Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:27 22/05/2020
31. Ai muốn đạt được mục đích thì phải dùng phương pháp tương xứng, đó chính là Thánh Giá mà Đức Chúa Giê-su đã chỉ rõ ràng cho chúng ta.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:30 22/05/2020
27. CHUYÊN ĂN CHỰC
Có người chuyên môn ăn không (ăn chực), nhưng từ trước đến nay không mời người khác ăn.
Một lần nọ, người hàng xóm mượn phòng khách của ông ta để làm tiệc mời khách, có người không biết nên cảm thấy kỳ kỳ sao ấy bèn hỏi đầy tớ của ông ta:
- “Tại sao mặt trời đã lặn về tây rồi mà chủ của ông còn làm tiệc đãi khách? ”
Người đầy tớ trả lời:
- “Làm gì có chuyện đó, nếu nhà chủ tôi đãi khách thì phải đợi kiếp sau.”
Không ngờ ông ta nghe được câu nói này bèn chửi đầy tớ một trận, nói:
- “Ai kêu mày hứa ngày khác chứ? ”
(Tiếu lâm)
Suy tư 27:
Người tự trọng dù được người khác mời cơm thì cũng sẽ mời lại khi có dịp, vì không ai thích mang tiếng là “ăn chực”; ăn chực khác với việc người nghèo khó nhận sự giúp đỡ của người khác, bởi vì tất cả việc người giúp đỡ và người nhận đều là vì bác ái mà giúp đỡ nhau.
Thời nay có những người không phải nghèo khó, không phải gặp tai ương hoạn nạn, cũng không phải là kẻ mồ côi góa bụa nhưng lại đi ăn chực của người nghèo và của những người lao động làm thuê làm mướn, đó là những người tham nhũng làm hại quốc gia, làm hại xã hội, họ là những người không biết phục vụ người khác, chỉ lợi dụng chức quyền để hà hiếp và bốc lột người nghèo cô thế cô thân, họ ăn chực cách trắng trợn của những người nghèo...
Người nghèo, người hoạn nạn, người bệnh, nhận sự giúp đỡ của người khác là sự bất đắc dĩ nhưng họ cũng vui vẻ đón nhận sữ quan tâm của mọi người; nhưng người ăn chực, ăn không, thì họ lại cho rằng sự ăn không, ăn chực của mình là...khôn ngoan, nên họ ăn chực trên mồ hôi nước mắt của người khác...
Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy chúng ta: ai không làm việc thì đừng có ăn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người chuyên môn ăn không (ăn chực), nhưng từ trước đến nay không mời người khác ăn.
Một lần nọ, người hàng xóm mượn phòng khách của ông ta để làm tiệc mời khách, có người không biết nên cảm thấy kỳ kỳ sao ấy bèn hỏi đầy tớ của ông ta:
- “Tại sao mặt trời đã lặn về tây rồi mà chủ của ông còn làm tiệc đãi khách? ”
Người đầy tớ trả lời:
- “Làm gì có chuyện đó, nếu nhà chủ tôi đãi khách thì phải đợi kiếp sau.”
Không ngờ ông ta nghe được câu nói này bèn chửi đầy tớ một trận, nói:
- “Ai kêu mày hứa ngày khác chứ? ”
(Tiếu lâm)
Suy tư 27:
Người tự trọng dù được người khác mời cơm thì cũng sẽ mời lại khi có dịp, vì không ai thích mang tiếng là “ăn chực”; ăn chực khác với việc người nghèo khó nhận sự giúp đỡ của người khác, bởi vì tất cả việc người giúp đỡ và người nhận đều là vì bác ái mà giúp đỡ nhau.
Thời nay có những người không phải nghèo khó, không phải gặp tai ương hoạn nạn, cũng không phải là kẻ mồ côi góa bụa nhưng lại đi ăn chực của người nghèo và của những người lao động làm thuê làm mướn, đó là những người tham nhũng làm hại quốc gia, làm hại xã hội, họ là những người không biết phục vụ người khác, chỉ lợi dụng chức quyền để hà hiếp và bốc lột người nghèo cô thế cô thân, họ ăn chực cách trắng trợn của những người nghèo...
Người nghèo, người hoạn nạn, người bệnh, nhận sự giúp đỡ của người khác là sự bất đắc dĩ nhưng họ cũng vui vẻ đón nhận sữ quan tâm của mọi người; nhưng người ăn chực, ăn không, thì họ lại cho rằng sự ăn không, ăn chực của mình là...khôn ngoan, nên họ ăn chực trên mồ hôi nước mắt của người khác...
Thánh Phao-lô tông đồ đã dạy chúng ta: ai không làm việc thì đừng có ăn...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa nhật lễ Đức Chúa Giê-su lên trời
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
09:34 22/05/2020
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
Tin mừng : Lc 28, 16-20.
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”.
Anh chị em thân mến,
Chúa nhật này là lễ Đức Chúa Giê-su thăng thiên, tức là –nói theo các thần học gia- Đức Chúa Giê-su về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi hoàn tất việc cứu chuộc nhân loại ở trần gian, nhưng sự cứu độ của Ngài vẫn được tiếp tục qua Giáo Hội khi Ngài ra lệnh cho các tông đồ: Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mệnh lệnh này Đức Chúa Giê-su cũng trao cho chúng ta là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để chúng ta trở nên chứng nhân cho Ngài tại trần gian này.
Lên trời hay lên thiên đàng là mục đích sống của chúng ta ở trần gian này: chúng ta đi lễ nhà thờ, chúng ta làm lành tránh dữ, chúng ta làm việc bác ái.v.v... đều là vì mục đích ấy, là được lên thiên đàng hưởng phúc với Đức Chúa Giê-su sau khi từ giả cuộc đời này. Do đó, theo tôi, chúng ta có hai bước phải làm để làm chứng cho Đức Chúa Giê-su:
1. Hãy đi giảng dạy.
Chúng ta không giảng dạy như các linh mục là dâng lễ Mi-sa, chúng ta cũng không làm việc tông đồ như các nữ tu nơi các trường học, bệnh viện.v.v... nhưng chúng ta rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống của mình, chẳng hạn như: trong gia đình cha mẹ con cái yêu thương nhau, bà con hàng xóm giúp đỡ nhau, siêng năng đi lễ nhà thờ.v.v... đó chính là cách làm chứng hay nhất cho Đức Chúa Giê-su.
2. Chu toàn bổn phận của mình.
Cha mẹ lo chu toàn bổn phận của mình là dạy dỗ con cái biết sống kính mến Thiên Chúa, dạy chúng nó biết yêu quý thánh lễ Mi-sa và rước lễ, dạy chúng nó trở nên người tốt; con cái phải làm tròn bổn phận của mình là thảo kính cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau, bởi vì cha mẹ và con cái sẽ phải chịu phán xét trước mặt Thiên Chúa về những bổn phận của mình.
Đức Chúa Giê-su lên trời là chuẩn bị chỗ cho chúng ta ở trên thiên đàng, để khi chúng ta từ giã cõi đời này cũng được các thiên thần của Chúa rước đưa về thiên đàng, muốn được vậy, chúng ta cần phải yêu mến những sự trên trời, đó là yêu thương và phục vụ tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã làm.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su lên trời là niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta, bởi vì nếu Ngài không lên trời thì chúng ta không biết cuộc sống hôm nay của nhân loại sẽ đi về đâu, và đức tin của chúng ta tin vào Ngài chỉ là huyền hoặc mà thôi. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã lên trời thật như lời thiên thần đã nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn trời? Đức Chúa Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời.” (Cv 1, 11)
Đức Chúa Giê-su đã lên trời, nhưng Ngài sẽ lại đến trong vinh quang trong ngày tận thế để phán xét người sống cũng như kẻ chết, đó chính là lúc Ngài bày tỏ sự công bằng, nhân từ và uy nghiêm của Ngài cho nhân loại được biết.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Lc 28, 16-20.
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”.
Anh chị em thân mến,
Chúa nhật này là lễ Đức Chúa Giê-su thăng thiên, tức là –nói theo các thần học gia- Đức Chúa Giê-su về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha sau khi hoàn tất việc cứu chuộc nhân loại ở trần gian, nhưng sự cứu độ của Ngài vẫn được tiếp tục qua Giáo Hội khi Ngài ra lệnh cho các tông đồ: Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mệnh lệnh này Đức Chúa Giê-su cũng trao cho chúng ta là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để chúng ta trở nên chứng nhân cho Ngài tại trần gian này.
Lên trời hay lên thiên đàng là mục đích sống của chúng ta ở trần gian này: chúng ta đi lễ nhà thờ, chúng ta làm lành tránh dữ, chúng ta làm việc bác ái.v.v... đều là vì mục đích ấy, là được lên thiên đàng hưởng phúc với Đức Chúa Giê-su sau khi từ giả cuộc đời này. Do đó, theo tôi, chúng ta có hai bước phải làm để làm chứng cho Đức Chúa Giê-su:
1. Hãy đi giảng dạy.
Chúng ta không giảng dạy như các linh mục là dâng lễ Mi-sa, chúng ta cũng không làm việc tông đồ như các nữ tu nơi các trường học, bệnh viện.v.v... nhưng chúng ta rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống của mình, chẳng hạn như: trong gia đình cha mẹ con cái yêu thương nhau, bà con hàng xóm giúp đỡ nhau, siêng năng đi lễ nhà thờ.v.v... đó chính là cách làm chứng hay nhất cho Đức Chúa Giê-su.
2. Chu toàn bổn phận của mình.
Cha mẹ lo chu toàn bổn phận của mình là dạy dỗ con cái biết sống kính mến Thiên Chúa, dạy chúng nó biết yêu quý thánh lễ Mi-sa và rước lễ, dạy chúng nó trở nên người tốt; con cái phải làm tròn bổn phận của mình là thảo kính cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau, bởi vì cha mẹ và con cái sẽ phải chịu phán xét trước mặt Thiên Chúa về những bổn phận của mình.
Đức Chúa Giê-su lên trời là chuẩn bị chỗ cho chúng ta ở trên thiên đàng, để khi chúng ta từ giã cõi đời này cũng được các thiên thần của Chúa rước đưa về thiên đàng, muốn được vậy, chúng ta cần phải yêu mến những sự trên trời, đó là yêu thương và phục vụ tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã làm.
Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su lên trời là niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta, bởi vì nếu Ngài không lên trời thì chúng ta không biết cuộc sống hôm nay của nhân loại sẽ đi về đâu, và đức tin của chúng ta tin vào Ngài chỉ là huyền hoặc mà thôi. Nhưng Đức Chúa Giê-su đã lên trời thật như lời thiên thần đã nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn trời? Đức Chúa Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời.” (Cv 1, 11)
Đức Chúa Giê-su đã lên trời, nhưng Ngài sẽ lại đến trong vinh quang trong ngày tận thế để phán xét người sống cũng như kẻ chết, đó chính là lúc Ngài bày tỏ sự công bằng, nhân từ và uy nghiêm của Ngài cho nhân loại được biết.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Lên Trời nâng tầm cao mới
Lm. Nguyễn Xuân Trường
15:17 22/05/2020
Chúa Giêsu lên trời cung cấp cho con người những tầm cao mới: Phận người vươn tới trời cao và đời người xây dựng Nước Trời.
1.Phận người vươn tới trời cao.
Đức Giêsu đã làm người, chịu chết, sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha. Như thế, Chúa đem tin mừng vĩ đại cho loài người: Thân phận con người không dừng lại nơi đất thấp, mà vươn tới trời cao. Thân phận con người không kết thúc nơi trần thế, nhưng là sống mãi nơi trời cao. Chúa mở ra cho nhân loại một chân trời hy vọng được hưởng gia nghiệp vinh quang trên trời. Phận người không phải là an nghỉ nơi huyệt mộ trong lòng đất, nhưng là vui hưởng hạnh phúc vô cùng với thần thánh trên trời nơi Chúa Ba Ngôi tình yêu ngự trị.
2.Đời người xây dựng Nước Trời.
Chúa lên trời nhưng không rời xa chúng ta vì Ngài đã nói: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế.” Như vậy, không phải đợi sau khi chết chúng ta mới được về với Chúa trên trời, mà ngay khi đang sống chúng ta đã được vui hưởng niềm hạnh phúc Chúa ở cùng. Nơi đâu có Chúa là có Nước Trời. Ai sống trong tình yêu Chúa thì ở trong Nước Trời. Thế nên, Chúa đã trao cho các môn đệ sứ mạng xây dựng Nước Trời ngay đời này bằng cách làm chứng cho Chúa, làm cho mọi người tin yêu Chúa: “Anh em sẽ là chứng nhân của Thầy cho đến tận cùng trái đất. Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em.”
Điều cốt lõi Chúa truyền là: Yêu nhau như Chúa đã yêu. Đâu có tình yêu thương ở đó có Đức Chúa Trời. Yêu thương làm Nước Trời xuất hiện ngay bây giờ và cho tới muôn đời vĩnh cửu. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Truyền giáo là món quà nhưng không của Chúa Thánh Thần chứ không phải là kết quả của những toan tính
Thanh Quảng sdb
02:39 22/05/2020
Truyền giáo là món quà nhưng không của Chúa Thánh Thần chứ không phải là kết quả của những toan tính
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một văn thư cho các Tu Hội Giáo hoàng Truyền giáo và kêu gọi họ đừng tự hào nhưng hãy cảm tạ Chúa vì được gọi là những người truyền giáo.
Việc loan truyền Tin Mừng là "một cái gì khác với các hình thức chính trị, văn hóa, tâm lý hoặc tôn giáo chủ nghĩa. Sứ mệnh truyền giáo là một quà tặng nhưng không của Thần Linh Chúa, chứ không được trao phó cho "các chương trình đào tạo" hay "những thiết lập Giáo hội" mà "cậy dựa vào sức riêng mình, cũng như những quảng cáo rầm rộ cho các sáng kiến riêng mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giãi bầy những suy tư về sứ mệnh truyền giáo trong một văn thư gửi cho các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), sẽ qui tụ lại trong một Đại hội Thường niên tại Rome; nhưng sự kiện này đã bị hoãn lại vì cơn đại dịch Covid-19.
Nền tảng của truyền giáo
Đức Thánh Cha nhắc nhớ lại những đặc điểm nền tảng của Tuyền giáo của Giáo hội là Chúa Thánh Thần chứ không phải là kết quả của toan tính và dự án của chúng ta. "Đón Nhận niềm vui của Thần Linh "là một ân sủng" và là "động lực duy nhất thúc đẩy chúng ta rao giảng Tin Mừng".
Ơn cứu rỗi "không phải là kết quả của các sáng kiến truyền giáo của chúng ta, cũng không phải là thành quả của công việc rao giảng Ngôi Lời nhập thể. Ơn cứu rỗi chỉ có thể diễn ra qua lăng kính của một cuộc gặp gỡ thần linh với người kêu gọi chúng ta, và vì thế đó là thành quả của một sự bộc phát niềm vui và lòng biết ơn. Công bố Tin Mừng có nghĩa là làm chứng cho vinh quang của Chúa Kitô phục sinh.
Những nhân tố đặc biệt của truyền giáo
Trích dẫn Tông Huấn Evangelli gaudium (Niềm vui Tin mừng), Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả các đặc điểm đặc biệt của truyền giáo như sau:
Trước hết, sức hấp dẫn: Giáo hội phát triển nhờ vào hấp lực của Tin mừng, chứ không phải vào sự sang giầu xa hoa. Nếu một ai đó dấn thân theo Chúa Giêsu, là vì người đó cảm được hạnh phúc được Chúa lôi cuốn. Những người khác nhận chân ra điều đó đã làm họ vô cùng ngạc nhiên. "
Các đặc điểm khác là lòng biết ơn và tình cảm mến, bởi vì "lòng nhiệt thành truyền giáo không bao giờ có thể đo được bằng kết quả của lý luận hoặc tính toán. Nó không phải là một nghĩa vụ. Truyền giáo là "một sự phản ánh của lòng biết ơn”.
Sau đó là lòng khiêm nhường: Hạnh phúc và Ơn cứu rỗi "không phải là gia sản để chúng ta sở hữu cho chính mình" hay chúng là chỉ tiêu ta đạt được bởi công đức của mình, Tin Mừng của Chúa Kitô "chỉ có thể được rao giảng bằng lòng khiêm nhường", chứ không phải bằng lòng cao ngạo.
Một tính năng khác của truyền giáo đích thực là phối trí, chứ không làm cho phức tạp. Truyền giáo không đặt để "gánh nặng không cần thiết" lên những ai đã kiệt sức vì nhọc mệt, cũng như không áp đặt "các chương trình hình thành đòi hỏi để đạt được những thành quả làm cho Chúa vui lòng!
Ba đặc điểm khác biệt của truyền giáo là sự gần gũi với cuộc sống "đang tiến triển" - bởi vì truyền giáo là đi tới mọi người "tới nơi họ ở và chấp nhận chính họ" và theo cái cảm tính đức tin "Sensus fidei" của Dân Chúa, và chăm sóc đặc biệt cho những người bé nhỏ nghèo khổ…
Phát triển tài năng
Hướng về tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng “hãy vun trồng một cách hồn nhiên lòng nhiệt thành truyền giáo được thúc đẩy bởi đức tin của người đã lãnh nhận Bí tích Thanh tảy. Đức Thánh Cha nói hãy dõi theo cái cảm tính đức tin (sensus fidei) của Dân Chúa.
Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) đã luôn chuyên chăm sánh đôi việc cầu nguyện với công việc từ thiện. Giáo hội Mẹ từ Rome luôn chân nhận điều đó. Ơn gọi của họ là một trong những dấn thân không thể thiếu được trong Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hãy liên kết thành một mạng lưới tỏa rộng khắp mọi châu lục, và Đức Thánh Cha nói thêm nét đa dạng và đa năng này trở thành những người phục vụ Giáo hội, chống lại sự đồng nhất hóa ý thức hệ của một số người…"
Những sai lầm cần xa tránh
Đức Thánh Cha sau đó liệt kê một số cạm bẫy đó đây trên bước đường phục vụ của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng.
Đầu tiên, Đức Thánh Cha nói tới sự tự hấp thụ, nó mang lại nguy cơ tự vận động và quảng bá cho một sáng kiến của riêng mình.
Một điều khác là mối bận tâm kiểm soát: mong muốn giữ độc quyền và kiểm soát các cộng đoàn biến chúng thành những phương tiện cho tu hội để phục vụ.
Chủ nghĩa một số được chọn lọc cũng được liệt vào danh sách: vô bản bất thành văn những người này vô tình được xếp vào một tầng lớp quý phái trong Tu hội!
Cô lập khỏi dân chúng cũng nên tránh. Ý tưởng này dẫn đến các nhà truyền giáo coi Dân Chúa là một nhóm, cần phải được để ý và giáo huấn...
Đức Thánh Cha cũng liệt kê trường phái trừu tượng và chủ nghĩa ‘được việc’ (functionalism) là những mối nguy tiềm tàng mà các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hay phải đối diện. Đức Thánh Cha cho hay các vị truyền giáo hàng đầu này hay áp dụng các mô hình trần thế có hiệu năng vào công cuộc truyền giáo của họ.
Những khuyến cáo cho công cuộc hành trình truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục thúc giục các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng, bảo vệ hoặc phục hồi vai trò của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) như một thành phần của dân Thiên Chúa, mà từ đó họ được sinh ra.
Đức Thánh Cha khuyên họ nên đắm mình vào trong các tình huống thực tế và hòa nhập vào các hành động và liên đới của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) trong mạng lưới tổ chức Giáo hội rộng lớn hơn. Đức Thánh Cha yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) tiếp tục trở về nguồn căn bản cầu nguyện hầu kín mục cho họ các nguồn trợ lực cho các công cuộc truyền giáo, mở ra cho những chân trời truyền giáo mới trong cuộc sống thành thục giản đơn.
Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng "đang và phải được trải nghiệm như một công cụ phục vụ cho sứ mệnh của các Giáo hội địa phương. Đức Thánh Cha cho hay chúng ta không cần phải có những lý thuyết chuyên môn và các chiến thuật cao siêu cho việc truyền giáo, được hướng dẫn bởi thảo chương Google. Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) phải hoạt động tiếp xúc với thực tế, đừng để bao giờ bị bế tắc bởi lề lối làm việc văn phòng, chuyên nghiệp và quan liêu.
Đức Thánh Cha yêu cầu các tu Hội hãy nhìn ra bên ngoài, chứ đừng nhìn vào trong gương và hãy làm nhẹ đi các cơ cấu trúc đang đè bẹp chúng ta xuống.
Quyên góp
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng đừng biến mình thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) để cho việc gây quỹ được an toàn!
Nếu ở một số nơi, việc quyên góp có bị sút giảm, thậm chí xã hội không phải là một đất nước Kitô giáo, nên phát sinh ra khuynh hương thành lập ra một số hệ thống gây quỹ qui mô hơn, tới các công ty hay các nhà tài trợ lớn. Trên thực tế, tất cả những người được rửa tội, cần tham gia vào công cuộc truyền giáo.
Ngày truyền giáo thế giới, hàng năm rơi vào tháng 10, là một cơ hội tốt cho việc quyên góp vào mục tiêu này.
Trong việc sử dụng ngân quỹ, Đức Thánh Cha nói, các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) nên chú ý đến những nhu cầu cơ bản của cộng đồng, nên tránh sự phân biệt các loại phúc lợi và văn hóa.
Đối với người nghèo, đừng quên họ.
Đức Thánh Cha kêu gọi các trang mạng của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), cần phản ánh sự đa dạng phong phú của diện mạo Dân Chúa trong Vương quốc nước trời. Do đó, các trang mạng, không nên áp đặt một hình thức văn hóa có sẵn gắn liền với cuộc rao giảng Tin Mừng. Bất kỳ một nỗ lực nào để chuẩn hóa hình thức sứ điệp của Tin mừng Chúa, đã làm suy giảm đi tính phổ quát của đức tin Kitô giáo, thậm chí trở thành những quảng cáo khách sáo và khẩu hiệu thời thượng cho một số điều cố định, của một số các quốc gia đang ảnh hưởng mạnh mẽ về văn hóa và chính trị.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng không phải là những thực thể tự trị trong Giáo hội. Đặc chưng nổi bật của tất cả các Tu Hội là luôn trau dồi và đổi mới trong mối liên kết đặc biệt, kết hợp với Đức Giám Mục thành Rôma.
Đức Thánh Cha kết thúc văn thư của mình bằng trích lại lời của Thánh Ignatius: Hãy nghĩ đến các việc làm tốt của bạn, như thể mọi thứ do công sức bạn, nhưng vẫn biết rằng mọi sự đều lệ thuộc vào Chúa.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một văn thư cho các Tu Hội Giáo hoàng Truyền giáo và kêu gọi họ đừng tự hào nhưng hãy cảm tạ Chúa vì được gọi là những người truyền giáo.
Việc loan truyền Tin Mừng là "một cái gì khác với các hình thức chính trị, văn hóa, tâm lý hoặc tôn giáo chủ nghĩa. Sứ mệnh truyền giáo là một quà tặng nhưng không của Thần Linh Chúa, chứ không được trao phó cho "các chương trình đào tạo" hay "những thiết lập Giáo hội" mà "cậy dựa vào sức riêng mình, cũng như những quảng cáo rầm rộ cho các sáng kiến riêng mình.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã giãi bầy những suy tư về sứ mệnh truyền giáo trong một văn thư gửi cho các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), sẽ qui tụ lại trong một Đại hội Thường niên tại Rome; nhưng sự kiện này đã bị hoãn lại vì cơn đại dịch Covid-19.
Nền tảng của truyền giáo
Đức Thánh Cha nhắc nhớ lại những đặc điểm nền tảng của Tuyền giáo của Giáo hội là Chúa Thánh Thần chứ không phải là kết quả của toan tính và dự án của chúng ta. "Đón Nhận niềm vui của Thần Linh "là một ân sủng" và là "động lực duy nhất thúc đẩy chúng ta rao giảng Tin Mừng".
Ơn cứu rỗi "không phải là kết quả của các sáng kiến truyền giáo của chúng ta, cũng không phải là thành quả của công việc rao giảng Ngôi Lời nhập thể. Ơn cứu rỗi chỉ có thể diễn ra qua lăng kính của một cuộc gặp gỡ thần linh với người kêu gọi chúng ta, và vì thế đó là thành quả của một sự bộc phát niềm vui và lòng biết ơn. Công bố Tin Mừng có nghĩa là làm chứng cho vinh quang của Chúa Kitô phục sinh.
Những nhân tố đặc biệt của truyền giáo
Trích dẫn Tông Huấn Evangelli gaudium (Niềm vui Tin mừng), Đức Thánh Cha Phanxicô đã mô tả các đặc điểm đặc biệt của truyền giáo như sau:
Trước hết, sức hấp dẫn: Giáo hội phát triển nhờ vào hấp lực của Tin mừng, chứ không phải vào sự sang giầu xa hoa. Nếu một ai đó dấn thân theo Chúa Giêsu, là vì người đó cảm được hạnh phúc được Chúa lôi cuốn. Những người khác nhận chân ra điều đó đã làm họ vô cùng ngạc nhiên. "
Các đặc điểm khác là lòng biết ơn và tình cảm mến, bởi vì "lòng nhiệt thành truyền giáo không bao giờ có thể đo được bằng kết quả của lý luận hoặc tính toán. Nó không phải là một nghĩa vụ. Truyền giáo là "một sự phản ánh của lòng biết ơn”.
Sau đó là lòng khiêm nhường: Hạnh phúc và Ơn cứu rỗi "không phải là gia sản để chúng ta sở hữu cho chính mình" hay chúng là chỉ tiêu ta đạt được bởi công đức của mình, Tin Mừng của Chúa Kitô "chỉ có thể được rao giảng bằng lòng khiêm nhường", chứ không phải bằng lòng cao ngạo.
Một tính năng khác của truyền giáo đích thực là phối trí, chứ không làm cho phức tạp. Truyền giáo không đặt để "gánh nặng không cần thiết" lên những ai đã kiệt sức vì nhọc mệt, cũng như không áp đặt "các chương trình hình thành đòi hỏi để đạt được những thành quả làm cho Chúa vui lòng!
Ba đặc điểm khác biệt của truyền giáo là sự gần gũi với cuộc sống "đang tiến triển" - bởi vì truyền giáo là đi tới mọi người "tới nơi họ ở và chấp nhận chính họ" và theo cái cảm tính đức tin "Sensus fidei" của Dân Chúa, và chăm sóc đặc biệt cho những người bé nhỏ nghèo khổ…
Phát triển tài năng
Hướng về tương lai, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng “hãy vun trồng một cách hồn nhiên lòng nhiệt thành truyền giáo được thúc đẩy bởi đức tin của người đã lãnh nhận Bí tích Thanh tảy. Đức Thánh Cha nói hãy dõi theo cái cảm tính đức tin (sensus fidei) của Dân Chúa.
Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) đã luôn chuyên chăm sánh đôi việc cầu nguyện với công việc từ thiện. Giáo hội Mẹ từ Rome luôn chân nhận điều đó. Ơn gọi của họ là một trong những dấn thân không thể thiếu được trong Giáo hội.
Đức Thánh Cha nói: Các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hãy liên kết thành một mạng lưới tỏa rộng khắp mọi châu lục, và Đức Thánh Cha nói thêm nét đa dạng và đa năng này trở thành những người phục vụ Giáo hội, chống lại sự đồng nhất hóa ý thức hệ của một số người…"
Những sai lầm cần xa tránh
Đức Thánh Cha sau đó liệt kê một số cạm bẫy đó đây trên bước đường phục vụ của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng.
Đầu tiên, Đức Thánh Cha nói tới sự tự hấp thụ, nó mang lại nguy cơ tự vận động và quảng bá cho một sáng kiến của riêng mình.
Một điều khác là mối bận tâm kiểm soát: mong muốn giữ độc quyền và kiểm soát các cộng đoàn biến chúng thành những phương tiện cho tu hội để phục vụ.
Chủ nghĩa một số được chọn lọc cũng được liệt vào danh sách: vô bản bất thành văn những người này vô tình được xếp vào một tầng lớp quý phái trong Tu hội!
Cô lập khỏi dân chúng cũng nên tránh. Ý tưởng này dẫn đến các nhà truyền giáo coi Dân Chúa là một nhóm, cần phải được để ý và giáo huấn...
Đức Thánh Cha cũng liệt kê trường phái trừu tượng và chủ nghĩa ‘được việc’ (functionalism) là những mối nguy tiềm tàng mà các Tu Hội Truyền Giáo Giáo Hoàng (PMS) hay phải đối diện. Đức Thánh Cha cho hay các vị truyền giáo hàng đầu này hay áp dụng các mô hình trần thế có hiệu năng vào công cuộc truyền giáo của họ.
Những khuyến cáo cho công cuộc hành trình truyền giáo
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục thúc giục các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng, bảo vệ hoặc phục hồi vai trò của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) như một thành phần của dân Thiên Chúa, mà từ đó họ được sinh ra.
Đức Thánh Cha khuyên họ nên đắm mình vào trong các tình huống thực tế và hòa nhập vào các hành động và liên đới của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) trong mạng lưới tổ chức Giáo hội rộng lớn hơn. Đức Thánh Cha yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) tiếp tục trở về nguồn căn bản cầu nguyện hầu kín mục cho họ các nguồn trợ lực cho các công cuộc truyền giáo, mở ra cho những chân trời truyền giáo mới trong cuộc sống thành thục giản đơn.
Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng "đang và phải được trải nghiệm như một công cụ phục vụ cho sứ mệnh của các Giáo hội địa phương. Đức Thánh Cha cho hay chúng ta không cần phải có những lý thuyết chuyên môn và các chiến thuật cao siêu cho việc truyền giáo, được hướng dẫn bởi thảo chương Google. Các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) phải hoạt động tiếp xúc với thực tế, đừng để bao giờ bị bế tắc bởi lề lối làm việc văn phòng, chuyên nghiệp và quan liêu.
Đức Thánh Cha yêu cầu các tu Hội hãy nhìn ra bên ngoài, chứ đừng nhìn vào trong gương và hãy làm nhẹ đi các cơ cấu trúc đang đè bẹp chúng ta xuống.
Quyên góp
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng yêu cầu các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng đừng biến mình thành một tổ chức phi chính phủ (NGO) để cho việc gây quỹ được an toàn!
Nếu ở một số nơi, việc quyên góp có bị sút giảm, thậm chí xã hội không phải là một đất nước Kitô giáo, nên phát sinh ra khuynh hương thành lập ra một số hệ thống gây quỹ qui mô hơn, tới các công ty hay các nhà tài trợ lớn. Trên thực tế, tất cả những người được rửa tội, cần tham gia vào công cuộc truyền giáo.
Ngày truyền giáo thế giới, hàng năm rơi vào tháng 10, là một cơ hội tốt cho việc quyên góp vào mục tiêu này.
Trong việc sử dụng ngân quỹ, Đức Thánh Cha nói, các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS) nên chú ý đến những nhu cầu cơ bản của cộng đồng, nên tránh sự phân biệt các loại phúc lợi và văn hóa.
Đối với người nghèo, đừng quên họ.
Đức Thánh Cha kêu gọi các trang mạng của các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng (PMS), cần phản ánh sự đa dạng phong phú của diện mạo Dân Chúa trong Vương quốc nước trời. Do đó, các trang mạng, không nên áp đặt một hình thức văn hóa có sẵn gắn liền với cuộc rao giảng Tin Mừng. Bất kỳ một nỗ lực nào để chuẩn hóa hình thức sứ điệp của Tin mừng Chúa, đã làm suy giảm đi tính phổ quát của đức tin Kitô giáo, thậm chí trở thành những quảng cáo khách sáo và khẩu hiệu thời thượng cho một số điều cố định, của một số các quốc gia đang ảnh hưởng mạnh mẽ về văn hóa và chính trị.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở các Tu Hội Truyền giáo Giáo hoàng không phải là những thực thể tự trị trong Giáo hội. Đặc chưng nổi bật của tất cả các Tu Hội là luôn trau dồi và đổi mới trong mối liên kết đặc biệt, kết hợp với Đức Giám Mục thành Rôma.
Đức Thánh Cha kết thúc văn thư của mình bằng trích lại lời của Thánh Ignatius: Hãy nghĩ đến các việc làm tốt của bạn, như thể mọi thứ do công sức bạn, nhưng vẫn biết rằng mọi sự đều lệ thuộc vào Chúa.
Thái độ của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đối với Trung Quốc gây phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo
Đặng Tự Do
06:40 22/05/2020
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết trong một hành động ngang nhiên vi phạm tự do tín ngưỡng và nhân quyền, Trung Quốc đang cố gắng dẫn độ một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đã trốn khỏi nước này và đang tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014. Việc tiết lộ này cho thấy cuộc đàn áp mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các tôn giáo và các dân tộc thiểu số, đã vượt ra ngoài cả biên giới Trung Quốc.
Người đàn ông, tên là Enver Turdi, rời vùng Tân Cương của Trung Quốc vào năm 2014 bằng visa du lịch. Anh ta rời Trung Quốc sau khi một người đàn ông mà anh ta làm việc chung trong việc chuyển thông tin đến Đài Á Châu Tự Do bị giam giữ.
Năm sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cấp cho Turdi một hộ chiếu mới, nghĩa là ông không thể gia hạn giấy phép cư trú để ở lại hợp pháp tại nước này.
Theo hồ sơ 92 trang, do Axios công bố hôm thứ Tư, Trung Quốc đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ dẫn độ Turdi về Trung Quốc vào tháng 5 năm 2016. Hồ sơ này bao gồm cả các tài liệu khác từ năm 2017, cho thấy Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý trục xuất Turdi khỏi nước này.
Năm 2017, Turdi bị đưa vào một nhà giam chờ trục xuất trong một năm, vì anh ta không có giấy phép cư trú. Trường hợp của ông vẫn chưa được quyết định bởi hệ thống tòa án Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Axios, luật sư của Turdi đã lấy được các tài liệu và họ tin rằng chúng là xác thực. Các tài liệu này được viết bằng cả tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Trung Quốc cho thấy áp lực của bọn cầm quyền Bắc Kinh lên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Vụ này đang gây xôn xao trong thế giới Hồi Giáo vì chính quyền Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ lại đi hợp tác với bọn cầm quyền Bắc Kinh trong việc đàn áp người Hồi Giáo.
Tháng 10 năm 2018, bọn cầm quyền Bắc Kinh thừa nhận các trại cải tạo dành cho dân Duy Ngô Nhĩ đã được thiết lập để ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các tôn giáo trong nước. Phần lớn dân số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và sống ở tỉnh Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.
Các trại được ước tính chứa hàng triệu tù nhân. Tổng số tù nhân có thể lên đến 3 triệu người, cộng thêm khoảng nửa triệu trẻ em trong trường nội trú đặc biệt được thiết lập cho mục đích “cải tạo” này.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đối với thái độ kỳ thị tôn giáo của thống đốc California
Đặng Tự Do
06:41 22/05/2020
Những nỗ lực của thống đốc Gavin Newsom nhằm dỡ bỏ một số hạn chế liên quan đến coronavirus không được thể hiện một thái độ kỳ thị tôn giáo. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết như trên trong một lá thư đề ngày 19 tháng Năm.
“Đơn giản mà nói, không có ngoại lệ nào liên quan đến đại dịch được ghi trong Hiến pháp và Luật Nhân Quyền của Mỹ, ” Eric S. Dreiband, người đứng đầu Phân bộ Dân Quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cho biết trong một lá thư đề ngày 19 tháng 5 gởi đến thống đốc Newsom. Lá thư cũng có chữ ký của 4 thẩm phán tại California.
“Tôn giáo và việc thờ phượng tiếp tục là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Điều này đúng hơn bao giờ hết. Cộng đồng tôn giáo đã làm hết sức để bảo vệ cộng đồng của mình khỏi bị lây lan căn bệnh này bằng cách thực hiện các cử hành trực tuyến, trong bãi đậu xe, hoặc ngoài trời, và trong nhà với đa số ghế trống không, và trong rất nhiều cách sáng tạo khác tuân thủ đúng khoảng cách xã hội và các hướng dẫn vệ sinh.”
Các quy tắc của California cho phép các nhà hàng và các doanh nghiệp khác mở cửa trở lại theo các hướng dẫn về khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, các nhà thờ vẫn bị giới hạn trong các các cử hành phụng vụ trực tuyến và những nỗ lực tương tự.
Bức thư gửi cho thống đốc Newsom phản đối rằng đây là một thứ tiêu chuẩn kép.
“California đã không chứng minh được tại sao cho phép các hoạt động thương mại và giải trí không phải là thiết yếu có thể được mở lại, trong trường hợp làm việc từ xa là không thực tế. Trog khi đó lại cấm đoán các cuộc tụ họp với khoảng cách xã hội vì mục đích thờ phượng tôn giáo, bất kể việc thờ phượng từ xa là thực tế hay không.”
Thư của Dreiband cho biết đây là một “gánh nặng bất công” áp đặt lên các nhóm tôn giáo và là cách hành xử không công bằng, vi phạm quyền công dân lẽ ra phải được bảo vệ của họ. Bức thư không đe dọa hành động pháp lý ngay lập tức, nhưng nhấn mạnh rằng“việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của California khi đối mặt với một đại dịch chưa từng có trong cuộc đời của chúng ta là quan trọng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phải cân bằng những lợi ích đối kháng và đánh giá một cách khách quan các thông tin luôn thay đổi về coronavirus.”
Source:America MagazineJustice Dept. says California's pandemic plan should open churches sooner
“Đơn giản mà nói, không có ngoại lệ nào liên quan đến đại dịch được ghi trong Hiến pháp và Luật Nhân Quyền của Mỹ, ” Eric S. Dreiband, người đứng đầu Phân bộ Dân Quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cho biết trong một lá thư đề ngày 19 tháng 5 gởi đến thống đốc Newsom. Lá thư cũng có chữ ký của 4 thẩm phán tại California.
“Tôn giáo và việc thờ phượng tiếp tục là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Điều này đúng hơn bao giờ hết. Cộng đồng tôn giáo đã làm hết sức để bảo vệ cộng đồng của mình khỏi bị lây lan căn bệnh này bằng cách thực hiện các cử hành trực tuyến, trong bãi đậu xe, hoặc ngoài trời, và trong nhà với đa số ghế trống không, và trong rất nhiều cách sáng tạo khác tuân thủ đúng khoảng cách xã hội và các hướng dẫn vệ sinh.”
Các quy tắc của California cho phép các nhà hàng và các doanh nghiệp khác mở cửa trở lại theo các hướng dẫn về khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, các nhà thờ vẫn bị giới hạn trong các các cử hành phụng vụ trực tuyến và những nỗ lực tương tự.
Bức thư gửi cho thống đốc Newsom phản đối rằng đây là một thứ tiêu chuẩn kép.
“California đã không chứng minh được tại sao cho phép các hoạt động thương mại và giải trí không phải là thiết yếu có thể được mở lại, trong trường hợp làm việc từ xa là không thực tế. Trog khi đó lại cấm đoán các cuộc tụ họp với khoảng cách xã hội vì mục đích thờ phượng tôn giáo, bất kể việc thờ phượng từ xa là thực tế hay không.”
Thư của Dreiband cho biết đây là một “gánh nặng bất công” áp đặt lên các nhóm tôn giáo và là cách hành xử không công bằng, vi phạm quyền công dân lẽ ra phải được bảo vệ của họ. Bức thư không đe dọa hành động pháp lý ngay lập tức, nhưng nhấn mạnh rằng“việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của California khi đối mặt với một đại dịch chưa từng có trong cuộc đời của chúng ta là quan trọng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phải cân bằng những lợi ích đối kháng và đánh giá một cách khách quan các thông tin luôn thay đổi về coronavirus.”
Source:America Magazine
Tổng thống Donald Trump kêu gọi thống đốc các tiểu bang: Hãy để các nơi thờ phượng mở cửa vào cuối tuần này
Đặng Tự Do
17:30 22/05/2020
Hôm thứ Sáu, Tổng thống Donald Trump đã lên tiếng kêu gọi các tiểu bang trên toàn cõi Hoa Kỳ hãy cho phép các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại ngay vào cuối tuần này, và cảnh báo ông sẽ phủ quyết lệnh của các thống đốc không làm như vậy.
Diễn biến này đã xảy ra sau khi các Giám Mục tại California khiếu nại lên Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ về thái độ kỳ thị tôn giáo của thống đốc Gavin Newsom.
Đáp lại các khiếu nại của các Giám Mục, trong tuyên bố gởi thống đốc Gavin Newsom, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ khẳng định:
“Tôn giáo và việc thờ phượng tiếp tục là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Điều này đúng hơn bao giờ hết. Cộng đồng tôn giáo đã làm hết sức để bảo vệ cộng đồng của mình khỏi bị lây lan căn bệnh này bằng cách thực hiện các cử hành trực tuyến, trong bãi đậu xe, hoặc ngoài trời, và trong nhà với đa số ghế trống không, và trong rất nhiều cách sáng tạo khác tuân thủ đúng khoảng cách xã hội và các hướng dẫn vệ sinh.”
Bộ Tư Pháp khẳng định việc thống đốc Gavin Newsom cho phép các nhà hàng và các doanh nghiệp khác mở cửa trở lại theo các hướng dẫn về khoảng cách xã hội nhưng không cho các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại là một tiêu chuẩn kép.
Trong một diễn biến khác, các Giám Mục tại Minnesota cho biết các ngài đã thất bại trong việc thuyết phục thống đốc Tim Walz cho các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại. Các cửa hàng và các doanh nghiệp khác đã được mở lại miễn là không đạt tới hơn 50 phần trăm khả năng sức chứa của cơ sở. Trong khi đó, các nhà thờ bất kể to lớn đến đâu cũng chỉ được 11 người. Các vị cảm thấy bị đối xử bất công nên quyết định rằng bất chấp lệnh của thống đốc Tim Walz, các nhà thờ sẽ được mở lại vào cuối tuần này.
Xuất hiện trong phòng họp của Tòa Bạch Ốc, tổng thống Trump nói rằng ông khẳng định rằng những nơi thờ phượng như nhà thờ, hội đường và các đền thờ Hồi giáo đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu và do đó phải được mở càng sớm càng tốt.
Các nơi thờ phượng đã bị đóng cửa như một phần của lệnh cách ly mà hầu hết các tiểu bang đã đưa ra để cố gắng kiểm soát sự lây lan của coronavirus. Với tỷ lệ nhiễm trùng đang giảm sút ở nhiều khu vực, áp lực yêu cầu mở cửa trở lại các nơi thờ phượng đã diễn ra ở nhiều tiểu bang.
Tổng thống Trump đã đưa ra một cảnh báo cho các thống đốc từ chối yêu cầu của ông nhưng không nói dựa trên thẩm quyền nào ông sẽ hành động để buộc mở lại các cơ sở tôn giáo.
“Nếu họ không làm điều đó, tôi sẽ phủ quyết các thống đốc. Ở Mỹ, chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn chứ không phải là ít hơn, ” ông nói.
Hiệp hội các Thống đốc Quốc gia từ chối bình luận. Tổng thống Trump đã nhiều lần tranh cãi trong suốt thời gian đại dịch về việc liệu ông hay các thống đốc có nhiều quyền lực hơn để thực hiện các biện pháp liên quan đến sự lây lan COVID-19.
Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên lực lượng đặc nhiệm coronavirus của Nhà Trắng, khuyến khích các tín hữu có nguy cơ nhiễm virus không nên đi hoặc chờ đợi lâu hơn rồi hãy tham dự các cử hành tôn giáo.
Hướng dẫn mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến khích các tín hữu chỉ cúi đầu hoặc vẫy tay thay vì bắt tay, ôm hoặc hôn má.
Source:ReutersTrump warns governors: let places of worship open this weekend
Diễn biến này đã xảy ra sau khi các Giám Mục tại California khiếu nại lên Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ về thái độ kỳ thị tôn giáo của thống đốc Gavin Newsom.
Đáp lại các khiếu nại của các Giám Mục, trong tuyên bố gởi thống đốc Gavin Newsom, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ khẳng định:
“Tôn giáo và việc thờ phượng tiếp tục là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Điều này đúng hơn bao giờ hết. Cộng đồng tôn giáo đã làm hết sức để bảo vệ cộng đồng của mình khỏi bị lây lan căn bệnh này bằng cách thực hiện các cử hành trực tuyến, trong bãi đậu xe, hoặc ngoài trời, và trong nhà với đa số ghế trống không, và trong rất nhiều cách sáng tạo khác tuân thủ đúng khoảng cách xã hội và các hướng dẫn vệ sinh.”
Bộ Tư Pháp khẳng định việc thống đốc Gavin Newsom cho phép các nhà hàng và các doanh nghiệp khác mở cửa trở lại theo các hướng dẫn về khoảng cách xã hội nhưng không cho các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại là một tiêu chuẩn kép.
Trong một diễn biến khác, các Giám Mục tại Minnesota cho biết các ngài đã thất bại trong việc thuyết phục thống đốc Tim Walz cho các nơi thờ phượng được mở cửa trở lại. Các cửa hàng và các doanh nghiệp khác đã được mở lại miễn là không đạt tới hơn 50 phần trăm khả năng sức chứa của cơ sở. Trong khi đó, các nhà thờ bất kể to lớn đến đâu cũng chỉ được 11 người. Các vị cảm thấy bị đối xử bất công nên quyết định rằng bất chấp lệnh của thống đốc Tim Walz, các nhà thờ sẽ được mở lại vào cuối tuần này.
Xuất hiện trong phòng họp của Tòa Bạch Ốc, tổng thống Trump nói rằng ông khẳng định rằng những nơi thờ phượng như nhà thờ, hội đường và các đền thờ Hồi giáo đang cung cấp các dịch vụ thiết yếu và do đó phải được mở càng sớm càng tốt.
Các nơi thờ phượng đã bị đóng cửa như một phần của lệnh cách ly mà hầu hết các tiểu bang đã đưa ra để cố gắng kiểm soát sự lây lan của coronavirus. Với tỷ lệ nhiễm trùng đang giảm sút ở nhiều khu vực, áp lực yêu cầu mở cửa trở lại các nơi thờ phượng đã diễn ra ở nhiều tiểu bang.
Tổng thống Trump đã đưa ra một cảnh báo cho các thống đốc từ chối yêu cầu của ông nhưng không nói dựa trên thẩm quyền nào ông sẽ hành động để buộc mở lại các cơ sở tôn giáo.
“Nếu họ không làm điều đó, tôi sẽ phủ quyết các thống đốc. Ở Mỹ, chúng ta cần cầu nguyện nhiều hơn chứ không phải là ít hơn, ” ông nói.
Hiệp hội các Thống đốc Quốc gia từ chối bình luận. Tổng thống Trump đã nhiều lần tranh cãi trong suốt thời gian đại dịch về việc liệu ông hay các thống đốc có nhiều quyền lực hơn để thực hiện các biện pháp liên quan đến sự lây lan COVID-19.
Tiến sĩ Deborah Birx, điều phối viên lực lượng đặc nhiệm coronavirus của Nhà Trắng, khuyến khích các tín hữu có nguy cơ nhiễm virus không nên đi hoặc chờ đợi lâu hơn rồi hãy tham dự các cử hành tôn giáo.
Hướng dẫn mới từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh khuyến khích các tín hữu chỉ cúi đầu hoặc vẫy tay thay vì bắt tay, ôm hoặc hôn má.
Source:Reuters
Tai nạn máy bay kinh hoàng tại Pakistan
Đặng Tự Do
19:21 22/05/2020
Một chiếc máy bay Airbus của hãng hàng không quốc tế Pakistan với 99 người trên máy bay đã đâm vào các tòa nhà dân cư ở thành phố Karachi của Pakistan vào chiều thứ Sáu khi gần đáp xuống sân bay.
Ít nhất hai hành khách sống sót nhưng người ta âu lo những người khác đã chết.
Khói bốc lên khi chiếc Airbus trong chuyến bay PK 8303 rơi xuống vào khoảng 2:45 chiều giờ địa phương. Các phần thân máy bay xoắn lại nằm trong đống đổ nát của các tòa nhà nhiều tầng khi xe cứu thương chạy qua đám đông hỗn loạn.
Chính quyền tỉnh Sindh cho biết ít nhất có hai hành khách sống sót - bao gồm Zafar Masood, chủ tịch của Ngân hàng Punjab. Ngân hàng cho biết ông đã bị một số vết thương nhưng đã tỉnh táo.
Seemin Jamali, giám đốc điều hành tại Bệnh viện Jinnah gần đó, cho biết 17 xác chết và sáu người bị thương đã được đưa vào bệnh viện. Chưa có ước tính về thương vong trên mặt đất.
“Chiếc máy bay đầu tiên lao vào một tháp cao được dựng lên để cung cấp các dịch vụ điện thoại di động và sau đó rơi trên các ngôi nhà”, một cư dân địa phương cho biết. Một người khác cho biết khi chiếc máy bay đâm vào tháp điện thoại di động, nó vỡ ra làm hai phần tách biệt trước khi rớt xuống các ngôi nà bên dưới.
Chiếc máy bay Airbus A320 đang bay từ thành phố Lahore phía đông Pakistan đến thành phố Karachi ở phía nam khi Pakistan đang nối lại các chuyến bay nội địa sau đại dịch coronavirus.
Vụ tai nạn xảy ra vào đêm trước lễ hội Eid của người Hồi giáo, khi người Pakistan có truyền thống đi thăm người thân.
Chiếc máy bay đang cố gắng hạ cánh lần thứ hai sau khi thất bại trong một cố gắng đáp xuống trước đó.
Phi công nói với đài kiểm soát không lưu rằng hai động cơ trên máy bay đã ngừng hoạt động, theo một đoạn ghi âm được đăng trên trang liveatc.net, một trang web giám sát hàng không.
Thủ tướng Imran Khan cho biết ông rất buồn trước tai nạn kinh hoàng này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng gửi lời chia buồn.
Thảm họa máy bay tồi tệ nhất tại Pakistan là vào năm 2010, khi một chuyến bay của AirBlue bị rơi gần Islamabad, khiến 152 người thiệt mạng.
Source:ReutersPakistani airliner carrying 99 plunges into Karachi houses
Ít nhất hai hành khách sống sót nhưng người ta âu lo những người khác đã chết.
Khói bốc lên khi chiếc Airbus trong chuyến bay PK 8303 rơi xuống vào khoảng 2:45 chiều giờ địa phương. Các phần thân máy bay xoắn lại nằm trong đống đổ nát của các tòa nhà nhiều tầng khi xe cứu thương chạy qua đám đông hỗn loạn.
Chính quyền tỉnh Sindh cho biết ít nhất có hai hành khách sống sót - bao gồm Zafar Masood, chủ tịch của Ngân hàng Punjab. Ngân hàng cho biết ông đã bị một số vết thương nhưng đã tỉnh táo.
Seemin Jamali, giám đốc điều hành tại Bệnh viện Jinnah gần đó, cho biết 17 xác chết và sáu người bị thương đã được đưa vào bệnh viện. Chưa có ước tính về thương vong trên mặt đất.
“Chiếc máy bay đầu tiên lao vào một tháp cao được dựng lên để cung cấp các dịch vụ điện thoại di động và sau đó rơi trên các ngôi nhà”, một cư dân địa phương cho biết. Một người khác cho biết khi chiếc máy bay đâm vào tháp điện thoại di động, nó vỡ ra làm hai phần tách biệt trước khi rớt xuống các ngôi nà bên dưới.
Chiếc máy bay Airbus A320 đang bay từ thành phố Lahore phía đông Pakistan đến thành phố Karachi ở phía nam khi Pakistan đang nối lại các chuyến bay nội địa sau đại dịch coronavirus.
Vụ tai nạn xảy ra vào đêm trước lễ hội Eid của người Hồi giáo, khi người Pakistan có truyền thống đi thăm người thân.
Chiếc máy bay đang cố gắng hạ cánh lần thứ hai sau khi thất bại trong một cố gắng đáp xuống trước đó.
Phi công nói với đài kiểm soát không lưu rằng hai động cơ trên máy bay đã ngừng hoạt động, theo một đoạn ghi âm được đăng trên trang liveatc.net, một trang web giám sát hàng không.
Thủ tướng Imran Khan cho biết ông rất buồn trước tai nạn kinh hoàng này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng gửi lời chia buồn.
Thảm họa máy bay tồi tệ nhất tại Pakistan là vào năm 2010, khi một chuyến bay của AirBlue bị rơi gần Islamabad, khiến 152 người thiệt mạng.
Source:Reuters
Một dự luật ở Úc nhằm bảo vệ tự do tôn giáo
Vũ Văn An
20:38 22/05/2020
Tuần báo Công Giáo của tổng giáo phận Sydney, The Catholic Weekly, số tuần này, vừa cho hay một Thượng nghị sĩ tiểu bang New South Wales (NSW) của Úc vừa đệ nạp một dự luật nhằm làm cho luật lệ của tiểu bang này nhất quá hơn.
Thực thế, một cách không kèn không trống, vào tuần rồi, một dự luật quan trọng tựa là Dự luật Tu Chính Chống Kỳ Thị 2020 đã được Thượng nghị sĩ Mark Latham đệ nạp tại Quốc Hội Tiểu Bang NSW và nếu được thông qua, dự luật này sẽ đem lại nhiều bảo vệ hết sức có ý nghĩa đối với người có đức tin tại tiểu bang này trong nhiều năm qua.
Việc ấy có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng điều cần biết là hiện nay không bị coi là phạm pháp khi bạn kỳ thị một ai đó tại NSW dựa trên niềm tin hay hoạt động tôn giáo. Theo các đạo luật chống kỳ thị hiện hành, một linh mục nếu bị từ chối việc phục vụ tại một quán cà phê vì ngài là một linh mục, không có bất cứ lý do gì để kiện cáo; một người Công Giáo bình thường cũng như một người Hồi Giáo bình thường cũng thế, không có cơ sở để kiện cáo. Nếu cũng quán cà phê ấy từ chối phục vụ một ai đó vì tuổi tác, phái tính, chủng tộc hay khuyết tật, người bị từ chối có quyền kiện cáo quán càphê này tội kỳ thị.
Phỉ báng ai trên cơ sở đồng tính luyến ái hay chuyển giới bị ngăn cấm dưới các đạo luật chống kỳ thị hiện hành; phỉ báng tôn giáo hiện không có được sự bảo vệ ấy.
Hiện có sự bất quân bằng khách quan trong đó, người có đức tin nhận được ít bảo vệ hơn những người khác trong cộng đồng, họ đang nhận được sự đối sử không bình đẳng. Điều này vốn rõ ràng đối với những ai từng can dự vào Ủy Ban Xét Duyệt Tự Do Tôn Giáo của Ông Ruddock; ủy ban này vốn đã đệ nạp phúc trình của họ cho chính phủ cách nay 2 năm; phúc trình này khuyến cáo Tiểu Bang NSW phải thay đổi các đạo luật chống kỳ thị của họ để giải quyết tình thế bất bình đẳng này. Dự luật của Thượng nghị sĩ Mark Latham đã phá vỡ sự im lặng như tờ trong 2 năm nay của chính phủ.
Mặc dù thời gian chờ đợi lâu như thế, dự luật của Mark Latham không hẳn có gì mới lạ, nó chỉ nói lên điều hợp lương tri. Nó bảo vệ người có đức tin chống lại sự kỳ thị nhưng nó cũng thừa nhận rằng để hiện hữu, các tôn giáo phải có khả năng loại bỏ một số tư tưởng và hoạt động khỏi lãnh vực của họ. Một tôn giáo sẽ vô nghĩa nếu mọi ý nghĩ đều được đối xử như có giá trị bằng nhau, đúng như nhau.
Đó cũng là quan điểm của tổng trưởng tư pháp Liên Bang, Christian Porter, người, vào năm ngoái, từng nói rằng “khi tìm cách bảo vệ người ta khỏi bị loại trừ vì tôn giáo của họ, chúng ta cũng nhìn nhận không kém rằng để tôn giáo được hiện hữu, các cơ quan tôn giáo phải có khả năng duy trì một trình độ có ý thức nào đó về tính chuyên nhất (exclusivity) đối với các tiền đề hay thành phần hay việc phục vụ của họ... một trường tôn giáo có thể nhận học sinh thuộc nhiều tín ngưỡng hay chỉ thích nhận các học sinh của tín ngưỡng mình; việc thích ấy không bị các tín ngưỡng khác coi là kỳ thị vì họ hiểu và chấp nhận tầm quan trọng hiện sinh của nó đối với mọi tín ngưỡng”.
Dự luật Mark Latham làm theo như thế, dự liệu các bảo vệ như cho phép trung tâm tĩnh huấn tôn giáo từ chối việc thuê cơ sở của họ để dạy về các nghi lễ ngoại giáo. Trên bình diện thực tiễn, dự liệu này che chở những nơi như Trung Tâm Tĩnh Huấn Bênêđíctô XVI và bảo đảm để các tòa án NSW không làm điều các tòa án Victoria từng làm khi ra lệnh một trung tâm hội thảo tên là Christian Youth Camps phải nhận đơn xin thuê cơ sở của các thiếu niên đồng tính và chuyển giới (LGBT) là những người cổ vũ các hoạt động tính dục đồng tính.
Dự luật cũng bảo vệ một nhân viên khỏi bị bắt buộc hay bị áp lực phải mặc những trang phục gọi là "tự hào" do công ty sản xuất, nhưng cũng cho phép nhân viên ấy mặc trang phục hay biểu hiệu tôn giáo, miễn là làm thế không gây trở ngại cho việc thi hành các bổn phận thuộc việc làm của họ. Nó cũng bảo vệ họ khỏi tham gia các sinh hoạt đi ngược lại tín ngưỡng của họ.
Nó cũng bảo đảm để chủ nhân hay cơ quan cấp phát chứng nhận chuyên môn không sa thải hay ra biện pháp kỷ luật chống lại một nhân viên vì đã minh nhiên phát biểu niềm tin tôn giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội khi điều này không liên quan gì tới công ty họ làm việc cho. Dự liệu này không những giải quyết vụ của Israel Folau, mà cả trường hợp của rất nhiều người khác không tiếng tăm bằng nhưng cũng đã bị trừng phạt vì tuyên bố quan điểm về phá thai hay an tử hay hôn nhân truyền thống hoặc ý thức hệ phái tính, như đã xẩy ra với Bác sĩ Jereth Kok gần đây.
Nó cũng bảo đảm để các định chế tôn giáo không phải tuân theo các nghị trình cấp tiến mới nhận được các khế ước của chính phủ, như ta thấy xẩy ra ở Gia Nã Đại, là nước đòi các cơ quan bất vụ lợi phải ký nhận một văn kiện ủng hộ việc phá thai trước khi được phép tham dự chương trình nội trú do chính phủ bảo trợ.
Tờ Catholic Weekly thuật lại buổi đệ trình dự luật ngày 13 tháng 5, 2020, khi Thượng nghị sĩ Mark Latham nói rằng dù Úc là một trong “những quốc gia khoan dung nhất trên mặt đất” nhưng lại có khuynh hướng tái định nghĩa Thánh Kinh như ngôn từ kỳ thị (hate speech); ông trích dẫn các điển hình Israel Folau và Margaret Court.
Ông nói “kỳ thị tôn giáo là chuyện có thật, nó không thể nào chấp nhận được và cần bị loại khỏi vòng pháp luật”.
Đức Cha Richard Umbers, thành viên của Ủy Ban phò sự sống, gia đình và dấn thân công cộng của Hội Đồng Giám Mục Úc, nói rằng điều “công chính và cần thiết từ căn bản” là được “tự do phát biểu và sống các niềm tin tôn giáo của riêng mình. Duy trì niềm tin tôn giáo không bao giờ nên bị người khác dùng như một hình thức thao túng. Tôi hoan nghinh ý hướng của dự luật này và các che chở nó tìm cách bảo đảm”.
Giáo sư Michael Quinlan, khoa trưởng Phân Khoa Luật của Đại Học Notre Dame Úc tại Sydney, nói rằng dự luật “không nên bị coi là gây tranh cãi” và nên được sự ủng hộ lưỡng đảng vì nó chứa đựng “các nguyên tắc có cơ sở” phản ảnh việc quốc tế nhìn nhận nhân quyền căn bản này.
Ông cho rằng “Tu chính Đạo Luật Chống Kỳ Thị 1977 (NSW) để bao gồm các niềm tin tôn giáo vào các đặc điểm được bảo vệ khỏi kỳ thị của Đạo luật này là một bước hiển nhiên đáng lẽ đã phải làm từ lâu”.
Tiến sĩ Kevin Donnelly, chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu tại Đại Học Công Giáo Úc (ACU), nói rằng vì chính phủ Liên Bang đã chấp nhận trên nguyên tắc các đề nghị chính của Ủy Ban Tái Duyệt Ruddock, điều “quan yếu là chính phủ NSW ban hành luật lệ càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi của những người có đức tin và không có đức tin. Tự do tôn giáo là quyền cố hữu phải được bảo đảm và bảo vệ”.
Tiến sĩ Donnelly nói thêm “như Đức Tổng Giám Mục Fisher O.P. từng lập luận, việc cần bảo vệ tự do tín ngưỡng là điều đặc biệt khẩn trương vì nay chúng ta đang sống trong một thời đại ngày càng duy tục trong đó, có cả một chiến dịch nhằm gạt các Kitô hữu sang một bên và loại họ ra khỏi quảng trường công cộng. Những nhà phê bình cực duy tục lập luận rằng các trường học dựa vào đức tin không nên được chính phủ tài trợ, các bộ phận và cơ quan tôn giáo như bệnh viện và cơ sở chăm sóc người già không được phân biệt đối xử và các niềm tin và xác tín tôn giáo không có chỗ đứng trong việc quyết định chính sách công”.
Thực thế, một cách không kèn không trống, vào tuần rồi, một dự luật quan trọng tựa là Dự luật Tu Chính Chống Kỳ Thị 2020 đã được Thượng nghị sĩ Mark Latham đệ nạp tại Quốc Hội Tiểu Bang NSW và nếu được thông qua, dự luật này sẽ đem lại nhiều bảo vệ hết sức có ý nghĩa đối với người có đức tin tại tiểu bang này trong nhiều năm qua.
Việc ấy có thể gây ngạc nhiên cho nhiều người, nhưng điều cần biết là hiện nay không bị coi là phạm pháp khi bạn kỳ thị một ai đó tại NSW dựa trên niềm tin hay hoạt động tôn giáo. Theo các đạo luật chống kỳ thị hiện hành, một linh mục nếu bị từ chối việc phục vụ tại một quán cà phê vì ngài là một linh mục, không có bất cứ lý do gì để kiện cáo; một người Công Giáo bình thường cũng như một người Hồi Giáo bình thường cũng thế, không có cơ sở để kiện cáo. Nếu cũng quán cà phê ấy từ chối phục vụ một ai đó vì tuổi tác, phái tính, chủng tộc hay khuyết tật, người bị từ chối có quyền kiện cáo quán càphê này tội kỳ thị.
Phỉ báng ai trên cơ sở đồng tính luyến ái hay chuyển giới bị ngăn cấm dưới các đạo luật chống kỳ thị hiện hành; phỉ báng tôn giáo hiện không có được sự bảo vệ ấy.
Hiện có sự bất quân bằng khách quan trong đó, người có đức tin nhận được ít bảo vệ hơn những người khác trong cộng đồng, họ đang nhận được sự đối sử không bình đẳng. Điều này vốn rõ ràng đối với những ai từng can dự vào Ủy Ban Xét Duyệt Tự Do Tôn Giáo của Ông Ruddock; ủy ban này vốn đã đệ nạp phúc trình của họ cho chính phủ cách nay 2 năm; phúc trình này khuyến cáo Tiểu Bang NSW phải thay đổi các đạo luật chống kỳ thị của họ để giải quyết tình thế bất bình đẳng này. Dự luật của Thượng nghị sĩ Mark Latham đã phá vỡ sự im lặng như tờ trong 2 năm nay của chính phủ.
Mặc dù thời gian chờ đợi lâu như thế, dự luật của Mark Latham không hẳn có gì mới lạ, nó chỉ nói lên điều hợp lương tri. Nó bảo vệ người có đức tin chống lại sự kỳ thị nhưng nó cũng thừa nhận rằng để hiện hữu, các tôn giáo phải có khả năng loại bỏ một số tư tưởng và hoạt động khỏi lãnh vực của họ. Một tôn giáo sẽ vô nghĩa nếu mọi ý nghĩ đều được đối xử như có giá trị bằng nhau, đúng như nhau.
Đó cũng là quan điểm của tổng trưởng tư pháp Liên Bang, Christian Porter, người, vào năm ngoái, từng nói rằng “khi tìm cách bảo vệ người ta khỏi bị loại trừ vì tôn giáo của họ, chúng ta cũng nhìn nhận không kém rằng để tôn giáo được hiện hữu, các cơ quan tôn giáo phải có khả năng duy trì một trình độ có ý thức nào đó về tính chuyên nhất (exclusivity) đối với các tiền đề hay thành phần hay việc phục vụ của họ... một trường tôn giáo có thể nhận học sinh thuộc nhiều tín ngưỡng hay chỉ thích nhận các học sinh của tín ngưỡng mình; việc thích ấy không bị các tín ngưỡng khác coi là kỳ thị vì họ hiểu và chấp nhận tầm quan trọng hiện sinh của nó đối với mọi tín ngưỡng”.
Dự luật Mark Latham làm theo như thế, dự liệu các bảo vệ như cho phép trung tâm tĩnh huấn tôn giáo từ chối việc thuê cơ sở của họ để dạy về các nghi lễ ngoại giáo. Trên bình diện thực tiễn, dự liệu này che chở những nơi như Trung Tâm Tĩnh Huấn Bênêđíctô XVI và bảo đảm để các tòa án NSW không làm điều các tòa án Victoria từng làm khi ra lệnh một trung tâm hội thảo tên là Christian Youth Camps phải nhận đơn xin thuê cơ sở của các thiếu niên đồng tính và chuyển giới (LGBT) là những người cổ vũ các hoạt động tính dục đồng tính.
Dự luật cũng bảo vệ một nhân viên khỏi bị bắt buộc hay bị áp lực phải mặc những trang phục gọi là "tự hào" do công ty sản xuất, nhưng cũng cho phép nhân viên ấy mặc trang phục hay biểu hiệu tôn giáo, miễn là làm thế không gây trở ngại cho việc thi hành các bổn phận thuộc việc làm của họ. Nó cũng bảo vệ họ khỏi tham gia các sinh hoạt đi ngược lại tín ngưỡng của họ.
Nó cũng bảo đảm để chủ nhân hay cơ quan cấp phát chứng nhận chuyên môn không sa thải hay ra biện pháp kỷ luật chống lại một nhân viên vì đã minh nhiên phát biểu niềm tin tôn giáo trên các phương tiện truyền thông xã hội khi điều này không liên quan gì tới công ty họ làm việc cho. Dự liệu này không những giải quyết vụ của Israel Folau, mà cả trường hợp của rất nhiều người khác không tiếng tăm bằng nhưng cũng đã bị trừng phạt vì tuyên bố quan điểm về phá thai hay an tử hay hôn nhân truyền thống hoặc ý thức hệ phái tính, như đã xẩy ra với Bác sĩ Jereth Kok gần đây.
Nó cũng bảo đảm để các định chế tôn giáo không phải tuân theo các nghị trình cấp tiến mới nhận được các khế ước của chính phủ, như ta thấy xẩy ra ở Gia Nã Đại, là nước đòi các cơ quan bất vụ lợi phải ký nhận một văn kiện ủng hộ việc phá thai trước khi được phép tham dự chương trình nội trú do chính phủ bảo trợ.
Tờ Catholic Weekly thuật lại buổi đệ trình dự luật ngày 13 tháng 5, 2020, khi Thượng nghị sĩ Mark Latham nói rằng dù Úc là một trong “những quốc gia khoan dung nhất trên mặt đất” nhưng lại có khuynh hướng tái định nghĩa Thánh Kinh như ngôn từ kỳ thị (hate speech); ông trích dẫn các điển hình Israel Folau và Margaret Court.
Ông nói “kỳ thị tôn giáo là chuyện có thật, nó không thể nào chấp nhận được và cần bị loại khỏi vòng pháp luật”.
Đức Cha Richard Umbers, thành viên của Ủy Ban phò sự sống, gia đình và dấn thân công cộng của Hội Đồng Giám Mục Úc, nói rằng điều “công chính và cần thiết từ căn bản” là được “tự do phát biểu và sống các niềm tin tôn giáo của riêng mình. Duy trì niềm tin tôn giáo không bao giờ nên bị người khác dùng như một hình thức thao túng. Tôi hoan nghinh ý hướng của dự luật này và các che chở nó tìm cách bảo đảm”.
Giáo sư Michael Quinlan, khoa trưởng Phân Khoa Luật của Đại Học Notre Dame Úc tại Sydney, nói rằng dự luật “không nên bị coi là gây tranh cãi” và nên được sự ủng hộ lưỡng đảng vì nó chứa đựng “các nguyên tắc có cơ sở” phản ảnh việc quốc tế nhìn nhận nhân quyền căn bản này.
Ông cho rằng “Tu chính Đạo Luật Chống Kỳ Thị 1977 (NSW) để bao gồm các niềm tin tôn giáo vào các đặc điểm được bảo vệ khỏi kỳ thị của Đạo luật này là một bước hiển nhiên đáng lẽ đã phải làm từ lâu”.
Tiến sĩ Kevin Donnelly, chuyên viên nghiên cứu kỳ cựu tại Đại Học Công Giáo Úc (ACU), nói rằng vì chính phủ Liên Bang đã chấp nhận trên nguyên tắc các đề nghị chính của Ủy Ban Tái Duyệt Ruddock, điều “quan yếu là chính phủ NSW ban hành luật lệ càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi của những người có đức tin và không có đức tin. Tự do tôn giáo là quyền cố hữu phải được bảo đảm và bảo vệ”.
Tiến sĩ Donnelly nói thêm “như Đức Tổng Giám Mục Fisher O.P. từng lập luận, việc cần bảo vệ tự do tín ngưỡng là điều đặc biệt khẩn trương vì nay chúng ta đang sống trong một thời đại ngày càng duy tục trong đó, có cả một chiến dịch nhằm gạt các Kitô hữu sang một bên và loại họ ra khỏi quảng trường công cộng. Những nhà phê bình cực duy tục lập luận rằng các trường học dựa vào đức tin không nên được chính phủ tài trợ, các bộ phận và cơ quan tôn giáo như bệnh viện và cơ sở chăm sóc người già không được phân biệt đối xử và các niềm tin và xác tín tôn giáo không có chỗ đứng trong việc quyết định chính sách công”.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Những Khó Khăn Của Cuộc Chiến Phò Sinh - Phần 4
Dominic Truong
20:33 22/05/2020
Những Khó Khăn Của Cuộc Chiến Phò Sinh - Phần 4
Thế giới ơi, có nghe tiếng uất nghẹn của các thai nhi bị bức tử không?
Hầu như nhiều nơi trên thế giới đã có tiếng nói phò sinh, nhưng số người quan tâm vẫn còn nhỏ bé so với số dân, tính từng quốc gia hay toàn thế giới. Ở các quốc gia tự do vẫn có những cuộc tuần hoàn phò sinh hàng năm, kêu gọi đừng phá thai.
Cuộc tuần hoàn vì sự sống đầu tiên xảy ra ở Hoa Kỳ năm 1974 do Bà Neillie Gray phát động để kêu gọi quốc hội Mỹ đảo ngược tu chính hiến pháp Roe v. Wade phán quyết năm 1973 cho phép phá thai hay nói khác đi phá thai là hợp pháp. Dự tính ban đầu chỉ tổ chức một lần, nhưng việc không thành, nên bà tiếp tục kêu gọi tuần hành hằng năm và sau này lan rộng khắp các nước tự do trên thế giới. Năm năm sau đó, thêm phong trào phò sinh ra đời ở Mỹ do Bà Judie Brown thành lập ngày 1/4/1979. Bà là cựu Giám đốc Phòng Liên lạc Công chúng của Ủy ban quyền được sống Quốc Gia, tiền thân của tổ chức chống phá thai ở Hoa Kỳ có mặt trên 50 tiểu bang với hơn 3000 cơ sở trải rộng khắp đất nước.
Sự kiện hy hữu trong lịch sử phò sinh ở Hoa Kỳ, Tổng thống Donal Trump, một tổng thống đang tại vị đầu tiên của Hoa kỳ tham dự "Cuộc tuần hành vì sự sống" tại thủ đô Washington DC, USA tổ chức ngày 22/01/2020. Một nước Mỹ được điều hành bởi lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ với thể chế tam quyền. Khoảng 50 năm nay, hai đảng này phân cực về vấn đề phá thai, Cộng hòa phò sinh (pro-life), Dân chủ phò tử (pro-choice).
Ở Canada có 6 chính đảng, chỉ có Đảng Christian Heritage Party khẳng định Phò sinh, nhưng chưa có thành viên nào của đảng được bầu vào quốc hội, và đảng Conservative Party chủ trương chống phá thai với dự luật C-43, nhưng bị bại trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội năm 1991. Nói chung lãnh đạo đảng và đại đa số đảng viên Conservative chủ trương phò sinh, nhưng đang bị đảng tự do cầm quyền ủng hộ phá thai, mặc dù có khoảng 7 đảng viên của đảng tự do chống phá thai.
Nói chung, các nước ở Châu âu cũng bị tình trạng, các chính phủ ủng hộ phá thai thắng thế, và đã coi phá thai là hợp pháp với đối đa số các quốc gia Châu Âu trừ Vatican, Andorra, Malta and San Marino cấm hoàn toàn việc phá thai. Ba nước Liechtenstein, Monaco and Poland chấp nhận vài trường hợp như khi tính mạng hay sức khỏe của người mẹ bị nguy hiểm.
Nhìn chung thế giới hiện nay có khoảng 66 quốc gia cấm phá thai hoàn toàn chỉ trừ khi để cứu mạng người mẹ và 61 quốc gia cho phép phá thai vì bất cứ lý do gì. Khoảng 59 quốc gia cho phép phá thai vì sức khỏe và 13 quốc gia vì vấn đề kinh tế xã hội.
Các quốc gia cấm phá thai ngoại trừ việc cứu mạng người mẹ hiện nay vẫn còn đông nhất trên thế giới nhất. Các quốc gia cho phép phá thai với bất cứ vì lý do gì đứng thứ nhì, nhưng cộng thêm một số quốc gia cho phép phá thai vì sức khỏe người mẹ hay vì lý do kinh tế xã hội thì các quốc gia cho phép phá thai vẫn đông hơn.
Đại đa số các quốc gia, không nói đến các quốc gia cộng sản hay độc tài, cho phép phá thai vì bất cứ lý do gì lại là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong nhóm G7 hay G20. Người dân trong các quốc gia phát triển có công ăn việc làm lương cao hay các cơ sở kinh doanh thương mại phát đạt, họ sung túc về tài chính nên tìm cách hưởng thụ theo ý thích. Và vấn đề phá thai được nhiều người trong giới giầu có với trung lưu ủng hộ, đặc biệt giới trẻ chủ trương cuộc sống ăn chơi phóng túng. Mặc dù khởi đầu Hoa Kỳ cho phép phá thai vì vụ án 1965 của một người phụ nữ bang Connecticut, nói rằng bị cưỡng hiếp mà mang thai, luật tiểu bang không cho phá mới mang vụ kiện lên tối cao pháp viện năm 1973 và tu chính hiến pháp cho phép phá thai là hợp pháp. Ở Canada cũng khởi đầu từ vụ án, một bác sĩ mở các cơ sở y tế tư phá thai ở các tỉnh bang. Ông đã bị tình bang Nova Scotia kết án, vụ việc đưa lên tối cao pháp viện 1988, dựa trên Hiến chương các quyền tự do, phán quyết rằng bất cứ luật nào vi phạm quyền này đều vô hiệu. Và luật cấm phá thai bị bỏ ngỏ, nghĩa là vấn đề phá thai không xác quyết là có tội hay không có tội.
Các nước ở châu âu, mỗi nước có một tình huống nào đó dẫn đến việc coi phá thai là hợp pháp. Nhưng tất cả đều đặt trên sự tự do của con người. Sự suy diễn về quyền tự do của con người đã dẫn đến việc con người vượt quyền của Tạo Hóa trên vấn đề phá thai. Một hiện tượng vô thần trong thế giới tự do ngày nay.
Con người thực sự có tự do hay không? Nếu có, quyền tự do của con người phải được hiểu như thế nào? Đâu là giới hạn của con người hay nói khác đi Tạo Hóa cho con người được tự do làm gì và không được làm gì?
Dominic Truong
P/S Nguồn tham khảo:
https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/trump-becomes-first-sitting-president-attend-march-life-rally-n1122246
http://www.kofc.org/en/columbia/detail/marches-for-life-go-global.html
https://www.catholicregister.org/item/31466-march-for-life-continues-online
http://www.kofc.org/en/columbia/detail/marches-for-life-go-global.html
http://www.asianews.it/news-en/Caritas-Vietnam-launches-programmes-in-favour-of-life, -against-abortion-28162.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9919633
https://books.google.ca/books?id=QQ92DwAAQBAJ&pg=PA19&lpg=PA19&dq=judie+brown+who+found+all&source=bl&ots=nsUhZb7mDO&sig=ACfU3U1cMoGLsgJfmyFPcxegazfPTGa8aQ&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwifjJ65-rHpAhWVXc0KHY25DxAQ6AEwBnoECAkQAQ#v=onepage&q=judie%20brown%20who%20found%20all&f=false
Quốc gia
https://reproductiverights.org/europes-abortion-laws-comparative-overview
https://reproductiverights.org/worldabortionlaws
https://www.theguardian.com/world/2019/may/17/us-more-anti-abortion-than-other-developed-countries-global-poll
https://www.ipsos.com/en/global-attitudes-abortion
https://www.sbs.com.au/news/which-countries-have-the-strictest-abortion-laws
https://reproductiverights.org/sites/crr.civicactions.net/files/documents/AbortionMap2014.PDF
Thế giới ơi, có nghe tiếng uất nghẹn của các thai nhi bị bức tử không?
Hầu như nhiều nơi trên thế giới đã có tiếng nói phò sinh, nhưng số người quan tâm vẫn còn nhỏ bé so với số dân, tính từng quốc gia hay toàn thế giới. Ở các quốc gia tự do vẫn có những cuộc tuần hoàn phò sinh hàng năm, kêu gọi đừng phá thai.
Cuộc tuần hoàn vì sự sống đầu tiên xảy ra ở Hoa Kỳ năm 1974 do Bà Neillie Gray phát động để kêu gọi quốc hội Mỹ đảo ngược tu chính hiến pháp Roe v. Wade phán quyết năm 1973 cho phép phá thai hay nói khác đi phá thai là hợp pháp. Dự tính ban đầu chỉ tổ chức một lần, nhưng việc không thành, nên bà tiếp tục kêu gọi tuần hành hằng năm và sau này lan rộng khắp các nước tự do trên thế giới. Năm năm sau đó, thêm phong trào phò sinh ra đời ở Mỹ do Bà Judie Brown thành lập ngày 1/4/1979. Bà là cựu Giám đốc Phòng Liên lạc Công chúng của Ủy ban quyền được sống Quốc Gia, tiền thân của tổ chức chống phá thai ở Hoa Kỳ có mặt trên 50 tiểu bang với hơn 3000 cơ sở trải rộng khắp đất nước.
Sự kiện hy hữu trong lịch sử phò sinh ở Hoa Kỳ, Tổng thống Donal Trump, một tổng thống đang tại vị đầu tiên của Hoa kỳ tham dự "Cuộc tuần hành vì sự sống" tại thủ đô Washington DC, USA tổ chức ngày 22/01/2020. Một nước Mỹ được điều hành bởi lưỡng đảng Cộng hòa và Dân chủ với thể chế tam quyền. Khoảng 50 năm nay, hai đảng này phân cực về vấn đề phá thai, Cộng hòa phò sinh (pro-life), Dân chủ phò tử (pro-choice).
Ở Canada có 6 chính đảng, chỉ có Đảng Christian Heritage Party khẳng định Phò sinh, nhưng chưa có thành viên nào của đảng được bầu vào quốc hội, và đảng Conservative Party chủ trương chống phá thai với dự luật C-43, nhưng bị bại trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội năm 1991. Nói chung lãnh đạo đảng và đại đa số đảng viên Conservative chủ trương phò sinh, nhưng đang bị đảng tự do cầm quyền ủng hộ phá thai, mặc dù có khoảng 7 đảng viên của đảng tự do chống phá thai.
Nói chung, các nước ở Châu âu cũng bị tình trạng, các chính phủ ủng hộ phá thai thắng thế, và đã coi phá thai là hợp pháp với đối đa số các quốc gia Châu Âu trừ Vatican, Andorra, Malta and San Marino cấm hoàn toàn việc phá thai. Ba nước Liechtenstein, Monaco and Poland chấp nhận vài trường hợp như khi tính mạng hay sức khỏe của người mẹ bị nguy hiểm.
Nhìn chung thế giới hiện nay có khoảng 66 quốc gia cấm phá thai hoàn toàn chỉ trừ khi để cứu mạng người mẹ và 61 quốc gia cho phép phá thai vì bất cứ lý do gì. Khoảng 59 quốc gia cho phép phá thai vì sức khỏe và 13 quốc gia vì vấn đề kinh tế xã hội.
Các quốc gia cấm phá thai ngoại trừ việc cứu mạng người mẹ hiện nay vẫn còn đông nhất trên thế giới nhất. Các quốc gia cho phép phá thai với bất cứ vì lý do gì đứng thứ nhì, nhưng cộng thêm một số quốc gia cho phép phá thai vì sức khỏe người mẹ hay vì lý do kinh tế xã hội thì các quốc gia cho phép phá thai vẫn đông hơn.
Đại đa số các quốc gia, không nói đến các quốc gia cộng sản hay độc tài, cho phép phá thai vì bất cứ lý do gì lại là các quốc gia có nền kinh tế phát triển, trong nhóm G7 hay G20. Người dân trong các quốc gia phát triển có công ăn việc làm lương cao hay các cơ sở kinh doanh thương mại phát đạt, họ sung túc về tài chính nên tìm cách hưởng thụ theo ý thích. Và vấn đề phá thai được nhiều người trong giới giầu có với trung lưu ủng hộ, đặc biệt giới trẻ chủ trương cuộc sống ăn chơi phóng túng. Mặc dù khởi đầu Hoa Kỳ cho phép phá thai vì vụ án 1965 của một người phụ nữ bang Connecticut, nói rằng bị cưỡng hiếp mà mang thai, luật tiểu bang không cho phá mới mang vụ kiện lên tối cao pháp viện năm 1973 và tu chính hiến pháp cho phép phá thai là hợp pháp. Ở Canada cũng khởi đầu từ vụ án, một bác sĩ mở các cơ sở y tế tư phá thai ở các tỉnh bang. Ông đã bị tình bang Nova Scotia kết án, vụ việc đưa lên tối cao pháp viện 1988, dựa trên Hiến chương các quyền tự do, phán quyết rằng bất cứ luật nào vi phạm quyền này đều vô hiệu. Và luật cấm phá thai bị bỏ ngỏ, nghĩa là vấn đề phá thai không xác quyết là có tội hay không có tội.
Các nước ở châu âu, mỗi nước có một tình huống nào đó dẫn đến việc coi phá thai là hợp pháp. Nhưng tất cả đều đặt trên sự tự do của con người. Sự suy diễn về quyền tự do của con người đã dẫn đến việc con người vượt quyền của Tạo Hóa trên vấn đề phá thai. Một hiện tượng vô thần trong thế giới tự do ngày nay.
Con người thực sự có tự do hay không? Nếu có, quyền tự do của con người phải được hiểu như thế nào? Đâu là giới hạn của con người hay nói khác đi Tạo Hóa cho con người được tự do làm gì và không được làm gì?
Dominic Truong
P/S Nguồn tham khảo:
https://www.nbcnews.com/politics/donald-trump/trump-becomes-first-sitting-president-attend-march-life-rally-n1122246
http://www.kofc.org/en/columbia/detail/marches-for-life-go-global.html
https://www.catholicregister.org/item/31466-march-for-life-continues-online
http://www.kofc.org/en/columbia/detail/marches-for-life-go-global.html
http://www.asianews.it/news-en/Caritas-Vietnam-launches-programmes-in-favour-of-life, -against-abortion-28162.html
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9919633
https://books.google.ca/books?id=QQ92DwAAQBAJ&pg=PA19&lpg=PA19&dq=judie+brown+who+found+all&source=bl&ots=nsUhZb7mDO&sig=ACfU3U1cMoGLsgJfmyFPcxegazfPTGa8aQ&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwifjJ65-rHpAhWVXc0KHY25DxAQ6AEwBnoECAkQAQ#v=onepage&q=judie%20brown%20who%20found%20all&f=false
Quốc gia
https://reproductiverights.org/europes-abortion-laws-comparative-overview
https://reproductiverights.org/worldabortionlaws
https://www.theguardian.com/world/2019/may/17/us-more-anti-abortion-than-other-developed-countries-global-poll
https://www.ipsos.com/en/global-attitudes-abortion
https://www.sbs.com.au/news/which-countries-have-the-strictest-abortion-laws
https://reproductiverights.org/sites/crr.civicactions.net/files/documents/AbortionMap2014.PDF
Những Khó Khăn Của Cuộc Chiến Phò Sinh - Phần 5
Dominic Truong
20:35 22/05/2020
Những Khó Khăn Của Cuộc Chiến Phò Sinh - Phần 5
Con người thực sự có tự do hay không? Nếu có, quyền tự do của con người phải được hiểu như thế nào? Đâu là giới hạn của con người hay nói khác đi Tạo Hóa cho con người được tự do làm gì và không được làm gì?
Trong bài nước Mỹ được chúc phúc (God bless America), tôi đã đưa ra nhận định: " Con người khởi đầu sinh ra không có tự đo." Bạn không có tự do chọn sinh ra ở châu u hay châu Á, Sinh ra ở nước này hay nước nọ, sinh ra ở gia đình giầu hay nghèo và ngay cả bạn cũng không chọn cho mình tôn giáo lúc bạn được sinh ra, Cha mẹ tôn giáo nào bạn thường sẽ theo tôn giáo đó. Một số quốc gia chọn một tôn giáo làm quốc giáo, nếu ai sinh ra trong nước đó phải theo tôn giáo đó thôi.
Khi bạn đã sinh ra đời, theo hiến chương quốc tê về quyền và tự do đã khẳng định, mọi người được sinh ra đều có quyền bình đẳng và quyền được sống và đựa trên sự bình đẳng và quyền được sống, mọi người đều có những tự do căn bản:
Đó là tự do lương tri và tôn giáo - tự do tư tưởng - tự do niềm tin - tự do chính kiến và bày tỏ chính kiến bao gồm tự do báo chí và các phương tiện truyền thông khác - tự do hội họp và tự do lập hội trong tinh thần hòa bình ( không bạo động)
Trên các quyền tự do căn bản, bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế triển khai thêm như các điều cấm: cấm kỳ thị - cấm nô lệ - cấm bạo hành - Cấm giam giữ bất công... và khẳng định các quyền: quyền di chuyển và sinh sống bất kỳ nơi nào -quyền bình đẳng trước pháp luật - Nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ/ như quyền được xử công khai trước tòa - quyền vô tội trước khi có chứng phạm tội -quyền riêng tư - quyền tìm nơi an toàn để sống - quyền chọn là công dân của một quốc gia - quyền tự do kết hôn và lập gia đình - quyền sở hữu - quyền tự do tư tưởng - quyền tự do phát biều chính kiến - quyền hội họp - quyền dân chủ - quyền hưởng an sinh xã họi - quyền làm việc - quyền giải trí - quyền được hưởng chăm sóc và có nơi ăn chốn ở khi già hay còn vị thành niên - quyền được hưởng giáo dục - quyền bản quyền - quyền hưởng các quyền tự do trong quốc gia mình hay trên toàn thế giới - quyền trách nhiệm bào vệ các quyền và tự do của người khác và không ai có quyền tước nhân quyền của bạn.
Các quyền được nêu lên trong hiến chương nhân quyền quốc tê, nhưng các nước công sản, các nước độc tài hay các nước độc giáo, có nhiều quyền người dân các nước đó không được hưởng. Nhân quyền bị chà đạp trong các nước này. Ở các nước tự do dân chủ, các quyền này tương đối được áp dụng nhiều hơn, tuy nhiên cũng không có nước nào hoàn thiện cả. Và điều tê hại nhất là các xứ tư bản tự do chủ xướng cái gọi là nhân quyền mà tự con người không có quyền: Đó là phá thai.
Phá thai có thực sự là nhân quyền như ủy ban nhân quyền và các nước gọi đó là nhân quyền hoặc nữ quyền hay không? Để khẳng định điều này chúng ta phải nhìn từ nhiều hướng khác với hướng của chính quyền hay ủy ban nhân quyền mạo nhận là quyền con người.
Khởi đi từ lẽ tự nhiên trong Đất Trời. Bản thân mỗi người được sinh ra không có tự do lựa chọn mình được sinh ra hay không. Khi Cha mẹ sinh ra ta, không ai hỏi ý ta là có muốn sinh ra hay không? Mà đó là qui trình sinh sản mà Trời đã tạo dựng để các loài trên mặt đất này tiếp nối nhau hiện diện trên trái đất này, từ những vật mà con người cho là vô tri, vô giác như đất đá, mây nước. Nó vẫn có tuổi, đá già, đá non để định tuổi của nó, nghĩa là vẫn có một sự sống hay mầm sống riêng của nó mà con người chưa hiểu hết được. Đến cây cỏ, muông thú và con người thì ta thấy rõ sự sống và mâm sống hiện diện trong từng loài.
Cây cỏ, hoa lá hay thực vật có sự sống riêng của nó mà con người quan sát và hiểu biết được và sự truyền sinh của cây cỏ thường mang theo mầm sống trong các hạt trong trái hay trong bông của nó để rồi khi giao xuống đất hay môi trường sống khác, nó nảy mầm và phát triển thành những cây cỏ, hoa lá theo từng loại. Sau này khoa học phát triển và con người có thể can thiệp vào qui trình lai giống hay ghép giống cho các loại cây cỏ có cùng dòng họ. Nhưng cái mầm sống ban đầu của cây cỏ con người vẫn chưa tạo dựng được.
Muông thú hay chim cá và các động vật trên mặt đất này, một số loài chu kỳ truyền sinh có thể qua quá trình đẻ trứng, như cá và chim, gà, vịt, rắn...rồi từ trứng sinh ra động vật cùng loài, có những động vật truyền sinh bằng phối hợp giữa đực và cái, thụ tinh mầm sống trong bụng con cái và sinh ra con của cùng loài giống như con người.
Con người là động vật cao trọng nhất trong các loại vật mà Tạo Hóa đã tạo dựng nên, từ thân xác, trí tuệ, tình cảm và lương tri để làm chủ trái đất này. Và có thể làm chủ một phần vũ trụ của các thế hệ sau nếu khoa học phát triển cao hơn nữa trong tương lai.
Khi bàn về vần đề truyền sinh của con người, cũng là sự phối ngãu, giao phối giữa nam và nữ, một con người mới được sinh ra trên trai đất này giống như một số động vật khác, cả những loài đẻ trừng cũng phải có hợp giống giửa đực và cái, ngay cả hoa trái cũng có sự tương tác của đực và cái.
Khi bạn sinh ra bạn không có tự do để chọn bạn là nam hay nữ, tùy theo tinh trùng X hay Y như khoa học giải thích, sẽ quyết định bạn là trai hay là gái. Ngày này khoa học có thể giúp cho các bậc cha mẹ muốn sinh con gái hay trai theo ý muốn, nhưng đó không phải là sự tự do lựa chọn của người con được sinh ra. Bạn được sinh ra là trai hay gái, bạn đã được giao một trọng trách trong việc truyền sinh của con người. Người ta nhận thấy Trời có vẻ bất công với giống cái nơi động vật hay người nữ nơi loài người, những ngày tháng mang nặng, khi sanh lại chịu đau đớn. Nhưng Trời lại phú cho cái tình mẹ nơi động vật là sẵn sàng xả thân bảo vệ cho những đứa con thơ của mình và phú cho người nữ cái bản năng làm mẹ và cái tình cao quý nhất là tình mẫu tử. Chính thời gian thai nghén trong bụng mẹ đã tạo nên mối giây tình cảm mà người đời thường vinh danh như một nhạc sĩ đã nói thay bản Lòng Mẹ: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. tình mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào..." và rất nhiều nhạc, thơ, ngạn ngữ... ca tụng về Tình Mẹ
Nếu đem so sánh sự việc con người ngày nay tự cho mình quyền phá thai với những động vật có chu trình truyền sinh giống như người. Nơi động vật không có chuyện phá thai, chỉ có bị hư thai vì nhiễm khuẩn hay vì lý do khác, chứ không tự bản thân cùa con vật mẹ, nếu có thì cũng là có bàn tay con người dính vào. Còn con người chọn lựa phá thai, mà họ hiểu họ có quyền tự do để không bị mang thai là lựa chọn không giao phối - Tất nhiên cũng phải bàn tới những trường hợp bị cưởng bức trong một dịp khác- Như vậy, khi nói về phá thai, con người có còn cao trọng hơn con vật hay không bằng con vật?? ? Tình Mẹ ở đâu khi Mẹ muốn từ bỏ đứa con còn trong bụng mình, có biết thai nhi cần sự bảo vệ và che chở của Mẹ?
Những điều nêu trên là sự quan sát mà người nào cũng có thể nhìn thấy nếu muốn tìm hiểu.Với sự bùng nổ thông tin ngày nay, bạn có thể tìm hiểu sâu xa hơn nữa về những sự sống hay mầm sống xảy ra trong thiên nhiên qua nhiều phương tiện truyền thông.
Nếu nhìn từ khía tôn giáo, các tôn giáo nói gì về việc phá thai?
Dominic Truong
P/S Nguồn tham khảo:
https://www.merckvetmanual.com/reproductive-system/abortion-in-large-animals/overview-of-abortion-in-large-animals
https://www.google.com/search? client=firefox-b-d&q=the+love+of+mother+quotes
https://www.gifts.com/blog/mom-quotes
Con người thực sự có tự do hay không? Nếu có, quyền tự do của con người phải được hiểu như thế nào? Đâu là giới hạn của con người hay nói khác đi Tạo Hóa cho con người được tự do làm gì và không được làm gì?
Trong bài nước Mỹ được chúc phúc (God bless America), tôi đã đưa ra nhận định: " Con người khởi đầu sinh ra không có tự đo." Bạn không có tự do chọn sinh ra ở châu u hay châu Á, Sinh ra ở nước này hay nước nọ, sinh ra ở gia đình giầu hay nghèo và ngay cả bạn cũng không chọn cho mình tôn giáo lúc bạn được sinh ra, Cha mẹ tôn giáo nào bạn thường sẽ theo tôn giáo đó. Một số quốc gia chọn một tôn giáo làm quốc giáo, nếu ai sinh ra trong nước đó phải theo tôn giáo đó thôi.
Khi bạn đã sinh ra đời, theo hiến chương quốc tê về quyền và tự do đã khẳng định, mọi người được sinh ra đều có quyền bình đẳng và quyền được sống và đựa trên sự bình đẳng và quyền được sống, mọi người đều có những tự do căn bản:
Đó là tự do lương tri và tôn giáo - tự do tư tưởng - tự do niềm tin - tự do chính kiến và bày tỏ chính kiến bao gồm tự do báo chí và các phương tiện truyền thông khác - tự do hội họp và tự do lập hội trong tinh thần hòa bình ( không bạo động)
Trên các quyền tự do căn bản, bản tuyên ngôn nhân quyền quốc tế triển khai thêm như các điều cấm: cấm kỳ thị - cấm nô lệ - cấm bạo hành - Cấm giam giữ bất công... và khẳng định các quyền: quyền di chuyển và sinh sống bất kỳ nơi nào -quyền bình đẳng trước pháp luật - Nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ/ như quyền được xử công khai trước tòa - quyền vô tội trước khi có chứng phạm tội -quyền riêng tư - quyền tìm nơi an toàn để sống - quyền chọn là công dân của một quốc gia - quyền tự do kết hôn và lập gia đình - quyền sở hữu - quyền tự do tư tưởng - quyền tự do phát biều chính kiến - quyền hội họp - quyền dân chủ - quyền hưởng an sinh xã họi - quyền làm việc - quyền giải trí - quyền được hưởng chăm sóc và có nơi ăn chốn ở khi già hay còn vị thành niên - quyền được hưởng giáo dục - quyền bản quyền - quyền hưởng các quyền tự do trong quốc gia mình hay trên toàn thế giới - quyền trách nhiệm bào vệ các quyền và tự do của người khác và không ai có quyền tước nhân quyền của bạn.
Các quyền được nêu lên trong hiến chương nhân quyền quốc tê, nhưng các nước công sản, các nước độc tài hay các nước độc giáo, có nhiều quyền người dân các nước đó không được hưởng. Nhân quyền bị chà đạp trong các nước này. Ở các nước tự do dân chủ, các quyền này tương đối được áp dụng nhiều hơn, tuy nhiên cũng không có nước nào hoàn thiện cả. Và điều tê hại nhất là các xứ tư bản tự do chủ xướng cái gọi là nhân quyền mà tự con người không có quyền: Đó là phá thai.
Phá thai có thực sự là nhân quyền như ủy ban nhân quyền và các nước gọi đó là nhân quyền hoặc nữ quyền hay không? Để khẳng định điều này chúng ta phải nhìn từ nhiều hướng khác với hướng của chính quyền hay ủy ban nhân quyền mạo nhận là quyền con người.
Khởi đi từ lẽ tự nhiên trong Đất Trời. Bản thân mỗi người được sinh ra không có tự do lựa chọn mình được sinh ra hay không. Khi Cha mẹ sinh ra ta, không ai hỏi ý ta là có muốn sinh ra hay không? Mà đó là qui trình sinh sản mà Trời đã tạo dựng để các loài trên mặt đất này tiếp nối nhau hiện diện trên trái đất này, từ những vật mà con người cho là vô tri, vô giác như đất đá, mây nước. Nó vẫn có tuổi, đá già, đá non để định tuổi của nó, nghĩa là vẫn có một sự sống hay mầm sống riêng của nó mà con người chưa hiểu hết được. Đến cây cỏ, muông thú và con người thì ta thấy rõ sự sống và mâm sống hiện diện trong từng loài.
Cây cỏ, hoa lá hay thực vật có sự sống riêng của nó mà con người quan sát và hiểu biết được và sự truyền sinh của cây cỏ thường mang theo mầm sống trong các hạt trong trái hay trong bông của nó để rồi khi giao xuống đất hay môi trường sống khác, nó nảy mầm và phát triển thành những cây cỏ, hoa lá theo từng loại. Sau này khoa học phát triển và con người có thể can thiệp vào qui trình lai giống hay ghép giống cho các loại cây cỏ có cùng dòng họ. Nhưng cái mầm sống ban đầu của cây cỏ con người vẫn chưa tạo dựng được.
Muông thú hay chim cá và các động vật trên mặt đất này, một số loài chu kỳ truyền sinh có thể qua quá trình đẻ trứng, như cá và chim, gà, vịt, rắn...rồi từ trứng sinh ra động vật cùng loài, có những động vật truyền sinh bằng phối hợp giữa đực và cái, thụ tinh mầm sống trong bụng con cái và sinh ra con của cùng loài giống như con người.
Con người là động vật cao trọng nhất trong các loại vật mà Tạo Hóa đã tạo dựng nên, từ thân xác, trí tuệ, tình cảm và lương tri để làm chủ trái đất này. Và có thể làm chủ một phần vũ trụ của các thế hệ sau nếu khoa học phát triển cao hơn nữa trong tương lai.
Khi bàn về vần đề truyền sinh của con người, cũng là sự phối ngãu, giao phối giữa nam và nữ, một con người mới được sinh ra trên trai đất này giống như một số động vật khác, cả những loài đẻ trừng cũng phải có hợp giống giửa đực và cái, ngay cả hoa trái cũng có sự tương tác của đực và cái.
Khi bạn sinh ra bạn không có tự do để chọn bạn là nam hay nữ, tùy theo tinh trùng X hay Y như khoa học giải thích, sẽ quyết định bạn là trai hay là gái. Ngày này khoa học có thể giúp cho các bậc cha mẹ muốn sinh con gái hay trai theo ý muốn, nhưng đó không phải là sự tự do lựa chọn của người con được sinh ra. Bạn được sinh ra là trai hay gái, bạn đã được giao một trọng trách trong việc truyền sinh của con người. Người ta nhận thấy Trời có vẻ bất công với giống cái nơi động vật hay người nữ nơi loài người, những ngày tháng mang nặng, khi sanh lại chịu đau đớn. Nhưng Trời lại phú cho cái tình mẹ nơi động vật là sẵn sàng xả thân bảo vệ cho những đứa con thơ của mình và phú cho người nữ cái bản năng làm mẹ và cái tình cao quý nhất là tình mẫu tử. Chính thời gian thai nghén trong bụng mẹ đã tạo nên mối giây tình cảm mà người đời thường vinh danh như một nhạc sĩ đã nói thay bản Lòng Mẹ: "Lòng mẹ bao la như biển thái bình dạt dào. tình mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào..." và rất nhiều nhạc, thơ, ngạn ngữ... ca tụng về Tình Mẹ
Nếu đem so sánh sự việc con người ngày nay tự cho mình quyền phá thai với những động vật có chu trình truyền sinh giống như người. Nơi động vật không có chuyện phá thai, chỉ có bị hư thai vì nhiễm khuẩn hay vì lý do khác, chứ không tự bản thân cùa con vật mẹ, nếu có thì cũng là có bàn tay con người dính vào. Còn con người chọn lựa phá thai, mà họ hiểu họ có quyền tự do để không bị mang thai là lựa chọn không giao phối - Tất nhiên cũng phải bàn tới những trường hợp bị cưởng bức trong một dịp khác- Như vậy, khi nói về phá thai, con người có còn cao trọng hơn con vật hay không bằng con vật?? ? Tình Mẹ ở đâu khi Mẹ muốn từ bỏ đứa con còn trong bụng mình, có biết thai nhi cần sự bảo vệ và che chở của Mẹ?
Những điều nêu trên là sự quan sát mà người nào cũng có thể nhìn thấy nếu muốn tìm hiểu.Với sự bùng nổ thông tin ngày nay, bạn có thể tìm hiểu sâu xa hơn nữa về những sự sống hay mầm sống xảy ra trong thiên nhiên qua nhiều phương tiện truyền thông.
Nếu nhìn từ khía tôn giáo, các tôn giáo nói gì về việc phá thai?
Dominic Truong
P/S Nguồn tham khảo:
https://www.merckvetmanual.com/reproductive-system/abortion-in-large-animals/overview-of-abortion-in-large-animals
https://www.google.com/search? client=firefox-b-d&q=the+love+of+mother+quotes
https://www.gifts.com/blog/mom-quotes
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xóm Nhỏ Hiền Hòa/Small Town
Robert Helfman
21:50 22/05/2020
XÓM NHỎ HIỀN HÒA/SMALL TOWN
Ảnh của Robert Helfman
Đâu cần cao ốc chọc trời
Sống trong xóm nhỏ thảnh thơi dịu dàng
(bt)
Ảnh của Robert Helfman
Đâu cần cao ốc chọc trời
Sống trong xóm nhỏ thảnh thơi dịu dàng
(bt)
VietCatholic TV
Bi hùng: Linh mục Phi tiếp tục dâng lễ khi nước đã ngập tới bụng và nhà thờ chìm dần trong làn nước
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:12 22/05/2020
1. Linh mục Phi Luật Tân ngâm mình trong dòng nước để cử hành Thánh lễ cuối cùng trước khi di tản
Một đoạn video đang thu hút đông đảo người xem trên các mạng xã hội cho thấy cha Mon Garcia đang đứng dưới nước cao đến thắt lưng để dâng Thánh lễ cuối cùng trong ngôi thánh đường tại ngôi làng nhỏ Sitio thuộc thị trấn Pariahan ở Bulacan, Phi Luật Tân.
Từ năm 2003, vùng đất này đã bị lún sâu đến 4cm. Những người khá giả đã di tản khỏi vùng này. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 40 gia đình thực sự không có chỗ nào để đi nên cố thủ ở lại trong vùng bị ngập lụt.
Một trận bão lớn tuần qua ập tới, nhậm chìm cả một vùng buộc mọi người phải di tản.
Cha Mon Garcia đã ở lại với 40 gia đình này trong các năm qua, bất chấp các khuyến cáo nên di tản vì nguy cơ sốt rét rất cao trong vùng ngập lụt này.
Ngài đã dâng thánh lễ cuối cùng trong ngôi thánh đường thân thương trong lúc mực nước đã dâng lên đến thắt lưng khi ngài bắt đầu bài giảng.
Xung quanh bàn thờ, giáo dân ngồi trên những chiếc thuyền nan bồng bềnh sóng sánh bên trong nhà thờ. Một số người đồng cảm với cha xứ, họ cũng ngâm mình dưới nước thay vì ngồi trên thuyền để tham dự thánh lễ.
Trong bài giảng, Cha Garcia nói: “Cảm ơn anh chị em đã đến tham dự thánh lễ này. Tôi có ý định dâng thánh lễ này, ngay cả khi không có một người nào tham dự! Đây là thánh lễ cuối cùng chúng ta dâng trước khi chúng ta rời bỏ thị trấn này.”
Giáo xứ này có khoảng 100 gia đình lập nghiệp sinh sống, nhưng con số đã tụt giảm xuống chỉ còn 40 gia đình vào tháng 9 năm ngoái, vì đây là một hòn đảo nhỏ không có đất đai trồng trọt.
Làng Sitio Parahan được di dời đến một vùng đất mới trong khi chính quyền Phi dự định đắp các con đê ngăn nước và biến vùng đất này thành một sân bay mới tại Bulacan. Các nhà khoa học cho hay sự biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến mực nước tăng lên trong khu vực.
Cơn bão Ambo, Vongfong, ở Philippines tuần trước đã khiến tình hình tồi tệ hơn, gây ra lũ lụt và gió giật 96 cây số giờ gây xụp đổ nhà cửa. 13, 000 người đã bị buộc phải di tản vào ngày 15 tháng 5 và 48 làng xã bị mất điện.
Source:Churchpop
2. Lời cầu nguyện của một vị thánh, tuy đơn sơ nhưng mang lại hàng ngàn phép lạ.
Trên tờ Aleteia, nghĩa là Chân Lý Rạng Ngời, ký giả Philip Kosloski, cho biết theo nghiên cứu của ông, Thánh Piô thành Pietrelcina, thường được gọi là Thánh Piô Năm Dấu Thánh có một lời cầu nguyện mà ngài rất yêu thích và thường đọc khi có ai nhờ ngài cầu nguyện cho họ.
Mỗi ngày, Thánh Piô Năm Dấu Thánh được rất nhiều người yêu cầu, trực tiếp hay qua thư từ, xin ngài cầu nguyện cho một ý chỉ cụ thể và nhiều lần các ý chỉ này đã được Thiên Chúa đáp lại một cách nhiệm mầu.
Lời cầu nguyện của Thánh Piô Năm Dấu Thánh thực ra là một lời cầu nguyện được sáng tác bởi Thánh Margaret Mary Alacoque và thường được gọi là “Lời cầu nguyện hiệu quả cùng Thánh tâm Chúa Giêsu”. Thánh nhân là một vị thánh sống ở thế kỷ 17 và trong suốt cuộc đời, vị thánh này đã nhận được nhiều thị kiến về Chúa Giêsu.
Nhiều người tin rằng đây là một lời cầu nguyện mạnh mẽ vì nó khẩn cầu Thánh Tâm Chúa Giêsu thương xót chúng ta và trắc ẩn trước những lời cầu xin của chúng ta. Thánh Tâm Chúa thực sự tràn đầy tình yêu và lòng trắc ẩn và lời cầu nguyện này tin tưởng vào tình yêu đó, tin rằng Chúa từ nhân và giàu lòng thương xót sẽ rộng lượng ban cho chúng ta những lời chúng ta cầu xin nếu điều đó phù hợp với thánh ý Ngài.
Trên tất cả mọi thứ, lời cầu nguyện này cần phải được dâng lên Chúa với một đức tin chân thành, như Thánh Piô Năm Dấu Thánh đã từng làm khi cầu nguyện. Thiên Chúa không phải là một vị thần ban cho chúng ta bất cứ điều gì chúng ta mong muốn, nhưng thay vào đó Ngài đáp lại với tình yêu dành cho con cái đang cầu xin một điều gì đó, và biết chính xác những gì là cần thiết cho chúng ta.
Thông thường, Thánh Piô Năm Dấu Thánh sẽ lặp lại ba lần lời nguyện sau, mỗi lần đi kèm với một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh.
Lạy Chúa Giêsu của con, Chúa đã phán “Thầy bảo thật anh em, tất cả những gì anh em lấy lòng tin mà xin khi cầu nguyện, thì anh em sẽ được, cứ tìm thì sẽ thấy, cứ gõ cửa thì sẽ mở ra cho.” Này đây, con gõ, con tìm và cầu xin ân sủng cho ….
Sau khi nêu danh tính của người nhờ chúng ta cầu nguyện, thì đọc tiếp một kinh Lạy Cha, một kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh.
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.
Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Đức Chúa Trời ở cùng Bà, Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ, và Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội khi nay và trong giờ lâm tử. Amen.
Sáng danh Đức Chúa Cha, và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Như đã có trước vô cùng và bây giờ và hằng có và đời đời chẳng cùng. Amen.
Sau khi lặp lại ba lần như thế, thì nguyện như sau:
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, Đấng không ngừng thương xót những người đau khổ, xin thương xót chúng con là những kẻ tội lỗi khốn khổ và ban cho chúng con ân sủng mà chúng con cầu xin kêu van, nhờ Trái tim đau khổ và vô nhiễm của Đức Maria, Mẹ dịu dàng của Chúa và của chúng con.
Lạy Nữ Vương, Mẹ nhân lành, làm cho chúng con được sống, được vui, được cậy, thân lạy Mẹ! Chúng con, con cháu E-và ở chốn khách đầy kêu đến cùng Bà, chúng con ở nơi khóc lóc than thở kêu khẩn Bà thương.
Hỡi ôi! Bà là Chủ bầu chúng con, xin ghé mắt thương xem chúng con. Đến sau khỏi đày, xin cho chúng con được thấy Đức Chúa Giêsu con lòng Bà gồm phúc lạ. Ôi khoan thay, nhân thay, dịu thay, Thánh Maria trọn đời đồng trinh. Amen.
Lạy Thánh Giuse, dưỡng phụ của Chúa Giêsu, xin cầu cho chúng con.
Tưởng cũng nên nói thêm, Cha Thánh Piô không chỉ là một vị thánh được mang Năm Dấu Thánh Chúa, nhưng còn đặc biệt hơn là ngài còn có khả năng xuất hiện ở cả hai nơi cùng một lúc. Ngài có các đặc sủng khi giải tội và trong nhiều trường hợp khác nữa. Tuy nhiên, có một điều không mấy khi được nhắc đến, nhưng có tính chất thời sự đối với chúng ta trong giai đoạn này, là ngài đã từng sống qua đại dịch cúm Tây Ban Nha kinh hoàng, một đại dịch tàn khốc xảy ra vào đầu thế kỷ 20. Thật là an ủi trong thời đại hiện nay khi có những vị thánh đã sống qua thời kỳ dịch bệnh này để chúng ta chạy đến nhờ các ngài cầu thay nguyện giúp, đồng thời học hỏi từ những vị thánh ấy những câu nói truyền cảm hứng và những tấm gương về một cuộc sống đạo đức. Cha Thánh Piô là một trong những vị này này.
Cha Thánh Piô là một nhân vật đầy ấn tượng rồi, nhưng ngài có một mối quan hệ đặc biệt với thời điểm đại dịch này vì chính ngài đã nhiễm virus H1N1 là con virus đã gây ra đại dịch Cúm Tây Ban Nha, kéo dài từ tháng Giêng 1918 đến tháng 12, 1920, lây nhiễm 500 triệu người, tức là 1 phần 3 dân số thế giới vào thời đó, và giết chết ít nhất 17 triệu người, có các tài liệu còn cho rằng có đến 50 triệu trường hợp tử vong. Ngài đã nhiễm virus H1N1 sau khi có Năm Dấu Thánh Chúa trên người không bao lâu. Một vài vị thánh đã nhiễm virus H1N1 và đã chết vì con virus đó như hai thánh Francisco và Jacinta Marto, là hai trong ba trẻ đã được thấy Đức Mẹ hiện ra tại Fatima. Cha Piô bị nhiễm virus nhưng đã hồi phục và tiếp tục sống một cuộc đời linh mục đầy hoa trái và hương thơm thánh thiện sau giai đoạn đó của cuộc đời.
Xin Cha Thánh Piô cầu thay nguyện giúp cho chúng ta, và cho chúng ta nhận ra đang được sống khoảnh khắc hiện tại trong sự hiện diện yêu thương của Thiên Chúa. Xin cho chúng ta có thể nghe vang vọng những lời này của ngài - “Quá khứ của con, lạy Chúa, xin dâng lên lòng thương xót Chúa; hiện tại của con, xin phó dâng cho tình yêu Chúa; và tương lai con, xin tín thác nơi sự quan phòng của Người” - và hãy lấy những lời này làm những lời cầu nguyện của chúng ta, và phó thác cho sự bảo vệ của Cha chúng ta ở trên trời, cùng với sự cầu bầu của Mẹ Thiên Chúa.
Source:Aleteia
Ngoại trưởng Pompeo: Hoa Kỳ hối hận đã cho Tầu Cộng gia nhập WTO, bản chất tàn bạo không hề thay đổi
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:29 22/05/2020
1. Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc quá tàn ác khi thủ tiêu các mẫu virus và vẫn luôn tàn bạo như thế
Tính đến ngày thứ Sáu 22 tháng Năm, tử vong toàn thế giới đã lên đến 334, 057 người, trong số 5, 188, 656 trường hợp nhiễm coronavirus. Tình hình đang trở nên nghiêm trọng tại Ấn Độ với mức gia tăng hơn 6, 000 trường hợp nhiễm bệnh trong 24 giờ. Nếu tình hình không được cải thiện, chỉ trong một tuần nữa, con số trường hợp nhiễm bệnh tại Ấn sẽ chỉ thua Hoa Kỳ, Nga và Brazil.
Trong một diễn biến cho thấy căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng, hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lặp lại cáo buộc Trung Quốc quá tàn ác khi thủ tiêu các mẫu virus nhằm chặn đứng cơ may của thế giới tìm ra các phương thế ngăn ngừa và chữa chạy virus.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm thứ Tư đã cáo buộc Trung Quốc phá hủy các mẫu COVID-19 còn sống thay vì chia sẻ chúng và nói rằng Mỹ đứng về phía hơn 120 quốc gia, kêu gọi mở cuộc điều tra về nguồn gốc của virus.
Đáp lại lời kêu gọi mở cuộc điều tra này, Tập Cận Bình nói rằng Trung Quốc chấp nhận cho quốc tế mở cuộc điều tra nhưng với điều kiện là một cuộc điều tra như thế chỉ có thể khởi sự sau khi dịch bệnh kết thúc. Động thái này được nhiều người cho là chiêu thức câu giờ của Trung Quốc để có thời gian thủ tiêu hết các chứng cớ. Một cuộc điều tra vào thời điểm đó chắc chắn chẳng mang lại kết quả gì.
Úc là nước đầu tiên khởi xướng ra lời kêu gọi mở cuộc điều tra. Trung Quốc đã trả thù bằng cách cấm nhập khẩu thịt bò Úc và đánh thuế 80% lúa mạch từ Úc.
Ông Pompeo nói rằng Trung Quốc hành động quá ngang ngược khi đưa ra các trừng phạt Úc chỉ vì hành động chân thành và chính đáng của Úc là yêu cầu một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus.
“Điều đó quả là không đúng. Chúng tôi ủng hộ Úc và hơn 120 quốc gia ủng hộ những lời kêu gọi của Hoa Kỳ mở một cuộc điều tra về nguồn gốc của virus. Nếu chúng ta hiểu rõ những gì đã xảy ra, chúng ta có thể cứu nhiều mạng sống hiện nay và trong tương lai, ” ông Pompeo nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
“Phản ứng của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước sự bùng nổ COVID-19 ở Vũ Hán đã đẩy mạnh sự hiểu biết thực tế hơn của chúng ta về cộng sản Trung Quốc. Cái đảng này đã quyết định tiêu diệt các mẫu virus sống thay vì chia sẻ chúng với chúng ta hoặc yêu cầu chúng ta giúp trong việc ngăn chặn sự lây lan, ” ông nói.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng:
“Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã cướp đi nhiều tài nguyên của các quốc gia ở biển Đông và vùng biển quốc tế, đã đánh chìm một tàu đánh cá của Việt Nam, đe dọa các tầu thăm dò năng lượng của Mã Lai Á, và đơn phương tuyên bố một lệnh cấm đánh bắt cá. Hoa Kỳ lên án những hành vi trái pháp luật này.”
Ông nói rằng Trung Quốc cũng đã áp lực Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom để loại trừ Đài Loan khỏi hội nghị tuần này tại Geneva.
“Tôi hiểu rằng Tiến sĩ Tedros có một quan hệ gần gũi rất khác thường với Bắc Kinh, đã được nhen nhóm từ lâu trước khi đại dịch hiện nay bắt đầu, và đó thực sự gây quan ngại sâu sắc cho chúng tôi.”
Ông Pompeo cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố trong tuần này rằng Trung Quốc đang hoạt động với sự cởi mở, minh bạch và trách nhiệm. Bình luận về tuyên bố này, ông Pompeo nói:
“Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn chứng tỏ sự cởi mở thực sự, minh bạch thực sự thì nó có thể dễ dàng tổ chức họp báo như chính cuộc họp báo này và cho phép các phóng viên hỏi bất cứ điều gì mà họ muốn biết”
Ông Pompeo lưu ý rằng Trung Quốc đã bị cai trị bởi một chế độ độc tài tàn bạo, một chế độ cộng sản từ năm 1949. Trong nhiều thập kỷ, Hoa Kỳ nghĩ rằng chế độ này sẽ trở nên giống như Mỹ thông qua thương mại, trao đổi khoa học, tiếp cận ngoại giao, cho phép họ vào WTO như một quốc gia đang phát triển.
“Điều đó đã không xảy ra, ” ông nói.
“Chúng tôi bất mãn với mức độ mà Bắc Kinh tỏ ra thù địch về mặt ý thức hệ và chính trị với các quốc gia tự do. Cả thế giới đang thức tỉnh với thực tế đó. Cuộc thăm dò của Pew trong tuần qua báo cáo rằng 66% người Mỹ ghét cay ghét đắng Trung Quốc. Đó là một kết quả trực tiếp từ sự lựa chọn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, dưới ảnh hưởng của bản chất chế độ, và bản chất của chế độ đó không phải là điều gì mới. Nào giờ nó vẫn tàn bạo như thế, ” ông Pompeo nói.
Source:Sydney Morning Herald
2. Thái độ của chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đối với Trung Quốc gây phẫn nộ trong thế giới Hồi Giáo
Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, cho biết trong một hành động ngang nhiên vi phạm tự do tín ngưỡng và nhân quyền, Trung Quốc đang cố gắng dẫn độ một người đàn ông Duy Ngô Nhĩ đã trốn khỏi nước này và đang tị nạn tại Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2014. Việc tiết lộ này cho thấy cuộc đàn áp mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các tôn giáo và các dân tộc thiểu số, đã vượt ra ngoài cả biên giới Trung Quốc.
Người đàn ông, tên là Enver Turdi, rời vùng Tân Cương của Trung Quốc vào năm 2014 bằng visa du lịch. Anh ta rời Trung Quốc sau khi một người đàn ông mà anh ta làm việc chung trong việc chuyển thông tin đến Đài Á Châu Tự Do bị giam giữ.
Năm sau đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cấp cho Turdi một hộ chiếu mới, nghĩa là ông không thể gia hạn giấy phép cư trú để ở lại hợp pháp tại nước này.
Theo hồ sơ 92 trang, do Axios công bố hôm thứ Tư, Trung Quốc đã yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ dẫn độ Turdi về Trung Quốc vào tháng 5 năm 2016. Hồ sơ này bao gồm cả các tài liệu khác từ năm 2017, cho thấy Bộ Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý trục xuất Turdi khỏi nước này.
Năm 2017, Turdi bị đưa vào một nhà giam chờ trục xuất trong một năm, vì anh ta không có giấy phép cư trú. Trường hợp của ông vẫn chưa được quyết định bởi hệ thống tòa án Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Axios, luật sư của Turdi đã lấy được các tài liệu và họ tin rằng chúng là xác thực. Các tài liệu này được viết bằng cả tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Trung Quốc cho thấy áp lực của bọn cầm quyền Bắc Kinh lên chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Vụ này đang gây xôn xao trong thế giới Hồi Giáo vì chính quyền Hồi Giáo Thổ Nhĩ Kỳ lại đi hợp tác với bọn cầm quyền Bắc Kinh trong việc đàn áp người Hồi Giáo.
Tháng 10 năm 2018, bọn cầm quyền Bắc Kinh thừa nhận các trại cải tạo dành cho dân Duy Ngô Nhĩ đã được thiết lập để ngăn chặn sự lây lan của chủ nghĩa khủng bố trong cộng đồng các dân tộc thiểu số và các tôn giáo trong nước. Phần lớn dân số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và sống ở tỉnh Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc.
Các trại được ước tính chứa hàng triệu tù nhân. Tổng số tù nhân có thể lên đến 3 triệu người, cộng thêm khoảng nửa triệu trẻ em trong trường nội trú đặc biệt được thiết lập cho mục đích “cải tạo” này.
Source:Catholic News Agency
3. Tuyên bố của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đối với thái độ kỳ thị tôn giáo của thống đốc California
Những nỗ lực của thống đốc Gavin Newsom nhằm dỡ bỏ một số hạn chế liên quan đến coronavirus không được thể hiện một thái độ kỳ thị tôn giáo. Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết như trên trong một lá thư đề ngày 19 tháng Năm.
“Đơn giản mà nói, không có ngoại lệ nào liên quan đến đại dịch được ghi trong Hiến pháp và Luật Nhân Quyền của Mỹ, ” Eric S. Dreiband, người đứng đầu Phân bộ Dân Quyền của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, cho biết trong một lá thư đề ngày 19 tháng 5 gởi đến thống đốc Newsom. Lá thư cũng có chữ ký của 4 thẩm phán tại California.
“Tôn giáo và việc thờ phượng tiếp tục là trung tâm trong cuộc sống của hàng triệu người Mỹ. Điều này đúng hơn bao giờ hết. Cộng đồng tôn giáo đã làm hết sức để bảo vệ cộng đồng của mình khỏi bị lây lan căn bệnh này bằng cách thực hiện các cử hành trực tuyến, trong bãi đậu xe, hoặc ngoài trời, và trong nhà với đa số ghế trống không, và trong rất nhiều cách sáng tạo khác tuân thủ đúng khoảng cách xã hội và các hướng dẫn vệ sinh.”
Các quy tắc của California cho phép các nhà hàng và các doanh nghiệp khác mở cửa trở lại theo các hướng dẫn về khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, các nhà thờ vẫn bị giới hạn trong các các cử hành phụng vụ trực tuyến và những nỗ lực tương tự.
Bức thư gửi cho thống đốc Newsom phản đối rằng đây là một thứ tiêu chuẩn kép.
“California đã không chứng minh được tại sao cho phép các hoạt động thương mại và giải trí không phải là thiết yếu có thể được mở lại, trong trường hợp làm việc từ xa là không thực tế. Trog khi đó lại cấm đoán các cuộc tụ họp với khoảng cách xã hội vì mục đích thờ phượng tôn giáo, bất kể việc thờ phượng từ xa là thực tế hay không.”
Thư của Dreiband cho biết đây là một “gánh nặng bất công” áp đặt lên các nhóm tôn giáo và là cách hành xử không công bằng, vi phạm quyền công dân lẽ ra phải được bảo vệ của họ. Bức thư không đe dọa hành động pháp lý ngay lập tức, nhưng nhấn mạnh rằng“việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của California khi đối mặt với một đại dịch chưa từng có trong cuộc đời của chúng ta là quan trọng. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phải cân bằng những lợi ích đối kháng và đánh giá một cách khách quan các thông tin luôn thay đổi về coronavirus.”
Source:America Magazine
Lễ Tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc diệt chủng Khmer Đỏ
Giáo Hội Năm Châu
16:06 22/05/2020
Thứ tư 20 tháng 5 năm 2020 Giáo hội Cambodia đã làm lễ Tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc diệt chủng Khmer Đỏ và cầu nguyện cho hòa bình, hòa giải nhân quyền tại đất nước Cambodia.
Đức cha Olivier Schmitthaeusler, MEP, Giám quản Tông Tòa Phnom Penh, đã biến ngày 20 tháng 5, một ngày đất nước Campuchia tổ chức để tưởng nhớ những vụ thảm sát của Khmer Đỏ và sự tàn bạo của chế độ Pol Pot, thành một ngày cầu nguyện và hòa giải. Đức cha kêu gọi: “Ngày 20/5 hôm nay, chúng ta nhớ tới các nạn nhân và những đau khổ xảy ra trong chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Chúng ta cũng hãy nhớ đến các vị tử đạo của chúng ta. Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình, cho sự đối thoại và hòa giải ở Campuchia và trên thế giới”. Đó là thông điệp được gửi đến cho mọi người dân Campuchia, thay cho “Ngày báo thù” thì trở thành ngày tái thiết, hòa giải thay vì khơi dậy mối hiềm thù như kêu gọi các sinh viên mặc đồ đen và diễn lại cảnh diệt chủng “Cánh đồng chết chóc” vang tiếng một thời...
Giáo hội muốn nhắc nhớ và kỷ niệm lại “Ngày tưởng nhớ các vị tử đạo và hòa giải”, thay vì khơi dậy những cảm xúc thù hận. Đức Giám Mục giải thích với Thông tấn xã Fides: “Năm nay chúng tôi kỷ niệm 45 năm ngày Đức Giám Mục đầu tiên người Campuchia được truyền chức, Đức Cha Joseph Chhmar Salas, được bí mật tấn phong bởi Đức Cha Yves Ramousse, vào ngày 14 tháng 4 năm 1975, trong lúc nhà thờ Chính tòa Đức Bà Ở Phnom Penh đang bị dội bom.
Vào ngày 17 tháng 4 năm 1975, Khmer Đỏ đã tấn công vào Phnom Penh và toàn bộ dân chúng đã tháo chạy hoặc bị sơ tán. Đức cha Chhmar Salas được di tản về phía đông bắc của Cambodia, đến Tangkauk, nơi Ngài tạm trú và qua đời vào năm 1977. Ngài được ghi vào danh sách 14 anh hùng tử đạo và được tôn vinh lên hàng chân phước ngày 15 tháng 5 năm 2015.
Đức Giám quản Tông Tòa cho biết thêm: “Năm nay chúng tôi cũng kỷ niệm ba mươi năm ngày Giáo hội tại Campuchia được phục sinh: đó là ngày 14 tháng 4 năm 1990 khi Đức Cha Emile Destombes dâng lễ Phục sinh tại một rạp hát ở Phnom Penh. Đó là một ngày lịch sử đang ghi nhớ, một hình ảnh “đêm đen trùm phủ và ánh sáng Phục sinh Chúa đã bừng lên” sưởi ấm và thắp sáng cả tòa nhà u tối đó”. “Hôm nay - Đức cha Schmitthaeusler cho hay - Người Công Giáo còn sống sót, tuyên xưng đức tin: Chúa Giêsu Kitô đang sống! Đây là những gì mà chúng tôi dâng lời cảm tạ và ghi nhớ những hồng ân của 30 năm qua. Chúng tôi muốn ghi nhớ lại những tâm tình của Đức cha Salas và Đức cha Ramousse, được ghi lại vào ngày 17 tháng 4 năm 1975 trước khi đất nước Campuchia đi vào những trang sử tăm tối nhất của lịch sử. Trong tinh thần này, chúng ta lưu giữ những kỷ niệm của các tiền nhân tử đạo Campuchia chúng ta, hầu cầu xin cho Tin mừng hòa bình và hòa giải được lan rộng trên quê hương này”.
Dưới chế độ Khmer Đỏ, từ năm 1975 đến 1979, khoảng hai triệu người Campuchia đã chết vì bị hành quyết, bị bỏ đói hoặc chết rũ bệnh... Theo Tài liệu của Trung tâm Campuchia thì các trại giết người được xây dựng rải rác khắp đất nước, với hơn 20. 000 ngôi mộ tập thể chôn vùi hơn 1, 38 triệu thi thể! Trại lớn nhất trong số các trại giết người này là trại Choeung Ek, nằm ở ngoại ô Phnom Penh và ngày nay được biến thành là một khu tưởng nhớ tất cả những người đã chết và sống sótqua cơn diệt chủng; và để nhắc nhở các thế hệ tương lai về nỗi đau khôn xiết đó. So với tỷ lệ dân số Cambodia, thì hiện tượng và sự diệt chủng này được coi là một trường hợp chưa từng xả ra trong lịch sử nhân loại.
Giáo hội bị bách hại từ năm 1975-1990
Giáo Hội Công Giáo Campuchia đã đi qua một hành trình rất dài. Dưới chế độ độc tài Pol Pot, từ năm 1975-1979, tất cả các phong tục văn hóa tôn giáo và truyền thống đã bị đàn áp, bao gồm cả các sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo và Kitô giáo. Gần như tất cả các nhà thờ đã bị phá hủy trong thời gian này, và một số lớn các linh mục và tu sĩ đã qua đời. Cộng đồng Công Giáo là một trong những cộng đồng bị ảnh hưởng nặng nề nhất: 50% thành viên của Giáo hội đã qua đời.
Năm 1979, một cuộc nội chiến tiếp theo sau cuộc chiến giữa Campuchia (được gọi là Dân chủ Campuchia vào thời điểm đó) và Việt Nam, kéo dài đến cuối những năm 1990. Từ năm 1979 đến 1989, dưới chế độ Heng Samrim được Việt Nam ủng hộ, tất cả các hình thức thực hành tôn giáo vẫn bị cấm trong thời kỳ này.
Lễ vọng Phục Sinh năm 1990: đánh dấu sự tái sinh của Giáo Hội
Ngày 07/04/1990, Ủy ban trung ương của đảng cách mạng Campuchia chính thức công nhận sự hiện diện của các Kitô hữu tại quốc gia này. Bảy ngày sau đó, các hoạt động tôn giáo đã được cử hành công khai. Thánh lễ được cử hành lại lần đầu tiên ở đất nước này sau hơn 15 năm, từ năm 1975. Đó là lễ Vọng Phục sinh năm 1990, đánh dấu sự tái sinh của Giáo hội tại Campuchia. Vào thời điểm đó, tại nước này chỉ có 3.000 người Công Giáo.
Tin Mừng được truyền giảng trong làng nhờ một tín hữu duy nhất – một phụ nữ Công Giáo lớn tuổi
Một trong số họ là một phụ nữ lớn tuổi, là người Công Giáo duy nhất ở làng Prek-Toal trong 15 năm. Ngôi làng được tạo thành từ những ngôi nhà được xây dựng trên những chiếc bè tre neo đậu ở cửa sông chảy từ Battambang đến hồ Tonlé Sap. Không có linh mục, không có cộng đồng Kitô giáo hỗ trợ bà. Tuy nhiên, vào lễ Giáng sinh, bà đã tập hợp những người hàng xóm của mình lại với nhau để cùng bà mừng Chúa Giêsu giáng sinh. Kể từ đó, một nhà thờ nổi di động đã được xây dựng. 50 người được rửa tội sống trong làng và mỗi năm, ngày càng nhiều trẻ em và người lớn đang chuẩn bị lãnh nhận bí tích rửa tội và rước lễ.
Truyền giáo bằng nghệ thuật
Trong 30 năm, Giáo Hội Công Giáo, với hơn 20.000 thành viên trong quốc gia có đa số dân theo Phật giáo, đã hoạt động để thăng tiến đức tin, trung thành với giáo lý của Giáo hội, đồng thời làm cho các dụ ngôn của Chúa Kitô trở nên dễ hiểu đối với người dân làng địa phương. Điều này đã được Đức cha Schmitthaeusler, Đại diện tông tòa ở thủ đô Nông Pênh của Campuchia, xác nhận. Đức cha nói: “Khi tôi đến đây, đó là dịp Giáng sinh, và tôi nghĩ rằng sẽ rất tốt nếu bắt đầu câu chuyện Giáng sinh. Mọi người rất ấn tượng bởi kỹ năng diễn xuất của chúng tôi. Sau đó tôi nhận ra rằng đây là thời điểm thích hợp cho các tác phẩm sân khấu lớn và bắt đầu với những gì tôi sẽ gọi là truyền giáo thông qua nghệ thuật.” Đức cha tin rằng phương pháp này sẽ phù hợp nhất. Nghệ thuật chảy trong máu của người Campuchia. Đối với tất cả người dân ở đây, cả trẻ em và người lớn, việc múa hát hoàn toàn là điều tự nhiên. Đức cha giải thích làm thế nào để có thể sử dụng di sản văn hóa nghệ thuật phong phú của Campuchia cho mục đích loan báo Tin Mừng.
Tôn trọng lẫn nhau
Đức cha Đại diện Tông tòa Nông Pênh tiếp tục nêu lên tầm quan trọng của việc duy trì sự tôn trọng lẫn nhau giữa các hệ phái khác nhau. Kinh Thánh đã được dịch sang tiếng Khmer, cũng có lợi cho việc loan báo Tin Mừng. Đức cha giải thích: “Người dân đến đây và thấy rằng chúng tôi tôn trọng văn hóa của họ. Nhiều người trong số họ là Phật tử. Tuy nhiên, dần dần, từng chút một, họ đang đến để hiểu ý nghĩa của Phúc Âm.” Đức cha nói thêm, “chúng tôi đang dần cảm nhận được nghệ thuật, truyền giáo và tôn trọng văn hóa có thể phối hợp với nhau như thế nào để giúp chúng tôi hiểu nhau.”
Những vết sẹo khó phai mờ
Bất chấp tất cả, những vết sẹo để lại sau nhiều năm khiếp sợ và kinh hoàng vẫn còn thấy rõ trong cộng đồng Công Giáo Campuchia. Nhiều nhà thờ bị phá hủy, một số khác bị mạo phạm. Cha Totet Banaynaz đã nói về một nhà thờ được xây dựng vào năm 1881 bởi các nhà truyền giáo người Pháp. Dù nhà thờ có thể chưa bị phá hủy; tuy nhiên, dưới chế độ Pol Pot, nó đã bị biến thành một nơi hoàn toàn ô uế, không còn gợi lên một chút tôn trọng nào, và được sử dụng làm chuồng bò và sau đó là một nhà máy xay lúa. Hoàn toàn không còn gì thánh thiêng ở trong nhà thờ này nữa.”
Không ai nghèo đến mức không thể cho đi và không ai giàu đến mức không thể đón nhận
Ngày nay, sẽ không thể trùng tu nhà thờ nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài. Do đó, cha Banaynaz mời gọi tất cả những người muốn tham gia hoạt động với tư cách là những người truyền giáo tham gia vào dự án. Cha nói thêm, “chúng tôi có điều gì đó mà chúng tôi có thể cung cấp cho họ: gương mẫu về cuộc sống của chúng tôi, sự đơn giản và đau khổ của chúng tôi. Tôi luôn nói với các tín hữu ở đây: không ai nghèo đến mức không thể cho đi. Và không ai giàu đến mức không thể đón nhận”.
Sau khi Kitô giáo được chính thức công nhận tại Campuchia vào năm 1990, quyền tự do tôn giáo đã được thông qua trong hiến pháp mới, được phê chuẩn vào năm 1993. Về mặt ngoại giao, Campuchia và Tòa thánh đã chính thức công nhận nhau vào ngày 25/03/1994. Trong quá trình phát triển này, các nhà truyền giáo nước ngoài một lần nữa được phép đến Campuchia. Một linh mục người Campuchia đã được chịu chức vào tháng 07/1995, lần đầu tiên sau 22 năm. Trong toàn bộ thời gian này, tổ chức Trợ giúp các Giáo hội đau khổ đã liên tục viện trợ cho việc mục vụ để hỗ trợ sự tái sinh của Giáo Hội Công Giáo ở Campuchia.