Ngày 22-05-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Anh Em Hãy Nhận Lấy Thánh Thần
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
01:30 22/05/2010
Cảm nghiệm Sống # 72

ANH EM HÃY NHẬN LẤY THÁNH THẦN

(Ga 20, 22)

ĐGH kêu gọi canh tân Giáo hội Hoa Kỳ và truyền giáo khi Ngài viếng thăm trong tháng 4- 2008 như sau:

Người CG Hoa kỳ phải dùng giờ phút này để tìm ơn hoán cải là mở lòng đón nhận quyền năng của Thánh Thần, để tiếp nhận làm chứng tá lòng Chúa thương xót cho một xã hội đang khủng hoảng vì khủng bố, chiến tranh, kinh tế và xã hội hưởng thụ đầy sa đoạ này.

Với niềm hy vọng của mọi Tín hữu được phát sinh từ Chúa Thánh Linh, nơi Chúa Cha, Giáo hội Hoa kỳ giờ đây được kêu gọi để hướng nhìn về tương lai và sẵn sàng bước đi trước những thách đố mới. Một thánh lễ chủ đề về Chúa Thánh Linh quy tụ tới 400 vị Hồng Y và Giám mục Hoa kỳ mặc phẩm phục màu đỏ, nói lên sức mạnh như lửa của Thánh Thần, đã ca ngợi Chúa với nhiều ca đoàn và hàng chục ngàn Tín hữu cùng giơ tay hát lên ca ngợi Chúa Thánh Linh.

• Suốt đời con nguyện dâng lời chúc tụng, và giơ tay cầu khẩn dâng Ngài. (Tv 63, 5). Mệnh lệnh Ngài con dơ tay đón nhận, Thánh chỉ Ngài con sẽ gẫm suy. (Tv 119,48)

Nhân dịp này Đức Thánh Cha đã nhắc lại mục đích chuyến tông du của ngài như sau: Tôi đến để lặp lại lời kêu gọi hoán cải khẩn thiết của vị tông đồ và sự tha thứ tội lỗi, để khẩn cầu Chúa Cha ban một Lễ Hiện Xuống mới trên Giáo hội tại Hoa kỳ này.

Trong thư gởi Galat, thánh Phaolô nói rõ: Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép hận thù, bất hoà, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén và những điều khác giống như vậy… Còn hoa quả của Thần Khí là: 1- Mến yêu, 2- Vui mừng, 3- Bình an, 4- Nhẫn nhục, 5- Nhân hậu, 6- Từ tâm, 7- Trung tín, 8- Hiền hoà, 9- Tiết độ. (x. Gl 5, 19-24)

Người Tín hữu cần sống theo Thần Khí, chứ đừng sống theo xác thịt. Thư gởi Rôma, thánh Phaolô khuyên: Hướng đi của tính xác thịt là sự chết, còn hướng đi của Thần Khí là sự sống và bình an… Vì nếu anh em sống theo xác thịt, anh em sẽ phải chết; nhưng nếu nhờ Thần Khí, anh em diệt trừ những hành vi của con người ích kỷ nơi anh em, thì anh em sẽ được sống. (x. Rom 8, 5-13)

Sau đây là những điểm quan trọng bạn cần phải thay đổi để có Chúa Thánh Thần đến canh tân đổi mới chính bạn:

1/ Cần có Chất Chúa là Thần Khí có một chỗ đứng trong bạn. Thất bại của Adam và Eva là họ không để Chúa thực hiện mục đích ấy.

2/ Bạn cần bỏ mọi tật xấu đang chiếm chỗ, để Chúa có chỗ đứng. Nếu không, bạn sẽ bị lìa khỏi sự hiện diện của Chúa và bị sa ngã.

3/ Lòng bạn tựa như kẹo cao su dễ dính vào nếp sống dễ dãi riêng tư. Bạn sẽ không yêu Chúa một cách đúng đắn và dần dần xa Chúa.

4/ Bên ngoài bạn đi tĩnh tâm, nhóm, cầu nguyện; nhưng tật xấu đã làm bạn sa ngã. Cái bình chứa đựng Chúa của bạn đã bị lũng rồi !

5/ Về phương diện tích cực, tiến tới trong Thần Khí là tập nết tốt, bỏ tật xấu. Có Chúa chiếm đoạt hoàn toàn tư tưởng hành động của bạn.

6/ Bạn nghĩ rằng đi sinh hoạt, nghe giảng nhiều là có Chúa. Không! Có thể còn trở ngại. Nếu bạn không thật sự bỏ mọi Tham – Sân - Si.

7/ Bạn đã xưng tội, rước lễ vẫn chưa đủ, nếu không bỏ tật xấu để Chúa chiếm hữu. Lúc đó bạn mới tiến bộ trong Thánh Linh được !

8/ Bạn phải liên tục hỏi mình là tôi có đang lấy đi mọi điều xấu khỏi mình không? Nếu có là bạn đang tiến tới trong Chúa Thánh Linh.

9/ Sự tiến bộ trong Thánh Linh về mặt tích cực là gia tăng chất Chúa(yếu tố), về mặt tiêu cực là làm suy giảm bạn (chết đi,thanh tẩy)

10/ Chết đi cho chính mình là gì? Lả bỏ tính kiêu ngạo, bỏ tham lam đủ thứ…mỗi ngày. Đó là chết đi và lớn lên trong Chúa Thánh Thần.

11/ Khi bạn bỏ được các tật xấu đi là Chúa Thánh Thần đang hành động trong bạn. Ngài thúc đẩy (ép) lòng bạn hướng về Chúa. Bạn sẽ được soi sáng, Thánh Thần sẽ hoạt động và tật xấu rời khỏi bạn.

12/ Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “ Hễ ai trong các ngươi không từ bỏ chính mình thì không thể làm môn đệ tôi được.” (Lc 14, 33)

Ngài có ý nói Thánh Thần phải được hoàn thành trong bạn và nhiều điều xấu sẽ phải loại bỏ. Hễ lòng bạn mở ra và hướng về Chúa, thì Thánh Thần sẽ thực hiện mầu nhiệm Thập giá trong bạn, như Ngài đã làm cho Đức Giêsu trên Thập giá, để bạn thuộc trọn về Chúa.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ đã xứng đáng được Sứ thần nói với Mẹ: Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà. Xin Mẹ giúp con trút bỏ hoàn toàn con người cũ với nhiều tật xấu, để Thần khí Chúa ngự đến tâm linh con.

Ptế: JB Nguyễn Định-Huyền Đồng * johndvn@yahoo.com
 
Sư Phụ Tốt Lành Là Chúa Thánh Thần
Tuyết Mai
07:52 22/05/2010
Không ai trên đời là một Kitô giáo mà không biết Đức Chúa Thánh Thần là ai, và các Ơn ích của Ngài là gì!? Đầu tiên, Ngài là Vị Thầy hướng dẫn chúng ta đi trên con đường ngay thẳng của Thiên Chúa, vì Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngài được Thiên Chúa Cha chỉ thị cho Chúa Thánh Thần đi khắp mọi nẻo mọi nơi, ban Ơn thần khí cho nhân loại trên khắp thế trần, cho những ai biết đón nhận Ngài, và cần đến Ngài. Những ai coi của cải trần gian là trên hết thì đương nhiên rất xa lạ với Thiên Chúa và những Ơn ích của Chúa Thánh Thần.

Đặc biệt một điều mà ai cũng có thể cảm nhận được một điều rất là huyền nhiệm khi có Chúa Thánh Thần ngự trị trong tâm hồn của chúng ta là sự Bình An và tình yêu thương dành cho đồng loại. Chúng ta biết thương cảm cho những kẻ khốn cùng. Chúng ta biết xót xa tận tâm can khi có anh chị em luôn chống báng, thù ghét, ghen tỵ, hiềm khích, và luôn đả kích nhau, trong cùng một nhà, một đoàn thể, một cộng đoàn, một giáo xứ, và một Giáo Hội. Không phải ư!? Khi mà gà cùng một mẹ cứ hoài đấm đá lẫn nhau!? Làm chia rẽ!? Thánh chiến cứ xẩy ra hằng bao nhiêu thế hệ, nhưng không ai có thể giúp cho họ, làm hòa nhau được!? Tại sao phải có những thánh chiến đẫm máu như thế!? Có phải vì lòng căm thù và vì không thể nào có thể ngồi lại với nhau mà không chửi bới, không buông những lời nhục mạ nhau một cách thậm tệ và tục tĩu!?

Quả một câu nói của ai đó mà tôi nhớ là Đức Tin của mình là tự chính trong lòng của mình mà không phải do một Đức Giáo Hoàng, hay một Giám Mục, Hồng Y, Linh Mục, hay ai có thể ban cho chúng ta Đức Tin. Đúng thế, khi chúng ta thiếu niềm tin vào Thiên Chúa và Giáo Hội, chúng ta nên kiểm duyệt con người của mình mà cần cầu nguyện thật nhiều, để được Thiên Chúa ban ơn biến đổi. Chúa sẽ ban cho chúng ta Ơn của Chúa Thánh Thần, Ngài là Vị Thầy chúng ta có thể đặt trọn niềm tin vào Ngài. Ngài sẽ luôn bên cạnh chúng ta, giúp chúng ta nhận định về mọi việc trong ánh mắt của Ngài. Ngài sẽ dậy dỗ chúng ta theo sự khôn ngoan của Ngài. Ngài sẽ luôn an ủi chúng ta khi gặp thử thách và cạm bẫy, để qua đó chúng ta mới hiểu được thế nào là Thánh Giá và Thánh Ý Chúa. Để chúng ta hiểu rằng công cụ lợi ích nơi trần gian này là góp bàn tay xây dựng Giáo Hội Chúa mỗi ngày một phong phú hơn và thăng tiến thêm hơn. Mà chính yếu là mang Tin Mừng của Chúa đến cùng khắp mọi nơi, giới thiệu một Thiên Chúa tốt lành và muôn đời thương yêu nhân loại của Ngài. Đừng sống thờ phượng những ngẫu tượng vô tri vô giác ấy nữa! Hãy tỉnh thức mà nhìn trời cao và hãy tìm Thiên Chúa, Đấng mà tạo dựng nên con người và muôn loài trên khắp hoàn vũ và khắp mọi nơi trên trời và dưới đất.

Đạo Giáo của Thiên Chúa chỉ quy về hai Điều Răn mà tất cả phải biết và phải tuân theo đó là Kính Chúa và thờ phượng Ngài trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy! Chỉ có thế! Thế mà bao nhiêu thế kỷ của con người cũng vẫn sống trong mù tịt và trong tội lỗi. Cả bao nhiêu thế kỷ của con người vẫn mơ ước hão huyền và tìm cuộc sống đời đời trong một thế giới mà mọi thứ sẽ qua đi và bị tiêu diệt. Phải đấy, chỉ cần Chúa cho một trận cuồng phong thì mọi thứ trên trái đất sẽ bị chìm nghỉm dưới lòng đại dương và mọi thứ sẽ không còn, nếu Thiên Chúa muốn vậy!? Thế mà tình yêu hải hà và độ lượng của một Thiên Chúa, Ngài đã kiên nhẫn chờ đợi cho con cái của Ngài biết ăn năn sám hối để trở về với Ngài trong thiện chí và trong tự do chọn Chúa hay không chọn Chúa.

Thiên Chúa Cha Ngài yêu thương nhân loại đã ban cho nhân loại chính Con Một của Ngài, để xuống trần mang thân phận con người, học hỏi bản tánh của con người cần gì, muốn gì, và ao ước điều chi!? Ngài đã cố gắng dậy dỗ con người trong giới hạn hiểu biết của con người, nên Ngài đã dùng hầu hết dụ ngôn thật dễ hiểu để dậy dỗ và hướng dẫn con người làm sao để đến gần với Nước Thiên Chúa hơn và muôn đời sau sẽ mãi mãi muôn đời hạnh phúc. Sự chết sẽ không còn, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, đau thương, và mọi khổ luỵ sẽ không có còn trên Nước Trời.

Sau khi Chúa Giêsu Ngài Phục Sinh, cần phải trở về với Thiên Chúa Cha, sợ rằng không người dậy dỗ, Chúa Giêsu đã ban Ơn Thánh Thần xuống cho các Tông Đồ Ngài, và sai các ngài ra đi để loan báo Tin Mừng đến cho muôn dân. Nhưng Ơn Thánh Thần Chúa không phải chỉ ngừng trên các Tông Đồ mà thôi đâu! Bất cứ ai thành khẩn cầu xin cũng được Ngài ban cho những ơn ích ấy! Để phụ giúp Ngài quy tụ mọi con dân trong Nước và mọi Dân Tộc, tìm về Đấng mà nguyên thủy và là muôn đời đáng để mọi phủ phục, quỳ lậy, tôn vinh một Thiên Chúa muôn đời Toàn Năng, Hằng Hữu, và Hiển Trị muôn đời.

Nhân ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng con luôn mong Ngài bên cạnh chúng con, để hướng dẫn, dậy dỗ, ủi an, bảo ban, che chở, và phù trì cho chúng con. Hầu mọi việc chúng con làm dù nhỏ mọn đến đâu chỉ mong một lòng muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa và được theo Thánh Ý Chúa. Bởi chúng con tin Ngài là Vị Thầy thánh thiện tốt lành nhất. Không nghe theo Ngài thì chúng con còn ai để mà chỉ dậy chúng con đây!?? Amen.
 
Chiếc máy chỉ đường ( Navigation)
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:08 22/05/2010
Chiếc máy chỉ đường ( Navigation)

Ngày nay hầu như ai có xe hơi cũng đều có máy chỉ đường gắn trong xe. Có máy chỉ đường lái xe phần nào an tâm hơn, nhất là lái xe đi đường xa, đi vào tỉnh thành phố không sợ lạc đường mất công tìm đường, tìm địa chỉ.

Máy chỉ đường được điều khiển bằng đường vô tuyến từ vệ tinh trên không gian. Máy chỉ đường vẽ bản đồ có mũi tên chỉ đường, báo trước quãng đường xa cách cùng thời giờ địa chỉ đến. Không chỉ chỉ dẫn đường bằng hình vẽ trên màn ảnh, mà còn cả bằng âm thanh tiếng nói chỉ dẫn nữa.

Nói chung máy chỉ đường càng ngày càng nhỏ, càng tinh vi hơn cùng chính xác hơn, như chương trình cho toàn bộ các nước bên Âu châu, cho cả Hoa Kỳ và Canada nữa. Có lẽ sau này dần dần có chương trình cho cả toàn thế giới nữa.

Máy chỉ đường không chỉ dùng cho người lái xe, mà còn cho cả người đi bộ tìm đường, tìm địa chỉ những danh lam thắng cảnh hay địa chỉ nào đó trong một tỉnh hay thành phố.

Máy chỉ đường nói vẻ chỉ lối cho người sử dụng nó. Và ngược lại máy cũng theo ý người lái xe. Khi họ không theo đường máy chỉ, đi khác đường, máy lại tìm đường chỉ theo hướng mới ngay.

Nhưng dẫu vậy, khi sử dụng máy chỉ đường, người lái xe cần phải tin tưởng vào máy. Có thế mới sử dụng được hết chức năng của máy cho đúng trọn vẹn.

Khi phát minh làm ra máy chỉ đường, đâu có ai nghĩ chế ra chiếc máy làm phận sự của một All-round-Navi ( Máy chỉ đường cho mọi trường hợp) không chỉ cho người lái xe hơi đi dọc đường, nhưng cho mọi hoàn cảnh thời đại ở khắp mọi nơi.

Một máy All-ruond-Navi như thế có thể giúp cho đời sống vượt qua mọi vướng trở, mọi nguy hiểm cho đời sống biết mấy!

Phải chăng Đức Chúa Thánh Thần là một All-ruond-Navi như thế chăng? Phải chăng Đức Chúa Thánh Thần không có phận sự chức năng đem đến cho con người đời sống an tòan bảo đảm, cùng được chúc lành sao? Nếu Đức Chúa Thánh Thần là chiếc máy All-ruond-Navi thì có lợi biết bao nhiêu!

Một máy All-ruond-Navi như thế không chỉ lợi ích cho cá nhân mỗi người trong đời sống, mà còn cho cả Giáo Hội Chúa Giêsu đang phải trải qua hàng rào khó khăn, cơn khủng hoảng, chao đảo, biết đường nào phải đi.

Lịch sử Gíao Hội đã minh chứng, những khi gặp khủng hoảng chao đảo là lúc Đức Chúa Thánh Thần hướng dẫn không bằng bản đồ hình vẽ hay âm thanh tiếng nói phát ra nghe được. Nhưng bằng chỉ dẫn thúc đẩy âm thầm trong tâm hồn cho Giáo Hội biết phải làm sao để đổi mới, rút tỉa học hỏi kinh nghiệm của qúa khứ cho đời sống tiến bước đi tới, hầu sống làm đúng nhiệm vụ làm chứng loan báo tin mừng cứu rỗi của Chúa cho trần gian.

Nhưng Chúa Giêsu có hứa gửi Chúa Thánh Thần, như một All-ruond-Navi cho các Thánh Tông đồ, cho Giáo Hội của Ngài không? Tại sao Chúa Giêsui lại hứa gửi Chúa Thánh Thần xuống cho các Thánh Tông đồ, cho Giáo Hội và để làm gì?

Chúa Giêsu hứa ban Đức Chúa Thánh Thần xuống cho các Thánh Tông đồ và Giáo Hội làm người trợ giúp chỉ dẫn cho họ trong việc sống làm nhân chứng cho Thiên Chúa.

Sách Tông đồ Công vụ thuật lại việc chính của Đức Chúa Thánh Thần trợ giúp tác động trên các Thánh Tông đồ:

“Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho”( Cv 2, 1-4)

Tác động của Đức Chúa Thánh Thần giúp họ can đảm vượt qua sợ hãi mặc cảm, mạnh mẽ đi ra ngoài công chúng nói làm chứng về Chúa Giêsu. Và những lời các Thánh Tông đồ rao giảng làm chứng về Chúa Giêsu có sức thú hút thuyết phục con người.

Như thế có thể nói Đức Chúa Thánh Thần là động cơ thúc đẩy nhiều hơn là một All-round-Navi. Nhưng dẫu vậy cả hai đều có những chức năng chung.

Như một Navi – máy chỉ đường - người lái xe cũng phải đặt tin tưởng vào navi.

Cũng vậy với Đức Chúa Thánh Thần lòng tin tưởng vào Ngài là điều kiện căn bản cho Ngài tác động thực hiện chỉ dẫn trong tâm hồn đời sống đức tin.

Như một navi giúp chỉ hướng dẫn đường đi tới đích điểm muốn tới.

Đức Chúa Thánh Thần giúp Giáo Hội, giúp tâm hồn con người đạt tới đích điểm thiêng liêng là bình an cho tâm hồn đời sống.

Máy Navi chỉ đường như có thể đi vòng quanh lối khác tránh vượt qua những vướng trở trên đường hay đường cấm để đi tới đích.

Đức Chúa Thánh Thần thì khác. Ngài giúp con người sức mạnh thiêng liêng chống lại những vướng khó khăn trở ngại cho tâm hồn đời sống đạt tới đích điểm của Tin mừng. Và trong đời sống chúng ta đã có kinh nghiệm cảm nhận về tác động của Đức Chúa Thánh Thần cụ thể ngay trong hoàn cảnh đời sống. Những trợ giúp của Đức Chúa Thánh Thần biểu lộ qua những tâm tình như “ Mình lo Chúa liệu”, “ Mình tính không bằng Trời tính”; “ Thế gian bỗng tự nhiên ra khác”…

Một máy chỉ đường Navi cần phải có chương trình do con người viết thảo ghi vào chip hay đĩa cứng bản đồ đường phố. Có thế máy mới biết đường chỉ. Chiếc máy chỉ làm công việc đọc chương trình đã ghi sẵn trong chip, trong đĩa.

Nhưng Đức Chúa Thánh Thần thì khác. Ngài không là cái máy nên không cần phải có chip viết ghi chương trình. Ngài chính là động cơ, là chương trình đời sống cho tâm hồn con người.

Máy Navi chỉ đường cần có dòng điện từ bên ngoài nối vào để chạy nổi lên.

Nhưng chính Đức Chúa Thánh Thần là năng lực sức sống cho con người.

Sống làm chứng cho Chúa Giêsu là đích điểm của đời sống đức người tín hữu Chúa Kitô. Trên con đường sống chứng nhân con người chúng ta cần người đồng hành giúp chỉ đường, gây niềm vui phấn khởi cùng lòng can đảm, tâm tình ăn năn thống hối đổi mới lại trong đời sống.

Đức Chúa Thánh Thần là người, là động cơ, là All-round-Nagi cho Giáo Hội, cho con người trong chức năng đó hôm qua, hôm nay và ngày mai.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 23.05.2010
 
Ad Gentes - Đến với muôn dân
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
08:09 22/05/2010
Ad Gentes - Đến với muôn dân

Trước khi trở về Trời cùng Thiên Chúa Cha, Chúa Giêsu đã nhắn nhủ các Tông đồ, họ là rường cột của Giáo Hội Công giáo: „Anh em sẽ nhận sức mạnh Chúa Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là nhân chứng của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samaria và cho đến tận cùng trái đất.“ (sách Công vụ Tông đồ 1,8).

Bằng lời nhắn nhủ đó, Chúa Giêsu sai các Thánh Tông đồ đi đến với muôn dân.

Nhưng các Thánh Tông đồ và Giáo Hội của Chúa làm sao đây?

Vâng theo sứ vụ Chúa Giêsu đã trao ban, khởi đi từ 12 Thánh Tông Đồ thuở ban đầu, và trong suốt dọc dòng thời gian từ hơn hai ngàn năm nay, Giáo Hội Chúa hằng tiếp tục làm chứng mang rao truyền Lời đến với muôn dân, đến với mọi con người trên địa cầu.

Ở bên Âu châu, nơi Lời Chúa đã được loan truyền từ hàng nghìn năm nay, và nơi này đã trở thành chiếc nôi của nền văn minh Kytô giáo trong lịch sử nhân loại. Những suy tư về thần học, triết học, những phát triển về Phụng vụ lễ nghi, về Kinh sách, những công trình xây cất Thánh đường, những Tu viện đầy nghệ thuật văn hóa với chiều kích đồ sộ nguy nga…là những chứng tích nói lên về điểm này, mà ngày nay vẫn còn đó cho khảo cứu chiêm ngắm.

Từ hơn 350 năm qua, Lời Chúa được mang đến quê hương đất nước Việt Nam loan truyền gieo trồng. Thửa đất xã hội Việt nam là quê hương đã có những phong tục tập quán văn hóa cùng tín ngưỡng Á Châu lâu đời. Nên bước đầu công việc „đến với muôn dân“ gieo trồng hạt giống đức tin vào Thiên Chúa gặp nhiều trở ngại khó khăn.

Dẫu thế, các Vị truyền giáo ngay từ lúc đầu, họ đến từ các nước Pháp, Tây ban Nha, Bồ đào nha, Ý, hằng cố gắng hội nhập vào nếp sống văn hóa xã hội Việt Nam theo khả năng có thể.

Công việc đầu tiên của các Vị truyền giáo lúc ban đầu là học hỏi ngôn ngữ tiếng nói của người dân bản xứ. Sau qúa trình nghiên cứu học hỏi, Cha Alexandre de Rhodes, một linh mục người Pháp thuộc Dòng Tên Chúa Giêsu, đã cùng với các nhà truyền giáo anh em đang ở nước Việt nam lúc đó, sáng chế ra Chữ Quốc Ngữ viết theo mẫu tự tiếng Latinh A B C…mục đích giúp cho việc truyền giáo đến với người dân được thuận tiện dễ dàng.

Và như một phép lạ, công trình sáng chế đó theo dòng lịch sử đã trở thành ngôn ngữ chữ viết cho cả nước Việt nam trong nếp sống văn hóa xã hội.

Các nhà truyền giáo của Giáo Hội đã đến với người Việt Nam không chỉ rao truyền Lời Chúa trừu tượng khó hiểu, nhưng họ đã lồng khung Lời Chúa qua hội nhập vào nếp sống văn hóa xã hội.

Ngày 07.12.1965 Giáo Hội Công giáo hoàn vũ, sau khi kiểm điểm nhìn lại sứ mệnh Chúa trao cho, đã xác định vai trò sứ mệnh đến với muôn dân của mình trong thời đại hôm nay:

„ Ad gentes divinitus missa ut sit „ universale salutis sacramentum“ Ecclesia ex intimis propiae catholicitatis exigentiis., mandato sui Fundatoris oboediens, Evangelium omnibus hominibus nuntiare contendit.“ - Đến với muôn dân được Chúa sai đi, Giáo Hội phải là Bí tích ơn cứu độ tổng quát. Giáo Hội luôn nỗ lực vừa mang tính Công giáo phổ quát riêng, và vừa phải vâng phục Đấng thành lập Giáo Hội đã ủy thác cho, là loan truyền Tin mừng Chúa cho hết mọi con người.“( 1. Ad Gentes“).

Cùng với Giáo Hội Công giáo Việt nam, chúng ta người Công giáo Việt nam ở Âu châu cùng mừng Năm Thánh kỷ niệm 350 truyền giáo thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài năm 1659, và 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt nam từ năm 1960. Đây là kết qủa mùa bội thu của cánh đồng truyền giáo trên quê hương Việt Nam.

Ngày hôm nay, sau gần 4 thế kỷ truyền đạo đến với dân tộc Việt nam, đạo Công giáo đã có chỗ đứng bén rễ sâu trong lòng xã hội đất nước. Nhưng số người tin theo đức tin Công giáo cũng còn là con số nhỏ với hơn 07 triệu tín hữu Công giáo trong tổng số hơn 80 triệu người Việt Nam.

Đức tin vào Chúa, vào Giáo Hội của Chúa không hệ tại ở con số to nhỏ, nhưng ở nội dung phẩm chất. Chính nội dung phẩm chất của cung cách nếp sống đức tin của người Công giáo có sức mạnh thu hút gây chú ý cho nhiều đồng bào khác, cùng tạo thiện cảm ảnh hưởng tốt nơi họ.

Đó là nếp sống đức tin vào Chúa theo con đường hội nhập không quên cội nguồn tổ tiên, đất nước cùng văn hóa của mình.

Đó là cung cách gìn giữ tập tục lòng biết ơn, lòng hiếu thảo từ trong gia đình ra ngoài xã hội.

Lẽ tất nhiên chưa phải mọi sự đã hoàn thành tốt đẹp. Trái lại còn nhiều điều phải cố công tìm hiểu và kiện toàn nữa. Có thể nói, công trình đi đến với muôn dân làm chứng rao truyền tin mừng nước Chúa luôn luôn phải bắt đầu mới lại. Bước đi ngày hôm qua là bước khởi đầu cho ngày hôm nay và ngày mai.

Xin tạ ơn Thiên Chúa, cùng mừng vui với Giáo Hội quê nhà Việt nam, và cũng cùng với Giáo Hội nhìn về phía trước tìm hiểu ý nghĩa Chúa Giêsu nhắn nhủ„đến tận cùng trái đất“.

„ Tận cùng trái đất là các ranh giới tận cùng về địa lý, các vùng sâu xa, các vùng biên giới.

Tận cùng trái đất là các ranh giới tận cùng về thời gian, cho đến tận cùng ngày, tận cùng tháng, tận cùng năm, tận cùng thế kỷ.

Tận cùng trái đất là ranh giới tận cùng về thân phận con người, như các lớp người cùng khổ nhất, cô đơn nhất, bị nhục nhã nhất, bị thiệt thòi nhất.

Tận cùng trái đất còn là ranh giới tận cùng của các lớp tâm sinh lý sâu thẳm làm nên bản thân mỗi người như tính tình, tiềm thức, vô thức…“ (+ Gm. Bùi Tuần, Bài giảng lễ phong chức hai tân Giám Mục Giuse Kiệt và Giuse Tiếu, Lx 29.06.1999).

Và ngày 14 tháng 5. 2010 tại thành phố Porto nước Bồ đào Nha, Đức giáo hoàng Benedicto 16. nói với các tín hữu rằng nhiệm vụ của họ trong vai trò mộn đệ của Chúa Kitô đến với muôn d ân trong mọi môi trường của xã hội.

“Chúng ta phải thắng cơn cám dỗ chỉ muốn giới hạn chính mình ở những gì chúng ta đang có được, hoặc tưởng là chúng ta có, củng cố an toàn cho riêng mình: làm như thế sẽ là một cái chết từ từ chậm chạp của giáo hội không còn hiện diện giữa lòng thế giới.”

Ngài nói rằng để hoạt động hữu hiệu hơn, phải thay đổi tư tưởng truyền thống về rao giảng Tin Mừng của giáo hội. Trong những xã hội không ngừng trở thành đa văn hóa như hiện nay, Giáo hội cần phải có khả năng kết hợp đối thoại với rao truyền và làm chứng nhân cho đức tin. Bản đồ truyền giáo của giáo hội không còn hạn chế về địa lý nữa.

Những người chờ đợi sứ điệp của Tin Mừng không chỉ là những dân tộc ngoài Kitô giáo ở những vùng đất xa xăm, mà còn là toàn bộ các khu vực xã hội và văn hóa xuyên suốt những biên giới các quốc gia, các châu lục: Hãy làm chứng nhân trước mọi người về niềm vui tạo nên bởi sự hiện diện tuy mạnh mẽ nhưng êm ái của Chúa, bắt đầu với những người đồng thời với quý vị. Hãy nói cho họ hay rằng trở thành bạn hữu với Chúa Giêsu là một điều tốt đẹp và đi theo Người là điều rất đáng làm.”.

Lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống 2010

Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
 
Sư Phụ Tốt Lành Là Chúa Thánh Thần
Tuyết Mai
08:27 22/05/2010
Sư Phụ Tốt Lành Là Chúa Thánh Thần

Không ai trên đời là một Kitô giáo mà không biết Đức Chúa Thánh Thần là ai, và các Ơn ích của Ngài là gì!? Đầu tiên, Ngài là Vị Thầy hướng dẫn chúng ta đi trên con đường ngay thẳng của Thiên Chúa, vì Ngài là Ngôi Ba Thiên Chúa. Ngài được Thiên Chúa Cha chỉ thị cho Chúa Thánh Thần đi khắp mọi nẻo mọi nơi, ban Ơn thần khí cho nhân loại trên khắp thế trần, cho những ai biết đón nhận Ngài, và cần đến Ngài. Những ai coi của cải trần gian là trên hết thì đương nhiên rất xa lạ với Thiên Chúa và những Ơn ích của Chúa Thánh Thần.

Đặc biệt một điều mà ai cũng có thể cảm nhận được một điều rất là huyền nhiệm khi có Chúa Thánh Thần ngự trị trong tâm hồn của chúng ta là sự Bình An và tình yêu thương dành cho đồng loại. Chúng ta biết thương cảm cho những kẻ khốn cùng. Chúng ta biết xót xa tận tâm can khi có anh chị em luôn chống báng, thù ghét, ghen tỵ, hiềm khích, và luôn đả kích nhau, trong cùng một nhà, một đoàn thể, một cộng đoàn, một giáo xứ, và một Giáo Hội. Không phải ư!? Khi mà gà cùng một mẹ cứ hoài đấm đá lẫn nhau!? Làm chia rẽ!? Thánh chiến cứ xẩy ra hằng bao nhiêu thế hệ, nhưng không ai có thể giúp cho họ, làm hòa nhau được!? Tại sao phải có những thánh chiến đẫm máu như thế!? Có phải vì lòng căm thù và vì không thể nào có thể ngồi lại với nhau mà không chửi bới, không buông những lời nhục mạ nhau một cách thậm tệ và tục tĩu!?

Quả một câu nói của ai đó mà tôi nhớ là Đức Tin của mình là tự chính trong lòng của mình mà không phải do một Đức Giáo Hoàng, hay một Giám Mục, Hồng Y, Linh Mục, hay ai có thể ban cho chúng ta Đức Tin. Đúng thế, khi chúng ta thiếu niềm tin vào Thiên Chúa và Giáo Hội, chúng ta nên kiểm duyệt con người của mình mà cần cầu nguyện thật nhiều, để được Thiên Chúa ban ơn biến đổi. Chúa sẽ ban cho chúng ta Ơn của Chúa Thánh Thần, Ngài là Vị Thầy chúng ta có thể đặt trọn niềm tin vào Ngài. Ngài sẽ luôn bên cạnh chúng ta, giúp chúng ta nhận định về mọi việc trong ánh mắt của Ngài. Ngài sẽ dậy dỗ chúng ta theo sự khôn ngoan của Ngài. Ngài sẽ luôn an ủi chúng ta khi gặp thử thách và cạm bẫy, để qua đó chúng ta mới hiểu được thế nào là Thánh Giá và Thánh Ý Chúa. Để chúng ta hiểu rằng công cụ lợi ích nơi trần gian này là góp bàn tay xây dựng Giáo Hội Chúa mỗi ngày một phong phú hơn và thăng tiến thêm hơn. Mà chính yếu là mang Tin Mừng của Chúa đến cùng khắp mọi nơi, giới thiệu một Thiên Chúa tốt lành và muôn đời thương yêu nhân loại của Ngài. Đừng sống thờ phượng những ngẫu tượng vô tri vô giác ấy nữa! Hãy tỉnh thức mà nhìn trời cao và hãy tìm Thiên Chúa, Đấng mà tạo dựng nên con người và muôn loài trên khắp hoàn vũ và khắp mọi nơi trên trời và dưới đất.

Đạo Giáo của Thiên Chúa chỉ quy về hai Điều Răn mà tất cả phải biết và phải tuân theo đó là Kính Chúa và thờ phượng Ngài trên hết mọi sự, sau lại yêu người như mình ta vậy! Chỉ có thế! Thế mà bao nhiêu thế kỷ của con người cũng vẫn sống trong mù tịt và trong tội lỗi. Cả bao nhiêu thế kỷ của con người vẫn mơ ước hão huyền và tìm cuộc sống đời đời trong một thế giới mà mọi thứ sẽ qua đi và bị tiêu diệt. Phải đấy, chỉ cần Chúa cho một trận cuồng phong thì mọi thứ trên trái đất sẽ bị chìm nghỉm dưới lòng đại dương và mọi thứ sẽ không còn, nếu Thiên Chúa muốn vậy!? Thế mà tình yêu hải hà và độ lượng của một Thiên Chúa, Ngài đã kiên nhẫn chờ đợi cho con cái của Ngài biết ăn năn sám hối để trở về với Ngài trong thiện chí và trong tự do chọn Chúa hay không chọn Chúa.

Thiên Chúa Cha Ngài yêu thương nhân loại đã ban cho nhân loại chính Con Một của Ngài, để xuống trần mang thân phận con người, học hỏi bản tánh của con người cần gì, muốn gì, và ao ước điều chi!? Ngài đã cố gắng dậy dỗ con người trong giới hạn hiểu biết của con người, nên Ngài đã dùng hầu hết dụ ngôn thật dễ hiểu để dậy dỗ và hướng dẫn con người làm sao để đến gần với Nước Thiên Chúa hơn và muôn đời sau sẽ mãi mãi muôn đời hạnh phúc. Sự chết sẽ không còn, đau khổ, bệnh tật, cô đơn, đau thương, và mọi khổ luỵ sẽ không có còn trên Nước Trời.

Sau khi Chúa Giêsu Ngài Phục Sinh, cần phải trở về với Thiên Chúa Cha, sợ rằng không người dậy dỗ, Chúa Giêsu đã ban Ơn Thánh Thần xuống cho các Tông Đồ Ngài, và sai các ngài ra đi để loan báo Tin Mừng đến cho muôn dân. Nhưng Ơn Thánh Thần Chúa không phải chỉ ngừng trên các Tông Đồ mà thôi đâu! Bất cứ ai thành khẩn cầu xin cũng được Ngài ban cho những ơn ích ấy! Để phụ giúp Ngài quy tụ mọi con dân trong Nước và mọi Dân Tộc, tìm về Đấng mà nguyên thủy và là muôn đời đáng để mọi phủ phục, quỳ lậy, tôn vinh một Thiên Chúa muôn đời Toàn Năng, Hằng Hữu, và Hiển Trị muôn đời.

Nhân ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng con luôn mong Ngài bên cạnh chúng con, để hướng dẫn, dậy dỗ, ủi an, bảo ban, che chở, và phù trì cho chúng con. Hầu mọi việc chúng con làm dù nhỏ mọn đến đâu chỉ mong một lòng muốn làm đẹp lòng Thiên Chúa và được theo Thánh Ý Chúa. Bởi chúng con tin Ngài là Vị Thầy thánh thiện tốt lành nhất. Không nghe theo Ngài thì chúng con còn ai để mà chỉ dậy chúng con đây!?? Amen.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:00 22/05/2010
ĐÔNG QUÁCH TIÊN SINH

N2T


Dãy Thái Hằng Sơn bây giờ ở tại Hà Bắc Bình Sơn, vào thời xuân thu chiến quốc được gọi là nước Trung Sơn. Có một thời, Triệu Giản Tử của nước Tấn đến săn bắn tại Trung Sơn, bắn trúng một con sói, sói bị thương phóng chạy thì gặp Đông Quách tiên sinh. Đông Quách tiên sinh nhìn thấy con sói thật tội nghiệp bèn ra tay cứu nó.

Không ngờ, con sói sau khi thoát hiểm thì muốn ăn thịt ông ta, Đông Quách tiên sinh cơ trí nói với con sói, nếu hỏi ba vị tiền bối mà cả ba vị đều nói ông ta đáng bị ăn thịt, thì ông ta sẽ ngoan ngoãn để sói ăn. Kết quả, lão thụ, lão ngưu đều nói ông ta đáng bị ăn thịt, cho đến khi gặp một cụ già nói không nên, cuối cùng thì ông ta cũng nhặt lại được mạng sống suýt mất tiêu của mình.

Từ đó về sau, người ta thường dùng “Đông Quách tiên sinh” để hình dung những người không phân biệt thiện ác.

(Sói Trung Sơn truyện)

Suy tư:

Ai có tâm địa tốt là dấu hiệu cho thấy họ có tấm lòng tốt, đó là điểm cần thiết để cho trở thành con người biết động lòng trước những đau khổ của tha nhân, nhưng chỉ có tâm địa tốt mà thôi thì chưa đủ, cần phải có một trí khôn để phân biệt được tội ác và sự thiện, bằng không thì tâm địa tốt lành sẽ là người chấp cánh cho hổ, là người đổ dầu vào lửa...

Loài lang sói là loài dử tợn, ăn thịt các động vật khác và ăn luôn cả con người, bản năng của nó là như thế không thể hoán cải được, bởi vì nó là loài vật chuyên ăn thịt sống. Cứu nó là hại người khác, cứu nó không ích lợi gì cho ai cả, trái lại sẽ có nhiều người mất mạng vì nó, mà người làm mồi ngon cho nó trước tiên là người cứu nó.

Tội lỗi như loài lang sói, không những làm cho thân xác con người bệ rạc, mà nó ăn luôn linh hồn của con người trong hỏa ngục, tránh xa tội lỗi, không thỏa hiệp với tội lỗi, và không đồng tình với nó thì sẽ giữ được mạng sống linh hồn và thân xác của mình.

Không ai đùa với lửa, cũng không ai cầm ly thuốc độc mà nói uống thử coi có chết không ! Ha ha ha ai hiểu thì tránh xa loài lang sói thời nay, chúng nó có nhiều tên như: lang sói kiêu ngạo, lang sói dâm ô, lang sói ích kỷ, lang sói tham lam.v.v...

Không làm Đông Quách tiên sinh thỏa hiệp nhu nhược với lang sói, nhưng làm Triệu Giản Tử bắn chết loài lang sói tội lỗi trong cuộc sống mỗi ngày của chúng ta.

-----------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 22/05/2010
N2T


9. Khi Thiên Chúa ban cho chúng ta một loại đau khổ, thì nhất định Ngài cũng ban cho chúng ta một loại đặc ân để làm tăng giá trị của đau khổ.

(Thánh nữ Terese of Avila)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:03 22/05/2010
N2T


446. Tốc độ nhanh chậm của vui vẻ là dám “tự nhận mình không phải”, tốc độ của thành công là vui vẻ bằng lòng “biết sai có thể sửa đổi”.

 
Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống: Dân Mới và Ngôn Ngữ Mới
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
17:30 22/05/2010
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG 2010 (chính ngày)

Dân mới và ngôn ngữ mới

Thời sự của thế giới trong mấy ngày vừa qua nóng lên với 2 sự kiện: Những người anh em Thái Lan đánh nhau chỉ vì chuyện bất đồng trong cung cách điều hành đất nước. Cho dầu không phải là cuộc chiến tranh, nhưng sự kiện “áo đỏ biểu tình” và cuộc giải trừ của quân đội đã để lại một vết hằn rạn nứt giữa lòng dân tộc Thái, một dân tộc vốn hiếu hòa và dễ chấp nhận nhau. Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ là sự chia rẽ, đố kỵ, loại trừ, rạn nứt đang khống chế xã hội. Nói cách khác, vì không có chung một ngôn ngữ. Ngôn ngữ của đoàn kết, bao dung, khoan nhượng.

Một sự kiện khác, lại cũng là những người cùng một dân tộc: dân tộc Triều Tiên. Nam Hàn vừa hoàn tất cuộc điều tra và tố cáo Bắc Hàn dùng ngư lối đánh đắm một chiến hạm 1.200 tấn của họ. Và sự cố nầy đã làm cho cả hai miền Nam Bắc Triều Tiên cùng tuôn ra những giọng điệu sặc mùi chiến tranh, thanh toán, trả đũa lẫn nhau cho tới cùng. Nguyên nhân sâu xa cũng chỉ là sự khác biệt ý thức hệ, khác biệt lập trường chính trị và điều hành đất nước. Nói cách khác, lại cũng là vì không nói chung một ngôn ngữ: ngôn ngữ của tình huynh đệ dân tộc, ngôn ngữ của hiệp thông, bao dung…

Trong đời sống xã hội-chính trị hằng ngày đã xảy ra bao nhiêu những đỗ vở, rạn nứt, chia rẽ hận thù, chiến tranh, đàn áp, giết chóc, bạo lực…cũng vì người ta không có chung một ngôn ngữ: ngôn ngữ của yêu thương, hòa bình, khoan dung, tha thứ.

Ai cũng biết, nhân loại đã có một thời thất bại khi cùng nhau xây tháp Ba-ben. Lý do đơn giản vì “ngôn ngữ bất đồng” và không ai hiểu được tiếng nói của nhau. (St 11, 1-8).

Trước khi xảy ra sự kiện đó, Kinh Thánh đã nói với chúng ta rằng: có một nguyên do đã làm cho con người thay đổi cái ngôn ngữ thuở ban đầu Thiên Chúa đã dạy cho: nguyên do đó chính là tội Lỗi. Chính tội lỗi đã khiến Ađam không còn nhìn nhận Eva như “xương bởi xương mình, thịt bởi thịt mình” để bao che, giúp đỡ, mà sẵn sàng đỗ thừa để khỏi liên hệ dây dưa: “chính người đàn bà…”

Chính tội lỗi đã khiến người anh ruột Cain đã không còn nói với em là Aben bằng ngôn ngữ của huynh đệ tình thâm, nhưng bằng ngôn ngữ của ghen tương, đố kỵ đến nổi ra tay sát hại em ruột giữa cánh đồng.

Và Thiên Chúa lại đã cất công huấn luyện cho con người suốt bao năm tháng để học cách nói với nhau bằng Lời của Thiên Chúa, bằng cái ngôn ngữ mà Ngài đã dạy họ ngay từ thuở ban đầu.

Cuộc giải thoát dân Ít-ra-en khỏi đất nô lệ Ai Cập để dẫn đưa họ trường hành 40 năm về Đất Hứa chẳng phải là một cuộc huấn luyện để họ làm nên một dân, nói cùng một “Lời” trên nền tảng của Giao ước Si-Nai đó sao ?

Và xuyên suốt trong chặng đường lịch sử của dân Ít-ra-en, và qua dân tộc ấy, Thiên Chúa đã liên tục sai các ngôn sứ đến thay Ngài huấn luyện, dạy dỗ, trách phạt và ủi an… để giúp cho họ và qua họ, cho toàn thể nhân loại quy về một mối, nói cùng một Lời, tin cùng mộ Chúa và nuôi giữ cùng một niềm hy vọng vào Đấng Thiên Sai sẽ được sai đến.

Và rồi Con Thiên Chúa đã đến để dạy những bài học cuối cùng: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu chúng con…Người ta cứ dấu nầy….Không có tình yêu nào lớn…”. Và chính Ngài đã hiện thực hóa ngôn ngữ tình yêu đó bằng chính cái chết tũi nhục trên thánh giá để rồi đã sống lại vinh quang.

Trước cửa nhà các Thánh Tông Đồ hôm nay, sách CVTĐ đã mô tả thật chính xác, thật sinh động về cuộc khai trương một “công trình Ba-ben mới” mà tất cả các công nhân trên công trường nầy cho dù muôn phương cách biệt, muôn sắc tộc, màu da…đều có thể nghe và hiểu chung một sứ điệp, một Tin Mừng do các tông đồ loan báo. “…vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa” (Cv 2,11)

Một nhân loại bị phân tách và chia rẽ của tháp Ba-ben ngày xưa giờ đây được Chúa Thánh Thần qui tụ về một mối nhờ hồng ân của nhiệm tích Thánh Tẩy. Từ đây, đoàn Dân Mới nầy sẽ nói với nhau bằng một thứ ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của Tin Mừng, ngôn ngữ tình yêu của con cái Thiên Chúa.

Thế nhưng xem ra, sau 2000 năm miệt mài với công trình xây dựng Vương quốc Thiên Chúa, dạy dỗ và quảng bá ngôn ngữ của Tin Mừng của Đức Kitô, xem ra nhân loại chưa đón nhận và thực hiện được bao nhiêu. Người ta cón dành lại cho mình quá nhiều thứ ngôn ngữ ích kỷ, kiêu căng, hẹp hòi và giận ghét.

Đặc biệt, đã không ít lần chính cộng đoàn Hội Thánh lại rơi “hội chứng Ba-Ben”, rơi vào tình trạng “ông nói gà bà nói vịt” giữa hàng Giáo phẩm với nhau, giữa giáo sĩ và giáo dân hoặc giữa giáo dân của vùng nầy, với giáo dân vùng khác, của bên nầy với bên kia. Đừng nhắc chi đến những cuộc đại phân ly ở giữa lòng Hội Thánh như cuộc ly giáo của thế kỷ 11 giữa hai Giáo Hội Đông-Tây, đến cuộc xé lẻ của anh em Tin Lành rồi Anh Giáo ở thế kỷ 16, mà ở ngay thời đại hôm nay và ngay trong Hội Thánh Việt nam chúng ta, đang tấp nập những bài viết và phát biểu, những phê bình và nhận định…. trên mạng internet phản ảnh một bầu khí rạn nứt, bất hòa, thiếu khoan dung và đầy dẫy thái độ hằn học, kết án.

Dĩ nhiên, đó không là tất cả bộ mặt của Hội Thánh Việt nam, đó không là tất cả nhịp sinh hoạt của cộng đoàn Dân Chúa Con Lạc Cháu Hồng; nhưng qua những biểu hiện văn hóa mang tính quốc tế đó, đã cho thấy “Ngày lễ Ngũ Tuần” lại cần thiết biết bao phải được thể hiện trên mọi miền Giáo hội, trên mọi cộng đoàn Dân Chúa. Tất cả mọi thành phần Hội Thánh cần phải được Ngọn Lửa của Thánh Linh thanh tẩy thường xuyên để tẩy sạch những cáu bẩn của kiêu căng và tự ái, của giã hình và thỏa hiệp, của mị dân và trần tục, của khiếp nhược và bất khoan dung…

Nói cách khác, phải để Chúa Thánh Thần làm nguyên lý sự hợp nhất trong Giáo Hội chứ không phải nhân danh một thế lực, một trào lưu, một ý thức hệ hay một quan điểm, một lập trường nào…; bởi vì mọi đặc sủng và ơn thánh đều bắt đầu từ một Thần Khí, một Chúa là Thiên Chúa duy nhất.

Khẳng định trên đây của thánh Phaolô không phải chỉ mang tính thời sự trong bối cảnh của cộng đoàn Kitô Côrintô đang gặp sự chia rẽ mà phải chăng, đang rất thời sự trong bối cảnh Giáo hội Việt nam. Qua ơn thánh của Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, mọi tín hữu phải ý thức trở lại sự hiệp nhất này, sự hiệp nhất trong Chúa Giêsu Kitô, Con Người mới, Ađam mới, ông tổ của một nhân loại mới.

Như vậy, lễ Chúa Thánh Thần được cử hành hôm nay là sự nối tiếp tự nhiên và huyền nhiệm Lễ Chúa Thánh Thần cách đây gần 2000 năm nơi Nhà Tiệc Ly của các tông đồ. Và chính vì thế, chúng ta lại tiếp tục “mở tung các cánh cửa” của gia đình, của Giáo xứ, của Giáo hội địa phương, của mỗi cộng đoàn cơ bản, của chính trái tim mình… để đón nhận “7 nguồn mạch Thánh Linh” hầu ra đi làm chứng cho tình thương cứu độ của Thiên Chúa, làm chứng sự hiện diện đầy quyền năng và yêu thương của Đức Kitô Phục Sinh.

Tuy nhiên, để nhận lãnh dồi dào hồng ân Chúa Thánh Thần, chúng ta cần có thái độ cuả Đức Trinh Nữ Maria, thái độ biết ngoan ngùy quì xuống và cùng với bao môn sinh của Đức Kitô, tha thiết cầu nguyện đợi chờ Đấng Bảo Trợ ngự đến, để xin Ngài “đổi mới và canh tân bộ mặt trái đất”, để Ngài “sửa lại mọi sự trong ngoài chúng ta”, để Ngài “tưới gội nơi khô cạn, chữa lành mọi vết thương. Cứng cỏi uốn cho mềm, lạnh lùng xin sưởi ấm, những đường nẻo sai lầm, sửa sang cho ngay thẳng…”. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nền văn hóa hiện đại có nguy cơ làm lãng quên di sản Kitô giáo
Phụng Nghi
08:14 22/05/2010
VATICAN CITY (VIS) - Chiều tối hôm qua 21 tháng 5 năm 2010 tại Sảnh đường Phaolô VI ở Vatican Đức giáo hoàng Benedict XVI đã tới dự một buổi trình tấu âm nhạc được ngài Kirill, Thượng phụ giáo chủ Moscow và Toàn cõi nước Nga bảo trợ để mừng sinh nhật của Đức thánh cha, đồng thời kỷ niệm 5 năm ngày được tuyển chọn làm giáo hoàng. Đêm âm nhạc này bao gồm tác phẩm của các nhạc sĩ Nga thuộc thế kỷ 19 và 20, được trình tấu do Dàn nhạc Quốc gia Nga dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Carlo Ponti, cùng với Ban hợp ca Synodal của Moscow và dàn Kèn Capella của thành phố St. Petersburg.

Buổi trình tấu là một phần trong sáng kiến mang tên “Ngày Văn hóa và Tâm linh Nga tại Vatican”. Vào lúc kết thúc, đức thánh cha đã lắng nghe thông điệp Đức Thượng phụ Kirill gởi cho ngài, cũng như lời chào mừng của Tổng giám mục Hilarion thuộc Volokolamsk. Ông là chủ tịch của Phân bộ Ngoại vụ thuộc Toà Thượng phụ Moscow, đồng thời cũng là tác giả của một trong những bản nhạc được trình bầy tối nay. Sau đó Đức giáo hoàng đã đọc một diễn từ ngắn.

Ngài nói: “Sâu thẳm trong những sáng tác vừa được trình tấu, là linh hồn của dân tộc Nga, và cùng mang theo là đức tin Kitô giáo, cả hai được biểu hiện kỳ diệu trong phụng vụ thánh và trong những bài ca phụng vụ luôn luôn đi kèm. Quả thực đã có một mối liên kết chặt chẽ và thiết yếu giữa âm nhạc Nga với ca khúc phụng vụ. Chính trong phụng vụ và từ phụng vụ, mà một phần lớn sự sáng tạo nghệ thuật của các nhạc sĩ nước Nga được phát xuất và biểu hiện, làm sinh động các tuyệt tác phẩm, xứng đáng được phương Tây biết đến nhiều hơn nữa”.

Các nhạc sĩ sáng tác ở Nga vào thế kỷ 19 và 20 như Mussorgsky, Rimsky-Korsakov, Tchaikovsky và Rachmaninov “đã trân quý di sản phong phú về âm nhạc và phụng vụ truyền thống của nước Nga, tái tạo và làm hài hòa bằng những chủ đề và cảm nghiệm âm nhạc của phương Tây… Do đó, âm nhạc tiên báo và một cách nào đó sáng tạo ra sự gặp gỡ, đối thoại và hiệp trợ giữa Đông và Tây, giữa truyền thống và hiện đại.

“Chính vì có một viễn kiến thống nhất và hài hòa về châu Âu như thế nên Đấng Đáng kính Gioan Phaolô đã nghĩ, khi trưng dẫn hình ảnh về “hai lá phổi” do Vjaceslav Ivanovic Ivanov đưa ra, để ngài bày tỏ niềm hy vọng có được ý thức đổi mới về căn cội văn hóa và tôn giáo, sâu xa và có chung nhau, của lục địa này; không có những căn cội đó châu Âu ngày nay sẽ bị tước đoạt đi một linh hồn hay, ít ra, cũng là nạn nhân của một viễn kiến bị giảm thiểu và cục bộ.

“Nền văn hóa thời tân tiến, đặc biệt là tại châu Âu, có nguy cơ mắc chứng quên lãng, quên đi và do đó bỏ mất cái di sản kỳ diệu được tạo ra và được linh hứng bởi đức tin Kitô giáo, là cơ cấu căn bản của nền văn hóa châu Âu, và không chỉ của châu Âu. Quả thực, căn cội Kitô giáo của châu lục này, không chỉ được tạo thành bởi cuộc sống tôn giáo và chứng từ của biết bao nhiêu thế hệ các tín hữu, mà còn bởi di sản văn hóa và nghệ thuật vô giá, là niềm tự hào và nguồn quý giá của các dân tộc và các quốc gia nơi mà đức tin Kitô giáo, biểu hiện bằng nhiều phương cách khác nhau, đã đi vào cuộc đối thoại với văn hoá và nghệ thuật.”

“Cả ngày nay nữa, những căn cội này vẫn còn sống động và hiệu quả ở Đông và Tây, và quả thực có thể linh hứng để tạo ra một chủ nghĩa nhân bản mới, một mùa mới với sự tiến bộ chân chính của con người nhằm đáp ứng hiệu quả cho muôn vàn thách đố, đôi khi khắc nghiệt, mà các cộng đồng Kitô giáo của chúng ta phải đương đầu: trong đó trước hết là chủ nghĩa thế tục, không chỉ thúc đẩy chúng ta không biết gì đến Thiên Chúa và các kế hoạch của Ngài, mà còn chung cuộc chối bỏ chính phẩm giá con người, trước một xã hội chỉ có lợi ích vị kỷ điều khiển.”

Đức thánh cha kết luận: “Một lần nữa hãy để cho châu Âu thở bằng cả hai buồng phổi, hãy tái tạo một linh hồn không chỉ cho các tín hữu, mà cho mọi người dân trong châu lục này, cổ võ niềm tín thác và hy vọng, bắt rễ sâu trong kinh nghiệm hàng ngàn năm của đức tin Kitô giáo. Nay không thể thiếu chứng từ kiên quyết, quảng đại và can trường của người tín hữu, để cho cùng nhau chúng ta có thể nhìn về một tương lai chung, một tương lai trong đó tự do và phẩm giá của mọi người nam nữ được công nhận như một giá trị căn bản, nơi mở ra lối đi vào Siêu việt, cảm nghiệm của đức tin, được công nhận như một yếu tố thiết yếu của con người. ”
 
Vấn đề tế bào nhân tạo - Vatican thận trọng chào đón
Trần Mạnh Trác
10:08 22/05/2010
Rome. Ngày thứ sáu vừa qua các quan chức Toà thánh Vatican hoan nghênh việc các nhà khoa học Mỹ đã thành công tạo ra một tế bào nhân tạo đầu tiên, nhưng nhấn mạnh rằng những khám phá khoa học như vậy phải có mục đích đem lại lợi ích cho nhân loại.

"Nếu nó được sử dụng cho những điều tốt đẹp, như để điều trị bệnh lý, thì chúng tôi chỉ có thể có những tình cảm tích cực" vị quan chức chính thức hàng đầu của đạo đức sinh học của Toà Thánh, Đức GM Rino Fisichella, đã tuyên bố như trên trong chương trình tin tức truyền hình TG Uno cuả Ý.

Đằng khác nếu việc này thành ra là không... hữu ích cho sự tôn trọng nhân phẩm của con người, thì quan điểm của chúng tôi sẽ thay đổi," Đức GM Fisichella, đang đứng đầu Giáo Hoàng Học viện cho vấn đề sự sống cuả Vatican, nói thêm.

Được biết ngày thứ năm vừa qua một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi nhà bác học tiên phong về gen là Craig Venter đã công bố họ đã tạo ra một tế bào sống được điều khiển bởi một bộ gen nhân tạo.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố phương pháp này sẽ giúp họ điều tra về sự sống và có thể được sử dụng để tạo ra những vi khuẩn sản xuất nhiên liệu nhân tạo và làm sạch môi trường.

Chủ tịch Hội đồng giám mục Công giáo Ý, Đức Hồng Y Angelo Arguello, trong khi thừa nhận không quen thuộc với các chi tiết của phát minh, cũng lên tiếng ca ngợi nó như là một dấu hiệu "của trí thông minh - là quà tặng cuả Thiên Chúa để cho phép (nhân loại) hiểu rõ hơn và đóng góp vào công trình tạo hoá. "

"Tuy nhiên, trí thông minh không bao giờ tách rời khỏi trách nhiệm," ĐHY Arguello nhấn mạnh.

"Bất kỳ hình thức nào cuả trí thông minh và sự sáng tạo cuả khoa học.. . luôn luôn phải được đo bằng kích thước đạo đức, mà đạo đức đặt tâm điểm là phẩm giá thực sự của mỗi người," ngài nói thêm.

Giáo hội Công giáo giảng dạy rằng sự sống con người là quà tặng của Thiên Chúa, được tạo ra do sự sinh sản tự nhiên giữa một người nam và người nữ.

Vấn đề áp dụng kỹ thuật trên sự sống trong phòng thí nghiệm đã đặt ra một số quan tâm về đạo đức và pháp lý.
 
Tổng Giáo Phận Quân đội Hoa Kỳ có giám mục phụ tá.
Tiền Hô
11:13 22/05/2010
VATICAN - ngày 22 tháng 5 năm 2010 (CNA/EWTN News) - Quân lực Hoa Kỳ vừa nhận được một tin vui vào buổi sáng Thứ Bảy, đó là việc Đức Giáo hoàng Benedict XVI vừa đặt cha tuyên úy quân đội hiện nay - F. Richard Spencer - làm giám mục phụ tá cho Tổng Giáo Phận Quân đội Hoa Kỳ.

Chủ chăn Tổng Giáo Phận Quân đội, Đức Tổng Giám Mục Timothy Broglio, hoan nghênh tin tức về việc bổ nhiệm này bằng cách nói rằng, "điều ấy thể hiện một dấu hiệu nữa về sự chăm sóc chu đáo mà Đức Thánh Cha của chúng ta dành cho tất cả chúng tôi."

Đức Tổng Giám mục Broglo nêu lên kinh nghiệm quân sự cũng như tài giáo dục và tinh thần của vị tân giám chức. Ngài nói, "những kinh nghiệm đó chắc chắn sẽ góp phần vào sự phong phú trong sứ vụ giám mục mà bây giờ ngài đã lãnh nhận".

Đức tân giám mục Spencer bắt đầu sự nghiệp quân sự của mình với tư cách là một sĩ quan quân lực Hoa Kỳ vào năm 1973, và vào năm 1974, ngài chính thức bắt đầu hoạt động nhiệm vụ. Sau khi làm Tư lệnh Quân Cảnh tại Fort McCoy, tiểu bang Wisconsin thì mùa hè năm 1977, Đức Spencer được điều động đến Quân Khu 2, Căn cứ Camp Casey, Nam Hàn.

Trong thời gian ở Nam Hàn, ngài chịu ảnh hưởng nhiều từ cuộc sống của Cha Emil Kapaun, một tù binh chiến tranh đã qua đời ở Bắc Hàn trong chiến tranh Triều Tiên. Trong khi vẫn còn ở Nam Hàn, Đức Spencer đã bắt đầu nhận được ơn gọi sứ vụ linh mục.

Năm 1980, ngài được giải ngũ để theo đuổi ơn gọi của mình nơi Dòng Anh Em Hèn Mọn, Tỉnh Dòng Thánh Danh. Sau đó, ngài chuyển từ việc tu học linh mục trường Dòng sang việc tu học linh mục triều Tổng Giáo Phận Baltimore, theo lời kêu gọi của Đức Tổng Giám mục Borders, một cựu Tuyên úy Quân đội thời Đệ Nhị Thế Chiến.

Đức Spencer được thụ phong linh mục Tổng Giáo Phận Baltimore vào ngày 14 tháng 5 năm 1988. Bên cạnh việc phục vụ tại Nam Hàn, Đức Spencer cũng từng được phái tới Bosnia, Ai Cập, công tác tại Lầu Năm Góc, và đến Iraq năm 2004. Đức Spencer cũng sẻ chia niềm vui của chức vụ linh mục với người em trai mình là Cha Robert Spencer, đang phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ.

Tổng Giáo Phận Quân đội Hoa Kỳ phục vụ tại hơn 220 đơn vị tại 29 quốc gia, 153 Trung tâm Y tế và tất cả các nhân viên liên bang phục vụ ở nước ngoài tại 134 quốc gia.

Đức tân Giám mục Spencer sẽ phụ tá Đức Tổng Giám mục Broglio dẫn dắt hơn 1.500.000 binh sĩ và gia đình giáo dân.
 
Đức Thánh Cha tố giác nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế
LM Trần Đức Anh, OP
12:10 22/05/2010
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 tố giác sự thiếu tinh thần liên đới như một trong những nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng và khó khăn trong các quan hệ quốc tế hiện nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 22-5-2010 dành cho các tham dự viên cuộc Hội thảo do Quỹ mang tên Thông điệp Centesimus Annus - Pro Pontifice (Năm thứ 100, - Phò ĐGH) tổ chức, về chủ đề ”Phát triển, tiến bộ và công ích”. Hiện diện tại cuộc hội thảo cũng có một số giám mục và nhiều chuyên gia.

ĐTC khẳng định rằng: ”Cuộc khủng hoảng và những khó khăn mà các quan hệ quốc tế, các quốc gia, xã hội và nền kinh tế đang phải chịu phần lớn là do sự thiếu tín nhiệm và thiếu tinh thần liên đới sáng tạo và năng động, hướng đến công ích, nhắm tới những quan hệ nhân bản đích thực về tình thân hữu, liên đới và hỗ tương, cả trong hoạt động kinh tế. Công ích chính là mục tiêu mang lại ý nghĩa cho tiến bộ và phát triển.. Nếu không hướng đến công ích thì tiến bộ và phát triển rốt cuộc chỉ làm nổi bật thái độ duy tiêu thụ, phung phí, nghèo đói và chênh lệch”.

ĐTC cũng nhận xét rằng công ích bao gồm nhiều thiện ích, vật chất cũng như tinh thần, và trong đó có cả các tôn giáo. Ngài đề cao giá trị và sự đóng góp của tôn giáo cho tình huynh đệ và hòa bình, giúp con người cởi mở đối với Thiên Chúa và siêu việt trong xã hội chúng ta đang chịu ảnh hưởng của trào lưu tục hóa. ĐTC nói: ”Loại trừ các tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng, cũng như trào lưu cực đoan về tôn giáo, sẽ cản trở cuộc gặp gỡ giữa con người và sự cộng tác của họ cho sự tiến bộ của nhân loại; đời sống của xã hội sẽ nghèo các động lực thúc đẩy và chính trị sẽ mang sắc thái đàn áp và gây hấn”.

Trong buổi tiếp kiến, như thông lệ, ông Domingo Sugranyes Bickel, chủ tịch Ngân Quỹ ”Năm Thứ 100” đã trao cho ĐTC một ngân khoản quyên góp được nơi các thành viên cùng với tiền mà Quỹ kiếm được” để ĐTC làm việc bác ái. Quỹ này cũng tái khẳng định cam kết tài trợ hoạt động của Học viện Giáo Hoàng nghiên cứu Arập và Hồi giáo có trụ sở ở Roma (SD 22-5-2010)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lâu tới mùa xuân - Nới lỏng với Sài Gòn và Huế?
Jacek Dziedzina (Bến Việt dịch)
08:22 22/05/2010
Bến Việt tiếp tục giới thiệu bản dịch đoạn cuối của phóng sự "Lâu tới mùa xuân" của tác giả Jacek Dziedzina trong phụ san đặc biệt "Giáo Hội kiểu Việt Nam" của tuần báo Gość NIedzielny - Ba Lan mới phát hành hôm 16 tháng 5 năm 2010.

Jacek Dziedzina (22.05.2010) - "Vấn đề của giáo hội hiện nay nằm ở chỗ một số vị giám mục và linh mục quá dễ dãi trước những gì cộng sản làm. Người dân họ nhìn vào và rồi mất lòng tin…"

Điện thờ dưới quầy hàng điện tử

Tối muộn, chúng tôi dùng bữa trong một quán ăn nhếch nhác nằm giáp biên giới Lào. Mấy người đầu bếp làm chả thịt chó bên chiếc ván nhưng chúng tôi đặt những món khoái khẩu khác. Khách du lịch thường không tản tới tận đây. Bác tài xế lái ô-tô chúng tôi quay đi quay lại mấy lần trong đêm tối. Cứ chốc lát ông lại điện thoại tới những người đang chờ chúng tôi. Hoặc ông lạc đường, hoặc phải làm vậy. Bác tài xế đột nhiên đưa xe vào một ngả đường tối mịt, dừng lại sau lối quẹo và 4 chiếc xe máy xuất hiện. Chúng tôi chuyển sang xe máy để chạy với tốc độ điên rồ biến vào bóng tối, mỗi xe một ngả. Mãi tới khi tới túp lều có chủ nhà chờ sẵn, chúng tôi lại gặp nhau. Túp lều đồng thời là tụ điểm của Cộng đồng giáo dân trong vùng, người bố trong nhà đồng thời đại diện cộng đồng này. Chiếc bàn lung lay đặt trước ti-vi hôm nay được dùng làm bàn thờ. Lễ mi-sa đầu tiên sau mấy tháng trời, bắt đầu sau 23 giờ. – Dân làng nhiều khi bị công an gọi lên, bị dọa dẫm, bảo kí vào giấy bỏ đạo đã in sẵn – vị đại diện giáo dân nói. Ông nói tiếng Việt Nam mặc dù phần lớn người H’mong dùng ngôn ngữ riêng của mình, hoàn toàn khác biệt. Những người bạn của chúng tôi từ Hà Nội giúp thông dịch. Trước kia, người dân ở đây chỉ biết cúng thờ tổ tiên. Vị lãnh đạo nhóm công giáo nói cuộc sống của ông tốt đẹp hơn kể từ ngày ông biết cầu nguyện tới Chúa Giêsu. Và thế là cả làng theo ông. Mới đây, một thầy giáo đảng viên tới đây có nhiệm vụ "cải đạo” dân làng. – Tụi cộng sản rõ ràng rất khó chịu bởi không ai trong làng ghi danh vào đảng – những người tôi gặp nói.

Hôm sau, chúng tôi tới một địa danh khác, tới điện thờ nằm dưới hầm cửa hàng điện tử. Giáo dân từ nhiều vùng xa tới đây dự lễ Mi-sa. Hôm nay họ được nghe bài giảng đầu tiên sau 4 tháng. Bởi rằng trong vùng không có cha đạo phụng sự, giáo dân chỉ gặp nhau 2 lần mỗi tuần, thứ năm và chủ nhật. Chính quyền nơi đây nhắm mắt cho qua bởi dân Công giáo ở đây được mọi người quý mến, có quán ăn ngon và những dịch vụ khác cũng làm tốt. – Trong trường hợp chính quyền trên thành phố, vốn không biết nơi đây có điện thờ, kiểm tra, chính quyền xã sẽ bênh chúng tôi – giáo dân nói. Ngay tại Sơn La, trung tâm của vùng, cũng có điện thờ hoạt động bất hợp pháp và chính quyền sở tại biết rõ điều đó. – Nhiều lần giáo dân bị bắt giữ - người lãnh đạo nhóm công giáo kể. Người lãnh đạo ở đây là giáo dân, như mọi nơi trong vùng. – Năm ngoái công an không cho linh mục tới nhân lễ Phục sinh dù bao nhiêu người chờ đợi linh mục tới – ông nói tiếp.

Vị lãnh đạo đã nhiều lần viết thư thỉnh cầu được xây nhà thờ trong vùng. – Họ luôn từ chối và giải thích rằng trong vùng không có người theo đạo Thiên Chúa – ông kể giọng mỉa mai. Chính ông cũng đã nhiều lần bị bắt. Ông cho chúng tôi xem đơn từ chính thức của chính quyền: mọi hoạt động tôn giáo trên địa bàn Sơn La đều là bất hợp pháp. Với đoạn luận chứng: người Công giáo mang thang giá trị đạo đức khác thế nên Công giáo là bất hợp pháp bởi ảnh hưởng công bình xã hội. Kí: đảng cộng sản Tác giả làm đơn phản đối, theo lời khuyên của các luật sư người Công giáo, nói rằng hiến pháp đảm bảo tự do tôn giáo, vậy nên việc làm của chính quyền mới là bất hợp pháp.

Sẽ được thả

Chúng tôi trở về thủ đô trong tĩnh lặng. Quân nhận được sms, rằng bạn anh, một luật sư ở Sài Gòn vừa bị bắt. Anh là bloger nổi tiếng, viết nhiều điều phê phán chính quyền. – Chúng phá cửa rồi dùng bạo lực bắt anh ấy đi… - Quân đọc nội dung sms. – Đối với chúng tôi thì là chuyện thường ngày. Tôi gần như dám chắc rằng công an đang lục tìm hành lý của các anh đang để ở Hà Nội. Cũng may là các anh mang theo người máy tính và đồ dụng điện tử. Chúng chẳng làm gì các anh đâu nhưng chúng muốn biết hết mọi chuyện. Tất nhiên, chúng sẽ đi thăm tất cả những nơi nào chúng ta từng lui tới – Quân nói thêm. Điều này quả thật đúng, ngay sau khi chúng tôi trở về nước. Một trong những người bị công an bắt giam là những người phụ nữ H’mong.

Hôm trước, Quân giảng giải với những người tụ họp bên điện thờ dưới hầm cửa hàng điện tử. Ngày hôm sau, anh kể cho chúng tôi biết đã nói gì với những người tụ họp tới nghe anh chăm chú. – Khi bị nhốt trong tù, tôi cầu nguyện, bỗng dưng được một cảm giác lạ kì trong tim và tôi khóc. Tôi nghe thấy gì đó như tiếng nói: đừng sợ, con sẽ được thả. Tôi cầu nguyện như vậy, có lẽ liên tục nửa giờ đồng hồ, khoảng 10 giờ sáng. Phải vài ngày sau, sau khi ra tù, xem lại tin tức cũ, tôi mới đọc được rằng thủ tướng Việt Nam tới Hoa Kỳ. Tôi biết rằng một trong những dân biểu tôi quen trước đó đã đứng lên bênh vực tôi và đòi trả tự do cho tôi. Tôi đọc được trong dòng tin, rằng cuộc gặp đó diễn ra từ 10 tới 10 giờ 30, tức là đúng lúc tôi cầu nguyện trong phòng giam! Tôi còn kể cho giáo dân chuyện ông tôi bị cộng sản bắt giữ hồi chiến tranh. Ông tôi và những người khác bị trói tay, bị dồn vào tường và bị đánh đập. Ông tôi mới nói với những người đánh ông rằng số phận của ông đằng nào cũng trong tay của Chúa, rằng ông và mọi người không biết sợ. Tới giờ, ông vẫn sống. Có lần ông gặp lại kẻ đã hành hạ ông và ông nói: thấy chưa, tôi vẫn sống, có đúng như tôi nói trước kia không? Số phận tôi trong tay của Chúa. Câu chuyện thứ ba anh Quân kể với giáo dân: ở một giáo phận nọ giáo dân thành lập hội công giáo của các nhà kinh doanh. Kể từ khi các nhà kinh doanh cầu nguyện và ban phát tiền tài cho kẻ nghèo, họ bắt đầu có những hợp đồng làm ăn rất hời. Họ thấy kể từ khi trao số phận mình vào tay Zê-su, công việc họ làm tiến triển tốt. Tôi nói với giáo dân như vậy để họ không đầu hàng, để động viên tinh thần cho họ.

Nới lỏng?

Chúng tôi tới Huế miền trung Việt Nam sau 14 tiếng đồng hồ tra tấn trong chiếc xe bus lọc sọc. Thành phố lịch thiệp và êm ả hơn Hà Nội rất nhiều chủ yếu nhờ cung điện của vua khiến Huế nổi danh và mang âm hưởng thời thịnh vượng xa xưa. Huế nằm dưới vĩ tuyến 17, tức là dưới ranh giới chia Việt Nam làm hai đất nước khác biệt: Bắc và Nam Việt Nam sau hiệp định Ge-ne-vơ. Cộng sản lấy miền Bắc còn miền Nam lẽ ra phải là thung lũng dân chủ. Đã hơn một triệu người Công giáo di cư từ bắc tới nam bởi e sợ gia tăng đàn áp. Trong số họ có cha mẹ linh mục John, người giờ đang ở Huế. Tới hôm nay chắc chắn có thể nói tình thế đã tốt lên nhiều. – vị linh mục nói. – Chính sách của nhà cầm quyền là làm sao gây dựng tâm lý hãi sợ, đàn áp, làm sao tạo cảm giác rằng chính quyền đang giám sát mọi việc hơn là đàn áp thực sự – ông nói thêm. Dẫu vậy, ông công nhận rằng ở miền Nam mọi thứ thoáng hơn miền Bắc. Vị linh mục có tin vào chiến thắng của dân chủ không ư? – Người dân chẳng quan tâm tới chính phủ hay chính trị. Người dân chỉ nghĩ làm sao kiếm được nhiều tiền để tồn tại. Thế nên chưa có chỗ cách mạng trong lúc này – cha John nói vậy.

Thánh đường quốc gia ở La Vang cũng là nơi mang nhiều chỉ số của sự nới lỏng. Đây là địa điểm quan trọng nhất ở Việt Nam: Trung tâm Hành hương Đức Mẹ Maria. Quãng đường 50 km (một chiều đi tới) là quãng đường thử thách lớn cho cột sống của người nhập vai hành khách trên chiếc xe mô-tô cỡ nhỏ. Cuối thế kỉ thứ XVII, vào thời người Công giáo bị đàn áp đẫm máu, người Công giáo tới rừng này lánh nạn. Họ cầu nguyện cho hòa bình và giải thoát. Đức Mẹ khi đó hiện ra và hứa lời cầu nguyện sẽ được lắng nghe. Chưa đầy 100 năm sau, nhà thờ được xây dựng tại đây nhưng sau đó bị người Mỹ ném bom thời chiến tranh Việt Nam tới nay vẫn còn dấu tích. Quân đội Bắc Việt không phá hủy nhà thờ bởi các chiến sĩ của họ bị thương được đưa vào nhà thờ trú ẩn.

Tại Huế, chúng tôi gặp vị linh mục chịu trách nhiệm xây cất thánh đường. – Trước kia giáo phận từng sở hữu 23 ha đất, năm 1961, cộng sản lấy đi gần hết chỉ để lại cho chúng tôi 6 ha. Thế nhưng gần đây có những đổi thay và được họ trả lại phần lớn, tổng cộng 20 ha – vị linh mục nói và cho xem dự án ban đầu của trung tâm hành hương.

Một trong những vị linh mục nói: - Vấn đề của giáo hội hiện nay nằm ở chỗ một số vị giám mục và linh mục quá dễ dãi trước những gì cộng sản làm. Người dân họ nhìn vào và rồi mất lòng tin. Nếu ta làm theo những gì chính sách cộng sản chỉ định thì chúng ta không còn là nhân chứng – cha nói thẳng. Một vị linh mục khác nhấn mạnh hơn: - Giáo hội tại Việt Nam nói chung rất thống nhất nhưng trong hàng giám mục cũng có những chia rẽ: miền Bắc theo hướng nhất định, chống cộng sản và không có thỏa hiệp. Các giám mục ở miền Nam thì dễ lùi bước hơn. Ở miền Nam mới có cộng sản 35 năm còn miền Bắc thì đã học được cách đối phó với cộng sản từ đầu. Ở miền Nam, có vị giám mục, để được cai quản giáo phận, phải đồng ý để vị linh mục vốn cộng tác với chính quyền giữ chức cha sở. Ông này làm cha sở liên tục trong 36 năm! Chuyện tương tự không thể xảy ra trong điều kiện bình thường. Ngoài ra, chủ giáo phận còn phải đồng ý không dẹp 2 vị linh mục có phụ nữ và con cái, bởi những vị này cũng là cộng tác viên của chính quyền. Theo tôi thì các vị linh mục đã cộng tác với cộng sản không phụng sự được gì cho dân tộc mà họ thực chất là những kẻ khốn khổ – vị linh mục nói đanh sắt.

Tới nay, ở Việt Nam người ta vẫn nhớ tới vị hồng y Nguyễn Văn Thuận đã mất mấy năm trước, người từng ngồi tù cộng sản mười mấy năm dòng. Trong tù, vị giám mục cầu nguyện bằng cây thánh giá làm từ dây thép. Ông không thỏa hiệp với chính quyền. Khi ông có điều kiện rời Việt Nam, chính quyền không cho ông trở lại nữa. Ngày hôm nay, có thể coi tổng giám mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt cũng có thái độ cứng cáp như vậy. Đúng vào thời điểm chúng tôi tớiViệt Nam thì ông đi Roma chữa bệnh. Từ lâu nay, ông bị kiệt sức bởi chứng mất ngủ. Cuộc sống liên tục trong căng thẳng bởi chính quyền bạo hành đã mang tới những hậu quả nhất định. Hàng trăm giáo dân, không chỉ có giáo dân địa phận của ông, tới chia tay tiễn ông đi chữa bệnh. Vị tổng giám mục từng có can đảm nói thẳng với chính quyền: "Tự do tôn giáo là quyền lợi, chứ không phải là ban phát”. Trước kia, khi còn là giám mục ở Lạng Sơn, ông từng đi bộ từ giáo xứ này tới giáo xứ kia để thực hiện sứ mệnh linh mục. Cộng sản làm tất cả để xóa sổ vị giám mục này khỏi địa bàn Hà Nội, ép ông từ chức. Một vị linh mục dòng Phanxicô từ Sài Gòn nói rằng hơi buồn bởi trong sự cứng cáp của mình, vị tổng giám mục dường như cô đơn trong hàng giáo phẩm Việt Nam. Ví dụ như mới đây thôi, một giám mục phó được thụ phong với quyền thừa kế. Điều này cho thấy việc đẩy tổng giám mục đi nơi khác chỉ còn là vấn đề thời gian.

Sài Gòn

Hình như ở Việt Nam chẳng ai thích tên gọi thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi ngắn và duyên dáng Sài Gòn vẫn được dùng trên xe bus. Vào ngày 30 tháng Tư, khi quân đội bắc Việt ồ ạt đổ về Sài Gòn, dùng xe tăng đạp đổ tường trụ sở chính phủ miền Nam, ai cũng biết đổi tên chỉ là một trong những yếu tố của trật tự mới. Tuy vậy, ngày nay, Sài Gòn tạo cảm giác là một thành phố hiện đại, thi thoảng gợi nhớ khung cảnh Boston. Kể cả bầy chuột chạy giữa trung tâm thành phố không thể thay đổi sự thật, rằng Sài Gòn đã trở thành biểu tượng của những ham muốn tư bản trong đám cận thần của đảng, đi theo đường của cộng sản Trung Hoa, thực hiện "thị trường tự do theo chủ nghĩa xã hội” kể từ năm 1986.

Nơi thánh đường Nôtre-Dame buổi tối, 3 nhóm giáo dân thay nhau canh tượng Đức Mẹ Maria. 5 năm trước, tượng mẹ khóc như một số nhân chứng đã thấy. Kể từ đó, ngày nào cũng có cầu nguyện vài giờ dưới tượng. Tương tự như vậy tại nhà thờ Đa Minh, những ngày trong tuần có lễ mi-sa lúc 5 giờ sáng với khoảng 80 giáo dân, buổi tối thì trên 300. Tại Việt Nam, Dòng Ba Đa Minh quy tụ tới 100 ngàn giáo dân tại thế. Có thể có cảm giác rằng tự do tôn giáo đang nở rộ.

Linh mục N làm sáng tỏ hơn vấn đề này. Ông là vị linh mục truyền giáo từ nước ngoài tới dù gốc ông là người Việt Nam. Dòng của ông không được chính quyền công nhận. Ông không được nhận vào đại học bởi cha của ông từng phục vụ trong quân đội miền Nam. Ông tu học ở nước ngoài và thụ phong linh mục cũng tại nước ngoài. – Cha phải làm lễ mi-sa bí mật trong nhà, có khi tại nhà thờ cùng với các vị linh mục khác nhưng cha sợ bởi bất cứ lúc nào bọn họ cũng có thể vào và hỏi cha có giấy phép hay không – linh mục N nói. Cha đẻ của ông bị đẩy vào tù cải tạo, mãn hạn tù phải đạp xích-lô bởi không được lao động theo nghiệp kĩ sư. – Chính quyền Việt Nam hoàn toàn xa rời các khó khăn người dân gặp phải. Cha biết có những gia đình còn không có được một kg gạo bởi phần lớn gạo của Việt Nam bị mang cho Trung Quốc. Chính quyền làm vậy nghĩa là sao? Không lẽ đang đền ơn Trung Quốc hỗ trợ thời chiến với Mỹ chăng? – vị linh mục hỏi. Ông cũng có so sánh tương tự trong việc chính quyền Việt Nam hiến cho Trung Quốc mỏ nhôm ở nam Việt Nam. Vấn nạn khác là tham nhũng kể từ những bậc chính quyền cao nhất vốn chẳng có ai giám sát. Và cả những bước lùi với Trung Quốc trong vấn đề 3 quần đảo bị chiếm. Đảng viên cộng sản chống lại hiện tượng này giờ đã ngồi tù. – Làm giàu là chuyện không tưởng, chỉ dành cho nhóm đảng viên, phần lớn người dân đều rất nghèo – linh mục nói. – Cha biết rằng cha rất mạo hiểm khi gặp anh, nhưng anh cũng mạo hiểm khi tới đây gặp cha. Thế nhưng cha chẳng sợ gì tụi chính trị gia. Chúa Giêsu cũng đâu có sợ. Nhiệm vụ của cha là phụng sự người nghèo, rao truyền thánh kinh. Cha tin rằng tới ngày nào đó, tình thế sẽ đổi thay.

(Nguồn: Báo Gość Niedzielny, phụ san "Công Giáo kiểu Việt Nam", Bến Việt dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan, Kết thúc phóng sự. Mời đón đọc bài viết về cuộc gặp với linh mục Nguyễn Văn Lý)
 
Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney Mừng Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:34 22/05/2010
Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney Mừng Bổn Mạng

Sáng thứ Bảy 22/05/2010 các anh chị em trong Phong Trào Tôn Nữ Vương Tổng Giáo Phận Sydney đã đến nhà thờ St. Therese Lakemba tham dự Thánh lễ mừng kính Đức Mẹ Thăm Viếng là Quan Thầy của Phong Trào.

Xem hình phong trào mừng bổn mạng

Trước khi khai mạc Thánh lễ, mọi người cùng làm giờ Đền Tạ dâng lên Đức Mẹ chuỗi kinh Mân Côi Mùa Vui, cầu nguyện cho bản thân, cho Gia Đình, Cộng Đồng và Giáo Hội Việt Nam. Sau khi chấm dứt giờ đền tạ mọi người cùng xếp hàng tiến lên bàn thờ dâng Hoa cho Đức Mẹ để mừng kính Mẹ trong tháng Hoa, kế tiếp đại diện các Liên Nhóm thuộc các Giáo Đoàn thắp Nến lên tuyên hứa trước bàn thờ Đức Mẹ và dâng Hoa.

Sau đó quý Cha Paul Văn Chi Linh hướng, Cha Gary Rawson Chính xứ Lakemba cùng hiệp dâng Thánh lễ, Thầy Phó tế Đặng Đình Nên phụ giúp Lễ. Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức Lời Nguyện Giáo Dân Tân Hiến của 8 Liên Nhóm Bankstown, Cabramatta, Fairfield, Lamkemba, Marrickvile. Miller, Mt. Pritchard và Revesby.

Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi nói về những đóa Hoa cuộc đời hôm nay dâng lên Mẹ với lòng thiết ta trìu mến của màu hoa Đỏ niềm cậy trông, hoa Trắng sự trinh khiết, hoa Vàng niềm tin yêu, hoa Xanh niềm hy vọng và hoa Tím sự sám hối ăn năn. Cha cũng khuyến khích mọi người hãy luôn dâng lên Mẹ những đóa hoa Mân Côi để mừng kính Mẹ, xin Mẹ thánh hóa và che chở.

Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Đinh Kiên Giang Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney lên ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney và ông Nguyễn Thành Tôn Trưởng Phong Trào Tôn Nữ Vương TGP Sydney lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, Thầy Phó tế, quý Sơ và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ mừng Bổn Mạng của Phong Trào.

Thánh lễ kết thúc, mọi người cùng ở lại tham dự tiệc liên hoan mừng kính Bổn Mạng.
 
Sắc màu Tây Nguyên trong ngày làm phép nhà xứ - nhà giáo lý giáo xứ Buôn Hằng, Ban Mê Thuột
Bình Yên
09:48 22/05/2010
Sắc màu Tây nguyên trong ngày làm phép nhà xứ - nhà giáo lý giáo xứ Buôn Hằng, gp. Ban Mê Thuột

Xây dựng, làm phép và cắt băng khánh thành nhà xứ là những ‘chuyện thường ngày ở huyện’ của các giáo xứ, họ đạo đó đây khắp hai miền Nam - Bắc. Tuy nhiên, đối với Giáo xứ Buôn Hằng – huyện Krôngpăk trên miền cao nguyên đất đỏ Buôn Mê, thì ngôi nhà xứ, nhà sinh hoạt giáo lý 5 phòng mọc lên giữa lòng giáo xứ là cả một công trình to lớn và hết sức trân quý của gần 8.000 giáo dân, mà đại đa số là anh chị em thuộc dân tộc Xơ-đăng và Ê-đê. Bởi gần 40 năm kể từ ngày lập xứ, họ mới có được ngôi nhà giáo lý, nhà xứ như hiện nay. Vậy là bớt đi những lớp giáo lý trong vườn cây, nắng học mưa nghỉ vì ngôi nhà thờ tạm cũng quá nhỏ bé so với dân số trẻ em đông đúc của xứ đạo.

Xem hình ảnh ngày làm phép tại giáo xứ Buôn Hằng

Buôn Hằng cách xa trung tâm thành phố Ban Mê Thuột chừng 50 cây số nhưng đường lên xứ Buôn thật cheo leo trắc trở, gập ghềnh sỏi đá, bụi bay mịt mù vào mùa khô hoặc lầy lội, trũng nước vào mùa mưa. Hầu hết những nếp nhà ven đường có mái tôn, mái gạch cũ kỷ, thấp lè tè với vách đất, vách lá hay vách gạch chưa tô của anh chị em dân tộc; nhưng điểm tô xen kẽ là những ngôi nhà tân thời, cao ráo, sáng sủa của ‘thiểu số’ tiểu thương người Kinh giữa làng dân tộc.

Ngày làm phép nhà xứ và nhà sinh hoạt giáo lý quả là ngày hội đối với anh chị em dân tộc nơi đây. Sáng sớm ngày 20/05/2010, anh chị em dân tộc lớn bé trẻ già, trong những trang phục truyền thống xinh xắn hoặc những bộ cánh đẹp nhất họ có được, lục tục kéo đến nhà thờ với khuôn mặt tươi rói, cười nói râm ran tiếng bản địa…

Dàn chào đón khách là hai dãy dài gồm đủ mặt nam phụ lão ấu, sặc sỡ muôn màu, kể cả những em bé thiêm thiếp ngủ được mẹ địu trong khăn. Dù nắng sớm miền cao cũng khá nóng trong tiết trời hanh khô tháng năm, nhưng tiếng vỗ tay, tiếng chào hỏi thân thiện vẫn rộn vang. Và nhất là âm thanh núi rừng bổng trầm, réo rắt thật ấm áp, ru hồn từ tiếng cồng chiêng Tây Nguyên hoà điệu với nhạc cụ tre nứa lạ kỳ.

Đúng 9 giờ, Đức Cha Vinh-Sơn Nguyễn Văn Bản chủ tế Thánh lễ tạ ơn cùng với Cha Tổng đại điện và khoảng 25 linh mục trong và ngoài giáo phận, với sự tham dự sốt sắng của các tu sĩ, quan khách và đông đảo anh chị em trong giáo xứ.

Trong bài giảng lễ, Đức Cha Vinh- Sơn kêu gọi anh chị em giáo dân Buôn Hằng hãy hướng nhìn về tương lai bằng cách quan tâm dạy dỗ con cái, quan tâm việc giáo dục đức tin và học đường của trẻ. Ngài đặc biệt khuyến khích ơn gọi tu sĩ linh mục trong số anh chị em dân tộc như là công cụ truyền giáo hữu hiệu của giáo phận, nơi có hơn 72.000 tín hữu thuộc các tộc thiểu số trong tổng số trên dưới 350.000 giáo dân.

Và mọi người cùng vỗ tay thật lớn khi bác chủ tịch hội đồng mục vụ người Xơ-Đăng lên bày tỏ tâm tình tri ân và nói rằng: đi trong khu vực nhà xứ mà chúng con nghĩ là mình được đi dạo phố !...

Sau Thánh lễ và nghi thức cắt băng khánh thành ngôi nhà xứ - nhà giáo lý, những thanh âm, sắc màu Tây Nguyên trổi vang qua những giọng hát lời ca tạ ơn Chúa và tri ân những ân nhân gần xa đã chung tay dựng xây giáo xứ.

Theo lời Đức Cha giáo phận, cha xứ trẻ măng Phêrô Nguyễn Hùng Tiến đã ‘thương anh chị em hơn bản thân mình’. Cuộc sống khó nghèo, thiếu thốn muôn mặt của anh chị em dân tộc đã làm cho cha sở không quản ngại đường sá gian nan, thời tiết khắc nghiệt để đều đặn đến dâng Thánh lễ mỗi ngày, nâng đỡ đời sống đức tin và chia sẻ những lo toan thường nhật của dân làng. (ngài chăm lo mục vụ cả hai giáo xứ: Thuận Hoà và Buôn Hằng).

Từ tháng 04/2008, cộng đoàn n ữ tu Thuận Hoà – Krôngpăk thuộc dòng Khiết Tâm Đức Mẹ Nha Trang có cơ hội đồng hành với anh chị em tín hữu Buôn Hằng trong lời kinh tiếng hát, trong điệu múa lời ca hay gùi hoa kính Mẹ… Và hôm nay, các chị cùng chung chia niềm vui với anh chị em Buôn Hằng khi giáo xứ có được cơ sở khang trang cho việc giáo dục đức tin và sinh hoạt xứ đạo.

Xin Chúa thương chúc lành cho những ước nguyện của giáo xứ, nơi hãy còn lắm những đói nghèo cơm bánh, đói nghèo văn hoá và niềm tin của anh chị em dân tộc vùng cao.
 
Hình Ảnh Giáo Dân Tổng Giáo Phận Hà Nội Chào Mừng Đức Tổng Giám Mục Phêrô
Ban Truyền Thông TGP Hà Nội
18:41 22/05/2010
Hà Nội, 20/05/2010, nhiều giáo xứ đã tới chào thăm Đức TGM Phêrô. Trong ngày 21 tháng 5, 2010, các giáo xứ Chính Tòa, Vỉ Nhuế (Kẻ Nấp), Vĩnh Trị, Thôi Ngôi đã cử đại diện tới chào mừng Vị Chủ Chăn Mới của Tổng Giáo Phận.
Giáo xứ Chính Tòa (1)
Giáo xứ Chính Tòa (2)
Giáo xứ Chính Tòa (3)
Giáo xứ Vĩnh Trị
Giáo xứ Vĩnh Trị (2)
 
Lễ đặt viên đá đầu tiên nhà thờ giáo họ Phêrô, Phan Thiết
Tâm Phúc
20:22 22/05/2010
LỄ ĐẶT VIÊN ĐÁ ĐẦU TIÊN NHÀ THỜ GIÁO HỌ PHÊRÔ

Sáng ngày 18.5.2010, cộng đoàn Giáo họ Phêrô thuộc Giáo xứ Cù Mi, GP Phan Thiết vui mừng đón Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Giáo phận đến chủ tế thánh lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên xây dựng nhà thờ Giáo họ. Trải qua gần 30 năm kể từ ngày những người giáo dân đầu tiên đến lập nghiệp, hôm nay ngôi nhà thờ mơ ước của cộng đoàn đã chính thức bắt đầu xây dựng.

Hiện diện trong Thánh lễ có 40 linh mục, cùng với bà con giáo dân Giáo xứ Cù Mi, giáo họ Phêrô, các nam nữ tu sĩ, khoảng 3000 quý khách và quý ân thân nhân trong và ngoài giáo phận. Giáo Họ Phêrô, thuộc địa bàn Thôn Hồ Lân, xã Tân Thắng, Huyện Hàm Tân, Tỉnh Bình Thuận, được hình thành vào năm 1981. Số giáo dân toàn Giáo họ hiện nay gồm 197 hộ với 1100 nhân khẩu. Đa số giáo dân ở đây sống bằng nghề biển, còn nghề nông là phụ. Một số rất ít sống bằng nghề buôn bán hải sản. Ngoài ra còn một số thanh niên nam nữ đi làm công nhân ở các thành phố hoặc đi ghe làm nghề biển ở các cửa biển khác. Do phải phụ thuộc phần lớn vào tự nhiên, nên đời sống của người giáo dân ở đây còn rất bấp bênh.

Lúc ban đầu mới chỉ có 7 gia đình gốc Vinh di cư đến lập nghiệp. Trải qua bao khó khăn chồng chất của đời sống, có lúc họ đã định trở về lại chốn xưa. Từng giọt mồ hôi thấm đẫm lời cầu nguyện đã cho họ ý chí kiên cường khiến “sỏi đá cũng thành cơm”. Cuộc sống dần ổn định, kinh tế được khôi phục, một số bà con khác từ Phú Mỹ gốc Thạch Hà, Hà Tĩnh hay từ Xuân Sơn gốc Phú Linh, Nghệ An cũng tìm tới đây lập nghiệp. “Đất lành chim đậu”, đến năm 1985, giáo dân đã lên tới 21 hộ/105 người.

Khi đời sống kinh tế đã ổn định, bà con giáo dân bắt đầu từng bước thực hiện điều ấp ủ trong lòng bấy lâu là xây dựng một nơi thờ phượng để cộng đoàn thực thi đời sống đức tin của mình. Lòng mong đợi đã được Chúa đáp lời. Ngày 29.06.1985 trở thành ngày ghi dấu ấn đặc biệt của cộng đoàn nơi đây khi cha Quản xứ Cù Mi GB. Hoàng Thanh Huê công bố thành lập giáo họ lấy tên là giáo họ Phêrô và nhận thánh Phêrô làm bổn mạng. Năm1986, ông Gioan Nguyễn Thanh Huê dâng cúng cho Giáo họ một căn nhà (có tên gọi là nhà Đòn) diện tích 36m2, trên phần đất của hai gia đình ông Hồng và ông Tạo để làm nơi cho bà con cầu nguyện Cha xứ vào dịp thuận tiện vẫn đến dâng Thánh Lễ cho giáo dân cách âm thầm. Thiên Chúa quan phòng với giáo họ nghèo, năm 1991, với sự nỗ lực của giáo dân và sự quan tâm giúp đỡ của Đức cha Nicola Huỳnh Văn Nghi, ngôi nhà được nâng cấp thành vách ván lợp tôn và nới rộng diện tích lên 144m2. Và từng bước, ngôi nhà của Chúa cứ được nới rộng ra và cao thêm, khang trang hơn. Dù bị chính quyền gây khó khăn, nhưng bà con giáo dân vẫn âm thầm sống đức tin và sinh hoạt như lời căn dặn của cha xứ: “Đóng cửa trước ta đi cửa hông”.

Năm 2003, cha Phêrô Nguyễn Đình Sáng về quản xứ, lúc này khuôn viên nhà thờ họ Phêrô đã có diện tích 47m x 97m. Giáo họ tu sửa lại căn nhà trong khuôn viên xứ đón các nữ tu MTG Phan Thiết về phục vụ; xây bờ bao phía tây và làm tháp chuông tạm bằng gỗ, xây thêm 1 nhà Giáo lý gồm 2 phòng. Cha xứ cùng giáo dân tâm đầu ý hợp trong việc vun đắp tình liên đới của cộng đoàn và cùng nhau trăn trở để hướng tới việc xây dựng ngôi nhà thờ mới cho Giáo họ thay nhà thờ cũ vừa nhỏ hẹp, lại xuống cấp trầm trọng.

Ngày 03.2.2009 Đức Cha Phaolô bổ nhiệm Cha Gioan Nguyễn Văn Hảo về Quản xứ Cù mi. Với lòng nhiệt thành của người mục tử, ngài đã tiếp nối tinh thần của cha Phêrô, động viên giáo họ tiến hành tái thiết ngôi thánh đường và chỉnh trang khuôn viên nhà thờ. Sau bao ngày chờ đợi, ngày 05.4.2010 Sở Xây Dựng tỉnh Bình Thuận cấp giấy phép cho giáo họ được xây nhà thờ mới. Bao con tim rộn ràng trong niềm vui tạ ơn Thiên Chúa và thánh Bổn Mạng.

Nhìn lại chặng đường sau hơn 28 năm, Giáo họ Phêrô đã trải qua biết bao thăng trầm, thử thách gian nan. Đến hôm nay bộ mặt Giáo họ đang đổi thay và phát triển không ngừng. Trong niềm vui lớn của ngày lễ Đặt Viên Đá Đầu tiên xây dựng Nhà thờ của Giáo họ, dù hoàn cảnh sống của giáo dân ở đây còn vô cùng khó khăn, nhưng từng người trong Giáo họ nguyện ra sức đoàn kết, hiệp lực hiệp lòng quyết tâm đóng góp từng viên gạch, từng bao xi măng và những ngày công để dựng xây nhà thờ giáo họ. Và thật là cần biết bao những tấm lòng quảng đại để cùng chung tay góp sức giúp cho ngôi nhà Chúa mơ ước từ bao nhiêu năm của giáo họ Phêrô này sớm được hoàn tất.
 
Thánh lễ trao thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ cho 7 đại chủng sinh PG. Phan Thiết
Tâm Phúc
20:30 22/05/2010
THÁNH LỄ TRAO THỪA TÁC VỤ ĐỌC SÁCH VÀ GIÚP LỄ CHO 7 ĐẠI CHỦNG SINH

Chủng viện Thánh Nicolas Phan Thiết sáng ngày 20.5.2010 rộn ràng niềm vui của Quý Phụ huynh và anh em Chủng sinh trong tâm tình hiệp thông cùng với 7 thầy Đại chủng sinh được Đức Giám Mục Giuse Vũ Duy Thống trao ban hai thừa tác vụ Đọc sách và Giúp lễ.

Xem hình Chủng Sinh lãnh thừa tác vụ đọc sách và giúp lễ

Hiện diện trong Thánh lễ trao ban hai thừa tác vụ Đọc Sách và Giúp lễ có Cha Giám Đốc Chủng viện Thánh Nicolas, quý cha Giáo sư, quý cha ân thân nhân, quý Phụ huynh và anh em Chủng sinh Nicolas. Giữa bầu khí linh thiêng và ấm cúng tình gia đình ruột thịt và gia đình thiêng liêng Giáo phận, các thầy đã tốt nghiệp khóa Thần Học Đặc Biệt tại Đia Chủng Viện Sao Biển Nha Trang là:

Phaolô Nguyễn Trọng Báu

Phêrô Nguyễn Văn Bình

Giuse Nguyễn Thanh Cảnh

Giuse Lê Văn Linh

Giuse Hoàng Kim Long

Giacôbê Tống Thành Luyến

Phaolô Hoàng Văn Tới

lần lượt tiến lên trước mặt Đức Giám Mục để nhận lãnh tác vụ Đọc sách và Giúp lễ. Khi lãnh nhận tác vụ đọc sách, các thầy sẽ trở nên thừa tác viên Đọc Lời Chúa, xướng các ý nguyện, đọc thánh vịnh và xướng đáp ca trong các buổi cử hành phụng vụ. Với tác vụ Giúp lễ, các thầy sẽ trở nên các thừa tác viên chuyên chăm phục vụ Bàn thờ, và trở nên thừa tác viên ngoại lệ trao Mình Thánh Chúa cho anh chị em giáo dân.

Trước đó, trong phần chia sẻ với cộng đoàn đoạn Tin Mừng theo Thánh sử Gioan chương 17, Đức Cha Giuse nhắc lại lời nguyện hiến tế thống thiết của Chúa Giêsu với Chúa Cha. Người xin Cha thánh hóa chính mình, xin Cha thánh hóa các môn đệ của Người và xin thánh hóa cả những người sẽ lắng nghe lời rao giảng của các môn đệ, lời cầu nguyện làm sáng lên ý nghĩa của Giáo hội: Giáo Hội như một mầu nhiệm sự sống, Giáo hội như là một sự hiệp thông và là một sứ vụ. Cách riêng với các thầy lãnh tác vụ, Đức Cha nhắn nhủ rằng nghi thức trao ban hai tác vụ hôm nay là một nghi thức rất đẹp, là một nhịp cầu để các thầy sát thực hơn với chức vụ linh mục. Việc lãnh nhận 2 tác vụ hôm nay dù chưa định vị phẩm trật nào cho các ứng viên trong Hội thánh, nhưng sẽ tạo cho các thầy dáng đứng đặc biệt không thể lẫn lộn qua nghi thức chính thức của Hội Thánh trao cho. Bảy thầy hôm nay đã dấn thêm một bước trên hành trình theo Chúa khi lãnh nhận tác vụ. Tác vụ là nhiệm vụ phải thi hành, các thầy từ nay càng phải thể hiện rõ nét ơn gọi của mình: phải dấn thân hơn, phải cố trở nên thợ lành nghề trong việc rao giảng Tin mừng và phục vụ bàn thờ với tất cả tâm hồn của Chúa Kitô. Và nhất là với ơn thánh, các thầy phải tìm được hạnh phúc trong đời sống hiến dâng và phục vụ của mình.

Cuối thánh lễ, thầy Giuse Lê Văn Linh đại diện cho các thầy vừa lãnh hai tác vụ dâng lời tri ân đến Đức Cha Giuse, cha Giám đốc, quý Cha Giáo, quý cha, quý Phụ huynh và anh em chủng sinh đã, đang và sẽ luôn đồng hành bằng nhiều cách để các thầy có niềm vui hôm nay cũng như trong hành trình sắp tới. Đức cha và đoàn đồng tế cùng ghi lại với các thầy tấm hình kỉ niệm. Gia đình Chủng viện chúc mừng ngày vui của quý thầy bằng bữa cơm trưa thân mật.
 
Văn Hóa
Con Đường Mây Dông
Nguyễn Trung Tây, SVD
07:21 22/05/2010
Con Đường Mây Dông

Con Đường Mây Dông, Ản NTT


Mới đây thôi, tác giả phải lái xe từ phố du lịch Alice Springs lên phố vắng Tennant Creek công tác mục vụ. Để có mặt tại nhà thờ Christ the King của Tennant Creek, tác giả không có chọn lựa nào khác ngoài sử dụng xa lộ liên bang Stuart Highway 87 huyết mạch của Central Australia nối liền phố cảng nhất kiếm trấn ải Darwin ở phương Bắc và Adelaide ở bờ biển phương Nam.



Nhưng cuối tuần đó, Central Australia đã mưa bão liên tiếp mấy ngày rồi. Mà mưa và bão của sa mạc Central Australia thì rùng rợn lắm. Trời đang nắng, tự nhiên mây đen từ chân trời ào ào kéo tới, thế là bầu trời vần vũ che kín đen kịt cả một vùng sa mạc bát ngát mênh mông. Dông bão và mây đen ở phố phường chen chúc biệt thự cao ốc không tô rõ nét đe dọa như ở sa mạc mở rộng, đặc biệt sa mạc Central Australia. Lái 508 cây số đường trường từ Alice Springs tới Tennant Creek chỉ đếm được trên dưới có lẽ gần trăm nóc gia lác đác nằm lẻ loi bên vệ đường. Còn lại, tất cả chỉ là đất đỏ và đá sa mạc trải rộng ngút ngàn tầm mắt. Chưa kể dông gió sa mạc dư thừa khả năng bứt gốc động rừng, ngồi trong xe mà tay lái rung rung, chỉ sợ chữ lỡ xảy ra.

Sau khi lái qua trạm xăng Ti Tree (khoảng 190 cây số từ Alice Springs), tác giả đụng liền phải cơn dông của ảnh Con Đường Mây Dông. Nhìn mây đen vần vũ tô đen Stuart Highway 87 trước mặt, tác giả run run tay lái, miệng đã lấp bấp những lời kinh "Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con"... Nhưng thật là bất ngờ, bầu trời dầy cộm mây đen trên cao tự nhiên lộ trống một khoảng trời. Bởi thế Con Đường Mây Dông mới có một khoảng đường cỏ lau và cây xanh bừng sáng rực rỡ ánh nắng mặt trời.

Con Đường Mây Dông có lẽ cũng là con đường của nhiều người. Có những lúc, hành trình phiá trước tự nhiên nhỏ lại, dường như muốn biến mất nơi đường chân trời xa tít, chưa kể, trên cao trời kéo mây đen vần vũ đe dọa, hồn ơi sao xao xuyến!

Vào những lúc đó, ai sẽ là điểm tựa nương cho tâm hồn của người lữ hành?

www.nguyentrungtay.com