Phụng Vụ - Mục Vụ
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức
LM Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
08:48 24/05/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức (33)
321. Người công giáo phải đi dự Thánh Lễ Ngày Chúa Nhựt
Nói là có Đạo như ai,
Nhưng ngày Chúa Nhựt, một hai ở nhà.
Đây là Luật Chúa ban ra.
Ta luôn giữ lấy, mới là chiên ngoan.
322. Đừng vì quá lo làm ăn mà bỏ đi dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhựt
Lo làm ăn mãi hết giờ,
Đến ngày Chúa Nnhựt cũng lờ Chúa đi.
Rủi ta phải chết tức thì,
Làm sao ăn nói khi đi đến Tòa?
323. Người công giáo mong đến ngày Chúa Nhựt để đi gặp Chúa
Trông cho Ngày Chúa đến nơi,
Nhà Thờ ta đến, Chúa Trời gặp ta.
Chúa là hạnh phúc bao la,
Đừng xa lìa Chúa là Cha mến thương.
324. Người công giáo không say rượu
Khi ta uống rượu say sưa,
Lâm vòng tội lỗi, khó chừa làm sao!
Gia đình đau khổ biết bao!
Vợ con túng đói, ta nào sướng chi?
Bao nhiêu danh giá mất đi,
Như loài súc vật, khác chi giống nầy.
Hại thay kẻ uống rượu say,
Bệnh đau bao tử đêm ngày nặng thêm.
Rộn ràng la lối ngày đêm,
Trong nhà, ngoài xóm, không êm chút nào.
Thật là gương xấu lớn lao!
Là người công giáo: rượu vào, Chúa ra!
(Uống rượu vào một chút: vui như con chiên; uống rượu vào hai chút:
mạnh như con cọp; uống rượu vào ba chút: ngu như con bò;
uống rượu vào bốn chút: nhớp như con heo)
325. Người công giáo không đánh bạc
Khi ta đánh bạc say sưa,
Lâm vòng tội lỗi, khó chừa làm sao!
Gia đình đau khổ biết bao!
Vợ con túng đói, ta nào sướng chi!
Bao nhiêu danh giá mất đi,
Trở thành trộm cướp, có khi giết người.
Hãy nghe lời dạy thật tươi,
Cha Ông để lại răn người nên thân.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Hết khăn đến áo, giây lưng cùng quần.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Áo quần bán hết, ngồi trần tô hô.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, cho chân vào cùm.
326. Hiện tại, giờ đây, ta đang sống trong tình Chúa yêu
Quá khứ, ta hãy cất mũ chào vĩnh biệt!
Tương lai, ta luôn tin tưởng vào Chúa với lòng cậy trông tha thiết.
Hiện tại, giờ đây, ta đang sống trong tình Chúa yêu.
Hồn tràn hân hoan vui sướng vì có Chúa luôn bên ta sớm chiều.
327. Cha mẹ công giáo phải liệu cho con đi học giáo lý
Có người không liệu cho con
Đi học giáo lý kẻo mòn Đức Tin.
Hằng ngày, cha mẹ phải xin
Cho con mình được khắc in Đạo Trời.
328. Người công giáo phải học giáo lý hằng tuần
Hằng tuần, giáo lý đào sâu.
Đức Tin mạnh mẽ từ đầu đến chân.
Vững tin, không chút ngại ngần
Cho dù ma quỷ, thế trần tấn công.
329. Người công giáo cầu nguyện tối sớm trong gia đình
Kinh Hôm, Kinh Mai trong nhà.
Nguyện cầu tối sớm, nhà ta thiên đàng.
Thế nào cũng được bằng an.
Và nhà ta được muôn vàn ơn thiêng.
330. Người công giáo sống hoà thuận với nhau trong giáo xứ
Bất bình, khó chịu với nhau,
Hãy nghe Lời Chúa, ta mau làm hoà.
Đừng nghe ma quỷ điêu ngoa
Làm cho bất thuận, xoá nhoà tình thương.
321. Người công giáo phải đi dự Thánh Lễ Ngày Chúa Nhựt
Nói là có Đạo như ai,
Nhưng ngày Chúa Nhựt, một hai ở nhà.
Đây là Luật Chúa ban ra.
Ta luôn giữ lấy, mới là chiên ngoan.
322. Đừng vì quá lo làm ăn mà bỏ đi dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhựt
Lo làm ăn mãi hết giờ,
Đến ngày Chúa Nnhựt cũng lờ Chúa đi.
Rủi ta phải chết tức thì,
Làm sao ăn nói khi đi đến Tòa?
323. Người công giáo mong đến ngày Chúa Nhựt để đi gặp Chúa
Trông cho Ngày Chúa đến nơi,
Nhà Thờ ta đến, Chúa Trời gặp ta.
Chúa là hạnh phúc bao la,
Đừng xa lìa Chúa là Cha mến thương.
324. Người công giáo không say rượu
Khi ta uống rượu say sưa,
Lâm vòng tội lỗi, khó chừa làm sao!
Gia đình đau khổ biết bao!
Vợ con túng đói, ta nào sướng chi?
Bao nhiêu danh giá mất đi,
Như loài súc vật, khác chi giống nầy.
Hại thay kẻ uống rượu say,
Bệnh đau bao tử đêm ngày nặng thêm.
Rộn ràng la lối ngày đêm,
Trong nhà, ngoài xóm, không êm chút nào.
Thật là gương xấu lớn lao!
Là người công giáo: rượu vào, Chúa ra!
(Uống rượu vào một chút: vui như con chiên; uống rượu vào hai chút:
mạnh như con cọp; uống rượu vào ba chút: ngu như con bò;
uống rượu vào bốn chút: nhớp như con heo)
325. Người công giáo không đánh bạc
Khi ta đánh bạc say sưa,
Lâm vòng tội lỗi, khó chừa làm sao!
Gia đình đau khổ biết bao!
Vợ con túng đói, ta nào sướng chi!
Bao nhiêu danh giá mất đi,
Trở thành trộm cướp, có khi giết người.
Hãy nghe lời dạy thật tươi,
Cha Ông để lại răn người nên thân.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Hết khăn đến áo, giây lưng cùng quần.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Áo quần bán hết, ngồi trần tô hô.
Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết, cho chân vào cùm.
326. Hiện tại, giờ đây, ta đang sống trong tình Chúa yêu
Quá khứ, ta hãy cất mũ chào vĩnh biệt!
Tương lai, ta luôn tin tưởng vào Chúa với lòng cậy trông tha thiết.
Hiện tại, giờ đây, ta đang sống trong tình Chúa yêu.
Hồn tràn hân hoan vui sướng vì có Chúa luôn bên ta sớm chiều.
327. Cha mẹ công giáo phải liệu cho con đi học giáo lý
Có người không liệu cho con
Đi học giáo lý kẻo mòn Đức Tin.
Hằng ngày, cha mẹ phải xin
Cho con mình được khắc in Đạo Trời.
328. Người công giáo phải học giáo lý hằng tuần
Hằng tuần, giáo lý đào sâu.
Đức Tin mạnh mẽ từ đầu đến chân.
Vững tin, không chút ngại ngần
Cho dù ma quỷ, thế trần tấn công.
329. Người công giáo cầu nguyện tối sớm trong gia đình
Kinh Hôm, Kinh Mai trong nhà.
Nguyện cầu tối sớm, nhà ta thiên đàng.
Thế nào cũng được bằng an.
Và nhà ta được muôn vàn ơn thiêng.
330. Người công giáo sống hoà thuận với nhau trong giáo xứ
Bất bình, khó chịu với nhau,
Hãy nghe Lời Chúa, ta mau làm hoà.
Đừng nghe ma quỷ điêu ngoa
Làm cho bất thuận, xoá nhoà tình thương.
Bàn tiệc Nước Trời
L.m Giuse Hòang Kim Toan
11:28 24/05/2008
Bàn tiệc Nước Trời.
Có nhiều biến ngữ bởi vì những con người, chúng ta nhìn lại giá trị của bàn tiệc mà Chúa Giêsu mời gọi và từ đó nhận ra việc cử hành bữa tiệc:
Bàn tiệc Giao hòa:
“Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.” (Lc 7, 36 – 38)
Có phải chăng bàn ăn là để mua chuộc sự tha lỗi, chúng ta có thể thường suy nghĩ như vậy và hành sự như thế. Để tiến tới một bàn tiệc giao hòa, trước tiên hối nhân cần nhìn ra mình là người tội lỗi, như trường hợp của Gia Kêu, như trường hợp của những người biệt phái, thu thuế, Pha - ri – sêu, những người tội lỗi:
Đức Giê-su đang nói, thì có một ông Pha-ri-sêu mời Người đến nhà dùng bữa. Tới nơi, Người liền vào bàn ăn. (Lc 11, 37)
Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa
(Lc 14, 1)
Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. (Mt 9, 10)
Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: "Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi! " (Mc 2, 16).
Bàn tiệc giao hòa cũng là bàn tiệc Thánh Thể, trong bàn tiệc này, đối với những người không mắc tội trọng, họ cần được đón nhận để chữa lành các tội nhẹ và tăng sinh lực chống trả những cám dỗ của lỗi nặng. Đón nhận Chúa trong bí tich Thánh Thể, bởi vì Chúa muốn đến nơi ngôi nhà tâm hồn của người đón nhận. Dù sao đi nữa đón nhận Chúa vào cư ngụ trong ngôi nhà tâm hồn con người chẳng bao giờ con người dám nói là xứng đang nhưng chỉ xin Chúa và lòng thương xót của Người đến cư ngụ.
Thứ đến việc giao hòa và sự thành tâm trở về:
"Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông! " Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: "Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ! " Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất." (Lc 19, 5 – 10)
Bàn tiệc giao hòa chủ đích là biểu lộ niềm vui của con người được cứu độ:
"Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Mt 9, 13)
Tiệc đãi khỏan mừng không theo cách của người đời, Chúa Giêsu đến dự tiệc để chung vui với niềm vui của con người khi được hóan cải. Việc hóan cải không ngừng cũng là lời mời gọi đối với người đón nhận Bí Tích Thánh Thể, Ngài hiện diện cách thực sự cả hồn lẫn xác với thân thể Phục Sinh, Ngài đến nhà chúng ta như xưa đã đến nhà ông Giakêu, Matthêu, những người tội lỗi. Ngài đến để chữa lành, để kêu gọi những người tội lỗi. Chính vì thế, đón nhận Chúa là hóan cải không ngừng, được đổi mới không ngừng.
Bữa tiệc của những tấm lòng khiêm cung:
Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên !"còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền cao chức trọng. (Cn 25, 6-7).
"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." (Lc 14, 7 – 11)
Người ta thường quan trọng chỗ ngồi trong bữa ăn, chỗ ngồi quan trọng vì người ngồi hay người ngồi vì chỗ quan trọng. Đôi khi, phân biệt cũng làm ra những tách biệt, đánh mất giá trị của sự hiện diện, ý nghĩa của bữa tiệc: “Chúa Giêsu đồng bàn với những kẻ tội lỗi” (Mt 9, 11). Sự phân biệt đã tạo ra sự tách biệt nên thường xảy ra những tranh giành “Một miếng giữa làng hơn cả sàng xó bếp”, bữa tiệc trở thành nơi đua nhau vào chỗ danh giá, bàn tiệc trở thành nơi quảng bá sự giàu có của chủ nhân “giàu sang sinh lễ nghĩa”, đánh mất nội dung của những bữa tiệc tình thân nối kết với nhau.
Bữa tiệc khiêm cung Chúa Giêsu muốn làm gương cho mọi người “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” ( 1 Ga 3, 16). Mỗi người tự chết nơi mình một ít khi đến với nhau mời có thể làm nên một bữa tiệc hiệp thông. Đó là nơi chia sẻ tình thân chứ không là nơi để hơn thua với nhau như đã từng làm, từng xảy ra.
Tiệc cưới:
"Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình” (Mt 22, 1).
"Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!” (Lc 12, 15)
Nước Trời được sánh ví như tiệc cưới, trong đó con người được dự vào bàn tiệc “Chiên con” và nhờ đó “Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7, 14).
Như vậy, bữa tiệc Nước Trời mà con người được mời gọi tham dự là tham dự vào sự chết - sự sống của Đức Giêsu Kitô - đồng hình đồng dạng với Ngài - Từ bỏ chính mình và vác thập giá mình theo Chúa. Từ bàn tiệc cưới Nước Trời thiên quốc con người được mời gọi hưởng nếm bàn tiệc Thánh Thể trong Giáo Hội lữ hành để vững bước tiến về thiên quốc.
Bàn tiệc bác ái:
Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại." (Lc 14, 12 - 14).
Trong những lời nguyện của Mẹ Têrêsa Calcutta, Mẹ đãnói: “Khi bạn chiêm ngưỡng Thánh Giá, bạn cảm nghiệm Thiên Chúa đã yêu thương bạn dường bao. Khi bạnchiêm ngưỡng Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, bạn cảm nghiệm Thiến Chúa đang yêu bạn dường nào”. Thực tại, của bàn tiệc Thánh Thể và chiêm ngưỡng Thánh Thể là diễn tiến trong thì hiện tại. Ở bên Chúa, chiêm ngưỡng Chúa hiệndiện trong Bí tích thánh Thể, ước muốn mãnh liệt nhất là được Chúa lôi cuốn trong hiện tại, mọi sự đã qua, Chúa đã quên mất, mọi vịêc tương lai sắp tới, tùy tuộc vào Ngài, chỉ có hiện tại, con người đáng được Chúa yêu thương. Chính những giây phút hiện tại này mà mẹ Têrêsa đã gặp Chúa trong những người tội lỗi, nơi những con người bị bỏ rơi trong những thân phận thấp hèn. Hiện tại là những thực tại đau thương, quên mất những quá khứ lầm lỗi, chỉ thấy hiện tại cần trợ giúp để tương lai của họ thuộc về Chúa.
Bí tích Thánh Thể mở ra cho con người chiêm ngắm sự cao cả của Thiên Chúa, để con người cũng sống với nhau bằng tình yêu phó nộp ấy.
"Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác. (Lc 6, 28 – 35).
Bàn tiệc Lazaro. (Lc 16, 20 – 31)
"Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. "Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm! Ông Áp-ra-ham đáp: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.
"Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này! Ông Áp-ra-ham đáp: "Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Áp-ra-ham đáp: "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."
Sự kiện của người giàu có bởi vì không phải tội giàu của ông, nhưng giàu có để chia sẻ cho người khác, chứ không thu tích cho mình và rồi trở nên án phạt.
Bí tích Thánh Thể là được diễn tả sự phong nhiêu như cách Gioan trình bày, phép lạ bánh ra nhiều. Cần có để cho chứ không để tích trữ riêng cho mình. Có nhiều như trong phép lạ bánh ra nhiều lại khởi sự từ cái ít. Vài chiếc bánh, vài con cá, nhưng có tấm lòng, người có tấm lòng trao ban những gì mình có cho người khác là bắt đầu để cho Chúa thực hiện những phép lạ.
Thực ra, khi tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể, chúng ta có thể nghiệm ra nhiều điều trong sự sống phong nhiêu, bắt nguồn từ hành vi cơ bản và đơn giản. Đó hành vi cử hành. Cử hành là một cách làm việc mới với tâm tình hiến dâng, người ta có thể hiến dâng rất nhiều từ những lao tác thường ngày như chất liệu từ bao giọt mồ hôi làm nên tấm bánh miến, từ bao lao công làm nên chén rượu để được biến đổi. Chúng ta đừng làm việc như công việc phải làm, hãy hòan thành công việc như đang cử hành, không có những bàn thờ tại cơ xưởng, nơi làm việc trong gia đình, sẽ không có bàn tiệc dâng trên bàn thánh. Chúng ta sẽ nhận ra rõ ràng dấu chỉ của bí tích mà chúng ta tuyên xưng: “đây là mầu nhiệm đức tin”, đó là một thực tại đang được biến đổi, nếu chúng ta sống tất cả như việc cử hành.
Có nhiều biến ngữ bởi vì những con người, chúng ta nhìn lại giá trị của bàn tiệc mà Chúa Giêsu mời gọi và từ đó nhận ra việc cử hành bữa tiệc:
Bàn tiệc Giao hòa:
“Có người thuộc nhóm Pha-ri-sêu mời Đức Giê-su dùng bữa với mình. Đức Giê-su đến nhà người Pha-ri-sêu ấy và vào bàn ăn. Bỗng một phụ nữ vốn là người tội lỗi trong thành, biết được Người đang dùng bữa tại nhà ông Pha-ri-sêu, liền đem theo một bình bạch ngọc đựng dầu thơm. Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên.” (Lc 7, 36 – 38)
Có phải chăng bàn ăn là để mua chuộc sự tha lỗi, chúng ta có thể thường suy nghĩ như vậy và hành sự như thế. Để tiến tới một bàn tiệc giao hòa, trước tiên hối nhân cần nhìn ra mình là người tội lỗi, như trường hợp của Gia Kêu, như trường hợp của những người biệt phái, thu thuế, Pha - ri – sêu, những người tội lỗi:
Đức Giê-su đang nói, thì có một ông Pha-ri-sêu mời Người đến nhà dùng bữa. Tới nơi, Người liền vào bàn ăn. (Lc 11, 37)
Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa
(Lc 14, 1)
Khi Đức Giê-su đang dùng bữa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ. (Mt 9, 10)
Những kinh sư thuộc nhóm Pha-ri-sêu thấy Người ăn uống với những kẻ tội lỗi và người thu thuế, thì nói với các môn đệ Người: "Sao! Ông ấy ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi! " (Mc 2, 16).
Bàn tiệc giao hòa cũng là bàn tiệc Thánh Thể, trong bàn tiệc này, đối với những người không mắc tội trọng, họ cần được đón nhận để chữa lành các tội nhẹ và tăng sinh lực chống trả những cám dỗ của lỗi nặng. Đón nhận Chúa trong bí tich Thánh Thể, bởi vì Chúa muốn đến nơi ngôi nhà tâm hồn của người đón nhận. Dù sao đi nữa đón nhận Chúa vào cư ngụ trong ngôi nhà tâm hồn con người chẳng bao giờ con người dám nói là xứng đang nhưng chỉ xin Chúa và lòng thương xót của Người đến cư ngụ.
Thứ đến việc giao hòa và sự thành tâm trở về:
"Này ông Da-kêu, xuống mau đi, vì hôm nay tôi phải ở lại nhà ông! " Ông vội vàng tụt xuống, và mừng rỡ đón rước Người. Thấy vậy, mọi người xầm xì với nhau: "Nhà người tội lỗi mà ông ấy cũng vào trọ! " Ông Da-kêu đứng đó thưa với Chúa rằng: "Thưa Ngài, đây phân nửa tài sản của tôi, tôi cho người nghèo; và nếu tôi đã chiếm đoạt của ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn." Đức Giê-su mới nói về ông ta rằng: "Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này, bởi người này cũng là con cháu tổ phụ Áp-ra-ham. Vì Con Người đến để tìm và cứu những gì đã mất." (Lc 19, 5 – 10)
Bàn tiệc giao hòa chủ đích là biểu lộ niềm vui của con người được cứu độ:
"Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế. Vì tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi." (Mt 9, 13)
Tiệc đãi khỏan mừng không theo cách của người đời, Chúa Giêsu đến dự tiệc để chung vui với niềm vui của con người khi được hóan cải. Việc hóan cải không ngừng cũng là lời mời gọi đối với người đón nhận Bí Tích Thánh Thể, Ngài hiện diện cách thực sự cả hồn lẫn xác với thân thể Phục Sinh, Ngài đến nhà chúng ta như xưa đã đến nhà ông Giakêu, Matthêu, những người tội lỗi. Ngài đến để chữa lành, để kêu gọi những người tội lỗi. Chính vì thế, đón nhận Chúa là hóan cải không ngừng, được đổi mới không ngừng.
Bữa tiệc của những tấm lòng khiêm cung:
Trước long nhan, đừng lên mặt kiêu kỳ, chớ đứng vào chỗ của hàng vị vọng. Thà được người ta bảo: "Xin mời ông lên trên !"còn hơn bị hạ xuống trước mặt người quyền cao chức trọng. (Cn 25, 6-7).
"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên." (Lc 14, 7 – 11)
Người ta thường quan trọng chỗ ngồi trong bữa ăn, chỗ ngồi quan trọng vì người ngồi hay người ngồi vì chỗ quan trọng. Đôi khi, phân biệt cũng làm ra những tách biệt, đánh mất giá trị của sự hiện diện, ý nghĩa của bữa tiệc: “Chúa Giêsu đồng bàn với những kẻ tội lỗi” (Mt 9, 11). Sự phân biệt đã tạo ra sự tách biệt nên thường xảy ra những tranh giành “Một miếng giữa làng hơn cả sàng xó bếp”, bữa tiệc trở thành nơi đua nhau vào chỗ danh giá, bàn tiệc trở thành nơi quảng bá sự giàu có của chủ nhân “giàu sang sinh lễ nghĩa”, đánh mất nội dung của những bữa tiệc tình thân nối kết với nhau.
Bữa tiệc khiêm cung Chúa Giêsu muốn làm gương cho mọi người “Căn cứ vào điều này, chúng ta biết được tình yêu là gì: đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em” ( 1 Ga 3, 16). Mỗi người tự chết nơi mình một ít khi đến với nhau mời có thể làm nên một bữa tiệc hiệp thông. Đó là nơi chia sẻ tình thân chứ không là nơi để hơn thua với nhau như đã từng làm, từng xảy ra.
Tiệc cưới:
"Nước Trời cũng giống như chuyện một vua kia mở tiệc cưới cho con mình” (Mt 22, 1).
"Phúc thay ai được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa!” (Lc 12, 15)
Nước Trời được sánh ví như tiệc cưới, trong đó con người được dự vào bàn tiệc “Chiên con” và nhờ đó “Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên” (Kh 7, 14).
Như vậy, bữa tiệc Nước Trời mà con người được mời gọi tham dự là tham dự vào sự chết - sự sống của Đức Giêsu Kitô - đồng hình đồng dạng với Ngài - Từ bỏ chính mình và vác thập giá mình theo Chúa. Từ bàn tiệc cưới Nước Trời thiên quốc con người được mời gọi hưởng nếm bàn tiệc Thánh Thể trong Giáo Hội lữ hành để vững bước tiến về thiên quốc.
Bàn tiệc bác ái:
Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại." (Lc 14, 12 - 14).
Trong những lời nguyện của Mẹ Têrêsa Calcutta, Mẹ đãnói: “Khi bạn chiêm ngưỡng Thánh Giá, bạn cảm nghiệm Thiên Chúa đã yêu thương bạn dường bao. Khi bạnchiêm ngưỡng Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, bạn cảm nghiệm Thiến Chúa đang yêu bạn dường nào”. Thực tại, của bàn tiệc Thánh Thể và chiêm ngưỡng Thánh Thể là diễn tiến trong thì hiện tại. Ở bên Chúa, chiêm ngưỡng Chúa hiệndiện trong Bí tích thánh Thể, ước muốn mãnh liệt nhất là được Chúa lôi cuốn trong hiện tại, mọi sự đã qua, Chúa đã quên mất, mọi vịêc tương lai sắp tới, tùy tuộc vào Ngài, chỉ có hiện tại, con người đáng được Chúa yêu thương. Chính những giây phút hiện tại này mà mẹ Têrêsa đã gặp Chúa trong những người tội lỗi, nơi những con người bị bỏ rơi trong những thân phận thấp hèn. Hiện tại là những thực tại đau thương, quên mất những quá khứ lầm lỗi, chỉ thấy hiện tại cần trợ giúp để tương lai của họ thuộc về Chúa.
Bí tích Thánh Thể mở ra cho con người chiêm ngắm sự cao cả của Thiên Chúa, để con người cũng sống với nhau bằng tình yêu phó nộp ấy.
"Thầy nói với anh em là những người đang nghe Thầy đây: hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em, hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em. Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa. Ai đoạt áo ngoài của anh, thì cũng đừng cản nó lấy áo trong. Ai xin, thì hãy cho, ai lấy cái gì của anh, thì đừng đòi lại. Anh em muốn người ta làm gì cho mình, thì cũng hãy làm cho người ta như vậy. Nếu anh em yêu thương kẻ yêu thương mình, thì có gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng yêu thương kẻ yêu thương họ. Và nếu anh em làm ơn cho kẻ làm ơn cho mình, thì còn gì là ân với nghĩa? Ngay cả người tội lỗi cũng làm như thế. Nếu anh em cho vay mà hy vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa? Cả người tội lỗi cũng cho kẻ tội lỗi vay mượn để được trả lại sòng phẳng. Trái lại, anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà chẳng hề hy vọng được đền trả. Như vậy, phần thưởng dành cho anh em sẽ lớn lao, và anh em sẽ là con Đấng Tối Cao, vì Người vẫn nhân hậu với cả phường vô ân và quân độc ác. (Lc 6, 28 – 35).
Bàn tiệc Lazaro. (Lc 16, 20 – 31)
"Có một ông nhà giàu kia, mặc toàn lụa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó tên là La-da-rô, mụn nhọt đầy mình, nằm trước cổng ông nhà giàu, thèm được những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta. Thế rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Áp-ra-ham. Ông nhà giàu cũng chết, và người ta đem chôn. "Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Áp-ra-ham ở tận đàng xa, và thấy anh La-da-rô trong lòng tổ phụ. Bấy giờ ông ta kêu lên: "Lạy tổ phụ Áp-ra-ham, xin thương xót con, và sai anh La-da-rô nhúng đầu ngón tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm! Ông Áp-ra-ham đáp: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con rồi; còn La-da-rô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, La-da-rô được an ủi nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được, mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.
"Ông nhà giàu nói: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh La-da-rô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này! Ông Áp-ra-ham đáp: "Chúng đã có Mô-sê và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó. Ông nhà giàu nói: "Thưa tổ phụ Áp-ra-ham, họ không chịu nghe đâu, nhưng nếu có người từ cõi chết đến với họ, thì họ sẽ ăn năn sám hối. Ông Áp-ra-ham đáp: "Mô-sê và các Ngôn Sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng chịu tin."
Sự kiện của người giàu có bởi vì không phải tội giàu của ông, nhưng giàu có để chia sẻ cho người khác, chứ không thu tích cho mình và rồi trở nên án phạt.
Bí tích Thánh Thể là được diễn tả sự phong nhiêu như cách Gioan trình bày, phép lạ bánh ra nhiều. Cần có để cho chứ không để tích trữ riêng cho mình. Có nhiều như trong phép lạ bánh ra nhiều lại khởi sự từ cái ít. Vài chiếc bánh, vài con cá, nhưng có tấm lòng, người có tấm lòng trao ban những gì mình có cho người khác là bắt đầu để cho Chúa thực hiện những phép lạ.
Thực ra, khi tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể, chúng ta có thể nghiệm ra nhiều điều trong sự sống phong nhiêu, bắt nguồn từ hành vi cơ bản và đơn giản. Đó hành vi cử hành. Cử hành là một cách làm việc mới với tâm tình hiến dâng, người ta có thể hiến dâng rất nhiều từ những lao tác thường ngày như chất liệu từ bao giọt mồ hôi làm nên tấm bánh miến, từ bao lao công làm nên chén rượu để được biến đổi. Chúng ta đừng làm việc như công việc phải làm, hãy hòan thành công việc như đang cử hành, không có những bàn thờ tại cơ xưởng, nơi làm việc trong gia đình, sẽ không có bàn tiệc dâng trên bàn thánh. Chúng ta sẽ nhận ra rõ ràng dấu chỉ của bí tích mà chúng ta tuyên xưng: “đây là mầu nhiệm đức tin”, đó là một thực tại đang được biến đổi, nếu chúng ta sống tất cả như việc cử hành.
Bàn Tiệc Thánh
Sa Mạc Hồng
11:31 24/05/2008
Bàn Tiệc Thánh.
Đã một lần tham dự Thánh Lễ
Lòng bâng khuâng nghĩ đến buổi chiều
Một buổi chiều tình nghĩa biết bao
Có bè bạn từ phương xa đến
Gặp nhau chắc hẳn sẽ mừng vui
Nhiều người xa cách đã lâu rồi
Tôi nghĩ đến những lời tâm sự
Với vài người bạn cũ
Thuở xuân xanh cắp sách đến trường
Tà áo tung bay trong gió
Thật thân thương
Còn nữa, những đĩa cua rang muối
Miếng tôm hùm trong chiếc lẩu bốc hơi
Chừng đó thôi cũng thấy vui rồi
Khi Linh Mục đọc lời chúc cuối Lễ
Tôi chợt thấy mình quá đỗi vô tâm
Trong nhà thờ bàn tiệc Thánh Thiêng Liêng
Chẳng hiệp thông, ngồi im, chia trí
Không nguyện cầu, suy gẫm một lời kinh
Để dâng lên Chúa,
Ngài vẫn giang tay trên Thánh giá!
Lạy Chúa, xin thứ tha và giúp con
Mỗi lần dự Lễ biết chuẩn bị tâm hồn
Cùng với Chúa,
Và mọi người dự bàn tiệc Thánh
Ở nơi đây không là mỹ vị cao lương
Nhưng cùng sống yêu thương,
Đi chung một con đường
Tìm về Chân-Thiện-Mỹ,
Hạnh phúc, bình an trong Chúa
Ở nơi đây
Không có bia ngon rượu mạnh
Nhưng có nguồn Ân sủng
Nguồn Thánh Đức tuôn trào!
Xin giúp con biết nguyện cầu
Cho con và những người khác
Ý thức được tình Chúa cao siêu
Để tham dự vào bàn tiệc Thánh
Trong lời Chúa, ánh sáng nhiệm mầu
Trong Thánh Thể, Bí Tích Tình yêu
Vì Chúa Giêsu
Ngài vẫn hiện diện trên địa cầu!
Đã một lần tham dự Thánh Lễ
Lòng bâng khuâng nghĩ đến buổi chiều
Một buổi chiều tình nghĩa biết bao
Có bè bạn từ phương xa đến
Gặp nhau chắc hẳn sẽ mừng vui
Nhiều người xa cách đã lâu rồi
Tôi nghĩ đến những lời tâm sự
Với vài người bạn cũ
Thuở xuân xanh cắp sách đến trường
Tà áo tung bay trong gió
Thật thân thương
Còn nữa, những đĩa cua rang muối
Miếng tôm hùm trong chiếc lẩu bốc hơi
Chừng đó thôi cũng thấy vui rồi
Khi Linh Mục đọc lời chúc cuối Lễ
Tôi chợt thấy mình quá đỗi vô tâm
Trong nhà thờ bàn tiệc Thánh Thiêng Liêng
Chẳng hiệp thông, ngồi im, chia trí
Không nguyện cầu, suy gẫm một lời kinh
Để dâng lên Chúa,
Ngài vẫn giang tay trên Thánh giá!
Lạy Chúa, xin thứ tha và giúp con
Mỗi lần dự Lễ biết chuẩn bị tâm hồn
Cùng với Chúa,
Và mọi người dự bàn tiệc Thánh
Ở nơi đây không là mỹ vị cao lương
Nhưng cùng sống yêu thương,
Đi chung một con đường
Tìm về Chân-Thiện-Mỹ,
Hạnh phúc, bình an trong Chúa
Ở nơi đây
Không có bia ngon rượu mạnh
Nhưng có nguồn Ân sủng
Nguồn Thánh Đức tuôn trào!
Xin giúp con biết nguyện cầu
Cho con và những người khác
Ý thức được tình Chúa cao siêu
Để tham dự vào bàn tiệc Thánh
Trong lời Chúa, ánh sáng nhiệm mầu
Trong Thánh Thể, Bí Tích Tình yêu
Vì Chúa Giêsu
Ngài vẫn hiện diện trên địa cầu!
Bí Tích Thánh Thể như là một mầu nhiệm hiệp thông
Phaolô Phạm Xuân Khôi
11:34 24/05/2008
Bí Tích Thánh Thể như là một mầu nhiệm hiệp thông
(Bài chú giải Tin Mừng của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap)
ROMA (Zenit.org) – Trong Bài Đọc Hai, Thánh Phaolô trình bày Bí Tích Thánh Thể như là một mầu nhiệm hiệp thông: “Anh em thân mến, chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa chẳng phải là hiệp thông với Máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao?”
Hiệp thông có nghĩa là trao đổi, là chia sẻ. Bây giờ, đây là định luật căn bản cho việc chia sẻ: đó là cái gì của tôi là của bạn và cái gì của bạn là của tôi. Chúng ta hãy thử áp dụng định luật này vào việc hiệp thông trong Bí Tích Thánh Thể. Khi làm như thế chúng ta sẽ thấy tính cao quý của sự hiệp thông này.
Điều gì tôi đang có thật sự là “của tôi”? Sầu khổ, tội lỗi: Chỉ có những điều này là của riêng tôi. Điều gì Chúa Giêsu có nếu không phải là sự thánh thiện, sự toàn hảo về mọi nhân đức “của Người”? Như thế, hiệp thông là ở việc tôi tặng cho Chúa Giêsu tội lỗi và sự nghèo nàn của tôi, và Người tặng lại cho tôi sự thánh thiện của Người. Như phụng vụ định nghĩa, trong sự hiệp thông này, “admirabile commercium”, hay “một trao đổi tuyệt vời” được thực hiện.
Chúng ta biết về nhiều loại hiệp thông. Một loại hiệp thông rất mật thiết là hiệp thông giữa chúng ta với thức ăn chúng ta dùng -- thức ăn trở thành thịt của thịt chúng ta, xương của xương chúng ta. Tôi đã được nghe các bà mẹ nói với con mình khi các em ôm và hôn các bà: “Mẹ yêu con quá đến nỗi mẹ muốn nuốt sống con!”
Sự thực thì thức ăn không phải là một người có sự sống và trí khôn mà chúng ta có thể chia sẻ tư tưởng và sự quý mến, nhưng bây giờ giả sử thức ăn tự nó sống động và có khôn ngoan: Trong trường hợp này chúng ta có thể có một sự hiệp thông hoàn toàn không? Đây chính là điều xảy ra trong sự hiệp thông Thánh Thể. Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. […]thịt Ta thật là của ăn. […] Ai ăn thịt Ta sẽ có sự sống đời đời.” Ở đây của ăn không còn là một vật đơn giản nữa, nhưng là một người đang sống. Đây là sự hiệp thông mật thiết nhất, mà còn là một sự hiệp thông mầu nhiệm nhất.
Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra trong thế giới tự nhiên về dinh dưỡng. Chủ thể sống mạnh mẽ hơn tiêu hóa chủ thể yếu ớt hơn. Thực vật tiêu hóa khoáng chất; động vật tiêu hóa thực vật. Ngay cả trong tương quan giữa Đức Kitô và con người, định luật này cũng được áp dụng. Chính Đức Kitô đồng hóa chúng ta với Người; chúng ta được biến đổi nên Người, Người không biến đổi thành chúng ta. Một nhà vô thần vật chất thời danh đã nói: “Người ta là điều họ ăn”. Vô hình chung ông ta đã định nghĩa chính xác về Bí Tích Thánh Thể. Cảm tạ Bí Tích Thánh Thể, chúng ta thực sự trở nên điều chúng ta ăn: Thân Thể Đức Kitô!
Chúng ta hãy đọc hết phần còn lại của bài trích Thư Thánh Phaolô: “Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh.” Rõ ràng là trong trường hợp thứ hai này, từ “thân thể” không còn nói về thân thể của Đức Kitô do Đức Mẹ sinh ra, nhưng nói về “tất cả chúng ta”, từ này ám chỉ Thân Thể lớn hơn của Đức Kitô là Hội Thánh. Điều này có nghĩa là sự hiệp thông trong Bí Tích Thánh Thể luôn luôn là sự hiệp thông giữa chúng ta. Cùng ăn một tấm bánh chúng ta trở thành một thân thể.
Cái gì đi kèm theo sự hiệp thông này? Chúng ta không thể ở trong sự hiệp thông với Đức Kitô nếu chúng ta chia rẽ nhau, nếu chúng ta thù ghét nhau, nếu chúng ta không sẵn sàng hòa giải với nhau. Thánh Augustinô đã nói, nếu anh em làm mất lòng anh em của mình, nếu anh em đối xử bất công với người ấy, mà đi đến rước Lễ như là không có chuyện gì đã xảy ra, dù là lòng đầy sốt sắng trước mặt Đức Kitô, thì anh em cũng giống như một người thấy một người bạn đã lâu không gặp đang đi về phía mình. Anh ta chạy đến gặp người bạn, ôm lấy cổ và hôn bạn. Nhưng khi làm như thế anh ta không thấy rằng mình đang đá bạn bằng những đinh nhọn ở đế giầy.
Anh em của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo khổ và những người bị bỏ rơi, đều là chi thể Đức Kitô, họ là những bàn chân của Người vẫn còn ở trên thế gian. Khi trao Mình Thánh cho chúng ta, vị linh mục nói, “Mình Thánh Đức Kitô”. Chúng ta thưa, “Amen!”
Chúng ta biết là chúng ta đang thưa “Amen”, “Vâng” với ai. Chúng ta không những chỉ thưa với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, mà còn với những người lân cận chúng ta.
Trong Lễ Mình Máu Thánh Đức Kitô tôi không thể che giấu một số nỗi buồn. Có một số hình thức bệnh thâm thần nào đó đang làm cho người ta không thể nhận ra những người gần gũi họ. Những người này còn tiếp tục gào thét hết giờ này đến giờ khác: “Con tôi đâu? Vợ tôi đâu? Tại sao họ không đến?” Có thể người con và người vợ đang cầm tay họ và nói: “Có tôi đây. Ông không thấy tôi sao? Tôi đang ở với ông!”
Điều này cũng đang xảy ra cho Thiên Chúa. Những người đương thời với chúng ta đang tìm kiếm Thiên Chúa trong vũ trụ hay trong những nguyên tử; họ bàn cãi về việc có một Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng thế gian hay không. Họ tiếp tục hỏi: “Thiên Chúa ở đâu?” Họ không nhận ra rằng Người đang ở với chúng ta và thật sự Người trở nên của ăn và của uống để được kết hợp mật thiết hơn với chúng ta.
Tiếc thay, Thánh Gioan Tẩy Giả đã phải nhắc lại: “Có một Người ở giữa anh em mà anh em không biết.” Lễ Mình Máu Thánh Đức Kitô được lập ra chính là để giúp các Kitô hữu ý thức được sự hiện diện này của Đức Kitô giữa chúng ta, để làm cho điều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là “Kỳ Quan Thánh Thể” được sống mãi.
(Bài chú giải Tin Mừng của Cha Raniero Cantalamessa, OFM Cap)
ROMA (Zenit.org) – Trong Bài Đọc Hai, Thánh Phaolô trình bày Bí Tích Thánh Thể như là một mầu nhiệm hiệp thông: “Anh em thân mến, chén chúc tụng mà chúng ta cầm lên chúc tụng Chúa chẳng phải là hiệp thông với Máu Chúa Kitô sao? Tấm bánh mà chúng ta bẻ ra chẳng phải là thông phần vào Mình Chúa đó sao?”
Hiệp thông có nghĩa là trao đổi, là chia sẻ. Bây giờ, đây là định luật căn bản cho việc chia sẻ: đó là cái gì của tôi là của bạn và cái gì của bạn là của tôi. Chúng ta hãy thử áp dụng định luật này vào việc hiệp thông trong Bí Tích Thánh Thể. Khi làm như thế chúng ta sẽ thấy tính cao quý của sự hiệp thông này.
Điều gì tôi đang có thật sự là “của tôi”? Sầu khổ, tội lỗi: Chỉ có những điều này là của riêng tôi. Điều gì Chúa Giêsu có nếu không phải là sự thánh thiện, sự toàn hảo về mọi nhân đức “của Người”? Như thế, hiệp thông là ở việc tôi tặng cho Chúa Giêsu tội lỗi và sự nghèo nàn của tôi, và Người tặng lại cho tôi sự thánh thiện của Người. Như phụng vụ định nghĩa, trong sự hiệp thông này, “admirabile commercium”, hay “một trao đổi tuyệt vời” được thực hiện.
Chúng ta biết về nhiều loại hiệp thông. Một loại hiệp thông rất mật thiết là hiệp thông giữa chúng ta với thức ăn chúng ta dùng -- thức ăn trở thành thịt của thịt chúng ta, xương của xương chúng ta. Tôi đã được nghe các bà mẹ nói với con mình khi các em ôm và hôn các bà: “Mẹ yêu con quá đến nỗi mẹ muốn nuốt sống con!”
Sự thực thì thức ăn không phải là một người có sự sống và trí khôn mà chúng ta có thể chia sẻ tư tưởng và sự quý mến, nhưng bây giờ giả sử thức ăn tự nó sống động và có khôn ngoan: Trong trường hợp này chúng ta có thể có một sự hiệp thông hoàn toàn không? Đây chính là điều xảy ra trong sự hiệp thông Thánh Thể. Chúa Giêsu phán trong Tin Mừng: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. […]thịt Ta thật là của ăn. […] Ai ăn thịt Ta sẽ có sự sống đời đời.” Ở đây của ăn không còn là một vật đơn giản nữa, nhưng là một người đang sống. Đây là sự hiệp thông mật thiết nhất, mà còn là một sự hiệp thông mầu nhiệm nhất.
Chúng ta hãy xem điều gì xảy ra trong thế giới tự nhiên về dinh dưỡng. Chủ thể sống mạnh mẽ hơn tiêu hóa chủ thể yếu ớt hơn. Thực vật tiêu hóa khoáng chất; động vật tiêu hóa thực vật. Ngay cả trong tương quan giữa Đức Kitô và con người, định luật này cũng được áp dụng. Chính Đức Kitô đồng hóa chúng ta với Người; chúng ta được biến đổi nên Người, Người không biến đổi thành chúng ta. Một nhà vô thần vật chất thời danh đã nói: “Người ta là điều họ ăn”. Vô hình chung ông ta đã định nghĩa chính xác về Bí Tích Thánh Thể. Cảm tạ Bí Tích Thánh Thể, chúng ta thực sự trở nên điều chúng ta ăn: Thân Thể Đức Kitô!
Chúng ta hãy đọc hết phần còn lại của bài trích Thư Thánh Phaolô: “Vì có một tấm bánh, nên chúng ta tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể, vì hết thảy chúng ta thông phần cùng một tấm bánh.” Rõ ràng là trong trường hợp thứ hai này, từ “thân thể” không còn nói về thân thể của Đức Kitô do Đức Mẹ sinh ra, nhưng nói về “tất cả chúng ta”, từ này ám chỉ Thân Thể lớn hơn của Đức Kitô là Hội Thánh. Điều này có nghĩa là sự hiệp thông trong Bí Tích Thánh Thể luôn luôn là sự hiệp thông giữa chúng ta. Cùng ăn một tấm bánh chúng ta trở thành một thân thể.
Cái gì đi kèm theo sự hiệp thông này? Chúng ta không thể ở trong sự hiệp thông với Đức Kitô nếu chúng ta chia rẽ nhau, nếu chúng ta thù ghét nhau, nếu chúng ta không sẵn sàng hòa giải với nhau. Thánh Augustinô đã nói, nếu anh em làm mất lòng anh em của mình, nếu anh em đối xử bất công với người ấy, mà đi đến rước Lễ như là không có chuyện gì đã xảy ra, dù là lòng đầy sốt sắng trước mặt Đức Kitô, thì anh em cũng giống như một người thấy một người bạn đã lâu không gặp đang đi về phía mình. Anh ta chạy đến gặp người bạn, ôm lấy cổ và hôn bạn. Nhưng khi làm như thế anh ta không thấy rằng mình đang đá bạn bằng những đinh nhọn ở đế giầy.
Anh em của chúng ta, đặc biệt là những người nghèo khổ và những người bị bỏ rơi, đều là chi thể Đức Kitô, họ là những bàn chân của Người vẫn còn ở trên thế gian. Khi trao Mình Thánh cho chúng ta, vị linh mục nói, “Mình Thánh Đức Kitô”. Chúng ta thưa, “Amen!”
Chúng ta biết là chúng ta đang thưa “Amen”, “Vâng” với ai. Chúng ta không những chỉ thưa với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, mà còn với những người lân cận chúng ta.
Trong Lễ Mình Máu Thánh Đức Kitô tôi không thể che giấu một số nỗi buồn. Có một số hình thức bệnh thâm thần nào đó đang làm cho người ta không thể nhận ra những người gần gũi họ. Những người này còn tiếp tục gào thét hết giờ này đến giờ khác: “Con tôi đâu? Vợ tôi đâu? Tại sao họ không đến?” Có thể người con và người vợ đang cầm tay họ và nói: “Có tôi đây. Ông không thấy tôi sao? Tôi đang ở với ông!”
Điều này cũng đang xảy ra cho Thiên Chúa. Những người đương thời với chúng ta đang tìm kiếm Thiên Chúa trong vũ trụ hay trong những nguyên tử; họ bàn cãi về việc có một Thiên Chúa là Đấng đã tạo dựng thế gian hay không. Họ tiếp tục hỏi: “Thiên Chúa ở đâu?” Họ không nhận ra rằng Người đang ở với chúng ta và thật sự Người trở nên của ăn và của uống để được kết hợp mật thiết hơn với chúng ta.
Tiếc thay, Thánh Gioan Tẩy Giả đã phải nhắc lại: “Có một Người ở giữa anh em mà anh em không biết.” Lễ Mình Máu Thánh Đức Kitô được lập ra chính là để giúp các Kitô hữu ý thức được sự hiện diện này của Đức Kitô giữa chúng ta, để làm cho điều mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi là “Kỳ Quan Thánh Thể” được sống mãi.
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:35 24/05/2008
LÝ TƯỞNG CỦA CON BƯỚM
Một buổi sáng, ánh nắng ấm áp từ giữa các khe hở cùa các ngọn lá dọi xuống, chiếu ngay trên thân mình của một con bướm, con bướm run động đôi cánh một chút, vươn vai từ trong cánh hoa bay ra. Đó là ngày thứ nhất trong cuộc đời của nó.
Con bướm ngẫng đầu nhìn bầu trời duy chỉ màu xanh lam, trong lòng nghĩ: “Đó mới là lý tưởng chân chính của ta!” Khi nó chỉ mới là con sâu róm xấu xí, nó vẫn nằm trên ngọn lá, nghe nhiều con chim đậu trên cành cây lao xao nghị luận tình hình khi bay trên không trung. Khi ấy, con bướm hạ quyết tâm là phải mau mau phá ổ kén để thành bướm, sau đó giống như chim ưng bay cao vạn trượng trên không trung, cuối cùng bây giờ nó đã biến thành một con bướm rất đẹp rồi, có một đôi cánh làm mê hốn người ta, giờ này thì nên thực hiện lý tưởng của nó vậy.
Nó đem lý tưởng của mình nói cho bạn là ong mật nhỏ biết, ong mật nhỏ há to miệng kinh ngạc nói: “Trời ạ, sao bạn lại có loại lý tưởng ấy chứ ? Bạn biết chim ưng bay cao như thế sao ? Như chúng ta có đôi cánh mềm yếu, bay lên không nửa chừng thì sẽ bị gió mạnh thổi gãy mất.”
Con bướm nghe lời của con ong mật nhỏ nói thì nhụt chí. Nó ngẫng đầu nhìn lên không trung, nghĩ đến lý tưởng vĩ đại của mình giống như bọt xà phòng tan biến trên không mà trong lòng cảm thấy buồn. Từ đó nó uất ức hết vui, than thở cả ngày.
Mùa hè qua mau, con bướm cứ đau khổ uất ức như thế mà chết. Con ong mật nhỏ khi mai táng cho con bướm thì nói: “Người bạn thân mến của tớ, tại sao bạn lại quyết định cho mình một mục tiêu mà cả đời không bao giờ đạt được vậy ?”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Mỗi người đều phải có cho mình một lý tưởng, nhưng nếu không căn cứ vào thực lực của bản thân mình mà quyết định, thì giống như con bướm lý tưởng quá cao, kết quả là có thể hại đến bản thân mình.
Ngay từ bây giờ các em phải có một lý tưởng cho tương lai của mình, lý tưởng này các em phải nung nấu và giữ mãi trong tâm hồn, phải quyết thực thi từng ngày một, để lý tưởng ngày càng dần dần tỏ hiện. Nhưng các em đừng bắt chước như con bướm lý tưởng quá cao, thực hiện không được và cuối cùng buồn bả mà chết.
Các em nào có lý tưởng sau này làm linh mục của Chúa Giê-su hoặc làm tu sĩ, thì bây giờ phải lo học hành, tập tành các nhân đức, biết phục vụ và yêu thương mọi người, bởi vì không có linh mục nào làm ngơ trước nổi khổ của tha nhân, không có linh mục nào mà sống rượu chè be bét; các em nào có lý tưởng sau này làm thầy cô giáo, thì bây giờ phải cố gắng học hành, bởi vì không một thầy cô giáo nào mà không có kiến thức căn bản của ngành chuyên môn; các em nào muốn sau này mình sẽ làm bác sĩ, thì bây giờ phải học hành, phải tập động lòng trắc ẩn trước người bệnh hoạn, phải có lòng nhân từ và phục vụ bệnh nhân, bởi vì không có vị bác sĩ nào đối với bệnh nhân như bà bán hàng thịt cá ngoài chợ...
Lý tưởng là ánh sáng đặt cuối đường hầm khi tỏ khi hiện, các em phải vượt qua mọi trở ngại để đi đến lý tưởng của mình, đương nhiên gia đình cha mẹ anh chị em cũng có vai trò rất lớn cho lý tưởng của mình, nhà thờ, nhà trường cũng là những nơi làm cho lý tưởng của mình đơm hoa kết trái, bạn bè cũng thế.
Nhưng điều quan trọng nhất để lý tưởng của mình càng đẹp hơn, đó là các em phải luôn luôn cầu nguyện xin Chúa soi sáng, để coi lý tưởng của mình có đẹp lòng Chúa không.
Các em thực hành:
- Phải có một lý tưởng cho mình.
- Phải làm những gì mà lý tưởng của mình đòi hỏi phải có.
- Bày tỏ lý tưởng của mình cho cha mẹ và các anh chị biết để họ giúp đỡ và cầu nguyện.
N2T |
Một buổi sáng, ánh nắng ấm áp từ giữa các khe hở cùa các ngọn lá dọi xuống, chiếu ngay trên thân mình của một con bướm, con bướm run động đôi cánh một chút, vươn vai từ trong cánh hoa bay ra. Đó là ngày thứ nhất trong cuộc đời của nó.
Con bướm ngẫng đầu nhìn bầu trời duy chỉ màu xanh lam, trong lòng nghĩ: “Đó mới là lý tưởng chân chính của ta!” Khi nó chỉ mới là con sâu róm xấu xí, nó vẫn nằm trên ngọn lá, nghe nhiều con chim đậu trên cành cây lao xao nghị luận tình hình khi bay trên không trung. Khi ấy, con bướm hạ quyết tâm là phải mau mau phá ổ kén để thành bướm, sau đó giống như chim ưng bay cao vạn trượng trên không trung, cuối cùng bây giờ nó đã biến thành một con bướm rất đẹp rồi, có một đôi cánh làm mê hốn người ta, giờ này thì nên thực hiện lý tưởng của nó vậy.
Nó đem lý tưởng của mình nói cho bạn là ong mật nhỏ biết, ong mật nhỏ há to miệng kinh ngạc nói: “Trời ạ, sao bạn lại có loại lý tưởng ấy chứ ? Bạn biết chim ưng bay cao như thế sao ? Như chúng ta có đôi cánh mềm yếu, bay lên không nửa chừng thì sẽ bị gió mạnh thổi gãy mất.”
Con bướm nghe lời của con ong mật nhỏ nói thì nhụt chí. Nó ngẫng đầu nhìn lên không trung, nghĩ đến lý tưởng vĩ đại của mình giống như bọt xà phòng tan biến trên không mà trong lòng cảm thấy buồn. Từ đó nó uất ức hết vui, than thở cả ngày.
Mùa hè qua mau, con bướm cứ đau khổ uất ức như thế mà chết. Con ong mật nhỏ khi mai táng cho con bướm thì nói: “Người bạn thân mến của tớ, tại sao bạn lại quyết định cho mình một mục tiêu mà cả đời không bao giờ đạt được vậy ?”
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Mỗi người đều phải có cho mình một lý tưởng, nhưng nếu không căn cứ vào thực lực của bản thân mình mà quyết định, thì giống như con bướm lý tưởng quá cao, kết quả là có thể hại đến bản thân mình.
Ngay từ bây giờ các em phải có một lý tưởng cho tương lai của mình, lý tưởng này các em phải nung nấu và giữ mãi trong tâm hồn, phải quyết thực thi từng ngày một, để lý tưởng ngày càng dần dần tỏ hiện. Nhưng các em đừng bắt chước như con bướm lý tưởng quá cao, thực hiện không được và cuối cùng buồn bả mà chết.
Các em nào có lý tưởng sau này làm linh mục của Chúa Giê-su hoặc làm tu sĩ, thì bây giờ phải lo học hành, tập tành các nhân đức, biết phục vụ và yêu thương mọi người, bởi vì không có linh mục nào làm ngơ trước nổi khổ của tha nhân, không có linh mục nào mà sống rượu chè be bét; các em nào có lý tưởng sau này làm thầy cô giáo, thì bây giờ phải cố gắng học hành, bởi vì không một thầy cô giáo nào mà không có kiến thức căn bản của ngành chuyên môn; các em nào muốn sau này mình sẽ làm bác sĩ, thì bây giờ phải học hành, phải tập động lòng trắc ẩn trước người bệnh hoạn, phải có lòng nhân từ và phục vụ bệnh nhân, bởi vì không có vị bác sĩ nào đối với bệnh nhân như bà bán hàng thịt cá ngoài chợ...
Lý tưởng là ánh sáng đặt cuối đường hầm khi tỏ khi hiện, các em phải vượt qua mọi trở ngại để đi đến lý tưởng của mình, đương nhiên gia đình cha mẹ anh chị em cũng có vai trò rất lớn cho lý tưởng của mình, nhà thờ, nhà trường cũng là những nơi làm cho lý tưởng của mình đơm hoa kết trái, bạn bè cũng thế.
Nhưng điều quan trọng nhất để lý tưởng của mình càng đẹp hơn, đó là các em phải luôn luôn cầu nguyện xin Chúa soi sáng, để coi lý tưởng của mình có đẹp lòng Chúa không.
Các em thực hành:
- Phải có một lý tưởng cho mình.
- Phải làm những gì mà lý tưởng của mình đòi hỏi phải có.
- Bày tỏ lý tưởng của mình cho cha mẹ và các anh chị biết để họ giúp đỡ và cầu nguyện.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:36 24/05/2008
N2T |
33. Linh hồn không có ân sủng của đức ái thì giống như than đá không đốt cháy, như trong đêm tối không thấy ánh sáng.
(Thánh Bonaventura)Nhân Lễ Mình Thánh Chúa: Thánh Thể và Sai Đi, Trong Thần Học Hans Urs Von Balthasar
Vũ Văn An
21:50 24/05/2008
Nhân Lễ Mình Thánh Chúa: Thánh Thể và Sai Đi, Trong Thần Học Hans Urs Von Balthasar
Hans Urs Von Balthasar, thần học gia Thụy Sĩ, qua đời năm 1988, vài ngày trước khi nhận mũ hồng y từ tay đức Gioan Phaolô 2, từng được Henry de Lubac S.J. ca tụng là “người có kiến văn bậc nhất thời ông”. Ngày 23 tháng 6 năm 1984, khi trao giải thưởng Quốc Tế Phaolô 6 cho ông, đức Gioan Phaolô 2 tuyên bố “ông là thần học gia ưu tú Công giáo duy nhất thời nay dám tự mình đảm nhiệm công trình vĩ đại về một Tổng luận thần học, một tổng luận mà sự thống nhất về quan niệm và phạm vi đồ sộ mang lại cho nó quyền được đặt ngang hàng với những tổng hợp vĩ đại khác từng đánh dấu nhịp bước của thần học Phương Tây”. Ở đây, chúng tôi không có tham vọng nói đến công trình vĩ đại của nhà thần học này, mà chỉ đưa ra một số nét rút ra từ nền thần học của ông liên quan đến Phép Thánh Thể, là chủ đề của năm Phụng Vụ 2005. Bài này dựa theo bài tham luận của linh mục Roch Kereszty, O.Cit. đọc trong cuộc Hội Thảo Về Hans Urs Von Balthasar, được tổ chức từ 14 đến 17 tháng 4 năm 2005 tại Trung Tâm Hội Thảo Lansdown, Virginia để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, do tạp chí Communio tổ chức, một tạp chí do chính Balthasar và thần học gia Joseph Ratzinger (Đức Bênêdictô 16 hiện nay) sáng lập.
Trong cố gắng cải tổ Giáo hội thời hậu công đồng, sau giai đoạn nhìn vào bên trong và tự phân tích, sau nhiều tranh luận và hàm hồ, một thế hệ mới gồm các giáo dân và giáo sĩ Công giáo đang xuất hiện với một cái nhìn và những ưu tiên mới mẻ. Thế hệ này từ khước cái thứ cập nhật hóa (aggiornamento) thiếu trở về nguồn (1) và họ tỏ ra lo ngại trước việc “cởi mở đối với thế gian” nhưng thiếu trung trinh đối với Chân lý Tin Mừng. Họ hiểu ra rằng hai cách thế thời thượng trong việc trình bày Tin Mừng trong các thập niên 70 và 80 hoặc như một mớ chân lý (phương thức của các người Công giáo bảo thủ) hoặc như một cảm nghiệm về Thiên Chúa xuyên qua một cộng đoàn yêu thương (phương thức của những người mệnh danh là Công giáo cấp tiến) đều đã không nắm được điều mới mẻ và trung tâm vô chừng trong Kitô giáo. Giờ đây, nhờ bản năng hay nhờ suy tư thần học, họ bắt đầu khám phá ra “cõi lòng của Giáo hội”, tức cái nguồn và cái tâm sứ vụ sai đi của Giáo hội, ở ngay bên trong mầu nhiệm Thánh Thể. Càng ngày họ càng thấy rõ sứ vụ sai đi của Giáo hội không phải chỉ là chuyển giao một sứ điệp hay một cảm nghiệm, nhưng quan trọng hơn còn là lôi kéo toàn bộ nhân loại tham dự đầy đủ vào mầu nhiệm Thánh Thể.
Diễn trình tự phát từ gốc vươn lên này đã được Huấn quyền “thêm sức”, lên khuôn hình và điều hướng: tông thư cuối cùng của đức Gioan Phaolô 2, Ecclesia de Eucharistia, và việc công bố Năm Thánh Thể của ngài đã đem ra ánh sáng tính trung tâm của Thánh Thể. Đối với cái hiểu mới về sứ vụ sai đi của Hội thánh, một cái hiểu lấy Thánh Thể làm trung tâm, thần học của Balthasar đã cung cấp nhiều cái nhìn thông sáng mới và một thúc đẩy mạnh mẽ.
Trong bộ Lebenswerk đồ sộ của Balthasar, phần minh nhiên nói về Thánh Thể chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên, tổng luận thần học của ông có tính Thánh Thể một cách sâu sắc, bởi nó cho thấy các mầu nhiệm Ba Ngôi, Sáng Thế, Mạc Khải, Nhập Thể và Cứu Chuộc thẩy đều đã trở nên hiện thực đối với chúng ta trong Phép Thánh Thể một cách hết sức cụ thể như thế nào. Nhìn mầu nhiệm dưới ba góc cạnh khác nhau (thần mỹ, thần kịch và thần lý: theological aesthetics, theo-drama and theo-logic), trước nhất, ta sẽ xem xét Thánh Thể như một khuôn hình (form), sau đó là việc tham dự của chúng ta vào vở kịch nhân thần xuyên qua Thánh Thể, và cuối cùng ta sẽ ráng nói ra cái luận lý học của tình yêu Thiên Chúa tự mạc khải mình ra trong mầu nhiệm này.
I.Theo Viễn tượng Thẩm mỹ Thần học
Đối với Balthasar, thẩm mỹ thần học (theological aesthetics) rất khác với thần học thẩm mỹ (aesthetical theology). Đối với ông, thần học thẩm mỹ là một tiếp cận có tính chủ quan của một người bàng quan không can dự, một tiếp cận vốn tách cái đẹp ra khỏi cái chân và cái thiện. Nhưng đối với Balthasar, ông đã đưa ra một loại suy hữu ích giữa điều nhà thẩm mỹ coi như cái đẹp và cái đẹp của mạc khải. Cái đẹp trần gian là sự tỏa sáng, là vẻ huy hoàng hay ánh sáng của khuôn hình nơi bất cứ hữu thể đặc thù nào vốn có hai đặc tính vừa thiện vừa chân. Nó mời gọi người nhìn không những chỉ thụ động thưởng ngoạn mà còm ôm lấy cái đẹp và tìm kiếm sự phong phú của hữu thể và sự tốt lành mà khuôn hình tươi đẹp kia phát lộ ra. Mặt khác, cái đẹp thần học bộc lộ cho ta cái địa sở tối hậu của cái đẹp trần thế này, nó là vẻ huy hoàng tỏa ra từ khuôn hình của mạc khải Thiên Chúa là mạc khải đem lại cho mọi tạo vật ý nghĩa và giá trị nhưng là một mạc khải đặt trung tâm ở khuôn hình Giêsu Kitô. Cái đẹp này còn lôi kéo con người mạnh mẽ hơn, quá bên kia việc ngắm nhìn thụ động, so với cái đẹp trần thế. Kết hợp với sự thèm khát (eros) do ơn thánh thúc đẩy trong ta, khuôn hình trông thấy và nhận thấy nơi con người Giêsu lôi kéo chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng (conformed) với Ngài bằng cách tham dự vào cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài. Cái khuôn hình là chính Giêsu Kitô này đã được ban cho Giáo hội dưới hình thức Thánh Thể dọc dài suốt thời gian Lịch Sử Cứu Độ nghĩa là từ lúc chấm dứt cuộc sống trần thế của đức Giêsu cho đến lúc Ngài Lại Đến (Parousia). Ta cần khảo sát “khuôn hình” này một cách chi tiết hơn.
Bối cảnh thánh kinh để ta hiểu mối liên kết giữa Ba Ngôi, Nhập Thể và Thánh Thể chính là tổng hợp của Balthasar về nền thần học Gioan và Phaolô. Trong Gioan, sứ vụ Chúa Con đạt tới hoàn tất (consummation) trên thánh giá lúc máu và nước chẩy ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Ngài và với hơi thở cuối cùng, Ngài phó mình cho Thánh Linh. Máu và nước chẩy ra từ thân xác bị đâm thủng, bị hiến tế của đức Giêsu chính là suối nguồn sự sống bí tích của Giáo hội, đặc biệt là bí tích Rửa tội và Thánh thể, qua đó, biến cố hy lễ Vượt Qua, một biến cố xẩy ra một lần và vĩnh viễn, trở thành hy lễ của Giáo hội. Còn trong Phaolô, lễ hy sinh của đức Giêsu hệ ở việc Ngài tự đổ mình ra (selfemptying) hoàn toàn, tự hiến mình hoàn toàn cho Chúa Cha dưới hình thức tự hiến mình cho chúng ta.
Balthasar khởi sự bằng cách cho rằng Ba Ngôi hành động (economic Trinity) đã mạc khải Ba Ngôi tự tại (immanent Trinity). Việc Chúa Cha tự đổ mình qua đức Giêsu lúc Nhập Thể đã phản ảnh một cách loại suy việc Ngài tự đổ mình qua Chúa Con từ thuở đời đời. Việc tự đổ mình ra này có nghĩa là Chúa Cha tự hiến hoàn toàn cho Chúa Con. Việc Chúa Con đáp trả mình hoàn toàn cho Chúa Cha cũng xẩy ra từ thuở đời đời trong Chúa Thánh Thần, Thánh Thần của cả Chúa Cha và Chúa Con. Tuy nhiên, trong nhiệm cục cứu độ, việc Chúa Con đáp trả mình cho Chúa Cha xẩy ra trong lịch sử, từng chút một, qua nhập thể, qua cuộc sống trần thế, qua cuộc khổ nạn, qua cái chết, qua việc xuống âm ty (hell) và qua cuộc phục sinh. Ở mỗi bước như thế, việc đáp trả này đều xẩy ra trong Chúa Thánh Thần: Thánh Thần chuẩn bị cung lòng đức Trinh Nữ cho việc Nhập Thể, Ngài hướng dẫn đức Giêsu vâng lời Chúa Cha từng bước qua cuộc sống trần thế, khổ nạn và tử hình cho đến lúc tự đổ mình hoàn toàn trên thánh giá, bằng cách luôn nhắc cho đức Giêsu nhớ đến quyết định chung mà Ba Ngôi Vị cùng đạt tới từ thuở đời đời. Đức Giêsu đi qua diễn trình này để thi hành sứ mệnh cứu chuộc phổ quát của mình. Dưới khuôn hình tôi tớ hèn hạ, chính Thánh Thần giúp Ngài thi hành được sứ mệnh gánh lấy tội lỗi chúng ta và bước xuống vực thẳm sau cùng của chết chóc và âm ty trong khi đáp trả tình yêu cho Chúa Cha trong trạng thái hoàn toàn bị Chúa Cha rơi bỏ. Ngài đã sống trọn tình Con Thảo Thần Thiêng như thế nơi trần thế sa ngã này.
Cho đến lúc tận cùng việc Ngài thực thi trong vâng lời sứ mệnh đáp trả Chúa Cha mà Ngài hằng lắng nghe qua Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần đã hoàn toàn thấm nhập thân xác đức Giêsu đến nỗi trong thân xác sung mãn thần khí (pneumatic body) ấy, đức Giêsu đã trở thành vừa là người gửi Chúa Thánh Thần đi vừa là người ban thân xác và máu mình theo một cách khiến cả ba thứ ấy tạo nên chỉ một thực tại (xem 1Ga 5:6-7); việc Ngài tự hiến mình trong Chúa Thánh Thần trên thánh giá đã được đời đời hóa trong việc Phục Sinh và qua Thánh Thần đã thấm nhập vào từng giây phút trong lịch sử chúng ta theo cả chiều quá khứ lẫn tương lai. Và dấu chỉ hữu hiệu của việc hiến mình cho Chúa Cha dưới hình thức trở nên của ăn và của uống cho chúng ta chính là bánh và rượu đã hóa thể (transubstantiated): chúng diễn tả và thông truyền việc hiến mình của đức Giêsu cho Giáo hội.
Hiểu theo nghĩa trên, Thánh Thể chính là khuôn hình, là Gestalt Thiên Chúa Tự Thông Truyền trong giai đoạn Lịch sử Cứu độ của chúng ta, là vinh quang và vẻ sáng của tình yêu Chúa Ba Ngôi trong nhân tính bị đóng đinh và được hiển vinh của đức Giêsu Kitô dưới các biểu hiệu khiêm tốn của bánh và rượu. Việc chiêm ngắm khuôn hình này, nếu được đi kèm với ơn thánh Chúa trong tâm hồn ta, sẽ khơi lên lòng “thèm muốn” (eros) của ta, lòng thèm muốn được hoà nhập trong đó. Trong lịch sử Giáo hội, đã có nhiều cuộc trở lại minh nhiên do Thánh Thể. Ta có thể nói được rằng chính “khuôn hình” Thánh Thể đã phá tan bức tường kình chống ơn thánh nơi họ và dẫn họ vào Giáo hội Công giáo. Simone Weil, một nhà bất khả tri nhưng chịu tìm kiếm, đã được đức Kitô dẫn vào một nhà thờ Công giáo và bảo phải qùy gối trước nhà tạm vì “đây chính là Sự Thật”. Sau này cô viết lại rằng đối với cô, sự đơn giản trong hình thức hiện diện của đức Kitô là dấu chỉ hiển nhiên cho thấy sự hiện diện ấy là chân thực. André Frossard, một nhà trí thức Công giáo nổi tiếng, theo chính lời ông nói, lúc còn là người hoài nghi, lần kia bước vào một nhà thờ, thấy người ta thờ lạy Thánh Thể, khi bước ra trở thành người Công giáo tin đạo.
II.Theo Viễn tượng Thần kịch
Tuy nhiên, khuôn hình này không đơn giản chỉ là con người của đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại, nhưng còn bao gồm trọn vẹn thảm kịch cuộc đời, cái chết và việc phục sinh của Ngài. Như thế, trọn cuộc đời Ngài (hiểu như việc ngài tự hiến dần dần cho Thiên Chúa dưới hình thức phục vụ chúng ta) cũng trở nên cùng thời với chúng ta trong cử hành Thánh Thể. Bởi vậy, việc chiêm ngắm khuôn hình này chỉ là bước đầu; phụng vụ Thánh Thể bao gồm chính việc đức Giêsu trao ban cho Giáo hội lễ hy sinh của Ngài và ngược lại, lễ hy sinh của Giáo hội, sự tự hiến của Giáo hội, được thấm nhập vào lễ hy sinh của đức Kitô. Sự trao đổi kỳ diệu, cuộc admirabile commercium này đã xẩy ra như thế nào? Làm thế nào các môn đệ yếu hèn và tội lỗi đã có thể biến lễ hy sinh của đức Giêsu thành lễ hy sinh của chính họ được, những môn đệ hết sức đần độn và luôn kình chống lại không muốn nhận ra, chứ đừng mong bước vào mầu nhiệm Cuộc Khổ Nạn của Ngài? Câu trả lời của Balthasar đã khai triển được cái móc nối từng bị nhiều người quên lãng giữa đức Maria và Thánh Thể, một móc nối vốn có cơ sở chặt chẽ trong các dữ kiện Thánh Kinh và trong thần học giáo phụ: Đức Kitô đã được ủy thác trong tay đức Maria lúc sinh và lúc chết. Điều này có tính trung tâm hơn việc Ngài được phó ban trong tay Giáo hội, xét theo khía cạnh chính thức và công khai. Việc trước là điều kiện có trước của điều sau… Một mình đức Maria đã thốt ra lời Xin Vâng cần thiết để việc Nhập Thể của Ngôi Lời xẩy ra. Chính trong lời Xin Vâng nguyên hình này, đức tin của mọi thành phần khác trong Giáo hội, dù yếu dù mạnh, đã được nuôi dưỡng.
Rất xa trước khi các môn đệ (tức Giáo hội phẩm trật) tiếp nhận lệnh truyền cử hành hành vi Thánh Thể để tưởng nhớ đức Giêsu, đức Maria vốn đã thốt ra tiếng Xin Vâng của Người. Tuy mặc nhiên nhưng Người hết lòng chấp nhận trong đức tin mọi điều Chúa phán với Người khi Người tiếp nhận Ngôi Lời trở thành nhục thân trong dạ mình; hơn nữa, việc chấp nhận nguyên khởi lễ hy sinh của Con mình này sẽ trở thành minh nhiên dưới chân thánh giá. Việc Người thuận tình với Chúa Cha theo nghĩa Người đồng ý với việc Con mình tự hiến cho Chúa Cha thay thế cho chúng ta và vì chúng ta quả là đầy đủ và trọn lòng vì Người là Đấng Vô Nhiễm, Đấng Immaculata, Đấng chịu thai không vướng nguyên tội và đầy ơn phúc. Bởi thế, tiếng Xin Vâng của Người, việc chấp nhận của Người, không bị yếu đi hay bị chia đi bởi bất cứ khuynh hướng tội lỗi nào. Qua cách đó, đức Maria, Đấng đã trở nên Immaculata nhờ được cứu chuộc trọn vẹn ngay từ trước nhờ lễ hy sinh của Con mình, đã có thể biến lễ hy sinh đó thành lễ hy sinh của mình một cách trọn vẹn. Và vì đức Maria là nguyên mẫu (archtype) và khởi đầu của Giáo hội, nên nơi Người, lễ hy sinh của đức Kitô đã trở thành lễ hy sinh của Giáo hội.
Thuật ngữ giáo phụ “personam Ecclesiae gerens” (hành động nhân danh Giáo hội), “in persona Ecclesiae” (nhân danh Giáo hội) nói lên một thứ đại diện chỉ thực sự đúng khi vai trò được thủ diễn (persona) vẽ ra được chính chủ quan tính của Cô Dâu Giáo Hội. Nhưng làm thế nào kẻ tội lỗi có thể thủ diễn được vai trò kia, một vai trò đòi phải có một tình yêu không tì vết. Cái phẩm tính (disposition) anh ta muốn vẽ ra nhất thiết luôn luôn là một cái gì cao hơn anh ta, một lý tưởng xưa nay chưa thể hiện được, đến nỗi không ở chỗ nào Giáo hội có thể thủ diễn được vai trò đã ủy thác cho mình trong lễ Hy sinh của đức Kitô bằng cách thực hiện được điều đã ủy thác. Đây chính là lý do tại sao tín điều Vô Nhiễm Thai là một định đề bắt buộc của giáo hội học…Việc thuận tình của Ekklesia, của Giáo hội, đối với hy lễ của Chúa Con cần khởi sự cho đến lúc đạt tới tình trạng hoàn toàn bất vị kỷ (selflessness) của đức Maria, để sự thuận tình này không còn một vết vị kỷ nào cho đức Giêsu, Con Chiên Vượt Qua, có thể được sát tế để cứu chuộc ta và làm ta nên hoàn thiện.
Mặt khác, trong cùng một hành vi dâng hiến Con mình lên Chúa Cha, đức Maria cũng dâng chính Người nữa. Như thế, đây cũng chính là sự Trao Đổi Kỳ Diệu, admirabile commercium, trong đó, Người chấp nhận trong lòng lễ hy sinh của Con mình và cùng một lúc với sự thuận tình này, Người phó mình hoàn toàn cho thánh ý Chúa Cha. Sự trao đổi “đời thực” này, tức sự hiệp nhất giữa lễ hy sinh của đức Giêsu và lễ hy sinh của đức Maria chính là nguyên mẫu và là điều kiện cho phụng vụ Thánh Thể của Giáo hội. Trong phụng vụ này, qua hành động của vị linh mục thừa tác, vốn đại diện đức Kitô, Đầu Giáo hội, cộng đoàn phụng vụ tham dự vào sự chấp nhận của đức Maria đối với lễ hy sinh của Con mình, và cùng với đức Maria, cộng đoàn hiệp nhất hiến tế chính mình vào hiến tế của Chúa Con. Trong cái nhìn này, ta mới thấy rõ khẩu hiệu triều đại đức Gioan Phaolô 2, Totus Tuus (Tất Cả Của Mẹ) đã diễn tả trọn vẹn chính cái cốt lõi trong nền linh đạo về đức Maria và về Thánh Thể của Balthasar. Mục tiêu của chúng ta là mỗi ngày một thuộc về Mẹ Maria hơn bằng cách tự đổ mình ra và bước vào tâm khảm của Người. Bao lâu ta ráng làm được điều đó, là ta đã biến hy lễ của đức Maria thành hy lễ của ta: bằng cách rước Mình và Máu đức Kitô vào lòng, ta đã biến đức vâng lời đầy yêu thương của đức Kitô đối với Chúa Cha thành của ta và nhờ đó dâng chính chúng ta lên Chúa Cha trong niềm hiệp nhất với Chúa Con. Ta sẽ không bao giờ thực hiện được trọn vẹn sự đồng-nhất-trong-khác-biệt (identity-in-difference) vốn đã được thực hiện giữa hành vi của đức Giêsu và việc đức Maria chấp nhận hành vi của đức Giêsu trong đức tin; đó chính là lý do khiến Giáo hội phải hàng ngày hay đúng hơn không ngừng làm mới lại Hy Lễ Thánh Thể và, theo thuật ngữ Thánh Augustinô, học cách tự dâng mình lên trong bí tích lễ hy sinh của Chúa Con.
Trong bối cảnh này, ta hiểu rõ hơn tại sao Thánh Thể lại lên thịt xương (embodies) một cách sáng chói sứ vụ của Giáo hội. Vì khi được lôi cuốn vào chiều sâu khôn dò của tình yêu đức Kitô, ta trở nên đồng hình đồng dạng với Người đến mức sẵn sàng đổ hết con người mình ra, hết cái hiện sinh qui ngã của mình ra, và học hỏi yêu thương con người đồng loại với chính cái tình yêu đức Kitô ấy. Bằng cách ấy, ta tham dự vào sứ mệnh ban sự sống và nuôi dưỡng sự sống của Ngôi Lời Nhập Thể. Sứ mệnh chung của Nhiệm Thể Đức Kitô bao gồm sứ mệnh hết sức cá biệt của mỗi chi thể, một sứ mệnh dự phần vào sứ mệnh cứu chuộc phổ quát của Chúa Con. Sứ mệnh này của chúng ta không phải là cái gì tùy thể (accidental) và nằm bên ngoài chúng ta, nhưng tùy theo mức độ ta chấp nhận nó, nó biến chúng ta thành những ngôi vị theo nghĩa thần học đầy đủ nhất; nó biến những ai, trước khi chấp nhận sứ mệnh của họ trong đức Kitô vốn chỉ là những chủ thể thuần lý cá biệt (Geistessubjekte), thành những ngôi vị. Hơn nữa, ta cần ghi nhớ điều này: sứ mệnh của đức Kitô đơn thuần chỉ là khía cạnh “quoad nos”, việc vươn dài đi vào lịch sử của việc Chúa Cha sinh ra Chúa Con trong yêu thương từ thuở đời đời. Tương tự như thế, sứ mệnh của Giáo hội và của mỗi chi thể trong Giáo hội không phải chỉ là một lệnh truyền theo pháp lý. Nó phát sinh từ tình yêu đức Kitô, một tình yêu vốn sản sinh chúng ta, trong quyền năng Chúa Thánh Thần, để trở thành những ngôi vị độc đáo trong một ngôi vị Maria hiệp đoàn, một ngôi vị vừa là Nhiệm Thể đức Kitô vừa là Cô Dâu của Người. Thánh Thể xây đắp nên và củng cố chính Nhiệm Thể và Cô Dâu này.
Tuy nhiên, việc được Thánh Thể xây đắp thành Nhiệm Thể và Cô Dâu của đức Kitô này không phải là một diễn trình tự động nhưng là một phần của vở Thần-Kịch (Theo-Drama). Chính trong Thánh Thể, chúng ta bước một cách trọn vẹn hơn bao giờ hết vào việc đức Maria và Giáo hội tiếp nhận trong đức tin lễ hy sinh của Chúa Con, và dâng chúng ta lên cho Chúa Cha qua đức Kitô bằng cách tự trở nên tặng phẩm cho người khác. Như thế, sứ mệnh sai đi của chúng ta bao gồm các công tác công bằng xã hội, nhưng không chỉ thu gọn trong các công tác ấy. Tình yêu nẩy sinh từ Thánh Thể tôn trọng tính tự chủ của trật tự tạo dựng và do đó cũng kính trọng các đòi buộc luân lý từ cái nhân tính chung kia phát sinh ra. Nó đòi ta phải hành động làm cho xã hội ta văn minh hơn và nhân đạo hơn; nó hợp tác với mọi người có thiện chí trong việc xây dựng một nền “văn minh tình thương”; nhưng nó không ngưng ở đấy. Tình yêu Thánh Thể biến đổi các động lực của ta nhưng nó cũng vượt quá các giới hạn cuả bất cứ sinh hoạt tốt lành nào. Nó bao gồm việc chuyển cầu trong đức Kitô cho người khác, kể cả các chi thể của Giáo hội lẫn toàn bộ thế giới; nó cũng có nghĩa phải chia sẻ gánh nặng của họ, đứng vào chỗ của họ, đau đớn và chuộc lỗi (atoning) cho họ, và tất cả những điều đó được thực hiện qua việc tham dự vào tình yêu vô tận của đức Kitô. Nói cách khác, sự sống cho người khác của ta bao gồm cả hành động lẫn chịu đau đớn vì tình yêu cứu chuộc của đức Kitô trong đó chúng ta dự phần với nhau, thực sự, chỉ trở nên hữu hiệu nhất sau khi Ngài bước quá hành động tự ý tiến vào việc phó mình hoàn toàn cho khổ nhục và tử hình vì người khác.
Sau cùng, ta cần thăm dò chiều kích vũ trụ trong thần học Thánh Thể của Balthasar. Ông suy tư dài rộng về vai trò Chúa Con trong sáng thế, như đã được giảng trong các thư Côlôsê và Ephêsô của thánh Phaolô. Vũ trụ đã được tạo dựng trong đức Kitô và cho đức Kitô. Thiên Chúa “dựng phòng” cho thế giới trong tính tự lập tương đối của nó gồm các hữu thể không thần linh, được tạo dựng, nhưng đã làm trọn thế giới bằng cách thu tóm nó lại dưới một đầu duy nhất là đức Kitô, làm món quà thế giới tặng cho Chúa Con. Món quà thế giới tặng Chúa Con này bắt đầu trong Nhập Thể, hoàn tất dự phóng cách dấu ẩn trong Thánh Thể. Thế giới vật chất và nhân loại đã được Chúa Cha ban cho đức Kitô để đức Kitô dâng trả trong tạ ơn, sau khi đã cứu chuộc và biến cải, cho Chúa Cha qua Thánh Thể.
Nếu sứ mệnh sai đi của Chúa Con Nhập Thể bao gồm việc tiếp nhận toàn thể tạo dựng như món quà từ Chúa Cha, mục đích chỉ để hoàn trả cái toàn thể ấy lại cho Chúa Cha, sau khi đã mua lại bằng cái chết của mình, thì Chúa Con chỉ có thể thực hiện và hoàn tất được sứ mệnh ấy qua Chúa Thánh Thần và Giáo hội bằng cách trao ban cho Giáo hội sứ mệnh, qua Chúa Thánh Thần, tiếp tục biến đổi thế giới bằng việc cử hành Thánh Thể của mình.
Sau khi duyệt lại viễn tượng thần kịch về Thánh Thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến 4 cái nhìn thông sáng mang lại rất nhiều hoa trái nhưng phần lớn đã bị quên lãng xưa nay rút ra từ tư tưởng của Balthasar:
1.Balthasar muốn chứng tỏ rằng việc tiếp nhận tích cực hy lễ của đức Giêsu kiểu Maria Giáo hội (Marian Church), qua tiếng Xin Vâng của đức Maria, đã đi trước việc Giáo hội chính thức cử hành Thánh Thể. Phụng vụ Thánh Thể, được chủ tọa bởi giám mục hay linh mục là người đại diện đức Kitô đòi trước đó phải có tiếng Xin Vâng của đức Maria lúc Truyền Tin và dưới chân thánh giá. Chính nhờ có đức tin này của đức Maria mà giáo hội phẩm trật đã làm cho hy lễ của đức Kitô thành hiện thực (present).
2. Thời ta, ngay những đại biểu sáng giá nhất của thần học Thánh Thể, ở một mức độ nào đó, cũng vẫn loay hoay ở chỗ nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quan, nhân học của nó. Hiển nhiên, bên trong hành động Thánh Thể, chúng ta có quyền chú tâm tới việc dâng hiến chúng ta như của lễ hiệp nhất với của lễ của đức Kitô. Tuy thế, ta thường hay quên cái mầu nhiệm đáng kính sợ trong lễ hy sinh của đức Kitô mà ta muốn hiệp nhất với chính việc dâng mình của ta. Nếu thực sự ta có ý “làm việc này để nhớ” đến Ngài, ta không nên e dè tham dự vào cái vực thẳm khôn dò của nỗi thống khổ và tình yêu của đức Giêsu, vào việc Ngài vác lấy gánh nặng tội lỗi của ta và vào tình yêu của Ngài dành cho Chúa Cha dù bị Chúa Cha bỏ rơi. Trong tình yêu của Ngài, đức Giêsu cảm tạ Chúa Cha đã cho phép Ngài đổ mình ra đến cái cực điểm chết cho chúng ta trên thánh giá. Ta được mời gọi tham dự vào của lễ “cho chúng tôi” (“pro nobis”) đầy kinh hãi và đáng sợ của đức Giêsu. Tóm lại, Balthasar mời gọi ta đi quá cái nhìn thường tình của ta về Thánh Thể, đừng nhìn nó chủ yếu như việc diễn lại một cách bí tích việc chúng ta dâng hiến ta trong hiệp nhất với đức Kitô để tham dự tích cực vào chính hy lễ của Ngài.
3. Cái nhìn phác họa trên đây về cách Thánh Lễ Mi-Sa trở nên hy lễ của Giáo hội như thế nào đã có những hệ quả đại kết quan trọng. Balthasar muốn chứng minh rằng cộng đoàn phụng vụ không thêm gì có gía trị cứu chuộc vào hy lễ của đức Kitô. Họ tham dự vào hy lễ ấy một cách tiếp nhận linh hoạt (active receptivity), qua việc tham dự vào lời Xin Vâng của đức Maria, vào việc Ngài thuận tình với hy lễ của Con mình. Người Công giáo không nên coi Thánh Lễ như “việc thánh thiện” (good work) về phía Giáo hội, nhưng phải như một hành vi đức tin tinh ròng mà linh hoạt. Đồng thời, người Thệ Phản cũng được mời gọi tái thẩm định vai trò của đức Maria để họ có thể thấy ra trong đấng Immaculata (Vô Nhiễm Thai), cái mẫu mực và sự tròn trịa trong đức tin của Giáo hội.
Ngay cả khi Balthasar không minh nhiên nói ra ý nghĩa đại kết, ông cũng cho thấy mối liên kết nội tại giữa Thánh Thể hiểu như lễ tạ ơn, và Thánh Thể hiểu như lễ hy sinh chuộc tội. Người Thệ Phản không phản đối việc gọi lễ Mi-Sa là hy lễ chúc tụng và tạ ơn, nhưng cho đến nay, khá nhiều thần học gia Thệ Phản vẫn coi việc người Công Giáo hiểu đặc tính chuộc tội của thánh lễ đó như một thứ xúc phạm đến ý nghĩa hy sinh vĩnh viễn của thánh giá. Balthasar muốn chứng minh rằng hai khía cạnh ấy không tách biệt được: đức Giêsu cảm tạ Chúa Cha đã cho Ngài được hiến mình dưới hình thức của ăn thức uống cho chúng ta làm lễ hy sinh phổ quát chuộc tội và đền tội thay. Việc chúc tụng và tạ ơn của Ngài gói ghém và định nghĩa ra việc tự hiến để tha tội của Ngài. Như thế, Thánh Thể không thể tham dự vào một khía cạnh của hy lễ này mà lại không đồng thời bao hàm khía cạnh kia.
Cũng thế, sứ mệnh sai đi của các Kitô hữu muốn mô phỏng cuộc đời trên dương thế này theo Thánh Thể cũng buộc phải bao gồm một cách không phân chia cả việc tạ ơn và chúc tụng lẫn đền tội thay và cứu chuộc. Họ tạ ơn Thiên Chúa không những vì những điều thiện hảo của sáng tạo và vì ơn phúc được tham dự vào chính sự sống Ba Ngôi của Thiên Chúa, nhưng họ cũng kết hiệp nỗi thống khổ của họ vào nỗi thống khổ của đức Kitô để lễ hy sinh đền tội thay và cứu chuộc của đức Kitô trở nên hữu hiệu cho chính họ và cho những ai ủy thác cho họ chăm sóc cũng như cho toàn thế giới.
4. Tư tưởng của Balthasar về khía cạnh vũ trụ (cosmic) của Thánh Thể (hiểu như việc Chúa Con Nhập Thể, Đầu và Chi Thể, hoàn lại Chúa Cha trong tạ ơn toàn bộ sáng thế đã được dựng nên trong Ngài) có khá nhiều hạt mầm thông sáng quan trọng nhưng chưa được ông khai triển. Chúng tôi cố gắng đưa ra vài điểm để chúng ta cùng suy tư.
Trong những tiếp cận thông thường thời hậu công đồng Triđentinô về Thánh Thể, việc hoàn lại toàn bộ sáng thế cho Chúa Cha gồm luôn vũ trụ vật chất là điều khó mà quan niệm được, nếu không muốn nói là không thể quan niệm được. Vì nền thần học ấy khước từ bất cứ bình diện thực tại nào cho loại hình vật chất của bánh và rượu được truyền phép; nền thần học ấy nghĩ rằng điều xem ra là bánh và rượu thực sự không phải là bánh và rượu nữa. Cái dáng vật chất đánh lừa (false appearances) kia không thể biểu tượng cho việc hoàn trả vũ trụ vật chất cho Chúa Cha được. Tuy nhiên, siêu hình học của Balthasar, nếu được khai triển thêm, có thể đưa lại những biểu thức rõ hơn về khía cạnh vũ trụ của Thánh Thể. Nếu hữu thể, tương tự nhau ở mọi bình diện, kéo theo cả sự phong phú lẫn sự nghèo nàn hay đúng hơn một sự phong phú hệ ở sự nghèo nàn của nó theo nghĩa, ở những bình diện khác nhau và theo những cách khác nhau, hữu thể ấy tự làm rỗng (self-emties) mình vì một hữu thể mới, và chính trong việc tự làm rỗng mình này mà hữu thể ấy đạt tới sự hoàn thiện của mình, thì việc truyền phép Thánh Thể và viêc dâng lễ sau đó thực sự có thể tượng trưng cho việc hoàn trả tạo vật vật chất trên một bình diện siêu việt cho Chúa Cha. Lúc ấy, sự “nghèo nàn” hữu thể của bánh và rượu là điều kiện siêu hình cho phép lạ hóa thể (transubstantiation) xẩy ra. Nói cách khác, qua ngôn từ sáng tạo của đức Kitô và trong quyền lực Chúa Thánh Thần, bánh và rượu trên bàn thờ không còn hiện diện trong chính chúng nữa, nhưng chúng đã trở thành các dấu chỉ thông truyền thực sự của thân xác chịu đóng đinh và sống lại của đức Giêsu Kitô. Trong hành động hóa thể vừa do Chúa vừa do Giáo hội (divine-ecclesial), bánh và rượu không bị vô hư hóa hay mất hết mọi thực tại tính; trái lại, chúng được nâng lên trên chính chúng để trở thành “bánh sự sống” và “chén cứu độ muôn đời”. Trong tư cách Mình và Máu Chúa chịu đóng đinh và sống lại, giờ đây chúng là của “ăn đích thực” và của “uống đích thực”. Sự kiện các phẩm tính thực nghiệm của bánh và rượu vẫn còn đó không phải là cách đánh lừa đầy đạo hạnh của Thiên Chúa nhưng có nghĩa là đức Giêsu Kitô hiện diện với chúng ta như của ăn và của uống. Chính trong nghĩa này, Thánh Thể tượng trưng và dự phóng trước việc hóa dung (transfiguration) toàn bộ vũ trụ vật chất và việc hoàn trả vũ trụ ấy cho Chúa Cha trong đức Kitô.
Khía cạnh vũ trụ này của Thánh Thể soi sáng một khía cạnh khác trong sứ vụ sai đi của Kitô hữu nơi trần thế này, một khía cạnh đầu tiên được phát biểu rõ trong Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy Vọng), và sau đó được đức Gioan Phaolô 2 trích dẫn trong thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Lo Lắng Công Tác Xã Hội): Cùng với mọi người thiện chí, chúng ta, người Kitô hữu, phải hành động cho tiến bộ nhân bản (cải thiện các điều kiện nhân bản của nghèo đói, bệnh tật, tranh chấp vũ trang và các hình thức sự ác khác). Nhưng ngay những cố gắng vĩ đại nhất của chúng ta cũng chỉ đưa lại chất thể cho trời mới và đất mới mà Thiên Chúa sẽ tạo ra lúc tận cùng của lịch sử, hệt như trong Thánh Thể, sự đóng góp của chúng ta chỉ có thể bao gồm việc chuẩn bị của lễ bánh và rượu cho việc truyền phép của Thiên Chúa mà thôi.
III.Theo Viễn Tượng Thần Luận Lý
Theo chúng tôi biết, Balthasar không khai triển một khảo luận minh nhiên nào về thần luận lý của Thánh Thể nhưng vốn xem sét thần luận lý của Thánh Thể bên trong diễn trình toàn bộ của Nhập Thể và Cứu Chuộc. Tuy thế, điều ta cần làm ở đây chỉ là minh giải điều đã ẩn tàng trong tư tưởng của Balthasar mà thôi. Tình yêu Thiên Chúa từng tỏ mình ra trong Thánh Thể vượt quá giới hạn bất cứ hiểu biết nào của con người. Thế nhưng, đối với những ai phó mình cho Chúa Thánh Thần làm việc bên trong trái tim họ, thì Ngài sẽ soi sáng cho họ thấy cái chiều sâu tối hậu của tình yêu sáng thế và cứu thế cũng như ý nghĩa của mọi thực tại. Bắt đầu với phản ứng của các môn đệ đối với bài nói về Thánh Thể của đức Giêsu tại Ca-pa-na-um qua suốt nhiều thế kỷ đến tận thời ta, Thánh Thể vẫn luôn là “đường cách phân lục địa”: đối với người này, nó là trở ngại lớn chống lại đức tin, nhưng đối với người kia, nó lại là chứng cớ hùng hồn nhất của thực tại tình yêu Thiên Chúa. Là trở ngại, vì nó cho thấy cái vực thẳm tối hậu của lòng khiêm nhường nơi Thiên Chúa: Ngài che dấu không những sự uy nghi thần thánh của Ngài như Ngài đã làm lúc sống trên dương gian và lúc chịu đóng đinh, mà còn che dấu cả nhân tính của Ngài nữa. Ngài trở nên như một “đồ vật”, một mẩu bánh hay một vài giọt rượu, không còn sự hạ nhân phẩm nào tệ hơn thế! Trong trạng huống Thánh Thể, Ngài hoàn toàn yếu đuối và hoàn toàn lệ thuộc chúng ta. Ngài từng trao mình cho những Giuđa và những Phêrô của Giáo hội Ngài, Ngài có thể bị chà đạp hay phạm thượng hoặc yêu mến và thờ lạy. Ta hãy cân nhắc nhận xét của Calvin: “Nếu ta đặt Ngài dưới những yếu tố dễ hư nát của dương gian… ta sẽ hủy diệt tận cùng niềm vinh quang của Lên Trời” (Tiểu Luận về Bữa Tiệc Ly của Chúa).
1. Tuy nhiên, nếu ta chấp nhận luận lý học trong tình yêu Thiên Chúa, một luận lý học vốn vượt quá các giới hạn của luận lý học con người nhưng cùng một lúc thỏa mãn khát vọng thâm sâu nhất trong tình yêu con người, ta sẽ nhìn ra, trong Thánh Thể, chính cái ánh sáng dấu ẩn của tình yêu Thiên Chúa, niềm vinh quang của Lên Trời, một vinh quang chỉ được mạc khải cho những con mắt đức tin. Chính sự Phục sinh và Lên trời của đức Giêsu, sự biến hóa nhục thân Ngài bởi Chúa Thánh Thần, đã giúp Ngài ở với chúng ta một cách vừa vượt quá các giới hạn không gian và thời gian vừa đảm bảo với chúng ta Ngài sẽ hiện diện tại bất cứ thời điểm nào và nơi chốn nào, mỗi khi ta cử hành Thánh Thể. Ngài hiện diện không những với chúng ta mà còn vào trong chúng ta trong thực tại nhân thần của Ngài, trong trạng thái hiến tế cho Chúa Cha, để, như lời thánh Inhaxiô thành Antôkia, sự hiệp nhất của ta với Ngài có thể trở nên vừa nhục thân vừa thiêng liêng.
Luận lý học con người không thể giải thích được điều trên. Thế nhưng nó có thể cho ta thấy sự hiện diện vô cùng đơn giản và vô cùng thân mật kia của toàn diện con người đức Kitô trong ta là điều tình yêu của con người, trong giây phút cao thượng nhất, từng khát mong nhưng không thể đạt được. Các cặp tình nhân cố gắng hoài công hiến tặng người yêu không phải chỉ là cái biểu trưng cho mình mà là chính cái chân thân tâm sinh lý (psychosomatic) của mình. Chỉ một mình Thiên-Chúa-làm-người mới thực sự có thể hiến trọn con người Ngài cho từng chi thể một của Cô Dâu Ngài là Giáo hội.
2. Chân lý cho rằng các yếu tố vật chất của bánh và rượu đã biến thành nhân tính bị đóng đinh và được hiển vinh của Chúa chúng ta có liên quan đặc biệt với bầu khí trí thức hôm nay, một bầu khí trong đó, vũ trụ vật chất (mà thân xác chúng ta là một thành phần), đối với người không tin, có thể là một đe dọa sống chết cho cuộc hiện sinh của họ. Việc hoàn cầu nóng lên, các cơn bão trên mặt trời, các sao chổi trên đường có thể đâm vào hành tinh trái đất chúng ta, cái già nua ngày một rõ của vũ trụ, là cái, ở một điểm nào đó, kết cục sẽ đem lại cái chết rực lửa cho mọi sinh vật, thẩy đều là những viễn tượng ta không thích đối diện, nhưng dù cho có cố gắng dập tắt, chúng vẫn lẩn quẩn trong tiềm thức ta. Hơn nữa, mọi yếu tố từ bên ngoài đi vào cơ thể ta đều có thể mang theo nó cái nguy cơ của một cơn bệnh chết người. Như thế, thế giới vật chất xem ra hoàn toàn nhửng nhưng, nếu không muốn nói là thù địch, đối với số mệnh bản thân ta. Nếu chỉ dựa vào các dữ kiện của khoa học tự nhiên, một triết gia chỉ có thể xác nhận sự hiện hữu của một lý trí sáng tạo đầy quyền năng, nhưng không thể xác nhận được gì về sự hiện diện của một Thiên Chúa yêu thương, đấng hướng dẫn cuộc sống bản thân của ta đến chung cuộc hạnh phúc. Trong bối cảnh cái “lo lắng” (“angst”) hiện sinh ấy, khía cạnh vũ trụ luận của Thánh Thể quả có một ánh sáng mới. Không phải chỉ cuộc phục sinh trong thân xác đức Kitô, nhưng cả sự hiện diện của Ngài, tỏa sáng qua các yếu tố được truyền phép, đã mạc khải và bảo đảm với chúng ta rằng vũ trụ vật chất của chúng ta và chính thân xác chúng ta không bị loại ra ngoài chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Trái lại, theo những cách thế khác nhau, cả thân xác sống lại, được thiêng liêng hóa, nhưng vẫn còn là vật chất của đức Kitô lẫn các yếu tố đã được truyền phép của bánh và rượu đều mạc khải và thông truyền cho ta sự hiện diện đầy chữa lành, đầy bản thân của Thiên Chúa Ngôi Con. Qua Ngài, thân xác ta sẽ được biến đổi và được đặt trong một thế giới vật chất cũng đã biến đổi, một tạo dựng mới có tính cánh chung, nơi đức Kitô sẽ là tất cả trong tất cả (Col 3:11).
(1) Thuật ngữ “về nguồn” (ressourcement=trở về nguồn đức tin và đời sống Kitô giáo) do thần học gia Y. Congar O.P. tạo ra. Thuật ngữ này đã trở thành khẩu hiệu của phong trào canh tân thánh kinh học, giáo phụ học và phụng vụ học trong Giáo hội trước thời Công đồng Vaticanô 2. Tuy nhiên, trong thập niên đầu sau Công đồng, nó đã bị lãng quên, nhường chỗ cho việc mở cửa một chiều đối với thế gian.
Hans Urs Von Balthasar, thần học gia Thụy Sĩ, qua đời năm 1988, vài ngày trước khi nhận mũ hồng y từ tay đức Gioan Phaolô 2, từng được Henry de Lubac S.J. ca tụng là “người có kiến văn bậc nhất thời ông”. Ngày 23 tháng 6 năm 1984, khi trao giải thưởng Quốc Tế Phaolô 6 cho ông, đức Gioan Phaolô 2 tuyên bố “ông là thần học gia ưu tú Công giáo duy nhất thời nay dám tự mình đảm nhiệm công trình vĩ đại về một Tổng luận thần học, một tổng luận mà sự thống nhất về quan niệm và phạm vi đồ sộ mang lại cho nó quyền được đặt ngang hàng với những tổng hợp vĩ đại khác từng đánh dấu nhịp bước của thần học Phương Tây”. Ở đây, chúng tôi không có tham vọng nói đến công trình vĩ đại của nhà thần học này, mà chỉ đưa ra một số nét rút ra từ nền thần học của ông liên quan đến Phép Thánh Thể, là chủ đề của năm Phụng Vụ 2005. Bài này dựa theo bài tham luận của linh mục Roch Kereszty, O.Cit. đọc trong cuộc Hội Thảo Về Hans Urs Von Balthasar, được tổ chức từ 14 đến 17 tháng 4 năm 2005 tại Trung Tâm Hội Thảo Lansdown, Virginia để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, do tạp chí Communio tổ chức, một tạp chí do chính Balthasar và thần học gia Joseph Ratzinger (Đức Bênêdictô 16 hiện nay) sáng lập.
Trong cố gắng cải tổ Giáo hội thời hậu công đồng, sau giai đoạn nhìn vào bên trong và tự phân tích, sau nhiều tranh luận và hàm hồ, một thế hệ mới gồm các giáo dân và giáo sĩ Công giáo đang xuất hiện với một cái nhìn và những ưu tiên mới mẻ. Thế hệ này từ khước cái thứ cập nhật hóa (aggiornamento) thiếu trở về nguồn (1) và họ tỏ ra lo ngại trước việc “cởi mở đối với thế gian” nhưng thiếu trung trinh đối với Chân lý Tin Mừng. Họ hiểu ra rằng hai cách thế thời thượng trong việc trình bày Tin Mừng trong các thập niên 70 và 80 hoặc như một mớ chân lý (phương thức của các người Công giáo bảo thủ) hoặc như một cảm nghiệm về Thiên Chúa xuyên qua một cộng đoàn yêu thương (phương thức của những người mệnh danh là Công giáo cấp tiến) đều đã không nắm được điều mới mẻ và trung tâm vô chừng trong Kitô giáo. Giờ đây, nhờ bản năng hay nhờ suy tư thần học, họ bắt đầu khám phá ra “cõi lòng của Giáo hội”, tức cái nguồn và cái tâm sứ vụ sai đi của Giáo hội, ở ngay bên trong mầu nhiệm Thánh Thể. Càng ngày họ càng thấy rõ sứ vụ sai đi của Giáo hội không phải chỉ là chuyển giao một sứ điệp hay một cảm nghiệm, nhưng quan trọng hơn còn là lôi kéo toàn bộ nhân loại tham dự đầy đủ vào mầu nhiệm Thánh Thể.
Diễn trình tự phát từ gốc vươn lên này đã được Huấn quyền “thêm sức”, lên khuôn hình và điều hướng: tông thư cuối cùng của đức Gioan Phaolô 2, Ecclesia de Eucharistia, và việc công bố Năm Thánh Thể của ngài đã đem ra ánh sáng tính trung tâm của Thánh Thể. Đối với cái hiểu mới về sứ vụ sai đi của Hội thánh, một cái hiểu lấy Thánh Thể làm trung tâm, thần học của Balthasar đã cung cấp nhiều cái nhìn thông sáng mới và một thúc đẩy mạnh mẽ.
Trong bộ Lebenswerk đồ sộ của Balthasar, phần minh nhiên nói về Thánh Thể chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tuy nhiên, tổng luận thần học của ông có tính Thánh Thể một cách sâu sắc, bởi nó cho thấy các mầu nhiệm Ba Ngôi, Sáng Thế, Mạc Khải, Nhập Thể và Cứu Chuộc thẩy đều đã trở nên hiện thực đối với chúng ta trong Phép Thánh Thể một cách hết sức cụ thể như thế nào. Nhìn mầu nhiệm dưới ba góc cạnh khác nhau (thần mỹ, thần kịch và thần lý: theological aesthetics, theo-drama and theo-logic), trước nhất, ta sẽ xem xét Thánh Thể như một khuôn hình (form), sau đó là việc tham dự của chúng ta vào vở kịch nhân thần xuyên qua Thánh Thể, và cuối cùng ta sẽ ráng nói ra cái luận lý học của tình yêu Thiên Chúa tự mạc khải mình ra trong mầu nhiệm này.
I.Theo Viễn tượng Thẩm mỹ Thần học
Đối với Balthasar, thẩm mỹ thần học (theological aesthetics) rất khác với thần học thẩm mỹ (aesthetical theology). Đối với ông, thần học thẩm mỹ là một tiếp cận có tính chủ quan của một người bàng quan không can dự, một tiếp cận vốn tách cái đẹp ra khỏi cái chân và cái thiện. Nhưng đối với Balthasar, ông đã đưa ra một loại suy hữu ích giữa điều nhà thẩm mỹ coi như cái đẹp và cái đẹp của mạc khải. Cái đẹp trần gian là sự tỏa sáng, là vẻ huy hoàng hay ánh sáng của khuôn hình nơi bất cứ hữu thể đặc thù nào vốn có hai đặc tính vừa thiện vừa chân. Nó mời gọi người nhìn không những chỉ thụ động thưởng ngoạn mà còm ôm lấy cái đẹp và tìm kiếm sự phong phú của hữu thể và sự tốt lành mà khuôn hình tươi đẹp kia phát lộ ra. Mặt khác, cái đẹp thần học bộc lộ cho ta cái địa sở tối hậu của cái đẹp trần thế này, nó là vẻ huy hoàng tỏa ra từ khuôn hình của mạc khải Thiên Chúa là mạc khải đem lại cho mọi tạo vật ý nghĩa và giá trị nhưng là một mạc khải đặt trung tâm ở khuôn hình Giêsu Kitô. Cái đẹp này còn lôi kéo con người mạnh mẽ hơn, quá bên kia việc ngắm nhìn thụ động, so với cái đẹp trần thế. Kết hợp với sự thèm khát (eros) do ơn thánh thúc đẩy trong ta, khuôn hình trông thấy và nhận thấy nơi con người Giêsu lôi kéo chúng ta trở nên đồng hình đồng dạng (conformed) với Ngài bằng cách tham dự vào cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Ngài. Cái khuôn hình là chính Giêsu Kitô này đã được ban cho Giáo hội dưới hình thức Thánh Thể dọc dài suốt thời gian Lịch Sử Cứu Độ nghĩa là từ lúc chấm dứt cuộc sống trần thế của đức Giêsu cho đến lúc Ngài Lại Đến (Parousia). Ta cần khảo sát “khuôn hình” này một cách chi tiết hơn.
Bối cảnh thánh kinh để ta hiểu mối liên kết giữa Ba Ngôi, Nhập Thể và Thánh Thể chính là tổng hợp của Balthasar về nền thần học Gioan và Phaolô. Trong Gioan, sứ vụ Chúa Con đạt tới hoàn tất (consummation) trên thánh giá lúc máu và nước chẩy ra từ cạnh sườn bị đâm thủng của Ngài và với hơi thở cuối cùng, Ngài phó mình cho Thánh Linh. Máu và nước chẩy ra từ thân xác bị đâm thủng, bị hiến tế của đức Giêsu chính là suối nguồn sự sống bí tích của Giáo hội, đặc biệt là bí tích Rửa tội và Thánh thể, qua đó, biến cố hy lễ Vượt Qua, một biến cố xẩy ra một lần và vĩnh viễn, trở thành hy lễ của Giáo hội. Còn trong Phaolô, lễ hy sinh của đức Giêsu hệ ở việc Ngài tự đổ mình ra (selfemptying) hoàn toàn, tự hiến mình hoàn toàn cho Chúa Cha dưới hình thức tự hiến mình cho chúng ta.
Balthasar khởi sự bằng cách cho rằng Ba Ngôi hành động (economic Trinity) đã mạc khải Ba Ngôi tự tại (immanent Trinity). Việc Chúa Cha tự đổ mình qua đức Giêsu lúc Nhập Thể đã phản ảnh một cách loại suy việc Ngài tự đổ mình qua Chúa Con từ thuở đời đời. Việc tự đổ mình ra này có nghĩa là Chúa Cha tự hiến hoàn toàn cho Chúa Con. Việc Chúa Con đáp trả mình hoàn toàn cho Chúa Cha cũng xẩy ra từ thuở đời đời trong Chúa Thánh Thần, Thánh Thần của cả Chúa Cha và Chúa Con. Tuy nhiên, trong nhiệm cục cứu độ, việc Chúa Con đáp trả mình cho Chúa Cha xẩy ra trong lịch sử, từng chút một, qua nhập thể, qua cuộc sống trần thế, qua cuộc khổ nạn, qua cái chết, qua việc xuống âm ty (hell) và qua cuộc phục sinh. Ở mỗi bước như thế, việc đáp trả này đều xẩy ra trong Chúa Thánh Thần: Thánh Thần chuẩn bị cung lòng đức Trinh Nữ cho việc Nhập Thể, Ngài hướng dẫn đức Giêsu vâng lời Chúa Cha từng bước qua cuộc sống trần thế, khổ nạn và tử hình cho đến lúc tự đổ mình hoàn toàn trên thánh giá, bằng cách luôn nhắc cho đức Giêsu nhớ đến quyết định chung mà Ba Ngôi Vị cùng đạt tới từ thuở đời đời. Đức Giêsu đi qua diễn trình này để thi hành sứ mệnh cứu chuộc phổ quát của mình. Dưới khuôn hình tôi tớ hèn hạ, chính Thánh Thần giúp Ngài thi hành được sứ mệnh gánh lấy tội lỗi chúng ta và bước xuống vực thẳm sau cùng của chết chóc và âm ty trong khi đáp trả tình yêu cho Chúa Cha trong trạng thái hoàn toàn bị Chúa Cha rơi bỏ. Ngài đã sống trọn tình Con Thảo Thần Thiêng như thế nơi trần thế sa ngã này.
Cho đến lúc tận cùng việc Ngài thực thi trong vâng lời sứ mệnh đáp trả Chúa Cha mà Ngài hằng lắng nghe qua Chúa Thánh Thần, Chúa Thánh Thần đã hoàn toàn thấm nhập thân xác đức Giêsu đến nỗi trong thân xác sung mãn thần khí (pneumatic body) ấy, đức Giêsu đã trở thành vừa là người gửi Chúa Thánh Thần đi vừa là người ban thân xác và máu mình theo một cách khiến cả ba thứ ấy tạo nên chỉ một thực tại (xem 1Ga 5:6-7); việc Ngài tự hiến mình trong Chúa Thánh Thần trên thánh giá đã được đời đời hóa trong việc Phục Sinh và qua Thánh Thần đã thấm nhập vào từng giây phút trong lịch sử chúng ta theo cả chiều quá khứ lẫn tương lai. Và dấu chỉ hữu hiệu của việc hiến mình cho Chúa Cha dưới hình thức trở nên của ăn và của uống cho chúng ta chính là bánh và rượu đã hóa thể (transubstantiated): chúng diễn tả và thông truyền việc hiến mình của đức Giêsu cho Giáo hội.
Hiểu theo nghĩa trên, Thánh Thể chính là khuôn hình, là Gestalt Thiên Chúa Tự Thông Truyền trong giai đoạn Lịch sử Cứu độ của chúng ta, là vinh quang và vẻ sáng của tình yêu Chúa Ba Ngôi trong nhân tính bị đóng đinh và được hiển vinh của đức Giêsu Kitô dưới các biểu hiệu khiêm tốn của bánh và rượu. Việc chiêm ngắm khuôn hình này, nếu được đi kèm với ơn thánh Chúa trong tâm hồn ta, sẽ khơi lên lòng “thèm muốn” (eros) của ta, lòng thèm muốn được hoà nhập trong đó. Trong lịch sử Giáo hội, đã có nhiều cuộc trở lại minh nhiên do Thánh Thể. Ta có thể nói được rằng chính “khuôn hình” Thánh Thể đã phá tan bức tường kình chống ơn thánh nơi họ và dẫn họ vào Giáo hội Công giáo. Simone Weil, một nhà bất khả tri nhưng chịu tìm kiếm, đã được đức Kitô dẫn vào một nhà thờ Công giáo và bảo phải qùy gối trước nhà tạm vì “đây chính là Sự Thật”. Sau này cô viết lại rằng đối với cô, sự đơn giản trong hình thức hiện diện của đức Kitô là dấu chỉ hiển nhiên cho thấy sự hiện diện ấy là chân thực. André Frossard, một nhà trí thức Công giáo nổi tiếng, theo chính lời ông nói, lúc còn là người hoài nghi, lần kia bước vào một nhà thờ, thấy người ta thờ lạy Thánh Thể, khi bước ra trở thành người Công giáo tin đạo.
II.Theo Viễn tượng Thần kịch
Tuy nhiên, khuôn hình này không đơn giản chỉ là con người của đức Kitô chịu đóng đinh và sống lại, nhưng còn bao gồm trọn vẹn thảm kịch cuộc đời, cái chết và việc phục sinh của Ngài. Như thế, trọn cuộc đời Ngài (hiểu như việc ngài tự hiến dần dần cho Thiên Chúa dưới hình thức phục vụ chúng ta) cũng trở nên cùng thời với chúng ta trong cử hành Thánh Thể. Bởi vậy, việc chiêm ngắm khuôn hình này chỉ là bước đầu; phụng vụ Thánh Thể bao gồm chính việc đức Giêsu trao ban cho Giáo hội lễ hy sinh của Ngài và ngược lại, lễ hy sinh của Giáo hội, sự tự hiến của Giáo hội, được thấm nhập vào lễ hy sinh của đức Kitô. Sự trao đổi kỳ diệu, cuộc admirabile commercium này đã xẩy ra như thế nào? Làm thế nào các môn đệ yếu hèn và tội lỗi đã có thể biến lễ hy sinh của đức Giêsu thành lễ hy sinh của chính họ được, những môn đệ hết sức đần độn và luôn kình chống lại không muốn nhận ra, chứ đừng mong bước vào mầu nhiệm Cuộc Khổ Nạn của Ngài? Câu trả lời của Balthasar đã khai triển được cái móc nối từng bị nhiều người quên lãng giữa đức Maria và Thánh Thể, một móc nối vốn có cơ sở chặt chẽ trong các dữ kiện Thánh Kinh và trong thần học giáo phụ: Đức Kitô đã được ủy thác trong tay đức Maria lúc sinh và lúc chết. Điều này có tính trung tâm hơn việc Ngài được phó ban trong tay Giáo hội, xét theo khía cạnh chính thức và công khai. Việc trước là điều kiện có trước của điều sau… Một mình đức Maria đã thốt ra lời Xin Vâng cần thiết để việc Nhập Thể của Ngôi Lời xẩy ra. Chính trong lời Xin Vâng nguyên hình này, đức tin của mọi thành phần khác trong Giáo hội, dù yếu dù mạnh, đã được nuôi dưỡng.
Rất xa trước khi các môn đệ (tức Giáo hội phẩm trật) tiếp nhận lệnh truyền cử hành hành vi Thánh Thể để tưởng nhớ đức Giêsu, đức Maria vốn đã thốt ra tiếng Xin Vâng của Người. Tuy mặc nhiên nhưng Người hết lòng chấp nhận trong đức tin mọi điều Chúa phán với Người khi Người tiếp nhận Ngôi Lời trở thành nhục thân trong dạ mình; hơn nữa, việc chấp nhận nguyên khởi lễ hy sinh của Con mình này sẽ trở thành minh nhiên dưới chân thánh giá. Việc Người thuận tình với Chúa Cha theo nghĩa Người đồng ý với việc Con mình tự hiến cho Chúa Cha thay thế cho chúng ta và vì chúng ta quả là đầy đủ và trọn lòng vì Người là Đấng Vô Nhiễm, Đấng Immaculata, Đấng chịu thai không vướng nguyên tội và đầy ơn phúc. Bởi thế, tiếng Xin Vâng của Người, việc chấp nhận của Người, không bị yếu đi hay bị chia đi bởi bất cứ khuynh hướng tội lỗi nào. Qua cách đó, đức Maria, Đấng đã trở nên Immaculata nhờ được cứu chuộc trọn vẹn ngay từ trước nhờ lễ hy sinh của Con mình, đã có thể biến lễ hy sinh đó thành lễ hy sinh của mình một cách trọn vẹn. Và vì đức Maria là nguyên mẫu (archtype) và khởi đầu của Giáo hội, nên nơi Người, lễ hy sinh của đức Kitô đã trở thành lễ hy sinh của Giáo hội.
Thuật ngữ giáo phụ “personam Ecclesiae gerens” (hành động nhân danh Giáo hội), “in persona Ecclesiae” (nhân danh Giáo hội) nói lên một thứ đại diện chỉ thực sự đúng khi vai trò được thủ diễn (persona) vẽ ra được chính chủ quan tính của Cô Dâu Giáo Hội. Nhưng làm thế nào kẻ tội lỗi có thể thủ diễn được vai trò kia, một vai trò đòi phải có một tình yêu không tì vết. Cái phẩm tính (disposition) anh ta muốn vẽ ra nhất thiết luôn luôn là một cái gì cao hơn anh ta, một lý tưởng xưa nay chưa thể hiện được, đến nỗi không ở chỗ nào Giáo hội có thể thủ diễn được vai trò đã ủy thác cho mình trong lễ Hy sinh của đức Kitô bằng cách thực hiện được điều đã ủy thác. Đây chính là lý do tại sao tín điều Vô Nhiễm Thai là một định đề bắt buộc của giáo hội học…Việc thuận tình của Ekklesia, của Giáo hội, đối với hy lễ của Chúa Con cần khởi sự cho đến lúc đạt tới tình trạng hoàn toàn bất vị kỷ (selflessness) của đức Maria, để sự thuận tình này không còn một vết vị kỷ nào cho đức Giêsu, Con Chiên Vượt Qua, có thể được sát tế để cứu chuộc ta và làm ta nên hoàn thiện.
Mặt khác, trong cùng một hành vi dâng hiến Con mình lên Chúa Cha, đức Maria cũng dâng chính Người nữa. Như thế, đây cũng chính là sự Trao Đổi Kỳ Diệu, admirabile commercium, trong đó, Người chấp nhận trong lòng lễ hy sinh của Con mình và cùng một lúc với sự thuận tình này, Người phó mình hoàn toàn cho thánh ý Chúa Cha. Sự trao đổi “đời thực” này, tức sự hiệp nhất giữa lễ hy sinh của đức Giêsu và lễ hy sinh của đức Maria chính là nguyên mẫu và là điều kiện cho phụng vụ Thánh Thể của Giáo hội. Trong phụng vụ này, qua hành động của vị linh mục thừa tác, vốn đại diện đức Kitô, Đầu Giáo hội, cộng đoàn phụng vụ tham dự vào sự chấp nhận của đức Maria đối với lễ hy sinh của Con mình, và cùng với đức Maria, cộng đoàn hiệp nhất hiến tế chính mình vào hiến tế của Chúa Con. Trong cái nhìn này, ta mới thấy rõ khẩu hiệu triều đại đức Gioan Phaolô 2, Totus Tuus (Tất Cả Của Mẹ) đã diễn tả trọn vẹn chính cái cốt lõi trong nền linh đạo về đức Maria và về Thánh Thể của Balthasar. Mục tiêu của chúng ta là mỗi ngày một thuộc về Mẹ Maria hơn bằng cách tự đổ mình ra và bước vào tâm khảm của Người. Bao lâu ta ráng làm được điều đó, là ta đã biến hy lễ của đức Maria thành hy lễ của ta: bằng cách rước Mình và Máu đức Kitô vào lòng, ta đã biến đức vâng lời đầy yêu thương của đức Kitô đối với Chúa Cha thành của ta và nhờ đó dâng chính chúng ta lên Chúa Cha trong niềm hiệp nhất với Chúa Con. Ta sẽ không bao giờ thực hiện được trọn vẹn sự đồng-nhất-trong-khác-biệt (identity-in-difference) vốn đã được thực hiện giữa hành vi của đức Giêsu và việc đức Maria chấp nhận hành vi của đức Giêsu trong đức tin; đó chính là lý do khiến Giáo hội phải hàng ngày hay đúng hơn không ngừng làm mới lại Hy Lễ Thánh Thể và, theo thuật ngữ Thánh Augustinô, học cách tự dâng mình lên trong bí tích lễ hy sinh của Chúa Con.
Trong bối cảnh này, ta hiểu rõ hơn tại sao Thánh Thể lại lên thịt xương (embodies) một cách sáng chói sứ vụ của Giáo hội. Vì khi được lôi cuốn vào chiều sâu khôn dò của tình yêu đức Kitô, ta trở nên đồng hình đồng dạng với Người đến mức sẵn sàng đổ hết con người mình ra, hết cái hiện sinh qui ngã của mình ra, và học hỏi yêu thương con người đồng loại với chính cái tình yêu đức Kitô ấy. Bằng cách ấy, ta tham dự vào sứ mệnh ban sự sống và nuôi dưỡng sự sống của Ngôi Lời Nhập Thể. Sứ mệnh chung của Nhiệm Thể Đức Kitô bao gồm sứ mệnh hết sức cá biệt của mỗi chi thể, một sứ mệnh dự phần vào sứ mệnh cứu chuộc phổ quát của Chúa Con. Sứ mệnh này của chúng ta không phải là cái gì tùy thể (accidental) và nằm bên ngoài chúng ta, nhưng tùy theo mức độ ta chấp nhận nó, nó biến chúng ta thành những ngôi vị theo nghĩa thần học đầy đủ nhất; nó biến những ai, trước khi chấp nhận sứ mệnh của họ trong đức Kitô vốn chỉ là những chủ thể thuần lý cá biệt (Geistessubjekte), thành những ngôi vị. Hơn nữa, ta cần ghi nhớ điều này: sứ mệnh của đức Kitô đơn thuần chỉ là khía cạnh “quoad nos”, việc vươn dài đi vào lịch sử của việc Chúa Cha sinh ra Chúa Con trong yêu thương từ thuở đời đời. Tương tự như thế, sứ mệnh của Giáo hội và của mỗi chi thể trong Giáo hội không phải chỉ là một lệnh truyền theo pháp lý. Nó phát sinh từ tình yêu đức Kitô, một tình yêu vốn sản sinh chúng ta, trong quyền năng Chúa Thánh Thần, để trở thành những ngôi vị độc đáo trong một ngôi vị Maria hiệp đoàn, một ngôi vị vừa là Nhiệm Thể đức Kitô vừa là Cô Dâu của Người. Thánh Thể xây đắp nên và củng cố chính Nhiệm Thể và Cô Dâu này.
Tuy nhiên, việc được Thánh Thể xây đắp thành Nhiệm Thể và Cô Dâu của đức Kitô này không phải là một diễn trình tự động nhưng là một phần của vở Thần-Kịch (Theo-Drama). Chính trong Thánh Thể, chúng ta bước một cách trọn vẹn hơn bao giờ hết vào việc đức Maria và Giáo hội tiếp nhận trong đức tin lễ hy sinh của Chúa Con, và dâng chúng ta lên cho Chúa Cha qua đức Kitô bằng cách tự trở nên tặng phẩm cho người khác. Như thế, sứ mệnh sai đi của chúng ta bao gồm các công tác công bằng xã hội, nhưng không chỉ thu gọn trong các công tác ấy. Tình yêu nẩy sinh từ Thánh Thể tôn trọng tính tự chủ của trật tự tạo dựng và do đó cũng kính trọng các đòi buộc luân lý từ cái nhân tính chung kia phát sinh ra. Nó đòi ta phải hành động làm cho xã hội ta văn minh hơn và nhân đạo hơn; nó hợp tác với mọi người có thiện chí trong việc xây dựng một nền “văn minh tình thương”; nhưng nó không ngưng ở đấy. Tình yêu Thánh Thể biến đổi các động lực của ta nhưng nó cũng vượt quá các giới hạn cuả bất cứ sinh hoạt tốt lành nào. Nó bao gồm việc chuyển cầu trong đức Kitô cho người khác, kể cả các chi thể của Giáo hội lẫn toàn bộ thế giới; nó cũng có nghĩa phải chia sẻ gánh nặng của họ, đứng vào chỗ của họ, đau đớn và chuộc lỗi (atoning) cho họ, và tất cả những điều đó được thực hiện qua việc tham dự vào tình yêu vô tận của đức Kitô. Nói cách khác, sự sống cho người khác của ta bao gồm cả hành động lẫn chịu đau đớn vì tình yêu cứu chuộc của đức Kitô trong đó chúng ta dự phần với nhau, thực sự, chỉ trở nên hữu hiệu nhất sau khi Ngài bước quá hành động tự ý tiến vào việc phó mình hoàn toàn cho khổ nhục và tử hình vì người khác.
Sau cùng, ta cần thăm dò chiều kích vũ trụ trong thần học Thánh Thể của Balthasar. Ông suy tư dài rộng về vai trò Chúa Con trong sáng thế, như đã được giảng trong các thư Côlôsê và Ephêsô của thánh Phaolô. Vũ trụ đã được tạo dựng trong đức Kitô và cho đức Kitô. Thiên Chúa “dựng phòng” cho thế giới trong tính tự lập tương đối của nó gồm các hữu thể không thần linh, được tạo dựng, nhưng đã làm trọn thế giới bằng cách thu tóm nó lại dưới một đầu duy nhất là đức Kitô, làm món quà thế giới tặng cho Chúa Con. Món quà thế giới tặng Chúa Con này bắt đầu trong Nhập Thể, hoàn tất dự phóng cách dấu ẩn trong Thánh Thể. Thế giới vật chất và nhân loại đã được Chúa Cha ban cho đức Kitô để đức Kitô dâng trả trong tạ ơn, sau khi đã cứu chuộc và biến cải, cho Chúa Cha qua Thánh Thể.
Nếu sứ mệnh sai đi của Chúa Con Nhập Thể bao gồm việc tiếp nhận toàn thể tạo dựng như món quà từ Chúa Cha, mục đích chỉ để hoàn trả cái toàn thể ấy lại cho Chúa Cha, sau khi đã mua lại bằng cái chết của mình, thì Chúa Con chỉ có thể thực hiện và hoàn tất được sứ mệnh ấy qua Chúa Thánh Thần và Giáo hội bằng cách trao ban cho Giáo hội sứ mệnh, qua Chúa Thánh Thần, tiếp tục biến đổi thế giới bằng việc cử hành Thánh Thể của mình.
Sau khi duyệt lại viễn tượng thần kịch về Thánh Thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh đến 4 cái nhìn thông sáng mang lại rất nhiều hoa trái nhưng phần lớn đã bị quên lãng xưa nay rút ra từ tư tưởng của Balthasar:
1.Balthasar muốn chứng tỏ rằng việc tiếp nhận tích cực hy lễ của đức Giêsu kiểu Maria Giáo hội (Marian Church), qua tiếng Xin Vâng của đức Maria, đã đi trước việc Giáo hội chính thức cử hành Thánh Thể. Phụng vụ Thánh Thể, được chủ tọa bởi giám mục hay linh mục là người đại diện đức Kitô đòi trước đó phải có tiếng Xin Vâng của đức Maria lúc Truyền Tin và dưới chân thánh giá. Chính nhờ có đức tin này của đức Maria mà giáo hội phẩm trật đã làm cho hy lễ của đức Kitô thành hiện thực (present).
2. Thời ta, ngay những đại biểu sáng giá nhất của thần học Thánh Thể, ở một mức độ nào đó, cũng vẫn loay hoay ở chỗ nhấn mạnh đến khía cạnh chủ quan, nhân học của nó. Hiển nhiên, bên trong hành động Thánh Thể, chúng ta có quyền chú tâm tới việc dâng hiến chúng ta như của lễ hiệp nhất với của lễ của đức Kitô. Tuy thế, ta thường hay quên cái mầu nhiệm đáng kính sợ trong lễ hy sinh của đức Kitô mà ta muốn hiệp nhất với chính việc dâng mình của ta. Nếu thực sự ta có ý “làm việc này để nhớ” đến Ngài, ta không nên e dè tham dự vào cái vực thẳm khôn dò của nỗi thống khổ và tình yêu của đức Giêsu, vào việc Ngài vác lấy gánh nặng tội lỗi của ta và vào tình yêu của Ngài dành cho Chúa Cha dù bị Chúa Cha bỏ rơi. Trong tình yêu của Ngài, đức Giêsu cảm tạ Chúa Cha đã cho phép Ngài đổ mình ra đến cái cực điểm chết cho chúng ta trên thánh giá. Ta được mời gọi tham dự vào của lễ “cho chúng tôi” (“pro nobis”) đầy kinh hãi và đáng sợ của đức Giêsu. Tóm lại, Balthasar mời gọi ta đi quá cái nhìn thường tình của ta về Thánh Thể, đừng nhìn nó chủ yếu như việc diễn lại một cách bí tích việc chúng ta dâng hiến ta trong hiệp nhất với đức Kitô để tham dự tích cực vào chính hy lễ của Ngài.
3. Cái nhìn phác họa trên đây về cách Thánh Lễ Mi-Sa trở nên hy lễ của Giáo hội như thế nào đã có những hệ quả đại kết quan trọng. Balthasar muốn chứng minh rằng cộng đoàn phụng vụ không thêm gì có gía trị cứu chuộc vào hy lễ của đức Kitô. Họ tham dự vào hy lễ ấy một cách tiếp nhận linh hoạt (active receptivity), qua việc tham dự vào lời Xin Vâng của đức Maria, vào việc Ngài thuận tình với hy lễ của Con mình. Người Công giáo không nên coi Thánh Lễ như “việc thánh thiện” (good work) về phía Giáo hội, nhưng phải như một hành vi đức tin tinh ròng mà linh hoạt. Đồng thời, người Thệ Phản cũng được mời gọi tái thẩm định vai trò của đức Maria để họ có thể thấy ra trong đấng Immaculata (Vô Nhiễm Thai), cái mẫu mực và sự tròn trịa trong đức tin của Giáo hội.
Ngay cả khi Balthasar không minh nhiên nói ra ý nghĩa đại kết, ông cũng cho thấy mối liên kết nội tại giữa Thánh Thể hiểu như lễ tạ ơn, và Thánh Thể hiểu như lễ hy sinh chuộc tội. Người Thệ Phản không phản đối việc gọi lễ Mi-Sa là hy lễ chúc tụng và tạ ơn, nhưng cho đến nay, khá nhiều thần học gia Thệ Phản vẫn coi việc người Công Giáo hiểu đặc tính chuộc tội của thánh lễ đó như một thứ xúc phạm đến ý nghĩa hy sinh vĩnh viễn của thánh giá. Balthasar muốn chứng minh rằng hai khía cạnh ấy không tách biệt được: đức Giêsu cảm tạ Chúa Cha đã cho Ngài được hiến mình dưới hình thức của ăn thức uống cho chúng ta làm lễ hy sinh phổ quát chuộc tội và đền tội thay. Việc chúc tụng và tạ ơn của Ngài gói ghém và định nghĩa ra việc tự hiến để tha tội của Ngài. Như thế, Thánh Thể không thể tham dự vào một khía cạnh của hy lễ này mà lại không đồng thời bao hàm khía cạnh kia.
Cũng thế, sứ mệnh sai đi của các Kitô hữu muốn mô phỏng cuộc đời trên dương thế này theo Thánh Thể cũng buộc phải bao gồm một cách không phân chia cả việc tạ ơn và chúc tụng lẫn đền tội thay và cứu chuộc. Họ tạ ơn Thiên Chúa không những vì những điều thiện hảo của sáng tạo và vì ơn phúc được tham dự vào chính sự sống Ba Ngôi của Thiên Chúa, nhưng họ cũng kết hiệp nỗi thống khổ của họ vào nỗi thống khổ của đức Kitô để lễ hy sinh đền tội thay và cứu chuộc của đức Kitô trở nên hữu hiệu cho chính họ và cho những ai ủy thác cho họ chăm sóc cũng như cho toàn thế giới.
4. Tư tưởng của Balthasar về khía cạnh vũ trụ (cosmic) của Thánh Thể (hiểu như việc Chúa Con Nhập Thể, Đầu và Chi Thể, hoàn lại Chúa Cha trong tạ ơn toàn bộ sáng thế đã được dựng nên trong Ngài) có khá nhiều hạt mầm thông sáng quan trọng nhưng chưa được ông khai triển. Chúng tôi cố gắng đưa ra vài điểm để chúng ta cùng suy tư.
Trong những tiếp cận thông thường thời hậu công đồng Triđentinô về Thánh Thể, việc hoàn lại toàn bộ sáng thế cho Chúa Cha gồm luôn vũ trụ vật chất là điều khó mà quan niệm được, nếu không muốn nói là không thể quan niệm được. Vì nền thần học ấy khước từ bất cứ bình diện thực tại nào cho loại hình vật chất của bánh và rượu được truyền phép; nền thần học ấy nghĩ rằng điều xem ra là bánh và rượu thực sự không phải là bánh và rượu nữa. Cái dáng vật chất đánh lừa (false appearances) kia không thể biểu tượng cho việc hoàn trả vũ trụ vật chất cho Chúa Cha được. Tuy nhiên, siêu hình học của Balthasar, nếu được khai triển thêm, có thể đưa lại những biểu thức rõ hơn về khía cạnh vũ trụ của Thánh Thể. Nếu hữu thể, tương tự nhau ở mọi bình diện, kéo theo cả sự phong phú lẫn sự nghèo nàn hay đúng hơn một sự phong phú hệ ở sự nghèo nàn của nó theo nghĩa, ở những bình diện khác nhau và theo những cách khác nhau, hữu thể ấy tự làm rỗng (self-emties) mình vì một hữu thể mới, và chính trong việc tự làm rỗng mình này mà hữu thể ấy đạt tới sự hoàn thiện của mình, thì việc truyền phép Thánh Thể và viêc dâng lễ sau đó thực sự có thể tượng trưng cho việc hoàn trả tạo vật vật chất trên một bình diện siêu việt cho Chúa Cha. Lúc ấy, sự “nghèo nàn” hữu thể của bánh và rượu là điều kiện siêu hình cho phép lạ hóa thể (transubstantiation) xẩy ra. Nói cách khác, qua ngôn từ sáng tạo của đức Kitô và trong quyền lực Chúa Thánh Thần, bánh và rượu trên bàn thờ không còn hiện diện trong chính chúng nữa, nhưng chúng đã trở thành các dấu chỉ thông truyền thực sự của thân xác chịu đóng đinh và sống lại của đức Giêsu Kitô. Trong hành động hóa thể vừa do Chúa vừa do Giáo hội (divine-ecclesial), bánh và rượu không bị vô hư hóa hay mất hết mọi thực tại tính; trái lại, chúng được nâng lên trên chính chúng để trở thành “bánh sự sống” và “chén cứu độ muôn đời”. Trong tư cách Mình và Máu Chúa chịu đóng đinh và sống lại, giờ đây chúng là của “ăn đích thực” và của “uống đích thực”. Sự kiện các phẩm tính thực nghiệm của bánh và rượu vẫn còn đó không phải là cách đánh lừa đầy đạo hạnh của Thiên Chúa nhưng có nghĩa là đức Giêsu Kitô hiện diện với chúng ta như của ăn và của uống. Chính trong nghĩa này, Thánh Thể tượng trưng và dự phóng trước việc hóa dung (transfiguration) toàn bộ vũ trụ vật chất và việc hoàn trả vũ trụ ấy cho Chúa Cha trong đức Kitô.
Khía cạnh vũ trụ này của Thánh Thể soi sáng một khía cạnh khác trong sứ vụ sai đi của Kitô hữu nơi trần thế này, một khía cạnh đầu tiên được phát biểu rõ trong Gaudium et Spes (Vui Mừng và Hy Vọng), và sau đó được đức Gioan Phaolô 2 trích dẫn trong thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Lo Lắng Công Tác Xã Hội): Cùng với mọi người thiện chí, chúng ta, người Kitô hữu, phải hành động cho tiến bộ nhân bản (cải thiện các điều kiện nhân bản của nghèo đói, bệnh tật, tranh chấp vũ trang và các hình thức sự ác khác). Nhưng ngay những cố gắng vĩ đại nhất của chúng ta cũng chỉ đưa lại chất thể cho trời mới và đất mới mà Thiên Chúa sẽ tạo ra lúc tận cùng của lịch sử, hệt như trong Thánh Thể, sự đóng góp của chúng ta chỉ có thể bao gồm việc chuẩn bị của lễ bánh và rượu cho việc truyền phép của Thiên Chúa mà thôi.
III.Theo Viễn Tượng Thần Luận Lý
Theo chúng tôi biết, Balthasar không khai triển một khảo luận minh nhiên nào về thần luận lý của Thánh Thể nhưng vốn xem sét thần luận lý của Thánh Thể bên trong diễn trình toàn bộ của Nhập Thể và Cứu Chuộc. Tuy thế, điều ta cần làm ở đây chỉ là minh giải điều đã ẩn tàng trong tư tưởng của Balthasar mà thôi. Tình yêu Thiên Chúa từng tỏ mình ra trong Thánh Thể vượt quá giới hạn bất cứ hiểu biết nào của con người. Thế nhưng, đối với những ai phó mình cho Chúa Thánh Thần làm việc bên trong trái tim họ, thì Ngài sẽ soi sáng cho họ thấy cái chiều sâu tối hậu của tình yêu sáng thế và cứu thế cũng như ý nghĩa của mọi thực tại. Bắt đầu với phản ứng của các môn đệ đối với bài nói về Thánh Thể của đức Giêsu tại Ca-pa-na-um qua suốt nhiều thế kỷ đến tận thời ta, Thánh Thể vẫn luôn là “đường cách phân lục địa”: đối với người này, nó là trở ngại lớn chống lại đức tin, nhưng đối với người kia, nó lại là chứng cớ hùng hồn nhất của thực tại tình yêu Thiên Chúa. Là trở ngại, vì nó cho thấy cái vực thẳm tối hậu của lòng khiêm nhường nơi Thiên Chúa: Ngài che dấu không những sự uy nghi thần thánh của Ngài như Ngài đã làm lúc sống trên dương gian và lúc chịu đóng đinh, mà còn che dấu cả nhân tính của Ngài nữa. Ngài trở nên như một “đồ vật”, một mẩu bánh hay một vài giọt rượu, không còn sự hạ nhân phẩm nào tệ hơn thế! Trong trạng huống Thánh Thể, Ngài hoàn toàn yếu đuối và hoàn toàn lệ thuộc chúng ta. Ngài từng trao mình cho những Giuđa và những Phêrô của Giáo hội Ngài, Ngài có thể bị chà đạp hay phạm thượng hoặc yêu mến và thờ lạy. Ta hãy cân nhắc nhận xét của Calvin: “Nếu ta đặt Ngài dưới những yếu tố dễ hư nát của dương gian… ta sẽ hủy diệt tận cùng niềm vinh quang của Lên Trời” (Tiểu Luận về Bữa Tiệc Ly của Chúa).
1. Tuy nhiên, nếu ta chấp nhận luận lý học trong tình yêu Thiên Chúa, một luận lý học vốn vượt quá các giới hạn của luận lý học con người nhưng cùng một lúc thỏa mãn khát vọng thâm sâu nhất trong tình yêu con người, ta sẽ nhìn ra, trong Thánh Thể, chính cái ánh sáng dấu ẩn của tình yêu Thiên Chúa, niềm vinh quang của Lên Trời, một vinh quang chỉ được mạc khải cho những con mắt đức tin. Chính sự Phục sinh và Lên trời của đức Giêsu, sự biến hóa nhục thân Ngài bởi Chúa Thánh Thần, đã giúp Ngài ở với chúng ta một cách vừa vượt quá các giới hạn không gian và thời gian vừa đảm bảo với chúng ta Ngài sẽ hiện diện tại bất cứ thời điểm nào và nơi chốn nào, mỗi khi ta cử hành Thánh Thể. Ngài hiện diện không những với chúng ta mà còn vào trong chúng ta trong thực tại nhân thần của Ngài, trong trạng thái hiến tế cho Chúa Cha, để, như lời thánh Inhaxiô thành Antôkia, sự hiệp nhất của ta với Ngài có thể trở nên vừa nhục thân vừa thiêng liêng.
Luận lý học con người không thể giải thích được điều trên. Thế nhưng nó có thể cho ta thấy sự hiện diện vô cùng đơn giản và vô cùng thân mật kia của toàn diện con người đức Kitô trong ta là điều tình yêu của con người, trong giây phút cao thượng nhất, từng khát mong nhưng không thể đạt được. Các cặp tình nhân cố gắng hoài công hiến tặng người yêu không phải chỉ là cái biểu trưng cho mình mà là chính cái chân thân tâm sinh lý (psychosomatic) của mình. Chỉ một mình Thiên-Chúa-làm-người mới thực sự có thể hiến trọn con người Ngài cho từng chi thể một của Cô Dâu Ngài là Giáo hội.
2. Chân lý cho rằng các yếu tố vật chất của bánh và rượu đã biến thành nhân tính bị đóng đinh và được hiển vinh của Chúa chúng ta có liên quan đặc biệt với bầu khí trí thức hôm nay, một bầu khí trong đó, vũ trụ vật chất (mà thân xác chúng ta là một thành phần), đối với người không tin, có thể là một đe dọa sống chết cho cuộc hiện sinh của họ. Việc hoàn cầu nóng lên, các cơn bão trên mặt trời, các sao chổi trên đường có thể đâm vào hành tinh trái đất chúng ta, cái già nua ngày một rõ của vũ trụ, là cái, ở một điểm nào đó, kết cục sẽ đem lại cái chết rực lửa cho mọi sinh vật, thẩy đều là những viễn tượng ta không thích đối diện, nhưng dù cho có cố gắng dập tắt, chúng vẫn lẩn quẩn trong tiềm thức ta. Hơn nữa, mọi yếu tố từ bên ngoài đi vào cơ thể ta đều có thể mang theo nó cái nguy cơ của một cơn bệnh chết người. Như thế, thế giới vật chất xem ra hoàn toàn nhửng nhưng, nếu không muốn nói là thù địch, đối với số mệnh bản thân ta. Nếu chỉ dựa vào các dữ kiện của khoa học tự nhiên, một triết gia chỉ có thể xác nhận sự hiện hữu của một lý trí sáng tạo đầy quyền năng, nhưng không thể xác nhận được gì về sự hiện diện của một Thiên Chúa yêu thương, đấng hướng dẫn cuộc sống bản thân của ta đến chung cuộc hạnh phúc. Trong bối cảnh cái “lo lắng” (“angst”) hiện sinh ấy, khía cạnh vũ trụ luận của Thánh Thể quả có một ánh sáng mới. Không phải chỉ cuộc phục sinh trong thân xác đức Kitô, nhưng cả sự hiện diện của Ngài, tỏa sáng qua các yếu tố được truyền phép, đã mạc khải và bảo đảm với chúng ta rằng vũ trụ vật chất của chúng ta và chính thân xác chúng ta không bị loại ra ngoài chương trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Trái lại, theo những cách thế khác nhau, cả thân xác sống lại, được thiêng liêng hóa, nhưng vẫn còn là vật chất của đức Kitô lẫn các yếu tố đã được truyền phép của bánh và rượu đều mạc khải và thông truyền cho ta sự hiện diện đầy chữa lành, đầy bản thân của Thiên Chúa Ngôi Con. Qua Ngài, thân xác ta sẽ được biến đổi và được đặt trong một thế giới vật chất cũng đã biến đổi, một tạo dựng mới có tính cánh chung, nơi đức Kitô sẽ là tất cả trong tất cả (Col 3:11).
(1) Thuật ngữ “về nguồn” (ressourcement=trở về nguồn đức tin và đời sống Kitô giáo) do thần học gia Y. Congar O.P. tạo ra. Thuật ngữ này đã trở thành khẩu hiệu của phong trào canh tân thánh kinh học, giáo phụ học và phụng vụ học trong Giáo hội trước thời Công đồng Vaticanô 2. Tuy nhiên, trong thập niên đầu sau Công đồng, nó đã bị lãng quên, nhường chỗ cho việc mở cửa một chiều đối với thế gian.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giá cả thực phẩm gia tăng đe dọa sinh mạng của 1 tỷ người
Phụng Nghi
12:32 24/05/2008
Vatican (CNS) – Một đại diện Tòa thánh Vatican nói rằng việc gia tăng giá cả thực phẩm trên toàn thế giới mới đây đang đe dọa sinh mạng của một tỉ người, những người tiêu pha gần hết lợi tức hàng ngày để mua thực phẩm nuôi sống.
Tổng giám mục Silvano Tomasi hôm 22 tháng 5 nói với Uỷ ban Nhân quyền LHQ tại Geneva rằng cuộc khủng hoảng thực phẩm hiện nay bật sáng lên “ngọn đèn đỏ báo động” về những bất công trong cơ cấu của nền kinh thế nông nghiệp trên khắp thế giới.
Đây là bản tuyên bố mạnh mẽ thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần lễ của các viên chức Tòa thánh về cuộc khủng hoảng thực phẩm, đã gây nên bạo loạn ở một số quốc gia trong những tháng vừa qua. Tòa thánh phổ biến văn bản này hôm 23 tháng 5.
Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp của LHQ tại Roma tường trình rằng trong 9 tháng qua giá cả thực phẩm đã tăng 45%, riêng giá gạo tăng 83% kể từ tháng 12 năm ngoái. Phần lớn sự gia tăng giá cả được đổ lỗi cho việc giá nhiên liệu cao hơn trước.
Tổng giám mục Tomasi đề cập đến vấn đề này trước phiên họp đặc biệt của hội đồng bàn về quyền được có thực phẩm nuôi sống. Ngài nói rằng giá cả thực phẩm gia tăng làm đe dọa sự ổn định của các quốc gia đang phát triển và kêu gọi quốc tế có ngay hành động.
Ngài nói: “Mỗi năm có 4 triệu người gia nhập thêm vào với số 854 triệu dân đã đói khổ trầm trọng. Điều này bắt ta phải chú ý tới chức năng yếu kém của hệ thống thương mại toàn cầu.”
“Hy vọng rằng phiên họp này sẽ mở mắt cho công luận về cái giá phải trả cho đói kém trên bình diện toàn cầu, thường tạo ra: thiếu sức khỏe và giáo dục, xung đột, di cư bừa bãi, hư hoại môi trường, dịch bệnh và cả khủng bố nữa.”
Đức Tổng giám mục cho biết sự gia tăng giá cả hiện nay có thể gây bất ổn cho những gia đình trong các nước đã phát triển nữa; họ thường tiêu phí 20% lợi tức để mua thực phẩm.
Ngài nói: “Tuy nhiên, giá cả như thế đe dọa đến sinh mạng 1 tỷ người sống trong các quốc gia nghèo, bởi vì họ bắt buộc phải tiêu gần hết cả số tiền 1 mỹ kim một ngày kiếm được để mong có thực phẩm nuôi sống.”
Tổng giám mục Tomasi nhấn mạnh rằng, dựa theo nhiều khảo cứu, cuộc khủng hoảng hiện nay gây ra không phải tại thiếu thực phẩm nhưng do thiếu tiếp cận với các nguồn tài nguyên nông nghiệp.
Ngài cho biết khó khăn đó có thể khắc phục được, nhưng phải thay đổi cấu trúc. Một vấn đề là việc tự do hóa mậu dịch trong các sản phẩm nông nghiệp có khuynh hướng làm lợi cho các ngành thương mại đa quốc gia và làm hại cho sản phẩm của các nông trang nhỏ, sản xuất của những trang trại nhỏ này vẫn là căn bản bảo đảm cho vấn đề cung ứng thực phẩm trong các nước đang phát triển.
Đức Tổng giám mục kêu gọi:
Ngài nói: “Trong cuộc tranh luận phức tạp và cấp bách này về quyền được có thực phẩm tiêu dùng, cần phải có một tâm thức mới. Phải đặt nhân vị con người ở trọng tâm, không chỉ tập chú vào lợi nhuận kinh tế.”
Tại trụ sở LHQ ở New York hôm 16 tháng 5, Tổng giám mục Celestino Migliore cũng đã kêu gọi phải trợ giúp nhiều hơn nữa cho các nông dân làm ăn nhỏ. Ngài nói cuộc khủng hoảng thực phẩm đang gây nên thiệt hại nặng nề về thể lý. tâm thần và tinh thần cho những người nghèo nàn nhất.
Tổng giám mục Migliore là quan sát viên thường trực của Tòa thánh Vatican cạnh LHQ, đã nói với Ủy ban của LHQ về Phát triển Thực phẩm rằng các chính sách nông nghiệp cần “tái khám phá con đường của lý trí và thực tại” để cho nhu cầu sản xuất thực phẩm và nhu cầu quản lý tốt trái đất được quân bình.
Tổng giám mục Silvano Tomasi hôm 22 tháng 5 nói với Uỷ ban Nhân quyền LHQ tại Geneva rằng cuộc khủng hoảng thực phẩm hiện nay bật sáng lên “ngọn đèn đỏ báo động” về những bất công trong cơ cấu của nền kinh thế nông nghiệp trên khắp thế giới.
Đây là bản tuyên bố mạnh mẽ thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần lễ của các viên chức Tòa thánh về cuộc khủng hoảng thực phẩm, đã gây nên bạo loạn ở một số quốc gia trong những tháng vừa qua. Tòa thánh phổ biến văn bản này hôm 23 tháng 5.
Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp của LHQ tại Roma tường trình rằng trong 9 tháng qua giá cả thực phẩm đã tăng 45%, riêng giá gạo tăng 83% kể từ tháng 12 năm ngoái. Phần lớn sự gia tăng giá cả được đổ lỗi cho việc giá nhiên liệu cao hơn trước.
Tổng giám mục Tomasi đề cập đến vấn đề này trước phiên họp đặc biệt của hội đồng bàn về quyền được có thực phẩm nuôi sống. Ngài nói rằng giá cả thực phẩm gia tăng làm đe dọa sự ổn định của các quốc gia đang phát triển và kêu gọi quốc tế có ngay hành động.
Ngài nói: “Mỗi năm có 4 triệu người gia nhập thêm vào với số 854 triệu dân đã đói khổ trầm trọng. Điều này bắt ta phải chú ý tới chức năng yếu kém của hệ thống thương mại toàn cầu.”
Trẻ em đói ăn ở Phi châu |
“Hy vọng rằng phiên họp này sẽ mở mắt cho công luận về cái giá phải trả cho đói kém trên bình diện toàn cầu, thường tạo ra: thiếu sức khỏe và giáo dục, xung đột, di cư bừa bãi, hư hoại môi trường, dịch bệnh và cả khủng bố nữa.”
Đức Tổng giám mục cho biết sự gia tăng giá cả hiện nay có thể gây bất ổn cho những gia đình trong các nước đã phát triển nữa; họ thường tiêu phí 20% lợi tức để mua thực phẩm.
Ngài nói: “Tuy nhiên, giá cả như thế đe dọa đến sinh mạng 1 tỷ người sống trong các quốc gia nghèo, bởi vì họ bắt buộc phải tiêu gần hết cả số tiền 1 mỹ kim một ngày kiếm được để mong có thực phẩm nuôi sống.”
Tổng giám mục Tomasi nhấn mạnh rằng, dựa theo nhiều khảo cứu, cuộc khủng hoảng hiện nay gây ra không phải tại thiếu thực phẩm nhưng do thiếu tiếp cận với các nguồn tài nguyên nông nghiệp.
Ngài cho biết khó khăn đó có thể khắc phục được, nhưng phải thay đổi cấu trúc. Một vấn đề là việc tự do hóa mậu dịch trong các sản phẩm nông nghiệp có khuynh hướng làm lợi cho các ngành thương mại đa quốc gia và làm hại cho sản phẩm của các nông trang nhỏ, sản xuất của những trang trại nhỏ này vẫn là căn bản bảo đảm cho vấn đề cung ứng thực phẩm trong các nước đang phát triển.
Đức Tổng giám mục kêu gọi:
- Đầu tư vào sự phát tirển nông nghiệp và nông thôn
- Dùng các biện pháp để ngăn chặn việc tích trữ thực phẩm và đầu cơ giá cả
- Bảo vệ quyền tài sản cá nhân, cả của phụ nữ
- Hủy bỏ các phụ cấp bất công về thực phẩm
- Tổ chức các cơ cấu hợp tác để cứu vãn những hạn chế mà các nông trang nhỏ đang phải đối đầu.
Ngài nói: “Trong cuộc tranh luận phức tạp và cấp bách này về quyền được có thực phẩm tiêu dùng, cần phải có một tâm thức mới. Phải đặt nhân vị con người ở trọng tâm, không chỉ tập chú vào lợi nhuận kinh tế.”
Tại trụ sở LHQ ở New York hôm 16 tháng 5, Tổng giám mục Celestino Migliore cũng đã kêu gọi phải trợ giúp nhiều hơn nữa cho các nông dân làm ăn nhỏ. Ngài nói cuộc khủng hoảng thực phẩm đang gây nên thiệt hại nặng nề về thể lý. tâm thần và tinh thần cho những người nghèo nàn nhất.
Tổng giám mục Migliore là quan sát viên thường trực của Tòa thánh Vatican cạnh LHQ, đã nói với Ủy ban của LHQ về Phát triển Thực phẩm rằng các chính sách nông nghiệp cần “tái khám phá con đường của lý trí và thực tại” để cho nhu cầu sản xuất thực phẩm và nhu cầu quản lý tốt trái đất được quân bình.
ĐGH nói Lịch sử của Thánh Thể là một cuộc cách mạng lớn lao nhất
Bùi Hữu Thư
16:20 24/05/2008
Đức Giáo Hoàng Nói Lịch Sử Của Thánh Thể Là Một Cuộc Cách Mạng Lớn Lao Nhất
Thánh Thể phá vỡ mọi ranh giới về quốc gia, kinh tế và xã hội.
VATICAN ngày 22, tháng 5, 2008 – Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói Thánh Thể đem lại cho lịch sử một cuộc cách mạng sâu xa nhất.
Đức Giáo Hoàng xác nhận như thế hôm nay trong bài giảng của Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Lateranô. Sau thánh lễ, ngài hướng dẫn một cuộc rước kiệu Thánh Thể qua đường phố Rôma để đến Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Cả.
ĐGH Benêdictô XVI xác nhận Thánh Thể đã mang lại một cuộc cải cách xã hội, vì các tín hữu tụ tập trước Thánh Thể, bỏ lại đàng sau mọi sự dị biệt về tầng lớp xã hội, quan điểm chính trị, phái tính và ngay cả những khuynh hướng khác nhau.
Những thính giả của ngài là nhân chứng sống động của lời ngài: Cử tọa gồm các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác Ái, các Hướng đạo sinh, các Hồng Y, các Hiệp Sĩ của Mộ Thánh, các người hành hương từ trên khắp thế giới, và ngay cả một số người vô gia cư tò mò đến xem.
Suy ngẫm về mầu nhiệm Thánh Thể, Đức Giáo Hoàng dẫn chứng lời Thánh Phaolô: “Anh chị em không còn là Do Thái hay Hy Lạp, không còn là nô lệ hay người tự do, không còn là người nam hay nữ; vì tất cả anh chị em chỉ là một trong Đức Giêsu Kitô."
Sự Thật và Sức Mạnh
Đức Giáo Hoàng nói, "Qua những lời này, chúng ta thấy được sự thật và sức mạnh của cuộc cách mạng Kitô giáo, một cuộc cải cách sâu xa nhất trong lịch sử nhân loại, được cảm nhận chính nơi những ai tụ tập quanh Thánh Thể. Ở đó, có tụ họp mọi người đủ mọi lớp tuổi, phái tính, tình trạng xã hội và quan điểm chính trị."
Ngài tiếp, "Thánh Thể không bao giờ có thể là một biến cố riêng tư, chỉ dành cho một số người được lựa chọn trên căn bản trực thuộc hay bạn bè. Thánh Thể là một sự thờ phượng công cộng không có hình thức chuyên biệt”
"Chúng ta không quyết định sẽ tụ họp với ai; chúng ta đã đến và tìm được nhau qua đức tin và được mời gọi để trở nên một thân thể, cùng chia sẻ tấm bánh duy nhất là Chúa Kitô.
"Chúng ta được kết hiệp bất kể những dị biệt về quốc gia, nghề nghiệp, đẳng cấp xã hội, quan điểm chính trị: Chúng ta cởi mở cho nhau để trở nên một trong Chúa Kitô."
Đức Giáo Hoàng Benedict XVI xác nhận, "ngay từ lúc khởi đầu, đây chính là đặc tính của Kitô giáo, rõ ràng là được thể hiện quanh Thánh Thể. Và cần phải canh chừng để cho khỏi bị cám dỗ bởi tính chất cách biệt, dù không cố tình, cũng đừng đi theo nghịch lối."
Ngài kết luận, “Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô nhắc nhở chúng ta trên hết: là kitô hữu có nghĩa là cùng đến với nhau từ khắp mọi thành phần để hiện diện trước Chúa Kitô duy nhất và để trở nên một trong Người và với Người.”
Top Stories
The destiny of China and its Church are in Mary’s hands, says Cardinal Zen
Asia-News
15:04 24/05/2008
by Joseph Zen
Here is an authoritative comment by the bishop of Hong Kong to AsiaNews about the World Day of Prayer for the Church in China that Benedict XVI launched for 24 May. In it he talks about local authorities’ fears and obstacles, his hope in a “spiritual victory” and his solidarity for Sichuan earthquake victims.
Hong Kong (AsiaNews) – The World Day of Prayer for the Church in China which we celebrate tomorrow is a great day. We entrust the destiny of China and its Church in the hands of Our Lady on this day for She likes us and is very powerful. Since the situation in China is not as optimistic as some might believe, Our Lady is our only hope to tear down walls and touch hearts.
Here in Hong Kong we prepared ourselves for the Pope’s Day of Prayer with a novena in every parish church dedicated to Mary. There are about 15 across the territory and each evening the faithful of each parish and those from neighbouring parishes met to pray. Tomorrow we shall end the novena by gathering in the church dedicated to Mary, Help of Christians. Since it is also the eve of the Corpus Domini we shall also perform the Eucharistic procession. These are days of great participation.
Talking about China I am under the impression that the authorities are too edgy about the Day of Prayer. Not only are they creating problems for pilgrimages but they are also ordering many priests not to conduct any pastoral work during the month of May as if this month might turn into a revolution.
A priest from the underground Church said that since the beginning of May he has been under the surveillance of two policemen day and night. They follow him when he goes to the doctor or the dentist.
I can’t imagine what they [the authorities] think Catholics do in May. They are so scared.
Ours is a spiritual revolution that harms no one and is good for all.
This fear is something negative and runs askance of acts of friendship and closeness that have taken place in recent months like concerts by the Beijing Philharmonic Orchestra and the Shanghai Choir in the Vatican.
It seems to me that these two approaches come from different levels. Positive signs come from the top leadership; negative ones come from lower down the hierarchy. The latter fear that normalising relations between China and the Vatican might cut into their existing advantages and so they do all they can to stand in the way. The Lord and Our Lady shall however win.
Perhaps these mid-level officials are also afraid when we talk about “victory” because they fear it might be about real wars. Then again we are no longer in an age of religious wars.
What we are hoping for is a spiritual victory that ultimately benefits everyone. When Our Lady wins, everyone wins.
It is important that party officials under our language; otherwise they will think that we are going into battle. In reacting to the Pope’s letter they actually said: “Beware, weapons and armies are at the gates!” Our weapons and armies are spiritual though, full of benevolence and forgiveness.
Being optimistic is worth it. But for now though it is important to keep going for a while to help rescue the victims of the Sichuan earthquake. It is a catastrophe of huge proportions, but China has opened up, become transparent and thrown its doors wide open to international aid regardless of origin. It is a good start. Let us hope that it will continue to be like this in the future.
Here is an authoritative comment by the bishop of Hong Kong to AsiaNews about the World Day of Prayer for the Church in China that Benedict XVI launched for 24 May. In it he talks about local authorities’ fears and obstacles, his hope in a “spiritual victory” and his solidarity for Sichuan earthquake victims.
Hong Kong (AsiaNews) – The World Day of Prayer for the Church in China which we celebrate tomorrow is a great day. We entrust the destiny of China and its Church in the hands of Our Lady on this day for She likes us and is very powerful. Since the situation in China is not as optimistic as some might believe, Our Lady is our only hope to tear down walls and touch hearts.
Here in Hong Kong we prepared ourselves for the Pope’s Day of Prayer with a novena in every parish church dedicated to Mary. There are about 15 across the territory and each evening the faithful of each parish and those from neighbouring parishes met to pray. Tomorrow we shall end the novena by gathering in the church dedicated to Mary, Help of Christians. Since it is also the eve of the Corpus Domini we shall also perform the Eucharistic procession. These are days of great participation.
Talking about China I am under the impression that the authorities are too edgy about the Day of Prayer. Not only are they creating problems for pilgrimages but they are also ordering many priests not to conduct any pastoral work during the month of May as if this month might turn into a revolution.
A priest from the underground Church said that since the beginning of May he has been under the surveillance of two policemen day and night. They follow him when he goes to the doctor or the dentist.
I can’t imagine what they [the authorities] think Catholics do in May. They are so scared.
Ours is a spiritual revolution that harms no one and is good for all.
This fear is something negative and runs askance of acts of friendship and closeness that have taken place in recent months like concerts by the Beijing Philharmonic Orchestra and the Shanghai Choir in the Vatican.
It seems to me that these two approaches come from different levels. Positive signs come from the top leadership; negative ones come from lower down the hierarchy. The latter fear that normalising relations between China and the Vatican might cut into their existing advantages and so they do all they can to stand in the way. The Lord and Our Lady shall however win.
Perhaps these mid-level officials are also afraid when we talk about “victory” because they fear it might be about real wars. Then again we are no longer in an age of religious wars.
What we are hoping for is a spiritual victory that ultimately benefits everyone. When Our Lady wins, everyone wins.
It is important that party officials under our language; otherwise they will think that we are going into battle. In reacting to the Pope’s letter they actually said: “Beware, weapons and armies are at the gates!” Our weapons and armies are spiritual though, full of benevolence and forgiveness.
Being optimistic is worth it. But for now though it is important to keep going for a while to help rescue the victims of the Sichuan earthquake. It is a catastrophe of huge proportions, but China has opened up, become transparent and thrown its doors wide open to international aid regardless of origin. It is a good start. Let us hope that it will continue to be like this in the future.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Phong chức Linh Mục cho 19 Thày Phó Tế giáo phận Long Xuyên
Gx Ngọc Thạch
11:46 24/05/2008
LONG XUYÊN - Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám Mục giáo phận Long Xuyên đã chính thức loan báo sẽ phong chức linh mục cho 19 Thày phó tế vào lúc 06g00 sáng ngày 30/05/2008 tại nhà thờ Ngọc Thạch, số 3519 QL 80, TTr Thạnh An, Huyện Vĩnh Thạnh, Thành phố Cần Thơ.
Danh sách các Phó tế sẽ được thụ phong linh mục như sau:
HẠT CHỢ MỚI
• Thầy Giuse Nguyễn Thanh Bình
• Thầy Phêrô Cao Văn Hoành
• Thầy Phêrô Vũ Quang Tấn
• Thầy Phêrô Trần Văn Quắn
• Thầy Stephanô Lê Thái Vũ
HẠT VĨNH THẠNH
• Thầy Giuse Nguyễn Công Chính
• Thầy Phêrô Nguyễn Văn Kiệt
HẠT RẠCH GIÁ
• Thầy Phanxicô Nguyễn Trường Hải Đăng
• Thầy Gioakim Nguyễn Minh Đăng
• Thầy Phêrô Nguyễn Minh Trí
• Thầy Gioan B. Nguyễn Văn Tươi
• Thầy Giuse Nguyễn Hữu Tường
HẠT TÂN HIỆP
• Thầy Vinh sơn Nguyễn Đình Kiên
• Thầy Vinh sơn Đỗ Chí Quang
• Thầy Tôma Nguyễn văn Thảo
• Thầy Giuse Trần Trọng Trí
DÒNG THÁNH GIA
• Thầy Gioan Baotixita Trần Hữu Hạnh
• Thầy Matthia Nguyễn Văn Oai
• Thầy Giosaphat Hoàng Hữu Đạo.
Đây là đợt phong chức linh mục đông đảo nhất, chưa từng có trong giáo phận Long Xuyên, và cũng là một vinh dự cho giáo xứ Ngọc Thạch được chọn là nơi cử hành cuộc lễ phong chức linh mục của giáo phận.
Giáo xứ Ngọc Thạch đang tưng bừng chuẩn bị đón tiếp khoảng từ 5 đến 6000 giáo dân đến tham dự lễ. Riêng các linh mục tới tham dự lễ phong chức có thể từ 250 đến 300 vị.
Với công tác đón tiếp và sửa soạn cho cuộc lễ long trọng này, giáo xứ Ngọc Thạch đã họp, đề cử người vào các Tiểu Ban chuyên môn và đã phân công phân nhiệm cho từng Tiểu Ban. Mọi người đã bắt tay chuẩn bị, từ việc sửa chữa tam cấp nhà xứ, làm thêm toilet, sắp xếp các nơi ăn nghỉ, chỉnh trang công viên, làm cỏ, trồng thêm hoa, cảnh, làm các biểu ngữ, logo và nhất là lễ đài.
Người ta thấy mọi người từ quý chức đến giới gia trưởng, hiền mẫu, mẹ trẻ, các Hội đoàn đều không quản ngại vất vả, đã lăn xả vào công việc chuẩn bị cho đại lễ. Từ hơn một tháng qua, mọi người trong giáo xứ đều tích cực đóng góp công sức và tiển của để cho cuộc lễ được thành công tốt đẹp.
Danh sách các Phó tế sẽ được thụ phong linh mục như sau:
HẠT CHỢ MỚI
• Thầy Giuse Nguyễn Thanh Bình
• Thầy Phêrô Cao Văn Hoành
• Thầy Phêrô Vũ Quang Tấn
• Thầy Phêrô Trần Văn Quắn
• Thầy Stephanô Lê Thái Vũ
HẠT VĨNH THẠNH
• Thầy Giuse Nguyễn Công Chính
• Thầy Phêrô Nguyễn Văn Kiệt
HẠT RẠCH GIÁ
• Thầy Phanxicô Nguyễn Trường Hải Đăng
• Thầy Gioakim Nguyễn Minh Đăng
• Thầy Phêrô Nguyễn Minh Trí
• Thầy Gioan B. Nguyễn Văn Tươi
• Thầy Giuse Nguyễn Hữu Tường
HẠT TÂN HIỆP
• Thầy Vinh sơn Nguyễn Đình Kiên
• Thầy Vinh sơn Đỗ Chí Quang
• Thầy Tôma Nguyễn văn Thảo
• Thầy Giuse Trần Trọng Trí
DÒNG THÁNH GIA
• Thầy Gioan Baotixita Trần Hữu Hạnh
• Thầy Matthia Nguyễn Văn Oai
• Thầy Giosaphat Hoàng Hữu Đạo.
Đây là đợt phong chức linh mục đông đảo nhất, chưa từng có trong giáo phận Long Xuyên, và cũng là một vinh dự cho giáo xứ Ngọc Thạch được chọn là nơi cử hành cuộc lễ phong chức linh mục của giáo phận.
Giáo xứ Ngọc Thạch đang tưng bừng chuẩn bị đón tiếp khoảng từ 5 đến 6000 giáo dân đến tham dự lễ. Riêng các linh mục tới tham dự lễ phong chức có thể từ 250 đến 300 vị.
Với công tác đón tiếp và sửa soạn cho cuộc lễ long trọng này, giáo xứ Ngọc Thạch đã họp, đề cử người vào các Tiểu Ban chuyên môn và đã phân công phân nhiệm cho từng Tiểu Ban. Mọi người đã bắt tay chuẩn bị, từ việc sửa chữa tam cấp nhà xứ, làm thêm toilet, sắp xếp các nơi ăn nghỉ, chỉnh trang công viên, làm cỏ, trồng thêm hoa, cảnh, làm các biểu ngữ, logo và nhất là lễ đài.
Người ta thấy mọi người từ quý chức đến giới gia trưởng, hiền mẫu, mẹ trẻ, các Hội đoàn đều không quản ngại vất vả, đã lăn xả vào công việc chuẩn bị cho đại lễ. Từ hơn một tháng qua, mọi người trong giáo xứ đều tích cực đóng góp công sức và tiển của để cho cuộc lễ được thành công tốt đẹp.
Giáo xứ Xuân Hiệp và Dòng Salêdiêng mừng Lễ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu
FX. Đức thịnh, SDB
12:58 24/05/2008
THỦ ĐỨC -- Theo truyền thống Salêdiêng, ngày 24 tháng 05 hàng năm là ngày Dòng Salêdiêng Don Bosco và Dòng Nữ Salêdiêng (các Nữ Tử Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu) sẽ long trọng Mừng Kính Đức Trinh Nữ Maria với Tước Hiệu Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu mà chính Thánh Gioan Bosco đã đặt làm Bổn Mạng chính cho Tu Hội Salêdiêng. Lúc 5giờ 30 chiều nay 24 tháng 05, Cha Phó Bề Trên Giám Tỉnh Giuse Trần Hoà Hưng đã chủ sự Thánh Lễ đồng tế Mừng Kính Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu tại Nguyện đường Giáo Xứ Xuân Hiệp – Thủ Đức, cùng đồng tế với Cha Phó Giám Tỉnh còn có Cha Fx Trần Văn Cường Chánh Xứ Xuân Hiệp và Quý Cha trong Nhà Dòng, đã có gần 1000 người tới tham dự Thánh Lễ Mừng Kính Đức Mẹ hôm nay. Thánh Lễ hôm nay cũng là Thánh Lễ Ban Bí Tích Thánh Thể (Rước Lễ lần đầu) cho 20 em thiếu nhi của Giáo Xứ. Đúng 50giờ 30 Cha Chủ Tế và đoàn đồng tế tiến ra cuối khuôn viên sân Nhà Thờ, Cha Chủ tế xông hương trước kiệu Đức Mẹ và tiếp đến là phần kiệu Đức Mẹ tiến vào trong Nhà Thờ, kiệu Đức Mẹ được Quý Bà Hiền Mẫu của Giáo Xứ trong bộ áo dài đỏ cung nghinh với tất cả tấm lòng sốt mến của đoàn con và của mọi người đến tham dự Lễ tiến theo đoàn kiệu cùng với những bài thánh ca tung hô Đức Mẹ. Khi kiệu Đức Mẹ được đặt yên vị trên cung thánh gần Bàn Thờ, các Bạn Trẻ nhóm Công Nhân di dân Công Giáo dưới sự hướng dẫn của Cha Fx Nguyễn Minh Thiệu đặc trách nhóm Công Nhân di dân cùng với những bộ áo thụng xanh khăn đống và những bộ áo đầm trắng thật lộng lẫy của các Chị Em Công Nhân, đã tiến ra giữa Nhà Thờ để cùng với cả công đoàn dâng lên Đức Mẹ những bó hoa lòng thành kính của đoàn con cái trong tháng 5 là tháng mà Giáo Hội dành riêng để kính Đức Mẹ. Được biết, mặc dù rất vất vả với công việc của những người công nhân trẻ di dân lao động xa quê hương để kiếm sống, nhưng các Bạn Trẻ công nhân Công Giáo này luôn mang trong tâm hồn một lòng đạo đức chân thành và một lòng yêu mến Đức Mẹ rất đặc biệt, trong suốt cả tuần lễ tối nào các Bạn Trẻ công nhân cũng có mặt tại khuôn viên của Nhà Dòng ở Xuân Hiệp để cùng nhau lần hạt 50 kinh Kính Mừng kính Đức Me, và thứ sáu hàng tuần có giờ chầu Thánh Thể phạt tạ, nhưng trước đó các bạn trẻ đã xếp hàng nối đuôi nhau để lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải, đây cũng là thành quả của lối giáo dục Salêdiêng mà các Bạn Trẻ Công Nhân Công Giáo đã lãnh hội được khi đến tham gia sinh hoạt trong môi trường Giáo Xứ Salêdiêng.
Điều đặc biệt hơn nữa là trong tháng suốt tháng 04 năm 2008 vừa qua, mặc dù hàng ngày vẫn phải đi làm tại các xí nghiệp đều đặn, có khi đến tối mới trở về đến nhà và không kịp ăn tối, các bạn trẻ công nhân vẫn cố gắng dành thời gian đến tập dâng hoa để đến tháng 5 năm 2008, tháng hoa Đức Mẹ các bạn có thể dâng hoa kính Đức Mẹ rất sốt sáng và trang nghiêm, hẳn đây cũng là những tâm tình yêu mến Đức Mẹ mà các Bạn trẻ công nhân công giáo tại Giáo Xứ Xuân Hiệp – Thủ Đức đã học được nơi những người con cái của Cha Thánh Gioan Bosco, và để hiểu hơn về lòng yêu mến và sùng kính Đức Mẹ nơi Cha Thánh Gioan Bosco chúng ta có thể nghe lại mẩu đối thoại của Mẹ Magarita mẹ của Don Bosco với Don Bosco vào chiều hôm trước ngày Gioan Bosco lên đường vào Chủng Viện như sau: “ Gioan con nhỏ của Mẹ khi con chào đời mẹ đã dâng con cho Đức Trinh Nữ, khi con bắt đầu đi học, mẹ đã khuyên con hãy có lòng tôn sùng Mẹ Rất Thánh. Nay mẹ cũng khuyên con hãy thuộc trọn về Ngài, con hãy yêu mến những người bạn nào có lòng sùng kính Đức Mẹ, và sau này nếu con trở thành linh mục, hãy luôn khuyên nhủ và truyền rao lòng sùng kính Đức Mẹ. Don Bosco đã khóc và đáp lại: Mẹ ơi con cảm ơn Mẹ về những điều mẹ đã nói và đã làm cho con, những lời mẹ nói không vô ích đâu và con sẽ khắc sâu những lời của mẹ trong suốt đời con”.
Sau phần dâng hoa là Thánh Lễ trọng thể kính Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu, và cũng theo truyền thống Salêdiêng mà chính Thánh Gioan Bosco đã day cho các Hội Viên Salêdiêng là: hàng năm vào dịp Lễ Đức Mẹ Phù Hộ, mỗi người sẽ viết cho Đức Mẹ một lá thư để bày tỏ tấm lòng và dâng lên cho Đức Mẹ tất cả những tâm tình - ước nguyện của mình, các lá thư này sẽ được đặt trước bàn thờ Đức Mẹ và sau Thánh Lễ các lá thư này sẽ được đốt trước Bàn Thờ Đức Mẹ, rồi mỗi người sẽ nhận được một tấm ảnh Đức Mẹ trong đó sẽ có những lời khuyên nhủ của Đức Mẹ đến với từng người, chính Don Bosco khi còn sống đã ghi nhận được những lời khuyên này của Đức Mẹ và đã để lại cho Tu Hội Salêdiêng.
Sau Thánh Lễ hôm nay, Cha chủ sự đã tiến ra trước Bàn Thờ Đức Mẹ để đốt những lá thư và trao cho từng người tham dự Thánh mỗi người một tấm ảnh Đức Mẹ với những lời khuyên nhủ của Đức Mẹ. Mọi người tham dự Thánh Lễ đều sốt sáng và hân hoan tiến lên nhận những tấm ảnh Đức Mẹ với những lời khuyên của Mẹ từ tay các Cha Đồng tế, và mọi người ra về mang trên khuôn mặt những niềm vui rạng rỡ của ngày mừng kính Mẹ hôm nay.
Điều đặc biệt hơn nữa là trong tháng suốt tháng 04 năm 2008 vừa qua, mặc dù hàng ngày vẫn phải đi làm tại các xí nghiệp đều đặn, có khi đến tối mới trở về đến nhà và không kịp ăn tối, các bạn trẻ công nhân vẫn cố gắng dành thời gian đến tập dâng hoa để đến tháng 5 năm 2008, tháng hoa Đức Mẹ các bạn có thể dâng hoa kính Đức Mẹ rất sốt sáng và trang nghiêm, hẳn đây cũng là những tâm tình yêu mến Đức Mẹ mà các Bạn trẻ công nhân công giáo tại Giáo Xứ Xuân Hiệp – Thủ Đức đã học được nơi những người con cái của Cha Thánh Gioan Bosco, và để hiểu hơn về lòng yêu mến và sùng kính Đức Mẹ nơi Cha Thánh Gioan Bosco chúng ta có thể nghe lại mẩu đối thoại của Mẹ Magarita mẹ của Don Bosco với Don Bosco vào chiều hôm trước ngày Gioan Bosco lên đường vào Chủng Viện như sau: “ Gioan con nhỏ của Mẹ khi con chào đời mẹ đã dâng con cho Đức Trinh Nữ, khi con bắt đầu đi học, mẹ đã khuyên con hãy có lòng tôn sùng Mẹ Rất Thánh. Nay mẹ cũng khuyên con hãy thuộc trọn về Ngài, con hãy yêu mến những người bạn nào có lòng sùng kính Đức Mẹ, và sau này nếu con trở thành linh mục, hãy luôn khuyên nhủ và truyền rao lòng sùng kính Đức Mẹ. Don Bosco đã khóc và đáp lại: Mẹ ơi con cảm ơn Mẹ về những điều mẹ đã nói và đã làm cho con, những lời mẹ nói không vô ích đâu và con sẽ khắc sâu những lời của mẹ trong suốt đời con”.
Sau phần dâng hoa là Thánh Lễ trọng thể kính Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu, và cũng theo truyền thống Salêdiêng mà chính Thánh Gioan Bosco đã day cho các Hội Viên Salêdiêng là: hàng năm vào dịp Lễ Đức Mẹ Phù Hộ, mỗi người sẽ viết cho Đức Mẹ một lá thư để bày tỏ tấm lòng và dâng lên cho Đức Mẹ tất cả những tâm tình - ước nguyện của mình, các lá thư này sẽ được đặt trước bàn thờ Đức Mẹ và sau Thánh Lễ các lá thư này sẽ được đốt trước Bàn Thờ Đức Mẹ, rồi mỗi người sẽ nhận được một tấm ảnh Đức Mẹ trong đó sẽ có những lời khuyên nhủ của Đức Mẹ đến với từng người, chính Don Bosco khi còn sống đã ghi nhận được những lời khuyên này của Đức Mẹ và đã để lại cho Tu Hội Salêdiêng.
Sau Thánh Lễ hôm nay, Cha chủ sự đã tiến ra trước Bàn Thờ Đức Mẹ để đốt những lá thư và trao cho từng người tham dự Thánh mỗi người một tấm ảnh Đức Mẹ với những lời khuyên nhủ của Đức Mẹ. Mọi người tham dự Thánh Lễ đều sốt sáng và hân hoan tiến lên nhận những tấm ảnh Đức Mẹ với những lời khuyên của Mẹ từ tay các Cha Đồng tế, và mọi người ra về mang trên khuôn mặt những niềm vui rạng rỡ của ngày mừng kính Mẹ hôm nay.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hôn Nhân, Đức Tin Và Tình Yêu (5)
Vũ Văn An
03:38 24/05/2008
Hôn Nhân, Đức Tin Và Tình Yêu (5)
PHẦN II: GẶP GỠ BẢN THÂN
CHƯƠNG BỐN: NÂNG ÐỠ NHAU
Những năm thơ ấu, sự tăng trưởng xúc cảm, vốn đi song hành với sự tăng trưởng thể lý, xã hội và tri thức, cần có được một môi trường nâng đỡ của cha mẹ. Môi trường này bao gồm các nâng đỡ về vật chất, xã hội, tri thức và xúc cảm. Trong liên hệ thân mật thứ hai nơi hôn nhân, hai vợ chồng cũng chờ mong ở nhau không những nâng đỡ vật chất, mà cả nâng đỡ về xúc cảm nữa.
NÂNG ÐỠ VẬT CHẤT
Sự nâng đỡ kinh tế của chồng đối với vợ con là một phần trong kiểu mẫu cổ truyền của hôn nhân. Ðây là một trong những trách nhiệm mà xã hội từng phân bố cho người chồng. Ngày nay, khi các cuộc hôn nhân dần dần biến thể từ các vai tuồng cố định có tính cổ truyền thành các thực tại có tính đồng chí đồng hành, thì sự nâng đỡ vật chất là trách nhiệm chia sẻ chung. Các bà vợ làm việc cho đến lúc các con chào đời và thường trở lại làm việc sau khi chúng đã lớn đủ để không còn cần đến sự chăm sóc tức thời và liên tục nữa. Sự độc lập kinh tế ngày càng gia tăng của người vợ đã thay đổi bầu khí tài chánh của gia đình. Người vợ ngày nay đã quen với ý niệm độc lập về kinh tế, nên không còn coi mình là người tiếp nhận một cách lệ thuộc sự ban bố của chồng nữa. Việc chu cấp cho nàng và cho con cái được nhìn như một quyền lợi và nghĩa vụ, qua đó, nàng có thể tiếp nhận được trợ giúp về tài chánh một cách đều đặn và không có điều kiện ràng buộc đính kèm.
Ðiều này càng ngày càng có nghĩa là đang có sự thay đổi về giá trị. Ngày nay, người vợ cảm thấy nàng có quyền được biết chồng kiếm được bao nhiêu và có quyền đòi chồng phải sử lý lợi tức một cách hữu hiệu, trả các khoản chi, và hành động cách có trách nhiệm trong việc quản lý tiền bạc của gia đình, còn trách nhiệm của vợ là lo việc tề gia. Trên thực tế, có thể có khó khăn khi người chồng không có công ăn việc làm thường xuyên, hoặc có việc làm nhưng không đối phó được với các giấy đòi trả tiền gửi đến cho gia đình, hoặc tệ hơn, tỏ ra vô trách nhiệm trong việc tiêu tiền bừa bãi vào những việc không cần thiết. Tệ hơn hết, khi tiền bạc bị phung phí vào rượu chè bài bạc. Người vợ cũng có thể tỏ ra bất lực trong việc quản lý tiền bạc và do đó càng nhân bội những căng thẳng của gia đình.
Cũng có khi, các khó khăn xảy đến từ khía cạnh khác, như người chồng quá bủn xỉn về tiền bạc. Từ đó, có thể xẩy ra việc cung ứng tiền bạc không đáp ứng đủ các yêu cầu của gia đình. Người chồng có thể gây ấn tượng là người vợ không biết quán xuyến, lúc nào cũng đòi hỏi thêm, và lần nào lời đòi hỏi ấy cũng bị cật vấn đại loại như: Gì nữa đây? Em làm chi mà cần nhiều tiền dữ vậy? Nếu người vợ bước vào hôn nhân vốn có cái hoài nghi bẩm sinh về khả năng tề gia nội trợ của mình, thì cái phong thái trên đây của chồng chắc chắn sẽ dần dần tận diệt luôn lòng tự tin của nàng. Nó cũng có thể gợi lên một phản ứng nghịch nơi nàng. Nàng sẽ cảm thấy mình bị đối sử bất công và sẽ nổi loạn chống lại. Tiền bạc lúc đó sẽ trở thành đầu đề không ngừng cho những cuộc đấu võ miệng. Ðiều trầm trọng là phía sau những tranh luận về các khoản tiền ít tiền nhiều ấy là những trao đổi nặng nề liên quan đến cảm quan của người vợ. Một cách tiệm tiến, nàng có thể kết luận rằng chồng độc đoán, bần tiện, bất công, chơi không đẹp, hạ nhục vợ và sẽ có lúc nàng từ chối nhất định không chịu đựng hơn nữa. Trong những hoàn cảnh cực đoan, nàng có thể từ chối không chịu tề gia nội trợ, và yêu cầu chồng làm thế, điều chàng có thể nhận. Có thể vì vậy chồng sẽ thấy ra sự thực và bằng lòng thỏa thuận theo yêu cầu tiền bạc của vợ. Ðôi khi, thực sự người chồng có khả năng hơn và nếu thế đi chăng nữa, chàng cũng nên ân cần cố vấn cho vợ hơn là làm giảm lòng tự tin của nàng.
Như vậy tiền bạc không đơn thuần chỉ là một thực tại kinh tế. Cách thế nó được trao cho người vợ biểu tượng cho tin tưởng, cho ân cần săn sóc và cho tình âu yếm. Tin tưởng có nghĩa là trong hôn nhân đồng hành, không được bí ẩn về các tài nguyên của gia đình, những gì có phải được chia sẻ tuỳ theo nhu cầu. Ân cần săn sóc có nghĩa là trong các vấn đề tài chánh, cần có sự uyển chuyển theo hoàn cảnh cá biệt của mỗi cá nhân, nên, nếu ngân sách thiếu hụt, phải du di để thỏa mãn các nhu cầu cá biệt. Tiền bạc thường được nhìn như là phần sinh tử của bản thân và không phải số lượng nhưng là cách thế trao đổi mới là điều quan trọng. Vợ chồng cảm nhận mình được săn sóc về phương diện tài chánh khi tiền bạc được trao đổi trên căn bản thực tế và rộng rãi. Tình âu yếm được thể hiện qua việc chăm chỉ làm ăn để nâng cao vị thế tài chánh của gia đình, qua việc rộng rãi dành tiền cho việc nội trợ, qua việc dự chi bất thường dưới hình thức quà tặng, không cần nhiều cho bằng để chứng tỏ rằng vợ hoặc chồng mình là người đáng quan tâm chăm sóc. Cho và nhận là những kinh nghiệm sớm nhất về tình yêu giữa mẹ và con, và những kinh nghiệm ấy tiếp diễn suốt cả cuộc đời để diễn đạt sự quan tâm và tình yêu lẫn nhau. Sự quan tâm này rất khác xa với sự mua chuộc, ép uổng hoặc mưu đồ ảnh hưởng trên người khác bằng tiền bạc. Ðúng hơn, nó là một vươn dài tự phát của bản thân ta qua các đồ vật vật chất chuyên chở theo tình âu yếm thân thương.
Ta mới chỉ đề cập đến việc cho. Nghệ thuật nhận cũng quan trọng không kém. Khả năng tiếp nhận và cảm nhận ra ý định yêu đương của người cho là một phần quan yếu trong sự trao tặng. Phần lớn chúng ta tiếp nhận qùa tặng một cách hân hoan và biết ơn, nhưng không phải ai ai cũng làm được như vậy. Có những người tự cảm thấy không xứng hoặc không có công để nhận quà tặng, có những người thấy khó mà nhận lãnh một cách vô điều kiện. Lại có những người cảm thấy không được yêu đủ vì chỉ nhận được quà tặng tương xứng với những trách nhiệm và những thành quả của họ mà thôi, chứ không có mảy may gì hơn. Những người đàn ông và đàn bà này là những người chỉ biết cho chứ không biết nhận hoặc không bao giờ chi tiêu cái gì cho bản thân mình. Nếu họ không nhận được quà tặng, họ sẽ cảm thấy điều ấy một cách thấm thía, nhưng một khi nhận được quà tặng, họ lại thường nói: Ðể làm chi đây? Anh (em) tặng quà chi vậy? Chỉ bày vẽ tốn tiền! Những người này thường thiếu ý thức về giá trị của mình, thiếu cảm quan về chính bản thân mình, thiếu một tình yêu không điều kiện, nên bao giờ cũng thấy khó tiếp nhận tình yêu và chỉ chịu nhận những cái mà họ nghĩ là họ có công hoặc đáng được mà thôi.
Thường những người ấy bị ám ảnh bởi sự bất an. Họ luôn lo tích lũy tiền bạc hoặc tài sản, chứ không chịu tiêu dùng, và làm như thế họ cảm thấy an tâm vững bụng. Họ chi tiêu rất ít cho bản thân, chỉ những ngày đêm nghĩ cách tích lũy như một phương thế đề phòng một tai ương tưởng tượng nào đó sẽ mang lại cho họ đói kém thiếu thốn cùng cực. Sợ đói, sợ thiếu, sợ rách và cứ thế mà tích lũy để tích lũy. Nếu một người phối ngẫu có cái tác phong đó, còn người kia nghĩ ngược lại, thì sẽ không ngừng có những tranh chấp gắt gao về cái thói quen tiêu tiền nhu nước của người phối ngẫu bất cần đời kia.
Từ những khuôn mẫu trên, ta thấy trong phương thức hôn nhân đồng hành hiện nay, càng ngày các cặp vợ chồng càng độc lập với nhau về phương diện tài chánh, nhưng đồng thời thỏa thuận gom chung tài nguyên lại để cùng điều hành cuộc sống hôn nhân chung. Ðây là một nối dài bình đẳng giữa hai vợ chồng. Khi con cái còn nhỏ, người vợ tạm thời lệ thuộc chồng về kinh tế, nhưng nàng có quyền đòi hỏi được đối xử như lúc nàng kiếm ra tiền. Sự nâng đỡ của người chồng không những chỉ là bổn phận mà còn là một phần của sự đồng trách nhiệm giữa những người trưởng thành vẫn giữ được giá trị và phẩm giá mình ngay cả khi không kiếm ra tiền. Nhìn nhận sự bình đẳng trao đổi, một bình đẳng biết tôn trọng sự độc lập về kinh tế đồng thời biết đóng góp vào ngân khỏan chi dùng chung của gia đình, ta thấy trong cái chiều sâu của hiện tượng cho và nhận có những vọng hưởng tình cảm từng làm cho tiền bạc trở thành lãnh vực nhạy cảm nhất trong đời sống lứa đôi.
NÂNG ÐỞ TÌNH CẢM
(i)Thể Lý: Các cuộc hôn nhân hiện đại đặt nặng giá trị của tình cảm trong liên hệ. Nâng đỡ tình cảm là lập lại kinh nghiệm thiếu thời trong việc cảm nhận được an ổn về thể lý, được nhìn nhận, được ước muốn và được qúy trọng.Vợ chồng thỉnh thỏang cảm thấy cần được ôm ấp. Ôm ấp thường là bước đi trước của giao hợp thể xác, nhưng trước khi sự mơn trớn có được sắc thái cuả một ý định giao hợp, thì ôm ấp là một phương thế thông đạt cho nhau cảm quan về an tòan thanh thản, và điều này cần trong suốt cuộc sống trưởng thành. Việc này có thể được diễn đạt bằng cách ôm người phối ngẫu bất cứ cách nào họ cảm thấy thanh thản. Ôm ấp để diễn đạt sự an ổn an toàn có nhau này cần được phân biệt với những mơn trớn gợi tình. Những hoàn cảnh cần đến loại ôm ấp này có nhiều, tỷ dụ giữa đêm thức giấc vì một cơn ác mộng hoặc khi người phối ngẫu đột nhiên cảm thấy một nỗi sợ rờn rợn xâm lấn cuộc sống mình. Ðôi lúc hai vợ chồng ôm nhau để cùng chống lại một nỗi sợ chung.
Có những người đàn ông và đàn bà, nhất là đàn ông, cảm thấy khó khăn trong việc ôm ấp mơn trớn. Sự tiếp xúc thể lý làm họ phát khiếp, đó là những người được xếp là dửng dưng. Ðiều ấy có thể đúng, nhưng thường là do tổng hợp của căng thẳng và sự thiếu được nâng niu lúc thiếu thời, khiến họ thấy khó khăn trong việc diễn đạt âu yếm về phương diện thể lý. Nếu người chồng thuộc loại thiếu diễn đạt này, thì người vợ có thể cảm nhận là chồng mình chỉ đến gần mình để làm tình mà thôi. Và cho dù ông hay làm tình, không bao giờ ông bày tỏ sự âu yếm bên ngòai những cuộc làm tình ấy. Lâu dần, người vợ sẽ có cảm quan là mình được dùng hơn là được yêu, và do đó, có thể thoái lui không sẵn sàng chơi cái trò làm tình ấy nữa. Nếu ta quan sát kỹ một người chồng như thế, ta sẽ thấy tự sâu thẳm, ông ta thiếu khả năng biểu lộ tình âu yếm thể lý, không phải vì dửng dưng, cho bằng vì khó khăn trong các biểu lộ thể lý nói chung. Việc làm tình mà người vợ coi là có tính cách ích kỷ, chỉ biết thỏa mãn lấy một mình ấy, thực tế ra là phương thế duy nhất ông ta có được để diễn đạt sự gần gũi với vợ về thể lý. Việc năng làm tình là cách để tránh cô lập và được thực hiện vừa như phương thế hợp pháp để thể hiện sự gần gũi nhau về phương diện thể xác vừa để có được khóai cảm tính dục. Về phía phụ nữ, ít thấy trường hợp người vợ nào nồng nàn và săn sóc chồng mà lại thiếu khả năng biểu lộ âu yếm thể xác.
Ðôi khi người chồng hoặc người vợ dù không thể biểu lộ âu yếm bằng thân xác hoặc bằng lời nói, nhưng lại biết làm những việc cụ thể cho người bạn đời của mình. Tỷ dụ mua bông, đồ dùng trong nhà, nữ trang và các vật dụng khác, như phương tiện biểu lộ tình cảm của mình. Hoặc lo giúp việc trong nhà, sửa cái này, làm cái kia để chiều ý vợ. Người vợ nào cần các biểu lộ âu yếm thể xác có thể thấy cách biểu lộ gián tiếp đó không đủ hoặc không chấp nhận được, vẫn có thể ta thán: "Nếu anh yêu em, thì phải ôm em đi chứ, nói chuyện với em đi chứ! nói rằng anh yêu em đi!". Tuy nhiên, người vợ càng đòi hỏi sự âu yếm bao nhiêu, người chồng có thể lại càng thu mình lại bấy nhiêu và do đó ta thấy khởi đầu một chu trình tha hóa.
Ðôi khi những khó khăn bắt đầu sớm ở những năm đầu lấy nhau, sau một thời gian làm quen trong đó, đầy dẫy những âu yếm tỏ tình. Nhưng lấy nhau rồi, bỗng dưng người chồng, có khi người vợ nữa nhưng hoạ hiếm hơn, thay đổi đột ngột khiến người phối ngẫu chưng hửng. "Bây giờ mình đã là vợ chồng rồi, đâu cần những trò ấy nữa!" Sự biến đổi này quả là khó hiểu. Có thể trong thời gian quen nhau, người ít biểu lộ đã phải cố gắng ghê gớm lắm mới biểu lộ được tình âu yếm và sự săn đón của mình. Nhưng khi đã lấy được rồi, anh ta lại trở về với con người ít biểu lộ cố hữu của mình.
Ðôi khi người phối ngẫu ít biểu lộ đã được chọn vì người bạn đời của họ thấy chính họ cũng không dễ nhận ra và duy trì được các biểu lộ âu yếm. Họ đi chọn những người e lệ để giảm thiểu hóa các cố gắng trong việc phải đáp lễ các biểu lộ âu yếm. Nhưng nhu cầu muốn được an toàn an ổn thì vẫn có đó, và rồi ra trong cuộc sống hôn nhân, một trong hai người có thể trở nên cần đến cái nhu cầu ấy một cách khẩn thiết, lúc ấy chắc chắn họ sẽ cảm thấy sự im lặng của người kia là điều không chấp nhận được. Ðó là một mẫu mực khác rất thường có trong các tranh chấp hôn nhân.
(ii). Ðược Nhìn Nhận: Ðứa trẻ thơ và các trẻ em còn nhỏ lần đầu tiên cảm thấy được nhìn nhận qua việc chúng thấy nét mặt tươi cười của mẹ; điều ấy xẩy ra trước khả năng ngôn ngữ. Người ta làm việc đó qua cái ta gọi là ngôn ngữ thân xác. Trước sự hiện diện của cha mẹ, đứa trẻ cảm nghiệm nó hiện hữu và có ý nghĩa. Sự nhìn nhận này không hẳn vì đứa nhỏ có công lênh gì; mà chỉ vì sự liên hệ giữa cha mẹ và đứa trẻ và sự nhìn nhận này nội tại ngay trong liên hệ ấy.
Sự nhìn nhận này là một phần quan trọng trong bất cứ liên hệ thân mật nào, đặc biệt trong hôn nhân. Một cái nhìn, một nụ cười, một cái chạm vào nhau đều có thể chuyên chở cả một luồng thừa nhận. Khi sự trao đổi kia không xảy ra, người phối ngẫu sẽ dần dần thấy họ như không còn hiện hữu, không có mặt nữa. Sự cô đơn khốn cùng trước mặt một người vợ hoặc một người chồng không biết biểu lộ nhìn nhận là một lặp lại khôn nguôi những vấn đề lớn trong các cuộc hôn nhân gặp trở ngại.
Sự nhìn nhận không lời sẽ được tiếp nối với việc trao đổi những câu khẳng nhận lúc đứa trẻ lớn hơn chút nữa. Nhưng điều đó không loại trừ những biểu lộ không lời, là những biểu lộ nay được phong phú hóa hơn nữa qua lời nói. Người phối ngẫu im lặng có thể được chấp nhận bởi một người ít đòi hỏi sự an ổn thanh thản, nhưng nếu sự nhìn nhận luôn được đòi hỏi, thì việc thiếu các nhìn nhận có lời hay không lời có thể làm cho người kia cảm thấy họ không hiện hữu. Thiếu nhìn nhận sẽ tiêu diệt con người về mặt hiện sinh. Sự tiêu diệt về mặt hiện sinh có thể chẳng thành vấn đề trong một hôn nhân người ta không chờ mong được nhìn nhận. Tuy thế, trong xã hội ngày nay, không còn một hôn nhân như vậy nữa, và người ta luôn đòi hỏi nhìn nhận như là một phần của bất cứ liên hệ nào, do đó sự thiếu vắng nó là một hiện tượng thiếu thốn hiện đại.
(iii). Ðược Ước Muốn: Chúng ta nhìn nhận đủ mọi hạng người trong các mối liên hệ tạm thời hay vĩnh viễn. Ðó là đòi hỏi có tính xã hội trong cuộc sống hằng ngày, nhưng ta không bắt buộc phải làm cho những người bạn gặp qua đường hoặc cùng làm một sở cảm nhận là họ được ước muốn. Do lòng tốt, ta có thể bảo đảm là không loại trừ họ, vì mỗi người đều có cái phẩm giá Chúa ban như nhau, nhưng ta giới hạn sự chấp nhận đối với những người gần gũi ta. Người phối ngẫu là nhân vật chủ yếu cần nhận được từ ta cảm quan là, trên cả sự chấp nhận, ta thực sự cần đến họ, ước muốn họ. Sự cần này không phải theo nghĩa thực dụng. Ta cần đủ mọi loại người đang phục vụ và đang đáp ứng các nhu cầu thực dụng hằng ngày của ta. Ta cần người phối ngẫu là cần cả con người họ. Sự chấp nhận ấy vượt lên trên cả việc thỏa mãn các nhu cầu, cho dù các nhu cầu ấy rất quan trọng. Ta làm cho người bạn đời của ta cảm nhận họ được ước muốn, được cần đến qua việc đánh giá các tài năng của họ, nhưng còn hơn thế nữa, qua việc chấp nhận vô điều kiện sự hiện diện của họ như là một thực tại yêu đương.
Cũng vậy, một trong các nhu cầu của ta là cảm thấy được cần đến. Nhu cầu này không thể được biện minh bằng những kết quả theo sản lượng. Ta cần được cảm nhận mình được cần đến một cách vô điều kiện như là một nhân vị, một con người, vượt quá và bên trên sự kiện ta thỏa mãn các nhu cầu của người phối ngẫu.
Cảm quan được ước muốn này là sự an ổn về phương diện tình cảm cho thấy ta quan trọng chỉ vì ta hiện hữu, trước khi ta chứng tỏ giá trị của ta. Cuộc sống được chấm phá bằng những thiếu sót, thất bại lầm lỗi. Trong bối cảnh thăng trầm ấy, vợ chồng luôn được nhìn nhận và ước muốn. Rất nhiều khó khăn trong hôn nhân đã phát sinh do cái cảm quan vô tích sự trước mắt người phối ngẫu mình, một cảm quan mà người phối ngẫu kia đã tạo ra khiến người bạn đời của mình cảm thấy họ thừa thãi, vô nghĩa trong cuộc sống của mình.
(iv) Ðược Qúy Trọng: Cảm thấy được nhìn nhận và được ước muốn sẽ được bổ túc bằng việc được qúy trọng, vốn là một biểu tượng khác của an toàn xúc cảm. Trong diễn trình lớn lên, đứa trẻ không ngừng nhận được những dấu chỉ nó được nhìn nhận, ước muốn và qúy trọng. Sự hiện hữu của nó được trân trọng và các thành đạt của nó được khen ngợi. Cũng thế, trong liên hệ thân mật thứ hai, vợ chồng cần cảm nhận là họ được qúy trọng như những chủ thể yêu đương. Một lần nữa, điều đó có thể được biểu lộ qua đụng chạm thân xác, qua cái nhìn, qua lời nói. Ðó không phải là đánh gía những phản chiếu vinh quang. Nhưng là việc thông truyền đích thực sự trân trọng yêu đương.
Trân trọng có nghĩa là khẳng quyết người bạn đời có giá trị, một giá trị vì là một con người. Một khẳng quyết đến trước và sau khi có khẳng định về thành tích. Nó là một quà tặng hỗ tương nhằm công chính hóa vô điều kiện trước mặt nhau. Sự đánh giá này được diễn đạt bằng rất nhiều cách thế khác nhau: biết ơn, cảm ơn, khen ngợi, hoặc mơn trớn âu yếm. Trong mọi hòan cảnh, điều quan trọng là phải hân hoan vì sự hiện diện của nhau.
Cảm quan được nhìn nhận, được ước muốn và được qúy trọng có thể bị cùn nhụt trong diễn trình tiếp xúc bình thường. Ðôi khi nó có thể được tái tạo tự nhiên nhờ những biến cố như một người đi xa, đau bệnh hoặc gặp khủng hoảng. Phần lớn muốn nó bền vững, ta cần phải cố gắng nuôi dưỡng và canh tân nó hàng ngày.
(v) Sửa Trị Nhau: Nhiều cha mẹ quên lãng mất con cái cho đến lúc họ thấy cần phải sửa dạy chúng. Riết rồi đứa trẻ học được là nó chỉ trở nên sống động khi nó làm một điều không hay hoặc bỏ sót không làm điều gì đó. Nó sẽ lớn lên với cảm nhận là nó chỉ hiện hữu thực sự khi nó bị quở mắng hoặc trừng phạt. Cái thế giới bên trong của nó bỗng nhảy vọt ra để được chú ý khi người ta tìm ra lỗi lầm trong cách sống của nó.
Vợ chồng có thể nối tiếp mẫu tác phong này. Họ xưa nay vốn không thông đạt với nhau cho đến lúc họ chú ý đến một lỗi lầm nào đó của người bạn đời. Thế là họ tìm cách sửa chữa lỗi lầm đó, và làm thế để "Anh (em) tốt hơn". Một liên hệ như thế có thể chỉ sống bằng việc thu nhặt xem vợ hoặc chồng mình mắc bao nhiêu lỗi lầm. Việc sửa lỗi và xuống cấp người này có thể trở thành việc tự đánh giá cao cho người kia. Tuy không nói ra, nhưng họ ganh đua nhau để chứng tỏ mình hoàn hảo hơn người kia. Vợ chồng có thể không đến nỗi đi quá xa như vậy, nhưng rõ ràng ta thấy một trong khía cạnh chính của tình thân mật có thể là việc họ cùng thăm dò về những giới hạn của nhau. Một liên hệ như thế quả khác xa với phương thức nhìn nhận, chấp nhận và quý trọng nhau. Họ thay thế nhìn nhận bằng lãng quên, chấp nhận bằng khước từ và quý trọng bằng sửa trị. Nói như thế không có nghĩa là trong hôn nhân không có phê phán, mà chỉ có nghĩa là, ta cần tích cực hơn tiêu cực và đả phá.
Trước đây, có thể phương thức trao đổi tình cảm tiêu cực trên được dung túng không lẩm bẩm phản đối. Ngày nay thì không còn như vậy nữa. Phẩm giá con người đòi hỏi cao hơn và các cặp vợ chồng cảm thấy họ có quyền thóat khỏi cái lối hành tội có tính cách loại trừ ấy. Hàng ngàn và hàng ngàn những cuộc hôn nhân đã sụp đổ hoặc ra què quặt chỉ vì vắng bóng những nâng đỡ nhau về phương diện tình cảm, một nhu cầu nằm rất sâu trong bản ngã ta.
NÂNG ÐỠ NHAU VÀ TÌNH YÊU CỦA CHÚA:
Trong liên hệ giao ước giữa Chúa và con người, ta cảm nhận được sự hiện diện của Chúa qua cảm quan được nhìn nhận, được ước muốn và được quý trọng như là những nhân vị. Tình yêu của Chúa đã được diễn đạt một cách mạnh mẽ qua những mạch kinh nghiệm ấy. Chúng ta đáp trả tình yêu ấy bằng việc nhìn nhận và vươn cao tới Ngài, qúy trọng sự hiện hữu của Ngài, đặc biệt sự hiện hữu nhập thể của Chúa Kitô trong thế giới. Màu nhiệm giao ước của Chúa một phần được điễn đạt qua tình yêu vợ chồng, nơi đó, trong cái chiều sâu của việc hiến thân cho nhau, vợ chồng thoáng nhận ra thế nào là nhìn nhận nhau, là chấp nhận nhau và quý trọng nhau vô điều kiện, nói tóm lại là tình yêu hỗ tương. Cũng thế, cái hoả ngục của cảnh chân không, của trống rỗng, của bất hữu (non-being) sẽ được vợ chồng cảm nhận qua việc bị bỏ rơi, bị khước từ và bị coi như chuyện đương nhiên phải có thế thôi, tóm lại, khi họ cảm thấy họ trở thành bất toại trong tư cách là những con người. Sự nâng đỡ về tình cảm là điểm gặp gỡ chính giữa tình yêu con người và tình yêu của Chúa, và đó là cái máng chuyển qua đó hôn nhân điều hướng hai vợ chồng tới Chúa.
TÓM LƯỢC
Khi lớn lên, ta cảm thấy mình được nhìn nhận, được ước muốn và được qúy trọng, trước nhất vì cái giá trị nội tại trong tư cách con cái đối với cha mẹ, và sau đó vì những thành tích của ta. Trong các cuộc hôn nhân hiện đại, cái tầng tình cảm ẩn sâu này đã trở thành một giá trị mới và hai vợ chồng chờ mong được cảm nhận mình có ý nghĩa đối với nhau trước khi và cùng một lúc với việc tạo được sự nhìn nhận về thành tích. Thiếu sự nhìn nhận này thường được coi là một thiếu sót căn bản trong hôn nhân.
PHẦN II: GẶP GỠ BẢN THÂN
CHƯƠNG BỐN: NÂNG ÐỠ NHAU
Những năm thơ ấu, sự tăng trưởng xúc cảm, vốn đi song hành với sự tăng trưởng thể lý, xã hội và tri thức, cần có được một môi trường nâng đỡ của cha mẹ. Môi trường này bao gồm các nâng đỡ về vật chất, xã hội, tri thức và xúc cảm. Trong liên hệ thân mật thứ hai nơi hôn nhân, hai vợ chồng cũng chờ mong ở nhau không những nâng đỡ vật chất, mà cả nâng đỡ về xúc cảm nữa.
NÂNG ÐỠ VẬT CHẤT
Sự nâng đỡ kinh tế của chồng đối với vợ con là một phần trong kiểu mẫu cổ truyền của hôn nhân. Ðây là một trong những trách nhiệm mà xã hội từng phân bố cho người chồng. Ngày nay, khi các cuộc hôn nhân dần dần biến thể từ các vai tuồng cố định có tính cổ truyền thành các thực tại có tính đồng chí đồng hành, thì sự nâng đỡ vật chất là trách nhiệm chia sẻ chung. Các bà vợ làm việc cho đến lúc các con chào đời và thường trở lại làm việc sau khi chúng đã lớn đủ để không còn cần đến sự chăm sóc tức thời và liên tục nữa. Sự độc lập kinh tế ngày càng gia tăng của người vợ đã thay đổi bầu khí tài chánh của gia đình. Người vợ ngày nay đã quen với ý niệm độc lập về kinh tế, nên không còn coi mình là người tiếp nhận một cách lệ thuộc sự ban bố của chồng nữa. Việc chu cấp cho nàng và cho con cái được nhìn như một quyền lợi và nghĩa vụ, qua đó, nàng có thể tiếp nhận được trợ giúp về tài chánh một cách đều đặn và không có điều kiện ràng buộc đính kèm.
Ðiều này càng ngày càng có nghĩa là đang có sự thay đổi về giá trị. Ngày nay, người vợ cảm thấy nàng có quyền được biết chồng kiếm được bao nhiêu và có quyền đòi chồng phải sử lý lợi tức một cách hữu hiệu, trả các khoản chi, và hành động cách có trách nhiệm trong việc quản lý tiền bạc của gia đình, còn trách nhiệm của vợ là lo việc tề gia. Trên thực tế, có thể có khó khăn khi người chồng không có công ăn việc làm thường xuyên, hoặc có việc làm nhưng không đối phó được với các giấy đòi trả tiền gửi đến cho gia đình, hoặc tệ hơn, tỏ ra vô trách nhiệm trong việc tiêu tiền bừa bãi vào những việc không cần thiết. Tệ hơn hết, khi tiền bạc bị phung phí vào rượu chè bài bạc. Người vợ cũng có thể tỏ ra bất lực trong việc quản lý tiền bạc và do đó càng nhân bội những căng thẳng của gia đình.
Cũng có khi, các khó khăn xảy đến từ khía cạnh khác, như người chồng quá bủn xỉn về tiền bạc. Từ đó, có thể xẩy ra việc cung ứng tiền bạc không đáp ứng đủ các yêu cầu của gia đình. Người chồng có thể gây ấn tượng là người vợ không biết quán xuyến, lúc nào cũng đòi hỏi thêm, và lần nào lời đòi hỏi ấy cũng bị cật vấn đại loại như: Gì nữa đây? Em làm chi mà cần nhiều tiền dữ vậy? Nếu người vợ bước vào hôn nhân vốn có cái hoài nghi bẩm sinh về khả năng tề gia nội trợ của mình, thì cái phong thái trên đây của chồng chắc chắn sẽ dần dần tận diệt luôn lòng tự tin của nàng. Nó cũng có thể gợi lên một phản ứng nghịch nơi nàng. Nàng sẽ cảm thấy mình bị đối sử bất công và sẽ nổi loạn chống lại. Tiền bạc lúc đó sẽ trở thành đầu đề không ngừng cho những cuộc đấu võ miệng. Ðiều trầm trọng là phía sau những tranh luận về các khoản tiền ít tiền nhiều ấy là những trao đổi nặng nề liên quan đến cảm quan của người vợ. Một cách tiệm tiến, nàng có thể kết luận rằng chồng độc đoán, bần tiện, bất công, chơi không đẹp, hạ nhục vợ và sẽ có lúc nàng từ chối nhất định không chịu đựng hơn nữa. Trong những hoàn cảnh cực đoan, nàng có thể từ chối không chịu tề gia nội trợ, và yêu cầu chồng làm thế, điều chàng có thể nhận. Có thể vì vậy chồng sẽ thấy ra sự thực và bằng lòng thỏa thuận theo yêu cầu tiền bạc của vợ. Ðôi khi, thực sự người chồng có khả năng hơn và nếu thế đi chăng nữa, chàng cũng nên ân cần cố vấn cho vợ hơn là làm giảm lòng tự tin của nàng.
Như vậy tiền bạc không đơn thuần chỉ là một thực tại kinh tế. Cách thế nó được trao cho người vợ biểu tượng cho tin tưởng, cho ân cần săn sóc và cho tình âu yếm. Tin tưởng có nghĩa là trong hôn nhân đồng hành, không được bí ẩn về các tài nguyên của gia đình, những gì có phải được chia sẻ tuỳ theo nhu cầu. Ân cần săn sóc có nghĩa là trong các vấn đề tài chánh, cần có sự uyển chuyển theo hoàn cảnh cá biệt của mỗi cá nhân, nên, nếu ngân sách thiếu hụt, phải du di để thỏa mãn các nhu cầu cá biệt. Tiền bạc thường được nhìn như là phần sinh tử của bản thân và không phải số lượng nhưng là cách thế trao đổi mới là điều quan trọng. Vợ chồng cảm nhận mình được săn sóc về phương diện tài chánh khi tiền bạc được trao đổi trên căn bản thực tế và rộng rãi. Tình âu yếm được thể hiện qua việc chăm chỉ làm ăn để nâng cao vị thế tài chánh của gia đình, qua việc rộng rãi dành tiền cho việc nội trợ, qua việc dự chi bất thường dưới hình thức quà tặng, không cần nhiều cho bằng để chứng tỏ rằng vợ hoặc chồng mình là người đáng quan tâm chăm sóc. Cho và nhận là những kinh nghiệm sớm nhất về tình yêu giữa mẹ và con, và những kinh nghiệm ấy tiếp diễn suốt cả cuộc đời để diễn đạt sự quan tâm và tình yêu lẫn nhau. Sự quan tâm này rất khác xa với sự mua chuộc, ép uổng hoặc mưu đồ ảnh hưởng trên người khác bằng tiền bạc. Ðúng hơn, nó là một vươn dài tự phát của bản thân ta qua các đồ vật vật chất chuyên chở theo tình âu yếm thân thương.
Ta mới chỉ đề cập đến việc cho. Nghệ thuật nhận cũng quan trọng không kém. Khả năng tiếp nhận và cảm nhận ra ý định yêu đương của người cho là một phần quan yếu trong sự trao tặng. Phần lớn chúng ta tiếp nhận qùa tặng một cách hân hoan và biết ơn, nhưng không phải ai ai cũng làm được như vậy. Có những người tự cảm thấy không xứng hoặc không có công để nhận quà tặng, có những người thấy khó mà nhận lãnh một cách vô điều kiện. Lại có những người cảm thấy không được yêu đủ vì chỉ nhận được quà tặng tương xứng với những trách nhiệm và những thành quả của họ mà thôi, chứ không có mảy may gì hơn. Những người đàn ông và đàn bà này là những người chỉ biết cho chứ không biết nhận hoặc không bao giờ chi tiêu cái gì cho bản thân mình. Nếu họ không nhận được quà tặng, họ sẽ cảm thấy điều ấy một cách thấm thía, nhưng một khi nhận được quà tặng, họ lại thường nói: Ðể làm chi đây? Anh (em) tặng quà chi vậy? Chỉ bày vẽ tốn tiền! Những người này thường thiếu ý thức về giá trị của mình, thiếu cảm quan về chính bản thân mình, thiếu một tình yêu không điều kiện, nên bao giờ cũng thấy khó tiếp nhận tình yêu và chỉ chịu nhận những cái mà họ nghĩ là họ có công hoặc đáng được mà thôi.
Thường những người ấy bị ám ảnh bởi sự bất an. Họ luôn lo tích lũy tiền bạc hoặc tài sản, chứ không chịu tiêu dùng, và làm như thế họ cảm thấy an tâm vững bụng. Họ chi tiêu rất ít cho bản thân, chỉ những ngày đêm nghĩ cách tích lũy như một phương thế đề phòng một tai ương tưởng tượng nào đó sẽ mang lại cho họ đói kém thiếu thốn cùng cực. Sợ đói, sợ thiếu, sợ rách và cứ thế mà tích lũy để tích lũy. Nếu một người phối ngẫu có cái tác phong đó, còn người kia nghĩ ngược lại, thì sẽ không ngừng có những tranh chấp gắt gao về cái thói quen tiêu tiền nhu nước của người phối ngẫu bất cần đời kia.
Từ những khuôn mẫu trên, ta thấy trong phương thức hôn nhân đồng hành hiện nay, càng ngày các cặp vợ chồng càng độc lập với nhau về phương diện tài chánh, nhưng đồng thời thỏa thuận gom chung tài nguyên lại để cùng điều hành cuộc sống hôn nhân chung. Ðây là một nối dài bình đẳng giữa hai vợ chồng. Khi con cái còn nhỏ, người vợ tạm thời lệ thuộc chồng về kinh tế, nhưng nàng có quyền đòi hỏi được đối xử như lúc nàng kiếm ra tiền. Sự nâng đỡ của người chồng không những chỉ là bổn phận mà còn là một phần của sự đồng trách nhiệm giữa những người trưởng thành vẫn giữ được giá trị và phẩm giá mình ngay cả khi không kiếm ra tiền. Nhìn nhận sự bình đẳng trao đổi, một bình đẳng biết tôn trọng sự độc lập về kinh tế đồng thời biết đóng góp vào ngân khỏan chi dùng chung của gia đình, ta thấy trong cái chiều sâu của hiện tượng cho và nhận có những vọng hưởng tình cảm từng làm cho tiền bạc trở thành lãnh vực nhạy cảm nhất trong đời sống lứa đôi.
NÂNG ÐỞ TÌNH CẢM
(i)Thể Lý: Các cuộc hôn nhân hiện đại đặt nặng giá trị của tình cảm trong liên hệ. Nâng đỡ tình cảm là lập lại kinh nghiệm thiếu thời trong việc cảm nhận được an ổn về thể lý, được nhìn nhận, được ước muốn và được qúy trọng.Vợ chồng thỉnh thỏang cảm thấy cần được ôm ấp. Ôm ấp thường là bước đi trước của giao hợp thể xác, nhưng trước khi sự mơn trớn có được sắc thái cuả một ý định giao hợp, thì ôm ấp là một phương thế thông đạt cho nhau cảm quan về an tòan thanh thản, và điều này cần trong suốt cuộc sống trưởng thành. Việc này có thể được diễn đạt bằng cách ôm người phối ngẫu bất cứ cách nào họ cảm thấy thanh thản. Ôm ấp để diễn đạt sự an ổn an toàn có nhau này cần được phân biệt với những mơn trớn gợi tình. Những hoàn cảnh cần đến loại ôm ấp này có nhiều, tỷ dụ giữa đêm thức giấc vì một cơn ác mộng hoặc khi người phối ngẫu đột nhiên cảm thấy một nỗi sợ rờn rợn xâm lấn cuộc sống mình. Ðôi lúc hai vợ chồng ôm nhau để cùng chống lại một nỗi sợ chung.
Có những người đàn ông và đàn bà, nhất là đàn ông, cảm thấy khó khăn trong việc ôm ấp mơn trớn. Sự tiếp xúc thể lý làm họ phát khiếp, đó là những người được xếp là dửng dưng. Ðiều ấy có thể đúng, nhưng thường là do tổng hợp của căng thẳng và sự thiếu được nâng niu lúc thiếu thời, khiến họ thấy khó khăn trong việc diễn đạt âu yếm về phương diện thể lý. Nếu người chồng thuộc loại thiếu diễn đạt này, thì người vợ có thể cảm nhận là chồng mình chỉ đến gần mình để làm tình mà thôi. Và cho dù ông hay làm tình, không bao giờ ông bày tỏ sự âu yếm bên ngòai những cuộc làm tình ấy. Lâu dần, người vợ sẽ có cảm quan là mình được dùng hơn là được yêu, và do đó, có thể thoái lui không sẵn sàng chơi cái trò làm tình ấy nữa. Nếu ta quan sát kỹ một người chồng như thế, ta sẽ thấy tự sâu thẳm, ông ta thiếu khả năng biểu lộ tình âu yếm thể lý, không phải vì dửng dưng, cho bằng vì khó khăn trong các biểu lộ thể lý nói chung. Việc làm tình mà người vợ coi là có tính cách ích kỷ, chỉ biết thỏa mãn lấy một mình ấy, thực tế ra là phương thế duy nhất ông ta có được để diễn đạt sự gần gũi với vợ về thể lý. Việc năng làm tình là cách để tránh cô lập và được thực hiện vừa như phương thế hợp pháp để thể hiện sự gần gũi nhau về phương diện thể xác vừa để có được khóai cảm tính dục. Về phía phụ nữ, ít thấy trường hợp người vợ nào nồng nàn và săn sóc chồng mà lại thiếu khả năng biểu lộ âu yếm thể xác.
Ðôi khi người chồng hoặc người vợ dù không thể biểu lộ âu yếm bằng thân xác hoặc bằng lời nói, nhưng lại biết làm những việc cụ thể cho người bạn đời của mình. Tỷ dụ mua bông, đồ dùng trong nhà, nữ trang và các vật dụng khác, như phương tiện biểu lộ tình cảm của mình. Hoặc lo giúp việc trong nhà, sửa cái này, làm cái kia để chiều ý vợ. Người vợ nào cần các biểu lộ âu yếm thể xác có thể thấy cách biểu lộ gián tiếp đó không đủ hoặc không chấp nhận được, vẫn có thể ta thán: "Nếu anh yêu em, thì phải ôm em đi chứ, nói chuyện với em đi chứ! nói rằng anh yêu em đi!". Tuy nhiên, người vợ càng đòi hỏi sự âu yếm bao nhiêu, người chồng có thể lại càng thu mình lại bấy nhiêu và do đó ta thấy khởi đầu một chu trình tha hóa.
Ðôi khi những khó khăn bắt đầu sớm ở những năm đầu lấy nhau, sau một thời gian làm quen trong đó, đầy dẫy những âu yếm tỏ tình. Nhưng lấy nhau rồi, bỗng dưng người chồng, có khi người vợ nữa nhưng hoạ hiếm hơn, thay đổi đột ngột khiến người phối ngẫu chưng hửng. "Bây giờ mình đã là vợ chồng rồi, đâu cần những trò ấy nữa!" Sự biến đổi này quả là khó hiểu. Có thể trong thời gian quen nhau, người ít biểu lộ đã phải cố gắng ghê gớm lắm mới biểu lộ được tình âu yếm và sự săn đón của mình. Nhưng khi đã lấy được rồi, anh ta lại trở về với con người ít biểu lộ cố hữu của mình.
Ðôi khi người phối ngẫu ít biểu lộ đã được chọn vì người bạn đời của họ thấy chính họ cũng không dễ nhận ra và duy trì được các biểu lộ âu yếm. Họ đi chọn những người e lệ để giảm thiểu hóa các cố gắng trong việc phải đáp lễ các biểu lộ âu yếm. Nhưng nhu cầu muốn được an toàn an ổn thì vẫn có đó, và rồi ra trong cuộc sống hôn nhân, một trong hai người có thể trở nên cần đến cái nhu cầu ấy một cách khẩn thiết, lúc ấy chắc chắn họ sẽ cảm thấy sự im lặng của người kia là điều không chấp nhận được. Ðó là một mẫu mực khác rất thường có trong các tranh chấp hôn nhân.
(ii). Ðược Nhìn Nhận: Ðứa trẻ thơ và các trẻ em còn nhỏ lần đầu tiên cảm thấy được nhìn nhận qua việc chúng thấy nét mặt tươi cười của mẹ; điều ấy xẩy ra trước khả năng ngôn ngữ. Người ta làm việc đó qua cái ta gọi là ngôn ngữ thân xác. Trước sự hiện diện của cha mẹ, đứa trẻ cảm nghiệm nó hiện hữu và có ý nghĩa. Sự nhìn nhận này không hẳn vì đứa nhỏ có công lênh gì; mà chỉ vì sự liên hệ giữa cha mẹ và đứa trẻ và sự nhìn nhận này nội tại ngay trong liên hệ ấy.
Sự nhìn nhận này là một phần quan trọng trong bất cứ liên hệ thân mật nào, đặc biệt trong hôn nhân. Một cái nhìn, một nụ cười, một cái chạm vào nhau đều có thể chuyên chở cả một luồng thừa nhận. Khi sự trao đổi kia không xảy ra, người phối ngẫu sẽ dần dần thấy họ như không còn hiện hữu, không có mặt nữa. Sự cô đơn khốn cùng trước mặt một người vợ hoặc một người chồng không biết biểu lộ nhìn nhận là một lặp lại khôn nguôi những vấn đề lớn trong các cuộc hôn nhân gặp trở ngại.
Sự nhìn nhận không lời sẽ được tiếp nối với việc trao đổi những câu khẳng nhận lúc đứa trẻ lớn hơn chút nữa. Nhưng điều đó không loại trừ những biểu lộ không lời, là những biểu lộ nay được phong phú hóa hơn nữa qua lời nói. Người phối ngẫu im lặng có thể được chấp nhận bởi một người ít đòi hỏi sự an ổn thanh thản, nhưng nếu sự nhìn nhận luôn được đòi hỏi, thì việc thiếu các nhìn nhận có lời hay không lời có thể làm cho người kia cảm thấy họ không hiện hữu. Thiếu nhìn nhận sẽ tiêu diệt con người về mặt hiện sinh. Sự tiêu diệt về mặt hiện sinh có thể chẳng thành vấn đề trong một hôn nhân người ta không chờ mong được nhìn nhận. Tuy thế, trong xã hội ngày nay, không còn một hôn nhân như vậy nữa, và người ta luôn đòi hỏi nhìn nhận như là một phần của bất cứ liên hệ nào, do đó sự thiếu vắng nó là một hiện tượng thiếu thốn hiện đại.
(iii). Ðược Ước Muốn: Chúng ta nhìn nhận đủ mọi hạng người trong các mối liên hệ tạm thời hay vĩnh viễn. Ðó là đòi hỏi có tính xã hội trong cuộc sống hằng ngày, nhưng ta không bắt buộc phải làm cho những người bạn gặp qua đường hoặc cùng làm một sở cảm nhận là họ được ước muốn. Do lòng tốt, ta có thể bảo đảm là không loại trừ họ, vì mỗi người đều có cái phẩm giá Chúa ban như nhau, nhưng ta giới hạn sự chấp nhận đối với những người gần gũi ta. Người phối ngẫu là nhân vật chủ yếu cần nhận được từ ta cảm quan là, trên cả sự chấp nhận, ta thực sự cần đến họ, ước muốn họ. Sự cần này không phải theo nghĩa thực dụng. Ta cần đủ mọi loại người đang phục vụ và đang đáp ứng các nhu cầu thực dụng hằng ngày của ta. Ta cần người phối ngẫu là cần cả con người họ. Sự chấp nhận ấy vượt lên trên cả việc thỏa mãn các nhu cầu, cho dù các nhu cầu ấy rất quan trọng. Ta làm cho người bạn đời của ta cảm nhận họ được ước muốn, được cần đến qua việc đánh giá các tài năng của họ, nhưng còn hơn thế nữa, qua việc chấp nhận vô điều kiện sự hiện diện của họ như là một thực tại yêu đương.
Cũng vậy, một trong các nhu cầu của ta là cảm thấy được cần đến. Nhu cầu này không thể được biện minh bằng những kết quả theo sản lượng. Ta cần được cảm nhận mình được cần đến một cách vô điều kiện như là một nhân vị, một con người, vượt quá và bên trên sự kiện ta thỏa mãn các nhu cầu của người phối ngẫu.
Cảm quan được ước muốn này là sự an ổn về phương diện tình cảm cho thấy ta quan trọng chỉ vì ta hiện hữu, trước khi ta chứng tỏ giá trị của ta. Cuộc sống được chấm phá bằng những thiếu sót, thất bại lầm lỗi. Trong bối cảnh thăng trầm ấy, vợ chồng luôn được nhìn nhận và ước muốn. Rất nhiều khó khăn trong hôn nhân đã phát sinh do cái cảm quan vô tích sự trước mắt người phối ngẫu mình, một cảm quan mà người phối ngẫu kia đã tạo ra khiến người bạn đời của mình cảm thấy họ thừa thãi, vô nghĩa trong cuộc sống của mình.
(iv) Ðược Qúy Trọng: Cảm thấy được nhìn nhận và được ước muốn sẽ được bổ túc bằng việc được qúy trọng, vốn là một biểu tượng khác của an toàn xúc cảm. Trong diễn trình lớn lên, đứa trẻ không ngừng nhận được những dấu chỉ nó được nhìn nhận, ước muốn và qúy trọng. Sự hiện hữu của nó được trân trọng và các thành đạt của nó được khen ngợi. Cũng thế, trong liên hệ thân mật thứ hai, vợ chồng cần cảm nhận là họ được qúy trọng như những chủ thể yêu đương. Một lần nữa, điều đó có thể được biểu lộ qua đụng chạm thân xác, qua cái nhìn, qua lời nói. Ðó không phải là đánh gía những phản chiếu vinh quang. Nhưng là việc thông truyền đích thực sự trân trọng yêu đương.
Trân trọng có nghĩa là khẳng quyết người bạn đời có giá trị, một giá trị vì là một con người. Một khẳng quyết đến trước và sau khi có khẳng định về thành tích. Nó là một quà tặng hỗ tương nhằm công chính hóa vô điều kiện trước mặt nhau. Sự đánh giá này được diễn đạt bằng rất nhiều cách thế khác nhau: biết ơn, cảm ơn, khen ngợi, hoặc mơn trớn âu yếm. Trong mọi hòan cảnh, điều quan trọng là phải hân hoan vì sự hiện diện của nhau.
Cảm quan được nhìn nhận, được ước muốn và được qúy trọng có thể bị cùn nhụt trong diễn trình tiếp xúc bình thường. Ðôi khi nó có thể được tái tạo tự nhiên nhờ những biến cố như một người đi xa, đau bệnh hoặc gặp khủng hoảng. Phần lớn muốn nó bền vững, ta cần phải cố gắng nuôi dưỡng và canh tân nó hàng ngày.
(v) Sửa Trị Nhau: Nhiều cha mẹ quên lãng mất con cái cho đến lúc họ thấy cần phải sửa dạy chúng. Riết rồi đứa trẻ học được là nó chỉ trở nên sống động khi nó làm một điều không hay hoặc bỏ sót không làm điều gì đó. Nó sẽ lớn lên với cảm nhận là nó chỉ hiện hữu thực sự khi nó bị quở mắng hoặc trừng phạt. Cái thế giới bên trong của nó bỗng nhảy vọt ra để được chú ý khi người ta tìm ra lỗi lầm trong cách sống của nó.
Vợ chồng có thể nối tiếp mẫu tác phong này. Họ xưa nay vốn không thông đạt với nhau cho đến lúc họ chú ý đến một lỗi lầm nào đó của người bạn đời. Thế là họ tìm cách sửa chữa lỗi lầm đó, và làm thế để "Anh (em) tốt hơn". Một liên hệ như thế có thể chỉ sống bằng việc thu nhặt xem vợ hoặc chồng mình mắc bao nhiêu lỗi lầm. Việc sửa lỗi và xuống cấp người này có thể trở thành việc tự đánh giá cao cho người kia. Tuy không nói ra, nhưng họ ganh đua nhau để chứng tỏ mình hoàn hảo hơn người kia. Vợ chồng có thể không đến nỗi đi quá xa như vậy, nhưng rõ ràng ta thấy một trong khía cạnh chính của tình thân mật có thể là việc họ cùng thăm dò về những giới hạn của nhau. Một liên hệ như thế quả khác xa với phương thức nhìn nhận, chấp nhận và quý trọng nhau. Họ thay thế nhìn nhận bằng lãng quên, chấp nhận bằng khước từ và quý trọng bằng sửa trị. Nói như thế không có nghĩa là trong hôn nhân không có phê phán, mà chỉ có nghĩa là, ta cần tích cực hơn tiêu cực và đả phá.
Trước đây, có thể phương thức trao đổi tình cảm tiêu cực trên được dung túng không lẩm bẩm phản đối. Ngày nay thì không còn như vậy nữa. Phẩm giá con người đòi hỏi cao hơn và các cặp vợ chồng cảm thấy họ có quyền thóat khỏi cái lối hành tội có tính cách loại trừ ấy. Hàng ngàn và hàng ngàn những cuộc hôn nhân đã sụp đổ hoặc ra què quặt chỉ vì vắng bóng những nâng đỡ nhau về phương diện tình cảm, một nhu cầu nằm rất sâu trong bản ngã ta.
NÂNG ÐỠ NHAU VÀ TÌNH YÊU CỦA CHÚA:
Trong liên hệ giao ước giữa Chúa và con người, ta cảm nhận được sự hiện diện của Chúa qua cảm quan được nhìn nhận, được ước muốn và được quý trọng như là những nhân vị. Tình yêu của Chúa đã được diễn đạt một cách mạnh mẽ qua những mạch kinh nghiệm ấy. Chúng ta đáp trả tình yêu ấy bằng việc nhìn nhận và vươn cao tới Ngài, qúy trọng sự hiện hữu của Ngài, đặc biệt sự hiện hữu nhập thể của Chúa Kitô trong thế giới. Màu nhiệm giao ước của Chúa một phần được điễn đạt qua tình yêu vợ chồng, nơi đó, trong cái chiều sâu của việc hiến thân cho nhau, vợ chồng thoáng nhận ra thế nào là nhìn nhận nhau, là chấp nhận nhau và quý trọng nhau vô điều kiện, nói tóm lại là tình yêu hỗ tương. Cũng thế, cái hoả ngục của cảnh chân không, của trống rỗng, của bất hữu (non-being) sẽ được vợ chồng cảm nhận qua việc bị bỏ rơi, bị khước từ và bị coi như chuyện đương nhiên phải có thế thôi, tóm lại, khi họ cảm thấy họ trở thành bất toại trong tư cách là những con người. Sự nâng đỡ về tình cảm là điểm gặp gỡ chính giữa tình yêu con người và tình yêu của Chúa, và đó là cái máng chuyển qua đó hôn nhân điều hướng hai vợ chồng tới Chúa.
TÓM LƯỢC
Khi lớn lên, ta cảm thấy mình được nhìn nhận, được ước muốn và được qúy trọng, trước nhất vì cái giá trị nội tại trong tư cách con cái đối với cha mẹ, và sau đó vì những thành tích của ta. Trong các cuộc hôn nhân hiện đại, cái tầng tình cảm ẩn sâu này đã trở thành một giá trị mới và hai vợ chồng chờ mong được cảm nhận mình có ý nghĩa đối với nhau trước khi và cùng một lúc với việc tạo được sự nhìn nhận về thành tích. Thiếu sự nhìn nhận này thường được coi là một thiếu sót căn bản trong hôn nhân.
Chia sẻ kinh nghiêm Liên Đới Nghề Nghiệp tại giáo xứ Việt Nam Paris
Trần Văn Cảnh
20:53 24/05/2008
LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP
(Đại hội lần thứ 9, Lễ Lao Động 01.05.2008, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris)
1). GẶP GỠ HUYNH ĐỆ
Mồng 01 tháng 05, ngày lễ Lao Động, là ngày đại hội thường niên của Phong trào Liên đới Nghề Nghiệp. Năm 2008 này, lễ Lao Động trùng vào ngày lễ Lên Trời. Đức Ông Giám Đốc và toàn thể các cha và các thầy sáu của Giáo Xứ đã cùng đồng tế. Tất cả các thành viên của các ngành Liên Đới Nghề Nghiệp đã cùng với toàn thể cộng đoàn tham dự thánh lễ Chúa Lên Trời chung. Tình huynh đệ, đức bác ái, sự chia sẻ được rõ rệt và cụ thể biểu lộ.
Chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay, Đức Ông Mai Đức Vinh đặc biệt nhấn mạnh đến “phương thức liên đới để trong hiệp nhất rao giảng tin mừng”. Nhắc lại nguyên nhân thành lập Liên Đới Nghề Nghiệp của Giáo Xứ là đáp lại lời mời của Đức Hồng Y LUSTIGER, Tổng Giám Mục Paris về chương trình Bác Ái để chuẩn bị năm thánh 2000, để nâng mức sống đạo của các giáo xứ trong Tổng Ðịa Phận và mở ra một đường lối mục vụ mới đi vào thế kỳ XXI, Đức Ông bầy tỏ nỗi vui mừng, vì đây là lần thứ 9 phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp của giáo xứ cử hành đại hội và cùng nhau bầy tỏ ý chí muốn thực hiện Phúc Âm trong tinh thần bác ái và cụ thể bằng liên đới nghề nghiệp. Theo ngài, sự trùng hợp của Đại Hội LĐNN và lễ Thăng Thiên thật là tuyệt đẹp. Ngày Chúa Lên Trời, mọi kytô hữu cùng ôn lại mầu nhiệm Phục Sinh sâu thẳm và cùng nhau nhận lệnh đi rao giảng Tin Mừng. Một trong những địa bàn rao giảng Tin Mừng quan trọng là nghề sống của mỗi người chúng ta. Trong các văn kiện mà Hội Thánh nói về sứ mệnh tông đồ, phương thức liên đới, hiệp nhất và tập thể luôn được đề cao. Cử hành lễ Chúa Lên Trời, chúng ta hãy lắng nghe sứ điệp Chúa Về Trời. Sứ điệp này trùng hợp với liên đới nghề nghiệp. Mời những người chưa tham gia, hãy tham gia! Mời những người đã tham gia, hãy tham gia tích cực hơn vào Liên Đới Nghề Nghiệp!
Chia sẻ bữa ăn, Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp mời tất cả mọi tín hữu đã đền tham dự thánh lễ ở lại cùng dùng « bữa trưa bánh mì tay cầm ». Từ sáng sớm, Liên Đới Taxi đã chuẩn bị sẵn các phần bánh. Lễ xong, tụm bảy, tụm ba, trên sân, dưới hầm, đứng có, ngồi có, các giáo dân, già trẻ gặp nhau, tay cầm bánh mì, tay cầm chai nước, trao đổi câu truyện. Một cảnh gặp gỡ và chia sẻ huynh đệ thật đẹp.
2). LIÊN ĐƠ1 TRONG CẦU NGUYỆN VÀ BẰNG LÀM CHỨNG
Thấm thoát giờ đại hội đã đến, khoảng 90, 100 người đã ở lại tham dự đại hội. Sau phần chia sẻ lời Chúa của ông Nguyễn Văn Thơm, Đại Diện Liên Đới Xây Dựng, Đức ông đã khai mạc đại hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ 9. Đức Ông nói:
« Quý ông bà và anh chị thân mến,
Ngày Đại Hội IX này có duyên trùng vào ngày lễ Chúa Giêsu Lên Trời. Như chúng ta đã nghe trong Thánh Lễ, bài sách Tông đồ Công Vụ (1,1-11) kể lại cuộc đàm đạo cuối cùng giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Và lời sau cùng Chúa dạy các ông, là «Các con hãy làm chứng về Thầy ở khắp nơi, cho đến tận cùng trái đất». Và kể từ lúc đó, các tông đồ hiệp nhất với nhau, liên đới với nhau trong lời cầu nguyện, trong sự nghiệp rao giảng Tin Mừng, và làm chúng về Chúa Kitô Phục Sinh.
«Liên đới với nhau trong trong lời cầu nguyện và trong sứ mệnh làm chứng về Chúa Giêsu’, chính là ý nghĩa sâu xa của Ngày Đại Hội, của tổ chức Liên Đới Nghề Nghiệp. Bởi vì nhân danh Tin Mừng, mà chúng ta họp mặt nơi đây, mà chúng ta chen vai sát cánh xây dựng tình liên đới huynh đệ của những người cùng tin vào Đức Kitô, cùng tiếp nhận một sứ mệnh Chúa Giêsu đã truyền lại cho các môn đệ trước khi về Trời.
Vâng, nếu chúng ta có nhiều nghề sống khác nhau, nhiều việc làm khác nhau, nhiều tài năng khác nhau, và nhiều môi trường hoạt động khác nhau… thì chúng ta lại có chung một niềm tin phải sống, một sứ mệnh chung phải thực hiện.
Như quý ông bà và các anh chị biết, có nhiều yếu tố liên kết chúng ta lại với nhau: yếu tô nghề nghiệp, yếu tố dân tộc, yếu tố văn hóa, yếu tố mầu da v.v… Giữa những yếu tố chúng ta có thể nêu lên, thì yếu tố tôn giáo, yếu tố niềm tin và bác ái Phúc Aâm là mạnh thế và căn bản nhất.
Xây trên nền tảng đức tin và đức ái, Liên Đới Nghề Nghiệp khác hẳn với các nghiệp đoàn ngoài xã hội hiện nay. Tuy cũng là một hoạt động tập thể giữa người với người, tràn đầy tính chất nhân bản, và đi sâu vào đời sống cụ thể hằng ngày, Liên Đới Nghề Nghiệp là một đoàn thể Công Giáo tiến hành, là một thể hiện Tông Đồ Giáo Dân độc đáo, đa diện và hợp thời đại.
Do đó, tổ chức Liên Đới Nghề Nghiệp không thể tồn tại và phát triển được nếu nó không giữ được thế quân bình giữa đời sống đức tin và đời sống hoạt động. Chung cho tập thể và riêng nơi mỗi người, đức tin và bác ái phải hoà nhập vào mọi hoạt động, mọi việc làm đa diện của mỗi ngành nghề.
Thưa quý ông bà và anh chị em, tôi nghĩ rằng: những điều tôi chia sẻ trên đây nghe ra khô khan, nhưng thật căn bản. Từø những chia sẻ này, tôi muốn kết luận:
• Nền tảng của Liên Đới Nghề Nghiêp là Đức Tin và Đức Aùi Phúc Âm.
• Nhựa sống của Liên Đới Nghề Nghiệp là nghề sống thật đa rạng mà từng người theo tinh thần Phúc Âm.
• Mục tiêu của Liên Đới Nghề Nghiệp là tuyên chứng Tin Mừng bằng nghề sống của mỗi người và sinh hoạt tập thể của từng ngành nghề hay chung cả tổ chức Liên Đớùi.
• Phương thế làm sống Lên Đới Nghề Nghiệp là chúng ta đến với nhau, ngồi lại với nhau, chia sẻ với nhau, học hỏi với nhau, cầu nguyện với nhau… như chúng ta đang làm trong buổi Đại Hội này.
Tóm lại, thưa quý ông bà và anh chị em, chúng ta liên đới với nhau để thục thi lời Chúa dạy «Các con hãy làm chứnh về Thầy ở mọi nơi». Xin kính cháo Đại hội».
3). ĐƯỜNG ĐI ĐÃ QUA, HƯỚNG TIẾN SẼ ĐẾN
Tiếp theo, Ông Trần Văn Cảnh, trách nhiệm liên ngành, đã làm phúc trình sinh hoạt năm qua và gợi ý sinh hoạt năm tới. Ông nói:
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kinh thưa Ban thường vụ của Hội Đồng Mục Vụ
Kinh thưa các Ban Đại diện các nghành Liên đới
• Doanh thương
• Dịch vụ
• Thân hữu Taxi
• Xây dựng
• Chuyên gia: Nha Y Dược, Kỹ Sư Kỹ Nghệ, Luật Quản Trị Xã Hội
Kính thưa toàn thể quí vị hội thảo viên,
a. Ðường đi đã qua
Năm 2000, với cao trào của thiên niên ký mới, chúng ta đã cùng nhau, trong Đại Hội 01.05.2000 quyết định thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp. Kể từ ngày ấy, phong trào đã hoạt động và đem lại nhiều lợi ích cho Cộng đoàn và cho Giáo Hội Việt Nam. Điều này sẽ rõ ràng nhận ra, khi nhìn lại việc đã làm trong 8 năm qua:
Dại Hội Ðề tài hội học Việc đã làm
2000 Liên đới nghề nghiệp • Thành lập 5 nhóm Liên đới nghề nghiệp
2001 Học thuyết xã hội công giáo • Mỗi ngành củng cố tổ chức và sinh hoạt nội bộ
2002 Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp • Lập Internet www.giaoxuvnparis.org
• Tiệc gây quĩ mua máy in, chiếu hình
2003 Liên đới trong đời sống hằng ngày, trong cộng đoàn và trong nhóm với nhau • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
• Niên giám LÐNN 2003
2004 Truyền giáo trong nghề nghiệp • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
2005 Kinh nghiệm liên đới của các nghiệp đoàn chủ và thợ • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (4000€)
• Dô Vinh chỉ đinh Thầy sáu vĩnh viễn Tạ Ðình Chung và Gs Trần Văn Cảnh làm đại diện LÐNN
2006 Vấn đề thừa kế • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (2255€)
• Dự án LÐNN 2006-2008
• Ban tìm việc
2007 Luật lao động và vấn đề kỳ thị • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (3033,00€)
• Nhóm Chuyên gia đã được chia làm 3 tiểu ban:
• Ban tìm việc
• Quầy và bài hướng nghiệp
• Tái bản Niên giám LÐNN 2007
• Cải tiến Internet www.giaoxuvnparis.org
Cho niên khóa 2007/2008, trong lãnh vực từng ngành, các Ðại diện các ngành sẽ lần lượt đích thân phúc trình cùng Ðại Hội liền sau đây. Trong lãnh vực liên ngành, ba công việc đã thành thông lệ: 1- Theo dõi, khích lệ và hỗ trợ sinh hoạt của các ngành; 2- Thực hiện chương trình chung; 3- Tổ chức Ðại Hội LÐNN 01/05. Theo chiều hướng này, các vìệc ta đã thực hiện trong niên khóa 2007-2008, tiếp nối công việc đã được báo cáo trong Ðại Hội 01/05/2007, tức là:
• Ðại hội 01/05/2007 về đề tài « Luật lao động và vấn đề lao động / do luật sư Andrée trình bày, với sự bổ túc của luật sư Lê Ðình Thông.
• Phổ biến Niên Giám Liên Ðới Nghề Nghiệp, tái bản lần I, 2007
• Tiệc LÐNN Truyền giáo trưa 08/05/2008, tại nhà hàng OLYMPIA, CHINATOWN, lời 3033€, Ðức Ông Mai Ðức Vinh đã gởi về Hội Ðồ Giám Mục Việt Nam.
• Quầy hướng nghiệp trong hai ngày thân hữu giáo xứ vào tháng năm 2007
• Viết và phổ biến những bài hướng học và hướng nghề
• Ngành Chuyên gia sinh hoạt trong ba nhóm: Nha Y Dược, Kỹ sư Kỹ nghệ, Luật Quản trị Xã hội
b. Hướng tiến sẽ đi
Thưa quí vị,
Sau khi đã sinh hoạt 8 năm, hướng đi của LÐNN của chúng ta sẽ phải thế nào cho năm thứ chín ?
Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu “, ban hành ngày 25.12.2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã xác định rằng: “Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được”. Trách nhiệm này “trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể. Phải cho người đói lương thực, người trần truồng quần áo, bệnh nhân phải được chữa trị, phải thăm viếng tù nhân...”. Nhưng “Mỗi ngày chúng ta càng ý thức hơn, có quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần gây nên, dù cho có nhiều tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật. Từ đó, ngay trong thời đại chúng ta, đòi hỏi cần có sự sẵn sàng mới mẻ để giúp đỡ người thân cận đang túng quẫn. Công đồng Vatican II đã nói những lời rõ ràng như sau: ''Ngày nay, nhờ những phương tiện truyền thông hoàn thiện hơn, những khoảng cách giữa con người có thể nói là đã vượt qua, [...] hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu".
Giáo xứ Việt Nam Paris, từ ngày thành lập vào năm 1947, đã luôn luôn thực hiện việc bác ái.
1947-1952, Thời Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái nhằm vào việc cứu trợ đồng bào ở Việt Nam trong cảnh chiến tranh đói rách và nhằm vào việc tương thân tương trợ với nhau trong cảnh sống khó khăn sinh viên bên Pháp.
1952-1977, Thời kỳ Tổ chức truyền giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái tiếp tục chiều hướng tương thân tương trợ với nhau tại Pháp. Và từ những năm 1971, mục vụ xã hội phát triển mạnh mẽ và về nhiều hướng: về đồng bào ở Việt Nam, về đồng hương ở Pháp, về người tỵ nạn Ðông Dương cũ và Việt Nam
1977-1997, Thời kỳ Giáo Xứ Việt Nam tại Pháp, cuối thế kỷ XX, mục vụ xã hội đặc biệt hướng vào việc tiếp đón và ổn định người tỵ nạn đông dương, trong đó nhiều đồng bào việt nam.
Từ 1998, Giáo xứ nhận cơ sở mới, số 38 rue des Epinettes, quận 17, các việc xã hội bác ái vẫn được tiếp tục, nhưng nhu cầu giảm hẳn xuống, vì đồng bào tỵ nạn đã dần dà an cư lạc nghiệp.. Quan sát các sinh hoạt xã hội tại giáo xứ từ 1998 đến 2008 hôm nay, tôi thấy một chiều hướng xã hội mới đã đang được giáo xứ tìm kiếm và mở ra. Chiều hướng xã hội mới này có ba đặc tính sau đây:
a. Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển: ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ
b. Mục vụ xã hội mới mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng
c. Mục vụ xã hội mới không chỉ đóng khung vào giáo xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân
Phong trào Liên Ðới Nghề Nghiệp, thành lập từ năm 2000, tuy nhỏ nhoi, nhưng đã góp sức rất nhiều vào việc thực hiện công việc mục vụ bác ái mới trong giáo xứ. Nó cũng đang dần dà, dẫu rất khiêm tốn, lan ra bên ngoài qua các thành viên của nó, hoạt động trong những tổ chức xã hội và văn hóa, với người việt nam ở Việt Nam và ở Pháp, cũng như với đủ mọi kiều dân khác ở Pháp.
Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI,
1. chúng ta đang cố gắng để « hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu ».
2. Chúng ta cũng sẽ góp sức khai phá để hoạt động liên đới mà LÐNN chúng ta đang thực hiện sẽ được sự tiếp tay và liên đới của những hội đoàn và tổ chức khác trong và ngoài giáo xứ.
3. Và nhất là chúng ta phải cố gắng để mỗi ngành nghề tìm được những hoạt động liên đới đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn và hợp khả năng của chúng ta.
Ba mục tiêu này, do sức đẩy của 8 năm sinh hoạt và của đường hướng bác ái liên đới mới của giáo xứ, cũng như sức hút của lời mời gọi của chủ chăn là ÐGH Bênêđictô XVI, bổ túc lẫn cho nhau và đáng chúng ta suy nghĩ để vạch hướng tiến cho tương lai.
Xin kính chào và kính chúc Đại Hội gặt hái nhiều kết quả.
Tiếp theo chương trình, Ban Du ca, một trong những nhóm tích cực tham gia với Liên Đới Nghề Nghiệp từ buổi đầu đã giúp hoạt náo chương trình cả buổi họp, với nhiều bài ca vừa giải trí, vừa xây dựng.
4). BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM
Sau phần báo cáo Liên Ngành, lần lượt Đại Diện các ngành đã báo cáo về ngành của mình.
Liên đới Chuyên gia. Bác Sĩ Lê Trung Tú báo cáo về sự trực hàng tháng vào mỗi chiều chủ nhật đầu tháng của các nhóm Nha-Y-Dược, Tâm-lý-Tâm-thần, Kỹ sư kỹ nghệ, Luật-Quản-trị-Giáo-dục, sau thánh lễ chung với giới trẻ. Đồng bào việt nam mình hiện nay có nhiều nhu cầu về luật. Nhóm thư viện, cũng thuộc ngành chuyên gia, có trực thư viện. Mình chỉ có thể tiếp đồng bào ở Giáo xứ. Vì ở Giáo Xứ thì miễn phí. Còn nếu đến văn phòng thì phải trả tiền (200€ cho một lần tư vấn luật). Nhưng, đồng bào cũng có thể liên lạc bằng điện thoại. Cũng qua và trong những giờ trực và tư vấn này, anh em trao đổi thân mật về các kinh nghiệm nghề nghiệp, sống sâu đậm hơn và tương trợ giúp đỡ nhau và phục vụ đồng bào tận tình hơn. Nhưng cần phải suy nghĩ để luôn tìm ra công việc hữu ích và luôn đáp ứng nhu cầu của đồng bào. Cũng cần phải thâu thêm đồng nghiệp. Một số ý kiến khác, từ hội trường thêm vào:
Những buổi trực Nha Y Dược, Tâm lý tương đối có ít người đến hỏi.
Chúng tôi, một nhóm chuyên gia tham dự nhóp Yểm trợ Ơn gọi, vẫn tiến hành đều đặn công việc hàng tháng và đóng góp vào hai ngày thân hữu giáo xứ.
Chương trình tìm việc tung ra với anh Tú vào năm 2007, có 7, 8 ứng viên, kết quả ra sao, không thấy có phản hồi. Chúng tôi không thường trực được. Nhưng vể việc tìm việc làm, nếu ai cần gì, xin cứ liên lạc với chúng tôi qua điện thoại. Và về vấn đề « Entretiens », anh Nguyễn Năng Ðịnh vẫn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần. Theo nhu cầu của thời đại, xin xử dụng và làm việc bằng Mail.
Anh em vẫn dấn thân nhiều. Mình thiếu chuyên gia về luật. Và theo như tôi biết, anh Tú cho biết một dự thảo cho năm tới đang tiến hành:
• Tiếp tục gặp nhau hàng tháng vào đầu tháng, từ tháng 10/2008 đến cuối năm sau.
• Cha Sách đã vận động một số bác sĩ để họ đi dự thánh lễ với cộng đoàn, một hình thức trực y tế cho cộng đoàn. Một số bác sĩ đã trả lời đồng ý.
Liên đới Doanh Thương: Ông Nguyễn Văn Hoà báo cáo về sinh hoạt của nhóm Doanh Thương như sau:
« Kính thưa Đức Ông, Quí Cha, Quí thầy và toàn thể đại hội,
Hôm nay, nhóm Doanh Thương không không có thành quả gì để báo cáo lên quí vị. Chúng tôi chỉ xin có lời mời gọi quí vị trong nhóm Doanh Thương cố gắng bớt chút thời giờ để tham dự vào các sinh hoạt của Liên Đới Nghề Nghiệp, là một đoàn thể công giáo tiến hành của Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Cũng như mới đây, Gs Trần Văn Cảnh đã viết trong niên giám LĐNN mà tôi xin phép được trích đọc nguyên văn như sau: « Mục đích của LĐNN là để đáp lại tiếng gọi của chủ chăn, sống Phúc Âm một cách cụ thể hơn trong đời sống nghề nghiệp, để gặp gỡ các đồng nghiệp khác, giáo cũng như lương, hầu trao đổi kinh nghiệm với nhau, học hỏi với nhau, thăng tiến với nhau, liên đới với nhau, cầu nguyện với nhau và làm việc với nhau ». Vậy, để nhóm Doanh Thương phát triển hơn, con xin Đức Ông và quí vị chỉ định một người khác, trẻ trung và năng động hơn. Nguyện xin Chúa Thánh Linh mau đến để đổi mới tâm hồn chúng con ».
Liên đới Dịch Vụ. Ông Nguyễn Thành Công phát biễu như sau:
« Trọng kính Đức Ông, Quí Cha, Quí Thầy và toàn thể Đại Hội,
Con xin được phác họa sinh hoạt của nhóm Dịch Vụ trong năm 2007-2008 vừa qua. Trước hết, con xin được cám ơn cha Điển về sự tổ chức đóng góp tùy hỷ để giúp các cha già ở Việt Nam. Số tiền tuy khiêm tốn, nhưng nó đã gói ghém trong tinh thần chia sẻ với các cha già ở nhà hưu dưỡng miền Bắc.
Trong sinh hoạt bình thường, chúng con gặp nhau ba tháng một lần: Dự lể chung với cộng đoàn; Rồi họp nhau, chia sẻ lời Chúa, học hỏi về đời sống chứng nhân; Dùng cơm chung; Bàn chương trình cho kỳ họp tới. Năm nay, kỷ niệm 150 Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, chúng con đặc biệt học hỏi về Lộ Đức và về thánh nữ Bernadette.
Cho năm 2008-2009, có hai đề nghị xin được đóng góp cho cả cộng đoàn và các ngành LĐNN: Thứ nhất là bảo trì và hướng dẫn xe hơi (do Anh Thủy (Volvo) đảm nhận). Thứ hai là bảo trì, hướng dẫn và tu bổ các máy xử dụng trong gia đình (do anh Công (Darty) đảm nhiệm) ».
Liên đới Xây Dựng. Ông Nguyễn Văn Thơm cho biết:
Niên khóa 2007-2008 đã thực hiện hai công việc quan trọng cho Giáo Xứ về điện và sơn
Về điện, Anh em đã trùng tu đễ thỏa mãn những yêu cầu của Ban thanh tra của Préfecture de la police. Bốn việc đã được thực hiện: 1- Coi lại các trụ điện ở lầu 1, phòng mặc áo, khán đài, phòng projecteur, phòng các thầy sáu; 2- thay và bắt các giây điện cho các đèn tube, từ nay cho đến tháng 05/2008; 3- Làm báo cáo để gởi di trước tháng 07/2008.
Về sơn, Anh em đã thực hiện vào tháng 07/2007 vừa qua.
Dự án tương lai: vẫn tiếp tục làm tốt điện và sơn,…
Thân Hữu Taxi: Ông Nguyễn Ðình Chiểu xin giới thiệu với Đại Hội ông Trần Bá Lạc, tân Đại Diện Nhóm Thân Hữu Taxi. Cả hội trường hân hoan vỗ tay chào mừng ông Trần Bá Lạc và lắng nghe lời báo cáo của ông. Ông Trần Bá Lạc cho biết:
Trùng tu giáo xứ: không có chuyên môn về điện, sơn, nhưng anh em vẫn muốn đóng góp vào việc trùng tu cơ sở giáo xứ. Anh em đã góp 850€ để thuê một công chuyên môn.
Ngày thân hữu giáo xứ: anh em đã tổ chức xổ số để lấy tiền góp vào quĩ giáo xứ
Tết Thân Hữu Taxi: Ðầu năm 2008, tiền lời bỏ vào quĩ giáo xứ 250€ và đưa Ðức Ông 8000€ để gởi về Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, cho công việc từ thiện bác ái
Giúp đồng bào Việt Nam ỏ vùng sâu ăn tết: Cha Trần Quốc Hưng, địa phận Mỹ tho ngỏ ý với anh em là ngài cần một số tiền để giúp đồng bào vùng sâu ở VN ăn tết. Anh em đã đóng góp và gởi cho ngài 450€.
Ban đai diện mới: trong năm vừa qua, Ban đại diện mới ngành Thân hữu Taxi đã được bầu, với tân chủ tịch Trần Bá Lạc.
Họp nội bộ: Anh em đã quyết định họp nhau hàng tháng để chầu Thánh Thể. Nhưng chưa thực hiện được chu đáo. Có lẽ cần chấn chỉnh lại và thâu thêm người mới.
Dự án tương lai: dự tính chương trình « nuôi heo mỗi ngày 1€ », để vào tết sẽ dập heo, thêm tiền gởi về cho quĩ bác ái của HÐGMVN.
5). ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
Sau phần báo cáo của các Ngành Liên Đới, ông Nguyễn Bá Bảo nói chuyện về « Đầu tư địa ốc ». Ông nói:
« Cha Vinh mời tôi đến nói chuyện ngày hôm nay về « Đầu tư địa ốc ». Tôi rất lấy làm vui và xin hân hạnh chia sẻ với Cha và các anh chị vài khía cạnh về nghề Địa ốc của tôi. Làm địa ốc là dính líu tới nhà cửa, mà nói đến nhà cửa thì phải phân biệt ra là: 1- Nhà cửa cho thuê, nghĩa là có người có nhà, cần cho thuê, và có người cần tìm nhà để mướ mà ở; 2- Rồi nhà cửa cho bán hay mua.
I/ Trở lại điểm thứ nhứt, là nhà cho thuê, thì vai trò của người địa ốc cuộc có thể:
1. Là người trung gian giữa 2 người: một người có nhà cho thuê và một người cần nhà ở và tìm nhà để mướn.
* Mình phải làm gì để đôi bên gặp nhau ? Mình phải xem hồ sơ người cần mướn, kiểm xem họ có đủ điều kiện không. Rồi đưa cho chủ nhà cho thuê coi. Nếu cả hai cùng đồng ý, thì mình phải làm hợp đồng (contrat de location) cho hai bên ký tên.
* Mình cũng phải kiểm soát ( état des lieux ou inventaire) khi ngườii chủ giao nhà nhờ cho thuê và trước khi trao chìa khóa cho người mướn nhà. Người mướn nhà phải đóng bảo hiểm trước khi lấy chìa khóa.
* Và khi mãn hạn hợp đồng (contrat de bail) thì mình phải kiểm tình trạng nhà để xem có hư hao gì không, nếu có thì phải giữ lại chút ít tiền thế chân (caution) để bồi thường cho chủ nhà, để tu bổ lại.
2. Người địa ốc cuộc cũng có thể vừa là trung gian như tôi vừa tả trên và vừa làm quản lý cho chủ nhà luôn. Lý do vì người chủ hoặc ở xa xôi, hay không muốn bận bịu trông nom nhà của mình, mà muốn giao cho một quản lý thâu tiên nhà rồi trao lại cho mình, và lo luôn việc trả tiền cho syndic ( quản lý immeuble ) hay sửa chữa hoặc tu bổ nhà cửa luôn.
II / Điểm thứ hai mà tôi muốn nói là « nhà cửa cho bán hay cho mua ».
Ở đây thì người chủ có nhà để bán tìm đến gặp người địa ốc cuộc để nhờ bán nhà.
* Nhiệm vụ của mình là phải đến xem cái nhà mà mình nhận bán: phải đánh gía cho đúng với gía của thị trường ».
Rồi, theo đúng pháp luật, mình phải ký hợp đồng với người chủ để nhận ủy thác bán nhà; từ đó, mình mới có quyền bán.
* Theo luật bán nhà, mình phải hướng dẫn chủ nhà làm tất cả các kiểm tra, như diện tích, nếu là nhà phòng. Nhà phòng hay nhà riêng, thì tất cả các kiểm tra khác đều giống nhau: amiante, plomb, gaz, performance énergétique, vv…Chủ nhà phải làm tất cả các kiểm tra ấy trước khi ký tên compromis de vente để bán, phải có attestations chứng nhận là mọi thứ đã được kiểm qua.
Phần người mua thì nhiệm vụ của mình là: hướng dẫn họ đến coi nhà. Nếu họ vừa ý, thì xem kha năng tài chánh của họ có thể mua nổi không ? Họ có apport personnel bao nhiêu ? Và mướn nhà banque thêm bao nhiêu ? Nếu không có gì cản trở; mình làm compromis de vente để cho đôi bên ký tên. Thường lệ, người mua phải đặt cọc 10% của gía nhà bán. Số tiền đặt cọc này Notaire giữ cho đến ngày ký bán và sang tên nhà. Sau khi ký compromis de vente, nhiệm vụ của mình là gởi tất cả hồ sơ đến người mua bằng thư recommandé AR để báo cho họ biết rằng: họ có thể thay đổi ý kiến trong vòng 7 ngày. Nếu không gì trở ngại, người mua không đổi ý, trong vòng 7 ngày, thi sau đó, mình nộp hết hồ sơ cho Notaire để họ chuẩn bị giấy tờ sang tên nhà. Ít ra, Notaire cũng cần 2 tháng, nếu người mua không cần mượn tiền nhà banque. Nếu họ mượn tiền nhà banque, thì phải đến 3 tháng mới ký tên sang tên nhà. Đến ngày sang tên thì người địa ốc cuộc phải có mặt tại văn phòng Notaire để assister khách của mình cho đến cùng và nhiệm vụ chấm dứt ở đó.
Đó là đại khái vài hàng về nhiệm vụ và công việc làm của người địa ốc cuộc. Nế có anh chị nào có gì thắc mắc, thì tôi sẵn sàng trả lời các câu hỏi, với hết khả năng của tôi.
Cả hội trường vỗ tay tán thưởng và cám ơn ông Nguyễn Bá Bảo đã cho một bài nói chuyện rõ ràng về nghề làm địa ốc. Sau đó, rất nhiều câu hỏi về đầu tư địa ốc đã được đưa ra, từ thủ tục, đến giá cả,…từ loại nhà, khu nhà nên đầu tư, đến cách thức hữu hiệu đầu tư lúc này,..; từ các cách thức mua, các cách thức bán, đến các cách thức thuê,…từ việc mua để ở, mua để cho con cháu,… từ việc xây cất, bảo trì, sửa sang, với các loại hợp đồng, với các hình thức sang nhượng,…
Cuộc trao đổi còn rất hào hứng, nhưng thời giờ có hạn, ông Nguyễn Đình Chiểu, người điều khiển chương trình, đã xin mọi người tạm ngừng, để chấm dứt Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp 2008 ở đây. Ông mời mọi người chụp chung tấm hình lưu niệm, và hẹn gặp nhau năm tới vào 01 tháng 05 năm 2009 !
Paris, ngày 22/05/08
(Đại hội lần thứ 9, Lễ Lao Động 01.05.2008, tại Giáo Xứ Việt Nam Paris)
1). GẶP GỠ HUYNH ĐỆ
Mồng 01 tháng 05, ngày lễ Lao Động, là ngày đại hội thường niên của Phong trào Liên đới Nghề Nghiệp. Năm 2008 này, lễ Lao Động trùng vào ngày lễ Lên Trời. Đức Ông Giám Đốc và toàn thể các cha và các thầy sáu của Giáo Xứ đã cùng đồng tế. Tất cả các thành viên của các ngành Liên Đới Nghề Nghiệp đã cùng với toàn thể cộng đoàn tham dự thánh lễ Chúa Lên Trời chung. Tình huynh đệ, đức bác ái, sự chia sẻ được rõ rệt và cụ thể biểu lộ.
Chia sẻ Lời Chúa trong thánh lễ hôm nay, Đức Ông Mai Đức Vinh đặc biệt nhấn mạnh đến “phương thức liên đới để trong hiệp nhất rao giảng tin mừng”. Nhắc lại nguyên nhân thành lập Liên Đới Nghề Nghiệp của Giáo Xứ là đáp lại lời mời của Đức Hồng Y LUSTIGER, Tổng Giám Mục Paris về chương trình Bác Ái để chuẩn bị năm thánh 2000, để nâng mức sống đạo của các giáo xứ trong Tổng Ðịa Phận và mở ra một đường lối mục vụ mới đi vào thế kỳ XXI, Đức Ông bầy tỏ nỗi vui mừng, vì đây là lần thứ 9 phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp của giáo xứ cử hành đại hội và cùng nhau bầy tỏ ý chí muốn thực hiện Phúc Âm trong tinh thần bác ái và cụ thể bằng liên đới nghề nghiệp. Theo ngài, sự trùng hợp của Đại Hội LĐNN và lễ Thăng Thiên thật là tuyệt đẹp. Ngày Chúa Lên Trời, mọi kytô hữu cùng ôn lại mầu nhiệm Phục Sinh sâu thẳm và cùng nhau nhận lệnh đi rao giảng Tin Mừng. Một trong những địa bàn rao giảng Tin Mừng quan trọng là nghề sống của mỗi người chúng ta. Trong các văn kiện mà Hội Thánh nói về sứ mệnh tông đồ, phương thức liên đới, hiệp nhất và tập thể luôn được đề cao. Cử hành lễ Chúa Lên Trời, chúng ta hãy lắng nghe sứ điệp Chúa Về Trời. Sứ điệp này trùng hợp với liên đới nghề nghiệp. Mời những người chưa tham gia, hãy tham gia! Mời những người đã tham gia, hãy tham gia tích cực hơn vào Liên Đới Nghề Nghiệp!
Chia sẻ bữa ăn, Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp mời tất cả mọi tín hữu đã đền tham dự thánh lễ ở lại cùng dùng « bữa trưa bánh mì tay cầm ». Từ sáng sớm, Liên Đới Taxi đã chuẩn bị sẵn các phần bánh. Lễ xong, tụm bảy, tụm ba, trên sân, dưới hầm, đứng có, ngồi có, các giáo dân, già trẻ gặp nhau, tay cầm bánh mì, tay cầm chai nước, trao đổi câu truyện. Một cảnh gặp gỡ và chia sẻ huynh đệ thật đẹp.
2). LIÊN ĐƠ1 TRONG CẦU NGUYỆN VÀ BẰNG LÀM CHỨNG
Thấm thoát giờ đại hội đã đến, khoảng 90, 100 người đã ở lại tham dự đại hội. Sau phần chia sẻ lời Chúa của ông Nguyễn Văn Thơm, Đại Diện Liên Đới Xây Dựng, Đức ông đã khai mạc đại hội Liên Đới Nghề Nghiệp lần thứ 9. Đức Ông nói:
« Quý ông bà và anh chị thân mến,
Ngày Đại Hội IX này có duyên trùng vào ngày lễ Chúa Giêsu Lên Trời. Như chúng ta đã nghe trong Thánh Lễ, bài sách Tông đồ Công Vụ (1,1-11) kể lại cuộc đàm đạo cuối cùng giữa Chúa Giêsu và các môn đệ. Và lời sau cùng Chúa dạy các ông, là «Các con hãy làm chứng về Thầy ở khắp nơi, cho đến tận cùng trái đất». Và kể từ lúc đó, các tông đồ hiệp nhất với nhau, liên đới với nhau trong lời cầu nguyện, trong sự nghiệp rao giảng Tin Mừng, và làm chúng về Chúa Kitô Phục Sinh.
«Liên đới với nhau trong trong lời cầu nguyện và trong sứ mệnh làm chứng về Chúa Giêsu’, chính là ý nghĩa sâu xa của Ngày Đại Hội, của tổ chức Liên Đới Nghề Nghiệp. Bởi vì nhân danh Tin Mừng, mà chúng ta họp mặt nơi đây, mà chúng ta chen vai sát cánh xây dựng tình liên đới huynh đệ của những người cùng tin vào Đức Kitô, cùng tiếp nhận một sứ mệnh Chúa Giêsu đã truyền lại cho các môn đệ trước khi về Trời.
Vâng, nếu chúng ta có nhiều nghề sống khác nhau, nhiều việc làm khác nhau, nhiều tài năng khác nhau, và nhiều môi trường hoạt động khác nhau… thì chúng ta lại có chung một niềm tin phải sống, một sứ mệnh chung phải thực hiện.
Như quý ông bà và các anh chị biết, có nhiều yếu tố liên kết chúng ta lại với nhau: yếu tô nghề nghiệp, yếu tố dân tộc, yếu tố văn hóa, yếu tố mầu da v.v… Giữa những yếu tố chúng ta có thể nêu lên, thì yếu tố tôn giáo, yếu tố niềm tin và bác ái Phúc Aâm là mạnh thế và căn bản nhất.
Xây trên nền tảng đức tin và đức ái, Liên Đới Nghề Nghiệp khác hẳn với các nghiệp đoàn ngoài xã hội hiện nay. Tuy cũng là một hoạt động tập thể giữa người với người, tràn đầy tính chất nhân bản, và đi sâu vào đời sống cụ thể hằng ngày, Liên Đới Nghề Nghiệp là một đoàn thể Công Giáo tiến hành, là một thể hiện Tông Đồ Giáo Dân độc đáo, đa diện và hợp thời đại.
Do đó, tổ chức Liên Đới Nghề Nghiệp không thể tồn tại và phát triển được nếu nó không giữ được thế quân bình giữa đời sống đức tin và đời sống hoạt động. Chung cho tập thể và riêng nơi mỗi người, đức tin và bác ái phải hoà nhập vào mọi hoạt động, mọi việc làm đa diện của mỗi ngành nghề.
Thưa quý ông bà và anh chị em, tôi nghĩ rằng: những điều tôi chia sẻ trên đây nghe ra khô khan, nhưng thật căn bản. Từø những chia sẻ này, tôi muốn kết luận:
• Nền tảng của Liên Đới Nghề Nghiêp là Đức Tin và Đức Aùi Phúc Âm.
• Nhựa sống của Liên Đới Nghề Nghiệp là nghề sống thật đa rạng mà từng người theo tinh thần Phúc Âm.
• Mục tiêu của Liên Đới Nghề Nghiệp là tuyên chứng Tin Mừng bằng nghề sống của mỗi người và sinh hoạt tập thể của từng ngành nghề hay chung cả tổ chức Liên Đớùi.
• Phương thế làm sống Lên Đới Nghề Nghiệp là chúng ta đến với nhau, ngồi lại với nhau, chia sẻ với nhau, học hỏi với nhau, cầu nguyện với nhau… như chúng ta đang làm trong buổi Đại Hội này.
Tóm lại, thưa quý ông bà và anh chị em, chúng ta liên đới với nhau để thục thi lời Chúa dạy «Các con hãy làm chứnh về Thầy ở mọi nơi». Xin kính cháo Đại hội».
3). ĐƯỜNG ĐI ĐÃ QUA, HƯỚNG TIẾN SẼ ĐẾN
Tiếp theo, Ông Trần Văn Cảnh, trách nhiệm liên ngành, đã làm phúc trình sinh hoạt năm qua và gợi ý sinh hoạt năm tới. Ông nói:
Kính thưa Ban Giám Đốc
Kinh thưa Ban thường vụ của Hội Đồng Mục Vụ
Kinh thưa các Ban Đại diện các nghành Liên đới
• Doanh thương
• Dịch vụ
• Thân hữu Taxi
• Xây dựng
• Chuyên gia: Nha Y Dược, Kỹ Sư Kỹ Nghệ, Luật Quản Trị Xã Hội
Kính thưa toàn thể quí vị hội thảo viên,
a. Ðường đi đã qua
Năm 2000, với cao trào của thiên niên ký mới, chúng ta đã cùng nhau, trong Đại Hội 01.05.2000 quyết định thành lập Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp. Kể từ ngày ấy, phong trào đã hoạt động và đem lại nhiều lợi ích cho Cộng đoàn và cho Giáo Hội Việt Nam. Điều này sẽ rõ ràng nhận ra, khi nhìn lại việc đã làm trong 8 năm qua:
Dại Hội Ðề tài hội học Việc đã làm
2000 Liên đới nghề nghiệp • Thành lập 5 nhóm Liên đới nghề nghiệp
2001 Học thuyết xã hội công giáo • Mỗi ngành củng cố tổ chức và sinh hoạt nội bộ
2002 Chứng tá đức tin trong nghề nghiệp • Lập Internet www.giaoxuvnparis.org
• Tiệc gây quĩ mua máy in, chiếu hình
2003 Liên đới trong đời sống hằng ngày, trong cộng đoàn và trong nhóm với nhau • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
• Niên giám LÐNN 2003
2004 Truyền giáo trong nghề nghiệp • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN
2005 Kinh nghiệm liên đới của các nghiệp đoàn chủ và thợ • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (4000€)
• Dô Vinh chỉ đinh Thầy sáu vĩnh viễn Tạ Ðình Chung và Gs Trần Văn Cảnh làm đại diện LÐNN
2006 Vấn đề thừa kế • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (2255€)
• Dự án LÐNN 2006-2008
• Ban tìm việc
2007 Luật lao động và vấn đề kỳ thị • Tiệc gây quĩ giúp truyền giáo VN (3033,00€)
• Nhóm Chuyên gia đã được chia làm 3 tiểu ban:
• Ban tìm việc
• Quầy và bài hướng nghiệp
• Tái bản Niên giám LÐNN 2007
• Cải tiến Internet www.giaoxuvnparis.org
Cho niên khóa 2007/2008, trong lãnh vực từng ngành, các Ðại diện các ngành sẽ lần lượt đích thân phúc trình cùng Ðại Hội liền sau đây. Trong lãnh vực liên ngành, ba công việc đã thành thông lệ: 1- Theo dõi, khích lệ và hỗ trợ sinh hoạt của các ngành; 2- Thực hiện chương trình chung; 3- Tổ chức Ðại Hội LÐNN 01/05. Theo chiều hướng này, các vìệc ta đã thực hiện trong niên khóa 2007-2008, tiếp nối công việc đã được báo cáo trong Ðại Hội 01/05/2007, tức là:
• Ðại hội 01/05/2007 về đề tài « Luật lao động và vấn đề lao động / do luật sư Andrée trình bày, với sự bổ túc của luật sư Lê Ðình Thông.
• Phổ biến Niên Giám Liên Ðới Nghề Nghiệp, tái bản lần I, 2007
• Tiệc LÐNN Truyền giáo trưa 08/05/2008, tại nhà hàng OLYMPIA, CHINATOWN, lời 3033€, Ðức Ông Mai Ðức Vinh đã gởi về Hội Ðồ Giám Mục Việt Nam.
• Quầy hướng nghiệp trong hai ngày thân hữu giáo xứ vào tháng năm 2007
• Viết và phổ biến những bài hướng học và hướng nghề
• Ngành Chuyên gia sinh hoạt trong ba nhóm: Nha Y Dược, Kỹ sư Kỹ nghệ, Luật Quản trị Xã hội
b. Hướng tiến sẽ đi
Thưa quí vị,
Sau khi đã sinh hoạt 8 năm, hướng đi của LÐNN của chúng ta sẽ phải thế nào cho năm thứ chín ?
Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu “, ban hành ngày 25.12.2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã xác định rằng: “Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt: rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được”. Trách nhiệm này “trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể. Phải cho người đói lương thực, người trần truồng quần áo, bệnh nhân phải được chữa trị, phải thăm viếng tù nhân...”. Nhưng “Mỗi ngày chúng ta càng ý thức hơn, có quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần gây nên, dù cho có nhiều tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật. Từ đó, ngay trong thời đại chúng ta, đòi hỏi cần có sự sẵn sàng mới mẻ để giúp đỡ người thân cận đang túng quẫn. Công đồng Vatican II đã nói những lời rõ ràng như sau: ''Ngày nay, nhờ những phương tiện truyền thông hoàn thiện hơn, những khoảng cách giữa con người có thể nói là đã vượt qua, [...] hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu".
Giáo xứ Việt Nam Paris, từ ngày thành lập vào năm 1947, đã luôn luôn thực hiện việc bác ái.
1947-1952, Thời Liên đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái nhằm vào việc cứu trợ đồng bào ở Việt Nam trong cảnh chiến tranh đói rách và nhằm vào việc tương thân tương trợ với nhau trong cảnh sống khó khăn sinh viên bên Pháp.
1952-1977, Thời kỳ Tổ chức truyền giáo Việt Nam tại Pháp, việc bác ái tiếp tục chiều hướng tương thân tương trợ với nhau tại Pháp. Và từ những năm 1971, mục vụ xã hội phát triển mạnh mẽ và về nhiều hướng: về đồng bào ở Việt Nam, về đồng hương ở Pháp, về người tỵ nạn Ðông Dương cũ và Việt Nam
1977-1997, Thời kỳ Giáo Xứ Việt Nam tại Pháp, cuối thế kỷ XX, mục vụ xã hội đặc biệt hướng vào việc tiếp đón và ổn định người tỵ nạn đông dương, trong đó nhiều đồng bào việt nam.
Từ 1998, Giáo xứ nhận cơ sở mới, số 38 rue des Epinettes, quận 17, các việc xã hội bác ái vẫn được tiếp tục, nhưng nhu cầu giảm hẳn xuống, vì đồng bào tỵ nạn đã dần dà an cư lạc nghiệp.. Quan sát các sinh hoạt xã hội tại giáo xứ từ 1998 đến 2008 hôm nay, tôi thấy một chiều hướng xã hội mới đã đang được giáo xứ tìm kiếm và mở ra. Chiều hướng xã hội mới này có ba đặc tính sau đây:
a. Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển: ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ
b. Mục vụ xã hội mới mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng
c. Mục vụ xã hội mới không chỉ đóng khung vào giáo xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân
Phong trào Liên Ðới Nghề Nghiệp, thành lập từ năm 2000, tuy nhỏ nhoi, nhưng đã góp sức rất nhiều vào việc thực hiện công việc mục vụ bác ái mới trong giáo xứ. Nó cũng đang dần dà, dẫu rất khiêm tốn, lan ra bên ngoài qua các thành viên của nó, hoạt động trong những tổ chức xã hội và văn hóa, với người việt nam ở Việt Nam và ở Pháp, cũng như với đủ mọi kiều dân khác ở Pháp.
Ðáp lại lời mời gọi của Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI,
1. chúng ta đang cố gắng để « hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu ».
2. Chúng ta cũng sẽ góp sức khai phá để hoạt động liên đới mà LÐNN chúng ta đang thực hiện sẽ được sự tiếp tay và liên đới của những hội đoàn và tổ chức khác trong và ngoài giáo xứ.
3. Và nhất là chúng ta phải cố gắng để mỗi ngành nghề tìm được những hoạt động liên đới đáp ứng nhu cầu của cộng đoàn và hợp khả năng của chúng ta.
Ba mục tiêu này, do sức đẩy của 8 năm sinh hoạt và của đường hướng bác ái liên đới mới của giáo xứ, cũng như sức hút của lời mời gọi của chủ chăn là ÐGH Bênêđictô XVI, bổ túc lẫn cho nhau và đáng chúng ta suy nghĩ để vạch hướng tiến cho tương lai.
Xin kính chào và kính chúc Đại Hội gặt hái nhiều kết quả.
Tiếp theo chương trình, Ban Du ca, một trong những nhóm tích cực tham gia với Liên Đới Nghề Nghiệp từ buổi đầu đã giúp hoạt náo chương trình cả buổi họp, với nhiều bài ca vừa giải trí, vừa xây dựng.
4). BÁO CÁO CỦA CÁC NHÓM
Sau phần báo cáo Liên Ngành, lần lượt Đại Diện các ngành đã báo cáo về ngành của mình.
Liên đới Chuyên gia. Bác Sĩ Lê Trung Tú báo cáo về sự trực hàng tháng vào mỗi chiều chủ nhật đầu tháng của các nhóm Nha-Y-Dược, Tâm-lý-Tâm-thần, Kỹ sư kỹ nghệ, Luật-Quản-trị-Giáo-dục, sau thánh lễ chung với giới trẻ. Đồng bào việt nam mình hiện nay có nhiều nhu cầu về luật. Nhóm thư viện, cũng thuộc ngành chuyên gia, có trực thư viện. Mình chỉ có thể tiếp đồng bào ở Giáo xứ. Vì ở Giáo Xứ thì miễn phí. Còn nếu đến văn phòng thì phải trả tiền (200€ cho một lần tư vấn luật). Nhưng, đồng bào cũng có thể liên lạc bằng điện thoại. Cũng qua và trong những giờ trực và tư vấn này, anh em trao đổi thân mật về các kinh nghiệm nghề nghiệp, sống sâu đậm hơn và tương trợ giúp đỡ nhau và phục vụ đồng bào tận tình hơn. Nhưng cần phải suy nghĩ để luôn tìm ra công việc hữu ích và luôn đáp ứng nhu cầu của đồng bào. Cũng cần phải thâu thêm đồng nghiệp. Một số ý kiến khác, từ hội trường thêm vào:
Những buổi trực Nha Y Dược, Tâm lý tương đối có ít người đến hỏi.
Chúng tôi, một nhóm chuyên gia tham dự nhóp Yểm trợ Ơn gọi, vẫn tiến hành đều đặn công việc hàng tháng và đóng góp vào hai ngày thân hữu giáo xứ.
Chương trình tìm việc tung ra với anh Tú vào năm 2007, có 7, 8 ứng viên, kết quả ra sao, không thấy có phản hồi. Chúng tôi không thường trực được. Nhưng vể việc tìm việc làm, nếu ai cần gì, xin cứ liên lạc với chúng tôi qua điện thoại. Và về vấn đề « Entretiens », anh Nguyễn Năng Ðịnh vẫn sẵn sàng giúp đỡ những ai cần. Theo nhu cầu của thời đại, xin xử dụng và làm việc bằng Mail.
Anh em vẫn dấn thân nhiều. Mình thiếu chuyên gia về luật. Và theo như tôi biết, anh Tú cho biết một dự thảo cho năm tới đang tiến hành:
• Tiếp tục gặp nhau hàng tháng vào đầu tháng, từ tháng 10/2008 đến cuối năm sau.
• Cha Sách đã vận động một số bác sĩ để họ đi dự thánh lễ với cộng đoàn, một hình thức trực y tế cho cộng đoàn. Một số bác sĩ đã trả lời đồng ý.
Liên đới Doanh Thương: Ông Nguyễn Văn Hoà báo cáo về sinh hoạt của nhóm Doanh Thương như sau:
« Kính thưa Đức Ông, Quí Cha, Quí thầy và toàn thể đại hội,
Hôm nay, nhóm Doanh Thương không không có thành quả gì để báo cáo lên quí vị. Chúng tôi chỉ xin có lời mời gọi quí vị trong nhóm Doanh Thương cố gắng bớt chút thời giờ để tham dự vào các sinh hoạt của Liên Đới Nghề Nghiệp, là một đoàn thể công giáo tiến hành của Giáo Xứ Việt Nam Paris.
Cũng như mới đây, Gs Trần Văn Cảnh đã viết trong niên giám LĐNN mà tôi xin phép được trích đọc nguyên văn như sau: « Mục đích của LĐNN là để đáp lại tiếng gọi của chủ chăn, sống Phúc Âm một cách cụ thể hơn trong đời sống nghề nghiệp, để gặp gỡ các đồng nghiệp khác, giáo cũng như lương, hầu trao đổi kinh nghiệm với nhau, học hỏi với nhau, thăng tiến với nhau, liên đới với nhau, cầu nguyện với nhau và làm việc với nhau ». Vậy, để nhóm Doanh Thương phát triển hơn, con xin Đức Ông và quí vị chỉ định một người khác, trẻ trung và năng động hơn. Nguyện xin Chúa Thánh Linh mau đến để đổi mới tâm hồn chúng con ».
Liên đới Dịch Vụ. Ông Nguyễn Thành Công phát biễu như sau:
« Trọng kính Đức Ông, Quí Cha, Quí Thầy và toàn thể Đại Hội,
Con xin được phác họa sinh hoạt của nhóm Dịch Vụ trong năm 2007-2008 vừa qua. Trước hết, con xin được cám ơn cha Điển về sự tổ chức đóng góp tùy hỷ để giúp các cha già ở Việt Nam. Số tiền tuy khiêm tốn, nhưng nó đã gói ghém trong tinh thần chia sẻ với các cha già ở nhà hưu dưỡng miền Bắc.
Trong sinh hoạt bình thường, chúng con gặp nhau ba tháng một lần: Dự lể chung với cộng đoàn; Rồi họp nhau, chia sẻ lời Chúa, học hỏi về đời sống chứng nhân; Dùng cơm chung; Bàn chương trình cho kỳ họp tới. Năm nay, kỷ niệm 150 Đức Mẹ hiện ra ở Lộ Đức, chúng con đặc biệt học hỏi về Lộ Đức và về thánh nữ Bernadette.
Cho năm 2008-2009, có hai đề nghị xin được đóng góp cho cả cộng đoàn và các ngành LĐNN: Thứ nhất là bảo trì và hướng dẫn xe hơi (do Anh Thủy (Volvo) đảm nhận). Thứ hai là bảo trì, hướng dẫn và tu bổ các máy xử dụng trong gia đình (do anh Công (Darty) đảm nhiệm) ».
Liên đới Xây Dựng. Ông Nguyễn Văn Thơm cho biết:
Niên khóa 2007-2008 đã thực hiện hai công việc quan trọng cho Giáo Xứ về điện và sơn
Về điện, Anh em đã trùng tu đễ thỏa mãn những yêu cầu của Ban thanh tra của Préfecture de la police. Bốn việc đã được thực hiện: 1- Coi lại các trụ điện ở lầu 1, phòng mặc áo, khán đài, phòng projecteur, phòng các thầy sáu; 2- thay và bắt các giây điện cho các đèn tube, từ nay cho đến tháng 05/2008; 3- Làm báo cáo để gởi di trước tháng 07/2008.
Về sơn, Anh em đã thực hiện vào tháng 07/2007 vừa qua.
Dự án tương lai: vẫn tiếp tục làm tốt điện và sơn,…
Thân Hữu Taxi: Ông Nguyễn Ðình Chiểu xin giới thiệu với Đại Hội ông Trần Bá Lạc, tân Đại Diện Nhóm Thân Hữu Taxi. Cả hội trường hân hoan vỗ tay chào mừng ông Trần Bá Lạc và lắng nghe lời báo cáo của ông. Ông Trần Bá Lạc cho biết:
Trùng tu giáo xứ: không có chuyên môn về điện, sơn, nhưng anh em vẫn muốn đóng góp vào việc trùng tu cơ sở giáo xứ. Anh em đã góp 850€ để thuê một công chuyên môn.
Ngày thân hữu giáo xứ: anh em đã tổ chức xổ số để lấy tiền góp vào quĩ giáo xứ
Tết Thân Hữu Taxi: Ðầu năm 2008, tiền lời bỏ vào quĩ giáo xứ 250€ và đưa Ðức Ông 8000€ để gởi về Hội Ðồng Giám Mục Việt Nam, cho công việc từ thiện bác ái
Giúp đồng bào Việt Nam ỏ vùng sâu ăn tết: Cha Trần Quốc Hưng, địa phận Mỹ tho ngỏ ý với anh em là ngài cần một số tiền để giúp đồng bào vùng sâu ở VN ăn tết. Anh em đã đóng góp và gởi cho ngài 450€.
Ban đai diện mới: trong năm vừa qua, Ban đại diện mới ngành Thân hữu Taxi đã được bầu, với tân chủ tịch Trần Bá Lạc.
Họp nội bộ: Anh em đã quyết định họp nhau hàng tháng để chầu Thánh Thể. Nhưng chưa thực hiện được chu đáo. Có lẽ cần chấn chỉnh lại và thâu thêm người mới.
Dự án tương lai: dự tính chương trình « nuôi heo mỗi ngày 1€ », để vào tết sẽ dập heo, thêm tiền gởi về cho quĩ bác ái của HÐGMVN.
5). ĐẦU TƯ ĐỊA ỐC
Sau phần báo cáo của các Ngành Liên Đới, ông Nguyễn Bá Bảo nói chuyện về « Đầu tư địa ốc ». Ông nói:
« Cha Vinh mời tôi đến nói chuyện ngày hôm nay về « Đầu tư địa ốc ». Tôi rất lấy làm vui và xin hân hạnh chia sẻ với Cha và các anh chị vài khía cạnh về nghề Địa ốc của tôi. Làm địa ốc là dính líu tới nhà cửa, mà nói đến nhà cửa thì phải phân biệt ra là: 1- Nhà cửa cho thuê, nghĩa là có người có nhà, cần cho thuê, và có người cần tìm nhà để mướ mà ở; 2- Rồi nhà cửa cho bán hay mua.
I/ Trở lại điểm thứ nhứt, là nhà cho thuê, thì vai trò của người địa ốc cuộc có thể:
1. Là người trung gian giữa 2 người: một người có nhà cho thuê và một người cần nhà ở và tìm nhà để mướn.
* Mình phải làm gì để đôi bên gặp nhau ? Mình phải xem hồ sơ người cần mướn, kiểm xem họ có đủ điều kiện không. Rồi đưa cho chủ nhà cho thuê coi. Nếu cả hai cùng đồng ý, thì mình phải làm hợp đồng (contrat de location) cho hai bên ký tên.
* Mình cũng phải kiểm soát ( état des lieux ou inventaire) khi ngườii chủ giao nhà nhờ cho thuê và trước khi trao chìa khóa cho người mướn nhà. Người mướn nhà phải đóng bảo hiểm trước khi lấy chìa khóa.
* Và khi mãn hạn hợp đồng (contrat de bail) thì mình phải kiểm tình trạng nhà để xem có hư hao gì không, nếu có thì phải giữ lại chút ít tiền thế chân (caution) để bồi thường cho chủ nhà, để tu bổ lại.
2. Người địa ốc cuộc cũng có thể vừa là trung gian như tôi vừa tả trên và vừa làm quản lý cho chủ nhà luôn. Lý do vì người chủ hoặc ở xa xôi, hay không muốn bận bịu trông nom nhà của mình, mà muốn giao cho một quản lý thâu tiên nhà rồi trao lại cho mình, và lo luôn việc trả tiền cho syndic ( quản lý immeuble ) hay sửa chữa hoặc tu bổ nhà cửa luôn.
II / Điểm thứ hai mà tôi muốn nói là « nhà cửa cho bán hay cho mua ».
Ở đây thì người chủ có nhà để bán tìm đến gặp người địa ốc cuộc để nhờ bán nhà.
* Nhiệm vụ của mình là phải đến xem cái nhà mà mình nhận bán: phải đánh gía cho đúng với gía của thị trường ».
Rồi, theo đúng pháp luật, mình phải ký hợp đồng với người chủ để nhận ủy thác bán nhà; từ đó, mình mới có quyền bán.
* Theo luật bán nhà, mình phải hướng dẫn chủ nhà làm tất cả các kiểm tra, như diện tích, nếu là nhà phòng. Nhà phòng hay nhà riêng, thì tất cả các kiểm tra khác đều giống nhau: amiante, plomb, gaz, performance énergétique, vv…Chủ nhà phải làm tất cả các kiểm tra ấy trước khi ký tên compromis de vente để bán, phải có attestations chứng nhận là mọi thứ đã được kiểm qua.
Phần người mua thì nhiệm vụ của mình là: hướng dẫn họ đến coi nhà. Nếu họ vừa ý, thì xem kha năng tài chánh của họ có thể mua nổi không ? Họ có apport personnel bao nhiêu ? Và mướn nhà banque thêm bao nhiêu ? Nếu không có gì cản trở; mình làm compromis de vente để cho đôi bên ký tên. Thường lệ, người mua phải đặt cọc 10% của gía nhà bán. Số tiền đặt cọc này Notaire giữ cho đến ngày ký bán và sang tên nhà. Sau khi ký compromis de vente, nhiệm vụ của mình là gởi tất cả hồ sơ đến người mua bằng thư recommandé AR để báo cho họ biết rằng: họ có thể thay đổi ý kiến trong vòng 7 ngày. Nếu không gì trở ngại, người mua không đổi ý, trong vòng 7 ngày, thi sau đó, mình nộp hết hồ sơ cho Notaire để họ chuẩn bị giấy tờ sang tên nhà. Ít ra, Notaire cũng cần 2 tháng, nếu người mua không cần mượn tiền nhà banque. Nếu họ mượn tiền nhà banque, thì phải đến 3 tháng mới ký tên sang tên nhà. Đến ngày sang tên thì người địa ốc cuộc phải có mặt tại văn phòng Notaire để assister khách của mình cho đến cùng và nhiệm vụ chấm dứt ở đó.
Đó là đại khái vài hàng về nhiệm vụ và công việc làm của người địa ốc cuộc. Nế có anh chị nào có gì thắc mắc, thì tôi sẵn sàng trả lời các câu hỏi, với hết khả năng của tôi.
Cả hội trường vỗ tay tán thưởng và cám ơn ông Nguyễn Bá Bảo đã cho một bài nói chuyện rõ ràng về nghề làm địa ốc. Sau đó, rất nhiều câu hỏi về đầu tư địa ốc đã được đưa ra, từ thủ tục, đến giá cả,…từ loại nhà, khu nhà nên đầu tư, đến cách thức hữu hiệu đầu tư lúc này,..; từ các cách thức mua, các cách thức bán, đến các cách thức thuê,…từ việc mua để ở, mua để cho con cháu,… từ việc xây cất, bảo trì, sửa sang, với các loại hợp đồng, với các hình thức sang nhượng,…
Cuộc trao đổi còn rất hào hứng, nhưng thời giờ có hạn, ông Nguyễn Đình Chiểu, người điều khiển chương trình, đã xin mọi người tạm ngừng, để chấm dứt Đại Hội Liên Đới Nghề Nghiệp 2008 ở đây. Ông mời mọi người chụp chung tấm hình lưu niệm, và hẹn gặp nhau năm tới vào 01 tháng 05 năm 2009 !
Paris, ngày 22/05/08
Văn Hóa
Hoa Thiêng Dâng Mẹ
Tuyết Mai
13:42 24/05/2008
Hoa Thiêng Dâng Mẹ
Cùng hiệp nhau dâng bó hoa Thiêng,
Trên Tòa Cao Đức Mẹ Thiên Chúa.
Mẹ đẹp tựa vầng trăng trong chiếu sáng.
Mẹ đẹp tựa những cánh hoa đơm bông.
Mẹ đẹp tựa muôn sao soi về đêm.
Cùng hiệp nhau dâng bó Hoa Thiêng,
Trên Tòa Cao Đức Mẹ Thiên Chúa.
Mẹ hằng khuyên chúng con đọc kinh sớm tối.
Mẹ hằng khuyên nhủ sớm tối đến với Mân Côi.
Để trần gian luôn được bình an.
Mẹ là Mẹ Chúa Trời.
Mẹ được chọn trong muôn thiếu nữ.
Mẹ đẹp nhất thế giới xưa nay.
Mẹ hiền ngoan Chúa thương và yêu.
Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Những ai biết chạy đến Mẹ.
Dâng nỗi u sầu sẽ được Mẹ lau nước mắt,
Ra về sẽ thấy vơi nhẹ những gánh sầu lo.
Cùng hiệp nhau dâng bó Hoa Thiêng,
Trên Tòa Cao Đức Mẹ Thiên Chúa.
Mẹ hằng mong chúng con luôn sám hối,
Để cùng được sống hạnh phúc trên Thiên Quốc,
Để Mẹ con chúng ta luôn được sống gần nhau.
Mẹ là Mẹ rất dấu ái.
Chúng con muôn đời yêu kính Mẹ.
Suốt đời Mẹ không hề bỏ rơi chúng con.
Tuy dù chúng con luôn vô tình và bội bạc.
Luôn làm tổn thương Con Chí Ái của Mẹ.
Nhưng Mẹ luôn luôn có cách.
Hướng dẫn chúng con quay về cùng Chúa Con Mẹ.
Mẹ hiện ra cùng với các Thánh nam nữ,
Xứng đáng được Mẹ tuyển chọn.
Để giáo huấn chúng con làm quen với Chuỗi Mân Côi,
Là chiếc cầu thang rất êm ái và mầu nhiệm,
Giúp chúng con biết sám hối biết quay trở về,
Sống gần Chúa và gần anh chị em hơn.
Để làm hòa cùng Con Giêsu của Me.
Để làm giảm bớt cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Cha.
Để làm giảm bớt chiến tranh trên khắp toàn thế giới.
Để làm giảm bớt tội lỗi của toàn thể nhân loại.
Để Giáo Hội được bền vững theo thời gian.
Để tất cả mọi phẩm trật trong Giáo Hội được luôn trung thành.
Để tất cả mọi người trên khắp toàn thế giới nhận biết Thiên Chúa.
Để tình yêu Thiên Chúa được giãi chiếu khắp mọi nơi.
Cùng hiệp nhau dâng bó hoa Thiêng,
Trên Tòa Cao Đức Mẹ Thiên Chúa.
Mẹ đẹp tựa vầng trăng trong chiếu sáng.
Mẹ đẹp tựa những cánh hoa đơm bông.
Mẹ đẹp tựa muôn sao soi về đêm.
Cùng hiệp nhau dâng bó Hoa Thiêng,
Trên Tòa Cao Đức Mẹ Thiên Chúa.
Mẹ hằng khuyên chúng con đọc kinh sớm tối.
Mẹ hằng khuyên nhủ sớm tối đến với Mân Côi.
Để trần gian luôn được bình an.
Mẹ là Mẹ Chúa Trời.
Mẹ được chọn trong muôn thiếu nữ.
Mẹ đẹp nhất thế giới xưa nay.
Mẹ hiền ngoan Chúa thương và yêu.
Mẹ là Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Những ai biết chạy đến Mẹ.
Dâng nỗi u sầu sẽ được Mẹ lau nước mắt,
Ra về sẽ thấy vơi nhẹ những gánh sầu lo.
Cùng hiệp nhau dâng bó Hoa Thiêng,
Trên Tòa Cao Đức Mẹ Thiên Chúa.
Mẹ hằng mong chúng con luôn sám hối,
Để cùng được sống hạnh phúc trên Thiên Quốc,
Để Mẹ con chúng ta luôn được sống gần nhau.
Mẹ là Mẹ rất dấu ái.
Chúng con muôn đời yêu kính Mẹ.
Suốt đời Mẹ không hề bỏ rơi chúng con.
Tuy dù chúng con luôn vô tình và bội bạc.
Luôn làm tổn thương Con Chí Ái của Mẹ.
Nhưng Mẹ luôn luôn có cách.
Hướng dẫn chúng con quay về cùng Chúa Con Mẹ.
Mẹ hiện ra cùng với các Thánh nam nữ,
Xứng đáng được Mẹ tuyển chọn.
Để giáo huấn chúng con làm quen với Chuỗi Mân Côi,
Là chiếc cầu thang rất êm ái và mầu nhiệm,
Giúp chúng con biết sám hối biết quay trở về,
Sống gần Chúa và gần anh chị em hơn.
Để làm hòa cùng Con Giêsu của Me.
Để làm giảm bớt cơn thịnh nộ của Thiên Chúa Cha.
Để làm giảm bớt chiến tranh trên khắp toàn thế giới.
Để làm giảm bớt tội lỗi của toàn thể nhân loại.
Để Giáo Hội được bền vững theo thời gian.
Để tất cả mọi phẩm trật trong Giáo Hội được luôn trung thành.
Để tất cả mọi người trên khắp toàn thế giới nhận biết Thiên Chúa.
Để tình yêu Thiên Chúa được giãi chiếu khắp mọi nơi.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Tung Cánh
Dominic Đức Nguyễn
00:11 24/05/2008
TUNG CÁNH
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Đưa con rời khỏi chốn quê nhà
Vượt núi, vượt đồi, qua biển cả
Ước mong đời con sẽ thăng hoa.
(Trích thơ Chuyện Kể Về Một Loài Chim Thiên Di của Nắng Vàng)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền