Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 23/05: Lời Cầu Nguyện của Chúa Giêsu – Lm. Phêrô Đoàn Hoàng Khôi Anh, SDD
Giáo Hội Năm Châu
02:48 22/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, Đức Giê-su ngước mắt lên trời và cầu nguyện rằng: “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha đã sai đến, là Giê-su Ki-tô.
“Phần con, con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm. Vậy, lạy Cha, giờ đây, xin Cha tôn vinh con bên Cha: xin ban cho con vinh quang mà con vẫn được hưởng bên Cha trước khi có thế gian. Những kẻ Cha đã chọn từ giữa thế gian mà ban cho con, con đã cho họ biết danh Cha. Họ thuộc về Cha, Cha đã ban họ cho con, và họ đã tuân giữ lời Cha. Giờ đây, họ biết rằng tất cả những gì Cha ban cho con đều do bởi Cha, vì con đã ban cho họ lời mà Cha đã ban cho con; họ đã nhận những lời ấy, họ biết thật rằng con đã từ Cha mà đến, và họ đã tin là Cha đã sai con.
“Con cầu nguyện cho họ. Con không cầu nguyện cho thế gian, nhưng cho những kẻ Cha đã ban cho con, bởi vì họ thuộc về Cha. Tất cả những gì con có đều là của Cha, tất cả những gì Cha có đều là của con; và con được tôn vinh nơi họ. Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ, họ ở trong thế gian; phần con, con đến cùng Cha.”
Đó là lời Chúa
Chúa Thánh Thần là ai
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
03:50 22/05/2023
LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
THÁNH THẦN LÀ AI?
Hôm nay là một ngày đặc biệt. Phụng vụ Lời Chúa nói nhiều đến Chúa Thánh Thần. Có lẽ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Thánh Thần là Đấng thường bị quên lãng, ít được biết đến. Nói về Chúa Thánh Thần là một điều khó khăn hơn so với hai Ngôi Cha và Ngôi Con. Bởi lẽ, Người là Đấng thiêng liêng sáng láng vô cùng, một khuôn mặt bí nhiệm và ẩn giấu nhất trong Thiên Chúa. Để giúp chúng ta hiểu điều gì đó về Người, tôi mời gọi cộng đoàn suy niệm về Chúa Thánh Thần là ai và Người có vai trò gì qua tước hiệu Đấng Bảo Trợ.
1. Đấng Bảo Trợ là ai?
Như chúng ta biết, mạc khải về Chúa Thánh Thần là một mạc khải tiệm tiến.
Trong Cựu Ước, Thánh Thần được đề cập đến rất nhiều lần qua các hình ảnh như hơi thở, gió, nước, lửa…, nhưng chưa được quan niệm như một vị Thiên Chúa, chỉ là một hành động, một sức mạnh, là nguyên lý, hay sự sống đến từ Thiên Chúa. Bởi vì, Cựu Ước chỉ tin vào một Thiên Chúa duy nhất, niềm tin độc thần. Phải đợi đến mạc khải Tân Ước, chúng ta mới biết rõ hơn về Người.
Chúa Giêsu đến mạc khải cho chúng ta một sự mới mẻ về mầu nhiệm Thiên Chúa, theo đó, Thiên Chúa không phải là một vị Thiên Chúa đơn độc, nhưng là một Thiên Chúa có Ba Ngôi, một cộng đoàn: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hiệp nhất và yêu thương.
Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta về ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần qua danh hiệu Đấng Bảo Trợ (Paracletus):
“Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha” (Ga 15,26).
Ở đây, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết: Chúa Thánh Thần không phải là một hành động, nhưng là một chủ thể, không phải là một cái gì, nhưng là một ngôi vị, không phải là một thụ tạo, như một số lạc giáo chủ trương, nhưng là Tạo Hóa. Người phát xuất từ Chúa Cha, nên Người ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con. Người là Thiên Chúa Ngôi Ba. Vì thế, chúng ta phải phụng thờ và tôn vinh Người như là Thiên Chúa cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Đó là niềm tin mà Giáo Hội tuyên xưng qua hàng thế kỷ, được Công Đồng Constantinople I (431) định tín:
“Chúng tôi tin Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống.”
2. Vậy Người có vai trò gì đối với mỗi người chúng ta?
Được sai đến với tư cách là Đấng Bảo Trợ khác, Thánh Thần đóng vai trò thay thế cho Chúa Kitô, để hướng dẫn, bảo vệ và đồng hành với các môn đệ và mỗi người chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho chúng ta biết những việc cụ thể Người làm:
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16,12-13).
Quả thật, Chúa Thánh Thần đến không thực hiện một chương trình cứu độ khác, nhưng Người tiếp tục và hoàn tất công trình cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện. Thánh Thần nhắc lại cho họ những gì Chúa Kitô dạy, soi sáng cho họ hiểu lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Người hướng dẫn họ đến với Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu biết tất cả những điều này. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không ai có thể nói rằng “Đức Giêsu là Chúa” (1 Cr 12,3).
Bằng chứng rõ ràng về vai trò của Chúa Thánh Thần qua biến cố Hiện Xuống: Trước đó, mặc dầu các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giêsu, diện đối diện với Người, nhưng họ chưa có thể nhận biết Người là ai, vì họ chưa đón nhận sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Sau khi Chúa chết, các môn đệ đều thất vọng, hoang mang và sợ sệt, luôn nhốt mình ở trong phòng kín, nhưng khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, họ can đảm ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh, nói được tiếng lạ, chữa lành các bệnh tật và trừ quỷ.
Vì thế, các giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần là “sự thông hiểu các mầu nhiệm Thiên Chúa.” Thánh Basiliô Cả có một tóm tắt rất ý nghĩa:
“Con đường để hiểu biết Thiên Chúa đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành, sự thánh thiện và sự cao trọng Thiên Chúa đến từ Chúa Cha, qua Con Một yêu dấu tới Chúa Thánh Thần.”
3. Để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn
Chúa Thánh Thần là quà tặng của Đấng Phục Sinh ban cho Giáo Hội và cho mỗi người chúng ta, như là Đấng Bảo Trợ. Người không phải là Thiên Chúa ở trên, nhưng là Thiên Chúa ở trong chúng ta. Người ngự trong lòng mỗi người chúng ta vì chúng ta là đền thờ của Người. Người hiện diện và đồng hành với mỗi người chúng ta để ban sức sống, soi sáng và hướng dẫn chúng ta tới chân lý toàn vẹn là Chúa Kitô. Để được Người hướng dẫn, tôi mời gọi chúng ta thực hành ba việc sau đây:
1) Mỗi ngày chúng ta hãy nhớ đến Người, ý thức về sự hiện diện và hoạt động của Người, nhất là hãy nhạy bén với hoạt động của Chúa Thánh Thần, và để cho Người hướng dẫn chúng ta qua ước muốn, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.
2) Trước khi làm gì, chúng ta hãy cầu nguyện xin Người hướng dẫn và soi sáng cho chúng ta.
3) Mỗi sáng thức dậy, chúng ta hãy nhớ ngay đến Chúa Thánh Thần và thầm nguyện với Người, xin Người là Đấng Bảo Trợ của con trong ngày mới. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Cv 2,1-11; 1 Cr 12,3b-7.12-13; Ga 20,19-23
THÁNH THẦN LÀ AI?
Hôm nay là một ngày đặc biệt. Phụng vụ Lời Chúa nói nhiều đến Chúa Thánh Thần. Có lẽ trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Thánh Thần là Đấng thường bị quên lãng, ít được biết đến. Nói về Chúa Thánh Thần là một điều khó khăn hơn so với hai Ngôi Cha và Ngôi Con. Bởi lẽ, Người là Đấng thiêng liêng sáng láng vô cùng, một khuôn mặt bí nhiệm và ẩn giấu nhất trong Thiên Chúa. Để giúp chúng ta hiểu điều gì đó về Người, tôi mời gọi cộng đoàn suy niệm về Chúa Thánh Thần là ai và Người có vai trò gì qua tước hiệu Đấng Bảo Trợ.
1. Đấng Bảo Trợ là ai?
Như chúng ta biết, mạc khải về Chúa Thánh Thần là một mạc khải tiệm tiến.
Trong Cựu Ước, Thánh Thần được đề cập đến rất nhiều lần qua các hình ảnh như hơi thở, gió, nước, lửa…, nhưng chưa được quan niệm như một vị Thiên Chúa, chỉ là một hành động, một sức mạnh, là nguyên lý, hay sự sống đến từ Thiên Chúa. Bởi vì, Cựu Ước chỉ tin vào một Thiên Chúa duy nhất, niềm tin độc thần. Phải đợi đến mạc khải Tân Ước, chúng ta mới biết rõ hơn về Người.
Chúa Giêsu đến mạc khải cho chúng ta một sự mới mẻ về mầu nhiệm Thiên Chúa, theo đó, Thiên Chúa không phải là một vị Thiên Chúa đơn độc, nhưng là một Thiên Chúa có Ba Ngôi, một cộng đoàn: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hiệp nhất và yêu thương.
Trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta về ngôi vị tính và thần tính của Chúa Thánh Thần qua danh hiệu Đấng Bảo Trợ (Paracletus):
“Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha” (Ga 15,26).
Ở đây, Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta biết: Chúa Thánh Thần không phải là một hành động, nhưng là một chủ thể, không phải là một cái gì, nhưng là một ngôi vị, không phải là một thụ tạo, như một số lạc giáo chủ trương, nhưng là Tạo Hóa. Người phát xuất từ Chúa Cha, nên Người ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con. Người là Thiên Chúa Ngôi Ba. Vì thế, chúng ta phải phụng thờ và tôn vinh Người như là Thiên Chúa cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Đó là niềm tin mà Giáo Hội tuyên xưng qua hàng thế kỷ, được Công Đồng Constantinople I (431) định tín:
“Chúng tôi tin Chúa Thánh Thần là Đức Chúa và là Đấng Ban Sự Sống.”
2. Vậy Người có vai trò gì đối với mỗi người chúng ta?
Được sai đến với tư cách là Đấng Bảo Trợ khác, Thánh Thần đóng vai trò thay thế cho Chúa Kitô, để hướng dẫn, bảo vệ và đồng hành với các môn đệ và mỗi người chúng ta trong cuộc sống mỗi ngày.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cho chúng ta biết những việc cụ thể Người làm:
“Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em, nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại và loan báo cho anh em biết những điều sẽ xảy đến” (Ga 16,12-13).
Quả thật, Chúa Thánh Thần đến không thực hiện một chương trình cứu độ khác, nhưng Người tiếp tục và hoàn tất công trình cứu độ mà Chúa Kitô đã thực hiện. Thánh Thần nhắc lại cho họ những gì Chúa Kitô dạy, soi sáng cho họ hiểu lời nói và việc làm của Chúa Kitô. Người hướng dẫn họ đến với Chúa Kitô là đường, là sự thật và là sự sống. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta hiểu biết tất cả những điều này. Nếu không có Chúa Thánh Thần thì không ai có thể nói rằng “Đức Giêsu là Chúa” (1 Cr 12,3).
Bằng chứng rõ ràng về vai trò của Chúa Thánh Thần qua biến cố Hiện Xuống: Trước đó, mặc dầu các môn đệ sống gần gũi bên Chúa Giêsu, diện đối diện với Người, nhưng họ chưa có thể nhận biết Người là ai, vì họ chưa đón nhận sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Sau khi Chúa chết, các môn đệ đều thất vọng, hoang mang và sợ sệt, luôn nhốt mình ở trong phòng kín, nhưng khi Chúa Thánh Thần hiện xuống, họ can đảm ra đi loan báo Tin Mừng Phục Sinh, nói được tiếng lạ, chữa lành các bệnh tật và trừ quỷ.
Vì thế, các giáo phụ gọi Chúa Thánh Thần là “sự thông hiểu các mầu nhiệm Thiên Chúa.” Thánh Basiliô Cả có một tóm tắt rất ý nghĩa:
“Con đường để hiểu biết Thiên Chúa đi lên từ Ngôi Thánh Thần qua Ngôi Con tới Ngôi Cha. Ngược lại, sự tốt lành, sự thánh thiện và sự cao trọng Thiên Chúa đến từ Chúa Cha, qua Con Một yêu dấu tới Chúa Thánh Thần.”
3. Để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn
Chúa Thánh Thần là quà tặng của Đấng Phục Sinh ban cho Giáo Hội và cho mỗi người chúng ta, như là Đấng Bảo Trợ. Người không phải là Thiên Chúa ở trên, nhưng là Thiên Chúa ở trong chúng ta. Người ngự trong lòng mỗi người chúng ta vì chúng ta là đền thờ của Người. Người hiện diện và đồng hành với mỗi người chúng ta để ban sức sống, soi sáng và hướng dẫn chúng ta tới chân lý toàn vẹn là Chúa Kitô. Để được Người hướng dẫn, tôi mời gọi chúng ta thực hành ba việc sau đây:
1) Mỗi ngày chúng ta hãy nhớ đến Người, ý thức về sự hiện diện và hoạt động của Người, nhất là hãy nhạy bén với hoạt động của Chúa Thánh Thần, và để cho Người hướng dẫn chúng ta qua ước muốn, suy nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta.
2) Trước khi làm gì, chúng ta hãy cầu nguyện xin Người hướng dẫn và soi sáng cho chúng ta.
3) Mỗi sáng thức dậy, chúng ta hãy nhớ ngay đến Chúa Thánh Thần và thầm nguyện với Người, xin Người là Đấng Bảo Trợ của con trong ngày mới. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:48 22/05/2023
69. Hãy nhiệt tâm trông cậy Mẹ đi, trong tất cả mọi việc Mẹ luôn giúp đỡ bạn.
(Thánh nữ Marcellina)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
05:52 22/05/2023
56. ĐÁ QUÝ
Có một bà quý tộc cầm một vài viên đá quý đến cửa hiệu châu báu, nhờ ông ta làm cho một cái vòng tay trang sức.
La Đặc là một người học việc của cửa hiệu châu báu, nó cảm thấy mấy viên đá quý đó rất là đẹp, nên thường thơ thẩn ngắm nó và cảm thán: nói cho cùng thì những viên đá đó làm thế nào mà hình thành đẹp như vậy !
Một hôm, cửa hiệu châu báu phát hiện không nhìn thấy hai viên đá quý nữa, ông ta lập tức nghi ngờ là La Đặc đã đánh cắp, thế là đi đến phòng của nó tìm kiếm, cuối cùng cũng tìm thấy nó nằm trên lỗ hổng của bức tường.
La Đặc cứ một mực chối cãi nói nó không có lấy cắp, ông chủ hiệu không những không tin mà lại còn đuổi nó ra khỏi cửa hiệu và nói nó nên đi thắt cổ mà chết cho rồi.
Qua ngày hôm sau, lại mất đi một viên đá quý, chủ hiệu lại tìm thấy nó ở chỗ hôm ấy, thật là kỳ lạ ai lấy nó và đặt tại chỗ này vậy nhỉ? Chủ hiệu quyết định núp để xem là ai !
Không lâu sau, ông ta nghe một âm thanh kỳ lạ, tiếp theo là một con chim bồ câu từ cửa sổ bay lại, đó là con chim do La Đặc nuôi, nó bay đến bên quầy làm việc, nhặt một hạt đá quý rồi sau đó bay lên cái lỗ hổng trên bức tường.
Ông chủ hiệu bây giờ mới hiểu ra nguyên nhân nên rất hối hận đã trách oan La Đặc, thế là vội vàng đi tìm nó trở về tiếp tục công việc làm ăn. Từ lần đó trở đi, ông ta đối xử với La Đặc rất tốt, lại còn thường để nó làm những công việc quan trọng, ông ta không còn chút hồ nghi nào nữa.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Su tư ngắn 56:
Người biết càng ít thì sự hoài nghi càng nhiều.
Mọi việc đều có đầu và có đuôi, tìm hiểu rõ ràng thì sẽ không có hoài nghi nhau và sẽ không ân hận, nhưng ma quỷ thì không bao giờ muốn con người đối xử với nhau chân tình, mà luôn gieo vào tâm hồn con người ta những dèm pha hoài nghi.
Cho nên khi sự việc xảy ra, việc trước tiên là tìm hiểu nguyên nhân, loại bỏ hoài nghi để tâm hồn không thiên vị, bởi vì biết càng nhiều thì hoài nghi càng nhỏ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một bà quý tộc cầm một vài viên đá quý đến cửa hiệu châu báu, nhờ ông ta làm cho một cái vòng tay trang sức.
La Đặc là một người học việc của cửa hiệu châu báu, nó cảm thấy mấy viên đá quý đó rất là đẹp, nên thường thơ thẩn ngắm nó và cảm thán: nói cho cùng thì những viên đá đó làm thế nào mà hình thành đẹp như vậy !
Một hôm, cửa hiệu châu báu phát hiện không nhìn thấy hai viên đá quý nữa, ông ta lập tức nghi ngờ là La Đặc đã đánh cắp, thế là đi đến phòng của nó tìm kiếm, cuối cùng cũng tìm thấy nó nằm trên lỗ hổng của bức tường.
La Đặc cứ một mực chối cãi nói nó không có lấy cắp, ông chủ hiệu không những không tin mà lại còn đuổi nó ra khỏi cửa hiệu và nói nó nên đi thắt cổ mà chết cho rồi.
Qua ngày hôm sau, lại mất đi một viên đá quý, chủ hiệu lại tìm thấy nó ở chỗ hôm ấy, thật là kỳ lạ ai lấy nó và đặt tại chỗ này vậy nhỉ? Chủ hiệu quyết định núp để xem là ai !
Không lâu sau, ông ta nghe một âm thanh kỳ lạ, tiếp theo là một con chim bồ câu từ cửa sổ bay lại, đó là con chim do La Đặc nuôi, nó bay đến bên quầy làm việc, nhặt một hạt đá quý rồi sau đó bay lên cái lỗ hổng trên bức tường.
Ông chủ hiệu bây giờ mới hiểu ra nguyên nhân nên rất hối hận đã trách oan La Đặc, thế là vội vàng đi tìm nó trở về tiếp tục công việc làm ăn. Từ lần đó trở đi, ông ta đối xử với La Đặc rất tốt, lại còn thường để nó làm những công việc quan trọng, ông ta không còn chút hồ nghi nào nữa.
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Su tư ngắn 56:
Người biết càng ít thì sự hoài nghi càng nhiều.
Mọi việc đều có đầu và có đuôi, tìm hiểu rõ ràng thì sẽ không có hoài nghi nhau và sẽ không ân hận, nhưng ma quỷ thì không bao giờ muốn con người đối xử với nhau chân tình, mà luôn gieo vào tâm hồn con người ta những dèm pha hoài nghi.
Cho nên khi sự việc xảy ra, việc trước tiên là tìm hiểu nguyên nhân, loại bỏ hoài nghi để tâm hồn không thiên vị, bởi vì biết càng nhiều thì hoài nghi càng nhỏ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Giờ tôn vinh
Lm. Minh Anh
21:46 22/05/2023
GIỜ TÔN VINH
“Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha!”.
Oswald Chambers nói, “Lựa chọn đau khổ luôn bao hàm một điều gì đó sai trái; chọn ý muốn của Thiên Chúa, cả khi điều đó có nghĩa là đau khổ, lại là điều hoàn toàn khác! Không vị thánh nào chọn đau khổ; họ chọn ý muốn của Thiên Chúa, cho dù điều đó có nghĩa là đau khổ hay không. Chọn ý muốn của Chúa, họ tôn vinh Ngài. Và như Chúa Giêsu, giờ tôn vinh tột cùng nhất của họ là lúc họ hiến mình vì Ngài cho đến chết!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Giờ tôn vinh tột cùng nhất của họ là lúc họ hiến mình vì Ngài cho đến chết!”. Câu nói của Oswald Chambers giúp chúng ta phần nào hiểu được lời cầu nguyện rất khác thường của Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay, “Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha!”. Nào có ai cầu xin tôn vinh chính mình? Vậy ‘giờ tôn vinh’ này phải được hiểu thế nào?
Trước hết, ‘giờ tôn vinh’ Chúa Giêsu nói đây chính là ‘giờ đóng đinh’ của Ngài trên thập giá. Điều này xem ra mâu thuẫn; vì lẽ, Ngài vừa nói đến tôn vinh vừa ám chỉ một khoảnh khắc chết chóc. Nhưng, từ góc độ thiêng liêng, Chúa Giêsu coi đó là giờ vinh quang thực sự của Ngài. Đó là giờ Ngài được Cha Trên Trời tôn vinh vì Ngài đã hoàn thành thánh ý Chúa Cha một cách hoàn hảo khi hoàn toàn chấp nhận cái chết để cứu rỗi thế giới, một cái chết nói lên rằng, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một!”; và Con của Ngài đã thể hiện tình yêu cứu độ đó đối với con người đến mức chết trên thập giá!
Bạn và tôi cũng phải nhìn thấy điều này từ quan điểm con người! Từ cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải ý thức ‘giờ tôn vinh’ này là điều mà chúng ta cũng có thể liên tục nắm lấy để thánh giá đời mình cũng có thể trổ sinh hoa trái cứu độ. ‘Giờ tôn vinh’ của Chúa Giêsu là điều mà chúng ta phải thường xuyên sống. Bằng cách nào? Bằng cách không ngừng ôm lấy thánh giá đời mình hầu nó cũng là giây phút dâng lên Chúa Cha ngàn vinh quang. Khi làm điều này, thánh giá của chúng ta mang một chiều kích thiêng thánh; bởi lẽ, nó đã trở nên nguồn ân sủng cứu độ của Thiên Chúa như thánh giá của Con Một Ngài!
Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay cho thấy, chính thánh Phaolô đã sống tâm tình hiến dâng đó; ngài nói với các tín hữu Êphêsô, “Giờ đây, bị Thần Khí trói buộc, tôi về Giêrusalem, mà không biết những gì sẽ xảy đến cho tôi ở đó, trừ ra điều này, là tôi đến thành nào, thì Thánh Thần cũng khuyến cáo tôi rằng, xiềng xích và gian truân đang chờ tôi”. Phải! Thánh giá đang chờ Phaolô, ‘giờ tôn vinh’ của Phaolô đã được chuẩn bị sẵn sàng!
Anh Chị em,
“Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha!”. Như Chúa Giêsu, chúng ta cũng hãy cầu xin Chúa Cha điều này. Vẻ đẹp của Tin Mừng là mọi đau khổ chúng ta chịu, mọi thập giá chúng ta vác, đều là cơ hội để biểu lộ thập giá của Chúa Kitô. Chúng ta được Ngài mời gọi không để tìm vinh quang cho mình; nhưng để không ngừng dâng ngàn vinh quang cho Thiên Chúa bằng cách sống sự đau khổ và cái chết của Ngài chính trong cuộc đời mình. Hãy biết rằng, trong Chúa Kitô, những khó khăn đó có thể thông phần vào tình yêu cứu rỗi của Ngài nếu bạn dám tháp nhập thánh giá đời mình vào thập giá của Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con không chọn đau khổ; con chọn ý muốn của Chúa! Đừng để con tìm vinh quang thế gian, một tìm vinh quang Chúa, cho dù phải khổ đau!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Tổng Giám Mục bày tỏ nỗi buồn: Xả súng tại nhà tang lễ ở Ecuador, 4 người thiệt mạng
Đặng Tự Do
07:11 22/05/2023
Đức Tổng Giám Mục Portoviejo, Eduardo José Castillo Pino, đã xin các tín hữu cầu nguyện cho bạo lực chấm dứt ở Ecuador và bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân và những người bị thương do vụ nổ súng xảy ra vào sáng thứ Năm tại một nhà tang lễ ở Manta, một thành phố cảng trên duyên hải miền trung.
“Một lần nữa, tội phạm và khủng bố lại hủy hoại cuộc sống của rất nhiều người, và khiến tất cả chúng ta tràn ngập nỗi sợ hãi và bất an,” vị Giám Mục nói trong một tuyên bố ngày 18 tháng 5 với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA.
“Đối với các nạn nhân và những người bị thương trong vụ tấn công ở Manta, và gia đình của họ, tôi muốn bày tỏ với tất cả mọi người sự gần gũi và liên đới của chúng tôi. Một lời cầu nguyện chân thành cho tất cả họ, cho sự yên nghỉ vĩnh hằng của họ và cho sự bình yên và sức mạnh của gia đình họ”
Khoảng 10 giờ sáng giờ địa phương ngày 18 tháng 5 tại nhà tang lễ Vườn Địa Đàng, những người không rõ danh tính đã đến trong khi mọi người đang cầu nguyện cho anh Andrés Agustín Moreira và nổ súng vào những người có mặt. Moreira là một cảnh sát giao thông thành phố từ Manta, người đã bị sát hại vào ngày 16 tháng Năm.
Truyền thông địa phương đưa tin ít nhất 4 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương, trong đó có 2 trẻ vị thành niên.
Người đứng đầu Cảnh sát Quốc gia ở Manabí, Patricio Almendáriz, đã báo cáo trong một cuộc họp báo rằng ít nhất 5 người đã thực hiện vụ tấn công. Bọn tội phạm dùng súng dài, súng ngắn bắn bừa bãi vào bên trong nhà tang lễ nơi đang có buổi đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố.
Thị trưởng của Manta, Agustín Intriago, nói rằng những gì xảy ra hôm thứ Năm là “khủng bố” và mọi thứ có thể được gọi là “vấn đề tội phạm có tổ chức”.
“Bộ Chính phủ Ecuador, Bộ Quốc phòng Ecuador, sự can thiệp của các bạn vào lúc này là khẩn cấp đối với thành phố này, để những gì đang diễn ra ở phần còn lại của đất nước không xảy ra ở đây” Đức Tổng Giám Mục nói trên phương tiện truyền thông xã hội.
Trong thông điệp gửi ACI Prensa, Đức Tổng Giám Mục Castillo thúc giục rằng “chúng ta đừng bao giờ quen với sự đau khổ của những người anh em của mình mặc dù thực tế là tội ác dường như không có hồi kết.”
“Chúng ta hãy cảm nhận những gì xảy ra với người khác như thể nó đã xảy ra với chúng ta. Và không một ngày nào trôi qua mà chúng ta ngừng cầu nguyện cho hòa bình và chấm dứt quá nhiều bạo lực phi lý. Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta,” ngài kết luận.
Source:Catholic News Agency
Nhận định của Tổng thống Zelenskiy về sứ mệnh hòa bình của Đức Hồng Y Matteo Zuppi
Đặng Tự Do
07:12 22/05/2023
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã được hỏi về quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô cử Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Bologna và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, làm đặc sứ của ngài trong sứ vụ hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine.
Tổng thống Zelenskiy cho biết một tuần trước đó, vào hôm thứ Bẩy 13 Tháng Năm, ông đã triều yết Đức Thánh Cha và xin Tòa Thánh giúp đỡ tái lập hòa bình tại Ukraine. Ông cảm ơn Đức Thánh Cha về sáng kiến hòa bình mới này.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ âu lo rằng Nga “không tìm kiếm hòa bình”. Điều này được chứng minh qua 183 cuộc đàm phán thất bại
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng, trước ngày 24 tháng 2 năm 2022, Ukraine đã tổ chức 183 vòng đàm phán với Nga với sự tham gia của các nhà trung gian quốc tế, nơi mọi người đều thấy rằng Nga không hề muốn tìm kiếm hòa bình.
Người đứng đầu nhà nước cho biết như trên khi trả lời các phóng viên báo chí tại hội nghị thượng đỉnh G7 với chủ đề “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng” với sự tham gia của các quốc gia G7, Ukraine và các đối tác.
“Vào thời điểm đó, trước ngày 24 tháng 2, Ukraine đã tổ chức hơn 180 vòng đàm phán với Nga – 183 vòng – dưới nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn hành vi xâm lược. Có những nhà trung gian quốc tế đáng kính trong các cuộc đàm phán đó, và tất cả họ đều thấy rằng Nga không tìm kiếm hòa bình. Lệnh ngừng bắn đã không được tôn trọng. Nó đã diễn ra trong 7 năm và hàng nghìn người đã thiệt mạng,” Zelenskiy nói.
Ông lưu ý rằng không có gì thay đổi kể từ đó, “ngoại trừ việc chúng tôi, tự bảo vệ mình, đã làm suy yếu đáng kể nước Nga.”
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh: “Giờ đây, họ công khai muốn đóng băng chiến tranh – không phải vì hòa bình, mà vì mục đích tranh thủ thời gian, tiếp thêm sức mạnh và tấn công trở lại”.
Ông cũng lưu ý rằng tất cả mọi người trên thế giới đều cảm nhận được hậu quả hủy diệt của hành động xâm lược của Nga.
“Một số người đã phải chịu đựng giá lương thực hoặc năng lượng tăng đến chóng mặt. Một số người thấy rằng trong trường hợp xảy ra thảm họa tại một nhà máy điện hạt nhân do Nga xâm lược, bức xạ sẽ đi theo gió đến vùng đất của họ. Một số người biết rằng nếu Nga thành công trong cuộc xâm lược lãnh thổ Ukraine, một người hàng xóm hung hãn nào đó cũng sẽ đến vùng đất của họ. Thế giới của chúng ta rộng lớn, nhưng tất cả chúng ta đều ở trong đó cùng nhau. Và đây là nguyên nhân chung của chúng ta – hòa bình,” Zelenskiy nói thêm.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 48 của các nhà lãnh đạo G7 đang diễn ra tại Nhật Bản. Những người tham gia xem xét các cách để bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả hậu quả của đại dịch coronavirus và sự gây hấn của Nga đối với Ukraine.
Boris Bondarev, cựu nhà ngoại giao Nga tại phái bộ Liên Hiệp Quốc của Mạc Tư Khoa ở Geneva, nói rằng không nên đàm phán với Putin vì không thể đàm phán và làm như thế sẽ mang lại cho ông ta một tư cách chính danh.
Sau tất cả các tội ác mà Putin và bọn đồng phạm đã gây ra, nhà nước Nga hiện nay không hề muốn hòa bình. Họ không còn cách nào khác ngoài quyết tâm duy trì chiến tranh bằng mọi giá. Thành ra, đàm phán với Putin là điều không thể.
“Putin đã bị nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh; chúng ta đã có lệnh bắt giữ này,” Bondarev nói, đề cập đến biện pháp của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC. “Bước quan trọng là các nước phương Tây sẽ tuyên bố Putin là bất hợp pháp, phủ nhận rằng ông ấy không phải là một tổng thống hợp pháp, không có tư cách điều hành đất nước này.”
“Như thế, đó có thể là lời tuyên bố rằng Putin là trở ngại duy nhất cho hòa bình – nền hòa bình thực sự – vì vậy ông ta phải bị loại bỏ, bằng cách này hay cách khác,” Bondarev, người đã từ chức tại phái bộ Liên Hiệp Quốc của Nga ở Geneva vào tháng 5 năm 2022, để phản đối cuộc xâm lược, đã đưa ra lập trường trên.
Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn việc phong chân phước cho linh mục tử đạo trong Thế chiến II
Đặng Tự Do
07:13 22/05/2023
Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn việc phong chân phước cho một linh mục trẻ người Ý bị Đức quốc xã sát hại trong Thế chiến thứ hai và thúc đẩy án phong chân phước cho tám người nam và nữ khác.
Cha Giuseppe Beotti còn một tháng trước sinh nhật lần thứ 32 của mình thì bị quân Đức bắn chết sau khi từ chối rời giáo xứ của mình bất chấp những mối đe dọa đến tính mạng. “Miễn là còn một linh hồn để chăm sóc, tôi sẽ ở lại vị trí của mình,” ngài đã trả lời như vậy với đám lính Đức.
Cha Beotti sinh ra ở một thị trấn nhỏ phía nam Napoli vào năm 1912. Ba năm sau, cha ngài, một nông dân, buộc phải rời xa vợ và 5 đứa con để tham gia Thế chiến thứ nhất.
Khi còn trẻ, Beotti cảm thấy được kêu gọi làm linh mục và mặc dù gia đình thiếu thốn tài chính, ngài vẫn cố gắng theo học chủng viện ở miền bắc nước Ý.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1938 ở tuổi 25, và hai năm sau, ngài trở thành cha xứ của nhà thờ giáo xứ Sidolo, một thị trấn nhỏ trong dãy núi Apennine ở tây bắc nước Ý.
Là một linh mục, Beotti luôn cho đi bất kỳ khoản tiền hoặc quần áo thừa nào mà ngài có cho người nghèo. Trong Thế chiến thứ hai, ngài cũng mở cửa nhà của mình cho bất kỳ ai có nhu cầu, kể cả người Do Thái, thương binh và các du kích quân kháng chiến.
Vào mùa hè năm 1944, Sidolo là nơi diễn ra Chiến dịch Wallenstein, một loạt các cuộc vây bắt quân du kích của lực lượng Quốc xã-Phát xít. Cha Beotti bị giết vào ngày 20 tháng 7 năm 1944 cùng với một linh mục khác và sáu người khác.
Ngài qua đời khi đang cầm kinh nhật tụng và làm dấu thánh giá.
Đức Thánh Cha cũng đã phê chuẩn vào ngày 20 tháng Năm án phong chân phước cho tám tôi tớ của Chúa, trong đó có Lorena D'Alessandro, 16 tuổi, chết vì khối u phổi di căn ở Rôma năm 1981.
D'Alessandro bị tàn tật năm 12 tuổi, khi chân trái của cô bị cắt cụt sau hai năm chiến đấu với khối u ở xương chày. Cô ấy là một người tham gia tích cực trong giáo xứ của mình và trở thành một giáo lý viên thanh niên khi còn là một thiếu niên. Cô ấy thích hát và chơi ghi-ta trong Thánh lễ và có một linh đạo mạnh mẽ.
Vào mùa hè năm 1980, D'Alessandro đã hành hương đến Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức cùng với các giáo lý viên khác từ Rôma. Ở đó, trong lúc cầu nguyện, cô nhận được tin rằng mình sẽ sớm chết. Cô ấy đã viết một bản di chúc thiêng liêng, trong đó cô ấy nói lời tạm biệt với gia đình và đưa ra những chỉ dẫn về tang lễ của mình.
Vào Tháng Giêng năm 1981, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi và chỉ còn ba tháng để sống. Cô qua đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1981.
Maria Cristina Ogier là một nữ giáo dân khác đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố là bậc đáng kính hôm thứ Bảy. Ogier sinh ra ở Florence, Ý, vào năm 1955.
Năm 4 tuổi, cô được chẩn đoán mắc bệnh u não. Bất chấp căn bệnh gần như suốt đời của mình, Ogier đã cống hiến hết mình để giúp đỡ người bệnh.
Khi còn là một thiếu niên vào những năm 1970, cô cảm thấy được kêu gọi tham gia vào các cuộc tranh luận gay gắt về việc phá thai ở Ý. Cùng với cha cô, trưởng khoa sản phụ khoa tại một bệnh viện địa phương, họ đã tổ chức các buổi nói chuyện ủng hộ sự sống của thai nhi.
Những cuộc họp này sau đó đã trở thành nguồn gốc của Trung tâm “Hỗ trợ sự sống” đầu tiên của Ý vào năm 1978, là nguồn cảm hứng cho tổ chức phò sinh quốc gia Phong trào vì Sự sống.
Ogieri qua đời ở Rome vào năm 1974 ở tuổi 19.
Chủng sinh người Brazil Guido Vidal França Schäffer là giáo dân thứ ba đã tiến thêm một bước trên con đường phong chân phước.
Schäffer là thành viên trọn đời của phong trào Công giáo Rinnovamento nello Spirito Santo rất lôi cuốn. Anh ấy sẽ sử dụng niềm yêu thích lướt sóng của mình như một cơ hội để kết bạn với những người trẻ tuổi khác và chia sẻ Phúc âm với họ.
Anh ấy đã tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa y học tổng quát khi cảm thấy được kêu gọi làm linh mục. Schäffer bắt đầu học trường dòng ở tuổi 28 trong khi vẫn tiếp tục phục vụ với tư cách là bác sĩ tự nguyện tại một phòng khám y tế.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2009, khoảng một năm trước khi người thanh niên 34 tuổi dự kiến được thụ phong linh mục, anh đã bị một cú va mạnh đập vào đầu và chết đuối khi đang lướt sóng ngoài khơi bờ biển Brazil cách Rio de Janeiro không xa.
Các linh mục và nữ tu hiện nay sẽ được Giáo hội gọi là “bậc đáng kính” là Cha Simon Mpeke, còn được gọi là Baba Simon, một linh mục người Cameroon sinh năm 1906 và qua đời năm 1975; Cha Pedro Díez Gil, một linh mục người Tây Ban Nha thuộc Dòng Giáo sĩ Nghèo của Mẹ Thiên Chúa sinh năm 1913 và qua đời năm 1983; Nữ tu người Ý Edda Roda thuộc Dòng Nữ tu Capuchin của Mẹ Rubatto sinh năm 1940 và qua đời năm 1996; và Nữ tu người Brazil Tereza Margarida do Coração de Maria, một nữ tu dòng kín của Dòng Cát Minh Nhặt Phép sinh năm 1915 và qua đời năm 2005.
Source:Catholic News Agency
Đức Hồng Y Tagle: Đây là cách người Công Giáo Trung Quốc yêu mến và noi theo Đấng Kế Vị Thánh Phêrô
Vũ Văn An
19:20 22/05/2023
Hãng tin Fides vừa đăng tải toàn bộ bài phát biểu của Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo, nhân dịp giới thiệu tập sách bằng tiếng Hoa "Huấn quyền của Đức Thánh Cha Phanxicô: Hướng dẫn đọc Thông điệp và Tông huấn (教宗方济各牧职训导 – 宗座通谕及劝谕阅读指南)" của Cha Antonio Spadaro SJ. Tập sách, kết quả của cuộc hội thảo của tạp chí La Civiltà Cattolica, là một tập hợp những suy tư về ba Thông điệp và năm Tông huấn được Đức Thánh Cha Phanxicô công bố trong 10 năm đầu tiên của triều đại giáo hoàng của ngài. Phần giới thiệu cuốn sách (có thể tải xuống miễn phí từ trang web của La Civiltà Cattolica phiên bản tiếng Trung https://www.gjwm.org/2023/05/13/il-magistero-di-papa-francesco/) diễn ra vào chiều tối Thứ Bảy, ngày 13 tháng Năm, tại Rome, tại trụ sở của La Civiltà Cattolica.
Dĩ nhiên, bài phát biểu của Đức Hồng Y Tagle cố tình trình bầy một tầm nhìn tổng thể về Giáo Hội Trung Quốc, không phân biệt hai Giáo Hội cùng hiện diện tại Trung Quốc hiện nay, dù là sau khi Tòa Thánh đã ký thoả hiệp tạm thời với nhà nước Cộng sản của họ. Hôm nay, chúng tôi cho đăng tải tầm nhìn của ngài, ngày mai, chúng tôi sẽ xin phổ biến một tầm nhìn khác của người Công Giáo Trung Hoa tạm gọi là thuộc Giáo Hội hầm trú.
Bài phát biểu của Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle
1) Người Công Giáo Trung Hoa và Huấn quyền Giáo Hoàng
Tôi muốn cảm ơn Cha Antonio Spadaro, SJ và toàn thể nhóm La Civiltà Cattolica vì đã tuân theo trực giác tốt đẹp dẫn dắt họ xuất bản cuốn sách này. Trực giác đẹp đẽ mà tôi đang đề cập đến nằm ở chỗ cuốn sách này chắc chắn có thể thu hút được sự quan tâm của tất cả mọi người, những người tin cũng như những người không tin, như những người đã dành thời gian và sức lực để xuất bản nó nói. Trong phần mở đầu, chính họ tiết lộ những gì họ hy vọng: họ hy vọng cách đặc biệt đến với "các mục tử của dân Chúa. Các linh mục và giám mục, cũng như các giáo lý viên và những người có vai trò hướng dẫn trong các cộng đoàn".
Một số yếu tố gợi ý rằng cuốn sách này sẽ được nhiều thành viên của các cộng đồng Công Giáo Trung Quốc, cả trong nước lẫn các nơi khác trên thế giới đón nhận, như một món quà thực sự. Nó sẽ được tiếp nhận như một món quà chào mừng đến vào đúng thời điểm.
Một yếu tố ngay lập tức khiến tôi tưởng tượng rằng cuốn sách sẽ được đón nhận với lòng biết ơn như vậy ở Trung Quốc: yếu tố này là tình yêu, sự trìu mến và tính gần gũi mà với chúng các cộng đồng Công Giáo Trung Quốc đã tuân theo những gợi ý và chỉ dẫn mục vụ đến với họ từ Giáo hội Rôma và vị Giám mục của nó. Người Công Giáo Trung Quốc biết cách trân trọng những lời dạy của Đức Giáo Hoàng.
Nhiều báo cáo về Giáo hội ở Trung Quốc do Hãng tin Fides công bố cho thấy, trong ít nhất hai mươi năm, các giáo xứ Công Giáo Trung Quốc đã thực hiện hành trình hàng ngày của họ như thế nào, luôn tuân theo các gợi ý và hướng dẫn của Huấn quyền Thông thường của Người Kế vị Thánh Phêrô. Đối với họ, đó là một món quà và là dấu chỉ của sự hiệp thông với Giáo hội hoàn vũ. Và họ thường tận dụng món quà này một cách sáng tạo và phù hợp với hoàn cảnh.
Ở Trung Quốc, có cả một mạng lưới cầu nguyện, phụng vụ, dạy giáo lý và các sáng kiến mục vụ được truyền cảm hứng trực tiếp từ huấn quyền thông thường của Đức Giáo Hoàng. Mạng lưới này đan xen với đời sống giáo hội hàng ngày của từng giáo phận và cộng đồng Công Giáo Trung Quốc. Đó là một thực tại đức tin sống động và mãnh liệt, sống động và diễn tả sự hiệp thông đức tin hàng ngày với Đấng Kế vị Thánh Phêrô và toàn thể Giáo hội hoàn vũ, ngay cả khi nó thường bị các phương tiện truyền thông phớt lờ khi họ nói về Đạo Công Giáo Trung Quốc.
Tôi có thể đưa ra nhiều thí dụ, bắt đầu từ các triều giáo hoàng trước đây và kết thúc với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, để lên tài liệu cho việc làm thế nào những tham chiếu đến huấn quyền giáo hoàng là nguồn sống hàng ngày trong đời sống mục vụ của các giáo xứ và giáo phận Công Giáo ở Trung Quốc. Tôi sẽ không đưa ra cho các bạn tất cả những thí dụ có thể có, nhưng tôi sẽ chỉ gợi ý một vài thí dụ, bắt đầu từ những năm cuối cùng của triều Thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, bởi vì tôi biết rằng tôi sẽ không làm các bạn buồn chán, và tôi tin rằng khi nói về những điều này, đề cập đến các tình huống cụ thể luôn luôn là điều tốt đẹp.
Vài thí dụ
Năm 2004, khi Đức Gioan Phaolô II công bố Năm Thánh Thể, trong các thánh lễ của nhiều giáo xứ Trung Quốc, các linh mục đã giải thích lý do của Năm Thánh Thể bằng cách bình luận về Tông thư Mane nobiscum Domine [Lạy Chúa, xin ở lại với chúng con].
Vài tháng sau, khi Đức Gioan Phaolô II qua đời, các tín hữu tại các giáo xứ Trung Quốc đã cầu nguyện cho vị Giáo hoàng quá cố, cũng như họ cầu nguyện cho triều giáo hoàng của vị kế nhiệm ngài, Đức Bênêđíctô thứ XVI.
Vào năm 2008, khi Đức Bênêđíctô XVI đưa ra sáng kiến về một Năm đặc biệt dành riêng cho Thánh Phaolô, các cộng đồng và giáo phận ở Trung Quốc đã đưa ra một loạt sáng kiến đầy ấn tượng dành riêng cho Vị Tông Đồ Dân Ngoại (và phải công nhận rằng đề nghị của Đức Giáo Hoàng đã không được chấp nhận với sự nhiệt tình tương tự ở những nơi khác trên thế giới). Có các khóa thần học truyền giáo, các hội nghị về ơn gọi truyền giáo liên quan đến tất cả những người đã được rửa tội.
Cùng một sự quan tâm hân hoan để hưởng ơn ích từ những gợi ý huấn quyền thông thường của Đức Giáo Hoàng được thể hiện ở Trung Quốc khi Đức Bênêđictô XVI triệu tập Năm Linh mục. Vì vậy, tại giáo phận Tấn Trung, Thư của Đức Thánh Cha gửi các linh mục đã được trình bày và nghiên cứu vào cuối tháng 6 năm 2009, trong khi Đức Giám Mục Jean-Baptiste Wang Jin trao cho mỗi linh mục một bản sao bằng tiếng Trung Quốc các bài viết của Thánh Jean-Marie Vianney.
Điều này cũng đúng khi Đức Bênêđictô XVI công bố Năm Đức tin (11/10/2012 -24/11/2013). Tông thư Porta fidei [cửa đức tin], mà với nó, Đức Bênêđictô XVI đã công bố năm mới đặc biệt, được đọc và đào sâu trong những ngày học tập được tổ chức tại các giáo phận, chẳng hạn như giáo phận Nam Chong (tỉnh Tứ Xuyên), trong khi tại các giáo phận như giáo phận Fengxian, các khóa học chuẩn bị được tổ chức cho các giáo lý viên, "được kêu gọi loan báo Tin Mừng với sự tận tụy đặc biệt trong Năm Đức Tin".
Tại giáo phận Liêu Ninh, Đức Giám Mục Paul Pei Junmin đã dành một lá thư mục vụ cho Năm Đức Tin và kêu gọi các tín hữu đọc, suy niệm và đào sâu Kinh Tin Kính.
Ngay với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người Công Giáo Trung Quốc thể hiện một cách đơn giản ước muốn bước đi trong đức tin bằng cách tuân theo sự giúp đỡ và hỗ trợ của huấn quyền thông thường của Đức Giáo Hoàng. Điều này đã được thấy trong nhiều dịp, chẳng hạn như trong Năm Thánh Lòng Thương Xót. Nhiều người đã đi qua Cửa Thánh của các nhà thờ chính tòa. Và nhiều giám mục đã công bố các thư mục vụ để làm sống lại những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về lòng thương xót.
Tôi muốn kể thêm một thí dụ gần đây: vào đầu tháng Năm, một năm đặc biệt dành riêng cho việc dạy giáo lý và các giáo lý viên đã bắt đầu tại giáo phận Hạ Môn. Tất cả những người tham dự thánh lễ đánh dấu sự khởi đầu của năm đặc biệt này đã nhận được một bản sao Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo bằng tiếng Trung Quốc.
Tất cả những điều này là một dấu hiệu cho thấy ngay cả những tình huống khó khăn và đau đớn cũng đã củng cố tình cảm của người Công Giáo Trung Quốc đối với Người kế vị Thánh Phêrô. Nó cũng được nhìn thấy trong những tháng đầu tiên của đại dịch, khi tiếng nói và khuôn mặt của Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tới nhà của nhiều người Công Giáo Trung Quốc mỗi ngày. Các nghi thức phụng vụ và giờ cầu nguyện do Giám mục Rôma cử hành được truyền hình trực tiếp hàng ngày trên truyền hình trong thời gian thử thách này, khi các thành phố bị phong tỏa và dân Chúa không thể đi lễ. Các nhóm thanh niên Công GiáoTrung Hoa, nhờ các kỹ năng kỹ thuật số của họ, đã tìm được cách gửi các hình ảnh về các buổi lễ của Đức Giáo Hoàng đến từng nhà, cũng như các bản dịch đồng thời sang tiếng Trung Quốc các bài giảng của ngài.
2) Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Trung Quốc
Cuốn sách được xuất bản là một món quà cũng sẽ có thể xác nhận và củng cố tình cảm đặc biệt gắn kết Đức Giáo Hoàng Phanxicô với người Công Giáo Trung Quốc và với tất cả người dân Trung Quốc. Tình cảm này đã được chính Đức Giáo Hoàng nhắc lại nhiều lần, chẳng hạn trong sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi người Công Giáo Trung Quốc và Giáo hội hoàn vũ vào ngày 26 tháng 9 năm 2018.
Trong Thông điệp này, cùng với những Thông điệp khác, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cho biết rằng người Công Giáo Trung Quốc hiện diện hàng ngày “trong những lời cầu nguyện của tôi” và thay mặt cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo, ngài bày tỏ lòng biết ơn và ngưỡng mộ “về món quà lòng trung thành của anh chị em, sự kiên trì của anh chị em trong thử thách và niềm tin sâu xa của anh chị em vào Sự Quan phòng của Thiên Chúa, ngay cả khi một số sự kiện nhất định tỏ ra đặc biệt bất lợi và khó khăn".
Trong Thông điệp này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảm ơn đức tin của người Công Giáo Trung Quốc, được đánh dấu bằng kinh nghiệm tử đạo, đồng thời nhắc lại rằng đức tin này là kho tàng “của Giáo hội tại Trung Quốc và của tất cả dân Chúa lữ hành trên mặt đất”.
Và đối với chính quyền Trung Quốc, ở mọi bình diện, Đức Giáo Hoàng nhắc lại rằng “Giáo hội ở Trung Quốc không xa lạ gì với lịch sử Trung Quốc và không đòi hỏi bất cứ đặc ân nào”.
3) Huấn quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô và những nẻo đường được Công Giáo Trung Quốc bước theo
Một yếu tố khác làm cho cuốn sách của Civiltà Cattolica đáng được quan tâm đặc biệt đối với người Công Giáo Trung Quốc, cũng như đối với nhiều đồng bào của họ không phải là Kitô hữu. Với huấn quyền thông thường của mình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ ra những nguồn mạch và kho tàng đức tin, đưa ra những gợi ý mục vụ và linh đạo và đưa ra những lời khôn ngoan, ngay cả khi đối đầu với những vấn đề, thử thách và đau khổ ảnh hưởng đến toàn thể gia đình nhân loại. Tất cả những điều này tạo ra tiếng vang lớn trong tình trạng hiện tại của người Công Giáo Trung Quốc. Và nhiều vấn đề được Đức Giáo Hoàng Phanxicô giải quyết trong huấn quyền xã hội của ngài cũng ảnh hưởng đến cuộc sống cụ thể của đồng bào của họ, những người chia sẻ với họ những kỳ vọng và mối quan tâm của xã hội Trung Quốc.
Có thể thực hiện một lời bàn thêm ngắn về chủ đề này bằng cách tham khảo các tài liệu riêng lẻ.
Chúng ta đã thấy các giáo phận Trung Quốc đã nhiệt tình hoan nghênh ra sao sáng kiến của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI về việc công bố Năm Đức tin. Thông điệp Lumen fidei là thành quả của năm này, cũng được đánh dấu bằng sự từ chức của Đức Giáo Hoàng Ratzinger. Tài liệu này được người Công Giáo Trung Quốc yêu quý, đặc biệt vì việc chuẩn bị nó đã quy tụ nhân viên của hai vị Giáo hoàng, Bênêđictô và Phanxicô. Như các bạn có thể nhớ, Đức Bênêđictô gần như đã hoàn thành phiên bản đầu tiên của thông điệp về đức tin. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp nối và hoàn thành công việc này, “trong tình huynh đệ của Chúa Kitô”. Cũng vì cuộc hành trình đặc biệt của ngài, tài liệu này đặc biệt nhắc lại nhiệm vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô, của mỗi Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, của tất cả những Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, là củng cố anh em trong đức tin.
Evangelii Gaudium [Niềm vui Tin mừng] là Tông huấn lên chương trình của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và nó chứa đầy những đoạn dường như được viết riêng để soi sáng và an ủi con đường của người Công Giáo Trung Quốc trong những thập niên gần đây, ngay cả trong những bước quá độ đầy khó khăn và đau đớn nhất. Chỉ cần nghĩ đến bốn nguyên tắc nổi tiếng của đời sống xã hội được đề xuất lại trong Tông huấn (Thời gian trổi vượt hơn không gian; Hợp nhất thắng vượt xung đột; Thực tại quan trọng hơn ý tưởng; Toàn bộ vượt trội hơn bộ phận). Tôi sẽ chỉ thêm một đoạn ngắn từ đoạn 44: "Một bước nhỏ, giữa những hạn chế to lớn của con người, có thể làm đẹp lòng Chúa hơn là cuộc sống đúng đắn bề ngoài của một người sống cả ngày mà không gặp khó khăn lớn". Trong đoạn này, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về lòng thương xót sẽ hướng dẫn công việc của các linh mục khi ban bí tích giải tội. Nhưng đây là những từ ngữ có thể gợi ý rằng tất cả chúng ta nên nhìn vào con đường của những người anh chị em Trung Quốc của chúng ta ra sao.
Tông huấn Amoris laetitia về tình yêu thương trong gia đình có thể được đọc và đón nhận với sự quan tâm đặc biệt ở Trung Quốc, nơi mà ngay cả một số thực hành đạo đức (nhân đức) bắt nguồn từ truyền thống Trung Quốc, chẳng hạn như lòng hiếu thảo đối với cha mẹ (Filial Piety) và kính trọng người già, ngày nay đang bị hủy hoại bởi những biến động liên quan đến các mô hình phát triển hoàn toàn bị chi phối bởi cuộc chạy đua về tiền bạc và lợi ích kinh tế. Ngay cả việc từ bỏ chính sách một con, theo một cách nào đó, là một dấu hiệu cảnh cáo ở Trung Quốc về sự mất cân bằng xã hội nhất định liên quan đến các vấn đề của cuộc sống gia đình và các chính sách có liên quan.
Gaudete et Exsultate, Tông huấn về lời kêu gọi nên thánh trong thế giới đương thời, đã gây được tiếng vang sâu sắc trong đời sống của nhiều người Công Giáo Trung Quốc. Tại Trung Quốc, trong nhiều thập niên qua, kho tàng đức tin Công Giáo đã được gìn giữ và truyền lại từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này xảy ra trước hết nhờ vào nhiều nhân chứng thầm lặng và những người tuyên xưng đức tin. Những người đã làm chứng và vẫn làm chứng cho đức tin của mình, không phải bằng những lời tuyên bố vĩ đại hay những sự kiện trọng đại, nhưng bằng sự đơn sơ, bằng sức mạnh của các bí tích, giữa những vấn đề của cuộc sống hàng ngày, bắt đầu từ cuộc sống gia đình.
Laudato Sì và Querida Amazonia giải quyết các vấn đề và mối nguy hiểm về môi trường, một vấn đề cũng là một trường hợp khẩn cấp ở Trung Quốc. Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Trung Quốc trong những thập niên gần đây cũng dẫn đến các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng trong nhiều lĩnh vực và mọi người hiện đang ngày càng nhận thức được các vấn đề sinh thái và mối nguy hiểm đối với sức khỏe của mọi người. Đây là những mối nguy hiểm của ô nhiễm, lây nhiễm và tạp nhiễm thực phẩm.
Thông điệp Fratelli Tutti kêu gọi nhìn nhận rằng tất cả mọi người nam nữ là anh chị em vì họ là con trai và con gái của cùng một Cha. Thông điệp này, cũng được Thánh Phanxicô linh hứng, khẳng định thực tại này trong thế giới của chúng ta, một thế giới bị tổn thương bởi điều mà Đức Giáo Hoàng không còn gọi là “cuộc chiến từng phần”, bởi vì rõ ràng đó là một cuộc chiến hoàn cầu.
Thông điệp này được đưa ra sau nhiều năm Chiến tranh Văn hóa và chiến tranh vũ khí, sau rất nhiều vụ thảm sát được thực hiện dưới danh nghĩa của các hệ tư tưởng và ngôn từ tôn giáo. Thông điệp Fratelli Tutti cũng đến sau đại dịch. Và ngay cả đại dịch đã một lần nữa và mãi mãi cho thấy rằng không ai có thể tự cứu mình, như Đức Thánh Cha Phanxicô viết.
Thông điệp Fratelli Tutti khẳng định rằng chính sự kiện thừa nhận tình huynh đệ giữa tất cả mọi hữu thể nhân bản không phải là chủ nghĩa duy tâm ngây thơ. Công nhận nhau như anh em đại diện cho sự thay thế thực tế duy nhất cho sự đối đầu, cho nền văn hóa từ chối, bài ngoại, cho các kế hoạch thống trị tâm trí thông qua các mạng xã hội. Chỉ bằng cách thừa nhận chúng ta là anh em thì mới có khả năng thực tế duy nhất để ngăn chặn toàn bộ các dân tộc bị áp đảo và tiêu diệt bởi các chương trình được đưa ra để "tăng tốc Ngày tận thế".
Thông điệp Fratelli Tutti cũng gợi lên khả năng phát triển các mối quan hệ giữa các quốc gia và các dân tộc không chỉ dựa trên sự đối đầu và thử sức để áp đặt sự thống trị của mình. Nó chắc chắn cũng có thể nhận được rất nhiều sự chú ý và quan tâm ở Trung Quốc. Tất cả chúng ta đều biết điều đó: lâu nay, nhiều nhà phân tích địa chính trị đã lặp đi lặp lại rằng một cuộc chiến đang được chuẩn bị giữa phương Tây và Trung Quốc. Và chúng ta cũng biết số phận của thế giới sẽ ra sao nếu các nhà phân tích không sai.
4) Theo chân Matteo Ricci
Tuyên ngôn Nostra Aetate của công đồng nhắc lại rằng Giáo hội, chính "Trong nhiệm vụ cổ vũ sự hiệp nhất và tình yêu giữa con người, thực sự là giữa các quốc gia, Giáo hội xem xét, trên hết, những điểm chung của con người và điều gì thu hút họ đến với nhau" (Nostra Aetate 1). Trong tài liệu này của Công đồng, người ta cũng nhắc lại rằng “chúng ta không thể thực sự kêu cầu Thiên Chúa, Cha của mọi người, nếu chúng ta từ chối đối xử một cách huynh đệ với bất cứ người nào, được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa” (Nostra Aetate 5 ).
Tình huynh đệ hoàn cầu, được công nhận là điểm khởi đầu trong Nostra Aetate và cũng được nhắc đến trong Thông điệp Fratelli Tutti, cũng là chân trời của hành trình nhân bản và Kitô giáo của nhà truyền giáo Dòng Tên vĩ đại, Đấng đáng kính Matteo Ricci, người đã qua đời và được chôn cất tại Bắc Kinh vào ngày 11 tháng Năm, 413 năm trước, năm 1610 (hai ngày trước là ngày giỗ của ngài).
Nơi Matteo Ricci, chính lòng biết ơn đối với món quà đức tin đã dẫn ngài đến gặp gỡ những người nam nữ ở Trung Quốc và nhìn nhận họ như những người anh em. Tập sách mà chúng ta trình bày cũng đi theo con đường quen thuộc và thiện cảm với người Trung Hoa mà Matteo Ricci đã mở ra. Và nên nhớ rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại lễ khánh thành ấn bản tiếng Hoa mới của tờ La Civiltà Cattolica, đã lấy chính Matteo Ricci làm hình mẫu tham khảo cho công trình văn hóa, người đã rời Ý, từ Macerata, để đến và yêu mến Trung Quốc mà không có chút kỳ vọng nào, và không có kế hoạch chinh phục, và tự mình trở thành người Trung Quốc.
Đây là con đường mà người Công Giáo Trung Quốc cũng có thể bước đi trong hiện tại và tương lai. Họ được mời gọi để vui mừng làm chứng cho tình yêu của Chúa Giêsu dành cho mọi người dân của họ, tình yêu của Chúa Giêsu dành cho tất cả mọi người.
Trong khi thực hiện sứ mệnh làm chứng cho Chúa Kitô ở nơi mà ngài gọi là "thế giới khác này là Trung Quốc", Matteo Ricci cũng đã dạy những người anh em Trung Quốc mới của mình cách sử dụng máy đo thiên thể hoặc chế tạo quả địa cầu cho họ. Ngay cả ngày nay, người Công Giáo ở Trung Quốc, cũng như trên toàn thế giới, được mời gọi để chứng tỏ rằng những người bạn đồng hành của Chúa Giêsu chỉ tìm cách mang lại những điều tốt đẹp và chia sẻ chúng với mọi người. Những điều tốt đẹp cho hòa bình và niềm vui của cuộc sống.
VietCatholic TV
Tướng Mỹ: Háo thắng, Wagner trúng kế Ukraine, vòng vây đang khép lại. Prigozhin xin rút khỏi Bakhmut
VietCatholic Media
03:13 22/05/2023
1. Tướng Mỹ nói: xin chúc mừng ngài Prigozhin, ngài đã cắm được lá cờ ở Bakhmut, nhưng ngài đang bị bao vây
Các nhà quân sự chuyên nghiệp nhận định rằng Prigozhin háo thắng và không phải quân nhân chuyên nghiệp. Quân đội của ông ta, bao gồm chủ yếu là các tù hình sự, cũng vậy. Vì thế, quân Wagner đã mắc bẫy. Quân Ukraine đã lặng lẽ rút ra khỏi thành phố Bakhmut, tập trung tấn công ở hai bên sườn. Giờ đây, quân Wagner có chiếm được bên trong thành phố đi chăng nữa chưa chắc đã thoát ra được.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Wagner Founder Faces 'Disaster' in Ukraine Next Week, Ret. General Predicts”, nghĩa là “Tướng Mỹ hồi hưu dự đoán: Người sáng lập Wagner đối mặt với 'thảm họa' ở Ukraine vào tuần tới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Tập đoàn Wagner sẽ phải đối mặt với “thảm họa” ở Ukraine vào tuần tới khi lực lượng của họ bị bao vây bởi các chiến binh Ukraine ở Bakhmut, Tướng quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Mark Hertling dự đoán hôm Chúa Nhật.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình đối với Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, nhằm giành chiến thắng nhanh chóng trước nước láng giềng Đông Âu. Tuy nhiên, sau hơn một năm giao tranh, cuộc chiến vẫn tập trung ở các vùng cực đông của Ukraine do một số vấn đề bao gồm việc Nga thiếu các lực lượng có động cơ, là một bệnh dịch gây khó khăn cho hàng ngũ của Mạc Tư Khoa. Cụ thể, trận chiến ở thành phố Bakhmut của Donetsk đã thống trị các cuộc xung đột trong những tháng gần đây.
Tập đoàn Wagner, do doanh nhân Yevgeny Prigozhin thành lập, đã chiến đấu bên cạnh quân đội Nga ở Bakhmut với hy vọng mang lại cho Putin một chiến thắng mang tính biểu tượng sau nhiều tháng trì trệ. Tổ chức bán quân sự phần lớn bao gồm các cựu tù nhân và từng được coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi đối với Nga. Tuy nhiên, nhiều tháng giao tranh ác liệt, đẫm máu ở Bakhmut đã mang lại những kết quả không rõ ràng cho cả Nga và Ukraine.
Prigozhin hôm thứ Bảy tuyên bố chiến thắng ở Bakhmut, thông báo rằng quân đội của ông đã kiểm soát hoàn toàn thành phố trong một bài đăng trên Telegram. Tuy nhiên, Ukraine đã bác bỏ tuyên bố đó, nhấn mạnh rằng giao tranh ác liệt đang diễn ra trong thành phố và lực lượng của họ vẫn kiểm soát các khía cạnh chính của thành phố này.
Ukraine đã cung cấp thông tin cập nhật mới nhất về Bakhmut vào Chúa Nhật. Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, nói rằng quân đội Ukraine đang hình thành một “vòng vây có mục tiêu” là bao quanh thành phố.
Hertling, người từng là tướng chỉ huy của Quân đội Hoa Kỳ ở Âu Châu và Tập đoàn quân số 7, đã đưa ra những nhận định liên quan đến các báo cáo mới nhất của Ukraine vào chiều Chúa Nhật với lời cảnh báo dành cho Prigozhin.
“Như nhiều người trong chúng tôi đã nói nhiều lần, Prigozhin không phải quân nhân chuyên nghiệp và quân đội của ông ta cũng vậy,” ông viết trên Twitter. “Xin chúc mừng, ngài Yevgeny, ngài đã cắm lá cờ Wagner ở trung tâm thành phố. Và… ngài đang bị bao vây.”
Ông nói thêm rằng những diễn biến gần đây diễn ra sau “5 tháng” “thảm họa” đối với lực lượng của Prigozhin—và ông tin rằng điều đó sẽ tiếp tục trong tuần tới khi Ukraine và Wagner tiếp tục chiến đấu để giành quyền kiểm soát Bakhmut.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để bình luận qua email.
Bakhmut đã nổi lên như một trong những địa điểm giao tranh khốc liệt nhất trong cuộc chiến Nga-Ukraine, với ước tính hồi đầu tháng này của Mỹ rằng 20.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong thành phố trong khoảng thời gian 5 tháng.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Washington, hôm Chúa Nhật cho biết các phần của Bakhmut do Wagner kiểm soát là “không có ý nghĩa về mặt chiến thuật hoặc hoạt động”, đồng thời nói thêm rằng các nhà phân tích của họ chưa thấy cảnh quay định vị địa lý chứng minh cho tuyên bố của một chiến thắng của Wagner.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cập nhật thông tin về Bakhmut cho giới truyền thông vào tối thứ Bảy. Ông cho biết lực lượng Nga và Wagner đã “phá hủy mọi thứ” trong thành phố, nhưng phủ nhận việc Nga chiếm được thành phố Bakhmut.
2. Báo cáo cho thấy: Ukraine bao vây người Nga ở Bakhmut chỉ một ngày sau cái gọi là 'Chiến thắng' của Wagner
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Encircling Russians in Bakhmut Day After Wagner 'Victory': Reports”, nghĩa là “Báo cáo cho thấy: Ukraine bao vây người Nga ở Bakhmut chỉ một ngày sau cái gọi là 'Chiến thắng' của Wagner.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội Ukraine đã có thể bao vây bán phần thành phố Bakhmut và chiến đấu với lực lượng Nga trong khu vực.
“Đối phương đã thất bại trong việc bao vây Bakhmut và chúng đã mất một phần của những đỉnh cao thống trị xung quanh thành phố. Điều này có nghĩa là cuộc tiến công của quân ta ở vùng ngoại ô dọc theo hai bên sườn vẫn đang tiếp diễn khiến địch rất khó ở lại Bakhmut. Quân ta chiếm thành phố trong thế nửa bao vây, tạo cơ hội cho ta tiêu diệt đối phương. Do đó,quân xâm lược Nga phải tự bảo vệ mình trong phần thành phố mà họ kiểm soát,” Maliar cho biết như trên.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói thêm rằng quân đội Ukraine vẫn có quyền kiểm soát các cơ sở hạ tầng và công nghiệp, cũng như khu vực tư nhân ở khu vực Litak ở Bakhmut.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình đối với Ukraine vào tháng 2 năm ngoái, nhằm giành chiến thắng nhanh chóng trước nước láng giềng Đông Âu. Tuy nhiên, sau hơn một năm giao tranh, cuộc chiến vẫn tập trung ở các vùng cực đông của Ukraine do một số vấn đề bao gồm việc Nga thiếu các lực lượng có động cơ, là một bệnh dịch gây khó khăn cho hàng ngũ của Mạc Tư Khoa. Cụ thể, trận chiến ở thành phố Bakhmut của Donetsk đã thống trị các cuộc xung đột trong những tháng gần đây.
Bakhmut, một thành phố ở miền Đông Ukraine trong khu vực Donetsk của đất nước, là nơi diễn ra trận chiến kéo dài hàng tháng giữa quân đội Ukraine và Nga, với cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng trong thành phố.
Nhận xét của Maliar được đưa ra một ngày sau khi Tập đoàn Wagner, một đơn vị bán quân sự tư nhân, tuyên bố “chiến thắng” ở Bakhmut. Người sáng lập nhóm Yevgeny Prigozhin nói rằng thành phố đã bị lực lượng Nga “đánh chiếm hoàn toàn”. Bộ Quốc phòng Nga cũng ủng hộ tuyên bố này, nói rằng “các hành động tấn công” của lực lượng Wagner và quân đội Nga đã “hoàn thành” việc chiếm giữ thành phố.
Prigozhin đã đăng một video lên kênh Telegram của anh ta vào hôm thứ Bảy, trong đó anh ta cầm cờ Nga trước quân đội của mình và tuyên bố rằng lực lượng của anh ta đã kiểm soát hoàn toàn thành phố, là điều mà Ukraine đã phủ nhận.
“Vào trưa ngày 20 tháng 5 năm 2023, Bakhmut đã hoàn toàn bị tạm chiếm. Chúng tôi đã hoàn toàn kiểm soát toàn bộ thành phố, từ nhà này sang nhà khác”, thủ lĩnh Wagner nói, đồng thời cho biết lực lượng của ông sẽ bàn giao Bakhmut cho quân đội Nga vào tuần tới.
Tuy nhiên, nhận xét của Prigozhin vẫn mâu thuẫn với những gì Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, nói về việc quân đội Ukraine tiếp tục hoạt động khi họ tiến dọc theo sườn ở Bakhmut, theo hãng thông tấn Ukraine Pravda.
“Mặc dù thực tế là chúng tôi hiện kiểm soát một phần nhỏ của Bakhmut, nhưng tầm quan trọng của việc bảo vệ nó không mất đi sự liên quan. Điều này cung cấp cho chúng tôi cơ hội vào thành phố trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi. Và điều này chắc chắn sẽ xảy ra,” Syrskyi nói.
Tư Lệnh Lục Quân Ukraine nói tiếp: “Chúng tôi tiếp tục tiến dọc theo hai bên sườn ở vùng ngoại ô Bakhmut và thực sự gần bao vây thành phố về mặt chiến thuật. Nhờ đó, chúng tôi sẽ có thể kiểm soát tất cả các tòa nhà nhiều tầng bị đối phương xâm lược và dần dần phá hủy chúng. Điều này tước đi quyền kiểm soát của đối phương đối với các con đường tiếp cận thành phố và mang lại cho chúng tôi những lợi thế chiến thuật nhất định.”
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, mới đây cho biết quân đội Ukraine vẫn đang duy trì các vị trí của họ ở phía Tây Nam Bakhmut, theo Pravda.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã trích dẫn các blogger quân sự Nga vào đầu tuần này, nói rằng quân đội Ukraine đã “càn qua” các tuyến phòng thủ của Nga ở phía nam và tây nam Ivanivske và tây bắc Klischiivka. Họ cũng nói thêm rằng các lực lượng Nga đã rút về phía bắc Sakko i Vantsetti, cách Bakhmut khoảng 9 dặm về phía bắc, và chuyển đến các vị trí mới.
Newsweek đã liên hệ qua email tới các bộ ngoại giao Nga và Ukraine để bình luận.
3. Tướng Mỹ về hưu nhận định: Ukraine cần cắt đứt đường tiếp tế này của Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “ Ukraine Needs to Cut Off This Russian Supply Line: Retired U.S. General”, nghĩa là “Tướng Mỹ về hưu nhận định: Ukraine cần cắt đứt đường tiếp tế này của Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Tướng Quân đội Hoa Kỳ đã nghỉ hưu Mark Hertling gợi ý rằng các lực lượng Ukraine có thể đạt được kết quả tốt hơn trong các cuộc phản công chống lại Nga nếu họ cắt đứt đường tiếp tế của Nga kéo dài qua Zaporizhzhia và Kherson.
Ukraine đã chuẩn bị cho một cuộc phản công mùa xuân trong nhiều tháng với sự giúp đỡ của phương Tây. Các quốc gia NATO đã gửi viện trợ nhân đạo và quân sự để giúp quốc gia bị chiến tranh tàn phá này chống lại Nga, bao gồm cả pháo hạng nặng, xe tăng và thiết bị tiên tiến. Cuộc chiến của Nga với Ukraine đã kéo dài ở các thành phố lớn kể từ khi nó bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, bao gồm Kyiv, Odesa, Kherson và gần đây nhất là ở Bakhmut, nơi diễn ra giao tranh dữ dội kéo dài hàng tháng giữa các lực lượng.
Hertling đã phân tích những bước tiến và phản công của Ukraine trong lần xuất hiện gần đây trên CNN. Ông giải thích rằng Ukraine có thể ở một vị trí thuận lợi nếu nhắm vào đường tiếp tế của Nga trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Bakhmut.
“Vì vậy, khi bạn đang chứng kiến một cuộc tấn công đang diễn ra, bạn sẽ không chỉ thấy những gì đang diễn ra ở Bakhmut và thành phố xung quanh họ bị tấn công, mà tôi tin rằng bạn sẽ thấy người Ukraine tiến vào phía nam nơi là trọng điểm, qua đó Nga đã và đang cung cấp cho quân đội của họ ở Ukraine thông qua tuyến đường tiếp tế này, đi qua hai tỉnh Zaporizhzhia và Kherson, cũng như từ Crimea. Nếu người Ukraine có thể cắt đứt tuyến hậu cần, họ có cơ hội tốt hơn, nhưng điều đó sẽ rất khó khăn”, vị tướng Mỹ đã nghỉ hưu, người từng là tướng chỉ huy của Quân đội Mỹ ở Âu Châu và Tập đoàn quân số 7, cho biết.
Trong khi Ukraine tiếp tục tiến hành các cuộc phản công để giành lại các vùng lãnh thổ do Nga xâm lược, vẫn chưa biết chính xác khi nào cuộc phản công mùa xuân của họ sẽ bắt đầu. Trong tháng này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng đất nước của ông sẽ “cần chờ đợi” trước khi phát động cuộc phản công, cho thấy rằng việc tiến hành chiến dịch ngay bây giờ sẽ dẫn đến tổn thất nặng nề.
Hertling trước đây đã nói rằng chờ đợi là một chiến lược tốt sẽ giúp quân đội Ukraine có thời gian vạch ra kế hoạch phản công, đồng thời nói thêm rằng một cuộc tấn công chỉ nên “bắt đầu khi người chỉ huy cảm thấy đó là thời điểm thích hợp”.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov cho biết vào cuối tháng trước rằng công tác chuẩn bị cho cuộc phản công đang ở giai đoạn cuối và quân đội Ukraine đang được huấn luyện để sử dụng vũ khí và thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp.
“Việc chuẩn bị sắp kết thúc, vì ngoài vũ khí và thiết bị quân sự, quân nhân của chúng ta còn phải được huấn luyện cách sử dụng chúng. Chúng tôi đã nhận được các hệ thống tối tân”, Bộ trưởng Quốc phòng nói với các phóng viên vào thời điểm đó.
Newsweek đã liên hệ qua email tới Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận.
4. Cựu tư lệnh Nga nhận xét rằng Lực lượng của Putin 'kiệt sức' với đạn dược 'tối thiểu'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Forces 'Exhausted' With 'Minimal' Ammo: Former Russian Commander”, nghĩa là “Cựu tư lệnh Nga nhận xét rằng Lực lượng của Putin 'kiệt sức' với đạn dược 'tối thiểu'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin tiếp tục chỉ trích các hoạt động của nước này ở Ukraine, gọi các lực lượng của họ là “kiệt quệ” và có dự trữ kém.
Girkin nổi lên trong quân đội Nga sau khi sáp nhập Crimea năm 2014 và sau đó giữ chức chỉ huy lực lượng ly khai ở vùng Donbas, miền Đông Ukraine. Là một người theo chủ nghĩa dân tộc Nga một cách cực đoan, anh ta từ lâu đã ủng hộ cuộc xâm lược Ukraine, nhưng gần đây đã lên tiếng chỉ trích thành tích của quân đội Nga trong cuộc chiến, thường xuyên đăng những đoạn dài phân tích những thiếu sót của họ lên tài khoản Telegram cá nhân của anh ta.
Sáng Chúa Nhật, Girkin đã chia sẻ một bài viết dài phân tích những tin tức mới nhất từ chiến trường và gợi ý rằng ông mong đợi một cuộc tấn công lớn từ các lực lượng Ukraine sẽ sớm xảy ra do tình hình yếu kém của lực lượng Nga.
“Tại sao tôi lại nghĩ rằng đối phương sẽ sớm tấn công? Chính vì bây giờ họ có cơ hội tốt nhất để thành công,” Girkin viết. “Các đơn vị tấn công tốt nhất của Lực lượng Vũ trang Nga đã kiệt sức sau nhiều tháng chiến đấu. Dự trữ đạn dược là tối thiểu.”
Trong bài đăng của mình, Girkin giải thích chi tiết hơn về việc các lực lượng Ukraine sẽ đối phó với Nga như thế nào trong các cuộc tấn công từ các mặt trận khác nhau. Ví dụ, nếu họ dẫn đầu một cuộc tấn công vào khu vực Donetsk ở Donbas, họ sẽ đối mặt với quân đội “đã bị tan rã nặng nề và 'mỏng đi' do triển khai lại lực lượng dự bị tới Bakhmut.” Vì lý do này và những lý do khác, ông bác bỏ những nỗ lực chiếm thành phố Bakhmut vì “thậm chí không xứng đáng với công sức và tiền bạc bỏ ra.”
Sau khi Tập đoàn Wagner, một đơn vị quân đội tư nhân, tuyên bố kiểm soát hoàn toàn Bakhmut vào thứ Bảy, Girkin đã viết trong một bài đăng khác trên Telegram rằng ông không hào hứng khi nghe tin này, do những tổn thất phát sinh khi chiếm thành phố và giá trị chiến lược của nó chẳng đáng là gì.
Girkin viết: “Bakhmut đã 'về nhà'. “Nó không kích thích tôi. Có tính đến những gì tôi biết về tổn thất, nguồn lực lãng phí, thời gian đã mất và hiểu biết ban đầu về sự vô nghĩa chiến lược của hoạt động này.”
Toàn bộ tổn thất của Nga ở Bakhmut hiện chưa rõ ràng. Đầu tháng này, tình báo Mỹ ước tính rằng khoảng 20.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong những tháng được cho là giành quyền kiểm soát thành phố, với thêm 80.000 người bị thương.
Girkin viết: “Các lực lượng vũ trang của Liên bang Nga đã không chiếm được bất cứ thứ gì, nhưng đã 'tắm mình trong máu' rất nhiều gần Avdeevka, ở Maryinka và Ugledar,” ông viết. “Thật không may, không phải là máu của những người lên kế hoạch và chỉ đạo các hoạt động này từ các trụ sở lớn, mà là máu của những người lính và sĩ quan tiền tuyến, được huy động và tình nguyện viên.”
Newsweek đã liên hệ với các quan chức Nga qua email để xin bình luận.
5. Tư Lệnh Lục Quân Ukraine thăm quân đội trên tiền tuyến gần Bakhmut
Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã đến thăm các binh sĩ ở tiền tuyến gần thành phố Bakhmut.
Syrskyi “cảm ơn và vinh danh” các chiến binh trong nửa tá lữ đoàn “những người đang tiêu diệt đối phương mỗi ngày,” ông cho biết hôm Chúa Nhật.
Tư Lệnh Lục Quân cho biết Ukraine vẫn ở thế phòng thủ ở thành phố Bakhmut, nhưng cho biết quân đội của ông đang đạt được tiến bộ ở hai bên sườn của thành phố.
“Mặc dù hiện tại chúng tôi đã kiểm soát vùng ngoại ô của thành phố, nhưng tầm quan trọng của việc phòng thủ vẫn còn. Trong tương lai, điều này sẽ tạo cơ hội cho chúng tôi tiến vào thành phố khi tình hình hoạt động ở phía trước thay đổi,” ông nói thêm.
Trong khi Nga và công ty quân sự tư nhân Wagner tuyên bố chiến thắng ở Bakhmut, Ukraine tuyên bố họ đang giữ một khu vực nhỏ ở phía tây thành phố — và rằng sự tiến bộ của họ ở các khu vực xung quanh thành phố đã khiến họ có một vị thế vững chắc.
6. Trùm Wagner tuyên bố rút lực lượng khỏi các khu vực bên trong thành phố Bakhmut vừa chiếm được
Chỉ huy nhóm quân sự tư nhân Wagner, Yevgeny Prigozhin, hôm Chúa Nhật cho biết lực lượng của ông sẽ rời tiền tuyến ở miền đông Ukraine vào ngày 25 tháng 5 sau khi “chiếm được tất cả các lãnh thổ mà họ hứa sẽ chiếm được, đến từng cm vuông cuối cùng”.
Prigozhin cho biết ông đang bàn giao các vị trí của mình cho Bộ Quốc phòng Nga sau khi lực lượng Wagner rời đi. Không có phản ứng công khai ngay lập tức từ bộ quốc phòng Nga.
“Như tôi đã nói hôm qua, chúng tôi đang bàn giao các vị trí của mình cho Bộ Quốc phòng và vào ngày 25, chúng tôi sẽ rời khỏi khu vực chiến sự,” người đứng đầu Wagner cho biết trong một tin nhắn âm thanh trên trang Telegram Dịch vụ báo chí của mình. “Vì vậy, tất cả các nhiệm vụ sẽ tiếp tục được thực hiện bởi các đơn vị dũng cảm của Bộ Quốc phòng, và chúng tôi rời khỏi các doanh trại.”
“Từ ngày 1 tháng 6, không một chiến binh Wagner nào ở tiền tuyến cho đến khi chúng tôi trải qua quá trình tổ chức lại, trang bị và huấn luyện,” Prigozhin nói thêm.
Prigozhin trước đây đã đưa ra những tuyên bố thô lỗ hoặc gây hiểu lầm về cuộc chiến và vai trò của những người lính đánh thuê của ông ta trong đó — và đôi khi phản bác lại chính những điều ông ta đã nói trước đó. Anh ta cũng được biết đến là người hay nói một cách mỉa mai.
Thông báo của Prigozhin được đưa ra một ngày sau khi Nga tuyên bố chiến thắng ở thành phố phía đông đã xảy ra tranh chấp kéo dài. Nhóm lính đánh thuê nói rằng họ đã giành quyền kiểm soát hoàn toàn thành phố sau nhiều tháng giao tranh do lực lượng của Prigozhin lãnh đạo.
Trong khi đó, Ukraine tuyên bố họ đang nắm giữ một khu vực ở phía tây thành phố - và rằng sự tiến bộ của họ ở các khu vực xung quanh thành phố đã giúp họ có một vị thế vững chắc.
7. Zelenskiy nói với thủ tướng Nhật Bản rằng “bây giờ là thời điểm quan trọng đối với số phận của hòa bình ở Ukraine”
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida rằng bây giờ là thời điểm quan trọng để bảo đảm hòa bình cho đất nước của ông, trong cuộc họp vào hôm Chúa Nhật tại hội nghị thượng đỉnh G7.
“Bây giờ là thời điểm quan trọng cho số phận hòa bình ở Ukraine và cho tương lai của trật tự thế giới dựa trên luật lệ. Điều cực kỳ quan trọng là thế giới có cơ hội nghe thấy tiếng nói của Ukraine ở Hiroshima,” Zelenskiy nói, theo một tuyên bố về cuộc họp.
Zelenskiy cũng ca ngợi sự lãnh đạo của Kishida trong việc tập hợp sự hỗ trợ quốc tế cho Ukraine và cảm ơn ông vì sự hỗ trợ tài chính mà đất nước đã cung cấp.
Tổng thống Ukraine cũng đã gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden trong hội nghị thượng đỉnh ở Hiroshima. Biden đã công bố một gói viện trợ mới cho đất nước vào Chúa Nhật.
8. Tòa án hình sự quốc tế lên tiếng về việc Nga ra lệnh truy nã công tố viên Karim Khan
Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, hôm thứ Bảy cho biết họ “không chùn bước” sau khi Nga đưa công tố viên Karim Khan vào danh sách truy nã vì ông này ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Vladimir Putin.
AFP báo cáo rằng tòa án có trụ sở tại Hague cho biết như sau trong một tuyên bố:
“ICC nhận thấy những biện pháp này là không thể chấp nhận được. Tòa án sẽ không nao núng trong việc thực hiện nhiệm vụ hợp pháp của mình để bảo đảm trách nhiệm giải trình đối với những tội ác nghiêm trọng nhất.”
Công tố viên Khan, người Anh, đã ban hành lệnh bắt giữ Putin vào tháng 3 với cáo buộc tội ác chiến tranh là bắt cóc bất hợp pháp trẻ em Ukraine.
Tòa án tội phạm chiến tranh nói thêm rằng họ “nhận thức được và quan ngại sâu sắc về các biện pháp cưỡng chế không chính đáng và phi lý... của chính quyền Liên bang Nga”.
Tuyên bố của ICC kêu gọi 123 quốc gia thành viên của tòa án “tăng cường nỗ lực để bảo vệ tòa án, các quan chức và nhân viên của tòa án”.
Hình ảnh của Khan đã có thể được nhìn thấy trong cơ sở dữ liệu của Bộ Nội vụ Nga vào hôm thứ Sáu.
Nga, nước không phải là thành viên của ICC, trước đây đã nói rằng lệnh bắt giữ Putin là “vô hiệu”.
9. Zelenskiy nhận định Nga “không tìm kiếm hòa bình”. Điều này được chứng minh qua 183 cuộc đàm phán thất bại
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng, kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022, Ukraine đã tổ chức 183 vòng đàm phán với Nga với sự tham gia của các nhà trung gian quốc tế, nơi mọi người đều thấy rằng Nga không hề muốn tìm kiếm hòa bình.
Người đứng đầu nhà nước cho biết điều này tại phiên làm việc của hội nghị thượng đỉnh G7 “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng” với sự tham gia của các quốc gia G7, Ukraine và các đối tác.
“Vào thời điểm đó, trước ngày 24 tháng 2, Ukraine đã tổ chức hơn 180 vòng đàm phán với Nga – 183 vòng – dưới nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn hành vi xâm lược. Có những nhà trung gian quốc tế đáng kính trong các cuộc đàm phán đó, và tất cả họ đều thấy rằng Nga không tìm kiếm hòa bình. Lệnh ngừng bắn đã không được tôn trọng. Nó đã diễn ra trong 7 năm và hàng nghìn người đã thiệt mạng,” Zelenskiy nói.
Ông lưu ý rằng không có gì thay đổi kể từ đó, “ngoại trừ việc chúng tôi, tự bảo vệ mình, đã làm suy yếu đáng kể nước Nga.”
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh: “Giờ đây, họ công khai muốn đóng băng chiến tranh – không phải vì hòa bình, mà vì mục đích tranh thủ thời gian, tiếp thêm sức mạnh và tấn công trở lại”.
Ông cũng lưu ý rằng tất cả mọi người trên thế giới đều cảm nhận được hậu quả hủy diệt của hành động xâm lược của Nga.
“Một số người đã phải chịu đựng giá lương thực hoặc năng lượng tăng đến chóng mặt. Một số người thấy rằng trong trường hợp xảy ra thảm họa tại một nhà máy điện hạt nhân do Nga xâm lược, bức xạ sẽ đi theo gió đến vùng đất của họ. Một số người biết rằng nếu Nga thành công trong cuộc xâm lược lãnh thổ Ukraine, một người hàng xóm hung hãn nào đó cũng sẽ đến vùng đất của họ. Thế giới của chúng ta rộng lớn, nhưng tất cả chúng ta đều ở trong đó cùng nhau. Và đây là nguyên nhân chung của chúng ta – hòa bình,” Zelenskiy nói thêm.
Như đã đưa tin trước đó, hội nghị thượng đỉnh lần thứ 48 của các nhà lãnh đạo G7 đang diễn ra tại Nhật Bản. Những người tham gia xem xét các cách để bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả hậu quả của đại dịch coronavirus và sự gây hấn của Nga đối với Ukraine.
10. Zelenskiy gặp thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên kể từ cuộc xâm lược của Nga
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bảo đảm đất nước của ông sẽ làm “mọi thứ có thể” để tìm ra giải pháp cho cuộc chiến ở Ukraine trong cuộc gặp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Hai người đã gặp nhau bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima hôm thứ Bảy, lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào năm ngoái.
“Cuộc chiến ở Ukraine là một vấn đề lớn đối với toàn thế giới. Nó cũng đã có nhiều ảnh hưởng trên toàn thế giới. Nhưng tôi không coi đó chỉ là vấn đề kinh tế hay chính trị. Đối với tôi, đó là vấn đề của nhân loại,” ông Modi nói.
“Tôi bảo đảm với các bạn rằng Ấn Độ và cá nhân tôi sẽ làm mọi thứ có thể để giải quyết vấn đề này,” ông nói thêm.
Zelenskiy đã thông báo tóm tắt cho Modi “một cách chi tiết về Công thức Hòa bình Ukraine và mời Ấn Độ tham gia thực hiện sáng kiến này”, một tuyên bố của Ukraine về cuộc họp cho biết.
Ấn Độ có mối quan hệ chặt chẽ với Nga từ thời Chiến tranh Lạnh và vẫn phụ thuộc nhiều vào Mạc Tư Khoa về trang thiết bị quân sự. Gần đây, nước này đã tăng cường mua năng lượng của Nga.
Mặc dù New Delhi đã gửi viện trợ nhân đạo cho Ukraine trong suốt cuộc chiến, nhưng họ đã từ chối các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc kêu gọi rút quân và lên án cuộc xâm lược của Nga.
Năm ngoái, ông Modi đã nói chuyện với ông Putin về sự cần thiết phải “tiến tới con đường hòa bình” trong cuộc gặp mặt trực tiếp với nhà lãnh đạo Nga bên lề hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải tại Uzbekistan vào tháng 9.
11. Gia đình ngoại trưởng Nga đến thăm Georgia bất chấp lệnh trừng phạt làm dấy lên các cuộc biểu tình
Hôm thứ Bảy, cảnh sát đã bắt một số người tham gia các cuộc biểu tình bên ngoài khách sạn Kvareli Lake ở Georgia, nơi người thân của Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Serge Lavrov, được cho là đang ở, theo Kênh Channel One của Georgia.
Đảng Phong trào Quốc gia Thống nhất đối lập đã tổ chức một cuộc biểu tình bên ngoài khách sạn ở đông bắc Georgia để bày tỏ sự tức giận sau khi truyền thông địa phương đưa tin rằng người thân của ông Lavrov đang ở đó.
Các video được đăng trên mạng xã hội cho thấy cảnh bạo lực của các viên chức cảnh sát thô bạo tóm lấy những người biểu tình tụ tập bên ngoài khách sạn. Trong một video, người ta có thể nhìn thấy các viên chức cảnh sát đang bóp cổ một người biểu tình.
Truyền thông Georgia đưa tin người thân của ông Lavrov đã tới Georgia để dự đám cưới của anh rể ông Lavrov, Alexandre Vinokourov.
Con gái của ông Lavrov, Ekaterina Vinokurova - người đã kết hôn với Vinokourov - đã bị Anh, Mỹ và Canada trừng phạt.
Căng thẳng đã lên cao trong tuần này, sau khi các chuyến bay trực tiếp giữa Nga và Georgia được nối lại vào thứ Sáu, dỡ bỏ các hạn chế áp đặt vào năm 2019.
Động thái này đã bị Tổng thống Salome Zourabichvili của Georgia lên án. Tổng thống Salome Zourabichvili chỉ giữ vai trò chủ yếu mang tính nghi lễ, và đã phản đối sự liên kết của chính phủ với Nga.
Hôm thứ Bảy Zourabichvili tuyên bố rằng chính phủ Georgia không lý nào lại không biết rằng “con gái của quan chức cấp cao nhất, thuộc nhóm thân cận của Putin, người đang bị trừng phạt” đã vào Georgia để dự đám cưới, Channel One cho biết.
Tổng thống cho biết bà đã được một quan chức chính phủ thông báo rằng gia đình hiện đã rời khỏi đất nước, nhưng bà kêu gọi các nhà chức trách chú ý đến danh sách các cá nhân Nga bị “các quốc gia đối tác” của Georgia trừng phạt.
Kể từ khi giành được độc lập khỏi Liên Xô vào năm 1991, Georgia đã thực hiện một hành động cân bằng giữa tình cảm thân Âu Châu của người dân và ảnh hưởng của nước láng giềng hùng mạnh Nga. Đảng cầm quyền của đất nước, là đảng Giấc mơ Georgia, đã phải đối mặt với nhiều cáo buộc về mối quan hệ chặt chẽ với Mạc Tư Khoa, đáng chú ý nhất là trong nỗ lực thông qua dự luật tác nhân nước ngoài vào tháng 3, mà các nhà phê bình cho rằng y chang như một luật đang gây tranh cãi ở Nga.
ĐTGM than phiền về bạo lực ở Ecuador. ĐTC cử đặc sứ hòa bình đến Moscow. Nhận định của Zelenskiy
VietCatholic Media
07:09 22/05/2023
1. Đức Tổng Giám Mục bày tỏ nỗi buồn: Xả súng tại nhà tang lễ ở Ecuador, 4 người thiệt mạng
Đức Tổng Giám Mục Portoviejo, Eduardo José Castillo Pino, đã xin các tín hữu cầu nguyện cho bạo lực chấm dứt ở Ecuador và bày tỏ tình liên đới với các nạn nhân và những người bị thương do vụ nổ súng xảy ra vào sáng thứ Năm tại một nhà tang lễ ở Manta, một thành phố cảng trên duyên hải miền trung.
“Một lần nữa, tội phạm và khủng bố lại hủy hoại cuộc sống của rất nhiều người, và khiến tất cả chúng ta tràn ngập nỗi sợ hãi và bất an,” vị Giám Mục nói trong một tuyên bố ngày 18 tháng 5 với ACI Prensa, đối tác tin tức tiếng Tây Ban Nha của CNA.
“Đối với các nạn nhân và những người bị thương trong vụ tấn công ở Manta, và gia đình của họ, tôi muốn bày tỏ với tất cả mọi người sự gần gũi và liên đới của chúng tôi. Một lời cầu nguyện chân thành cho tất cả họ, cho sự yên nghỉ vĩnh hằng của họ và cho sự bình yên và sức mạnh của gia đình họ”
Khoảng 10 giờ sáng giờ địa phương ngày 18 tháng 5 tại nhà tang lễ Vườn Địa Đàng, những người không rõ danh tính đã đến trong khi mọi người đang cầu nguyện cho anh Andrés Agustín Moreira và nổ súng vào những người có mặt. Moreira là một cảnh sát giao thông thành phố từ Manta, người đã bị sát hại vào ngày 16 tháng Năm.
Truyền thông địa phương đưa tin ít nhất 4 người thiệt mạng và 8 người khác bị thương, trong đó có 2 trẻ vị thành niên.
Người đứng đầu Cảnh sát Quốc gia ở Manabí, Patricio Almendáriz, đã báo cáo trong một cuộc họp báo rằng ít nhất 5 người đã thực hiện vụ tấn công. Bọn tội phạm dùng súng dài, súng ngắn bắn bừa bãi vào bên trong nhà tang lễ nơi đang có buổi đọc kinh cầu nguyện cho người quá cố.
Thị trưởng của Manta, Agustín Intriago, nói rằng những gì xảy ra hôm thứ Năm là “khủng bố” và mọi thứ có thể được gọi là “vấn đề tội phạm có tổ chức”.
“Bộ Chính phủ Ecuador, Bộ Quốc phòng Ecuador, sự can thiệp của các bạn vào lúc này là khẩn cấp đối với thành phố này, để những gì đang diễn ra ở phần còn lại của đất nước không xảy ra ở đây” Đức Tổng Giám Mục nói trên phương tiện truyền thông xã hội.
Trong thông điệp gửi ACI Prensa, Đức Tổng Giám Mục Castillo thúc giục rằng “chúng ta đừng bao giờ quen với sự đau khổ của những người anh em của mình mặc dù thực tế là tội ác dường như không có hồi kết.”
“Chúng ta hãy cảm nhận những gì xảy ra với người khác như thể nó đã xảy ra với chúng ta. Và không một ngày nào trôi qua mà chúng ta ngừng cầu nguyện cho hòa bình và chấm dứt quá nhiều bạo lực phi lý. Chúa sẽ không bỏ rơi chúng ta,” ngài kết luận.
Source:Catholic News Agency
2. Nhận định của Tổng thống Zelenskiy về sứ mệnh hòa bình của Đức Hồng Y Matteo Zuppi
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã được hỏi về quyết định của Đức Thánh Cha Phanxicô cử Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Tổng Giám mục Bologna và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, làm đặc sứ của ngài trong sứ vụ hòa bình nhằm chấm dứt cuộc chiến tại Ukraine.
Tổng thống Zelenskiy cho biết một tuần trước đó, vào hôm thứ Bẩy 13 Tháng Năm, ông đã triều yết Đức Thánh Cha và xin Tòa Thánh giúp đỡ tái lập hòa bình tại Ukraine. Ông cảm ơn Đức Thánh Cha về sáng kiến hòa bình mới này.
Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ âu lo rằng Nga “không tìm kiếm hòa bình”. Điều này được chứng minh qua 183 cuộc đàm phán thất bại
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng, trước ngày 24 tháng 2 năm 2022, Ukraine đã tổ chức 183 vòng đàm phán với Nga với sự tham gia của các nhà trung gian quốc tế, nơi mọi người đều thấy rằng Nga không hề muốn tìm kiếm hòa bình.
Người đứng đầu nhà nước cho biết như trên khi trả lời các phóng viên báo chí tại hội nghị thượng đỉnh G7 với chủ đề “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng” với sự tham gia của các quốc gia G7, Ukraine và các đối tác.
“Vào thời điểm đó, trước ngày 24 tháng 2, Ukraine đã tổ chức hơn 180 vòng đàm phán với Nga – 183 vòng – dưới nhiều hình thức khác nhau để ngăn chặn hành vi xâm lược. Có những nhà trung gian quốc tế đáng kính trong các cuộc đàm phán đó, và tất cả họ đều thấy rằng Nga không tìm kiếm hòa bình. Lệnh ngừng bắn đã không được tôn trọng. Nó đã diễn ra trong 7 năm và hàng nghìn người đã thiệt mạng,” Zelenskiy nói.
Ông lưu ý rằng không có gì thay đổi kể từ đó, “ngoại trừ việc chúng tôi, tự bảo vệ mình, đã làm suy yếu đáng kể nước Nga.”
Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh: “Giờ đây, họ công khai muốn đóng băng chiến tranh – không phải vì hòa bình, mà vì mục đích tranh thủ thời gian, tiếp thêm sức mạnh và tấn công trở lại”.
Ông cũng lưu ý rằng tất cả mọi người trên thế giới đều cảm nhận được hậu quả hủy diệt của hành động xâm lược của Nga.
“Một số người đã phải chịu đựng giá lương thực hoặc năng lượng tăng đến chóng mặt. Một số người thấy rằng trong trường hợp xảy ra thảm họa tại một nhà máy điện hạt nhân do Nga xâm lược, bức xạ sẽ đi theo gió đến vùng đất của họ. Một số người biết rằng nếu Nga thành công trong cuộc xâm lược lãnh thổ Ukraine, một người hàng xóm hung hãn nào đó cũng sẽ đến vùng đất của họ. Thế giới của chúng ta rộng lớn, nhưng tất cả chúng ta đều ở trong đó cùng nhau. Và đây là nguyên nhân chung của chúng ta – hòa bình,” Zelenskiy nói thêm.
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 48 của các nhà lãnh đạo G7 đang diễn ra tại Nhật Bản. Những người tham gia xem xét các cách để bảo đảm sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả hậu quả của đại dịch coronavirus và sự gây hấn của Nga đối với Ukraine.
Boris Bondarev, cựu nhà ngoại giao Nga tại phái bộ Liên Hiệp Quốc của Mạc Tư Khoa ở Geneva, nói rằng không nên đàm phán với Putin vì không thể đàm phán và làm như thế sẽ mang lại cho ông ta một tư cách chính danh.
Sau tất cả các tội ác mà Putin và bọn đồng phạm đã gây ra, nhà nước Nga hiện nay không hề muốn hòa bình. Họ không còn cách nào khác ngoài quyết tâm duy trì chiến tranh bằng mọi giá. Thành ra, đàm phán với Putin là điều không thể.
“Putin đã bị nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh; chúng ta đã có lệnh bắt giữ này,” Bondarev nói, đề cập đến biện pháp của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC. “Bước quan trọng là các nước phương Tây sẽ tuyên bố Putin là bất hợp pháp, phủ nhận rằng ông ấy không phải là một tổng thống hợp pháp, không có tư cách điều hành đất nước này.”
“Như thế, đó có thể là lời tuyên bố rằng Putin là trở ngại duy nhất cho hòa bình – nền hòa bình thực sự – vì vậy ông ta phải bị loại bỏ, bằng cách này hay cách khác,” Bondarev, người đã từ chức tại phái bộ Liên Hiệp Quốc của Nga ở Geneva vào tháng 5 năm 2022, để phản đối cuộc xâm lược, đã đưa ra lập trường trên.
3. Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn việc phong chân phước cho linh mục tử đạo trong Thế chiến II
Hôm thứ Bảy, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phê chuẩn việc phong chân phước cho một linh mục trẻ người Ý bị Đức quốc xã sát hại trong Thế chiến thứ hai và thúc đẩy án phong chân phước cho tám người nam và nữ khác.
Cha Giuseppe Beotti còn một tháng trước sinh nhật lần thứ 32 của mình thì bị quân Đức bắn chết sau khi từ chối rời giáo xứ của mình bất chấp những mối đe dọa đến tính mạng. “Miễn là còn một linh hồn để chăm sóc, tôi sẽ ở lại vị trí của mình,” ngài đã trả lời như vậy với đám lính Đức.
Cha Beotti sinh ra ở một thị trấn nhỏ phía nam Napoli vào năm 1912. Ba năm sau, cha ngài, một nông dân, buộc phải rời xa vợ và 5 đứa con để tham gia Thế chiến thứ nhất.
Khi còn trẻ, Beotti cảm thấy được kêu gọi làm linh mục và mặc dù gia đình thiếu thốn tài chính, ngài vẫn cố gắng theo học chủng viện ở miền bắc nước Ý.
Ngài được thụ phong linh mục năm 1938 ở tuổi 25, và hai năm sau, ngài trở thành cha xứ của nhà thờ giáo xứ Sidolo, một thị trấn nhỏ trong dãy núi Apennine ở tây bắc nước Ý.
Là một linh mục, Beotti luôn cho đi bất kỳ khoản tiền hoặc quần áo thừa nào mà ngài có cho người nghèo. Trong Thế chiến thứ hai, ngài cũng mở cửa nhà của mình cho bất kỳ ai có nhu cầu, kể cả người Do Thái, thương binh và các du kích quân kháng chiến.
Vào mùa hè năm 1944, Sidolo là nơi diễn ra Chiến dịch Wallenstein, một loạt các cuộc vây bắt quân du kích của lực lượng Quốc xã-Phát xít. Cha Beotti bị giết vào ngày 20 tháng 7 năm 1944 cùng với một linh mục khác và sáu người khác.
Ngài qua đời khi đang cầm kinh nhật tụng và làm dấu thánh giá.
Đức Thánh Cha cũng đã phê chuẩn vào ngày 20 tháng Năm án phong chân phước cho tám tôi tớ của Chúa, trong đó có Lorena D'Alessandro, 16 tuổi, chết vì khối u phổi di căn ở Rôma năm 1981.
D'Alessandro bị tàn tật năm 12 tuổi, khi chân trái của cô bị cắt cụt sau hai năm chiến đấu với khối u ở xương chày. Cô ấy là một người tham gia tích cực trong giáo xứ của mình và trở thành một giáo lý viên thanh niên khi còn là một thiếu niên. Cô ấy thích hát và chơi ghi-ta trong Thánh lễ và có một linh đạo mạnh mẽ.
Vào mùa hè năm 1980, D'Alessandro đã hành hương đến Đền Thánh Đức Mẹ Lộ Đức cùng với các giáo lý viên khác từ Rôma. Ở đó, trong lúc cầu nguyện, cô nhận được tin rằng mình sẽ sớm chết. Cô ấy đã viết một bản di chúc thiêng liêng, trong đó cô ấy nói lời tạm biệt với gia đình và đưa ra những chỉ dẫn về tang lễ của mình.
Vào Tháng Giêng năm 1981, cô được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi và chỉ còn ba tháng để sống. Cô qua đời vào ngày 3 tháng 4 năm 1981.
Maria Cristina Ogier là một nữ giáo dân khác đã được Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố là bậc đáng kính hôm thứ Bảy. Ogier sinh ra ở Florence, Ý, vào năm 1955.
Năm 4 tuổi, cô được chẩn đoán mắc bệnh u não. Bất chấp căn bệnh gần như suốt đời của mình, Ogier đã cống hiến hết mình để giúp đỡ người bệnh.
Khi còn là một thiếu niên vào những năm 1970, cô cảm thấy được kêu gọi tham gia vào các cuộc tranh luận gay gắt về việc phá thai ở Ý. Cùng với cha cô, trưởng khoa sản phụ khoa tại một bệnh viện địa phương, họ đã tổ chức các buổi nói chuyện ủng hộ sự sống của thai nhi.
Những cuộc họp này sau đó đã trở thành nguồn gốc của Trung tâm “Hỗ trợ sự sống” đầu tiên của Ý vào năm 1978, là nguồn cảm hứng cho tổ chức phò sinh quốc gia Phong trào vì Sự sống.
Ogieri qua đời ở Rome vào năm 1974 ở tuổi 19.
Chủng sinh người Brazil Guido Vidal França Schäffer là giáo dân thứ ba đã tiến thêm một bước trên con đường phong chân phước.
Schäffer là thành viên trọn đời của phong trào Công Giáo Rinnovamento nello Spirito Santo rất lôi cuốn. Anh ấy sẽ sử dụng niềm yêu thích lướt sóng của mình như một cơ hội để kết bạn với những người trẻ tuổi khác và chia sẻ Phúc âm với họ.
Anh ấy đã tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa y học tổng quát khi cảm thấy được kêu gọi làm linh mục. Schäffer bắt đầu học trường dòng ở tuổi 28 trong khi vẫn tiếp tục phục vụ với tư cách là bác sĩ tự nguyện tại một phòng khám y tế.
Vào ngày 1 tháng 5 năm 2009, khoảng một năm trước khi người thanh niên 34 tuổi dự kiến được thụ phong linh mục, anh đã bị một cú va mạnh đập vào đầu và chết đuối khi đang lướt sóng ngoài khơi bờ biển Brazil cách Rio de Janeiro không xa.
Các linh mục và nữ tu hiện nay sẽ được Giáo hội gọi là “bậc đáng kính” là Cha Simon Mpeke, còn được gọi là Baba Simon, một linh mục người Cameroon sinh năm 1906 và qua đời năm 1975; Cha Pedro Díez Gil, một linh mục người Tây Ban Nha thuộc Dòng Giáo sĩ Nghèo của Mẹ Thiên Chúa sinh năm 1913 và qua đời năm 1983; Nữ tu người Ý Edda Roda thuộc Dòng Nữ tu Capuchin của Mẹ Rubatto sinh năm 1940 và qua đời năm 1996; và Nữ tu người Brazil Tereza Margarida do Coração de Maria, một nữ tu dòng kín của Dòng Cát Minh Nhặt Phép sinh năm 1915 và qua đời năm 2005.
Source:Catholic News Agency
4. Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 21 Tháng Năm
Chúa Nhật 21 Tháng Năm, Ý và nhiều nước trên thế giới mừng Lễ Chúa Lên Trời hay còn gọi là Lễ Thăng Thiên trong khi một số nước khác đã mừng ngày lễ này vào ngày thứ Năm trước đó.
Kết thúc Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, mười một môn đệ đi tới miền Galilê, đến ngọn núi Đức Giêsu đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giêsu đến gần, nói với các ông: “Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, chào anh chị em,
Ngày hôm nay, tại Ý và nhiều quốc gia khác, Lễ Chúa Thăng Thiên được cử hành. Đó là một ngày lễ mà chúng ta biết rõ, nhưng có thể đặt ra một số câu hỏi – ít nhất là hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: Tại sao chúng ta lại kỷ niệm việc Chúa Giêsu rời khỏi trái đất? Có vẻ như sự ra đi của Ngài phải là một khoảnh khắc đáng buồn, không hẳn là điều đáng vui mừng! Tại sao lại ăn mừng một sự ra đi? Đó là câu hỏi đầu tiên. Câu hỏi thứ hai là bây giờ Chúa Giêsu làm gì ở trên trời? Câu hỏi đầu tiên: Tại sao lại ăn mừng? Câu hỏi thứ hai: Chúa Giêsu làm gì ở trên trời?
Tại sao chúng ta đang ăn mừng. Bởi vì với việc Thăng Thiên, một điều gì đó mới mẻ và tốt đẹp đã xảy ra: Chúa Giêsu đã mang nhân tính của chúng ta, xác thịt của chúng ta, vào thiên đàng – đây là lần đầu tiên – nghĩa là Người đã mang nhân tính đó vào trong Thiên Chúa. Nhân tính mà Ngài mặc lấy trên trái đất đã không còn ở đây. Chúa Giêsu phục sinh không phải là một linh hồn, không. Ngài có cơ thể con người, bằng xương bằng thịt, mọi thứ. Ngài sẽ ở đó trong Chúa. Chúng ta có thể nói rằng từ ngày Thăng Thiên trở đi, chính Thiên Chúa đã “thay đổi” – từ thời điểm đó, Ngài không chỉ là thần linh, mà còn yêu chúng ta đến nỗi Ngài mang xác thịt của chúng ta trong chính Ngài, nhân tính của chúng ta! Do đó, nơi đang chờ đợi chúng ta được chỉ định; đó là phần phúc của chúng ta. Một Giáo Phụ đã viết như thế này: “Thật là một tin tuyệt vời! Đấng đã làm người vì chúng ta […] để biến chúng ta thành anh em của Người, Người tự giới thiệu mình như một con người trước mặt Chúa Cha để gánh vác tất cả những ai liên kết với Người” (Thánh Grêgôriô Nyssa, Diễn văn về Sự Phục sinh của Chúa Kitô, 1). Hôm nay, chúng ta cử hành “cuộc chinh phục thiên đàng” – Chúa Giêsu, Đấng trở về với Chúa Cha, nhưng với nhân tính của chúng ta. Và như vậy, thiên đường đã là của chúng ta một chút. Chúa Giêsu đã mở cửa và xác của Người ở đó.
Câu hỏi thứ hai: Vậy Chúa Giêsu lên trời làm gì? Ngài ở đó vì chúng ta trước mặt Chúa Cha, liên tục cho Ngài thấy nhân tính của chúng ta – cho Ngài thấy những vết thương của Ngài. Tôi thích nghĩ rằng Chúa Giêsu, cầu nguyện như thế này trước mặt Chúa Cha – khiến Người nhìn thấy những vết thương của mình. “Đây là những gì con phải gánh chịu vì nhân loại: Xin hãy làm điều gì đó!” Ngài chỉ cho Chúa Cha cái giá của sự cứu chuộc chúng ta. Chúa Cha xúc động. Đây là một cái gì đó tôi thích nghĩ về. Nhưng anh chị em hãy tự suy nghĩ về điều đó. Đây là cách Chúa Giêsu cầu nguyện. Ngài đã không để chúng ta một mình. Thật vậy, trước khi thăng thiên, Người đã nói với chúng ta, như Tin Mừng hôm nay nói: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:20). Ngài luôn ở với chúng ta, nhìn đến chúng ta, và “Ngài hằng sống để chuyển cầu” (Dt 7:25) cho chúng ta. Để làm cho Chúa Cha nhìn thấy vết thương của mình, cho chúng ta. Tóm lại, Chúa Giêsu cầu thay. Ngài đang ở một “chỗ” tốt hơn, trước Cha của Ngài và là Cha của chúng ta, để chuyển cầu cho chúng ta.
Sự cầu bầu cho chúng ta là điều cơ bản. Đức tin này cũng giúp chúng ta – không đánh mất hy vọng, không nản lòng. Trước mặt Chúa Cha, có Đấng làm cho Người thấy những vết thương của Người và chuyển cầu. Xin Nữ Vương Thiên Đàng cầu bầu cho chúng ta bằng sức mạnh của lời cầu nguyện.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Thật đáng buồn, nhưng, một tháng sau khi bạo lực bùng phát ở Sudan, tình hình vẫn tiếp tục nghiêm trọng. Trong khi khuyến khích các thỏa thuận từng phần đã đạt được cho đến nay, tôi lặp lại lời kêu gọi chân thành của mình về việc hạ vũ khí, và tôi yêu cầu cộng đồng quốc tế nỗ lực hết sức để đối thoại thắng thế và xoa dịu nỗi đau khổ của người dân. Và chúng ta hãy tiếp tục ở gần người dân Ukraine đang bị bao vây.
Hôm nay, Ngày Truyền thông Thế giới được cử hành với chủ đề “Nói bằng trái tim”. Chính trái tim đưa chúng ta tới sự giao tiếp cởi mở và dễ tiếp thu. Tôi chào các nhà báo, các chuyên gia truyền thông, cảm ơn họ vì công việc của họ. Và tôi hy vọng rằng họ có thể luôn làm việc để phục vụ sự thật và vì lợi ích chung. Xin ace một tràng pháo tay cho tất cả các nhà báo!
Hôm nay, Tuần lễ Laudato si' bắt đầu. Tôi cảm ơn Bộ Cổ võ Sự Phát triển Con người Toàn diện và nhiều tổ chức tham gia. Và tôi mời tất cả mọi người cộng tác trong việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta. Cần phải kết hợp khả năng và sự sáng tạo của chúng ta lại với nhau! Những thảm họa gần đây nhắc nhở chúng ta về điều này, chẳng hạn như lũ lụt đã tấn công người dân Emiglia Romagna trong những ngày này, những người mà tôi hết lòng lập lại sự gần gũi với họ. Hôm nay, các tập sách về Laudato si', mà Bộ đã chuẩn bị với sự hợp tác của Viện Môi trường Stockholm, sẽ được phân phát tại Quảng trường.
Tôi chào tất cả anh chị em, những người từ Rôma và những người hành hương từ Ý và từ nhiều quốc gia – tôi thấy nhiều lá cờ ở đó, xin chào mừng! Tôi đặc biệt chào các nữ tu Phan Sinh Thánh Elizabeth đến từ Indonesia – từ rất xa; các tín hữu đến từ Malta, Mali, Á Căn Đình, đảo Curaçao thuộc vùng Caribe, và ban nhạc đến từ Puerto Rico. Chúng tôi muốn nghe các bạn chơi sau nhé!
Ngoài ra, tôi chào mừng cuộc hành hương của giáo phận từ Alessandria; các ứng viên Thêm Sức từ giáo phận Genoa mà tôi đã gặp ngày hôm qua. Hôm qua, tôi đã gặp họ, với những chiếc mũ đỏ đằng kia, ở Santa Marta – họ thật tuyệt vời!; các nhóm giáo xứ từ Molise, Scandicci, Grotte và Grumo Nevano; các hiệp hội cam kết bảo vệ sự sống con người; Ca đoàn thanh niên “Emil Komel” từ Gorizia; từ trường “Catherine của Thánh Rose” và “Thánh Ursula” từ Rome; và những người trong phong trào Immacolata.
Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin đừng quên. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
Source:Vatican News
Công lý nhãn tiền: Máy bay 30 triệu USD của Putin bị bắn rớt. Wagner tìm cách bỏ chạy khỏi Bakhmut
VietCatholic Media
15:30 22/05/2023
1. Không quân cho biết: Ukraine bắn rơi máy bay ném bom Su-35 của Nga trên Hắc Hải
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukraine Shoots Down Russian Su-35 Bomber Over Black Sea, Air Force Says”, nghĩa là “Không quân cho biết: Ukraine bắn rơi máy bay ném bom Su-35 của Nga trên Hắc Hải.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Theo Kyiv, một máy bay chiến đấu của Nga đã bị bắn hạ ở Kherson, khu vực phía nam của Ukraine nằm trên bờ Hắc Hải.
Lực lượng Không quân Ukraine đã cho biết hôm thứ Hai rằng một máy bay phản lực Sukhoi Su-35 đã bị “cắm đầu xuống biển” vào hôm Chúa Nhật trên “lãnh hải Ukraine”.
Phát ngôn viên quân đội địa phương của Ukraine, Dmytro Pletenchuk, đã báo cáo rằng chiếc máy bay đã bị lực lượng phòng không hạ gục. “Cảnh tượng chiếc Su-35 bị bắn rơi thật không thể tin được”, ông nói với tờ Pravda của Ukraine. “Phòng không là sức mạnh!”
Vụ bắn rơi sau đó đã được Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận, và nói thêm rằng “các tình huống đang được làm rõ thêm.”
Tài khoản Twitter OSINT chuyên về các tổn thất trong chiến tranh cho biết chiếc máy bay đã được trang bị bom dẫn đường KAB-500S, “được sử dụng để chống lại các điểm phòng không ở khu vực Kherson” và các báo cáo của Ukraine nói rằng phi công đã thiệt mạng trong vụ việc.
OSINT cũng chia sẻ đoạn phim quay cảnh chiếc Su-35 “thả bom dẫn đường và bắn pháo sáng ngoài khơi bờ biển vùng Mykolaiv vào các mục tiêu ở Kherson ngay trước khi nó bị hỏa tiễn đất đối không bắn hạ. “
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga về những tuyên bố này.
Được phát triển bởi Cục thiết kế nhà nước Sukhoi, Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư của Nga và là phiên bản cải tiến của Su-27. Kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, Nga đã mất 82 máy bay, trong đó có 3 chiếc Su-35, theo trang web nguồn mở Oryx chuyên theo dõi các tổn thất của Mạc Tư Khoa.
Bộ Tổng tham mưu Ukraine cũng báo cáo hôm thứ Hai rằng 4 hỏa tiễn hành trình Kh-101/Kh-555 và 20 máy bay không người lái Shahed đã bị phá hủy. Kyiv cho rằng Nga đã tấn công các cơ sở quân sự và cơ sở hạ tầng ở thành phố Dnipro.
Thị trưởng thành phố, Borys Filatov, yêu cầu người dân không quay phim và đăng bất kỳ cảnh quay nào. Trong khi đó, thống đốc khu vực, Serhiy Lysak, báo cáo rằng khu vực này đã “chịu đựng được cuộc tấn công.”
Một cơ sở cấp cứu và một doanh nghiệp tư nhân đã bị hư hại, cũng như một số phương tiện và một số thiết bị. Ông Lysak cho biết thêm, một người đàn ông 27 tuổi cũng bị thương.
Biến cố này diễn ra khi Tổng thống Ukraine Volodymr Zelenskiy khẳng định rằng thị trấn Bakhmut của Donetsk đã không rơi vào tay Nga sau nhiều tháng giao tranh, như tuyên bố của người đứng đầu Nhóm lính đánh thuê Wagner Yevgeny Prigozhin.
Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Zelenskiy nói rằng Bakhmut “không bị tạm chiếm”, trong khi các nguồn tin quân sự Ukraine cho biết họ vẫn kiểm soát một số khu vực phía Tây thành phố.
2. Lực lượng Nga cứu ứng cho quân Wagner bị đẩy xa thêm 700m
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 22 tháng Năm, Thứ trưởng Hanna Maliar, cho biết trong 24 giờ qua các lực lượng Nga đã “cố gắng giành lại các vị trí đã mất ở phía nam khu định cư Ivanivske nhưng không thành công”.
Cô nhấn mạnh rằng trong 24 giờ qua Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân Ukraine đã dọn sạch một khu vực gần Bakhmut rộng 1.730m và sâu 700m. Lữ đoàn 72 Nga đã bị đánh bại trong cố gắng chiếm lại các vị trí đã mất để ngăn quân Ukraine bao vây quân Wagner đang ở bên trong thành phố Bakhmut. Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, không những không giành lại được các vị trí đã mất, quân Nga còn bị mất thêm 700m trong 24 giờ qua.
Cô cũng cho biết Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã đến thăm các vị trí tiền phương ở ngoại ô Bakhmut.
“Tôi đã đến thăm các chiến binh và chỉ huy của chúng ta ở tiền tuyến. Tri ân và vinh danh các chiến sĩ Lữ đoàn 3 Biệt Động Quân, Lữ đoàn 30 cơ giới, Lữ đoàn 56 cơ giới 56, và Lữ đoàn 93 cơ giới ngày đêm tấn công quân xâm lược. Lực lượng Phòng vệ của chúng ta đã tiếp tục các hoạt động tấn công vào các sườn xung quanh Bakhmut. Mặc dù bây giờ chúng ta hoàn toàn kiểm soát vùng ngoại ô của thành phố, nhưng việc phòng thủ bên trong vẫn rất quan trọng. Trong tương lai, điều này sẽ cho chúng tôi cơ hội tiến vào thành phố khi tình hình hoạt động ở mặt trận thay đổi,” Tướng Syrskyi cho biết như trên, đồng thời cho biết thêm rằng ông đã thảo luận với các chỉ huy về các hành động tiếp theo của Lực lượng Phòng vệ.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, hôm nay đã tuyên bố rằng các chiến binh Ukraine đang tiến vào hai bên sườn ở ngoại ô Bakhmut và gần bao vây thành phố về mặt chiến thuật.
3. Quân Wagner đang cố rời khỏi thành phố Bakhmut nhưng có lẽ không dễ dàng
Sáng Chúa Nhật 21 Tháng Năm, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin tuyên bố sẽ rút ra khỏi thành phố Bakhmut vào ngày 25 Tháng Năm, để dưỡng quân và yêu cầu quân chính quy Nga tiếp thu. Cho đến nay, Bộ Quốc Phòng Nga chưa trả lời chính thức.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 22 tháng Năm, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nhận định rằng chiến lược ban đầu của quân Nga đã sụp đổ.
Vào đầu năm 2023, quân Wagner tìm cách bao vây thành phố theo một vòng cung rộng từ phía bắc với dụng ý rõ rệt là cắt đứt các xa lộ tiếp tế cho thành phố Bakhmut. Các tuyến đường vào thành phố Bakhmut dần dần nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga. Tuy nhiên, trước nguy cơ bị bao vây, quân Ukraine chống trả quyết liệt. Có những khúc đường ngày hôm nay dưới tay quân Nga, ngày mai lại trở về tay người Ukraine.
Chiến thuật vòng cung rộng tỏ ra mất quá nhiều thời gian, nhân sự và khí tài chiến tranh. Cho nên, cuối cùng, vào giữa Tháng Tư, Valery Gerasimov và Sergei Shoigu quyết định tấn công thẳng vào thành phố Bakhmut. Quân Wagner đánh vào thành phố trong khi quân chính quy Nga trấn giữ hai bên sườn. Ngày 10 Tháng Năm, Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân bất ngờ tấn công Lữ Đoàn 72 Nga, hai đại đội Nga bị loại khỏi vòng chiến, số còn lại bỏ chạy.
Trùm Wagner báo cáo: “Quân đội của chúng ta đang chạy trốn. Lữ đoàn 72 chết tiệt đã đánh mất ba km vuông sáng nay, khiến chúng tôi mất khoảng 500 người”.
Trong bối cảnh đó, quân phòng thủ Ukraine thay vì tấn công vào quân Wagner lại lùi dần về phía quận Litak. Đồng thời, một số lớn quân phòng thủ Ukraine rút ra khỏi thành phố, gia nhập với các nhóm quân đang tấn công ở hai bên sườn.
Các blogger quân sự Nga có kinh nghiệm chiến trường cho biết khi thấy mọi sự bất ngờ dễ dàng như thế, quân Wagner lẽ ra phải có lòng phòng hờ. Nhưng, vì háo thắng họ rúc đầu vào rọ, và khi thấy không có gì ở đó, họ la làng lên là chiến thắng. Thật ra, đó là một cái bẫy khổng lồ. Quân Ukraine đã rút ra ngoài cùng với những người dân còn sót lại bên trong thành phố, bao vây và nã pháo liên hồi vào quân Wagner.
Thứ trưởng Hanna Maliar nhận định rằng giờ đây Nga đã mất hầu hết những đỉnh cao hỏa lực xung quanh thành phố. Cô nói thêm rằng: “cuộc tiến công của quân ta ở vùng ngoại ô dọc theo hai bên sườn vẫn đang tiếp diễn khiến quân xâm lược rất khó ở lại Bakhmut”.
“Các lực lượng của chúng ta đã đưa thành phố vào tình trạng bán bao vây, điều này cho chúng ta cơ hội để loại bỏ đối phương. Do đó, đối phương phải tự bảo vệ mình trong phần thành phố mà chúng kiểm soát,” Maliar nói.
Thứ trưởng nhấn mạnh rằng các lực lượng Ukraine vẫn duy trì quyền kiểm soát đối với các cơ sở hạ tầng và công nghiệp, cũng như khu vực tư nhân của Bakhmut ở quận Litak.
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Nhóm Lực lượng phía Đông Ukraine, trong một bình luận với Suspile lưu ý rằng Bakhmut thực sự đã bị phá hủy hoàn toàn do cuộc pháo kích của Nga, điều này khiến cho bất cứ ai phòng thủ thành phố này đều gặp các khó khăn rất lớn. Nhưng quân Nga còn khó khăn hơn quân Ukraine vì họ không biết các địa đạo để di chuyển trong thành phố.
“Tổng thống đã nói đúng - thành phố đã thực sự bị san bằng. Đối phương phá hủy nó hàng ngày bằng các cuộc tấn công bằng pháo và không kích ồ ạt, và các đơn vị của chúng tôi báo cáo rằng tình hình vô cùng khó khăn. Quân đội của chúng tôi giữ các công sự và một số cơ sở ở phía tây nam của thành phố. Giao tranh khốc liệt đang diễn ra,” phát ngôn nhân nói.
Theo ông, Nga quá coi trọng biểu tượng đối với Bakhmut.
“Nga thu hút sự chú ý đến Bakhmut này... Thành phố đã bị phá hủy, nó không mang lại cho họ bất kỳ lợi ích quân sự hay thậm chí chính trị nào. Họ đã bỏ ra chín tháng mà vẫn không chiếm được nó. Chúng tôi đang cố gắng dồn ép dọc hai bên cánh, không cho họ nghỉ ngơi và nếu có thể thì phản công”, Đại Tá Cherevatyi nói.
4. Trùm Wagner Yevgeny Prigozhin thề sẽ rút quân khỏi thành phố Bakhmut bất kể Bộ Quốc phòng Nga có đồng ý hay không
Reuters đưa tin, chiều ngày thứ Hai 22 Tháng Năm, Yevgeny Prigozhin, chỉ huy quân đội tư nhân Wagner của Nga, đã lặp lại lời thề sẽ rút quân khỏi Bakhmut trong ba ngày và giao việc phòng thủ thành phố mới chiếm được cho quân chính quy.
“Ở rìa phía tây, các vị trí phòng thủ đã được thiết lập, vì vậy Wagner sẽ rời Artyomovsk trong khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6,” ông ta nói, sử dụng tên thời Liên Xô của Bakhmut.
“Nếu lực lượng riêng của Bộ Quốc phòng không đủ, thì chúng ta có hàng ngàn tướng lĩnh – chúng ta chỉ cần tập hợp một tiểu đoàn tướng lĩnh, cung cấp cho họ tất cả súng ống, và tất cả sẽ ổn thôi.”
Prigozhin đã lên tiếng chỉ trích sự hỗ trợ của quân đội và Bộ Quốc Phòng mà những người lính đánh thuê Wagner của ông ta đã nhận được. Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa thừa nhận rằng một số binh sĩ Nga đã tháo chạy bên ngoài Bakhmut vào tuần trước, nhưng đã bác bỏ khẳng định lặp đi lặp lại của Prigozhin rằng cả hai bên sườn đang sụp đổ hoặc quân đội đã giữ lại đạn dược từ Wagner.
5. Thống đốc Nga cho rằng bộ binh Ukraine tấn công vào thành phố của Nga
Reuters báo cáo rằng Vyacheslav Gladkov, thống đốc vùng Belgorod của Nga, hôm thứ Hai tuyên bố rằng một “nhóm phá hoại” của quân đội Ukraine đã tiến vào lãnh thổ Nga ở quận Graivoron, giáp Ukraine.
Trên Telegram, Gladkov tuyên bố quân đội Nga và lực lượng an ninh đang thực hiện các biện pháp để chống lại cuộc xâm nhập.
“Một nhóm trinh sát và phá hoại của lực lượng vũ trang Ukraine đã tiến vào lãnh thổ quận Graivoronsky. Các lực lượng vũ trang Nga cùng với lực lượng biên phòng, lực lượng bảo vệ Nga và FSB đang thực hiện các biện pháp cần thiết để loại bỏ đối phương. Tôi sẽ báo cáo chi tiết,” ông ta nói.
Ông ta cũng nói thêm rằng một thiết bị nổ đã rơi từ một phương tiện bay không người lái ở Novaya Tavolzhanka mà không gây thương tích.
Trong khi đó, Thống đốc vùng Bryansk của Nga, là Alexander Bogomaz cho biết: “Lực lượng vũ trang Ukraine nã súng cối vào làng Khoromnoe thuộc quận Klimovsky. Không có thương vong. Hậu quả của vụ pháo kích, một hộ gia đình và một tòa nhà phụ đã bốc cháy. Các dịch vụ khẩn cấp đang có mặt tại chỗ.
Vùng Bryansk nằm ở phía bắc Ukraine và có chung biên giới với Ukraine và Belarus. Các tuyên bố đã không được xác minh độc lập.
6. Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu cho biết việc đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16 đã bắt đầu
Đại diện cấp cao của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell cho biết ông hy vọng các máy bay chiến đấu F-16 sẽ sớm được chuyển giao cho Ukraine. Ông đã cho biết như trên trước cuộc họp của Hội đồng Đối ngoại tại Brussels, khi được các nhà báo yêu cầu bình luận về việc thành lập liên minh cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine.
Theo Borrell, thật tốt khi G7 cuối cùng đã quyết định chuẩn bị mặt bằng để cung cấp cho Ukraine các máy bay chiến đấu mà nước này cần. Ông cũng cho biết “việc đào tạo phi công đã bắt đầu”, lưu ý rằng ông hy vọng rằng Ukraine sẽ sớm được cung cấp loại vũ khí này.
Như đã đưa tin, Mỹ đã bật đèn xanh cho các nước thứ ba hợp tác nỗ lực cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine. Các cuộc đàm phán đang diễn ra. Một số quốc gia Âu Châu đã tuyên bố bắt đầu chương trình huấn luyện phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16.
7. Ukraine chắc chắn sẽ nhận được F16. Vấn đề là khi nào và bao nhiêu
Cựu chỉ huy của bộ Tư Lệnh các lực lượng chung của Anh Richard Barrons đã có mặt trên Sky News ở Anh, và ông được hỏi việc gửi máy bay F-16 có thể tạo ra sự khác biệt gì đối với nỗ lực chiến tranh của Ukraine hay. Ông nói với người xem:
Qua các cuộc thảo luận tại G7 ở Hiroshima, Nhật Bản ông tin rằng Ukraine chắc chắn sẽ nhận được F16. Vấn đề chỉ còn là khi nào và bao nhiêu.
Ông nhấn mạnh rằng F16 là một máy bay thế hệ thứ tư rất phức tạp sẽ mang lại cho Ukraine lợi thế quyết định trước lực lượng không quân Nga và trên thực tế là lực lượng mặt đất của Nga nếu họ đạt đến ngưỡng năng lực phù hợp và có dòng vũ khí giúp máy bay hoạt động hiệu quả.
Nó sẽ xoay chuyển cục diện trận chiến trên bầu trời theo hướng có lợi cho Ukraine khi Ukraine có đủ máy bay, đủ năng lực sử dụng nó và đủ các dòng hỏa tiễn giúp nó hoạt động hiệu quả.
Lực lượng không quân Ukraine chắc chắn tràn đầy khí thế. Nhưng máy bay của Ukraine chủ yếu là máy bay của Nga, và do đó được người Nga biết đến nhiều. Vì vậy, họ đã không thể đánh bật lực lượng không quân Nga khỏi bầu trời và họ đã phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống phòng không trên bộ của mình. Những chiếc F16 sẽ mang lại cho họ khả năng chiếm ưu thế trên không Ukraine trước các lực lượng Nga. Đó sẽ là một phương tiện thay đổi cuộc chơi.
Tuy nhiên, Barrons nhấn mạnh đây không phải là một dự án ngắn hạn. Chúng ta nên nhận ra rằng F-16 sẽ mất khoảng 18 tháng để có hiệu lực chiến đấu ở Ukraine.
8. Lực lượng phòng không Ukraine hạ 20 UAV Shahed, 4 hỏa tiễn hành trình chỉ trong một đêm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Hai 22 tháng Năm, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết các vụ nổ đã được nghe thấy ở thành phố Dnipro trong đêm cũng như ở Zaporizhzhia và Kharkiv, với cảnh báo không kích trên toàn quốc được kích hoạt lúc 3h48 sáng. Thành phố Odesa cũng được tường trình bị máy bay không người lái chiến đấu của Nga tấn công vào cuối ngày Chúa Nhật.
Các báo cáo từ Dnipro, cho biết 15 máy bay không người lái và 4 hỏa tiễn hành trình đã bị bắn hạ trong khu vực, trong khi 8 người bị thương, trong đó có 3 người được đưa đến bệnh viện. Ông cho biết hàng chục phương tiện đã bị phá hủy hoặc hư hại cũng như 9 tòa nhà chung cư, một số nhà riêng, cửa hàng, trường mẫu giáo và các tòa nhà hành chính.
Lực lượng phòng không Ukraine đã phá hủy 20 máy bay không người lái tấn công và 4 hỏa tiễn hành trình của Nga trong đêm 21-22/5.
Đại Tá Yurii Ihnat cho biết quân xâm lược Nga đã sử dụng 16 hỏa tiễn các loại và 20 máy bay không người lái tấn công bao gồm
• 4 hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Kh-101 và Kh-555 từ máy bay ném bom chiến lược Tu-95ms từ vùng biển Caspian;
• 5 hỏa tiễn hành trình Kh-22 từ máy bay ném bom tầm xa Tu-22m3 từ các hướng khác nhau - Biển Azov và vùng Kursk;
• 2 hỏa tiễn đạn đạo Iskander-M từ Crimea bị tạm chiếm;
• 5 hỏa tiễn dẫn đường phòng không S-300 từ lãnh thổ bị tạm chiếm của khu vực Zaporizhzhia.
• 20 máy bay không người lái tấn công Shahed-136 và 131 do Iran sản xuất từ phía nam và phía bắc.
Trong cuộc tấn công vào ban đêm, lực lượng phòng không Ukraine và các phương tiện của Bộ Tư lệnh Không quân phía Đông và Bộ Tư lệnh Không quân phía Nam đã lần lượt bắn hạ 4 hỏa tiễn hành trình Kh-101 và Kh-555 và 20 máy bay không người lái tấn công Shahed ở khu vực phía Đông và phía Nam.
Ngoài ra, vào cuối ngày 21 tháng 5, một máy bay chiến đấu Su-35 của Nga đã bị bắn rơi trên vùng lãnh hải của Ukraine, khu vực Kherson, các tình huống đang được làm rõ
Lực lượng Không quân Ukraine trong ngày hôm qua đã thực hiện 14 cuộc tấn công vào các cụm đối phương, cũng như 7 lần nhằm vào các hệ thống phòng không của Nga. Một hệ thống phòng không khác và một số mục tiêu quan trọng khác đã bị lực lượng hỏa tiễn và pháo binh đánh trúng.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, “Trong 24 giờ qua, đối phương đã phóng 6 hỏa tiễn và 52 cuộc không kích, đồng thời tiến hành 65 cuộc tấn công liên quan đến các hệ thống hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt. Các tòa nhà dân cư tư nhân và cơ sở hạ tầng dân sự khác bị hư hại và phá hủy. Khi tấn công các thành phố Lyman, Sloviansk và Kostiantynivka của Ukraine, đối phương lại sử dụng hỏa tiễn S-300, vốn không được coi là vũ khí có độ chính xác cao. Điều này một lần nữa nhấn mạnh các chiến thuật khủng bố mà Liên bang Nga theo đuổi”, cô nói.
Trong 24 giờ qua, 720 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 2 xe tăng, 9 xe thiết giáp, 20 hệ thống pháo, 1 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một máy bay chiến đấu và 14 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 22 Tháng Năm, 203.880 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.786 xe tăng, 7.407 xe thiết giáp, 3.278 hệ thống pháo, 565 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 327 hệ thống phòng không, 309 máy bay chiến đấu, 294 máy bay trực thăng, 2.830 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 1.011 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.129 xe chuyển quân và nhiên liệu và 427 đơn vị thiết bị chuyên dùng.
9. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Nga rất có khả năng thành lập một nhóm hàng không tấn công 'tinh nhuệ' mới có tên mã là 'Shtorm' để hoạt động trên lãnh thổ Ukraine. Đơn vị này có khả năng bao gồm ít nhất một phi đội máy bay chiến đấu-ném bom Su-24 FENCER và Su-34 FULLBACK, cùng một phi đội trực thăng tấn công.
Sự pha trộn giữa các loại máy bay cho thấy nhóm sẽ có vai trò chính trong các nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Các báo cáo đáng tin cậy của các phương tiện truyền thông Nga cho thấy Bộ Quốc phòng Nga đưa ra các ưu đãi trả lương cao và mở đợt tuyển dụng cho các phi công đã nghỉ hưu nhằm mục đích thu hút các phi công có tay nghề cao và năng động.
Việc thành lập nhóm này làm nổi bật cách Nga đánh giá các phi đội không quân chính quy của họ đã hoạt động kém hiệu quả trong chức năng cốt lõi là tiến hành các cuộc không kích vào các tuyến của Ukraine.
10. Đại sứ Nga tại Mỹ cảnh báo Washington rằng bất kỳ cuộc tấn công nào vào Crimea có thể được coi là một cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ hỗ trợ đào tạo phi công Ukraine trên máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ.
Hôm thứ Hai, Anatoly Antonov, Đại Sứ Nga tại Hoa Kỳ cho biết:
“Cho đến nay, Washington đang chống lại chúng tôi qua các lực lượng ủy nhiệm. Tuy nhiên, mọi chuyên gia đều biết rằng không có cơ sở hạ tầng để sử dụng F-16 ở Ukraine và cũng không có số lượng phi công và nhân viên bảo trì cần thiết.”
“Điều gì sẽ xảy ra nếu máy bay chiến đấu của Mỹ cất cánh từ các sân bay của NATO, hay do các 'tình nguyện viên' nước ngoài điều hành?”
“Tôi muốn cảnh báo các đại diện của chính quyền chống lại những phán xét thiếu suy nghĩ về Crimea, đặc biệt là về mặt ‘chúc phúc’ cho chế độ Kyiv về các cuộc không kích vào bán đảo.”
“Hãy để tôi nhắc các bạn rằng các cuộc tấn công vào lãnh thổ này được chúng tôi coi là một cuộc tấn công vào bất kỳ khu vực nào khác của Liên bang Nga. Điều quan trọng là Hoa Kỳ nhận thức đầy đủ về phản ứng của Nga.”
Đáp lại, Mykhailo Podolyak, cố vấn chánh văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết “Crimea là một phần không thể tranh cãi và không thể tách rời của Ukraine. Nó đã, đang và sẽ như vậy. Giải phóng Crimea bằng bất kỳ lực lượng và phương tiện quân sự nào là cách hợp lý duy nhất để ngăn chặn 'các cuộc xâm lược của Nga' và đưa thế giới trở lại với luật pháp quốc tế. Đó là nghĩa vụ và sự nhu cầu trực tiếp của Ukraine ngày nay”.
11. Khách mời truyền hình nhà nước Nga cho biết đất nước cần thêm 4 triệu binh sĩ
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russian State TV Guest Says Country Needs 4 Million More Soldiers”, nghĩa là “Khách mời truyền hình nhà nước Nga cho biết đất nước cần thêm 4 triệu binh sĩ.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ.
Một khách mời của truyền hình nhà nước Nga khẳng định nước này cần thêm ít nhất 4 triệu binh sĩ để giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.
Aleksey Zhuravlyov, chủ tịch đảng Rodina theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin, đã đưa ra nhận xét này trong một cuộc thảo luận trên kênh Russia 1 được nhà nước ủng hộ.
Zhuravlyov cho biết trong một tweet ngày 21 tháng 5 được chia sẻ bởi tài khoản Twitter: “Tôi đã nói vào cuối năm ngoái rằng điều đó là cần thiết. Và bây giờ tôi đang nói rằng nó là cần thiết. Hãy nói những gì bạn muốn, nhưng đó là sự thật.
“Bạn thấy đấy, không thể nào được vì người Ukraine đang huy động tất cả mọi người. Một triệu, hai triệu, ba triệu. Đó không phải là một vài người, mà là cả một dân tộc có vũ trang, đang ở tiền tuyến.”
Anh ta nói tiếp: “Không thể nào mà 400 hay 500 ngàn mà đánh lại họ, Phải cần từ 3 đến 4 triệu. Bạn có thể nói bất cứ điều gì bạn muốn, nhưng đó là sự thật.”
“Mọi người cần nghỉ ngơi, luân chuyển, trang bị lại, v.v. Đây là sự thật, nếu bạn không muốn thì hãy làm một đội quân tình nguyện, tôi cũng ủng hộ.”
Kể từ khi được chia sẻ vào Chúa Nhật, ngày 21 tháng 5, đoạn clip đã thu hút khoảng 46.100 lượt xem trên Twitter.
Những bình luận của Zhuravlyov được đưa ra trong bối cảnh tuyên bố thành phố Bakhmut của Ukraine được cho là đã bị lực lượng Nga chiếm giữ.
Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu Nhóm lính đánh thuê Wagner, cho biết quân đội của ông đã chiếm được thành phố ở vùng Donetsk.
Ông tuyên bố quân đội Nga đã kiểm soát hoàn toàn thành phố đã bị phá hủy sau nhiều tháng giao tranh liên tục.
Hôm thứ Bảy, Prigozhin cho biết trên kênh Telegram của mình: “Vào trưa ngày 20 tháng 5 năm 2023, Bakhmut đã hoàn toàn bị chiếm. Chúng tôi đã hoàn toàn chiếm được toàn bộ thành phố, từ nhà này sang nhà khác.”
Nhưng đã có sự hoang mang về việc liệu Bakhmut có thực sự nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của Nga hay không khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phủ nhận các tuyên bố của trùm Wagner.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đã viết trên Telegram hôm thứ Bảy rằng tình hình ở Bakhmut là “căng thẳng” nhưng quân Ukraine vẫn giữ được quận Litak.
Newsweek đã không thể xác minh liệu Nga đã giành được toàn quyền kiểm soát Bakhmut hay chưa.
Trong cuộc họp báo tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, vào Chúa Nhật, Zelenskiy cho biết quân đội Ukraine vẫn ở Bakhmut.
Zelenskiy trước đó nói với giới truyền thông: “Không có gì cả, Nga đã phá hủy mọi thứ.”
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận qua email.
Tâm tình của Đức Thánh Cha với hội nghị G7. Lời khuyên của Nhà Trừ Tà khi bị Satan hành hạ tâm trí
VietCatholic Media
18:01 22/05/2023
1. Đức Thánh Cha cầu mong Hội nghị G-7 nỗ lực đạt tới an ninh toàn diện
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu mong Hội nghị Thượng đỉnh của bảy cường quốc kinh tế, gọi là G-7, nhóm họp tại Hiroshima Nhật Bản, quan tâm đạt tới một nền an ninh toàn diện và loại trừ võ khí hạt nhân.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong thư gửi đến Đức Cha Alexis-Mitsuru Shirahama, Giám mục Giáo phận Hiroshima, được phòng báo chí Tòa Thánh phổ biến, hôm 20 tháng Năm vừa qua.
Trong thư, Đức Thánh Cha nhắc lại cuộc viếng thăm của ngài hồi năm 2019 và cầu nguyện trong thinh lặng trước đài tưởng niệm hòa bình tại Hiroshima. Ngài tái khẳng định xác tín của Tòa Thánh, rằng “việc sử dụng năng lượng hạt nhân vào những mục tiêu chiến tranh, ngày nay hơn bao giờ hết, là một tội ác không những chống lại con người và nhân phẩm, nhưng còn chống lại mọi khả thể tương lai trong căn nhà chung của chúng ta (Dv 24-11-2019).
“Hiện nay, những người nam nữ trách nhiệm đang lo âu nhìn đến tương lai ấy, đặc biệt theo sau kinh nghiệm của chúng ta về đại dịch hoàn cầu và sự tiếp tục các cuộc xung đột võ trang tại nhiều miền, trong đó có cuộc chiến tranh tàn phá đang xảy ra trên đất Ukraine. Những biến cố gần đây càng cho thấy rõ chỉ khi nào cùng nhau, trong tình huynh đệ và liên đới, gia đình nhân loại chúng ta mới có thể tìm cách săn sóc các vết thương và kiến tạo một thế giới công bằng và hòa bình”.
Đức Thánh Cha cũng nhận xét rằng hiện nay việc tìm kiếm hòa bình có liên hệ chặt chẽ với nhu cầu an ninh. “An ninh này phải có tính cách toàn diện, có khả năng bao gồm những vấn đề như được lương thực và nước, tôn trọng môi trường, trợ giúp y tế, các nguồn năng lượng và phân phối công bằng các tài nguyên thế giới.”
Đức Thánh Cha viết thêm rằng: “Hiroshima, như “biểu tượng ký ức”, mạnh mẽ nêu rõ sự không thích hợp của các võ khí hạt nhân để đáp lại hữu hiệu những đe dọa lớn ngày nay đối với hòa bình và bảo đảm an ninh quốc gia và quốc tế. Chỉ cần cứu xét ảnh hưởng thảm họa của việc sử dụng võ khí hạt nhân về mặt con người và môi trường, cũng như sự phung phí các tài nguyên nhân sự và kinh tế vào việc sản xuất các võ khí ấy. Chúng ta cũng không được coi nhẹ những hậu quả trường kỳ của bầu không khí sợ hãi và nghi ngờ do việc sử hữu các võ khí hạt nhân. Nó cản trở sự gia tăng bầu không khí tín nhiệm và đối thoại với nhau. Trong bối cảnh ấy, các võ khí hạt nhân và các võ khí tàn sát tập thể khác là một yếu tố gia tăng rủi ro nguy hiểm, nó chỉ mang lại một ảo tưởng hòa bình”.
2. Tòa án Hình sự Quốc tế tố cáo lệnh bắt giữ của Nga đối với một trong những công tố viên của mình
Lãnh đạo Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, bày tỏ quan ngại sâu sắc về lệnh bắt giữ do chính phủ Nga ban hành đối với một trong các công tố viên của tòa án trong tuần này.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy, ICC gọi hành động của Nga chống lại công tố viên Karim Khan là “hành động đe dọa và là những nỗ lực không thể chấp nhận được nhằm làm suy yếu nhiệm vụ của Tòa án Hình sự Quốc tế trong việc điều tra, xử phạt và ngăn chặn việc thực hiện các tội ác quốc tế nghiêm trọng nhất”.
Cơ quan lập pháp và giám sát của tòa án, và Chủ tịch Hội đồng các Quốc gia thành viên, “kiên quyết ủng hộ Tòa án Hình sự Quốc tế, các quan chức được bầu và nhân viên của tòa án,” tuyên bố viết.
“Chúng tôi nhắc lại sự tin tưởng hoàn toàn của mình đối với ICC với tư cách là một tòa án pháp luật độc lập và công bằng,” tuyên bố cho biết thêm.
ICC cho biết trong một tuyên bố riêng hôm thứ Bảy rằng họ “nhận thức được và quan ngại sâu sắc về các biện pháp cưỡng chế không chính đáng và phi lý được báo cáo là đã áp dụng đối với các quan chức ICC, đặc biệt là Công tố viên của Tòa án và các thẩm phán của Phòng tiền xét xử số 2 bởi chính quyền Liên bang Nga.”
Một số bối cảnh: Vào tháng 3, ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin và một quan chức Mạc Tư Khoa khác, Maria Lvova-Belova, với cáo buộc họ có liên quan đến việc bắt cóc và “cải tạo” Trẻ em Ukraine ở Nga.
Cuối tháng 3, Ủy ban Điều tra của Nga đã mở một vụ án hình sự chống lại các thẩm phán ICC là Tomoko Akane, Rosario Aytala và Sergio Godinez, cũng như Khan.
Hôm thứ Sáu, hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin Bộ Nội vụ Nga đã ban hành lệnh bắt giữ Khan.