Ngày 22-05-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
My Seven-Minute-Homily: Trinity Sunday, year C
Father Great Rice
09:52 22/05/2013
My Seven-Minute-Homily: Trinity Sunday, year C

Book of Proverbs 8.22-31; Letter of St. Paul to the Romans 5.1-5

And the Gospel of St. John 16.12-15

On Trinity Sunday, we are often tempted to explain the doctrine of the Trinity. In fact we ourselves do not understand it. It is why the New Testament writers never made one attempt to explain the Trinity. They did not even use the word. They simply spoke of God in three different ways. Sometimes they said God the Father, sometimes God the Son and sometimes God the Holy Spirit. And sometimes they used all three expressions together, but always without explanation.

So today instead of explanation the Mystery of the Holy Trinity we spend time to meditate about the works of the Holy Trinity for us and how to live out the Holy Trinity.

Firstly, God by his very nature is outgoing, that he reaches out to people. He is a Father. Any Father is involved with his family. He provides for them and gives to them. He feels what they feel. He shares their joys and sorrows, their triumphs and failures. That is the Trinitarian concept of God.

Secondly, the Trinity says about God is that he has become concrete in history, in and through the life of Jesus, his Son. Jesus was a real person, a human being. On that point, the New Testament is unmistakably clear. Those who knew him best saw him first as a man, an incredible and remarkable man. However his disciples realized something very specific in the person of Jesus. Peter was the first to express it, “You are the Messiah, the Son of the living God.” Then others began to see and to say the same thing. Thomas called him “My Lord and my God”. John wrote to him: “In the beginning was the Word, the word was in the presence of God, and the Word was God. The word became flesh and made his dwelling among us, and we have seen his glory, the glory of an only Son coming from the Father.”

That was the essence of the message which the early Church went out to share with all the nations. They called it the Gospels, which means the good news. The good news was that God had invaded human history in and through the life of a Galilean Carpenter. They had seen him with their eyes. They had heard him with their ears. They had touched him with their hands. Never again could they think of God as an abstraction, as a conclusion drawn at the end of a philosophical argument. God for them had become concrete and specific in life of a man.

The history of religion had been the story of all human beings who are looking for God, for eternal life, for a perfect happiness. Jesus, God the Son has been sent to the human world so that he could live with us and show us the way how to get there. That is the second thing the Trinity says about God.

Thirdly, God in the person of his Holy Spirit is always with us. God is the Father who art in heaven. God is from everlasting to everlasting. God is Jesus Christ, God the Son. God the Son whose name is Jesus lived in Galilee two thousand years ago. But both of those concepts, as true as they are, leave God a long way off and a long way back. The message is not complete until we speak of God as the Holy Spirit who is both with us and within us. The third and the climatic meaning of the Trinity is that God is forever our contemporary, our constant companion, and helper, and guide and friend wherever life may lead us.

So we cannot explain the mystery of the Holy Trinity because we are not able to understand mystery. However we surely know where God is and what God did for us in terms of the Trinity. God is in heaven, the Almighty Father, Creator of Heaven and earth. God is in human history through the person of Jesus, his Only Son and Our Lord. Finally we can stretch out the arms and say that God is here with us in the world. Then we will put my hand over my heart and say, God is here living inside me, just as he is living inside of you. It is why we call one another brothers and sisters because we are in the same family, the family of God. We have God as our Father and others and our siblings.

We give thanks to God for revealing us the mystery of the Holy Trinity. We don’t understand the mystery of Trinity. We don’t need to understand it but live it out. Holy Trinity is one God but three persons. This is a perfect unity. This is a perfect communion. The Holy Trinity is a subject of faith not comprehension. Don’t look for any other God the God the Father, God the Son and God the Holy Spirit that we worship. The Trinity makes you to be born. The Trinity saves you. The Trinity will give you eternal life in heaven with them.

We thank God for the Trinity. The Holy Trinity is one God but three persons. Every day we make the sign of the Cross and we proclaim that we believe in the Holy Trinity, God the Father, God the Son and God the Holy Spirit. We also proclaim that God the Son came down from heaven to die for us, to teach us to love one another, to make all the nations in one family, the family of God. With this belief, we recognize others as our brothers and sisters. As long as we do so, we are good children of the Lord. As long as we see God in others, we have peace. Don’t listen to a French Philosopher when he said that “L’enfer, c’est les Autres” Hell itself is others! No! Others are our siblings in the family of God. Amen.

Oremus: O God, thank you for being our Father. Thank you for making us as your Family. Thank you for showing us how to live in peace and in happiness. As long as we see others around as our brothers and sisters, we are the children of the Lord and we are in the family of God. Help us to practice the mystery of the Holy Trinity. Amen.

Father Great Rice

 
Lễ Chúa Ba Ngôi
Lm. Đan Vinh
20:57 22/05/2013
LỄ CHÚA BA NGÔI

Cn 8,22-31; Rm 5,1-5; Ga 16,12-15

MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG VÀ CHIA SẺ

I.HỌC LỜI CHÚA

1.TIN MỪNG: Ga 16,12-15

(12) “Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. (13) Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến”. (14) Người sẽ tôn vinh Thầy, vì Người sẽ lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em. (15) Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy. Vì thế, Thầy đã nói: Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em”.

2.Ý CHÍNH:

Bài Tin mừng của thánh Gio-an hôm nay trích từ bài diễn từ giã biệt, trong đó, Đức Giê-su trăn trối tất cả những chân lý mặc khải cho các môn đệ, trước khi bước vào cuộc Khổ Nạn. Như một ông Thầy hiểu biết mức độ lãnh hội giới hạn của các môn đệ, Đức Giê-Su đã hứa ban Thần Khí Sự Thật đến để soi sáng cho các ông và dẫn đưa các ông đến sự thật toàn vẹn. Thần Khí Sự Thật đó chính là Chúa Thánh Thần.

3.CHÚ THÍCH:

-C 12-13: + Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi: Chân lý đức tin đã được Đức Giêsu mặc khải, nhưng các môn đệ lại chưa có khả năng lãnh hội được, vì các ông chịu ảnh hưởng nặng nề của quan niệm về một Đấng Thiên Sai trần tục của dân Do thái thời bấy giờ. + Khi nào Thần Khí Sự Thật đến. Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn: Vào lễ Ngũ Tuần, nhờ Chúa Thánh Thần tác động nên các ông đã hiểu biết toàn vẹn các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Vai trò của Chúa Thánh Thần là hướng dẫn, soi lòng mở trí các môn đệ nhận biết sự thật. + Tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại, và loan báo cho anh em những điều sẽ xảy đến: Thánh Thần không nói những gì khác với Đức Giêsu. Do đó, tất cả những điều người ta nghĩ về Thiên Chúa mà khác với lời dạy của Đức Giê-su như các Tông đồ rao giảng, thì đều sai lầm. ư Tin mừng của Gio-an có đọan viết như sau: “Lề luật đã được Thiên Chúa ban qua ông Mô sê, còn ân sủng và sự thật thì nhờ Đức Giêsu Kitô mà có... Không ai thấy được Thiên Chúa bao giờ. Nhưng con Một là Thiên Chúa, và là Đấng hằng ở nơi cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết” (Ga 1,14.17-18).

-C 14-15: + Mọi sự Chúa Cha có đều là của Thầy: Mọi sự đều bắt nguồn từ Chúa Cha, thể hiện nơi Chúa Con và hoàn tất trong Chúa Thánh Thần, để tôn vinh Ba Ngôi Thiên Chúa. + Người lấy những gì của Thầy mà loan báo cho anh em: Ngày nay Chúa Thánh Thần tiếp tục soi lòng các Đức Giáo hoàng kế vị Tông đồ Phê-rô và các Giám mục kế vị các Tông đồ khác khi họp Công Đồng Chung. Do đó, giáo huấn của các ngài về đức tin và luân lý đều được Thánh Thần soi dẫn hợp với Lời dạy của Chúa Giê-su, nên tuyệt đối không sai lầm được.

4.CÂU HỎI: 1) Tại sao các môn đệ lại không thể hiểu hết những Lời Đức Giê-su rao giảng trong thời gian Người giảng đạo? 2) Chúa Thánh Thần có vai trò thế nào trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, đặc biệt đối với các môn đệ của Đức Giê-su? 3) Ngày nay giáo huấn của các Đức Giáo Hòang và Công đồng chung về đức tin và luân lý có thể sai lầm được không? Tại sao?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1.LỜI CHÚA: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).

2.CÂU CHUYỆN: CHÍNH TÔI ĐÃ GẶP THẤY NGƯỜi.

Hồi ấy AN-RÊ PHỐT-SA (André Foissard) là một sinh viên thuộc một gia đình vô tín ngưỡng. Thân phụ ông là người vô thần, cố tình để trên bàn học của con các sách báo có nội dung bài bác đạo Công giáo để con cũng đi heo sự vô tín của mình. Nhưng dù sống trong môi trường vô tín như thế, Phốt-sa vẫn đạt tới đức tin nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Một hôm, anh đi vào nhà thờ Đức Bà ở Pa-ri để tìm một người bạn. Cặp mắt của anh tình cờ nhìn thấy tượng Chúa Giê su đang chịu đóng đanh trên cây thập giá. Lập tức anh đã cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa. Anh đã đứng dưới chân cây thập giá ấy một hồi lâu và những giọt nứơc mắt cứ tự nhiện lăn dài trên má. Bấy giờ anh cảm thấy mình như một đứa con đi lạc trong một thời gian dài, vừa tìm thấy người cha thân yêu. Sau này anh đã thuật lại biến cố ấy trong một tác phẩm thời danh là “Quả thật có Thiên Chúa. Chính tôi đã gặp Ngài”.

3.SUY NIỆM:

- NHẬN BIẾT CÓ THIÊN CHÚA: Với trí khôn suy luận theo nguyên lý nhân quả, người ta có thể biết có Đấng Tạo Hóa. Nhưng trong nhiều trường hợp, người ta còn cảm nhận được sự hiện hữu của Người, như trong câu chuyện của ông An-rê Phốt-sa nói trên.

- HIỂU BIẾT VỀ THIÊN CHÚA: Chính nhờ Đức Giê su, loài người mới hiểu biết rõ ràng về Thiên Chúa. Chẳng hạn Thiên Chúa chỉ là Một nhưng Ngài lại có Ba Ngôi là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Chúa Cha yêu Chúa Con từ trước muôn đời và đã sai Chúa Con xuống trần gian làm người gọi là Đấng Thiên Sai. Chúa Thánh Thần là Chúa Ngôi Ba, là Tình Yêu giữa Chúa Cha và Chúa con. Như vậy Thiên Chúa không những là Đấng Độc Nhất (x. Xh 20,2-3), mà Ngài còn là Ba Ngôi. Như các thành viên trong một gia đình, Ba Ngôi luôn hiệp thông mật thiết với nhau và chia sẻ cho nhau mọi sự mình có (x Ga 16,15).

- CÁC BẰNG CHỨNG VỀ MẦU NHIỆM THIÊN CHÚA BA NGÔI TRONG TÂN ƯỚC:

+ Trong cuộc Thần hiện tại sông Gio-đan: Tin mừng Mát-thêu đã thuật lại như sau: “Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khi Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự xuống trên Người. Và có tiếng từ trời phán: “Đây là Con yêu dấu của Ta. Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16-17).

+ Khi nói chuyên với ông Ni-cô-dê-mô: Đức Giêsu đã mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi cho ông như sau: “Quả vậy, Đấng được Thiên Chúa sai đi, thì nói những Lời của Thiên Chúa, vì Thiên Chúa ban Thần Khí cho người vô ngần vô hạn. Chúa Cha yêu thương Con và đã giao mọi sự trong tay Người. Ai tin vào Con thì được sống đời đời” (Ga 3,34-36a).

+ Khi trao sứ mệnh truyền giáo cho các môn đệ trước khi lên trời: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).

+ Trong bài giảng của Phê-rô vào lễ Ngũ Tuần: sau khi được Chúa Thánh Thần hiện Xuống Phê-rô đã giảng như sau: “Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: Đó là điều anh em đang thấy và đang nghe” (Cv 2,33).

+ Thánh Phao lô cầu chúc cho các tín hữu trong thư Cô-rin-tô: “Cầu chúc toàn thể anh em được tràn đầy ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần. A-men” (2 Cr 13,13). Trong thu Ga-lát: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em... Trong Người, cả anh em nữa, cũng được xây dựng cùng với những người khác, làm ngôi nhà Thiên Chúa” (Ep 2,18.22).

- SỐNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI:

+ Mỗi ngày, khi làm dấu Thánh giá là chúng ta tuyên xưng đức tin về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Làm dấu Thánh giá là ta ghi dấu của Ba Ngôi trên thân thể và trên mọi hoạt động của ta. Do đó ta cần phải làm mọi việc cách nghiêm túc đẹp lòng Thiên Chúa.

+ Như “Thiên Chúa vừa là Một theo Bản Tính, vừa là Ba theo Ngôi Vị”, Hội thánh cũng phải vừa thống nhất vừa đa dạng. Hội thánh có mười hai Tông đồ, bốn sách Tin mừng, hai kinh Lạy Cha... Tuy nhiên, để sự thống nhất mà không trở nên khép kín nghèo nàn, để sự đa dạng đừng biến thành cớ gây chia rẽ, thì cần phải có sự hiệp thông sâu xa giữa mọi thành phần trong Hội thánh. Đời sống của Ba Ngôi là mẫu mực cho mọi tổ chức của loài người.

+ Mừng lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta ý thức sự hiện diện của Ba Ngôi nơi chúng ta như Đức Giê-su đã dạy: “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ Lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23). Ngòai ra Thiên Chúa siêu việt cũng ở với chúng ta và nhắc nhở chúng ta qua tiếng lương tâm. Chúng ta chỉ cần hướng vào nội tâm là sẽ gặp Người. Chúng ta cần ý thức và tôn kính sự hiện diện ấy và để cho tình yêu của Chúa Ba Ngôi tự do hoạt động nơi chúng ta, và qua chúng ta đến với các dân tộc trên thế giới.

4.THẢO LUẬN: 1) Chúa Cha là Đấng sáng tạo, Chúa Con là Đấng cứu chuộc, Chúa Thánh Thần là Đấng thánh hóa. Vậy mỗi tín hữu phải có bổn phận thế nào đối với Chúa Ba Ngôi? 2) “Thiên Chúa là Tình Yêu”. Vậy bạn cần sống tinh thần hiệp thông, chia sẻ yêu thương nơi gia đình, đoàn thể và trong xứ đạo của bạn thế nào để nên giống như tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa?

5.NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA CHA ĐẦY TÌNH YÊU THƯƠNG. Xin cho chúng con biết thực thi bác ái trong cuộc sống hằng ngày để xứng đáng trở thành con cái của Cha: Giữa một thế giới đang tôn thờ quyền lực và đề cao lợi lộc vật chất, xin dạy chúng con biết phục vụ tha nhân trong sự âm thầm vô vụ lợi. Giữa một thế giới muốn thống trị chiếm đoạt, xin dạy chúng con biết nhận ra mọi người là anh em để khiêm nhường phục vụ cho nhau.

- LẠY CHÚA BA NGÔI CỰC THÁNH. Chúa là mẫu mực của một tình yêu tinh tuyền. Xin cho các tín hữu chúng con trở nên dấu chỉ sự hiện diện của Chúa giữa lòng xã hội. Xin dạy chúng con biết yêu người như Chúa đã yêu con, biết sống với và sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường đón nhận. Lạy Ba Ngôi chí thánh. Xin cho chúng con vững tin vào sự hiện diện của Chúa đang ở trong con và ở trong những người đang đi tìm Chúa.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTC: quyền thế thực sự, ngay trong Giáo Hội là ở chỗ phục vụ người khác
Bùi Hữu Thư
06:42 22/05/2013


2013-05-21 Vatican Radio

(Vatican Radio) Đối với một Kitô hữu, thăng tiến thực sự nằm ở chỗ tự hạ mình như Chúa Giêsu đã làm. Đây là trọng tâm của bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng nay trong nhà nguyện Thánh Mác-ta. Đức Thánh Cha cũng nhắc lại là quyền hành thực sự là ở chỗ phục vụ và không có có chỗ nào bên trong Giáo Hội cho việc tranh dành quyền thế. Trong lời nguyện giáo dân, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cầu nguyện cho các nạn nhân trận cuồng phong tại Oklahoma.

Trong các bài đọc hôm nay, Đức Thánh Cha suy niệm về việc Chúa Giêsu nói đến cuộc khổ nạn của Người. Tuy nhiên, các môn đệ của Người lại bắt đầu bàn tán về việc ai là kẻ cao trọng nhất trong bọn họ. Bình luận về ‘giai đoạn chua cay’ này, Đức Thánh Cha ghi nhận: “Việc tranh dành quyền thế trong Giáo Hội khôngcó gì mới lạ cả”, thật vậy “đã có ngay thừ thời Chúa Giêsu.” Đức Thánh Cha nói: “Trong Phúc Âm Chúa Giêsu, việc tranh dành quyền thế trong Giáo Hội không được xẩy ra" vì quyền thế thực sự, mà Chúa Kitô đã dậy chúng ta “bằng gương sáng của Người”, là “quyền hành của việc phục vụ ".

"Quyền thế thực sự. Như Người đã làm, Chúa đến để phục vụ thay vì để được phục vụ, và việc phục vụ của Người là phục vụ cho thập giá. Chúa hạ mình cho đến chết, và chết trên thập giá vì chúng ta, để phục vụ chúng ta, để cứu rỗi chúng ta. Và không có cách nào khác để thăng tiến trong Giáo Hội. Đối với người Kitô, thăng tiến, thăng thưởng, có nghĩa là phải hạ mình. Nếu chúng ta không học được quy luật Kitô giáo này, chúng ta sẽ không bao giờ có thể hiểu được sứ điệp thực sự của Chúa Giêsu về quyền bính. "

Đức Thánh Cha nói: thăng tiến có nghĩa là “tự hạ mình”, nghĩa là “luôn luôn phục vụ” người khác. Ngài tiếp: “kẻ cao trọng nhất là người phục vụ nhiều nhất, là kẻ đi phục vụ người khác.” “Đây là quy luật.” Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét: ngay từ lúc khởi đầu cho đến nay đã có “sự tranh dành quyền bính trong Giáo Hội,’ ngay “cả trong cách ăn nói của chúng ta ":

"Khi một người được ban cho một công việc, và một công việc người trần cho là cao quý, thì họ nói: “Ồ, bà này được phong chức chủ tịch của một hiệp hội, hay ông kia được thăng thưởng...'. Động từ thăng thưởng là một động từ hay và chúngta phải dùng trong Giáo Hội. Vâng, Chúa được thăng thưởng trên thập giá, Chúa được thăng thưởng bằng sự nhục nhằn. Chính sự thăng thưởng cách này mới làm cho chúng ta nên giống Chúa Giêsu! "

Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc đến Thánh I-Nhã thành Loyola, là người trong các bài tập Linh Thao, xin Đấng bị Đóng Đanh ban cho “ân sủng của sự khiêm nhường.” Điều này, ngài nói chính là “quyền hành của việc phục vụ cho Giáo Hội.” Đây chính là con đường của Chúa Giêsu, thật sự và không phải là việc thăng tiến trên trần thế:

"Lối đi của Chúa Kitô nằm trong việc Chúa phục vụ: cũng như Chúa phục vụ, chúng ta phải làm theo Người, trên con đường phục vụ. Đó chính là quyền bính thực sự trong Giáo Hội. Tôi muốn cầu nguyện hôm nay cho tất cả chúng ta, để Chúa Kitô ban cho chúng ta ơn hiểu biết là “ quyền bính thực sự trong Giáo Hội là phục vụ. Và để hiểu rằng quy luật quý báu Người dậy chúng ta bằng gương sáng của Người là: Đối với một Kitô hữu, thăng tiến, thăng chức, có nghĩa là tự hạ mình. Chúng ta hãy cầu xin được ban cho ân sủng này. "

Nhân viên của Đài Truyền Thanh và Văn Phòng Đô Chánh hiện diện trong Thánh Lễ sáng thứ ba này. Cũng hiện diện là Giám Đốc Civiltà Cattolica, là linh mục Antonio Spadaro S.J., và Maria Voce và Giancarlo Faletti, chủ tịch và phó chủ tịch Phong Trào Focolare.
 
Giải đáp phụng vụ: Việc kết hôn dân sự và kết hôn tôn giáo được thực hiện ra sao?
Nguyễn Trọng Đa
08:29 22/05/2013
Giải đáp phụng vụ: Việc kết hôn dân sự và kết hôn tôn giáo được thực hiện ra sao?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Vị hôn thê của tôi muốn được kết hôn trong Giáo Hội Công Giáo. Cô ấy là công dân Ai Len và tôi là người Mỹ. Chúng tôi đang có kế hoạch kết hôn ở Ai len, nhưng do các vấn đề di trú, chúng tôi đã nghĩ đến việc kết hôn dân sự tại Mỹ trước, và sau đó làm lễ cưới Công Giáo ở Ai Len. Chúng tôi lo ngại rằng việc kết hôn dân sự sẽ ảnh hưởng đến việc công nhận hôn nhân Công Giáo. Bí tích hôn nhân Công Giáo đầy đủ là rất quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi không muốn làm hỏng nó. Tôi xin hỏi liệu Giáo Hội Công Giáo sẽ cho phép chúng tôi kết hôn dân sự trước khi kết hôn Công Giáo trong nhà thờ không? - E. U., Arlington, bang Massachusetts, Mỹ.

Đáp: Một nguyên tắc đầu tiên cần được tuân giữ là Giáo Hội không công nhận tính hợp lệ của hôn nhân dân sự giữa hai người Công Giáo. Tất cả người Công Giáo có nghĩa vụ thực hiện các thủ tục nêu ra trong luật, mặc dù Giám mục có quyền miễn chuẩn một số yêu cầu trong các trường hợp đặc biệt.

Câu hỏi về cách thức hôn nhân dân sự liên quan đến việc cử hành bí tích phụ thuộc vào luật pháp của mỗi quốc gia. Nói chung, có hai khả năng chính yếu dựa vào các luật sau:

Một tình huống là địa điểm mà lễ cưới Công Giáo thường có các tác dụng dân sự. Đây là trường hợp ở Mỹ, Ai Len, Ý và một số nước khác. Trong mỗi quốc gia, có một quy trình cụ thể cần phải được thực hiện trước mặt chính quyền, nhưng cuối cùng chỉ có một lễ kết hôn mà thôi.

Có một số trường hợp trong đó Giáo Hội cử hành một lễ cưới với tác dụng bí tích mà thôi. Một ví dụ: một đôi lứa, khi đã đi vào một hôn nhân dân sự, và một lúc nào đó mong muốn bình thường hóa tình trạng của họ trước mặt Thiên Chúa. Bằng cách này, họ sẽ có thể tham gia đầy đủ vào đời sống Giáo Hội, đặc biệt là có thể trở lại rước lễ bình thường.

Trong tình huống trên, nơi mà các nghi lễ tôn giáo có tác dụng dân sự, hôn nhân dân sự là không thực sự là một lựa chọn khả thi cho người Công Giáo trung tín. Đồng thời, một hôn nhân dân sự trước đó không là một ngăn trở cho một cặp vợ chồng cử hành hôn nhân bí tích.

Một tình huống khác phát sinh trong các quốc gia, vốn không có sự nhìn nhận dân sự cho việc cử hành bí tích hôn nhân. Trong các trường hợp này, thường có hai "cử hành kết hôn" - một dân sự và tôn giáo. Đây sẽ là trường hợp ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ Latinh.

Trong hầu hết các trường hợp, việc kết hôn dân sự đi trước kết hôn tôn giáo. Khoảng cách giữa hai việc kết hôn này có thể ngắn vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí lâu hơn. Bởi vì Giáo Hội không công nhận việc kết hôn dân sự, người Công Giáo trung tín sẽ không sống đời vợ chồng cho đến sau khi cử hành hôn nhân Công Giáo.

Mặc dù không công nhận hôn nhân dân sự, trong một số nước, Giáo quyền không cho phép cử hành nghi thức kết hôn Công Giáo cho đến sau khi hôn nhân dân sự được thực hiện. Điều này trước tiên là một biện pháp mục vụ để đảm bảo sự bảo vệ hợp pháp đầy đủ cho hai người, và bảo đảm việc nuôi dưỡng con cái trong trường hợp đổ vỡ hoặc chia tay của đôi lứa.

Nếu biện pháp này không được thực hiện, một người nam hoặc một người nữ có thể tự thấy mình bị ràng buộc trong lương tâm với việc kết hôn, nhưng với các cách thức hạn chế về bồi thường pháp lý, liên quan đến việc nuôi con, tài sản hay các trách nhiệm chia sẻ khác bắt nguồn từ cuộc hôn nhân của họ.

Đối với các trường hợp cụ thể của người nêu câu hỏi trên với chúng tôi, tôi nghĩ rằng nếu ông đã hoàn thành các thủ tục giấy tờ cần thiết và hợp lệ, thì không có lý do gì tại sao một lễ cưới Công Giáo được công nhận về dân sự ở Ai Len lại không được công nhận hợp pháp tại Hoa Kỳ.

Nếu có gì khó khăn đặc biệt, ông cần tham khảo ý kiến của Giám mục địa phương của mình. (Zenit.org 21-5-2013)
 
ĐTC Phanxicô tiếp đội vô địch Juventus
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:51 22/05/2013
VATICAN – Chiều hôm qua, Thứ Ba, 21/05/2013, tại phòng khách Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến riêng phái đoàn câu lạc bộ bóng đá Juventus thành Turino, mà cách đây hơn hai tuần, đội đã thành công giữ lại cho mình chiếc cúp vô địch serie A Italia đạt được từ mùa giải năm trước.

Đây là lần đầu tiên, Juventus được tiếp đón tại Vatican. Có mặt trong đoàn gặp gỡ Đức Thánh Cha tại Tòa Thánh Vatican bao gồm vị Chủ tịch câu lạc bộ Andrea Agnelli, các nhà quản trị câu lạc bộ như Giuseppe Marotta, Aldo Mazzia và Claudio Albanese, Huấn luyện viên trưởng Antonio Conte và thủ môn kiêm Đội trưởng, cầu thủ Gianluigi Buffon.

Ngỏ lời buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha Phanxicô và ông Chủ tịch câu lạc bộ Agnelli đã nhấn mạnh đến giá trị của thể thao như là một yếu tố hun đúc tình hiệp nhất giữa con người với nhau. Nhân dịp này Câu lạc bộ Juventus tặng Đức Thánh Cha chiếc áo cầu thủ của Buffon mang dòng chữ ghi tặng của toàn đội, cùng với bản sao chiếc cúp vô địch.

Khi còn là Hồng Y tại Buenos Aires, Đức Thánh Cha Phanxicô có thói quen đến sân vận động rất đều đặn để cổ động cho câu lạc bộ San Lorenzo. Từ khi làm giáo hoàng, ngài đã nhận được rất nhiều áo cầu thủ của các câu lạc bộ khác nhau trên khắp thế giới trong lúc đi chào mọi người đến tham dự buổi tiếp kiến chung vào thứ Tư hàng tuần.

Sau buổi tiếp kiến riêng của Đức Thánh Cha, các đại diện câu lạc bộ đội bóng thành Turino còn gặp gỡ Hội Những Người Bạn thuộc Câu Lạc Bộ Juventus tại Tòa Thánh để ăn mừng danh hiệu Scudetto mà đội tuyển vừa đạt được trong mùa giải thi đấu năm nay.

Với chiến thắng trên sân nhà 1- 0 khi tiếp câu lạc bộ khách Palermo hôm 05/05/2013 ở lượt đấu thứ 35 của giải, Juventus đã sớm bảo vệ thành công chức vô địch khi mùa giải vẫn còn đến 3 trận đấu. Đây là danh hiệu Scudetto lần thứ 29 của Câu lạc Bộ.
 
ĐGH: Tranh Giành Quyền Lực Là Đi Ngoài Tầm Nhìn Của Đức Giêsu Về Giáo Hội
Xứ Phúc
09:34 22/05/2013
ĐGH: Tranh Giành Quyền Lực Là Đi Ngoài Tầm Nhìn Của Đức Giêsu Về Giáo Hội

Vatican City – Thừa nhận có sự tranh giành quyền lực trong giáo hội ngay từ khởi thuỷ, ĐGH Phanxicô dạy rằng huấn giáo của Đức Giêsu về quyền lực: quyền lực không có vị trí trong huấn giáo của ngài.

Trong bài giảng ngày 21/5 về đoạn Phúc Âm theo thánh Mác cô chương 9, ĐGH Phanxicô giảng: “Trong Giáo hội người lớn nhất là người phục vụ nhiều nhất, là người phục vụ người khác. Đây là luật. Tuy nhiên ngay từ đầu, đã có sự tranh giành quyền trong Giáo hội, thậm chí là trong cả cách chúng ta thuyết giản.” Trong bài Phúc Âm, Đức Giêsu biết các tông đồ đang tranh luận ai trong họ là người lớn nhất. ĐGH Phanxicô tiếp tục: “Trong Phúc Âm, cuộc tranh giành quyền lực trong Giáo hội không được phép tồn tại, vì quyền lực thực sự, mà Chúa chúng ta đã dạy chúng ta bằng mẫu gương của ngài, là quyền lực của sự phục vụ.

Tuy nhiên, ĐGH cho rằng việc tranh giành quyền lực trong Giáo hội “không có gì mới” vì ngay từ khi Đức Giêsu lập nhóm tông đồ, việc tranh giành đã xuất hiện. ĐGH Phanxicô ghi nhận, “khi một người có được công việc, người đó trong con mắt thế gian đang ở vai trò giám sát, họ nói ‘à, người phụ nữ này được thăng tiến lên làm chủ tịch hiệp hội, hay người đàn ông này vừa được thăng tiến’. Động từ “thăng tiến” là động từ đẹp và chúng ta phải sử dụng động từ này trong Giáo hội. Đúng vậy, anh ấy thăng tiến trên con đường Thập giá, anh ấy thăng tiến trong đức khiêm nhường.

ĐGH nhấn mạnh, “Sự thăng tiến thực sự làm cho chúng ta nên giống Đức Giêsu hơn. Nếu chúng ta không học hỏi quy tắc Kitô giáo này, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được thông điệp đích thực của Đức Giêsu về quyền lực. Quyền lực đích thực là phục vụ như Đức Giêsu đã làm, Ngài đến không để được phục vụ mà là phục vụ và sự phục vụ của Ngài là sự phục vụ của Thập giá.

ĐGH giải thích Đức Giêsu đã “hạ mình đến chết, thậm chí chết trên thập giá vì chúng ta, để phục vụ chúng ta, để cứu độ chúng ta và do đó, không có con đường thăng tiến nào khác trong Giáo hội.” ĐGH Phanxicô cũng nhắc đến hội dòng nơi Ngài từng là tu sĩ bằng việc nhắc đến thánh I- Nhã, đấng sáng lập dòng Tên, đã cầu xin Đức Giêsu ban ơn khiêm nhường.

Tiếp tục giảng về quyền lực đích thực, ĐGH Phanxicô nhấn mạnh, “Đây là quyền lực đích thực của sự phục vụ Giáo hội, đây là con đường đích thực của Đức Giêsu, sự tiến bộ đích thực không theo kiểu trần gian. Con đường của Thiên Chúa khởi đi từ việc phục vụ của Ngài khi Ngài thực thi phục vụ, chúng ta phải noi gương Ngài trên con đường phục vụ, đó chính là quyền lực đích thực trong Giáo hội.”

http://www.catholicnewsagency.com/news/pope-power-struggles-outside-jesus-vision-of-church
 
ĐGH Phanxicô Kêu Gọi Các Tín Hữu Kitô Giáo Cầu Nguyện Cho Kitô Hữu Tại Trung Hoa
Xứ Phúc
13:35 22/05/2013
ĐGH Phanxicô Kêu Gọi Các Tín Hữu Kitô Giáo Cầu Nguyện Cho Kitô Hữu Tại Trung Hoa

ĐGH Phanxicô kêu gọi các tín hữu Kitô giáo cầu nguyện cho Kitô hữu tại Trung Hoa vào ngày thứ Sáu tuần này, đây là ngày đặc biết phụng vụ mừng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tại Thánh Đường Đức Mẹ Xà Sơn, Thượng Hải.
Ngài nói: “Ta kêu gọi tất cả tín hữu Công giáo trên toàn thế giới cùng chung lời cầu nguyện với anh chị em đồng giáo tại Trung Hoa, nài xin Thiên Chúa ban ân sủng để loan truyền, bằng niềm vui và khiêm nhường, Đức Kitô, Đấng đã chết và sống lại, để trung thành với Giáo hội và Đấng kế vị Thánh Phêrô và để sống mỗi ngày phục vụ đất nước và công dân của họ cách nhất quán với niềm tin mà họ tuyên xưng."

ĐGH Phanxicô cầu xin "Đức Mẹ Xà Sơn, nâng đỡ tất cả mọi người tại Trung Hoa, những người trong những thử thách hàng ngày, tiếp tục tin, cậy và mến. Xin cho họ đừng bao giờ e ngại nói về Đức Giêsu cho toàn thế giới và cầu nguyện với Đức Giêsu cho Thế giới."

Trong hình là Đức Mẹ Trung Hoa tại Thượng Hải

Được biết, tháng 5/2008 ĐGH Danh dự Biển Đức XVI đã sáng tác kinh nguyện dành riêng cho Đức Mẹ Phù Hội Các Giáo Hữi được tôn kính tại Thánh Đường Xà Sơn, gần Thượng Hải. Ngài cũng thiết lập ngày 24/5 là Ngày Thế Giới thường niên Cầu nguyện cho Trung Quốc.

Kinh Cầu Đức Mẹ Xà Sơn (Bản dịch của nhà thờ Cha Tam)
Lạy Rất Thánh Nữ Đồng Trinh,
là Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể và là Mẹ chúng con,
Mẹ được tôn kính nơi Đền Thánh Xà Sơn
dưới tước hiệu “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”,
toàn thể Giáo Hội tại Trung Quốc trìu mến sốt sắng nhìn lên Mẹ.

Hôm nay chúng con đến trước nhan Mẹ
dâng lời cầu khẩn xin Mẹ chở che.
Xin Mẹ lấy lòng từ mẫu đoái trông
và dìu dắt đoàn dân Chúa theo đường chân lý yêu thương,
để dân Chúa luôn là muối men hòa hợp giữa mọi người.

Khi Mẹ ngoan ngoãn nói lời “xin vâng” ở Nazareth,
Mẹ đã đón nhận Con Thiên Chúa hằng sống
nhập thể vào cung lòng tinh tuyền của Mẹ,
và nhờ đó công trình cứu chuộc đi vào lịch sử.
Mẹ đã cộng tác trong công trình này với lòng quảng đại ân cần
để lưỡi gươm đau khổ đâm thâu lòng Mẹ,
cho đến giờ tột đỉnh của Thập Giá,
Mẹ vẫn kề bên Con trên đỉnh Calvê,
Đấng chịu chết để chúng con được sống.

Từ lúc đó, theo một thể thức mới,
Mẹ trở thành Mẹ của tất cả những ai
tin và đón nhận Đức Chúa Giêsu Con của Mẹ,
và bằng lòng vác thập giá bước theo chân Người.

Lạy Mẹ Nguồnn Cậy Trông,
Mẹ đã bước đi trong tăm tối của Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh
với niềm tin vững vàng
Mẹ đã tiến đến rạng đông của Ngày Phục Sinh.
Xin cho chúng con trong mọi hoàn cảnh, dù tối tăm nhất,
biết nhận ra dấu Chúa hiện diện yêu thương

Lạy Đức Mẹ Xà Sơn,
xin nâng đỡ tất cả những ai
giữa những khó khăn hàng ngày ở Trung Quốc
vẫn một lòng tin tưởng, cậy trông và yêu mến.
Xin cho họ đừng sợ
khi phải nói về Chúa Giêsu cho thế giới,
và nói về thế giới cho Chúa Giêsu.
Tượng Mẹ nâng cao Con trên đỉnh Đền Thánh
với vòng tay yêu thương rộng mở
như để trao ban Con Mẹ cho thế gian.
Xin Mẹ giúp các tín hữu Công Giáo
luôn là những chứng nhân đáng tin cậy của tình yêu này,
luôn hợp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô, nền tảng Hội Thánh.
Lạy Đức Mẹ Trung Quốc và Á Châu,
xin cầu cho chúng con bây giờ và mãi mãi. Amen!


http://www.news.va/en/news/pope-francis-call-to-prayer-for-the-church-in-chin

Xứ Phúc
 
Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu phục vụ người nghèo
LM. Trần Đức Anh OP
15:05 22/05/2013
VATICAN. Trong cuộc viếng thăm Nhà Hồng Ân của Đức Maria chiều 21-5-2013, ĐTC Phanxicô khích lệ các tín hữu phục vụ Chúa Giêsu nơi chính các anh chị em nghèo và bệnh nhân.

Nhà này ở sát biên giới giữa Vatican và thành Roma, cạnh trụ sở Bộ giáo lý đức tin, được Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 và Chân Phước Mẹ Têrêsa Calcutta khánh thành ngày 21-5-1988 như một nhà tiếp đón và giúp đỡ người nghèo. Mỗi ngày có hàng trăm người nghèo nam nữ được các nữ tu Thừa Sai bác ái và những người thiện nguyện trợ giúp lương thực. Ngoài ra Nhà có thể đón tiếp từ 50 đến 70 phụ nữ qua đêm, cũng như săn sóc y tế cho các phụ nữ nhờ một bệnh xá.

Đến nhà Hồng Ân của Đức Maria, ĐTC đã được ĐHY Comastri, Tổng đại diện của ĐTC tại Thành Vatican, các nữ tu và khoảng 100 người tiếp đón. Một nữ tu đã choàng vòng hoa cho ngài theo thói quen của người Ấn Độ. Rồi Nữ Tu Mary Prema Pierick, người Đức, Bề trên Tổng quyền Dòng Thừa Sai bác ái, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC và cám ơn ngài đã nhận lời mời đến viếng thăm Nhà Hồng Ân nhân kỷ niệm đúng 25 năm thành lập nhà này.

Trong bài huấn dụ ngắn, ĐTC nhiệt liệt cám ơn và đề cao lòng nhiệt thành phục vụ của các nữ tu và những người thiện nguyện, làm cho lòng yêu mến của Giáo Hội đối với người nghèo được trở nên cụ thể hữu hình.

ĐTC đã quảng diễn bài huấn dụ dựa trên danh xưng của ”Nhà Hồng Ân Đức Maria”, như một nơi tiếp đón thân thiện, trong tinh thần gia đình và yêu thương. Như một hồng ân, một món quà, nhà này trao tặng sự tiếp đón, trợ giúp vật chất và tinh thần cho nhiều anh chị em đến từ nhiều nơi trên thế giới. Nhưng cả các anh chị em đón nhận sự trợ giúp ấy cũng là một hồng ân, một món quà cho những người phục vụ. ĐTC nói:

”Anh chị em nói với chúng tôi rằng yêu mến Thiên Chúa và tha nhân không phải là một cái gì trừu tượng, nhưng rất cụ thể: yêu Mến Thiên Chúa có nghĩa là nhìn thấy nơi mỗi người khuôn mặt của Chúa mà chúng ta cần phụng sự, phục vụ Ngài một cách cụ thể. Anh chị em thân mến, anh chị em chính là khuôn mặt của Chúa Giêsu!

Cũng trong chiều hướng đó, ĐTC khẳng định rằng ”Tất cả chúng ta cần phục hồi ý nghĩa của sự trao tặng, sự nhưng không và tình liên đới. Chủ nghĩa tư bản luật rằng dạy phải theo tiêu chuẩn đạt tới lợi lộc với bất kỳ giá nào, cho đi để được nhận lại, bóc lột và chẳng cần để ý đến ai... Và chúng ta thấy hậu quả của chủ thuyết ấy trong cuộc khủng hoảng chúng ta đang trải qua! Nhà Hồng ân này là một nơi dạy về đức bác ái, dạy cách đi gặp mỗi người, không phải để thủ lợi, nhưng vì tình thương. Âm nhạc của Nhà này là tình thương! Và tôi hài lòng vì các chủng sinh từ các nơi trên thế giới đến đây để cảm nghiệm một kinh nghiệm trực tiếp về sự phục vụ. Như thế các linh mục tương lai có thể một cách cụ thể một khía cạnh thiết yếu trong sứ mạng của Giáo Hội và biến kinh nghiệm ấy thành một kho tàng cho sứ vụ mục tử của mình”.

Sau cùng, ĐTC cũng nêu cao sự kiện Nhà này là một hồng ân của Mẹ Maria.. Mẹ là gương mẫu và là một khích lệ cho những ngừơi sống trong Nhà này và cho tất cả chúng ta, hãy sống đức bác ái đốivới tha nhân, không phải như một nghĩa vụ xã hội, nhưng khởi hành từ tình yêu của Thiên Chúa... Tại nhà này, mỗi người tìm cách yêu mến tha nhân, nhưng đồng thời cũng để cho tha nhân yêu mến”.

Sau bài huấn dụ ngắn, ĐTC đã bắt tay chào thăm từng người hiện diện và trở về nhà trọ thánh Marta gần đó lúc 6 giờ chiều (SD 21-5-2013)
 
Cái yếu kém của các chính trị gia: không biết lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân
Linh Tiến Khải
15:07 22/05/2013
Phỏng vấn triết gia Aldo Masullo

Hồi tháng 4 năm 2013 triết gia Aldo Masullo, nguyên giáo sư triết học luân lý của đại học Napoli nam Italia, đã mừng sinh nhật thứ 90. Nhân địp này giáo sư đã cho xuất bản cuốn sách tựa đề ”Kịch trường triết lý nhỏ”, trong đó ông đưa lên sân khấu nhiều nhân vật khác nhau từ Đức nguyên Giáo Hoàng Biển Đức XVI tới Amleto của kịch sĩ Shakespeare, từ Giordano Bruno tới triết gia Hy lạp Eraclito, hay một ông thợ sửa đồng hồ để cho họ thảo luận về các đề tài chân lý, linh hồn và công lý. Tuy đã 90 tuổi nhưng khi nói hay viết triết gia Masullo vẫn còn trẻ trung như trong lứa tuổi các con và các cháu, và ông vẫn hướng nhìn về tương lai với ước muốn học hỏi khám phá.

Triết gia Aldo Masullo sinh năm 1923, từ năm 1955 là giáo sư dậy Triết học lý thuyết, và Triết học luân lý tại đại học Napoli. Giáo sư cũng từng nghiên cứu và dậy học bên Đức. Trong các năm 1984-1990 giáo sư đã là giám đốc phân bộ Triết học thuộc đại học Napoli. Hồi thập niên 1970 giáo sư cũng đã từng là dân biểu quốc hội và Nghị sĩ Thượng Viện.

Giáo sư Masullo cũng là tác giả của nhiều sách, chẳng hạn như các cuốn: ”Trực giác và diễn văn” (1955); ”Cấu trúc, chủ thể và thực hành” (1966); Lịch sử và cái chết” (1964); ”Cộng đoàn như nền tảng: Fichte, Husserl, Sartre” (1965); ”Ý nghĩa của nền tảng” (1967); ”Chống siêu hình học của nền tảng” (1971); ”Siêu hình học” (1980); ”Fichte: tính cách liên bản vị và nguồn gốc” (1986); ”Các triết lý của chủ thể và quyền của ý nghĩa” (1990).

Là người đã từng hoạt động chính trị trong cương vị là dân biểu và thượng nghị sĩ trong chính phủ Italia, triết gia Masullo có kinh nghiệm chính trường. Theo ông trong cuộc sống quốc gia điều tệ hại nhất đó là giới lãnh đạo chính trị không biết lắng nghe ý kiến, không chú ý đến các quan điểm và các phản ứng của người dân, cũng như không biết đối thoại và không lưu tâm tới các vấn đề và nhu cầu của dân chúng. Dân chỉ là con bò cho họ vắt sữa, bòn mót và khai thác bóc lột, bằng đủ mọi thứ thuế.

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn giáo sư Aldo Masullo, về sự yếu kém của các chính trị gia và các chính quyền: đó là không biết lắng nghe ý kiến đóng góp và không đáp ửng các nhu cầu và ước vọng của của người dân.

Đây là một thực trạng của rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang trên đường phát triển và các nước có chính quyền độc tài. Riêng tại các nước có chế độ cộng sản độc tài đảng trị, nơi mọi sự đều do bạo quyền sắp xếp, định hướng và chỉ huy, thì việc nhà nước biết lắng nghe ý kiến và các đề nghị đóng góp của người dân là chuyện thần thoại hoang đường, không bao giờ có; hay có chăng, thì chỉ là giả vờ, như trường hợp nhà nước cộng sản Việt Nam đang hỏi ý kiến dân để tu chính Hiến pháp hiện nay.

Hỏi: Thưa giáo đối với giáo sư tương lai có nghĩa là gì?

Đáp: Đó là sự trái nghich với qúa khứ. Thật ra tôi không có ác cảm nào với qúa khứ đâu, bởi vì qúa khứ có tầm quan trọng của nó: nó là chính chúng ta. Mỗi một người trong chúng ta là tất cả những gì chúng ta đã là. Trong ngôn ngữ của triết gia Hegel qúa khứ là ”gewesen” cái đã là, từ đó phát xuất ra ”wesen” cái là, sự sống, cái nòng cốt, cái tinh túy, cái chính yếu. Nghĩa là sự hiện hữu của từng người trong chúng ta là qúa khứ của nó. Nhưng trong khi tôi thừa nhận tầm quan trọng nền tảng của qúa khứ và đồng thời tôi kính trọng nó, tôi không dừng lại ở qúa khứ là cái đã qua rồi. Tôi tin rằng thái độ nhân bản nhất đó là thái độ nhìn về tương lai. Chính sự kiện chúng ta sống trên thế thẳng đứng, mắt nhìn về phía trước có nghĩa là chúng ta sống một cách không nhìn về đàng sau, mà hướng về phía trước, hướng về viễn tượng tương lai.

Hỏi: Tuy nhiên qúa khứ, trong một cách thế náo đó, cũng vẫn còn rộng mở chứ thưa giáo sư. Giáo sư đã nói rằng chúng ta cần phải luôn luôn tính sổ với mình mà...

Đáp: Vâng, cũng giống như xảy ra trong cuộc sống của từng người hay trong cuộc sống của các cộng đoàn và các quốc gia, các tình trạng mà chúng ta có trước mắt trong hiện tại là các tình trạng đã được xác định bởi tất cả các lựa chọn trước đó. Đây là qúa khứ của riêng tôi, nhưng nó lại càng là qúa khứ của các cộng đoàn hơn nữa. Nếu chúng ta nghĩ tới các sự dữ của nước Italia này, thì chúng là gì nếu không phải là điểm tới, không phải của một chuỗi các sai lầm chính trị, mà nhất là của một chuỗi các thiếu sót không săn sóc các viễn tượng, thiếu sót cái nhìn về tương lai. Những người đã cai trị xã hội chúng ta có chú ý tới các viễn tượng sự phát triển của chúng ta, các viễn tượng của các nhu cầu của chúng ta hay không? Nếu họ đã chú ý tới chúng, thì ngày nay chúng ta đã ở trong một tình trạng khác. Nói cho cùng qúa khứ là gì? Đó là tổng thể các lựa chọn đã được làm, khi cái qúa khứ này đã ở đàng trước cái tương lai.

Hỏi: Thưa giáo sư Masullo, đối với giáo sư có một tệ nạn xã hội: đó là sự truyền thông xấu giữa các công dân và các cơ cấu, giữa người dân và các cơ quan chính quyền; và nó là một sự mâu thuẫn của thời đại truyền thông tân tiến ngày nay trải dài ra khắp nơi và đi đến mọi ngõ ngách, có đúng thế không?

Đáp: Đúng thế. Một đường lối chính trị thích hợp không thể nảy sinh từ một sự phân cách của thế giới chính trị đối với thế giới tổng thể của xã hội. Rất thường khi xảy ra sự giảm bớt ý kiến phản bác của người dân. Việc phản bác không phải chỉ là nền tảng của mọi hiện tượng vật lý, mà còn là nền tảng của mọi hiện tượng nhân bản nữa: nghĩa là khả thể phản ứng trở lại trên một hành động đã được làm rồi. Chính hành động phản ứng trở lại này cho phép người hướng dẫn, người lãnh đạo, người cầm lái nhận ra các sai lầm của mình và sửa chữa chúng. Sự truyền thông xấu có nghĩa là không có khả thể phản ứng trở lại, bởi vì người lãnh đạo tiếp tục đi theo con đường của họ, mà không để tâm, mà không chú ý tới phản ứng của người dân; còn tệ hơn nữa mà không nghe thấy các phản ứng đó.

Hỏi: Nghĩa là giới lãnh đạo, người cầm quyền giả mù giả điếc, muốn rằng họ luôn luôn đúng, không còn có thể bàn cãi vào đâu được nữa. Nhưng giáo sư nói rằng tính cách đời là dụng cụ thảo luận, có nghĩa là sao?

Đáp: Tính cách đời có nghĩa là rộng mở cho sự đối chất liên tục này: chẳng hạn như khả thể từ phía người bị cai trị làm cho người cai trị lắng nghe tiếng nói của mình. Sự tự do là tự do, khi hành động của tôi nảy sinh từ một việc thông tin đầy đủ. Tôi tự do, khi điều tôi quyết định làm cho tôi quyết định trên căn bản của một kinh nghiệm rõ ràng, của một thông tin chính xác, của một lượng định có óc phê phán là lượng định của tôi trong tương quan và trong sự đối chất với người khác. Sự trái ngược với tính cách đời là việc thiếu truyền thông rộng mở giữa những người cầm quyền và người phải chịu đựng sự cai trị của họ. Ý niệm về tính cách đời phát xuất từ tiếng hy lạp ”laos” có nghĩa là dân chúng, là người dân. Trong Giáo Hội thời khai sinh đó đã là sự phân biệt giữa dân chúng và những người mang một đặc sủng, có sự thánh hiến, có một chức vụ. Nhưng chúng ta hãy bỏ lãnh vực tôn giáo qua một bên. Trên bình diện xã hội tính cách đời có nghĩa là không thể có sự chia rẽ giữa các nhóm người cầm quyền và các người gánh chịu quyền bính ấy, tức dân chúng là những người bị cai trị.

Hỏi: Thưa giáo sư, trong một giai đoạn cuộc đời mình giáo sư cũng đã từng là dân biểu quốc hội, và giáo sư đã muốn góp phần vào việc làm cho xã hội lớn mạnh với hoạt động chính trị. Nhưng mà trong cương vị là một triết gia giáo sư có thể cống hiến gì cho chính trị? Hay nói cách khác, đâu là vai trò của triết gia trong xã hội chúng ta ngày nay nay?

Đáp: Triết gia là một từ chứa đựng nhiều điều khác nhau bên trong nó. Trước thời Platon đề cập tới triết lý đã có các người gọi là ”sophoi”, trong tiếng Hy lạp có nghĩa là các hiền nhân, các người khôn ngoan, và từ ”sophos” có nghĩa là người ngửi, người đánh hơi. Họ là những người ngửi các thực phẩm, rượu, dầu và biết phân biệt thứ nào tốt và ngon và thứ nào ít tốt hơn và ít ngon hơn.

Nhiệm vụ nền tảng đầu tiên của trí thông minh là biết phân biệt, nghĩa là có khả năng phân định. Triết gia là người yêu thích khả năng phân định và phân biệt. Trong nòng cốt, trong một quan điểm đời, thì tất cả mọi công đân đều là những người mang trong mình khả năng phân định và phân biệt ấy, cả khi họ đã không thể phát triển nó một cách tràn đầy. Trái lại, triết gia là người đã đặc biệt chú ý phát triển khả năng phân biệt này. Họ là một người như tất cả mọi người khác theo đuổi khả năng sống, nhưng không phải như một tù nhân của sự lẫn lộn, mà như là người mở lớn mắt để nhìn xem và phân định. (Avvenire 27-4-2013)
 
Chúa Thánh Thần trao ban cho tín hữu lòng can đảm loan báo Tin Mừng
Linh Tiến Khải
15:08 22/05/2013
Chúa Thánh Thần trao ban sự sống, lòng can đảm và hướng dẫn Giáo Hội trong sứ mệnh loan báo Tin Mừng. Ngôn ngữ của Người là ngôn ngữ của tình yêu thương và sự hiệp thông.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 23-5-2013 tại quảng trường thánh Phêrô.

Ngay từ lúc trước 10 giờ các Đức Ông thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã giới thiệu các nhóm tín hữu hành hương chính thức ghi danh tham dự buổi gặp gỡ với Đức Thánh Cha. Xe díp trắng chở Đức Thánh Cha đã xuất hiện từ phía trái đền thờ thánh Phêrô lúc 10 giờ 15 phút và đi qua các lối đi giữa quảng trường để ngài chào dân chúng. Trong hàng trăm đoàn hành hương cũng có một số tín hữu Việt đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ và một vài nơi khác. Từ Á châu có các đoàn hành hương Ấn Độ. Từ châu Mỹ Latinh có các đoàn hành hương Argentina, Chile, Ecuador, Guatemala, Mehicô, Perù và Brasil. Từ phi châu có đoàn hành hương Angola.

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã trình bày đề tài giáo lý Chúa Thánh Thần và sứ mệnh loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Ngài nói: trong Kinh Tin Kính ngay sau khi tuyên xưng niềm tin nơi Chúa Thánh Thần, chúng ta nói: ”Tôi tin Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền”. Có một dây nối kết sâu đậm giữa hai thực tại đức tin này: thật thế, chính Chúa Thánh Thần ban sự sống cho Giáo Hội và hướng dẫn bước đi của Giáo Hội. Và Đức Thánh Cha mạnh mẽ khẳng định:

Không có sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội sẽ không thể sống và thực hiện nhiệm vụ, mà Chúa Giêsu phục sinh đã giao phó cho Giáo Hội, là ra đi và làm cho tất cả mọi dân tộc trở thành môn đệ (Mt 28,18). Rao truyền Tin Mừng là sứ mệnh của Giáo Hội, không phải chỉ là của vài người, mà là của tôi, của bạn, của chúng ta. Tông Đồ Phaolô đã kêu lên: ”Khốn cho tôi nếu không rao giảng Tin Mừng” (1 Cr 9,16). Mỗi người phải là người loan báo Tin Mừng, nhất là bằng cuộc sống! Đức Phaolô VI nêu bật rằng ”rao giảng Tin Mừng... là ơn thánh và là ơn gọi riêng của Giáo Hội, là căn tính sâu xa nhất của Giáo Hội. Giáo Hội hiện hữu để rao giảng Tin Mừng” (Evangelii nuntiandi, 14).

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha đưa ra câu hỏi: Ai là động lực đích thật của việc loan báo Tin Mừng trong đời sống chung ta và trong Giáo Hội? Đức Phaolô VI đã viết một cách rõ ràng rằng: ”Chính Chúa Thánh Thần, ngày nay cũng như trong thời đầu tiên của Giáo Hội, hoạt động nơi mỗi một người loan báo Tin Mừng để cho Ngài chiếm hữu và hướng dẫn. Ngài gợi lên cho họ các lời mà một mình họ không thể tìm ra, đồng thời bằng cách chuẩn bị tâm hồn của người lắng nghe để họ rộng mở và tiếp nhận Tin Mừng và Nước Chúa được loan báo” (Ibid, 75). Như vậy để loan báo Tin Mừng một lần nữa cần phải rộng mở cho hoạt động của Chúa Thánh Thần, mà không sợ hãi điều Người đòi hỏi và nơi Người dẫn tới. Chúng ta hãy tín thác nơi Người! Người sẽ làm cho chúng ta có khả năng sống và làm chứng cho đức tin của chúng ta, và sẽ soi sáng con tim của những người chúng ta gặp gỡ.

Đó đã là kinh nghiệm trong ngày lễ Ngũ Tuần: trên các Tông Đồ hiệp nhất với Mẹ Maria trong Nhà Tiệc Ly xuất hiện các lưỡi như lưỡi lửa chia ra và đậu trên từng vị, và tất cả đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần và họ bắt đầu nói các tiếng nói khác, trong phương thế Thần Khí ban cho họ quyền diễn tả” (Cv 2,3-4). Chúa Thánh Thần khi xuống trên các Tông Đồ, khiến cho các vị đi ra khỏi căn phòng trong đó họ đã đóng kín vì sợ hãi, Người làm cho họ ra khỏi chính mình, biến đổi họ thành những người loan báo Tin Mừng và chứng nhân các kỳ công của Thiên Chúa (c. 11). Và sự biến đổi do Chúa Thánh Thần đã làm phản ánh trên đám đông chạy đến xuất phát ”từ mọi dân nước đưới bầu trời” (c. 5), bởi vì mỗi người lắng nghe các lời của các Tông Đồ như thể là được nói trong tiếng nói của họ (c. 6).

Ở đây có một hiệu qủa quan trọng đầu tiên trong hoạt động của Chúa Thánh Thần là Đấng hướng dẫn và linh hoạt việc loan báo Tin Mừng: đó là sự hiệp nhất, sự hiệp thông. Tại Babel, theo trình thuật kinh thánh, đã bắt đầu sự phân tán của các dân tộc và sự lẫn lộn các tiếng nói, hậu qủa của hành động ngạo mạn kiêu căng của con người muốn xây dựng với sức riêng của mình, không có Thiên Chúa, một kinh thành và một cái tháp có đỉnh chạm tới trời” (St 11,4).

Vào lễ Ngũ Tuần các chia rẽ đó được vượt thắng. Khồng còn kiêu căng đối với Thiên Chúa nữa, cũng không còn có sự khép kín đối với nhau nữa, nhưng có sự rộng mở cho Thiên Chúa, có việc đi ra để loan báo Lời Người: một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của tình yêu thương mà Chúa Thánh Thần đổ vào trong các con tim (x. Rm 5,5); một ngôn ngữ mà tất cả mọi người đều hiểu, và khi tiếp nhận có thể được diễn tả ra trong mọi cuộc sống và mọi nền văn hóa. Đức Thánh Cha nói thêm về ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần như sau:

Ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần, ngôn ngữ của Tin Mừng là ngôn ngữ của sự hiệp thông, mời gọi vượt thắng các khép kín và thờ ơ, các chia rẽ và chống đối nhau. Chúng ta tất cả phải tự hỏi: tôi đã để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn như thế nào, để chứng tá đức tin của tôi là chứng tá của sự hiệp nhất và sự hiệp thông? Tôi có đem lời hòa giải và tình yêu là Tin Mừng tới cho các môi trường trong đó tôi sống hay không? Đôi khi xem ra người ta lập lại điều đã xảy ra với tháp Babel: đó là các chia rẽ, không có khả năng hiểu nhau, tranh giành, ghen tương, ích kỷ. Đem Tin Mừng là loan báo và sống, bắt đầu bằng chính chúng ta trước, sự hòa giải, tha thứ, hòa bình, hiệp nhất, tình yêu, mà Chúa Thánh Thần ban tăng cho chúng ta. Chúng ta hãy nhớ lại các lời của Chúa Giêsu: ”Từ điều này tất cả mọi người sẽ nhận biết rằng các con là môn đệ của Thầy: nếu các con yêu thương nhau” (Ga 13,34-35).

Có một yếu tố thứ hai: đó là ngày lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô được tràn đầy Thánh Thần, đứng lên ”cùng với mười một tông đồ”, ”lớn tiếng” (Cv 2,14) và ”thẳng thắn” (c. 29) loan báo tin vui của Chúa Giêsu, là Đấng đã hiến mạng sống mình để cứu độ chúng ta và Thiên Chúa đã cho sống lại từ các kẻ chết. Đó là một hiệu qủa khác nữa của hành động của Chúa Thánh Thần: lòng can đảm loan báo sự mời mẻ của Tin Mừng của Chúa Giêsu cho tất cả mọi người, với sự thẳng thắn, lớn tiếng, trong mọi thời và ở mọi nơi. Và điều này cũng xảy ra ngày nay đối với Giáo Hội và mỗi người trong chúng ta: từ lửa của lễ Ngũ Tuần, từ hành động của Chúa Thánh Thần luôn luôn tỏa thoát ra các năng lực mới của sứ mệnh, các con đường mới giúp loan báo sứ điệp cứu rỗi, và lòng can đảm mới để loan báo Tin Mừng. Chúng ta đừng bao giờ khép kín với hoạt động này! Chúng ta hãy sống Tin Mừng với lòng khiêm tốn và can đảm! Chúng ta hãy làm chứng cho sự mới mẻ, niềm hy vọng, niềm vui mà Chúa đem đến trong cuộc sống. Chúng ta hãy cảm nhận trong mình ”sự dịu ngọt và niềm vui ủi an của việc loan báo Tin Mừng” (Phaolo VI Evangelii nuntiandi, 80). Bởi vì loan báo tin Mừng, loan báo Chúa Giêsu trao ban cho chúng ta niềm vui, trái lại ích kỷ trao ban cho chúng ta sự cay đắng, buồn sầu, nó đem chúng ta xuống thấp, còn rao giảng Tin Mừng đem chúng ta lên cao.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh điểm quan trong thứ ba như sau:

Một việc loan báo Tin Mừng, một Giáo Hội loan báo Tin Mừng phải luôn luôn khới hành từ lời cầu nguyện, từ việc xin lửa của Chúa Thánh Thần như các Tông Đồ trong Nhà Tiệc Ly. Chỉ có tương quan trung thành và sâu đậm với Thiên Chúa cho phép ra khỏi các khép kín và loan báo Tin Mừng với sự thẳng thắn. Không có lời cầu nguyện, hoạt động của chúng ta trở thành trống rỗng và việc loan báo của chúng ta không có hồn, không được linh hoạt bởi Thần Khí.

Rồi Đức Thánh Cha kết luật bài huấn dụ như sau: Các bạn thân mến, như Đức Biển Đức XVI đã khẳng định, ngày nay Giáo Hội ”cảm thấy gió của Chúa Thánh Thần trợ giúp chúng ta, chỉ cho chúng ta con đường đúng đắn; và như thế với lòng hăng say mới chúng ta bước đi và cảm tạ Chúa” (Diễn văn nói với Thượng Hội Đồng Giám Mục ngày 27-10-2012). Chúng ta hãy canh tân mỗi ngày sự tin tưởng nơi hoạt động của Chúa Thánh Thần, hãy để cho Người hướng dẫn chúng ta, hãy là những con người nam nữ của lời cầu nguyện và can đảm làm chứng cho Tin Mừng, bằng cách trở thành các dụng của hiệp nhất và hiệp thông với Thiên Chúa trong thế giới của chúng ta.

Chào các tín hữu nói tiếng Anh Đức Thánh Cha lại một lần nữa xin tín hữu cầu nguyện cho các nạn nhận trận cuồng phong tại Oklahoma, đặc biệt là các trẻ em. Xin Chúa an ủi tất cả mọi người cách riêng cha mẹ của các em đã mất các em một cách thê thảm như vậy.

Với các tín hữu Ba Lan Đức Thánh Cha đặc biệt chào các trẻ em mới chịu lễ lần đầu cùng với cha mẹ và các thầy cô dậy giáo lý của các em. Ngài cũng gửi lời chào tới tất cả các trẻ em trong năm nay lần đầu tiên nhận Chúa Giêsu Thánh Thể trong tim, và ngài cầu xin cho các em luôn tràn ngập niềm vui, sự an bình và tình yêu của Thiên Chúa. Với sự trợ giúp của những người thân xin Chúa cho các em luôn giữ gìn được sự trong trắng và lòng tin tưởng nơi Chúa trong suốt cuộc đời.

Sau cùng Đức Thánh Cha đã cất kinh Lạy Cha và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Trong khi Đức Thánh Cha bắt tay chào các cầu thủ đội banh Lazio họ đã tặng Đức Thánh Cha một cái áo mầu xanh. Còn cầu thủ Francesco Totti thuộc đội Roma tặng ngài một cái mầu áo mầu đỏ có viết tên Francesco.

Một cô dâu mới đã tặng Đức Thánh Cha cái mũ calốt trắng mới. Đức Thánh Cha đã đội ngay lên đầu và tặng lại chị cái mũ của ngài, trước sự kinh ngạc và vui sướng của đôi tân hôn.y. Trái lại, triết gia là người đã đặc biệt chú ý phát triển khả năng phân biệt này. Họ là một người như tất cả mọi người khác theo đuổi khả năng sống, nhưng không phải như một tù nhân của sự lẫn lộn, mà như là người mở lớn mắt để nhìn xem và phân định. (Avvenire 27-4-2013)
 
Top Stories
Vietnam: Huit jeunes chrétiens jugés en appel par le Tribunal populaire du Nghê An pour tentative de renversement du pouvoir populaire
Eglises d'Asie
08:27 22/05/2013
Jeudi 23 mai 2013, huit des jeunes catholiques et protestants des diocèses de Vinh et de Thanh Hoa, arrêtés à des dates diverses entre juillet et décembre 2011, vont être jugés en appel. La nouvelle avait été annoncée au début du mois (7 mai 2013) dans une lettre officielle de la Cour suprême de Hanoi.

Le procès débutera à 7h30 du matin dans les locaux du Tribunal populaire de la province du Nghê An. Dans cette annonce officielle, le groupe des accusés est appelé « le groupe de Hô Duc Hoa et des autres accusés ». Le chef d’accusation retenu contre eux est ainsi énoncé : « Activités visant à renverser le pouvoir populaire ». Les accusés sont énumérés selon la gravité de la peine qui leur a été infligée en première instance. Il s’agit de Ho Duc Hoa, Lê Van Son, Nguyên Van Duyêt, Hô Van Oanh, Thai Van Dung, Nguyên Dinh Cuong, Trân Minh Nhât et Nguyên Xuân Anh.

En réalité, ce procès en appel aurait dû avoir lieu le 24 avril 2013. Mais quelques jours avant la date prévue, le procès avait été reporté à une date ultérieure car, selon les autorités judiciaires, un des membres du jury ne pouvait y assister ce jour-là. Ce report ainsi quel le motif invoqué avaient paru étranges à beaucoup d’observateurs qui avaient attribué cet ajournement à des pressions internationales.

Il est à noter qu’aucune des familles des accusés n’a été avertie par les responsables du tribunal de la tenue de ce procès. Elles en ont été informées, comme le reste de la population, par les médias officiels. Les proches des accusés se plaignent aussi de n’avoir jamais pu rencontrer les prisonniers depuis le procès de première instance, au mois de janvier 2013. Ils ont eu l’autorisation de leur apporter des provisions et de l’argent de poche sans pouvoir s’entretenir avec eux. Ils n’ont jamais pu savoir si les détenus avaient reçu ou non les colis et l’argent envoyés.

Entre le mois d’août et le mois de décembre 2011, dix-sept jeunes chrétiens (seize catholiques et un protestant) avaient été arrêtés. Pour ce faire, les policiers avaient agi en infraction totale avec les procédures prévues par la loi. La plupart de ces jeunes étaient fortement engagés dans des activités religieuses et sociales, souvent dans le cadre paroissial ou diocésain. Certains, par patriotisme, avaient participé à des manifestations contre l’hégémonie chinoise.

Un premier procès avait eu lieu, pour trois d’entre eux, au mois de mai 2012. Quatorze autres jeunes catholiques et protestants avaient été jugés en première instance le 9 janvier 2013 au Tribunal populaire de la province du Nghê An. Les peines infligées avaient été très lourdes. Les accusés les plus gravement condamnés étaient Paulus Lê Van Son, Pierre Hô Duc Hoa, François-Xavier Dang Xuân Diêu, chacun d’entre eux écopant de treize ans de prison et cinq ans de résidence surveillée. Les autres peines infligées allaient de trois ans à huit ans de prison ferme, assorties de deux à cinq ans de résidence surveillée. Un seul des quatorze accusés avait été condamné avec sursis. Au total, l’ensemble des accusés avait été condamné à plus de 80 ans de prison…

(Source: Eglises d'Asie, 22 mai 2013)
 
Chine: Hongkong : l’Eglise catholique craint qu’une décision de justice au sujet d’une transsexuelle n’ouvre la voie au mariage homosexuel
Eglises d'Asie
12:00 22/05/2013
Selon l’édition du 19 mai dernier du Kung Kao Po, l’hebdomadaire en langue chinoise du diocèse catholique de Hongkong, une récente décision de justice autorisant une transsexuelle à contracter mariage avec son ami porte en elle le risque « d’entrer en conflit avec le concept établi du mariage ». Le P. Dominic Chan Chi-ming, vicaire général du diocèse, s’est dit inquiet de voir cette décision de justice ouvrir de facto la voie au mariage homosexuel à Hongkong.

La décision de justice en question a été rendue le 13 mai dernier par la Court of Final Appeals qui statuait en dernière instance après deux jugements rendus ces dernières années allant dans le sens de l’interdiction du mariage pour les transsexuels. L’affaire concerne une certaine « Ms W. » (le système judiciaire local l’autorisant à préserver son anonymat). Née de sexe masculin, aujourd’hui trentenaire, Ms W. a subi une opération chirurgicale dans un hôpital de Hongkong en 2008 faisant d’elle une transsexuelle désormais dotée d’un sexe féminin. Elle avait attaqué devant les tribunaux le fait qu’elle ne puisse pas se marier avec son petit ami en raison de son certificat de naissance la désignant comme une personne de sexe masculin, le mariage étant défini par la loi à Hongkong comme l’union d’un homme et d’une femme.

Devant la Court of Final Appeals, son avocat, Michael Vidler, a plaidé que sa cliente disposait d’une lettre de l’hôpital où il/elle avait été opéré confirmant sa nouvelle identité sexuelle féminine et que le gouvernement, via le système d’assurance sociale, avait financé son opération. Selon lui, il était donc par conséquent contraire aux droits constitutionnels de sa cliente de se voir interdire d’épouser son ami dès lors qu’il était établi qu’elle était bien juridiquement reconnue comme étant une femme. L’avocat avait ajouté que, depuis l’opération de 2008, la carte d’identité et le passeport qui identifient Ms W. la désignent bien comme une personne de sexe féminin.

En première instance, Ms W. avait été déboutée de sa demande, le juge estimant que le mariage impliquait la possibilité de la procréation, capacité dont Ms W. était dépourvue. Devant le tribunal, Monica Carss-Frisk, qui témoignait en sa qualité de responsable du Bureau d’enregistrement des mariages de Hongkong, avait expliqué que légaliser les mariages de personnes transsexuelles équivaudrait à légaliser le mariage homosexuel.

La décision rendue ce 13 mai par la Court of Final Appeals a été rendue par une majorité de quatre des cinq juges qui y siègent, le cinquième s’étant abstenu. Elle a surpris les commentateurs locaux qui ne s’attendaient pas à ce que les juges aillent dans le sens de la légalisation du mariage des transsexuels, étant précisé que cette dernière concerne aussi bien le mariage entre une personne née avec un sexe masculin et devenue femme et un homme que le mariage entre une personne née avec un sexe féminin et devenue homme et une femme.

Dans leurs attendus, les juges ont précisé qu’ils avaient souhaité mettre le droit de Hongkong en conformité avec le droit des pays voisins. « Il apparaît que, dans la région Asie-Pacifique, de tels mariages [impliquant un transsexuel] sont autorisés », ont-ils précisé. De fait, en Chine continentale (Hongkong disposant, au nom du principe « un pays, deux systèmes », d’une autonomie de son système judiciaire), c’est en 2003 que le ministère des Affaires civiles a fait amender la loi de manière à légaliser le mariage des transsexuels. Des dispositions similaires existent à Singapour, en Inde, en Corée du Sud, au Japon, en Indonésie, ainsi qu’en Nouvelle-Zélande et en Australie. Toutefois, concernant le mariage homosexuel, seule la Nouvelle-Zélande l’autorise – suite à une décision remontant au mois dernier.

Dans l’immédiat, Ms W. ne pourra toutefois pas se marier avec son ami, les juges ayant accordé un délai de douze mois au gouvernement pour mettre le droit local en conformité avec leur décision.

Selon le P. Dominic Chan, il est évident que le jugement rendu par la Court of Final Appeals fragilise grandement « l’acception établie » du mariage. « Que se passera-t-il lorsque, dans un couple marié formé d’un homme et d’une femme, l’un des deux décide de se faire opérer pour changer de sexe ? Devra-t-on considérer leur mariage comme un mariage homosexuel ? », interroge-t-il, ajoutant que ce que disent les décisions de justice n’épuisent pas un sujet concernant la société tout entière. Au-delà des questions juridiques posés par le cas de Ms W., poursuit-il, « nous devons considérer les aspects éthiques de ce problème, de même que nous devons garder présents à l’esprit le souci du bien commun ».

Dans le Kung Kao Po, Kevin Lai Yuk-ching, secrétaire exécutif de la Commission diocésaine pour la pastorale du mariage et de la famille, met en garde contre le fait que « les normes juridiques contribuent à changer les perceptions sociales » et que « si plusieurs pays [autour de Hongkong] ont amendé leur législation de manière à permettre aux transsexuels de se marier (…), les communautés ne doivent pas s’en remettre au seul consensus social ou se focaliser sur la seule défense des droits ; elles doivent aussi prendre en considération le fait naturel et l’impact [des évolutions juridiques] sur les familles ».

Raymond Chan Chi-chuen, membre du Legco (Legislative Council), l’instance qui tient lieu de Parlement à Hongkong, et ouvertement homosexuel, a quant à lui déclaré que l’attitude de l’Eglise catholique sur ce sujet était « datée ». « Ma perception est que cette décision de justice renforce au contraire le concept de mariage comme l’union d’un homme et d’une femme. Elle clarifie qui est une femme », a-t-il expliqué, précisant que l’esprit qui était derrière cette décision n’était pas « à propos de la minorité succombant face à la majorité, mais de la majorité respectant la minorité ».

(Source: Eglises d'Asie, 22 mai 2013)
 
Pope Francis: Call to prayer for the Church in China
Vatican Radio
17:48 22/05/2013
Pope Francis has called Christians worldwide to prayer this Friday for our brothers and sisters in China. Speaking at the end of his general audience in Italian, the Holy Father noted that Friday, May 24th, is the day dedicated to the liturgical memory of the Blessed Virgin Mary, Help of Christians, who is venerated with great devotion at the Shrine of Sheshan in Shanghai.

He said : “I urge all Catholics around the world to join in prayer with our brothers and sisters who are in China, to implore from God the grace to proclaim with humility and joy Christ, who died and rose again; to be faithful to His Church and the Successor of Peter and to live everyday life in service to their country and their fellow citizens in a way that is consistent with the faith they profess.

Making our own a few words of prayer to Our Lady of Sheshan, together with you I would like to invoke Mary : " Our Lady of Sheshan, sustain all those in China, who, amid their daily trials, continue to believe, to hope, to love. May they never be afraid to speak of Jesus to the world, and of the world to Jesus".
Mary, Virgin most faithful, support Chinese Catholics, render their commitments, which are not easy, more and more precious in the eyes of the Lord, and nurture the affection and the participation of the Church in China in the journey of the Universal Church”.

In May 2008 Pope-emeritus, Benedict XVI, composed a special prayer for the Feast of Our Lady Help of Christians (May 24), venerated at the shrine of Sheshan, near Shanghai. He also designated May 24 as the yearly World Day of Prayer for China and asked that we recite this prayer.

Below we publish the full text of the prayer to Our Lady of Sheshan
Virgin Most Holy, Mother of the Incarnate Word and our Mother,
venerated in the Shrine of Sheshan under the title "Help of Christians",the entire Church in China looks to you with devout affection.
We come before you today to implore your protection.Look upon the People of God and, with a mother’s care, guide them
along the paths of truth and love, so that they may always bea leaven of harmonious coexistence among all citizens.
When you obediently said "yes" in the house of Nazareth,you allowed God’s eternal Son to take flesh in your virginal womb
and thus to begin in history the work of our redemption.You willingly and generously cooperated in that work,
allowing the sword of pain to pierce your soul,until the supreme hour of the Cross, when you kept watch on Calvary,
standing beside your Son, who died that we might live.From that moment, you became, in a new way,
the Mother of all those who receive your Son Jesus in faithand choose to follow in his footsteps by taking up his Cross.
Mother of hope, in the darkness of Holy Saturday you journeyedwith unfailing trust towards the dawn of Easter.
Grant that your children may discern at all times,even those that are darkest, the signs of God’s loving presence.
Our Lady of Sheshan, sustain all those in China,who, amid their daily trials, continue to believe, to hope, to love.
May they never be afraid to speak of Jesus to the world,and of the world to Jesus.
In the statue overlooking the Shrine you lift your Son on high,offering him to the world with open arms in a gesture of love.
Help Catholics always to be credible witnesses to this love,ever clinging to the rock of Peter on which the Church is built.
Mother of China and all Asia, pray for us, now and for ever. Amen!
 
Pope at Mass: Culture of encounter is the foundation of peace
Vatican Radio
17:49 22/05/2013
2013-05-22 - “Doing good” is a principle that unites all humanity, beyond the diversity of ideologies and religions, and creates the “culture of encounter” that is the foundation of peace: this is what Pope said at Mass this morning at the Domus Santae Martae, in the presence of employees of the Governorate of Vatican City. Cardinal Bechara Boutros Rai, Patriarch of Antioch of the Maronites, concelebrated at the Mass.

Wednesday’s Gospel speaks to us about the disciples who prevented a person from outside their group from doing good. “They complain,” the Pope said in his homily, because they say, “If he is not one of us, he cannot do good. If he is not of our party, he cannot do good.” And Jesus corrects them: “Do not hinder him, he says, let him do good.” The disciples, Pope Francis explains, “were a little intolerant,” closed off by the idea of ​​possessing the truth, convinced that “those who do not have the truth, cannot do good.” “This was wrong . . . Jesus broadens the horizon.” Pope Francis said, “The root of this possibility of doing good – that we all have – is in creation”:

"The Lord created us in His image and likeness, and we are the image of the Lord, and He does good and all of us have this commandment at heart: do good and do not do evil. All of us. ‘But, Father, this is not Catholic! He cannot do good.’ Yes, he can. He must. Not can: must! Because he has this commandment within him. Instead, this ‘closing off’ that imagines that those outside, everyone, cannot do good is a wall that leads to war and also to what some people throughout history have conceived of: killing in the name of God. That we can kill in the name of God. And that, simply, is blasphemy. To say that you can kill in the name of God is blasphemy.”

“Instead,” the Pope continued, “the Lord has created us in His image and likeness, and has given us this commandment in the depths of our heart: do good and do not do evil”:

"The Lord has redeemed all of us, all of us, with the Blood of Christ: all of us, not just Catholics. Everyone! ‘Father, the atheists?’ Even the atheists. Everyone! And this Blood makes us children of God of the first class! We are created children in the likeness of God and the Blood of Christ has redeemed us all! And we all have a duty to do good. And this commandment for everyone to do good, I think, is a beautiful path towards peace. If we, each doing our own part, if we do good to others, if we meet there, doing good, and we go slowly, gently, little by little, we will make that culture of encounter: we need that so much. We must meet one another doing good. ‘But I don’t believe, Father, I am an atheist!’ But do good: we will meet one another there.”

“Doing good” the Pope explained, is not a matter of faith: “It is a duty, it is an identity card that our Father has given to all of us, because He has made us in His image and likeness. And He does good, always.”

This was the final prayer of Pope Francis:

"Today is [the feast of] Santa Rita, Patron Saint of impossible things – but this seems impossible: let us ask of her this grace, this grace that all, all, all people would do good and that we would encounter one another in this work, which is a work of creation, like the creation of the Father. A work of the family, because we are all children of God, all of us, all of us! And God loves us, all of us! May Santa Rita grant us this grace, which seems almost impossible. Amen.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân tại giáo xứ Bến Hải Sàigòn
Phillip Đạt
07:01 22/05/2013
Bến Hải, mừng kính Chúa Thánh Thần hiện xuống

Thánh lễ cầu nguyện cho bệnh nhân tại giáo xứ Bến Hải Sàigòn

Bến Hải, Sài Gòn: vào những ngày đầu tháng năm thời tiết nóng bức và nắng gay gắt, bầu khí ngột ngạt dù rằng mỗi ngày các đám mây đen vẫn vần vũ trên bầu trời, một vài cơn mưa rớt chẳng làm dịu đi thời tiết vẫn còn oi bức.

Xem hình

Hôm nay, thứ bảy 18/5/2013 thời tiết như dịu lại sau những cơn mưa đầu mùa dành cho Bến Hải. Màu xanh ngút ngàn mát mắt của hàng cây sọ khỉ và thảm cỏ xanh sân quanh nhà Chúa nhè nhẹ mơn man cơn gió mát đến mọi người. Không gian thinh lặng của những ngày thường được thay bởi không khí nhộn nhịp và tấp nập của những bước chân hối hả về nhà Cha, sẵn sàng cho mọi người mừng kính Chúa Thánh thần hiện xuống, Thánh lễ dành riêng cầu nguyện cho bệnh nhân trong giáo xứ có đạo hay không có đạo….

Từ 8g00, Caritas Bến Hải hân hoan đón chào tất cả bệnh nhân của Giáo xứ Bến Hải về cùng hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho mình và cho nhau. Đủ mọi phương tiện để di chuyển bệnh nhân đến nhà thờ. Người bệnh khỏe một chút cố gắng đến bằng đôi chân của mình, người yếu hơn bằng phương tiện do con cháu chở đến; người yếu hơn hay ngồi xe lăn lại có các phương tiện khác mà Quý vị trong Caritas, các ông Trùm, bà Quản của các Giáo họ đã chuẩn bị sẵn. Ngoài sân nhà thờ, một chiếc xe cấp cứu của bệnh viện Thánh Mẫu chờ sẵn những trường hợp nguy cấp; các Bác sỹ khám và đo huyết áp cho các bệnh nhân có nhu cầu. Bên cạnh các bệnh nhân trong giáo xứ còn có nhóm khuyết tật Lạng Sơn thuộc hạt Xóm Mới. Nước uống, khăn mát, quạt mát; tất cả được chuẩn bị chu đáo để mời tất cả các bệnh nhân. Bầu khí thinh lặng nghiêm trang mời gọi các bệnh nhân dọn tâm hồn để nhận lãnh bí tích Hòa giải và Xức dầu. Cha xứ và các Cha đồng tế đã xuống tận nơi các bệnh nhân ngồi, nằm, đừng, đem Thần khí Chúa Thánh Thần đến để cất đi những cơn bệnh nặng cho tâm hồn và quên đi nỗi đau thể xác của bệnh nhân. Thánh lễ do Cha xứ chủ tế và đồng tế với Quý Cha thật sốt sắng và tâm tình trong tiếng hát hoan ca dâng lên Thiên Chúa. Thánh lễ hôm nay cũng khác lạ với các lễ ngày thường, sốt sắng hòa quyện trong lời kinh trầm bổng của bệnh nhân người đứng, người nằm- có em nằm ngay từ khi mới sinh đã 10 năm, lúc nào cũng phải có ống trợ thở, người ngồi- xe lăn đủ loại cất lên tiếng hát vút cao của các anh chị em ca đoàn Hồng Ân, nguyện xin Chúa ban Thánh Thần đến cho mọi người thêm sức vượt qua bệnh tật, xin Ngài ngự đến canh tân bộ mặt thế giới, Giáo Hội và gia đình nhân loại, giáo xứ hầu tất cả cùng chung một tiếng nói của Tình yêu, ơn an bình và sự hiệp nhất. Đặc biệt các bài đọc trong Thánh Lễ dành cho do các bệnh nhân như Ông Khang, cựu phó chủ tịch nội vu của Bến Hải đã bị tai nạn mất một chân và một chị khiếm thị tuy mù từ nhỏ nhưng đọc sách bằng chữ nổi Braille dâng lên Thiên Chúa tất cả cảm xúc và ơn lành Ngài ban cho toàn thể bệnh nhân. "Thánh Thần cầu xin cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả". (Rm 8, 22-27) "Hỡi các bộ xương khô, hãy nghe lời Chúa.Ta sẽ dẫn các ngươi ra khỏi mồ, và dẫn dắt các ngươi vào nhà Israel".( Ed 37, 1-14). Thánh lễ kết thúc trong hân hoan mà các bệnh nhân cảm tạ hồng ân Thiên Chúa luôn đổ xuống Quý Cha, Hội Đồng Mục vụ Giáo Xứ của một bệnh nhân. Mọi người hân hoan ra về với các phần quà tuy nhỏ bé nhưng gói ghém bao tấm lòng yêu thương nhân ái của cộng đoàn gởi biếu tặng trao đến tận tay từng bệnh nhân.

Sơ nét về Caritas (x. Quy Chế, điều 3) Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910). Caritas tại Việt nam chính thức hoạt động vào năm 1965 và sau năm 1975 cho đến nay; tháng 9 năm 2002 mới chính thức hoạt động trở lại.

Caritas Bến Hải: khởi đầu còn nhiều khó khăn trong từng giai đoạn. Hiện nay Giáo xứ đã cử 03 người theo học tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận và hoàn thành khóa học về hoạt động bác ái xã hội trong tình hiện nay dung theo tôn chỉ, mục đích và đối tượng phục vụ của Caritas Việt Nam là người nghèo. Họ là những người thiếu thốn về vật chất và tinh thần, không đủ phương tiện để sống, bị gạt ra bên lề xã hội vì bất cứ lý do gì. Họ là những người bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em đường phố, những người mù chữ, những người hành nghề không xứng với nhân phẩm của mình, phụ nữ bị bạo hành trong gia đình, những di dân nghèo khổ... Họ là những người bệnh tật: khuyết tật, bệnh nhân tâm thần, phong cùi, nghiện ma tuý, nghiện rượu, nhiễm HIV/AIDS, nhiễm chất độc màu da cam...

• Mỗi năm vào dịp Tết Nguyên đán đều có quà tặng cho người nghèo.

• Thường xuyên cùng với Cha Xứ thăm bệnh nhân vào đầu mỗi tháng,

• Kết hợp với Thừa tác viên và các hội đoàn trao Mình Thánh Chúa, của ăn đi đàng đến cho bệnh nhân vào mỗi Chúa Nhật hàng tuần,

• Lá lành đùm lá rách: hưởng ứng và quyên góp cho các thảm họa thiên tai trong và ngoài nước.

• Giúp đỡ cho người nghèo được chữa bệnh miễn phí khi có tài trợ

Nguyện xin Thánh Thần của Thiên Chúa là Thần Khí ban sự sống (x. St 1-2). Thánh Thần "ở cùng" Chúa Giêsu trong sứ vụ của Người (Lc 4,18). Trên thập giá, trước khi tắt thở, Chúa Giêsu trao lại Thần Khí của Người (x. Ga 19,34) để các tín hữu có thể làm chứng về Người (x. Ga 16,4-15).
 
Lễ khấn tại Hội Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI
Maria Vũ Loan
07:15 22/05/2013
Sáng ngày 21/5/2013, tại nhà thờ Chí Hòa, Sài Gòn, Hội Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI (Sứ Vụ Việt Nam) đã tổ chức thánh lễ tạ ơn tuyên khấn lần đầu cho chín anh em tập sinh do linh mục Yves Chalvet De Récy, bề trên Giám tỉnh, tỉnh dòng Pháp, chủ tế.

Xem hình ảnh

Tham dự lễ khấn hôm nay, ngoài các khấn sinh và gia đình, còn có sự hiện diện của một số linh mục - Sứ vụ Hiến sĩ tại Việt Nam, và hơn hai mươi linh mục đến từ Giáo phận Phú Cường, Ban Mê Thuột nơi mà các Hiến sĩ đang cộng tác trong cánh đồng truyền giáo.

Sau đó thánh lễ được bắt đầu. Bài hát Tặng Phẩm Thần Linh được cất lên mở đầu phần nhập lễ làm cho tâm tư người dự như được nhấc lên cao trước khi hiệp dâng thánh lễ lênThiên Chúa “Tặng phẩm thần linh như sương long lanh trên nụ hồng nhỏ bé. Người cho lớn lên, Người tỏa ngát hương. Thắp ngọn đèn đức mến trong hồn, phím đàn nào rung hết yêu thương…”.

Hôm nay, sau khi công bố Tin Mừng, tên của các khấn sinh được xướng lên:

- Simon Nguyễn Quang Bình
- Giuse Lê Văn Đạo
- Phêrô Hà Thái Hồ
- Giuse Nguyễn Trọng Mạnh
- Giuse Hồ Trí Nhân (Nguyên)
- Vinh Sơn Trần Công Phiếu
- Phanxicô X. Hoàng Văn Sắc
- Giuse Ngô Thanh Tùng
- Phêrô Phan Thanh Việt

Sau phần gọi khấn sinh, người dự được nghe bài giảng của cha bề trên Giám tỉnh bằng tiếng Pháp, được một cha của hội dòng thông dịch xen kẽ từng đoạn. Nội dung bài giảng như rót vào lòng từng khấn sinh, một cách đậm đà, tha thiết; như một lời khuyên nhủ thêm với “đặc sủng Hiến Sĩ” của dòng này.

Đặc sủng Hiến Sĩ của Hội Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm là:

- Các Hiến Sĩ được kêu gọi để chia sẻ trong sứ mệnh của Chúa Giêsu Kitô qua lời nói và việc làm.
- Các Hiến Sĩ cố gắng tái tạo trong thân mình mô hình cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô.
- Mục vụ chủ yếu của Hiến Sĩ trong Giáo Hội là công bố Chúa Kitô và Vương Quốc của Ngài cho những người bị bỏ rơi nhất và giúp họ nhìn thấy giá trị và nhân phẩm của mình qua ánh sáng Tin Mừng.
- Các Hiến Sĩ sẽ nỗ lực hết mình để đánh thức đức tin trong những người mà mình được gửi tới và giúp họ khám pha ra Chúa Kitô là ai.
- Với sự táo bạo, khiêm tốn và tin tưởng trong sáng tạo, các Hiến Sĩ tìm kiếm những cách thức mới cho việc rao giảng Lời Chúa.
- Bước theo Đức Giêsu để có tinh thần tông đồ cơ bản, các Hiến Sĩ sống giản dị, khó nghèo và vâng phục.
- Mục vụ của Hiến Sĩ đưa họ vào trong các tác vụ khác nhau, nhưng mỗi hành động trong cuộc sống là một dịp gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa và đạt được sự thống nhất chỉ trong và qua Chúa Giêsu Kitô.
- Với tư cách là các nhà truyền giáo, Hiến Sĩ thờ phượng Thiên Chúa bằng nhiều các khác nhau mà Chúa Thánh Thần gợi ý cho họ và cuộc sống là một lời cầu nguyện.
- Các Hiến Sĩ chu toàn sứ vụ của mình trong và qua cộng đoàn, với những thành viên của cộng đoàn.
- Cùng với Đức Maria Vô nhiễm, trong Mẹ, Hiến Sĩ nhận ra mẫu gương đức tin của Giáo Hội và của riêng mình.

Phần tuyên khấn cũng giống như nhiều hội dòng khác: xướng tên, chất vấn khấn sinh, đọc lời khấn; sau đó là phần trao thánh giá Hiến sĩ đã có truyền thống từ năm 1826, trao hiến pháp và luật dòng. Các thầy và quí cha chúc mừng cho nhau ngay trên cung thánh, một cách đơn sơ, thân thiện nói lên sự đón tiếp các thành viên mới trong gia đình Hiến sĩ.

Phần Phụng vụ Thánh Thể được nối tiếp. Ca Khúc Trầm Hương quen thuộc nhưng chẳng bao giờ cũ, bởi vì bao lâu còn sống trên thế trần, người người vẫn còn “khẩn cầu là Chúa hãy dủ lòng thương, ban muôn hồng ân….”

Trước khi thánh lễ kết thúc, một khấn sinh đã đại diện nói lời cảm ơn. Đó là lời cảm ơn chung, thật ra, mỗi thầy có lời cảm ơn trong mỗi hoàn cảnh khác nhau của mình. Thầy Ph. đón mẹ từ miền Bắc vào dự lễ; thầy M. đón cả cha lẫn mẹ đi tàu hỏa từ Nghệ An vào đây; còn thầy Đ. thì ba má từ Đắc Lắc vào Sài Gòn …

Chụp ảnh kỷ niệm trước khi vào dự tiệc mừng làm cho sân nhà thờ Chí Hòa dù nắng chói gắt mà ai cũng cười thật tươi. Phần tiệc mừng, tuy mỗi thầy chỉ có một bàn đãi khách nhưng hội trường không còn chỗ trống. Nếu quí sơ tu hội Nước Hằng Sống múa dịu dàng, tay dẻo như dải lụa thì quí thầy Hiến sĩ hát múa mạnh mẽ, có thầy còn nhảy theo tiếng nhạc nữa nhưng dù thế nào thì cũng vẫn “vui mà lịch sự!”

Nguồn gốc và đấng sáng lập dòng

Igiêniô Mai Thiên Lộc (tên dịch từ tiếng Pháp: Eugene de Mazenod) sinh năm 1782 trong một gia đình quí tộc thuộc vùng Aix-en-Provence miền Nam nước Pháp. Gia đình ngài phải chạy trốn cuộc cách mạng Pháp khi Igiêniôchỉ mới 8 tuổi. Trong suốt 12 năm, họ phải sống cảnh ly hương , nghèo khổ trên khắp nươc Ý và đảo Sicily. Trong thời gian đó, cha mẹ ngài đã ly thân và không bao giờ trở lại sống cùng nhau nữa.

Năm 1802, Igiêniô trở về Pháp sau cuộc ly hương và chìm đắm trong thú vui hưởng thụ. Tuy nhiên, vào ngày thứ sáu Tuần Thánh năm 1807, trước tượng chịu nạn trong một thánh đường ở Aix, chàng trai trẻ đã trải nghiệm một sự hoán cải sâu xa, đã làm thay đổi cuộc đời chàng. Anh hiểu được nước Pháp và Giáo Hội đang gánh chịu những tổn thất to lớn về tinh thần và vật chất do cuộc cách mạng để lại. Thế là anh đã rời bỏ tất cả để vào chủng viện và được chịu chức linh mục năm 1811.

Cha Igiêniô đã làm một cuộc tái thiết lại các giá trị Kitô giáo. Từ làng này đến làng khác, với niềm say mê và tinh thần không biết mệt mỏi, ngài nhiệt tâm rao giảng Lời Chúa và đem các Bi tích đến cho mọi người. Ngài viếng thăm các tù nhân và phục vụ những người nghèo. Năm 1816, được sự đồng ý của Giám mục Aix, ngài và vài linh mục khác quyết định lập nhóm Anh Em Thừa Sai miền Provence. Năm 1826, một gia đình tu sĩ mới, Hội Dòng Truyền giáo Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm chính thức được công nhận bởi Đức Giáo Hoàng Lêô XII.

Khi được bổ nhiệm làm giám mục Marseille, Đức Cha Igiêniô Mai Thiên Lộc đã tái thiết và phục hồi giáo phận. Trong thời gian này, ngài được biết đến như một vị giám mục "có trái tim lớn như Địa cầu", và ngài đã gửi các Hiến sĩ đi truyền giáo ở vùng Bắc cực Ca-na-đa, Tích Lan, Nam Phi và nhiều nơi khác ở Châu Âu. Đức Cha Igiêniô Mai Thiên Lộc qua đời ngày 21/5/1861. Giáo Hội đã thừa nhận đức hạnh và cuộc đời cống hiến của ngài, ngày 03/12/1995, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chính thức phong thánh cho ngài.
 
Giới trẻ giáo xứ Kim Ngọc cầu nguyện Taize' với chủ đề ''Hãy Theo Thầy''
Phong Linh
08:47 22/05/2013
Giới trẻ giáo xứ Kim Ngọc cầu nguyện Taize' với chủ đề "Hãy Theo Thầy

Tối qua, 21/05/2013 – vào lúc 19h30 đã diễn ra buổi cầu nguyện Taizé cho giới trẻ tại hội trường Giáo Xứ Kim Ngọc, với chủ đề: “Hãy Theo Thầy”. Buổi cầu nguyện có sự hiện diện của cha quản xứ Giuse, quý thầy, quý dì cộng đoàn Kim Ngọc, lớp giáo lý hôn phối và sự hưởng ứng nhiệt tình số đông các bạn trẻ trong giáo xứ. Đây là một trong những nổ lực của Ban Điều Hành Giới Trẻ Giáo Xứ trong Năm Đức Tin, đặc biệt dâng những hy sinh, công việc đạo đức cho Đức Mẹ trong tháng Hoa.

Xem Hình

Chương trình bắt đầu vào lúc 19h30, nhưng trước đó nửa tiếng các bạn đã náo nức tập trung, lòng rộn rã ngày họp mặt và nôn nao giây phút được trải nghiệm cảm giác thân tình với Chúa trong thinh lặng sau một tháng tất bật với công việc, bôn ba trong đời sống.

Chương trình bắt đầu với những lời huấn từ đầy ý nghĩa của cha Giuse về hoạt động cầu nguyện Taizé, đôi nét sơ lược về nguồn gốc và ngài mong ước BĐH Giới Trẻ Giáo Xứ sẽ có những chương trình đạo đức tương tự với nhịp độ nhiều hơn thay vì chỉ một tháng 1 lần.

Trong chương trình cầu nguyện lần này, ban tổ chức giành nhiều thời gian cho các bạn thinh lặng, để chính mỗi bạn trẻ có thêm cơ hội lắng động tâm hồn, gặp gỡ và đối thoại với Thiên Chúa. Ngoài ra, các ca khúc về đời sống hiến dâng cũng được phát lên như: Chứng nhân tình yêu, tiếng gọi trong đêm, xin giữ con,… xen kẽ hình thức hát cộng đồng có đệm guitar với nội dung tương tự, đã góp phần hướng các bạn đến câu chủ đề chính của chương trình là “Hãy Theo Thầy”.

Lời mời gọi này không chỉ giành riêng cho giới tu trì, nhưng còn là lời thúc giục các bạn trẻ trong xã hội ngày nay đang phải đối đầu với nhiều thử thách, cám dỗ, những tư tưởng xấu, những trào lưu học thuyết lôi kéo,… cần tìm về với Đức Kitô, biết nhìn lên, mạnh dạn bước theo và học với Ngài, vì Ngài là chúa, là Thầy và là bạn của giới trẻ.

Mặc dù chương trình lần này kéo dài hơn một tiếng đồng hồ, nhưng cái oi bức của mùa hè cộng với không khí trầm lắng kéo dài vẫn không làm cho các bạn chán nản, nhưng thay vào đó là niềm vui động lại trên khuôn mặt, vì các bạn dường như đã tìm được cho chính mình câu trả lời mà các bạn luôn boăn khoăn trong cuộc sống, điều gì là chọn lựa tốt nhất cho tôi! Đây cũng là một sự khích lệ lớn cho những nổ lực của BĐH Giới Trẻ Giáo Xứ.

Được biết các bạn còn có sáng kiến quy tụ với nhau theo từng giáo họ để đọc kinh luân phiên trong tháng Đức Mẹ, nhằm nhắc lại tầm quan trọng của kinh Mân Côi trong đời sống, đồng thời có cơ hội tập trung để cầu nguyện cho các bạn trẻ trong giáo khu của mình biết yêu mến Chúa, sống ngay lành, năng tích cực đóng góp sức lực mình để phục vụ và xây dựng Giáo Xứ ngày càng tươi đẹp.

Cầu chúc những ý hướng tốt lành của các bạn trong công tác quy tụ và sinh hoạt giới trẻ được trổ sinh nhiều hoa trái tốt đẹp.


 
Hai ngày Thân Hữu tại giáo xứ Việt Nam Paris
Nhóm Phóng Viên Trẻ
09:00 22/05/2013
Hai ngày Thân Hữu tại giáo xứ Việt Nam Paris

Paris 18 & 19/05/2015, hai ngày thân hữu lòng người tươi vui. 2013 năm nay là lần thứ 37 mà Hai Ngày Thân Hữu được tổ chức tại Giáo Xứ Việt Nam Paris. Nhưng trước sau như một, Hai ngày Thân hữu vẫn nhiều ít lôi cuốn và phấn khởi lòng người.

Lý do thực đơn giản, vì Hai Ngày Thân Hữu trước nhất là một hội: Hội của những bạn bè quen thuộc, thân thiết, gặp thường hay lâu chưa gặp; hội của những nhóm sinh hoạt khác nhau, trong những địa điểm khác nhau, những hội đoàn, ban nhóm khác nhau. Hội của vui chơi, vui chơi cờ tướng, vui chơi hát karaôkê, vui chơi văn nghệ, vui chơi xổ số, vui chơi với trẻ em, vui chơi với bạn bè, vui chơi với mọi người. Hội trao đổi, buôn bán: về đồ ăn thức uống, về áo quần, về sách vở, về tranh ảnh, về cây cỏ hoa trái, về dịch vụ, về tư vấn. Ngày thứ bảy và Chúa Nhật 18-19/05/2013, từ 9g00 từng nhóm người đã rủ nhau đi về thánh đường Giáo Xứ, 38, rue des Epinettes, quận 17 Paris. Sự rạng rỡ hiện trên những đôi mắt long lanh, trong những nụ cười hớn hở và trong cả những câu truyện vui vẻ.

Nhưng Hai ngày Thân Hữu cũng còn là một Lễ nữa, nhất là năm nay, Hội Đồng Mục Vụ đã chọn tổ chức vào cuối tuần Lễ Đức Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ngày thứ bảy 18/05 có thêm lễ họp mặt và hội học về đề tài « Tin và Hát với nhau » của 14 ca đoàn, ca nhạc để hâm nóng lại sự liên kết giữa các ca đoàn, chia sẻ những kinh nghiệm và giúp nhau vượt qua những khó khăn trong sứ mạng phục vụ dân Chúa. Đó là những ca đoàn: Ban Phụng ca Lê Bảo Tịnh (Paris), Ca Đoàn Giáo xứ (Paris), Ca Đoàn Trinh Vương (Paris), Ca Đoàn Triều Dâng (Paris), Ca Đoàn Thiếu Nhi (Paris), Ca Đoàn Vào Đời (Marne-la-Vallée), Ca Đoàn Antony, Ca Đoàn Bảo Lộc Cergy Pontoise, Ca Đoàn Sarcelles, Ca Đoàn Ermont, Ca Đoàn Villiers-le-Bel, Ca Đoàn Giới trẻ Giáo xứ, Nhóm Nhạc Dân tộc Phương Oanh.

Ngày Chúa Nhật Lễ trọng 11g30 có 5 cha đồng tế, 2 thầy sáu phụ tế và 5 em giúp lễ. Nhà thờ trong ngoài chật, khó tìm chỗ chen chân. Cả cộng đoàn sốt sắng dâng lễ. Đức Ông chia sẻ Lời Chúa về các ơn của Chúa Thánh Thần. Bài đọc I đưa ra 2 ơn: nói được tiếng của những người nghe mà loan báo cho họ những kỳ công của Thiên Chúa. Đó là ơn đổi mới. Các tông đồ không còn sợ ssệt nữa, nhưng đã có sức mạnh, có khả năng để rao giảng Tin Mừng, làm chứng về Chúa Kytô. Bài đọc II nêu lên 4 ơn khác của Chúa Thánh Thần: Thần khí ban cho anh em được sống, được trở nên công chính, được Thần Khí của Chúa ngự trong anh em và làm cho thân xác anh em được sự sống mới. Đó là ơn được hiếp nhất trong Chúa, được làm con Chúa, gọi Chúa là Cha. Còn Bài Phúc Âm thì loan báo hai ơn của Chúa Thánh Thần: dậy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em. Đó là ơn được tha thứ, được an bình trong tâm hồn. Cử hành Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống hôm nay, trong Ngày Thân Hữu GX, chúng ta xin được ba ơn: Được đổi mới để có niềm tin vững chắc vào Chúa Kitô và có sức mạnh làm chứng về Ngài; Được hiệp nhất và an bình hòa hợp trong gia đình ruột thịt giữa vợ chồng cha con, cũng như trong những gia đình thiêng liêng mà ta là thành phần, như hội đoàn, giáo xứ và Giáo Hội. Chớ gì trong Ngày Thân Hữu Giáo Xứ Này, mỗi người trong Giáo Xứ chúng ta sẽ được đổi mới, được hiệp nhất và an bình.

Bây giờ xin mời quí vị chúng ta cùng đi thăm Hội Chợ GXVN Paris một vòng trong ngày thứ hai, ngày Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, 19.05.2013, qua những tấm hình sau đây.

Xem Hình

Hai ngày Thân hữu Giáo xứ là Lễ Hội để mọi thành phần Gia Đình Giáo Xứ gặp nhau, trao đổi, vui chơi, và giúp quỹ giáo xứ về điều hành, sinh hoạt xã hội và chỉnh trang cơ sở. Mọi đơn vị mục vụ, địa điểm, hội đoàn, ban nhóm đều tham dự. Giáo xứ là một Cộng Đoàn đổi mới luôn, hiệp nhất mãi và an bình hoài: « Giữ vững Đức Tin và đốt sáng Văn Hóa ». Giáo xứ Việt Nam quả là:

Văn Hóa Ngũ Luân Ngũ Thường đốt sáng
Đức Tin Bát Phúc Tam Phụ thăng hoa


Paris, ngày 19 tháng 05 năm 2013
 
Đại Hội Công Giáo Việt Nam Tại Đức Quốc Lần Thứ 37 : Ngày Bế Mạc
Trầm Hương Thơ
16:26 22/05/2013
Đại Hội Công Giáo Việt Nam Tại Đức Quốc Lần Thứ 37: Ngày Bế Mạc

Sáng nay trời mưa xuân
Đoàn con đến quây quần
Dưới chân Mẹ từ ái
Thấy đời hết gian truân.


Buổi sáng nay thứ hai, ngày bế mạc Đại Hội, ngoài trời mưa rơi nhe nhẹ, như những cơn mưa hồng ân ơn thánh cho mặt đất tươi xanh, như tắm gội đi hết cả những bụi bặm bám trên mặt đất, gội đi cả những tội đời nhân thế, gội cả hồn người cho tươi đẹp dưới áo Trinh Vương từ ái Maria. Bên trong hội trường lớn đoàn kiệu cung nghinh Thánh tượng Đức Mẹ La Vang. Linh mục đoàn những tu sỹ, ca đoàn và tất cả tham dự viên hát lên với cả tâm hồn bài.

Xem Hình

"Lạy Đức Mẹ La Vang! dân Việt nam khắp trên toàn cầu,
Lạy Đức Mẹ La Vang! dân con Việt đồng thanh bái chào!
Nơi xứ người tạm dung, nguyện xin Mẹ dìu dắt chúng con.
Trên bước đường ly hương, đoàn chúng con sống trong tình thương"


Giữa những lời kinh của chuỗi mân côi, là những lời nguyện dâng, xin cho Giáo Hội quê hương được an bình, cho lòng người biết thay đổi để cùng nhau giữ được quê cha đất tổ. Khi xưa Mẹ đã hiện ra nơi La vang đất nước chúng con an ủi và dạy bảo những bậc cha ông chúng con trong cơn bách đạo cùng quẫn những vẫn luôn kiên trung giữ gìn đức tin, nhiều vị nay ngự trên hàng hiển thánh, mà chúng con cũng cùng cung nghinh mừng kính các ngài hôm nay. Những tâm hồn ngây thơ trong trắng tung hoa hát mừng Thánh Maria, Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho chúng con, con tin chắc rằng Mẹ sẽ vui và nhận lời chúng con khẩn nguyện.

Kính xin Các thánh Tử vì đạo nước Việt Nam, cầu bầu cho quê hưng chúng con ngày một tươi sáng hơn lên.

Trước khi mừng đại lễ Chúa Thánh Thần và tạ ơn để bế mạc Đại Hội. Các thanh nữ dâng lên Trinh Vương Maria một vũ khúc tiến hoa thật uyển chuyễn, mềm mại như ân tình ngát hương, thật đẹp thay! những bông hoa tươi thắm, kính dâng lên ngai tòa Đức Mẹ giữa tháng hoa của mùa xuân hương ngàn sắc thắm, như màu của những trái tim thành tâm tìm về đây hằng năm kính dâng Mẹ.

Linh mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu hôm nay chủ tế thánh lễ bế mạc. Trước kinh cáo mình ngài có nói: "Sống Năm Đức Tin" làm sao truyền đạt lại cho con cháu nếu chúng ta không sống khiêm nhường ngay thẳng, chúng tôi là mục tử cũng có nhiều khiếm khuyết. Noi gương Đức Giáo Hoàng Phanxicô tôi xin đại diện cho những linh mục ở đây thành tâm nói lời xin lỗi anh chị em. Anh chị em cũng nói lời xin lỗi với nhau, trong gia đình, trong cộng đoàn và trong giáo xứ với nhau để có được tình thương hiệp nhất, như lời Chúa dạy "cứ dấu này thì người ta nhận biết các con là môn đệ Thầy là các con hãy thương yêu nhau".

Sau bài Tin Mừng thầy phó tế công bố: linh mục matthew Nguyễn Khắc Hy chia sẻ lời Chúa với Đại hội. Ngài khôi hài mởi lời: đức vâng lời thì trọng hơn của lễ, nên tôi lại đứng đây như một cái duyên gặp gỡ lại bởi vì (ghét của nào thì trời trao của nấy)

Ba ngày Đại Hội cùng học hỏi tôi xin chia sẻ tóm gọn trong những điểm như sau:

Điểm thứ nhất:

Bây giờ Liên Đoàn đã trưởng thành lớn mạnh rồi, đã tổ chức 37 lần Đại Hội rồi, ta thử nhìn ngược thời gian lại mà coi. Từ một nhóm sinh viên Công Giáo bơ vơ lạc lõng nơi xứ lạ quê người nơi nước Đức này, lúc đó chưa có linh mục Việt Nam nào ở đây cả. Phải xin một linh mục Việt Nam là cha Cao Văn Luận từ Mỹ qua để ngồi lại với nhau thành lập Hội thanh niên Công Giáo với vài chục bạn trẻ. Lúc đó ai có không thể biết được rằng tương lai sẽ lớn mạnh như ngày hôm nay. Nhưng để được như hôm nay thì bao nhiêu người đã hy sinh dấn thân cho công việc chung này? Mà làm việc chung thì có đủ thứ va chạm là đương nhiên. Bởi vì, chúng ta là phàm nhân thì phải có những ý kiến trái chiều nhau, rồi gặp biết bao sự chê bai đủ thứ. Nhưng đó cũng là lẽ thường ở đời mà thôi. "Vì ở sao cho vừa lòng người, ở rộng người cười ở hẹp người chê, cao che ngỏng thấp chê lùn, béo chê béo truc béo tròn, gầy chê xương sống xương sươn nhô ra".v.v... Vậy thì ngày hôm nay chúng ta nhìn lại gương các tông đồ xưa mà coi. Ông Tôma không tin Chúa Giêsu là Thầy của mình sống lại và đã hiện đến, là bởi vì ông ta đã ở bên ngoài cộng đoàn. Khi các tồng đồ họp mặt thì ông ta không vào tham dự, không ở đó cầu nguyện với những người kia. Mà không ở trong thì làm sao mà cảm và tin được mà có Chúa được, mà không tin thì lại hay chê bai có khi còn đả phá nữa là khác. Nhưng khi ông ở trong cộng đoàn để họp mặt thì Chúa hiện đến với ông ta. Cho nên nếu chúng ta mà thường xuyên họp mặt với cộng đoàn, xây dựng cộng đoàn, thì có Chúa ở với ta rồi đó vì Ngài có hứa trước khi về trời rằng,"Thầy ơ cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế"

Điểm thứ hai:

Là gia đình, nếu gia đình nào thường xuyên tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng, cộng đoàn thì dễ thông cảm với nhau hơn. Vợ chồng con cái vui vẻ hơn, và đối xử với nhau cởi mở hơn, đó là gia đình chúng ta đã có Chúa hiện diện ở giữa chúng ta vậy. Và đây chính là con đường tốt đẹp nhất mà chúng ta truyền đạt lại đức tin cho con cháu chúng ta vậy. Sống với nhau phải có chữ nhẫn làm đầu. "Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa có rơi hạt nào" Trong cái nhẫn đã có tình yêu thương và tha thứ, như Chúa Giêsu dậy: "Không chỉ tha bảy lần, mà là bảy mươi lần bảy" Ngài không dạy chúng ta áp dụng luật của Môsê "mắt đến mắt, răng đền răng" Nếu không thời nay mà cứ áp dụng luật "mắt đến mắt, răng đền răng" thì những cặp lấy nhau về năm bảy năm sau chắc không còn răng để ăn và mắt để nhìn nữa.

Tôi cầu chúc cho tất cả qúy ông bà anh chi em biết hăng say xây dựng cộng đoàn và gia đình để là tấm gương sáng tuyền đạt đức tin lại cho con cháu. Amen.

Như linh mục dùng đôi ta của mình dâng của lễ lên Thiên Chúa. Thì mỗi người chúng ta đóng góp phần bé nhỏ của mình. Nhiều bàn tay sẽ làm thành một của lễ dâng hoàn hảo lên Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình Yêu. đã ban tràn đầy ơn lành của Chúa Thánh Thần xuống cho Đại Hội chúng ta.

Cùng hợp với lời ca tiếng hát của ca đoàn tổng hợp dâng lên, như dâng cả tâm hồn lên Thiên Chúa. Với bao vất vả luyện tập cho ngày Đại Hội đóng góp phần mình cho công việc chung, cũng là đang sống Đức Tin để làm gương cho con em chúng ta, đây là một công việc chung của đoàn dân Chúa.

Cùng đưa tay nắm lấy bàn tay nhau trong thánh lễ bế mạc hôm nay. Xin Ngài ban Thánh Thần xuống từng tâm hồn chúng ta. Xin Ngài thương giải thoát ách thông trị vô thần cho Giáo Hội mẹ Việt Nam. Quê Hương đang khốn khổ điêu linh vì những sự bất lương của con người đang nắm vận mệnh đất nước. Đang thông đồng với lòng tham của giặc ngoại xâm. Chúng con chỉ biết phó dâng và tín thác vào Ngài là Thiên Chúa của chúng con.

Trước di ảnh của các thánh Tử Đạo Việt Nam kính xin các ngài phù trợ cho con dân của các ngài là chúng con đây, luôn giữ vững một lòng kiên trung, dám tuyên xưng niềm tin của chúng con như gương sáng của các ngài khi xưa. Xin các ngài phù trợ cho những thanh niên Công Giáo trong nước vì dám tuyên xưng đạo ngay lẽ phải mà đang phải chịu đựng những tù ngục như các ngài khi xưa.

Trước khi ban phép lành bế mạc Đại Hội ông chủ tịch LĐCGVN. Phùng Khải Tuấn đại diện BCH. và ban tổ chức Đại Hội, nói lời chân thành cám ơn tới tất cả mọi người. Từ tu sỹ đến giáo dân, từng bàn tay thiện chí đóng góp âm thầm hay công khai cho ngày Đại Hội được tốt đẹp. Ban tổ chức xin hết lòng tri ân, xin Chúa Thánh Thần ban tràn đầy hồng ân xuống trên từng người chúng ta, và hẹn nhau vào kỳ đại Hội Công Giáo ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống năm 2014.

ZdK. Zentralkomitee der Deuschen Katholiken có cử đại diện tới tham dự thánh lễ bế mạc. Thánh lễ Việt Nam của chúng ta đã làm cho ông vô cùng xúc động, mọi người trong hội trường có thể cảm nhận được những chia sẻ chân tình của ông. ( rất tiếc tôi không ghi lại ngay nên không nhớ được tên của ông) Ông thay mặt ZdK.chúc mừng sự thành công tốt đẹp của Đại Hội chúng ta, đồng thời ngỏ lời mời chúng ta tới tham dự Đại Hội Công Giáo toàn quốc của họ ở Revensburg. Sau cùng ông cũng cho biết là qua những buổi họp tại Münster ZdK đã sẵn sàng chấp thuận cho người Việt Nam có một ghế đại diện trong ZdK.

Có một sự bất ngờ thay lời cám ơn của một tham dự viên đã thắng đấu giá trong đêm văn nghệ bức tranh của một họa sỹ ngoại giáo đã vẽ tại Đại Hội trong đêm văn nghệ tối hôm qua. Xin được trao tặng tới linh mục thuyết trình viên Đại Hội linh mục Matthew Nguyễn Khắc Hy. Ngài rất xúc động với món qùa này và ngài nói rất hân hạnh được nhận bức tranh này và sẽ treo trong phòng khách của ngài.

Suốt cả Đại Hội nghe được những giọng nói hùng hồn của ngài, thế mà ngài cảm động khi nhìn bức tranh người lính QLVNCH. ngồi dưới lá cờ vang ba sọc đỏ thân yêu đã khơi dậy trong lòng ngài rất nhiều. Ngài cho biết người cha của ngài đã phải tù 17 năm dưới chế độ cộng sản hà khắc, mà họ gọi là đi học tập cải tạo từ 1975 cho đến 1992 thì cộng sản thả cha ngài ra bằng cách cho hai người tù nhân khác khiêng về vì ông không còn đi nổi để chúng khỏi mang tiếng nhốt ông chết trong tù, về nhà được sự chăm sóc của gia đình thuốc thang và ông sống thêm được 5 năm nữa và qua đời. Đồng thời hai người anh trai của ngài cũng là lính trong QLVNCH. nên đều phải đi tù cộng sản cả.

Sau phép lành thánh lễ mừng Đại Hội Chúa Thánh Thần kết thúc, linh mục Stêphanô mời các em dâng hoa và đội giúp lễ, ca đoàn chụp hình chung. Cha cũng cám ơn các em và hãnh diện vì các em. linh mục cũng đặc biệt cám ơn hai ca đoàn cả Đại Hội đã vang lên tràng pháo tay như bất tận. Những nhiếp ảnh gia được dịp bấm máy thoải mái và những nụ cười chẳng tắt trên môi.

Đẹp thay ơn Chúa Thánh Thần
Ngài làm đổi mới canh tân muôn loài
Ơn lành ban xuống mãi hoài
Như làn gió mát khoan thai tâm hồn

Sớm mai cho tới hoàng hôn
Ba ngày Đại Hội kính tôn ơn Trời
Tạ ơn tình Chúa yêu người
Ban cho Đại Hội tuyệt vời! vui thay

Bàn tay nắm lấy bàn tay
Bình an san sẻ ba ngày vui tươi
Chia tay lưu luyến nụ cười
Thánh Thần tác động tim người nở hoa

Từ nam chí bắc hoan ca
Dâng lời cảm tạ ơn Cha nhân lành
Hồn xuân nở tận cao xanh
Hẹn nhau năm tới tâm thành dựng xây

Đại Hội lại trở về đây
Abschaffenburg ngất ngây lòng người
Thánh Thần ban xuống cho đời
Tình Yêu Thên Chúa tuyệt vời lắm thay!

21.05.2012

Xem thêm hình
https://plus.google.com/photos/112607046134381245790/albums/5880468595971062433
 
Văn Hóa
Tiểu sử người “kỳ diệu nhất hành tinh”- Nick Vujicic, qua hình ảnh
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
06:49 22/05/2013
Hôm nay ngày 22-5-2013, chàng trai không chân không tay Nick Vujicic đến Việt Nam để truyền cảm hứng cho các bạn trẻ về niềm tin và nghị lực sống.

Một chặng đường đầy nghị lực mà người “không chân không tay” đã trải qua như để chứng minh anh là “chàng trai kỳ diệu nhất hành tinh”.

Nick Vujicic sinh ngày 4/12/1982 tại Melbourne, Australia và hiện đang sống tại Mỹ. Không may mắn như những đứa trẻ khác, Nick đã ra đời với cơ thể không lành lặn, thiếu chân, thiếu tay. Bố mẹ Nick gần như ngất đi sau khi nhìn thấy đứa con bé bỏng đáng thương của mình chào đời. Nhưng họ luôn cố gắng giúp con trai có một cuộc sống bình thường như bao đứa trẻ khác.

Gương mặt Nick khi còn nhỏ luôn tràn đầy hạnh phúc, vì cậu không không biết mình khác biệt với mọi người và những trở ngại mà cậu phải đối mặt trong tương lai.

Mặc dù bị khuyết tứ chi nhưng ngay từ bé Nick đã rất khéo léo trong việc giải quyết các hoạt động thường ngày

Nick khi mới 6 tháng tuổi đang chơi đồ chơi rất thành thục.

Ngay từ lúc 18 tháng tuổi, Nick đã được bố cho xuống bể bơi và cố gắng dạy con trai học bơi, rồi sau đó là chơi gôn, lướt sóng…

Đến năm anh 6 tuổi, bố dạy anh cách dùng chân để đánh máy và mẹ đã chế tạo một dụng cụ bằng nhựa để giúp anh có thể cầm bút chì. Cũng có lúc anh cảm thấy chán chường và không muốn tiếp tục sống. Đó là lúc anh 8 tuổi, anh đã sợ hãi khi nghĩ rằng một ngày nào đó không có bố mẹ bên cạnh để chăm sóc. Nhưng với sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè anh đã vượt qua tất cả trở ngại đó

Bức ảnh chụp Nick ở trường khi cậu được 10 tuổi. Bố mẹ Nick quyết định gửi anh vào học tại một trường học bình thường thay vì một trường dành cho những người khuyết tật. Nick cho rằng đó là quyết định tuyệt vời nhất mà bố mẹ anh đã làm.

Nick kể trên blog của mình: “Ở trường tôi luôn bị bạn bè bắt nạt, miệt thị và tẩy chay trong nhiều năm. Tôi tổn thương trầm trọng và sụp đổ đến mức không muốn tồn tại nữa. Nhưng mẹ đã đưa cho tôi xem một bài báo về người đàn ông tật nguyền, khát khao được sống khỏe để tiếp tục giúp đỡ cho cộng đồng. Hình ảnh ấy đã thay đổi tôi hoàn toàn và tôi bắt đầu tìm lại sự tự tin, niềm ham sống và khát khao thể hiện mình”

Bằng nghị lực phi thường cùng phương châm sống: “Tật nguyền lớn nhất trong đời là khi mất hi vọng. Hãy tin tôi đi, mất hi vọng còn tồi tệ hơn nhiều so với chỉ mất chân tay”, Nick Vujicic đã vươn lên để trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới.

Những bài diễn thuyết của anh truyền nghị lực sống cho người nghe.

Bàn chân trái tí xíu chỉ có 2 ngón – Nick hay gọi đùa là “chiếc đùi gà nhỏ” – đã trở thành bàn tay, giúp anh rất nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Nick hăng hái hòa nhập cuộc sống qua các hoạt động thể thao, gây kinh ngạc nhất là bơi lội và nhảy cầu.

Lướt ván điêu luyện.

Thậm chí chơi golf..

và bóng đá.

Tháng 2/2012, anh đã kết hôn và đứa con trai đầu lòng, bé Kiyoshi James Vujicic, đã chào đời ngày 13/2/2013.

Nick Vujicic tới Việt Nam từ ngày 22 đến 26/5 và sẽ có 8 buổi diễn thuyết (45 phút/buổi) với các đối tượng khác nhau. Anh sẽ trình bày trước 25.000 sinh viên tại sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội) từ 18h30 – 21h30 ngày 23/5 và trước 15.000 người tại sân vận động Thống Nhất (Sài Gòn) từ 18h – 21h ngày 25/5.

(Sưu tầm từ: Kiến thức và Khám Phá)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Danh Họa Của Trời
Richard Drysdale
21:10 22/05/2013
DANH HỌA CỦA TRỜI
Ảnh của Richard Drysdale
Thiên nhiên: danh họa của trời
Mở đôi mắt hưởng tuyệt vời trời ban!
(nđc phóng ngữ)
"Nature is painting for us, day by day,
pictures of infinite beauty if only we
have eyes to see them."
(John Ruskin)