Phụng Vụ - Mục Vụ
Vợ Chồng Tùng Phục Nhau và Tự Hiến Cho Nhau Nhìn trong Ánh Sáng Mầu Nhiệm Tam Vị (2)
Nguyễn Kim Ngân
00:40 25/05/2008
Vợ Chồng Tùng Phục Nhau và Tự Hiến Cho Nhau Nhìn trong Ánh Sáng Mầu Nhiệm Tam Vị (2)
Dẫn Nhập
Cô cháu gái nói với tôi nhân lúc sửa soạn bài đọc lễ cưới: “Cậu chọn bài đọc nào cũng được, nhưng nhớ đừng lấy cái bài có câu Thánh Phaolô bảo rằng ‘Người làm vợ hãy tùng phục chồng như tùng phục Thiên Chúa.’” Tôi hỏi: “Tại sao vậy?” “Cậu không thấy như vậy là tiếp tay cho lối sống ‘chồng chúa, vợ tôi’ sao? Thời giải phóng phụ nữ mà ăn nói kiểu ấy thì làm sao nghe được?” Tôi chống chế theo kiểu con nhà có đạo gốc: “Tại cháu chưa hiểu đó thôi, đến như Chúa Giêsu mà cũng còn phục tùng Chúa Cha nữa cơ mà.”
Bẵng đi một thời gian, tình cờ đọc được bài viết của John S. Grabowski Ph.D., giáo sư thần học tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ (CUA) mang tựa đề ‘Mutual Submission and Trinitarian Self-Giving’ tôi mới thấy rõ được câu trả lời chính xác cho thắc mắc của cô cháu gái, và có lẽ cũng là của nhiều người có quan điểm tương tự.
Mừng Chúa Lên Trời, đón Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, tôn thờ tình thương của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, hân hoan mừng ngày Hiền Mẫu, tất cả đều xuất hiện trong tháng Năm năm nay, cũng là tháng Hoa Mẹ. Một trùng phùng tuyệt vời hiếm hoi và khôn tả. Tất cả đều minh họa cho tình yêu tự hiến, dù đó là tình thương muôn thuở nơi Chúa Cha, hay là tình yêu hỗ tương của Cha và Con, biểu hiện nơi Chúa Thánh Thần, hoặc là tình yêu hy sinh cho đến chết trên thập tự của Chúa Con, hay tình yêu vâng phục của người Nữ Tỳ trung trinh hoặc của người mẹ trần thế lúc nào cũng tần tảo hy sinh cho chồng, cho con.
GIÁO HUẤN
ĐGH Gioan Phaolô II không phải là không ý thức về quan điểm của nền thần học thánh kinh tân thời, ngài còn dựa trên các thành quả của nền thần học ấy để đưa ra các phân tích bản văn. Tuy nhiên, giáo huấn của ngài được đặt trong một văn mạch mang tính giáo luật và thần học rộng lớn hơn.
Khởi điểm giáo lý của ngài về thân xác chính là những chương mở đầu sách Sáng Thế, qua đó ngài đưa ta trở về với ý định nguyên thủy của Thiên Chúa khi sáng tạo sự sống con người, được tiết lộ ngay tự “thuở ban đầu,” cũng như mối rạn nứt mà tội lỗi đã đem vào sự sống ấy. Khi đọc những dòng ghi lại lời Giavê phán với người phụ nữ sau khi ông bà nguyên tổ phạm tội rằng, ‘người ấy sẽ cai trị ngươi’ (Gen 3:16), Đức cố GH đã nhìn thấy việc người đàn ông thống trị vợ mình được mô tả trong hôn nhân và sự phân biệt đối xử dành cho phụ nữ được công bố trong xã hội (MD số 10).
Hậu quả của tội lỗi trong tương quan nam-nữ thì có rất nhiều và còn đậm nét bi thảm nữa. Thay cho mối dây hợp nhất của hai người mang tính chất giao ước, trong đó tình yêu phu phụ liên kết người nam và người nữ như hai nhân vị bình đẳng cho dù vẫn mang nét khác biệt không thể giản lược được, thì tội lỗi đã làm băng hoại mối dây hợp nhất và bình đẳng này. Thay cho việc tự hiến cho nhau—vốn tạo nên căn bản hiệp thông ngôi vị trong hôn nhân—thì tội lỗi làm méo mó đi cái nhận thức về người khác hầu biến họ thành đối tượng để lợi dụng. Từ đó, ước muốn phục vụ tình yêu đã bị bóp méo bởi ba thứ dục vọng: “dục vọng của tính xác thịt, dục vọng của đôi mắt, và thói cậy mình có của” (1Jn 2:16; MD số 10). Kết quả là phẩm giá của cả hai phái đều bị hạ giảm, nhưng phía phụ nữ thì bị hậu quả nặng nề hơn, bởi vì đã trở thành đối tượng cho người đàn ông thống trị.
Chính trong hoàn cảnh tha hóa phái tính này mà ta có thể thấu hiểu được hiệu quả biệt loại của ơn cứu độ Chúa Kitô mang lại cho tương quan nam nữ. Do bởi ân sủng không chỉ đền bồi những thiệt hại do tội lỗi gây ra nơi con người và hàn gắn sự phân cách của con người với Thiên Chúa, mà còn thuyên chữa và phục hồi những tương quan liên chủ thể ngõ hầu con người có thể nhận ra được ý định nguyên thủy của Thiên Chúa. Đức Gioan Phaolô II viết: “Theo một nghĩa nào đó, tự căn rễ, ơn cứu độ phục hồi sự thiện hảo mà tội lỗi đã làm suy giảm một cách đáng kể cũng như khôi phục lại di sản của nó trong lịch sử nhân loại” (MD số 11). Điều này bao gồm việc loại bỏ sự đối nghịch và bất bình đẳng giữa nam và nữ, bởi lẽ “trong Chúa Giêsu Kitô…không còn nam hay nữ (MD số 11; xem Gal 3:28). Nơi Mẹ Maria là Evà mới và nơi người Con Thiên Chúa là Ađam mới mà Mẹ cưu mang, ta thấy được sự mạc khải tuyệt vời về người nam và người nữ, vốn không hề bị chi phối bởi quyền lực tha hoá của tội lỗi. Tuy nhiên, mạc khải này không phải chỉ mang nét tượng trưng; nó thực sự mang lại hiệu quả trong việc chuyển thông ân sủng của Giao Ước mới mà mầu nhiệm Nhập Thể đã cống hiến. Đây cũng chính là ân sủng mà bí tích hôn nhân đã đem lại.
Đọc thư Êphêsô 5:21-33, Đức Gioan Phaolô II ghi nhận rằng bản văn chuyển động theo hai hướng cùng một lúc. Một mặt, nó nói đến tương quan nam nữ là thụ tạo được dựng nên theo hình ảnh của Thiên Chúa và được mời gọi để hình thành một hiệp thông ngôi vị qua tình yêu phu phụ mà Thiên Chúa đã an bài cho hôn nhân ngay tự “thuở ban đầu.” Mặt khác, nó xây dựng và gói ghém hình ảnh hôn phối được Cựu Ước xử dụng hầu mô tả mối tương quan giữa Thiên Chúa và dân Israel trong khung cảnh giao ước, đồng thời hướng chuyển nó về mối tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh. Cả hai phương diện này cùng nhau tạo thành cái gọi là ‘mầu nhiệm vĩ đại’ (sacramentum magnum) được mô tả trong Êphêsô 5:32. Cho dù căn bản loại suy giữa con người và Thiên Chúa vẫn thấy có trong bản văn vừa nói, nhưng cũng không thể loại bỏ đi sự đứt đoạn của hai cấp bậc này (MD số 23).
Chính vì dựa trên sự phân biệt hai cấp bậc này nơi bản văn mà Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định rằng: “trong tương quan giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, thì sự tùng phục chỉ thấy ở nơi Hội Thánh, còn trong tương quan vợ chồng thì sự phục tùng không hề là đơn phương mà là hỗ tương” (MD số 24). Đức Gioan Phaolô II đã đặt “tính chất mới mẻ của Tin Mừng” dựa trên một số các yếu tố. Trước hết, ngài ghi nhận sự quy chiếu rõ ràng về “việc tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô,” là câu mở đầu đoạn văn (Eph 5:21). Tiếp đến, ngài nêu bật phẩm giá và nhân vị bình đẳng của nữ giới bộc lộ trong các đoạn trình thuật về tạo dựng mà thư Êphêsô đã trích dẫn từ sách Sáng Thế 2:24 (Eph 5:31). Tiếp nữa, ngài nhấn mạnh đến tình yêu hy sinh người chồng dành cho vợ mình (5:25), điều này ăn khớp với “phong cách” của Đức Kitô khi cư xử với phụ nữ như là những ngôi vị bình đẳng được mô tả trong Tin Mừng (xem MD các số 12-16). Do đó, tuy vẫn nhìn nhận một số những yếu tố văn hoá tác động trong lời hướng dẫn các người vợ nên phục tùng chồng mình như là đầu (5:22-23), Đức Gioan Phaolô II luôn nhấn mạnh rằng lời hướng dẫn này “phải được thấu hiểu và thực hành theo một phương thức mới là: tùng phục lẫn nhau vì lòng kính sợ Đức Kitô” (MD số 24; Eph 5:21).
Chắc hẳn Đức Gioan Phaolô II cũng ý thức được sự mới mẻ của lời giáo huấn này so với những định thức trước đây, thế nhưng ngài chủ trương rằng tính chất hỗ tương của việc tùng phục trong tương quan vợ chồng chính là một phần của “nét đặc thù (ethos) nơi công cuộc Cứu chuộc.” Tuy vậy, nét mới mẻ của sứ điệp Tin Mừng này cần phải có thời gian mới có thể “từ từ thấm sâu vào cõi lòng, lương tâm, lối hành xử và phong tục tập quán được” (MD số 24). Về vấn đề nô lệ cũng vậy, tuy Phaolô dậy rằng trong Đức Kitô “không còn nô lệ hay tự do” (Gal 3:28), nhưng “phải kinh qua biết bao nhiêu thế hệ thì cái nguyên tắc ấy mới có thể thực hiện được trong lịch sử nhân loại qua việc bãi bỏ chế độ nô lệ” (MD số 24). Như thế có nghĩa là Đức Gioan Phaolô II đã nhìn thấy nơi giáo huấn này một bước chính thống khai triển nền giáo lý vừa được công bố, vốn xuất phát từ chính trọng tâm sứ điệp Tin Mừng và đồng thời có nền tảng tự trong bản văn của thư Êphêsô.
Nhưng liệu thẩm định như vậy có chính xác không? So với các giáo huấn trước đây của Hội Thánh, đây có thể coi là một khai triển chính thống cho thấy một tính liên tục hữu cơ gắn chặt với các định thức trước đây chăng? Hay vì mới mẻ quá mà lời giáo huấn này biểu thị một đoạn tuyệt đối với giáo huấn trước đây, do đó mà tạo ra một trường hợp đứt đoạn về tín lý? Chẳng hạn như Đức Piô XI, trong thông điệp “Casti connubii” (vợ chồng thánh khiết), trong khi vạch định một số lằn mức cho việc làm đầu của người chồng và cho người vợ một ưu quyền nào đó trong trật tự tình yêu, cũng trưng dẫn việc người vợ phục tùng chồng mình trong đoạn Ephêsô 5:22-23 để xác nhận “ưu quyền của người chồng trên người vợ và con cái, đồng thời với việc người vợ sẵn sàng phục tùng chồng.” Hiển nhiên là có sự tương thuộc và tính hỗ tương bao hàm trong hình ảnh mà Đức Piô dùng ám chỉ người chồng là đầu, còn người vợ là trái tim, thế nhưng ta vẫn chưa thấy được điều khơi gợi việc “tùng phục lẫn nhau” ở đâu cả.
Để trả lời cho vấn nạn quan trọng này, cần ghi nhận rằng Đức Gioan Phaolô II không dậy là phải chối bỏ định thức trước đây. Có nghĩa là, đối với ngài, phụ nữ vẫn phải tùng phục chồng mình. Tuy nhiên, ngài thêm ngay rằng, chỉ cần dựa vào nền tảng bản văn mà thôi, ta cũng thấy người đàn ông, trong tình yêu, cũng có bổn phận tương tự là phục tùng vợ mình. Như vậy, ngài không hề phủ nhận định thức trước đây, mà chỉ đặt nó trong một bối cảnh bao quát hơn. Ngài chủ trương đây là lối hiểu sâu xa hơn không những về bản văn, mà còn về toàn thể “nét đặc thù nơi công cuộc Cứu chuộc,” vốn được tạo nên do áp lực đặt ra các vấn nạn mới của xã hội liên quan đến phẩm giá của nữ giới.
Thật thế, Đức Gioan Phaolô II đã lấy lại và khai triển thêm điều gợi ý của Đức Piô về ưu quyền của nữ giới trong trật tự tình yêu. Tuy nhiên, ở đây một lần nữa, ngài đưa quan điểm này vào trong một bối cảnh thần học bao quát hơn để cho nền nhân học về nam nữ được đặt vào ngay trong lòng mầu nhiệm đời sống Tam Vị. Chính điểm quy chiếu này về Tam Vị đã cống hiến cho ta cái nền tảng thần học sâu xa nhất của việc khai triển giáo lý ấy.
Còn một vấn nạn chung khác nữa đặt ra cho nhãn quan của Đức Gioan Phaolô II về quyền bính hỗ tương bên trong tương quan hôn nhân, đó là, về mặt thực tế, không thể có một thứ quyền bính kiểu đó được. Trong bất kỳ một tập thể nào, để tránh lộn xộn kiểu vô chính phủ, thì chỉ có thể có một nguồn quyền bính chịu trách nhiệm về mọi quyết định quan trọng mà thôi. Vấn nạn này tiêu biểu cho một số trí óc thượng thặng trong dòng tư tưởng Hy Lạp cổ điển.
Nhưng dù thế nào chăng nữa, luồng tư tưởng như trên cũng chỉ mang tính ngoại giáo. Và cũng giống như mọi tư tưởng ngoại giáo khác, nó đặt trên nền tảng của một nghịch lý giả định về phái tính, và ở một tầng sâu hơn, là vấn đề bình đẳng đối lại với sự hợp nhất. Ở tận gốc rễ nghịch lý này là vấn đề gai góc duy nhất của khoa triết học thượng cổ—đó là vấn đề một và nhiều. Tương đồng hay dị biệt, bình đằng hay hợp nhất: cái nào căn bản hơn so với thực tại? Câu hỏi này chính là lằn ranh phân cách nhiều trường phái trong trào lưu tư tưởng thượng cổ.
Đứng trước câu hỏi hóc búa tưởng như không có câu trả lời này, mạc khải Kitô giáo về Tam Vị đã cống hiến một giải pháp thật bất ngờ. Chính trong mầu nhiệm đời sống Tam Vị, ta nhận ra được tính bình đẳng tuyệt đối nơi bản tính Thiên Chúa đồng hiện hữu với những dị biệt bất khả giản lược giữa các Ngôi Vị thần linh. Mỗi Ngôi trong Ba Ngôi đều là Thiên Chúa một cách bình đẳng và toàn vẹn; mỗi Ngôi đều sở hữu toàn vẹn bản tính Thiên Chuá. Thế nhưng các tương quan biệt loại này (Cha—Con—Thánh Thần) đã khiến các ngài trở thành hoàn toàn độc đáo không thể giản lược vào nhau ngay trong sự hiệp thông đời sống và tình yêu thần linh. Như vậy, mầu nhiệm Tam Vị phá vỡ cái cực tính giữa hợp nhất và dị biệt, cho thấy cả hai đều cùng căn bản như nhau. Hơn nữa, trong tương quan của các Ngôi Vị thần linh này, được bộc lộ trong nhiệm cục cứu độ, ta còn nhìn thấy sâu xa hơn cái ý nghĩa của sự tùng phục hỗ tương.
Một số truyền thống Tân Ước cho rằng mục tiêu tối hậu khi Chúa Cha tạo dựng vũ trụ là để cho loài người một lòng một trí tôn vinh Con Chí Ái của Ngài (xem Jn 17:24; Eph 1:9-10). Sự tôn vinh này thể hiện rõ rệt nhất trên thập giá và trong cuộc Phục sinh của Đức Giêsu (xem Lk 24:26; Jn 13:31b-32; Acts 3:13; 1Pt 1:21). Như Gioan đặc biệt đề cập đến, Chúa Con không hề tìm vinh quang cho chính mình, mà cho Chúa Cha Đấng đã sai Ngài (xem Jn 8:50; 12:28). Cũng theo Gioan, bằng nhiều cách thức khác nhau, việc Chúa Cha và Chúa Con hợp tác trong mầu nhiệm Nhập Thể và Thập Giá của Chúa Con chính là một bằng chứng hai Vị tôn vinh lẫn nhau (Jn 13:31b-32; 17:1, 22). Cũng thế, vai trò của Chúa Thánh Thần chính là thể hiện chương trình của Chúa Cha bằng việc hiện tại hóa Ngôi Vị và công trình của Chúa Con, và như thế để tôn vinh Ngài (xem Jn 16:13-14; 2Cor 3:18).
Trong việc liên tục tôn vinh lẫn nhau nơi nhiệm cục cứu độ và quy hướng về nhau trong tình yêu viên mãn vô biên, Tam Vị biểu tỏ toàn vẹn ý nghĩa của sự tùng phục lẫn nhau. Chính trong cùng một ý chí hiện hữu giữa Ba Ngôi trong sự hiệp thông tình yêu ‘ad intra’ (tự nội) và trong các hoạt động ‘ad extra’ (hướng ngoại), ta như chứng kiến được cái mẫu mực tối hậu cho việc ‘nên một thịt một xương’ của đôi vợ chồng (xem Gen 2:24; Eph 5:31). Tình yêu trao ban cho nhau, đuợc biến đổi bởi hồng ân thập giá, ngày càng liên kết hai chủ thể con người nên một với nhau, cho dù cả hai vẫn khác biệt nhau và đầy tính tự do, để cho họ không còn lựa chọn cho riêng mình nữa, mà là cho người khác kia. Bởi lý do này mà Đức Gioan Phaolô II đã mô tả sự kết hợp tình yêu hôn nhân như là một ‘communio personarum’ (hiệp thông ngôi vị) vốn phản ảnh chính đời sống bên trong của Tam Vị (xem MD số 7).
Tuy thế, sự quy hướng về nhau trong hiệp thông tình yêu không hề xóa bỏ nét khác biệt thực sự, cả khi nói về Tam Vị hay tương quan giữa nam và nữ. Bình đẳng bản chất và phẩm giá không nhất thiết có nghĩa là căn cước tính. Bên trong đời sống Tam Vị, ta thấy có một ‘ordo processionum’ (trật tự nhiệm xuất). Chúa Cha là nguồn sự sống, Chúa Con là phản ảnh hoàn hảo của Chúa Cha, và Chúa Thánh Thần hoàn tất đầy đủ hay làm trọn vẹn tình yêu hỗ tương này. Trên bình diện con người cũng vậy, việc tùng phục lẫn nhau được thể hiện tùy theo phái tính và qua các phẩm cách cố hữu cũng như qua nét độc đáo và ân tặng riêng của mỗi người. Xem thế, việc vợ chồng Kitô hữu tùng phục nhau xuất phát từ chính “tính nguyên thủy” của người nam hoặc người nữ.
(còn tiếp)
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:56 25/05/2008
CHÓ DỮ ĐẾN RỒI
Ngày xửa ngày xưa, có một con chó nhìn thì rất an tịnh, rất thật thà, khi không có người thì nó yên lặng nằm ở đó, nhưng khi có người đi qua, thì phảng phất hình như nó vui vẻ như được ăn vậy, lắc lắc cái đuôi đuổi theo người không thả, cho đến khi cắn được gót chân của người mà thôi. Lúc ấy, mọi người mới ý thức được té ra nó là một con chó biết cắn người.
Trong lòng chủ nhân nghĩ rằng: nếu cứ để như thế thì không biết nó sẽ đem lại bao nhiêu là tai họa, làm sao bây giờ ? Có lẽ nên trừng phạt nó một chút thì nó sẽ tốt.Thế là chủ nhân cột một cái chuông trên cổ con chó, khi tiếng chuông vang lên thì mọi người biết con chó cắn người đến.
Qua mấy ngày sau, chủ nhân cảm thấy làm như thế vẫn chưa đủ, thế là ông ta làm thêm một tấm ván rất nặng và dùng giây xích cột cổ con chó và cột chân nó lại, để nó không thể chạy nhanh được.
Vừa mới bắt đầu, vì phải gánh thêm miếng ván nặng nên con chó uất ức không vui, nó thường cúi đầu thấp, cụp đôi tai như không có tinh thần, cứ như thế qua một thời gian thì tình trạng hình như có biến chuyển. Mỗi khi nó xuất hiện đầu đường cuối phố, thì cái chuông trên thân cũng kêu lên “leng keng leng keng”, mọi người bắt đầu thì thầm chuyện riêng: “Anh nhìn con chó ấy rất có nhiều cái thú, khi đi thì tiếng leng keng không ngừng kêu, trên thân lại mang một tấm bảng, thật hài hước !” “Đó là con chó dữ cắn người, tiên vàn nên cẩn thận.”
Con chó ấy cảm thấy người ta bắt đầu chú ý đến nó, mặc dù nó không biết người ta nói những gì, nhưng chỉ cần nó vừa xuất hiện, thì người ta sẽ ném vào nó những ánh mắt khác biệt, nói chuyện xầm xì không thôi. Cho nên nó bắt đầu có tinh thần, trong bụng nghĩ: phải chăng mình nổi tiếng nhờ cái chuông và tấm ván ? Và để khoe khoang nên nó thường chạy tới chạy lui giữa chợ, và cùng với những con chó khác nói về cái chuông của nó. Bởi vì nó cảm thấy đây là một loại tiêu chí so với những con chó khác thì nó rất mạnh khỏe.
Một con chó săn nhìn thấy nó, không nhịn được nên không ngừng thở dài, nó cảm thấy thân là một vị cao tuổi đức độ, cần phải giáo huấn đôi ba câu với con chó vừa vô tri vừa thích khoe khoang này.
Nó nói: “Này anh bạn nhỏ, tại sao anh bạn lại dùng cái chuông và tấm vàn để làm vinh dự mà khoe khoang ? Những thứ đó làm cho mọi người chú ý, nhưng anh bạn biết không ? Đó là một thứ nhục mạ đó, để cho mọi người biết bạn là một con chó thích cắn người.”
Hóa ra, nổi tiếng là có đức tính đẹp là một chuyện; nhưng làm việc xấu có tiếng, đó lại là chuyện khác.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Tục ngữ nói: “Việc tốt không ra khỏi cửa, việc xấu thì truyền đi vạn dặm”, ý của câu nói này là những việc làm tốt thì không dễ dàng truyền vang đi nhanh, nhưng những việc xấu thì truyền đi khắp nơi rất nhanh. Nếu vì người khác mà tận tình giúp đỡ họ trong lời nói cũng như trong việc làm, thì tiếng tăm của chúng ta sẽ không xảy ra tình trạng để tiếng xấu muôn đời hoặc bị người ta phỉ nhổ.
Cho nên các em phải biết suy nghĩ trước khi nói, để lời nói của các em khỏi bị người ta chê cười, phải suy nghĩ trước khi làm việc, để công việc của các em có lợi cho mọi người mà bản thân mình không ân hận.
Con chó nhìn thì thấy thật thà, an tịnh, nhưng lại hay cắn người nên bị mang gông cùm vào thân mà nó cứ lấy đó làm vinh vang, thật tội nghiệp cho nó vậy. Khi mình làm việc không tốt mà có người khen, thì hãy coi chừng, họ khinh dể và nhạo báng đó.
Các em thực hành:
- Không khoe khoang những việc mình đã làm được, dù là việc tốt có tiếng tăm.
- Không nhìn áo quần mình mặc, nhìn xe mình chạy để khoe khoang, vì những thứ đó có ngày sẽ xấu sẽ hư đi.
- Tập sống khiêm tốn với mọi người.
N2T |
Ngày xửa ngày xưa, có một con chó nhìn thì rất an tịnh, rất thật thà, khi không có người thì nó yên lặng nằm ở đó, nhưng khi có người đi qua, thì phảng phất hình như nó vui vẻ như được ăn vậy, lắc lắc cái đuôi đuổi theo người không thả, cho đến khi cắn được gót chân của người mà thôi. Lúc ấy, mọi người mới ý thức được té ra nó là một con chó biết cắn người.
Trong lòng chủ nhân nghĩ rằng: nếu cứ để như thế thì không biết nó sẽ đem lại bao nhiêu là tai họa, làm sao bây giờ ? Có lẽ nên trừng phạt nó một chút thì nó sẽ tốt.Thế là chủ nhân cột một cái chuông trên cổ con chó, khi tiếng chuông vang lên thì mọi người biết con chó cắn người đến.
Qua mấy ngày sau, chủ nhân cảm thấy làm như thế vẫn chưa đủ, thế là ông ta làm thêm một tấm ván rất nặng và dùng giây xích cột cổ con chó và cột chân nó lại, để nó không thể chạy nhanh được.
Vừa mới bắt đầu, vì phải gánh thêm miếng ván nặng nên con chó uất ức không vui, nó thường cúi đầu thấp, cụp đôi tai như không có tinh thần, cứ như thế qua một thời gian thì tình trạng hình như có biến chuyển. Mỗi khi nó xuất hiện đầu đường cuối phố, thì cái chuông trên thân cũng kêu lên “leng keng leng keng”, mọi người bắt đầu thì thầm chuyện riêng: “Anh nhìn con chó ấy rất có nhiều cái thú, khi đi thì tiếng leng keng không ngừng kêu, trên thân lại mang một tấm bảng, thật hài hước !” “Đó là con chó dữ cắn người, tiên vàn nên cẩn thận.”
Con chó ấy cảm thấy người ta bắt đầu chú ý đến nó, mặc dù nó không biết người ta nói những gì, nhưng chỉ cần nó vừa xuất hiện, thì người ta sẽ ném vào nó những ánh mắt khác biệt, nói chuyện xầm xì không thôi. Cho nên nó bắt đầu có tinh thần, trong bụng nghĩ: phải chăng mình nổi tiếng nhờ cái chuông và tấm ván ? Và để khoe khoang nên nó thường chạy tới chạy lui giữa chợ, và cùng với những con chó khác nói về cái chuông của nó. Bởi vì nó cảm thấy đây là một loại tiêu chí so với những con chó khác thì nó rất mạnh khỏe.
Một con chó săn nhìn thấy nó, không nhịn được nên không ngừng thở dài, nó cảm thấy thân là một vị cao tuổi đức độ, cần phải giáo huấn đôi ba câu với con chó vừa vô tri vừa thích khoe khoang này.
Nó nói: “Này anh bạn nhỏ, tại sao anh bạn lại dùng cái chuông và tấm vàn để làm vinh dự mà khoe khoang ? Những thứ đó làm cho mọi người chú ý, nhưng anh bạn biết không ? Đó là một thứ nhục mạ đó, để cho mọi người biết bạn là một con chó thích cắn người.”
Hóa ra, nổi tiếng là có đức tính đẹp là một chuyện; nhưng làm việc xấu có tiếng, đó lại là chuyện khác.
(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)
Gợi ý:
Các em thân mến,
Tục ngữ nói: “Việc tốt không ra khỏi cửa, việc xấu thì truyền đi vạn dặm”, ý của câu nói này là những việc làm tốt thì không dễ dàng truyền vang đi nhanh, nhưng những việc xấu thì truyền đi khắp nơi rất nhanh. Nếu vì người khác mà tận tình giúp đỡ họ trong lời nói cũng như trong việc làm, thì tiếng tăm của chúng ta sẽ không xảy ra tình trạng để tiếng xấu muôn đời hoặc bị người ta phỉ nhổ.
Cho nên các em phải biết suy nghĩ trước khi nói, để lời nói của các em khỏi bị người ta chê cười, phải suy nghĩ trước khi làm việc, để công việc của các em có lợi cho mọi người mà bản thân mình không ân hận.
Con chó nhìn thì thấy thật thà, an tịnh, nhưng lại hay cắn người nên bị mang gông cùm vào thân mà nó cứ lấy đó làm vinh vang, thật tội nghiệp cho nó vậy. Khi mình làm việc không tốt mà có người khen, thì hãy coi chừng, họ khinh dể và nhạo báng đó.
Các em thực hành:
- Không khoe khoang những việc mình đã làm được, dù là việc tốt có tiếng tăm.
- Không nhìn áo quần mình mặc, nhìn xe mình chạy để khoe khoang, vì những thứ đó có ngày sẽ xấu sẽ hư đi.
- Tập sống khiêm tốn với mọi người.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:58 25/05/2008
N2T |
34. Nếu không có thánh sủng thì chúng ta không có gì cả, mà những người chỉ muốn dựa vào sức lực của mình để cứu linh hồn mình nên thánh, sẽ muôn đời không đạt được ân sủng của Thiên Chúa.
(Thánh Vincentius de Paul)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Tích của các vị Thánh bổn mạng Quân Đội được di chuyển đến các căn cứ quân của Hoa Kỳ trên khắp thế giới
Anthony Lê
08:00 25/05/2008
Thánh Tích của các vị Thánh bổn mạng Quân Đội được di chuyển đến các căn cứ quân của Hoa Kỳ trên khắp thế giới
LOS ANGELES - Với việc binh lính Hoa Kỳ được điều động tham chiến hay thực hiện các công tác mật vụ tại rất nhiều nơi trên khắp cả thế giới, thì nay họ lại nhận được một sự hổ trợ và thúc đẩy rất lớn về mặt tinh thần từ Hội Tông Đồ chuyên về Các Thánh Tích (Apostolate for Holy Relics hay AHR) có trụ sở tại Los Angeles, CA.
Cùng cộng tác với Tổng Giáo Phận đặc trách việc Mục Vụ cho Quân Đội Hoa Kỳ (Archdiocese for Military Services USA) ở Washington, DC, Hội AHR hiện đang gởi các Thánh Tích của các vị Thánh bảo trợ cho Quân Đội, đến các căn cứ quân trên khắp thế giới, nhằm cho phép các binh sĩ và thân nhân của họ ở hậu phương lẫn nơi tiền tuyến có thể dành ra một vài dây phút lắng đọng suy nghĩ và cầu nguyện.
Thánh Tích của các Vị Thánh gồm có:
Thánh Antôn thành Padua - vị Thánh bổn mạng của các Lính Hải Quân (Sailors); Thánh Nữ Therese thành Lisieux - vị Thánh bổn mạng của các Phi Công và Phi Đoàn Bay (Pilots & Air Crews); và Thánh Inhaxiô thành Loyola - vị Thánh bổn mạng của các binh sĩ thuộc ngành Lục Quân (Army).
Ngày khai mạc của việc bắt đầu di chuyển các Thánh Tích đến cho các căn cứ quân của Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới đã được chính thức cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Broglio tại Đại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington vào Tháng 4/2008 vừa qua.
Ông Thomas Serafin - Chủ Tịch của Hội AHR cho biết:
"Dưới rất nhiều áp lực và thường bị đặt trong những tình huống mà hầu hết những người thường dân thậm chí không thể nào có thể tưởng tượng được rằng các binh sĩ của chúng ta phải liên tục diện đối với tính hiện thực giữa sự sống và cái chết, không kể đến những lúc thăng trầm và ác liệt nhất của chiến cuộc, do đó hy vọng chính của chúng tôi là để việc di chuyển các Thánh Tích này sẽ cho phép họ có khoảng thời gian sâu lắng tâm linh để nguyện cầu và gẫm suy, cũng như tiếp sức thêm sức mạnh cho họ, và để chứng tỏ rằng: chúng ta - những người tận hưởng sự tự do một cách nhưng không - luôn hướng và đứng sau lưng họ, và luôn hiệp ý với họ trong tất cả mọi lời nguyện cầu mỗi ngày."
Tính cho đến nay, các Thánh Tích đã được di chuyển đến rất nhiều nơi rồi, và để biết thêm chi tiết cũng như lịch trình kế tiếp, xin mời Quý Vị có con em trong Quân Đội Hoa Kỳ kiểm tra và thông báo cho các em đó tại www.relictour.org
Việc di chuyển các Thánh Tích này cũng còn được bảo trợ bởi Sacred Military Constantinian Order of St. George.
3 Vị Thánh Bổn Mạng của Quân Đội Hoa Kỳ |
Cùng cộng tác với Tổng Giáo Phận đặc trách việc Mục Vụ cho Quân Đội Hoa Kỳ (Archdiocese for Military Services USA) ở Washington, DC, Hội AHR hiện đang gởi các Thánh Tích của các vị Thánh bảo trợ cho Quân Đội, đến các căn cứ quân trên khắp thế giới, nhằm cho phép các binh sĩ và thân nhân của họ ở hậu phương lẫn nơi tiền tuyến có thể dành ra một vài dây phút lắng đọng suy nghĩ và cầu nguyện.
Thánh Tích của các Vị Thánh gồm có:
Thánh Antôn thành Padua - vị Thánh bổn mạng của các Lính Hải Quân (Sailors); Thánh Nữ Therese thành Lisieux - vị Thánh bổn mạng của các Phi Công và Phi Đoàn Bay (Pilots & Air Crews); và Thánh Inhaxiô thành Loyola - vị Thánh bổn mạng của các binh sĩ thuộc ngành Lục Quân (Army).
Ngày khai mạc của việc bắt đầu di chuyển các Thánh Tích đến cho các căn cứ quân của Hoa Kỳ ở khắp nơi trên thế giới đã được chính thức cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Broglio tại Đại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm ở Washington vào Tháng 4/2008 vừa qua.
Ông Thomas Serafin - Chủ Tịch của Hội AHR cho biết:
"Dưới rất nhiều áp lực và thường bị đặt trong những tình huống mà hầu hết những người thường dân thậm chí không thể nào có thể tưởng tượng được rằng các binh sĩ của chúng ta phải liên tục diện đối với tính hiện thực giữa sự sống và cái chết, không kể đến những lúc thăng trầm và ác liệt nhất của chiến cuộc, do đó hy vọng chính của chúng tôi là để việc di chuyển các Thánh Tích này sẽ cho phép họ có khoảng thời gian sâu lắng tâm linh để nguyện cầu và gẫm suy, cũng như tiếp sức thêm sức mạnh cho họ, và để chứng tỏ rằng: chúng ta - những người tận hưởng sự tự do một cách nhưng không - luôn hướng và đứng sau lưng họ, và luôn hiệp ý với họ trong tất cả mọi lời nguyện cầu mỗi ngày."
Tính cho đến nay, các Thánh Tích đã được di chuyển đến rất nhiều nơi rồi, và để biết thêm chi tiết cũng như lịch trình kế tiếp, xin mời Quý Vị có con em trong Quân Đội Hoa Kỳ kiểm tra và thông báo cho các em đó tại www.relictour.org
Việc di chuyển các Thánh Tích này cũng còn được bảo trợ bởi Sacred Military Constantinian Order of St. George.
Đức Thánh Cha tiếp kiến hai phái đoàn Bulgari và Macedonia
LM Trần Đức Anh, OP
10:20 25/05/2008
VATICAN. ĐTC Biển Đức 16 kêu gọi các tín hữu Kitô theo gương hai thánh Cirillo và Metodio hăng say truyền giảng Tin Mừng trong niềm tôn trọng các nền văn hóa địa phương.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-5-2008 dành cho phái đoàn chính quyền và giáo quyền Bulgari về Roma hành hương thường niên nhân dịp lễ kính hai thánh Anh em Cirillo và Metodio bổn mạng của các dân tộc Slave. Thánh Cirillo là đan sĩ và mộ của ngài ở Đền thờ Thánh Clemente do các cha dòng Đaminh Ai Len coi sóc ở Roma, còn thánh Metodio là GM, và mộ ngài hiện ở đền thánh Velehrad thuộc cộng hòa Tchèque.
Phái đoàn chính phủ Bulgari gồm 17 người do Phó Thủ tướng hướng dẫn và gồm đại diện của Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo. Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Ngày nay cũng ta tiếp tục cần phải nhìn công trình truyền giáo được hai thánh Cirillo và Metodio nhiệt thành thực thi tại lãnh thổ của các dân tộc Slaves, vì đó là mẫu gương về sự hội nhập đức tin vào các nền văn hóa, trong những yếu tố nòng cốt nhất. Thực vậy, Tin Mừng không làm suy yếu những gì là chân chính trong các nền văn hóa khác nhau, nhưng giúp con người mọi thời đại nhìn nhận và thực thi điều thiện đích thực được soi sáng bằng chân lý rạng ngời.”
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Nhiệm vụ của các tín hữu Kitô là bảo tồn và củng cố mối liên hệ nội tại hiện hữu giữa Tin Mừng, sứ mạng của các môn đệ Chúa Kitô và bản sắc văn hóa liên hệ. Tái khám phá các căn cội Kitô là điều quan trọng để góp phần xây dựng một xã hội trong đó có những giá trị tinh thần và văn hóa phát sinh từ Tin Mừng”.
Trước khi tiếp phái đoàn Bulgari, ĐTC đã tiếp phái đoàn Cộng hòa Macedonia cũng về Roma hành hương nhân dịp lễ hai thánh anh em. Phái đoàn gồm 21 người do thủ tướng hướng dẫn và cũng gồm các vị bộ trưởng và đại diện Chính Thống cũng như Công Giáo.
ĐTC khẳng định rằng: ”Hai vị thánh Anh em bổn mạng Âu Châu, do hoạt động tông đồ không ngừng và truyền giáo không biết mỏi mệt, đã trở thành những nhịp cầu nối liền giữa Đông và Tây phương. Chứng tá tinh thần rạng ngời của các ngài chỉ cho thấy một chân lý vĩnh cửu ngày càng phải khám phá: nghĩa là chỉ khi nào khởi hành từ Chúa Kitô, thì niềm hy vọng mới có thể trở thành đáng tin cậy và chắc chắn, như tôi đã viết trong Thông điệp Spe salvi về hy vọng rằng: ”Ai không biết Thiên Chúa, thì dù có thể có nhiều thứ hy vọng, nhưng rốt cuộc họ là người không có hy vọng, không có niềm hy vọng bao la nâng đỡ toàn thể cuộc sống” (xc Ef 2,12).
Sau cùng ĐTC nhận xét rằng việc phái đoàn chính quyền và giáo quyền Macedonia về Roma hành hương hằng năm kính thánh Cirillo và Metodio là một dấu hiệu hùng hồn về những mối liên hệ thân hữu giữa Cộng Hòa này với Giáo Hội Công Giáo. Ngài nói: ”Tôi thành tâm cầu chúc cho những mối liên hệ này ngày càng được củng cố, tạo điều kiện cho những thái độ cộng tác có nhiều thành quả, hầu mưu ích cho toàn thể đất nước Macedonia” (SD 24-5-2008)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 24-5-2008 dành cho phái đoàn chính quyền và giáo quyền Bulgari về Roma hành hương thường niên nhân dịp lễ kính hai thánh Anh em Cirillo và Metodio bổn mạng của các dân tộc Slave. Thánh Cirillo là đan sĩ và mộ của ngài ở Đền thờ Thánh Clemente do các cha dòng Đaminh Ai Len coi sóc ở Roma, còn thánh Metodio là GM, và mộ ngài hiện ở đền thánh Velehrad thuộc cộng hòa Tchèque.
Phái đoàn chính phủ Bulgari gồm 17 người do Phó Thủ tướng hướng dẫn và gồm đại diện của Giáo Hội Chính Thống và Công Giáo. Lên tiếng trong dịp này, ĐTC nói: ”Ngày nay cũng ta tiếp tục cần phải nhìn công trình truyền giáo được hai thánh Cirillo và Metodio nhiệt thành thực thi tại lãnh thổ của các dân tộc Slaves, vì đó là mẫu gương về sự hội nhập đức tin vào các nền văn hóa, trong những yếu tố nòng cốt nhất. Thực vậy, Tin Mừng không làm suy yếu những gì là chân chính trong các nền văn hóa khác nhau, nhưng giúp con người mọi thời đại nhìn nhận và thực thi điều thiện đích thực được soi sáng bằng chân lý rạng ngời.”
ĐTC nhấn mạnh rằng: ”Nhiệm vụ của các tín hữu Kitô là bảo tồn và củng cố mối liên hệ nội tại hiện hữu giữa Tin Mừng, sứ mạng của các môn đệ Chúa Kitô và bản sắc văn hóa liên hệ. Tái khám phá các căn cội Kitô là điều quan trọng để góp phần xây dựng một xã hội trong đó có những giá trị tinh thần và văn hóa phát sinh từ Tin Mừng”.
Trước khi tiếp phái đoàn Bulgari, ĐTC đã tiếp phái đoàn Cộng hòa Macedonia cũng về Roma hành hương nhân dịp lễ hai thánh anh em. Phái đoàn gồm 21 người do thủ tướng hướng dẫn và cũng gồm các vị bộ trưởng và đại diện Chính Thống cũng như Công Giáo.
ĐTC khẳng định rằng: ”Hai vị thánh Anh em bổn mạng Âu Châu, do hoạt động tông đồ không ngừng và truyền giáo không biết mỏi mệt, đã trở thành những nhịp cầu nối liền giữa Đông và Tây phương. Chứng tá tinh thần rạng ngời của các ngài chỉ cho thấy một chân lý vĩnh cửu ngày càng phải khám phá: nghĩa là chỉ khi nào khởi hành từ Chúa Kitô, thì niềm hy vọng mới có thể trở thành đáng tin cậy và chắc chắn, như tôi đã viết trong Thông điệp Spe salvi về hy vọng rằng: ”Ai không biết Thiên Chúa, thì dù có thể có nhiều thứ hy vọng, nhưng rốt cuộc họ là người không có hy vọng, không có niềm hy vọng bao la nâng đỡ toàn thể cuộc sống” (xc Ef 2,12).
Sau cùng ĐTC nhận xét rằng việc phái đoàn chính quyền và giáo quyền Macedonia về Roma hành hương hằng năm kính thánh Cirillo và Metodio là một dấu hiệu hùng hồn về những mối liên hệ thân hữu giữa Cộng Hòa này với Giáo Hội Công Giáo. Ngài nói: ”Tôi thành tâm cầu chúc cho những mối liên hệ này ngày càng được củng cố, tạo điều kiện cho những thái độ cộng tác có nhiều thành quả, hầu mưu ích cho toàn thể đất nước Macedonia” (SD 24-5-2008)
Vụ án một người cải sang đạo Kitô ở Algêri: Paris hy vọng sự khoan hồng
Đức Long
11:42 25/05/2008
PARIS - Ngày 25/05/08, bộ trường ngoai giao nhân quyền, bà Rama Yade bày tỏ «nổi buồn và ngạc nhiên» về vụ án một người phụ nữ cải sang đạo Kitô ở Algêri, trong cuộc nói chuyện trên đài phát thanh hôm chủ nhật, bà nói hy vọng có «một cử chỉ khoan dung» cho người phụ nữ.
«Thật là buồn và ngạc nhiên, trước hết là vì vụ án vi phạm bản tuyên ngôn nhân quyền » công bố trong điều luật 18 tự do bày tỏ ý kiến, tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo, bà Yade tuyên bố.
«Theo điều luật 18 của bản tuyên ngôn nhân quyền và theo truyền thống hiếu khách của nước Algêri, tôi tin sẽ có cử chỉ khoan dung » bà cho nói thêm.
Toà phúc thẩm Tiaret, miền tây Algêri, hôm thứ ba yêu cầu ba năm tù giam đối với chị Habiba Kouider, 37 tuổi, vì cải sang đạo kitô và bị kết án vì thực hành đạo bất hợp pháp một tôn giáo không phải là Hồi Giáo, theo luật 2006. Theo ông chủ tịch Giáo Hội Tin Lành, lời phán quyết đang chờ đợi ngày thứ ba.
« Kitô Giáo không đe doạ Hồi Giáo ở Algêri », bà Yade nhận xét. « Những người kitô giáo ở Algêri chỉ có 1 % số dân, tức chỉ có 11.500 tín hữu kitô, 32 nhà thờ so với Hồi Giáo, họ có 32.000 ngôi đền, như vậy tôi không nghĩ là có sự đe doạ tôn giáo».
Bà Yade nêu lên rằng «đây không phải là trường hợp đầu tiên kiểu này», khi bà nhắc lại trường hợp một linh mục công giáo Pháp, Pierre Wallez, hôm tháng tư bị toá an cấp trên Tlemcen ( miền tây Algêri) kết án 2 năm tù treo vì tôi cải đạo.
«Nhưng tôi tin vào sự khoan hồng của nhân dân Algêri», bà Yade cho biết.
«Thật là buồn và ngạc nhiên, trước hết là vì vụ án vi phạm bản tuyên ngôn nhân quyền » công bố trong điều luật 18 tự do bày tỏ ý kiến, tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo, bà Yade tuyên bố.
«Theo điều luật 18 của bản tuyên ngôn nhân quyền và theo truyền thống hiếu khách của nước Algêri, tôi tin sẽ có cử chỉ khoan dung » bà cho nói thêm.
Toà phúc thẩm Tiaret, miền tây Algêri, hôm thứ ba yêu cầu ba năm tù giam đối với chị Habiba Kouider, 37 tuổi, vì cải sang đạo kitô và bị kết án vì thực hành đạo bất hợp pháp một tôn giáo không phải là Hồi Giáo, theo luật 2006. Theo ông chủ tịch Giáo Hội Tin Lành, lời phán quyết đang chờ đợi ngày thứ ba.
« Kitô Giáo không đe doạ Hồi Giáo ở Algêri », bà Yade nhận xét. « Những người kitô giáo ở Algêri chỉ có 1 % số dân, tức chỉ có 11.500 tín hữu kitô, 32 nhà thờ so với Hồi Giáo, họ có 32.000 ngôi đền, như vậy tôi không nghĩ là có sự đe doạ tôn giáo».
Bà Yade nêu lên rằng «đây không phải là trường hợp đầu tiên kiểu này», khi bà nhắc lại trường hợp một linh mục công giáo Pháp, Pierre Wallez, hôm tháng tư bị toá an cấp trên Tlemcen ( miền tây Algêri) kết án 2 năm tù treo vì tôi cải đạo.
«Nhưng tôi tin vào sự khoan hồng của nhân dân Algêri», bà Yade cho biết.
ĐTC nói với Công giáo Đức quốc: Hãy tích cực tham gia vào đời sống chính trị và xã hội
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:21 25/05/2008
TIN VATICAN (VIS), Ngày 22 thánh 5, năm 2008, Đức Thánh Cha công bố Thông Điệp gửi cho ngày Công Giáo Đức "Deutscher Katholikentag", được khai mạc ở thành phố Osnabruck của Đức Quốc. Biến cố này có chừng 50.000 người tham dự, và sẽ kết thúc vào ngày Chúa Nhật.
Khi giải thích đề tài được chọn cho ngày Công Giáo Đức – “Ngài dẫn chúng con đến nơi rộng rãi” - Đức Thánh Cha viết rằng “một số không ít người ngày nay… sợ rằng đức tin có thể giới hạn đời sống của họ, rằng họ sẽ bị ràng buộc bởi mạng lưới những giới luật và giáo huấn của Hội Thánh, và họ không còn được tự do di chuyển trong ‘nơi rộng rãi’ của đời sống và tư tưởng hiện đại”.
Tuy nhiên, ngài giải thích, “chỉ khi nào đời sống chúng ta đi đến trái tim của Thiên Chúa thì chúng ta mới tìm thấy ‘chỗ rộng rãi’ ấy là nơi mà vì nó chúng ta được dựng nên. Một cuộc đời không có Thiên Chúa không trở thành tự do và rộng rãi hơn. Con người được tiền định cho sự vô hạn”.
Đức Thánh Cha viết, “Tâm hồn khi đã tự mở ra cho Thiên Chúa” thì đến lượt nó trở thành “quảng đại và rộng rãi hơn”. Tâm hồn như thế không cần đi tìm hạnh phúc hay thành công “hoặc đặt nặng ý kiến của những người khác”. Người ấy được “tự do và quảng đại, rộng mở để đón nhận ơn gọi của Thiên Chúa” và “có thể cho đi tất cả những gì của chính mình cách chân thành bởi vì người ấy biết rằng – dù mình đi đâu – thì cũng được an toàn trong tay Thiên Chúa”.
“Chúng ta tin tưởng rằng cuộc gặp gỡ Thiên Chúa, trong Lời Ngài và trong việc cử hành Thánh Lễ, sẽ mở rộng tâm hồn chúng ta và biến đổi chúng ta thành những suối tuôn trào Đức Tin ra cho tha nhân”.
Đức Thánh Cha đặc biệt xin các tín hữu giáo dân hãy đoan chắc rằng “tương lai không được hoàn toàn đúc khuôn bởi người khác; hãy can thiệp vào đó bằng trí tưởng tượng và khả năng thuyết phục trong những cuộc tranh luận của thời hiện đại…. Hãy dùng Tin Mừng như lý lẽ, hãy tích cực tham gia vào đời sống chính trị và xã hội của quốc gia anh chị em. Như những tín hữu giáo dân, anh chị em hãy mạnh dạn tham gia vào việc xây dựng tương lai, cùng với các linh mục và giám mục của anh chị em!”
Để kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha nhắn nhủ giới trẻ có mặt trong ngày đại hội rằng ngài hy vọng sẽ gặp nhiều người trong các em tại Đại Hội Giới Trẻ, sắp được tổ chức tại Sydney, Úc Đại Lợi vào Tháng Bảy.
Khi giải thích đề tài được chọn cho ngày Công Giáo Đức – “Ngài dẫn chúng con đến nơi rộng rãi” - Đức Thánh Cha viết rằng “một số không ít người ngày nay… sợ rằng đức tin có thể giới hạn đời sống của họ, rằng họ sẽ bị ràng buộc bởi mạng lưới những giới luật và giáo huấn của Hội Thánh, và họ không còn được tự do di chuyển trong ‘nơi rộng rãi’ của đời sống và tư tưởng hiện đại”.
Tuy nhiên, ngài giải thích, “chỉ khi nào đời sống chúng ta đi đến trái tim của Thiên Chúa thì chúng ta mới tìm thấy ‘chỗ rộng rãi’ ấy là nơi mà vì nó chúng ta được dựng nên. Một cuộc đời không có Thiên Chúa không trở thành tự do và rộng rãi hơn. Con người được tiền định cho sự vô hạn”.
Đức Thánh Cha viết, “Tâm hồn khi đã tự mở ra cho Thiên Chúa” thì đến lượt nó trở thành “quảng đại và rộng rãi hơn”. Tâm hồn như thế không cần đi tìm hạnh phúc hay thành công “hoặc đặt nặng ý kiến của những người khác”. Người ấy được “tự do và quảng đại, rộng mở để đón nhận ơn gọi của Thiên Chúa” và “có thể cho đi tất cả những gì của chính mình cách chân thành bởi vì người ấy biết rằng – dù mình đi đâu – thì cũng được an toàn trong tay Thiên Chúa”.
“Chúng ta tin tưởng rằng cuộc gặp gỡ Thiên Chúa, trong Lời Ngài và trong việc cử hành Thánh Lễ, sẽ mở rộng tâm hồn chúng ta và biến đổi chúng ta thành những suối tuôn trào Đức Tin ra cho tha nhân”.
Đức Thánh Cha đặc biệt xin các tín hữu giáo dân hãy đoan chắc rằng “tương lai không được hoàn toàn đúc khuôn bởi người khác; hãy can thiệp vào đó bằng trí tưởng tượng và khả năng thuyết phục trong những cuộc tranh luận của thời hiện đại…. Hãy dùng Tin Mừng như lý lẽ, hãy tích cực tham gia vào đời sống chính trị và xã hội của quốc gia anh chị em. Như những tín hữu giáo dân, anh chị em hãy mạnh dạn tham gia vào việc xây dựng tương lai, cùng với các linh mục và giám mục của anh chị em!”
Để kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha nhắn nhủ giới trẻ có mặt trong ngày đại hội rằng ngài hy vọng sẽ gặp nhiều người trong các em tại Đại Hội Giới Trẻ, sắp được tổ chức tại Sydney, Úc Đại Lợi vào Tháng Bảy.
Kinh Truyền Tin, ĐTC nói: ''Lễ Thánh Thể, quà tặng tuyệt vời mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta ''
Bình Hòa
16:22 25/05/2008
Kinh Truyền tin Lễ Mình Thánh Chúa
Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt dựa trên lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa. Theo lịch phụng vụ phổ quát, lễ này được cử hành vào ngày thứ năm sau chúa nhựt kính Chúa Ba ngôi. Tuy nhiên, tại những quốc gia mà hôm ấy không phải lâ lễ nghỉ dân sự thì lễ này được dời lại chúa nhựt hôm qua (tựa như ở Việt Nam cũng như ở Italia). Nói đúng ra, hôm thứ năm vừa rồi, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thánh Gioan Lateranô, nhà thờ chánh toà của giáo phận Rôma, và được tiếp nối với cuộc rước kiệu Mình Thánh tiến về đền thờ Đức Bà Cả. Bài giảng Thánh lễ hôm đó chú trọng đến sự hiệp nhất giữa những người cùng chia sẻ một tấm bánh và một chén rượu. Trong bài huấn dụ trưa hôm qua, ngài nêu bật một yêu sách khác của việc thông dự Mình Thánh Chúa, đó là tình liên đới đối với những người thiếu cơm ăn áo mặc, một hiện tượng trầm trọng bao trùm nhiều dân tộc trên thế giới hiện nay. Vì là một bài huấn dụ trong buổi đọc kinh kính Đức Mẹ, cho nên đức Bênêđictô XVI cũng nêu bật sự liên kết giữa Thánh Thể và Mẹ Maria, được nhạc sĩ Mozart ghi lại trong bài ca "Ave Verum corpus natum de Maria Virgine". Ngoài ra, hai dịp đặc biệt kính Đức Mẹ cũng được nhắc đến. Thứ nhất là ngày cầu nguyện cho nhân dân Trung hoa diễn ra hôm thứ bảy vừa qua, nhân lễ kính Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, và kéo dài sang chúa nhựt với sự quy tụ của nhiều đồng bào người Hoa từ khắp Italia về Rôma để cầu nguyện cho quê hương, cách riêng cho các nạn nhân trận động đất. Dịp thứ hai là buổi cầu nguyện sẽ diễn ra tại quảng trường thánh Phêrô vào tối thứ 7 sắp tới, cuối tháng kính Đức Mẹ. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Tại Italia cũng như tại nhiều quốc gia, hôm nay là lễ trọng kính Mình Thánh Chúa, trong khi tại Vatican và nhiều nước khác thì lễ này đã được mừng hôm thứ 5 vừa rồi. Đây là lễ Thánh Thể, quà tặng tuyệt vời mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong bữa Tiệc ly, như là tưởng niệm cuộc Vượt qua của Người, bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, bảo chứng của tình thương vô biên của Chúa đối với chúng ta. Cách đây một tuần, cặp mắt chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi cực thánh; hôm nay chúng ta được mời gọi hãy chiêm ngắm tấm bánh thánh: cũng một Thiên Chúa đó, cũng một tình yêu đó! Đây là một điều tuyệt diệu của chân lý Kitô giáo: Đấng Tạo hoá và Chủ tể muôn loài trở thành “hạt thóc” để gieo vào đất của chúng ta, trên luống cày của lịch sử chúng ta. Ngài đã trở nên tấm bánh để được bẻ ra, chia sẻ và ăn: Ngài đã trở nên lương thực để ban sự sống cho chúng ta, sự sống thần linh của Ngài. Ngài đã sinh ra tại Belem, - theo tiếng Do thái có nghĩa là “nhà bánh”-, và khi bắt đầu rao giảng cho công chúng thì Ngài mặc khải rằng Chúa Cha đã phái mình đến thế gian như là “bánh trường sinh từ trời xuống”, như là “bánh ban sự sống”.
Thánh Thể là trường dạy yêu thương và liên đới. Phàm ai được nuôi dưỡng từ Bánh Chúa Kitô thì không thể nào dửng dưng đứng trước thảm cảnh vẫn còn diễn ra vào thời nay, đó là những con người thiếu cơm bánh hằng ngày. Biết bao cha mẹ không đủ sức kiếm cơm cho mình và cho con cái. Đây là một vấn đề trầm trọng, mà cộng đoàn quốc tế đang vất vả tìm cách giải quyết. Hội thánh không chỉ cầu xin “cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, nhưng noi theo gương của Chúa, nỗ lực bằng đủ mọi cách để “tăng gia 5 chiếc bánh và 2 con cá”, cùng với vô số những dự án khác nhằm thăng tiến con người và chia cơm sẻ áo, ngõ hầu không một người nào phải thiếu thốn điều cần thiết để sống.
Anh chị em thân mến, ước gì lễ Mình Thánh Chúa là cơ hội để tăng gia mối quan tâm đển anh chị em mình, đặc biệt là những người nghèo. Xin Mẹ Maria cầu cho chúng ta được ơn huệ đó. Con Thiên Chúa đã mặc lấy thịt và máu của mình từ lòng mẹ, như chúng ta hát trong ca khúc nổi tiếng kính Mình Thánh Chúa “Ave verum corpus natum de Maria Vergine”: Kính chào thân thể đã được sinh ra bởi trinh nữ Maria, đã chịu khổ hình, đã hiến tế trên thập giá vì nhân loại; từ cạnh sườn chịu đâm thủng đã trào ra nước và máu; xin hãy trở nên cho nếm thử nước trời trước khi lìa thế, Ôi Chúa Giêsu dịu hiền, ôi Chúa Giêsu khả ái, ôi Chúa Giêsu là con Đức Maria! Đức Maria là “nhà tạm sống động của Thánh Thể, bởi vì đã mang Chúa Giêsu trong lòng.
Bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin trưa chúa nhựt dựa trên lễ trọng kính Mình Máu Thánh Chúa. Theo lịch phụng vụ phổ quát, lễ này được cử hành vào ngày thứ năm sau chúa nhựt kính Chúa Ba ngôi. Tuy nhiên, tại những quốc gia mà hôm ấy không phải lâ lễ nghỉ dân sự thì lễ này được dời lại chúa nhựt hôm qua (tựa như ở Việt Nam cũng như ở Italia). Nói đúng ra, hôm thứ năm vừa rồi, Đức Thánh Cha đã chủ sự Thánh lễ tại đền thánh Gioan Lateranô, nhà thờ chánh toà của giáo phận Rôma, và được tiếp nối với cuộc rước kiệu Mình Thánh tiến về đền thờ Đức Bà Cả. Bài giảng Thánh lễ hôm đó chú trọng đến sự hiệp nhất giữa những người cùng chia sẻ một tấm bánh và một chén rượu. Trong bài huấn dụ trưa hôm qua, ngài nêu bật một yêu sách khác của việc thông dự Mình Thánh Chúa, đó là tình liên đới đối với những người thiếu cơm ăn áo mặc, một hiện tượng trầm trọng bao trùm nhiều dân tộc trên thế giới hiện nay. Vì là một bài huấn dụ trong buổi đọc kinh kính Đức Mẹ, cho nên đức Bênêđictô XVI cũng nêu bật sự liên kết giữa Thánh Thể và Mẹ Maria, được nhạc sĩ Mozart ghi lại trong bài ca "Ave Verum corpus natum de Maria Virgine". Ngoài ra, hai dịp đặc biệt kính Đức Mẹ cũng được nhắc đến. Thứ nhất là ngày cầu nguyện cho nhân dân Trung hoa diễn ra hôm thứ bảy vừa qua, nhân lễ kính Đức Mẹ phù hộ các giáo hữu, và kéo dài sang chúa nhựt với sự quy tụ của nhiều đồng bào người Hoa từ khắp Italia về Rôma để cầu nguyện cho quê hương, cách riêng cho các nạn nhân trận động đất. Dịp thứ hai là buổi cầu nguyện sẽ diễn ra tại quảng trường thánh Phêrô vào tối thứ 7 sắp tới, cuối tháng kính Đức Mẹ. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.
Anh chị em thân mến
Tại Italia cũng như tại nhiều quốc gia, hôm nay là lễ trọng kính Mình Thánh Chúa, trong khi tại Vatican và nhiều nước khác thì lễ này đã được mừng hôm thứ 5 vừa rồi. Đây là lễ Thánh Thể, quà tặng tuyệt vời mà Chúa Kitô đã để lại cho chúng ta trong bữa Tiệc ly, như là tưởng niệm cuộc Vượt qua của Người, bí tích Mình và Máu Thánh Chúa, bảo chứng của tình thương vô biên của Chúa đối với chúng ta. Cách đây một tuần, cặp mắt chúng ta chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi cực thánh; hôm nay chúng ta được mời gọi hãy chiêm ngắm tấm bánh thánh: cũng một Thiên Chúa đó, cũng một tình yêu đó! Đây là một điều tuyệt diệu của chân lý Kitô giáo: Đấng Tạo hoá và Chủ tể muôn loài trở thành “hạt thóc” để gieo vào đất của chúng ta, trên luống cày của lịch sử chúng ta. Ngài đã trở nên tấm bánh để được bẻ ra, chia sẻ và ăn: Ngài đã trở nên lương thực để ban sự sống cho chúng ta, sự sống thần linh của Ngài. Ngài đã sinh ra tại Belem, - theo tiếng Do thái có nghĩa là “nhà bánh”-, và khi bắt đầu rao giảng cho công chúng thì Ngài mặc khải rằng Chúa Cha đã phái mình đến thế gian như là “bánh trường sinh từ trời xuống”, như là “bánh ban sự sống”.
Thánh Thể là trường dạy yêu thương và liên đới. Phàm ai được nuôi dưỡng từ Bánh Chúa Kitô thì không thể nào dửng dưng đứng trước thảm cảnh vẫn còn diễn ra vào thời nay, đó là những con người thiếu cơm bánh hằng ngày. Biết bao cha mẹ không đủ sức kiếm cơm cho mình và cho con cái. Đây là một vấn đề trầm trọng, mà cộng đoàn quốc tế đang vất vả tìm cách giải quyết. Hội thánh không chỉ cầu xin “cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày”, nhưng noi theo gương của Chúa, nỗ lực bằng đủ mọi cách để “tăng gia 5 chiếc bánh và 2 con cá”, cùng với vô số những dự án khác nhằm thăng tiến con người và chia cơm sẻ áo, ngõ hầu không một người nào phải thiếu thốn điều cần thiết để sống.
Anh chị em thân mến, ước gì lễ Mình Thánh Chúa là cơ hội để tăng gia mối quan tâm đển anh chị em mình, đặc biệt là những người nghèo. Xin Mẹ Maria cầu cho chúng ta được ơn huệ đó. Con Thiên Chúa đã mặc lấy thịt và máu của mình từ lòng mẹ, như chúng ta hát trong ca khúc nổi tiếng kính Mình Thánh Chúa “Ave verum corpus natum de Maria Vergine”: Kính chào thân thể đã được sinh ra bởi trinh nữ Maria, đã chịu khổ hình, đã hiến tế trên thập giá vì nhân loại; từ cạnh sườn chịu đâm thủng đã trào ra nước và máu; xin hãy trở nên cho nếm thử nước trời trước khi lìa thế, Ôi Chúa Giêsu dịu hiền, ôi Chúa Giêsu khả ái, ôi Chúa Giêsu là con Đức Maria! Đức Maria là “nhà tạm sống động của Thánh Thể, bởi vì đã mang Chúa Giêsu trong lòng.
Quỳ gối để Rước Lễ như mới thấy ở Vatican chưa phải là quy luật bắt buộc
Bùi Hữu Thư
17:41 25/05/2008
VATICAN – Khoảng năm mươi người được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI cho rước lễ ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô đã quỳ gối và tiếp nhận bằng lưỡi.
Các giới chức Toà Thánh cho hay cử chỉ này trong thánh lễ ngày 22 tháng 5 bên ngoài Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô không đánh dấu một sự thay đổi vĩnh viễn trong nghi thức phụng vụ của Đức Giáo Hoàng, nhưng đề cao sự trọng thể của ngày lễ này và sự liên quan với các nghi thức trong các thánh lễ xưa kia.
Khi Đức Giáo Hoàng chuẩn bị cho rước lễ, hai trật tự viên đặt một ghế quỳ trước bàn thờ trên bậc thềm của Vương Cung Thánh Đường. Các người được lựa chọn để rước lễ gồm có giáo dân, nữ tu, chủng sinh, linh mục, và các thiếu nhi nam nữ được rước lễ lần đầu tại giáo xứ của họ vào tháng 5. Tất cả đều quỳ gối và tiếp nhận Thánh Thể bằng lưỡi.
Thông thường trong các thánh lễ của Đức Giáo Hoàng, các người lên chiụ lễ đều đứng. Đa số tự ý rước bằng lưỡi, nhưng một số người vẫn cung kính chìa hai tay để tiếp nhận.
Trong một điện thư ngắn gửi cho Thông Tấn Xã Công Giáo ngày 23 tháng 5, Đức Ông Guido Marini nói quyết định này “là một giải pháp cho Lễ Mình Máu Thánh Chúa” nhưng còn về tương lai thì “chờ xem.”
Đức Tổng Giám Mục Albert Malcolm Ranjith Patabendige Don, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phụng Vụ và Bí Tích nói với phóng viên Thông Tấn Xã Công Giáo, “không có sự thảo luận” tại Tòa Thánh về việc đòi hỏi những ai rước lễ với Đức Giáo Hoàng phải qùy và tiếp nhận bằng lưỡi thay vì bằng tay.
Ngoài ra ngài tiếp, “chưa có các quy luật mới được ban hành” để thay đổi quyết định của Tòa Thánh năm 1969 về việc các giám mục điạ phương có thể cho phép các tín hữu rước lễ bằng tay trong khi đứng.
Đức Tổng Giám Mục Ranjith nói, "Nhưng cử chỉ của Đức Giáo Hoàng” trong thánh lễ ngày 22 tháng 5 “cần được chú ý. Vì cho thấy rõ hơn sự kiện chúng ta tôn kính Chúa Kitô chúng ta được rước lấy” trong Mình Thánh.
Ngài tiếp, "Đây là một trường hợp đặc biệt” vì ngày lễ chú trọng đến sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Tôi hy vọng rằng việc thực hành như vậy sẽ lan truyền.”
Linh mục Ciro Benedettini, phụ tá giám đốc văn phòng truyền thông của Tòa Thánh cho hay, ngài không nghĩ rằng thánh lễ ngày 22 tháng 5 đánh dấu một sự thay đổi vĩnh viễn. Tuy nhiên cử chỉ được chọn cho ngày lễ đặc biệt này có thể sẽ là một thực hành cho các thánh lễ của Đức Giáo Hoàng, “luân phiên sử dụng nghi thức cũ và mới.”
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Benedict nói về sự quan trọng của việc “qùy gối trước Chúa Kitô, một sự tôn kính được khởi đầu ngay tại thánh lễ và tiếp diễn trong suốt cuộc rước kiệu Thánh Thể” trên khắp đường phố thành Rôma.
Đức Giáo Hoàng tiếp, "Tôn thờ Thánh Thể Chúa Kitô có nghĩa là tin rằng trong hình bánh thực sự có Chúa Kitô, Đấng ban cho chúng ta ý nghĩa của cuộc sống.”
Các giới chức Toà Thánh cho hay cử chỉ này trong thánh lễ ngày 22 tháng 5 bên ngoài Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô không đánh dấu một sự thay đổi vĩnh viễn trong nghi thức phụng vụ của Đức Giáo Hoàng, nhưng đề cao sự trọng thể của ngày lễ này và sự liên quan với các nghi thức trong các thánh lễ xưa kia.
Khi Đức Giáo Hoàng chuẩn bị cho rước lễ, hai trật tự viên đặt một ghế quỳ trước bàn thờ trên bậc thềm của Vương Cung Thánh Đường. Các người được lựa chọn để rước lễ gồm có giáo dân, nữ tu, chủng sinh, linh mục, và các thiếu nhi nam nữ được rước lễ lần đầu tại giáo xứ của họ vào tháng 5. Tất cả đều quỳ gối và tiếp nhận Thánh Thể bằng lưỡi.
Thông thường trong các thánh lễ của Đức Giáo Hoàng, các người lên chiụ lễ đều đứng. Đa số tự ý rước bằng lưỡi, nhưng một số người vẫn cung kính chìa hai tay để tiếp nhận.
Trong một điện thư ngắn gửi cho Thông Tấn Xã Công Giáo ngày 23 tháng 5, Đức Ông Guido Marini nói quyết định này “là một giải pháp cho Lễ Mình Máu Thánh Chúa” nhưng còn về tương lai thì “chờ xem.”
Đức Tổng Giám Mục Albert Malcolm Ranjith Patabendige Don, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phụng Vụ và Bí Tích nói với phóng viên Thông Tấn Xã Công Giáo, “không có sự thảo luận” tại Tòa Thánh về việc đòi hỏi những ai rước lễ với Đức Giáo Hoàng phải qùy và tiếp nhận bằng lưỡi thay vì bằng tay.
Ngoài ra ngài tiếp, “chưa có các quy luật mới được ban hành” để thay đổi quyết định của Tòa Thánh năm 1969 về việc các giám mục điạ phương có thể cho phép các tín hữu rước lễ bằng tay trong khi đứng.
Đức Tổng Giám Mục Ranjith nói, "Nhưng cử chỉ của Đức Giáo Hoàng” trong thánh lễ ngày 22 tháng 5 “cần được chú ý. Vì cho thấy rõ hơn sự kiện chúng ta tôn kính Chúa Kitô chúng ta được rước lấy” trong Mình Thánh.
Ngài tiếp, "Đây là một trường hợp đặc biệt” vì ngày lễ chú trọng đến sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong Thánh Thể. Tôi hy vọng rằng việc thực hành như vậy sẽ lan truyền.”
Linh mục Ciro Benedettini, phụ tá giám đốc văn phòng truyền thông của Tòa Thánh cho hay, ngài không nghĩ rằng thánh lễ ngày 22 tháng 5 đánh dấu một sự thay đổi vĩnh viễn. Tuy nhiên cử chỉ được chọn cho ngày lễ đặc biệt này có thể sẽ là một thực hành cho các thánh lễ của Đức Giáo Hoàng, “luân phiên sử dụng nghi thức cũ và mới.”
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Benedict nói về sự quan trọng của việc “qùy gối trước Chúa Kitô, một sự tôn kính được khởi đầu ngay tại thánh lễ và tiếp diễn trong suốt cuộc rước kiệu Thánh Thể” trên khắp đường phố thành Rôma.
Đức Giáo Hoàng tiếp, "Tôn thờ Thánh Thể Chúa Kitô có nghĩa là tin rằng trong hình bánh thực sự có Chúa Kitô, Đấng ban cho chúng ta ý nghĩa của cuộc sống.”
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Dân Việt Nam phải đòi lại ruộng đất
Người-Việt / Ngô Nhân Dụng
13:28 25/05/2008
Dân Việt Nam phải đòi lại ruộng đất
Một độc giả từ trong nước email góp ý kiến với bài viết ngày hôm qua trong mục này, nhân trong đó nói về dự án sửa đổi Luật Ðất Ðai ở Việt Nam. Ông (hay bà) độc giả mắng rằng: “Các ông ở ngoài vớ vẩn, chả biết cóc gì cả. Các bác trong Ðảng sẽ đ... bao giờ sửa xong cái Luật Ðất Ðai đâu! Sửa để làm cái... gì chứ? Cứ để nó lung tung xèng như bây giờ thì các bác ấy có cơ hội tha hồ chấm mút, chia chác với nhau. Nếu làm ra luật lệ đàng hoàng thì đám dân đen nó cứ vin vào luật nó đòi hỏi, làm sao họ còn có cơ hội chia nhau cái ‘gia tài của Bác’ để lại, truyền đời cha, đời con đời cháu mà hưởng với nhau?”
Chúng tôi xin phép không đồng ý với vị độc giả trên, mặc dù biết rằng ông (hay bà) ở tại chỗ chắc hiểu biết nhiều hơn một người sống ở nước ngoài. Vì lẽ, cứ theo những điều được loan báo về các đề nghị sửa đổi Luật Ðất Ðai, thì dù luật có được sửa đổi, “các bác” trong Câu Lạc Bộ Ba Ðình vẫn toàn quyền quyết định. Họ vẫn có cơ hội tha hồ “chấm mút và chia chác” với nhau, như mối quan tâm của vị độc giả. Ðó mới là nỗi đau đớn cho dân tộc Việt Nam.
Như ngày hôm qua đã trình bày trong mục này, câu chuyện đất đai ở nước ta từ năm 1954 đến giờ nó là một vụ ăn cướp ruộng đất của toàn dân, gom vào trong tay một đảng. Chúng ta thường tố cáo những tội ác trong vụ cải cách ruộng đất theo kế hoạch bên Tàu đưa sang, được các cố vấn Trung Cộng chỉ đạo từng chi tiết. Những cuộc đấu tố, giết người, vân vân, mối hờn oan đến bây giờ vẫn còn ám ảnh nông thôn miền Bắc sông Bến Hải. Nhưng đó cũng chỉ là mặt nổi. Nền tảng bên dưới của những cuộc đấu tố đó là hành động tập trung tài nguyên ruộng đất cả nước vào trong tay các đảng viên cộng sản, từ cấp làng xã lên đến cấp cao nhất ở trung ương. Ðó là một khí cụ mà các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, sau này sử dụng để kiểm soát bao tử của người dân, kiểm soát lòng trung thành của các đảng viên thuộc hạ. Cho một đảng viên quyền chia ruộng, chia đất, là vừa giúp hắn cơ hội kiếm tiền, lại vừa cho hắn nắm quyền sinh sát trên mọi người chung quanh. Những đảng viên đó sẽ phải một lòng trung thành với cấp trên, lãnh tụ bảo sao nghe vậy.
Ðến bây giờ, kinh tế đã thay đổi, nhiều người dân có thể xoay trở kiếm ăn “ngoài guồng máy”; nhưng đảng Cộng Sản vẫn không muốn bỏ nguyên tắc quyền kiểm soát đất đai vẫn nằm trong tay họ. Vì nguyên tắc đó vẫn là một khí cụ để bọn lãnh tụ bảo vệ lòng trung thành của các cán bộ, đảng viên cấp dưới. Hơn thế nữa, trong lúc nền kinh tế đang chuyển sang công nghiệp hóa, các lãnh tụ đảng còn bám lấy khí cụ đó để làm giầu. Vì quyền quyết định việc sử dụng đất đai, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, là một thứ máy in ra tiền. Các ông lớn không bao giờ bỏ cái quyền đó; ngược lại họ còn bảo vệ quyền hành của đám thuộc hạ, tay chân để nương tựa lẫn nhau nữa.
Theo những đề nghị của Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Phạm Khôi Nguyên thì điều 63 (a) của đạo Luật Ðất Ðai năm 2003 sẽ được sửa lại để cho các thành phố và những khu vực đã “quy hoạch phát triển đô thị” được quyền “phân lô bán nền.” Ðất phân lô bán nền ở đây là những diện tích đất đai, có thể là ruộng, rẫy, mà chính quyền địa phương “được phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.” Quý vị thử tưởng tượng trong lúc dân số Việt Nam đang tăng, dự đoán đến năm 2030 sẽ lên tới 150 triệu, riêng cái quyền cho phép ai xây nhà ở đâu, phân lô nơi nào để bán cho người ta xây nhà, quyền đó đã là một mỏ vàng rồi! Ai nắm chìa khóa cái mỏ càng đó? Chính là các đảng viên cộng sản nắm chức nắm quyền ở các địa phương được “quy hoạch” để phát triển thành đô thị!
Thời ông Nguyễn Minh Triết làm chủ tỉnh Bình Dương, đã xẩy ra vụ đem đất vườn cao su tặng cho các cán bộ, quan chức chung quanh ông. Các quan chỉ cần nhận mảnh giấy trao quyền sử dụng đất, chẳng ai cần đặt chân tới chỗ đất mình được tặng nữa. Sau đó nhà nước lại lập ra dự án biến khu đất đó thành khu công nghiệp, bèn mua lại những miếng đất đã cấp pháp. Các vị chủ nhân bèn trả lại đất, thâu tiền bỏ túi, vẫn chẳng ai cần nhìn xem miếng đất mình làm chủ nó hình thù thế nào. Chỉ mấy quyết định trên giấy tờ đó đủ biến bao nhiêu quan chức thành tỉ phú rồi. Bây giờ lại nổ lên những vụ chiếm đất ở Thủ Thiêm, vùng ngoại ô ven biên Sài Gòn, tất cả đều là những kế hoạch đất đẻ ra vàng. Mà cái đũa thần làm được phép lạ đó chính là cái quyền quyết định sử dụng đất nằm trong tay đảng Cộng Sản.
Lại đến kế hoạch mở rộng thành phố Hà Nội mà ông Nguyễn Tấn Dũng mới ban ra, trong nước nhiều người đã chỉ trích là làm bừa, làm mà không tham khảo ai, không nghiên cứu đâu hết, nhưng cứ gọi là kế hoạch. Người dân Hà Nội biết rằng một số ông lớn và họ hàng, phe đảng đã mua đất sẵn ở những vùng sắp được “đô thị hóa” trong kế hoạch mở rộng Hà Nội này rồi. Chỉ cần một chữ ký của ông Nguyễn Tấn Dũng là đất lại biến thành vàng rồi!
Trong tinh thần biến đất thành vàng này, dự án sử đổi Luật Ðất Ðai cho phép các lãnh tụ cấp tỉnh, cấp thành phố được quyết định nơi nào được “phân lô bán nền” để làm nhà ở hoặc nhà cho thuê. Ðó là các quan ở trung ương đem chia quyền biến đất thành vàng cho các thuộc hạ. Khi nắm được quyền đó trong tay, tất cả các thuộc hạ sẽ tận tụy trung thành với Ðảng! Ðó là chất keo sơn đoàn kết các cán bộ, đảng viên đang nắm quyền. Tất nhiên, có những đảng viên “ở ngoài luồng” không được ăn miếng nào nhưng chẳng ai dám nói một tiếng!
Không phải chỉ có các cán bộ đảng viên nắm guồng máy từ trung ương xuống địa phương được quyền chia ăn. Ðảng Cộng Sản cũng không quên chia phần cho quân đội và công an. Quân đội và công an đều có quyền sử dụng đất công trao cho họ quản lý, “để bảo vệ an ninh.” Cấp chỉ huy tha hồ đem đất đai trong phạm vị quyền hạn của mình mà cho thuê, ký hợp đồng vài chục năm để kiếm lời. Họ sẽ nói tiền lời nộp vào công quỹ, nhưng chắc chắn sẽ qua tay chấm mút của các ngài.
Ðất đai nằm toàn quyền trong tay một đảng, không người dân nào được quyền làm chủ, sẽ ngăn cản việc phát triển kinh tế bền vững và lâu dài. Ðó là cái giá mà cả dân tộc Việt Nam phải trả để cho đảng Cộng Sản nắm trọn quyền sử dụng đất đai.
Nhiều người Việt ở ngoài về nước đầu tư đã nếm mùi cay đắng vì luật lệ đất đai nằm hoàn toàn trong tay đảng Cộng Sản. Một nhà đầu tư được thuê hay trao quyền sử dụng đất trong một thời gian, trong mười năm, hai mươi năm, không biết chắc bao giờ họ sẽ đòi lại. Muốn họ đòi lại thì họ có đủ thứ lý do, chẳng ai cãi được bao giờ. Cho nên tốt nhất là nhà đầu tư chỉ làm những dự án có thể thu hồi vốn thật nhanh, “pay back period” thế giới vòng vài ba năm là đủ, sau đó là kiếm lời. Sau khi kiếm lời tạm đủ rồi, có thể sẽ bán lại cho người khác thuộc loại “điếc không sợ sấm!” Chỉ riêng việc sang tên quyền sử dụng đất đai từ một người sang người khác là các quan chức nắm quyền trên đất đai lại có dịp ăn hối lộ thêm lần nữa. Người kế nghiệp cũng chỉ làm sao kiếm đủ vốn lời trong vòng mấy năm rồi bỏ chạy. Cứ như thế, không biết bao giờ mới có những kế hoạch làm ăn lâu dài! Họa chăng là các nhà tư bản ngoại quốc. Vì là người ngoại quốc, họ được sứ quán của họ bảo vệ, không lo bị cướp giật! Còn người Việt Nam thì như cá nằm trên thớt, họ đành để số phận cho Ðảng quyết định, không có ai bảo vệ họ hết!
Những câu chuyện trên cho thấy đến lúc người dân Việt Nam phải đòi lấy quyền làm chủ ruộng đất. Không thể để cho một nhóm người nắm toàn quyền trên ruộng đất. Ðây không phải chỉ là quyền lợi của các cá nhân những người đang sử dụng ruộng đất, mà là quyền lợi chung của cả dân tộc, của các thế hệ con cháu sau này. Vì khi mọi người được làm chủ mảnh đất mình đang cầy cấy hay đang làm nhà ở thì những miếng đất đó không những được dùng mà còn được biến thành vốn để đầu tư nữa. Trong cuốn The Mystery of Capital (Niềm Bí Mật của Nguồn Vốn), nhà kinh tế Hernando de Soto đã nêu lên vấn đề thiếu quyền sở hữu minh bạch trên nhà đất ở các nước đang mở mang. Hàng triệu ngôi nhà ở các thành phố không có giấy tờ để người cư ngụ trong đó trở thành chủ nhân hợp pháp. Nếu được làm chủ hợp pháp, hàng triệu gia đình có thể dùng nhà, đất của mình làm vật “thế chấp” mà đi vay tiền, đầu tư. Lúc nào cũng có sẵn những ngân hàng quốc tế có tiền cho vay, nếu họ biết có tài sản làm thế chấp và nếu quyền sở hữu được luật pháp bảo đảm. Có thể huy động hàng tỷ đô la tiền vốn ở mỗi nước chậm tiến, khi người dân được làm chủ chính thức mảnh đất mình cư ngụ. Nhiều chính phủ trên thế giới đã tiếp nhận bài học của De Soto, lập chương trình hợp pháp hóa quyền sở hữu đất đai của hàng triệu người dân nước họ.
Ruộng và đất không phải chỉ là nơi cầy cấy và nơi cư ngụ. Ðó là một nguồn vốn để phát triển kinh tế. Cho nên người Việt Nam phải đòi đảng Cộng Sản trả lại quyền sở hữu đất đai cho dân. Phải sửa đổi bản hiến pháp để không cho đảng Cộng Sản toàn quyền nắm trong tay ruộng đất cả nước từ hơn nửa thế kỷ nay, biến họ thành chủ nhân ông tuyệt đối trên dân tộc Việt Nam!
(Nguồn: Ngô Nhân Dụng/ Người Việt May 23, 2008)
Một độc giả từ trong nước email góp ý kiến với bài viết ngày hôm qua trong mục này, nhân trong đó nói về dự án sửa đổi Luật Ðất Ðai ở Việt Nam. Ông (hay bà) độc giả mắng rằng: “Các ông ở ngoài vớ vẩn, chả biết cóc gì cả. Các bác trong Ðảng sẽ đ... bao giờ sửa xong cái Luật Ðất Ðai đâu! Sửa để làm cái... gì chứ? Cứ để nó lung tung xèng như bây giờ thì các bác ấy có cơ hội tha hồ chấm mút, chia chác với nhau. Nếu làm ra luật lệ đàng hoàng thì đám dân đen nó cứ vin vào luật nó đòi hỏi, làm sao họ còn có cơ hội chia nhau cái ‘gia tài của Bác’ để lại, truyền đời cha, đời con đời cháu mà hưởng với nhau?”
Chúng tôi xin phép không đồng ý với vị độc giả trên, mặc dù biết rằng ông (hay bà) ở tại chỗ chắc hiểu biết nhiều hơn một người sống ở nước ngoài. Vì lẽ, cứ theo những điều được loan báo về các đề nghị sửa đổi Luật Ðất Ðai, thì dù luật có được sửa đổi, “các bác” trong Câu Lạc Bộ Ba Ðình vẫn toàn quyền quyết định. Họ vẫn có cơ hội tha hồ “chấm mút và chia chác” với nhau, như mối quan tâm của vị độc giả. Ðó mới là nỗi đau đớn cho dân tộc Việt Nam.
Như ngày hôm qua đã trình bày trong mục này, câu chuyện đất đai ở nước ta từ năm 1954 đến giờ nó là một vụ ăn cướp ruộng đất của toàn dân, gom vào trong tay một đảng. Chúng ta thường tố cáo những tội ác trong vụ cải cách ruộng đất theo kế hoạch bên Tàu đưa sang, được các cố vấn Trung Cộng chỉ đạo từng chi tiết. Những cuộc đấu tố, giết người, vân vân, mối hờn oan đến bây giờ vẫn còn ám ảnh nông thôn miền Bắc sông Bến Hải. Nhưng đó cũng chỉ là mặt nổi. Nền tảng bên dưới của những cuộc đấu tố đó là hành động tập trung tài nguyên ruộng đất cả nước vào trong tay các đảng viên cộng sản, từ cấp làng xã lên đến cấp cao nhất ở trung ương. Ðó là một khí cụ mà các ông Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn, sau này sử dụng để kiểm soát bao tử của người dân, kiểm soát lòng trung thành của các đảng viên thuộc hạ. Cho một đảng viên quyền chia ruộng, chia đất, là vừa giúp hắn cơ hội kiếm tiền, lại vừa cho hắn nắm quyền sinh sát trên mọi người chung quanh. Những đảng viên đó sẽ phải một lòng trung thành với cấp trên, lãnh tụ bảo sao nghe vậy.
Ðến bây giờ, kinh tế đã thay đổi, nhiều người dân có thể xoay trở kiếm ăn “ngoài guồng máy”; nhưng đảng Cộng Sản vẫn không muốn bỏ nguyên tắc quyền kiểm soát đất đai vẫn nằm trong tay họ. Vì nguyên tắc đó vẫn là một khí cụ để bọn lãnh tụ bảo vệ lòng trung thành của các cán bộ, đảng viên cấp dưới. Hơn thế nữa, trong lúc nền kinh tế đang chuyển sang công nghiệp hóa, các lãnh tụ đảng còn bám lấy khí cụ đó để làm giầu. Vì quyền quyết định việc sử dụng đất đai, chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, là một thứ máy in ra tiền. Các ông lớn không bao giờ bỏ cái quyền đó; ngược lại họ còn bảo vệ quyền hành của đám thuộc hạ, tay chân để nương tựa lẫn nhau nữa.
Theo những đề nghị của Bộ Trưởng Tài Nguyên và Môi Trường Phạm Khôi Nguyên thì điều 63 (a) của đạo Luật Ðất Ðai năm 2003 sẽ được sửa lại để cho các thành phố và những khu vực đã “quy hoạch phát triển đô thị” được quyền “phân lô bán nền.” Ðất phân lô bán nền ở đây là những diện tích đất đai, có thể là ruộng, rẫy, mà chính quyền địa phương “được phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở.” Quý vị thử tưởng tượng trong lúc dân số Việt Nam đang tăng, dự đoán đến năm 2030 sẽ lên tới 150 triệu, riêng cái quyền cho phép ai xây nhà ở đâu, phân lô nơi nào để bán cho người ta xây nhà, quyền đó đã là một mỏ vàng rồi! Ai nắm chìa khóa cái mỏ càng đó? Chính là các đảng viên cộng sản nắm chức nắm quyền ở các địa phương được “quy hoạch” để phát triển thành đô thị!
Thời ông Nguyễn Minh Triết làm chủ tỉnh Bình Dương, đã xẩy ra vụ đem đất vườn cao su tặng cho các cán bộ, quan chức chung quanh ông. Các quan chỉ cần nhận mảnh giấy trao quyền sử dụng đất, chẳng ai cần đặt chân tới chỗ đất mình được tặng nữa. Sau đó nhà nước lại lập ra dự án biến khu đất đó thành khu công nghiệp, bèn mua lại những miếng đất đã cấp pháp. Các vị chủ nhân bèn trả lại đất, thâu tiền bỏ túi, vẫn chẳng ai cần nhìn xem miếng đất mình làm chủ nó hình thù thế nào. Chỉ mấy quyết định trên giấy tờ đó đủ biến bao nhiêu quan chức thành tỉ phú rồi. Bây giờ lại nổ lên những vụ chiếm đất ở Thủ Thiêm, vùng ngoại ô ven biên Sài Gòn, tất cả đều là những kế hoạch đất đẻ ra vàng. Mà cái đũa thần làm được phép lạ đó chính là cái quyền quyết định sử dụng đất nằm trong tay đảng Cộng Sản.
Lại đến kế hoạch mở rộng thành phố Hà Nội mà ông Nguyễn Tấn Dũng mới ban ra, trong nước nhiều người đã chỉ trích là làm bừa, làm mà không tham khảo ai, không nghiên cứu đâu hết, nhưng cứ gọi là kế hoạch. Người dân Hà Nội biết rằng một số ông lớn và họ hàng, phe đảng đã mua đất sẵn ở những vùng sắp được “đô thị hóa” trong kế hoạch mở rộng Hà Nội này rồi. Chỉ cần một chữ ký của ông Nguyễn Tấn Dũng là đất lại biến thành vàng rồi!
Trong tinh thần biến đất thành vàng này, dự án sử đổi Luật Ðất Ðai cho phép các lãnh tụ cấp tỉnh, cấp thành phố được quyết định nơi nào được “phân lô bán nền” để làm nhà ở hoặc nhà cho thuê. Ðó là các quan ở trung ương đem chia quyền biến đất thành vàng cho các thuộc hạ. Khi nắm được quyền đó trong tay, tất cả các thuộc hạ sẽ tận tụy trung thành với Ðảng! Ðó là chất keo sơn đoàn kết các cán bộ, đảng viên đang nắm quyền. Tất nhiên, có những đảng viên “ở ngoài luồng” không được ăn miếng nào nhưng chẳng ai dám nói một tiếng!
Không phải chỉ có các cán bộ đảng viên nắm guồng máy từ trung ương xuống địa phương được quyền chia ăn. Ðảng Cộng Sản cũng không quên chia phần cho quân đội và công an. Quân đội và công an đều có quyền sử dụng đất công trao cho họ quản lý, “để bảo vệ an ninh.” Cấp chỉ huy tha hồ đem đất đai trong phạm vị quyền hạn của mình mà cho thuê, ký hợp đồng vài chục năm để kiếm lời. Họ sẽ nói tiền lời nộp vào công quỹ, nhưng chắc chắn sẽ qua tay chấm mút của các ngài.
Ðất đai nằm toàn quyền trong tay một đảng, không người dân nào được quyền làm chủ, sẽ ngăn cản việc phát triển kinh tế bền vững và lâu dài. Ðó là cái giá mà cả dân tộc Việt Nam phải trả để cho đảng Cộng Sản nắm trọn quyền sử dụng đất đai.
Nhiều người Việt ở ngoài về nước đầu tư đã nếm mùi cay đắng vì luật lệ đất đai nằm hoàn toàn trong tay đảng Cộng Sản. Một nhà đầu tư được thuê hay trao quyền sử dụng đất trong một thời gian, trong mười năm, hai mươi năm, không biết chắc bao giờ họ sẽ đòi lại. Muốn họ đòi lại thì họ có đủ thứ lý do, chẳng ai cãi được bao giờ. Cho nên tốt nhất là nhà đầu tư chỉ làm những dự án có thể thu hồi vốn thật nhanh, “pay back period” thế giới vòng vài ba năm là đủ, sau đó là kiếm lời. Sau khi kiếm lời tạm đủ rồi, có thể sẽ bán lại cho người khác thuộc loại “điếc không sợ sấm!” Chỉ riêng việc sang tên quyền sử dụng đất đai từ một người sang người khác là các quan chức nắm quyền trên đất đai lại có dịp ăn hối lộ thêm lần nữa. Người kế nghiệp cũng chỉ làm sao kiếm đủ vốn lời trong vòng mấy năm rồi bỏ chạy. Cứ như thế, không biết bao giờ mới có những kế hoạch làm ăn lâu dài! Họa chăng là các nhà tư bản ngoại quốc. Vì là người ngoại quốc, họ được sứ quán của họ bảo vệ, không lo bị cướp giật! Còn người Việt Nam thì như cá nằm trên thớt, họ đành để số phận cho Ðảng quyết định, không có ai bảo vệ họ hết!
Những câu chuyện trên cho thấy đến lúc người dân Việt Nam phải đòi lấy quyền làm chủ ruộng đất. Không thể để cho một nhóm người nắm toàn quyền trên ruộng đất. Ðây không phải chỉ là quyền lợi của các cá nhân những người đang sử dụng ruộng đất, mà là quyền lợi chung của cả dân tộc, của các thế hệ con cháu sau này. Vì khi mọi người được làm chủ mảnh đất mình đang cầy cấy hay đang làm nhà ở thì những miếng đất đó không những được dùng mà còn được biến thành vốn để đầu tư nữa. Trong cuốn The Mystery of Capital (Niềm Bí Mật của Nguồn Vốn), nhà kinh tế Hernando de Soto đã nêu lên vấn đề thiếu quyền sở hữu minh bạch trên nhà đất ở các nước đang mở mang. Hàng triệu ngôi nhà ở các thành phố không có giấy tờ để người cư ngụ trong đó trở thành chủ nhân hợp pháp. Nếu được làm chủ hợp pháp, hàng triệu gia đình có thể dùng nhà, đất của mình làm vật “thế chấp” mà đi vay tiền, đầu tư. Lúc nào cũng có sẵn những ngân hàng quốc tế có tiền cho vay, nếu họ biết có tài sản làm thế chấp và nếu quyền sở hữu được luật pháp bảo đảm. Có thể huy động hàng tỷ đô la tiền vốn ở mỗi nước chậm tiến, khi người dân được làm chủ chính thức mảnh đất mình cư ngụ. Nhiều chính phủ trên thế giới đã tiếp nhận bài học của De Soto, lập chương trình hợp pháp hóa quyền sở hữu đất đai của hàng triệu người dân nước họ.
Ruộng và đất không phải chỉ là nơi cầy cấy và nơi cư ngụ. Ðó là một nguồn vốn để phát triển kinh tế. Cho nên người Việt Nam phải đòi đảng Cộng Sản trả lại quyền sở hữu đất đai cho dân. Phải sửa đổi bản hiến pháp để không cho đảng Cộng Sản toàn quyền nắm trong tay ruộng đất cả nước từ hơn nửa thế kỷ nay, biến họ thành chủ nhân ông tuyệt đối trên dân tộc Việt Nam!
(Nguồn: Ngô Nhân Dụng/ Người Việt May 23, 2008)
Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế ở Long Thành, Đồng Nai, kiện các viên chức UBND huyện Long Thành
Tu sĩ Hồ Văn Tâm
14:38 25/05/2008
ĐƠN KHỞI KIỆN VỤ ÁN HÀNH CHÍNH
Quyết định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006
Quyết Định số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của UBND huyện Long Thành
Kính gởi:
Chánh án Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai
Người khởi kiện:
HỒ VĂN TÂM, Cộng đoàn trưởng và Tập thể Tu sĩ Cộng Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế, Long Thành
Địa chỉ: số 17 tổ 22, ấp Tân Mai 2, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Người bị kiện:
-Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành Nguyễn Minh Hoàng, đã ký Quyết định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết Định số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006, Địa chỉ: UBND huyện Long Thành Khu, Phước Hải, Thị trấn Long Thành
- Chủ tịch UBND xã Phước Tân Huỳnh Xuân Quang, đã ký Biên bản vi phạm hành chính trái pháp luật ngày 01/03/2006, Địa chỉ: UBND xã Phước Tân.
- Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành Huỳnh văn Sơn, đã ký Quyết định số 232/QĐ-UBND/17/01/2007, Địa chỉ: UBND huyện Long Thành Khu, Phước Hải, Thị trấn Long Thành.
- Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Huỳnh thị Nga, người ký Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007, Địa chỉ: 02 Nguyễn văn Trị, F. Thanh Bình, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Phó phòng tư pháp huyện Long Thành Nguyễn Năm, người áp dụng biện pháp cưỡng chế tịch thu tài sản trái pháp luật, Địa chỉ: UBND huyện Long Thành Khu, Phước Hải, Thị trấn Long Thành.
Nội dung vụ kiện:
1. Thủ tục thu hồi đất và bồi thường không đúng quy định của Pháp luật.
2. Việc cưỡng chế ủi sập nhà ở, nhà nguyện, chuồng trại, ao hồ, vườn cây và các công trình Tượng đài tôn giáo của Cộng đoàn tu trì thuộc cơ sở tôn giáo là hành vi xâm phạm quyền tự do tôn giáo.
3. Việc tịch thu tài sản, đồ dùng, quần áo, sách vở, bằng cấp, giấy tờ tùy thân, tiền bạc, gạo cơm, bắt bán heo, gà, vịt, cá của chúng tôi là xâm phạm tài sản của người khác trái pháp luật.
4. Các Quyết định giải quyết khiếu nai số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai, và số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành, không hề giải quyết các nội dung: 1,2,3 nói trên.
I. Thủ tục thu hồi đất và bồi thường không đúng quy định của Pháp luật:
Ngày 27/03/1999, Thủ tướng chính phủ ký Quyết Định số 341/QĐ-CP.
Nội dung: “ Thu hồi 2,040.999,5m2 đất thuộc xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho Cty Cổ phần May Huy Hoàng thuê đất để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài xây dựng CLB Golf Long Thành” (Điều 1).
1. UBND huyện Long Thành ra Quyết định xử phạt hành chính
UBND huyện Long Thành ra Quyết định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 thu hồi nhà-đất của Cộng đoàn chúng tôi đang ở sử dụng ổn định, để cho Công ty Huy Hoàng xây dựng CLB Golf Long Thành mà không có Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn và không có Quyết định đền bù thiệt hại, không thỏa thuận giá cả đền bù là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật:
Căn cứ Nghị Định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 tại Điều 36: “Các dự án thuộc nhóm khuyến khích đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, vốn nước ngoài. Trong trường hợp này Nhà nước không đứng ra thực hiện việc thu hồi đất, nhưng Nhà đầu tư phải thương lượng giá cả sòng phẳng với người đang sử dụng đất trên cơ sở “Thuận mua vừa bán”, không được dùng quyền lực hành chính Nhà nước để ép buộc, cưỡng chế dân” (khoản 6).
Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998, tại:
Điều 34 quy định: “Trình tự thực hiện đền bù thiệt hại, trước tiên phải có Quyết định thu đất. Trường hợp cần thiết phải sớm giải phóng mặt bằng, thì có thể thành lập hội đồng đền bù trước khi có Quyết định thu hồi đất.” (khoản 1).
Điều 38 quy định: “Người bị thu hồi đất nếu thấy Quyết định đền bù thiệt hại không đúng với quy định thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Pháp luật. Người khiếu nại phải gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đền bù thiệt hại…”
Căn cứ Luật đất đai năm 2003 tại điều 32 quy định: “Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó.”
Từ trước tới nay, Cộng đoàn chúng tôi chưa hề nhận được Quyết định thu hồi đất và Quyết định đền bù thiệt hại bao giờ.
2. Chứng minh:
Ngày 21/06/2004, lần đầu tiên ông Huỳnh văn Sơn ký Thông Báo lần I số 60/TB-UBH đề nghị chúng tôi nhận tiền bồi thường, (nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn chúng tôi và Quyết định đền bù thiệt hại).
Ngày 12/11/2004, ông Huỳnh văn Sơn ra Quyết Định xử phạt hành chính trái pháp luật số 5247/QĐ-XPHC (vì không có biên bản vi phạm hành chính).
Ngày 22/11/2004, chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết Định xử phạt hành chính số 5247/QĐ-XPHC nói trên, nhưng không được xem xét giải quyết.
Ngày 19/12/2005, tức hơn một năm sau, ông Huỳnh văn Sơn mới ký Quyết định cưỡng chế số 8744/QĐ-UBH, Căn cứ trên Quyết định xử phạt hành chính trái pháp luật trên.
Ngày 29/11/2005, 29/12/2005 chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết Định cưỡng chế số 8744/QĐ-UBH ngày 12/11/2004 nói trên.
Ngày 21/03/2006, ông Lê văn Ý chủ tịch huyện Long Thành ký Quyết định thu hồi Quyết định cưỡng chế trái pháp luật của ông Huỳnh văn Sơn số 8744/QĐ-UBH nói trên.
Ngày 01/03/2006, ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch Xã Phước Tân ký một Biên Bản vi phạm hành chính, căn cứ trên một khoản điều không có thật (Khoản 18, Điều 19 Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004). Một biên bản vi phạm hành chính mà căn cứ trên một khoản điều không có trong luật, tức là Biên Bản trái pháp luật.
Sau này bà Huỳnh thị Nga, ông Huỳnh văn sơn tự ý sửa từ khoản 18, Điều 19 thành Điều 18,19 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, mà không ra quyết định sửa sai bằng văn bản. Như vậy, chữ ký và con dấu đỏ của UBND xã Phước Tân còn giá trị gì không ?
Ngày 05/03/2006 chúng tôi gửi đơn đến ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch xã Phước Tân và ông Nguyễn Minh Khánh tổ bồi thường huyện, đề nghị sửa đổi hoăc hủy bỏ Biên bản trái pháp luật trên. Nhưng không được xem xét giải quyết.
Ngày 21/03/2006, ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành ký Quyết Định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC, căn cứ trên Biên Bản trái pháp luật của ông Huỳnh Xuân Quang nói trên.
Ngày 27/03/2006, ngày 15/04/2006, ngày 03/05/2006 chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết định số 918/QĐ-XPHC trực tiếp Thanh tra và Văn phòng UBND huyện Long Thành, Phòng tiếp dân tỉnh Đồng Nai, nhưng không được xem xét giải quyết.
Ngày 02/06/2006, ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành lại ký tiếp Quyết Định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND cũng căn cứ trên Biên Bản trái pháp luật của ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch xã Phước Tân nói trên.
Ngày 08/06/2006, ngày 15/06/2006, ngày 26/06/2006 chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết Định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND trực tiếp Thanh tra và Văn phòng UBND huyện Long Thành, Phòng tiếp dân tỉnh Đồng Nai, và nhiều cơ quan khác nhưng cũng không được xem xét giải quyết.
Ngày 30/06/2006, UBND huyện Long Thành tiến hành thực hiện cưỡng chế trái quy định của pháp luật. Chưa một lần giải quyết đơn khiếu nại, chưa một lần gặp gỡ thỏa thuận giá đền bù, không tạo chỗ ở mới, căn cứ trên một Khoản Điều không có trong luật(Khoản 18, Điều 19 Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004) để Quyết định xử phạt, Quyết định cưỡng chế thu hồi đất, tịch thu tài sản.
Từ sáng sớm, Đoàn cưỡng chế đuổi tất cả mọi người trong nhà ra khỏi khu vực, niêm phong nhà, chờ tới giờ đọc lệnh và cưỡng chế, tịch thu tất cả mọi thứ, ủi sập nhà cửa, chuồng trại, vườn cây và các công trình kiến trúc khác, bắt bán luôn cả trại heo, ao cá của Cộng đoàn. Mỗi thành viên Cộng đoàn chỉ còn bộ quần áo trong người, không còn nơi ăn chốn ở.
Muốn giao đất của Cộng đoàn chúng tôi cho Công ty Huy Hoàng thì UBND huyện Long Thành phải ban hành Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn và Quyết định bồi thường thiệt hại để Cộng đoàn chúng tôi căn cứ vào đó mà thực hiện. Nhưng UBND huyện Long Thành đã không làm.
Muốn buộc Cộng đoàn chúng tôi di dời, giao đất cho Cộng ty Huy Hoàng thì UBND huyện phải cấp tái định cư, nơi ở mới, không có chúng tôi di dời đi đâu?
Như vậy, ông Huỳnh văn Sơn và ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành đã dùng quyền lực hành chính Nhà nước để ép buộc, cưỡng chế thu hồi đất trái với quy định của: Luật đất đai năm 2003, Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Nghị Định 181/2004/NĐ-CP của thủ tướng Chính phủ.
Và các Quyết định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của ông Nguyễn Minh Hoàng là không căn cứ pháp luật, cần phải huỷ bỏ.
II. Việc cưỡng chế
Việc cưỡng chế ủi sập nhà ở, phòng nguyện, chuồng trại, ao hồ, vườn cây và các công trình Tượng đài tôn giáo của Cộng đoàn tu trì thuộc cơ sở tôn giáo là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành, trưởng đoàn cưỡng chế.
Căn cứ Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo số 21/2004/PL-UBTVQH 11, tại Điều 26: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.”
1. Biên Bản Cưỡng Chế mà ông Nguyễn Năm là trưởng đoàn, được thành lập bao giờ ở đâu tôi không biết, nhưng 51 ngày sau ngày cưỡng chế (21/08/2006) mới gởi bưu điện cho tôi, có ghi:
Hôm nay, hồi 08 giờ 30 ngày 30/06/2006, tại địa điểm ấp Tân Mai, xã Phước Tân, Long Thành, Đoàn cưỡng chế thi hành Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của UBND huyện Long Thành V/v cưỡng chế thi hành QĐXPHC trong lĩnh vực đất đai đối với ông Hồ văn Tâm.
Nội dung Quyết định cưỡng chế: “Cưỡng chế tháo dỡ các công trình nhà cửa hoa màu trên đất, buộc ông Hồ văn Tâm giao lại diện tích 20.182,2m2 đất tại ấp Tân Mai 2, xã Phước Tân cho Cty Cổ Phần May Huy Hoàng đầu tư xây dựng đường vào CLB Golf Long Thành theo Quyết Định số 341/QĐ-TTg ngày 27/03/1999 của Thủ tướng chính phủ.
Thủ tướng chính phủ đâu có ký Quyết định cho Công ty Huy Hoàng thu hồi đất xây dựng đường vào CLB Golf Long Thành bao giờ ???
Như vậy, ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành đã mượn danh Thủ tướng chính phủ, để tạo ra một “Quyết Định Ma” để chiếm đoạt đất đai và tài sản của một cơ sở tôn giáo, gây dư luận trầm trọng cho quần chúng về đàn áp tôn giáo, gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể Tu Đoàn chúng tôi.
2. ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành đã áp dụng biện pháp cưỡng chế tịch thu và thu giữ tài sản của Cộng đoàn chúng tôi, trái với quy định của Pháp luật:
Chứng minh 2:
Căn cứ Nghị Định 37/2005/NĐ-CP:
Tại Điều 2, khoản 3: “Những trường hợp phải dùng đến biện pháp cưỡng chế để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh; buộc thiêu hủy những vật phẩm gây hại sức khỏe con người, vật nuôi cây trồng và văn hóa độc hại. Như vậy, trường hợp Cộng đoàn Bến Đống không thuộc diện được phép dùng biện pháp cưỡng chế tịch thu đất và tài sản.
Ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành chỉ cần một khoản luật đơn giản(khoản 5, Điều 34 Nghị Định 37/2005/NĐ-CP) là có thể cưỡng chế, chiếm đoạt đất đai, nhà cửa, tài sản của một cơ sở tôn giáo và cũng dùng khoản 5 này để trốn tránh trách nhiệm cách dễ dàng, mà Thủ trưởng cơ quan lớn nhất của huyện Long Thành cũng giả điếc làm ngơ.
Điều 21. Những tài sản sau đây không được phép kê biên (tức không được thu giữ):
1. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
2. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
3. Đồ thờ cúng thông thường; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen vv….
Ông Nguyễn Năm đã không ngần ngại tịch thu và thu giữ những tài sản mà pháp luật cấm không được thu giữ của một Cộng Đoàn tu trì chúng tôi.
Điều 24 khoản 3: “Biên bản kê biên phải lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản. Việc kê biên tài sản phải hoàn thành trước khi tiến hành cưỡng chế và phải có mặt của người bị kê biên”. Nhưng trên thực tế, UBND huyện Long Thành thực hiện việc kê biên lúc nào ở đâu chúng tôi không biết, chỉ 51 ngày sau khi cưỡng chế, tôi mới nhận được biên bản kê biên qua bưu điện.
Từ những cơ sở trên, Chúng tôi đề nghị Quý tòa xem xét ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành, ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành, căn cứ Điều 45 khoản 1: “Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mà ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm mà bị xủ lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật của mình gây ra”
3. Công trình nhà cửa, tài sản, đất đai Cộng đoàn tu trì chúng tôi là công trình hợp pháp, không nằm trong trường hợp Khoản 5 Điều 34 Nghị Định 37/2005/NĐ-CP mà ông Nguyễn Năm dùng để cưỡng chế và tịch thu tài sản.
Chứng minh 3:
Ngày 23/10/1992, ông Nguyễn văn Hải chủ tịch UBND xã Phước Tân, cấp cho chúng tôi SỔ KÊ KHAI DIỆN TÍCH VÀ THU NỘP THUẾ NÔNG NGHIỆP số 17/TNN tập đoàn Tân Mai 2 (tu sĩ Trần văn Tảo đứng tên), tôi đã đóng thuế hàng năm đầy đủ (biên lai nộp thuế phôtô đính kèm).
Ngày 12/10/2001, ông Ngô Minh Tiến cán bộ địa chính và ông Nguyễn Văn Mỹ phó chủ tịch xã Phước Tân đã ký GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC ĐẤT, rằng: “số diện tích 21705,7m2 ông Nguyễn văn Chinh khai phá trước năm 1975 sứ dụng đến năm 1992 ông Chinh chuyển nhượng lại cho ông Hồ văn Tâm sử dụng liên tục cho đến nay, không tranh chấp”.
Ngày 24/11/2001, ông Nguyễn văn Mỹ phó chủ tịch xã Phước Tân và ông Nguyễn Quốc hội đồng đền bù huyện đã ký GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC ĐẤT ĐAI, NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC, rằng: “Đã có giấy tờ hợp lệ, Diện tích đất nông nghiệp:21705,7m2, và đất thổ cư: 300m2 ông Tâm mua lại của ông Nguyễn văn Chinh năm 1992 sử dụng cho đến nay”.
Đất có 300m2 thổ cư, có nhà ở, chuồng trại, công trình kiến trúc, có ao cá, vườn cây ăn trái, có người đang ở sử dụng liên tục hàng chục năm nay, không tranh chấp, có giấy tờ hơp lệ mà ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành cho là hộ giải tỏa trắng không thuộc diện cấp tái định cư là thiếu cơ sở pháp lý.
Ngày 28/11/2002, ông Trần Đình Tân, ban thuế nông nghiệp Phước Tân đã ký GIẤY TƯỜNG TRÌNH NGUỒN GỐC NHÀ VÀ ĐẤT, rằng: “Xác nhận diện tích đất khai trong giấy là đất của Nhà dòng đã đóng thuế đầy đủ”. Cùng ngày, ông Trần Đình Tán trưởng ban hành giáo xứ cùng ký xác nhận: “Đại diện Ban hành giáo xứ Thiên Phước, xác nhận Cộng Đoàn các thầy Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế đã ở đây lâu theo như đơn”; đại diện chính quyền địa phương, ông Ngô văn Viễn phó trưởng tổ 22 đã ký và 40 người ký đại diện bà con lối xóm và bà con ấp Tân Mai 2 cùng ký xác nhận nội dung Giấy Tường Trình Nguồn Gốc Đất-Nhà là đúng sự thật.
Ngày 09/11/2005, ông Ân văn Liêm phó chủ tịch HĐBT huyện Long Thành đã ký tờ BÁO CÁO số 283/BC-HĐBT, qua thẩm định xác minh rằng: “Hộ ông Hồ văn Tâm: trước đây thuộc hộ giải tỏa trắng, nhưng khi thẩm định lại thì là cơ sở tôn giáo tự lập, không được cấp phép hoạt động, không được cấp hộ khẩu”.
Ngày 28/12/2005, tòa giám mục Xuân Lộc đã ký xác nhận GIẤY TƯỜNG TRÌNH NGUỒN GỐC NHÀ VÀ ĐẤT, rằng: “Xác nhận phần đất ghi trong giấy là đất tôn giáo mà Tu sĩ Tâm đứng đại diện Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế”.
Ngày 10/01/2006, Tòa Giám Mục Xuân Lộc cấp GIẤY CHỨNG NHẬN “Cộng đoàn Bến Đống là một cơ sở tôn giáo trong lãnh thổ Giáo Phận Xuân Lộc, được giao trách nhiệm cho tu sĩ Phêrô Hồ văn Tâm -Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế đại diện đứng tên, cùng với một số tu sĩ, tu sinh quản lý, canh tác và điều hành thuộc thẩm quyền của Giáo Hội Công giáo Việt Nam.” Đức giam mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã ký.
Một cơ sở tôn giáo, đã được Giáo hội cấp Giấy Chứng Nhận, cơ quan Nhà nước cấp huyện, cấp xã, cấp thôn ấp và toàn thể bà con làng xóm công nhận; nhưng chỉ vì lý do chưa được cấp phép hoạt động tôn giáo mà không được chính quyền địa phương cho đăng ký hộ khẩu, khi bị thu hồi đất lại không có quyết định thu hồi đất, không được bố trí tái định cư, không được bồi thường thiệt hại là thiếu căn cứ pháp luật.
III. Việc tịch thu tài sản:
Việc tịch thu tài sản đồ dùng, quần áo, sách vở, bằng cấp, giấy tờ tùy thân, tiền bạc, gạo cơm, bắt bán heo, gà, vịt, cá, mà không có mặt và sự chấp thuận của chủ sở hữu là xâm phạm tài sản của người khác trái pháp luật.
Một cơ sở tôn giáo đã ổn định, hợp pháp như vậy mà UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định cho Công ty Huy Hoàng đem người và máy móc đến cưỡng chế ủi sập nhà ở, phòng nguyện, tượng đài Chúa -Mẹ, Thần thánh nơi thờ phượng của Cộng đoàn, chuồng trại, ao cá, vườn cây v.v…; hai trại heo đang nuôi hàng trăm con cũng bị Công ty Huy Hoàng bắt bán hết không đem tiền cho chúng tôi, khoảng 3 tấn cá thịt đang nuôi dưới ao, trung bình 20 ngàn đồng/kg (tương đương 400.000.000đ/năm), Công ty Huy Hoàng cũng phá bờ cạn nước cho người của Công ty bắt hết; vườn cây gỗ: dầu, sao, mít, tràm lâu năm, trước đó có người đến hỏi mua 250 triệu đồng mà chúng tôi không bán cũng bị Công ty Huy Hoàng cưa đổ chở về xé ván, chở luôn cả hơn 3 khối gỗ vuông: 10x20, 6x12, 5x10 dài 5m toàn gỗ quý hiếm lâu đời mua từ các nhà thờ ở Sài gòn, trị giá khoảng 0,5 tỷ đồng; toàn bộ nhà cửa, chuồng trại, công trình kiến trúc bị ủi sập trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Các Thứ Gia Dụng Trong Nhà bị thu giữ trái Pháp luật tại UBND xã Phước Tân:
1. Các loại tủ đựng đồ:
Tủ đứng: 04 cái bằng gỗ, 02 cái bằng sắt;
Tủ nằm: 01 kệ gỗ dài bốn ngăn, 02 tủ loại 04 hộc gỗ,
Tủ búp-phê: 01 tủ thuốc gia đình, các dụng cụ khám chữa bệnh,
Tủ đựng ly, chén, bát và thức ăn đồ khô.
Thùng nhôm: đựng gạo còn hơn tạ gạo trong đó.
Gạc-măng-giê: 02 cái đựng thức ăn, nồi niêu xoong chảo, chén bát.
2. Các loại bàn ghế, mùng mền:
Bàn dài: 05 cái mặt ván gỗ, Ghế sắt xếp 20 chiếc
Bàn tròn: 02 cái, Ghế Salon: 06 cái
Bàn ghế học sinh 30 bộ, Giường sắt: 21 cái, 04 giường gỗ
Bàn quỳ và ghế tựa bằng gỗ 14 bộ, Mùng mền, chiếu, gối 42 bộ
3. Các loại máy móc và điện tử:
Đàn Yamaha 01 cái, Tivi 14 inh và 21 inh, Máy Laser CD 01 cái
Đàn Ghi ta 03 cái, Loa vi tính 02 cái Hephone 01cái
Dàn trống 01 bộ, Âm ly 02 cái,
Đầu băng 03 cái, Loa thùng 2 cái, Lò nướng 1 cái
Đèn để bàn 24 cái, Micro không dây 2 cái, Ổn áp điện 03 cái
Đồng hồ: 06 cái treo tường và 06 để bàn, Xe đạp 07 cái
Máy ảnh 07 cái: 01 kỹ thuật số và 06 mấy cơ, Xe lắc 01 cái
Đồng hồ điện 01, dây điện đóng bao, Xe máy 02 chiếc
Quạt đứng 06 cái, quạt trần 02 cái, Mũ bảo hiểm 03 cái
Máy Dinamo phát điện 04 kw 01cái, Máy hút bùn 01 cái
Máy bơm nước 02 cái, Máy khoan 01 cái
Máy nổ F10 01 cái, Bồn nhựa chứa nước 3 cái: 300L, 500L, 1000L
Bàn may máy 01 cái, Kệ sách lớn 06 tầng 02 cái,
Kệ sách nhỏ 06 cái, 01 con rắn gỗ.
Số tài sản bị thu giữ tại UBND xã Phước Tân thiệt hại khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại toàn bộ lên đến khoảng trên 5 tỷ đồng, chưa tính đến số tiền mặt 2.000 USD và 14 chỉ vàng trong tủ sắt; gần 80 bộ quần áo đi học, đi lễ của các anh em, nhét chung với giày dép, sách vở đầy 26 bao (bản kê khai); chưa tính đến thiệt hại do sự ngưng trễ việc tu học của các tu sĩ, tu sinh và các em học sinh, sinh viên; hơn một năm qua đời sống Cộng đoàn mất ổn định do mất nhà mất đất; quần áo, lương thực, sách vở, giấy tờ, bằng cấp, sách kinh bổn, kinh sách phụng vụ giờ kinh v.v… bị UBND huyện thu giữ không chịu trả, không chịu giải quyết.
IV. Quyết định giải quyết khiếu nại
Quyết định giải quyết khiếu nại số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai không hề giải quyết các nội dung: I,II,III nói trên.
Các Quyết định giải quyết khiếu nại số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và Quyết định giải quyết khiếu nại số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai không căn cứ pháp luật, không giải quyết các nội dung đơn khiếu nại, không xác minh các giấy tờ hợp pháp của chúng tôi liên quan các đơn khiếu nại, mà chỉ căn cứ các báo cáo và thông báo thiếu căn cứ pháp luật.
1) Các đơn khiếu nại lâu nay của chúng tôi vẫn mang nội dung:
* UBND huyện Long Thành muốn thu hồi đất của Cộng đoàn chúng tôi để giao cho Công ty Huy Hoàng xây dựng CLB Golf Long Thành, nhưng không muốn ra Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn, không muốn ra Quyết định bồi thường thiết hại, không muốn thỏa thuận giá cả với chúng tôi, đúng theo quy định của pháp luật.
* Nhiều lần chúng tôi gửi đơn khiếu nại các Quyết định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của ông Nguyễn Minh Hoàng, nhưng không được xem xét giải quyết.
* Yêu cầu bố trí tái định cư, hoán chuyển đất khác theo nguyện vọng chính đáng của chúng tôi, cũng không được xem xét giải quyết.
* Thuê nhà trọ và trả lại tài sản đã bị tịch thu: đồ dùng cá nhân và Cộng đoàn, tiền bạc, gạo cơm, giấy tờ tùy thân, quần áo, sách vở, bằng cấp, giầy dép, xe cọ v.v… của các em học sinh, sinh viên v.v… không lập biên bản kê biên, đang thu giữ tại UBND xã Phước Tân. nhưng không được giải quyết.
2) Các Quyết định số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai giải quyết theo xác minh có một phía, thiếu cơ ở pháp lý:
a) Có trích dẫn chung chung Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005, Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không giải quyết theo quy định của các Nghị định trên.
b) Chỉ căn cứ các Quyết định:
* ơ( Quyết Định số 341/QĐ-CP ngày 27/03/1999 của Thủ tướng chính phủ;
* Quyết định số 1280/QĐ-UBT ngày 10/04/1999, “V/v Hỗ trợ giải tỏa trắng có nhà và đất hợp pháp thì được giải quyết chính sách tái định cư”.
* Quyết định số 2963/QĐ-UBT ngày 16/08/2001, V/Vban hành giá các loại đất;
* Quyết định số 157/QĐ-CT-UBT ngày 14/01/2003 V/v bồi thường, hỗ trợ (đợt 3)
* Quyết định số 5760/ QĐ-CT-UBT ngày 26/11/2004 V/v phê chuẩn phương án hỗ trợ thu hồi đất (đột 5);
* Quyết định số 2599/QĐ-CT-UBT ngày 20/07/2005 V/v phê chuẩn phương án bồi thường(đột 7);
* Báo cáo số 37/BC-TT ngày 16/04/2007 và Công văn số 236/TT-XKT ngày 28/05/2007 của Chánh thanh tra tỉnh về kết quả xác minh. (hai số Báo cáo và Công văn này chúng tôi không được cung cấp).
* Công văn số 3140/UBND-NC ngày 16/05/2006, V/v ủy quyền cho Ủy ban nhân huyện Long Thành ban hành quyết định cưỡng chế đối với những hộ dân cố tình không di dời giải tỏa.
* Ba lần gửi thông báo nhận tiền bồi thường năm 2004 và 2005;
* Biên bản vi phạm hành chính ngày 23/08/2002 “V/v tự ý chuyển quyền sử dụng đất và xây dựng nhà trái phép” và đã phạt tiền qua Quyết định số 1744/QĐ-CT-UBH ngày 20/09/2002.
* Biên bản trái pháp luật ngày 01/03/2006 tại Ủy ban xã Phước Tân (chưa sửa đồi hoặc thu hồi lại):
Biên Bản vi phạm hành chính ngày 01/03/2006 mà ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch Xã Phước Tân ký, căn cứ trên một khoản điều không có thật (Khoản 18, Điều 19 Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004). Một Biên bản vi phạm hành chính mà căn cứ trên một khoản điều không có trong luật, tức là Biên Bản trái pháp luật.
Nay ông Huỳnh văn Sơn và bà Huỳnh thị Nga tự ý sửa từ khoản 18, Điều 19 thành Điều 18,19 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, để hợp thức cho Biên bản trái pháp luật nói trên, mà không ra quyết định sửa sai Biên bản đó.
Giả sử như là Điều 18, Điều 19 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP thì cũng chẳng có nghĩa gì. Vì nội dung
Điều 18 khoản 1: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ -200.000đ đối với hành vi không có mặt tại địa điểm để bàn giao đất theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.”
Khoản 2: “Phạt tiền từ 200.000đ -500.00đ đối với hành vi ngăn cản cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xác định mốc giới, bàn giao, cho thuê, thu hồi đất trên thực đia.”
Điều 19: “Phạt tiền từ 500.000đ – 3.000.000đ đối với hành vi cố ý trốn tránh, chây ỳ không trả lại đất đúng thời hạn trả lại đất theo Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà phương án bồi thường đã được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Qua đó cho thấy, Điều 18 này chẳng liên quan gì đến Cộng đoàn chúng tôi.
Điều 19 cho thấy, Cộng đoàn chúng tôi chưa hề nhận được Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, còn phương án bồi thường thì lại quá trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, cái gốc là Biên Bản vi phạm hành chính ngày 01/03/2006 mà ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch Xã Phước Tân ký, hoàn toàn trái pháp luật, thì cái ngọn là Quyết Định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết Định cưỡng chế số 1674/QĐ-UB ngày 02/06/2006, của ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành cũng trái pháp luật.
c) Các Quyết định số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai giải quyết theo xác minh có một phía, thiếu cơ ở pháp lý:
Các hồ sơ giấy tờ liên quan đến tính hợp pháp nhà-đất của Cộng đoàn chúng tôi đã được trình bày trong các đơn khiếu nại từ trước tới nay ( nay trình bày tại chứng minh 3, trang 7 trong đơn này), ông Huỳnh văn Sơn và bà Huỳnh thị Nga bỏ qua không đưa vào xác minh để giải quyết. Giải quyết như vậy có ý đồ gì ?
Từ những cơ sở trên cho thấy, ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và bà Huỳnh thị Nga phó chủ tịch tỉnh Đồng nai đã vi phạm nghiêm trọng tại Điều 6 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: “Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Kính thưa Quý Tòa.
Hiện nay mọi sinh hoạt tu trì của Cộng đoàn chúng tôi bị ngưng trễ hoàn toàn, các thành viên Cộng đoàn phải tá túc trong các hộ dân, vì thế đời sống gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến việc tu học của chúng tôi.
Thu giữ quần áo, giầy dép, xe cọ, sách vở, giấy tờ, bằng cấp và cả tiền bạc của các em học sinh, sinh viên để làm gì mà không chịu trả cho họ đi học? Sách Thánh, sách kinh nguyện, sách phụng vụ, Tượng ảnh Chúa Mẹ thu giữ làm gì ?
Muốn giao đất của Cộng đoàn chúng tôi cho Công ty Huy Hoàng thì UBND huyện Long Thành phải ban hành Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn và Quyết định bồi thường thiệt hại để Cộng đoàn chúng tôi căn cứ vào đó mà thực hiện chứ.
Do đó, Cộng đoàn Bến Đống một lần nữa kính đề nghị Quý Tòa xem xét:
* Tuyên hủy các quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 17/01/2007, Quyết định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của UBND huyện Long Thành.
* Nếu UBND huyện Long Thành không còn quỹ đất thì chúng tôi đề nghị Quý Tòa xem xét trả lại đất cũ cho chúng tôi để Cộng đoàn sớm có nơi ở ổn định.
* Đồng thời bồi thường thiệt hại do các Quyết định nêu trên gây ra, để các tu sĩ, tu sinh, các em học sinh, sinh viên của Cộng đoàn chúng tôi có cuộc sống ổn định và điều kiện tu học bình thường.
Rất mong nhận được sự quan tâm giải quyết của Quý Tòa.
Ấp Tân Mai 2 ngày 10/09/2007
(Ký tên)
Cộng đoàn trưởng: Hồ văn Tâm
Quyết định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006
Quyết Định số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của UBND huyện Long Thành
Kính gởi:
Chánh án Tòa án nhân dân Tỉnh Đồng Nai
Người khởi kiện:
HỒ VĂN TÂM, Cộng đoàn trưởng và Tập thể Tu sĩ Cộng Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế, Long Thành
Địa chỉ: số 17 tổ 22, ấp Tân Mai 2, xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Người bị kiện:
-Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành Nguyễn Minh Hoàng, đã ký Quyết định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết Định số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006, Địa chỉ: UBND huyện Long Thành Khu, Phước Hải, Thị trấn Long Thành
- Chủ tịch UBND xã Phước Tân Huỳnh Xuân Quang, đã ký Biên bản vi phạm hành chính trái pháp luật ngày 01/03/2006, Địa chỉ: UBND xã Phước Tân.
- Phó chủ tịch UBND huyện Long Thành Huỳnh văn Sơn, đã ký Quyết định số 232/QĐ-UBND/17/01/2007, Địa chỉ: UBND huyện Long Thành Khu, Phước Hải, Thị trấn Long Thành.
- Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Huỳnh thị Nga, người ký Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007, Địa chỉ: 02 Nguyễn văn Trị, F. Thanh Bình, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Phó phòng tư pháp huyện Long Thành Nguyễn Năm, người áp dụng biện pháp cưỡng chế tịch thu tài sản trái pháp luật, Địa chỉ: UBND huyện Long Thành Khu, Phước Hải, Thị trấn Long Thành.
Nội dung vụ kiện:
1. Thủ tục thu hồi đất và bồi thường không đúng quy định của Pháp luật.
2. Việc cưỡng chế ủi sập nhà ở, nhà nguyện, chuồng trại, ao hồ, vườn cây và các công trình Tượng đài tôn giáo của Cộng đoàn tu trì thuộc cơ sở tôn giáo là hành vi xâm phạm quyền tự do tôn giáo.
3. Việc tịch thu tài sản, đồ dùng, quần áo, sách vở, bằng cấp, giấy tờ tùy thân, tiền bạc, gạo cơm, bắt bán heo, gà, vịt, cá của chúng tôi là xâm phạm tài sản của người khác trái pháp luật.
4. Các Quyết định giải quyết khiếu nai số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai, và số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành, không hề giải quyết các nội dung: 1,2,3 nói trên.
I. Thủ tục thu hồi đất và bồi thường không đúng quy định của Pháp luật:
Ngày 27/03/1999, Thủ tướng chính phủ ký Quyết Định số 341/QĐ-CP.
Nội dung: “ Thu hồi 2,040.999,5m2 đất thuộc xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho Cty Cổ phần May Huy Hoàng thuê đất để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài xây dựng CLB Golf Long Thành” (Điều 1).
1. UBND huyện Long Thành ra Quyết định xử phạt hành chính
UBND huyện Long Thành ra Quyết định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 thu hồi nhà-đất của Cộng đoàn chúng tôi đang ở sử dụng ổn định, để cho Công ty Huy Hoàng xây dựng CLB Golf Long Thành mà không có Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn và không có Quyết định đền bù thiệt hại, không thỏa thuận giá cả đền bù là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật:
Căn cứ Nghị Định 181/NĐ-CP ngày 29/10/2004 tại Điều 36: “Các dự án thuộc nhóm khuyến khích đầu tư có nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA, vốn nước ngoài. Trong trường hợp này Nhà nước không đứng ra thực hiện việc thu hồi đất, nhưng Nhà đầu tư phải thương lượng giá cả sòng phẳng với người đang sử dụng đất trên cơ sở “Thuận mua vừa bán”, không được dùng quyền lực hành chính Nhà nước để ép buộc, cưỡng chế dân” (khoản 6).
Căn cứ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998, tại:
Điều 34 quy định: “Trình tự thực hiện đền bù thiệt hại, trước tiên phải có Quyết định thu đất. Trường hợp cần thiết phải sớm giải phóng mặt bằng, thì có thể thành lập hội đồng đền bù trước khi có Quyết định thu hồi đất.” (khoản 1).
Điều 38 quy định: “Người bị thu hồi đất nếu thấy Quyết định đền bù thiệt hại không đúng với quy định thì được quyền khiếu nại và được giải quyết theo quy định của Pháp luật. Người khiếu nại phải gửi đơn đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định đền bù thiệt hại…”
Căn cứ Luật đất đai năm 2003 tại điều 32 quy định: “Việc quyết định giao đất, cho thuê đất đối với đất đang có người sử dụng cho người khác chỉ được thực hiện sau khi có quyết định thu hồi đất đó.”
Từ trước tới nay, Cộng đoàn chúng tôi chưa hề nhận được Quyết định thu hồi đất và Quyết định đền bù thiệt hại bao giờ.
2. Chứng minh:
Ngày 21/06/2004, lần đầu tiên ông Huỳnh văn Sơn ký Thông Báo lần I số 60/TB-UBH đề nghị chúng tôi nhận tiền bồi thường, (nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn chúng tôi và Quyết định đền bù thiệt hại).
Ngày 12/11/2004, ông Huỳnh văn Sơn ra Quyết Định xử phạt hành chính trái pháp luật số 5247/QĐ-XPHC (vì không có biên bản vi phạm hành chính).
Ngày 22/11/2004, chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết Định xử phạt hành chính số 5247/QĐ-XPHC nói trên, nhưng không được xem xét giải quyết.
Ngày 19/12/2005, tức hơn một năm sau, ông Huỳnh văn Sơn mới ký Quyết định cưỡng chế số 8744/QĐ-UBH, Căn cứ trên Quyết định xử phạt hành chính trái pháp luật trên.
Ngày 29/11/2005, 29/12/2005 chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết Định cưỡng chế số 8744/QĐ-UBH ngày 12/11/2004 nói trên.
Ngày 21/03/2006, ông Lê văn Ý chủ tịch huyện Long Thành ký Quyết định thu hồi Quyết định cưỡng chế trái pháp luật của ông Huỳnh văn Sơn số 8744/QĐ-UBH nói trên.
Ngày 01/03/2006, ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch Xã Phước Tân ký một Biên Bản vi phạm hành chính, căn cứ trên một khoản điều không có thật (Khoản 18, Điều 19 Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004). Một biên bản vi phạm hành chính mà căn cứ trên một khoản điều không có trong luật, tức là Biên Bản trái pháp luật.
Sau này bà Huỳnh thị Nga, ông Huỳnh văn sơn tự ý sửa từ khoản 18, Điều 19 thành Điều 18,19 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, mà không ra quyết định sửa sai bằng văn bản. Như vậy, chữ ký và con dấu đỏ của UBND xã Phước Tân còn giá trị gì không ?
Ngày 05/03/2006 chúng tôi gửi đơn đến ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch xã Phước Tân và ông Nguyễn Minh Khánh tổ bồi thường huyện, đề nghị sửa đổi hoăc hủy bỏ Biên bản trái pháp luật trên. Nhưng không được xem xét giải quyết.
Ngày 21/03/2006, ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành ký Quyết Định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC, căn cứ trên Biên Bản trái pháp luật của ông Huỳnh Xuân Quang nói trên.
Ngày 27/03/2006, ngày 15/04/2006, ngày 03/05/2006 chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết định số 918/QĐ-XPHC trực tiếp Thanh tra và Văn phòng UBND huyện Long Thành, Phòng tiếp dân tỉnh Đồng Nai, nhưng không được xem xét giải quyết.
Ngày 02/06/2006, ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành lại ký tiếp Quyết Định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND cũng căn cứ trên Biên Bản trái pháp luật của ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch xã Phước Tân nói trên.
Ngày 08/06/2006, ngày 15/06/2006, ngày 26/06/2006 chúng tôi gửi đơn khiếu nại Quyết Định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND trực tiếp Thanh tra và Văn phòng UBND huyện Long Thành, Phòng tiếp dân tỉnh Đồng Nai, và nhiều cơ quan khác nhưng cũng không được xem xét giải quyết.
Ngày 30/06/2006, UBND huyện Long Thành tiến hành thực hiện cưỡng chế trái quy định của pháp luật. Chưa một lần giải quyết đơn khiếu nại, chưa một lần gặp gỡ thỏa thuận giá đền bù, không tạo chỗ ở mới, căn cứ trên một Khoản Điều không có trong luật(Khoản 18, Điều 19 Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004) để Quyết định xử phạt, Quyết định cưỡng chế thu hồi đất, tịch thu tài sản.
Từ sáng sớm, Đoàn cưỡng chế đuổi tất cả mọi người trong nhà ra khỏi khu vực, niêm phong nhà, chờ tới giờ đọc lệnh và cưỡng chế, tịch thu tất cả mọi thứ, ủi sập nhà cửa, chuồng trại, vườn cây và các công trình kiến trúc khác, bắt bán luôn cả trại heo, ao cá của Cộng đoàn. Mỗi thành viên Cộng đoàn chỉ còn bộ quần áo trong người, không còn nơi ăn chốn ở.
Muốn giao đất của Cộng đoàn chúng tôi cho Công ty Huy Hoàng thì UBND huyện Long Thành phải ban hành Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn và Quyết định bồi thường thiệt hại để Cộng đoàn chúng tôi căn cứ vào đó mà thực hiện. Nhưng UBND huyện Long Thành đã không làm.
Muốn buộc Cộng đoàn chúng tôi di dời, giao đất cho Cộng ty Huy Hoàng thì UBND huyện phải cấp tái định cư, nơi ở mới, không có chúng tôi di dời đi đâu?
Như vậy, ông Huỳnh văn Sơn và ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành đã dùng quyền lực hành chính Nhà nước để ép buộc, cưỡng chế thu hồi đất trái với quy định của: Luật đất đai năm 2003, Nghị định 22/1998/NĐ-CP, Nghị Định 181/2004/NĐ-CP của thủ tướng Chính phủ.
Và các Quyết định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của ông Nguyễn Minh Hoàng là không căn cứ pháp luật, cần phải huỷ bỏ.
II. Việc cưỡng chế
Việc cưỡng chế ủi sập nhà ở, phòng nguyện, chuồng trại, ao hồ, vườn cây và các công trình Tượng đài tôn giáo của Cộng đoàn tu trì thuộc cơ sở tôn giáo là hành vi xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo của ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành, trưởng đoàn cưỡng chế.
Căn cứ Pháp Lệnh Tín Ngưỡng, Tôn Giáo số 21/2004/PL-UBTVQH 11, tại Điều 26: “Tài sản hợp pháp thuộc cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản đó.”
1. Biên Bản Cưỡng Chế mà ông Nguyễn Năm là trưởng đoàn, được thành lập bao giờ ở đâu tôi không biết, nhưng 51 ngày sau ngày cưỡng chế (21/08/2006) mới gởi bưu điện cho tôi, có ghi:
Hôm nay, hồi 08 giờ 30 ngày 30/06/2006, tại địa điểm ấp Tân Mai, xã Phước Tân, Long Thành, Đoàn cưỡng chế thi hành Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của UBND huyện Long Thành V/v cưỡng chế thi hành QĐXPHC trong lĩnh vực đất đai đối với ông Hồ văn Tâm.
Nội dung Quyết định cưỡng chế: “Cưỡng chế tháo dỡ các công trình nhà cửa hoa màu trên đất, buộc ông Hồ văn Tâm giao lại diện tích 20.182,2m2 đất tại ấp Tân Mai 2, xã Phước Tân cho Cty Cổ Phần May Huy Hoàng đầu tư xây dựng đường vào CLB Golf Long Thành theo Quyết Định số 341/QĐ-TTg ngày 27/03/1999 của Thủ tướng chính phủ.
Thủ tướng chính phủ đâu có ký Quyết định cho Công ty Huy Hoàng thu hồi đất xây dựng đường vào CLB Golf Long Thành bao giờ ???
Như vậy, ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành đã mượn danh Thủ tướng chính phủ, để tạo ra một “Quyết Định Ma” để chiếm đoạt đất đai và tài sản của một cơ sở tôn giáo, gây dư luận trầm trọng cho quần chúng về đàn áp tôn giáo, gây thiệt hại quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể Tu Đoàn chúng tôi.
2. ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành đã áp dụng biện pháp cưỡng chế tịch thu và thu giữ tài sản của Cộng đoàn chúng tôi, trái với quy định của Pháp luật:
Chứng minh 2:
Căn cứ Nghị Định 37/2005/NĐ-CP:
Tại Điều 2, khoản 3: “Những trường hợp phải dùng đến biện pháp cưỡng chế để thực hiện tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường sống, lây lan dịch bệnh; buộc thiêu hủy những vật phẩm gây hại sức khỏe con người, vật nuôi cây trồng và văn hóa độc hại. Như vậy, trường hợp Cộng đoàn Bến Đống không thuộc diện được phép dùng biện pháp cưỡng chế tịch thu đất và tài sản.
Ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành chỉ cần một khoản luật đơn giản(khoản 5, Điều 34 Nghị Định 37/2005/NĐ-CP) là có thể cưỡng chế, chiếm đoạt đất đai, nhà cửa, tài sản của một cơ sở tôn giáo và cũng dùng khoản 5 này để trốn tránh trách nhiệm cách dễ dàng, mà Thủ trưởng cơ quan lớn nhất của huyện Long Thành cũng giả điếc làm ngơ.
Điều 21. Những tài sản sau đây không được phép kê biên (tức không được thu giữ):
1. Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
2. Công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng.
3. Đồ thờ cúng thông thường; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen vv….
Ông Nguyễn Năm đã không ngần ngại tịch thu và thu giữ những tài sản mà pháp luật cấm không được thu giữ của một Cộng Đoàn tu trì chúng tôi.
Điều 24 khoản 3: “Biên bản kê biên phải lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản. Việc kê biên tài sản phải hoàn thành trước khi tiến hành cưỡng chế và phải có mặt của người bị kê biên”. Nhưng trên thực tế, UBND huyện Long Thành thực hiện việc kê biên lúc nào ở đâu chúng tôi không biết, chỉ 51 ngày sau khi cưỡng chế, tôi mới nhận được biên bản kê biên qua bưu điện.
Từ những cơ sở trên, Chúng tôi đề nghị Quý tòa xem xét ông Nguyễn Năm phó phòng tư pháp huyện Long Thành, ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành, căn cứ Điều 45 khoản 1: “Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế mà ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế trái pháp luật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác thì căn cứ vào tính chất mức độ vi phạm mà bị xủ lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại do quyết định trái pháp luật của mình gây ra”
3. Công trình nhà cửa, tài sản, đất đai Cộng đoàn tu trì chúng tôi là công trình hợp pháp, không nằm trong trường hợp Khoản 5 Điều 34 Nghị Định 37/2005/NĐ-CP mà ông Nguyễn Năm dùng để cưỡng chế và tịch thu tài sản.
Chứng minh 3:
Ngày 23/10/1992, ông Nguyễn văn Hải chủ tịch UBND xã Phước Tân, cấp cho chúng tôi SỔ KÊ KHAI DIỆN TÍCH VÀ THU NỘP THUẾ NÔNG NGHIỆP số 17/TNN tập đoàn Tân Mai 2 (tu sĩ Trần văn Tảo đứng tên), tôi đã đóng thuế hàng năm đầy đủ (biên lai nộp thuế phôtô đính kèm).
Ngày 12/10/2001, ông Ngô Minh Tiến cán bộ địa chính và ông Nguyễn Văn Mỹ phó chủ tịch xã Phước Tân đã ký GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC ĐẤT, rằng: “số diện tích 21705,7m2 ông Nguyễn văn Chinh khai phá trước năm 1975 sứ dụng đến năm 1992 ông Chinh chuyển nhượng lại cho ông Hồ văn Tâm sử dụng liên tục cho đến nay, không tranh chấp”.
Ngày 24/11/2001, ông Nguyễn văn Mỹ phó chủ tịch xã Phước Tân và ông Nguyễn Quốc hội đồng đền bù huyện đã ký GIẤY XÁC NHẬN NGUỒN GỐC ĐẤT ĐAI, NHÀ CỬA, VẬT KIẾN TRÚC, rằng: “Đã có giấy tờ hợp lệ, Diện tích đất nông nghiệp:21705,7m2, và đất thổ cư: 300m2 ông Tâm mua lại của ông Nguyễn văn Chinh năm 1992 sử dụng cho đến nay”.
Đất có 300m2 thổ cư, có nhà ở, chuồng trại, công trình kiến trúc, có ao cá, vườn cây ăn trái, có người đang ở sử dụng liên tục hàng chục năm nay, không tranh chấp, có giấy tờ hơp lệ mà ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành cho là hộ giải tỏa trắng không thuộc diện cấp tái định cư là thiếu cơ sở pháp lý.
Ngày 28/11/2002, ông Trần Đình Tân, ban thuế nông nghiệp Phước Tân đã ký GIẤY TƯỜNG TRÌNH NGUỒN GỐC NHÀ VÀ ĐẤT, rằng: “Xác nhận diện tích đất khai trong giấy là đất của Nhà dòng đã đóng thuế đầy đủ”. Cùng ngày, ông Trần Đình Tán trưởng ban hành giáo xứ cùng ký xác nhận: “Đại diện Ban hành giáo xứ Thiên Phước, xác nhận Cộng Đoàn các thầy Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế đã ở đây lâu theo như đơn”; đại diện chính quyền địa phương, ông Ngô văn Viễn phó trưởng tổ 22 đã ký và 40 người ký đại diện bà con lối xóm và bà con ấp Tân Mai 2 cùng ký xác nhận nội dung Giấy Tường Trình Nguồn Gốc Đất-Nhà là đúng sự thật.
Ngày 09/11/2005, ông Ân văn Liêm phó chủ tịch HĐBT huyện Long Thành đã ký tờ BÁO CÁO số 283/BC-HĐBT, qua thẩm định xác minh rằng: “Hộ ông Hồ văn Tâm: trước đây thuộc hộ giải tỏa trắng, nhưng khi thẩm định lại thì là cơ sở tôn giáo tự lập, không được cấp phép hoạt động, không được cấp hộ khẩu”.
Ngày 28/12/2005, tòa giám mục Xuân Lộc đã ký xác nhận GIẤY TƯỜNG TRÌNH NGUỒN GỐC NHÀ VÀ ĐẤT, rằng: “Xác nhận phần đất ghi trong giấy là đất tôn giáo mà Tu sĩ Tâm đứng đại diện Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế”.
Ngày 10/01/2006, Tòa Giám Mục Xuân Lộc cấp GIẤY CHỨNG NHẬN “Cộng đoàn Bến Đống là một cơ sở tôn giáo trong lãnh thổ Giáo Phận Xuân Lộc, được giao trách nhiệm cho tu sĩ Phêrô Hồ văn Tâm -Tu Đoàn Thừa Sai Thánh Mẫu Chúa Cứu Thế đại diện đứng tên, cùng với một số tu sĩ, tu sinh quản lý, canh tác và điều hành thuộc thẩm quyền của Giáo Hội Công giáo Việt Nam.” Đức giam mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã ký.
Một cơ sở tôn giáo, đã được Giáo hội cấp Giấy Chứng Nhận, cơ quan Nhà nước cấp huyện, cấp xã, cấp thôn ấp và toàn thể bà con làng xóm công nhận; nhưng chỉ vì lý do chưa được cấp phép hoạt động tôn giáo mà không được chính quyền địa phương cho đăng ký hộ khẩu, khi bị thu hồi đất lại không có quyết định thu hồi đất, không được bố trí tái định cư, không được bồi thường thiệt hại là thiếu căn cứ pháp luật.
III. Việc tịch thu tài sản:
Việc tịch thu tài sản đồ dùng, quần áo, sách vở, bằng cấp, giấy tờ tùy thân, tiền bạc, gạo cơm, bắt bán heo, gà, vịt, cá, mà không có mặt và sự chấp thuận của chủ sở hữu là xâm phạm tài sản của người khác trái pháp luật.
Một cơ sở tôn giáo đã ổn định, hợp pháp như vậy mà UBND huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định cho Công ty Huy Hoàng đem người và máy móc đến cưỡng chế ủi sập nhà ở, phòng nguyện, tượng đài Chúa -Mẹ, Thần thánh nơi thờ phượng của Cộng đoàn, chuồng trại, ao cá, vườn cây v.v…; hai trại heo đang nuôi hàng trăm con cũng bị Công ty Huy Hoàng bắt bán hết không đem tiền cho chúng tôi, khoảng 3 tấn cá thịt đang nuôi dưới ao, trung bình 20 ngàn đồng/kg (tương đương 400.000.000đ/năm), Công ty Huy Hoàng cũng phá bờ cạn nước cho người của Công ty bắt hết; vườn cây gỗ: dầu, sao, mít, tràm lâu năm, trước đó có người đến hỏi mua 250 triệu đồng mà chúng tôi không bán cũng bị Công ty Huy Hoàng cưa đổ chở về xé ván, chở luôn cả hơn 3 khối gỗ vuông: 10x20, 6x12, 5x10 dài 5m toàn gỗ quý hiếm lâu đời mua từ các nhà thờ ở Sài gòn, trị giá khoảng 0,5 tỷ đồng; toàn bộ nhà cửa, chuồng trại, công trình kiến trúc bị ủi sập trị giá hơn 2 tỷ đồng.
Các Thứ Gia Dụng Trong Nhà bị thu giữ trái Pháp luật tại UBND xã Phước Tân:
1. Các loại tủ đựng đồ:
Tủ đứng: 04 cái bằng gỗ, 02 cái bằng sắt;
Tủ nằm: 01 kệ gỗ dài bốn ngăn, 02 tủ loại 04 hộc gỗ,
Tủ búp-phê: 01 tủ thuốc gia đình, các dụng cụ khám chữa bệnh,
Tủ đựng ly, chén, bát và thức ăn đồ khô.
Thùng nhôm: đựng gạo còn hơn tạ gạo trong đó.
Gạc-măng-giê: 02 cái đựng thức ăn, nồi niêu xoong chảo, chén bát.
2. Các loại bàn ghế, mùng mền:
Bàn dài: 05 cái mặt ván gỗ, Ghế sắt xếp 20 chiếc
Bàn tròn: 02 cái, Ghế Salon: 06 cái
Bàn ghế học sinh 30 bộ, Giường sắt: 21 cái, 04 giường gỗ
Bàn quỳ và ghế tựa bằng gỗ 14 bộ, Mùng mền, chiếu, gối 42 bộ
3. Các loại máy móc và điện tử:
Đàn Yamaha 01 cái, Tivi 14 inh và 21 inh, Máy Laser CD 01 cái
Đàn Ghi ta 03 cái, Loa vi tính 02 cái Hephone 01cái
Dàn trống 01 bộ, Âm ly 02 cái,
Đầu băng 03 cái, Loa thùng 2 cái, Lò nướng 1 cái
Đèn để bàn 24 cái, Micro không dây 2 cái, Ổn áp điện 03 cái
Đồng hồ: 06 cái treo tường và 06 để bàn, Xe đạp 07 cái
Máy ảnh 07 cái: 01 kỹ thuật số và 06 mấy cơ, Xe lắc 01 cái
Đồng hồ điện 01, dây điện đóng bao, Xe máy 02 chiếc
Quạt đứng 06 cái, quạt trần 02 cái, Mũ bảo hiểm 03 cái
Máy Dinamo phát điện 04 kw 01cái, Máy hút bùn 01 cái
Máy bơm nước 02 cái, Máy khoan 01 cái
Máy nổ F10 01 cái, Bồn nhựa chứa nước 3 cái: 300L, 500L, 1000L
Bàn may máy 01 cái, Kệ sách lớn 06 tầng 02 cái,
Kệ sách nhỏ 06 cái, 01 con rắn gỗ.
Số tài sản bị thu giữ tại UBND xã Phước Tân thiệt hại khoảng hơn 1 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại toàn bộ lên đến khoảng trên 5 tỷ đồng, chưa tính đến số tiền mặt 2.000 USD và 14 chỉ vàng trong tủ sắt; gần 80 bộ quần áo đi học, đi lễ của các anh em, nhét chung với giày dép, sách vở đầy 26 bao (bản kê khai); chưa tính đến thiệt hại do sự ngưng trễ việc tu học của các tu sĩ, tu sinh và các em học sinh, sinh viên; hơn một năm qua đời sống Cộng đoàn mất ổn định do mất nhà mất đất; quần áo, lương thực, sách vở, giấy tờ, bằng cấp, sách kinh bổn, kinh sách phụng vụ giờ kinh v.v… bị UBND huyện thu giữ không chịu trả, không chịu giải quyết.
IV. Quyết định giải quyết khiếu nại
Quyết định giải quyết khiếu nại số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai không hề giải quyết các nội dung: I,II,III nói trên.
Các Quyết định giải quyết khiếu nại số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và Quyết định giải quyết khiếu nại số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga, phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai không căn cứ pháp luật, không giải quyết các nội dung đơn khiếu nại, không xác minh các giấy tờ hợp pháp của chúng tôi liên quan các đơn khiếu nại, mà chỉ căn cứ các báo cáo và thông báo thiếu căn cứ pháp luật.
1) Các đơn khiếu nại lâu nay của chúng tôi vẫn mang nội dung:
* UBND huyện Long Thành muốn thu hồi đất của Cộng đoàn chúng tôi để giao cho Công ty Huy Hoàng xây dựng CLB Golf Long Thành, nhưng không muốn ra Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn, không muốn ra Quyết định bồi thường thiết hại, không muốn thỏa thuận giá cả với chúng tôi, đúng theo quy định của pháp luật.
* Nhiều lần chúng tôi gửi đơn khiếu nại các Quyết định xử phạt hành chính số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định cưỡng chế số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của ông Nguyễn Minh Hoàng, nhưng không được xem xét giải quyết.
* Yêu cầu bố trí tái định cư, hoán chuyển đất khác theo nguyện vọng chính đáng của chúng tôi, cũng không được xem xét giải quyết.
* Thuê nhà trọ và trả lại tài sản đã bị tịch thu: đồ dùng cá nhân và Cộng đoàn, tiền bạc, gạo cơm, giấy tờ tùy thân, quần áo, sách vở, bằng cấp, giầy dép, xe cọ v.v… của các em học sinh, sinh viên v.v… không lập biên bản kê biên, đang thu giữ tại UBND xã Phước Tân. nhưng không được giải quyết.
2) Các Quyết định số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai giải quyết theo xác minh có một phía, thiếu cơ ở pháp lý:
a) Có trích dẫn chung chung Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/03/2005, Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không giải quyết theo quy định của các Nghị định trên.
b) Chỉ căn cứ các Quyết định:
* ơ( Quyết Định số 341/QĐ-CP ngày 27/03/1999 của Thủ tướng chính phủ;
* Quyết định số 1280/QĐ-UBT ngày 10/04/1999, “V/v Hỗ trợ giải tỏa trắng có nhà và đất hợp pháp thì được giải quyết chính sách tái định cư”.
* Quyết định số 2963/QĐ-UBT ngày 16/08/2001, V/Vban hành giá các loại đất;
* Quyết định số 157/QĐ-CT-UBT ngày 14/01/2003 V/v bồi thường, hỗ trợ (đợt 3)
* Quyết định số 5760/ QĐ-CT-UBT ngày 26/11/2004 V/v phê chuẩn phương án hỗ trợ thu hồi đất (đột 5);
* Quyết định số 2599/QĐ-CT-UBT ngày 20/07/2005 V/v phê chuẩn phương án bồi thường(đột 7);
* Báo cáo số 37/BC-TT ngày 16/04/2007 và Công văn số 236/TT-XKT ngày 28/05/2007 của Chánh thanh tra tỉnh về kết quả xác minh. (hai số Báo cáo và Công văn này chúng tôi không được cung cấp).
* Công văn số 3140/UBND-NC ngày 16/05/2006, V/v ủy quyền cho Ủy ban nhân huyện Long Thành ban hành quyết định cưỡng chế đối với những hộ dân cố tình không di dời giải tỏa.
* Ba lần gửi thông báo nhận tiền bồi thường năm 2004 và 2005;
* Biên bản vi phạm hành chính ngày 23/08/2002 “V/v tự ý chuyển quyền sử dụng đất và xây dựng nhà trái phép” và đã phạt tiền qua Quyết định số 1744/QĐ-CT-UBH ngày 20/09/2002.
* Biên bản trái pháp luật ngày 01/03/2006 tại Ủy ban xã Phước Tân (chưa sửa đồi hoặc thu hồi lại):
Biên Bản vi phạm hành chính ngày 01/03/2006 mà ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch Xã Phước Tân ký, căn cứ trên một khoản điều không có thật (Khoản 18, Điều 19 Nghị Định 182/NĐ-CP/ ngày 29/10/2004). Một Biên bản vi phạm hành chính mà căn cứ trên một khoản điều không có trong luật, tức là Biên Bản trái pháp luật.
Nay ông Huỳnh văn Sơn và bà Huỳnh thị Nga tự ý sửa từ khoản 18, Điều 19 thành Điều 18,19 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ, để hợp thức cho Biên bản trái pháp luật nói trên, mà không ra quyết định sửa sai Biên bản đó.
Giả sử như là Điều 18, Điều 19 Nghị định số 182/2004/NĐ-CP thì cũng chẳng có nghĩa gì. Vì nội dung
Điều 18 khoản 1: “Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ -200.000đ đối với hành vi không có mặt tại địa điểm để bàn giao đất theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.”
Khoản 2: “Phạt tiền từ 200.000đ -500.00đ đối với hành vi ngăn cản cán bộ, công chức của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xác định mốc giới, bàn giao, cho thuê, thu hồi đất trên thực đia.”
Điều 19: “Phạt tiền từ 500.000đ – 3.000.000đ đối với hành vi cố ý trốn tránh, chây ỳ không trả lại đất đúng thời hạn trả lại đất theo Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà phương án bồi thường đã được thực hiện theo quy định của pháp luật.”
Qua đó cho thấy, Điều 18 này chẳng liên quan gì đến Cộng đoàn chúng tôi.
Điều 19 cho thấy, Cộng đoàn chúng tôi chưa hề nhận được Quyết định thu hồi đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, còn phương án bồi thường thì lại quá trái với quy định của pháp luật.
Như vậy, cái gốc là Biên Bản vi phạm hành chính ngày 01/03/2006 mà ông Huỳnh Xuân Quang chủ tịch Xã Phước Tân ký, hoàn toàn trái pháp luật, thì cái ngọn là Quyết Định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết Định cưỡng chế số 1674/QĐ-UB ngày 02/06/2006, của ông Nguyễn Minh Hoàng phó chủ tịch huyện Long Thành cũng trái pháp luật.
c) Các Quyết định số 232/QĐ-UBND/17/01/2007 của ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và Quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của bà Huỳnh thị Nga phó chủ tịch tỉnh Đồng Nai giải quyết theo xác minh có một phía, thiếu cơ ở pháp lý:
Các hồ sơ giấy tờ liên quan đến tính hợp pháp nhà-đất của Cộng đoàn chúng tôi đã được trình bày trong các đơn khiếu nại từ trước tới nay ( nay trình bày tại chứng minh 3, trang 7 trong đơn này), ông Huỳnh văn Sơn và bà Huỳnh thị Nga bỏ qua không đưa vào xác minh để giải quyết. Giải quyết như vậy có ý đồ gì ?
Từ những cơ sở trên cho thấy, ông Huỳnh văn Sơn phó chủ tịch huyện Long Thành và bà Huỳnh thị Nga phó chủ tịch tỉnh Đồng nai đã vi phạm nghiêm trọng tại Điều 6 Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998: “Người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết hoặc cố tình giải quyết trái pháp luật phải bị xử lý nghiêm minh, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Kính thưa Quý Tòa.
Hiện nay mọi sinh hoạt tu trì của Cộng đoàn chúng tôi bị ngưng trễ hoàn toàn, các thành viên Cộng đoàn phải tá túc trong các hộ dân, vì thế đời sống gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng rất lớn đến việc tu học của chúng tôi.
Thu giữ quần áo, giầy dép, xe cọ, sách vở, giấy tờ, bằng cấp và cả tiền bạc của các em học sinh, sinh viên để làm gì mà không chịu trả cho họ đi học? Sách Thánh, sách kinh nguyện, sách phụng vụ, Tượng ảnh Chúa Mẹ thu giữ làm gì ?
Muốn giao đất của Cộng đoàn chúng tôi cho Công ty Huy Hoàng thì UBND huyện Long Thành phải ban hành Quyết định thu hồi đất của Cộng đoàn và Quyết định bồi thường thiệt hại để Cộng đoàn chúng tôi căn cứ vào đó mà thực hiện chứ.
Do đó, Cộng đoàn Bến Đống một lần nữa kính đề nghị Quý Tòa xem xét:
* Tuyên hủy các quyết định số 2067/QĐ-UBND ngày 09/07/2007 của UBND tỉnh Đồng Nai; Quyết định số 232/QĐ-UBND ngày 17/01/2007, Quyết định số 918/QĐ-XPHC ngày 21/03/2006 và Quyết định số 1674/QĐ-UBND ngày 02/06/2006 của UBND huyện Long Thành.
* Nếu UBND huyện Long Thành không còn quỹ đất thì chúng tôi đề nghị Quý Tòa xem xét trả lại đất cũ cho chúng tôi để Cộng đoàn sớm có nơi ở ổn định.
* Đồng thời bồi thường thiệt hại do các Quyết định nêu trên gây ra, để các tu sĩ, tu sinh, các em học sinh, sinh viên của Cộng đoàn chúng tôi có cuộc sống ổn định và điều kiện tu học bình thường.
Rất mong nhận được sự quan tâm giải quyết của Quý Tòa.
Ấp Tân Mai 2 ngày 10/09/2007
(Ký tên)
Cộng đoàn trưởng: Hồ văn Tâm
Tại Đức quốc, TGM Hà Nội tuyên bố: ''Trọng tâm hiện nay của Hàng Giáo Phẩm Việt Nam là: Toà Khâm Sứ, Thánh Địa La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt''
Tê Ðê Tê
15:26 25/05/2008
HERNE, Đức quốc -- Cộng đồng CGVN tại Đức quốc được tin Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trong chuyến sang Roma, Thụy Sỹ, và trên đường sang Gia Nã Đại tham dự Đại Hội Thánh Thể có dừng chân ghé thăm thầy cũ là cha cố Phêrô Nguyễn Trọng Quý tại Kerne và dâng thánh lễ tại đây, nên rất đông đảo bà con từ khắp nơi đã không hẹn mà cùng tới tham dự thánh lễ và gặp nhau tại nhà thờ St. Bonifatius, Herne vào lúc 15g00, ngày 24.5.2008.
Thánh lễ do Đức TGM Giuse chủ tế, và cùng đồng tế với Ngài có các quý cha: Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quý, cha quản lý giáo phận Hà Nội Nguyễn Xuân Thuỷ, Cha Đa Minh Nguyễn Ngọc Long – tuyên úy giáo phận Köln & Aachen, cha Giuse Huỳnh Công Hạnh – tuyên úy giáo phận Münster & Osnabrück, cha Bùi Trần Thuấn và cha Đinh xuân Minh; (riêng cha tuyên úy F.x. Nguyễn Ngọc Thuỷ vì phải lo công tác mục vụ tại giáo xứ Đức nên chỉ đến sau trong giờ cơm chiều).
Trước thánh lễ với hồi chiêng trống uy nghiêm và trang trọng, trên 300 giáo dân tham dự đã cùng với đoàn đồng tế đọc kinh cầu nguyện cho Trung Quốc đúng ngày Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI chủ xướng mỗi năm một lần kể từ ngày 24.5 năm nay. Sau đó đội thiếu nhi dâng nến trong tiếng hoà ca Kinh Hoà Bình thật thiết tha của cộng đoàn dân Chúa hiệp thông cầu nguyện cho hoà bình và công lý tại Việt Nam và thế giới. Tiếp đến là phần chào mừng Đức TTGM Giuse của Ban Chấp Hành Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức, Đại Diện Ban Chấp Hành Cộng Đồng Thánh Micae Paderborn và Essen, Đại Diện Ban Chấp Hành Liên Giáo Phận Münster & Osnabrück.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng đã gợi nhớ cho người tham dự hai biến cố trong đời người Việt tị nạn hôm nay: biến cố 1954 và biến cố 1975; rồi Ngài tiếp: trong mất mát, trong đau khổ của lúc ban đầu; để rồi sau đó trong chiều dài của cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình, phải chăng đó là một hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta, mà rồi dần dà mỗi người đều nhận ra.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đặc biệt nhấn mạnh đến sự chao đảo của con người trước những trào lưu tư tưởng của thế giới hôm nay; và từ trạng thái bất an như con thuyền trên sóng gió, đức tin của chính chúng ta hôm nay cũng dường như đang bị lung lay. Để rồi chính chúng ta quay lại trách móc Chúa, phê phán Giáo Hội chỉ vì trong nhất thời không nhận ra được chiều dài lịch sử của Ơn Cứu Độ; nhưng trái lại luôn luôn đòi hỏi Thiên Chúa, Giáo Hội và kẻ khác phải đáp ứng mọi nhu cầu nguyện vọng của chúng ta trong mỗi phút giây. Ngài tiếp: Hãy lấy gương Mẹ Maria, Mẹ luôn luôn âm thầm ghi nhận mọi biến cố trong cuộc đời để rồi suy niệm trong lòng, cùng phó thác trong tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa.
Sau thánh lễ Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã dành cho mọi người 25 phút chia sẻ và kể chuyện “Toà Khâm Sứ“. Sau khi kể chuyện, Ngài chia sẻ: “Từ sự kiện này chúng ta rút ra được ba điểm quan trọng: Thứ nhất là sự hiệp thông: hiệp thông mọi thành phần trong giáo phận Hà Nội, hiệp thông trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và hiệp thông mọi thành phần dân Chúa trong cũng như ngoài nước. Thứ hai là hiệu quả của truyền thông: không những qua truyền thông mọi người trong cuộc đều biết đến, nhưng xa và rộng hơn cả thế giới đều biết, cụ thể là tại Singapor và Roma trong chuyến đi này Ngài được các Tổng Giám Mục và Giám Mục sở tại có lưu tâm và hỏi thăm về "chuyện Toà Khâm Sứ". Thứ ba là khai thông: nhờ có sự khai thông này mà có thể sẽ có sự hiểu biết lẫn nhau cũng như dễ dàng đi đến một cuộc đối thoại cởi mở".
Ngài cũng nhấn mạnh rằng: "Trọng tâm hiện nay của hàng Giáo Phẩm Việt Nam là Toà Khâm Sứ, Thánh Địa La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt".
Trong hội trường, quý vị đại diện và tất cả mọi người đã cùng với Đức Tổng và quý cha khách dùng cơm chiều trong tình thân mật và ấm cúng. Đức Tổng cũng dành nhiều thời gian cho quý ông bà anh chị em khắp nơi thăm hỏi, chụp hình lưu niệm… Nắng ấm rực rỡ của bầu trời ngày hôm đó như đang trải rộng ra khắp không gian để cùng hoà vào niềm vui chung trong thân ái và an bình. Kính chúc Đức Tổng luôn dồi dào sức khoẻ và an lành hồn xác trong chặng đường sắp tới.
Thánh lễ do Đức TGM Giuse chủ tế, và cùng đồng tế với Ngài có các quý cha: Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quý, cha quản lý giáo phận Hà Nội Nguyễn Xuân Thuỷ, Cha Đa Minh Nguyễn Ngọc Long – tuyên úy giáo phận Köln & Aachen, cha Giuse Huỳnh Công Hạnh – tuyên úy giáo phận Münster & Osnabrück, cha Bùi Trần Thuấn và cha Đinh xuân Minh; (riêng cha tuyên úy F.x. Nguyễn Ngọc Thuỷ vì phải lo công tác mục vụ tại giáo xứ Đức nên chỉ đến sau trong giờ cơm chiều).
LM Nguyễn Trọng Qúy |
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng đã gợi nhớ cho người tham dự hai biến cố trong đời người Việt tị nạn hôm nay: biến cố 1954 và biến cố 1975; rồi Ngài tiếp: trong mất mát, trong đau khổ của lúc ban đầu; để rồi sau đó trong chiều dài của cuộc đời mỗi người, mỗi gia đình, phải chăng đó là một hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta, mà rồi dần dà mỗi người đều nhận ra.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse đặc biệt nhấn mạnh đến sự chao đảo của con người trước những trào lưu tư tưởng của thế giới hôm nay; và từ trạng thái bất an như con thuyền trên sóng gió, đức tin của chính chúng ta hôm nay cũng dường như đang bị lung lay. Để rồi chính chúng ta quay lại trách móc Chúa, phê phán Giáo Hội chỉ vì trong nhất thời không nhận ra được chiều dài lịch sử của Ơn Cứu Độ; nhưng trái lại luôn luôn đòi hỏi Thiên Chúa, Giáo Hội và kẻ khác phải đáp ứng mọi nhu cầu nguyện vọng của chúng ta trong mỗi phút giây. Ngài tiếp: Hãy lấy gương Mẹ Maria, Mẹ luôn luôn âm thầm ghi nhận mọi biến cố trong cuộc đời để rồi suy niệm trong lòng, cùng phó thác trong tin tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa.
Sau thánh lễ Đức TGM Ngô Quang Kiệt đã dành cho mọi người 25 phút chia sẻ và kể chuyện “Toà Khâm Sứ“. Sau khi kể chuyện, Ngài chia sẻ: “Từ sự kiện này chúng ta rút ra được ba điểm quan trọng: Thứ nhất là sự hiệp thông: hiệp thông mọi thành phần trong giáo phận Hà Nội, hiệp thông trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và hiệp thông mọi thành phần dân Chúa trong cũng như ngoài nước. Thứ hai là hiệu quả của truyền thông: không những qua truyền thông mọi người trong cuộc đều biết đến, nhưng xa và rộng hơn cả thế giới đều biết, cụ thể là tại Singapor và Roma trong chuyến đi này Ngài được các Tổng Giám Mục và Giám Mục sở tại có lưu tâm và hỏi thăm về "chuyện Toà Khâm Sứ". Thứ ba là khai thông: nhờ có sự khai thông này mà có thể sẽ có sự hiểu biết lẫn nhau cũng như dễ dàng đi đến một cuộc đối thoại cởi mở".
Ngài cũng nhấn mạnh rằng: "Trọng tâm hiện nay của hàng Giáo Phẩm Việt Nam là Toà Khâm Sứ, Thánh Địa La Vang và Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt".
Trong hội trường, quý vị đại diện và tất cả mọi người đã cùng với Đức Tổng và quý cha khách dùng cơm chiều trong tình thân mật và ấm cúng. Đức Tổng cũng dành nhiều thời gian cho quý ông bà anh chị em khắp nơi thăm hỏi, chụp hình lưu niệm… Nắng ấm rực rỡ của bầu trời ngày hôm đó như đang trải rộng ra khắp không gian để cùng hoà vào niềm vui chung trong thân ái và an bình. Kính chúc Đức Tổng luôn dồi dào sức khoẻ và an lành hồn xác trong chặng đường sắp tới.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ngày Chiến Sĩ Trận Vong 2008: Nghĩ về Những Câu Nói và Những Hình Ảnh Để Đời ....
Anthony Lê
12:25 25/05/2008
Ngày Chiến Sĩ Trận Vong 2008: Nghĩ về Những Câu Nói và Những Hình Ảnh Để Đời....
Các Vị Cố Tổng Thống, Chính Khách, Tướng Lãnh cùng các cựu Binh Sĩ của Quân Đội Hoa Kỳ,.... giờ đây đã khuất bóng ngàn thu vĩnh biệt,.... thế nhưng những tiếng nói, những chiến công oai hùng, và những hy sinh âm thầm không mõi mệt của họ.... vẫn hãy còn âm vang mãi cho đến các thế hệ về sau này...
Phải nói rằng có chung sức chiến đấu, có hy sinh tật nguyền, và có gánh vào những nổi đớn đau khôn tả về mặt tinh thần lẫn tâm linh,... thì mới có thể hiểu được, mới có thể trân quý được những bài học bổ ích để lại của Cha-Ông trong việc xây và dựng nước Hoa Kỳ - một đất nước mà tôi coi đó là Quê Hương Chính Thức của mình - dẫu rằng dòng máu chảy trong tôi vẫn là dòng máu Việt...
Cứ mỗi năm khi Ngày Chiến Sĩ Trận Vong đến chính là những ngày mà nổi nhớ, sự hoài niệm, khắc khoải, cùng những giấc mơ hãi hùng chợt ùn ụt đổ về như bão táp khi bóng chiều tà mất dạng, để rồi qua những đêm thức trắng và trằn trọc đó, tôi lại nghĩ về về các bạn đồng đội, và các binh sĩ thuộc cấp quá cố của mình với tâm tình nuối tiếc, ăn năn, tội lỗi, và sự tiếc rẻ: giá như.... thì chắc hẳn..... đồng đội của mình..... sẽ không phải bỏ mình lại nơi xứ người... Có nổi đớn đau nào mà chẳng oan nghiệt, hay chẳng thương đau bao giờ?
Nghĩ và ghi nhớ về công ơn của các bạn lẫn công ơn sâu nặng của các bậc cha-ông tiền bối, tội vội viết vài dòng tâm sự ngắn..... để tri ân các bạn và để hằng đêm nguyện cầu cho các bạn luôn tìm được sự an bình nơi cõi vĩnh hằng.... dẫu cái chết của các bạn có man rợ và đớn đau đến dường nào... Đừng quên rằng chúng tôi - những người còn sống nay đã may mắn trở về - sẽ quên hẳn các bạn, mà trái lại vẫn luôn ghi nhớ trong tâm khảm của chúng tôi - những người đã từng khoác áo lính Hoa Kỳ - như các bạn thưở xưa, về công ơn và những nghĩa cử hy sinh cao cả của các bạn thay cho chúng tôi!
Những nghĩa ân cao quý đó mãi mãi nhớ ơn và chúng tôi nguyện sẽ làm gì đó một cách thiết thực hơn bao giờ hết, hòng để nuối tiếp những "công trình" dang dỡ mà các bạn đã để lại vì công lý, vì sự tự do chánh nghĩa và vì sự an bình cho tất cả mọi người dân trên khắp cả thế giới và riêng tại đất nước của chúng ta - một đất nước đã dạy cho tôi biết cách đền ơn, đáp nghĩa.... về những gì mà tôi có được ngay từ thưở ban đầu đặt chân đến!
"Cha muốn tỏ bày lòng kính trọng của Cha đến cho các bè bạn của chúng con, những người đã phải trả giá bằng chính mạng sống của họ vì sự trung thành trong sứ mạng. Bằng việc tự quên đi chính bản thân của họ và mặc cho sự hiểm nguy, họ đã cống hiến một sự hy sinh vô giá cho cộng đồng nhân loại. Ngày hôm nay, trong lúc cử hành Phép Bí Tích Thánh Thể, chúng ta hãy cùng phó dâng họ lên cho Thiên Chúa với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn. Thế nhưng, họ lấy đâu ra sức mạnh cần thiết để chu toàn nghĩa vụ của họ một cách trọn vẹn đến như vậy, nếu như không phải là việc trung thành tuyệt đối với những ý tưởng mà họ đã tuyên xưng? Rất nhiều người trong số họ đã tin tưởng vào Chúa Kitô, và những lời nói của Ngài đã làm ngời sáng lên sự hiện diện của họ và đã trở thành những giá trị gương mẫu cho sự hy sinh của họ. Họ đã biến Phúc Âm thành quy tắc đạo đức của họ. Nguyện cho mẫu gương của các bạn đồng sự của chúng con - những người luôn tín trung trong việc thực thi nghĩa vụ của họ tới đỉnh cao của sự anh dũng, và có lẽ tới sự nên thánh - chính là một mẫu gương cho tất cả các con." - Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Vĩ Đại (Bài Giảng Ngày 19 Tháng 11 Năm 2000).
"I would like to offer a tribute to your many friends who have paid with their lives for fidelity to their mission. Forgetting themselves and despising danger, they rendered the community a priceless service. Today, during the Eucharistic celebration, we entrust them to the Lord with gratitude and admiration. But where did they find the strength necessary to do their duty to the full, other than in total adherence to the professed ideals? Many of them believed in Christ, and his words illumined their existence and gave exemplary value to their sacrifice. They made the Gospel their code of conduct. May the example of your colleagues, who in faithfully doing their duty reached the heights of heroism and, perhaps, of holiness, be an example to you." Great Pope John Paul II (Homily of 19 November 2000)
"Vấn đề không phải là chiến tranh và hòa bình, mà đúng hơn, là làm cách nào tốt nhất để bảo tồn sự tự do của chúng ta" - Tướng Russell E. Dougherty
"The issue is not war and peace, rather, how best to preserve our freedom." - General Russell E. Dougherty
"Thưa Ngài, trận chiến không chỉ có sức mạnh không, mà còn phải có sự thận trọng, sự nhanh nhẹn, và sự gan dạ... " Cựu Thống Đốc Virginia Patrick Henry
"The battle, sir, is not to the strong alone; it is to the vigilant, the active, the brave.... " - Former Governor of Virginia Patrick Henry
"Hãy dành thời gian để cân nhắc, thế nhưng khi thời gian hành động đến, thì hãy tấn công đừng nghĩ ngợi gì nữa" - Tổng Thống Andrew Jackson
"Take time to deliberate; but when the time for action arrives, stop thinking and go in." - President Andrew Jackson
"Lịch sử không ký thác việc gìn giữ sự tự do cho những kẻ yếu hèn hay nhút nhát" - Tướng Dwight D. Eisenhower
"History does not long entrust the care of freedom to the weak or the timid." - General Dwight D. Eisenhower
"Quốc gia nào mà quên lãng đi những người bảo vệ của mình, thì tự chính quốc gia đó cũng sẽ bị lãng quên" - Tổng Thống Calvin Coolidge
"The nation which forgets its defenders will also be itself forgotten." - President Calvin Coolidge
"Hãy chấp nhận những thách đố để bạn có thể nghiệm cảm được niềm vui của sự chiến thắng" - Tướng George S. Patton
"Accept the challenges so that you can feel the exhilaration of victory." - General George S. Patton
"Giá của sự tự do chính là sự cảnh giác muôn thưở" - Tổng Thống Thomas Jefferson
"The price of freedom is eternal vigilance." - President Thomas Jefferson
"Khi chúng ta thừa nhận người binh sĩ, không có nghĩa là chúng ta quên bẵng đi vai trò công dân của họ" - Tổng Thống George Washington
"When we assumed the soldier, we did not lay aside the citizen." - President George Washington
"Dũng khí chính là cái giá mà cuộc sống đòi hỏi để có được sự yên bình" - Nữ Phi Công Hoa Kỳ Đầu Tiên Amelia Earhart
"Courage is the price that life exacts for granting peace." - First Female Aviator Amelia Earhart
"Những công trình vĩ đại được thực hiện không phải bằng sức mạnh, mà bằng sự bền chí" - Nhà Văn Nổi Tiếng Samuel Johnson
"Great works are performed, not by strength, but by perseverance." - Famous Writer Samuel Johnson
"Gia đình chính là nền tảng của xã hội. Hơn bất cứ động lực nào khác, nó hình thành nên thái độ, những niềm hy vọng, những hoài bão, và các giá trị nơi đứa trẻ" - Tổng Thống Lyndon Baines Johnson
"The family is the cornerstone of our society. More than any other force it shapes the attitude, the hopes, the ambitions, and the values of the child." - President Lyndon Baines Johnson
"Chúng ta sẽ không chùn bước, chúng ta sẽ không mõi mệt, chúng ta sẽ không thất bại" - Tổng Thống George W. Bush
"We will not falter, we will not tire, we will not fail." - President George W. Bush
"Xa và thật xa thẳm món quà quý nhất mà cuộc sống tạo ra đó chính là cơ hội để làm việc cật lực một cách xứng đáng" - Tổng Thống Theodore Roosevelt
"Far and away the best prize that life has to offer is the chance to work hard at work worth doing." - President Theodore Roosevelt
Viết nhân Ngày Chiến Sĩ Trận Vong 2008...
Fort Benning, GA
MAJ. Anthony Le
United States Army Reserve
Các Vị Cố Tổng Thống, Chính Khách, Tướng Lãnh cùng các cựu Binh Sĩ của Quân Đội Hoa Kỳ,.... giờ đây đã khuất bóng ngàn thu vĩnh biệt,.... thế nhưng những tiếng nói, những chiến công oai hùng, và những hy sinh âm thầm không mõi mệt của họ.... vẫn hãy còn âm vang mãi cho đến các thế hệ về sau này...
Hãy Đừng Lãng Quên... Cũng Đừng Thờ Ơ! |
Phải nói rằng có chung sức chiến đấu, có hy sinh tật nguyền, và có gánh vào những nổi đớn đau khôn tả về mặt tinh thần lẫn tâm linh,... thì mới có thể hiểu được, mới có thể trân quý được những bài học bổ ích để lại của Cha-Ông trong việc xây và dựng nước Hoa Kỳ - một đất nước mà tôi coi đó là Quê Hương Chính Thức của mình - dẫu rằng dòng máu chảy trong tôi vẫn là dòng máu Việt...
Cứ mỗi năm khi Ngày Chiến Sĩ Trận Vong đến chính là những ngày mà nổi nhớ, sự hoài niệm, khắc khoải, cùng những giấc mơ hãi hùng chợt ùn ụt đổ về như bão táp khi bóng chiều tà mất dạng, để rồi qua những đêm thức trắng và trằn trọc đó, tôi lại nghĩ về về các bạn đồng đội, và các binh sĩ thuộc cấp quá cố của mình với tâm tình nuối tiếc, ăn năn, tội lỗi, và sự tiếc rẻ: giá như.... thì chắc hẳn..... đồng đội của mình..... sẽ không phải bỏ mình lại nơi xứ người... Có nổi đớn đau nào mà chẳng oan nghiệt, hay chẳng thương đau bao giờ?
Nghĩ và ghi nhớ về công ơn của các bạn lẫn công ơn sâu nặng của các bậc cha-ông tiền bối, tội vội viết vài dòng tâm sự ngắn..... để tri ân các bạn và để hằng đêm nguyện cầu cho các bạn luôn tìm được sự an bình nơi cõi vĩnh hằng.... dẫu cái chết của các bạn có man rợ và đớn đau đến dường nào... Đừng quên rằng chúng tôi - những người còn sống nay đã may mắn trở về - sẽ quên hẳn các bạn, mà trái lại vẫn luôn ghi nhớ trong tâm khảm của chúng tôi - những người đã từng khoác áo lính Hoa Kỳ - như các bạn thưở xưa, về công ơn và những nghĩa cử hy sinh cao cả của các bạn thay cho chúng tôi!
Những nghĩa ân cao quý đó mãi mãi nhớ ơn và chúng tôi nguyện sẽ làm gì đó một cách thiết thực hơn bao giờ hết, hòng để nuối tiếp những "công trình" dang dỡ mà các bạn đã để lại vì công lý, vì sự tự do chánh nghĩa và vì sự an bình cho tất cả mọi người dân trên khắp cả thế giới và riêng tại đất nước của chúng ta - một đất nước đã dạy cho tôi biết cách đền ơn, đáp nghĩa.... về những gì mà tôi có được ngay từ thưở ban đầu đặt chân đến!
Sẽ Mãi Không Quên.... |
"Cha muốn tỏ bày lòng kính trọng của Cha đến cho các bè bạn của chúng con, những người đã phải trả giá bằng chính mạng sống của họ vì sự trung thành trong sứ mạng. Bằng việc tự quên đi chính bản thân của họ và mặc cho sự hiểm nguy, họ đã cống hiến một sự hy sinh vô giá cho cộng đồng nhân loại. Ngày hôm nay, trong lúc cử hành Phép Bí Tích Thánh Thể, chúng ta hãy cùng phó dâng họ lên cho Thiên Chúa với sự ngưỡng mộ và lòng biết ơn. Thế nhưng, họ lấy đâu ra sức mạnh cần thiết để chu toàn nghĩa vụ của họ một cách trọn vẹn đến như vậy, nếu như không phải là việc trung thành tuyệt đối với những ý tưởng mà họ đã tuyên xưng? Rất nhiều người trong số họ đã tin tưởng vào Chúa Kitô, và những lời nói của Ngài đã làm ngời sáng lên sự hiện diện của họ và đã trở thành những giá trị gương mẫu cho sự hy sinh của họ. Họ đã biến Phúc Âm thành quy tắc đạo đức của họ. Nguyện cho mẫu gương của các bạn đồng sự của chúng con - những người luôn tín trung trong việc thực thi nghĩa vụ của họ tới đỉnh cao của sự anh dũng, và có lẽ tới sự nên thánh - chính là một mẫu gương cho tất cả các con." - Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Vĩ Đại (Bài Giảng Ngày 19 Tháng 11 Năm 2000).
"I would like to offer a tribute to your many friends who have paid with their lives for fidelity to their mission. Forgetting themselves and despising danger, they rendered the community a priceless service. Today, during the Eucharistic celebration, we entrust them to the Lord with gratitude and admiration. But where did they find the strength necessary to do their duty to the full, other than in total adherence to the professed ideals? Many of them believed in Christ, and his words illumined their existence and gave exemplary value to their sacrifice. They made the Gospel their code of conduct. May the example of your colleagues, who in faithfully doing their duty reached the heights of heroism and, perhaps, of holiness, be an example to you." Great Pope John Paul II (Homily of 19 November 2000)
Sứ Mạng Này Chẳng Phải Của Riêng Ai.... ? |
"Vấn đề không phải là chiến tranh và hòa bình, mà đúng hơn, là làm cách nào tốt nhất để bảo tồn sự tự do của chúng ta" - Tướng Russell E. Dougherty
"The issue is not war and peace, rather, how best to preserve our freedom." - General Russell E. Dougherty
Hãy Còn Đó Những Nổi Đau Dài Theo Năm Tháng... |
"Thưa Ngài, trận chiến không chỉ có sức mạnh không, mà còn phải có sự thận trọng, sự nhanh nhẹn, và sự gan dạ... " Cựu Thống Đốc Virginia Patrick Henry
"The battle, sir, is not to the strong alone; it is to the vigilant, the active, the brave.... " - Former Governor of Virginia Patrick Henry
Nghĩ Ngợi Gì Chi Nữa.... Khi Chiến Cuộc Hãy Còn Đẫm Máu.... |
"Hãy dành thời gian để cân nhắc, thế nhưng khi thời gian hành động đến, thì hãy tấn công đừng nghĩ ngợi gì nữa" - Tổng Thống Andrew Jackson
"Take time to deliberate; but when the time for action arrives, stop thinking and go in." - President Andrew Jackson
Đời Con Người Chỉ Một Lần Chết Mà Thôi..... ! |
"Lịch sử không ký thác việc gìn giữ sự tự do cho những kẻ yếu hèn hay nhút nhát" - Tướng Dwight D. Eisenhower
"History does not long entrust the care of freedom to the weak or the timid." - General Dwight D. Eisenhower
Vong Ơn Nghĩa Bội Phải Chăng? |
"Quốc gia nào mà quên lãng đi những người bảo vệ của mình, thì tự chính quốc gia đó cũng sẽ bị lãng quên" - Tổng Thống Calvin Coolidge
"The nation which forgets its defenders will also be itself forgotten." - President Calvin Coolidge
Có Thách Đố Mới Có Sự Vinh Quang... |
"Hãy chấp nhận những thách đố để bạn có thể nghiệm cảm được niềm vui của sự chiến thắng" - Tướng George S. Patton
"Accept the challenges so that you can feel the exhilaration of victory." - General George S. Patton
Nệm Ấm Chăn Êm Có Nghĩa Gì... ? |
"Giá của sự tự do chính là sự cảnh giác muôn thưở" - Tổng Thống Thomas Jefferson
"The price of freedom is eternal vigilance." - President Thomas Jefferson
Hãy Quên Đi Niềm Vui Của Riêng Mình... |
"Khi chúng ta thừa nhận người binh sĩ, không có nghĩa là chúng ta quên bẵng đi vai trò công dân của họ" - Tổng Thống George Washington
"When we assumed the soldier, we did not lay aside the citizen." - President George Washington
Thế Nào Là Sự Yên Bình, Có Bao Giờ Các Bạn Tự Hỏi... Chính Mình...? |
"Dũng khí chính là cái giá mà cuộc sống đòi hỏi để có được sự yên bình" - Nữ Phi Công Hoa Kỳ Đầu Tiên Amelia Earhart
"Courage is the price that life exacts for granting peace." - First Female Aviator Amelia Earhart
Phúc Thay Cho Những Người Công Chính! |
"Những công trình vĩ đại được thực hiện không phải bằng sức mạnh, mà bằng sự bền chí" - Nhà Văn Nổi Tiếng Samuel Johnson
"Great works are performed, not by strength, but by perseverance." - Famous Writer Samuel Johnson
Hãy Vui Lên Các Em Hỡi... ! |
"Gia đình chính là nền tảng của xã hội. Hơn bất cứ động lực nào khác, nó hình thành nên thái độ, những niềm hy vọng, những hoài bão, và các giá trị nơi đứa trẻ" - Tổng Thống Lyndon Baines Johnson
"The family is the cornerstone of our society. More than any other force it shapes the attitude, the hopes, the ambitions, and the values of the child." - President Lyndon Baines Johnson
Chẳng Hề Nản Trước Những Kẻ Thù Khủng Bố Của Quốc Gia và Nhân Loại.. .! |
"Chúng ta sẽ không chùn bước, chúng ta sẽ không mõi mệt, chúng ta sẽ không thất bại" - Tổng Thống George W. Bush
"We will not falter, we will not tire, we will not fail." - President George W. Bush
Cám Ơn Các Bạn Vì Tất Cả! |
"Xa và thật xa thẳm món quà quý nhất mà cuộc sống tạo ra đó chính là cơ hội để làm việc cật lực một cách xứng đáng" - Tổng Thống Theodore Roosevelt
"Far and away the best prize that life has to offer is the chance to work hard at work worth doing." - President Theodore Roosevelt
Viết nhân Ngày Chiến Sĩ Trận Vong 2008...
Fort Benning, GA
MAJ. Anthony Le
United States Army Reserve
Văn Hóa
Tìm bình an của Chúa
Tuyết Mai
14:22 25/05/2008
Tìm Bình An Của Chúa
Có những buổi sáng sau khi tôi thức dậy, nhìn ngoài trời thật âm u thật ảm đạm, làm cho lòng tôi cũng cảm thấy buồn buồn với nỗi buồn vu vơ. ... như bài hát " không biết hôm nay vì sao tôi buồn? " hay như câu thơ " cảnh buồn mà người có vui đâu bao giờ ". Đấy là cái nỗi buồn bởi do ảnh hưởng của trời đất, còn nỗi buồn hằng ngày của tôi ư!? Nói là nỗi buồn chứ thật ra là mối ưu tư hằng ngày của tôi đối với Thiên Chúa của tôi khi một ngày của tôi vừa bắt đầu. Mối ưu tư lớn của tôi thường là làm sao sống vừa đẹp lòng Chúa, vừa đẹp lòng anh chị em, vừa làm tròn bổn phận và trách nhiệm trong một ngày của mình. Bởi tôi chỉ biết và muốn sống cho tôi và cho tất cả mọi người từng ngày một. Từ trong gia đình của tôi cho đến bên ngoài xã hội.
Sáng ra lái xe đi làm thì dùng thời giờ trên đường để tôi đọc kinh cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tất cả mọi người được bình an cả Linh Hồn và thân xác. Tôi cảm tạ Chúa những hôm trời nắng ráo hay những hôm trời âm u hay mưa gió. Nhìn chim chóc lượn bay trên nền trời, mây buông lơi lơ lững thật đẹp, cây cỏ chung quanh xanh tươi mát hay có những cây lá xác xơ cũng có những nét đẹp thiên nhiên của nó. Cảm tạ Chúa tất cả những gì là sinh động vật cùng sống trên trái đất giúp cho con người được sống tốt và thoải mái với sức sống của thiên nhiên.
Đến nơi sở làm tôi được gặp tất cả anh chị em tay bắt mặt mừng và chào hỏi nhau dù một nụ cười xem ra chẳng đáng chi nhưng tôi biết một trong những nụ cười của tôi cũng góp được một niềm vui nho nhỏ cho anh chị em, rồi thì nụ cười đó nó có được chuyền đến cho những ai nữa hay không thì tôi không được biết đến? Cảm tạ Chúa. Tôi cũng cảm tạ Chúa cho tôi có được những ngày buồn bực do anh chị em của tôi đem đến cho tôi. Có thế tôi mới hiểu được anh chị em tôi mỗi người là Chúa ban cho mỗi ý để cùng thông cảm mà sống chung vui với nhau, hầu học hỏi lẫn nhau để biết nhường nhịn, nhẫn nhục, chịu đựng, xí xoá, và tha thứ cho nhau. Cảm tạ Chúa.
Thông thường tôi xin với Chúa giúp tôi chớ giận ai quá 5 phút, bởi 5 phút mà giận người thì áp huyết có thể lên đến mức báo động và có cơ nguy làm tim ngừng đập. Nên tôi cũng xin anh chị em chớ giận ai quá 5 phút nhé! Bởi cái giận của mình bao giờ cũng là những hối tiếc sau này mà có thể sẽ đưa đến những hậu quả thật đáng tiếc xẩy ra cho người thân hay anh chị em của mình, mà người đau khổ trước tiên là mình vậy! Đừng để cho lòng giận hờn làm cho tâm hồn của mình nên khô cằn và khó cho anh chị em thương mến. Hãy luôn tìm đến anh chị em để ta được vui sống vì đó là điều ta cần. Không ai sống vui và khoẻ mạnh khi ta chọn sống một cuộc sống thui thủi một mình? Và không ai yêu Chúa được khi không tự tìm đến chung vui chia sẻ với anh chị em? Và đương nhiên Chúa cũng sẽ thật buồn vì ta bỏ rơi Chúa. Vì yêu Chúa là ta phải yêu anh chị em?
Trong ngày tôi thường nói chuyện một mình với Chúa. Có những khi tôi tìm tới Chúa của tôi nơi chỗ không được cung kính nhưng đó là nơi mà tôi chỉ có thể tìm được và là nơi kín đáo nhất để tôi có thể kể lể đủ điều cho Chúa tôi nghe ngay cả những khi nước mắt tức tưởi cũng được dâng lên cho Chúa tôi để Ngài an ủi và nhất là cho tôi mượn đôi tai của Ngài. Tôi không biết cuộc sống hằng ngày của những anh chị em khác ra sao, nhưng đối với tôi để sống với tất cả tấm lòng cho Chúa và cho mọi người thì thật không dễ chút nào.
Cảm tạ Chúa bởi Chúa đã, đang, và sẽ ban cho tất cả chúng con những gì cần cho Linh Hồn đời đời của chúng con, còn ngoài ra chẳng có gì đối với chúng con là quan trọng cả! Tất cả chỉ là phù vân nay còn mai mất và ra đi cũng chẳng đem theo được một thứ gì. Nguyện xin Chúa giúp chúng con sống từng ngày một không vì danh lợi thú trần gian, nhưng là vì cuộc sống vĩnh cửu mà muôn đời con và tất cả anh chị em nhân loại chúng con hằng ao ước và trông đợi.
Cảm tạ Chúa hằng luôn ban cho chúng con nhận biết tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa trong cuộc đời trần gian này và hạnh phúc cùng được sống với Ngài đến muôn tận cùng của đời sau. Amen.
Có những buổi sáng sau khi tôi thức dậy, nhìn ngoài trời thật âm u thật ảm đạm, làm cho lòng tôi cũng cảm thấy buồn buồn với nỗi buồn vu vơ. ... như bài hát " không biết hôm nay vì sao tôi buồn? " hay như câu thơ " cảnh buồn mà người có vui đâu bao giờ ". Đấy là cái nỗi buồn bởi do ảnh hưởng của trời đất, còn nỗi buồn hằng ngày của tôi ư!? Nói là nỗi buồn chứ thật ra là mối ưu tư hằng ngày của tôi đối với Thiên Chúa của tôi khi một ngày của tôi vừa bắt đầu. Mối ưu tư lớn của tôi thường là làm sao sống vừa đẹp lòng Chúa, vừa đẹp lòng anh chị em, vừa làm tròn bổn phận và trách nhiệm trong một ngày của mình. Bởi tôi chỉ biết và muốn sống cho tôi và cho tất cả mọi người từng ngày một. Từ trong gia đình của tôi cho đến bên ngoài xã hội.
Sáng ra lái xe đi làm thì dùng thời giờ trên đường để tôi đọc kinh cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tất cả mọi người được bình an cả Linh Hồn và thân xác. Tôi cảm tạ Chúa những hôm trời nắng ráo hay những hôm trời âm u hay mưa gió. Nhìn chim chóc lượn bay trên nền trời, mây buông lơi lơ lững thật đẹp, cây cỏ chung quanh xanh tươi mát hay có những cây lá xác xơ cũng có những nét đẹp thiên nhiên của nó. Cảm tạ Chúa tất cả những gì là sinh động vật cùng sống trên trái đất giúp cho con người được sống tốt và thoải mái với sức sống của thiên nhiên.
Đến nơi sở làm tôi được gặp tất cả anh chị em tay bắt mặt mừng và chào hỏi nhau dù một nụ cười xem ra chẳng đáng chi nhưng tôi biết một trong những nụ cười của tôi cũng góp được một niềm vui nho nhỏ cho anh chị em, rồi thì nụ cười đó nó có được chuyền đến cho những ai nữa hay không thì tôi không được biết đến? Cảm tạ Chúa. Tôi cũng cảm tạ Chúa cho tôi có được những ngày buồn bực do anh chị em của tôi đem đến cho tôi. Có thế tôi mới hiểu được anh chị em tôi mỗi người là Chúa ban cho mỗi ý để cùng thông cảm mà sống chung vui với nhau, hầu học hỏi lẫn nhau để biết nhường nhịn, nhẫn nhục, chịu đựng, xí xoá, và tha thứ cho nhau. Cảm tạ Chúa.
Thông thường tôi xin với Chúa giúp tôi chớ giận ai quá 5 phút, bởi 5 phút mà giận người thì áp huyết có thể lên đến mức báo động và có cơ nguy làm tim ngừng đập. Nên tôi cũng xin anh chị em chớ giận ai quá 5 phút nhé! Bởi cái giận của mình bao giờ cũng là những hối tiếc sau này mà có thể sẽ đưa đến những hậu quả thật đáng tiếc xẩy ra cho người thân hay anh chị em của mình, mà người đau khổ trước tiên là mình vậy! Đừng để cho lòng giận hờn làm cho tâm hồn của mình nên khô cằn và khó cho anh chị em thương mến. Hãy luôn tìm đến anh chị em để ta được vui sống vì đó là điều ta cần. Không ai sống vui và khoẻ mạnh khi ta chọn sống một cuộc sống thui thủi một mình? Và không ai yêu Chúa được khi không tự tìm đến chung vui chia sẻ với anh chị em? Và đương nhiên Chúa cũng sẽ thật buồn vì ta bỏ rơi Chúa. Vì yêu Chúa là ta phải yêu anh chị em?
Trong ngày tôi thường nói chuyện một mình với Chúa. Có những khi tôi tìm tới Chúa của tôi nơi chỗ không được cung kính nhưng đó là nơi mà tôi chỉ có thể tìm được và là nơi kín đáo nhất để tôi có thể kể lể đủ điều cho Chúa tôi nghe ngay cả những khi nước mắt tức tưởi cũng được dâng lên cho Chúa tôi để Ngài an ủi và nhất là cho tôi mượn đôi tai của Ngài. Tôi không biết cuộc sống hằng ngày của những anh chị em khác ra sao, nhưng đối với tôi để sống với tất cả tấm lòng cho Chúa và cho mọi người thì thật không dễ chút nào.
Cảm tạ Chúa bởi Chúa đã, đang, và sẽ ban cho tất cả chúng con những gì cần cho Linh Hồn đời đời của chúng con, còn ngoài ra chẳng có gì đối với chúng con là quan trọng cả! Tất cả chỉ là phù vân nay còn mai mất và ra đi cũng chẳng đem theo được một thứ gì. Nguyện xin Chúa giúp chúng con sống từng ngày một không vì danh lợi thú trần gian, nhưng là vì cuộc sống vĩnh cửu mà muôn đời con và tất cả anh chị em nhân loại chúng con hằng ao ước và trông đợi.
Cảm tạ Chúa hằng luôn ban cho chúng con nhận biết tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa trong cuộc đời trần gian này và hạnh phúc cùng được sống với Ngài đến muôn tận cùng của đời sau. Amen.