Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Giêsu lên Trời
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
07:06 22/05/2017
Chúa lên Trời, ta hãy mến yêu những sự trên Trời
Lễ Chúa Giêsu lên Trời
(Mt 28, 16-20)
Hôm nay, Chúa lên Trời, chúng ta hướng tâm hồn lên với Chúa, và trông đợi Người lại đến như lời đã hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta hãy ái mộ những sự trên Trời, để cũng được cả xác lẫn hồn về trời với Chúa. Đây là niềm vui tràn đầy hy vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế. Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả chứa đựng trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, "đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Chúa từ giã Đức Maria Mẹ Người và nhất là tâm sự với các môn đệ nhiều điều. Hôm nay Người bảo các ông : " Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất "(Cvtđ 1, 8 ). Thế là nhiệm vụ từ đây được ủy thác, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành.
Đang lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần, Món Quà do Chúa Cha ban xuống, là sức mạnh của các Tông đồ. Chính Ngài hướng dẫn Giáo Hội đi trên đường chân lý, Tin Mừng phải được rao truyền bởi quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải do sức mạnh hay khôn ngoan của người đời. Trước khi về Trời, Chúa Giêsu " đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa " (Cvtđ 1, 4 ). Người nói với các ông : "các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28, 19 ). Căn cứ vào lời của Chúa Giêsu, các Tông đồ có trách nhiệm phải loan báo Tin Mừng cho thế giới, làm phép cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, nói cho thế gian biết về Nước Thiên Chúa và ơn cứu độ, nhất là phải làm chứng về Chúa Kitô " cho đến tận cùng trái đất "(Cvtđ 1, 8). Giáo Hội sơ khai thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, nên đã khai mở thời kỳ truyền giáo dù biết rằng thời kỳ này chỉ kết thúc vào ngày Chúa Giêsu lên trời, và trở lại.
Những lời Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội là kho tàng vô giá. Giáo Hội không những phải gìn giữ, loan báo, suy niệm mà còn sống nữa. Chúa Thánh Thần sẽ làm bén rễ sâu trong lòng Giáo Hội ơn đặc sủng được sai đi. Chúa Giêsu đã và sẽ luôn sống trong Giáo Hội như lời Người đã hứa : " Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế " (Mt 28, 20 ). Vì thế, Giáo Hội nhận ra sự cần thiết phải trung thành với kho tàng đức tin và những lời Chúa truyền dạy, đồng thời thông truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tới chúng ta ngày hôm nay. Lời Chúa và chỉ có Lời Chúa là nền tảng cho mọi sứ vụ, cũng như tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo Hội. Thẩm quyền của Lời Chúa là nền tảng mà Công Đồng Vatican II và Thánh Gioan XXIII đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc : " Mối quan tâm chính của Công đồng Đại kết, là kho tàng thiêng liêng Kitô giáo phải luôn được giữ gìn và giảng dạy " ( Bài phát biểu của ngày 11 tháng 10 1962 ). Thách thức lớn nhất của chúng ta là trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu.
Suy tư thứ hai về ý nghĩa Chúa Giêsu lên trời dựa trên cụm từ : " Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu... ".
Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, " vinh quang của Đầu " đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác " (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, " Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc" (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7 , 25). Từ tòa cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo Hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cho chúng ta, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo Hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Giáo Hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Kitô ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo Hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.
Chúa Giêsu Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.
Hướng về Mẹ Maria "Nữ Vương Thiên Ðàng", chúng ta xin Mẹ bảo vệ gìn giữ chúng ta là con cái Mẹ, biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng ta cũng được về Trời với Chúa Giêsu. Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ Chúa Giêsu lên Trời
(Mt 28, 16-20)
Hôm nay, Chúa lên Trời, chúng ta hướng tâm hồn lên với Chúa, và trông đợi Người lại đến như lời đã hứa trước khi về Trời, để Người ở đâu chúng ta cũng ở đó. Vì thế, chúng ta hãy ái mộ những sự trên Trời, để cũng được cả xác lẫn hồn về trời với Chúa. Đây là niềm vui tràn đầy hy vọng khi chúng ta hướng về tương lai trên hành trình dương thế. Toàn bộ ý nghĩa Chúa về Trời được các bài đọc Thánh Kinh diễn tả chứa đựng trong những lời sau : "Chúa Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, Người căn dặn các Tông đồ xong... ". Và sau đó " Người lên Trời " (x. Cvtđ 1, 1- 11).
Theo sự quan phòng trong kế hoạch đời đời của Thiên Chúa, "đã đến giờ Chúa Giêsu rời bỏ thế gian mà về cùng Đức Chúa Cha". Lời này được lặp đi lặp lại mỗi đoạn Tin Mừng trước lễ Chúa về Trời. Chúa từ giã Đức Maria Mẹ Người và nhất là tâm sự với các môn đệ nhiều điều. Hôm nay Người bảo các ông : " Các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất "(Cvtđ 1, 8 ). Thế là nhiệm vụ từ đây được ủy thác, đến lượt mình các Tông đồ phải thi hành cách trung thành.
Đang lúc chờ đợi Chúa Thánh Thần, Món Quà do Chúa Cha ban xuống, là sức mạnh của các Tông đồ. Chính Ngài hướng dẫn Giáo Hội đi trên đường chân lý, Tin Mừng phải được rao truyền bởi quyền năng của Thiên Chúa chứ không phải do sức mạnh hay khôn ngoan của người đời. Trước khi về Trời, Chúa Giêsu " đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa " (Cvtđ 1, 4 ). Người nói với các ông : "các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần, giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con" (Mt 28, 19 ). Căn cứ vào lời của Chúa Giêsu, các Tông đồ có trách nhiệm phải loan báo Tin Mừng cho thế giới, làm phép cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, nói cho thế gian biết về Nước Thiên Chúa và ơn cứu độ, nhất là phải làm chứng về Chúa Kitô " cho đến tận cùng trái đất "(Cvtđ 1, 8). Giáo Hội sơ khai thấu hiểu huấn lệnh Chúa truyền, nên đã khai mở thời kỳ truyền giáo dù biết rằng thời kỳ này chỉ kết thúc vào ngày Chúa Giêsu lên trời, và trở lại.
Những lời Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội là kho tàng vô giá. Giáo Hội không những phải gìn giữ, loan báo, suy niệm mà còn sống nữa. Chúa Thánh Thần sẽ làm bén rễ sâu trong lòng Giáo Hội ơn đặc sủng được sai đi. Chúa Giêsu đã và sẽ luôn sống trong Giáo Hội như lời Người đã hứa : " Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế " (Mt 28, 20 ). Vì thế, Giáo Hội nhận ra sự cần thiết phải trung thành với kho tàng đức tin và những lời Chúa truyền dạy, đồng thời thông truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, tới chúng ta ngày hôm nay. Lời Chúa và chỉ có Lời Chúa là nền tảng cho mọi sứ vụ, cũng như tất cả các hoạt động mục vụ của Giáo Hội. Thẩm quyền của Lời Chúa là nền tảng mà Công Đồng Vatican II và Thánh Gioan XXIII đã nhấn mạnh trong bài phát biểu khai mạc : " Mối quan tâm chính của Công đồng Đại kết, là kho tàng thiêng liêng Kitô giáo phải luôn được giữ gìn và giảng dạy " ( Bài phát biểu của ngày 11 tháng 10 1962 ). Thách thức lớn nhất của chúng ta là trung thành với giáo huấn của Chúa Giêsu.
Suy tư thứ hai về ý nghĩa Chúa Giêsu lên trời dựa trên cụm từ : " Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu... ".
Sau khi hạ mình xuống trong cuộc thương khó, Chúa Giêsu lên Trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha đến muốn đời. Theo lời thánh Lêo Cả, khi Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, " vinh quang của Đầu " đã trở thành "niềm hy vọng cho thân xác " (x. Sermo Ascensione Domini). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, " Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc" (Rm 8, 29). Vì bản tính của chúng ta là ở trong Thiên Chúa và ở trong Đức Giêsu Kitô. Nên vì loài người chúng ta (thân xác), Chúa Giêsu là (Đầu) hằng sống đến muôn thủa muôn đời hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha ( x. Dt 7 , 25). Từ tòa cao vinh hiển, Người gửi cho Giáo Hội một sứ điệp hy vọng và mời gọi hướng đến sự thánh thiện trên Trời nơi Người đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Nhờ công nghiệp và lời cầu bầu của Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha cho chúng ta, chúng ta có hy vọng đạt tới sự công chính và sống thánh thiện nơi Người. Giáo Hội có thể gặp phải những khó khăn, việc loan báo Tin Mừng có thể bị thất bại, nhưng vì Chúa Giêsu ngự bên hữu Đức Chúa Cha, Giáo Hội sẽ không bao giờ bị đánh bại. Sức mạnh của Chúa Kitô vinh hiển, Con yêu dấu của Chúa Cha hằng gìn giữ chúng ta, giúp chúng ta tận tụy và trung thành với Nước Thiên Chúa một cách quảng đại. Sự kiện lên Trời của Chúa Kitô ảnh hưởng cụ thể đến đời sống hàng ngày của chúng ta. Vì mầu nhiệm này, toàn thể Giáo Hội có ơn gọi đợi chờ trong niềm hân hoan hy vọng ngày Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Độ chúng ta ngự đến.
Chúa Giêsu Vị Thủ Lãnh của chúng ta đã chiến thắng tội lỗi và sự chết, hiển vinh về Trời, đó là niềm hy vọng của chúng ta. Người sẽ trở lại đón chúng ta đi với Người. Để được về Trời với Chúa, chúng ta hãy gia tăng lòng mộ mến những sự trên trời và tích cực làm việc vì Nước Trời.
Hướng về Mẹ Maria "Nữ Vương Thiên Ðàng", chúng ta xin Mẹ bảo vệ gìn giữ chúng ta là con cái Mẹ, biết sống và thực hành lời Chúa truyền dạy, để một ngày kia chúng ta cũng được về Trời với Chúa Giêsu. Đức Mẹ và các thánh vui hưởng tôn nhan Chúa Ba Ngôi đến muôn thủa muôn đời. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Chúa Giêsu lên trời
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
14:20 22/05/2017
Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên, năm A
Mt 28, 16-20
Chúa Giêsu lên trời
Lễ Chúa Giêsu lên trời là một trọng những lễ trọng nhất của năm phụng vụ. Do đó, lễ Chúa Thăng Thiên mang một ý nghĩa quan trọng và có một chiều kích lớn lao đối với Giáo Hội. Lễ Chúa Thăng thiên có thể được mường tượng như một cuộc đua tiếp sức giữa các vận động viên trong một thế vận hội hay một Sea games nào đó. Các vận động viên chuyền gậy từ vận động viên này tới vận động viên khác vv…Đây là hình ảnh và sứ mạng Chúa Giêsu Phục sinh giao cho các môn đệ và chúng ta làm chứng cho Ngài giữa thế giới và rao giảng, loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.
Lễ Chúa Giêsu lên trời cho chúng ta hay Chúa Phục Sinh không còn hiện diện trước mặt các môn đệ một cách hữu hình nữa, Ngài có mặt cách vô hình.Bởi vì, khi Phục Sinh, Chúa đã hiện ra và ở với các môn đệ bốn mươi đêm ngày để chứng minh cho các môn đệ rằng Ngài đã sống lại khải hoàn.Giờ đây Ngài về cùng Cha và ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, Chúa Phục Sinh vẫn luôn đồng hành với các môn đệ, với Giáo Hội “ mọi ngày cho đến tận thế “.Đây là bảo chứng niềm tin cho các môn đệ, cho cả Giáo Hội. Chúa truyền lệnh, trao sứ vụ rao giảng và lời hứa ở cùng Giáo Hội luôn mãi, minh chứng Chúa Phục Sinh luôn tin tưởng vào các môn đệ, tin tưởng Giáo Hội trong sứ mạng loan truyền Lời Chúa và giúp các môn đệ, giúp Giáo Hội củng cố niềm tin và hy vọng đạt được Nước Thiên Chúa. Ngài sai các môn đệ :” Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân. Các con là những chứng nhân cho Thầy “.
Vâng, cách đây 2017 năm, Chúa Phục Sinh đã chuyền cho các môn đệ, các tông đồ chiếc gậy tượng trưng cho công cuộc cứu độ và công việc truyền giáo của Ngài. Các môn đệ có sứ mạng tiếp tục chuyền cây gậy cho những người khác và cho chính chúng ta. Nên, thao thức của các môn đệ cũng chính là thao thức của mỗi người chúng ta là thực hiện điều Chúa truyền. Tin Mừng các môn đệ, Giáo Hội và mỗi người chúng ta phải loan báo, đó là rao giảng Chúa đã Phục Sinh. Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi nhân loại, tội lỗi thế gian, nhưng nay Ngài luôn sống và lên trời, Ngài mở ra cho nhân loại, cho chúng ta một viễn tượng vinh quang mai sau. Ngài hướng mỗi người chúng ta và nhân loại về Nước Thiên Chúa : là Nước cùng đích chúng ta phải tới mai sau.
Chúa Thăng Thiên mở ra cho chúng ta, cho nhân loại một lối sống mới :” sống ở đời nhưng chúng ta phải hướng về Quê Trời, là nơi ở vĩnh viễn cho chúng ta “. Hướng về trời, nhìn lên cao sẽ giúp nhân loại, giúp mỗi người chúng ta vượt thắng, đẩy lui những tình cảm thấp hèn, những sự xấu xa của thế gian, ma quỷ, để hướng về Thiên Chúa, hướng về một tình yêu tuyệt đối, tình yêu cao cả, tình yêu vô biên là chính Đức Giêsu Phục Sinh. Tình yêu cao vời giúp chúng ta hướng trọn về Chúa, hướng về Quê Trời. Tuy nhiên, khi hướng về trời, chúng ta không quên được những thực tại trần thế, không quên sứ mạng, bổn phận Chúa Phục Sinh trao phó là rao giảng Tin Mừng tới tận cùng thế giới với tất cả lòng nhiệt thành, hăng say vì biết rằng lúc nào Chúa Phục Sinh cũng đồng hành với chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa :” Các con là muối ướp cho mọi người, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho nó mặn lại được; nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài để cho người ta chà đạp lên nó.Cũng thế, các con là ánh sáng cho thế gian, là thành phố xây trên núi, nên không thể dấu kín được…Cũng thế, ánh sáng các con phải sáng lên trước mặt thiên hạ, để họ nhìn xem việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” ( Mt 5, 13-16 ).
Lạy Chúa, Xin sai Thánh Thần đến để giúp chúng con nhận ra Chúa Phục Sinh đang hiện diện, đang đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Chúa về trời để làm gì ?
2.Chúa giao cho các môn đệ và cho chúng ta sứ mạng gì ?
3.Hướng về trời, nhưng chúng ta có được sao nhãng những bổn phận ở trần gian không ?
4.Bổn phận ở trần gian của chúng ta là gì ?
Mt 28, 16-20
Chúa Giêsu lên trời
Lễ Chúa Giêsu lên trời là một trọng những lễ trọng nhất của năm phụng vụ. Do đó, lễ Chúa Thăng Thiên mang một ý nghĩa quan trọng và có một chiều kích lớn lao đối với Giáo Hội. Lễ Chúa Thăng thiên có thể được mường tượng như một cuộc đua tiếp sức giữa các vận động viên trong một thế vận hội hay một Sea games nào đó. Các vận động viên chuyền gậy từ vận động viên này tới vận động viên khác vv…Đây là hình ảnh và sứ mạng Chúa Giêsu Phục sinh giao cho các môn đệ và chúng ta làm chứng cho Ngài giữa thế giới và rao giảng, loan báo Tin Mừng cho các dân tộc.
Lễ Chúa Giêsu lên trời cho chúng ta hay Chúa Phục Sinh không còn hiện diện trước mặt các môn đệ một cách hữu hình nữa, Ngài có mặt cách vô hình.Bởi vì, khi Phục Sinh, Chúa đã hiện ra và ở với các môn đệ bốn mươi đêm ngày để chứng minh cho các môn đệ rằng Ngài đã sống lại khải hoàn.Giờ đây Ngài về cùng Cha và ngự bên hữu Thiên Chúa Cha. Tuy nhiên, Chúa Phục Sinh vẫn luôn đồng hành với các môn đệ, với Giáo Hội “ mọi ngày cho đến tận thế “.Đây là bảo chứng niềm tin cho các môn đệ, cho cả Giáo Hội. Chúa truyền lệnh, trao sứ vụ rao giảng và lời hứa ở cùng Giáo Hội luôn mãi, minh chứng Chúa Phục Sinh luôn tin tưởng vào các môn đệ, tin tưởng Giáo Hội trong sứ mạng loan truyền Lời Chúa và giúp các môn đệ, giúp Giáo Hội củng cố niềm tin và hy vọng đạt được Nước Thiên Chúa. Ngài sai các môn đệ :” Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân. Các con là những chứng nhân cho Thầy “.
Vâng, cách đây 2017 năm, Chúa Phục Sinh đã chuyền cho các môn đệ, các tông đồ chiếc gậy tượng trưng cho công cuộc cứu độ và công việc truyền giáo của Ngài. Các môn đệ có sứ mạng tiếp tục chuyền cây gậy cho những người khác và cho chính chúng ta. Nên, thao thức của các môn đệ cũng chính là thao thức của mỗi người chúng ta là thực hiện điều Chúa truyền. Tin Mừng các môn đệ, Giáo Hội và mỗi người chúng ta phải loan báo, đó là rao giảng Chúa đã Phục Sinh. Chúa Giêsu đã chết vì tội lỗi nhân loại, tội lỗi thế gian, nhưng nay Ngài luôn sống và lên trời, Ngài mở ra cho nhân loại, cho chúng ta một viễn tượng vinh quang mai sau. Ngài hướng mỗi người chúng ta và nhân loại về Nước Thiên Chúa : là Nước cùng đích chúng ta phải tới mai sau.
Chúa Thăng Thiên mở ra cho chúng ta, cho nhân loại một lối sống mới :” sống ở đời nhưng chúng ta phải hướng về Quê Trời, là nơi ở vĩnh viễn cho chúng ta “. Hướng về trời, nhìn lên cao sẽ giúp nhân loại, giúp mỗi người chúng ta vượt thắng, đẩy lui những tình cảm thấp hèn, những sự xấu xa của thế gian, ma quỷ, để hướng về Thiên Chúa, hướng về một tình yêu tuyệt đối, tình yêu cao cả, tình yêu vô biên là chính Đức Giêsu Phục Sinh. Tình yêu cao vời giúp chúng ta hướng trọn về Chúa, hướng về Quê Trời. Tuy nhiên, khi hướng về trời, chúng ta không quên được những thực tại trần thế, không quên sứ mạng, bổn phận Chúa Phục Sinh trao phó là rao giảng Tin Mừng tới tận cùng thế giới với tất cả lòng nhiệt thành, hăng say vì biết rằng lúc nào Chúa Phục Sinh cũng đồng hành với chúng ta.
Chúng ta hãy nhớ lại lời Chúa :” Các con là muối ướp cho mọi người, nếu muối nhạt, thì chẳng còn cách gì làm cho nó mặn lại được; nó trở thành vô dụng, chỉ còn nước ném ra ngoài để cho người ta chà đạp lên nó.Cũng thế, các con là ánh sáng cho thế gian, là thành phố xây trên núi, nên không thể dấu kín được…Cũng thế, ánh sáng các con phải sáng lên trước mặt thiên hạ, để họ nhìn xem việc thiện các con làm mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” ( Mt 5, 13-16 ).
Lạy Chúa, Xin sai Thánh Thần đến để giúp chúng con nhận ra Chúa Phục Sinh đang hiện diện, đang đồng hành với chúng con trong cuộc sống. Amen.
Gợi ý để chia sẻ :
1.Chúa về trời để làm gì ?
2.Chúa giao cho các môn đệ và cho chúng ta sứ mạng gì ?
3.Hướng về trời, nhưng chúng ta có được sao nhãng những bổn phận ở trần gian không ?
4.Bổn phận ở trần gian của chúng ta là gì ?
Suy Niệm Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm A
Lm. Anthony Trung Thành
21:48 22/05/2017
Suy Niệm Lễ Chúa Thăng Thiên – Năm A
Biến cố Đức Giêsu lên trời là một biến cố lịch sử. Vì biến cố này đã diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định, có sự chứng kiến của nhiều người và đã được sách Cộng Vụ Tông Đồ và các sách Tin mừng ghi lại. Bài đọc I cho chúng ta biết, sau thời gian thi hành nhiệm vụ ở thế gian, Ngài chịu nạn chịu chết, sống lại và hiện ra với nhiều người. Hôm nay, trước mặt các Tông đồ, Ngài được cất nhắc lên trời (x. Cv 1, 1-11). Cũng trong khung cảnh đó, bài Tin mừng cho chúng ta biết, theo lời hẹn trước, Mười một Tông đồ đã đến Galilê gặp Đức Giêsu. Trước khi lên trời, Ngài trao cho các ông sứ mạng loan báo Tin mừng (x. Mt 28,18-20).
Qua biến cố trên và qua những lời nhắn nhủ của Đức Giêsu, chúng ta thử hỏi: Biến cố Đức Giêsu lên trời nói gì với mọi người chúng ta hôm nay?
1. Biến cố Đức Giêsu lên trời khẳng định cho chúng ta rằng: Có Thiên Đàng.
Có đời sau, có Thiên đàng là niềm tin căn bản của người Kitô chúng ta. Niềm tin này luôn được củng cố bởi Kinh Thánh.
Chính Đức Giêsu đã khẳng định: Ngài bởi thượng giới (x. Ga 8,23), Ngài tự trời mà xuống (x. Ga 6, 38). Ngài nói với Matha rằng: “Ta là sự sống và là sự sống lại. Ai tin vào Ta thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25). Ngài nói với kẻ trộm lành rằng: “Tôi bảo thật anh: Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43); Ngài nói với các Tông đồ: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”(Ga 14,2-3). Ngài khuyên nhủ mọi người rằng: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không đào ngạch và lấy đi được” (Mt 6, 19-20); “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12).
Đức Giêsu còn kể nhiều dụ ngôn chứng minh cho chúng ta về sự hiện diện của Thiên đàng: Trong dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó cho chúng ta biết: ông La-da-rô chết và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham (x. Lc 16, 18 – 31). Trong dụ ngôn những nén bạc: người đầy tớ tài giỏi và trung thành được vào hưởng niềm vui của chủ anh (Mt 25,21). Trong bài Tin mừng nói về ngày phán xét chung (x. Mt 25, 41- 45) cũng cho chúng ta biết về phần thưởng của kẻ lành là được “thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn từ thuở tạo thiên lập địa”…
Trong bài đọc II hôm nay, thánh Phaolô cho chúng ta biết: Đức Kitô đã sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được làm chúa muôn loài muôn vật: “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh, mà Hội thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,22-23). Ngài còn nói: “Nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất là chiếc lều này bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra” (2 Cr 5,1).
Tóm lại, tin vào sự sống lại, tin vào Thiên đàng là đức tin căn bản mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy.” Và, biến cố Đức Giêsu lên trời một lẫn nữa củng cố đức tin của chúng ta.
2. Biến cố Đức Giêsu lên trời giúp chúng ta sống niềm hy vọng sẽ được lên Thiên Đàng
Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn cho hết thảy mọi người được lên Thiên đàng. Bởi vì “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3,17). Nhưng, Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người. Vì vậy, để được lên Thiên đàng, xin được nêu lên một số cách thế mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta thực hiện sau đây: Đó là những kẻ tin và lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy trong Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu đã trả lời với ông Nicôđêmô rằng: “Tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên” (Ga 3,3); Đó là những người đi theo con đường thơ ấu thiêng liêng của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Nghĩa là họ trở nên như trẻ nhỏ, vì nước trời là của những ai giống như chúng (x. Mt 19,14); Đó là những ai thực hiện tám mối phúc thật (x. Mt 5,1-12), chẳng hạn như: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ; Đó là những người tình nguyện sống khiết tịnh vì Nước Trời như các linh muc, tu sĩ (x. Mt 19,12) và những người từ bỏ mọi sự trần gian vì danh Chúa (x. Mt 19, 27-29); Đó là những người tội lỗi biết ăn năn hối cải trở về với Chúa (x. Mt 21,31-32), như người trộm lành (x. Lc 23,39-43), như Augustinô, như Maria Madalêna...; Đó là những người biết làm việc từ thiện, bác ái (x. Mt 6, 20; Mt 25,31-46); Đó còn là những người biết dọn mình xứng đáng để ăn uống Mình và Máu Thánh Chúa, vì “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời”(Ga 6,54)…
Tóm lại, ai cũng có thể được lên Thiên đàng. Nhưng để được lên Thiên đàng cần thực hiện những điều Đức Giêsu chỉ cho như vừa nêu trên, và duy trì tình trạng đó, đặc biệt trong giờ kết thúc cuộc đời này. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo nói rất rõ rằng: “Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy hoàn toàn sẽ sống đời đời với Chúa Kitô. Họ đời đời giống Thiên Chúa, vì họ ‘nhìn thấy Ngài’ mặt đối mặt” (Số 1023); “Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy không trọn vẹn, dù không được chắc chắn sự cứu rỗi đời đời, phải trải qua sự thanh tẩy sau khi chết, cũng sẽ đạt được sự thánh khiết cần thiết để bước vào sự vui thoả của Thiên Chúa” (Số 1054).
3. Biến cố Đức Giêsu lên trời mời gọi chúng ta thực thi bổn phận loan báo Tin mừng.
Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại rằng: Trong những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhất trong vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được đến trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa Thiên Ðàng. Nhưng Thánh Phêrô chận lại không cho tôi vào Thiên Ðàng. Ngài nói như sau: “Không thể để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào Thiên Ðàng. Thiên Ðàng không có nơi cho người cùng khổ.”
Tôi mới tức giận nói với Ngài như sau: “Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để làm cho Thiên Ðàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, Ngài bị bắt buộc sẽ để cho con vào Thiên Ðàng.”
Sau giấc mơ ấy, biết bao nhiêu người cùng khổ, cô đơn đã được chăm sóc và chết êm ái trong vòng tay yêu thương của Mẹ Têrêxa Calcutta và các nữ tu của Mẹ. Thế rồi, cùng đi với Mẹ Têrêxa lên Thiên Đàng là một đội quân đông đảo, họ là những người cùng khổ, cô đơn, những người bị bỏ rơi bên lề xã hội. Thật đúng như ai đó đã nói: “Không ai lên thiên đàng một mình.” Đó là bài học cho tất cả mọi người chúng ta hôm nay. Để lên Thiên đàng, không phải chỉ lo cho chính mình mà còn phải giúp cho người khác nữa, bằng việc chu toàn bổn phận truyền giáo. Bổn phận đó đã được Đức Giêsu đề cập đến trong đoạn Tin mừng hôm nay: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.”(Mt 28,19).
Nhưng phải loan báo Tin mừng như thế nào? Chúng ta có thể loan báo Tin mừng bằng việc rao giảng, rao giảng lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện (x. 2Tm 4,2), để có thể nói được như Thánh Phaolô: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”(1Cr 9,16). Chúng ta có thể loan báo Tin mừng bằng việc cầu nguyện, hy sinh như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã làm. Đặc biệt, chúng ta có thể loan báo Tin mừng bằng một đời sống thấm nhuần Giáo huấn của Đức Giêsu trong gia đình, trong giáo xứ và ngoài xã hội. Đối với gia đình: vợ chồng luôn sống đúng với những lời cam kết trong Bí tích Hôn Phối bằng cách biết yêu thương chung thủy, giúp đỡ nhau phần hồn phần xác; cha mẹ biết tôn trọng sự sống, sinh sản và giáo dục con cái theo đức tin Công Giáo; con cái kính trọng, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ, ông bà. Tất cả mọi thành viên trong gia đình biết siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích. Đối với giáo xứ: các thành viên luôn biết chu toàn những bổn phận mà Giáo xứ đề ra như tham gia các sinh hoạt chung của giáo xứ, đóng góp công của xây dựng giáo xứ, sống tình liên đới với mọi người xung quanh. Đối với xã hội: hãy luôn ý thức sống tinh thần truyền giáo nơi mỗi môi trường sống của mình bằng đời sống công bằng, bác ái, yêu thương.
Ước mong rằng, nhờ lời rao giảng, nhờ lời cầu nguyện và đặc biệt nhờ đời sống chứng tá của chúng ta nhiều người sẽ biết Chúa, biết tìm đến với Giáo Hội để biết con đường tới Thiên đàng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lên trời và sẽ trở lại đón chúng con. Xin cho chúng con luôn xác tín mạnh mẽ vào sự sống đời sau, biết sống niềm hy vọng và thực hiện những điều Chúa chỉ cho để được lên Thiên đàng. Đồng thời, xin cho mỗi chúng con luôn biết chu toàn bổn phận loan báo Tin mừng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Biến cố Đức Giêsu lên trời là một biến cố lịch sử. Vì biến cố này đã diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định, có sự chứng kiến của nhiều người và đã được sách Cộng Vụ Tông Đồ và các sách Tin mừng ghi lại. Bài đọc I cho chúng ta biết, sau thời gian thi hành nhiệm vụ ở thế gian, Ngài chịu nạn chịu chết, sống lại và hiện ra với nhiều người. Hôm nay, trước mặt các Tông đồ, Ngài được cất nhắc lên trời (x. Cv 1, 1-11). Cũng trong khung cảnh đó, bài Tin mừng cho chúng ta biết, theo lời hẹn trước, Mười một Tông đồ đã đến Galilê gặp Đức Giêsu. Trước khi lên trời, Ngài trao cho các ông sứ mạng loan báo Tin mừng (x. Mt 28,18-20).
Qua biến cố trên và qua những lời nhắn nhủ của Đức Giêsu, chúng ta thử hỏi: Biến cố Đức Giêsu lên trời nói gì với mọi người chúng ta hôm nay?
1. Biến cố Đức Giêsu lên trời khẳng định cho chúng ta rằng: Có Thiên Đàng.
Có đời sau, có Thiên đàng là niềm tin căn bản của người Kitô chúng ta. Niềm tin này luôn được củng cố bởi Kinh Thánh.
Chính Đức Giêsu đã khẳng định: Ngài bởi thượng giới (x. Ga 8,23), Ngài tự trời mà xuống (x. Ga 6, 38). Ngài nói với Matha rằng: “Ta là sự sống và là sự sống lại. Ai tin vào Ta thì dù đã chết, cũng sẽ được sống” (Ga 11, 25). Ngài nói với kẻ trộm lành rằng: “Tôi bảo thật anh: Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23,43); Ngài nói với các Tông đồ: “Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó”(Ga 14,2-3). Ngài khuyên nhủ mọi người rằng: “Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không đào ngạch và lấy đi được” (Mt 6, 19-20); “Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao” (Mt 5,12).
Đức Giêsu còn kể nhiều dụ ngôn chứng minh cho chúng ta về sự hiện diện của Thiên đàng: Trong dụ ngôn ông nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó cho chúng ta biết: ông La-da-rô chết và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham (x. Lc 16, 18 – 31). Trong dụ ngôn những nén bạc: người đầy tớ tài giỏi và trung thành được vào hưởng niềm vui của chủ anh (Mt 25,21). Trong bài Tin mừng nói về ngày phán xét chung (x. Mt 25, 41- 45) cũng cho chúng ta biết về phần thưởng của kẻ lành là được “thừa hưởng Vương Quốc đã dọn sẵn từ thuở tạo thiên lập địa”…
Trong bài đọc II hôm nay, thánh Phaolô cho chúng ta biết: Đức Kitô đã sống lại, lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha và được làm chúa muôn loài muôn vật: “Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội thánh, mà Hội thánh là thân thể Đức Kitô, là sự viên mãn của Người, Đấng làm cho tất cả được viên mãn” (Ep 1,22-23). Ngài còn nói: “Nếu ngôi nhà của chúng ta ở dưới đất là chiếc lều này bị phá hủy đi, thì chúng ta có một nơi ở do Thiên Chúa dựng lên, một ngôi nhà vĩnh cửu ở trên trời, không do tay người thế làm ra” (2 Cr 5,1).
Tóm lại, tin vào sự sống lại, tin vào Thiên đàng là đức tin căn bản mà chúng ta tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại, tôi tin hằng sống vậy.” Và, biến cố Đức Giêsu lên trời một lẫn nữa củng cố đức tin của chúng ta.
2. Biến cố Đức Giêsu lên trời giúp chúng ta sống niềm hy vọng sẽ được lên Thiên Đàng
Thiên Chúa giàu lòng thương xót muốn cho hết thảy mọi người được lên Thiên đàng. Bởi vì “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” (Ga 3,17). Nhưng, Thiên Chúa vẫn tôn trọng tự do của con người. Vì vậy, để được lên Thiên đàng, xin được nêu lên một số cách thế mà Đức Giêsu mời gọi chúng ta thực hiện sau đây: Đó là những kẻ tin và lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy trong Chúa Thánh Thần. Đức Giêsu đã trả lời với ông Nicôđêmô rằng: “Tôi bảo thật ông: không ai có thể thấy Nước Thiên Chúa, nếu không được sinh lại bởi ơn trên” (Ga 3,3); Đó là những người đi theo con đường thơ ấu thiêng liêng của Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu. Nghĩa là họ trở nên như trẻ nhỏ, vì nước trời là của những ai giống như chúng (x. Mt 19,14); Đó là những ai thực hiện tám mối phúc thật (x. Mt 5,1-12), chẳng hạn như: Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ; Đó là những người tình nguyện sống khiết tịnh vì Nước Trời như các linh muc, tu sĩ (x. Mt 19,12) và những người từ bỏ mọi sự trần gian vì danh Chúa (x. Mt 19, 27-29); Đó là những người tội lỗi biết ăn năn hối cải trở về với Chúa (x. Mt 21,31-32), như người trộm lành (x. Lc 23,39-43), như Augustinô, như Maria Madalêna...; Đó là những người biết làm việc từ thiện, bác ái (x. Mt 6, 20; Mt 25,31-46); Đó còn là những người biết dọn mình xứng đáng để ăn uống Mình và Máu Thánh Chúa, vì “Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì có sự sống đời đời”(Ga 6,54)…
Tóm lại, ai cũng có thể được lên Thiên đàng. Nhưng để được lên Thiên đàng cần thực hiện những điều Đức Giêsu chỉ cho như vừa nêu trên, và duy trì tình trạng đó, đặc biệt trong giờ kết thúc cuộc đời này. Sách Giáo lý Hội Thánh Công Giáo nói rất rõ rằng: “Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy hoàn toàn sẽ sống đời đời với Chúa Kitô. Họ đời đời giống Thiên Chúa, vì họ ‘nhìn thấy Ngài’ mặt đối mặt” (Số 1023); “Những ai chết trong ân sủng và tình bằng hữu của Thiên Chúa và được thanh tẩy không trọn vẹn, dù không được chắc chắn sự cứu rỗi đời đời, phải trải qua sự thanh tẩy sau khi chết, cũng sẽ đạt được sự thánh khiết cần thiết để bước vào sự vui thoả của Thiên Chúa” (Số 1054).
3. Biến cố Đức Giêsu lên trời mời gọi chúng ta thực thi bổn phận loan báo Tin mừng.
Mẹ Têrêxa Calcutta kể lại rằng: Trong những ngày đầu khi mới khởi sự làm việc cho những người cùng khổ nhất trong vùng ngoại ô, tôi bị sốt liệt giường. Trong cơn mê sảng, tôi bỗng thấy mình được đến trình diện trước mặt thánh Phêrô, người giữ cửa Thiên Ðàng. Nhưng Thánh Phêrô chận lại không cho tôi vào Thiên Ðàng. Ngài nói như sau: “Không thể để cho một người thuộc khu ổ chuột được vào Thiên Ðàng. Thiên Ðàng không có nơi cho người cùng khổ.”
Tôi mới tức giận nói với Ngài như sau: “Thế ư? Vậy thì con sẽ làm mọi cách để làm cho Thiên Ðàng đầy dẫy dân cư của các khu ổ chuột và lúc đó, Ngài bị bắt buộc sẽ để cho con vào Thiên Ðàng.”
Sau giấc mơ ấy, biết bao nhiêu người cùng khổ, cô đơn đã được chăm sóc và chết êm ái trong vòng tay yêu thương của Mẹ Têrêxa Calcutta và các nữ tu của Mẹ. Thế rồi, cùng đi với Mẹ Têrêxa lên Thiên Đàng là một đội quân đông đảo, họ là những người cùng khổ, cô đơn, những người bị bỏ rơi bên lề xã hội. Thật đúng như ai đó đã nói: “Không ai lên thiên đàng một mình.” Đó là bài học cho tất cả mọi người chúng ta hôm nay. Để lên Thiên đàng, không phải chỉ lo cho chính mình mà còn phải giúp cho người khác nữa, bằng việc chu toàn bổn phận truyền giáo. Bổn phận đó đã được Đức Giêsu đề cập đến trong đoạn Tin mừng hôm nay: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần.”(Mt 28,19).
Nhưng phải loan báo Tin mừng như thế nào? Chúng ta có thể loan báo Tin mừng bằng việc rao giảng, rao giảng lúc thuận tiện cũng như không thuận tiện (x. 2Tm 4,2), để có thể nói được như Thánh Phaolô: “Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Tin mừng”(1Cr 9,16). Chúng ta có thể loan báo Tin mừng bằng việc cầu nguyện, hy sinh như thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã làm. Đặc biệt, chúng ta có thể loan báo Tin mừng bằng một đời sống thấm nhuần Giáo huấn của Đức Giêsu trong gia đình, trong giáo xứ và ngoài xã hội. Đối với gia đình: vợ chồng luôn sống đúng với những lời cam kết trong Bí tích Hôn Phối bằng cách biết yêu thương chung thủy, giúp đỡ nhau phần hồn phần xác; cha mẹ biết tôn trọng sự sống, sinh sản và giáo dục con cái theo đức tin Công Giáo; con cái kính trọng, vâng lời, giúp đỡ cha mẹ, ông bà. Tất cả mọi thành viên trong gia đình biết siêng năng cầu nguyện, lãnh nhận các Bí tích. Đối với giáo xứ: các thành viên luôn biết chu toàn những bổn phận mà Giáo xứ đề ra như tham gia các sinh hoạt chung của giáo xứ, đóng góp công của xây dựng giáo xứ, sống tình liên đới với mọi người xung quanh. Đối với xã hội: hãy luôn ý thức sống tinh thần truyền giáo nơi mỗi môi trường sống của mình bằng đời sống công bằng, bác ái, yêu thương.
Ước mong rằng, nhờ lời rao giảng, nhờ lời cầu nguyện và đặc biệt nhờ đời sống chứng tá của chúng ta nhiều người sẽ biết Chúa, biết tìm đến với Giáo Hội để biết con đường tới Thiên đàng.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lên trời và sẽ trở lại đón chúng con. Xin cho chúng con luôn xác tín mạnh mẽ vào sự sống đời sau, biết sống niềm hy vọng và thực hiện những điều Chúa chỉ cho để được lên Thiên đàng. Đồng thời, xin cho mỗi chúng con luôn biết chu toàn bổn phận loan báo Tin mừng. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hai ngày trước khi Tổng Thống Trump gặp Đức Phanxicô: các vấn đề để đồng ý và bất đồng
Vũ Văn An
05:25 22/05/2017
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, theo nhà báo John Allen, không đơn giản là một cuộc gặp gỡ giữa những người mà các vấn đề bất đồng và đồng ý đã được vạch ra rõ ràng.
Thực vậy, theo nhà báo trên, khi phân tích tới chi tiết, thì sự việc giữa hai vị trở nên càng lúc càng phức tạp hơn. Về phía Đức Phanxicô chẳng hạn, giống như các vị giáo hoàng khác, ngài thường nói tới những huấn dụ luân lý cao qúy, chứ không hẳn các chính sách chi tiết, khiến phát sinh nhiều lối giải thích khác nhau. Thí dụ, về vấn đề di dân, tuy khẩn khoản xin người ta bắc cầu chứ không xây tường, ngài vẫn cho rằng các quốc gia có quyền bảo vệ biên giới của họ, thành thử, người ta vẫn có thể tìm ra cách giao hòa hai chủ trương trái ngược nhau này.
Còn về phía Tổng Thống Trump, ông tự khen mình là người mềm dẻo, nhưng các nhà phê bình thì cho là ông bất nhất chứ không hẳn mềm dẻo. Lập trường của chính phủ ông đối với một số vấn đề xem ra còn đang diễn biến, chuyển mình giữa những lời hoa hòe hoa xói và các chính sách thực sự của ông mà đôi khi hiểu được cũng là điều khó khăn.
Kết quả: khi ta đặt chúng dưới kính hiển vi, những điều xem ra bất đồng có thể trở thành không hẳn tuyệt đối đến thế, và cũng vậy, những điều xem ra đồng thuận bắt đầu được làm rõ manh mối.
Hơn nữa, cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và Ông Trump diễn ra vào thời điểm chính phủ Trump đã nhận ra họ không thể thi hành nhanh chóng một số phương diện trong nghị trình của họ vốn làm Đức Phanxicô lo ngại.
Họ đã tạm hõan việc bác bỏ hiệp định Paris về thay đổi khí hậu. Họ cũng buộc phải duyệt lại việc chi tiêu của Liên Bang sau khi phần lớn các chi tiêu này bị Quốc Hội bác bỏ, và, ít nhất là cho tới nay, vẫn chưa có ngân khoản để Ông Trump xây bức tường biên giới.
Dưới góc độ trên, Đức Phanxicô và đội ngũ của ngài có thể có cơ hội ảnh hưởng tới đường lối của chính phủ Trump, thay vì phải trực diện với hàng loạt các sự kiện đã rồi.
Tuy nhiên, theo John Allen, sau đây là một số vấn đề có thể xuất hiện trong cuộc gặp gỡ vắn vỏi của hai vị:
1. Di dân
Trên bình diện quy ước, Đức Phanxicô và Ông Trump đại diện cho hai cực đối lập nhau trong cuộc tranh luận về di dân. Đức Giáo Hoàng được coi như nhà lãnh đạo thân thiện nhất với di dân trên thế giới, trong khi Ông Trump bị coi như người thù nghịch nhất đối với các đối tượng này.
Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết, đã có nhiều phát triển ở cả hai phía, cho thấy ít nhất cũng có những khía cạnh có thể lấy khỏi cuộc đụng độ.
Về phía Đức Giáo Hoàng, trong cuộc họp báo sau cuộc tông du Thụy Điển hồi tháng Mười năm ngoái, ngài đã lên đặc điểm cho lập trường khái quát của ngài về di dân và tỵ nạn bằng một chút cảm thức thực tiễn như sau:
Dịp ấy, ngài cho biết: “Các nhà cai trị cũng phải thực thi sự khôn ngoan. Họ nên cơỉ mở nhiều đối với việc tiếp nhận [di dân và tỵ nạn], nhưng họ cũng nên tính tóan phương cách định cư những người này, vì người tỵ nạn không những phải được nghinh đón mà còn phải được hội nhập nữa. Thí dụ, nếu một nước chỉ có khả năng hội nhập 20 người, thì họ chỉ nên nhận bằng ấy thôi. Nếu một nước khác có khả năng hơn, họ hãy nhận nhiều hơn”.
Về phía ông Trump, ông tiếp tục nhấn mạnh tới kế hoạch xây bức tường dọc biên giới Mỹ Mễ của ông, nhưng hiện nay, không có ngân khoản cho việc này trong dự luật ngân sách 2017. Đảng Dân Chủ thề sẽ ngăn chặn nó, thậm chí một số dân biểu Cộng Hòa cũng tỏ ra hoài nghi đối với nó. Vả lại, hình như Ông Trump muốn nối kết việc xây tường này với việc Mễ phải đóng góp cho nó, nhưng tổng thống nước này vốn bác bỏ ý tưởng này.
Do đó, ông Trump đến gặp Đức Giáo Hoàng hôm thứ Tư này không phải là người đang xây bức tường, trong khi Đức Giáo Hoàng thì đưa ra một lập trường phần nào đã được thực tiễn hóa căn cứ theo khả năng của từng quốc gia cá thể.
2. Thay đổi khí hậu
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nhà lãnh đạo tinh thần của phong trào hoàn cầu đòi có hành động chống lại việc thay đổi khí hậu, sau khi là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử dành hẳn một thông điệp để chuyên bàn về vấn đề này năm 2015, tựa là Laudato Si’.
Đức Phanxicô là nguồn cảm hứng chính của thỏa hiệp Paris về thay đổi khí hậu, một thỏa hiệp mà Ông Trump cho biết sẽ bãi bỏ, dù chính phủ của ông mới đây đình hoãn quyết định này cho tới sau Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 sắp sửa khai mạc, một điều khiến ông đang rên đường tới Ý.
Ông Trump nhiều lần lên tiếng tỏ vẻ hoài nghi đối với việc hâm nóng hòan cầu, gọi nó là “một trò đánh lữa rất đắt tiền” nhưng các chính sách của ông về vấn đề này khá mềm dẻo. Ngoại Trưởng Rex Tillerson, chẳng hạn, mới đây vừa ký văn kiện có tên là “Tuyên Bố Fairbanks”, coi việc thay đổi khí hậu là một “đe dọa ngiêm trọng” đối với Bắc Cực, và kêu gọi phải có hành động để giảm thiểu các hậu quả gây hại của nó.
Trong cuộc điều trần để được xác nhận việc bổ nhiệm, Ông Tillerson cho biết: trước đây, trong tư cách một nhà khoa học và là một kỹ sư, ông vốn kết luận rằng “mối nguy thay đổi khí hậu là việc có thật” và “phải có hành động ngay” dù ông tỏ ra thận trọng đối với các hệ luận của niềm tin này.
Tuy nhiên, người ta phải chờ xem đâu là các bước kế tiếp trong cách tiếp cận của chính phủ Trump, nhưng sự kiện chưa có những quyết định chắc chắn và nhanh chóng ít nhất cũng tạo cơ hội để Đức Phanxicô thực hành một thuyết phục luân lý nào đó đối với vị thượng khách của ngài vào thứ Tư này.
3. Các cố gắng chống nghèo đói
Khi Đức Phanxicô bắt đầu triều giáo hoàng của ngài, ngài mô tả giấc mơ của ngài là lãnh đạo “một Giáo Hội nghèo cho người nghèo”.
Khắp trên thế giói, ngài được biết như là quán quân của những người bị chà đạp và khố rách áo ôm. Thành thử, khó có thể tưởng tượng được việc ngài vui vẻ khi thấy các động thái ban đầu của chính phủ Trump trong các cố gắng chống nghèo đói của họ.
Trong dự luật ngân sách đầu tiên được ông Trump đệ trình Quốc Hội, ông dự trù loại bỏ các trợ cấp chăm sóc y tế cho người có thu nhập thấp, bãi bỏ Các Trợ Khoản Phát Triển Cộng Đồng, loại bỏ việc tài trợ chương trình Medicaid cho Puerto Rico, và cắt giảm việc cấp ngân khoản cho các chương trình chuẩn bị Cao Đẳng cho người nghèo như TRIO và GEAR UP.
Đã đành, phần lớn các đề nghị trên đã bị bác bỏ trong một thỏa thuận lưỡng đảng nhằm tránh việc đóng cửa các cơ quan chính phủ, vốn bị coi như một thua cuộc lớn của chính phủ. Tuy nhiên, có tường trình cho rằng các dân biểu Cộng Hòa đang xem xét nhiều cắt giảm mới đối với các chương trình lưới an toàn (safety-net) như tem phiếu thực phẩm, trợ cấp xã hội, phụ cấp thu nhập cho người khuyết tật và có thể cả phúc lợi của cựu chiến binh, trong cố gắng giảm thiểu thiếu hụt ngân sách Liên Bang.
Điều trên cộng với 880 tỷ cắt giảm Medicaid nhờ bãi bỏ Đạo Luật Chăm Sóc Y Tế của Obama. Các nhà phê bình cho rằng những cắt giảm ấy đè nặng một cách bất cân xứng lên người nghèo Hoa Kỳ.
4. Tự do tôn giáo
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người cổ vũ tự do tôn giáo, trong đó, có quyền phản đối lương tâm dựa trên xác tín tôn giáo, điều được ngài coi là “nhân quyền nền tảng”. Khi tới thăm Hoa Kỳ hồi tháng Chín, năm 2015, ngài gọi tự do tôn giáo là “một trong các sở hữu qúy giá nhất của Hoa Kỳ”.
Ngài nói: “Và, như các hiền huynh của tôi, các giám mục Hoa Kỳ, vốn nhắc nhở chúng ta, mọi người được mời gọi thận trọng trong việc duy trì và bảo vệ quyền tự do này khỏi mọi điều có thể đe dọa hay gây hại cho nó”.
Vì thế, Đức Phanxicô và các phụ tá của ngài chắc chắn có nhiều nhận định tích cực để nói tới lệnh hành pháp gần đây về các vấn đề tự do tôn giáo của Ông Trump, nhất là lời đoan hứa sẽ bãi bỏ chỉ thị ngừa thai do chính phủ Obama áp đặt trước đây như một phần trong cuộc cải tổ hệ thống chăm sóc y tế của Hoa Kỳ.
Trong cùng cuộc tông du Hoa Kỳ nói trên, Đức Phanxicô đã bất ngờ tới thăm cộng đoàn các Tiểu Muội Người Nghèo, rõ ràng để yểm trợ họ trong cuộc đấu tranh chống lại chỉ thị trên.
Tuy nhiên, cả ở đây, các chính sách thực sự của chính phủ cũng không cùng nhịp với lời nói của tổng thống. Không lâu trước khi Ông Trump đoan hứa sẽ loại bỏ chỉ thị, các luật sư của Bộ Tư Pháp xin thêm thì giờ để họ đệ trình các giải thích nhằm bênh vực nó, thành thử điều này khiến người ta không biết đường nào mà mò đối với các ý định thực sự của chính phủ Trump.
Đàng khác, còn có nhiều khía cạnh trong lệnh hành pháp cho thấy Ông Trump không hẳn hài lòng, trong đó, có việc bãi bỏ Tu Chính Án Johnson ngăn cấm các Giáo Hội không được ủng hộ các ứng cử viên chính trị.
Đức Phanxicô nhiều lần cho hay: ngài sẽ không để mình liên lụy vào nền chính trị phe phái, và từng thúc giục hàng giáo sĩ phải xa lánh nó, nên bất cứ biện pháp nào xem ra có thể làm mờ đường ranh này chắc chắn không phải là điều ngài muốn.
5. Các vấn đề phò sự sống
So với chính phủ của Tổng thống Obama, Ông Trump cho đến nay đã được các nhà lãnh đạo phò sự sống nhìn bằng con mắt thuận lợi hơn nhiều, cho dù một số người vẫn tiếp tục nuôi dưỡng một mức độ nghi ngờ nào đó về sự chân thành trong cam kết của ông.
Ví dụ, hồi tháng Giêng chỉ mấy ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã phục hồi "Chính sách Thành phố Mexico" ngăn cấm việc Hoa Kỳ cấp ngân khoản cho các tổ chức phi chính phủ thực hiện hoặc cổ vũ các vụ phá thai thông qua các quỹ kế hoạch hóa gia đình.
Gần đây chính phủ đã mở rộng chính sách đó, áp dụng nó vào các hình thức viện trợ nước ngoài khác như hỗ trợ y tế toàn cầu.
Vào tháng Tư, Ông Trump đã bổ nhiệm Charmaine Yoest, người từng giữ chức Chủ tịch và Giám đốc điều hành của American United for Life (AUL), làm trợ lý bộ trưởng phụ trách các vấn đề công vụ, cũng như Teresa Manning, cựu vận động hành lang với Ủy ban Quyền sống Quốc gia (NRLC) làm phó trợ lý bộ trưởng phụ trách các vấn đề dân số. Cả hai động thái đều được các nhà lãnh đạo phò sự sống hoan nghênh.
Tương tự như vậy, việc bổ nhiệm Neil Gorsuch vào Tòa án tối cao Hoa Kỳ được coi như một chiến thắng cho lập trường phò sự sống, một phần dựa trên tuyên bố của ông này trong một cuốn sách năm 2006 rằng "không hề có cơ sở hiến pháp nào để người ta chuộng quyền tự do của người mẹ hơn sự sống của đứa con".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hiển nhiên, cam kết sâu sắc đối với chính nghĩa phò sự sống, vì ngài vốn định nghĩa phá thai như một tội ác "khủng khiếp", và thường liệt kê những đứa trẻ chưa sinh vào số những nạn nhân của điều ngài gọi là "nền văn hoá vứt bỏ".
Nếu có sự khác biệt giữa hai vị này trong mặt trận phò sự sống, thì chỉ là trong giọng điệu hơn là thực chất. Việc ủng hộ của Ông Trump dường như hay phát xuất từ khuôn khổ văn hóa giao chiến, trong khi Đức Phanxicô có xu hướng là người của đối thoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự tương phản này có lẽ không ngăn được vị giáo hoàng đánh giá cao lập trường của chính phủ Hoa Kỳ trong lãnh vực này.
6. Các Kitô hữu bị bách hại
Ứng cử viên Trump thề sẽ làm cho việc bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại ở Trung Đông trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong khi đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần bày tỏ sự âu lo của ngài đối với số phận các Kitô hữu trong vùng. Do đó, trên nguyên tắc, đây hẳn là một khu vực mà hai nhà lãnh đạo có thể tìm thấy cơ sở chung.
Tuy nhiên, có hai nếp nhăn có thể làm phức tạp cho bức tranh.
Thứ nhất, như đã nói, các chính sách của chính phủ là một bức tranh đang chuyển động, chịu ảnh hưởng một phần bởi thực tế chính trị.
Ví dụ, phiên bản ban đầu của lệnh hành pháp gây tranh cãi của Ông Trump về người tị nạn đáng lẽ đã dành việc đối xử ưu tiên cho các nạn nhân bị bách hại tôn giáo ở Trung Đông. Phiên bản này có lẽ là khía cạnh duy nhất được Đức Phanxicô ủng hộ. Tuy nhiên, vì bị chống đối mạnh mẽ, yếu tố trên đã bị huỷ bỏ.
Vấn đề thứ hai là Ông Trump và Đức Phanxicô có thể có những viễn kiến khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại.
Xin đơn cử một ví dụ, tháng Tư, Ông Trump đã đảo ngược chính sách đối với Syria, khi cho phép bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân do chính phủ Syria kiểm soát sau khi có báo cáo cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học. Nói chung, hiện nay, Ông Trump dường như có xu hướng sẽ sử dụng đòn bẩy của Mỹ để cố buộc Assad phải ra đi.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Kitô giáo ở nước này rất nghi ngờ các cố gắng như thế, sợ rằng bất cứ điều gì xẩy ra sau thời Ông Assad sẽ tệ hơn nhiều cho các các nhóm thiểu số tôn giáo của đất nước này.
Đức Phanxicô có thể cho rằng việc bảo vệ các Kitô hữu bao gồm cả việc lưu ý tới các quan tâm của họ khi soạn thảo chính sách đối ngoại và các quyết định quân sự. Không hoàn toàn rõ ràng, ít nhất vào lúc này, liệu Ông Trump và chính phủ của ông có lưu ý tới thông điệp này hay không.
Thực vậy, theo nhà báo trên, khi phân tích tới chi tiết, thì sự việc giữa hai vị trở nên càng lúc càng phức tạp hơn. Về phía Đức Phanxicô chẳng hạn, giống như các vị giáo hoàng khác, ngài thường nói tới những huấn dụ luân lý cao qúy, chứ không hẳn các chính sách chi tiết, khiến phát sinh nhiều lối giải thích khác nhau. Thí dụ, về vấn đề di dân, tuy khẩn khoản xin người ta bắc cầu chứ không xây tường, ngài vẫn cho rằng các quốc gia có quyền bảo vệ biên giới của họ, thành thử, người ta vẫn có thể tìm ra cách giao hòa hai chủ trương trái ngược nhau này.
Còn về phía Tổng Thống Trump, ông tự khen mình là người mềm dẻo, nhưng các nhà phê bình thì cho là ông bất nhất chứ không hẳn mềm dẻo. Lập trường của chính phủ ông đối với một số vấn đề xem ra còn đang diễn biến, chuyển mình giữa những lời hoa hòe hoa xói và các chính sách thực sự của ông mà đôi khi hiểu được cũng là điều khó khăn.
Kết quả: khi ta đặt chúng dưới kính hiển vi, những điều xem ra bất đồng có thể trở thành không hẳn tuyệt đối đến thế, và cũng vậy, những điều xem ra đồng thuận bắt đầu được làm rõ manh mối.
Hơn nữa, cuộc gặp gỡ giữa Đức Phanxicô và Ông Trump diễn ra vào thời điểm chính phủ Trump đã nhận ra họ không thể thi hành nhanh chóng một số phương diện trong nghị trình của họ vốn làm Đức Phanxicô lo ngại.
Họ đã tạm hõan việc bác bỏ hiệp định Paris về thay đổi khí hậu. Họ cũng buộc phải duyệt lại việc chi tiêu của Liên Bang sau khi phần lớn các chi tiêu này bị Quốc Hội bác bỏ, và, ít nhất là cho tới nay, vẫn chưa có ngân khoản để Ông Trump xây bức tường biên giới.
Dưới góc độ trên, Đức Phanxicô và đội ngũ của ngài có thể có cơ hội ảnh hưởng tới đường lối của chính phủ Trump, thay vì phải trực diện với hàng loạt các sự kiện đã rồi.
Tuy nhiên, theo John Allen, sau đây là một số vấn đề có thể xuất hiện trong cuộc gặp gỡ vắn vỏi của hai vị:
1. Di dân
Trên bình diện quy ước, Đức Phanxicô và Ông Trump đại diện cho hai cực đối lập nhau trong cuộc tranh luận về di dân. Đức Giáo Hoàng được coi như nhà lãnh đạo thân thiện nhất với di dân trên thế giới, trong khi Ông Trump bị coi như người thù nghịch nhất đối với các đối tượng này.
Tuy nhiên, nếu đi vào chi tiết, đã có nhiều phát triển ở cả hai phía, cho thấy ít nhất cũng có những khía cạnh có thể lấy khỏi cuộc đụng độ.
Về phía Đức Giáo Hoàng, trong cuộc họp báo sau cuộc tông du Thụy Điển hồi tháng Mười năm ngoái, ngài đã lên đặc điểm cho lập trường khái quát của ngài về di dân và tỵ nạn bằng một chút cảm thức thực tiễn như sau:
Dịp ấy, ngài cho biết: “Các nhà cai trị cũng phải thực thi sự khôn ngoan. Họ nên cơỉ mở nhiều đối với việc tiếp nhận [di dân và tỵ nạn], nhưng họ cũng nên tính tóan phương cách định cư những người này, vì người tỵ nạn không những phải được nghinh đón mà còn phải được hội nhập nữa. Thí dụ, nếu một nước chỉ có khả năng hội nhập 20 người, thì họ chỉ nên nhận bằng ấy thôi. Nếu một nước khác có khả năng hơn, họ hãy nhận nhiều hơn”.
Về phía ông Trump, ông tiếp tục nhấn mạnh tới kế hoạch xây bức tường dọc biên giới Mỹ Mễ của ông, nhưng hiện nay, không có ngân khoản cho việc này trong dự luật ngân sách 2017. Đảng Dân Chủ thề sẽ ngăn chặn nó, thậm chí một số dân biểu Cộng Hòa cũng tỏ ra hoài nghi đối với nó. Vả lại, hình như Ông Trump muốn nối kết việc xây tường này với việc Mễ phải đóng góp cho nó, nhưng tổng thống nước này vốn bác bỏ ý tưởng này.
Do đó, ông Trump đến gặp Đức Giáo Hoàng hôm thứ Tư này không phải là người đang xây bức tường, trong khi Đức Giáo Hoàng thì đưa ra một lập trường phần nào đã được thực tiễn hóa căn cứ theo khả năng của từng quốc gia cá thể.
2. Thay đổi khí hậu
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nhà lãnh đạo tinh thần của phong trào hoàn cầu đòi có hành động chống lại việc thay đổi khí hậu, sau khi là vị giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử dành hẳn một thông điệp để chuyên bàn về vấn đề này năm 2015, tựa là Laudato Si’.
Đức Phanxicô là nguồn cảm hứng chính của thỏa hiệp Paris về thay đổi khí hậu, một thỏa hiệp mà Ông Trump cho biết sẽ bãi bỏ, dù chính phủ của ông mới đây đình hoãn quyết định này cho tới sau Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 sắp sửa khai mạc, một điều khiến ông đang rên đường tới Ý.
Ông Trump nhiều lần lên tiếng tỏ vẻ hoài nghi đối với việc hâm nóng hòan cầu, gọi nó là “một trò đánh lữa rất đắt tiền” nhưng các chính sách của ông về vấn đề này khá mềm dẻo. Ngoại Trưởng Rex Tillerson, chẳng hạn, mới đây vừa ký văn kiện có tên là “Tuyên Bố Fairbanks”, coi việc thay đổi khí hậu là một “đe dọa ngiêm trọng” đối với Bắc Cực, và kêu gọi phải có hành động để giảm thiểu các hậu quả gây hại của nó.
Trong cuộc điều trần để được xác nhận việc bổ nhiệm, Ông Tillerson cho biết: trước đây, trong tư cách một nhà khoa học và là một kỹ sư, ông vốn kết luận rằng “mối nguy thay đổi khí hậu là việc có thật” và “phải có hành động ngay” dù ông tỏ ra thận trọng đối với các hệ luận của niềm tin này.
Tuy nhiên, người ta phải chờ xem đâu là các bước kế tiếp trong cách tiếp cận của chính phủ Trump, nhưng sự kiện chưa có những quyết định chắc chắn và nhanh chóng ít nhất cũng tạo cơ hội để Đức Phanxicô thực hành một thuyết phục luân lý nào đó đối với vị thượng khách của ngài vào thứ Tư này.
3. Các cố gắng chống nghèo đói
Khi Đức Phanxicô bắt đầu triều giáo hoàng của ngài, ngài mô tả giấc mơ của ngài là lãnh đạo “một Giáo Hội nghèo cho người nghèo”.
Khắp trên thế giói, ngài được biết như là quán quân của những người bị chà đạp và khố rách áo ôm. Thành thử, khó có thể tưởng tượng được việc ngài vui vẻ khi thấy các động thái ban đầu của chính phủ Trump trong các cố gắng chống nghèo đói của họ.
Trong dự luật ngân sách đầu tiên được ông Trump đệ trình Quốc Hội, ông dự trù loại bỏ các trợ cấp chăm sóc y tế cho người có thu nhập thấp, bãi bỏ Các Trợ Khoản Phát Triển Cộng Đồng, loại bỏ việc tài trợ chương trình Medicaid cho Puerto Rico, và cắt giảm việc cấp ngân khoản cho các chương trình chuẩn bị Cao Đẳng cho người nghèo như TRIO và GEAR UP.
Đã đành, phần lớn các đề nghị trên đã bị bác bỏ trong một thỏa thuận lưỡng đảng nhằm tránh việc đóng cửa các cơ quan chính phủ, vốn bị coi như một thua cuộc lớn của chính phủ. Tuy nhiên, có tường trình cho rằng các dân biểu Cộng Hòa đang xem xét nhiều cắt giảm mới đối với các chương trình lưới an toàn (safety-net) như tem phiếu thực phẩm, trợ cấp xã hội, phụ cấp thu nhập cho người khuyết tật và có thể cả phúc lợi của cựu chiến binh, trong cố gắng giảm thiểu thiếu hụt ngân sách Liên Bang.
Điều trên cộng với 880 tỷ cắt giảm Medicaid nhờ bãi bỏ Đạo Luật Chăm Sóc Y Tế của Obama. Các nhà phê bình cho rằng những cắt giảm ấy đè nặng một cách bất cân xứng lên người nghèo Hoa Kỳ.
4. Tự do tôn giáo
Đức Giáo Hoàng Phanxicô là người cổ vũ tự do tôn giáo, trong đó, có quyền phản đối lương tâm dựa trên xác tín tôn giáo, điều được ngài coi là “nhân quyền nền tảng”. Khi tới thăm Hoa Kỳ hồi tháng Chín, năm 2015, ngài gọi tự do tôn giáo là “một trong các sở hữu qúy giá nhất của Hoa Kỳ”.
Ngài nói: “Và, như các hiền huynh của tôi, các giám mục Hoa Kỳ, vốn nhắc nhở chúng ta, mọi người được mời gọi thận trọng trong việc duy trì và bảo vệ quyền tự do này khỏi mọi điều có thể đe dọa hay gây hại cho nó”.
Vì thế, Đức Phanxicô và các phụ tá của ngài chắc chắn có nhiều nhận định tích cực để nói tới lệnh hành pháp gần đây về các vấn đề tự do tôn giáo của Ông Trump, nhất là lời đoan hứa sẽ bãi bỏ chỉ thị ngừa thai do chính phủ Obama áp đặt trước đây như một phần trong cuộc cải tổ hệ thống chăm sóc y tế của Hoa Kỳ.
Trong cùng cuộc tông du Hoa Kỳ nói trên, Đức Phanxicô đã bất ngờ tới thăm cộng đoàn các Tiểu Muội Người Nghèo, rõ ràng để yểm trợ họ trong cuộc đấu tranh chống lại chỉ thị trên.
Tuy nhiên, cả ở đây, các chính sách thực sự của chính phủ cũng không cùng nhịp với lời nói của tổng thống. Không lâu trước khi Ông Trump đoan hứa sẽ loại bỏ chỉ thị, các luật sư của Bộ Tư Pháp xin thêm thì giờ để họ đệ trình các giải thích nhằm bênh vực nó, thành thử điều này khiến người ta không biết đường nào mà mò đối với các ý định thực sự của chính phủ Trump.
Đàng khác, còn có nhiều khía cạnh trong lệnh hành pháp cho thấy Ông Trump không hẳn hài lòng, trong đó, có việc bãi bỏ Tu Chính Án Johnson ngăn cấm các Giáo Hội không được ủng hộ các ứng cử viên chính trị.
Đức Phanxicô nhiều lần cho hay: ngài sẽ không để mình liên lụy vào nền chính trị phe phái, và từng thúc giục hàng giáo sĩ phải xa lánh nó, nên bất cứ biện pháp nào xem ra có thể làm mờ đường ranh này chắc chắn không phải là điều ngài muốn.
5. Các vấn đề phò sự sống
So với chính phủ của Tổng thống Obama, Ông Trump cho đến nay đã được các nhà lãnh đạo phò sự sống nhìn bằng con mắt thuận lợi hơn nhiều, cho dù một số người vẫn tiếp tục nuôi dưỡng một mức độ nghi ngờ nào đó về sự chân thành trong cam kết của ông.
Ví dụ, hồi tháng Giêng chỉ mấy ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã phục hồi "Chính sách Thành phố Mexico" ngăn cấm việc Hoa Kỳ cấp ngân khoản cho các tổ chức phi chính phủ thực hiện hoặc cổ vũ các vụ phá thai thông qua các quỹ kế hoạch hóa gia đình.
Gần đây chính phủ đã mở rộng chính sách đó, áp dụng nó vào các hình thức viện trợ nước ngoài khác như hỗ trợ y tế toàn cầu.
Vào tháng Tư, Ông Trump đã bổ nhiệm Charmaine Yoest, người từng giữ chức Chủ tịch và Giám đốc điều hành của American United for Life (AUL), làm trợ lý bộ trưởng phụ trách các vấn đề công vụ, cũng như Teresa Manning, cựu vận động hành lang với Ủy ban Quyền sống Quốc gia (NRLC) làm phó trợ lý bộ trưởng phụ trách các vấn đề dân số. Cả hai động thái đều được các nhà lãnh đạo phò sự sống hoan nghênh.
Tương tự như vậy, việc bổ nhiệm Neil Gorsuch vào Tòa án tối cao Hoa Kỳ được coi như một chiến thắng cho lập trường phò sự sống, một phần dựa trên tuyên bố của ông này trong một cuốn sách năm 2006 rằng "không hề có cơ sở hiến pháp nào để người ta chuộng quyền tự do của người mẹ hơn sự sống của đứa con".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô, hiển nhiên, cam kết sâu sắc đối với chính nghĩa phò sự sống, vì ngài vốn định nghĩa phá thai như một tội ác "khủng khiếp", và thường liệt kê những đứa trẻ chưa sinh vào số những nạn nhân của điều ngài gọi là "nền văn hoá vứt bỏ".
Nếu có sự khác biệt giữa hai vị này trong mặt trận phò sự sống, thì chỉ là trong giọng điệu hơn là thực chất. Việc ủng hộ của Ông Trump dường như hay phát xuất từ khuôn khổ văn hóa giao chiến, trong khi Đức Phanxicô có xu hướng là người của đối thoại nhiều hơn. Tuy nhiên, sự tương phản này có lẽ không ngăn được vị giáo hoàng đánh giá cao lập trường của chính phủ Hoa Kỳ trong lãnh vực này.
6. Các Kitô hữu bị bách hại
Ứng cử viên Trump thề sẽ làm cho việc bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại ở Trung Đông trở thành một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, trong khi đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhiều lần bày tỏ sự âu lo của ngài đối với số phận các Kitô hữu trong vùng. Do đó, trên nguyên tắc, đây hẳn là một khu vực mà hai nhà lãnh đạo có thể tìm thấy cơ sở chung.
Tuy nhiên, có hai nếp nhăn có thể làm phức tạp cho bức tranh.
Thứ nhất, như đã nói, các chính sách của chính phủ là một bức tranh đang chuyển động, chịu ảnh hưởng một phần bởi thực tế chính trị.
Ví dụ, phiên bản ban đầu của lệnh hành pháp gây tranh cãi của Ông Trump về người tị nạn đáng lẽ đã dành việc đối xử ưu tiên cho các nạn nhân bị bách hại tôn giáo ở Trung Đông. Phiên bản này có lẽ là khía cạnh duy nhất được Đức Phanxicô ủng hộ. Tuy nhiên, vì bị chống đối mạnh mẽ, yếu tố trên đã bị huỷ bỏ.
Vấn đề thứ hai là Ông Trump và Đức Phanxicô có thể có những viễn kiến khác nhau về ý nghĩa của việc bảo vệ các Kitô hữu bị bách hại.
Xin đơn cử một ví dụ, tháng Tư, Ông Trump đã đảo ngược chính sách đối với Syria, khi cho phép bắn 59 hỏa tiễn Tomahawk vào căn cứ không quân do chính phủ Syria kiểm soát sau khi có báo cáo cho rằng Tổng thống Bashar al-Assad đã sử dụng vũ khí hóa học. Nói chung, hiện nay, Ông Trump dường như có xu hướng sẽ sử dụng đòn bẩy của Mỹ để cố buộc Assad phải ra đi.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Kitô giáo ở nước này rất nghi ngờ các cố gắng như thế, sợ rằng bất cứ điều gì xẩy ra sau thời Ông Assad sẽ tệ hơn nhiều cho các các nhóm thiểu số tôn giáo của đất nước này.
Đức Phanxicô có thể cho rằng việc bảo vệ các Kitô hữu bao gồm cả việc lưu ý tới các quan tâm của họ khi soạn thảo chính sách đối ngoại và các quyết định quân sự. Không hoàn toàn rõ ràng, ít nhất vào lúc này, liệu Ông Trump và chính phủ của ông có lưu ý tới thông điệp này hay không.
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới ngày nay 21/5/2017
VietCatholic Network
18:02 22/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Kinh Lạy Nữ Vương với Đức Thánh Cha, Chúa Nhật 21 tháng 5 năm 2017
2. ĐTC sẽ tấn phong 5 Hồng Y mới vào ngày 28 tháng 6, 2017
3. Đức Thánh Cha tiếp kiến 6 tân đại sứ cạnh Tòa Thánh.
4. Đức Thánh Cha viếng thăm và làm phép nhà giáo dân.
5. Đức Bênêđíctô thứ 16 ca ngợi Đức Hồng Y Robert Sarah trong cuốn sách mới.
6. Theo tờ Vatican Insider, 7 cuộc hiện ra của Đức Mẹ tại Medjugorje là chân thật!
7. Tổng thống Donald Trump đề cử bà Callista Gingrich làm đại sứ Mỹ cạnh Tòa Thánh.
8. Một thẩm phán tại El Salvador mở lại vụ án giết Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero.
9. Đường lưu vong của Thánh gia ở Ai cập trở thành di sản thế giới.
10. Tân tổng thống Hàn quốc mời linh mục làm phép dinh tổng thống.
11. Sau 60 năm, Cuba có nhà thờ Công Giáo đầu tiên được xây dựng.
12. ĐGM. Nguyễn Thái Hợp nói về một chuyến đi đau lòng.
13. Giới thiệu Thánh Ca trong Tháng Hoa Đức Mẹ: Lời Mẹ Nhắn Nhủ.
Sau đây là phần tin chi tiết:
Phi Luật Tân: Người Công giáo phản đối luật cấm treo biểu tượng tôn giáo trong xe hơi
Chân Phương
20:49 22/05/2017
Phi Luật Tân: Người Công Giáo phản đối luật cấm treo biểu tượng tôn giáo trong xe hơi
Manila - Gần đây nhất lại xảy ra một vụ xung đột giữa chính phủ và Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân khi mà chính quyền nước này cấm treo tràng chuỗi Mân Côi và các biểu tượng tôn giáo khác ở trong xe hơi.
Theo AFP, lệnh cấm này nằm trong một đạo luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày Thứ Sáu, nhằm xóa bỏ những sự chia trí cho người lái xe, bao gồm: nói chuyện hoặc nhắn tin trên điện thoại di động, trang điểm (make-up) hoặc ăn uống.
Được loan báo vào hồi tuần trước, lệnh cấm này đã gây ra phản đối dữ dội trong công chúng đất nước này, vốn đa số là người Công Giáo, chiếm khoảng 80% dân số.
Cha Jerome Secillano - Thư ký phụ trách các vấn đề với công chúng thuộc Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân nói rằng: "Đây là một sự thái quá, vô cảm và thiếu hiểu biết”.
Ngài cho rằng, hầu hết những người lái xe đều cảm thấy được an toàn hơn khi có các biểu tượng tôn giáo trong xe của họ, bởi vì chúng mang đến cho họ một cảm giác được ơn trên can thiệp và bảo vệ.
Tuyên bố trên trang web Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, Cha Secillano tin rằng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo này đã đi quá xa so với đạo luật ban đầu, khi mục đích của đạo luật chỉ là giúp các tài xế bớt bị chia trí bởi điện thoại di động của họ.
Ngài nói: "Tôi đồng ý với việc cấm sử dụng điện thoại trong khi đang lái xe, nhưng họ [chính quyền] hoàn toàn chẳng có lý gì khi cấm treo các biểu tượng tôn giáo nhỏ trong xe hơi”.
Cục quản lý giao thông vận tải đường bộ - cơ quan ban hành lệnh cấm này nói rằng các biểu tượng tôn giáo vẫn có thể được gắn vào trên tay lái (dashboard) hoặc gương chiếu hậu nếu như chúng không làm vướng víu hoặc cản tầm nhìn của người lái xe.
Piston, hiệp hội các tài xế và chủ sở hữu xe jeepney - một hình thức giao thông công cộng phổ biến ở Philippines - cho biết rằng không có bằng chứng nào cho thấy các cỗ tràng hạt và biểu tượng tôn giáo là nguyên nhân gây ra tai nạn. Ông George San Mateo, chủ tịch hiệp hội này nói: "Đừng can dự vào niềm tin Thiên Chúa của các tài xế”.
Lệnh cấm này là sự xung đột mới nhất giữa chính quyền với Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân.
Giáo Hội Công Giáo là một trong những cơ quan đối lập trực diện nhất với chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte trong các chính sách của ông về chống bạo lực, ma túy cũng như án tử hình và sức khoẻ sinh sản khi nó trái với giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Tổng thống Duterte gần như mất nhiều thiện cảm đối với Giáo Hội Công Giáo, ông đã văng nhiều lời xúc phạm gây sốc cho người của Giáo Hội khi họ ‘nắn lưng’ ông. (CNA)
Chân Phương
Manila - Gần đây nhất lại xảy ra một vụ xung đột giữa chính phủ và Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân khi mà chính quyền nước này cấm treo tràng chuỗi Mân Côi và các biểu tượng tôn giáo khác ở trong xe hơi.
Theo AFP, lệnh cấm này nằm trong một đạo luật mới sẽ có hiệu lực từ ngày Thứ Sáu, nhằm xóa bỏ những sự chia trí cho người lái xe, bao gồm: nói chuyện hoặc nhắn tin trên điện thoại di động, trang điểm (make-up) hoặc ăn uống.
Được loan báo vào hồi tuần trước, lệnh cấm này đã gây ra phản đối dữ dội trong công chúng đất nước này, vốn đa số là người Công Giáo, chiếm khoảng 80% dân số.
Cha Jerome Secillano - Thư ký phụ trách các vấn đề với công chúng thuộc Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân nói rằng: "Đây là một sự thái quá, vô cảm và thiếu hiểu biết”.
Ngài cho rằng, hầu hết những người lái xe đều cảm thấy được an toàn hơn khi có các biểu tượng tôn giáo trong xe của họ, bởi vì chúng mang đến cho họ một cảm giác được ơn trên can thiệp và bảo vệ.
Tuyên bố trên trang web Hội đồng Giám mục Phi Luật Tân, Cha Secillano tin rằng lệnh cấm các biểu tượng tôn giáo này đã đi quá xa so với đạo luật ban đầu, khi mục đích của đạo luật chỉ là giúp các tài xế bớt bị chia trí bởi điện thoại di động của họ.
Ngài nói: "Tôi đồng ý với việc cấm sử dụng điện thoại trong khi đang lái xe, nhưng họ [chính quyền] hoàn toàn chẳng có lý gì khi cấm treo các biểu tượng tôn giáo nhỏ trong xe hơi”.
Cục quản lý giao thông vận tải đường bộ - cơ quan ban hành lệnh cấm này nói rằng các biểu tượng tôn giáo vẫn có thể được gắn vào trên tay lái (dashboard) hoặc gương chiếu hậu nếu như chúng không làm vướng víu hoặc cản tầm nhìn của người lái xe.
Piston, hiệp hội các tài xế và chủ sở hữu xe jeepney - một hình thức giao thông công cộng phổ biến ở Philippines - cho biết rằng không có bằng chứng nào cho thấy các cỗ tràng hạt và biểu tượng tôn giáo là nguyên nhân gây ra tai nạn. Ông George San Mateo, chủ tịch hiệp hội này nói: "Đừng can dự vào niềm tin Thiên Chúa của các tài xế”.
Lệnh cấm này là sự xung đột mới nhất giữa chính quyền với Giáo Hội Công Giáo Phi Luật Tân.
Giáo Hội Công Giáo là một trong những cơ quan đối lập trực diện nhất với chính quyền Tổng thống Rodrigo Duterte trong các chính sách của ông về chống bạo lực, ma túy cũng như án tử hình và sức khoẻ sinh sản khi nó trái với giáo huấn xã hội của Giáo Hội Công Giáo.
Tổng thống Duterte gần như mất nhiều thiện cảm đối với Giáo Hội Công Giáo, ông đã văng nhiều lời xúc phạm gây sốc cho người của Giáo Hội khi họ ‘nắn lưng’ ông. (CNA)
Chân Phương
Các chi tiết quanh chuyến viếng thăm Vatican của Tổng Thống Trump
Vũ Văn An
22:58 22/05/2017
Theo tạp chí America, Tổng Thống Donald J. Trump và Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ gặp nhau lúc 8 giờ 30 sáng thứ Tư và các viên chức Tòa Thánh lạc quan về cuộc gặp gỡ này vì họ hy vọng nó sẽ khởi đầu cho một mối liên hệ tốt đẹp, mở đầu một kênh truyền thông giữa đôi bên...
Sau cái bắt tay và chụp hình lưu niệm truyền thống, Đức Giáo Hoàng sẽ cùng Tổng Thống bước vào thư viện riêng của ngài và hai vị sẽ diện đối diện hai bên chiếc bàn nơi Đức Phanxicô từng nói chuyện với nhiều nhà lãnh đạo thế giới suốt trong bốn năm qua, trong đó, có Tổng Thống Barack Obama vào ngày 27 tháng Ba năm 2014.
Các giới chức thân cận của Đức Phanxicô bác bỏ đồ đoán cho rằng đây sẽ là cuộc gặp gỡ căng thẳng. Họ cho rằng “Đức Phanxicô sẽ cầu nguyện tha thiết xin Thiên Chúa hướng dẫn ngài trước khi gặp Tổng Thống Trump. Và Chúa Thánh Thần sẽ phủ trợ ngài”.
Hơn nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một thiên bẩm giúp ngài rất nhiều khi gặp ai đó lần đầu tiên. Cha Angel Rossi, một cha Dòng Tên người Á Căn Đình, cho rằng ngài có một tri giác sâu sắc, có thể gọi là “tài chẩn đoán cõi lòng” (cardiognosis): biết được cõi lòng người khác. Theo cha, đây là một “tri thức trực giác” vì “với thật ít thông tin, ngài vẫn biết bạn… và bạn khó lòng dấu ngài được điều gì”. Khi gặp một ai đó lần đầu tiên, Đức Phanxicô quan sát cẩn thận, lắng nghe chăm chú và tìm cách vượt quá những gì người này nói để nắm được những điều thực sự ở trong lòng họ.
Điều trên được xác định bằng chính phát biểu của Đức Phanxicô trong cuộc phỏng vấn trên không từ Fatima về Rôma: ngài không phê phán ông Trump cho tới khi gặp và lắng nghe ông! Một nhà ngoại giao Âu Châu cũng cho hay: “Đức Phanxicô là người lịch thiệp nhất tôi từng được gặp”. Ông và nhiều người khác đồng ý với nhau rằng ngài sẽ hết sức lịch thiệp đối với Tổng Thống Trump, để ông ta nói tự do và chăm chú lắng nghe những gì ông trình bày và, trong khi làm thế, sẽ tìm các khe hé mở, như ngài nói trong cuộc họp báo trên không vừa nói, có thể dẫn tới các cơ sở chung.
Ông Trump không vừa, trước khi đến Vatican, ông ta đã bổ nhiệm Callista Gingrich, phu nhân của cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich, làm đại sứ Mỹ tại Vatican. Dù bà này sẽ không có mặt tại Vatican khi Ông Trump tới đó, vì còn chờ được Quốc Hội thông qua việc bổ nhiệm, nhưng nguyên việc bổ nhiệm này cũng nói lên khá nhiều. Ngoài ra, đầu tháng này, tại Tòa Bạch Ốc, nhân Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện, ông đã hội kiến riêng với Đức Hồng Y Donald Wuerl của Thủ Đô Washington, và với Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trước khi ký ban hành lệnh hành pháp về tự do tôn giáo. Và điều chắc chắn là ông sẽ nói về nạn buôn người và tự do tôn giáo là hai chủ đề Vatican lưu ý. Nhưng các chủ đề khác như việc xích lại gần Cuba, giải pháp cho cuộc tranh chấp Do Thái Palestine, và loại trừ chủ nghĩa khủng bố… cũng có thể được nói đến. Tất cả đều là những quan tâm hàng đầu của Vatican.
Sau khi từ giã Đức Giáo Hoàng, Tổng Thống Trump sẽ hội kiến với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, và Ngoại Trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher.
Trong khi đó, Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump sẽ viếng Bambino Gesù, bệnh viện và trung tâm nghiên cứu nhi khoa lớn nhất Âu Châu nhưng thường được gọi là Bệnh Viện Của Đức Giáo Hoàng. Còn Đệ Nhất Ái Nữ, Ivanka Trump, sẽ viếng cộng đoàn giáo dân Sant’Egidio để dự cuộc thảo luận về nạn buôn người.
Tòa Thánh đã làm hết sức để chiều ý Tổng Thống Trump bằng cách sắp xếp để ông có buổi yết kiến riêng với Đức Giáo Hoàng vào lúc 8 giờ 30 sáng thứ Tư, dù nhận được yêu cầu khá trễ. Ai cũng biết, sáng thư Tư nào, Đức Giáo Hoàng cũng có buổi yết kiến chung tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng. Nhưng trước đó, lúc 9 giờ 30, ngài thường được lái xe đi giữa đám đông ở Công Trường. Lần này, Vatican phải thông báo để công chúng hay: buổi yết kiến chung chỉ có thể bắt đầu lúc 10m giờ 30 sáng, nghĩa là 2 giờ sau khi Tổng Thống Trump tới Vatican, đủ thì giờ để ông đàm đạo với Đức Giáo Hoàng và các cố vấn cao cấp của ngài.
Vì sẽ có hàng chục ngàn khách hành hương có mặt tại Công Trường vào hôm thứ Tư, nên Tổng Thống Trump sẽ không vào Thị Quốc Vatican dưới Cổng Chuông nằm ở phía trái của Công Trường. Thay vào đó, đoàn hộ tống ông sẽ chạy qua Porta del Perugino, gần Nhà Thánh Mácta nơi Đức Phanxicô cư ngụ, vòng phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để vào Cortile di San Damaso, nơi Tổng Thống sẽ được dàn chào bởi một trung đội Vệ Binh Thụy Sĩ, sau đó, được tháp tùng vào Loggia thứ hai của Tông Điện để hội kiến với Đức Giáo Hoàng.
Đi theo chiều hướng Công Giáo đối với Hồi Giáo
Dù cuộc gặp gỡ với Đức Phanxicô cùng lắm chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng như trên đã nói, Tổng Thống Trump đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc gặp gỡ này: cử nhiệm Callista Gingrich làm tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Vatican, và nhất là ký ban hành lệnh hành pháp về tự do tôn giáo, một chủ đề chắc chắn được Đức Phanxicô hoan nghinh.
Không những thế, sau lệnh hành pháp kia và trước khi tới Vatican, ông đã viếng thăm Saudi Arabia, nơi có đền thờ thánh thiêng nhất của Hồi Giáo và do đó, trên thực tế được coi như Trái Tim của Hồi Giáo. Tại đây, ông đã đọc một bài diễn văn với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo mà Giáo Sư Charles C. Camosy cho rằng rất phù hợp với giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn hoàn toàn bác bỏ ý niệm cho rằng người Kitô Giáo tranh chấp văn hóa với người Hồi Giáo, khác với hồi còn tranh cử, lúc ông không ngừng nói tới “chủ nghĩa khủng bố duy Hồi Giáo triệt để”, “Hồi Giáo ghét chúng ta”, “rất khó có thể” tách biệt người Hồi Giáo cực đoan và người Hồi Giáo ôn hòa, và đòi “đóng cửa hoàn toàn và trọn vẹn” việc di dân Hồi Giáo vào Hoa Kỳ.
Giáo huấn tôn trọng các tôn giáo không phải là Kitô Giáo của Công Giáo, lẽ dĩ nhiên, hoàn toàn bất tương hợp với phương châm của chiến dịch tranh cử trên đây. Giáo Hội vốn kết án bất cứ hành vi kỳ thị nào dựa trên tôn giáo.
Điều gây ngạc nhiên lớn là Tổng Thống Trump chọn Saudi Arabia làm trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến đi thứ nhất kéo dài 9 ngày của ông, trước cả Israel và Vatican. Và bài diễn văn trước các nhà lãnh đạo của các quốc gia đa số theo Hồi Giáo còn làm người ta ngạc nhiên hơn nữa vì đã trình bày một giọng điệu khác hẳn.
Ông bắt đầu bằng việc nhấn mạnh rằng ông “không đến đây để giảng bài” cho một cử tọa Hồi Giáo. Mà đúng hơn, ông đến để tìm cách chấm dứt nạn khủng bố và bắt đầu diễn trình hòa bình tại Trung Đông, cho hay 95% nạn nhân của khủng bố là người Hồi Giáo.
Và trong khi nói thế, ông Trump nhấn mạnh rằng trận chiến ông muốn đánh không phải là giữa những người thuộc các tín ngưỡng hay văn minh khác nhau. Trái lại, ông muốn tìm cách đồng minh với những người có cùng “các quyền lợi và giá trị”. Điều đáng kể là Ông Trump nhấn mạnh rằng Hồi Giáo là “một trong các tín ngưỡng vĩ đại của thế giới” với một "di sản cổ xưa” từng được sử dụng làm “chiếc nôi của văn minh”.
Kiểu nói “chủ nghĩa khủng bố duy Hồi Giáo triệt để” không hề được lặp lại trong bài diễn văn ở đây.
Cách tiếp cận mới mẻ này quả phù hợp với giáo huấn Công Giáo là giáo huấn hoàn toàn bác bỏ ý niệm cho rằng người Kitô hữu có tranh chấp văn hóa với người Hồi Giáo. Trái lại, Giáo Hội nhấn mạnh rằng ta nên qúy mến người Hồi giáo, coi họ như đồng tín hữu vào Ngày Sau Hết và vào cuộc phán xét của Thiên Chúa duy nhất đối với tội lỗi của nhân loại. Người Hồi Giáo cũng có chung một lòng tôn sùng Chúa Giêsu, thậm chí còn tin rằng Người sinh ra từ một trinh nữ. Lòng sùng kính Đức Maria của họ vượt xa hẳn nhiều Kitô hữu, thậm chí còn tuyên xưng cả sự vô nhiễm thai của ngài.
Vì các sự kiện trên, không lạ gì khi các vị giáo hoàng như Phaolô VI, Gioan Phaolô II, Bênêđíctô XVI và Phanxicô nói rất tích cực về Hồi Giáo.
Nhưng theo Camosy, vì Trump hay thay đổi quan điểm, nên ta cần làm áp lực để chính phủ của ông biến kiểu nói mới mẻ trên thành chính sách hẳn hoi.
Sau cái bắt tay và chụp hình lưu niệm truyền thống, Đức Giáo Hoàng sẽ cùng Tổng Thống bước vào thư viện riêng của ngài và hai vị sẽ diện đối diện hai bên chiếc bàn nơi Đức Phanxicô từng nói chuyện với nhiều nhà lãnh đạo thế giới suốt trong bốn năm qua, trong đó, có Tổng Thống Barack Obama vào ngày 27 tháng Ba năm 2014.
Các giới chức thân cận của Đức Phanxicô bác bỏ đồ đoán cho rằng đây sẽ là cuộc gặp gỡ căng thẳng. Họ cho rằng “Đức Phanxicô sẽ cầu nguyện tha thiết xin Thiên Chúa hướng dẫn ngài trước khi gặp Tổng Thống Trump. Và Chúa Thánh Thần sẽ phủ trợ ngài”.
Hơn nữa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô có một thiên bẩm giúp ngài rất nhiều khi gặp ai đó lần đầu tiên. Cha Angel Rossi, một cha Dòng Tên người Á Căn Đình, cho rằng ngài có một tri giác sâu sắc, có thể gọi là “tài chẩn đoán cõi lòng” (cardiognosis): biết được cõi lòng người khác. Theo cha, đây là một “tri thức trực giác” vì “với thật ít thông tin, ngài vẫn biết bạn… và bạn khó lòng dấu ngài được điều gì”. Khi gặp một ai đó lần đầu tiên, Đức Phanxicô quan sát cẩn thận, lắng nghe chăm chú và tìm cách vượt quá những gì người này nói để nắm được những điều thực sự ở trong lòng họ.
Điều trên được xác định bằng chính phát biểu của Đức Phanxicô trong cuộc phỏng vấn trên không từ Fatima về Rôma: ngài không phê phán ông Trump cho tới khi gặp và lắng nghe ông! Một nhà ngoại giao Âu Châu cũng cho hay: “Đức Phanxicô là người lịch thiệp nhất tôi từng được gặp”. Ông và nhiều người khác đồng ý với nhau rằng ngài sẽ hết sức lịch thiệp đối với Tổng Thống Trump, để ông ta nói tự do và chăm chú lắng nghe những gì ông trình bày và, trong khi làm thế, sẽ tìm các khe hé mở, như ngài nói trong cuộc họp báo trên không vừa nói, có thể dẫn tới các cơ sở chung.
Ông Trump không vừa, trước khi đến Vatican, ông ta đã bổ nhiệm Callista Gingrich, phu nhân của cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich, làm đại sứ Mỹ tại Vatican. Dù bà này sẽ không có mặt tại Vatican khi Ông Trump tới đó, vì còn chờ được Quốc Hội thông qua việc bổ nhiệm, nhưng nguyên việc bổ nhiệm này cũng nói lên khá nhiều. Ngoài ra, đầu tháng này, tại Tòa Bạch Ốc, nhân Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện, ông đã hội kiến riêng với Đức Hồng Y Donald Wuerl của Thủ Đô Washington, và với Đức Hồng Y Daniel DiNardo, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ trước khi ký ban hành lệnh hành pháp về tự do tôn giáo. Và điều chắc chắn là ông sẽ nói về nạn buôn người và tự do tôn giáo là hai chủ đề Vatican lưu ý. Nhưng các chủ đề khác như việc xích lại gần Cuba, giải pháp cho cuộc tranh chấp Do Thái Palestine, và loại trừ chủ nghĩa khủng bố… cũng có thể được nói đến. Tất cả đều là những quan tâm hàng đầu của Vatican.
Sau khi từ giã Đức Giáo Hoàng, Tổng Thống Trump sẽ hội kiến với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, và Ngoại Trưởng Tòa Thánh, Đức Tổng Giám Mục Paul Gallagher.
Trong khi đó, Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump sẽ viếng Bambino Gesù, bệnh viện và trung tâm nghiên cứu nhi khoa lớn nhất Âu Châu nhưng thường được gọi là Bệnh Viện Của Đức Giáo Hoàng. Còn Đệ Nhất Ái Nữ, Ivanka Trump, sẽ viếng cộng đoàn giáo dân Sant’Egidio để dự cuộc thảo luận về nạn buôn người.
Tòa Thánh đã làm hết sức để chiều ý Tổng Thống Trump bằng cách sắp xếp để ông có buổi yết kiến riêng với Đức Giáo Hoàng vào lúc 8 giờ 30 sáng thứ Tư, dù nhận được yêu cầu khá trễ. Ai cũng biết, sáng thư Tư nào, Đức Giáo Hoàng cũng có buổi yết kiến chung tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô vào lúc 10 giờ sáng. Nhưng trước đó, lúc 9 giờ 30, ngài thường được lái xe đi giữa đám đông ở Công Trường. Lần này, Vatican phải thông báo để công chúng hay: buổi yết kiến chung chỉ có thể bắt đầu lúc 10m giờ 30 sáng, nghĩa là 2 giờ sau khi Tổng Thống Trump tới Vatican, đủ thì giờ để ông đàm đạo với Đức Giáo Hoàng và các cố vấn cao cấp của ngài.
Vì sẽ có hàng chục ngàn khách hành hương có mặt tại Công Trường vào hôm thứ Tư, nên Tổng Thống Trump sẽ không vào Thị Quốc Vatican dưới Cổng Chuông nằm ở phía trái của Công Trường. Thay vào đó, đoàn hộ tống ông sẽ chạy qua Porta del Perugino, gần Nhà Thánh Mácta nơi Đức Phanxicô cư ngụ, vòng phía sau Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô để vào Cortile di San Damaso, nơi Tổng Thống sẽ được dàn chào bởi một trung đội Vệ Binh Thụy Sĩ, sau đó, được tháp tùng vào Loggia thứ hai của Tông Điện để hội kiến với Đức Giáo Hoàng.
Đi theo chiều hướng Công Giáo đối với Hồi Giáo
Dù cuộc gặp gỡ với Đức Phanxicô cùng lắm chỉ kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ, nhưng như trên đã nói, Tổng Thống Trump đã chuẩn bị rất kỹ cho cuộc gặp gỡ này: cử nhiệm Callista Gingrich làm tân đại sứ Hoa Kỳ cạnh Vatican, và nhất là ký ban hành lệnh hành pháp về tự do tôn giáo, một chủ đề chắc chắn được Đức Phanxicô hoan nghinh.
Không những thế, sau lệnh hành pháp kia và trước khi tới Vatican, ông đã viếng thăm Saudi Arabia, nơi có đền thờ thánh thiêng nhất của Hồi Giáo và do đó, trên thực tế được coi như Trái Tim của Hồi Giáo. Tại đây, ông đã đọc một bài diễn văn với các nhà lãnh đạo Hồi Giáo mà Giáo Sư Charles C. Camosy cho rằng rất phù hợp với giáo huấn Công Giáo, một giáo huấn hoàn toàn bác bỏ ý niệm cho rằng người Kitô Giáo tranh chấp văn hóa với người Hồi Giáo, khác với hồi còn tranh cử, lúc ông không ngừng nói tới “chủ nghĩa khủng bố duy Hồi Giáo triệt để”, “Hồi Giáo ghét chúng ta”, “rất khó có thể” tách biệt người Hồi Giáo cực đoan và người Hồi Giáo ôn hòa, và đòi “đóng cửa hoàn toàn và trọn vẹn” việc di dân Hồi Giáo vào Hoa Kỳ.
Giáo huấn tôn trọng các tôn giáo không phải là Kitô Giáo của Công Giáo, lẽ dĩ nhiên, hoàn toàn bất tương hợp với phương châm của chiến dịch tranh cử trên đây. Giáo Hội vốn kết án bất cứ hành vi kỳ thị nào dựa trên tôn giáo.
Điều gây ngạc nhiên lớn là Tổng Thống Trump chọn Saudi Arabia làm trạm dừng chân đầu tiên trong chuyến đi thứ nhất kéo dài 9 ngày của ông, trước cả Israel và Vatican. Và bài diễn văn trước các nhà lãnh đạo của các quốc gia đa số theo Hồi Giáo còn làm người ta ngạc nhiên hơn nữa vì đã trình bày một giọng điệu khác hẳn.
Ông bắt đầu bằng việc nhấn mạnh rằng ông “không đến đây để giảng bài” cho một cử tọa Hồi Giáo. Mà đúng hơn, ông đến để tìm cách chấm dứt nạn khủng bố và bắt đầu diễn trình hòa bình tại Trung Đông, cho hay 95% nạn nhân của khủng bố là người Hồi Giáo.
Và trong khi nói thế, ông Trump nhấn mạnh rằng trận chiến ông muốn đánh không phải là giữa những người thuộc các tín ngưỡng hay văn minh khác nhau. Trái lại, ông muốn tìm cách đồng minh với những người có cùng “các quyền lợi và giá trị”. Điều đáng kể là Ông Trump nhấn mạnh rằng Hồi Giáo là “một trong các tín ngưỡng vĩ đại của thế giới” với một "di sản cổ xưa” từng được sử dụng làm “chiếc nôi của văn minh”.
Kiểu nói “chủ nghĩa khủng bố duy Hồi Giáo triệt để” không hề được lặp lại trong bài diễn văn ở đây.
Cách tiếp cận mới mẻ này quả phù hợp với giáo huấn Công Giáo là giáo huấn hoàn toàn bác bỏ ý niệm cho rằng người Kitô hữu có tranh chấp văn hóa với người Hồi Giáo. Trái lại, Giáo Hội nhấn mạnh rằng ta nên qúy mến người Hồi giáo, coi họ như đồng tín hữu vào Ngày Sau Hết và vào cuộc phán xét của Thiên Chúa duy nhất đối với tội lỗi của nhân loại. Người Hồi Giáo cũng có chung một lòng tôn sùng Chúa Giêsu, thậm chí còn tin rằng Người sinh ra từ một trinh nữ. Lòng sùng kính Đức Maria của họ vượt xa hẳn nhiều Kitô hữu, thậm chí còn tuyên xưng cả sự vô nhiễm thai của ngài.
Vì các sự kiện trên, không lạ gì khi các vị giáo hoàng như Phaolô VI, Gioan Phaolô II, Bênêđíctô XVI và Phanxicô nói rất tích cực về Hồi Giáo.
Nhưng theo Camosy, vì Trump hay thay đổi quan điểm, nên ta cần làm áp lực để chính phủ của ông biến kiểu nói mới mẻ trên thành chính sách hẳn hoi.
Phiên họp khoáng đại Hội Đồng Giám Mục Italia
Đặng Tự Do
23:49 22/05/2017
Sáng thứ Hai 22 tháng 5, các Giám Mục Italia thuộc 62 tổng giáo phận và 163 giáo phận đã tham dự phiên họp khoáng đại tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới của Vatican.
Trong những lời nhận xét ngắn gọn với các giám mục trong phiên khai mạc vào sáng 22 tháng 5, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các Giám Mục thảo luận một cách tự do và cởi mở, vì “khi cuộc đối thoại bị dập tắt, tin đồn sẽ được gieo rắc.” Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát biểu thẳng thắn những ý kiến khác nhau.
Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Hồng Y Bagnasco vì sự phục vụ của ngài trong tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia trong 10 năm qua. Ngài nói đùa rằng công việc của Đức Hồng Y đã rất khó khăn vì “không dễ dàng làm việc với Đức Giáo Hoàng này”.
Trong bài diễn văn sau cùng của mình với tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, Đức Hồng Y Bagnasco đã nói về tầm quan trọng của phúc âm hóa những người trẻ tuổi tại Ý.
Trong phiên khoáng đại này, các Giám Mục Italia sẽ chọn ra 3 ứng viên thay thế cho Đức Hồng Y Bagnasco trong vai trò chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia. Đức Thánh Cha sẽ chọn một trong ba vị này.
Trong số những ứng cử viên được báo chí cho là có nhiều khả năng được đề cử có Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của Perugia; Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Bertolone của Catanzaro; Đức Giám Mục Franco Giulio Brambilla của Novara; và Đức Tổng Giám mục Filippo Santoro của Taranto.
Trong những lời nhận xét ngắn gọn với các giám mục trong phiên khai mạc vào sáng 22 tháng 5, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các Giám Mục thảo luận một cách tự do và cởi mở, vì “khi cuộc đối thoại bị dập tắt, tin đồn sẽ được gieo rắc.” Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát biểu thẳng thắn những ý kiến khác nhau.
Đức Thánh Cha đã cám ơn Đức Hồng Y Bagnasco vì sự phục vụ của ngài trong tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia trong 10 năm qua. Ngài nói đùa rằng công việc của Đức Hồng Y đã rất khó khăn vì “không dễ dàng làm việc với Đức Giáo Hoàng này”.
Trong bài diễn văn sau cùng của mình với tư cách chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, Đức Hồng Y Bagnasco đã nói về tầm quan trọng của phúc âm hóa những người trẻ tuổi tại Ý.
Trong phiên khoáng đại này, các Giám Mục Italia sẽ chọn ra 3 ứng viên thay thế cho Đức Hồng Y Bagnasco trong vai trò chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia. Đức Thánh Cha sẽ chọn một trong ba vị này.
Trong số những ứng cử viên được báo chí cho là có nhiều khả năng được đề cử có Đức Hồng Y Gualtiero Bassetti của Perugia; Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Bertolone của Catanzaro; Đức Giám Mục Franco Giulio Brambilla của Novara; và Đức Tổng Giám mục Filippo Santoro của Taranto.
Top Stories
Laos: Un cardinal inattendu : Mgr Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, vicaire apostolique au Laos, créé cardinal par le pape François
Eglises d'Asie
13:37 22/05/2017
En 2000, être nommé par le pape Jean-Paul II à la tête du vicariat apostolique de Pakse, dans le sud du Laos, avait constitué un « choc » pour le P. Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, alors âgé de 56 ans. Hier, dimanche 21 mai 2017, à la fin de la prière du Regina caeli, le pape François a annoncé la création de cinq nouveaux cardinaux lors d’un consistoire qui se tiendra le 28 juin prochain. Mgr Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, 73 ans, est
l’un de ces cinq nouveaux cardinaux, dont l’annonce par le pape a créée la surprise.
Né le 8 avril 1944 à Bonha-Louang, dans l’ethnie Khmu (Khamu), Louis-Marie Ling effectue sa formation au sein de l’institut Voluntas Dei à Québec et est ordonné prêtre en 1972. Le 30 octobre 2000, il est le premier vicaire apostolique à être consacré à Pakse depuis l’érection du vicariat apostolique en 1967. Président de la Conférence épiscopale du Laos et du Cambodge (CELAC) de 2009 à 2014, nommé administrateur du vicariat apostolique de Vientiane en février 2017, il sera désormais le premier cardinal originaire du Laos.
Mgr Ling, un artisan de paix
Dans ce pays culturellement bouddhiste de 6,7 millions d’habitants où le christianisme est considéré comme une religion « étrangère », les catholiques, environ 50 000, représentent moins de 1 % de la population. Pays de mission, quatre vicariats apostoliques (Thakhek-Savannakhet au Centre-Laos, Vientiane et Luang Prabang au Nord et Pakse au Sud) sont à la charge d’une vingtaine de prêtres diocésains, de trois évêques et, à compter du 28 juin prochain, d’un cardinal. Une situation d’autant plus inédite que le 11 décembre dernier, dix-sept martyrs du Laos, morts récemment (entre 1954 et 1970, dans le contexte politique particulièrement complexe de la décolonisation, des guerres de libération nationale et de la guerre froide), ont été béatifiés. La cérémonie s’était déroulée à Vientiane, avec l’autorisation et en présence des autorités civiles, alors que la liberté religieuse reste très limitée dans le pays.
Le Pathet Lao (Parti communiste) dirige sans discontinuité la République démocratique populaire lao depuis la révolution de 1975. Après avoir mené une politique répressive contre l’Eglise locale (fermeture des institutions religieuses, confiscation des biens ecclésiastiques, des hôpitaux et des écoles, expulsion des prêtres et des congrégations, interdiction de la pratique religieuse, ...), les autorités civiles demeurent méfiantes et exercent une étroite surveillance sur les activités de l’Eglise catholique. Le culte, les ordinations et les déplacements des membres du clergé sont soumis à autorisations gouvernementales. Avoir obtenu l’autorisation de célébrer la béatification des dix-sept martyrs à Vientiane témoigne d’une certaine volonté d’apaisement de la part des autorités. A titre de comparaison, en 1988, les autorités communistes vietnamiennes avaient refusé que l’Eglise catholique célèbre la béatification des 117 martyrs vietnamiens à Hanoi. La cérémonie avait alors dû avoir lieu à Rome.
Mgr Ling, un pasteur impliqué dans la vie de sa communauté
Ordonné prêtre quelques mois avant la prise de pouvoir par les communistes, Mgr Ling a participé à la recherche d’« harmonie » avec les autorités civiles. La présence du vice-gouverneur de la province de Champassak à la cérémonie au cours de laquelle Mgr Linh avait été consacré vicaire apostolique de Pakse, en 2000, démontrait la volonté des responsables politiques et religieux de développer des relations apaisées. A la fin de la cérémonie de béatification des dix-sept martyrs, et « au grand étonnement de l’assemblée », ainsi que le rapporte le P. Roland Jacques, Oblats de Marie Immaculée et vice-postulateur de la cause des martyrs, le directeur adjoint du Front Lao pour l’édification de la nation, organisme d’Etat placé sous la direction du Parti et du ministère de l’Intérieur qui chapeaute les religions, a longuement fait l’éloge de la doctrine et de l’action de l’Eglise catholique au Laos. Pour autant, le gouvernement prépare actuellement une nouvelle règlementation en matière religieuse, qui ne semble pas avoir vocation à faciliter la vie de l’Eglise catholique au Laos. « Le gouvernement ne veut pas remettre en cause l’existence de l’Eglise [mais] je m’attends à ce que les choses deviennent plus difficiles », expliquait récemment Mgr Ling à Eglises d’Asie.
Dans ce pays où la présence des missionnaires étrangers demeure interdite et où, en l’absence de prêtres, l’Eglise a longtemps été à la charge des laïcs, Mgr Ling se montre particulièrement attentif à la qualité de la formation des futurs prêtres. A l’issue de leurs sept années d’études au sein de l’unique grand séminaire du pays (trois années de philosophie et quatre de théologie), et une fois ordonné, les jeunes prêtres poursuivent leur formation en philosophie et en théologie aux Philippines. Au grand séminaire Saint-Jean-Marie Vianney, créé en 1998, le manque de prêtres, et donc de formateurs, se fait cruellement sentir. L’ordination de trois prêtres en la cathédrale Saint-Louis de Thakhek, le 16 septembre dernier, constituaient un motif de joie pour l’Eglise, dans un pays où les ordinations sacerdotales restent rares.
Vicaire apostolique de Pakse (depuis 2000) et administrateur apostolique de Vientiane (depuis févier dernier), Mgr Ling est responsable d’un territoire particulièrement vaste, qui correspond aux « périphéries » où l’Eglise est incitée à travailler par le pape François qui a déclaré que « la provenance [des cardinaux] de diverses parties du monde manifeste la catholicité de l’Eglise répandue sur toute la terre ».
Mgr Jean Zerbo, 73 ans, archevêque de Bamako (Mali), Mgr Anders Arborelius, 67 ans, évêque de Stockholm (Suède), Mgr Juan José Ornella, 71 ans, archevêque de Barcelone (Espagne), et Mgr José Gregorio Rosa Chavez, 74 ans, évêque auxiliaire de San Salvador (Salvador), seront eux aussi élevés à la pourpre cardinalice le 28 juin prochain. Le lendemain, jour de la fête des saints Pierre et Paul, les cinq nouveaux cardinaux concélèbreront la messe avec le Saint Père. (eda/pm)
Copyright Légende photo : Mrg Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, vicaire apostolique au Laos, qui sera élevé au cardinalat par le pape François le 28 juin 2017, à Rome.
(Source: Eglises d'Asie, le 22 mai 2017)
Né le 8 avril 1944 à Bonha-Louang, dans l’ethnie Khmu (Khamu), Louis-Marie Ling effectue sa formation au sein de l’institut Voluntas Dei à Québec et est ordonné prêtre en 1972. Le 30 octobre 2000, il est le premier vicaire apostolique à être consacré à Pakse depuis l’érection du vicariat apostolique en 1967. Président de la Conférence épiscopale du Laos et du Cambodge (CELAC) de 2009 à 2014, nommé administrateur du vicariat apostolique de Vientiane en février 2017, il sera désormais le premier cardinal originaire du Laos.
Mgr Ling, un artisan de paix
Dans ce pays culturellement bouddhiste de 6,7 millions d’habitants où le christianisme est considéré comme une religion « étrangère », les catholiques, environ 50 000, représentent moins de 1 % de la population. Pays de mission, quatre vicariats apostoliques (Thakhek-Savannakhet au Centre-Laos, Vientiane et Luang Prabang au Nord et Pakse au Sud) sont à la charge d’une vingtaine de prêtres diocésains, de trois évêques et, à compter du 28 juin prochain, d’un cardinal. Une situation d’autant plus inédite que le 11 décembre dernier, dix-sept martyrs du Laos, morts récemment (entre 1954 et 1970, dans le contexte politique particulièrement complexe de la décolonisation, des guerres de libération nationale et de la guerre froide), ont été béatifiés. La cérémonie s’était déroulée à Vientiane, avec l’autorisation et en présence des autorités civiles, alors que la liberté religieuse reste très limitée dans le pays.
Le Pathet Lao (Parti communiste) dirige sans discontinuité la République démocratique populaire lao depuis la révolution de 1975. Après avoir mené une politique répressive contre l’Eglise locale (fermeture des institutions religieuses, confiscation des biens ecclésiastiques, des hôpitaux et des écoles, expulsion des prêtres et des congrégations, interdiction de la pratique religieuse, ...), les autorités civiles demeurent méfiantes et exercent une étroite surveillance sur les activités de l’Eglise catholique. Le culte, les ordinations et les déplacements des membres du clergé sont soumis à autorisations gouvernementales. Avoir obtenu l’autorisation de célébrer la béatification des dix-sept martyrs à Vientiane témoigne d’une certaine volonté d’apaisement de la part des autorités. A titre de comparaison, en 1988, les autorités communistes vietnamiennes avaient refusé que l’Eglise catholique célèbre la béatification des 117 martyrs vietnamiens à Hanoi. La cérémonie avait alors dû avoir lieu à Rome.
Mgr Ling, un pasteur impliqué dans la vie de sa communauté
Ordonné prêtre quelques mois avant la prise de pouvoir par les communistes, Mgr Ling a participé à la recherche d’« harmonie » avec les autorités civiles. La présence du vice-gouverneur de la province de Champassak à la cérémonie au cours de laquelle Mgr Linh avait été consacré vicaire apostolique de Pakse, en 2000, démontrait la volonté des responsables politiques et religieux de développer des relations apaisées. A la fin de la cérémonie de béatification des dix-sept martyrs, et « au grand étonnement de l’assemblée », ainsi que le rapporte le P. Roland Jacques, Oblats de Marie Immaculée et vice-postulateur de la cause des martyrs, le directeur adjoint du Front Lao pour l’édification de la nation, organisme d’Etat placé sous la direction du Parti et du ministère de l’Intérieur qui chapeaute les religions, a longuement fait l’éloge de la doctrine et de l’action de l’Eglise catholique au Laos. Pour autant, le gouvernement prépare actuellement une nouvelle règlementation en matière religieuse, qui ne semble pas avoir vocation à faciliter la vie de l’Eglise catholique au Laos. « Le gouvernement ne veut pas remettre en cause l’existence de l’Eglise [mais] je m’attends à ce que les choses deviennent plus difficiles », expliquait récemment Mgr Ling à Eglises d’Asie.
Dans ce pays où la présence des missionnaires étrangers demeure interdite et où, en l’absence de prêtres, l’Eglise a longtemps été à la charge des laïcs, Mgr Ling se montre particulièrement attentif à la qualité de la formation des futurs prêtres. A l’issue de leurs sept années d’études au sein de l’unique grand séminaire du pays (trois années de philosophie et quatre de théologie), et une fois ordonné, les jeunes prêtres poursuivent leur formation en philosophie et en théologie aux Philippines. Au grand séminaire Saint-Jean-Marie Vianney, créé en 1998, le manque de prêtres, et donc de formateurs, se fait cruellement sentir. L’ordination de trois prêtres en la cathédrale Saint-Louis de Thakhek, le 16 septembre dernier, constituaient un motif de joie pour l’Eglise, dans un pays où les ordinations sacerdotales restent rares.
Vicaire apostolique de Pakse (depuis 2000) et administrateur apostolique de Vientiane (depuis févier dernier), Mgr Ling est responsable d’un territoire particulièrement vaste, qui correspond aux « périphéries » où l’Eglise est incitée à travailler par le pape François qui a déclaré que « la provenance [des cardinaux] de diverses parties du monde manifeste la catholicité de l’Eglise répandue sur toute la terre ».
Mgr Jean Zerbo, 73 ans, archevêque de Bamako (Mali), Mgr Anders Arborelius, 67 ans, évêque de Stockholm (Suède), Mgr Juan José Ornella, 71 ans, archevêque de Barcelone (Espagne), et Mgr José Gregorio Rosa Chavez, 74 ans, évêque auxiliaire de San Salvador (Salvador), seront eux aussi élevés à la pourpre cardinalice le 28 juin prochain. Le lendemain, jour de la fête des saints Pierre et Paul, les cinq nouveaux cardinaux concélèbreront la messe avec le Saint Père. (eda/pm)
Copyright Légende photo : Mrg Louis-Marie Ling Mangkhanekhoun, vicaire apostolique au Laos, qui sera élevé au cardinalat par le pape François le 28 juin 2017, à Rome.
(Source: Eglises d'Asie, le 22 mai 2017)
Vietnam: « Nous attendons une réponse du gouvernement et de la société Formosa » - entretien exclusif avec Mgr Nguyên Thai Hop, évêque de Vinh
Eglises d'Asie
13:39 22/05/2017
L’initiative est inédite : des prêtres vietnamiens, du diocèse de Vinh, viennent de passer plusieurs jours en Europe pour alerter l’opinion publique internationale sur la situation des provinces du centre de leur pays. Celles-ci ont été touchées, il y a un peu plus d’un an, par la plus grave catastrophe écologique de l’histoire récente du Vietnam.
En avril 2016, le rejet en mer de Chine de substances toxiques par l’aciérie taïwanaise Formosa a causé une pollution dramatique de l’espace maritime ; par centaines de tonnes, des poissons et des crustacés sont venus s’échouer sur les plages. L’événement a suscité une émotion considérable au sein de la population et, depuis lors, les protestations n’ont pas cessé.
Le 3 mai 2016, 18 000 personnes signaient une lettre destinée aux autorités civiles locales et à l’Assemblée nationale vietnamienne, décrivant la situation catastrophique de la population de la région. Un an plus tard, c’est un courrier, cette fois signé par près de 200 000 personnes, que la délégation, menée par Mgr Nguyên Thai Hop, évêque de Vinh, a remis aux représentants d’organisations internationales.
De passage à Paris, Mgr Nguyên Thai Hop, 72 ans, a accepté de répondre aux questions d’Eglises d’Asie.
Eglises d’Asie : Quelle est la situation présente de votre diocèse ?
Mgr Nguyên Thai Hop : Le diocèse de Vinh se trouve au centre du Vietnam et son territoire couvre trois provinces : Nghe An, Ha Tinh et Quang Binh. Ce sont des provinces pauvres car la grande majorité de la population tire sa subsistance de la mer ou du travail agricole, des métiers où on ne gagne pas beaucoup d’argent.
Actuellement, les personnes qui travaillent dans ces métiers, et dans les secteurs connexes, tels que les producteurs de sel, les restaurateurs et les commerçants, sont terriblement frappées par la pollution causée par Formosa.
Pour les pêcheurs, la mer est la source naturelle de la vie. Elle fournit la nourriture, l’argent pour envoyer les enfants à l’école, l’argent pour construire la maison, ... Désormais, ils ne vont plus en mer car les poissons sont morts et, si on a la chance d’en trouver, on ne peut pas les vendre car personne ne veut acheter le poisson de ce secteur. Cette situation est terrible. Beaucoup de bateaux sont laissés à l’abandon. Très nombreux sont les pêcheurs qui sont sans travail. Et ils ne savent pas comment assurer les besoins de leur famille.
Vous effectuez une « Marche pour la justice et les droits de l’homme » en Europe. Pour quelles raisons ? Quel message souhaitez-vous faire passer ?
Le mois dernier, le clergé de Vinh, tous les membres du clergé, et près de 200 000 personnes, victimes directes et indirectes de cette catastrophe, ont signé une lettre envoyée à la communauté internationale, à notre gouvernement, à tout le peuple vietnamien et à Formosa. Nous attendons une réponse du gouvernement et de la société Formosa.
Mais jusqu’à présent, les autorités ne font pas preuve de compréhension. Même à haut niveau, elles ne comprennent pas la gravité de la situation. Après la catastrophe, aucune analyse scientifique de la pollution n’a été effectuée : quelle en est la cause exacte ? Quand pourra-t-on pêcher de nouveau ? Se baigner ? Comment dépolluer les côtes affectées ?
Nous avons effectué un long périple depuis Oslo jusqu’à Bonn, puis jusqu’à Bruxelles et Genève, pour dialoguer avec les représentants de différentes organisations. Partout, l’environnement, la justice, la dignité humaine, la situation des victimes sont au cœur des préoccupations.
Dialoguer avec les organisations internationales, dialoguer avec les représentants de l’Union européenne, dialoguer avec les organisations non gouvernementales : je ne suis pas préparé pour accomplir ce travail. Mais la situation terrible dans laquelle se trouvent les habitants du centre du Vietnam questionne notre conscience et nous oblige. C’est ce qui explique notre engagement au sein de cette « Marche pour la justice et les droits de l’homme ».
Sur quels motifs repose le désarroi de la population de votre diocèse ?
Premièrement, nous critiquons vivement le choix fait par les autorités de travailler avec Formosa, une aciérie qui utilise des technologies désuètes et qui a de fâcheux antécédents en matière de pollution. Le gouvernement a coopéré avec Formosa pour fixer une indemnisation de 500 millions de dollars. Il s’est mis d’accord avec Formosa sur le montant de cette indemnisation. En principe, il aurait fallu travailler avec les victimes, analyser avec elles la situation pour évaluer le préjudice subi. Plus d’une année a passé et des victimes n’ont pas encore été indemnisées à hauteur du préjudice subi.
Deuxièmement, pour les autorités civiles, les victimes seraient plus ou moins 200 000. En réalité, il y en a au minimum trois fois plus. Si on ajoute les victimes indirectes, deux millions de personnes sont concernées. Sachant qu’il y a environ six millions de personnes dans le diocèse de Vinh, dont 500 000 catholiques. Nous travaillons pour toutes les victimes, pas seulement pour les catholiques et il y a encore beaucoup de victimes qui ne figurent pas dans la liste officielle des personnes à indemniser. Et curieusement, j’ai entendu que les noms de plusieurs prêtres figuraient dans la liste des personnes à indemniser : j’ai immédiatement téléphoné aux autorités locales afin de faire rayer ces noms de la liste. Je ne sais pas qui a ajouté ces noms, mais ce n’est sûrement pas un membre du clergé.
Enfin, différents gouvernements étrangers ont voulu coopérer avec le peuple vietnamien pour déterminer quelle méthode scientifique permettrait de dépolluer la côte du Vietnam. Mais le gouvernement vietnamien n’a pas voulu. A Genève, on m’a indiqué que l’ONU avait proposé de venir en aide au gouvernement et au peuple du Vietnam. Malheureusement, le gouvernement a refusé. Cette attitude irresponsable est incompréhensible. Parce qu’on ne peut pas attendre de la nature qu’elle nettoie toute cette pollution. C’est pourquoi je comprends que les gens soient furieux devant cette situation.
Comment expliquer la particulière virulence des manifestations dans les provinces de Nghe An et de Ha Tinh ?
Les habitants de la côte de la province de Nghe An ne figurent pas dans les listes des bénéficiaires de l’indemnisation, contrairement à ce qu’ont indiqué les autorités locales. Et la moitié des habitants de Ha Tinh n’est pas non plus dans cette liste.
A Ha Tinh, un secteur a déjà reçu une indemnisation : le montant de celle-ci est insuffisant. En plus, les fonctionnaires ont indemnisé des personnes qui ne sont pas des victimes de la catastrophe, et des victimes n’ont pas été indemnisées. Ils n’ont pas bien fait leur travail, ce qui explique le mécontentement et les manifestations.
Que désirez-vous ?
Nous ne demandons pas seulement une indemnisation juste, mais aussi la fermeture de l’usine Formosa à Ha Tinh. Pour éviter la contamination de la mer, des rivières, des sols et sous-sols.
Actuellement, l’usine fonctionne en rodage. Si elle se met à fonctionner à plein régime, que va-t-il se passer ? Comment vivre dans ce secteur ? [Le Courrier du Vietnam rapporte que les autorités locales encouragent « l’entrée en activité [de Formosa] dans le meilleur délai possible ».]
Que proposez-vous pour sortir ces gens de la misère actuelle à part une juste indemnisation ?
Jusqu’à présent, nous n’avons pas encore trouvé la solution. Mais j’espère qu’avec l’aide du gouvernement et des organisations internationales, des structures engagées au service des droits de l’homme et de l’environnement, et le soutien de toutes les personnes de bonne volonté, nous trouverons la solution. (eda/jm et rg)
(Source: Eglises d'Asie, le 22 mai 2017)
En avril 2016, le rejet en mer de Chine de substances toxiques par l’aciérie taïwanaise Formosa a causé une pollution dramatique de l’espace maritime ; par centaines de tonnes, des poissons et des crustacés sont venus s’échouer sur les plages. L’événement a suscité une émotion considérable au sein de la population et, depuis lors, les protestations n’ont pas cessé.
Le 3 mai 2016, 18 000 personnes signaient une lettre destinée aux autorités civiles locales et à l’Assemblée nationale vietnamienne, décrivant la situation catastrophique de la population de la région. Un an plus tard, c’est un courrier, cette fois signé par près de 200 000 personnes, que la délégation, menée par Mgr Nguyên Thai Hop, évêque de Vinh, a remis aux représentants d’organisations internationales.
De passage à Paris, Mgr Nguyên Thai Hop, 72 ans, a accepté de répondre aux questions d’Eglises d’Asie.
Eglises d’Asie : Quelle est la situation présente de votre diocèse ?
Mgr Nguyên Thai Hop : Le diocèse de Vinh se trouve au centre du Vietnam et son territoire couvre trois provinces : Nghe An, Ha Tinh et Quang Binh. Ce sont des provinces pauvres car la grande majorité de la population tire sa subsistance de la mer ou du travail agricole, des métiers où on ne gagne pas beaucoup d’argent.
Actuellement, les personnes qui travaillent dans ces métiers, et dans les secteurs connexes, tels que les producteurs de sel, les restaurateurs et les commerçants, sont terriblement frappées par la pollution causée par Formosa.
Pour les pêcheurs, la mer est la source naturelle de la vie. Elle fournit la nourriture, l’argent pour envoyer les enfants à l’école, l’argent pour construire la maison, ... Désormais, ils ne vont plus en mer car les poissons sont morts et, si on a la chance d’en trouver, on ne peut pas les vendre car personne ne veut acheter le poisson de ce secteur. Cette situation est terrible. Beaucoup de bateaux sont laissés à l’abandon. Très nombreux sont les pêcheurs qui sont sans travail. Et ils ne savent pas comment assurer les besoins de leur famille.
Vous effectuez une « Marche pour la justice et les droits de l’homme » en Europe. Pour quelles raisons ? Quel message souhaitez-vous faire passer ?
Le mois dernier, le clergé de Vinh, tous les membres du clergé, et près de 200 000 personnes, victimes directes et indirectes de cette catastrophe, ont signé une lettre envoyée à la communauté internationale, à notre gouvernement, à tout le peuple vietnamien et à Formosa. Nous attendons une réponse du gouvernement et de la société Formosa.
Mais jusqu’à présent, les autorités ne font pas preuve de compréhension. Même à haut niveau, elles ne comprennent pas la gravité de la situation. Après la catastrophe, aucune analyse scientifique de la pollution n’a été effectuée : quelle en est la cause exacte ? Quand pourra-t-on pêcher de nouveau ? Se baigner ? Comment dépolluer les côtes affectées ?
Nous avons effectué un long périple depuis Oslo jusqu’à Bonn, puis jusqu’à Bruxelles et Genève, pour dialoguer avec les représentants de différentes organisations. Partout, l’environnement, la justice, la dignité humaine, la situation des victimes sont au cœur des préoccupations.
Dialoguer avec les organisations internationales, dialoguer avec les représentants de l’Union européenne, dialoguer avec les organisations non gouvernementales : je ne suis pas préparé pour accomplir ce travail. Mais la situation terrible dans laquelle se trouvent les habitants du centre du Vietnam questionne notre conscience et nous oblige. C’est ce qui explique notre engagement au sein de cette « Marche pour la justice et les droits de l’homme ».
Sur quels motifs repose le désarroi de la population de votre diocèse ?
Premièrement, nous critiquons vivement le choix fait par les autorités de travailler avec Formosa, une aciérie qui utilise des technologies désuètes et qui a de fâcheux antécédents en matière de pollution. Le gouvernement a coopéré avec Formosa pour fixer une indemnisation de 500 millions de dollars. Il s’est mis d’accord avec Formosa sur le montant de cette indemnisation. En principe, il aurait fallu travailler avec les victimes, analyser avec elles la situation pour évaluer le préjudice subi. Plus d’une année a passé et des victimes n’ont pas encore été indemnisées à hauteur du préjudice subi.
Deuxièmement, pour les autorités civiles, les victimes seraient plus ou moins 200 000. En réalité, il y en a au minimum trois fois plus. Si on ajoute les victimes indirectes, deux millions de personnes sont concernées. Sachant qu’il y a environ six millions de personnes dans le diocèse de Vinh, dont 500 000 catholiques. Nous travaillons pour toutes les victimes, pas seulement pour les catholiques et il y a encore beaucoup de victimes qui ne figurent pas dans la liste officielle des personnes à indemniser. Et curieusement, j’ai entendu que les noms de plusieurs prêtres figuraient dans la liste des personnes à indemniser : j’ai immédiatement téléphoné aux autorités locales afin de faire rayer ces noms de la liste. Je ne sais pas qui a ajouté ces noms, mais ce n’est sûrement pas un membre du clergé.
Enfin, différents gouvernements étrangers ont voulu coopérer avec le peuple vietnamien pour déterminer quelle méthode scientifique permettrait de dépolluer la côte du Vietnam. Mais le gouvernement vietnamien n’a pas voulu. A Genève, on m’a indiqué que l’ONU avait proposé de venir en aide au gouvernement et au peuple du Vietnam. Malheureusement, le gouvernement a refusé. Cette attitude irresponsable est incompréhensible. Parce qu’on ne peut pas attendre de la nature qu’elle nettoie toute cette pollution. C’est pourquoi je comprends que les gens soient furieux devant cette situation.
Comment expliquer la particulière virulence des manifestations dans les provinces de Nghe An et de Ha Tinh ?
Les habitants de la côte de la province de Nghe An ne figurent pas dans les listes des bénéficiaires de l’indemnisation, contrairement à ce qu’ont indiqué les autorités locales. Et la moitié des habitants de Ha Tinh n’est pas non plus dans cette liste.
A Ha Tinh, un secteur a déjà reçu une indemnisation : le montant de celle-ci est insuffisant. En plus, les fonctionnaires ont indemnisé des personnes qui ne sont pas des victimes de la catastrophe, et des victimes n’ont pas été indemnisées. Ils n’ont pas bien fait leur travail, ce qui explique le mécontentement et les manifestations.
Que désirez-vous ?
Nous ne demandons pas seulement une indemnisation juste, mais aussi la fermeture de l’usine Formosa à Ha Tinh. Pour éviter la contamination de la mer, des rivières, des sols et sous-sols.
Actuellement, l’usine fonctionne en rodage. Si elle se met à fonctionner à plein régime, que va-t-il se passer ? Comment vivre dans ce secteur ? [Le Courrier du Vietnam rapporte que les autorités locales encouragent « l’entrée en activité [de Formosa] dans le meilleur délai possible ».]
Que proposez-vous pour sortir ces gens de la misère actuelle à part une juste indemnisation ?
Jusqu’à présent, nous n’avons pas encore trouvé la solution. Mais j’espère qu’avec l’aide du gouvernement et des organisations internationales, des structures engagées au service des droits de l’homme et de l’environnement, et le soutien de toutes les personnes de bonne volonté, nous trouverons la solution. (eda/jm et rg)
(Source: Eglises d'Asie, le 22 mai 2017)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ ban bí tích Thêm Sức tại giáo xứ Linh Thủy, TGP Huế
Trương Trí
07:15 22/05/2017
GIÁO XỨ LINH THỦY-TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ HÂN HOAN CHÀO MỪNG ĐỨC TỔNG GIÁM MỤC GIUSE CỦA GIÁO PHẬN VỀ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC
Sáng ngày 21 tháng 5, dưới cái nắng chói chang của đầu mùa Hạ, Địa Sở Linh Thủy và Giáo xứ Thành Công rạng rỡ nụ cười khi lần đầu tiên được Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HHDGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế về dâng Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 41 con em thuộc 2 Giáo xứ Linh Thủy và Thành Công.
Xem Hình
Sáng nay, Đức Tổng Giám mục sau khi dâng Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức tại giáo xứ Tây Lộc, phải mất thêm 1 giờ đồng hồ chạy xe ô tô, Ngài mới về đến Linh Thủy. Mặc dù trời nắng như thiêu đốt, Ngài vẫn tươi cười chào mừng cộng đoàn và đón nhận lẵng hoa tươi thắm do các em trao tặng với tất cả tấm lòng kính yêu vị Chủ chăn của mình.
Cha Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung, nguyên Phó xứ Chính tòa Phủ Cam, một linh mục trẻ và năng động, đã có nhiều công lao khi làm Phó xứ Chính tòa. Từ khi Ngài về nhận Quản xứ Linh Thủy, như “Rổng gặp mây”, như “cá gặp nước”, Ngài thỏa sức hoạt động và dần dần dìu dắt Giáo xứ ngày một khởi sắc.
Địa Sở Linh Thủy tọa lạc bên Phá Tam Giang, một địa danh đã đi vào lịch sử mà ngày xưa ông cha đã truyền tụng câu ca dao:
“Yêu em anh cũng muốn vô,
Sợ “Truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang.”
Được đón nhận Đức Tin từ cuối thế kỷ 19, từ năm 1888, Linh Thủy đã có ngôi nhà thờ tạm, do các Cha ở Địa Sở Thanh Hương về giúp. Đến năm 1899 thì Linh Thủy được tách ra thành một Địa Sở riêng, trải qua 118 năm với 24 đời Linh mục Quản xứ.
Người dân Linh Thủy vốn bản chất thật thà và cần cù, sống bằng nghề khai thác thủy sản trên Đầm Phá Tam Giang và canh tác trên những cánh đồng cát pha. Cuộc sống tạm đủ với một tấm lòng đạo đức, siêng năng cầu nguyện, sáng lễ chiều kinh, giáo dân ngày càng đông đúc. Từ Địa Sở Linh Thủy, sản sinh ra các Giáo xứ Thành Công, Vĩnh Trị, Thế Chí.
Thế nhưng trải qua bao biến cố thời cuộc, người dân ly tán khắp nơi, giờ đây chỉ còn lại 59 hộ gia đình với 225 nhân khẩu, nhưng thực tế chỉ có chừng 150 người gồm cả Linh Thủy và giáo họ Thế Chí sống tại địa phương, lại là những người già và trẻ em, những người trai trẻ sức dài vai rộng thì lại đi kiếm sống phương xa. Riêng giáo xứ Thành Công, như lời Cha Quản xứ Đa Minh Trương Văn Quy, hầu như không tìm ra người trẻ để giúp việc giáo xứ, mỗi khi giáo xứ có công việc gì thì chính Cha phải đích thân làm.
Hôm nay là ngày vui của cả hai Giáo xứ Linh Thủy và Thành Công, đó là 41 con em trong giáo xứ được lãnh nhận Bí tích Thêm sức.
Trước khi đi vào Thánh lễ, Cha Quản xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung giới thiệu với toàn thể cộng đoàn vị chủ chăn kính yêu: Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Cùng sự hiện diện của Cha Hạt trưởng hạt Hương Quảng Phong Giuse Phạm Văn Tuệ và quí Cha. Ngài cũng nói lời cảm ơn Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã ưu ái cho Ca đoàn Avê Maria, đội Kèn và cả ban Lễ Sinh về giúp giáo xứ trong ngày trọng đại này.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chúc mừng các gia đình thuộc hai giáo xứ Linh Thủy và Thành Công có con em lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Đây không chỉ là niềm vui của 41 gia đình và hai giáo xứ mà còn là niềm vui của cả Giáo phận, vì có thêm những Chiến sĩ của Đức Kitô. Ngài chúc mừng quí thầy , quí xơ và các anh chị Giáo lý viên đã gặt hái thành công hôm nay. Ngài nhấn mạnh Thánh lễ hôm nay là Chúa Nhật thứ VI Phục sinh, trong bài Tin mừng nhắc lại việc Chúa Giêsu về trời nhưng Ngài sẽ cho Thánh Thần Chúa đến với chúng ta. Ngài luôn yêu thương mỗi người chúng ta, đã hy sinh mạng sống mình vì chúng ta.
Sau bài chia sẻ Tin mừng, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho các em, cầu xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ sinh lực cho các em trong ngày lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện long trọng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Sau đó, Ngài lần lượt xức Dầu Thêm sức cho các em.
Sau Thánh lễ, ông Chủ tịch HĐGX thay mặt cả hai Giáo xứ dâng lời cảm tạ Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế trong ngày hồng phúc của hai giáo xứ hôm nay. Đại diện các em vừa lãnh nhận Bí tích Thêm sức dâng tặng Đức Tổng Giám mục chiếc nón bài thơ xứ Huế, Ngài rất vui mừng và đội lên đầu với tất cả lòng mến yêu.
Sau khi lãnh nhận Phép lành, Đức Tổng Giám mục cùng quí Cha đồng tế chụp hình lưu niệm với các em trước Cung Thánh.
Trương Trí
Sáng ngày 21 tháng 5, dưới cái nắng chói chang của đầu mùa Hạ, Địa Sở Linh Thủy và Giáo xứ Thành Công rạng rỡ nụ cười khi lần đầu tiên được Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HHDGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế về dâng Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức cho 41 con em thuộc 2 Giáo xứ Linh Thủy và Thành Công.
Xem Hình
Sáng nay, Đức Tổng Giám mục sau khi dâng Thánh lễ ban Bí tích Thêm sức tại giáo xứ Tây Lộc, phải mất thêm 1 giờ đồng hồ chạy xe ô tô, Ngài mới về đến Linh Thủy. Mặc dù trời nắng như thiêu đốt, Ngài vẫn tươi cười chào mừng cộng đoàn và đón nhận lẵng hoa tươi thắm do các em trao tặng với tất cả tấm lòng kính yêu vị Chủ chăn của mình.
Cha Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung, nguyên Phó xứ Chính tòa Phủ Cam, một linh mục trẻ và năng động, đã có nhiều công lao khi làm Phó xứ Chính tòa. Từ khi Ngài về nhận Quản xứ Linh Thủy, như “Rổng gặp mây”, như “cá gặp nước”, Ngài thỏa sức hoạt động và dần dần dìu dắt Giáo xứ ngày một khởi sắc.
Địa Sở Linh Thủy tọa lạc bên Phá Tam Giang, một địa danh đã đi vào lịch sử mà ngày xưa ông cha đã truyền tụng câu ca dao:
“Yêu em anh cũng muốn vô,
Sợ “Truông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang.”
Được đón nhận Đức Tin từ cuối thế kỷ 19, từ năm 1888, Linh Thủy đã có ngôi nhà thờ tạm, do các Cha ở Địa Sở Thanh Hương về giúp. Đến năm 1899 thì Linh Thủy được tách ra thành một Địa Sở riêng, trải qua 118 năm với 24 đời Linh mục Quản xứ.
Người dân Linh Thủy vốn bản chất thật thà và cần cù, sống bằng nghề khai thác thủy sản trên Đầm Phá Tam Giang và canh tác trên những cánh đồng cát pha. Cuộc sống tạm đủ với một tấm lòng đạo đức, siêng năng cầu nguyện, sáng lễ chiều kinh, giáo dân ngày càng đông đúc. Từ Địa Sở Linh Thủy, sản sinh ra các Giáo xứ Thành Công, Vĩnh Trị, Thế Chí.
Thế nhưng trải qua bao biến cố thời cuộc, người dân ly tán khắp nơi, giờ đây chỉ còn lại 59 hộ gia đình với 225 nhân khẩu, nhưng thực tế chỉ có chừng 150 người gồm cả Linh Thủy và giáo họ Thế Chí sống tại địa phương, lại là những người già và trẻ em, những người trai trẻ sức dài vai rộng thì lại đi kiếm sống phương xa. Riêng giáo xứ Thành Công, như lời Cha Quản xứ Đa Minh Trương Văn Quy, hầu như không tìm ra người trẻ để giúp việc giáo xứ, mỗi khi giáo xứ có công việc gì thì chính Cha phải đích thân làm.
Hôm nay là ngày vui của cả hai Giáo xứ Linh Thủy và Thành Công, đó là 41 con em trong giáo xứ được lãnh nhận Bí tích Thêm sức.
Trước khi đi vào Thánh lễ, Cha Quản xứ Giuse Maria Hồ Sĩ Hiếu Trung giới thiệu với toàn thể cộng đoàn vị chủ chăn kính yêu: Đức Tổng Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế. Cùng sự hiện diện của Cha Hạt trưởng hạt Hương Quảng Phong Giuse Phạm Văn Tuệ và quí Cha. Ngài cũng nói lời cảm ơn Cha Quản xứ Chính tòa Phủ Cam Antôn Nguyễn Văn Tuyến đã ưu ái cho Ca đoàn Avê Maria, đội Kèn và cả ban Lễ Sinh về giúp giáo xứ trong ngày trọng đại này.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chúc mừng các gia đình thuộc hai giáo xứ Linh Thủy và Thành Công có con em lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Đây không chỉ là niềm vui của 41 gia đình và hai giáo xứ mà còn là niềm vui của cả Giáo phận, vì có thêm những Chiến sĩ của Đức Kitô. Ngài chúc mừng quí thầy , quí xơ và các anh chị Giáo lý viên đã gặt hái thành công hôm nay. Ngài nhấn mạnh Thánh lễ hôm nay là Chúa Nhật thứ VI Phục sinh, trong bài Tin mừng nhắc lại việc Chúa Giêsu về trời nhưng Ngài sẽ cho Thánh Thần Chúa đến với chúng ta. Ngài luôn yêu thương mỗi người chúng ta, đã hy sinh mạng sống mình vì chúng ta.
Sau bài chia sẻ Tin mừng, Đức Tổng Giám mục mời gọi cộng đoàn hiệp dâng lời cầu nguyện cho các em, cầu xin Chúa Thánh Thần tuôn đổ sinh lực cho các em trong ngày lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện long trọng cầu xin ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm sức. Sau đó, Ngài lần lượt xức Dầu Thêm sức cho các em.
Sau Thánh lễ, ông Chủ tịch HĐGX thay mặt cả hai Giáo xứ dâng lời cảm tạ Đức Tổng Giám mục và quí Cha đồng tế trong ngày hồng phúc của hai giáo xứ hôm nay. Đại diện các em vừa lãnh nhận Bí tích Thêm sức dâng tặng Đức Tổng Giám mục chiếc nón bài thơ xứ Huế, Ngài rất vui mừng và đội lên đầu với tất cả lòng mến yêu.
Sau khi lãnh nhận Phép lành, Đức Tổng Giám mục cùng quí Cha đồng tế chụp hình lưu niệm với các em trước Cung Thánh.
Trương Trí
Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami
Gx Đức Mẹ La Vang
08:12 22/05/2017
Thánh Lễ Rước Lễ Lần Đầu tại Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami
Hôm nay Chúa Nhật 21-05, Chúa Nhật VI Phục sinh, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami hân hoan đón chào 21 em Thiếu Nhi được Rước Chúa lần đầu tiên trong cuộc đời. Khoảng 8:00 sáng, các em đã được cha mẹ đưa đến nhà thờ để chuẩn bị. Các em nam mặc vest màu trắng và các em nữ áo đầm trắng trông thật rạng rở như các ngôi sao điện ảnh.
Xem Hình
Đúng 9:15am, các em tập trung trước đài Đức Mẹ ngoài trời chụp tấm hình chung với cha Quản xứ và sau đó tiến vào nhà thờ với cành hoa trắng dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ. Thánh Lễ được bắt đầu với bài Nhập Lễ do ca đoàn Thiên Thần hát. Các em phụ trách đọc các bài đọc sách Thánh và LNGD. Cha chủ tế, trong bài giảng chú trọng đặc biệt đến các em Rước Lể Lần đầu hôm nay. Cha nhấn mạnh cho các em thấy niềm vui và ý nghĩa khi được rước Chúa vào lòng, Ngài trở nên Chúa, người Thày và người bạn của các em. Cha cũng đưa cho các em gương Thánh trẻ Đaminh Savio với những quyết tâm hôm trước ngày được Rước Lễ Lần đầu: 1. Thường xuyên xưng tội và rước lễ - 2. Thánh hoá ngày Chúa Nhật - 3. Có Chúa Giê-su và Mẹ Maria là bạn - 4. Thà chết chứ không phạm tội. Bên cạnh đó, cha cũng nhắc nhở về trách nhiệm của cha mẹ như những người thày đầu tiên dạy cho các em về đời sống đức tin và nhân bản. Thánh Lễ được tiếp tục với phần cho các em rước lễ. Các em lần lượt tiến lên trang nghiêm đón nhận Chúa từ tay Cha chủ tế và trổ về chỗ thinh lặng đọc lời nguyện cám ơn.
Sau Thánh Lễ, các em chụp hình chung với Cha chủ tế và quí sơ phụ trách lớp
Hôm nay Chúa Nhật 21-05, Chúa Nhật VI Phục sinh, Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, Miami hân hoan đón chào 21 em Thiếu Nhi được Rước Chúa lần đầu tiên trong cuộc đời. Khoảng 8:00 sáng, các em đã được cha mẹ đưa đến nhà thờ để chuẩn bị. Các em nam mặc vest màu trắng và các em nữ áo đầm trắng trông thật rạng rở như các ngôi sao điện ảnh.
Xem Hình
Đúng 9:15am, các em tập trung trước đài Đức Mẹ ngoài trời chụp tấm hình chung với cha Quản xứ và sau đó tiến vào nhà thờ với cành hoa trắng dâng lên Thiên Chúa và Đức Mẹ. Thánh Lễ được bắt đầu với bài Nhập Lễ do ca đoàn Thiên Thần hát. Các em phụ trách đọc các bài đọc sách Thánh và LNGD. Cha chủ tế, trong bài giảng chú trọng đặc biệt đến các em Rước Lể Lần đầu hôm nay. Cha nhấn mạnh cho các em thấy niềm vui và ý nghĩa khi được rước Chúa vào lòng, Ngài trở nên Chúa, người Thày và người bạn của các em. Cha cũng đưa cho các em gương Thánh trẻ Đaminh Savio với những quyết tâm hôm trước ngày được Rước Lễ Lần đầu: 1. Thường xuyên xưng tội và rước lễ - 2. Thánh hoá ngày Chúa Nhật - 3. Có Chúa Giê-su và Mẹ Maria là bạn - 4. Thà chết chứ không phạm tội. Bên cạnh đó, cha cũng nhắc nhở về trách nhiệm của cha mẹ như những người thày đầu tiên dạy cho các em về đời sống đức tin và nhân bản. Thánh Lễ được tiếp tục với phần cho các em rước lễ. Các em lần lượt tiến lên trang nghiêm đón nhận Chúa từ tay Cha chủ tế và trổ về chỗ thinh lặng đọc lời nguyện cám ơn.
Sau Thánh Lễ, các em chụp hình chung với Cha chủ tế và quí sơ phụ trách lớp
Giáo Xứ Lào Cai Tiếp Tục Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Mường Khương
Giáo xứ Lào Cai
10:29 22/05/2017
Giáo Xứ Lào Cai Tiếp Tục Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Mường Khương
WGXLC – Ngày 21.5.2017, như chúng ta đã biết, cách đây một năm, chính quyền huyện Mường Khương đã cản trở và đàn áp các linh mục và giáo dân Mường Khương sinh hoạt tôn giáo. Sau nhiều lần đàm phán giữa Tòa Giám Mục Hưng Hóa, giáo xứ Lào Cai với chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp huyện nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Chính quyền cấp tỉnh thông qua Ban Tôn giáo nhất trí cho giáo dân thuộc huyện Mường Khương tập trung dâng lễ tại ba địa điểm Mường Khương, Bản Lầu và Bản Xen nhưng chính quyền huyện Mường Khương chỉ cho dâng lễ tại Bản Xen mà thôi. Đây là một điều khó hiểu của chính quyền huyện Mường Khương.
Xem Hình
Vì thế, mỗi khi các linh mục đến dâng lễ tại Mường Khương và Bản Lầu thì chính quyền huyện, thị trấn và xã đến cản trở. Cao điểm là ngày lễ Phục Sinh 16.4 vừa qua, chính quyền huyện Mường Khương đã cản trở và quấy nhiều linh mục Phêrô Nguyễn Đình Thái – phó xứ Lào Cai và một nhóm giáo dân khoảng 30 người tại gia đình bà Trần Thị Trầm thuộc thị trấn Mường Khương.
Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Linh mục quản xứ Lào Cai lên tiếng về việc chính quyền thị trấn Mường Khương ngăn cản mừng lễ Phục Sinh. Hôm nay, Chúa Nhật 6 Phục Sinh, giáo xứ Lào Cai dâng Thánh lễ và dâng Hoa cầu nguyện cho việc sinh hoạt tôn giáo tại Mường Khương. Đặc biệt, sau Thánh lễ, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành quản xứ Lào Cai và linh mục Phêrô Nguyễn Đình Thái phó xứ Lào Cai cũng giáo dân giáo xứ Lào Cai thắp nến, hát Kinh Hòa Bình cầu nguyện cho Mường Khương. Thật cảm động khi thấy những giọt nước mắt tuôn rơi trên gò má của nhiều người. Bầu khí rất linh thiêng và sốt sang! Xin Chúa cho việc sinh hoạt tôn giáo trên quê hương đất nước chúng con, cách riêng Mường Khương, được tôn trọng.
Được biết, vào lúc 8g00 thứ hai 22.5.2017, được sự cho phép của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Đức Cha phụ tá chủ tế Thánh lễ tại nhà thờ Cam Đường cầu nguyện đặc biệt cho việc sinh hoạt tôn giáo tại Mường Khương.
WGXLC – Ngày 21.5.2017, như chúng ta đã biết, cách đây một năm, chính quyền huyện Mường Khương đã cản trở và đàn áp các linh mục và giáo dân Mường Khương sinh hoạt tôn giáo. Sau nhiều lần đàm phán giữa Tòa Giám Mục Hưng Hóa, giáo xứ Lào Cai với chính quyền cấp tỉnh cũng như cấp huyện nhưng tình hình vẫn không mấy khả quan. Chính quyền cấp tỉnh thông qua Ban Tôn giáo nhất trí cho giáo dân thuộc huyện Mường Khương tập trung dâng lễ tại ba địa điểm Mường Khương, Bản Lầu và Bản Xen nhưng chính quyền huyện Mường Khương chỉ cho dâng lễ tại Bản Xen mà thôi. Đây là một điều khó hiểu của chính quyền huyện Mường Khương.
Xem Hình
Vì thế, mỗi khi các linh mục đến dâng lễ tại Mường Khương và Bản Lầu thì chính quyền huyện, thị trấn và xã đến cản trở. Cao điểm là ngày lễ Phục Sinh 16.4 vừa qua, chính quyền huyện Mường Khương đã cản trở và quấy nhiều linh mục Phêrô Nguyễn Đình Thái – phó xứ Lào Cai và một nhóm giáo dân khoảng 30 người tại gia đình bà Trần Thị Trầm thuộc thị trấn Mường Khương.
Ngày 19 tháng 4 năm 2017, Linh mục quản xứ Lào Cai lên tiếng về việc chính quyền thị trấn Mường Khương ngăn cản mừng lễ Phục Sinh. Hôm nay, Chúa Nhật 6 Phục Sinh, giáo xứ Lào Cai dâng Thánh lễ và dâng Hoa cầu nguyện cho việc sinh hoạt tôn giáo tại Mường Khương. Đặc biệt, sau Thánh lễ, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Thành quản xứ Lào Cai và linh mục Phêrô Nguyễn Đình Thái phó xứ Lào Cai cũng giáo dân giáo xứ Lào Cai thắp nến, hát Kinh Hòa Bình cầu nguyện cho Mường Khương. Thật cảm động khi thấy những giọt nước mắt tuôn rơi trên gò má của nhiều người. Bầu khí rất linh thiêng và sốt sang! Xin Chúa cho việc sinh hoạt tôn giáo trên quê hương đất nước chúng con, cách riêng Mường Khương, được tôn trọng.
Được biết, vào lúc 8g00 thứ hai 22.5.2017, được sự cho phép của Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất, Đức Cha phụ tá chủ tế Thánh lễ tại nhà thờ Cam Đường cầu nguyện đặc biệt cho việc sinh hoạt tôn giáo tại Mường Khương.
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang, Portland Oregon
Phan Hoàng Phú Qúy
17:03 22/05/2017
Thánh Lễ Thêm Sức Tại Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang
(Portland-Oregon) Chúa Nhật ngày 21 tháng 5 năm 2017, vào lúc 3:30 chiều Đức Giám Mục Peter Smith Tổng Giám Mục Phó Giáo Phận Portland đã đến giáo xứ Đức Mẹ La vang để cử hành thánh lễ và ban Phép Thêm Sức cho 98 em học sinh thuộc trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang.
Xem Hình
Cùng đổng tế với Đức Giám Mục có quý cha chánh xứ Đa Minh Phạm Tĩnh, quy cha phụ tá Nguyễn Văn Minh,linh mục Nguyễn Văn Vinh, linh mục Trần Đạt thuộc Dòng Tên, và 2 Thầy Phó Tế Nguyễn Châu, Nguyễn Nam Tiến.
Hôm nay Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh, Chúa Giêsu nài xin Chúa Cha, xin Ngài ban cho chúng ta một Đấng Phù Trợ khác, để Người ở với chúng ta luôn mãi. Chính Chúa Giêsu cũng cho chúng ta biết rằng: Để yêu mến Chúa và tuân giữ Lời Chúa, chúng ta cần sự hướng dẫn chủa Thần Chân Lý. Người chính là ngôi sao dẫn đường đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu, và từ Chúa Giêsu đến với Chúa Cha.
Trong tâm tình tạ ơn và nguyện cầu, chúng ta cùng khấn xin Chúa Thánh Thần ngự đến canh tân và đồi mới đời sống của mỗi người chúng ta, nhất là các em được nhận lãnh Bí tích Thêm Sức hôm nay được 7 Ơn Chúa Thánh Thần trợ lực hầu sống mạnh mẽ và can trường hơn trong việc giữ đạo, biết kính Chúa, yêu người và siêng năng làm việc tông đồ hơn.
Cộng đoàn dân Chúa cùng đứng lên và cất cao lời ca nhập lễ để đón vị chủ tế, quý linh mục đồng tế và các em chịu Phép Thêm Sức từ từ tiến về Cung Thánh.
Xin Thánh Thần Chúa xuống chan hoà khắp vũ trụ
Người nắm giữ mọi sự và thông suốt mọi lời
Xin Thánh Thấn Chúa xuống đầy tràn hồn tín hữu
Nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng hết mọi người
Sau bài Tin Mừng , linh mục chánh xứ Phạm Tĩnh đã trình diện lên Đức TGM 98 em xin nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, các em này đã được hướng dẫn đầy đủ về giáo lý Công Giáo trong suốt 11 năm qua tại Trường GL&VN La Vang, và giờ đây sẳn sàng nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Vị Chủ Tế đã đặt tay trên đầu và xức dầu lên trán cho các em , trong khi mọi người hợp với ca đoàn Thánh Linh hát kinh xin Ơn Chúa Thánh Thần:
Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến, và từ trời cao xin tỏ ánh quang minh.
Lạy Cha kẻ cơ bần xin ngài ngự đến soi sang là Đấng Khấng ban ân huệ cho chúng con
Trong phần giảng huấn Đức Giám Mục đã trắc nghiệm các em về một số giáo lý mà các em đã học hỏi trong những năm qua, đồng thời Ngài cũng nhấn mạnh đến Ơn Chúa Thánh Thần mà chốc lát đây các em sẽ được nhận lãnh.
Ơn Chúa Thánh Thần hôm nay sẽ dồi dào sung mãn hơn là trong ngày chịu phép Thanh Tẩy, bởi vì các em trưỡng thành và khôn lớn hơn nên cần nhiều Ơn Chúa Thánh Thần nhất là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn biết lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa.
Ơn Chúa Thánh Thần như là một hồng ân, một món quà mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta, tuy nhiên qua sự cãm nhận của mỗi cá nhân biết sống thế nào để Ơn Chúa tác động trong con người chúng ta.
Sau phần kết lễ , đại diện các em đã ngỏ lời cám ơn Đức GM. Quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quy thầy cô, quý cha mẹ sinh thành cũng như đỡ đầu, đã hướng dẫn, nâng đỡ và dạy dỗ cũng như cầu nguyện cho các em được nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.
Nguyện xin bình an của Chúa Thánh Thần ở mãi với các em và với mọi người chúng ta .
Phan Hoàng Phú Quý
(Portland-Oregon) Chúa Nhật ngày 21 tháng 5 năm 2017, vào lúc 3:30 chiều Đức Giám Mục Peter Smith Tổng Giám Mục Phó Giáo Phận Portland đã đến giáo xứ Đức Mẹ La vang để cử hành thánh lễ và ban Phép Thêm Sức cho 98 em học sinh thuộc trường Giáo Lý & Việt Ngữ La Vang.
Xem Hình
Cùng đổng tế với Đức Giám Mục có quý cha chánh xứ Đa Minh Phạm Tĩnh, quy cha phụ tá Nguyễn Văn Minh,linh mục Nguyễn Văn Vinh, linh mục Trần Đạt thuộc Dòng Tên, và 2 Thầy Phó Tế Nguyễn Châu, Nguyễn Nam Tiến.
Hôm nay Chúa Nhật thứ 6 Mùa Phục Sinh, Chúa Giêsu nài xin Chúa Cha, xin Ngài ban cho chúng ta một Đấng Phù Trợ khác, để Người ở với chúng ta luôn mãi. Chính Chúa Giêsu cũng cho chúng ta biết rằng: Để yêu mến Chúa và tuân giữ Lời Chúa, chúng ta cần sự hướng dẫn chủa Thần Chân Lý. Người chính là ngôi sao dẫn đường đưa chúng ta đến với Chúa Giêsu, và từ Chúa Giêsu đến với Chúa Cha.
Trong tâm tình tạ ơn và nguyện cầu, chúng ta cùng khấn xin Chúa Thánh Thần ngự đến canh tân và đồi mới đời sống của mỗi người chúng ta, nhất là các em được nhận lãnh Bí tích Thêm Sức hôm nay được 7 Ơn Chúa Thánh Thần trợ lực hầu sống mạnh mẽ và can trường hơn trong việc giữ đạo, biết kính Chúa, yêu người và siêng năng làm việc tông đồ hơn.
Cộng đoàn dân Chúa cùng đứng lên và cất cao lời ca nhập lễ để đón vị chủ tế, quý linh mục đồng tế và các em chịu Phép Thêm Sức từ từ tiến về Cung Thánh.
Xin Thánh Thần Chúa xuống chan hoà khắp vũ trụ
Người nắm giữ mọi sự và thông suốt mọi lời
Xin Thánh Thấn Chúa xuống đầy tràn hồn tín hữu
Nhóm lữa tình yêu Chúa trong lòng hết mọi người
Sau bài Tin Mừng , linh mục chánh xứ Phạm Tĩnh đã trình diện lên Đức TGM 98 em xin nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức, các em này đã được hướng dẫn đầy đủ về giáo lý Công Giáo trong suốt 11 năm qua tại Trường GL&VN La Vang, và giờ đây sẳn sàng nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức.
Vị Chủ Tế đã đặt tay trên đầu và xức dầu lên trán cho các em , trong khi mọi người hợp với ca đoàn Thánh Linh hát kinh xin Ơn Chúa Thánh Thần:
Lạy Chúa Thánh Thần xin ngự đến, và từ trời cao xin tỏ ánh quang minh.
Lạy Cha kẻ cơ bần xin ngài ngự đến soi sang là Đấng Khấng ban ân huệ cho chúng con
Trong phần giảng huấn Đức Giám Mục đã trắc nghiệm các em về một số giáo lý mà các em đã học hỏi trong những năm qua, đồng thời Ngài cũng nhấn mạnh đến Ơn Chúa Thánh Thần mà chốc lát đây các em sẽ được nhận lãnh.
Ơn Chúa Thánh Thần hôm nay sẽ dồi dào sung mãn hơn là trong ngày chịu phép Thanh Tẩy, bởi vì các em trưỡng thành và khôn lớn hơn nên cần nhiều Ơn Chúa Thánh Thần nhất là ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn biết lo liệu, ơn sức mạnh, ơn thông minh, ơn đạo đức, và ơn kính sợ Thiên Chúa.
Ơn Chúa Thánh Thần như là một hồng ân, một món quà mà Thiên Chúa trao ban cho mỗi người chúng ta, tuy nhiên qua sự cãm nhận của mỗi cá nhân biết sống thế nào để Ơn Chúa tác động trong con người chúng ta.
Sau phần kết lễ , đại diện các em đã ngỏ lời cám ơn Đức GM. Quý linh mục, quý tu sĩ nam nữ, quy thầy cô, quý cha mẹ sinh thành cũng như đỡ đầu, đã hướng dẫn, nâng đỡ và dạy dỗ cũng như cầu nguyện cho các em được nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hôm nay.
Nguyện xin bình an của Chúa Thánh Thần ở mãi với các em và với mọi người chúng ta .
Phan Hoàng Phú Quý
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Xương Rồng Đỏ
Đặng Đức Cương
19:03 22/05/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Bạn ơi xương rồng chịu lắm xót xa,
Hoa vẫn nở rạng ngời sắc đỏ.
Dành cho hoa trọn cuộc đời bé nhỏ
Nên thân xương rồng cằn cỗi, xác xơ....
(Trích thơ của Nguyễn Hằng Nga)
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 16 - 22/05/2017: Câu chuyện phép lạ Fatima
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
14:37 22/05/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Giáo lý lành mạnh và đúng đắn giúp tạo nên sự hiệp nhất, còn ý thức hệ thì gây ra chia rẽ. Đi theo con đường Tin Mừng của Chúa Giêsu dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, thì tâm hồn luôn rộng mở và hướng đến hiệp nhất. Đi theo các ý thức hệ, chỉ dẫn tới sự khép kín và chia rẽ. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu 19 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.
Bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ hôm nay kể về hai thái độ, hai lối hành xử khác nhau. Thứ nhất là cách thức của các tông đồ, cách thức của hiệp nhất. Khi có vấn đề nảy sinh, nhóm các tông đồ đã họp lại để cùng nhau thảo luận. Thứ hai là cách thức của những người gây chia rẽ. Có những người khác lại đi tạo ra những vấn đề. Họ gây ra điều này điều nọ để chia rẽ Giáo Hội. Họ nói rằng những gì các tông đồ nói thì không thật, không đúng như Chúa Giêsu nói.
Sau khi thảo luận với nhau, các tông đồ đã đồng tâm nhất trí về cách giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta hãy lưu ý rằng, đây không phải là lối đồng thuận kiểu chính trị. Bởi lẽ các Tông Đồ được soi sáng bởi Chúa Thánh Thần. Các ngài được Thánh Thần hướng dẫn để nói điều gì cần nói, và không nói những điều không nên nói tại thời điểm đó. Với các bổn đạo mới không phải là Do thái, các tông đồ viết: “Thánh Thần và chúng tôi đã quyết định không đặt lên vai anh em một gánh nặng nào khác ngoài những điều cần thiết này: là kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn máu sống, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, và tránh gian dâm.”
Nhưng luôn có những người đi vào cộng đoàn với tâm hồn buồn bã và than phiền rằng: “Ồ, không. Cái điều mà các ông ấy nói là dị giáo, không thể nói như thế được, không thể như thế, học thuyết của Giáo Hội phải như thế này này…” Và như thế, họ trở thành những người cuồng tín về những điều không sáng tỏ. Khi làm như thế, họ đang chia rẽ cộng đoàn. Vấn đề ở đây là: học thuyết của Giáo Hội vừa đến từ Tin Mừng vừa đến từ sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Bởi vì chính Chúa Giêsu đã nói: Thánh Thần sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ nhắc anh em nhớ mọi điều Thầy đã dạy anh em. Tuy nhiên, có những người nhầm lẫn giữa học thuyết của Giáo Hội với các ý thức hệ. Đây là sự nhầm lẫn lớn nhất của họ.
Những người nhẫm lẫn như thế, thay vì trở thành các tín hữu, họ lại đi theo các ý thức hệ. Đi theo ý thức hệ có nghĩa là đóng cửa tâm hồn trước hoạt động của Thần Khí. Trái lại với những người ấy, các tông đồ đã cùng nhau thảo luận mạnh mẽ đồng thời mở lòng ra trước sự hướng dẫn của Thánh Thần. Với huấn quyền của riêng mình, với thẩm quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng, của các Đức Giám Mục, của các hội đồng, chúng ta phải đi trên con đường đó. Con đường phát xuất từ việc rao giảng của Chúa Giêsu và từ sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Con đường này luôn rộng mở, luôn hướng đến hiệp nhất, trong khi đó các ý thức hệ thì luôn gây ra chia rẽ.
2. Câu chuyện phép lạ Fatima
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thế giới Công Giáo đã hướng về đền thánh Đức Mẹ Fatima tại Bồ Đào Nha, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 100 Đức Mẹ hiện ra tại đây. Dịp này, người ta đã nhắc lại vô số các phép lạ nhận được nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria. Nhiều phép lạ đã được Giáo Hội nhìn nhận tính chất siêu nhiên. Tiêu biểu là một phép lạ xảy ra với bác sĩ Agacio Ribeiro.
Chiều ngày 9 tháng 3 năm 1926, bác sĩ Agacio Ribeiro lái một chiếc gắn máy với tốc độ rất nhanh về nhà. Khi còn cách nhà mình chưa đến 400m thì bổng nhiên, một chiếc lốp xe văng ra khỏi niềng bánh xe. Ông bị ngã xuống và bị gãy một chân, gãy xương đòn, và xương bàn chân.
Ông cảm thấy đau đớn khủng khiếp và nghĩ mình sắp chết. Ông đã khấn cầu Đức Mẹ Fatima và phó mình cho Đức Mẹ trong khi chờ chết.
Khi nhận được tin báo tai nạn xảy ra, vợ ông đã chạy ra và với lòng đầy tin tưởng, bà quỳ gối trên đường khấn cầu Đức Mẹ cứu giúp ông.
Người ta đã chuyển ông đến phòng khám, rồi sau đó đến bệnh viện của đại học Coimbra. Sáng hôm sau, khi tỉnh lại bác sĩ Agacio Ribeiro đã ngạc nhiên vô cùng khi thấy mình không bị sốt và không bị nhiễm trùng. Và khoa học không giải thích được hiện tượng là chân tay ông đã lành lặn lại, nguyên vẹn như xưa. Ông có thể bước xuống giường bệnh và đi đứng bình thường, không chút khập khiểng, không chút khó khăn nào.
Joaquin Duarte Oliveira là một người Bồ Đào Nha giàu có, sinh sống tại thủ đô Lisbon. Ông bị ung thư và nằm liệt giường đã 8 năm. Ông đã được các bác sĩ chuyên khoa xuất sắc nhất Bồ Đào Nha chữa trị, nhưng đều thất bại.
Sau khi đọc một bài báo nói về câu chuyện kỳ diệu của bác sĩ Agacio Ribeiro, ông cảm thấy tin tưởng và bắt đầu cầu nguyện với Mẹ Fatima để xin được lành bệnh, như Mẹ đã chữa lành cho bác sĩ Ribeiro. Ngay chính lúc ấy, ông cảm thấy được biến đổi hoàn toàn, được chữa lành và từ ngày hôm sau, ông sống cuộc sống bình thường như lúc chưa bị bệnh. Một tháng sau, ông đã cùng với gia đình đi đến Fatima tạ ơn Đức Mẹ.
3. Tình yêu của Chúa là vô điều kiện, chứ không như tình yêu của thế gian
Tình yêu mến của Chúa Giêsu là một tình yêu vô điều kiện, chứ không như tình yêu của thế gian. Bởi lẽ tình yêu của thế gian luôn đi tìm quyền lực và hư danh phù phiếm. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Năm 18 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.
Đứng đầu danh sách các điều răn mà Chúa Giêsu nói, chính là giới răn yêu thương. Đó là tình yêu đến từ Chúa Cha, và với tình yêu đó, Chúa Giêsu yêu mến chúng ta.
Có những loại tình yêu khác. Thế gian mang đến cho chúng ta nhiều loại tình yêu khác: ví như yêu thích tiền bạc, yêu chuộng danh vọng, yêu thích niềm tự hào kiêu hãnh, quyền lực, thậm chí là bất chấp mọi giá để đạt được nhiều quyền lực hơn… Những thứ tình yêu ấy không phải là tình yêu của Chúa Giêsu. Những loại tình yêu của thế gian ấy không đến từ Chúa Cha. Chúng ta hãy thử nghĩ về những loại tình yêu làm cho chúng ta rời xa tình yêu của Chúa. Thử nghĩ về kiểu tình yêu một nửa, yêu nửa vời. Yêu nửa vời như thế không phải là yêu.
Yêu mến là điều còn hơn cả chuyện muốn làm điều gì đó tốt. Vậy giới hạn của tình yêu là gì? Giới hạn của tình yêu là không có giới hạn.
Thế nên, khi thực hiện những điều răn của Chúa Giêsu, chúng ta sẽ ở lại trong tình yêu của Người, Đấng là tình yêu của Chúa Cha, Đấng yêu mến chúng ta như Chúa Cha yêu mến. Tình yêu không biên giới, yêu vô điều kiện, yêu vô hạn. Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Thầy nói với các con điều đó, để niềm vui của Thầy ở trong các con, và niềm vui của các con được trọn vẹn.” Từ tình yêu mến của Chúa Cha, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta con đường yêu thương: đó là con đường của trái tim rộng mở, con đường cua tình yêu không biên giới, đó là con đường yêu mến tha nhân.
Khi ở trong tình yêu mến tuyệt vời của Thiên Chúa, chúng ta ở lại trong niềm vui của Ngài. Tình yêu và niềm vui ấy là quà tặng là ơn ban mà chúng ta cần nguyện xin. Cách đây không lâu, một vị linh mục được bổ nhiệm làm giám mục. Vị ấy đến với người bố của mình để báo tin. Người bố ấy đã già, đã nghỉ hưu, là một người khiêm tốn với cả đời lao động. Ông cụ không học đại học nhưng có sự khôn ngoan từ cuộc sống. Ông cụ nói với người con trai của mình là vị tân giám mục, một lời khuyên duy nhất: Con hãy sống vâng phục và hãy trao tặng niềm vui cho mọi người dân. Ông cụ đã hiểu được rằng: chỉ vâng theo tình yêu của Chúa Cha chứ không có tình yêu nào khác, và khi đã vâng theo tình yêu được trao ban ấy, người ta có thể trao tặng niềm vui cho mọi người.
Là Kitô hữu, là giáo dân, là linh mục, là tu sĩ, là giám mục, chúng ta phải trao tặng niềm vui cho mọi người. Nhưng tại sao? Vì đó là con đường của tình yêu mến, con đường vô vị lợi. Sứ mạng của người Kitô là mang lại niềm vui cho con người. Nguyện xin Chúa nhận lời chúng ta cầu xin, để chúng ta có thể ở lại trong tình yêu của Chúa và để chúng ta có thể trao tặng niềm vui cho mọi người.
4. Bình an của Chúa Giêsu là đích thực, bình an của thế gian chỉ là thuốc gây mê
Bình an đích thực là bình an mà chúng ta không tự có nơi mình, nhưng bình an ấy là ân sủng của Chúa Thánh Thần. Bình an mà vắng bóng thập giá, không phải là bình an của Chúa Giêsu. Chỉ có Chúa mới có thể ban cho chúng ta bình an ngay giữa những thử thách. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 16 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.
Thế gian hứa hẹn mang lại cho chúng ta một nền hòa bình vắng bóng đau khổ, một nền hòa bình nhân tạo. Đó là một sự bình an bị giản lược thành “yên tĩnh”, nó cũng có thể được gọi tên là hòa bình. Nhưng đó là kiểu hòa bình thu vén và tập trung vào tư lợi, vào sự an toàn của cá nhân, vào sự đảm bảo và bình yên giống như cảm giác của ông phú hộ được kể trong Tin Mừng. Đó là kiểu an bình khép kín nơi bản thân, mà không mở ra với tha nhân.
Thế gian dạy cho chúng ta con đường hòa bình ấy. Con đường này mê hoặc chúng ta và làm cho chúng ta không còn nhìn thấy thực tế của cuộc sống nữa, thực tế của thập giá. Đó là lý do mà chính thánh Phaolô đã nói: chúng ta phải vào Nước Trời với rất nhiều gian khổ. Thế nhưng, anh chị em có thể có hòa bình ngay giữa những gian nan không? Về phần chúng ta, chúng ta không có loại bình an giống như kiểu yên tâm về tâm lý, bởi lẽ bình an đích thực là bình an mang nhiều gian khổ: nơi ấy có người bệnh tật ốm đau, nơi ấy có người qua đời… và có cả chúng ta nữa. Bình an của Chúa Giêsu là ân sủng, là ơn ban của Chúa Thánh Thần. Trong bình an này có dáng dấp của thập giá và chúng ta tiếp tục tiến bước. Đây không phải là thứ chủ nghĩa khắc kỷ. Không. Chủ nghĩa khắc kỷ là chuyện khác.
Bình an của Chúa là ơn ban là ân sủng giúp chúng ta tiến bước. Ngay cả Chúa Giêsu, sau khi Chúa ban bình an cho các môn đệ, thì chính Chúa chịu nhiều đau khổ trong Vườn Cây Dầu. Chúa đã hiến dâng tất cả để làm theo ý Chúa Cha. Khi ấy Chúa Giêsu rất đau khổ. Cũng khi ấy, Chúa Cha sai thiên thần đến an ủi Chúa Giêsu.
Bình an của Thiên Chúa là bình an đích thực, là bình an làm nên thực tại cuộc sống, là bình an không chối bỏ cuộc sống. Cuộc sống là thế, có đau khổ, có bệnh tật, có nhiều điều xấu, có chiến tranh… nhưng giữa những điều ấy, có hòa bình, có bình an như là món quà. Cùng với quà tặng bình an ấy, chúng ta vác lấy thập giá và tiếp tục tiến bước. Bình an mà vắng bóng thập giá thì không phải là bình an của Chúa, vì thứ bình an của thế gian là loại bình an có thể mua bán. Bình an của thế gian thì chúng ta có thể tạo ra nhưng không bền vững.
Khi một người nổi giận, thì người ấy mất hòa khí. Tâm hồn chúng ta gặp trục trặc là lúc chúng ta chưa mở lòng cho bình an của Chúa Giêsu. Khi chưa mở lòng như thế, tâm hồn chúng ta không có khả năng mang lấy cuộc sống với những thập giá và khổ đau. Chúng ta hãy nài xin ơn bình an của Chúa Thánh Thần.
Chúng ta vào được Nước Thiên Chúa sau khi phải trải qua nhiều gian khổ. Ơn bình an không thể bị đánh mất là bình an nội tâm. Trong cuốn sách Thành Đô Thiên Chúa, Thánh Augustino nói rằng: cuộc sống người Kitô là cuộc hành trình đi giữa những bách hại của thế gian và những an ủi của Thiên Chúa. Xin Chúa giúp chúng ta hiểu được bình an mà Chúa ban cho chúng ta. Cùng với bình an ấy, Người ban chính Thánh Thần cho chúng ta.
5. Chúa đồng hành cùng con trên từng bước đường đời
Dân Chúa luôn đi trên từng bước đường để đào sâu đức tin. Mỗi người cũng đang trong từng bước hành trình để hoàn tất cuộc đời. Và xưng tội là một bước trong con đường gặp gỡ Chúa. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng 11 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta
Để hiểu con người Chúa Giêsu, cần có một tiến trình, để đào sâu đức tin, cũng như để hiểu được đạo đức luân lý và các Điều Răn. Có những thứ, một thời được coi là bình thường và không có gì là tội lỗi, nhưng hiện tại chúng là trọng tội.
Chúng ta thử nghĩ về chế độ nô lệ. Khi chúng ta đi học ở trường, chúng ta được nghe kể lại về những gì người ta đối xử với các nô lệ. Các nô lệ bị đưa từ nơi này qua nơi khác, bị bán từ người này sang người khác. Ở Châu Mỹ Latinh, họ trở thành như hàng hóa để trao đổi mua bán… Đây là tội trọng về luân lý. Bây giờ chúng ta nói như thế, chúng ta nói đây là tội vô cùng nặng nề. Nhưng vào thời đó, người ta nói là Không. Thời đó, có những người cho rằng có thể đối xử như thế với các nô lệ, vì họ cho rằng các nô lệ không có linh hồn. Nhưng rồi, từng bước chúng ta đào sâu con đường đức tin, và chúng ta hiểu đạo đức luân lý cách tốt hơn. Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con tạ ơn Cha vì ngày nay không còn những nô lệ nữa! Hay là lại có nhiều hơn xưa nữa! Nhưng ít nhất chúng ta biết chắc rằng, ngày nay chế độ nô lệ là một tội luân lý. Cả án tử hình cũng thế. Ngày trước nó được coi là điều bình thường, nhưng ngày nay, càng ngày án tử hình càng trở thành một điều không thể chấp nhận được.
Cũng thế, ngay cả giữa những chiến tranh tôn giáo, thì đức tin và luân lý đạo đức vẫn ngày càng sáng tỏ hơn. Giữa những thời khắc khó khăn ấy, Giáo Hội vẫn có đầy những vị thánh, những vị thánh ẩn danh. Sự thánh thiện của những vị thánh ẩn danh ấy tiếp tục dẫn dắt Giáo Hội đến thời mà Chúa sẽ tỏ cho chúng ta mọi sự. Và như thế, từng bước từng bước một, Thiên Chúa tỏ mình cho Dân của Ngài.
Dân Chúa luôn luôn trên từng bước đường. Luôn luôn như thế. Mỗi khi Dân Chúa dừng chân, thì họ trở nên như những tù nhân trong ngục, như con lừa trì trệ, họ sẽ chẳng hiểu, sẽ không tiếp bước, sẽ không đào sâu đức tin và tình yêu mến, sẽ không thanh tẩy tâm hồn. Còn chúng ta, mỗi chúng ta cũng đang trên đường hoàn tất thời gian, hoàn tất cuộc sống, và tìm kiếm Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghĩ về các tông đồ, về những nhà truyền giáo. Các ngài trước tiên đã được Thiên Chúa yêu mến và tuyển chọn, các ngài yêu mến Dân Chúa, các ngài luôn luôn trên bước hành trình. Chúa Giêsu đã ban Chúa Thánh Thần cho chúng ta vì chúng ta vẫn còn trên đường lữ hành, và Thần Khí thúc đẩy chúng ta tiến bước: đây là hoạt động vĩ đại của lòng thương xót Chúa. Mỗi người chúng ta đang trong hành trình hoàn thành thời gian của chính mình. Chính lời hứa của Thiên Chúa cũng đang tiếp diễn và Giáo Hội ngày nay tiếp tục tiến bước.
Khi đi xưng tội, chúng ta có tự hỏi lòng mình, rằng tôi có xấu hổ vì tội lỗi của mình không. Tôi có hiểu được rằng, việc mình làm là một bước trong tiến trình hoàn tất thời gian không. Hãy cầu xin ơn tha thứ của Chúa. Và hãy chú ý rằng, ơn tha thứ của Thiên Chúa không phải là điều gì đó tự động.
Chúng ta có hiểu được rằng, chúng ta vẫn đang trong hành trình, dân Chúa đang trong hành trình, và một ngày nào đó, có lẽ hôm nay, ngày mai hay ngày kia, tôi sẽ đối diện với chính mình trước mặt Chúa, Đấng không bao giờ bỏ rơi tôi, Đấng luôn đồng hành với tôi trên từng bước đường đời. Khi anh chị em đi xưng tội, anh chị em có nghĩ đến những điều ấy không? Anh chị em có nghĩ rằng minh đang bước từng bước đường đời? Anh chị em có nghĩ đâu là bước đường dẫn anh chị em tới cuộc gặp gỡ với Chúa không?