PHÚC ÂM: Mc 10, 28-31
“Ngay ở đời này, lúc bị bắt bớ, các con lãnh được gấp trăm, còn đời sau các con sẽ được sự sống vĩnh cửu”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Phêrô thưa cùng Chúa Giêsu rằng: “Đây chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?” Chúa Giêsu trả lời rằng: “Thầy bảo thật các con, chẳng ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đồng ruộng vì Thầy và vì Phúc Âm, mà ngay bây giờ lại không được gấp trăm ở đời này về nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái và ruộng nương cùng với sự bắt bớ, và ở đời sau được sự sống vĩnh cửu. Nhưng có nhiều kẻ trước nhất sẽ nên rốt hết, và những kẻ rốt hết sẽ nên trước nhất”.
Đó là lời Chúa.
“Kính chào Ðức Trinh Nữ diễm phúc, Mẹ đã hạ sinh Chúa Giêsu. Kính chào Mẹ Hội Thánh, Mẹ là Ðấng giữ gìn trong chúng con Thần Khí của Thánh Tử Giêsu Kitô”.
Trong thông điệp về Giáo Hội, Đức Thánh Cha Piô XII đã tinh tế ghi nhận tư cách ‘một người Mẹ, hai thiên chức’ nơi Mẹ Maria, “Chính Đức Mẹ đã ở đó, từ những ngày đầu tiên, để chăm sóc Giáo Hội, thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, được sinh ra từ trái tim bị đâm thủng của Đấng Cứu Thế, với cùng một tình mẹ mà Mẹ đã dành cho trẻ Giêsu trong máng cỏ”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật ý nghĩa khi chúng ta dừng lại chủ đề ‘một người mẹ, hai thiên chức’ trong ngày lễ Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh. Lòng yêu mến Mẹ Maria luôn đi đôi với lòng yêu mến Hội Thánh, vì cả hai là mẹ của chúng ta. Mẹ Maria ban cho thế giới Chúa Kitô; Mẹ Hội Thánh ban cho thế giới các Kitô hữu.
Bài đọc Sáng Thế hôm nay nói đến Evà, ‘mẹ của tất cả những người đang sống’, ‘mẹ của địa đàng’; Tin Mừng Gioan nói đến Maria, ‘Evà mới’, ‘mẹ của tất cả những ai đang sống sự sống của Con Mẹ, một sự sống được lãnh nhận trong Bí tích Rửa Tội và được nuôi dưỡng trong Bí tích Thánh Thể’; vì thế, Mẹ Maria là ‘mẹ của thiên đàng’, ‘mẹ của Hội Thánh’, cũng là ‘mẹ của chúng ta’.
Sự tương đồng ẩn dụ giữa Mẹ Maria và ngài là Mẹ của Hội Thánh rất phong phú về mặt tâm linh và đậm tính thánh kinh. Đức Maria vừa là mẹ của Chúa Giêsu, đầu của Giáo Hội, vừa là biểu tượng ‘mẫu mực hoàn hảo’ của Giáo Hội. Mẹ Maria, trinh nữ thụ thai thân thể xác thịt của Chúa Giêsu nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần ngày Truyền Tin; nhưng Mẹ còn là Mẹ của Hội Thánh, thân thể mầu nhiệm Chúa Kitô, Đấng tái sinh mọi Kitô hữu nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần ngày Ngũ Tuần. Như vậy, cả Đức Maria và Giáo Hội đều ‘thụ thai’ nhờ cùng một Thánh Thần. Mẹ Maria làm cho thân thể Chúa Kitô hiện diện về mặt thể chất ở Palestine vào thế kỷ thứ nhất; Hội Thánh có Đức Maria làm Mẹ, làm cho thân thể Chúa Kitô hiện diện cách bí nhiệm qua phép Rửa và Bí tích Mình Thánh Chúa mọi nơi, qua muôn thế kỷ. Từ xa xưa, giếng rửa tội được mô tả như một ‘tử cung thiêng liêng’; trong đó, Mẹ Hội Thánh ban sự sống cho con cái mình.
‘Một người mẹ, hai thiên chức’, Mẹ Maria đã phản ánh một chân lý sâu xa, đó là Chúa Kitô, “Emmanuel”, đến gần chúng ta trong thời gian và không gian, trong lịch sử và trong bí tích theo những cách thức mầu nhiệm và đẹp đẽ. Thánh Augustinô nói, “Những gì Thiên Chúa đã ban cho Đức Maria về phần xác, Ngài cũng ban cho Giáo Hội về phần tinh thần; Đức Maria đã sinh ra Một Đấng, Giáo Hội sinh ra nhiều người, vốn nhờ Đấng ấy mà trở nên một”. Và đó chính là Hội Thánh, ‘Giêrusalem mới’ như lời ngợi khen của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Hỡi thành đô của Thiên Chúa, mọi người truyền tụng những điều hiển hách về thành”. Đây là tất cả nguyên nhân cho sự suy gẫm và tạ ơn sâu sắc nơi mỗi người chúng ta, những con trai, con gái của Chúa, của Mẹ Maria và của Mẹ Hội Thánh.
Anh Chị em,
Tạ ơn Chúa Giêsu đã nhớ đến chúng ta trong giờ cứu rỗi của Ngài. Ngài biết Giáo Hội non trẻ của mình cần đến một người mẹ; qua Mẹ Ngài, Giáo Hội vững chãi giữa bão táp phong ba. Ngài cũng biết mỗi người chúng ta cần đến một người mẹ để dìu dắt trên hành trình dương thế này, nên đã trối Mẹ Ngài cho người môn đệ; Gioan đã thay cả nhân loại rước Mẹ về nhà mình. Chúa Giêsu ước mong chúng ta đón Mẹ Maria về căn nhà của gia đình mình, căn nhà của tâm hồn mình. Hãy để Mẹ làm chủ căn nhà của chúng ta! Và nếu Mẹ là chủ, thì không có việc gì mà chúng ta sẽ không hỏi ý Mẹ.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, ‘một người mẹ, hai thiên chức’, Mẹ Chúa Kitô, Mẹ Hội Thánh; xin cho con ngày càng sống xứng đáng hơn với ‘thiên chức làm con’ của Chúa, con của Mẹ; và cũng là con của Hội Thánh, Mẹ của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
4. Cừu ăn cỏ, cỏ không thể chết mà còn lớn mạnh; người ác đau khổ đến chết trong hỏa ngục, nhưng không thể chết, gốc rễ của sự sống vẫn tồn tại.
(Thánh Bernard)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một ông chủ nọ rất bủn xỉn, luôn để cho đầy tớ ăn không no.
Một ngày nó ông ta có việc cần phải đi xa, đầy tớ hỏi:
- “Nếu nửa đường mà đói thì làm sao?”
Ông chủ đi kiếm đoạn dây thừng và miếng gỗ chêm, nói:
- “Trên đường đi không được nói đến đói kẻo bị người ta cười cho, mày đói thì tao đã có cách, mày chỉ nói “bụng có chút đói”, thì tao liền có cách làm cho bụng mày khỏi đói.”
Ra khỏi nhà đi rất lâu, đầy tớ đói quá đi không nổi, vội vàng làm theo lời chủ dặn dò, ông chủ vội vàng lấy dây thừng ra cột chặt bụng của đầy tớ.
Đi không được bao xa, đầy tớ lại kêu đói, ông chủ liền lấy miếng gỗ chêm vào trong dây thừng, kiếm hòn đá gõ mạnh nói:
- “Chặt như thế này thì nhất định là không đói nữa !”
Lại đi được thêm mấy bước nữa, đầy tớ càng rên đói bạo hơn, ông chủ bừng bừng giận dữ, nới dây thừng ra chút xíu, miếng gỗ chêm rơi xuống đất:
- “Mày là thằng quỷ đói ở đợ, mau đi tìm người khác mà ở đợ, tao có người giúp như vậy, thì xấu mặt lắm.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 55:
Phân nhiều những ông bà chủ giàu có keo kiết thời xưa (và thời nay) đều giống nhau một điểm, đó là bốc lột tận xương tủy của người lao động, người giúp việc cho mình, không những thế, những ông bà chủ này còn sa thải họ khi trong bụng họ đói meo mà vẫn cứ lấy làm hãnh diện là mình cho ăn đầy đủ…
Đức Chúa Giê-su xuống thế sinh trong hang lừa nghèo nàn hơn cả người nghèo, là để gởi cho các ông bà chủ và những người giàu có ở trần gian một thông điệp: chia sẻ với người bất hạnh và nghèo khó, như Ngài đã từ là Đấng tạo dựng vũ trụ đã trở nên người thấp hèn…
Những người Ki-tô hữu được làm ông chủ giàu có đều hiểu rõ thông điệp này hơn ai cả, hãy trở nên giống Đức Chúa Giê-su tức là chia sẻ thân phận làm người như chúng ta, cũng có nghĩa là chia sẻ niềm vui vật chất cũng như tinh thần cho tha nhân.
Đó là món quà đẹp nhất và ý nghĩa nhất của những ông chủ giàu có dâng cho Đức Chúa Giê-su Hài Nhi trong ngày sinh nhật của Ngài vậy…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
“Chúa là Đấng thưởng công, sẽ trả lại cho con gấp bảy lần!”
Kính thưa Anh Chị em,
Trở lại mùa Thường Niên, một sự trùng hợp khá thú vị khi cả hai bài đọc Lời Chúa hôm nay cùng nói đến lòng quảng đại; không phải là sự quảng đại của một vị vua, nhưng là sự quảng đại của con người, quảng đại của Thiên Chúa. Qua đó, con người luôn luôn ‘dâng một, nhận mười’, nhận ‘trăm’ chứ không chỉ ‘bảy’ như Huấn Ca nói, “Chúa là Đấng thưởng công, sẽ trả lại cho con gấp bảy lần!”.
Nói đến lòng quảng đại đối với Thiên Chúa, con người thường nghĩ đến những lễ phẩm dâng Ngài. Thế mà sách Huấn Ca hôm nay bất ngờ tiết lộ những gì cao hơn, ‘phi vật chất’ hơn, những gì vốn sẽ “làm cho bàn thờ nên phong phú, và hương thơm êm dịu của nó bay lên trước dung nhan Đấng Tối Cao”. Huấn Ca nói, “Con đừng đến trước mặt Chúa với bàn tay không”; nhưng hãy nhớ, “Ai tuân giữ lề luật, là dâng nhiều lễ vật. Chuyên giữ các điều răn là dâng hy tế cứu độ. Hãy dâng của lễ xin ơn tha thứ, hãy cầu xin ơn tha tội! Ai làm phúc bố thí, là dâng lễ hy tế. Lánh xa bất công là dâng lễ đền tội”. “Vì Chúa là Đấng thưởng công, sẽ trả lại cho con gấp bảy lần!”. Thánh Vịnh đáp ca hôm nay cũng nhắc lại sự thật ‘dâng một, nhận mười’ và hơn cả ‘mười’; đó là nhận cả thiên đàng, nhận cả ơn cứu độ Thiên Chúa ân thưởng, “Ai đi đường ngay thẳng, Ta chỉ cho thấy ơn Thiên Chúa cứu độ!”.
Ơn cứu độ! Đó cũng là nội dung Tin Mừng hôm nay. Khi người thanh niên có nhiều của cải bỏ đi, Chúa Giêsu tuyên bố, “Người giàu có thật khó vào Nước Thiên Chúa!”; bấy giờ, Phêrô lên tiếng, “Đây, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy?”. Nghĩa là, ‘Chúng con đã bỏ nhà cửa, nghề nghiệp, các mối quan hệ… để theo Thầy, thì có cơ hội nào cho chúng con được cứu độ không; có chỗ nào cho chúng con trong Nước Thiên Chúa không?’. Chúa Giêsu tiết lộ, họ không chỉ được ân thưởng sự sống đời đời mai ngày nhưng được “gấp trăm” ngay ở đời này; và Ngài không quên, “Cùng với sự bắt bớ!”. Khác biệt giữa phần thưởng của người môn đệ và của những người khác là sự bắt bớ. ‘Bắt bớ’ được coi như một phần của ‘phần thưởng’ dành cho người môn đệ, và điều đó sẽ chứng tỏ, họ thực sự thuộc về Ngài. Hy sinh, đau khổ chẳng giá trị gì trước mặt Thiên Chúa; nó chỉ giá trị khi được thực hiện vì tình yêu Chúa Kitô và Tin Mừng của Ngài. Như thế, bằng cách chứng minh tình yêu của mình ngay bây giờ, người môn đệ sẽ hưởng trước thiên đàng ngay hôm nay và cả mai ngày.
Thánh Ignatiô chia sẻ, “Nếu Thiên Chúa ban cho bạn một mùa bội thu từ những thử thách, thì đó là dấu hiệu của sự thánh khiết cao cả mà Ngài muốn bạn đạt được. Bạn có muốn trở thành một vị thánh vĩ đại không? Hãy cầu xin Chúa ban cho bạn thật nhiều đau khổ! Mọi thú vui trần gian không làm sao so sánh được với vị ngọt trong mật và giấm đã được dâng cho Chúa Giêsu Kitô; đó là những khó khăn, đau khổ mà chúng ta phải trải qua ‘cho Ngài’, ‘với Ngài’ và ‘vì Ngài’. Sự đau khổ chúng ta nếm trải vì tình yêu của Ngài, phải được coi là lợi ích lớn nhất mà Thiên Chúa ban xuống cho chúng ta”.
Anh Chị em,
Đôi khi, chúng ta cảm thấy Thiên Chúa yêu cầu chúng ta quá nhiều. Đúng, Ngài yêu cầu rất nhiều! Ngài yêu cầu toàn bộ cuộc sống của chúng ta; và không chỉ yêu cầu chúng ta từ bỏ điều này, điều kia, Ngài ‘đòi bằng được’ cả chính ‘cái tôi’, sự ích kỷ của mỗi người; vì lẽ, từ bỏ tất cả nhưng không từ bỏ ý riêng, từ bỏ ‘cái tôi’ là chưa từ bỏ gì cả. Ngài mời chúng ta hiến mình cho Ngài mà không có ngoại lệ, cũng chẳng trả giá. Nếu hiểu rằng, chúng ta ‘dâng một, nhận mười’ và nhiều hơn nữa, nhiều theo cấp số nhân, thì phần thưởng hôm nay và mai ngày sẽ vô cùng lớn lao so với những gì chúng ta hy sinh, từ bỏ. Những hy sinh, từ bỏ ấy sẽ rất nhạt nhoà so với các phần phúc Ngài ban tặng; từ đó, nhất định, chúng ta sẽ không từ chối với Ngài bất cứ điều gì.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Đấng quảng đại vô song, xin ban cho con ân sủng cần thiết để con hy sinh cho Ngài mà không mặc cả, ngã giá. Con tin rằng, việc đi theo Chúa sẽ sinh nhiều hoa thơm, trái tốt cho con và cho các linh hồn; vì lẽ con ‘dâng một, nhận mười’ và nhận nhiều hơn nữa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đã khốn khổ với đại dịch coronavirus, Ấn Độ giờ đây lại chịu một cơn bão lớn đánh vào Vịnh Bengal, ngoài khơi bờ biển phía đông, chỉ vài ngày sau khi bờ biển phía tây bị ảnh hưởng bởi cơn lốc xoáy kinh hoàng nhất trong nhiều thập kỷ qua, với ít nhất 110 người được xác nhận đã thiệt mạng.
Các nhà khoa học cho biết các cơn lốc xoáy trong khu vực đang trở nên thường xuyên hơn và mạnh hơn do biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ nước biển ấm hơn.
Hôm thứ Hai, Cơn bão Tauktae đã tấn công bờ biển phía tây của Ấn Độ để lại dấu vết chết chóc và tàn phá trên đường đi của nó, làm tăng thêm nỗi khốn khổ của một quốc gia hầu như không còn đủ sức để vật lộn với sự gia tăng nghiêm trọng của các trường hợp coronavirus.
Ngay cả trước khi cơn bão đổ bộ vào Gujarat, gió đã giật lên tới 185 km một giờ, mưa lớn và gió mạnh đã giết chết khoảng 20 người ở miền tây và miền nam Ấn Độ.
Các quan chức hôm thứ Bẩy cho biết tại Gujarat - nơi gió đã đập vỡ các cửa sổ, đốn ngã hàng chục nghìn cây và làm mất điện trên một vùng rộng lớn - số người chết đã tăng lên 53 người.
Tuy nhiên, con số có thể tăng cao hơn nữa, vì báo chí địa phương đưa số người chết thực tế ở bang này lên gần 80 người, nhiều người thiệt mạng do nhà hoặc tường sập.
Khi di chuyển qua miền bắc Ấn Độ, cơn bão suy yếu, gây mưa lớn ở những nơi như Allahabad và New Delhi.
Trong khi đó, Hải quân Ấn Độ thông báo đã vớt được 37 thi thể sau khi một tàu lắp đặt dầu bị chìm trong vùng biển động. 38 người khác vẫn đang mất tích.
Source:Asia News
Chế độ Bắc Kinh phải từ bỏ các chính sách kiểm soát sinh đẻ nhằm ngăn chặn sự suy giảm nhân khẩu học, một mối đe dọa đối với sự tăng trưởng và ổn định của đất nước. Lời yêu cầu này đến từ các chuyên gia và học giả. Yêu cầu tương tự đã được Ngân hàng Trung ương đưa ra trước đó. Để đối phó với tình trạng già hóa dân số đang diễn ra, họ cũng khuyến nghị điều chỉnh hệ thống lương hưu.
Vào ngày 11 tháng 5, Văn phòng Thống kê Quốc gia đã công bố kết quả của cuộc điều tra dân số quốc gia. Năm 2020, dân số vượt quá 1.4 tỷ người, nhưng so với năm 2019, số ca sinh mới giảm 18%: từ 14.65 xuống 12 triệu trẻ em, là mức thấp nhất trong vòng 60 năm qua.
Thanh niên Trung Quốc không muốn có con: tốn kém quá nhiều và nhà nước không giúp được gì cho họ. Phụ nữ Trung Quốc ở tuổi mang thai mỗi người sinh 1.3 con, khác xa so với con số 2.1 cần thiết để giữ ổn định dân số.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới. Tuy nhiên, Phụ nữ Nhật Bản ở tuổi mang thai mỗi người sinh 1.37 con. Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trong 10 năm tới, tỷ lệ phụ nữ Trung Quốc từ 22 đến 35 tuổi sẽ giảm hơn 30%.
Đó là sự thất bại của chính sách một con trong quá khứ. Việc nới lỏng vào năm 2016, với khả năng mỗi gia đình có hai con, không thay đổi tình hình được bao nhiêu. Theo Ngân hàng Trung ương, việc “tự do hóa” sinh sản phải được thực hiện ngay bây giờ vì vẫn còn những cặp vợ chồng muốn sinh thêm con. Họ cảnh cáo rằng như đã xảy ra ở các nước phát triển hơn, do các động lực kinh tế xã hội, điều này có thể thay đổi trong tương lai..
Những con số cho thấy Trung Quốc đang già đi: đó là một mối nguy hiểm đối với sự ổn định xã hội của đất nước. Điều tra dân số cho thấy từ năm 2010 đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động, từ 16 đến 59, đã giảm 40 triệu người. Hơn 18% người Trung Quốc trên 60 tuổi: họ là những người không làm việc và có xu hướng tiết kiệm. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 của Học viện Khoa học Trung Quốc, chính phủ có thể cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2035.
Source:Asia News
Theo bản tin ngày 20 tháng 5, 2021 của CNA, các luật sư đại diện cho một trường cao đẳng Kitô giáo ở Missouri đã yêu cầu tòa án liên bang hôm thứ Tư ngăn chặn một chỉ thị của chính phủ Biden mà trường này cho là sẽ buộc họ vi phạm niềm tin tôn giáo của họ.
Cao đẳng Ozarks, một trường cao đẳng nghệ thuật tự do Kitô giáo ở Point Lookout, Missouri, đã kiện chính phủ Biden vào tháng 4 về một thay đổi quy tắc cấm phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và bản sắc phái tính trong ký túc xá.
Vào tháng 2, Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị đã ban hành một thông tư giải thích các lệnh cấm liên bang về phân biệt giới tính ở ký túc xá cũng để bảo vệ xu hướng tình dục và bản sắc phái tính.
Quy tắc mới nhằm giải thích lệnh hành pháp ngày 20 tháng 1 của Tổng thống Joe Biden; Biden đã tuyên bố trong lệnh của mình rằng, "Chính sách của Chính phủ tôi là ngăn chặn và chống lại việc kỳ thị dựa trên bản sắc phái tính hoặc xu hướng tình dục".
Trong đơn kiện của mình, trường cao đẳng tuyên bố rằng chính phủ đòi để những nam giới sinh học tự nhận mình là nữ chuyển giới không bị từ chối vào phòng tắm hoặc ký túc xá nữ. Trường cao đẳng cho rằng: Một đòi hỏi như vậy theo Đạo luật Cư trú Công bằng sẽ vi phạm các tiêu chuẩn dựa trên đức tin của trường cấm nam và nữ sống cùng nhau trong cùng một ký túc xá.
Một phiên điều trần, để nghe vụ này trước tòa án Hoa Kỳ tại Quận Tây Missouri, đã được tổ chức vào hôm thứ Tư.
Julie Marie Blake, cố vấn cấp cao của nhóm Alliance Defending Freedom, đại diện cho trường cao đẳng, cho biết: “Chính phủ không thể và không nên buộc các trường học mở ký túc xá nữ cho nam giới dựa trên động cơ chính trị và định nghĩa lại về 'giới tính'”.
Blake nói rằng, “Phụ nữ không nên bị ép buộc phải chia sẻ không gian riêng tư — bao gồm phòng tắm và phòng ngủ — với nam giới và các trường học tôn giáo không nên bị trừng phạt chỉ vì niềm tin của họ về hôn nhân và tình dục sinh học”.
Bà nói: “Sự mạnh tay quá mức của chính phủ đối với phụ nữ, trẻ em gái và những người có đức tin bằng cách cắt bỏ các biện pháp bảo vệ hợp pháp của họ, điều này phải được chấm dứt”.
Trường Cao đẳng Ozarks được thành lập vào năm 1906 bởi một mục sư của Phái Trưởng lão (Presbyterian); họ cho sinh viên giúp bù đắp phí tổn học phí của họ bằng cách làm những việc được nhà trường cung cấp, trong khi học bổng do các nhà tài trợ sẽ trang trải các chi phí còn lại.
Tuy nhiên, vụ kiện của Cao đẳng Ozarks không phải là vụ kiện duy nhất liên quan đến phái tính được đệ nạp gần đây chống lại chính phủ Biden.
Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo (CCCU) gần đây đã được yêu cầu can thiệp vào vụ kiện của một nhóm ủng hộ LGBT chống lại Bộ Giáo dục; vụ kiện nhằm loại bỏ các khoản miễn trừ tôn giáo đối với Tiêu đề IX (Title IX). Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo, đại diện cho hơn 180 tổ chức Kitô giáo, đang tìm cách bảo vệ các miễn trừ đó trước tòa.
Dự án Giải trình Trách nhiệm Miễn trừ Tôn giáo đã đệ đơn Hunter kiện Bộ Giáo dục nhân danh 33 sinh viên từ hơn 20 trường cao đẳng có liên hệ với Kitô giáo Tin Lành hoặc Giáo Hội Các Thánh Ngày Sau cùng của Chúa Giêsu Kitô; các sinh viên, những người tự nhận là LGBT, nói rằng họ đã chịu sự kỳ thị tại các trường tôn giáo dựa trên xu hướng tình dục hoặc bản sắc phái tính của họ.
Dự án Giải trình Trách nhiệm cho rằng họ “làm cho các sinh viên đồng tính, chuyển giới và không phải nhị phân có sức mạnh tại hơn 200 trường tôn giáo được người đóng thuế tài trợ vốn tích cực kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục và bản sắc / phát biểu phái tính”.
Trong vụ kiện của sinh viên, họ đang tìm cách loại bỏ các miễn trừ tôn giáo đối với Tiêu đề IX cấm kỳ thị giới tính, để các trường tôn giáo nhận tài trợ của liên bang sẽ phải tuân theo các yêu cầu của nó.
Vào tháng 3, Biden đã ban hành một lệnh hành pháp nêu rõ chính sách của chính phủ ông là chống lại “việc kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục hoặc bản sắc phái tính” trong giáo dục. Đơn kiện cho rằng, các trường học phải tuân theo lệnh đó nếu không việc miễn trừ tôn giáo của họ sẽ bị xóa bỏ khỏi Tiêu đề IX.
Chủ tịch hội đồng, Shirley V. Hoogstra, nói với CNA rằng Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo đã đệ đơn đề nghị “trở thành người tham gia chính thức vào vụ việc để chúng tôi có thể bảo vệ các che chở về tôn giáo theo Tiêu đề IX”.
Hoogstra nói, “Là một phần của đơn kiện, Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo cũng đã đệ trình một đề nghị bác bỏ vụ kiện dựa trên những tuyên bố pháp lý bông lông. Vì Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo đại diện cho một nhóm giáo dục cao đẳng tôn giáo, chúng tôi tin rằng việc thêm tiếng nói, kinh nghiệm và phân tích của chúng tôi vào phía bào chữa sẽ giúp tòa án giải quyết vụ kiện theo cách có lợi cho các thành viên của chúng tôi”.
Hoogstra nói rằng nếu tòa án đảo ngược việc miễn trừ tôn giáo đối với Tiêu đề IX cho các trường cao đẳng, họ có thể bị buộc phải từ bỏ hỗ trợ tài chính liên bang cho sinh viên. Hoogstra cho rằng, một tình huống như vậy “sẽ tước mất hỗ trợ tài chính của liên bang đối với hàng trăm nghìn sinh viên chọn theo học các trường cao đẳng và đại học dựa trên đức tin”.
“Điều này sẽ hạn chế sự lựa chọn của sinh viên một cách chưa từng có, ngăn cản sinh viên có thu nhập trung bình và thấp có thể nhận viện trợ liên bang cho các định chế này”, Hoogstra cho biết như thế và lưu ý rằng bảy trong số 10 sinh viên tại các trường Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo nhận được tài trợ của liên bang.
Bà nói thêm rằng “việc rút lại hỗ trợ tài chính, bao gồm trợ cấp nghiên cứu liên bang, sẽ có tác động không tương xứng đối với sinh viên đại học thế hệ thứ nhất và thu nhập thấp, cũng như sinh viên từ các nhóm sắc tộc và dân tộc thiểu số”.
Bà nói thêm, “Giáo dục đại học dựa trên đức tin luôn là một yếu tố thiết yếu của tính đa dạng của nền giáo dục đại học ở Hoa Kỳ — nhiều trường cao đẳng và đại học đầu tiên trong nước là của các tôn giáo — và điều chủ yếu là các sinh viên tiếp tục được dành cho cơ hội để lựa chọn và vào trường đại học mà họ lựa chọn trong một bối cảnh giáo dục đa dạng”.
Paul Southwick, luật sư của Dự án Giải trình Trách nhiệm Miễn trừ Tôn giáo, gần đây đã nói với Inside Higher Ed rằng đề nghị can thiệp của hội đồng là “quá sớm”, vì cho rằng Bộ Giáo dục “chưa cho biết liệu họ có bảo vệ việc miễn trừ tôn giáo của Tiêu đề IX hay không hay liệu họ sẽ trung lập hoặc thuận ý với các nguyên đơn ”.
Southwick cũng cho biết chính phủ “không bắt buộc phải trợ cấp cho việc kỳ thị, bất kể sự kỳ thị dựa trên cơ sở chủng tộc hay trên cơ sở xu hướng tình dục hoặc bản sắc phái tính”.
Khi được hỏi về bình luận của Southwick, Hoogstra nói rằng Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo “can thiệp vào vụ việc này vì các nguyên đơn muốn kết liễu và tước bỏ các quyền được hiến pháp bảo vệ của chúng tôi ngay bây giờ và ngay bây giờ là lúc chúng tôi cần phản hồi. Sau đó sẽ quá muộn”.
Bà nói thêm, “Tôi cũng muốn làm sáng tỏ điều này là các định chế thuộc Hội đồng các trường Đại học & Cao đẳng Kitô giáo thực tế không ‘kỳ thị’dựa trên xu hướng tình dục hoặc bản sắc phái tính, vì các sinh viên LGBTQ vẫn thường được nhận và ghi danh học tại các trường của chúng tôi”.
Bà nói rằng các trường đại học và cao đẳng dựa trên đức tin đang thực thi quyền của Tu chính án thứ nhất “để duy trì một cộng đồng trong khuôn viên trường, trong đó mọi người cam kết sống theo sự hiểu biết lịch sử, kinh thánh về tình dục của con người, bất kể xu hướng tình dục hoặc bản sắc phái tính của họ”.
Hoogstra cho biết, “Những người khác có thể không đồng ý với nền thần học căn bản này, nhưng việc thực thi nền thần học này trong khuôn viên trường đại học hoặc cao đẳng Kitô giáo không là một với việc ‘kỳ thị’ các sinh viên LGBTQ”.
“Tin tưởng cách khác không hề là kỳ thị. Ở Mỹ, các cá nhân được cấp quyền duy trì niềm tin bị người khác cho là sai nhưng thực sự được bảo vệ theo Hiến pháp. Những quan điểm khác nhau có thể và nên sống song song với nhau, vì đó là lời hứa tuyệt vời ở Mỹ”.
“Có một sự hoảng loạn và lo sợ về các cuộc tấn công mới của các nhóm khủng bố, ngay cả ở Pemba, thành phố thủ phủ của tỉnh Cabo Delgado”. Đó là đánh giá của Cha Kwiriwi Fonseca, một thành viên trong nhóm truyền thông của Giáo phận Pemba. Ngài đã nói như trên với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN. Cha Fonseca cho biết: “Bất cứ khi nào họ nghe thấy âm thanh của một tiếng súng hoặc bất kỳ loại tiếng nổ nào trong các trại huấn luyện của quân đội, mọi người ngay lập tức bắt đầu hoảng sợ và chạy ra khỏi nhà của mình. Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và Giáo hội sẽ phải bắt đầu nói nhiều và liên tục về hòa bình và an ninh, bởi vì thực sự có rất nhiều nỗi sợ hãi”.
Đây là thực tế, ngay cả trên các đường phố của Pemba, pháo đài chính của lực lượng an ninh chính phủ trong toàn bộ khu vực. Nỗi sợ hãi mà Cha Fonseca đang nói đến được nuôi dưỡng bởi đủ loại tin đồn. Cha nhận định: “Mọi người phải biết rằng trong hoàn cảnh chiến tranh như chúng ta đang đối mặt, họ phải tránh loan các tin tức nếu họ không hoàn toàn chắc chắn về những tin đó. Họ phải ngừng tung tin thất thiệt và tránh trở thành nạn nhân của những tin đồn”.
Source:Aid To The Church In Need
Tại Ấn Độ, đại dịch cho đến nay đã giết chết 168 linh mục và 143 nữ tu. Con số này được ghi nhận bởi Cha Suresh Mathew, linh mục dòng Phanxicô Capuchin và là tổng biên tập của tạp chí Indian Currents. Ngài lưu ý rằng số lượng nạn nhân trong hàng giáo sĩ và tu sĩ tiếp tục tăng vì số người chết trong nước vẫn ở mức cao.
Chính phủ Ấn Độ cho biết trong 24 giờ của ngày thứ Sáu 21 tháng 5, đã có 4,209 người chết; và đất nước hiện đang ở mức ngấp nghé 300,000 người chết kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Cha Mathew nói với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại về cuộc điều tra của mình như sau: “Trong đợt đầu tiên, chúng tôi liên tục ghi nhận thông tin chi tiết về các linh mục đã mất mạng trong Covid 19. Tuy nhiên, trong đợt thứ hai, đặc biệt là sau Lễ Phục sinh, mỗi ngày chúng tôi đều nhận được tin các linh mục chết vì coronavirus, không còn ghi lại nổi chi tiết cụ thể của các ngài. Là một linh mục Truyền giáo, tôi chỉ còn muốn biết các vị đã chết, có phải do mục vụ không. Với sự quan tâm của một nhà báo, tôi bắt đầu biên soạn danh sách các linh mục đã chết trong đợt thứ hai, tôi tiếp cận phó tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, là người đã cho tôi biết một danh sách khoảng 20 linh mục. Anh Jose Kavi, chủ biên tờ Matters India, đã cho tôi biết thêm tên của nhiều linh mục không khuất phục được vi rút. Ban đầu, tôi lập danh sách 117 linh mục đã chết, và gửi danh sách cho tất cả các giám mục Ấn Độ, một số ít vị trả lời rằng vị linh mục cụ thể không chết vì coronavirus. Hôm nay dữ liệu của tôi ghi lại 168 linh mục - bao gồm 3 giám mục - và 143 nữ tu đã chết vì coronavirus”.
Ngoài những con số tổng thể, có một số yếu tố nổi bật: “Tỷ lệ tử vong giữa các linh mục cao hơn mức trung bình của cả nước, có lẽ vì các ngài vẫn phải thi hành chức vụ mục vụ của mình trong thời gian Lễ Phục sinh. Một thực tế quan trọng là nhiều linh mục chết vì Covid-19 ở độ tuổi khoảng 40, tức là đang ở thời kỳ đỉnh cao. Các ngài không được chủng ngừa, vì liều lượng giới hạn nên vào tháng Tư chính phủ chỉ tiêm cho những người trên 45 tuổi. Chúng ta cần hiểu vì sao họ chết, không thể chỉ là những con số”.
“Những cái chết này - theo nhận xét của linh mục dòng Capuchin - là hình thức cao nhất của lòng bác ái Kitô Giáo: họ chết trong khi phục vụ người khác. Một số nhiễm vi-rút khi chủ sự tang lễ cho anh chị em, dù đã cẩn thận tuân theo tất cả các giao thức chống Covid. Nhiều nữ tu đã qua đời ở các vùng nông thôn, nơi không có đầy đủ các phương tiện chăm sóc sức khỏe. Họ làm việc cho những người nghèo và những người bị thiệt thòi ở những nơi thậm chí không có một trung tâm y tế cơ bản. Một trong những linh mục thiệt mạng đã phải đi 450 km để được chuyển đến bệnh viện ở Ghaziabad, nhiều nữ tu ở miền bắc đã chết vì thiếu cơ sở hạ tầng”.
Một số dòng tu bị ảnh hưởng đặc biệt: “Ít nhất 23 linh mục đã chết vì Covid-19 là các tu sĩ Dòng Tên, trong khi 12 chị em của Dòng Thừa sai Bác ái, là dòng do Mẹ Teresa thành lập. Dù cao tuổi hay mắc các bệnh khác, họ vẫn tiếp tục thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, đặc biệt là những người phong cùi. Covid-19 là một nhà thuyết giáo thầm lặng, người đã nhắc nhở chúng ta về thông điệp của Chúa Giêsu: hãy hiến mạng sống của bạn, để giữ được mạng sống mình. Nó đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn mới về lời cầu nguyện và lòng sùng kính. Chúng ta hãy tập trung vào lòng trắc ẩn, lòng quảng đại, lòng tốt đối với người khác. Đây là bằng chứng về tình yêu của Chúa Kitô mà các linh mục và nữ tu đã chết vì hậu quả của Covid-19 ở Ấn Độ đã cống hiến cho đến cùng”.
Source:Asia News
Cộng sản đánh giá lực lượng sinh viên, học sinh là mũi nhọn tiến công tiên phong trong mặt trận đô thị. Vì thế, để có thể gây xáo trộn hậu phương VNCH tối đa, họ đã xử dụng lực lượng xung kích này để phát động các cuộc đấu tranh, quen gọi là các phong trào sinh viên tranh đấu.” (trích Bài I)
“Nhận thấy những thế hệ sống dưới thời VNCH, nhất là giới cựu sinh viên xuất thân từ các trường Đại học Miền Nam, sắp qua đi, nhưng họ và những ai quan tâm, đặc biệt là các thế hệ mai sau cần có cơ hội nghe biết một tiếng nói thứ hai về các phong trào sinh viên tranh đấu trước 1975, nhất là trong khoảng thời gian 1966 tới 1971.
Để góp phần nhỏ nhoi trong việc gióng lên tiếng nói thứ hai ấy, chúng tôi gom lại trong cuốn sách này những bài viết của chúng tôi liên quan tới các phong trào sinh viên tranh đấu, mục đích là để chứng minh thật sự đã nổ ra một Mặt Trận Đại Học trước 30-4-1975, giữa một bên là Thành đoàn Cộng sản, bên kia là Lực lượng Sinh viên Quốc gia, và kết quả trận đánh này ra sao.” (Trích Lời Mở Đầu)
THỐNG ĐỐC TIM WALZ TUYÊN BỐ CHẤM DỨT YÊU CẦU ĐEO KHẨU TRANG. CÁC THỊ TRƯỞNG MINNEAPOLIS VÀ ST PAUL HIỆN VẪN GIỮ NGUYÊN LỆNH BUỘC ĐEO KHẨU TRANG TẠI THÀNH PHỐ CỦA HỌ
Ngày 13 tháng Năm vừa qua, Thống đốc Tim Walz tuyên bố chấm dứt lệnh buộc phải đeo khẩu trang trên toàn tiểu bang, theo đúng hướng dẫn của Trung Tâm Kiếm Soát và Phòng Chống Dịch Bệnh (CDC) vể khẩu trang. Mọi cư dân Minnesota nào chưa được chích ngừa đầy đủ được khuyến cáo mạnh mẽ phải đeo khẩu trang khi ở bên trong nhà (nơi công cộng).
Các cơ sở tư nhân và các khu đô thị địa phương vẫn có thể giữ yêu cầu đeo khẩu trang. Kế hoạch Học tập An toàn của Minnesota, cùng với hướng dẫn hiện có về việc đeo khẩu trang tại các trường học và chăm sóc trẻ em vẫn còn nguyên hiệu lực.
Trung tâm CDC đã công bố hôm thứ Năm rằng khẩu trang không còn cần thiết đối với những người đã được tiêm chủng đầy đủ, trong nhà hoặc bên ngoài. Cư dân Minnesota nên tuân theo hướng dẫn của CDC và đeo khẩu trang trong các cơ sở y tế và trên các phương tiện giao thông công cộng, dù họ có được tiêm phòng đầy đủ hay chưa.
Cư dân Minnesotans được xem là chủng ngừa đầy đủ hai tuần sau mũi chích cuối cùng của họ - mũi thứ hai của thuốc Pfizer lẫn Moderna, hoặc sau mũi chích duy nhất của Johnson & Johnson. Cư dân Minnesota có thể tìm chỗ chích ngừa gần nơi mình ở trên trang mn.gov/vaccine.
Hai thị trưởng của Minneapolis và St. Paul đã thông báo vào tối thứ Năm rằng lệnh buộc đeo khẩu trang trong thành phố của họ vẫn được giữ nguyên cho đến khi có hướng dẫn thêm từ giới chức y tế. Điều này có nghĩa là nếu quý vị sống ở Minneapolis hoặc St. Paul, hoặc ghé thăm một cửa hàng, nhà hàng, v.v. ở Minneapolis hoặc St. Paul, quý vị vẫn bị bắt buộc phải đeo khẩu trang.
Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần giúp tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm, vui lòng gọi đường giây khẩn của chúng tôi tại 612-293-9213.
Chúng tôi có nhân viên nói tiếng Karen, Karenni, Miến điện, tiếng Việt, và tiếng Thái.
5/18/21
Dear All,
We hope you are all staying healthy and well during this time as we support each other. Please find important announcements below that are happening in the community.
Governor Walz Announces End to Statewide Face Covering Requirement; The mayors of Minneapolis and St. Paul are keeping mask mandates in their cities for now
On Thursday, May 13th, Governor Tim Walz announced the end of Minnesota’s statewide mask requirement, aligning Minnesota with new Centers for Disease Control and Prevention (CDC) guidance on face coverings. Minnesotans who are not fully vaccinated are strongly recommended to wear face coverings indoors.
Private businesses and local municipalities may still put in place face covering requirements. And Minnesota’s Safe Learning Plan, along with the existing face covering guidance for schools and child care settings, remain in effect.
The CDC announced Thursday that masks are no longer required for fully-vaccinated individuals, either indoors or outside. Minnesotans should follow CDC guidance and wear masks in medical settings and on public transportation, whether or not they are fully vaccinated.
Minnesotans are fully vaccinated two weeks after their final dose of vaccine – either the second dose of the Pfizer or Moderna vaccine or the single-dose Johnson & Johnson vaccine. Minnesotans can find vaccine appointments near them at mn.gov/vaccine.
The mayors of Minneapolis and St. Paul are keeping their cities' mask mandates in place pending further guidance from health officials, they announced Thursday evening. This means that if you live in Minneapolis or St. Paul, or visit a shop, restaurant, etc. in Minneapolis or St. Paul, masks are still required.
1. Đã khốn khổ vì coronavirus, Ấn Độ lại bị bão lớn tứ phía.
Đã khốn khổ với đại dịch coronavirus, Ấn Độ giờ đây lại chịu một cơn bão lớn đánh vào Vịnh Bengal, ngoài khơi bờ biển phía đông, chỉ vài ngày sau khi bờ biển phía tây bị ảnh hưởng bởi cơn lốc xoáy kinh hoàng nhất trong nhiều thập kỷ qua, với ít nhất 110 người được xác nhận đã thiệt mạng.
Các nhà khoa học cho biết các cơn lốc xoáy trong khu vực đang trở nên thường xuyên hơn và mạnh hơn do biến đổi khí hậu dẫn đến nhiệt độ nước biển ấm hơn.
Hôm thứ Hai, Cơn bão Tauktae đã tấn công bờ biển phía tây của Ấn Độ để lại dấu vết chết chóc và tàn phá trên đường đi của nó, làm tăng thêm nỗi khốn khổ của một quốc gia hầu như không còn đủ sức để vật lộn với sự gia tăng nghiêm trọng của các trường hợp coronavirus.
Ngay cả trước khi cơn bão đổ bộ vào Gujarat, gió đã giật lên tới 185 km một giờ, mưa lớn và gió mạnh đã giết chết khoảng 20 người ở miền tây và miền nam Ấn Độ.
Các quan chức hôm thứ Bẩy cho biết tại Gujarat - nơi gió đã đập vỡ các cửa sổ, đốn ngã hàng chục nghìn cây và làm mất điện trên một vùng rộng lớn - số người chết đã tăng lên 53 người.
Tuy nhiên, con số có thể tăng cao hơn nữa, vì báo chí địa phương đưa số người chết thực tế ở bang này lên gần 80 người, nhiều người thiệt mạng do nhà hoặc tường sập.
Khi di chuyển qua miền bắc Ấn Độ, cơn bão suy yếu, gây mưa lớn ở những nơi như Allahabad và New Delhi.
Trong khi đó, Hải quân Ấn Độ thông báo đã vớt được 37 thi thể sau khi một tàu lắp đặt dầu bị chìm trong vùng biển động. 38 người khác vẫn đang mất tích.
Source:Asia News
2. Thông tin quan trọng: Cảnh sát Tây Úc minh oan cho Đức Cha Christopher Saunders. Ngài bị cáo gian
Tháng Ba, 2020, Đức Cha Christopher Saunders, Giám Mục giáo phận Broome, thuộc tiểu bang Tây Úc đã bị cáo buộc lạm dụng tình dục một trẻ nam vị thành niên, hiện nay ở độ tuổi 20.
Ngài quyết liệt phủ nhận cáo buộc này và tình nguyện rời khỏi chức vụ trong thời gian điều tra của cảnh sát.
Tòa Thánh cũng mở một cuộc điều tra và dự kiến sẽ công bố kết quả vào ngày 28 tháng 5 tới đây. Tuy nhiên, hơn một tuần trước khi Tòa Thánh công bố kết luận của mình, cảnh sát Tây Úc đã ra tuyên bố kết thúc cuộc điều tra, khẳng định không có bằng chứng để truy tố ngài, và báo cho người tố cáo kết quả cuộc điều tra của cảnh sát.
Đức Cha Christopher Saunders sinh ngày 15 tháng Giêng 1950 tại Melbourne. Ngài được thụ phong linh mục vào ngày 28 tháng 8, 1976. Tháng 11, 1995, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám Mục giáo phận Broome, thuộc tiểu bang Tây Úc. Ngài được tấn phong Giám Mục vào ngày 8 tháng Hai, 1996.
Ngày 9 tháng Ba, 2020, cảnh sát Tây Úc công bố rằng họ đã mở một cuộc điều tra từ trước đó 18 tháng, liên quan đến một cáo buộc của một thanh niên ở độ tuổi 20 cho rằng ngài có hành vi không đứng đắn với y.
Ngày 11 tháng Ba, 2020, Đức Tổng Giám Mục Timothy Costelloe của tổng giáo phận Perth, là giáo tỉnh bao gồm giáo phận Broome, cho biết Đức Cha Saunders tình nguyện đứng sang một bên để tiện việc điều tra và quyết liệt khẳng định mình vô tội.
Sau một thời gian điều tra kéo dài hơn 2 năm, cảnh sát Tây Úc đã trình kết quả lên Giám Đốc Công Tố, gọi tắt là DPP.
Kết luận cuối cùng của cảnh sát và DDP là Đức Cha Christopher Saunders sẽ không bị truy tố vì họ không thấy có bằng chứng nào khả tín trong lời tố cáo của người thanh niên.
Giờ đây, Vatican và Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ quyết định xem vị giám mục 71 tuổi có được trở lại Kimberley, nơi ngài đã làm phó tế, linh mục quản xứ và giám mục trong gần 50 năm qua hay không.
Source:ABC News
3. Đức Bênêđíctô XVI viết cho một chủng viện: Những gì đã tàn phai ở Đức vẫn nở rộ ở Ba Lan
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô XVI đã viết thư cho một tiểu chủng viện ở Ba Lan, nói rằng ngài rất vui khi thấy những gì “ở Đức đã tàn úa vẫn nở rộ ở Ba Lan”
Vị Giáo Hoàng người Đức nghỉ hưu đã gửi bức thư đề ngày 7 tháng 5 tới Tiểu Chủng viện của Tổng giáo phận Częstochowa, nằm ở thành phố miền nam Ba Lan, nơi có biểu tượng Đức Mẹ Đen được tôn kính.
Vị Giáo Hoàng 94 tuổi viết: “Bức thư từ chủng viện của anh em, có chữ ký của hai vị Giám Mục và hiệu trưởng, đã mang lại niềm vui lớn cho tôi. Thật tuyệt vời khi thấy ở Ba Lan vẫn nở rộ những gì ở Đức đã tàn úa”.
Ngài nói tiếp: “Tôi đặc biệt thích bức tranh minh họa cho thấy tôi và anh trai nói về chủng viện và lời mời tôi đến thăm Tiểu Chủng viện của Tổng giáo phận Częstochowa”.
“Ngay cả khi tuổi tác và tình trạng sức khỏe của tôi không còn có thể đến thăm trực tiếp được nữa thì tôi vẫn là khách của anh em bằng cả trái tim của tôi”.
Tấm hình minh họa, được hiển thị trên trang web của tiểu chủng viện, có bức ảnh của Đức Bênêđíctô XVI trong trang phục giáo hoàng, đi bên cạnh người anh trai quá cố của mình, Đức Ông Georg Ratzinger.
Trong bức ảnh, Đức Bênêđíctô hồi tưởng về thời gian của hai anh em tại một tiểu chủng viện ở Bavaria, miền nam nước Đức. Đức Ông Ratzinger, trả lời, tự hỏi liệu có nơi nào như vậy trong những ngày này không.
Dưới chân của hình minh họa có dòng chữ: “Thực tế là có! Hãy đến mà xem. Tiểu Chủng viện Tổng giáo phận Częstochowa kính mời nhị vị”.
Tiểu chủng viện này, dành cho học sinh trung học, có từ năm 1951.
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên Đức Bênêđíctô, người từng là giáo hoàng từ năm 2005 đến năm 2013, nêu bật sự suy giảm trong ơn gọi linh mục.
Trong một bài luận năm 2019 về cuộc khủng hoảng trong Giáo hội, Đức Giáo Hoàng danh dự viết: “Về vấn đề chuẩn bị cho chức linh mục trong các chủng viện, thực sự có một sự phá vỡ lan rộng hình thức chuẩn bị trước đây này”.
Đức Bênêđíctô nói rằng sau Công Đồng Vatican II, “ trong không ít chủng viện, nhiều sinh viên bị coi là không thích hợp với chức linh mục nếu bắt gặp đọc sách của tôi”.
Ngài nói thêm: “Những cuốn sách của tôi được giấu kín như một cuốn sách văn học dở tệ và chỉ được đọc dưới gầm bàn”.
CNA Deutsch báo cáo rằng số lượng ơn gọi cho chức linh mục đã giảm 60% ở Đức trong 20 năm qua.
Năm 2019, quốc gia này chứng kiến mức thấp kỷ lục. Chỉ có 55 vị được phong chức linh mục. Khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô 16 tương lai lãnh nhận Bí tích Truyền Chức Thánh vào năm 1951, chỉ riêng Tổng Giáo phận Munich và Freising của ngài đã có 45 lễ truyền chức.
Source:Catholic News Agency
4. Bắc Kinh, khủng hoảng nhân khẩu học vì đại dịch coronavirus, đang suy tính chấm dứt kiểm soát sinh sản
Chế độ Bắc Kinh phải từ bỏ các chính sách kiểm soát sinh đẻ nhằm ngăn chặn sự suy giảm nhân khẩu học, một mối đe dọa đối với sự tăng trưởng và ổn định của đất nước. Lời yêu cầu này đến từ các chuyên gia và học giả. Yêu cầu tương tự đã được Ngân hàng Trung ương đưa ra trước đó. Để đối phó với tình trạng già hóa dân số đang diễn ra, họ cũng khuyến nghị điều chỉnh hệ thống lương hưu.
Vào ngày 11 tháng 5, Văn phòng Thống kê Quốc gia đã công bố kết quả của cuộc điều tra dân số quốc gia. Năm 2020, dân số vượt quá 1.4 tỷ người, nhưng so với năm 2019, số ca sinh mới giảm 18%: từ 14.65 xuống 12 triệu trẻ em, là mức thấp nhất trong vòng 60 năm qua.
Thanh niên Trung Quốc không muốn có con: tốn kém quá nhiều và nhà nước không giúp được gì cho họ. Phụ nữ Trung Quốc ở tuổi mang thai mỗi người sinh 1.3 con, khác xa so với con số 2.1 cần thiết để giữ ổn định dân số.
Nhật Bản là quốc gia có dân số già nhất thế giới. Tuy nhiên, Phụ nữ Nhật Bản ở tuổi mang thai mỗi người sinh 1.37 con. Một số nhà nghiên cứu ước tính rằng trong 10 năm tới, tỷ lệ phụ nữ Trung Quốc từ 22 đến 35 tuổi sẽ giảm hơn 30%.
Đó là sự thất bại của chính sách một con trong quá khứ. Việc nới lỏng vào năm 2016, với khả năng mỗi gia đình có hai con, không thay đổi tình hình được bao nhiêu. Theo Ngân hàng Trung ương, việc “tự do hóa” sinh sản phải được thực hiện ngay bây giờ vì vẫn còn những cặp vợ chồng muốn sinh thêm con. Họ cảnh cáo rằng như đã xảy ra ở các nước phát triển hơn, do các động lực kinh tế xã hội, điều này có thể thay đổi trong tương lai..
Những con số cho thấy Trung Quốc đang già đi: đó là một mối nguy hiểm đối với sự ổn định xã hội của đất nước. Điều tra dân số cho thấy từ năm 2010 đến năm 2020, dân số trong độ tuổi lao động, từ 16 đến 59, đã giảm 40 triệu người. Hơn 18% người Trung Quốc trên 60 tuổi: họ là những người không làm việc và có xu hướng tiết kiệm. Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2019 của Học viện Khoa học Trung Quốc, chính phủ có thể cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2035.
Source:Asia News
5.Huấn đức của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 23/5/2021
Chúa Nhật 23 tháng 5, Giáo Hội cử hành Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Bài trích sách Tông Đồ Công Vụ mô tả cho chúng ta những gì đã xảy ra:
Bài trích sách Tông đồ Công vụ.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói.
Khi ấy, cư ngụ tại Giêrusalem, có những người Do-thái đạo đức từ khắp các nước dưới gầm trời tụ về. Nghe tiếng ấy phát ra thì đoàn lũ tuôn đến, tâm trí bỡ ngỡ, vì mỗi người đều nghe các môn đệ nói tiếng thổ âm của mình. Mọi người đều sửng sốt và bỡ ngỡ nói rằng: “Nào tất cả những người đang nói đây không phải là người Galilê ư? Nhưng tại sao mỗi người chúng tôi lại nghe họ nói tiếng bản xứ của chúng tôi: Chúng tôi là người Parthi, Mêđi, Êlam, Mêsopotamia, Giuđêa, Cappađôcia, Pôntô, Tiểu Á, Phrygia, Pamphylia, Ai-cập, Lybia, cận Cyrênê, và người Rôma cư ngụ ở đây, là Do-thái và tòng giáo, là người Crêta và Á-rập, chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Thiên Chúa!”
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:
Sách Tông đồ Công Vụ (xem 2: 1-11) kể lại những gì xảy ra tại Giêrusalem 50 ngày sau Lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Các môn đệ đang tập trung trong Phòng Tiệc Ly, và Đức Trinh Nữ Maria ở với họ. Chúa Phục Sinh đã bảo họ ở lại thành phố cho đến khi họ nhận được ân sủng của Chúa Thánh Linh từ Trời. Và điều này đã được tỏ lộ với một “âm thanh” mà họ bất ngờ nghe thấy từ trời, giống như “cơn gió thổi mạnh” tràn ngập ngôi nhà họ đang ở (xem câu 2). Như thế, điều đó liên quan đến một trải nghiệm thực tế nhưng cũng mang tính biểu tượng; nói cách khác, một điều gì đó đã xảy ra nhưng cũng mang đến cho chúng ta một thông điệp mang tính biểu tượng cho cả cuộc đời của chúng ta.
Kinh nghiệm này cho thấy rằng Chúa Thánh Thần giống như một cơn gió mạnh và tự do thổi; nghĩa là, Ngài mang đến cho chúng ta sức mạnh và mang lại cho chúng ta sự tự do: một luồng gió mạnh mẽ và tự do. Ngài không thể bị kiểm soát, dừng lại, chẳng thể đo lường được; cũng chẳng thể nói trước được hướng đi của Ngài. Ngài không thể hiểu được trong khuôn khổ chật hẹp của loài người chúng ta - chúng ta luôn cố gắng đóng khung mọi thứ - Ngài không để bản thân bị đóng khung trong các phương pháp và định kiến của chúng ta. Thần Khí xuất phát từ Chúa Cha và từ Con của Người là Đức Giêsu Kitô và bùng nổ trên Giáo hội; Thánh Linh bùng nổ trên mỗi người chúng ta, mang lại sự sống cho tâm trí và trái tim của chúng ta. Như Kinh Tin Kính nói: Chúa Thánh Thần là “Đấng ban sự sống”. Ngài đầy quyền năng bởi vì Ngài là Thiên Chúa, và Ngài ban sự sống.
Vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các môn đệ của Chúa Giêsu vẫn còn mất phương hướng và sợ hãi. Họ vẫn chưa có đủ can đảm để đi ra ngoài. Đôi khi chúng ta cũng thích ở trong những bức tường bảo vệ của môi trường xung quanh. Nhưng Chúa biết cách tiếp cận chúng ta và mở rộng cửa cho tâm hồn chúng ta. Ngài ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, Đấng bao phủ chúng ta và chế ngự mọi sự do dự của chúng ta, phá bỏ sự phòng thủ của chúng ta, phá bỏ những định kiến sai lầm của chúng ta. Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta trở thành những con người mới, giống như Người đã làm ngày hôm đó với các Tông đồ: Người đổi mới chúng ta, những con người mới.
Sau khi nhận được Chúa Thánh Thần, họ không còn như trước nữa - Ngài đã thay đổi họ, nên họ tiến ra ngoài và bắt đầu rao giảng Chúa Giêsu, rao giảng rằng Chúa Giêsu đã sống lại, rằng Chúa ở cùng chúng ta. Mỗi người hiểu những lời các Tông đồ rao giảng bằng ngôn ngữ của riêng mình. Thánh Thần là phổ quát; Ngài không xóa bỏ những khác biệt về văn hóa hay những khác biệt về tư tưởng. Ngài được dành cho tất cả mọi người, nhưng mỗi người hiểu Ngài trong nền văn hóa của riêng mình, bằng ngôn ngữ của riêng mình. Thánh Thần thay lòng đổi dạ, mở rộng tầm nhìn cho các môn đệ. Ngài giúp họ có thể truyền đạt cho mọi người những công trình vĩ đại, vô hạn của Thiên Chúa, vượt qua những giới hạn văn hóa và tôn giáo mà họ đã quen trong suy nghĩ và lối sống. Ngài cho các Tông đồ khả năng thông đạt cho những người khác, trong khi tôn trọng khả năng lắng nghe và hiểu biết của họ, qua văn hóa và ngôn ngữ của mỗi người (câu 5-11). Nói cách khác, Chúa Thánh Thần đặt những người khác nhau vào tiến trình giao tiếp, đạt đến cả sự hiệp nhất lẫn tính phổ quát của Giáo hội.
Và ngày nay sự thật này, thực tại này của Chúa Thánh Thần, nói với chúng ta rất nhiều, vì trong Giáo Hội có những nhóm nhỏ luôn tìm cách chia rẽ, để tách mình ra khỏi những người khác. Đây không phải là Thần Khí của Thiên Chúa. Thần Khí của Thiên Chúa là sự hòa hợp, là sự hợp nhất, hợp nhất những khác biệt. Một vị Hồng Y khả kính, người từng là Tổng Giám mục Genoa, đã nói rằng Giáo hội giống như một dòng sông: điều quan trọng là ở bên trong; nếu anh chị em có một chút ở bên đó và một chút ở bên kia thì điều đó không quan trọng; Chúa Thánh Thần tạo ra sự hiệp nhất. Vị Hồng Y đã sử dụng hình ảnh của một dòng sông Điều quan trọng là ở bên trong, trong sự hiệp nhất của Thánh Linh, và đừng nhìn vào những chi tiết nhỏ như bạn hơi ở bên này và một chút ở bên kia, rằng bạn cầu nguyện theo cách này hay cách khác…. Điều đó không quan trọng đối với Chúa. Giáo hội là của mọi người, vì mọi người, như Chúa Thánh Thần đã tỏ ra trong ngày Lễ Hiện Xuống.
Hôm nay, chúng ta hãy xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh, cầu bầu để Chúa Thánh Thần hiện xuống dồi dào, đổ đầy tâm hồn các tín hữu và thắp lên ngọn lửa tình yêu của Người trong lòng mọi người.
Sau khi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói tiếp:
Anh chị em thân mến! Tôi xin tất cả anh chị em cầu nguyện cho tình hình ở Colombia, nơi tình hình tiếp tục đáng lo ngại. Vào ngày Lễ Hiện Xuống trọng thể này, tôi cầu nguyện rằng những người Colombia yêu dấu có thể đón nhận các ân sủng của Chúa Thánh Thần để qua cuộc đối thoại nghiêm chỉnh, họ có thể tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề trong đó những người nghèo nhất đang phải gánh chịu do đại dịch. Vì lý do nhân đạo, tôi khuyến cáo mọi người tránh những hành vi gây tổn hại cho các cộng đồng dân cư trong khi thực hiện quyền biểu tình ôn hòa.
Chúng ta cũng hãy cầu nguyện cho những người dân ở thành phố Goma, thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo, buộc phải chạy trốn do hỏa diệm sơn ở Núi Nyiragongo phun trào.
Ngày mai, các tín hữu Công Giáo ở Trung Quốc cử hành Lễ của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng phù trợ các Kitô hữu và Đấng Bảo trợ trên Thiên Quốc của đất nước vĩ đại này. Mẹ của Chúa và của Giáo hội được tôn kính với lòng sùng kính đặc biệt tại đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn ở Thượng Hải, và được các gia đình Công Giáo khẩn thiết cầu khẩn, trong những thử thách và hy vọng của cuộc sống hàng ngày. Thật tốt biết bao và cần thiết biết bao khi các thành viên của một gia đình và của một cộng đồng Kitô hữu ngày càng đoàn kết hơn trong tình yêu và đức tin! Bằng cách này, cha mẹ và con cái, ông bà và cháu chắt, các mục tử và các tín hữu có thể noi gương các môn đệ đầu tiên, những người, trong ngày lễ trọng Lễ Hiện Xuống, đã hiệp thông cầu nguyện với Mẹ Maria khi họ trông đợi Chúa Thánh Thần. Vì vậy, tôi mời anh chị em đồng hành trong lời cầu nguyện nhiệt thành đối với các tín hữu Kitô ở Trung Quốc, những người anh chị em thân yêu nhất của chúng ta, những người mà tôi luôn ghi nhớ trong sâu thẳm trái tim mình. Xin Chúa Thánh Thần, nhân vật chính trong sứ mệnh của Giáo hội trên thế giới, hướng dẫn họ và giúp họ trở thành những người mang sứ điệp hạnh phúc, những chứng nhân của lòng tốt và bác ái, và những người xây dựng công lý và hòa bình trên đất nước của họ.
Và nói về lễ kỷ niệm ngày mai, Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, ý nghĩ của tôi hướng đến những linh mục, tu sĩ nam nữ Salêdiêng, những người làm việc rất nhiều trong Giáo hội cho những người ở xa nhất, cho những người bị thiệt thòi nhất, cho những người trẻ tuổi. Xin Chúa chúc lành và dẫn dắt anh chị em tiến về phía trước với nhiều ơn gọi thánh thiện!
Ngày mai “Năm Laudato Si” sẽ kết thúc. Tôi cảm ơn những người đã tham gia với nhiều sáng kiến trên khắp thế giới. Đó là một cuộc hành trình mà chúng ta phải tiếp tục cùng nhau, lắng nghe tiếng kêu của Trái đất và của những người nghèo. Vì lý do này, “Nền tảng Laudato Si”, một chương trình hoạt động kéo dài 7 năm, sẽ bắt đầu ngay lập tức để hướng dẫn các gia đình, cộng đồng giáo xứ và giáo phận, các trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, các nhóm, phong trào, tổ chức, các tu hội áp dụng một cách sống bền vững. Và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả những hoạt náo viên hôm nay nhận được sứ mệnh truyền bá Tin Mừng Sáng Tạo và chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.
Tôi thân ái chào tất cả anh chị em, những người đến từ Rôma, từ Ý và các nước khác. Tôi thấy ở đây Ba Lan, Mễ Tây Cơ, Chí Lợi, Panama và rất nhiều nước khác…. Tôi thấy những lá cờ ở đó: Colombia. Cảm ơn bạn đã ở đây! Đặc biệt tôi xin chào các bạn trẻ của Phong trào Focolare…. Những Focolari này đang huyên náo! Và những người tham gia cuộc đi bộ vì tình bạn.
Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc các bạn bữa trưa ngon miệng! Chào tạm biệt! Chào tất cả anh chị em!
Source:Holy See Press Office
1. Đức Thánh Cha Phanxicô thay đổi chương trình của Thượng Hội đồng Giám mục
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi chương trình của Thượng Hội đồng Giám mục, kêu gọi tiến trình tham vấn trên toàn thế giới: trước tiên ở cấp giáo phận, sau đó là cấp lục địa, trước cuộc họp cuối cùng của Thượng Hội đồng.
Quy trình mới sẽ được áp dụng cho cuộc họp tiếp theo của Thượng Hội đồng. Dự kiến ban đầu diễn ra vào tháng 10 năm 2022, cuộc họp toàn thế giới này của các giám mục sẽ được lùi lại một năm, và sẽ họp tại Rôma vào tháng 10 năm 2023.
Chủ đề cho cuộc họp Thượng hội đồng tiếp theo là “tính đồng nghị”, một khái niệm chính trong tầm nhìn của Đức Giáo Hoàng về một mô hình quản trị Giáo hội phi tập trung. Trong một tài liệu phác thảo quy trình mới, được công bố vào ngày 21 tháng 5, Ban Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục giải thích: “Sự đầy đủ của tiến trình thượng hội đồng chỉ có thể thực sự tồn tại nếu các giáo hội địa phương tham gia vào tiến trình này.”
Tiến trình mới kêu gọi tham vấn ở mỗi giáo phận, phối hợp với các Hội Đồng Giám Mục quốc gia, và kết quả này sẽ đưa vào một vòng tham vấn khác ở cấp lục địa, trước khi một văn kiện làm việc được soạn thảo cho cuộc họp tháng 10 năm 2023. Mỗi vòng tham vấn sẽ bao gồm những chuẩn bị riêng, đội ngũ nhân sự và tài liệu làm việc của chính vòng tham vấn đó.
Về lý thuyết, quá trình này sẽ cho phép sự tham vấn rộng rãi hơn giữa những người Công Giáo trên thế giới. Tuy nhiên, việc tạo ra các tầng lớp thư lại mới - chịu trách nhiệm liên lạc, điều phối và báo cáo, và có nhiều cơ hội lèo lái tiến trình theo một ưu tiên nhận định - có thể tạo ra tác dụng ngược lại.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chính thức khai mạc tiến trình Thượng Hội đồng vào tháng 10, và mọi giáo phận được yêu cầu bắt đầu tiến trình của riêng mình cùng một lúc. Giai đoạn này sẽ kéo dài đến tháng 4 năm 2022. Các Hội đồng Giám mục quốc gia sẽ làm việc với các giáo phận và với Ban Thư ký Thượng hội đồng tại Rôma. Khi kết thúc giai đoạn này, mỗi giáo phận sẽ đệ trình kết luận của mình lên Hội đồng Giám mục, để được chuyển đến Ban Thư ký. Một hệ thống báo cáo song song sẽ được thiết lập cho các Giáo Hội Công Giáo phương Đông.
Bước tiếp theo, “giai đoạn tham vấn lục địa”, sẽ kéo dài từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 3 năm 2023, phản ánh các báo cáo từ các giáo phận. Các báo cáo từ giai đoạn này một lần nữa sẽ được trình lên Ban Thư ký, sau đó sẽ chuẩn bị tài liệu làm việc cho cuộc họp Thượng hội đồng vào tháng 10.
Source:Catholic World News
2. Ở Mozambique, nỗi sợ hãi về các cuộc tấn công khủng bố mới gây ra ‘sự hoảng loạn hoàn toàn’
“Có một sự hoảng loạn và lo sợ về các cuộc tấn công mới của các nhóm khủng bố, ngay cả ở Pemba, thành phố thủ phủ của tỉnh Cabo Delgado”. Đó là đánh giá của Cha Kwiriwi Fonseca, một thành viên trong nhóm truyền thông của Giáo phận Pemba. Ngài đã nói như trên với tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ, gọi tắt là ACN. Cha Fonseca cho biết: “Bất cứ khi nào họ nghe thấy âm thanh của một tiếng súng hoặc bất kỳ loại tiếng nổ nào trong các trại huấn luyện của quân đội, mọi người ngay lập tức bắt đầu hoảng sợ và chạy ra khỏi nhà của mình. Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và Giáo hội sẽ phải bắt đầu nói nhiều và liên tục về hòa bình và an ninh, bởi vì thực sự có rất nhiều nỗi sợ hãi”.
Đây là thực tế, ngay cả trên các đường phố của Pemba, pháo đài chính của lực lượng an ninh chính phủ trong toàn bộ khu vực. Nỗi sợ hãi mà Cha Fonseca đang nói đến được nuôi dưỡng bởi đủ loại tin đồn. Cha nhận định: “Mọi người phải biết rằng trong hoàn cảnh chiến tranh như chúng ta đang đối mặt, họ phải tránh loan các tin tức nếu họ không hoàn toàn chắc chắn về những tin đó. Họ phải ngừng tung tin thất thiệt và tránh trở thành nạn nhân của những tin đồn”.
Source:Aid To The Church In Need
3. Tính đến sáng thứ Bẩy 22 tháng 5, vi rút Tầu đã giết chết 168 linh mục và 143 nữ tu trong vòng một tháng
Tại Ấn Độ, đại dịch cho đến nay đã giết chết 168 linh mục và 143 nữ tu. Con số này được ghi nhận bởi Cha Suresh Mathew, linh mục dòng Phanxicô Capuchin và là tổng biên tập của tạp chí Indian Currents. Ngài lưu ý rằng số lượng nạn nhân trong hàng giáo sĩ và tu sĩ tiếp tục tăng vì số người chết trong nước vẫn ở mức cao.
Chính phủ Ấn Độ cho biết trong 24 giờ của ngày thứ Sáu 21 tháng 5, đã có 4,209 người chết; và đất nước hiện đang ở mức ngấp nghé 300,000 người chết kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Cha Mathew nói với Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại về cuộc điều tra của mình như sau: “Trong đợt đầu tiên, chúng tôi liên tục ghi nhận thông tin chi tiết về các linh mục đã mất mạng trong Covid 19. Tuy nhiên, trong đợt thứ hai, đặc biệt là sau Lễ Phục sinh, mỗi ngày chúng tôi đều nhận được tin các linh mục chết vì coronavirus, không còn ghi lại nổi chi tiết cụ thể của các ngài. Là một linh mục Truyền giáo, tôi chỉ còn muốn biết các vị đã chết, có phải do mục vụ không. Với sự quan tâm của một nhà báo, tôi bắt đầu biên soạn danh sách các linh mục đã chết trong đợt thứ hai, tôi tiếp cận phó tổng thư ký của Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ, là người đã cho tôi biết một danh sách khoảng 20 linh mục. Anh Jose Kavi, chủ biên tờ Matters India, đã cho tôi biết thêm tên của nhiều linh mục không khuất phục được vi rút. Ban đầu, tôi lập danh sách 117 linh mục đã chết, và gửi danh sách cho tất cả các giám mục Ấn Độ, một số ít vị trả lời rằng vị linh mục cụ thể không chết vì coronavirus. Hôm nay dữ liệu của tôi ghi lại 168 linh mục - bao gồm 3 giám mục - và 143 nữ tu đã chết vì coronavirus”.
Ngoài những con số tổng thể, có một số yếu tố nổi bật: “Tỷ lệ tử vong giữa các linh mục cao hơn mức trung bình của cả nước, có lẽ vì các ngài vẫn phải thi hành chức vụ mục vụ của mình trong thời gian Lễ Phục sinh. Một thực tế quan trọng là nhiều linh mục chết vì Covid-19 ở độ tuổi khoảng 40, tức là đang ở thời kỳ đỉnh cao. Các ngài không được chủng ngừa, vì liều lượng giới hạn nên vào tháng Tư chính phủ chỉ tiêm cho những người trên 45 tuổi. Chúng ta cần hiểu vì sao họ chết, không thể chỉ là những con số”.
“Những cái chết này - theo nhận xét của linh mục dòng Capuchin - là hình thức cao nhất của lòng bác ái Kitô Giáo: họ chết trong khi phục vụ người khác. Một số nhiễm vi-rút khi chủ sự tang lễ cho anh chị em, dù đã cẩn thận tuân theo tất cả các giao thức chống Covid. Nhiều nữ tu đã qua đời ở các vùng nông thôn, nơi không có đầy đủ các phương tiện chăm sóc sức khỏe. Họ làm việc cho những người nghèo và những người bị thiệt thòi ở những nơi thậm chí không có một trung tâm y tế cơ bản. Một trong những linh mục thiệt mạng đã phải đi 450 km để được chuyển đến bệnh viện ở Ghaziabad, nhiều nữ tu ở miền bắc đã chết vì thiếu cơ sở hạ tầng”.
Một số dòng tu bị ảnh hưởng đặc biệt: “Ít nhất 23 linh mục đã chết vì Covid-19 là các tu sĩ Dòng Tên, trong khi 12 chị em của Dòng Thừa sai Bác ái, là dòng do Mẹ Teresa thành lập. Dù cao tuổi hay mắc các bệnh khác, họ vẫn tiếp tục thực hiện công việc phục vụ cộng đồng, đặc biệt là những người phong cùi. Covid-19 là một nhà thuyết giáo thầm lặng, người đã nhắc nhở chúng ta về thông điệp của Chúa Giêsu: hãy hiến mạng sống của bạn, để giữ được mạng sống mình. Nó đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn mới về lời cầu nguyện và lòng sùng kính. Chúng ta hãy tập trung vào lòng trắc ẩn, lòng quảng đại, lòng tốt đối với người khác. Đây là bằng chứng về tình yêu của Chúa Kitô mà các linh mục và nữ tu đã chết vì hậu quả của Covid-19 ở Ấn Độ đã cống hiến cho đến cùng”.
Source:Asia News
4. Số lượt viếng thăm các Bảo tàng Vatican đã giảm 5.6 triệu lượt vào năm 2020
Số lượng du khách đến thăm các Bảo tàng Vatican đã giảm 5.6 triệu từ năm 2019 đến năm 2020 do gần 5 tháng đóng cửa trong bối cảnh những hạn chế vì COVID-19 của Ý.
Bảo tàng Vatican liên tục nằm trong số những bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất trên thế giới.
Hơn 6.8 triệu khách du lịch và những người đam mê nghệ thuật đã đến thăm các phòng trưng bày nghệ thuật của Vatican vào năm 2019, biến Vatican Museums trở thành bảo tàng được ghé thăm nhiều thứ ba trên toàn thế giới, theo báo cáo hàng năm của The Art Newspaper.
Bảo tàng Vatican xác nhận với CNA ngày 20 tháng 5 rằng tổng số du khách vào năm 2020 đã giảm xuống còn 1.3 triệu người, tức là giảm 82% so với năm trước.
Việc bán vé vào viện bảo tàng mang lại nguồn thu chính cho Tòa thánh. Sự sụt giảm doanh thu bán vé tiếp tục kéo dài sang năm 2021 khi Bảo tàng Vatican đóng cửa và tái đóng cửa trong nửa đầu năm.
Bảo tàng Vatican mở cửa trở lại vào ngày 3 tháng 5 sau khi đóng cửa vào tháng Giêng, một phần của tháng Ba và tháng Tư.
Các bảo tàng trên toàn cầu phải đóng cửa trong bối cảnh đại dịch coronavirus. Bảo tàng Louvre ở Paris và Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, lần lượt là những viện bảo tàng được ghé thăm nhiều nhất và thứ hai, cả hai đều báo cáo lượng người tham dự giảm mạnh.
Với việc Bảo Tàng Vatican mở lại, du khách một lần nữa có thể thấy những kiệt tác như ‘Phần mộ Chúa Kitô’ của Caravaggio, bức họa điêu khắc cổ La Mã Laocoön, và các Phòng Raphael bên trong các bức tường Vatican được phục hồi trong thời gian gần đây.
Việc mở cửa trở lại trong tháng này diễn ra khi Ý đã nới lỏng các hạn chế về coronavirus. Sau hơn một năm, tất cả người Mỹ một lần nữa được phép nhập cảnh vào đất nước này để du lịch, nếu họ bay trên một trong các chuyến bay thử nghiệm được xác định “không có COVID” do American Airlines và Delta cung cấp.
Liên minh Âu Châu cũng đang nghiên cứu về “chứng chỉ COVID-19” để khách du lịch có thể chứng minh rằng họ đã được tiêm phòng hoặc gần đây và đã xét nghiệm âm tính với vi rút.
Ý vẫn áp dụng lệnh giới nghiêm hàng đêm vào lúc 11 giờ đêm và luật pháp yêu cầu mọi người phải đeo khẩu trang cả ngoài trời và trong nhà, trừ khi đi ăn hoặc tập thể dục.
Theo cơ quan y tế địa phương, khoảng 40% dân số ở Lazio, khu vực của Ý, nơi có thành phố Rome, đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin COVID-19.
Ủy viên y tế Lazio đã báo cáo 558 trường hợp mới nhiễm bệnh vào ngày 20 tháng 5 với 1,394 người hiện đang nhập viện vì virus.
Source:Catholic News Agency
Lúc 10 giờ sáng Chúa Nhật 23 tháng 5, tại bàn thờ tuyên xưng đức tin trong Đền Thờ Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha đã chủ sự lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
Từ đầu đại dịch hồi tháng Ba năm ngoái, Đức Thánh Cha nhiều lần cử hành thánh lễ và các lễ nghi tại Bàn thờ Ngai tòa, trong Đền Thờ Thánh Phêrô. Sáng 25 tháng 4 là lần đầu tiên ngài tái cử hành tại bàn thờ tuyên xưng Đức tin, là bàn thờ chính trên mộ thánh Phêrô, và có gần 3,000 người tham dự, giữ sự giãn cách và đeo khẩu trang.
Chúa Nhật 23 tháng 5 là lần thứ hai, Đức Thánh Cha cử hành thánh lễ tại bàn thờ chính của Đền Thờ với khoảng 30 Hồng Y, hơn 20 giám mục, và một số linh mục.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Đấng Bảo Trợ là Đấng an ủi. Tất cả chúng ta, đặc biệt vào những thời điểm khó khăn, như trong hoàn cảnh chúng ta đang trải qua đại dịch hiện nay, đều tìm kiếm sự an ủi. Tuy nhiên, thông thường, chúng ta chỉ hướng đến những an ủi trần thế, những an ủi phù du nhanh chóng lụi tàn. Hôm nay, Chúa Giêsu ban cho chúng ta sự an ủi từ trời cao, là Chúa Thánh Thần, “Đấng an ủi tốt nhất” (Ca Tiếp Liên). Sự khác biệt là gì? Thưa: Những an ủi thế gian giống như một liều thuốc giảm đau: chúng có thể giúp giảm đau nhất thời, nhưng không chữa khỏi căn bệnh mà chúng ta mang sâu trong lòng. Chúng có thể xoa dịu chúng ta, nhưng không thể chữa lành chúng ta tận cốt lõi. Chúng hoạt động trên bề mặt, ở mức độ của các giác quan, nhưng hầu như không chạm đến trái tim của chúng ta. Chỉ ai đó khiến chúng ta cảm thấy được yêu vì chính con người của chúng ta mới có thể mang lại sự bình yên cho trái tim chúng ta. Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa, thực hiện chính xác điều đó. Ngài đi xuống trong chúng ta; với tư cách là Thánh Linh, Ngài hành động trong tinh thần của chúng ta. Ngài ngự xuống “trong trái tim”, là “vị khách được chào đón nhất của linh hồn” (thd). Ngài là tình yêu của Thiên Chúa, Đấng không bỏ rơi chúng ta; bởi vì sự hiện diện với những người cô đơn tự nó đã là một nguồn an ủi.
Anh chị em thân mến, nếu anh chị em cảm thấy bóng tối của cô đơn, nếu anh chị em cảm thấy có các chướng ngại trong anh chị em cản trở con đường hướng đến hy vọng, nếu trái tim anh chị em có những vết thương đang mưng mủ, nếu anh chị em không thể thấy lối thoát, thì hãy mở rộng trái tim mình để đón nhận Chúa Thánh Thần. Thánh Bonaventura nói với chúng ta rằng, “nơi nào những thử thách lớn hơn, thì Ngài mang lại sự thoải mái hơn, không giống như thế gian, nơi an ủi và tâng bốc chúng ta khi mọi việc diễn ra tốt đẹp, nhưng lại chê bai và lên án chúng ta khi mọi sự không như ý” (Bài giảng trong Tuần Bát nhật Lễ Thăng thiên). Đó là những gì thế giới làm, đặc biệt là, những thần khí ác độc do ma quỷ xui khiến làm ra. Đầu tiên, nó tâng bốc chúng ta và làm cho chúng ta cảm thấy bất khả chiến bại, vì những lời tâng bốc của ma quỷ nuôi dưỡng thói phù phiếm của chúng ta; sau đó nó hạ gục chúng ta và khiến chúng ta cảm thấy rằng chúng ta là những người thất bại. Nó đùa giỡn trên chúng ta. Nó làm mọi cách để quật ngã chúng ta, trong khi Thánh Linh của Chúa Phục sinh muốn nâng chúng ta lên. Hãy nhìn các Tông đồ: họ đang cô đơn vào buổi sáng hôm đó, cô đơn và hoang mang, thu mình sau những cánh cửa đóng kín, sống trong sợ hãi và choáng ngợp trước những yếu đuối, thất bại và tội lỗi của họ, vì họ đã chối bỏ Chúa Kitô. Những năm họ đã trải qua với Chúa Giêsu không thay đổi họ: họ không khác bao nhiêu so với trước đó. Sau đó, họ nhận được Thánh Linh và mọi thứ thay đổi: các vấn đề và những thất bại vẫn còn, nhưng họ không còn sợ hãi trước những vấn nạn đó, cũng chẳng e ngại trước những ai thù địch với họ. Họ cảm nhận được sự an ủi bên trong và họ muốn gieo rắc sự an ủi của Thiên Chúa. Trước đây, họ sợ hãi; giờ đây nỗi sợ hãi duy nhất của họ là không làm chứng cho tình yêu mà họ đã nhận được. Chúa Giêsu đã báo trước điều này: “Người sẽ làm chứng về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng.” (Ga 15: 26-27).
Chúng ta hãy bước thêm một bước nữa. Chúng ta cũng được kêu gọi để làm chứng trong Chúa Thánh Thần, trở thành những người giúp đỡ, và những người an ủi. Thánh Linh đang yêu cầu chúng ta thể hiện ơn an ủi mà Ngài mang lại. Làm thế nào chúng ta có thể làm điều này? Thưa: Không phải bằng cách tạo ra những bài phát biểu tuyệt vời, mà bằng cách thu hút người khác đến gần. Không phải bằng những lời sáo rỗng, mà bằng lời cầu nguyện và sự gần gũi. Chúng ta hãy nhớ rằng sự gần gũi, lòng từ bi và sự dịu dàng của Thiên Chúa luôn luôn là một “thương hiệu”. Đấng Bảo Trợ đang nói với Giáo hội rằng hôm nay là thời gian để an ủi. Đây là thời gian để hân hoan loan báo Tin Mừng hơn là chống lại các ngoại giáo. Đó là thời gian để mang lại niềm vui của Chúa Phục Sinh, chứ không phải để than thở về thảm kịch tục hóa. Đây là lúc để đổ tình yêu thương lên thế gian, nhưng không đón nhận tinh thần thế gian. Đây là thời gian để làm chứng cho lòng thương xót, hơn là khắc sâu các quy tắc và luật lệ. Đây là thời điểm của Đấng Bảo Trợ! Đây là thời gian của tự do của trái tim, trong Đấng Bảo Trợ.
Đấng Bảo Trợ cũng là Đấng Bênh Vực. Vào thời Chúa Giêsu, các trạng sư đã không hành động như ngày nay: thay vì nói thay cho bị cáo, họ chỉ đứng cạnh bị cáo và đề nghị những lý lẽ mà bị cáo có thể sử dụng để bào chữa cho chính mình. Đó là những gì Đấng Bênh Vực làm, vì Ngài là “thần khí của sự thật” (câu 26). Ngài không thay thế chúng ta, nhưng bảo vệ chúng ta khỏi sự lừa dối của điều ác bằng cách truyền cảm hứng cho những suy nghĩ và cảm xúc. Ngài làm như vậy một cách kín đáo, không ép buộc chúng ta: Ngài đề xuất nhưng không áp đặt. Thần gian dối, kẻ gian ác, làm ngược lại: nó cố gắng ép buộc chúng ta; nó muốn làm cho chúng ta nghĩ rằng chúng ta phải luôn luôn chiều theo những quyến rũ và sự thúc đẩy của tội lỗi. Chúng ta hãy cố gắng đón nhận ba đề xuất tiêu biểu của Đấng Bảo Trợ, là Đấng Bảo Vệ của chúng ta. Chúng là ba liều thuốc giải độc cơ bản cho ba chước cám dỗ rất phổ biến ngày nay.
Lời khuyên đầu tiên mà Chúa Thánh Thần đưa ra là: “Hãy sống trong hiện tại”. Hiện tại, chứ không phải là quá khứ hay tương lai. Đấng Bảo Trợ khẳng định tính ưu việt của ngày hôm nay, chống lại cám dỗ để bản thân bị tê liệt bởi những cay đắng hoặc những hoài niệm của quá khứ, hoặc bởi sự bất định hoặc sợ hãi về tương lai. Thánh Linh nhắc nhở chúng ta về ân sủng của giây phút hiện tại. Không có thời điểm nào tốt hơn cho chúng ta: bây giờ, ở đây và ngay lúc này, là thời điểm duy nhất và độc đáo để làm điều thiện, để cuộc sống của chúng ta trở thành một ân sủng. Chúng ta hãy sống trong hiện tại!
Thánh Linh cũng nói với chúng ta rằng “Hãy nhìn toàn thể”. Nhìn toàn bộ, chứ không phải một phần. Thánh Thần không uốn nắn những cá nhân biệt lập, nhưng uốn nắn chúng ta thành một Giáo hội với muôn vàn đặc sủng của chúng ta, thành một thể thống nhất không bao giờ đồng nhất. Đấng Bảo Trợ khẳng định tính ưu việt của tổng thể. Ở đó, trong tổng thể, trong cộng đồng, Thánh Linh thích hoạt động và mang lại sự mới mẻ. Chúng ta hãy nhìn vào các Tông đồ. Tất cả đều hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn, các ngài có Matthêu, một người thu thuế đã từng cộng tác với người La Mã, và Simôn thuộc nhóm Quá Khích, là người đã chiến đấu với họ. Họ có những ý tưởng chính trị trái ngược, những tầm nhìn khác nhau về thế giới. Tuy nhiên, một khi họ nhận được Thánh Linh, họ học cách dành quyền ưu tiên không phải cho quan điểm của con người mà cho “toàn thể”, tức là cho kế hoạch của Thiên Chúa. Ngày nay, nếu chúng ta lắng nghe Thánh Linh, chúng ta sẽ không quan tâm đến những người bảo thủ và những người tiến bộ, những người theo chủ nghĩa truyền thống và những người cách tân, cánh hữu và cánh tả. Khi những điều đó trở thành tiêu chí của chúng ta, thì Giáo hội đã quên Thánh Linh. Đấng Bảo Trợ thúc đẩy chúng ta hướng đến sự hiệp nhất, sự hòa hợp, sự hài hòa của sự đa dạng. Ngài khiến chúng ta thấy mình là những bộ phận của cùng một cơ thể, là anh chị em của nhau. Chúng ta hãy nhìn vào toàn bộ! Kẻ thù muốn sự đa dạng trở thành sự đối kháng và vì vậy nó khiến chúng trở thành những người ý thức hệ. Hãy nói không với ý thức hệ, và nói vâng với tổng thể.
Lời khuyên thứ ba của Thánh Linh là, “Hãy đặt Chúa trước mặt mình”. Đây là bước quyết định trong đời sống thiêng liêng. Đời sống thiêng liêng của chúng ta không phải là tổng hợp những công lao và thành tựu của chúng ta, mà là sự cởi mở khiêm nhường với Thiên Chúa. Thánh Linh khẳng định vị trí tối thượng của ân sủng. Chỉ bằng cách làm trống rỗng bản thân, chúng ta mới có chỗ dành cho Chúa; chỉ bằng cách hiến thân cho Ngài, chúng ta mới tìm thấy chính mình; chỉ bằng cách trở nên nghèo nàn về tinh thần, chúng ta mới trở nên giàu có trong Chúa Thánh Thần. Điều này cũng đúng với Giáo hội. Chúng ta không cứu được ai, kể cả chính chúng ta, bằng chính nỗ lực của chúng ta. Nếu chúng ta ưu tiên cho các dự án của chúng ta, các cơ cấu của chúng ta, các kế hoạch cải cách của chúng ta, chúng ta sẽ chỉ quan tâm đến hiệu lực, hiệu quả, chúng ta sẽ chỉ nghĩ theo chiều ngang và kết quả là chúng ta sẽ chẳng có kết quả gì cả. Một “-ism” là một ý thức hệ chia rẽ và tách biệt. Giáo hội là con người, nhưng không chỉ đơn thuần là một tổ chức của con người, mà còn là đền thờ của Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu đã mang ngọn lửa của Thánh Linh đến thế gian và Giáo hội được cải tổ bằng sự xức dầu của ân sủng, bằng tính nhưng không trong sự xức dầu của ân sủng, bằng sức mạnh của lời cầu nguyện, niềm vui của sứ mệnh và vẻ đẹp của sự nghèo khó không so đo tính toán. Chúng ta hãy đặt Chúa ở vị trí đầu tiên!
Lạy Chúa Thánh Thần, Thần Khí Bảo Trợ, xin an ủi tâm hồn chúng con. Hãy biến chúng con thành những nhà truyền giáo loan truyền ơn an ủi của Người. Hãy biến chúng con thành những người bảo vệ lòng thương xót của Chúa trước thế giới. Lạy Đấng Bênh vực, nhà cố vấn tâm hồn ngọt ngào của chúng con, xin làm cho chúng con trở thành chứng nhân về “ngày hôm nay” của Thiên Chúa, thành những tiên tri cho sự hiệp nhất của Giáo hội và nhân loại, và trở thành các Tông đồ biết dựa trên ân sủng của Chúa, Đấng sáng tạo và đổi mới mọi sự. Amen.
Source:Libreria Editrice Vaticana