Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:37 21/05/2019
15. Không thể nên thánh một nửa. Nếu bạn không hoàn toàn nên thánh thì căn bản không phải là thánh nhân (Thánh nữ Teresa of Lisieux)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:42 21/05/2019
18. KINH NGUYỆT CỦA HOÀ THƯỢNG
Có một hoà thượng nọ mỗi khi ra khỏi nhà thì bị bệnh, nên nằm nghỉ trong thư phòng và mời thầy thuốc đến chữa bệnh.
Thầy thuốc nhìn thấy trong thư phòng bày biện rất thanh nhã thì cho rằng đây là phòng của con gái, còn hoà thượng thì sức khoẻ yếu nên không thể ngủ trên giường, thầy thuốc ngồi trước giường, cách sau bức màn bắt mạch, lúc sau thầy thuốc chẩn đoán nói:
- “Bệnh này thuộc về kinh nguyệt không điều, là bệnh thường thấy trước và sau khi mang thai, không quan hệ gì, uống thuốc là khỏi ngay”.
Hòa thượng vội vàng ngồi dậy, mở tung bức màn nhìn thầy thuốc cười ha ha.
Thầy thuốc không cách gì thoát được.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 18:
Thời nay cũng có những bác sĩ chẩn đoán bệnh tầm bậy, hể bệnh nhân bị nóng thì nói là bị thương hàn, nếu bệnh nhân bị đau bụng thì chẩn đoán là bị đau bao tử, mà không tìm cho ra rõ ràng cho căn bệnh.
Hòa thượng bị bệnh nằm trong căn phòng bày biện trang nhã, nên thầy thuốc đoán bệnh nhân là đàn bà con gái rồi “phán” một câu: kinh nguyệt không điều, thì đúng là hết nước nói.
Có một vài Ki-tô hữu cũng thích “đoán bệnh” anh em chị em mình cách tầm bậy, trong khi chính bản thân mình mang “bệnh” cách trầm trọng:
- Thấy anh em đi lễ trể một vài lần thì “chẩn đoán” là đi lễ không thành và Chúa không ban ơn, trong lúc đó bản thân mình thì thường hay bỏ lễ Chúa Nhật.
- Thấy người chị em mặc áo quần hơi diện một chút khi đi lễ thì “chẩn đoán” rằng: nó mà lễ lạt gì, đi coi hát thì có, trong lúc đó bản thân mình thì diện “hết cở ông địa” rất chướng mắt người khác...
Lang băm chữa đoán bệnh sai vì chuyên môn không có thì chỉ có một số ít người mà thôi, nhưng thời nay có rất nhiều người, vì thiếu đức ái mà “chẩn đoán” tầm bậy tâm hồn của anh em chị em mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có một hoà thượng nọ mỗi khi ra khỏi nhà thì bị bệnh, nên nằm nghỉ trong thư phòng và mời thầy thuốc đến chữa bệnh.
Thầy thuốc nhìn thấy trong thư phòng bày biện rất thanh nhã thì cho rằng đây là phòng của con gái, còn hoà thượng thì sức khoẻ yếu nên không thể ngủ trên giường, thầy thuốc ngồi trước giường, cách sau bức màn bắt mạch, lúc sau thầy thuốc chẩn đoán nói:
- “Bệnh này thuộc về kinh nguyệt không điều, là bệnh thường thấy trước và sau khi mang thai, không quan hệ gì, uống thuốc là khỏi ngay”.
Hòa thượng vội vàng ngồi dậy, mở tung bức màn nhìn thầy thuốc cười ha ha.
Thầy thuốc không cách gì thoát được.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 18:
Thời nay cũng có những bác sĩ chẩn đoán bệnh tầm bậy, hể bệnh nhân bị nóng thì nói là bị thương hàn, nếu bệnh nhân bị đau bụng thì chẩn đoán là bị đau bao tử, mà không tìm cho ra rõ ràng cho căn bệnh.
Hòa thượng bị bệnh nằm trong căn phòng bày biện trang nhã, nên thầy thuốc đoán bệnh nhân là đàn bà con gái rồi “phán” một câu: kinh nguyệt không điều, thì đúng là hết nước nói.
Có một vài Ki-tô hữu cũng thích “đoán bệnh” anh em chị em mình cách tầm bậy, trong khi chính bản thân mình mang “bệnh” cách trầm trọng:
- Thấy anh em đi lễ trể một vài lần thì “chẩn đoán” là đi lễ không thành và Chúa không ban ơn, trong lúc đó bản thân mình thì thường hay bỏ lễ Chúa Nhật.
- Thấy người chị em mặc áo quần hơi diện một chút khi đi lễ thì “chẩn đoán” rằng: nó mà lễ lạt gì, đi coi hát thì có, trong lúc đó bản thân mình thì diện “hết cở ông địa” rất chướng mắt người khác...
Lang băm chữa đoán bệnh sai vì chuyên môn không có thì chỉ có một số ít người mà thôi, nhưng thời nay có rất nhiều người, vì thiếu đức ái mà “chẩn đoán” tầm bậy tâm hồn của anh em chị em mình.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------------
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 6C Phục Sinh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
12:37 21/05/2019
(Ga 14: 23-29)
AN BÌNH
Tình yêu hoa trái an bình,
Cha Thầy thương mến, hết tình trao ban.
Hiến thân Con Một thiên nhan,
Hy sinh thập giá, chứa chan ân tình.
Dấn thân chịu chết khổ hình,
Ba ngày sống lại, thiên linh rạng ngời.
Yêu thương tha thứ tội đời,
Giới răn trọng đại, giữ lời Thầy luôn.
Hết lòng yêu mến suy tôn,
Yêu Thầy mến Chúa, dủ hồn ái nhân.
Xin ban Phù Trợ Thánh Thần,
Nguồn ơn chân lý, canh tân lòng người.
Bình an để lại cho đời,
Kiên tâm bền chí, trong thời khó khăn,
Lòng đừng xao xuyến băn khoăn,
Cũng đừng sợ hãi, người săn kẻ dòm.
Thánh Thần gìn giữ trông nom,
Qui về một mối, tụ gom một nhà.
Vui mừng phấn khởi trong Cha,
Ngày Thầy trở lại, bao là dấu yêu.
Thiên Chúa là tình yêu. Nói về tình yêu không bao giờ cùng. Tình yêu thì luôn mới và bao la như biển cả, cao siêu như mây trời, sưởi ấm như mặt trời và vằng vặc như mặt trăng. Bài Phúc âm hôm nay tiếp tục đến tình yêu. Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ: Ai yêu mến Thầy, sẽ giữ lời Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Chúa Giêsu chuẩn bị từ giã các Tông đồ để về cùng Chúa Cha. Chúa đã truyền lại giới răn yêu thương. Đây là lời trăn trối thân thương nhất, yêu Chúa và yêu tha nhân.
Tình yêu của Chúa được thể hiện qua tình bác ái đối với tha nhân. Yêu thương mọi người, yêu gia đình, yêu tha nhân và yêu cả kẻ thù. Mỗi câu truyện tình yêu trong đời sống đều phản ánh tình yêu của Chúa Kitô. Chúa Kitô đã đi hết nội dung của yêu thương. Vì yêu, Chúa hạ xuống thấp tận cùng để nâng loài người lên và cho chúng ta làm con Chúa. Vì yêu, Chúa đã hiến thân làm của lễ đền tội và lập Bí Tích Thánh Thể để dưỡng nuôi và ở lại với chúng ta. Vì yêu, Ngài đã chết nhục hình và đổ tới giọt máu cuối cùng để cứu độ chúng ta. Không còn tình yêu nào cao qúi hơn nữa.
Truyện kể: Có một bà mẹ 57 tuổi bị hư thận và xơ gan. Bà ở trong tình trạng nguy hiểm tính mạng. Mặc dù chịu đau đớn, bà từ chối đề nghị của bác sĩ ghép gan và thận do hai người con hiến tặng. Các con thương mẹ, không muốn mẹ chết khi còn trẻ. Sau nhiều ngày điều trị và qua sự thuyết phục của hai con. Hai người con sẵn sàng hiến tặng mẹ, một người hiến nửa lá gan, một người hiến một trái thận. Người mẹ chấp nhận và cuộc giải phẫu diễn ra tốt đẹp. Năm tháng sau, cả ba người hồi phục nhanh chóng. Đây là trường hợp cho và nhận đầu tiên từ hai người con Rosario và Jose tại Tiểu Bang California. Mẹ đã cho các con ra đời. Các con biếu lại mẹ cơ quan để sống còn. Tình mẹ, tình con hiến tặng và hy sinh cho nhau.
Chúa Giêsu yêu thương các môn đệ, Ngài đã cho tất cả và còn hứa ban Thần Chân Lý đến để phù trợ và dẫn dắt các ngài đi trong sự thật. Sau cùng Chúa đã ban sự bình an đích thực trong tâm hồn các môn đệ. Xin sự bình an của Chúa ở lại trong tâm hồn chúng con để chúng con cùng chia xẻ niềm vui và sự bình an của Chúa tới mọi người.
THỨ HAI, TUẦN 6 PHỤC SINH
(Ga 15, 26-16,4).
THẦN CHÂN LÝ
Thần Linh Chân Lý cao vời,
Cha Thầy sai đến, dậy khơi mọi điều.
Những lời mạc khải cao siêu,
Các con ghi nhớ, thiên triều gia ân.
Thánh Thần làm chứng canh tân,
Ban ơn sức mạnh, chứng nhân về Thầy.
Người ta bách hại lạm gây,
Hội đường xua đuổi, đong đầy gian nan.
Tưởng rằng phụng sự thánh nhan,
Chu toàn lề luật, liên can đạo đời.
Kẻ thù không biết Ngôi Lời,
Con Cha cực thánh, vào đời cứu nhân.
Mọi lời nhắc nhở ân cần,
Các con ghi nhớ, tinh thần vững tin.
Kiên trì phó thác cầu xin,
Thánh Linh Phù Trợ, ngước nhìn trời cao.
THỨ BA, TUẦN 6 PHỤC SINH
(Ga 16, 5b-11).
RA ĐI
Phán cùng môn đệ lời này,
Thầy về thiên giới, đợi ngày ra đi.
Những điều dạy bảo thông tri,
Thầy đi lợi ích, chỉ vì các con.
Nói lời sự thật sắt son,
Thánh Thần Phù Trợ, mỏi mòn chờ mong.
Thông ban sức mạnh trong lòng,
Khôn ngoan thông suốt, tinh trong rạng ngời.
Ngôi Ba Thiên Chúa cao vời,
Tuôn tràn ân sủng, cho người tin yêu.
Những ai chê chối thiên triều,
Thế gian tội ác, ngả siêu thói đời.
Thánh Linh xét xử trần đời,
Không tin cứu độ, Ngôi Lời hạ thân.
Quyền năng phó thác Thánh Thần,
Công bằng chính trực, dự phần phúc vinh.
THỨ TƯ, TUẦN 6 PHỤC SINH
(Ga 16, 12-15).
SỰ THẬT
Khi Thần Chân Lý viếng thăm,
Khai lòng mở trí, chuyên chăm sống đời.
Bảy ơn thánh đức cao vời,
Nói năng sự thật, qua lời truyền rao.
Ban ơn sức mạnh dồi dào,
Thêm ơn lo liệu, hiến trao thân mình.
Kiên trì trung tín quang minh,
Xin ơn soi sáng, tâm linh rạng ngời.
Hồn con kính sợ Chúa Trời,
Khôn ngoan hiểu biết, sống đời thánh ân.
Nguồn ơn phù trợ Thánh Thần,
Thông ban truyền dạy, canh tân lòng người.
Mọi điều hiện hữu trên đời,
Chúa Cha tác tạo, Ngôi Lời trung gian.
Những gì Cha đã trao ban,
Thần Linh lãnh nhận, sẻ san cho đời.
THỨ NĂM, TUẦN 6 PHỤC SINH
(Ga 16, 16-20).
NIỀM VUI
Niềm vui trăn trối đôi lời,
Ra đi dọn chỗ, cho người mến yêu.
Tới ngày từ giã cô liêu,
Tông đồ môn đệ, vốn nhiều xót xa.
Vui buồn lẫn lộn phôi pha,
Thầy đi vắng mặt, thật là nhớ thương.
Cho dù lòng trí vấn vương,
Thêm phần lợi ích, tựa nương sống đời,
Thầy còn trở lại một thời,
Các con sẽ thấy, rạng ngời thiên nhan.
Bây giờ con cái thế gian,
Tẩy chay bách hại, gian nan cực hình.
Chúng con khóc lóc tự tình,
Than van sầu khổ, bất bình thế nhân.
Kiên tâm giữ vững tinh thần,
Mừng vui chan chứa, dự phần phúc vinh.
THỨ SÁU, TUẦN 6 PHỤC SINH
(Ga 16, 20-23a).
VUI MỪNG
Tâm tư trầm lắng chiều nay,
Thầy trò tâm sự, đến ngày xa nhau.
Chia ly muôn nỗi sầu đau,
Tông đồ môn đệ, trước sau dự phần.
Giê-su từ giã gian trần,
Thăng thiên thượng giới, vô ngần cao siêu.
Các con than khóc thật nhiều,
Buồn sầu cay đắng, đốt thiêu tâm hồn.
Thế gian ghét bỏ vùi chôn,
Thù hằn ghen ghét, dại khôn cõi đời.
Các con tin vững ơn trời,
Niềm vui trở lại, cho người thiện tâm.
Hy sinh chịu đựng âm thầm,
Vinh quang rạng sáng, nẩy mầm xinh tươi.
Vui mừng rạng rỡ tươi cười,
Đoàn con xum họp, mọi người hân hoan.
THỨ BẢY, TUẦN 6 PHỤC SINH
(Ga 16, 23b-28).
XIN ƠN
Phán cùng môn đệ lời này,
Hãy xin sẽ được, danh Thầy hứa ban.
Niềm vui trọn vẹn chứa chan,
Cha ban muôn phúc, tràn lan tâm hồn.
Trước ngày giảng dạy dụ ngôn,
Các con chưa hiểu, học khôn tháng ngày.
Đến nay Thầy nói thẳng ngay,
Loan truyền rành rẽ, điều hay lạ thường.
Chia ly sầu lắng vấn vương,
Thầy đi chuẩn bị, yêu thương vô ngần.
Cầu xin Thiên Chúa chí nhân,
Ủi an soi dẫn, bước lần thoát nguy.
Ban ơn giáng phúc từ bi,
Trung kiên vững bước, sá gì gian nan.
Chúa Cha yêu mến thế gian,
Trao ban Con Một, hứa ban Nước Trời.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Vượt qua cơn khủng hỏang đức tin
Lm Đan Vinh
17:24 21/05/2019
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH C
Cv 15,1-2.22-29 ; Kh 21,10-14.22-23 ; Ga 14,23-29
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,23-29
(23) Đức Giê-su đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. (24) Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. (25) Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. (26) Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. (27) Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. (28) Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. (29) Bây giờ, Thầy nói với anh em, trước khi sự việc xảy ra, để anh em tin khi sự việc ấy xảy ra”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay trích trong bài từ biệt các Tông đồ của Đức Giê-su tại Nhà Tiệc Ly và gồm hai điểm chính như sau:
- CÁCH THỂ HIỆN LÒNG MẾN ĐỐI VỚI THẦY: Đức Giê-su đòi các Tông đồ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng cách tuân giữ Lời Người truyền dạy, nhờ đó họ sẽ được kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi và sẽ nhận được ơn Thánh Thần trợ giúp.
- ĐỨC GIÊ-SU HỨA BAN BÌNH AN VÀ NIỀM VUI: Một sự bình an thực sự và trong tâm hồn. Nhờ đó, các ông sẽ không còn bối rối sợ hãi khi gặp phải những cơn bách hại xảy ra. Vì Người hứa ở lại với các ông luôn mãi.
3. CHÚ THÍCH:
- C 23-24: +Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy: Đức Giê-su đòi các môn đệ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng hành động cụ thể chứ không bằng lời nói hay tình cảm suông. Hành động chứng tỏ lòng yêu mến là tuân giữ giới răn Người truyền. +Cha Thầy và Thầy: Ám chỉ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha yêu Chúa Con và tình yêu giữa Cha Con nhiệm xuất ra Chúa Thánh Thần.
- C 25-26: +Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy: Đức Giê-su loan báo sẽ xin Chúa Cha sai Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ đến với các Tông đồ để Người ở lại với các ông luôn mãi (x. Ga 14,16). +Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em: Sứ mệnh của Thánh Thần là dạy các môn đệ mọi điều Đức Giê-su đã nói, mà các ông chưa hiểu hết ý nghĩa (x. Ga 13,7).
- C 27-29: +Thầy để lại bình an cho anh em: Người Do thái thường chào nhau bằng lời chúc “Bình an”. Sự bình an này đồng nghĩa với không có chiến tranh... Còn sự bình an của Chúa Giê-su ban ở đây thuộc lãnh vực đức tin siêu nhiên, nghĩa là được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết và được thừa hưởng ơn cứu độ. +Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy: Xét về bản tính Thiên Chúa thì Đức Giê-su ngang bằng Chúa Cha. Nhưng xét về sứ mệnh Thiên Sai, thì Đức Giê-su - “Ngôi Lời đã hóa nên người phàm” (Ga 1,14) nên không thể cao trọng bằng Thiên Chúa là Đấng đã sai Người (x Ga 14,28b). Thánh Phao-lô đã nói về điều này như sau: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu...” (Pl 2,6-11).
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đòi môn đệ làm gì để chứng tỏ lòng yêu mến Người ? 2) Ai yêu mến Người thì sẽ được Thiên Chúa ban thưởng ra sao ? 3) Đức Giê-su hứa ban Chúa Thánh Thần đến để làm gì ? 4) Sự bình an do Đức Giê-su hứa ban khác với lời chào chúc bình an của người Do thái như thế nào ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại nói : ”Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” đang khi giáo lý dạy ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau và không Ngôi nào lớn hơn !
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: “Thầy đi thì ích lợi cho anh em” (Ga 16,7).
2.CÂU CHUYỆN:
1) MẸ TRÁNH LUÔN GẶP VPM ĐỂ CON NÊN TRƯỞNG THÀNH:
ME-RI-ƠN OÉT (Marion West) là một bé gái 4 tuổi. Ngày nào bé cũng vui mừng nhảy nhót khi thấy mẹ từ chỗ làm tới đón về nhà ăn trưa. Vì bận phải đi làm gần nhà nên từ sáng sớm, mẹ cô bé đã nhờ người hàng xóm tốt bụng trông chừng. Rồi đến trưa bà tranh thủ rời chỗ làm để đi đón con, và hai mẹ con hối hả về nhà ăn trưa và vui đùa bên nhau. Rồi đến một giờ chiều, bà lại từ giã bé tiếp tục đi làm. Bấy giờ bé ME-RI-ƠN thường tỏ vẻ buồn tủi. Em ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ. Rồi nghe theo chuyên gia tâm lý tư vấn, mẹ bé đã thôi không về nhà vào mỗi buổi trưa để đón bé nữa. Trưa hôm ấy, bé ME-RI-ƠN buồn rầu không thiết gì ăn uống. Em cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không về nhà ăn trưa và chơi đùa với em như mọi ngày? Nhưng rồi lâu ngày bé cũng quen đi và có thái độ vui vẻ như trước.
Nhiều năm sau đó, ME-RI-ƠN mới được mẹ kể cho biết: bấy giờ hàng ngày bà vẫn trở về nhà, nhưng không ghé đón cô. Bà thường ngồi bên cửa sổ nhà bếp để vừa ăn trưa vừa nhìn con vui chơi với chúng bạn ở nhà hàng xóm. Bà ao ước được chạy lại ôm ấp con cho thỏa lòng. Nhưng vì muốn con trưởng thành, bà đành nén lòng cho con quen dần với sự vắng mặt của mẹ để phát triển tâm lý bình thường như bao trẻ khác. Giờ đây khi đã khôn lớn, ME-RI-ƠN mới hiểu lý do tại sao mẹ cô lại làm như thế, và cô lại càng biết ơn mẹ nhiều hơn.
2) CẦN PHẤN ĐẤU VƯỢT QUA CƠN KHỦNG HOẢNG VỀ ĐỨC TIN:
Một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm ngày kia đã nhìn thấy một chiếc kén của loài bướm lạ trong khu vườn phía sau nhà. Ông ta liền ngắt cành cây có chiếc kén kia mang vào nhà. Ít ngày sau, ông ta thấy bên trong chiếc kén có sự nhúc nhích, nhưng con bướm vẫn chưa thể phá được chiếc kén để bò ra ngoài. Ngày thứ hai và thứ ba, ông ta cũng ghi nhận được sự kiện tương tự và không thấy có sự tiến bộ nào. Thế là ông quyết định dùng mũi dao lam rạch một đường trên chiếc kén giúp chú bướm bò ra. Tuy nhiên, ông rất thất vọng vì chú bướm sau đó chỉ sống được một lúc rồi lăn ra chết. Về sau, một nhà sinh vật học đã giải thích cho ông hiểu: Thiên nhiên đã sắp xếp cho con bướm phải đấu tranh thoát khỏi chiếc kén bao bọc nó, vì chính nhờ đó mà chú bướm mới có thể phát triển toàn diện để sinh tồn khi ra ngoài kén.
Nhà sưu tầm bướm tưởng rằng dùng lưỡi dao rạch chiếc kén sẽ giúp cho chú bướm dễ dàng thoát ra hơn. Nhưng ông không biết rằng: khi làm như thế là ông đã vô tình huỷ diệt khả năng sinh tồn của chú bướm con.
3) CHỈ THỰC SỰ HẠNH PHÚC KHI CÓ TỰ DO:
Một ngày nọ trời đang mưa tuyết, một cậu bé thấy một chú chim non nhỏ bé đang đứng co ro run rẩy trên cành ngay dưới tổ chim. Xót thương chim bị lạnh, cậu liền mang nó vào trong nhà đặt gần lò sưởi và chim đã dần hồi tỉnh. Sau đó, cậu bé đã dùng một chiếc lồng cũ trong nhà để nhốt chim. Cậu đã cung cấp cho chim nhiều thức ăn, nước uống và cả hơi ấm nữa.
Chim nhỏ lớn nhanh và tập bay trong lồng. Rồi một buổi sáng nọ nó lên tiếng hót líu lo. Cậu bé rất vui khi được chăm sóc cho con chim. Nhưng sau đó ít hôm, cậu thấy con chim liên tục bay và đập cánh vào thành lồng. Cậu liền hỏi ông nội lý do thì được ông trả lời: “Vì nó cảm thấy không hạnh phúc và muốn bay ra khỏi lồng” . Cậu tiếp tục hỏi: “Vậy nó không có mọi thứ cần dùng trong cái lồng rồi hay sao?”. Ông đáp: “Tuy có mọi thứ, nhưng nó lại thiếu điều cốt yếu là được tự do bay nhảy như những con chim khác”.
Cậu bé liền nói: “Nhưng làm sao cháu có thể yên tâm để nó bay đi khi nó có thể gặp nhiều nguy hiểm và có thể bị chết vì lạnh”. Ông nói: “Đó là một sự thách thức mà con chim sẽ phải trải qua để trưởng thành”. Cậu bé nói như khóc: “Nhưng cháu lại rất thương nó đến nỗi cháu sẽ không thể sống nếu không nhìn thấy nó”. Ông đáp: “Nếu cháu thực sự thương nó, thì cháu phải để cho nó tự do rời khỏi lồng”. Cậu bé im lặng nhìn con chim đang tiếp tục bay va chạm vào thành lồng như muốn nói: “Trả tự do cho tôi! Trả tự do cho tôi !”. Không thể chịu nổi nữa, cậu đã mở cửa lồng và chim liền bay đi. Cậu nhìn dõi theo nó một lúc lâu. Rồi sau đó, cậu nghe thấy có tiếng chim hót trên một cành cây gần đó. Tiếng hót nghe vui tươi hơn lúc chim ở trong lồng và cậu bé cũng cảm thấy an vui không còn buồn nữa.
Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su cũng nói với các tông đồ: “Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha. Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga 14,28).
4) THẾ NÀO LÀ BÌNH AN ĐÍCH THỰC :
Một ngày nọ, nhà vua nói với hai họa sĩ tài ba của triều đình như sau: “Hôm nay hai khanh hãy về vẽ tranh theo cùng đề tài là “Bình An đích thực” để trẫm và các quan trong triều chấm điểm”. Một tuần sau hai họa sĩ quay trở lại với bức tranh của mình.
Hoạ sĩ thứ nhất giới thiệu bức tranh vẽ một phong cảnh thơ mộng với những ngọn đồi đều đặn liền kề bên nhau và một mặt hồ không chút gợn sóng. Toàn bộ phong cảnh nói lên sự bình an tĩnh lặng. Tuy nhiên, sau khi ngắm nhìn bức tranh, nhà vua lại phán: “Bức tranh của khanh tuy đẹp và diễn tả đúng theo chủ đề bình an, nhưng khi ngắm bức tranh của khanh, trẫm có cảm giác bị buồn ngủ”. Kế đó, hoạ sĩ thứ hai trình bày tác phẩn của mình. Bức tranh vẽ một cái thác chảy nước ầm ầm với những bọt nước trắng phau bên dưới. Lối vẽ hiện thực làm cho người ta như nghe thấy có tiếng gầm của thác nước khi đổ xuống chạm vào các tảng đá bên dưới cách hàng trăm thước. Khi vừa thấy bức tranh nhà vua liền nói: “Bức tranh của khanh không phù hợp với đề tài bình an”. Hoạ sĩ liền yêu cầu nhà vua xem kỹ. Sau đó nhà vua đã nhận ra một chi tiết mà trước đó không để ý: Ở giữa các tảng đá bên dưới thác nước, có một bụi cây trong đó có một cái tổ chim. Trong tổ một con chim mẹ đang nằm ấp trứng, đôi mắt lim dim. Nó đang chờ cho các chim con từ trong trứng nở ra. Một hình ảnh diễn tả sự bình an hoàn hảo ! Nhà vua rất thích thú khi phát hiện ra điều này và nói: “Trẫm rất thích bức tranh của khanh, vì nó đã chuyển tải một thông điệp quan trọng về sự bình an đích thực. Đó là người ta vẫn có thể có sự bình an nội tâm dù đang sống giữa cảnh đời ồn ào xáo trộn !”.
Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su cũng đã nói với các tông đồ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27).
3.THẢO LUẬN:
Khi gặp cơn khủng hoảng về đức tin (chán ngại cầu nguyện, lười biếng làm việc đạo đức bác ái...), bạn cần làm gì để vượt qua cơn khủng hoảng ấy?
4.SUY NIỆM:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại lời Chúa Giê-su tâm sự với các môn đệ trong bữa Tiệc Ly trước khi Người lìa bỏ các ông đi chịu khổ nạn. Tin Mừng gồm mấy điểm chính như sau:
1) Đức Giê-su hứa ban Thánh Thần:
Khi nghe Đức Giê-su cho biết Người sắp từ giã các môn đệ để đi chịu khổ nạn rồi sẽ được Chúa Cha tôn vinh (x Mc 10,33-34), các môn đệ nghe vậy cảm thấy buồn phiền. Đức Giê-su đã an ủi khích lệ các ông bằng cách cho họ biết việc Người ra đi là để dọn chỗ trước, rồi sau đó Thầy trò lại sẽ được đòan tụ với nhau, nên các ông phải vui mừng khi thấy Người được Chúa Cha tôn vinh. Hơn nữa các ông sẽ không bị mồ côi vì Chúa Cha sẽ cử Chúa Thánh Thần đến an ủi và trợ giúp các ông có thể chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời. Quả thật sau khi Chúa Giê-su thăng thiên, dù các môn đệ không còn thấy Người hiện diện, nhưng vào lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống ban ơn thánh hóa giúp các ông chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng như Người đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).
Chúa Thánh Thần giống như một thầy giáo phụ đạo, sẽ soi sáng và giúp các môn đệ của Đức Giê-su hiểu rõ lời Người dạy và giúp họ chu tòan sứ vụ trở nên chứng nhân cho tình thương của Người đến tận cùng trái đất (x Ga 15,26-27).
2) Ích lợi của việc Đức Giê-su ra đi:
Sau khi hoàn tất công việc được Chúa Cha trao phó, Đức Giê-su đã bàn giao sứ vụ cứu độ trần gian cho một Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần. Dù rất yêu thương các môn đệ và luôn muốn ở với các ông, nhưng Đức Giê-su vẫn phải ra đi, vì điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các ông: nó vừa giúp các ông trưởng thành về đức tin hơn, lại vừa giúp các ông mở lòng đón nhận được ơn Chúa Thánh Thần để có thể chu tòan được ba sứ vụ:
- Một là được sai đi (x Ga 20,22-23).
- Hai là loan báo Tin Mừng và dạy người ta giữ các giới răn (x Mt 28,19-20).
- Ba là làm chứng về tình thương của Người “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
3) Chúng ta phải làm gì để giữ vững đức tin khi gặp cơn gian nan thử thách? :
Có những lúc chúng ta liên tiếp bị thất bại nhiều mặt như người đời thường nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí’, rồi dễ cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi, thể hiện qua việc bỏ không cầu nguyện hằng ngày, không còn đi chầu Chúa Thánh Thể... Có những lúc đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối, không còn hứng thú tham dự các sinh hoạt như hội họp, làm công tác thăm viếng, quét dọn vệ sinh nhà Chúa, tập hát... Có những lúc chúng ta có cảm tưởng bị Thiên Chúa bỏ rơi, giống như Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn đã thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con. Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Thực ra Chúa vẫn luôn yêu thương và không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài biết đã đến lúc bắt đầu một giai đoạn mới để chúng ta được trưởng thành hơn. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng giá trị của sự cầu nguyện không hệ tại ở việc cảm thấy sốt sắng hay không. Chính khi tâm hồn như bị chai cứng, lại là lúc phải cầu nguyện nhiều hơn, và lời cầu nguyện khi ấy sẽ tuyệt hảo. Vì bấy giờ chúng ta làm các việc đạo đức không dựa trên cảm giác thường tình, nhưng dựa trên đức tin được Chúa chúc phúc như Chúa Phục Sinh đã nói với ông Tô-ma: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
4) Áp dụng thực hành:
Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng đức tin không chỉ là một cảm giác nhưng là sự quảng đại dâng hiến, một sự cậy trông phó thác tuyệt đối vào Chúa quan phòng, như lời thưa “xin vâng ý Chúa Cha” của Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Thiên Chúa muốn chúng ta phải đấu tranh với các gian khổ gặp phải để nhờ đó sẽ được lớn lên về đức tin. Trong những giờ phút đen tối thất bại ấy, chúng ta hãy ý thức rằng: Chúa Giê-su luôn ở bên và ở trong chúng ta. Người vẫn tiếp tục đổ ơn Thánh Thần của Người để nâng đỡ tinh thần của chúng ta, giúp đức tin của chúng ta ngày một vững mạnh hầu chu toàn được sứ vụ “làm chứng cho Người đến tận cùng trái đất”.
Tóm lại: Đức tin chân chính là một tâm tình dâng hiến, là một thái độ phó thác cậy trông vào Chúa quan phòng, là một lời thưa “xin vâng” thánh ý Chúa Cha như Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đã nêu gương (x. Mt 26,39; Lc 1,38). Do đó khi rước lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, mà không cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong lòng, thì hãy nhớ lời bài hát khi chầu Thánh Thể: “Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì”. Bấy giờ đức tin của chúng ta sẽ được Chúa chúc phúc, như Chúa Phục Sinh đã nói với Tô-ma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong Tin mừng hôm nay, Chúa đã hứa rằng: sau khi Thầy ra đi thì Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần sẽ được Chúa Cha cử đến, để tiếp tục dạy dỗ và giúp các môn đệ nhớ lại mọi điều Thầy đã truyền dạy. Chính Thánh Thần sẽ giúp Hội thánh, trong đó có mỗi người chúng con thực hành được giới răn “mến Chúa yêu người” cách cụ thể.
- LẠY CHÚA. Cho tới nay hầu như chúng con mới chỉ yêu thương tha nhân bằng lời nói hơn là việc làm. Xin Chúa hãy đổ Thần Khí để canh tân lòng trí chúng con. Xin cho chúng con ý thức lòng mến Chúa phải được thể hiện bằng việc yêu người cụ thể như: năng nghĩ đến người bên cạnh, quên mình hy sinh phục vụ tha nhân, sẵn sàng quảng đại giúp đỡ người nghèo đói có cơm ăn áo mặc, bệnh nhân có tiền thuốc thang chữa trị… Nhờ đó, những người đau khổ sẽ tìm được sự cảm thông an ủi, kẻ đang lạc xa Chúa sẽ mau quay về nẻo chính đường ngay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Cv 15,1-2.22-29 ; Kh 21,10-14.22-23 ; Ga 14,23-29
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Ga 14,23-29
(23) Đức Giê-su đáp: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy”. (24) Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy. (25) Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. (26) Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. (27) Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. (28) Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em. Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đến cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. (29) Bây giờ, Thầy nói với anh em, trước khi sự việc xảy ra, để anh em tin khi sự việc ấy xảy ra”.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin mừng hôm nay trích trong bài từ biệt các Tông đồ của Đức Giê-su tại Nhà Tiệc Ly và gồm hai điểm chính như sau:
- CÁCH THỂ HIỆN LÒNG MẾN ĐỐI VỚI THẦY: Đức Giê-su đòi các Tông đồ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng cách tuân giữ Lời Người truyền dạy, nhờ đó họ sẽ được kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi và sẽ nhận được ơn Thánh Thần trợ giúp.
- ĐỨC GIÊ-SU HỨA BAN BÌNH AN VÀ NIỀM VUI: Một sự bình an thực sự và trong tâm hồn. Nhờ đó, các ông sẽ không còn bối rối sợ hãi khi gặp phải những cơn bách hại xảy ra. Vì Người hứa ở lại với các ông luôn mãi.
3. CHÚ THÍCH:
- C 23-24: +Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy: Đức Giê-su đòi các môn đệ phải chứng tỏ lòng yêu mến Người bằng hành động cụ thể chứ không bằng lời nói hay tình cảm suông. Hành động chứng tỏ lòng yêu mến là tuân giữ giới răn Người truyền. +Cha Thầy và Thầy: Ám chỉ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa Cha yêu Chúa Con và tình yêu giữa Cha Con nhiệm xuất ra Chúa Thánh Thần.
- C 25-26: +Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy: Đức Giê-su loan báo sẽ xin Chúa Cha sai Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ đến với các Tông đồ để Người ở lại với các ông luôn mãi (x. Ga 14,16). +Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em: Sứ mệnh của Thánh Thần là dạy các môn đệ mọi điều Đức Giê-su đã nói, mà các ông chưa hiểu hết ý nghĩa (x. Ga 13,7).
- C 27-29: +Thầy để lại bình an cho anh em: Người Do thái thường chào nhau bằng lời chúc “Bình an”. Sự bình an này đồng nghĩa với không có chiến tranh... Còn sự bình an của Chúa Giê-su ban ở đây thuộc lãnh vực đức tin siêu nhiên, nghĩa là được giải thoát khỏi tội lỗi và sự chết và được thừa hưởng ơn cứu độ. +Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy: Xét về bản tính Thiên Chúa thì Đức Giê-su ngang bằng Chúa Cha. Nhưng xét về sứ mệnh Thiên Sai, thì Đức Giê-su - “Ngôi Lời đã hóa nên người phàm” (Ga 1,14) nên không thể cao trọng bằng Thiên Chúa là Đấng đã sai Người (x Ga 14,28b). Thánh Phao-lô đã nói về điều này như sau: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hòan tòan trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình vâng lời cho đến chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu...” (Pl 2,6-11).
4. CÂU HỎI:
1) Đức Giê-su đòi môn đệ làm gì để chứng tỏ lòng yêu mến Người ? 2) Ai yêu mến Người thì sẽ được Thiên Chúa ban thưởng ra sao ? 3) Đức Giê-su hứa ban Chúa Thánh Thần đến để làm gì ? 4) Sự bình an do Đức Giê-su hứa ban khác với lời chào chúc bình an của người Do thái như thế nào ? 5) Tại sao Đức Giê-su lại nói : ”Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” đang khi giáo lý dạy ba Ngôi Thiên Chúa bằng nhau và không Ngôi nào lớn hơn !
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1.LỜI CHÚA: “Thầy đi thì ích lợi cho anh em” (Ga 16,7).
2.CÂU CHUYỆN:
1) MẸ TRÁNH LUÔN GẶP VPM ĐỂ CON NÊN TRƯỞNG THÀNH:
ME-RI-ƠN OÉT (Marion West) là một bé gái 4 tuổi. Ngày nào bé cũng vui mừng nhảy nhót khi thấy mẹ từ chỗ làm tới đón về nhà ăn trưa. Vì bận phải đi làm gần nhà nên từ sáng sớm, mẹ cô bé đã nhờ người hàng xóm tốt bụng trông chừng. Rồi đến trưa bà tranh thủ rời chỗ làm để đi đón con, và hai mẹ con hối hả về nhà ăn trưa và vui đùa bên nhau. Rồi đến một giờ chiều, bà lại từ giã bé tiếp tục đi làm. Bấy giờ bé ME-RI-ƠN thường tỏ vẻ buồn tủi. Em ngồi im lặng hàng giờ đồng hồ. Rồi nghe theo chuyên gia tâm lý tư vấn, mẹ bé đã thôi không về nhà vào mỗi buổi trưa để đón bé nữa. Trưa hôm ấy, bé ME-RI-ƠN buồn rầu không thiết gì ăn uống. Em cứ thắc mắc tại sao mẹ lại không về nhà ăn trưa và chơi đùa với em như mọi ngày? Nhưng rồi lâu ngày bé cũng quen đi và có thái độ vui vẻ như trước.
Nhiều năm sau đó, ME-RI-ƠN mới được mẹ kể cho biết: bấy giờ hàng ngày bà vẫn trở về nhà, nhưng không ghé đón cô. Bà thường ngồi bên cửa sổ nhà bếp để vừa ăn trưa vừa nhìn con vui chơi với chúng bạn ở nhà hàng xóm. Bà ao ước được chạy lại ôm ấp con cho thỏa lòng. Nhưng vì muốn con trưởng thành, bà đành nén lòng cho con quen dần với sự vắng mặt của mẹ để phát triển tâm lý bình thường như bao trẻ khác. Giờ đây khi đã khôn lớn, ME-RI-ƠN mới hiểu lý do tại sao mẹ cô lại làm như thế, và cô lại càng biết ơn mẹ nhiều hơn.
2) CẦN PHẤN ĐẤU VƯỢT QUA CƠN KHỦNG HOẢNG VỀ ĐỨC TIN:
Một nhà chuyên môn sưu tầm các loài bướm ngày kia đã nhìn thấy một chiếc kén của loài bướm lạ trong khu vườn phía sau nhà. Ông ta liền ngắt cành cây có chiếc kén kia mang vào nhà. Ít ngày sau, ông ta thấy bên trong chiếc kén có sự nhúc nhích, nhưng con bướm vẫn chưa thể phá được chiếc kén để bò ra ngoài. Ngày thứ hai và thứ ba, ông ta cũng ghi nhận được sự kiện tương tự và không thấy có sự tiến bộ nào. Thế là ông quyết định dùng mũi dao lam rạch một đường trên chiếc kén giúp chú bướm bò ra. Tuy nhiên, ông rất thất vọng vì chú bướm sau đó chỉ sống được một lúc rồi lăn ra chết. Về sau, một nhà sinh vật học đã giải thích cho ông hiểu: Thiên nhiên đã sắp xếp cho con bướm phải đấu tranh thoát khỏi chiếc kén bao bọc nó, vì chính nhờ đó mà chú bướm mới có thể phát triển toàn diện để sinh tồn khi ra ngoài kén.
Nhà sưu tầm bướm tưởng rằng dùng lưỡi dao rạch chiếc kén sẽ giúp cho chú bướm dễ dàng thoát ra hơn. Nhưng ông không biết rằng: khi làm như thế là ông đã vô tình huỷ diệt khả năng sinh tồn của chú bướm con.
3) CHỈ THỰC SỰ HẠNH PHÚC KHI CÓ TỰ DO:
Một ngày nọ trời đang mưa tuyết, một cậu bé thấy một chú chim non nhỏ bé đang đứng co ro run rẩy trên cành ngay dưới tổ chim. Xót thương chim bị lạnh, cậu liền mang nó vào trong nhà đặt gần lò sưởi và chim đã dần hồi tỉnh. Sau đó, cậu bé đã dùng một chiếc lồng cũ trong nhà để nhốt chim. Cậu đã cung cấp cho chim nhiều thức ăn, nước uống và cả hơi ấm nữa.
Chim nhỏ lớn nhanh và tập bay trong lồng. Rồi một buổi sáng nọ nó lên tiếng hót líu lo. Cậu bé rất vui khi được chăm sóc cho con chim. Nhưng sau đó ít hôm, cậu thấy con chim liên tục bay và đập cánh vào thành lồng. Cậu liền hỏi ông nội lý do thì được ông trả lời: “Vì nó cảm thấy không hạnh phúc và muốn bay ra khỏi lồng” . Cậu tiếp tục hỏi: “Vậy nó không có mọi thứ cần dùng trong cái lồng rồi hay sao?”. Ông đáp: “Tuy có mọi thứ, nhưng nó lại thiếu điều cốt yếu là được tự do bay nhảy như những con chim khác”.
Cậu bé liền nói: “Nhưng làm sao cháu có thể yên tâm để nó bay đi khi nó có thể gặp nhiều nguy hiểm và có thể bị chết vì lạnh”. Ông nói: “Đó là một sự thách thức mà con chim sẽ phải trải qua để trưởng thành”. Cậu bé nói như khóc: “Nhưng cháu lại rất thương nó đến nỗi cháu sẽ không thể sống nếu không nhìn thấy nó”. Ông đáp: “Nếu cháu thực sự thương nó, thì cháu phải để cho nó tự do rời khỏi lồng”. Cậu bé im lặng nhìn con chim đang tiếp tục bay va chạm vào thành lồng như muốn nói: “Trả tự do cho tôi! Trả tự do cho tôi !”. Không thể chịu nổi nữa, cậu đã mở cửa lồng và chim liền bay đi. Cậu nhìn dõi theo nó một lúc lâu. Rồi sau đó, cậu nghe thấy có tiếng chim hót trên một cành cây gần đó. Tiếng hót nghe vui tươi hơn lúc chim ở trong lồng và cậu bé cũng cảm thấy an vui không còn buồn nữa.
Trong Tin Mừng hôm nay Đức Giê-su cũng nói với các tông đồ: “Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha. Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga 14,28).
4) THẾ NÀO LÀ BÌNH AN ĐÍCH THỰC :
Một ngày nọ, nhà vua nói với hai họa sĩ tài ba của triều đình như sau: “Hôm nay hai khanh hãy về vẽ tranh theo cùng đề tài là “Bình An đích thực” để trẫm và các quan trong triều chấm điểm”. Một tuần sau hai họa sĩ quay trở lại với bức tranh của mình.
Hoạ sĩ thứ nhất giới thiệu bức tranh vẽ một phong cảnh thơ mộng với những ngọn đồi đều đặn liền kề bên nhau và một mặt hồ không chút gợn sóng. Toàn bộ phong cảnh nói lên sự bình an tĩnh lặng. Tuy nhiên, sau khi ngắm nhìn bức tranh, nhà vua lại phán: “Bức tranh của khanh tuy đẹp và diễn tả đúng theo chủ đề bình an, nhưng khi ngắm bức tranh của khanh, trẫm có cảm giác bị buồn ngủ”. Kế đó, hoạ sĩ thứ hai trình bày tác phẩn của mình. Bức tranh vẽ một cái thác chảy nước ầm ầm với những bọt nước trắng phau bên dưới. Lối vẽ hiện thực làm cho người ta như nghe thấy có tiếng gầm của thác nước khi đổ xuống chạm vào các tảng đá bên dưới cách hàng trăm thước. Khi vừa thấy bức tranh nhà vua liền nói: “Bức tranh của khanh không phù hợp với đề tài bình an”. Hoạ sĩ liền yêu cầu nhà vua xem kỹ. Sau đó nhà vua đã nhận ra một chi tiết mà trước đó không để ý: Ở giữa các tảng đá bên dưới thác nước, có một bụi cây trong đó có một cái tổ chim. Trong tổ một con chim mẹ đang nằm ấp trứng, đôi mắt lim dim. Nó đang chờ cho các chim con từ trong trứng nở ra. Một hình ảnh diễn tả sự bình an hoàn hảo ! Nhà vua rất thích thú khi phát hiện ra điều này và nói: “Trẫm rất thích bức tranh của khanh, vì nó đã chuyển tải một thông điệp quan trọng về sự bình an đích thực. Đó là người ta vẫn có thể có sự bình an nội tâm dù đang sống giữa cảnh đời ồn ào xáo trộn !”.
Trong bữa Tiệc Ly, Đức Giê-su cũng đã nói với các tông đồ: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27).
3.THẢO LUẬN:
Khi gặp cơn khủng hoảng về đức tin (chán ngại cầu nguyện, lười biếng làm việc đạo đức bác ái...), bạn cần làm gì để vượt qua cơn khủng hoảng ấy?
4.SUY NIỆM:
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay ghi lại lời Chúa Giê-su tâm sự với các môn đệ trong bữa Tiệc Ly trước khi Người lìa bỏ các ông đi chịu khổ nạn. Tin Mừng gồm mấy điểm chính như sau:
1) Đức Giê-su hứa ban Thánh Thần:
Khi nghe Đức Giê-su cho biết Người sắp từ giã các môn đệ để đi chịu khổ nạn rồi sẽ được Chúa Cha tôn vinh (x Mc 10,33-34), các môn đệ nghe vậy cảm thấy buồn phiền. Đức Giê-su đã an ủi khích lệ các ông bằng cách cho họ biết việc Người ra đi là để dọn chỗ trước, rồi sau đó Thầy trò lại sẽ được đòan tụ với nhau, nên các ông phải vui mừng khi thấy Người được Chúa Cha tôn vinh. Hơn nữa các ông sẽ không bị mồ côi vì Chúa Cha sẽ cử Chúa Thánh Thần đến an ủi và trợ giúp các ông có thể chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng Nước Trời. Quả thật sau khi Chúa Giê-su thăng thiên, dù các môn đệ không còn thấy Người hiện diện, nhưng vào lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống ban ơn thánh hóa giúp các ông chu tòan sứ vụ loan báo Tin Mừng như Người đã hứa: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em (Ga 14, 26).
Chúa Thánh Thần giống như một thầy giáo phụ đạo, sẽ soi sáng và giúp các môn đệ của Đức Giê-su hiểu rõ lời Người dạy và giúp họ chu tòan sứ vụ trở nên chứng nhân cho tình thương của Người đến tận cùng trái đất (x Ga 15,26-27).
2) Ích lợi của việc Đức Giê-su ra đi:
Sau khi hoàn tất công việc được Chúa Cha trao phó, Đức Giê-su đã bàn giao sứ vụ cứu độ trần gian cho một Đấng Bảo Trợ khác là Chúa Thánh Thần. Dù rất yêu thương các môn đệ và luôn muốn ở với các ông, nhưng Đức Giê-su vẫn phải ra đi, vì điều đó sẽ mang lại lợi ích cho các ông: nó vừa giúp các ông trưởng thành về đức tin hơn, lại vừa giúp các ông mở lòng đón nhận được ơn Chúa Thánh Thần để có thể chu tòan được ba sứ vụ:
- Một là được sai đi (x Ga 20,22-23).
- Hai là loan báo Tin Mừng và dạy người ta giữ các giới răn (x Mt 28,19-20).
- Ba là làm chứng về tình thương của Người “cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1,8).
3) Chúng ta phải làm gì để giữ vững đức tin khi gặp cơn gian nan thử thách? :
Có những lúc chúng ta liên tiếp bị thất bại nhiều mặt như người đời thường nói: “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí’, rồi dễ cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi, thể hiện qua việc bỏ không cầu nguyện hằng ngày, không còn đi chầu Chúa Thánh Thể... Có những lúc đức tin của chúng ta trở nên yếu đuối, không còn hứng thú tham dự các sinh hoạt như hội họp, làm công tác thăm viếng, quét dọn vệ sinh nhà Chúa, tập hát... Có những lúc chúng ta có cảm tưởng bị Thiên Chúa bỏ rơi, giống như Đức Giê-su trong cuộc khổ nạn đã thốt lên: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con. Sao Ngài bỏ rơi con?” (Mc 15,34).
Thực ra Chúa vẫn luôn yêu thương và không bao giờ bỏ rơi chúng ta, nhưng Ngài biết đã đến lúc bắt đầu một giai đoạn mới để chúng ta được trưởng thành hơn. Đã đến lúc chúng ta phải nhận ra rằng giá trị của sự cầu nguyện không hệ tại ở việc cảm thấy sốt sắng hay không. Chính khi tâm hồn như bị chai cứng, lại là lúc phải cầu nguyện nhiều hơn, và lời cầu nguyện khi ấy sẽ tuyệt hảo. Vì bấy giờ chúng ta làm các việc đạo đức không dựa trên cảm giác thường tình, nhưng dựa trên đức tin được Chúa chúc phúc như Chúa Phục Sinh đã nói với ông Tô-ma: “Vì đã thấy Thầy nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
4) Áp dụng thực hành:
Đã đến lúc chúng ta phải hiểu rằng đức tin không chỉ là một cảm giác nhưng là sự quảng đại dâng hiến, một sự cậy trông phó thác tuyệt đối vào Chúa quan phòng, như lời thưa “xin vâng ý Chúa Cha” của Chúa Giê-su trong vườn Cây Dầu: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39). Thiên Chúa muốn chúng ta phải đấu tranh với các gian khổ gặp phải để nhờ đó sẽ được lớn lên về đức tin. Trong những giờ phút đen tối thất bại ấy, chúng ta hãy ý thức rằng: Chúa Giê-su luôn ở bên và ở trong chúng ta. Người vẫn tiếp tục đổ ơn Thánh Thần của Người để nâng đỡ tinh thần của chúng ta, giúp đức tin của chúng ta ngày một vững mạnh hầu chu toàn được sứ vụ “làm chứng cho Người đến tận cùng trái đất”.
Tóm lại: Đức tin chân chính là một tâm tình dâng hiến, là một thái độ phó thác cậy trông vào Chúa quan phòng, là một lời thưa “xin vâng” thánh ý Chúa Cha như Chúa Giê-su và Mẹ Ma-ri-a đã nêu gương (x. Mt 26,39; Lc 1,38). Do đó khi rước lễ hay chầu Mình Thánh Chúa, mà không cảm thấy sự hiện diện của Chúa trong lòng, thì hãy nhớ lời bài hát khi chầu Thánh Thể: “Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì”. Bấy giờ đức tin của chúng ta sẽ được Chúa chúc phúc, như Chúa Phục Sinh đã nói với Tô-ma: “Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin” (Ga 20,29).
5.NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Trong Tin mừng hôm nay, Chúa đã hứa rằng: sau khi Thầy ra đi thì Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần sẽ được Chúa Cha cử đến, để tiếp tục dạy dỗ và giúp các môn đệ nhớ lại mọi điều Thầy đã truyền dạy. Chính Thánh Thần sẽ giúp Hội thánh, trong đó có mỗi người chúng con thực hành được giới răn “mến Chúa yêu người” cách cụ thể.
- LẠY CHÚA. Cho tới nay hầu như chúng con mới chỉ yêu thương tha nhân bằng lời nói hơn là việc làm. Xin Chúa hãy đổ Thần Khí để canh tân lòng trí chúng con. Xin cho chúng con ý thức lòng mến Chúa phải được thể hiện bằng việc yêu người cụ thể như: năng nghĩ đến người bên cạnh, quên mình hy sinh phục vụ tha nhân, sẵn sàng quảng đại giúp đỡ người nghèo đói có cơm ăn áo mặc, bệnh nhân có tiền thuốc thang chữa trị… Nhờ đó, những người đau khổ sẽ tìm được sự cảm thông an ủi, kẻ đang lạc xa Chúa sẽ mau quay về nẻo chính đường ngay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha khiển trách các Giám Mục Italia
Đặng Tự Do
19:16 21/05/2019
Báo chí tại Ý xôn xao trước bài phát biểu “căng thẳng” của Đức Thánh Cha Phanxicô với các Giám Mục Italia vào hôm thứ Hai 20 tháng Năm.
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài tường thuật và nhận định của ký giả kỳ cựu Ellise Harris của tờ Crux. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây.
Hôm thứ Hai 20 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã lên tiếng than phiền các giám mục Ý vì đã không thực hiện đầy đủ thủ tục mới về tiêu hôn đã được ngài công bố vào năm 2015. Đức Thánh Cha nhận xét rằng sau bốn năm, hầu hết các giáo phận vẫn chưa áp dụng quy trình mới này.
“Tôi lấy làm tiếc phải ghi nhận rằng cuộc cải cách, sau bốn năm, vẫn còn lâu mới được áp dụng tại phần lớn các giáo phận của Italia,” Đức Thánh Cha nói trong một bài phát biểu khai mạc ngày 20 tháng Năm tại phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Ý [diễn ra trong phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới tại Vatican].
Hội Đồng Giám Mục Ý là Hội Đồng Giám Mục lớn nhất thế giới, và thường được xem là người quyết định các tiến độ trong thế giới Công Giáo vì sự gần gũi với Vatican. Đức Giáo Hoàng, theo truyền thống, nắm giữ danh hiệu “Giáo chủ Công Giáo Italia”. Hội Đồng Giám Mục Italia cũng là Hội Đồng Giám Mục duy nhất trên thế giới mà Đức Giáo Hoàng trực tiếp bổ nhiệm vị Chủ tịch Hội đồng.
Đức Phanxicô đã ban hành quy trình tiêu hôn mới vào tháng 9 năm 2015 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12 năm đó trùng với biến cố khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Quy trình tiêu hôn này đã được ban hành với hai tự sắc - motu proprio, tức là văn bản luật được công bố theo thẩm quyền riêng của Đức Giáo Hoàng, với tựa đề là Mitis Iudex Dominus Iesus (“Chúa Giêsu, vị thẩm phán nhân từ”), trong đó đề cập đến những thay đổi trong Bộ Giáo Luật của Công Giáo nghi lễ Latin; và Mitis et misericors Iesus ( “Chúa Giêsu, hiền lành và thương xót”), bàn về những thay đổi trong Bộ Giáo Luật dành cho Công Giáo Đông phương.
Trong số những điều khác, quy trình mới mang lại cho các giám mục địa phương một thẩm quyền lớn hơn như cho phép các ngài loại bỏ khả năng kháng cáo tự động trong các trường hợp rõ ràng là không thể tiêu hôn, và bảo đảm rằng quy trình tiêu hôn là miễn phí.
Trong bài phát biểu với các giám mục Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi việc “áp dụng đầy đủ và ngay lập tức” các tài liệu nói trên, và nói rằng quá trình tiêu hôn cần được nhanh chóng, miễn phí và tiêu biểu cho sự “gần gũi” với các gia đình đang gặp khó khăn.
“Gần gũi với gia đình những người bị thương có nghĩa là hầu hết các phán quyết phải được đưa ra tại các giáo phận địa phương, nếu có thể, không chậm trễ và kéo dài một cách không cần thiết.” Ngài nói thêm rằng điều này sẽ đòi hỏi một “chuyển đổi về cơ cấu”.
“Chúng ta không thể cho phép các lợi ích kinh tế của một số luật sư, hay sự quan tâm đến quyền lực cá nhân của một số thẩm phán tòa án hôn nhân giáo phận có thể làm chậm quá trình này,” ngài nói.
Phiên khoáng đại mùa xuân hàng năm của các giám mục Ý diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng Năm tại Rôma, ngay trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu bắt đầu vào hôm thứ Năm. Di cư dự kiến sẽ là một chủ đề quan trọng trong cả cuộc bầu cử và các cuộc thảo luận của các giám mục, vì Giáo hội và các quan chức Ý đã đối đầu với nhau một cách gay gắt trong những tháng gần đây về các chính sách chống di cư nghiêm ngặt của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ Trưởng Nội Vụ Matteo Salvini.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã không đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu khai mạc của ngài. Thay vào đó, ngài tập trung vào ba điểm, bao gồm tiến trình tiêu hôn, tầm quan trọng của tính công nghị và đồng đoàn của Giáo hội, và sự cần thiết là các giám mục phải gần gũi với các linh mục của mình.
Trích dẫn một tài liệu năm 2017 về tính công nghị từ Ủy ban Thần học Quốc tế, là cơ quan cố vấn chính cho Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican, Đức Phanxicô đã chỉ ra rằng tính công nghị phải là nguyên tắc rộng rãi cho các hoạt động của Giáo hội, hình thành sự hiệp thông giữa các giáo hội địa phương và hàng giáo phẩm, trong khi tính đồng đoàn phải được thể hiện qua các giám mục và Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh nhiệm vụ của các giám mục là “chăm sóc cho các hoạt động tốt của giáo phận,” và điều này xảy ra “từ hạ tầng, và từ đó mà đi lên.”
Ngài cũng khích lệ các giám mục hoạt động cho sự hiệp nhất của cộng đồng địa phương trước hết và trên hết bằng cách thúc đẩy các mối quan hệ tốt của các ngài đối với các linh mục của mình.
“Một số giám mục có lúc gặp khó khăn trong mối quan hệ với các giáo sĩ của mình,” ngài nói. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh với các giám mục rằng “linh mục là cộng tác viên và là anh em gần gũi nhất của chúng ta.”
Tình hiệp thông phẩm trật trong Giáo Hội sẽ “sụp đổ”, “khi nó bị tiêm nhiễm bởi bất kỳ hình thức suy tôn quyền lực cá nhân hay tự mãn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo giám mục không nên chỉ phát triển quan hệ với các linh mục đẹp lòng mình hay những người nịnh hót các ngài. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng để trở thành một giám mục tốt chúng ta phải vươn tới với các linh mục “bộc trực” hay “thẳng thắn”.
Các linh mục phải được bảo đảm rằng họ có thể dựa vào giám mục của họ và trông cậy vào sự hỗ trợ của ngài. Một cách cụ thể, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các giám mục rằng nếu các ngài lỡ mất một cú điện thoại từ một linh mục, hãy gọi lại cho vị linh mục ấy trễ nhất là ngày hôm sau, vì như thế “người linh mục ấy biết rằng mình có một người cha.”
Source:CruxPope reads Italian bishops the riot act over delayed annulment reform
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài tường thuật và nhận định của ký giả kỳ cựu Ellise Harris của tờ Crux. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây.
Hôm thứ Hai 20 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã lên tiếng than phiền các giám mục Ý vì đã không thực hiện đầy đủ thủ tục mới về tiêu hôn đã được ngài công bố vào năm 2015. Đức Thánh Cha nhận xét rằng sau bốn năm, hầu hết các giáo phận vẫn chưa áp dụng quy trình mới này.
“Tôi lấy làm tiếc phải ghi nhận rằng cuộc cải cách, sau bốn năm, vẫn còn lâu mới được áp dụng tại phần lớn các giáo phận của Italia,” Đức Thánh Cha nói trong một bài phát biểu khai mạc ngày 20 tháng Năm tại phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Ý [diễn ra trong phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới tại Vatican].
Hội Đồng Giám Mục Ý là Hội Đồng Giám Mục lớn nhất thế giới, và thường được xem là người quyết định các tiến độ trong thế giới Công Giáo vì sự gần gũi với Vatican. Đức Giáo Hoàng, theo truyền thống, nắm giữ danh hiệu “Giáo chủ Công Giáo Italia”. Hội Đồng Giám Mục Italia cũng là Hội Đồng Giám Mục duy nhất trên thế giới mà Đức Giáo Hoàng trực tiếp bổ nhiệm vị Chủ tịch Hội đồng.
Đức Phanxicô đã ban hành quy trình tiêu hôn mới vào tháng 9 năm 2015 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12 năm đó trùng với biến cố khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Quy trình tiêu hôn này đã được ban hành với hai tự sắc - motu proprio, tức là văn bản luật được công bố theo thẩm quyền riêng của Đức Giáo Hoàng, với tựa đề là Mitis Iudex Dominus Iesus (“Chúa Giêsu, vị thẩm phán nhân từ”), trong đó đề cập đến những thay đổi trong Bộ Giáo Luật của Công Giáo nghi lễ Latin; và Mitis et misericors Iesus ( “Chúa Giêsu, hiền lành và thương xót”), bàn về những thay đổi trong Bộ Giáo Luật dành cho Công Giáo Đông phương.
Trong số những điều khác, quy trình mới mang lại cho các giám mục địa phương một thẩm quyền lớn hơn như cho phép các ngài loại bỏ khả năng kháng cáo tự động trong các trường hợp rõ ràng là không thể tiêu hôn, và bảo đảm rằng quy trình tiêu hôn là miễn phí.
Trong bài phát biểu với các giám mục Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi việc “áp dụng đầy đủ và ngay lập tức” các tài liệu nói trên, và nói rằng quá trình tiêu hôn cần được nhanh chóng, miễn phí và tiêu biểu cho sự “gần gũi” với các gia đình đang gặp khó khăn.
“Gần gũi với gia đình những người bị thương có nghĩa là hầu hết các phán quyết phải được đưa ra tại các giáo phận địa phương, nếu có thể, không chậm trễ và kéo dài một cách không cần thiết.” Ngài nói thêm rằng điều này sẽ đòi hỏi một “chuyển đổi về cơ cấu”.
“Chúng ta không thể cho phép các lợi ích kinh tế của một số luật sư, hay sự quan tâm đến quyền lực cá nhân của một số thẩm phán tòa án hôn nhân giáo phận có thể làm chậm quá trình này,” ngài nói.
Phiên khoáng đại mùa xuân hàng năm của các giám mục Ý diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng Năm tại Rôma, ngay trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu bắt đầu vào hôm thứ Năm. Di cư dự kiến sẽ là một chủ đề quan trọng trong cả cuộc bầu cử và các cuộc thảo luận của các giám mục, vì Giáo hội và các quan chức Ý đã đối đầu với nhau một cách gay gắt trong những tháng gần đây về các chính sách chống di cư nghiêm ngặt của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ Trưởng Nội Vụ Matteo Salvini.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã không đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu khai mạc của ngài. Thay vào đó, ngài tập trung vào ba điểm, bao gồm tiến trình tiêu hôn, tầm quan trọng của tính công nghị và đồng đoàn của Giáo hội, và sự cần thiết là các giám mục phải gần gũi với các linh mục của mình.
Trích dẫn một tài liệu năm 2017 về tính công nghị từ Ủy ban Thần học Quốc tế, là cơ quan cố vấn chính cho Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican, Đức Phanxicô đã chỉ ra rằng tính công nghị phải là nguyên tắc rộng rãi cho các hoạt động của Giáo hội, hình thành sự hiệp thông giữa các giáo hội địa phương và hàng giáo phẩm, trong khi tính đồng đoàn phải được thể hiện qua các giám mục và Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh nhiệm vụ của các giám mục là “chăm sóc cho các hoạt động tốt của giáo phận,” và điều này xảy ra “từ hạ tầng, và từ đó mà đi lên.”
Ngài cũng khích lệ các giám mục hoạt động cho sự hiệp nhất của cộng đồng địa phương trước hết và trên hết bằng cách thúc đẩy các mối quan hệ tốt của các ngài đối với các linh mục của mình.
“Một số giám mục có lúc gặp khó khăn trong mối quan hệ với các giáo sĩ của mình,” ngài nói. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh với các giám mục rằng “linh mục là cộng tác viên và là anh em gần gũi nhất của chúng ta.”
Tình hiệp thông phẩm trật trong Giáo Hội sẽ “sụp đổ”, “khi nó bị tiêm nhiễm bởi bất kỳ hình thức suy tôn quyền lực cá nhân hay tự mãn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo giám mục không nên chỉ phát triển quan hệ với các linh mục đẹp lòng mình hay những người nịnh hót các ngài. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng để trở thành một giám mục tốt chúng ta phải vươn tới với các linh mục “bộc trực” hay “thẳng thắn”.
Các linh mục phải được bảo đảm rằng họ có thể dựa vào giám mục của họ và trông cậy vào sự hỗ trợ của ngài. Một cách cụ thể, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các giám mục rằng nếu các ngài lỡ mất một cú điện thoại từ một linh mục, hãy gọi lại cho vị linh mục ấy trễ nhất là ngày hôm sau, vì như thế “người linh mục ấy biết rằng mình có một người cha.”
Source:Crux
Top Stories
L’Église en Thaïlande célèbre 350 ans de mission catholique au Siam
Églises d'Asie
12:33 21/05/2019
Publié le 21/05/2019 -- Le cardinal Fernando Filoni, préfet pour la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, achève aujourd’hui son voyage pastoral en Thaïlande, où il est venu célébrer les 350 ans de la création du Vicariat apostolique du Siam, en 1669. Après une première journée à Bangkok, le cardinal s’est rendu à Sampran, à trente kilomètres à l’ouest de la capitale, afin d’y rencontrer les consacrés, les séminaristes et les catéchistes. Mgr Filoni a rappelé à cette occasion que « l’Asie est le continent des missionnaires par excellence. L’Église universelle a besoin de votre coopération volontaire pour les activités missionnaires menées sur ce vaste continent ». La visite s’achève ce mardi 21 mai à Ayutthaya, dans le nord de Bangkok, où est né le christianisme dans le pays.
La venue du cardinal Filoni en Thaïlande, afin d’y célébrer le 350e anniversaire du Vicariat apostolique du Siam, met en lumière les différents défis auxquels font face les efforts d’évangélisation à travers l’Asie. Lors de sa deuxième journée de visite pastorale, le 18 mai, le cardinal Fernando Filoni, préfet pour la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, a rencontré les consacrés, les séminaristes et les catéchistes à Sampran, à une trentaine de kilomètres à l’ouest de Bangkok. Le cardinal Filoni leur a confié que le trait le plus marquant en Asie, c’est la variété des habitants, qui sont héritiers d’anciennes cultures, religions et traditions spirituelles. Mgr Filoni a cependant rappelé que le christianisme est la religion la moins répandue sur le continent. « L’Asie est un secteur de l’humanité d’une grande richesse culturelle et religieuse, mais plus de 85 % de ses habitants sont non baptisés », a-t-il remarqué. « L’Asie est le continent des missionnaires par excellence. L’Église universelle a besoin de votre coopération volontaire pour les activités missionnaires menées sur ce vaste continent », a poursuivi le cardinal. « Nous devons songer que notre mission en Asie, en tant que baptisés, est en effet une véritable mission, surtout quand on considère la multitude des cultures et des expressions religieuses. Le témoignage de notre foi nous confronte à tant de personnes non baptisées, avec leur propre mentalité et leur mode de vie, parfois même à l’opposé de l’Évangile et de la dignité de la personne. La vie chrétienne est donc un signe et un appel à rechercher le sens véritable de l’existence. »
Depuis la fondation du Vicariat apostolique du Siam en 1669, les Missions Étrangères de Paris, aux côtés d’autres congrégations religieuses, ont poursuivi l’effort d’évangélisation en Thaïlande et dans le reste de l’Asie. Le père Gilles Reithinger, supérieur général des MEP, a rappelé qu’actuellement, 180 missionnaires MEP participent à cet effort dans toute l’Asie, sous la direction des évêques locaux. « La société recrute et forme les candidats, avant de les envoyer vers les terres de mission où les MEP sont associés aux évêques locaux », explique le père Reithinger. « Ils servent la mission en s’engageant dans des apostolats ad gentes, ils contribuent à soutenir les vocations et le clergé locaux et ils aident à développer les Églises locales. Douze séminaristes sont actuellement en formation à Paris, et cinq jeunes sont en année propédeutique », confie le père Reithinger, qui assure que les MEP prient Dieu et le remercient pour la communauté catholique en Thaïlande, à l’occasion de l’anniversaire des 350 ans. Aujourd’hui, le pays compte plus de 300 000 catholiques et 662 prêtres, répartis dans douze diocèses et 436 paroisses.
Vœux du pape pour les 350 ans
Le cardinal a également lu un message du pape François à cette occasion, adressé aux catholiques thaïlandais, durant la messe célébrée à Sampran le 18 mai. « Je vous envoie mes meilleurs vœux et l’assurance de ma proximité, en rendant grâce à Dieu pour les nombreuses grâces reçues depuis 350 ans », a déclaré le pape dans sa lettre. « Je prie pour que vous puissiez grandir en sainteté, et continuer de travailler à répandre le Royaume de Dieu en soutenant la solidarité, la fraternité et la soif de bien, de vérité et de justice dans votre pays bien-aimé. » À Sampran, le cardinal Filoni a également visité un sanctuaire dédié au bienheureux Nicholas Bunkerd Kitbamrung (1895-1944), le premier prêtre martyr de la Thaïlande moderne. Le bienheureux Nicholas, prêtre thaïlandais, a été faussement accusé d’espionnage et arrêté en 1941. Après avoir purgé trois ans de sa peine de quinze ans, il est mort de la tuberculose. En prison, il a pu enseigner le catéchisme et baptiser 68 détenus. Durant son voyage pastoral, le cardinal Filoni s’est également rendu dans le nord du pays, où se trouvent le diocèse de Chiang Mai et le nouveau diocèse de Chiang Rai. Il y a également rencontré les prêtres, religieux et catéchistes, ainsi que les anciens et les représentants des divers groupes ethniques de la région, dont les Lannas, les Akhas, les Kachins et les Karens. La visite du cardinal se termine ce 21 mai à Ayutthaya, l’ancienne capitale du Siam qui a vu naître le christianisme en Thaïlande.
(Églises d'Asie - le 21/05/2019, Avec Ucanews, Bangkok)
La venue du cardinal Filoni en Thaïlande, afin d’y célébrer le 350e anniversaire du Vicariat apostolique du Siam, met en lumière les différents défis auxquels font face les efforts d’évangélisation à travers l’Asie. Lors de sa deuxième journée de visite pastorale, le 18 mai, le cardinal Fernando Filoni, préfet pour la Congrégation pour l’évangélisation des peuples, a rencontré les consacrés, les séminaristes et les catéchistes à Sampran, à une trentaine de kilomètres à l’ouest de Bangkok. Le cardinal Filoni leur a confié que le trait le plus marquant en Asie, c’est la variété des habitants, qui sont héritiers d’anciennes cultures, religions et traditions spirituelles. Mgr Filoni a cependant rappelé que le christianisme est la religion la moins répandue sur le continent. « L’Asie est un secteur de l’humanité d’une grande richesse culturelle et religieuse, mais plus de 85 % de ses habitants sont non baptisés », a-t-il remarqué. « L’Asie est le continent des missionnaires par excellence. L’Église universelle a besoin de votre coopération volontaire pour les activités missionnaires menées sur ce vaste continent », a poursuivi le cardinal. « Nous devons songer que notre mission en Asie, en tant que baptisés, est en effet une véritable mission, surtout quand on considère la multitude des cultures et des expressions religieuses. Le témoignage de notre foi nous confronte à tant de personnes non baptisées, avec leur propre mentalité et leur mode de vie, parfois même à l’opposé de l’Évangile et de la dignité de la personne. La vie chrétienne est donc un signe et un appel à rechercher le sens véritable de l’existence. »
Depuis la fondation du Vicariat apostolique du Siam en 1669, les Missions Étrangères de Paris, aux côtés d’autres congrégations religieuses, ont poursuivi l’effort d’évangélisation en Thaïlande et dans le reste de l’Asie. Le père Gilles Reithinger, supérieur général des MEP, a rappelé qu’actuellement, 180 missionnaires MEP participent à cet effort dans toute l’Asie, sous la direction des évêques locaux. « La société recrute et forme les candidats, avant de les envoyer vers les terres de mission où les MEP sont associés aux évêques locaux », explique le père Reithinger. « Ils servent la mission en s’engageant dans des apostolats ad gentes, ils contribuent à soutenir les vocations et le clergé locaux et ils aident à développer les Églises locales. Douze séminaristes sont actuellement en formation à Paris, et cinq jeunes sont en année propédeutique », confie le père Reithinger, qui assure que les MEP prient Dieu et le remercient pour la communauté catholique en Thaïlande, à l’occasion de l’anniversaire des 350 ans. Aujourd’hui, le pays compte plus de 300 000 catholiques et 662 prêtres, répartis dans douze diocèses et 436 paroisses.
Vœux du pape pour les 350 ans
Le cardinal a également lu un message du pape François à cette occasion, adressé aux catholiques thaïlandais, durant la messe célébrée à Sampran le 18 mai. « Je vous envoie mes meilleurs vœux et l’assurance de ma proximité, en rendant grâce à Dieu pour les nombreuses grâces reçues depuis 350 ans », a déclaré le pape dans sa lettre. « Je prie pour que vous puissiez grandir en sainteté, et continuer de travailler à répandre le Royaume de Dieu en soutenant la solidarité, la fraternité et la soif de bien, de vérité et de justice dans votre pays bien-aimé. » À Sampran, le cardinal Filoni a également visité un sanctuaire dédié au bienheureux Nicholas Bunkerd Kitbamrung (1895-1944), le premier prêtre martyr de la Thaïlande moderne. Le bienheureux Nicholas, prêtre thaïlandais, a été faussement accusé d’espionnage et arrêté en 1941. Après avoir purgé trois ans de sa peine de quinze ans, il est mort de la tuberculose. En prison, il a pu enseigner le catéchisme et baptiser 68 détenus. Durant son voyage pastoral, le cardinal Filoni s’est également rendu dans le nord du pays, où se trouvent le diocèse de Chiang Mai et le nouveau diocèse de Chiang Rai. Il y a également rencontré les prêtres, religieux et catéchistes, ainsi que les anciens et les représentants des divers groupes ethniques de la région, dont les Lannas, les Akhas, les Kachins et les Karens. La visite du cardinal se termine ce 21 mai à Ayutthaya, l’ancienne capitale du Siam qui a vu naître le christianisme en Thaïlande.
(Églises d'Asie - le 21/05/2019, Avec Ucanews, Bangkok)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nhân Ngày Thánh Thể X sắp tới ở Kerens TX, ôn lại những hình ảnh xưa trên VietCatholic.
Trần Mạnh Trác
08:53 21/05/2019
Xem Album Flashback những Ngày Thánh Thể đã qua
Và để giúp chuẩn bị cho những ngày đại hội sắp tới, chúng tôi xin gửi tới Chương trình Đại Hội Ngày Thánh Thể X-2019 như sau:
Đồng thời, trong một nỗ lực cổ động cho sinh hoạt chung, nhất là trong tháng 6 là tháng cuả Thánh Tâm Chuá, nhiều đoàn Liên Minh Thánh Tâm cuả nhiều Gx vùng Dallas-Ft Worth đã cùng nhau tổ chức một chương trình hội thảo lồng vào những sinh hoạt cuả Ngày Thánh Thể X này, hy vọng sự kiện mới mẻ này sẽ mở đầu cho những sinh hoạt có tình cách Liên Đoàn cuả những đoàn Liên Minh Thánh Tâm trong tương lai; vậy chung tôi xin được gửi tới quí đoàn viên LMTT chương trình hội thảo như sau:
Sau đây là những Album vẫn còn có trên Online cuả những Ngày Thánh Thể đã qua:
Xem Album Ngày Thánh Thể 2014 (thứ 5)
Xem Album Ngày Thánh Thể 2014 (thứ 6)
Xem Album Ngày Thánh Thể 2014 (thứ 7)
Xem Album Ngày Thánh Thể 2014 (Chuá Nhật)
Xem Album Ngày Thánh thể VI 2015 (1)
Xem Album Ngày Thánh thể VI 2015 (2)
Xem Album Ngày Thánh thể VI 2015 (3)
Xem Album Ngày Thánh Thể VII 2016 (1)
Xem Album Ngày Thánh Thể VII 2016 (2)
Xem Album Ngày Thánh Thể VIII 2017 (1)
Xem Album Ngày Thánh Thể VIII 2017 (2)
Xem Album Ngày Thánh Thể VIII 2017 (3)
Xem Album Ngày Thánh Thề IX 2018 (3 ngày)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Các phó tế có thể rửa tội trong hình thức ngoại thường không?
Nguyễn Trọn Đa
08:02 21/05/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Các phó tế có thể làm phép rửa tội trong hình thức ngoại thường không? - G. P., Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn là được, mặc dù với một số giới hạn.
Sách Nghi lễ Rôma, vốn thiết lập luật có hiệu lực từ năm 1962, cho phép các phó tế cử hành phép rửa tội trọng thể trong một số trường hợp:
“Số 15. Một phó tế là thừa tác viên ngoại thường của phép rửa trọng thể. Tuy nhiên, thầy không thể dùng quyền của thầy mà không có sự đồng ý của Đấng Bản Quyền hoặc cha xứ - sự cho phép này được cấp vì một lý do chính đáng, và được coi là hợp pháp khi sự cần thiết đòi hỏi.
Trong khi nguy tử, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nghi thức rửa tội không trọng thể, miễn là người ấy sử dụng chất thể và mô thức hợp lệ và có ý hướng đúng đắn. Nếu có thể được, hai nhân chứng hoặc ít nhất một nhân chứng phải có mặt để có thể chứng minh bí tích rửa tội được thực hiện. Nếu có mặt linh mục, thì linh mục là ưu tiên hơn phó tế trong việc rửa tội, một phó tế là ưu tiên hơn một phụ phó tế (thầy năm), một giáo sĩ là ưu tiên hơn một giáo dân, một người nam là ưu tiên hơn một người nữ, trừ khi vì khiêm tốn, thật là phù hợp cho người nữ rửa tội thay vì người nam, hoặc bởi vì người nữ có thể biết chất thể, mô thức và phương pháp tốt hơn ngưởi nam ấy. Cha hoặc mẹ không được phép rửa tội cho con mình, trừ khi nguy tử, không có ai có thể rửa tội được.”
Sách nghi thức cũng nói thêm rằng “khi một phó tế cử hành bí tích rửa tội, thầy sử dụng muối đã được làm phép bởi một linh mục. Nước thường được làm phép trong hình thức ngoại thường.”
Năm 1962, việc các phó tế có mặt trong Thánh lễ là chưa phổ biến, vì chỉ có các phó tế chuyển tiếp đang chờ được truyền chức linh mục, và thời kỳ chức phó tế là tương đối ngắn. Trong Thánh lễ trọng thể, chức năng phụng vụ liên quan đến phó tế và phụ phó tế thường được các linh mục thực hiện.
Mặc dù tôi tin rằng không có các phó tế vĩnh viễn trong các cộng đoàn dành riêng đặc biệt cho hình thức ngoại thường, nhưng không có gì có thể cản trở một phó tế vĩnh viễn thực hiện các chức năng phụng vụ, vốn được cho phép trong sách nghi lễ. Do đó, trong một câu trả lời cho một câu hỏi vào năm 2008, Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei đã tuyên bố:
“Tự sắc Summorum Pontificum, giống như Tự sắc Ecclesia Dei, giả định rằng bất kỳ phó tế nào, dù là chuyển tiếp hoặc là vĩnh viễn, có thể hoạt động như phó tế trong Thánh lễ, theo Sách Lễ Rôma năm 1962, miễn là họ đã quen thuộc với nghi thức, và có thể hoạt động với sự thoải mái đủ. Đấng Bản Quyền địa phương không thể cản trở một phó tế trong tình trạng hoạt động tốt như một phó tế, trong hình thức ngoại thường của Nghi lễ Rôma, với điều kiện là phó tế ấy có đủ tiêu chuẩn.”
Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu Bộ Giáo Luật năm 1983 (điều 861, §1), vốn làm cho một phó tế trở thành một thừa tác viên thông thường của phép rửa tội, có thể loại bỏ một số giới hạn được nêu ra trên đây chăng.
Tôi sẽ nói rằng nó sẽ chỉ tạo ra một sự khác biệt tương đối nhỏ mà thôi. Huấn thị Universae Ecclesiae năm 2011, trong số 28, đã làm rõ rằng Tự sắc Summorum Pontificum hủy bỏ các luật phụng vụ sau năm 1962, vốn không còn phù hợp với chữ đó có trước đó.
Trong ánh sáng của điều này, mặc dù, với tư cách là một thừa tác viên thông thường của phép rửa tội, thầy phó tế có thể không còn phải xin phép rõ ràng để ban phép rửa tội nữa, thầy vẫn bị hạn chế, và phụ thuộc vào linh mục, vì thầy vẫn không thể làm phép muối và nước, vốn là cần thiết cho nghi thức.
Điều này sẽ khiến thầy, vì tất cả các mục đích thực tiễn, ở trong tình huống tương tự như một phó tế năm 1962 liên quan đến bí tích rửa tội.
Liên quan đến việc cho Rước lễ, Cha Daniel C. Gill chỉ ra rằng có một sự thay đổi được quy định bởi giáo luật (CIC 910, §1), vốn làm cho phó tế trở thành một thừa tác viên thông thường cho Rước lễ, hơn là một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ. Bộ Giáo luật cũ năm 1917 (845, §2) nói rằng phó tế:
“là một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, cần có phép của cha xứ hay Đấng bản quyền địa phương, và có một lý do chính đáng để cho Rước lễ. Với sự thay đổi từ thừa tác viên ngoại thường sang thừa tác viên thông thường cho Rước lễ, phó tế giờ đây sẽ không còn cần sự cho phép và một lý do chính đáng, để cho Rước lễ nữa. Về nghi thức thì không có sự thay đổi. Sách Nghi lễ Rôma năm 1952 cho phép phó tế cho Rước lễ sử dụng công thức y như linh mục (x. 1952 RR, Nghi thức cho Rước lễ ngoài Thánh lễ, số 10), và cũng có thể chúc lành cuối nghi thức (xem Cod. Comm., Resp. ngày 13-7-1930). Tương tự như vậy, nghi thức cho phép phó tế cử hành trao Của Ăn Đàng (xem 1952 RR, nghi thức cho người bệnh Rước lễ, số 29). Việc này bao gồm sự chúc lành trong nghi thức đã được làm sáng tỏ lần đầu tiên, bởi một câu trả lời năm 1858 của Thánh Bộ Nghi Lễ (xem S.R.C. 5270, Tonkini Occidentalis [14-8-1858]), và sau đó bởi Điều 1274 §2 của Bộ Giáo Luật năm 1917, https://dcgb7f.wordpress.com/2014/05/01/deacons-and-summorum-pontificum/”
Tình hình của một phó tế nghi thức phương Đông, liên quan đến bí tích Rửa tội, là tương tự như một phó tế của hình thức ngoại thường, mặc dù bị hạn chế hơn. Điều 677 §2 của Bộ Giáo luật của các Giáo Hội phương Đông nói rằng phó tế chỉ có thể rửa tội trong các trường hợp cần thiết. Quy định ở đây là hạn chế hơn, bởi vì các Giáo Hội phương Đông thường ban Bí tích Rửa Tội, Thêm sức và Thánh Thể cho trẻ sơ sinh trong một buổi lễ liên tục. Trong khi có thể rằng Giáo hội mở rộng số lượng chúc lành mà một phó tế có thể ban, nhưng không ban quyền cho phó tế làm thừa tác viên của phép Thêm Sức.
(Zenit.org 21-5-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/deacons-and-baptisms-in-extraordinary-form/
Hỏi: Các phó tế có thể làm phép rửa tội trong hình thức ngoại thường không? - G. P., Ann Arbor, Michigan, Hoa Kỳ.
Đáp: Câu trả lời ngắn gọn là được, mặc dù với một số giới hạn.
Sách Nghi lễ Rôma, vốn thiết lập luật có hiệu lực từ năm 1962, cho phép các phó tế cử hành phép rửa tội trọng thể trong một số trường hợp:
“Số 15. Một phó tế là thừa tác viên ngoại thường của phép rửa trọng thể. Tuy nhiên, thầy không thể dùng quyền của thầy mà không có sự đồng ý của Đấng Bản Quyền hoặc cha xứ - sự cho phép này được cấp vì một lý do chính đáng, và được coi là hợp pháp khi sự cần thiết đòi hỏi.
Trong khi nguy tử, bất kỳ ai cũng có thể thực hiện nghi thức rửa tội không trọng thể, miễn là người ấy sử dụng chất thể và mô thức hợp lệ và có ý hướng đúng đắn. Nếu có thể được, hai nhân chứng hoặc ít nhất một nhân chứng phải có mặt để có thể chứng minh bí tích rửa tội được thực hiện. Nếu có mặt linh mục, thì linh mục là ưu tiên hơn phó tế trong việc rửa tội, một phó tế là ưu tiên hơn một phụ phó tế (thầy năm), một giáo sĩ là ưu tiên hơn một giáo dân, một người nam là ưu tiên hơn một người nữ, trừ khi vì khiêm tốn, thật là phù hợp cho người nữ rửa tội thay vì người nam, hoặc bởi vì người nữ có thể biết chất thể, mô thức và phương pháp tốt hơn ngưởi nam ấy. Cha hoặc mẹ không được phép rửa tội cho con mình, trừ khi nguy tử, không có ai có thể rửa tội được.”
Sách nghi thức cũng nói thêm rằng “khi một phó tế cử hành bí tích rửa tội, thầy sử dụng muối đã được làm phép bởi một linh mục. Nước thường được làm phép trong hình thức ngoại thường.”
Năm 1962, việc các phó tế có mặt trong Thánh lễ là chưa phổ biến, vì chỉ có các phó tế chuyển tiếp đang chờ được truyền chức linh mục, và thời kỳ chức phó tế là tương đối ngắn. Trong Thánh lễ trọng thể, chức năng phụng vụ liên quan đến phó tế và phụ phó tế thường được các linh mục thực hiện.
Mặc dù tôi tin rằng không có các phó tế vĩnh viễn trong các cộng đoàn dành riêng đặc biệt cho hình thức ngoại thường, nhưng không có gì có thể cản trở một phó tế vĩnh viễn thực hiện các chức năng phụng vụ, vốn được cho phép trong sách nghi lễ. Do đó, trong một câu trả lời cho một câu hỏi vào năm 2008, Ủy ban Giáo hoàng Ecclesia Dei đã tuyên bố:
“Tự sắc Summorum Pontificum, giống như Tự sắc Ecclesia Dei, giả định rằng bất kỳ phó tế nào, dù là chuyển tiếp hoặc là vĩnh viễn, có thể hoạt động như phó tế trong Thánh lễ, theo Sách Lễ Rôma năm 1962, miễn là họ đã quen thuộc với nghi thức, và có thể hoạt động với sự thoải mái đủ. Đấng Bản Quyền địa phương không thể cản trở một phó tế trong tình trạng hoạt động tốt như một phó tế, trong hình thức ngoại thường của Nghi lễ Rôma, với điều kiện là phó tế ấy có đủ tiêu chuẩn.”
Tuy nhiên, chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu Bộ Giáo Luật năm 1983 (điều 861, §1), vốn làm cho một phó tế trở thành một thừa tác viên thông thường của phép rửa tội, có thể loại bỏ một số giới hạn được nêu ra trên đây chăng.
Tôi sẽ nói rằng nó sẽ chỉ tạo ra một sự khác biệt tương đối nhỏ mà thôi. Huấn thị Universae Ecclesiae năm 2011, trong số 28, đã làm rõ rằng Tự sắc Summorum Pontificum hủy bỏ các luật phụng vụ sau năm 1962, vốn không còn phù hợp với chữ đó có trước đó.
Trong ánh sáng của điều này, mặc dù, với tư cách là một thừa tác viên thông thường của phép rửa tội, thầy phó tế có thể không còn phải xin phép rõ ràng để ban phép rửa tội nữa, thầy vẫn bị hạn chế, và phụ thuộc vào linh mục, vì thầy vẫn không thể làm phép muối và nước, vốn là cần thiết cho nghi thức.
Điều này sẽ khiến thầy, vì tất cả các mục đích thực tiễn, ở trong tình huống tương tự như một phó tế năm 1962 liên quan đến bí tích rửa tội.
Liên quan đến việc cho Rước lễ, Cha Daniel C. Gill chỉ ra rằng có một sự thay đổi được quy định bởi giáo luật (CIC 910, §1), vốn làm cho phó tế trở thành một thừa tác viên thông thường cho Rước lễ, hơn là một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ. Bộ Giáo luật cũ năm 1917 (845, §2) nói rằng phó tế:
“là một thừa tác viên ngoại thường cho Rước lễ, cần có phép của cha xứ hay Đấng bản quyền địa phương, và có một lý do chính đáng để cho Rước lễ. Với sự thay đổi từ thừa tác viên ngoại thường sang thừa tác viên thông thường cho Rước lễ, phó tế giờ đây sẽ không còn cần sự cho phép và một lý do chính đáng, để cho Rước lễ nữa. Về nghi thức thì không có sự thay đổi. Sách Nghi lễ Rôma năm 1952 cho phép phó tế cho Rước lễ sử dụng công thức y như linh mục (x. 1952 RR, Nghi thức cho Rước lễ ngoài Thánh lễ, số 10), và cũng có thể chúc lành cuối nghi thức (xem Cod. Comm., Resp. ngày 13-7-1930). Tương tự như vậy, nghi thức cho phép phó tế cử hành trao Của Ăn Đàng (xem 1952 RR, nghi thức cho người bệnh Rước lễ, số 29). Việc này bao gồm sự chúc lành trong nghi thức đã được làm sáng tỏ lần đầu tiên, bởi một câu trả lời năm 1858 của Thánh Bộ Nghi Lễ (xem S.R.C. 5270, Tonkini Occidentalis [14-8-1858]), và sau đó bởi Điều 1274 §2 của Bộ Giáo Luật năm 1917, https://dcgb7f.wordpress.com/2014/05/01/deacons-and-summorum-pontificum/”
Tình hình của một phó tế nghi thức phương Đông, liên quan đến bí tích Rửa tội, là tương tự như một phó tế của hình thức ngoại thường, mặc dù bị hạn chế hơn. Điều 677 §2 của Bộ Giáo luật của các Giáo Hội phương Đông nói rằng phó tế chỉ có thể rửa tội trong các trường hợp cần thiết. Quy định ở đây là hạn chế hơn, bởi vì các Giáo Hội phương Đông thường ban Bí tích Rửa Tội, Thêm sức và Thánh Thể cho trẻ sơ sinh trong một buổi lễ liên tục. Trong khi có thể rằng Giáo hội mở rộng số lượng chúc lành mà một phó tế có thể ban, nhưng không ban quyền cho phó tế làm thừa tác viên của phép Thêm Sức.
(Zenit.org 21-5-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/deacons-and-baptisms-in-extraordinary-form/
VietCatholic TV
Hình ảnh cảm động - Quân đội hơn 40 nước lưu luyến chào tạm biệt Đức Mẹ Lộ Đức
Giáo Hội Năm Châu
05:12 21/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Từ 8g30 đến 9g30 sáng, các cha tuyên úy quân đội và các linh mục địa phương đã ngồi tòa giải tội cho các quân nhân và các khách hành hương.
Lúc 9g30 sáng, Đức Cha Antoine Pierre Louis Marie de Romanet, Giám Mục giáo phận quân đội Pháp cùng 14 Giám Mục trên thế giới và một vị Giám Mục Công Giáo Đông phương cử hành thánh lễ bên trong Hội Trường Thánh Piô X. Đây là Hội Trường lớn nhất tại đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức. Tuy nhiên, vẫn không đủ chỗ. Nhiều người phải đứng ngoài theo dõi qua các màn ảnh khổng lồ.
Đồng tế với các Giám Mục, còn có khoảng 200 linh mục bao gồm các cha tuyên úy đi chung với các đoàn hành hương, và các linh mục Pháp.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha de Romanet chia sẻ các cảm tưởng của ngài trước các chứng từ của các quân nhân như trường hợp Trung Tá Brice Erbland người đã trình bày đề tài “Trực thăng chiến đấu và người Phi công Công Giáo”, và các chứng từ trong buổi tưởng niệm được tổ chức ở quảng trường Charles-de-Gaulle / vào tối hôm thứ Bẩy 18 tháng Năm.
Là những người liều mình xông pha trước hòn tên mũi đạn, các quân nhân từ khắp nơi trên thế giới đã rất xúc động trước những lời nguyện giáo dân với những ý chỉ cầu nguyện cho hòa bình thế giới, cho các tín hữu Kitô đang bị bách hại, cho các đồng đội của họ vào lúc này đây đang xông pha tại tiền tuyến, cho những người bị thương, và cho ơn chữa lành cho các quân nhân , gia đình và những ai bị thương tổn thể lý và tâm hồn vì các cuộc chiến tranh.
Nghi thức cảm động nhất là nghi thức lưu luyến chia tay Đức Mẹ Lộ Đức. Các quân nhân cùng hát bài Ave Maria để chia tay Đức Mẹ, và chia tay nhau trong lời cầu nguyện xin Đức Mẹ luôn phù hộ che chở họ trong những ngày sắp tới khi trở về với đơn vị để nhận lãnh các trách vụ đè nặng lên vai người quân nhân.
Các Giám Mục nghẹn ngào trước cái chết của một linh mục bị giết vì không chịu “nộp thuế” cho du đảng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:40 21/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng thứ Bẩy, khi không thấy Cha Cecilio Perez Cruz, 35 tuổi, là linh mục chánh xứ San Jose La Majada thuộc giáo phận Sonsonate, ra làm lễ như thường lệ, anh chị em giáo dân đã vào nhà xứ gọi ngài; và phát hiện ngài đã bị bắn chết. Bên cạnh thi thể của ngài có một miếng giấy nói ngài đã bị giết vì không chịu “trả tiền thuê địa bàn”. Đó là cách nói thường thấy của bọn du đảng ở địa phương khi tống tiền dân chúng.
Báo cáo sơ bộ của cảnh sát Salvador cho rằng ngài bị giết vì không chịu “nộp thuế” cho du đảng.
Các Giám Mục rất xúc động trước cái chết của ngài nên từ khắp đất nước các ngài đã về dâng lễ. Đức Hồng Y Gregorio Rosa Chavez, là vị Hồng Y tiên khởi và duy nhất của Salvador đã tham dự thánh lễ an táng ngài do Đức Cha Constantino Barrera Morales của giáo phận Sonsonate chủ tế.
Sáng Chúa Nhật, ngày 19 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Jose Luis Escobar Alas của tổng giáo phận San Salvador, đã mở một cuộc họp báo để bày tỏ sự bàng hoàng và phẫn nộ của ngài trước tình trạng mất an ninh tại quốc gia này.
Đức Tổng Giám Mục cho biết ngài nghẹn ngào không nói lên lời khi hay tin một linh mục bị giết vì không chịu nộp thuế cho du đảng. Sau khi nhắc lại rằng trước cha Perez Cruz, một linh mục khác là cha Walter Vasquez Jimenez đã bị giết vào Tuần Thánh năm ngoái, mà đến nay cảnh sát vẫn chưa tìm ra ai là thủ phạm.
Ngài kêu gọi chính quyền quốc gia truy lùng bọn tội phạm và yêu cầu hệ thống tòa án thực thi công lý. Đức Tổng Giám Mục nói:
“Chúng tôi muốn thể hiện tình liên đới với tất cả các nạn nhân của bạo lực, dưới bất kỳ hình thức nào và chúng tôi yêu cầu chính quyền phải thực thi công lý trong mọi trường hợp. Chúng tôi không tìm cách trả thù, nhưng công lý là cần thiết cho lợi ích của các nạn nhân và cho thiện ích của toàn xã hội. Bạo lực sẽ chỉ được khắc phục nếu không ai được phép ngồi trên luật pháp. Chúng tôi thực sự lo ngại về mức độ bạo lực mà đất nước chúng ta đang phải gánh chịu. Chúng ta phải làm việc và cầu nguyện cho hòa bình.”
Trong bài giảng thánh lễ, Đức Cha Constantino Barrera Morales đã nhắc đến vị linh mục quá cố như một mục tử thánh thiện, tận tụy vì đàn chiên, và không ngại lên tiếng tố cáo các vấn đề về môi trường trong khu vực. Ngài cũng kêu gọi cảnh sát quốc gia và bộ tư pháp phải tìm ra những kẻ phạm tội ghê tởm như vậy, và phải đưa chúng ra trước công lý.
Sau thánh lễ, các Giám Mục đã chung vai cùng anh chị em giáo dân đưa linh cữu cha Perez Cruz đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Source:Crux
Đức Thánh Cha khiển trách các Giám Mục Italia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:31 21/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Dưới đây là bản dịch toàn văn bài tường thuật và nhận định của ký giả kỳ cựu Ellise Harris của tờ Crux. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem ở đây.
Hôm thứ Hai 20 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã lên tiếng than phiền các giám mục Ý vì đã không thực hiện đầy đủ thủ tục mới về tiêu hôn đã được ngài công bố vào năm 2015. Đức Thánh Cha nhận xét rằng sau bốn năm, hầu hết các giáo phận vẫn chưa áp dụng quy trình mới này.
“Tôi lấy làm tiếc phải ghi nhận rằng cuộc cải cách, sau bốn năm, vẫn còn lâu mới được áp dụng tại phần lớn các giáo phận của Italia,” Đức Thánh Cha nói trong một bài phát biểu khai mạc ngày 20 tháng Năm tại phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Ý [diễn ra trong phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế giới tại Vatican].
Hội Đồng Giám Mục Ý là Hội Đồng Giám Mục lớn nhất thế giới, và thường được xem là người quyết định các tiến độ trong thế giới Công Giáo vì sự gần gũi với Vatican. Đức Giáo Hoàng, theo truyền thống, nắm giữ danh hiệu “Giáo chủ Công Giáo Italia”. Hội Đồng Giám Mục Italia cũng là Hội Đồng Giám Mục duy nhất trên thế giới mà Đức Giáo Hoàng trực tiếp bổ nhiệm vị Chủ tịch Hội đồng.
Đức Phanxicô đã ban hành quy trình tiêu hôn mới vào tháng 9 năm 2015 và bắt đầu có hiệu lực vào tháng 12 năm đó trùng với biến cố khai mạc Năm Thánh Lòng Thương Xót.
Quy trình tiêu hôn này đã được ban hành với hai tự sắc - motu proprio, tức là văn bản luật được công bố theo thẩm quyền riêng của Đức Giáo Hoàng, với tựa đề là Mitis Iudex Dominus Iesus (“Chúa Giêsu, vị thẩm phán nhân từ”), trong đó đề cập đến những thay đổi trong Bộ Giáo Luật của Công Giáo nghi lễ Latin; và Mitis et misericors Iesus ( “Chúa Giêsu, hiền lành và thương xót”), bàn về những thay đổi trong Bộ Giáo Luật dành cho Công Giáo Đông phương.
Trong số những điều khác, quy trình mới mang lại cho các giám mục địa phương một thẩm quyền lớn hơn như cho phép các ngài loại bỏ khả năng kháng cáo tự động trong các trường hợp rõ ràng là không thể tiêu hôn, và bảo đảm rằng quy trình tiêu hôn là miễn phí.
Trong bài phát biểu với các giám mục Ý, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi việc “áp dụng đầy đủ và ngay lập tức” các tài liệu nói trên, và nói rằng quá trình tiêu hôn cần được nhanh chóng, miễn phí và tiêu biểu cho sự “gần gũi” với các gia đình đang gặp khó khăn.
“Gần gũi với gia đình những người bị thương có nghĩa là hầu hết các phán quyết phải được đưa ra tại các giáo phận địa phương, nếu có thể, không chậm trễ và kéo dài một cách không cần thiết.” Ngài nói thêm rằng điều này sẽ đòi hỏi một “chuyển đổi về cơ cấu”.
“Chúng ta không thể cho phép các lợi ích kinh tế của một số luật sư, hay sự quan tâm đến quyền lực cá nhân của một số thẩm phán tòa án hôn nhân giáo phận có thể làm chậm quá trình này,” ngài nói.
Phiên khoáng đại mùa xuân hàng năm của các giám mục Ý diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng Năm tại Rôma, ngay trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu bắt đầu vào hôm thứ Năm. Di cư dự kiến sẽ là một chủ đề quan trọng trong cả cuộc bầu cử và các cuộc thảo luận của các giám mục, vì Giáo hội và các quan chức Ý đã đối đầu với nhau một cách gay gắt trong những tháng gần đây về các chính sách chống di cư nghiêm ngặt của Phó Thủ tướng, kiêm Bộ Trưởng Nội Vụ Matteo Salvini.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha đã không đề cập đến vấn đề này trong bài phát biểu khai mạc của ngài. Thay vào đó, ngài tập trung vào ba điểm, bao gồm tiến trình tiêu hôn, tầm quan trọng của tính công nghị và đồng đoàn của Giáo hội, và sự cần thiết là các giám mục phải gần gũi với các linh mục của mình.
Trích dẫn một tài liệu năm 2017 về tính công nghị từ Ủy ban Thần học Quốc tế, là cơ quan cố vấn chính cho Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican, Đức Phanxicô đã chỉ ra rằng tính công nghị phải là nguyên tắc rộng rãi cho các hoạt động của Giáo hội, hình thành sự hiệp thông giữa các giáo hội địa phương và hàng giáo phẩm, trong khi tính đồng đoàn phải được thể hiện qua các giám mục và Đức Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh nhiệm vụ của các giám mục là “chăm sóc cho các hoạt động tốt của giáo phận,” và điều này xảy ra “từ hạ tầng, và từ đó mà đi lên.”
Ngài cũng khích lệ các giám mục hoạt động cho sự hiệp nhất của cộng đồng địa phương trước hết và trên hết bằng cách thúc đẩy các mối quan hệ tốt của các ngài đối với các linh mục của mình.
“Một số giám mục có lúc gặp khó khăn trong mối quan hệ với các giáo sĩ của mình,” ngài nói. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nhấn mạnh với các giám mục rằng “linh mục là cộng tác viên và là anh em gần gũi nhất của chúng ta.”
Tình hiệp thông phẩm trật trong Giáo Hội sẽ “sụp đổ”, “khi nó bị tiêm nhiễm bởi bất kỳ hình thức suy tôn quyền lực cá nhân hay tự mãn.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo giám mục không nên chỉ phát triển quan hệ với các linh mục đẹp lòng mình hay những người nịnh hót các ngài. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng để trở thành một giám mục tốt chúng ta phải vươn tới với các linh mục “bộc trực” hay “thẳng thắn”.
Các linh mục phải được bảo đảm rằng họ có thể dựa vào giám mục của họ và trông cậy vào sự hỗ trợ của ngài. Một cách cụ thể, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với các giám mục rằng nếu các ngài lỡ mất một cú điện thoại từ một linh mục, hãy gọi lại cho vị linh mục ấy trễ nhất là ngày hôm sau, vì như thế “người linh mục ấy biết rằng mình có một người cha.”
Source:Crux
Phát hiện mới nhất trong vụ âm mưu đốt nhà thờ chính tòa Thánh Patrick ở New York
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:45 21/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tuy nhiên, hôm thứ Năm 15 tháng Năm, một tâm lý gia được tòa án chỉ định việc giám định sức khoẻ tâm thần của người này cả quyết rằng đương sự thật sự bị bệnh tâm thần.
Luật sư Chris DiLorenzo của đương sự cũng cho biết hôm 14 tháng 5 rằng đương sự bị chứng tâm thần phân liệt và đã ngừng dùng thuốc vào ngày bị cáo buộc là tội ác.
Như chúng tôi đã loan tin, một người đàn ông đã bị giam giữ sau khi anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào Nhà thờ St. Patrick, là nhà thờ chính tòa của thành phố New York tối thứ Tư 17 tháng Tư, chỉ hai ngày sau khi nhà thờ chính tòa Notre-Dame de Paris bị cháy rụi trong một trận hỏa hoạn.
Người đàn ông bị an ninh nhà thờ chặn lại vào lúc 7g55 giờ tối, và đã bị Lực lượng Cảnh sát Phản ứng nhanh của sở cảnh sát New York (NYPD) bắt giữ. Cảnh sát cho biết anh ta có một chiếc ô tô đậu gần đó để có thể chạy thoát khỏi hiện trường sau khi gây án.
Theo NYPD, người đàn ông mang theo bốn gallon xăng, hai lon chất lỏng nhẹ hơn và hai chiếc bật lửa khi anh ta cố gắng xông vào nhà thờ. Anh ta bị ngăn không cho vào nhà thờ, nhưng trong khi nói chuyện với nhân viên an ninh, một số xăng đã tràn xuống sàn nhà.
Khi bị cảnh sát thẩm vấn về lý do tại sao anh ta cố gắng mang các thùng xăng vào nhà thờ Công Giáo lớn nhất thành phố New York, Lamparello đã đưa ra “những câu trả lời loanh quanh, không nhất quán.”
Phó thanh tra NYPD John Miller nói với các phóng viên tối thứ Tư rằng người đàn ông cuối cùng đã nói với cảnh sát là anh ta muốn đi tắt qua nhà thờ để đến Đại lộ Madison vì xe của anh đã hết xăng.
Sau khi cảnh sát kiểm tra chiếc minivan của anh ta và phát hiện ra rằng nó không hề hết xăng, anh ta đã bị bắt giam.
Cảnh sát xác định người đàn ông đó tên là Marc Lamparello, 37 tuổi và cư trú tại Hasbrouck Heights, New Jersey. Lamparello đã từng bị bắt giữ hai đêm trước, tức là ngày 15 tháng Tư, sau khi anh ta từ chối không rời khỏi nhà thờ chính tòa Thánh Tâm ở Newark vào thời gian đóng cửa sau Thánh lễ tối.
Cho đến ít nhất là năm 2013, anh ta phụ trách thánh nhạc tại một giáo xứ ở New Jersey. Anh ta cũng đã từng làm việc như một giáo sư phụ giảng môn triết học, và có bằng triết học tại Boston College.
Có nhiều giả thuyết cho rằng Lamparello bị bệnh tâm thần và tòa án đã ra lệnh cho anh ta trải qua một cuộc đánh giá tâm thần tại bệnh viện.
Trong một diễn biến khá bất ngờ, hôm thứ Tư 24 tháng Tư, David Stuart, trợ lý công tố viên quận hạt, cho biết trong một phiên tòa ngắn gọn ở New York rằng giáo viên triết học này không có bệnh tâm thần gì cả và buộc tội anh ta âm mưu đốt nhà thờ chính tòa Thánh Patrick trong một mưu toan rất chi tiết bao gồm cả kế hoạch bỏ trốn khỏi Hoa Kỳ bằng máy bay vào ngày hôm sau, và đã đặt một khách sạn chỉ cách Vatican 20 phút.
Công tố viên David nói thêm Lamparello có thể bị kết án lên đến 15 năm tù nếu bị chứng minh là có ý muốn đốt nhà thờ chính tòa New York.
Lamparello là một phụ giáo môn triết học tại Đại học Lehman ở Bronx và cũng từng giảng dạy tại Đại học Seton Hall. Ông đã xuất bản một cuốn sách hơn 400 trang về triết học vào năm 2016.
Một người bạn của gia đình Lamparello, đã mô tả với tờ New York Post rằng gia đình anh là một gia đình Công Giáo ngoan đạo và Lamparello là người Công Giáo giữ đạo rất nghiêm nhặt.