Phụng Vụ - Mục Vụ
Tuân giữ Lời Chúa
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
02:06 22/05/2019
Chúa Nhật 6 Phục Sinh
Chúa Nhật tuần trước, Phúc âm kể về những lời tâm huyết của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Phúc âm tuần này tiếp nối những lời tâm huyết ấy: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”. Chúa Giêsu đã hứa rằng, dù vắng mặt, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện giữa các môn đệ và ban bình an cho các ông: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Sự hiện diện của người vắng mặt. Đó là cảm nghiệm mà chỉ có những người yêu nhau mới nhận ra mà thôi. Sau khi Phục sinh khải hoàn, Chúa Giêsu đã trở nên con người của mọi thời đại. Chúa hiện diện trong những ai yêu mến Ngài: “Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến ở lại với người ấy”. Chúa hiện diện trong những ai thực hành và giữ lời Ngài: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy… Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy”. Ngài hiện diện cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Cả Ba Ngôi cùng đến thăm và ở lại trong những ai yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ lời Ngài: "Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ.... Ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến... Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".
1. "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy"
Người Kitô hữu là người có Đức Kitô nhờ đi theo và yêu mến Ngài. Ai không yêu mến, không đi theo thì không có Ngài, nên không phải là Kitô hữu đích thực. Khi yêu mến Chúa ta sống trong Ngài: "Anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em". Người ta chỉ sống trong nhau vì nhau cho nhau khi người ta yêu thương nhau thật sự. Vì thế, chúng ta chỉ sống trong Đức Kitô và được Đức Kitô sống trong ta khi ta yêu mến Ngài. Yêu mến là giữ lời Ngài "Nếu các con giữ lệnh truyền của Ta thì các con sẽ lưu lại trong lòng mến của Ta" (Ga 15,10).
Nhưng làm sao yêu mến Ngài được khi mà ta không hề thấy Ngài cách hữu hình, không nghe Ngài nói trực tiếp, không động chạm đến Ngài? Chúa cho chúng ta một tiêu chuẩn để dựa vào đó mà biết mình có yêu Ngài hay không: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy". Điều răn của Chúa là gì? Chúa xác định rõ ràng điều răn cốt yếu: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau" (Ga 12,34). Chúa cũng xác định luôn cả mức độ yêu: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". Như vậy, câu nói "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" có nghĩa là "nếu anh em yêu mến Thầy, thì anh em phải yêu thương nhau". Ai yêu thương những người lân cận hay những người chung quanh mình mới là người thật sự yêu mến Thiên Chúa. Nói cách khác, ai không yêu những người gần gũi mình, những người mình gặp gỡ hằng ngày, người ấy không thật sự yêu mến Thiên Chúa. Thánh Gioan đã diễn giải điều này: "Nếu ai nói : Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" (1Ga 4,20).
2. “Anh em có lòng yêu thương nhau”
Những lời tâm huyết của Chúa Giêsu được thánh Gioan ghi chép lại trong hai chương 13 và 14, cuối cùng Chúa đúc kết trong một lời khuyên ân cần : "Nếu ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy". Lời trọng tâm của chương 13 và 14 là: "Chúng con hãy yêu thương nhau”. Tình yêu cụ thể đối với đồng loại là tính chất đặc trưng nhất của những người theo Chúa Giêsu. Hễ thấy ai có đặc trưng ấy, ta biết người ấy là môn đệ Chúa. Ai không có đặc trưng ấy thì dù có mang danh là môn đệ Ngài, họ cũng chỉ là thứ môn đệ "hữu danh vô thực", giả hiệu mà thôi.
Thánh Gioan sau khi nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Thầy Chí Thánh đã nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Ngài, là sống sự sống của Ngài.Tình yêu đó là một tình yêu sáng suốt của lý trí, thể hiện nơi những việc làm cụ thể là yêu thương nhau.
Từ nay để gặp gỡ Chúa, để yêu mến Chúa, để sống với Chúa, cần phải có đức tin và tình yêu. Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta như lời Chúa Giêsu nói: "Ngày đó, anh em sẽ biết Thầy ở trong Cha Thầy,Thầy ở trong anh em và anh em ở trong Thầy.Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy.Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến.Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ cho người ấy biết Thầy".
Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ: Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?.
Vị tu sĩ đáp : có chứ.
Người thanh niên hỏi : Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được ?
Vị tu sĩ đáp : Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta.
Người thanh niên hỏi : nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?
Vị tu sĩ đáp : Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy.
Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi hỏi : Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?.
Vị tu sĩ đáp : Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại; yêu thương họ một cách tích cực và không ngừng. Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn. Ðiều này đã được thử nghiệm. Ðây là đường lối đúng đắn.
Những người yêu mến Chúa là những người biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.Trong truyện thánh Tử đạo Martinô Thọ có chép:"Ông Thọ là người rất đạo đức. Vì được tín nhiệm, ông làm việc thu thuế trong một thời gian rồi xin nghỉ vì thấy có nhiều cheo leo khó công minh luôn mãi được. Ông khuyên các con cứ đúng luật Chúa mà làm chứ đừng phạm tội vì muốn đẹp lòng người khác.... Ông làm việc rất siêng năng và cũng rất rộng rãi với người nghèo khó: không bao giờ ông để họ ra về mà không cho của gì ăn. Nếu con cái đi vắng, ông mời người ăn xin cùng ngồi ăn cơm chung, nếu con cái ở nhà, ông bắt chúng xẻ cơm cho họ". Thánh Martinô Thọ đã tuân giữ giới răn Chúa dạy là mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Ngài quả là người yêu mến Chúa thật và đã đáng Chúa trọng thưởng hạnh phúc đời đời.
3. Đức Maria là mẫu gương yêu mến và tuân giữ Lời Chúa.
Một người phụ nữ nghe Chúa giảng dạy, bà nghe say mê. Với tính nhạy cảm của một người nữ, bà cảm nghiệm niềm hạnh phúc của người mẹ có một người con tuyệt vời như Chúa Giêsu. Giữa đám đông, bà bày tỏ niềm thán phục Chúa, bà tán dương Mẹ Maria là “người mẹ có phúc đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm”. Đáp lại lời tán dương ấy, Chúa nói đến hạnh phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa: “Bà ơi, đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa”. Người phụ nữ kia đã tán dương Đức Mẹ là có phúc vì Mẹ có các vinh dự làm Mẹ của một người con tài ba kỳ diệu là Chúa Giêsu. Đây mới chỉ là vinh dự trần gian. Mẹ Maria còn có một hạnh phúc lớn lao hơn là “nghe và giữ lời Thiên Chúa”. Khi biết lắng nghe, đón nhận và giữ lời Thiên Chúa thì thiên đàng đã ở trong người ấy, vinh phúc đời đời ở trong người ấy, Thiên Chúa ở trong người ấy. Đó là vinh phúc của Mẹ Maria. Bởi đó, Chúa nói với người phụ nữ kia, không chỉ dừng lại nơi lời khen Mẹ Maria có phúc vì đã có vinh dự cứu mang, nuôi dưỡng một người con tuyệt vời, mà cần hướng đến ý nghĩa cao cả hơn. Phúc thay cho ai biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa. Đó là hạnh phúc cao quý nhất của Đức Mẹ.
Vào ngày Thiên Thần Gabriel đến truyền tin, Đức Mẹ đã đứng trước một mầu nhiệm lạ lùng. Mẹ cưu mang con Thiên Chúa. Mẹ suy nghĩ và trao đổi. Mẹ biết đây là thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ đáp trả lời “Xin Vâng”. Mẹ đã lắng nghe, Mẹ đã tin và chấp nhận dấn thân. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong lòng Mẹ. Chính Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa đang đến với nhân loại và trở nên Emmanuel.
Ngày kia, Chúa đang rao giảng, có người tin cho Chúa biết: “có Mẹ và anh em Thầy đang chờ gặp Thầy”. Chúa nói ngay với họ: “Ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi? Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa, người đó là anh chị em tôi, là mẹ tôi”.
Tại tiệc cưới Cana, Mẹ xin Chúa giúp đỡ gia đình tân hôn đang hết rượu. Với một lời đề nghị tế nhị: “Con ơi, họ hết rượu rồi”. Chúa đáp lại như một lời từ chối: “Thưa bà, việc đó liên can chi đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. Mẹ tin nơi tình thương của Chúa. Chúa sẽ làm những gì tốt nhất, đẹp nhất cho con người. Vì thế, Mẹ dặn dò người giúp vịêc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Trong cuộc thương khó của Chúa, Mẹ đau đớn và luôn vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Dưới chân thập giá, Mẹ hiệp thông trọn vẹn trong lễ tế hiến dâng với con…
Lạy Chúa, chúng con nhận ra một cách rất hữu hiệu để được Chúa yêu mến là chúng con tuân giữ giới răn yêu thương của Chúa. Xin chochúng con xác tín rằng tình yêu của chúng con đối với Chúa phải được thể hiện ra bằng việc yêu thương tha nhân, cụ thể là yêu những người trong gia đình con, những người cùng làm việc với con trong xí nghiệp công ty, những người hàng xóm, những bạn bè con gặp gỡ hằng ngày. Xin giúp chúng con yêu họ cụ thể bằng sự quan tâm đến những niềm vui hay nỗi đau khổ của họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh để giúp họ hạnh phúc hơn.
Lạy Chúa, trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng con tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ. Chúng con nhìn lên Mẹ như vị thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu như Mẹ là mẫu gương cho chúng con.Amen.
Chúa Nhật tuần trước, Phúc âm kể về những lời tâm huyết của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Phúc âm tuần này tiếp nối những lời tâm huyết ấy: "Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy”. Chúa Giêsu đã hứa rằng, dù vắng mặt, nhưng Ngài vẫn luôn hiện diện giữa các môn đệ và ban bình an cho các ông: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”. Sự hiện diện của người vắng mặt. Đó là cảm nghiệm mà chỉ có những người yêu nhau mới nhận ra mà thôi. Sau khi Phục sinh khải hoàn, Chúa Giêsu đã trở nên con người của mọi thời đại. Chúa hiện diện trong những ai yêu mến Ngài: “Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy và Thầy sẽ đến ở lại với người ấy”. Chúa hiện diện trong những ai thực hành và giữ lời Ngài: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy… Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha, Đấng đã sai Thầy”. Ngài hiện diện cùng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Cả Ba Ngôi cùng đến thăm và ở lại trong những ai yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ lời Ngài: "Ai nghe các giới răn Thầy truyền và tuân giữ.... Ai yêu mến Thầy, sẽ được Cha Thầy yêu mến... Đấng Phù Trợ, là Thánh Thần mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Ngài sẽ dạy các con mọi điều và sẽ nhắc nhở các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con".
1. "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy"
Người Kitô hữu là người có Đức Kitô nhờ đi theo và yêu mến Ngài. Ai không yêu mến, không đi theo thì không có Ngài, nên không phải là Kitô hữu đích thực. Khi yêu mến Chúa ta sống trong Ngài: "Anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em". Người ta chỉ sống trong nhau vì nhau cho nhau khi người ta yêu thương nhau thật sự. Vì thế, chúng ta chỉ sống trong Đức Kitô và được Đức Kitô sống trong ta khi ta yêu mến Ngài. Yêu mến là giữ lời Ngài "Nếu các con giữ lệnh truyền của Ta thì các con sẽ lưu lại trong lòng mến của Ta" (Ga 15,10).
Nhưng làm sao yêu mến Ngài được khi mà ta không hề thấy Ngài cách hữu hình, không nghe Ngài nói trực tiếp, không động chạm đến Ngài? Chúa cho chúng ta một tiêu chuẩn để dựa vào đó mà biết mình có yêu Ngài hay không: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy". Điều răn của Chúa là gì? Chúa xác định rõ ràng điều răn cốt yếu: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau" (Ga 12,34). Chúa cũng xác định luôn cả mức độ yêu: "Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em". Như vậy, câu nói "nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy" có nghĩa là "nếu anh em yêu mến Thầy, thì anh em phải yêu thương nhau". Ai yêu thương những người lân cận hay những người chung quanh mình mới là người thật sự yêu mến Thiên Chúa. Nói cách khác, ai không yêu những người gần gũi mình, những người mình gặp gỡ hằng ngày, người ấy không thật sự yêu mến Thiên Chúa. Thánh Gioan đã diễn giải điều này: "Nếu ai nói : Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" (1Ga 4,20).
2. “Anh em có lòng yêu thương nhau”
Những lời tâm huyết của Chúa Giêsu được thánh Gioan ghi chép lại trong hai chương 13 và 14, cuối cùng Chúa đúc kết trong một lời khuyên ân cần : "Nếu ai yêu mến Thầy thì hãy giữ lời Thầy". Lời trọng tâm của chương 13 và 14 là: "Chúng con hãy yêu thương nhau”. Tình yêu cụ thể đối với đồng loại là tính chất đặc trưng nhất của những người theo Chúa Giêsu. Hễ thấy ai có đặc trưng ấy, ta biết người ấy là môn đệ Chúa. Ai không có đặc trưng ấy thì dù có mang danh là môn đệ Ngài, họ cũng chỉ là thứ môn đệ "hữu danh vô thực", giả hiệu mà thôi.
Thánh Gioan sau khi nghiền ngẫm tất cả cuộc đời và những lời giảng dạy của Thầy Chí Thánh đã nghiệm ra cái cốt lõi của cuộc sống người môn đệ là tình yêu Chúa Giêsu Kitô, là kết hiệp với Ngài, là sống sự sống của Ngài.Tình yêu đó là một tình yêu sáng suốt của lý trí, thể hiện nơi những việc làm cụ thể là yêu thương nhau.
Từ nay để gặp gỡ Chúa, để yêu mến Chúa, để sống với Chúa, cần phải có đức tin và tình yêu. Tin và Yêu là hai cánh cửa mở vào sự sống thần linh. Tin và Yêu không chỉ cho ta nhìn thấy Chúa, gặp gỡ Chúa mà còn cho ta được tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống đó là hiệp thông, như Chúa Cha ở trong Chúa Con và như Chúa Con ở trong Chúa Cha, ta sẽ được ở trong sự sống mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba Ngôi và thật kỳ diệu, Ba Ngôi đến ở trong ta như lời Chúa Giêsu nói: "Ngày đó, anh em sẽ biết Thầy ở trong Cha Thầy,Thầy ở trong anh em và anh em ở trong Thầy.Ai có và giữ các giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy.Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến.Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ cho người ấy biết Thầy".
Lần kia, có một thanh niên nghi ngờ về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Vì thế, anh ta đến thăm viếng một tu sĩ nổi tiếng là thánh thiện. Anh hỏi vị tu sĩ: Thầy có tin tưởng vào Thiên Chúa không?.
Vị tu sĩ đáp : có chứ.
Người thanh niên hỏi : Dựa vào chứng cứ nào mà thầy tin được ?
Vị tu sĩ đáp : Ta tin tưởng vào Thiên Chúa, bởi vì ta biết Người. Mỗi ngày, ta đều cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa trong tâm hồn ta.
Người thanh niên hỏi : nhưng làm thế nào điều đó có thể xảy ra được?
Vị tu sĩ đáp : Khi biết sống yêu thương, thì chúng ta cảm nghiệm được Thiên Chúa, và nỗi nghi ngờ tan biến, giống như làn sương buổi sáng bị tan biến trước ánh nắng mặt trời vậy.
Người thanh niên suy nghĩ về câu nói này trong giây lát, rồi hỏi : Làm thế nào để con có thể đạt được niềm tin chắc chắn này?.
Vị tu sĩ đáp : Bằng cách hành động theo tình yêu. Con hãy cố gắng yêu thương những người đồng loại; yêu thương họ một cách tích cực và không ngừng. Trong khi con học hỏi được cách càng ngày càng yêu thương hơn, thì con sẽ càng ngày càng trở nên tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa, và sự bất tử của linh hồn. Ðiều này đã được thử nghiệm. Ðây là đường lối đúng đắn.
Những người yêu mến Chúa là những người biết lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành.Trong truyện thánh Tử đạo Martinô Thọ có chép:"Ông Thọ là người rất đạo đức. Vì được tín nhiệm, ông làm việc thu thuế trong một thời gian rồi xin nghỉ vì thấy có nhiều cheo leo khó công minh luôn mãi được. Ông khuyên các con cứ đúng luật Chúa mà làm chứ đừng phạm tội vì muốn đẹp lòng người khác.... Ông làm việc rất siêng năng và cũng rất rộng rãi với người nghèo khó: không bao giờ ông để họ ra về mà không cho của gì ăn. Nếu con cái đi vắng, ông mời người ăn xin cùng ngồi ăn cơm chung, nếu con cái ở nhà, ông bắt chúng xẻ cơm cho họ". Thánh Martinô Thọ đã tuân giữ giới răn Chúa dạy là mến Chúa yêu người, sống công bằng bác ái. Ngài quả là người yêu mến Chúa thật và đã đáng Chúa trọng thưởng hạnh phúc đời đời.
3. Đức Maria là mẫu gương yêu mến và tuân giữ Lời Chúa.
Một người phụ nữ nghe Chúa giảng dạy, bà nghe say mê. Với tính nhạy cảm của một người nữ, bà cảm nghiệm niềm hạnh phúc của người mẹ có một người con tuyệt vời như Chúa Giêsu. Giữa đám đông, bà bày tỏ niềm thán phục Chúa, bà tán dương Mẹ Maria là “người mẹ có phúc đã cưu mang Thầy và vú đã cho Thầy bú mớm”. Đáp lại lời tán dương ấy, Chúa nói đến hạnh phúc cho ai nghe và giữ lời Thiên Chúa: “Bà ơi, đúng hơn phải nói rằng: phúc thay kẻ biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa”. Người phụ nữ kia đã tán dương Đức Mẹ là có phúc vì Mẹ có các vinh dự làm Mẹ của một người con tài ba kỳ diệu là Chúa Giêsu. Đây mới chỉ là vinh dự trần gian. Mẹ Maria còn có một hạnh phúc lớn lao hơn là “nghe và giữ lời Thiên Chúa”. Khi biết lắng nghe, đón nhận và giữ lời Thiên Chúa thì thiên đàng đã ở trong người ấy, vinh phúc đời đời ở trong người ấy, Thiên Chúa ở trong người ấy. Đó là vinh phúc của Mẹ Maria. Bởi đó, Chúa nói với người phụ nữ kia, không chỉ dừng lại nơi lời khen Mẹ Maria có phúc vì đã có vinh dự cứu mang, nuôi dưỡng một người con tuyệt vời, mà cần hướng đến ý nghĩa cao cả hơn. Phúc thay cho ai biết lắng nghe và giữ lời Thiên Chúa. Đó là hạnh phúc cao quý nhất của Đức Mẹ.
Vào ngày Thiên Thần Gabriel đến truyền tin, Đức Mẹ đã đứng trước một mầu nhiệm lạ lùng. Mẹ cưu mang con Thiên Chúa. Mẹ suy nghĩ và trao đổi. Mẹ biết đây là thánh ý của Thiên Chúa. Mẹ đáp trả lời “Xin Vâng”. Mẹ đã lắng nghe, Mẹ đã tin và chấp nhận dấn thân. Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể trong lòng Mẹ. Chính Ngài là Ngôi Lời Thiên Chúa đang đến với nhân loại và trở nên Emmanuel.
Ngày kia, Chúa đang rao giảng, có người tin cho Chúa biết: “có Mẹ và anh em Thầy đang chờ gặp Thầy”. Chúa nói ngay với họ: “Ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi? Ai nghe và giữ lời Thiên Chúa, người đó là anh chị em tôi, là mẹ tôi”.
Tại tiệc cưới Cana, Mẹ xin Chúa giúp đỡ gia đình tân hôn đang hết rượu. Với một lời đề nghị tế nhị: “Con ơi, họ hết rượu rồi”. Chúa đáp lại như một lời từ chối: “Thưa bà, việc đó liên can chi đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa đến”. Mẹ tin nơi tình thương của Chúa. Chúa sẽ làm những gì tốt nhất, đẹp nhất cho con người. Vì thế, Mẹ dặn dò người giúp vịêc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
Trong cuộc thương khó của Chúa, Mẹ đau đớn và luôn vâng theo thánh ý Thiên Chúa. Dưới chân thập giá, Mẹ hiệp thông trọn vẹn trong lễ tế hiến dâng với con…
Lạy Chúa, chúng con nhận ra một cách rất hữu hiệu để được Chúa yêu mến là chúng con tuân giữ giới răn yêu thương của Chúa. Xin chochúng con xác tín rằng tình yêu của chúng con đối với Chúa phải được thể hiện ra bằng việc yêu thương tha nhân, cụ thể là yêu những người trong gia đình con, những người cùng làm việc với con trong xí nghiệp công ty, những người hàng xóm, những bạn bè con gặp gỡ hằng ngày. Xin giúp chúng con yêu họ cụ thể bằng sự quan tâm đến những niềm vui hay nỗi đau khổ của họ, đồng thời sẵn sàng hy sinh để giúp họ hạnh phúc hơn.
Lạy Chúa, trong cuộc hành hương nội tâm hay lữ hành nơi dương thế, chúng con tin có Mẹ Maria luôn cầu bầu che chở, yêu thương nâng đỡ. Chúng con nhìn lên Mẹ như vị thầy lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa. Xin cho chúng con luôn vững lòng cậy trông với niềm tin yêu như Mẹ là mẫu gương cho chúng con.Amen.
Thầy ban bình an cho anh em
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
02:11 22/05/2019
Chúa Nhật VI PHỤC SINH
Cv 15,1-2,22-29; Kh 21,10-14,22-23; Ga 14,23-29
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa nói về giới răn yêu thương, thì Chúa Nhật tuần này, Lời Chúa nói về bình an là món quà quý giá mà Đấng Phục Sinh ban tặng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
1- Một thứ bình an rất khác
Ở đây, Chúa Giêsu muốn nói về thứ bình an nào? Quả thật, Người không nói về sự bình an bên ngoài, sự bình an vắng bóng chiến tranh và tranh chấp giữa người với người, giữa các dân tộc hay giữa các quốc gia với nhau. Người nói về thứ bình an này trong những dịp khác nhau, chẳng hạn như khi Người nói: “Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.”
Nhưng trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói đến một thứ bình an hoàn toàn khác, thứ bình an nội tâm của tâm hồn mà một người có nơi mình nhờ sống kết hợp với Thiên Chúa. Điều này quá rõ ràng từ những gì Chúa Giêsu liền bổ sung ngay sau đó: “Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Đây là sự bình an nền tảng nhất. Nếu không có sự bình an này, những sự bình an khác không thể hiện hữu. Cũng như một tỷ giọt nước bẩn sẽ không thể làm cho một đại dương sạch, thì một tỷ trái tim xao xuyến sẽ thể không làm cho nhân loại này được bình an.
Từ mà Chúa Giêsu dùng là từ “shalom.” Người Do Thái chào nhau bằng từ này, ngày nay họ vẫn còn chào nhau như thế khi gặp nhau. Chính Chúa Giêsu chào các môn đệ bằng từ này vào buổi chiều Phục Sinh và Người truyền cho các môn đệ hãy chào dân chúng theo cách thức như thế: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này” (Lc 10,5-6).
2- Chúa chính là bình an
Để hiểu ý nghĩa của sự bình an mà Chúa Giêsu ban tặng, chúng ta cần tìm hiểu trong Kinh Thánh. Theo đó, “shalom” có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là chỉ theo nghĩa bình an là vắng bóng chiến tranh và hỗn loạn. Một cách tích cực, nó diễn tả sự khỏe mạnh, sự yên bình, dĩ nhiên, cả sự thành công và vinh quang. Thật vậy, Kinh Thánh nói về sự “bình an của Thiên Chúa” (Pl 4,5) và cũng nói về “Thiên Chúa của bình an” (Rm 15,32). Bình an không có nghĩa chỉ là những điều Thiên Chúa ban nhưng cả những gì Thiên Chúa là. Trong một Vịnh Ca, Giáo Hội gọi Chúa Ba Ngôi là “đại dương bình an.” Như thế, bình an là ân huệ đến từ Thiên Chúa và cũng chính là Thiên Chúa. Bởi thế, khi nhập thể làm Người, Chúa Giêsu được gọi là Hoàng Tử Bình An và cũng là nguồn mạch bình an. Sau khi phục sinh, Người là Đấng ban tặng bình an. Thế nên, trong những cuộc hiện ra với các môn đệ, lời đầu tiên mà Đấng Phục Sinh nói là: “Bình an cho anh em.” Trong thánh lễ, linh mục đại diện Chúa Kitô lặp lại lời chúc này tới cộng đoàn cử hành, là vọng lại lời chúc bình an của Đấng Phục Sinh. Bởi lẽ, bao giờ cũng thế, con người luôn cần đến sự bình an của Người.
Điều này cũng nói với chúng ta rằng bình an tâm hồn mà tất cả chúng ta đều khát khao không bao giờ hoàn toàn hiện hữu và chúng ta có được mà không có Thiên Chúa, hay ở ngoài Người. Trong tác phẩm “Divina Commedia” đại thi hào Dante Alighieri đã tổng hợp tất cả những điều này trong câu thơ mà nhiều người xem là câu thơ đẹp nhất trong tác phẩm ông: “Bình an chúng con là ở nơi ý của Ngài.”
3- Đức tin mang lại bình an
Tin vào Chúa Kitô không có nghĩa là chúng ta được miễn chuẩn khỏi đau khổ, khó khăn và thử thách. Tin Mừng không hứa ban một phương thuốc để giải quyết hết mọi vấn đề; một cách nào đó, lo lắng, khó khăn, thử thách là một phần của thân phận con người. Nhiều lúc chúng ta còn phải đối diện với những khó khăn đó nhiều hơn cả những người không tin, chúng trên cả những khả năng của chúng ta. Nhưng Tin Mừng chỉ ra một phương dược giúp chúng ta vượt qua khó khăn và được bình an trong khi gặp thử thách. Đó là lời đầu tiên trong chương Tin Mừng Gioan: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1). Tin tưởng vào Thiên Chúa và ở lại trong Người là phương được để có bình an. Điều này khiến mỗi người phải chất vấn mình: Nhưng lúc gặp khó khăn, tôi có chạy đến Chúa không? Tôi có tin vào Chúa không?
Sau chiến tranh thế giới II, một cuốn sách được xuất bản với tựa đề: “Những lá thư cuối cùng từ Stalingrad”. Đó là những lá thư của những lính chiến Đức là những người đang chờ cuộc tấn công cuối cùng vào Liên Xô ở Stalingrad. Trong đó tất cả bị giết chết. Những lá thư đó được một máy bay chở ra khỏi thành phố. Người ta tìm thấy sau chiến tranh trong một lá thư, một người lính trẻ viết cho mẹ anh với những lời này: “Con không sợ chết. Đức tin con làm cho con vững mạnh tuyệt vời như thế.”
Tôi còn nhớ câu chuyện về mẹ tôi, lần kia, một người trong gia đình tôi gặp một tai nạn nghiêm trọng, nghe tin điều đó, mẹ tôi rất lo lắng, mẹ liền chạy đến đền thánh Antôn nhờ thánh nhân cầu bầu cùng Chúa cho gia đình được bình an. Sau khi đã cầu nguyện, mẹ tôi trở về trong sự bình tĩnh và phó thác để đối diện với những khó khăn vừa xảy ra.
Có lẽ mỗi người đều có kinh nghiệm tương tự như thế, những lúc gặp khó khăn thử thách và cả những lúc êm ả, chỉ có Chúa là nơi chúng ta nương thân, chỉ có Chúa mới mang lại bình an cho tâm hồn chúng ta.
Giờ đây chúng ta hiểu được ý nghĩa mà chúng ta cầu chúc trong thánh lễ khi hôn bình an. Chúng ta chúc nhau được mạnh khỏe, bình an, có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Nói cách khác, chúng ta chúc nhau có một con tim đầy bình an của Chúa Kitô là sự bình an nền tảng cho toàn bộ cuộc sống con người. Ai cũng cần đến thứ bình an đó của Chúa. Chúng ta hãy chúc nhau bằng lời chúc của Đấng Phục Sinh: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em!” Amen!
Cv 15,1-2,22-29; Kh 21,10-14,22-23; Ga 14,23-29
Nếu Chúa Nhật vừa rồi, Lời Chúa nói về giới răn yêu thương, thì Chúa Nhật tuần này, Lời Chúa nói về bình an là món quà quý giá mà Đấng Phục Sinh ban tặng.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian” (Ga 14,27).
1- Một thứ bình an rất khác
Ở đây, Chúa Giêsu muốn nói về thứ bình an nào? Quả thật, Người không nói về sự bình an bên ngoài, sự bình an vắng bóng chiến tranh và tranh chấp giữa người với người, giữa các dân tộc hay giữa các quốc gia với nhau. Người nói về thứ bình an này trong những dịp khác nhau, chẳng hạn như khi Người nói: “Phúc cho ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa.”
Nhưng trong đoạn Tin Mừng này, Chúa Giêsu nói đến một thứ bình an hoàn toàn khác, thứ bình an nội tâm của tâm hồn mà một người có nơi mình nhờ sống kết hợp với Thiên Chúa. Điều này quá rõ ràng từ những gì Chúa Giêsu liền bổ sung ngay sau đó: “Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi” (Ga 14,27). Đây là sự bình an nền tảng nhất. Nếu không có sự bình an này, những sự bình an khác không thể hiện hữu. Cũng như một tỷ giọt nước bẩn sẽ không thể làm cho một đại dương sạch, thì một tỷ trái tim xao xuyến sẽ thể không làm cho nhân loại này được bình an.
Từ mà Chúa Giêsu dùng là từ “shalom.” Người Do Thái chào nhau bằng từ này, ngày nay họ vẫn còn chào nhau như thế khi gặp nhau. Chính Chúa Giêsu chào các môn đệ bằng từ này vào buổi chiều Phục Sinh và Người truyền cho các môn đệ hãy chào dân chúng theo cách thức như thế: “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: “Bình an cho nhà này” (Lc 10,5-6).
2- Chúa chính là bình an
Để hiểu ý nghĩa của sự bình an mà Chúa Giêsu ban tặng, chúng ta cần tìm hiểu trong Kinh Thánh. Theo đó, “shalom” có nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là chỉ theo nghĩa bình an là vắng bóng chiến tranh và hỗn loạn. Một cách tích cực, nó diễn tả sự khỏe mạnh, sự yên bình, dĩ nhiên, cả sự thành công và vinh quang. Thật vậy, Kinh Thánh nói về sự “bình an của Thiên Chúa” (Pl 4,5) và cũng nói về “Thiên Chúa của bình an” (Rm 15,32). Bình an không có nghĩa chỉ là những điều Thiên Chúa ban nhưng cả những gì Thiên Chúa là. Trong một Vịnh Ca, Giáo Hội gọi Chúa Ba Ngôi là “đại dương bình an.” Như thế, bình an là ân huệ đến từ Thiên Chúa và cũng chính là Thiên Chúa. Bởi thế, khi nhập thể làm Người, Chúa Giêsu được gọi là Hoàng Tử Bình An và cũng là nguồn mạch bình an. Sau khi phục sinh, Người là Đấng ban tặng bình an. Thế nên, trong những cuộc hiện ra với các môn đệ, lời đầu tiên mà Đấng Phục Sinh nói là: “Bình an cho anh em.” Trong thánh lễ, linh mục đại diện Chúa Kitô lặp lại lời chúc này tới cộng đoàn cử hành, là vọng lại lời chúc bình an của Đấng Phục Sinh. Bởi lẽ, bao giờ cũng thế, con người luôn cần đến sự bình an của Người.
Điều này cũng nói với chúng ta rằng bình an tâm hồn mà tất cả chúng ta đều khát khao không bao giờ hoàn toàn hiện hữu và chúng ta có được mà không có Thiên Chúa, hay ở ngoài Người. Trong tác phẩm “Divina Commedia” đại thi hào Dante Alighieri đã tổng hợp tất cả những điều này trong câu thơ mà nhiều người xem là câu thơ đẹp nhất trong tác phẩm ông: “Bình an chúng con là ở nơi ý của Ngài.”
3- Đức tin mang lại bình an
Tin vào Chúa Kitô không có nghĩa là chúng ta được miễn chuẩn khỏi đau khổ, khó khăn và thử thách. Tin Mừng không hứa ban một phương thuốc để giải quyết hết mọi vấn đề; một cách nào đó, lo lắng, khó khăn, thử thách là một phần của thân phận con người. Nhiều lúc chúng ta còn phải đối diện với những khó khăn đó nhiều hơn cả những người không tin, chúng trên cả những khả năng của chúng ta. Nhưng Tin Mừng chỉ ra một phương dược giúp chúng ta vượt qua khó khăn và được bình an trong khi gặp thử thách. Đó là lời đầu tiên trong chương Tin Mừng Gioan: “Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy” (Ga 14,1). Tin tưởng vào Thiên Chúa và ở lại trong Người là phương được để có bình an. Điều này khiến mỗi người phải chất vấn mình: Nhưng lúc gặp khó khăn, tôi có chạy đến Chúa không? Tôi có tin vào Chúa không?
Sau chiến tranh thế giới II, một cuốn sách được xuất bản với tựa đề: “Những lá thư cuối cùng từ Stalingrad”. Đó là những lá thư của những lính chiến Đức là những người đang chờ cuộc tấn công cuối cùng vào Liên Xô ở Stalingrad. Trong đó tất cả bị giết chết. Những lá thư đó được một máy bay chở ra khỏi thành phố. Người ta tìm thấy sau chiến tranh trong một lá thư, một người lính trẻ viết cho mẹ anh với những lời này: “Con không sợ chết. Đức tin con làm cho con vững mạnh tuyệt vời như thế.”
Tôi còn nhớ câu chuyện về mẹ tôi, lần kia, một người trong gia đình tôi gặp một tai nạn nghiêm trọng, nghe tin điều đó, mẹ tôi rất lo lắng, mẹ liền chạy đến đền thánh Antôn nhờ thánh nhân cầu bầu cùng Chúa cho gia đình được bình an. Sau khi đã cầu nguyện, mẹ tôi trở về trong sự bình tĩnh và phó thác để đối diện với những khó khăn vừa xảy ra.
Có lẽ mỗi người đều có kinh nghiệm tương tự như thế, những lúc gặp khó khăn thử thách và cả những lúc êm ả, chỉ có Chúa là nơi chúng ta nương thân, chỉ có Chúa mới mang lại bình an cho tâm hồn chúng ta.
Giờ đây chúng ta hiểu được ý nghĩa mà chúng ta cầu chúc trong thánh lễ khi hôn bình an. Chúng ta chúc nhau được mạnh khỏe, bình an, có tương quan tốt với Thiên Chúa và với tha nhân. Nói cách khác, chúng ta chúc nhau có một con tim đầy bình an của Chúa Kitô là sự bình an nền tảng cho toàn bộ cuộc sống con người. Ai cũng cần đến thứ bình an đó của Chúa. Chúng ta hãy chúc nhau bằng lời chúc của Đấng Phục Sinh: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em!” Amen!
Dẩn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Thứ 6 Sau Phục Sinh C 26.5.2019
Lm Francis Lý văn Ca
16:15 22/05/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Trong những ngày nầy Kinh Thánh trình bày cho chúng ta nhiều về hình ảnh Chúa Thánh Thần. Chúa Kitô khi thành lập Giáo Hội không đặt ra hết mọi chi tiết, nhưng Ngài xác định rõ rằng trong tổ chức của Giáo Hội, các tông đồ và những Đấng kế vị phải trung thành với những lời Ngài đã nói khi còn tại thế và đồng thời phải lắng nghe lời của Thánh Linh dạy bảo.
Điều Đức Kitô nói về Đấng Thánh Linh được tìm thấy rõ ràng trong bài Tin Mừng hôm nay: "Nhưng Đấng Phù Trợ là Thánh Linh mà Cha sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy chúng con mọi điều". Do đó, cuộc sống của mỗi người tín hữu là phải luôn gắn bó với Giáo Hội và lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh. Đồng thời, phải năng cầu nguyện để Thánh Linh soi sáng, hướng dẫn chúng ta luôn trung thành với Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Đối với dân Dothái, mọi con trai đều phải cắt bì. Khi người ngoại giáo tòng đạo Chúa Kitô đều buộc phải chịu cắt bì. Nhưng thánh Phaolô và Barnaba xin các tông đồ ở Giêrusalem bãi miễn cho anh em tân tòng, điều nầy đã được chấp thuận.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh Giêrusalem trên trời, qua thị kiến của thánh Gioan là hình ảnh thật của chúng ta mai ngày. Cuộc sống đời nầy, chúng ta phải chuẩn bị để chiếm hữu đời sau.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Hình ảnh Chúa Thánh Linh được rõ nét trong ngày Chúa Nhật nầy phần nào nói lên sự kiện Giáo Hội trần thế Chúa Giêsu sắp thiết lập sẽ do Chúa Thánh Thần điều khiển cho đến ngày Chúa Kitô lại đến lần thứ hai : Đó là ngày phán xét cánh chung.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau nơi đây để cử hành mầu nhiệm Thánh Thể cũng như học hỏi Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội, chúng ta nhờ sự chuyển cầu của Thánh Linh, dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho các tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh, luôn biết tìm tòi và học hỏi đạo lý Phúc Âm. Với ơn Thánh Linh soi sáng, họ sẽ khám phá ra tình yêu Chúa đã và đang ban ơn cho họ tìm gặp được Ngài trong lộ trình đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cộng đoàn nhỏ-xứ đạo của chúng ta nơi đây, với ơn Thánh Linh trợ giúp, sẽ là những chứng nhân của Phúc Âm giữa đất nước chúng ta đang sống và hội nhập. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những người già cả, ốm đau liệt lào, với ơn Thánh Linh trợ giúp, họ sẽ kiên nhẫn chấp nhận đau khổ do bệnh tật, tuổi già sức yếu trong tinh thần đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người, mỗi gia đình luôn cố gắng tham gia trong các sinh hoạt Hội Đoàn nhờ đó chúng ta sẽ học hỏi thêm Lời Chúa và Phục Vụ Anh Chị Em nhiều hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban nguồn Bảy ơn của Thánh Linh Thiên Chúa trên cộng đoàn tín hữu chúng con. Với ơn trợ lực đặc biệt nầy, chúng con sẽ là những chứng nhân của Chúa trong hoàn cảnh chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trong những ngày nầy Kinh Thánh trình bày cho chúng ta nhiều về hình ảnh Chúa Thánh Thần. Chúa Kitô khi thành lập Giáo Hội không đặt ra hết mọi chi tiết, nhưng Ngài xác định rõ rằng trong tổ chức của Giáo Hội, các tông đồ và những Đấng kế vị phải trung thành với những lời Ngài đã nói khi còn tại thế và đồng thời phải lắng nghe lời của Thánh Linh dạy bảo.
Điều Đức Kitô nói về Đấng Thánh Linh được tìm thấy rõ ràng trong bài Tin Mừng hôm nay: "Nhưng Đấng Phù Trợ là Thánh Linh mà Cha sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy chúng con mọi điều". Do đó, cuộc sống của mỗi người tín hữu là phải luôn gắn bó với Giáo Hội và lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Linh. Đồng thời, phải năng cầu nguyện để Thánh Linh soi sáng, hướng dẫn chúng ta luôn trung thành với Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI I:
Đối với dân Dothái, mọi con trai đều phải cắt bì. Khi người ngoại giáo tòng đạo Chúa Kitô đều buộc phải chịu cắt bì. Nhưng thánh Phaolô và Barnaba xin các tông đồ ở Giêrusalem bãi miễn cho anh em tân tòng, điều nầy đã được chấp thuận.
TRƯỚC BÀI II:
Hình ảnh Giêrusalem trên trời, qua thị kiến của thánh Gioan là hình ảnh thật của chúng ta mai ngày. Cuộc sống đời nầy, chúng ta phải chuẩn bị để chiếm hữu đời sau.
TRƯỚC BÀI PÂ:
Hình ảnh Chúa Thánh Linh được rõ nét trong ngày Chúa Nhật nầy phần nào nói lên sự kiện Giáo Hội trần thế Chúa Giêsu sắp thiết lập sẽ do Chúa Thánh Thần điều khiển cho đến ngày Chúa Kitô lại đến lần thứ hai : Đó là ngày phán xét cánh chung.
Lời Nguyện Giáo Dân
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Cùng hiệp nhau nơi đây để cử hành mầu nhiệm Thánh Thể cũng như học hỏi Lời Chúa và Giáo Huấn của Giáo Hội, chúng ta nhờ sự chuyển cầu của Thánh Linh, dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện sau đây:
1. Xin cho các tân tòng đã lãnh nhận bí tích rửa tội trong Mùa Phục Sinh, luôn biết tìm tòi và học hỏi đạo lý Phúc Âm. Với ơn Thánh Linh soi sáng, họ sẽ khám phá ra tình yêu Chúa đã và đang ban ơn cho họ tìm gặp được Ngài trong lộ trình đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Xin cho cộng đoàn nhỏ-xứ đạo của chúng ta nơi đây, với ơn Thánh Linh trợ giúp, sẽ là những chứng nhân của Phúc Âm giữa đất nước chúng ta đang sống và hội nhập. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Xin cho những người già cả, ốm đau liệt lào, với ơn Thánh Linh trợ giúp, họ sẽ kiên nhẫn chấp nhận đau khổ do bệnh tật, tuổi già sức yếu trong tinh thần đức tin. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin cho mỗi người, mỗi gia đình luôn cố gắng tham gia trong các sinh hoạt Hội Đoàn nhờ đó chúng ta sẽ học hỏi thêm Lời Chúa và Phục Vụ Anh Chị Em nhiều hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
5. Xin cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn vì lòng hiếu thảo chúng ta phải nhớ đến cách riêng trong tuần nầy. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban nguồn Bảy ơn của Thánh Linh Thiên Chúa trên cộng đoàn tín hữu chúng con. Với ơn trợ lực đặc biệt nầy, chúng con sẽ là những chứng nhân của Chúa trong hoàn cảnh chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:01 22/05/2019
16. Làm gì có loại thánh không trải qua chiến đấu mà được triều thiên chiến thắng. (Thánh Jerome)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:27 22/05/2019
19. LANG BĂM CÓ MỤN NHỌT
Có một thầy thuốc, trước cửa nhà có treo một bảng hiệu viết bốn chữ:
- “Thuốc ghẻ thần diệu”.
Ngày nọ có người đến mua thuốc, thầy thuốc chỉ lên cái hồ lô treo trên giá để người ấy tự mình đến lấy thuốc.
Người mua thuốc nói:
- “Ông làm thầy thuốc sao mà lười quá vậy ?”
Thầy thuốc giải thích:
- “Tôi đang bị ghẻ ngứa đây”.
Người mua thuốc cười lớn hỏi:
- “Đã có ghẻ thì tại sao không dùng thuốc này để trị chứ ?”
Thầy thuốc trả lời:
- “Đang suy nghĩ có nên bôi thuốc này hay không ?!”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 19:
Thầy thuốc mà cũng không tin vào thuốc của mình thì ai mà tin vào thầy thuốc được chứ ?
Có những người Công Giáo không tin vào niềm tin của mình nên thường hay làm gương mù cho người khác: họ đi lễ nhưng không tin vào thánh lễ là hy tế cứu chuộc, họ đọc kinh nhưng không tin vào Thiên Chúa, họ đi rước Mình Thánh Chúa nhưng không tin đó là Đức Chúa Giê-su, họ làm việc bác ái vì động lòng trắc ẩn hơn là vì yêu Chúa qua người anh em...
Một khi người Kitô hữu đánh mất niềm tin của mình thì tất cả những gì họ làm chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi, họ như một người máy chỉ làm theo những gì mình thích chứ không vì thấy Chúa qua tha nhân, những người này thường chế nhạo niềm tin của anh em mình hơn những người chưa biết Đức Chúa Giê-su và đạo lý của Ngài.
Khiếp thật !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có một thầy thuốc, trước cửa nhà có treo một bảng hiệu viết bốn chữ:
- “Thuốc ghẻ thần diệu”.
Ngày nọ có người đến mua thuốc, thầy thuốc chỉ lên cái hồ lô treo trên giá để người ấy tự mình đến lấy thuốc.
Người mua thuốc nói:
- “Ông làm thầy thuốc sao mà lười quá vậy ?”
Thầy thuốc giải thích:
- “Tôi đang bị ghẻ ngứa đây”.
Người mua thuốc cười lớn hỏi:
- “Đã có ghẻ thì tại sao không dùng thuốc này để trị chứ ?”
Thầy thuốc trả lời:
- “Đang suy nghĩ có nên bôi thuốc này hay không ?!”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 19:
Thầy thuốc mà cũng không tin vào thuốc của mình thì ai mà tin vào thầy thuốc được chứ ?
Có những người Công Giáo không tin vào niềm tin của mình nên thường hay làm gương mù cho người khác: họ đi lễ nhưng không tin vào thánh lễ là hy tế cứu chuộc, họ đọc kinh nhưng không tin vào Thiên Chúa, họ đi rước Mình Thánh Chúa nhưng không tin đó là Đức Chúa Giê-su, họ làm việc bác ái vì động lòng trắc ẩn hơn là vì yêu Chúa qua người anh em...
Một khi người Kitô hữu đánh mất niềm tin của mình thì tất cả những gì họ làm chỉ là cái vỏ bên ngoài mà thôi, họ như một người máy chỉ làm theo những gì mình thích chứ không vì thấy Chúa qua tha nhân, những người này thường chế nhạo niềm tin của anh em mình hơn những người chưa biết Đức Chúa Giê-su và đạo lý của Ngài.
Khiếp thật !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Báo New York Times: Người đàn ông có tôn giáo cũng là người cha tận tụy
Vũ Văn An
00:14 22/05/2019
Trên New York Times ngày 18 tháng 5, 2019, ba nhà nghiên cứu cho rằng, giống chủ nghĩa duy nữ, đức tin đặt để các hoài mong cao cho các ông chồng. Ba tác giả đó là W. Bradford Wilcox, giáo sư xã hội học tại Đại Học Virginia; Jason S. Carroll, giáo sư nghiên cứu hôn nhân và gia đình tại Đại học Brigham Young; và Laurie DeRose, giảng sư xã hội học tại Đại học Georgetown.
Các phân tích của họ dù có vẻ lạ ở điểm mang so sánh chủ nghĩa duy nữ với đức tin, nhưng rất có thể phản ảnh thực tế. Họ cho rằng các cuộc hôn nhân “xanh” (“Blue”) là những cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn – ít nhất đây cũng là túi khôn quy ước. Các cặp vợ chồng sống theo các giá trị bình đẳng, chia sẻ các trách nhiệm nội trợ như việc nhà và nấu nướng, từ lâu vốn được các nhà học thuật, nhà báo và trí thức công cộng tham gia các cuộc đàm đạo cả nước về gia đình Hoa Kỳ thừa nhận là có giá trị cao hơn.
Stephanie Coontz, sử gia duy nữ về gia đình, năm 1997, viết trong “The Way We Really Are: Coming to Terms With America’s Changing Families” rằng “chúng ta có đủ lý do để tin rằng các giá trị mới về hôn nhân và vai trò giới tính sẽ làm cho các cha mẹ dễ dàng hơn trong việc duy trì và làm phong phú các mối liên hệ của họ”. Cuối thế kỷ vừa qua, bà Coontz tin rằng cây cung cuộc sống gia đình đang cong về phía một tương lai tươi đẹp và sáng sủa hơn, một tương lai tiến bộ.
Ngày nay, cái nhìn ấy vẫn còn giá trị. Một phúc trình năm 2016 của Hội Đồng Các Gia Đình Đương Thời gợi ý rằng trong “bầu khí xã hội ngày nay, phẩm chất và độ bền vững của mối liên hệ nói chung cao nhất trong các mối liên hệ bình đẳng. Noah Smith, bỉnh bút của Bloomberg Opinion đã suy đoán rằng “nền luân lý cấp tiến có lẽ được thích ứng tốt hơn trong việc tạo ra các gia đình bền vững gồm hai cha mẹ trong thế giới hậu kỹ nghệ hóa”.
Nhưng hãy coi Anna và Greg, một cặp vợ chồng mà một trong các nhà nghiên cứu (Mr. Wilcox) gần đây đã phỏng vấn cho một cuốn sách về hôn nhân. Khi Anna bắt đầu có con, bà không hề muốn làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình. Về phương diện này, Anna không đơn độc: Trung tâm nghiên cứu Pew, năm 2013, vốn đã tường trình rằng 2 phần 3 các bà mẹ có chồng không thích làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình, một sự kiện thường bị làm ngơ trong các cuộc đàm đạo công cộng về việc làm và gia đình, là các cuộc đàm đạo vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của các giả thuyết cấp tiến. Anna nói rằng bà rất biết ơn vì nhờ Greg làm việc cực nhọc trong ngành tiểu thương của ông, nên bà có khả năng lựa chọn giải pháp hiện nay.
Nhưng hơn cả việc Greg kiếm sống cho gia đình, điều làm Anna thực sự hạnh phúc với chồng là ông hoàn toàn xung phong ở tuyến đầu. Không những ông tận tụy giúp các con làm bài vở tại nhà, ông còn là một người cha vui tính, sối nước ở vườn sau trong mùa đông để các con có thể chơi trượt trên nước đá, đưa các con đi dạo trong Công Viên Quốc Gia Shenandoah vào mùa hè. Ông cũng đóng vai tích cực trong sinh hoạt tôn giáo của gia đình: hằng đêm, Greg cầu nguyện với các con trước khi đi ngủ.
Anna nói “Tôi cảm thấy diễm phúc có Greg làm chồng. Việc anh can dự trong tư cách làm cha và người lãnh đạo trong gia đình chỉ có thể làm gia tăng mức hạnh phúc của tôi”. Như cuộc nghiên cứu của W. Bradford Wilcox (1) đã chứng tỏ, cuộc hôn nhân của Anna minh họa cho ta kinh nghiệm của nhiều phụ nữ có chồng thuộc các cộng đồng tin lành Thệ phản, Mormon, Công Giáo truyền thống hay Do thái giáo chính thống.
Hóa ra chủ nghĩa duy nữ và đức tin, cả hai đều có các hoài mong cao nơi các ông chồng và người cha, dĩ nhiên vì các lý do ý thức hệ khác nhau, và cả hai đem lại các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao đối với phụ nữ. Đó là kết luận của bản tường trình mới tựa là “The Ties That Bind: Is Faith a Global Force for Good or Ill in the Family?” của Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Viện Wheatley. Bản tường trình này khảo sát phẩm chất mối liên hệ đối với phụ nữ trong các mối liên hệ dị tính tại 11 quốc gia trong thế giới đã phát triển, trong đó có Hoa Kỳ.
Khi nghiên cứu các phụ nữ cho rằng mình có mức thoả mãn, cam kết, gần gũi và bền vững cao hơn mức trung bình trong các liên hệ của họ, các tác giả thấy các phụ nữ ở cả hai đầu bậc thang ý thức hệ (ideological spectrum) hưởng được những cuộc hôn nhân tương đối có phẩm chất cao, so với các phụ nữ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ, cũng như các phụ nữ ngả về cánh hữu văn hóa. Các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình Và Phái Tính Hoàn Cầu (Global Family and Gender Survey, với sự giúp đỡ của Ông Wilcox) cho thấy 55 phần trăm các bà vợ thế tục cấp tiến ở Hoa Kỳ, những người ủng hộ các giá trị bình đẳng trong gia đình và không tham dự các buổi lễ tôn giáo, cũng báo cáo là được hưởng các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao như thế.
Ngược lại, ít hơn 46 phần trăm các bà vợ ở khoảng giữa bậc thang tôn giáo, tức những người chỉ thỉnh thoảng mới tham dự và không thường xuyên chia sẻ việc tham dự tôn giáo với chồng, và chỉ có 33 phần trăm các bà vợ thế tục bảo thủ, tức những người cho rằng chồng nên dẫn đầu trong việc kiếm sống và phụ nữ chăm lo việc nuôi con nhưng không đi nhà thờ, là có được những cuộc hôn nhân như thế.
Hóa ra những bà vợ hạnh phúc nhất trong mọi bà vợ Mỹ là các bà bảo thủ về tôn giáo, sau đó là các bà vợ cấp tiến về tôn giáo. Trọn 73 phần trăm các bà vợ ủng hộ các giá trị phái tính bảo thủ và thường xuyên tham dự các lễ nghi tôn giáo với chồng có cuộc hôn nhân phẩm chất cao. Nói đến phẩm chất của liên hệ, có một đường cong J trong hạnh phúc vợ chồng của người đàn bà, với các người đàn bà ở cánh tả và cánh hữu hưởng được các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao hơn là những người ở giữa, nhưng đặc biệt các bà vợ ở cánh hữu.
Thế tục và cấp tiến, tôn giáo và truyền thống
Đối với các cặp thế tục, các thái độ phái tính cấp tiến được liên kết với phẩm chất cao hơn của mối liên hệ. Đối với các cặp tôn giáo cao, mẫu ngược lại đã diễn ra.
Ghi chú: các ước đoán là về các phụ nữ có chồng giữa tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra là tuổi; giáo dục; nơi sinh; liệu người trả lời có sống với cha mẹ lúc 16 tuổi hay không; liệu người trả lời trước đây có ly dị hay không? Và tình trạng pháp lý và khoảng thời gian kéo dài của cuộc kết hợp hiện thời của người trả lời.
Nguồn: cuộc phân tích của các tác giả về các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình và Gia Đình Hoàn Cầu (2018) do Viện Nghiên Cứu Gia Đình/Viện Wheatley.
Khi xem xét ý thức hệ chính trị của phụ nữ dựa vào Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (General Social Survey) (2), một cuộc thăm dò người Mỹ đã trưởng thành tòan quốc có tính đại diện, các tác giả cũng thấy một đường cong tương tự về hạnh phúc vợ chồng nơi các bà vợ Mỹ. Hóa ra những bà vợ xanh nhất và đỏ nhất rất thường là những người cho biết họ “rất hạnh phúc” trong cuộc hôn nhân của họ. Đúng hơn, đường cong của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát giống đường cong U hơn, vì mức độ hạnh phúc vợ chồng đối với nhóm cực cấp tiến và nhóm cực kỳ bảo thủ và bảo thủ, trong yếu tính, y hệt như nhau. Hai nhóm này chiếm tới 1 phần 3 các bà vợ Mỹ: vào khoảng 16 phần trăm cánh tả và 19 phần trăm cánh hữu.
Các ý thức hệ đối lập, hạnh phúc nhất trong hôn nhân
Số những người đàn bà có chồng cho rằng mình “rất hạnh phúc” trong mối liên hệ của họ đông nhất nơi những người nói họ cực cấp tiến hay cực bảo thủ.
Ghi chú: Phần trăm “rất hạnh phúc” ước tính cho các phụ nữ có chồng trong hạn tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra (controls) là tuổi, giáo dục và sắc tộc.
Nguồn: Phân tích của các tác giả về các dữ kiện của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (2010 tới 2018)
Điều gì giải thích được lý do tại sao các bà vợ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ lại ít có khả năng hưởng được những cuộc hôn nhân có phẩm chất cao? Các tác giả nghi rằng một phần nỗi bất hạnh tương đối của họ, so với các phụ nữ bảo thủ về tôn giáo, là: họ không hưởng được sư trợ giúp về xã hội, xúc cảm và thực tiễn cho cuộc sống gia đình do nhà thờ, đền thờ Hồi Giáo hay hội đường Do thái giáo cung cấp. Họ cũng nghi rằng các nhóm này ít có khả năng có được những ông chồng đã quá độ bước hẳn vào lý tưởng “người cha mới” hiện đang được sùng mộ trong xã hội Hoa Kỳ, và họ không hạnh phúc đối với việc không gắn kết với lý tưởng này của chồng.
Thực vậy, lắng nghe các bà vợ cấp tiến thế tục hạnh phúc nhất và các đối tác bảo thủ về tôn giáo của họ, các tác giả nhận thấy một điều họ có chung: những người đàn ông tận tụy của gia đình. Cả chủ nghĩa duy nữ lẫn đức tin đều đem lại cho các người đàn ông của gia đình một qui luật ứng xử rõ ràng: họ giả thiết phải đóng vai trò lớn trong cuộc đời con cái! Các người cha tận tụy là điều bắt buộc trong hai cộng đồng này. Và nó cho thấy: cả các người cha cấp tiến về văn hóa lẫn các người cha bảo thủ về tôn giáo đều báo cáo mức độ tham gia cao trong tư cách làm cha.
Do đó, dù một số vẫn còn coi các cải tiến của người đàn ông trên trận tuyến đầu trong gia đình là không đủ và không thoả đáng, thì thế hệ các người cha và người chồng hiện nay thực sự đang dấn thân nhiều một cách đáng kể vào đời sống của gia đình họ hơn hai hoặc ba thế hệ trước đây. Số giờ trung bình các ông bố mỗi tuần dành cho việc chăm sóc con cái đã tăng từ 2.5 giờ năm 1965 tới 8 giờ năm 2016.
Cứ cách trên, thì ít nhất, cây cung cuộc sống gia đình Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 quả đã cong về phía tốt đẹp và tươi sáng hơn. Nhưng bất chấp các cãi cọ giữa chủ nghĩa duy tục và đức tin, hóa ra cả hai đều góp tay vào việc duy trì và làm phong phú các cuộc hôn nhân ngày nay bằng cách, như tiên tri Malakhi nói, quay hướng “cõi lòng các ông bố về phía con cái mình”.
Ghi chú
(1). W. Bradford Wilcox, Soft Patriarchs, New Men, How Christianity Shapes Fathers and Husbands, Chicago, 2004
(2). Cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Kiến Toàn Quốc (National Opinion Research Center) tại Đại Học Chicago.
Các phân tích của họ dù có vẻ lạ ở điểm mang so sánh chủ nghĩa duy nữ với đức tin, nhưng rất có thể phản ảnh thực tế. Họ cho rằng các cuộc hôn nhân “xanh” (“Blue”) là những cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn – ít nhất đây cũng là túi khôn quy ước. Các cặp vợ chồng sống theo các giá trị bình đẳng, chia sẻ các trách nhiệm nội trợ như việc nhà và nấu nướng, từ lâu vốn được các nhà học thuật, nhà báo và trí thức công cộng tham gia các cuộc đàm đạo cả nước về gia đình Hoa Kỳ thừa nhận là có giá trị cao hơn.
Stephanie Coontz, sử gia duy nữ về gia đình, năm 1997, viết trong “The Way We Really Are: Coming to Terms With America’s Changing Families” rằng “chúng ta có đủ lý do để tin rằng các giá trị mới về hôn nhân và vai trò giới tính sẽ làm cho các cha mẹ dễ dàng hơn trong việc duy trì và làm phong phú các mối liên hệ của họ”. Cuối thế kỷ vừa qua, bà Coontz tin rằng cây cung cuộc sống gia đình đang cong về phía một tương lai tươi đẹp và sáng sủa hơn, một tương lai tiến bộ.
Ngày nay, cái nhìn ấy vẫn còn giá trị. Một phúc trình năm 2016 của Hội Đồng Các Gia Đình Đương Thời gợi ý rằng trong “bầu khí xã hội ngày nay, phẩm chất và độ bền vững của mối liên hệ nói chung cao nhất trong các mối liên hệ bình đẳng. Noah Smith, bỉnh bút của Bloomberg Opinion đã suy đoán rằng “nền luân lý cấp tiến có lẽ được thích ứng tốt hơn trong việc tạo ra các gia đình bền vững gồm hai cha mẹ trong thế giới hậu kỹ nghệ hóa”.
Nhưng hãy coi Anna và Greg, một cặp vợ chồng mà một trong các nhà nghiên cứu (Mr. Wilcox) gần đây đã phỏng vấn cho một cuốn sách về hôn nhân. Khi Anna bắt đầu có con, bà không hề muốn làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình. Về phương diện này, Anna không đơn độc: Trung tâm nghiên cứu Pew, năm 2013, vốn đã tường trình rằng 2 phần 3 các bà mẹ có chồng không thích làm việc toàn thời gian ở bên ngoài gia đình, một sự kiện thường bị làm ngơ trong các cuộc đàm đạo công cộng về việc làm và gia đình, là các cuộc đàm đạo vốn chịu ảnh hưởng nặng nề của các giả thuyết cấp tiến. Anna nói rằng bà rất biết ơn vì nhờ Greg làm việc cực nhọc trong ngành tiểu thương của ông, nên bà có khả năng lựa chọn giải pháp hiện nay.
Nhưng hơn cả việc Greg kiếm sống cho gia đình, điều làm Anna thực sự hạnh phúc với chồng là ông hoàn toàn xung phong ở tuyến đầu. Không những ông tận tụy giúp các con làm bài vở tại nhà, ông còn là một người cha vui tính, sối nước ở vườn sau trong mùa đông để các con có thể chơi trượt trên nước đá, đưa các con đi dạo trong Công Viên Quốc Gia Shenandoah vào mùa hè. Ông cũng đóng vai tích cực trong sinh hoạt tôn giáo của gia đình: hằng đêm, Greg cầu nguyện với các con trước khi đi ngủ.
Anna nói “Tôi cảm thấy diễm phúc có Greg làm chồng. Việc anh can dự trong tư cách làm cha và người lãnh đạo trong gia đình chỉ có thể làm gia tăng mức hạnh phúc của tôi”. Như cuộc nghiên cứu của W. Bradford Wilcox (1) đã chứng tỏ, cuộc hôn nhân của Anna minh họa cho ta kinh nghiệm của nhiều phụ nữ có chồng thuộc các cộng đồng tin lành Thệ phản, Mormon, Công Giáo truyền thống hay Do thái giáo chính thống.
Hóa ra chủ nghĩa duy nữ và đức tin, cả hai đều có các hoài mong cao nơi các ông chồng và người cha, dĩ nhiên vì các lý do ý thức hệ khác nhau, và cả hai đem lại các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao đối với phụ nữ. Đó là kết luận của bản tường trình mới tựa là “The Ties That Bind: Is Faith a Global Force for Good or Ill in the Family?” của Viện Nghiên Cứu Gia Đình và Viện Wheatley. Bản tường trình này khảo sát phẩm chất mối liên hệ đối với phụ nữ trong các mối liên hệ dị tính tại 11 quốc gia trong thế giới đã phát triển, trong đó có Hoa Kỳ.
Khi nghiên cứu các phụ nữ cho rằng mình có mức thoả mãn, cam kết, gần gũi và bền vững cao hơn mức trung bình trong các liên hệ của họ, các tác giả thấy các phụ nữ ở cả hai đầu bậc thang ý thức hệ (ideological spectrum) hưởng được những cuộc hôn nhân tương đối có phẩm chất cao, so với các phụ nữ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ, cũng như các phụ nữ ngả về cánh hữu văn hóa. Các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình Và Phái Tính Hoàn Cầu (Global Family and Gender Survey, với sự giúp đỡ của Ông Wilcox) cho thấy 55 phần trăm các bà vợ thế tục cấp tiến ở Hoa Kỳ, những người ủng hộ các giá trị bình đẳng trong gia đình và không tham dự các buổi lễ tôn giáo, cũng báo cáo là được hưởng các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao như thế.
Ngược lại, ít hơn 46 phần trăm các bà vợ ở khoảng giữa bậc thang tôn giáo, tức những người chỉ thỉnh thoảng mới tham dự và không thường xuyên chia sẻ việc tham dự tôn giáo với chồng, và chỉ có 33 phần trăm các bà vợ thế tục bảo thủ, tức những người cho rằng chồng nên dẫn đầu trong việc kiếm sống và phụ nữ chăm lo việc nuôi con nhưng không đi nhà thờ, là có được những cuộc hôn nhân như thế.
Hóa ra những bà vợ hạnh phúc nhất trong mọi bà vợ Mỹ là các bà bảo thủ về tôn giáo, sau đó là các bà vợ cấp tiến về tôn giáo. Trọn 73 phần trăm các bà vợ ủng hộ các giá trị phái tính bảo thủ và thường xuyên tham dự các lễ nghi tôn giáo với chồng có cuộc hôn nhân phẩm chất cao. Nói đến phẩm chất của liên hệ, có một đường cong J trong hạnh phúc vợ chồng của người đàn bà, với các người đàn bà ở cánh tả và cánh hữu hưởng được các cuộc hôn nhân có phẩm chất cao hơn là những người ở giữa, nhưng đặc biệt các bà vợ ở cánh hữu.
Thế tục và cấp tiến, tôn giáo và truyền thống
Đối với các cặp thế tục, các thái độ phái tính cấp tiến được liên kết với phẩm chất cao hơn của mối liên hệ. Đối với các cặp tôn giáo cao, mẫu ngược lại đã diễn ra.
Phần trăm phụ nữ có chồng cho là hôn nhân của họ có phẩm chất cao | |
Các cặp thế tục cấp tiến | 55% |
Các cặp thế tục truyền thống | 33% |
Các cặp tôn giáo cao cấp tiến | 60% |
Các cặp tôn giáo cao truyền thống | 73% |
Ghi chú: các ước đoán là về các phụ nữ có chồng giữa tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra là tuổi; giáo dục; nơi sinh; liệu người trả lời có sống với cha mẹ lúc 16 tuổi hay không; liệu người trả lời trước đây có ly dị hay không? Và tình trạng pháp lý và khoảng thời gian kéo dài của cuộc kết hợp hiện thời của người trả lời.
Nguồn: cuộc phân tích của các tác giả về các dữ kiện của cuộc Thăm Dò Gia Đình và Gia Đình Hoàn Cầu (2018) do Viện Nghiên Cứu Gia Đình/Viện Wheatley.
Khi xem xét ý thức hệ chính trị của phụ nữ dựa vào Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (General Social Survey) (2), một cuộc thăm dò người Mỹ đã trưởng thành tòan quốc có tính đại diện, các tác giả cũng thấy một đường cong tương tự về hạnh phúc vợ chồng nơi các bà vợ Mỹ. Hóa ra những bà vợ xanh nhất và đỏ nhất rất thường là những người cho biết họ “rất hạnh phúc” trong cuộc hôn nhân của họ. Đúng hơn, đường cong của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát giống đường cong U hơn, vì mức độ hạnh phúc vợ chồng đối với nhóm cực cấp tiến và nhóm cực kỳ bảo thủ và bảo thủ, trong yếu tính, y hệt như nhau. Hai nhóm này chiếm tới 1 phần 3 các bà vợ Mỹ: vào khoảng 16 phần trăm cánh tả và 19 phần trăm cánh hữu.
Các ý thức hệ đối lập, hạnh phúc nhất trong hôn nhân
Số những người đàn bà có chồng cho rằng mình “rất hạnh phúc” trong mối liên hệ của họ đông nhất nơi những người nói họ cực cấp tiến hay cực bảo thủ.
phần trăm "rất hạnh phúc" | |
Cực cấp tiến | 69% |
Cấp tiến | 63% |
Hơi cấp tiến | 55 |
Ôn hòa | 60 |
Hơi bảo thù | 62 |
Bảo thủ | 66 |
Cực bảo thủ | 72 |
Ghi chú: Phần trăm “rất hạnh phúc” ước tính cho các phụ nữ có chồng trong hạn tuổi 18 và 50 và các yếu tố kiểm tra (controls) là tuổi, giáo dục và sắc tộc.
Nguồn: Phân tích của các tác giả về các dữ kiện của Cuộc Thăm Dò Xã Hội Tổng Quát (2010 tới 2018)
Điều gì giải thích được lý do tại sao các bà vợ ở giữa bậc thang tôn giáo và ý thức hệ lại ít có khả năng hưởng được những cuộc hôn nhân có phẩm chất cao? Các tác giả nghi rằng một phần nỗi bất hạnh tương đối của họ, so với các phụ nữ bảo thủ về tôn giáo, là: họ không hưởng được sư trợ giúp về xã hội, xúc cảm và thực tiễn cho cuộc sống gia đình do nhà thờ, đền thờ Hồi Giáo hay hội đường Do thái giáo cung cấp. Họ cũng nghi rằng các nhóm này ít có khả năng có được những ông chồng đã quá độ bước hẳn vào lý tưởng “người cha mới” hiện đang được sùng mộ trong xã hội Hoa Kỳ, và họ không hạnh phúc đối với việc không gắn kết với lý tưởng này của chồng.
Thực vậy, lắng nghe các bà vợ cấp tiến thế tục hạnh phúc nhất và các đối tác bảo thủ về tôn giáo của họ, các tác giả nhận thấy một điều họ có chung: những người đàn ông tận tụy của gia đình. Cả chủ nghĩa duy nữ lẫn đức tin đều đem lại cho các người đàn ông của gia đình một qui luật ứng xử rõ ràng: họ giả thiết phải đóng vai trò lớn trong cuộc đời con cái! Các người cha tận tụy là điều bắt buộc trong hai cộng đồng này. Và nó cho thấy: cả các người cha cấp tiến về văn hóa lẫn các người cha bảo thủ về tôn giáo đều báo cáo mức độ tham gia cao trong tư cách làm cha.
Do đó, dù một số vẫn còn coi các cải tiến của người đàn ông trên trận tuyến đầu trong gia đình là không đủ và không thoả đáng, thì thế hệ các người cha và người chồng hiện nay thực sự đang dấn thân nhiều một cách đáng kể vào đời sống của gia đình họ hơn hai hoặc ba thế hệ trước đây. Số giờ trung bình các ông bố mỗi tuần dành cho việc chăm sóc con cái đã tăng từ 2.5 giờ năm 1965 tới 8 giờ năm 2016.
Cứ cách trên, thì ít nhất, cây cung cuộc sống gia đình Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 quả đã cong về phía tốt đẹp và tươi sáng hơn. Nhưng bất chấp các cãi cọ giữa chủ nghĩa duy tục và đức tin, hóa ra cả hai đều góp tay vào việc duy trì và làm phong phú các cuộc hôn nhân ngày nay bằng cách, như tiên tri Malakhi nói, quay hướng “cõi lòng các ông bố về phía con cái mình”.
Ghi chú
(1). W. Bradford Wilcox, Soft Patriarchs, New Men, How Christianity Shapes Fathers and Husbands, Chicago, 2004
(2). Cuộc thăm dò của Trung Tâm Nghiên Cứu Ý Kiến Toàn Quốc (National Opinion Research Center) tại Đại Học Chicago.
ĐTC Phanxicô phát biểu tại Hội Nghị Giám Mục Italia
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
09:03 22/05/2019
Ba chủ đề này là trung tâm của bài phát biểu bất thành văn của Đức Thánh Cha Phanxicô với các Giám Mục Italia tại buổi khai mạc Đại Hội, diễn ra tại Vatican từ ngày 20.5 đến ngày 23.5. Phần nói chuyện tự phát dành riêng với các Giám Mục kéo dài 20 phút trong cuộc họp kín. Ngài nói: “Tôi cảm ơn anh em vì cuộc gặp gỡ này mà tôi muốn là một khoảnh khắc giúp đỡ trong sự phân biệt mục vụ về đời sống và sứ mệnh của Giáo hội Italia.
1. Tính Đồng Nghị và Tính Đồng Nhóm. Đây là những từ chìa khóa đầu tiên trong bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng được trích dẫn từ bài phát biểu của Ngài dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Thượng Hội Đồng Giám Mục, Ngài nhắc lại rằng “đó chính là con đường của sự đồng nghị mà Thiên Chúa mong đợi từ Giáo Hội của Thiên Niên Kỷ Thứ Ba: một yếu tố cấu thành của Giáo Hội (17.10.2015). Tham chiếu đến hội nghị năm 2017 của Ủy ban Thần học Quốc tế tập trung vào chủ đề này, Đức Giáo Hoàng nói: “Tính Đồng Nghị là là hồ sơ y tế mô tả tình trạng sức khỏe của Giáo Hội Italia và dịch vụ mục vụ và giáo hội của bạn.” Ngài đề cập đến “những tin đồn” về khả năng có một Thượng Hội Đồng Giám Mục cho Italia, thậm chí đã đến Santa Marta. Ngài tiết lộ “Nếu ai đó nghĩ đến việc tổ chức một Thượng Hội Đồng Giám Mục Italia, thì chúng ta phải bắt đầu từ dưới lên và từ trên xuống, với tài liệu của Florence.” Đó là hướng đi của Đức Giáo Hoàng, thúc giục bắt đầu từ cấp giáo phận và chấp nhận bài diễn văn của Ngài gửi đến Giáo hội Italia nhân dịp hội nghị lần thứ 5, như là “Hiến Chương vẫn còn hiệu lực đến nay”. “Điều này cần chút thời gian, nhưng chúng ta sẽ đi trên phía an toàn, không phải trên ý tưởng.”
2. Đức Thánh Cha nói tiếp: “Thật đáng tiếc khi tôi biết được rằng sau 4 năm, việc cải cách vẫn còn chưa được áp dụng trong đa số các giáo phận tại Italia. Giáo hội Italia đã hoặch định một cập nhật về cải tổ hệ thống hành chính của tòa án giáo hội, dựa theo hai Tự sắc “Chúa Giêsu là vị Thẩm Phán nhân từ” (Mitis Iudex Dominus Iesus) và “Chúa Giêsu nhân từ và thương xót” (Mitis et Misericors Iesus) ký ngày 15.8.2015
ĐTC kêu gọi phải áp dụng “đầy đủ và ngay lập tức cải cách về thủ tục hôn phối trong tất cả các giáo phận của Italia” “Chúng ta đừng bao giờ quyên rằng sự thúc đẩy cải cách của hôn nhân theo giáo luật - làm cho quá trình này nhanh hơn, mục vụ hơn và ít tốn kém hơn - nhằm mục đích cho thấy rằng Giáo Hội là một người mẹ có trái tim tốt với con cái của mình, họ là những người trong trường hợp này đã bị thương tích do một tình yêu tan vỡ. ĐTC tuyên bố: “Vì thế, mọi giám chức tòa án giáo hội phải hành động để điều này xảy ra và không dành ưu tiên cho bất cứ điều gì khác có thể ngăn chặn hoặc chậm trễ việc áp dụng cải cách, bất kể bản chất hay lợi ích của nó.” “Kết quả tích cực của cải cách phụ thuộc vào việc chuyển đổi cấu trúc và con người” Đức Giáo Hoàng chỉ ra: “Chúng ta không cho phép lợi ích kinh tế của một số luật sư hoặc sợ mất quyền lực của một số linh mục đại diện tư pháp kìm hãm hoặc trì hoãn cải cách."
3. Mối quan hệ giữa các giám mục và linh mục là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong đời sống của Giáo hội, đó là xương sống duy trì cộng đồng giáo phận. Giám Mục là mục tử, là dấu hiệu hiệp nhất cho toàn thể Giáo hội, là người cha và người hướng dẫn của các linh mục của mình và của cả cộng đồng tín hữu”. ĐTC nói thêm: “Thật không may, một số giám mục đang phấn đấu để thiết lập mối quan hệ có thể chấp nhận được với các linh mục của họ, do đó, có nguy cơ làm hỏng sứ vụ của họ và thậm chí làm suy yếu sứ mệnh của chính Giáo hội.” “Linh mục là những người cộng tác thân cận nhất và là anh em của chúng ta. Họ là những người hàng xóm gần nhất!” Ngài kêu lên: “ Sự hiệp thông theo phẩm trật trong Giáo hội sụp đổ khi bị lây nhiễm bởi bất kỳ hình thức quyền lực cá nhân hay sự tự mãn nào, trong khi đó, nó được củng cố và vươn lên khi được đón nhận với tinh thần từ bỏ hoàn toàn và phục vụ dân Chúa.”
Mục tử thực sự sống “giữa đàn chiên và các linh mục của mình, không phân biệt đối xử và không có ưa thích hơn, và biết cách lắng nghe và tiếp đón tất cả mà không có thành kiến.” Đức Thánh Cha cảnh báo các Giám Mục: “ Tránh sa vào cám dỗ chỉ đón nhận những linh mục khéo cư xử và khéo nịnh hót, và tránh né những người không dễ chịu và thẳng thắn; đừng trao những trách nhiệm và công tác chỉ cho những người háo hức và “những người đang leo lên” mà bỏ qua những người nhút nhát, hiền lành hay có vấn đề. Các linh mục của chúng ta cảm thấy họ liên tục bị giới truyền thông nhắm đến, bị chế giễu hoặc bị lên án do một số sai lầm hoặc vì tội ác của một số đồng nghiệp của họ, - Đức Thánh Cha lên tiếng báo động – các linh mục có một nhu cầu sâu sắc để tìm thấy trong vị giám mục của họ, một người anh lớn và một người cha, nâng đỡ họ trong những khoảnh khắc khó khăn."
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Thư Luân Lưu Của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit Về Trường Hợp Bệnh Nhân Vincent Lambert
Lê Đình Thông dịch
09:07 22/05/2019
Sau đây là toàn văn thư luân lưu của Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit gửi Cha Giám Đốc Gilbert Nguyễn Kim Sang.
Paris, ngày 20/05/2019
Sở dĩ tôi lên tiếng về sự việc đang xẩy ra với anh Vincent Lambert, vì trường hợp này đặc trưng cho xã hội mà chúng ta đang sống.
Trước hết, tôi cầu nguyện cho đương sự hiện chịu nhiều áp lực, cuộc sống tùy thuộc các quyết định ngoài khả năng của chính mình. Cách nay mấy năm, anh đã phải chịu việc ngưng ăn uống nhưng lạ thay vẫn sống. Người đàn ông 42 tuổi, bị chấn thương não vì tai nạn lưu thông hiện bị tàn tật năng nề, tứ chi bị liệt (tétraplégique), hiện điều trị tại bệnh viện Reims. Tình trạng này gần giống với trường hợp Michaël Schumacher, chấn thương não, ở trong tình trạng giảm thiểu trí năng (pauci relationnel). Ông là vô địch vòng đua Formule 1, báo chí không xâm phạm đến vấn đề y khoa, đương sự vẫn được hưởng trị liệu chuyên môn tăng cường trong một bệnh viện tư. Trong trường hợp anh Vincent Lambert, theo ghi nhận y học, hai mắt vẫn còn mở, hít thở bình thường, tình trạng ổn định, hoàn toàn không phải là giai đoạn cuối đời. Đương sự chỉ cần một y tá và y công chăm sóc, thay đổi vị trí chỗ nằm, một chuyên viên trị liệu vật lý để tránh tế bào khỏi bị chết (escarres). Việc nuôi dưỡng và hydrat hóa được thực hiện thông qua ống dẫn qua mũi.
Quyết định chấm dứt việc trị liệu và kết thúc nuôi dưỡng một bệnh nhân tàn phế đi ngược lại đạo luật Léonetti. Anh Lambert không chịu sự đau đớn cần có thuốc giảm đau, trừ trường hợp bác sĩ thấy có triệu chứng biến đổi chất hydrat khiến bệnh nhân đau đớn. Đây không phải là trường hợp cưỡng chống trị liệu (obstination thérapeutique) đối với các căn bệnh vô phương cứu chữa, nhưng chỉ là trị liệu cơ năng dinh dưỡng đối với những bậc cao niên không còn khả năng tự lo lấy, bị bán thân bất toại (hémiplégique).
Có thể dẫn chứng trường hợp các nước ít quan tâm đến đạo đức sinh học như Bỉ hoặc Hòa Lan, họ thực hiện việc gây mê hoàn toàn ý thức, con cái yêu cầu trợ tử cha mẹ, coi đó như sự việc thông thường. Một vị bộ trưởng Bỉ, ngồi trước mặt tôi nhân gặp tổng thống Pháp, tỏ ra hãnh diện vì nước ông đi đầu trong lãnh vực này. Tại sao ta không nói đến các nước có truyền thống đạo đức sinh học như Đức hoặc nước Ý ? Vấn đến là sự lựa chọn mô hình văn minh :
- hoặc ta coi con người chỉ là người máy robot có thể loại bỏ, coi như phế liệu khi không còn sử dụng được nữa ;
- hoặc xét đến đặc tính của nhân loại không phải dựa trên lợi ích, nhưng là phẩm chất tình yêu của mối liên hệ giữa con người với nhau. Ta nghĩ sao khi người mẹ chăm sóc con cái lâm trọng bệnh hoặc quá yếu đuối ?
Chúa Kitô đã mạc khải phương cách để nhân loại trưởng thành : Các con hãy yêu nhau như Thầy yêu mến các con.’’ Đó là phương cách duy nhất biểu hiện tình yêu : ‘‘Không có gì cao trọng hơn là hiến mạng sống cho người mình yêu’’.
Một lần nữa, chúng ta phải đương đầu với sự lựa chọn một sống một còn : văn minh phế liệu hay văn mình tình yêu ?
U Michel Aupetit
Tổng Giám Mục Paris
---
(bản dịch : Lê Đình Thông)
Paris, ngày 20/05/2019
Sở dĩ tôi lên tiếng về sự việc đang xẩy ra với anh Vincent Lambert, vì trường hợp này đặc trưng cho xã hội mà chúng ta đang sống.
Trước hết, tôi cầu nguyện cho đương sự hiện chịu nhiều áp lực, cuộc sống tùy thuộc các quyết định ngoài khả năng của chính mình. Cách nay mấy năm, anh đã phải chịu việc ngưng ăn uống nhưng lạ thay vẫn sống. Người đàn ông 42 tuổi, bị chấn thương não vì tai nạn lưu thông hiện bị tàn tật năng nề, tứ chi bị liệt (tétraplégique), hiện điều trị tại bệnh viện Reims. Tình trạng này gần giống với trường hợp Michaël Schumacher, chấn thương não, ở trong tình trạng giảm thiểu trí năng (pauci relationnel). Ông là vô địch vòng đua Formule 1, báo chí không xâm phạm đến vấn đề y khoa, đương sự vẫn được hưởng trị liệu chuyên môn tăng cường trong một bệnh viện tư. Trong trường hợp anh Vincent Lambert, theo ghi nhận y học, hai mắt vẫn còn mở, hít thở bình thường, tình trạng ổn định, hoàn toàn không phải là giai đoạn cuối đời. Đương sự chỉ cần một y tá và y công chăm sóc, thay đổi vị trí chỗ nằm, một chuyên viên trị liệu vật lý để tránh tế bào khỏi bị chết (escarres). Việc nuôi dưỡng và hydrat hóa được thực hiện thông qua ống dẫn qua mũi.
Quyết định chấm dứt việc trị liệu và kết thúc nuôi dưỡng một bệnh nhân tàn phế đi ngược lại đạo luật Léonetti. Anh Lambert không chịu sự đau đớn cần có thuốc giảm đau, trừ trường hợp bác sĩ thấy có triệu chứng biến đổi chất hydrat khiến bệnh nhân đau đớn. Đây không phải là trường hợp cưỡng chống trị liệu (obstination thérapeutique) đối với các căn bệnh vô phương cứu chữa, nhưng chỉ là trị liệu cơ năng dinh dưỡng đối với những bậc cao niên không còn khả năng tự lo lấy, bị bán thân bất toại (hémiplégique).
Có thể dẫn chứng trường hợp các nước ít quan tâm đến đạo đức sinh học như Bỉ hoặc Hòa Lan, họ thực hiện việc gây mê hoàn toàn ý thức, con cái yêu cầu trợ tử cha mẹ, coi đó như sự việc thông thường. Một vị bộ trưởng Bỉ, ngồi trước mặt tôi nhân gặp tổng thống Pháp, tỏ ra hãnh diện vì nước ông đi đầu trong lãnh vực này. Tại sao ta không nói đến các nước có truyền thống đạo đức sinh học như Đức hoặc nước Ý ? Vấn đến là sự lựa chọn mô hình văn minh :
- hoặc ta coi con người chỉ là người máy robot có thể loại bỏ, coi như phế liệu khi không còn sử dụng được nữa ;
- hoặc xét đến đặc tính của nhân loại không phải dựa trên lợi ích, nhưng là phẩm chất tình yêu của mối liên hệ giữa con người với nhau. Ta nghĩ sao khi người mẹ chăm sóc con cái lâm trọng bệnh hoặc quá yếu đuối ?
Chúa Kitô đã mạc khải phương cách để nhân loại trưởng thành : Các con hãy yêu nhau như Thầy yêu mến các con.’’ Đó là phương cách duy nhất biểu hiện tình yêu : ‘‘Không có gì cao trọng hơn là hiến mạng sống cho người mình yêu’’.
Một lần nữa, chúng ta phải đương đầu với sự lựa chọn một sống một còn : văn minh phế liệu hay văn mình tình yêu ?
U Michel Aupetit
Tổng Giám Mục Paris
---
(bản dịch : Lê Đình Thông)
Đức Mẹ Đường Cao Tốc, Có Gì Đặc Biệt?
Linh mục Antôn Pham Trọng Quang, SVD
09:52 22/05/2019
Chiều Chúa Nhật thứ Năm Phục Sinh, chúng tôi gồm 3 anh em linh mục trong Dòng Ngôi Lời lái xe từ thủ đô Washington DC đi tới tiểu bang NewJersey của Hoa Kỳ để chuẩn bị tham dự tuần tĩnh tâm năm với anh em trong tỉnh Dòng. Khi đi trên đường I-95, gần hết địa phận của tiểu bang Maryland, thì chúng tôi thấy bên tay phải đường cao tốc có một bức tượng Đức Mẹ màu trắng, dưới chân bức tượng có dòng chữ viết là: “Our Lady of Highways,” nếu dịch sát nghĩa là: “Đức Mẹ Các Đường Cao Tốc.”
Tôi rất ngạc nhiên về cái tên này, vì thông thường chúng ta quen thuộc với những cái tên như là Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Guadalupe, hay Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Trà Kiệu vân vân. Và mỗi cái tên này được gắn liền với tên địa danh nơi Đức Mẹ hiện ra, còn đây cái tên “Đức Mẹ Đường Cao Tốc” nghe rất khác: chẳng lẽ Đức Mẹ đã từng hiện ra trên đường cao tốc sao? Tôi thắc mắc và cha Phelim, người cầm tay lái ngày hôm đó nói rằng, Đức Mẹ Đường Cao Tốc chắc có ý nói là Đức Mẹ của khách lữ hành, hay Đức Mẹ bảo hộ những ai lái xe trên đường cao tốc!
Nguồn Gốc Đức Mẹ Đường Cao Tốc
Vâng, tôi lấy điện thoại, lên mạng “google” xem gốc tích của Đức Mẹ Đường Cao Tốc như thế nào. Thật thú vị, như lời cha Phelim nói, Our Ladyof Highways là Đức Mẹ bảo vệ những người lữ hành. Nguồn gốc của câu chuyện được ghi lại trong nhiều bài báo mà tôi đã rất dễ tìm thấy trên trang google.
Chuyện xẩy ra vào sáng ngày 2 tháng 10 năm 1968 trên đoạn đường I-95, gần cuối bang Mayland, khi thời tiết xấu, sương mù làm các tài xế mất tầm quan sát nên đã xảy ra cuộc đụng xe liên hoàn. Khi các tu sĩ Dòng Lasan, đang ở trong cộng đoàn gần đó, nghe tiếng đụng mạnh và rồi nhiều lời kêu cứu từ phía ngoài đường cao tốc. Các thầy chạy ra, kinh hoàng thấy 17 chiếc xe chồng chít đè lên nhau, họ nhanh tay cứu giúp, lấy cưa cắt cữa xe để giải cứu những người mắc kẹt trong các xe, băng bó vết thương cho họ trước khi xe cấp cứu tới đưa họ đi bệnh viện.
Và thật chẳng may vụ tai nạn này đã cướp đi 3 sinh mạng của những người trên xe.Rồi đến năm 1972, nhiều người đã quyên góp để các tu huynh dòng Lassan mua một bức tượng Đức Mẹ cao 6 feet (khoảng hơn 1,8 m) và đặt trong khuôn viên nhà dòng, khôn mặt Đức Mẹ hướng ra đường cao tốc. Các tu huynh muốn đặt bức tượng ở đây là để tưởng niệm các nạn nhân đã qua đời cũng như muốn các tài xế lúc lái xe qua đoạn đường này biết hướng lên Đức Mẹ để xin Mẹ cầu bầu và bảo vệ cho chuyến đi được an toàn.
Sự Thật Được Ứng Nghiệm
Khi cha Phelim đang chăm chú lái xe, tôi lại lo say sưa đọc thông tin, thì bỗng nhiên tôi nghe tiếng thắng xe của chiếc chạy phía trước: ...kít.... một tiếng rít nghe rất kinh hoàng.Tôi ngẩng đầu lên thấy chiếc xe phía trước đang chao đảo, xe chúng tôi cũng như nghiêng một bên. Vì chiếc xe chạy trước chỉ cách khoảng 30 m, đột nhiên giảm tốc độ, nên cha Phelim chỉ biết lấy hết bình tĩnh, giảm tốc độ xe và đồng thời lách qua làn xe ở giữa. Thật khủng khiếp, tốc độ lúc này khoảng 110 km/giờ (gần 70 miles). Chiếc xe chạy phía sau xe chúng tôi cũng áp sát rất gần, họ đánh vô lăng lách qua làn đường bên phải. May thay không có chiếc xe nào chạy làn đường bên đó.
Tôi không biết chuyện gì xảy ra, đột nhiên nghe tiếng “bùng”, và thấy một con hươu rừng bay bổng lên cao rồi rớt xuống bên trái làn đường. Con hươu từ đường bên kia băng qua hàng rào và bị chiếc xe trước đâm mạnh, chắc nó chết tại chỗ, vì máu con hươu còn văng sang cả kính xe chúng tôi. Một linh mục người Indonisia ngồi hàng ghế phía sau đang ngủ cũng giật mình bật dậy, hỏi chuyện gì vậy? Cha Phelim thốt lên: Đức Mẹ ĐÃ CỨU CHÚNG TA! Tôi như đứng tim, tự hỏi mình sao linh thế? Rồi lập tức làm dấu thánh giá tạ ơn Chúa và Đức Mẹ đã cứu chúng tôi thoát chết trong gang tấc. Chúng tôi được bàn tay của Đức Mẹ bảo vệ thật rõ mười mươi. Chút xíu nữa là một tai nạn thảm khốc đã xảy ra, và không biết hậu quả sẽ ra thế nào.
TạƠn Đức Mẹ
Bạn thân mến, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm “chết sống lại” này để anh chị em cùng tạ ơn với chúng tôi. Cuộc sống của chúng ta thật là mỏng manh, vì thế chúng ta hãy tạ ơn Chúa, vì món quà sự sống mà Ngài đã ban cho chúng ta. Chúa cho chúng ta còn sống ngày nào thì chúng ta luôn dâng lên Ngài lời tạ ơn. Hơn nữa tôi mong mọi người luôn biết cầu nguyện cho người lữ lành, những ai đang đi máy bay, đi tàu, đi xe, lái xe, đi xa máy hay đi bộ luôn được an toàn. Nhất là mỗi khi chúng ta bắt đầu cuộc hành trình, hãy làm dấu thánh giá rồi cầu nguyện xin Chúa cho hành trình của chúng ta được bình an.
Có nhiều cách thức để chúng ta cầu nguyện, nhưng trong bài viết này tôi xin giới thiệu với bạn lời nguyện mà tôi tìm được trên trang mạng của Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Đường Cao Tốc. Nội dung cầu nguyện như sau:
Prayer to Our Lady of the Highways
O Lady of the Highway,
be with us on our journey,
for all your ways are beautiful
and all your paths are peace.
O God, who with unspeakable providence
does rule and governthe world,
grant unto us, your servants,
through the intercessions
of our watchful mother,
to be protected from all danger
and brought safely to the end of our journey.
Amen
https://www.amm.org/prayers/highway.aspx
Tạm dịch là:
Lạy Mẹ là Mẹ của những khách lữ hành,
Xin đồng hành với chúng con trong suốt hành trình,
Vì con đường Mẹ đi thật là xinh đẹp,
Lối mòn Mẹ qua đầy sự bình an.
Ôi lạy Chúa!
Là Đấng âm thầm bảo vệ và hướng dẫn chúng con
Xin sai tôi tớ của Ngài là Đức Maria đến,
để nhờ lời bầu và sự coi sóc của Mẹ,
chúng con được bảo vệ khỏi mọi hiểm nguy,
cho đến kết thúc hành trình luôn được bình an. Amen.
New Jersey, ngày 21 tháng 5 năm 2019
Linh mục Antôn Pham Trọng Quang, SVD
Phụ nữ Đức biểu tình không tham dự thánh lễ để buộc Giáo Hội phải phong chức linh mục cho phụ nữ
Đặng Tự Do
23:06 22/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tự gọi mình là nhóm “Maria 2.0”, nhóm này đã gửi một bức thư ngỏ tới Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi phong chức cho phụ nữ, và tuyên bố rằng ngoài Đức Mẹ ra, những người nam trong Giáo hội không đánh giá đúng mức bất cứ một người phụ nữ nào khác.
Trong các cuộc biểu tình, họ mang theo một bức ảnh của Đức Mẹ bị bịt miệng.
Những đòi hỏi cực đoan và thái độ thiếu tôn kính với Đức Mẹ đã vấp phải những chỉ trích đáng kể từ người Công Giáo Đức. Một số người Đức đã ra mắt một trang web lấy tên “Maria 1.0”, nói rằng Mẹ của Thiên Chúa không cần bất kỳ cập nhật nào và không nên bị sử dụng như một công cụ đấu tranh cho các yêu sách mang đầy mầu sắc ý thức hệ.
Các cuộc biểu tình của nhóm phụ nữ Công Giáo Đức này đã gây chia rẽ trong Giáo Hội tại Đức. Hầu hết, các giáo dân người Đức chống đối lại các cuộc biểu tình quá khích này. Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo Giáo hội tại Đức lại công khai ủng hộ nhóm này.
Trang Web chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức đăng tải các tin tức sâu rộng về hoạt động và những lời kêu gọi biểu tình của họ, và tường thuật rằng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück hỗ trợ chiến dịch.
Đức Cha Bode, chủ tịch Ủy ban Phụ nữ của Hội Đồng Giám Mục Đức, nói rằng ngài lấy làm tiếc là các phụ nữ biểu tình sẽ không tham dự Thánh lễ, nhưng ngài tin rằng điều quan trọng là “chúng ta phải thừa nhận sự thiếu kiên nhẫn của nhiều phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, những người bị tổn thương sâu sắc vì sự đóng góp của họ đã không được đánh giá đúng mức.”
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web chính thức của Tổng giáo phận Paderborn, cha Alfons Hardt là Tổng đại diện của tổng giáo phận đã ca ngợi những người tổ chức chiến dịch là “những người phụ nữ biết lo lắng cho tương lai của Giáo Hội”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đều đã dạy rằng bí tích phong chức linh mục chỉ được dành riêng cho nam giới và Giáo Hội không thể thay đổi điều này.
Source:Katholisch.de
Giáo dân làm giàu bằng cách chửi bới các Giám Mục và linh mục. Hồi kết: ở tù
Đặng Tự Do
23:09 22/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cảnh sát Bangladesh đã bắt giữ một nhà văn Công Giáo nổi tiếng với cáo buộc đã viết những bài phỉ báng và vu cáo một giám mục và các linh mục trong một giáo phận Công Giáo ở miền Nam nước này.
Henry Sawpon Howlader, 54 tuổi, là một nhà thơ, nhà báo nhưng trên hết là một nhà thầu xây dựng gia cư tại quận Barishal, đã bị bắt tại nơi cư trú, bị đưa ra trước một tòa án địa phương và bị tống ngục vào ngày 14 tháng Năm.
“Chúng tôi đã bắt giữ anh ta sau khi tìm thấy những bằng chứng về những bài viết phỉ báng làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo của cộng đồng Kitô giáo,” Mas Masum Billah, sĩ quan cảnh sát ở tỉnh Barishal, nói với thông tấn xã Công Giáo ucanews.com.
Vụ bắt giữ diễn ra vài giờ sau khi một linh mục Công Giáo địa phương, thay mặt cho Giáo phận Barishal, đệ đơn kiện ba người, trong đó có Henry, theo Đạo luật An ninh Kỹ thuật số nghiêm ngặt được ban hành vào năm 2018 tại Bangladesh.
Cha Michael Dewri, tổng đại diện của Giáo phận Barishal, nói với ucanews.com rằng giáo phận phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật vì “đã tuyệt vọng không còn biết làm sao hơn.”
“Henry bắt đầu tấn Công Giáo hội sau khi giáo quyền địa phương từ chối giao cho anh ta một mảnh đất để anh ta có thể xây một con đường dẫn đến nhà mình,” vị linh mục nói.
“Chúng tôi không thể chấp nhận yêu cầu của anh ta vì nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho Giáo hội. Vì thế, anh ấy tức giận,” Cha Dewri giải thích.
Trong một xã hội Hồi Giáo, những bài bôi bác Giáo Hội của Henry được nồng nhiệt ưa chuộng, các bài báo nảy lửa của ông và cả các bài thơ cáo buộc các giáo sĩ Công Giáo trong Giáo phận Barishal tham nhũng và vô đạo đức, đã được xuất bản trên phương tiện truyền thông chính thống. Ông cũng là một người sử dụng rất thành công Facebook.
Trong khi Giáo Hội lãnh đủ trước các tấn kích của Henry, nhờ sự cổ vũ của người Hồi Giáo, uy tín của anh ta, cùng với nghề thầu khoán xây dựng phất lên như diều gặp gió. Henry thực sự làm giàu bằng cách chửi bới Đức Giám Mục và các linh mục, tu sĩ trong giáo phận.
Cha Dewri cho biết chuyện này đã kéo dài trong nhiều năm, và “nhiều lần giáo quyền đã gửi thư cho anh ta và anh ta hứa sẽ dừng lại, nhưng sau đó đâu lại vào đấy.”
Diễn biến cuối cùng đã khiến giáo phận phải cậy nhờ đến pháp luật có liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại Sri Lanka hôm Chúa Nhật Phục sinh 21 tháng Tư.
Vào đầu năm nay, các học giả Hồi Giáo tại Bangladesh tính nhầm ngày lễ “Shab-e-Barat” (đêm tha thứ) của Hồi Giáo. Họ ấn định lễ này diễn ra vào ngày 21 tháng 4, tức là lễ Phục sinh. Sau khi tính toán lại các dịch chuyển của mặt trăng, các học giả Hồi Giáo tuyên bố đã tính lộn, và tính lại là ngày 22 tháng 4, tức là Thứ Hai sau lễ Phục Sinh. Vào thời điểm đó, ngày 21 tháng 4 đã được tuyên bố là một ngày nghỉ. Cho nên, trong năm nay, Bangladesh có đến hai ngày nghỉ liền nhau.
Nhân được nghỉ nhiều như thế, giáo phận Barishal đã tổ chức một sự kiện văn hóa và mời đại diện các tôn giáo khác đến dự tiệc mừng lễ Phục sinh vào ngày thứ Hai trong tuần Bát Nhật Lễ Phục sinh.
Chương trình đã được lên kế hoạch từ lâu. Cho nên, dù xảy ra biến cố đau thương ở quốc gia láng giềng Sri Lanka, Đức Cha Lawrence Subrata Howlader vẫn cho tiến hành sự kiện văn hóa và tiệc mừng này. Ngài cũng nhận định rằng biến cố tại Sri Lanka càng thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm sự cảm thông giữa các tôn giáo.
Henry đã viết một bài báo nảy lửa chửi bới Đức Giám Mục, các linh mục, và nữ tu tham dự tiệc mừng là “ngu ngốc”, vô tình… Hầu như tất cả các nhật báo tại thành phố Barishal đều đăng bài báo này hôm 23 tháng 4.
Trong những ngày gần đây, Henry đã viết thêm các bài báo khác loan tin thất thiệt là Tòa Thánh đang điều tra Đức Cha Subrata về bữa tiệc này, gây xôn xao trong dư luận xã hội.
Vì thế, giáo phận đã phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
Source:UCAN
Mã Lai Á phát hiện và ngăn chặn âm mưu khủng bố các nhà thờ và chùa chiền tại Miến Điện
Đặng Tự Do
23:17 22/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Lực lượng an ninh Mã Lai Á đã thực hiện hai cuộc hành quân cảnh sát tại Kuala Lumpur và Terengganu, thu giữ một khẩu súng lục tự động, 15 viên đạn và sáu quả bom tự chế.
“Những kẻ khủng bố bao gồm một người Mã Lai Á, một người Nam Dương và hai người Rohingya.” Abdul Hamid Bador, tân tư lệnh cảnh sát quốc gia Mã Lai Á, nói trong một cuộc họp báo được tổ chức hôm 15 tháng 5.
Abdul Hamid nói với các phóng viên rằng nhóm này đã nhận được lệnh từ một chiến binh IS người Mã Lai Á đang trốn tránh tại Syria, nhưng không cho biết danh tính của người này.
Người đàn ông ở Syria đã chỉ thị cho các thành viên đang nằm vùng ở Mã Lai Á tiến hành các cuộc tấn công, và các nghi phạm đã có kế hoạch thực hiện nó kể từ tháng Giêng.
Quân khủng bố Hồi Giáo IS vốn có lòng căm thù với các tín hữu Kitô. Trong khi đó, người Rohingya giữ trong lòng mối hận sâu xa đối với người Phật Giáo Miến Điện. Còn Ấn Giáo thì sao?
Tướng Abdul Hamid giải thích rằng “Bốn kẻ khủng bố muốn trả thù cho cái chết của một lính cứu hỏa Hồi giáo, là một người gốc Mã Lai Á, đã chết vào tháng 11 năm ngoái trong các cuộc đụng độ giáo phái tại một ngôi đền Hindu ở Subang Jaya, thuộc bang Selangor.”
Theo dự trù, nhóm khủng bố này sẽ ra tay trong các tuần đầu tiên của tháng Ramadan, bắt đầu vào ngày 6 tháng Năm.
Một trong những nghi phạm Rohingya bị giam giữ là một thanh niên 20 tuổi có thẻ tị nạn của Liên Hợp Quốc. Chàng trai 20 tuổi này bị kết tội đã lên kế hoạch tấn công tòa Đại sứ Miến Điện ở Kuala Lumpur.
Source:Asia-News
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lá cờ khối EU
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
09:18 22/05/2019
Khối EU được thành lập trên căn bản một khối sống chung hòa bình, và cũng có lá cờ riêng. Lá cờ EU hiện tại lá cờ của Europarat có từ năm 1955. Và từ tháng năm 1986 khối EU đã nhận lá cờ này như biểu tượng cho toàn khối EU.
Lá cờ EU hình chữ nhật nền mầu xanh da trời với 12 ngôi sao mầu vàng xếp thành một vòng tròn ở trung tâm. Lá cờ này tuy đơn giản nhưng ẩn chứa mang ý nghĩa sâu xa.
Vậy đâu là ý nghĩa tinh thần đạo giáo ẩn chứa nơi lá cờ EU?
Lịch sử thành hình lá cờ EU
Ngày 05.05.1949 Europarat - englisch Council of Europe (CoE), französisch Conseil de l’Europe (CdE) - được thành lập, và Ông Paul Levi, một người Bỉ gốc Do Thái, sau chiến tranh thứ hai trở lại đạo Công Giáo, được chọn cử làm chủ tịch văn phòng đặc trách văn hóa.
Năm 1955 Europarat bàn thảo làm một lá cờ chung cho Âu châu. Nhiều mẫu vẽ của nhiều nhà chính trị văn hóa được đề nghị đưa ra bàn thảo. Sau cùng mẫu của Ông Levi được chấp nhận làm lá cờ cho EU: hình chữ nhật nền mầu xanh da trời với 12 ngôi sao mầu vàng kết thành hình tròn ở trung tâm.
Vì sao Ông Levi có ý tưởng này cho lá cờ EU?
Ông kể lại một hôm đi dạo ngoài bờ biển khi qua tượng Đức Mẹ Maria ngắm nhìn thấy trên đầu Đức Mẹ có triều thiên 12 ngôi sao chiếu sáng lấp lánh giữa không trung bầu trời mầu xanh.
Ông nhớ tới đoạn kinh thánh trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan ghi lại: “ Một dấu hiệu to lớn xuất hiện trên nền trời: một người phụ nữ có áo choàng sáng chói như ánh mặt trời, vầng trăng là bệ dưới chân bà. Trên đầu đội triều thiên có mười hai ngôi sao.“ ( Kh 12, 1).
Ông trình bày cùng Ông Bennenuti, thư ký của Europarat về ý tưởng phác họa hình lá cờ. Vị Thư ký phấn khởi với ý tưởng nầy, và mẫu lá cờ EU từ căn bản đó được vẽ phác họa thành hình.
Và Ông Levi còn diễn tả, sở dĩ Ông nghĩ đến điều này cho lá cờ EU, vì nền văn minh Âu Châu đặt trên nền tảng Kitô giáo, nên điều này rất phù hợp cho lá cờ biểu hiệu của căn tính EU.
Hình ảnh, mầu sắc cùng con số biểu tượng lá cờ từ khi được thành hình cho tới bây giờ vẫn giữ nguyên vẹn, mặc dù bây giờ Europarat với 47 nước , và khối EU với 28 nước, có thêm số nước hội viên tham gia nhiều hơn lúc ban đầu, nhưng con số 12 ngôi sao vẫn không thay đổi.
Ý nghĩa những biểu tượng
Mầu xanh da trời nền lá cờ không chỉ là mầu xanh của Đức Mẹ Maria, nhưng còn nói về sự hiện diện của Thiên Chúa trong trời đất. Điều này nói lên niềm hy vọng rằng niềm tin tưởng vào Thiên Chúa nơi vùng châu lục Âu châu luôn tồn tại không bị biến mất.
Theo cách diễn tả tâm tình của con người, mầu xanh này nói lên lòng tin tưởng, niềm vui, sự trung thành của họ. Khi vào các nhà thờ bên Âu châu thường nhìn thấy mầu xanh này nơi những cửa sổ kính mầu như của danh hoạ Marc Chagall hay tranh vẽ của Sieger Koeder.
Mầu vàng của ngôi sao là mầu ánh sáng mặt trời. Mầu vàng cũng là mầu của các vua chúa trên trần gian dùng để trang hoàng cung ngai áo mũ. Vì thế mầu vàng có ý nghĩa chỉ về nhân đức cao trọng nhất, về tình yêu, về điều gì có tính chất vĩnh viễn như Đấng Tạo Hoá, như thiên đàng, như công trình sáng tạo trong thiên nhiên...
12 ngôi sao là biểu tượng của con số được ưa chuộng nói về sự may mắn hạnh phúc hầu như ở các nền văn hóa của mọi dân tộc.
Bây giờ EU có 28 nước thành viên. Nhưng chỉ có 12 ngôi sao trên lá cờ EU. Như vậy đó là con số hình ảnh biểu tượng. Điều này cũng nói lên rằng tất cả những nước thành viên EU muốn và nên sống chung hòa bình và tương quan đoàn kết với nhau.
Con số mười hai là số nói về điều gì mang lại hạnh phúc. Trong vũ trụ, một năm chia ra làm mười hai tháng theo vòng quay mặt trời. Một ngày chia ra làm hai chu kỳ: ngày có mười hai tiếng và đêm cũng có mười hai tiếng.
Lá cờ EU không chỉ được treo kéo lên nơi các dinh thự công sở của 28 nước khối EU, nhưng còn được vẽ khắc trên bảng số xe, trên Passport của người công dân khối EU.
Theo niềm tin của đạo Do Thái, dân tộc họ có nguồn gốc do mười hai chi tộc con cháu ông Gia-Cóp tạo thành. Số mười hai đối với họ là con số chỉ về điều đầy đủ trọn vẹn.
Chúa Giêsu khi đi rao giảng tin mừng nước trời đã kêu gọi mười hai Tông đồ làm nền tảng để thành lập Hội Thánh trên trần gian. Trong sách Khải Huyền một trời mới đất mới, một tương lai mới trên trời cũng bao gồm con số mười hai: 12 cửa thành, 12 tên chi tộc Do Thái, 12 nền móng bằng đá quý có khắc tên 12 Thánh tông đồ của Chúa Giêsu. (KH 21, 9-14).
Triều thiên Đức Mẹ Maria có 12 ngôi sao như trong sách Khải Huyền thuật vẽ lại, muốn nói đến bà là mẹ Giáo hội, là mẹ của dân Thiên Chúa. Một dân đã được cứu chuộc bằng chính đời sống của Chúa Giêsu để nối laị tình yêu với Thiên Chúa, đã bị tội lỗi cắt đứt.
Số mười hai theo niềm tin của người Công Giáo, được chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm có ba số: bốn nhóm chỉ bốn hướng trên trời Đông Tây Nam Bắc. Còn con số ba chỉ về mầu nhiệm Thiên Chúa ba ngôi: Chúa Cha, chúa Con và chúa Thánh Thần. Khắp bốn phương trời Ba ngôi Thiên Chúa hằng luôn hiện diện.
Mầu sắc cùng hình ảnh không là niềm tin. Nhưng chúng giúp cắt nghĩa phần nào, làm sáng tỏ và qua đó giúp củng cố niềm tin.
Con số hay một vật thể nào đó không là điều căn bản của niềm tin. Nhưng chúng được dùng để cắt nghĩa diễn tả mầu nhiệm niềm tin cách cụ thể.
Niềm tin gắn liền với đời sống. Tin là trông cậy phó thác, và tin cũng là nhìn vào những dấu chỉ, mầu sắc cùng âm thanh trong trời đất, trong sách thánh, trong cuộc sống nơi con người để nhận ra sứ điệp tin mừng của niềm tin, nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong vũ trụ.
Tháng Hoa kính Đức Mẹ Maria.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long.
Công Dân Liên Hiệp Âu Châu Bầu Nghị Viện 2019
Hà Minh Thảo
09:55 22/05/2019
Công Dân Liên Hiệp Âu Châu Bầu Nghị Viện 2019
Thi hành Nghị quyết số 2019-188 do Nghị viện Âu châu (Parlement européen, tiếng Pháp, và European Parliament, tiếng Anh) chấp thuận ngày 13.03.2019, các cuộc tuyển cử Dân biểu đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu (viết tắt : Liên Âu) tại Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ được tổ chức một hôm trong thời gian từ ngày 23 đến 26.05.2019. 375,5 triệu cử tri 28 quốc gia thành viên Liên Âu sẽ tham gia bầu 736 dân biểu.
I.- QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
Quyền này được trao cho hai cơ quan :
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên Âu, Conseil de l'Union européenne) bao gồm 28 Tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các Tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên Âu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu. Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên Âu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên Âu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Năm 1976, Hội đồng Âu châu (Conseil européen) quyết định từ năm 1979, Nghị viện Âu châu sẽ được tuyển chọn mỗi 5 năm theo lối phổ thông, trực tiếp và tỷ lệ đầu phiếu. Tuy được bầu cử dân chủ, nhưng Nghị viện không có quyền đề nghị Luật, đặc quyền này nằm trong tay Ủy ban Âu châu (Commission européenne). Nghị viện Âu châu cũng không có nhiều quyền về Chánh trị đối ngoại và An ninh chung. Viện chỉ có quyền kiểm soát các khoản chi, nhưng vô quyền đối với các khoản thu Ngân sách Âu châu.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau :
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
- Liên Âu hoàn thành luật theo thủ tục như sau :
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chính phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên Âu. Bộ luật Liên Âu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên. Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền :
a/ Quyền ‘đồng quyết’ (codésion) với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
b/ Quyền kiểm soát ngân sách Liên Âu và, vào tháng 12 hàng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
c/ Quyền quản lý ngân sách Liên Âu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế Liên Âu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2019.
A.- Tổng số Dân biểu :
Hiệp định Lisbonne đặt những qui định mới cho tổng số (tối đa là 750 và vị Chủ tịch) tại Nghị viện và số dân biểu mỗi quốc gia thành viên gởi đến Nghị viện Âu châu theo dân số (tối đa : 96 ; tối thiểu : 6). Qui định này có hiệu lực từ kỳ tuyển cử năm nay 2019. Tổng số dân biểu phải bầu năm nay là 751.
B.- Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau : Đức (96) ; Pháp (74) ; Ý đại lợi và Anh quốc (73) ; Tây ban nha (54) ; Ba lan (51) ; Lỗ ma ni (32) ; Hòa lan (26) ; Bỉ, Hy lạp, Hung gia lợi, Bồ đào nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (21) ; Thụy điển (20) ; Áo quốc (18) ; Bảo gia lợi (17) ; Đan mạch, Phần lan và Cộng hòa Tiệp (Slovaquie) (13) ; Lituanie, Croatie và Ái nhỉ lan (11) ; Lettonie và Slovénie (8) ; Chypre, Lục xâm bảo, Estonie và Malte (6).
Sau khi Anh quốc rời Liên Âu, 27 ghế nước này được chia cho các nước thành viên khác và 46 ghế khác được dành lại cho các nước sẽ gia nhập Liên Âu sau.
Tại các quốc gia nhỏ (Lục xâm bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80.000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500.000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý đại lợi, Anh quốc, Tây ban nha), số dân cư này tăng đến 800 000.
Hiện nay, hầu hết 751 Dân biểu Liên Âu đều ghi danh tham gia 8 Nhóm chính trị. Sự hình thành các Nhóm ít có sự thay đổi trong các khóa lập pháùp trước. Ngày 16.06.2015, một Nhóm mới ENL (Europe des nations et des liberté, Âu châu các quốc gia và các Tự do), được xếp vào cánh hữu.
Ðể thành lập một Nhóm chính trị tại Nghị viện, Nhóm phải kết họïp được ít nhất 25 dân biểu đến từ 7 quốc gia thành viên Liên Âu. Hiêän còn 22 dân biểu vẫn còn mang danh xưng ‘non inscrits, không ghi danh’.
C.- Quyền bầu cử và ứng cử.
1 - Mọi công dân Liên Âu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử theo luật quốc nội có quyền bầu cử tại đơn vị bầu cử đang cư ngụ. Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy lạp, Lục xâm bảo và Malte. Tại Ý đại lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, nhưng được xem như một ‘bổn phận công dân’.
2 - Mọi công dân Liên Âu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ. Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước :
- 18 tuổi tại Đức, Đan mạch, Tây ban nha, Phần lan, Hung gia lợi, Hòa lan, Bồ đào nha, Thụy điển, Slovénie, Pháp và Malte ;
- 19 tuổi tại Áo quốc ;
- 21 tuổi tại Bỉ, Ái nhỉ lan, Lục xâm bảo, Anh quốc, Cộng hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba lan, Cộng hòa Séc và Bảo gia lợi ;
- 23 tuổi tại Lỗ ma ni, Chypre, Hy lạp và Ý đại lợi.
Tại 6 quốc gia (Đức, Đan mạch, Hy lạp, Hòa lan, Thụy điển và Cộng hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Ở các nước khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri. Tại Anh quốc, Hy lạp, Hòa lan, Ái nhỉ lan và Cộng hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
D.- Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười bảy nước (Áo quốc, Chypre, Đan mạch, Pháp, Phần lan, Tây ban nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung gia lợi, Bồ đào nha, Cộng hòa Séc, Lục xâm bảo, Hòa lan, Thụy điển, Malte và Cộng hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia. Tại các nước khác được chia thành nhiều Bỉ chia quốc gia thành nhiều Đơn vị bầu cử.
B. Nghị viện Âu châu.
Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chánh phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm vụ viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự Luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự Luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu.
Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên.
Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
1. Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
2. Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
3. Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
Một nghị quyết đáng chú ý.
Ngày 07.05.2009, tại phiên họp khoáng đại tại Strasbourg, đa số các dân biểu Nghị viện Âu châu đã bác bỏ nghị quyết lên án Đức Bênêđictô XVI vì những lời phát biểu của ngài về bao cao su. Với 253 phiếu chống, 199 ủng hộ và 61 phiếu trắng, các vị này đã quyết định không đưa vào trong bản báo cáo thường niên của Nghị viện về Nhân Quyền trên thế giới, một đoạn văn muốn kết án ‘mãnh mẽ‘ những tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha. Đối với các nghị sĩ, những lời tuyên bố này không gây cản trở cho cuộc đấu tranh chống lại bệnh sida.
Lương dân biểu.
Cho đến năm 2009, dân biểu Nghị viện Âu châu được trả lương ngang với mức lương của dân biểu Quốc hội tại nước mà vị đó đại diện. Do đó, lương tháng của một dân biểu đến từ Ý (11 000 euro/tháng) cao gấp 4 lần so với Tây Ban Nha và gấp 14 lần so với thành viên của một số nước Đông Âu (Hung-gia-lợi khoảng 800 euro/tháng, Slovaquie khoảng 900 euro)... Tuy nhiên, những dân biểu có mức lương thấp được nhận thêm một khoản phụ cấp trích từ chi phí điều hành văn phòng (lối 150 ngàn euro/năm) và chi phí công tác bằng phi cơ đều được hoàn trả.
Trong thời gian qua, có những đề nghị thống nhất lương của các dân biểu Âu châu ở mức 8 600 euro/tháng. Nhưng chánh phủ Đức không đồng ý vì mức lương đó sẽ gây thêm chi tiêu ngân sách Liên hiệp Âu châu.
Trong nhiệm kỳ 2014–2019 sắp mãn, một dân biểu Âu châu nhận lương tháng là 8.484 euros, tức còn 6.611 euros sau khi trừ đóng bảo hiểm và phải trả thuế lợi tức tùy quốc gia họ là công dân.
Ngoài ra, dân biểu nhận được bồi hoàn chi phí văn phòng 4.342 euros/tháng gồm chi phí điện nước, điện toán và di chuyển. Số tiền bồi hoàn này sẽ bị giảm bớt 50%, nếu vị này vắng mặt không lý di phân nửa các phiên họp. Như vậy, một dân biểu đúng nghĩa nhận được 12.826 euros/tháng.
Ngoài ra, những chi phí di chuyển còn được bồi hoàn khi có chứng từ các hoạt động ngoài chính quốc đến mức 4.264 euros/năm. Cuối cùng, khi dự các phiên họp các cơ quan của Nghị viện, dân biểu được lãnh 306 euros/ngày.
Thêm vào đó, các vị còn được nhận thêm 24.526 euros/tháng để có thể tuyển dụng thêm tối đa là ba phụ tá dân biểu (assistants parlementaires). Đây chính là điều dẫn đến các cuộc điều tra về những việc làm ảo.
Nghị viện Âu châu có hai trụ sở đặt tại Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussels (Bỉ) và tại tòa nhà Louise Weiss Strasbourg (Pháp) cùng bộ phận hành chính ở Luxembourg. Trong một tháng, các dân biểu làm việc ba tuần tại Brussels với hầu hết các cuộc họp của ủy ban và các nhóm chính trị. Tuần còn lại, các vị này họp khoáng đại ở Strasbourg.
III. HIỆN TÌNH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
A. Khóa Tám Nghị viện xuất nhiệm với đa số 216 dân biểu, gồm Chủ tịch Antonio Tajani, thuộc Nhóm Ðảng Nhân dân Âu châu (Groupe du Parti populaire européen, PPE), phái hữu và trung hữu, khuynh hướng Dân chủ Thiên Chúa giáo và Tự do Bảo thủ, thành lập ngày 08.07.1976 hiện diện tại hầu hết các nước trên lục địa.
=> Lưu ý : ngày nay, từ ‘Thiên Chúa giáo’ còn nên gắn liền với các chính đảng mà các đảng viên ủng hộ việc phá thai và sẽ tiến tới sự thừa nhận sự tiêu diệt đời sống như một quyền căn bản ? Họ dùng danh ‘Thiên Chúa giáo’ để noi theo Tin Mừng Ðức Kitô trong hành động chính trị hay để câu phiếu ?
B. Ngày 15.05.2019, Bà Angela Merkel, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Ðức, khi trả lời phỏng vấn báo Süddeutsche Zeitung (Ðức), thừa nhận có ‘mối quan hệ mâu thuẫn’ với ông Emmanuel Macron, Tổng thống Cộng hòa Pháp. Nguyên nhân do giữa hai chánh trị gia hàng đầu Liên Âu có ‘sự khác biệt về tâm lý’ và ‘sự khác biệt về vai trò của mình’.
Hồi tưởng về quá khứ, với Tổng thống N. Sarkozy, quan hệ tốt đẹp với bà Merkel, nên chỉ có một nhiệm kỳ do ông F. Hollande hứa chống lại bà. Nhưng khi thắng cử, ông đã đồng ý hầu hết với bà Merkel để, cuối cùng, từ chối ra ứng cử nhiệm kỳ hai. Ngày nay, đến phiên bà Merkel, ngày qua ngày, sắp gần ngày rời chức vụ Thủ tướng.
C. Cả hai nhà nước Pháp và Ðức đều dùng tiền đóng thuế của người dân dể viện trợ cho Việt Nam thành lập một nhà nước pháp trị và chống khủng bố. Chánh phủ Angela Merkel 3 và 4 khá thắm thiết với người xin tị nạn lắm tiền lẫn tội Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt vì Hà Nội đã bắt cóc ông Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó.
Trước đó, ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra. Ngày 03.08.2017, Đài truyền hình Việt Nam đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Thanh nói về việc đầu thú của mình tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Ngày 22.09.2017, ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : « không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Do đó, hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
Ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng Trịnh Xuân Thanh. Ngày 25.07.2018, Tòa kết án ông Long 3 năm 10 tháng tù ở. Ngày 31.07.2018, bị cáo đã đệ đơn kháng án.
Dĩ nhiên, dù ông Thanh có bị bắt cóc hay tự ý về với Việt Nam đều phải nhờ ‘sự tiếp tay’ qua nhiều cơ quan an ninh và cảnh sát nhiều quốc gia thành viên Liên Âu. Tình nghĩa các nước này với Ðức chỉ có thế thôi. Do đó, câu chuyện ‘Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc’ đã ‘chìm xuồng’ ?
Ngày 20.02.2019, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp chuyện với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bằng nói nhỏ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và việc tái lập đối tác chiến lược. Ngày 25.03.2019, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Ðức Peter Almaier đã thì thầm với Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền và vụ bắt cóc ông Thanh, là những chuyêän mà ông Phúc quá biết. Báo chí quốc doanh cũng không nhắc đến những tin tức này vì ai cũng biết kinh tế Ðức đang gặp khó khăn tiêu xài trong nước đang đi tìm thị trường tiêu thụ ngoại quốc.
Không là ‘thâày bói’, nhưng chúng ta vẫn có thể tiên đoán Hiệp định Tự do Thương mại Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Liên Âu ký, sau khi các dân biểu khóa 9 Nghị viện nhận ghế sẽ thông qua thương ước này, bất kể tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng thêm trầm trọng.
D. Ngày 19.05.2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh cáo các phong trào dân túy muốn phá hủy các giá trị căn bản Âu châu như chống tham nhũng và bảo vệ các nhóm thiểu số, như tại Aùo mà Phó Thủ tướng Heinz-Christian Strache, đảng Tự do mà bà gắn cho nhản hiệu ‘cực hữu’ vừa từ chức hôm 18.05.2019 do bê bối bị quay video đang đề nghị trao các hợp đồng nhà nước để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Bà nói trong khi vận động cho bầu cử Nghị viện : « Chúng ta phải đối phó với các phong trào dân túy mà ở nhiều nơi tỏ ra khinh miệt những giá trị này, họ muốn phá hủy một Âu châu của những giá trị của chúng ta. Chúng ta phải nhất quyết chống lại điều này ».
Ðâu là Sự Thật ? Giá trị của Âu châu có nguồn gốc Thiên Chúa giáo. Chỉ cần trở về nguồn gốc đó để hành động chính trị như Ðức Thánh Cha Phaxicô đã thỉnh cầu qua ‘Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới ngày 01.01.2019 với chủ đề ‘Chính trị tốt phục vụ Hòa bình’ tại http://vietcatholic.net/News/Home/Article/248329 . Nếu các lãnh đạo Liên Âu, đặc biệt Ðức và Pháp cai trị nước đáp ứng với nguyện vọng Công Ích và Công bình Xã hội của đa số người dân thì họ sẽ hết lòng tín nhiệm Quý Vị. Quý Vị cần gì phải lên án điều xấu của họ chỉ cần nhìn xem Ðảng phái mình có những kẻ như vậy không ? Cọng rác trong mắt người khác mình thấy rõ, nhưng cái sàn nhà trong mắt mình mà mình không biết.
Hà Minh Thảo
Thi hành Nghị quyết số 2019-188 do Nghị viện Âu châu (Parlement européen, tiếng Pháp, và European Parliament, tiếng Anh) chấp thuận ngày 13.03.2019, các cuộc tuyển cử Dân biểu đại diện cho 28 quốc gia thành viên Liên hiệp Âu châu (viết tắt : Liên Âu) tại Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ được tổ chức một hôm trong thời gian từ ngày 23 đến 26.05.2019. 375,5 triệu cử tri 28 quốc gia thành viên Liên Âu sẽ tham gia bầu 736 dân biểu.
I.- QUYỀN LẬP PHÁP LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
Quyền này được trao cho hai cơ quan :
A. Hội đồng Tổng trưởng (hay Hội đồng Liên Âu, Conseil de l'Union européenne) bao gồm 28 Tổng trưởng các quốc gia thành viên, theo từng lãnh vực chuyên biệt. Nhưng, số lượng các Tổng trưởng có thể tăng lên khi Hội đồng thảo luận các vấn đề liên quan đến nhiều Bộ.
Chủ tịch Hội đồng Tổng trưởng được trao luân phiên giữa các quốc gia thành viên 6 tháng một lần, khi nước đó giữ vai trò Chủ tịch Liên Âu. Vị Tổng trưởng được bầu phải lập chương trình nghị sự cho Hội đồng.
B. Nghị viện Âu châu. Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên Âu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên Âu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Năm 1976, Hội đồng Âu châu (Conseil européen) quyết định từ năm 1979, Nghị viện Âu châu sẽ được tuyển chọn mỗi 5 năm theo lối phổ thông, trực tiếp và tỷ lệ đầu phiếu. Tuy được bầu cử dân chủ, nhưng Nghị viện không có quyền đề nghị Luật, đặc quyền này nằm trong tay Ủy ban Âu châu (Commission européenne). Nghị viện Âu châu cũng không có nhiều quyền về Chánh trị đối ngoại và An ninh chung. Viện chỉ có quyền kiểm soát các khoản chi, nhưng vô quyền đối với các khoản thu Ngân sách Âu châu.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau :
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
- Liên Âu hoàn thành luật theo thủ tục như sau :
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chính phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên Âu. Bộ luật Liên Âu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên. Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền :
a/ Quyền ‘đồng quyết’ (codésion) với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
b/ Quyền kiểm soát ngân sách Liên Âu và, vào tháng 12 hàng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
c/ Quyền quản lý ngân sách Liên Âu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế Liên Âu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
II. BẦU CỬ DÂN BIỂU ÂU CHÂU NĂM 2019.
A.- Tổng số Dân biểu :
Hiệp định Lisbonne đặt những qui định mới cho tổng số (tối đa là 750 và vị Chủ tịch) tại Nghị viện và số dân biểu mỗi quốc gia thành viên gởi đến Nghị viện Âu châu theo dân số (tối đa : 96 ; tối thiểu : 6). Qui định này có hiệu lực từ kỳ tuyển cử năm nay 2019. Tổng số dân biểu phải bầu năm nay là 751.
B.- Số dân biểu phải cử tại mỗi quốc gia.
Số dân biểu đại diện cho mỗi quốc gia được ấn định theo dân số như sau : Đức (96) ; Pháp (74) ; Ý đại lợi và Anh quốc (73) ; Tây ban nha (54) ; Ba lan (51) ; Lỗ ma ni (32) ; Hòa lan (26) ; Bỉ, Hy lạp, Hung gia lợi, Bồ đào nha và Cộng-hòa Séc (Tchèque) (21) ; Thụy điển (20) ; Áo quốc (18) ; Bảo gia lợi (17) ; Đan mạch, Phần lan và Cộng hòa Tiệp (Slovaquie) (13) ; Lituanie, Croatie và Ái nhỉ lan (11) ; Lettonie và Slovénie (8) ; Chypre, Lục xâm bảo, Estonie và Malte (6).
Sau khi Anh quốc rời Liên Âu, 27 ghế nước này được chia cho các nước thành viên khác và 46 ghế khác được dành lại cho các nước sẽ gia nhập Liên Âu sau.
Tại các quốc gia nhỏ (Lục xâm bảo, Malte), một dân biểu đại diện khoảng 80.000 dân cư. Tại các quốc gia ‘trung bình’, một dân biểu đại diện lối 500.000 dân cư. Tại các quốc gia lớn (Đức, Pháp, Ý đại lợi, Anh quốc, Tây ban nha), số dân cư này tăng đến 800 000.
Hiện nay, hầu hết 751 Dân biểu Liên Âu đều ghi danh tham gia 8 Nhóm chính trị. Sự hình thành các Nhóm ít có sự thay đổi trong các khóa lập pháùp trước. Ngày 16.06.2015, một Nhóm mới ENL (Europe des nations et des liberté, Âu châu các quốc gia và các Tự do), được xếp vào cánh hữu.
Ðể thành lập một Nhóm chính trị tại Nghị viện, Nhóm phải kết họïp được ít nhất 25 dân biểu đến từ 7 quốc gia thành viên Liên Âu. Hiêän còn 22 dân biểu vẫn còn mang danh xưng ‘non inscrits, không ghi danh’.
C.- Quyền bầu cử và ứng cử.
1 - Mọi công dân Liên Âu, trọn 18 tuổi và hội đủ điều kiện bầu cử theo luật quốc nội có quyền bầu cử tại đơn vị bầu cử đang cư ngụ. Việc bầu phiếu bắt buộc tại Bỉ, Hy lạp, Lục xâm bảo và Malte. Tại Ý đại lợi, tuy việc bầu phiếu không bắt buộc, nhưng được xem như một ‘bổn phận công dân’.
2 - Mọi công dân Liên Âu hội đủ điều kiện ứng cử trong nước mình đều có quyền ứng cử tại quốc gia mình đang cư ngụ. Tuổi tối thiểu để được ứng cử thay đổi theo từng nước :
- 18 tuổi tại Đức, Đan mạch, Tây ban nha, Phần lan, Hung gia lợi, Hòa lan, Bồ đào nha, Thụy điển, Slovénie, Pháp và Malte ;
- 19 tuổi tại Áo quốc ;
- 21 tuổi tại Bỉ, Ái nhỉ lan, Lục xâm bảo, Anh quốc, Cộng hòa Tiệp, Lituanie, Estonie, Lettonie, Ba lan, Cộng hòa Séc và Bảo gia lợi ;
- 23 tuổi tại Lỗ ma ni, Chypre, Hy lạp và Ý đại lợi.
Tại 6 quốc gia (Đức, Đan mạch, Hy lạp, Hòa lan, Thụy điển và Cộng hòa Séc), chỉ các đảng và các tổ chức đồng hóa mới được đưa người ra ứng cử. Ở các nước khác, mọi người có thể trở thành ứng cử viên nếu hội đủ một số chữ ký cần thiết luật định cử tri. Tại Anh quốc, Hy lạp, Hòa lan, Ái nhỉ lan và Cộng hòa Tiệp, ứng cử viên phải đóng một số tiền ký quỹ.
D.- Sự Phân chia Đơn vị bầu cử.
Mười bảy nước (Áo quốc, Chypre, Đan mạch, Pháp, Phần lan, Tây ban nha, Lituanie, Estonie, Lettonie, Hung gia lợi, Bồ đào nha, Cộng hòa Séc, Lục xâm bảo, Hòa lan, Thụy điển, Malte và Cộng hòa Tiệp) chỉ có một Đơn vị bầu cử trên toàn thể quốc gia. Tại các nước khác được chia thành nhiều Bỉ chia quốc gia thành nhiều Đơn vị bầu cử.
B. Nghị viện Âu châu.
Đây là một nghị viện đa quốc gia lớn nhất thế giới, đại diện 492 triệu người dân Liên hiệp Âu châu, với nhiệm kỳ 5 năm, hoạt động theo phương châm ‘Hợp nhất từ những khác biệt’. Nghị viện Âu châu là định chế duy nhất bao gồm các dân biểu được công dân các nước Liên hiệp Âu châu trực tiếp bầu vào. Tuy nhiên, Nghị viện không hành sử trọn quyền làm luật như Quốc hội tại các quốc gia dân chủ.
Nghị viện Âu châu được tổ chức như sau:
- Chủ tịch trách nhiệm về các mối quan hệ đối ngoại, chủ trì các kỳ họp của Nghị viện...
- Viện Điều hành Hoạt động Nghị viện và các cơ quan trực thuộc, gồm một Viện trưởng, 14 Viện phó và 5 Cố vấn phụ trách công tác điều hành và tài chính liên quan đến các dân biểu.
- Các ủy ban chuyên môn khác nhau nhưng trách nhiệm chung là chuẩn bị nội dung cần thiết cho các buổi họp Nghị viện.
- Ban thư ký có trách nhiệm điều hành công việc Nghị viện, gồm một Tổng thư ký và 3.500 viên chức mà 1/3 trong số đó làm công tác dịch thuật.
Liên hiệp Âu châu hoàn thành luật theo thủ tục như sau:
1. Ủy ban Âu châu (Commission Européenne) giữ vai trò Chánh phủ (Hành pháp) Liên Âu, có nhiệm vụ viết Dự Luật và gởi đến Hội đồng Tổng trưởng.
2. Hội đồng Tổng trưởng thảo luận Dự Luật và tìm sự đồng thuận giữa các Tổng trưởng và, khi đó, Dự Luật được chuyển đến Nghị viện.
3. Nghị viện Âu châu có nhiệm vụ phê chuẩn hay không một đạo luật của Liên hiệp Âu châu.
Bộ luật của Liên hiệp Âu châu có thẩm quyền cao hơn luật quốc gia thành viên.
Tóm lại, Nghị viện Âu châu có các thẩm quyền:
1. Quyền ‘đồng quyết’ với Hội đồng Tổng trưởng, tức một dự luật chỉ được trở thành luật khi cả hai bên cùng đồng thuận thông qua. Nguyên tắc được áp áp dụng trong hầu hết các lãnh vực, trừ chính sách đối ngoại hay nông nghiệp.
2. Quyền kiểm soát ngân sách Liên hiệp Âu châu và, vào tháng 12 hằng năm, Nghị viện biểu quyết ngân sách cho tài khoá năm sau. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Âu châu có trách nhiệm báo cáo các hoạt động tài chính của Ngân hàng cho Nghị viện trong phiên họp khoáng đại.
3. Quyền quản lý ngân sách Liên hiệp Âu châu được chia với Hội đồng Tổng trưởng, giám sát các định chế của Liên hiệp Âu châu cùng xét duyệt các tân ủy viên Âu châu (ngang hàng với các Tổng trưởng trong Ủy ban Âu châu) và có thể bải nhiệm toàn bộ thành viên Ủy ban Âu châu.
Một nghị quyết đáng chú ý.
Ngày 07.05.2009, tại phiên họp khoáng đại tại Strasbourg, đa số các dân biểu Nghị viện Âu châu đã bác bỏ nghị quyết lên án Đức Bênêđictô XVI vì những lời phát biểu của ngài về bao cao su. Với 253 phiếu chống, 199 ủng hộ và 61 phiếu trắng, các vị này đã quyết định không đưa vào trong bản báo cáo thường niên của Nghị viện về Nhân Quyền trên thế giới, một đoạn văn muốn kết án ‘mãnh mẽ‘ những tuyên bố gần đây của Đức Thánh Cha. Đối với các nghị sĩ, những lời tuyên bố này không gây cản trở cho cuộc đấu tranh chống lại bệnh sida.
Lương dân biểu.
Cho đến năm 2009, dân biểu Nghị viện Âu châu được trả lương ngang với mức lương của dân biểu Quốc hội tại nước mà vị đó đại diện. Do đó, lương tháng của một dân biểu đến từ Ý (11 000 euro/tháng) cao gấp 4 lần so với Tây Ban Nha và gấp 14 lần so với thành viên của một số nước Đông Âu (Hung-gia-lợi khoảng 800 euro/tháng, Slovaquie khoảng 900 euro)... Tuy nhiên, những dân biểu có mức lương thấp được nhận thêm một khoản phụ cấp trích từ chi phí điều hành văn phòng (lối 150 ngàn euro/năm) và chi phí công tác bằng phi cơ đều được hoàn trả.
Trong thời gian qua, có những đề nghị thống nhất lương của các dân biểu Âu châu ở mức 8 600 euro/tháng. Nhưng chánh phủ Đức không đồng ý vì mức lương đó sẽ gây thêm chi tiêu ngân sách Liên hiệp Âu châu.
Trong nhiệm kỳ 2014–2019 sắp mãn, một dân biểu Âu châu nhận lương tháng là 8.484 euros, tức còn 6.611 euros sau khi trừ đóng bảo hiểm và phải trả thuế lợi tức tùy quốc gia họ là công dân.
Ngoài ra, dân biểu nhận được bồi hoàn chi phí văn phòng 4.342 euros/tháng gồm chi phí điện nước, điện toán và di chuyển. Số tiền bồi hoàn này sẽ bị giảm bớt 50%, nếu vị này vắng mặt không lý di phân nửa các phiên họp. Như vậy, một dân biểu đúng nghĩa nhận được 12.826 euros/tháng.
Ngoài ra, những chi phí di chuyển còn được bồi hoàn khi có chứng từ các hoạt động ngoài chính quốc đến mức 4.264 euros/năm. Cuối cùng, khi dự các phiên họp các cơ quan của Nghị viện, dân biểu được lãnh 306 euros/ngày.
Thêm vào đó, các vị còn được nhận thêm 24.526 euros/tháng để có thể tuyển dụng thêm tối đa là ba phụ tá dân biểu (assistants parlementaires). Đây chính là điều dẫn đến các cuộc điều tra về những việc làm ảo.
Nghị viện Âu châu có hai trụ sở đặt tại Espace Léopold/Leopoldwijk ở Brussels (Bỉ) và tại tòa nhà Louise Weiss Strasbourg (Pháp) cùng bộ phận hành chính ở Luxembourg. Trong một tháng, các dân biểu làm việc ba tuần tại Brussels với hầu hết các cuộc họp của ủy ban và các nhóm chính trị. Tuần còn lại, các vị này họp khoáng đại ở Strasbourg.
III. HIỆN TÌNH LIÊN HIỆP ÂU CHÂU.
A. Khóa Tám Nghị viện xuất nhiệm với đa số 216 dân biểu, gồm Chủ tịch Antonio Tajani, thuộc Nhóm Ðảng Nhân dân Âu châu (Groupe du Parti populaire européen, PPE), phái hữu và trung hữu, khuynh hướng Dân chủ Thiên Chúa giáo và Tự do Bảo thủ, thành lập ngày 08.07.1976 hiện diện tại hầu hết các nước trên lục địa.
=> Lưu ý : ngày nay, từ ‘Thiên Chúa giáo’ còn nên gắn liền với các chính đảng mà các đảng viên ủng hộ việc phá thai và sẽ tiến tới sự thừa nhận sự tiêu diệt đời sống như một quyền căn bản ? Họ dùng danh ‘Thiên Chúa giáo’ để noi theo Tin Mừng Ðức Kitô trong hành động chính trị hay để câu phiếu ?
B. Ngày 15.05.2019, Bà Angela Merkel, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Ðức, khi trả lời phỏng vấn báo Süddeutsche Zeitung (Ðức), thừa nhận có ‘mối quan hệ mâu thuẫn’ với ông Emmanuel Macron, Tổng thống Cộng hòa Pháp. Nguyên nhân do giữa hai chánh trị gia hàng đầu Liên Âu có ‘sự khác biệt về tâm lý’ và ‘sự khác biệt về vai trò của mình’.
Hồi tưởng về quá khứ, với Tổng thống N. Sarkozy, quan hệ tốt đẹp với bà Merkel, nên chỉ có một nhiệm kỳ do ông F. Hollande hứa chống lại bà. Nhưng khi thắng cử, ông đã đồng ý hầu hết với bà Merkel để, cuối cùng, từ chối ra ứng cử nhiệm kỳ hai. Ngày nay, đến phiên bà Merkel, ngày qua ngày, sắp gần ngày rời chức vụ Thủ tướng.
C. Cả hai nhà nước Pháp và Ðức đều dùng tiền đóng thuế của người dân dể viện trợ cho Việt Nam thành lập một nhà nước pháp trị và chống khủng bố. Chánh phủ Angela Merkel 3 và 4 khá thắm thiết với người xin tị nạn lắm tiền lẫn tội Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 04.08.2017, Tổng trưởng Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức Sigmar Gabriel, khi họp báo, đã tuyên bố Đức đang cân nhắc các biện pháp đáp trả nhà nước Việt vì Hà Nội đã bắt cóc ông Thanh tại Berlin, là điều không dung thứ và không thể dung thứ việc đó.
Trước đó, ngày 31.07.2017, Bộ Công an cho biết nghi can Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú tại ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra. Ngày 03.08.2017, Đài truyền hình Việt Nam đã phát đoạn phim ghi cảnh ông Thanh nói về việc đầu thú của mình tại Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Ngày 22.09.2017, ông Sigmar Gabriel tái xác nhận : « không thể chấp nhận hành động coi thường pháp luật Đức và quốc tế khi Việt Nam cho mật vụ bắt cóc ông Thanh. Chúng tôi không chấp nhận điều này. Họ chưa có một lời xin lỗi, và cũng không cam kết, trong tương lai, sẽ không có hành động tương tự. Họ không cam kết là sẽ xử lý những người có trách nhiệm về vụ bắt cóc này. Về ông Thanh, một trong những điều kiện Đức đòi hỏi Việt Nam là phải xét xử ông này theo những chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền và cho những quan sát viên quốc tế đến Việt Nam theo dõi. Do đó, hôm qua, chúng tôi đã mời Đại sứ Việt Nam tại Đức tới Bộ Ngoại giao để thông báo về việc đình chỉ đối tác chiến lược ».
Ngày 24.04.2018, Tòa Thượng thẩm Berlin mở phiên xử ông Nguyễn Hải Long bị cáo buộc hai tội hoạt động gián điệp cho ngoại quốc trên lãnh thổ Đức và tội hỗ trợ cho vụ bắt cóc nghiêm trọng Trịnh Xuân Thanh. Ngày 25.07.2018, Tòa kết án ông Long 3 năm 10 tháng tù ở. Ngày 31.07.2018, bị cáo đã đệ đơn kháng án.
Dĩ nhiên, dù ông Thanh có bị bắt cóc hay tự ý về với Việt Nam đều phải nhờ ‘sự tiếp tay’ qua nhiều cơ quan an ninh và cảnh sát nhiều quốc gia thành viên Liên Âu. Tình nghĩa các nước này với Ðức chỉ có thế thôi. Do đó, câu chuyện ‘Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc’ đã ‘chìm xuồng’ ?
Ngày 20.02.2019, Tổng trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas đã tiếp chuyện với Ngoại trưởng Phạm Bình Minh bằng nói nhỏ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và việc tái lập đối tác chiến lược. Ngày 25.03.2019, Tổng trưởng Kinh tế và Năng lượng Ðức Peter Almaier đã thì thầm với Nguyễn Xuân Phúc về vấn đề nhân quyền và vụ bắt cóc ông Thanh, là những chuyêän mà ông Phúc quá biết. Báo chí quốc doanh cũng không nhắc đến những tin tức này vì ai cũng biết kinh tế Ðức đang gặp khó khăn tiêu xài trong nước đang đi tìm thị trường tiêu thụ ngoại quốc.
Không là ‘thâày bói’, nhưng chúng ta vẫn có thể tiên đoán Hiệp định Tự do Thương mại Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) sẽ được Liên Âu ký, sau khi các dân biểu khóa 9 Nghị viện nhận ghế sẽ thông qua thương ước này, bất kể tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng thêm trầm trọng.
D. Ngày 19.05.2019, Thủ tướng Đức Angela Merkel cảnh cáo các phong trào dân túy muốn phá hủy các giá trị căn bản Âu châu như chống tham nhũng và bảo vệ các nhóm thiểu số, như tại Aùo mà Phó Thủ tướng Heinz-Christian Strache, đảng Tự do mà bà gắn cho nhản hiệu ‘cực hữu’ vừa từ chức hôm 18.05.2019 do bê bối bị quay video đang đề nghị trao các hợp đồng nhà nước để đổi lấy sự ủng hộ chính trị. Bà nói trong khi vận động cho bầu cử Nghị viện : « Chúng ta phải đối phó với các phong trào dân túy mà ở nhiều nơi tỏ ra khinh miệt những giá trị này, họ muốn phá hủy một Âu châu của những giá trị của chúng ta. Chúng ta phải nhất quyết chống lại điều này ».
Ðâu là Sự Thật ? Giá trị của Âu châu có nguồn gốc Thiên Chúa giáo. Chỉ cần trở về nguồn gốc đó để hành động chính trị như Ðức Thánh Cha Phaxicô đã thỉnh cầu qua ‘Sứ điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới ngày 01.01.2019 với chủ đề ‘Chính trị tốt phục vụ Hòa bình’ tại http://vietcatholic.net/News/Home/Article/248329 . Nếu các lãnh đạo Liên Âu, đặc biệt Ðức và Pháp cai trị nước đáp ứng với nguyện vọng Công Ích và Công bình Xã hội của đa số người dân thì họ sẽ hết lòng tín nhiệm Quý Vị. Quý Vị cần gì phải lên án điều xấu của họ chỉ cần nhìn xem Ðảng phái mình có những kẻ như vậy không ? Cọng rác trong mắt người khác mình thấy rõ, nhưng cái sàn nhà trong mắt mình mà mình không biết.
Hà Minh Thảo
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Một Mình Lẻ Bóng
Thérésa Nguyễn
08:31 22/05/2019
MỘT MÌNH LẺ BÓNG
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nước trong thấy đá,
Cá lội thấy hình
Có đôi cũng lịch, một mình cũng xong.
(Ca dao)
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Nước trong thấy đá,
Cá lội thấy hình
Có đôi cũng lịch, một mình cũng xong.
(Ca dao)
VietCatholic TV
Giáo phận Bangassou than khóc nữ tu bị Hồi Giáo cực đoan chặt đầu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
08:45 22/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Đức Cha Juan Jose Aguirre, Giám Mục giáo phận Bangassou, cho biết anh chị em giáo dân đã phát hiện nữ tu Ines Nief Sancho, 77 tuổi, chết vào sáng thứ Hai 20 tháng Năm tại làng Nola, gần thành phố Berberati, phía tây nam Cộng hòa Trung Phi.
Nữ tu Ines thuộc cộng đoàn truyền giáo của các nữ tử Chúa Giêsu, và đã hiện diện tại đây để giúp đỡ những người nghèo và khuyết tật trong suốt 23 năm qua.
Bangassou trong thời gian qua là vùng hoạt động mạnh của các nhóm Hồi Giáo quá khích. Ban ngày, các lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc thực hiện các cuộc tuần tra trong khu vực. Nhưng ban đêm họ để mặc cho các nhóm Hồi Giáo quá khích mặc tình thao túng. Trong đoạn video này France 24 cho rằng tình hình trên là do lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc trong vùng là những người lính đến từ Pakistan, một quốc gia Hồi Giáo.
Theo cuộc điều tra sơ khởi của Liên Hiệp Quốc, một nhóm vũ trang đã đột nhập vào nhà của sơ Ines và bắt sơ đưa đến trường học nơi sơ vẫn dạy nghề cho các thiếu nữ trong làng trong suốt 23 năm qua. Ở đó, chúng đâm sơ nhiều nhát bằng lưỡi lê trước khi chặt đầu sơ.
Giáo phận Bangassou mô tả sơ Ines là một phụ nữ vóc người nhỏ bé, hiền lành, ôn tồn và chu đáo với mọi người; và cho biết anh chị em giáo dân rúng động và đau buồn trước cái chết quá bi thảm của sơ Ines.
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 23/5/2019: Hội nghị Vatican về người máy và trí sáng nhân tạo
VietCatholic Network
15:19 22/05/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 22 tháng 5, 2019.
2- Đức Thánh Cha nói: Hãy đảm nhận đời mình với bình an của Chúa Giê-su.
3- Tuần cầu nguyện đại kết với chủ đề: “Xin cho Nước Chúa trị đến”.
4- Đức Thánh Cha khai mạc Đại Hội của Hội Đồng Giám Mục Italia.
5- Đức Thánh Cha sẽ gặp các lãnh đạo Công Giáo Đông Phương Ukraine.
6- Đức Thánh Cha tiếp Tổng tu nghị Hội thừa sai Milano.
7- Vatican khích lệ các sáng kiến chống phung phí thực phẩm.
8- Hội nghị quốc tế tại Vatican về bảo vệ sự sống trẻ thơ.
9- Đại hội Thế giới năm 2021 về Gia đình.
10- Hội nghị Vatican về người máy và trí sáng nhân tạo.
11- Lần đầu tiên trong lịch sử, Vatican có đội bóng đá nữ.
12- Thánh lễ kỷ niệm 350 năm rao giảng Tin mừng tại Thái Lan.
13- Giới thiệu Thánh Ca: Xin Dâng Mẹ.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 23/5/2019: Hồng Y kéo cầu dao bị phạt? Nhà thờ Đức Bà Paris: Hứa nhiều cho chưa bao nhiêu
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:04 22/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Bộ trưởng Nội Vụ Italia là ông Matteo Salvini đã chỉ trích dữ dội Đức Hồng Y Konrad Krajewski, Quan Phát Chẩn của Đức Giáo Hoàng vì ngài, với kiến thức của một người thợ điện chuyên nghiệp trước khi đi tu, đã tự mình, không cần nhờ ai, phá niêm phong của một hộp điện, kéo cầu dao lên cho cư dân của một chung cư ở Rôma có điện trở lại.
Chung cư đông đúc này ở Rôma đã không có điện và nước nóng trong nhiều ngày. Những dịch vụ này đã bị đình chỉ bởi công ty cung cấp năng lượng vì những người dân trong chung cư chậm trễ thanh toán các hóa đơn hàng tháng. Tổng cộng số tiền thiếu lên đến khoảng €300,000, tức là khoảng 337,000 Mỹ Kim.
Người thanh niên này cho biết, Đức Hồng Y đã đến tận nơi, mở nắp hộp điện ngầm chôn dưới lòng đất này và đích thân làm mọi việc cần thiết của một người thợ điện chuyên nghiệp để kích hoạt lại nguồn cung cấp điện cho tòa nhà.
Đức Hồng Y giải thích hành động bất tuân dân sự này là “một cử chỉ tuyệt vọng và nhân đạo” để giúp các gia đình đang phải vất vả với cuộc sống.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra là liệu Đức Hồng Y có bị phạt hay không? Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi này với các đồng nghiệp người Ý.
Vấn đề này nhìn theo một khía cạnh nào đó là một vấn đề lớn vì nó liên quan đến chủ quyền quốc gia của Ý. Tuy nhiên, ở Ý người ta có câu nói rằng: “Chuyện muốn lớn thì lớn. Muốn nhỏ thì nhỏ.”
Bộ trưởng Matteo Salvini cũng là phó thủ tướng của Ý là một người chủ trương hạn chế di dân và có lập trường chống đối gay gắt với cá nhân Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong vấn đề người nhập cư.
Tuy nhiên, Matteo Salvini là một người theo chủ trương dân tuý, nói cho dễ hiểu là một người mị dân, nên trước sự ủng hộ của đông đảo người dân Ý đối với hành động Đức Hồng Y, ông ta không có ý muốn xé to chuyện này ra. Ông ta chỉ thách thức Đức Hồng Y có gan thì trả số tiền 337,000 Mỹ Kim mà cư dân trong chung cư này thiếu nhà nước.
Chuyện bị phạt có lẽ sẽ không xảy ra.
2. Dư luận tại Ý về việc Đức Hồng Y Konrad Krajewski bất tuân dân sự, kéo cầu dao cho một chung cư có điện
Dư luận tại Ý có nhiều người hoan nghênh Đức Hồng Y Krajewski. Những người trong chung cư hết sức ngưỡng mộ ngài và gọi ngài là anh hùng Robin Hood của họ. Tờ La Repubblica gọi ngài là anh hùng của dân nghèo. Nhóm hoạt động xã hội Spin Time xin được tặng ngài huy chương thành viên danh dự.
Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói chống đối. Người chủ tiệm này nói rằng:
“Đôi khi tôi không hiểu được vị giáo hoàng này.”
Ông nhắc lại rằng hôm 9 tháng Năm Đức Phanxicô đã gặp các thành viên của cộng đồng Gypsy tại Ý. Dịp này, ngài kêu gọi họ đừng mất hy vọng vào một tương lai trong đó họ không bị phân biệt đối xử nữa.
“Hãy xem, nếu ai đó đến đây làm việc, đóng thuế, xây dựng một gia đình lành mạnh, tôi sẵn sàng chào đón họ 100%. Nhưng nếu họ đến đây để ăn cắp, để lừa đảo, để tạo ra vấn đề, thì tại sao tôi phải chào đón họ?”
3. Giáo dân làm giàu bằng cách chửi bới các Giám Mục và linh mục. Hồi kết: ở tù
Cảnh sát Bangladesh đã bắt giữ một nhà văn Công Giáo nổi tiếng với cáo buộc đã viết những bài phỉ báng và vu cáo một giám mục và các linh mục trong một giáo phận Công Giáo ở miền Nam nước này.
Henry Sawpon Howlader, 54 tuổi, là một nhà thơ, nhà báo nhưng trên hết là một nhà thầu xây dựng gia cư tại quận Barishal, đã bị bắt tại nơi cư trú, bị đưa ra trước một tòa án địa phương và bị tống ngục vào ngày 14 tháng Năm.
“Chúng tôi đã bắt giữ anh ta sau khi tìm thấy những bằng chứng về những bài viết phỉ báng làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo của cộng đồng Kitô giáo,” Mas Masum Billah, sĩ quan cảnh sát ở tỉnh Barishal, nói với thông tấn xã Công Giáo ucanews.com.
Vụ bắt giữ diễn ra vài giờ sau khi một linh mục Công Giáo địa phương, thay mặt cho Giáo phận Barishal, đệ đơn kiện ba người, trong đó có Henry, theo Đạo luật An ninh Kỹ thuật số nghiêm ngặt được ban hành vào năm 2018 tại Bangladesh.
Cha Michael Dewri, tổng đại diện của Giáo phận Barishal, nói với ucanews.com rằng giáo phận phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật vì “đã tuyệt vọng không còn biết làm sao hơn.”
“Henry bắt đầu tấn Công Giáo hội sau khi giáo quyền địa phương từ chối giao cho anh ta một mảnh đất để anh ta có thể xây một con đường dẫn đến nhà mình,” vị linh mục nói.
“Chúng tôi không thể chấp nhận yêu cầu của anh ta vì nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề cho Giáo hội. Vì thế, anh ấy tức giận,” Cha Dewri giải thích.
Trong một xã hội Hồi Giáo, những bài bôi bác Giáo Hội của Henry được nồng nhiệt ưa chuộng, các bài báo nảy lửa của ông và cả các bài thơ cáo buộc các giáo sĩ Công Giáo trong Giáo phận Barishal tham nhũng và vô đạo đức, đã được xuất bản trên phương tiện truyền thông chính thống. Ông cũng là một người sử dụng rất thành công Facebook.
Trong khi Giáo Hội lãnh đủ trước các tấn kích của Henry, nhờ sự cổ vũ của người Hồi Giáo, uy tín của anh ta, cùng với nghề thầu khoán xây dựng phất lên như diều gặp gió. Henry thực sự làm giàu bằng cách chửi bới Đức Giám Mục và các linh mục, tu sĩ trong giáo phận.
Cha Dewri cho biết chuyện này đã kéo dài trong nhiều năm, và “nhiều lần giáo quyền đã gửi thư cho anh ta và anh ta hứa sẽ dừng lại, nhưng sau đó đâu lại vào đấy.”
Diễn biến cuối cùng đã khiến giáo phận phải cậy nhờ đến pháp luật có liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại Sri Lanka hôm Chúa Nhật Phục sinh 21 tháng Tư.
Vào đầu năm nay, các học giả Hồi Giáo tại Bangladesh tính nhầm ngày lễ “Shab-e-Barat” (đêm tha thứ) của Hồi Giáo. Họ ấn định lễ này diễn ra vào ngày 21 tháng 4, tức là lễ Phục sinh. Sau khi tính toán lại các dịch chuyển của mặt trăng, các học giả Hồi Giáo tuyên bố đã tính lộn, và tính lại là ngày 22 tháng 4, tức là Thứ Hai sau lễ Phục Sinh. Vào thời điểm đó, ngày 21 tháng 4 đã được tuyên bố là một ngày nghỉ. Cho nên, trong năm nay, Bangladesh có đến hai ngày nghỉ liền nhau.
Nhân được nghỉ nhiều như thế, giáo phận Barishal đã tổ chức một sự kiện văn hóa và mời đại diện các tôn giáo khác đến dự tiệc mừng lễ Phục sinh vào ngày thứ Hai trong tuần Bát Nhật Lễ Phục sinh.
Chương trình đã được lên kế hoạch từ lâu. Cho nên, dù xảy ra biến cố đau thương ở quốc gia láng giềng Sri Lanka, Đức Cha Lawrence Subrata Howlader vẫn cho tiến hành sự kiện văn hóa và tiệc mừng này. Ngài cũng nhận định rằng biến cố tại Sri Lanka càng thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm sự cảm thông giữa các tôn giáo.
Henry đã viết một bài báo nảy lửa chửi bới Đức Giám Mục, các linh mục, và nữ tu tham dự tiệc mừng là “ngu ngốc”, vô tình… Hầu như tất cả các nhật báo tại thành phố Barishal đều đăng bài báo này hôm 23 tháng 4.
Trong những ngày gần đây, Henry đã viết thêm các bài báo khác loan tin thất thiệt là Tòa Thánh đang điều tra Đức Cha Subrata về bữa tiệc này, gây xôn xao trong dư luận xã hội.
Vì thế, giáo phận đã phải nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.
4. Mã Lai Á phát hiện và ngăn chặn âm mưu khủng bố các nhà thờ và chùa chiền tại Miến Điện
Chính quyền Mã Lai Á đã đập tan một âm mưu của quân khủng bố Hồi Giáo IS nhằm tấn công các nhà thờ Công Giáo, các chùa chiền Phật giáo và các đền thờ Ấn Độ giáo tại Miến Điện.
Lực lượng an ninh Mã Lai Á đã thực hiện hai cuộc hành quân cảnh sát tại Kuala Lumpur và Terengganu, thu giữ một khẩu súng lục tự động, 15 viên đạn và sáu quả bom tự chế.
“Những kẻ khủng bố bao gồm một người Mã Lai Á, một người Nam Dương và hai người Rohingya.” Abdul Hamid Bador, tân tư lệnh cảnh sát quốc gia Mã Lai Á, nói trong một cuộc họp báo được tổ chức hôm 15 tháng 5.
Abdul Hamid nói với các phóng viên rằng nhóm này đã nhận được lệnh từ một chiến binh IS người Mã Lai Á đang trốn tránh tại Syria, nhưng không cho biết danh tính của người này.
Người đàn ông ở Syria đã chỉ thị cho các thành viên đang nằm vùng ở Mã Lai Á tiến hành các cuộc tấn công, và các nghi phạm đã có kế hoạch thực hiện nó kể từ tháng Giêng.
Quân khủng bố Hồi Giáo IS vốn có lòng căm thù với các tín hữu Kitô. Trong khi đó, người Rohingya giữ trong lòng mối hận sâu xa đối với người Phật Giáo Miến Điện. Còn Ấn Giáo thì sao?
Tướng Abdul Hamid giải thích rằng “Bốn kẻ khủng bố muốn trả thù cho cái chết của một lính cứu hỏa Hồi giáo, là một người gốc Mã Lai Á, đã chết vào tháng 11 năm ngoái trong các cuộc đụng độ giáo phái tại một ngôi đền Hindu ở Subang Jaya, thuộc bang Selangor.”
Theo dự trù, nhóm khủng bố này sẽ ra tay trong các tuần đầu tiên của tháng Ramadan, bắt đầu vào ngày 6 tháng Năm.
Một trong những nghi phạm Rohingya bị giam giữ là một thanh niên 20 tuổi có thẻ tị nạn của Liên Hợp Quốc. Chàng trai 20 tuổi này bị kết tội đã lên kế hoạch tấn công tòa Đại sứ Miến Điện ở Kuala Lumpur.
5. Nhà thờ Đức Bà Paris - hứa cho nhiều nhưng cho chưa có bao nhiêu
Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit vừa ra một thông báo bày tỏ quan ngại rằng hầu hết số tiền cam kết hỗ trợ cho việc tái thiết Nhà thờ Đức Bà vẫn chưa nhận được.
Các phương tiện truyền thông loan tin rằng các mạnh thường quân hứa hỗ trợ một ngân khoản lên đến hơn 1 tỷ euro, tức là 1.12 tỷ Mỹ Kim nhưng đến nay Tòa Giám Mục chỉ nhận được 13.5 triệu euro.
Trong số 13.5 triệu euro đã nhận được cho đến nay, 9.5 triệu euro đến từ 43,000 cá nhân tại Pháp và nước ngoài. Bốn triệu còn lại đến từ các nhà tài trợ lớn.
Trong trận hỏa hoạn kinh hoàng ngày 15 tháng Tư, ngọn tháp cao của nhà thờ và hầu hết mái nhà thờ đã bị thiêu hủy. Biến cố này đã gây xúc động sâu xa; và nhiều thương gia giầu có trên thế giới đã đua nhau đưa ra các con số tài trợ rất lớn.
Tờ Charlie Hebdo, vốn có khuynh hướng châm biếm, tweet rằng các thương gia này chỉ bồng bột hứa vậy thôi theo kiểu con gà tức nhau tiếng gáy.
Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit vẫn bày tỏ hy vọng rất lạc quan của ngài. La Fondation Notre-Dame, tức là quỹ tái thiết nhà thờ Đức Bà, do Tòa Giám Mục điều hành đang đàm phán với hai gia đình Pinault và Arnault, chuyên sản xuất các hàng xa xỉ của Pháp, là những nhà tài trợ lớn đã cam kết 100 triệu và 200 triệu euro. Ông Christophe Rousselot, giám đốc La Fondation Notre-Dame cho biết: “Chúng tôi đang rất cần số tiền này để bắt đầu tiến trình tái thiết Nhà thờ Đức Bà Paris.”
Trong một diễn biến phức tạp những người vô gia cư đã tập trung tại Nhà thờ Đức Bà Paris trong nhiều ngày qua để biểu tình với các biểu ngữ như “Người vô gia cư cũng cần một mái nhà.”
Trước diễn biến này La Fondation du Patrimoine, tức là quỹ tài trợ cho các di sản văn hóa quốc gia, là một trong bốn cơ quan được giao nhiệm vụ quyên góp để tái thiết nhà thờ Đức Bà Paris đã tuyên bố đã ngừng thu tiền.
Bộ trưởng Văn hóa Franck Riester nói hôm thứ Hai: “Thật quá sớm để nghĩ rằng chúng ta có quá nhiều tiền thu được cho việc tái thiết này.”
6. Chủ đề Hội nghị Gia đình Thế giới 2021: Tình yêu gia đình: ơn gọi và một con đường dẫn đến sự thánh thiện
Hôm 17 tháng Năm, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chủ đề cho Hội nghị Gia đình Thế giới lần tới diễn ra tại Rôma vào năm 2021.
Toàn văn thông báo viết như sau:
Tình yêu gia đình: ơn gọi và một con đường dẫn đến sự thánh thiện
Đây là chủ đề được Đức Thánh Cha chọn cho Hội nghị Gia đình Thế giới tiếp theo sẽ diễn ra tại Rôma từ ngày 23 đến 27 tháng 6 năm 2021. Nhân kỷ niệm lần thứ Năm công bố Tông huấn Amoris Laetitia, và ba năm sau khi ban hành Tông huấn Gaudete et Exsultate (Mừng rỡ Hân hoan), chủ đề này được chọn là để nhấn mạnh tình yêu gia đình như một ơn gọi và một cách để nên thánh, và một phương thế để hiểu và chia sẻ ý nghĩa sâu sắc và cứu chuộc của các mối quan hệ gia đình trong cuộc sống hàng ngày. Hướng đến những mục đích này, Hội nghị mời gọi anh chị em tín hữu đọc lại Tông huấn Amoris Laetitia dưới ánh sáng của lời kêu gọi nên thánh được Tông huấn Gaudete et Exsultate đưa ra.
Tình yêu phu phụ và tình yêu gia đình cho chúng ta thấy món quà quý giá của cuộc sống cùng nhau khi sự hiệp thông được nuôi dưỡng và nền văn hóa duy cá nhân, tiêu thụ và hoang phí bị lật ngược. “Trải nghiệm thẩm mỹ của tình yêu được thể hiện trong ‘ánh mắt’ xem tha nhân như những cùng đích trong chính họ” (Tông huấn Amoris Laetitia, 128), đồng thời nhận ra nơi những người khác căn tính gia đình thánh thiêng của họ như là người chồng, người vợ, người cha, người mẹ, người con, hay những bậc ông bà.
Khi hôn nhân và gia đình định hình một kinh nghiệm cụ thể về tình yêu, chúng thể hiện ý nghĩa cao cả của mối quan hệ nhân bản; và những vất vả của cuộc sống được chia sẻ trước những bất trắc của đường đời; và con người được dẫn dắt hướng tới một cuộc gặp gỡ với Chúa. Hành trình này, khi được sống với lòng chung thủy và sự bền đỗ, sẽ củng cố tình yêu và tạo điều kiện cho ơn gọi nên thánh của mỗi cá nhân được thể hiện trong mối quan hệ vợ chồng và gia đình. Theo nghĩa này, đời sống gia đình Kitô là một ơn gọi và một cách để nên thánh, một biểu hiện của “khuôn mặt hấp dẫn nhất của Giáo hội” (Tông huấn Gaudete et Exsultate, 9)
7. Phụ nữ Đức biểu tình không bước vào nhà thờ để buộc Giáo Hội phải phong chức linh mục cho phụ nữ
Một phong trào phụ nữ Công Giáo tại Đức chịu ảnh hưởng bởi các ý thức hệ cực đoan đã khởi xướng một cuộc biểu tình kéo dài trong một tuần từ ngày 11 đến 18 tháng Năm. Họ từ chối không bước vào nhà thờ và không tham dự các Thánh lễ trong suốt thời gian biểu tình phản đối. Phong trào cực đoan này đang gây xôn xao trong Giáo Hội tại Đức.
Tự gọi mình là nhóm “Maria 2.0”, nhóm này đã gửi một bức thư ngỏ tới Đức Thánh Cha Phanxicô, kêu gọi phong chức cho phụ nữ, và tuyên bố rằng ngoài Đức Mẹ ra, những người nam trong Giáo hội không đánh giá đúng mức bất cứ một người phụ nữ nào khác.
Trong các cuộc biểu tình, họ mang theo một bức ảnh của Đức Mẹ bị bịt miệng.
Những đòi hỏi cực đoan và thái độ thiếu tôn kính với Đức Mẹ đã vấp phải những chỉ trích đáng kể từ người Công Giáo Đức. Một số người Đức đã ra mắt một trang web lấy tên “Maria 1.0”, nói rằng Mẹ của Thiên Chúa không cần bất kỳ cập nhật nào và không nên bị sử dụng như một công cụ đấu tranh cho các yêu sách mang đầy mầu sắc ý thức hệ.
Các cuộc biểu tình của nhóm phụ nữ Công Giáo Đức này đã gây chia rẽ trong Giáo Hội tại Đức. Hầu hết, các giáo dân người Đức chống đối lại các cuộc biểu tình quá khích này. Tuy nhiên, một số nhà lãnh đạo Giáo hội tại Đức lại công khai ủng hộ nhóm này.
Trang Web chính thức của Giáo Hội Công Giáo ở Đức đăng tải các tin tức sâu rộng về hoạt động và những lời kêu gọi biểu tình của họ, và tường thuật rằng Đức Cha Franz-Josef Bode của Osnabrück hỗ trợ chiến dịch.
Đức Cha Bode, chủ tịch Ủy ban Phụ nữ của Hội Đồng Giám Mục Đức, nói rằng ngài lấy làm tiếc là các phụ nữ biểu tình sẽ không tham dự Thánh lễ, nhưng ngài tin rằng điều quan trọng là “chúng ta phải thừa nhận sự thiếu kiên nhẫn của nhiều phụ nữ trong Giáo Hội Công Giáo, những người bị tổn thương sâu sắc vì sự đóng góp của họ đã không được đánh giá đúng mức.”
Trong một cuộc phỏng vấn được công bố trên trang web chính thức của Tổng giáo phận Paderborn, cha Alfons Hardt là Tổng đại diện của tổng giáo phận đã ca ngợi những người tổ chức chiến dịch là “những người phụ nữ biết lo lắng cho tương lai của Giáo Hội”.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Bênêđíctô XVI và Đức Thánh Cha Phanxicô đều đã dạy rằng bí tích phong chức linh mục chỉ được dành riêng cho nam giới và Giáo Hội không thể thay đổi điều này.
8. Hội Đồng Giám Mục Venezuela thực hiện video cho thấy tình cảnh bi thảm của người dân
“Trong những tình huống khó khăn mà đất nước chúng ta đang gặp phải, với những bấp bênh cao độ mà các công dân đã phải trải qua trong những năm gần đây, Hội Đồng Giám Mục Venezuela vẫn luôn đứng về phía dân nghèo và bảo vệ những người vô phương tự vệ đang phải chịu đựng những đau khổ. Vì lý do này, những tiếng nói cần phải được cất lên để tố cáo những bất công, ngày qua ngày, gây thiệt hại cho cả quốc gia; và cực lưc phản đối làn sóng bạo lực đã được bọn cầm quyền tung ra đối với dân chúng.” Với những lời giới thiệu này, Hội Đồng Giám Mục Venezuela, gọi tắt là CEV đã gửi đến thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc một video mô tả những gì người dân của đất nước này đang trải qua, cụ thể là sự đàn áp khắc nghiệt đối với tất cả những ai không đồng ý với bọn cầm quyền.
Video của các Giám Mục Venezuela có tựa đề là “Venezuela! Sống và bước đi với Chúa Giêsu Kitô, Chủ tể của lịch sử!”.
Trong video này các Giám mục đã nhắc lại những gì các ngài đã thực hiện qua các hành động, các thông cáo, những hô hào, các thư mục vụ trong đó các ngài đồng hành, khuyến khích và dưỡng nuôi hy vọng cho các công dân, và kêu gọi những người nam nữ thiện chí hiệp nhất với nhau trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột hiện có.
Trong khi đó, hôm 14 tháng Năm, Hội đồng Thường trực của Tổ chức các Quốc gia Mỹ Châu đã phê chuẩn một nghị quyết bác bỏ quyền miễn trừ của các thành viên Quốc hội Venezuela nhằm bắt giam các thành viên Quốc Hội chống đối lại bọn cầm quyền Maduro. Trong tài liệu này, các quốc gia Mỹ Châu đã lên án việc bắt giữ ông Edgar Zambrano, phó chủ tịch Quốc hội, và yêu cầu phải trả tự do cho ông ngay lập tức.
9. Thống đốc Kay Ivey ban hành luật cấm phá thai triệt để tại Alabama
Trong khi tại New York và Virgina, các nhà lập pháp không ngừng cố gắng mở rộng việc cho phép phá thai, thậm chí chính vào lúc sản phụ hạ sinh thai nhi, trong một diễn biến bất ngờ và đáng mừng, Thượng viện Alabama đã phê chuẩn một biện pháp có hiệu lực cấm gần như tất cả các vụ phá thai trong tiểu bang, đặt ra một thách thức trực tiếp với phán quyết Roe chống Wade, của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ vào năm 1973 công nhận quyền của một người phụ nữ được chấm dứt thai kỳ.
Đây là một diễn biến mà các nhà hoạt động phò sinh lạc quan nhất nằm mơ cũng không thấy nổi trước các trào lưu tại Hoa Kỳ.
Luật mới cấm phá thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ và truy tố tất cả các bác sĩ tham gia vào phẫu thuật phá thai. Những bác sĩ này có thể bị buộc tội hình sự và phải đối mặt với 99 năm tù. Ngoại lệ duy nhất là trong trường hợp khi cuộc sống của người mẹ có nguy cơ nghiêm trọng. Các trường hợp phá thai vì bị hãm hiếp hoặc loạn luân đã là một chủ đề gây tranh luận gay gắt giữa các nhà lập pháp tiểu bang Alabama trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, vào giờ chót, ngay cả các trường hợp này cũng không được phép phá thai.
Hạ viện đã phê chuẩn dự luật này. Đó là nỗ lực sâu rộng nhất trong toàn cõi Hoa Kỳ cho đến nay để hạn chế quyền phá thai.
Luật mới sau đó đã được chuyển đến bàn của Thống đốc Kay Ivey, một người Cộng hòa. Trong một email vào tối thứ ba, Lori Davis Jhons, một phát ngôn viên của thống đốc, cho biết nữ thống đốc Ivey sẽ không đưa ra lời bình luận nào cho đến khi bà có cơ hội xem xét kỹ lưỡng phiên bản cuối cùng của dự luật đã được thông qua.
Lori đã ban cho những người phò phá thai vài giờ hy vọng mong manh nữa. Sáng thứ Tư, 15 tháng Năm, 2019, Thống đốc Kay Ivey đã chính thức ký ban hành luật mới.
10. Công bố các Sắc lệnh của Bộ Tuyên Thánh. Giáo Hội sắp có thêm 2 vị thánh mới cùng với 2 Chân Phước và 5 Bậc Đáng Kính
Hôm 13 tháng 5, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp phái đoàn Bộ Tuyên Thánh do Đức Hồng Angelo Becciu, tổng trưởng của Bộ này hướng dẫn. Cuối buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha đã chuẩn y và cho phép Bộ Tuyên Thánh ban hành các Sắc lệnh công nhận:
- Phép lạ, nhờ sự can thiệp của Chân phước Giuseppina Vannini (nhũ danh Giuditta Adelaide Agata), người sáng lập Dòng Nữ Tử San Camillo; sinh tại Rôma, Ý vào ngày 7 tháng 7 năm 1859 và qua đời ở đó vào ngày 23 tháng 2 năm 1911;
- Phép lạ, nhờ sự can thiệp của Chân phước Dulce Lopes Pontes (nhũ danh Maria Rita), thuộc Tu Hội Các Nữ Tu Truyền Giáo Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội; sinh tại São Salvador da Bahia, Brazil, vào ngày 26 tháng 5 năm 1914 và qua đời ở đó vào ngày 22 tháng 5 năm 1992;
- Phép lạ, nhờ sự can thiệp của Bậc Đáng Kính Lucia của Đức Mẹ Vô nhiễm (nhũ danh Maria Ripamonti), nữ tu khấn trọn Dòng Nữ Tì Bác Ái; sinh tại Acquate, Ý vào ngày 26 tháng 5 năm 1909 và mất tại Brescia, Ý vào ngày 4 tháng 7 năm 1954;
- Những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Giovanni Battista Pinardi, giám mục hiệu tòa Eudossiade và là Giám Mục Phụ Tá của tổng giáo phận Turin; sinh tại Castagnole Piemonte, Ý vào ngày 15 tháng 8 năm 1880 và qua đời tại Turin, Ý vào ngày 2 tháng 8 năm 1962;
- Những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Carlo Salerio, linh mục của Hội Thừa Sai Truyền Giáo Hải Ngoại Paris, vị sáng lập Hội Nữ tu Phạt tạ; sinh tại Milan, Ý vào ngày 22 tháng 3 năm 1827 và qua đời ở đó vào ngày 29 tháng 9 năm 1870;
- Những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Domenico Lázaro Castro, linh mục Dòng Đức Bà Truyền Giáo; sinh tại San Adrian de Juarros, Tây Ban Nha, vào ngày 10 tháng 5 năm 1877 và qua đời tại Madrid, Tây Ban Nha vào ngày 22 tháng 2 năm 1935;
- Những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa Salvador thành Casca (nhũ danh Hermínio Pinzetta), nữ tu Dòng Capuchin; sinh tại Casca, Brazil vào ngày 27 tháng 7 năm 1911 và mất tại Flores da Cunha, Brazil, vào ngày 31 tháng 5 năm 1972;
- Những nhân đức anh hùng của Tôi Tớ Chúa María Eufrasia Iaconis (nhũ danh Maria Giuseppina Amalia Sofia), vị sáng lập Tu hội Con gái Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội; sinh tại Casino di Calabria, nay là Castelsilano, Ý, vào ngày 18 tháng 11 năm 1867 và qua đời tại Buenos Aires, Argentina vào ngày 2 tháng 8 năm 1916.