Phụng Vụ - Mục Vụ
Đón nhận sức mạnh của Thánh Thần
Lm. Jude Siciliano, OP
04:37 21/05/2010
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG – C
Cv 2: 1-11; Tv. 104; Rm 8: 8-17; Ga 20: 19-23
Tôi thực sự thắc mắc không hiểu nổi lần đầu tiên các môn đệ lãnh nhận Thánh Thần thì như thế nào? Và những bài đọc Sách thánh hôm nay dường như cũng không thể giải quyết cho thắc mắc này của tôi. Không biết có giống như thánh Luca mô tả trong sách Công vụ Tông đồ, khi các môn đệ “tề tựu ở một nơi” thì có tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào trong nhà và có hình giống như lưỡi lửa đậu xuống trên mỗi người? Hay việc đó xảy ra như thánh Gioan mô tả, đức Giêsu vào trong nhà dù các cửa đều đóng kín, và nói với các ông: “Bình an cho anh em,” nói rồi Người thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông? Tại sao một biến cố quan trọng như việc trao ban sự sống, ân huệ đức tin nền tảng của Thánh Thần lại được mô tả khác nhau vậy?
Việc Thánh Thần ngự xuống thì chẳng gây ngạc nhiên gì cho những ai đã quen với văn phong Kinh thánh. Từ “thần khí” trong tiếng Hippri là “ruah,” nghĩa là gió, hơi thở hay sự chuyển động của không khí, xuất hiện hơn 90 lần trong bản văn Kinh thánh bằng tiếng Hippri. Đó là nguyên lý của sự sống và sức mạnh và qua Thánh Thần, Thiên Chúa biểu lộ sức mạnh và ý chí của Ngài. Ngay phần đầu của sách Sáng thế, nhờ “Thần Khí của Chúa,” bao phủ trên cái hỗn mang và trên mặt nước, mà Thiên Chúa bắt đầu công cuộc sáng tạo.
Trong bản văn bằng tiếng Hippri, Thần Khí chỉ được ban cho trong một giai đoạn (Kn 15,16). Những ai được ban cho Thần Khí thì cũng được phú cho một ân huệ đặc biệt để hoàn thành những mục đích của Thiên Chúa. Chẳng hạn như, Salomôn được ban cho Thần Khí đức khôn ngoan (Kn7,7). Những nhà lãnh đạo Israen được Thần Khí của Thiên Chúa làm cho nên mạnh mẽ, và các ngôn sứ, được tràn đầy Thần Khí để nói nhân danh Thiên Chúa (Is 61,1 và Lc 4,18)
Tân Ước chỉ ra một sự liên tục của một Thần Khí đã hiển lộ trước đây. Từ Hylạp để chỉ Thần Khí là “pneuma” và có cùng nghĩa với từ “ruah” trong tiếng Hippri. Tin mừng Luca và Sách Công vụ Tông đồ chú trọng đến công việc của Thần Khí. Thần Khí là sợi chỉ dệt nên hai công trình của Ngài. Ở cuối Tin mừng, Đức Giêsu ra lệnh cho các Tông đồ và họ phải ở lại Giêrusalem cho đến khi nhận được “điều Cha đã hứa” (Lc 24,49).
Thánh Luca xác định rõ Lễ Hiện Xuống là ngày Thánh Thần được ban. Lúc ban đầu, đó là ngày lễ tạ ơn, rồi sau đó nó được liên hệ tới việc ban tặng lề luật tại núi Sinai (Đnl 16,9-21). Vào ngày Lễ Hiện Xuống, cộng đoàn sa mạc ở Qumran đón nhận thêm những thành viên mới, những người tuyên xưng lòng khao khát được trở thành một dân trong giao ước với Thiên Chúa. Thánh Luca đặt ân huệ của Thánh Thần vào ngày lễ tạ ơn truyền thống, hình thức luân lý, một sự dấn thân và hiến dâng mới mẻ.
Thánh Thần của Thiên Chúa đã ở với dân Israen khi họ vượt qua sa mạc và chiến đấu chống lại dân ngoại để tiến về đất hứa. Khởi đầu với phép rửa của Người, Thánh Thần đã ban sức mạnh và gìn giữ đức Giêsu qua cơn cám dỗ trong hoang địa, trong sứ vụ, sự khổ nạn, chết và phục sinh. Cũng chính Thánh Thần đó giờ đây được ban cho cộng đoàn. Hôm nay, chúng ta chứng kiến hoa trái đầu tiên của Thánh Thần khi các môn đệ bước ra khỏi nơi ẩn trốn để rao giảng cho đám đông với các thứ tiếng khác nhau. Sách Tông đồ Công Vụ sẽ cho thấy làm thế nào mà Giáo hội tiên khởi đã chuyển từ một cộng đoàn nhỏ những môn đệ người Do Thái đi theo Đức Giêsu trở thành một cộng đoàn Kitô hữu diễn tả tình yêu, bình an, tha thứ và chữa lành của Người cho thế giới.
Vì thế, nếu như tôi dẹp những khuynh hướng của mình qua một bên để sắp xếp và dành thời gian cho lễ Hiện Xuống này, lắng nghe những gì thánh Luca dạy bảo, thì tôi lắng nghe và học được những điều sau. Đức tin của chúng ta không giống như những kho tàng đem cất giấu và xem như một vật gia truyền dễ vỡ. Ngược lại, chúng ta có cuộc sống sinh động, tràn trề phấn khởi và bùng cháy của Thiên Chúa khi chúng ta họp nhau cầu nguyện và ý thức làm thế nào chúng ta là giáo hội trong thế giới này.
Chúng ta đối điện với một thế giới không niềm tin, yếm thế, mộng tưởng, và suy yếu đạo đức. Chúng ta vẫn bình thản và “giữ đức tin”, hoặc chúng ta có thể làm như những gì thánh Luca mô tả trong cộng đoàn tiên khởi: tự tin bước ra thế giới bên ngoài và nói với đám đông đang hoang mang mà chúng ta bắt gặp. Chúng ta biết những hạn chế của mình và có thể đoán xem, như chúng ta nghĩ, làm sao mà chúng ta có thế thất bại trong việc làm chứng cho niềm tin mà Thánh Thần mời gọi chúng ta. Chúng ta không biết chắc mình sẽ được sai đến nơi đâu, nhưng kết quả gặt hái này cho chúng ta xác tín rằng có sự sáng tạo và ân sủng tuôn trào của Thiên Chúa ở với chúng ta. Thánh Luca mô tả đó như là cơn gió mạnh và như ngọn lửa. Nếu chúng ta có thể tin tưởng thánh Luca, thì điều đó khiến chúng ta can đảm khi chúng ta bị chất vấn về niềm tin của mình, hay khi chúng ta được mời gọi để diễn tả lòng tin ra bên ngoài bằng hành động cụ thể.
Nếu chúng ta không thể gim chặt hay đóng hộp Thánh Thần được, thì làm sao chúng ta có thể mong có được sự mô tả ngắn gọn và thích hợp về ơn Thánh Thần mà đức Giêsu dành cho các môn đệ của Người. Giờ đây chúng ta nói đến sự biểu tỏ liên tục của ân sủng Chúa Thánh Thần.
Tin mừng Gioan bắt đầu với mạc khải cho Gioan Tẩy Giả về một đấng, “trên người ấy ngươi sẽ thấy Thánh Thần ngự xuống và ở lại…” (1,33). Đến cuối Tin mừng, vào đêm Phục Sinh, thánh Gioan nói cho chúng ta làm thế nào Đức Kitô phục sinh thổi hơi trên các môn đệ và ban cho họ Thần Khí. Những câu chuyện liên quan trong Tin mừng Gioan cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa về Thánh Thần. Ví dụ, trong câu chuyện Đức Giêsu gặp gỡ người đàn bà Samaria, đức Giêsu mô tả Thánh Thần như “nước hằng sống” làm vọt lên trong mỗi người ân sủng của đời sống vĩnh cửu. Sau đó, trong suốt bữa Tiệc Ly, đức Giêsu hứa ban Thần Khí đến 4 lần. Người dùng từ Hylạp “parakletos” để mô tả Thần Khí, từ này mang nghĩa là an ủi và bào chữa.
Thánh Gioan nối kết sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh của đức Giêsu trong một khoảnh khắc mà ngài gọi là “Giờ.” Vì thế, khi đức Giêsu thổi Thần Khí sáng tạo của Người trên các môn đệ vào chiều ngày Phục Sinh và chỉ thị họ đi giải tội cho tội nhân, biến cố này không bị tách khỏi “giờ”; vinh quang đi liền với đau khổ. Thông điệp tha thứ mãi mãi của cộng đoàn, được Thần Khí của chúa Giêsu hỗ trợ không phải là mất giá trong cộng đoàn – hy sinh cá nhân chỉ có thể đến vì một sự đối nghịch của một thế giới không thứ tha.
Khi ngừng thở là chúng ta chết. Thần Khí của đức Giêsu ở với cộng đoàn cùa Người như hơi thở của cộng đoàn. Người sẽ không hủy bỏ quà tặng của hơi thở trao ban sự sống của Người. Giống như Thiên Chúa đã thổi hơi vào Ađam để làm cho ông “sinh động”, vào Lễ Hiện Xuống cũng chính Thần Khí đó sinh ra một cộng đoàn sinh động và tha thứ. Giờ đây, nguồn mạch sự sống mới của Thần Khí giúp chúng ta tiếp tục sứ vụ yêu thương và tha thứ của đức Giêsu.
Nhiều năm sau khi Tin mừng này được viết, Giáo hội sử dụng bản văn này như một nguồn liệu nói về Bí tích Hòa giải. Nhưng những Kitô hữu tiên khởi có lẽ đã dùng đoạn văn này cho Bí tích Rửa tội: những người dự tòng chấp nhận thì được rửa tội. Những ai không đón nhận Tin mừng thì không được nhận phép Rửa tội.
Như chúng ta trân trọng đặc quyền của thánh Luca tường thuật biến cố Hiện Xuống trong Tin mừng của ngài và thông điệp mà ngài muốn chuyển cho giáo hội của ngài, chúng ta cũng để cho thánh Gioan kể lại câu chuyện này với cách của riêng ngài cho những nhu cầu cụ thể của cộng đoàn của ngài. Đức Giêsu không còn hiện diện thể lý với chúng ta, nhưng Người cũng không rút lên một ngọn núi xa xôi nào đó trong vũ trụ này để chờ ngày trở lại với chúng ta. Cả hai trình thuật nói với chúng ta rằng hôm nay đức Giêsu vẫn hiện diện với chúng ta cách tròn đầy vì Thần Khí của Người đang ở giữa chúng ta – như những cá nhân hay cộng đoàn Hội thánh.
Trong suốt những lần khủng hoảng trầm trọng đối với Giáo hội của chúng ta, chúng ta tin tưởng và hy vọng Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta trong sự thật và dạy chúng ta ý nghĩa của Giáo hội Chúa Kitô. Hôm nay, chúng ta xin Thánh Thần ban cho chúng ta ơn sủng của lòng tha thứ - không phải cho những người khác nhưng là cho chúng ta, cho Giáo hội và những nhà lãnh đạo của chúng ta.
Lễ Hiện Xuống này, chúng ta xin đức Giêsu thổi Thánh Thần của sự tha thứ trên chúng ta. Chúng ta nài xin Thánh Thần chữa lành cho những người vô tội đã bị xúc phạm. Chúng ta nài xin Thiên Chúa thực hiện những gì Ngài đã làm thuở ban đầu – tạo nên chúng ta từ đất sét dễ vỡ thành con người mới và sống động, hội thánh của Chúa Giêsu Kitô, thở bằng sức mạnh của Thần Khí của Người và, bằng chính hành động tha thứ của chúng ta, trao ban cũng một Thần Khí tha thứ đó trên những ai cần.
Chúng ta phải tin tưởng rằng trong ngày Lễ Ngũ Tuần đức Giêsu sẽ thổi trên chúng ta một sự đổi mới, vì những ngày này chúng ta giống như những vận động viên chạy đường dài đang thở hổn hển. Ai biết được chúng ta còn phải chạy bao xa nữa? Chúng ta cần Thần Khí để hoàn tất hành trình của mình.
Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ
.
Cv 2: 1-11; Tv. 104; Rm 8: 8-17; Ga 20: 19-23
Tôi thực sự thắc mắc không hiểu nổi lần đầu tiên các môn đệ lãnh nhận Thánh Thần thì như thế nào? Và những bài đọc Sách thánh hôm nay dường như cũng không thể giải quyết cho thắc mắc này của tôi. Không biết có giống như thánh Luca mô tả trong sách Công vụ Tông đồ, khi các môn đệ “tề tựu ở một nơi” thì có tiếng động như tiếng gió mạnh ùa vào trong nhà và có hình giống như lưỡi lửa đậu xuống trên mỗi người? Hay việc đó xảy ra như thánh Gioan mô tả, đức Giêsu vào trong nhà dù các cửa đều đóng kín, và nói với các ông: “Bình an cho anh em,” nói rồi Người thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông? Tại sao một biến cố quan trọng như việc trao ban sự sống, ân huệ đức tin nền tảng của Thánh Thần lại được mô tả khác nhau vậy?
Việc Thánh Thần ngự xuống thì chẳng gây ngạc nhiên gì cho những ai đã quen với văn phong Kinh thánh. Từ “thần khí” trong tiếng Hippri là “ruah,” nghĩa là gió, hơi thở hay sự chuyển động của không khí, xuất hiện hơn 90 lần trong bản văn Kinh thánh bằng tiếng Hippri. Đó là nguyên lý của sự sống và sức mạnh và qua Thánh Thần, Thiên Chúa biểu lộ sức mạnh và ý chí của Ngài. Ngay phần đầu của sách Sáng thế, nhờ “Thần Khí của Chúa,” bao phủ trên cái hỗn mang và trên mặt nước, mà Thiên Chúa bắt đầu công cuộc sáng tạo.
Trong bản văn bằng tiếng Hippri, Thần Khí chỉ được ban cho trong một giai đoạn (Kn 15,16). Những ai được ban cho Thần Khí thì cũng được phú cho một ân huệ đặc biệt để hoàn thành những mục đích của Thiên Chúa. Chẳng hạn như, Salomôn được ban cho Thần Khí đức khôn ngoan (Kn7,7). Những nhà lãnh đạo Israen được Thần Khí của Thiên Chúa làm cho nên mạnh mẽ, và các ngôn sứ, được tràn đầy Thần Khí để nói nhân danh Thiên Chúa (Is 61,1 và Lc 4,18)
Tân Ước chỉ ra một sự liên tục của một Thần Khí đã hiển lộ trước đây. Từ Hylạp để chỉ Thần Khí là “pneuma” và có cùng nghĩa với từ “ruah” trong tiếng Hippri. Tin mừng Luca và Sách Công vụ Tông đồ chú trọng đến công việc của Thần Khí. Thần Khí là sợi chỉ dệt nên hai công trình của Ngài. Ở cuối Tin mừng, Đức Giêsu ra lệnh cho các Tông đồ và họ phải ở lại Giêrusalem cho đến khi nhận được “điều Cha đã hứa” (Lc 24,49).
Thánh Luca xác định rõ Lễ Hiện Xuống là ngày Thánh Thần được ban. Lúc ban đầu, đó là ngày lễ tạ ơn, rồi sau đó nó được liên hệ tới việc ban tặng lề luật tại núi Sinai (Đnl 16,9-21). Vào ngày Lễ Hiện Xuống, cộng đoàn sa mạc ở Qumran đón nhận thêm những thành viên mới, những người tuyên xưng lòng khao khát được trở thành một dân trong giao ước với Thiên Chúa. Thánh Luca đặt ân huệ của Thánh Thần vào ngày lễ tạ ơn truyền thống, hình thức luân lý, một sự dấn thân và hiến dâng mới mẻ.
Thánh Thần của Thiên Chúa đã ở với dân Israen khi họ vượt qua sa mạc và chiến đấu chống lại dân ngoại để tiến về đất hứa. Khởi đầu với phép rửa của Người, Thánh Thần đã ban sức mạnh và gìn giữ đức Giêsu qua cơn cám dỗ trong hoang địa, trong sứ vụ, sự khổ nạn, chết và phục sinh. Cũng chính Thánh Thần đó giờ đây được ban cho cộng đoàn. Hôm nay, chúng ta chứng kiến hoa trái đầu tiên của Thánh Thần khi các môn đệ bước ra khỏi nơi ẩn trốn để rao giảng cho đám đông với các thứ tiếng khác nhau. Sách Tông đồ Công Vụ sẽ cho thấy làm thế nào mà Giáo hội tiên khởi đã chuyển từ một cộng đoàn nhỏ những môn đệ người Do Thái đi theo Đức Giêsu trở thành một cộng đoàn Kitô hữu diễn tả tình yêu, bình an, tha thứ và chữa lành của Người cho thế giới.
Vì thế, nếu như tôi dẹp những khuynh hướng của mình qua một bên để sắp xếp và dành thời gian cho lễ Hiện Xuống này, lắng nghe những gì thánh Luca dạy bảo, thì tôi lắng nghe và học được những điều sau. Đức tin của chúng ta không giống như những kho tàng đem cất giấu và xem như một vật gia truyền dễ vỡ. Ngược lại, chúng ta có cuộc sống sinh động, tràn trề phấn khởi và bùng cháy của Thiên Chúa khi chúng ta họp nhau cầu nguyện và ý thức làm thế nào chúng ta là giáo hội trong thế giới này.
Chúng ta đối điện với một thế giới không niềm tin, yếm thế, mộng tưởng, và suy yếu đạo đức. Chúng ta vẫn bình thản và “giữ đức tin”, hoặc chúng ta có thể làm như những gì thánh Luca mô tả trong cộng đoàn tiên khởi: tự tin bước ra thế giới bên ngoài và nói với đám đông đang hoang mang mà chúng ta bắt gặp. Chúng ta biết những hạn chế của mình và có thể đoán xem, như chúng ta nghĩ, làm sao mà chúng ta có thế thất bại trong việc làm chứng cho niềm tin mà Thánh Thần mời gọi chúng ta. Chúng ta không biết chắc mình sẽ được sai đến nơi đâu, nhưng kết quả gặt hái này cho chúng ta xác tín rằng có sự sáng tạo và ân sủng tuôn trào của Thiên Chúa ở với chúng ta. Thánh Luca mô tả đó như là cơn gió mạnh và như ngọn lửa. Nếu chúng ta có thể tin tưởng thánh Luca, thì điều đó khiến chúng ta can đảm khi chúng ta bị chất vấn về niềm tin của mình, hay khi chúng ta được mời gọi để diễn tả lòng tin ra bên ngoài bằng hành động cụ thể.
Nếu chúng ta không thể gim chặt hay đóng hộp Thánh Thần được, thì làm sao chúng ta có thể mong có được sự mô tả ngắn gọn và thích hợp về ơn Thánh Thần mà đức Giêsu dành cho các môn đệ của Người. Giờ đây chúng ta nói đến sự biểu tỏ liên tục của ân sủng Chúa Thánh Thần.
Tin mừng Gioan bắt đầu với mạc khải cho Gioan Tẩy Giả về một đấng, “trên người ấy ngươi sẽ thấy Thánh Thần ngự xuống và ở lại…” (1,33). Đến cuối Tin mừng, vào đêm Phục Sinh, thánh Gioan nói cho chúng ta làm thế nào Đức Kitô phục sinh thổi hơi trên các môn đệ và ban cho họ Thần Khí. Những câu chuyện liên quan trong Tin mừng Gioan cũng hàm chứa rất nhiều ý nghĩa về Thánh Thần. Ví dụ, trong câu chuyện Đức Giêsu gặp gỡ người đàn bà Samaria, đức Giêsu mô tả Thánh Thần như “nước hằng sống” làm vọt lên trong mỗi người ân sủng của đời sống vĩnh cửu. Sau đó, trong suốt bữa Tiệc Ly, đức Giêsu hứa ban Thần Khí đến 4 lần. Người dùng từ Hylạp “parakletos” để mô tả Thần Khí, từ này mang nghĩa là an ủi và bào chữa.
Thánh Gioan nối kết sự đau khổ, cái chết và sự phục sinh của đức Giêsu trong một khoảnh khắc mà ngài gọi là “Giờ.” Vì thế, khi đức Giêsu thổi Thần Khí sáng tạo của Người trên các môn đệ vào chiều ngày Phục Sinh và chỉ thị họ đi giải tội cho tội nhân, biến cố này không bị tách khỏi “giờ”; vinh quang đi liền với đau khổ. Thông điệp tha thứ mãi mãi của cộng đoàn, được Thần Khí của chúa Giêsu hỗ trợ không phải là mất giá trong cộng đoàn – hy sinh cá nhân chỉ có thể đến vì một sự đối nghịch của một thế giới không thứ tha.
Khi ngừng thở là chúng ta chết. Thần Khí của đức Giêsu ở với cộng đoàn cùa Người như hơi thở của cộng đoàn. Người sẽ không hủy bỏ quà tặng của hơi thở trao ban sự sống của Người. Giống như Thiên Chúa đã thổi hơi vào Ađam để làm cho ông “sinh động”, vào Lễ Hiện Xuống cũng chính Thần Khí đó sinh ra một cộng đoàn sinh động và tha thứ. Giờ đây, nguồn mạch sự sống mới của Thần Khí giúp chúng ta tiếp tục sứ vụ yêu thương và tha thứ của đức Giêsu.
Nhiều năm sau khi Tin mừng này được viết, Giáo hội sử dụng bản văn này như một nguồn liệu nói về Bí tích Hòa giải. Nhưng những Kitô hữu tiên khởi có lẽ đã dùng đoạn văn này cho Bí tích Rửa tội: những người dự tòng chấp nhận thì được rửa tội. Những ai không đón nhận Tin mừng thì không được nhận phép Rửa tội.
Như chúng ta trân trọng đặc quyền của thánh Luca tường thuật biến cố Hiện Xuống trong Tin mừng của ngài và thông điệp mà ngài muốn chuyển cho giáo hội của ngài, chúng ta cũng để cho thánh Gioan kể lại câu chuyện này với cách của riêng ngài cho những nhu cầu cụ thể của cộng đoàn của ngài. Đức Giêsu không còn hiện diện thể lý với chúng ta, nhưng Người cũng không rút lên một ngọn núi xa xôi nào đó trong vũ trụ này để chờ ngày trở lại với chúng ta. Cả hai trình thuật nói với chúng ta rằng hôm nay đức Giêsu vẫn hiện diện với chúng ta cách tròn đầy vì Thần Khí của Người đang ở giữa chúng ta – như những cá nhân hay cộng đoàn Hội thánh.
Trong suốt những lần khủng hoảng trầm trọng đối với Giáo hội của chúng ta, chúng ta tin tưởng và hy vọng Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta trong sự thật và dạy chúng ta ý nghĩa của Giáo hội Chúa Kitô. Hôm nay, chúng ta xin Thánh Thần ban cho chúng ta ơn sủng của lòng tha thứ - không phải cho những người khác nhưng là cho chúng ta, cho Giáo hội và những nhà lãnh đạo của chúng ta.
Lễ Hiện Xuống này, chúng ta xin đức Giêsu thổi Thánh Thần của sự tha thứ trên chúng ta. Chúng ta nài xin Thánh Thần chữa lành cho những người vô tội đã bị xúc phạm. Chúng ta nài xin Thiên Chúa thực hiện những gì Ngài đã làm thuở ban đầu – tạo nên chúng ta từ đất sét dễ vỡ thành con người mới và sống động, hội thánh của Chúa Giêsu Kitô, thở bằng sức mạnh của Thần Khí của Người và, bằng chính hành động tha thứ của chúng ta, trao ban cũng một Thần Khí tha thứ đó trên những ai cần.
Chúng ta phải tin tưởng rằng trong ngày Lễ Ngũ Tuần đức Giêsu sẽ thổi trên chúng ta một sự đổi mới, vì những ngày này chúng ta giống như những vận động viên chạy đường dài đang thở hổn hển. Ai biết được chúng ta còn phải chạy bao xa nữa? Chúng ta cần Thần Khí để hoàn tất hành trình của mình.
Anh Em HV Đaminh chuyển ngữ
.
Tất Cả Trong Một Thánh Thần
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
07:08 21/05/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống 23-05-10
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
Chủ đề: “TẤT CẢ TRONG MỘT THÁNH THẦN”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ do sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Công vụ (2:1-11) Ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. (câu 4)
1/ Thánh Thần phá vỡ những gì để mọi người là anh em? Tại sao ?
2/ Tôi đã đón nhận mọi người trong gia đình, giáo xứ như thế nào?
Bài đọc 2:1Cor(12:3-7;…) Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (câu 6)
1/ Tại sao Cộng đoàn Giáo xứ có những Nhóm hoạt động khác nhau?
2/ Bạn đã làm gì để trợ giúp những Nhóm, Đoàn thể phát triển thêm?
3/ Tôi có sợ Nhóm đang làm việc bác ái và phục vụ Lời Chúa không?
Tin Mừng: Gioan (20:19-23) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (câu 22)
1/ Đức Giêsu thổi hơi vào các Tông Đồ là nói cho tôi biết điều gỉ?
2/ Thánh Thần của Đức Giêsu làm gì cho bạn trong sứ vụ hôm nay?
3/ Làm sao tôi biết Thánh Thần đang hoạt động qua người khác?
B- Câu Kinh Thánh nhắc nhở tôi chọn Sống tuần này:
NHƯ CHA ĐÃ SAI THẦY, THẦY CŨNG SAI ANH EM (c.21)
( As the Father has sent me, so I send you)
1/ Tôi lắng nghe Chúa Thánh Thần hoạt động trong mọi người.
2/ Bạn tôn trọng những việc làm của Thánh Thần nơi anh em.
C- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. Xin giúp con chu toàn ơn gọi Chúa đã sai con đi, để mọi người thấy Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong con và trong anh em. Con luôn khiêm tốn lắng nghe nhau để quyền năng của Chúa Thanh Thần được làm việc trong mọi sự và nơi mỗi người. Bạn noi gương Mẹ Maria tin tưởng nghe Lời Chúa phán qua sứ thần.
Hoa thơm cỏ lạ: HÃY XEM XÉT MỌI LỜI DẠY DỰA TRÊN LỜI CHÚA
“Examine all teaching in the light of God’s Word”
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống 23-05-10
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
Chủ đề: “TẤT CẢ TRONG MỘT THÁNH THẦN”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ do sự thúc đẩy của Thánh Thần:
Bài đọc 1: Công vụ (2:1-11) Ai nấy đều được tràn đầy Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho. (câu 4)
1/ Thánh Thần phá vỡ những gì để mọi người là anh em? Tại sao ?
2/ Tôi đã đón nhận mọi người trong gia đình, giáo xứ như thế nào?
Bài đọc 2:1Cor(12:3-7;…) Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (câu 6)
1/ Tại sao Cộng đoàn Giáo xứ có những Nhóm hoạt động khác nhau?
2/ Bạn đã làm gì để trợ giúp những Nhóm, Đoàn thể phát triển thêm?
3/ Tôi có sợ Nhóm đang làm việc bác ái và phục vụ Lời Chúa không?
Tin Mừng: Gioan (20:19-23) Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.” (câu 22)
1/ Đức Giêsu thổi hơi vào các Tông Đồ là nói cho tôi biết điều gỉ?
2/ Thánh Thần của Đức Giêsu làm gì cho bạn trong sứ vụ hôm nay?
3/ Làm sao tôi biết Thánh Thần đang hoạt động qua người khác?
B- Câu Kinh Thánh nhắc nhở tôi chọn Sống tuần này:
NHƯ CHA ĐÃ SAI THẦY, THẦY CŨNG SAI ANH EM (c.21)
( As the Father has sent me, so I send you)
1/ Tôi lắng nghe Chúa Thánh Thần hoạt động trong mọi người.
2/ Bạn tôn trọng những việc làm của Thánh Thần nơi anh em.
C- Bạn và tôi cùng Cầu nguyện và Sống Cầu nguyện:
Lạy Cha, Đức Giêsu đã nói: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em. Xin giúp con chu toàn ơn gọi Chúa đã sai con đi, để mọi người thấy Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong con và trong anh em. Con luôn khiêm tốn lắng nghe nhau để quyền năng của Chúa Thanh Thần được làm việc trong mọi sự và nơi mỗi người. Bạn noi gương Mẹ Maria tin tưởng nghe Lời Chúa phán qua sứ thần.
Hoa thơm cỏ lạ: HÃY XEM XÉT MỌI LỜI DẠY DỰA TRÊN LỜI CHÚA
“Examine all teaching in the light of God’s Word”
Phó tế: GB. Maria Nguyễn Văn Định * johndvn@yahoo.com
Lời cầu xin cùng Đức Chúa Thánh Thần
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:02 21/05/2010
Lời cầu xin cùng Đức Chúa Thánh Thần
Lạy Chúa Thánh Thần, thần trí ơn kính sợ Chúa, xin hướng dẫn lòng trí chúng con khi sống đến với muôn dân trong lòng xã hội, luôn nhớ mình đã được chịu phép rửa tội là con cái Chúa, và nhớ đến sự sống của mỗi người là công trình do Chúa tạo dựng ban cho.
Lạy Chúa Thánh Thần, thần trí ơn khôn ngoan, xin soi lòng chúng con khi sống đến với muôn dân trong lòng đời sống xã hội, biết nhận ra những dấu chỉ thời đại ẩn chứa sứ điệp của Chúa nhắn gửi cho con người trong công trình thiên nhiên do Chúa tạo dựng.
Lạy Chúa Thánh Thần, nguồn ơn thông hiểu, xin khai tâm lòng chúng con khi sống đến với muôn dân trong lòng xã hội, có lòng quảng đại cùng sự nhẫn nại hy sinh cần thiết với mọi con người.
Lạy Chúa Thánh Thần, nguồn ơn thần trí lo liệu, xin khơi lên trong lòng chúng con tâm tình chừng mực tiết độ khi sống đến với muôn dân trong lòng xã hội. Chúng con hướng lòng cầu nguyện với tâm tình lòng biết ơn Giáo Hội Việt Nam thân yêu của chúng con, năm nay mừng kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, cùng mừng kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam.
Lạy Chúa Thánh Thần, nguồn ơn sức mạnh, xin củng cố giúp con người có sức mạnh chống trả lại sự cám dỗ thúc đẩy từ bên ngoài cũng như từ bên trong thâm tâm, cùng can đảm lội ngược dòng nước chống lại cám dỗ quyến dũ bất chính, khi sống đến với muôn dân giữa lòng xã hội.
Lạy Chúa Thánh Thần, nguồn ơn hiểu biết, xin giúp con người biết bỡ ngỡ sự lạ lùng kỳ diệu trong thiên nhiên, cùng có tâm tình biết ơn Thiên Chúa đã tạo dựng nên thiên nhiên, khi sống đến với muôn dân giữa lòng xã hội.Chúng con cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, cho con em bạn trẻ chúng con và những người đã làm ơn cho chúng con trong đời sống.
Lạy Chúa Thánh Thần,nguồn ơn đạo đức, xin tạ ơn Chúa đã khắc ghi trong tâm hồn các tín hữu Chúa Kitô nếp sống đạo đức thờ phượng Chúa, khi sống đến với muôn dân trong lòng xã hội. Chúng con ngậm ngùi tưởng nhớ đến linh hồn những người thân yêu trong các gia đình chúng con, mà Chúa đã gọi trở về đời sau.
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 23.05.2010
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 23.05.2010
Chúa Thánh Thần tiêu diệt sự dữ
PM. Cao Huy Hoàng
08:35 21/05/2010
CHÚA THÁNH THẦN TIÊU DIỆT SỰ DỮ
(suy niệm nhân lễ Chúa Thánh Thần)
"Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (Ga 20,21-22)
Nhận lấy Chúa Thánh Thần, là đồng thời được sai đi trong Chúa Thánh Thần, để cộng tác với Ngài trong việc canh tân địa cầu theo đường lối của Thiên Chúa. Đó là sứ mạng của mỗi tín hữu, và là sứ mạng khấn thiết nhất ngay trong thời kỳ này: Thời kỳ của những hỗn độn do sự dữ hoành hành.
Vâng, có thể nói, sự dữ đang tràn lan khắp cả địa cầu trong những ngày chúng ta đang sống. Sự dữ tràn lan trong lòng người, nơi miệng lưỡi, nơi ngòi bút, trên trang mạng, trong gia đình, nơi tu viện, hoặc ngay trong thánh đường, ngay trong các thánh phần dân Chúa không miễn trừ ai, ngay trên khắp nẻo đường đời… Và sự dữ nguy hiểm nhất là: không những không nhận ra chân tướng của sự dữ mà còn tiếp tay cho sự dữ lan tràn.
Sự dữ muốn khống chế con người cứ thản nhiên sống trong gọng kìm của nô lệ cho ma quỷ. Và vì sợ Chúa Chúa Thánh Thần tiêu diệt, sợ Ngài đổi mới tâm hồn các tín hữu để các tâm hồn thuộc về Thiên Chúa, nên sự dữ thời nay khôn ranh biết trá hình dưới thương hiệu thiện hảo, biết ẩn nấp trong xiêm y lộng lẫy của đức từ bi, và biết thu mình lại như những vi –rút cực nhỏ trong tâm hồn người tưởng như là đạo đức. Sự dữ luôn là bản chất của ma quỷ, đối nghịch với sự lành toàn vẹn của Thiên Chúa. Và kế hoạch của ma quỷ là làm cho con người thời nay biến dạng dần từ tình trạng mất cảnh giác, đến tình trạng chấp nhận sống chung với nó, và cuối cùng là để cho nó hoành hành đến mức hỗn độn mà người ta không cảm thấy hỗn độn gì, không cảm thấy mất bình an.
Thái độ thản nhiên sống chung với với sự dữ, không cảnh giác, cũng không lên tiếng kêu gọi cảnh giác, cũng không loại trừ và hợp sức loại trừ, là thái độ thua cuộc trước âm mưu của lũ ma lũ quỷ, là thái độ đóng cửa không tiếp nhận ánh sáng quang minh của Chúa Thánh Thần, là tự đi vào chỗ diệt vong. Thái độ ấy không chỉ thấy xuất hiện nơi những con người không chấp nhận có Thiên Chúa, không chấp nhận có đời sau, mà còn ngay trong lòng các tín hữu, trong mọi thành phần.
Sự dữ trong đời sống buông thả của các gia đình công giáo, cả thanh thiếu niên lẫn người trưởng thành, đã đến mức báo động:
Thiếu căn bản Giáo Lý Chúa Kitô về phẩm giá con người nơi đức trong sạch, lại thừa hiểu biết về những kế hoạch sống thử và sống thử sao cho an toàn!
Thiếu tính thánh thiện cần có trong đời sống vợ chồng, lại thừa tính chủ động biến cuộc sống Bí tích ấy thành một chuỗi đời phạm luật mà tưởng là hợp luật!
Thiếu lòng trân trọng tính đơn hôn và vĩnh hôn của Bí tích hôn phối, lại thừa cơ hội luôn có sắn để nói lời chia tay, để cắt đứt dây ràng buộc!
Thiếu tâm tình yêu mến Chúa Giêsu và Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống, nhưng lại thừa mứa những đam mê dục vọng hư hèn ở những nơi nhậu nhoẹt đầy của ăn của uống phàm trần!
Thiếu những phút cầu nguyện buổi sáng, những giờ kinh gia đình ban đêm, lại thừa thời gian theo hết cuốn phim tình cảm này, đến những chương trình vô bổ nọ!
Thiếu tinh thần trách nhiệm của người làm cha mẹ đối với con cái, và bổn phận làm con đối với cha mẹ, mà thừa những trách nhiệm bao đồng cho xã hội!
Sự dữ trong đời sống buông thả của các thành phần giáo hội, mà chủ chốt là nơi những người cần làm gương sáng đạo đức cũng đã đến hồi báo động:
Thiếu đầu tư vốn giáo lý cơ bản cho giới trẻ, vốn kiến thức tông đồ cho những người làm tông đồ giáo dân, vốn đạo đức tận hiến trong nơi đào tạo Linh Mục, Tu sĩ, nhưng lại thừa người muốn làm Giáo lý viên, muốn làm tông đồ giáo dân và cũng thừa người muốn lãnh tác vụ thánh cứ theo thời gian mà tiến chức!
Thiếu gương sáng đạo đức nơi những tín hữu công giáo mà thừa những gương mù gương xấu, đến nỗi để kẻ ngoại có thể nói rằng: “kẻ có đạo cũng làm như thế”, cũng rối vợ rối chồng, cũng buôn bán bất công, cũng vặn cân bẻ móc, cũng dững dưng vô tâm, cũng đầu trộm đuôi cướp, cũng ly hôn ly dị, cũng đặt vòng phá thai, cũng ham chức chuộng quyền, cũng tẩy chay thanh trừng, cũng âm mưu đấu tố…
Thiếu tính căn bản hiệp thông giáo hội - hiệp thông với nhau trong giáo hội, hiệp thông với giáo hội địa phương, và với giáo hội toàn cầu, lại dư thừa tính cục bộ chủ quan, gây nên những nỗi bất bình không đáng có nơi chính mình và người khác, mà tưởng là mình đang làm một cuộc cách mạng có ích cho giáo hội.
Thiếu tinh thần trách nhiệm trung thành với Đức Tin Công Giáo, trung tín với lề luật yêu thương nhau như anh em nơi người đồng đạo, mà thừa lòng trung thành, thừa sự ngoan ngoãn dễ thương đối với thế lực chống lại Thiên Chúa…
Một linh mục ở vào tuổi 82, còn minh mẫn, còn năng động, còn đầy nhiệt huyết cho Thiên Chúa cho Giáo hội, và cũng còn cả sự quấy nhiễu liên tục của sự dữ: bên ngoài, sự dữ là sự bất đồng và phản đối của một nhóm người về việc xây dựng Nhà Giáo Lý, bên trong, sự dữ là nỗi buồn tự nhiên của vị mục tử hết mình vì đoàn chiên, hết mình vì tương lai Đức Tin con em của những người chống đối, hết mình vì tâm nguyện cho thế hệ trẻ biết Chúa và yêu mến Chúa, biết và giữ lề luật Chúa, vì “Vô tri bất mộ”. Sự dữ này lôi kéo sự dữ khác, và sự dữ nơi người nầy làm gánh nặng cuộc đời cho người kia.
Tưởng như là đạo đức!
Tưởng như là thánh thiện!
Tưởng như là xây dựng!
Tưởng như là chân thành!
Tất cả đều có thể là những sự dữ bắt nguồn từ sự tự phụ chủ quan, không cần đến sự can thiệp của Chúa Thánh Thần nơi mỗi tín hữu; từ đó gây ra mất bình an, gây ra bao sự hỗn độn trong tâm hồn, trong gia đình, trong xã hội và ngay trong Hội Thánh Chúa.
Như vậy, những sự thiếu thốn nguy hiểm trên đây bắt nguồn từ sự thiếu thốn Chúa Thánh Thần trong đời sống các tín hữu, trong đời sống Giáo Hội. Nhưng nói rằng thiếu Chúa Thánh Thần là một điều vô lý nếu không nói là một sỉ nhục cho Thiên Chúa, vì Thánh Thần vẫn có đó, vẫn hằng hữu và hiện hữu, cùng với Chúa Cha và Chúa Con.
Có thể nói, sự dữ tự nó là kế hoạch phát tán một chương trình của ma quỷ để con người theo đó mà rời xa Thiên Chúa. Nhưng phải xác tín rằng: kế hoạch ấy, chương trình ấy sẽ phải thất bại trước uy lực của Chúa Thánh Thần. Ma quỷ hẳn đã biết rõ điều đó vì nó đã bao lần nếm mùi thất bại trong hành trình Đức Tin của một con người, của một gia đình, trong hành trình Đức Tin của Giáo Hội và trong hành trình nhân loại tìm về với Thiên Chúa. Và cũng vì biết rõ uy phong của Chúa Thánh Thần, nên ma quỷ luôn tìm cách làm cho con người xem sự hiểu biết của mình lớn hơn sự hiểu biết của Chúa Thánh Thần, xem sáng kiến của mình có giá trị lớn hơn Thượng Trí của Thiên Chúa
Lễ Chúa Thánh Thần, một thời cơ thật thuận tiện để mỗi chúng ta nhìn lại tương quan của mình và Chúa Thánh thần trong cuộc sống đức tin. Và cùng nhau xác tín rằng:
Sự dữ của ma quỷ dù có trá hình đến đâu, có ẩn nấp nơi nào thì luồng sáng của Chúa Thánh Thần cũng soi thấu, cũng vạch mặt.
Sự dữ có ghê gớm đến thế nào đi nữa thì cũng không làm gì được chúng ta, và mỗi chúng ta vẫn luôn bình an, vì ta năng kết hiệp với Chúa Thánh Thần, để nhờ ánh quang minh nguồn thượng trí của Thiên Chúa mà soi cho biết rõ bộ mặt thật của sự dữ, và để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, nâng đỡ chúng ta vững bước.
Sư dữ vốn là những nguy cơ dẫn đễn điều tệ hại, cho chính mình, cho nhiều người và cho thế giới, nhưng lại là cơ hội tốt trong đời sống đức tin các tín hữu, để mỗi người có dịp bày tỏ lòng thành khẩn của mình với Đức Chúa Thánh Thẩn, và cùng Ngài, trong Ngài, với sức mạnh của Ngài, biến nguy cơ thành cơ hội chiến thắng cho vinh danh Thiên Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, khấn xin ngự đến. Hồn con đang mong chờ Ngài…
Xin lấp đầy nơi chúng con những thiếu thốn nguy hiểm trong đời sống đức tin của chúng con, của gia đình, của Giáo Hội và của toàn thế giới. A men
Nam Định 21-5-2010
(suy niệm nhân lễ Chúa Thánh Thần)
"Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. (Ga 20,21-22)
Nhận lấy Chúa Thánh Thần, là đồng thời được sai đi trong Chúa Thánh Thần, để cộng tác với Ngài trong việc canh tân địa cầu theo đường lối của Thiên Chúa. Đó là sứ mạng của mỗi tín hữu, và là sứ mạng khấn thiết nhất ngay trong thời kỳ này: Thời kỳ của những hỗn độn do sự dữ hoành hành.
Vâng, có thể nói, sự dữ đang tràn lan khắp cả địa cầu trong những ngày chúng ta đang sống. Sự dữ tràn lan trong lòng người, nơi miệng lưỡi, nơi ngòi bút, trên trang mạng, trong gia đình, nơi tu viện, hoặc ngay trong thánh đường, ngay trong các thánh phần dân Chúa không miễn trừ ai, ngay trên khắp nẻo đường đời… Và sự dữ nguy hiểm nhất là: không những không nhận ra chân tướng của sự dữ mà còn tiếp tay cho sự dữ lan tràn.
Sự dữ muốn khống chế con người cứ thản nhiên sống trong gọng kìm của nô lệ cho ma quỷ. Và vì sợ Chúa Chúa Thánh Thần tiêu diệt, sợ Ngài đổi mới tâm hồn các tín hữu để các tâm hồn thuộc về Thiên Chúa, nên sự dữ thời nay khôn ranh biết trá hình dưới thương hiệu thiện hảo, biết ẩn nấp trong xiêm y lộng lẫy của đức từ bi, và biết thu mình lại như những vi –rút cực nhỏ trong tâm hồn người tưởng như là đạo đức. Sự dữ luôn là bản chất của ma quỷ, đối nghịch với sự lành toàn vẹn của Thiên Chúa. Và kế hoạch của ma quỷ là làm cho con người thời nay biến dạng dần từ tình trạng mất cảnh giác, đến tình trạng chấp nhận sống chung với nó, và cuối cùng là để cho nó hoành hành đến mức hỗn độn mà người ta không cảm thấy hỗn độn gì, không cảm thấy mất bình an.
Thái độ thản nhiên sống chung với với sự dữ, không cảnh giác, cũng không lên tiếng kêu gọi cảnh giác, cũng không loại trừ và hợp sức loại trừ, là thái độ thua cuộc trước âm mưu của lũ ma lũ quỷ, là thái độ đóng cửa không tiếp nhận ánh sáng quang minh của Chúa Thánh Thần, là tự đi vào chỗ diệt vong. Thái độ ấy không chỉ thấy xuất hiện nơi những con người không chấp nhận có Thiên Chúa, không chấp nhận có đời sau, mà còn ngay trong lòng các tín hữu, trong mọi thành phần.
Sự dữ trong đời sống buông thả của các gia đình công giáo, cả thanh thiếu niên lẫn người trưởng thành, đã đến mức báo động:
Thiếu căn bản Giáo Lý Chúa Kitô về phẩm giá con người nơi đức trong sạch, lại thừa hiểu biết về những kế hoạch sống thử và sống thử sao cho an toàn!
Thiếu tính thánh thiện cần có trong đời sống vợ chồng, lại thừa tính chủ động biến cuộc sống Bí tích ấy thành một chuỗi đời phạm luật mà tưởng là hợp luật!
Thiếu lòng trân trọng tính đơn hôn và vĩnh hôn của Bí tích hôn phối, lại thừa cơ hội luôn có sắn để nói lời chia tay, để cắt đứt dây ràng buộc!
Thiếu tâm tình yêu mến Chúa Giêsu và Chúa Giêsu Thánh Thể là nguồn sống, nhưng lại thừa mứa những đam mê dục vọng hư hèn ở những nơi nhậu nhoẹt đầy của ăn của uống phàm trần!
Thiếu những phút cầu nguyện buổi sáng, những giờ kinh gia đình ban đêm, lại thừa thời gian theo hết cuốn phim tình cảm này, đến những chương trình vô bổ nọ!
Thiếu tinh thần trách nhiệm của người làm cha mẹ đối với con cái, và bổn phận làm con đối với cha mẹ, mà thừa những trách nhiệm bao đồng cho xã hội!
Sự dữ trong đời sống buông thả của các thành phần giáo hội, mà chủ chốt là nơi những người cần làm gương sáng đạo đức cũng đã đến hồi báo động:
Thiếu đầu tư vốn giáo lý cơ bản cho giới trẻ, vốn kiến thức tông đồ cho những người làm tông đồ giáo dân, vốn đạo đức tận hiến trong nơi đào tạo Linh Mục, Tu sĩ, nhưng lại thừa người muốn làm Giáo lý viên, muốn làm tông đồ giáo dân và cũng thừa người muốn lãnh tác vụ thánh cứ theo thời gian mà tiến chức!
Thiếu gương sáng đạo đức nơi những tín hữu công giáo mà thừa những gương mù gương xấu, đến nỗi để kẻ ngoại có thể nói rằng: “kẻ có đạo cũng làm như thế”, cũng rối vợ rối chồng, cũng buôn bán bất công, cũng vặn cân bẻ móc, cũng dững dưng vô tâm, cũng đầu trộm đuôi cướp, cũng ly hôn ly dị, cũng đặt vòng phá thai, cũng ham chức chuộng quyền, cũng tẩy chay thanh trừng, cũng âm mưu đấu tố…
Thiếu tính căn bản hiệp thông giáo hội - hiệp thông với nhau trong giáo hội, hiệp thông với giáo hội địa phương, và với giáo hội toàn cầu, lại dư thừa tính cục bộ chủ quan, gây nên những nỗi bất bình không đáng có nơi chính mình và người khác, mà tưởng là mình đang làm một cuộc cách mạng có ích cho giáo hội.
Thiếu tinh thần trách nhiệm trung thành với Đức Tin Công Giáo, trung tín với lề luật yêu thương nhau như anh em nơi người đồng đạo, mà thừa lòng trung thành, thừa sự ngoan ngoãn dễ thương đối với thế lực chống lại Thiên Chúa…
Một linh mục ở vào tuổi 82, còn minh mẫn, còn năng động, còn đầy nhiệt huyết cho Thiên Chúa cho Giáo hội, và cũng còn cả sự quấy nhiễu liên tục của sự dữ: bên ngoài, sự dữ là sự bất đồng và phản đối của một nhóm người về việc xây dựng Nhà Giáo Lý, bên trong, sự dữ là nỗi buồn tự nhiên của vị mục tử hết mình vì đoàn chiên, hết mình vì tương lai Đức Tin con em của những người chống đối, hết mình vì tâm nguyện cho thế hệ trẻ biết Chúa và yêu mến Chúa, biết và giữ lề luật Chúa, vì “Vô tri bất mộ”. Sự dữ này lôi kéo sự dữ khác, và sự dữ nơi người nầy làm gánh nặng cuộc đời cho người kia.
Tưởng như là đạo đức!
Tưởng như là thánh thiện!
Tưởng như là xây dựng!
Tưởng như là chân thành!
Tất cả đều có thể là những sự dữ bắt nguồn từ sự tự phụ chủ quan, không cần đến sự can thiệp của Chúa Thánh Thần nơi mỗi tín hữu; từ đó gây ra mất bình an, gây ra bao sự hỗn độn trong tâm hồn, trong gia đình, trong xã hội và ngay trong Hội Thánh Chúa.
Như vậy, những sự thiếu thốn nguy hiểm trên đây bắt nguồn từ sự thiếu thốn Chúa Thánh Thần trong đời sống các tín hữu, trong đời sống Giáo Hội. Nhưng nói rằng thiếu Chúa Thánh Thần là một điều vô lý nếu không nói là một sỉ nhục cho Thiên Chúa, vì Thánh Thần vẫn có đó, vẫn hằng hữu và hiện hữu, cùng với Chúa Cha và Chúa Con.
Có thể nói, sự dữ tự nó là kế hoạch phát tán một chương trình của ma quỷ để con người theo đó mà rời xa Thiên Chúa. Nhưng phải xác tín rằng: kế hoạch ấy, chương trình ấy sẽ phải thất bại trước uy lực của Chúa Thánh Thần. Ma quỷ hẳn đã biết rõ điều đó vì nó đã bao lần nếm mùi thất bại trong hành trình Đức Tin của một con người, của một gia đình, trong hành trình Đức Tin của Giáo Hội và trong hành trình nhân loại tìm về với Thiên Chúa. Và cũng vì biết rõ uy phong của Chúa Thánh Thần, nên ma quỷ luôn tìm cách làm cho con người xem sự hiểu biết của mình lớn hơn sự hiểu biết của Chúa Thánh Thần, xem sáng kiến của mình có giá trị lớn hơn Thượng Trí của Thiên Chúa
Lễ Chúa Thánh Thần, một thời cơ thật thuận tiện để mỗi chúng ta nhìn lại tương quan của mình và Chúa Thánh thần trong cuộc sống đức tin. Và cùng nhau xác tín rằng:
Sự dữ của ma quỷ dù có trá hình đến đâu, có ẩn nấp nơi nào thì luồng sáng của Chúa Thánh Thần cũng soi thấu, cũng vạch mặt.
Sự dữ có ghê gớm đến thế nào đi nữa thì cũng không làm gì được chúng ta, và mỗi chúng ta vẫn luôn bình an, vì ta năng kết hiệp với Chúa Thánh Thần, để nhờ ánh quang minh nguồn thượng trí của Thiên Chúa mà soi cho biết rõ bộ mặt thật của sự dữ, và để Chúa Thánh Thần hướng dẫn, nâng đỡ chúng ta vững bước.
Sư dữ vốn là những nguy cơ dẫn đễn điều tệ hại, cho chính mình, cho nhiều người và cho thế giới, nhưng lại là cơ hội tốt trong đời sống đức tin các tín hữu, để mỗi người có dịp bày tỏ lòng thành khẩn của mình với Đức Chúa Thánh Thẩn, và cùng Ngài, trong Ngài, với sức mạnh của Ngài, biến nguy cơ thành cơ hội chiến thắng cho vinh danh Thiên Chúa.
Lạy Chúa Thánh Thần, khấn xin ngự đến. Hồn con đang mong chờ Ngài…
Xin lấp đầy nơi chúng con những thiếu thốn nguy hiểm trong đời sống đức tin của chúng con, của gia đình, của Giáo Hội và của toàn thế giới. A men
Nam Định 21-5-2010
Chúa Nhật Ba Ngôi
Anmai, CSsR
08:50 21/05/2010
Chúa nhật Ba Ngôi
Kính thưa cộng đoàn, làm việc mệt, con hay mở nhạc lên nghe. Thi thoảng nghe trúng đĩa của Phương Thảo và Ngọc Lễ. Trong cái đĩa ấy, có giọng hát trẻ con thật là hay:
Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắm sáng một gia đình.
Gia đình gia đình
Ôm ấp những ngày thơ
Cho ta bao kỷ niệm thương mến
Gia đình gia đình
Vương vấn bước chân ta đi
Ấm áp trái tim quay về ?.
Lung linh lung linh tình mẹ tình cha
Lung linh lung linh cùng một mái nhà
Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui
Lung linh hai tiếng gia đình
Lung linh hai tiếng gia đình.
Ba là cây nến hồng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắp sáng một gia đình.
Gia đình gia đình, ôm ấp ta những ngày thơ
Cho ta bao nhiêu niềm thương mến
Gia đình gia đình
Bên nhau khi đớn đau
Bên nhau đến suốt đời.
Lung linh lung linh tình mẹ tình cha
Lung linh lung linh cùng một mái nhà
Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui
Lung linh lung linh hai tiếng gia đình
Lung linh lung linh hai tiếng gia đình...
Hay quá đi chứ ! Ngọc Lễ đã mượn hình ảnh những cây nến để diễn tả gia đình thật là hay, thật là dễ thương. Thế nhưng, muốn có được một gia đình mà các ánh nến nó lung linh như vậy không phải là chuyện dễ. Gia đình ấy phải là một gia đình yêu thương thì mới được như vậy.
Ngày hôm nay, cùng với thể Giáo Hội, chúng ta mừng Lễ Chúa Ba Ngôi ! Mầu nhiệm một Chúa mà có đến Ba Ngôi quả là một mầu mhiệm khó hiểu hay nói đúng hơn là vượt qúa trí hiểu của con người. Hơn một lần, hồi còn bé, đi học giáo lý, được các anh các chị giáo lý viên kể câu chuyện như thế này về mầu nhiệm Ba Ngôi.
Một hôm, Thánh Augustinô đi dạo trên bãi biển, Ngài đi tới đi lui và suy nghĩ về mầu nhiệm Ba Ngôi vì Mầu Nhiệm Ba Ngôi quá khó hiểu với Ngài. Khi Ngài đi dạo như vậy thì có một em bé đang ngồi chơi ở bãi biển, em bé ấy chơi cái trò múc nước đổ vào vỏ sò. Đi ngang, thánh nhân thấy lạ lùng với việc làm của em bé. Em bé nói rằng em đang ngồi đây để múc hết nước biển để đổ vào vỏ sò. Ngài mới nói với em rằng làm sao mà em có thể múc nước biển để đổ vào vỏ sò được ? Em bé mới nói với thánh nhân rằng làm sao mà có thể hiểu được mầu nhiệm Ba Ngôi. Mầu nhiệm Ba Ngôi vượt quá trí hiểu của con người.
Vâng ! Mầu nhiệm Ba Ngôi quả thật là vượt quá trí hiểu của con người nhưng qua Thánh Kinh, qua mạc khải, kitô hữu chúng ta tin Thiên Chúa Ngài có Ba Ngôi.
Hết sức dễ hiểu, qua giáo lý, qua Thánh Kinh, chúng ta biết về Ba Ngôi, về vai trò của từng ngôi một.
Cha: Đấng tạo dựng; Con: Đấng Cứu Chuộc; Thánh Thần: Đấng Thánh Hoá - Đấng ban nguồn sống !
Thiên Chúa Cha yêu thế gian, Ngài đã dựng nên thế gian này và Ngài yêu, yêu cho đến cùng. Sau khi con người bất tuân đã đánh mất tình nghĩa của Ngài nhưng Ngài đã sai con một duy nhất của Ngài đến để cứu độ trần gian. Và Thánh Thần, chúng ta vừa mừng lễ tuần vừa rồi. Thánh Thần chính là tình yêu tuyệt mỹ xuất phát từ Cha và Con.
Nói đi, nói lại, nói tới, nói lui, chúng ta thấy nơi Ba Ngôi có một điểm chung và một điểm sáng đó chính là Tình Yêu. Tìm tới tìm lui, lục tới lục lui, chúng ta thấy Ba Ngôi yêu nhau kinh khủng, yêu thế gian kinh khủng. Cũng chính vì Tình yêu nên đã phát sinh ra, nảy sinh ra sự hiệp nhất. Vì yêu nhau nên hoa quả của tình yêu chính là sự hiệp nhất.
Cha yêu con đến độ trong ngày nhận phép rửa tại sông Giođan, Cha nói: “Này là Con Ta yêu dấu, hằng đẹp lòng Ta mọi đàng”.
Còn Chúa Giêsu, trong thư thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philip chắc chúng ta nhớ: Ngài đã bằng lòng, đã vâng phục cho đến chết và chịu chết trên thập giá. Điểm son nữa là Ngài không hề dành vị trí ngang bằng với Thiên Chúa mà Ngài hạ mình thẳm sâu.
Tình yêu ấy cũng đã được Chúa Giêsu trần tình: Lạy Cha Chí Công ! Tất cả mọi sự của con đều là của Cha và mọi sự của Cha đều là của con. Con đến thế gian này và con không để cho một ai Cha ban cho con bị hư mất !
Sứ mạng của Chúa Giêsu là đến trong thế gian này để cứu độ con người: Chỉ vì tình yêu Chúa treo nhục thân chết cho trần gian, vì Ngài chỉ đến sống cho Tình yêu, chết cho Tình yêu để cứu muôn người lỗi tội, đưa về trời đẹp tươi.
Cha Thành Tâm đã diễn tả ý của Thánh Phaolô qua dòng nhạc của Ngài thật là hay: Ta hãy gẫm suy tình yêu của Chúa ! Tình Chúa ôi quá bao la ! Ngay khi lúc ta còn là tội nhân và Chúa Chúa đã chết Ngài chết cho Ta, nay khi chúng ta được ơn giải oán, nhờ máu nước đổ ra.
Hay quá ! Tuyệt vời quá !
Còn Chúa Thánh Thần. Hễ nói đến Chúa Thánh Thần là ta có thể nói ngay đến Tình Yêu vì tự bản chất Ngài là Tình Yêu mà !
Thế đấy ! Một chút dừng lại để nhìn lại từng thành viên trong gia đình Ba Ngôi. Mỗi thành viên trong gia đình Ba Ngôi đã yêu nhau, đã sống hết mình, sống hết tình và luôn hướng về nhau. Gia đình Ba Ngôi mà hôm nay chúng ta mừng Lễ thật là tuyệt vời.
Nhìn lại gia đình của con người trong xã hội ngày hôm nay chúng ta xem sao ?
Hôm nọ, có dịp đi Cửa Lò, trên con đường ven biển thật là đẹp, Cha Bề Trên Cửa Lò giới thiệu ch anh em con đường đẹp mà mọi người đang đi qua mang tên là con đường sinh thái nhưng thật sự nó đã được nhiều người đặt tên cho là con đường sinh sự. Vì sao ? Vì lẽ sau khi con đường làm đẹp thì nhiều và nhiều gia đình đã mấy chục năm trời sống yên ả, êm ấm ở cái vùng ven biển nghèo ấy bỗng dưng náo loạn và chia cắt. Thì ra là ngày xưa đất ở đấy cho cũng chẳng ai thèm ở và ngày nay, sau khi con đường hoàn thành thì giá nó lên như diều gặp gió. Thế là tình cảm trong gia đình bỗng dưng tang thương và đổ nát đi vì vật chất, vì đồng tiền, vì mảnh đất.
Hôm kia, một người bạn gọi điện tâm sự buồn: chuyện là gia đình bạn của bạn ấy cũng đang đứng trên bờ vực của đổ nát. Ông cụ thọ hơn trăm tuổi. Tang lễ ông cụ xong thì người chị cả xí phần thùng tiền phúng điếu với cái lập luận là khách đến viếng thăm chủ yếu là khách của người chị cả. Sau đó, chị ra thông tư cho 3 người em rời gia đình ngay, chị sẽ chia cho số tiền chẳng bằng một phần nhỏ giá trị của căn nhà.
Ông cụ nằm xuống nhưng chắc ông cụ không nguôi được vì lẽ ông không ngờ được rằng sự ra đi của ông đã để lại cho gia đình cụ tan nát.
Đó là vài mẫu chuyện nhỏ trong xã hội ngày hôm nay. Vì sao người ta cư xử như vậy ? Xin thưa vì người ta không còn yêu nhau nữa, người ta đã khép lòng lại với nhau rồi.
Nói người ta nhưng mình cũng phải ngẫm lại chính mình. Ai trong chúng ta đây cũng có gia đình nhưng rồi thái độ, cách sống của chúng ta như thế nào với gia đình chúng ta. Chúng ta là tác nhân hiệp nhất hay chia rẽ trong gia đình chúng ta ?
Điều nghịch lý vẫn ở trong cuộc đời mỗi người chúng ta như Thánh Phaolô vẫn thường nói: “Điều tôi biết là tốt, tôi lại không làm, điều tôi biết là không tốt, tôi lại không làm”. Thế đấy ! Thử hỏi mỗi người chúng ta xem, ai trong chúng ta có mong muốn gia đình, mái ấm của mình là mái ấm thật, ai cũng mong cộng đoàn mình là cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, thế nhưng thực tế nó khác lắm ! Ngày hôm nay, phải nói là đời sống gia đình nó làm sao đó ! Đời sống gia đình ngày hôm nay nó làm sao ấy ! Nó tưởng chừng là đùa nhưng là thật như Mỹ Tâm ngân nga: Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc ! Tình yêu là nền tảng của gia đình, tình yêu là nền tảng của gia đình, ấy vậy mà tình yêu đến không đợi, tình yêu đi không nuối tiếc mới là lạ ! Đến không mong, đi không đợi thì làm gì có một gia đình hạnh phúc được.
Hiện trạng, đời sống gia đình như thế nào, chắc không cần phải nói nhiều, ít nhiều chúng ta đã rõ, không cần phải nói nhiều ở đây. Đời sống gia đình ngày hôm nay phải nói rằng đời sống gia đình nó đi ngược lại với đời sống gia đình Ba Ngôi làm sao ấy, nhìn đến tình yêu, sự hiệp nhất của gia đình Ba Ngôi, chúng ta thấy gia đình của nhân loại làm sao ấy.
Ngày hôm nay, mừng mầu nhiệm Ba Ngôi, mừng gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa cũng là dịp chúng ta nhìn lại gia đình của mình. Đừng mong có một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa, trong cung lòng Ba Ngôi nếu như trong cõi tạm này chúng ta không có chỗ trong lòng anh chị em đồng loại của chúng ta. Chồng muốn có một chỗ trong lòng vợ, vợ có một chỗ trong lòng chồng, con cái có một chỗ trong lòng cha mẹ, cha mẹ có một chỗ trong lòng con cái khi và chỉ khi mỗi thành viên trong gia đình yêu thương nhau thật sự.
Trang Tin mừng ngắn ngủi mà chúng ta vừa nghe Thánh Matthêu thuật lại cho chúng ta đấy, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ, Chúa Giêsu cũng mời gọi mỗi người chúng ta lên đường loan báo Tin mừng nước Chúa và làm phép rửa cho muôn dân nhân danh Ba Ngôi, nhân danh tình yêu, nhân danh sự hiệp nhất. Lời rao giảng, lời mời gọi muôn dân tin theo Chúa và làm phép rửa không gì đẹp cho bằng chính lối sống, tình cảm của chúng ta với mỗi người chúng ta gặp gỡ, mỗi người chúng ta tiếp xúc.
Khi chúng ta trải lòng chúng ta ra với anh chị em đồng loại chắc chắn chúng ta cũng sẽ được đón nhận cái lòng mến, cái tình yêu của chúng ta.
Thi thoảng về nhà, một lần nọ, khi cả nhà xem lại những hình ảnh xưa cũ. Tôi chỉ tấm hình của hai anh em đẹp. Đứa cháu nhỏ nói và chỉ ngay, tấm kia mới đẹp, hoá ra là cháu chỉ tấm hình cả gia đình của cháu chứ không phải là tấm hình hai anh em. Nhìn tính cách của cháu, nghe câu nói của cháu sao mà thương quá. Còn bé mà cháu đã nghĩ đến hạnh phúc, hiệp nhất của gia đình khi có đầy đủ các thành viên.
Xin Chúa Ba Ngôi đổ tràn đầy tình yêu của các Đấng vào lòng mỗi người chúng ta để rồi cha mẹ, con cái và từng thành viên trong gia đình biết yêu nhau hơn. Và chúng ta nên nhớ rằng, muốn gia đình chúng ta hiệp nhất, yêu thương thì không có gì khác là đặt đời sống của gia đình mình vào lòng bàn tay, vào sự quan phòng của Thiên Chúa Ba Ngôi và từng thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, hy sinh, hiệp nhất như từng ngôi một trong gia đình Ba Ngôi ấy.
Ước gì, nhờ ơn Thánh Chúa, nhờ ân sủng của Chúa Ba Ngôi trong Thánh Lễ này, sau khi bước ra khỏi Ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thân thương này, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi thành viên trong cộng đoàn thay đổi cách sống một chút để góp phần cho gia đình, cho cộng đoàn của mình hạnh phúc hơn.
Ước gì mỗi gia đình chúng ta, mỗi khi chiều về, chúng ta quây quần trước nhan thánh Chúa, cầu nguyện, xin ơn và cùng hát với nhau như đứa trẻ trong cuốn CD kia: Lung linh lung linh tình Mẹ tình Cha, lung linh lung linh hai tiếng gia đình.
Kính thưa cộng đoàn, làm việc mệt, con hay mở nhạc lên nghe. Thi thoảng nghe trúng đĩa của Phương Thảo và Ngọc Lễ. Trong cái đĩa ấy, có giọng hát trẻ con thật là hay:
Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắm sáng một gia đình.
Gia đình gia đình
Ôm ấp những ngày thơ
Cho ta bao kỷ niệm thương mến
Gia đình gia đình
Vương vấn bước chân ta đi
Ấm áp trái tim quay về ?.
Lung linh lung linh tình mẹ tình cha
Lung linh lung linh cùng một mái nhà
Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui
Lung linh hai tiếng gia đình
Lung linh hai tiếng gia đình.
Ba là cây nến hồng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắp sáng một gia đình.
Gia đình gia đình, ôm ấp ta những ngày thơ
Cho ta bao nhiêu niềm thương mến
Gia đình gia đình
Bên nhau khi đớn đau
Bên nhau đến suốt đời.
Lung linh lung linh tình mẹ tình cha
Lung linh lung linh cùng một mái nhà
Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui
Lung linh lung linh hai tiếng gia đình
Lung linh lung linh hai tiếng gia đình...
Hay quá đi chứ ! Ngọc Lễ đã mượn hình ảnh những cây nến để diễn tả gia đình thật là hay, thật là dễ thương. Thế nhưng, muốn có được một gia đình mà các ánh nến nó lung linh như vậy không phải là chuyện dễ. Gia đình ấy phải là một gia đình yêu thương thì mới được như vậy.
Ngày hôm nay, cùng với thể Giáo Hội, chúng ta mừng Lễ Chúa Ba Ngôi ! Mầu nhiệm một Chúa mà có đến Ba Ngôi quả là một mầu mhiệm khó hiểu hay nói đúng hơn là vượt qúa trí hiểu của con người. Hơn một lần, hồi còn bé, đi học giáo lý, được các anh các chị giáo lý viên kể câu chuyện như thế này về mầu nhiệm Ba Ngôi.
Một hôm, Thánh Augustinô đi dạo trên bãi biển, Ngài đi tới đi lui và suy nghĩ về mầu nhiệm Ba Ngôi vì Mầu Nhiệm Ba Ngôi quá khó hiểu với Ngài. Khi Ngài đi dạo như vậy thì có một em bé đang ngồi chơi ở bãi biển, em bé ấy chơi cái trò múc nước đổ vào vỏ sò. Đi ngang, thánh nhân thấy lạ lùng với việc làm của em bé. Em bé nói rằng em đang ngồi đây để múc hết nước biển để đổ vào vỏ sò. Ngài mới nói với em rằng làm sao mà em có thể múc nước biển để đổ vào vỏ sò được ? Em bé mới nói với thánh nhân rằng làm sao mà có thể hiểu được mầu nhiệm Ba Ngôi. Mầu nhiệm Ba Ngôi vượt quá trí hiểu của con người.
Vâng ! Mầu nhiệm Ba Ngôi quả thật là vượt quá trí hiểu của con người nhưng qua Thánh Kinh, qua mạc khải, kitô hữu chúng ta tin Thiên Chúa Ngài có Ba Ngôi.
Hết sức dễ hiểu, qua giáo lý, qua Thánh Kinh, chúng ta biết về Ba Ngôi, về vai trò của từng ngôi một.
Cha: Đấng tạo dựng; Con: Đấng Cứu Chuộc; Thánh Thần: Đấng Thánh Hoá - Đấng ban nguồn sống !
Thiên Chúa Cha yêu thế gian, Ngài đã dựng nên thế gian này và Ngài yêu, yêu cho đến cùng. Sau khi con người bất tuân đã đánh mất tình nghĩa của Ngài nhưng Ngài đã sai con một duy nhất của Ngài đến để cứu độ trần gian. Và Thánh Thần, chúng ta vừa mừng lễ tuần vừa rồi. Thánh Thần chính là tình yêu tuyệt mỹ xuất phát từ Cha và Con.
Nói đi, nói lại, nói tới, nói lui, chúng ta thấy nơi Ba Ngôi có một điểm chung và một điểm sáng đó chính là Tình Yêu. Tìm tới tìm lui, lục tới lục lui, chúng ta thấy Ba Ngôi yêu nhau kinh khủng, yêu thế gian kinh khủng. Cũng chính vì Tình yêu nên đã phát sinh ra, nảy sinh ra sự hiệp nhất. Vì yêu nhau nên hoa quả của tình yêu chính là sự hiệp nhất.
Cha yêu con đến độ trong ngày nhận phép rửa tại sông Giođan, Cha nói: “Này là Con Ta yêu dấu, hằng đẹp lòng Ta mọi đàng”.
Còn Chúa Giêsu, trong thư thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philip chắc chúng ta nhớ: Ngài đã bằng lòng, đã vâng phục cho đến chết và chịu chết trên thập giá. Điểm son nữa là Ngài không hề dành vị trí ngang bằng với Thiên Chúa mà Ngài hạ mình thẳm sâu.
Tình yêu ấy cũng đã được Chúa Giêsu trần tình: Lạy Cha Chí Công ! Tất cả mọi sự của con đều là của Cha và mọi sự của Cha đều là của con. Con đến thế gian này và con không để cho một ai Cha ban cho con bị hư mất !
Sứ mạng của Chúa Giêsu là đến trong thế gian này để cứu độ con người: Chỉ vì tình yêu Chúa treo nhục thân chết cho trần gian, vì Ngài chỉ đến sống cho Tình yêu, chết cho Tình yêu để cứu muôn người lỗi tội, đưa về trời đẹp tươi.
Cha Thành Tâm đã diễn tả ý của Thánh Phaolô qua dòng nhạc của Ngài thật là hay: Ta hãy gẫm suy tình yêu của Chúa ! Tình Chúa ôi quá bao la ! Ngay khi lúc ta còn là tội nhân và Chúa Chúa đã chết Ngài chết cho Ta, nay khi chúng ta được ơn giải oán, nhờ máu nước đổ ra.
Hay quá ! Tuyệt vời quá !
Còn Chúa Thánh Thần. Hễ nói đến Chúa Thánh Thần là ta có thể nói ngay đến Tình Yêu vì tự bản chất Ngài là Tình Yêu mà !
Thế đấy ! Một chút dừng lại để nhìn lại từng thành viên trong gia đình Ba Ngôi. Mỗi thành viên trong gia đình Ba Ngôi đã yêu nhau, đã sống hết mình, sống hết tình và luôn hướng về nhau. Gia đình Ba Ngôi mà hôm nay chúng ta mừng Lễ thật là tuyệt vời.
Nhìn lại gia đình của con người trong xã hội ngày hôm nay chúng ta xem sao ?
Hôm nọ, có dịp đi Cửa Lò, trên con đường ven biển thật là đẹp, Cha Bề Trên Cửa Lò giới thiệu ch anh em con đường đẹp mà mọi người đang đi qua mang tên là con đường sinh thái nhưng thật sự nó đã được nhiều người đặt tên cho là con đường sinh sự. Vì sao ? Vì lẽ sau khi con đường làm đẹp thì nhiều và nhiều gia đình đã mấy chục năm trời sống yên ả, êm ấm ở cái vùng ven biển nghèo ấy bỗng dưng náo loạn và chia cắt. Thì ra là ngày xưa đất ở đấy cho cũng chẳng ai thèm ở và ngày nay, sau khi con đường hoàn thành thì giá nó lên như diều gặp gió. Thế là tình cảm trong gia đình bỗng dưng tang thương và đổ nát đi vì vật chất, vì đồng tiền, vì mảnh đất.
Hôm kia, một người bạn gọi điện tâm sự buồn: chuyện là gia đình bạn của bạn ấy cũng đang đứng trên bờ vực của đổ nát. Ông cụ thọ hơn trăm tuổi. Tang lễ ông cụ xong thì người chị cả xí phần thùng tiền phúng điếu với cái lập luận là khách đến viếng thăm chủ yếu là khách của người chị cả. Sau đó, chị ra thông tư cho 3 người em rời gia đình ngay, chị sẽ chia cho số tiền chẳng bằng một phần nhỏ giá trị của căn nhà.
Ông cụ nằm xuống nhưng chắc ông cụ không nguôi được vì lẽ ông không ngờ được rằng sự ra đi của ông đã để lại cho gia đình cụ tan nát.
Đó là vài mẫu chuyện nhỏ trong xã hội ngày hôm nay. Vì sao người ta cư xử như vậy ? Xin thưa vì người ta không còn yêu nhau nữa, người ta đã khép lòng lại với nhau rồi.
Nói người ta nhưng mình cũng phải ngẫm lại chính mình. Ai trong chúng ta đây cũng có gia đình nhưng rồi thái độ, cách sống của chúng ta như thế nào với gia đình chúng ta. Chúng ta là tác nhân hiệp nhất hay chia rẽ trong gia đình chúng ta ?
Điều nghịch lý vẫn ở trong cuộc đời mỗi người chúng ta như Thánh Phaolô vẫn thường nói: “Điều tôi biết là tốt, tôi lại không làm, điều tôi biết là không tốt, tôi lại không làm”. Thế đấy ! Thử hỏi mỗi người chúng ta xem, ai trong chúng ta có mong muốn gia đình, mái ấm của mình là mái ấm thật, ai cũng mong cộng đoàn mình là cộng đoàn hiệp nhất yêu thương, thế nhưng thực tế nó khác lắm ! Ngày hôm nay, phải nói là đời sống gia đình nó làm sao đó ! Đời sống gia đình ngày hôm nay nó làm sao ấy ! Nó tưởng chừng là đùa nhưng là thật như Mỹ Tâm ngân nga: Tình yêu đến em không mong đợi gì, tình yêu đi em không hề hối tiếc ! Tình yêu là nền tảng của gia đình, tình yêu là nền tảng của gia đình, ấy vậy mà tình yêu đến không đợi, tình yêu đi không nuối tiếc mới là lạ ! Đến không mong, đi không đợi thì làm gì có một gia đình hạnh phúc được.
Hiện trạng, đời sống gia đình như thế nào, chắc không cần phải nói nhiều, ít nhiều chúng ta đã rõ, không cần phải nói nhiều ở đây. Đời sống gia đình ngày hôm nay phải nói rằng đời sống gia đình nó đi ngược lại với đời sống gia đình Ba Ngôi làm sao ấy, nhìn đến tình yêu, sự hiệp nhất của gia đình Ba Ngôi, chúng ta thấy gia đình của nhân loại làm sao ấy.
Ngày hôm nay, mừng mầu nhiệm Ba Ngôi, mừng gia đình Ba Ngôi Thiên Chúa cũng là dịp chúng ta nhìn lại gia đình của mình. Đừng mong có một chỗ trong cung lòng Thiên Chúa, trong cung lòng Ba Ngôi nếu như trong cõi tạm này chúng ta không có chỗ trong lòng anh chị em đồng loại của chúng ta. Chồng muốn có một chỗ trong lòng vợ, vợ có một chỗ trong lòng chồng, con cái có một chỗ trong lòng cha mẹ, cha mẹ có một chỗ trong lòng con cái khi và chỉ khi mỗi thành viên trong gia đình yêu thương nhau thật sự.
Trang Tin mừng ngắn ngủi mà chúng ta vừa nghe Thánh Matthêu thuật lại cho chúng ta đấy, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ, Chúa Giêsu cũng mời gọi mỗi người chúng ta lên đường loan báo Tin mừng nước Chúa và làm phép rửa cho muôn dân nhân danh Ba Ngôi, nhân danh tình yêu, nhân danh sự hiệp nhất. Lời rao giảng, lời mời gọi muôn dân tin theo Chúa và làm phép rửa không gì đẹp cho bằng chính lối sống, tình cảm của chúng ta với mỗi người chúng ta gặp gỡ, mỗi người chúng ta tiếp xúc.
Khi chúng ta trải lòng chúng ta ra với anh chị em đồng loại chắc chắn chúng ta cũng sẽ được đón nhận cái lòng mến, cái tình yêu của chúng ta.
Thi thoảng về nhà, một lần nọ, khi cả nhà xem lại những hình ảnh xưa cũ. Tôi chỉ tấm hình của hai anh em đẹp. Đứa cháu nhỏ nói và chỉ ngay, tấm kia mới đẹp, hoá ra là cháu chỉ tấm hình cả gia đình của cháu chứ không phải là tấm hình hai anh em. Nhìn tính cách của cháu, nghe câu nói của cháu sao mà thương quá. Còn bé mà cháu đã nghĩ đến hạnh phúc, hiệp nhất của gia đình khi có đầy đủ các thành viên.
Xin Chúa Ba Ngôi đổ tràn đầy tình yêu của các Đấng vào lòng mỗi người chúng ta để rồi cha mẹ, con cái và từng thành viên trong gia đình biết yêu nhau hơn. Và chúng ta nên nhớ rằng, muốn gia đình chúng ta hiệp nhất, yêu thương thì không có gì khác là đặt đời sống của gia đình mình vào lòng bàn tay, vào sự quan phòng của Thiên Chúa Ba Ngôi và từng thành viên trong gia đình phải biết yêu thương, hy sinh, hiệp nhất như từng ngôi một trong gia đình Ba Ngôi ấy.
Ước gì, nhờ ơn Thánh Chúa, nhờ ân sủng của Chúa Ba Ngôi trong Thánh Lễ này, sau khi bước ra khỏi Ngôi Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp thân thương này, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi thành viên trong cộng đoàn thay đổi cách sống một chút để góp phần cho gia đình, cho cộng đoàn của mình hạnh phúc hơn.
Ước gì mỗi gia đình chúng ta, mỗi khi chiều về, chúng ta quây quần trước nhan thánh Chúa, cầu nguyện, xin ơn và cùng hát với nhau như đứa trẻ trong cuốn CD kia: Lung linh lung linh tình Mẹ tình Cha, lung linh lung linh hai tiếng gia đình.
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em chủng sinh (2)
Nôbertô Thái Văn Hiến dịch
09:24 21/05/2010
Thư Chị thánh Têrêxa viết cho người anh em chủng sinh (2)
Năm thánh hóa linh mục đang dần dần kết thúc để đẩy các linh mục của Chúa vững bước hành trình trên nẻo đường hy vọng. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả, cách riêng là anh em linh mục, 6 lá thư của Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết cho Cha Roulland và 11 lá thư cho một thầy đại chủng sinh, người mà sau khi Chị Thánh qua đời mới được thụ phong linh mục: Cha Bellière.
Năm thánh hóa linh mục cũng mời gọi chủng ta cầu nguyện cho các linh mục tương lai. Để có những linh mục thánh, chúng ta cần có những chủng sinh nồng nàn khát khao nên thánh như Thầy Chí Thánh.
Maurice-Marie-Louis Bellière (1874-1907) nhỏ hơn Têrêxa 01 tuổi và là người anh em thiêng liêng đầu tiên của Chị Thánh (1895); vào Tập Viện Dòng Trắng 29/9/1897, tức là trước khi Têrêxa qua đời 01 ngày. Bellière thụ phong LM vào năm 1901, sau đó đi tông đồ tại Nyassa từ 1902 đến 1905, tới năm 1906 thì quay về lại Pháp; Có tất cả là 11 thư trao đổi với Têrêxa từ 21/10/1896 đến 25/8/1897. (Trích từ Petit Dictionnaire des Noms Propres; Oeuvres Complètes; Textes et Dernières Paroles, nxb Cerf 1992 -Chú thich thêm của ND -)
Dưới đây xin giới thiệu thư thứ ba trong những thư Chị Thánh gởi thầy Bellière, do ông Nôbertô Thái Văn Hiến dịch.
Lm Trăng Thập Tự
Thư 220: Gửi thầy Đại Chủng Sinh Bellière
(Cát Minh Lisieux)
G.M.G.T
Tối thứ tư – 24/02/1897
Giêsu V
Thăm thầy kính mến,
Trước khi bước vào sự thinh lặng suốt bốn mươi ngày thánh[1], con muốn kèm một vài lời theo thư của Mẹ Đáng Kính của chúng con, để cảm ơn thầy về những gì mà tháng trước thầy đã gửi cho con[2].
Nếu thầy cảm thấy được an ủi khi nhớ ở Cát Minh, có một người chị em đang không ngừng cầu nguyện cho thầy, thì lòng biết ơn của con cũng không ít hơn thầy đâu, bởi vì Chúa đã ban cho con một người anh em nhỏ mà Ngài có ý định làm cho trở thành Linh Mục và Tông Đồ của Ngài… Quả thật chỉ có ở trên Thiên Đàng thầy mới biết được là thầy quí giá với con đến chừng nào, con cảm thấy tâm hồn chúng ta được dựng nên là để hiểu nhau, bức thư của thầy mà thầy nói với con là: “thô thiển và cụt ngủn” chứng tỏ cho con thấy Giêsu đã đặt trong tâm hồn thầy những khát khao mà Ngài chỉ ban cho những linh hồn được gọi đến với sự thánh thiện cao cả nhất. Bởi chính Ngài đã chọn con làm người chị em của thầy, cho nên con hy vọng Ngài sẽ không nhìn vào sự yếu đuối của con hay đúng hơn Ngài sẽ dùng chính sự yếu đuối ấy để thực hiện công việc của Ngài; vì Thiên Chúa Hùng Mạnh thích chứng tỏ quyền năng của Ngài bằng cách dùng những điều chẳng là gì cả (Is. 9,5) – Được hiệp nhất trong Ngài, linh hồn chúng ta mới có thể nhờ đó mà cứu được nhiều linh hồn khác (1Cr 1,27) bởi chưng Giêsu hiền lành đã nói: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho” (Mt 18, 19). Ôi! điều mà chúng ta cầu xin Ngài, đó là được làm việc vì vinh quang Ngài, là yêu mến và làm cho Ngài được yêu mến … Vậy thì vì lẽ gì mà sự kết hiệp và lời cầu nguyện của chúng ta lại không được chúc phúc?
Thưa thầy kính mến, bởi khúc diễm tình ca[3] đã làm cho thầy hài lòng, cho nên Mẹ Nhân Lành của chúng con đã bảo con chép cho thầy nhiều khúc khác nữa, nhưng phải mất vài tuần lễ nữa thầy mới nhận được, bởi con không có nhiều lúc rảnh rỗi ngay cả vào ngày Chúa nhật, vì bận việc ở phòng thánh. Những bài thơ đáng thương ấy sẽ làm cho thầy thấy không chỉ con là gì, mà còn cả những gì mà con muốn và phải trở nên nữa… Khi làm ra những bài thơ ấy con đã chú tâm đi sâu vào nội dung hơn là hình thức, vì thế mà niêm luật về thơ phú không phải khi nào cũng được tuân thủ, mục đích của con là diễn giải những tâm tình của mình (hay nói đúng hơn là những tâm tình của người nữ tu Cát Minh) để đáp lại những mong muốn của các chị em con. Những câu thơ ấy thích hợp với một nữ tu hơn là một Đại Chủng Sinh, tuy nhiên con vẫn hy vọng là chúng sẽ làm thầy vui thích. Tâm hồn thầy chẳng phải là hôn thê của Con Chiên Thiên Chúa và sẽ không sớm trở thành hiền thê của Ngài, vào ngày diễm phúc được chịu chức Phó Tế của thầy sao?
Thưa thầy kính mến, con xin cảm ơn thầy vì đã chọn con làm mẹ đỡ đầu cho đứa con đầu tiên mà thầy sẽ vui sướng ban phép Rửa tội[4], vì thế mà con phải chọn tên cho con đỡ đầu của mình; con muốn đặt người con ấy dưới sự bảo của Đức Trinh Nữ, Thánh Giuse và Thánh Maurice, quan thầy của đứa em trai yêu dấu của con. Dĩ nhiên người con ấy vẫn còn đang nằm trong ý tưởng của Chúa Nhân Lành, nhưng con đã cầu nguyện cho [2ro] người con ấy và đã chu toàn trước những bổn phận làm mẹ đỡ đầu của con rồi. Con cũng cầu nguyện cho tất cả các linh hồn sẽ được ký thác cho thầy và nhất là con nài xin Giêsu trang điểm thật đẹp cho linh hồn thầy bằng tất cả các nhân đức và đặc biệt là bằng tình yêu của Ngài. Thầy nói với con là thầy cũng rất thường cầu nguyện cho người chị em của thầy; vì thầy có lòng bác ái như vậy, nên con sẽ hết sức sung sướng nếu thầy đồng ý mỗi ngày dành riêng lời cầu nguyện cho tất cả những ước ao của người chị em ấy: “Lạy Cha đầy lòng thương xót, nhân danh Giêsu Hiền Lành Dịu Ngọt của con, Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh, con cầu xin Cha hãy làm rực cháy trong người chị em con Thần Khí Tình Yêu của Cha và ban cho người chị em ấy hồng ân làm cho Cha được yêu mến nhiều[5]” Thầy đã hứa là sẽ cầu nguyện cho con suốt đời thầy, vậy chắc là cuộc đời ấy sẽ dài hơn cuộc đời con và thầy không được phép hát như con: “Con hy vọng ngày tháng lưu đày của con sẽ ngắn ngủi[6]!...” nhưng thầy cũng không được phép quên lời hứa của thầy đâu. Nếu Chúa sớm đưa con về với Ngài, thì con xin thầy tiếp tục mỗi ngày cũng bằng lời cầu nguyện ấy, bởi trên Trời con cũng vẫn ươc sao một điều như khi còn ở dưới thế: Yêu mến Giêsu và làm cho Ngài được yêu mến.
Thưa thầy kính mến, chắc là thầy nhận thấy con quá lạ lùng, có thể thầy lấy làm tiếc vì có một người chị em có vẻ như muốn đi an hưởng sự nghỉ ngơi đời đời và để thầy phải làm việc một mình … nhưng xin thầy hãy yên tâm, điều duy nhất con ao ước, đó là ý Chúa Nhân Lành, và con thú thật là nếu trên Thiên Đàng, con không thể làm việc vì vinh quang của Ngài được nữa, thì con sẽ ưa thích nơi lưu đày hơn là quê trời.
Con không biết được tương lai, tuy nhiên nếu Giêsu thực hiện [2vo] những linh cảm của con, thì con hứa với thầy là vẫn luôn làm người chị em bé mọn của thầy ở Trên ấy. Sự kết hiệp của chúng ta, còn xa mới bị cắt đứt, sẽ càng trở nên mật thiết hơn, bấy giờ sẽ không còn hàng rào ngăn cách, không còn chắn song và linh hồn con sẽ có thể bay đi cùng với thầy đến những nơi truyền giáo xa xôi. Vai trò của mỗi người chúng ta vẫn thế, thầy nắm giữ vũ khí tông đồ, còn con là lời cầu nguyện và tình yêu.
Thưa thầy quí mến, con e là mình quên, vì đã muộn, trong vài phút nữa sẽ đến giờ thần vụ[7] rồi, thế nhưng con vẫn còn một thỉnh cầu nữa với thầy – Con rất muốn được thầy ghi lại cho con những ngày tháng đáng nhớ trong cuộc đời thầy để con có thể kết hợp với thầy một cách hoàn toàn đặc biệt mà cảm ơn Đấng Cứu Độ Dịu Hiền vì những hồng ân Ngài đã ban cho thầy.
Trong Thánh Tâm Giêsu Thánh Thể sắp hiển hiện trước những tôn thờ[8] của chúng con, con sung sướng được mãi mãi xưng mình là
Người chị em hét sức hèn mọn và bất xứng của thầy
Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan
Rel. carm. ind.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Mùa Chay bắt đầu vào ngày 03 tháng 3.
[2] Đây là phần trích từ bức thư ấy: “Chị quí mến trong Chúa. Lòng nhân lành Chúa dành cho em thật vô cùng xúc động và ngay cả lòng nhân lành Ngài thông ban cho chị đang hoạt động trong tâm hồn em cũng hoàn toàn được củng cố bởi những quan tâm do lòng bác ái chị đã mách bảo. Em cảm thấy mình trở nên tốt hơn mỗi lần nhận được một chút lòng đạo đức được người ta sống trong nhà Cát Minh – và em muốn yêu Giêsu như ở đấy chị đang yêu. Chị mến, khi biên soạn, chị đã có sẵn trong lòng khúc diễm tình ca mà chị đã thương gửi cho em. Trong đó người ta hít thở một hơi thở thánh thiêng làm cho trở nên tinh tuyền và mạnh mẽ (…) Em muốn mình có thể hát lên được như chị, chị quí mến ạ, để nói với Giêsu những tâm tình bắt nguồn từ chính những tâm tình của chị gợi lên cho – Nhưng Ngài rất nhân lành chỉ rủ lòng chấp nhận lá thư thô thiển và cụt ngủn của em mà thôi. Trái Tim Ngài vô cùng trìu mến nên không mấy quan tâm đến hình thức và Hồng Ân của người vẫn hằng tuôn xuống. Ôi! vâng, chị quí mến, “Chúng ta hãy sống tình yêu”. (Thư trao đổi LC 174, 31/01/1897)
[3] Bài thơ Sống Tình Yêu! của Têrêxa, ngày 26 tháng 2 năm 1895.
[4] Thầy Bellière từ lúc đó đã chắc chắn là sẽ đi Châu Phi vào tháng 10: “Năm tới, sẽ là Tập Viện, chuẩn bị trước mắt và sau đó là “Tiến lên, vì Chúa và Công Việc”. Khi nào rửa tội cho đứa con da đen đầu tiên, em sẽ xin Mẹ Đáng Kính của các chị để chị làm mẹ đỡ đầu cho nó – bởi đó sẽ là con của chị, hẳn là chị sẽ lôi cuốn nó đến với Chúa hơn em đấy” (LC 174)
[5] Xem lời thỉnh cầu tương tự với Cha Roulland, Thư 189.
[6] Thơ Sống Tình Yêu!, khổ 9
[7] Thần vụ kinh Sáng, vào lúc 21 giờ.
[8] Trong ba ngày được gọi là Bốn Mươi Giờ.
Năm thánh hóa linh mục đang dần dần kết thúc để đẩy các linh mục của Chúa vững bước hành trình trên nẻo đường hy vọng. Xin trân trọng giới thiệu với quý độc giả, cách riêng là anh em linh mục, 6 lá thư của Chị thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu viết cho Cha Roulland và 11 lá thư cho một thầy đại chủng sinh, người mà sau khi Chị Thánh qua đời mới được thụ phong linh mục: Cha Bellière.
Năm thánh hóa linh mục cũng mời gọi chủng ta cầu nguyện cho các linh mục tương lai. Để có những linh mục thánh, chúng ta cần có những chủng sinh nồng nàn khát khao nên thánh như Thầy Chí Thánh.
Maurice-Marie-Louis Bellière (1874-1907) nhỏ hơn Têrêxa 01 tuổi và là người anh em thiêng liêng đầu tiên của Chị Thánh (1895); vào Tập Viện Dòng Trắng 29/9/1897, tức là trước khi Têrêxa qua đời 01 ngày. Bellière thụ phong LM vào năm 1901, sau đó đi tông đồ tại Nyassa từ 1902 đến 1905, tới năm 1906 thì quay về lại Pháp; Có tất cả là 11 thư trao đổi với Têrêxa từ 21/10/1896 đến 25/8/1897. (Trích từ Petit Dictionnaire des Noms Propres; Oeuvres Complètes; Textes et Dernières Paroles, nxb Cerf 1992 -Chú thich thêm của ND -)
Dưới đây xin giới thiệu thư thứ ba trong những thư Chị Thánh gởi thầy Bellière, do ông Nôbertô Thái Văn Hiến dịch.
Lm Trăng Thập Tự
Thư 220: Gửi thầy Đại Chủng Sinh Bellière
(Cát Minh Lisieux)
G.M.G.T
Tối thứ tư – 24/02/1897
Giêsu V
Thăm thầy kính mến,
Trước khi bước vào sự thinh lặng suốt bốn mươi ngày thánh[1], con muốn kèm một vài lời theo thư của Mẹ Đáng Kính của chúng con, để cảm ơn thầy về những gì mà tháng trước thầy đã gửi cho con[2].
Nếu thầy cảm thấy được an ủi khi nhớ ở Cát Minh, có một người chị em đang không ngừng cầu nguyện cho thầy, thì lòng biết ơn của con cũng không ít hơn thầy đâu, bởi vì Chúa đã ban cho con một người anh em nhỏ mà Ngài có ý định làm cho trở thành Linh Mục và Tông Đồ của Ngài… Quả thật chỉ có ở trên Thiên Đàng thầy mới biết được là thầy quí giá với con đến chừng nào, con cảm thấy tâm hồn chúng ta được dựng nên là để hiểu nhau, bức thư của thầy mà thầy nói với con là: “thô thiển và cụt ngủn” chứng tỏ cho con thấy Giêsu đã đặt trong tâm hồn thầy những khát khao mà Ngài chỉ ban cho những linh hồn được gọi đến với sự thánh thiện cao cả nhất. Bởi chính Ngài đã chọn con làm người chị em của thầy, cho nên con hy vọng Ngài sẽ không nhìn vào sự yếu đuối của con hay đúng hơn Ngài sẽ dùng chính sự yếu đuối ấy để thực hiện công việc của Ngài; vì Thiên Chúa Hùng Mạnh thích chứng tỏ quyền năng của Ngài bằng cách dùng những điều chẳng là gì cả (Is. 9,5) – Được hiệp nhất trong Ngài, linh hồn chúng ta mới có thể nhờ đó mà cứu được nhiều linh hồn khác (1Cr 1,27) bởi chưng Giêsu hiền lành đã nói: “Nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho” (Mt 18, 19). Ôi! điều mà chúng ta cầu xin Ngài, đó là được làm việc vì vinh quang Ngài, là yêu mến và làm cho Ngài được yêu mến … Vậy thì vì lẽ gì mà sự kết hiệp và lời cầu nguyện của chúng ta lại không được chúc phúc?
Thưa thầy kính mến, bởi khúc diễm tình ca[3] đã làm cho thầy hài lòng, cho nên Mẹ Nhân Lành của chúng con đã bảo con chép cho thầy nhiều khúc khác nữa, nhưng phải mất vài tuần lễ nữa thầy mới nhận được, bởi con không có nhiều lúc rảnh rỗi ngay cả vào ngày Chúa nhật, vì bận việc ở phòng thánh. Những bài thơ đáng thương ấy sẽ làm cho thầy thấy không chỉ con là gì, mà còn cả những gì mà con muốn và phải trở nên nữa… Khi làm ra những bài thơ ấy con đã chú tâm đi sâu vào nội dung hơn là hình thức, vì thế mà niêm luật về thơ phú không phải khi nào cũng được tuân thủ, mục đích của con là diễn giải những tâm tình của mình (hay nói đúng hơn là những tâm tình của người nữ tu Cát Minh) để đáp lại những mong muốn của các chị em con. Những câu thơ ấy thích hợp với một nữ tu hơn là một Đại Chủng Sinh, tuy nhiên con vẫn hy vọng là chúng sẽ làm thầy vui thích. Tâm hồn thầy chẳng phải là hôn thê của Con Chiên Thiên Chúa và sẽ không sớm trở thành hiền thê của Ngài, vào ngày diễm phúc được chịu chức Phó Tế của thầy sao?
Thưa thầy kính mến, con xin cảm ơn thầy vì đã chọn con làm mẹ đỡ đầu cho đứa con đầu tiên mà thầy sẽ vui sướng ban phép Rửa tội[4], vì thế mà con phải chọn tên cho con đỡ đầu của mình; con muốn đặt người con ấy dưới sự bảo của Đức Trinh Nữ, Thánh Giuse và Thánh Maurice, quan thầy của đứa em trai yêu dấu của con. Dĩ nhiên người con ấy vẫn còn đang nằm trong ý tưởng của Chúa Nhân Lành, nhưng con đã cầu nguyện cho [2ro] người con ấy và đã chu toàn trước những bổn phận làm mẹ đỡ đầu của con rồi. Con cũng cầu nguyện cho tất cả các linh hồn sẽ được ký thác cho thầy và nhất là con nài xin Giêsu trang điểm thật đẹp cho linh hồn thầy bằng tất cả các nhân đức và đặc biệt là bằng tình yêu của Ngài. Thầy nói với con là thầy cũng rất thường cầu nguyện cho người chị em của thầy; vì thầy có lòng bác ái như vậy, nên con sẽ hết sức sung sướng nếu thầy đồng ý mỗi ngày dành riêng lời cầu nguyện cho tất cả những ước ao của người chị em ấy: “Lạy Cha đầy lòng thương xót, nhân danh Giêsu Hiền Lành Dịu Ngọt của con, Đức Trinh Nữ Maria và các Thánh, con cầu xin Cha hãy làm rực cháy trong người chị em con Thần Khí Tình Yêu của Cha và ban cho người chị em ấy hồng ân làm cho Cha được yêu mến nhiều[5]” Thầy đã hứa là sẽ cầu nguyện cho con suốt đời thầy, vậy chắc là cuộc đời ấy sẽ dài hơn cuộc đời con và thầy không được phép hát như con: “Con hy vọng ngày tháng lưu đày của con sẽ ngắn ngủi[6]!...” nhưng thầy cũng không được phép quên lời hứa của thầy đâu. Nếu Chúa sớm đưa con về với Ngài, thì con xin thầy tiếp tục mỗi ngày cũng bằng lời cầu nguyện ấy, bởi trên Trời con cũng vẫn ươc sao một điều như khi còn ở dưới thế: Yêu mến Giêsu và làm cho Ngài được yêu mến.
Thưa thầy kính mến, chắc là thầy nhận thấy con quá lạ lùng, có thể thầy lấy làm tiếc vì có một người chị em có vẻ như muốn đi an hưởng sự nghỉ ngơi đời đời và để thầy phải làm việc một mình … nhưng xin thầy hãy yên tâm, điều duy nhất con ao ước, đó là ý Chúa Nhân Lành, và con thú thật là nếu trên Thiên Đàng, con không thể làm việc vì vinh quang của Ngài được nữa, thì con sẽ ưa thích nơi lưu đày hơn là quê trời.
Con không biết được tương lai, tuy nhiên nếu Giêsu thực hiện [2vo] những linh cảm của con, thì con hứa với thầy là vẫn luôn làm người chị em bé mọn của thầy ở Trên ấy. Sự kết hiệp của chúng ta, còn xa mới bị cắt đứt, sẽ càng trở nên mật thiết hơn, bấy giờ sẽ không còn hàng rào ngăn cách, không còn chắn song và linh hồn con sẽ có thể bay đi cùng với thầy đến những nơi truyền giáo xa xôi. Vai trò của mỗi người chúng ta vẫn thế, thầy nắm giữ vũ khí tông đồ, còn con là lời cầu nguyện và tình yêu.
Thưa thầy quí mến, con e là mình quên, vì đã muộn, trong vài phút nữa sẽ đến giờ thần vụ[7] rồi, thế nhưng con vẫn còn một thỉnh cầu nữa với thầy – Con rất muốn được thầy ghi lại cho con những ngày tháng đáng nhớ trong cuộc đời thầy để con có thể kết hợp với thầy một cách hoàn toàn đặc biệt mà cảm ơn Đấng Cứu Độ Dịu Hiền vì những hồng ân Ngài đã ban cho thầy.
Trong Thánh Tâm Giêsu Thánh Thể sắp hiển hiện trước những tôn thờ[8] của chúng con, con sung sướng được mãi mãi xưng mình là
Người chị em hét sức hèn mọn và bất xứng của thầy
Têrêxa Hài Đồng Giêsu Thánh Nhan
Rel. carm. ind.
--------------------------------------------------------------------------------
[1] Mùa Chay bắt đầu vào ngày 03 tháng 3.
[2] Đây là phần trích từ bức thư ấy: “Chị quí mến trong Chúa. Lòng nhân lành Chúa dành cho em thật vô cùng xúc động và ngay cả lòng nhân lành Ngài thông ban cho chị đang hoạt động trong tâm hồn em cũng hoàn toàn được củng cố bởi những quan tâm do lòng bác ái chị đã mách bảo. Em cảm thấy mình trở nên tốt hơn mỗi lần nhận được một chút lòng đạo đức được người ta sống trong nhà Cát Minh – và em muốn yêu Giêsu như ở đấy chị đang yêu. Chị mến, khi biên soạn, chị đã có sẵn trong lòng khúc diễm tình ca mà chị đã thương gửi cho em. Trong đó người ta hít thở một hơi thở thánh thiêng làm cho trở nên tinh tuyền và mạnh mẽ (…) Em muốn mình có thể hát lên được như chị, chị quí mến ạ, để nói với Giêsu những tâm tình bắt nguồn từ chính những tâm tình của chị gợi lên cho – Nhưng Ngài rất nhân lành chỉ rủ lòng chấp nhận lá thư thô thiển và cụt ngủn của em mà thôi. Trái Tim Ngài vô cùng trìu mến nên không mấy quan tâm đến hình thức và Hồng Ân của người vẫn hằng tuôn xuống. Ôi! vâng, chị quí mến, “Chúng ta hãy sống tình yêu”. (Thư trao đổi LC 174, 31/01/1897)
[3] Bài thơ Sống Tình Yêu! của Têrêxa, ngày 26 tháng 2 năm 1895.
[4] Thầy Bellière từ lúc đó đã chắc chắn là sẽ đi Châu Phi vào tháng 10: “Năm tới, sẽ là Tập Viện, chuẩn bị trước mắt và sau đó là “Tiến lên, vì Chúa và Công Việc”. Khi nào rửa tội cho đứa con da đen đầu tiên, em sẽ xin Mẹ Đáng Kính của các chị để chị làm mẹ đỡ đầu cho nó – bởi đó sẽ là con của chị, hẳn là chị sẽ lôi cuốn nó đến với Chúa hơn em đấy” (LC 174)
[5] Xem lời thỉnh cầu tương tự với Cha Roulland, Thư 189.
[6] Thơ Sống Tình Yêu!, khổ 9
[7] Thần vụ kinh Sáng, vào lúc 21 giờ.
[8] Trong ba ngày được gọi là Bốn Mươi Giờ.
Chúa Thánh Thần: ''Nhà đầu tư số một''
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
11:21 21/05/2010
Chúa Nhật Hiện Xuống
CHÚA THÁNH THẦN, “NHÀ ĐẦU TƯ” SỐ MỘT"
1. Dẫn Ý Đầu Lễ
Vào dịp mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng là cao điểm của mùa khấn dòng và tiến chức. Có thể nói được rằng đây cũng là mùa hoa trái của Thánh Thần.
Đâu đâu người ta cũng thấy khấn dòng, phong chức. Trong Nam cũng như ngoài Bắc, trong nước cũng như hải ngoại. Cứ đọc mục tin tức, thông báo trên các trang web Công giáo, sẽ thấy rõ điều này.
Khấn dòng hay tiến chức là bước sang một giai đoạn mới với một sứ mạng mới. Sứ mạng ấy rất cần ơn của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin cho các tân khấn sinh và các tân chức có được nhiều thánh ân để họ sống xứng đáng với ơn gọi của mình và chu toàn sứ mạng mà họ lãnh nhận.
Chúng ta cũng hãy nguyện xin Chúa Thánh Thần chiếm trọn tâm hồn mình để cuộc đời chúng ta mang lại nhiều hoa trái tốt lành, hoa trái “công chính, bình an và hoan lạc”.
2. Bài Giảng
Kể từ năm 1995, khi được bình thường hoá quan hệ với Mỹ, sau những năm tháng dài bị cấm vận, bị bao vây kinh tế, và nhất là khi được chính thức gia nhập WTO, Việt Nam lập tức tìm mọi cách để thu hút sự đầu tư của nước ngoài trên mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học, y tế, giáo dục….. Các giải pháp cấp bách được đưa ra là cải cách đường lối, đổi mới chính sách, hội nhập kinh tế quốc tế… nhằm tạo ra một môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và tự do cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đáng ghi nhận: hiện nay Hoa Kỳ vẫn đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Theo sau là Nhật Bản và Trung Quốc.
Đó là trong những lĩnh vực thuộc thực tại trần thế. Còn trong lĩnh vực tâm linh thì sao ? Chúng ta đang thu hút nhà đầu tư nào và ai là “nhà đầu tư” lớn nhất trong cuộc đời chúng ta, nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, “nhà đầu tư số một” trong cuộc đời người Kitô hữu chúng ta là ai, nếu không phải là chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà hôm nay chúng ta đang hân hoan mừng kính.
Ta thấy rằng trong lãnh vực kinh tế, việc đầu tư có thể lời hay lỗ, nhiều khi lỗ te tua, như tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ Freddie Mac, tập đoàn tài chính Merrill Lynch & Co của Hoa Kỳ, nhà sản xuất xe hơi khổng lồ Fiat của Ý, Toyota của Nhật… Thậm chí nhiều công ty, tập đoàn phải tuyên bố sáp nhập hoặc phá sản, điển hình là tập đoàn xe hơi Hoa kỳ vĩ đại Chrysler hồi năm ngoái.
Còn việc đầu tư của Chúa Thánh Thần thì sao ? Chúa Thánh Thần một khi Ngài đầu tư vào cuộc đời của ai thì cuộc đời người đó chỉ có “lời” chứ không bao giờ “lỗ”. Thế thì những thành quả, những “cái lời”, của “nhà đầu tư Tâm Linh” mang lại cho chúng ta là gì ?
- Thành quả trước hết là hồng ân sự sống: một sự sống toàn diện và tròn đầy. Sự sống thể xác lẫn linh hồn. Sự sống có từ khởi đầu công trình sáng tạo và sự sống được tái tạo trong công trình cứu độ. Thành quả này ta có thể thấy một cách cụ thể là nền văn hoá sự sống mà Giáo hội đang ra sức xây dựng và cổ vũ mọi người bảo vệ và tôn trọng.
- Thành quả thứ đến là hồng ân sự thật. Vì Chúa Thánh Thần được mệnh danh là nguồn mạch chân lý, Sự Thật viết hoa. Sự Thật về Thiên Chúa, về vũ trụ, về con người và sự thật lớn nhất là sự thật về Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất. Một khi chúng ta biết yêu mến sự thật và sống theo sự thật là chúng ta đang cộng tác với nhà đầu tư Thứ Thiệt này.
- Thành quả sau nữa là hồng ân hiệp nhất yêu thương. Chúa Thánh Thần còn được định nghĩa là nguyên lý của sự hiệp nhất yêu thương, nguyên lý liên kết Chúa Cha và Chúa Con, nguyên lý nối kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Ngày hôm nay, nền văn minh tình thương mà Giáo hội đang nỗ lực kiến tạo và giữ gìn đó chính là hoa trái của Chúa Thánh thần.
Tuy nhiên, để có thể mang lại thành quả dồi dào, cần có sự cộng tác từ phía người được đầu tư. Sự cộng tác đó là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Bao gồm việc tạo “môi trường”, tức tâm hồn thông thoáng, cải cách “thủ tục”, tức lối sống đơn giản; dỡ bỏ các rào cản về “mặt bằng, thuế quan”, tức là dẹp các tính hư tật xấu…Có như thế Chúa Thánh Thần mới có thể hoạt động một các hiệu quả được.
Kinh nghiệm cho thấy trong lĩnh vực kinh tế nếu môi trường đầu tư lắm chướng ngại, thủ tục rườm rà, thuế quan lắt léo,… thì sức thu hút đầu tư sẽ giảm và việc đầu tư cũng sẽ kém phần hiệu quả. Trong đời sống tâm linh cũng thế.
Vậy câu hỏi đặt ra thay cho phần kết là tôi đang thu hút nhà đầu tư nào ? Thần tài, thần tiền, thần sắc dục, thần quyền lực, danh vọng hay Thần Khí Sự Sống, Thần Chân Lý, Thần Tình Yêu ? Và những rào cản nào tôi chưa dỡ bỏ để Chúa Thánh Thần chiếm trọn vốn đầu tư 100% trong cuộc đời của tôi?
CHÚA THÁNH THẦN, “NHÀ ĐẦU TƯ” SỐ MỘT"
1. Dẫn Ý Đầu Lễ
Vào dịp mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng là cao điểm của mùa khấn dòng và tiến chức. Có thể nói được rằng đây cũng là mùa hoa trái của Thánh Thần.
Đâu đâu người ta cũng thấy khấn dòng, phong chức. Trong Nam cũng như ngoài Bắc, trong nước cũng như hải ngoại. Cứ đọc mục tin tức, thông báo trên các trang web Công giáo, sẽ thấy rõ điều này.
Khấn dòng hay tiến chức là bước sang một giai đoạn mới với một sứ mạng mới. Sứ mạng ấy rất cần ơn của Chúa Thánh Thần. Hãy cầu xin cho các tân khấn sinh và các tân chức có được nhiều thánh ân để họ sống xứng đáng với ơn gọi của mình và chu toàn sứ mạng mà họ lãnh nhận.
Chúng ta cũng hãy nguyện xin Chúa Thánh Thần chiếm trọn tâm hồn mình để cuộc đời chúng ta mang lại nhiều hoa trái tốt lành, hoa trái “công chính, bình an và hoan lạc”.
2. Bài Giảng
Kể từ năm 1995, khi được bình thường hoá quan hệ với Mỹ, sau những năm tháng dài bị cấm vận, bị bao vây kinh tế, và nhất là khi được chính thức gia nhập WTO, Việt Nam lập tức tìm mọi cách để thu hút sự đầu tư của nước ngoài trên mọi lĩnh vực: kinh tế, khoa học, y tế, giáo dục….. Các giải pháp cấp bách được đưa ra là cải cách đường lối, đổi mới chính sách, hội nhập kinh tế quốc tế… nhằm tạo ra một môi trường đầu tư ổn định, minh bạch và tự do cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều đáng ghi nhận: hiện nay Hoa Kỳ vẫn đang là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Theo sau là Nhật Bản và Trung Quốc.
Đó là trong những lĩnh vực thuộc thực tại trần thế. Còn trong lĩnh vực tâm linh thì sao ? Chúng ta đang thu hút nhà đầu tư nào và ai là “nhà đầu tư” lớn nhất trong cuộc đời chúng ta, nếu không phải là Chúa Thánh Thần. Nói cách khác, “nhà đầu tư số một” trong cuộc đời người Kitô hữu chúng ta là ai, nếu không phải là chính Chúa Thánh Thần, Đấng mà hôm nay chúng ta đang hân hoan mừng kính.
Ta thấy rằng trong lãnh vực kinh tế, việc đầu tư có thể lời hay lỗ, nhiều khi lỗ te tua, như tập đoàn cho vay thế chấp khổng lồ Freddie Mac, tập đoàn tài chính Merrill Lynch & Co của Hoa Kỳ, nhà sản xuất xe hơi khổng lồ Fiat của Ý, Toyota của Nhật… Thậm chí nhiều công ty, tập đoàn phải tuyên bố sáp nhập hoặc phá sản, điển hình là tập đoàn xe hơi Hoa kỳ vĩ đại Chrysler hồi năm ngoái.
Còn việc đầu tư của Chúa Thánh Thần thì sao ? Chúa Thánh Thần một khi Ngài đầu tư vào cuộc đời của ai thì cuộc đời người đó chỉ có “lời” chứ không bao giờ “lỗ”. Thế thì những thành quả, những “cái lời”, của “nhà đầu tư Tâm Linh” mang lại cho chúng ta là gì ?
- Thành quả trước hết là hồng ân sự sống: một sự sống toàn diện và tròn đầy. Sự sống thể xác lẫn linh hồn. Sự sống có từ khởi đầu công trình sáng tạo và sự sống được tái tạo trong công trình cứu độ. Thành quả này ta có thể thấy một cách cụ thể là nền văn hoá sự sống mà Giáo hội đang ra sức xây dựng và cổ vũ mọi người bảo vệ và tôn trọng.
- Thành quả thứ đến là hồng ân sự thật. Vì Chúa Thánh Thần được mệnh danh là nguồn mạch chân lý, Sự Thật viết hoa. Sự Thật về Thiên Chúa, về vũ trụ, về con người và sự thật lớn nhất là sự thật về Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ duy nhất. Một khi chúng ta biết yêu mến sự thật và sống theo sự thật là chúng ta đang cộng tác với nhà đầu tư Thứ Thiệt này.
- Thành quả sau nữa là hồng ân hiệp nhất yêu thương. Chúa Thánh Thần còn được định nghĩa là nguyên lý của sự hiệp nhất yêu thương, nguyên lý liên kết Chúa Cha và Chúa Con, nguyên lý nối kết con người với Thiên Chúa và con người với nhau. Ngày hôm nay, nền văn minh tình thương mà Giáo hội đang nỗ lực kiến tạo và giữ gìn đó chính là hoa trái của Chúa Thánh thần.
Tuy nhiên, để có thể mang lại thành quả dồi dào, cần có sự cộng tác từ phía người được đầu tư. Sự cộng tác đó là tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư. Bao gồm việc tạo “môi trường”, tức tâm hồn thông thoáng, cải cách “thủ tục”, tức lối sống đơn giản; dỡ bỏ các rào cản về “mặt bằng, thuế quan”, tức là dẹp các tính hư tật xấu…Có như thế Chúa Thánh Thần mới có thể hoạt động một các hiệu quả được.
Kinh nghiệm cho thấy trong lĩnh vực kinh tế nếu môi trường đầu tư lắm chướng ngại, thủ tục rườm rà, thuế quan lắt léo,… thì sức thu hút đầu tư sẽ giảm và việc đầu tư cũng sẽ kém phần hiệu quả. Trong đời sống tâm linh cũng thế.
Vậy câu hỏi đặt ra thay cho phần kết là tôi đang thu hút nhà đầu tư nào ? Thần tài, thần tiền, thần sắc dục, thần quyền lực, danh vọng hay Thần Khí Sự Sống, Thần Chân Lý, Thần Tình Yêu ? Và những rào cản nào tôi chưa dỡ bỏ để Chúa Thánh Thần chiếm trọn vốn đầu tư 100% trong cuộc đời của tôi?
Yêu mến tràng chuỗi Mân Côi
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
11:26 21/05/2010
... Vua Louis XIV (1638-1715) nước Pháp có biệt hiệu Vua-Mặt-Trời. Ông là con của vua Louis XIII và hoàng hậu Anna, công chúa nước Áo. Vua Louis XIII rất có lòng kính mến Đức Mẹ MARIA. Khi trị vì vương quốc Pháp, nhà vua long trọng dâng hiến nước Pháp cho Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA.
Trong khi đó hoàng hậu Anna thuộc dòng tộc vua chúa đạo đức. Bà giáo dục con trong niềm kính sợ THIÊN CHÚA và kính mến Đức Mẹ MARIA. Ngay khi con còn nhỏ, bà dạy cho con biết lần hạt và yêu thích đọc kinh Mân Côi. Bà bắt con phải hứa với bà là sẽ lần hạt mỗi ngày suốt cuộc đời. Vua Louis XIV long trọng thề hứa với hiền mẫu và đã trung thành với lời hứa này.
Nhà vua cố gắng hết sức để có thể đọc kinh Mân Côi mỗi ngày. Khi nào không thi hành được nhiệm vụ đạo đức này nhà vua thường lấy làm ân hận. Do đó, để kinh Mân Côi được liên tục dâng lên Đức Trinh Nữ MARIA, vua Louis XIV chỉ định một Linh Mục lần hạt thay cho vua mỗi ngày. Như thế, nếu nhà vua bị ngăn trở, thì kinh Mân Côi không bị gián đoạn!
Trên giường bệnh, linh cảm giờ chết đến gần, nhà vua trối lại tràng chuỗi Mân Côi cũ kỹ vẫn lần mỗi ngày cho bà Maintenon, có lẽ trong ý hướng muốn cho lời kinh Mân Côi vẫn tiếp tục sau khi nhà vua qua đời.
Ông tổ của vua Louis XIV là vua Louis IX (1214-1279) cũng là vua thánh Louis. Vua Louis IX mỗi ngày đọc 50 kinh Kính Mừng. Và cứ giữa mỗi kinh Kính Mừng, nhà vua kính cẩn bái gối, kính chào Đức Mẹ MARIA. Chính vị Linh Mục giải tội cho hoàng hậu Marguerite đã làm chứng về điều này.
Nhân vật thứ ba có lòng mộ mến tràng chuỗi Mân Côi là Edouard III (1312-1377), vua nước Anh. Năm 1347, trong cuộc chiến ”100 năm” chống lại nước Pháp, nhà vua bị thất trận tại Calais, miền Bắc nước Pháp. Trước vị anh hùng nước Pháp - Eustache de Saint Pierre anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương - vua Edouard III không tìm thấy món quà nào quý báu hơn là chính tràng chuỗi Mân Côi của mình. Nhà vua liền biếu tràng chuỗi cho Eustache de Saint Pierre, như dấu chứng lòng ngưỡng mộ đối với vị anh hùng chiến thắng.
Một ngày trong năm 1862, trong chuyến tàu đi từ Mâcon về Lyon, miền Bắc nước Pháp, hai người khách ngồi nghiêm trang và lặng lẽ đọc kinh Mân Côi, tràng hạt trong tay. Ngồi đối diện là một người theo phái Voltaire, một hệ phái chủ trương bài bác tôn giáo. Không tự chủ trước cử chỉ đạo đức công khai của hai tín hữu Công Giáo, ông liền dùng cử chỉ và lời nói, nhạo báng hai người và nhạo báng cả Đạo Công Giáo.
Thấy cần phải cho người khách kia một bài học, hai người khách nọ buộc lòng tỏ lộ danh tánh. Người khách Công Giáo thứ nhất không ai khác là tử tước Mathieu de Montmorency, Bộ Trưởng Ngoại Giao. Người khách Công Giáo thứ hai là Bá Tước De Villèle, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng kiêm Bộ Trưởng Tài Chánh Pháp.
Vừa nghe xong danh tánh, người khách vô thần cảm thấy vô cùng xấu hổ, lại sợ bị trừng phạt, vì dám xúc phạm đến danh dự của hai ngài bộ trưởng, bèn lẳng lặng rút lui, trước tiếng cười nhạo của các người khách khác.
Nhân vật cuối cùng có lòng yêu thích lần chuỗi Mân Côi là thống chế Louis Hubert Lyautey (1854-1934), người Pháp. Một ngày, khi người bạn tỏ dấu ngạc nhiên vì nhìn thấy quyển sách kinh và xâu chuỗi Mân Côi trên bàn, thống chế Lyautey ôn tồn nói:
- Bạn thân mến, ngày nào bạn bước vào tuổi già như tôi, hẳn bạn sẽ cảm thấy cần phải bám víu vào một cái gì đó. Riêng tôi, tôi hoàn toàn bám vào Tràng Chuỗi Mân Côi, và thật ân hận, vì đã không biết yêu thích lần hạt Mân Côi ngay từ thửơ còn thơ!
... Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết. Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con. Xin Mẹ ban cho con ơn trọng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng. Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử. AMEN.
Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó. Sau hết cho các Linh Hồn đáng thương trong Lửa Luyện Ngục.
Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con. Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.
Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con. Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.
(René Laurentin + Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Editeur Diffuseur, 1993, trang 82-83)
Trong khi đó hoàng hậu Anna thuộc dòng tộc vua chúa đạo đức. Bà giáo dục con trong niềm kính sợ THIÊN CHÚA và kính mến Đức Mẹ MARIA. Ngay khi con còn nhỏ, bà dạy cho con biết lần hạt và yêu thích đọc kinh Mân Côi. Bà bắt con phải hứa với bà là sẽ lần hạt mỗi ngày suốt cuộc đời. Vua Louis XIV long trọng thề hứa với hiền mẫu và đã trung thành với lời hứa này.
Nhà vua cố gắng hết sức để có thể đọc kinh Mân Côi mỗi ngày. Khi nào không thi hành được nhiệm vụ đạo đức này nhà vua thường lấy làm ân hận. Do đó, để kinh Mân Côi được liên tục dâng lên Đức Trinh Nữ MARIA, vua Louis XIV chỉ định một Linh Mục lần hạt thay cho vua mỗi ngày. Như thế, nếu nhà vua bị ngăn trở, thì kinh Mân Côi không bị gián đoạn!
Trên giường bệnh, linh cảm giờ chết đến gần, nhà vua trối lại tràng chuỗi Mân Côi cũ kỹ vẫn lần mỗi ngày cho bà Maintenon, có lẽ trong ý hướng muốn cho lời kinh Mân Côi vẫn tiếp tục sau khi nhà vua qua đời.
Ông tổ của vua Louis XIV là vua Louis IX (1214-1279) cũng là vua thánh Louis. Vua Louis IX mỗi ngày đọc 50 kinh Kính Mừng. Và cứ giữa mỗi kinh Kính Mừng, nhà vua kính cẩn bái gối, kính chào Đức Mẹ MARIA. Chính vị Linh Mục giải tội cho hoàng hậu Marguerite đã làm chứng về điều này.
Nhân vật thứ ba có lòng mộ mến tràng chuỗi Mân Côi là Edouard III (1312-1377), vua nước Anh. Năm 1347, trong cuộc chiến ”100 năm” chống lại nước Pháp, nhà vua bị thất trận tại Calais, miền Bắc nước Pháp. Trước vị anh hùng nước Pháp - Eustache de Saint Pierre anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương - vua Edouard III không tìm thấy món quà nào quý báu hơn là chính tràng chuỗi Mân Côi của mình. Nhà vua liền biếu tràng chuỗi cho Eustache de Saint Pierre, như dấu chứng lòng ngưỡng mộ đối với vị anh hùng chiến thắng.
Một ngày trong năm 1862, trong chuyến tàu đi từ Mâcon về Lyon, miền Bắc nước Pháp, hai người khách ngồi nghiêm trang và lặng lẽ đọc kinh Mân Côi, tràng hạt trong tay. Ngồi đối diện là một người theo phái Voltaire, một hệ phái chủ trương bài bác tôn giáo. Không tự chủ trước cử chỉ đạo đức công khai của hai tín hữu Công Giáo, ông liền dùng cử chỉ và lời nói, nhạo báng hai người và nhạo báng cả Đạo Công Giáo.
Thấy cần phải cho người khách kia một bài học, hai người khách nọ buộc lòng tỏ lộ danh tánh. Người khách Công Giáo thứ nhất không ai khác là tử tước Mathieu de Montmorency, Bộ Trưởng Ngoại Giao. Người khách Công Giáo thứ hai là Bá Tước De Villèle, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng kiêm Bộ Trưởng Tài Chánh Pháp.
Vừa nghe xong danh tánh, người khách vô thần cảm thấy vô cùng xấu hổ, lại sợ bị trừng phạt, vì dám xúc phạm đến danh dự của hai ngài bộ trưởng, bèn lẳng lặng rút lui, trước tiếng cười nhạo của các người khách khác.
Nhân vật cuối cùng có lòng yêu thích lần chuỗi Mân Côi là thống chế Louis Hubert Lyautey (1854-1934), người Pháp. Một ngày, khi người bạn tỏ dấu ngạc nhiên vì nhìn thấy quyển sách kinh và xâu chuỗi Mân Côi trên bàn, thống chế Lyautey ôn tồn nói:
- Bạn thân mến, ngày nào bạn bước vào tuổi già như tôi, hẳn bạn sẽ cảm thấy cần phải bám víu vào một cái gì đó. Riêng tôi, tôi hoàn toàn bám vào Tràng Chuỗi Mân Côi, và thật ân hận, vì đã không biết yêu thích lần hạt Mân Côi ngay từ thửơ còn thơ!
... Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Lạy Rất Thánh Đồng Trinh MARIA, Mẹ đã vui lòng nhận lấy tước hiệu là Mẹ Hằng Cứu Giúp, cho được giục lòng chúng con trông cậy vững vàng, thì con nài xin Mẹ dủ lòng thương, cứu giúp con trong mọi nơi mọi lúc, khi phải các cơn cám dỗ, khi sa phạm tội, và khi gặp các sự khốn khó trong đời con, và nhất là trong giờ chết. Lạy Mẹ hay thương, xin cho con siêng năng chạy đến cùng Mẹ luôn luôn. Con tin rằng, con siêng năng chạy đến cùng Mẹ, thì làm cho Mẹ càng sẵn lòng nghe lời con. Xin Mẹ ban cho con ơn trọng này, là siêng năng cầu xin Mẹ, và được lòng trông cậy Mẹ như con thảo, ngỏ cho Mẹ nghe lời con hằng cầu xin, mà hằng cứu giúp con, và ban cho con được ơn bền đỗ đến cùng. Lạy Mẹ yêu dấu hay thương giúp, xin Mẹ ban phúc lành cho con, và cầu bàu cho con khi này và trong giờ lâm tử. AMEN.
Lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin che chở mọi kẻ thuộc về con, ban ơn phù hộ cho Đức Thánh Cha, cho Hội Thánh, cho nước Việt Nam con, cho gia đình con, cho kẻ thân nghĩa, kẻ thù nghịch và hết mọi kẻ khốn khó. Sau hết cho các Linh Hồn đáng thương trong Lửa Luyện Ngục.
Thánh MARIA, lạy Mẹ Hằng Cứu Giúp, xin cầu bàu cho con. Lạy Thánh Anphongxô là quan thầy bào chữa con, xin giúp đỡ con trong những khi khó ngặt thiếu thốn biết chạy đến cùng Đức Bà MARIA.
Lạy Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, cầu cho chúng con. Lạy Thánh Anphongxô, cầu cho chúng con.
(René Laurentin + Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Editeur Diffuseur, 1993, trang 82-83)
Thánh Thần tác nhân của hiệp nhất
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
16:19 21/05/2010
Thánh Thần tác nhân của hiệp nhất
Các Bài Tin Mừng trong tuần từ Lễ Thăng Thiên đến lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống liên tục được trích từ diễn từ cáo biệt của Đức Giêsu trước khi Ngài rời bỏ thế gian và các môn đệ để trở về cùng Chúa Cha. Trong đó, chương 17 của Tin Mừng Gioan đã đề cập đến lời nguyện tư tế của Đức Giêsu. Sau khi căn dặn các tông đồ nhiều điều, Đức Giêsu hướng lời cầu nguyện về Chúa Cha trong tâm tình cảm tạ, ngợi khen và tôn vinh Thiên Chúa Cha. Đặc biệt, Ngài cầu xin Chúa Cha gìn giữ các môn đệ của mình khỏi mọi cạm bẫy hiểm nguy đến từ thế gian, đồng thời cũng xin cho họ và cả những ai nghe lời rao giảng của các môn đệ mà tin vào Người Con đều được ơn hiệp nhất theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thánh Phaolô đã chia sẻ với các tín hữu Ephêsô về kinh nghiệm này: « Chỉ có một Chúa, một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người » (Ep 4, 5-6). Một Chúa ! Một Thiên Chúa ! Và ngài còn nói thêm: « Chỉ có một Thân Thể và một Thần Khí » (Ep 4, 4). Theo vị Tông Đồ dân ngoại, các Kitô hữu được mời gọi hướng đến mục đích: « Cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô » (Ep 4, 13).
Sự ra đi của Đức Giêsu không làm cho các Tông Đồ hụt hẫng hay nhụt chí. Trái lại, chính Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ và Thày dạy chân lý, được sai đến nhân danh Ngài để soi lòng mở trí cho các ông. Chúa Thánh Thần là tác nhân đem lại sự hiệp nhất.
Ngay từ thuở khai sinh cho đến khi kết thúc hành trình nơi trần thế, Giáo Hội luôn được hướng dẫn và tác động bởi Chúa Thánh Thần. Sống trong thời đại của Ngôi Ba Thiên Chúa, con cái của Giáo Hội không ngừng được thanh tẩy, canh tân, triển nở.
Ngày nhận lãnh bí tích Rửa Tội, các Kitô hữu được nhận lãnh Thánh Thần và được sát nhập vào thân thể của Đức Kitô cũng như được tham gia vào sứ mạng của Ngài. Dù trong bất kỳ bậc sống nào, họ đều được mời gọi xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô, trở nên dấu chỉ cho thế giới qua sự hiệp nhất trong đức tin, hiệp lực trong đức ái, và hiệp lòng trong đức cậy.
Ơn gọi thật lớn lao, thế nhưng sống triệt để cho sứ mệnh này thật không dễ dàng. Đôi khi, tính ích kỷ, tự ái hay thiếu khiêm tốn và bác ái trong lời nói cũng như trong cách hành xử nơi một số con cái Giáo Hội làm cho những ai chưa biết hoặc chưa tin vào Đức Kitô có một cái nhìn không mấy thuyết phục.
Tự bản chất, Giáo Hội là thánh thiện và là bí tích của ơn cứu độ cho muôn dân. Vì thế, Giáo Hội đã thi hành sứ vụ này bằng cách ôm ấp các tội nhân để giúp họ ăn năn hoán cải và nhận được ơn tha thứ. Trong Giáo Hội, con cái mình vẫn không ngừng được thanh tẩy bởi tác động của Chúa Thánh Thần để được duy trì mối liên hệ mật thiết với Đức Giêsu là Đầu của mọi chi thể trong cùng một thân thể.
Giáo Hội mời gọi người tín hữu mở rộng lòng mình ra đón nhận ơn Chúa Thánh Thần như luồng sinh khí mới tuôn trào khắp các hang cùng ngong ngách của đời sống để mang lại một bầu khí tươi mát chan chứa sức sống và niềm hy vọng.
Được tham gia vào sứ mệnh của Đức Giêsu, người môn đệ cũng nhận được lời hứa từ Ngài để có thể chu toàn sứ mệnh: « Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất » (Cv 1, 8).
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy ngự đến để canh tân bộ mặt trái đất.
Các Bài Tin Mừng trong tuần từ Lễ Thăng Thiên đến lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống liên tục được trích từ diễn từ cáo biệt của Đức Giêsu trước khi Ngài rời bỏ thế gian và các môn đệ để trở về cùng Chúa Cha. Trong đó, chương 17 của Tin Mừng Gioan đã đề cập đến lời nguyện tư tế của Đức Giêsu. Sau khi căn dặn các tông đồ nhiều điều, Đức Giêsu hướng lời cầu nguyện về Chúa Cha trong tâm tình cảm tạ, ngợi khen và tôn vinh Thiên Chúa Cha. Đặc biệt, Ngài cầu xin Chúa Cha gìn giữ các môn đệ của mình khỏi mọi cạm bẫy hiểm nguy đến từ thế gian, đồng thời cũng xin cho họ và cả những ai nghe lời rao giảng của các môn đệ mà tin vào Người Con đều được ơn hiệp nhất theo khuôn mẫu Thiên Chúa Ba Ngôi.
Thánh Phaolô đã chia sẻ với các tín hữu Ephêsô về kinh nghiệm này: « Chỉ có một Chúa, một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người » (Ep 4, 5-6). Một Chúa ! Một Thiên Chúa ! Và ngài còn nói thêm: « Chỉ có một Thân Thể và một Thần Khí » (Ep 4, 4). Theo vị Tông Đồ dân ngoại, các Kitô hữu được mời gọi hướng đến mục đích: « Cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô » (Ep 4, 13).
Sự ra đi của Đức Giêsu không làm cho các Tông Đồ hụt hẫng hay nhụt chí. Trái lại, chính Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ và Thày dạy chân lý, được sai đến nhân danh Ngài để soi lòng mở trí cho các ông. Chúa Thánh Thần là tác nhân đem lại sự hiệp nhất.
Ngay từ thuở khai sinh cho đến khi kết thúc hành trình nơi trần thế, Giáo Hội luôn được hướng dẫn và tác động bởi Chúa Thánh Thần. Sống trong thời đại của Ngôi Ba Thiên Chúa, con cái của Giáo Hội không ngừng được thanh tẩy, canh tân, triển nở.
Ngày nhận lãnh bí tích Rửa Tội, các Kitô hữu được nhận lãnh Thánh Thần và được sát nhập vào thân thể của Đức Kitô cũng như được tham gia vào sứ mạng của Ngài. Dù trong bất kỳ bậc sống nào, họ đều được mời gọi xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô, trở nên dấu chỉ cho thế giới qua sự hiệp nhất trong đức tin, hiệp lực trong đức ái, và hiệp lòng trong đức cậy.
Ơn gọi thật lớn lao, thế nhưng sống triệt để cho sứ mệnh này thật không dễ dàng. Đôi khi, tính ích kỷ, tự ái hay thiếu khiêm tốn và bác ái trong lời nói cũng như trong cách hành xử nơi một số con cái Giáo Hội làm cho những ai chưa biết hoặc chưa tin vào Đức Kitô có một cái nhìn không mấy thuyết phục.
Tự bản chất, Giáo Hội là thánh thiện và là bí tích của ơn cứu độ cho muôn dân. Vì thế, Giáo Hội đã thi hành sứ vụ này bằng cách ôm ấp các tội nhân để giúp họ ăn năn hoán cải và nhận được ơn tha thứ. Trong Giáo Hội, con cái mình vẫn không ngừng được thanh tẩy bởi tác động của Chúa Thánh Thần để được duy trì mối liên hệ mật thiết với Đức Giêsu là Đầu của mọi chi thể trong cùng một thân thể.
Giáo Hội mời gọi người tín hữu mở rộng lòng mình ra đón nhận ơn Chúa Thánh Thần như luồng sinh khí mới tuôn trào khắp các hang cùng ngong ngách của đời sống để mang lại một bầu khí tươi mát chan chứa sức sống và niềm hy vọng.
Được tham gia vào sứ mệnh của Đức Giêsu, người môn đệ cũng nhận được lời hứa từ Ngài để có thể chu toàn sứ mệnh: « Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất » (Cv 1, 8).
Lạy Chúa Thánh Thần xin hãy ngự đến để canh tân bộ mặt trái đất.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:38 21/05/2010
CẮT TAY ÁO
Tây Hán Ai đế vừa làm hoàng đế không lâu, một sáng nọ đang khi lâm triều thì thấy Đổng Hiền đang đứng báo giờ dưới điện, dung mạo đẹp trai tuấn tú thì rất thích, lập tức phong cho anh ta làm phò mã đô úy trong đoàn hầu, lúc nào cũng ở bên cạnh. Từ đó về sau hai người như hình với bóng, đi ra ngoài hai người cùng ngồi một xe, về nhà cũng ngồi chung một xe và thường cùng ngủ chung với nhau, cứ mỗi giữa tháng thì Ai đế lại ban thưởng cho Đổng Hiền mấy vạn lượng vàng, sự sủng ái đối với Đổng Hiền ngày càng gia tăng.
Một lần nọ, hai người lại cùng nhau ngủ chung, Đổng Hiền nằm kê đầu trên ống tay áo của Ai đế mà ngủ, Ai đế muốn ngồi dậy, nhưng Đổng Hiền ngủ rất ngon rất say thì không nỡ lay tỉnh anh ta dậy, chỉ có cách là lấy kiếm cắt đứt ống tay áo của mình.
(Hán thư, Ninh Hạnh truyện)
Suy tư:
Con người ta thường lấy vật chất để bày tỏ tình thương của mình với bạn bè, vì vật chất có và mất thì không ảnh hưởng gì đến thân thể của mình, nhưng hiếm có ai lấy mạng sống của mình để bày tỏ tình yêu đối với bạn bè, bởi vì mạng sống thì chỉ có một và không có hai, nhưng vật chất thì có nhiều.
Chúa Giê-su đã không cắt tay áo của mình để cứu chuộc nhân loại, nhưng đã hy sinh mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại tội lỗi; Chúa Giê-su không những cùng đi cùng xe, cùng làm việc với chúng ta, mà Ngài còn ở trong tâm hồn chúng ta từng giây phút của cuộc sống để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng ta…
Nhà vua hạ mình cắt đứt tay áo vì để người bạn yên giấc ngủ, mà được người cùng thời ca tụng hết lời. Thế nhưng vẫn còn có nhiều người chưa nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại qua việc Chúa Giê-su hy sinh mạng sống của mình vì yêu thương nhân loại.
Bổn phận của người Ki-tô hữu là sống Lời Chúa và giới thiệu tình yêu của Chúa Giê-su cho mọi người biết, bằng chính cuộc sống yêu thương và phục vụ tha nhân của chính mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Tây Hán Ai đế vừa làm hoàng đế không lâu, một sáng nọ đang khi lâm triều thì thấy Đổng Hiền đang đứng báo giờ dưới điện, dung mạo đẹp trai tuấn tú thì rất thích, lập tức phong cho anh ta làm phò mã đô úy trong đoàn hầu, lúc nào cũng ở bên cạnh. Từ đó về sau hai người như hình với bóng, đi ra ngoài hai người cùng ngồi một xe, về nhà cũng ngồi chung một xe và thường cùng ngủ chung với nhau, cứ mỗi giữa tháng thì Ai đế lại ban thưởng cho Đổng Hiền mấy vạn lượng vàng, sự sủng ái đối với Đổng Hiền ngày càng gia tăng.
Một lần nọ, hai người lại cùng nhau ngủ chung, Đổng Hiền nằm kê đầu trên ống tay áo của Ai đế mà ngủ, Ai đế muốn ngồi dậy, nhưng Đổng Hiền ngủ rất ngon rất say thì không nỡ lay tỉnh anh ta dậy, chỉ có cách là lấy kiếm cắt đứt ống tay áo của mình.
(Hán thư, Ninh Hạnh truyện)
Suy tư:
Con người ta thường lấy vật chất để bày tỏ tình thương của mình với bạn bè, vì vật chất có và mất thì không ảnh hưởng gì đến thân thể của mình, nhưng hiếm có ai lấy mạng sống của mình để bày tỏ tình yêu đối với bạn bè, bởi vì mạng sống thì chỉ có một và không có hai, nhưng vật chất thì có nhiều.
Chúa Giê-su đã không cắt tay áo của mình để cứu chuộc nhân loại, nhưng đã hy sinh mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại tội lỗi; Chúa Giê-su không những cùng đi cùng xe, cùng làm việc với chúng ta, mà Ngài còn ở trong tâm hồn chúng ta từng giây phút của cuộc sống để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng ta…
Nhà vua hạ mình cắt đứt tay áo vì để người bạn yên giấc ngủ, mà được người cùng thời ca tụng hết lời. Thế nhưng vẫn còn có nhiều người chưa nhận ra được tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại qua việc Chúa Giê-su hy sinh mạng sống của mình vì yêu thương nhân loại.
Bổn phận của người Ki-tô hữu là sống Lời Chúa và giới thiệu tình yêu của Chúa Giê-su cho mọi người biết, bằng chính cuộc sống yêu thương và phục vụ tha nhân của chính mình.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (Lễ Hiện xuống (C))
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:40 21/05/2010
CHỦ NHẬT
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin mừng: Ga 20, 19-23
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và cũng là ngày chấm dứt mùa Phục Sinh, để ngày mai chúng ta lại bước vào mùa thường niên của phụng vụ. Trong tâm tình của ngày lễ trọng này, tôi xin chia sẻ với bạn về đề tài:
Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trưởng thành.
Trưởng thành tức là biết phân biệt điều gì là của Thiên Chúa nên làm và cái gì là của ma quỷ thế gian nên tránh, trưởng thành cũng có nghĩa là biết nhận ra cái hay cái tốt của anh em chị em mà cổ võ khích lệ, và thấy rõ cái khuyết điểm của mình mà khiêm tốn sửa đổi. Đó là hiệu quả của ơn khôn ngoan và trí tuệ mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta, để chúng ta có cách sống trưởng thành trong xã hội hôm nay.
Trong đời sống thiêng liêng, tức là đời sống tín ngưỡng của bạn và tôi, sự trưởng thành bao giờ cũng làm cho chúng ta trở nên gương mẫu biết kết hợp với Thiên Chúa, biết sống đời sống đạo hạnh và luôn biết kết hiệp với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù cho hoàn cảnh bị bắt bớ vì đức tin, và luôn sẵn sàng tuyên xưng đức tin của mình, thà mất mạng sống ở đời này để được mạng sống đời sau, đó là hiệu quả của ơn mưu lược và anh dũng mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta.
Và trong đời sống hàng ngày bạn và tôi có hai bổn phận phải chu toàn, đó là bổn phận đối với tổ quốc và bổn phận đối với Thiên Chúa, hai bổn phận này luôn ở trong tâm tư tình cảm của mỗi người Ki-tô hữu, Chúa Thánh Thần sẽ thánh hóa và làm cho chúng ta trưởng thành hơn trong bổn phận hàng ngày, để chúng ta biết đem cái hiểu biết ra phục vụ tha nhân và đem cái hiếu kính ra phục vụ Thiên Chúa, qua cách sống làm người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình, đó là hai ơn tri thức và hiếu thảo cần thiết mà Chúa Thánh Thần (qua đức tin và thành tâm học hỏi Lời Chúa của mỗi người) mà ban cho chúng ta.
Người Ki-tô hữu trưởng thành là người biết kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện, không phải kính sợ như một tội nhân trước pháp đình, nhưng kinh sợ với tất cả sự thánh thiện của lòng yêu mến, đó là vì yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta quyết tâm không phạm tội, là chúng ta quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong cuộc sống của mình, đó là ơn kính sợ mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Bạn thân mến,
Đức cố Giáo Hoàng Phao-lô VI đã nói trong tông huấn “Rao Giảng Tin Mừng” rằng: “Con người thời nay cần những chứng nhân hơn là các thầy dạy...” đó là lời giáo huấn thông minh sáng suốt của Chúa Thánh Thần qua miệng vị cha chung của chúng ta, do đó, các ơn mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, sẽ rất cần thiết cho đời sống chứng nhân Tin Mừng trong thời đại này.
Người ta cảm thấy Chúa Giê-su hiện diện nơi người Ki-tô hữu qua việc làm của họ; người ta cũng đang nhìn người Ki-tô hữu sống như thế nào, khi mà xã hội có quá nhiều cách sống hưởng thụ đang bít kín con đường dẫn đến chân lý sự sống đời đời, mà người Ki-tô hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng...
Đó chính là sự trưởng thành trong đức tin và lớn lên trong Chúa Thánh Thần, nơi những người Ki-tô hữu chúng ta.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, bạn và tôi lại một lần nữa sốt sắng cầu xin Ngài gia tăng thần lực Bảy Ơn Thánh của Ngài, để chúng ta trở nên người Ki-tô trưởng thành và sẵn sàng làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Tin mừng: Ga 20, 19-23
“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Bạn thân mến,
Hôm nay là ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, và cũng là ngày chấm dứt mùa Phục Sinh, để ngày mai chúng ta lại bước vào mùa thường niên của phụng vụ. Trong tâm tình của ngày lễ trọng này, tôi xin chia sẻ với bạn về đề tài:
Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trưởng thành.
Trưởng thành tức là biết phân biệt điều gì là của Thiên Chúa nên làm và cái gì là của ma quỷ thế gian nên tránh, trưởng thành cũng có nghĩa là biết nhận ra cái hay cái tốt của anh em chị em mà cổ võ khích lệ, và thấy rõ cái khuyết điểm của mình mà khiêm tốn sửa đổi. Đó là hiệu quả của ơn khôn ngoan và trí tuệ mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta, để chúng ta có cách sống trưởng thành trong xã hội hôm nay.
Trong đời sống thiêng liêng, tức là đời sống tín ngưỡng của bạn và tôi, sự trưởng thành bao giờ cũng làm cho chúng ta trở nên gương mẫu biết kết hợp với Thiên Chúa, biết sống đời sống đạo hạnh và luôn biết kết hiệp với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh, dù cho hoàn cảnh bị bắt bớ vì đức tin, và luôn sẵn sàng tuyên xưng đức tin của mình, thà mất mạng sống ở đời này để được mạng sống đời sau, đó là hiệu quả của ơn mưu lược và anh dũng mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta.
Và trong đời sống hàng ngày bạn và tôi có hai bổn phận phải chu toàn, đó là bổn phận đối với tổ quốc và bổn phận đối với Thiên Chúa, hai bổn phận này luôn ở trong tâm tư tình cảm của mỗi người Ki-tô hữu, Chúa Thánh Thần sẽ thánh hóa và làm cho chúng ta trưởng thành hơn trong bổn phận hàng ngày, để chúng ta biết đem cái hiểu biết ra phục vụ tha nhân và đem cái hiếu kính ra phục vụ Thiên Chúa, qua cách sống làm người con hiếu thảo với cha mẹ trong gia đình, đó là hai ơn tri thức và hiếu thảo cần thiết mà Chúa Thánh Thần (qua đức tin và thành tâm học hỏi Lời Chúa của mỗi người) mà ban cho chúng ta.
Người Ki-tô hữu trưởng thành là người biết kính sợ Thiên Chúa cách thánh thiện, không phải kính sợ như một tội nhân trước pháp đình, nhưng kinh sợ với tất cả sự thánh thiện của lòng yêu mến, đó là vì yêu mến Thiên Chúa mà chúng ta quyết tâm không phạm tội, là chúng ta quyết tâm sửa chữa những sai lầm trong cuộc sống của mình, đó là ơn kính sợ mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong cuộc sống đời thường.
Bạn thân mến,
Đức cố Giáo Hoàng Phao-lô VI đã nói trong tông huấn “Rao Giảng Tin Mừng” rằng: “Con người thời nay cần những chứng nhân hơn là các thầy dạy...” đó là lời giáo huấn thông minh sáng suốt của Chúa Thánh Thần qua miệng vị cha chung của chúng ta, do đó, các ơn mà Chúa Thánh Thần đã ban cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Thêm Sức, sẽ rất cần thiết cho đời sống chứng nhân Tin Mừng trong thời đại này.
Người ta cảm thấy Chúa Giê-su hiện diện nơi người Ki-tô hữu qua việc làm của họ; người ta cũng đang nhìn người Ki-tô hữu sống như thế nào, khi mà xã hội có quá nhiều cách sống hưởng thụ đang bít kín con đường dẫn đến chân lý sự sống đời đời, mà người Ki-tô hữu được Chúa Thánh Thần hướng dẫn và soi sáng...
Đó chính là sự trưởng thành trong đức tin và lớn lên trong Chúa Thánh Thần, nơi những người Ki-tô hữu chúng ta.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, bạn và tôi lại một lần nữa sốt sắng cầu xin Ngài gia tăng thần lực Bảy Ơn Thánh của Ngài, để chúng ta trở nên người Ki-tô trưởng thành và sẵn sàng làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giê-su trong cuộc sống của mình.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 21/05/2010
N2T |
8. Sống trên đời này mà không muốn chấp nhận đau khổ, thì nên coi là một sự bất hạnh lớn nhất.
(Thánh Vincent de Paul)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:45 21/05/2010
N2T |
445. Cho bạn bè hoặc thuộc hạ có lỗi của mình có cơ hội chuộc lỗi lầm.
Cầu nguyện là lẽ sống của người tín hữu
Thanh Tâm
19:32 21/05/2010
CẦU NGUYỆN LÀ LẼ SỐNG CỦA NGƯỜI TÍN HỮU
Kitô giáo đã xuất hiện hơn hai ngàn năm. Bao thế kỷ đã qua, Giáo Hội Chúa Kitô, mặc dù gặp bao thử thách đau khổ, nhưng vẫn vững mạnh, vẫn còn tiến và tiến mãi đến ngày Đức Kitô trở lại. Giáo Hội vẫn vững tiến là nhờ ở cầu nguyện. Cầu nguyện là nội lực làm phát triển Giáo Hội hôm qua, hôm nay và ngày mai. Chúng ta cần nhìn lại cuộc sống thiêng liêng của Giáo Hội trong những trang Kinh Thánh.
Cuộc sống cầu nguyện của người Kitô hữu bắt nguồn từ dân Do thái, dân được tuyển chọn của Thiên Chúa, mang danh hiệu là bạn tình của Ngài. Dân Do thái là dân cầu nguyện đặc biệt, qua những trang lịch sử của họ, ta thấy họ là những tâm hồn được tuyển chọn để chúc tụng Thiên Chúa, ngày ngày giang tay ngửa mặt lên trời, như của lễ chiều tà chúc tụng Thiên Chúa. Họ lợi dụng cảnh huống và tổ chức nhiều buổi lễ để ca tụng cầu khẩn Thiên Chúa.
Trong Cựu ước, những người được Thiên Chúa tuyển chọn đều có một đời sống nội tâm cao độ. Noê, Abraham, Môsê, Đavid, Êlia… tất cả là một đời sống luôn kết hợp với Chúa. Các ngài nói chuyện với Chúa như là một người bạn thân thiết. Để có một cuộc đối thoại thân tình với Chúa, chắc hẳn các ngài đã đi vào con đường nội tâm sâu thẳm, mới có thể hiểu được ý Chúa, và để truyền đạt cho dân mệnh lệnh của Thiên Chúa. Các ngài cầu nguyện không những cho bản thân mình mà còn cho dân, một dân được Thiên Chúa tuyển chọn và trao phó cho các ngài.
Các Kitô hữu tiên khởi của Giáo Hội tiếp tục giữ truyền thống đó, luôn cầu nguyện chúc tụng Thiên Chúa. Ngay buổi đầu, các Kitô hữu vẫn giữ đúng nghi lễ như dân Do thái, họ hát thánh vịnh, thánh thi, dẫn giải phúc âm trong các hội đường. Nhiều lời kinh vẫn đượm màu sắc Do thái như kinh Magnificat, Benedictus, Lạy Cha và những bản văn của các giáo phụ, sau này cũng thế.
Lời nguyện Kitô hữu rất sống động, thay đổi bởi cuộc sống đức tin. Trước Thiên Chúa nhân hậu, người Kitô hữu không sợ hãi như cha ông họ (Do thái giáo); trái lại, họ gọi Ngài là Cha, “Pater”, Chúa Kitô là trung gian của họ.
Theo tông truyền và tín lý các tông đồ, ngay từ thế kỷ thứ II, các tín hữu đã dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện và thường mỗi ngày đọc ba lần. Ngày nay kinh Lạy Cha không những được đọc trong phụng vụ, mà còn được thốt ra trên môi miệng tín hữu và cũng là đề tài tuyệt hảo để suy niệm.
Ngoài kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta những lời nguyện tha thiết khi cảm tạ, khi cầu xin, như kinh Tạ Ơn, lời nguyện cầu cho các linh mục (Mt 26,26; Mc 14,22; Ga 17,1-25)…
Sau những lời nguyện cao quý của Chúa Kitô, kinh Magnificat của Mẹ Maria, Benedictus của thày cả Zacaria và Nunc Dimittis của cụ già Simêon, là những lời nguyện quý giá giúp các tín hữu hướng lòng lên Chúa.
Qua Thánh Kinh, chúng ta còn gặp nhiều lời kinh đậm đà biểu lộ tâm hồn Kitô hữu trong thời Giáo Hội sơ khai: lời nguyện của các tín hữu chúc tụng Thiên Chúa khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi tay dân Do thái (Cv 3,24-31). Lời than thở của thánh Stêphanô cũng là lời nguyện quý giá mà các thánh tử đạo trong những thế kỷ sau đã dùng để hướng lòng lên Chúa (Cv 7,59-61).
Các Tông đồ cũng đề cập nhiều đến vấn đề cầu nguyện, đặc biệt thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu về cuộc sống chiêm niệm. Dù bận rộn với nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng, tâm trí ngài vẫn luôn kết hợp với Chúa. Đời sống của ngài thật sự là chiêm niệm và hoạt động. Trong thư gởi các tín hữu Êphêsô, ngài khích lệ các tín hữu luôn hãy cầu nguyện chúc tụng Chúa (Eph 5,15-19).
Có thể nói, Tân ước là nguồn suối dồi dào về khoa cầu nguyện. Khi vui cũng như lúc buồn, giờ vinh quang cũng như lúc âu sầu, chúng ta đến nguồn suối Kinh Thánh để gặp được nguồn an ủi, sẽ tìm thấy nhiều phương cách giúp ta hướng lòng lên Chúa và vượt qua mọi đau khổ và thánh hoá cảnh huống này.
Thánh kinh nói được là những bằng chứng quan trọng nhất giúp các tín hữu mạnh tiến trên đường cầu nguyện.
Kinh Thánh
a. Cựu Ước
Trong thời Cựu ước, việc cầu nguyện diễn tiến từ khi con người sa ngã đến lúc con người được phục hồi. Việc cầu nguyện gắn liền với lịch sử nhân loại, vì nó liên hệ với Thiên Chúa qua các biến cố lịch sử (GLHTCG 2568).
* Noê: lời cầu của lòng chân chính
Việc hiến dâng của Noê làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng chúc phúc cho ông và qua ông cho tất cả mọi tạo vật, vì tấm lòng của ông chính trực và trung thành: như Ênóc trước ông, Noê bước đi với Thiên Chúa (St 6, 9; 8, 20 - 9, 17). Nhiều người chân chính nơi tất cả mọi tôn giáo đều thực hiện thứ cầu nguyện này… (GLHTCG 2569).
* Abraham: lời cầu của một niềm tin
“Khi được Thiên Chúa kêu gọi, Abraham đã ra đi như Chúa bảo ông” (St 12, 4), lòng trí Abraham hoàn toàn thuần phục lời Chúa nên ông đã vâng nhe Ngài. Như thế, một khía cạnh của “vở tuồng” cầu nguyện diễn ra từ ban đầu là cuộc thử thách đức tin đối với lòng trung thành của Thiên Chúa.
Vì Abraham tin vào Thiên Chúa và bước đi trước thánh nhan Ngài, cũng như bước đi theo những gì đã giao ước với Ngài (St 15, 6; 17, 1tt), mà vị tổ phụ này đã có thể tiếp nhận người khách lạ vào căn lều của mình. Khi được Thiên Chúa tỏ cho biết kế hoạch của Ngài, lòng Abraham mới hòa điệu vào lòng thương xót của Chúa đối với con người, nên ông đã dám mở miệng can thiệp cho họ bằng một lòng cậy trông vững chắc (St 18, 16-33).
Vào giai đoạn cuối cùng của việc thanh tẩy đức tin của ông, Abraham, “người đã nhận được lời hứa” (Dt 11, 17), được yêu cầu hy tế đứa con Thiên Chúa đã ban cho ông, Abraham đã không lung lay đức tin.
* Môsê: lời cầu của một trung gian
- Môsê cũng học biết cách cầu nguyện trong cuộc trao đổi với Thiên Chúa là Đấng đã tín nhiệm nơi ông.
- Việc cầu nguyện của Môsê mang đặc tính của việc cầu nguyện chiêm niệm.
Từ mối thân tình của ông với Thiên Chúa, Môsê đã cảm thấy mạnh mẽ và bạo dạn để thực hiện việc chuyển cầu cho mình. Ông không cầu cho bản thân mà là cho dân chúng.
* Đavid: lời cầu của một đức vua
Đavid là một vị vua “được lòng Thiên Chúa nhất” đã cầu cho dân của mình cũng như nhân danh họ mà cầu. Việc vua cầu nguyện là việc vua trung thành gắn bó với lời hứa thần linh và là việc nói lên lòng thiết tha hân hoan vào Chúa. Với các Thánh vịnh được thần hứng bởi Thánh Thần, Đavid là vị ngôn sứ đầu tiên cho việc cầu nguyện của Do Thái và Kitô giáo.
* Êlia: lời cầu của một tiên tri
Tên Êlia, “Chúa là Thiên Chúa của tôi”, tiên báo về tiếng dân chúng kêu lên để đáp lại lời cầu của ông trên núi Carmêlô (1V 18, 39).
Ông đã dạy cho bà góa thành Zareptha tin tưởng vào Thiên Chúa và làm cho niềm tin của bà vững mạnh bằng lời cầu khẩn thiết của ông (1V 17, 7-21). Để đáp lại lời nguyện của Êlia, Thiên Chúa đã cho lửa xuống thiêu hủy của lễ toàn thiêu.
* Thánh vịnh: lời cầu chung của cộng đồng
Các Thánh Vịnh vừa nuôi dưỡng vừa diễn tả lời cầu nguyện của thành phần dân Chúa. Lời cầu nguyện của họ vừa riêng tư vừa cộng đồng, liên quan đến người cầu nguyện lẫn hết mọi người. Lời cầu nguyện của họ nhắc nhở lại biến cố cứu độ trong quá khứ, song cũng hướng đến cả tương lai, thậm chí đến tận cùng của lịch sử. Lời cầu nguyện ấy tưởng nhớ đến lời Thiên Chúa hứa đã được thực hiện, và đợi chờ Đấng Thiên Sai đến để làm trọn những lời hứa ấy. Được Chúa Kitô cầu nguyện và làm trọn nơi mình, các Thánh Vịnh giữ vai trò chính yếu đối với việc cầu nguyện của Giáo hội.
b. Tân Ước
Trong Tân ước, các nhân vật đã miệt mài trong đời sống cầu nguyện, khởi đầu là đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu, khuôn mẫu của cầu nguyện, rồi đến các thánh. Lời cầu nguyện của các thánh được diễn tả qua các bức thư của các ngài.
* Lời cầu của Chúa Giêsu
- Thấy các môn đệ sau khi rao giảng Tin mừng trở về vui vẻ, cảm hứng bởi Thánh kinh, Đức Kitô vui sướng chúc tụng Chúa Cha (Lc 10, 21; Mt 11, 25).
- Cảm động vì tiếng khóc của Matha và Maria, đứng bên mồ người bạn thân thiết là Lazarô, Chúa Giêsu ngửa mặt lên trời cầu xin cùng Chúa Cha (Ga 11, 41).
- Trước khi từ biệt các môn đệ yêu dấu để về cùng Cha, Chúa Giêsu cảm động cầu cho danh Cha cả sáng, và cho các tông đồ luôn sống trong tình hiệp nhất, cho Giáo hội ngày mai. Vì thế người ta thường gọi lời nguyện này là “Kinh cầu cho các linh mục” hay “cho hiệp nhất” (Ga 17, 1tt).
- Lời nguyện trong vườn cây dầu (Mt 26, 39; Mc 19, 36; Lc 22, 42) là lời phát xuất từ đáy lòng của Chúa Giêsu trong lúc cô đơn sầu khổ, vì giờ phút đau thương đã sắp đến. Với tình thảo hiếu chân thành, Ngài xin Cha: “lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng không phải theo ý con, chỉ xin theo ý Cha”.
- Khi bị treo trên thánh giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu than thở cùng Chúa Cha: “lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34; Mc 25, 34; Mt 27, 46).
- Với một con tim nhạy cảm và lo cho Hội thánh mai sau, Ngài đã cầu nguyện cho Hội thánh qua vị đứng đầu Giáo hội sau này là Phêrô (Lc 22, 32).
* Ca vịnh trinh nữ Maria
Sau Chúa Giêsu là Mẹ Maria, Mẹ đã để lại cho Giáo hội một lời ca cảm tạ Thiên Chúa là lời kinh Magnificat. Magnificat là một ca vịnh do Mẹ đã thốt ra để chúc tụng lòng thương xót quảng đại của Thiên Chúa đối với Mẹ nói riêng và dân Ngài nói chung (Lc 1, 46-56).
* Ca vịnh của Zacaria
Đây là lời kinh Benedictus ngợi khen Thiên Chúa Israel, đã thương cứu vớt dân Ngài (Lc 1, 68-79).
* Đoản thơ của cụ già Simêon
Lời kinh Nunc Dimittis của cụ già Simêon (Lc 2, 29-32), ngay từ thế kỷ thứ 4, Giáo huấn Tông đồ (Doctrine des Apotres) đã áp dụng đoản thơ này trong kinh chiều. Hiện nay Giáo hộii Rôma đưa Thánh thi cảm tạ này vào kinh tối mỗi ngày.
* Lời nguyện trong Tông đồ Công vụ
- Lời cầu của các tín hữu tiên khởi sau khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi ngục thất (Cv 4, 24-30).
Ngoài các giờ kinh theo luật Do Thái, các tín hữu tiên khởi của Giáo hội thường họp nhau trong tình huynh đệ mật thiết để dự lễ nghi bẻ bánh và cầu nguyện chung (Cv 2, 42). Tâm hồn tràn ngập vui sướng, hoan hỉ, họ ngợi khen Đấng Cứu Thế, đồng thời tưởng niệm đến sự khải hoàn của Ngài và luôn mong Ngài trở lại.
- Lời nguyện tắt của thánh Stêphanô tử đạo, một lời nguyện tắt nhưng rất cảm động, bộc lộ tâm hồn của thầy phó tế Stêphanô. Lời nguyện tắt này biểu dương lòng tin sắt đá, đức ái nồng nàn của đấng thánh đối với Chúa Giêsu và đối với tha nhân. Đây cũng là lời nguyện đầu tiên trực tiếp dâng lên Chúa Giêsu Kitô và cũng là lời chính Chúa Kitô đã thưa lên cùng Cha trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con” (Cv 7, 59), “Lạy Chúa, xin tha tội này cho họ” (Cv 7, 60).
* Lời nguyện trong các thư thánh Phaolô
Cả cuộc sống tông đồ của thánh Phaolô là chuỗi ngày cầu nguyện, ngài không bao giờ bỏ cầu nguyện. Ngài thường đề cập đến cầu nguyện trong các thư gửi cho các giáo đoàn, đặc biệt là bức thư gửi tín hữu Êphêsô (Eph 5, 18-20).
Ngài thường nhấn mạnh trước tiên về tạ ơn Thiên Chúa, thứ đến thờ lạy, chúc tụng và cầu khẩn. Đặc điểm trong lời nguyện của thánh Phaolô là luôn dâng lên Chúa Cha qua trung gian Chúa Con, và mọi thành quả của lời nguyện đó đều nhờ công nhiệp Chúa Kitô.
Ngoài các lời nguyện, thánh Phaolô còn để lại cho chúng ta những Thánh thi giúp chúng ta thấu triệt hơn về các Thánh thi và hoan ca trong phụng vụ Do Thái xưa. Những Thánh thi đặc biệt của thánh Phaolô là:
- Tạ ơn Thiên Chúa: 1 Cr 1, 3-9; Pl 1, 3-11.
- Hoan ca chúc tụng Thiên Chúa: Rm 16, 25-27; 2Cr 1, 2-4.
- Lời cầu khẩn Thiên Chúa: Rm 15, 5-6; 13, 33; Eph 3, 14-21.
- Những thánh thi đặc biệt:
+ Ca ngợi khôn ngoan của Thiên Chúa: Rm 11, 33.
+ Thánh thi tình ái: 1 Cr 11, 1-13.
* Lời nguyện trong thư thánh Giacôbê
Thánh Giacôbê cũng chỉ để lại cho chúng ta những tài liệu về cầu nguyện, tuy vắn tắt nhưng đầy ý nghĩa, đã nói lên tất cả thực tại của một tâm hồn tông đồ cầu nguyện. Đối với ngài, cầu nguyện không phải chỉ ở môi miệng, nhưng với tất cả tấm lòng, với lòng tin mạnh mẽ, cậy trông ở lòng đại lượng Thiên Chúa, luôn chạy đến đến cùng Chúa khi vui cũng như khi buồn, lúc cầu xin thống hối, lúc ngợi khen danh Cha cả sáng (Gc 1, 5- 9; 5, 13-19).
* Những khúc ca trong sách Khải Huyền của thánh Gioan
Sách Khải Huyền phác họa cho chúng ta khung cảnh cầu nguyện của Kitô Giáo. Chính thánh Gioan, tác giả, đã đặt những sự kiện mạc khải đó vào “ngày của Thiên Chúa” (Kh 1, 10), nghĩa là ngày mà tất cả cộng đồng nhân loại sẽ tụ họp lại. Theo tác giả, qua phụng vụ Giáo hội đã thực hiện ngay ở trần thế những lễ nghi phụng vụ thiên quốc rồi. Chúng ta cũng gặp nhiều đoạn trong sách Khải Huyền nhắc đến phụng vụ, lời nguyện, thánh thi…, hầu như ngày nay từ chương I đến cuối sách. Năm chương đầu khác nào diễn tả quang cảnh lễ nghi phụng vụ.
Lượt qua một chút về vai trò của việc cầu nguyện trong đời sống kitô hữu. Chúng ta thấy cầu nguyện cũng giống như là hơi thở của con người vậy. Nếu không thở thì con người sẽ không còn tồn tại, nếu không cầu nguyện thì kitô hữu sẽ trở thành những con người vô hồn, có sống đấy nhưng mà không còn sức sống. Vả lại, cầu nguyện chính là tâm tình đơn sơ của con thảo dâng lên Chúa Cha. Tâm tình ấy được gởi đến Chúa Cha khi vui cũng như lúc buồn, chính việc cầu nguyện là chất keo kết dính cuộc đời của ta với Chúa và của Chúa với ta. Như chúng ta thấy qua các trang Thánhn Kinh, cầu nguyện cần thiết như thế nào. Đặc biệt, trang Tin mừng theo Thánh Mattthêu mà chúng ta vừa nghe đấy. Không phải chỉ đến lúc lâm nguy Chúa Giêsu mới cầu nguyện cùng Cha nhưng suốt cuộc đời của mình, Chúa luôn cầu nguyện cùng Cha. Trước lúc gặp nạn, trước lúc uống chén đắng chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện cho mình điều gì ? Tâm tình của Chúa Giêsu trong trang Tin mừng này phải nói rằng quá hay, quá tuyệt vời. Chúa Giêsu không hề xin Cha cất cho mình khỏi chén này dù biết rằng quá đắng, dù biết rằng quá đau khổ. Chúa Giêsu xin rằng vâng theo Thánh ý Cha ! Và đặc biệt, chúng ta chú ý, các môn đệ còn ngủ nhưng Thầy Giêsu thức suốt để cầu nguyện cùng Cha.
Nếu chúng ta đặt trường hợp chúng ta là Chúa Giêsu, chúng ta sẽ bỏ cuộc vì lẽ quá đau đớn mà môn đệ thì gà gật. Và nếu chúng ta đặt chúng ta là môn đệ thì phải nói là quá xấu hổ vì chính trong giây phút bi đát nhất của cuộc đời của thầy Chí Thánh mà lại gà gật. Và có người thì vội trách các môn đệ là sao mà kỳ vậy. Xin thưa là khoan hẳn trách vì lẽ nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta cũng thế thôi ! Chúng ta còn gà gật hơn các môn đệ nhiều lắm.
Các môn đệ ngày xưa chưa biết, chưa xác tín lắm về Thầy của mình nên các ông ở trong trạng thái gà gật cũng là thường thôi. Sau khi xác tín Thầy mình phục sinh thì cuộc đời các ông thay đổi. Còn chúng ta, các môn đệ đã xác tín cho chúng ta rằng Thầy chúng ta phục sinh thật nhưng cuộc đời chúng ta nó chán làm sao đó.
Trang Tin mừng khá ngắn này để cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Tại sao các môn đệ gà gật như vậy ? Vì lẽ các ông đã không tỉnh thức, không sẵn sàng đón nhận thánh ý của Chúa Cha như Thầy của mình. Nhìn lại cuộc đời chúng ta, chúng ta cũng thế thôi. Chúng ta vẫn mãi đi tìm, cứ gắn bó với cái thế sự mau qua chóng tàn nên không còn đủ tâm trí để thức tỉnh như Thầy được.
Đó là bài học mà chúng ta học được từ các môn đệ. Còn về Thầy Giêsu thì sao ? Phải nói là bài học Thầy Giêsu để lại cho chúng ta hôm nay là bài học tuyệt vời mà phải nói là quá khó học.
Nhớ lại trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philipphê: Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. (Pl 2, 6-8)
Thánh Phaolô cho chúng ta biết, Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng không nghĩ nhất quyết mình duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ phận vinh quang mà mặc lấy thân nô lệ. Chưa dừng ở đó, Đức Giêsu còn bằng lòng chịu chết và phải nói là chết nhục nhã trên cây thập tự. Tại sao Chúa Giêsu làm được như vậy ? Xin thưa là vì suốt cả cuộc đời, Chúa Giêsu đã cầu nguyện, đã kết hợp đời mình trong Thánh ý của Cha. Chúng ta nhớ lại, bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, bất cứ làm việc gì Chúa Giêsu đều hướng lòng về Cha, kết hiệp cùng Cha. Chính vì lẽ đó, Chúa Giêsu đã làm đẹp Thánh ý của Chúa Cha trên đời mình. Và, tâm tình đẹp nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta qua trang Tin mừng chúng ta vừa nghe đó là chính tâm tình khiêm hạ.
Chúng ta thì sao ? Nhìn lại cuộc đời của chúng ta trớ trêu lắm ! Cuộc đời chúng ta chẳng là gì cả. Thánh Kinh và đặc biệt trong các Thánh Vịnh đã nhắc nhở thân phận của chúng ta:
Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên,
địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành,
Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời.
Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,
Ngài phán bảo: "Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi! "
Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi!
Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,
như cỏ đồng trổi mọc ban mai,
nở hoa vươn mạnh sớm ngày,
chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.
Ngài thịnh nộ, chúng con phải mạng vong,
nổi trận lôi đình: thấy mà khủng khiếp!
Tội chúng con, Chúa bày ra trước mặt Ngài,
lỗi thầm kín, Thánh Nhan đều soi tỏ.
Chúa nổi xung, đời chúng con tàn tạ,
kiếp sống thoảng qua: một tiếng thở dài.
Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,
mạnh giỏi chăng là được tám mươi,
mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,
cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.
Cơn giận Ngài, ai lường được sức mạnh,
trận lôi đình, ai hiểu thấu căn nguyên?
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan. (Tv 90, 2-10)
Lạy Chúa, con như người thợ dệt
Đang mãi dệt đời mình
bỗng nhiên bị tay Chúa
cắt đứt ngay hàng chỉ
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực,
Tới lúc bình minh, con vẫn kêu gào,
như bị sư tử nghiền nát thịt xương.
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực.
Con thở than như nhạn kêu chim chíp
con rầm rì chẳng khác bồ câu;
nhìn lên Chúa mãi, mắt con đã hoen mờ. (Is 38, 10-14)
Còn nữa:
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà.
Chúng ta thấy đấy ! Phận người sao mà mỏng manh, sao mà bi đát quá !
Tháng 11 này, chúng ta đang sống trong bầu khí kính nhớ đến những người đã khuất, những người ấy có thể là ông, bà cha mẹ, anh chị em đồng loại của chúng ta. Những người đó đã từng sống chung với chúng ta, từng tham dự những giờ đạo đức kinh nguyện đấy nhưng nay còn đâu. Nhìn vào những người ấy, nhìn lại cuộc đời chúng ta để chúng ta thấy rằng chúng ta chẳng có gì cả, cuộc sống, phận người của chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào Thánh ý Chúa Cha vậy mà chúng ta lại quá huyên hoang tự cao tự đại.
Vì sao chúng huyênh hoang ? Có lẽ chúng ta đánh mất đời sống chiêm niệm, chúng ta đánh mất đời sống kết hợp mật thiết với Chúa Cha, chúng ta đánh mất đời sống cầu nguyện với Chúa Cha để rồi chúng ta cứ mãi quay quắt trong cái phận người mong manh bé nhỏ của chúng ta. Chúng ta nhìn lại thử xem, chúng ta vùng vẫy, chúng ta tính toán nhưng có được gì đâu ?
Và có một chuyện quan trọng trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Đôi khi chúng ta vẫn trung thành với đời sống cầu nguyện và chúng ta cầu nguyện nhiều đấy nhưng chúng ta không giống Chúa Giêsu ở chỗ đa số là chúng ta xin Cha vâng theo ý con chứ không xin cho chúng ta vâng theo Thánh ý của Cha. Khi ấy, chúng ta đã không khiêm tốn để nhìn nhận thân phận mong manh của mình, chúng ta chỉ là tạo vật trong lòng bàn tay của Chúa thôi ấy vậy mà chúng ta quá huyên hoang. Bi đát của cuộc đời, bi đát của con người là con người đã không nhận ra địa vị, vai trò của mình trong cuộc đời để rồi chúng ta quá cao ngạo. Thánh Phaolô đã hơn một lần nhắc chúng ta là “bình gốm mà đòi hơn thợ sao”. Chúng ta chỉ là những bình sành, lọ đất trong vòng tay của Chúa thôi.
Nhìn vào Giáo hội, chúng ta thấy đó, có quá nhiều mẫu gương tuyệt vời về đời sống cầu nguyện. Cha Thánh Anphongsô, dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc mục vụ nhưng Ngài đã dành ra 8 tiếng đồng hồ để cầu nguyện. Mẹ Têrêsa Calcutta, cũng thế thôi, quá bận với công việc lo cho người nghèo, người bị bỏ rơi nhưng mà Mẹ luôn luôn cầu nguyện với Chúa trước khi Mẹ làm việc. Hay gần đây thôi, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Ngài đã để lại cho chúng ta một gương mẫu cầu nguyện thật tuyệt vời.
Chúng ta, bận bịu với công ăn việc làm, đối diện với biết bao nhiêu lo toan vất vả trong cuộc sống chắc có lẽ Chúa không bảo chúng ta phải cầu nguyện như Cha Thánh Anphongsô là 8 tiếng một ngày thôi. Chúa chỉ xin chúng ta 8 ngày một tiếng thôi mà không biết có được không nữa mới chết chứ ! Ngồi quán cà phê vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Ngồi quán ăn vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Bọn trẻ thì ngồi chơi game cả buổi thì chẳng thấy gì cả ! Các bà các cô ngồi tám chuyện thiên hạ cả tiếng đồng hồ mà chẳng thấy lâu gì cả. Ấy vậy mà chỉ vào nhà thờ một chút, chỉ đọc kinh một chút là bắt đầu lo ra, chia trí.
Vì sao cuộc đời của chúng ta nó cứ quay cuồng, nó cứ quay quắt mãi ? Vì lẽ chúng thiếu đời sống cầu nguyện, chúng ta thiếu gắn kết với Chúa. Vẫn biết là con người phải bôn ba với đời sống vật chất. Vật chất, của cải thật cần cho cuộc sống của con người. Nhưng cần hơn là đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Muốn nuôi dưỡng đời sống tâm linh không còn cách nào khác hơn là sống mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, qua tâm tình khiêm hạ, qua tâm tình thi hành Thánh ý của Cha như Chúa Giêsu vậy.
Hôm qua và hôm nay, Giáo hội vẫn hằng cầu nguyện, nên chúng ta vẫn phải cầu nguyện, không chỉ để xin ơn này hay ơn khác, nhưng trước hết và trên hết là kết hợp với Thiên Chúa là Đấng hằng yêu mến ta và muốn ta được hạnh phúc. Kho tàng kinh thánh đã không ngừng nhắc nhở ta cầu nguyện qua các lời kinh nguyện, qua các mẫu gương sống động về đời sống cầu nguyện. Là người Kitô hữu, chúng ta không thể thiếu vắng cầu nguyện.
Kitô giáo đã xuất hiện hơn hai ngàn năm. Bao thế kỷ đã qua, Giáo Hội Chúa Kitô, mặc dù gặp bao thử thách đau khổ, nhưng vẫn vững mạnh, vẫn còn tiến và tiến mãi đến ngày Đức Kitô trở lại. Giáo Hội vẫn vững tiến là nhờ ở cầu nguyện. Cầu nguyện là nội lực làm phát triển Giáo Hội hôm qua, hôm nay và ngày mai. Chúng ta cần nhìn lại cuộc sống thiêng liêng của Giáo Hội trong những trang Kinh Thánh.
Cuộc sống cầu nguyện của người Kitô hữu bắt nguồn từ dân Do thái, dân được tuyển chọn của Thiên Chúa, mang danh hiệu là bạn tình của Ngài. Dân Do thái là dân cầu nguyện đặc biệt, qua những trang lịch sử của họ, ta thấy họ là những tâm hồn được tuyển chọn để chúc tụng Thiên Chúa, ngày ngày giang tay ngửa mặt lên trời, như của lễ chiều tà chúc tụng Thiên Chúa. Họ lợi dụng cảnh huống và tổ chức nhiều buổi lễ để ca tụng cầu khẩn Thiên Chúa.
Trong Cựu ước, những người được Thiên Chúa tuyển chọn đều có một đời sống nội tâm cao độ. Noê, Abraham, Môsê, Đavid, Êlia… tất cả là một đời sống luôn kết hợp với Chúa. Các ngài nói chuyện với Chúa như là một người bạn thân thiết. Để có một cuộc đối thoại thân tình với Chúa, chắc hẳn các ngài đã đi vào con đường nội tâm sâu thẳm, mới có thể hiểu được ý Chúa, và để truyền đạt cho dân mệnh lệnh của Thiên Chúa. Các ngài cầu nguyện không những cho bản thân mình mà còn cho dân, một dân được Thiên Chúa tuyển chọn và trao phó cho các ngài.
Các Kitô hữu tiên khởi của Giáo Hội tiếp tục giữ truyền thống đó, luôn cầu nguyện chúc tụng Thiên Chúa. Ngay buổi đầu, các Kitô hữu vẫn giữ đúng nghi lễ như dân Do thái, họ hát thánh vịnh, thánh thi, dẫn giải phúc âm trong các hội đường. Nhiều lời kinh vẫn đượm màu sắc Do thái như kinh Magnificat, Benedictus, Lạy Cha và những bản văn của các giáo phụ, sau này cũng thế.
Lời nguyện Kitô hữu rất sống động, thay đổi bởi cuộc sống đức tin. Trước Thiên Chúa nhân hậu, người Kitô hữu không sợ hãi như cha ông họ (Do thái giáo); trái lại, họ gọi Ngài là Cha, “Pater”, Chúa Kitô là trung gian của họ.
Theo tông truyền và tín lý các tông đồ, ngay từ thế kỷ thứ II, các tín hữu đã dùng kinh Lạy Cha để cầu nguyện và thường mỗi ngày đọc ba lần. Ngày nay kinh Lạy Cha không những được đọc trong phụng vụ, mà còn được thốt ra trên môi miệng tín hữu và cũng là đề tài tuyệt hảo để suy niệm.
Ngoài kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu còn để lại cho chúng ta những lời nguyện tha thiết khi cảm tạ, khi cầu xin, như kinh Tạ Ơn, lời nguyện cầu cho các linh mục (Mt 26,26; Mc 14,22; Ga 17,1-25)…
Sau những lời nguyện cao quý của Chúa Kitô, kinh Magnificat của Mẹ Maria, Benedictus của thày cả Zacaria và Nunc Dimittis của cụ già Simêon, là những lời nguyện quý giá giúp các tín hữu hướng lòng lên Chúa.
Qua Thánh Kinh, chúng ta còn gặp nhiều lời kinh đậm đà biểu lộ tâm hồn Kitô hữu trong thời Giáo Hội sơ khai: lời nguyện của các tín hữu chúc tụng Thiên Chúa khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi tay dân Do thái (Cv 3,24-31). Lời than thở của thánh Stêphanô cũng là lời nguyện quý giá mà các thánh tử đạo trong những thế kỷ sau đã dùng để hướng lòng lên Chúa (Cv 7,59-61).
Các Tông đồ cũng đề cập nhiều đến vấn đề cầu nguyện, đặc biệt thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta nhiều tài liệu về cuộc sống chiêm niệm. Dù bận rộn với nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng, tâm trí ngài vẫn luôn kết hợp với Chúa. Đời sống của ngài thật sự là chiêm niệm và hoạt động. Trong thư gởi các tín hữu Êphêsô, ngài khích lệ các tín hữu luôn hãy cầu nguyện chúc tụng Chúa (Eph 5,15-19).
Có thể nói, Tân ước là nguồn suối dồi dào về khoa cầu nguyện. Khi vui cũng như lúc buồn, giờ vinh quang cũng như lúc âu sầu, chúng ta đến nguồn suối Kinh Thánh để gặp được nguồn an ủi, sẽ tìm thấy nhiều phương cách giúp ta hướng lòng lên Chúa và vượt qua mọi đau khổ và thánh hoá cảnh huống này.
Thánh kinh nói được là những bằng chứng quan trọng nhất giúp các tín hữu mạnh tiến trên đường cầu nguyện.
Kinh Thánh
a. Cựu Ước
Trong thời Cựu ước, việc cầu nguyện diễn tiến từ khi con người sa ngã đến lúc con người được phục hồi. Việc cầu nguyện gắn liền với lịch sử nhân loại, vì nó liên hệ với Thiên Chúa qua các biến cố lịch sử (GLHTCG 2568).
* Noê: lời cầu của lòng chân chính
Việc hiến dâng của Noê làm đẹp lòng Thiên Chúa, Đấng chúc phúc cho ông và qua ông cho tất cả mọi tạo vật, vì tấm lòng của ông chính trực và trung thành: như Ênóc trước ông, Noê bước đi với Thiên Chúa (St 6, 9; 8, 20 - 9, 17). Nhiều người chân chính nơi tất cả mọi tôn giáo đều thực hiện thứ cầu nguyện này… (GLHTCG 2569).
* Abraham: lời cầu của một niềm tin
“Khi được Thiên Chúa kêu gọi, Abraham đã ra đi như Chúa bảo ông” (St 12, 4), lòng trí Abraham hoàn toàn thuần phục lời Chúa nên ông đã vâng nhe Ngài. Như thế, một khía cạnh của “vở tuồng” cầu nguyện diễn ra từ ban đầu là cuộc thử thách đức tin đối với lòng trung thành của Thiên Chúa.
Vì Abraham tin vào Thiên Chúa và bước đi trước thánh nhan Ngài, cũng như bước đi theo những gì đã giao ước với Ngài (St 15, 6; 17, 1tt), mà vị tổ phụ này đã có thể tiếp nhận người khách lạ vào căn lều của mình. Khi được Thiên Chúa tỏ cho biết kế hoạch của Ngài, lòng Abraham mới hòa điệu vào lòng thương xót của Chúa đối với con người, nên ông đã dám mở miệng can thiệp cho họ bằng một lòng cậy trông vững chắc (St 18, 16-33).
Vào giai đoạn cuối cùng của việc thanh tẩy đức tin của ông, Abraham, “người đã nhận được lời hứa” (Dt 11, 17), được yêu cầu hy tế đứa con Thiên Chúa đã ban cho ông, Abraham đã không lung lay đức tin.
* Môsê: lời cầu của một trung gian
- Môsê cũng học biết cách cầu nguyện trong cuộc trao đổi với Thiên Chúa là Đấng đã tín nhiệm nơi ông.
- Việc cầu nguyện của Môsê mang đặc tính của việc cầu nguyện chiêm niệm.
Từ mối thân tình của ông với Thiên Chúa, Môsê đã cảm thấy mạnh mẽ và bạo dạn để thực hiện việc chuyển cầu cho mình. Ông không cầu cho bản thân mà là cho dân chúng.
* Đavid: lời cầu của một đức vua
Đavid là một vị vua “được lòng Thiên Chúa nhất” đã cầu cho dân của mình cũng như nhân danh họ mà cầu. Việc vua cầu nguyện là việc vua trung thành gắn bó với lời hứa thần linh và là việc nói lên lòng thiết tha hân hoan vào Chúa. Với các Thánh vịnh được thần hứng bởi Thánh Thần, Đavid là vị ngôn sứ đầu tiên cho việc cầu nguyện của Do Thái và Kitô giáo.
* Êlia: lời cầu của một tiên tri
Tên Êlia, “Chúa là Thiên Chúa của tôi”, tiên báo về tiếng dân chúng kêu lên để đáp lại lời cầu của ông trên núi Carmêlô (1V 18, 39).
Ông đã dạy cho bà góa thành Zareptha tin tưởng vào Thiên Chúa và làm cho niềm tin của bà vững mạnh bằng lời cầu khẩn thiết của ông (1V 17, 7-21). Để đáp lại lời nguyện của Êlia, Thiên Chúa đã cho lửa xuống thiêu hủy của lễ toàn thiêu.
* Thánh vịnh: lời cầu chung của cộng đồng
Các Thánh Vịnh vừa nuôi dưỡng vừa diễn tả lời cầu nguyện của thành phần dân Chúa. Lời cầu nguyện của họ vừa riêng tư vừa cộng đồng, liên quan đến người cầu nguyện lẫn hết mọi người. Lời cầu nguyện của họ nhắc nhở lại biến cố cứu độ trong quá khứ, song cũng hướng đến cả tương lai, thậm chí đến tận cùng của lịch sử. Lời cầu nguyện ấy tưởng nhớ đến lời Thiên Chúa hứa đã được thực hiện, và đợi chờ Đấng Thiên Sai đến để làm trọn những lời hứa ấy. Được Chúa Kitô cầu nguyện và làm trọn nơi mình, các Thánh Vịnh giữ vai trò chính yếu đối với việc cầu nguyện của Giáo hội.
b. Tân Ước
Trong Tân ước, các nhân vật đã miệt mài trong đời sống cầu nguyện, khởi đầu là đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu, khuôn mẫu của cầu nguyện, rồi đến các thánh. Lời cầu nguyện của các thánh được diễn tả qua các bức thư của các ngài.
* Lời cầu của Chúa Giêsu
- Thấy các môn đệ sau khi rao giảng Tin mừng trở về vui vẻ, cảm hứng bởi Thánh kinh, Đức Kitô vui sướng chúc tụng Chúa Cha (Lc 10, 21; Mt 11, 25).
- Cảm động vì tiếng khóc của Matha và Maria, đứng bên mồ người bạn thân thiết là Lazarô, Chúa Giêsu ngửa mặt lên trời cầu xin cùng Chúa Cha (Ga 11, 41).
- Trước khi từ biệt các môn đệ yêu dấu để về cùng Cha, Chúa Giêsu cảm động cầu cho danh Cha cả sáng, và cho các tông đồ luôn sống trong tình hiệp nhất, cho Giáo hội ngày mai. Vì thế người ta thường gọi lời nguyện này là “Kinh cầu cho các linh mục” hay “cho hiệp nhất” (Ga 17, 1tt).
- Lời nguyện trong vườn cây dầu (Mt 26, 39; Mc 19, 36; Lc 22, 42) là lời phát xuất từ đáy lòng của Chúa Giêsu trong lúc cô đơn sầu khổ, vì giờ phút đau thương đã sắp đến. Với tình thảo hiếu chân thành, Ngài xin Cha: “lạy Cha, nếu có thể được, xin cho con khỏi uống chén này, nhưng không phải theo ý con, chỉ xin theo ý Cha”.
- Khi bị treo trên thánh giá, trước khi trút hơi thở cuối cùng, Chúa Giêsu than thở cùng Chúa Cha: “lạy Cha, xin tha cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm” (Lc 23, 34; Mc 25, 34; Mt 27, 46).
- Với một con tim nhạy cảm và lo cho Hội thánh mai sau, Ngài đã cầu nguyện cho Hội thánh qua vị đứng đầu Giáo hội sau này là Phêrô (Lc 22, 32).
* Ca vịnh trinh nữ Maria
Sau Chúa Giêsu là Mẹ Maria, Mẹ đã để lại cho Giáo hội một lời ca cảm tạ Thiên Chúa là lời kinh Magnificat. Magnificat là một ca vịnh do Mẹ đã thốt ra để chúc tụng lòng thương xót quảng đại của Thiên Chúa đối với Mẹ nói riêng và dân Ngài nói chung (Lc 1, 46-56).
* Ca vịnh của Zacaria
Đây là lời kinh Benedictus ngợi khen Thiên Chúa Israel, đã thương cứu vớt dân Ngài (Lc 1, 68-79).
* Đoản thơ của cụ già Simêon
Lời kinh Nunc Dimittis của cụ già Simêon (Lc 2, 29-32), ngay từ thế kỷ thứ 4, Giáo huấn Tông đồ (Doctrine des Apotres) đã áp dụng đoản thơ này trong kinh chiều. Hiện nay Giáo hộii Rôma đưa Thánh thi cảm tạ này vào kinh tối mỗi ngày.
* Lời nguyện trong Tông đồ Công vụ
- Lời cầu của các tín hữu tiên khởi sau khi hai thánh tông đồ Phêrô và Gioan được phóng thích khỏi ngục thất (Cv 4, 24-30).
Ngoài các giờ kinh theo luật Do Thái, các tín hữu tiên khởi của Giáo hội thường họp nhau trong tình huynh đệ mật thiết để dự lễ nghi bẻ bánh và cầu nguyện chung (Cv 2, 42). Tâm hồn tràn ngập vui sướng, hoan hỉ, họ ngợi khen Đấng Cứu Thế, đồng thời tưởng niệm đến sự khải hoàn của Ngài và luôn mong Ngài trở lại.
- Lời nguyện tắt của thánh Stêphanô tử đạo, một lời nguyện tắt nhưng rất cảm động, bộc lộ tâm hồn của thầy phó tế Stêphanô. Lời nguyện tắt này biểu dương lòng tin sắt đá, đức ái nồng nàn của đấng thánh đối với Chúa Giêsu và đối với tha nhân. Đây cũng là lời nguyện đầu tiên trực tiếp dâng lên Chúa Giêsu Kitô và cũng là lời chính Chúa Kitô đã thưa lên cùng Cha trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: “Lạy Chúa Giêsu, xin nhận lấy hồn con” (Cv 7, 59), “Lạy Chúa, xin tha tội này cho họ” (Cv 7, 60).
* Lời nguyện trong các thư thánh Phaolô
Cả cuộc sống tông đồ của thánh Phaolô là chuỗi ngày cầu nguyện, ngài không bao giờ bỏ cầu nguyện. Ngài thường đề cập đến cầu nguyện trong các thư gửi cho các giáo đoàn, đặc biệt là bức thư gửi tín hữu Êphêsô (Eph 5, 18-20).
Ngài thường nhấn mạnh trước tiên về tạ ơn Thiên Chúa, thứ đến thờ lạy, chúc tụng và cầu khẩn. Đặc điểm trong lời nguyện của thánh Phaolô là luôn dâng lên Chúa Cha qua trung gian Chúa Con, và mọi thành quả của lời nguyện đó đều nhờ công nhiệp Chúa Kitô.
Ngoài các lời nguyện, thánh Phaolô còn để lại cho chúng ta những Thánh thi giúp chúng ta thấu triệt hơn về các Thánh thi và hoan ca trong phụng vụ Do Thái xưa. Những Thánh thi đặc biệt của thánh Phaolô là:
- Tạ ơn Thiên Chúa: 1 Cr 1, 3-9; Pl 1, 3-11.
- Hoan ca chúc tụng Thiên Chúa: Rm 16, 25-27; 2Cr 1, 2-4.
- Lời cầu khẩn Thiên Chúa: Rm 15, 5-6; 13, 33; Eph 3, 14-21.
- Những thánh thi đặc biệt:
+ Ca ngợi khôn ngoan của Thiên Chúa: Rm 11, 33.
+ Thánh thi tình ái: 1 Cr 11, 1-13.
* Lời nguyện trong thư thánh Giacôbê
Thánh Giacôbê cũng chỉ để lại cho chúng ta những tài liệu về cầu nguyện, tuy vắn tắt nhưng đầy ý nghĩa, đã nói lên tất cả thực tại của một tâm hồn tông đồ cầu nguyện. Đối với ngài, cầu nguyện không phải chỉ ở môi miệng, nhưng với tất cả tấm lòng, với lòng tin mạnh mẽ, cậy trông ở lòng đại lượng Thiên Chúa, luôn chạy đến đến cùng Chúa khi vui cũng như khi buồn, lúc cầu xin thống hối, lúc ngợi khen danh Cha cả sáng (Gc 1, 5- 9; 5, 13-19).
* Những khúc ca trong sách Khải Huyền của thánh Gioan
Sách Khải Huyền phác họa cho chúng ta khung cảnh cầu nguyện của Kitô Giáo. Chính thánh Gioan, tác giả, đã đặt những sự kiện mạc khải đó vào “ngày của Thiên Chúa” (Kh 1, 10), nghĩa là ngày mà tất cả cộng đồng nhân loại sẽ tụ họp lại. Theo tác giả, qua phụng vụ Giáo hội đã thực hiện ngay ở trần thế những lễ nghi phụng vụ thiên quốc rồi. Chúng ta cũng gặp nhiều đoạn trong sách Khải Huyền nhắc đến phụng vụ, lời nguyện, thánh thi…, hầu như ngày nay từ chương I đến cuối sách. Năm chương đầu khác nào diễn tả quang cảnh lễ nghi phụng vụ.
Lượt qua một chút về vai trò của việc cầu nguyện trong đời sống kitô hữu. Chúng ta thấy cầu nguyện cũng giống như là hơi thở của con người vậy. Nếu không thở thì con người sẽ không còn tồn tại, nếu không cầu nguyện thì kitô hữu sẽ trở thành những con người vô hồn, có sống đấy nhưng mà không còn sức sống. Vả lại, cầu nguyện chính là tâm tình đơn sơ của con thảo dâng lên Chúa Cha. Tâm tình ấy được gởi đến Chúa Cha khi vui cũng như lúc buồn, chính việc cầu nguyện là chất keo kết dính cuộc đời của ta với Chúa và của Chúa với ta. Như chúng ta thấy qua các trang Thánhn Kinh, cầu nguyện cần thiết như thế nào. Đặc biệt, trang Tin mừng theo Thánh Mattthêu mà chúng ta vừa nghe đấy. Không phải chỉ đến lúc lâm nguy Chúa Giêsu mới cầu nguyện cùng Cha nhưng suốt cuộc đời của mình, Chúa luôn cầu nguyện cùng Cha. Trước lúc gặp nạn, trước lúc uống chén đắng chúng ta thấy Chúa Giêsu cầu nguyện cho mình điều gì ? Tâm tình của Chúa Giêsu trong trang Tin mừng này phải nói rằng quá hay, quá tuyệt vời. Chúa Giêsu không hề xin Cha cất cho mình khỏi chén này dù biết rằng quá đắng, dù biết rằng quá đau khổ. Chúa Giêsu xin rằng vâng theo Thánh ý Cha ! Và đặc biệt, chúng ta chú ý, các môn đệ còn ngủ nhưng Thầy Giêsu thức suốt để cầu nguyện cùng Cha.
Nếu chúng ta đặt trường hợp chúng ta là Chúa Giêsu, chúng ta sẽ bỏ cuộc vì lẽ quá đau đớn mà môn đệ thì gà gật. Và nếu chúng ta đặt chúng ta là môn đệ thì phải nói là quá xấu hổ vì chính trong giây phút bi đát nhất của cuộc đời của thầy Chí Thánh mà lại gà gật. Và có người thì vội trách các môn đệ là sao mà kỳ vậy. Xin thưa là khoan hẳn trách vì lẽ nhìn lại cuộc đời mỗi người chúng ta cũng thế thôi ! Chúng ta còn gà gật hơn các môn đệ nhiều lắm.
Các môn đệ ngày xưa chưa biết, chưa xác tín lắm về Thầy của mình nên các ông ở trong trạng thái gà gật cũng là thường thôi. Sau khi xác tín Thầy mình phục sinh thì cuộc đời các ông thay đổi. Còn chúng ta, các môn đệ đã xác tín cho chúng ta rằng Thầy chúng ta phục sinh thật nhưng cuộc đời chúng ta nó chán làm sao đó.
Trang Tin mừng khá ngắn này để cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Tại sao các môn đệ gà gật như vậy ? Vì lẽ các ông đã không tỉnh thức, không sẵn sàng đón nhận thánh ý của Chúa Cha như Thầy của mình. Nhìn lại cuộc đời chúng ta, chúng ta cũng thế thôi. Chúng ta vẫn mãi đi tìm, cứ gắn bó với cái thế sự mau qua chóng tàn nên không còn đủ tâm trí để thức tỉnh như Thầy được.
Đó là bài học mà chúng ta học được từ các môn đệ. Còn về Thầy Giêsu thì sao ? Phải nói là bài học Thầy Giêsu để lại cho chúng ta hôm nay là bài học tuyệt vời mà phải nói là quá khó học.
Nhớ lại trong thư Thánh Phaolô tông đồ gửi tín hữu Philipphê: Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. (Pl 2, 6-8)
Thánh Phaolô cho chúng ta biết, Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng không nghĩ nhất quyết mình duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa nhưng đã hoàn toàn trút bỏ phận vinh quang mà mặc lấy thân nô lệ. Chưa dừng ở đó, Đức Giêsu còn bằng lòng chịu chết và phải nói là chết nhục nhã trên cây thập tự. Tại sao Chúa Giêsu làm được như vậy ? Xin thưa là vì suốt cả cuộc đời, Chúa Giêsu đã cầu nguyện, đã kết hợp đời mình trong Thánh ý của Cha. Chúng ta nhớ lại, bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, bất cứ làm việc gì Chúa Giêsu đều hướng lòng về Cha, kết hiệp cùng Cha. Chính vì lẽ đó, Chúa Giêsu đã làm đẹp Thánh ý của Chúa Cha trên đời mình. Và, tâm tình đẹp nhất mà Chúa Giêsu để lại cho chúng ta qua trang Tin mừng chúng ta vừa nghe đó là chính tâm tình khiêm hạ.
Chúng ta thì sao ? Nhìn lại cuộc đời của chúng ta trớ trêu lắm ! Cuộc đời chúng ta chẳng là gì cả. Thánh Kinh và đặc biệt trong các Thánh Vịnh đã nhắc nhở thân phận của chúng ta:
Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên,
địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành,
Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời.
Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,
Ngài phán bảo: "Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi! "
Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi!
Ngài cuốn đi, chúng chỉ là giấc mộng,
như cỏ đồng trổi mọc ban mai,
nở hoa vươn mạnh sớm ngày,
chiều về ủ rũ tàn phai chẳng còn.
Ngài thịnh nộ, chúng con phải mạng vong,
nổi trận lôi đình: thấy mà khủng khiếp!
Tội chúng con, Chúa bày ra trước mặt Ngài,
lỗi thầm kín, Thánh Nhan đều soi tỏ.
Chúa nổi xung, đời chúng con tàn tạ,
kiếp sống thoảng qua: một tiếng thở dài.
Tính tuổi thọ, trong ngoài bảy chục,
mạnh giỏi chăng là được tám mươi,
mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ,
cuộc đời thấm thoát, chúng con đã khuất rồi.
Cơn giận Ngài, ai lường được sức mạnh,
trận lôi đình, ai hiểu thấu căn nguyên?
Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan. (Tv 90, 2-10)
Lạy Chúa, con như người thợ dệt
Đang mãi dệt đời mình
bỗng nhiên bị tay Chúa
cắt đứt ngay hàng chỉ
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực,
Tới lúc bình minh, con vẫn kêu gào,
như bị sư tử nghiền nát thịt xương.
Từ sớm tới khuya, Chúa làm con hao mòn sinh lực.
Con thở than như nhạn kêu chim chíp
con rầm rì chẳng khác bồ câu;
nhìn lên Chúa mãi, mắt con đã hoen mờ. (Is 38, 10-14)
Còn nữa:
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ
Nhưng ba tấc đất mới thật là nhà.
Chúng ta thấy đấy ! Phận người sao mà mỏng manh, sao mà bi đát quá !
Tháng 11 này, chúng ta đang sống trong bầu khí kính nhớ đến những người đã khuất, những người ấy có thể là ông, bà cha mẹ, anh chị em đồng loại của chúng ta. Những người đó đã từng sống chung với chúng ta, từng tham dự những giờ đạo đức kinh nguyện đấy nhưng nay còn đâu. Nhìn vào những người ấy, nhìn lại cuộc đời chúng ta để chúng ta thấy rằng chúng ta chẳng có gì cả, cuộc sống, phận người của chúng ta hoàn toàn tuỳ thuộc vào Thánh ý Chúa Cha vậy mà chúng ta lại quá huyên hoang tự cao tự đại.
Vì sao chúng huyênh hoang ? Có lẽ chúng ta đánh mất đời sống chiêm niệm, chúng ta đánh mất đời sống kết hợp mật thiết với Chúa Cha, chúng ta đánh mất đời sống cầu nguyện với Chúa Cha để rồi chúng ta cứ mãi quay quắt trong cái phận người mong manh bé nhỏ của chúng ta. Chúng ta nhìn lại thử xem, chúng ta vùng vẫy, chúng ta tính toán nhưng có được gì đâu ?
Và có một chuyện quan trọng trong đời sống cầu nguyện của chúng ta. Đôi khi chúng ta vẫn trung thành với đời sống cầu nguyện và chúng ta cầu nguyện nhiều đấy nhưng chúng ta không giống Chúa Giêsu ở chỗ đa số là chúng ta xin Cha vâng theo ý con chứ không xin cho chúng ta vâng theo Thánh ý của Cha. Khi ấy, chúng ta đã không khiêm tốn để nhìn nhận thân phận mong manh của mình, chúng ta chỉ là tạo vật trong lòng bàn tay của Chúa thôi ấy vậy mà chúng ta quá huyên hoang. Bi đát của cuộc đời, bi đát của con người là con người đã không nhận ra địa vị, vai trò của mình trong cuộc đời để rồi chúng ta quá cao ngạo. Thánh Phaolô đã hơn một lần nhắc chúng ta là “bình gốm mà đòi hơn thợ sao”. Chúng ta chỉ là những bình sành, lọ đất trong vòng tay của Chúa thôi.
Nhìn vào Giáo hội, chúng ta thấy đó, có quá nhiều mẫu gương tuyệt vời về đời sống cầu nguyện. Cha Thánh Anphongsô, dù bận bịu với biết bao nhiêu công việc mục vụ nhưng Ngài đã dành ra 8 tiếng đồng hồ để cầu nguyện. Mẹ Têrêsa Calcutta, cũng thế thôi, quá bận với công việc lo cho người nghèo, người bị bỏ rơi nhưng mà Mẹ luôn luôn cầu nguyện với Chúa trước khi Mẹ làm việc. Hay gần đây thôi, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị. Ngài đã để lại cho chúng ta một gương mẫu cầu nguyện thật tuyệt vời.
Chúng ta, bận bịu với công ăn việc làm, đối diện với biết bao nhiêu lo toan vất vả trong cuộc sống chắc có lẽ Chúa không bảo chúng ta phải cầu nguyện như Cha Thánh Anphongsô là 8 tiếng một ngày thôi. Chúa chỉ xin chúng ta 8 ngày một tiếng thôi mà không biết có được không nữa mới chết chứ ! Ngồi quán cà phê vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Ngồi quán ăn vài tiếng đồng hồ sao mà nó nhanh quá ! Bọn trẻ thì ngồi chơi game cả buổi thì chẳng thấy gì cả ! Các bà các cô ngồi tám chuyện thiên hạ cả tiếng đồng hồ mà chẳng thấy lâu gì cả. Ấy vậy mà chỉ vào nhà thờ một chút, chỉ đọc kinh một chút là bắt đầu lo ra, chia trí.
Vì sao cuộc đời của chúng ta nó cứ quay cuồng, nó cứ quay quắt mãi ? Vì lẽ chúng thiếu đời sống cầu nguyện, chúng ta thiếu gắn kết với Chúa. Vẫn biết là con người phải bôn ba với đời sống vật chất. Vật chất, của cải thật cần cho cuộc sống của con người. Nhưng cần hơn là đời sống tinh thần, đời sống tâm linh. Muốn nuôi dưỡng đời sống tâm linh không còn cách nào khác hơn là sống mật thiết với Chúa qua đời sống cầu nguyện, qua tâm tình khiêm hạ, qua tâm tình thi hành Thánh ý của Cha như Chúa Giêsu vậy.
Hôm qua và hôm nay, Giáo hội vẫn hằng cầu nguyện, nên chúng ta vẫn phải cầu nguyện, không chỉ để xin ơn này hay ơn khác, nhưng trước hết và trên hết là kết hợp với Thiên Chúa là Đấng hằng yêu mến ta và muốn ta được hạnh phúc. Kho tàng kinh thánh đã không ngừng nhắc nhở ta cầu nguyện qua các lời kinh nguyện, qua các mẫu gương sống động về đời sống cầu nguyện. Là người Kitô hữu, chúng ta không thể thiếu vắng cầu nguyện.
Hãy nhận lấy thánh thần
Tuyết Mai
19:34 21/05/2010
Hãy Nhận Lấy Thánh Thần
"Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ." (Gl 5, 22- 23).
Quả thật khi chúng ta có được Ơn Đức Chúa Thánh Thần ngự trị trong lòng chúng ta thì những Ơn trên, chúng ta đều hết thảy nhận được, nhất là Ơn Bình An và hoan lạc là điều trước tiên. Bình An ở đây có nghĩa là không phải chúng ta đổ ra ù lì, lười biếng, câm nín không lên tiếng, ngu xuẩn, chết nhát trong mọi vấn đề hay biến cố đang được xẩy ra trên thế giới hiện nay, và ở khắp mọi chỗ mọi nơi. Bình An là khí cụ tốt đẹp nhất và thông minh nhất để đối phó với mọi thành phần, khi được Ơn Khôn Ngoan Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Ngài cho chúng ta những lời lẽ thật khôn ngoan nhất để đem Hòa Bình đến cho muôn người, mà không cần phải gậy gộc, ba toong, hay súng ống. Không cần phải có những lời công kích, nhục mạ, khiêu khích, dữ dằn, chửi bới, thưa anh chị em! Khi chúng ta còn cần dùng những lời lẽ bất nhã, có hại, và tổn thương anh chị em mình dù là vô tình hay cố ý rồi đổ thừa cho tánh nóng hay bộp chộp trong mọi vấn đề!?? Thì đó không phải là được Ơn Chúa Thánh Thần đâu!?? Và nhất là hướng mọi sự vốn tốt đẹp hay đang ở tình trạng chờ đợi cho sự thay đổi mới, mà có những lời lẽ chỉ trích, vu khống, chụp mũ, quá khích, hay kích động người ta đi theo cái tin tưởng không đúng đường hướng của Giáo Hội Chúa.
Thiết tưởng Chúa Giêsu nhân hiền vô cùng, Ngài làm hay nói điều gì cũng là trong tinh thần yêu thương và xây dựng. Thiết tưởng chúng ta nên bắt chước và noi gương Chúa Giêsu. Thành phần quá khích này, thường làm tổn thương cho Giáo Hội Chúa vô cùng, vì chính mình, khả năng, và tài năng của mình chỉ có rất hạn hẹp??? Nhưng phải chăng vì mong mỏi được điều gì cho cá nhân mình chăng? Mong cho được nổi nang? Thiếu tự tin trong Đức Tin của mình? Thành phần xấu thường hay quy tụ những người xấu như mình, để làm tăng mình lên, để được tiếng, và sau cùng chỉ để có ích cho chính mình, còn làm hại cho ai, họ không cần biết, y như những thành phần khùng khùng ôm trái bom giết hại anh chị em, và nhất định tin rằng mình sẽ chết và sẽ lên trời gặp được ông Alla thì ít nhưng được sống với gái đẹp trên ấy thì nhiều, cho nên cái niềm tin thiếu trưởng thành đó của mình đôi khi chúng ta cũng nên xem xét lại, chứ tôi chưa thấy thánh nào mà từ trước đến nay, lại rủ rê hay xách động nhiều người để chống lại với Giáo Hội và Tòa Thánh bao giờ!??
Bởi Tòa Thánh và Giáo Hội Chúa, từ xưa đến nay mọi sự việc có tích cách chống báng, đả kích, đả phá, chỉ trích, thì đâu có phải là mới mẻ gì, thưa có phải không anh chị em!? Rồi thì Giáo Hội Chúa đã bao nhiêu phen chia hai chia ba? Nhưng rồi Chúa lại ban ơn, thay đổi, sửa đổi, cho người tốt lành lên thay thế Chúa, để từ thế kỷ này cho đến thế kỷ kia, đến muôn đời Giáo Hội Chúa vẫn muôn đời tồn tại, và để từ đông sang tây, và mãi tận cuối chân trời, Thánh Danh của Ba Ngôi Thiên Chúa được mọi người biết đến, và để mọi dân tộc trên toàn địa cầu phải tôn thờ, ca khen, và chúc tụng Ngài đến muôn muôn đời.
Rồi thì Ơn quan trọng kế tiếp là Bác Ái. Không phải Bác Ái chỉ đơn thuần trong sự bố thí cho người nghèo được gọi là Bác Ái thôi đâu! Khi chúng ta nghĩ đến anh chị em có nhu cầu mà chúng ta có lòng bố thí thì đó chẳng được gọi là Bác Ái đâu! Vì Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người có được hưởng quyền lợi chung. Vì tất cả mọi thứ mọi loài trên thế giới là Chúa ban cho chung. Tài năng mỗi người Chúa ban riêng. Khả năng mỗi người Chúa cũng ban riêng cho. Nhưng có phải bạn có tay thì giúp cho người không tay. Bạn có đôi mắt sáng sẽ giúp cho người tối tăm đui mù. Bạn có đôi bàn chân thì giúp cho người què quặt liệt lào. Bạn có cơ hội làm tiền thật nhiều thì chia sẻ cho người không có, thì đó được gọi là Bác Ái. Xin cho được Bác Ái trong lời ăn tiếng nói của mình vì mình hơn gì ai!? Xin cho được Bác Ái trong ngòi bút của mình, vì những gì mình viết theo ý tưởng riêng có thể làm hại cả một Giáo Hội Chúa, và làm gương mù cho những ai thiếu khả năng viết lách. Xin cho Đức Ái luôn trên môi trên miệng chúng ta, bởi có phải lời ăn tiếng nói có thể giết anh chị em mình mà không cần dao hay súng đạn. Xin cho Đức Ái được thể hiện trên chúng ta, vì có phải Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta tất cả những gì là quý trọng nhất còn hơn ngọc ngà châu báu của trần gian. Của trần gian sẽ qua đi, chứ linh hồn sống đời đời của chúng ta sẽ muôn đời tồn tại. Tùy theo sự khôn ngoan Chúa Thánh Thần ban cho và hướng dẫn chúng ta để không bao giờ linh hồn của chúng ta phải xuống Hỏa Ngục, đời đời kiếp kiếp không có ngày ra.
Rồi thì Ơn Trung Tín Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta để biết cách xử sự với Thiên Chúa và tha nhân. Mọi điều, từ lời ăn tiếng nói cho đến việc làm, nhất nhất phải được Trung Tín. Quan trọng nhất là sự trung tín của mình đối với Giáo Hội Chúa, với chính mình, và với anh em chung quanh chúng ta. Bội tín là những ai đi ngược lại Giáo Lý của Thiên Chúa dậy. Là luôn sống trong bè phái, ích kỷ, có tâm giống như Giuđa xưa, và luôn có ý tưởng chống đối.
Khi chúng ta có được Bác Ái thì mọi Ơn khác sẽ thứ tự theo sau, vì có phải mọi điều mình làm là vì lòng kính mến Chúa và yêu người, nên chúng ta mới có thể nhịn nhục, chịu đựng, hòa mình, và chìu lòng mọi người được!? Hầu mong cho mọi việc mọi điều được nên tốt lành theo Thánh Ý Chúa!?? Và có phải cách sống và lối sống hằng ngày của chúng ta là điều minh chứng cho mọi người là chúng ta thật sự là con cái Chúa hay một tín hữu tốt lành của Chúa!?. Hy vọng hết thảy chúng ta đều là Ngọn Hải Đăng, đem Ánh Sáng Chúa Phục Sinh đến cho muôn người. Vì có phải Chúa muốn Thiên Đàng được đông đúc con cái Chúa, nếu một người có thể đem theo bao nhiêu người khác nữa lên cùng!? Ai lại muốn ích kỷ tới độ chỉ muốn có một mình mình được sống trên Thiên Đàng???
Vâng, xin Chúa Thánh Thần luôn tuôn đổ hồng ân của Ngài trên chúng con, để mọi sự mọi điều chúng con làm, đều hướng về Thiên Chúa và Trời Cao. Amen.
"Hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ." (Gl 5, 22- 23).
Quả thật khi chúng ta có được Ơn Đức Chúa Thánh Thần ngự trị trong lòng chúng ta thì những Ơn trên, chúng ta đều hết thảy nhận được, nhất là Ơn Bình An và hoan lạc là điều trước tiên. Bình An ở đây có nghĩa là không phải chúng ta đổ ra ù lì, lười biếng, câm nín không lên tiếng, ngu xuẩn, chết nhát trong mọi vấn đề hay biến cố đang được xẩy ra trên thế giới hiện nay, và ở khắp mọi chỗ mọi nơi. Bình An là khí cụ tốt đẹp nhất và thông minh nhất để đối phó với mọi thành phần, khi được Ơn Khôn Ngoan Chúa Thánh Thần hướng dẫn, Ngài cho chúng ta những lời lẽ thật khôn ngoan nhất để đem Hòa Bình đến cho muôn người, mà không cần phải gậy gộc, ba toong, hay súng ống. Không cần phải có những lời công kích, nhục mạ, khiêu khích, dữ dằn, chửi bới, thưa anh chị em! Khi chúng ta còn cần dùng những lời lẽ bất nhã, có hại, và tổn thương anh chị em mình dù là vô tình hay cố ý rồi đổ thừa cho tánh nóng hay bộp chộp trong mọi vấn đề!?? Thì đó không phải là được Ơn Chúa Thánh Thần đâu!?? Và nhất là hướng mọi sự vốn tốt đẹp hay đang ở tình trạng chờ đợi cho sự thay đổi mới, mà có những lời lẽ chỉ trích, vu khống, chụp mũ, quá khích, hay kích động người ta đi theo cái tin tưởng không đúng đường hướng của Giáo Hội Chúa.
Thiết tưởng Chúa Giêsu nhân hiền vô cùng, Ngài làm hay nói điều gì cũng là trong tinh thần yêu thương và xây dựng. Thiết tưởng chúng ta nên bắt chước và noi gương Chúa Giêsu. Thành phần quá khích này, thường làm tổn thương cho Giáo Hội Chúa vô cùng, vì chính mình, khả năng, và tài năng của mình chỉ có rất hạn hẹp??? Nhưng phải chăng vì mong mỏi được điều gì cho cá nhân mình chăng? Mong cho được nổi nang? Thiếu tự tin trong Đức Tin của mình? Thành phần xấu thường hay quy tụ những người xấu như mình, để làm tăng mình lên, để được tiếng, và sau cùng chỉ để có ích cho chính mình, còn làm hại cho ai, họ không cần biết, y như những thành phần khùng khùng ôm trái bom giết hại anh chị em, và nhất định tin rằng mình sẽ chết và sẽ lên trời gặp được ông Alla thì ít nhưng được sống với gái đẹp trên ấy thì nhiều, cho nên cái niềm tin thiếu trưởng thành đó của mình đôi khi chúng ta cũng nên xem xét lại, chứ tôi chưa thấy thánh nào mà từ trước đến nay, lại rủ rê hay xách động nhiều người để chống lại với Giáo Hội và Tòa Thánh bao giờ!??
Bởi Tòa Thánh và Giáo Hội Chúa, từ xưa đến nay mọi sự việc có tích cách chống báng, đả kích, đả phá, chỉ trích, thì đâu có phải là mới mẻ gì, thưa có phải không anh chị em!? Rồi thì Giáo Hội Chúa đã bao nhiêu phen chia hai chia ba? Nhưng rồi Chúa lại ban ơn, thay đổi, sửa đổi, cho người tốt lành lên thay thế Chúa, để từ thế kỷ này cho đến thế kỷ kia, đến muôn đời Giáo Hội Chúa vẫn muôn đời tồn tại, và để từ đông sang tây, và mãi tận cuối chân trời, Thánh Danh của Ba Ngôi Thiên Chúa được mọi người biết đến, và để mọi dân tộc trên toàn địa cầu phải tôn thờ, ca khen, và chúc tụng Ngài đến muôn muôn đời.
Rồi thì Ơn quan trọng kế tiếp là Bác Ái. Không phải Bác Ái chỉ đơn thuần trong sự bố thí cho người nghèo được gọi là Bác Ái thôi đâu! Khi chúng ta nghĩ đến anh chị em có nhu cầu mà chúng ta có lòng bố thí thì đó chẳng được gọi là Bác Ái đâu! Vì Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người có được hưởng quyền lợi chung. Vì tất cả mọi thứ mọi loài trên thế giới là Chúa ban cho chung. Tài năng mỗi người Chúa ban riêng. Khả năng mỗi người Chúa cũng ban riêng cho. Nhưng có phải bạn có tay thì giúp cho người không tay. Bạn có đôi mắt sáng sẽ giúp cho người tối tăm đui mù. Bạn có đôi bàn chân thì giúp cho người què quặt liệt lào. Bạn có cơ hội làm tiền thật nhiều thì chia sẻ cho người không có, thì đó được gọi là Bác Ái. Xin cho được Bác Ái trong lời ăn tiếng nói của mình vì mình hơn gì ai!? Xin cho được Bác Ái trong ngòi bút của mình, vì những gì mình viết theo ý tưởng riêng có thể làm hại cả một Giáo Hội Chúa, và làm gương mù cho những ai thiếu khả năng viết lách. Xin cho Đức Ái luôn trên môi trên miệng chúng ta, bởi có phải lời ăn tiếng nói có thể giết anh chị em mình mà không cần dao hay súng đạn. Xin cho Đức Ái được thể hiện trên chúng ta, vì có phải Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta tất cả những gì là quý trọng nhất còn hơn ngọc ngà châu báu của trần gian. Của trần gian sẽ qua đi, chứ linh hồn sống đời đời của chúng ta sẽ muôn đời tồn tại. Tùy theo sự khôn ngoan Chúa Thánh Thần ban cho và hướng dẫn chúng ta để không bao giờ linh hồn của chúng ta phải xuống Hỏa Ngục, đời đời kiếp kiếp không có ngày ra.
Rồi thì Ơn Trung Tín Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta để biết cách xử sự với Thiên Chúa và tha nhân. Mọi điều, từ lời ăn tiếng nói cho đến việc làm, nhất nhất phải được Trung Tín. Quan trọng nhất là sự trung tín của mình đối với Giáo Hội Chúa, với chính mình, và với anh em chung quanh chúng ta. Bội tín là những ai đi ngược lại Giáo Lý của Thiên Chúa dậy. Là luôn sống trong bè phái, ích kỷ, có tâm giống như Giuđa xưa, và luôn có ý tưởng chống đối.
Khi chúng ta có được Bác Ái thì mọi Ơn khác sẽ thứ tự theo sau, vì có phải mọi điều mình làm là vì lòng kính mến Chúa và yêu người, nên chúng ta mới có thể nhịn nhục, chịu đựng, hòa mình, và chìu lòng mọi người được!? Hầu mong cho mọi việc mọi điều được nên tốt lành theo Thánh Ý Chúa!?? Và có phải cách sống và lối sống hằng ngày của chúng ta là điều minh chứng cho mọi người là chúng ta thật sự là con cái Chúa hay một tín hữu tốt lành của Chúa!?. Hy vọng hết thảy chúng ta đều là Ngọn Hải Đăng, đem Ánh Sáng Chúa Phục Sinh đến cho muôn người. Vì có phải Chúa muốn Thiên Đàng được đông đúc con cái Chúa, nếu một người có thể đem theo bao nhiêu người khác nữa lên cùng!? Ai lại muốn ích kỷ tới độ chỉ muốn có một mình mình được sống trên Thiên Đàng???
Vâng, xin Chúa Thánh Thần luôn tuôn đổ hồng ân của Ngài trên chúng con, để mọi sự mọi điều chúng con làm, đều hướng về Thiên Chúa và Trời Cao. Amen.
Đâu là sức mạnh làm thay đổi?
Lm. Jos Đinh Công Phúc
21:34 21/05/2010
Hôm nay chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Một cách nào đó, chúng ta cũng mừng sinh nhật của Giáo hội. Bởi lẽ, chính biến cố hiện xuống đã đánh dấu chính thức sự hiện diện của Kitô giáo. Biến cố này không chỉ biến đổi các thánh tông đồ thành những nhân chứng kiên dũng của Đức tin Kitô giáo, nó cũng biến đổi thái độ và niềm tin của những ai gặp gỡ họ. Nhờ thế, cộng đồng Kitô giáo đã xuất hiện và phát triển. Chính từ biến cố này, sứ điệp của Tin mừng đã từng bước thẩm thấu và làm thay đổi nền văn minh của nhân loại. Bộ mặt của thế giới đã dần dần được biến đổi (x. Cv 2: 4- 11). Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống thiết nghĩ chúng ta nên nhìn lại đâu là nguồn sức mạnh thực sự đã và đang làm thay đổi bộ mặt của nhân loại và bộ mặt của thế giới này? Làm sao chúng ta có thể sử dụng nguồn sức mạnh này để được thay đổi cũng như để thay đổi lối sống và hoàn cảnh của chúng ta hôm nay?
Đức thượng phụ Ignatius of Laodicea đã nói rằng: không có Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa thật xa lạ, Đức Giêsu chỉ đơn giản là nhân vật độc đáo của lịch sử, Tin mừng chỉ là một cuốn sách cổ, Giáo hội cũng chỉ là một tổ chức như bao tổ chức khác, quyền lực là để thống trị, truyền giáo chỉ là tuyên truyền, phụng vụ chỉ là một hoài cổ, công việc của người kitô hữu chỉ là nô lệ; nhưng với Chúa Thánh Thần, Đức Kitô đã phục sinh và đang hiện diện, Tin mừng là nguồn mạch của sự sống, Giáo hội là sự hiệp nhất trong đời sống của Chúa Ba Ngôi, quyền lực là để phục vụ và giúp con người đạt được sự tự do toàn vẹn nơi Thiên Chúa, sứ mạng truyền giáo được khơi nguồn sức sống nơi chính Chúa Thánh Thần, phụng vụ là tưởng nhớ và nếm thử đời sống sung mãn của ân sủng nơi Thiên Chúa, công việc của người kitô hữu thì được thánh hóa.
Như vậy, chính Chúa Thánh Thần đã thay đổi bộ mặt của nhân loại và bộ mặt của thế giới này. Nếu không có Ngài, công việc của chúng ta trở nên vô ích và chỉ phục vụ cho những mục đích thấp hèn của con người. Tôi nhớ lại cách đây mấy năm, khi mà chúng tôi đang cắp sách tới trường thần học. Khi đề cập đến Chúa Thánh Thần và đời sống của Giáo hội. Thật bất ngờ khi mà một cha bạn của tôi xin đặt một câu hỏi cho cha giáo sư: thưa cha, thế Chúa Thánh Thần đã ở đâu và đang ở đâu, khi mà có biết bao công việc đã đi ngược lại với những đòi hỏi của Tin mừng. Một câu hỏi trời giáng đã làm yên lặng cả lớp học. Mọi người cứ ngỡ rằng Cha sẽ bị đuổi ra khỏi lớp học. Thế nhưng, cha giáo đã trả lời: đây là một vấn đề mà tất cả chúng ta cần tìm hiểu trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Chỉ sau khoảng hai tháng chính ngài đã có một bài “đi tìm một câu trả lời cho câu hỏi: Chúa Thánh Thần ở đâu trong thời đại của chúng ta?” Có lẽ hôm nay chúng ta cũng cần một câu trả lời cho chính chúng ta.
Chúng ta không phủ nhận dù chúng ta có nhìn thấy những tia sáng của hy vọng, nhưng tối tăm, khó khăn và những thách thức của cuộc sống luôn bủa vây cuộc đời của chúng ta. Trong hoàn cảnh này, có lẽ biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống sẽ là bài học cần thiết cho chúng ta. Các tông đồ xưa cũng đã từng phải đối mặt với những khó khăn của chết chóc, hiểu lầm, hiểu khác, hiểu sai, hiểu ngược. Và rồi bách hại, chán nản, bỏ cuộc, etc. Thế nhưng, phải nói rằng họ có một niềm tin sâu sắc đủ vào lời hứa của Đức Kitô. Họ đã kiên trì cầu nguyện. Họ đã lãnh nhận chính Chúa Thánh Thần (x. Ga 20: 21- 22). Họ đã được biến đổi và họ đã làm thay đổi thế giới (x. Cv 2: 1- 11). Phải chăng chúng ta đang cần học lại kinh nghiệm này của các thánh tông đồ?
Chúng ta tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và đồng hành với Hội thánh. Ngài hướng dẫn và thánh hóa Giáo hội. Chính vì thế mà Chúa Giêsu dám mạnh mẽ khẳng định rằng: không có quyền lực nào có thể phá đổ Hội thánh. Sẽ luôn luôn có những con người được tuôn đổ đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần, để Giáo hội phát triển trong mọi mặt. Những chứng nhân nổi bật trong Giáo hội đã gây ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới trong những năm gần đây chúng ta có thể kể đến mẹ Teresa Calcuta và Đức giáo hoàng John Paul II. Có thể chúng ta chưa phát hiện ra còn nhiều những con người đang âm thầm góp sức biến đổi những tiêu cực trong xã hội của chúng ta. Rất có thể một số là chính anh em của chúng ta đây? Chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng, Giáo hội sẽ luôn đứng vững, phát triển và trao ban ơn cứu độ cho muôn dân.
Tôi nhớ một câu chuyện khá thú vị. Một ngày kia Napoleon Bonaparte, với đầy uy quyền, nói với một Đức hồng y rằng: Tôi có thể tiêu diệt Giáo hội nếu như các ngài không theo mệnh lệnh của tôi. Vị hồng y khiêm tốn trả lời: Xin chúc mừng ngài, ngài thật uy quyền! Chính chúng tôi, nhiều linh mục của Giáo hội đã cố gắng thực hiện điều đó qua nhiều thế kỷ. Thật đáng tiếc, họ đã thất bại. Giáo hội vẫn tồn tại đầy sức sống. Nhưng Napoleon Bonaparte đã thất bại, bị khổ sai, và chết trong sự nhục nhã! Chúa Thánh Thần có thể biến đổi mọi sự nên tốt đẹp, kể cả tội lỗi của chúng ta.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, tôi có vài câu hỏi muốn được đặt ra cho chúng ta. Đã bao nhiêu lễ hiện xuống tôi đã tham dự? Chúa Thánh Thần đã thực hiện những gì trong cuộc đời tôi? Làm sao để lễ Hiện xuống năm nay có những thay đổi thực sự trong cuộc đời tôi?
Chúng ta đã chìm sâu trong lời cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần từ lễ Chúa lên trời. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần trên chúng ta. Câu trả lời rất có thể không phải là Chúa Thánh Thần ở một nơi nào đó và Ngài không hoạt động. Ngài luôn hiện diện và thực thi công việc của Ngài trong thế giới này. Vấn đề là ở chính chúng ta! Liệu tôi có nghe tiếng Ngài? Tôi có tìm kiếm Ngài không? Tôi có đón tiếp Ngài không? Tôi có sẵn sàng để Ngài thực hiện công việc thánh hóa của Ngài qua tôi không? Chúa Thánh Thần sẽ không thể thực hiện điều gì, nếu như chúng ta từ chối Ngài! Câu trả lời sẽ là của mỗi người chúng ta.
Để nhận ra Chúa Thánh Thần và để Ngài hoạt động trong cuộc đời chúng ta – chắc chắn chúng ta không thể hơn các thánh tông đồ xưa – chúng ta cần cầu nguyện. Chúng ta không cần nói dài, nhưng đối thoại thường xuyên hơn với Ngài. Chúng ta cũng không cần nói nhiều, nhưng hãy mở lòng ra để đón nhận. Max Handel chia sẻ: cầu nguyện giống như chúng ta bật công tắc điện lên. Chúng ta không là nguồn điện năng. Nhưng chúng ta mở đường cho nguồn điện tuôn chảy qua và trong chúng ta. Đây có phải là cách mà chúng ta thường cầu nguyện? Nếu ngược lại, ai đang hoạt động trong chúng ta?
Có Chúa Thánh Thần, không có gì là không có thể. Nếu chỉ cậy vào tài năng của chúng ta, rất nhiều chuyện sẽ không có thể. Như vậy, nếu chúng ta nghĩ rằng chuyện gì đó không thể, thì rất tiếc rằng chúng ta đang bắt Chúa Thánh Thần phục vụ cho chúng ta. Hãy tin tưởng vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, như Đức Kitô đã và đang tin tưởng nơi chúng ta. Đây là kinh nghiệm của những người “liều” đã hiến dâng cuộc đời cho sứ điệp của Tin mừng. Chính họ đã làm thay đổi biết bao con người. Chính họ đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới. Thật đơn giản, họ tin tưởng nơi Chúa. Họ biết Chúa có thể thực hiện những điều phi thường qua con người mỏng dòn của họ. Chính những con người đơn sơ, thậm chí không may mắn được cắp sách tới trường như hầu hết các môn đệ của Giêsu – mà một bài giảng có thể hoán cải từ 3 đến 5 ngàn người! Đâu là phép lạ? Đâu mới thực sự là sức mạnh? Khi họ chấp nhận để Chúa Thánh Thần hiện diện nơi mình. Khi họ chấp nhận để Chúa Thánh Thần nói qua con người và miệng lưỡi mình. Khi họ chấp nhận để cho “ngôn ngữ” của Chúa Thánh Thần được nói lên. Với “ngôn ngữ” của Chúa Thánh Thần, mọi sự có thể được biến đổi, lòng người có thể thay đổi, tội lỗi sẽ được tha. Chúng ta học được gì qua những kinh nghiệm này?
Có lẽ điều lo lắng lúc này không phải làm sao tôi có thể thay đổi chồng tôi, vợ tôi, bạn tôi, con tôi, kẻ thù tôi, người tội lỗi, etc? Làm sao tôi có thể dạy họ? Làm sao tôi có thể thuyết phục họ? Câu hỏi nào đang trong đầu ban? Không cần quan tâm bao nhiêu câu hỏi. Có một điều đơn giản hơn, chúng ta nên quan tâm – câu khẳng định của Đức Giêsu: Bình an cho anh em…Anh em hãy lấy Thánh Thần (Ga 20: 21- 22). Nếu chúng ta chấp nhân điều này – chính Thánh Thần sẽ là người thực hiện. Không ai trong chúng ta có thể làm phép lạ. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thực hiện. Đâu là sức mạnh có thể làm thay đổi? Hy vọng đây sẽ là thánh lễ Hiện xuống đặc biệt trong đời chúng ta.
Đức thượng phụ Ignatius of Laodicea đã nói rằng: không có Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa thật xa lạ, Đức Giêsu chỉ đơn giản là nhân vật độc đáo của lịch sử, Tin mừng chỉ là một cuốn sách cổ, Giáo hội cũng chỉ là một tổ chức như bao tổ chức khác, quyền lực là để thống trị, truyền giáo chỉ là tuyên truyền, phụng vụ chỉ là một hoài cổ, công việc của người kitô hữu chỉ là nô lệ; nhưng với Chúa Thánh Thần, Đức Kitô đã phục sinh và đang hiện diện, Tin mừng là nguồn mạch của sự sống, Giáo hội là sự hiệp nhất trong đời sống của Chúa Ba Ngôi, quyền lực là để phục vụ và giúp con người đạt được sự tự do toàn vẹn nơi Thiên Chúa, sứ mạng truyền giáo được khơi nguồn sức sống nơi chính Chúa Thánh Thần, phụng vụ là tưởng nhớ và nếm thử đời sống sung mãn của ân sủng nơi Thiên Chúa, công việc của người kitô hữu thì được thánh hóa.
Như vậy, chính Chúa Thánh Thần đã thay đổi bộ mặt của nhân loại và bộ mặt của thế giới này. Nếu không có Ngài, công việc của chúng ta trở nên vô ích và chỉ phục vụ cho những mục đích thấp hèn của con người. Tôi nhớ lại cách đây mấy năm, khi mà chúng tôi đang cắp sách tới trường thần học. Khi đề cập đến Chúa Thánh Thần và đời sống của Giáo hội. Thật bất ngờ khi mà một cha bạn của tôi xin đặt một câu hỏi cho cha giáo sư: thưa cha, thế Chúa Thánh Thần đã ở đâu và đang ở đâu, khi mà có biết bao công việc đã đi ngược lại với những đòi hỏi của Tin mừng. Một câu hỏi trời giáng đã làm yên lặng cả lớp học. Mọi người cứ ngỡ rằng Cha sẽ bị đuổi ra khỏi lớp học. Thế nhưng, cha giáo đã trả lời: đây là một vấn đề mà tất cả chúng ta cần tìm hiểu trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Chỉ sau khoảng hai tháng chính ngài đã có một bài “đi tìm một câu trả lời cho câu hỏi: Chúa Thánh Thần ở đâu trong thời đại của chúng ta?” Có lẽ hôm nay chúng ta cũng cần một câu trả lời cho chính chúng ta.
Chúng ta không phủ nhận dù chúng ta có nhìn thấy những tia sáng của hy vọng, nhưng tối tăm, khó khăn và những thách thức của cuộc sống luôn bủa vây cuộc đời của chúng ta. Trong hoàn cảnh này, có lẽ biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống sẽ là bài học cần thiết cho chúng ta. Các tông đồ xưa cũng đã từng phải đối mặt với những khó khăn của chết chóc, hiểu lầm, hiểu khác, hiểu sai, hiểu ngược. Và rồi bách hại, chán nản, bỏ cuộc, etc. Thế nhưng, phải nói rằng họ có một niềm tin sâu sắc đủ vào lời hứa của Đức Kitô. Họ đã kiên trì cầu nguyện. Họ đã lãnh nhận chính Chúa Thánh Thần (x. Ga 20: 21- 22). Họ đã được biến đổi và họ đã làm thay đổi thế giới (x. Cv 2: 1- 11). Phải chăng chúng ta đang cần học lại kinh nghiệm này của các thánh tông đồ?
Chúng ta tin tưởng rằng Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và đồng hành với Hội thánh. Ngài hướng dẫn và thánh hóa Giáo hội. Chính vì thế mà Chúa Giêsu dám mạnh mẽ khẳng định rằng: không có quyền lực nào có thể phá đổ Hội thánh. Sẽ luôn luôn có những con người được tuôn đổ đầy tràn ơn Chúa Thánh Thần, để Giáo hội phát triển trong mọi mặt. Những chứng nhân nổi bật trong Giáo hội đã gây ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới trong những năm gần đây chúng ta có thể kể đến mẹ Teresa Calcuta và Đức giáo hoàng John Paul II. Có thể chúng ta chưa phát hiện ra còn nhiều những con người đang âm thầm góp sức biến đổi những tiêu cực trong xã hội của chúng ta. Rất có thể một số là chính anh em của chúng ta đây? Chúng ta có thể tin tưởng chắc chắn rằng, Giáo hội sẽ luôn đứng vững, phát triển và trao ban ơn cứu độ cho muôn dân.
Tôi nhớ một câu chuyện khá thú vị. Một ngày kia Napoleon Bonaparte, với đầy uy quyền, nói với một Đức hồng y rằng: Tôi có thể tiêu diệt Giáo hội nếu như các ngài không theo mệnh lệnh của tôi. Vị hồng y khiêm tốn trả lời: Xin chúc mừng ngài, ngài thật uy quyền! Chính chúng tôi, nhiều linh mục của Giáo hội đã cố gắng thực hiện điều đó qua nhiều thế kỷ. Thật đáng tiếc, họ đã thất bại. Giáo hội vẫn tồn tại đầy sức sống. Nhưng Napoleon Bonaparte đã thất bại, bị khổ sai, và chết trong sự nhục nhã! Chúa Thánh Thần có thể biến đổi mọi sự nên tốt đẹp, kể cả tội lỗi của chúng ta.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, tôi có vài câu hỏi muốn được đặt ra cho chúng ta. Đã bao nhiêu lễ hiện xuống tôi đã tham dự? Chúa Thánh Thần đã thực hiện những gì trong cuộc đời tôi? Làm sao để lễ Hiện xuống năm nay có những thay đổi thực sự trong cuộc đời tôi?
Chúng ta đã chìm sâu trong lời cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần từ lễ Chúa lên trời. Tôi nghĩ rằng Thiên Chúa không ngừng tuôn đổ ơn Chúa Thánh Thần trên chúng ta. Câu trả lời rất có thể không phải là Chúa Thánh Thần ở một nơi nào đó và Ngài không hoạt động. Ngài luôn hiện diện và thực thi công việc của Ngài trong thế giới này. Vấn đề là ở chính chúng ta! Liệu tôi có nghe tiếng Ngài? Tôi có tìm kiếm Ngài không? Tôi có đón tiếp Ngài không? Tôi có sẵn sàng để Ngài thực hiện công việc thánh hóa của Ngài qua tôi không? Chúa Thánh Thần sẽ không thể thực hiện điều gì, nếu như chúng ta từ chối Ngài! Câu trả lời sẽ là của mỗi người chúng ta.
Để nhận ra Chúa Thánh Thần và để Ngài hoạt động trong cuộc đời chúng ta – chắc chắn chúng ta không thể hơn các thánh tông đồ xưa – chúng ta cần cầu nguyện. Chúng ta không cần nói dài, nhưng đối thoại thường xuyên hơn với Ngài. Chúng ta cũng không cần nói nhiều, nhưng hãy mở lòng ra để đón nhận. Max Handel chia sẻ: cầu nguyện giống như chúng ta bật công tắc điện lên. Chúng ta không là nguồn điện năng. Nhưng chúng ta mở đường cho nguồn điện tuôn chảy qua và trong chúng ta. Đây có phải là cách mà chúng ta thường cầu nguyện? Nếu ngược lại, ai đang hoạt động trong chúng ta?
Có Chúa Thánh Thần, không có gì là không có thể. Nếu chỉ cậy vào tài năng của chúng ta, rất nhiều chuyện sẽ không có thể. Như vậy, nếu chúng ta nghĩ rằng chuyện gì đó không thể, thì rất tiếc rằng chúng ta đang bắt Chúa Thánh Thần phục vụ cho chúng ta. Hãy tin tưởng vào sức mạnh của Chúa Thánh Thần, như Đức Kitô đã và đang tin tưởng nơi chúng ta. Đây là kinh nghiệm của những người “liều” đã hiến dâng cuộc đời cho sứ điệp của Tin mừng. Chính họ đã làm thay đổi biết bao con người. Chính họ đã làm thay đổi bộ mặt của thế giới. Thật đơn giản, họ tin tưởng nơi Chúa. Họ biết Chúa có thể thực hiện những điều phi thường qua con người mỏng dòn của họ. Chính những con người đơn sơ, thậm chí không may mắn được cắp sách tới trường như hầu hết các môn đệ của Giêsu – mà một bài giảng có thể hoán cải từ 3 đến 5 ngàn người! Đâu là phép lạ? Đâu mới thực sự là sức mạnh? Khi họ chấp nhận để Chúa Thánh Thần hiện diện nơi mình. Khi họ chấp nhận để Chúa Thánh Thần nói qua con người và miệng lưỡi mình. Khi họ chấp nhận để cho “ngôn ngữ” của Chúa Thánh Thần được nói lên. Với “ngôn ngữ” của Chúa Thánh Thần, mọi sự có thể được biến đổi, lòng người có thể thay đổi, tội lỗi sẽ được tha. Chúng ta học được gì qua những kinh nghiệm này?
Có lẽ điều lo lắng lúc này không phải làm sao tôi có thể thay đổi chồng tôi, vợ tôi, bạn tôi, con tôi, kẻ thù tôi, người tội lỗi, etc? Làm sao tôi có thể dạy họ? Làm sao tôi có thể thuyết phục họ? Câu hỏi nào đang trong đầu ban? Không cần quan tâm bao nhiêu câu hỏi. Có một điều đơn giản hơn, chúng ta nên quan tâm – câu khẳng định của Đức Giêsu: Bình an cho anh em…Anh em hãy lấy Thánh Thần (Ga 20: 21- 22). Nếu chúng ta chấp nhân điều này – chính Thánh Thần sẽ là người thực hiện. Không ai trong chúng ta có thể làm phép lạ. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể thực hiện. Đâu là sức mạnh có thể làm thay đổi? Hy vọng đây sẽ là thánh lễ Hiện xuống đặc biệt trong đời chúng ta.
Dưới tác đông của Chúa Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
21:37 21/05/2010
Cv 2,1-11; 1Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
Suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ. Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giê-su, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Ki-tô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Ki-tô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hy-lạp và Rô-ma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rô-ma, phải đối diện với ba thách đố lớn là Do-thái giáo, chính trị Rô-ma và triết học Hy-lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do-thái giáo, hội nhập vào triết học Hy-lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rô-ma. Chỉ với những người dân chài Ga-li-lê ít học, chỉ với một Phao-lô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh I-rê-nê đã nói: “Ở đâu có Thánh Linh của Đức Ki-tô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng”
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stê-pha-nô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giê-ru-sa-lem. Cộng đoàn Ki-tô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm “Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Ki-tô hữu”.
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng. Đoạn sách Công Vụ Tông Đồ của Chúa Nhật hôm nay kể lại vị sứ giả đầu tiên đã mang Tin Mừng đến cho người ngoại giáo, đó là người Do-thái nói tiếng Hy-lạp, phó tế Phi-lip-phê. Ngài tới thủ đô Sa-ma-ri rao giảng làm phép lạ, chữa lành nhiều bệnh tật. Người ta vui mừng đón nhận và xin theo Đạo ( Cv 8, 5 - 8 ). Sau khi xứ Sa-ma-ri được đón nhận Tin Mừng, các Tông Đồ đã cử Phê-rô và Gio-an đến cũng cố Niềm Tin cho các tân tòng ( Cv 8, 14 - 24 ).
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Ki-tô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc, họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh, những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần, trong mọi thử thách Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ, trong mọi biến cố đau thương luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa, thế nhưng những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, bùng nổ thông tin, toàn cầu hoá... Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ, xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: “Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do”.
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa. Như thế người Ki-tô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây ? Bài Phúc Âm chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giê-su đã loan báo: “Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” ( Ga 14, 26 ).
Khi người tín hữu chúng ta được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giê-su ngự đến trong tâm hồn ( Ga 14, 21 ), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng ( Ga, 14, 27 ). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Ki-tô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người tín hữu làm được mọi sự trong ân sủng Đức Ki-tô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.
Ở đâu có Thần Khí là ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống, Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gio-an Tẩy Giả “nhảy mừng trong lòng mẹ” Đức Ma-ri-a hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bê-lem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
Tìm hiểu: Trong Kinh Thánh, Chúa Thánh Thần được mô tả qua những biểu tượng rất phong phú, rất cụ thể và thật là gần gũi với đời sống của chúng ta:
NƯỚC:"Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”(Ga 3,5).
LỬA: “Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 3-4).
HƠI THỞ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
CHIM BỒ CÂU: “Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu” (Lc 3,22).
ĐỀN THỜ: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em” (1Cor 6,19).
Trong tất cả mọi sứ mạng của Giáo Hội và trong đời sống của mọi Kitô Hữu, Chúa Thánh Thần đóng một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết cho đời sống đức tin bởi vì:“Không ai có thể kêu Đức Giêsu là Chúa nếu không là trong Chúa Thánh Thần” (1 Cor 12,3b)
“Để tiếp xúc với Đức Kitô, trước hết phải được Chúa Thánh Thần đánh động. Chính Chúa Thánh Thần đến đón chúng ta và khơi dậy niềm tin trong chúng ta…Sự sống có nguồn mạch nơi Chúa Cha và được ban tặng cho chúng ta trong Chúa Con, đã được thông ban cho chúng ta bởi Chúa Thánh Thần cách thâm sâu…” (Giáo Lý Công Giáo số 683).
Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, gìn giữ và làm cho mọi Kitô hữu thăng tiến về mọi khía cạnh là vì Ngài chính là:
NGUỒN SỐNG: "Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận” (Ga 7,38-39).
NGUỒN SỨC MẠNH & CAN ĐẢM: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10,19-20).
NGUỒN GỐC SỰ KHÔN NGOAN THÔNG THÁI: “Khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri” (Cv 19,6).
ĐẤNG BẢO TRỢ, CỐ VẤN KỲ DIỆU: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
1. Thánh Thần là ai? Dựa vào đâu bạn biết Thánh Thần là Thiên Chúa?
2. Thánh Thần hiện đang ở đâu? Nhiệm vụ, sứ mạng của Thánh Thần là gì?
3. Làm sao nhận ra tác động của Thánh Thần? Thế nào là sống theo Thần Khí?
Suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ. Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giê-su, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Ki-tô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Ki-tô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hy-lạp và Rô-ma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rô-ma, phải đối diện với ba thách đố lớn là Do-thái giáo, chính trị Rô-ma và triết học Hy-lạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Do-thái giáo, hội nhập vào triết học Hy-lạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rô-ma. Chỉ với những người dân chài Ga-li-lê ít học, chỉ với một Phao-lô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh I-rê-nê đã nói: “Ở đâu có Thánh Linh của Đức Ki-tô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng”
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stê-pha-nô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giê-ru-sa-lem. Cộng đoàn Ki-tô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm “Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Ki-tô hữu”.
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng. Đoạn sách Công Vụ Tông Đồ của Chúa Nhật hôm nay kể lại vị sứ giả đầu tiên đã mang Tin Mừng đến cho người ngoại giáo, đó là người Do-thái nói tiếng Hy-lạp, phó tế Phi-lip-phê. Ngài tới thủ đô Sa-ma-ri rao giảng làm phép lạ, chữa lành nhiều bệnh tật. Người ta vui mừng đón nhận và xin theo Đạo ( Cv 8, 5 - 8 ). Sau khi xứ Sa-ma-ri được đón nhận Tin Mừng, các Tông Đồ đã cử Phê-rô và Gio-an đến cũng cố Niềm Tin cho các tân tòng ( Cv 8, 14 - 24 ).
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Ki-tô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc, họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh, những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần, trong mọi thử thách Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ, trong mọi biến cố đau thương luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa, thế nhưng những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, bùng nổ thông tin, toàn cầu hoá... Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ, xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: “Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do”.
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa. Như thế người Ki-tô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây ? Bài Phúc Âm chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giê-su đã loan báo: “Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con” ( Ga 14, 26 ).
Khi người tín hữu chúng ta được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giê-su ngự đến trong tâm hồn ( Ga 14, 21 ), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng ( Ga, 14, 27 ). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Ki-tô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người tín hữu làm được mọi sự trong ân sủng Đức Ki-tô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa.
Ở đâu có Thần Khí là ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống, Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gio-an Tẩy Giả “nhảy mừng trong lòng mẹ” Đức Ma-ri-a hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bê-lem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
Tìm hiểu: Trong Kinh Thánh, Chúa Thánh Thần được mô tả qua những biểu tượng rất phong phú, rất cụ thể và thật là gần gũi với đời sống của chúng ta:
NƯỚC:"Thật, tôi bảo thật ông: không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thần Khí”(Ga 3,5).
LỬA: “Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 3-4).
HƠI THỞ: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,22-23).
CHIM BỒ CÂU: “Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu” (Lc 3,22).
ĐỀN THỜ: “Anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Thánh Thần sao? Mà Thánh Thần đang ngự trong anh em là Thánh Thần chính Thiên Chúa đã ban cho anh em” (1Cor 6,19).
Trong tất cả mọi sứ mạng của Giáo Hội và trong đời sống của mọi Kitô Hữu, Chúa Thánh Thần đóng một vai trò hết sức quan trọng và rất cần thiết cho đời sống đức tin bởi vì:“Không ai có thể kêu Đức Giêsu là Chúa nếu không là trong Chúa Thánh Thần” (1 Cor 12,3b)
“Để tiếp xúc với Đức Kitô, trước hết phải được Chúa Thánh Thần đánh động. Chính Chúa Thánh Thần đến đón chúng ta và khơi dậy niềm tin trong chúng ta…Sự sống có nguồn mạch nơi Chúa Cha và được ban tặng cho chúng ta trong Chúa Con, đã được thông ban cho chúng ta bởi Chúa Thánh Thần cách thâm sâu…” (Giáo Lý Công Giáo số 683).
Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa, gìn giữ và làm cho mọi Kitô hữu thăng tiến về mọi khía cạnh là vì Ngài chính là:
NGUỒN SỐNG: "Từ lòng Người, sẽ tuôn chảy những dòng nước hằng sống. Đức Giê-su muốn nói về Thần Khí mà những kẻ tin vào Người sẽ lãnh nhận” (Ga 7,38-39).
NGUỒN SỨC MẠNH & CAN ĐẢM: “Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì: thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em” (Mt 10,19-20).
NGUỒN GỐC SỰ KHÔN NGOAN THÔNG THÁI: “Khi ông Phao-lô đặt tay trên họ, thì Thánh Thần ngự xuống trên họ, họ nói tiếng lạ và nói tiên tri” (Cv 19,6).
ĐẤNG BẢO TRỢ, CỐ VẤN KỲ DIỆU: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26).
Câu hỏi gợi ý chia sẻ
1. Thánh Thần là ai? Dựa vào đâu bạn biết Thánh Thần là Thiên Chúa?
2. Thánh Thần hiện đang ở đâu? Nhiệm vụ, sứ mạng của Thánh Thần là gì?
3. Làm sao nhận ra tác động của Thánh Thần? Thế nào là sống theo Thần Khí?
Thách đố về đời sống khiết tịnh trong thời đại hôm nay
Fx. Phan Dương, aa
22:03 21/05/2010
THÁCH ĐỐ VỀ ĐỜI SỐNG KHIẾT TỊNH
TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY
Đời sống tu trì được xem là dấu hiệu của Nước Thiên Chúa ở trần gian, tiên báo một “trời mới đất mới”. Đời sống khiết tịnh trong bậc sống tu trì phản chiếu một khía cạnh của dấu hiệu này. Thế nhưng, sống đời sống khiết tịnh là một thách đố đối với các tu sĩ trong thời đại hôm nay.
Được tiếp xúc với một số bạn trẻ trong tiệm internet công cộng, tôi thực sự ngỡ ngàng khi có những bạn trẻ mới chỉ 12, 11 thậm chí 10 tuổi xem những bộ phim, đọc những bài báo hay chơi những trò chơi mà chỉ có những người lớn mới có đủ ‘bản lĩnh’ để tiếp xúc. Hoặc mỗi khi mở cánh cửa sổ của căn phòng ra, tôi được ‘thưởng thức’ những giọng hát của các em 12, 13 tuổi từ các phòng karaoke tại gia. Những bài hát “vàng”, “xanh”, “đỏ” (như lời giới thiệu của các em) được các em cất lên trong sự tự tin và đầy khoan khoái. Lời và tư tưởng của những bài hát không gì khác ngoài những lời của tình yêu đôi lứa, thậm chí có cả những lời mời mọc, khiêu khích… Tôi không dám chắc rằng các em hiểu được những lời do miệng các em vừa mới cất lên; nhưng tôi dám cam đoan, sau nhiều lần môi miệng của các em xướng lên từng ngày những tư tưởng ‘chưa phải lúc’ đó sẽ nằm trong tâm trí của các em. Hoặc những lúc tôi chơi đá banh hay sinh hoạt cùng với một số em nam (các em cũng đang còn tuổi ăn-tuổi chơi), thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông điện thoại của một số em. Tôi thực sự đã giật mình khi nhận ra đó không phải là tiếng chuông thông thường báo hiệu có người gọi điện thoại cho các em, nhưng đó là những tiếng ‘kêu’ của sự mời mọc, khiêu khích được ráp với một loại nhạc mà lỗ tai “thường” không thể nghe nỗi. Chẳng hạn như: “Anh ơi, bồ nhí anh gọi kìa!”, “Anh ơi, anh ở đâu? Sao giờ này không ở bên em?”, hay: “Anh đưa em vô chùa, chùa hôm nay có chuối, anh đưa em vô phòng…” và còn vô số những ‘giai điệu lạ tai’ khác nữa.
Tất cả những ‘thực tại’ đó đã thực sự trở thành một ‘sự thật phủ phàng’ nơi một số người trẻ đang sống trong thời đại hôm nay. Những lời mời mọc, những hình ảnh khiêu khích hay nhưng tư tưởng hỗn loạn đó đã làm cho giới trẻ không có một cái nhìn rộng mở theo hướng tích cực về tương lai, nhưng thay vào đó, các em đang cố gắng chạy theo một nền văn hóa của sự đam mê ngông cuồng. Nhìn vào cách sinh hoạt hằng ngày, nhìn vào những trò giải trí, hay những lời các em nói…tôi có cảm tưởng như cánh cửa tương lai của các em đang dần bị khép lại. Thực ra, những điều tôi nói trên đây mới chỉ là ‘ngoại cảnh’. Chúng gây nên những nhức nhối, tạo nên những mối lo cho những người có trách nhiệm, nhất là cha mẹ và những nhà đào tạo các em. Nếu mới chỉ xét về ‘ngoại cảnh’ mà đã như vậy thì những tác động từ bên trong càng làm cho chúng ta có những băn khoăn trăn trở hơn. Khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi: chẳng biết lúc đang học lớp 10,11,12 tôi đã biết làm gì? Tôi đã hiểu biết gì về chuyện yêu đương chưa?! Thế mà nay, mới chỉ sau hơn kém 10 năm mà các em lớp 4, lớp 5 đã nói lời yêu đương chí chóe rồi! Các em đã biết dùng những từ ngữ ‘chuyên nghiệp’ để nói về chuyện yêu đương rồi! Tôi còn nhớ câu chuyện của một linh mục đang sống cùng cộng đoàn với tôi rằng: Một hôm, cha ngồi nói chuyện với một nhóm học sinh. Một em nữ học lớp 5 chỉ vào một em nam học cùng lớp và giới thiệu: Thưa cha đây là ‘bồ’ của con. Cha hết sức bất ngờ! Sau khi suy nghĩ, cha nói với em: ‘Bồ hả con? Vậy cha hỏi con một câu nhé! Con đã hết ‘mũi nước’ chưa mà đã có ‘bồ’ rồi? Em bé ngơ ngác hỏi lại: ‘Mũi nước’ là cái gì vậy hở cha? Cha trả lời: là cái chảy ra từ lỗ mủi của các em bé đó! Cha cố gắng giải thích, và sau khi đã hiểu thế nào là ‘mũi nước’ em trả lời với cha rằng: Nhưng thời đại bây giờ mà cha! Tôi bật cười và cũng ngơ ngác giống như một em bé khi nghe xong câu chuyện này. Đúng là ‘thời đại’!
Vâng! Tất cả đã phản ánh một thực tại của ‘thời đại’ theo như lời em bé lớp 5 nói. ‘Thời đại’ đã làm cho sự phát triển về thể chất, thể lý cũng như tâm lý của một con người không theo một tiến trình thích hợp. Điều này cũng dễ dàng để làm cho quá trình tiến triền ‘thành nhân’ của người trẻ thời đại hôm nay trở nên hết sức khó khăn…
Trong Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Khiêu khích đầu tiên đến từ một nền văn hóa hưởng thụ đang tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan bằng cách thường giản lược tính dục thành một món hang tiêu thụ và buông theo việc tôn thờ bản năng cùng với việc đồng lõa của các phương tiện truyền thông xã hội. Ai cũng thấy được hậu quả này, đó là đủ thứ vi phạm kéo theo vô vàn đau khổ về mặt tâm lý cho cá nhân và gia đình…” (số 88). Quả thực, điều này rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Đức Cố Giáo Hoàng đã khẳng định một lối sống đã xuống cấp trầm trọng về luân lý trong thời đại hôm nay. Sự xuống cấp này không phải ở dưới vực sâu chui lên cũng chẳng phải trên trời cao rơi xuống. Nó được tạo ra do chính con người. Con người đã ‘phát minh’ ra những thứ mà ở nơi đó bao nhiêu sự kiêu hãnh và gian dối xuất hiện. Họ đi tìm kiếm thú vui, những điều mới lạ để chứng tỏ mình.… Và rồi cuối cùng “kéo theo muôn vàn đau khổ”.
Người sống đời thánh hiến phải làm gì khi đối diện với thực trạng của thời đại hôm nay? Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến dạy:
- “Vui vẽ thực hành khiết tịnh hoàn hảo như chứng tá về tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người…
- Nêu lên cho thế giới những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn bình quân làm chủ chính mình, có sang kiến trưởng thành tâm tinh và tình cảm...”
Vậy là Mẹ Giáo Hội đã mở ra một con đường để chúng ta đi. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhắc nhở rằng trước hết chúng ta hãy là chứng nhân. Chúng ta phải làm “muối”, làm “men” và làm “ánh sáng” cho muôn người. Lời dạy này được gửi đến tất cả mọi người. Để làm được những điều này, con người không thể làm một mình, nhưng phải cậy nhờ vào sự nâng đỡ và soi sáng của Thiên Chúa vì không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Tóm lại, giữa cảnh xô bồ và hưởng thụ, tham lam và mánh khóe, con người nhiều lúc làm mất ý nghĩa của cuộc sống nơi mình. Những thách đố về đời sống con người, nhất là của người trẻ trong thời đại hôm nay đang thức tỉnh chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có lý khi sống và làm chứng cho đời sống khiết tịnh trong một thời đại như thế. Với hy vọng, đến một lúc nào đó trong cuộc đời, con người ý thức được rằng: con người cần phải đạt tới một tình yêu đầy đủ, bao gồm toàn thể ngôi vị con người, trong những chiều kích và những cấu tố thể lý, tâm lý, và đặc biệt là đời sống thiêng liêng…
X. ĐGH Gioan Phaolô II, Đời sống thánh hiến, số 88.
TRONG THỜI ĐẠI HÔM NAY
Đời sống tu trì được xem là dấu hiệu của Nước Thiên Chúa ở trần gian, tiên báo một “trời mới đất mới”. Đời sống khiết tịnh trong bậc sống tu trì phản chiếu một khía cạnh của dấu hiệu này. Thế nhưng, sống đời sống khiết tịnh là một thách đố đối với các tu sĩ trong thời đại hôm nay.
Được tiếp xúc với một số bạn trẻ trong tiệm internet công cộng, tôi thực sự ngỡ ngàng khi có những bạn trẻ mới chỉ 12, 11 thậm chí 10 tuổi xem những bộ phim, đọc những bài báo hay chơi những trò chơi mà chỉ có những người lớn mới có đủ ‘bản lĩnh’ để tiếp xúc. Hoặc mỗi khi mở cánh cửa sổ của căn phòng ra, tôi được ‘thưởng thức’ những giọng hát của các em 12, 13 tuổi từ các phòng karaoke tại gia. Những bài hát “vàng”, “xanh”, “đỏ” (như lời giới thiệu của các em) được các em cất lên trong sự tự tin và đầy khoan khoái. Lời và tư tưởng của những bài hát không gì khác ngoài những lời của tình yêu đôi lứa, thậm chí có cả những lời mời mọc, khiêu khích… Tôi không dám chắc rằng các em hiểu được những lời do miệng các em vừa mới cất lên; nhưng tôi dám cam đoan, sau nhiều lần môi miệng của các em xướng lên từng ngày những tư tưởng ‘chưa phải lúc’ đó sẽ nằm trong tâm trí của các em. Hoặc những lúc tôi chơi đá banh hay sinh hoạt cùng với một số em nam (các em cũng đang còn tuổi ăn-tuổi chơi), thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông điện thoại của một số em. Tôi thực sự đã giật mình khi nhận ra đó không phải là tiếng chuông thông thường báo hiệu có người gọi điện thoại cho các em, nhưng đó là những tiếng ‘kêu’ của sự mời mọc, khiêu khích được ráp với một loại nhạc mà lỗ tai “thường” không thể nghe nỗi. Chẳng hạn như: “Anh ơi, bồ nhí anh gọi kìa!”, “Anh ơi, anh ở đâu? Sao giờ này không ở bên em?”, hay: “Anh đưa em vô chùa, chùa hôm nay có chuối, anh đưa em vô phòng…” và còn vô số những ‘giai điệu lạ tai’ khác nữa.
Tất cả những ‘thực tại’ đó đã thực sự trở thành một ‘sự thật phủ phàng’ nơi một số người trẻ đang sống trong thời đại hôm nay. Những lời mời mọc, những hình ảnh khiêu khích hay nhưng tư tưởng hỗn loạn đó đã làm cho giới trẻ không có một cái nhìn rộng mở theo hướng tích cực về tương lai, nhưng thay vào đó, các em đang cố gắng chạy theo một nền văn hóa của sự đam mê ngông cuồng. Nhìn vào cách sinh hoạt hằng ngày, nhìn vào những trò giải trí, hay những lời các em nói…tôi có cảm tưởng như cánh cửa tương lai của các em đang dần bị khép lại. Thực ra, những điều tôi nói trên đây mới chỉ là ‘ngoại cảnh’. Chúng gây nên những nhức nhối, tạo nên những mối lo cho những người có trách nhiệm, nhất là cha mẹ và những nhà đào tạo các em. Nếu mới chỉ xét về ‘ngoại cảnh’ mà đã như vậy thì những tác động từ bên trong càng làm cho chúng ta có những băn khoăn trăn trở hơn. Khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi: chẳng biết lúc đang học lớp 10,11,12 tôi đã biết làm gì? Tôi đã hiểu biết gì về chuyện yêu đương chưa?! Thế mà nay, mới chỉ sau hơn kém 10 năm mà các em lớp 4, lớp 5 đã nói lời yêu đương chí chóe rồi! Các em đã biết dùng những từ ngữ ‘chuyên nghiệp’ để nói về chuyện yêu đương rồi! Tôi còn nhớ câu chuyện của một linh mục đang sống cùng cộng đoàn với tôi rằng: Một hôm, cha ngồi nói chuyện với một nhóm học sinh. Một em nữ học lớp 5 chỉ vào một em nam học cùng lớp và giới thiệu: Thưa cha đây là ‘bồ’ của con. Cha hết sức bất ngờ! Sau khi suy nghĩ, cha nói với em: ‘Bồ hả con? Vậy cha hỏi con một câu nhé! Con đã hết ‘mũi nước’ chưa mà đã có ‘bồ’ rồi? Em bé ngơ ngác hỏi lại: ‘Mũi nước’ là cái gì vậy hở cha? Cha trả lời: là cái chảy ra từ lỗ mủi của các em bé đó! Cha cố gắng giải thích, và sau khi đã hiểu thế nào là ‘mũi nước’ em trả lời với cha rằng: Nhưng thời đại bây giờ mà cha! Tôi bật cười và cũng ngơ ngác giống như một em bé khi nghe xong câu chuyện này. Đúng là ‘thời đại’!
Vâng! Tất cả đã phản ánh một thực tại của ‘thời đại’ theo như lời em bé lớp 5 nói. ‘Thời đại’ đã làm cho sự phát triển về thể chất, thể lý cũng như tâm lý của một con người không theo một tiến trình thích hợp. Điều này cũng dễ dàng để làm cho quá trình tiến triền ‘thành nhân’ của người trẻ thời đại hôm nay trở nên hết sức khó khăn…
Trong Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Khiêu khích đầu tiên đến từ một nền văn hóa hưởng thụ đang tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan bằng cách thường giản lược tính dục thành một món hang tiêu thụ và buông theo việc tôn thờ bản năng cùng với việc đồng lõa của các phương tiện truyền thông xã hội. Ai cũng thấy được hậu quả này, đó là đủ thứ vi phạm kéo theo vô vàn đau khổ về mặt tâm lý cho cá nhân và gia đình…” (số 88). Quả thực, điều này rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Đức Cố Giáo Hoàng đã khẳng định một lối sống đã xuống cấp trầm trọng về luân lý trong thời đại hôm nay. Sự xuống cấp này không phải ở dưới vực sâu chui lên cũng chẳng phải trên trời cao rơi xuống. Nó được tạo ra do chính con người. Con người đã ‘phát minh’ ra những thứ mà ở nơi đó bao nhiêu sự kiêu hãnh và gian dối xuất hiện. Họ đi tìm kiếm thú vui, những điều mới lạ để chứng tỏ mình.… Và rồi cuối cùng “kéo theo muôn vàn đau khổ”.
Người sống đời thánh hiến phải làm gì khi đối diện với thực trạng của thời đại hôm nay? Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến dạy:
- “Vui vẽ thực hành khiết tịnh hoàn hảo như chứng tá về tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người…
- Nêu lên cho thế giới những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn bình quân làm chủ chính mình, có sang kiến trưởng thành tâm tinh và tình cảm...”
Vậy là Mẹ Giáo Hội đã mở ra một con đường để chúng ta đi. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhắc nhở rằng trước hết chúng ta hãy là chứng nhân. Chúng ta phải làm “muối”, làm “men” và làm “ánh sáng” cho muôn người. Lời dạy này được gửi đến tất cả mọi người. Để làm được những điều này, con người không thể làm một mình, nhưng phải cậy nhờ vào sự nâng đỡ và soi sáng của Thiên Chúa vì không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Tóm lại, giữa cảnh xô bồ và hưởng thụ, tham lam và mánh khóe, con người nhiều lúc làm mất ý nghĩa của cuộc sống nơi mình. Những thách đố về đời sống con người, nhất là của người trẻ trong thời đại hôm nay đang thức tỉnh chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có lý khi sống và làm chứng cho đời sống khiết tịnh trong một thời đại như thế. Với hy vọng, đến một lúc nào đó trong cuộc đời, con người ý thức được rằng: con người cần phải đạt tới một tình yêu đầy đủ, bao gồm toàn thể ngôi vị con người, trong những chiều kích và những cấu tố thể lý, tâm lý, và đặc biệt là đời sống thiêng liêng…
X. ĐGH Gioan Phaolô II, Đời sống thánh hiến, số 88.
Thách đố về đời sống khiết tịnh trong thời đại hôm nay
Fx Phan Văn Dương
22:21 21/05/2010
Đời sống tu trì được xem là dấu hiệu của Nước Thiên Chúa ở trần gian, tiên báo một “trời mới đất mới”. Đời sống khiết tịnh trong bậc sống tu trì phản chiếu một khía cạnh của dấu hiệu này. Thế nhưng, sống đời sống khiết tịnh là một thách đố đối với các tu sĩ trong thời đại hôm nay.
Được tiếp xúc với một số bạn trẻ trong tiệm internet công cộng, tôi thực sự ngỡ ngàng khi có những bạn trẻ mới chỉ 12, 11 thậm chí 10 tuổi xem những bộ phim, đọc những bài báo hay chơi những trò chơi mà chỉ có những người lớn mới có đủ ‘bản lĩnh’ để tiếp xúc. Hoặc mỗi khi mở cánh cửa sổ của căn phòng ra, tôi được ‘thưởng thức’ những giọng hát của các em 12, 13 tuổi từ các phòng karaoke tại gia. Những bài hát “vàng”, “xanh”, “đỏ” (như lời giới thiệu của các em) được các em cất lên trong sự tự tin và đầy khoan khoái. Lời và tư tưởng của những bài hát không gì khác ngoài những lời của tình yêu đôi lứa, thậm chí có cả những lời mời mọc, khiêu khích… Tôi không dám chắc rằng các em hiểu được những lời do miệng các em vừa mới cất lên; nhưng tôi dám cam đoan, sau nhiều lần môi miệng của các em xướng lên từng ngày những tư tưởng ‘chưa phải lúc’ đó sẽ nằm trong tâm trí của các em. Hoặc những lúc tôi chơi đá banh hay sinh hoạt cùng với một số em nam (các em cũng đang còn tuổi ăn-tuổi chơi), thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông điện thoại của một số em. Tôi thực sự đã giật mình khi nhận ra đó không phải là tiếng chuông thông thường báo hiệu có người gọi điện thoại cho các em, nhưng đó là những tiếng ‘kêu’ của sự mời mọc, khiêu khích được ráp với một loại nhạc mà lỗ tai “thường” không thể nghe nỗi. Chẳng hạn như: “Anh ơi, bồ nhí anh gọi kìa!”, “Anh ơi, anh ở đâu? Sao giờ này không ở bên em?”, hay: “Anh đưa em vô chùa, chùa hôm nay có chuối, anh đưa em vô phòng…” và còn vô số những ‘giai điệu lạ tai’ khác nữa.
Tất cả những ‘thực tại’ đó đã thực sự trở thành một ‘sự thật phủ phàng’ nơi một số người trẻ đang sống trong thời đại hôm nay. Những lời mời mọc, những hình ảnh khiêu khích hay nhưng tư tưởng hỗn loạn đó đã làm cho giới trẻ không có một cái nhìn rộng mở theo hướng tích cực về tương lai, nhưng thay vào đó, các em đang cố gắng chạy theo một nền văn hóa của sự đam mê ngông cuồng. Nhìn vào cách sinh hoạt hằng ngày, nhìn vào những trò giải trí, hay những lời các em nói…tôi có cảm tưởng như cánh cửa tương lai của các em đang dần bị khép lại. Thực ra, những điều tôi nói trên đây mới chỉ là ‘ngoại cảnh’. Chúng gây nên những nhức nhối, tạo nên những mối lo cho những người có trách nhiệm, nhất là cha mẹ và những nhà đào tạo các em. Nếu mới chỉ xét về ‘ngoại cảnh’ mà đã như vậy thì những tác động từ bên trong càng làm cho chúng ta có những băn khoăn trăn trở hơn. Khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi: chẳng biết lúc đang học lớp 10,11,12 tôi đã biết làm gì? Tôi đã hiểu biết gì về chuyện yêu đương chưa?! Thế mà nay, mới chỉ sau hơn kém 10 năm mà các em lớp 4, lớp 5 đã nói lời yêu đương chí chóe rồi! Các em đã biết dùng những từ ngữ ‘chuyên nghiệp’ để nói về chuyện yêu đương rồi! Tôi còn nhớ câu chuyện của một linh mục đang sống cùng cộng đoàn với tôi rằng: Một hôm, cha ngồi nói chuyện với một nhóm học sinh. Một em nữ học lớp 5 chỉ vào một em nam học cùng lớp và giới thiệu: Thưa cha đây là ‘bồ’ của con. Cha hết sức bất ngờ! Sau khi suy nghĩ, cha nói với em: ‘Bồ hả con? Vậy cha hỏi con một câu nhé! Con đã hết ‘mũi nước’ chưa mà đã có ‘bồ’ rồi? Em bé ngơ ngác hỏi lại: ‘Mũi nước’ là cái gì vậy hở cha? Cha trả lời: là cái chảy ra từ lỗ mủi của các em bé đó! Cha cố gắng giải thích, và sau khi đã hiểu thế nào là ‘mũi nước’ em trả lời với cha rằng: Nhưng thời đại bây giờ mà cha! Tôi bật cười và cũng ngơ ngác giống như một em bé khi nghe xong câu chuyện này. Đúng là ‘thời đại’!
Vâng! Tất cả đã phản ánh một thực tại của ‘thời đại’ theo như lời em bé lớp 5 nói. ‘Thời đại’ đã làm cho sự phát triển về thể chất, thể lý cũng như tâm lý của một con người không theo một tiến trình thích hợp. Điều này cũng dễ dàng để làm cho quá trình tiến triền ‘thành nhân’ của người trẻ thời đại hôm nay trở nên hết sức khó khăn…
Trong Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Khiêu khích đầu tiên đến từ một nền văn hóa hưởng thụ đang tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan bằng cách thường giản lược tính dục thành một món hang tiêu thụ và buông theo việc tôn thờ bản năng cùng với việc đồng lõa của các phương tiện truyền thông xã hội. Ai cũng thấy được hậu quả này, đó là đủ thứ vi phạm kéo theo vô vàn đau khổ về mặt tâm lý cho cá nhân và gia đình…” (số 88). Quả thực, điều này rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Đức Cố Giáo Hoàng đã khẳng định một lối sống đã xuống cấp trầm trọng về luân lý trong thời đại hôm nay. Sự xuống cấp này không phải ở dưới vực sâu chui lên cũng chẳng phải trên trời cao rơi xuống. Nó được tạo ra do chính con người. Con người đã ‘phát minh’ ra những thứ mà ở nơi đó bao nhiêu sự kiêu hãnh và gian dối xuất hiện. Họ đi tìm kiếm thú vui, những điều mới lạ để chứng tỏ mình.… Và rồi cuối cùng “kéo theo muôn vàn đau khổ”.
Người sống đời thánh hiến phải làm gì khi đối diện với thực trạng của thời đại hôm nay? Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến dạy:
- “Vui vẽ thực hành khiết tịnh hoàn hảo như chứng tá về tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người…
- Nêu lên cho thế giới những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn bình quân làm chủ chính mình, có sang kiến trưởng thành tâm tinh và tình cảm...”
Vậy là Mẹ Giáo Hội đã mở ra một con đường để chúng ta đi. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhắc nhở rằng trước hết chúng ta hãy là chứng nhân. Chúng ta phải làm “muối”, làm “men” và làm “ánh sáng” cho muôn người. Lời dạy này được gửi đến tất cả mọi người. Để làm được những điều này, con người không thể làm một mình, nhưng phải cậy nhờ vào sự nâng đỡ và soi sáng của Thiên Chúa vì không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Tóm lại, giữa cảnh xô bồ và hưởng thụ, tham lam và mánh khóe, con người nhiều lúc làm mất ý nghĩa của cuộc sống nơi mình. Những thách đố về đời sống con người, nhất là của người trẻ trong thời đại hôm nay đang thức tỉnh chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có lý khi sống và làm chứng cho đời sống khiết tịnh trong một thời đại như thế. Với hy vọng, đến một lúc nào đó trong cuộc đời, con người ý thức được rằng: con người cần phải đạt tới một tình yêu đầy đủ, bao gồm toàn thể ngôi vị con người, trong những chiều kích và những cấu tố thể lý, tâm lý, và đặc biệt là đời sống thiêng liêng…
Được tiếp xúc với một số bạn trẻ trong tiệm internet công cộng, tôi thực sự ngỡ ngàng khi có những bạn trẻ mới chỉ 12, 11 thậm chí 10 tuổi xem những bộ phim, đọc những bài báo hay chơi những trò chơi mà chỉ có những người lớn mới có đủ ‘bản lĩnh’ để tiếp xúc. Hoặc mỗi khi mở cánh cửa sổ của căn phòng ra, tôi được ‘thưởng thức’ những giọng hát của các em 12, 13 tuổi từ các phòng karaoke tại gia. Những bài hát “vàng”, “xanh”, “đỏ” (như lời giới thiệu của các em) được các em cất lên trong sự tự tin và đầy khoan khoái. Lời và tư tưởng của những bài hát không gì khác ngoài những lời của tình yêu đôi lứa, thậm chí có cả những lời mời mọc, khiêu khích… Tôi không dám chắc rằng các em hiểu được những lời do miệng các em vừa mới cất lên; nhưng tôi dám cam đoan, sau nhiều lần môi miệng của các em xướng lên từng ngày những tư tưởng ‘chưa phải lúc’ đó sẽ nằm trong tâm trí của các em. Hoặc những lúc tôi chơi đá banh hay sinh hoạt cùng với một số em nam (các em cũng đang còn tuổi ăn-tuổi chơi), thỉnh thoảng tôi nghe tiếng chuông điện thoại của một số em. Tôi thực sự đã giật mình khi nhận ra đó không phải là tiếng chuông thông thường báo hiệu có người gọi điện thoại cho các em, nhưng đó là những tiếng ‘kêu’ của sự mời mọc, khiêu khích được ráp với một loại nhạc mà lỗ tai “thường” không thể nghe nỗi. Chẳng hạn như: “Anh ơi, bồ nhí anh gọi kìa!”, “Anh ơi, anh ở đâu? Sao giờ này không ở bên em?”, hay: “Anh đưa em vô chùa, chùa hôm nay có chuối, anh đưa em vô phòng…” và còn vô số những ‘giai điệu lạ tai’ khác nữa.
Tất cả những ‘thực tại’ đó đã thực sự trở thành một ‘sự thật phủ phàng’ nơi một số người trẻ đang sống trong thời đại hôm nay. Những lời mời mọc, những hình ảnh khiêu khích hay nhưng tư tưởng hỗn loạn đó đã làm cho giới trẻ không có một cái nhìn rộng mở theo hướng tích cực về tương lai, nhưng thay vào đó, các em đang cố gắng chạy theo một nền văn hóa của sự đam mê ngông cuồng. Nhìn vào cách sinh hoạt hằng ngày, nhìn vào những trò giải trí, hay những lời các em nói…tôi có cảm tưởng như cánh cửa tương lai của các em đang dần bị khép lại. Thực ra, những điều tôi nói trên đây mới chỉ là ‘ngoại cảnh’. Chúng gây nên những nhức nhối, tạo nên những mối lo cho những người có trách nhiệm, nhất là cha mẹ và những nhà đào tạo các em. Nếu mới chỉ xét về ‘ngoại cảnh’ mà đã như vậy thì những tác động từ bên trong càng làm cho chúng ta có những băn khoăn trăn trở hơn. Khi suy nghĩ về vấn đề này, tôi tự đặt ra cho mình câu hỏi: chẳng biết lúc đang học lớp 10,11,12 tôi đã biết làm gì? Tôi đã hiểu biết gì về chuyện yêu đương chưa?! Thế mà nay, mới chỉ sau hơn kém 10 năm mà các em lớp 4, lớp 5 đã nói lời yêu đương chí chóe rồi! Các em đã biết dùng những từ ngữ ‘chuyên nghiệp’ để nói về chuyện yêu đương rồi! Tôi còn nhớ câu chuyện của một linh mục đang sống cùng cộng đoàn với tôi rằng: Một hôm, cha ngồi nói chuyện với một nhóm học sinh. Một em nữ học lớp 5 chỉ vào một em nam học cùng lớp và giới thiệu: Thưa cha đây là ‘bồ’ của con. Cha hết sức bất ngờ! Sau khi suy nghĩ, cha nói với em: ‘Bồ hả con? Vậy cha hỏi con một câu nhé! Con đã hết ‘mũi nước’ chưa mà đã có ‘bồ’ rồi? Em bé ngơ ngác hỏi lại: ‘Mũi nước’ là cái gì vậy hở cha? Cha trả lời: là cái chảy ra từ lỗ mủi của các em bé đó! Cha cố gắng giải thích, và sau khi đã hiểu thế nào là ‘mũi nước’ em trả lời với cha rằng: Nhưng thời đại bây giờ mà cha! Tôi bật cười và cũng ngơ ngác giống như một em bé khi nghe xong câu chuyện này. Đúng là ‘thời đại’!
Vâng! Tất cả đã phản ánh một thực tại của ‘thời đại’ theo như lời em bé lớp 5 nói. ‘Thời đại’ đã làm cho sự phát triển về thể chất, thể lý cũng như tâm lý của một con người không theo một tiến trình thích hợp. Điều này cũng dễ dàng để làm cho quá trình tiến triền ‘thành nhân’ của người trẻ thời đại hôm nay trở nên hết sức khó khăn…
Trong Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Khiêu khích đầu tiên đến từ một nền văn hóa hưởng thụ đang tháo gỡ tính dục khỏi mọi quy luật luân lý khách quan bằng cách thường giản lược tính dục thành một món hang tiêu thụ và buông theo việc tôn thờ bản năng cùng với việc đồng lõa của các phương tiện truyền thông xã hội. Ai cũng thấy được hậu quả này, đó là đủ thứ vi phạm kéo theo vô vàn đau khổ về mặt tâm lý cho cá nhân và gia đình…” (số 88). Quả thực, điều này rất đáng để chúng ta suy nghĩ. Đức Cố Giáo Hoàng đã khẳng định một lối sống đã xuống cấp trầm trọng về luân lý trong thời đại hôm nay. Sự xuống cấp này không phải ở dưới vực sâu chui lên cũng chẳng phải trên trời cao rơi xuống. Nó được tạo ra do chính con người. Con người đã ‘phát minh’ ra những thứ mà ở nơi đó bao nhiêu sự kiêu hãnh và gian dối xuất hiện. Họ đi tìm kiếm thú vui, những điều mới lạ để chứng tỏ mình.… Và rồi cuối cùng “kéo theo muôn vàn đau khổ”.
Người sống đời thánh hiến phải làm gì khi đối diện với thực trạng của thời đại hôm nay? Tông huấn Đời Sống Thánh Hiến dạy:
- “Vui vẽ thực hành khiết tịnh hoàn hảo như chứng tá về tình yêu và quyền năng của Thiên Chúa trong sự mỏng dòn của thân phận con người…
- Nêu lên cho thế giới những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn bình quân làm chủ chính mình, có sang kiến trưởng thành tâm tinh và tình cảm...”
Vậy là Mẹ Giáo Hội đã mở ra một con đường để chúng ta đi. Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô nhắc nhở rằng trước hết chúng ta hãy là chứng nhân. Chúng ta phải làm “muối”, làm “men” và làm “ánh sáng” cho muôn người. Lời dạy này được gửi đến tất cả mọi người. Để làm được những điều này, con người không thể làm một mình, nhưng phải cậy nhờ vào sự nâng đỡ và soi sáng của Thiên Chúa vì không có Chúa, chúng ta không thể làm gì được.
Tóm lại, giữa cảnh xô bồ và hưởng thụ, tham lam và mánh khóe, con người nhiều lúc làm mất ý nghĩa của cuộc sống nơi mình. Những thách đố về đời sống con người, nhất là của người trẻ trong thời đại hôm nay đang thức tỉnh chúng ta. Chúng ta hoàn toàn có lý khi sống và làm chứng cho đời sống khiết tịnh trong một thời đại như thế. Với hy vọng, đến một lúc nào đó trong cuộc đời, con người ý thức được rằng: con người cần phải đạt tới một tình yêu đầy đủ, bao gồm toàn thể ngôi vị con người, trong những chiều kích và những cấu tố thể lý, tâm lý, và đặc biệt là đời sống thiêng liêng…
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Cộng sản Cuba: Raul Castro đang đối thoại với Tòa Thánh Vatican và Giáo Hội Công Giáo Cuba.
Dominic David Trần
07:53 21/05/2010
Raul Castro đang đối thoại với Tòa Thánh Vatican và Giáo Hội Công Giáo Cuba.
LA HAVANA, Cuba theo tin Thông Tấn Xã CWN ngày 20/05/2010 ông Raul Castro Chủ Tịch Nước Cuba đã vừa tổ chức một buổi họp mặt đối mặt với Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino Tổng Giám Mục thủ đô Havana và Đức Tổng Giám Mục Dionisio Garcia, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Cuba để thảo luận về các vấn đề thời sự bao gồm cả Quyền Tự Do Tôn Giáo và Tự Do Phát biểu Tư Tưởng của những người bất đồng chính kiến.
Chính phủ Cuba nói rằng trong suốt cuộc gặp mặt cực kỳ hiếm hoi giữa Chủ Tịch Castro và các Đấng bậc lãnh đạo Công Giáo Cuba; các cuộc thảo luận đã trở thành " sự phát triển thuận lợi các quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Cuba." Đức Tổng Giám Mục Garcia, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Cuba đồng ý với nhận định rằng; "Đây quả là một buổi họp rất tích cực".
Phiên họp này chỉ vừa đến đúng một tháng ngay sau khi Đức Hồng Y Ortega, Tổng giám Mục thủ đô La Havana- người được coi như nhân vật chủ chốt trong việc làm trung gian hòa giải các xung đột giữa chính phủ và các tổ chức bất đồng chính kiến tại Cuba.
Đức Hồng Y Ortega phát biểu rằng ngài đã chứng kiến được một " sự Đồng Thuận quốc gia" có thuận lợi cho một chính phủ cởi mở dân chủ rộng rãi hơn. Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại giao phụ trách quan hệ với các Quốc gia trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican theo nghị trình ấn định sẽ đến Havana trong tháng Sáu 2010 để thảo luận.
LA HAVANA, Cuba theo tin Thông Tấn Xã CWN ngày 20/05/2010 ông Raul Castro Chủ Tịch Nước Cuba đã vừa tổ chức một buổi họp mặt đối mặt với Đức Hồng Y Jaime Ortega y Alamino Tổng Giám Mục thủ đô Havana và Đức Tổng Giám Mục Dionisio Garcia, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Cuba để thảo luận về các vấn đề thời sự bao gồm cả Quyền Tự Do Tôn Giáo và Tự Do Phát biểu Tư Tưởng của những người bất đồng chính kiến.
Chính phủ Cuba nói rằng trong suốt cuộc gặp mặt cực kỳ hiếm hoi giữa Chủ Tịch Castro và các Đấng bậc lãnh đạo Công Giáo Cuba; các cuộc thảo luận đã trở thành " sự phát triển thuận lợi các quan hệ giữa Giáo Hội Công Giáo và Cuba." Đức Tổng Giám Mục Garcia, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Cuba đồng ý với nhận định rằng; "Đây quả là một buổi họp rất tích cực".
Phiên họp này chỉ vừa đến đúng một tháng ngay sau khi Đức Hồng Y Ortega, Tổng giám Mục thủ đô La Havana- người được coi như nhân vật chủ chốt trong việc làm trung gian hòa giải các xung đột giữa chính phủ và các tổ chức bất đồng chính kiến tại Cuba.
Đức Hồng Y Ortega phát biểu rằng ngài đã chứng kiến được một " sự Đồng Thuận quốc gia" có thuận lợi cho một chính phủ cởi mở dân chủ rộng rãi hơn. Đức Tổng Giám Mục Dominique Mamberti, Bộ Trưởng Ngoại giao phụ trách quan hệ với các Quốc gia trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh Vatican theo nghị trình ấn định sẽ đến Havana trong tháng Sáu 2010 để thảo luận.
Renovabis – Canh tân đổi mới
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:12 21/05/2010
Renovabis – Canh tân đổi mới
Hằng năm vào mùa phục sinh, ngày lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội Công giáo Đức phát động chiến dịch qũy bác ái Renovabis.
Chiến dịch qũy bác ái Renovabis là gì, và có liên quan gì tới đời sống đức tin vào Đức Chúa Thánh Thần?
1.Làn gió Renovabis
Ngay từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông và Tây, hai thế giới Cộng sản và Tự do ở bên Âu Châu, giữa miền Đông Âu và miền Tây Âu, làn gió canh tân đổi mới – Renovabis- của Chúa Thánh Thần đã thổi sang đời sống Giáo Hội các nước bên Đông Âu, qua nhịp cầu bác ái tương trợ lẫn nhau.
Trong thời kỳ này, đời sống giữa hai bên Đông Tây chênh lệch khác biệt nhau đối chọi nhau rất nhiều. Đời sống xã hội phía bên Đông Âu gặp nhiều hạn chế vướng trở khó khăn. Về phương diện đời sống sinh hoạt tôn giáo, đời sống thực hành đức tin cũng bị vướng trở trong tình trạng đó.
Nên Giáo Hội Công giáo vùng bên phía Tây Đức đã âm thầm cách này hay cách khác giúp Giáo Hội Công giáo bên phía Đông Đức, sao cho việc làm chứng rao giảng tin mừng nước Chúa trong lòng xã hội có phương tiện tối thiểu để sinh hoạt ít là về mặt vật chất tiền bạc. Và cũng muốn qua đó thể hiện tình bác ái tương thân tương trợ lẫn nhau trong cùng một đức tin vào Thiên Chúa tình yêu.
Năm 1970 Giáo Hội Công giáo các nước bên miền Tây Âu thánh lập qũy trợ giúp Âu Châu ở thủ đô Wiena bên Áo quốc. Giáo Hội Công giáo Tây Đức đã cùng với Giáo hội Công giáo các nước láng giềng phía Tây Âu tham gia Qũy này rất tích cực, với số tiền trợ giúp 40 triệu Đức Mã thời điểm năm đó.
Làn gió bác ái renovabis sau nhiều năm tháng âm thầm thổi bỗng lan tỏa theo một trật tự mới cùng cụ thể mạnh hơn.
2. Lịch sử thành lập Qũy Renovabis
Từ cuối năm 1989 các chế độ theo ý thức hệ Cộng sản bên Đông Âu theo nhau sụp đổ. Và do đó kéo theo những thay đổi hầu như toàn diện trong đời sống xã hội cả về đạo lẫn đời. Đời sống sinh họat có tự do, không còn bị hạn chế nữa.
Ủy Ban Trung Ương Công giáo Đức ( Zentralkomitee der deutschen Katholiken – ZdK) đã đưa ra đề nghị thành lập chiến dịch Renovabis. Chiến dịch này là câu trả lời cho khoảng chân không trống rỗng trong đời sống xã hội, sau khi chế độ Cộng sản ở những nước Đông Âu sụp đổ, nhằm giúp người dân về phương diện tinh thần cũng như vật chất bắt đầu mới lại.
Ngày 03.03.1993 Hội Đồng Giám Mục Công giáo Đức đã quyết định thành lập Renovabis, về phương diện pháp lý cho phù hợp theo luật Giáo Hội cũng như theo luật pháp xã hội, với chủ đích: Qũy tương trợ liên đới của người Công giáo Đức với những người ở các nước vùng Trung Âu và Đông Âu châu.
Qũy tương trợ Renovabis có tư cách pháp nhân ở nước Đức do toàn thể người Công Giáo bên vùng phía Tây nước Đức đóng góp thiện nguyện cùng xây dựng.
Qũy Renovabis muốn giúp đỡ người những nước đó về mặt vật chất cũng như tinh thần qua tổ chức Giáo Hội Công giáo tại chỗ.
Qũy Renovabis muốn góp phần tạo phương tiện giúp họ xây dựng mới lại đời sống con người nơi gia đình, nhà thờ xứ đạo, sinh hoạt của các hội đoàn xứ đạo. Và cũng muốn nhân cơ hội đó học hỏi lẫn nhau về cung cách sống đức tin, qua những dự án và nhất là qua những thăm viếng đối thoại với nhau.
Vì là một chiến dịch qũy bác ái của đức tin Công giáo, do người tín hữu Công giáo cùng chung tay đóng góp thể hiện tinh thần hiệp nhất đức bác ái, nên chiến dịch hay qũy này cần phải có tên tuổi đặt nền tảng trên Kinh Thánh, làm kim chỉ nam hướng dẫn.
Từ ý nghĩ căn bản đó, Hội Đồng Giám Mục Đức đã chọn chữ Renovabis- Canh tân đổi mới- làm tên đặt cho chiến dịch qũy tương trợ này. Và từ đó chiến dịch qũy tương trợ này có chỗ đứng trong đời sống văn hóa ở nước Đức.
3. Renovabis làn gió Đức Chúa Thánh Thần
Nguyên ngữ gốc Renovabis là tiếng Latinh ở trong Thánh Vịnh 103(104) câu 30:
„ Emittes spiritum tuum et creabuntur et renovabis faciem terrae.“ ( Ps 103,30)
„ Xin gửi thần khí Ngài tới tạo dựng và đổi mới bộ mặt trái đất.” ( Tv 103, 30)
Từ ngày thành hình Qũy tương trợ bác ái Renovabis đến nay, năm 2010, hằng năm vào ngày lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội Công giáo Đức kêu gọi mọi người tín hữu Công giáo mở lòng ít nhiều cùng chung tay quyên góp thiện nguyện cho Qũy Renovabis.
Từ năm 1993 Renovabis đã trợ giúp người dân của 29 quốc gia thuộc vùng phía Trung Âu và Đông Âu châu cũng như vùng Nam Âu châu cho 17.000 dự án phát triển, với tổng số tiền 470 triệu Euro bao gồm những dự án về mục vụ tôn giáo, về bác ái xã hội, về giáo dục đào tạo.
Vừa để hợp với tâm tính người Đức, làm gì cũng phải bền bỉ lâu dài, và cũng vừa cổ động khơi lên được ý nghĩa tình lý của công việc làm, nhất là việc đóng góp thiện nguyện. Nên Qũy tương trợ Renovabis hằng năm đều đưa ra một chủ đề nhằm gây chú ý quan tâm mọi người cho chiến dịch cổ động quyên góp trong khắp các xứ đạo Công giáo trên toàn nước Đức. Năm nay 2010 chiến dịch Renovabis có chủ đề: “Cho tất cả nên một” ( Phúc âm Gioan 17,21).
Đức Chúa Thánh Thần là làn gió của Thiên Chúa. Ngài đem đến sức sống cho bộ mặt trái đất đổi mới nẩy sinh hoa lá xanh tốt, cùng khơi lòng con bừng lên, phấn khởi xây dựng lại đời sống tự do của con cái Chúa “ cho tất cả nên một” trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa từ đống tro tàn đổ nát.
**************
Người Công Giáo Đức, như bao dân tộc ở các đất nước khác trên thế giới, cũng đã trải qua cùng chứng kiến những thăng trầm đổ nát, những khó khăn vướng trở trong đời sống xã hội cũng như Giáo Hội. Nhưng không vì thế mà họ chỉ ngồi nhìn với nửa thực tại tiêu cực đó. Trái lại họ nuôi niềm hy vọng vươn lên vào ngày mai.
Họ đã cùng với dân tộc đất nước của họ xây dựng mới lại đời sống đất nước của mình bị tàn phá sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Và họ đã thành công.
Từ ý chí lòng muốn vươn lên cùng kinh nghiệm bản thân cụ thể đó, với lòng bác ái thương tâm họ nhìn hoàn cảnh của những người anh chị em đang phải sống trong hoàn cảnh tương tự như họ ngày xưa, nên họ muốn sống tình liên đới trong cung cách giúp mọi người sống vươn lên tự lập để xây dựng mới lại đời sống.
Làn gió Đức Chúa Thánh Thần thổi đến gây niềm hào hứng phấn cho tâm trí người dân Đức, người Công Giáo Đức sống tin tưởng vươn lên xây dựng mới lại đời sống xã hội cùng con người về mọi phương diện.
Vì thế, Logo của Qũy tương trợ bác ái Renovabis của họ đặt nền tảng trên lời cầu xin Đức Chúa Thánh Thần cho mọi người cùng cho mọi nơi, và mọi lúc trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa:
„ Emittes spiritum tuum et creabuntur et renovabis faciem terrae.“ ( Ps 103,30)
„ Xin gửi thần khí Ngài tới tạo dựng và đổi mới bộ mặt trái đất.” ( Tv 103, 30)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 23.05.2010
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Chiến dịch qũy bác ái Renovabis là gì, và có liên quan gì tới đời sống đức tin vào Đức Chúa Thánh Thần?
1.Làn gió Renovabis
Ngay từ thời kỳ chiến tranh lạnh giữa hai khối Đông và Tây, hai thế giới Cộng sản và Tự do ở bên Âu Châu, giữa miền Đông Âu và miền Tây Âu, làn gió canh tân đổi mới – Renovabis- của Chúa Thánh Thần đã thổi sang đời sống Giáo Hội các nước bên Đông Âu, qua nhịp cầu bác ái tương trợ lẫn nhau.
Trong thời kỳ này, đời sống giữa hai bên Đông Tây chênh lệch khác biệt nhau đối chọi nhau rất nhiều. Đời sống xã hội phía bên Đông Âu gặp nhiều hạn chế vướng trở khó khăn. Về phương diện đời sống sinh hoạt tôn giáo, đời sống thực hành đức tin cũng bị vướng trở trong tình trạng đó.
Nên Giáo Hội Công giáo vùng bên phía Tây Đức đã âm thầm cách này hay cách khác giúp Giáo Hội Công giáo bên phía Đông Đức, sao cho việc làm chứng rao giảng tin mừng nước Chúa trong lòng xã hội có phương tiện tối thiểu để sinh hoạt ít là về mặt vật chất tiền bạc. Và cũng muốn qua đó thể hiện tình bác ái tương thân tương trợ lẫn nhau trong cùng một đức tin vào Thiên Chúa tình yêu.
Năm 1970 Giáo Hội Công giáo các nước bên miền Tây Âu thánh lập qũy trợ giúp Âu Châu ở thủ đô Wiena bên Áo quốc. Giáo Hội Công giáo Tây Đức đã cùng với Giáo hội Công giáo các nước láng giềng phía Tây Âu tham gia Qũy này rất tích cực, với số tiền trợ giúp 40 triệu Đức Mã thời điểm năm đó.
Làn gió bác ái renovabis sau nhiều năm tháng âm thầm thổi bỗng lan tỏa theo một trật tự mới cùng cụ thể mạnh hơn.
2. Lịch sử thành lập Qũy Renovabis
Từ cuối năm 1989 các chế độ theo ý thức hệ Cộng sản bên Đông Âu theo nhau sụp đổ. Và do đó kéo theo những thay đổi hầu như toàn diện trong đời sống xã hội cả về đạo lẫn đời. Đời sống sinh họat có tự do, không còn bị hạn chế nữa.
Ủy Ban Trung Ương Công giáo Đức ( Zentralkomitee der deutschen Katholiken – ZdK) đã đưa ra đề nghị thành lập chiến dịch Renovabis. Chiến dịch này là câu trả lời cho khoảng chân không trống rỗng trong đời sống xã hội, sau khi chế độ Cộng sản ở những nước Đông Âu sụp đổ, nhằm giúp người dân về phương diện tinh thần cũng như vật chất bắt đầu mới lại.
Ngày 03.03.1993 Hội Đồng Giám Mục Công giáo Đức đã quyết định thành lập Renovabis, về phương diện pháp lý cho phù hợp theo luật Giáo Hội cũng như theo luật pháp xã hội, với chủ đích: Qũy tương trợ liên đới của người Công giáo Đức với những người ở các nước vùng Trung Âu và Đông Âu châu.
Qũy tương trợ Renovabis có tư cách pháp nhân ở nước Đức do toàn thể người Công Giáo bên vùng phía Tây nước Đức đóng góp thiện nguyện cùng xây dựng.
Qũy Renovabis muốn giúp đỡ người những nước đó về mặt vật chất cũng như tinh thần qua tổ chức Giáo Hội Công giáo tại chỗ.
Qũy Renovabis muốn góp phần tạo phương tiện giúp họ xây dựng mới lại đời sống con người nơi gia đình, nhà thờ xứ đạo, sinh hoạt của các hội đoàn xứ đạo. Và cũng muốn nhân cơ hội đó học hỏi lẫn nhau về cung cách sống đức tin, qua những dự án và nhất là qua những thăm viếng đối thoại với nhau.
Vì là một chiến dịch qũy bác ái của đức tin Công giáo, do người tín hữu Công giáo cùng chung tay đóng góp thể hiện tinh thần hiệp nhất đức bác ái, nên chiến dịch hay qũy này cần phải có tên tuổi đặt nền tảng trên Kinh Thánh, làm kim chỉ nam hướng dẫn.
Từ ý nghĩ căn bản đó, Hội Đồng Giám Mục Đức đã chọn chữ Renovabis- Canh tân đổi mới- làm tên đặt cho chiến dịch qũy tương trợ này. Và từ đó chiến dịch qũy tương trợ này có chỗ đứng trong đời sống văn hóa ở nước Đức.
3. Renovabis làn gió Đức Chúa Thánh Thần
Nguyên ngữ gốc Renovabis là tiếng Latinh ở trong Thánh Vịnh 103(104) câu 30:
„ Emittes spiritum tuum et creabuntur et renovabis faciem terrae.“ ( Ps 103,30)
„ Xin gửi thần khí Ngài tới tạo dựng và đổi mới bộ mặt trái đất.” ( Tv 103, 30)
Từ ngày thành hình Qũy tương trợ bác ái Renovabis đến nay, năm 2010, hằng năm vào ngày lễ mừng kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống, Giáo Hội Công giáo Đức kêu gọi mọi người tín hữu Công giáo mở lòng ít nhiều cùng chung tay quyên góp thiện nguyện cho Qũy Renovabis.
Từ năm 1993 Renovabis đã trợ giúp người dân của 29 quốc gia thuộc vùng phía Trung Âu và Đông Âu châu cũng như vùng Nam Âu châu cho 17.000 dự án phát triển, với tổng số tiền 470 triệu Euro bao gồm những dự án về mục vụ tôn giáo, về bác ái xã hội, về giáo dục đào tạo.
Vừa để hợp với tâm tính người Đức, làm gì cũng phải bền bỉ lâu dài, và cũng vừa cổ động khơi lên được ý nghĩa tình lý của công việc làm, nhất là việc đóng góp thiện nguyện. Nên Qũy tương trợ Renovabis hằng năm đều đưa ra một chủ đề nhằm gây chú ý quan tâm mọi người cho chiến dịch cổ động quyên góp trong khắp các xứ đạo Công giáo trên toàn nước Đức. Năm nay 2010 chiến dịch Renovabis có chủ đề: “Cho tất cả nên một” ( Phúc âm Gioan 17,21).
Đức Chúa Thánh Thần là làn gió của Thiên Chúa. Ngài đem đến sức sống cho bộ mặt trái đất đổi mới nẩy sinh hoa lá xanh tốt, cùng khơi lòng con bừng lên, phấn khởi xây dựng lại đời sống tự do của con cái Chúa “ cho tất cả nên một” trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa từ đống tro tàn đổ nát.
**************
Người Công Giáo Đức, như bao dân tộc ở các đất nước khác trên thế giới, cũng đã trải qua cùng chứng kiến những thăng trầm đổ nát, những khó khăn vướng trở trong đời sống xã hội cũng như Giáo Hội. Nhưng không vì thế mà họ chỉ ngồi nhìn với nửa thực tại tiêu cực đó. Trái lại họ nuôi niềm hy vọng vươn lên vào ngày mai.
Họ đã cùng với dân tộc đất nước của họ xây dựng mới lại đời sống đất nước của mình bị tàn phá sau chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Và họ đã thành công.
Từ ý chí lòng muốn vươn lên cùng kinh nghiệm bản thân cụ thể đó, với lòng bác ái thương tâm họ nhìn hoàn cảnh của những người anh chị em đang phải sống trong hoàn cảnh tương tự như họ ngày xưa, nên họ muốn sống tình liên đới trong cung cách giúp mọi người sống vươn lên tự lập để xây dựng mới lại đời sống.
Làn gió Đức Chúa Thánh Thần thổi đến gây niềm hào hứng phấn cho tâm trí người dân Đức, người Công Giáo Đức sống tin tưởng vươn lên xây dựng mới lại đời sống xã hội cùng con người về mọi phương diện.
Vì thế, Logo của Qũy tương trợ bác ái Renovabis của họ đặt nền tảng trên lời cầu xin Đức Chúa Thánh Thần cho mọi người cùng cho mọi nơi, và mọi lúc trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa:
„ Emittes spiritum tuum et creabuntur et renovabis faciem terrae.“ ( Ps 103,30)
„ Xin gửi thần khí Ngài tới tạo dựng và đổi mới bộ mặt trái đất.” ( Tv 103, 30)
Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 23.05.2010
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Chủ tịch Cộng Sản Cuba gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo hội Công Giáo.
Tiền Hô
08:31 21/05/2010
Chủ tịch Cộng Sản Cuba gặp gỡ các vị lãnh đạo Giáo hội Công Giáo.
HAVANA - CUBA: Chủ tịch Raul Castro đã tổ chức một cuộc hội đàm hiếm có với Đức Hồng y và các vị giáo sĩ hàng đầu khác của Giáo hội Công giáo ở Cuba. Các vị thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có cả cuộc trấn áp gần đây của chính quyền Cuba đối với người bất đồng chính kiến, qua sự trung gian của Giáo hội mà vụ việc này mới được chấm dứt.
Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Cuba với Đức Hồng Y Jaime Ortega và Đức Tổng Giám mục Dionisio Garcia là một dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Giáo hội trên đảo quốc này. Hôm Thứ Năm, Đức Tổng Giám mục Garcia - Tổng Giáo phận Santiago, cũng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Cuba cho Hãng tin AP biết, cuộc hội đàm đã diễn ra trong hơn bốn giờ đồng hồ.
Đã 5 năm kể từ khi Fidel Castro lui về sau chính trường, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Hội đồng Giám mục Cuba mới gặp gỡ với lãnh đạo của đất nước. Fidel chính thức bước xuống vào năm 2008, chuyển quyền lãnh đạo ông cho người em trai là Raul Castro.
Đức Tổng Garcia đã tham dự buổi gặp gỡ này vào chiều ngày Thứ Tư tại Phủ Cách mạng, trụ sở chính phủ Cuba, Ngài nói, "Đó là một cuộc gặp gỡ rất tích cực". Ngay hôm Thứ Năm, một bức ảnh tươi cười rạng rỡ của Raul Castro với hai vị lãnh đạo Giáo hội được in trên trang nhất tờ nhật báo Granma của Đảng cộng sản Cuba, nhưng chẳng có nhiều bình luận về những gì đã được thảo luận.
Đức Tổng Garcia đã không đi vào chi tiết cụ thể về cuộc gặp gỡ, nhưng cho biết là họ có nói về quyết định cấm tổ chức diễu hành hàng tuần của chính phủ đối với nhóm bất đồng chính kiến Bạch Y Thanh Nữ (Ladies in White). Nhóm này gồm những người vợ và mẹ của các tù nhân chính trị đang bị giam giữ, các chị đã bị cấm biểu tình vào cuối tháng Tư, chính quyền chọn giải pháp này trong khi các chị vẫn tiếp tục lên tiếng. Bế tắc đã được tháo gỡ nhờ vào việc hòa giải của Đức Hồng Y Ortega, chính phủ đồng ý cho phép các chị tiếp tục biểu tình ôn hòa, đổi lại, họ phải cam kết sẽ không mở rộng hoạt động này thêm nữa.
Đức Tổng Garcia cho biết, ngài nghĩ rằng sẽ có được những điều tốt đẹp phần nào từ chính phủ về vấn đề bất đồng chính kiến.
Chính phủ luôn bác bỏ cáo buộc họ giam giữ tù nhân chính trị và nói rằng những người bất đồng chính kiến là do Washington mua chuộc, đây là quan điểm thường thấy của chính quyền Cuba kể từ ngay sau khi Fidel Castro lật đổ nhà độc tài Fulgencia Batista vào năm 1959.
Đức Hồng y Ortega đã phải lao vào chính trị nhiều lần trong những tháng gần đây. Tháng Tư vừa qua, ngài nói trong một tạp chí của Giáo hội Cuba, đây là trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong năm và rằng công dân đã kêu gọi việc thay đổi chính trị và xã hội nhanh hơn.
Cuộc gặp gỡ giữa Castro và nhà lãnh đạo Giáo hội này diễn ra một tháng trước khi Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti - Bộ trưởng Ngoại giao Vatican - dự kiến đến thăm Cuba để thảo luận về những thách thức đối với nền kinh tế của đảo quốc và những tác động của người di cư và các gia đình bị li tán.
Đức Tổng Mamberti là quan chức cao cấp tiếp theo của Vatican đến Cuba kể từ cuộc viếng thăm của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone vào tháng 2 năm 2008.
Quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ Cuba vẫn thường xuyên bị căng thẳng. Tình hình đã được giảm bớt trong thập niên 1990, khi chính phủ loại bỏ vấn đề chủ nghĩa vô thần trong hiến pháp và cho phép tín hữu của các tôn giáo gia nhập Đảng cộng sản. Họ cũng nồng ấm hơn khi Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm Cuba vào năm 1998.
HAVANA - CUBA: Chủ tịch Raul Castro đã tổ chức một cuộc hội đàm hiếm có với Đức Hồng y và các vị giáo sĩ hàng đầu khác của Giáo hội Công giáo ở Cuba. Các vị thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có cả cuộc trấn áp gần đây của chính quyền Cuba đối với người bất đồng chính kiến, qua sự trung gian của Giáo hội mà vụ việc này mới được chấm dứt.
Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Cuba với Đức Hồng Y Jaime Ortega và Đức Tổng Giám mục Dionisio Garcia là một dấu hiệu cho thấy sự ảnh hưởng ngày càng lớn của Giáo hội trên đảo quốc này. Hôm Thứ Năm, Đức Tổng Giám mục Garcia - Tổng Giáo phận Santiago, cũng là chủ tịch Hội đồng Giám mục Cuba cho Hãng tin AP biết, cuộc hội đàm đã diễn ra trong hơn bốn giờ đồng hồ.
Đã 5 năm kể từ khi Fidel Castro lui về sau chính trường, đây là lần đầu tiên người đứng đầu Hội đồng Giám mục Cuba mới gặp gỡ với lãnh đạo của đất nước. Fidel chính thức bước xuống vào năm 2008, chuyển quyền lãnh đạo ông cho người em trai là Raul Castro.
Đức Tổng Garcia đã tham dự buổi gặp gỡ này vào chiều ngày Thứ Tư tại Phủ Cách mạng, trụ sở chính phủ Cuba, Ngài nói, "Đó là một cuộc gặp gỡ rất tích cực". Ngay hôm Thứ Năm, một bức ảnh tươi cười rạng rỡ của Raul Castro với hai vị lãnh đạo Giáo hội được in trên trang nhất tờ nhật báo Granma của Đảng cộng sản Cuba, nhưng chẳng có nhiều bình luận về những gì đã được thảo luận.
Đức Tổng Garcia đã không đi vào chi tiết cụ thể về cuộc gặp gỡ, nhưng cho biết là họ có nói về quyết định cấm tổ chức diễu hành hàng tuần của chính phủ đối với nhóm bất đồng chính kiến Bạch Y Thanh Nữ (Ladies in White). Nhóm này gồm những người vợ và mẹ của các tù nhân chính trị đang bị giam giữ, các chị đã bị cấm biểu tình vào cuối tháng Tư, chính quyền chọn giải pháp này trong khi các chị vẫn tiếp tục lên tiếng. Bế tắc đã được tháo gỡ nhờ vào việc hòa giải của Đức Hồng Y Ortega, chính phủ đồng ý cho phép các chị tiếp tục biểu tình ôn hòa, đổi lại, họ phải cam kết sẽ không mở rộng hoạt động này thêm nữa.
Đức Tổng Garcia cho biết, ngài nghĩ rằng sẽ có được những điều tốt đẹp phần nào từ chính phủ về vấn đề bất đồng chính kiến.
Chính phủ luôn bác bỏ cáo buộc họ giam giữ tù nhân chính trị và nói rằng những người bất đồng chính kiến là do Washington mua chuộc, đây là quan điểm thường thấy của chính quyền Cuba kể từ ngay sau khi Fidel Castro lật đổ nhà độc tài Fulgencia Batista vào năm 1959.
Đức Hồng y Ortega đã phải lao vào chính trị nhiều lần trong những tháng gần đây. Tháng Tư vừa qua, ngài nói trong một tạp chí của Giáo hội Cuba, đây là trong cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong năm và rằng công dân đã kêu gọi việc thay đổi chính trị và xã hội nhanh hơn.
Cuộc gặp gỡ giữa Castro và nhà lãnh đạo Giáo hội này diễn ra một tháng trước khi Đức Tổng Giám mục Dominique Mamberti - Bộ trưởng Ngoại giao Vatican - dự kiến đến thăm Cuba để thảo luận về những thách thức đối với nền kinh tế của đảo quốc và những tác động của người di cư và các gia đình bị li tán.
Đức Tổng Mamberti là quan chức cao cấp tiếp theo của Vatican đến Cuba kể từ cuộc viếng thăm của Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tarcisio Bertone vào tháng 2 năm 2008.
Quan hệ giữa Giáo hội và chính phủ Cuba vẫn thường xuyên bị căng thẳng. Tình hình đã được giảm bớt trong thập niên 1990, khi chính phủ loại bỏ vấn đề chủ nghĩa vô thần trong hiến pháp và cho phép tín hữu của các tôn giáo gia nhập Đảng cộng sản. Họ cũng nồng ấm hơn khi Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II viếng thăm Cuba vào năm 1998.
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu: Passionspiel Oberammergau 2010
Nguyễn Qúy Đại
09:14 21/05/2010
CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIÊSU: PASSIONSPIEL OBERAMMERGAU 2010
Theo Phúc Âm tuần lễ cuối cùng trước khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thánh giá là ngày khải hoàn Chúa vào thành Jerusalem/Yerushalayim([1]) rao giảng tin mừng trong Ðền Thánh. Sau đó Chúa bị bắt trong đêm cầu nguyện ở vườn cây dầu, bị đóng đinh trên thập giá và an táng trên núi sọ ở ngoại ô thành Jerusalem: “Con Người sẽ bị nộp cho các thượng tế và ký lục, và người ta sẽ lên án tử hình cho Người, sẽ nộp Người cho dân ngoại, để họ nhạo báng, đánh đòn, đóng đinh vào thập giá, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 20:18-19).
Chúa cùng mười hai môn đệ dự tiệc lễ Vượt Qua trong một căn nhà nhỏ sát cạnh Phủ Thượng Tế trên đỉnh đồi Sion về phía nam Ðền thánh Gôn-gô-tha. Judas Iscariot được Chúa chọn vào số 12 Tông Ðồ, nhưng Judas vì tham 30 đồng tiền đã bán Chúa cho Hội đồng Cộng tọa (gồm các Trưởng tế, Biệt Phái, Luật sĩ và Kỳ lão). Chúa bị bắt bị đánh đập xỉ nhục và kết tội tử hình đóng đinh, họ buộc Chúa Giêsu vác thánh giá đi lên núi Sọ là những cực hình! các chặng Đàng Thánh Giá là con đường của sự thương khó, Chúa đã gánh chịu để cứu rổi nhân loại
Cuộc khổ nạn (thương khó) của Chúa được diễn lại những năm 1600-1650 tại vùng Bavarian, và những nơi khác như: Waal (Allgäu) Sömmerdorf, Tirschenreuth, Saarlouis Bubach-Calmesweiler Neumarkt in der Oberpfalz...Áo thì có Erl, Klösterle, Thiersee, Feldkirchen bei Graz, Dorfstetten, St. Margarethen.. ở Slowenien thì Sköfia Loka, Ba Lan ở Ottarzew. Kịch bản nầy đã tìm thấy trong tu viện Benedictine của Thánh Ulrich và Afra, Augsburg, được soạn lại qua nhiều thời đại
Lịch sử tại làng Oberammergau
Cuộc chiến tranh 30 năm giữa các vua chúa thuộc các lãnh địa khắp Âu châu kết thúc năm 1632, năm sau 1633 xuất hiện nạn dịch hạch (die Pest) truyền nhiễm khiến dân số nhiều nơi trong Âu châu chỉ còn lại 1/3. Làng Oberammergau, nhà nào cũng mất đi một hoặc nhiều người thân vì bị bệnh dịch. Trong cảnh tuyệt vọng không có thuốc chửa trị, những người dân còn lại trong làng họp lại cùng với Cha xứ để cầu nguyện xin Chúa cứu giúp làng tránh không chết thêm người nào nữa thì sẽ đời đời trình diễn vở kịch “cuộc khổ nạn của Chuá“. Như một phép nhiệm mầu từ đó trong làng không còn ai chết vì bệnh dịch. Năm sau vào ngày lễ Ngũ Tuần (Pentecost) 50 ngày sau Lễ Phục Sinh và 10 ngày sau Lễ Chúa Giêsu Lên Trời), năm 1634 lời hứa được thực hiện, vở kịch Passionsspiel trình diễn lần đầu tiên, sân khấu thời đó dựng trên nghiã trang của người trong làng đã qua đời vì bệnh dịch.
Từ đó vở kịch được trình diễn liên tục 10 năm một lần, ngoại trừ những năm do biến cố chiến tranh hoặc bị cấm không được diễn: 1810 bị bộ trưởng Maximilian Graf Montgeglas cấm, 1920 dời đến năm 1922 do hậu quả Thế chiến I. Năm 1940 không diễn vì Thế chiến II (1939-1945)..
Qua lịch sử gần 378 năm với 41 lần trình diễn (lần cuối cùng là vào năm 2000 khoảng 520.000 du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới đến xem. Chương trình của năm 2010 là lần thứ 42 diễn kịch từ 15 tháng 5 đến 03 tháng 10 năm 2010, do đạo diễn là điêu khắc gia Christian Stückl. Sẽ diễn từ thứ Tư đến Chúa nhật (thứ Hai, thứ Ba nghỉ) Rạp hát rộng 5000 chỗ, nhưng bán vé tối đa 4720 cho một lần diễn, giá từ 49,50 đến 165€. Tuy nhiên có nhiều giá khác nhau nếu du khách ở lại một đêm từ 199€ đến 575€. Trình diễn chia làm 2 phần
Phần I từ 14:30- 17:00
nghỉ ăn tối từ 17:00-20:00
Phần II từ 20:00 cho đến 22:30 kết thúc
Tổng số người phục vụ trình diễn gồm 2.400 người, một con ngựa, ba con cừu, hai con lạc đà, một con lừa và một số chim bồ câu, được tính như sau:
300 người thuộc thợ điện, trang trí, chửa lửa, lau chùi
1855 toàn bộ Diễn Viên các ngành
475 Diễn viên trẻ
152 Diễn viên chính
978 Dân chúng
65 Người La Mã
32 Người lính Do Thái
100 Người trong ban nhạc
108..Người trong ban hợp ca
Làng Oberammergau dân số hơn 5000 người đào tạo ra những diễn viên diễn tất cả các vai trong vở kịch, đôi khi đến 3 đời như gia đình ông bà Christl Fischer (63 tuổi) và bà Walter Fischer (61) con trai Simon Fischer (28) cháu Felix Fischer (3), một số dòng họ nổi tiếng chuyên đóng vai Chúa, cha truyền con nối, hoặc làm đạo diễn hay sáng tác nhạc, viết hòa âm cho vở kịch. Ngay cả râu tóc cho các vai trình diễn cũng không được phép dùng đồ giả, cho nên khoảng hơn một năm trước mùa diễn, nếu chúng ta đến Oberammergau thấy toàn những dân làng đàn ông để râu tóc dài như thời xưa. Trong Kịch bản Passionsspiel nổi tiếng được thế giới biết đến, từ năm 1850 sân khấu trình diễn không còn ở nghiã trang của làng. Theo lệnh của vua Ludwig Đệ Nhất phải dời về phía bắc, xây dựng to lớn và tốn kém trên khu đất trống giáp làng, theo thời gian tiếp tục tu bổ trở nên lộng lẫy hơn và cách xa Munich 91 km
Nổi tiếng không chỉ riêng vì tổ chức liên tục hàng trăm năm mà do Ban tổ chức chú trọng việc soạn lời kịch kỹ lưỡng, luôn được sửa đổi mới cho hoàn thiện, thích hợp với thời đại, trang phục, hình ảnh thay đổi đẹp hấp dẫn, các nhà viết kịch bỏ những chuyện thần thoại thêu dệt khó tin, làm giảm nhẹ vai trò tội lỗi của người Do Thái, kịch bản diễn lại nổi khổ hình của Chúa “Spiel vom Leiden, Sterben und Auferstehen unseres Herrn Jesus Christus/ Play of the Suffering, Death and Resurrection of Our Lord Jesus Christ". Nhạc đệm phối hợp khéo léo giữa các nhạc cụ và hòa âm phù hợp với các kịch sĩ đang diễn. Sân khấu trang trí phông cảnh từ xa nhìn như là một bức tranh sống động giống như đang xảy ra dưới thời cổ đại Chúa Giêsu đang chịu nạn.
Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã đến xem vở kịch này: các vị vua chúa Âu châu của từng triều đại, thi hào Rabindranath Tagore của Ấn Độ, kỹ nghệ gia Henry Ford, Đaị tướng Eisenhower (sau này là Tổng Thống thứ 34 của Hoa Kỳ), Hồng Y Nuntius Pacelli (sau này là Giáo Hoàng Pius thứ mười hai), Hồng Y Ratzinger nay là Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI.
Mùa diễn kịch là những ngày hội của làng Oberammergau, các cụ già râu ria bạc trắng, ăn mặc truyền thống màu mè sặc sỡ (sơ mi trắng, nơ đỏ, gi lê vàng, quần nâu, vớ xanh lá cây, áo khoác xám...), còn các bà các cô trong quốc phục cổ truyền đầy màu sắc.Trong thời gian diễn kịch đón hơn nửa triệu người khách đến tham dự
Lễ Phục sinh, ngày thứ Sáu tuần thánh thường có nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, để suy niệm về “Chân lý, Tình yêu và Sự Sống”.
Năm 2004 ông Mel Gibson đạo diễn film The Passion of the Christ tốn hơn 20 triệu USD chiếu khắp nơi, đoạn film diễn cảnh hành hạ đánh đập Chúa trở thành bạo lực! làm cho khán giả nhức đầu. Xem diễn kịch ở Oberammergau tâm hồn chúng ta lắng đọng hơn…..
Tất cả các tôn giáo đều khuyên con người sống thánh thiện, công chính, bác ái, từ bi, khoan dung quảng độ làm lành tránh dữ…nhưng hiện nay trên thế giới về xã hội đạo đức xuống dốc trầm trọng làm đảo lộn đời sống vì chiến tranh, nạn khủng bố, đàn áp tôn giáo gợi chúng ta hồi tưởng lại những tiếng gào thét của nhóm người Pharisiêu thuở xa xưa bảo hãy: "Đóng đinh Giêsu" và " tha cho tên cướp Barbara".
Tệ hại hơn là dư luận về sự cáo buộc hàng giáo sĩ đã sách nhiễu tình dục trẻ em, làm mất niềm tin vào Giáo Hội. Tuần báo Stern ngày 31.3.2010 tường thuật ở Đức có 25 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo, cứ 5 người có một người muốn bỏ nhà Thờ “ jeder Fünfte katholik denkt über einen Kirchenaustritt nach”. Bởi vậy Đức Giáo Hoàng đã nói: “ Kẻ thù đáng sợ phải chống lại là tội lỗi, nhưng bất hạnh thay sự xấu xa ấy đã nhập nhiễm vào chính thành viên của Giáo Hội”. Vụ tai tiếng xuất phát tử tội lỗi trong Giáo Hội và nhất thiết phải thanh tẩy.
Mong rằng chúng ta không nên thất vọng và tức giận để rồi bỏ Chúa, bỏ Đạo, bỏ nhà thờ. Đối với cộng đồng người Việt tỵ nạn dư luận thời gian qua về một số Linh mục Việt Nam ở hải ngoại chủ trường sai lầm không hiệp thông cầu nguyện sợ liện hệ “làm chính trị” sẽ gặp khó khi áo mũ về làng…. Trong Thánh lễ không dám cầu nguyện cho Tổ quốc và dân tộc Việt Nam để chống lại bất công xã hội, như nhà cầm quyền CSVN đàn áp những nông dân hiền lành chất phát ở giáo xứ Đồng Chiêm, Cồn Dầu…ngư dân Việt Nam liên tục bị Tàu cộng bắt bớ, đánh đập và hành hạ, trong khi đánh cá trên vùng biển của Việt Nam. Đức tin và đời sống tâm linh như ngọn đuốc sáng soi, đòi công lý và tự do tôn giáo vẫn bùng cháy trong tâm can của con người công chính. Chúng ta tổ chức cầu nguyện để thức tỉnh nhà cầm quyền, sửa lỗi lầm bớt tham nhũng biết bảo vệ đất nước, để đời sống người dân được tự do, nhân quyền và dân quyền phải được tôn trọng, Đức cố Giáo Hoàng Johannes Paul II ngài từng cầu nguyện cho dân tộc Ba Lan thời còn cộng sản. Đây là việc làm của mọi người hơn 30 năm trước chúng ta rời bỏ quê hương đi tìm tự do vì chính trị không phải vì lý do kinh tế. Chúa Giêsu cũng tán thành việc sửa lỗi lầm cho anh em. (Luca, 17, 3)
Lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến thế giới chúng ta, bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” ban hòa bình cho nhân loại, nâng đỡ tinh thần các vị lãnh đạo tôn giáo và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách. Xin Chúa tha tội cho những kẻ vô thần, giúp họ trở lại với đời sống tình yêu hướng thượng. "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm" (Luca 23, 34). Làng Oberammergau ghi nhớ phép nhiệm mầu của Thiên Chúa đã ban cho Tổ tiên họ tồn tại đến ngày nay, họ diễn lại vở kịch để suy niệm, đời sống thánh thiện hơn tránh xa con đường tối tăm của tội lổi.
Tài liệu tham khảo thêm
http://www.passionsspiele2010.de/index.php?id=109
--------------------------------------------------------------------------------
[1] thành phố cổ Jerusalem có diện tích 1km2, nơi bắt nguồn của 3 tôn giáo lớn trên thế giới là Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Dân số Jerusalem khoảng 1 triệu người, trong đó 2/3 là người Do Thái, số còn lại là người Arập và các cộng đồng khác. Bức tường bao quanh thành phố được xây dựng dưới đế chế OTTman (1520-1566). Thành cổ có 11 cổng nhưng hiện nay chỉ mở 7 cổng là Jaffa, Zion (Thiên đường), Dung (Rác thải), Lion’(Sư tử), Herod’s (Anh hùng), Damascus và New (Mới). Cổng chính dẫn vào thành là cổng Jaffa, được xây dựng năm 1538.
Chúa cùng mười hai môn đệ dự tiệc lễ Vượt Qua trong một căn nhà nhỏ sát cạnh Phủ Thượng Tế trên đỉnh đồi Sion về phía nam Ðền thánh Gôn-gô-tha. Judas Iscariot được Chúa chọn vào số 12 Tông Ðồ, nhưng Judas vì tham 30 đồng tiền đã bán Chúa cho Hội đồng Cộng tọa (gồm các Trưởng tế, Biệt Phái, Luật sĩ và Kỳ lão). Chúa bị bắt bị đánh đập xỉ nhục và kết tội tử hình đóng đinh, họ buộc Chúa Giêsu vác thánh giá đi lên núi Sọ là những cực hình! các chặng Đàng Thánh Giá là con đường của sự thương khó, Chúa đã gánh chịu để cứu rổi nhân loại
Cuộc khổ nạn (thương khó) của Chúa được diễn lại những năm 1600-1650 tại vùng Bavarian, và những nơi khác như: Waal (Allgäu) Sömmerdorf, Tirschenreuth, Saarlouis Bubach-Calmesweiler Neumarkt in der Oberpfalz...Áo thì có Erl, Klösterle, Thiersee, Feldkirchen bei Graz, Dorfstetten, St. Margarethen.. ở Slowenien thì Sköfia Loka, Ba Lan ở Ottarzew. Kịch bản nầy đã tìm thấy trong tu viện Benedictine của Thánh Ulrich và Afra, Augsburg, được soạn lại qua nhiều thời đại
Lịch sử tại làng Oberammergau
Cuộc chiến tranh 30 năm giữa các vua chúa thuộc các lãnh địa khắp Âu châu kết thúc năm 1632, năm sau 1633 xuất hiện nạn dịch hạch (die Pest) truyền nhiễm khiến dân số nhiều nơi trong Âu châu chỉ còn lại 1/3. Làng Oberammergau, nhà nào cũng mất đi một hoặc nhiều người thân vì bị bệnh dịch. Trong cảnh tuyệt vọng không có thuốc chửa trị, những người dân còn lại trong làng họp lại cùng với Cha xứ để cầu nguyện xin Chúa cứu giúp làng tránh không chết thêm người nào nữa thì sẽ đời đời trình diễn vở kịch “cuộc khổ nạn của Chuá“. Như một phép nhiệm mầu từ đó trong làng không còn ai chết vì bệnh dịch. Năm sau vào ngày lễ Ngũ Tuần (Pentecost) 50 ngày sau Lễ Phục Sinh và 10 ngày sau Lễ Chúa Giêsu Lên Trời), năm 1634 lời hứa được thực hiện, vở kịch Passionsspiel trình diễn lần đầu tiên, sân khấu thời đó dựng trên nghiã trang của người trong làng đã qua đời vì bệnh dịch.
Từ đó vở kịch được trình diễn liên tục 10 năm một lần, ngoại trừ những năm do biến cố chiến tranh hoặc bị cấm không được diễn: 1810 bị bộ trưởng Maximilian Graf Montgeglas cấm, 1920 dời đến năm 1922 do hậu quả Thế chiến I. Năm 1940 không diễn vì Thế chiến II (1939-1945)..
Qua lịch sử gần 378 năm với 41 lần trình diễn (lần cuối cùng là vào năm 2000 khoảng 520.000 du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới đến xem. Chương trình của năm 2010 là lần thứ 42 diễn kịch từ 15 tháng 5 đến 03 tháng 10 năm 2010, do đạo diễn là điêu khắc gia Christian Stückl. Sẽ diễn từ thứ Tư đến Chúa nhật (thứ Hai, thứ Ba nghỉ) Rạp hát rộng 5000 chỗ, nhưng bán vé tối đa 4720 cho một lần diễn, giá từ 49,50 đến 165€. Tuy nhiên có nhiều giá khác nhau nếu du khách ở lại một đêm từ 199€ đến 575€. Trình diễn chia làm 2 phần
nghỉ ăn tối từ 17:00-20:00
Phần II từ 20:00 cho đến 22:30 kết thúc
Tổng số người phục vụ trình diễn gồm 2.400 người, một con ngựa, ba con cừu, hai con lạc đà, một con lừa và một số chim bồ câu, được tính như sau:
300 người thuộc thợ điện, trang trí, chửa lửa, lau chùi
1855 toàn bộ Diễn Viên các ngành
475 Diễn viên trẻ
152 Diễn viên chính
978 Dân chúng
65 Người La Mã
32 Người lính Do Thái
100 Người trong ban nhạc
108..Người trong ban hợp ca
Nổi tiếng không chỉ riêng vì tổ chức liên tục hàng trăm năm mà do Ban tổ chức chú trọng việc soạn lời kịch kỹ lưỡng, luôn được sửa đổi mới cho hoàn thiện, thích hợp với thời đại, trang phục, hình ảnh thay đổi đẹp hấp dẫn, các nhà viết kịch bỏ những chuyện thần thoại thêu dệt khó tin, làm giảm nhẹ vai trò tội lỗi của người Do Thái, kịch bản diễn lại nổi khổ hình của Chúa “Spiel vom Leiden, Sterben und Auferstehen unseres Herrn Jesus Christus/ Play of the Suffering, Death and Resurrection of Our Lord Jesus Christ". Nhạc đệm phối hợp khéo léo giữa các nhạc cụ và hòa âm phù hợp với các kịch sĩ đang diễn. Sân khấu trang trí phông cảnh từ xa nhìn như là một bức tranh sống động giống như đang xảy ra dưới thời cổ đại Chúa Giêsu đang chịu nạn.
Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới đã đến xem vở kịch này: các vị vua chúa Âu châu của từng triều đại, thi hào Rabindranath Tagore của Ấn Độ, kỹ nghệ gia Henry Ford, Đaị tướng Eisenhower (sau này là Tổng Thống thứ 34 của Hoa Kỳ), Hồng Y Nuntius Pacelli (sau này là Giáo Hoàng Pius thứ mười hai), Hồng Y Ratzinger nay là Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI.
Mùa diễn kịch là những ngày hội của làng Oberammergau, các cụ già râu ria bạc trắng, ăn mặc truyền thống màu mè sặc sỡ (sơ mi trắng, nơ đỏ, gi lê vàng, quần nâu, vớ xanh lá cây, áo khoác xám...), còn các bà các cô trong quốc phục cổ truyền đầy màu sắc.Trong thời gian diễn kịch đón hơn nửa triệu người khách đến tham dự
Lễ Phục sinh, ngày thứ Sáu tuần thánh thường có nghi thức tưởng niệm cuộc khổ nạn Chúa Giêsu, để suy niệm về “Chân lý, Tình yêu và Sự Sống”.
Năm 2004 ông Mel Gibson đạo diễn film The Passion of the Christ tốn hơn 20 triệu USD chiếu khắp nơi, đoạn film diễn cảnh hành hạ đánh đập Chúa trở thành bạo lực! làm cho khán giả nhức đầu. Xem diễn kịch ở Oberammergau tâm hồn chúng ta lắng đọng hơn…..
Tất cả các tôn giáo đều khuyên con người sống thánh thiện, công chính, bác ái, từ bi, khoan dung quảng độ làm lành tránh dữ…nhưng hiện nay trên thế giới về xã hội đạo đức xuống dốc trầm trọng làm đảo lộn đời sống vì chiến tranh, nạn khủng bố, đàn áp tôn giáo gợi chúng ta hồi tưởng lại những tiếng gào thét của nhóm người Pharisiêu thuở xa xưa bảo hãy: "Đóng đinh Giêsu" và " tha cho tên cướp Barbara".
Tệ hại hơn là dư luận về sự cáo buộc hàng giáo sĩ đã sách nhiễu tình dục trẻ em, làm mất niềm tin vào Giáo Hội. Tuần báo Stern ngày 31.3.2010 tường thuật ở Đức có 25 triệu tín đồ Thiên Chúa Giáo, cứ 5 người có một người muốn bỏ nhà Thờ “ jeder Fünfte katholik denkt über einen Kirchenaustritt nach”. Bởi vậy Đức Giáo Hoàng đã nói: “ Kẻ thù đáng sợ phải chống lại là tội lỗi, nhưng bất hạnh thay sự xấu xa ấy đã nhập nhiễm vào chính thành viên của Giáo Hội”. Vụ tai tiếng xuất phát tử tội lỗi trong Giáo Hội và nhất thiết phải thanh tẩy.
Lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cầu xin Chúa Thánh Thần ngự đến thế giới chúng ta, bảo vệ Nhân Quyền và tự do Tôn Giáo, “hiệp nhất chúng ta nên một” ban hòa bình cho nhân loại, nâng đỡ tinh thần các vị lãnh đạo tôn giáo và các tín hữu đang bị phân tán, đang bị tù đầy, bị đe dọa, đang gặp bao nhiêu khó khăn thử thách. Xin Chúa tha tội cho những kẻ vô thần, giúp họ trở lại với đời sống tình yêu hướng thượng. "Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm" (Luca 23, 34). Làng Oberammergau ghi nhớ phép nhiệm mầu của Thiên Chúa đã ban cho Tổ tiên họ tồn tại đến ngày nay, họ diễn lại vở kịch để suy niệm, đời sống thánh thiện hơn tránh xa con đường tối tăm của tội lổi.
Tài liệu tham khảo thêm
http://www.passionsspiele2010.de/index.php?id=109
--------------------------------------------------------------------------------
[1] thành phố cổ Jerusalem có diện tích 1km2, nơi bắt nguồn của 3 tôn giáo lớn trên thế giới là Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Dân số Jerusalem khoảng 1 triệu người, trong đó 2/3 là người Do Thái, số còn lại là người Arập và các cộng đồng khác. Bức tường bao quanh thành phố được xây dựng dưới đế chế OTTman (1520-1566). Thành cổ có 11 cổng nhưng hiện nay chỉ mở 7 cổng là Jaffa, Zion (Thiên đường), Dung (Rác thải), Lion’(Sư tử), Herod’s (Anh hùng), Damascus và New (Mới). Cổng chính dẫn vào thành là cổng Jaffa, được xây dựng năm 1538.
Đức Thánh Cha tiếp kiến Đại Hội các Hội Giáo Hoàng truyền giáo
LM Trần Đức Anh, OP
11:24 21/05/2010
VATICAN - Sáng 21-5-2010, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến 160 vị Giám đốc toàn quốc các Hội Giáo Hoàng truyền giáo vừa kết thúc Đại hội thường niên sau 4 ngày tiến hành tại Roma. Ngài nêu bật hai đặc tính của các nhà truyền giáo cần phải có là sẵn sàng chấp nhận đau khổ và kết hiệp với Chúa Kitô.
ĐTC nói: ”Sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại đòi Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải chấp nhận những hậu quả sứ vụ của mình, đó là tinh thần thanh bần theo Tin Mừng giúp họ tự do rao giảng Tin Mừng một cách can đảm và chân thành; tinh thần bất bạo động, nhờ đó các vị dùng điều thiện để đáp lại sự ác (Mt 5,38-42); sẵn sàng hiến mạng sống mình vì danh Chúa Kitô và lòng yêu thương tha nhân”.
ĐTC nhắc đến tấm gương của Thánh Phaolô Tông Đồ chứng tỏ tính chất chân thực trong sứ mạng tông đồ của Người bằng những cuộc bách hại, các thương tích và cực hành đã chịu (2 Cr 6-7). Cũng vậy sự bách hại là bằng chứng cho thấy đặc tính chân thực của sứ mạng tông đồ của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là nhớ rằng Tin Mừng chỉ thể hiện cụ thể trong lương tâm và tâm hồn con người và lan rộng trong lịch sử nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh và Giáo Hội cũng như các thừa sai được Chúa ban cho khả năng thích hợp để chu toàn sứ mạng đã được ủy thác” (GPII, Dominum et vivificantem, 64).
ĐTC cũng nhấn mạnh chiều kích thứ hai, đó là ”Việc rao giảng Tin Mừng cần những tín hữu Kitô giơ cao hai tay hướng về Thiên Chúa như một cử chỉ cầu nguyện, các tín hữu Kitô được thúc đẩy nhờ ý thức rằng sự hoán cải của thế giới về cùng Chúa Kitô không phải do chúng ta tạo ra, nhưng được ban cho chúng ta. Năm Linh Mục giúp chúng ta ý thức thêm rằng công trình truyền giáo ngày càng đòi hỏi một sự kết hiệp sâu xa hơn với Đấng đã được Thiên Chúa Cha sai đến để cứu độ mọi người; đòi phải chia sẻ lối sống mới đã được Chúa Giêsu đề ra và được các Tông đồ đón nhận làm của mình” (Dv với Đại hội Bộ giáo sĩ, 16-3-2009).
Có 4 Hội Giáo Hoàng truyền giáo thuộc Bộ truyền giáo là: Hội truyền bá đức tin, Hội Thánh Phêrô Tông đồ, Hội Nhi đồng truyền giáo và Liên hiệp giáo sĩ truyền giáo. 3 Hội đầu đầu có những hoạt động lạc quyên để tài trợ các hoạt động truyền giáo và mục vụ, huấn luyện chủng sinh và tu sinh, riêng hội thứ tư có nhiệm vụ động viên tinh thần của giáo sĩ và tu sĩ. Hàng năm các vị Giám đốc toàn quốc các 4 loại Hội này về Roma nhóm họp trong đó có phần quyết định về các khoản tài trợ cho các xứ truyền giáo. Chủ tịch chung của 4 Hội là Đức TGM Piergiuseppe Vacchelli, Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo.
ĐTC nói: ”Sứ vụ truyền giáo cho dân ngoại đòi Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải chấp nhận những hậu quả sứ vụ của mình, đó là tinh thần thanh bần theo Tin Mừng giúp họ tự do rao giảng Tin Mừng một cách can đảm và chân thành; tinh thần bất bạo động, nhờ đó các vị dùng điều thiện để đáp lại sự ác (Mt 5,38-42); sẵn sàng hiến mạng sống mình vì danh Chúa Kitô và lòng yêu thương tha nhân”.
ĐTC nhắc đến tấm gương của Thánh Phaolô Tông Đồ chứng tỏ tính chất chân thực trong sứ mạng tông đồ của Người bằng những cuộc bách hại, các thương tích và cực hành đã chịu (2 Cr 6-7). Cũng vậy sự bách hại là bằng chứng cho thấy đặc tính chân thực của sứ mạng tông đồ của chúng ta. Nhưng điều quan trọng là nhớ rằng Tin Mừng chỉ thể hiện cụ thể trong lương tâm và tâm hồn con người và lan rộng trong lịch sử nhờ quyền năng của Chúa Thánh Linh và Giáo Hội cũng như các thừa sai được Chúa ban cho khả năng thích hợp để chu toàn sứ mạng đã được ủy thác” (GPII, Dominum et vivificantem, 64).
ĐTC cũng nhấn mạnh chiều kích thứ hai, đó là ”Việc rao giảng Tin Mừng cần những tín hữu Kitô giơ cao hai tay hướng về Thiên Chúa như một cử chỉ cầu nguyện, các tín hữu Kitô được thúc đẩy nhờ ý thức rằng sự hoán cải của thế giới về cùng Chúa Kitô không phải do chúng ta tạo ra, nhưng được ban cho chúng ta. Năm Linh Mục giúp chúng ta ý thức thêm rằng công trình truyền giáo ngày càng đòi hỏi một sự kết hiệp sâu xa hơn với Đấng đã được Thiên Chúa Cha sai đến để cứu độ mọi người; đòi phải chia sẻ lối sống mới đã được Chúa Giêsu đề ra và được các Tông đồ đón nhận làm của mình” (Dv với Đại hội Bộ giáo sĩ, 16-3-2009).
Có 4 Hội Giáo Hoàng truyền giáo thuộc Bộ truyền giáo là: Hội truyền bá đức tin, Hội Thánh Phêrô Tông đồ, Hội Nhi đồng truyền giáo và Liên hiệp giáo sĩ truyền giáo. 3 Hội đầu đầu có những hoạt động lạc quyên để tài trợ các hoạt động truyền giáo và mục vụ, huấn luyện chủng sinh và tu sinh, riêng hội thứ tư có nhiệm vụ động viên tinh thần của giáo sĩ và tu sĩ. Hàng năm các vị Giám đốc toàn quốc các 4 loại Hội này về Roma nhóm họp trong đó có phần quyết định về các khoản tài trợ cho các xứ truyền giáo. Chủ tịch chung của 4 Hội là Đức TGM Piergiuseppe Vacchelli, Đồng Tổng thư ký Bộ truyền giáo.
Đức Thánh Cha khuyến khích giáo dân dấn thân chính trị
LM Trần Đức Anh, OP
11:25 21/05/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu Công Giáo dấn thân trong lãnh vực chính trị và chứng tỏ rằng đức tin giúp họ đọc các thực tại một cách mới mẻ và biến đổi chúng.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-5-2010 dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể lần thứ 24 của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhóm từ ngày 20 đến 22-5-2010 về chủ đề ”Chứng nhân của Chúa Kitô trong cộng đồng chính trị”.
ĐTC khẳng định rằng: ”Giáo Hội không có sứ mạng huấn luyện chuyên môn cho các nhà chính trị. Đã có nhiều tổ chức khác theo đuổi mục đích ấy. Sứ mạng của Giáo Hội là ”đưa ra một phán đoán luân lý cả về những điều liên quan tới lãnh vực chính trị, khi các quyền căn bản của con người và phần rỗi các linh hồn đòi hỏi.. và Giáo Hội chỉ sử dụng những phương thế phù hợp với Tin Mừng và thiện ích của mọi người, theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau” (GS 76).
ĐTC nhắc nhớ rằng: ”Giáo dân có nhiệm vụ chứng tỏ một cách cụ thể trong đời sống bản thân và gia đình, trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, rằng đức tin cho phép đọc các thực tại một cách mới mẻ và sâu xa đồng thời biến đổi chúng; niềm hy vọng Kitô mở rộng chân trời hạn hẹp của con người và phóng dội nó về chiều cao đích thực của con người, hướng về Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng có nhiệm vụ cho thấy đức bác ái trong chân lý là sức mạnh hữu hiệu nhất có thể biến đổi thế giới, Tin Mừng là bảo đảm cho tự do và sứ điệp giải thoát.. Các tín hữu giáo dân có nhiệm vụ tham gia tích cực vào đời sống chính trị, phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh, chia sẻ những lý do có nền tảng vững chắc và các lý tưởng cao cả trong nền dân chủ và trong sự tìm kiếm đồng thuận sâu rộng với tất cả những người quan tâm bảo vệ sự sống và tự do, bảo vệ chân lý và thiện ích của gia đình, tình liên đới với người túng thiếu và sự tìm kiếm công ích” (SD 21-5-2010)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 21-5-2010 dành cho 100 tham dự viên khóa họp toàn thể lần thứ 24 của Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân nhóm từ ngày 20 đến 22-5-2010 về chủ đề ”Chứng nhân của Chúa Kitô trong cộng đồng chính trị”.
ĐTC khẳng định rằng: ”Giáo Hội không có sứ mạng huấn luyện chuyên môn cho các nhà chính trị. Đã có nhiều tổ chức khác theo đuổi mục đích ấy. Sứ mạng của Giáo Hội là ”đưa ra một phán đoán luân lý cả về những điều liên quan tới lãnh vực chính trị, khi các quyền căn bản của con người và phần rỗi các linh hồn đòi hỏi.. và Giáo Hội chỉ sử dụng những phương thế phù hợp với Tin Mừng và thiện ích của mọi người, theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau” (GS 76).
ĐTC nhắc nhớ rằng: ”Giáo dân có nhiệm vụ chứng tỏ một cách cụ thể trong đời sống bản thân và gia đình, trong đời sống xã hội, văn hóa và chính trị, rằng đức tin cho phép đọc các thực tại một cách mới mẻ và sâu xa đồng thời biến đổi chúng; niềm hy vọng Kitô mở rộng chân trời hạn hẹp của con người và phóng dội nó về chiều cao đích thực của con người, hướng về Thiên Chúa. Các tín hữu giáo dân cũng có nhiệm vụ cho thấy đức bác ái trong chân lý là sức mạnh hữu hiệu nhất có thể biến đổi thế giới, Tin Mừng là bảo đảm cho tự do và sứ điệp giải thoát.. Các tín hữu giáo dân có nhiệm vụ tham gia tích cực vào đời sống chính trị, phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh, chia sẻ những lý do có nền tảng vững chắc và các lý tưởng cao cả trong nền dân chủ và trong sự tìm kiếm đồng thuận sâu rộng với tất cả những người quan tâm bảo vệ sự sống và tự do, bảo vệ chân lý và thiện ích của gia đình, tình liên đới với người túng thiếu và sự tìm kiếm công ích” (SD 21-5-2010)
Thế giới cần những Kitô hữu chân thực trong chính trị và xã hội, Đức Thánh Cha tuyên bố
Dominic David Trần
13:22 21/05/2010
Điện Vatican, ngày 21/02/2010/ 11:51 AM theo bản tin Liên Thông Tấn Xã (CNA/EWTN News) Đức Thánh cha Benedicto XVI đã ban huấn từ về vai trò của các tín hữu trong môi trường chính trị qua buổi triều yết của các thành viên thuộc Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Giáo Dân trong ngày thứ Sáu. Những chính trị gia là những người tín hữu Thiên Chúa giáo chân thực không những chỉ cần thiết cho những sự thay đổi đúng nghĩa về mặt chính trị và xã hội nhưng còn có một nhu cầu to lớn đang đòi buộc những người Giáo Dân Công giáo chân thực này thực thi ảnh hưởng của họ trong các lĩnh vực chính trị và xã hội.
Buổi triều yết Đức Thánh Cha của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Giáo Dân bao gồm tất cả các thành viên dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Chủ Tịch Stanislaw Rylko. Hội Đồng đang tổ chức tiến hành Đại Hội Thường Kỳ lần thứ 24 và tập trung vào đề tài; "Các Chứng nhân của Đức Chúa KiTô trong cộng đồng chính trị."
Quảng diễn về chủ đề của Đại Hội trong 3 ngày qua, Đức Thánh Cha nói rằng; đó là trách nhiệm trong tầm tay của các tín hữu để cung cấp những chứng cớ cụ thể về Đức Tin trong các khung cảnh chính trị, văn hoá và xã hội. Họ phải làm chứng nhân cho sự thực là; " Đức Tin có thể cho phép họ đọc hiểu được về thực tế trong một cách thế sâu sắc và mới, và để chuyển hóa được các khung cảnh ấy."
Người Tín hữu Giáo dân tham gia trong đời sống chính trị phải hành động " trong một phong cách nhất quán với Giáo huấn của Hội Thánh Chúa," như khi họ mang lại những suy tư vững chắc và có "những tư tưởng lớn" trong các diễn đàn tranh luận dân chủ;"
Sự hiện diện của họ nên được nhận biết qua những nỗ lực mà họ đã gây dựng được sự Đồng thuận giữa những người bảo vệ cho Tự Do và Đời Sống của con người, bảo vệ Chân Lý, Sự Thật, và Điều Tốt Lành cho các gia đình, hỗ trợ, giúp đỡ cho những người đang khó khăn; và đi tìm công ích chung, Đức Giáo Hoàng giải thích và nói rõ thêm.
Đó qủa là một "thách thức khẩn thiết" khi ám chỉ đến tình hình dân chủ hiện nay trên thế giới hiện đang bị suy yếu bởi "sự lan rộng các môi trường đã bị rối loạn bởi chủ nghĩa Duy Tương đối về văn hoá, và của Chủ nghĩa Cá nhân Duy Khoái lạc- Hưởng thụ và nặng về Tư lợi" và " xã hội theo đuôi- ủng hộ sự thống trị bởi những thế lực mạnh."
Trong ánh sáng của tư duy sau đây; " Hiện có một nhu cầu thực sự cho những chính trị gia Thiên Chúa giáo đích thực, nhưng trong thực tế còn đòi hỏi nhiều hơn thế nữa đối với tất cả các Tin hữu Giáo dân: hãy làm chứng cho Đức Chúa Giêsu KiTô và Tin Mừng Phúc Âm trong các cộng đồng chính trị và dân sự."
Đức Thánh Cha giải thích thêm là, " mặc cho sự huấn luyện về mặt kỹ thuật của các nhà chính trị" không phải là một phần của trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội nhưng Giáo Hội bảo lưu quyền được " thông qua những phán quyết về mặt luân lý đạo đức trong những vấn đề quan trọng liên quan đến trật tự công cộng khi những quyền căn bản của con người hay sự cứu rỗi các linh hồn đòi buộc Giáo Hội phải lên tiếng hoặc bênh vực."
(Chú thích: Đức Thánh Cha nói: sự huấn luyện về mặt kỹ thuật của các nhà chính trị, có thể có nghĩa là sự hứa hẹn để kiếm phiếu, sự quay quắt -tráo trở về ngôn ngữ, thái độ của các chính trị gia thế tục. Trong Phúc Âm Chúa đã phán dạy người Công Giáo, " Sự việc gì có thì nói có, không thì nói không- ngoài ra thêm thắt gì vào thì là ma qủy."
Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả các tín hữu hành động để " phục hồi và tiếp thêm sinh lực cho sự khôn khéo về chính trị chân thực, để đáp trả những yêu cầu quan tâm đến năng lực chính trị trong môi trường của chúng ta, để tách biệt hẳn hòi việc sử dụng các nghiên cứu khoa học và đối diện với những thực tiễn trong mọi khía cạnh của nó, vượt hẳn lên trên những giấc mơ không tưởng hoặc các chủ nghĩa thu hẹp hoặc bóp bẹp các ý thức hệ chân chính."
Chúng ta phải " thể hiện là chúng ta rộng lòng đón chào những cuộc đối thoại và cộng tác chân chính.... không bao giờ được quên rằng sự đóng góp của tín hữu Thiên Chúa giáo có thể rất có ảnh hưởng quyết định đến sự việc chỉ khi nào Nhận thức của Đức Tin trở thành Tri thức của thực tiễn, đó là chìa khoá căn bản trong xét đoán và chuyển hóa sự việc."
Đức Thánh Cha khẳng quyết; " Một cuộc Cách Mạng của Tình Thương chân thực" là điều thế giới đang cần. Để kết thúc huấn từ, Đức Thánh Cha mời gọi những thế hệ trẻ, những thế hệ mới hãy tham dự vào đời sống chính trị với "một quyết tâm không được xây dựng trên nền tảng của những ý thức hệ cá biệt hay những lợi ích chỉ phục vụ cho một số ít người, nhưng trong ánh sáng của Tin Mừng Phúc Âm những thế hệ chính trị gia Thiên Chúa giáo này lựa chọn để phục vụ con người và những điều công ích chung cho mọi người."
(Cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần: thông qua sự việc từ nhiệm-kế nhiệm ngôi vị Tổng Giám Mục Hà Nội, đã có nhiều bài viết hay ý tưởng "có ý lên lớp Giáo Hội về việc thảo luận và đấu trí thâm chí cho là ván bạc hay bàn cờ chính trị nữa".
Khi một người đứng đầu chính phủ hay đất nước nào đến Vatican triều yết Đức Giáo Hoàng và làm việc với các Thánh Bộ có liên quan- họ theo tư lợi và ý thức chính trị của phe nhóm họ chứ họ đâu có theo Phúc Âm và chắc gì họ là người tín hữu Thiên Chúa giáo chân thực. Hãy xem lại trường hợp Tổng Thống Bồ Đào Nha, sau khi đón tiếp và ca ngợi Giáo Hội và Đức Thánh Cha dến kính viếng Đức Mẹ Fatima xong mấy ngày sau đó, vị Tổng Thống này ký sắc lệnh công nhân hôn nhân đồng tính, ngay trên đất nước của Đức Mẹ Fatima.
Buổi triều yết Đức Thánh Cha của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về Giáo Dân bao gồm tất cả các thành viên dẫn đầu bởi Đức Hồng Y Chủ Tịch Stanislaw Rylko. Hội Đồng đang tổ chức tiến hành Đại Hội Thường Kỳ lần thứ 24 và tập trung vào đề tài; "Các Chứng nhân của Đức Chúa KiTô trong cộng đồng chính trị."
Quảng diễn về chủ đề của Đại Hội trong 3 ngày qua, Đức Thánh Cha nói rằng; đó là trách nhiệm trong tầm tay của các tín hữu để cung cấp những chứng cớ cụ thể về Đức Tin trong các khung cảnh chính trị, văn hoá và xã hội. Họ phải làm chứng nhân cho sự thực là; " Đức Tin có thể cho phép họ đọc hiểu được về thực tế trong một cách thế sâu sắc và mới, và để chuyển hóa được các khung cảnh ấy."
Người Tín hữu Giáo dân tham gia trong đời sống chính trị phải hành động " trong một phong cách nhất quán với Giáo huấn của Hội Thánh Chúa," như khi họ mang lại những suy tư vững chắc và có "những tư tưởng lớn" trong các diễn đàn tranh luận dân chủ;"
Sự hiện diện của họ nên được nhận biết qua những nỗ lực mà họ đã gây dựng được sự Đồng thuận giữa những người bảo vệ cho Tự Do và Đời Sống của con người, bảo vệ Chân Lý, Sự Thật, và Điều Tốt Lành cho các gia đình, hỗ trợ, giúp đỡ cho những người đang khó khăn; và đi tìm công ích chung, Đức Giáo Hoàng giải thích và nói rõ thêm.
Đó qủa là một "thách thức khẩn thiết" khi ám chỉ đến tình hình dân chủ hiện nay trên thế giới hiện đang bị suy yếu bởi "sự lan rộng các môi trường đã bị rối loạn bởi chủ nghĩa Duy Tương đối về văn hoá, và của Chủ nghĩa Cá nhân Duy Khoái lạc- Hưởng thụ và nặng về Tư lợi" và " xã hội theo đuôi- ủng hộ sự thống trị bởi những thế lực mạnh."
Trong ánh sáng của tư duy sau đây; " Hiện có một nhu cầu thực sự cho những chính trị gia Thiên Chúa giáo đích thực, nhưng trong thực tế còn đòi hỏi nhiều hơn thế nữa đối với tất cả các Tin hữu Giáo dân: hãy làm chứng cho Đức Chúa Giêsu KiTô và Tin Mừng Phúc Âm trong các cộng đồng chính trị và dân sự."
Đức Thánh Cha giải thích thêm là, " mặc cho sự huấn luyện về mặt kỹ thuật của các nhà chính trị" không phải là một phần của trong sứ mạng truyền giáo của Giáo hội nhưng Giáo Hội bảo lưu quyền được " thông qua những phán quyết về mặt luân lý đạo đức trong những vấn đề quan trọng liên quan đến trật tự công cộng khi những quyền căn bản của con người hay sự cứu rỗi các linh hồn đòi buộc Giáo Hội phải lên tiếng hoặc bênh vực."
(Chú thích: Đức Thánh Cha nói: sự huấn luyện về mặt kỹ thuật của các nhà chính trị, có thể có nghĩa là sự hứa hẹn để kiếm phiếu, sự quay quắt -tráo trở về ngôn ngữ, thái độ của các chính trị gia thế tục. Trong Phúc Âm Chúa đã phán dạy người Công Giáo, " Sự việc gì có thì nói có, không thì nói không- ngoài ra thêm thắt gì vào thì là ma qủy."
Đức Thánh Cha kêu gọi tất cả các tín hữu hành động để " phục hồi và tiếp thêm sinh lực cho sự khôn khéo về chính trị chân thực, để đáp trả những yêu cầu quan tâm đến năng lực chính trị trong môi trường của chúng ta, để tách biệt hẳn hòi việc sử dụng các nghiên cứu khoa học và đối diện với những thực tiễn trong mọi khía cạnh của nó, vượt hẳn lên trên những giấc mơ không tưởng hoặc các chủ nghĩa thu hẹp hoặc bóp bẹp các ý thức hệ chân chính."
Chúng ta phải " thể hiện là chúng ta rộng lòng đón chào những cuộc đối thoại và cộng tác chân chính.... không bao giờ được quên rằng sự đóng góp của tín hữu Thiên Chúa giáo có thể rất có ảnh hưởng quyết định đến sự việc chỉ khi nào Nhận thức của Đức Tin trở thành Tri thức của thực tiễn, đó là chìa khoá căn bản trong xét đoán và chuyển hóa sự việc."
Đức Thánh Cha khẳng quyết; " Một cuộc Cách Mạng của Tình Thương chân thực" là điều thế giới đang cần. Để kết thúc huấn từ, Đức Thánh Cha mời gọi những thế hệ trẻ, những thế hệ mới hãy tham dự vào đời sống chính trị với "một quyết tâm không được xây dựng trên nền tảng của những ý thức hệ cá biệt hay những lợi ích chỉ phục vụ cho một số ít người, nhưng trong ánh sáng của Tin Mừng Phúc Âm những thế hệ chính trị gia Thiên Chúa giáo này lựa chọn để phục vụ con người và những điều công ích chung cho mọi người."
(Cảm nghiệm khiêm tốn của Dominic David Trần: thông qua sự việc từ nhiệm-kế nhiệm ngôi vị Tổng Giám Mục Hà Nội, đã có nhiều bài viết hay ý tưởng "có ý lên lớp Giáo Hội về việc thảo luận và đấu trí thâm chí cho là ván bạc hay bàn cờ chính trị nữa".
Khi một người đứng đầu chính phủ hay đất nước nào đến Vatican triều yết Đức Giáo Hoàng và làm việc với các Thánh Bộ có liên quan- họ theo tư lợi và ý thức chính trị của phe nhóm họ chứ họ đâu có theo Phúc Âm và chắc gì họ là người tín hữu Thiên Chúa giáo chân thực. Hãy xem lại trường hợp Tổng Thống Bồ Đào Nha, sau khi đón tiếp và ca ngợi Giáo Hội và Đức Thánh Cha dến kính viếng Đức Mẹ Fatima xong mấy ngày sau đó, vị Tổng Thống này ký sắc lệnh công nhân hôn nhân đồng tính, ngay trên đất nước của Đức Mẹ Fatima.
Hội đồng Giám Mục HK kêu gọi Lập Pháp hổ trợ một đạo luật bổ sung cho bộ luật Cải tổ Y tế
Trần Mạnh Trác
16:14 21/05/2010
WASHINGTON- Chủ tịch Ủy ban các hoạt động phò sự sống của HĐ giám mục Hoa Kỳ đã kêu gọi hỗ trợ một dự luật lưỡng đảng để khắc phục những lỗ hổng về phá thai và về việc bảo vệ lương tâm trong đạo luật Cải Tổ Y Tế (PPACA, Patient Protection and Affordable Care Act, đạo luật bảo vệ bệnh nhân và chu cấp y tế).
Trong một bức thư ngày 20 Tháng Năm, Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston cho biết tuy PPACA là một bước tiến quan trọng hướng tới việc đảm bảo quyền truy cập vào phạm vi bảo hiểm y tế cho tất cả người Mỹ nhưng vẫn là một "sai lầm sâu sắc liên quan đến vấn đề phá thai, quyền lương tâm, và sự công bằng cho người di dân." Ngài kêu gọi các dân biểu nghị sĩ hãy hỗ trợ dự luật H.R. 5111, của các dân biểu Joseph Pitts (R-PA) và Dan Lipinski (D-IL) và 91 dân biểu khác, và nói thêm, " Mục tiêu lập pháp cuả các giám mục Công giáo trong những tháng tới là nỗ lực để đảm bảo rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta thật sự phục vụ cuộc sống, bảo đảm y tế và lương tâm của tất cả mọi người. "
Dự luật này, Đức Hồng Y DiNardo viết, "sẽ làm cho đạo luật PPACA được phù hợp với chính sách phá thai và quyền lương tâm mà từ lâu vẫn chiếm ưu thế trong các chương trình y tế của liên bang" bằng cách đảm bảo việc sử dụng ngân quỹ cuả PPACA được quy định bởi Tu chính án Hyde và các quy định khác.
Đức Hồng Y DiNardo cho biết những người đã từng tin tưởng vào sắc lệnh của Tổng thống Obama đã ký để giải quyết những quan ngại này thì cũng nên hỗ trợ dự luật mới, vì dự luật mới sẽ hệ thống hóa và tăng cường pháp lệnh. Dự luật HR 5111 giải quyết các vấn đề phá thai và lương tâm mà sắc lệnh đã không đề cập tới, và sửa chữa "nhiều sơ sót của Đạo luật, chẳng hạn như có thể dùng trợ cấp liên bang cho những chương trình sức khỏe bao gồm việc phá thai".
Với PPACA đã thành luật, Đức Hồng Y DiNardo nói, "Các vấn đề phá thai và lương tâm có thể được giải quyết trên giá trị riêng của chúng, chứ không bị ràng buộc bởi ý tưởng sai lầm rằng những nỗ lực này là chỉ nhằm ngăn chặn việc thông qua Đạo luật. Nếu những vấn đề này không được giải quyết một cách chính đáng, chúng sẽ bị sử dụng như những viên đạn của những người ủng hộ việc bãi bỏ hoàn toàn bộ luật PPACA, và như vậy sẽ huỷ hoại cả những khiá cạnh tích cực của đạo luật mới."
Ngài cũng nhắc lại phương châm cuả hàng giám mục là thực hiện "một hệ thống Y Tế tôn trọng đời sống, sức khoẻ và lương tâm của tất cả mọi người."
Trong một bức thư ngày 20 Tháng Năm, Đức Hồng Y Daniel DiNardo của Galveston-Houston cho biết tuy PPACA là một bước tiến quan trọng hướng tới việc đảm bảo quyền truy cập vào phạm vi bảo hiểm y tế cho tất cả người Mỹ nhưng vẫn là một "sai lầm sâu sắc liên quan đến vấn đề phá thai, quyền lương tâm, và sự công bằng cho người di dân." Ngài kêu gọi các dân biểu nghị sĩ hãy hỗ trợ dự luật H.R. 5111, của các dân biểu Joseph Pitts (R-PA) và Dan Lipinski (D-IL) và 91 dân biểu khác, và nói thêm, " Mục tiêu lập pháp cuả các giám mục Công giáo trong những tháng tới là nỗ lực để đảm bảo rằng hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng ta thật sự phục vụ cuộc sống, bảo đảm y tế và lương tâm của tất cả mọi người. "
Dự luật này, Đức Hồng Y DiNardo viết, "sẽ làm cho đạo luật PPACA được phù hợp với chính sách phá thai và quyền lương tâm mà từ lâu vẫn chiếm ưu thế trong các chương trình y tế của liên bang" bằng cách đảm bảo việc sử dụng ngân quỹ cuả PPACA được quy định bởi Tu chính án Hyde và các quy định khác.
Đức Hồng Y DiNardo cho biết những người đã từng tin tưởng vào sắc lệnh của Tổng thống Obama đã ký để giải quyết những quan ngại này thì cũng nên hỗ trợ dự luật mới, vì dự luật mới sẽ hệ thống hóa và tăng cường pháp lệnh. Dự luật HR 5111 giải quyết các vấn đề phá thai và lương tâm mà sắc lệnh đã không đề cập tới, và sửa chữa "nhiều sơ sót của Đạo luật, chẳng hạn như có thể dùng trợ cấp liên bang cho những chương trình sức khỏe bao gồm việc phá thai".
Với PPACA đã thành luật, Đức Hồng Y DiNardo nói, "Các vấn đề phá thai và lương tâm có thể được giải quyết trên giá trị riêng của chúng, chứ không bị ràng buộc bởi ý tưởng sai lầm rằng những nỗ lực này là chỉ nhằm ngăn chặn việc thông qua Đạo luật. Nếu những vấn đề này không được giải quyết một cách chính đáng, chúng sẽ bị sử dụng như những viên đạn của những người ủng hộ việc bãi bỏ hoàn toàn bộ luật PPACA, và như vậy sẽ huỷ hoại cả những khiá cạnh tích cực của đạo luật mới."
Ngài cũng nhắc lại phương châm cuả hàng giám mục là thực hiện "một hệ thống Y Tế tôn trọng đời sống, sức khoẻ và lương tâm của tất cả mọi người."
Tham gia vào sứ mệnh của Chúa Kitô, là chấp nhận đương đầu với thử thách
Bùi Hữu Thư
21:08 21/05/2010
Buổi Triều kiến của Đức Thánh Cha Benedict XVI với Hội Các Công Trình Truyền Giáo của Giáo Hoàng
Rôma, Ngày thứ sáu 21, tháng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với buổi họp thường lệ của Uỷ Ban Cố Vấn Tối Cao của Hội Các Công Trình Truyền Giáo của Giáo Hoàng (OPM) được triệu tập tại Rôma từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 5: “Khi dấn thân vào sứ mệnh theo chân Chúa Kitô, Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải chấp nhận ‘những hậu qủa của sứ vụ của họ’.”
Đức Thánh Cha khẳng định ngày 21 tháng 5: “Những ai tham gia vào sứ mệnh của Chúa Kitô không thể trốn tránh việc đối đầu với những thử thách, những đau khổ, vì họ phải đối phó với những chống đối và những quyền lực của thế gian.”
“Để đương đầu với những bách hại và thử thách đối với sự chân chính của sứ vụ tông đồ của chúng ta,” như Thánh Tông Đồ Phaolô đã nói, “chúng ta chỉ có vũ khí duy nhất là Lời Chúa Kitô và Thánh Giá của Người (1 Co 1,22-25).”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc lại rằng “sứ vụ đến với các dân tộc đòi hỏi Giáo Hội và các nhà truyền giáo chấp nhận hậu quả của sứ vụ của họ” và “chính sự khó nghèo của Phúc Âm giúp cho họ có tự do để can đảm và thẳng thắn rao giảng Phúc Âm; với sự bất bạo động, họ đáp trả sự dữ bằng sự lành; họ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì danh Chúa Kitô và vì tình yêu nhân loại.”
Trước các thành viên của OPM, Đức Thánh Cha nhắc rằng sứ mệnh truyền giáo ngày nay thật “to lớn”, nhất là vì lý do một “học thuyết nhân bản loại trừ Thiên Chúa” và sự “thiếu sót về tư tưởng, suy nghĩ và khôn ngoan.”
“Chính vì thế điều khẩn thiết hơn là cần soi chiếu ánh sáng bất biến của Phúc Âm trên những vấn đề mới xẩy ra.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Việc truyền giáo cần đến các Kitô hữu biết giơ tay cầu nguyện với Thiên Chúa, và phải ý thức là việc hoán cải thế gian về với Chúa Kitô không tự chúng ta làm được, nhưng là được ban cho chúng ta.”
Khi chào mừng các nhà truyền giáo đến từ khắp nơi trên thế giới, ngài tiếp: “Việc công bố Phúc Âm là một sứ vụ quý báu Giáo Hội có thể cung ứng cho nhân loại. Quý vị là dấu chỉ hùng hồn và sống động của đặc tính Công Giáo của Giáo Hội, được cụ thể hóa trong sinh khí hoàn vũ của sứ vụ tông đồ.”
Rôma, Ngày thứ sáu 21, tháng 5, 2010 (Le Monde vu de Rome) - Đức Thánh Cha Benedict XVI nói với buổi họp thường lệ của Uỷ Ban Cố Vấn Tối Cao của Hội Các Công Trình Truyền Giáo của Giáo Hoàng (OPM) được triệu tập tại Rôma từ ngày 17 đến ngày 21 tháng 5: “Khi dấn thân vào sứ mệnh theo chân Chúa Kitô, Giáo Hội và các nhà truyền giáo phải chấp nhận ‘những hậu qủa của sứ vụ của họ’.”
Đức Thánh Cha khẳng định ngày 21 tháng 5: “Những ai tham gia vào sứ mệnh của Chúa Kitô không thể trốn tránh việc đối đầu với những thử thách, những đau khổ, vì họ phải đối phó với những chống đối và những quyền lực của thế gian.”
“Để đương đầu với những bách hại và thử thách đối với sự chân chính của sứ vụ tông đồ của chúng ta,” như Thánh Tông Đồ Phaolô đã nói, “chúng ta chỉ có vũ khí duy nhất là Lời Chúa Kitô và Thánh Giá của Người (1 Co 1,22-25).”
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nhắc lại rằng “sứ vụ đến với các dân tộc đòi hỏi Giáo Hội và các nhà truyền giáo chấp nhận hậu quả của sứ vụ của họ” và “chính sự khó nghèo của Phúc Âm giúp cho họ có tự do để can đảm và thẳng thắn rao giảng Phúc Âm; với sự bất bạo động, họ đáp trả sự dữ bằng sự lành; họ sẵn sàng hy sinh mạng sống vì danh Chúa Kitô và vì tình yêu nhân loại.”
Trước các thành viên của OPM, Đức Thánh Cha nhắc rằng sứ mệnh truyền giáo ngày nay thật “to lớn”, nhất là vì lý do một “học thuyết nhân bản loại trừ Thiên Chúa” và sự “thiếu sót về tư tưởng, suy nghĩ và khôn ngoan.”
“Chính vì thế điều khẩn thiết hơn là cần soi chiếu ánh sáng bất biến của Phúc Âm trên những vấn đề mới xẩy ra.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Việc truyền giáo cần đến các Kitô hữu biết giơ tay cầu nguyện với Thiên Chúa, và phải ý thức là việc hoán cải thế gian về với Chúa Kitô không tự chúng ta làm được, nhưng là được ban cho chúng ta.”
Khi chào mừng các nhà truyền giáo đến từ khắp nơi trên thế giới, ngài tiếp: “Việc công bố Phúc Âm là một sứ vụ quý báu Giáo Hội có thể cung ứng cho nhân loại. Quý vị là dấu chỉ hùng hồn và sống động của đặc tính Công Giáo của Giáo Hội, được cụ thể hóa trong sinh khí hoàn vũ của sứ vụ tông đồ.”
Top Stories
Sri Lanka: Le gouvernement célèbre le premier anniversaire de sa victoire sur les Tigres tandis que les Eglises chrétiennes commémorent le massacre de milliers de civils
Eglises d’Asie
08:37 21/05/2010
SRI LANKA
Le gouvernement célèbre le premier anniversaire de sa victoire sur les Tigres tandis que les Eglises chrétiennes commémorent le massacre de milliers de civils
Eglises d’Asie, 21 mai 2010 – Le 18 mai 2009 s’achevait l’un des plus longs conflits séparatistes d’Asie avec la reddition des Tigres tamouls (Tigres de libération de l’Eelam tamoul, LTTE) encerclés par l’armée sri-lankaise. L’assaut final avait provoqué le bain de sang redouté par les ONG qui assistaient impuissantes aux bombardements et tirs d’artillerie des zones où étaient piégés, avec les rebelles, des milliers de civils (1).
Un an plus tard, des festivités officielles, étalées sur une semaine, célèbrent le premier anniversaire de la fin de la guerre civile: parades militaires, remises de décorations, inauguration de monuments et centres commémoratifs en l’honneur des « héros » de l’armée sri-lankaise. Sur le site officiel de la Sri Lanka Army (SLA), la « célébration de la victoire sur le Mal » fait l’objet de comptes-rendus journaliers, avec en apothéose la préparation du « grand final » à Colombo le samedi 22 mai, comprenant une grande cérémonie religieuse nocturne en présence de « plus de 3 000 moines bouddhistes » (2).
En marge des célébrations officielles, les communautés chrétiennes tentent de rappeler, quant à elles, les milliers de « civils innocents » morts dans cette guerre fratricide qui aura duré près de trente ans. Le 18 mai, des centaines de catholiques, méthodistes et anglicans, parmi lesquels des prêtres et des religieux, se sont réunis à Colombo pour une veillée de prière organisée par le Christian Solidarity Movement (CSM) (3) à l’auditorium du Center for Society and Religion.
« Le gouvernement est en train de fêter sa victoire militaire... mais ne semble pas concerné par les milliers de Tamouls innocents qui sont morts », a déclaré aux participants Mahinda Namal, l’un des intervenants du CSM. « C’est pourquoi nous avons organisé cette veillée. Afin de nous souvenir de ces civils innocents. Ils étaient aussi nos frères et sœurs », a-t-il ajouté.
Le CSM a également projeté durant la veillée un documentaire sur les victimes de la guerre. Un tel film aide les gens à prendre conscience de la détresse et de la souffrance des civils, a expliqué l’agence Ucanews, le P. Bernard Reyhart, curé de la paroisse catholique St Andrew à Colombo.
Un an après la fin du conflit, on ne connaît toujours pas le bilan définitif des populations civiles tuées par les deux camps, en particulier durant la sanglante phase finale de mai 2009 (la plupart des organismes humanitaires ont cependant évalué à 40 000 le nombre de civils tués lors de la dernière bataille).
Pour les Tamouls survivants, la situation s’est considérablement dégradée, selon les ONG présentes sur le terrain. Les civils déplacés par la guerre sont encore plus de 80 000 à vivre dans des camps surpeuplés aux conditions sanitaires précaires. Au fil des mois, l’aide alimentaire s’est raréfiée et, aujourd’hui, les épidémies se succèdent, par manque de soins et d’hygiène. Quant aux quelque 300 000 civils à avoir été « réinstallés » dans les anciennes zones de combat, ils ont retrouvé des villages dévastés, des champs inutilisables et minés et ils dépendent pour la plupart d’entre eux d’une aide humanitaire qui se fait de plus en plus rare, par manque de fonds (4).
Dans le nord du pays, où se trouvaient les places fortes des Tigres, comme la péninsule de Jaffna, les chrétiens qui ont voulu organiser des célébrations commémoratives en mémoire des civils tamouls tués lors de la guerre se sont heurtés à l’hostilité des autorités locales et en particulier de l’armée sri-lankaise. Mgr Thomas Saundaranayagam, évêque de Jaffna, l’un des diocèses les plus touchés par le conflit, a rapporté les intimidations dont il a été l’objet, à l’instar d’autres membres du clergé. Le 18 mai, toute commémoration des victimes de la guerre a été interdite par les responsables militaires qui ont demandé à la population de faire flotter le drapeau sri-lankais sur les maisons et les véhicules afin de célébrer le « National Flag Day », nouvellement instauré par le président Mahinda Rajapaksa en l’honneur de la victoire sur les Tigres. Le même jour, tous les Sri-Lankais étaient également invités à observer deux minutes de silence à 18 h 00 et à allumer une lampe à huile « en mémoire des héros de la guerre qui ont fait le sacrifice suprême pour protéger la patrie » (5).
Alors qu’à l’occasion de l’anniversaire de la fin de la guerre, des ONG, comme Amnesty International (6), des groupes de défenses des droits de l’homme, ou encore des associations chrétiennes dénoncent les crimes de guerre commis au Sri Lanka et réclament une enquête indépendante, l’ONU a réaffirmé son intention d’attendre les résultats de la Commission pour la réconciliation constituée par le président sri lankais.
Dans un rapport paru également le 18 mai et concluant aux preuves formelles de la violation des droits de l’homme et du massacre volontaire de civils par les forces armées sri-lankaises comme par les Tigres, International Crisis Group (ICG) a enjoint à la communauté internationale de prendre ses responsabilités « non seulement pour la justice et l’instauration d’une paix durable au Sri Lanka, mais aussi pour empêcher que cela ne se reproduise ailleurs ».
(1) Voir EDA 507, 508, 509
(2) www.army.lk
(3) Christian Solidarity Movement est un rassemblement de dénominations chrétiennes du Sri Lanka, qui agit pour « la justice, la paix et les droits de l’homme ».
(4) Reuters, 19 mai 2010, Christian Aid, 18 mai 2010, www.un.org, 17 mai 2010.
(5) www.army.lk; www. tamilnet; www.lankasrinews.com
(6) Amnesty International, 17 mai 2010.
Le gouvernement célèbre le premier anniversaire de sa victoire sur les Tigres tandis que les Eglises chrétiennes commémorent le massacre de milliers de civils
Eglises d’Asie, 21 mai 2010 – Le 18 mai 2009 s’achevait l’un des plus longs conflits séparatistes d’Asie avec la reddition des Tigres tamouls (Tigres de libération de l’Eelam tamoul, LTTE) encerclés par l’armée sri-lankaise. L’assaut final avait provoqué le bain de sang redouté par les ONG qui assistaient impuissantes aux bombardements et tirs d’artillerie des zones où étaient piégés, avec les rebelles, des milliers de civils (1).
Un an plus tard, des festivités officielles, étalées sur une semaine, célèbrent le premier anniversaire de la fin de la guerre civile: parades militaires, remises de décorations, inauguration de monuments et centres commémoratifs en l’honneur des « héros » de l’armée sri-lankaise. Sur le site officiel de la Sri Lanka Army (SLA), la « célébration de la victoire sur le Mal » fait l’objet de comptes-rendus journaliers, avec en apothéose la préparation du « grand final » à Colombo le samedi 22 mai, comprenant une grande cérémonie religieuse nocturne en présence de « plus de 3 000 moines bouddhistes » (2).
En marge des célébrations officielles, les communautés chrétiennes tentent de rappeler, quant à elles, les milliers de « civils innocents » morts dans cette guerre fratricide qui aura duré près de trente ans. Le 18 mai, des centaines de catholiques, méthodistes et anglicans, parmi lesquels des prêtres et des religieux, se sont réunis à Colombo pour une veillée de prière organisée par le Christian Solidarity Movement (CSM) (3) à l’auditorium du Center for Society and Religion.
« Le gouvernement est en train de fêter sa victoire militaire... mais ne semble pas concerné par les milliers de Tamouls innocents qui sont morts », a déclaré aux participants Mahinda Namal, l’un des intervenants du CSM. « C’est pourquoi nous avons organisé cette veillée. Afin de nous souvenir de ces civils innocents. Ils étaient aussi nos frères et sœurs », a-t-il ajouté.
Le CSM a également projeté durant la veillée un documentaire sur les victimes de la guerre. Un tel film aide les gens à prendre conscience de la détresse et de la souffrance des civils, a expliqué l’agence Ucanews, le P. Bernard Reyhart, curé de la paroisse catholique St Andrew à Colombo.
Un an après la fin du conflit, on ne connaît toujours pas le bilan définitif des populations civiles tuées par les deux camps, en particulier durant la sanglante phase finale de mai 2009 (la plupart des organismes humanitaires ont cependant évalué à 40 000 le nombre de civils tués lors de la dernière bataille).
Pour les Tamouls survivants, la situation s’est considérablement dégradée, selon les ONG présentes sur le terrain. Les civils déplacés par la guerre sont encore plus de 80 000 à vivre dans des camps surpeuplés aux conditions sanitaires précaires. Au fil des mois, l’aide alimentaire s’est raréfiée et, aujourd’hui, les épidémies se succèdent, par manque de soins et d’hygiène. Quant aux quelque 300 000 civils à avoir été « réinstallés » dans les anciennes zones de combat, ils ont retrouvé des villages dévastés, des champs inutilisables et minés et ils dépendent pour la plupart d’entre eux d’une aide humanitaire qui se fait de plus en plus rare, par manque de fonds (4).
Dans le nord du pays, où se trouvaient les places fortes des Tigres, comme la péninsule de Jaffna, les chrétiens qui ont voulu organiser des célébrations commémoratives en mémoire des civils tamouls tués lors de la guerre se sont heurtés à l’hostilité des autorités locales et en particulier de l’armée sri-lankaise. Mgr Thomas Saundaranayagam, évêque de Jaffna, l’un des diocèses les plus touchés par le conflit, a rapporté les intimidations dont il a été l’objet, à l’instar d’autres membres du clergé. Le 18 mai, toute commémoration des victimes de la guerre a été interdite par les responsables militaires qui ont demandé à la population de faire flotter le drapeau sri-lankais sur les maisons et les véhicules afin de célébrer le « National Flag Day », nouvellement instauré par le président Mahinda Rajapaksa en l’honneur de la victoire sur les Tigres. Le même jour, tous les Sri-Lankais étaient également invités à observer deux minutes de silence à 18 h 00 et à allumer une lampe à huile « en mémoire des héros de la guerre qui ont fait le sacrifice suprême pour protéger la patrie » (5).
Alors qu’à l’occasion de l’anniversaire de la fin de la guerre, des ONG, comme Amnesty International (6), des groupes de défenses des droits de l’homme, ou encore des associations chrétiennes dénoncent les crimes de guerre commis au Sri Lanka et réclament une enquête indépendante, l’ONU a réaffirmé son intention d’attendre les résultats de la Commission pour la réconciliation constituée par le président sri lankais.
Dans un rapport paru également le 18 mai et concluant aux preuves formelles de la violation des droits de l’homme et du massacre volontaire de civils par les forces armées sri-lankaises comme par les Tigres, International Crisis Group (ICG) a enjoint à la communauté internationale de prendre ses responsabilités « non seulement pour la justice et l’instauration d’une paix durable au Sri Lanka, mais aussi pour empêcher que cela ne se reproduise ailleurs ».
(1) Voir EDA 507, 508, 509
(2) www.army.lk
(3) Christian Solidarity Movement est un rassemblement de dénominations chrétiennes du Sri Lanka, qui agit pour « la justice, la paix et les droits de l’homme ».
(4) Reuters, 19 mai 2010, Christian Aid, 18 mai 2010, www.un.org, 17 mai 2010.
(5) www.army.lk; www. tamilnet; www.lankasrinews.com
(6) Amnesty International, 17 mai 2010.
A propos de la démission de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt - Interview accordée à Radio Free Asia par le vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam par le vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam
Eglises d’Asie
08:44 21/05/2010
VIETNAM
Pour approfondir: A propos de la démission de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt
– Interview accordée à Radio Free Asia
par le vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam –
La controverse qui a précédé, accompagné puis suivi l’acceptation de la démission et le départ de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt de l’archidiocèse de Hanoi prend, à certains égards, des accents inquiétants. En témoigne cette interview du vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam, entièrement consacrée à cette polémique selon laquelle des pressions se seraient exercées aussi bien sur le Saint-Siège que sur la Conférence des évêques et auraient conduit à la démission de l’archevêque de Hanoi. Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, lors de la messe d’accueil de l’archevêque coadjuteur, le 7 mai dernier, avait étonné l’assistance en reconnaissant publiquement l’existence d’une controverse à ce sujet. Il souligne ici les graves conséquences que celle-ci pourrait avoir sur la vie de l’Eglise. L’intégralité de l’interview accordée à Radio Free Asia (émissions en vietnamien), le 14 mai 2010, a été traduite par la rédaction d’Eglises d’Asie.
Radio Free Asia – 14 mai 2010: Au sujet de la nomination d’un archevêque coadjuteur pour l’archidiocèse de Hanoi et de la démission de l’archevêque Joseph Ngô Quang Kiêt, les avis sont aujourd’hui partagés en deux camps. Le 7 mai 2010, à l’occasion de la messe d’accueil de l’archevêque coadjuteur, des fidèles portaient avec eux de nombreux portraits et banderoles exprimant leur soutien à Mgr Ngô Quang Kiêt. Pour une partie des fidèles, la nomination du coadjuteur par le Vatican s’est appuyée sur une lettre de demande de démission pour raisons de santé écrite par Mgr Ngô Quang Kiêt. L’autre camp assure que le Vatican a fait une concession en écartant cet évêque ferme et énergique du diocèse de Hanoi, comme le voulait le Comité populaire de la capitale, lequel en avait exprimé la volonté plusieurs fois auparavant…
Excellence, nous vous remercions de nous permettre de réaliser cette interview spéciale à propos de la controverse qui a lieu aujourd’hui dans le pays comme à l’étranger. Tout d’abord, en qualité d’ami très proche de Mgr Ngô Quang Kiêt, pouvez-vous nous informer sur l’état réel de sa santé ? Est-il atteint si gravement qu’il doive démissionner tout en sachant clairement que sa démission donnera lieu à tant de soupçons ?
Au sein même de la Conférence épiscopale, nous avons trouvé cela difficile à comprendre; c’est pourquoi nous avons voulu avoir une confirmation de sa part. Il nous a toujours répété que les gens pensaient à tort qu’il subissait une pression pour démissionner. En réalité, nous a-t-il dit, sa santé se détériorait depuis longtemps. C’est LA raison pour laquelle il avait fait une demande de démission dès avant que n’éclatent les affaires de la Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha.
(…) L’opinion publique veut considérer qu’il y a eu pression venant d’ici ou d'ailleurs. J’ai interrogé directement Mgr Joseph à plusieurs reprises jusqu’à ces derniers jours. Nous étions très étonnés, ne comprenant pas pourquoi il démissionnait à un tel moment. Il a simplement répondu qu’il ne pouvait plus assumer sa tâche. Chaque fois qu’il pensait à ce qu’il avait à faire, il se sentait pris par une espèce de défaillance. Il semble qu’il s’affaiblissait de jour en jour. On pouvait d’ailleurs s’en apercevoir à sa mine. Actuellement, son teint s’est terni, il a maigri tout en gardant cependant une bonne mémoire. Ce sont des choses qu’on ne peut nier. La détérioration de sa santé est visible.
Nous avons été peinés de voir se développer dans l’opinion publique des spéculations selon des points de vue particuliers, spéculations qui ont engendré des suspicions graves risquant de transformer tel ou tel en victime.
Les fidèles pris dans leur ensemble n’ont pas bien pris la mesure du problème. Ils ont été largement influencés par les médias qui ont publié des informations à sens unique. Le clergé lui-même a été troublé, ne sachant plus où était la vérité. Ces médias ont créé de la division et une sorte d’agressivité envers les personnalités en charge du service de l’Eglise du Vietnam.
En tant qu’évêque, je reçois de très nombreux textes dont j’ignore totalement la provenance. Je peux seulement dire qu’ils contiennent des injures et appellent ceux dont ils parlent, « ces types-là » (en vietnamien, thang no, thang kia). Les gens ordinaires, lorsqu’ils se disputent, n’utilisent même pas ce vocabulaire.
Il y a beaucoup d’éléments que nous ne pouvons pas comprendre. Qui se cache derrière ceux qui tentent de diviser l’Eglise du Vietnam ? Aujourd’hui, ce qu’il nous reste à faire, c’est d’agir en sorte que les enfants de l’Eglise ne laissent pas certains jeter un tel désarroi dans leur troupeau. Nous ne savons pas quelle médecine employer pour guérir le troupeau, mais nous ressentons beaucoup de souffrance devant ce qui se passe. Il y a des gens qui, à cause de leur affection pour Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, se mettent à accuser celui-ci ou celui-là: je ne trouve pas cela très conforme à l’esprit chrétien.
Alors que cette affaire devient chaque jour plus grave, la Conférence épiscopale continue de garder le silence et ne propose aucune explication pour rendre les choses plus claires. Selon vous, une lettre commune de la Conférence épiscopale pourrait-elle changer la situation ?
Les évêques en ont débattu très souvent. Beaucoup partagent votre opinion concernant une lettre commune. Cependant, dans la situation actuelle, il faut se poser la question de savoir si les conséquences de cette lettre seront positives ou négatives. Le sentiment d’un certain nombre d’évêques vietnamiens est que, si l’on publie cette lettre maintenant, elle sera la cible de nouvelles attaques, car nous ne savons pas encore de quelle façon s’exprimer pour convaincre ceux qui, travaillant dans les médias, ont pour objectif de semer la division dans l’Eglise.
La majorité des fidèles ressent un grand amour pour l’Eglise, il faut l’affirmer. Ils ont chacun leur idée concernant les opinions citées plus haut, mais ils gardent leur fidélité à l’Eglise. [Mais] je suis persuadé qu’il existe certaines personnes mettant en œuvre la même stratégie, le même scénario, visant à ruiner l’Eglise du Vietnam. Cependant, pour le moment, il n’existe pas de données probantes pour confirmer cette affirmation. Je sais seulement que ceux qui aiment véritablement l’Eglise ne jettent pas en elle des semences de haine ou de division. Ceux qui le font, ou bien n’aiment pas l’Eglise, ou bien prennent délibérément le risque de la diviser.
Nous avons très souvent débattu d’une possible lettre commune, mais sans trop savoir comment la rédiger et en ignorant si elle aurait des effets positifs ou si elle deviendrait une cible sur laquelle nos adversaires tireraient encore davantage !
Excellence, d’un point de vue plus positif, le fait que la Conférence épiscopale prenne officiellement la parole n’aiderait-il pas à raffermir la confiance dans l’Eglise du Vietnam de ceux qui aujourd’hui sont en train de chanceler ?
De votre point de vue, cela semble très simple; c’est que vous n’êtes pas dans la course, et que vous ne voyez pas les injures qui sont proférées dans les correspondances et les e-mails que nous recevons. Les cibles de ces attaques sont tous les évêques. Leurs auteurs utilisent un langage grossier comme s’ils étaient en guerre. C’est une véritable attaque qu’ils nous lancent. C’est bien pourquoi la réserve observée par les évêques est très compréhensible. Ce qui est le plus à craindre, c’est que la Conférence épiscopale du Vietnam ne sache pas exactement ce qu'elle représente pour ceux qui se tiennent à l’arrière du front, cherchant à porter tort à l’Eglise.
En outre, d’un point de vue institutionnel, celui qui, en dernier ressort, a la charge de décider d’élever ou non la voix, d’écrire ou non une lettre commune, c’est le président de la Conférence. Il est aujourd’hui à Hanoi. Aucun autre évêque lui ne peut l’écrire. Seul le président peut convoquer l’assemblée de la Conférence. L’opinion que vous nous soumettez, nous en avons parlé avec lui. Mais aujourd’hui, il est plongé dans une situation compliquée. C’est pourquoi il n’a pas encore pu prendre de décision de portée nationale.
Selon vos propos, la Conférence épiscopale du Vietnam est engagée dans une situation fort difficile à gérer. La solution ne serait-elle pas dans une déclaration officielle du Vatican face à ce courant d’opinion très dommageable pour l’Eglise. La Conférence a-t-elle pensé à cela ?
Traditionnellement, le Vatican est fort discret dans le domaine diplomatique. En effet, le Vietnam n’est pas le premier pays à rencontrer de telles difficultés, de nombreux pays en ont eu avant lui. La façon de travailler de la Secrétairie d’Etat, comme d’ailleurs de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, c’est de ne point émettre de déclaration concernant les cas concrets, mais seulement de préciser des orientations. Si le Saint-Siège s’engageait dans les débats, il serait en permanence en train de discuter. Il devrait polémiquer partout où l’Eglise rencontre des problèmes. Cela ne serait pas sage; le Saint-Siège deviendrait passif. Il ne pourrait pas bénéficier de la liberté qui lui est nécessaire pour décider.
Une vérité, même expliquée à l’ensemble du monde, ne peut satisfaire tout le monde. On peut prendre pour exemple le cas de Mgr Kiêt. Concrètement, dans sa réponse aux questions posées, le Saint-Siège devrait préciser s’il soutient ou non Mgr Kiêt. Comment répondre à une telle question ? Cela est très difficile pour le Saint-Siège. Il faut se mettre à sa place pour s’apercevoir que c’est loin d’être simple. Et puis, s’il agit ainsi au Vietnam, il faudrait aussi le faire en Chine, en Amérique du Sud. Il est probable que, toute l’année et sans arrêt, le Vatican devrait répondre à des questions concernant les nominations. Votre proposition n’est pas très réaliste !
Nous voudrions vous poser, Excellence, une dernière question. Si vous aviez l’occasion de vous exprimer sur ce sujet devant le clergé, les fidèles ou même ceux qui n’appartiennent pas à l’Eglise mais qui s’intéressent à cette question, que diriez-vous ?
Pour moi, la première de toutes les valeurs, c’est la communion dans l’Eglise. Il faut faire en sorte que les tentatives visant à ruiner l’Eglise en semant la division entre tel et tel de ses dirigeants ne réussissent pas. Dans le cas qui nous occupe, si c’était possible, j’appellerais aussi toutes les composantes de la société à ne pas tenir compte du fait qu’un tel vienne du catholicisme et que tel autre n’en vienne pas, pour ensuite se comporter avec eux d’une façon injuste. Ce qui signifie que tous les membres de l’Eglise comme de la société doivent se sentir solidaires. L’esprit d’union est une valeur positive qui appartient à la fois à notre tradition nationale et au christianisme. Telle est la clé qui nous permettra de régler la crise actuelle dans l’Eglise du Vietnam.
Pour approfondir: A propos de la démission de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt
– Interview accordée à Radio Free Asia
par le vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam –
La controverse qui a précédé, accompagné puis suivi l’acceptation de la démission et le départ de Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt de l’archidiocèse de Hanoi prend, à certains égards, des accents inquiétants. En témoigne cette interview du vice-président de la Conférence épiscopale du Vietnam, entièrement consacrée à cette polémique selon laquelle des pressions se seraient exercées aussi bien sur le Saint-Siège que sur la Conférence des évêques et auraient conduit à la démission de l’archevêque de Hanoi. Mgr Joseph Nguyên Chi Linh, lors de la messe d’accueil de l’archevêque coadjuteur, le 7 mai dernier, avait étonné l’assistance en reconnaissant publiquement l’existence d’une controverse à ce sujet. Il souligne ici les graves conséquences que celle-ci pourrait avoir sur la vie de l’Eglise. L’intégralité de l’interview accordée à Radio Free Asia (émissions en vietnamien), le 14 mai 2010, a été traduite par la rédaction d’Eglises d’Asie.
Radio Free Asia – 14 mai 2010: Au sujet de la nomination d’un archevêque coadjuteur pour l’archidiocèse de Hanoi et de la démission de l’archevêque Joseph Ngô Quang Kiêt, les avis sont aujourd’hui partagés en deux camps. Le 7 mai 2010, à l’occasion de la messe d’accueil de l’archevêque coadjuteur, des fidèles portaient avec eux de nombreux portraits et banderoles exprimant leur soutien à Mgr Ngô Quang Kiêt. Pour une partie des fidèles, la nomination du coadjuteur par le Vatican s’est appuyée sur une lettre de demande de démission pour raisons de santé écrite par Mgr Ngô Quang Kiêt. L’autre camp assure que le Vatican a fait une concession en écartant cet évêque ferme et énergique du diocèse de Hanoi, comme le voulait le Comité populaire de la capitale, lequel en avait exprimé la volonté plusieurs fois auparavant…
Excellence, nous vous remercions de nous permettre de réaliser cette interview spéciale à propos de la controverse qui a lieu aujourd’hui dans le pays comme à l’étranger. Tout d’abord, en qualité d’ami très proche de Mgr Ngô Quang Kiêt, pouvez-vous nous informer sur l’état réel de sa santé ? Est-il atteint si gravement qu’il doive démissionner tout en sachant clairement que sa démission donnera lieu à tant de soupçons ?
Au sein même de la Conférence épiscopale, nous avons trouvé cela difficile à comprendre; c’est pourquoi nous avons voulu avoir une confirmation de sa part. Il nous a toujours répété que les gens pensaient à tort qu’il subissait une pression pour démissionner. En réalité, nous a-t-il dit, sa santé se détériorait depuis longtemps. C’est LA raison pour laquelle il avait fait une demande de démission dès avant que n’éclatent les affaires de la Délégation apostolique et de la paroisse de Thai Ha.
(…) L’opinion publique veut considérer qu’il y a eu pression venant d’ici ou d'ailleurs. J’ai interrogé directement Mgr Joseph à plusieurs reprises jusqu’à ces derniers jours. Nous étions très étonnés, ne comprenant pas pourquoi il démissionnait à un tel moment. Il a simplement répondu qu’il ne pouvait plus assumer sa tâche. Chaque fois qu’il pensait à ce qu’il avait à faire, il se sentait pris par une espèce de défaillance. Il semble qu’il s’affaiblissait de jour en jour. On pouvait d’ailleurs s’en apercevoir à sa mine. Actuellement, son teint s’est terni, il a maigri tout en gardant cependant une bonne mémoire. Ce sont des choses qu’on ne peut nier. La détérioration de sa santé est visible.
Nous avons été peinés de voir se développer dans l’opinion publique des spéculations selon des points de vue particuliers, spéculations qui ont engendré des suspicions graves risquant de transformer tel ou tel en victime.
Les fidèles pris dans leur ensemble n’ont pas bien pris la mesure du problème. Ils ont été largement influencés par les médias qui ont publié des informations à sens unique. Le clergé lui-même a été troublé, ne sachant plus où était la vérité. Ces médias ont créé de la division et une sorte d’agressivité envers les personnalités en charge du service de l’Eglise du Vietnam.
En tant qu’évêque, je reçois de très nombreux textes dont j’ignore totalement la provenance. Je peux seulement dire qu’ils contiennent des injures et appellent ceux dont ils parlent, « ces types-là » (en vietnamien, thang no, thang kia). Les gens ordinaires, lorsqu’ils se disputent, n’utilisent même pas ce vocabulaire.
Il y a beaucoup d’éléments que nous ne pouvons pas comprendre. Qui se cache derrière ceux qui tentent de diviser l’Eglise du Vietnam ? Aujourd’hui, ce qu’il nous reste à faire, c’est d’agir en sorte que les enfants de l’Eglise ne laissent pas certains jeter un tel désarroi dans leur troupeau. Nous ne savons pas quelle médecine employer pour guérir le troupeau, mais nous ressentons beaucoup de souffrance devant ce qui se passe. Il y a des gens qui, à cause de leur affection pour Mgr Joseph Ngô Quang Kiêt, se mettent à accuser celui-ci ou celui-là: je ne trouve pas cela très conforme à l’esprit chrétien.
Alors que cette affaire devient chaque jour plus grave, la Conférence épiscopale continue de garder le silence et ne propose aucune explication pour rendre les choses plus claires. Selon vous, une lettre commune de la Conférence épiscopale pourrait-elle changer la situation ?
Les évêques en ont débattu très souvent. Beaucoup partagent votre opinion concernant une lettre commune. Cependant, dans la situation actuelle, il faut se poser la question de savoir si les conséquences de cette lettre seront positives ou négatives. Le sentiment d’un certain nombre d’évêques vietnamiens est que, si l’on publie cette lettre maintenant, elle sera la cible de nouvelles attaques, car nous ne savons pas encore de quelle façon s’exprimer pour convaincre ceux qui, travaillant dans les médias, ont pour objectif de semer la division dans l’Eglise.
La majorité des fidèles ressent un grand amour pour l’Eglise, il faut l’affirmer. Ils ont chacun leur idée concernant les opinions citées plus haut, mais ils gardent leur fidélité à l’Eglise. [Mais] je suis persuadé qu’il existe certaines personnes mettant en œuvre la même stratégie, le même scénario, visant à ruiner l’Eglise du Vietnam. Cependant, pour le moment, il n’existe pas de données probantes pour confirmer cette affirmation. Je sais seulement que ceux qui aiment véritablement l’Eglise ne jettent pas en elle des semences de haine ou de division. Ceux qui le font, ou bien n’aiment pas l’Eglise, ou bien prennent délibérément le risque de la diviser.
Nous avons très souvent débattu d’une possible lettre commune, mais sans trop savoir comment la rédiger et en ignorant si elle aurait des effets positifs ou si elle deviendrait une cible sur laquelle nos adversaires tireraient encore davantage !
Excellence, d’un point de vue plus positif, le fait que la Conférence épiscopale prenne officiellement la parole n’aiderait-il pas à raffermir la confiance dans l’Eglise du Vietnam de ceux qui aujourd’hui sont en train de chanceler ?
De votre point de vue, cela semble très simple; c’est que vous n’êtes pas dans la course, et que vous ne voyez pas les injures qui sont proférées dans les correspondances et les e-mails que nous recevons. Les cibles de ces attaques sont tous les évêques. Leurs auteurs utilisent un langage grossier comme s’ils étaient en guerre. C’est une véritable attaque qu’ils nous lancent. C’est bien pourquoi la réserve observée par les évêques est très compréhensible. Ce qui est le plus à craindre, c’est que la Conférence épiscopale du Vietnam ne sache pas exactement ce qu'elle représente pour ceux qui se tiennent à l’arrière du front, cherchant à porter tort à l’Eglise.
En outre, d’un point de vue institutionnel, celui qui, en dernier ressort, a la charge de décider d’élever ou non la voix, d’écrire ou non une lettre commune, c’est le président de la Conférence. Il est aujourd’hui à Hanoi. Aucun autre évêque lui ne peut l’écrire. Seul le président peut convoquer l’assemblée de la Conférence. L’opinion que vous nous soumettez, nous en avons parlé avec lui. Mais aujourd’hui, il est plongé dans une situation compliquée. C’est pourquoi il n’a pas encore pu prendre de décision de portée nationale.
Selon vos propos, la Conférence épiscopale du Vietnam est engagée dans une situation fort difficile à gérer. La solution ne serait-elle pas dans une déclaration officielle du Vatican face à ce courant d’opinion très dommageable pour l’Eglise. La Conférence a-t-elle pensé à cela ?
Traditionnellement, le Vatican est fort discret dans le domaine diplomatique. En effet, le Vietnam n’est pas le premier pays à rencontrer de telles difficultés, de nombreux pays en ont eu avant lui. La façon de travailler de la Secrétairie d’Etat, comme d’ailleurs de la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, c’est de ne point émettre de déclaration concernant les cas concrets, mais seulement de préciser des orientations. Si le Saint-Siège s’engageait dans les débats, il serait en permanence en train de discuter. Il devrait polémiquer partout où l’Eglise rencontre des problèmes. Cela ne serait pas sage; le Saint-Siège deviendrait passif. Il ne pourrait pas bénéficier de la liberté qui lui est nécessaire pour décider.
Une vérité, même expliquée à l’ensemble du monde, ne peut satisfaire tout le monde. On peut prendre pour exemple le cas de Mgr Kiêt. Concrètement, dans sa réponse aux questions posées, le Saint-Siège devrait préciser s’il soutient ou non Mgr Kiêt. Comment répondre à une telle question ? Cela est très difficile pour le Saint-Siège. Il faut se mettre à sa place pour s’apercevoir que c’est loin d’être simple. Et puis, s’il agit ainsi au Vietnam, il faudrait aussi le faire en Chine, en Amérique du Sud. Il est probable que, toute l’année et sans arrêt, le Vatican devrait répondre à des questions concernant les nominations. Votre proposition n’est pas très réaliste !
Nous voudrions vous poser, Excellence, une dernière question. Si vous aviez l’occasion de vous exprimer sur ce sujet devant le clergé, les fidèles ou même ceux qui n’appartiennent pas à l’Eglise mais qui s’intéressent à cette question, que diriez-vous ?
Pour moi, la première de toutes les valeurs, c’est la communion dans l’Eglise. Il faut faire en sorte que les tentatives visant à ruiner l’Eglise en semant la division entre tel et tel de ses dirigeants ne réussissent pas. Dans le cas qui nous occupe, si c’était possible, j’appellerais aussi toutes les composantes de la société à ne pas tenir compte du fait qu’un tel vienne du catholicisme et que tel autre n’en vienne pas, pour ensuite se comporter avec eux d’une façon injuste. Ce qui signifie que tous les membres de l’Eglise comme de la société doivent se sentir solidaires. L’esprit d’union est une valeur positive qui appartient à la fois à notre tradition nationale et au christianisme. Telle est la clé qui nous permettra de régler la crise actuelle dans l’Eglise du Vietnam.
Pakistan: « Caricatures » de Mahomet sur Facebook: « L’Occident ne parvient pas à comprendre les sensibilités religieuses de l’Orient »
Eglises d’Asie
08:46 21/05/2010
PAKISTAN
« Caricatures » de Mahomet sur Facebook: « L’Occident ne parvient pas à comprendre les sensibilités religieuses de l’Orient »
Eglises d’Asie, 21 mai 2010 – A mesure que les musulmans du Pakistan expriment leur profond désaccord avec le site de socialisation sur Internet Facebook et le concours de « dessins de Mahomet » lancé sur ce réseau par l’un de ses usagers occidentaux, des voix chrétiennes se sont jointes aux protestations musulmanes et gouvernementales.
Dans un pays à 97 % musulman où les chrétiens forment à peine 2 % de la population, la minorité chrétienne souffre de nombreuses discriminations, notamment du fait que sa religion est associée à l’Occident. A Islamabad, interrogé à propos de cette affaire, le P. Nadeem J. Shakir, secrétaire de la Commission pour les communications sociales de la Conférence des évêques catholiques du Pakistan, a déploré: « L’Occident échoue à comprendre les sensibilités religieuses de l’Orient. (…) Nous avons tous en mémoire les caricatures blasphématoires (de Mahomet) et l’impact que cet épisode a eu sur les minorités chrétiennes. Cette nouvelle affaire porte en germes les éléments d’une controverse supplémentaire entre chrétiens et musulmans. » Le 20 mai, le P. Thomas Gulfam a déclaré sur la chaîne de télévision de l’archidiocèse de Karachi que « le christianisme ne promouvait jamais le fait de heurter les sentiments religieux des autres », ajoutant qu’il projetait d’organiser une conférence de presse avec le Jamat-e-Islami, un parti politique islamiste, pour dénoncer Facebook.
Le 19 mai, le Jamat-e-Islami avait organisé une manifestation contre Facebook à Karachi, bloquant la circulation sur trois kilomètres sur la principale artère menant au tombeau de Muhammad Ali Jinnah, le père fondateur du Pakistan. Le même jour, le gouvernement pakistanais réagissait en déclarant avoir bloqué l’accès à Facebook et, le lendemain, la même mesure était prise à l’encontre du site internet de partage de vidéos YouTube pour des contenus qualifiés de « sacrilèges ».
« L’Autorité des Télécommunications du Pakistan (PTA, organe du gouvernement) a ordonné à tous les fournisseurs d’accès de fermer le site internet www.youtube.com en raison de la multiplication de contenus sacrilèges », lit-on dans un communiqué du 20 mai de la PTA, qui ne détaille pas lesdits contenus. La veille, rapporte l’AFP (1), la PTA avait déjà fait bloquer l’accès au réseau Facebook après qu’un tribunal le lui eut ordonné sur saisine en référé d’un groupe d’avocats se plaignant d’un concours visant à y poster des dessins du prophète de l’islam. « Pour éviter l’apparition de contenus irrespectueux sur leurs sites Internet – qui se sont multipliés au fil du temps –, la PTA a décidé de bloquer complètement l’accès à ces sites depuis le Pakistan », lit-on encore dans le communiqué se référant à Facebook et YouTube.
La controverse est née il y a un mois quand un usager occidental de Facebook a lancé un concours intitulé « La journée des dessins de Mahomet » (« Draw Muhammad Day ») dans lequel il invitait à poster sur le site le 20 mai des dessins représentant le prophète. Représenter ou dépeindre Mahomet est strictement interdit par l’islam. Depuis, des milliers de Pakistanais et de musulmans d’autres pays ont protesté sur le site de Facebook et le gouvernement du Pakistan a déjà fait bloquer, le 18 mai, la page de Facebook incriminée. Mais des avocats ont demandé en référé à la Haute Cour de Lahore de prononcer l’interdiction totale de Facebook au Pakistan. Le 19 mai, la cour a ordonné à la PTA de bloquer l’accès à Facebook jusqu’au 31 mai, date de l’audience qui jugera l’affaire sur le fond.
Par ailleurs, le communiqué du 20 mai informe que « la PTA serait reconnaissante aux autorités de Facebook et YouTube de la contacter afin de résoudre ce problème au plus vite dans un esprit de respect et d’harmonie religieuse ». Aux Etats-Unis, le 19 au soir, Facebook s’est dit dans un communiqué « très déçu par le jugement de la cour (de Lahore) de bloquer » son site « sans avertissement ». « Nous analysons la situation et les implications judiciaires et nous prendrons les mesures appropriées, qui pourraient inclure l’impossibilité pour les usagers au Pakistan d’accéder » aux pages incriminées, a cependant promis Facebook depuis son siège de Palo Alto, en Californie. « Nous voulons que Facebook soit un lieu où les gens peuvent discuter ouvertement de problèmes et exprimer leurs vues, tout en respectant les droits et les sentiments des autres », poursuit le communiqué de la firme américaine.
Les violentes protestations déclenchées dans nombre de pays musulmans dès 2006 par la publication de caricatures du prophète Mahomet dans des journaux danois, puis d’autres pays d’Europe, avaient culminé le 2 juin 2008, avec un attentat suicide contre l’ambassade du Danemark à Islamabad, qui avait fait huit morts dont un Danois. Par ailleurs, au mois de février 2006, plusieurs lieux de culte chrétiens avaient été saccagés par des foules en colère faisant l’amalgame entre présence chrétienne et Occident (2).
(1) Agence France-Presse, 20 mai 2010.
(2) Voir EDA 436, 437
« Caricatures » de Mahomet sur Facebook: « L’Occident ne parvient pas à comprendre les sensibilités religieuses de l’Orient »
Eglises d’Asie, 21 mai 2010 – A mesure que les musulmans du Pakistan expriment leur profond désaccord avec le site de socialisation sur Internet Facebook et le concours de « dessins de Mahomet » lancé sur ce réseau par l’un de ses usagers occidentaux, des voix chrétiennes se sont jointes aux protestations musulmanes et gouvernementales.
Dans un pays à 97 % musulman où les chrétiens forment à peine 2 % de la population, la minorité chrétienne souffre de nombreuses discriminations, notamment du fait que sa religion est associée à l’Occident. A Islamabad, interrogé à propos de cette affaire, le P. Nadeem J. Shakir, secrétaire de la Commission pour les communications sociales de la Conférence des évêques catholiques du Pakistan, a déploré: « L’Occident échoue à comprendre les sensibilités religieuses de l’Orient. (…) Nous avons tous en mémoire les caricatures blasphématoires (de Mahomet) et l’impact que cet épisode a eu sur les minorités chrétiennes. Cette nouvelle affaire porte en germes les éléments d’une controverse supplémentaire entre chrétiens et musulmans. » Le 20 mai, le P. Thomas Gulfam a déclaré sur la chaîne de télévision de l’archidiocèse de Karachi que « le christianisme ne promouvait jamais le fait de heurter les sentiments religieux des autres », ajoutant qu’il projetait d’organiser une conférence de presse avec le Jamat-e-Islami, un parti politique islamiste, pour dénoncer Facebook.
Le 19 mai, le Jamat-e-Islami avait organisé une manifestation contre Facebook à Karachi, bloquant la circulation sur trois kilomètres sur la principale artère menant au tombeau de Muhammad Ali Jinnah, le père fondateur du Pakistan. Le même jour, le gouvernement pakistanais réagissait en déclarant avoir bloqué l’accès à Facebook et, le lendemain, la même mesure était prise à l’encontre du site internet de partage de vidéos YouTube pour des contenus qualifiés de « sacrilèges ».
« L’Autorité des Télécommunications du Pakistan (PTA, organe du gouvernement) a ordonné à tous les fournisseurs d’accès de fermer le site internet www.youtube.com en raison de la multiplication de contenus sacrilèges », lit-on dans un communiqué du 20 mai de la PTA, qui ne détaille pas lesdits contenus. La veille, rapporte l’AFP (1), la PTA avait déjà fait bloquer l’accès au réseau Facebook après qu’un tribunal le lui eut ordonné sur saisine en référé d’un groupe d’avocats se plaignant d’un concours visant à y poster des dessins du prophète de l’islam. « Pour éviter l’apparition de contenus irrespectueux sur leurs sites Internet – qui se sont multipliés au fil du temps –, la PTA a décidé de bloquer complètement l’accès à ces sites depuis le Pakistan », lit-on encore dans le communiqué se référant à Facebook et YouTube.
La controverse est née il y a un mois quand un usager occidental de Facebook a lancé un concours intitulé « La journée des dessins de Mahomet » (« Draw Muhammad Day ») dans lequel il invitait à poster sur le site le 20 mai des dessins représentant le prophète. Représenter ou dépeindre Mahomet est strictement interdit par l’islam. Depuis, des milliers de Pakistanais et de musulmans d’autres pays ont protesté sur le site de Facebook et le gouvernement du Pakistan a déjà fait bloquer, le 18 mai, la page de Facebook incriminée. Mais des avocats ont demandé en référé à la Haute Cour de Lahore de prononcer l’interdiction totale de Facebook au Pakistan. Le 19 mai, la cour a ordonné à la PTA de bloquer l’accès à Facebook jusqu’au 31 mai, date de l’audience qui jugera l’affaire sur le fond.
Par ailleurs, le communiqué du 20 mai informe que « la PTA serait reconnaissante aux autorités de Facebook et YouTube de la contacter afin de résoudre ce problème au plus vite dans un esprit de respect et d’harmonie religieuse ». Aux Etats-Unis, le 19 au soir, Facebook s’est dit dans un communiqué « très déçu par le jugement de la cour (de Lahore) de bloquer » son site « sans avertissement ». « Nous analysons la situation et les implications judiciaires et nous prendrons les mesures appropriées, qui pourraient inclure l’impossibilité pour les usagers au Pakistan d’accéder » aux pages incriminées, a cependant promis Facebook depuis son siège de Palo Alto, en Californie. « Nous voulons que Facebook soit un lieu où les gens peuvent discuter ouvertement de problèmes et exprimer leurs vues, tout en respectant les droits et les sentiments des autres », poursuit le communiqué de la firme américaine.
Les violentes protestations déclenchées dans nombre de pays musulmans dès 2006 par la publication de caricatures du prophète Mahomet dans des journaux danois, puis d’autres pays d’Europe, avaient culminé le 2 juin 2008, avec un attentat suicide contre l’ambassade du Danemark à Islamabad, qui avait fait huit morts dont un Danois. Par ailleurs, au mois de février 2006, plusieurs lieux de culte chrétiens avaient été saccagés par des foules en colère faisant l’amalgame entre présence chrétienne et Occident (2).
(1) Agence France-Presse, 20 mai 2010.
(2) Voir EDA 436, 437
Corée Du Sud: Les bouddhistes se joignent à l’Eglise catholique et aux autres communautés religieuses du pays pour protester contre le projet de « Réaménagement des quatre fleuves »
Eglises d’Asie
08:47 21/05/2010
COREE DU SUD
Les bouddhistes se joignent à l’Eglise catholique et aux autres communautés religieuses du pays pour protester contre le projet de « Réaménagement des quatre fleuves »
Eglises d’Asie, 21 mai 2010 – A la suite des chrétiens qui ont multiplié ces derniers mois les déclarations, manifestations et actions diverses contre le projet de réaménagement fluvial du gouvernement (1), c’est au tour des bouddhistes, majoritaires dans le pays, de marquer leur opposition catégorique à une entreprise qu’ils jugent, eux aussi, gravement néfaste pour l’environnement.
Cette fois, c’est la plus importante organisation bouddhiste de Corée du Sud, l’Ordre Jogye (Chogye), qui prend des positions très fermes pour demander au gouvernement de stopper le projet. « Le gouvernement est en train de dépenser des sommes considérables pour une entreprise inutile et devrait plutôt utiliser cet argent pour les pauvres ou l’emploi », a déclaré dans un communiqué, diffusé le 17 mai dernier, le Conseil central du bouddhisme coréen de l’Ordre Jogye.
Le coût de l’investissement pour les différents « aménagements » des quatre principaux cours d’eau du pays (Nakdong, Han, Kum et Yongsam), avec dragage et construction de barrages hydroélectriques, a été évalué à 22,2 trillions de wons (13 milliards d’euros). Ce projet fait polémique depuis ses débuts, malgré l’abandon par le gouvernement d’un précédent projet, encore plus ambitieux, qui visait le creusement d’un canal traversant le pays de part en part, afin de relier la capitale Séoul au port de Pusan. L’essentiel de la controverse porte sur le désastre écologique qu’engendrerait, selon ses détracteurs, la réalisation du projet. Alors que le gouvernement soutient que le réaménagement des quatre fleuves a pour but de prévenir la pollution et les inondations, les opposants au projet dénoncent la destruction irrémédiable de l’écosystème des fleuves, de paysages de la Corée et de la beauté des sites.
« Ainsi, nous, bouddhistes, demandons à ce que le projet soit immédiatement arrêté et totalement revu, faute de quoi le gouvernement devra affronter le jugement sévère de tous les moines et croyants bouddhistes », menace la déclaration, qui est à l’heure actuelle la marque d’opposition au projet la plus forte venue de la communauté bouddhiste.
Le 20 mai, un des responsables de l’Ordre Jogye a rapporté à l’agence Ucanews (2) qu’ils avaient effectué des rituels et des prières pour les fleuves et leur maintien dans un environnement naturel, mais que « leurs voix n’avaient pas été entendues par le gouvernement ».
Le 24 mai, des bouddhistes, des catholiques, des protestants, des membres du bouddhisme autochtone Won, ainsi que des militants de groupes de protection de l’environnement, ont projeté de se réunir en un gigantesque rassemblement de prière interreligieux sur les rives du Han (ou Hangang), fleuve qui traverse Séoul.
(1) Voir dépêche EDA diffusée le 12 mai 2010
(2) Ucanews, 21 mai 2010.
Les bouddhistes se joignent à l’Eglise catholique et aux autres communautés religieuses du pays pour protester contre le projet de « Réaménagement des quatre fleuves »
Eglises d’Asie, 21 mai 2010 – A la suite des chrétiens qui ont multiplié ces derniers mois les déclarations, manifestations et actions diverses contre le projet de réaménagement fluvial du gouvernement (1), c’est au tour des bouddhistes, majoritaires dans le pays, de marquer leur opposition catégorique à une entreprise qu’ils jugent, eux aussi, gravement néfaste pour l’environnement.
Cette fois, c’est la plus importante organisation bouddhiste de Corée du Sud, l’Ordre Jogye (Chogye), qui prend des positions très fermes pour demander au gouvernement de stopper le projet. « Le gouvernement est en train de dépenser des sommes considérables pour une entreprise inutile et devrait plutôt utiliser cet argent pour les pauvres ou l’emploi », a déclaré dans un communiqué, diffusé le 17 mai dernier, le Conseil central du bouddhisme coréen de l’Ordre Jogye.
Le coût de l’investissement pour les différents « aménagements » des quatre principaux cours d’eau du pays (Nakdong, Han, Kum et Yongsam), avec dragage et construction de barrages hydroélectriques, a été évalué à 22,2 trillions de wons (13 milliards d’euros). Ce projet fait polémique depuis ses débuts, malgré l’abandon par le gouvernement d’un précédent projet, encore plus ambitieux, qui visait le creusement d’un canal traversant le pays de part en part, afin de relier la capitale Séoul au port de Pusan. L’essentiel de la controverse porte sur le désastre écologique qu’engendrerait, selon ses détracteurs, la réalisation du projet. Alors que le gouvernement soutient que le réaménagement des quatre fleuves a pour but de prévenir la pollution et les inondations, les opposants au projet dénoncent la destruction irrémédiable de l’écosystème des fleuves, de paysages de la Corée et de la beauté des sites.
« Ainsi, nous, bouddhistes, demandons à ce que le projet soit immédiatement arrêté et totalement revu, faute de quoi le gouvernement devra affronter le jugement sévère de tous les moines et croyants bouddhistes », menace la déclaration, qui est à l’heure actuelle la marque d’opposition au projet la plus forte venue de la communauté bouddhiste.
Le 20 mai, un des responsables de l’Ordre Jogye a rapporté à l’agence Ucanews (2) qu’ils avaient effectué des rituels et des prières pour les fleuves et leur maintien dans un environnement naturel, mais que « leurs voix n’avaient pas été entendues par le gouvernement ».
Le 24 mai, des bouddhistes, des catholiques, des protestants, des membres du bouddhisme autochtone Won, ainsi que des militants de groupes de protection de l’environnement, ont projeté de se réunir en un gigantesque rassemblement de prière interreligieux sur les rives du Han (ou Hangang), fleuve qui traverse Séoul.
(1) Voir dépêche EDA diffusée le 12 mai 2010
(2) Ucanews, 21 mai 2010.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chương trình Đại Hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 34
Liên Đoàn CGVN Đức
04:30 21/05/2010
CHƯƠNG TRÌNH
ÐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI ÐỨC KỲ THỨ 34
tại Unterfrankenhalle, Seidelstr. 2, 63741 Aschaffenburg
Thứ Bảy 22.05.2010: Ngày khai mạc
13 giờ 00: Nhận phòng ngủ và phiếu ăn (chấm dứt lúc 16 giờ 00).
15 giờ 00: Quý Cha giải tội.
17 giờ 00: Cơm tối ( chấm dứt lúc 18 giờ 00 ).
18 giờ 30: Nghi thức khai mạc Ðại Hội CGVN tại Đức.
19 giờ 00: Thánh lễ khai mạc Ðại hội, Lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
20 giờ 30: Giờ sinh hoạt tâm linh cho giới trẻ tại hội trường lớn (do nhómThanh niên Công giáo và Cha Thomas Lê Thanh Liêm phụ trách).
21 giờ 00: Chầu kính Đức Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ (Cha Ðaminh Nguyễn Ngọc Long phụ trách).
Ðịa điểm: nơi phát thực phẩm phía bên phải.
21 giờ 00: Gặp gỡ HĐĐB và các Ban Ngành ( nơi phòng tập hát Ca đoàn )
22 giờ 30: Thắp nến cầu nguyện cho Giáo hội VN ngoài sân banh (Ô. Đinh K. Tân phụ trách)
24 giờ 00: Nghỉ đêm
Chúa Nhật 23.05.2010: Ðại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
06 giờ 00: Kinh sáng tại phòng chầu Thánh thể (Quý Sơ phụ trách)
07 giờ 00: Ðiểm tâm (chấm dứt lúc 8 giờ 00)
08 giờ 30: Hướng dẫn về chủ đề Ðại hội tại hội trường lớn Đức Cha phụ trách )
11 giờ 00: Ðại lễ kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại hội trường lớn (Đức Cha chủ tế)
11 giờ 00: Ðại lễ kính Chúa Thánh Thần dành cho thiếu nhi tại phòng chầu Thánh thể
(Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách)
13 giờ 00: Cơm trưa ( chấm dứt lúc 14 giờ 00 ).
14 giờ 30: Sinh hoạt thiếu nhi ngoài trời ( Quý Sơ phụ trách )
14 giờ 30: Sinh hoạt giới trẻ tại Sporthalle ( do nhóm TNCG và Cha Thomas Lê Thanh Liêm ).
14 giờ 30: Đức Cha chia sẻ tại hội trường lớn
16 giờ 00: Giờ hành hương và chầu Thánh thể lãnh nhận ơn Toàn xá tại nhà thờ St. Laurentius Kirchstraße 16, 63741 Aschaffenburg
(Cha Vincent Trần Văn Bằng phụ trách) - Tất cả mọi người cùng nhau đi bộ qua nhà thờ.
17 giờ 30: Cơm tối ( chấm dứt lúc 18 giờ 30 )
19 giờ 00: Văn nghệ Ðại hội.
24 giờ 00: Nghỉ đêm.
Thứ Hai 24.05.2010: Ngày bế mạc
07 giờ 00: Kinh sáng tại phòng chầu Thánh thể (Quý Sơ phụ trách)
08 giờ 00: Ðiểm tâm ( chấm dứt lúc 8 giờ 30 )
09 giờ 00: Rước kiệu Ðức Mẹ La Vang, thánh lễ bế mạc.
12 giờ 00: Cơm trưa.
13 giờ 00: Kết thúc Ðại hội, dọn dẹp vệ sinh.
13 giờ 30: Chia tay.
www.ldcg.de
ÐẠI HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM TẠI ÐỨC KỲ THỨ 34
tại Unterfrankenhalle, Seidelstr. 2, 63741 Aschaffenburg
Thứ Bảy 22.05.2010: Ngày khai mạc
13 giờ 00: Nhận phòng ngủ và phiếu ăn (chấm dứt lúc 16 giờ 00).
15 giờ 00: Quý Cha giải tội.
17 giờ 00: Cơm tối ( chấm dứt lúc 18 giờ 00 ).
18 giờ 30: Nghi thức khai mạc Ðại Hội CGVN tại Đức.
19 giờ 00: Thánh lễ khai mạc Ðại hội, Lễ Vọng mừng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
20 giờ 30: Giờ sinh hoạt tâm linh cho giới trẻ tại hội trường lớn (do nhómThanh niên Công giáo và Cha Thomas Lê Thanh Liêm phụ trách).
21 giờ 00: Chầu kính Đức Chúa Thánh Thần và Đức Mẹ (Cha Ðaminh Nguyễn Ngọc Long phụ trách).
Ðịa điểm: nơi phát thực phẩm phía bên phải.
21 giờ 00: Gặp gỡ HĐĐB và các Ban Ngành ( nơi phòng tập hát Ca đoàn )
22 giờ 30: Thắp nến cầu nguyện cho Giáo hội VN ngoài sân banh (Ô. Đinh K. Tân phụ trách)
24 giờ 00: Nghỉ đêm
Chúa Nhật 23.05.2010: Ðại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
06 giờ 00: Kinh sáng tại phòng chầu Thánh thể (Quý Sơ phụ trách)
07 giờ 00: Ðiểm tâm (chấm dứt lúc 8 giờ 00)
08 giờ 30: Hướng dẫn về chủ đề Ðại hội tại hội trường lớn Đức Cha phụ trách )
11 giờ 00: Ðại lễ kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại hội trường lớn (Đức Cha chủ tế)
11 giờ 00: Ðại lễ kính Chúa Thánh Thần dành cho thiếu nhi tại phòng chầu Thánh thể
(Cha Paul Phạm Văn Tuấn phụ trách)
13 giờ 00: Cơm trưa ( chấm dứt lúc 14 giờ 00 ).
14 giờ 30: Sinh hoạt thiếu nhi ngoài trời ( Quý Sơ phụ trách )
14 giờ 30: Sinh hoạt giới trẻ tại Sporthalle ( do nhóm TNCG và Cha Thomas Lê Thanh Liêm ).
14 giờ 30: Đức Cha chia sẻ tại hội trường lớn
16 giờ 00: Giờ hành hương và chầu Thánh thể lãnh nhận ơn Toàn xá tại nhà thờ St. Laurentius Kirchstraße 16, 63741 Aschaffenburg
(Cha Vincent Trần Văn Bằng phụ trách) - Tất cả mọi người cùng nhau đi bộ qua nhà thờ.
17 giờ 30: Cơm tối ( chấm dứt lúc 18 giờ 30 )
19 giờ 00: Văn nghệ Ðại hội.
24 giờ 00: Nghỉ đêm.
Thứ Hai 24.05.2010: Ngày bế mạc
07 giờ 00: Kinh sáng tại phòng chầu Thánh thể (Quý Sơ phụ trách)
08 giờ 00: Ðiểm tâm ( chấm dứt lúc 8 giờ 30 )
09 giờ 00: Rước kiệu Ðức Mẹ La Vang, thánh lễ bế mạc.
12 giờ 00: Cơm trưa.
13 giờ 00: Kết thúc Ðại hội, dọn dẹp vệ sinh.
13 giờ 30: Chia tay.
www.ldcg.de
Chúc Mừng Các Tân Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ Năm 2010
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
21:44 21/05/2010
Hân Hoan Chúc Mừng Các Tân Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ Năm 2010
ATLANTA, GEORGIA (21.5.2010) - Cộng đồng Dân Chúa đón nhận tin vui và hân hoan chúc mừng các tân Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2010.
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 22 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Văn Tình, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Zhenlong Wang, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Francis Damoah, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Baozhu Hu, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 29 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Tài, Giáo phận Salt Lake City, Utah
Phó tế Joseph Timothy Đỗ Trường, Giáo phận San Bernadino, CA
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 5 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Phêrô Nguyễn Huy Bảo, Tổng Giáo phận Los Angeles, California
Phó tế Giuse Nguyễn Văn Minh, SDD, Portland, Oregon
Phó tế Hilariô M. Trần Hà Nhuận, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Gioan TG M. Trần Trung Thành, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Giacôbê M. Đỗ Long Vân, CMC, Carthage, Missouri
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 12 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Tạ Anh Kiệt, Giáo phận Orange, California
Phó tế Michel-Steven Phạm, Giáo phận San Diego, California
Phó tế Vũ Tập, OP
Phó tế Nguyễn Thiên, Giáo phận Davenport, Iowa
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 26 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Henry Phạm Minh Thắng, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 14 tháng 5 năm 2010:
Lm. Martinô Trần Hữu Nhân, CM, Los Angeles, California
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 2 tháng 1 năm 2010:
Lm. Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa, CSsR, Houston, Texas
Lm. Tôma Hà Quốc Dũng, CSsR, Houston, Texas
Cộng đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa các Linh mục của Chúa trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin gửi tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và tinconggiao@gmail.com các tân Linh mục năm 2010 chưa có tên trong danh sách trên đây, để Cộng đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
ATLANTA, GEORGIA (21.5.2010) - Cộng đồng Dân Chúa đón nhận tin vui và hân hoan chúc mừng các tân Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2010.
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 22 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Văn Tình, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Zhenlong Wang, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Francis Damoah, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Baozhu Hu, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 29 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Tài, Giáo phận Salt Lake City, Utah
Phó tế Joseph Timothy Đỗ Trường, Giáo phận San Bernadino, CA
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 5 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Phêrô Nguyễn Huy Bảo, Tổng Giáo phận Los Angeles, California
Phó tế Giuse Nguyễn Văn Minh, SDD, Portland, Oregon
Phó tế Hilariô M. Trần Hà Nhuận, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Gioan TG M. Trần Trung Thành, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Giacôbê M. Đỗ Long Vân, CMC, Carthage, Missouri
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 12 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Tạ Anh Kiệt, Giáo phận Orange, California
Phó tế Michel-Steven Phạm, Giáo phận San Diego, California
Phó tế Vũ Tập, OP
Phó tế Nguyễn Thiên, Giáo phận Davenport, Iowa
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 26 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Henry Phạm Minh Thắng, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 14 tháng 5 năm 2010:
Lm. Martinô Trần Hữu Nhân, CM, Los Angeles, California
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 2 tháng 1 năm 2010:
Lm. Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa, CSsR, Houston, Texas
Lm. Tôma Hà Quốc Dũng, CSsR, Houston, Texas
Cộng đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa các Linh mục của Chúa trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin gửi tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và tinconggiao@gmail.com các tân Linh mục năm 2010 chưa có tên trong danh sách trên đây, để Cộng đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Ý niệm tiếp nhận trong hiệp thông (2)
Vũ Văn An
00:19 21/05/2010
Tiếp nhận nghĩa là gì?
Từ những nhận định trên, câu hỏi đặt ra là: ai là người tiếp nhận để một luật lệ hoàn tất diễn trình thiết lập và có hiệu lực của nó? Hay nói theo Gratian, ai là người “sử dụng”, ai là chủ thể của luật lệ? Trong Giáo Hội, chủ thể này chỉ nhiều nhóm người. Các giám mục thế giới là chủ thể của nhiều luật lệ. Các linh mục của một giáo phận và thành viên các tu hội cũng là chủ thể của luật lệ. Tín hữu một nước hay một giáo phận cũng là người sử dụng. Tất cả những nhân vật ấy đều có khả năng tiếp nhận các qui định theo giáo luật. Để một qui định giáo luật có hiệu lực thật sự, những ai mà vì họ các luật lệ này đã được đưa ra phải nhìn nhận nó và tuân hành nó. Theo một nghĩa hết sức chân thực, luật lệ được xác nhận nhờ việc thực hành của người sử dụng, như Gratian từng viết. Nó chỉ thực sự có tính bắt buộc khi người sử dụng dành cho nó sự chấp nhận.
Luật lệ được ban hành hợp lệ khi nó được công bố bởi một người hay một nhóm có thẩm quyền lập pháp hợp lệ. Nhưng nó chưa phải là thành phần trong đời sống của cộng đồng sử dụng. Nó mới chỉ phôi thai (incipient). Con tầu đã hạ thủy nhưng liệu nó có ra khơi được hay không? Diễn trình làm luật vẫn chưa hoàn tất. Luật lệ cần được thể hiện trọn vẹn, chưa trói buộc hoàn toàn.
Tiếp nhận liên quan tới chính hiện hữu của luật giáo hội. Một số tác giả, như Matthaeus Romanus, cho rằng 3 yếu tố đều cần thiết như nhau để tạo ra luật là: thẩm quyền hợp lệ, việc công bố thích đáng, và việc người sử dụng chấp nhận. Đây là phát biểu mạnh mẽ nhất về học lý. Nhưng chỉ cần nói như Nicholas thành Cusa rằng: không có sự tiếp nhận, luật lệ chưa được thiết lập trọn vẹn, chưa hiện hữu trọn vẹn. Nó chỉ hành động và bó buộc đối với cộng đồng sau khi đã được tiếp nhận, nghĩa là sau khi cộng đồng xác nhận nó bằng chính hành động của mình.
Một cách mô tả diễn trình thiết lập luật lệ là: nó được dẫn khởi khi được một thẩm quyền hợp lệ công bố, nhưng có hiệu lực đầy đủ, có tính bắt buộc trọn vẹn khi được các chủ thể tiếp nhận. Như thế, nó có hai bình diện hiện hữu. Giống một thảo chương vi tính, nó được thiết kế và tung ra thị trường, nhưng nó chỉ thực sự hữu hiệu khi “nhóm người sử dụng” (user group) thực sự sử dụng nó.
Tiếp nhận là vấn đề sinh lực, sức sống. Một luật lệ mới ban hành rất có thể hoàn toàn hợp lệ, nhưng nó chưa có sức lực hay chưa có ảnh hưởng tích cực trong đời sống của cộng đồng. Nó vẫn chưa gây hiệu quả thực sự nào trên tác phong của người ta. Tiếp nhận hàm nghĩa nhiều điều hơn là việc thích ứng trên thực tế một luật lệ về phía cộng đồng vì nó còn có những hệ luận pháp lý. Sức mạnh hay hiệu lực thực sự của luật chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc nó được tiếp nhận hay không được tiếp nhận. Nó có tính bắt buộc hay không tùy thuộc việc nó được tiếp nhận hay không. Nó chỉ có tính cưỡng bức (enforceable) sau khi được tiếp nhận. Thánh Tôma Aquinô có một định nghĩa cổ điển về luật lệ: đó là “việc sắp xếp của lý trí cho ích chung được người có nhiệm vụ chăm sóc cộng đồng công bố”. Trong định nghĩa ấy, ta thấy có sự tiếp nhận, vì trọn cộng đồng phải qui hướng sự việc cho ích chung hay một ai đó nhân danh cộng đồng để làm việc đó. Nói cách khác, người sử dụng luật là người có liên quan với những ai “chăm sóc cộng đồng”. Việc điều hướng đời sống Giáo Hội không bao giờ hoàn toàn nằm bên ngoài cộng đồng ấy. Như thế, cộng đồng có phần chia sẻ trong việc chăm sóc mình, trong định hướng của mình hướng tới ích chung. Một cách thế để chia sẻ như thế chính là tiếp nhận hay không luật lệ đã ban hành để mình sử dụng.
Các chỉ dẫn trong Bộ Giáo Luật
Điều 7 Bộ Giáo Luật nói rằng luật được thiết lập khi được ban hành. Bộ Giáo Luật cũng dùng động từ La Tinh instituo như Gratian. Động từ này hơi khác động từ constituo. Instituo mang nghĩa thành lập, khởi đầu. Constituo mang nghĩa làm cho đứng vững, kiên định. Như thế, luật khởi sự với việc ban hành, công bố nhưng chưa đứng vững, kiên định cho tới khi được tiếp nhận.
Bộ Giáo Luật mới cũng minh nhiên nhắc tới việc tiếp nhận luật của cộng đồng. Khi trình bày các điều kiện để một phong tục có sức mạnh của luật, điều 25 nói rằng cộng đồng tạo ra một phong tục phải là một “cộng đồng có khả năng tiếp nhận luật”. Tất nhiên, một cộng đồng có khả năng tiếp nhận luật, thì cũng có khả năng không tiếp nhận luật. Theo cha Coriden, bộ Giáo Luật mới cởi mở đối với khả thể của một học lý về tiếp nhận. Việc không tiếp nhận luật của một cộng đồng cũng có hiệu quả pháp lý y như việc thực hành nó. Cha Coriden ví một luật mới được công bố nhưng chưa được tiếp nhận như một cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp. Giáo luật các điều 1055-1060, 1141 và 1142 định rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu, kể cả theo nghĩa bí tích, cũng có thể được giải tiêu nếu chưa được hoàn hợp bằng tác động vợ chồng. Sự ưng thuận tạo nên hôn nhân, nhưng sự phối hợp này không được coi là trọn vẹn cho tới khi được hoàn hợp về thể xác. Cũng thế, hành vi luật pháp bắt đầu là một luật, nhưng chỉ được kể là được thiết lập khi đem ra thực hành.
Điều gì không phải là tiếp nhận
Thật ra, cách trình bày và nhiều quan điểm của Cha Coriden trên đây xem ra có phần cường điệu, dễ đưa tới hiểu lầm. Quan điểm của Cha Bret, như trình bày ở phần giáo lý, được coi là quân bình và chính xác hơn. Đã đành tiếp nhận là một phần trong diễn trình tạo luật. Cũng như hôn nhân, diễn trình này chỉ hoàn toàn khi được cộng đoàn tiếp nhận và đem ra thi hành. Nhưng ngay trong hôn nhân, việc chưa hoàn hợp về thể xác không đương nhiên đánh đổ tính thành hiệu (validity) của hôn nhân. Muốn đánh đổ nó, phải có một hành vi tích cực của giáo hoàng. Do đó, việc không tiếp nhận luật của cộng đồng không hẳn có hiệu lực pháp lý y như việc cộng đồng tiếp nhận nó. Tưởng nên phân biệt hai từ ngữ quan trọng ở đây: một là thành hiệu hay thành sự (validity) hai là hữu hiệu hay có hiệu quả (effectiveness). Cha Coriden dùng hai từ ngữ này một cách không phân biệt, xem ra hơi tùy tiện. Ở đây, dựa vào bản chất bí tích, người ta có thể có ý niệm rõ hơn một chút: bí tích thành hiệu khi được thừa tác viên có thẩm quyền cử hành, bất kể thừa tác viên này xấu hay tốt, một nguyên tắc thường được gọi là ex opere operato (do việc làm được thực hiện). Nhưng muốn có hiệu quả thì người nhận bí tích phải có ý hướng tốt. Không có sự tiếp nhận của người có ý hướng tốt, thì diễn trình bí tích chưa hoàn hảo. Nhưng người tiếp nhận không có ý hướng tốt, nghĩa là không muốn tiếp nhận, vẫn không đánh đổ được tính thành sự của bí tích. Thiển nghĩ luật thành hiệu (có hiệu lực pháp lý) khi được thẩm quyền hợp pháp công bố. Luật đem lại hiệu quả khi được cộng đồng tiếp nhận đem ra thực hành. Không có sự tiếp nhận này, luật không vô hiệu lực (invalid) nhưng vô hiệu quả (ineffective).
Ta hãy đọc tiếp xem cha Coriden nói gì về những điều không phải là tiếp nhận. Theo cha, đây không phải là vấn đề hủy bỏ (aborogation) luật lệ bằng một luật lệ trái ngược. Điều ấy áp dụng vào trường hợp một luật lệ đã được thiết lập trọn vẹn rồi nhưng sau đó lâm vào tình trạng không ai tuân giữ nữa (desuetude). Còn tiếp nhận áp dụng vào trường hợp luật được công bố nhưng chưa được đem ra thi hành, chưa được ai tuân theo.
Không tiếp nhận cũng không đồng nghĩa với sự nổi loạn, bất tuân phục đối với thẩm quyền chính đáng. Tiếp nhận và không tiếp nhận là việc thể hiện nhân đức, chứ không thể hiện tội ác. Tiếp nhận kêu gọi ta phải có nhân đức epikeia, biết nhậy cảm áp dụng luật phổ quát vào các hoàn cảnh đặc thù, đòi ta phải có nhân đức khôn ngoan, biết lựa chọn các phương tiện thích hợp để đạt mục đích. Tiếp nhận đòi ta phải có sự trưởng thành Kitô Giáo, và suy tư trong cầu nguyện.
Cha Coriden cũng nhấn mạnh rằng: sự khác nhau giữa việc khôn ngoan không tiếp nhận và việc đơn thuần bất vâng phục rất dễ nhìn ra hay dễ biện phân như kiểu nói của Đức Cha Nguyễn Chí Linh gần đây. Tiếp nhận không phải là nô phục (subversive) thẩm quyền hợp lệ. Đúng hơn, nó hỗ trợ và thăng tiến thẩm quyền ấy. Các luật lệ đã được công bố thường là được nhìn nhận và tuân theo. Việc nhìn nhận và tuân theo ấy hiển nhiên củng cố cả luật lệ lẫn thẩm quyền ban hành chúng. Chỉ thỉnh thoảng lắm, luật mới không được tiếp nhận, chỉ vì chúng không thích hợp cho cộng đồng. Các chủ thể tin và có Chúa Thánh Thần đều biện phân được luật lệ nào không đạt được mục tiêu đề ra hay không phục vụ ích chung. Thẩm quyền nên chú trọng tới việc không tạo ra các phản ứng tiêu cực hơn nữa đối với các luật lệ thiếu khôn ngoan, vì liều mình sẽ tha hóa cộng đồng. Sau cùng, tiếp nhận không phải là một biểu dương đối với quyền tối thượng hợp lòng dân hay một thứ trình diễn cho nền dân chủ mị dân. Nó là sự tham dự hợp pháp của dân vào việc cai trị chính họ. Họ tích cực hợp tác với các thẩm quyền tạo luật cho cộng đồng của họ. Họ đơn thuần chỉ thể hiện, một cách có trách nhiệm, vai trò chính đáng của họ trong chức năng quản trị Giáo Hội.
Các trường hợp điển hình
Ít nhất, cha Coriden cũng làm ta an tâm đối với quan điểm thực sự của ngài về tiếp nhận. Dù sao theo cha, học lý giáo luật về tiếp nhận được đặt căn bản vững chắc trên nhiều xác tín nền tảng về thần học và mục vụ. Xin đơn cử một số xác tín đó như sau:
1. Giữa các chi thể Giáo Hội, vốn có một sự bình đẳng thực sự. Mọi người đều có quyền lợi và bổn phận trong tư cách chi thể. Mọi người đều tích cực trong việc xây đắp Nhiệm Thể Chúa Kitô, và để đạt mục tiêu ấy, họ có bổn phận trợ giúp các mục tử của mình theo tinh thần hợp tác.
2. Trong Giáo Hội, cần diễn ra một cuộc đối thoại tích cực. Người giáo dân cần bày tỏ với các mục tử của họ một cách tự do các nhu cầu, ước muốn và ý kiến của mình. Họ cũng phải đưa ra các sáng kiến riêng. Được sự hỗ trợ ý kiến và kinh nghiệm của người giáo dân, các mục tử cần đưa ra các quyết định tốt hơn về các vấn đề thiêng liêng và trần thế.
3. Các giáo hội đặc thù đều là các giáo hội chân chính. Giáo Hội phổ quát được xây dựng từ các giáo hội ấy. Các giáo hội được nối kết với nhau bằng sợi dây hiệp thông duy nhất, và các nhà lãnh đạo các giáo hội này được liên kết với nhau bằng tình hiệp đoàn chân thực. Vị giám mục giáo phận là mục tử và là thừa tác viên cai quản của giáo hội địa phương vốn được ủy thác cho ngài.
4. Các thích nghi thích đáng phải được thực hiện trong sinh hoạt và thờ phượng của Giáo Hội theo truyền thống các dân tộc. Hội nhập văn hóa là phần chủ yếu của việc phúc âm hóa. Cần phải thay thế tính độc dạng cứng cỏi bằng việc thích nghi hợp pháp bất cứ khi nào có thể.
5. Trong Giáo Hội, phải luôn coi thẩm quyền như việc phục vụ, chứ không thống trị. “Giữa chúng con… ngưòi lãnh đạo phải như đầy tớ… Thầy ở giữa chúng con như người phục vụ” (Lc. 22:26-27; Mt. 20:25-28; Mc. 10:42-45; Ga. 13:3-16).
Tất cả các chủ đề thần học quen thuộc nói trên, kết nối với nhau, đã hỗ trợ mạnh mẽ cho việc đóng góp tích cực của dân vào diễn trình tạo luật trong Giáo Hội. Tiếp nhận chính là một hình thức của việc tham dự có trách nhiệm này.
Qua nhiều thế kỷ, các giáo luật gia đã áp dụng nguyên tắc tiếp nhận vào nhiều lãnh vực trong kỷ luật Giáo Hội. Một số trường hợp điển hình sau đây cho thấy cả hiệu quả thực hành của học lý lẫn các vấn đề đã được đề cập.
Nguyên tắc được Gratian đưa ra là để nhận định về các qui định của hai Đức Giáo Hoàng Telephorus và Gregory về việc ăn chay và kiêng thịt của hàng giáo sĩ vào một số thời điểm trong năm phụng vụ. Gratian cho rằng các qui định này không được việc thực hành chung chấp nhận, nên những ai không giữ chay và kiêng thịt không bị kết án là vi phạm.
Goffredo da Trani, Đức GH Innocent IV (một giáo luật gia nổi tiếng trước khi làm GH) và Đức HY Hostiensis đều áp dụng học lý tiếp nhận vào điều luật của Công Đồng Latran lần thứ 3 (1179) truyền cho các bên lâm chiến phải hưu chiến trong một số ngày và mùa trong năm Giáo Hội. Các vị giám mục được lệnh phải phạt vạ tuyệt thông những ai vi phạm. Nhưng dường như lệnh ngưng bắn này không được tuân hành mấy, và các vị giám mục không cố gắng chấp pháp nó. Các nhà giáo luật học này cho rằng không nên trừng phạt các vị giám mục này vì sắc lệnh trên chưa được người sử dụng chấp nhận thi hành.
Các nhà giáo luật học đôi khi tranh luận về thẩm quyền tương đối của nguồn gốc luật lệ. Thí dụ, liệu lời của các giáo phụ có giá trị hơn sắc lệnh của một công đồng địa phương chăng? Một trong các tranh luận đó tập chú vào các trở ngại hôn phối. Một kẻ hiếp dâm sau đó có được kết hôn hợp pháp với nạn nhân của mình hay không? Quan điểm của Thánh Giêrôm, một quan điểm cho rằng cuộc hôn nhân như thế hợp pháp (licit), đã được chấp nhận, hơn là phán quyết của công đồng Aachen. Theo Alanus, “vì được Giáo Hội chuẩn nhận”. Huguccio thì cho rằng vì nó dựa vào “tập quán tổng quát của Giáo Hội”.
Một sắc chỉ giáo hoàng tựa là “In Coena Domini” có một bảng liệt kê các biện pháp mà chỉ đức giáo hoàng mới giải (absolve) được. Nó được ban hành lần đầu vào thế kỷ 14, rồi sau đó, với nhiều bổ túc, đã được tái công bố mỗi Thứ Năm Tuần Thánh cho tới khi bị Đức GH Piô IX rút lại. Nhiều tác giả cho rằng nó không có hiệu lực tại Pháp và Đức vì nó chưa bao giờ được hai nước đó tiếp nhận.
Juan de Torquemada nhắc tới việc các Giáo Hội Đông Phương không tiếp nhận luật liên quan tới việc độc thân của giáo sĩ: “một qui định của giáo hoàng có thể không khả hữu… về phía các chủ thể, khi ngài muốn thiết lập điều gì đó không phù hợp với thực hành và phong tục của các chủ thể… trong số ấy ta có trường hợp các qui định về độc thân không được các giám mục thuộc Giáo Hội Đông Phương tiếp nhận”.
Vitus Pichler chủ trương rằng luật kiêng ăn pho-mát và trứng không bắt buộc tại Đức, vì nó không bao giờ được tiếp nhận tại đó. Một số tác giả nhất trí rằng một số sắc lệnh về kỷ luật của Công Đồng Triđentinô không bao giờ được tiếp nhận tại một số nơi trên thế giới.
Một số điều khoản của Bộ Giáo Luật năm 1917, thí dụ điều khoản qui định các công đồng giáo tỉnh phải được tổ chức mỗi 20 năm một lần (điều 283) còn công đồng giáo phận ít nhất 10 năm một lần (điều 356) không được nhiều nơi trong Giáo Hội tiếp nhận.
Công đồng giáo phận Rôma năm 1960 đưa ra 755 qui định, nhưng nhiều qui định ấy vẫn chỉ nằm trong sách vở. Một trong các điển hình nổi bật nhất về việc không tiếp nhận qui định của giáo hoàng là tông hiến Veterum Sapientia năm 1962 của Đức Gioan XXIII về việc giảng dạy tiếng La Tinh tại các chủng viện và một số định chế khác. Nó bị phần đông làm ngơ vì bị coi là hoàn toàn thiếu thực tế.
Các điển hình không tiếp nhận các qui định có tính chính thức ấy, dĩ nhiên, khá tương phản với hàng trăm các qui định khác đã được các cộng đồng chủ thể nhìn nhận. Trong vô vàn các trường hợp ấy, luật lệ đã được củng cố, biến thành vững ổn hơn nhờ sự kiện chúng được tiếp nhận.
Học lý tiếp nhận do đó có liên hệ tới yếu tố bản chất của việc tạo luật, song song với các yếu tố chính thức tức thẩm quyền của nhà làm luật và phương tiện công bố luật. Nó đụng tới nội dung luật, tới đặc tính nội tại của nó. Cộng đồng sử dụng luật cần phải phê phán tính thích hợp của nó đối với thời gian và không gian đặc thù, để qui hướng nó về ích chung.
Các nhà giáo luật học thời Trung Cổ hay dùng thuật ngữ “đồng thanh” (consonant) để mô tả tiêu chuẩn của việc phê phán trên. Cộng đồng tín hữu cần phê phán xem liệu một qui định nào đó, được đưa ra để hướng dẫn họ, có “đồng thanh” với Thánh Kinh không, với truyền thống của họ hay không, với chân lý hay không. Nếu họ thấy nó chân chính và hoà hợp với cuộc sống Kitô Giáo của họ, họ phải tiếp nhận và đem nó vào cuộc sống. Như thế họ xác nhận hay “phê chuẩn” (ratified) qui định đó bằng chính hành động của họ.
Cha Coriden cho rằng học lý tiếp nhận không mấy khá trong lịch sử giáo luật của những năm gần đây. Nó bị thất sủng vì 3 lý do chính. Trong mỗi trường hợp, vấn đề hiện nay đã được hiểu khác hẳn.
1. Việc lên án vào năm 1665 của Tòa Lạc Giáo (Holy Inquisition) đối với hình thức cường điệu của học lý này đã đẩy nó vào bóng tối, khiến nó khó lòng được chấp nhận. Việc lên án ấy ít có ăn có với suy tư giáo luật về việc thiết lập ra luật lệ, mà chỉ liên quan tới sự tranh chấp giữa Tòa Thánh và phe Gallican chính trị. Ngày nay, nhìn vấn đề trong bối cảnh lịch sử hẳn giúp chúng ta điều chỉnh được cái hiểu của chúng ta đối với việc lên án kia và khai quang con đường để ta phục hồi lại học lý.
2. Sự thống trị tư tưởng giáo luật học của phe duy ý chí (voluntarist) đã hung hăng chống lại việc phát triển học lý này. Phe chịu ảnh hưởng nặng nề của Francisco Suarez (1548-1612) này nằng nặc cho rằng chỉ các yếu tố cần thiết cho việc thiết lập ra luật mới là quyền lực của nhà làm luật, đó là ý chí làm luật và hình thức hợp pháp công bố luật. Trong chủ trương này, một chủ trương rất thịnh hành nơi các giáo luật gia trong một thời gian dài, không có vai trò nào dành cho việc chấp nhận của người sử dụng luật. Các nhà duy lý (rationalist), theo chân Thánh Tôma Aquinô, quan niệm luật lệ được sắp xếp hướng về ích chung, như phương tiện đạt mục đích. Cộng đồng đóng một vai trò tích cực trong việc đạt được ích chung của mình. Tiếp nhận vì thế có đất đứng ở đây.
3. Quan điểm thần học cho rằng thẩm quyền Giáo Hội duy nhất nằm nơi người giữ chức vụ, hoàn toàn không liên hệ gì tới cộng đồng Kitô hữu, quan điểm này cũng không thân thiện gì với học lý tiếp nhận. Trước năm 1900, ý kiến cho rằng các phẩm trật thụ phong trực tiếp nhận được thẩm quyền từ trên cao là ý kiến rất phổ quát. Kể từ Công Đồng Vatican II trở đi, xác tín cho rằng các vị giáo phẩm có liên hệ chứ không thống trị cộng đồng tín hữu đang cung cấp cho ta mảnh đất phì nhiêu cho học lý tiếp nhận luật lệ bởi cộng đồng ấy.
Cha Coriden cho rằng: thật ra, việc cộng đồng tiếp nhận các qui định giáo luật vốn là một phần cổ xưa và được tôn trọng trong truyền thống Công Giáo. Người sử dụng quả xác nhận luật lệ bằng việc thực hành của họ như Gratian từng chủ trương. Học lý tiếp nhận vì thế đáng được phục hồi.
(còn tiếp)
Từ những nhận định trên, câu hỏi đặt ra là: ai là người tiếp nhận để một luật lệ hoàn tất diễn trình thiết lập và có hiệu lực của nó? Hay nói theo Gratian, ai là người “sử dụng”, ai là chủ thể của luật lệ? Trong Giáo Hội, chủ thể này chỉ nhiều nhóm người. Các giám mục thế giới là chủ thể của nhiều luật lệ. Các linh mục của một giáo phận và thành viên các tu hội cũng là chủ thể của luật lệ. Tín hữu một nước hay một giáo phận cũng là người sử dụng. Tất cả những nhân vật ấy đều có khả năng tiếp nhận các qui định theo giáo luật. Để một qui định giáo luật có hiệu lực thật sự, những ai mà vì họ các luật lệ này đã được đưa ra phải nhìn nhận nó và tuân hành nó. Theo một nghĩa hết sức chân thực, luật lệ được xác nhận nhờ việc thực hành của người sử dụng, như Gratian từng viết. Nó chỉ thực sự có tính bắt buộc khi người sử dụng dành cho nó sự chấp nhận.
Luật lệ được ban hành hợp lệ khi nó được công bố bởi một người hay một nhóm có thẩm quyền lập pháp hợp lệ. Nhưng nó chưa phải là thành phần trong đời sống của cộng đồng sử dụng. Nó mới chỉ phôi thai (incipient). Con tầu đã hạ thủy nhưng liệu nó có ra khơi được hay không? Diễn trình làm luật vẫn chưa hoàn tất. Luật lệ cần được thể hiện trọn vẹn, chưa trói buộc hoàn toàn.
Tiếp nhận liên quan tới chính hiện hữu của luật giáo hội. Một số tác giả, như Matthaeus Romanus, cho rằng 3 yếu tố đều cần thiết như nhau để tạo ra luật là: thẩm quyền hợp lệ, việc công bố thích đáng, và việc người sử dụng chấp nhận. Đây là phát biểu mạnh mẽ nhất về học lý. Nhưng chỉ cần nói như Nicholas thành Cusa rằng: không có sự tiếp nhận, luật lệ chưa được thiết lập trọn vẹn, chưa hiện hữu trọn vẹn. Nó chỉ hành động và bó buộc đối với cộng đồng sau khi đã được tiếp nhận, nghĩa là sau khi cộng đồng xác nhận nó bằng chính hành động của mình.
Một cách mô tả diễn trình thiết lập luật lệ là: nó được dẫn khởi khi được một thẩm quyền hợp lệ công bố, nhưng có hiệu lực đầy đủ, có tính bắt buộc trọn vẹn khi được các chủ thể tiếp nhận. Như thế, nó có hai bình diện hiện hữu. Giống một thảo chương vi tính, nó được thiết kế và tung ra thị trường, nhưng nó chỉ thực sự hữu hiệu khi “nhóm người sử dụng” (user group) thực sự sử dụng nó.
Tiếp nhận là vấn đề sinh lực, sức sống. Một luật lệ mới ban hành rất có thể hoàn toàn hợp lệ, nhưng nó chưa có sức lực hay chưa có ảnh hưởng tích cực trong đời sống của cộng đồng. Nó vẫn chưa gây hiệu quả thực sự nào trên tác phong của người ta. Tiếp nhận hàm nghĩa nhiều điều hơn là việc thích ứng trên thực tế một luật lệ về phía cộng đồng vì nó còn có những hệ luận pháp lý. Sức mạnh hay hiệu lực thực sự của luật chịu ảnh hưởng nhiều bởi việc nó được tiếp nhận hay không được tiếp nhận. Nó có tính bắt buộc hay không tùy thuộc việc nó được tiếp nhận hay không. Nó chỉ có tính cưỡng bức (enforceable) sau khi được tiếp nhận. Thánh Tôma Aquinô có một định nghĩa cổ điển về luật lệ: đó là “việc sắp xếp của lý trí cho ích chung được người có nhiệm vụ chăm sóc cộng đồng công bố”. Trong định nghĩa ấy, ta thấy có sự tiếp nhận, vì trọn cộng đồng phải qui hướng sự việc cho ích chung hay một ai đó nhân danh cộng đồng để làm việc đó. Nói cách khác, người sử dụng luật là người có liên quan với những ai “chăm sóc cộng đồng”. Việc điều hướng đời sống Giáo Hội không bao giờ hoàn toàn nằm bên ngoài cộng đồng ấy. Như thế, cộng đồng có phần chia sẻ trong việc chăm sóc mình, trong định hướng của mình hướng tới ích chung. Một cách thế để chia sẻ như thế chính là tiếp nhận hay không luật lệ đã ban hành để mình sử dụng.
Các chỉ dẫn trong Bộ Giáo Luật
Điều 7 Bộ Giáo Luật nói rằng luật được thiết lập khi được ban hành. Bộ Giáo Luật cũng dùng động từ La Tinh instituo như Gratian. Động từ này hơi khác động từ constituo. Instituo mang nghĩa thành lập, khởi đầu. Constituo mang nghĩa làm cho đứng vững, kiên định. Như thế, luật khởi sự với việc ban hành, công bố nhưng chưa đứng vững, kiên định cho tới khi được tiếp nhận.
Bộ Giáo Luật mới cũng minh nhiên nhắc tới việc tiếp nhận luật của cộng đồng. Khi trình bày các điều kiện để một phong tục có sức mạnh của luật, điều 25 nói rằng cộng đồng tạo ra một phong tục phải là một “cộng đồng có khả năng tiếp nhận luật”. Tất nhiên, một cộng đồng có khả năng tiếp nhận luật, thì cũng có khả năng không tiếp nhận luật. Theo cha Coriden, bộ Giáo Luật mới cởi mở đối với khả thể của một học lý về tiếp nhận. Việc không tiếp nhận luật của một cộng đồng cũng có hiệu quả pháp lý y như việc thực hành nó. Cha Coriden ví một luật mới được công bố nhưng chưa được tiếp nhận như một cuộc hôn nhân chưa hoàn hợp. Giáo luật các điều 1055-1060, 1141 và 1142 định rằng một cuộc hôn nhân thành hiệu, kể cả theo nghĩa bí tích, cũng có thể được giải tiêu nếu chưa được hoàn hợp bằng tác động vợ chồng. Sự ưng thuận tạo nên hôn nhân, nhưng sự phối hợp này không được coi là trọn vẹn cho tới khi được hoàn hợp về thể xác. Cũng thế, hành vi luật pháp bắt đầu là một luật, nhưng chỉ được kể là được thiết lập khi đem ra thực hành.
Điều gì không phải là tiếp nhận
Thật ra, cách trình bày và nhiều quan điểm của Cha Coriden trên đây xem ra có phần cường điệu, dễ đưa tới hiểu lầm. Quan điểm của Cha Bret, như trình bày ở phần giáo lý, được coi là quân bình và chính xác hơn. Đã đành tiếp nhận là một phần trong diễn trình tạo luật. Cũng như hôn nhân, diễn trình này chỉ hoàn toàn khi được cộng đoàn tiếp nhận và đem ra thi hành. Nhưng ngay trong hôn nhân, việc chưa hoàn hợp về thể xác không đương nhiên đánh đổ tính thành hiệu (validity) của hôn nhân. Muốn đánh đổ nó, phải có một hành vi tích cực của giáo hoàng. Do đó, việc không tiếp nhận luật của cộng đồng không hẳn có hiệu lực pháp lý y như việc cộng đồng tiếp nhận nó. Tưởng nên phân biệt hai từ ngữ quan trọng ở đây: một là thành hiệu hay thành sự (validity) hai là hữu hiệu hay có hiệu quả (effectiveness). Cha Coriden dùng hai từ ngữ này một cách không phân biệt, xem ra hơi tùy tiện. Ở đây, dựa vào bản chất bí tích, người ta có thể có ý niệm rõ hơn một chút: bí tích thành hiệu khi được thừa tác viên có thẩm quyền cử hành, bất kể thừa tác viên này xấu hay tốt, một nguyên tắc thường được gọi là ex opere operato (do việc làm được thực hiện). Nhưng muốn có hiệu quả thì người nhận bí tích phải có ý hướng tốt. Không có sự tiếp nhận của người có ý hướng tốt, thì diễn trình bí tích chưa hoàn hảo. Nhưng người tiếp nhận không có ý hướng tốt, nghĩa là không muốn tiếp nhận, vẫn không đánh đổ được tính thành sự của bí tích. Thiển nghĩ luật thành hiệu (có hiệu lực pháp lý) khi được thẩm quyền hợp pháp công bố. Luật đem lại hiệu quả khi được cộng đồng tiếp nhận đem ra thực hành. Không có sự tiếp nhận này, luật không vô hiệu lực (invalid) nhưng vô hiệu quả (ineffective).
Ta hãy đọc tiếp xem cha Coriden nói gì về những điều không phải là tiếp nhận. Theo cha, đây không phải là vấn đề hủy bỏ (aborogation) luật lệ bằng một luật lệ trái ngược. Điều ấy áp dụng vào trường hợp một luật lệ đã được thiết lập trọn vẹn rồi nhưng sau đó lâm vào tình trạng không ai tuân giữ nữa (desuetude). Còn tiếp nhận áp dụng vào trường hợp luật được công bố nhưng chưa được đem ra thi hành, chưa được ai tuân theo.
Không tiếp nhận cũng không đồng nghĩa với sự nổi loạn, bất tuân phục đối với thẩm quyền chính đáng. Tiếp nhận và không tiếp nhận là việc thể hiện nhân đức, chứ không thể hiện tội ác. Tiếp nhận kêu gọi ta phải có nhân đức epikeia, biết nhậy cảm áp dụng luật phổ quát vào các hoàn cảnh đặc thù, đòi ta phải có nhân đức khôn ngoan, biết lựa chọn các phương tiện thích hợp để đạt mục đích. Tiếp nhận đòi ta phải có sự trưởng thành Kitô Giáo, và suy tư trong cầu nguyện.
Cha Coriden cũng nhấn mạnh rằng: sự khác nhau giữa việc khôn ngoan không tiếp nhận và việc đơn thuần bất vâng phục rất dễ nhìn ra hay dễ biện phân như kiểu nói của Đức Cha Nguyễn Chí Linh gần đây. Tiếp nhận không phải là nô phục (subversive) thẩm quyền hợp lệ. Đúng hơn, nó hỗ trợ và thăng tiến thẩm quyền ấy. Các luật lệ đã được công bố thường là được nhìn nhận và tuân theo. Việc nhìn nhận và tuân theo ấy hiển nhiên củng cố cả luật lệ lẫn thẩm quyền ban hành chúng. Chỉ thỉnh thoảng lắm, luật mới không được tiếp nhận, chỉ vì chúng không thích hợp cho cộng đồng. Các chủ thể tin và có Chúa Thánh Thần đều biện phân được luật lệ nào không đạt được mục tiêu đề ra hay không phục vụ ích chung. Thẩm quyền nên chú trọng tới việc không tạo ra các phản ứng tiêu cực hơn nữa đối với các luật lệ thiếu khôn ngoan, vì liều mình sẽ tha hóa cộng đồng. Sau cùng, tiếp nhận không phải là một biểu dương đối với quyền tối thượng hợp lòng dân hay một thứ trình diễn cho nền dân chủ mị dân. Nó là sự tham dự hợp pháp của dân vào việc cai trị chính họ. Họ tích cực hợp tác với các thẩm quyền tạo luật cho cộng đồng của họ. Họ đơn thuần chỉ thể hiện, một cách có trách nhiệm, vai trò chính đáng của họ trong chức năng quản trị Giáo Hội.
Các trường hợp điển hình
Ít nhất, cha Coriden cũng làm ta an tâm đối với quan điểm thực sự của ngài về tiếp nhận. Dù sao theo cha, học lý giáo luật về tiếp nhận được đặt căn bản vững chắc trên nhiều xác tín nền tảng về thần học và mục vụ. Xin đơn cử một số xác tín đó như sau:
1. Giữa các chi thể Giáo Hội, vốn có một sự bình đẳng thực sự. Mọi người đều có quyền lợi và bổn phận trong tư cách chi thể. Mọi người đều tích cực trong việc xây đắp Nhiệm Thể Chúa Kitô, và để đạt mục tiêu ấy, họ có bổn phận trợ giúp các mục tử của mình theo tinh thần hợp tác.
2. Trong Giáo Hội, cần diễn ra một cuộc đối thoại tích cực. Người giáo dân cần bày tỏ với các mục tử của họ một cách tự do các nhu cầu, ước muốn và ý kiến của mình. Họ cũng phải đưa ra các sáng kiến riêng. Được sự hỗ trợ ý kiến và kinh nghiệm của người giáo dân, các mục tử cần đưa ra các quyết định tốt hơn về các vấn đề thiêng liêng và trần thế.
3. Các giáo hội đặc thù đều là các giáo hội chân chính. Giáo Hội phổ quát được xây dựng từ các giáo hội ấy. Các giáo hội được nối kết với nhau bằng sợi dây hiệp thông duy nhất, và các nhà lãnh đạo các giáo hội này được liên kết với nhau bằng tình hiệp đoàn chân thực. Vị giám mục giáo phận là mục tử và là thừa tác viên cai quản của giáo hội địa phương vốn được ủy thác cho ngài.
4. Các thích nghi thích đáng phải được thực hiện trong sinh hoạt và thờ phượng của Giáo Hội theo truyền thống các dân tộc. Hội nhập văn hóa là phần chủ yếu của việc phúc âm hóa. Cần phải thay thế tính độc dạng cứng cỏi bằng việc thích nghi hợp pháp bất cứ khi nào có thể.
5. Trong Giáo Hội, phải luôn coi thẩm quyền như việc phục vụ, chứ không thống trị. “Giữa chúng con… ngưòi lãnh đạo phải như đầy tớ… Thầy ở giữa chúng con như người phục vụ” (Lc. 22:26-27; Mt. 20:25-28; Mc. 10:42-45; Ga. 13:3-16).
Tất cả các chủ đề thần học quen thuộc nói trên, kết nối với nhau, đã hỗ trợ mạnh mẽ cho việc đóng góp tích cực của dân vào diễn trình tạo luật trong Giáo Hội. Tiếp nhận chính là một hình thức của việc tham dự có trách nhiệm này.
Qua nhiều thế kỷ, các giáo luật gia đã áp dụng nguyên tắc tiếp nhận vào nhiều lãnh vực trong kỷ luật Giáo Hội. Một số trường hợp điển hình sau đây cho thấy cả hiệu quả thực hành của học lý lẫn các vấn đề đã được đề cập.
Nguyên tắc được Gratian đưa ra là để nhận định về các qui định của hai Đức Giáo Hoàng Telephorus và Gregory về việc ăn chay và kiêng thịt của hàng giáo sĩ vào một số thời điểm trong năm phụng vụ. Gratian cho rằng các qui định này không được việc thực hành chung chấp nhận, nên những ai không giữ chay và kiêng thịt không bị kết án là vi phạm.
Goffredo da Trani, Đức GH Innocent IV (một giáo luật gia nổi tiếng trước khi làm GH) và Đức HY Hostiensis đều áp dụng học lý tiếp nhận vào điều luật của Công Đồng Latran lần thứ 3 (1179) truyền cho các bên lâm chiến phải hưu chiến trong một số ngày và mùa trong năm Giáo Hội. Các vị giám mục được lệnh phải phạt vạ tuyệt thông những ai vi phạm. Nhưng dường như lệnh ngưng bắn này không được tuân hành mấy, và các vị giám mục không cố gắng chấp pháp nó. Các nhà giáo luật học này cho rằng không nên trừng phạt các vị giám mục này vì sắc lệnh trên chưa được người sử dụng chấp nhận thi hành.
Các nhà giáo luật học đôi khi tranh luận về thẩm quyền tương đối của nguồn gốc luật lệ. Thí dụ, liệu lời của các giáo phụ có giá trị hơn sắc lệnh của một công đồng địa phương chăng? Một trong các tranh luận đó tập chú vào các trở ngại hôn phối. Một kẻ hiếp dâm sau đó có được kết hôn hợp pháp với nạn nhân của mình hay không? Quan điểm của Thánh Giêrôm, một quan điểm cho rằng cuộc hôn nhân như thế hợp pháp (licit), đã được chấp nhận, hơn là phán quyết của công đồng Aachen. Theo Alanus, “vì được Giáo Hội chuẩn nhận”. Huguccio thì cho rằng vì nó dựa vào “tập quán tổng quát của Giáo Hội”.
Một sắc chỉ giáo hoàng tựa là “In Coena Domini” có một bảng liệt kê các biện pháp mà chỉ đức giáo hoàng mới giải (absolve) được. Nó được ban hành lần đầu vào thế kỷ 14, rồi sau đó, với nhiều bổ túc, đã được tái công bố mỗi Thứ Năm Tuần Thánh cho tới khi bị Đức GH Piô IX rút lại. Nhiều tác giả cho rằng nó không có hiệu lực tại Pháp và Đức vì nó chưa bao giờ được hai nước đó tiếp nhận.
Juan de Torquemada nhắc tới việc các Giáo Hội Đông Phương không tiếp nhận luật liên quan tới việc độc thân của giáo sĩ: “một qui định của giáo hoàng có thể không khả hữu… về phía các chủ thể, khi ngài muốn thiết lập điều gì đó không phù hợp với thực hành và phong tục của các chủ thể… trong số ấy ta có trường hợp các qui định về độc thân không được các giám mục thuộc Giáo Hội Đông Phương tiếp nhận”.
Vitus Pichler chủ trương rằng luật kiêng ăn pho-mát và trứng không bắt buộc tại Đức, vì nó không bao giờ được tiếp nhận tại đó. Một số tác giả nhất trí rằng một số sắc lệnh về kỷ luật của Công Đồng Triđentinô không bao giờ được tiếp nhận tại một số nơi trên thế giới.
Một số điều khoản của Bộ Giáo Luật năm 1917, thí dụ điều khoản qui định các công đồng giáo tỉnh phải được tổ chức mỗi 20 năm một lần (điều 283) còn công đồng giáo phận ít nhất 10 năm một lần (điều 356) không được nhiều nơi trong Giáo Hội tiếp nhận.
Công đồng giáo phận Rôma năm 1960 đưa ra 755 qui định, nhưng nhiều qui định ấy vẫn chỉ nằm trong sách vở. Một trong các điển hình nổi bật nhất về việc không tiếp nhận qui định của giáo hoàng là tông hiến Veterum Sapientia năm 1962 của Đức Gioan XXIII về việc giảng dạy tiếng La Tinh tại các chủng viện và một số định chế khác. Nó bị phần đông làm ngơ vì bị coi là hoàn toàn thiếu thực tế.
Các điển hình không tiếp nhận các qui định có tính chính thức ấy, dĩ nhiên, khá tương phản với hàng trăm các qui định khác đã được các cộng đồng chủ thể nhìn nhận. Trong vô vàn các trường hợp ấy, luật lệ đã được củng cố, biến thành vững ổn hơn nhờ sự kiện chúng được tiếp nhận.
Học lý tiếp nhận do đó có liên hệ tới yếu tố bản chất của việc tạo luật, song song với các yếu tố chính thức tức thẩm quyền của nhà làm luật và phương tiện công bố luật. Nó đụng tới nội dung luật, tới đặc tính nội tại của nó. Cộng đồng sử dụng luật cần phải phê phán tính thích hợp của nó đối với thời gian và không gian đặc thù, để qui hướng nó về ích chung.
Các nhà giáo luật học thời Trung Cổ hay dùng thuật ngữ “đồng thanh” (consonant) để mô tả tiêu chuẩn của việc phê phán trên. Cộng đồng tín hữu cần phê phán xem liệu một qui định nào đó, được đưa ra để hướng dẫn họ, có “đồng thanh” với Thánh Kinh không, với truyền thống của họ hay không, với chân lý hay không. Nếu họ thấy nó chân chính và hoà hợp với cuộc sống Kitô Giáo của họ, họ phải tiếp nhận và đem nó vào cuộc sống. Như thế họ xác nhận hay “phê chuẩn” (ratified) qui định đó bằng chính hành động của họ.
Cha Coriden cho rằng học lý tiếp nhận không mấy khá trong lịch sử giáo luật của những năm gần đây. Nó bị thất sủng vì 3 lý do chính. Trong mỗi trường hợp, vấn đề hiện nay đã được hiểu khác hẳn.
1. Việc lên án vào năm 1665 của Tòa Lạc Giáo (Holy Inquisition) đối với hình thức cường điệu của học lý này đã đẩy nó vào bóng tối, khiến nó khó lòng được chấp nhận. Việc lên án ấy ít có ăn có với suy tư giáo luật về việc thiết lập ra luật lệ, mà chỉ liên quan tới sự tranh chấp giữa Tòa Thánh và phe Gallican chính trị. Ngày nay, nhìn vấn đề trong bối cảnh lịch sử hẳn giúp chúng ta điều chỉnh được cái hiểu của chúng ta đối với việc lên án kia và khai quang con đường để ta phục hồi lại học lý.
2. Sự thống trị tư tưởng giáo luật học của phe duy ý chí (voluntarist) đã hung hăng chống lại việc phát triển học lý này. Phe chịu ảnh hưởng nặng nề của Francisco Suarez (1548-1612) này nằng nặc cho rằng chỉ các yếu tố cần thiết cho việc thiết lập ra luật mới là quyền lực của nhà làm luật, đó là ý chí làm luật và hình thức hợp pháp công bố luật. Trong chủ trương này, một chủ trương rất thịnh hành nơi các giáo luật gia trong một thời gian dài, không có vai trò nào dành cho việc chấp nhận của người sử dụng luật. Các nhà duy lý (rationalist), theo chân Thánh Tôma Aquinô, quan niệm luật lệ được sắp xếp hướng về ích chung, như phương tiện đạt mục đích. Cộng đồng đóng một vai trò tích cực trong việc đạt được ích chung của mình. Tiếp nhận vì thế có đất đứng ở đây.
3. Quan điểm thần học cho rằng thẩm quyền Giáo Hội duy nhất nằm nơi người giữ chức vụ, hoàn toàn không liên hệ gì tới cộng đồng Kitô hữu, quan điểm này cũng không thân thiện gì với học lý tiếp nhận. Trước năm 1900, ý kiến cho rằng các phẩm trật thụ phong trực tiếp nhận được thẩm quyền từ trên cao là ý kiến rất phổ quát. Kể từ Công Đồng Vatican II trở đi, xác tín cho rằng các vị giáo phẩm có liên hệ chứ không thống trị cộng đồng tín hữu đang cung cấp cho ta mảnh đất phì nhiêu cho học lý tiếp nhận luật lệ bởi cộng đồng ấy.
Cha Coriden cho rằng: thật ra, việc cộng đồng tiếp nhận các qui định giáo luật vốn là một phần cổ xưa và được tôn trọng trong truyền thống Công Giáo. Người sử dụng quả xác nhận luật lệ bằng việc thực hành của họ như Gratian từng chủ trương. Học lý tiếp nhận vì thế đáng được phục hồi.
(còn tiếp)
Liên Đoàn CGVN Hoa Kỳ
Chúc Mừng Các Tân Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ Năm 2010
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
21:43 21/05/2010
Hân Hoan Chúc Mừng Các Tân Linh Mục Việt Nam tại Hoa Kỳ Năm 2010
ATLANTA, GEORGIA (21.5.2010) - Cộng đồng Dân Chúa đón nhận tin vui và hân hoan chúc mừng các tân Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2010.
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 22 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Văn Tình, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Zhenlong Wang, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Francis Damoah, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Baozhu Hu, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 29 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Tài, Giáo phận Salt Lake City, Utah
Phó tế Joseph Timothy Đỗ Trường, Giáo phận San Bernadino, CA
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 5 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Phêrô Nguyễn Huy Bảo, Tổng Giáo phận Los Angeles, California
Phó tế Giuse Nguyễn Văn Minh, SDD, Portland, Oregon
Phó tế Hilariô M. Trần Hà Nhuận, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Gioan TG M. Trần Trung Thành, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Giacôbê M. Đỗ Long Vân, CMC, Carthage, Missouri
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 12 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Tạ Anh Kiệt, Giáo phận Orange, California
Phó tế Michel-Steven Phạm, Giáo phận San Diego, California
Phó tế Vũ Tập, OP
Phó tế Nguyễn Thiên, Giáo phận Davenport, Iowa
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 26 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Henry Phạm Minh Thắng, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 14 tháng 5 năm 2010:
Lm. Martinô Trần Hữu Nhân, CM, Los Angeles, California
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 2 tháng 1 năm 2010:
Lm. Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa, CSsR, Houston, Texas
Lm. Tôma Hà Quốc Dũng, CSsR, Houston, Texas
Cộng đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa các Linh mục của Chúa trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin gửi tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và tinconggiao@gmail.com các tân Linh mục năm 2010 chưa có tên trong danh sách trên đây, để Cộng đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
www.liendoanconggiao.net
ATLANTA, GEORGIA (21.5.2010) - Cộng đồng Dân Chúa đón nhận tin vui và hân hoan chúc mừng các tân Linh mục Việt Nam tại Hoa Kỳ sau đây được trao ban Thừa tác vụ trong năm 2010.
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 22 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Văn Tình, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Zhenlong Wang, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Francis Damoah, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế Baozhu Hu, SVD, Techny/Chicago, Illinois
Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 29 tháng 5 năm 2010:
Phó tế Nguyễn Tài, Giáo phận Salt Lake City, Utah
Phó tế Joseph Timothy Đỗ Trường, Giáo phận San Bernadino, CA
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 5 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Phêrô Nguyễn Huy Bảo, Tổng Giáo phận Los Angeles, California
Phó tế Giuse Nguyễn Văn Minh, SDD, Portland, Oregon
Phó tế Hilariô M. Trần Hà Nhuận, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Gioan TG M. Trần Trung Thành, CMC, Carthage, Missouri
Phó tế Giacôbê M. Đỗ Long Vân, CMC, Carthage, Missouri
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 12 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Tạ Anh Kiệt, Giáo phận Orange, California
Phó tế Michel-Steven Phạm, Giáo phận San Diego, California
Phó tế Vũ Tập, OP
Phó tế Nguyễn Thiên, Giáo phận Davenport, Iowa
Các Phó tế sẽ được thụ phong Linh mục ngày 26 tháng 6 năm 2010:
Phó tế Henry Phạm Minh Thắng, Tổng Giáo phận Atlanta, Georgia
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 14 tháng 5 năm 2010:
Lm. Martinô Trần Hữu Nhân, CM, Los Angeles, California
Các tân Linh mục được thụ phong ngày 2 tháng 1 năm 2010:
Lm. Giuse Hồ Nguyễn Anh Nghĩa, CSsR, Houston, Texas
Lm. Tôma Hà Quốc Dũng, CSsR, Houston, Texas
Cộng đồng Dân Chúa hân hoan chúc mừng các Tân Chức và gia đình. Nguyện xin Thiên Chúa tiếp tục tuôn đổ xuống đầy tràn ân sủng và thánh hóa các Linh mục của Chúa trên con đường tông đồ phục vụ và loan báo Tin Mừng ơn cứu độ.
Xin gửi tin về địa chỉ bantinliendoan@gmail.com và tinconggiao@gmail.com các tân Linh mục năm 2010 chưa có tên trong danh sách trên đây, để Cộng đồng Dân Chúa được biết, hiệp thông cầu nguyện và chúc mừng.
HÂN HOAN CHÚC MỪNG!
www.liendoanconggiao.net
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Cỏ May Bên Đường
Thérésa Nguyễn
22:20 21/05/2010
CỎ MAY BÊN ĐƯỜNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay
(Trích thơ của Xuân Quỳnh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền