Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:06 20/05/2009
QUẢ BOM CHƯA NỔ (3)
Có một người đi đến bác sĩ tâm lý, sau khi chẩn đoán thì nói là anh ta mắc bệnh “cuồng nhiệt với công việc”, kết quả là người ấy cần phải kiêm thêm một phần công việc để trả tiền trị bệnh.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người ta nói đi khám bác sĩ thì không có bệnh cũng thành có bệnh, bởi vì dưới con mắt bác sĩ thì ai cũng mang bệnh cả.
Dưới con mắt của những người giáo dân quá đạo đức thì ai cũng mắc tội cả, cho nên họ khó mà thông cảm và hợp tác với người khác; dưới con mắt của những người đạo mạo, thì mọi hành vi vượt ra khỏi “tầm nhìn” của họ thì đều là mất dạy; dưới con mắt của bác sĩ tâm lý thì ai làm việc quá nhiệt thành hoặc thờ ơ thì đều có bệnh không tâm lý quân bình...
Dưới con mắt của Thiên Chúa thì không ai là người đáng thưởng đáng phạt, nhưng tất cả đều được hưởng tình yêu của Ngài dành cho họ như nhau, dù con người có những lúc bất trung bất hiếu và sống trong tội lỗi, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Nếu trong mắt Thiên Chúa ai cũng là người đáng phạt trong hỏa ngục, thì công lao cứu chuộc của Chúa Giê-su sẽ trở thành vô ích, và nhân loại chúng ta sẽ không có tương lai và hy vọng.
Đừng bắt anh em chị em làm theo cái đạo đức của mình, để khỏi mang tiếng là chất thêm gánh nặng cho họ, nhưng hãy khuyến khích họ sống như họ đã biết về Chúa; đừng bắt anh em chị em sống theo lối đạo mạo khuôn mẫu của mình, nhưng hãy giúp họ khám phá ra những ưu điểm của bản thân để sống phù hợp với hoàn cảnh hôm nay...
Có những lời nói của chúng ta với tha nhân thì như quả bom chưa nổ, cho nên hãy cẩn thận trong lời nói; có những thái độ hành vi của chúng ta như quả bom chưa nổ với tha nhân, cho nên hãy cẩn thận.
Ai hiểu được thì hiểu...
N2T |
Có một người đi đến bác sĩ tâm lý, sau khi chẩn đoán thì nói là anh ta mắc bệnh “cuồng nhiệt với công việc”, kết quả là người ấy cần phải kiêm thêm một phần công việc để trả tiền trị bệnh.
(Trích: Bài ca của loài ếch)
Suy tư:
Người ta nói đi khám bác sĩ thì không có bệnh cũng thành có bệnh, bởi vì dưới con mắt bác sĩ thì ai cũng mang bệnh cả.
Dưới con mắt của những người giáo dân quá đạo đức thì ai cũng mắc tội cả, cho nên họ khó mà thông cảm và hợp tác với người khác; dưới con mắt của những người đạo mạo, thì mọi hành vi vượt ra khỏi “tầm nhìn” của họ thì đều là mất dạy; dưới con mắt của bác sĩ tâm lý thì ai làm việc quá nhiệt thành hoặc thờ ơ thì đều có bệnh không tâm lý quân bình...
Dưới con mắt của Thiên Chúa thì không ai là người đáng thưởng đáng phạt, nhưng tất cả đều được hưởng tình yêu của Ngài dành cho họ như nhau, dù con người có những lúc bất trung bất hiếu và sống trong tội lỗi, bởi vì Thiên Chúa là tình yêu. Nếu trong mắt Thiên Chúa ai cũng là người đáng phạt trong hỏa ngục, thì công lao cứu chuộc của Chúa Giê-su sẽ trở thành vô ích, và nhân loại chúng ta sẽ không có tương lai và hy vọng.
Đừng bắt anh em chị em làm theo cái đạo đức của mình, để khỏi mang tiếng là chất thêm gánh nặng cho họ, nhưng hãy khuyến khích họ sống như họ đã biết về Chúa; đừng bắt anh em chị em sống theo lối đạo mạo khuôn mẫu của mình, nhưng hãy giúp họ khám phá ra những ưu điểm của bản thân để sống phù hợp với hoàn cảnh hôm nay...
Có những lời nói của chúng ta với tha nhân thì như quả bom chưa nổ, cho nên hãy cẩn thận trong lời nói; có những thái độ hành vi của chúng ta như quả bom chưa nổ với tha nhân, cho nên hãy cẩn thận.
Ai hiểu được thì hiểu...
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:07 20/05/2009
N2T |
20. Thiên Chúa yêu thương người nổ lực hoàn thiện tu đức, hơn ngàn vạn người khác có thánh sủng mà linh hồn lãnh đạm không muốn nên thánh.
(Thánh nữ Terese of Avila)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:09 20/05/2009
N2T |
121. Bản thân mình đột phá dù cho có phương pháp, nhưng không nên bán đi tâm tình của mình.
Mẹ đồng hành tín hữu lần hạt
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
02:59 20/05/2009
Chuyện kể lại rằng có vị ẩn sĩ Ý cao niên sống nơi khu rừng cách xa làng mạc đông dân cư. Vị ẩn sĩ có dáng điệu thật khiêm tốn và có đời sống vô cùng đạo đức. Ẩn sĩ phân chia một ngày sống cách hòa điệu giữa lao động và suy gẫm nguyện cầu. Mỗi tháng một lần, ẩn sĩ rời tịch liêu đến ngôi làng gần nhất để mua sắm vật dụng cần thiết và chút ít lương thực. Suốt quãng đường từ rừng sâu ra tới làng mạc, ẩn sĩ liên tục đọc kinh Mân Côi với Tràng Chuỗi trong tay.
Thế rồi xảy ra vào một ngày, tâm lòng vị ẩn sĩ bỗng nổi lên nỗi nghi ngờ. Ẩn sĩ tự hỏi:
- Phải chăng Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA nghe rõ lời Kinh Mân Côi mình đọc và tháp tùng mỗi khi mình lần hạt Mân Côi???
Tư tưởng lo âu bám sát ẩn sĩ trên lộ trình đi xuống làng để mua sắm. Như thường lệ, vị ẩn sĩ đến tiệm bánh mì trước rồi mới tới các chỗ mua sắm khác. Sau khi hoàn tất công việc, ẩn sĩ lui gót trở về chốn tịch liêu theo lộ trình ngược lại. Lúc ẩn sĩ qua khỏi tiệm bánh mì một quãng, thì người bán bánh mì tò mò đi theo ẩn sĩ. Đã bao năm qua, vị ẩn sĩ là khách hàng thân thương của ông. Khi đến gần, ông ghé miệng sát vào tai ẩn sĩ và hỏi:
- Xin ngài nói cho con biết, Người Đàn Bà tuyệt đẹp đi bên cạnh, cầm tay phải của ngài và không bao giờ rời ngài, là Ai vậy?
Thoạt nghe câu hỏi, vị ẩn sĩ tỏ dấu không hiểu gì hết. Nhưng rồi, liếc sang bàn tay phải và trông thấy tràng chuỗi Mân Côi, ẩn sĩ hiểu tức khắc chuyện gì xảy ra. Vị ẩn sĩ cao niên bồi hồi xúc động. Đức Mẹ MARIA chẳng những kề bên mỗi khi ẩn sĩ lần hạt Mân Côi mà còn đích thân cầm tay đồng hành suốt trên lộ trình của ẩn sĩ. Vị ẩn sĩ chỉ còn biết dâng lời cảm tạ và càng tha thiết yêu mến Hiền Mẫu MARIA thiên quốc với trọn tâm tình tri ân thảo hiếu.
... Câu chuyện thứ hai xảy ra trong bối cảnh hoàn toàn khác biệt nhưng cũng thật dịu dàng êm ái.
Một nữ đan viện Kín bên nước Pháp ở vào thời kỳ cách đây khá lâu. Tại Đan Viện, đều đặn mỗi ngày có một vị ân nhân ẩn danh mang đến cho các nữ đan sĩ dồi dào lương thực. Mẹ Bề Trên vô cùng ngạc nhiên. Bởi lẽ, ngoài việc mang cho Đan Viện đúng y như những gì Đan Viện đang cần trong ngày, vị ân nhân quảng đại cư xử thật kín đáo. Sau khi đặt tất cả các vật mang đến trong ”chiếc bàn xoay”, vị ân nhân lặng lẽ ra đi không nói lời nào.
Vào một ngày, Mẹ Bề Trên ra nhà khách và đứng đợi bên ”chiếc bàn xoay”. Sau khi vị ân nhân kéo chuông báo hiệu như thường lệ, Mẹ Bề Trên cất tiếng hỏi thật lớn:
- Ngài là Ai? Nhân danh Tình Yêu THIÊN CHÚA, xin ngài cho tôi biết quí danh.
Im lặng hoàn toàn. Không có tiếng trả lời. Mẹ Bề Trên cảm thấy hơi-hơi lo sợ. Tuy nhiên, vốn bản tính điềm tĩnh, Mẹ Bề Trên lập lại câu hỏi. Sau một phút thinh lặng, Mẹ Bề Trên bỗng nghe rõ một tiếng nói thật êm ái dịu dàng cất lên trả lời:
- Thầy là Đức GIÊSU thành Nagiarét mà các con trọn lòng yêu mến. Các con phụng sự Thầy trong đơn sơ kín ẩn của Đan Viện. Các con nghĩ đến Thầy và Thầy, Thầy hằng nghĩ đến các con!
Nói sao cho cùng, kể sao cho hết tâm tình tri ân cảm mến của Mẹ Bề Trên Đan Viện. Mẹ mau mắn kể lại cho các nữ Đan Sĩ nghe câu chuyện ngọt như mật vừa xảy ra. Kể từ giây phút đó, toàn thể Đan Viện gia tăng kinh nguyện sốt sắng và làm nhiều việc hy sinh hãm mình hơn để làm đẹp lòng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng là Tình Quân muôn thưở của từng linh hồn các nữ đan sĩ.
... ”Người yêu của con: khuôn mặt tươi sáng, nước da hồng hào, nổi bật giữa muôn ngàn trai tráng. Đầu chàng: khối vàng ròng tinh luyện, mái tóc chàng gợn sóng nhánh cọ non, đen huyền chim ô thước. Mắt chàng nằm gọn giữa bờ mi, như đôi bồ câu tắm bên dòng suối sữa. Đôi má chàng tựa luống hoa thơm, như vầng phương thảo. Cặp môi chàng là đóa huệ thắm tươi, chứa chan tươm mộc dược. Đôi nắm tay như những trái cầu vàng dát kim châu, bảo thạch. . Thân mình chàng tựa ngọc ngà nguyên khối nạm đá quý xanh lam. Đôi chân chàng như đôi trụ bạch ngọc dựng trên đế vàng ròng. Tướng mạo chàng tựa núi Libăng, kiêu hùng như ngàn cây hương bá. Miệng chàng êm ái ngọt ngào, cả con người những dạt dào hương yêu. Người con yêu là như thế, tình quân con là như vậy, hỡi thiếu nữ Giêrusalem!” (Sách Diễm Ca 5, 10-16).
(”La Mia Messa”, volume II, Marzo-Aprile-Maggio/2009, Anno III/B, Casa Mariana Editrice, trang 378+370)
Thế rồi xảy ra vào một ngày, tâm lòng vị ẩn sĩ bỗng nổi lên nỗi nghi ngờ. Ẩn sĩ tự hỏi:
- Phải chăng Đức Nữ Trinh Rất Thánh MARIA nghe rõ lời Kinh Mân Côi mình đọc và tháp tùng mỗi khi mình lần hạt Mân Côi???
Tư tưởng lo âu bám sát ẩn sĩ trên lộ trình đi xuống làng để mua sắm. Như thường lệ, vị ẩn sĩ đến tiệm bánh mì trước rồi mới tới các chỗ mua sắm khác. Sau khi hoàn tất công việc, ẩn sĩ lui gót trở về chốn tịch liêu theo lộ trình ngược lại. Lúc ẩn sĩ qua khỏi tiệm bánh mì một quãng, thì người bán bánh mì tò mò đi theo ẩn sĩ. Đã bao năm qua, vị ẩn sĩ là khách hàng thân thương của ông. Khi đến gần, ông ghé miệng sát vào tai ẩn sĩ và hỏi:
- Xin ngài nói cho con biết, Người Đàn Bà tuyệt đẹp đi bên cạnh, cầm tay phải của ngài và không bao giờ rời ngài, là Ai vậy?
Thoạt nghe câu hỏi, vị ẩn sĩ tỏ dấu không hiểu gì hết. Nhưng rồi, liếc sang bàn tay phải và trông thấy tràng chuỗi Mân Côi, ẩn sĩ hiểu tức khắc chuyện gì xảy ra. Vị ẩn sĩ cao niên bồi hồi xúc động. Đức Mẹ MARIA chẳng những kề bên mỗi khi ẩn sĩ lần hạt Mân Côi mà còn đích thân cầm tay đồng hành suốt trên lộ trình của ẩn sĩ. Vị ẩn sĩ chỉ còn biết dâng lời cảm tạ và càng tha thiết yêu mến Hiền Mẫu MARIA thiên quốc với trọn tâm tình tri ân thảo hiếu.
... Câu chuyện thứ hai xảy ra trong bối cảnh hoàn toàn khác biệt nhưng cũng thật dịu dàng êm ái.
Một nữ đan viện Kín bên nước Pháp ở vào thời kỳ cách đây khá lâu. Tại Đan Viện, đều đặn mỗi ngày có một vị ân nhân ẩn danh mang đến cho các nữ đan sĩ dồi dào lương thực. Mẹ Bề Trên vô cùng ngạc nhiên. Bởi lẽ, ngoài việc mang cho Đan Viện đúng y như những gì Đan Viện đang cần trong ngày, vị ân nhân quảng đại cư xử thật kín đáo. Sau khi đặt tất cả các vật mang đến trong ”chiếc bàn xoay”, vị ân nhân lặng lẽ ra đi không nói lời nào.
Vào một ngày, Mẹ Bề Trên ra nhà khách và đứng đợi bên ”chiếc bàn xoay”. Sau khi vị ân nhân kéo chuông báo hiệu như thường lệ, Mẹ Bề Trên cất tiếng hỏi thật lớn:
- Ngài là Ai? Nhân danh Tình Yêu THIÊN CHÚA, xin ngài cho tôi biết quí danh.
Im lặng hoàn toàn. Không có tiếng trả lời. Mẹ Bề Trên cảm thấy hơi-hơi lo sợ. Tuy nhiên, vốn bản tính điềm tĩnh, Mẹ Bề Trên lập lại câu hỏi. Sau một phút thinh lặng, Mẹ Bề Trên bỗng nghe rõ một tiếng nói thật êm ái dịu dàng cất lên trả lời:
- Thầy là Đức GIÊSU thành Nagiarét mà các con trọn lòng yêu mến. Các con phụng sự Thầy trong đơn sơ kín ẩn của Đan Viện. Các con nghĩ đến Thầy và Thầy, Thầy hằng nghĩ đến các con!
Nói sao cho cùng, kể sao cho hết tâm tình tri ân cảm mến của Mẹ Bề Trên Đan Viện. Mẹ mau mắn kể lại cho các nữ Đan Sĩ nghe câu chuyện ngọt như mật vừa xảy ra. Kể từ giây phút đó, toàn thể Đan Viện gia tăng kinh nguyện sốt sắng và làm nhiều việc hy sinh hãm mình hơn để làm đẹp lòng Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng là Tình Quân muôn thưở của từng linh hồn các nữ đan sĩ.
... ”Người yêu của con: khuôn mặt tươi sáng, nước da hồng hào, nổi bật giữa muôn ngàn trai tráng. Đầu chàng: khối vàng ròng tinh luyện, mái tóc chàng gợn sóng nhánh cọ non, đen huyền chim ô thước. Mắt chàng nằm gọn giữa bờ mi, như đôi bồ câu tắm bên dòng suối sữa. Đôi má chàng tựa luống hoa thơm, như vầng phương thảo. Cặp môi chàng là đóa huệ thắm tươi, chứa chan tươm mộc dược. Đôi nắm tay như những trái cầu vàng dát kim châu, bảo thạch. . Thân mình chàng tựa ngọc ngà nguyên khối nạm đá quý xanh lam. Đôi chân chàng như đôi trụ bạch ngọc dựng trên đế vàng ròng. Tướng mạo chàng tựa núi Libăng, kiêu hùng như ngàn cây hương bá. Miệng chàng êm ái ngọt ngào, cả con người những dạt dào hương yêu. Người con yêu là như thế, tình quân con là như vậy, hỡi thiếu nữ Giêrusalem!” (Sách Diễm Ca 5, 10-16).
(”La Mia Messa”, volume II, Marzo-Aprile-Maggio/2009, Anno III/B, Casa Mariana Editrice, trang 378+370)
Mẹ Elizabeth truyền giáo tại Hà Nội và Đà Nẵng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
03:00 20/05/2009
Ngày 25-8-1972, Mẹ Elisabeth Courbat - nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres - êm ái trút hơi thở cuối cùng, hưởng thọ 61 tuổi. Mẹ qua đời tại Bure, một làng nhỏ thuộc vùng Jura của Thụy Sỹ nói tiếng Pháp. Mẹ ra đi để lại niềm thương mến ngưỡng mộ của mọi người quen biết. Đặc biệt, Mẹ để lại niềm tri ân chân thành của các nữ tu Việt Nam từng được Mẹ chăm sóc chỉ dạy trong vòng 30 năm truyền giáo tại Việt nam, bắt đầu từ Hà Nội rồi đến Đà Nẵng.
Mẹ Elisabeth Courbat - tục danh là Mathilde - chào đời năm 1911 tại Buix ở vùng phụ cận thành phố Porrentruy, nước Thụy Sỹ. Thời thiếu nữ cô Mathilde làm việc tại một xưởng ở Boncourt. Đến năm 20 tuổi, vì cảm thấy ước muốn dâng hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA nên cô xin gia nhập Cộng Đoàn các Nữ Tu thánh Phaolô thành Chartres tại Porrentruy. Lãnh tu phục vào năm 1931 cô Mathilde nhận tên dòng là nữ tu Elisabeth. Chị Elisabeth tuyên khấn lần đầu vào năm 1933 và 5 năm sau khấn hứa trọn đời. Trong vòng 6 năm Chị Elisabeth Courbat làm việc tông đồ tại Marly rồi tại Alle.
Với lòng nhiệt thành yêu mến THIÊN CHÚA và tha thiết phục vụ các linh hồn, Chị Elisabeth mong muốn đi xa hơn trên con đường dâng hiến. Chị tình nguyện đi truyền giáo tại Việt Nam. Tháng 3 năm 1940 Chị lên đường và đặt chân đến Hà Nội một tháng sau đó. Lúc bấy giờ miền Bắc Việt Nam sống dưới sự bảo hộ của chính quyền Pháp. Tại Hà Nội, Chị Elisabeth giữ vai trò huấn luyện nơi Tập Viện. Chị trở thành Mẹ Tập Sư.
Không bao lâu sau, phong trào Việt Minh xuất đầu lộ diện và thao túng miền Bắc. Rồi ”Hiệp định Genève - Les Accords de Genève” được chuẩn nhận vào ngày 21-7-1954 đưa đến việc phân đôi đất nước Việt Nam. Theo dòng người tỵ nạn từ Bắc vào Nam, Mẹ Elisabeth cũng rời tỉnh dòng Thánh Phaolô thành Chartres ở Hà Nội và di chuyển vào Đà Nẵng. Tại đây Mẹ tiếp tục giữ chức vụ Tập Sư.
Trong vòng 30 năm hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 14 năm tại Hà Nội và 16 năm tại Đà Nẵng, Mẹ Elisabeth Courbat đã đi vào quá trình huấn luyện khoảng 600 nữ tu Việt Nam. Trong số đông đảo các nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres cũng phải kể thêm một số không nhỏ các nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ Bình Cang Nha Trang và các nữ tu Nữ Vương Hòa Bình thuộc giáo phận Ban Mê Thuột.
Thế nhưng, sau 30 năm làm việc với trọn khả năng, sức lực và tình yêu thương, Mẹ Elisabeth cảm thấy sức khoẻ suy yếu. Mẹ quyết định trở về Thụy Sỹ sống những ngày cuối đời còn lại nơi vùng Jura thân yêu.
Trở lại quê nhà vào năm 1970, Mẹ tiếp tục làm việc trong tư cách là nữ tu y tá phục vụ tại Bure, một làng nhỏ nằm ở vòng đai thành phố Porrentruy. Mẹ lan tỏa niềm yêu thương và gieo rắc tình huynh đệ. Mẹ hoàn toàn quên nỗi đau đớn riêng và xả thân phục vụ các bệnh nhân. Mẹ thường hiện diện bên giường những người hấp hối. Mẹ Elisabeth ao ước phục vụ lâu dài cạnh các bệnh nhân. Nhưng THIÊN CHÚA Quan Phòng định liệu cách khác.
Sau hai năm trở lại Thụy Sĩ Mẹ lâm trọng bệnh và êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 25-8-1972 hưởng thọ 61 tuổi. Thể theo ước nguyện, Mẹ Elisabeth Courbat được an táng nơi nghĩa trang nhỏ của làng Bure. Mẹ muốn an nghỉ bên cạnh các tín hữu Công Giáo từng được Mẹ chăm sóc an ủi. Mẹ cũng hy vọng các tín hữu làng Bure không quên cầu nguyện cho Mẹ.
Xin giới thiệu vắn tắt về gia đình Mẹ Elisabeth. Song thân là Ông Bà Joseph và Marie Courbat. Gia đình sống tại Buix. Từ đôi uyên ương hạnh phúc đã chào đời 14 người con, trong số này có hai người qua đời khi tuổi còn thơ. Người thứ ba qua đời trước Mẹ Elisabeth 5 năm. Trong số 12 người con có 3 người được Chúa kêu gọi phục vụ cánh đồng truyền giáo. Người đầu tiên là Cha Henri, từng hoạt động lâu năm bên Phi Châu. Tiếp đến là Mẹ Elisabeth. Hiện tại vẫn còn nữ tu Marie Courbat sống tại Cộng Đoàn các nữ tu thành Chartres ở Porrentruy.
... Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ”Trung Thành và Chân Thật”, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là ”Lời của THIÊN CHÚA”. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng (Sách Khải Huyền 19,11-15).
(”Le Pays du Jura - Le Quotien du Jura”, 26-8-1972)
Mẹ Elisabeth Courbat - tục danh là Mathilde - chào đời năm 1911 tại Buix ở vùng phụ cận thành phố Porrentruy, nước Thụy Sỹ. Thời thiếu nữ cô Mathilde làm việc tại một xưởng ở Boncourt. Đến năm 20 tuổi, vì cảm thấy ước muốn dâng hiến toàn thân cho THIÊN CHÚA nên cô xin gia nhập Cộng Đoàn các Nữ Tu thánh Phaolô thành Chartres tại Porrentruy. Lãnh tu phục vào năm 1931 cô Mathilde nhận tên dòng là nữ tu Elisabeth. Chị Elisabeth tuyên khấn lần đầu vào năm 1933 và 5 năm sau khấn hứa trọn đời. Trong vòng 6 năm Chị Elisabeth Courbat làm việc tông đồ tại Marly rồi tại Alle.
Với lòng nhiệt thành yêu mến THIÊN CHÚA và tha thiết phục vụ các linh hồn, Chị Elisabeth mong muốn đi xa hơn trên con đường dâng hiến. Chị tình nguyện đi truyền giáo tại Việt Nam. Tháng 3 năm 1940 Chị lên đường và đặt chân đến Hà Nội một tháng sau đó. Lúc bấy giờ miền Bắc Việt Nam sống dưới sự bảo hộ của chính quyền Pháp. Tại Hà Nội, Chị Elisabeth giữ vai trò huấn luyện nơi Tập Viện. Chị trở thành Mẹ Tập Sư.
Không bao lâu sau, phong trào Việt Minh xuất đầu lộ diện và thao túng miền Bắc. Rồi ”Hiệp định Genève - Les Accords de Genève” được chuẩn nhận vào ngày 21-7-1954 đưa đến việc phân đôi đất nước Việt Nam. Theo dòng người tỵ nạn từ Bắc vào Nam, Mẹ Elisabeth cũng rời tỉnh dòng Thánh Phaolô thành Chartres ở Hà Nội và di chuyển vào Đà Nẵng. Tại đây Mẹ tiếp tục giữ chức vụ Tập Sư.
Trong vòng 30 năm hoạt động tại Việt Nam, trong đó có 14 năm tại Hà Nội và 16 năm tại Đà Nẵng, Mẹ Elisabeth Courbat đã đi vào quá trình huấn luyện khoảng 600 nữ tu Việt Nam. Trong số đông đảo các nữ tu dòng thánh Phaolô thành Chartres cũng phải kể thêm một số không nhỏ các nữ tu Khiết Tâm Đức Mẹ Bình Cang Nha Trang và các nữ tu Nữ Vương Hòa Bình thuộc giáo phận Ban Mê Thuột.
Thế nhưng, sau 30 năm làm việc với trọn khả năng, sức lực và tình yêu thương, Mẹ Elisabeth cảm thấy sức khoẻ suy yếu. Mẹ quyết định trở về Thụy Sỹ sống những ngày cuối đời còn lại nơi vùng Jura thân yêu.
Trở lại quê nhà vào năm 1970, Mẹ tiếp tục làm việc trong tư cách là nữ tu y tá phục vụ tại Bure, một làng nhỏ nằm ở vòng đai thành phố Porrentruy. Mẹ lan tỏa niềm yêu thương và gieo rắc tình huynh đệ. Mẹ hoàn toàn quên nỗi đau đớn riêng và xả thân phục vụ các bệnh nhân. Mẹ thường hiện diện bên giường những người hấp hối. Mẹ Elisabeth ao ước phục vụ lâu dài cạnh các bệnh nhân. Nhưng THIÊN CHÚA Quan Phòng định liệu cách khác.
Sau hai năm trở lại Thụy Sĩ Mẹ lâm trọng bệnh và êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 25-8-1972 hưởng thọ 61 tuổi. Thể theo ước nguyện, Mẹ Elisabeth Courbat được an táng nơi nghĩa trang nhỏ của làng Bure. Mẹ muốn an nghỉ bên cạnh các tín hữu Công Giáo từng được Mẹ chăm sóc an ủi. Mẹ cũng hy vọng các tín hữu làng Bure không quên cầu nguyện cho Mẹ.
Xin giới thiệu vắn tắt về gia đình Mẹ Elisabeth. Song thân là Ông Bà Joseph và Marie Courbat. Gia đình sống tại Buix. Từ đôi uyên ương hạnh phúc đã chào đời 14 người con, trong số này có hai người qua đời khi tuổi còn thơ. Người thứ ba qua đời trước Mẹ Elisabeth 5 năm. Trong số 12 người con có 3 người được Chúa kêu gọi phục vụ cánh đồng truyền giáo. Người đầu tiên là Cha Henri, từng hoạt động lâu năm bên Phi Châu. Tiếp đến là Mẹ Elisabeth. Hiện tại vẫn còn nữ tu Marie Courbat sống tại Cộng Đoàn các nữ tu thành Chartres ở Porrentruy.
... Bấy giờ tôi thấy trời rộng mở: kìa một con ngựa trắng, và người cỡi ngựa mang tên là ”Trung Thành và Chân Thật”, Người theo công lý mà xét xử và giao chiến. Mắt Người như ngọn lửa hồng, đầu Người đội nhiều vương miện, Người mang một danh hiệu viết trên mình, mà ngoài Người ra chẳng ai biết được. Người khoác một áo choàng đẫm máu, và danh hiệu của Người là ”Lời của THIÊN CHÚA”. Các đạo quân thiên quốc đi theo Người, họ cỡi ngựa trắng, mặc áo vải gai mịn trắng tinh. Từ miệng Người phóng ra một thanh gươm sắc bén để chém muôn nước. Chính Người sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt chúng (Sách Khải Huyền 19,11-15).
(”Le Pays du Jura - Le Quotien du Jura”, 26-8-1972)
Lễ Chúa Giêsu lên trời: Hạnh phúc lớn lao
Lm. Giuse Nguyễn Hữu An
04:16 20/05/2009
Chúa Nhật Lễ Chúa Giêsu lên trời
ĐỌC LỜI CHÚA
* Cv 1,1-11: (11) Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời".
* Ep 1,17-23: Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.
* TIN MỪNG: Mc 16,15-20. Những lời cuối cùng của Đức Giêsu trước khi Người lên trời: "Khi ấy, (15) Người nói với các môn đệ: «Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. (17) Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ». (19) Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng."
Suy niệm: HẠNH PHÚC LỚN LAO
Phi hành qia Gagarin sau khi đã bay nhiều vòng trong vũ trụ khi trở về trái đất đã tuyên bố rằng:tôi chẳng thấy Thiên Chúa đâu cả. Thế nhưng, nhà Bác học Newton khi quan sát vũ trụ bằng kính viễn vọng đã thốt lên: tôi thấy Thiên Chúa qua kính viễn vọng của tôi.
Chúng ta là những người tin Chúa Giêsu Phục Sinh và lên trời cả hồn lẫn xác. Vậy chúng ta trả lời cho vấn nạn đó như thế nào ? Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì ? Nay người ở đâu ? Việc Chúa Giêsu lên trời có liên hệ gì tới cuộc sống hiện tại của chúng ta hay không ?
Theo quan niệm của người Do Thái cách đây hơn 2000 năm, vũ trụ này chia ra làm ba phần: Phần dưới mặt đất là là âm phủ dành cho người chết;phần trên mặt đất dành cho loài người đang sống và trời là thế giới của Thiên Chúa và các Thánh.
Để thích ứng với quan niệm bình dân ấy, các Giáo Lý Viên ngày xưa đã trình bày mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn I: Sống lại, Đức Giêsu đi từ âm phủ lên mặt đất
- Giai đoạn II: Lên trời, Đức Giêsu bay từ mặt đất lên thế giới của Thiên Chúa.
Trình bày như vậy thì dễ hiểu nhưng không hoàn toàn đúng với thực tế,hậu quả tai hại là người ta dễ hiểu lầm rằng khi lên trời như thế Chúa Giêsu sẽ đi xa trái đất và cuộc sống của loài người, vì trời thì ở trên cao xa tắp, đâu có liên hệ gì tới trái đất. Những chữ lên trời bị chi phối bơi cách suy nghĩ có giới hạn của chúng ta. Theo cách suy nghĩ đó,các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian. Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao. Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn. Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó. Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới,trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi,đã thấm nhuần tinh thần.
Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Ngươì bước vào cõi vinh quang của Thiên Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha,mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha.
Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Đức Kitô ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong giáo hội,chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Đức Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh chúng ta thôi, bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Chúa Thánh Thần Đức Giêsu sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc: Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi. Nnững người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Đức Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã
hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người,đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy,đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào.
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc phúc âm Maccô nhưng thực ra là một sự khởi đầu, một sự khai mở,đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu. Hình thức của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ Đức Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng giáo hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của giáo hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý,trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Mỗi Kitô hữu là chi thể của giáo hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô,mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô,nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người.
ĐỌC LỜI CHÚA
* Cv 1,1-11: (11) Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Người lên trời".
* Ep 1,17-23: Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Ki-tô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh; mà Hội Thánh là thân thể Đức Ki-tô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn.
* TIN MỪNG: Mc 16,15-20. Những lời cuối cùng của Đức Giêsu trước khi Người lên trời: "Khi ấy, (15) Người nói với các môn đệ: «Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. (16) Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. (17) Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. (18) Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ». (19) Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. (20) Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng."
Suy niệm: HẠNH PHÚC LỚN LAO
Phi hành qia Gagarin sau khi đã bay nhiều vòng trong vũ trụ khi trở về trái đất đã tuyên bố rằng:tôi chẳng thấy Thiên Chúa đâu cả. Thế nhưng, nhà Bác học Newton khi quan sát vũ trụ bằng kính viễn vọng đã thốt lên: tôi thấy Thiên Chúa qua kính viễn vọng của tôi.
Chúng ta là những người tin Chúa Giêsu Phục Sinh và lên trời cả hồn lẫn xác. Vậy chúng ta trả lời cho vấn nạn đó như thế nào ? Chúa Giêsu lên trời nghĩa là gì ? Nay người ở đâu ? Việc Chúa Giêsu lên trời có liên hệ gì tới cuộc sống hiện tại của chúng ta hay không ?
Theo quan niệm của người Do Thái cách đây hơn 2000 năm, vũ trụ này chia ra làm ba phần: Phần dưới mặt đất là là âm phủ dành cho người chết;phần trên mặt đất dành cho loài người đang sống và trời là thế giới của Thiên Chúa và các Thánh.
Để thích ứng với quan niệm bình dân ấy, các Giáo Lý Viên ngày xưa đã trình bày mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn I: Sống lại, Đức Giêsu đi từ âm phủ lên mặt đất
- Giai đoạn II: Lên trời, Đức Giêsu bay từ mặt đất lên thế giới của Thiên Chúa.
Trình bày như vậy thì dễ hiểu nhưng không hoàn toàn đúng với thực tế,hậu quả tai hại là người ta dễ hiểu lầm rằng khi lên trời như thế Chúa Giêsu sẽ đi xa trái đất và cuộc sống của loài người, vì trời thì ở trên cao xa tắp, đâu có liên hệ gì tới trái đất. Những chữ lên trời bị chi phối bơi cách suy nghĩ có giới hạn của chúng ta. Theo cách suy nghĩ đó,các biến cố xảy ra luôn luôn được gắn liền với các vị trí trong không gian. Thực ra trời đây không phải là một nơi và lên không có nghĩa là nơi đó ở trên cao. Lên trời ở đây không hiểu theo nghĩa địa lý vì trời hay thiên đàng là một trạng thái hơn là một nơi chốn. Chúng ta đang sống trong không gian và thời gian nên định vị trí mọi sự theo hai trục đó. Điều cốt yếu mà Thánh kinh muốn dạy về mầu nhiệm Thăng Thiên là Đức Kitô đã ra khỏi thế giới trần thế bị tội lỗi làm nhiễm độc và một ngày kia sẽ tiêu tan để tiến vào một thế giới mới,trong đó Thiên Chúa ngự trị tuyệt đối và vật chất đã biến đổi,đã thấm nhuần tinh thần.
Thực ra khi Chúa Giêsu sống lại Người đã lên trời rồi theo kiểu nói của Kinh Thánh, nghĩa là Ngươì bước vào cõi vinh quang của Thiên Chúa Cha, Người ngự bên hữu Chúa Cha,mặc lấy vinh quang và quyền năng của Chúa Cha.
Trong 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần để dạy dỗ và cũng cố đức tin của các Tông Đồ. Giáo hội đã được thiết lập nay được cũng cố để được sai đi. Như vậy sự kiện lên trời mà phụng vụ Giáo Hội kính nhớ hôm nay có ý nghĩa sâu xa. Nó chấm dứt thời gian Chúa hiện diện giữa nhân loại bằng thân xác, chấm dứt thời gian huấn luyện các Tông Đồ. Một thời điểm có tính cách quyết định của lịch sử cứu độ là Đức Kitô ban những giáo huấn cuối cùng,trao những chức vụ phải thi hành trong giáo hội,chuẩn bị cho các Tông đồ thi hành sứ mạng chứng nhân của Đấng phục sinh trong thế giới.
Từ nay trở đi, Người sẽ hiện diện với chúng ta một cách vô hình, với quyền năng của Chúa Thánh Thần, thân xác Đức Giêsu đã được thần khí hoá và đi vào cõi vĩnh hằng của Chúa Cha. Sự hiện diện này thâm sâu hơn và hiệu năng hơn. Khi còn ở trong thân xác, Chúa Giêsu chỉ ở bên cạnh chúng ta thôi, bên cạnh một số người thôi. Từ nay, với quyền năng Chúa Thánh Thần Đức Giêsu sẽ hiện diện trong lòng con người, trong tâm hồn tất cả những ai tin vào Người.
Khi hai người yêu nhau thì luôn muốn sống bên nhau, nhưng tới một giây phút nào đó họ cảm thấy sống bên nhau vẫn chưa đủ. Xuân Diệu đã diễn tả chân lý ấy cách sâu sắc: Hai người tình ngồi sát bên nhau, ôm lấy nhau mà vẫn còn thấy rất xa xôi. Nnững người yêu nhau muốn sống trong nhau, nhưng điều đó không thể xảy ra giữa loài người được vì dẫu sao thân xác của mỗi người vẫn tạo ra một ngăn cách. Điều con người không thể làm được thì Thiên Chúa đã làm. Đức Giêsu một khi ngự bên hữu Chúa Cha đã
hoàn toàn mặc lấy quyền năng Chúa Thánh Thần, Người đến ngự trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Chính Người đã nói “ Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến nó và chúng ta sẽ đến và ở lại với người ấy” ( Ga 14,23). Để chúng ta hiểu hơn về sự hiện diện này Chúa đã dùng dụ ngôn cây nho và cành nho “ Thầy là cây nho các con là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều hoa trái vì không có Thầy anh em chẳng làm gì được”(Ga 15,5). Thiền sư Suzuki rất tâm đắc với huyền nhiệm này khi viết: Thiên Chúa ở trong con người và con người ở trong Thiên Chúa. Chúa là người và người là Chúa mà Chúa vẫn là Chúa và người vẫn là người. Quả thật,đó là điều kỳ bí nhất của Tôn Giáo, một nghịch lý thâm u nhất của triết học.
Chúa về trời gợi lên trong tâm hồn chúng ta một khát vọng quy hướng về Người để rồi đối với chúng ta không còn hạnh phúc nào lớn hơn là được ở trong Người,đón nhận sự sống sung mãn Người ban tặng. Nhận thức được niềm hạnh phúc ấy,đời sống cầu nguyện của chúng ta sẽ có một sự thú vị ngọt ngào.
Bài Tin mừng hôm nay kết thúc phúc âm Maccô nhưng thực ra là một sự khởi đầu, một sự khai mở,đó là khai trương công cuộc truyền giáo toàn cầu. Hình thức của việc truyền giáo được chỉ định rõ ràng: Làm cho muôn dân trở thành môn đệ của Thầy. Làm phép rửa cho họ. Dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy truyền cho anh em. Nhờ việc sai đi và uỷ quyền cho các tông đồ, qua các Tông đồ rồi đến các môn đệ Đức Giêsu trở thành người sống đương thời với chúng ta “và đây Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”.
Chúa đã dùng giáo hội như đôi tay để tiếp tục công cuộc cứu rỗi của Người. Sứ mệnh của Chúa là sứ mệnh thiêng liêng. Nhưng sứ mệnh đó phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động bên ngoài. Giáo hội thực thi sứ mệnh đó trong khung cảnh hữu hình, nhờ những phương tiện cụ thể. Nhờ những sinh hoạt hữu hình và đôi tay cụ thể của giáo hội mà Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền chân lý,trao ban sự sống,dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Mỗi Kitô hữu là chi thể của giáo hội,thân mình mầu nhiệm Chúa Kitô,mỗi người chúng ta cũng là những cánh tay mở rộng của Chúa Kitô,nhờ đó Người không ngừng trao ban tình thương, ơn cứu độ và hạnh phúc cho mọi người.
Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ trong tư tưởng Thánh Maximillian Kolbe
Vũ Văn An
09:11 20/05/2009
Đôi khi ta nghe người ta nói rằng các trước tác thiêng liêng ngày nay không phản ảnh trọn bộ tín lý về Chúa Thánh Thần. Nhiệm vụ của các nhà chuyên môn là phải suy niệm sâu xa hơn về công trình của Chúa Thánh Thần trong lịch sử cứu rỗi và các trước tác thiêng liêng Kitô Giáo phải làm nổi bật hành động ban sự sống của Người. Các trước tác này phải đặc biệt đào sâu mối liên hệ kín nhiệm giữa Chúa Thánh Thần và Đức Trinh Nữ Thành Nadarét, và cho thấy ảnh hưởng của nó đối với Giáo Hội. Càng suy niệm thấu đáo các mầu nhiệm Đức Tin hơn bao nhiêu, lòng đạo đức của ta càng trở nên chủ yếu hơn bấy nhiêu (1).
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết như thế trong thông điệp “Tôn Sùng Đức Mẹ” (Cultus Marialis) năm 1974. Điều Đức Thánh Cha có thể đã biết hay không biết là Thánh Maximillian Kolbe (1894-1941) đã dành phần lớn đời sống của ngài để khai triển ra một nền thần học về Đức Mẹ nói lên được mối liên hệ kín nhiệm giữa Thánh Thần Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Thành Nadarét; một nền thần học phong phú trong quán niệm, độc đáo trong phương thức, và góp phần vào lòng đạo đức mang lại nhiều sinh lực hơn cho các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Trung thành với Thánh Truyền Công Giáo, Thánh Maximillian Kolbe tin rằng Đức Maria có một vị thế hết sức trổi vượt trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa; là người cộng tác đầy ý thức vào mọi ơn thánh Chúa ban cho con người. Tuy nhiên, trong khi Thánh Truyền, qua các nhà trước tác như Thánh Louis de Montfort, hay nhấn mạnh tới Chức Làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Mẹ, coi như đó là nền tảng giáo huấn của mình, thì Thánh Kolbe lại cho rằng tư cách trung gian phổ quát các ơn thánh của Đức Mẹ chủ yếu liên hệ với và được dẫn khởi từ mối liên hệ thân mật và kín nhiệm với Chúa Thánh Thần.
Vị thánh người Ba Lan này cho rằng mọi ơn thánh cuối cùng đều đến với chúng ta từ Đức Chúa Cha, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Con một của Người, và được Chúa Thánh Thần phân phối; và, khi phân phối các ơn thánh ấy, Chúa Thánh Thần luôn hành động trong và qua Đức Mẹ, không phải vì Người bắt buộc phải làm như vậy, nhưng chỉ vì, trong kế hoạch cứu rỗi của mình, Thiên Chúa muốn làm như thế. Và sở dĩ Thiên Chúa muốn làm như thế là vì một lý do: Chúa Giêsu, nguồn mọi ơn thánh, đã đến với chúng ta qua Đức Mẹ nhờ công trình của Chúa Thánh Thần; bởi thế, quả thật mọi ơn thánh đều đến với chúng ta qua Đức Mẹ, nhờ công trình của Chúa Thánh Thần.
Mặt khác, Thánh Kolbe còn nói rằng con đường, qua đó, ơn thánh của Chúa đến với chúng ta, tức từ Đức Chúa Cha, qua Đức Chúa Con và nhờ Đức Chúa Thánh Thần, là nghịch đảo với con đường ta trở lại với Chúa. Con đường ta trở lại với Chúa, tức việc ta yêu thương đáp trả tình yêu và ơn thánh của Người, tiến từ Đức Chúa Thánh Thần (Đấng luôn hành động qua Đức Mẹ), qua Đức Chúa Con và về cùng Đức Chúa Cha (2).
Đối với Thánh Kolbe, vai trò hết sức nổi bật của Đức Mẹ trong sự sắp xếp (ordo) này của Chúa, tức việc ơn thánh và tình yêu từ Chúa đến với con người, và tình yêu từ con người đáp trả lại Thiên Chúa, đặc biệt phát sinh từ việc ngài hợp nhất một cách độc đáo và hết sức thân mật với Chúa Thánh Thần. Thánh nhân cho rằng Chúa Thánh Thần ngự trong linh hồn Đức Mẹ một cách khôn tả đến độ vượt quá và sâu sắc hơn cả sự hợp nhất giữa Chúa Thánh Thần và linh hồn ta nhờ ơn thánh hóa của Bí Tích Rửa Tội (3).
Để soi sáng phần nào sự kết hợp mật thiết giữa Đức Mẹ và Ngôi Ba Thiên Chúa, Thánh Kolbe đã mô phỏng Thánh Truyền mà gọi Đức Mẹ là ‘người phối ngẫu” của Chúa Thánh Thần (4). Nhưng ngài cũng cho rằng thuật ngữ này không thoả đáng hoàn toàn, không lột tả trọn vẹn mối liên hệ mật thiết và hết sức huyền nhiệm này. Vì trong hôn nhân, người đàn ông và người đàn bà, nhờ ơn thánh bí tích, được hợp nhất thành “một thân xác”. Nhưng sự kết hợp giữa Đức Mẹ và Chúa Thánh Thần mật thiết hơn nhiều sự kết hợp trong hôn nhân. Đã đành, trong các loài thụ tạo do Chúa dựng nên, sự kết hợp giữa vợ chồng là sự kết hợp mật thiết hơn hết. Nhưng Chúa Thánh Thần sống ngay trong linh hồn Đấng Vô Nhiễm, trong thẳm cung chính con người của ngài (5).
Điều gì đáng kể nhất trong mối liên hệ đặc biệt của Đức Mẹ với Chúa Thánh Thần? Thánh Kolbe cho hay đó chính là việc ngài được vô nhiễm nguyên tội từ lúc tượng thai, một việc sở dĩ có được là nhờ công trình trực tiếp của Chúa Thánh Thần. Nhờ Đức Mẹ được Vô Nhiễm Thai, nên Chúa Cha và Chúa Con muốn rằng Đức Mẹ sẽ kết hợp nên một với Thánh Thần Yêu Thương chung của cả hai ngôi vị, một cách gần gũi và mật thiết đến có thể cho phép Chúa Thánh Thần thực hiện được việc Nhập Thể của Ngôi Lời ngay trong lòng Đức Mẹ, khiến ngài trở nên Mẹ Thiên Chúa; và mặt khác, sự kết hợp này phải cho phép Đức Mẹ trở thành dụng cụ hay máng chuyển qua đó Chúa Thánh Thần sẽ phân phát mọi ơn thánh do Chúa Kitô tạo lập được. Thánh Kolbe nhấn mạnh rằng ý nghĩa chính xác của tước hiệu “Vô Nhiễm Thai” là một mầu nhiệm lớn, quá sâu sắc và huyền nhiệm đến độ không thể nào hiểu thấu.
Cách tiếp cận của Thánh Kolbe, nhất là việc ngài nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa ơn Vô Nhiễm Thai của Đức Mẹ với tư cách làm trung gian phổ quát mọi ơn thánh của ngài, đã tìm được sự ủng hộ trong thông điệp Marialis Cultus (Tôn Sùng Đức Mẹ) và nhiều trước tác khác của Thánh Truyền. Trong Marialis Cultus, Đức Giáo Hoàng Phoalô VI nói rằng cùng với xu hướng Kitô học trong lòng sùng kính đối với Đức Thánh Nữ Trinh, quả là thích hợp nếu ta làm “nổi bật thêm lòng sùng kính này bằng một trong những sự kiện chủ yếu của Đức Tin đó là Ngôi Vị và công trình của Chúa Thánh Thần”. Cùng trong đoạn văn ấy, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI còn cho hay: cả suy tư thần học lẫn phụng vụ đều nhấn mạnh đến việc: sự can thiệp đầy thánh hóa của Chúa Thánh Thần nơi Đức Mẹ là giờ phút tuyệt đỉnh cho hành động của Người trong lịch sử cứu rỗi. Tỉ dụ, một số giáo phụ và nhà văn của Giáo Hội vốn kể sự thánh thiện tinh nguyên của Đức Mẹ là công trình của Chúa Thánh Thần; như thể Đức Mẹ “được Chúa Thánh Thần nhào nặn để trở thành một thứ vật chất mới và một thụ tạo mới”. Trong mối liên hệ đầy mầu nhiệm giữa Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ, các vị này thấy ra một khía cạnh gợi người ta nhớ tới hôn nhân… và các vị gọi Đức Mẹ là “Đền Thờ Chúa Thánh Thần”, một biểu thức muốn nhấn mạnh tới tư cách thánh thiêng của Đức Trinh Nữ, nay đã trở thành nơi ngự thường trực của Thánh Thần Thiên Chúa. Đào sâu hơn nữa học lý về Đấng Phù Trợ, các vị thấy rằng từ Người, giống như từ một suối nguồn, sự viên mãn của ơn thánh (xem Lc 1:28) và sự dư thừa hồng phúc đã tuôn trào ra để trang sức cho Đức Mẹ… Và trên hết, các vị đã chạy đến xin Đức Nữ Trinh cầu bầu ngõ hầu được Chúa Thánh Thần ban cho khả năng có thể ‘phát sinh’ ra Chúa Kitô trong linh hồn mình, như lời Thánh Ildephonsus từng cầu nguyện trong câu kinh bất hủ: “Ôi Nữ Trinh rất thánh, con van xin Mẹ cho con có được Chúa Giêsu nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng mà nhờ Người Mẹ đã hạ sinh Chúa Giêsu…Ước chi con yêu mến Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần, Đấng mà trong Người Mẹ từng thờ lạy Chúa Giêsu là Chúa và ngắm nhìn Người như Con Mẹ” (6).
Trong suốt cuộc sống trưởng thành của mình, Thánh Kolbe luôn cố gắng đào sâu mối liên hệ độc đáo và kín nhiệm của Đức Mẹ với Chúa Thánh Thần. Một cách đặc biệt, ngài coi các lời Đức Mẹ nói với Thánh Bernadette tại Lộ Đức: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai” có một ý nghĩa mạc khải quan trọng về phương diện này. Ta có thể nói: các lời Đức Mẹ nói với Thánh Bernadette luôn luẩn quẩn trong đầu Thánh Kolbe; vì lúc nào ngài cũng cố gắng nắm được tốt hơn mầu nhiệm sâu sắc ẩn sâu bên dưới. Ngài cho hay những lời trên không những cho ta thấy sự kiện Đức Mẹ được tượng thai mà không vướng tội, mà còn cho thấy cách thế đặc ân ấy thuộc về ngài nữa. Nó không phải là một điều tùy thể (accident), mà là một điều gì đó thuộc về chính bản tính của ngài. Vì ngài quả tình là Vô Nhiễm Thai bằng người” (7).
Trong trước tác sau cùng, viết vài giờ trước khi bị Quốc Xã bắt giữ vào ngày 17 tháng Hai năm 1941, Thánh Maximillian đạt tới một thông tuệ sâu sắc, không những giúp ta hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa Đức Mẹ và Chúa Thánh Thần mà còn giúp ta hiểu rõ hơn việc Người là Ngôi Vị Thiên Chúa đã tự đời đời từ Chúa Cha và Chúa Con ‘mà ra’, cũng như nắm vững hơn vai trò của Đức Mẹ trong việc phân phát mọi ơn thánh của Chúa cho con người trong kế hoạch cứu rỗi của Người.
Trong trước tác này, Thánh Kolbe nói rằng: trong khi Đức Mẹ là một thụ tạo Vô Nhiễm Thai, được dựng nên nhờ tình yêu của Thiên Chúa và nhờ công trình của Chúa Thánh Thần để trở thành một thụ tạo duy nhất được tràn đầy ơn thánh và được chỉ định làm Mẹ Thiên Chúa, thì Chúa Thánh Thần là đấng Vô Nhiễm Thai từ thuở đời đời và không phải là tạo vật, Đấng ‘đã được tượng thai’ bằng tình yêu tự đời đời diễn ra giữa Chúa Cha và Chúa Con; một tình yêu hoàn hảo đến độ đã được ngôi vị hóa. Bởi thế, Thánh Kolbe nói rằng Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Thai được dựng nên; và ngài được như thế là nhờ công trình trực tiếp của Đấng Vô Nhiễm Thai không phải là thụ tạo. Cả hai sự ‘tượng thai’ này đều là hoa trái tình yêu của Chúa; sự tượng thai đầu là thụ tạo và được thực hiện trong thời gian; sự tượng thai sau không phải là thụ tạo và là từ thuở đời đời. Một cách đầy ý nghĩa, chính ở đây, trong những chữ viết cuối cùng của ngài, Thánh Kolbe đã tặng danh xưng “Đấng Vô Nhiễm Thai Không Được Dựng Nên” (Uncreated Immaculate Conception)" cho Chúa Thánh Thần để phân biệt với Đức Mẹ, vốn là “Đấng Vô Nhiễm Thai Được Dưng Nên” (Created Immaculate Conception).
Rõ ràng là, trong các trước tác của mình, Thánh Kolbe đã nắm rất vững nền thần học của Thánh Tôma Tiến Sĩ. Ngài biết rằng ta chỉ có thể đặt tên cho Thiên Chúa bằng các thụ tạo mà thôi; vì Thánh Tôma Aquinô, trong phần đầu cuốn Summa Theologiae (Tổng Luận Thần Học), từng nói rằng lời nói là dấu chỉ các ý niệm, và ý niệm là tương hợp (similitude) của sự vật… Hệ luận là ta có thể đặt tên cho sự vật bao lâu ta hiểu rõ chúng. Ta biết Thiên Chúa nhờ các thụ tạo như là nguyên lý của chúng. Bởi thế, theo cách đó, Người có thể được chúng ta đặt tên nhờ các tạo vật, nhưng lẽ dĩ nhiên cái tên chỉ về Người không phát biểu được chính yếu tính thần linh của Người (8).
Thánh Kolbe cũng biết rằng Thánh Tôma không đặt tên riêng cho đấng thứ hai được phát sinh ra (procession) từ Ba Ngôi Thiên Chúa, vì nơi thụ tạo, việc sinh ra (generation) là nguyên lý thứ nhất của sự thông truyền bản tính (communication of nature), và việc sinh ra chỉ có thể gán cho việc phát sinh ra trí hiểu của Thiên Chúa (Ngôi Lời); chứ không thể áp dụng cho việc phát sinh ra ý chí (Tình Yêu). Bởi thế, việc phát sinh mà không phải là sinh ra, vì không có tên riêng, nên được gọi là “phà hơi” (spiration), tức việc phát sinh ra Thánh Thần (9). Đàng khác, Thánh Tôma còn nói rằng vì việc phát sinh ra Tình Yêu nơi Thiên Chúa không có tên riêng, nên Ngôi Vị phát sinh ra cách đó cũng không có tên riêng (10), mặc dù sau đó, thánh nhân vẫn dành cho Ngôi Vị này những tên riêng như “Tình Yêu” (11) và “Hồng Ân” (Gift) (12) trong khi nhận rằng làm thế chỉ vì “nghèo nàn trong ngôn từ”.
Trong trước tác sau cùng của mình, Thánh Kolbe viết tiếp rằng: Mọi sự hiện hữu, bên ngoài chính Thiên Chúa, vì từ Thiên Chúa mà ra và luôn luôn tùy thuộc vào Người, nên mang nét hao hao phần nào đó giống như Đấng Dựng Nên mình… bởi vì mọi loài thụ tạo đều là hậu quả của Đệ Nhất Nguyên Nhân.
Đúng là những ngôn từ ta dùng để nói về các thực tại thụ tạo chỉ nói lên sự hoàn hảo của Chúa một cách ngập ngừng, có giới hạn và loại suy (analogical) mà thôi. Chúng chỉ là những tiếng vang ít nhiều từ xa vọng lại nói về các phẩm tính của chính Thiên Chúa, cũng như các thực tại thụ tạo mà chúng đứng thay cho.
Nhưng há “tượng thai” không phải là một luật trừ hay sao? Không; không bao giờ có luật trừ nào cả (13). Đứng trên quan điểm của trường phái Tôma, điều vị thánh người Ba Lan này viết trong trước tác sau cùng của ngài quả là sáng chói. Ngài biết rằng tại Lộ Đức, Đức Mẹ tự định nghĩa ngài là sự Tượng Thai Vô Nhiễm. Mặc dù không hoàn toàn thấu hiểu ý nghĩa thuật ngữ này khi áp dụng vào Đức Mẹ, nhưng ngài hiểu tạm đủ nó muốn nói Đức Mẹ chính là sự Tượng Thai Vô Nhiễm; ta cũng có thể nói: sự Tượng Thai Vô Nhiễm nằm ngay trong “chính bản tính của Đức Mẹ”. Trong các câu chữ sau cùng, sau khi viết rằng Chúa Cha sinh hạ (begets) từ thuở đời đời và Chúa Con được hạ sinh (begotten) từ thuở đời đời, Thánh Kolbe đã áp dụng ý niệm hay cái tên mà Đức Mẹ, trong tư cách thụ tạo, đã dùng để tự định nghĩa về mình, cho Thiên Chúa; nhất là cho Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần là ai? Là sự đơm bông tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Nếu hoa trái của tình yêu thụ tạo là sự tượng thai thụ tạo, thì hoa trái của tình yêu Thiên Chúa, vố là nguyên mẫu của mọi tình yêu thụ tạo, nhất thiết phải là sự “tượng thai” Thiên Chúa. Bởi thế, Chúa Thánh Thần chính là “sự tượng thai không được dựng nên nhưng có tính đời đời”, là nguyên mẫu của mọi sự tượng thai vốn nhân thừa sự sống suốt tận cùng vũ trụ (14).
Thánh Kolbe nhận định rằng: về phương diện phát sinh của Thiên Chúa, tượng thai có thể có hai nghĩa. Thứ nhất, nó có nghĩa như một hành vi của tri thức qua đó người ta “tượng thai” một ý niệm nghĩa là một khái niệm (concept); và đó là cách Thánh Tôma dùng để mô tả việc Ngôi Lời đã phát sinh ra sao từ Chúa Cha (15). Thứ hai, nó có nghĩa như một hành vi của ý chí, mà Thánh Tôma vốn mô tả như một “thúc đẩy và chuyển dịch hướng về một đối tượng” (16). Thánh Tôma nói rằng “việc phát sinh ra ý chí (tức Tình Yêu trong Chúa Ba Ngôi) được thực hiện… bằng một thúc đẩy và chuyển dịch hướng về một đối tượng”. Như thế, ta có thể nói rằng tình yêu được “tượng thai” giữa hai chủ thể. Đó chính là cách Thánh Kolbe dùng hạn từ ấy để mô tả việc phát sinh ra Tình Yêu nơi Chúa Ba Ngôi. Ngài nói rằng ta có thể đặt tên riêng cho việc phát sinh ấy là sự (hay Đấng) Tượng Thai Vô Nhiễm Không Được Tạo Dựng Nhưng Có Tính Đời Đời”, một cái tên có thể mô tả được hành vi yêu thương (tức hành vi của ý chí) phát sinh từ thuở đời đời giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Hơn nữa, tận cùng hay cùng đích của hành vi yêu thương phát sinh từ thuở đời đời giữa Chúa Cha và Chúa Con kia, một tình yêu hoàn hảo vì có tính Thiên Chúa, có thể được ngôi vị hóa. Thánh Kolbe gọi Ngôi Vị ấy, một Ngôi Vị vốn là hoa trái của tình yêu Thiên Chúa, bằng tên riêng là sự Tượng Thai Vô Nhiễm Không Được Dựng Nên Nhưng Có Tính Đời Đời.
Thánh Tôma vốn cho rằng: “Ta chỉ có thể đặt tên cho Thiên Chúa từ các thụ tạo. Vì nơi thụ tạo, việc hạ sinh là nguyên lý duy nhất của việc thông truyền bản tính, nên việc phát sinh nơi Thiên Chúa không có tên riêng hay tên đặc thù, ngoài chính việc hạ sinh. Bởi thế, việc phát sinh mà không phải là hạ sinh mãi mãi không có tên đặc thù” (17). Nhưng việc Tượng Thai Vô Nhiễm của Đức Mẹ nhận diện không những cách thức ngài được tượng thai (chỉ một hành động); tên ấy còn nhận diện chính con người của ngài nữa. Như Thánh Kolbe từng nói, sự Tượng Thai Vô Nhiễm “không phải là một cái gì tùy thể [accidental]; nó là một cái gì thuộc về chính bản tính của ngài. Vì ngài là chính sự Tượng Thai Vô Nhiễm bằng người”.
Thánh Kolbe chính xác muốn nói gì khi ngài viết rằng sự Tượng Thai Vô Nhiễm “thuộc về chính bản nhiên của ngài” tức Đức Mẹ? Chính thánh nhân, khi xem sét chủ đề này, cũng phải nhìn nhận rằng ta đang giáp mặt với một mầu nhiệm khôn tả. Ngay từ năm 1933, ngài từng viết rằng: “Đấng Vô Nhiễm là đấng nào và có nghĩa là gì? Ai có thể hiểu ngài một cách hoàn toàn được?... Mọi người chúng ta có thể hiểu “mẹ” có nghĩa gì; nhưng “Mẹ Thiên Chúa” thì là một điều gì đó mà lý trí của ta cũng như trí khôn hữu hạn của ta không thể nào thực sự nắm bắt được. Cũng thế, chỉ có Thiên Chúa mới thực sự hiểu được “vô nhiễm” nghĩa là gì mà thôi. Cùng lắm, ta chỉ có thể phỏng đoán là “được thụ thai mà không mang tội”; nhưng “Tuợng Thai Vô Nhiễm” là một biểu thức có rất nhiều trong các mầu nhiệm của Đạo (18). Và trong trước tác cuối cùng vào ngày 17 tháng Hai năm 1941, Thánh Kolbe một lần nữa đặt câu hỏi: “Ôi lạy Đấng Tượng Thai Vô Nhiễm, vậy Mẹ là ai?”.
Có lẽ trước hết, ta nên xem sét điều Thánh Kolbe không đề cập tới trong lời phát biểu của ngài rằng việc Tượng Thai Vô Nhiễm “thuộc về chính bản tính của Đức Mẹ”. Rõ ràng, ngài không nói: Đức Mẹ không có một bản tính nhân loại do việc hạ sinh nhân bản đem lại. Đức Mẹ hoàn toàn là nhân bản. Ngài tiếp nhận bản tính nhân loại của mình từ cha mẹ tự nhiên của ngài qua việc hạ sinh nhân bản. Thiển nghĩ, Thánh Kolbe cũng không có ý nói Đức Mẹ có một bản tính “siêu nhân” hay lúc ngài được Tượng Thai Vô Nhiễm, một sự gì đó đã “được thêm vào” cho bản tính nhân loại của ngài. Hiệu quả của việc thêm thắt này khiến ngài trở thành điều gì đó khác với hữu thể nhân bản. Không; trong yếu tính, Đức Mẹ là nhân bản trọn vẹn, giống như chúng ta vậy. Điểm dị biệt giữa Đức Mẹ và mọi thành viên khác trong gia đình nhân loại liên quan tới ơn thánh; nó nằm trong sự kiện này là ngay giây phút đầu tiên ngài được tạo dựng hay tượng thai, vì công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, ngài được ban một ơn thánh hay một đặc ân đặc biệt, ơn mà Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Piô IX, trong thông điệp dùng để định nghĩa Tượng Thai Vô Nhiễm, tức thông điệp Ineffabilis Deus (Thiên Chúa Khôn Tả), đã cho rằng luôn gìn giữ Đức Mẹ khỏi mọi vết nhơ của Nguyên Tội.
Vị thánh người Ba Lan này chắc chắn biết rõ: ơn thánh vốn xây trên bản nhiên. Nói rằng Tượng Thai Vô Nhiễm có ý nói tới điều gì đó có tính yếu tính nơi Đức Mẹ, như một phần trong chính bản tính nhân loại của ngài, hơn là một ơn thánh đặc thù nào đó, có thể đi ngược lại thông điệp của Đức Piô IX; vì nếu Đức Mẹ, trong chính bản tính, trong chính yếu tính, là sự Tượng Thai Vô Nhiễm, chả hóa ra ngài không cần đến bất cứ một ơn thánh đặc thù nào giúp ngài được như thế hay sao. Bởi thế, cần phải giải thích cặn kẽ các ngôn từ của Thánh Kolbe khi quả quyết rằng Tượng Thai Vô Nhiễm vốn thuộc về chính bản tính của Đức Mẹ; hẳn thánh nhân sử dụng kiểu nói ấy để chuyên chở ý nghĩa này: sự Tượng Thai Vô Nhiễm là một điều gì đó đã trở thành một phần của Đức Mẹ đến độ ngài có thể dùng nó để định nghĩa về chính mình.
Chính nhờ ơn thánh và đặc ân đặc thù đó, không ban cho bất cứ một hữu thể nhân bản nào khác ngoài Đức Mẹ, nên ngài mới nói được rằng “Ta là Đấng Tượng Thai Vô Nhiễm”. Ơn thánh đặc thù đó, một ơn thánh vốn kết hợp ngài một cách khôn tả với Chúa Thánh Thần và đã giúp ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa, và là người hợp tác một cách tích cực và có ý thức vào mọi ơn thánh Chúa ban cho con người, đã được đồng hóa với chính con người Đức Mẹ một cách mật thiết đến độ ngài thật sự có thể đồng hóa ơn thánh đó với chính bản ngã, chính con người của mình.
Ở đây, có một loại suy có thể giúp ta hiểu điều trên. Chúa Giêsu Kitô có thể nói rất đúng rằng: “Ta là Linh Mục Đời Đời”. Người là Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời do sự kết hợp nhị tính (hypostatic union) qua đó Người, vốn là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, tự kết hợp với một bản tính nhân loại, và do sự kiện này là Người tự dâng mình vừa như Linh Mục vừa như Của Lễ Hy Sinh trên Thánh Giá ở Đồi Canvariô. Không ai khác có thể tự hào như thế được (dù những người được thụ phong vào chức linh mục thừa tác, được chia sẻ chức linh mục của Chúa Kitô, có thể nói rằng “Tôi là một linh mục”). Cũng giống như thế, Đức Mẹ có thể nói rất đúng rằng: “Ta là sự Tượng Thai Vô Nhiễm (được dựng nên)” vì ơn thánh và đặc ân đặc thù này đã không được ban cho bất cứ thụ nào khác ngoài ngài ra. Như thể ngài muốn nhắn với ta: “Ta, và chỉ một mình ta, được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi ngay ở giây phút ta được tượng thai. Chỉ có ta được kết hợp nên một với Chúa Thánh Thần, một cách dấu ẩn và mầu nhiệm mà thôi. Chỉ một mình ta là Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời trở thành Xác Thịt. Và chỉ một mình ta hợp tác với hết Trái Tim Vô Nhiễm của ta vào cái chết cứu chuộc của Con Trai ta, và nay đang hợp tác với Chúa Thánh Thần trong việc phân phát mọi ơn thánh do Chúa Giêsu tạo lập được nhờ công nghiệp của Người”.
(còn một kỳ)
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã viết như thế trong thông điệp “Tôn Sùng Đức Mẹ” (Cultus Marialis) năm 1974. Điều Đức Thánh Cha có thể đã biết hay không biết là Thánh Maximillian Kolbe (1894-1941) đã dành phần lớn đời sống của ngài để khai triển ra một nền thần học về Đức Mẹ nói lên được mối liên hệ kín nhiệm giữa Thánh Thần Thiên Chúa và Đức Trinh Nữ Thành Nadarét; một nền thần học phong phú trong quán niệm, độc đáo trong phương thức, và góp phần vào lòng đạo đức mang lại nhiều sinh lực hơn cho các chi thể của Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Trung thành với Thánh Truyền Công Giáo, Thánh Maximillian Kolbe tin rằng Đức Maria có một vị thế hết sức trổi vượt trong kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa; là người cộng tác đầy ý thức vào mọi ơn thánh Chúa ban cho con người. Tuy nhiên, trong khi Thánh Truyền, qua các nhà trước tác như Thánh Louis de Montfort, hay nhấn mạnh tới Chức Làm Mẹ Thiên Chúa của Đức Mẹ, coi như đó là nền tảng giáo huấn của mình, thì Thánh Kolbe lại cho rằng tư cách trung gian phổ quát các ơn thánh của Đức Mẹ chủ yếu liên hệ với và được dẫn khởi từ mối liên hệ thân mật và kín nhiệm với Chúa Thánh Thần.
Vị thánh người Ba Lan này cho rằng mọi ơn thánh cuối cùng đều đến với chúng ta từ Đức Chúa Cha, nhờ công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, Con một của Người, và được Chúa Thánh Thần phân phối; và, khi phân phối các ơn thánh ấy, Chúa Thánh Thần luôn hành động trong và qua Đức Mẹ, không phải vì Người bắt buộc phải làm như vậy, nhưng chỉ vì, trong kế hoạch cứu rỗi của mình, Thiên Chúa muốn làm như thế. Và sở dĩ Thiên Chúa muốn làm như thế là vì một lý do: Chúa Giêsu, nguồn mọi ơn thánh, đã đến với chúng ta qua Đức Mẹ nhờ công trình của Chúa Thánh Thần; bởi thế, quả thật mọi ơn thánh đều đến với chúng ta qua Đức Mẹ, nhờ công trình của Chúa Thánh Thần.
Mặt khác, Thánh Kolbe còn nói rằng con đường, qua đó, ơn thánh của Chúa đến với chúng ta, tức từ Đức Chúa Cha, qua Đức Chúa Con và nhờ Đức Chúa Thánh Thần, là nghịch đảo với con đường ta trở lại với Chúa. Con đường ta trở lại với Chúa, tức việc ta yêu thương đáp trả tình yêu và ơn thánh của Người, tiến từ Đức Chúa Thánh Thần (Đấng luôn hành động qua Đức Mẹ), qua Đức Chúa Con và về cùng Đức Chúa Cha (2).
Đối với Thánh Kolbe, vai trò hết sức nổi bật của Đức Mẹ trong sự sắp xếp (ordo) này của Chúa, tức việc ơn thánh và tình yêu từ Chúa đến với con người, và tình yêu từ con người đáp trả lại Thiên Chúa, đặc biệt phát sinh từ việc ngài hợp nhất một cách độc đáo và hết sức thân mật với Chúa Thánh Thần. Thánh nhân cho rằng Chúa Thánh Thần ngự trong linh hồn Đức Mẹ một cách khôn tả đến độ vượt quá và sâu sắc hơn cả sự hợp nhất giữa Chúa Thánh Thần và linh hồn ta nhờ ơn thánh hóa của Bí Tích Rửa Tội (3).
Để soi sáng phần nào sự kết hợp mật thiết giữa Đức Mẹ và Ngôi Ba Thiên Chúa, Thánh Kolbe đã mô phỏng Thánh Truyền mà gọi Đức Mẹ là ‘người phối ngẫu” của Chúa Thánh Thần (4). Nhưng ngài cũng cho rằng thuật ngữ này không thoả đáng hoàn toàn, không lột tả trọn vẹn mối liên hệ mật thiết và hết sức huyền nhiệm này. Vì trong hôn nhân, người đàn ông và người đàn bà, nhờ ơn thánh bí tích, được hợp nhất thành “một thân xác”. Nhưng sự kết hợp giữa Đức Mẹ và Chúa Thánh Thần mật thiết hơn nhiều sự kết hợp trong hôn nhân. Đã đành, trong các loài thụ tạo do Chúa dựng nên, sự kết hợp giữa vợ chồng là sự kết hợp mật thiết hơn hết. Nhưng Chúa Thánh Thần sống ngay trong linh hồn Đấng Vô Nhiễm, trong thẳm cung chính con người của ngài (5).
Điều gì đáng kể nhất trong mối liên hệ đặc biệt của Đức Mẹ với Chúa Thánh Thần? Thánh Kolbe cho hay đó chính là việc ngài được vô nhiễm nguyên tội từ lúc tượng thai, một việc sở dĩ có được là nhờ công trình trực tiếp của Chúa Thánh Thần. Nhờ Đức Mẹ được Vô Nhiễm Thai, nên Chúa Cha và Chúa Con muốn rằng Đức Mẹ sẽ kết hợp nên một với Thánh Thần Yêu Thương chung của cả hai ngôi vị, một cách gần gũi và mật thiết đến có thể cho phép Chúa Thánh Thần thực hiện được việc Nhập Thể của Ngôi Lời ngay trong lòng Đức Mẹ, khiến ngài trở nên Mẹ Thiên Chúa; và mặt khác, sự kết hợp này phải cho phép Đức Mẹ trở thành dụng cụ hay máng chuyển qua đó Chúa Thánh Thần sẽ phân phát mọi ơn thánh do Chúa Kitô tạo lập được. Thánh Kolbe nhấn mạnh rằng ý nghĩa chính xác của tước hiệu “Vô Nhiễm Thai” là một mầu nhiệm lớn, quá sâu sắc và huyền nhiệm đến độ không thể nào hiểu thấu.
Cách tiếp cận của Thánh Kolbe, nhất là việc ngài nhấn mạnh tới mối liên hệ giữa ơn Vô Nhiễm Thai của Đức Mẹ với tư cách làm trung gian phổ quát mọi ơn thánh của ngài, đã tìm được sự ủng hộ trong thông điệp Marialis Cultus (Tôn Sùng Đức Mẹ) và nhiều trước tác khác của Thánh Truyền. Trong Marialis Cultus, Đức Giáo Hoàng Phoalô VI nói rằng cùng với xu hướng Kitô học trong lòng sùng kính đối với Đức Thánh Nữ Trinh, quả là thích hợp nếu ta làm “nổi bật thêm lòng sùng kính này bằng một trong những sự kiện chủ yếu của Đức Tin đó là Ngôi Vị và công trình của Chúa Thánh Thần”. Cùng trong đoạn văn ấy, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI còn cho hay: cả suy tư thần học lẫn phụng vụ đều nhấn mạnh đến việc: sự can thiệp đầy thánh hóa của Chúa Thánh Thần nơi Đức Mẹ là giờ phút tuyệt đỉnh cho hành động của Người trong lịch sử cứu rỗi. Tỉ dụ, một số giáo phụ và nhà văn của Giáo Hội vốn kể sự thánh thiện tinh nguyên của Đức Mẹ là công trình của Chúa Thánh Thần; như thể Đức Mẹ “được Chúa Thánh Thần nhào nặn để trở thành một thứ vật chất mới và một thụ tạo mới”. Trong mối liên hệ đầy mầu nhiệm giữa Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ, các vị này thấy ra một khía cạnh gợi người ta nhớ tới hôn nhân… và các vị gọi Đức Mẹ là “Đền Thờ Chúa Thánh Thần”, một biểu thức muốn nhấn mạnh tới tư cách thánh thiêng của Đức Trinh Nữ, nay đã trở thành nơi ngự thường trực của Thánh Thần Thiên Chúa. Đào sâu hơn nữa học lý về Đấng Phù Trợ, các vị thấy rằng từ Người, giống như từ một suối nguồn, sự viên mãn của ơn thánh (xem Lc 1:28) và sự dư thừa hồng phúc đã tuôn trào ra để trang sức cho Đức Mẹ… Và trên hết, các vị đã chạy đến xin Đức Nữ Trinh cầu bầu ngõ hầu được Chúa Thánh Thần ban cho khả năng có thể ‘phát sinh’ ra Chúa Kitô trong linh hồn mình, như lời Thánh Ildephonsus từng cầu nguyện trong câu kinh bất hủ: “Ôi Nữ Trinh rất thánh, con van xin Mẹ cho con có được Chúa Giêsu nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng mà nhờ Người Mẹ đã hạ sinh Chúa Giêsu…Ước chi con yêu mến Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần, Đấng mà trong Người Mẹ từng thờ lạy Chúa Giêsu là Chúa và ngắm nhìn Người như Con Mẹ” (6).
Trong suốt cuộc sống trưởng thành của mình, Thánh Kolbe luôn cố gắng đào sâu mối liên hệ độc đáo và kín nhiệm của Đức Mẹ với Chúa Thánh Thần. Một cách đặc biệt, ngài coi các lời Đức Mẹ nói với Thánh Bernadette tại Lộ Đức: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai” có một ý nghĩa mạc khải quan trọng về phương diện này. Ta có thể nói: các lời Đức Mẹ nói với Thánh Bernadette luôn luẩn quẩn trong đầu Thánh Kolbe; vì lúc nào ngài cũng cố gắng nắm được tốt hơn mầu nhiệm sâu sắc ẩn sâu bên dưới. Ngài cho hay những lời trên không những cho ta thấy sự kiện Đức Mẹ được tượng thai mà không vướng tội, mà còn cho thấy cách thế đặc ân ấy thuộc về ngài nữa. Nó không phải là một điều tùy thể (accident), mà là một điều gì đó thuộc về chính bản tính của ngài. Vì ngài quả tình là Vô Nhiễm Thai bằng người” (7).
Trong trước tác sau cùng, viết vài giờ trước khi bị Quốc Xã bắt giữ vào ngày 17 tháng Hai năm 1941, Thánh Maximillian đạt tới một thông tuệ sâu sắc, không những giúp ta hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa Đức Mẹ và Chúa Thánh Thần mà còn giúp ta hiểu rõ hơn việc Người là Ngôi Vị Thiên Chúa đã tự đời đời từ Chúa Cha và Chúa Con ‘mà ra’, cũng như nắm vững hơn vai trò của Đức Mẹ trong việc phân phát mọi ơn thánh của Chúa cho con người trong kế hoạch cứu rỗi của Người.
Trong trước tác này, Thánh Kolbe nói rằng: trong khi Đức Mẹ là một thụ tạo Vô Nhiễm Thai, được dựng nên nhờ tình yêu của Thiên Chúa và nhờ công trình của Chúa Thánh Thần để trở thành một thụ tạo duy nhất được tràn đầy ơn thánh và được chỉ định làm Mẹ Thiên Chúa, thì Chúa Thánh Thần là đấng Vô Nhiễm Thai từ thuở đời đời và không phải là tạo vật, Đấng ‘đã được tượng thai’ bằng tình yêu tự đời đời diễn ra giữa Chúa Cha và Chúa Con; một tình yêu hoàn hảo đến độ đã được ngôi vị hóa. Bởi thế, Thánh Kolbe nói rằng Đức Mẹ là Đấng Vô Nhiễm Thai được dựng nên; và ngài được như thế là nhờ công trình trực tiếp của Đấng Vô Nhiễm Thai không phải là thụ tạo. Cả hai sự ‘tượng thai’ này đều là hoa trái tình yêu của Chúa; sự tượng thai đầu là thụ tạo và được thực hiện trong thời gian; sự tượng thai sau không phải là thụ tạo và là từ thuở đời đời. Một cách đầy ý nghĩa, chính ở đây, trong những chữ viết cuối cùng của ngài, Thánh Kolbe đã tặng danh xưng “Đấng Vô Nhiễm Thai Không Được Dựng Nên” (Uncreated Immaculate Conception)" cho Chúa Thánh Thần để phân biệt với Đức Mẹ, vốn là “Đấng Vô Nhiễm Thai Được Dưng Nên” (Created Immaculate Conception).
Rõ ràng là, trong các trước tác của mình, Thánh Kolbe đã nắm rất vững nền thần học của Thánh Tôma Tiến Sĩ. Ngài biết rằng ta chỉ có thể đặt tên cho Thiên Chúa bằng các thụ tạo mà thôi; vì Thánh Tôma Aquinô, trong phần đầu cuốn Summa Theologiae (Tổng Luận Thần Học), từng nói rằng lời nói là dấu chỉ các ý niệm, và ý niệm là tương hợp (similitude) của sự vật… Hệ luận là ta có thể đặt tên cho sự vật bao lâu ta hiểu rõ chúng. Ta biết Thiên Chúa nhờ các thụ tạo như là nguyên lý của chúng. Bởi thế, theo cách đó, Người có thể được chúng ta đặt tên nhờ các tạo vật, nhưng lẽ dĩ nhiên cái tên chỉ về Người không phát biểu được chính yếu tính thần linh của Người (8).
Thánh Kolbe cũng biết rằng Thánh Tôma không đặt tên riêng cho đấng thứ hai được phát sinh ra (procession) từ Ba Ngôi Thiên Chúa, vì nơi thụ tạo, việc sinh ra (generation) là nguyên lý thứ nhất của sự thông truyền bản tính (communication of nature), và việc sinh ra chỉ có thể gán cho việc phát sinh ra trí hiểu của Thiên Chúa (Ngôi Lời); chứ không thể áp dụng cho việc phát sinh ra ý chí (Tình Yêu). Bởi thế, việc phát sinh mà không phải là sinh ra, vì không có tên riêng, nên được gọi là “phà hơi” (spiration), tức việc phát sinh ra Thánh Thần (9). Đàng khác, Thánh Tôma còn nói rằng vì việc phát sinh ra Tình Yêu nơi Thiên Chúa không có tên riêng, nên Ngôi Vị phát sinh ra cách đó cũng không có tên riêng (10), mặc dù sau đó, thánh nhân vẫn dành cho Ngôi Vị này những tên riêng như “Tình Yêu” (11) và “Hồng Ân” (Gift) (12) trong khi nhận rằng làm thế chỉ vì “nghèo nàn trong ngôn từ”.
Trong trước tác sau cùng của mình, Thánh Kolbe viết tiếp rằng: Mọi sự hiện hữu, bên ngoài chính Thiên Chúa, vì từ Thiên Chúa mà ra và luôn luôn tùy thuộc vào Người, nên mang nét hao hao phần nào đó giống như Đấng Dựng Nên mình… bởi vì mọi loài thụ tạo đều là hậu quả của Đệ Nhất Nguyên Nhân.
Đúng là những ngôn từ ta dùng để nói về các thực tại thụ tạo chỉ nói lên sự hoàn hảo của Chúa một cách ngập ngừng, có giới hạn và loại suy (analogical) mà thôi. Chúng chỉ là những tiếng vang ít nhiều từ xa vọng lại nói về các phẩm tính của chính Thiên Chúa, cũng như các thực tại thụ tạo mà chúng đứng thay cho.
Nhưng há “tượng thai” không phải là một luật trừ hay sao? Không; không bao giờ có luật trừ nào cả (13). Đứng trên quan điểm của trường phái Tôma, điều vị thánh người Ba Lan này viết trong trước tác sau cùng của ngài quả là sáng chói. Ngài biết rằng tại Lộ Đức, Đức Mẹ tự định nghĩa ngài là sự Tượng Thai Vô Nhiễm. Mặc dù không hoàn toàn thấu hiểu ý nghĩa thuật ngữ này khi áp dụng vào Đức Mẹ, nhưng ngài hiểu tạm đủ nó muốn nói Đức Mẹ chính là sự Tượng Thai Vô Nhiễm; ta cũng có thể nói: sự Tượng Thai Vô Nhiễm nằm ngay trong “chính bản tính của Đức Mẹ”. Trong các câu chữ sau cùng, sau khi viết rằng Chúa Cha sinh hạ (begets) từ thuở đời đời và Chúa Con được hạ sinh (begotten) từ thuở đời đời, Thánh Kolbe đã áp dụng ý niệm hay cái tên mà Đức Mẹ, trong tư cách thụ tạo, đã dùng để tự định nghĩa về mình, cho Thiên Chúa; nhất là cho Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần là ai? Là sự đơm bông tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Nếu hoa trái của tình yêu thụ tạo là sự tượng thai thụ tạo, thì hoa trái của tình yêu Thiên Chúa, vố là nguyên mẫu của mọi tình yêu thụ tạo, nhất thiết phải là sự “tượng thai” Thiên Chúa. Bởi thế, Chúa Thánh Thần chính là “sự tượng thai không được dựng nên nhưng có tính đời đời”, là nguyên mẫu của mọi sự tượng thai vốn nhân thừa sự sống suốt tận cùng vũ trụ (14).
Thánh Kolbe nhận định rằng: về phương diện phát sinh của Thiên Chúa, tượng thai có thể có hai nghĩa. Thứ nhất, nó có nghĩa như một hành vi của tri thức qua đó người ta “tượng thai” một ý niệm nghĩa là một khái niệm (concept); và đó là cách Thánh Tôma dùng để mô tả việc Ngôi Lời đã phát sinh ra sao từ Chúa Cha (15). Thứ hai, nó có nghĩa như một hành vi của ý chí, mà Thánh Tôma vốn mô tả như một “thúc đẩy và chuyển dịch hướng về một đối tượng” (16). Thánh Tôma nói rằng “việc phát sinh ra ý chí (tức Tình Yêu trong Chúa Ba Ngôi) được thực hiện… bằng một thúc đẩy và chuyển dịch hướng về một đối tượng”. Như thế, ta có thể nói rằng tình yêu được “tượng thai” giữa hai chủ thể. Đó chính là cách Thánh Kolbe dùng hạn từ ấy để mô tả việc phát sinh ra Tình Yêu nơi Chúa Ba Ngôi. Ngài nói rằng ta có thể đặt tên riêng cho việc phát sinh ấy là sự (hay Đấng) Tượng Thai Vô Nhiễm Không Được Tạo Dựng Nhưng Có Tính Đời Đời”, một cái tên có thể mô tả được hành vi yêu thương (tức hành vi của ý chí) phát sinh từ thuở đời đời giữa Chúa Cha và Chúa Con.
Hơn nữa, tận cùng hay cùng đích của hành vi yêu thương phát sinh từ thuở đời đời giữa Chúa Cha và Chúa Con kia, một tình yêu hoàn hảo vì có tính Thiên Chúa, có thể được ngôi vị hóa. Thánh Kolbe gọi Ngôi Vị ấy, một Ngôi Vị vốn là hoa trái của tình yêu Thiên Chúa, bằng tên riêng là sự Tượng Thai Vô Nhiễm Không Được Dựng Nên Nhưng Có Tính Đời Đời.
Thánh Tôma vốn cho rằng: “Ta chỉ có thể đặt tên cho Thiên Chúa từ các thụ tạo. Vì nơi thụ tạo, việc hạ sinh là nguyên lý duy nhất của việc thông truyền bản tính, nên việc phát sinh nơi Thiên Chúa không có tên riêng hay tên đặc thù, ngoài chính việc hạ sinh. Bởi thế, việc phát sinh mà không phải là hạ sinh mãi mãi không có tên đặc thù” (17). Nhưng việc Tượng Thai Vô Nhiễm của Đức Mẹ nhận diện không những cách thức ngài được tượng thai (chỉ một hành động); tên ấy còn nhận diện chính con người của ngài nữa. Như Thánh Kolbe từng nói, sự Tượng Thai Vô Nhiễm “không phải là một cái gì tùy thể [accidental]; nó là một cái gì thuộc về chính bản tính của ngài. Vì ngài là chính sự Tượng Thai Vô Nhiễm bằng người”.
Thánh Kolbe chính xác muốn nói gì khi ngài viết rằng sự Tượng Thai Vô Nhiễm “thuộc về chính bản nhiên của ngài” tức Đức Mẹ? Chính thánh nhân, khi xem sét chủ đề này, cũng phải nhìn nhận rằng ta đang giáp mặt với một mầu nhiệm khôn tả. Ngay từ năm 1933, ngài từng viết rằng: “Đấng Vô Nhiễm là đấng nào và có nghĩa là gì? Ai có thể hiểu ngài một cách hoàn toàn được?... Mọi người chúng ta có thể hiểu “mẹ” có nghĩa gì; nhưng “Mẹ Thiên Chúa” thì là một điều gì đó mà lý trí của ta cũng như trí khôn hữu hạn của ta không thể nào thực sự nắm bắt được. Cũng thế, chỉ có Thiên Chúa mới thực sự hiểu được “vô nhiễm” nghĩa là gì mà thôi. Cùng lắm, ta chỉ có thể phỏng đoán là “được thụ thai mà không mang tội”; nhưng “Tuợng Thai Vô Nhiễm” là một biểu thức có rất nhiều trong các mầu nhiệm của Đạo (18). Và trong trước tác cuối cùng vào ngày 17 tháng Hai năm 1941, Thánh Kolbe một lần nữa đặt câu hỏi: “Ôi lạy Đấng Tượng Thai Vô Nhiễm, vậy Mẹ là ai?”.
Có lẽ trước hết, ta nên xem sét điều Thánh Kolbe không đề cập tới trong lời phát biểu của ngài rằng việc Tượng Thai Vô Nhiễm “thuộc về chính bản tính của Đức Mẹ”. Rõ ràng, ngài không nói: Đức Mẹ không có một bản tính nhân loại do việc hạ sinh nhân bản đem lại. Đức Mẹ hoàn toàn là nhân bản. Ngài tiếp nhận bản tính nhân loại của mình từ cha mẹ tự nhiên của ngài qua việc hạ sinh nhân bản. Thiển nghĩ, Thánh Kolbe cũng không có ý nói Đức Mẹ có một bản tính “siêu nhân” hay lúc ngài được Tượng Thai Vô Nhiễm, một sự gì đó đã “được thêm vào” cho bản tính nhân loại của ngài. Hiệu quả của việc thêm thắt này khiến ngài trở thành điều gì đó khác với hữu thể nhân bản. Không; trong yếu tính, Đức Mẹ là nhân bản trọn vẹn, giống như chúng ta vậy. Điểm dị biệt giữa Đức Mẹ và mọi thành viên khác trong gia đình nhân loại liên quan tới ơn thánh; nó nằm trong sự kiện này là ngay giây phút đầu tiên ngài được tạo dựng hay tượng thai, vì công nghiệp của Chúa Giêsu Kitô, ngài được ban một ơn thánh hay một đặc ân đặc biệt, ơn mà Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Piô IX, trong thông điệp dùng để định nghĩa Tượng Thai Vô Nhiễm, tức thông điệp Ineffabilis Deus (Thiên Chúa Khôn Tả), đã cho rằng luôn gìn giữ Đức Mẹ khỏi mọi vết nhơ của Nguyên Tội.
Vị thánh người Ba Lan này chắc chắn biết rõ: ơn thánh vốn xây trên bản nhiên. Nói rằng Tượng Thai Vô Nhiễm có ý nói tới điều gì đó có tính yếu tính nơi Đức Mẹ, như một phần trong chính bản tính nhân loại của ngài, hơn là một ơn thánh đặc thù nào đó, có thể đi ngược lại thông điệp của Đức Piô IX; vì nếu Đức Mẹ, trong chính bản tính, trong chính yếu tính, là sự Tượng Thai Vô Nhiễm, chả hóa ra ngài không cần đến bất cứ một ơn thánh đặc thù nào giúp ngài được như thế hay sao. Bởi thế, cần phải giải thích cặn kẽ các ngôn từ của Thánh Kolbe khi quả quyết rằng Tượng Thai Vô Nhiễm vốn thuộc về chính bản tính của Đức Mẹ; hẳn thánh nhân sử dụng kiểu nói ấy để chuyên chở ý nghĩa này: sự Tượng Thai Vô Nhiễm là một điều gì đó đã trở thành một phần của Đức Mẹ đến độ ngài có thể dùng nó để định nghĩa về chính mình.
Chính nhờ ơn thánh và đặc ân đặc thù đó, không ban cho bất cứ một hữu thể nhân bản nào khác ngoài Đức Mẹ, nên ngài mới nói được rằng “Ta là Đấng Tượng Thai Vô Nhiễm”. Ơn thánh đặc thù đó, một ơn thánh vốn kết hợp ngài một cách khôn tả với Chúa Thánh Thần và đã giúp ngài trở thành Mẹ Thiên Chúa, và là người hợp tác một cách tích cực và có ý thức vào mọi ơn thánh Chúa ban cho con người, đã được đồng hóa với chính con người Đức Mẹ một cách mật thiết đến độ ngài thật sự có thể đồng hóa ơn thánh đó với chính bản ngã, chính con người của mình.
Ở đây, có một loại suy có thể giúp ta hiểu điều trên. Chúa Giêsu Kitô có thể nói rất đúng rằng: “Ta là Linh Mục Đời Đời”. Người là Linh Mục Thượng Phẩm Đời Đời do sự kết hợp nhị tính (hypostatic union) qua đó Người, vốn là Ngôi Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, tự kết hợp với một bản tính nhân loại, và do sự kiện này là Người tự dâng mình vừa như Linh Mục vừa như Của Lễ Hy Sinh trên Thánh Giá ở Đồi Canvariô. Không ai khác có thể tự hào như thế được (dù những người được thụ phong vào chức linh mục thừa tác, được chia sẻ chức linh mục của Chúa Kitô, có thể nói rằng “Tôi là một linh mục”). Cũng giống như thế, Đức Mẹ có thể nói rất đúng rằng: “Ta là sự Tượng Thai Vô Nhiễm (được dựng nên)” vì ơn thánh và đặc ân đặc thù này đã không được ban cho bất cứ thụ nào khác ngoài ngài ra. Như thể ngài muốn nhắn với ta: “Ta, và chỉ một mình ta, được gìn giữ khỏi mọi vết nhơ của tội lỗi ngay ở giây phút ta được tượng thai. Chỉ có ta được kết hợp nên một với Chúa Thánh Thần, một cách dấu ẩn và mầu nhiệm mà thôi. Chỉ một mình ta là Mẹ Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời trở thành Xác Thịt. Và chỉ một mình ta hợp tác với hết Trái Tim Vô Nhiễm của ta vào cái chết cứu chuộc của Con Trai ta, và nay đang hợp tác với Chúa Thánh Thần trong việc phân phát mọi ơn thánh do Chúa Giêsu tạo lập được nhờ công nghiệp của Người”.
(còn một kỳ)
Chúa Giêsu Kitô lên trời mà vẫn ở dưới đất?
Lm. Fx Nguyễn hùng Oánh
17:53 20/05/2009
CHÚA GIÊSU KYTÔ LÊN TRỜI MÀ VẪN Ở DƯỚI ĐẤT ?
1- Quan niệm về “trời đất”
a- Theo vũ trụ quan của người Việt nam:
-Trời là một quãng không (impersonnel) ở trên đầu ta đối với đất ta đang đứng đây:
Trên trờì có đám mây xanh,
Ờ giữa mây trắng, chung quanh mây vàng.
Trời quang, mây tạnh, trời u ám, trời nắng, trời mưa.
- Trời là Ông Trời (personnel):
Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân. (Kiều, câu 3241)
…
“ Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa”. (Kiều, câu 3249 )
b- Theo Thánh Kinh
Dưới mắt người Do thái, trời là công trình tạo dựng của Thiên Chúa, là một kiến trúc vững chắc có các cột trụ chống giữ (Giop 26,11), có nền móng chắc chắn ( 2 Sm 22,8), có bể chứa nước, tuyết, băng giá, gió (Giop 38,22; Tv 33,7), có các cửa cống để tuôn các chất đó ra: tháo cống nước làm mưa, tháo cống gió làm gió (Stk 7,11; 2 V 7,2; Mal 3,10).
Trời ở trên, đất ở dưới. Trời là nhà của Thiên Chúa ( Is 66,1) và đất là phần Thiên Chúa ban cho loài người (Tv 115, 16). Không ai lên trời được (Gioan 3,13; Cn 30,4; Rm 10,6). Kẻ mơ ước lên trời là người điên (xem Stk 11,4 ) vì tự xem mình đồng hàng với Thiên Chúa (Is 14,13).
Chỉ có Chúa Giêsu Kytô đã lên trời vì Ngài từ trời xuống:
“Thầy từ trời mà xuống, không phải làm theo ý Thầy, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan 6,38). Thầy phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến”(nt 8,42).
Và khi Chúa Kytô đã thi hành Thánh Ý Chúa Cha trong mầu nhiệm Vượt qua (chết và sống lại ), Ngài trở về với Chúa Cha bằng “con đường thăng thiên”:
“ Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa” (Marcô 16,19).
“ Đang khi chúc lành cho họ, thì Người rời khỏi họ và được đem lên trời” (Luca 24,51)
“Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa “(Công vụ 1,9)
“ Thiên Chúa đã biểu dương nơi Đức Kytô, khi làm cho Đức Kytô sống lại từ cõi chết, và đặt ngư bên hữu Người trên trời” (Ephêso 1,20)
“Thiên Chúa ban cho ta một lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kytô, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa sau khi đã lên trời” ( I Phêrô 3,21-22).
Đức Tin dạy chúng ta biết Ngôi Hai Thiên Chúa xuống mặc lấy thân xác
người phàm như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, gọi là Đức Chúa Giêsu Kytô. Vậy Chúa Giêsu Kytô là Thiên Chúa thật và là người thật. Là Thiên Chúa Ngôi Hai, Ngài ở khắp mọi nơi bằng bản tính và Ngôi Vị nên không thể nói Ngài “lên trời hoặc xuống trần gian “. Nhưng Ngài mặc lấy xác phàm của chúng ta, như vậy khi sống như con người thì phải hoạt động trong Thân xác có giới hạn trong phạm vi của nó trên bình diện tự nhiên. Khi sống lại, vào trong vinh quang (siêu nhiên), thân xác Chúa biến đổi hợp với tính siêu nhiên, nhưng vẫn là thân xác loài người, có những hạn chế, giới hạn. Chúa Kytô lên trời tức là thân xác của Ngài lên trời nghĩa là được đưa lên trời, được vinh thăng trong Nươc Trời, Ngài làm chủ, làm vua trời đất muôn loài, muôn vật. Và khi Ngài hiện ra, không có nghĩa là Ngài từ trời xuống, nhưng là Ngài ban ơn đặc biệt để các Tông đồ thấy con người của Ngài, nghe tiếng Ngài nói như cũ.
Hiểu như trẻ thơ thế nầy: Chúa sống lại, hiện ra cho các Tông đồ thấy rồi biến đi, trốn vào một nơi bí mật, rồi lại hiện ra. Cứ thế trong vòng bốn mươi ngày, sau đó Chúa mới lên trời. Thật ra, khi sống lại, thân xác Chúa đã ở cõi siêu nhiên, cõi trời rồi và Ngài hiện ra tức là Ngài ban ơn cho người ta thấy,nghe Ngài nói. Đến ngày thứ bốn mươi, Chúa hiện ra lần chót bằng một “cử chỉ lên trời” đề cho các Tông đồ biết Ngài không còn hiện ra như thế nữa.
Nhưng sự kiện Chúa thăng thiên có một tầm rất quan trọng nên thánh Phaolô đã nói rất mạnh: ” Người đã lên nghĩa là gì, nếu không phải Người đã xuống tận các vùng sâu thẩm dưới mặt đất. Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi từng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn”( Eph 4,9-10). Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã hủy bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. Người đã truất phế các quyền lực thần thiêng, đã công khai bêu xấu chúng, đã điệu chúng đi trong đám rước khải hoàn của Người “( Col 2,14-15). Bản văn nhấn mạnh đến cuộc “đảo chính” (truất phế) vì một nhóm người xem Chúa Kytô ngang hàng với thiên thần nên phải “truất phế, bêu xấu, trói tay” điệu chúng đi trong đám rước chiến thắng của Chúa Kytô.
Về phần tín hữu của Chúa Kytô, vì Chúa lên trời mở đầu cho việc Chúa trở lại trong vinh quang giữa hàng thần thánh, ban ơn cứ độ viên mãn (xác sống lại trong vinh quang), đây là thời gian “trời đất giao hòa” vì Chúa lên trời mà còn ỡ trần gian. Ngay từ bây giờ, dầu chúng ta còn sống trên cõi trần, “Chúa Kytô đã cho chúng ta được cùng sống lại với Người và cùng ngự trị với Người trên cõi trời”( Eph 2, 6), “cũng như chúng ta dã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì nay chúng ta đang mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến ( 1 Cor 1,49). Tín hữu giống như người thiên quốc, ” không thuộc thế gian nhưng không được cất khỏi thế gian “(Gioan 17,15-16) và phải hoàn thành sứ mệnh Chúa trao phó trước khi Chúa lên trời nên rất cần sự hiện diện của Chúa tức là Chúâ ở lại cùng Hội Thánh cho đến tận thế. Công đồng Vatcan II đã dạy như thế nầy: Chúa Kytô hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì “ như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục”, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kytô rửa. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh. Sau hết, Người hiện diện khi Hội Thánh cầu nguyện và hát Thánh vịnh, như chính Người đã hứa: ” Ở đâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ”( Mt 18,20) (Hiến chế Phụng vụ, số 7).
1- Quan niệm về “trời đất”
a- Theo vũ trụ quan của người Việt nam:
-Trời là một quãng không (impersonnel) ở trên đầu ta đối với đất ta đang đứng đây:
Trên trờì có đám mây xanh,
Ờ giữa mây trắng, chung quanh mây vàng.
Trời quang, mây tạnh, trời u ám, trời nắng, trời mưa.
- Trời là Ông Trời (personnel):
Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
Ngẫm hay muôn sự tại Trời
Trời kia đã bắt làm người có thân. (Kiều, câu 3241)
…
“ Cũng đừng trách lẫn Trời gần Trời xa”. (Kiều, câu 3249 )
b- Theo Thánh Kinh
Dưới mắt người Do thái, trời là công trình tạo dựng của Thiên Chúa, là một kiến trúc vững chắc có các cột trụ chống giữ (Giop 26,11), có nền móng chắc chắn ( 2 Sm 22,8), có bể chứa nước, tuyết, băng giá, gió (Giop 38,22; Tv 33,7), có các cửa cống để tuôn các chất đó ra: tháo cống nước làm mưa, tháo cống gió làm gió (Stk 7,11; 2 V 7,2; Mal 3,10).
Trời ở trên, đất ở dưới. Trời là nhà của Thiên Chúa ( Is 66,1) và đất là phần Thiên Chúa ban cho loài người (Tv 115, 16). Không ai lên trời được (Gioan 3,13; Cn 30,4; Rm 10,6). Kẻ mơ ước lên trời là người điên (xem Stk 11,4 ) vì tự xem mình đồng hàng với Thiên Chúa (Is 14,13).
Chỉ có Chúa Giêsu Kytô đã lên trời vì Ngài từ trời xuống:
“Thầy từ trời mà xuống, không phải làm theo ý Thầy, nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Thầy” (Gioan 6,38). Thầy phát xuất từ Thiên Chúa và bởi Thiên Chúa mà đến”(nt 8,42).
Và khi Chúa Kytô đã thi hành Thánh Ý Chúa Cha trong mầu nhiệm Vượt qua (chết và sống lại ), Ngài trở về với Chúa Cha bằng “con đường thăng thiên”:
“ Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa” (Marcô 16,19).
“ Đang khi chúc lành cho họ, thì Người rời khỏi họ và được đem lên trời” (Luca 24,51)
“Nói xong, Người được cất lên ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa “(Công vụ 1,9)
“ Thiên Chúa đã biểu dương nơi Đức Kytô, khi làm cho Đức Kytô sống lại từ cõi chết, và đặt ngư bên hữu Người trên trời” (Ephêso 1,20)
“Thiên Chúa ban cho ta một lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kytô, Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa sau khi đã lên trời” ( I Phêrô 3,21-22).
Đức Tin dạy chúng ta biết Ngôi Hai Thiên Chúa xuống mặc lấy thân xác
người phàm như chúng ta ngoại trừ tội lỗi, gọi là Đức Chúa Giêsu Kytô. Vậy Chúa Giêsu Kytô là Thiên Chúa thật và là người thật. Là Thiên Chúa Ngôi Hai, Ngài ở khắp mọi nơi bằng bản tính và Ngôi Vị nên không thể nói Ngài “lên trời hoặc xuống trần gian “. Nhưng Ngài mặc lấy xác phàm của chúng ta, như vậy khi sống như con người thì phải hoạt động trong Thân xác có giới hạn trong phạm vi của nó trên bình diện tự nhiên. Khi sống lại, vào trong vinh quang (siêu nhiên), thân xác Chúa biến đổi hợp với tính siêu nhiên, nhưng vẫn là thân xác loài người, có những hạn chế, giới hạn. Chúa Kytô lên trời tức là thân xác của Ngài lên trời nghĩa là được đưa lên trời, được vinh thăng trong Nươc Trời, Ngài làm chủ, làm vua trời đất muôn loài, muôn vật. Và khi Ngài hiện ra, không có nghĩa là Ngài từ trời xuống, nhưng là Ngài ban ơn đặc biệt để các Tông đồ thấy con người của Ngài, nghe tiếng Ngài nói như cũ.
Hiểu như trẻ thơ thế nầy: Chúa sống lại, hiện ra cho các Tông đồ thấy rồi biến đi, trốn vào một nơi bí mật, rồi lại hiện ra. Cứ thế trong vòng bốn mươi ngày, sau đó Chúa mới lên trời. Thật ra, khi sống lại, thân xác Chúa đã ở cõi siêu nhiên, cõi trời rồi và Ngài hiện ra tức là Ngài ban ơn cho người ta thấy,nghe Ngài nói. Đến ngày thứ bốn mươi, Chúa hiện ra lần chót bằng một “cử chỉ lên trời” đề cho các Tông đồ biết Ngài không còn hiện ra như thế nữa.
Nhưng sự kiện Chúa thăng thiên có một tầm rất quan trọng nên thánh Phaolô đã nói rất mạnh: ” Người đã lên nghĩa là gì, nếu không phải Người đã xuống tận các vùng sâu thẩm dưới mặt đất. Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi từng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn”( Eph 4,9-10). Người đã xóa sổ nợ bất lợi cho chúng ta, sổ nợ mà các giới luật đã đưa ra chống lại chúng ta. Người đã hủy bỏ nó đi, bằng cách đóng đinh nó vào thập giá. Người đã truất phế các quyền lực thần thiêng, đã công khai bêu xấu chúng, đã điệu chúng đi trong đám rước khải hoàn của Người “( Col 2,14-15). Bản văn nhấn mạnh đến cuộc “đảo chính” (truất phế) vì một nhóm người xem Chúa Kytô ngang hàng với thiên thần nên phải “truất phế, bêu xấu, trói tay” điệu chúng đi trong đám rước chiến thắng của Chúa Kytô.
Về phần tín hữu của Chúa Kytô, vì Chúa lên trời mở đầu cho việc Chúa trở lại trong vinh quang giữa hàng thần thánh, ban ơn cứ độ viên mãn (xác sống lại trong vinh quang), đây là thời gian “trời đất giao hòa” vì Chúa lên trời mà còn ỡ trần gian. Ngay từ bây giờ, dầu chúng ta còn sống trên cõi trần, “Chúa Kytô đã cho chúng ta được cùng sống lại với Người và cùng ngự trị với Người trên cõi trời”( Eph 2, 6), “cũng như chúng ta dã mang hình ảnh người bởi đất mà ra, thì nay chúng ta đang mang hình ảnh Đấng từ trời mà đến ( 1 Cor 1,49). Tín hữu giống như người thiên quốc, ” không thuộc thế gian nhưng không được cất khỏi thế gian “(Gioan 17,15-16) và phải hoàn thành sứ mệnh Chúa trao phó trước khi Chúa lên trời nên rất cần sự hiện diện của Chúa tức là Chúâ ở lại cùng Hội Thánh cho đến tận thế. Công đồng Vatcan II đã dạy như thế nầy: Chúa Kytô hiện diện trong Hội Thánh, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì “ như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục”, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kytô rửa. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Hội Thánh. Sau hết, Người hiện diện khi Hội Thánh cầu nguyện và hát Thánh vịnh, như chính Người đã hứa: ” Ở đâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ”( Mt 18,20) (Hiến chế Phụng vụ, số 7).
Cho muôn dân
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
17:54 20/05/2009
Mở rộng tầm ảnh hưởng vùng chân trời vượt qua càng nhiều biên cương, cùng đạt tới nhiều người biết đến, càng thời sự cùng càng tốt.
Đây là ước vọng của con người xưa nay hầu như trong mọi lãnh vực đời sống.
Trường học ngay từ thời cổ xa xưa là nơi gieo trồng cùng truyền bá những gì phát minh tìm hiểu ra.
Và cũng từ trường học tầm hưởng của kiến thức đã gieo trồng nơi học sinh, sinh viên được lan rộng xa hơn trong đời sống xã hội.
Đây luôn là kiểu mẫu mô thức trong đời sống con người. Và qua nhờ kiểu mẫu mô thức này đời sống tinh thần văn hóa được phổ biến rộng rãi, cùng được phát triển sâu rộng thêm.
Chúa Giêsu khi xuống trần gian rao giảng Nứơc Thiên Chúa, ngài đã mở trường học - trường học của Chúa Giêsu không có phòng ốc cùng giờ giấc, nhưng là những cuộc nói chuyện trong vòng thân ái tình thầy trò - tuyển chọn những học trò thân cận, 12 Môn đệ, rồi 72 môn đệ thêm nữa, dậy bảo huấn luyện họ về đời sống đức tin, về giáo lý tình yêu nước Thiên Chúa.
Trường học đầu tiên này của Chúa Giêsu tập trung giới hạn trong đất nước Do Thái. Nhưng sau khi chịu chết và sống lại cùng trước khi trở về Trời, ngài muốn giáo lý sứ điệp của mình được loan truyền rộng rãi xa hơn cho mọi người. Chính vì thế ngài đã truyền cho các Môn đệ học trò mình đi lập trường học mới xa rộng hơn ở ngoài biên giới đất nước Do Thái.
„Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” ( Mt 28, 20)
Khởi đi từ những buổi học hỏi Giáo lý về nước Thiên Chúa lồng khung trong giờ đọc kinh nguyện phụng vụ, Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian được lan rộng trên thế giới, lớn mạnh dần về số lượng cũng như chất lượng.
Sau hơn hai ngàn năm đức tin Kytô Gíao được loan truyền, Tin mừng của Chúa Giêsu hầu như đã được rao giảng khắp nơi trên thế giới, cho dù vẫn còn nhiều hạn hẹp khó khăn.
Bên xã hội Âu châu, nơi là nôi của nền văn minh Kytô giáo, ngày nay đang dần đi vào chỗ suy thoái về đời sống đức tin vào Thiên Chúa và vào Giáo Hội của Chúa.
Tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống và tình yêu. Nhưng vào thời đại nào, con người cũng không tránh khỏi những cám dỗ làm chao đảo, lung lay đức tin vào Ngài, hay có khi khiến đời sống đức tin bị chèn ép có nguy cơ lu mờ tan biến mất.
Dẫu vậy, đời sống nào cũng vẫn luôn là một trường học. Điều cám dỗ chao đảo có thể là dịp tốt giúp củng cố ý chí cho vững mạnh hơn, cùng là cơ hội học hỏi tìm hiểu sâu kỹ hơn về đời sống.
Trong đời sống đức tin cũng thế. Và Thiên Chúa đã đoan hứa: „Vì ngươi đã giữ lời Ta dạy phải kiên nhẫn chịu đựng, nên Ta cũng giữ gìn ngươi cho khỏi giờ thử thách sắp xảy đến trên toàn cõi địa cầu, để thử thách những người sống trên mặt đất“ ( Kh 3,10.)
Và trước những thách đố đòi hỏi cùng cám dỗ trong đời sống, có thắc mắc nêu ra: Phải chăng Giáo Hội và những tín hữu Chúa cần phải thay đổi cung cách sống cùng suy nghĩ tin tưởng hợp với tinh thần thời đại ?
Câu trả lời cho thắc mắc này không dễ cùng không đơn giản.
Đổi mới việc loan truyền, việc sống đức tin là việc cần thiết. Nhưng không chạy theo kiểu cách thời đại, cùng không xa cách đời sống con người.
Giáo Hội của Chúa luôn tự đổi mới dưới ánh sáng soi dẫn của Đức Chúa Thánh Thần, và luôn xây dựng dựa trên nền tảng Kinh Thánh cùng các truyền thống từ thời các Thánh Tông đồ lưu lại.
„ Có những nhà thần học hợp thời tân tiến. Vì họ chạy theo những gì nghe biết trên tầng không khí, hay theo những gì thời đại vẽ tạo ra. Một ngày nào đó, họ sẽ trở thành lỗi thời, khi suy nghĩ thời đại thay đổi khác. Và có những nhà thần học, họ là những người hợp thời. Vì họ suy luận thắc mắc căn cứ về sự chân thật, không theo kiểu cách thời đại bày tạo ra, cùng không lệ thuộc theo ước muốn của thời đại.“ ( Hồng Y Joseph Ratzinger).
Đây là ước vọng của con người xưa nay hầu như trong mọi lãnh vực đời sống.
Trường học ngay từ thời cổ xa xưa là nơi gieo trồng cùng truyền bá những gì phát minh tìm hiểu ra.
Và cũng từ trường học tầm hưởng của kiến thức đã gieo trồng nơi học sinh, sinh viên được lan rộng xa hơn trong đời sống xã hội.
Đây luôn là kiểu mẫu mô thức trong đời sống con người. Và qua nhờ kiểu mẫu mô thức này đời sống tinh thần văn hóa được phổ biến rộng rãi, cùng được phát triển sâu rộng thêm.
Chúa Giêsu khi xuống trần gian rao giảng Nứơc Thiên Chúa, ngài đã mở trường học - trường học của Chúa Giêsu không có phòng ốc cùng giờ giấc, nhưng là những cuộc nói chuyện trong vòng thân ái tình thầy trò - tuyển chọn những học trò thân cận, 12 Môn đệ, rồi 72 môn đệ thêm nữa, dậy bảo huấn luyện họ về đời sống đức tin, về giáo lý tình yêu nước Thiên Chúa.
Trường học đầu tiên này của Chúa Giêsu tập trung giới hạn trong đất nước Do Thái. Nhưng sau khi chịu chết và sống lại cùng trước khi trở về Trời, ngài muốn giáo lý sứ điệp của mình được loan truyền rộng rãi xa hơn cho mọi người. Chính vì thế ngài đã truyền cho các Môn đệ học trò mình đi lập trường học mới xa rộng hơn ở ngoài biên giới đất nước Do Thái.
„Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” ( Mt 28, 20)
Khởi đi từ những buổi học hỏi Giáo lý về nước Thiên Chúa lồng khung trong giờ đọc kinh nguyện phụng vụ, Giáo Hội Chúa Giêsu ở trần gian được lan rộng trên thế giới, lớn mạnh dần về số lượng cũng như chất lượng.
Sau hơn hai ngàn năm đức tin Kytô Gíao được loan truyền, Tin mừng của Chúa Giêsu hầu như đã được rao giảng khắp nơi trên thế giới, cho dù vẫn còn nhiều hạn hẹp khó khăn.
Bên xã hội Âu châu, nơi là nôi của nền văn minh Kytô giáo, ngày nay đang dần đi vào chỗ suy thoái về đời sống đức tin vào Thiên Chúa và vào Giáo Hội của Chúa.
Tin vào Thiên Chúa, Đấng là nguồn đời sống và tình yêu. Nhưng vào thời đại nào, con người cũng không tránh khỏi những cám dỗ làm chao đảo, lung lay đức tin vào Ngài, hay có khi khiến đời sống đức tin bị chèn ép có nguy cơ lu mờ tan biến mất.
Dẫu vậy, đời sống nào cũng vẫn luôn là một trường học. Điều cám dỗ chao đảo có thể là dịp tốt giúp củng cố ý chí cho vững mạnh hơn, cùng là cơ hội học hỏi tìm hiểu sâu kỹ hơn về đời sống.
Trong đời sống đức tin cũng thế. Và Thiên Chúa đã đoan hứa: „Vì ngươi đã giữ lời Ta dạy phải kiên nhẫn chịu đựng, nên Ta cũng giữ gìn ngươi cho khỏi giờ thử thách sắp xảy đến trên toàn cõi địa cầu, để thử thách những người sống trên mặt đất“ ( Kh 3,10.)
Và trước những thách đố đòi hỏi cùng cám dỗ trong đời sống, có thắc mắc nêu ra: Phải chăng Giáo Hội và những tín hữu Chúa cần phải thay đổi cung cách sống cùng suy nghĩ tin tưởng hợp với tinh thần thời đại ?
Câu trả lời cho thắc mắc này không dễ cùng không đơn giản.
Đổi mới việc loan truyền, việc sống đức tin là việc cần thiết. Nhưng không chạy theo kiểu cách thời đại, cùng không xa cách đời sống con người.
Giáo Hội của Chúa luôn tự đổi mới dưới ánh sáng soi dẫn của Đức Chúa Thánh Thần, và luôn xây dựng dựa trên nền tảng Kinh Thánh cùng các truyền thống từ thời các Thánh Tông đồ lưu lại.
„ Có những nhà thần học hợp thời tân tiến. Vì họ chạy theo những gì nghe biết trên tầng không khí, hay theo những gì thời đại vẽ tạo ra. Một ngày nào đó, họ sẽ trở thành lỗi thời, khi suy nghĩ thời đại thay đổi khác. Và có những nhà thần học, họ là những người hợp thời. Vì họ suy luận thắc mắc căn cứ về sự chân thật, không theo kiểu cách thời đại bày tạo ra, cùng không lệ thuộc theo ước muốn của thời đại.“ ( Hồng Y Joseph Ratzinger).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo L'Osservatore Romano vừa khen ngợi vừa chỉ trích Obama
Phụng Nghi
00:53 20/05/2009
Vatican City (CNA)- Nhật báo của Tòa thánh L'Osservatore Romano trong số ra ngày 18 tháng 5 có 2 bài khác nhau liên quan đến Tổng thống Obama, một bài thể hiện đôi chút tích cực về chuyến viếng thăm trường đại học Notre Dame của ông, còn bài kia cực lực phê phán lập trường của ông liên quan đến công việc nghiên cứu tế bào gốc phôi.
Bài báo trước nhan đề “Obama đi tìm thế đứng chung”, tường thuật về diễn văn ông đọc tại trường đại học Notre Dame. Báo này viết: “Việc truy tìm thế đứng chung dường như là con đường được Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama lựa chọn để đương đầu với vấn đề phá thai, một đề tài nhậy cảm.”
Báo của Tòa thánh cũng nói rằng Obama đã chọn buổi lễ ra trường tại Notre Dame để tái xác nhận lập trường của ông, cho biết rằng FOCA (Freedom of Choice Act, Dự luật Tự do Chọn lựa) “không phải là ưu tiên hàng đầu nơi chính quyền của ông.”
L'Osservatore xác nhận rằng “nhiều cuộc luận chiến mạnh mẽ đã xuất hiện những tuần lễ tiếp theo sau khi Linh mục John Jenkins, Chủ tịch của trường Notre Dame đưa ra lời mời Tổng thống Obama tới trường. Và cũng ngày hôm qua đây, như hoàn toàn tiên đoán, đã không thiếu những cuộc biểu tình phản đối.”
Nhưng bài báo cũng đề cao lời mời gọi của Obama “tới người Mỹ thuộc mọi niềm tin tôn giáo và ý thức hệ hãy nắm tay nhau trong một nỗ lực chung nhằm giảm thiểu nạn phá thai.”
Mấy trang sau bài tường thuật nói trên, L'Osservatore Romano đưa ra lời phê phán lập trường của Obama về việc nghiên cứu tế bào gốc phôi. Bài báo này đánh dấu rõ rệt khoảng cách khá xa những lời thẩm định tương đối tích cực tờ báo này đưa ra ít lâu trước đây về thành quả 100 ngày đầu nhiệm kỳ Tổng thống của Obama.
Bài này nhan đề “Chiến dịch chống tế bào gốc tại Mỹ” mô tả nỗ lực của các giám mục Hoa kỳ, đặc biệt là trang mạng của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, chống lại chính sách mới của Obama liên quan đền việc dùng các phôi trong việc nghiên cứu khoa học.
Báo của Tòa thánh nói: “Theo các chỉ đạo mới, sau khi Tổng thống Obama lật ngược quyết định của chính phủ Bush liên quan đến việc cấm (dùng quỹ tài trợ liên bang cho) việc nghiên cứu tế bào gốc phôi, thì đây là lần đầu tiên tiền của người đóng thuế sẽ được dùng để giết chết con người còn trong trạng thái phôi sinh để lấy ra những tế bào gốc.”
Trong bài này, báo L'Osservatore Romano trưng dẫn lời của Hồng y Justin Rigali và của Tổng giám mục Charles Chaput, một trong những người lớn tiếng nhất chỉ trích các chính sách phản sự sống của Obama.
Tờ báo viết: “Tổng giám mục giáo phận Denver nhấn mạnh rằng “sinh hoạt công cộng tại Mỹ không thể vận hành được nếu chúng ta đem cất giấu niềm tin của ta trong tủ áo… Hoa kỳ chẳng cần phải là một quốc gia theo Kitô giáo, nhưng quốc gia này không thể sống còn nếu không mở rộng cửa cho tình đoàn kết và đức tin.”
Bài báo kết luận: “Cuối cùng, Tổng giám mục Chaput bày tỏ trạng thái hoang mang của ngài về bài diễn văn đọc ngày nhậm chức của Tổng thống Hoa kỳ Obama, liên quan đến vai trò của khoa học trong phạm vi xã hội. Tổng giám mục Denver nói: Khoa học phải phục vụ phẩm giá con người, nhưng không thể đứng trên hoặc đứng ngoài phán xét luân lý của Thiên Chúa. Người Do thái, người Tin lành, người Công giáo và những tín đồ các tôn giáo khác có chung một kho tàng phải bảo vệ: đó là đức tin vào Thượng Đế, và chúng ta phải bảo vệ Đấng Thượng Đế đó trong niềm tương kính, mà không có những lời bào chữa, những cớ cáo lỗi hoặc những điều xung đột.”
Bằng cách bày tỏ những lời ủng hộ mạnh mẽ các giám mục Hoa kỳ và trưng dẫn những câu nói của Tổng giám mục Chaput trong cuộc hội thảo mới đây tại bữa cơm Gây quỹ Becket, báo L'Osservatore Romano đã thẳng tay dẹp bỏ những lời đồn đoán rằng Tòa thánh Vatican đã “không ủng hộ” những lời chỉ trích mạnh mẽ của các giám mục Hoa kỳ đối với chính sách phản lại sự sống của Obama.
Bài báo trước nhan đề “Obama đi tìm thế đứng chung”, tường thuật về diễn văn ông đọc tại trường đại học Notre Dame. Báo này viết: “Việc truy tìm thế đứng chung dường như là con đường được Tổng thống Hoa kỳ Barack Obama lựa chọn để đương đầu với vấn đề phá thai, một đề tài nhậy cảm.”
Báo của Tòa thánh cũng nói rằng Obama đã chọn buổi lễ ra trường tại Notre Dame để tái xác nhận lập trường của ông, cho biết rằng FOCA (Freedom of Choice Act, Dự luật Tự do Chọn lựa) “không phải là ưu tiên hàng đầu nơi chính quyền của ông.”
L'Osservatore xác nhận rằng “nhiều cuộc luận chiến mạnh mẽ đã xuất hiện những tuần lễ tiếp theo sau khi Linh mục John Jenkins, Chủ tịch của trường Notre Dame đưa ra lời mời Tổng thống Obama tới trường. Và cũng ngày hôm qua đây, như hoàn toàn tiên đoán, đã không thiếu những cuộc biểu tình phản đối.”
Nhưng bài báo cũng đề cao lời mời gọi của Obama “tới người Mỹ thuộc mọi niềm tin tôn giáo và ý thức hệ hãy nắm tay nhau trong một nỗ lực chung nhằm giảm thiểu nạn phá thai.”
Mấy trang sau bài tường thuật nói trên, L'Osservatore Romano đưa ra lời phê phán lập trường của Obama về việc nghiên cứu tế bào gốc phôi. Bài báo này đánh dấu rõ rệt khoảng cách khá xa những lời thẩm định tương đối tích cực tờ báo này đưa ra ít lâu trước đây về thành quả 100 ngày đầu nhiệm kỳ Tổng thống của Obama.
Bài này nhan đề “Chiến dịch chống tế bào gốc tại Mỹ” mô tả nỗ lực của các giám mục Hoa kỳ, đặc biệt là trang mạng của Hội đồng Giám mục Hoa kỳ, chống lại chính sách mới của Obama liên quan đền việc dùng các phôi trong việc nghiên cứu khoa học.
Báo của Tòa thánh nói: “Theo các chỉ đạo mới, sau khi Tổng thống Obama lật ngược quyết định của chính phủ Bush liên quan đến việc cấm (dùng quỹ tài trợ liên bang cho) việc nghiên cứu tế bào gốc phôi, thì đây là lần đầu tiên tiền của người đóng thuế sẽ được dùng để giết chết con người còn trong trạng thái phôi sinh để lấy ra những tế bào gốc.”
Trong bài này, báo L'Osservatore Romano trưng dẫn lời của Hồng y Justin Rigali và của Tổng giám mục Charles Chaput, một trong những người lớn tiếng nhất chỉ trích các chính sách phản sự sống của Obama.
Tờ báo viết: “Tổng giám mục giáo phận Denver nhấn mạnh rằng “sinh hoạt công cộng tại Mỹ không thể vận hành được nếu chúng ta đem cất giấu niềm tin của ta trong tủ áo… Hoa kỳ chẳng cần phải là một quốc gia theo Kitô giáo, nhưng quốc gia này không thể sống còn nếu không mở rộng cửa cho tình đoàn kết và đức tin.”
Bài báo kết luận: “Cuối cùng, Tổng giám mục Chaput bày tỏ trạng thái hoang mang của ngài về bài diễn văn đọc ngày nhậm chức của Tổng thống Hoa kỳ Obama, liên quan đến vai trò của khoa học trong phạm vi xã hội. Tổng giám mục Denver nói: Khoa học phải phục vụ phẩm giá con người, nhưng không thể đứng trên hoặc đứng ngoài phán xét luân lý của Thiên Chúa. Người Do thái, người Tin lành, người Công giáo và những tín đồ các tôn giáo khác có chung một kho tàng phải bảo vệ: đó là đức tin vào Thượng Đế, và chúng ta phải bảo vệ Đấng Thượng Đế đó trong niềm tương kính, mà không có những lời bào chữa, những cớ cáo lỗi hoặc những điều xung đột.”
Bằng cách bày tỏ những lời ủng hộ mạnh mẽ các giám mục Hoa kỳ và trưng dẫn những câu nói của Tổng giám mục Chaput trong cuộc hội thảo mới đây tại bữa cơm Gây quỹ Becket, báo L'Osservatore Romano đã thẳng tay dẹp bỏ những lời đồn đoán rằng Tòa thánh Vatican đã “không ủng hộ” những lời chỉ trích mạnh mẽ của các giám mục Hoa kỳ đối với chính sách phản lại sự sống của Obama.
Đức cha Ignatius Wang, Giám mục Phụ tá TGP San Francisco, từ nhiệm ở tuổi 75
Giuse Đặng Văn Kiếm
00:58 20/05/2009
WASHINGTON, D.C. – ĐTC Bênêđictô XVI chấp thuận sự từ nhiệm của Đức cha Ignatius Wang, Giám mục Phụ tá Tổng Giáo phận San Francisco. Đức cha Wang đã đệ đơn từ nhiệm theo giáo luật khi ngài 75 tuổi.
Đức Tổng Giám mục Pietro Sambi, Sứ Thần Tòa Thánh Vatican tại Hoa Kỳ, đã công bố việc từ nhiệm của Đức cha Wang tại Washington, D.C., ngày 16 tháng 5 năm 2009.
Đức cha Ignatius Wang, sinh quán tại Trung Hoa, là vị Giám mục người gốc Á châu đầu tiên phục vụ trong Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Hiện nay có hai vị Giám mục Á châu khác trong HĐGMCGHK gồm hơn 300 thành viên, đó là Đức cha Oscar A. Solis người Phi Luật Tân, Giám mục Phụ tá TGP Los Angeles, và Đức cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá GP Orange, California.
Đức Tổng Giám mục Pietro Sambi, Sứ Thần Tòa Thánh Vatican tại Hoa Kỳ, đã công bố việc từ nhiệm của Đức cha Wang tại Washington, D.C., ngày 16 tháng 5 năm 2009.
Đức cha Ignatius Wang, sinh quán tại Trung Hoa, là vị Giám mục người gốc Á châu đầu tiên phục vụ trong Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ. Hiện nay có hai vị Giám mục Á châu khác trong HĐGMCGHK gồm hơn 300 thành viên, đó là Đức cha Oscar A. Solis người Phi Luật Tân, Giám mục Phụ tá TGP Los Angeles, và Đức cha Dominic Mai Thanh Lương, Giám mục Phụ tá GP Orange, California.
Phỏng vấn Đức Cha Robert Finn về bài Thuyết Trình của Obama
Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
15:01 20/05/2009
Dưới đây là bản dịch bài phỏng vấn ĐC Robert W. Finn, Giám Mục Kansas City – St. Joseph của ông Jack Smith, Chủ Nhiệm tờ Catholic Key về bài thuyết trình của Tổng Thống Obama trong Lễ Bế Giảng tại Đại Học Notre Dame vừa qua được đăng ngày 18 tháng 5 năm 2009.
1. Đối thoại là một đề tài lớn của Ngày Bế Giảng tại Notre Dame. Hội Thánh có thể đối thoại về phá thai không?
Có rất nhiều những yếu tố liên hệ mà chúng ta phải làm trong việc chăm sóc cho các phụ nữ đang bị đau khổ bằng cách cung ứng cho họ những chọn lựa khác với việc phá thai. Chúng ta cùng nhau hợp tác, thảo luận và nghiên cứu xem phải làm gì để đáp ứng cách tốt nhất những nhu cầu của phụ nữ và gia đình. Chúng ta phải giảm thiểu số lượng phá thai bằng cách nào? Đó là những yếu tố để đối thoại. Nhưng còn việc phá thai là điều phải hay trái – thì đó là một sự ác tự bản chất. Việc trực tiếp hủy diệt đời sống của một người vô tội là một điều không bao giờ thương lượng được.
Đối thoại là một phương tiện để đạt đến một mục đích. Mục đích của việc đối thoại là thay đổi tâm hồn. Nếu tôi lắng nghe và mỗi người chúng ta nói lên sự thật thì việc đối thoại có thể có cơ đạt được kết quả. Nhưng trong đầu tôi phải thật sự có một mục tiêu chính đáng.
2. Tổng Thống Obama đã nói trong bài diễn văn, “có thể hợp tác trong một cố gắng chung không?” Hội Thánh có thể hợp tác với chính phủ trong cố gắng chung không?
Là một quốc gia, chúng ta muốn chấm dứt kỳ thị chủng tộc. Chúng ta muốn một nền hoà bình chắc chắn hơn trên thế giới. Chúng ta muốn một sự công bằng vững chắc về kinh tế cho dân chúng. Cho nên chúng ta không thể không hợp tác với chính phủ.
Nhưng chúng ta cũng đang chiến đấu cho sự sống còn của chúng ta – thật vậy. Chúng ta đang cố gắng bảo vệ hằng ngàn những đứa trẻ chưa được sinh ra. Chúng ta đang chiến đấu cho quyền thực thi lương tâm được đào luyện đúng đắn khác với chính sách công cộng. Chúng ta không được đánh giá thấp nguy hiểm của việc chần chờ trong cố gắng này, hay có thái độ “chờ đợi xem sao”. Nếu chúng ta không đứng đầu trong trận chiến bảo vệ quyền làm theo lương tâm, việc lật đổ Rove v Wade, và địa vị ưu tiên của hôn nhân chân chính, thì chúng ta sẽ bại trận trong những lãnh vực đó. Tôi nghĩ rằng người ta đã rút tấm thảm dưới chân chúng ta. Nếu chúng ta cứ ngồi đó để cho mình bị ru ngủ trong ảo tưởng của an bình và hợp tác về những điều này, thì chúng ta sẽ bại trận và sau đó sẽ tự hỏi tại sao.
3. Không nói rõ là ai hay nhóm nào, Cha John Jenkins, Viện Trưởng Đại Học Notre Dame trong bài giới thiệu Tổng Thống đã cảnh cáo chúng ta về khuynh hướng “ma quỷ hóa nhau”. Vậy có phải các vị Giám Mục lên tiếng chống lại việc cấp bằng tiến sỹ danh dự về luật cho Tổng Thống Obama là “ma quỷ hóa” ông ta hay Đại Học Notre Dame không?
Tôi nghĩ rằng các Giám Mục (và nhiều người khác) đã vạch ra bản chất bi thảm của việc mời (ông Obama). Khi tôi đọc lại lời của Cha Jenkins tôi thấy nó được chia thành ba phần. Trong phần thứ nhất, chính Cha Jenkins đã dùng hàng loạt những từ ngữ khó nghe. Cha đã dùng những từ như - chia rẽ, kiêu căng, khinh miệt, ma quỷ hóa, giận dữ, bóp méo, ghen ghét, kết án, thù nghịch. Và người ta phải thắc mắc rằng chẳng lẽ Cha đã dùng những từ này như một bức họa để châm biếm 60 đến 70 vị Giám Mục đã lên tiếng phản đối việc Cha mời (ông Obama) hay sao.
Phần giữa hoàn toàn nói về đối thoại. Tôi nghĩ rằng Cha đã dùng chữ đối thoại sáu lần. Cha trích lời ĐTC Bênêđictô XVI, Ex Corde Ecclesiae và Công Đồng Vaticanô II.
Và trong phần thứ ba, Cha trình bày lòng thán phục của Cha đối với Tổng Thống. Như thế đây được coi là cách Cha sắp đặt bài nói chuyện của Tổng Thống với Cha – nói một cách rất tiêu cực về bất cứ ai có vẻ chống lại quyết định của họ, rồi nhấn mạnh đến địa vị hàng đầu của việc đối thoại, và sau cùng bày tỏ lòng ngưỡng mộ của Cha đối với Tổng Thống. Đối thoại là điều quan trọng, nhưng vấn đề phải được đưa ra một cách công bằng, “Chúng ta có thể thương lượng về những điều mà tự bản chất của chúng là ác hay không?” và tôi nghĩ rằng câu trả lời là không.
4. Tổng Thống cũng đã lên tiếng phản đối việc hạ những người có những quan điểm khác thành những nhân vật biếm họa. Có phải đó là điều mà các Giám Mục đã làm đối với hành động của Tổng Thống về sự sống không?
Các Giám Mục ý thức về những quyết định rất tai hại mà Tổng Thống Obama đã hứa làm về vấn đề sự sống, và bây giờ đã làm liên quan đến việc phá thai và việc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ phôi thai. Đây là điều trọng yếu; đây nói về sự sống và chết. Nếu khi nói về những điều này, chúng tôi bị gán cho là giận dữ hay kết án – thì cứ hiểu như thế đi. Những hành động như vậy đáng bị kết án. Đó là một phần của gương mù trong việc Notre Dame mời Tổng Thống – vì nó có thể làm cho người ta bị lầm lẫn về giáo huấn của Công Giáo chống lại phá thai trong số những vấn đề về chính sách công cộng khác.
5. Có sứ điệp nào quan trọng nổi bật nhất đối với vụ ra trường không?
Tôi nghĩ rằng sứ điệp của ngày này là - Viện trưởng Notre Dame đã nói rằng họ đã mời Tổng Thống Hoa Kỳ và đã quyết định tôn vinh ông vì đối thoại. Rồi Tổng Thống đã đứng lên và nói rằng những khác biệt mà chúng ta có về phá thai – chính là việc Hội Thánh cương quyết chống phá thai và việc ông cương quyết ủng hộ phá thai là điều “không thể hòa giải được”. Và ngay lúc ấy, đối với tôi, cuộc đối thoại đi đến chỗ ngừng lại tức khắc. Cha Jenkins đã diễn tả ước muốn đối thoại, dù có nền tảng vững chắc hay có thể biện minh được, ở điểm này Cha đã bị mất mặt. Tổng Thống đã đóng cửa về việc đối thoại bằng cách nói rằng ông sẽ không thay đổi lập trường về phá thai và ông cũng hiểu rằng lập trường của Hội Thánh cũng không thay đổi chút nào. Đối với tôi, đó là bài học của ngày hôm nay. Tôi mừng là ông Obama đã nói thật rõ ràng.
Và thật là ngạc nhiên khi mọi người đứng lên vỗ tay ca ngợi ông. Tiếc thay, việc này làm cho người ta ngộ nhận là cử tọa hoàn toàn tán thành lập trường của ông, và bởi vì ông là một người thông minh và tài ba, điều này phải được đo lường bằng những quyết định tai hại mà ông đang làm hết ngày này qua ngày khác.
6. Có phải lời kêu gọi hợp tác với nhau để làm giảm bớt việc vô tình thụ thai là một cách mới để tìm ra quan điểm chung không?
Tôi e rằng cách đặc biệt mà Tổng Thống đóng khung điều này trong cụm từ “giảm thiểu việc vô tình thụ thai” là quảng bá Planned Parenthood và phục vụ việc ngừa thai. Tổng Thống đã ủng hộ dự luật Phòng Ngừa Trước (Preventive First Acts) đang được bàn luận. Đây không phải là giáo dục về tiết dục, mà là cổ võ việc dùng thuốc ngừa thai và cung cấp cho Planned Parenthood một ngân phiếu khổng lồ vô hạn. Nếu người Công Giáo không thấy đây là một vấn đề thì tôi không nghĩ rằng họ hiểu được mối đe dọa đối với ý nghĩa của hôn nhân, với sự chung thủy, với đức trong sạch, và ngay cả đối với sự linh thiêng của đời sống con người và tình yêu mật thiết.
1. Đối thoại là một đề tài lớn của Ngày Bế Giảng tại Notre Dame. Hội Thánh có thể đối thoại về phá thai không?
Có rất nhiều những yếu tố liên hệ mà chúng ta phải làm trong việc chăm sóc cho các phụ nữ đang bị đau khổ bằng cách cung ứng cho họ những chọn lựa khác với việc phá thai. Chúng ta cùng nhau hợp tác, thảo luận và nghiên cứu xem phải làm gì để đáp ứng cách tốt nhất những nhu cầu của phụ nữ và gia đình. Chúng ta phải giảm thiểu số lượng phá thai bằng cách nào? Đó là những yếu tố để đối thoại. Nhưng còn việc phá thai là điều phải hay trái – thì đó là một sự ác tự bản chất. Việc trực tiếp hủy diệt đời sống của một người vô tội là một điều không bao giờ thương lượng được.
Đối thoại là một phương tiện để đạt đến một mục đích. Mục đích của việc đối thoại là thay đổi tâm hồn. Nếu tôi lắng nghe và mỗi người chúng ta nói lên sự thật thì việc đối thoại có thể có cơ đạt được kết quả. Nhưng trong đầu tôi phải thật sự có một mục tiêu chính đáng.
2. Tổng Thống Obama đã nói trong bài diễn văn, “có thể hợp tác trong một cố gắng chung không?” Hội Thánh có thể hợp tác với chính phủ trong cố gắng chung không?
Là một quốc gia, chúng ta muốn chấm dứt kỳ thị chủng tộc. Chúng ta muốn một nền hoà bình chắc chắn hơn trên thế giới. Chúng ta muốn một sự công bằng vững chắc về kinh tế cho dân chúng. Cho nên chúng ta không thể không hợp tác với chính phủ.
Nhưng chúng ta cũng đang chiến đấu cho sự sống còn của chúng ta – thật vậy. Chúng ta đang cố gắng bảo vệ hằng ngàn những đứa trẻ chưa được sinh ra. Chúng ta đang chiến đấu cho quyền thực thi lương tâm được đào luyện đúng đắn khác với chính sách công cộng. Chúng ta không được đánh giá thấp nguy hiểm của việc chần chờ trong cố gắng này, hay có thái độ “chờ đợi xem sao”. Nếu chúng ta không đứng đầu trong trận chiến bảo vệ quyền làm theo lương tâm, việc lật đổ Rove v Wade, và địa vị ưu tiên của hôn nhân chân chính, thì chúng ta sẽ bại trận trong những lãnh vực đó. Tôi nghĩ rằng người ta đã rút tấm thảm dưới chân chúng ta. Nếu chúng ta cứ ngồi đó để cho mình bị ru ngủ trong ảo tưởng của an bình và hợp tác về những điều này, thì chúng ta sẽ bại trận và sau đó sẽ tự hỏi tại sao.
3. Không nói rõ là ai hay nhóm nào, Cha John Jenkins, Viện Trưởng Đại Học Notre Dame trong bài giới thiệu Tổng Thống đã cảnh cáo chúng ta về khuynh hướng “ma quỷ hóa nhau”. Vậy có phải các vị Giám Mục lên tiếng chống lại việc cấp bằng tiến sỹ danh dự về luật cho Tổng Thống Obama là “ma quỷ hóa” ông ta hay Đại Học Notre Dame không?
Tôi nghĩ rằng các Giám Mục (và nhiều người khác) đã vạch ra bản chất bi thảm của việc mời (ông Obama). Khi tôi đọc lại lời của Cha Jenkins tôi thấy nó được chia thành ba phần. Trong phần thứ nhất, chính Cha Jenkins đã dùng hàng loạt những từ ngữ khó nghe. Cha đã dùng những từ như - chia rẽ, kiêu căng, khinh miệt, ma quỷ hóa, giận dữ, bóp méo, ghen ghét, kết án, thù nghịch. Và người ta phải thắc mắc rằng chẳng lẽ Cha đã dùng những từ này như một bức họa để châm biếm 60 đến 70 vị Giám Mục đã lên tiếng phản đối việc Cha mời (ông Obama) hay sao.
Phần giữa hoàn toàn nói về đối thoại. Tôi nghĩ rằng Cha đã dùng chữ đối thoại sáu lần. Cha trích lời ĐTC Bênêđictô XVI, Ex Corde Ecclesiae và Công Đồng Vaticanô II.
Và trong phần thứ ba, Cha trình bày lòng thán phục của Cha đối với Tổng Thống. Như thế đây được coi là cách Cha sắp đặt bài nói chuyện của Tổng Thống với Cha – nói một cách rất tiêu cực về bất cứ ai có vẻ chống lại quyết định của họ, rồi nhấn mạnh đến địa vị hàng đầu của việc đối thoại, và sau cùng bày tỏ lòng ngưỡng mộ của Cha đối với Tổng Thống. Đối thoại là điều quan trọng, nhưng vấn đề phải được đưa ra một cách công bằng, “Chúng ta có thể thương lượng về những điều mà tự bản chất của chúng là ác hay không?” và tôi nghĩ rằng câu trả lời là không.
4. Tổng Thống cũng đã lên tiếng phản đối việc hạ những người có những quan điểm khác thành những nhân vật biếm họa. Có phải đó là điều mà các Giám Mục đã làm đối với hành động của Tổng Thống về sự sống không?
Các Giám Mục ý thức về những quyết định rất tai hại mà Tổng Thống Obama đã hứa làm về vấn đề sự sống, và bây giờ đã làm liên quan đến việc phá thai và việc nghiên cứu tế bào gốc lấy từ phôi thai. Đây là điều trọng yếu; đây nói về sự sống và chết. Nếu khi nói về những điều này, chúng tôi bị gán cho là giận dữ hay kết án – thì cứ hiểu như thế đi. Những hành động như vậy đáng bị kết án. Đó là một phần của gương mù trong việc Notre Dame mời Tổng Thống – vì nó có thể làm cho người ta bị lầm lẫn về giáo huấn của Công Giáo chống lại phá thai trong số những vấn đề về chính sách công cộng khác.
5. Có sứ điệp nào quan trọng nổi bật nhất đối với vụ ra trường không?
Tôi nghĩ rằng sứ điệp của ngày này là - Viện trưởng Notre Dame đã nói rằng họ đã mời Tổng Thống Hoa Kỳ và đã quyết định tôn vinh ông vì đối thoại. Rồi Tổng Thống đã đứng lên và nói rằng những khác biệt mà chúng ta có về phá thai – chính là việc Hội Thánh cương quyết chống phá thai và việc ông cương quyết ủng hộ phá thai là điều “không thể hòa giải được”. Và ngay lúc ấy, đối với tôi, cuộc đối thoại đi đến chỗ ngừng lại tức khắc. Cha Jenkins đã diễn tả ước muốn đối thoại, dù có nền tảng vững chắc hay có thể biện minh được, ở điểm này Cha đã bị mất mặt. Tổng Thống đã đóng cửa về việc đối thoại bằng cách nói rằng ông sẽ không thay đổi lập trường về phá thai và ông cũng hiểu rằng lập trường của Hội Thánh cũng không thay đổi chút nào. Đối với tôi, đó là bài học của ngày hôm nay. Tôi mừng là ông Obama đã nói thật rõ ràng.
Và thật là ngạc nhiên khi mọi người đứng lên vỗ tay ca ngợi ông. Tiếc thay, việc này làm cho người ta ngộ nhận là cử tọa hoàn toàn tán thành lập trường của ông, và bởi vì ông là một người thông minh và tài ba, điều này phải được đo lường bằng những quyết định tai hại mà ông đang làm hết ngày này qua ngày khác.
6. Có phải lời kêu gọi hợp tác với nhau để làm giảm bớt việc vô tình thụ thai là một cách mới để tìm ra quan điểm chung không?
Tôi e rằng cách đặc biệt mà Tổng Thống đóng khung điều này trong cụm từ “giảm thiểu việc vô tình thụ thai” là quảng bá Planned Parenthood và phục vụ việc ngừa thai. Tổng Thống đã ủng hộ dự luật Phòng Ngừa Trước (Preventive First Acts) đang được bàn luận. Đây không phải là giáo dục về tiết dục, mà là cổ võ việc dùng thuốc ngừa thai và cung cấp cho Planned Parenthood một ngân phiếu khổng lồ vô hạn. Nếu người Công Giáo không thấy đây là một vấn đề thì tôi không nghĩ rằng họ hiểu được mối đe dọa đối với ý nghĩa của hôn nhân, với sự chung thủy, với đức trong sạch, và ngay cả đối với sự linh thiêng của đời sống con người và tình yêu mật thiết.
TT Ba Lan yết kiến ĐGH Benedictô XVI và mới Ngài thăm lại Ba Lan
Peter Nguyễn Minh Trung
18:02 20/05/2009
TT Balan Kaczynski gặp ĐGH Benedictô |
Trong chuyến công du Italia lần này, Tổng tống Kaczynski đã gặp Đức Giáo Hoàng và Tổng thống Italia Giorgio Napolitano. Cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Napolitano liên quan đến vấn đề mở rộng của Liên Minh Châu Âu EU và quan hệ với Georgia, Ukraine.
Vatican cho biết cuộc hội kiến giữa Đức Thánh Cha và Tổng thống Ba Lan xoay quanh trọng tâm bàn các vấn đề vùng miền và quan hệ song phương.
Theo Polskie Radio của Ba Lan, Tổng thống Kaczynski cũng cảm ơn Đức Giáo Hoàng vì sự quan tâm của Ngài tới Ba Lan và đưa ra lời mời Đức Giáo Hoàng hãy viếng thăm Ba Lan một lần nữa.
Vatican đưa ra các ứng dụng cho iPhone và Facebook
Phụng Nghi
18:11 20/05/2009
VATICAN CITY (CNS) - Tòa thánh sắp tung ra những ứng dụng dành cho iPhone và Facebook trong một nỗ lực giúp cho người Công giáo, đặc biệt là các thế hệ trẻ, sử dụng những kỹ thuật mới để xây dựng một nền văn hóa đề cao đối thoại, tương kính và thân hữu.
Các ứng dụng mới này là một phần trong web site mới mẻ của Tòa thánh Vatican có tên www.pope2you.net sẽ được khai trương đúng Ngày Truyền thông Thế giới, năm nay cử hành tại hầu hết các giáo phận vào hôm 24 tháng 5 sắp tới.
Được bảo trợ do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, mạng lưới mới này được thiết lập để giúp lôi cuốn những người trẻ tiếp cận với và phổ biến thông điệp Ngày Truyền thông Thế giới của Đức giáo hoàng Benedict XVI. Đó là lời tuyên bố với các ký giả hôm 18 tháng 5 của vị Chủ tịch Hội đồng nói trên là Tổng giám mục Claudio Celli.
Thông điệp năm nay có chủ đề: “Kỹ thuật Mới, Tình Liên đới Mới: Triển dương một nền Văn hóa Tương kính, Đối thoại và Thân hữu.”
Đức tổng giám mục Celli tuyên bố trong một buổi họp báo phổ biến việc khai trương web site mới: “Chúng tôi thìết tưởng nên trình bầy thông điệp cho thế hệ trẻ bằng những kỹ thuật họ đã biết sử dụng.”
“Đức giáo hoàng mời gọi chúng ta đề cao một nền văn hóa đối thoại, tôn trọng và thân hữu” đặc biệt là giữa những người trẻ.
“Chúng tôi thiết tưởng chính Hội đồng này phải dùng những kỹ thuật mới để đẩy mạnh tình thân hữu mới khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi phải lợi dụng những gì kỹ thuật mới đang cống hiến cho chúng tôi ngay chính lúc này.”
Ngài nói thông điệp của Đức giáo hoàng gợi hứng cho Hội đồng trong việc thiết lập một website đơn giản, tươi mát, được dùng như là một trục trung tâm từ đó người sử dụng có thể thấy giáo hội hoàn vũ hiện diện trong thế giới kỹ thuật số bằng những cách thức mới mẻ.
Trang mạng cũng cung ứng cho người xem một đường dây nối kết vào một ứng dụng mới trên mạng lưới xã hội Facebook.
Với tiêu đề “Đức giáo hoàng Gặp gỡ Bạn trên Facebook”, ứng dụng mới trên Pope2You sẽ cho chúng ta có thể gửi và nhận “những bưu ảnh ảo (virtual postcards)” của Đức giáo hoàng Benedict kèm theo văn bản chọn lọc lấy từ các bài diễn từ và thông điệp của ngài.
Tổng giám mục Celli nói có khoảng 20 bưu ảnh khác nhau để chọn lựa, nhưng hy vọng sau này sẽ đưa ra nhiều bộ sưu tập khác nữa để có thể “truyền đi các thông điệp và tinh tuý của Tin Mừng.”
Trang mạng Pope2You cũng kết nối người xem với một phương thức mới để nhận được những tin tức về Tòa thánh và về Đức giáo hoàng bằng iPhone hoặc bằng các máy chơi nhạc bỏ túi iPod.
Liên kết với Trung tâm Truyền hình Vatican và Đài phát thanh Vatican, H2Onews sẽ phân phối những bản tường trình tin tức truyền cả âm thanh và hình ảnh, đặc biệt cho người sử dụng iPhone, bằng 8 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Trung hoa.
Trang mạng Pope2You cho biết: Đây là “ứng dụng đầu tiên về các tin tức bằng video dành cho thế giới Công giáo, qua đó chúng ta có thể theo rõi những cuộc tông du và các bài diễn từ của ĐGH Benedict XVI” cũng như những biến cố lớn tại Tòa thánh.
Những đoạn phim ngắn mới về Đức giáo hoàng và Tòa thánh cũng tương tự như những đoạn phim đã được truyền đi trên kênh video YouTube của Vatican mới được khai trương hồi tháng giêng vừa qua.
Trang mạng chính Pope2You cũng trình bày một nối kết trực tiếp vào kênh của Tòa thánh trên YouTube, và một đường kết nối Wiki đểcho người đọc có thể học hỏi thông điệp về truyền thông năm 2009 của Đức giáo hoàng.
Cũng sẽ có đoạn video dài 5 phút trình bày Tổng giám mục Celli giải thích về trang mạng mới và mục đích của trang này.
Đức tổng giám mục nói rằng mặc dầu trang mạng mới chỉ được lập ra để đánh dấu dịp cử hành Ngày Truyền thông Thế giới, nhưng các giới chức tại Vatican sẽ đợi chờ phản hồi của người sử dụng để xem có nên duy trì trang mạng thường trực hay không.
Ngài nói: “Chính lúc này chúng tôi cũng không có một chương trình hay một ý tưởng nào cho tương lai (của trang mạng), nhưng nếu người trẻ đáp ứng tích cực cho sáng kiến này, chúng tôi sẽ cứu xét đến những việc phải làm trong tương lai.”
Trang mạng và các ứng dụng được phát triển là do một linh mục Ý thuộc giáo phận Tortona, cha Paolo Padrini. Cha cũng đã từng giúp phát triển ứng dụng iBreviary (sách nguyện) dành cho iPhone, và một ứng dụng trên Facebook Công giáo gọi là Praybook, cho phép người sử dụng truy cập và chia sẻ với người khác những kinh nguyện Công giáo truyền thống và những văn bản trong Phụng vụ các Giờ kinh.
Các ứng dụng mới này là một phần trong web site mới mẻ của Tòa thánh Vatican có tên www.pope2you.net sẽ được khai trương đúng Ngày Truyền thông Thế giới, năm nay cử hành tại hầu hết các giáo phận vào hôm 24 tháng 5 sắp tới.
Logo trang mạng mới www.pope2you.net |
Được bảo trợ do Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội, mạng lưới mới này được thiết lập để giúp lôi cuốn những người trẻ tiếp cận với và phổ biến thông điệp Ngày Truyền thông Thế giới của Đức giáo hoàng Benedict XVI. Đó là lời tuyên bố với các ký giả hôm 18 tháng 5 của vị Chủ tịch Hội đồng nói trên là Tổng giám mục Claudio Celli.
Thông điệp năm nay có chủ đề: “Kỹ thuật Mới, Tình Liên đới Mới: Triển dương một nền Văn hóa Tương kính, Đối thoại và Thân hữu.”
Đức tổng giám mục Celli tuyên bố trong một buổi họp báo phổ biến việc khai trương web site mới: “Chúng tôi thìết tưởng nên trình bầy thông điệp cho thế hệ trẻ bằng những kỹ thuật họ đã biết sử dụng.”
“Đức giáo hoàng mời gọi chúng ta đề cao một nền văn hóa đối thoại, tôn trọng và thân hữu” đặc biệt là giữa những người trẻ.
“Chúng tôi thiết tưởng chính Hội đồng này phải dùng những kỹ thuật mới để đẩy mạnh tình thân hữu mới khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi phải lợi dụng những gì kỹ thuật mới đang cống hiến cho chúng tôi ngay chính lúc này.”
Ngài nói thông điệp của Đức giáo hoàng gợi hứng cho Hội đồng trong việc thiết lập một website đơn giản, tươi mát, được dùng như là một trục trung tâm từ đó người sử dụng có thể thấy giáo hội hoàn vũ hiện diện trong thế giới kỹ thuật số bằng những cách thức mới mẻ.
Trang mạng cũng cung ứng cho người xem một đường dây nối kết vào một ứng dụng mới trên mạng lưới xã hội Facebook.
Với tiêu đề “Đức giáo hoàng Gặp gỡ Bạn trên Facebook”, ứng dụng mới trên Pope2You sẽ cho chúng ta có thể gửi và nhận “những bưu ảnh ảo (virtual postcards)” của Đức giáo hoàng Benedict kèm theo văn bản chọn lọc lấy từ các bài diễn từ và thông điệp của ngài.
Tổng giám mục Celli nói có khoảng 20 bưu ảnh khác nhau để chọn lựa, nhưng hy vọng sau này sẽ đưa ra nhiều bộ sưu tập khác nữa để có thể “truyền đi các thông điệp và tinh tuý của Tin Mừng.”
Trang mạng Pope2You cũng kết nối người xem với một phương thức mới để nhận được những tin tức về Tòa thánh và về Đức giáo hoàng bằng iPhone hoặc bằng các máy chơi nhạc bỏ túi iPod.
Liên kết với Trung tâm Truyền hình Vatican và Đài phát thanh Vatican, H2Onews sẽ phân phối những bản tường trình tin tức truyền cả âm thanh và hình ảnh, đặc biệt cho người sử dụng iPhone, bằng 8 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có tiếng Trung hoa.
Trang mạng Pope2You cho biết: Đây là “ứng dụng đầu tiên về các tin tức bằng video dành cho thế giới Công giáo, qua đó chúng ta có thể theo rõi những cuộc tông du và các bài diễn từ của ĐGH Benedict XVI” cũng như những biến cố lớn tại Tòa thánh.
Những đoạn phim ngắn mới về Đức giáo hoàng và Tòa thánh cũng tương tự như những đoạn phim đã được truyền đi trên kênh video YouTube của Vatican mới được khai trương hồi tháng giêng vừa qua.
Trang mạng chính Pope2You cũng trình bày một nối kết trực tiếp vào kênh của Tòa thánh trên YouTube, và một đường kết nối Wiki đểcho người đọc có thể học hỏi thông điệp về truyền thông năm 2009 của Đức giáo hoàng.
Cũng sẽ có đoạn video dài 5 phút trình bày Tổng giám mục Celli giải thích về trang mạng mới và mục đích của trang này.
Đức tổng giám mục nói rằng mặc dầu trang mạng mới chỉ được lập ra để đánh dấu dịp cử hành Ngày Truyền thông Thế giới, nhưng các giới chức tại Vatican sẽ đợi chờ phản hồi của người sử dụng để xem có nên duy trì trang mạng thường trực hay không.
Ngài nói: “Chính lúc này chúng tôi cũng không có một chương trình hay một ý tưởng nào cho tương lai (của trang mạng), nhưng nếu người trẻ đáp ứng tích cực cho sáng kiến này, chúng tôi sẽ cứu xét đến những việc phải làm trong tương lai.”
Trang mạng và các ứng dụng được phát triển là do một linh mục Ý thuộc giáo phận Tortona, cha Paolo Padrini. Cha cũng đã từng giúp phát triển ứng dụng iBreviary (sách nguyện) dành cho iPhone, và một ứng dụng trên Facebook Công giáo gọi là Praybook, cho phép người sử dụng truy cập và chia sẻ với người khác những kinh nguyện Công giáo truyền thống và những văn bản trong Phụng vụ các Giờ kinh.
Giáo huấn của giáo hội Công giáo về “Nền Văn Hóa Sự Chết”
+TGM Raymond Burke
20:44 20/05/2009
Giáo huấn của giáo hội Công giáo
Bài Thuyết Trình của Đức TGM Raymond Burke tại Buổi Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc Hoa kỳ
Lời mở đầu:
Đức Cha Raymond L. Burke, nguyên là Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Saint Louis, Hoa-kỳ, hiện đã hồi hưu và đang đảm nhiệm chức vụ Chưởng Quản Tòa án Tối Cao của Tòa Thánh. Ngài hiện cư ngụ tại Rôma, và được mời làm Thuyết Trình viên chính tại Buổi Hội Thảo hằng năm lấy tên là Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc tại thủ đô Washington D.C. Bài thuyết trình của ngài rất dài và xúc tích, đề cập đến những vấn đề sôi bỏng mà đất nước Hoa-kỳ hiện nay đang phải đối đầu. Trong bài diễn văn ngài nhắc lại nhiều lần từ ngữ mới “Nền Văn Hóa Sự Chết” mà chính phủ Obama đang áp đặt lên quốc gia Hoa-kỳ. Chúng tôi xin dịch nguyên văn bài thuyết trình, và thỉnh thoảng thêm vài lời ghi chú nằm giữa các dấu ngoặc [ ] để làm sáng tỏ ý nghĩa của một vài từ ngữ chưa mấy quen thuộc trong cách diễn tả của người Việt chúng ta.
Washington D.C. ngày 8 tháng 5 năm 2009
Nhập đề:
1. Tôi rất vinh dự được trình bày bài Thuyết trình chính tại buổi Hội thảo Công giáo Toàn quốc Hằng năm này. Tôi xin bày tỏ lòng ngưõng mộ và biết ơn sâu xa của tôi đối với quý vị đã tổ chức và hỗ trợ mỗi năm cho cuộc Hội Thảo Công Giáo Toàn quốc.
2. Chủ đề của Buổi Hội Thảo năm nay rất thích hợp với giai đoạn khó khăn mà quốc gia chúng ta đang trải qua. Đứng trứoc các thử thách lớn lao và có tính cách căn bản mà quốc gia chúng ta đang trực diện, còn cách nào tốt để biểu lộ tinh thần ái quốc hơn là nêu lên các giáo huấn về Đức tin Công giáo của chúng ta. Tặng phẩm quý báu nhất mà chúng ta là công dân Hoa-kỳ có thể dâng hiến cho Tổ quốc là một cuộc sống Công giáo nhiệt thành. Đó chính là tặng phẩm, dầu rằng thường bị hiểu lầm, đã mang lại sức mạnh cho quốc gia chúng ta ngay từ thời lập quốc. Ngày nay hơn bao giờ hết, quốc gia chúng ta đang cần những người Công giáo biết rõ đức tin của mình và biểu lộ đức tin của mình một cách toàn vẹn trong cuộc sống hằng ngày.
3. Dẫu rằng tôi không còn trú ngụ trong quốc gia thân yêu nầy, tôi vẫn phải tinh luyện lòng ái quốc mà Chúa chúng ta đã dạy và nêu gương trong cuộc đời Công khai của Người. Chính Chúa đã ban cho chúng ta, qua Giáo hội, ơn phúc tinh luyện lòng ái quốc bằng cách thế biểu lộ tinh thần bác ái liên kết chúng ta với các công dân khác trong Người. Từ ngày cuộc sống đức tin thành hình trong tôi, mà tôi nhận được tại nhà từ cha mẹ tôi và tại các trường Công giáo, tôi ý thức được rằng bổn phận đối với quốc gia, bổn phận đối với các công dân khác đã thâm nhập vào cuộc sống chúng ta trong Đức Kitô, trong Giáo hội. Trong sách Giáo lý của Giáo phận Baltimore, tinh thần ái quốc được liên kết với lòng hiếu thảo. Sự liên kết thiết yếu của các nhân đức này, theo cách nói của sách Giáo lý, đã dẫn đưa chúng ta đến bổn phận phải tôn vinh, yêu mến và kính trọng cha mẹ và tổ quốc (sách Giáo lý tu chính Baltimore, ấn hành tại NY 1949, 1952, số 135). Chắc chắn rằng, cách thế căn bản nhất biểu lộ tinh thần ái quốc là cầu nguyện hằng ngày cho quê hương Hoa kỳ và cho các công dân cũng như cho các nhà lãnh đạo của đất nước. Tôi tin tưởng rằng, việc chúng
ta tham dự Buổi Hội Thảo Công Giáo Toàn Quốc này là một biểu lộ đặc biệt lời cầu nguyện hằng ngày của chúng ta là những người Công giáo tốt và do đó cũng là công dân tốt, dâng lên để cầu cho tổ quốc chúng ta.
4. Điều làm cho tôi vui mừng là trong buổi Hội thảo hôm nay có phần trình bày của Mẹ Shaun Vergauwen, Bề trên Tổng quyền của Dòng Chị Em Phanxicô Thánh Thể. Tôi đã biết Nhà dòng của Mẹ Shaun Vergauwen trong suốt cuộc đời linh mục của tôi. Cuộc sống tận hiến của các Chị Em Phanxicô Thánh Thể là một chứng tá đầy hứng khởi cho chân lý đức tin Công giáo chúng ta, và đặc biệt những gì liên quan đến Đời sống Phúc âm, và do đó đã là một cống hiến mãnh liệt cho sự thiện hảo của mọi công dân trên đất nước chúng ta.
Cơn khủng hoảng đang lớn dần trên Đất Nước
5. Sáng nay, tôi đến đây với quý vị mà lòng nặng trĩu lo âu cho đất nước. Tôi đến với quý vị không phải như một người từ ngoài vào, mà đến với quý vị với tư cách một công dân như quý vị, cũng mang trách nhiệm về tình trạng quốc gia, vì thế tôi không thể dửng dưng hoặc vô tư trước những lo âu cho sự an nguy của mọi người, nhất là những người hèn mọn, yếu đuối và khốn cùng.
6. Trong vài tháng vừa qua, quốc gia chúng ta đã chọn một lối đi hoàn toàn chối bỏ những cam kết hợp pháp đối với quyền căn bản làm người, quyền sống của các thai nhi vô tội và yếu đuối. Đất nước chúng ta, ngay từ đầu đã cam kết bảo vệ và cổ võ những quyền bất khả nhượng là “Đời sống, Tự do và Mưu cầu Hạnh phúc” cho tất cả mọi người, không giới hạn, thì ngày nay càng ngày càng tỏ ra độc đoán trong việc giới hạn những cam kết nầy (xin xem bản Tuyên Ngôn Độc Lập, và các văn bản khác của Liên Minh, do nhà xuất bản Barnes and Noble Books, NY, ấn hành năm 2002, trang 81). Những kẻ nắm quyền hiện nay quyết định ai là người có quyền hoặc không có quyền được luật pháp bảo vệ đối với quyền căn bản nhất là quyền được sống. Trước tiên là quyền được bảo vệ mạng sống của thai nhi bị từ chối, rồi kế đến là những người già cả bị coi là gánh nặng, những người nghèo đói, bệnh tật hoặc những người mà mạng sống bị đánh giá là không có lợi hoặc không còn xứng đáng.
7. Hơn nữa, những kẻ nắm quyền còn chủ trương bắt buộc các y sĩ, các chuyên viên y tế hay nói cách khác, những người có trọng trách chăm sóc đời sống, phải tham dự trái nghịch với lương tâm của họ, vào việc hủy hoại đời sống của thai nhi từ giai đoạn phôi thai cho đến thời kỳ sinh nở. Rồi đây, luật lệ của chúng ta có thể bó buộc những người đã tự nguyện chăm sóc bệnh nhân và cổ võ sức khỏe tốt sẽ phải từ bỏ công việc cao quý của mình mà lương tâm hướng dẫn họ làm. Hơn nữa, nếu đất nước chúng ta tiếp tục theo con đường đi xuống, các cơ sở y tế đang được điều hành theo luân lý tự nhiên tức là luôn luôn bảo vệ và chăm sóc các đời sống [thai nhi] vô tội tại những nơi mà đời sống [thai nhi] vô tội thường bị hủy diệt, sẽ bị bó buộc phải đóng cửa.
8. Đồng thời, cơ cấu nền tảng của xã hội là gia đình trên đó cuộc sống của quốc gia chúng ta được thành hình và duy trì, đang bị các nhà làm luật tấn công bằng cách tái xác định rằng hôn nhân bao gồm mối liên hệ giũa hai người đồng phái và cho phép những người nầy nhận con nuôi. Dự luật nầy cũng đòi thu hồi Đạo luật Bảo Vệ Hôn Nhân. Gốc rễ của những rối loạn và sai lầm về hôn nhân kể trên là do ý thức sai lầm về phá thai. Ý thức nầy muốn chúng ta tin rằng việc thụ thai do sự kết hợp tự nhiên của hôn nhân, trên thực tế, có thể bị trừ khử bằng máy móc hay bằng hóa chất mà vẫn duy trì được sự kết hợp theo đạo luật hôn nhân. Không phải thế. Với sự kiêu căng độc nhất vô nhị, quốc gia chúng ta đang từ chối căn bản của hôn nhân trung thành, bất khả phân ly và có tính cách sinh sản cố hữu giữa một người nam và một người nữ. Và như thế là xâm phạm hôn nhân tự nhiên để thay bằng cái được gọi là “liên hệ hôn phối” theo định nghĩa của những người đang nắm quyền lực tối thượng của xã hội chúng ta.
9. Con đường mòn xâm phạm nhân quyền căn bản nhất và xâm phạm sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình mà quốc gia chúng ta đang dấn bước, không phải là ngẫu nhiên. Con đường vi phạm đó nằm trong chương trình của những ngưòi mà chúng ta đã chọn lựa để lãnh đạo quốc gia chúng ta. Mà cũng không phải là chúng ta không biết vì đã đưọc thông báo đến chúng ta và đa số công dân kể cả một số đông người Công giáo đã bầu cho giới lãnh đạo là những người hiện đang quyết tâm thực hiện cho bằng được. Để nêu lên như một thí dụ, tôi xin nhắc lại là vị Tổng Thống của chúng ta tuyên bố [1] hỗ trợ cho dự luật Tự Do Chọn Lựa, là dự luật sẽ bất hợp pháp hóa việc phá thai hạn chế hiện hành, [2] tái khẳng định cái gọi là Chính sách Mexico City cho phép Hoa kỳ tài trợ việc phá thai ở các nước khác, và [3] cung cấp 50 triệu mỹ-kim để Liên Hiệp Quốc dùng cho các chương trình hạn chế dân số, chẳng hạn hỗ trợ cho kế hoạch của Trung Quốc mỗi gia đình một trẻ em bằng cách tuyệt đường sinh sản hoặc phá thai do chính phủ chỉ định, [4] đề nghị thu hồi những điều khoản bổ túc cho đạo luật Lương Tâm của liên bang, là những điều khoản bảo đảm rằng không phải chỉ có y sĩ mà cả những cán sự y tế có quyền từ chối cung cấp dịch vụ và tin tức liên quan đến thuốc men và biện pháp y khoa trái với lương tâm của những người này, [5] bải bỏ giới hạn tài trợ cho việc thử nghiệm bằng bào thai liên quan đến việc phá hủy mạng sống của bào thai đang phát triển, và [6] chọn lựa vào đa số nhứng chức vụ quan trọng trong chính phủ những nhân vật, kể cả Công giáo, nổi tiếng thiên về từ chối quyền sống của các thai nhi và sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình. Trên đây chỉ là một số thí dụ vè những quyết định của giới lãnh đạo quốc gia đang đem quốc gia chúng ta vào con đường mòn từ chối quyền làm người của các thai nhi vô tội và yếu đuối, cũng như xâm phạm vào sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình.
10. Là người Công giáo, chúng ta không thể nào không ghi nhận với lòng buồn thê thiết, rằng một số người Công giáo được Tổng thống chỉ định vào các chức vụ trong chính phủ, đã hoàn toàn cọng tác với chính phủ để tiến hành các chương trình chống lại mạng sống con người và chống lại gia đình. Gần đây nhất, việc tiến cử một người Công giáo làm Tổng Trưởng Y Tế, là người đã công khai và liên tục cổ võ việc phá thai trên đát nước chúng ta. Sự kiện này đã làm cho người Công giáo bối rối và là một nhắc nhở đau đớn rằng trách nhiệm lớn lao nhất của người Công giáo là phải duy trì bản luật tự nhiên, là điều luật căn bản bất di dịch trong mối tương quan giũa các công dân trong quốc gia chúng ta. Tôi đau xót phải nói rằng việc hỗ trợ cho đạo luật chống lại quyền làm người của ngưòi Công giáo ở các chức vụ trong chính phủ đã thường xảy ra đến nỗi ngưòi ngoài Công giáo có lý do chính đáng để chất vấn rằng giáo huấn của Giáo hôi về tính cách bất khả xâm phạm của sinh mạng con người có còn vững vàng và không thay đổi không. Việc đó còn mang lại một cảm tưởng sai lầm rằng Giáo hội có thể thay đổi bộ luật mà Thiên Chúa đã viết vào tâm khảm mỗi người từ khởi thủy và tuyên bố trong Điều Răn Thứ Năm của bộ luật Mười Điều răn rằng: Ngươi chớ giết người.
11. Rõ ràng rằng con đường mòn chống sự sống và chống gia đình mà quốc gia chúng ta đang bị dẫn đi xuống đã tạo ảnh hưởng trên những dân tộc đã trông cậy vào sự giúp đỡ của Hoa-kỳ, hoặc
các dân tộc chịu ảnh hưởng các chính sách quốc tế mà quốc gia chúng ta đang duy trì. Sự kiện rất nhiều quốc gia chú trọng đến cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua là dấu chỉ rõ ràng vai trò lãnh đạo thế giới mà các cấp lãnh đạo của chúng ta đang áp dụng. Những quốc gia đã thích thú với lời hứa hẹn thay đổi ở Hoa-kỳ trong kỳ vận động tranh cử vừa qua, ngày nay đã khám phá ra rằng đó là việc áp dụng liên tục những chính sách và chương trình dẫn đến một nền văn hóa tử thần mà cuối cùng làm tiêu tan hy vọng của thế giới, như lời diễn tả của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI: “Chúng ta hãy lặp lại một lần nữa rằng chúng ta cần có những niềm hy vọng dầu lớn dầu nhỏ để giúp chúng ta sống qua ngày. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, nếu không có một niềm hy vọng lớn, niềm hy vọng vượt lên trên mọi sự vật. Niềm hy vọng lớn đó chính là Thiên Chúa Đấng bao quát hết mọi thực tại và là Đấng ban cho chúng ta những gì mà bản thân chúng ta không đạt được. Những gì đến với chúng ta như một tặng phẩm thì đó chính là một phần của niềm hy vọng. Thiên Chúa là nền tảng của hy vọng: không một vua chúa nào khác, chỉ có Thiên Chúa là Đấng có khuôn mặt nhân loại và là Đấng yêu thương chúng ta đến tận cùng, mỗi người chúng ta cũng như toàn thể nhân loại. Vương quốc của Ngài không phải là một ảo tưởng không bao giờ đến. Vương quốc của Ngài hiện diện mỗi khi Ngài được yêu và khi tình yêu của Ngài đến với chúng ta. Tình yêu của Ngài cũng cho chúng ta khả năng tồn tại qua ngày mà không ngừng tìm kiếm hy vọng trong một thế giới tự bản chất, chưa phải là hoàn hảo. Tình yêu của Ngài đồng thời là một bảo đảm cho chúng ta một hiện hữu mà chúng ta chỉ cảm nhận được một cách mơ hồ nhưng chính nội tâm sâu thẳm chúng ta đang mong chờ: đó là một cuộc sống đích thực”. (ĐGH Bênêdictô XVI, Tông thư Spe Salvi nói vè Niềm Hy Vọng của người Kitô-hữu, ngày 30 tháng 11, 2007).
Sự thay đổi có khả năng mang hy vọng cho chúng ta chính là sự canh tân đất nước chúng ta trong tình yêu Thiên Chúa là tình yêu tôn trọng phẩm giá mỗi một đời sống con người từ khi được tạo dựng thành bào thai cho đến ngày chết theo luật tự nhiên, và từ đó tạo dựng và vun trồng một cuộc sống mới qua tình yêu trong hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Bất cứ niềm hy vọng nào mà không gắn liền với niềm hy vọng lớn thì đều là hảo huyền và sẽ không bao giờ mang lại công lý và thành quả của công lý là hòa bình cho đất nước chúng ta và cho toàn thế giới.
Nói về Khủng hoảng
12. Người Công giáo chúng ta làm thế nào để đạt được hiệu quả khi bàn về tình trạng khủng hoảng của quốc gia chúng ta liên quan đến quyền căn bản làm người và sự toàn vẹn của gia đình ? Tinh thần ái quốc cùng với các nhân đức khác mà Đức Chúa Thánh Thần ngự trong chúng ta đã soi sáng cho chúng ta, đòi hỏi chúng ta làm gì cho lợi ích chung, lợi ích cho toàn thể đất nước ? Trước tiên, tinh thần ái quốc đòi hỏi chúng ta những gì chúng ta làm trong buổi sáng nay là cầu nguyện và hiệp thông với Thiên Chúa qua lời cầu nguyện, chúng ta nêu lên nhận định nghiêm chỉnh của chúng ta.
13. Khi Chúa Giêsu từ Núi Biến Hình trở xuống, Ngài thấy các môn đệ đang trừ tà cho một cậu bé nhưng vô hiệu quả, Ngài đuổi tà thần đi làm cho các môn đệ, khi chỉ còn họ với Ngài, hỏi Ngài rằng tại sao các ông không thể từ tà ra khỏi cậu bé, Chúa Giêsu trả lời rằng: “Loại tà thần nầy chỉ có thể trừ khử bằng cầu nguyện và ăn chay” (Mc. 9:29). Chúa Giêsu nhắc nhở các ông rằng điều thiện mà các ông muốn làm được khi đối diện với sự dữ chỉ có thể đạt được qua lời cầu nguyện và ăn chay. Bằng những lời nầy chúng ta thấy sự dữ không thể bị khống chế bằng sức mạnh của chúng ta mà thôi, nhưng bằng ơn lành của Chúa tăng cường sức mạnh cho tư tuởng và hành động của chúng ta. Duy chỉ có Chúa Kitô đã chiến thắng tội lỗi và hậu quả của nó là sự chết muôn đời, và duy chỉ có Chúa Kitô, qua Giáo Hội, tiếp tục mang kết quả của cuộc Chiến thắng của Ngài vào trong đời sống chúng ta và vào thế giới chúng ta đang sống.
14. Trong cuộc chiến đấu bảo vệ quyền sống của con người và bảo vệ sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình trong đất nước chúng ta, chúng ta thường dễ sinh nản chí. Và đúng thế nếu thành quả chỉ trông nhờ vào chúng ta mà thôi. Không phải vậy, Chúa Kitô luôn ở vối chúng ta, trong Giáo Hội, bằng một cách thế đặc biệt, trong cuộc chiến đấu vãn hồi sự tôn trọng sinh mạng của tất cả anh chị em chúng ta, nhất là của những người yếu đuối cần chúng ta chăm sóc, và bảo vệ sự toàn vẹn của hôn nhân và gia đình. Chúa Kitô là Tin Mừng Hằng sống mà chúng ta gặp đuợc qua lời cầu nguyện và các Phép Bí Tích, sẽ ban cho chúng ta sức mạnh để công bố Lời Hằng Sống của Ngài, và hành động theo Lời Hằng Sống của Ngài, nhân danh tất cả mọi người trong quốc gia chúng ta, nhất là những kẻ cần đến chúng ta chăm sóc và bảo vệ các quyền Chúa ban.
15. Nếu chúng ta nghiêm túc với tinh thần ái quốc thì chúng ta phải cầu nguyện hằng ngày cho Tổng Thống và quốc gia chúng ta. Chúng ta cũng nên nhiệt tâm thực hành việc ăn chay hãm mình để thay đổi lối sống của chúng ta và của xã hội. Nếu chúng ta muốn thực thi điều thiện cho mọi người, cho quốc gia chúng ta thì chúng ta phải tìm cách mỗi ngày hoán cải cuộc sống của chúng ta trở về với Chúa Kitô, nhất là qua các Bí tích Giải tội và Mình Thánh Chúa. Chúa Kitô muốn loan truyền Tin Mừng Hằng Sống của Ngài và mang lại ơn cứu rỗi cho đất nước chúng ta bằng cách hiến dâng cuộc sống của chúng ta cho Ngài vì lợi ích cho tất cả anh chị em chúng ta không phân biệt ranh giới và vì muốn bảo tồn toàn vẹn cuộc sống con người, hôn nhân và gia đình.
16. Những khi có khủng hoảng lớn trong nước cũng như trên thế giới, Đức Thánh Cha và các Giám mục của chúng ta thường kêu gọi người Công giáo cầu nguyện đặc biệt cho quốc gia cũng như cho thế giới. Tôi nhớ rõ rằng, lúc tôi còn nhỏ, kinh của Đức Giáo Hoàng Lêô thường được đọc cuối lễ để cầu nguyện truớc cơn đe dọa của vật chất vô thần trên thế giới. Tôi cũng nhớ rằng Đức Thánh Giáo Hoàng Piô V, vào năm 1571, đã kêu gọi toàn thể Giáo hội cầu nguyện nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, khi thế giới Kitô giáo bị Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ tấn công. Sau khi thắng trận Lêpantô vào ngày 7 tháng 10, 1571, ngài chọn ngày này để hằng năm tôn vinh Đức Bà Mân Côi và đặt tước hiệu Đức Bà Cứu Giúp Giáo Hữu vào kinh cầu Lôrêtô. Trong cơn khủng hoảng hiện nay, lần chuỗi Mân Côi hằng ngày và cầu xin Đức Bà Cứu Giúp Giáo Hữu chuyển cầu là những phương thế hiệu nghiệm để mang chiến thắng về cho đời sống và tình yêu.
17. Tại mỗi Thánh Lễ, chúng ta nên dâng lời cầu nguyện đặc biệt cho tổ quốc và các nhà lãnh đạo để vuợt qua đưọc nền văn hóa tử thần và tiến vững mạnh trên nền văn minh yêu thương. Tất cả các người Công giáo trên khắp đất nước nên tham dự vào việc Chầu Thánh Thể và lần hạt Mân Côi để phục hồi sự tôn trọng quyền sống và bảo toàn gia đình. Trong lời nguyện, trên hết, chúng ta nên cầu xin lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria dưới tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội. Đức Mẹ Vô Nhiễm là quan thầy của quốc gia chúng ta. Trong một cách thế tuyệt vời, năm 1531 Mẹ đã hiện ra trên lục địa chúng ta, nơi vùng đất ngày nay là Mexico City [Thủ đô Mễ Tây Cơ] với danh hiệu là Mẹ Vô Nhiễm của Thiên Chúa để biểu hiện lòng yêu của Thiên Chúa đối với con cái Ngài ở toàn châu Mỹ. Nhờ sự cầu bầu của Mẹ, dân bản xứ Mỹ và người Âu châu với nguy cơ tiêu diệt lẫn nhau, đã xích lại gần nhau thành một dân tộc dưới sự che chở của Mẹ và cũng nhờ đó, tập tục giết người [làm vật tế thần] đang được phổ biến rộng rãi ở các bộ lạc dân bản xứ đã được chấm dứt. Ngày nay, tại các Giáo xứ và Giáo phận đang có chiến dịch cầu nguyện cho tổ quốc và các nhà lãnh đạo. Ước mong những công việc thiêng liêng này được liên tục và phát triển để, nhờ lời cầu nguyện và ăn chay, có cơ may vượt thắng được các tệ nạn nguy hại như ngừa thai, phá thai, trợ tử, thử nghiệm bào thai, và cái gọi là hôn nhân đờng tính trên đất nước chúng ta.
18. Cùng với lời cầu nguyện là sự sốt sắng ôn lại giáo huấn của Giáo hội về sự tôn trọng sinh mạng con người và sự toàn vẹn của gia đình. Tại nhà, tại trường học các cấp Công giáo, tại các nhóm học hỏi của giáo xứ và trong câu chuyện trao đổi hàng ngày với hàng xóm, chúng ta được mời gọi để làm nhân chứng không khoan nhượng của Tin Mừng Hằng Sống. Các bậc cha mẹ, linh mục và các cơ sở giáo dục Công giáo phải biết rõ những tuyên truyền chống sinh mạng và chống gia đình hằng liên tục ào ạt tấn công chúng ta và con em chúng ta. Xin đan cử một thí dụ: người ta nghĩ đến cách hủy hoại thiện tâm con em chúng ta bằng cách tung ra hàng triệu mỹ kim những phim ảnh khiêu dâm, nhất là trên các mạng lưới. Việc nhận định của chúng ta, cá nhân cũng như các nhóm, phải mở được mắt chúng ta để nhìn thấy tình trạng nguy hại trên đất nước chúng ta, kẻo chúng ta không nhận thấy trách nhiệm đối với cuộc tấn công rộng lớn nhắm vào sinh mạng con người và căn bản gia đình. Nhận định của chúng ta phải giúp chúng ta, nhất là giới trẻ, thấy được sự tục hóa vô thần [phủ nhận đức tin và các giá trị tôn giáo] và thuyết tương đối [chấp nhận tùy thuộc hoàn cảnh, thời điểm, tâm trạng] chống đỡ và biện minh cho các kế hoạch, chính sách và các đạo luật chống sinh mạng và chống gia đình của đất nước chúng ta.
19. Cuộc tiếp xúc của chúng ta với thế giới phải minh bạch và không khoan nhượng. Các bậc cha mẹ phải biểu lộ trong cuộc sống hằng ngày giá trị trường cửu và phong phú của Tin Mừng Hằng sống, mà họ có trách nhiệm phải truyền đạt cho con cái. Các cơ sở giáo dục Công giáo phải dấn thân liên tục hơn trong việc tìm hiểu chân lý của đức tin, nêu những chân lý đó lên trước các thách đố luân lý ngày nay. Trong một nền văn hóa đánh dấu bằng vô số mập mờ và lầm lẫn nghiêm trọng về các giáo huấn nền tảng của bản luật tự nhiên, thì các trường Công giáo phải là ngọn hải đăng hướng dẫn chân lý và luân lý. Rõ ràng cũng đúng thế đối với các ơ quan từ thiện, các tu viện và cơ sở y tế Công giáo. Tại các cơ sở nầy không có chỗ để giảng dạy hay tổ chức các sinh hoạt xúc phạm đến bộ luật tự nhiên. Việc đối thoại và tôn trọng ý kiến khác biệt không có nghĩa là cổ võ hay nhân nhượng trước sự vi phạm bộ luật tự nhiên. Sự kiện trường Đại học Notre Dame trao tặng bằng tiến sĩ danh dự cho Tổng thống là người có chủ trương chống nhân sinh, chống gia đình là khởi điểm của một điếm nhục rất nghiêm trọng. Các cơ sở Công giáo không thể cung cấp diễn đàn, chưa nói là vinh dự, cho những ai đã công khai cổ võ và hành động chống lại bộ luật tự nhiên. Sống trong một nền văn hóa nâng niu tử thần, thì người Công giáo và các cơ sở Công giáo có bổn phận nhất thiết chống lại nền văn hóa đó. Nếu cá nhân chúng ta hoặc các cơ sở Công giáo không sẵn lòng chấp nhận gánh nặng đó, hoặc vì chịu áp lực mà kêu gọi cải tổ văn hóa của chúng ta, thì chúng ta không xứng đáng mang danh Công giáo.
Người Công giáo và Đời sống Công quyền
20. Lời cầu nguyện và cải hoá đời sống của chúng ta cùng với những nhận định và nghiên cứu về chân lý của đời sống luân lý, đòi hỏi chúng ta, cá nhân Công giáo cũng như cơ sở Công giáo, phải biết chấp nhận trách nhiệm của người công dân là làm việc không ngừng để sửa đổi những chương trình, chính sách và luật lệ bất công của chính phủ. Trong một quốc gia đã được sắp đặt sẵn để vũng tiến trên lộ trình vi phạm những nguyên tắc luân lý căn bản thì người Công giáo hay người ngoài Công giáo đã chấp nhận bộ luật tự nhiên, đều phải xác nhận rằng việc cam kết mang tính cách tôn giáo của họ đối với bộ luật tự nhiên để tìm kiếm điều thiện cho mọi người, thật ra chỉ là một cách nặng phần trình diễn mà thôi chứ không áp dụng vào cuộc sống công quyền. Rõ ràng một số người Công giáo nắm chức vụ trong guồng máy công quyền đã nghĩ như thế. Quý vị có bao giờ nghe những nhà làm luật Công giáo bỏ phiếu tán đồng dự luật chống sinh mạng và chống gia đình tuyên bố rằng bản thân họ chống lại dự luật nhưng vì là giới chức công quyền họ không được phép để tín ngưỡng ảnh hưởng đến việc hỗ trợ dự luật không ? Quý vị có bao giờ nghe những ngưòi đồng đạo bỏ phiếu chọn ứng cử viên chống sinh mạng và chống gia đình, chỉ vì họ trung thành với đảng phái, hoặc cho rằng quan điểm của các ứng cử viên đó là đúng không ? Đã bao lần những người đó cho lối suy luận của họ là đúng vì họ tuyên bố rằng đúc tin tôn giáo chỉ là vấn đề cá nhân, không liên quan đến lãnh vực công quyền. [Tôi quan niệm] trái ngược rằng thiện ích chung tuỳ thuộc vào việc tích cực thực thi niềm tin tôn giáo vào lãnh vực công quyền.
21. Khi bàn về vai trò của Giáo hội trong chính trị, Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI dã nhắc nhở chúng ta:
- “Đừng quên rằng khi Giáo hội hay các cộng đồng Công giáo dấn thân vào các cuộc tranh luận cộng cọng bằng cách biểu lộ sự dè dặt hay nhắc nhở đến các nguyên tắc tôn giáo, thì điều này không có nghĩa là quá đáng hay xâm phạm, bởi vì việc tranh luận chỉ nhằm mục đích rọi sáng lương tâm, giúp cho lương tâm hoạt động một cách tự do và có trách nhiệm theo đúng đòi hỏi của công lý, ngay cả những khi có thể va chạm với quyền lực và quyền lợi cá nhân” (ĐGH Bênêdictô XVI, Ad Congressum a Populari Europae Faction provectum, 2006).
-Trong Tông thư Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas est), Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta về Đức tin, một tặng phẩm quý báu giúp cho lý trí làm việc một cách hiệu quả và giúp nhìn thấy đối tượng rõ ràng hơn (ĐGH Bênêdictô XVI, Tông Thư dẫn thượng, 25-12-2005). Khi Giáo hội nêu lên các giáo huấn liên quan đến công ích, Giáo hội không có chủ ý đặt quyền lực của Giáo hội lên trên quốc gia, hoặc ép buộc những người không cùng một lối suy nghĩ hay không cùng một cách hành xử đức tin phải theo. Mục đích của Giáo hội mà cũng là mục đích của người Công giáo yêu nước là giúp cho lý trí được sáng tỏ và cống hiến tức thời sự thấu hiểu và thi hành những điều công chính. Khi nói về các vấn đề khủng hoảng hiện nay trên đất nước chúng ta, Giáo hội cũng như chúng ta là con cái Giáo hội, chúng ta tranh luận trên căn bản lý luận và bộ luật tự nhiên, hay nói cách khác, căn bản của những gì phù hợp với bản chất của mỗi con người.
22. Việc cam kết không khoan nhượng của chúng ta để bảo vệ quyền sống vô tội và bảo toàn hôn nhân và gia đình không phải dựa trên những điều tin tưởng và thực hành đặc biệt, mà là dựa trên bộ luật tự nhiên được khắc ghi vào tâm hồn mỗi người, và vì thế đã trở thành một phần của giáo huấn luân lý của Giáo hội. Đồng thời, những gì được coi là xấu xa ở mọi nơi mọi lúc không thể được gọi là điều thiện chỉ vì dẫn đến kết quả tốt. Tất cả chúng ta phải lưu tâm đến những điều thiện quan trọng cho sự tồn tại của quốc gia chúng ta, nhưng cũng nên quan tâm rằng những điều thiện không bao giờ biện minh đuợc cho sự phản bội căn bản của những điều thiện của cuộc sống và gia đình. Chúng ta phải lưu tâm mà bứng rễ khỏi suy tư luân lý của chúng ta những hình thức của chủ thuyết tương đối, chủ thuyết tất nhiên [chấp nhận hậu quả dù xấu dù tốt] và chủ thuyết tỷ lệ [quân bình giữa xấu và tốt] là những chủ thuyết dẫn dắt chúng ta đến lập luận rằng đôi khi cũng nên làm những gì đuợc coi là xấu xa ở mọi nơi mọi lúc.
23. Một điểm quan trọng trong suy tư luân lý của chúng ta phải bao gồm sự hiểu biết minh bạch về những nguyên tắc liên quan đến cọng tác với điều xấu, nhất là trong việc bầu phiếu. Ngày nay, thông thường vì không có khả năng hoàn thành được những điều phải làm để bảo vệ quyền sống và bảo toàn gia đình, chúng ta lại dùng sự vô khả năng đó để biện minh cho sự chọn lựa những người đang chủ trương vi phạm bản luật tự nhiên. Tôi tớ của Chúa Là Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II, trong Tông Thư Evangelium Vitae, đã nói nhiều về sự cọng tác với điều xấu để xâm phạm quyền sống vô tội [của thai nhi]. Ngài dẫn chứng bằng thí dụ rằng một nhà làm luật là người có khả năng bỏ phiếu cho một dự luật hạn chế việc phá thai, dầu không thể trừ khử tận gốc rễ. Ngài kết luận rằng nhà làm luật nên bỏ phiếu cho dự luật trong khi lập trường chống phá thai của ông vẫn minh bạch, bởi vì lá phiếu thuận của ông không chứng tỏ ông cọng tác mật thiết với đạo luật bất công, mà chỉ một cố gắng hợp pháp để giảm thiểu kết quả xấu. (ĐGH Gioan Phaolô II Tông Thư dẫn thượng, 25-3-1995) Nói một cách tương tự, là cử tri, chúng ta thường phải đối diện với sự chọn lựa các ứng cử viên là những người không hoàn toàn chống đối các đạo luật bất công. Trong trường hợp đó chúng ta nên chọn ứng cử viên nào muốn hạn chế tối đa các đạo luật bất công. Nhưng vì không có ứng cử viên nào cổ võ hay thực hành điều thiện, nên việc chọn một ứng cử viên có lâp trường ủng hộ việc phá thai, trợ tử hay thừa nhận hôn nhân đồng tính cũng đành phải chấp nhận. Việc tôn trọng sinh mạng con người và sự toàn vẹn hôn nhân và gia đình là căn bản nên không thể bị lệ thuộc vào bất cứ một nguyên nào cho dù tốt cách mấy.
24. Trong tình trạng quốc gia chúng ta ngày nay, một câu hỏi được đặt ra về bổn phận của người Công giáo đang tìm cách lật ngược phán quyết Roe v. Wade và Doe v. Bolton của Tối Cao Pháp Viện. Có những ngưòi sẽ nói với chúng ta rằng việc đó vô ích và vì thế, nên bỏ cuộc để có thể tận lực giúp phòng ngừa những cá nhân muốn chọn phá thai. Là người Công giáo chúng ta không bao giờ được ngưng nghỉ công việc sửa đổi các luật lệ bất công nghiêm trọng. Luật lệ là nền tảng của nền văn hóa chúng ta và dạy cho công dân khái quát những gì luân lý cho phép. Những cố gắng của chúng ta trong việc trợ giúp những người có khuynh hướng làm điều trái hoặc chịu ảnh hưởng của các hành động vô luân, đó là việc làm của cơ quan từ thiện bác ái nối kết công dân trong vùng một quốc gia. Việc đó chỉ có ý nghĩa nhỏ nhoi nếu chúng ta giữ cầm chừng trước các đạo luật bất công và trước phán quyết có cùng nội dung xấu của các tòa án. Chúng ta sẽ không bao giờ biện minh được nếu chúng ta bỏ cuộc trong cố gắng thay đổi luật pháp và lật ngược các phán quyết chống đời sống và chống gia đình của tòa án
Kết luận
25. Trong lúc tụ họp sáng nay để cầu nguyên cho đất nước chúng ta, chúng ta hãy tìm can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm vinh hiển bị xuyên thâu của Đức Giêsu Chúa chúng ta. Đừng tỏ ra thất vọng trong việc hành xử lòng ái quốc, mà hãy vững lòng dâng hiến những đóng góp thiết yếu mà đức tin Công giáo đã làm cho sự trường tồn của đất nước chúng ta.
26. Chớ gì lòng can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm Chúa Giêsu soi sáng tâm trí chúng ta để chúng ta thấy rõ hơn tình trạng nghiêm trọng của quốc gia chúng ta và nung nấu tâm hồn chúng ta trong ước vọng biến cải đất nước theo đúng bộ luật tự nhiên, tức là đạt được công lý phục vụ lợi ích cho mọi người. Chúng ta hãy nhận lòng can đảm và sức mạnh từ Thánh Tâm Chúa Giêsu qua lời cầu nguyện và qua các Bí tích, nhất là Bí tích Giải tội và Bí tích Thánh Thể. Chớ gì lòng can đảm và sức mạnh của Chúa Kitô hướng dẫn công việc suy niệm của chúng ta trước thực trạng đất nước và dẫn đưa chúng ta đến những hành động chính đáng theo sự chỉ dạy của đức tin để phục vụ công ích cho mọi người.
27. Nhờ lời chuyển cầu của Đức Maria Vô Nhiễm, Đức Bà Guadalupe là Mẹ của Mỹ Châu, người Công giáo chúng ta hãy cầu nguyện hôm nay và mỗi ngày, chân thành với đức tin và tận hiến cho tổ quốc để có thể cổ võ lòng tôn trọng sinh mạng con người, bảo toàn sự lành thánh của hôn nhân và gia đình, và nhờ đó, vun trồng sự thiện hảo cho mọi người trong đất nước cũng như trên thế giới.
Cám ơn và xin Chúa chúc lành cho quý vị.
TGM Raymond Burke,
TGM Saint Louis hồi hưu và là Chưởng quản Tông Tòa Tối Cao Rôma
Bản dịch do FX Hoàng Đình Cảnh
Top Stories
VIETNAM: Une délégation officielle des Etats-Unis vient entendre les doléances d’une communauté catholique bafouée dans son droit à la liberté religieuse
Eglises d'Asie
16:22 20/05/2009
La délégation de la Commission américaine pour la liberté religieuse dans le monde, en visite au Vietnam depuis le 12 mai, a pris une initiative inattendue. Elle s’est rendue à Son La, région montagneuse du nord-ouest, pour y rencontrer la communauté catholique locale. Celle-ci comporte environ 500 membres, venus, la plupart, de la basse région pour gagner leur vie en ville. La rencontre a eu lieu au début de l’après-midi du 19 mai au domicile de M. Trinh Xuân Thuy, dans la salle que celui-ci met à la disposition de la communauté catholique pour le culte et la prière.
Son La est sans doute le lieu du Vietnam où le droit à la liberté religieuse a été le plus outrageusement bafoué, ces temps derniers. L’exercice public du culte y est pratiquement interdit, en particulier à l’occasion des grandes fêtes religieuses. Au cours de la nuit de Noël 2008, les autorités municipales avaient tout simplement décrété le couvre-feu sur le quartier où se réunissait la communauté chrétienne. Lors de la fête de Pâques qui a suivi, les mêmes responsables avaient mobilisé une troupe hétéroclite de cadres, policiers et désœuvrés recrutés pour la circonstance, afin d’empêcher un prêtre envoyé par l’évêque de célébrer l’eucharistie. L’évêque du diocèse, depuis l’année 2000, essaie en vain de faire reconnaître cette communauté par les autorités civiles. La réponse reçue est invariablement la même: « Il n’y a point de besoins religieux à Son La » (1).
Dans les jours qui ont précédé la visite de la commission américaine, les autorités locales ont essayé d’empêcher la population catholique de participer à cette rencontre. Au cours d’une réunion où ils ont été convoqués par le Comité populaire, les catholiques se sont entendus dire que « s’ils rencontraient la délégation, ils seraient en infraction avec la loi ». Le maître de maison, M. Trinh Xuân Thuy, alors en traitement l’hôpital de Hanoi, a été invité à ne pas « compliquer la situation ». Des manœuvres de diversion ont été tentées pour écarter les catholiques du lieu de rencontre.
En fin de compte, en arrivant sur les lieux, la délégation s’est rendue directement à la maison de M. Thuy sans passer par le Comité populaire. De nombreux catholiques étaient présents. L’ensemble des fonctionnaires, les cadres du quartier s’étaient mêlés à eux. Les catholiques ont exposé sans détour, photographies et documents à l’appui, la politique de discrimination menée à leur égard par les autorités locales et ont demandé à leurs interlocuteurs de faire pression sur les responsables provinciaux pour qu’ils puissent bénéficier de la liberté religieuse. Ce dont a pris note la délégation, qui a également promis d’intervenir au plus haut niveau. Enfin, le président du Comité populaire du quartier a pris la parole devant la délégation. Son intervention a porté sur les progrès considérables accomplis par la population de la région grâce au socialisme (2).
La délégation de la Commission des Etats-Unis pour la liberté religieuse dans le monde est arrivée au Vietnam le 12 mai dernier. Elle est composée de cinq membres et est conduite par Michael Cromatie. Son emploi du temps est très chargé: depuis son arrivée sur place, elle a multiplié les rencontres et les visites. La délégation a d’abord rencontré le vice-Premier ministre et ministre des Affaires étrangères, Phạm Gia Khiêm, ainsi que des responsables du Bureau des Affaires religieuses. Le Premier ministre a affirmé à ses interlocuteurs que la vie religieuse de la population était une des priorités du gouvernement. Les délégués américains se sont entretenus ensuite avec un certain nombre de personnalités militantes comme le journaliste Nguyên Khac Toan, le docteur Pham Ngoc Son, l’avocat Lê Quôc Quân. La paroisse de Thai Ha a également reçu leur visite. Ils se sont rendus au camp d’internement de Ba Sao, dans la province de Nam Ha, où ils ont rencontré l’avocat Nguyên Van Dai, le P. Nguyên Van Ly, ce prêtre de Huê condamné à huit ans de prison, le 30 mai 2007, au cours d’un procès désormais célèbre. Durant son périple au sud, la délégation a rencontré des représentants des principaux groupes religieux comme le bouddhisme unifié, le bouddhisme Hoa Hao, le caodaïsme. Toutefois, certaines personnalités du mouvement démocratique, comme Dô Nam Hai, ont été empêchées par la police de prendre contact avec les délégués américains.
(1) Voir EDA 476, 499, 506.
(2) Le récit des faits a pour source VietCatholic News, 19 mai 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 20 mai 2009)
Son La est sans doute le lieu du Vietnam où le droit à la liberté religieuse a été le plus outrageusement bafoué, ces temps derniers. L’exercice public du culte y est pratiquement interdit, en particulier à l’occasion des grandes fêtes religieuses. Au cours de la nuit de Noël 2008, les autorités municipales avaient tout simplement décrété le couvre-feu sur le quartier où se réunissait la communauté chrétienne. Lors de la fête de Pâques qui a suivi, les mêmes responsables avaient mobilisé une troupe hétéroclite de cadres, policiers et désœuvrés recrutés pour la circonstance, afin d’empêcher un prêtre envoyé par l’évêque de célébrer l’eucharistie. L’évêque du diocèse, depuis l’année 2000, essaie en vain de faire reconnaître cette communauté par les autorités civiles. La réponse reçue est invariablement la même: « Il n’y a point de besoins religieux à Son La » (1).
Dans les jours qui ont précédé la visite de la commission américaine, les autorités locales ont essayé d’empêcher la population catholique de participer à cette rencontre. Au cours d’une réunion où ils ont été convoqués par le Comité populaire, les catholiques se sont entendus dire que « s’ils rencontraient la délégation, ils seraient en infraction avec la loi ». Le maître de maison, M. Trinh Xuân Thuy, alors en traitement l’hôpital de Hanoi, a été invité à ne pas « compliquer la situation ». Des manœuvres de diversion ont été tentées pour écarter les catholiques du lieu de rencontre.
En fin de compte, en arrivant sur les lieux, la délégation s’est rendue directement à la maison de M. Thuy sans passer par le Comité populaire. De nombreux catholiques étaient présents. L’ensemble des fonctionnaires, les cadres du quartier s’étaient mêlés à eux. Les catholiques ont exposé sans détour, photographies et documents à l’appui, la politique de discrimination menée à leur égard par les autorités locales et ont demandé à leurs interlocuteurs de faire pression sur les responsables provinciaux pour qu’ils puissent bénéficier de la liberté religieuse. Ce dont a pris note la délégation, qui a également promis d’intervenir au plus haut niveau. Enfin, le président du Comité populaire du quartier a pris la parole devant la délégation. Son intervention a porté sur les progrès considérables accomplis par la population de la région grâce au socialisme (2).
La délégation de la Commission des Etats-Unis pour la liberté religieuse dans le monde est arrivée au Vietnam le 12 mai dernier. Elle est composée de cinq membres et est conduite par Michael Cromatie. Son emploi du temps est très chargé: depuis son arrivée sur place, elle a multiplié les rencontres et les visites. La délégation a d’abord rencontré le vice-Premier ministre et ministre des Affaires étrangères, Phạm Gia Khiêm, ainsi que des responsables du Bureau des Affaires religieuses. Le Premier ministre a affirmé à ses interlocuteurs que la vie religieuse de la population était une des priorités du gouvernement. Les délégués américains se sont entretenus ensuite avec un certain nombre de personnalités militantes comme le journaliste Nguyên Khac Toan, le docteur Pham Ngoc Son, l’avocat Lê Quôc Quân. La paroisse de Thai Ha a également reçu leur visite. Ils se sont rendus au camp d’internement de Ba Sao, dans la province de Nam Ha, où ils ont rencontré l’avocat Nguyên Van Dai, le P. Nguyên Van Ly, ce prêtre de Huê condamné à huit ans de prison, le 30 mai 2007, au cours d’un procès désormais célèbre. Durant son périple au sud, la délégation a rencontré des représentants des principaux groupes religieux comme le bouddhisme unifié, le bouddhisme Hoa Hao, le caodaïsme. Toutefois, certaines personnalités du mouvement démocratique, comme Dô Nam Hai, ont été empêchées par la police de prendre contact avec les délégués américains.
(1) Voir EDA 476, 499, 506.
(2) Le récit des faits a pour source VietCatholic News, 19 mai 2009.
(Source: Eglises d'Asie, 20 mai 2009)
Continual tensions between Catholics and Vietnam Government.
Emily Nguyen
16:32 20/05/2009
In Thai Binh, Catholics boycotted the festival on the birthday of Uncle Ho meanwhile in Son La Catholics reported to US Committee for International Religious Freedom (USCIRF) on continuous persecution.
In Thai Binh province, all Catholic music bands have decided to turn down a local government's invitation to join in Ho Chi Minh - the late party's founder- annual birthday celebration on May 19 in protest of the local officials' recent effort to block the Catholic clergy, religious and any faithful who were on their way to Thai Ha, Ha Noi to celebrate the Golden Jubilee of the Redemptorists and to receive a plenary indulgence.
As a result of this crackdown, many Thai Binh faithful having to stay home while others were forced to get off their buses outside Hanoi city in the dead of night and had to walk for miles to get to their destination in Hanoi.
With the horrible memory of how badly the bands especially the all women brass band from Cam Chau parish had been treated still so fresh on their minds, Thai Binh Catholics are becoming to realize that their faithful contributions throughout history of the (HoChiMinh birthday) celebration has never been considered as such, when the provincial government only views them as "tools" to decorate the political events they need to present to the public, yet in the meantime the same officials can also become the abuser should their interest be in conflict with the faithful's. They even ignored Bishop Francis Nguyen Van Sang's complaint sent to the authority a few days later.
Needless to say, the communist leader's annual birthday celebration this year has become a total failure without the participation from the Catholic bands.
On the same day, a delegation of USCIRF met with dozens of brave Son La Catholics who came out to report on the ongoing religious and human rights abuse they have been subjected to at the hands of local government in Son La.
Local authorities had tried their best to prevent the meeting. Days prior to the arrival of the USCIRF delegation, Catholics in Son La had been warned that they would “severely violate the law” should they come to talk with the delegation.
Also, the meeting location had been changed frequently to confused potential attendants. It had originally been set up at a Catholic’s private house which has been utilized as a house church for Son La faithful over the years at the generosity of its owner. At the last minute, the government singlehandedly changed the location to the town hall where they could easily limit the number of participants. They could also prevent a meeting between the delegation and Mr. Trinh Xuan Thuy, the owner of the house church, who has been continually harassed by local officials. Thuy had just been back home from his medical treatment in Hanoi and still too ill to attend the meeting at the new location.
The USCIRF delegation, however, had made a swift decision by coming to Thuy's home to visit him and hold a meeting there before going to the town hall. Their decision has been proven to be wise and effective indeed. They had been filled in with testimony from witnesses who made all effort to come and disclose to representatives of the free world on the true colour of Vietnam religion policy. The faithful also called for the US government's quick and active intervention so they could be free to practice their religion.
For the first time, in front of the very local officials who caused them so much suffering, Son La faithful had conquered their culture of fear and had their chance to speak loud and clear about what has been preventing them from having a meaningful, active religious life as they wish, and their hope for a drastic, realistic change in state and local policy on freedom of religion, instead of empty words which tend to fade away as soon as the representatives of the free world head back home.
In Thai Binh province, all Catholic music bands have decided to turn down a local government's invitation to join in Ho Chi Minh - the late party's founder- annual birthday celebration on May 19 in protest of the local officials' recent effort to block the Catholic clergy, religious and any faithful who were on their way to Thai Ha, Ha Noi to celebrate the Golden Jubilee of the Redemptorists and to receive a plenary indulgence.
As a result of this crackdown, many Thai Binh faithful having to stay home while others were forced to get off their buses outside Hanoi city in the dead of night and had to walk for miles to get to their destination in Hanoi.
With the horrible memory of how badly the bands especially the all women brass band from Cam Chau parish had been treated still so fresh on their minds, Thai Binh Catholics are becoming to realize that their faithful contributions throughout history of the (HoChiMinh birthday) celebration has never been considered as such, when the provincial government only views them as "tools" to decorate the political events they need to present to the public, yet in the meantime the same officials can also become the abuser should their interest be in conflict with the faithful's. They even ignored Bishop Francis Nguyen Van Sang's complaint sent to the authority a few days later.
Needless to say, the communist leader's annual birthday celebration this year has become a total failure without the participation from the Catholic bands.
Meeting at the house church |
Local authorities had tried their best to prevent the meeting. Days prior to the arrival of the USCIRF delegation, Catholics in Son La had been warned that they would “severely violate the law” should they come to talk with the delegation.
Also, the meeting location had been changed frequently to confused potential attendants. It had originally been set up at a Catholic’s private house which has been utilized as a house church for Son La faithful over the years at the generosity of its owner. At the last minute, the government singlehandedly changed the location to the town hall where they could easily limit the number of participants. They could also prevent a meeting between the delegation and Mr. Trinh Xuan Thuy, the owner of the house church, who has been continually harassed by local officials. Thuy had just been back home from his medical treatment in Hanoi and still too ill to attend the meeting at the new location.
The USCIRF delegation, however, had made a swift decision by coming to Thuy's home to visit him and hold a meeting there before going to the town hall. Their decision has been proven to be wise and effective indeed. They had been filled in with testimony from witnesses who made all effort to come and disclose to representatives of the free world on the true colour of Vietnam religion policy. The faithful also called for the US government's quick and active intervention so they could be free to practice their religion.
For the first time, in front of the very local officials who caused them so much suffering, Son La faithful had conquered their culture of fear and had their chance to speak loud and clear about what has been preventing them from having a meaningful, active religious life as they wish, and their hope for a drastic, realistic change in state and local policy on freedom of religion, instead of empty words which tend to fade away as soon as the representatives of the free world head back home.
Sainthood Soon after BL Mary cure
Sharyn Marchant
22:09 20/05/2009
BLESSED Mary Mackillop is one step closer to canonisation, with the Vatican medical board finding there is no scientific explanation behind the cure of a woman suffering lung cancer, the case expected to be confirmed as Mary's second miracle.
SR Maria Casey, postulator for the cause of canonisation of Blessed Mary Mackillop, said that although they cannot yet refer to the most recent case as a miracle, doctors concluded that science cannot explain the woman’s recovery
The progress is ongoing, however, with evidence of intercession through prayer to be presented to theologians for their confirmation that a miracle took place.
The case will then be presented to the bishops and cardinals, and finally Pope Benedict XVI for approval.
Although encouraged by this recent development, Sr. Anne Derwin, congregational leader for the Sisters of St. Joseph, said there is still " a way to go before we can get too excited about a final outcome, and we can not pre-empt any decision of the Church."
As the Sisters of Saint Joseph mark the centenary of the death of Mary Mackillop, known as Mary of the cross, there has been speculation that the canonisation may take place in August, the month of her death.
But according to Sister Maria, it would “not be realistic to expect it this August, given what needs to be done in the next few months.
Sr. Judith Sippell, chair of the Towards Canonisation project for the Sisters of St. Joseph, has confirmed that the canonisation will be held in Rome but there will also be " a major celebration in Sydney because Sydney is the sponsoring archdiocese for the canonisation"
The campaign for the canonisation of Mary Mackillop began in 1925 at the institution of Archbishop Michael Kelly, and was validated in 1995 with her beatification by John Paul II
Canonisation requires two miracles, the first of which must be approved prior to beatification. "that was the case of a woman who was sick unto death with leukemia" said sr. Judith.
The case went to Rome in 1961 and it was finally approved as a miracle in 1971.
The requirement for canonisation is that we have a second miracle from the time of the beatification until now."
Sister Judith said the canonization, which is predicted to take place next year, will have a great impact on the Church in Australia.
“It will be a significant event in the life of the Australian Church, but also for the Australian nation," she said.
"But it's not just for the Australian people; it's for the peoples of New Zealand, Ireland and Scotland, Peru, Brazil, Timor, Vietnam and Cambodia. They are simply the nations where Mary MacKillop is very well known, and very much loved"
Sydney Catholic Weekly
SR Maria Casey, postulator for the cause of canonisation of Blessed Mary Mackillop, said that although they cannot yet refer to the most recent case as a miracle, doctors concluded that science cannot explain the woman’s recovery
The progress is ongoing, however, with evidence of intercession through prayer to be presented to theologians for their confirmation that a miracle took place.
The case will then be presented to the bishops and cardinals, and finally Pope Benedict XVI for approval.
Although encouraged by this recent development, Sr. Anne Derwin, congregational leader for the Sisters of St. Joseph, said there is still " a way to go before we can get too excited about a final outcome, and we can not pre-empt any decision of the Church."
As the Sisters of Saint Joseph mark the centenary of the death of Mary Mackillop, known as Mary of the cross, there has been speculation that the canonisation may take place in August, the month of her death.
But according to Sister Maria, it would “not be realistic to expect it this August, given what needs to be done in the next few months.
Sr. Judith Sippell, chair of the Towards Canonisation project for the Sisters of St. Joseph, has confirmed that the canonisation will be held in Rome but there will also be " a major celebration in Sydney because Sydney is the sponsoring archdiocese for the canonisation"
The campaign for the canonisation of Mary Mackillop began in 1925 at the institution of Archbishop Michael Kelly, and was validated in 1995 with her beatification by John Paul II
Canonisation requires two miracles, the first of which must be approved prior to beatification. "that was the case of a woman who was sick unto death with leukemia" said sr. Judith.
The case went to Rome in 1961 and it was finally approved as a miracle in 1971.
The requirement for canonisation is that we have a second miracle from the time of the beatification until now."
Sister Judith said the canonization, which is predicted to take place next year, will have a great impact on the Church in Australia.
“It will be a significant event in the life of the Australian Church, but also for the Australian nation," she said.
"But it's not just for the Australian people; it's for the peoples of New Zealand, Ireland and Scotland, Peru, Brazil, Timor, Vietnam and Cambodia. They are simply the nations where Mary MacKillop is very well known, and very much loved"
Sydney Catholic Weekly
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh viên Công giáo Vinh - nhóm Thanh Hóa - hành hương về đền thánh Antôn Trại Gáo
SVCG Vinh
05:53 20/05/2009
VINH - Vào lúc, 7h30', ngày 17 tháng 5 năm 2009, chuyến xe chuyển bánh đưa đoàn sinh viên công giáo Vinh – nhóm Thanh Hóa, hành hương về Trại Gáo – nơi có đền thánh Antôn, để hưởng ơn đại xá của năm Thánh Antôn mà Tòa Thánh ân ban cho giáo phận Vinh.
Suốt chặng đường từ thành Vinh ra Trại Gáo, những khuôn mặt rạng rỡ, nét cười của các bạn sinh viên trông đẹp tựa trăng rằm. Những nụ cười như bông hoa khoe sắc đón ánh dương hồng buổi bình minh. Rất dễ thương và cũng thật đáng yêu!
Những bài hát sinh hoạt được cất lên hòa với nhịp của những tràng pháo tay, phá tan đi bầu khí ngột ngạt của mùa hạ. Vui, thật vui, nhưng cũng hằn lên trên mặt những suy tư, 36 người – 36 khuôn mặt – 36 ý nghĩ. Như con thơ khát dòng sữa mẹ, như chim non trông ngóng mẹ về, như nai ngơ ngác tìm suối nước trong,… Phải chăng, họ cũng đang trông ngóng điều gì nơi xa xăm ấy mà không thể nói thành lời. Hình như họ mang trong mình những tâm tư, những ý nguyện ước mong, những khát vọng cháy bỏng của tuổi trẻ hào hùng.
Hành trình chuyến đi không chỉ có sinh viên công giáo, mà còn có cả anh em sinh viên không cùng Tôn giáo. Dù không cùng niềm tin, nhưng họ vẫn mang trong mình hy vọng một điều gì đó nơi thánh cả Antôn.
8h20, xe đến đền thánh Antôn, anh em sinh viên chào cha quản xứ - Antôn Nguyễn Đình Thăng. Thật là vị mục tử nhân lành, ngài đón tiếp rất niềm nở bằng những câu chuyện hài hước thời sự, những cử chỉ đầy tình nhân ái, và nụ cười thân thương trìu mến.
Để cho lãnh nhận ơn Chúa một cách trọn vẹn, ngài mời gọi anh em sinh viên lĩnh ơn bí tích Hòa giải. Sau đó, ngài cử hành thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu xin cùng thánh cả Antôn cho anh em sinh viên và đoàn hành hương đến từ Đăk Lắc.
Trong thánh lễ, ngài chia sẻ về tình yêu Thiên Chúa giành cho con người, và tình yêu giữa con người với con người. Ngài chia sẻ những “lầm lỡ” trong tình yêu tuổi trẻ dẫn đến tội giết người. Ngài nhấn mạnh câu nói của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị: “Giáo hội là của tuổi trẻ”. Đúng vậy, tuổi trẻ là tuổi của hy vọng, Giáo Hội có “Tươi trẻ, khỏe mạnh” hay không là ở tuổi trẻ! Một câu hỏi cho tuổi trẻ ở mọi thời, mọi nơi và mọi lúc.
Kết thúc bài chia sẻ, ngài nói: “ Trong những ngày này, người nông dân đang hăng say trên chiến trận đồng áng, còn sinh viên thì miệt mài trên chiến trận đèn sách”. Ngài nói tiếp: “Sinh viên vui nhất khi ngồi học chung, nhưng cực nhất là khi mùa thi đến”.
Kết thúc thánh lễ, anh PM Mạnh Tường, đại diện anh em sinh viên Vinh – nhóm Thanh Hóa và đoàn hành hương đến từ Đăk Lắc cảm ơn Cha. Anh nói: “Chúng con đến với Cha không hoa, không quả, chỉ mang theo trái tim và tình yêu của tuổi trẻ mà thôi” muốn nói lên sự đơn sơ, nghèo khổ của anh em sinh viên. Anh nói tiếp: “Sau cuộc hành hương này, Cha và cộng đoàn trở về với công việc của mình, còn chúng con lại tiếp tục với đèn sách, để chuẩn bị cho kỳ thi. Xin Cha và cộng đoàn cũng cầu nguyện cho chúng con, để chúng con làm sáng danh Chúa trong kỳ thi sắp tới”, lời cám ơn vừa kết thúc, thì lời Kinh hòa bình của thánh Phanxicô Assizi cũng được cất lên.
Niềm vui nối tiếp niềm vui. Quả đúng như câu “Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ”. Xa xôi không hẹn mà gặp, các thầy chủng viện Vinh - Thanh cũng hành hương về Trại Gáo. Nơi đây, các thầy Thanh Hóa được gặp đồng hương của mình, tay bắt mặt mừng. Sau những câu chuyện hàn huyên, thời gian như ngắn lại, anh em tạm biệt trong niềm vui của Chúa Kitô.
Giáo họ Trại Gáo được thành lập vào khoảng năm 1898, thuộc xứ Mỹ Yên, cách Tòa giám mục giáo phận Vinh 10km về phía Tây bắc. Khu đất này trước đây là của Nhà chung, Tòa giám mục dùng nơi đây để phát gạo cho những người dân đến vùng đồi núi hẻo lánh này cư trú, và nơi đây được gọi là trại phát gạo hay trại gạo. Theo phương ngữ và thổ âm người dân nơi đây gọi “gạo” thành “gáo”. Kể từ đó, “Trại gạo” được gọi là “Trại Gáo”. Tượng thánh Antôn cũng được đưa đến đây vào năm ấy (1898). Như muốn chọn nơi đây để ban phát ơn thiêng cho nhân thế. Dù cho thế gian có đổi thay đến mấy, dù cho lòng người có đổi trắng thay đen, thánh Antôn vẫn trước sau như một - thánh Antôn thời nào cũng vậy. Bất cứ ai đến khẩn cầu cùng Ngài, đều được Ngài chở che bầu cử. Phải chăng, Ngài muốn nói với thế giới, với những người quyền cao chức trọng, giàu sang phú quý đến những người bần dân khốn khổ, rằng tất cả mọi người đều có quyền được sinh ra, đều có quyền được sống, quyền được tự do, bình đẳng, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Đó là quyền tối trọng mà Tạo Hóa đã ban cho con người, không ai có quyền được tước đoạt nó.
Thánh Antôn hay làm phép lạ. Đúng vậy, về với thánh cả Antôn, như nai tìm được dòng suối mát, như con thơ no dòng sữa mẹ, như chim non trông bóng mẹ về, như tình yêu đáp trả tình yêu,… Họ như tìm được người bạn tâm giao để tâm sự, tìm được nguồn an ủi vỗ về, tìm được niềm giải thoát bao tân toan, trăn trở lắng lo của cuộc đời, tìm được sức mạnh để vươn lên bao tháng ngày gục ngã.
Như nước chảy về nguồn, như sông xuôi về biển cả để hòa vào đại dương bao la vô tận. Anh em sinh viên công giáo Vinh – nhóm Thanh Hóa về với thánh cả Antôn để được tiếp thêm sức mạnh, bổ dưỡng tâm hồn, múc được nguồn ơn cứu độ của Chúa qua bàn tay thánh cả Antôn. Và dường như được dìm mình trong đại dương bao la vô tận của tình yêu ngọt ngào mà Thiên Chúa đã dành cho họ nơi bí tích Hòa giải và Thánh Thể.
Không một ai hy vọng mà thất vọng, sống trên đời ai cũng có hy vọng. Anh em sinh viên nhóm Thanh Hóa cũng mang trong mình những hy vọng của tương lai. Họ mang hy vọng ấy hành trình về với thánh cả Antôn để đặt vào bàn tay của Ngài, xin Ngài bầu cử, để những ước nguyện được Chúa chúc lành, sớm đơm hoa kết trái.
Sau giờ gặp gỡ, anh em sinh viên chào Cha và tiếp tục hành trình về lèn đá Bảo Nham. Xa xa dưới cánh đồng những bàn tay gân guốc xám xịt của người nông phu đang thu hoạch giữa trưa hè oi bức, giọt mồ hôi chát mặn lăn dài trên gò má của bao tháng ngày vất vả. Mùa lúa bội thu đã làm họ quên đi cái oi bức nghiệt ngã của mùa hạ. Tay ôm bó lúa, miệng nở nụ cười như no dạ thỏa lòng. Thoáng một chút hương quê!
12h15', xe đến nơi, sau bữa ăn đạm bạc, anh em suy niệm 14 chặng khổ nạn của Chúa Giêsu. Bầu trời như cô đặc dưới cái nắng chói chang muốn thiêu đốt lòng người, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc, đi từ chặng đầu đến chặng cuối. Giờ suy niệm kết thúc, anh em lên thăm nhà thờ đá Bảo Nham. 15h30' hành trình xuống tham quan biển Cửa Lò, sau ít phút thả hồn vào biển cả, anh em lên xe về Vinh.
Không ai là một hòn đảo riêng lẻ. Từ khi thành lập (25/10/2005) đến nay, như giọt nước tan trong biển cả, sinh viên nhóm Thanh Hóa đã hòa mình vào nhịp sống với sinh viên công giáo Vinh, từng giao lưu với các tổ: Bến Thủy, Phatima Trường Thi, Kỷ Thuật,…nhưng chưa một lần đi riêng. Chuyến hành trình này là lần đầu tiên của anh em sinh viên Vinh – nhóm Thanh Hóa tổ chức riêng cho mình. Điều đó muốn nói với chủ chăn xứ Thanh, rằng người con xứ Thanh ra đi không chỉ tìm kiếm kiến thức, mà còn lo cho đời sống tâm hồn nữa. Điều đó cũng khẳng định rằng dù còn non trẻ, song nhóm Thanh Hóa cũng đã trưởng thành để sánh với các nhóm sinh viên công giáo khác tại Vinh.
Sau một ngày dài hành trình, mọi người lại trở về cuộc sống đời thường với bao vất vã lo toan. Xe vẫn lăn bánh đều, nhưng dường như mọi người đang chìm vào những dòng suy tư, trở về với chính cõi sâu thẳm của lòng mình, trở về với sự che chở của thánh cả Antôn! Hành trình của một chuyến đi thật ý nghĩa, tất cả như tìm được lẽ sống cho riêng mình, tràn trề cõi lòng, thỏa thuê như vừa được dự tiệc.
Có thể nói: Anh em sinh viên Thanh Hóa ra đi trong hy vọng, ra về trong hân hoan!
Suốt chặng đường từ thành Vinh ra Trại Gáo, những khuôn mặt rạng rỡ, nét cười của các bạn sinh viên trông đẹp tựa trăng rằm. Những nụ cười như bông hoa khoe sắc đón ánh dương hồng buổi bình minh. Rất dễ thương và cũng thật đáng yêu!
Những bài hát sinh hoạt được cất lên hòa với nhịp của những tràng pháo tay, phá tan đi bầu khí ngột ngạt của mùa hạ. Vui, thật vui, nhưng cũng hằn lên trên mặt những suy tư, 36 người – 36 khuôn mặt – 36 ý nghĩ. Như con thơ khát dòng sữa mẹ, như chim non trông ngóng mẹ về, như nai ngơ ngác tìm suối nước trong,… Phải chăng, họ cũng đang trông ngóng điều gì nơi xa xăm ấy mà không thể nói thành lời. Hình như họ mang trong mình những tâm tư, những ý nguyện ước mong, những khát vọng cháy bỏng của tuổi trẻ hào hùng.
Hành trình chuyến đi không chỉ có sinh viên công giáo, mà còn có cả anh em sinh viên không cùng Tôn giáo. Dù không cùng niềm tin, nhưng họ vẫn mang trong mình hy vọng một điều gì đó nơi thánh cả Antôn.
8h20, xe đến đền thánh Antôn, anh em sinh viên chào cha quản xứ - Antôn Nguyễn Đình Thăng. Thật là vị mục tử nhân lành, ngài đón tiếp rất niềm nở bằng những câu chuyện hài hước thời sự, những cử chỉ đầy tình nhân ái, và nụ cười thân thương trìu mến.
Để cho lãnh nhận ơn Chúa một cách trọn vẹn, ngài mời gọi anh em sinh viên lĩnh ơn bí tích Hòa giải. Sau đó, ngài cử hành thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa, cầu xin cùng thánh cả Antôn cho anh em sinh viên và đoàn hành hương đến từ Đăk Lắc.
Trong thánh lễ, ngài chia sẻ về tình yêu Thiên Chúa giành cho con người, và tình yêu giữa con người với con người. Ngài chia sẻ những “lầm lỡ” trong tình yêu tuổi trẻ dẫn đến tội giết người. Ngài nhấn mạnh câu nói của Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị: “Giáo hội là của tuổi trẻ”. Đúng vậy, tuổi trẻ là tuổi của hy vọng, Giáo Hội có “Tươi trẻ, khỏe mạnh” hay không là ở tuổi trẻ! Một câu hỏi cho tuổi trẻ ở mọi thời, mọi nơi và mọi lúc.
Kết thúc bài chia sẻ, ngài nói: “ Trong những ngày này, người nông dân đang hăng say trên chiến trận đồng áng, còn sinh viên thì miệt mài trên chiến trận đèn sách”. Ngài nói tiếp: “Sinh viên vui nhất khi ngồi học chung, nhưng cực nhất là khi mùa thi đến”.
Kết thúc thánh lễ, anh PM Mạnh Tường, đại diện anh em sinh viên Vinh – nhóm Thanh Hóa và đoàn hành hương đến từ Đăk Lắc cảm ơn Cha. Anh nói: “Chúng con đến với Cha không hoa, không quả, chỉ mang theo trái tim và tình yêu của tuổi trẻ mà thôi” muốn nói lên sự đơn sơ, nghèo khổ của anh em sinh viên. Anh nói tiếp: “Sau cuộc hành hương này, Cha và cộng đoàn trở về với công việc của mình, còn chúng con lại tiếp tục với đèn sách, để chuẩn bị cho kỳ thi. Xin Cha và cộng đoàn cũng cầu nguyện cho chúng con, để chúng con làm sáng danh Chúa trong kỳ thi sắp tới”, lời cám ơn vừa kết thúc, thì lời Kinh hòa bình của thánh Phanxicô Assizi cũng được cất lên.
Niềm vui nối tiếp niềm vui. Quả đúng như câu “Hữu duyên thiên lí năng tương ngộ”. Xa xôi không hẹn mà gặp, các thầy chủng viện Vinh - Thanh cũng hành hương về Trại Gáo. Nơi đây, các thầy Thanh Hóa được gặp đồng hương của mình, tay bắt mặt mừng. Sau những câu chuyện hàn huyên, thời gian như ngắn lại, anh em tạm biệt trong niềm vui của Chúa Kitô.
Giáo họ Trại Gáo được thành lập vào khoảng năm 1898, thuộc xứ Mỹ Yên, cách Tòa giám mục giáo phận Vinh 10km về phía Tây bắc. Khu đất này trước đây là của Nhà chung, Tòa giám mục dùng nơi đây để phát gạo cho những người dân đến vùng đồi núi hẻo lánh này cư trú, và nơi đây được gọi là trại phát gạo hay trại gạo. Theo phương ngữ và thổ âm người dân nơi đây gọi “gạo” thành “gáo”. Kể từ đó, “Trại gạo” được gọi là “Trại Gáo”. Tượng thánh Antôn cũng được đưa đến đây vào năm ấy (1898). Như muốn chọn nơi đây để ban phát ơn thiêng cho nhân thế. Dù cho thế gian có đổi thay đến mấy, dù cho lòng người có đổi trắng thay đen, thánh Antôn vẫn trước sau như một - thánh Antôn thời nào cũng vậy. Bất cứ ai đến khẩn cầu cùng Ngài, đều được Ngài chở che bầu cử. Phải chăng, Ngài muốn nói với thế giới, với những người quyền cao chức trọng, giàu sang phú quý đến những người bần dân khốn khổ, rằng tất cả mọi người đều có quyền được sinh ra, đều có quyền được sống, quyền được tự do, bình đẳng, quyền được mưu cầu hạnh phúc. Đó là quyền tối trọng mà Tạo Hóa đã ban cho con người, không ai có quyền được tước đoạt nó.
Thánh Antôn hay làm phép lạ. Đúng vậy, về với thánh cả Antôn, như nai tìm được dòng suối mát, như con thơ no dòng sữa mẹ, như chim non trông bóng mẹ về, như tình yêu đáp trả tình yêu,… Họ như tìm được người bạn tâm giao để tâm sự, tìm được nguồn an ủi vỗ về, tìm được niềm giải thoát bao tân toan, trăn trở lắng lo của cuộc đời, tìm được sức mạnh để vươn lên bao tháng ngày gục ngã.
Như nước chảy về nguồn, như sông xuôi về biển cả để hòa vào đại dương bao la vô tận. Anh em sinh viên công giáo Vinh – nhóm Thanh Hóa về với thánh cả Antôn để được tiếp thêm sức mạnh, bổ dưỡng tâm hồn, múc được nguồn ơn cứu độ của Chúa qua bàn tay thánh cả Antôn. Và dường như được dìm mình trong đại dương bao la vô tận của tình yêu ngọt ngào mà Thiên Chúa đã dành cho họ nơi bí tích Hòa giải và Thánh Thể.
Không một ai hy vọng mà thất vọng, sống trên đời ai cũng có hy vọng. Anh em sinh viên nhóm Thanh Hóa cũng mang trong mình những hy vọng của tương lai. Họ mang hy vọng ấy hành trình về với thánh cả Antôn để đặt vào bàn tay của Ngài, xin Ngài bầu cử, để những ước nguyện được Chúa chúc lành, sớm đơm hoa kết trái.
Sau giờ gặp gỡ, anh em sinh viên chào Cha và tiếp tục hành trình về lèn đá Bảo Nham. Xa xa dưới cánh đồng những bàn tay gân guốc xám xịt của người nông phu đang thu hoạch giữa trưa hè oi bức, giọt mồ hôi chát mặn lăn dài trên gò má của bao tháng ngày vất vả. Mùa lúa bội thu đã làm họ quên đi cái oi bức nghiệt ngã của mùa hạ. Tay ôm bó lúa, miệng nở nụ cười như no dạ thỏa lòng. Thoáng một chút hương quê!
12h15', xe đến nơi, sau bữa ăn đạm bạc, anh em suy niệm 14 chặng khổ nạn của Chúa Giêsu. Bầu trời như cô đặc dưới cái nắng chói chang muốn thiêu đốt lòng người, nhưng không vì thế mà bỏ cuộc, đi từ chặng đầu đến chặng cuối. Giờ suy niệm kết thúc, anh em lên thăm nhà thờ đá Bảo Nham. 15h30' hành trình xuống tham quan biển Cửa Lò, sau ít phút thả hồn vào biển cả, anh em lên xe về Vinh.
Không ai là một hòn đảo riêng lẻ. Từ khi thành lập (25/10/2005) đến nay, như giọt nước tan trong biển cả, sinh viên nhóm Thanh Hóa đã hòa mình vào nhịp sống với sinh viên công giáo Vinh, từng giao lưu với các tổ: Bến Thủy, Phatima Trường Thi, Kỷ Thuật,…nhưng chưa một lần đi riêng. Chuyến hành trình này là lần đầu tiên của anh em sinh viên Vinh – nhóm Thanh Hóa tổ chức riêng cho mình. Điều đó muốn nói với chủ chăn xứ Thanh, rằng người con xứ Thanh ra đi không chỉ tìm kiếm kiến thức, mà còn lo cho đời sống tâm hồn nữa. Điều đó cũng khẳng định rằng dù còn non trẻ, song nhóm Thanh Hóa cũng đã trưởng thành để sánh với các nhóm sinh viên công giáo khác tại Vinh.
Sau một ngày dài hành trình, mọi người lại trở về cuộc sống đời thường với bao vất vã lo toan. Xe vẫn lăn bánh đều, nhưng dường như mọi người đang chìm vào những dòng suy tư, trở về với chính cõi sâu thẳm của lòng mình, trở về với sự che chở của thánh cả Antôn! Hành trình của một chuyến đi thật ý nghĩa, tất cả như tìm được lẽ sống cho riêng mình, tràn trề cõi lòng, thỏa thuê như vừa được dự tiệc.
Có thể nói: Anh em sinh viên Thanh Hóa ra đi trong hy vọng, ra về trong hân hoan!
Kỷ niệm 10 năm giám mục của ĐC Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục giáo phận Mỹ Tho
+ GM Phêrô Nguyễn Văn Khảm
17:49 20/05/2009
Xuống núi
(Mc 9, 2-10)Bài chia sẻ ncủa Đức cha Khảm nhân kỷ niệm 10 năm giám mục của Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, giám mục giáo phận Mỹ Tho
GM Bùi Văn Đọc |
Trong khung cảnh của những chuyến đi, khi nhìn lại 10 năm giám mục của Đức Cha Phaolô, tôi cũng hình dung cuộc đời giám mục của ngài như một cuộc di chuyển.
Di chuyển từ núi đồi Đà Lạt đến đồng bằng Cửu Long. Là chủng sinh của Sài Gòn nhưng khi làm linh mục, lại là linh mục của giáo phận Đà Lạt vì Đà Lạt đã được tách ra thành một giáo phận mới từ năm 1960. Và đời linh mục của ngài gắn với giáo phận Đà Lạt, với vẻ đẹp thơ mộng, với không khí vùng núi, với văn hoá cao nguyên. Rồi đến năm 1999, Toà Thánh quyết định bổ nhiệm ngài làm giám mục giáo phận Mỹ Tho. Thế là ngài phải thực hiện một cuộc di chuyển từ núi đồi Đà Lạt xuống đồng bằng Cửu Long, từ văn hoá cao nguyên đến văn hoá sông nước, từ không khí miền núi đến khí hậu đồng bằng. Một cuộc di chuyển không dễ dàng, đòi hỏi khả năng thích nghi và sáng tạo để có thể chu toàn sứ vụ.
Hàm trong cuộc di chuyển về mặt không gian là một cuộc di chuyển khác, khó thấy hơn nhưng lại sâu sắc hơn, đó là di chuyển từ núi đồi thần học đến đồng bằng mục vụ. Hầu như gần trọn cuộc đời linh mục của Đức cha Phaolô gắn liền với công việc suy tư, nghiên cứu và giảng dạy triết học, thần học. Ngài làm công việc đó không chỉ như một nhiệm vụ được trao phó mà thực sự như một đam mê. Không lạ gì trước khi được gọi làm giám mục, ngài đã được chọn làm chuyên viên thần học của HĐGMVN, và khi làm giám mục, đã được HĐGM tin tưởng trao cho nhiệm vụ Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin. Vì thấy ngài say mê nghiên cứu thần học như thế nên khi nghe tin Toà Thánh bổ nhiệm ngài làm giám mục, đã có người thắc mắc: không biết ngài làm mục vụ có tốt không vì suốt ngày toàn suy nghĩ những chuyện trên trời, còn mục vụ thì lại quan tâm chuyện dưới đất, kể cả chuyện kiếm tiền cho các dự án của giáo phận nữa! Thực tế cho thấy nhà thần học đã làm mục vụ rất tốt. Không chỉ là xây dựng thêm nhiều cơ sở cho giáo phận, cũng không chỉ là lên kế hoạch cho việc đào tạo nhân sự, mà điều chính yếu là lấy suy tư thần học để soi sáng, dẫn đường cho những hoạt động mục vụ của mình.
Xin lấy một ví dụ cụ thể. Trong bài phát biểu tại Thượng Hội đồng Giám mục Thế giới năm 2005, Đức cha Phaolô đã chia sẻ: “Từ lúc bắt đầu học thần học, tôi luôn nghĩ rằng Thiên Chúa của chúng ta là Đấng Thiên Chúa cởi mở. Sự nhiệm sinh vĩnh hằng chính là sự cởi mở vĩnh hằng của Thiên Chúa… Vậy nếu Thiên Chúa là Đấng Cởi Mở, thì con người, hình ảnh của Thiên Chúa, tự bản chất là cởi mở.” Những khẳng định thần học chắc nịch! Rồi từ đó, ngài nói thêm: “Giống như Thiên Chúa, giám mục phải là con người cởi mở. Giám mục phải có trái tim cởi mở giống trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu, từ đó có nước và máu chảy ra. Giám mục phải có đầu óc cởi mở, lắng nghe mọi tiếng nói, nhất là tiếng nói của những người nghèo khổ và những người không cùng quan điểm... Giống như Chúa Giêsu, giám mục là thầy dạy đối thoại. Muốn dạy cho các linh mục đối thoại, giám mục phải biết đối thoại. Muốn biết đối thoại, giám mục phải học đối thoại, học với mọi người, với những người nghèo, với những người trẻ, với các tôn giáo bạn, với các nền văn hoá.” Và ngài chia sẻ kinh nghiệm bản thân: “Tôi đã cố gắng học đối thoại với các linh mục trong giáo phận. Bài học này đòi hỏi nhiều thời giờ và sức lực, nhưng trên hết là sự khiêm tốn và kiềm chế. Tôi cũng đã học với các nữ tu nhiều điều bổ ích. Giáo dân dạy cho tôi bài học về sự đa dạng và phức tạp của đời sống con người.”
Thiết nghĩ những suy tư và tâm tình trên đã minh hoạ cụ thể điều muốn nói ở đây, tức là lấy suy tư thần học soi sáng, định hướng cho hoạt động mục vụ của mình. Hiểu như thế, mục vụ không chỉ là làm chuyện này hay chuyện kia, nhưng là thể hiện ra bên ngoài chiều sâu của suy tư đức tin tức là thần học (intellectus fidei) và có thế, hoạt động mục vụ mới mang lại kết quả bền lâu.
Như thế đã rõ, Đức cha Phaolô đã di chuyển từ núi đồi Đà Lạt đến đồng bằng Cửu Long, từ núi đồi thần học đến đồng bằng mục vụ. Câu hỏi đặt ra là đằng sau cuộc di chuyển cả trong không gian thể lý lẫn không gian tư tưởng ấy là gì? Nói cách khác, động lực nào thúc đẩy cuộc di chuyển đó? Người môn đệ Chúa Giêsu tìm kiếm câu trả lời bằng cách chiêm ngắm chính Chúa Giêsu, Thầy chí thánh.
Trong câu chuyện về việc Chúa Giêsu biến hình trên núi cao, thánh Marcô ghi nhận rằng khi chứng kiến vẻ đẹp uy nghi và sự thánh thiện chói ngời của Thầy, các môn đệ đã chỉ mong được ở lại mãi trên núi cao: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là tốt! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, một cho ông Êlia” (Mc 9,5). Thế nhưng Chúa Giêsu đã không ở lại trên đỉnh núi vinh quang mà lại dẫn các môn đệ xuống núi, và xuống núi cũng có nghĩa là bắt đầu hành trình bước vào cuộc khổ nạn đang đợi Người ở cuối đường.
Cuộc đời Chúa Giêsu là một cuộc xuống núi liên lỉ. Những bước đi từ núi Tabor xuống chỉ là hình ảnh cụ thể của một cuộc xuống núi vĩ đại, kéo dài từ Nhập Thể đến Thăng Thiên. Mầu nhiệm nhập thể là gì nếu không phải là hành trình từ núi hạnh phúc của Thiên Chúa vĩnh hằng đến vực sâu khổ đau của con người (x. Phil 2,5-11). Mà phải có nhập thể thì mới có thăng thiên, phải có hành trình xuống núi của Chúa Giêsu thì nhân loại mới tìm thấy đường đi lên thế giới của Thiên Chúa. Ẩn sau hành trình xuống núi ấy chính là tình yêu, không chỉ là tình yêu của Chúa Giêsu mà là tình yêu của Ba Ngôi, tình yêu sáng tạo, tình yêu cứu độ, tình yêu thánh hoá. Thế nên khi chiêm ngắm thập giá Chúa Giêsu, thượng phụ Filaret đã có thể thốt lên, “Chúa Cha là Tình Yêu đóng đinh (crucifiant), Chúa Con là Tình Yêu chịu đóng đinh (crucifié), Chúa Thánh Thần là sức mạnh vô địch của thập giá.” Tình yêu Thiên Chúa là tình yêu không ngừng sáng tạo những nẻo đường hết sức bất ngờ, vượt ngoài mọi tính toán và tưởng tượng của con người. Tình yêu Thiên Chúa là tình yêu cứu độ, không chịu lùi bước trước tội lỗi của con người nhưng tìm mọi cách để cứu thoát, kể cả bằng sự hi sinh lớn lao nhất. Tình yêu Thiên Chúa còn là tình yêu thánh hoá, ước mong con người thuộc trọn về Ngài, cũng là đạt tới hạnh phúc viên mãn.
Tình yêu ấy chính là động lực cho hành trình xuống núi của Chúa Giêsu. Tình yêu ấy cũng phải là ánh sáng hướng dẫn và động lực thúc đẩy mọi chọn lựa và hành động của người môn đệ Chúa Giêsu. Và tôi dám tin rằng tình yêu ấy đã là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc sống của vị giám mục đã chọn khẩu hiệu “Chúa là niềm vui của con.” Trong nhiều năm, Đức cha Phaolô phụ trách giảng khoá về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi và trong lớp học, khi ngài hỏi, “Thầy có hiểu không?” là anh nào cũng sợ cả! Vì trả lời đằng nào cũng chết! Bảo rằng chưa hiểu thì sẽ nghe thầy nói, “Giảng suốt 2 tiếng đồng hồ mà không hiểu à!” Còn nói là hiểu thì sẽ nghe thầy phán, “Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, ‘tui’ còn chưa hiểu thì làm sao thầy hiểu?” Nhưng cả lớp tràn ngập tiếng cười. Và lúc nào cũng thấy cha giáo cười rất tươi, lúc nào cũng “dzui” hết. Niềm vui tràn ngập. Niềm vui của Chúa chứ không phải niềm vui của thế gian. Niềm vui của Chúa là niềm vui của tình yêu. Niềm vui của Chúa là niềm vui cho đi chứ không phải niềm vui chiếm hữu. Niềm vui của Chúa là niềm vui phục vụ chứ không phải niềm vui thống trị. Hoặc nói theo cách diễn tả mà Đức cha Phaolô từng vận dụng, đó là niềm vui của trái tim bị đâm thâu, có nước và máu chảy ra!
Niềm vui ấy đang tràn ngập ở đây, hôm nay. Xin hợp lời với giáo phận Mỹ Tho trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa về những thành quả tốt đẹp Chúa đã ban cho giáo phận trong 10 năm qua. Và cùng với cộng đồng Dân Chúa giáo phận Mỹ Tho, xin cảm ơn Đức cha Phaolô đã đem niềm vui cho đi và phục vụ đến cho mọi người trong giáo phận. Cầu xin cho niềm vui ấy mãi dâng cao trong giáo phận Mỹ Tho, và chúng tôi được hưởng niềm vui ấy mỗi khi đến thăm giáo phận Mỹ Tho.
Ngày 20.5.2009
Tháng Hoa tôn vinh Mẹ tại giáo xứ chính tòa Phủ Cam Huế
Trương Trí
18:11 20/05/2009
HUẾ - Từ năm 1997 trở về trước, mỗi lần đến tháng 5, tháng Đức Mẹ, giáo xứ chính tòa lại nườm nượp từng đoàn kiệu hoa Đức Mẹ đến từng gia đình để đọc kinh dâng lời cầu nguyện. Giáo xứ chính tòa có 12 khu vực, có một số khu vực đông gia đình giáo dân chia thành 4 liên gia thì cứ 2 liên gia có một bàn kiệu. Như vậy là trên 12 bàn kiệu được rước hằng đêm với từng đoàn người vừa đi vừa đọc kinh và cất lời ca tiếng hát ngợi khen tôn vinh Mẹ. Sau năm 1997, đất chật người đông, việc rước kiệu Đức Mẹ được cho là gây cản trở giao thông nên tượng Mẹ được cung nghinh về từng gia đình rồi bà con đến đọc kinh.
Xem hình ảnh
Hằng đêm, buổi đọc kinh được bắt đầu lúc 19 giờ 30, sau gìơ lễ buổi tối. Mỗi đêm có trên 12 gia đình trong các khu vực được bà con giáo dân đến đọc kinh để bảo đảm cho gia đình nào cũng được luân phiên rước tượng Mẹ. Mỗi khu vực trong giáo xứ đều có đài Đức Mẹ, do đó cha Quản xứ, cha Phó xứ và ban Thường vụ HĐGX luân phiên nhau đến từng khu vực để đọc kinh tại đền Đức Mẹ của mỗi khu vực.
Đối với giáo dân Phủ Cam, lòng tôn kính Đức Mẹ rất sốt sắng, giáo xứ đã từng trải qua nhiều biến cố đau thương nếu không có bàn tay mẹ chở che, ủi an và đức tin của giáo dân Phủ Cam không vững vàng thì giáo xứ Phủ Cam không thể vững mạnh đến ngày hôm nay.
Trong mỗi lần cha sở cùng tham dự buổi đọc kinh tại đền mỗi khu vực, Ngài đều có một bài giảng và ban phép lành cho bà con giáo dân. Tại khu vực Mân Côi, Ngài đã nói: “ Tấm áo choàng của Đức mẹ ngày xưa theo phong tục để che nắng che mưa cho con cái và cho chính mình. Ngày nay tấm áo choàng Đức Mẹ biểu hiện tấm lòng bao dung che chở cho những ai nương nhờ dưới bóng Mẹ, ai gặp gian nan khốn kho chạy đến cùng Mẹ để được bàn tay diệu hiền của Mẹ nâng đỡ.”
Khu vực Mân Côi đặc biệt có khu nhà của Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận khá rộng rãi lại ở sát sau lưng đền Đức Mẹ nên sau khi đọc kinh, cha sở, cha phó và HĐGX cùng với bà con trong khu vực ngồi lại với nhau vừa uống nước vừa chuyện trò rất cởi mở. Có thể ví: đối với bà con giáo dân Phủ Cam thì tháng hoa Đức Mẹ là tháng Tết của họ. Gia đình nào cũng sẵn sàng và chuẩn bị để đón rước Đức Mẹ. Quan niệm của mọi người là những ngày Tết cũng không có thể gặp gỡ nhau đông đủ nên đây là dịp để từng gia đình có cơ hội gặp gỡ mọi người trong khu vực. Sau mỗi buổi đọc kinh mọi người cùng nhau ngồi lại bên diã bánh kẹo, nước trà để chuyện trò hàn huyên, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyệnh Đông chuyện Tây rất vui vẻ. Một vài khu vực như khu vực Mân Côi tuy không phải giàu có nhưng đã trở thành truyền thống: sau khi đọc kinh phải có “nước giải khát lên men”, tăng phần rôm rả trong câu chuyện. Cũng đã nhiều năm, cha sở có ý định ngăn cản việc ăn uống này để tránh khó xử cho một số gia đình không có điều kiện. Tuy nhiên, gia đình nào cũng nêu lý do việc mời nước uống là quyền của mỗi người không bắt buộc, hơn nữa gia đình nào khó khăn thì bà con đến đọc kinh càng đông hơn, cũng chuyện trò vui vẻ nên cũng chẳng ai băn khoăn gì.
Đã gần hết tháng hoa, giáo xứ chính tòa Phủ Cam đang chuẩn bi cho buổi rước kiệu tôn vinh Mẹ để bế mạc tháng mừng kính Đức mẹ.
Xem hình ảnh
Hằng đêm, buổi đọc kinh được bắt đầu lúc 19 giờ 30, sau gìơ lễ buổi tối. Mỗi đêm có trên 12 gia đình trong các khu vực được bà con giáo dân đến đọc kinh để bảo đảm cho gia đình nào cũng được luân phiên rước tượng Mẹ. Mỗi khu vực trong giáo xứ đều có đài Đức Mẹ, do đó cha Quản xứ, cha Phó xứ và ban Thường vụ HĐGX luân phiên nhau đến từng khu vực để đọc kinh tại đền Đức Mẹ của mỗi khu vực.
Đối với giáo dân Phủ Cam, lòng tôn kính Đức Mẹ rất sốt sắng, giáo xứ đã từng trải qua nhiều biến cố đau thương nếu không có bàn tay mẹ chở che, ủi an và đức tin của giáo dân Phủ Cam không vững vàng thì giáo xứ Phủ Cam không thể vững mạnh đến ngày hôm nay.
Trong mỗi lần cha sở cùng tham dự buổi đọc kinh tại đền mỗi khu vực, Ngài đều có một bài giảng và ban phép lành cho bà con giáo dân. Tại khu vực Mân Côi, Ngài đã nói: “ Tấm áo choàng của Đức mẹ ngày xưa theo phong tục để che nắng che mưa cho con cái và cho chính mình. Ngày nay tấm áo choàng Đức Mẹ biểu hiện tấm lòng bao dung che chở cho những ai nương nhờ dưới bóng Mẹ, ai gặp gian nan khốn kho chạy đến cùng Mẹ để được bàn tay diệu hiền của Mẹ nâng đỡ.”
Khu vực Mân Côi đặc biệt có khu nhà của Đức Cố Hồng Y Phanxico Xavie Nguyễn Văn Thuận khá rộng rãi lại ở sát sau lưng đền Đức Mẹ nên sau khi đọc kinh, cha sở, cha phó và HĐGX cùng với bà con trong khu vực ngồi lại với nhau vừa uống nước vừa chuyện trò rất cởi mở. Có thể ví: đối với bà con giáo dân Phủ Cam thì tháng hoa Đức Mẹ là tháng Tết của họ. Gia đình nào cũng sẵn sàng và chuẩn bị để đón rước Đức Mẹ. Quan niệm của mọi người là những ngày Tết cũng không có thể gặp gỡ nhau đông đủ nên đây là dịp để từng gia đình có cơ hội gặp gỡ mọi người trong khu vực. Sau mỗi buổi đọc kinh mọi người cùng nhau ngồi lại bên diã bánh kẹo, nước trà để chuyện trò hàn huyên, từ chuyện trên trời dưới đất đến chuyệnh Đông chuyện Tây rất vui vẻ. Một vài khu vực như khu vực Mân Côi tuy không phải giàu có nhưng đã trở thành truyền thống: sau khi đọc kinh phải có “nước giải khát lên men”, tăng phần rôm rả trong câu chuyện. Cũng đã nhiều năm, cha sở có ý định ngăn cản việc ăn uống này để tránh khó xử cho một số gia đình không có điều kiện. Tuy nhiên, gia đình nào cũng nêu lý do việc mời nước uống là quyền của mỗi người không bắt buộc, hơn nữa gia đình nào khó khăn thì bà con đến đọc kinh càng đông hơn, cũng chuyện trò vui vẻ nên cũng chẳng ai băn khoăn gì.
Đã gần hết tháng hoa, giáo xứ chính tòa Phủ Cam đang chuẩn bi cho buổi rước kiệu tôn vinh Mẹ để bế mạc tháng mừng kính Đức mẹ.
Mái ấm Mai Tâm với 60 em bé bị nhiễm HIV/AIDS tại Saigòn
Kim Lê
18:51 20/05/2009
SÀIGÒN - Một buổi chiều tháng năm, tôi và Minh Tú một thành viên của nhóm hát nổi tiếng một thời Tam Ca Ao Trắng ghé thăm mái ấm Mai Tâm nơi hiện đang nuôi gần 60 em bé bị nhiễm HIV từ mẹ và khoảng 20 bà mẹ trẻ nhiễm HIV/AIDS.
Xem hình ảnh
Đón chúng tôi là linh mục John Phương Đình Toại hiện đang phụ trách mái ấm nầy, cha Toại là một linh mục rất trẻ thuộc Dòng Camêlô.
Tôi đã nghe nói nhiều về cha Toại, và cũng đã gặp cha đâu đó vài lần nhưng không tiếp xúc nhiều!… Hôm nay, qua một người bạn nhờ chuyễn giúp mái ấm một số tiền nên chúng tôi mới có dịp đến đây trực tiếp gặp cha và thăm mái ấm nầy.
Cha Toại là một vị linh mục năng động và rất trẻ (sinh 1976) và chỉ mới thụ phong linh mục cách đây 4 năm (2005) tại Ấn Độ. Cha Phương Đình Toại cho chúng tôi biết: Cha phục vụ tại An Độ từ năm 1998, sau khi thụ phong LM cha công tác mục vụ ở Thái Lan một thời gian rồi tình cờ trong một lần đang công tác cha gặp một bệnh nhân HIV/AIDS người Việt Nam tên là Ly, cô nầy phát hiện mình đang mang thai nên rất hoang mang, sau khi cô nầy sinh con cha đã mang cả hai mẹ con về nhà dòng chăm sóc cho đến khi cô qua đời… từ đó cha đã có ý tưởng cưu mang những cháu bé mồ côi bị bỏ rơi không ai chăm sóc do mẹ nhiễm HIV/AIDS.
Sau khi về nước, cha Toại đã đệ trình với Đức Hồng Y G.Baotixita Phạm Minh Mẫn về những ý tưởng đó và cùng với Ban Mục Vụ Chăm Sóc người sống với HIV/AIDS đứng ra thành lập Mái Ấm Mai Tâm từ tháng 07.2005 cho đến nay…
Với những nỗ lực nhằm xoa dịu nỗi đau do phải sống với HIV ở những người mẹ trẻ neo đơn và trẻ em mồ côi. Khi đến Mai Tâm họ được tiếp tục ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con; chăm sóc-Điều trị-Trị liệu tâm lý-Hỗ trợ tâm linh.
Mái ấm Mai Tâm còn hỗ trợ thông tin cho cộng đồng, người thân; giúp mọi người hiểu và biết cách phòng tránh HIV/AIDS nhằm tăng cường sự cảm thông đối với người có HIV. Giúp mọi người có thái độ đón nhận và hỗ trợ đối với người sống với HIV/AIDS, cho họ một cuộc sống đường hoàng và chất lượng hơn.
Khi chứng kiến cảnh các cháu bé mồ côi bị nhiễm HIV tôi không khỏi cảm thấy xót xa và thật đau lòng! Các cháu ôm chặt chân tôi và đòi bế, đòi chụp hình rồi còn đòi “coi hình con trong máy có đẹp không?” có một bé mới 5 ngày tuổi đang nằm trong nôi cha Toại vừa mang từ BV về, nhìn bé ngủ như thiên thần tôi cảm thấy nhói trong lòng! Các bé nầy đâu biết là mình đang mang trong người mầm bệnh chết người? Đâu biết là mình chỉ còn sống trên thế gian nầy một thời gian
ngắn nữa thôi? Có một bé trai được 8 tuổi đang ngồi tập viết ba mẹ cháu đã mất vì AIDS mấy năm rồi, bé được vợ chồng người chú ruột mang về nuôi, nhưng chỉ một thời gian thôi họ đã bỏ cháu và cha Toại mang về, hơn 8 tuổi nhưng cháu chỉ bé nhỏ như trẻ 3,4 tuồi! Và bụng cũng đã chướng lên rồi! Nhìn gương mặt thật khôi ngô của cháu mà thương quá! Cháu cứ lại gần chúng tôi và nói: “ Con nhớ ba má con quá! Cái xe nầy ba cho con đó!” đi đâu cháu cũng ôm khư khư cái xe bằng nhựa màu đỏ đã mất hết bánh xe…
Cha Toại cho chúng tôi biết, ngôi nhà để làm Mái Am Mai Tâm nầy do một ân nhân cho mượn để ở tạm một thời gian và đang bị đòi lại, cha cũng gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền địa phương… hiện tại cha rất mong được nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ để cha có thể sắp xếp một nơi ở khác cho các em và những người bệnh hiện sống trong mái ấm nầy. Với một gia đình bình thường, lo miếng ăn hằng ngày cho vài người hiện tại cũng là khó khăn rồi! Thế mà cha không chỉ phải lo ăn cho gần 100 con người mà còn phải lo thuốc men và những thứ khác… cha chia sẻ: “Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên của các tổ chức, các nhà hảo tâm, bạn bè… mà trong 3 năm qua đã cung cấp được nơi ăn, chốn ở, chăm sóc và điều trị cho gần 300 trẻ em mồ côi và bà mẹ sống với HIV/AIDS. Trong đó có 25 phụ nữ và người mẹ sau khi được trang bị kỹ năng sống, đã có thể tự đem lại thu nhập cho cuộc sống riêng của mình!
Quý vị có thể liên lạc với Lm John Phương Đình Toại qua địa chỉ:
Ban Mục Vụ HIV/AIDS
Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn
180 Nguyễn Đình Chiểu. Quận 3. Tp.HCM
Điện thoại: 84.8.3933.0183
Xem hình ảnh
Đón chúng tôi là linh mục John Phương Đình Toại hiện đang phụ trách mái ấm nầy, cha Toại là một linh mục rất trẻ thuộc Dòng Camêlô.
Tôi đã nghe nói nhiều về cha Toại, và cũng đã gặp cha đâu đó vài lần nhưng không tiếp xúc nhiều!… Hôm nay, qua một người bạn nhờ chuyễn giúp mái ấm một số tiền nên chúng tôi mới có dịp đến đây trực tiếp gặp cha và thăm mái ấm nầy.
Cha Toại là một vị linh mục năng động và rất trẻ (sinh 1976) và chỉ mới thụ phong linh mục cách đây 4 năm (2005) tại Ấn Độ. Cha Phương Đình Toại cho chúng tôi biết: Cha phục vụ tại An Độ từ năm 1998, sau khi thụ phong LM cha công tác mục vụ ở Thái Lan một thời gian rồi tình cờ trong một lần đang công tác cha gặp một bệnh nhân HIV/AIDS người Việt Nam tên là Ly, cô nầy phát hiện mình đang mang thai nên rất hoang mang, sau khi cô nầy sinh con cha đã mang cả hai mẹ con về nhà dòng chăm sóc cho đến khi cô qua đời… từ đó cha đã có ý tưởng cưu mang những cháu bé mồ côi bị bỏ rơi không ai chăm sóc do mẹ nhiễm HIV/AIDS.
Lm John Phương Đình Toại |
Với những nỗ lực nhằm xoa dịu nỗi đau do phải sống với HIV ở những người mẹ trẻ neo đơn và trẻ em mồ côi. Khi đến Mai Tâm họ được tiếp tục ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con; chăm sóc-Điều trị-Trị liệu tâm lý-Hỗ trợ tâm linh.
Mái ấm Mai Tâm còn hỗ trợ thông tin cho cộng đồng, người thân; giúp mọi người hiểu và biết cách phòng tránh HIV/AIDS nhằm tăng cường sự cảm thông đối với người có HIV. Giúp mọi người có thái độ đón nhận và hỗ trợ đối với người sống với HIV/AIDS, cho họ một cuộc sống đường hoàng và chất lượng hơn.
Khi chứng kiến cảnh các cháu bé mồ côi bị nhiễm HIV tôi không khỏi cảm thấy xót xa và thật đau lòng! Các cháu ôm chặt chân tôi và đòi bế, đòi chụp hình rồi còn đòi “coi hình con trong máy có đẹp không?” có một bé mới 5 ngày tuổi đang nằm trong nôi cha Toại vừa mang từ BV về, nhìn bé ngủ như thiên thần tôi cảm thấy nhói trong lòng! Các bé nầy đâu biết là mình đang mang trong người mầm bệnh chết người? Đâu biết là mình chỉ còn sống trên thế gian nầy một thời gian
Các bé vẫn vui đùa rất hồn nhiên! |
Cha Toại cho chúng tôi biết, ngôi nhà để làm Mái Am Mai Tâm nầy do một ân nhân cho mượn để ở tạm một thời gian và đang bị đòi lại, cha cũng gặp nhiều khó khăn từ phía chính quyền địa phương… hiện tại cha rất mong được nhiều tấm lòng hảo tâm chia sẻ để cha có thể sắp xếp một nơi ở khác cho các em và những người bệnh hiện sống trong mái ấm nầy. Với một gia đình bình thường, lo miếng ăn hằng ngày cho vài người hiện tại cũng là khó khăn rồi! Thế mà cha không chỉ phải lo ăn cho gần 100 con người mà còn phải lo thuốc men và những thứ khác… cha chia sẻ: “Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ và động viên của các tổ chức, các nhà hảo tâm, bạn bè… mà trong 3 năm qua đã cung cấp được nơi ăn, chốn ở, chăm sóc và điều trị cho gần 300 trẻ em mồ côi và bà mẹ sống với HIV/AIDS. Trong đó có 25 phụ nữ và người mẹ sau khi được trang bị kỹ năng sống, đã có thể tự đem lại thu nhập cho cuộc sống riêng của mình!
Quý vị có thể liên lạc với Lm John Phương Đình Toại qua địa chỉ:
Ban Mục Vụ HIV/AIDS
Toà Tổng Giám Mục Sài Gòn
180 Nguyễn Đình Chiểu. Quận 3. Tp.HCM
Điện thoại: 84.8.3933.0183
Đức cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi thăm giáo xứ Vũ Hòa
Lm Giacôbê Tạ Chúc
19:03 20/05/2009
PHAN THIẾT - Sáng thứ Tư ngày 20.5.2009, vào lúc 8giờ 30, ngày 20 tháng 5 năm 2009, Đức cha Nicôlas Hùynh Văn Nghi, Đức Ông Tổng Đại diện, cùng cha Quản lý Tòa Giám mục Phan thiết đã đến thăm anh chị em giáo dân Vũ hòa.
Thật là một niềm vinh dự cho anh chị em trong giáo xứ, cha xứ cùng một số bà con giáo dân tiếp đón Đức cha, Đức ông và cha Quản lý trong tâm tình của những người con hiếu thảo. Anh chị em giáo dân Vũ Hòa thuộc hai giáo xứ Bồng Tiên và Cổ Việt địa phận Thái Bình. Mặc dù vào Nam đã hơn 30 năm, thế nhưng truyền thống đạo đức vẫn không hề bị mai một. Lòng tôn kính, mến yêu, và vâng phục các vị chủ chăn là một nét đẹp rất đáng trân trọng. Hiện nay với 347 gia đình và 1700 giáo dân, ngôi nhà thờ mới đã mọc lên, nhà giáo lý cũng đang được xây dựng. Hồng ân của Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse luôn tuôn đổ trên cộng đòan nhỏ bé này.
Chia tay với Giáo xứ Vũ Hòa, Đức Cha tiếp tục thăm các giáo xứ: Võ xu, Mêpu, Đakai. Cầu chúc cho Đức Cha khả kính luôn có sức khỏe để thăm viếng con cái trong giáo phận.
Thật là một niềm vinh dự cho anh chị em trong giáo xứ, cha xứ cùng một số bà con giáo dân tiếp đón Đức cha, Đức ông và cha Quản lý trong tâm tình của những người con hiếu thảo. Anh chị em giáo dân Vũ Hòa thuộc hai giáo xứ Bồng Tiên và Cổ Việt địa phận Thái Bình. Mặc dù vào Nam đã hơn 30 năm, thế nhưng truyền thống đạo đức vẫn không hề bị mai một. Lòng tôn kính, mến yêu, và vâng phục các vị chủ chăn là một nét đẹp rất đáng trân trọng. Hiện nay với 347 gia đình và 1700 giáo dân, ngôi nhà thờ mới đã mọc lên, nhà giáo lý cũng đang được xây dựng. Hồng ân của Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse luôn tuôn đổ trên cộng đòan nhỏ bé này.
Chia tay với Giáo xứ Vũ Hòa, Đức Cha tiếp tục thăm các giáo xứ: Võ xu, Mêpu, Đakai. Cầu chúc cho Đức Cha khả kính luôn có sức khỏe để thăm viếng con cái trong giáo phận.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nỗi buồn mang tên Việt Nam
Đạo diễn Song Chi
01:21 20/05/2009
Sau đây là bài viết của nữ đạo diễn Song Chi lấy từ Blog của Chị:
Tôi biết rằng đối với tôi và những người bạn đã tham gia cuộc biểu tình tưởng niệm 34 năm ngày Hoàng Sa bị mất vào tay Trung Quốc ngày 19.1.2008 (19.1.1974-19. 1.2008) - một cuộc biểu tình ngắn ngủi trước khi bị dập tắt nhanh chóng, nỗi buồn lớn nhất, sự chua xót lớn nhất đó là vì sao chúng ta không được phép lên tiếng? Nỗi buồn đó tôi cũng đã đọc thấy trong những đôi mắt ngơ ngác của những em sinh viên học sinh trong những ngày 9.12, 16.12 vừa qua khi những cuộc biểu tình của sinh viên học sinh và một số văn nghệ sĩ phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc xâm lược Trường Sa, Hoàng Sa đã bị cản trở, làm khó dễ và sau đó là đủ mọi biện pháp đã được áp dụng để ngăn chặn ngay từ đầu. Vì sao? Vì sao chúng ta không được phép lên tiếng ngay cả khi lẽ phải thuộc về dân tộc ta? Có những lúc tình cờ đôi mắt ngơ ngác của một em sinh viên nào đó rơi trúng vào tôi, tôi nhìn thấy nỗi buồn trong đôi mắt em như em cũng đọc thấy sự chua xót trong tôi, và càng chua xót hơn nữa là cả hai cùng có câu trả lời nhưng thể nói lên lời. Thôi em ơi hãy về nhà lo học hành, làm một đứa con ngoan của ba mẹ thậm chí không lo học hành cứ vui chơi tiêu xài tiền của ba mẹ thời gian và tuổi trẻ của chính mình, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi. Còn tôi ơi tôi cũng nên đi về nhà làm công việc của mình lo kiếm tiền lo kiếm danh, tham gia vào mấy chuyện này làm gì không có lợi.
Chính cách xử sự của Nhà Nước VN trong suốt những ngày qua đã làm cho bất cứ người dân Việt Nam nào nếu còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều cảm thấy chua xót, cay đắng, nhục nhã. Đồng thời, những ai nếu còn rơi rớt chút ngây thơ do đã được giáo dục theo kiểu một chiều, bưng bít thông tin quá lâu, ắt hẳn cũng tỉnh ngộ ra ít nhiều. À thì ra ngay cả biểu tình bộc lộ lòng yêu nước và là một phản ứng tối thiểu cần phải có của một dân tộc trước họa xâm lăng rành rành trước mắt của một nước khác mà còn “không được phép”, còn bị ngăn cấm thì hy vọng gì biểu tình để phản kháng trước bất cứ chuyện gì là nguyên nhân gây nên sự phi lý, bất công trong xã hội, hoặc đụng chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền con người trong xã hội, hoặc kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước và có hại cho vận mệnh của quốc gia, của dân tộc…?
Trong những ngày này, trái tim của bao người Việt Nam đang rỉ máu. Nỗi đau bị cướp đất cướp biển ngay trước mắt, nỗi lo họa xâm lăng lâu dài, nhưng đau đớn hơn là thái độ hèn nhát đến không hiểu nổi của chính quyền và sự vô cảm, dửng dưng của rất nhiều người cùng là đồng bào với mình. Có một điều nghĩ cũng lạ lùng, bao nhiêu năm qua, máu xương của dân tộc này đã phải đổ xuống quá nhiều, và những vết thương trong lòng người còn nhiều hơn, một dân tộc như vậy lẽ ra phải ngộ ra, tỉnh ra với một lực phản tỉnh cực kỳ mạnh mẽ để không được phép sai lầm nữa. Vậy mà…chưa bao giờ trong lịch sử, những người lãnh đạo đất nước lại hèn nhát, bảo thủ đến cùng như lúc này-thà mất nước chứ nhất định không chịu từ bỏ con đường sai, không chịu mất quyền lực, và chưa bao giờ mỗi lần con số ít ỏi những người dân Việt dám cất lên tiếng nói lương tâm lại cảm thấy cô đơn, lẻ loi giữa cộng đồng và bất lực như lúc này!
Nếu nói tính cách của con người làm nên số phận thì tính cách của một dân tộc cũng tạo nên số phận của chính dân tộc đó. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nền dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.
Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nền dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.
Nguồn tin mới nhất cho biết vào ngày Thứ Năm, Ngày 7 tháng 5-2009, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin cho biết nữ đạo diễn Song Chi đã đào tỵ và xin tỵ nạn chính trị tại Na Uy (nguồn: http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=170&ArticleID=37142).
(Nguồn: Blog Song Chi, http://360.yahoo.com/profile-xHHl4WUidKhoJ3Ce.agDycCVSA--?cq=1)
-Về con người và sự nghiệm Song Chi, xin mời xem: http://www.yxine.com/forum/forum.php?action=showmsg&box_id=3&msg_id=2795)
-Vì biểu tình chống Trung quốc, nên đã bị mất hợp đồng với đài truyền hình HTV (TP.HCM) http://clbnbtd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=524
Nỗi buồn mang tên Việt Nam
Đạo diễn Song Chi |
Chính cách xử sự của Nhà Nước VN trong suốt những ngày qua đã làm cho bất cứ người dân Việt Nam nào nếu còn quan tâm đến vận mệnh đất nước đều cảm thấy chua xót, cay đắng, nhục nhã. Đồng thời, những ai nếu còn rơi rớt chút ngây thơ do đã được giáo dục theo kiểu một chiều, bưng bít thông tin quá lâu, ắt hẳn cũng tỉnh ngộ ra ít nhiều. À thì ra ngay cả biểu tình bộc lộ lòng yêu nước và là một phản ứng tối thiểu cần phải có của một dân tộc trước họa xâm lăng rành rành trước mắt của một nước khác mà còn “không được phép”, còn bị ngăn cấm thì hy vọng gì biểu tình để phản kháng trước bất cứ chuyện gì là nguyên nhân gây nên sự phi lý, bất công trong xã hội, hoặc đụng chạm đến quyền tự do, dân chủ, quyền con người trong xã hội, hoặc kéo lùi tiến trình phát triển của đất nước và có hại cho vận mệnh của quốc gia, của dân tộc…?
Hình đáng ghi nhớ: Song Chi và sinh viên biểu tình chống Trung quốc |
Nếu nói tính cách của con người làm nên số phận thì tính cách của một dân tộc cũng tạo nên số phận của chính dân tộc đó. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nền dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.
Dân tộc tôi, bất hạnh thay, là một dân tộc cạn nghĩ, cục bộ, hay chia rẽ, lại thêm chưa hề được hưởng một nền dân chủ thực sự bao giờ nên cũng chưa hề biết sử dụng đúng nghĩa quyền công dân và quyền làm người của mình. Dân tộc tôi, bất hạnh thay, trong mọi lĩnh vực đểu hiếm hoi người tài, chính trị cũng vậy, không có nổi ít nhất một nhân vật biết (hoặc dám) chọn một con đường đi khôn ngoan hơn rộng rãi hơn cho dân tộc, biết (hoặc dám) đặt vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc lên trên quyền lợi của một giai cấp một đảng phái.
Nguồn tin mới nhất cho biết vào ngày Thứ Năm, Ngày 7 tháng 5-2009, thông tín viên SB-TN từ trong nước gởi ra bản tin cho biết nữ đạo diễn Song Chi đã đào tỵ và xin tỵ nạn chính trị tại Na Uy (nguồn: http://www.sbtn.net/default.aspx?LangID=38&tabId=170&ArticleID=37142).
(Nguồn: Blog Song Chi, http://360.yahoo.com/profile-xHHl4WUidKhoJ3Ce.agDycCVSA--?cq=1)
-Về con người và sự nghiệm Song Chi, xin mời xem: http://www.yxine.com/forum/forum.php?action=showmsg&box_id=3&msg_id=2795)
-Vì biểu tình chống Trung quốc, nên đã bị mất hợp đồng với đài truyền hình HTV (TP.HCM) http://clbnbtd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=524
Kỷ niệm 50 năm Diễn Hành Truyền Thống Ngày Quân Lực do Bộ Quốc Phòng HK và Thành phố Torrance, Cờ Vàng VNCH tung bay
Phạm Hòa
01:47 20/05/2009
LOS ANGELES - Nỗi xúc cảm và kiêu hảnh chan hòa với tiếng nhịp bước quân hành, tiếng vổ tay vang dội, càng lúc càng giòn rã, tiếng hô hào trong gió, rền vang vọng lại, tiếng Việt, tiếng Mỹ, âm thanh vang dội, ấm cúng bao quanh trên đại lộ thật lớn rạp hàng cây cao vút, các vị Tướng lãnh Tư Lệnh Quân Đội, Sĩ Quan Cao Cấp của Quân Lực Hoa Kỳ, những Nghị Sĩ, Dân Biểu, Thị Trưởng, Hội Đồng Thành Phố và Quan Khách trên một khán đài dài, hàng trăm chiếc ghế trắng bao quanh những tấm băng màu xanh, đõ và trắng của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ họ đại diện cho tất cả Quân Binh Chủng và công dân Hoa Kỳ về tham dự Kỹ Niệm 50 năm Diễn Hành truyền thống ngày Quân lực Hoa Kỳ, tất cả đã đứng Nghiêm Chào tay thật uy nghi và đã đứng từ lúc nào, chờ đợi toán Quốc Kỳ của Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tiến vào khán đài.
Con đường chính của thành phố Torrance thật rộng và hùng vĩ với những hàng cây cổ thụ to, từ xa ngọn cờ Vàng nổi bật trên tất cả màu sắc khác Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa hùng dũng tung bay trong gió tiến vào khu vực khán đài chính, Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tung bay thật mạnh và ngưòi cựu quân nhân QLVNCH vẫn nắm chặt tay và chân đều bưóc tiến và khuất phục gian khổ như đã từng chiến thắng những chông gai trưóc và sau cuộc chiến.
Năm nay với sự tăng cường hậu duệ QLVNCH trang bị quân phục đơn vị thiện chiến cọp ba đầu rằn Biệt Động Quân, tay cầm M16, balô nón sắt khăn choàng cổ màu tím hoa sim với Huy hiệu Binh Chủng Biệt Động Quân oai hùng, đi phía sau Quốc Kỳ, súng chào tay và sánh bưóc cùng thế hệ cha anh trong vang dội của hoan hô và vổ tay nồng nhiệt, chiếc xe jeep lùn thời chiến tranh ngày nào vẫn lăn bánh hiên ngang hùng dũng, như chứng nhân và sự hiện hữu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và trong kỹ niệm 50 năm diễn hành truyền thống Quân Lực Hoa Kỳ đã gây nhiều chú ý đến các cơ quan Truyền Hình, truyền thông và báo chí đã đề cập và đăng tải sự hiện diện của cựu quân nhân QLVNCH trong diễn hành quân lực Hoa Kỳ, và ngày hôm sau hình ảnh và bài viết về sự xuất hiện cuả Toán Quốc Kỳ VNCH đã được nổi bật trên Trang nhất báo Chủ Nhật báo chí địa phương và trên các truyền hình trên thế giới.
Cảnh Sát địa phương cho biết đã có hơn 60 ngàn người hiện diện trên khoàng đuờng gần 2 cây số, kỷ niệm 50 năm diễn hành truyền thống ngày Quân Lực Hoa Kỳ tại thành phố Torrance, Tiểu bang California từ năm 1949 đến nay.
Tiếng hoan hô và vỗ tay càng lớn những bưóc chân càng oai hùng của những Cựu Quân Nhân QLVNCH càng bưóc mạnh và đều đặn hơn cho dù tuổi đời chồng chất, vẫn đều nhịp bước trong tiếng trống quân hành, gợi nhớ trong ký ức hình ảnh diễn hành ngày Quân Lực 19-6 trong lòng thành phố Sàigòn sau Mùa Hè Đỏ Lửa trở về Thủ đô từ chiến trường rực lửa Trị Thiên, Bình Long, Kontum, An Lộc. Trên nền trời xanh những phản lực cơ gào thét như xé tan bầu khí quyển, tiếng xích và động cơ, những hàng khói đen từ thoát ra từ phía sau những thiết gíáp trở về từ Chiến Trường Iraq và A phú Hãn một âm thanh vang rền hòa lẫn trong bầu trời đến thật nhanh và kéo dài trong tâm tưởng vang rền của mọi ngưòi tham dự.
Cuối buổi diễn hành các Quân Nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa quay quần bên nhau với nhiều hình ảnh lưu niệm và Thượng Sĩ Davidson một quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam hiện vẫn còn trong quân ngũ Hoa Kỳ tìm gặp các cựu Quân Nhân QLVNCH và nhắc nhớ nhũng địa danh của Việt nam: Đông Hà, Khe Sanh, Chu Lai, Đà Nẵng, rồi Kontum, Pleiku, Cam Ranh, Long Bình, Tân Sơn Nhất, Tây Ninh, Cần Thơ và Biên Hòa, rồi xin chụp hình kỷ niệm và hẹn gặp lại với nhiều lưu luyến.
Cuối ngày trên bầu trời xanh tự do của Hoa Kỳ ngọn cờ vàng được gắn trên antenna của chiếc M151A2 biểu tượng cho Công Lý và Chính Nghĩa vẫn tung bay làm nền tảng, phía trưóc toán quân nhân Hoa Kỳ và Cựu quân nhân QLVNCH cùng đứng bên nhau với niềm kiêu hảnh, phía sau đoàn phi cơ phản lực và trực thăng phi diễn rền vang ầm ỉ, và động cơ của Quân Xa thiết giáp trên đường nhắc nhở chúng ta đang vẫn còn trong chiến tranh với khủng bố, thù hằn, bất công, áp bức và thế hệ thứ hai của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục hy sinh xương máu mình trên chiến trường Iraq, A Phú Hản và nhiều nơi trên thế giới, như hơn một lần 350,000 quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 58, 256 Quân nhân Hoa Kỳ và hơn 6,000 quân nhân đồng minh đã anh dũng hy sinh trên chiến trưòng Việt Nam và hàng ngàn quân nhân mất tích trên chiến trường và trong các trại tù.
Văng vẳng đâu đây giọng nói ấm và truyền cảm của người MC nhắc nhở đến mọi người và thế hệ mai sau luôn nhớ ơn và tri ân những anh hùng, đã nằm xuống để gìn giữ tự do và công bình cho nhân loại và như ngọn cờ Vàng mãi tung bay trong gió thách đố cho sự bền vững dài lâu, cho nhân tâm đạo lý, cho no ấm an sinh và trường tồn của chính nhân và đại nghĩa.
Cựu Trưởng Toán 723/Đ72/SCT Nha Kỹ Thuật / Bộ TTM/QLVNCH
Hội Trưởng Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang (THSQ-QLVNCH)
Con đường chính của thành phố Torrance thật rộng và hùng vĩ với những hàng cây cổ thụ to, từ xa ngọn cờ Vàng nổi bật trên tất cả màu sắc khác Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa hùng dũng tung bay trong gió tiến vào khu vực khán đài chính, Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tung bay thật mạnh và ngưòi cựu quân nhân QLVNCH vẫn nắm chặt tay và chân đều bưóc tiến và khuất phục gian khổ như đã từng chiến thắng những chông gai trưóc và sau cuộc chiến.
Năm nay với sự tăng cường hậu duệ QLVNCH trang bị quân phục đơn vị thiện chiến cọp ba đầu rằn Biệt Động Quân, tay cầm M16, balô nón sắt khăn choàng cổ màu tím hoa sim với Huy hiệu Binh Chủng Biệt Động Quân oai hùng, đi phía sau Quốc Kỳ, súng chào tay và sánh bưóc cùng thế hệ cha anh trong vang dội của hoan hô và vổ tay nồng nhiệt, chiếc xe jeep lùn thời chiến tranh ngày nào vẫn lăn bánh hiên ngang hùng dũng, như chứng nhân và sự hiện hữu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và trong kỹ niệm 50 năm diễn hành truyền thống Quân Lực Hoa Kỳ đã gây nhiều chú ý đến các cơ quan Truyền Hình, truyền thông và báo chí đã đề cập và đăng tải sự hiện diện của cựu quân nhân QLVNCH trong diễn hành quân lực Hoa Kỳ, và ngày hôm sau hình ảnh và bài viết về sự xuất hiện cuả Toán Quốc Kỳ VNCH đã được nổi bật trên Trang nhất báo Chủ Nhật báo chí địa phương và trên các truyền hình trên thế giới.
Cảnh Sát địa phương cho biết đã có hơn 60 ngàn người hiện diện trên khoàng đuờng gần 2 cây số, kỷ niệm 50 năm diễn hành truyền thống ngày Quân Lực Hoa Kỳ tại thành phố Torrance, Tiểu bang California từ năm 1949 đến nay.
Tiếng hoan hô và vỗ tay càng lớn những bưóc chân càng oai hùng của những Cựu Quân Nhân QLVNCH càng bưóc mạnh và đều đặn hơn cho dù tuổi đời chồng chất, vẫn đều nhịp bước trong tiếng trống quân hành, gợi nhớ trong ký ức hình ảnh diễn hành ngày Quân Lực 19-6 trong lòng thành phố Sàigòn sau Mùa Hè Đỏ Lửa trở về Thủ đô từ chiến trường rực lửa Trị Thiên, Bình Long, Kontum, An Lộc. Trên nền trời xanh những phản lực cơ gào thét như xé tan bầu khí quyển, tiếng xích và động cơ, những hàng khói đen từ thoát ra từ phía sau những thiết gíáp trở về từ Chiến Trường Iraq và A phú Hãn một âm thanh vang rền hòa lẫn trong bầu trời đến thật nhanh và kéo dài trong tâm tưởng vang rền của mọi ngưòi tham dự.
Cuối buổi diễn hành các Quân Nhân Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa quay quần bên nhau với nhiều hình ảnh lưu niệm và Thượng Sĩ Davidson một quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam hiện vẫn còn trong quân ngũ Hoa Kỳ tìm gặp các cựu Quân Nhân QLVNCH và nhắc nhớ nhũng địa danh của Việt nam: Đông Hà, Khe Sanh, Chu Lai, Đà Nẵng, rồi Kontum, Pleiku, Cam Ranh, Long Bình, Tân Sơn Nhất, Tây Ninh, Cần Thơ và Biên Hòa, rồi xin chụp hình kỷ niệm và hẹn gặp lại với nhiều lưu luyến.
Cuối ngày trên bầu trời xanh tự do của Hoa Kỳ ngọn cờ vàng được gắn trên antenna của chiếc M151A2 biểu tượng cho Công Lý và Chính Nghĩa vẫn tung bay làm nền tảng, phía trưóc toán quân nhân Hoa Kỳ và Cựu quân nhân QLVNCH cùng đứng bên nhau với niềm kiêu hảnh, phía sau đoàn phi cơ phản lực và trực thăng phi diễn rền vang ầm ỉ, và động cơ của Quân Xa thiết giáp trên đường nhắc nhở chúng ta đang vẫn còn trong chiến tranh với khủng bố, thù hằn, bất công, áp bức và thế hệ thứ hai của quân lực Việt Nam Cộng Hòa và chiến sĩ Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục hy sinh xương máu mình trên chiến trường Iraq, A Phú Hản và nhiều nơi trên thế giới, như hơn một lần 350,000 quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, 58, 256 Quân nhân Hoa Kỳ và hơn 6,000 quân nhân đồng minh đã anh dũng hy sinh trên chiến trưòng Việt Nam và hàng ngàn quân nhân mất tích trên chiến trường và trong các trại tù.
Văng vẳng đâu đây giọng nói ấm và truyền cảm của người MC nhắc nhở đến mọi người và thế hệ mai sau luôn nhớ ơn và tri ân những anh hùng, đã nằm xuống để gìn giữ tự do và công bình cho nhân loại và như ngọn cờ Vàng mãi tung bay trong gió thách đố cho sự bền vững dài lâu, cho nhân tâm đạo lý, cho no ấm an sinh và trường tồn của chính nhân và đại nghĩa.
Cựu Trưởng Toán 723/Đ72/SCT Nha Kỹ Thuật / Bộ TTM/QLVNCH
Hội Trưởng Hội Ái Hữu Quân Trường Đồng Đế Nha Trang (THSQ-QLVNCH)
Quá đủ để khởi kiện!
Hà Sĩ Phu
04:38 20/05/2009
Quá đủ để khởi kiện!
Dư luận nhiều ngày nay rất bất bình trước sự kiện một trang Web của Bộ Thương Mại Việt Nam (bây giờ là Bộ Công Thương) liên kết với Bộ Thương Mại Trung Quốc, có tên www.vietnamchina.gov.vn, đã đăng những bài chống Việt Nam.
Ngày 29.4.2009, website này đã đăng tuyên bố của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được phát ngôn bởi bà Khương Du: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này”.
Tinh thần chống Việt Nam của lời tuyên bố trên thể hiện ở 4 điểm rõ ràng:
- Trong khi nhân dân Việt Nam đều biết người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam hoàn toàn có chứng cứ lịch sử để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam! Nay trang Web này công bố quan điểm Hoàng Sa là của Trung Quốc không cần bàn cãi, bản tin tồn tại nhiều ngày. (Những người Việt Nam có trách nhiệm trên trang Web này không hề có phản ứng nào!).
- Trong khi cuộc tranh chấp còn căng thẳng như vậy mà bài báo trên khẳng định rằng nơi đây làm gì có tranh chấp? Vậy là coi tiếng nói của chính phủ Việt Nam chỉ như tiếng muỗi kêu hay tiếng kẹt cửa, không có một miligam trọng lượng nào. Ý nghĩa khinh miệt và phỉ báng chính ở chỗ đó. Không biết Bộ Công Thương và những người cầm đầu chính phủ Việt Nam có thấy chút tủi nhục nào không, chứ một người dân Việt bình thường cũng thấy chính mình bị xúc phạm.
- Gọi Hoàng Sa theo tên Trung Quốc là Tây Sa là ý muốn khẳng định thêm rằng hòn đảo này không liên quan gì đến Việt Nam cả.
- Cuối cùng người phát ngôn Trung Quốc nói thẳng vào một việc cụ thể: “Cách làm kể trên của phía Việt Nam (tức việc Việt Nam vừa bổ nhiệm chủ tịch tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa) là trái phép và vô hiệu”. Hãy chú ý, người ta dùng chữ “trái phép” chứ không phải trái với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa hai quốc gia là quan hệ thương lượng bình đẳng, nếu cần viện đến luật pháp thì phải là công pháp quốc tế. Nói Việt Nam trái phép là trái phép của Trung Quốc. Chỉ có con cái mới phải theo phép cha (ấy là theo tinh thần quân sư phụ của Khổng giáo), chư hầu mới phải theo phép chính quốc. Nếu chính phủ Việt nam không nói gì tức là đã vui vẻ nhận thân phận chư hầu.
Trung Quốc đã quen coi Chính phủ Việt Nam không ra “cái đinh” gì thì lâu nay dân ta không lấy làm lạ. Nhưng chuyện này thì lạ: theo ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này thì “tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả”. Câu này nghe “sướng tai” thật. Đáng lẽ ngoại bang chỉ dùng một chữ ngạo ngược ta đã phải phẫn nộ, nay người ta bảo lãnh thổ của tổ quốc mình là của người ta mà lại thấy “không có gì ghê gớm” thì ghê tởm thật!
Thôi, chúng ta hãy dành một phút để suy niệm lời dạy của vua Trần Nhân Tông vậy:
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta.
Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".
*
Trước việc làm của những cán bộ trong Bộ Công Thương liên quan đến trang Web liên kết www.vietnamchina.gov.vn, nhiều người đã đặt câu hỏi: một hành vi, một thái độ, một hệ quả như vậy đối với xã hội và đất nước, đã xứng đáng để khởi tố, khởi kiện chưa?
Trước hết, đây không phải chuyện kinh tế hay văn hóa mà là chuyện chính trị - an ninh quốc gia. Muốn trả lời câu hỏi này ta hãy chịu khó nhớ lại những vụ án liên quan đến an ninh-chính trị trong những năm qua (trong đó rất nhiều người chỉ là bất đồng chính kiến hay phê phán hệ thống Đảng và nhà nước) sẽ thấy so với vụ việc này, những người kia chẳng có gì đáng khởi tố cả. Chẳng hạn có người đã bị khởi tố tội gián điệp, nhưng khi hỏi gián điệp cho nước nào, trong nhiệm vụ gián điệp nào thì không có gì cụ thể cả. Có trường hợp chỉ viết bài nhận định về đặc điểm nước mình, dân tộc mình để rút ra kết
Cáo đỏ gặm nhấm địa cầu...
luận “” mà đã bị khởi tố tội phản quốc. Luật pháp nước mình “dắn” như vậy, nay đối chiếu với trường hợp Bộ Công Thương có liên kết với kẻ thù hẳn hoi (hiến pháp đã gọi là kẻ thù truyền kiếp), trong vụ xâm lăng lãnh thổ hẳn hoi, đương nhiên là có thừa “yếu tố cấu thành tội phạm”.
Tôi cũng như nhiều bạn hữu, tuy không am tường sâu về luật, nhưng với tư cách những công dân yêu nước có nhận thức về pháp luật, và theo rõi những vụ án mà lâu nay đã được đem ra xét xử để đối chiếu, chúng tôi phát biểu nhận thức của mình về vụ việc này, thấy có thể liên quan đến một hay nhiều trong số các tội danh sau đây:
- Tội lợi dụng những quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước …(điều 258). Có tự do dân chủ mới được ra trang Web để làm ăn kinh tế, nhưng lại lợi dụng làm chính trị, liên kết với kẻ xâm lăng, giúp nó chống chủ trương chính sách của chính phủ mình.
- Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ( điều 88c) “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN”
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281) “…vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội...”
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81, khoàn 2) “…có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ”.
- Tội phản bội tổ quốc (điều 78, khoản 2) “…câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
- Tội Internet ( Điều 11 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet).
- Tội vu khống (Điều 122): Bộ Công Thương đã ra thông cáo vu khống những người ký Kiến nghị dừng khai thác bauxite Tây Nguyên (để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia), trong đó có rất nhiều trí thức đầu ngành của đất nước, là “…kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện (…), thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng…”. Tung những lời mạt sát tồi tệ mà không trưng ra được một chứng cứ xác thực nào. Nhưng rất may, do phát hiện vụ ủng hộ Trung Quốc trên trang Web này người ta mới hiểu tại sao Bộ Công Thương lại mạt sát những người Việt Nam yêu nước một cách tận lực như thế.
- Tội gián điệp (điều 80, khoản 2): Nhà báo Huy Đức đã lo rằng Trung Quốc đã dùng Bộ Công Thương Việt Nam và trang Web liên kết như con ngựa thành Troy, mai phục phá từ trong phá ra: Chính trang Web của Việt Nam lại tấn công vào Chính phủ Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam!
*
Có thể có người bảo: Chuyện rất “bình thường” có gì đâu mà đặt vấn đề nghiêm trọng? Đấy chính là chỗ yếu chí tử của xã hội ta, khiến cho ta cứ tự rước vào bao nhiêu đại hoạ mà chẳng biết vì đâu, chẳng biết tại ai, chẳng biết từ lúc nào? Đó là tập quán bình thường hoá những điều bất thường. Lúc nào cũng “như không có gì xảy ra hết” (Chế Lan Viên). “Ưu điểm” tự trấn an, tự dối mình và dối nhau này rất có lợi trước mắt nhưng nguy hiểm cho lâu dài. Sao ta không biết ngẫm nghĩ câu chuyện ngụ ngôn về chuyện con sói đánh lừa cô bé thơ dại: Kẻ thù êm ái đặt một chân vào coi là chuyện nhỏ, thế rồi hai chân vẫn chưa phải chuyện to, đến cái chân thứ tư thì hối đã muộn rồi! Sự nhập nhằng để tự dối mình và dối người khác làm cho những nguy cơ bị che mờ đi. Kẻ thù trước sau cũng biết tâm lý đó mà “tương kế tựu kế” để phục kích, gây ảo giác, bất thình lình giở mặt. Trận chiến biên giới 1979 và xương máu Trường Sa năm 1988 đều là những bất ngờ tai hại.
Nếu còn biết thương giống nòi, tôi nghĩ chúng ta phải sửa cái tật ấy. Chẳng ai thù ghét gì Bộ Công Thương. Nhưng cái lý nó phải như thế. Vì thế, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng cụ thể ta có thể coi đây cũng là “chuyện nhỏ”, nhưng nó là điểm hội tụ của những bản chất tiềm ẩn, của nguy cơ tiềm ẩn được ngộ nhận là ưu điểm, của những dây mơ dễ má, dứt một dây có khi động cả một rừng, chữa một vết thương tại chỗ mà cứu một cơ thể.
Trên đây mới là suy nghĩ của tôi và một vài bạn bè gần gũi, trong số một ngàn người đã ký tên vào bản “Kiến nghị Bauxite”. Nhưng phải cần đến tiếng nói chuyên môn của các Luật sư mới mong có kết quả. Rất mong!
Cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hai nhà quân sự đã có trọng trách trong việc giữ gìn bờ cõi, nay tiếng nói của hai vị tướng đã mở mắt cho những ai còn coi đây là chuyện nhỏ. Tiếng nói ngắn mạnh và dứt khoát của hai vị tướng khiến mọi người không khỏi ưu tư rất nhiều về quân đội, cái linh hồn trong sứ mệnh thiêng liêng giữ gìn bờ cõi.
Đà Lạt ngày 16-5-2009
Dư luận nhiều ngày nay rất bất bình trước sự kiện một trang Web của Bộ Thương Mại Việt Nam (bây giờ là Bộ Công Thương) liên kết với Bộ Thương Mại Trung Quốc, có tên www.vietnamchina.gov.vn, đã đăng những bài chống Việt Nam.
Ngày 29.4.2009, website này đã đăng tuyên bố của Trung Quốc trước sự kiện Việt Nam bổ nhiệm chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Tuyên bố được phát ngôn bởi bà Khương Du: “Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Tây Sa cùng vùng biển xung quanh. Trung Quốc và Việt Nam không tồn tại tranh luận đối với quần đảo Tây Sa. Cách làm kể trên của phía Việt Nam là trái phép và vô hiệu. Trung Quốc đã nghiêm chỉnh bày tỏ lập trường với phía Việt Nam về việc này”.
Tinh thần chống Việt Nam của lời tuyên bố trên thể hiện ở 4 điểm rõ ràng:
- Trong khi nhân dân Việt Nam đều biết người phát ngôn của Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần khẳng định Việt Nam hoàn toàn có chứng cứ lịch sử để chứng minh Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam! Nay trang Web này công bố quan điểm Hoàng Sa là của Trung Quốc không cần bàn cãi, bản tin tồn tại nhiều ngày. (Những người Việt Nam có trách nhiệm trên trang Web này không hề có phản ứng nào!).
- Trong khi cuộc tranh chấp còn căng thẳng như vậy mà bài báo trên khẳng định rằng nơi đây làm gì có tranh chấp? Vậy là coi tiếng nói của chính phủ Việt Nam chỉ như tiếng muỗi kêu hay tiếng kẹt cửa, không có một miligam trọng lượng nào. Ý nghĩa khinh miệt và phỉ báng chính ở chỗ đó. Không biết Bộ Công Thương và những người cầm đầu chính phủ Việt Nam có thấy chút tủi nhục nào không, chứ một người dân Việt bình thường cũng thấy chính mình bị xúc phạm.
- Gọi Hoàng Sa theo tên Trung Quốc là Tây Sa là ý muốn khẳng định thêm rằng hòn đảo này không liên quan gì đến Việt Nam cả.
- Cuối cùng người phát ngôn Trung Quốc nói thẳng vào một việc cụ thể: “Cách làm kể trên của phía Việt Nam (tức việc Việt Nam vừa bổ nhiệm chủ tịch tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa) là trái phép và vô hiệu”. Hãy chú ý, người ta dùng chữ “trái phép” chứ không phải trái với luật pháp quốc tế. Quan hệ giữa hai quốc gia là quan hệ thương lượng bình đẳng, nếu cần viện đến luật pháp thì phải là công pháp quốc tế. Nói Việt Nam trái phép là trái phép của Trung Quốc. Chỉ có con cái mới phải theo phép cha (ấy là theo tinh thần quân sư phụ của Khổng giáo), chư hầu mới phải theo phép chính quốc. Nếu chính phủ Việt nam không nói gì tức là đã vui vẻ nhận thân phận chư hầu.
Trung Quốc đã quen coi Chính phủ Việt Nam không ra “cái đinh” gì thì lâu nay dân ta không lấy làm lạ. Nhưng chuyện này thì lạ: theo ông Nguyễn Thanh Hưng, cục trưởng cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin, bộ Công Thương, cơ quan chịu trách nhiệm về trang web này thì “tôi nghĩ là không có gì quá ghê gớm cả”. Câu này nghe “sướng tai” thật. Đáng lẽ ngoại bang chỉ dùng một chữ ngạo ngược ta đã phải phẫn nộ, nay người ta bảo lãnh thổ của tổ quốc mình là của người ta mà lại thấy “không có gì ghê gớm” thì ghê tởm thật!
Thôi, chúng ta hãy dành một phút để suy niệm lời dạy của vua Trần Nhân Tông vậy:
“Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gặm nhấm ta.
Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn:
"Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu".
*
Trước việc làm của những cán bộ trong Bộ Công Thương liên quan đến trang Web liên kết www.vietnamchina.gov.vn, nhiều người đã đặt câu hỏi: một hành vi, một thái độ, một hệ quả như vậy đối với xã hội và đất nước, đã xứng đáng để khởi tố, khởi kiện chưa?
Trước hết, đây không phải chuyện kinh tế hay văn hóa mà là chuyện chính trị - an ninh quốc gia. Muốn trả lời câu hỏi này ta hãy chịu khó nhớ lại những vụ án liên quan đến an ninh-chính trị trong những năm qua (trong đó rất nhiều người chỉ là bất đồng chính kiến hay phê phán hệ thống Đảng và nhà nước) sẽ thấy so với vụ việc này, những người kia chẳng có gì đáng khởi tố cả. Chẳng hạn có người đã bị khởi tố tội gián điệp, nhưng khi hỏi gián điệp cho nước nào, trong nhiệm vụ gián điệp nào thì không có gì cụ thể cả. Có trường hợp chỉ viết bài nhận định về đặc điểm nước mình, dân tộc mình để rút ra kết
Cáo đỏ gặm nhấm địa cầu...
luận “” mà đã bị khởi tố tội phản quốc. Luật pháp nước mình “dắn” như vậy, nay đối chiếu với trường hợp Bộ Công Thương có liên kết với kẻ thù hẳn hoi (hiến pháp đã gọi là kẻ thù truyền kiếp), trong vụ xâm lăng lãnh thổ hẳn hoi, đương nhiên là có thừa “yếu tố cấu thành tội phạm”.
Tôi cũng như nhiều bạn hữu, tuy không am tường sâu về luật, nhưng với tư cách những công dân yêu nước có nhận thức về pháp luật, và theo rõi những vụ án mà lâu nay đã được đem ra xét xử để đối chiếu, chúng tôi phát biểu nhận thức của mình về vụ việc này, thấy có thể liên quan đến một hay nhiều trong số các tội danh sau đây:
- Tội lợi dụng những quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước …(điều 258). Có tự do dân chủ mới được ra trang Web để làm ăn kinh tế, nhưng lại lợi dụng làm chính trị, liên kết với kẻ xâm lăng, giúp nó chống chủ trương chính sách của chính phủ mình.
- Tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN ( điều 88c) “làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCNVN”
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281) “…vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội...”
- Tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (điều 81, khoàn 2) “…có hành động khác nhằm gây phương hại cho an ninh lãnh thổ”.
- Tội phản bội tổ quốc (điều 78, khoản 2) “…câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập,chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
- Tội Internet ( Điều 11 Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet).
- Tội vu khống (Điều 122): Bộ Công Thương đã ra thông cáo vu khống những người ký Kiến nghị dừng khai thác bauxite Tây Nguyên (để bảo vệ môi trường và an ninh quốc gia), trong đó có rất nhiều trí thức đầu ngành của đất nước, là “…kém xây dựng, hoàn toàn dựa trên những thông tin sai lệch, dựng chuyện (…), thậm chí mang tính kích động và bị các tổ chức phản động lợi dụng…”. Tung những lời mạt sát tồi tệ mà không trưng ra được một chứng cứ xác thực nào. Nhưng rất may, do phát hiện vụ ủng hộ Trung Quốc trên trang Web này người ta mới hiểu tại sao Bộ Công Thương lại mạt sát những người Việt Nam yêu nước một cách tận lực như thế.
- Tội gián điệp (điều 80, khoản 2): Nhà báo Huy Đức đã lo rằng Trung Quốc đã dùng Bộ Công Thương Việt Nam và trang Web liên kết như con ngựa thành Troy, mai phục phá từ trong phá ra: Chính trang Web của Việt Nam lại tấn công vào Chính phủ Việt Nam, bằng tiếng Việt Nam!
*
Có thể có người bảo: Chuyện rất “bình thường” có gì đâu mà đặt vấn đề nghiêm trọng? Đấy chính là chỗ yếu chí tử của xã hội ta, khiến cho ta cứ tự rước vào bao nhiêu đại hoạ mà chẳng biết vì đâu, chẳng biết tại ai, chẳng biết từ lúc nào? Đó là tập quán bình thường hoá những điều bất thường. Lúc nào cũng “như không có gì xảy ra hết” (Chế Lan Viên). “Ưu điểm” tự trấn an, tự dối mình và dối nhau này rất có lợi trước mắt nhưng nguy hiểm cho lâu dài. Sao ta không biết ngẫm nghĩ câu chuyện ngụ ngôn về chuyện con sói đánh lừa cô bé thơ dại: Kẻ thù êm ái đặt một chân vào coi là chuyện nhỏ, thế rồi hai chân vẫn chưa phải chuyện to, đến cái chân thứ tư thì hối đã muộn rồi! Sự nhập nhằng để tự dối mình và dối người khác làm cho những nguy cơ bị che mờ đi. Kẻ thù trước sau cũng biết tâm lý đó mà “tương kế tựu kế” để phục kích, gây ảo giác, bất thình lình giở mặt. Trận chiến biên giới 1979 và xương máu Trường Sa năm 1988 đều là những bất ngờ tai hại.
Nếu còn biết thương giống nòi, tôi nghĩ chúng ta phải sửa cái tật ấy. Chẳng ai thù ghét gì Bộ Công Thương. Nhưng cái lý nó phải như thế. Vì thế, nếu chỉ nhìn vào hiện tượng cụ thể ta có thể coi đây cũng là “chuyện nhỏ”, nhưng nó là điểm hội tụ của những bản chất tiềm ẩn, của nguy cơ tiềm ẩn được ngộ nhận là ưu điểm, của những dây mơ dễ má, dứt một dây có khi động cả một rừng, chữa một vết thương tại chỗ mà cứu một cơ thể.
Trên đây mới là suy nghĩ của tôi và một vài bạn bè gần gũi, trong số một ngàn người đã ký tên vào bản “Kiến nghị Bauxite”. Nhưng phải cần đến tiếng nói chuyên môn của các Luật sư mới mong có kết quả. Rất mong!
Cảm ơn Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, hai nhà quân sự đã có trọng trách trong việc giữ gìn bờ cõi, nay tiếng nói của hai vị tướng đã mở mắt cho những ai còn coi đây là chuyện nhỏ. Tiếng nói ngắn mạnh và dứt khoát của hai vị tướng khiến mọi người không khỏi ưu tư rất nhiều về quân đội, cái linh hồn trong sứ mệnh thiêng liêng giữ gìn bờ cõi.
Đà Lạt ngày 16-5-2009
Gần 500 nghị viên trước một cuộc sát hạch gay go
Bùi Tín
04:45 20/05/2009
Gần 500 nghị viên trước một cuộc sát hạch gay go
Sáng thứ tư 20-5-2009 này, Quốc hội trong nước sẽ họp kỳ họp thứ 5 khoá XII.
Khóa họp này được dư luận trong và ngoài nước rất chú ý vì có 2 vấn đề nổi cộm, làm xôn xao dư luận mấy tháng nay đã được ghi trong chương trình nghị sự. Đó là Việc hoàn thành cắm mốc trên biên giới Việt - Trung, và Vấn đề khai thác bôxít ở Lâm Đồng và Đak Nông trên Tây Nguyên.
Tuy quốc hội là do đảng CS chọn qua tổ chức ngoại vi của đảng là Mặt trận Tổ quốc, nhưng đảng lại buộc phải phong cho quốc hội (trong hiến pháp) cái danh nghĩa là: "cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước" để cho có cái bề ngoài dân chủ, nên trong xã hội đang có sức ép của nhân dân, yêu cầu 493 đại biểu quốc hội phải tự nhận trách nhiệm là đại biểu của người dân, thật sự quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, thật sự bênh vực những quyền lợi thiết thân nhất của nhân dân cũng như chủ quyền của quốc gia và dân tộc.
Xưa nay, trải qua 11 khoá Quốc hội, người dân chỉ thấy trong hội trường Ba Đình hầu hết là những ông bà nghị gật, "nói theo", phát biểu theo kiểu nịnh thần, ca ngợi công ơn của đảng, của lãnh đạo, quay lưng lại nhân dân, để làm nảy ra câu ca dao vỉa hè:
"đảng chỉ tay,
mặt trận vỗ tay,
quốc hội dơ tay,
nhân dân trắng tay
an ninh khóa tay,
công an còng tay "
Mấy năm nay, đảng buộc phải mở cửa, hoà nhập với thế giới, nhận tiền viện trợ quốc tế để cải cách hành chính, điện tử hoá chính quyền, minh bạch hóa thông tin, do đó một xã hội dân sự trên thực tế được hình thành, người dân - trước hết là một số trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, nhà báo có nhân cách và trí tuệ - đã bớt sợ cường quyền, còn đòi cái quyền cực kỳ quan trọng là quyền phản biện xã hội, có nghĩa là cái quyền đối thoại bình đẳng với đảng và nhà nước, trong đó có cả cái quyền phê phán, bác bỏ những ý kiến của lãnh đạo, lấy chân lý, sự thật và lợi ích của dân làm tiêu chuẩn. Một số người lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc do đảng tạo nên cũng đòi quyền phản biện cho Mặt trận, thoát khỏi thân phận "cây kiểng" thấp hèn nhạt nhẽo kéo dài hơn nửa thế kỷ.
Cuộc họp Quốc hội kỳ 5 khoá XII này sẽ được đồng bào cả nước, đặc biệt là các nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo... theo dõi chặt chẽ từng buổi họp, từng vấn đề trình bày, phản biện và tranh luận, ghi nhận từng buổi, từng lời, từng câu hỏi, từng kết luận của đoàn chủ tịch cũng như của từng đại biểu trong 493 ông bà nghị.
Đây là cuộc sát hạch lý thú, sinh động và nghiêm khắc, để xem trong số người ấy có những ai dám đảm nhận trách nhiệm là đại diện cho người dân, cho cử tri, bênh vực quyền lợi của nhân dân, phát biểu ngay thật, thẳng thắn, bằng cái đầu tỉnh táo của chính mình, bằng lương tâm trong sáng, bất chấp sự đe doạ của quyền uy và bạo lực.
Và mặt khác để xem những ai là kẻ nịnh thần, tự mình phủ nhận vai trò đại diện của nhân dân, khiếp nhược trước quyền uy, thủ tiêu đấu tranh, nói dựa theo người có quyền lực dù đó là sự lừa dối, nguỵ biện, xuyên tạc sự thật, dù cho có hại lớn cho dân mình, cho nước mình.
Vàng thau không thể lẫn lộn. Trí tuệ, nhân cách, đạo đức từng người sẽ phơi bày ra ánh sáng, ra trước hàng triệu cử tri, trước gần 20 ngàn nhà báo trong nước, trước công luận toàn thế giới. Ai yêu nước thật lòng và ai "yêu" bản thân mình quên đồng bào bất hạnh, ai có công tâm và ai hèn nhát vị kỷ, sẽ sáng tỏ rõ ràng.
Mong rằng gần 500 đại biểu hãy chuẩn bị chu đáo cho kỳ họp.[ Xin chớ ai làm như mấy đại biểu đi dự đại hội đảng CS lần thứ VII (năm 1991) bị an ninh tóm quả tang đi chơi gái điếm thủ đô ngay đêm trước khi đại hội khai mạc, ê cho đảng và nhục cho cả gia đình ! ]. Hãy để thời gian đọc kỹ 2 lá thư của 3 trí thức tiêu biểu, 2 lá thư của tướng Võ Nguyên Giáp, bài báo "Nỗi ngán ngẩm thường ngày" của nhà văn Phạm Đình Trọng... chuẩn bị kỹ ý kiến riêng của mình về dự án khai thác bôxít ở Tây Nguyên.
Hãy chuẩn bị cho kỹ ý kiến của mình về đường lối đối ngoại của nước ta, về mối quan hệ Việt - Trung, có nên theo đường hướng "Bắc thuộc" trên thực tế như 19 năm nay (từ năm 1991) hay không ? đường lối nào là tốt nhất để bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta?
Xin các vị đại biểu nhớ cho rằng khi quốc hội đã là "cơ quan quyền lực cao nhất" thì không có vấn đề nào là cấm không được bàn đến. Và cũng xin nhớ rằng khi quốc hội bắt đầu họp thì ý kiến của tập thể quốc hội là cao nhất, đoàn chủ tịch kỳ họp phải tuân theo ý kiến chung của kỳ họp, không thể có một ai khác có quyền gì ra chỉ thị hay mệnh lệnh để can thiệp.
Cũng nên nhắc gần 500 đại biểu rằng trong kỳ họp trước, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có hẹn rằng chính phủ sẽ khẩn trương và nghiêm minh xử lý vụ PCI theo đúng luật, kết luận đến đâu về bị can Huỳnh Ngọc Sĩ thì xử lý đến đó, và cũng cam kết rằng chính phủ luôn đẩy mạnh phòng chống "quốc nạn " tham nhũng.. Vậy thì vụ PCI đã điều tra, kết luận và xét xử đến đâu rồi ? Ông Sĩ đã bị tạm giam 3 tháng nay mà không hề có tin tức gì tiếp theo. Sao kỳ vậy? Vụ ông Sĩ 2 lần nhận hối lộ hơn nửa triệu đôla là do phía Nhật bản dựng đứng lên hay sao? Tại sao lại truy tố ông Sĩ về một cái tội hoàn toàn khác là cho thuê nhà công để chia chác với nhau ? sao kỳ quái vậy ? Chuyện chống tham nhũng của chính phủ ông Dũng cứ như chuyện đùa?
Còn vụ PMU18, đã hơn 3 năm rồi, chưa xét xử xong, chỉ có mấy nhà báo đưa tin bị tù; sao kỳ vậy ?. Thế là "khẩn trương", là "mạnh mẽ", là "nghiêm chỉnh" chống tham nhũng ư ? Sao thủ tướng cứ hay đùa dai với quốc hội như vậy?
Dư luận vỉa hè cho rằng vụ PCI và vụ PMU18 tắc nghẽn đều do liên quan đến ông tổng bí thư Nông Đức Mạnh, vì con gái và con rể ông Mạnh nằm trong đường giây của nguyên thứ trưởng giao thông Nguyễn Việt Tiến và cận thần của ông Tiến là Bùi Tiến Dũng. Sự thật là thế nào, quốc hội cần biết rõ.
Sau khi bài "Nỗi ngán ngẩm thường ngày" của nhà văn Phạm Đình Trọng được công bố rộng rãi, thì hoá ra kẻ đầu têu cả 2 thảm hoạ "Bắc thuộc" và "Bôxít" - 2 thảm họa gắn chặt nhau - lại chính là kẻ đứng đầu đảng CS Việt nam, đã đi đêm với bọn bành trướng Bắc kinh từ năm 2006!
Vậy thì Quốc hội kỳ 5 này có dám làm một việc phi thường là mở ra một cuộc điều tra khẩn trương, nghiêm chỉnh, theo đúng luật xem có đúng nhân vật số 1 của chế độ độc đảng là một kẻ tội phạm hiến mình cho bọn bành trướng nước ngoài, đồng thời lại là kẻ nguy hiểm nhất trong ý đồ ngăn cản, phá ngang cuộc chống tham nhũng như chống giặc của nhân dân ta.
Nicolas Xêuxescu, tổng bí thư đảng CS kiêm người cầm đầu chính phủ Rumani đã bị toà án đặc biệt Bucarest xử bắn cùng vợ hắn vào cuối tháng 12-1989, vì tội bán mình cho Liên xô, tội độc tài đảng trị, tội tham nhũng xa hoa trên sự bất công và nghèo khổ cùng cực của nhân dân.
Erich Honecker, tổng bí thư đảng CS Đông Đức cũng bị truy tố về trọng tội ra lệnh tàn sát dân Đức vượt bức tường ô nhục Berlin và tội cai trị kiểu độc tài, lẽ ra bị án tử hình ngay từ năm 1989, được tha tội chết vì bị bệnh ung thư thời kỳ cuối, sau đó chết trong tủi nhục ở Chilê vào tháng 5 năm 1994.
Nếu như quốc hội kỳ 5 này có một sự thức tỉnh ngoạn mục, xử sự sáng suốt, công minh và thông minh nữa, đóng góp vào việc mở ra một thời kỳ lịch sử mới để nước ta bước lên một nấc cao hơn về văn hoá - chính trị: thời kỳ độc lập trọn vẹn, dân chủ, bình đẳng và thống nhất cả về lãnh thổ và tình thương, hội nhập hoàn toàn với thế giới mới, mở ra thời kỳ thu hẹp sự lạc hậu mọi mặt với các nước khác, mang lại phồn vinh hạnh phúc cho toàn dân, thì đúng là vận nước đã đến, bĩ rồi lại thái vậy.
Ước mong rằng mùa hè 2009 ghi lại một điểm son trong lịch sử nước ta như sau:
trong xu thế mở cửa và hội nhập quốc tế, khi một xã hội dân sự bắt đầu nảy nở, khi các chiến sĩ dân chủ kiên trì đấu tranh bất chấp đàn áp của chính quyền độc đảng, 3 trí thức từ các miền khác nhau tiêu biểu cho lương tri của kẻ sĩ, của trí thức dân tộc Việt nam đã có sáng kiến yêu cầu quốc hội hãy là tiếng nói thật sự của NHÂN DÂN thay vì là tiếng nói lắp lại của đảng như trước đây, nhìn thẳng vào 2 hiểm hoạ đe dọa chủ quyền dân tộc và môi trường sống của đất nước để cùng nhân dân tìm lối ra đúng đắn. Lời kêu gọi ấy của kẻ sĩ dân tộc đã có tác dụng. ..
Sẽ có những lời bình luận và nhận xét thú vị như sau: sự dấn thân của hàng ngàn, hàng vạn trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo, nhà giáo, luật sư, sinh viên, lao động, cựu chiến binh, nhà nông, nhà kinh doanh, bà con các dân tộc, các tôn giáo. .. hưởng ứng Kiến nghị do 3 trí thức Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn và Nguyễn Thế Hùng đề xướng, đã biểu hiện sự thức tỉnh đẹp đẽ của toàn dân tộc trước hiện tình đất nước, tô đậm truyền thống bất khuất của dân tộc Việt nam trước họa ngọai xâm, đồng thời cũng khôi phục danh dự và uy tín cho trí thức Việt nam nói chung và làm nức dậy tiếng thơm muôn thuở của "KẺ SĨ BẮC HÀ"...
Cuộc sát hạch lý thú, hồi hộp gần 500 nghị sĩ thực thi trách nhiệm và quyền hạn hiến định của mình, xét cho cùng là cuộc sát hạch nghiêm khắc đảng cộng sản Việt nam giữa cuộc khủng hoảng nghiêm trọng cả về lý luận và thực tiễn cầm quyền, sau khi phe XHCN tan rã, sau khi Liên xô là đầu tầu, là cột trụ của cả phe tan vỡ, sau khi đảng cộng sản VN bị đảng CS Trung quốc khống chế và mua chuộc nhóm cầm đầu suốt gần 20 năm, từ đó xúc phạm nặng nề truyền thống độc lập, tự chủ, chống ngoại xâm của dân tộc ta, kìm hãm dân ta trong bất công và lạc hậu thê thảm so với các nước quanh ta.
Đi sâu hơn nữa, đây là cuộc sát hạch khẩn cấp đối với bộ chính trị đảng CS gồm 15 người đang trị vì như một triều đình phong kiến thời suy đồi và tha hoá tồi tệ nhất.
Họ chỉ có một sự lựa chọn. Nghe theo tiếng nói của nhân dân, của trí thức dân tộc, của nhân loại tiến bộ, theo những giá trị tuyệt vời của thời đại (dân chủ, tự do, bình đẳng, hoà bình và tình thương) để trở về với nhân dân và dân tộc, hay vẫn tính toán vị kỷ theo phe đảng, theo nước ngoài, lỳ lợm và trâng tráo quay lưng với nhân dân, với luật pháp và lẽ phải, vì những lợi ích thiển cận của cá nhân và gia đình, mãi mãi ghi lại ô danh trong lòng dân, trong ký ức xã hội và trong lịch sử.
Tôi có lạc quan quá cỡ, lạc quan "tếu" thì xin các bạn thể tất cho, chỉ vì cháy bỏng lòng mong muốn nhân dân thân yêu sớm có tự do. Điều chắc chắn là qua mùa hè 2009, chính quyền độc đảng toàn trị sẽ mất to cả thế và lực, hoàn toàn không còn như trước nữa.
Paris 18-5-2009
Trận cầu bauxite trên sân quốc hội: chưa đá đã thua!
Alfonso Hoàng Gia Bảo
06:00 20/05/2009
HÀ NỘI - Sáng nay 20/5 quốc hội mới khai mạc kỳ họp thứ 5, thế nhưng hai ngày trước giờ bóng lăn không khí quanh sân quốc hội đã được ai đó điều chỉnh nhiệt độ lên xuống, lúc nóng lúc lạnh để sao có lợi cho họ.
Tại cuộc họp báo do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều 18/5 giới thiệu về kỳ họp Quốc hội thứ 5, khóa XII, ông Trần Đình Đàn chủ nhiệm VPQH đúng lẽ ra phải dùng chiếc còi quyền hạn và trách nhiệm do người dân giao phó cho mình thổi chiếc xe bauxite kia tạm dừng lại để kiểm tra giấy tờ, “vì sao đã dám qua mặt trạm kiểm soát quốc hội?” và xử phạt, thì ông này lại dễ tính dễ nết vội leo lên xe ngồi cạnh tài xế và chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở lái xe cẩn thận: “chủ trương khai thác bô-xít Tây Nguyên sẽ được thảo luận như thế nào tại kỳ họp này” .
Mặc dù vậy ông cũng lại ‘nói sảng’ nốt, bởi vừa mới bảo “sẽ thảo luận” xong thì liền sau đó đã chuyển tone bằng tuyên bố "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này."
Với lời tuyên bố này ngay từ đầu trận, đội Dân Đen VN xem như đã bị đội Đảng Đỏ VN dẫn trước 1-0. Bàn thắng này tất nhiên nhờ công lao lớn đá phản lưới nhà của hậu vệ thủ quân Trần Đình Đàn.
Nhưng sau đó những kẻ ‘đạo diễn’ có lẽ tối về nhà nằm gác chân lên trán suy tính thấy một lời tuyên bố như vậy là quá sức lộ liễu, gian lận kiểu này e rằng không ổn, sợ dư luận lại bùng lên. Nên sáng hôm sau khi hiệp hai trận đấu mới diễn được nửa đường họ đã chỉ đạo cho trọng tài biên giả bộ căng cờ răn đe đội đảng bằng mấy chữ “Đại biểu Quốc hội yêu cầu giám sát dự án bô-xít” cho ra vẻ dân chủ.
Chưa biết việc ‘sửa sai’ này có giúp đội dân đen lấy lại tinh thần để có thể gỡ hòa 1-1 hay không, nhưng trước mắt, những kẻ đạo diễn núp ở hậu trường phần nào cũng đã hoàn thành việc lèo lái quốc hội không còn cảm thấy lo vì đang có quá nhiều cặp mắt săm soi vào trận cầu “nảy lửa” này.
Tình hình trên sân quốc hội cho đến đến giờ này là vậy chắc không có nhiều “đột phá”vì ai nhạy bén quan sát chút chắc cũng không khó nhận ra tấm hình ‘dual’ thuộc vào loại vinh dự ‘hiếm có’ đối với bác ‘tiền đạo’ sử gia Dương Kinh Quốc và thủ quân đội bạn là ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tấm hình hai “đồng chí” đang to nhỏ thân mật tâm tình đã được các đạo diễn của ban văn hóa tư tưởng trung ương cố tình trưng ra trên các báo như muốn báo trước có đến 99,9% hai bên sẽ lại hòa nhau để tình “đồng chí dí đồng bào” của đảng ta đưọc tiếp tục khắm mãi, oh sorry !!! còn thắm mãi.
Tuy nhiên điều “quái Đản” nhất (như tên ông chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đản) của việc làm nóng cầu trường này, đó là cho đến sáng nay 20/5 quốc hội mới họp phiên đầu tiên để bàn chuyện bauxite, nhưng từ hôm 18/5 ông chủ nhiệm VPQH đã dám công khai cướp lời gần 500 đại biểu quốc hội khi tự ý khẳng định "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này." .
Chưa họp mà ông ta đã trổ tài tiên tri làm nhiều người chẳng hiểu ông ta đang nói đến quốc hội nào, Việt Nam mình hay Trung Quốc?
Nếu là quốc hội của ‘anh hai’ TQ thì chắc lại sắp có thêm một vụ www.vietnamchina.gov.vn đầy tai tiếng nữa rồi đấy ông chủ nhiệm Trần Đình Đản ạ!
Còn nếu là quốc hội VN thì ông dựa vào đâu để dám khẳng định như trên? Ai đã đạo diễn vụ họp báo này để ông ta dám tự tung tự tác như vậy? Chẳng trách sao thiên hạ cứ bảo quốc hội ta toàn các ông bà nghị “gật”.
Thôi thì lỡ đến hẹn trả tiền vé tàu bay rồi thì quí vị cứ họp nhưng cũng đừng trách cứ đảng ta sao chẳng buồn đếm xỉa gì đến mình nữa kẻo tội nghiệp cho các đồng chí ấy, chẳng qua cũng chỉ vì muốn quí vị khỏi nhọc lòng bàn với bạc thôi. Ngay đến ông thủ lĩnh be bé chủ nhiệm VPQH chưa họp mà cũng đã biết trước cầu thủ mình đấm đá ra sao rồi thì làm sao đảng thiên tài ta lại chẳng biết rõ đã ‘bán độ’ rồi cơ chứ?.
Sáng nay hầu như tất cả các báo đều tập trung đưa tin “quốc hội rất quan tâm vấn đề bauxite” nhưng chỉ cần xem cách họ đã dàn xếp đội hình mấy ngày qua chúng ta cũng đủ biết trước kết quả sẽ lại là chuyện ‘huề cả làng’.
Chỉ có điều quốc hội mà lại đá ‘huề’ kiểu này với chính phủ thì người dân chỉ có cầm chắc bàn thua trong tay.
Sàigòn, sáng 20/5/2009
Tại cuộc họp báo do Văn phòng Quốc hội tổ chức chiều 18/5 giới thiệu về kỳ họp Quốc hội thứ 5, khóa XII, ông Trần Đình Đàn chủ nhiệm VPQH đúng lẽ ra phải dùng chiếc còi quyền hạn và trách nhiệm do người dân giao phó cho mình thổi chiếc xe bauxite kia tạm dừng lại để kiểm tra giấy tờ, “vì sao đã dám qua mặt trạm kiểm soát quốc hội?” và xử phạt, thì ông này lại dễ tính dễ nết vội leo lên xe ngồi cạnh tài xế và chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở lái xe cẩn thận: “chủ trương khai thác bô-xít Tây Nguyên sẽ được thảo luận như thế nào tại kỳ họp này” .
Mặc dù vậy ông cũng lại ‘nói sảng’ nốt, bởi vừa mới bảo “sẽ thảo luận” xong thì liền sau đó đã chuyển tone bằng tuyên bố "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này."
Với lời tuyên bố này ngay từ đầu trận, đội Dân Đen VN xem như đã bị đội Đảng Đỏ VN dẫn trước 1-0. Bàn thắng này tất nhiên nhờ công lao lớn đá phản lưới nhà của hậu vệ thủ quân Trần Đình Đàn.
Nhưng sau đó những kẻ ‘đạo diễn’ có lẽ tối về nhà nằm gác chân lên trán suy tính thấy một lời tuyên bố như vậy là quá sức lộ liễu, gian lận kiểu này e rằng không ổn, sợ dư luận lại bùng lên. Nên sáng hôm sau khi hiệp hai trận đấu mới diễn được nửa đường họ đã chỉ đạo cho trọng tài biên giả bộ căng cờ răn đe đội đảng bằng mấy chữ “Đại biểu Quốc hội yêu cầu giám sát dự án bô-xít” cho ra vẻ dân chủ.
Chưa biết việc ‘sửa sai’ này có giúp đội dân đen lấy lại tinh thần để có thể gỡ hòa 1-1 hay không, nhưng trước mắt, những kẻ đạo diễn núp ở hậu trường phần nào cũng đã hoàn thành việc lèo lái quốc hội không còn cảm thấy lo vì đang có quá nhiều cặp mắt săm soi vào trận cầu “nảy lửa” này.
Tình hình trên sân quốc hội cho đến đến giờ này là vậy chắc không có nhiều “đột phá”vì ai nhạy bén quan sát chút chắc cũng không khó nhận ra tấm hình ‘dual’ thuộc vào loại vinh dự ‘hiếm có’ đối với bác ‘tiền đạo’ sử gia Dương Kinh Quốc và thủ quân đội bạn là ngài thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tấm hình hai “đồng chí” đang to nhỏ thân mật tâm tình đã được các đạo diễn của ban văn hóa tư tưởng trung ương cố tình trưng ra trên các báo như muốn báo trước có đến 99,9% hai bên sẽ lại hòa nhau để tình “đồng chí dí đồng bào” của đảng ta đưọc tiếp tục khắm mãi, oh sorry !!! còn thắm mãi.
Tuy nhiên điều “quái Đản” nhất (như tên ông chủ nhiệm VPQH Trần Đình Đản) của việc làm nóng cầu trường này, đó là cho đến sáng nay 20/5 quốc hội mới họp phiên đầu tiên để bàn chuyện bauxite, nhưng từ hôm 18/5 ông chủ nhiệm VPQH đã dám công khai cướp lời gần 500 đại biểu quốc hội khi tự ý khẳng định "Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương lớn này." .
Chưa họp mà ông ta đã trổ tài tiên tri làm nhiều người chẳng hiểu ông ta đang nói đến quốc hội nào, Việt Nam mình hay Trung Quốc?
Nếu là quốc hội của ‘anh hai’ TQ thì chắc lại sắp có thêm một vụ www.vietnamchina.gov.vn đầy tai tiếng nữa rồi đấy ông chủ nhiệm Trần Đình Đản ạ!
Còn nếu là quốc hội VN thì ông dựa vào đâu để dám khẳng định như trên? Ai đã đạo diễn vụ họp báo này để ông ta dám tự tung tự tác như vậy? Chẳng trách sao thiên hạ cứ bảo quốc hội ta toàn các ông bà nghị “gật”.
Thôi thì lỡ đến hẹn trả tiền vé tàu bay rồi thì quí vị cứ họp nhưng cũng đừng trách cứ đảng ta sao chẳng buồn đếm xỉa gì đến mình nữa kẻo tội nghiệp cho các đồng chí ấy, chẳng qua cũng chỉ vì muốn quí vị khỏi nhọc lòng bàn với bạc thôi. Ngay đến ông thủ lĩnh be bé chủ nhiệm VPQH chưa họp mà cũng đã biết trước cầu thủ mình đấm đá ra sao rồi thì làm sao đảng thiên tài ta lại chẳng biết rõ đã ‘bán độ’ rồi cơ chứ?.
Sáng nay hầu như tất cả các báo đều tập trung đưa tin “quốc hội rất quan tâm vấn đề bauxite” nhưng chỉ cần xem cách họ đã dàn xếp đội hình mấy ngày qua chúng ta cũng đủ biết trước kết quả sẽ lại là chuyện ‘huề cả làng’.
Chỉ có điều quốc hội mà lại đá ‘huề’ kiểu này với chính phủ thì người dân chỉ có cầm chắc bàn thua trong tay.
Sàigòn, sáng 20/5/2009
Đã có bán độ trước diễn đàn Quốc hội?
J.B Nguyễn Hữu Vinh
08:10 20/05/2009
HÀ NỘI - Sáng nay (20/5), Quốc hội Việt Nam mới nhóm họp để bàn bạc và ra những “quyết sách” quan trọng. Vấn đề bauxite Tây Nguyên được nhiều tầng lớp nhân dân và cán bộ, kể cả các bậc lão thành hết sức quan tâm.
Những người quan tâm mong chờ một cuộc bàn bạc cụ thể để dừng lại dự án này cứu lấy Tây Nguyên, không đưa những kẻ luôn rắp tâm bành trướng, xâm lược đất nước ta vào mái nhà Tây Nguyên, bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước và thực chất là cứu lấy đất nước Việt Nam.
Vậy mà ngay từ hôm kia, 18/5, Trần Đình Đàn – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã biết trước kết quả cuộc họp với lời tuyên bố thẳng thừng: “Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít”?
Như vậy là đã rõ, chẳng cần họp nữa thì Quốc hội vẫn có kết quả là hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bauxite? Tất cả những ý kiến khác chiều chỉ là “tiếng kêu trong sa mạc”?
Người ta tự hỏi, vì sao vấn đề chưa đưa ra bàn đã biết được trước kết quả? Phải chăng là Quốc hội Việt Nam luôn đồng lòng, đồng thuận trong mọi vấn đề nên nếu có đưa ra thì cũng vẫn có kết quả là “hoàn toàn ủng hộ”?
Hay bởi dự án bauxite ở Tây Nguyên là chuyện chẳng có gì để phải mất công bàn bạc? Hoàn toàn không phải thế. Với nhận thức của nhiều người từ dân thường đến các trí thức rất hiểu ý nghĩa và những tác hại của dự án này.
Ngoài những lo ngại về tính kinh tế của dự án, những lo ngại về môi trường bị hủy hoại thì vấn đề nhức nhối nhất là an ninh quốc phòng. Trong báo cáo tại phiên khai mạc Quốc hội sớm nay, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu lên vấn đề “lao động nước ngoài vào Việt Nam ở các dự án do nước ngoài trúng thầu”.
Tại các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, các nhà thầu Trung Quốc đã đưa người của họ vào để thực hiện, con số là bao nhiêu? Họ là ai, có đúng là những công nhân lao động phổ thông hay đó là đội quân thứ 5, thứ 6 của những âm mưu bành trướng? Trong khi Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biên ải của đất nước đang ngày đêm bị bọn xâm lược xâm lấn, chiếm giữ thì việc rước thêm một đội quân Tàu vào Mái nhà Tây Nguyên có ảnh hưởng thế nào đến an ninh quốc phòng, giữ gìn đất nước?
Những câu hỏi đó của mọi người dân đang đặt lên bàn của Quốc hội với những hi vọng các “đại biểu của dân” hiểu được ý nghĩa của vấn đề mà bàn bạc thấu đáo những mặt lợi, hại ở dự án này.
Vậy nhưng, trái bóng chưa lăn thì tỷ số đã được báo trước.
Qua lời phát biểu này, người ta nhớ đến hai vụ việc đã qua:
- Vụ án bán độ bóng đá của đội tuyển U23 VN năm 2005:
Trước khi diễn ra trận đấu giữa đội tuyển U23 VN và đội tuyển U23 Myanmar tại SEA Games 23 vào ngày 24-11-2005, Lý Quốc Kỳ đã đưa 240 triệu đồng (thông qua Trương Tấn Hải) cho Lê Quốc Vượng và một số cầu thủ bóng đá U23 VN để dàn xếp tỉ số trận đấu (đá thắng cách biệt 1 bàn), với mục đích dùng tỉ số này để đánh bạc bằng hình thức cá cược bóng đá. Kết quả là cầu thủ cá độ đã chịu bản án 4 năm 6 tháng tù giam.
Ở trên diễn đàn Quốc hội, việc ông Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông báo trước kết quả, tỷ số của cuộc họp nói lên ý nghĩa gì?
Nên nhớ đây không phải là ông ta dự đoán, mà là khẳng định hẳn hoi nhé. Vậy thì việc cá cược phải chắc ăn lắm.
Phải chăng ông Trần Đình Đàn, người có tài tiên tri mọi vấn đề, kể cả vấn đề nhức nhối nhất? Nếu điều này đúng, thì chắc Quốc hội khỏi họp cả tháng làm gì cho tốn tiền của và công sức biểu diễn. Chỉ cần ông Trần Đình Đàn phán là ra kết quả.
Nếu không đúng, thì trước hết phải kỷ luật ngay ông Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội mà ăn nói hồ đồ này. Nếu những vấn đề cơ mật, những vấn đề quan trọng của đất nước được đưa ra Quốc hội chỉ để biểu diễn vì kết quả đã có trước như vụ bauxite này, thì quả là hao tiền tốn của vô ích của nhân dân.
- Vụ bầu xác chết vào làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam:
Tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 8. Ngày 28/6/1996 ông Nguyễn Đình Tứ đã chết đột ngột. Vậy nhưng đến mấy ngày sau đó, ngày 30/6/1996 ông Nguyễn Đình Tứ vẫn được đưa lên bầu, mà lại bầu vào Bộ Chính trị hẳn hoi.
Chỉ đến khi bầu xong mới có thông báo: Ông Tứ đã chết
Chuyện này làm nhiều người khi đó ngạc nhiên, chẳng lẽ nội bộ có mấy ông với nhau trong bộ Chính trị, mà ông Tứ chết mấy ngày những ông khác còn không biết để phải bầu một xác chết làm ủy viên Bộ Chính trị?
Thực ra, người có hiểu biết thì nói rằng không phải thế, mọi chuyện bầu bán đã được dàn xếp từ trước, đưa ra trước bàn dân thiên hạ chỉ là để “diễn” mà thôi. Vì vậy khi đã học thuộc vở, thì có sự cố vẫn phải diễn mới đúng vai. Và đã có sự hài hước là bầu xác chết vào làm Ủy viên Bộ Chính trị là vậy.
Với câu nói của Trần Đình Đàn về ý kiến của Quốc hội trong vấn đề bauxite, nó đúng với tính chất của vụ nào trong hai vụ việc trên?
Chẳng lẽ Quốc hội Việt Nam cũng đang là một sân diễn, một nơi có thể cá độ?
Lời phát biểu khẳng định của Trần Đình Đàn đù vô tình hay hữu ý, đều coi các đại biểu Quốc hội Việt Nam như những con rối mà ông hoặc ai đó có thể điều khiển, giật dây?
Câu hỏi này dành cho các đại biểu Quốc hội trả lời.
Những người quan tâm mong chờ một cuộc bàn bạc cụ thể để dừng lại dự án này cứu lấy Tây Nguyên, không đưa những kẻ luôn rắp tâm bành trướng, xâm lược đất nước ta vào mái nhà Tây Nguyên, bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước và thực chất là cứu lấy đất nước Việt Nam.
Vậy mà ngay từ hôm kia, 18/5, Trần Đình Đàn – Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã biết trước kết quả cuộc họp với lời tuyên bố thẳng thừng: “Quốc hội hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bô-xít”?
Như vậy là đã rõ, chẳng cần họp nữa thì Quốc hội vẫn có kết quả là hoàn toàn ủng hộ chủ trương khai thác bauxite? Tất cả những ý kiến khác chiều chỉ là “tiếng kêu trong sa mạc”?
Người ta tự hỏi, vì sao vấn đề chưa đưa ra bàn đã biết được trước kết quả? Phải chăng là Quốc hội Việt Nam luôn đồng lòng, đồng thuận trong mọi vấn đề nên nếu có đưa ra thì cũng vẫn có kết quả là “hoàn toàn ủng hộ”?
Hay bởi dự án bauxite ở Tây Nguyên là chuyện chẳng có gì để phải mất công bàn bạc? Hoàn toàn không phải thế. Với nhận thức của nhiều người từ dân thường đến các trí thức rất hiểu ý nghĩa và những tác hại của dự án này.
Ngoài những lo ngại về tính kinh tế của dự án, những lo ngại về môi trường bị hủy hoại thì vấn đề nhức nhối nhất là an ninh quốc phòng. Trong báo cáo tại phiên khai mạc Quốc hội sớm nay, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã nêu lên vấn đề “lao động nước ngoài vào Việt Nam ở các dự án do nước ngoài trúng thầu”.
Tại các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, các nhà thầu Trung Quốc đã đưa người của họ vào để thực hiện, con số là bao nhiêu? Họ là ai, có đúng là những công nhân lao động phổ thông hay đó là đội quân thứ 5, thứ 6 của những âm mưu bành trướng? Trong khi Hoàng Sa, Trường Sa và những vùng biên ải của đất nước đang ngày đêm bị bọn xâm lược xâm lấn, chiếm giữ thì việc rước thêm một đội quân Tàu vào Mái nhà Tây Nguyên có ảnh hưởng thế nào đến an ninh quốc phòng, giữ gìn đất nước?
Những câu hỏi đó của mọi người dân đang đặt lên bàn của Quốc hội với những hi vọng các “đại biểu của dân” hiểu được ý nghĩa của vấn đề mà bàn bạc thấu đáo những mặt lợi, hại ở dự án này.
Vậy nhưng, trái bóng chưa lăn thì tỷ số đã được báo trước.
Qua lời phát biểu này, người ta nhớ đến hai vụ việc đã qua:
- Vụ án bán độ bóng đá của đội tuyển U23 VN năm 2005:
Trước khi diễn ra trận đấu giữa đội tuyển U23 VN và đội tuyển U23 Myanmar tại SEA Games 23 vào ngày 24-11-2005, Lý Quốc Kỳ đã đưa 240 triệu đồng (thông qua Trương Tấn Hải) cho Lê Quốc Vượng và một số cầu thủ bóng đá U23 VN để dàn xếp tỉ số trận đấu (đá thắng cách biệt 1 bàn), với mục đích dùng tỉ số này để đánh bạc bằng hình thức cá cược bóng đá. Kết quả là cầu thủ cá độ đã chịu bản án 4 năm 6 tháng tù giam.
Ở trên diễn đàn Quốc hội, việc ông Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội thông báo trước kết quả, tỷ số của cuộc họp nói lên ý nghĩa gì?
Nên nhớ đây không phải là ông ta dự đoán, mà là khẳng định hẳn hoi nhé. Vậy thì việc cá cược phải chắc ăn lắm.
Phải chăng ông Trần Đình Đàn, người có tài tiên tri mọi vấn đề, kể cả vấn đề nhức nhối nhất? Nếu điều này đúng, thì chắc Quốc hội khỏi họp cả tháng làm gì cho tốn tiền của và công sức biểu diễn. Chỉ cần ông Trần Đình Đàn phán là ra kết quả.
Nếu không đúng, thì trước hết phải kỷ luật ngay ông Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội mà ăn nói hồ đồ này. Nếu những vấn đề cơ mật, những vấn đề quan trọng của đất nước được đưa ra Quốc hội chỉ để biểu diễn vì kết quả đã có trước như vụ bauxite này, thì quả là hao tiền tốn của vô ích của nhân dân.
- Vụ bầu xác chết vào làm Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam:
Tại Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 8. Ngày 28/6/1996 ông Nguyễn Đình Tứ đã chết đột ngột. Vậy nhưng đến mấy ngày sau đó, ngày 30/6/1996 ông Nguyễn Đình Tứ vẫn được đưa lên bầu, mà lại bầu vào Bộ Chính trị hẳn hoi.
Chỉ đến khi bầu xong mới có thông báo: Ông Tứ đã chết
Chuyện này làm nhiều người khi đó ngạc nhiên, chẳng lẽ nội bộ có mấy ông với nhau trong bộ Chính trị, mà ông Tứ chết mấy ngày những ông khác còn không biết để phải bầu một xác chết làm ủy viên Bộ Chính trị?
Thực ra, người có hiểu biết thì nói rằng không phải thế, mọi chuyện bầu bán đã được dàn xếp từ trước, đưa ra trước bàn dân thiên hạ chỉ là để “diễn” mà thôi. Vì vậy khi đã học thuộc vở, thì có sự cố vẫn phải diễn mới đúng vai. Và đã có sự hài hước là bầu xác chết vào làm Ủy viên Bộ Chính trị là vậy.
Với câu nói của Trần Đình Đàn về ý kiến của Quốc hội trong vấn đề bauxite, nó đúng với tính chất của vụ nào trong hai vụ việc trên?
Chẳng lẽ Quốc hội Việt Nam cũng đang là một sân diễn, một nơi có thể cá độ?
Lời phát biểu khẳng định của Trần Đình Đàn đù vô tình hay hữu ý, đều coi các đại biểu Quốc hội Việt Nam như những con rối mà ông hoặc ai đó có thể điều khiển, giật dây?
Câu hỏi này dành cho các đại biểu Quốc hội trả lời.
Đảng CSVN sợ hai từ ''Nhân Quyền''
Trần Công Luận
16:08 20/05/2009
Trong từ điển của chế độ độc tài CSVN không có từ “Nhân Quyền”. Tuy nhiên, từ khi buộc phải mở cửa ra với thế giới văn minh để kéo dài sự sống còn của mình thì ĐCSVN luôn phải đối mặt với hai từ “Nhân Quyền”. Nhưng, mỗi khi nhắc đến từ “Nhân Quyền” thì chế độ CSVN lại giẫy nảy lên như “đỉa phải vôi”, như đi vào chỗ chết, đi vào con đường tự sát. Vậy tại sao ĐCSVN lại sợ hai từ “Nhân Quyền” như vậy?
Theo một cái nhìn chung thì Nhân quyền được hiểu một cách ngắn gọn đó là quyền được làm người. Đã làm người thì họ có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc. Trong tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ có viết: "Chúng tôi coi những chân lý sau đây là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có Quyền được sống, Quyền tự do và Quyền mưu cầu hạnh phúc…".
Những quyền này được cụ thể hóa trong công ước quốc tế về nhân quyền mà CSVN đã ký kết thực thi, gồm những quyền sau:
Các quyền thuộc lĩnh vực dân sự và chính trị gồm có:
1) Quyền được sống và không bị tước đoạt sinh mạng một cách độc đoán.
2) Quyền có an ninh cá nhân, không bị bắt giữ vô cớ hay bị bỏ tù mà không xét xử công minh.
3) Quyền không bị đối xử độc ác và không bị tra tấn kể cả khi bị bỏ tù.
4) Quyền bình đẳng trước pháp luật và không bị áp dụng phép hồi tố bất lợi.
5) Quyền tự do cư trú và đi lại.
6) Quyền sở hữu tài sản.
7) Quyền bất khả xâm phạm đối với đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín.
8) Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm.
9) Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
10) Quyền tự do lập hội và hội họp.
11) Quyền được khiếu nại, tố cáo bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
12) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
13) Quyền tự do biểu tình.
14) Quyền được tham gia quản lý xã hội (bầu cử, ứng cử...).
Các quyền thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa gồm có:
1) Quyền có việc làm và được hưởng thụ thỏa đáng.
2) Quyền được chăm sóc về y tế.
3) Quyền được hưởng nền giáo dục, trước hết là giáo dục tiểu học miễn phí.
4) Quyền được có nơi cư trú.
5) Quyền được sống đủ cho bản thân và gia đình.
6) Quyền được sống trong môi trường không ô nhiễm, độc hại
v.v... (xem http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1228)
Quyền của con người đã được Tạo hóa ban cho, giống như Tạo hóa ban cho mỗi người có chân, có tay, có đầu, có quả tim, và khối óc v.v. Như vậy, đây là quyền phổ quát, cho dù bạn sống ở đâu, ở thời đại nào, thể chế nào, thì minh nhiên bạn vẫn có các quyền đó. Tuyên Ngôn Vienna và chương trình hành động tháng 6-1993 cũng đã khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau. Cộng đồng quốc tế phải xử lý các quyền con người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng và bình đẳng và được coi trọng như nhau”.
Thế nhưng, ĐCSVN đã dùng toàn bộ bạo lực, thủ đoạn để cướp đi quyền làm người của người dân Việt Nam. ĐCSVN đã rất xảo quyệt diễn giải nhân quyền theo cách của họ và quy kết vào quyền công dân. Điều 50, Hiến pháp Việt Nam 1992 ghi "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật". Mà Hiến pháp và Luật lại do chính ĐCSVN làm ra để phục vụ cho sự thống trị và hành vi cướp bóc của đảng. Hơn nữa, Hiến pháp và Luật được lập ra cũng chỉ để nói với thế giới rằng ĐCSVN cũng có Hiến pháp và Luật lệ như các nước khác. Thực tế thì ĐCSVN là những người ngồi xổm trên luật pháp do chính chúng đặt ra và cai trị nhân dân bằng các nghị định, nghị quyết, và thông tư v.v., giống như một tổ chức Mafia vậy. Những ai phụng sự và trung thành với ĐCSVN thì được coi là nhân dân, còn những ai mới chỉ có ý kiến trái với Đảng và Nhà nước, thì tức khắc được quy kết chụp mũ là thành phần phản động.
Sau 64 năm (miền Bắc VN) và 34 năm (miền Nam VN) sống trong sự sợ hãi, bị tù đày trong nhà tù CS và bị sỏ mũi bởi các thủ đoạn và bộ máy tuyên truyền một chiều của ĐCSVN, nhiều người dân Việt Nam đã đánh mất ý thức hoặc mù mờ về nhân quyền của chính mình. Người dân sống dưới chế độ CSVN chỉ có “thú” quyền chứ không có nhân quyền, và có khi phải sống trong điều kiện không được bằng con thú. Con trâu con ngựa khi bị đói, bị rét, bị chủ đánh chúng còn được kêu rên. Nhưng những người dân sống dưới chế độ CSVN thì không được như vậy; người ta chẳng những không được kêu rên, mà còn phải nói ngược lại là đàng khác: sống trong một xã hội bị thống trị bởi một tập đoàn tham nhũng, cướp bóc và man trá mà vẫn phải nói là “CHXHCN”; bị phụ thuộc mà vẫn phải nói là “độc lập”; những quyền cơ bản nhất của con người bị tước đoạt mà vẫn phải nói là “tự do”; bị lầm than, đàn áp, bất hạnh, đói khổ mà vẫn phải nói là “hạnh phúc”; sống trong địa ngục trần gian xã hội chủ nghĩa mà vẫn phải nói là “thiên đường XHCN”; biết ĐCSVN là mối nhục và sắp đến ngày tận số mà vẫn phải nói “ĐCSVN quang vinh muôn năm” v.v.
Khi quyền được nói của người dân bị tước đoạt và với hơn “700 cơ quan báo chí in, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản” (theo báo cáo Nhân quyền của VN tại Hội đồng LHQ tại Geneva, Thụy Sỹ, 08/05/2009), thì ĐCSVN muốn nói gì thì nói, muốn ngậm máu phun ai thì phun. Đảng bảo rằng đài báo do Đảng kiểm soát là cơ quan ngôn luận của nhân dân, nhưng ai cũng biết đấy là nơi tập hợp những kẻ bồi bút của Đảng mà chẳng ai dám nói ngược! Đảng bảo dân yêu Đảng, thực tế ai cũng căm thù Đảng, nhưng không ai dám nói ra điều đó! Đảng bảo Đảng là “đỉnh cao trí tuệ”, nhưng ai cũng biết đỉnh cao trí tuệ ấy được tập hợp từ những “hũ đậu”, những kẻ du đảng du đãng, những kẻ bồi bếp, đồ tể v.v. và từ những học thuyết quái thai dị dạng chắp vá mà ra…, thế nhưng không ai dám nói ra điều đó! Đảng bảo Đảng là kim chỉ nam đang dẫn người dân đến “bến bờ hy vọng”, nhưng ai cũng biết kim chỉ nam này đã và đang chỉ cho người dân con đường đi xuống địa ngục, thế mà cũng không ai dám phản ứng! Đảng bảo ĐCSTQ là bạn, là đồng chí lớn, còn người dân ai cũng biết Trung Cộng là giặc truyền kiếp và là kẻ đang cướp đất, cướp biển, cướp đảo của ta, nhưng không ai được phép nói như vậy, nếu cố tình nói thì bị đàn áp và bỏ tù ngay lập tức (các sinh viên biểu tình trước nạn giặc Tàu cướp biển, cướp đảo đã bị công an CSVN đàn áp (http://hoangsa.org/forum/archive/index.php/t-2882.html) , Nhà báo tự do Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải bị cầm tù (http://clbnbtd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=448) , Báo Du Lịch mới chỉ đi ra sát mép “lề phải” khi đề cập đến chủ quyền Hoàng sa và Trường sa của VN đã bị đình bản ngay lập tức (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090415_baodulich.shtml) …) v.v.
Cộng sản rất tự mãn về những thành tích vừa nêu. Tuy nhiên, khi thành trì cộng sản ở Liên xô và Đông âu bị sụp đổ, học thuyết cộng sản bị bỏ vào sọt rác lịch sử tại chính cái nơi nó được sinh ra, thì ĐCSVN lại cuống cuồng lo cho ngày tận số của mình. Để kéo dài sự tồn vong, dù chỉ là một sự thoi thóp, không còn sự lựa chọn nào khác, ĐCSVN đành phải mở cửa ra với thế giới văn minh bên ngoài.
Bắt tay với thế giới văn minh, thì phải theo luật chơi văn minh, không thể đưa cách chơi mọi rợ của mình ra mà chơi được, ĐCSVN buộc phải thay đổi cho phù hợp với tình thế mới. ĐCSVN buộc phải dần dần nới lỏng cho người dân. Nhưng lại kể công, bịp bợm nhân dân rằng, ĐCSVN đã tài tình sáng suốt đổi mới, nên nhân dân mới có được như ngày hôm nay, bắt nhân dân một lần nữa chịu ơn mình. Dưới áp lực của quốc tế, ĐCSVN buộc phải nới lỏng hoặc trả lại một số quyền cho người dân, thì ĐCSVN lại nói rằng họ cho hoặc ban ơn, người dân phải chịu ơn Đảng và Nhà nước. Trước cộng đồng quốc tế thì ĐCSVN có thái độ như là một kẻ ăn mày, một kẻ tội đồ cần sự bố thí và khoan dung của cộng đồng quốc tế; còn đối với người dân của mình thì ĐCSVN lại tỏ thái độ trịch thượng như là một kẻ ban ơn. Gần đây nhất, trước Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 08/05/2009, chính quyền Việt Nam đã phải cúc cung hứa hẹn cải thiện, và sửa đổi này nọ giống như một đứa con nít phạm tội bị người lớn bắt quả tang.
Từ trước đến nay, ĐCSVN đã luôn tuyên truyền và nhồi sọ bắt người dân phải tin rằng ĐCSVN là đảng của dân, vì dân và do dân... Cái mặt nạ hằng ngày được bôi vôi trát phấn như nấm mồ được quét vôi này, khi được đào bới ra nó sẽ kinh khủng thối tha vô cùng. Lớp vỏ nhân nghĩa được đánh bóng từ khi ĐCSVN hình thành đến nay, khi nó được bóc ra, nó sẽ hiện nguyên hình tội ác, cũng như bản chất cướp bóc, bịt bợm, thối tha, đê hèn và sự phản bội nhân dân cũng như tổ quốc của chúng. Đây cũng là lý do tại sao ĐCSVN sợ sự thật. Sự thật không những phơi bày tội ác của ĐCSVN mà còn giải thoát con người, giải thoát người dân khỏi ách cộng sản.
Để kéo dài sự thoi thóp của mình, ĐCSVN luôn tìm cách bưng bít thông tin, kiểm soát báo chí, blogs và internet, thủ tiêu, khử trừ và bịt mồm những ai manh nha đòi quyền làm người, đòi chân lý. Những người mà trước mắt chúng không thể bỏ tù hay thủ tiêu được thì chúng huy động hệ thống báo chí đánh hội đồng, dùng cả du đảng du đãng mà ĐCSVN gọi là “quần chúng tự phát” để uy hiếp, và tìm cách quy kết cho đủ mọi tội kể cả tội phản bội tổ quốc chống lại nhân dân. Điển hình gần đây nhất là Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Khi ngài công khai “đòi” chứ không “xin” quyền của con người: “cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho” , thì CSVN đã dùng toàn bộ thủ đoạn để quy kết tội ngài, thậm chí dùng cả cách bì ổi nhất đó là cắt xén lời nói của ngài để vu cáo.
Tuy nhiên, các thủ đoạn và bạo lực xưa vốn đã được ĐCSVN dùng rất hiệu quả, thì nay không còn tác dụng nữa. “Tiếp theo sau đức Tổng Kiệt không chịu đi xin ơn, nhưng nhất quyết đi đòi quyền, đến lượt đức cha Tân không muốn câm, nay đức cha Khảm không muốn mù, đức cha Bản không muốn què, cương quyết “bước đi trong Thần Khí” có vẻ như từ lòng Giáo Hội Việt Nam đang bừng lên một khí thế mới, dưới sự thúc đẩy của Thần Khí: “Dậy mà đi!” (LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm)
Phong trào cầu nguyện đòi quyền làm người ngày càng lan rộng và lớn mạnh. Càng ngày càng nhiều người dân ý thức được quyền làm người của mình. Chắc chắn là có một ngày gần đây, sẽ có một cuộc lên đường lớn của tất cả những người dân đã bị ĐCSVN tước đoạt quyền làm người bấy lâu nay. Và nếu điều ấy xảy ra thật thì đây cũng là ngày tận số của ĐCSVN. ĐCSVN đang rất vô cùng hoảng sợ trước dự đoán này.
Theo một cái nhìn chung thì Nhân quyền được hiểu một cách ngắn gọn đó là quyền được làm người. Đã làm người thì họ có quyền được sống, được tự do, được mưu cầu hạnh phúc. Trong tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ có viết: "Chúng tôi coi những chân lý sau đây là hiển nhiên, rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có Quyền được sống, Quyền tự do và Quyền mưu cầu hạnh phúc…".
Những quyền này được cụ thể hóa trong công ước quốc tế về nhân quyền mà CSVN đã ký kết thực thi, gồm những quyền sau:
Các quyền thuộc lĩnh vực dân sự và chính trị gồm có:
1) Quyền được sống và không bị tước đoạt sinh mạng một cách độc đoán.
2) Quyền có an ninh cá nhân, không bị bắt giữ vô cớ hay bị bỏ tù mà không xét xử công minh.
3) Quyền không bị đối xử độc ác và không bị tra tấn kể cả khi bị bỏ tù.
4) Quyền bình đẳng trước pháp luật và không bị áp dụng phép hồi tố bất lợi.
5) Quyền tự do cư trú và đi lại.
6) Quyền sở hữu tài sản.
7) Quyền bất khả xâm phạm đối với đời sống riêng tư, gia đình, nhà ở, thư tín.
8) Quyền được bảo vệ danh dự, uy tín, nhân phẩm.
9) Quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng.
10) Quyền tự do lập hội và hội họp.
11) Quyền được khiếu nại, tố cáo bất cứ cá nhân, tổ chức nào.
12) Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
13) Quyền tự do biểu tình.
14) Quyền được tham gia quản lý xã hội (bầu cử, ứng cử...).
Các quyền thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa gồm có:
1) Quyền có việc làm và được hưởng thụ thỏa đáng.
2) Quyền được chăm sóc về y tế.
3) Quyền được hưởng nền giáo dục, trước hết là giáo dục tiểu học miễn phí.
4) Quyền được có nơi cư trú.
5) Quyền được sống đủ cho bản thân và gia đình.
6) Quyền được sống trong môi trường không ô nhiễm, độc hại
v.v... (xem http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1228)
Quyền của con người đã được Tạo hóa ban cho, giống như Tạo hóa ban cho mỗi người có chân, có tay, có đầu, có quả tim, và khối óc v.v. Như vậy, đây là quyền phổ quát, cho dù bạn sống ở đâu, ở thời đại nào, thể chế nào, thì minh nhiên bạn vẫn có các quyền đó. Tuyên Ngôn Vienna và chương trình hành động tháng 6-1993 cũng đã khẳng định: “Tất cả các quyền con người đều mang tính phổ cập, không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau. Cộng đồng quốc tế phải xử lý các quyền con người theo phạm vi toàn cầu một cách công bằng và bình đẳng và được coi trọng như nhau”.
Thế nhưng, ĐCSVN đã dùng toàn bộ bạo lực, thủ đoạn để cướp đi quyền làm người của người dân Việt Nam. ĐCSVN đã rất xảo quyệt diễn giải nhân quyền theo cách của họ và quy kết vào quyền công dân. Điều 50, Hiến pháp Việt Nam 1992 ghi "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và Luật". Mà Hiến pháp và Luật lại do chính ĐCSVN làm ra để phục vụ cho sự thống trị và hành vi cướp bóc của đảng. Hơn nữa, Hiến pháp và Luật được lập ra cũng chỉ để nói với thế giới rằng ĐCSVN cũng có Hiến pháp và Luật lệ như các nước khác. Thực tế thì ĐCSVN là những người ngồi xổm trên luật pháp do chính chúng đặt ra và cai trị nhân dân bằng các nghị định, nghị quyết, và thông tư v.v., giống như một tổ chức Mafia vậy. Những ai phụng sự và trung thành với ĐCSVN thì được coi là nhân dân, còn những ai mới chỉ có ý kiến trái với Đảng và Nhà nước, thì tức khắc được quy kết chụp mũ là thành phần phản động.
Sau 64 năm (miền Bắc VN) và 34 năm (miền Nam VN) sống trong sự sợ hãi, bị tù đày trong nhà tù CS và bị sỏ mũi bởi các thủ đoạn và bộ máy tuyên truyền một chiều của ĐCSVN, nhiều người dân Việt Nam đã đánh mất ý thức hoặc mù mờ về nhân quyền của chính mình. Người dân sống dưới chế độ CSVN chỉ có “thú” quyền chứ không có nhân quyền, và có khi phải sống trong điều kiện không được bằng con thú. Con trâu con ngựa khi bị đói, bị rét, bị chủ đánh chúng còn được kêu rên. Nhưng những người dân sống dưới chế độ CSVN thì không được như vậy; người ta chẳng những không được kêu rên, mà còn phải nói ngược lại là đàng khác: sống trong một xã hội bị thống trị bởi một tập đoàn tham nhũng, cướp bóc và man trá mà vẫn phải nói là “CHXHCN”; bị phụ thuộc mà vẫn phải nói là “độc lập”; những quyền cơ bản nhất của con người bị tước đoạt mà vẫn phải nói là “tự do”; bị lầm than, đàn áp, bất hạnh, đói khổ mà vẫn phải nói là “hạnh phúc”; sống trong địa ngục trần gian xã hội chủ nghĩa mà vẫn phải nói là “thiên đường XHCN”; biết ĐCSVN là mối nhục và sắp đến ngày tận số mà vẫn phải nói “ĐCSVN quang vinh muôn năm” v.v.
Khi quyền được nói của người dân bị tước đoạt và với hơn “700 cơ quan báo chí in, gần 15.000 nhà báo được cấp thẻ, 68 đài phát thanh, truyền hình của trung ương, cấp tỉnh và đài truyền hình kỹ thuật số mặt đất, 80 báo điện tử và hàng nghìn trang tin điện tử trên mạng Internet, 55 nhà xuất bản” (theo báo cáo Nhân quyền của VN tại Hội đồng LHQ tại Geneva, Thụy Sỹ, 08/05/2009), thì ĐCSVN muốn nói gì thì nói, muốn ngậm máu phun ai thì phun. Đảng bảo rằng đài báo do Đảng kiểm soát là cơ quan ngôn luận của nhân dân, nhưng ai cũng biết đấy là nơi tập hợp những kẻ bồi bút của Đảng mà chẳng ai dám nói ngược! Đảng bảo dân yêu Đảng, thực tế ai cũng căm thù Đảng, nhưng không ai dám nói ra điều đó! Đảng bảo Đảng là “đỉnh cao trí tuệ”, nhưng ai cũng biết đỉnh cao trí tuệ ấy được tập hợp từ những “hũ đậu”, những kẻ du đảng du đãng, những kẻ bồi bếp, đồ tể v.v. và từ những học thuyết quái thai dị dạng chắp vá mà ra…, thế nhưng không ai dám nói ra điều đó! Đảng bảo Đảng là kim chỉ nam đang dẫn người dân đến “bến bờ hy vọng”, nhưng ai cũng biết kim chỉ nam này đã và đang chỉ cho người dân con đường đi xuống địa ngục, thế mà cũng không ai dám phản ứng! Đảng bảo ĐCSTQ là bạn, là đồng chí lớn, còn người dân ai cũng biết Trung Cộng là giặc truyền kiếp và là kẻ đang cướp đất, cướp biển, cướp đảo của ta, nhưng không ai được phép nói như vậy, nếu cố tình nói thì bị đàn áp và bỏ tù ngay lập tức (các sinh viên biểu tình trước nạn giặc Tàu cướp biển, cướp đảo đã bị công an CSVN đàn áp (http://hoangsa.org/forum/archive/index.php/t-2882.html) , Nhà báo tự do Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải bị cầm tù (http://clbnbtd.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=448) , Báo Du Lịch mới chỉ đi ra sát mép “lề phải” khi đề cập đến chủ quyền Hoàng sa và Trường sa của VN đã bị đình bản ngay lập tức (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/04/090415_baodulich.shtml) …) v.v.
Cộng sản rất tự mãn về những thành tích vừa nêu. Tuy nhiên, khi thành trì cộng sản ở Liên xô và Đông âu bị sụp đổ, học thuyết cộng sản bị bỏ vào sọt rác lịch sử tại chính cái nơi nó được sinh ra, thì ĐCSVN lại cuống cuồng lo cho ngày tận số của mình. Để kéo dài sự tồn vong, dù chỉ là một sự thoi thóp, không còn sự lựa chọn nào khác, ĐCSVN đành phải mở cửa ra với thế giới văn minh bên ngoài.
Bắt tay với thế giới văn minh, thì phải theo luật chơi văn minh, không thể đưa cách chơi mọi rợ của mình ra mà chơi được, ĐCSVN buộc phải thay đổi cho phù hợp với tình thế mới. ĐCSVN buộc phải dần dần nới lỏng cho người dân. Nhưng lại kể công, bịp bợm nhân dân rằng, ĐCSVN đã tài tình sáng suốt đổi mới, nên nhân dân mới có được như ngày hôm nay, bắt nhân dân một lần nữa chịu ơn mình. Dưới áp lực của quốc tế, ĐCSVN buộc phải nới lỏng hoặc trả lại một số quyền cho người dân, thì ĐCSVN lại nói rằng họ cho hoặc ban ơn, người dân phải chịu ơn Đảng và Nhà nước. Trước cộng đồng quốc tế thì ĐCSVN có thái độ như là một kẻ ăn mày, một kẻ tội đồ cần sự bố thí và khoan dung của cộng đồng quốc tế; còn đối với người dân của mình thì ĐCSVN lại tỏ thái độ trịch thượng như là một kẻ ban ơn. Gần đây nhất, trước Hội đồng nhân quyền LHQ ngày 08/05/2009, chính quyền Việt Nam đã phải cúc cung hứa hẹn cải thiện, và sửa đổi này nọ giống như một đứa con nít phạm tội bị người lớn bắt quả tang.
Từ trước đến nay, ĐCSVN đã luôn tuyên truyền và nhồi sọ bắt người dân phải tin rằng ĐCSVN là đảng của dân, vì dân và do dân... Cái mặt nạ hằng ngày được bôi vôi trát phấn như nấm mồ được quét vôi này, khi được đào bới ra nó sẽ kinh khủng thối tha vô cùng. Lớp vỏ nhân nghĩa được đánh bóng từ khi ĐCSVN hình thành đến nay, khi nó được bóc ra, nó sẽ hiện nguyên hình tội ác, cũng như bản chất cướp bóc, bịt bợm, thối tha, đê hèn và sự phản bội nhân dân cũng như tổ quốc của chúng. Đây cũng là lý do tại sao ĐCSVN sợ sự thật. Sự thật không những phơi bày tội ác của ĐCSVN mà còn giải thoát con người, giải thoát người dân khỏi ách cộng sản.
Để kéo dài sự thoi thóp của mình, ĐCSVN luôn tìm cách bưng bít thông tin, kiểm soát báo chí, blogs và internet, thủ tiêu, khử trừ và bịt mồm những ai manh nha đòi quyền làm người, đòi chân lý. Những người mà trước mắt chúng không thể bỏ tù hay thủ tiêu được thì chúng huy động hệ thống báo chí đánh hội đồng, dùng cả du đảng du đãng mà ĐCSVN gọi là “quần chúng tự phát” để uy hiếp, và tìm cách quy kết cho đủ mọi tội kể cả tội phản bội tổ quốc chống lại nhân dân. Điển hình gần đây nhất là Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Khi ngài công khai “đòi” chứ không “xin” quyền của con người: “cái tôn giáo là cái quyền tự nhiên con người được hưởng. Và nhà nước vì dân cho dân phải có trách nhiệm tạo cái điều đó cho người dân chứ không phải cái ân huệ chúng tôi xin. Không có. Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là cái ân huệ “xin cho” , thì CSVN đã dùng toàn bộ thủ đoạn để quy kết tội ngài, thậm chí dùng cả cách bì ổi nhất đó là cắt xén lời nói của ngài để vu cáo.
Tuy nhiên, các thủ đoạn và bạo lực xưa vốn đã được ĐCSVN dùng rất hiệu quả, thì nay không còn tác dụng nữa. “Tiếp theo sau đức Tổng Kiệt không chịu đi xin ơn, nhưng nhất quyết đi đòi quyền, đến lượt đức cha Tân không muốn câm, nay đức cha Khảm không muốn mù, đức cha Bản không muốn què, cương quyết “bước đi trong Thần Khí” có vẻ như từ lòng Giáo Hội Việt Nam đang bừng lên một khí thế mới, dưới sự thúc đẩy của Thần Khí: “Dậy mà đi!” (LM Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm)
Phong trào cầu nguyện đòi quyền làm người ngày càng lan rộng và lớn mạnh. Càng ngày càng nhiều người dân ý thức được quyền làm người của mình. Chắc chắn là có một ngày gần đây, sẽ có một cuộc lên đường lớn của tất cả những người dân đã bị ĐCSVN tước đoạt quyền làm người bấy lâu nay. Và nếu điều ấy xảy ra thật thì đây cũng là ngày tận số của ĐCSVN. ĐCSVN đang rất vô cùng hoảng sợ trước dự đoán này.
“Đỉnh cao trí tuệ” cao cỡ đó là cùng!
Alfonso Gia Bảo
16:26 20/05/2009
Đọc Thư phản hồi của Ủy ban Pháp Luật Quốc hội gởi cho 135 trí thức Việt Nam gửi kiến nghị về quy hoạch và các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên qua địa chỉ nhà giáo sư Nguyễn Huệ Chi, vỏn vẹn chỉ có khoảng hơn chục chữ mà tôi bỗng dưng như người vừa trên trời rơi xuống đất! (ảnh đính kèm)
Mặc dù đã có kinh nghiệm phải tiếp xúc với nhiều loại công bộc ở khắp các cơ quan công sở, tôi cũng đã biết trước trình độ văn hóa nhiều người là rất thấp. Tuy nhiên lâu nay tôi vẫn cứ yên chí rằng đó là vì họ ở những nơi “đỉnh thấp” tại các địa phương thôi. Bởi vậy lá thư phản hồi của một UB Quốc hội mới khiến tôi sững cả người vì không thể tin rằng ngay tại một cơ quan đầu não “đỉnh cao” cỡ quốc hội mà cũng lại có những loại nhân viên ‘sâu bọ’ trình độ xem ra còn tệ hơn cả cấp phường xã, chắc chỉ bằng cấp tổ dân phố cũng nên?
Những nét viết nguyệch ngoặc trong thư cho thấy nó được viết ra bởi một người trình độ chắc chỉ cỡ… tiểu học!
Có thể khẳng định vậy vì nếu là người có trình độ và lại đang làm việc tại ngay một cơ quan quyền lực chính trị nhất nhì nước như quốc hội, ắt anh / chị ấy đã phải biết vụ bauxite để từ đó không được phép viết sai tên giáo sư Nguyễn Huệ Chi thành ‘Nguyễn Thị Huệ’ được.
Nhưng ấy mới là chuyện của “đệ tử” còn ‘ông thầy’ tức tác giả của lá thư này mới còn đáng chê trách hơn gấp trăm ngàn lần. Tên ông là Trần Đình Long đang chức vụ Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội. Một chức vụ không hề nhỏ đối với một hệ thống chính trị đang cai trị 87 triệu dân.
Việc ông này đã can đảm vác cái mẫu trả lời in sẵn chuyên dùng cho khiếu nại, tố cáo ra để ‘bán cái’ sang Ủy Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường chuyện bauxite, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm, đã nói lên tất cả thói vô trách nhiệm chỉ làm cho xong việc bất chấp ý nghĩa của nó ra sao rất thường thấy ở nước ta.
Với ông Long, thói quen này chắc là được hình thành sau nhiều năm tháng giữ chức phó chủ nhiệm chỉ để chỉ làm mỗi một việc là ký giấy ‘đá’ dân oan lăn long lóc đi hết cửa quan này sang đến cửa quan khác. Vì ký nhiều quá thành quán tính nên lần này ông cũng vừa nhắm mắt vừa ký mà chẳng cần buồn dòm xem trên đó ‘đệ tử’ mình viết về việc gì, gởi cho ai.
Mới tháng trước một ‘Dương Quang’ hàm hồ dư luận chưa nguôi nay lại thấy xuất hiện tiếp một ‘Đình Long’ đầy cẩu thả tắc trách.
Cứ cái đà này thì cả hệ thống chính trị nước ta còn có thêm bao nhiêu vị ‘hảo hớn’ khác đang ẩn mình trong khắp các công sở sẽ xuất đầu lộ diện để gây bàng hoàng cho bàn dân thiên hạ?
Sàigòn, 20/5/2009
Mặc dù đã có kinh nghiệm phải tiếp xúc với nhiều loại công bộc ở khắp các cơ quan công sở, tôi cũng đã biết trước trình độ văn hóa nhiều người là rất thấp. Tuy nhiên lâu nay tôi vẫn cứ yên chí rằng đó là vì họ ở những nơi “đỉnh thấp” tại các địa phương thôi. Bởi vậy lá thư phản hồi của một UB Quốc hội mới khiến tôi sững cả người vì không thể tin rằng ngay tại một cơ quan đầu não “đỉnh cao” cỡ quốc hội mà cũng lại có những loại nhân viên ‘sâu bọ’ trình độ xem ra còn tệ hơn cả cấp phường xã, chắc chỉ bằng cấp tổ dân phố cũng nên?
Những nét viết nguyệch ngoặc trong thư cho thấy nó được viết ra bởi một người trình độ chắc chỉ cỡ… tiểu học!
Có thể khẳng định vậy vì nếu là người có trình độ và lại đang làm việc tại ngay một cơ quan quyền lực chính trị nhất nhì nước như quốc hội, ắt anh / chị ấy đã phải biết vụ bauxite để từ đó không được phép viết sai tên giáo sư Nguyễn Huệ Chi thành ‘Nguyễn Thị Huệ’ được.
Nhưng ấy mới là chuyện của “đệ tử” còn ‘ông thầy’ tức tác giả của lá thư này mới còn đáng chê trách hơn gấp trăm ngàn lần. Tên ông là Trần Đình Long đang chức vụ Phó chủ nhiệm UB Pháp luật Quốc hội. Một chức vụ không hề nhỏ đối với một hệ thống chính trị đang cai trị 87 triệu dân.
Việc ông này đã can đảm vác cái mẫu trả lời in sẵn chuyên dùng cho khiếu nại, tố cáo ra để ‘bán cái’ sang Ủy Ban Khoa học Công nghệ và Môi trường chuyện bauxite, một vấn đề lớn đang được nhiều người quan tâm, đã nói lên tất cả thói vô trách nhiệm chỉ làm cho xong việc bất chấp ý nghĩa của nó ra sao rất thường thấy ở nước ta.
Với ông Long, thói quen này chắc là được hình thành sau nhiều năm tháng giữ chức phó chủ nhiệm chỉ để chỉ làm mỗi một việc là ký giấy ‘đá’ dân oan lăn long lóc đi hết cửa quan này sang đến cửa quan khác. Vì ký nhiều quá thành quán tính nên lần này ông cũng vừa nhắm mắt vừa ký mà chẳng cần buồn dòm xem trên đó ‘đệ tử’ mình viết về việc gì, gởi cho ai.
Mới tháng trước một ‘Dương Quang’ hàm hồ dư luận chưa nguôi nay lại thấy xuất hiện tiếp một ‘Đình Long’ đầy cẩu thả tắc trách.
Cứ cái đà này thì cả hệ thống chính trị nước ta còn có thêm bao nhiêu vị ‘hảo hớn’ khác đang ẩn mình trong khắp các công sở sẽ xuất đầu lộ diện để gây bàng hoàng cho bàn dân thiên hạ?
Sàigòn, 20/5/2009
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Hội Nghị Các Cố Vấn Quốc Gia & Giám Đốc Điều Hành Văn Phòng Á Châu Thái Bình Dương Các Giáo Phận
Liên Đoàn CGVNHK
02:28 20/05/2009
Hội Nghị Các Cố Vấn Quốc Gia & Giám Đốc Điều Hành Văn Phòng Á Châu Thái Bình Dương Các Giáo Phận
(17-19 tháng 5, 2009 - San Jose, California)
SAN JOSE - Vào chiều ngày Chúa Nhật 17 tháng 5, 2009 vừa qua, hơn 30 Cố Vấn Quốc Gia và Giám Đốc Điều Hành các văn phòng Á Châu Thái Bình Dương đã về Crown Plaza Hotel, Sillicon Valley, San Jose, California để tham dự Hội Nghị do Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương - Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGM HK) tổ chức.
Vào đúng 16 giờ chiều, Hội Nghị đã được khai mạc long trọng với Thánh Lễ do Linh Mục Chánh Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa địa phận Oakland Đồng Minh Quang chủ tế.
Xem hình ảnh
Bà Cecile Motus, Phó Giám Đốc Điều Hành Uỷ Ban Á Châu Thái Bình Dương, và là điều hợp viên của Hội Nghị, đại diện Ban Tổ Chức, ngỏ lời chào mừng các đại biểu đại diện cho người Công Giáo của các sắc tộc sống trên Hoa Kỳ về tham dự: Bangali, Cambodian, Chinese, Hmong, Indian Syro-Malabar, Indonesian, Kmhmu, Korean, Laotian, Montagnard, Việt Nam, Pakistani, Chamorro, Hawaiian, Samoan, Tongan. Thêm vào đó, có sự hiện diện của các Giám Đốc Điều Hành các văn phòng Á Châu Thái Bình Dương tại các địa phận: Chicago, Milwaukee, Oakland, San Bernardino, San Diego, San Francisco.
Giám Mục hiện diện trong Hội Nghị này có Đức Giám Mục OScar Azarcon Solis, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles, Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương, và Đức Giám Mục John S. Cummins, Giám Mục hưu của Oakland.
Đại diện cho sắc dân Việt Nam tham dự Hội Nghị có LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, và là Cố Vấn Quốc Gia đặc trách người CGVN tại Hoa Kỳ cho Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương; LM. Đồng Minh Quang, địa phận Oakland; Sr. Therera Phan, San Bernadino; và Sr. Nguyễn Catherine, Orange.
Bà Cecile Motus, trước hết nhắc những diễn biến và các mốc chính liên quan đến của Ủy Ban này trong thời gian vừa qua và sắp tới:
2001: Ra đời bản Tuyên Ngôn Mục Vụ: Sự Hiện Diện của người gốc Á Châu và Thái Bình Dương: 'Hòa Nhịp trong Đức Tin', Harmony in Faith, HĐGM Hoa Kỳ.
2006: Từ ngày 30/6-2/7, Đại Hội Quốc Gia Các Tổ Chức Á Châu Thái Bình Dương.
2008: 24-26 tháng 5: Phiên Họp Các Cố Vấn Quốc Gia tại Tucson, AZ.
2009: 17-19 tháng 5: Phiên Họp Các Cố Vấn Quốc Gia tại San Jose, CA.
2010: Phiên Họp Các Cố Vấn Quốc Gia tại các Vùng.
2011: Đại Hội kỷ niệm 10 năm ra bản Tuyên Ngôn Hòa Nhịp Trong Đức Tin.
Hội Nghị lần này đặt ra những mục tiêu như sau:
- Cổ vũ một sự hiểu biết và tri ân lẫn nhau trong việc Truyền Giáo và đưa ra các kế hoạch Mục Vụ.
- Cùng vạch ra các kế hoạch mục vụ cụ thể mang tầm vóc quốc gia cho công cuộc truyền giáo cho người Công Giáo gốc Á Châu và Thái Bình Dương.
- Tham vấn cho những vị đại biểu về nhu cầu, sự hỗ trợ và sự lãnh đạo chuẩn bị cho Đại Hội Công Giáo Á Châu & Thái Bình Dương diễn ra vào năm 2011, để kỷ niệm 10 năm ra đời của Bản Tuyên Ngôn Mục Vụ: Hòa Nhịp Trong Đức Tin.
Để đạt đến các mục tiêu trên, trong ba ngày sắp tới, Hội Nghị dự định sẽ dành thời gian để mổ xể ba vấn đề dưới đây:
1- Looking Within: Duyệt lại những gì liên quan đến công việc Mục Vụ của người Á Châu Thái Bình Dương và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong quá khứ.
2- 'Looking Beyond: Tiếp cận với việc truyền giáo hôm nay và các kế hoạch mục vụ cụ thể mang tầm vóc quốc gia cho công cuộc truyền giáo cho người Công Giáo gốc Á Châu và Thái Bình Dương.
3- 'Planning for the Future': Sự hợp tác của các Tổ Chức Á Châu và Thái Bình Dương và việc tổ chức Đại Hội 2011.
Hội Nghị cũng được nhắc lại Năm Chương Trình Ưu Tiên hiện tại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:
1) Hôn Nhân
2) Đào luyện Đức Tin và các Bí Tích
3) Sự Sống và Phẩm Giá con người
4) Ơn Thiên Triệu
5) Đa Văn Hóa
Các giáo phận tại Hoa Kỳ trong thời gian qua đã cố gắng đề ra các chương trình phù hợp ở địa phương mình để thực hiện mục tiêu trên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 18-5: Hội nghị bắt đầu bằng buổi Kinh Sáng mang sắc thái của dân tộc Hawaiian, dưới sự hướng dẫn của Linh Mục Alapaki Kim. Ngày hôm nay, Hội nghị bắt đầu với việc cùng nhau nhìn lại những hướng dẫn của HĐGM Hoa Kỳ trong bản Tuyên Ngôn Mục Vụ Hòa Nhịp Trong Đức Tin, và những đề nghị từ kết quả của cuộc hội nghị năm 2008 tại Tulson 2008. Một vài điểm được nêu lên để mọi người suy nghĩ như:
1 - Địa phận và các Giáo Xứ giúp đỡ để chào mừng và truyền giáo cho người Á Châu & Thái Bình Dương và chia sẻ tin mừng của Chúa và Đức Tin Công Giáo.
2- Trong các giáo xứ và địa phận, những cộng đồng Á Châu và Thái Dương được khuyến khích để tham dự vào những công việc mục vụ như săn sóc người bệnh, truyền giáo trong gia đình, cổ động Ơn Thiên Triệu.
3- Những nhà lãnh đạo Á Châu & Thái Bình Dương được khuyến khích mở ra những cơ sở, có các chương trình huấn luyện, giáo dục cho các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân ở Hoa Kỳ, cũng như mở ra những khóa huấn luyện, chia sẻ về thần học, đặc biệt trong lãnh vực Phụng Vụ có sắc thái của người Á Châu & Thái Bình Dương, hay các chương trình hướng dẫn, tài liệu về giáo lý, ngôn ngữ, và đa văn hóa.
4- Các Cộng Đồng Á Châu & Thái Bình Dương cũng cần cổ động để tạo sự liên đới với nhau, cùng hỗ trợ, tạo sự đoàn kết, cũng như thuận tiện trong việc thông tin. Ngoài ra, các cộng đoàn, tự hình thức đã giúp tạo ra được thanh thế và xây dựng căn tính cho chính cộng đồng mình, cũng cần hiệp nhất với những cộng đồng đa văn hóa khác trong các giáo xứ, giáo hội địa phương, đặc biệt với Giám Mục sở tại.
Đặc biệt trong hội nghị ở Tuzson 2008 và ở hội nghị 2009 kỳ này, vai trò và mục vụ cho giới trẻ được chú trọng, nhất là Giới trẻ hiện chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc đào tạo, huấn luyện để nắm vai trò lãnh đạo trong một, hai thập niên sắp tới.
Sau đó, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ với nhau về
- Những gì trong Mục Vụ và những phương cách đã được sử dụng trong thời gian qua ở tại cộng đồng, giáo xứ của mình?
- Rút kinh nghiệm về các kết quả đạt được.
Một vài chia sẻ được ghi nhận dưới đây:
- Cần tiếp tục cổ cũ việc Cầu Nguyện, xây dựng các nhóm Cầu Nguyện khắp nơi.
- Thu thập những kinh nghiệm trong sách vở, tài liệu, và của người lớn tuổi để tạo ra tài liệu học tập và huấn luyện mới đáp ứng nhu cầu thực tế trong cộng đồng.
- Chú trọng đến việc huấn luyện các chuyên viên, người trẻ có khả năng để tương lai trở thành những nhà lãnh đạo giỏi.
- Cho cơ hội để những người trẻ có thể làm việc chung với nhau, và cũng cho họ cơ hội để tổ chức hay lãnh đạo trong các đại hội, hội nghị, và các chương trình.
- Nâng đỡ giới trẻ qua việc cấp các học bổng, cũng như tạo điều kiện để đào tạo những nhà thần học Á Châu Thái Bình Dương.
- Sách vở, website là nguồn thông tin liên lạc quan trọng và cần thiết, cần phát huy tốt đa.
- Tạo cơ hội cho các nhóm sắc tộc trong giáo xứ làm việc chung với nhau, đặc biệt chú trọng tới nhu cầu của những người di dân và tị nạn.
- Tổ chức các hội nghị, đại hội cho các giới, tạo sự đoàn kết, cảm thông lẫn nhau.
- Hợp tác trong các Thánh Lễ có sắc thái đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
Đức Giám Mục Oscar Solis, Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương HĐGM Hoa Kỳ, cũng nhấn mạnh, ngoài việc chia sẻ những ý kiến trong Hội Nghị, cần đưa ra những quan điểm chung và chia sẻ cho những người khác ngoài Ủy Ban, chẳng hạn cho những nhà thần học, những người nghiên cứu khắp nơi, để họ nghiên cứu và bình phẩm, sau đó đưa ra những ý kiến, đề nghị giúp cho Ủy Ban Á Châu Thái Bình Dương có một cái nhìn toàn diện: vừa dựa vào thực tế và nghiên cứu.
Sau giờ cơm trưa, Hội nghị lại tiếp diễn với sự chia sẻ của LM. Jamse Donovan, CSP, về 'Sống và Chia Sẻ Đức Tin của Chúng Ta'. Cha đã nhắc lại ba mục tiêu của HĐGM HK là: Cần làm cho Đức Tin sống lại, Chia sẻ Đức Tin và Mang Đức Tin đến cho mọi người. Cha cũng nêu ra những vấn đề, đề nghị trong công cuộc truyền giáo:
- Những người sinh là Kitô hữu có thể hiểu được một cuộc tự thay đổi?
- Cần biết câu chuyện đức tin của chúng ta.
- Cần nhận xét về gợi ý hỏi về đức tin của người khác.
- Chia sẻ niềm tin từ kinh nghiệm riêng với người khác.
- Mời gọi người khác, nhất là những người không có giáo hội, đến tham dự.
- Giáo xứ cần nhận ra khả năng để truyền giáo.
- Kế hoạch giáo xứ phải theo hoàn cảnh của giáo xứ.
- Gởi thư, liên lạc với những người không đến thường xuyên.
- Lập ra một Ban Truyền Giáo riêng.
Tiếp đến, Linh Mục Ricky Manalo, CSP, đã trình bày về 'Những Vấn đề Xã Hội và Văn Hóa Trong Công Cuộc Truyền Giáo', qua những hình ảnh, nghệ thuật phản ánh việc truyền giáo. Cha giúp mọi người nhìn lại lịch sử của Hoa Kỳ, các sắc dân và văn hóa, bắt đầu là trong suốt thế kỷ 18, tại Hoa Kỳ chỉ nhận những người da trắng là... dân Mỹ, cả thế kỷ sau đó, đã cho thiết lập chính phủ với những người da trắng đến từ Âu Châu. Sau đó là những biến cố kỳ thị chủng tộc, kỳ thị sắc dân đã diễn ra.
Dr. Ruth Narita Doyle, sau đó, đã chia sẻ với hội nghị về việc tạo ra 'Kế Hoạch Mục Vụ'. Theo bà Chia sẻ và chịu trách nhiệm là hai việc quan trọng nhất trong việc thực hiện kế hoạch mục vụ; cần phải có những kế hoạch cụ thể, trong đó ghi rõ thời gian của kế hoạch, người thực hiện; và cũng tạo cơ hội để nghe những ý kiến phản hồi. Lắng nghe ý kiến người khác sẽ giúp cho các kế hoạch thành công hơn.
Thứ Ba, 19-5: LM. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn, đã cho phân phối trong Hội Nghị bản Báo Cáo 4 trang bằng Anh ngữ về sự hình thành Liên Đoàn, những hoạt động của Liên Đoàn trong năm qua trong các lãnh vực mục vụ, giáo dục, bác ái. Cũng trong Bản Báo Cáo này, có nêu lên những chương trình trong năm 2009, chẳng hạn Hành Hương Đức Mẹ La Vang, 18-20 tháng 6, 09 ở thủ đô Washington DC.; Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam, 3-5 tháng 7, 09, ở Đại Học Long Beach, California; Đại Hội Phó Tế Vĩnh Viễn, 31 tháng 7, và 1-2 tháng 8, 09, ở Marywood Pastoral Center, Orange California; Đại Hội Thánh Mẫu, 6-9 tháng 8, 09, do Tỉnh Dòng Đồng Công tổ chức ở Carthage ở Missouri; và Đại Hội Linh Mục Việt Nam (Emmaus III), 6-9 Tháng 8, 09, ở Marriots Hotel, San Jose, California. Ngoài ra bản báo cáo còn đề cập đến các mục tiêu và phương hướng hoạt động của Liên Đoàn trong những năm tới. Sau khi đọc xong, một số đại biểu các cộng đồng đã gặp gỡ Chủ Tịch Liên Đoàn bày tỏ sự thán phục trước sức sống và những sinh hoạt mục vụ của Liên Đoàn nhằm phục vụ cho cộng đồng Việt Nam trên Hoa Kỳ. Họ ước ao cộng đồng của họ cũng lớn mạnh, đoàn kết và có những hoạt động hữu ích cho chính cộng đồng của mình.
Đi vào chương trình sáng hôm nay, các đại biểu được chia ra ba nhóm để thảo luận:
1- Đào sâu thêm những hướng dẫn của HĐGM Hoa Kỳ, và của Hội Nghị ở Tuzson 2008 liên quan đến cộng đồng Á Châu & Thái Bình Dương, cũng như đưa ra những phương hướng, đề nghị để triển khai và áp dụng những tài liệu này.
2- Kế hoạch cho công việc Truyền Giáo trong Cộng Đồng Á Châu & Thái Bình Dương.
3- Bàn về việc tổ chức Đại Hội Á Châu Thái Bình Dương vào năm 2011: những nhu cầu, lợi ích, thực hiện như thế nào, thành phần Ban Tổ Chức, tài chánh.
Dưới đây là những tổng kết:
1.
a) Hỏi ý kiến để tìm hiểu thêm những nhu cầu ở tình hình cộng đồng địa phương nơi: Những Cố Vấn Quốc Gia của Á Châu Thái Bình Dương, các văn phòng Á Châu & Thái Bình Dương ở các địa phận, các giáo sĩ và các cộng đồng Sắc Tộc.
b) Chúng ta cần: Tài liệu hướng dẫn, rèn luyện, cho những người làm việc trong cộng đồng Á Châu & Thái Bình Dương hoặc những chủng sinh, những địa chỉ liên lạc cần thiết của các Cộng Đồng Á Châu Thái Bình Dương.
2.
Cần phải tiến hành với những câu hỏi đơn giản: tôi/ cộng đồng tôi là ai? đang ở nơi nào để hiểu biết về cộng đồng mình hơn. Sau đó, theo sát với những hướng dẫn của HĐGM Hoa Kỳ, và với những tình hình thực tế trong cộng đồng, xã hội, các giới... để có những kế hoạch cụ thể cho công việc Truyền Giáo.
3.
- Đề nghị cần có những tổ chức hội nghị cấp Vùng trước cho cộng đồng Á Châu & Thái Bình Dương.
- Rút kinh nghiệm những lần tổ chức trước, cũng như xem lại các hoạt động của cộng đồng Latino để có thể tổ chức tốt hơn.
Đức Giám Mục Oscar Solis sau đó có lời cám ơn các đại biểu dự Hội Nghị có những ý kiến cho những đóng góp nói trên. Đức Cha cho biết sẽ báo cáo với HĐGM Hoa Kỳ về những thành quả và những đề nghị trong Hội Nghị lần này ở trong cuộc họp thường niên của HĐGM Hoa Kỳ vào tháng Sáu, 09 tới đây tại Antonio, Texas, và nếu những đề nghị được chấp thuận, sẽ tiến hành thành lập các ủy ban để thực hiện những đề nghị trên.
Hội Nghị Các Cố Vấn Quốc Gia Á Châu & Thái Bình Dương và các Giám Đốc Điều Hành văn phòng Á Châu & Thái Bình Dương ở các giáo phận kết thúc vào lúc 11:15am sau Thánh Lễ Bế Mạc, dưới sự Chủ Tế của Đức Giám Mục Oscar Solis, và đồng tế của các Linh Mục hiện diện.
Mọi người ra về trên niềm luyến tiếc, hẹn nhau sẽ cùng nỗ lực làm việc với các thành viên trong cộng đồng của mình, để cùng góp sức phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân trong lòng Giáo Hội Hoa Kỳ.
(17-19 tháng 5, 2009 - San Jose, California)
SAN JOSE - Vào chiều ngày Chúa Nhật 17 tháng 5, 2009 vừa qua, hơn 30 Cố Vấn Quốc Gia và Giám Đốc Điều Hành các văn phòng Á Châu Thái Bình Dương đã về Crown Plaza Hotel, Sillicon Valley, San Jose, California để tham dự Hội Nghị do Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương - Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGM HK) tổ chức.
Vào đúng 16 giờ chiều, Hội Nghị đã được khai mạc long trọng với Thánh Lễ do Linh Mục Chánh Xứ Nhà Thờ Chánh Tòa địa phận Oakland Đồng Minh Quang chủ tế.
Xem hình ảnh
LM Liêm, GM Solis, Bà Motus |
Giám Mục hiện diện trong Hội Nghị này có Đức Giám Mục OScar Azarcon Solis, Giám Mục Phụ Tá Tổng Giáo Phận Los Angeles, Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương, và Đức Giám Mục John S. Cummins, Giám Mục hưu của Oakland.
Đại diện cho sắc dân Việt Nam tham dự Hội Nghị có LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, và là Cố Vấn Quốc Gia đặc trách người CGVN tại Hoa Kỳ cho Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương; LM. Đồng Minh Quang, địa phận Oakland; Sr. Therera Phan, San Bernadino; và Sr. Nguyễn Catherine, Orange.
Bà Cecile Motus, trước hết nhắc những diễn biến và các mốc chính liên quan đến của Ủy Ban này trong thời gian vừa qua và sắp tới:
2001: Ra đời bản Tuyên Ngôn Mục Vụ: Sự Hiện Diện của người gốc Á Châu và Thái Bình Dương: 'Hòa Nhịp trong Đức Tin', Harmony in Faith, HĐGM Hoa Kỳ.
2006: Từ ngày 30/6-2/7, Đại Hội Quốc Gia Các Tổ Chức Á Châu Thái Bình Dương.
2008: 24-26 tháng 5: Phiên Họp Các Cố Vấn Quốc Gia tại Tucson, AZ.
2009: 17-19 tháng 5: Phiên Họp Các Cố Vấn Quốc Gia tại San Jose, CA.
2010: Phiên Họp Các Cố Vấn Quốc Gia tại các Vùng.
2011: Đại Hội kỷ niệm 10 năm ra bản Tuyên Ngôn Hòa Nhịp Trong Đức Tin.
Hội Nghị lần này đặt ra những mục tiêu như sau:
- Cổ vũ một sự hiểu biết và tri ân lẫn nhau trong việc Truyền Giáo và đưa ra các kế hoạch Mục Vụ.
- Cùng vạch ra các kế hoạch mục vụ cụ thể mang tầm vóc quốc gia cho công cuộc truyền giáo cho người Công Giáo gốc Á Châu và Thái Bình Dương.
- Tham vấn cho những vị đại biểu về nhu cầu, sự hỗ trợ và sự lãnh đạo chuẩn bị cho Đại Hội Công Giáo Á Châu & Thái Bình Dương diễn ra vào năm 2011, để kỷ niệm 10 năm ra đời của Bản Tuyên Ngôn Mục Vụ: Hòa Nhịp Trong Đức Tin.
Để đạt đến các mục tiêu trên, trong ba ngày sắp tới, Hội Nghị dự định sẽ dành thời gian để mổ xể ba vấn đề dưới đây:
1- Looking Within: Duyệt lại những gì liên quan đến công việc Mục Vụ của người Á Châu Thái Bình Dương và Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ trong quá khứ.
2- 'Looking Beyond: Tiếp cận với việc truyền giáo hôm nay và các kế hoạch mục vụ cụ thể mang tầm vóc quốc gia cho công cuộc truyền giáo cho người Công Giáo gốc Á Châu và Thái Bình Dương.
3- 'Planning for the Future': Sự hợp tác của các Tổ Chức Á Châu và Thái Bình Dương và việc tổ chức Đại Hội 2011.
Hội Nghị cũng được nhắc lại Năm Chương Trình Ưu Tiên hiện tại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ:
1) Hôn Nhân
2) Đào luyện Đức Tin và các Bí Tích
3) Sự Sống và Phẩm Giá con người
4) Ơn Thiên Triệu
5) Đa Văn Hóa
Các giáo phận tại Hoa Kỳ trong thời gian qua đã cố gắng đề ra các chương trình phù hợp ở địa phương mình để thực hiện mục tiêu trên của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.
Thứ Hai, 18-5: Hội nghị bắt đầu bằng buổi Kinh Sáng mang sắc thái của dân tộc Hawaiian, dưới sự hướng dẫn của Linh Mục Alapaki Kim. Ngày hôm nay, Hội nghị bắt đầu với việc cùng nhau nhìn lại những hướng dẫn của HĐGM Hoa Kỳ trong bản Tuyên Ngôn Mục Vụ Hòa Nhịp Trong Đức Tin, và những đề nghị từ kết quả của cuộc hội nghị năm 2008 tại Tulson 2008. Một vài điểm được nêu lên để mọi người suy nghĩ như:
1 - Địa phận và các Giáo Xứ giúp đỡ để chào mừng và truyền giáo cho người Á Châu & Thái Bình Dương và chia sẻ tin mừng của Chúa và Đức Tin Công Giáo.
2- Trong các giáo xứ và địa phận, những cộng đồng Á Châu và Thái Dương được khuyến khích để tham dự vào những công việc mục vụ như săn sóc người bệnh, truyền giáo trong gia đình, cổ động Ơn Thiên Triệu.
3- Những nhà lãnh đạo Á Châu & Thái Bình Dương được khuyến khích mở ra những cơ sở, có các chương trình huấn luyện, giáo dục cho các giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân ở Hoa Kỳ, cũng như mở ra những khóa huấn luyện, chia sẻ về thần học, đặc biệt trong lãnh vực Phụng Vụ có sắc thái của người Á Châu & Thái Bình Dương, hay các chương trình hướng dẫn, tài liệu về giáo lý, ngôn ngữ, và đa văn hóa.
4- Các Cộng Đồng Á Châu & Thái Bình Dương cũng cần cổ động để tạo sự liên đới với nhau, cùng hỗ trợ, tạo sự đoàn kết, cũng như thuận tiện trong việc thông tin. Ngoài ra, các cộng đoàn, tự hình thức đã giúp tạo ra được thanh thế và xây dựng căn tính cho chính cộng đồng mình, cũng cần hiệp nhất với những cộng đồng đa văn hóa khác trong các giáo xứ, giáo hội địa phương, đặc biệt với Giám Mục sở tại.
Đặc biệt trong hội nghị ở Tuzson 2008 và ở hội nghị 2009 kỳ này, vai trò và mục vụ cho giới trẻ được chú trọng, nhất là Giới trẻ hiện chưa có những hướng dẫn cụ thể trong việc đào tạo, huấn luyện để nắm vai trò lãnh đạo trong một, hai thập niên sắp tới.
Sau đó, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận và chia sẻ với nhau về
- Những gì trong Mục Vụ và những phương cách đã được sử dụng trong thời gian qua ở tại cộng đồng, giáo xứ của mình?
- Rút kinh nghiệm về các kết quả đạt được.
Một vài chia sẻ được ghi nhận dưới đây:
- Cần tiếp tục cổ cũ việc Cầu Nguyện, xây dựng các nhóm Cầu Nguyện khắp nơi.
- Thu thập những kinh nghiệm trong sách vở, tài liệu, và của người lớn tuổi để tạo ra tài liệu học tập và huấn luyện mới đáp ứng nhu cầu thực tế trong cộng đồng.
- Chú trọng đến việc huấn luyện các chuyên viên, người trẻ có khả năng để tương lai trở thành những nhà lãnh đạo giỏi.
- Cho cơ hội để những người trẻ có thể làm việc chung với nhau, và cũng cho họ cơ hội để tổ chức hay lãnh đạo trong các đại hội, hội nghị, và các chương trình.
- Nâng đỡ giới trẻ qua việc cấp các học bổng, cũng như tạo điều kiện để đào tạo những nhà thần học Á Châu Thái Bình Dương.
- Sách vở, website là nguồn thông tin liên lạc quan trọng và cần thiết, cần phát huy tốt đa.
- Tạo cơ hội cho các nhóm sắc tộc trong giáo xứ làm việc chung với nhau, đặc biệt chú trọng tới nhu cầu của những người di dân và tị nạn.
- Tổ chức các hội nghị, đại hội cho các giới, tạo sự đoàn kết, cảm thông lẫn nhau.
- Hợp tác trong các Thánh Lễ có sắc thái đa văn hóa, đa ngôn ngữ.
Đức Giám Mục Oscar Solis, Chủ Tịch Tiểu Ban Á Châu Thái Bình Dương HĐGM Hoa Kỳ, cũng nhấn mạnh, ngoài việc chia sẻ những ý kiến trong Hội Nghị, cần đưa ra những quan điểm chung và chia sẻ cho những người khác ngoài Ủy Ban, chẳng hạn cho những nhà thần học, những người nghiên cứu khắp nơi, để họ nghiên cứu và bình phẩm, sau đó đưa ra những ý kiến, đề nghị giúp cho Ủy Ban Á Châu Thái Bình Dương có một cái nhìn toàn diện: vừa dựa vào thực tế và nghiên cứu.
Sau giờ cơm trưa, Hội nghị lại tiếp diễn với sự chia sẻ của LM. Jamse Donovan, CSP, về 'Sống và Chia Sẻ Đức Tin của Chúng Ta'. Cha đã nhắc lại ba mục tiêu của HĐGM HK là: Cần làm cho Đức Tin sống lại, Chia sẻ Đức Tin và Mang Đức Tin đến cho mọi người. Cha cũng nêu ra những vấn đề, đề nghị trong công cuộc truyền giáo:
- Những người sinh là Kitô hữu có thể hiểu được một cuộc tự thay đổi?
- Cần biết câu chuyện đức tin của chúng ta.
- Cần nhận xét về gợi ý hỏi về đức tin của người khác.
- Chia sẻ niềm tin từ kinh nghiệm riêng với người khác.
- Mời gọi người khác, nhất là những người không có giáo hội, đến tham dự.
- Giáo xứ cần nhận ra khả năng để truyền giáo.
- Kế hoạch giáo xứ phải theo hoàn cảnh của giáo xứ.
- Gởi thư, liên lạc với những người không đến thường xuyên.
- Lập ra một Ban Truyền Giáo riêng.
Tiếp đến, Linh Mục Ricky Manalo, CSP, đã trình bày về 'Những Vấn đề Xã Hội và Văn Hóa Trong Công Cuộc Truyền Giáo', qua những hình ảnh, nghệ thuật phản ánh việc truyền giáo. Cha giúp mọi người nhìn lại lịch sử của Hoa Kỳ, các sắc dân và văn hóa, bắt đầu là trong suốt thế kỷ 18, tại Hoa Kỳ chỉ nhận những người da trắng là... dân Mỹ, cả thế kỷ sau đó, đã cho thiết lập chính phủ với những người da trắng đến từ Âu Châu. Sau đó là những biến cố kỳ thị chủng tộc, kỳ thị sắc dân đã diễn ra.
Dr. Ruth Narita Doyle, sau đó, đã chia sẻ với hội nghị về việc tạo ra 'Kế Hoạch Mục Vụ'. Theo bà Chia sẻ và chịu trách nhiệm là hai việc quan trọng nhất trong việc thực hiện kế hoạch mục vụ; cần phải có những kế hoạch cụ thể, trong đó ghi rõ thời gian của kế hoạch, người thực hiện; và cũng tạo cơ hội để nghe những ý kiến phản hồi. Lắng nghe ý kiến người khác sẽ giúp cho các kế hoạch thành công hơn.
Thứ Ba, 19-5: LM. Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn, đã cho phân phối trong Hội Nghị bản Báo Cáo 4 trang bằng Anh ngữ về sự hình thành Liên Đoàn, những hoạt động của Liên Đoàn trong năm qua trong các lãnh vực mục vụ, giáo dục, bác ái. Cũng trong Bản Báo Cáo này, có nêu lên những chương trình trong năm 2009, chẳng hạn Hành Hương Đức Mẹ La Vang, 18-20 tháng 6, 09 ở thủ đô Washington DC.; Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam, 3-5 tháng 7, 09, ở Đại Học Long Beach, California; Đại Hội Phó Tế Vĩnh Viễn, 31 tháng 7, và 1-2 tháng 8, 09, ở Marywood Pastoral Center, Orange California; Đại Hội Thánh Mẫu, 6-9 tháng 8, 09, do Tỉnh Dòng Đồng Công tổ chức ở Carthage ở Missouri; và Đại Hội Linh Mục Việt Nam (Emmaus III), 6-9 Tháng 8, 09, ở Marriots Hotel, San Jose, California. Ngoài ra bản báo cáo còn đề cập đến các mục tiêu và phương hướng hoạt động của Liên Đoàn trong những năm tới. Sau khi đọc xong, một số đại biểu các cộng đồng đã gặp gỡ Chủ Tịch Liên Đoàn bày tỏ sự thán phục trước sức sống và những sinh hoạt mục vụ của Liên Đoàn nhằm phục vụ cho cộng đồng Việt Nam trên Hoa Kỳ. Họ ước ao cộng đồng của họ cũng lớn mạnh, đoàn kết và có những hoạt động hữu ích cho chính cộng đồng của mình.
Đi vào chương trình sáng hôm nay, các đại biểu được chia ra ba nhóm để thảo luận:
1- Đào sâu thêm những hướng dẫn của HĐGM Hoa Kỳ, và của Hội Nghị ở Tuzson 2008 liên quan đến cộng đồng Á Châu & Thái Bình Dương, cũng như đưa ra những phương hướng, đề nghị để triển khai và áp dụng những tài liệu này.
2- Kế hoạch cho công việc Truyền Giáo trong Cộng Đồng Á Châu & Thái Bình Dương.
3- Bàn về việc tổ chức Đại Hội Á Châu Thái Bình Dương vào năm 2011: những nhu cầu, lợi ích, thực hiện như thế nào, thành phần Ban Tổ Chức, tài chánh.
Dưới đây là những tổng kết:
1.
a) Hỏi ý kiến để tìm hiểu thêm những nhu cầu ở tình hình cộng đồng địa phương nơi: Những Cố Vấn Quốc Gia của Á Châu Thái Bình Dương, các văn phòng Á Châu & Thái Bình Dương ở các địa phận, các giáo sĩ và các cộng đồng Sắc Tộc.
b) Chúng ta cần: Tài liệu hướng dẫn, rèn luyện, cho những người làm việc trong cộng đồng Á Châu & Thái Bình Dương hoặc những chủng sinh, những địa chỉ liên lạc cần thiết của các Cộng Đồng Á Châu Thái Bình Dương.
2.
Cần phải tiến hành với những câu hỏi đơn giản: tôi/ cộng đồng tôi là ai? đang ở nơi nào để hiểu biết về cộng đồng mình hơn. Sau đó, theo sát với những hướng dẫn của HĐGM Hoa Kỳ, và với những tình hình thực tế trong cộng đồng, xã hội, các giới... để có những kế hoạch cụ thể cho công việc Truyền Giáo.
3.
- Đề nghị cần có những tổ chức hội nghị cấp Vùng trước cho cộng đồng Á Châu & Thái Bình Dương.
- Rút kinh nghiệm những lần tổ chức trước, cũng như xem lại các hoạt động của cộng đồng Latino để có thể tổ chức tốt hơn.
Đức Giám Mục Oscar Solis sau đó có lời cám ơn các đại biểu dự Hội Nghị có những ý kiến cho những đóng góp nói trên. Đức Cha cho biết sẽ báo cáo với HĐGM Hoa Kỳ về những thành quả và những đề nghị trong Hội Nghị lần này ở trong cuộc họp thường niên của HĐGM Hoa Kỳ vào tháng Sáu, 09 tới đây tại Antonio, Texas, và nếu những đề nghị được chấp thuận, sẽ tiến hành thành lập các ủy ban để thực hiện những đề nghị trên.
Hội Nghị Các Cố Vấn Quốc Gia Á Châu & Thái Bình Dương và các Giám Đốc Điều Hành văn phòng Á Châu & Thái Bình Dương ở các giáo phận kết thúc vào lúc 11:15am sau Thánh Lễ Bế Mạc, dưới sự Chủ Tế của Đức Giám Mục Oscar Solis, và đồng tế của các Linh Mục hiện diện.
Mọi người ra về trên niềm luyến tiếc, hẹn nhau sẽ cùng nỗ lực làm việc với các thành viên trong cộng đồng của mình, để cùng góp sức phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân trong lòng Giáo Hội Hoa Kỳ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Saigòn: Những giờ hấp hối
Lữ Giang
04:10 20/05/2009
LTG: Sau khi chúng tôi phổ biến bài “Hàng Tướng Dương Văn Minh”, nhiều độc giả đã viết thư yêu cầu nói rõ hơn về chuyện đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh, vì các tài liệu đều viết khác nhau, nhất là tài liệu của Việt Cộng. Vì thế chúng tôi xin công bố thêm nhiều chi tiết quan trọng liên quan đến vụ đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh, kể cả trường hợp của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, để làm sáng tỏ lịch sử. Một phần tài liệu trong bài này đã được công bố trong bài trước. Nhưng chúng tôi xin nói rõ đây không phải là toàn bộ tài liệu về cuộc đầu hàng. Khi nào chúng tôi cho xuất bản cuốn “Tại sao Mỹ bỏ miền Nam?” , độc giả sẽ có tài liện đầy đủ hơn.
Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy tình hình miền Nam Việt Nam không còn cứu vãn được, nên đã sắp xếp cho chính quyền miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng và đi theo nhóm chủ trương “hoà giải hoà hợp” giữa hai bên, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hình thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”
1.- Đưa tay chân và lực lượng Không Quân, Hải Quân ra khỏi Việt Nam
Thủ Tướng Tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên tình báo gộc của CIA, chắc chắn đã được báo tin tình hình không còn cứu vãn được, nên ngày 4.4.1975 ông đã tìm cách “bán cái” chức Thủ Tướng cho ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện, để chạy. Ông Cẩn không biết gì về tình hình, nên cắn câu! Ngày 14.4.1975, Chính Phủ Nguyễn Bá Cẩn ra mắt do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ Tướng, Trung Tướng Trần Văn Đôn làm Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng; Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, Đệ Nhị Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Canh Nông và Kỹ Nghệ; Kỹ Sư Dương Kích Dưỡng, Đệ Tam Phó Thủ Tướng đặc trách về Cứu Trợ và Định Cư, v.v.
Ngày 21.4.1975 Tổng Thống Thiệu bị cưởng ép phải từ chức và nhường chức Tổng Thống lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Mất nơi nương tựa, ngày 23.4.1975, ông Nguyễn Bá Cẩn nộp đơn xin Tổng Thống Hương cho ông từ chức Thủ Tướng.
Tối 25.4.1975 CIA đã đẩy hai tay chân bộ hạ của mình là Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Trần Thiện Khiêm lên chiếc C-118 của Không Quân Hoa Kỳ bay đi Đài Loan. Sau đó, theo lời yêu cầu của ông Nguyễn Bá Cẩn, tối 28.4.1975 người Mỹ cũng đã đẩy ông lên một chiếc C.130 đang nổ máy với nhiều người khác đã ngồi chờ sẵn, đưa ông đi Honolulu.
Ngày 26.4.1975, khi thấy tình hình đã đi vào giai đoạn cuối, cơ quan DAO đã bí mật khuyến cáo Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, ra lệnh cho Không Quân và Hải Quân rời khỏi Việt Nam để các phi cơ và chiến hạm khỏi rơi và tay địch.
Với Không Quân, vấn đề không khó khăn lắm: Chỉ cần ra lệnh cho Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, dời Sư Đoàn 5 Không Quân Tân Sơn Nhất và Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa xuống căn cứ Sư Đoàn 4 Không Quân tại Trà Nóc, ở Cần Thơ. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các phi công có thể lái máy bay bay qua căn cứ Utapao của Không Quân Hoa Kỳ ở Thái Lan. Nhân cơ hội di tản này, nhiều phi công đã lái phi cơ các loại bay qua Thái Lan.
Với Hải Quân, vì lực lượng này rất cộng kềng, nên việc di tản sẽ gặp khó khăn và có thể gây hổn loạn nếu không được tổ chức chu đáo. Cơ quan DAO đã cho cựu Thiếu Tá Richard Armitage, tùy viên viên quân sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, đến phối hợp với Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, lo tổ chức, đôn đốc và theo dõi việc di tản an toàn lực lượng Hải Quân ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc di tản được thông báo cho các thuộc quốc là đi xuống miền Tây hay Phú Quốc. Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang mới được Tổng Thống Thiệu cử làm Tư Lệnh Hải Quân vào ngày 24.3.1975 thay thế Phó Đề Đốc Lâm Nguôn Tánh.
Chiều 26.4.1975, Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư Lệnh Hạm Đội, đã vội báo tin này cho các hạm trưởng biết. Ông nói phải “chuẩn bị tinh thần vì có thể di chuyển về Phú Quốc.” Ngày 28.4.1975 ông đã bị mất chức.
Vào sáng sớm ngày 29.4.1975, một cuộc họp mật của tham mưu cao cấp đã được tổ chức tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Phó Đề Đốc Cang cho biết rằng nếu không có một phản lệnh nào khác, toàn bộ Hạm Đội sẽ rời Bộ Tư Lệnh ở Sài Gòn vào lúc 0 giờ tối 29 rạng 30.4.1975. Các hạm trưởng chuẩn bị thi hành. Tuy nhiên, cũng có chiến hạm đã lên đường trước giờ ấn định.
Phó Đề Đốc Cang đã liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu và Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Cổ Tấn Tinh Châu, chỉ huy trưởng Đặc Khu Rừng Sát và Thủy Trình sông Lòng Tảo - Vàm Cỏ, yêu cầu giữ an ninh cho đoàn chiến hạm có thể di chuyển an toàn trên sông Sài Gòn trong vòng vài giờ để ra khơi. Các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ cũng được phái đến để bảo vệ cho cuộc di tản này.
Lúc 5 giờ chiều 29.4.1875, Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang tuyên bố giải tán Hải Quân VNCH, nhưng lực lượng Hải Quân vẫn giữ nguyên đội hình khi ra khơi. Tối hôm đó, khi biết được Đề Đốc Chung Tấn Cang đã giải tán Hải Quân VNCH và dẫn lực lượng Hải Quân rời khỏi Sài Gòn, Tổng Thống Dương Văn Minh đã cấp thời ra khẩu lệnh cử Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Tấn hành xử quyền Tư Lệnh Hải Quân. Đại Tá Hải đã ở lại và sau khi Sài Gòn mất, ông phải đi tù.
Như vậy, người Mỹ đã giải thoát cho các tay chân bộ hạ của họ, đưa các phi cơ và chiến hạm đi, để một miền Nam đang hấp hối lại cho Tướng Dương Văn Minh và nhóm của ông, gồm những thành phần phản chiến, luôn đòi hoà hợp hoà giải với Cộng Sản như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Vũ Văn Mẫu, Trần Ngọc Liễng, Hồ Văn Minh, Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung, Lý Quí Chung, Lý Chánh Trung, v.v…
2.- Ép Phó Tổng Thống Hương trao quyền
Trong cuốn “Decent Interval” , Frank Snepp, một phân tích viên của CIA ở Saigon lúc đó, nói rằng tại miền Nam lúc đó không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp chính trị khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu cũng đã nhận ra được điều đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đã nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành thì xin giúp ông được ra đi!
Frank Snepp cho biết thêm:
“Khi tôi đang bận đánh máy bản báo cáo thì Polgar ở trong phòng riêng với các viên chức khác của Trạm Tình Báo (Toà Đại Sứ) thảo luận về việc chuyển giao nhanh quyền hành. Một khi Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền hành ngay lập tức cho Minh “Lớn”, và Quốc Hội phải sẵn sàng chấp thuận sự chuyển giao, để sự chuyển giao đó có thể được thực hiện “một cách hợp hiến” (nhấn mạnh của Đại Sứ Martin) và “nhanh chóng” .
Tiếp theo, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để “thương lượng với phía bên kia” , nhưng thật sự là để tuyên bố đầu hàng. Ông Trần Văn Hương không hiểu gì về tình hình lúc đó nên tìm cách cù cưa. Ông bí mật đến gặp Tướng Minh và yêu cầu Tướng Minh làm Thủ Tướng, nhưng Tướng Minh từ chối. Tuy nhiên, CIA và một số nhân vật chính trị đã thuyết phục ông rằng về quân sự, tình hình không còn cứu vãn được, phải tìm một giải pháp chính trị. Nhưng MTGPMN chỉ chịu nói chuyện với Dương Văn Minh, chứ không chịu nói chuyện với bất cứ ai, nên ông phải trao quyền cho Dương Văn Minh ngay. Cuối cùng ông cũng đồng ý trao quyền cho Tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc Hội. Nếu nói thật với ông Hương rằng trao quyền cho Dương Văn Minh để đầu hàng, chắc chắn ông không bao giờ giao. Một câu nói của ông trong bản tuyên bố trao quyền thường được nhiều người nhắc đến: “Nguyện vọng lớn lao nhất của đời tôi là được làm một hạ sĩ danh dự, chết bên cạnh các chiến sĩ.”
Ngày 26.4.1975 lưỡng viện Quốc Hội đã họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ toạ của ông Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, để đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, và Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng Giám Đốc CSQG trình bày về tình hình, Quốc Hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, nhiều người cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường đã hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc Hội đã biểu quyết chấp thuận trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.
3.- Tướng Minh nắm chính quyền
Chiều 28.4.1975, vào lúc 17 giờ 50, Tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập, có trực tiếp truyền thanh.
Đại diện Quân Lực VNCH tham dự lễ bàn giao có Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân thay mặt Đại Tướng Cao Văn Viên, và Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân.
Trước khi bước xuống bục để nhường chỗ cho Tướng Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, theo lời yêu cầu của Tướng Cao Văn Viên, Tổng Thống Trần Văn Hương đã công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại Tướng Cao Văn Viên khỏi chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng.
Tướng Dương Văn Minh đã buớc lên bực, trầm tĩnh đọc bản tuyên bố đường lối của chính phủ ông là "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và hòa giải với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam".
Sau nghi lễ nhận chức, Tổng Thống Dương Văn Minh đã giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng Thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ Tướng.
4.- Chỉnh đốn lại Bộ Tổng Tham Mưu
Cũng trong chiều 28, Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, đã vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh cho biết tình hình và xin cho lực lượng Hải Quân được di tản xuống Miền Tây hay ra Phú Quốc. Tướng Minh đồng ý.
Phó Đề Đốc Cang hỏi Tướng Minh có định ra đi hay không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô Đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.
Phó Đề Đốc Cang là người rất được Tướng Minh tin cậy. Chúng ta nhớ lại, sáng 1.1.1963, sau khi ra lệnh giết Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, lúc 1 giờ 30, Trung Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Trung Tá Chung Tấn Cang, một người được móc nối từ trước, đem đoàn chiến đĩnh đến chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Chung Tấn Cang đứng trên chiếc Monitor Combat (Tiền Phong Đĩnh) do Trung Sĩ Thạch Sơn lái và ra lệnh cặp vào cầu tàu Tư Lệnh. Sau đó ông lên Văn Phòng Tư Lệnh đảm nhiệm vai trò Tư Lệnh Hải Quân. Hôm sau, 2.11.1963, Trung Tá Cang được thăng Đại Tá.
Ngay trong chiều 28.4.1975, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, đã ra đi cùng với Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu (phòng hành quân).
Sáng 29.4.1975, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân kiêm Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận, và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô cũng biến mất.
Được tin này, Dương Văn Minh yêu cầu Trung Tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham Mưu Trưởng, nhưng Tướng Lộc đề nghị giao chức này cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Tướng Minh từ chối với lý do Tướng Trưởng mới bỏ chạy khỏi Vùng I đang gây hoang mang. Cuối cùng Tướng Lộc nhận. Tướng Minh liền tạm thời chỉnh đốn lại Bộ Tổng Tham Mưu như sau:
Trung Tướng Vĩnh Lộc: Tổng Tham Mưu Trưởng.
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh: Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng đặc trách hành quân.
Trung Tướng Trần Văn Trung: Phụ Trách về Chiến Tranh Chính Trị.
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Đại Tá Hồ Ngọc Nhân: Quyền Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Thiếu Tướng Lâm Văn Phát: Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tư Lệnh Phó.
5.- Trường hợp của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh
Ở đây cần nói thêm một số chi tiết về vụ Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một nhân vật có nhiều tranh luận:
Tướng Hạnh sinh năm 1923 tại ấp Phú Thuận, xã Phú Phong, quận Châu Thành, Mỹ Tho, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Quân Lực VNCH như Tư lệnh phó sư đoàn 21 bộ binh tại Bạc Liêu (1967), Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 (thời Tướng Ngô Dzu), và Tổng Thanh Tra Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Năm 1974 ông về hưu sau 27 năm trong quân ngũ. Ông có hai người con gia nhập quân đội VNCH, đó là Thiếu Úy Nguyễn Hữu Tài và Thiếu Úy Nguyễn Hữu Năng: Thiếu Úy Nguyễn Hữu Tài sinh năm 1948, là phi công trực thăng, bị Việt Cộng bắn hạ và tử thương tại Vĩnh Kim. Còn Thiếu Úy Năng là tuỳ viên của ông.
Khi Đại Tá Dương Văn Minh làm Quân Trấn Trưởng Sài Gòn (1955), ông làm Tham Mưu Trường cho Tướng Minh nên rất thân với Tướng Minh. Theo ông kể lại, hôm 26.4.1975 ông nghe tin Tướng Minh đang được đưa lên làm Tổng Thống, ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Đẩu, Chánh Văn Phòng của Tướng Minh. Trung Tá Đẩu cho biết Tướng Minh muốn gặp ông, nhưng ông nên đến Sài Gòn vào ngày 29.4.1975.
Ngày 28.4.1975 Tướng Hạnh lên Sài Gòn, nhưng lúc 6 giờ 30 sáng 29 ông mới đến nhà Tướng Minh ở số 3 đường Trấn Qúy Cáp, Sài Gòn. Sau một thời gian ngồi chờ khá lâu, Tướng Minh thấy ông và bảo Trung Tá Đẩu làm giấy cử Tướng Hạnh đến xem xét tình hình tại Bộ Tổng Tham Mưu. Khi đến, ông không liên lạc được với Không Quân và Hải Quân. Ông chỉ liên lạc được với Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Tướng Toàn cho biết tình hình nguy ngập và ông muốn dời Bộ Tư Lệnh về Trường Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau đó, chiều 29 Tướng Toàn cũng ra đi.
Tài liệu của Việt Cộng cho biết từ năm 1970, vì bất mãn với chính quyền miền Nam chẳng những không thăng thưởng đúng với công lao của ông mà còn trù dập, Nguyễn Hữu Hạnh đã được ông Tám móc nối để trở thành cơ sở của Ban Binh Vận Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, với bí danh S7 hoặc Sao Mai. Nhưng các tài liệu của Việt Cộng lại mô tả các hoạt động địch vận của ông như những chuyện hoang đường.
Nguyễn Hữu Hạnh đã được nhà cầm quyền CSVN tặng thưởng Huân Chương Thành Đồng và được bầu làm Ủy Viên Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nhưng vấn đề của Tướng Hạnh còn phải được xem lại, vì Việt Cộng thường đưa ra những chuyện huyền thoại về hoạt động tình báo của họ tại miền Nam để che đậy những thất bại về tình báo của họ, như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo, v.v.
6.- Yêu cầu cơ quan DAO rời Việt Nam
Vào lúc 11 giờ 30, ông Vũ Văn Mẫu được Tổng Thống Dương Văn Minh chọn làm Thủ Tướng đã chính thức nhận chức tại Phủ Thủ Tướng. Vì Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã rời Việt Nam nên Phó Thủ Tướng Đôn thay mặt bàn giao cho tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu. Ngay sau đó, ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn đọc công hàm của Tổng Thống Dương Văn Minh yêu cầu các nhân viên Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự (DAO) thuộc Toà Đại Sứ Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975. Nguyên văn công hàm đó như sau:
“Thưa ông Đại Sứ,
“Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại Sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên của Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975 để vấn đề Hoà Bình Việt Nam sớm được giải quyết.”
Mặc dầu công hàm này có đóng chữ “MẬT” ở trên, nhưng lại công bố cho cả nước biết, có lẽ để cho Hà Nội nghe!
Đại Sứ Martin liền thông báo cho Tổng Thống Minh rằng ông “đã chỉ thị như ngài yêu cầu” . Ông yêu cầu Tổng Thống Minh ra lệnh cho quân đội VNCH làm dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO.
Ngoại Trưởng Kissinger nói rằng lời yêu cầu như vậy là để cho Mỹ có cái “danh chính ngôn thuận” ra đi.
Sau này người ta mới biết được Tổng Thống Dương Văn Minh đã gởi công hàm nói trên theo lời yêu cầu của Đại Sứ Martin!
7.- Một đêm dài vô tận
Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích.
Ông Vũ Ánh, Chánh Sự Vụ Sở Thời Sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, lúc đó đang ở đài phát thanh Sài Gòn, cho biết từ mồng 1 tháng tư, theo lệnh của vị Hệ Thống Trưởng cuối cùng của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng (Không Quân), ông đã ăn ngủ ngay ở trong Đài Phát Thanh Saigon để ứng trực và điều động các biên tập viên làm công việc trong tình hình có biến động. Khoảng 4 giờ sáng, khi ông vừa mới chợp mắt một chút, người thư ký trực báo cho biết có điện thoại của Tổng Thống Dương Văn Minh trong văn phòng Hệ Thống Trưởng. Ông vội chạy vào. Đầu dây bên kia tiếng của Dương Văn Minh:
- Qua là Minh đây. Trong Đài ai là người cao cấp nhất vào lúc này?
- Thưa Tổng Thống, không có ai ngoại trừ tôi, một số phóng viên, biện tập viên và nhân viên kỹ thuật.
- Qua hỏi để là hỏi thôi, giờ này họ bỏ đi hết rồi. Có tin tức gì mới liên quan đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trên những bản tin viễn ấn không?
Tôi đáp không, ngoại trừ một bản tin rất ngắn của hãng thông tấn UPI cho biết mọi liên lạc giữa Tòa Đại Sứ Mỹ và chính phủ Vũ Văn Mẫu bị cắt đứt...
Lúc đó, Tướng Minh chỉ còn hy vọng vào Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Thỉnh thoảng ông lại gọi điện thoại hỏi Thích Trí Quang về tình hình liên lạc với “phía bên kia” như thế nào. Trung Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại, lúc 4 giờ 35 sáng 30.4.1975, Thích Trí Quang đã nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:
“Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống...”
Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại.
Lúc đó là 4 giờ 45 phút sáng.
Frank Snepp kể lại, sau đó Tướng Minh đi đi lại lại một cách bực dọc (nervously) trong Dinh Độc Lập trống vắng. Đoàn sứ giả đi thương lượng ở Tân Sơn Nhứt không thấy về. Có người khuyên ông nên tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, nhưng ông không đồng ý. Ông nói rất nhiều đồng bào của ông sẽ khinh ông. (Too many of his countrymen would think ill of him). Ông muốn hoãn lại chuyện này cho đến khi nội các được thành lập. Khi đó ít ra những người khác phải chia xẻ sự sỉ nhục.
8.- Những giờ tuyệt vọng
Lúc 5 giờ 24 phút, Kenneth Moorefield, trợ tá của Đại Sứ Martin, người Mỹ cuối cùng ở Toà Đại Sứ Mỹ đã rời khỏi Việt Nam. Ông kể lại rằng từ cửa sổ của máy bay, ông thấy nhiều người Việt Nam di tản đang còn đợi ở sân Toà Đại Sứ ở dưới. Ông phát biểu cảm tưởng:
“Chúng tôi bay trên bầu trời Sài Gòn, tôi cố ghi trong đầu một ấn tượng cuối cùng về thành phố lúc bấy giờ. Tôi nhớ tôi nghĩ nó giống như một vùng ngoại ô của nước Mỹ. Tất cả đều phẳng lặng và bình yên, trừ một vài đám cháy ở đàng xa.”
Lúc 8 giờ, Tướng Minh đến Phủ Thủ Tướng ở số 7 đường Thống Nhất để duyệt lại thành phần chính phủ của Vũ Văn Mẫu và xem xét tình hình. Thành phần chính phủ mới được tạm thời ấn định như sau:
Tổng Thống: Dương Văn Minh,
Phó Tổng Thống: Nguyễn Văn Huyền,
Chính Phủ Vũ Văn Mẫu:
Thủ Tướng: Vũ Văn Mẫu,
Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng: Giáo sư Bùi Tường Huân.
Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có.
Bộ Trưởng Thông Tin: Lý Quí Chung,
Thứ Trưởng Thông Tin: Dương Văn Ba,
Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: Thái Lăng Nghiêm,
Bộ Trưởng Tư Pháp: Trần Thúc Linh,
Tổng Giám Đốc CSQG: Luật sư Triệu Quốc Mạnh.
Giáo Sư Bùi Tường Huân, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng của chính phủ Vũ Văn Mẫu, đã kể lui kể tới với chúng tôi nhiều lần khi cùng bị giam chung ở trại Long Thành sau ngày 30.4.1975: Sáng 30.4.1975, khi tân Nội Các họp tại Dinh Thủ Tướng để chuẩn bị đến Dinh Độc Lập làm lễ ra mắt thì Dương Văn Minh có bảo ông và Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng, liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu xem tình hình quân sự như thế nào. Tướng Có gọi điện thoại đến Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng nhưng không ai trả lời. Một lúc sau, có một người nhấc điện thoại lên. Tướng Có hỏi anh ta là ai. Anh ta trả lời anh là một Trung Sĩ làm việc trong Bộ Tổng Tham Mưu, đi ngang nghe điện thoại reo dữ quá, anh đến nhắc lên xem có chuyện gì không, vì trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu không còn ai cả. Tướng Có nhờ anh ta ra xem xung quanh có sĩ quan nào cao cấp còn đứng đó không. Anh ta đi một vòng thì thấy có cựu Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Anh liền báo tin cho Tướng Có biết. Dương Văn Minh nghe được, liền bảo gọi cựu Chuẫn Tướng Hạnh đến nói chuyện với ông. Khi nói chuyện với Tướng Hạnh, Dương Văn Minh mới biết Tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu Trưởng đã đi lúc 5 giờ 30 sáng rồi. Tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô cũng đã biến mất. Tướng Minh yêu cầu Tướng Hạnh đến Phủ Thủ Tướng ngay.
9.- Yêu cầu “không nổ súng...”
Khoảng 9 giờ 30, khi Tướng Hạnh đến báo cáo tình hình không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh bàn với nội các rồi quyết định đầu hàng. Ông yêu cầu đài phát thanh Sài Gòn cử ngừơi sang số 7 đường Thống Nhất để thu thanh một lời hiệu triệu rất quan trọng. Ông Vũ Ánh, Chánh Sự Vụ Sở Thời Sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, đang có mặt ở đài, đã cử phóng viên Lê Phú Bổn và kỹ thuật viên Hồ Ổn đi làm công tác này.
Lời kêu gọi do Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu soạn thảo, nhưng khi Tướng Minh đọc, vì quá xúc động, bị vấp nhiều chỗ phải thu đi thu lại đến 3 lần. Lúc 10 giờ 15, cuốn băng này đã được phát trên đài phát thanh Sài Gòn. Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng của VNCH “không nổ súng và ở đâu ở đó” để bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Cách Mạng. Nguyên văn lời kêu gọi đó như sau:
“Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”.
Ông cũng bảo Tướng Hạnh lấy tư cách Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng đọc nhật lệnh ra lệnh cho tất cả các đơn vị còn lại buông súng. Nhật lệnh của Tướng Hạnh như sau:
“Tổng Thống đã quyết định bàn giao chính quyền. Yêu cầu các đơn vị buông súng, trực tiếp tiếp xúc với lực lượng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời đối diện để trao lãnh thổ. Cố gắng tránh đổ máu.”
Sau đó Tướng Minh và nội các trở về Dinh Độc Lập để đợi “phía bên kia” vào và bàn giao. Trong khi đó, các quan khách đã được mời đến Dinh Độc Lập từ 9 giờ sáng để dự lễ ra mắt chính phủ mới.
10.- Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện
Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 thuộc Lữ đoàn thiết giáp 203 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập một cánh cổng đã mở sẵn theo lệnh của Tướng Dương Văn Minh, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!” . Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh. Một bộ đội yêu cầu Tướng Minh chỉ cho đường đi lên “để hạ cờ ngụy quyền”. Tướng Minh bảo Lý Qúy Chung dẫn đi.
Tài liệu của Hà Nội cho biết: Lúc 11 giờ 30 ngày 30.4.1975, chiếc xe Jeep của Đại Úy Phạm Xuân Thệ, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn bộ binh 66 thuộc Sư Đoàn 304, vọt theo xe tăng của Đại đội 4, Lữ đoàn thiết giáp 203, do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy tiến vào trước cửa Dinh Độc Lập. Trong lúc Đại đội trưởng Thận lên kéo cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập, Trung đoàn phó Thệ cùng với các cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn xông lên gác tiến vào phòng họp nơi Tổng thống Ngụy quyền Dương Văn Minh và toàn bộ nội các có mặt đông đủ. Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì Trung Tá Bùi Tùng, Chính Ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203 tới. Ông Minh thấy ông Tùng người to cao thì lễ phép chào và nói:
- Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền.
Trung Tá Tùng nói:
- Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện.
Ông Tùng buộc Tổng Thống Dương Văn Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ông Vũ Văn Mẫu nói:
- Nếu đưa chúng tôi sang đài phát thanh Sài Gòn thì phải có xe bọc thép đưa đi, nếu không phe đối lập sẽ gây nguy hiểm cho chúng tôi.
Ông Bùi Tùng nói:
- Bây giờ không còn phe đối lập nào ở Sài Gòn nữa, mà toàn là quân giải phóng.
Khi ra sân Dinh Độc Lập để sang đài phát thanh Sài Gòn, ông Bùi Tùng ngồi xe thứ hai, còn ông Phan Văn Thệ và ông Dương Văn Minh ngồi xe đầu. Khi hai ông vào bên trong đài phát thanh thì cô coi máy ghi âm vẫn còn ngồi đó, nhưng rất sợ hãi, tay lóng cóng không thể nào điều khiển máy ghi âm được. Sinh viên phản chiến Nguyễn Hữu Thái phải mất hơn một tiếng mới tìm ra được ông Trần Văn Bảng, một kỹ thuật viên có thể vận hành máy ghi âm và đài. Bản tuyên bố đầu hàng do Chính Trị Viên Bùi Tùng thảo, ông Minh phải đọc vào máy ghi âm. Ký giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der Spiegel của Đức, có mặt tại phòng ghi âm lúc đó, đã kể lại rằng lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn” . Ông ấy chỉ muốn đọc: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh...” . Họ tranh luận qua lại, nhưng Chính Trị Viên Bùi Tùng không nhượng bộ. Cuối cùng ông Minh phải đọc: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn” .
Không biết vì bản viết tay của ông Bùi Tùng khó đọc hay vì quá xúc động, mặc dầu bản tuyên bố chỉ có vài hàng, ông Minh đọc sai nhiều lần. Đến lần thứ ba ông Minh cũng đã đọc xong bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bản tuyên bố này được phát trên đài phát thanh Sài Gòn vào lúc 13 giờ 30, nguyên văn như sau:
“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam”.
Liền sau đó, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu phát biểu trực tiếp:
“Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ Tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Chuyên viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền Cách Mạng”.
Tiếp theo là lời Chính Ủy Bùi Tùng:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn.”
Sau đó, bộ đội đưa Tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu về lại Dinh Độc Lập.
11.- Phóng thích nhóm Dương Văn Minh
Tối 2.5.1975, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam tổ cức buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập. Trong buổi lễ, Tướng Trần Văn Trà, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn, đã phát biểu:
“Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng, chỉ có đế quốc Mỹ xâm lược là kẻ chiến bại. Nhân dân Việt Nam là dân tộc duy nhất trong lịch sử nhân loại đã đánh bại quân Mông Cổ. Vào năm 1954, chúng ta đã đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, và nay chúng ta đã đánh bại Hoa Kỳ, nước tự hào cho mình là hùng mạnh nhất thế giới. Đây là niềm hãnh diện chung của tất cả nhân dân Việt Nam chúng ta”.
Tướng Dương Văn Minh đáp lời:
“Ngày hôm nay, đại diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ Cách Mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước... Tôi nghĩ rằng với hành động của mình, tôi đã góp phần tránh một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho Sài Gòn. Đó là phần đóng góp cụ thể của tôi trong cuộc chiến đấu này. Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam độc lập”.
Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống chỉ 36 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng!
Chỉ ít lâu sau, nhóm chủ trương và đòi hỏi “hoà giải hoà hợp” với Cộng Sản, kể cả Tướng Dương Văn Minh, đã phải nếm mùi đắng cay của “xã hội chủ nghĩa”.
(Ngày 19.5.2009)
Vào tháng 4 năm 1975, Hoa Kỳ thấy tình hình miền Nam Việt Nam không còn cứu vãn được, nên đã sắp xếp cho chính quyền miền Nam đầu hàng Bắc Việt để tránh sự đổ máu quá nhiều. Biết Tướng Dương Văn Minh có liên lạc với Việt Cộng và đi theo nhóm chủ trương “hoà giải hoà hợp” giữa hai bên, Đại Sứ Martin của Mỹ đã phối hợp với Đại Sứ Merillon của Pháp thuyết phục Tướng Thiệu từ chức và lừa Tướng Dương Văn Minh ra làm hàng tướng bằng cách tạo cho ông một ảo vọng rằng chỉ có ông mới có thể nói chuyện với “phía bên kia” để hình thành một “chính phủ liên hiệp Quốc – Cộng!”
1.- Đưa tay chân và lực lượng Không Quân, Hải Quân ra khỏi Việt Nam
Thủ Tướng Tướng Trần Thiện Khiêm, một nhân viên tình báo gộc của CIA, chắc chắn đã được báo tin tình hình không còn cứu vãn được, nên ngày 4.4.1975 ông đã tìm cách “bán cái” chức Thủ Tướng cho ông Nguyễn Bá Cẩn, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện, để chạy. Ông Cẩn không biết gì về tình hình, nên cắn câu! Ngày 14.4.1975, Chính Phủ Nguyễn Bá Cẩn ra mắt do ông Nguyễn Bá Cẩn làm Thủ Tướng, Trung Tướng Trần Văn Đôn làm Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng; Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hảo, Đệ Nhị Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Canh Nông và Kỹ Nghệ; Kỹ Sư Dương Kích Dưỡng, Đệ Tam Phó Thủ Tướng đặc trách về Cứu Trợ và Định Cư, v.v.
Ngày 21.4.1975 Tổng Thống Thiệu bị cưởng ép phải từ chức và nhường chức Tổng Thống lại cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Mất nơi nương tựa, ngày 23.4.1975, ông Nguyễn Bá Cẩn nộp đơn xin Tổng Thống Hương cho ông từ chức Thủ Tướng.
Tối 25.4.1975 CIA đã đẩy hai tay chân bộ hạ của mình là Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Tướng Trần Thiện Khiêm lên chiếc C-118 của Không Quân Hoa Kỳ bay đi Đài Loan. Sau đó, theo lời yêu cầu của ông Nguyễn Bá Cẩn, tối 28.4.1975 người Mỹ cũng đã đẩy ông lên một chiếc C.130 đang nổ máy với nhiều người khác đã ngồi chờ sẵn, đưa ông đi Honolulu.
Ngày 26.4.1975, khi thấy tình hình đã đi vào giai đoạn cuối, cơ quan DAO đã bí mật khuyến cáo Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, ra lệnh cho Không Quân và Hải Quân rời khỏi Việt Nam để các phi cơ và chiến hạm khỏi rơi và tay địch.
Với Không Quân, vấn đề không khó khăn lắm: Chỉ cần ra lệnh cho Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân, dời Sư Đoàn 5 Không Quân Tân Sơn Nhất và Sư Đoàn 3 Không Quân Biên Hòa xuống căn cứ Sư Đoàn 4 Không Quân tại Trà Nóc, ở Cần Thơ. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, các phi công có thể lái máy bay bay qua căn cứ Utapao của Không Quân Hoa Kỳ ở Thái Lan. Nhân cơ hội di tản này, nhiều phi công đã lái phi cơ các loại bay qua Thái Lan.
Với Hải Quân, vì lực lượng này rất cộng kềng, nên việc di tản sẽ gặp khó khăn và có thể gây hổn loạn nếu không được tổ chức chu đáo. Cơ quan DAO đã cho cựu Thiếu Tá Richard Armitage, tùy viên viên quân sự Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ, đến phối hợp với Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, lo tổ chức, đôn đốc và theo dõi việc di tản an toàn lực lượng Hải Quân ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, mục tiêu của cuộc di tản được thông báo cho các thuộc quốc là đi xuống miền Tây hay Phú Quốc. Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang mới được Tổng Thống Thiệu cử làm Tư Lệnh Hải Quân vào ngày 24.3.1975 thay thế Phó Đề Đốc Lâm Nguôn Tánh.
Chiều 26.4.1975, Đại Tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư Lệnh Hạm Đội, đã vội báo tin này cho các hạm trưởng biết. Ông nói phải “chuẩn bị tinh thần vì có thể di chuyển về Phú Quốc.” Ngày 28.4.1975 ông đã bị mất chức.
Vào sáng sớm ngày 29.4.1975, một cuộc họp mật của tham mưu cao cấp đã được tổ chức tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Phó Đề Đốc Cang cho biết rằng nếu không có một phản lệnh nào khác, toàn bộ Hạm Đội sẽ rời Bộ Tư Lệnh ở Sài Gòn vào lúc 0 giờ tối 29 rạng 30.4.1975. Các hạm trưởng chuẩn bị thi hành. Tuy nhiên, cũng có chiến hạm đã lên đường trước giờ ấn định.
Phó Đề Đốc Cang đã liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu và Đại Tá Thủy Quân Lục Chiến Cổ Tấn Tinh Châu, chỉ huy trưởng Đặc Khu Rừng Sát và Thủy Trình sông Lòng Tảo - Vàm Cỏ, yêu cầu giữ an ninh cho đoàn chiến hạm có thể di chuyển an toàn trên sông Sài Gòn trong vòng vài giờ để ra khơi. Các chiến đấu cơ của Hoa Kỳ cũng được phái đến để bảo vệ cho cuộc di tản này.
Lúc 5 giờ chiều 29.4.1875, Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang tuyên bố giải tán Hải Quân VNCH, nhưng lực lượng Hải Quân vẫn giữ nguyên đội hình khi ra khơi. Tối hôm đó, khi biết được Đề Đốc Chung Tấn Cang đã giải tán Hải Quân VNCH và dẫn lực lượng Hải Quân rời khỏi Sài Gòn, Tổng Thống Dương Văn Minh đã cấp thời ra khẩu lệnh cử Hải Quân Đại Tá Nguyễn Văn Tấn hành xử quyền Tư Lệnh Hải Quân. Đại Tá Hải đã ở lại và sau khi Sài Gòn mất, ông phải đi tù.
Như vậy, người Mỹ đã giải thoát cho các tay chân bộ hạ của họ, đưa các phi cơ và chiến hạm đi, để một miền Nam đang hấp hối lại cho Tướng Dương Văn Minh và nhóm của ông, gồm những thành phần phản chiến, luôn đòi hoà hợp hoà giải với Cộng Sản như Thích Trí Quang, Thích Thiện Minh, Vũ Văn Mẫu, Trần Ngọc Liễng, Hồ Văn Minh, Hồng Sơn Đông, Hồ Ngọc Nhuận, Dương Văn Ba, Nguyễn Hữu Chung, Lý Quí Chung, Lý Chánh Trung, v.v…
2.- Ép Phó Tổng Thống Hương trao quyền
Trong cuốn “Decent Interval” , Frank Snepp, một phân tích viên của CIA ở Saigon lúc đó, nói rằng tại miền Nam lúc đó không ai tin Hà Nội có thể chấp nhận một giải pháp chính trị khi họ đang trên đà chiến thắng. Ông Vũ Văn Mẫu cũng đã nhận ra được điều đó nên khi gặp Đại Sứ Merillon, ông đã nói với ông Đại Sứ bằng tiếng Latin rằng nếu giải pháp một chính phủ liên hiệp không thành thì xin giúp ông được ra đi!
Frank Snepp cho biết thêm:
“Khi tôi đang bận đánh máy bản báo cáo thì Polgar ở trong phòng riêng với các viên chức khác của Trạm Tình Báo (Toà Đại Sứ) thảo luận về việc chuyển giao nhanh quyền hành. Một khi Thiệu từ chức, Phó Tổng Thống Trần Văn Hương phải trao quyền hành ngay lập tức cho Minh “Lớn”, và Quốc Hội phải sẵn sàng chấp thuận sự chuyển giao, để sự chuyển giao đó có thể được thực hiện “một cách hợp hiến” (nhấn mạnh của Đại Sứ Martin) và “nhanh chóng” .
Tiếp theo, Mỹ thúc đẩy Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh để “thương lượng với phía bên kia” , nhưng thật sự là để tuyên bố đầu hàng. Ông Trần Văn Hương không hiểu gì về tình hình lúc đó nên tìm cách cù cưa. Ông bí mật đến gặp Tướng Minh và yêu cầu Tướng Minh làm Thủ Tướng, nhưng Tướng Minh từ chối. Tuy nhiên, CIA và một số nhân vật chính trị đã thuyết phục ông rằng về quân sự, tình hình không còn cứu vãn được, phải tìm một giải pháp chính trị. Nhưng MTGPMN chỉ chịu nói chuyện với Dương Văn Minh, chứ không chịu nói chuyện với bất cứ ai, nên ông phải trao quyền cho Dương Văn Minh ngay. Cuối cùng ông cũng đồng ý trao quyền cho Tướng Minh với điều kiện phải có sự quyết định của Quốc Hội. Nếu nói thật với ông Hương rằng trao quyền cho Dương Văn Minh để đầu hàng, chắc chắn ông không bao giờ giao. Một câu nói của ông trong bản tuyên bố trao quyền thường được nhiều người nhắc đến: “Nguyện vọng lớn lao nhất của đời tôi là được làm một hạ sĩ danh dự, chết bên cạnh các chiến sĩ.”
Ngày 26.4.1975 lưỡng viện Quốc Hội đã họp tại Thượng Viện dưới quyền chủ toạ của ông Trần Văn Lắm, Chủ Tịch Thượng Viện, để đưa Tướng Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống. Có 136 trong số 219 nghị sĩ và dân biểu đến họp. Sau khi Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, và Tướng Nguyễn Khắc Bình, Tổng Giám Đốc CSQG trình bày về tình hình, Quốc Hội bắt đầu thảo luận về việc trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh. Có rất nhiều sự bất đồng về việc trao quyền, nhiều người cho rằng sự trao quyền này là bất hợp hiến. Nhưng các nhóm vận động hậu trường đã hoạt động rất ráo riết nên cuối cùng, lúc 20 giờ 54 phút, Quốc Hội đã biểu quyết chấp thuận trao quyền cho Tướng Dương Văn Minh với số phiếu 147/151.
3.- Tướng Minh nắm chính quyền
Chiều 28.4.1975, vào lúc 17 giờ 50, Tướng Dương Văn Minh đã nhận chức Tổng Thống. Lễ bàn giao được diễn ra tại Phòng Khánh Tiết của Dinh Độc Lập, có trực tiếp truyền thanh.
Đại diện Quân Lực VNCH tham dự lễ bàn giao có Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân thay mặt Đại Tướng Cao Văn Viên, và Trung Tướng Trần Văn Minh, Tư Lệnh Không Quân.
Trước khi bước xuống bục để nhường chỗ cho Tướng Dương Văn Minh đọc diễn văn nhận chức, theo lời yêu cầu của Tướng Cao Văn Viên, Tổng Thống Trần Văn Hương đã công bố sắc lệnh giải nhiệm Đại Tướng Cao Văn Viên khỏi chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng.
Tướng Dương Văn Minh đã buớc lên bực, trầm tĩnh đọc bản tuyên bố đường lối của chính phủ ông là "sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách thương thuyết và hòa giải với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam".
Sau nghi lễ nhận chức, Tổng Thống Dương Văn Minh đã giới thiệu ông Nguyễn Văn Huyền làm Phó Tổng Thống và ông Vũ Văn Mẫu làm Thủ Tướng.
4.- Chỉnh đốn lại Bộ Tổng Tham Mưu
Cũng trong chiều 28, Phó Đề Đốc Chung Tấn Cang, Tư Lệnh Hải Quân, đã vào Dinh Hoa Lan gặp Tướng Minh cho biết tình hình và xin cho lực lượng Hải Quân được di tản xuống Miền Tây hay ra Phú Quốc. Tướng Minh đồng ý.
Phó Đề Đốc Cang hỏi Tướng Minh có định ra đi hay không. Tướng Minh cho con gái là Dương Mai, con rễ là Đại Tá Nguyễn Hồng Đài và hai cháu ngoại lên tàu di tản với Đô Đốc Cang, còn ông và bà Minh ở lại.
Phó Đề Đốc Cang là người rất được Tướng Minh tin cậy. Chúng ta nhớ lại, sáng 1.1.1963, sau khi ra lệnh giết Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, lúc 1 giờ 30, Trung Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Trung Tá Chung Tấn Cang, một người được móc nối từ trước, đem đoàn chiến đĩnh đến chiếm Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Chung Tấn Cang đứng trên chiếc Monitor Combat (Tiền Phong Đĩnh) do Trung Sĩ Thạch Sơn lái và ra lệnh cặp vào cầu tàu Tư Lệnh. Sau đó ông lên Văn Phòng Tư Lệnh đảm nhiệm vai trò Tư Lệnh Hải Quân. Hôm sau, 2.11.1963, Trung Tá Cang được thăng Đại Tá.
Ngay trong chiều 28.4.1975, Đại Tướng Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, đã ra đi cùng với Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 Bộ Tổng Tham Mưu (phòng hành quân).
Sáng 29.4.1975, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, Tham Mưu Trưởng Liên Quân kiêm Tổng Cục Trưởng Tiếp Vận, và Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô cũng biến mất.
Được tin này, Dương Văn Minh yêu cầu Trung Tướng Vĩnh Lộc làm Tổng Tham Mưu Trưởng, nhưng Tướng Lộc đề nghị giao chức này cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng. Tướng Minh từ chối với lý do Tướng Trưởng mới bỏ chạy khỏi Vùng I đang gây hoang mang. Cuối cùng Tướng Lộc nhận. Tướng Minh liền tạm thời chỉnh đốn lại Bộ Tổng Tham Mưu như sau:
Trung Tướng Vĩnh Lộc: Tổng Tham Mưu Trưởng.
Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh: Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng đặc trách hành quân.
Trung Tướng Trần Văn Trung: Phụ Trách về Chiến Tranh Chính Trị.
Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Chức: Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Tiếp Vận.
Đại Tá Hồ Ngọc Nhân: Quyền Tham Mưu Trưởng Liên Quân.
Thiếu Tướng Lâm Văn Phát: Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tư Lệnh Phó.
5.- Trường hợp của Tướng Nguyễn Hữu Hạnh
Ở đây cần nói thêm một số chi tiết về vụ Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, một nhân vật có nhiều tranh luận:
Tướng Hạnh sinh năm 1923 tại ấp Phú Thuận, xã Phú Phong, quận Châu Thành, Mỹ Tho, đã từng giữ những chức vụ quan trọng trong Quân Lực VNCH như Tư lệnh phó sư đoàn 21 bộ binh tại Bạc Liêu (1967), Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 (thời Tướng Ngô Dzu), và Tổng Thanh Tra Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Năm 1974 ông về hưu sau 27 năm trong quân ngũ. Ông có hai người con gia nhập quân đội VNCH, đó là Thiếu Úy Nguyễn Hữu Tài và Thiếu Úy Nguyễn Hữu Năng: Thiếu Úy Nguyễn Hữu Tài sinh năm 1948, là phi công trực thăng, bị Việt Cộng bắn hạ và tử thương tại Vĩnh Kim. Còn Thiếu Úy Năng là tuỳ viên của ông.
Khi Đại Tá Dương Văn Minh làm Quân Trấn Trưởng Sài Gòn (1955), ông làm Tham Mưu Trường cho Tướng Minh nên rất thân với Tướng Minh. Theo ông kể lại, hôm 26.4.1975 ông nghe tin Tướng Minh đang được đưa lên làm Tổng Thống, ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Đẩu, Chánh Văn Phòng của Tướng Minh. Trung Tá Đẩu cho biết Tướng Minh muốn gặp ông, nhưng ông nên đến Sài Gòn vào ngày 29.4.1975.
Ngày 28.4.1975 Tướng Hạnh lên Sài Gòn, nhưng lúc 6 giờ 30 sáng 29 ông mới đến nhà Tướng Minh ở số 3 đường Trấn Qúy Cáp, Sài Gòn. Sau một thời gian ngồi chờ khá lâu, Tướng Minh thấy ông và bảo Trung Tá Đẩu làm giấy cử Tướng Hạnh đến xem xét tình hình tại Bộ Tổng Tham Mưu. Khi đến, ông không liên lạc được với Không Quân và Hải Quân. Ông chỉ liên lạc được với Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Tướng Toàn cho biết tình hình nguy ngập và ông muốn dời Bộ Tư Lệnh về Trường Thiết Giáp ở Gò Vấp. Sau đó, chiều 29 Tướng Toàn cũng ra đi.
Tài liệu của Việt Cộng cho biết từ năm 1970, vì bất mãn với chính quyền miền Nam chẳng những không thăng thưởng đúng với công lao của ông mà còn trù dập, Nguyễn Hữu Hạnh đã được ông Tám móc nối để trở thành cơ sở của Ban Binh Vận Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, với bí danh S7 hoặc Sao Mai. Nhưng các tài liệu của Việt Cộng lại mô tả các hoạt động địch vận của ông như những chuyện hoang đường.
Nguyễn Hữu Hạnh đã được nhà cầm quyền CSVN tặng thưởng Huân Chương Thành Đồng và được bầu làm Ủy Viên Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, nhưng vấn đề của Tướng Hạnh còn phải được xem lại, vì Việt Cộng thường đưa ra những chuyện huyền thoại về hoạt động tình báo của họ tại miền Nam để che đậy những thất bại về tình báo của họ, như trường hợp Vũ Ngọc Nhạ, Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo, v.v.
6.- Yêu cầu cơ quan DAO rời Việt Nam
Vào lúc 11 giờ 30, ông Vũ Văn Mẫu được Tổng Thống Dương Văn Minh chọn làm Thủ Tướng đã chính thức nhận chức tại Phủ Thủ Tướng. Vì Thủ Tướng Nguyễn Bá Cẩn đã rời Việt Nam nên Phó Thủ Tướng Đôn thay mặt bàn giao cho tân Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu. Ngay sau đó, ông Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn đọc công hàm của Tổng Thống Dương Văn Minh yêu cầu các nhân viên Cơ Quan Tùy Viên Quân Sự (DAO) thuộc Toà Đại Sứ Mỹ rút khỏi Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975. Nguyên văn công hàm đó như sau:
“Thưa ông Đại Sứ,
“Tôi trân trọng yêu cầu ông Đại Sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên của Cơ Quan Tùy Viên Quốc Phòng DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29.4.1975 để vấn đề Hoà Bình Việt Nam sớm được giải quyết.”
Mặc dầu công hàm này có đóng chữ “MẬT” ở trên, nhưng lại công bố cho cả nước biết, có lẽ để cho Hà Nội nghe!
Đại Sứ Martin liền thông báo cho Tổng Thống Minh rằng ông “đã chỉ thị như ngài yêu cầu” . Ông yêu cầu Tổng Thống Minh ra lệnh cho quân đội VNCH làm dễ dàng cho việc di chuyển các nhân viên DAO.
Ngoại Trưởng Kissinger nói rằng lời yêu cầu như vậy là để cho Mỹ có cái “danh chính ngôn thuận” ra đi.
Sau này người ta mới biết được Tổng Thống Dương Văn Minh đã gởi công hàm nói trên theo lời yêu cầu của Đại Sứ Martin!
7.- Một đêm dài vô tận
Đêm 29.4.1975, Tướng Minh vào ngũ trong Dinh Độc Lập để tránh pháo kích.
Ông Vũ Ánh, Chánh Sự Vụ Sở Thời Sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, lúc đó đang ở đài phát thanh Sài Gòn, cho biết từ mồng 1 tháng tư, theo lệnh của vị Hệ Thống Trưởng cuối cùng của Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia là Thiếu Tá Nguyễn Văn Thăng (Không Quân), ông đã ăn ngủ ngay ở trong Đài Phát Thanh Saigon để ứng trực và điều động các biên tập viên làm công việc trong tình hình có biến động. Khoảng 4 giờ sáng, khi ông vừa mới chợp mắt một chút, người thư ký trực báo cho biết có điện thoại của Tổng Thống Dương Văn Minh trong văn phòng Hệ Thống Trưởng. Ông vội chạy vào. Đầu dây bên kia tiếng của Dương Văn Minh:
- Qua là Minh đây. Trong Đài ai là người cao cấp nhất vào lúc này?
- Thưa Tổng Thống, không có ai ngoại trừ tôi, một số phóng viên, biện tập viên và nhân viên kỹ thuật.
- Qua hỏi để là hỏi thôi, giờ này họ bỏ đi hết rồi. Có tin tức gì mới liên quan đến Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ trên những bản tin viễn ấn không?
Tôi đáp không, ngoại trừ một bản tin rất ngắn của hãng thông tấn UPI cho biết mọi liên lạc giữa Tòa Đại Sứ Mỹ và chính phủ Vũ Văn Mẫu bị cắt đứt...
Lúc đó, Tướng Minh chỉ còn hy vọng vào Thượng Tọa Thích Trí Quang, người hứa sẽ đưa người “phía bên kia” đến thương lượng để thành lập chính phủ liên hiệp. Thỉnh thoảng ông lại gọi điện thoại hỏi Thích Trí Quang về tình hình liên lạc với “phía bên kia” như thế nào. Trung Tướng Nguyễn Hữu Có kể lại, lúc 4 giờ 35 sáng 30.4.1975, Thích Trí Quang đã nói với Dương Văn Minh qua điện thoại:
“Thưa Tổng Thống, cũng như Tổng Thống là tôi vẫn chờ đến giờ nầy và theo tôi nghĩ có lẽ với tình thề hiện tại, trong sứ mạng của tôi, người đứng trung gian bắc nhịp cầu của thế cờ chính trị, có thể nói là chấm dứt. Với trọng trách là Tổng Thống, hơn nữa là một Đại Tướng, tôi nghĩ công việc phải nhờ vào tài quân sự của Đại Tướng, chứ giải pháp chính trị của tôi coi như chấm dứt, và từ giờ phút này nếu có chuyện gì xẩy đến thì mọi trách nhiệm đều do Tổng Thống, à quên Đại Tướng quyết định với giải pháp quân sự, mà trong lãnh vực này Đại Tướng rất rành và giỏi hơn tôi. Xin chào Tổng Thống...”
Dương Văn Minh chỉ trả lời gọn một câu: “Thầy giết tôi rồi!” và cúp máy điện thoại.
Lúc đó là 4 giờ 45 phút sáng.
Frank Snepp kể lại, sau đó Tướng Minh đi đi lại lại một cách bực dọc (nervously) trong Dinh Độc Lập trống vắng. Đoàn sứ giả đi thương lượng ở Tân Sơn Nhứt không thấy về. Có người khuyên ông nên tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, nhưng ông không đồng ý. Ông nói rất nhiều đồng bào của ông sẽ khinh ông. (Too many of his countrymen would think ill of him). Ông muốn hoãn lại chuyện này cho đến khi nội các được thành lập. Khi đó ít ra những người khác phải chia xẻ sự sỉ nhục.
8.- Những giờ tuyệt vọng
Lúc 5 giờ 24 phút, Kenneth Moorefield, trợ tá của Đại Sứ Martin, người Mỹ cuối cùng ở Toà Đại Sứ Mỹ đã rời khỏi Việt Nam. Ông kể lại rằng từ cửa sổ của máy bay, ông thấy nhiều người Việt Nam di tản đang còn đợi ở sân Toà Đại Sứ ở dưới. Ông phát biểu cảm tưởng:
“Chúng tôi bay trên bầu trời Sài Gòn, tôi cố ghi trong đầu một ấn tượng cuối cùng về thành phố lúc bấy giờ. Tôi nhớ tôi nghĩ nó giống như một vùng ngoại ô của nước Mỹ. Tất cả đều phẳng lặng và bình yên, trừ một vài đám cháy ở đàng xa.”
Lúc 8 giờ, Tướng Minh đến Phủ Thủ Tướng ở số 7 đường Thống Nhất để duyệt lại thành phần chính phủ của Vũ Văn Mẫu và xem xét tình hình. Thành phần chính phủ mới được tạm thời ấn định như sau:
Tổng Thống: Dương Văn Minh,
Phó Tổng Thống: Nguyễn Văn Huyền,
Chính Phủ Vũ Văn Mẫu:
Thủ Tướng: Vũ Văn Mẫu,
Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng: Giáo sư Bùi Tường Huân.
Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng: Trung Tướng Nguyễn Hữu Có.
Bộ Trưởng Thông Tin: Lý Quí Chung,
Thứ Trưởng Thông Tin: Dương Văn Ba,
Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng: Thái Lăng Nghiêm,
Bộ Trưởng Tư Pháp: Trần Thúc Linh,
Tổng Giám Đốc CSQG: Luật sư Triệu Quốc Mạnh.
Giáo Sư Bùi Tường Huân, Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quốc Phòng của chính phủ Vũ Văn Mẫu, đã kể lui kể tới với chúng tôi nhiều lần khi cùng bị giam chung ở trại Long Thành sau ngày 30.4.1975: Sáng 30.4.1975, khi tân Nội Các họp tại Dinh Thủ Tướng để chuẩn bị đến Dinh Độc Lập làm lễ ra mắt thì Dương Văn Minh có bảo ông và Trung Tướng Nguyễn Hữu Có, Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng, liên lạc với Bộ Tổng Tham Mưu xem tình hình quân sự như thế nào. Tướng Có gọi điện thoại đến Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng nhưng không ai trả lời. Một lúc sau, có một người nhấc điện thoại lên. Tướng Có hỏi anh ta là ai. Anh ta trả lời anh là một Trung Sĩ làm việc trong Bộ Tổng Tham Mưu, đi ngang nghe điện thoại reo dữ quá, anh đến nhắc lên xem có chuyện gì không, vì trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu không còn ai cả. Tướng Có nhờ anh ta ra xem xung quanh có sĩ quan nào cao cấp còn đứng đó không. Anh ta đi một vòng thì thấy có cựu Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh. Anh liền báo tin cho Tướng Có biết. Dương Văn Minh nghe được, liền bảo gọi cựu Chuẫn Tướng Hạnh đến nói chuyện với ông. Khi nói chuyện với Tướng Hạnh, Dương Văn Minh mới biết Tướng Vĩnh Lộc, Tổng Tham Mưu Trưởng đã đi lúc 5 giờ 30 sáng rồi. Tướng Lâm Văn Phát, Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô cũng đã biến mất. Tướng Minh yêu cầu Tướng Hạnh đến Phủ Thủ Tướng ngay.
9.- Yêu cầu “không nổ súng...”
Khoảng 9 giờ 30, khi Tướng Hạnh đến báo cáo tình hình không còn gì để hy vọng nữa, Dương Văn Minh bàn với nội các rồi quyết định đầu hàng. Ông yêu cầu đài phát thanh Sài Gòn cử ngừơi sang số 7 đường Thống Nhất để thu thanh một lời hiệu triệu rất quan trọng. Ông Vũ Ánh, Chánh Sự Vụ Sở Thời Sự Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia, đang có mặt ở đài, đã cử phóng viên Lê Phú Bổn và kỹ thuật viên Hồ Ổn đi làm công tác này.
Lời kêu gọi do Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu soạn thảo, nhưng khi Tướng Minh đọc, vì quá xúc động, bị vấp nhiều chỗ phải thu đi thu lại đến 3 lần. Lúc 10 giờ 15, cuốn băng này đã được phát trên đài phát thanh Sài Gòn. Tổng Thống Dương Văn Minh kêu gọi các lực lượng của VNCH “không nổ súng và ở đâu ở đó” để bàn giao chính quyền cho Chính Phủ Cách Mạng. Nguyên văn lời kêu gọi đó như sau:
“Đường lối chủ trương của chúng tôi là hòa giải và hòa hợp dân tộc để cứu sinh mạng đồng bào. Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải của người Việt Nam để khỏi thiệt hại xương máu của người Việt Nam. Vì lẽ đó, tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa hãy bình tĩnh, không nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng. Chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận lễ bàn giao chính quyền trong một trật tự, tránh đổ máu vô ích của đồng bào”.
Ông cũng bảo Tướng Hạnh lấy tư cách Phụ Tá Tổng Tham Mưu Trưởng đọc nhật lệnh ra lệnh cho tất cả các đơn vị còn lại buông súng. Nhật lệnh của Tướng Hạnh như sau:
“Tổng Thống đã quyết định bàn giao chính quyền. Yêu cầu các đơn vị buông súng, trực tiếp tiếp xúc với lực lượng của Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời đối diện để trao lãnh thổ. Cố gắng tránh đổ máu.”
Sau đó Tướng Minh và nội các trở về Dinh Độc Lập để đợi “phía bên kia” vào và bàn giao. Trong khi đó, các quan khách đã được mời đến Dinh Độc Lập từ 9 giờ sáng để dự lễ ra mắt chính phủ mới.
10.- Tuyên bố đầu hàng vô điều kiện
Lúc 11 giờ 30, chiếc xe tăng Cộng Sản đầu tiên loại T-54 thuộc Lữ đoàn thiết giáp 203 tiến trên đại lộ Thống Nhứt về phía Dinh Độc Lập, ủi sập một cánh cổng đã mở sẵn theo lệnh của Tướng Dương Văn Minh, sau khi bắn hai phát đại bác long trời lở đất. Tiếng chân chạy ồn ào trong đại sảnh, có tiếng đạn lên nòng, một khẩu lệnh vang lên: “Mọi người đi ra khỏi phòng ngay!” Dương Văn Minh là người bước ra đầu tiên, Thiếu Tá tùy viên Hoa Hải Đường đi bên cạnh, phía sau là Vũ Văn Mẫu, Nguyễn Văn Huyền... Nhiều bộ đội ở đầu kia đại sảnh hét to: “Mọi người giơ hai tay lên!” . Dương Văn Minh, Vũ Văn Mẫu và đoàn tùy tùng nhất loạt tuân lệnh. Một bộ đội yêu cầu Tướng Minh chỉ cho đường đi lên “để hạ cờ ngụy quyền”. Tướng Minh bảo Lý Qúy Chung dẫn đi.
Tài liệu của Hà Nội cho biết: Lúc 11 giờ 30 ngày 30.4.1975, chiếc xe Jeep của Đại Úy Phạm Xuân Thệ, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn bộ binh 66 thuộc Sư Đoàn 304, vọt theo xe tăng của Đại đội 4, Lữ đoàn thiết giáp 203, do Đại đội trưởng Bùi Quang Thận chỉ huy tiến vào trước cửa Dinh Độc Lập. Trong lúc Đại đội trưởng Thận lên kéo cờ giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập, Trung đoàn phó Thệ cùng với các cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn xông lên gác tiến vào phòng họp nơi Tổng thống Ngụy quyền Dương Văn Minh và toàn bộ nội các có mặt đông đủ. Khi mọi người chưa kịp làm gì tiếp thì Trung Tá Bùi Tùng, Chính Ủy Lữ Đoàn Xe Tăng 203 tới. Ông Minh thấy ông Tùng người to cao thì lễ phép chào và nói:
- Thưa ông, chúng tôi đợi các ông vào lâu rồi để bàn giao chính quyền.
Trung Tá Tùng nói:
- Các ông là người bại trận. Các ông không còn gì để bàn giao mà chỉ có đầu hàng vô điều kiện.
Ông Tùng buộc Tổng Thống Dương Văn Minh và Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu đến đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Ông Vũ Văn Mẫu nói:
- Nếu đưa chúng tôi sang đài phát thanh Sài Gòn thì phải có xe bọc thép đưa đi, nếu không phe đối lập sẽ gây nguy hiểm cho chúng tôi.
Ông Bùi Tùng nói:
- Bây giờ không còn phe đối lập nào ở Sài Gòn nữa, mà toàn là quân giải phóng.
Khi ra sân Dinh Độc Lập để sang đài phát thanh Sài Gòn, ông Bùi Tùng ngồi xe thứ hai, còn ông Phan Văn Thệ và ông Dương Văn Minh ngồi xe đầu. Khi hai ông vào bên trong đài phát thanh thì cô coi máy ghi âm vẫn còn ngồi đó, nhưng rất sợ hãi, tay lóng cóng không thể nào điều khiển máy ghi âm được. Sinh viên phản chiến Nguyễn Hữu Thái phải mất hơn một tiếng mới tìm ra được ông Trần Văn Bảng, một kỹ thuật viên có thể vận hành máy ghi âm và đài. Bản tuyên bố đầu hàng do Chính Trị Viên Bùi Tùng thảo, ông Minh phải đọc vào máy ghi âm. Ký giả Borries Gallasch, phóng viên tờ Der Spiegel của Đức, có mặt tại phòng ghi âm lúc đó, đã kể lại rằng lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc: “Tôi, Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn” . Ông ấy chỉ muốn đọc: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh...” . Họ tranh luận qua lại, nhưng Chính Trị Viên Bùi Tùng không nhượng bộ. Cuối cùng ông Minh phải đọc: “Tôi, đại tướng Dương Văn Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn” .
Không biết vì bản viết tay của ông Bùi Tùng khó đọc hay vì quá xúc động, mặc dầu bản tuyên bố chỉ có vài hàng, ông Minh đọc sai nhiều lần. Đến lần thứ ba ông Minh cũng đã đọc xong bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Bản tuyên bố này được phát trên đài phát thanh Sài Gòn vào lúc 13 giờ 30, nguyên văn như sau:
“Tôi, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn, kêu gọi Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa hạ vũ khí đầu hàng không điều kiện quân Giải Phóng Miền Nam Việt Nam. Tôi tuyên bố chính quyền Sài Gòn từ trung ương đến địa phương phải giải tán hoàn toàn. Từ trung ương đến địa phương trao lại cho Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam”.
Liền sau đó, Thủ Tướng Vũ Văn Mẫu phát biểu trực tiếp:
“Trong tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc, tôi, Giáo sư Vũ Văn Mẫu, Thủ Tướng, kêu gọi tất cả các tầng lớp đồng bào hãy vui vẻ chào mừng ngày hòa bình của dân tộc, và trở lại sinh hoạt bình thường. Chuyên viên của các cơ quan hành chính quay trở về vị trí cũ dưới sự hướng dẫn của chính quyền Cách Mạng”.
Tiếp theo là lời Chính Ủy Bùi Tùng:
“Chúng tôi đại diện lực lượng quân Giải phóng miền Nam Việt Nam long trọng tuyên bố Thành phố Sài Gòn đã được giải phóng hoàn toàn, chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của ông Dương Văn Minh, Tổng Thống chính quyền Sài Gòn.”
Sau đó, bộ đội đưa Tướng Dương Văn Minh và ông Vũ Văn Mẫu về lại Dinh Độc Lập.
11.- Phóng thích nhóm Dương Văn Minh
Tối 2.5.1975, Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam tổ cức buổi trả tự do cho nhóm Dương Văn Minh tại Dinh Độc Lập. Trong buổi lễ, Tướng Trần Văn Trà, Chủ Tịch Ủy Ban Quân Quản Sài Gòn, đã phát biểu:
“Trong cuộc chiến đấu lâu dài này không có ai là kẻ thắng ai là kẻ bại. Toàn quân và toàn dân Việt Nam là người chiến thắng, chỉ có đế quốc Mỹ xâm lược là kẻ chiến bại. Nhân dân Việt Nam là dân tộc duy nhất trong lịch sử nhân loại đã đánh bại quân Mông Cổ. Vào năm 1954, chúng ta đã đánh bại Pháp ở Điện Biên Phủ, và nay chúng ta đã đánh bại Hoa Kỳ, nước tự hào cho mình là hùng mạnh nhất thế giới. Đây là niềm hãnh diện chung của tất cả nhân dân Việt Nam chúng ta”.
Tướng Dương Văn Minh đáp lời:
“Ngày hôm nay, đại diện cho các anh em có mặt tại đây, tôi nhiệt liệt hoan nghênh sự thành công của Chính phủ Cách Mạng trong công cuộc vãn hồi hòa bình cho đất nước. Với kỷ nguyên mới này, tôi mong rằng tất cả anh em có mặt tại đây, cũng như các tầng lớp đồng bào, sẽ có dịp đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước... Tôi nghĩ rằng với hành động của mình, tôi đã góp phần tránh một cuộc đổ máu vô ích cuối cùng cho Sài Gòn. Đó là phần đóng góp cụ thể của tôi trong cuộc chiến đấu này. Riêng cá nhân tôi, hôm nay tôi rất hân hoan khi được 60 tuổi, trở thành một công dân của một nước Việt Nam độc lập”.
Tính lại, Dương Văn Minh đã làm Tổng Thống chỉ 36 tiếng đồng hồ: Nhận chức vào chiều 28 tại Dinh Độc Lập đến trưa 30.4.1975 đã tuyên bố đầu hàng!
Chỉ ít lâu sau, nhóm chủ trương và đòi hỏi “hoà giải hoà hợp” với Cộng Sản, kể cả Tướng Dương Văn Minh, đã phải nếm mùi đắng cay của “xã hội chủ nghĩa”.
(Ngày 19.5.2009)
Thông Báo
Chương trình Linh Thao của sinh viên TGP Hà Nội năm 2009
Ban Đại Diện
18:27 20/05/2009
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2009
I. Thời gian:
Từ ngày 1 đến 8 tháng 8 năm 2009
II. Địa điểm:
Đại Chủng viện Hà Nội (40 phố Nhà chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội)
III. Chương trình cụ thể:
15h00 ngày 1 tháng 8: Tập trung và nhận phòng nghỉ.
IV. Thành phần được dự linh thao:
Là sinh viên Công giáo( không nhận học sinh cấp III )
V. Kinh phí:
Mỗi người tham dự đóng góp thêm là: 60.000đ.
VI. Nội dung trong 8 ngày:
7 ngày linh thao và 1 ngày đi picnic.
VII. Lịch đăng ký:
Đăng ký ngày 1 tháng 6 đến 15 tháng 7 năm 2009
Đăng ký với anh Đạt - Trưởng hội sinh viên TGP Hà Nội.
Điện thoại: 0976265717
I. Thời gian:
Từ ngày 1 đến 8 tháng 8 năm 2009
II. Địa điểm:
Đại Chủng viện Hà Nội (40 phố Nhà chung - Hoàn Kiếm - Hà Nội)
III. Chương trình cụ thể:
15h00 ngày 1 tháng 8: Tập trung và nhận phòng nghỉ.
IV. Thành phần được dự linh thao:
Là sinh viên Công giáo( không nhận học sinh cấp III )
V. Kinh phí:
Mỗi người tham dự đóng góp thêm là: 60.000đ.
VI. Nội dung trong 8 ngày:
7 ngày linh thao và 1 ngày đi picnic.
VII. Lịch đăng ký:
Đăng ký ngày 1 tháng 6 đến 15 tháng 7 năm 2009
Đăng ký với anh Đạt - Trưởng hội sinh viên TGP Hà Nội.
Điện thoại: 0976265717
Lễ Truyền Thống SVCG Bùi Chu năm 2009
Ban Đại Diện
18:28 20/05/2009
Chủ đề: “ Xin dùng con như khí cụ bình an ” (Phanxico Assidi)
I. Địa điểm & Thời gian:
Nhà Thờ Xứ Liễu Đề (Hạt Lạc Đạo).
Thị trấn Liễu Đề - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định.
Thời gian: Từ 22 đến 23 tháng 07 năm 2009
II. Đơn vị tổ chức:
- Hội Sinh Viên Công Giáo Giáo Phận Bùi Chu.
III. Thành phần tham dự:
-Quý khách mời.
- Quý anh chị cựu sinh viên - các bạn sinh viên giáo phận Bùi Chu.
- Các em học sinh lớp 12 đã tham dự thi đại học năm 2009 giáo phận Bùi Chu.
( Dự kiến khoảng 700 sinh viên-học sinh- quý khách)
IV. Nội dung chương trình:
* Thứ 4: Ngày 22/07/2009:
-13h00: Đón tiếp và ghi danh.
-14h30: Nhận nơi nghỉ trọ, ổn định làm quen.
-15h30: Sinh hoạt, vui chơi, tổ chức trò chơi.
-17h30: Tiệc buổi tối.
-18h30: Chương trình khai mạc, diễu hành, thượng cờ.
-19h30: Chương trình văn nghệ chào mừng Lễ Truyền Thống.
-21h30: Cầu nguyện-Lửa trại.
-23h00: Nghỉ đêm.
* Thứ 5: ngày 23/07/2009
- 5h00: Chuông báo thức.
- 6h00: Ăn sáng.
- 7h00: Tập trung trong Nhà Thờ - giao lưu quý Cha và sinh viên.
- 8h00: Thi tìm hiểu Thánh Kinh và kiến thức tổng hợp khoa học xã hội.
-10h15: Thánh Lễ đồng tế trọng thể và nghi thức sai đi.
-11h30: Bế mạc - trao cờ đăng cai tổ chức năm 2010 cho hạt Báo Đáp.
-12h00: Liên hoan tổng kết - chia tay.
VI. Đóng góp:
Mỗi thành viên tham dự Lễ Truyền Thống xin đóng góp là: 30.000 VND.
I. Địa điểm & Thời gian:
Nhà Thờ Xứ Liễu Đề (Hạt Lạc Đạo).
Thị trấn Liễu Đề - Huyện Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định.
Thời gian: Từ 22 đến 23 tháng 07 năm 2009
II. Đơn vị tổ chức:
- Hội Sinh Viên Công Giáo Giáo Phận Bùi Chu.
III. Thành phần tham dự:
-Quý khách mời.
- Quý anh chị cựu sinh viên - các bạn sinh viên giáo phận Bùi Chu.
- Các em học sinh lớp 12 đã tham dự thi đại học năm 2009 giáo phận Bùi Chu.
( Dự kiến khoảng 700 sinh viên-học sinh- quý khách)
IV. Nội dung chương trình:
* Thứ 4: Ngày 22/07/2009:
-13h00: Đón tiếp và ghi danh.
-14h30: Nhận nơi nghỉ trọ, ổn định làm quen.
-15h30: Sinh hoạt, vui chơi, tổ chức trò chơi.
-17h30: Tiệc buổi tối.
-18h30: Chương trình khai mạc, diễu hành, thượng cờ.
-19h30: Chương trình văn nghệ chào mừng Lễ Truyền Thống.
-21h30: Cầu nguyện-Lửa trại.
-23h00: Nghỉ đêm.
* Thứ 5: ngày 23/07/2009
- 5h00: Chuông báo thức.
- 6h00: Ăn sáng.
- 7h00: Tập trung trong Nhà Thờ - giao lưu quý Cha và sinh viên.
- 8h00: Thi tìm hiểu Thánh Kinh và kiến thức tổng hợp khoa học xã hội.
-10h15: Thánh Lễ đồng tế trọng thể và nghi thức sai đi.
-11h30: Bế mạc - trao cờ đăng cai tổ chức năm 2010 cho hạt Báo Đáp.
-12h00: Liên hoan tổng kết - chia tay.
VI. Đóng góp:
Mỗi thành viên tham dự Lễ Truyền Thống xin đóng góp là: 30.000 VND.
Văn Hóa
Cẩu công an!
Cá Gỗ Đồng Nai
01:01 20/05/2009
Từ khi đảng đến làng tôi
Chao ôi “là sướng, thảnh thơi” vô cùng!
Đêm nằm chẳng phải ngóng trông
Kẻ trộm cạy cửa trông chừng trước sau
Chẳng là suốt sáng đêm thâu
Công an thay chó đi hầu nhân dân
Lớp thì chó sủa vang rân
Lớp thì mấy cẩu công an hét hò
Đó đây chú bé thập thò
Hé cửa đầu lò coi cẩu làm chi
Nhà tôi có cậu chó ky
Mập to lực lưỡng đuôi kỳ phất phơ
Bỗng dưng mấy tháng bơ phờ
Hóa ra cậu chó không giờ nghỉ ngơi
Năm sau cậu chó hết hơi
Lăn kềng trước cổng qua đời thảm thương
Mẹ tôi chăm sóc khu vườn
Muốn mua cậu khác đề phòng trộm vô
Thế nhưng bố nói khỏi lo
Đêm đêm đã có lò dò công an
Dù cho mất tí trong vườn
Cũng đâu vô đó…công an chứ gì
Mấy cẩu ăn bả Hồ ly
Rình rình rập rập như là chó hoang
Tội cho mấy cậu mực vàng
Thức đêm không ngủ thân tàn tả tơi
Chó mà còn phải hết hơi
Nói chi đến cả con người hỡi ơi!
Nỗi lo nó nhấm gặm người
Nói làm sơ hở là đời đi đoong
Đầu làng cuối xóm công an
Cẩu chìm cẩu nổi cắn càn như chơi
Khỏi nhọc công nuôi chó ai ơi!
Đảng cung cấp đủ “chó người” cho dân!
Chao ôi “là sướng, thảnh thơi” vô cùng!
Đêm nằm chẳng phải ngóng trông
Kẻ trộm cạy cửa trông chừng trước sau
Chẳng là suốt sáng đêm thâu
Công an thay chó đi hầu nhân dân
Lớp thì chó sủa vang rân
Lớp thì mấy cẩu công an hét hò
Đó đây chú bé thập thò
Hé cửa đầu lò coi cẩu làm chi
Nhà tôi có cậu chó ky
Mập to lực lưỡng đuôi kỳ phất phơ
Bỗng dưng mấy tháng bơ phờ
Hóa ra cậu chó không giờ nghỉ ngơi
Năm sau cậu chó hết hơi
Lăn kềng trước cổng qua đời thảm thương
Mẹ tôi chăm sóc khu vườn
Muốn mua cậu khác đề phòng trộm vô
Thế nhưng bố nói khỏi lo
Đêm đêm đã có lò dò công an
Dù cho mất tí trong vườn
Cũng đâu vô đó…công an chứ gì
Mấy cẩu ăn bả Hồ ly
Rình rình rập rập như là chó hoang
Tội cho mấy cậu mực vàng
Thức đêm không ngủ thân tàn tả tơi
Chó mà còn phải hết hơi
Nói chi đến cả con người hỡi ơi!
Nỗi lo nó nhấm gặm người
Nói làm sơ hở là đời đi đoong
Đầu làng cuối xóm công an
Cẩu chìm cẩu nổi cắn càn như chơi
Khỏi nhọc công nuôi chó ai ơi!
Đảng cung cấp đủ “chó người” cho dân!
Có Là Chi
Vọng Sinh
15:39 20/05/2009
Có Là Chi
- Chẳng là chi! Con đâu có là chi!
- Hư vô cát bụi có công gì
- Vô duyên một kiếp… tay vụng dại
- Đam mê cuộc sống… giữa xuân thì
- Chẳng là chi! Con đâu có là chi!
- Mà sao Chúa chọn giữa cuồng si?
- Gọi con đi dù con muôn yếu đuối
- Con làm sao...? Bước tới… hay quay đi…!
- Vâng! Tình Yêu Chúa đã thúc bách con.
- Tình Yêu Chúa đã thắng trái tim con.
- Hôm nay đây đời con dâng cho Chúa
- Nhưng trong con vẫn nguyên vẹn “con người”.
- Trái tim con vẫn thịt da máu tươi
- Vẫn xôn xao rung động bồi hồi…
- Vẫn có lúc mông lung nhung nhớ…
- Hay một giây chợt mơ mộng xa xôi.
- Ôi Chúa biết ! Rồi mai đoạn đường dài…
- Chúa có biết… con sẽ mãi thủy chung…?
- Chúa có biết…Con sẽ không bao gìơ phản bội…?
- Chúa có biết…Con run run…niềm sợ hãi!
- Vâng Chúa biết! Con tin Chúa biết rồi!
- Chúa biết rõ …tâm tư muôn yếu đuối.
- Nhưng “Ơn Ta đã đủ cho con rồi”
- Con thơ bé xin Trọn Đời Tín Thác.
- Trong Vòng Tay ôm ấp muôn Yêu Thương
- Con bước lên Thề Chung Thủy Thiên Đường.
- Từ nay mãi suốt cuộc đời xuôi ngược
- Nguyện mãi luôn Tình Thắm đậm Thiên đường.
Vọng Sinh: Mừng Ngày Hồng Phúc 5.22.09. Tân Linh Mục Peter Nguyễn Hoàng,O.Carm.
Ngày Đặc Biệt
Đinh văn Tiến Hùng
18:21 20/05/2009
“Đừng để đến Ngày Mai,
những gì ta có thể làm Hôm Nay".
Trong cuộc đời mỗi chúng ta đếu có một Ngày Đặc Biệt
Ngày ta cất tiếng khóc chào đời:
Tại sao không cười mà lại khóc?
Phải chăng đời sẽ nhiều khổ đau hơn sung sướng?
Sinh ra thì đã khóc rồi,
Nếu vui thì đã tiếng cười vang lên,
Ngày ta ra trường với mảnh bằng tốt nghiệp,
Sau bao năm tháng miệt mài khổ cực,
Hân hoan tiến vào tương lai rạng rỡ đón chào.
Mảnh bằng chỉ một gang tay,
Nhưng đầy quyền lực đổi thay cuộc đời
Ngày ta trao cho người yêu chiếc nhẫn cưới,
Hợp đồng giao ước chung sống suốt đời
Xác xuất bền lâu tùy ta quyết định vì:
Buồn vui đâu chỉ một ngày,
Mà trăm năm giống phút giây ban đầu.
Ngày đứa con đầu lòng,
Bông hoa kết tinh của tình yêu xuất hiện.
Ngày ta được thăng quan tiến chức,
Sau bao ngày tháng trông đợi cầu mong.
Ngày các con khôn lớn,
Công thành danh toại, dựng vợ gả chồng
…
Ngày ngài Tổng Thống tuyên thệ,
Ngày vị Giáo Hoàng đăng quang,
Ngày Hoàng Đế lên ngôi theo cha truyền con nối,
Ngày đoàn quân chiến thắng ca khúc khải hoàn,
Ngày Dân tộc được giải phóng khỏi vòng nô lệ
...
Tất cả là những Ngày Đặc Biệt:
Đặc biệt cho Ta, cho Người và cho Nhân loại.
Nhưng không phải
Ngày Đặc biệt chỉ là Ngày Vui!
Mà còn là những ngày buồn thảm:
Ngày những người thân yêu nhất vĩnh biệt ta,
Ngày công danh, tiền tài.. phút chốc tan theo mây khói
30 tháng 4 năm 1975
là ngày Đặc Biệt thương đau của chính ta
và người dân Nước Việt.
Hai trái bom nguyên tử dội xuống thành phố Hirosima và Nagasaki
mùng 9 tháng 8 năm 1945 là ngày Đặc Biệt thảm sầu của dân tộc Nhật.
...
Và còn biết bao nhiêu ngày Đặc biệt buồn đau:
Hằn sâu trong trái tim ta,
Bôi đen dòng sử thật là đau thương.
...
Nhưng chỉ có một Ngày Đặc Biệt cho mỗi người chúng ta;
Không phải ngày Hôm Qua,
Không phải ngày Mai,
Nhưng chính là ngày Hôm Nay đấy bạn ạ!
Vậy hãy sống Mỗi Ngày Là Một Ngày Đặc Biệt
Mà Thượng Đế trao ban cho Mỗi Chúng Ta.
“Trăm năm nào có gì đâu,
Chỉ là một nắm cỏ khâu xanh rì.
Cuộc đời tâm niệm khắc ghi,
Hôm nay Sống dẹp tiếc gì trăm năm".
những gì ta có thể làm Hôm Nay".
Trong cuộc đời mỗi chúng ta đếu có một Ngày Đặc Biệt
Ngày ta cất tiếng khóc chào đời:
Tại sao không cười mà lại khóc?
Phải chăng đời sẽ nhiều khổ đau hơn sung sướng?
Sinh ra thì đã khóc rồi,
Nếu vui thì đã tiếng cười vang lên,
Ngày ta ra trường với mảnh bằng tốt nghiệp,
Sau bao năm tháng miệt mài khổ cực,
Hân hoan tiến vào tương lai rạng rỡ đón chào.
Mảnh bằng chỉ một gang tay,
Nhưng đầy quyền lực đổi thay cuộc đời
Ngày ta trao cho người yêu chiếc nhẫn cưới,
Hợp đồng giao ước chung sống suốt đời
Xác xuất bền lâu tùy ta quyết định vì:
Buồn vui đâu chỉ một ngày,
Mà trăm năm giống phút giây ban đầu.
Ngày đứa con đầu lòng,
Bông hoa kết tinh của tình yêu xuất hiện.
Ngày ta được thăng quan tiến chức,
Sau bao ngày tháng trông đợi cầu mong.
Ngày các con khôn lớn,
Công thành danh toại, dựng vợ gả chồng
…
Ngày ngài Tổng Thống tuyên thệ,
Ngày vị Giáo Hoàng đăng quang,
Ngày Hoàng Đế lên ngôi theo cha truyền con nối,
Ngày đoàn quân chiến thắng ca khúc khải hoàn,
Ngày Dân tộc được giải phóng khỏi vòng nô lệ
...
Tất cả là những Ngày Đặc Biệt:
Đặc biệt cho Ta, cho Người và cho Nhân loại.
Nhưng không phải
Ngày Đặc biệt chỉ là Ngày Vui!
Mà còn là những ngày buồn thảm:
Ngày những người thân yêu nhất vĩnh biệt ta,
Ngày công danh, tiền tài.. phút chốc tan theo mây khói
30 tháng 4 năm 1975
là ngày Đặc Biệt thương đau của chính ta
và người dân Nước Việt.
Hai trái bom nguyên tử dội xuống thành phố Hirosima và Nagasaki
mùng 9 tháng 8 năm 1945 là ngày Đặc Biệt thảm sầu của dân tộc Nhật.
...
Và còn biết bao nhiêu ngày Đặc biệt buồn đau:
Hằn sâu trong trái tim ta,
Bôi đen dòng sử thật là đau thương.
...
Nhưng chỉ có một Ngày Đặc Biệt cho mỗi người chúng ta;
Không phải ngày Hôm Qua,
Không phải ngày Mai,
Nhưng chính là ngày Hôm Nay đấy bạn ạ!
Vậy hãy sống Mỗi Ngày Là Một Ngày Đặc Biệt
Mà Thượng Đế trao ban cho Mỗi Chúng Ta.
“Trăm năm nào có gì đâu,
Chỉ là một nắm cỏ khâu xanh rì.
Cuộc đời tâm niệm khắc ghi,
Hôm nay Sống dẹp tiếc gì trăm năm".
Ảnh Nghệ Thuật
Đời sống dân quê
Sen K. – Philippines
20:51 20/05/2009
ĐỜI SỐNG DÂN QUÊ
Ảnh của Sen K. – Philippines
Rạng ngày vác cuốc ra đồng
Tay cầm nồi lửa, tay dòng thừng trâu
Ruộng đầm nước cả bùn sâu
Suốt ngày cùng với con trâu cày bừa
Việc làm chẳng quản nắng mưa
Cơm ăn đắp đổi muối dưa tháng ngày
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Từ Điển Thuật Ngữ Công Giáo
Từ Điển Thuật Ngữ Báo Chí Công Giáo: Distributive Justice – D. Sc.
Nguyễn Trọng Đa
06:43 20/05/2009
Distributive Justice
Công bằng phân phối. Là nhân đức điều hòa các hành động liên quan đến các quyền lợi mà một người có thể đòi từ xã hội. Theo công bằng phân phối, nhà nước có ba bổn phận cơ bản: phân chia trách nhiệm và quyền lợi cách công bằng; tạo điều kiện cho mỗi công dân thực thi các quyền tự nhiên và quyền thủ đắc mà không gặp trở ngại; tăng cường các quan hệ hỗ tương giữa công dân để họ sống chung một cách hòa bình. Ví dụ áp đặt thuế không công bằng là vi phạm sự công bằng phân phối.
Ditheism
Thuyết nhị thần. Là thuyết cho rằng có hai thần, mỗi thần có thần tính khác nhau. Trong thuyết nhị nguyên (Manikêô), một thần là thần tốt và một thần là thần dữ. Trong hạ phục thuyết, Chúa Cha là Chúa cao hơn Chúa Con, Chúa Con phát sinh từ Chúa Cha. (Từ nguyên Hi Lạp di, xếp hai + theos, thần.)
Diversity Of Grace
Đa dạng ân sủng. Là sự khác biệt về mức độ và sự đa dạng về ơn công chính hóa giữa những người sống trong ơn nghĩa Chúa. Như được Công đồng chung Trentô diễn tả, mức độ của ơn thánh hóa thay đổi nơi mỗi người, khi người ấy được công chính hóa tùy theo mức độ phân phát tự do của Chúa, và tùy theo sự sẵn sàng hoặc sự hợp tác của người lãnh nhận (Denzinger 1529). Hơn nữa, ơn thánh hóa được gia tăng bởi các việc lành. Các việc lành khác nhau, được thực hiện cách tự do với sự hợp tác với ý Chúa, được thưởng ban bởi nhiều mức độ khác nhau của ân sủng.
Divide Et Impera
Divide et Impera, Chia để trị. Lúc ban đầu, là một chính sách của Đế Quốc Roma, để cai trị thần dân bằng cách chia họ thành nhiều tỉnh. Các tỉnh này trở thành các giáo phận đầu tiên của Giáo hội Công giáo. Từ ngữ cũng được dùng trong thần học tu đức khổ chế, để mô tả một phương pháp hữu hiệu đi đến sự tự làm chủ, bằng cách chỉ tập trung vào thực thi một nhân đức hoặc tập bỏ một thói xấu mà thôi.
Divina Commedia, La
Vở kịch La Divina Commedia, vở “Hài kịch tuyệt diệu”. Vở kịch này do Dante Alighieri (1265-1321) viết. Đây là một ngụ ngôn về cuộc đời; một cái nhìn về thế giới hậu lai. Vở kịch dài 100 khổ thơ, phản ảnh đức tin của châu Âu Công giáo thời Trung cổ, và được xem như là một trong các tác phẩm cổ điển hay nhất của văn chương Kitô giáo. Khi viết bằng tiếng bản địa, nhà thơ hy vọng giúp hoán cải một thế giới lầm lạc trở về đường ngay nẻo chính. Triết học của Aristotle (384-322 trước Công nguyên) và thánh Tôma Aquinas (1225-74), khoa thần nghiệm của thánh Bernard (1090-1153) và thánh Âu Tinh (354-430), và thần học của các Giáo phụ thời kỳ đầu đã được tổng hợp trong một ngôn ngữ tinh vi khéo léo. Vở kịch được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1472 tại Ý.
Divine Attributes
Ưu phẩm của Chúa, thuộc tính của Chúa. Là các ưu phẩm của Chúa, mà theo cách suy nghĩ của con người phát sinh từ yếu tính của Chúa và thuộc về yếu tính này. Trong thực tế các ưu phẩm của Chúa là đồng nhất với nhau và với yếu tính của Chúa. Thần học phân biệt các ưu phẩm với yếu tính, bởi vì chúng thích hợp, theo ngôn ngữ loài người, với các đặc tính khác nhau nơi lòai thụ tạo, vốn phản chiếu các sự hòan hảo của Chúa, nếu có thể nói như vậy.
Divine Decree
Sắc lệnh của Chúa. Thuyết cho rằng luân lý tính tùy thuộc vào ý Chúa, chứ không phải vào yếu tính của Chúa. Trong hình thức cực đoan, thuyết cho rằng thiện và ác đã được ý độc đóan của Chúa quyết định rồi. Điều gì được xem là xấu về luân lý cũng có thể tốt về luân lý, và ngược lại. Chúa cũng có thể quyết định rằng bộ luật luân lý hiện nay không ràng buộc thường xuyên. Hình thức hiện đại của thuyết này là một biến thái của luân lý quá trình, vốn mặc nhiên công nhận một Thượng Đế đang tiến hóa, do đó đang thay đổi.
Divine Election
Việc Chúa chọn cứu độ. Là việc từ thuở đời đời Chúa đã chọn những ai mà Chúa muốn cứu độ cách tuyệt đối. Đây là một vấn đề của đức tin Công giáo, nói rằng việc Chúa chọn như thế bao gồm sự Chúa biết trước mọi công trạng của từng người trước mặt Chúa. Nhưng điều này không có nghĩa rằng, như một số nhà Cải cách Tin lành và người theo thuyết Jansen (đạo lý khắc khổ) chủ trương, Chúa chọn cứu độ những người Chúa muốn, mà không cần sự hợp tác tự do của họ với ân sủng. Theo nguyên tắc công giáo, việc Chúa chọn cứu độ nhìn nhận sự tự do thật sự của con người trong việc đáp lại ý Chúa.
Divine Essence
Yếu tính của Chúa. Là bản tính của Chúa như được phân biệt với ngôi vị và các ưu phẩm của Chúa. Như thế mỗi một trong Ba Ngôi có cùng một bản tính mà thôi. Và các ưu phẩm khác nhau của Chúa là đồng dạng cách khách quan với yếu tính Thiên Chúa.
Divine Faith
Đức tin thần khởi. Là sự đồng ý của tâm trí với điều Chúa đã mặc khải, để phân biệt với lòng tin con người, vốn là sự chấp nhận lời nói của một con người.
Divine Friendship
Tình thân với Chúa. Là tình trạng ân sủng nhờ đó một người được Chúa yêu thương, trở nên người thừa tự Nước Trời, và khi đến tuổi khôn yêu mến Chúa bằng cách thực lòng làm ý Chúa. Nền tảng của tình thân với Chúa là sự chia sẻ trong bản tính thiên linh được Chúa ban cho. Có một tình thân bởi vì việc Chúa yêu con người được đáp lại bằng việc con người yêu Chúa. Đức ái, kết nối không rời với tình trạng ân sủng, làm cho con người công chính hóa yêu mến Chúa để đáp lại tình Chúa yêu con người.
Divine Glory
Vinh danh Thiên Chúa. Là việc nhìn nhận và ca ngợi sự tuỵêt vời khôn cùng của Chúa. Vinh quang nền tảng của Chúa là lòng nhân từ và cao cả vô biên của Chúa trong mọi ưu phẩm của Ngài. Được xem như các hoàn hảo trong Chúa, các ưu phẩm tạo nên vinh quang nền tảng nội tại của Chúa, nhưng nếu được xem trong sự tỏ lộ của chúng với các thụ tạo, chúng tạo nên vinh quang nền tảng ngọai tại của Chúa. Vinh quang chính thức của Chúa là hiểu biết và yêu mến điều Ngài có về chính Ngài, được gọi là vinh quang nội tại; và sự hiểu biết, tôn vinh và lòng yêu mến Ngài qua các thụ tạo, được gọi là vinh quang chính thức và ngọai tại của Thiên Chúa.
Divine Ideas
Ý tưởng thần linh. Là các hình thức mẫu, không thật sự phân biệt với Chúa và hiện hữu trong Chúa từ thuở đời đời, và theo đó Ngài sáng tạo và tiếp tục điều khiển vũ trụ.
Divine Immanence
Thiên Chúa ở trong mọi sự. Là việc Chúa hiện diện khắp mọi nơi trong tòan vũ trụ. Là sự xâm nhập của yếu tính và họat động của Chúa trong mọi lòai thụ tạo. Trong đức tin công giáo, việc Thiên Chúa ở trong mọi sự không phủ nhận nhưng bổ túc siêu việt tính của Chúa. Tuy nhiên Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa, và không là một phần của thế giới và không được hòan thiện bởi thế giới. Trong nội tại tính của thuyết phiếm thần, Chúa được cho là hiện diện và họat động trong thế giới, nhưng Ngài cũng trở nên đồng dạng cách nào đó với vũ trụ.
Divine Judgment
Phán xét của Chúa. Là hành vi của Chúa ảnh hưởng đến sự sống hoặc số mạng của các lòai thụ tạo. Nó được gọi là sự phán xét qua lọai suy với chức năng của một thẩm phán trần gian, khi cân nhắc điều thuận và điều chống của một tình hình, và lấy quyền mình mà quyết định tùy theo đó. Trong cuộc đời, sự phán xét thường quy chiếu đến các điều được xem là hành vi trừng phạt của Chúa, chẳng hạn một số thiên tai. Một cách cụ thể hơn, sự phán xét riêng là quyết định của Chúa cho mỗi người khi người ấy qua đời, và là sự phán xét chung cho lòai người vào ngày tận thế.
Divine Justice
Sự công bằng của Chúa. Là ý muốn không thay đổi của Chúa khi trao ban cho mỗi người điều người ấy đáng được hưởng. Mọi hình thức công bằng đều có nơi Chúa. Ngài áp dụng công bằng pháp lý trong đó thông qua luật tự nhiên và luật luân lý mà Ngài điều phối các thụ tạo cho công ích; đây là công bằng phân phối bởi vì Chúa ban cho thụ tạo mọi sự họ cần để chu toàn mục đích của việc họ hiện hữu; đây là công bằng thù đáp bởi vì Chúa ban thưởng sự lành; và cũng là công bằng trừng báo bởi vì Chúa phạt kẻ có tội.
Divine Love, Our Lady Of
Đền thánh Mẹ của Tình yêu Thiên Chúa. Là một đền thánh ở đường Via Ardeatina, Roma (Ý). Đền thánh dâng kính Đức Mẹ Maria và Con Thiên Chúa được xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 16, nhưng bức ảnh Đức Mẹ đã có từ đầu thế kỷ 14. Hàng ngàn khách hành hương và người dân Rôma tới cầu nguyện ở đền thánh khi Chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng căng thẳng. Lo sợ cho bức ảnh quý giá của mình, người dân đã mang bức ảnh khỏi vùng chiến trận tới nhà thờ Thánh Ignatius cách đó 20km. Ðức Giáo hòang Piô XII đã đặt thành Roma dưới sự bảo trợ đặc biệt của Mẹ của Tình Yêu Thiên Chúa trong suốt chiến tranh, và khi các cuộc xung đột đã ngưng, ngài tuyên bố Mẹ là Ðấng thật sự đã cứu thành Roma. Sau chiến tranh, bức ảnh đuợc mang trở lại về đền thánh gốc kính dâng Mẹ.
Divine Mercy
Lòng nhân từ của Chúa. Là tình yêu của Chúa vượt quá mọi sự mà nhân loại đáng hưởng. Trong nghĩa rộng, mọi sự tỏ hiện của tình yêu Thiên Chúa là sự diễn tả lòng nhân từ của Ngài, bởi vì nói một cách tuyệt đối, Chúa không bị buộc phải sáng tạo gì cả. Nhưng nói theo nghĩa hẹp, lòng nhân từ của Chúa là sự thực thi đức ái của Chúa cho những kẻ đã phạm tội. Như thế, lòng nhân từ là tình yêu liên lỉ của Chúa cho con người mặc dầu con người đã phạm tội, là tình yêu tha tội của Chúa mời gọi họ trở về làm hòa với Chúa sau khi đã phạm tội, là tình yêu tha thứ của Chúa để làm giảm và có thể tha mọi hình phạt bởi tội cho con người, và là tình yêu quá dồi dào chúc phúc cách nhiệm mầu cho người tội lỗi có lòng ăn năn, vượt quá điều họ đáng được hưởng từ Chúa nếu họ không phạm tội.
Divine Mission
Sứ mạng thiên sai. Là việc một Ngôi sai một Ngôi khác đi, tạo ra một sự hiện diện mới trong thế giới tạo thành, vốn phù hợp với nguồn gốc đời đời của các Ngôi trong Thiên Chúa. Chỉ có các Ngôi này được sai đi vào thế giới tạo thành, nhiệm xuất trong Ba Ngôi, và được sai đi bởi Ngôi mà mình được nhiệm xuất. Như vậy, Chúa Cha đi mà không có Ngôi nào sai đi, Chúa Con được Chúa Cha sai đi, và Chúa Thánh Thần được Chúa Cha và Chúa Con sai đi. Các sứ mạng là hữu hình hoặc vô hình, tùy theo cách thức sứ điệp của Chúa đến với loài thụ tạo. Do đó, việc Chúa Con Nhập Thể là sứ mạng hữu hình với mức hoàn thành vĩ đại nhất. Các sứ mạng hữu hình của Chúa Thánh Thần dưới hình dạng chim bồ câu và lưỡi lửa là biểu tượng cho sứ mạng vô hình của Ngài, khi ơn thánh hóa được phú ban vào linh hồn một người.
Divine Notion
Tư cách của Chúa. Là một hoạt động nội tại của Chúa, làm ra đặc tính riêng của mỗi Ngôi trong Ba Ngôi và phân biệt các Ngôi với nhau, trái với các hành vi yếu tính là chung cho cả Ba Ngôi. Trong thực tế các tư cách của Chúa là trùng hợp với các ưu phẩm. Do đó, bất sinh xuất tính và nhiệm sinh là tư cách của Chúa Cha, nhiệm sinh thụ động là dấu chỉ căn tính của Chúa Con và thụ xuy là tư cách của Chúa Thánh Thần.
Divine Office
Kinh nhật tụng, Thần vụ. Là nhóm các thánh vịnh, thánh thi, lời cầu, các bài đọc Kinh thánh và thiêng liêng do Giáo hội sắp xếp, để hát hay đọc vào các giờ quy định trong mỗi ngày. Nguồn gốc Kinh nhật tụng là có vào thời các thánh Tông đồ, khi nó bao gồm hầu hết các thánh vịnh và các bài đọc từ Kinh thánh. Các linh mục buộc phải đọc tòan bộ phần Kinh nhật tụng mỗi ngày, trong khi các tu sĩ không linh mục buộc đọc tùy theo luật sống của Dòng họ. Ần bản mới nhất của Kinh nhật tụng đã được Đức Giáo hòang Phaolô VI công bố bằng tông hiến Laudis Canticum năm 1970. Kinh nhật tụng này là bản duyệt lại tòan bộ phần bản văn và sắp xếp của Phụng vụ Các Giờ Kinh theo các hướng dẫn của Công đồng chung Vatican II (Hiến chế về Phụng vụ, IV, 83-101). Như được chứa trong Sách nhật tụng, Kinh nhật tụng được chia thành Chu kỳ các Mùa, với các bài đọckinh thánh và bài giảng; các lễ Trọng trong năm; Phần Thường niên của kinh nhật tụng; phần Thánh vịnh, hoặc các thánh vịnh được chỉ định cho mỗi giờ kinh trong ngày trên cơ sở bốn tuần của một tháng; phần Riêng các Thánh, theo ngày lễ các vị thánh; Phần Nhật tụng chung, phù hợp với các lễ ngọai lịch trong phụng vụ Hy tế Tạ ơn; và Kinh nhật tụng cho người qua đời. Một phần phụ thêm chứa các thánh ca và bài đọc Tin mừng cho lễ vọng, các lời chuyển cầu ngắn và bản chỉ dẫn chi tiết.
Divine Operation
Họat động của Chúa. Là các họat động bên ngòai của Chúa. Còn gọi là họat động ad extra (hướng ngọai) của Chúa, ngược lại với họat động bên trong Chúa Ba Ngôi. Công đồng chung Lateran IV và Công đồng chung Florence dạy rằng mọi họat động của Chúa bên ngòai Ba Ngôi đều được Ba Ngôi thực hiện đồng thời và bình đẳng như nhau. Do đó, mọi điều Chúa làm trong thế giới thụ tạo, dù là tự nhiên hay là siêu nhiên, đều là họat động của Ba Ngôi.
Divine Plan
Chương trình của Chúa, kế họach của Chúa. Là trật tự của vũ trụ từ thuở đời đời trong Chúa, vì Ngài biết trước mỗi một lòai, sự đa dạng và thứ bậc của chúng, họat động và mối tương quan của chúng, và cách thức chúng phục vụ mục đích của chúng phù hợp với ý Chúa.
Divine Procession
Nhiệm xuất, nhiệm xuy. Là nguồn gốc của một Ngôi từ Ngôi khác qua sự chuyển thông yếu tính của Chúa một cách kỹ thuật số. Có hai nhiệm xuất nội tại trong Ba Ngôi: Chúa Con nhiệm sinh từ Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần nhiệm xuy từ Chúa Cha và Chúa Con. Chính các Ngôi, chứ không phải bản tính Thiên Chúa, là chủ thể của việc nhiệm xuất nội tại. Ngôi Hai nhiệm xuất từ trí tuệ của Chúa Cha bằng sự nhiệm sinh, và do đó có tương quan với Ngôi Cha như là Con với Cha. Ngôi Ba nhiệm xuất từ ý muốn hoặc tình yêu hỗ tương của Cha và Con, như từ một nguyên lý duy nhất, bằng sự nhiệm xuy.
Divine Property
Sở hữu của Chúa. Là sự sở hữu riêng thuộc về một Ngôi trong Ba Ngôi, và phân biệt Ngôi này với hai Ngôi kia. Các sở hữu tạo nên Ngôi là việc làm cha (Ngôi Nhất), làm con (Ngôi Hai) và thụ xuy (Ngôi Ba). Sở hữu nổi bật nhất là sự vô thủy nơi Chúa Cha. Bởi vì sự nhiệm xuy chủ động là sở hữu chung của hai Ngôi, là Ngôi Cha và Ngôi Con, nên nó không phải là sở hữu theo đúng nghĩa.
Divine Right Of Kings
Quyền làm vua bởi Chúa. Là thuyết cho rằng các người đứng đầu Nhà nước có quyền bính từ sự ban quyền trực tiếp từ Chúa. Chúa không chỉ trao quyền bính cho Nhà Nước, Ngài còn tự mình chọn các nhà cầm quyền, hoặc bằng sự can thiệp tích cực, như trong trường hợp Vua Saul trong chế độ thần quyền Do Thái, hoặc bằng sự chấp thuận ngầm nhà cầm quyền được chọn qua chỉ định, bầu cử, và nhất là theo cha truyền con nối. Một kết luận hợp lý cho thuyết về quyền làm vua bởi Chúa là: việc hạ bệ họ, dù họ cai trị tồi tệ đến mấy chăng nữa, là vô luân.
Divine Touches
Sự đụng chạm của Chúa. Là các tình cảm thiêng liêng, đầy sự an ủi, gây ấn tượng ngay tức thời trên ý chí bằng một sự đụng chạm của Chúa, kèm theo một sự soi sánh mạnh trong tâm trí. Có hai hình thức đụng chạm như thế trong văn chương thần nghiệm. Hình thức bình thường để lại một dấu ấn trên khả năng tình cảm cùng với sự sáng tâm trí. Hình thức nền tảng là sâu hơn đến nỗi các đụng chạm dường như diễn ra trong sâu thẳm của linh hồn. Trong trường hợp này, chỉ có sự thăm viếng của Chúa đạt đến các khả năng của con người, nhưng sự tiếp xúc tạo ra một cảm nghiệm thiêng liêng thân tình nhất.
Dom
Dom, dominica—ngày chủ nhật.
Dominations
Quản thần. Là các thiên thần ở bậc cao nhất trong thứ bậc các thiên thần, trong đó có bậc Quyền thần và bậc Dũng thần, nhưng bậc Quản thần có quyền chỉ huy việc thực hiện các công tác giao phó cho các bậc thiên thần khác.
Dominative Power
Quyền cai trị. Là quyền chỉ huy hành vi của con người trong các xã hội nhỏ, như quyền người chồng đối với vợ mình, cha mẹ đối với con cái, chủ đối với tôi tớ. Trong Kitô giáo, quyền này được cân bằng với bổn phận thương yêu.
Dominion
Quyền sở hữu. Là sự sở hữu của cải vật chất, mang danh người chủ có quyền tư hữu, nghĩa là sử dụng, thay đổi, bảo quản, hoặc tống khứ vật sở hữu của mình. Kitô giáo xem quyền sở hữu là không tuyệt đối, nhưng luôn tương đối với công ích của xã hội. (Từ nguyên Latinh dominium, thống trị, quyền hành; từ chữ dominus, chủ.)
Dominus Vobiscum
Dominus Vobiscum, “Chúa ở cùng anh chị em”. Lời chào bằng tiếng Latinh của linh mục trong Thánh lễ, nói với những người dự lễ. Lời đáp lại của những người này là "Et cum spiritu tuo [và ở cùng Cha]."
Dom. Prel.
Dom. Prel., Giám chức nội vụ.
Donation Of Constantine
Di chiếu của Constantine. Một văn kiện thuộc thế kỷ thứ tám hay thứ chín, được cho là do Hòang đế Constantine (khỏang năm 275-337) viết ra, trao cho Đức Giáo hòang và Giáo hội nhiều tài sản lớn và đặc quyền chính trị. Di chiếu này không bao giờ được các Đức Giáo hòang xem như là nguồn quyền bính của mình, cả trong quyền tài phán dân sự lẫn quyền bính tinh thần.
Donatism
Phái ly khai Donatus. Nguyên là một ly giáo rồi một lạc giáo trong thế kỷ thứ tư và thứ năm, cho rằng hữu hiệu tính của các bí tích tùy thuộc vào tính cách luân lý của thừa tác viên, và cho rằng người có tội không thể là thành viên của Giáo hội, và cũng không thể được Giáo hội đích thực dung thứ, nếu tội lỗi của họ được biết công khai. Phái ly khai Donatus xuất hiện ở châu Phi trong thời kỳ bạo loạn tiếp sau cuộc bách hại đạo thời Vua Diocletian (245-313). Một người đàn ông tên là Caecilian được tấn phong Giám mục giáo phận Carthage năm 311, nhưng một nhóm người theo chủ nghĩa khắc khổ cho rằng đây không phải là một giám mục hợp pháp, bởi vì vị tấn phong cho ngài là Felix of Aptunga là một kẻ phản bội, nghĩa là một ngưởi bội giáo. Những người chống đối này được sự ủng hộ của các Giám mục ở Numidia, khi các ngài chuẩn bị tấn phong Majorinus như là đối thủ của Caecilian. Sau đó Majorinus được sớm kế nhiệm bởi Donatus (thế kỷ thứ tư), và phong trào ly khai trên được đặt tên theo tên ngài. Các chủ trương của phái ly khai này đã bị kết án bởi Đức Giáo hòang Miltiades (310-14), và Công đồng Arles (314). Khi chính quyền dân sự cũng chống đối phái ly khai, các nhà thờ của phái bị tịch thu và nhiều người thuộc phái đã bị lưu đày. Tuy nhiên phái này không biến mất cho đến khi người Hồi giáo xâm lăng châu Phi vào thế kỷ thứ bảy.
Donkey Bead
Vòng cổ con lừa. Là một vòng đá may mắn dị đoan ở Đông phương. Được dịch từ chữ "Khar Mohreh" (có nghĩa là “dấu vết con lừa”), nó được đặt chung quanh cổ con lừa để xua đuổi tà ma cho nó. Qua nhiều năm tháng, nó được dùng như vật trang điểm, để trang trí đẹp và vì nhiều mục đích khác. Tuy nhiên, nó vẫn được xem là mang lại cho người đeo “sự may mắn” và “sống thọ”, và hiện nay nhiều Kitô hữu cũng đeo nó. Vòng cổ con lừa được làm bằng thạch anh, được tán thành bột, mài và tráng men với cobalt. Màu truyền thống của vòng này là xanh đậm, với biến thái rất nhẹ. Vòng được làm bằng tay, và mọi phần đều khác nhau.
Doom
Phán xét, tận thế. Là lời tuyên án hoặc phán quyết trong nghĩa lên án ai. Thường được dùng như một từ ngữ chung cho Ngày Phán xét, và vẫn còn trong một số từ ngữ như chữ doomsday (ngày tận thế, ngày phán xét), cũng đọc là domesday.
Doors, Holy
Cửa thánh. Là cửa chính của các vương cung thánh đường như Nhà thờ thánh Phêrô, thánh Gioan Lateran, thánh Phaolô, và Nhà thờ Đức Bà Cả, và các cửa này không mở ra trừ trong dịp các năm thánh. Đức Giáo hòang mở cửa Nhà thờ thánh Phêrô để khai mạc Năm thánh, và đóng cửa lại khi Năm thánh kết thúc. Các Hồng y được ủy quyền để làm như thế với cửa chính của ba nhà thờ kia. Tục lệ này có từ năm thánh 1450, thời Đức Giáo hòang Nicholas V. Giữa hai năm thánh, các cửa thánh được đóng bởi hai liếp ngăn bằng gạch, và ở giữa đặt các tấm kỷ niệm và một giấy da ghi lại năm thánh đã hòan tất.
Dormition
Lễ Đức Mẹ An giấc Ngàn thu. Đây là tên nghi lễ Byzantine cho lễ Đức Mẹ Mông Triệu Thăng Thiên, và là tên của nhà thờ Biển Đức nổi tiếng trên núi Zion ở Jerusalem. (Từ nguyên Latinh dormitio, sự ngủ; từ chữ dormire, ngủ.)
Dositheus, Confession Of
Tuyên tín Dositheus. Là bản tuyên xưng đức tin mẫu của Chính thống giáo Đông phương, được phác thảo năm 1672 nhằm đáp trả thách thức của đạo Tin lành. Bản tuyên tín này đọc giống như tuyên bố của Công đồng chung Trent, bênh vực chức Linh mục, Thánh lễ và bảy phép Bí tích, phẩm trật giám mục, việc xưng tội, Đức Mẹ là Mẹ của Chúa và đồng trinh trọn đời, và sự cần thiết của việc con người cộng tác tự do với ân sủng Chúa để đáng hưởng vinh quang đời đời.
Douay Bible
Kinh thánh Douay. Là bản dịch Kinh thánh bằng tiếng Anh vào thế kỷ 16 và 17, khởi đầu tại Trường Cao đẳng Anh ở Douai, Flanders. Trường này sau đó được dời về Reims, nơi bản dịch Tân Ước được hòan thành và xuất bản. Bản dịch Cựu Ước được hoàn thành và phát hành vài năm sau đó, khi trường dời về lại Douai. Bản dịch, vốn tìm sự chính xác hơn là văn phong văn chương, được thực hiện từ bản Kinh thánh phổ thông Latinh Vulgate, được so sánh cẩn thận với bản gốc Do Thái cổ và bản Hi Lạp. Bản dịch là công lao chủ yếu của Gregory Martin (qua đời năm 1582). Trong thế kỷ 18, bản dịch được Giám mục Challoner (1691-1781) duyệt lại đáng kể, và cho đến giữa thế kỷ 20, bản dịch được người công giáo trong các nước nói tiếng Anh sử dụng nhiều.
Double Consecration
Truyền phép kép. Là sự truyền phép riêng biệt bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Kitô. Sự truyền phép riêng biệt này tạo nên yếu tính của Thánh lễ như sự tái tạo hy tế trên đồi Canvê. Nó tượng trưng cái chết của Chúa Kitô, vốn bị gây ra bởi sự tách rời mình và máu. Mọi phần khác của Thánh lễ là không tuyệt đối cần thiết, thậm chí cả việc linh mục rước lễ, vốn mặc dầu là bắt buộc, thuộc về sự vẹn tòan của hy lễ tạ ơn hơn là thuộc về yếu tính của của hy lễ này.
Double Standard
Tiêu chuẩn nước đôi, tiêu chuẩn kép. Là thuyết diễn tả rõ ràng rằng không có bộ luật luân lý đồng nhất cho mọi người, và một số người có tiêu chuẩn luân lý khác với số người còn lại. Thuyết tiêu chuẩn kép này là hấp dẫn đặc biệt cho những người làm việc công, dù là dân sự hay Giáo hội. Việc họ có quyền và được miễn một số hình phạt thông thường có thể dẫn họ có hai mức ứng xử, một mức cho người khác và một mức khác cho bản thân mình.
Doubt
Hoài nghi, ngờ vực, nghi ngờ. Là sự do dự của tâm trí giữa hai quan điểm mâu thuẫn nhau, đi kèm với một nỗi sợ sai lầm. Trong sự hòai nghi có phương pháp, một người ở trong tình trạng biết mình chắc chắn, nhưng tách rời khỏi sự việc này để xem xét một cách quyết liệt sự thật của một vấn đề. Đây là sự đối nghịch với hòai nghi thật sự. Trong sự hoài nghi thực tiễn, tâm trí không chắc chắn về chuỗi hoạt động hoặc sự chắc chắn luân lý về một điều phải làm ngay. Trong hòai nghi suy đóan, không có sự chắc chắn cả về sự thật hay sai lầm thuần túy của điều gì đó, và cả về sự tốt lành trừu tượng của chuỗi hành động nữa. Hòai nghi phổ quát là tình trạng không đồng ý về bất cứ sự thật nào. Trong hòai nghi chủ ý, ý chí không đồng ý cả khi có có bằng chứng khá đầy đủ. (Từ nguyên Latinh dubium, nghi ngờ; từ chữ dubitare.)
Doubtful Conscience
Lương tâm hoài nghi. Là tình trạng tâm trí khi không thể chắc chắn quyết định thuận hay chống một chuỗi hành động, và làm cho người ấy không chắc chắn về luân lý của điều mình cần làm, hoặc điều mình có thể làm. Một dấu hiệu của lương tâm hòai nghi là làm nổi lên một phán đóan tích cực với nỗi lo sợ thận trọng là mình có thể sai lầm, hoặc làm nổi lên một phán đóan tiêu cực trong đó người ấy không biết liệu hành vi là hợp pháp hay không.
Doubting Faith
Đức tin hoài nghi. Là thuyết nói rằng, ít là trong thời hiện đại, người ta có thể là một người Công giáo tốt trong khi vẫn hoài nghi tích cực một hay nhiều tín điều. Mặc nhiên trong thuyết này, vốn bị Công đồng chung Vatican I lên án, là việc cho rằng “hòai nghi là một sự rèn luyện tinh thần”, vốn giả định “sự cởi mở thường xuyên cho sự thật”. Thuyết bỏ qua sự việc rằng Chúa luôn ban đủ ân sủng để tin, mà không chối bỏ hoặc nghi ngờ điều Chúa đã mặc khải là chắc chắn đúng.
Dove
Chim bồ câu. Là biểu tượng phổ quát của Chúa Thánh Thần. Khi Chúa chịu phép rửa, sự hiện diện của Chúa Thánh Thần được ghi nhớ bằng chim câu đậu xuống trên Chúa Kitô (Mt 3:16; Mc 1:10, với các đọan tương tự trong Ga và Lc). Đi kèm với hình chim bồ câu trong nghệ thuật là Bảy Ơn Chúa Thánh Thần, thường được diễn tả bằng các lưỡi lửa. Chim bồ câu với bảy ngọn lửa cũng là biểu tượng cho bí tích Thêm sức. Hình nhiều chim câu tượng trưng cho các linh hồn và thường được vẽ với chén thánh, diễn tả việc các linh hồn được nuôi dưỡng với Máu Châu Báu Chúa Kitô. Chim câu mang cành lá ôliu là biểu tượng của hòa bình. Chung quanh hình thánh giá có 12 chim câu, đó là tượng trưng cho 12 thánh Tông đồ. Thánh Ambrose, thánh Âu Tinh, thánh Gregory Cả và thánh Gioan Kim Khẩu đều có hình chim câu như một biểu tượng của các ngài.
Dowry
Của hồi môn. Là một số tiền quy định hoặc của cải tương đương mà một nữ tu mang đến cho tu viện khi nhập Dòng. Số tiền này dùng để hỗ trợ cuộc sống cho nữ tu ấy, và thuộc về tu viện sau khi nữ tu khấn Dòng. Nếu nữ tu tiếp tục tu trì, số tiền ấy không được sử dụng với bất cứ lý do nào cho đến sau khi nữ tu qua đời. Trong trường hợp nữ tu không tu nữa, của hồi môn sẽ được trả nguyên vẹn cho cô, nhưng không tính liền lãi phát sinh từ khi cô vào Dòng. Của hồi môn cũng áp dụng cho số tiền hoặc tài sản mà người vợ đem về nhà chồng khi kết hôn. (Từ nguyên Latinh dotarium, từ chữ dos, quà tặng, hồi môn.)
Dowry Of Mary
Của hồi môn của Đức Mẹ Maria. Là danh hiệu ca ngợi dành cho người dân nước Anh thời xa xưa. Từ ngữ nầy được Thomas Arundel (1353-1414), Tổng giám mục Canterbury, diễn tả vào năm 1399: “Chúng tôi người Anh là người thừa hưởng di sản đặc biệt của Đức Mẹ và là của hồi môn của Đức Mẹ, như chúng tôi thường được gọi, nên chúng ta cần phải vượt qua nhưng người khác trong việc chúc tụng và sùng kính Đức Trinh Nữ Maria.” Cũng còn gọi là “Của hồi môn của Đức Bà”.
Doxol
Doxol, Doxologia – Vinh tụng ca, câu kinh tán tụng.
Doxology
Vinh tụng ca, câu kinh tán tụng. Kinh Vinh danh “Vinh danh Thiên Chúa trên các tầng trời”, được đọc hay hát trong Thánh lễ, là Vinh tụng ca quan trọng. Còn kinh Sáng danh “Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần” là Vinh tụng ca ít quan trọng hơn. (Từ nguyên Hi Lạp doxa, ý kiến, vinh danh + logia, khoa học, hiểu biết.)
D.R.
D.R., Decanus ruralis – linh mục hạt trưởng, linh mục phụ trách một số giáo xứ.
Drachma
Đồng hào drachma, đồng quan. Là đồng xu sử dụng như tiền bạc; người Hi Lạp đặt tên cho đồng tiền này. Trong dụ ngôn được thánh Luca kể lại, đồng quan bị đánh mất là tương đương với một denarius của người Roma (Lc 15:8-10). Nó có giá trị bằng tiền một ngày công thời Chúa Giêsu. (Từ nguyên Hi Lạp drachm_, một nắm.)
D.Sc.
D.Sc., Doctor scientiae (Scientiarum)—Tiến sĩ khoa học.