire una onesta compensazione o un aiuto per una nuova sistemazione. Il cimitero della parrocchia si estende su un terreno di 10 ettari, a circa un chilometro dalla chiesa. Per 135 anni è sttao l’unico luogo di sepoltura per i fedeli è in precedenza era indicato tra i siti storici protetti dal governo. Fino al 10 marzo, quando agenti della sicurezza hanno messo un cartello all’ingresso del cimitero con la scritta “Vietato seppellire in quest’area”. Quando un parrocchiano è andato a protestare, il capo della polizia gli ha spruzzato in faccia del gas lacrimogeno, facendolo svenire.
Alla notizia dell’attacco, altri abitanti si sono riuniti al cimitero e hanno chiesto alla polizia di chiamare un’ambulanza e occuparsi della salute del ferito.
Una settimana prima di tali avvenimenti, un membro del Fronte patriottico e due funzionri dell’Ufficio affari religiosi avevano fatto visita in parrocchia, ciedendo al sacerdote di mettere in guardia i fedeli dal seppellire nel cimitero. Il sacerdote si era rifiutato, spiegando che il cimitero e la parrocchia appartengono allo stesso villaggio e che ci sono documenti di proprietà che lo provano. Gli abitanti continuano a opporsi al progetto che porta alla distruzione delle loro case, della loro terra e del luogo di riposo dei loro antenati. Le autorità premono, minacciano che presto manderanno i bulldozer per spianare la parrocchia.
Al di là della grvità dell’accaduto, il timore tra i cattolici è che le autorità stiano preparandosi a lanciare un nuova persecuzione contro i fedeli. Ciò che è successo a Con Dau, così come le dimissioni dell’arcivescovo di Hanoi sono stati infatti presentati dai media governativi come “vittorie” delle autorità, anche in campo internazionale, dimostrazione del potere assoluto del governo, al quale è dovuto sottostare anche il Papa.
Parrocchiani affrontare la polizia di massa |
La bara della donna fu tolta alla famiglia e più tardi fu cremata, contro la volontà che ella aveva espresso, di essere seppellita accanto al suo amato sposo e agli membri della sua famiglia, nel secolare cimitero parrocchiale.
Il governo vietnamita negò che ci fossero stati cattolici arrestati o feriti. Secondo la portavoce del Ministero degli esteri, Nguyen Phuong Nga, “questa informazione è falsa e mira solo a calunniare il Vietnam”. “La verità – aveva affermato – è che questa vicenda non ha a che fare con la religione”.
L’incidente venne invece denunciato dal vescovo di Da Nang, nella parte centrale del Vietnam, mons. Joseph Chau Ngoc Tri, che in una lettera pastorale del 6 maggio condannava l’accaduto e chiedeva a fedeli e autorità di controllarsi per evitare ulteriori violenze. “La polizia è andata a caccia di altri fedeli”, scriveva il vescovo.
Il fatto è che la pacifica vita di Con Dau è stata stravolta all’inizio di quest’anno dalla decisione delle autorità locali di abbattere tutte le case della parrocchia, creata 135 anni fa, per creare un centro turistico, senza offrire una onesta compensazione o un aiuto per una nuova sistemazione. Il cimitero della parrocchia si estende su un terreno di 10 ettari, a circa un chilometro dalla chiesa. Per 135 anni è sttao l’unico luogo di sepoltura per i fedeli è in precedenza era indicato tra i siti storici protetti dal governo. Fino al 10 marzo, quando agenti della sicurezza hanno messo un cartello all’ingresso del cimitero con la scritta “Vietato seppellire in quest’area”. Quando un parrocchiano è andato a protestare, il capo della polizia gli ha spruzzato in faccia del gas lacrimogeno, facendolo svenire.
Alla notizia dell’attacco, altri abitanti si sono riuniti al cimitero e hanno chiesto alla polizia di chiamare un’ambulanza e occuparsi della salute del ferito.
Una settimana prima di tali avvenimenti, un membro del Fronte patriottico e due funzionri dell’Ufficio affari religiosi avevano fatto visita in parrocchia, ciedendo al sacerdote di mettere in guardia i fedeli dal seppellire nel cimitero. Il sacerdote si era rifiutato, spiegando che il cimitero e la parrocchia appartengono allo stesso villaggio e che ci sono documenti di proprietà che lo provano. Gli abitanti continuano a opporsi al progetto che porta alla distruzione delle loro case, della loro terra e del luogo di riposo dei loro antenati. Le autorità premono, minacciano che presto manderanno i bulldozer per spianare la parrocchia.
Al di là della grvità dell’accaduto, il timore tra i cattolici è che le autorità stiano preparandosi a lanciare un nuova persecuzione contro i fedeli. Ciò che è successo a Con Dau, così come le dimissioni dell’arcivescovo di Hanoi sono stati infatti presentati dai media governativi come “vittorie” delle autorità, anche in campo internazionale, dimostrazione del potere assoluto del governo, al quale è dovuto sottostare anche il Papa.
Hanoi intensifies repression: six Con Dau faithful charged
Asia-News
06:38 19/05/2010
Indicted for clashes in wake of police attack on faithful attempting to bury parishioner in centuries old parish cemetery. The body was forcibly taken and cremated. Government denies incident. State media portray charges as a victory.
Hanoi (AsiaNews) - Six parishioners Con Dau have been reported to provincial authorities in Da Nang for "disturbing public order" and "attacking state security personnel who were performing their lawful duty”. The charges relate to what happened on May 4 during the funeral procession of 82 year old Mary Tan. The police intervened to prevent the burial in the local cemetery. For almost an hour there were clashes (see photo) between 500 faithful and police, who wounded many Catholics and arrested 59 people.
The coffin was taken from the woman's family and was later cremated, against the wishes she had expressed, to be buried alongside her beloved husband and members of his family, in the old parish cemetery.
The Vietnamese government denied that Catholics were arrested or injured. According to Foreign Ministry spokesman, Nguyen Phuong Nga, "this information is false and is intended only to slander Vietnam". "The truth - he said - is that this affair has nothing to do with religion."
Instead the bishop of Da Nang in central Vietnam, Mgr. Joseph Chau Ngoc Tri, denounced the incident in a pastoral letter dated May 6, in which he condemned the episode and asked the faithful and authorities to control themselves to avoid further violence. "The police is searching for other faithful," wrote the bishop.
The fact is that the peaceful life of Con Dau was overturned earlier this year by the local authorities' decision to demolish all the houses in the parish, created 135 years ago to create a tourist resort, without offering fair compensation or support for resettlement. The cemetery of the parish covers an area of 10 hectares, about a mile from the church. For 135 years is has been the only burial place for the faithful and was previously included in the government’s list of protected historical sites. That was until March 10, when security agents put a sign at the entrance to the cemetery with the inscription "No burials in this area." When a parishioner went to protest, the head of the police sprayed tear gas in his face, causing him to pass out.
At the news of the attack, other residents gathered at the cemetery and demanded the police to call an ambulance to treat the wounded man.
A week before these events, a member of the Patriotic Front and two officials from the Religious Affairs Bureau had visited the parish, to invite the priest to warn the faithful against continued burials in the cemetery. The priest refused, saying the cemetery and the parish belong to the same village and that there are documents that prove ownership. Residents continue to oppose the proposal that will lead to destruction of their homes, their land and the resting place of their ancestors. The authorities, however, are pushing ahead and have threatened that soon they will be sending bulldozers to clear the parish.
Beyond the seriousness of what has happened, the fear among Catholics is that the authorities are preparing to launch a new wave of persecution against the faithful. Both the episode in Dau, and the recent resignation of the Archbishop of Hanoi have been presented by the government media as "victories" of the authorities, even internationally, demonstrating the absolute power of the government, which has also succeeded in subjugating the Pope.
Parishioners face police in mass |
The coffin was taken from the woman's family and was later cremated, against the wishes she had expressed, to be buried alongside her beloved husband and members of his family, in the old parish cemetery.
The Vietnamese government denied that Catholics were arrested or injured. According to Foreign Ministry spokesman, Nguyen Phuong Nga, "this information is false and is intended only to slander Vietnam". "The truth - he said - is that this affair has nothing to do with religion."
Instead the bishop of Da Nang in central Vietnam, Mgr. Joseph Chau Ngoc Tri, denounced the incident in a pastoral letter dated May 6, in which he condemned the episode and asked the faithful and authorities to control themselves to avoid further violence. "The police is searching for other faithful," wrote the bishop.
The fact is that the peaceful life of Con Dau was overturned earlier this year by the local authorities' decision to demolish all the houses in the parish, created 135 years ago to create a tourist resort, without offering fair compensation or support for resettlement. The cemetery of the parish covers an area of 10 hectares, about a mile from the church. For 135 years is has been the only burial place for the faithful and was previously included in the government’s list of protected historical sites. That was until March 10, when security agents put a sign at the entrance to the cemetery with the inscription "No burials in this area." When a parishioner went to protest, the head of the police sprayed tear gas in his face, causing him to pass out.
At the news of the attack, other residents gathered at the cemetery and demanded the police to call an ambulance to treat the wounded man.
A week before these events, a member of the Patriotic Front and two officials from the Religious Affairs Bureau had visited the parish, to invite the priest to warn the faithful against continued burials in the cemetery. The priest refused, saying the cemetery and the parish belong to the same village and that there are documents that prove ownership. Residents continue to oppose the proposal that will lead to destruction of their homes, their land and the resting place of their ancestors. The authorities, however, are pushing ahead and have threatened that soon they will be sending bulldozers to clear the parish.
Beyond the seriousness of what has happened, the fear among Catholics is that the authorities are preparing to launch a new wave of persecution against the faithful. Both the episode in Dau, and the recent resignation of the Archbishop of Hanoi have been presented by the government media as "victories" of the authorities, even internationally, demonstrating the absolute power of the government, which has also succeeded in subjugating the Pope.
Vietnam: Ouverture d’une action judiciaire contre six paroissiens de Côn Dâu: cinq d’entre eux ont déjà été arrêtés
Eglises d’Asie
08:23 19/05/2010
VIETNAM
Ouverture d’une action judiciaire contre six paroissiens de Côn Dâu: cinq d’entre eux ont déjà été arrêtés
Eglises d’Asie, 19 mai 2010 – Il aura fallu attendre une dizaine de jours avant que les autorités policières ne rendent publique leur version des faits survenus le 4 mai dernier aux portes du cimetière de la petite paroisse de Côn Dâu, près de la ville de Da Nang. Ce jour-là, une violente altercation avait opposé un cortège funéraire accompagnant une défunte à sa dernière demeure et des forces policières interdisant l’accès au cimetière. A l’issue de l’échauffourée, le cercueil avait été emporté par la police. Un grand nombre de membres du cortège avaient été blessés. Quelque 59 autres avaient été arrêtés, dont un certain nombre étaient libérés dans les jours suivants (1). En même temps qu’il annonçait l’ouverture d’une action judiciaire contre six des catholiques ayant résisté à cette agression policière, le pouvoir vient de faire connaître, pour la première fois, son point de vue sur toute cette affaire.
L’organe de la Sécurité publique, Công An Nhân Dân Online (2), a, en effet, rapporté que, le 13 mai, la Sécurité avait engagé des poursuites judiciaires contre six des participants s’étant opposé à l’assaut lancé par la police pour s’emparer des restes de la défunte. Cinq d’entre eux ont déjà été arrêtés et internés. Le sixième a été laissé en liberté dans sa propre résidence, pour « raisons familiales », affirme le rapport de police. Tous les six sont poursuivis pour trouble à l’ordre public et opposition à des fonctionnaires dans l’exercice de leurs fonctions, délits prévus à l’article 245 et 257 du code pénal.
L’article de l’organe de presse de la Sécurité publique, revenant ensuite sur les événements du 4 mai dernier, accuse un certain nombre « d’éléments extrémistes » d’avoir obligé la famille de la défunte à transporter le cercueil au cimetière alors que les autorités avaient exposé depuis longtemps à la population qu’il ne pouvait être utilisé. Cependant, le récit fait ensuite état de la présence de 500 personnes dans le cortège funéraire, ce qui représente le quart de la population de la paroisse. L’intervention finale de la police pour s’emparer du cercueil avait pour but, dit le rapport officiel de la police, de délivrer la famille en deuil de l’emprise des extrémistes et de lui permettre de procéder à l’incinération de la défunte dans un autre lieu. Nombre de détails de ce rapport sont en contradiction formelle avec la plupart des récits et témoignages qui ont été diffusés sur Internet.
La paroisse de Côn Dâu, ses habitations, ses terrains cultivés, son cimetière, au total 100 hectares, font partie d’un vaste territoire sur lequel la municipalité de Da Nang a le projet de créer une zone urbaine, dite « écologique », en réalité une vaste zone de constructions nouvelles financées par des investisseurs étrangers. Malgré les pressions exercées sur elle, la majorité de la population de la paroisse refuse énergiquement de quitter ce lieu conquis sur la nature par ses ancêtres. Le conflit s’est envenimé au début de l’année (3) et n’a cessé de s’aggraver depuis.
(1) Le nombre des arrestations diffère selon les récits. La lettre de l’évêque Da Nang au sujet de ces événements retient le chiffre de 59. Voir les précédents articles sur cette affaire dans EDA 529
(2) http://cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=130690
(3) Voir EDA 523
Ouverture d’une action judiciaire contre six paroissiens de Côn Dâu: cinq d’entre eux ont déjà été arrêtés
Eglises d’Asie, 19 mai 2010 – Il aura fallu attendre une dizaine de jours avant que les autorités policières ne rendent publique leur version des faits survenus le 4 mai dernier aux portes du cimetière de la petite paroisse de Côn Dâu, près de la ville de Da Nang. Ce jour-là, une violente altercation avait opposé un cortège funéraire accompagnant une défunte à sa dernière demeure et des forces policières interdisant l’accès au cimetière. A l’issue de l’échauffourée, le cercueil avait été emporté par la police. Un grand nombre de membres du cortège avaient été blessés. Quelque 59 autres avaient été arrêtés, dont un certain nombre étaient libérés dans les jours suivants (1). En même temps qu’il annonçait l’ouverture d’une action judiciaire contre six des catholiques ayant résisté à cette agression policière, le pouvoir vient de faire connaître, pour la première fois, son point de vue sur toute cette affaire.
L’organe de la Sécurité publique, Công An Nhân Dân Online (2), a, en effet, rapporté que, le 13 mai, la Sécurité avait engagé des poursuites judiciaires contre six des participants s’étant opposé à l’assaut lancé par la police pour s’emparer des restes de la défunte. Cinq d’entre eux ont déjà été arrêtés et internés. Le sixième a été laissé en liberté dans sa propre résidence, pour « raisons familiales », affirme le rapport de police. Tous les six sont poursuivis pour trouble à l’ordre public et opposition à des fonctionnaires dans l’exercice de leurs fonctions, délits prévus à l’article 245 et 257 du code pénal.
L’article de l’organe de presse de la Sécurité publique, revenant ensuite sur les événements du 4 mai dernier, accuse un certain nombre « d’éléments extrémistes » d’avoir obligé la famille de la défunte à transporter le cercueil au cimetière alors que les autorités avaient exposé depuis longtemps à la population qu’il ne pouvait être utilisé. Cependant, le récit fait ensuite état de la présence de 500 personnes dans le cortège funéraire, ce qui représente le quart de la population de la paroisse. L’intervention finale de la police pour s’emparer du cercueil avait pour but, dit le rapport officiel de la police, de délivrer la famille en deuil de l’emprise des extrémistes et de lui permettre de procéder à l’incinération de la défunte dans un autre lieu. Nombre de détails de ce rapport sont en contradiction formelle avec la plupart des récits et témoignages qui ont été diffusés sur Internet.
La paroisse de Côn Dâu, ses habitations, ses terrains cultivés, son cimetière, au total 100 hectares, font partie d’un vaste territoire sur lequel la municipalité de Da Nang a le projet de créer une zone urbaine, dite « écologique », en réalité une vaste zone de constructions nouvelles financées par des investisseurs étrangers. Malgré les pressions exercées sur elle, la majorité de la population de la paroisse refuse énergiquement de quitter ce lieu conquis sur la nature par ses ancêtres. Le conflit s’est envenimé au début de l’année (3) et n’a cessé de s’aggraver depuis.
(1) Le nombre des arrestations diffère selon les récits. La lettre de l’évêque Da Nang au sujet de ces événements retient le chiffre de 59. Voir les précédents articles sur cette affaire dans EDA 529
(2) http://cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=130690
(3) Voir EDA 523
Philippines: Battu aux élections du 10 mai, le Père Panlilio envisage un retour au sacerdoce, qui, selon son évêque, a peu de chances d’aboutir
Eglises d’Asie
08:25 19/05/2010
PHILIPPINES
Battu aux élections du 10 mai, le Père Panlilio envisage un retour au sacerdoce, qui, selon son évêque, a peu de chances d’aboutir
Eglises d’Asie, 19 mai 2010 – Les récentes déclarations à la presse d’Eddie Panlilio, prêtre catholique et gouverneur de la province de Pampanga, ont été démenties, le 17 mai dernier, par son supérieur hiérarchique, Mgr Paciano Aniceto, archevêque de San Fernando, sur le site Internet de la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) (1).
Le Père Panlilio, dont l’engagement en politique divise depuis plusieurs années l’Eglise des Philippines, avait annoncé en juillet 2009, malgré la réprobation manifeste de sa hiérarchie (2), sa candidature aux élections présidentielles, avant de se rétracter en septembre, en faveur de Benigno Aquino, lequel a été élu le 10 mai dernier (3). Gouverneur de la province de Pampanga depuis 2007, le prêtre controversé et charismatique était déjà « suspendu » par l’Eglise en vertu de l’article 285 du code de droit canon qui interdit aux clercs de « participer à l’exercice du pouvoir » (4). Lorsqu’il s’était présenté comme candidat à la présidence des Philippines, de nombreux prélats, dont Mgr Paciano Aniceto et Mgr Oscar Cruz, archevêque de Lingayen-Dagupan, avaient tenté, en vain, de le faire renoncer à son projet, lui faisant valoir qu’il devrait renoncer à l’état clérical s’il persistait à vouloir briguer la présidence. Le prêtre-gouverneur avait alors déclaré à la presse qu’il était prêt à abandonner « son état de prêtre [qu’il] aimait tellement (...) pour un plus grand amour qui était celui de [son] pays » (5). Sa renonciation quelques mois plus tard à sa candidature aux présidentielles n’avait fait que reculer l’échéance: pour se présenter pour un nouveau mandat à la tête de la province de Pampanga, le Père Panlilio avait finalement fait une demande de réduction à l’état laïc.
« Je lui ai dit qu’il avait rompu deux promesses qu’il m’avait faites: la première était de ne se présenter qu’une fois en tant que gouverneur et la seconde était de trouver et de former un laïc pour lui succéder », a expliqué Mgr Paciano Aniceto sur le site Internet de la CBCP. « Il a déclaré aux médias qu’il s’apprêtait à revenir dans les ordres dès que les évêques le lui permettraient, mais il avait déjà rédigé en décembre dernier une requête [demandant sa réduction à l’état laïc] qu’il m’avait adressée et que j’ai envoyée au Saint-Père », s’est indigné le prélat, qui considère que les déclarations à la presse du Père Panlilio ne sont que des « manœuvres de politicien ».
L’archevêque de San Fernando a également souligné qu’il serait de toute façon très difficile à l’ancien prêtre de revenir à la prêtrise, son engagement en politique ayant été la cause de nombreuses divisions entre les catholiques et au sein même du clergé. Mgr Paciano Aniceto a ensuite précisé que lorsqu’un prêtre entrait dans le monde de la politique, il prenait des chemins qui différaient considérablement de ceux du sacerdoce et l’amenaient à renier ses valeurs.
Interrogé par CBCP News sur les leçons à tirer de « l’affaire Panlilio », le prélat a conclu sur la nécessité d’intensifier la formation des laïcs afin qu’ils prennent davantage de responsabilités en tant que citoyens: « Si nous autorisons les prêtres à briguer des postes politiques, cela n’encourage pas le développement de la formation des laïcs et nous exposons notre clergé à la vanité, l’orgueil et l’ambition. »
Le P. Panlilio, 57 ans, avait été élu gouverneur pour un mandat de trois ans en 2007. Déjà à l’époque, alors qu’il avait été suspendu par son évêque, il déclarait vouloir revenir à la prêtrise une fois accompli son mandat en tant que gouverneur et ne pas désirer se représenter (6).
Sur un plan politique, dès avant l’élection du 10 mai, la situation du Père Panlilio s’était compliquée. En effet, un nouveau décompte des voix par la Commission électorale (COMELEC) avait annulé, le 6 mai 2010, les résultats des élections de 2007 et désigné comme vainqueur Lilia Pineda, laquelle a, de surcroît, battu le Père Panlilio le 10 mai dernier. Le prêtre-gouverneur, qui avait fondé sa campagne électorale et sa popularité sur la lutte contre la corruption et les jueteng, des jeux d’argent clandestins gérés dans la province de Pampanga par le clan Pineda, a fait appel de la décision de la COMELEC auprès de la Cour suprême (7). Quelle que soit la décision que prendront les juges suprêmes, le mandat de gouverneur du Père Panlilio prendra fin le 30 juin prochain.
(1) CBCP News, 17 mai 2010.
(2) Voir EDA 512
(3) Voir EDA 529, 530
(4) Selon le droit canon (article 285, 3), « il est interdit aux clercs de remplir des charges publiques qui comportent une participation à l’exercice du pouvoir civil ». La suspension interdit l’exercice du ministère mais permet le maintien de l’état clérical.(5) Voir EDA 512
(6) Voir EDA 464
(7) Inquirer.net, 18 mai 2010; Manila Bulletin, 18 mai 2010.
Battu aux élections du 10 mai, le Père Panlilio envisage un retour au sacerdoce, qui, selon son évêque, a peu de chances d’aboutir
Eglises d’Asie, 19 mai 2010 – Les récentes déclarations à la presse d’Eddie Panlilio, prêtre catholique et gouverneur de la province de Pampanga, ont été démenties, le 17 mai dernier, par son supérieur hiérarchique, Mgr Paciano Aniceto, archevêque de San Fernando, sur le site Internet de la Conférence des évêques catholiques des Philippines (CBCP) (1).
Le Père Panlilio, dont l’engagement en politique divise depuis plusieurs années l’Eglise des Philippines, avait annoncé en juillet 2009, malgré la réprobation manifeste de sa hiérarchie (2), sa candidature aux élections présidentielles, avant de se rétracter en septembre, en faveur de Benigno Aquino, lequel a été élu le 10 mai dernier (3). Gouverneur de la province de Pampanga depuis 2007, le prêtre controversé et charismatique était déjà « suspendu » par l’Eglise en vertu de l’article 285 du code de droit canon qui interdit aux clercs de « participer à l’exercice du pouvoir » (4). Lorsqu’il s’était présenté comme candidat à la présidence des Philippines, de nombreux prélats, dont Mgr Paciano Aniceto et Mgr Oscar Cruz, archevêque de Lingayen-Dagupan, avaient tenté, en vain, de le faire renoncer à son projet, lui faisant valoir qu’il devrait renoncer à l’état clérical s’il persistait à vouloir briguer la présidence. Le prêtre-gouverneur avait alors déclaré à la presse qu’il était prêt à abandonner « son état de prêtre [qu’il] aimait tellement (...) pour un plus grand amour qui était celui de [son] pays » (5). Sa renonciation quelques mois plus tard à sa candidature aux présidentielles n’avait fait que reculer l’échéance: pour se présenter pour un nouveau mandat à la tête de la province de Pampanga, le Père Panlilio avait finalement fait une demande de réduction à l’état laïc.
« Je lui ai dit qu’il avait rompu deux promesses qu’il m’avait faites: la première était de ne se présenter qu’une fois en tant que gouverneur et la seconde était de trouver et de former un laïc pour lui succéder », a expliqué Mgr Paciano Aniceto sur le site Internet de la CBCP. « Il a déclaré aux médias qu’il s’apprêtait à revenir dans les ordres dès que les évêques le lui permettraient, mais il avait déjà rédigé en décembre dernier une requête [demandant sa réduction à l’état laïc] qu’il m’avait adressée et que j’ai envoyée au Saint-Père », s’est indigné le prélat, qui considère que les déclarations à la presse du Père Panlilio ne sont que des « manœuvres de politicien ».
L’archevêque de San Fernando a également souligné qu’il serait de toute façon très difficile à l’ancien prêtre de revenir à la prêtrise, son engagement en politique ayant été la cause de nombreuses divisions entre les catholiques et au sein même du clergé. Mgr Paciano Aniceto a ensuite précisé que lorsqu’un prêtre entrait dans le monde de la politique, il prenait des chemins qui différaient considérablement de ceux du sacerdoce et l’amenaient à renier ses valeurs.
Interrogé par CBCP News sur les leçons à tirer de « l’affaire Panlilio », le prélat a conclu sur la nécessité d’intensifier la formation des laïcs afin qu’ils prennent davantage de responsabilités en tant que citoyens: « Si nous autorisons les prêtres à briguer des postes politiques, cela n’encourage pas le développement de la formation des laïcs et nous exposons notre clergé à la vanité, l’orgueil et l’ambition. »
Le P. Panlilio, 57 ans, avait été élu gouverneur pour un mandat de trois ans en 2007. Déjà à l’époque, alors qu’il avait été suspendu par son évêque, il déclarait vouloir revenir à la prêtrise une fois accompli son mandat en tant que gouverneur et ne pas désirer se représenter (6).
Sur un plan politique, dès avant l’élection du 10 mai, la situation du Père Panlilio s’était compliquée. En effet, un nouveau décompte des voix par la Commission électorale (COMELEC) avait annulé, le 6 mai 2010, les résultats des élections de 2007 et désigné comme vainqueur Lilia Pineda, laquelle a, de surcroît, battu le Père Panlilio le 10 mai dernier. Le prêtre-gouverneur, qui avait fondé sa campagne électorale et sa popularité sur la lutte contre la corruption et les jueteng, des jeux d’argent clandestins gérés dans la province de Pampanga par le clan Pineda, a fait appel de la décision de la COMELEC auprès de la Cour suprême (7). Quelle que soit la décision que prendront les juges suprêmes, le mandat de gouverneur du Père Panlilio prendra fin le 30 juin prochain.
(1) CBCP News, 17 mai 2010.
(2) Voir EDA 512
(3) Voir EDA 529, 530
(4) Selon le droit canon (article 285, 3), « il est interdit aux clercs de remplir des charges publiques qui comportent une participation à l’exercice du pouvoir civil ». La suspension interdit l’exercice du ministère mais permet le maintien de l’état clérical.(5) Voir EDA 512
(6) Voir EDA 464
(7) Inquirer.net, 18 mai 2010; Manila Bulletin, 18 mai 2010.
Chine: A Hongkong, le cardinal Zen appelle les catholiques à prier pour les évêques du continent
Eglises d’Asie
08:49 19/05/2010
CHINE: A Hongkong, le cardinal Zen appelle les catholiques à prier pour les évêques du continent
Eglises d’Asie, 19 mai 2010 – Le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong, a appelé les catholiques du territoire à prier pour que les évêques du continent tiennent compte des instructions papales contenues dans la Lettre de Benoît XVI aux catholiques chinois de mai 2007.
Le cardinal s’est exprimé en ce sens le 18 mai dernier devant environ 70 catholiques réunis par la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Hongkong afin de préparer la journée du 24 mai 2010. Dans la Lettre de mai 2007, Benoît XVI a fait du 24 mai, fête de Marie Auxiliatrice des chrétiens, « une journée de prière pour l’Eglise en Chine ».
L’ancien évêque de Hongkong a expliqué que la plus importante difficulté à laquelle faisait face l’Eglise en Chine, à savoir le fait que des agences étatiques se sont placées au-dessus des évêques et dictent ce que doit être la conduite des communautés locales, n’avait toujours pas trouvé de solution trois ans après la publication de la Lettre du pape (1). Les agences étatiques en question sont l’Association patriotique des catholiques chinois et l’Assemblée nationale des représentants catholiques, ainsi que la Conférence des évêques « officiels » de Chine dans la mesure où elle n’est maître ni de sa composition, ni de son ordre du jour, ni de ses débats.
Le cardinal a poursuivi en demandant à chacun de prier pour les évêques du continent afin que leurs actes soient conformes à ce qui est écrit dans la Lettre à ce sujet. « Jusqu’à aujourd’hui, tous les nouveaux évêques récemment ordonnés l’ont été avec un mandat pontifical, mais il est apparu que des évêques illicites [NDLR: i.e. dépourvus de mandat pontifical] continuent à concélébrer lors de ces messes d’ordination », a précisé Mgr Zen, en référence aux ordinations de l’évêque de Hohhot, le 18 avril dernier, de celui de Haimen, le 21 avril, et de celui de Xiamen, le 8 mai (2). Même si le Saint-Siège s’est abstenu de dénoncer publiquement la présence à ces messes d’évêques illégitimes, « les catholiques (en Chine) savent bien quels sont les évêques en communion (avec Rome) ».
Lors de la rencontre avec le cardinal, les responsables de ‘Justice et Paix’ ont par ailleurs fait écouter des témoignages enregistrés de catholiques du continent. Ces derniers y expliquaient les difficultés auxquelles faisaient face les évêques du continent, la solitude éprouvée par les curés de paroisse ou bien encore la faiblesse de la formation spirituelle dispensée en Chine.
Le cardinal a conclu en disant qu’il serait en Italie du 21 au 25 mai pour une rencontre liée à la congrégation des salésiens, communauté dont il est issu. A cette occasion, il invitera la centaine d’évêques et de cardinaux salésiens qui seront réunis à cette occasion à Turin à prier pour l’Eglise en Chine.
Depuis 2008, la journée du 24 mai est l’occasion pour différentes paroisses de Hongkong d’organiser des soirées de prière ou bien des neuvaines à l’intention de l’Eglise en Chine. En 2009, la Commission ‘Justice et Paix’ avait saisi l’occasion pour mener une démarche auprès du Bureau de liaison du gouvernement central à Hongkong pour demander à Pékin une plus grande liberté de religion sur le continent et l’élargissement des évêques et des prêtres encore maintenus en détention.
(1) Lettre du pape Benoît XVI aux évêques, aux prêtres, aux personnes consacrées et aux fidèles laïcs de l’Eglise catholique en République populaire de Chine: (in point 7) « Considérant « le dessein originel de Jésus » (32), il apparaît évident que la prétention de certains organismes, voulus par l’Etat et étrangers à la structure de l’Eglise, de se placer au-dessus des évêques eux-mêmes et de guider la vie de la communauté ecclésiale ne correspond pas à la doctrine catholique selon laquelle l’Eglise est « apostolique », comme l’a aussi rappelé le Concile Vatican II. L’Eglise est apostolique « par son origine, parce qu’elle a ‘pour fondations les apôtres’ (Ep 2, 20); par son enseignement, qui est celui des apôtres; par sa structure, parce qu’elle est édifiée, sanctifiée et gouvernée, jusqu’au retour du Christ, par les apôtres, grâce à leurs successeurs, les évêques en communion avec le successeur de Pierre » (33), Par conséquent, dans toute Eglise particulière, seul « l’évêque diocésain paît au nom du Seigneur le troupeau qui lui est confié comme son pasteur propre, ordinaire et immédiat » (34), et, au niveau national, seule une Conférence épiscopale légitime peut formuler des orientations pastorales, valables pour la totalité de la communauté catholique du Pays concerné (35).
Même la finalité déclarée desdits organismes de mettre en œuvre « les principes d’indépendance et d’autonomie, d’autogestion et d’administration démocratique de l’Eglise » (36) est inconciliable avec la doctrine catholique qui, depuis les antiques Symboles de foi, professe que l’Eglise est « une, sainte, catholique et apostolique ».
A la lumière des principes exposés ci-dessus, les Pasteurs et les fidèles laïcs se rappelleront que la Prédication de l’Evangile, la catéchèse et l’action caritative, l’action liturgique et cultuelle, de même que les choix pastoraux, sont uniquement de la compétence des évêques, avec leurs prêtres, dans la continuité permanente de la foi, transmise par les apôtres dans les Saintes Ecritures et dans la Tradition, et qu’ils ne peuvent donc être sujets à aucune interférence extérieure. »
(2) Voir EDA 528 et dépêche ci-dessus
Eglises d’Asie, 19 mai 2010 – Le cardinal Zen Ze-kiun, évêque émérite du diocèse de Hongkong, a appelé les catholiques du territoire à prier pour que les évêques du continent tiennent compte des instructions papales contenues dans la Lettre de Benoît XVI aux catholiques chinois de mai 2007.
Le cardinal s’est exprimé en ce sens le 18 mai dernier devant environ 70 catholiques réunis par la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse de Hongkong afin de préparer la journée du 24 mai 2010. Dans la Lettre de mai 2007, Benoît XVI a fait du 24 mai, fête de Marie Auxiliatrice des chrétiens, « une journée de prière pour l’Eglise en Chine ».
L’ancien évêque de Hongkong a expliqué que la plus importante difficulté à laquelle faisait face l’Eglise en Chine, à savoir le fait que des agences étatiques se sont placées au-dessus des évêques et dictent ce que doit être la conduite des communautés locales, n’avait toujours pas trouvé de solution trois ans après la publication de la Lettre du pape (1). Les agences étatiques en question sont l’Association patriotique des catholiques chinois et l’Assemblée nationale des représentants catholiques, ainsi que la Conférence des évêques « officiels » de Chine dans la mesure où elle n’est maître ni de sa composition, ni de son ordre du jour, ni de ses débats.
Le cardinal a poursuivi en demandant à chacun de prier pour les évêques du continent afin que leurs actes soient conformes à ce qui est écrit dans la Lettre à ce sujet. « Jusqu’à aujourd’hui, tous les nouveaux évêques récemment ordonnés l’ont été avec un mandat pontifical, mais il est apparu que des évêques illicites [NDLR: i.e. dépourvus de mandat pontifical] continuent à concélébrer lors de ces messes d’ordination », a précisé Mgr Zen, en référence aux ordinations de l’évêque de Hohhot, le 18 avril dernier, de celui de Haimen, le 21 avril, et de celui de Xiamen, le 8 mai (2). Même si le Saint-Siège s’est abstenu de dénoncer publiquement la présence à ces messes d’évêques illégitimes, « les catholiques (en Chine) savent bien quels sont les évêques en communion (avec Rome) ».
Lors de la rencontre avec le cardinal, les responsables de ‘Justice et Paix’ ont par ailleurs fait écouter des témoignages enregistrés de catholiques du continent. Ces derniers y expliquaient les difficultés auxquelles faisaient face les évêques du continent, la solitude éprouvée par les curés de paroisse ou bien encore la faiblesse de la formation spirituelle dispensée en Chine.
Le cardinal a conclu en disant qu’il serait en Italie du 21 au 25 mai pour une rencontre liée à la congrégation des salésiens, communauté dont il est issu. A cette occasion, il invitera la centaine d’évêques et de cardinaux salésiens qui seront réunis à cette occasion à Turin à prier pour l’Eglise en Chine.
Depuis 2008, la journée du 24 mai est l’occasion pour différentes paroisses de Hongkong d’organiser des soirées de prière ou bien des neuvaines à l’intention de l’Eglise en Chine. En 2009, la Commission ‘Justice et Paix’ avait saisi l’occasion pour mener une démarche auprès du Bureau de liaison du gouvernement central à Hongkong pour demander à Pékin une plus grande liberté de religion sur le continent et l’élargissement des évêques et des prêtres encore maintenus en détention.
(1) Lettre du pape Benoît XVI aux évêques, aux prêtres, aux personnes consacrées et aux fidèles laïcs de l’Eglise catholique en République populaire de Chine: (in point 7) « Considérant « le dessein originel de Jésus » (32), il apparaît évident que la prétention de certains organismes, voulus par l’Etat et étrangers à la structure de l’Eglise, de se placer au-dessus des évêques eux-mêmes et de guider la vie de la communauté ecclésiale ne correspond pas à la doctrine catholique selon laquelle l’Eglise est « apostolique », comme l’a aussi rappelé le Concile Vatican II. L’Eglise est apostolique « par son origine, parce qu’elle a ‘pour fondations les apôtres’ (Ep 2, 20); par son enseignement, qui est celui des apôtres; par sa structure, parce qu’elle est édifiée, sanctifiée et gouvernée, jusqu’au retour du Christ, par les apôtres, grâce à leurs successeurs, les évêques en communion avec le successeur de Pierre » (33), Par conséquent, dans toute Eglise particulière, seul « l’évêque diocésain paît au nom du Seigneur le troupeau qui lui est confié comme son pasteur propre, ordinaire et immédiat » (34), et, au niveau national, seule une Conférence épiscopale légitime peut formuler des orientations pastorales, valables pour la totalité de la communauté catholique du Pays concerné (35).
Même la finalité déclarée desdits organismes de mettre en œuvre « les principes d’indépendance et d’autonomie, d’autogestion et d’administration démocratique de l’Eglise » (36) est inconciliable avec la doctrine catholique qui, depuis les antiques Symboles de foi, professe que l’Eglise est « une, sainte, catholique et apostolique ».
A la lumière des principes exposés ci-dessus, les Pasteurs et les fidèles laïcs se rappelleront que la Prédication de l’Evangile, la catéchèse et l’action caritative, l’action liturgique et cultuelle, de même que les choix pastoraux, sont uniquement de la compétence des évêques, avec leurs prêtres, dans la continuité permanente de la foi, transmise par les apôtres dans les Saintes Ecritures et dans la Tradition, et qu’ils ne peuvent donc être sujets à aucune interférence extérieure. »
(2) Voir EDA 528 et dépêche ci-dessus
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đan Viện Châu Sơn và câu chuyện về Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Joseph Nguyễn Văn Thống
08:18 19/05/2010
Đan Viện Châu Sơn và câu chuyện về Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
Đan Viện Châu Sơn_ Một địa danh “thân thương”với cái tên “trìu mến” cho những ai đã về nơi đây. Châu Sơn chính là nơi an bình và là nơi tiếp thêm nguồn sinh lực cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt để Ngài đủ sức trải qua cuộc “ khổ nạn” của chính Ngài và để lãnh đạo giáo dân vượt qua những đau thương khi Ngài còn là Tổng Giám Mục Hà Nội.
Tôi và một số anh em vì quá nhớ thương Đức Tổng đã nhã hứng về Châu Sơn tìm lại những hình bóng của người xưa. Thật là, Người đã đi xa rồi nhưng những bước chân ấy, hình bóng ấy của Người vẫn còn ở lại.
Đức Tổng Giuse đi rồi để lại một nỗi nhớ trong lòng Châu Sơn.
Châu Sơn trở thành quê hương thân yêu của Đức Tổng nơi mà Ngài về để “ Cầu nguyện và tĩnh tâm” để Ngài kết hợp mật thiết với Thầy Chí Thánh Giêsu, người thầy đã dạy cho Ngài bài học của “ Sự Thật” và “ Công lý” đã dạy cho Ngài bài học về “ đối thoại với người nghèo” là Đấng mà Đức Tổng Giuse đã mến yêu và tin thờ.
Trong những lúc đau thương đến với Đức Tổng Giuse, khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng mọi phương sách để triệt hạ Ngài và gieo rắc đau thương cho đoàn chiên. Ngài chỉ biết tìm về Đan Viện Châu sơn để Cầu nguyện.
Chúng tôi đến Châu Sơn cũng đúng vào giờ kinh chiều của Đan Viện, tôi thấp thoáng trông thấy những chàng thanh niên trẻ trung với những bộ áo dòng trắng tinh như thiên thần cùng những lời kinh tha thiết ngút ngàn dâng lên Thiên Chúa toàn năng trong một ngôi nhà thờ nhỏ bé, xinh xắn nhưng toát lên một vẻ “tráng lệ” “ thánh thiêng” làm lòng người ngây ngất.
Sau giờ kinh, tôi được gặp một đan sỹ, được thầy kể lại: “ Nhà thờ này, it nhất mỗi ngày 7 lần Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến dâng Thánh lễ và cầu nguyện cùng tu sỹ, đan sỹ và linh mục trong Đan Viện”
Và câu chuyện về Đức Tổng Giuse lại được một đan sỹ khác chia sẻ cùng tôi khi lúc chiều tà: “ Mình thấy Đức Tổng Giuse là một người đạo đức, thánh thiện. Hầu hết trong 7 giờ kinh của Đan Viện, lúc nào cũng thấy sự hiện diện của Ngài và Ngài thường có mặt trước 20 phút trong mỗi giờ kinh. Hằng ngày, ngoài Thánh lễ và 7 giờ kinh chung của Đan Viện, Ngài lại chuyên chăm lần chuỗi Mân Côi. Mình chưa thấy một giám mục nào như thế!” nói tới đây, Đan Sỹ ấy lưng tròng nước mắt.
Đan Sỹ lại tâm sự tiếp: “ Ngoài ra, mỗi sáng Đức Tổng Giuse đều lên núi của Đan Viện, nơi ấy có một cái hang và Ngài thương lên đó để cầu nguyện với mẹ Maria. Có những hôm, Ngài còn leo lên tận đỉnh núi nơi có cây Thánh Giá để cầu nguyện. Khi Ngài về, mình trông thấy Ngài tay chân xầy xước mà lòng cảm phục biết bao…”
Nghe Đan Sỹ kể vậy, tôi cũng muốn tiếp tục tìm lại dấu chân Đức Tổng đã đi qua tại núi này và tôi hì hục bước lên núi vào sáng hôm sau đó. Thật sự, đường lên Hang Núi không dễ chút nào từ chân núi lên Hang Núi khoảng 300 bậc thang. Vậy mà, Đức Tổng Giuse đã leo lên tận đỉnh núi để ốm lấy cây Thánh Giá. Xuống núi, tôi rảo bước về Đan Viện cách cổng khoảng 200m. Tôi lại gặp 3 em bé đang ngồi trong sân nhà nhìn ra, khi trông thấy tôi, các em lại chỉ tay vào tôi thầm thì chuyện gì đó, thấy lạ quá tôi tò mò vào hỏi thăm. Khi tới gần các em, đột nhiên một em hô lên: “ Mầy nhầm rồi” vì các em trông tôi từ đàng xa không thấy rõ nên đã nhầm tôi với Đức Tổng Giuse chăng? Khi được hỏi lý do các em trả lời: “ Hằng ngày, cứ mỗi sáng như thế này, cháu thường thấy một người đàn ông đi qua đây để lên Hang Núi cầu nguyện. Ông ấy hơn 50 tuổi, nhưng mấy hôm nay chúng con không thấy ông ấy nữa”. Một em khác tiếp lời: “ Không biết ông ấy có về đây nữa không?..” Nghe đến đây lòng tôi ngậm ngùi xúc động vì Đức Tổng đã đi xa rồi không biết đến lúc nào Ngài sẽ trở lại Châu Sơn, lúc nào Ngài sẽ về với đoàn chiên Tổng Giáo Phận Hà Nội đang ngày đêm mong mỏi đợi ngày Ngài trở lại.
Đan Viện Châu Sơn.
Nếu ai đã từng đến Châu Sơn có dịp vào Đan Viện. Chắc chắn rằng, sẽ đọng lại nơi mỗi người những cảm xúc ngọt ngào về Đan Viện. Chúng ta sẽ bắt gặp những tu sỹ, đan sỹ hay linh mục thật chất phác, thánh thiện được toát lên trên khuôn mặt hay nơi những công việc lao động thường nhật của các tu sỹ, đan sỹ và linh mục tại đây. Các thành viên trong Đan Viện sống: “lao động”và “cầu nguyện” Chính nhờ Đan Viện đêm ngày chuyên chăm cầu nguyện và hy sinh để âm thầm cầu nguyện cho nhân loại. Thế giới hôm nay đang đi vào hủy diệt nhưng nhờ lời cầu nguyện và hy sinh của mọi người trong Đan Viện để Thiên Chúa biến đổi nhân loại.
Đan Viện Châu Sơn là điểm tĩnh tâm lý tưởng cho những tâm hồn khao khát tìm đến với Chúa ở khu vực miền bắc. Mỗi năm thu hút hằng trăm đoàn hành hương khắp nơi đổ về nhưng cơ sở vật chất tại Đan Viện còn quá nhiều thiếu thốn. Chỉ có một ngôi nhà thờ và nhà Nội Vi đã cũ kỹ được xây dựng từ 1939, nhà thờ và nhà Nội Vi có được là nhờ vào: “ Tiền Khấn” và lời “ Cầu nguyện” của Lm Phêrô Trần Đức Trưởng.
Hiện Châu Sơn, có được một nhà khách dành cho mọi người về tĩnh tâm và hành hương do công sức của các tu sỹ, đan sỹ, linh mục trong Đan Viện và một số ân nhân góp nhặt để xây dựng nên nhưng còn it ỏi và chật hẹp để đáp ứng một lượng nhu cầu muốn biến đổi tâm hồn từ hàng giáo phẩm đến giáo dân ở khắp mọi nơi. Theo tôi được biết cứ vào mỗi dịp mùa chay về, muốn được tĩnh tâm tại Đan Viện Châu Sơn phải đăng ký trước cả 4-5 tháng mới có cơ may được tĩnh tâm vì nhà khách chỉ đáp ứng được một lượng người nhỏ bé.
Đầu giờ chiều, ngày 18/5, khi tôi vẫn còn ở Đan Viện, có khoảng 300 khách hành hương từ giáo xứ Từ Châu thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội về hành hương và thăm Đan Viện. Ngoài việc thăm viếng Đan Viện thì một động lực nữa mà tôi được biết là họ muốn về thăm nơi mà Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt kính yêu của họ đã về “Cầu nguyện”và “tĩnh tâm” tại đây trước ngày Ngài xa đoàn chiên Tổng Giáo Phận Hà Nội. Lúc đó, tôi thấy thương cho các tu sỹ và đan sỹ chạy ngược, chạy xuôi lo lắng tìm nơi ăn chỗ nghỉ cho đoàn hành hương về thăm nhưng không tìm được cách nào lo lắng cho được một lượng người như thế khiến giáo dân cũng phải đứng tràn ra hành lang để trú ngụ trong lúc trời đột nhiên mưa. Tôi thương các thầy nhiều nhưng cũng thương cho giáo dân.
Đan Viện Châu Sơn hiện có tổng cộng 90 thành viên trong đó có 6 linh mục, 3 thầy phó tế, 20 đan sỹ khấn trọn, 23 khấn tạm, 11 tập sinh năm thứ 2, 7 tập sinh năm thứ nhất và 20 dự tu. Đây là những bông hoa của Đan Viện nói riêng và giáo hội Việt Nam nói chung đang ngày đêm hy sinh và cầu nguyện cho Giáo Hội và thế giới.
Hy vọng rằng, Đan Viện Châu Sơn sẽ có một nhà khách rộng hơn qua lòng quảng đại của mọi người khi biết đến. Dù một chút nhỏ bé thôi nhưng là bông hoa để cải tiến các linh hồn đang muốn về Đan Viện Châu Sơn. Nhờ đó, Đan Viên có điều kiện để phục vụ các linh hồn hầu giáo hội ngày càng phát triển. Phải chăng, đây cũng là nỗi thao thức của Đức Tổng Giuse khi Ngài còn ở Việt Nam?
Được biết, những ngày sắp tới sẽ có nhiều đoàn hành hương khắp mọi nơi về Châu Sơn không chỉ để hành hương nhưng để tìm lại những dấu chân và hình bóng của vị mục tử đáng kính Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.
Châu sơn 18/5/2010
Địa Chỉ của Đan Viện:
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
Phú Sơn-Nho Quan- Ninh Bình
ĐT: 0303.866.416
Email: Chauson@hotmail.Com
Đan Viện Châu Sơn_ Một địa danh “thân thương”với cái tên “trìu mến” cho những ai đã về nơi đây. Châu Sơn chính là nơi an bình và là nơi tiếp thêm nguồn sinh lực cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt để Ngài đủ sức trải qua cuộc “ khổ nạn” của chính Ngài và để lãnh đạo giáo dân vượt qua những đau thương khi Ngài còn là Tổng Giám Mục Hà Nội.
Tôi và một số anh em vì quá nhớ thương Đức Tổng đã nhã hứng về Châu Sơn tìm lại những hình bóng của người xưa. Thật là, Người đã đi xa rồi nhưng những bước chân ấy, hình bóng ấy của Người vẫn còn ở lại.
Đức Tổng Giuse đi rồi để lại một nỗi nhớ trong lòng Châu Sơn.
Trong những lúc đau thương đến với Đức Tổng Giuse, khi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam dùng mọi phương sách để triệt hạ Ngài và gieo rắc đau thương cho đoàn chiên. Ngài chỉ biết tìm về Đan Viện Châu sơn để Cầu nguyện.
Chúng tôi đến Châu Sơn cũng đúng vào giờ kinh chiều của Đan Viện, tôi thấp thoáng trông thấy những chàng thanh niên trẻ trung với những bộ áo dòng trắng tinh như thiên thần cùng những lời kinh tha thiết ngút ngàn dâng lên Thiên Chúa toàn năng trong một ngôi nhà thờ nhỏ bé, xinh xắn nhưng toát lên một vẻ “tráng lệ” “ thánh thiêng” làm lòng người ngây ngất.
Sau giờ kinh, tôi được gặp một đan sỹ, được thầy kể lại: “ Nhà thờ này, it nhất mỗi ngày 7 lần Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đã đến dâng Thánh lễ và cầu nguyện cùng tu sỹ, đan sỹ và linh mục trong Đan Viện”
Và câu chuyện về Đức Tổng Giuse lại được một đan sỹ khác chia sẻ cùng tôi khi lúc chiều tà: “ Mình thấy Đức Tổng Giuse là một người đạo đức, thánh thiện. Hầu hết trong 7 giờ kinh của Đan Viện, lúc nào cũng thấy sự hiện diện của Ngài và Ngài thường có mặt trước 20 phút trong mỗi giờ kinh. Hằng ngày, ngoài Thánh lễ và 7 giờ kinh chung của Đan Viện, Ngài lại chuyên chăm lần chuỗi Mân Côi. Mình chưa thấy một giám mục nào như thế!” nói tới đây, Đan Sỹ ấy lưng tròng nước mắt.
Nghe Đan Sỹ kể vậy, tôi cũng muốn tiếp tục tìm lại dấu chân Đức Tổng đã đi qua tại núi này và tôi hì hục bước lên núi vào sáng hôm sau đó. Thật sự, đường lên Hang Núi không dễ chút nào từ chân núi lên Hang Núi khoảng 300 bậc thang. Vậy mà, Đức Tổng Giuse đã leo lên tận đỉnh núi để ốm lấy cây Thánh Giá. Xuống núi, tôi rảo bước về Đan Viện cách cổng khoảng 200m. Tôi lại gặp 3 em bé đang ngồi trong sân nhà nhìn ra, khi trông thấy tôi, các em lại chỉ tay vào tôi thầm thì chuyện gì đó, thấy lạ quá tôi tò mò vào hỏi thăm. Khi tới gần các em, đột nhiên một em hô lên: “ Mầy nhầm rồi” vì các em trông tôi từ đàng xa không thấy rõ nên đã nhầm tôi với Đức Tổng Giuse chăng? Khi được hỏi lý do các em trả lời: “ Hằng ngày, cứ mỗi sáng như thế này, cháu thường thấy một người đàn ông đi qua đây để lên Hang Núi cầu nguyện. Ông ấy hơn 50 tuổi, nhưng mấy hôm nay chúng con không thấy ông ấy nữa”. Một em khác tiếp lời: “ Không biết ông ấy có về đây nữa không?..” Nghe đến đây lòng tôi ngậm ngùi xúc động vì Đức Tổng đã đi xa rồi không biết đến lúc nào Ngài sẽ trở lại Châu Sơn, lúc nào Ngài sẽ về với đoàn chiên Tổng Giáo Phận Hà Nội đang ngày đêm mong mỏi đợi ngày Ngài trở lại.
Đan Viện Châu Sơn.
Đan Viện Châu Sơn là điểm tĩnh tâm lý tưởng cho những tâm hồn khao khát tìm đến với Chúa ở khu vực miền bắc. Mỗi năm thu hút hằng trăm đoàn hành hương khắp nơi đổ về nhưng cơ sở vật chất tại Đan Viện còn quá nhiều thiếu thốn. Chỉ có một ngôi nhà thờ và nhà Nội Vi đã cũ kỹ được xây dựng từ 1939, nhà thờ và nhà Nội Vi có được là nhờ vào: “ Tiền Khấn” và lời “ Cầu nguyện” của Lm Phêrô Trần Đức Trưởng.
Hiện Châu Sơn, có được một nhà khách dành cho mọi người về tĩnh tâm và hành hương do công sức của các tu sỹ, đan sỹ, linh mục trong Đan Viện và một số ân nhân góp nhặt để xây dựng nên nhưng còn it ỏi và chật hẹp để đáp ứng một lượng nhu cầu muốn biến đổi tâm hồn từ hàng giáo phẩm đến giáo dân ở khắp mọi nơi. Theo tôi được biết cứ vào mỗi dịp mùa chay về, muốn được tĩnh tâm tại Đan Viện Châu Sơn phải đăng ký trước cả 4-5 tháng mới có cơ may được tĩnh tâm vì nhà khách chỉ đáp ứng được một lượng người nhỏ bé.
Đầu giờ chiều, ngày 18/5, khi tôi vẫn còn ở Đan Viện, có khoảng 300 khách hành hương từ giáo xứ Từ Châu thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội về hành hương và thăm Đan Viện. Ngoài việc thăm viếng Đan Viện thì một động lực nữa mà tôi được biết là họ muốn về thăm nơi mà Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt kính yêu của họ đã về “Cầu nguyện”và “tĩnh tâm” tại đây trước ngày Ngài xa đoàn chiên Tổng Giáo Phận Hà Nội. Lúc đó, tôi thấy thương cho các tu sỹ và đan sỹ chạy ngược, chạy xuôi lo lắng tìm nơi ăn chỗ nghỉ cho đoàn hành hương về thăm nhưng không tìm được cách nào lo lắng cho được một lượng người như thế khiến giáo dân cũng phải đứng tràn ra hành lang để trú ngụ trong lúc trời đột nhiên mưa. Tôi thương các thầy nhiều nhưng cũng thương cho giáo dân.
Đan Viện Châu Sơn hiện có tổng cộng 90 thành viên trong đó có 6 linh mục, 3 thầy phó tế, 20 đan sỹ khấn trọn, 23 khấn tạm, 11 tập sinh năm thứ 2, 7 tập sinh năm thứ nhất và 20 dự tu. Đây là những bông hoa của Đan Viện nói riêng và giáo hội Việt Nam nói chung đang ngày đêm hy sinh và cầu nguyện cho Giáo Hội và thế giới.
Hy vọng rằng, Đan Viện Châu Sơn sẽ có một nhà khách rộng hơn qua lòng quảng đại của mọi người khi biết đến. Dù một chút nhỏ bé thôi nhưng là bông hoa để cải tiến các linh hồn đang muốn về Đan Viện Châu Sơn. Nhờ đó, Đan Viên có điều kiện để phục vụ các linh hồn hầu giáo hội ngày càng phát triển. Phải chăng, đây cũng là nỗi thao thức của Đức Tổng Giuse khi Ngài còn ở Việt Nam?
Được biết, những ngày sắp tới sẽ có nhiều đoàn hành hương khắp mọi nơi về Châu Sơn không chỉ để hành hương nhưng để tìm lại những dấu chân và hình bóng của vị mục tử đáng kính Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.
Châu sơn 18/5/2010
Địa Chỉ của Đan Viện:
Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn
Phú Sơn-Nho Quan- Ninh Bình
ĐT: 0303.866.416
Email: Chauson@hotmail.Com
Lâu tới mùa xuân - Yêu đảng hơn yêu chồng và e-mail bị duyệt
Jacek Dziedzina (Bến Việt dịch)
08:18 19/05/2010
Jacek Dziedzina (18.05.2010) - Viên hải quan với vẻ nhàm chán cộp con dấu cho phép nhập cảnh và đưa lại hộ chiếu cho tôi. Đường vào rộng mở… Tôi đoán sẽ có „cận vệ” trong những ngày ở Việt Nam - Bến Việt giới thiệu đoạn mở đầu kịch tính của phóng sự "Lâu tới mùa xuân" của kí giả Ba Lan viết về những gì thấy được tại Việt Nam.
Chúng tôi đang sống trong trại tập trung khổng lồ - giáo dân Việt Nam nói về mình như thế.
Có vẻ như quá cường điệu khi nói vậy về đất nước, nơi các thánh đường luôn chật người và con số giáo dân nhập đạo tăng nhanh. Tuy vậy, một tháng sống tại Việt Nam cho chúng tôi cơ hội nhìn nhận rằng đó không phải là câu nói thái quá.
E-mail bị kiểm duyệt
Viên hải quan với vẻ nhàm chán cộp con dấu cho phép nhập cảnh và đưa lại hộ chiếu cho tôi. Đường vào rộng mở. Nhưng tại sao khi tiếp tôi xong, ông ta ra khỏi buồng và nói chuyện điện thoại? Tôi đoán sẽ có „cận vệ” trong những ngày ở Việt Nam, chắc chắn ông này gọi điện để báo rằng chúng tôi mới tới… Ổn thỏa, hóa ra trong đám hành khách Aeroflot bay từ Moscow, tôi là người ra cuối cùng thế nên viên hải quan giờ mới có dịp gọi điện và duỗi chân. Tôi tự cười chê mình quá đỗi vấn nghi. Tuy vậy, tôi phải phân bua (với bạn đọc – BV) rằng tôi đã có tới gần hai tháng liên lạc với những người Việt hứa giúp đỡ khi chúng tôi tới Việt Nam: „Tôi không thể viết cho anh nhiều hơn, e-mail bị quản lý”; „cẩn trọng với địa chỉ X này”; „không được tới vùng Z này để gặp vị giám mục S đó với bất kì lý do gì, sẽ phiền là cái chắc”; „tôi sẽ kiếm cho các anh anh taxi tin được, sẽ chở các anh tới mọi nơi cần thiết”; „tôi rất sẵn lòng gặp các anh, nhưng chúng ta phải cẩn thận bởi tôi hoạt động ngầm ở trong nước”.
Tới Việt Nam qua Moscow bằng đường bay Nga, dẫu không thoải mái lắm, vẫn là lựa chọn tối ưu nhất vì những di sản lịch sử để lại. Chính cha đẻ của Việt Nam thống nhất là ông Hồ Chí Minh đã nhập nội chủ nghĩa xã hội từ Moscow. Ngoài ra thì hình như ban lãnh đạo hàng không Nga chưa kịp nhận ra rằng Liên Bang Xô Viết đã sụp đổ từ hai thập niên nay. Cho tới giờ mà trang phục của chiêu đãi viên hàng không vẫn chưa có gì thay đổi, vẫn đính trên tay lô-gô cũ với những biểu tượng như búa và liềm Xô-Viết. Dẫu rằng 5 năm trước, tôi vẫn thấy hoa tươi nằm dưới tượng Lê-nin hay ảnh Stalin đặt sau mặt kính xe tải quân đội Nga, nhưng đồng phục Xô-Viết của đội ngũ tiếp viên Aeroflot vẫn gây ấn tượng với tôi. Nhất là khi đội ngũ này dường như không bị đào thải kể từ thời Androtop. Nhưng như thế có lẽ lại hay: đỡ sốc hơn khi nhập cư vào Việt Nam, giúp ta chóng quen với màu đỏ nhan nhản khắp nơi trên loạt áp-phích mừng 80 năm hữu nghị với Anh Cả, bao phụ nữ trên máy cầy và khuôn mặt tươi cười của bác Hồ, vốn là tên gọi quen thuộc của lãnh đạo cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Hoặc chồng, hoặc nhà nước
Tôi xin lỗi cô sinh viên để lánh sang một bên nhấc điện thoại. Trong lúc nói chuyện, tôi thoáng thấy Hiền không còn giữ ý gì mà nháo nhác nhìn sang một hướng như thể đang tìm ai đó dù trước đó cô nói rằng không chờ ai cả.
(còn tiếp)
<(Nguồn: benviet.org)>
Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn Chủ Tế Thánh Lễ Cầu Nguyện cho Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trinh Văn Căn
Ban Truyền Thông TGP Hà Nội
11:22 19/05/2010
Hà Nội, ngày 18/05/2010, tại nhà thờ Chính Tòa vào lúc 18h00 Tổng Giáo Phận Hà Nội tổ chức Thánh Lễ cầu nguyện cho Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn. Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ tế Thánh lễ. Đồng tế trong Thánh lễ có Đức Giám mục phụ tá Lôrenxô, Đức Giám Mục Giuse Nguyễn Văn Yến, Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân và linh mục đoàn cùng đông đảo anh chị em nam nữ tu sỹ cũng như giáo dân tham dự.
Mở đầu Thánh lễ, Đức TGM Phêrô đã mời gọi cộng đoàn nhớ đến tất cả các Đấng Bản Quyền của Tổng Giáo Phận đã dày công vun đúc Tổng Giáo Phận Hà Nội cho đến ngày hôm nay, cách đặc biệt Đức Cố Hồng Y Giuse Maria kính yêu trong ngày giỗ 20 năm ngài qua đời. Ngài cũng không quên mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên TGM Hà Nội.
Trong Thánh Lễ, Đức Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã chia sẻ với cộng đoàn về khẩu hiệu mà Đức Cố Hồng Y đã sống: Yêu Thương – Vui Mừng – Bình An – Hy Vọng.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô cùng đoàn đồng tế đã tới trước phần mộ của Đức Cố Hồng Y Giuse Maria để thắp hương và cầu nguyện cho ngài.
Vào lúc 20h15 cùng ngày, tại phòng khách Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, linh mục đoàn TGP Hà Nội đã chúc mừng Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trong cương vị Chủ Chăn của TGP Hà Nội.
Được biết, ngay sau khi kế vị Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức TGM Phêrô đã có cuộc họp với Đức Giám Mục Phụ Tá Lôrenxô, các linh mục quản hạt trong TGP và các cha Văn Phòng, Quản lý để bàn hỏi công việc của TGP vào ngày 14/05/2010. Những ngày vừa qua ngài đã đi thăm một số nơi trong TGP để được hiểu biết hơn về TGP mà ngài coi sóc.
Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn
Thánh Lễ tại nhà thờ Chánh Tòa Hànội
Thánh Lễ tại nhà thờ Chánh Tòa Hànội
Trước mộ Đức Cố Hồng Y
Linh mục đoàn và Đức TGM Phêrô
Đức TGM Phêrô thăm nhà thờ Phủ Lý, thuộc tỉnh Hà Nam.
Tại Đền Thánh Thi và Thánh Đường trong khuôn viên Trung Tâm Hành Hương Sở Kiện
Tại Giáo xứ Đồng Gianh, thuộc tỉnh Hòa Bình
Mở đầu Thánh lễ, Đức TGM Phêrô đã mời gọi cộng đoàn nhớ đến tất cả các Đấng Bản Quyền của Tổng Giáo Phận đã dày công vun đúc Tổng Giáo Phận Hà Nội cho đến ngày hôm nay, cách đặc biệt Đức Cố Hồng Y Giuse Maria kính yêu trong ngày giỗ 20 năm ngài qua đời. Ngài cũng không quên mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên TGM Hà Nội.
Trong Thánh Lễ, Đức Giám mục Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Giáo phận Lạng Sơn – Cao Bằng, đã chia sẻ với cộng đoàn về khẩu hiệu mà Đức Cố Hồng Y đã sống: Yêu Thương – Vui Mừng – Bình An – Hy Vọng.
Kết thúc Thánh Lễ, Đức TGM Phêrô cùng đoàn đồng tế đã tới trước phần mộ của Đức Cố Hồng Y Giuse Maria để thắp hương và cầu nguyện cho ngài.
Vào lúc 20h15 cùng ngày, tại phòng khách Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, linh mục đoàn TGP Hà Nội đã chúc mừng Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn trong cương vị Chủ Chăn của TGP Hà Nội.
Được biết, ngay sau khi kế vị Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, Đức TGM Phêrô đã có cuộc họp với Đức Giám Mục Phụ Tá Lôrenxô, các linh mục quản hạt trong TGP và các cha Văn Phòng, Quản lý để bàn hỏi công việc của TGP vào ngày 14/05/2010. Những ngày vừa qua ngài đã đi thăm một số nơi trong TGP để được hiểu biết hơn về TGP mà ngài coi sóc.
Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn
Thánh Lễ tại nhà thờ Chánh Tòa Hànội
Thánh Lễ tại nhà thờ Chánh Tòa Hànội
Trước mộ Đức Cố Hồng Y
Linh mục đoàn và Đức TGM Phêrô
Đức TGM Phêrô thăm nhà thờ Phủ Lý, thuộc tỉnh Hà Nam.
Tại Đền Thánh Thi và Thánh Đường trong khuôn viên Trung Tâm Hành Hương Sở Kiện
Tại Giáo xứ Đồng Gianh, thuộc tỉnh Hòa Bình
Trung tâm Thánh Mẫu La Vang đang chuẩn bị Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh Giáo Hội Việt Nam
LM Giacôbê Lê Sĩ Hiền
14:58 19/05/2010
LAVANG - Chỉ còn bảy tháng nữa sẽ diễn ra lễ Bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập giáo phận Đàng Trong và giáo phận Đàng Ngoài, và 50 Năm thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang vào ngày 06.01.2011.
Đây là một sự kiện trọng đại kết hợp với Đại hội Đức Mẹ La Vang lần thứ 29. Sự kiện nầy chắc chắn sẽ thu hút rất nhiều người tham dự. Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang đang tất bật với bao công việc để chuẩn bị cho Đại Lễ này.
Hiện nay, suốt ngày đêm tại Thánh Địa La Vang, có rất nhiều đoàn hành hương, từ trong Nam ngoài Bắc, đến kính viếng Đức Mẹ La Vang. Họ đi theo đoàn thể hoặc đi theo từng gia đình. Đó là không kể nhiều cá nhân đi hành hương riêng. Tôi thấy như vậy là cả một tâm tình kính yêu và phó thác nơi Mẹ. Càng ngày, càng có nhiều người không ngại khó khăn xa xôi, tìm về Thánh Địa La Vang để kính viếng Mẹ.
Trung Tâm Thanh Mẫu La Vang đang khẩn trương chuẩn bị theo chỉ đạo của Đức Tổng Giám Mục TGP Huế và Đức Giám Mục Phụ Tá.
Cổng Tam Quan vào Trung Tâm đang được thiết kế bề thế và hoành tráng để đón rất nhiều phái đoàn trong và ngoài nước.
Có hệ thống tường thành bao quanh, kiên cố, dài chừng 2 cây số, cao 2,5 m. Bên dưới, có hệ thống thoát nước được làm bằng bêtông cốt thép vững chắc.
Hệ thống nhà vệ sinh khép kín cũng được xây dựng, vì đây cũng là nỗi ưu tư của tòa Tổng Giám Mục, cũng như của Trung Tâm.
Một quãng trường rộng lớn chừng 6 hecta, đã được san lấp, với một lễ đài cao 3 mét, dài 100 mét, rộng 40 mét, dành cho cử hành Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh dự kiến sẽ có khoảng 50 Hồng Y và Giám Mục và 1000 linh mục trong và ngoài nước.
Thật gấp rút vì khối lượng công việc còn quá nhiều. May mà năm nay tôi có được một cha phó khá quen thuộc về việc xây dựng. Đồng thời cha Hạt trưởng hạt Quảng trị cũng đã phân công một số linh mục trong hạt đến đảm trách và coi sóc một số công việc nên cũng tạm ổn.
Về đường sá giao thông, thì thời gian chỉ còn 7 tháng, nhưng hết 3 tháng cuối năm là mưa dầm, kèm theo nhiều cơn bão lụt. Như vậy, chỉ còn lại 4 tháng có thể thi công. Chính quyền các cấp huyện Hải lăng và tỉnh Quảng trị đang cho san lấp và làm con đường bao quanh khuôn viên Trung Tâm, như vậy việc đi lại tương đối thuận lợi.
Quan trọng nhất, là đang mở rộng con đường từ quốc lộ 1 vào Trung Tâm, dài chừng 02 cây số.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ mới làm được 01 cây số từ Cổng Trung Tâm ra, còn lại 01 cây số từ quốc lộ 1 vào thì chưa thấy động tỉnh gì. Tôi cũng đã gặp gở Chính Quyền các cấp Tỉnh Quảng Trị và Huyện Hải lăng để trình bày những vấn đề cấp thiết này theo đề nghị của Tòa Tổng Giám mục Huế, ít nhất cũng được giải phóng mặt bằng và san lấp 01 cây số còn lại, hầu tránh những tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Phía Chính Quyền cũng đã hứa sẽ tạo mọi điều kiện để thực hiện. Mọi việc đều phó thác cho Mẹ La Vang, hy vọng sẽ thành công.
Một vấn đề thiết yếu chúng tôi nhận thấy, đó là vấn đề nước sạch. Không chỉ riêng tại Trung Tâm Thánh Mẫu, mà kể cả dân quanh vùng hiện nay, cũng vẫn phải xử dụng nước giếng đang ngày càng ô nhiễm. Do đó, rất mong được Chính Quyền thi công đường ống cấp nước sạch vì đó là nhu cầu chung cho mọi người, không riêng cho Trung tâm, mà còn cho toàn dân trong vùng nu74a.
Linh mục Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang
Hiện nay, suốt ngày đêm tại Thánh Địa La Vang, có rất nhiều đoàn hành hương, từ trong Nam ngoài Bắc, đến kính viếng Đức Mẹ La Vang. Họ đi theo đoàn thể hoặc đi theo từng gia đình. Đó là không kể nhiều cá nhân đi hành hương riêng. Tôi thấy như vậy là cả một tâm tình kính yêu và phó thác nơi Mẹ. Càng ngày, càng có nhiều người không ngại khó khăn xa xôi, tìm về Thánh Địa La Vang để kính viếng Mẹ.
Trung Tâm Thanh Mẫu La Vang đang khẩn trương chuẩn bị theo chỉ đạo của Đức Tổng Giám Mục TGP Huế và Đức Giám Mục Phụ Tá.
Cổng Tam Quan vào Trung Tâm đang được thiết kế bề thế và hoành tráng để đón rất nhiều phái đoàn trong và ngoài nước.
Có hệ thống tường thành bao quanh, kiên cố, dài chừng 2 cây số, cao 2,5 m. Bên dưới, có hệ thống thoát nước được làm bằng bêtông cốt thép vững chắc.
Hệ thống nhà vệ sinh khép kín cũng được xây dựng, vì đây cũng là nỗi ưu tư của tòa Tổng Giám Mục, cũng như của Trung Tâm.
Một quãng trường rộng lớn chừng 6 hecta, đã được san lấp, với một lễ đài cao 3 mét, dài 100 mét, rộng 40 mét, dành cho cử hành Thánh Lễ Bế Mạc Năm Thánh dự kiến sẽ có khoảng 50 Hồng Y và Giám Mục và 1000 linh mục trong và ngoài nước.
Thật gấp rút vì khối lượng công việc còn quá nhiều. May mà năm nay tôi có được một cha phó khá quen thuộc về việc xây dựng. Đồng thời cha Hạt trưởng hạt Quảng trị cũng đã phân công một số linh mục trong hạt đến đảm trách và coi sóc một số công việc nên cũng tạm ổn.
Quan trọng nhất, là đang mở rộng con đường từ quốc lộ 1 vào Trung Tâm, dài chừng 02 cây số.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ mới làm được 01 cây số từ Cổng Trung Tâm ra, còn lại 01 cây số từ quốc lộ 1 vào thì chưa thấy động tỉnh gì. Tôi cũng đã gặp gở Chính Quyền các cấp Tỉnh Quảng Trị và Huyện Hải lăng để trình bày những vấn đề cấp thiết này theo đề nghị của Tòa Tổng Giám mục Huế, ít nhất cũng được giải phóng mặt bằng và san lấp 01 cây số còn lại, hầu tránh những tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Phía Chính Quyền cũng đã hứa sẽ tạo mọi điều kiện để thực hiện. Mọi việc đều phó thác cho Mẹ La Vang, hy vọng sẽ thành công.
Một vấn đề thiết yếu chúng tôi nhận thấy, đó là vấn đề nước sạch. Không chỉ riêng tại Trung Tâm Thánh Mẫu, mà kể cả dân quanh vùng hiện nay, cũng vẫn phải xử dụng nước giếng đang ngày càng ô nhiễm. Do đó, rất mong được Chính Quyền thi công đường ống cấp nước sạch vì đó là nhu cầu chung cho mọi người, không riêng cho Trung tâm, mà còn cho toàn dân trong vùng nu74a.
Linh mục Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang
Khởi công xây dựng nhà thờ họ đạo Hồng Lĩnh, Bắc Ninh
Nguyễn Xuân Trường
15:39 19/05/2010
Khởi công xây dựng nhà thờ họ đạo Hồng Lĩnh, Bắc Ninh
Sáng ngày 18.5.2010, nhận lời mời của cha chính xứ, cha Giuse Nguyễn Huy Tảo, hạt trưởng giáo hạt Bắc Giang, đã tới chủ sự nghi thức làm phép diện tích xây dựng cùng viên đá móng và chủ tế thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ họ đạo Hồng Lĩnh. Cùng đồng tế có cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Sáu, cha Giuse Hoàng Trọng Hựu và cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường. Có khoảng 400 giáo dân tham dự thánh lễ.
Xem hình lễ khởi công xây cất
Họ đạo Hồng Lĩnh thuộc giáo xứ Tân An, giáo hạt Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh. Họ đạo cách tòa giám mục khoảng 50 km. Hiện họ đạo có 41 gia đình với 230 nhân danh chung sống với khoảng 400 người không Công giáo trong cùng một làng gồm 4 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng và Cao Lan. Hàng ngày, bà con tín hữu đều đến nhà thờ cầu nguyện chung 2 buổi trưa và tối. Mỗi tháng cha xứ về dâng 1 thánh lễ Chúa nhật.
Dựng xây mơ ước
Trong bài giảng, cha xứ Đaminh đã nhấn mạnh đến mơ ước tha thiết của họ đạo là xây được một ngôi nhà thờ như biểu tượng của niềm tin son sắt, là nơi hội tụ tâm linh và văn hóa của các tín hữu. Trong số tín hữu tham dự thánh lễ hôm nay, cụ Đaminh Thức, 90 tuổi, cao niên nhất họ đạo tha thiết mơ ước xin Chúa cho cụ còn sống để dự lễ khánh thành ngôi nhà thờ mới. Nhà thờ cũ dựng xây từ năm 1937 nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà thờ mới có kích thước 22m x 8m x 5m, với số ngân sách dự toán vào khoảng 420 triệu đồng Việt Nam.
Rộng lòng công đức
Để biến mơ ước thành hiện thực, toàn họ đạo đã họp bàn thống nhất mỗi gia đình góp 2 triệu đồng khởi đầu. Tuy nhiên, vượt xa sự mong đợi, trong lời cảm ơn cuối thánh lễ, ông trùm đã xướng tên 21 gia đình rộng lòng đóng góp vượt trên mức 2 triệu, trong số đó, có 2 gia đình đã góp tới 20 triệu đồng. Và điều cảm phục là họ không phải là những gia đình giàu sang. Có gia đình dành dụm tiền đang dự tính sửa nhà mình, nhưng khi họ đạo kêu gọi, đã ngưng không sửa nhà mình nữa, mà chuyển số tiền đó sang công đức xây nhà thờ họ đạo.
Chung tay dựng xây
Đầu thánh lễ, cha chủ tế Giuse Nguyễn Huy Tảo mời gọi mọi người chung sức chung lòng góp công góp của xây dựng nhà thờ: Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Theo cha, ngôi nhà thờ không chỉ là của riêng người Công giáo, mà là mái thiêng của bất cứ ai muốn đến kiếm tìm sự sống tâm linh. Ngôi nhà thờ sẽ là một máng chuyển ơn Chúa quan trọng. Chúa không chỉ ban ơn cho riêng người Công giáo, mà là cho mọi người, như Ngài vẫn luôn tưới mưa chiếu nắng cho bất kì ai. Nếu vậy, thì dù là Công giáo hay lương dân, chúng ta cũng cần chung tay dựng xây ngôi nhà thờ như bày tỏ lòng biết ơn của mình với Trời, với Chúa.
Đức tin cứu độ
Sáng ngày 16/5/2010, trong cuộc trao đổi với trang mạng Tuần Việt Nam, ngài Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba đã nói: “Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải quyết mọi chuyện bằng khoa học kỹ thuật được. Càng phát triển khoa học kỹ thuật, tâm hồn chúng ta càng cần niềm tin để giữ được sự cân bằng. Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những bí ẩn”. (Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-05-16-dai-su-nhat-ban-con-nguoi-can-tro-ve-voi-duc-tin). Thật tuyệt vời, ngài đại sứ của nước Nhật Bản là quốc gia giàu có vào hàng nhất nhì thế giới lại mạnh mẽ khẳng định ngay giữa thủ đô nước Việt Nam cộng sản vô thần rằng: Tôn giáo mới có khả năng làm thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của con người, chứ không phải là tiền bạc hay khoa học kỹ thuật.
Sáng ngày 18.5.2010, nhận lời mời của cha chính xứ, cha Giuse Nguyễn Huy Tảo, hạt trưởng giáo hạt Bắc Giang, đã tới chủ sự nghi thức làm phép diện tích xây dựng cùng viên đá móng và chủ tế thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ họ đạo Hồng Lĩnh. Cùng đồng tế có cha xứ Đaminh Nguyễn Văn Sáu, cha Giuse Hoàng Trọng Hựu và cha Đaminh Nguyễn Xuân Trường. Có khoảng 400 giáo dân tham dự thánh lễ.
Xem hình lễ khởi công xây cất
Họ đạo Hồng Lĩnh thuộc giáo xứ Tân An, giáo hạt Bắc Giang, giáo phận Bắc Ninh. Họ đạo cách tòa giám mục khoảng 50 km. Hiện họ đạo có 41 gia đình với 230 nhân danh chung sống với khoảng 400 người không Công giáo trong cùng một làng gồm 4 dân tộc: Kinh, Tày, Nùng và Cao Lan. Hàng ngày, bà con tín hữu đều đến nhà thờ cầu nguyện chung 2 buổi trưa và tối. Mỗi tháng cha xứ về dâng 1 thánh lễ Chúa nhật.
Dựng xây mơ ước
Trong bài giảng, cha xứ Đaminh đã nhấn mạnh đến mơ ước tha thiết của họ đạo là xây được một ngôi nhà thờ như biểu tượng của niềm tin son sắt, là nơi hội tụ tâm linh và văn hóa của các tín hữu. Trong số tín hữu tham dự thánh lễ hôm nay, cụ Đaminh Thức, 90 tuổi, cao niên nhất họ đạo tha thiết mơ ước xin Chúa cho cụ còn sống để dự lễ khánh thành ngôi nhà thờ mới. Nhà thờ cũ dựng xây từ năm 1937 nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Nhà thờ mới có kích thước 22m x 8m x 5m, với số ngân sách dự toán vào khoảng 420 triệu đồng Việt Nam.
Rộng lòng công đức
Để biến mơ ước thành hiện thực, toàn họ đạo đã họp bàn thống nhất mỗi gia đình góp 2 triệu đồng khởi đầu. Tuy nhiên, vượt xa sự mong đợi, trong lời cảm ơn cuối thánh lễ, ông trùm đã xướng tên 21 gia đình rộng lòng đóng góp vượt trên mức 2 triệu, trong số đó, có 2 gia đình đã góp tới 20 triệu đồng. Và điều cảm phục là họ không phải là những gia đình giàu sang. Có gia đình dành dụm tiền đang dự tính sửa nhà mình, nhưng khi họ đạo kêu gọi, đã ngưng không sửa nhà mình nữa, mà chuyển số tiền đó sang công đức xây nhà thờ họ đạo.
Chung tay dựng xây
Đầu thánh lễ, cha chủ tế Giuse Nguyễn Huy Tảo mời gọi mọi người chung sức chung lòng góp công góp của xây dựng nhà thờ: Một cây làm chẳng nên non - Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Theo cha, ngôi nhà thờ không chỉ là của riêng người Công giáo, mà là mái thiêng của bất cứ ai muốn đến kiếm tìm sự sống tâm linh. Ngôi nhà thờ sẽ là một máng chuyển ơn Chúa quan trọng. Chúa không chỉ ban ơn cho riêng người Công giáo, mà là cho mọi người, như Ngài vẫn luôn tưới mưa chiếu nắng cho bất kì ai. Nếu vậy, thì dù là Công giáo hay lương dân, chúng ta cũng cần chung tay dựng xây ngôi nhà thờ như bày tỏ lòng biết ơn của mình với Trời, với Chúa.
Đức tin cứu độ
Sáng ngày 16/5/2010, trong cuộc trao đổi với trang mạng Tuần Việt Nam, ngài Đại sứ Nhật Bản Mitsuo Sakaba đã nói: “Tôi thật sự tin rằng, con người cần trở về với đức tin, với tôn giáo, bởi không thể giải quyết mọi chuyện bằng khoa học kỹ thuật được. Càng phát triển khoa học kỹ thuật, tâm hồn chúng ta càng cần niềm tin để giữ được sự cân bằng. Cuộc sống vẫn luôn tồn tại những bí ẩn”. (Nguồn: http://www.tuanvietnam.net/2010-05-16-dai-su-nhat-ban-con-nguoi-can-tro-ve-voi-duc-tin). Thật tuyệt vời, ngài đại sứ của nước Nhật Bản là quốc gia giàu có vào hàng nhất nhì thế giới lại mạnh mẽ khẳng định ngay giữa thủ đô nước Việt Nam cộng sản vô thần rằng: Tôn giáo mới có khả năng làm thỏa mãn những khát vọng sâu xa nhất của con người, chứ không phải là tiền bạc hay khoa học kỹ thuật.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cuộc thắng thua trong ván cờ Giám Mục
Trần Đoan Hùng
07:52 19/05/2010
Không ai trong giới truyền thông lại phủ nhận sự kiện thời sự nóng bỏng của xã hội Việt nam trong thời điểm nầy: Tình hình nhân sự trong hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Cho dù nội dung sự kiện hoàn toàn thuộc lãnh vực tôn giáo. Tuy nhiên, những hệ lụy của nó đã kéo theo cả một cơn sóng mang tính chính trị-xã hội rất đặc biệt. Bởi chưng, sự kiện nầy có liên quan đến một tập thể giáo dân Công Giáo đến 7 triệu người, trong khi tầm ảnh hưởng tinh thần của nó lại âm vang đến mọi thành phần xã hội, đến giới trí thức, đến lực lượng những nhà dân chủ tranh đấu cho tự do nhân quyền và chủ quyền của Đất nước Việt nam, đến cộng đồng những người Việt ở hải ngoại…
1. Trong một bối cảnh xã hội-chính trị như thế.
Trước khi đi vào chính đề, chúng ta cần ghi nhận một số sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo có liên quan và ảnh hưởng xa gần.
• Đảng Cộng Sản Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cơ cấu nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 1/2011.
• Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010-2010)
• Hội nghị Thượng đỉnh Phật Giáo (dự kiến diễn ra từ ngày 20-25/11/2010)
• Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Còn nếu tính đến các vấn đề nhạy cảm trong bối cảnh chính trị hiện thời tại Việt Nam, thì có thể liệt kê vài sự kiện lôi kéo sự quan tâm của quốc tế và quốc nội:
• Chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên đảo của Việt nam trong tương quan với Trung Quốc.
• Ý đồ của Trung Quốc tại Việt Nam qua con đường đầu tư khai thác bô-xít, mướn đất trồng rừng, xây dựng các trung tâm giải trí-thương mại…
• Phong trào của giới trí thức và các nhà dân chủ lên tiếng tranh đấu cho chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên đảo của Đất nước, đời sống tự do nhân quyền của người dân, tính chính danh của Đảng Cọng Sản Việt Nam và sự giải thể ý thức hệ Mác-Lê trong đời sống xã hội.
Điểm qua một số các sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo như trên, để chúng ta có một cái nhìn tương đối khách quan và tổng thể về một “sự cố xã hội” thuộc Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều người và được mổ xẻ, bình luận tương đối nhộn nhịp trên các phương tiện truyền thông.
2. Không là một câu chuyện nội bộ của người Công Giáo Việt nam
Nếu ai nghĩ rằng, cả những người trực tiếp trong cuộc, xem sự kiện Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt, đương kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt nam về làm Phó Tổng Giám Mục Hà Hội, và sự việc “nguyên” Đức Tổng Giám mục Mục Giuse Ngô Quang Kiệt vừa từ nhiệm để đi chữa bệnh, chỉ là một sự kiện tôn giáo đơn giản, bình thường, thuộc nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, không liên quan gì đến bối cảnh sinh hoạt xã hội chính trị Việt nam và cả trên toàn thế giới, thì thật quá ngây thơ, nếu không nói là một sự “thờ ơ và tránh né thiếu trách nhiệm”.
Bởi chưng, ngay trong nguyên tắc nền tảng mang tính thần học được thiết chế vững chắc và đầy đủ với Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” của Công Đồng Vatican II, thì: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại”[1]
Cho nên, xét về chiều kích mục vụ của Hội Thánh Công Giáo, việc được bổ nhiệm hay từ nhiệm của một vị Mục Tử thuộc hàng Giáo phẩm hay giáo sĩ, nhất là những vị đang nắm giữ những cương vị trọng yếu, thì điều cốt yếu không nhằm giải quyết yêu cầu cá nhân của đương sự mà là yêu cầu mục vụ của Dân Chúa. Trong trường hợp nầy, là yêu cầu mục vụ của Tổng Giáo Phận Hà Nội, và rộng hơn, của Giáo Hội Việt Nam.
Chúng ta nhận rõ điều nầy trong nội dung Tông Sắc Bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tòa Thánh đó là “lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên” (Xin trích):
“Thói quen của các Đấng Kế Vị Phêrô là nhận lời các vị Lãnh đạo Giáo Hội khi các ngài xin được giúp đỡ vì lý do chính đáng. Lúc nầy Hiền Đệ đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã xin cho mình một Tổng Giám Mục Phó để có thể lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên.”[2]
Tuy nhiên, nếu sự thay đổi, hay bổ nhiệm Giám Mục ở vào một thời điểm và một nơi chốn bình lặng, không có những phức tạp mục vụ và rắc rối chính trị liên quan, thì mọi sự sẽ diễn ra trong sinh hoạt bình thường, không có gì phải trăn trở, bàn luận.
Nhưng lần bổ nhiệm Phó Tổng Gám Mục Hà Nội nầy đã không diễn tiến cách bình thường. Và đây là 3 điểm nhấn “không bình thường” đó:
- 1). Biến cố nầy đi theo một chuổi các sự kiện khác [3], mà theo lý giải của nhiều nhà phân tích và dư luận truyền thông, đây là giải pháp cuối cùng cho một “kịch bản phức tạp” mà nạn nhân hay con chốt thí chính là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, là Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, như nhận định của chính Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, trong diễn văn chào mừng trong thánh lễ Nhậm chức của Đức Phó Tổng tại Hà Nội hôm 7.5.2010:
“Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.”
- 2). Biến cố nầy phải đối diện với một thực trạng mục vụ và chính trị đầy phức tạp, phân hóa và nhiễu nhương trên địa bàn Tổng Giáo phận Hà Nội mà địa điểm chính là Thủ Đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau đây là một vài đơn cử:
• Sự mệt mõi của cộng đồng Dân Chúa Hà Nội sau bao nhiêu cuộc tranh đấu bất thành kéo dài từ vụ Tòa Khâm, đất Thái Hà đến Thánh Giá Đồng Chiêm.
• Sự cương quyết loại trừ Đức Tổng Giuse khỏi Hà Nội của cấp lãnh đạo thủ đô, của đảng Cọng Sản.
• Sự đố kỵ của đồng bào Phật Giáo và các anh em khác đối với Công Giáo sau những chiến dịch tuyên truyền bài xích rầm rộ của ngành truyền thông nhà nước.
- 3). Biến cố nầy đan xen với nhiều sự kiện xã hội chính trị mang tính đối kháng với nhà nước đương quyền:
• Vụ trấn áp thiền viện Bát Nhã, đã gây ra một vết thương lớn trong lòng Giáo Hội Phật giáo Việt nam.
• Trong khi trước đó, đã nổ ra những cuộc biểu tình bất thành của sinh viên Hà Nội cũng như Sài Gòn phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng-Trường Sa.
• Những phê bình, góp ý của các nhân vật quan trọng, các nhà trí thức về vụ Bô-xít Tây Nguyên, về các hợp đồng cho Trung Quốc và các nước khác thuê đất trồng rừng dài hạn, xây dựng các khu vui chơi giải trí…
• Các cuộc nổi dậy đòi chủ quyền đất của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, của nông dân Nam Bộ, Trung và cả Bắc Bộ, các cuộc khiếu kiện tập thể của dân oan.
• Rồi đồng thời với các sự cố xã hội nổi cộm trên là sự xuất hiện càng lúc càng đông các tiếng nói phản biện và đòi dân chủ, tự do nhân quyền, đòi xét lại tính chính danh của quyền lảnh đạo của Đảng Cọng Sản, đòi giải thể ý thức hệ Mác-Lê… của các nhà trí thức trong cũng như ngoài nước, là đảng viên hay các nhân sĩ trí thức bình thường mà cao điểm là những cuộc trấn áp qua các bản án máy móc và vội vàng [4], đập phá các websites, khủng bố tinh thần và thể chất các đương sự…
Nếu gộp chung tất cả những sự kiện trên để nhìn dưới một lăng kính chính trị mang tính đố kỵ, hẹp hòi và thủ cựu mà đã trở thành “tội nguyên tổ’ của các chế độ độc tài Cọng Sản, thì có thể gọi tên đó là: “Diễn biến hòa bình”[5] (Xin trích)
“Từ năm 1945, hệ thống các nước XHCN được thiết lập trên khắp các châu lục. Ðể chống lại xu hướng lịch sử đó, đế quốc và các nước phản động khác (đứng đầu là đế quốc Mỹ), tìm mọi cách kéo giáo hội các tôn giáo vào cuộc chiến tranh "diễn biến hòa bình", nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản ở các nước này.
Bằng cách lập ra những trung tâm thông tin, đêm ngày phát sóng tuyên truyền phát triển đạo, nói xấu Ðảng Cộng sản, kích động chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc, kêu gọi tín đồ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi tách giáo hội khỏi sự kiểm soát của Nhà nước XHCN, gây mất ổn định chính trị xã hội nhằm tạo thời cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó…
Từ 1985 đến nay, thủ đoạn này được chúng sử dụng một cách triệt để. Hệ quả của nó là ở một số nước chính quyền không kiểm soát nổi dân, có nước bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản bị lu mờ (ví dụ Liên bang Nam Tư...).
Với những thủ đoạn nêu trên, có thể nói bọn đế quốc đã thành công trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc, tạo thành một đòn tấn công hiểm hóc vào một số nhà nước XHCN ở Ðông Âu, và Liên Xô, phối hợp với các mũi tiến công khác làm sụp đổ XHCN ở các nước này. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình hình phức tạp ở nhiều khu vực khác như Tây Á, châu Phi, và nhiều nước như Ấn Ðộ, Trung quốc, Việt Nam, Mianma...” (Hết trích)
3. Khi thế cờ đã chuyển
Trên mặt trận xã hội và ý thức hệ, quả thật, đồng bào Công Giáo, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và tại giáo phận Vinh, đã có lúc giành thế thượng phong trong việc đối đầu với lực lượng hùng mạnh của nhà nước mà đại diện là hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị tận răng với dùi cui, lựu đạn cay và chó nghiệp vụ. Hình ảnh của hàng ngàn người tay cầm cạnh vạn tuế biểu tình ôn hòa qua các con đường Hà Nội để đến dự phiên tòa các giáo dân tranh đấu, hay hình ảnh cả trăm ngàn người giáo dân giáo phận Vinh tuôn về Tòa Giám Mục Xã Đoài để mừng lễ Bổn mạng giáo phận với biểu ngữ liên đới với Tam Tòa mà không một lực lượng an ninh nào của nhà nước ngăn cản được, đã cho thấy sức mạnh tập thể của Giáo Hội Công Giáo lớn lao như thế nào.
Cũng trong thời điểm nhạy cảm đó, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã công bố một bản “Quan Điểm”[6] như là một “cú thăm dò” trong cuộc đấu tranh ý thức hệ mà điểm nhấn đó là “quyền tư hữu đất đai”:
“Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”
Qua những sự kiện trên, quả thật, hình ảnh của Giáo Hội Việt Nam đã phần nào được nhiều người trong cũng như ngoài nước nể trọng và là nơi để họ đặt niềm hy vọng. Niềm hy vọng sẽ là điểm quy tụ, nối kết các lực lượng dân chúng không chịu cúi đầu thuần phục dưới sự lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng Sản để tìm một hướng canh tân dân chủ hóa đất nước.
Phải chi trước cái thế “thượng phong” nầy, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà người đại diện chính là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đồng lòng, hiệp nhất đi thêm một nước cờ, chấp nhận trả giá cho những thiệt thòi của bản thân, liên đới tích cực và mạnh mẽ với mọi thành phần thức thời trong nước chĩa mũi dùi tiến công sang mặt trận dân chủ, nhân quyền và chủ quyền quốc gia, liên đới với các tôn giáo bạn (chẳng hạn trong biến cố Bát Nhã), đoạn tuyệt dứt khoát với ý thức hệ Mác-Lê, đứng hẳn về phía những người nghèo nông dân và dân tộc ít người… thì chắc chắn sẽ có những chuyển biến lớn trong xã hội Việt nam hôm nay, hay ít ra, sẽ khẳng định dứt khoát vai trò quan trọng và vị thế cao quý của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhưng Giáo Hội Công Giáo đã không tận dụng được cơ hội ngàn năm một thuở nầy. Hội Đồng Giám mục Việt nam đã im lặng thúc thủ. Và như thế, thế cờ đã bị lật ngược.
Kể từ khi nhà cầm quyền Việt Nam nhận được tín hiệu từ “tín thư tháo ngòi nỗ” của Đức Hồng Y Bertone để giảm nhiệt cho điểm nóng Tòa Khâm và đất Thái Hà, kế tiếp là cuộc yết kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với ĐGH đương kiêm Bênêđictô XVI, và nối tiếp là một lô những “ân huệ” dành cho Công Giáo: trả lại nhiều hecta đất cho linh địa La Vang, cho Tòa Giám Mục Đà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi để Công Giáo xây dựng các cơ sở to lớn như Tòa Giám Mục và ĐCV Xuân lộc, các cơ sở mục vụ Bắc Ninh, Bùi Chu, Thái Bình, rồi với một số các giám mục trẻ được tấn phong… coi như cuộc đối đầu nguy hiểm của thế lực Công Giáo với nhà nước Cọng Sản không còn là vấn đề quan trọng nữa.
Trong khi đó, với thủ đoạn nhà nghề đã sở hữu và thực hành nhuần nhuyễn, nhà nước Cọng Sản bắt đầu “bắn tỉa” và phân hóa Giáo Hội Công Giáo qua mặt trận ngoại giao và truyền thông.
Và kết quả là họ đang ở thế thượng phong. Biểu tượng “Ngô Quang Kiệt” đã bị bứng khỏi Hà Nội; Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương kim CT/HĐGMVN được tiếp đón bằng những biểu ngữ tiếp đón không thiện cảm và bị đánh phá tơi bời hoa lá trên các mạng truyền thông; các chức sắc khác trong hàng ngũ HĐGMVN lần lượt bị đưa “lên đoạn đầu đài”… Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay chỉ còn là một trò cười trơ trẽn trong con mắt của nhiều cán bộ Cộng Sản và là nổi thất vọng mênh mông của nhiều trái tim đầy nhiệt huyết muốn đồng hành cùng Giáo Hội để quyết tử cho một đất nước Việt nam quyết sinh.
Cho dù có vớt vát cách nào như nội dung bài diễn từ [7] của Đức Giám Mục Thanh Hóa trong thánh lễ nhậm chức của Đức Tổng Phó Phêrô, thì cuộc cờ đã xuống thế hạ phong của Công Giáo không còn che dấu được. (Xin trích)
“Nhưng nếu suy nghĩ một cách lạc quan, chúng ta cũng có thể rút ra những kết luận rất tích cực từ biến cố này. Điểm tích cực đầu tiên là mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai trò và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông thời hiện đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài học biện phân cách bình tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa dạng, đa chiều và phức tạp hơn.
Điểm tích cực thứ hai là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội.
Chắc chắn là ai trong chúng ta cũng đều muốn sự tốt đẹp cho Giáo Hội. Nhưng nếu vì yêu mến Giáo Hội mà chúng ta loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng. Khác biệt nhau nhưng vẫn sẵn sàng nhường nhịn, yêu thương nhau, vì một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta còn thuộc về Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập.”
4. Thử tìm một số nguyên nhân thua thắng trên ván cờ hiện nay
Với tình hình hiện nay, có thể nói được, Giáo Hội Công Giáo đang là kẻ thua cuộc.
Chắc có nhiều người sẽ tự hỏi: “Trước biến cố đau buồn nầy, chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam, đang sốt sắng cử hành Năm Thánh 2010 mà bước đầu tiên là “đọc lại lịch sử”, những trang sử hào hùng của cha ông, sẵn sàng đổ máu vì đức tin, phải làm những gì ?”
Cứ để cho các bà mẹ đạo đức áp dụng thuộc lòng kinh “Tám Mối Phúc Thật” mà tự an ủi với điều “phúc cho ai bị bách hại vì chính đạo…”, hay để cho các giám mục, linh mục bằng cấp chữ nghĩa thần học đầy mình tiếp tục ca bài vọng cổ “Chúa Thánh Thần có cái lý của Ngài”, và để cho các đấng chức cao quyền trọng tại giáo triều Rôma hay tại các Tòa Giám mục sang trọng vỗ ngực nghênh ngang “Phêrô, con là đá, trên đá nầy Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và các thế lực hỏa ngục không thắng nổi”. Còn chúng ta, những giáo dân, linh mục tay lấm chân bùn, thường ngày đối diện với bao nổi oan khiên bức xúc do cái chế độ độc tài đảng trị thối nát tham nhũng bày ra, chúng ta biện phân rõ ràng: “Của César trả César. Của Thiên Chúa trả Thiên Chúa”.
Nhưng với nguyên tắc “biết người biết ta”, trước khi đề xuất công tác “Của César trả César”, chúng ta lại cần thử phân tích thêm đâu là những lý do khiến Giáo Hội Công Giáo phải tuột xuống thế hạ phong và đâu là những yếu tố giúp cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam chiếm thế thượng phong.
Lý do thứ nhất được cánh truyền thông mổ xẻ đó là: quyết định bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thay thế Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt của Vatican trong bối cảnh xã hội chính trị tại Hà Nội như hiện nay là một nóng vội đầy thất sách, nếu không nói là một sai lầm trầm trọng. Việc chấp thuận đơn xin từ chức của Đức Cha Kiệt đó là điều chính đáng. Đáng lẽ điều nầy cần được thông báo rõ mà không cần phải úp mở dấu diếm. Tại sao không thẳng thắn nói rằng, lý do Đức Cha Kiệt từ chức vì sức khỏe yếu đi trầm trọng do những áp lực của chính quyền dân sự trong cuộc tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam và chủ quyền của Giáo Hội trên những tài sản và cơ sở thờ tự của Giáo Hội địa phương. Trong khi đó, còn có bao nhiêu giải pháp khác để đáp ứng tình trạng một giáo phận trống tòa. Đâu cần gì cứ phải điều một Giám Mục khác để thay thế, một giải pháp mà có lẽ chính quyền thủ đô Hà Nội đang dài cổ trông mong để ít ra bộ mặt văn hóa nhân quyền của Hà Nội đỡ trơ trẻn trong đại lễ mừng 1000 năm Thăng Long. Và do đó, người ta có lý do để cho rằng: Đức Cha Nhơn chính là một “con đê tế thần” trong cuộc mặc cả ngoại giao giữa tòa thánh Vatican và nhà nước Việt Nam. Nội dung cuộc trả treo của đôi bên có thể là: Tổng Giáo Phận Hà Nội cần một giám mục ôn hòa để làm tiền đề khai thông lộ trình tiến đến quan hệ ngoại giao của Vatican và Việt Nam. Đứng trước một mục tiêu lớn nầy của Giáo Hội, làm sao Đức Cha Nhơn có thể từ chối. Và như thế, tiếng của dân (vox populi) đành chịu hiến tế trước “tiếng của Chúa” (vox Dei) mà người phát ngôn chính thức chính là Tòa Thánh Vatican. Điều nầy Đức GM Thanh Hóa có nhắc tới trong bài diễn từ hôm 7.5:
“Quyết định của Đức Thánh Cha có thể không đáp ứng được sự chờ đợi nhân loại của một số con cái, nhưng vẫn là quyết định của Đấng Đại Diện Đức Kitô trên trần gian. Giáo Hội chỉ là Giáo Hội, Toà Thánh chỉ là Toà Thánh một khi chúng ta có khả năng chấp nhận chiều kích siêu phàm của Giáo Hội. Điều đó đòi buộc chúng ta phải hiến tế quan điểm riêng của mình để đón nhận và tuân phục Thánh Ý đấng thay mặt Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội.”[8]
Thế nhưng có người lại lý luận rằng: Tòa Thánh sở dĩ có quyết định như thế cũng phải tham khảo ý kiến các chuyên viên tư vấn về Giáo Hội Việt Nam, hoặc thông qua HĐGMVN, hoặc những chuyên viên về Việt Nam tại Giáo triều. Và người được xem là “kiến trúc sư” cho “kế hoạch mục vụ Hà Nội” là Đức ông Cao Minh Dung. Không biết có thực sự là như thế không ? Nhưng nếu quả thật Tòa Thánh chỉ nghe ý kiến của một người không hiện diện tại Việt nam, chưa có những kinh nghiệm xương máu về chế độ độc tài cộng sản, mà quyết định như thế, thì thật là thiếu sót. Và điều nầy, cần phải đặt lại vai trò cố vấn cho Tòa Thánh của HĐGMVN. Đứng trước một vấn đề mục vụ nan giải và phức tạp của Tồng Giáo Phận Hà Nội, là biểu trưng cho bối cảnh chung cả Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, HĐGMVN phải có tiếng nói tích cực, cụ thể và đầy trách nhiệm để giúp Tòa Thánh có những quyết định đúng đắn cho chính Giáo Hội Việt Nam.
Có thể nói đó là lý do thứ hai khiến cho Giáo Hội Công Giáo Việt nam thất bại trước người cộng sản. Bởi chưng, với cung cách điều hành và làm việc như hiện nay, chắc chắn HĐGMVN chỉ có thua mà thôi chứ không thể thắng được “sự ranh ma của con cái thế gian” mà đại biểu chính thức nắm quân cờ là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng ta hãy đọc thử những nỗ lực và phương pháp mà người cộng sản dùng để độc chiếm quyền lãnh đạo:
“Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.
Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.”[9]
Với một đối thủ ranh ma, quỷ quái và tàn độc như thế, nếu chỉ một mực “đơn sơ như chim câu” mà không biết “khôn ngoan như con rắn” thì chỉ có từ chết đến bị thương. Hiện tại, Giáo Hội Công Giáo Việt nam đang bị thương trầm trọng chắc chắn một phần vì các vị mục tử của chúng ta chưa vận dụng đủ công thức “khôn như con rắn” của Chúa Giêsu để “trả cho Cộng Sản những gì thuộc Cộng Sản”.
Chúng ta không thể trách Tòa Thánh là không hiểu rõ bản chất trí trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nên đã có những quyết định không thích thích hợp; mà chúng ta hãy tự đấm ngực để nhận lấy thiếu sót vì chưa tích cực và trách nhiệm đủ trong việc phản ảnh đúng mức và tiên liệu chính xác những thực trạng mục vụ, chính trị và xã hội Việt nam để giúp Tòa Thánh đưa ra những định hướng và quyết định đúng đắn và ích lợi cho Giáo Hội cũng như đất nước Việt Nam.
Giáo Hội Việt Nam hôm nay nói được là có quá nhiều những mục tử khoa bảng. Giáo phận nào cũng đầy dẫy các linh mục, tu sĩ đi du học nước ngoài. Tuy nhiên, gần như không có những nhóm chuyên viên để làm việc chung và nghiên cứu tới nơi tới chốn các chuyên đề mục vụ nóng bỏng và cần thiết để tư vấn cho HĐGM, hầu có cơ sở vững chắc để đáp ứng các yêu cầu bức thiết đang tác động lên đời sống của Dân Chúa. Trong khi đó, mỗi năm HĐGM chỉ gặp nhau có 2 lần mà phần lớn nghị trình chỉ là để bàn thảo những vấn đề mang tính đạo đức truyền thống và nội bộ, không phản ảnh được những trọng điểm mục vụ mang chiều kích “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ”. Phải chăng đó là lý do thứ ba để Giáo Hội Công Giáo Việt nam trở thành người thua cuộc.
5. Đề nghị một thế cờ mới
Để gây lại niềm tin cho cộng đồng Dân Chúa Việt nam, đồng bào Việt Nam, các tôn giáo bạn không nằm trong qũy đạo Cộng Sản, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, thông qua HĐGMVN, cần những bước đi can đảm và mạnh mẽ như sau:
• Không để Giáo Hội rơi vào tình trạng “bị động” để loay hoay đối phó những vấn đề đã rồi. Phải chăng sự thành công của nhà cầm quyền Cọng Sản là đã khiến HĐGMVN bị lôi kéo vào “hồ sơ Tổng Giám Mục Hà Nội” để không còn thời gian mà lưu tâm đến những vấn đề sống còn và an nguy của Đất Nước, đang làm đau đầu các cấp lãnh đạo Cộng Sản hiện nay.
• Cần vượt lên trên những vấn đề chỉ liên quan đến quyền lợi của Giáo Hội (cơ sở, đất đai…) để vươn tới những yêu cầu thiết thân của toàn thể đồng bào Việt Nam: tự do, dân chủ, nhân quyền, y tế, giáo dục, môi trường, quyền lợi của nông dân và các dân tộc thiểu số…
• Phải nói thẳng và nói thật những điều đang ảnh hưởng đến sự tồn vong, phát triển và an nguy của đất nước: ý đồ trắng trợn của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam; sự cần thiết phải giải thể ý thức hệ Mác-Lê là yếu tố đem lại bao đau thương, mất mát, chia rẽ hận thù và chậm tiến cho dân tộc và đất nước; xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ do dân và vì dân…
• Phải là điểm tựa cụ thể và tích cực cho những người thành tâm thiện chí tranh đấu cho sự thiện, cho lẽ công bằng, cho tự do và độc lập chủ quyền của đất nước.
• Cùng với những chuyên mục mang tính mục vụ xã hội và chính trị, bản thân Giáo Hội rất cần “làm mới chính mình” mà có lẽ bước đi đầu tiên đó chính là: cần bổ sung và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, điều hành và cách làm việc của HĐGM sao cho hiệu quả, tích cực và thực sự đáp ứng các yều bức xúc của Giáo Hội và xã hội đương thời.
Có thể lúc nầy, nhà cầm quyền cọng sản tại Hà Nội mở tiệc ăn mừng chiến thắng trong ván bài ngoại giao và truyền thông đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo: chỉ cần một mũi tên bắn vào “Ngô Quang Kiệt” đã làm mất uy tín của Vatican, ít ra là đối với giới Công Giáo và đồng bào Việt Nam, đã khiến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị đặt trong tình trạng thảm hại (Hàng Giáo Phẩm bị xúc phạm và chắc chắn có sự chia rẽ, niềm tin của giáo dân vào HĐGM giảm sút, sự mệt mõi, ngán ngẩm của mọi thành phần Dân Chúa trước những thông tin bất lợi, Giáo Hội bị đặt trong thế co cụm, lấn cấn, không còn khả năng để tái tập trung đề xuất các chiến lược mục vụ thích hợp mà thụ động loay hoay với các vấn đề mục vụ tại chỗ…).
Và như thế, họ an tâm mà chuẩn bị nhân sự cho kỳ Đại Hội Đảng sắp tới để tiếp tục cai trị độc quyền, an tâm mà tổ chức mừng Thăng Long 1000 năm với tất cả hoành tráng và yên bình, an tâm đưa Phật giáo quốc doanh lên ngôi như biểu hiện rõ nét và cụ thể của tự do tôn giáo và truyền thống văn hóa Việt nam, an tâm mà chấp hành các chỉ thị của Trung Nam Hải trong các nhượng bộ về chủ quyền lảnh thổ và lảnh hải cũng như các hợp động ma quỷ để người Tàu hiện diện cùng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, an tâm mà trấn áp các cuộc biểu tình về Trường Sa, Hoàng Sa, về đền bù đất đai và quyền lợi của dân oan, an tâm dập tắt các tiếng nói đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào, an tâm bỏ ngoài tai các tiếng nói phản biện với thiện chí xây dựng đất nước Việt nam độc lập, dân chủ và phát triển vững bền…
Đứng trước hiện tình như thế, liệu những lời của sứ ngôn A-mốt sau đây có làm bận lòng các vị Mục Tử trong Giáo Hội Công Giáo nói chung và trong HĐGMVN nói riêng:
“Lễ lạt của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường; hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú. Các ngươi có dâng lên Ta của lễ toàn thiêu…những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của các ngươi, Ta không muốn nghe tiếng đàn của các ngươi nữa. Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (Am 5,21-28)
“Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xi-on, và sống an nhiên tự tại trên núi Sa-ma-ri, họ là những nhà lãnh đạo của dân đứng đầu các dân khiến nhà Ít-ra-en phải đến cầu cạnh. Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng dàn hát nghêu ngao; như Đa-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ !” (Am 6,1-6).
Ước mong sao sẽ có một ngày Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam chiếm lại được thế thượng phong trong cuộc chiến với “ma quỷ, thế gian và xác thịt” mà người đại diện hiện nay tại Việt Nam chính là chính quyền Cộng Sản. Amen.
Chú thích
[1] HC “Giáo hội trong thế giới hôm nay”, số 1, phần Nhập Đề.
[2] Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Phó Hà Nội
[3] Tòa Khâm sứ, đất giáo xứ Thái Hà, đồi Thánh giá Đồng Chiêm, Nhà thờ Tam Tòa…
[4] Vụ án 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân, các vụ án khác dành cho các nhà tranh đấu Dân Chủ như Trần Khải Thanh Thủy, Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Vũ Cao Quận…
[5] "Ðịch lợi dụng tôn giáo" (Ban Dân Tộc-Tôn giáo tỉnh Lào Cai)
[6] Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay do Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 25-09-2008 tại Xuân Lộc.
[7] Diễn từ chúc mừng của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó chủ tịch HĐGMVN nhân ngày Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ra mắt cộng đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ chính toà Hà Nội, 07-05-2010
[8] Tài liệu đã dẫn ở số 6
[9] Tài liệu mật CSVN: ''Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ''
1. Trong một bối cảnh xã hội-chính trị như thế.
Trước khi đi vào chính đề, chúng ta cần ghi nhận một số sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo có liên quan và ảnh hưởng xa gần.
• Đảng Cộng Sản Việt Nam đang ráo riết chuẩn bị cơ cấu nhân sự cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng sẽ diễn ra vào nửa đầu tháng 1/2011.
• Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long (1010-2010)
• Hội nghị Thượng đỉnh Phật Giáo (dự kiến diễn ra từ ngày 20-25/11/2010)
• Năm Thánh Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam.
Còn nếu tính đến các vấn đề nhạy cảm trong bối cảnh chính trị hiện thời tại Việt Nam, thì có thể liệt kê vài sự kiện lôi kéo sự quan tâm của quốc tế và quốc nội:
• Chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên đảo của Việt nam trong tương quan với Trung Quốc.
• Ý đồ của Trung Quốc tại Việt Nam qua con đường đầu tư khai thác bô-xít, mướn đất trồng rừng, xây dựng các trung tâm giải trí-thương mại…
• Phong trào của giới trí thức và các nhà dân chủ lên tiếng tranh đấu cho chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên đảo của Đất nước, đời sống tự do nhân quyền của người dân, tính chính danh của Đảng Cọng Sản Việt Nam và sự giải thể ý thức hệ Mác-Lê trong đời sống xã hội.
Điểm qua một số các sự kiện chính trị-xã hội-tôn giáo như trên, để chúng ta có một cái nhìn tương đối khách quan và tổng thể về một “sự cố xã hội” thuộc Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đang thu hút sự quan tâm của nhiều người và được mổ xẻ, bình luận tương đối nhộn nhịp trên các phương tiện truyền thông.
2. Không là một câu chuyện nội bộ của người Công Giáo Việt nam
Nếu ai nghĩ rằng, cả những người trực tiếp trong cuộc, xem sự kiện Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám Mục Đà Lạt, đương kiêm Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt nam về làm Phó Tổng Giám Mục Hà Hội, và sự việc “nguyên” Đức Tổng Giám mục Mục Giuse Ngô Quang Kiệt vừa từ nhiệm để đi chữa bệnh, chỉ là một sự kiện tôn giáo đơn giản, bình thường, thuộc nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, không liên quan gì đến bối cảnh sinh hoạt xã hội chính trị Việt nam và cả trên toàn thế giới, thì thật quá ngây thơ, nếu không nói là một sự “thờ ơ và tránh né thiếu trách nhiệm”.
Bởi chưng, ngay trong nguyên tắc nền tảng mang tính thần học được thiết chế vững chắc và đầy đủ với Hiến Chế Mục Vụ “Vui Mừng và Hy Vọng” của Công Đồng Vatican II, thì: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại”[1]
Cho nên, xét về chiều kích mục vụ của Hội Thánh Công Giáo, việc được bổ nhiệm hay từ nhiệm của một vị Mục Tử thuộc hàng Giáo phẩm hay giáo sĩ, nhất là những vị đang nắm giữ những cương vị trọng yếu, thì điều cốt yếu không nhằm giải quyết yêu cầu cá nhân của đương sự mà là yêu cầu mục vụ của Dân Chúa. Trong trường hợp nầy, là yêu cầu mục vụ của Tổng Giáo Phận Hà Nội, và rộng hơn, của Giáo Hội Việt Nam.
Chúng ta nhận rõ điều nầy trong nội dung Tông Sắc Bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Tòa Thánh đó là “lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên” (Xin trích):
“Thói quen của các Đấng Kế Vị Phêrô là nhận lời các vị Lãnh đạo Giáo Hội khi các ngài xin được giúp đỡ vì lý do chính đáng. Lúc nầy Hiền Đệ đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội đã xin cho mình một Tổng Giám Mục Phó để có thể lo liệu thích đáng hơn cho đàn chiên.”[2]
Tuy nhiên, nếu sự thay đổi, hay bổ nhiệm Giám Mục ở vào một thời điểm và một nơi chốn bình lặng, không có những phức tạp mục vụ và rắc rối chính trị liên quan, thì mọi sự sẽ diễn ra trong sinh hoạt bình thường, không có gì phải trăn trở, bàn luận.
Nhưng lần bổ nhiệm Phó Tổng Gám Mục Hà Nội nầy đã không diễn tiến cách bình thường. Và đây là 3 điểm nhấn “không bình thường” đó:
- 1). Biến cố nầy đi theo một chuổi các sự kiện khác [3], mà theo lý giải của nhiều nhà phân tích và dư luận truyền thông, đây là giải pháp cuối cùng cho một “kịch bản phức tạp” mà nạn nhân hay con chốt thí chính là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, là Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, như nhận định của chính Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, trong diễn văn chào mừng trong thánh lễ Nhậm chức của Đức Phó Tổng tại Hà Nội hôm 7.5.2010:
“Không thể phủ nhận được rằng việc bổ nhiệm này đã gây ra một số tranh cãi trong những ngày vừa qua. Có người bi quan cho đó là sai lầm của Toà Thánh Vatican, là dấu hiệu của một Hội đồng Giám mục Việt Nam đang bị phân hoá, bị khuynh loát, thậm chí là một trang sử buồn cho Giáo Hội Việt Nam và cách riêng, cho Tổng giáo phận Hà Nội.”
- 2). Biến cố nầy phải đối diện với một thực trạng mục vụ và chính trị đầy phức tạp, phân hóa và nhiễu nhương trên địa bàn Tổng Giáo phận Hà Nội mà địa điểm chính là Thủ Đô nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sau đây là một vài đơn cử:
• Sự mệt mõi của cộng đồng Dân Chúa Hà Nội sau bao nhiêu cuộc tranh đấu bất thành kéo dài từ vụ Tòa Khâm, đất Thái Hà đến Thánh Giá Đồng Chiêm.
• Sự cương quyết loại trừ Đức Tổng Giuse khỏi Hà Nội của cấp lãnh đạo thủ đô, của đảng Cọng Sản.
• Sự đố kỵ của đồng bào Phật Giáo và các anh em khác đối với Công Giáo sau những chiến dịch tuyên truyền bài xích rầm rộ của ngành truyền thông nhà nước.
- 3). Biến cố nầy đan xen với nhiều sự kiện xã hội chính trị mang tính đối kháng với nhà nước đương quyền:
• Vụ trấn áp thiền viện Bát Nhã, đã gây ra một vết thương lớn trong lòng Giáo Hội Phật giáo Việt nam.
• Trong khi trước đó, đã nổ ra những cuộc biểu tình bất thành của sinh viên Hà Nội cũng như Sài Gòn phản đối Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng-Trường Sa.
• Những phê bình, góp ý của các nhân vật quan trọng, các nhà trí thức về vụ Bô-xít Tây Nguyên, về các hợp đồng cho Trung Quốc và các nước khác thuê đất trồng rừng dài hạn, xây dựng các khu vui chơi giải trí…
• Các cuộc nổi dậy đòi chủ quyền đất của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, của nông dân Nam Bộ, Trung và cả Bắc Bộ, các cuộc khiếu kiện tập thể của dân oan.
• Rồi đồng thời với các sự cố xã hội nổi cộm trên là sự xuất hiện càng lúc càng đông các tiếng nói phản biện và đòi dân chủ, tự do nhân quyền, đòi xét lại tính chính danh của quyền lảnh đạo của Đảng Cọng Sản, đòi giải thể ý thức hệ Mác-Lê… của các nhà trí thức trong cũng như ngoài nước, là đảng viên hay các nhân sĩ trí thức bình thường mà cao điểm là những cuộc trấn áp qua các bản án máy móc và vội vàng [4], đập phá các websites, khủng bố tinh thần và thể chất các đương sự…
Nếu gộp chung tất cả những sự kiện trên để nhìn dưới một lăng kính chính trị mang tính đố kỵ, hẹp hòi và thủ cựu mà đã trở thành “tội nguyên tổ’ của các chế độ độc tài Cọng Sản, thì có thể gọi tên đó là: “Diễn biến hòa bình”[5] (Xin trích)
“Từ năm 1945, hệ thống các nước XHCN được thiết lập trên khắp các châu lục. Ðể chống lại xu hướng lịch sử đó, đế quốc và các nước phản động khác (đứng đầu là đế quốc Mỹ), tìm mọi cách kéo giáo hội các tôn giáo vào cuộc chiến tranh "diễn biến hòa bình", nhằm xóa bỏ chế độ XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản ở các nước này.
Bằng cách lập ra những trung tâm thông tin, đêm ngày phát sóng tuyên truyền phát triển đạo, nói xấu Ðảng Cộng sản, kích động chiến tranh tôn giáo, chiến tranh sắc tộc, kêu gọi tín đồ đấu tranh đòi tự do tôn giáo, đòi tách giáo hội khỏi sự kiểm soát của Nhà nước XHCN, gây mất ổn định chính trị xã hội nhằm tạo thời cơ để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước đó…
Từ 1985 đến nay, thủ đoạn này được chúng sử dụng một cách triệt để. Hệ quả của nó là ở một số nước chính quyền không kiểm soát nổi dân, có nước bị chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ, vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản bị lu mờ (ví dụ Liên bang Nam Tư...).
Với những thủ đoạn nêu trên, có thể nói bọn đế quốc đã thành công trong việc lợi dụng vấn đề tôn giáo và dân tộc, tạo thành một đòn tấn công hiểm hóc vào một số nhà nước XHCN ở Ðông Âu, và Liên Xô, phối hợp với các mũi tiến công khác làm sụp đổ XHCN ở các nước này. Ngoài ra, chúng còn gây ra tình hình phức tạp ở nhiều khu vực khác như Tây Á, châu Phi, và nhiều nước như Ấn Ðộ, Trung quốc, Việt Nam, Mianma...” (Hết trích)
3. Khi thế cờ đã chuyển
Trên mặt trận xã hội và ý thức hệ, quả thật, đồng bào Công Giáo, đặc biệt tại thủ đô Hà Nội và tại giáo phận Vinh, đã có lúc giành thế thượng phong trong việc đối đầu với lực lượng hùng mạnh của nhà nước mà đại diện là hàng trăm cảnh sát cơ động được trang bị tận răng với dùi cui, lựu đạn cay và chó nghiệp vụ. Hình ảnh của hàng ngàn người tay cầm cạnh vạn tuế biểu tình ôn hòa qua các con đường Hà Nội để đến dự phiên tòa các giáo dân tranh đấu, hay hình ảnh cả trăm ngàn người giáo dân giáo phận Vinh tuôn về Tòa Giám Mục Xã Đoài để mừng lễ Bổn mạng giáo phận với biểu ngữ liên đới với Tam Tòa mà không một lực lượng an ninh nào của nhà nước ngăn cản được, đã cho thấy sức mạnh tập thể của Giáo Hội Công Giáo lớn lao như thế nào.
Cũng trong thời điểm nhạy cảm đó, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã công bố một bản “Quan Điểm”[6] như là một “cú thăm dò” trong cuộc đấu tranh ý thức hệ mà điểm nhấn đó là “quyền tư hữu đất đai”:
“Việc sửa đổi này cần phải quan tâm tới quyền tư hữu của người dân như Tuyên ngôn Quốc tế của Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền đã khẳng định: “Mọi người đều có quyền tư hữu cho riêng mình hay chung với người khác… và không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán” (số 17). Vì thế, chúng tôi cho rằng thay vì chỉ giải quyết theo kiểu đối phó hoặc cá biệt, thì giới hữu trách phải tìm giải pháp triệt để hơn, tức là để người dân có quyền làm chủ tài sản, đất đai của họ, đồng thời người dân cũng phải ý thức trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đòi hỏi này lại càng khẩn thiết hơn trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn vào nhịp sống chung của thế giới. Đây sẽ là tiền đề cho việc giải quyết tận gốc những vụ khiếu kiện về đất đai và tài sản của người dân, đồng thời góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển vững bền của đất nước.”
Qua những sự kiện trên, quả thật, hình ảnh của Giáo Hội Việt Nam đã phần nào được nhiều người trong cũng như ngoài nước nể trọng và là nơi để họ đặt niềm hy vọng. Niềm hy vọng sẽ là điểm quy tụ, nối kết các lực lượng dân chúng không chịu cúi đầu thuần phục dưới sự lãnh đạo độc tài của Đảng Cộng Sản để tìm một hướng canh tân dân chủ hóa đất nước.
Phải chi trước cái thế “thượng phong” nầy, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mà người đại diện chính là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đồng lòng, hiệp nhất đi thêm một nước cờ, chấp nhận trả giá cho những thiệt thòi của bản thân, liên đới tích cực và mạnh mẽ với mọi thành phần thức thời trong nước chĩa mũi dùi tiến công sang mặt trận dân chủ, nhân quyền và chủ quyền quốc gia, liên đới với các tôn giáo bạn (chẳng hạn trong biến cố Bát Nhã), đoạn tuyệt dứt khoát với ý thức hệ Mác-Lê, đứng hẳn về phía những người nghèo nông dân và dân tộc ít người… thì chắc chắn sẽ có những chuyển biến lớn trong xã hội Việt nam hôm nay, hay ít ra, sẽ khẳng định dứt khoát vai trò quan trọng và vị thế cao quý của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Nhưng Giáo Hội Công Giáo đã không tận dụng được cơ hội ngàn năm một thuở nầy. Hội Đồng Giám mục Việt nam đã im lặng thúc thủ. Và như thế, thế cờ đã bị lật ngược.
Kể từ khi nhà cầm quyền Việt Nam nhận được tín hiệu từ “tín thư tháo ngòi nỗ” của Đức Hồng Y Bertone để giảm nhiệt cho điểm nóng Tòa Khâm và đất Thái Hà, kế tiếp là cuộc yết kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với ĐGH đương kiêm Bênêđictô XVI, và nối tiếp là một lô những “ân huệ” dành cho Công Giáo: trả lại nhiều hecta đất cho linh địa La Vang, cho Tòa Giám Mục Đà Lạt, tạo điều kiện thuận lợi để Công Giáo xây dựng các cơ sở to lớn như Tòa Giám Mục và ĐCV Xuân lộc, các cơ sở mục vụ Bắc Ninh, Bùi Chu, Thái Bình, rồi với một số các giám mục trẻ được tấn phong… coi như cuộc đối đầu nguy hiểm của thế lực Công Giáo với nhà nước Cọng Sản không còn là vấn đề quan trọng nữa.
Trong khi đó, với thủ đoạn nhà nghề đã sở hữu và thực hành nhuần nhuyễn, nhà nước Cọng Sản bắt đầu “bắn tỉa” và phân hóa Giáo Hội Công Giáo qua mặt trận ngoại giao và truyền thông.
Và kết quả là họ đang ở thế thượng phong. Biểu tượng “Ngô Quang Kiệt” đã bị bứng khỏi Hà Nội; Đức Tổng Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, đương kim CT/HĐGMVN được tiếp đón bằng những biểu ngữ tiếp đón không thiện cảm và bị đánh phá tơi bời hoa lá trên các mạng truyền thông; các chức sắc khác trong hàng ngũ HĐGMVN lần lượt bị đưa “lên đoạn đầu đài”… Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hôm nay chỉ còn là một trò cười trơ trẽn trong con mắt của nhiều cán bộ Cộng Sản và là nổi thất vọng mênh mông của nhiều trái tim đầy nhiệt huyết muốn đồng hành cùng Giáo Hội để quyết tử cho một đất nước Việt nam quyết sinh.
Cho dù có vớt vát cách nào như nội dung bài diễn từ [7] của Đức Giám Mục Thanh Hóa trong thánh lễ nhậm chức của Đức Tổng Phó Phêrô, thì cuộc cờ đã xuống thế hạ phong của Công Giáo không còn che dấu được. (Xin trích)
“Nhưng nếu suy nghĩ một cách lạc quan, chúng ta cũng có thể rút ra những kết luận rất tích cực từ biến cố này. Điểm tích cực đầu tiên là mọi thành phần Dân Chúa đã có cơ hội nói lên nguyện vọng của mình một cách chân thành, đồng thời cũng có kinh nghiệm sâu sắc hơn về vai trò và sứ mệnh của các phương tiện truyền thông thời hiện đại. Kỷ niệm 50 năm thành lập, Hàng Giáo phẩm Việt Nam bước vào một giai đoạn mới qua đó, các bậc chủ chăn được lắng nghe tiếng nói cộng đồng Dân Chúa cách phong phú và cụ thể hơn, đồng thời cũng học được bài học biện phân cách bình tĩnh hơn đối với những thông tin mỗi lúc một đa dạng, đa chiều và phức tạp hơn.
Điểm tích cực thứ hai là dù khác biệt, thậm chí có khi là đối lập, nhưng tất cả mọi quan điểm đều có một mẫu số chung là lòng yêu mến Giáo Hội. Suy nghĩ và cách biểu hiện khác nhau, nhưng lòng yêu mến vẫn là một. Trong bối cảnh và tinh thần Năm Thánh 2010, chúng ta hãy xem đây là cơ hội sống tình hiệp thông cách đặc biệt hơn: chúng ta cần phải can đảm hơn khi đối diện với các dị biệt, chúng ta cần phải mổ xẻ chuyện Giáo Hội cách rốt ráo hơn, công khai hơn, nhưng đồng thời trải nghiệm được cái giá phải trả để bảo vệ tình huynh đệ trong đại gia đình Giáo Hội.
Chắc chắn là ai trong chúng ta cũng đều muốn sự tốt đẹp cho Giáo Hội. Nhưng nếu vì yêu mến Giáo Hội mà chúng ta loại trừ nhau thì không còn gì mâu thuẫn bằng. Khác biệt nhau nhưng vẫn sẵn sàng nhường nhịn, yêu thương nhau, vì một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền, đó mới là dấu chỉ chúng ta còn thuộc về Giáo Hội do Chúa Kitô thiết lập.”
4. Thử tìm một số nguyên nhân thua thắng trên ván cờ hiện nay
Với tình hình hiện nay, có thể nói được, Giáo Hội Công Giáo đang là kẻ thua cuộc.
Chắc có nhiều người sẽ tự hỏi: “Trước biến cố đau buồn nầy, chúng ta, những người Công Giáo Việt Nam, đang sốt sắng cử hành Năm Thánh 2010 mà bước đầu tiên là “đọc lại lịch sử”, những trang sử hào hùng của cha ông, sẵn sàng đổ máu vì đức tin, phải làm những gì ?”
Cứ để cho các bà mẹ đạo đức áp dụng thuộc lòng kinh “Tám Mối Phúc Thật” mà tự an ủi với điều “phúc cho ai bị bách hại vì chính đạo…”, hay để cho các giám mục, linh mục bằng cấp chữ nghĩa thần học đầy mình tiếp tục ca bài vọng cổ “Chúa Thánh Thần có cái lý của Ngài”, và để cho các đấng chức cao quyền trọng tại giáo triều Rôma hay tại các Tòa Giám mục sang trọng vỗ ngực nghênh ngang “Phêrô, con là đá, trên đá nầy Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy và các thế lực hỏa ngục không thắng nổi”. Còn chúng ta, những giáo dân, linh mục tay lấm chân bùn, thường ngày đối diện với bao nổi oan khiên bức xúc do cái chế độ độc tài đảng trị thối nát tham nhũng bày ra, chúng ta biện phân rõ ràng: “Của César trả César. Của Thiên Chúa trả Thiên Chúa”.
Nhưng với nguyên tắc “biết người biết ta”, trước khi đề xuất công tác “Của César trả César”, chúng ta lại cần thử phân tích thêm đâu là những lý do khiến Giáo Hội Công Giáo phải tuột xuống thế hạ phong và đâu là những yếu tố giúp cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam chiếm thế thượng phong.
Lý do thứ nhất được cánh truyền thông mổ xẻ đó là: quyết định bổ nhiệm Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thay thế Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt của Vatican trong bối cảnh xã hội chính trị tại Hà Nội như hiện nay là một nóng vội đầy thất sách, nếu không nói là một sai lầm trầm trọng. Việc chấp thuận đơn xin từ chức của Đức Cha Kiệt đó là điều chính đáng. Đáng lẽ điều nầy cần được thông báo rõ mà không cần phải úp mở dấu diếm. Tại sao không thẳng thắn nói rằng, lý do Đức Cha Kiệt từ chức vì sức khỏe yếu đi trầm trọng do những áp lực của chính quyền dân sự trong cuộc tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam và chủ quyền của Giáo Hội trên những tài sản và cơ sở thờ tự của Giáo Hội địa phương. Trong khi đó, còn có bao nhiêu giải pháp khác để đáp ứng tình trạng một giáo phận trống tòa. Đâu cần gì cứ phải điều một Giám Mục khác để thay thế, một giải pháp mà có lẽ chính quyền thủ đô Hà Nội đang dài cổ trông mong để ít ra bộ mặt văn hóa nhân quyền của Hà Nội đỡ trơ trẻn trong đại lễ mừng 1000 năm Thăng Long. Và do đó, người ta có lý do để cho rằng: Đức Cha Nhơn chính là một “con đê tế thần” trong cuộc mặc cả ngoại giao giữa tòa thánh Vatican và nhà nước Việt Nam. Nội dung cuộc trả treo của đôi bên có thể là: Tổng Giáo Phận Hà Nội cần một giám mục ôn hòa để làm tiền đề khai thông lộ trình tiến đến quan hệ ngoại giao của Vatican và Việt Nam. Đứng trước một mục tiêu lớn nầy của Giáo Hội, làm sao Đức Cha Nhơn có thể từ chối. Và như thế, tiếng của dân (vox populi) đành chịu hiến tế trước “tiếng của Chúa” (vox Dei) mà người phát ngôn chính thức chính là Tòa Thánh Vatican. Điều nầy Đức GM Thanh Hóa có nhắc tới trong bài diễn từ hôm 7.5:
“Quyết định của Đức Thánh Cha có thể không đáp ứng được sự chờ đợi nhân loại của một số con cái, nhưng vẫn là quyết định của Đấng Đại Diện Đức Kitô trên trần gian. Giáo Hội chỉ là Giáo Hội, Toà Thánh chỉ là Toà Thánh một khi chúng ta có khả năng chấp nhận chiều kích siêu phàm của Giáo Hội. Điều đó đòi buộc chúng ta phải hiến tế quan điểm riêng của mình để đón nhận và tuân phục Thánh Ý đấng thay mặt Chúa Giêsu, Đấng thiết lập Giáo Hội.”[8]
Thế nhưng có người lại lý luận rằng: Tòa Thánh sở dĩ có quyết định như thế cũng phải tham khảo ý kiến các chuyên viên tư vấn về Giáo Hội Việt Nam, hoặc thông qua HĐGMVN, hoặc những chuyên viên về Việt Nam tại Giáo triều. Và người được xem là “kiến trúc sư” cho “kế hoạch mục vụ Hà Nội” là Đức ông Cao Minh Dung. Không biết có thực sự là như thế không ? Nhưng nếu quả thật Tòa Thánh chỉ nghe ý kiến của một người không hiện diện tại Việt nam, chưa có những kinh nghiệm xương máu về chế độ độc tài cộng sản, mà quyết định như thế, thì thật là thiếu sót. Và điều nầy, cần phải đặt lại vai trò cố vấn cho Tòa Thánh của HĐGMVN. Đứng trước một vấn đề mục vụ nan giải và phức tạp của Tồng Giáo Phận Hà Nội, là biểu trưng cho bối cảnh chung cả Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam, HĐGMVN phải có tiếng nói tích cực, cụ thể và đầy trách nhiệm để giúp Tòa Thánh có những quyết định đúng đắn cho chính Giáo Hội Việt Nam.
Có thể nói đó là lý do thứ hai khiến cho Giáo Hội Công Giáo Việt nam thất bại trước người cộng sản. Bởi chưng, với cung cách điều hành và làm việc như hiện nay, chắc chắn HĐGMVN chỉ có thua mà thôi chứ không thể thắng được “sự ranh ma của con cái thế gian” mà đại biểu chính thức nắm quân cờ là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Chúng ta hãy đọc thử những nỗ lực và phương pháp mà người cộng sản dùng để độc chiếm quyền lãnh đạo:
“Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang 'The Prince' nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo 'dân chủ tự do' cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.
Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.”[9]
Với một đối thủ ranh ma, quỷ quái và tàn độc như thế, nếu chỉ một mực “đơn sơ như chim câu” mà không biết “khôn ngoan như con rắn” thì chỉ có từ chết đến bị thương. Hiện tại, Giáo Hội Công Giáo Việt nam đang bị thương trầm trọng chắc chắn một phần vì các vị mục tử của chúng ta chưa vận dụng đủ công thức “khôn như con rắn” của Chúa Giêsu để “trả cho Cộng Sản những gì thuộc Cộng Sản”.
Chúng ta không thể trách Tòa Thánh là không hiểu rõ bản chất trí trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam nên đã có những quyết định không thích thích hợp; mà chúng ta hãy tự đấm ngực để nhận lấy thiếu sót vì chưa tích cực và trách nhiệm đủ trong việc phản ảnh đúng mức và tiên liệu chính xác những thực trạng mục vụ, chính trị và xã hội Việt nam để giúp Tòa Thánh đưa ra những định hướng và quyết định đúng đắn và ích lợi cho Giáo Hội cũng như đất nước Việt Nam.
Giáo Hội Việt Nam hôm nay nói được là có quá nhiều những mục tử khoa bảng. Giáo phận nào cũng đầy dẫy các linh mục, tu sĩ đi du học nước ngoài. Tuy nhiên, gần như không có những nhóm chuyên viên để làm việc chung và nghiên cứu tới nơi tới chốn các chuyên đề mục vụ nóng bỏng và cần thiết để tư vấn cho HĐGM, hầu có cơ sở vững chắc để đáp ứng các yêu cầu bức thiết đang tác động lên đời sống của Dân Chúa. Trong khi đó, mỗi năm HĐGM chỉ gặp nhau có 2 lần mà phần lớn nghị trình chỉ là để bàn thảo những vấn đề mang tính đạo đức truyền thống và nội bộ, không phản ảnh được những trọng điểm mục vụ mang chiều kích “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ”. Phải chăng đó là lý do thứ ba để Giáo Hội Công Giáo Việt nam trở thành người thua cuộc.
5. Đề nghị một thế cờ mới
Để gây lại niềm tin cho cộng đồng Dân Chúa Việt nam, đồng bào Việt Nam, các tôn giáo bạn không nằm trong qũy đạo Cộng Sản, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, thông qua HĐGMVN, cần những bước đi can đảm và mạnh mẽ như sau:
• Không để Giáo Hội rơi vào tình trạng “bị động” để loay hoay đối phó những vấn đề đã rồi. Phải chăng sự thành công của nhà cầm quyền Cọng Sản là đã khiến HĐGMVN bị lôi kéo vào “hồ sơ Tổng Giám Mục Hà Nội” để không còn thời gian mà lưu tâm đến những vấn đề sống còn và an nguy của Đất Nước, đang làm đau đầu các cấp lãnh đạo Cộng Sản hiện nay.
• Cần vượt lên trên những vấn đề chỉ liên quan đến quyền lợi của Giáo Hội (cơ sở, đất đai…) để vươn tới những yêu cầu thiết thân của toàn thể đồng bào Việt Nam: tự do, dân chủ, nhân quyền, y tế, giáo dục, môi trường, quyền lợi của nông dân và các dân tộc thiểu số…
• Phải nói thẳng và nói thật những điều đang ảnh hưởng đến sự tồn vong, phát triển và an nguy của đất nước: ý đồ trắng trợn của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Việt Nam; sự cần thiết phải giải thể ý thức hệ Mác-Lê là yếu tố đem lại bao đau thương, mất mát, chia rẽ hận thù và chậm tiến cho dân tộc và đất nước; xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ do dân và vì dân…
• Phải là điểm tựa cụ thể và tích cực cho những người thành tâm thiện chí tranh đấu cho sự thiện, cho lẽ công bằng, cho tự do và độc lập chủ quyền của đất nước.
• Cùng với những chuyên mục mang tính mục vụ xã hội và chính trị, bản thân Giáo Hội rất cần “làm mới chính mình” mà có lẽ bước đi đầu tiên đó chính là: cần bổ sung và điều chỉnh cơ cấu tổ chức, điều hành và cách làm việc của HĐGM sao cho hiệu quả, tích cực và thực sự đáp ứng các yều bức xúc của Giáo Hội và xã hội đương thời.
Có thể lúc nầy, nhà cầm quyền cọng sản tại Hà Nội mở tiệc ăn mừng chiến thắng trong ván bài ngoại giao và truyền thông đối với Vatican và Giáo Hội Công Giáo: chỉ cần một mũi tên bắn vào “Ngô Quang Kiệt” đã làm mất uy tín của Vatican, ít ra là đối với giới Công Giáo và đồng bào Việt Nam, đã khiến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị đặt trong tình trạng thảm hại (Hàng Giáo Phẩm bị xúc phạm và chắc chắn có sự chia rẽ, niềm tin của giáo dân vào HĐGM giảm sút, sự mệt mõi, ngán ngẩm của mọi thành phần Dân Chúa trước những thông tin bất lợi, Giáo Hội bị đặt trong thế co cụm, lấn cấn, không còn khả năng để tái tập trung đề xuất các chiến lược mục vụ thích hợp mà thụ động loay hoay với các vấn đề mục vụ tại chỗ…).
Và như thế, họ an tâm mà chuẩn bị nhân sự cho kỳ Đại Hội Đảng sắp tới để tiếp tục cai trị độc quyền, an tâm mà tổ chức mừng Thăng Long 1000 năm với tất cả hoành tráng và yên bình, an tâm đưa Phật giáo quốc doanh lên ngôi như biểu hiện rõ nét và cụ thể của tự do tôn giáo và truyền thống văn hóa Việt nam, an tâm mà chấp hành các chỉ thị của Trung Nam Hải trong các nhượng bộ về chủ quyền lảnh thổ và lảnh hải cũng như các hợp động ma quỷ để người Tàu hiện diện cùng khắp trên lãnh thổ Việt Nam, an tâm mà trấn áp các cuộc biểu tình về Trường Sa, Hoàng Sa, về đền bù đất đai và quyền lợi của dân oan, an tâm dập tắt các tiếng nói đòi hỏi tự do, dân chủ, nhân quyền cho đồng bào, an tâm bỏ ngoài tai các tiếng nói phản biện với thiện chí xây dựng đất nước Việt nam độc lập, dân chủ và phát triển vững bền…
Đứng trước hiện tình như thế, liệu những lời của sứ ngôn A-mốt sau đây có làm bận lòng các vị Mục Tử trong Giáo Hội Công Giáo nói chung và trong HĐGMVN nói riêng:
“Lễ lạt của các ngươi, Ta chán ghét khinh thường; hội hè của các ngươi, Ta chẳng hề thích thú. Các ngươi có dâng lên Ta của lễ toàn thiêu…những lễ vật của các ngươi, Ta không vui nhận, chiên bò béo tốt các ngươi đem hiến tế, Ta chẳng đoái hoài. Hãy dẹp bỏ tiếng hát om sòm của các ngươi, Ta không muốn nghe tiếng đàn của các ngươi nữa. Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (Am 5,21-28)
“Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Xi-on, và sống an nhiên tự tại trên núi Sa-ma-ri, họ là những nhà lãnh đạo của dân đứng đầu các dân khiến nhà Ít-ra-en phải đến cầu cạnh. Chúng nằm dài trên giường ngà, ngả ngớn trên trường kỷ, mà ăn những chiên non nhất bầy, những bê béo nhất chuồng. Chúng dàn hát nghêu ngao; như Đa-vít, chúng dùng nhạc cụ mà sáng tác. Chúng uống rượu cả bầu, xức dầu thơm hảo hạng, nhưng chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ !” (Am 6,1-6).
Ước mong sao sẽ có một ngày Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam chiếm lại được thế thượng phong trong cuộc chiến với “ma quỷ, thế gian và xác thịt” mà người đại diện hiện nay tại Việt Nam chính là chính quyền Cộng Sản. Amen.
Chú thích
[1] HC “Giáo hội trong thế giới hôm nay”, số 1, phần Nhập Đề.
[2] Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm Đức Tổng Giám mục Phó Hà Nội
[3] Tòa Khâm sứ, đất giáo xứ Thái Hà, đồi Thánh giá Đồng Chiêm, Nhà thờ Tam Tòa…
[4] Vụ án 2 luật sư Nguyễn Văn Đài và Lê thị Công Nhân, các vụ án khác dành cho các nhà tranh đấu Dân Chủ như Trần Khải Thanh Thủy, Trần Anh Kim, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Vũ Cao Quận…
[5] "Ðịch lợi dụng tôn giáo" (Ban Dân Tộc-Tôn giáo tỉnh Lào Cai)
[6] Quan điểm của Hội đồng Giám mục Việt Nam về một số vấn đề trong hoàn cảnh hiện nay do Đức cha Chủ tịch Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 25-09-2008 tại Xuân Lộc.
[7] Diễn từ chúc mừng của Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó chủ tịch HĐGMVN nhân ngày Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ra mắt cộng đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ chính toà Hà Nội, 07-05-2010
[8] Tài liệu đã dẫn ở số 6
[9] Tài liệu mật CSVN: ''Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ''
Chạnh lòng thương
LM Giuse Trần Việt Hùng
20:16 19/05/2010
“Chạnh Lòng Thương” là khẩu hiệu Giám Mục của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt. Chạnh Lòng Thương đã đổi đời của một con người. Tình yêu chạnh lòng đã làm nên một cuộc đời hiến dâng cao cả. Chúa đã quan phòng mọi sự cách lạ lùng. Chúa ban cho, rồi Chúa lại lấy đi. Điều quan trọng nhất là làm theo thánh ý Chúa trong mọi sự, mọi nơi và mọi lúc.
Sách Giảng Viên đã nói:
Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời để than van, một thời để múa nhảy;
một thời để xé rách, một thời để vá khâu;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà (Giảng Viên 3:1-4, 7-8).
Con xin chia sẻ một vài suy tư về biến cố Đức Cựu TGM Ngô Quang Kiệt xin từ nhiệm. Tin hành lang về sự ra đi của ngài đã có từ lâu. Nhưng niềm hy vọng giữ ngài ở lại vẫn khơi dậy trong lòng yêu thương và qúy mến của nhiều người. Cuối cùng cái gì đến đã đến. Qua sự sắp xếp êm đẹp và hài hòa của Giáo Hội và của chính Đức Cựu Tổng Giuse, sự từ nhiệm ra đi đã để lại nhiều luyến nhớ trong lòng người.
Khi tôi vào mạng lưới để tìm hiểu về đời sống mục vụ và họat động của Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt, kết quả mà các tác giả đã viết đến Tên của ngài là 2,620,057 lần. Có nghĩa là trên 2 triệu 600 ngàn lần và không biết có bao nhiêu bài đã viết và nói về ngài trên các báo chí khác. Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2010, các bài viết về Giám Mục Ngô Quang Kiệt không còn giới hạn trong khuôn khổ một địa phận hay một nước, mà đã lan trải cả trên thế giới. Không chỉ các bài viết bằng tiếng Việt, mà hầu hết các ngôn ngữ chính như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Đức, Nga,…Các bài đã đăng tải trên mạng lưới hoàn cầu nói về đời sống mục vụ, những thăng trầm, những đấu tranh cho công lý và họat động của Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Qua các phương tiện truyền thông như phát thanh, báo chí, video, youtube, ở trong nước cũng như ở Hải Ngọai, không phải mọi việc làm của Giám Mục Ngô Quang Khải đều được phản ảnh tốt đẹp hay hoàn toàn được tán thưởng. Mở những trang mạng, chúng ta thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau, rất nhiều những suy tư đồng thuận cũng như ngược chiều. Có những ủng hộ, khuyến khích, nâng đỡ và khen thưởng. Cũng không thiếu những lời dèm pha, kết án, mạt sát, chê bai và tẩy chay. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, thật ra chẳng ai thắng và cũng chẳng ai thua. Thua hay thắng, thành hay bại còn tùy thuộc vào cái Tâm. Hữu tâm hay vô tâm. Điều chính yếu là chúng ta xây dựng cuộc sống trên sự thật hay trong sự lừa đảo dối trá. Dù sao đi nữa, tên Giuse Ngô Quang Kiệt đã đi vào lịch sử. Nhưng con người và vai trò của ngài đã thay đổi. Đức Cựu TGM Giuse đã rời chức vụ và từ nhiệm. Dưới con mắt của nhiều người, có thể họ nghĩ rằng sự ra đi này là một thất bại hay một sự bỏ cuộc. Có nhiều người lại thất vọng, luyến tiếc hoặc thương tiếc cho số phận ngặt nghèo.
Nhìn lại những diễn tiến trong cuộc đời của ĐGM Ngô Quang Kiệt. Trong một thời gian ngắn, ngày 31 tháng 5, 1991, Thầy Ngô Quang Kiệt được thụ phong linh mục, thuộc Giáo Phận Long Xuyên, rồi làm Chánh Văn Phòng Tòa Giám Mục Long Xuyên.
Ngày 29 tháng 6, 1999, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm là Giám Mục Chánh Tòa Cao Bằng Lạng Sơn và được thụ phong Giám mục tại Nhà Thờ Chánh Tòa Long Xuyên.
Ngày 26 tháng 4, 2003 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Ngày 19 tháng 2, 2005, Đức Thánh Cha JP II đã bổ nhiệm Đức Cha Ngô Quang Kiệt là Tổng Giám mục Giáo Phận Hà Nội. Ngày 19 tháng 3, ngày Lễ thánh Giuse quan thầy, nhậm chức Tổng Giám Mục Hà Nội.
Ngày 13 tháng 5, 2010, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã từ nhiệm.
Tất cả là hồng ân: “Từ bụi tro, Chúa nâng con lên hàng khanh tướng”. Lời Xin Vâng đầu tiên đã trổ sinh bông trái. Vâng lời đến để phục vụ. Ngài từ Miền Nam xa xôi đồng ruộng Kiên Giang đến với Miền Cực Bắc Cao bằng Lạng Sơn, núi đồi trùng trùng điệp điệp. Đức Cha Giuse đã ghi dấu chân từ Nam ra Bắc. Chúa đã trao ban cho ngài nhiều trách vụ nặng nề. Rồi tiếp tục qua sự bổ nhiệm của bề trên, ngài đã về Thủ Đô, lãnh trên vai trọng trách nặng nề làmTổng Giám Mục Hà Nội. Chức cao quyền trọng trong Giáo Hội. Ngài đã hết lòng phục vụ đoàn chiên được trao phó. Ngài đã sống mãnh liệt trong yêu thương và phục vụ. Hết mình vì đoàn chiên. Với khẩu hiệu: “Chạnh lòng thương” đã nhuần nhuyễn trong máu huyết của ngài. Ngài đã sống khẩu hiệu của mình từng giây phút trong đời phục vụ. Đức Cựu Tổng Giuse đã đặt nền móng đức tin và hướng đi cho Tổng Giáo Phận. Tuy thời gian ngắn ngủi trong phục vụ nhưng ngài đã để lại dấu ấn trong trái tim mỗi người và sẽ không bị phai nhòa.
Xa gần rải rác trong nhiều trang mạng, tôi đọc những bài viết liên quan đến Đức Cựu Tổng Giuse. Tôi cố gắng theo dõi tình hình trong và ngoài Giáo Hội. Khi đọc bài phỏng vấn của Mặc Lâm, phóng viên RFA vào ngày 14 tháng 5, 2010, với Đức cha Nguyễn Chi Linh, Phó Chủ Tịch HĐGMVN, chúng ta nhìn ra vấn đề rất tế nhị là dường nào. Trong thời điểm này, có lẽ “im lặng là vàng”. Vì có suy diễn cách nào đi nữa, cũng khó thuyết phục được lòng người ngưỡng mộ sẵn có đối với Đức Cựu Tổng Giuse. Không lý do nào có thể đáp ứng những mong ước và lòng qúy mến mà anh chị em đã dành cho ngài.
Chúng ta biết rằng, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân xa hoặc gần. Nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguyên nhân đó đã ảnh hưởng không ít đến con người cả tinh thần, lẫn thể lý. Không những thế, khi làm việc cần có sự tương trợ đối ngoại và đối nội, cần có những môi trường thuận lợi, thì công việc mới thành công. Chúng ta nhớ rằng muốn đạt được kết qủa tốt, điều cần thiết phải có là: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nếu thiếu một trong ba cột trụ trên, công việc sẽ bị trì hoãn và không mang lại kết qủa tốt.
Chúng ta cũng không chối từ những biến cố khó khăn và dồn dập xảy đến cho Đức Cựu Tổng Giuse. Theo dõi những diễn biến qua mạng lưới trong cũng như ngoài Giáo Hội đã xảy ra tại Giáo phận Hà Nội vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khởi đầu từ thơ của Đức TGM Giuse gởi giáo dân Hà Nội xin cầu nguyện cho vấn đề sở hữu đất đai Tòa Khâm Sứ, lúc đầu chỉ là những nhóm nhỏ cầu nguyện, nhưng dần dần phạm vi lan rộng ra các giáo xứ và giáo phận. Và nhất là ngài đã nêu lên một hướng đi mới trong hoàn cảnh cuộc sống. Rồi có nhiều người cũng đã lợi dụng tình hình làm cho biến cố lan rộng và nóng bỏng. Tình hình thực sự càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Nói xa, nói gần, chúng ta biết Đức Cựu Tổng Giuse đã không thể tiếp tục công việc vì bị rất nhiều ảnh hưởng và sứ ép chung quanh. Về cá nhân của ngài, chúng ta biết ngài đã có ý định xin từ nhiệm từ lâu vì lý do sức khỏe. Lý do sức khỏe là chính đáng. Mỗi người tự biết được cái gì đang xảy ra trong thân xác của mình. Sức khỏe là vàng. Ai mà không muốn mạnh khỏe để sống và hoạt động tốt. Bệnh hoạn tật nguyền đâu loại trừ một ai. Có người được mạnh khỏe suốt đời, có người bị èo ọt ngay từ khi sinh ra. Mỗi người một chứng, một bệnh. Chúng ta không thể nói trước về bệnh họan đựợc. Người biết chính mình luôn là người khôn ngoan. Biết dừng chân đúng lúc.
Linh mục Peter Hoàng Omi đã nhắc nhở cộng đoàn giáo dân rằng “Người Công Giáo Việt Nam: Hãy bình tĩnh lại! Mấy hôm nay, sau sự từ chức và ra đi chữa bệnh của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, dường như có một “quả bom” vô hình làm nổ tung tâm trí của rất nhiều người Công Giáo Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại. Làm cho nhiều người hoang mang, nghi kỵ và ngay cả đả kích lẫn nhau.”
Linh mục Stephanô Hùynh Trụ đã cống hiến cho chúng ta một câu truyện cổ rất ý nghĩa. “Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi.” Tô Đại kể: “Trên đường đến nước Triệu, đi qua Dịch Thuỷ, thần thấy một con trai mở hai vỏ ra, phơi nắng bên bờ sông. Một con cò đến mổ thịt con trai. Con trai liền dùng hết sức lực đóng vỏ lại, kẹp cứng mõ con cò. Cò nghĩ: “Không sao, hôm nay không mưa, mai không mưa, mi phải chết khô, giờ đó mới ăn thịt mi.” Con trai cũng không chịu thua, nó nghĩ: “Không sao, mõ mi hôm nay không rút ra được, mai không rút ra được, mi cũng chết, ai thắng ai bại còn chưa biết.” Con trai và cò không nhường nhau. Một ngư ông đi qua bắt được cả hai một cách dễ dàng.” Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN lên tiếng về sự kiện Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức. Đức cha Nguyễn Chí Linh phát biểu rằng: “Đức Tổng Kiệt luôn lập đi lập lại là người ta cứ hiểu lầm là mình bị sức ép để mà từ chức nhưng thật ra sức khỏe của ngài suy yếu cách nay đã lâu cho nên ngài đã làm đơn từ chức trước khi xảy ra vụ Tòa khâm sứ và vụ Thái Hà. Dư luận cứ cho đó là sức ép của phía nọ phía kia. Cách đây không lâu tôi đã trực tiếp hỏi Đức tổng Giuse nhiều lần, mãi đến mấy ngày vừa qua, chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ngài lại từ chức vào lúc này. Ngài trả lời chỉ đơn giản là ngài không làm việc được. Mỗi lần nghĩ tới công việc thì đã bủn rủn tay chân. Cơ thể thì cứ ngày một suy nhược đi.”Trong lời từ biệt của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, ngài viết rất chân tình: “Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp đơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vị lợi ích của Giáo Hội, cụ thể là của Tổng Giáo Phận Hà Nội chúng ta”. Trong phần cuối của lá thơ từ biệt, ngài viết lời rất thân thương: “Trong tình yêu thương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức cha Phêrô như đã yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi. Ngài sẽ thay thế vị trí của tôi ở giữa cộng đoàn yêu thương của chúng ta, để mạch yêu thương không bao giờ đứt đọan.”
Đức cha Gioan B. Bùi Tuần đã viết trong bài Suy Niệm về Thánh Phaolô trong cuộc giã từ cộng đoàn rất sâu sắc. “Xin phó thác cho Chúa” (Cv 20,34) “Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến” (Cv 20,32). “Những lời tạ từ trên đây là một tuyên xưng đức tin đầy khiêm tốn, bình an và nhung nhớ khôn nguôi. Ra đi, nhưng hẹn sẽ gặp lại nhau trên cõi thiên đàng. Ra đi, mà vẫn lo cho nhau trong cuộc sống còn nhiều gian khổ. Giã từ trên đây của thánh Phaolô cũng đã và đang diễn lại nhiều nơi trong Hội Thánh khắp nơi. Người mục tử ra đi đã làm trọn sứ vụ của mình, ngay trong chính lúc giã từ. Đoàn chiên ở lại sẽ giữ mãi hình ảnh đẹp của mục tử, ngay trong chính lời từ giã.”
Bài Chia Sẻ Lễ Giỗ 20 Năm Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn vào ngày 19 tháng 5, 2010. Đức cha Đặng Đức Ngân đã chia sẻ rằng “Vào ngày 02 tháng 06 năm 1963, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tại Nhà thờ Chính tòa Hà-Nội; Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã chủ sự Tấn Phong Giám mục cho vị linh mục có 42 tuổi đời là Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn, với tước vị Tổng Giám Mục Phó Giáo phận Hà-Nội trong sự ngỡ ngàng của Dân Chúa vì không được thông báo trước.” Đức cha đã soi tỏ cho chúng ta rằng có những hoàn cảnh tạo sự ngỡ ngàng. Trong vòng vài tuần lễ vừa qua, đã có nhiều sự cố bất ngờ và sự thay đổi nhân sự quan trọng trong HĐGMVN.
Giây phút ngỡ ngàng đã qua và Tổng Giáo Phận Hà Nội đã vinh hạnh đón nhận Đức Tổng Giám Mục Phêrô. Ngày 19 tháng 5, cha Vincent Nguyễn Văn Xuyên, Tổng Đại Diện Giáo Phận Hà Nội, đã chúc mừng Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyến văn Nhơn: “Hôm nay, chúng con vinh dự chúc mừng Đức Cha đã được Chúa đặt lên chức vị cao cả là Tổng Giám Mục của TGP Thủ đô của nước Việt Nam thân thương này. Chúng con cùng đặt niềm tin tưởng nơi Đức Cha là hiện thân của Đức Kitô, thực thụ là người cha, người thầy và là người lãnh đạo chúng con.”
Nhìn vào lịch sử Cứu Độ, chúng ta nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Lời của Thánh Phaolô viết cho Cộng Đoàn Corintô, đã nhắn nhủ chúng ta: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể. Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình. Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên (1Cor 3:6-9).
Thay lời kết, Tổng Giáo Phận Hà Nội đã có Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cai quản. Một sự chuyển giao quyền hành rất mau lẹ và hiệu qủa. Cả hai Đức Tổng phải hy sinh và vâng lời. Vâng lời trong phục vụ. Chúng ta cùng cầu nguyện cho cả hai Vị trong chức vụ của mình. Cầu cho Đức Cựu TGM Ngô Quang Kiệt được mau bình phục sức khỏe để phục vụ dân Chúa trong hoàn cảnh mới. Cầu nguyện cho Đức TGM Phêrô luôn can đẩm làm chứng nhân cho sự thật, tình yêu và công lý. Nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng, gìn giữ và dìu dắt, để ngài luôn là mục tử tốt lành dám hy sinh cho đàn chiên. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt cho mọi thành phần thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội trong Năm Thánh 2010 này.
Bronx, New York
Sách Giảng Viên đã nói:
Ở dưới bầu trời này,
mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời:
một thời để chào đời, một thời để lìa thế;
một thời để trồng cây, một thời để nhổ cây;
một thời để giết chết, một thời để chữa lành;
một thời để phá đổ, một thời để xây dựng;
một thời để khóc lóc, một thời để vui cười;
một thời để than van, một thời để múa nhảy;
một thời để xé rách, một thời để vá khâu;
một thời để làm thinh, một thời để lên tiếng;
một thời để yêu thương, một thời để thù ghét;
một thời để gây chiến, một thời để làm hoà (Giảng Viên 3:1-4, 7-8).
Con xin chia sẻ một vài suy tư về biến cố Đức Cựu TGM Ngô Quang Kiệt xin từ nhiệm. Tin hành lang về sự ra đi của ngài đã có từ lâu. Nhưng niềm hy vọng giữ ngài ở lại vẫn khơi dậy trong lòng yêu thương và qúy mến của nhiều người. Cuối cùng cái gì đến đã đến. Qua sự sắp xếp êm đẹp và hài hòa của Giáo Hội và của chính Đức Cựu Tổng Giuse, sự từ nhiệm ra đi đã để lại nhiều luyến nhớ trong lòng người.
Khi tôi vào mạng lưới để tìm hiểu về đời sống mục vụ và họat động của Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt, kết quả mà các tác giả đã viết đến Tên của ngài là 2,620,057 lần. Có nghĩa là trên 2 triệu 600 ngàn lần và không biết có bao nhiêu bài đã viết và nói về ngài trên các báo chí khác. Trong khoảng thời gian từ năm 1999 đến 2010, các bài viết về Giám Mục Ngô Quang Kiệt không còn giới hạn trong khuôn khổ một địa phận hay một nước, mà đã lan trải cả trên thế giới. Không chỉ các bài viết bằng tiếng Việt, mà hầu hết các ngôn ngữ chính như tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Ba Lan, Đức, Nga,…Các bài đã đăng tải trên mạng lưới hoàn cầu nói về đời sống mục vụ, những thăng trầm, những đấu tranh cho công lý và họat động của Đức Giám Mục Ngô Quang Kiệt.
Qua các phương tiện truyền thông như phát thanh, báo chí, video, youtube, ở trong nước cũng như ở Hải Ngọai, không phải mọi việc làm của Giám Mục Ngô Quang Khải đều được phản ảnh tốt đẹp hay hoàn toàn được tán thưởng. Mở những trang mạng, chúng ta thấy có rất nhiều quan điểm khác nhau, rất nhiều những suy tư đồng thuận cũng như ngược chiều. Có những ủng hộ, khuyến khích, nâng đỡ và khen thưởng. Cũng không thiếu những lời dèm pha, kết án, mạt sát, chê bai và tẩy chay. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng, thật ra chẳng ai thắng và cũng chẳng ai thua. Thua hay thắng, thành hay bại còn tùy thuộc vào cái Tâm. Hữu tâm hay vô tâm. Điều chính yếu là chúng ta xây dựng cuộc sống trên sự thật hay trong sự lừa đảo dối trá. Dù sao đi nữa, tên Giuse Ngô Quang Kiệt đã đi vào lịch sử. Nhưng con người và vai trò của ngài đã thay đổi. Đức Cựu TGM Giuse đã rời chức vụ và từ nhiệm. Dưới con mắt của nhiều người, có thể họ nghĩ rằng sự ra đi này là một thất bại hay một sự bỏ cuộc. Có nhiều người lại thất vọng, luyến tiếc hoặc thương tiếc cho số phận ngặt nghèo.
Nhìn lại những diễn tiến trong cuộc đời của ĐGM Ngô Quang Kiệt. Trong một thời gian ngắn, ngày 31 tháng 5, 1991, Thầy Ngô Quang Kiệt được thụ phong linh mục, thuộc Giáo Phận Long Xuyên, rồi làm Chánh Văn Phòng Tòa Giám Mục Long Xuyên.
Ngày 29 tháng 6, 1999, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm là Giám Mục Chánh Tòa Cao Bằng Lạng Sơn và được thụ phong Giám mục tại Nhà Thờ Chánh Tòa Long Xuyên.
Ngày 26 tháng 4, 2003 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt làm Giám Quản Tông Tòa Tổng Giáo Phận Hà Nội.
Ngày 19 tháng 2, 2005, Đức Thánh Cha JP II đã bổ nhiệm Đức Cha Ngô Quang Kiệt là Tổng Giám mục Giáo Phận Hà Nội. Ngày 19 tháng 3, ngày Lễ thánh Giuse quan thầy, nhậm chức Tổng Giám Mục Hà Nội.
Ngày 13 tháng 5, 2010, Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã từ nhiệm.
Tất cả là hồng ân: “Từ bụi tro, Chúa nâng con lên hàng khanh tướng”. Lời Xin Vâng đầu tiên đã trổ sinh bông trái. Vâng lời đến để phục vụ. Ngài từ Miền Nam xa xôi đồng ruộng Kiên Giang đến với Miền Cực Bắc Cao bằng Lạng Sơn, núi đồi trùng trùng điệp điệp. Đức Cha Giuse đã ghi dấu chân từ Nam ra Bắc. Chúa đã trao ban cho ngài nhiều trách vụ nặng nề. Rồi tiếp tục qua sự bổ nhiệm của bề trên, ngài đã về Thủ Đô, lãnh trên vai trọng trách nặng nề làmTổng Giám Mục Hà Nội. Chức cao quyền trọng trong Giáo Hội. Ngài đã hết lòng phục vụ đoàn chiên được trao phó. Ngài đã sống mãnh liệt trong yêu thương và phục vụ. Hết mình vì đoàn chiên. Với khẩu hiệu: “Chạnh lòng thương” đã nhuần nhuyễn trong máu huyết của ngài. Ngài đã sống khẩu hiệu của mình từng giây phút trong đời phục vụ. Đức Cựu Tổng Giuse đã đặt nền móng đức tin và hướng đi cho Tổng Giáo Phận. Tuy thời gian ngắn ngủi trong phục vụ nhưng ngài đã để lại dấu ấn trong trái tim mỗi người và sẽ không bị phai nhòa.
Xa gần rải rác trong nhiều trang mạng, tôi đọc những bài viết liên quan đến Đức Cựu Tổng Giuse. Tôi cố gắng theo dõi tình hình trong và ngoài Giáo Hội. Khi đọc bài phỏng vấn của Mặc Lâm, phóng viên RFA vào ngày 14 tháng 5, 2010, với Đức cha Nguyễn Chi Linh, Phó Chủ Tịch HĐGMVN, chúng ta nhìn ra vấn đề rất tế nhị là dường nào. Trong thời điểm này, có lẽ “im lặng là vàng”. Vì có suy diễn cách nào đi nữa, cũng khó thuyết phục được lòng người ngưỡng mộ sẵn có đối với Đức Cựu Tổng Giuse. Không lý do nào có thể đáp ứng những mong ước và lòng qúy mến mà anh chị em đã dành cho ngài.
Chúng ta biết rằng, cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Nguyên nhân xa hoặc gần. Nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp. Nguyên nhân đó đã ảnh hưởng không ít đến con người cả tinh thần, lẫn thể lý. Không những thế, khi làm việc cần có sự tương trợ đối ngoại và đối nội, cần có những môi trường thuận lợi, thì công việc mới thành công. Chúng ta nhớ rằng muốn đạt được kết qủa tốt, điều cần thiết phải có là: Thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Nếu thiếu một trong ba cột trụ trên, công việc sẽ bị trì hoãn và không mang lại kết qủa tốt.
Chúng ta cũng không chối từ những biến cố khó khăn và dồn dập xảy đến cho Đức Cựu Tổng Giuse. Theo dõi những diễn biến qua mạng lưới trong cũng như ngoài Giáo Hội đã xảy ra tại Giáo phận Hà Nội vào cuối năm 2007 và đầu năm 2008, khởi đầu từ thơ của Đức TGM Giuse gởi giáo dân Hà Nội xin cầu nguyện cho vấn đề sở hữu đất đai Tòa Khâm Sứ, lúc đầu chỉ là những nhóm nhỏ cầu nguyện, nhưng dần dần phạm vi lan rộng ra các giáo xứ và giáo phận. Và nhất là ngài đã nêu lên một hướng đi mới trong hoàn cảnh cuộc sống. Rồi có nhiều người cũng đã lợi dụng tình hình làm cho biến cố lan rộng và nóng bỏng. Tình hình thực sự càng lúc càng diễn biến căng thẳng hơn. Nói xa, nói gần, chúng ta biết Đức Cựu Tổng Giuse đã không thể tiếp tục công việc vì bị rất nhiều ảnh hưởng và sứ ép chung quanh. Về cá nhân của ngài, chúng ta biết ngài đã có ý định xin từ nhiệm từ lâu vì lý do sức khỏe. Lý do sức khỏe là chính đáng. Mỗi người tự biết được cái gì đang xảy ra trong thân xác của mình. Sức khỏe là vàng. Ai mà không muốn mạnh khỏe để sống và hoạt động tốt. Bệnh hoạn tật nguyền đâu loại trừ một ai. Có người được mạnh khỏe suốt đời, có người bị èo ọt ngay từ khi sinh ra. Mỗi người một chứng, một bệnh. Chúng ta không thể nói trước về bệnh họan đựợc. Người biết chính mình luôn là người khôn ngoan. Biết dừng chân đúng lúc.
Linh mục Peter Hoàng Omi đã nhắc nhở cộng đoàn giáo dân rằng “Người Công Giáo Việt Nam: Hãy bình tĩnh lại! Mấy hôm nay, sau sự từ chức và ra đi chữa bệnh của Đức Tổng Ngô Quang Kiệt, nguyên Tổng Giám Mục Giáo Phận Hà Nội, dường như có một “quả bom” vô hình làm nổ tung tâm trí của rất nhiều người Công Giáo Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại. Làm cho nhiều người hoang mang, nghi kỵ và ngay cả đả kích lẫn nhau.”
Linh mục Stephanô Hùynh Trụ đã cống hiến cho chúng ta một câu truyện cổ rất ý nghĩa. “Duật bạng tương tranh, ngư nhân đắc lợi.” Tô Đại kể: “Trên đường đến nước Triệu, đi qua Dịch Thuỷ, thần thấy một con trai mở hai vỏ ra, phơi nắng bên bờ sông. Một con cò đến mổ thịt con trai. Con trai liền dùng hết sức lực đóng vỏ lại, kẹp cứng mõ con cò. Cò nghĩ: “Không sao, hôm nay không mưa, mai không mưa, mi phải chết khô, giờ đó mới ăn thịt mi.” Con trai cũng không chịu thua, nó nghĩ: “Không sao, mõ mi hôm nay không rút ra được, mai không rút ra được, mi cũng chết, ai thắng ai bại còn chưa biết.” Con trai và cò không nhường nhau. Một ngư ông đi qua bắt được cả hai một cách dễ dàng.” Đức cha Phó chủ tịch HĐGMVN lên tiếng về sự kiện Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt từ chức. Đức cha Nguyễn Chí Linh phát biểu rằng: “Đức Tổng Kiệt luôn lập đi lập lại là người ta cứ hiểu lầm là mình bị sức ép để mà từ chức nhưng thật ra sức khỏe của ngài suy yếu cách nay đã lâu cho nên ngài đã làm đơn từ chức trước khi xảy ra vụ Tòa khâm sứ và vụ Thái Hà. Dư luận cứ cho đó là sức ép của phía nọ phía kia. Cách đây không lâu tôi đã trực tiếp hỏi Đức tổng Giuse nhiều lần, mãi đến mấy ngày vừa qua, chúng tôi rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ngài lại từ chức vào lúc này. Ngài trả lời chỉ đơn giản là ngài không làm việc được. Mỗi lần nghĩ tới công việc thì đã bủn rủn tay chân. Cơ thể thì cứ ngày một suy nhược đi.”Trong lời từ biệt của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, ngài viết rất chân tình: “Tôi thật có lỗi khiến anh chị em thất vọng khi nộp đơn xin từ nhiệm. Nhưng anh chị em hãy tin rằng tôi đã làm tất cả chỉ vị lợi ích của Giáo Hội, cụ thể là của Tổng Giáo Phận Hà Nội chúng ta”. Trong phần cuối của lá thơ từ biệt, ngài viết lời rất thân thương: “Trong tình yêu thương hợp nhất sẵn có, tôi tin chắc anh chị em sẽ yêu mến Đức cha Phêrô như đã yêu mến tôi và sẽ cộng tác với ngài như đã cộng tác với tôi. Ngài sẽ thay thế vị trí của tôi ở giữa cộng đoàn yêu thương của chúng ta, để mạch yêu thương không bao giờ đứt đọan.”
Đức cha Gioan B. Bùi Tuần đã viết trong bài Suy Niệm về Thánh Phaolô trong cuộc giã từ cộng đoàn rất sâu sắc. “Xin phó thác cho Chúa” (Cv 20,34) “Giờ đây, tôi xin phó thác anh em cho Chúa và cho lời ân sủng của Người, là lời có sức xây dựng và ban cho anh em được hưởng phần gia tài cùng với tất cả những người đã được thánh hiến” (Cv 20,32). “Những lời tạ từ trên đây là một tuyên xưng đức tin đầy khiêm tốn, bình an và nhung nhớ khôn nguôi. Ra đi, nhưng hẹn sẽ gặp lại nhau trên cõi thiên đàng. Ra đi, mà vẫn lo cho nhau trong cuộc sống còn nhiều gian khổ. Giã từ trên đây của thánh Phaolô cũng đã và đang diễn lại nhiều nơi trong Hội Thánh khắp nơi. Người mục tử ra đi đã làm trọn sứ vụ của mình, ngay trong chính lúc giã từ. Đoàn chiên ở lại sẽ giữ mãi hình ảnh đẹp của mục tử, ngay trong chính lời từ giã.”
Bài Chia Sẻ Lễ Giỗ 20 Năm Đức Cố Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn vào ngày 19 tháng 5, 2010. Đức cha Đặng Đức Ngân đã chia sẻ rằng “Vào ngày 02 tháng 06 năm 1963, ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, tại Nhà thờ Chính tòa Hà-Nội; Đức Tổng Giám mục Giuse Maria Trịnh Như Khuê đã chủ sự Tấn Phong Giám mục cho vị linh mục có 42 tuổi đời là Cha Giuse Maria Trịnh Văn Căn, với tước vị Tổng Giám Mục Phó Giáo phận Hà-Nội trong sự ngỡ ngàng của Dân Chúa vì không được thông báo trước.” Đức cha đã soi tỏ cho chúng ta rằng có những hoàn cảnh tạo sự ngỡ ngàng. Trong vòng vài tuần lễ vừa qua, đã có nhiều sự cố bất ngờ và sự thay đổi nhân sự quan trọng trong HĐGMVN.
Giây phút ngỡ ngàng đã qua và Tổng Giáo Phận Hà Nội đã vinh hạnh đón nhận Đức Tổng Giám Mục Phêrô. Ngày 19 tháng 5, cha Vincent Nguyễn Văn Xuyên, Tổng Đại Diện Giáo Phận Hà Nội, đã chúc mừng Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyến văn Nhơn: “Hôm nay, chúng con vinh dự chúc mừng Đức Cha đã được Chúa đặt lên chức vị cao cả là Tổng Giám Mục của TGP Thủ đô của nước Việt Nam thân thương này. Chúng con cùng đặt niềm tin tưởng nơi Đức Cha là hiện thân của Đức Kitô, thực thụ là người cha, người thầy và là người lãnh đạo chúng con.”
Nhìn vào lịch sử Cứu Độ, chúng ta nhận ra bàn tay quan phòng của Chúa trong mọi hoàn cảnh. Lời của Thánh Phaolô viết cho Cộng Đoàn Corintô, đã nhắn nhủ chúng ta: “Tôi trồng, anh Apôlô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho lớn lên. Vì thế, kẻ trồng hay người tưới chẳng là gì cả, nhưng Thiên Chúa, Đấng làm cho lớn lên, mới đáng kể. Kẻ trồng người tưới đều như nhau, nhưng ai nấy sẽ được thù lao theo công khó của mình. Thật vậy, chúng tôi là cộng sự viên của Thiên Chúa. Anh em là cánh đồng của Thiên Chúa, là ngôi nhà Thiên Chúa xây lên (1Cor 3:6-9).
Thay lời kết, Tổng Giáo Phận Hà Nội đã có Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn cai quản. Một sự chuyển giao quyền hành rất mau lẹ và hiệu qủa. Cả hai Đức Tổng phải hy sinh và vâng lời. Vâng lời trong phục vụ. Chúng ta cùng cầu nguyện cho cả hai Vị trong chức vụ của mình. Cầu cho Đức Cựu TGM Ngô Quang Kiệt được mau bình phục sức khỏe để phục vụ dân Chúa trong hoàn cảnh mới. Cầu nguyện cho Đức TGM Phêrô luôn can đẩm làm chứng nhân cho sự thật, tình yêu và công lý. Nguyện xin Chúa Thánh Thần soi sáng, gìn giữ và dìu dắt, để ngài luôn là mục tử tốt lành dám hy sinh cho đàn chiên. Xin Thiên Chúa chúc lành cho Giáo Hội Việt Nam, đặc biệt cho mọi thành phần thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội trong Năm Thánh 2010 này.
Bronx, New York
Tài Liệu - Sưu Khảo
Leonardo da Vinci: Nhân vật thời phục hưng
Jos. Tú Nạc, NMS
08:28 19/05/2010
LEONARDO DA VINCI: NHÂN VẬT THỜI PHỤC HƯNG
Jos. Tú Nạc, NMS
Sinh năm 1452 và mất năm 1519, Leonardo da Vinci là con ngoài giá thú của Ngài Piero da Vinci, một cố vấn pháp luật, và một thôn nữ không tiếng tăm. Leonardo đã được sinh ra bên ngoài ngôi làng của Vinci, gần Florence thuộc trung tâm nước Ý. Người ta không biết nhiều về thời thơ ấu của ông, triết lý sống của ông hoạc lịch sử hôn nhân của ông.
Ở tuổi niên thiếu của mình, Leonardo đã được cha mẹ gửi đến Florence để bắt đầu học nghề hội họa. Dưới sự dạy dỗ của một họa sỹ và là một điêu khắc gia hàng đầu ở Florence, Andrea del Verrocchio, ông đã trở thành một trợ tá đắc lực hợp tác với thầy mình về tác phẩm kỷ niệm “Chúa Ki-tô chịu phép rửa” (The Baptism of Christ). Tuy nhiên, những màu sắc tao nhã và những lối đánh bóng phơn phớt mượt mà, những đặc trưng truyền thống của phong cách Phục Hưng sợ khởi của Verrocchio. Kỹ thuật tinh tế của người thanh niên này đã đánh dấu sự khởi đầu của giai đoan hưng thịnh thời Phục Hưng, thế nhưng những tác phẩm đặc biệt của ông 25 năm sau vẫn chưa được phổ biến.
Là một “người dự án” với đầu óc kinh doanh, đa tài, Leonardo có một khuynh hướng bắt đầu những công việc duy nhất để tìm “tính ham mê du lịch” và những tham vọng thuộc đỉnh cao trí tuệ của mình đưa ông đến một lĩnh vực nào khác. Thói quen này đã được biểu lộ rất sớm khi ông được giao nhiệm vụ để vẽ một bức phông nổi tiếng đặt sau bàn thờ của một giáo đường miêu tả ba nhà thông thái đến thờ lạy Chúa Hài đồng Giê-su. Nó được biết với cái tên “Adoration of the Three Kings,” (Lòng Sùng Kính của Ba Vua) bức họa này thể hiện một cách trong sáng sự sinh động, nhất quán hơn hẳn của da Vincy mà ở đó các nhân vật được sắp xếp theo hình bán nguyệt xung quanh Thánh Gia trái ngược lại với những nét mặt nhìn nghiêng riêng rẽ của những bức chân dung vẽ theo lối cổ điển trước đó.
Leonardo có lẽ là bậc tài hoa nhất trên đời. Rất lâu sau khi ông mất, người ta mới công nhận thiên tài siêu phàm của ông trong các lãnh vực như thiết kế máy móc và nghiên cứu về cơ thể học. Tuy nhiên, nghệ thuật hội họa của da Vincy mới thật sự làm cho ông nổi tiếng trong suột cuộc đời ông, và cũng chính từ nghệ thuật hội họa này mà ngày nay nhiều người biết đến ông. Bức tường của phòng ăn trong tu viện Santa Maria Delle Grazie đã hình thành một khung cảnh phù hợp cho sự sáng tạo lẫy lừng nhất của ông, “The last Supper” (Bữa Ăn tối Cuối cùng/ Bữa Tiệc ly) được hoàn thành vào khoảng năm 1495.
Những biểu hiện truyền thống thời Phục Hưng của cảnh này đã mô tả mười ba nhân vật ngồi thành một hàng. Nhưng cách miêu tả của Leonardo cho thấy rằng Chúa Giê-su là nhân vật trung tâm được những nhóm nhỏ các tông đồ vây quanh, với phản ứng của mỗi cá nhân khi Chúa Giê-su công bố sắp có kẻ phản bội Người. Được thừa nhận là một tác phẩm vĩ đại vì nó đã lột tả những khuôn mặt trong sáng thể hiện nội tâm của các tông đồ và theo cách bố trí rất linh động, bức họa này đã chứng minh một triết lý hoàn toàn mới lạ của Leonardo; một thứ triết mà được thể hiện thậm chí trong cả cách pha trộn nước sơn để vẽ của ông. Leonardo muốn làm việc chậm chạp và cẩn thận để giảm bớt những bóng râm trên bức họa và để điều chỉnh lại những chi tiết cần sửa của ông.. Sơn nước dùng vào thời kỳ ấy khô nhanh, không cho phép tốc độ chậm hơn thế. Vì thế, da Vincy đã pha chế một loại sơn cho riêng mình sử dụng để sơn phủ lên tường của tu viện. (Những năm sau này, chất nhựa thông chất lượng kém của ông bắt đầu tróc ra. Việc phục hồi gần đây đã khám phá ra những vật, những màu sắc và những đường nét mà trước đó không thấy, công việc khôi phục này đã đưa kiệt tác này trở lại gần với nguyên trạng của nó.)
Ít lâu sau, khi da Vincy đã đổi hướng niềm đam mê của ông sang những lĩnh vực như cơ thể học, thiên văn học, thực vật học, địa chất học – những lĩnh vực này thường được xem như thuộc lĩnh vực khoa học – hiệu suất nghệ thuật của ông đã chậm lại. (thực ra, nó không bao giờ ngang tầm sáng tác sung mãn với các họa sỹ hàng đầu khác – Rembrandt, Rapheal, Van Gogh, Picasso và Michelangelo, chẳng hạn.)
Sau khi da Vincy ở Milan được 17 năm, Sforza, người đỡ đầu của ông bị người Pháp lật đổ, và Leonardo đã chạy trốn, thoạt đầu ông đến Matua và sau đó đến Venice trong một thời gian ngắn, trước khi trở về Florence. Ở đó ông được chào đón như một anh hùng. Ông nhận thấy rằng những bức họa trước đó của ông có một ảnh hưởng lớn đối với các họa sỹ trẻ hơn ở Florence (nhất là Botticelli và di Cosimo). Và rằng giờ đây bậc thầy hội họa của thời kỳ Phục hưng đã trở về quê nhà, ông đã bắt đầu truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp của các bậc thầy trong hội họa gồm có Michelangelo và Rapheal.
Một kiệt tác huyền thoại cuối cùng được hoàn thành vào thời kỳ này: bức chân dung Lisa del Giocondo vợ của một lái buôn địa phương. Nụ cười huyền bí của Mona Lisa nổi tiếng khắp Âu châu. Không giống những bức chân dung trước đó do các họa sỹ khác vẽ, họ đã cắt nhân vật mẫu ở tầm ngang ngực, tạo ra một dáng vẻ sáo mòn, chân dung “Mona Lisa”gồm cả đôi tay của người phụ nữ, được khoanh lại như để tạo thành một ấn tượng của một kim tự tháp toàn diện. Tác phẩm này đã đáp ứng để truyền cảm hứng cho những nghệ sỹ khác vẽ những đề tài của họ trong tư thế tự nhiên hơn.
Vào năm 1517, Leonardo định cư ở Pháp theo lời mời của vua Francis đệ nhất, ông là một trong số ít những nhân vật tiêu biểu tối cao của nền văn hóa Phục Hưng. Ông đã từ trần hai năm sau đó.
Mặc dù Leonard không đặc biệt quan tâm đến văn chương, lịch sử hoặc tôn giáo, nhưng việc quan tâm đến nhiều ngành kiến thức khác như thế, trong những thế kỷ qua, đã mang đến cho ông danh tiếng như mẫu mực của “Con người thời Phục Hưng,” chân chính, một thiên tài thế giới chói lọi.
(Leonardo da Vinci: Renaissance Man)
Jos. Tú Nạc, NMS
Jos. Tú Nạc, NMS
Sinh năm 1452 và mất năm 1519, Leonardo da Vinci là con ngoài giá thú của Ngài Piero da Vinci, một cố vấn pháp luật, và một thôn nữ không tiếng tăm. Leonardo đã được sinh ra bên ngoài ngôi làng của Vinci, gần Florence thuộc trung tâm nước Ý. Người ta không biết nhiều về thời thơ ấu của ông, triết lý sống của ông hoạc lịch sử hôn nhân của ông.
Ở tuổi niên thiếu của mình, Leonardo đã được cha mẹ gửi đến Florence để bắt đầu học nghề hội họa. Dưới sự dạy dỗ của một họa sỹ và là một điêu khắc gia hàng đầu ở Florence, Andrea del Verrocchio, ông đã trở thành một trợ tá đắc lực hợp tác với thầy mình về tác phẩm kỷ niệm “Chúa Ki-tô chịu phép rửa” (The Baptism of Christ). Tuy nhiên, những màu sắc tao nhã và những lối đánh bóng phơn phớt mượt mà, những đặc trưng truyền thống của phong cách Phục Hưng sợ khởi của Verrocchio. Kỹ thuật tinh tế của người thanh niên này đã đánh dấu sự khởi đầu của giai đoan hưng thịnh thời Phục Hưng, thế nhưng những tác phẩm đặc biệt của ông 25 năm sau vẫn chưa được phổ biến.
Là một “người dự án” với đầu óc kinh doanh, đa tài, Leonardo có một khuynh hướng bắt đầu những công việc duy nhất để tìm “tính ham mê du lịch” và những tham vọng thuộc đỉnh cao trí tuệ của mình đưa ông đến một lĩnh vực nào khác. Thói quen này đã được biểu lộ rất sớm khi ông được giao nhiệm vụ để vẽ một bức phông nổi tiếng đặt sau bàn thờ của một giáo đường miêu tả ba nhà thông thái đến thờ lạy Chúa Hài đồng Giê-su. Nó được biết với cái tên “Adoration of the Three Kings,” (Lòng Sùng Kính của Ba Vua) bức họa này thể hiện một cách trong sáng sự sinh động, nhất quán hơn hẳn của da Vincy mà ở đó các nhân vật được sắp xếp theo hình bán nguyệt xung quanh Thánh Gia trái ngược lại với những nét mặt nhìn nghiêng riêng rẽ của những bức chân dung vẽ theo lối cổ điển trước đó.
Leonardo có lẽ là bậc tài hoa nhất trên đời. Rất lâu sau khi ông mất, người ta mới công nhận thiên tài siêu phàm của ông trong các lãnh vực như thiết kế máy móc và nghiên cứu về cơ thể học. Tuy nhiên, nghệ thuật hội họa của da Vincy mới thật sự làm cho ông nổi tiếng trong suột cuộc đời ông, và cũng chính từ nghệ thuật hội họa này mà ngày nay nhiều người biết đến ông. Bức tường của phòng ăn trong tu viện Santa Maria Delle Grazie đã hình thành một khung cảnh phù hợp cho sự sáng tạo lẫy lừng nhất của ông, “The last Supper” (Bữa Ăn tối Cuối cùng/ Bữa Tiệc ly) được hoàn thành vào khoảng năm 1495.
Những biểu hiện truyền thống thời Phục Hưng của cảnh này đã mô tả mười ba nhân vật ngồi thành một hàng. Nhưng cách miêu tả của Leonardo cho thấy rằng Chúa Giê-su là nhân vật trung tâm được những nhóm nhỏ các tông đồ vây quanh, với phản ứng của mỗi cá nhân khi Chúa Giê-su công bố sắp có kẻ phản bội Người. Được thừa nhận là một tác phẩm vĩ đại vì nó đã lột tả những khuôn mặt trong sáng thể hiện nội tâm của các tông đồ và theo cách bố trí rất linh động, bức họa này đã chứng minh một triết lý hoàn toàn mới lạ của Leonardo; một thứ triết mà được thể hiện thậm chí trong cả cách pha trộn nước sơn để vẽ của ông. Leonardo muốn làm việc chậm chạp và cẩn thận để giảm bớt những bóng râm trên bức họa và để điều chỉnh lại những chi tiết cần sửa của ông.. Sơn nước dùng vào thời kỳ ấy khô nhanh, không cho phép tốc độ chậm hơn thế. Vì thế, da Vincy đã pha chế một loại sơn cho riêng mình sử dụng để sơn phủ lên tường của tu viện. (Những năm sau này, chất nhựa thông chất lượng kém của ông bắt đầu tróc ra. Việc phục hồi gần đây đã khám phá ra những vật, những màu sắc và những đường nét mà trước đó không thấy, công việc khôi phục này đã đưa kiệt tác này trở lại gần với nguyên trạng của nó.)
Ít lâu sau, khi da Vincy đã đổi hướng niềm đam mê của ông sang những lĩnh vực như cơ thể học, thiên văn học, thực vật học, địa chất học – những lĩnh vực này thường được xem như thuộc lĩnh vực khoa học – hiệu suất nghệ thuật của ông đã chậm lại. (thực ra, nó không bao giờ ngang tầm sáng tác sung mãn với các họa sỹ hàng đầu khác – Rembrandt, Rapheal, Van Gogh, Picasso và Michelangelo, chẳng hạn.)
Sau khi da Vincy ở Milan được 17 năm, Sforza, người đỡ đầu của ông bị người Pháp lật đổ, và Leonardo đã chạy trốn, thoạt đầu ông đến Matua và sau đó đến Venice trong một thời gian ngắn, trước khi trở về Florence. Ở đó ông được chào đón như một anh hùng. Ông nhận thấy rằng những bức họa trước đó của ông có một ảnh hưởng lớn đối với các họa sỹ trẻ hơn ở Florence (nhất là Botticelli và di Cosimo). Và rằng giờ đây bậc thầy hội họa của thời kỳ Phục hưng đã trở về quê nhà, ông đã bắt đầu truyền cảm hứng cho thế hệ kế tiếp của các bậc thầy trong hội họa gồm có Michelangelo và Rapheal.
Một kiệt tác huyền thoại cuối cùng được hoàn thành vào thời kỳ này: bức chân dung Lisa del Giocondo vợ của một lái buôn địa phương. Nụ cười huyền bí của Mona Lisa nổi tiếng khắp Âu châu. Không giống những bức chân dung trước đó do các họa sỹ khác vẽ, họ đã cắt nhân vật mẫu ở tầm ngang ngực, tạo ra một dáng vẻ sáo mòn, chân dung “Mona Lisa”gồm cả đôi tay của người phụ nữ, được khoanh lại như để tạo thành một ấn tượng của một kim tự tháp toàn diện. Tác phẩm này đã đáp ứng để truyền cảm hứng cho những nghệ sỹ khác vẽ những đề tài của họ trong tư thế tự nhiên hơn.
Vào năm 1517, Leonardo định cư ở Pháp theo lời mời của vua Francis đệ nhất, ông là một trong số ít những nhân vật tiêu biểu tối cao của nền văn hóa Phục Hưng. Ông đã từ trần hai năm sau đó.
Mặc dù Leonard không đặc biệt quan tâm đến văn chương, lịch sử hoặc tôn giáo, nhưng việc quan tâm đến nhiều ngành kiến thức khác như thế, trong những thế kỷ qua, đã mang đến cho ông danh tiếng như mẫu mực của “Con người thời Phục Hưng,” chân chính, một thiên tài thế giới chói lọi.
(Leonardo da Vinci: Renaissance Man)
Jos. Tú Nạc, NMS
Văn Hóa
Ý nghiã tháng 5 dâng hoa Đức Mẹ
Pt Nguyễn Văn Định
08:36 19/05/2010
Ý NGHIÃ THÁNG 5 DÂNG HOA ĐỨC MẸ
Mỗi năm, Giáo hội dành riêng tháng 5 để sùng kính Đức Mẹ bằng việc học hỏi. noi gương các nhân đức của Mẹ qua việc dâng hoa hay tiến hoa Năm Sắc lên cho Đức Mẹ, còn tháng 10 là tháng kính Đức Mẹ qua việc lần hạt, suy niệm 20 mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và Sáng về Lời Chúa là cuốn Phúc Âm gắn gọn, khi lần hạt Mân Côi.
Có rất nhiều bài hát về tháng Dâng hoa đã có từ sau 1945 như sau: 1/ Giáo dân bao xiết mừng, tiếng ca hoà vang lừng, cùng nhau hái nhiều đoá hoa, đượm lên tiến dâng Đức Bà… 2/ Mẹ ơi nay con được (í) muôn nghìn hoa, để dâng lên cho Mẹ trước ngai toà… 3/ Đây tháng hoa chúng con trung thành thật thà, dâng tiến hoa cùng với tấm l òng cung chúc… 4/ Ngày nay con đến, hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng, dâng ngành Mân côi muôn màu hoa thắm tươi,..v..v.. .
Vì thế, trong tháng năm này các họ đạo, giáo xứ ở Việt Nam ta thường dâng hoa năm sắc, qua các cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Đức Mẹ từ giáo xứ này đến họ đạo kia, hàng tuần thật là sầm uất, náo nhiệt. Các đội dâng hoa ít nhất là 10 em và nhiều nhất là 100 em tùy họ và giáo xứ ở VN. Còn ở hải ngoại vì hoàn cảnh nên khó tổ chức.
Đội dâng hoa được tập rượt kỹ và xếp hàng ở cuối tiến vào nhà thờ, mọi người đều đồng thanh đọc một bài vãn, với cung trầm bổng, do hội con Đức Mẹ đọc véo von mà các Đấng ngày xưa soạn ra rất hay, sát với Phúc Âm qua việc đồng công của Đức Mẹ như sau:
Lạy ơn Đức Mẹ (í hì là ) Chúa Dêu
Chúng con (òn) trông cậy (í, a )cùng kêu van Bà.
Xin hằng, bầu cử (í hì) trước toà,
Tỏ ra lòng Mẹ rất là yêu con,
Trong cơn khổ ải chon von,
Cách xa mặt Mẹ hãy còn lầm than.
Chúa Con xưa xuống thế gian,
Chẳng từ bỏ kẻ gian ngoan tội tình.
Lại cam chịu khổ chịu hình,
Vì loài người thế liều mình đền xong.
Mẹ thương cùng hợp một lòng,
Vậng theo ý Chúa thông công như vầy..v..v…
Sau đó, đội dâng hoa tiến vào nhà thờ trước sự ngưỡng mộ của mọi người, có nhiều đội dâng hoa của nhiều giáo xứ và họ giáo cùng tổ chức dâng hoa thi đua cùng một tối, mọi người được ngắm các cô áo dài trắng,, quần đen, đầu đội khăn mào trông rất xinh. Khi đội dâng hoa đọc, hát các câu mở bài dâng hoa với cung cách, bái qùy v..v…rồi tiến hoa năm sắc: Đỏ, Trắng, Vàng, Tím, Xanh. Mỗi mầu hoa chỉ một nhân đức của Đức Mẹ mà tôi cần noi gương như sau:
1/ Nhiệm (à í ì í ì à) thay, hoa đỏ (í i) hồng hồng
Nhuộm (í)riệng (í ì i ì) Máu Thánh, thơm chung lòng người.
Vì (à í ì í ì a) thương con gánh (í i) tội đời,
Chịu như dao sắc thâu nơi (là nơi)lòng mình.
2/ Xinh thay hoa trắng tốt lành,
Ví cùng nhân đức đồng trinh Đức Bà.
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà,
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương.
3/Qúy thay này sắc hoa vàng,
Sánh nhân đức mến Bà càng trọng hơn.
Một niềm tin kính nhớn nhơn.
Vững vàng cậy mến trong cơn vui sầu.
4/ Dịu thay hoa tím càng màu,
Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo.
Bằng lòng chịu khó trăm chiều.
Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình.
5- Lạ thay là sắc hoa xanh,
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao.
Dờn dờn sau trước một màu,
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm.
Trên đây lă năm sắc hoa chỉ về các nhân đức của Đức Mẹ để tháng 5 này và suốt cuộc đời tôi phải noi theo. Còn rất nhiều những câu ngâm hoặc hát lên để tôn vinh Đức Mẹ trong khi dâng hoa như:
Hoa năm sắc đã giãi niềm / lại chương cổ điển dâng thêm kinh đề,
Đức Bà thờ Chúa một bề / hoa qùi trăm trắm hương về thái dương.
Tôị nguyên không nhiễm khác thường / hoa sen trên nước chẳng…
Ước mong quí vị nào rảnh tìm ở trong sách Những Kinh Quen Đọc thuộc địa phận Thái bình, Bùi chu, Hải phòng là chắc có Dâng hoa.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Mỗi năm, Giáo hội dành riêng tháng 5 để sùng kính Đức Mẹ bằng việc học hỏi. noi gương các nhân đức của Mẹ qua việc dâng hoa hay tiến hoa Năm Sắc lên cho Đức Mẹ, còn tháng 10 là tháng kính Đức Mẹ qua việc lần hạt, suy niệm 20 mầu nhiệm Vui, Thương, Mừng và Sáng về Lời Chúa là cuốn Phúc Âm gắn gọn, khi lần hạt Mân Côi.
Có rất nhiều bài hát về tháng Dâng hoa đã có từ sau 1945 như sau: 1/ Giáo dân bao xiết mừng, tiếng ca hoà vang lừng, cùng nhau hái nhiều đoá hoa, đượm lên tiến dâng Đức Bà… 2/ Mẹ ơi nay con được (í) muôn nghìn hoa, để dâng lên cho Mẹ trước ngai toà… 3/ Đây tháng hoa chúng con trung thành thật thà, dâng tiến hoa cùng với tấm l òng cung chúc… 4/ Ngày nay con đến, hát khen mừng Mẹ Chúa Thiên Đàng, dâng ngành Mân côi muôn màu hoa thắm tươi,..v..v.. .
Vì thế, trong tháng năm này các họ đạo, giáo xứ ở Việt Nam ta thường dâng hoa năm sắc, qua các cuộc rước kiệu, dâng hoa kính Đức Mẹ từ giáo xứ này đến họ đạo kia, hàng tuần thật là sầm uất, náo nhiệt. Các đội dâng hoa ít nhất là 10 em và nhiều nhất là 100 em tùy họ và giáo xứ ở VN. Còn ở hải ngoại vì hoàn cảnh nên khó tổ chức.
Đội dâng hoa được tập rượt kỹ và xếp hàng ở cuối tiến vào nhà thờ, mọi người đều đồng thanh đọc một bài vãn, với cung trầm bổng, do hội con Đức Mẹ đọc véo von mà các Đấng ngày xưa soạn ra rất hay, sát với Phúc Âm qua việc đồng công của Đức Mẹ như sau:
Lạy ơn Đức Mẹ (í hì là ) Chúa Dêu
Chúng con (òn) trông cậy (í, a )cùng kêu van Bà.
Xin hằng, bầu cử (í hì) trước toà,
Tỏ ra lòng Mẹ rất là yêu con,
Trong cơn khổ ải chon von,
Cách xa mặt Mẹ hãy còn lầm than.
Chúa Con xưa xuống thế gian,
Chẳng từ bỏ kẻ gian ngoan tội tình.
Lại cam chịu khổ chịu hình,
Vì loài người thế liều mình đền xong.
Mẹ thương cùng hợp một lòng,
Vậng theo ý Chúa thông công như vầy..v..v…
Sau đó, đội dâng hoa tiến vào nhà thờ trước sự ngưỡng mộ của mọi người, có nhiều đội dâng hoa của nhiều giáo xứ và họ giáo cùng tổ chức dâng hoa thi đua cùng một tối, mọi người được ngắm các cô áo dài trắng,, quần đen, đầu đội khăn mào trông rất xinh. Khi đội dâng hoa đọc, hát các câu mở bài dâng hoa với cung cách, bái qùy v..v…rồi tiến hoa năm sắc: Đỏ, Trắng, Vàng, Tím, Xanh. Mỗi mầu hoa chỉ một nhân đức của Đức Mẹ mà tôi cần noi gương như sau:
1/ Nhiệm (à í ì í ì à) thay, hoa đỏ (í i) hồng hồng
Nhuộm (í)riệng (í ì i ì) Máu Thánh, thơm chung lòng người.
Vì (à í ì í ì a) thương con gánh (í i) tội đời,
Chịu như dao sắc thâu nơi (là nơi)lòng mình.
2/ Xinh thay hoa trắng tốt lành,
Ví cùng nhân đức đồng trinh Đức Bà.
Nguyên tuyền hơn ngọc hơn ngà,
Sáng trong hơn tuyết cùng là hơn gương.
3/Qúy thay này sắc hoa vàng,
Sánh nhân đức mến Bà càng trọng hơn.
Một niềm tin kính nhớn nhơn.
Vững vàng cậy mến trong cơn vui sầu.
4/ Dịu thay hoa tím càng màu,
Ý trên Bà những cúi đầu vâng theo.
Bằng lòng chịu khó trăm chiều.
Khiêm nhường nhịn nhục hằng yêu hãm mình.
5- Lạ thay là sắc hoa xanh,
Mừng Bà nhân đức trọn lành cực cao.
Dờn dờn sau trước một màu,
Quản chi sương nắng dãi dầu ngày đêm.
Trên đây lă năm sắc hoa chỉ về các nhân đức của Đức Mẹ để tháng 5 này và suốt cuộc đời tôi phải noi theo. Còn rất nhiều những câu ngâm hoặc hát lên để tôn vinh Đức Mẹ trong khi dâng hoa như:
Hoa năm sắc đã giãi niềm / lại chương cổ điển dâng thêm kinh đề,
Đức Bà thờ Chúa một bề / hoa qùi trăm trắm hương về thái dương.
Tôị nguyên không nhiễm khác thường / hoa sen trên nước chẳng…
Ước mong quí vị nào rảnh tìm ở trong sách Những Kinh Quen Đọc thuộc địa phận Thái bình, Bùi chu, Hải phòng là chắc có Dâng hoa.
Phó tế: GB. Maria Định Nguyễn * johndvn@yahoo.com
Slideshow Nhạc Phẩm Ngợi Ca Thần Linh Chúa