Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:26 25/05/2011
N2T |
2. Thiên Chúa là Đấng công nghĩa, nhưng lại tràn đầy lương thiện nhân từ, không tùy tiện phạt con người; bởi vì Ngài biết sự mỏng dòn yếu đuối của chúng ta, và ghi nhớ chúng ta là cát bụi.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Thánh Phêrô Đoàn Văn Vân
Trầm Hương Thơ
06:57 25/05/2011
(Thầy Giảng Tử Đạo (Thầy Giảng Tử Đạo)
Sinh năm một bảy tám mươi (1780)
Tại làng Kẻ Bói tính người nết na
Kẻ Sông, Hà Nam sinh ra
Từ khi mới lớn vào cha giúp nhiều
Học hành chữ nghĩa sớm chiều
Vào trường học tiếp những điều tu thân
La Tinh học rất ân cần
Thêm đường tu đức lần lần tiến thăng
Hai lăm tuổi được lãnh bằng
Để làm Thầy giảng siêng năng giúp người
Về xứ Bầu Nọ vui tươi
Lo việc quản lý số người Nhà Chung
Thêm việc truyền Giáo đi cùng
Theo sát Linh Mục chập chùng lời rao
Bao năm trời giữa đồng bào
Trong ngoài qúy mến hơn bao nhiêu người
Đơn sơ kham khổ tươi cười
Với mình chay tịnh, với người rộng tay
Sống bao gương tốt lôi bày
Người người qúy mến kính thầy noi theo
Giúp đỡ những kẻ khó nghèo
Ủi an những kể đơn neo một mình
Dạy trẻ đẹp đẽ hương kinh
Sớm chiều công việc đẹp xinh giúp người
Bỗng đâu tiếng sét ngang trời
Lệnh vua cấm đạo quân thời bao vây
Bởi tên Tương, Hướng cáo bầy
Hai tên thua bạc bắt Thầy kiếm công
Tiền dân nộp thuế ruộng đồng
Hai tên cán bộ cúng không sòng bài
Không còn một cắc trong tay
Hai tên tìm đến mượn vay nơi Thầy
Thóc đâu cho chúng vay đây?
Nên chúng thù ghét bắt Thầy nộp quan
Vu là đạo trưởng cáo gian
Mong được phần thưởng quan ban cho nhiều
Quan thấy thầy già liêu xiêu
Tin là đạo trưởng kiếm nhiều tiền hơn
Bởi vì con nghiện đến cơn
Nếu không có thuốc như đờn đứt dây
Thầy già thây xác hao gầy
Bảy mươi bảy tuổi thân nầy ngán chi
Bốn tháng giam hãm còn gì
Trong tù Thầy cứ kiên trì hát kinh
Giảng rao đạo Chúa đẹp xinh
Cho tù cùng những tâm tình yêu thương
Quan ghép thầy tội chủ trương
Đúng là Đạo trưởng khám đường truyền rao
Thảo đơn kết án chuyển giao
Lên trên quan tỉnh giải vào Sơn Tây
Giam thêm hai tháng nơi đây
Quan điều tra mãi chẳng gây được gì
Trong tù Thầy bị khinh khi
Thiếu ăn thiếu uống còn gì là thân
Nhưng niềm tin Chúa ân cần
Bao nhiêu tra khảo một lần chẳng khai
Quan liền viết án mỉa mai
Hắn là Đạo Trưởng nhưng khai là Thầy
Trình vua Tự Đức tên nầy
Hắn là Đạo trưởng như vầy xử sao
Vua liền phê chuẩn ngay vào
Ban cho Đạo Trưởng nhát đao ân tình
Giáo dân nghe thấy phát kinh
Phêrô Vân cứ lặng thinh vui mừng
Đời gian khổ tới chỗ ngừng
Sự Thương sắp hết, Sự Mừng quang vinh
Hăm lăm tháng năm an bình (25.05.1857)
Bước chân anh dũng thật xinh để đời
Pháp trường cũng vừa đến nơi
Thầy xin vài phút thảnh thơi nguyện cầu
Dâng hồn dâng xác tươi mầu
Lưỡi đao chém xuống thấy đầu tung lên
Giữa tràng trống lệnh vang rền
Hồn thiêng thẳng tiến về bên Thánh Người
Gương Ngài kết bước đẹp tươi
Thời nay vẫn co lắm người bước theo
Mộ Ngài nơi xứ đạo nghèo
Nhà Thờ Bách Lộc luôn theo chân Ngài
Hôm nay đứng trước linh đài
Tỏa hương nhân đức miệt mài con theo
Quê Hương vẫn khổ vẫn nghèo
Vẫn còn bắt Đạo vẫn theo vô thần
Cầu xin Thánh Phêrô Vân
Hôm nay kính nhớ ân cần giúp cho
Đất nước mau được Tư Do
Dân Chủ Bác ái ấm no Công bình
Quê Hương thắm đậm hương kinh
Tự do hành đạo dân tình ước mong.
Ngày 25.05.2011 kính thánh Phêrô Đoàn Văn Vân
Ngài sinh năm 1780 tại làng Kẻ Bói, xứ Kể Sông, tỉnh Hà Nam
Tử Đạo ngày 25.05.1857 tại pháp trường Sơn Tây, sau được đưa về chôn trong nhà thờ xứ Bách Lộc cho tới nay.
ĐGH. Piô X tôn phong Ngài lên hàng Chân Phước ngày 02,05,1909
ĐGH. Gioan phaolô II kính Tôn Ngài lên hàng Hiển Thánh ngày 19.06.1988.
Yêu người, để người được sống và sống lại
PM. Cao Huy Hoàng
07:00 25/05/2011
Suy niệm Tin Mừng CN 6 PS A (Ga 14,15-21)
Chung quanh chúng ta và ngay trong chúng ta, còn có rất nhiều người không tin có Thiên Chúa, nhưng họ tin có Tình Yêu.
Họ cũng đang yêu, đang khát khao được yêu. Họ đang sống nhờ tình yêu vợ chồng, cha mẹ, anh em, bạn hữu, và cả tình yêu tha nhân cộng đồng. Họ không thể thiếu tình yêu, nhưng họ chưa nhận ra Thiên Chúa vì họ vẫn cho rằng tình yêu trong mỗi con người là một khả năng tự nhiên, một nhu cầu tự nhiên. Họ không hiểu được cội nguồn siêu nhiên của tình yêu là Thiên Chúa, và có thể, họ đã thể hiện cách yêu tự nhiên ở một cấp độ dưới bản tính con người.
Kitô hữu công giáo được Chúa Giêsu mạc khải cho biết cội nguồn của tình yêu là Thiên Chúa và thật là diễm phúc khi được tuyên tín mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Tình Yêu và là trung tâm của các mầu nhiệm khác. Lý trí con người không thể hiểu thấu mầu nhiệm, vì mầu nhiệm chỉ được hiểu thấu khi con người chấp nhận để chính mình tan hòa trong mầu nhiệm ấy: Hòa Tan Trong Tình Yêu Ba Ngôi.
Bài tin mừng hôm nay-trong diễn từ từ biệt của Chúa Giêsu, trước lúc vào cuộc thương khó- được Mẹ Giáo Hội đưa vào tin mừng phụng vụ chuẩn bị cho việc Chúa Giêsu về trời, cho thấy sự viên mãn của tình yêu Ba Ngôi đến mức tuyệt hảo. Nội dung bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đưa ra cho các tông đồ lời mời gọi tan hòa vào mầu nhiệm Ba Ngôi hơn là giải thích để hiểu được mầu nhiệm ấy. Đời sống và bản chất nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi được Chúa Giêsu ân cần bày tỏ trong lúc chuẩn bị rời bỏ các tông đồ, để các ông được tháp nhập vào mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các giới răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,15-16).
Lời tình tha thiết Chúa Giêsu muốn dặn dò các tông đồ là yêu mến và tuân giữ giới răn Người, để được Chúa Cha yêu thương và ban cho Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô tồn tại trong thế gian, và trong mỗi tâm hồn;
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô trở nên nguồn sống dồi dào và sống động cho giáo hội và cách riêng cho mỗi tâm hồn sẵn sàng đón nhận Ngài như Đấng Bảo Trợ cho ơn cứu rỗi của mình;
-sẽ làm cho chúng ta khi đón nhận Ngài, trở nên can đảm sống Lời Chúa Kitô và hiên ngang làm chứng cho Thiên Chúa Cha.
Vì “Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em”(Ga 14,17).
Ôi! Còn hạnh phúc nào bằng khi được sống trong tình yêu vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa: yêu như Chúa Giêsu yêu, dưới ánh sáng của Thánh Thần, để dìm mình trong tình yêu Thiên Chúa Cha. Còn hạnh phúc nào bằng khi tình yêu của Chúa Giêsu vẫn luôn liên tục, không gián đoạn, mà còn dồi dào hơn và kéo dài cho đến ngày Người lại đến: “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy"(Ga 14,20-21).
Tình yêu của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa thật tha thiết và Ngài tỏ bày tình yêu ấy cách trọn vẹn chu đáo cho các tông đồ, cùng là cho mỗi chúng ta hôm nay. Mỗi người được mời gọi tháp nhập vào mầu nhiệm Thiên Chúa qua việc Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người.
Nếu yêu mến Chúa Giêsu mà không tuân giữ điều răn của Người, thì không thể đón nhận thần khí, càng không thể đi vào huyền nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người là yêu như Người đã yêu: Yêu thương người khác để người khác được sống và được sống lại
Nếu tình yêu của chúng ta là động lực để người khác sống được chỉ ở đời nầy mà thôi, thì ấy chưa phải là tình yêu của Chúa Giêsu.
Việc bác ái đối với tha nhân nếu chỉ dừng lại ở việc xây cái nhà tình nghĩa, giúp đồng vốn vượt khó, giúp xóa nợ lâu năm… thì có thể nói, cũng chưa phải là việc bác ái Kitô giáo đúng nghĩa.
Tình yêu Chúa Giêsu đòi hỏi vượt xa hơn thế nữa: yêu người để người được sống và được phục sinh. Vì thế, làm cho người khác có một cuộc sống mới, cuộc sống bình an thánh thiện, cuộc sống phục sinh ngay ở đời nầy là tiêu chuẩn của tình yêu và việc bác ái mà Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện.
Rất tiếc, ở những đất nước đang sống trong một nền-giáo-dục-không-Thiên-Chúa, con người cũng có tình yêu, tình yêu cũng được giáo dục, nhưng là loại tình yêu tự nhiên dừng lại ở những gì cho nhau ở đời nầy, và hầu như không màng đến cái chung cuộc ở đời sau.
Thế hệ trẻ được giáo dục yêu nhau như người lớn đã yêu, và đã chết, không cần biết đi về đâu, miễn là đã yêu và đã sống thoải mái trong cuộc đời nầy.
Tình yêu ấy, cách yêu ấy không phải là cách yêu của Chúa Giêsu, vì không bắt nguồn từ Thiên Chúa và càng không thể nào dẫn đến sự tan hòa trong cội nguồn tình yêu là Ba Ngôi Thiên Chúa, để tình yêu ấy sống, và sống mãi muôn đời.
Để gia đình được sống trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, vợ chồng không chỉ yêu thương tôn trọng chung thủy và lo lắng cho nhau sống hạnh phúc đời nầy; cha mẹ không chỉ hy sinh lo cho con cái có cái ăn, cái mặc, cái chữ…mà còn lo cả nhà sum họp trên nước trời, về với tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Yêu như Chúa Giêsu là làm cho người khác sống và sống lại.
Giữa xã hội tôn thờ vật chất ngày nay, đây là một thách thức không nhỏ.
Giữa nền giáo dục loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng trí con người, đây là một thách thức không nhỏ.
Nhận định của Ban Giáo Lý GP. Qui nhơn: “Không còn trường Công Giáo. Xuất thân từ trường nhà nước, các bạn trẻ từ 40 tuổi trở xuống đã được trang bị những cái nhìn về Thiên Chúa, về con người, về vũ trụ, về lịch sử, về xã hội và về cuộc sống rất khác với cái nhìn Kitô giáo” làm cho những người làm cha mẹ phải nghĩ đến vế thứ hai của tình yêu Chúa Giêsu “yêu làm cho người khác phục sinh”.
Người khác ấy chính là người bạn đời, con cái mình, trước tiên. Không chỉ người trẻ, mà có cả người lớn, cũng cần nhìn lại thực trạng đau lòng nầy: người ta cũng đang yêu,
-nhưng là tình yêu đưa nhau vào hố thẳm của tội lỗi, của sự chết ngàn thu;
-nhưng là tình yêu vun quén cho chính mình, cho tập đoàn mình, cho những người đồng tình, đồng phe, đồng đảng với mình những mối lợi mối mọt có thể gặm nhấm, những kho tàng không có sức phục sinh;
-nhưng là tình yêu thỏa mãn những thú tính….
Tình yêu phải là hoa quả của việc kết hiệp bản thân với Thiên Chúa, tiến đến việc giúp nhau nên thánh thiện nhờ việc tuân giữ toàn bộ Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng, để được chiếm hữu tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa, để được sum họp với nhau một nhà ở đời sau, ấy mới là tình yêu của một nền giáo dục Kitô Giáo, tình yêu mà Chúa Giêsu tha thiết dặn dò trên trang Tin Mừng hôm nay.
Trở lại với trào lưu có tình yêu mà không tin có Thiên Chúa, và qua những suy tư trên đây, chúng ta có thể thấy được một âm mưu của thế lực chống lại Thiên Chúa là dùng chính tình yêu làm nhãn hiệu cho một công cuộc thoái hóa, hoặc chống lại tình yêu đích thực. Sự rạn nứt nội tại nơi tâm hồn các tín hữu bắt nguồn từ tình yêu dành cho thế gian, vật chất nhiều hơn dành cho Thiên Chúa và dần dần lề luật của Thiên Chúa, lời dạy của Tin Mừng, bóng dáng của Thiên Chúa cũng mờ dần trong tâm trí họ-mờ dần rồi biến mất lúc nào không hay biết.
Vì thế, việc chân thành khao khát sống kết hiệp với Chúa Giêsu, giữ Lời Chúa dạy trong Tin Mừng làm mực thước, rước lấy Thánh Thể Chúa làm sức sống thiêng liêng mới là bảo đảm cho phần rỗi chúng ta và bảo đảm cho việc thực hiện các điều răn Chúa dạy, nhất là đức ái. Nói một cách khác, trước khi yêu người như Chúa muốn, hẳn chúng ta phải yêu Chúa để sống và yêu được như Chúa yêu, thì tình yêu cho đi, thì việc thực hiện các điều răn của Chúa mới thực mang lại cho chúng ta một giá trị cao cả: sống trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Yêu mến Chúa Giêsu để nên thánh: chiếm hữu được Thiên Chúa.
Tuân giữ điều răn Chúa: giúp cho người khác nên thánh, giúp cho người khác chiếm hữu được Thiên Chúa.
Nếu không, hãy coi chừng tình yêu và việc bác ái của ta lại rơi vào kế hoạch của những giả dối, dẫn đến cái vô ích cho mình và cho tha nhân.
Lạy Chúa, chúng con thật diễm phúc được Chúa Giêsu dạy cho chúng con cách sống yêu, để cuộc đời chúng con nên một chuỗi ngày hạnh phúc. Vì khi sống yêu, là chúng con sống trong mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa chí ái. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người dạy để Lời Mạc Khải, Lời Tỏ Tình Thiên Chúa của Người không trở nên uổng phí cho phần rỗi chúng con. A men.
Chung quanh chúng ta và ngay trong chúng ta, còn có rất nhiều người không tin có Thiên Chúa, nhưng họ tin có Tình Yêu.
Họ cũng đang yêu, đang khát khao được yêu. Họ đang sống nhờ tình yêu vợ chồng, cha mẹ, anh em, bạn hữu, và cả tình yêu tha nhân cộng đồng. Họ không thể thiếu tình yêu, nhưng họ chưa nhận ra Thiên Chúa vì họ vẫn cho rằng tình yêu trong mỗi con người là một khả năng tự nhiên, một nhu cầu tự nhiên. Họ không hiểu được cội nguồn siêu nhiên của tình yêu là Thiên Chúa, và có thể, họ đã thể hiện cách yêu tự nhiên ở một cấp độ dưới bản tính con người.
Kitô hữu công giáo được Chúa Giêsu mạc khải cho biết cội nguồn của tình yêu là Thiên Chúa và thật là diễm phúc khi được tuyên tín mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm Tình Yêu và là trung tâm của các mầu nhiệm khác. Lý trí con người không thể hiểu thấu mầu nhiệm, vì mầu nhiệm chỉ được hiểu thấu khi con người chấp nhận để chính mình tan hòa trong mầu nhiệm ấy: Hòa Tan Trong Tình Yêu Ba Ngôi.
Bài tin mừng hôm nay-trong diễn từ từ biệt của Chúa Giêsu, trước lúc vào cuộc thương khó- được Mẹ Giáo Hội đưa vào tin mừng phụng vụ chuẩn bị cho việc Chúa Giêsu về trời, cho thấy sự viên mãn của tình yêu Ba Ngôi đến mức tuyệt hảo. Nội dung bài Tin Mừng, Chúa Giêsu đưa ra cho các tông đồ lời mời gọi tan hòa vào mầu nhiệm Ba Ngôi hơn là giải thích để hiểu được mầu nhiệm ấy. Đời sống và bản chất nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi được Chúa Giêsu ân cần bày tỏ trong lúc chuẩn bị rời bỏ các tông đồ, để các ông được tháp nhập vào mầu nhiệm của chính Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa: "Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các giới răn của Thầy. Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Ðấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi”(Ga 14,15-16).
Lời tình tha thiết Chúa Giêsu muốn dặn dò các tông đồ là yêu mến và tuân giữ giới răn Người, để được Chúa Cha yêu thương và ban cho Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô tồn tại trong thế gian, và trong mỗi tâm hồn;
-sẽ làm cho Lời Chúa Kitô trở nên nguồn sống dồi dào và sống động cho giáo hội và cách riêng cho mỗi tâm hồn sẵn sàng đón nhận Ngài như Đấng Bảo Trợ cho ơn cứu rỗi của mình;
-sẽ làm cho chúng ta khi đón nhận Ngài, trở nên can đảm sống Lời Chúa Kitô và hiên ngang làm chứng cho Thiên Chúa Cha.
Vì “Ðó là Thần Khí sự thật, Ðấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em”(Ga 14,17).
Ôi! Còn hạnh phúc nào bằng khi được sống trong tình yêu vô biên của Ba Ngôi Thiên Chúa: yêu như Chúa Giêsu yêu, dưới ánh sáng của Thánh Thần, để dìm mình trong tình yêu Thiên Chúa Cha. Còn hạnh phúc nào bằng khi tình yêu của Chúa Giêsu vẫn luôn liên tục, không gián đoạn, mà còn dồi dào hơn và kéo dài cho đến ngày Người lại đến: “Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy"(Ga 14,20-21).
Tình yêu của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Thiên Chúa thật tha thiết và Ngài tỏ bày tình yêu ấy cách trọn vẹn chu đáo cho các tông đồ, cùng là cho mỗi chúng ta hôm nay. Mỗi người được mời gọi tháp nhập vào mầu nhiệm Thiên Chúa qua việc Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người.
Nếu yêu mến Chúa Giêsu mà không tuân giữ điều răn của Người, thì không thể đón nhận thần khí, càng không thể đi vào huyền nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Cha.
Yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người là yêu như Người đã yêu: Yêu thương người khác để người khác được sống và được sống lại
Nếu tình yêu của chúng ta là động lực để người khác sống được chỉ ở đời nầy mà thôi, thì ấy chưa phải là tình yêu của Chúa Giêsu.
Việc bác ái đối với tha nhân nếu chỉ dừng lại ở việc xây cái nhà tình nghĩa, giúp đồng vốn vượt khó, giúp xóa nợ lâu năm… thì có thể nói, cũng chưa phải là việc bác ái Kitô giáo đúng nghĩa.
Tình yêu Chúa Giêsu đòi hỏi vượt xa hơn thế nữa: yêu người để người được sống và được phục sinh. Vì thế, làm cho người khác có một cuộc sống mới, cuộc sống bình an thánh thiện, cuộc sống phục sinh ngay ở đời nầy là tiêu chuẩn của tình yêu và việc bác ái mà Chúa Giêsu muốn chúng ta thực hiện.
Rất tiếc, ở những đất nước đang sống trong một nền-giáo-dục-không-Thiên-Chúa, con người cũng có tình yêu, tình yêu cũng được giáo dục, nhưng là loại tình yêu tự nhiên dừng lại ở những gì cho nhau ở đời nầy, và hầu như không màng đến cái chung cuộc ở đời sau.
Thế hệ trẻ được giáo dục yêu nhau như người lớn đã yêu, và đã chết, không cần biết đi về đâu, miễn là đã yêu và đã sống thoải mái trong cuộc đời nầy.
Tình yêu ấy, cách yêu ấy không phải là cách yêu của Chúa Giêsu, vì không bắt nguồn từ Thiên Chúa và càng không thể nào dẫn đến sự tan hòa trong cội nguồn tình yêu là Ba Ngôi Thiên Chúa, để tình yêu ấy sống, và sống mãi muôn đời.
Để gia đình được sống trong tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa, vợ chồng không chỉ yêu thương tôn trọng chung thủy và lo lắng cho nhau sống hạnh phúc đời nầy; cha mẹ không chỉ hy sinh lo cho con cái có cái ăn, cái mặc, cái chữ…mà còn lo cả nhà sum họp trên nước trời, về với tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa. Yêu như Chúa Giêsu là làm cho người khác sống và sống lại.
Giữa xã hội tôn thờ vật chất ngày nay, đây là một thách thức không nhỏ.
Giữa nền giáo dục loại trừ Thiên Chúa ra khỏi lòng trí con người, đây là một thách thức không nhỏ.
Nhận định của Ban Giáo Lý GP. Qui nhơn: “Không còn trường Công Giáo. Xuất thân từ trường nhà nước, các bạn trẻ từ 40 tuổi trở xuống đã được trang bị những cái nhìn về Thiên Chúa, về con người, về vũ trụ, về lịch sử, về xã hội và về cuộc sống rất khác với cái nhìn Kitô giáo” làm cho những người làm cha mẹ phải nghĩ đến vế thứ hai của tình yêu Chúa Giêsu “yêu làm cho người khác phục sinh”.
Người khác ấy chính là người bạn đời, con cái mình, trước tiên. Không chỉ người trẻ, mà có cả người lớn, cũng cần nhìn lại thực trạng đau lòng nầy: người ta cũng đang yêu,
-nhưng là tình yêu đưa nhau vào hố thẳm của tội lỗi, của sự chết ngàn thu;
-nhưng là tình yêu vun quén cho chính mình, cho tập đoàn mình, cho những người đồng tình, đồng phe, đồng đảng với mình những mối lợi mối mọt có thể gặm nhấm, những kho tàng không có sức phục sinh;
-nhưng là tình yêu thỏa mãn những thú tính….
Tình yêu phải là hoa quả của việc kết hiệp bản thân với Thiên Chúa, tiến đến việc giúp nhau nên thánh thiện nhờ việc tuân giữ toàn bộ Lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng, để được chiếm hữu tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa, để được sum họp với nhau một nhà ở đời sau, ấy mới là tình yêu của một nền giáo dục Kitô Giáo, tình yêu mà Chúa Giêsu tha thiết dặn dò trên trang Tin Mừng hôm nay.
Trở lại với trào lưu có tình yêu mà không tin có Thiên Chúa, và qua những suy tư trên đây, chúng ta có thể thấy được một âm mưu của thế lực chống lại Thiên Chúa là dùng chính tình yêu làm nhãn hiệu cho một công cuộc thoái hóa, hoặc chống lại tình yêu đích thực. Sự rạn nứt nội tại nơi tâm hồn các tín hữu bắt nguồn từ tình yêu dành cho thế gian, vật chất nhiều hơn dành cho Thiên Chúa và dần dần lề luật của Thiên Chúa, lời dạy của Tin Mừng, bóng dáng của Thiên Chúa cũng mờ dần trong tâm trí họ-mờ dần rồi biến mất lúc nào không hay biết.
Vì thế, việc chân thành khao khát sống kết hiệp với Chúa Giêsu, giữ Lời Chúa dạy trong Tin Mừng làm mực thước, rước lấy Thánh Thể Chúa làm sức sống thiêng liêng mới là bảo đảm cho phần rỗi chúng ta và bảo đảm cho việc thực hiện các điều răn Chúa dạy, nhất là đức ái. Nói một cách khác, trước khi yêu người như Chúa muốn, hẳn chúng ta phải yêu Chúa để sống và yêu được như Chúa yêu, thì tình yêu cho đi, thì việc thực hiện các điều răn của Chúa mới thực mang lại cho chúng ta một giá trị cao cả: sống trong mầu nhiệm tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Yêu mến Chúa Giêsu để nên thánh: chiếm hữu được Thiên Chúa.
Tuân giữ điều răn Chúa: giúp cho người khác nên thánh, giúp cho người khác chiếm hữu được Thiên Chúa.
Nếu không, hãy coi chừng tình yêu và việc bác ái của ta lại rơi vào kế hoạch của những giả dối, dẫn đến cái vô ích cho mình và cho tha nhân.
Lạy Chúa, chúng con thật diễm phúc được Chúa Giêsu dạy cho chúng con cách sống yêu, để cuộc đời chúng con nên một chuỗi ngày hạnh phúc. Vì khi sống yêu, là chúng con sống trong mầu nhiệm tình yêu của Ba Ngôi Thiên Chúa chí ái. Xin cho chúng con biết yêu mến Chúa Giêsu và tuân giữ điều răn Người dạy để Lời Mạc Khải, Lời Tỏ Tình Thiên Chúa của Người không trở nên uổng phí cho phần rỗi chúng con. A men.
Dưới tác động Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:02 25/05/2011
Chúa Nhật 6 Phục sinh A
Suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ. Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Công vụ Tông đồ muốn trình bày Chúa Giêsu là người Tôi Tớ mà Isaia đã loan báo, là Đấng Kitô đến đem ơn cứu rỗi cho tât cả mọi người nhờ sự chết và sống lại của Ngài. Các Tông đồ là những chứng nhân trực tiếp được Ngài trao sứ mệnh đi rao giảng và làm chứng. Vâng lệnh Chúa truyền, các Tông đồ đã nhiệt thành rao giảng và làm chứng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ duy nhất và phổ quát. Các ông kêu gọi mọi người hãy tin và trở lại để lãnh nhận phép Thánh tẩy hầu được tha thứ tội lỗi và bước đi trên con đường cứu rỗi nhờ vào các ân huệ Thần khí.
Được các Tông đồ dạy dỗ và hướng dẫn, những Kitô hữu làm thành một cộng đoàn hiệp nhất bằng mối dây tình yêu, sự cầu nguyện, việc bẻ bánh và cuộc sống vui tươi giữa trăm chiều thử thách. Họ làm thành Giáo hội của Chúa Kitô, Dân mới của Thiên Chúa, thừa hưởng và hoàn thành những gì đã được trao cho dân cũ là Israel.
Lý tưởng của cộng đoàn: kiên trì nghe lời dạy của các Tông đồ (2,42), sống hiệp thông huynh đệ (2,44), hiệp nhất với nhau: một tấm lòng, một linh hồn (4,32), sống sự chia sẻ vật chất (2,44), hiệp thông trong bẻ bánh (2,42). Cộng đoàn được đặt dưới sự hướng dẫn và trách nhiệm của các Tông đồ, nhóm 7 phó tế, các Niên trưởng được các Tông đồ cắt đặt (14,23) và các ngôn sứ được Thánh Thần linh hứng để dạy dỗ, khuyên nhủ và khích lệ (11,27; 15,32).
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma, phải đối diện với ba thách đố lớn là Dothái giáo, chính trị Rôma và triết học Hylạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Dothái giáo, hội nhập vào triết học Hylạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng"
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu".
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng. Đoạn sách Công Vụ Tông Đồ của Chúa Nhật hôm nay kể lại vị sứ giả đầu tiên đã mang Tin Mừng đến cho người ngoại giáo, đó là người Dothái nói tiếng Hylạp, phó tế Philipphê. Ngài tới thủ đô Samari rao giảng làm phép lạ, chữa lành nhiều bệnh tật. Người ta vui mừng đón nhận và xin theo Đạo (Cv 8, 5-8). Sau khi xứ Samari được đón nhận Tin Mừng, các Tông Đồ đã cử Phêrô và Gioan đến cũng cố Niềm Tin cho các tân tòng (Cv 8, 14-24).
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc, họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh, những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần, trong mọi thử thách Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ, trong mọi biến cố đau thương luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa, thế nhưng những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, bùng nổ thông tin, toàn cầu hoá... Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do".
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.
Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?
Lời Chúa hôm nay chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26).
Khi người tín hữu chúng ta được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người tín hữu làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa. “Trong tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại Việt Nam cần xác tín và sống đúng với căn tính của mình, củng cố sự hiệp thông, phát huy nhiệt tình truyền giáo, để chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ của Đức Kitô trên đất nước này”. (Thư Chung 2010, số 9).
Ở đâu có Thần Khí là ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống, Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ" Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
Suốt các Chúa Nhật Phục Sinh, các bài đọc 1 được trích trong sách Công Vụ Tông Đồ. Một nhà chú giải Thánh Kinh đã gợi hứng đổi Công Vụ Tông Đồ thành Công Vụ của Chúa Thánh Thần. Bốn sách Tin Mừng là Phúc Âm của Chúa Giêsu, còn Công Vụ Tông Đồ chính là Phúc Âm của Chúa Thánh Thần.
Công vụ Tông đồ muốn trình bày Chúa Giêsu là người Tôi Tớ mà Isaia đã loan báo, là Đấng Kitô đến đem ơn cứu rỗi cho tât cả mọi người nhờ sự chết và sống lại của Ngài. Các Tông đồ là những chứng nhân trực tiếp được Ngài trao sứ mệnh đi rao giảng và làm chứng. Vâng lệnh Chúa truyền, các Tông đồ đã nhiệt thành rao giảng và làm chứng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ duy nhất và phổ quát. Các ông kêu gọi mọi người hãy tin và trở lại để lãnh nhận phép Thánh tẩy hầu được tha thứ tội lỗi và bước đi trên con đường cứu rỗi nhờ vào các ân huệ Thần khí.
Được các Tông đồ dạy dỗ và hướng dẫn, những Kitô hữu làm thành một cộng đoàn hiệp nhất bằng mối dây tình yêu, sự cầu nguyện, việc bẻ bánh và cuộc sống vui tươi giữa trăm chiều thử thách. Họ làm thành Giáo hội của Chúa Kitô, Dân mới của Thiên Chúa, thừa hưởng và hoàn thành những gì đã được trao cho dân cũ là Israel.
Lý tưởng của cộng đoàn: kiên trì nghe lời dạy của các Tông đồ (2,42), sống hiệp thông huynh đệ (2,44), hiệp nhất với nhau: một tấm lòng, một linh hồn (4,32), sống sự chia sẻ vật chất (2,44), hiệp thông trong bẻ bánh (2,42). Cộng đoàn được đặt dưới sự hướng dẫn và trách nhiệm của các Tông đồ, nhóm 7 phó tế, các Niên trưởng được các Tông đồ cắt đặt (14,23) và các ngôn sứ được Thánh Thần linh hứng để dạy dỗ, khuyên nhủ và khích lệ (11,27; 15,32).
Sách Công Vụ Tông Đồ là một trong những tài liệu lịch sử quý giá nhất của Thánh Kinh. Đó là lịch sử hiện hữu duy nhất của Kitô giáo được viết ra trước thế kỷ thứ III. Nhờ đó chúng ta biết rõ sự lớn dậy của Kitô giáo ở Palestina hay về công cuộc Truyền Giáo tại Syria, Tiểu Á, Hylạp và Rôma. Bình minh của một kỷ nguyên mới bắt đầu ló dạng.
Giáo Hội đã sống tuổi thanh xuân của mình giữa lòng Đế quốc Rôma, phải đối diện với ba thách đố lớn là Dothái giáo, chính trị Rôma và triết học Hylạp. Giáo Hội phải bung ra khỏi Dothái giáo, hội nhập vào triết học Hylạp để lan rộng trên toàn đế quốc Rôma. Chỉ với những người dân chài Galilê ít học, chỉ với một Phaolô nhiệt thành, thế mà Giáo Hội lớn mạnh không ngừng trước bao thử thách thời đại.
Chính Chúa Thánh Thần đã không ngừng dẫn dắt Giáo Hội. Đúng như lời Thánh Irênê đã nói: "Ở đâu có Thánh Linh của Đức Kitô ở đó có Hội Thánh. Ở đâu có Hội Thánh ở đó có Thánh linh và ân sủng"
Sách Công Vụ Tông Đồ trình bày lịch sử dưới ánh sáng đức tin. Sau khi Phó tế Stêphanô bị ném đá thì khởi đầu cuộc bắt bớ rộng lớn chống Giáo Hội ở Giêrusalem. Cộng đoàn Kitô hữu ở đây bị phân tán, nhiều tín hữu thoát khỏi đô thị đi tìm nơi ẩn náu. Họ đi tới đâu là rao giảng Tin Mừng tại đó. Chính đây là lúc câu nói thời danh của văn hào Tertuliano được ứng nghiệm "Máu các Thánh Tử Đạo là hạt giống làm nảy sinh các Kitô hữu".
Các cộng đoàn Diaspora được thành lập. Họ hội nhập vào văn hoá địa phương để rao giảng Tin Mừng. Đoạn sách Công Vụ Tông Đồ của Chúa Nhật hôm nay kể lại vị sứ giả đầu tiên đã mang Tin Mừng đến cho người ngoại giáo, đó là người Dothái nói tiếng Hylạp, phó tế Philipphê. Ngài tới thủ đô Samari rao giảng làm phép lạ, chữa lành nhiều bệnh tật. Người ta vui mừng đón nhận và xin theo Đạo (Cv 8, 5-8). Sau khi xứ Samari được đón nhận Tin Mừng, các Tông Đồ đã cử Phêrô và Gioan đến cũng cố Niềm Tin cho các tân tòng (Cv 8, 14-24).
Kinh nghiệm sống đức tin của cộng đoàn tín hữu sơ khai là bài học quý giá cho chúng ta. Họ bị nhận chìm trong gian truân thử thách, nhưng chính lúc ấy họ cảm nhận sự hiện diện và hoạt động mãnh liệt của Chúa Thánh Thần. Như ngọn gió cuốn bay những hạt giống để rồi hạt giống lại gieo mầm sống mới ở nơi khác, ngọn gió Chúa Thánh Thần qua những cơn bách hại cũng mang lại những hiệu qủa lạ lùng. Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, càng bị bách hại Giáo Hội càng lớn mạnh không ngừng.
Đọc lại lịch sử Giáo Hội Việt Nam, sau sắc dụ cấm đạo của vua Cảnh Thịnh, các cuộc bắt đạo gay gắt khiến cho những người tín hữu ở các vùng Quảng Trị, Cổ Vưu, Thạch Hãn, Hạnh Hoa chạy vào rừng núi La Vang để trốn tránh. Đức Mẹ đã hiện ra an ủi, trợ giúp. La Vang đã trở thành trung tâm hành hương của Giáo Hội Việt Nam. Các chỉ dụ cấm đạo dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức đã phân tán các cộng đoàn Kitô hữu. Họ xuôi vào Nam trốn tránh, đến vùng đất mới, rừng thiêng nước độc, họ khai khẩn điền địa và lập nên những cộng đoàn mới. Nhờ đó, khi các vị Thừa Sai đến Truyền Giáo, hạt giống Đức Tin được nảy mầm và phát triển nhanh chóng.
Như hạt giống gieo xuống đất và chờ đợi, những cơn mưa đầu mùa tuôn đổ, hạt giống âm thầm đón nhận sức sống, nảy mầm, bén rễ, lớn nhanh, những cộng đoàn tín hữu đang sống đức tin thầm lặng đã gặp được các chủ chăn nên lớn mạnh và nhiều giáo xứ đã được thành lập. Chỉ trong nhãn giới đức tin, chúng ta mới nhận ra sức tác động mãnh liệt Chúa Thánh Thần, trong mọi thử thách Giáo Hội luôn có Chúa Thánh Thần nâng đỡ, trong mọi biến cố đau thương luôn có Chúa Thánh Thần an ủi dẫn dắt. Mỗi biến cố xảy đến trong cuộc đời đều là lời mời gọi, lời nhắn nhũ, lời cảnh báo. Đi tìm Thánh Ý Chúa, con người cần biết giải mã các biến cố ấy trong ánh sáng đức tin.
Ngày nay, có lẽ không còn những cơn bắt bớ và bách hại như xưa, thế nhưng những gian nan, những thử thách vẫn không thiếu trong đời sống đức tin. Thời đại hôm nay là thời đại xẻ núi lấp sông, vượt trùng dương, chinh phục không gian, bùng nổ thông tin, toàn cầu hoá... Nhưng xã hội hôm nay đang bị tục hoá với muôn ngàn cám dỗ ngọt ngào tinh vi của ma quỹ. Xã hội đang đánh mất chiều kích siêu hình, không còn cảm thức về tội lỗi. Giáo Hội phải đối diện với một xã hội mà như triết gia hiện sinh Jean Paul Sartre đã nói: "Thiên Chúa phải chết để cho con người được tự do".
Người ta đang xây dựng một xã hội không có Thiên Chúa, tôn giáo bị tách ra khỏi xã hội. Con người mãi mê chạy theo lối sống hưởng thụ thực dụng, cá nhân chủ nghĩa.
Như thế người Kitô hữu phải sống và diễn tả niềm tin của mình như thế nào đây?
Lời Chúa hôm nay chiếu ánh sáng soi đường. Chúa Giêsu đã loan báo: "Đấng Phù Trợ là Thánh Thần, mà Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, chính Người sẽ dạy các con mọi điều, và sẽ nhắc nhở cho các con tất cả những gì Thầy đã nói với các con" (Ga 14, 26).
Khi người tín hữu chúng ta được Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thiêng trong đời, chúng ta sẽ yêu mến Chúa, được Chúa Cha và Chúa Giêsu ngự đến trong tâm hồn (Ga 14,21), được Chúa ban sự bình an tuyệt vời, bình an không như thế gian ban tặng (Ga 14,27). Chúa Thánh Thần chính là chìa khoá mở ra cuộc sống mới trong Đức Kitô. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, người tín hữu làm được mọi sự trong ân sủng Đức Kitô. Chúa Thánh Thần giúp chúng ta sống Tin Mừng, vượt qua các thách đố thời đại như cộng đoàn tín hữu sơ khai đã vượt qua mọi trở ngại để loan báo và mở rộng Nước Chúa. “Trong tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội tại Việt Nam cần xác tín và sống đúng với căn tính của mình, củng cố sự hiệp thông, phát huy nhiệt tình truyền giáo, để chu toàn sứ vụ yêu thương và phục vụ của Đức Kitô trên đất nước này”. (Thư Chung 2010, số 9).
Ở đâu có Thần Khí là ở đó bừng lên niềm vui. Mùa xuân làm cho vạn vật bừng dậy màu xanh sự sống, Thần Khí làm cho mọi tâm hồn tràn đầy sức sống mới. Gioan Tẩy Giả "nhảy mừng trong lòng mẹ" Đức Maria hát lên bài ca Magnificat. Các Mục đồng hớn hở đi Bêlem. CácTông Đồ trở nên những con người mới. Các Thánh Tử Đạo hiên ngang tiến ra pháp trường. Và chúng ta cũng được trở nên con cái Thiên Chúa, sống chứng nhân cho tình yêu, can đảm loan báo Tin Mừng Phục Sinh trên mọi nẻo đường phục vụ.
Yêu mến và giữ lời Chúa
Giuse Đinh Lập Liễm
07:08 25/05/2011
CHÚA NHẬT 6 PHỤC SINH A
+++
A. DẪN NHẬP
Thi sĩ Xuân Diệu nói: ”Đố ai định nghĩa được tình yêu”. Đúng thế, cho đến nay chúng ta chưa có được một câu định nghĩa nào về tình yêu khả dĩ có thể bao hàm được mọi khía cạnh của tình yêu.
Thi sĩ Hồ Dzếnh cũng chỉ nói được như thế:
Yêu là khó nói cho xuôi,
Bởi ai hiểu được sao trời lại xanh”.
Thánh Gioan cũng chỉ có thể nói:”Căn cứ vào điều này, chúng ta biết tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 13,7).
Đức Giêsu chỉ khuyên người ta yêu nhau mà không hề định nghĩa tình yêu là gì, vì Ngài không muốn dùng đến những từ ngữ hay những tư tưởng trừu tượng mà chỉ khuyên người ta thực hành tình yêu thôi.
Với những lời tạ từ trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu chỉ dùng những lời thân tình mà khuyên các môn đệ:”Nếu các con yêu mến Thầy, các con hãy giữ các điều răn của Thầy”(Ga 14,15). Nói như thế, Đức Giêsu không chấp nhận một thứ tình yêu trừu tượng, mông lung, hoa mỹ hoặc văn vẻ như trong tiểu thuyết, thi ca hay trong các nghệ thuật thứ bảy. Ngài muốn một tình yêu sinh động và cụ thể đối với Ngài và đối với nhau. Theo đó, tình yêu của chúng ta đối với Ngài là vâng phục theo đường lối của Chúa, tức là tuân giữ các điều răn Ngài truyền, vì chính Ngài đã yêu mến Chúa Cha bằng cách vâng phục và thi hành mệnh lệnh của Cha Ngài (Ga 15,10).
Kitô hữu đích thực là dồn tất cả tham vọng của mình vào việc mô phỏng theo Đức Kitô. Người ta thường nói:”Kitô hữu, đó là Đức Kitô khác: “Alter Christus”. Không có định nghĩa nào chính xác và hay đẹp hơn. Khi đã theo Đức Kitô thì phải đi theo con đường khổ giá mà Ngài đã đi. Tuân theo thánh ý Chúa và giữ các điều răn của Đức Kitô là đang đi trên con đường khổ giá và con đường này sẽ dẫn chúng ta đến vinh quang.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 8,5-8.14-17
Các tín hữu của cộng đoàn Giêrusalem bị các người Do thái bách hại đã lánh sang vùng Samaria của dân ngoại. Thầy phó tế Philipphê được sai đến rao giảng Tin Mừng. Dân chúng hoan hỉ đón nhận Tin Mừng này, và tiếng tăm đã đồn đến tai các Tông đồ. Các ngài liền cử ông Phêrô và Gioan đến đặt tay ban Thánh Thần cho họ vì họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu.
+ Bài đọc 2: 1Pr 3,15-18
Thánh Phêrô gửi thư cho các tín hữu đang bị bách hại vì đạo Chúa để chỉ dạy cho họ cách thức thể hiện niềm tin và hy vọng của mình trước mặt lương dân. Người ta sẽ chất vấn về niềm tin của họ, thì phải trả lời cho họ bằng hai cách sau đây:
a) Hãy trả lời cho họ bằng những lời lẽ ôn hòa và trong sự kính trọng.
b) Hãy ăn ở công minh chính trực khiến cho những kẻ bách hại phải xấu hổ vì đã bách hại.
+ Bài Tin Mừng: Ga 14,15-21
Đức Giêsu biết trước việc Ngài ra đi sẽ làm cho các môn đệ xao xuyến nên trước khi đi vào cuộc tử nạn, đã yên ủi các ông một cách chân tình. Ngài khuyên các ông hãy yên tâm vì Ngài không để các ông sống chơ vơ như những đứa con mồ côi đâu, Ngài sẽ sai Đấng Phù trợ khác đến ở với họ luôn mãi. Đấng Phù trợ khác mà Chúa Cha sẽ ban cho đây, chính là Chúa Thánh Thần mà các ông sẽ được lãnh nhận vào dịp lễ Ngũ tuần. Chúa Thánh Thần sẽ làm cho các Tông đồ yêu mến Chúa và thi hành lời Ngài dạy.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Yêu nhau trăm sự chẳng nề
I NHỮNG LỜI NHẮN NHỦ THÂN TÌNH
Trong bữa Tiệc ly, sau khi truyền cho các môn đệ phải yêu mến nhau và đặt việc yêu mến nhau như là dấu chỉ để mọi người nhận ra họ là môn đệ đối với Ngài. Mở đầu đọan trích Tin mừng hôm nay theo thánh Gioan, Đức Giêsu nói:”Nếu các con yêu mến Thầy thì các con sẽ tuân giữ mệnh lệnh Thầy”(Ga 14,15).
Việc yêu mến đó được Đức Giêsu liên kết với việc tuân giữ và thực hành Lời Chúa. Những ai yêu mến Đức Giêsu và giữ Lời Ngài sẽ được ở trong cộng đồng tình yêu của Thiên Chúa:”Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ ra cho người ấy biết Thầy”(Ga 14,21).
Ở đây cho thấy Đức Giêsu không chấp nhận một thứ tình yêu trừu tượng, chỉ bằng tình cảm mông lung, Ngài chủ trương một thứ tình yêu sống động và được biểu lộ trong sự tuân phục theo đường lối của Chúa, tức là tuân giữ các giới răn Ngài truyền. Chính Đức Giêsu cũng đã yêu mến Chúa Cha bằng cách giữ các lệnh truyền của Chúa Cha (x. Ga 15,10).
Lúc này, chắc các môn đệ đã cảm nhận được những việc sắp xẩy ra. Họ hẳn đã cảm nhận được chuyện bi thảm đang tới gần. Nhưng Đức Giêsu đã yên ủi họ:”Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng bầu chữa khác đến với các con luôn mãi… Thầy không để cho các con mồ côi đâu”(Ga 14, 16.18).
Từ ngữ “Mồ côi” dùng ở đây có nghĩa là không có cha, từ ngữ này cũng được dùng để chỉ đám môn sinh, đám học trò mất thầy, mất đi những lời dạy bảo của thầy thân yêu. Lúc Socrate chết, Platon nói về các môn sinh của Socrate rằng:” Họ nghĩ họ sẽ phải sống mồ côi suốt quãng đời còn lại như những đứa con mất cha, và họ sẽ chẳng biết phải làm gì”.
Nhưng Đức Giêsu bảo các môn đệ rằng, trường hợp của họ thì không như thế. Ngài phán: “Thầy sẽ trở lại”. Ngài có ý nói về sự phục sinh và việc Ngài luôn có mặt bên họ sau khi phục sinh. Nhưng sự hiện diện của Ngài không thể dùng giác quan mà thấy nhưng phải dùng con mắt đức tin bởi vì Ngài hiện diện một cách vô hình.
Sau cùng, Đức Giêsu kết luận:”Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới lả kẻ yêu mến Thầy… và sẽ được Cha Thầy yêu mến”(Ga 1421). Đây là một mạc khải của Đức Kitô về tình yêu của Chúa Cha. Mạc khải này cũng hé mở cho ta hiểu thêm về tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa thật thâm sâu, mật thiết trên mọi bình diện (x. Ga 4,34; 6,38).
II. YÊU NHAU SINH TỬ CŨNG LIỀU
1. Yêu mến và hành động
Đức Giêsu luôn yêu thương các môn đệ của Ngài cả khi Ngài vắng mặt. Ngài hứa không để cho các ông sống vất vưởng như những đứa con mồ côi, nhưng sẽ sai Đấng Phù trợ đến ở với các ông để yên ủi, soi sáng, khích lệ và nâng đỡ các ông. Đáp lại, Đức Giêsu cũng đòi buộc các ông phải yêu Ngài. Tình yêu đối với Ngài không phải chỉ là những tình cảm hay một cảm xúc bồng bột nhất thời, nhưng tình yêu này phải được xây dựng trên ý chí, nghĩa là phải vâng theo lời Ngài, phải thực hiện lời Ngài trong cuộc sống vì ngài đã nói rõ: ”Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ vâng giữ lời Thầy” (Ga 14,23).
Chữ “nếu” đây không phải là một việc làm tùy nghi nhưng là một điều kiện thiết yếu, một điều kiện mà tiếng La tinh gọi là “conditio sine qua non”, không có không được. Từ ngữ “nếu” đây liên kết hai vế của “yêu Chúa” và “giữ lời Ngài”, hễ không có vế này thì không có vế kia. Giữ lời hay giữ giới răn không phải là một loạt những điều tùy nghi trong nhiệt tình tình yêu của chúng ta hướng về Chúa Kitô. Đây thậm chí không phải là một điều logic: nếu tôi yêu mến Chúa Kitô, tôi phải giữ các giới răn của Ngài. Tiếng “nếu” liên kết chặt chẽ hơn lòng chúng ta yêu mến Chúa Giêsu với cách ăn ở của chúng ta trong cuộc sống: tôi chỉ yêu thương khi tôi vâng lời Ngài bởi vì tình yêu thực sự, cụ thể của tôi chính là đều mà tôi làm. Nhưng thất bại của chúng ta có nguồn gốc tại đây: từ chối hiểu rằng tình yêu không phải là một từ, một giấc mơ, cũng như một nhịp đập của tim, mà là một cách cư xử (André Sève, Tin Mừng Chúa nhật, năm A, tr 164).
Tình yêu phải thể hiện ra bằng việc làm cụ thể, chính việc làm ấy mới bảo đảm cho tình yêu thật. Nếu yêu mà không thể hiện bằng hành động thì tình yêu chỉ ở trên đầu môi chóp lưỡi, hay chỉ là một cảm xúc nhất thời. Hành động đó phải được thể hiện ra trước mặt người yêu để người ấy vui lòng, và hành động theo ý người mình yêu ngay cả khi người ấy không có mặt. Nếu không người ta sẽ nói:
Thương thương nhớ nhớ thương thương,
Nước kia muốn chảy mà mương chẳng đào.
(Ca dao)
Trong cuốn sách The Living Stone có một câu truyện như sau: Jonathan làm được những việc phi thường, phần lớn vì hấp thụ được từ vị thầy khả kính. Ngày vị thầy này sắp lìa trần, ông cho gọi Jonathan trở về để gặp thầy lần cuối. Jonathan hy vọng thầy sẽ truyền cho bí quyết đặc biệt mà suốt đời thầy còn cất giữ. Nhưng lời trăn trối cuối cùng của ông chỉ vỏn vẹn mấy chữ:”Hãy hành động vì lòng mến”.
Trong Tin Mừng mà Giáo hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, Đức Giêsu trước khi giã biệt các môn đệ, Ngài cũng nhắn nhủ các ông về điều căn bản của lòng mến:”Ai nghe và vâng giữ giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy”. Đức Giêsu không đòi những kẻ yêu mến Ngài phải có những rung động thuộc cảm tính, dù rằng đó cũng là điều qúi gía cho phép chúng ta tin tưởng rằng chúng ta đang yêu mến Chúa. Tuy nhiên một tình yêu đúng nghĩa là luôn tìm cách làm đẹp lòng người yêu, sẵn sàng cho đi tất cả, chứ không dừng lại ở những rung cảm của thân xác phần nào nói lên tính vị kỷ của mình (Mỗi ngày một tin vui, Phục sinh, tr 253).
Với thánh Gioan, chỉ có một cách để trắc nghiệm tình yêu thương là sự vâng lời. Đức Giêsu đã chứng minh Ngài yêu Chúa Cha bằng sự vâng lời. Ông Barett nói: ”Thánh Gioan chẳng bao giờ cho phép biến tình yêu thành một thứ cảm xúc. Tình yêu được bộc lộ dưới tính cách đạo đức, bầy tỏ ra bằng sự vâng lời”.
Chúng ta biết nhiều người chỉ yêu thương qua đầu môi chót lưỡi, đồng thời lại làm cho những người họ yêu phải đau đớn, khổ tâm. Có những thanh thiếu niên bảo chúng yêu thương cha mẹ, nhưng lại gây buồn khổ, lo âu cho cha mẹ. Có những ông chồng bảo yêu vợ, có những bà vợ bảo yêu chồng, nhưng lại hay cộc cằn, gắt gỏng, thô lỗ, nhỏ nhen, vô tâm vô tính, làm cho chồng hay vợ mình phải đau khổ. Với Đức Giêsu, tình yêu thương chân thật không phải là điều dễ dàng, tình yêu chân thật chỉ có thể chứng minh bằng “sự vâng lời chân thật”.
2. Hành động như thế nào
Một người nọ đã từng trông thấy một thiên thần đi bộ xuống phố, tay cầm bó đuốc, tay kia cầm xô nước. Người ấy liền hỏi:”Ngài làm gì với bó đuốc và xô nước vậy” ? Vị thiên thần đột ngột đứng lại nhìn vào người ấy nói:”Ta sẽ thiêu rụi các tòa nhà trên trời bằng bó đuốc và sẽ dập tắt lửa hoả ngục bằng xô nước. Lúc đó chúng ta sẽ thấy được ai là kẻ thực sự yêu mến Thiên Chúa”. Chủ ý của vị thiên thần muốn nói là nhiều người vâng theo lệnh Chúa là vì sợ hỏa ngục hoặc vì hy vọng phần thưởng Nước Trời. Họ không giữ huấn lệnh ấy vì yêu thương như Đức Giêsu đã nêu ra trong Tin Nừng hôm nay:”Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ vâng giữ lời Thầy”.
Có hai loại tình yêu: tình yêu vô vị lợi hay vị tha và tình yêu vị lợi hay vị kỷ.
a) Tình yêu vô vị lợi
Đây là thứ tình yêu vị tha, một thứ tình yêu chỉ biết cho đi, chỉ lo tìm hạnh phúc cho người yêu, tình yêu không so đo tính toán, tình yêu quảng đại; và tình yêu vị tha lên đến chóp đỉnh là sẵn sàng chết cho người mình yêu như Chúa Giêsu đã nói:”Không có tình yêu nào lớn bằng tình yêu của người chết cho người yêu” (Ga 15,13). Tình yêu này là tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người và đã được thực hiện nơi Đức Giêsu chịu treo trên thập giá.
Người đời cũng nói lên được một phần nào thứ tình yêu vô vị lợi ấy:
Yêu anh cốt rũ xương tàn,
Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh.
hoặc:
Yêu nhau mỗi thứ mỗi cho,
Ghét nhau thì mảnh quạt mo cũng đòi.
(Ca dao)
Truyện: Cha Maximilien Kolbe
Cha Maximilien Kolbe làm gương cho chúng ta về cung cách sống của người môn đệ Chúa: Một buổi sáng cuối tháng 7 năm 1941 tại trại tập trung Oswiccim của Đức quốc xã, có một người vượt ngục, 10 người khác bị xử thay vào. Các nạn nhân run rẩy bước ra, đứng không vững, khiếp đảm, không dám kêu la, trừ một người kêu ré lên “Ôi vợ và các con tôi”.
Hàng trăm dẫy tù nhân xếp hàng dài im thin thít, hú hồn vì chưa phải tên mình, không một ai dám cựa quậy. Bỗng từ dãy tù nhân bên trái, một người gầy guộc rời hàng bước về phía viên trưởng trại. Mọi người nín thở: chuyện chưa từng có ! Viên trưởng trại đặt tay lên súng:
- Anh muốn gì ?
- Tôi muốn chết thay một người trong bọn họ.
Viên trưởng trại sửng sốt. Y tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, người kia thực sự xin được chết thay cho người có vợ và các con đang đợi ở nhà. Sau mấy câu gượng gạo, viên trưởng trại nhượng bộ, chấp nhận lời yêu cầu. Kẻ tình nguyện đó chính là Maximilien Kolbe, một Linh mục công giáo. Cha đã được Đức thánh Cha Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 10.10.1982 tại Roma.
b) Tình yêu vị lợi (vị kỷ)
Đây là thứ tình yêu trá hình. Đối tượng của tình yêu không phải là người được yêu mà là chính mình. Người yêu chỉ lợi dụng người được yêu để tìm lợi ích cho mình, cho hạnh phúc của riêng mình ; còn người được yêu chỉ là phương tiện được dùng để người yêu khai thác. Tình yêu trá hình này đã được nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine diễn tả trong câu truyện con thỏ và con cọp.
Câu truyện đó là con cáo không may bị rơi xuống hố sâu, không cách nào lên được. May thay, một con cọp đi qua, con cáo xin cứu đưa lên. Con cọp tỏ ra thương hại muốn cứu vớt nhưng với điều kiện: khi lên bờ cáo phải chịu cho cọp ăn thịt. Cáo đồng ý. Cọp nhảy xuống hố. Cáo nhảy lên lưng cọp và nhảy ngay lên bờ, biến mất. Cọp lên bờ buồn rầu than:”Chị đã thương em đến thế mà em không biết ơn”.
Như vậy, cọp đâu có thương con cáo, chỉ biết thương mình thôi, đã thương sao lại còn đòi ăn thịt cáo ? Con người chúng ta đôi lúc cũng vậy. Nhiều khi việc làm của chúng ta có vẻ lo cho người khác, nhằm ích lợi cho người khác, tạo hạnh phúc cho họ, nhưng trong thực tế, họ chỉ có một tình yêu giả tạo. Tình yêu đó được người ta gói ghém trong câu ca dao:
Thương thay những kẻ quạt mồ,
Hại thay những kẻ lấy vồ đập săng.
(Ca dao)
3. Thái độ của ta đối với Chúa
Nếu thánh Giacôbê nói:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết” thì chúng ta cũng có thể nói được: tình yêu mà không được thể hiện ra bằng hành động cụ thể thì chỉ là thứ tình yêu trên mây gió, một tình yêu èo uột, một tình cảm phớt qua, có khi là một tình yêu trá hình, giả tạo. Tình yêu chân thật đòi hỏi hy sinh như Pierre l’Ermite nói:”Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật”.
Thánh Gioan tông đồ nói:”Căn cứ vào điều này, chúng ta biết tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16). Nếu yêu là hy sinh, mà giữ luật Chúa là hy sinh, thì yêu là giữ luật Chúa. Tam đoạn luận này rất chặt chẽ, nó nối kết giữa việc yêu Chúa và giữ luật Chúa lại với nhau.
Vậy giữ giới răn Chúa là gì ? Giữ giới răn Chúa, nói nôm na ra là giữ đạo, là sống đạo, sống nhân đức tin mà Chúa ban cho chúng ta ngày chịu phép Rửa tội. Chúa nhắc lại đến hai lần:”Nếu các con yêu mến Thầy, các con hãy giữ giới răn của Thầy”, và sau đó Ngài thêm:”Các con là bạn hữu của Thầy nếu các con thực hành điều Thầy truyền dạy”.
Qua lời mời của Chúa, chúng ta thấy rằng giữ giới răn, sống đạo, có thể có hai tâm trạng và hai thái độ: một là giữ đạo vì vụ lợi, giữ đạo cho có lệ gọi là có ; hai là giữ đạo vì yêu mến Chúa... Chắc chắn ai cũng giữ đạo vì yêu Chúa, yêu Chúa là chính, còn các mục tiêu khác chỉ là phụ tùy. Đối với từng người, tình yêu đối với Chúa cũng có cấp độ nên việc giữ giới răn cũng có cấp độ. Ta tạm chia thành ba cấp:
* Một là có đạo: Những người đã được chịu phép rửa tội đều được gọi là có đạo vì họ đã được thanh tẩy, đã được gia nhập Hội thánh Chúa. Nhưng họ sống hời hợt , chỉ có danh nghĩa là Kitô hữu, còn cuộc sống của họ nhiều khi như người ngoại đạo, thậm chí tệ hơn nữa, họ sống như người vô thần. Có những người chỉ đến nhà thờ 3 lần trong đời họ: ngày chịu phép rửa tội, ngày lễ hôn phối và ngày lễ an táng.
* Hai là giữ đạo: Những người này là những Kitô hữu bình thường, giữ luật Chúa, thi hành các bổn phận của một người Kitô hữu như đọc kinh, xem lề, xưng tội rước lễ, ăn chay kiêng thịt ...không có gì đáng trách trong việc giữ đạo... Nhưng họ chỉ sống theo mức bình thường, mức tối thiểu, chưa vươn lên cao hơn.
* Ba là sống đạo: Những người này là những người sống trọn nhiệm vụ của những người Kitô hữu bình thường, nhưng họ còn vươn lên cao hơn, cuộc sống của họ là chứng nhân, những hiện thân của Chúa Kitô. Họ xứng đáng được gọi là Alter Christus. Cuộc sống của họ đã trở nên muối và ánh sáng cho đời. Họ thực hiện lời Chúa Giêsu đã phán:”Sự sáng của các con phải chiếu tỏa ra chung quanh để người ta trong việc lành các con làm mà phải ngượi khen Cha các con ở trên trời”.
+++
A. DẪN NHẬP
Thi sĩ Xuân Diệu nói: ”Đố ai định nghĩa được tình yêu”. Đúng thế, cho đến nay chúng ta chưa có được một câu định nghĩa nào về tình yêu khả dĩ có thể bao hàm được mọi khía cạnh của tình yêu.
Thi sĩ Hồ Dzếnh cũng chỉ nói được như thế:
Yêu là khó nói cho xuôi,
Bởi ai hiểu được sao trời lại xanh”.
Thánh Gioan cũng chỉ có thể nói:”Căn cứ vào điều này, chúng ta biết tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 13,7).
Đức Giêsu chỉ khuyên người ta yêu nhau mà không hề định nghĩa tình yêu là gì, vì Ngài không muốn dùng đến những từ ngữ hay những tư tưởng trừu tượng mà chỉ khuyên người ta thực hành tình yêu thôi.
Với những lời tạ từ trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu chỉ dùng những lời thân tình mà khuyên các môn đệ:”Nếu các con yêu mến Thầy, các con hãy giữ các điều răn của Thầy”(Ga 14,15). Nói như thế, Đức Giêsu không chấp nhận một thứ tình yêu trừu tượng, mông lung, hoa mỹ hoặc văn vẻ như trong tiểu thuyết, thi ca hay trong các nghệ thuật thứ bảy. Ngài muốn một tình yêu sinh động và cụ thể đối với Ngài và đối với nhau. Theo đó, tình yêu của chúng ta đối với Ngài là vâng phục theo đường lối của Chúa, tức là tuân giữ các điều răn Ngài truyền, vì chính Ngài đã yêu mến Chúa Cha bằng cách vâng phục và thi hành mệnh lệnh của Cha Ngài (Ga 15,10).
Kitô hữu đích thực là dồn tất cả tham vọng của mình vào việc mô phỏng theo Đức Kitô. Người ta thường nói:”Kitô hữu, đó là Đức Kitô khác: “Alter Christus”. Không có định nghĩa nào chính xác và hay đẹp hơn. Khi đã theo Đức Kitô thì phải đi theo con đường khổ giá mà Ngài đã đi. Tuân theo thánh ý Chúa và giữ các điều răn của Đức Kitô là đang đi trên con đường khổ giá và con đường này sẽ dẫn chúng ta đến vinh quang.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1: Cv 8,5-8.14-17
Các tín hữu của cộng đoàn Giêrusalem bị các người Do thái bách hại đã lánh sang vùng Samaria của dân ngoại. Thầy phó tế Philipphê được sai đến rao giảng Tin Mừng. Dân chúng hoan hỉ đón nhận Tin Mừng này, và tiếng tăm đã đồn đến tai các Tông đồ. Các ngài liền cử ông Phêrô và Gioan đến đặt tay ban Thánh Thần cho họ vì họ mới chỉ được chịu phép rửa nhân danh Chúa Giêsu.
+ Bài đọc 2: 1Pr 3,15-18
Thánh Phêrô gửi thư cho các tín hữu đang bị bách hại vì đạo Chúa để chỉ dạy cho họ cách thức thể hiện niềm tin và hy vọng của mình trước mặt lương dân. Người ta sẽ chất vấn về niềm tin của họ, thì phải trả lời cho họ bằng hai cách sau đây:
a) Hãy trả lời cho họ bằng những lời lẽ ôn hòa và trong sự kính trọng.
b) Hãy ăn ở công minh chính trực khiến cho những kẻ bách hại phải xấu hổ vì đã bách hại.
+ Bài Tin Mừng: Ga 14,15-21
Đức Giêsu biết trước việc Ngài ra đi sẽ làm cho các môn đệ xao xuyến nên trước khi đi vào cuộc tử nạn, đã yên ủi các ông một cách chân tình. Ngài khuyên các ông hãy yên tâm vì Ngài không để các ông sống chơ vơ như những đứa con mồ côi đâu, Ngài sẽ sai Đấng Phù trợ khác đến ở với họ luôn mãi. Đấng Phù trợ khác mà Chúa Cha sẽ ban cho đây, chính là Chúa Thánh Thần mà các ông sẽ được lãnh nhận vào dịp lễ Ngũ tuần. Chúa Thánh Thần sẽ làm cho các Tông đồ yêu mến Chúa và thi hành lời Ngài dạy.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Yêu nhau trăm sự chẳng nề
I NHỮNG LỜI NHẮN NHỦ THÂN TÌNH
Trong bữa Tiệc ly, sau khi truyền cho các môn đệ phải yêu mến nhau và đặt việc yêu mến nhau như là dấu chỉ để mọi người nhận ra họ là môn đệ đối với Ngài. Mở đầu đọan trích Tin mừng hôm nay theo thánh Gioan, Đức Giêsu nói:”Nếu các con yêu mến Thầy thì các con sẽ tuân giữ mệnh lệnh Thầy”(Ga 14,15).
Việc yêu mến đó được Đức Giêsu liên kết với việc tuân giữ và thực hành Lời Chúa. Những ai yêu mến Đức Giêsu và giữ Lời Ngài sẽ được ở trong cộng đồng tình yêu của Thiên Chúa:”Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy và sẽ tỏ ra cho người ấy biết Thầy”(Ga 14,21).
Ở đây cho thấy Đức Giêsu không chấp nhận một thứ tình yêu trừu tượng, chỉ bằng tình cảm mông lung, Ngài chủ trương một thứ tình yêu sống động và được biểu lộ trong sự tuân phục theo đường lối của Chúa, tức là tuân giữ các giới răn Ngài truyền. Chính Đức Giêsu cũng đã yêu mến Chúa Cha bằng cách giữ các lệnh truyền của Chúa Cha (x. Ga 15,10).
Lúc này, chắc các môn đệ đã cảm nhận được những việc sắp xẩy ra. Họ hẳn đã cảm nhận được chuyện bi thảm đang tới gần. Nhưng Đức Giêsu đã yên ủi họ:”Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho các con một Đấng bầu chữa khác đến với các con luôn mãi… Thầy không để cho các con mồ côi đâu”(Ga 14, 16.18).
Từ ngữ “Mồ côi” dùng ở đây có nghĩa là không có cha, từ ngữ này cũng được dùng để chỉ đám môn sinh, đám học trò mất thầy, mất đi những lời dạy bảo của thầy thân yêu. Lúc Socrate chết, Platon nói về các môn sinh của Socrate rằng:” Họ nghĩ họ sẽ phải sống mồ côi suốt quãng đời còn lại như những đứa con mất cha, và họ sẽ chẳng biết phải làm gì”.
Nhưng Đức Giêsu bảo các môn đệ rằng, trường hợp của họ thì không như thế. Ngài phán: “Thầy sẽ trở lại”. Ngài có ý nói về sự phục sinh và việc Ngài luôn có mặt bên họ sau khi phục sinh. Nhưng sự hiện diện của Ngài không thể dùng giác quan mà thấy nhưng phải dùng con mắt đức tin bởi vì Ngài hiện diện một cách vô hình.
Sau cùng, Đức Giêsu kết luận:”Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới lả kẻ yêu mến Thầy… và sẽ được Cha Thầy yêu mến”(Ga 1421). Đây là một mạc khải của Đức Kitô về tình yêu của Chúa Cha. Mạc khải này cũng hé mở cho ta hiểu thêm về tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa thật thâm sâu, mật thiết trên mọi bình diện (x. Ga 4,34; 6,38).
II. YÊU NHAU SINH TỬ CŨNG LIỀU
1. Yêu mến và hành động
Đức Giêsu luôn yêu thương các môn đệ của Ngài cả khi Ngài vắng mặt. Ngài hứa không để cho các ông sống vất vưởng như những đứa con mồ côi, nhưng sẽ sai Đấng Phù trợ đến ở với các ông để yên ủi, soi sáng, khích lệ và nâng đỡ các ông. Đáp lại, Đức Giêsu cũng đòi buộc các ông phải yêu Ngài. Tình yêu đối với Ngài không phải chỉ là những tình cảm hay một cảm xúc bồng bột nhất thời, nhưng tình yêu này phải được xây dựng trên ý chí, nghĩa là phải vâng theo lời Ngài, phải thực hiện lời Ngài trong cuộc sống vì ngài đã nói rõ: ”Nếu ai yêu mến Thầy thì sẽ vâng giữ lời Thầy” (Ga 14,23).
Chữ “nếu” đây không phải là một việc làm tùy nghi nhưng là một điều kiện thiết yếu, một điều kiện mà tiếng La tinh gọi là “conditio sine qua non”, không có không được. Từ ngữ “nếu” đây liên kết hai vế của “yêu Chúa” và “giữ lời Ngài”, hễ không có vế này thì không có vế kia. Giữ lời hay giữ giới răn không phải là một loạt những điều tùy nghi trong nhiệt tình tình yêu của chúng ta hướng về Chúa Kitô. Đây thậm chí không phải là một điều logic: nếu tôi yêu mến Chúa Kitô, tôi phải giữ các giới răn của Ngài. Tiếng “nếu” liên kết chặt chẽ hơn lòng chúng ta yêu mến Chúa Giêsu với cách ăn ở của chúng ta trong cuộc sống: tôi chỉ yêu thương khi tôi vâng lời Ngài bởi vì tình yêu thực sự, cụ thể của tôi chính là đều mà tôi làm. Nhưng thất bại của chúng ta có nguồn gốc tại đây: từ chối hiểu rằng tình yêu không phải là một từ, một giấc mơ, cũng như một nhịp đập của tim, mà là một cách cư xử (André Sève, Tin Mừng Chúa nhật, năm A, tr 164).
Tình yêu phải thể hiện ra bằng việc làm cụ thể, chính việc làm ấy mới bảo đảm cho tình yêu thật. Nếu yêu mà không thể hiện bằng hành động thì tình yêu chỉ ở trên đầu môi chóp lưỡi, hay chỉ là một cảm xúc nhất thời. Hành động đó phải được thể hiện ra trước mặt người yêu để người ấy vui lòng, và hành động theo ý người mình yêu ngay cả khi người ấy không có mặt. Nếu không người ta sẽ nói:
Thương thương nhớ nhớ thương thương,
Nước kia muốn chảy mà mương chẳng đào.
(Ca dao)
Trong cuốn sách The Living Stone có một câu truyện như sau: Jonathan làm được những việc phi thường, phần lớn vì hấp thụ được từ vị thầy khả kính. Ngày vị thầy này sắp lìa trần, ông cho gọi Jonathan trở về để gặp thầy lần cuối. Jonathan hy vọng thầy sẽ truyền cho bí quyết đặc biệt mà suốt đời thầy còn cất giữ. Nhưng lời trăn trối cuối cùng của ông chỉ vỏn vẹn mấy chữ:”Hãy hành động vì lòng mến”.
Trong Tin Mừng mà Giáo hội cho chúng ta lắng nghe hôm nay, Đức Giêsu trước khi giã biệt các môn đệ, Ngài cũng nhắn nhủ các ông về điều căn bản của lòng mến:”Ai nghe và vâng giữ giới răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy”. Đức Giêsu không đòi những kẻ yêu mến Ngài phải có những rung động thuộc cảm tính, dù rằng đó cũng là điều qúi gía cho phép chúng ta tin tưởng rằng chúng ta đang yêu mến Chúa. Tuy nhiên một tình yêu đúng nghĩa là luôn tìm cách làm đẹp lòng người yêu, sẵn sàng cho đi tất cả, chứ không dừng lại ở những rung cảm của thân xác phần nào nói lên tính vị kỷ của mình (Mỗi ngày một tin vui, Phục sinh, tr 253).
Với thánh Gioan, chỉ có một cách để trắc nghiệm tình yêu thương là sự vâng lời. Đức Giêsu đã chứng minh Ngài yêu Chúa Cha bằng sự vâng lời. Ông Barett nói: ”Thánh Gioan chẳng bao giờ cho phép biến tình yêu thành một thứ cảm xúc. Tình yêu được bộc lộ dưới tính cách đạo đức, bầy tỏ ra bằng sự vâng lời”.
Chúng ta biết nhiều người chỉ yêu thương qua đầu môi chót lưỡi, đồng thời lại làm cho những người họ yêu phải đau đớn, khổ tâm. Có những thanh thiếu niên bảo chúng yêu thương cha mẹ, nhưng lại gây buồn khổ, lo âu cho cha mẹ. Có những ông chồng bảo yêu vợ, có những bà vợ bảo yêu chồng, nhưng lại hay cộc cằn, gắt gỏng, thô lỗ, nhỏ nhen, vô tâm vô tính, làm cho chồng hay vợ mình phải đau khổ. Với Đức Giêsu, tình yêu thương chân thật không phải là điều dễ dàng, tình yêu chân thật chỉ có thể chứng minh bằng “sự vâng lời chân thật”.
2. Hành động như thế nào
Một người nọ đã từng trông thấy một thiên thần đi bộ xuống phố, tay cầm bó đuốc, tay kia cầm xô nước. Người ấy liền hỏi:”Ngài làm gì với bó đuốc và xô nước vậy” ? Vị thiên thần đột ngột đứng lại nhìn vào người ấy nói:”Ta sẽ thiêu rụi các tòa nhà trên trời bằng bó đuốc và sẽ dập tắt lửa hoả ngục bằng xô nước. Lúc đó chúng ta sẽ thấy được ai là kẻ thực sự yêu mến Thiên Chúa”. Chủ ý của vị thiên thần muốn nói là nhiều người vâng theo lệnh Chúa là vì sợ hỏa ngục hoặc vì hy vọng phần thưởng Nước Trời. Họ không giữ huấn lệnh ấy vì yêu thương như Đức Giêsu đã nêu ra trong Tin Nừng hôm nay:”Nếu các con yêu mến Thầy, các con sẽ vâng giữ lời Thầy”.
Có hai loại tình yêu: tình yêu vô vị lợi hay vị tha và tình yêu vị lợi hay vị kỷ.
a) Tình yêu vô vị lợi
Đây là thứ tình yêu vị tha, một thứ tình yêu chỉ biết cho đi, chỉ lo tìm hạnh phúc cho người yêu, tình yêu không so đo tính toán, tình yêu quảng đại; và tình yêu vị tha lên đến chóp đỉnh là sẵn sàng chết cho người mình yêu như Chúa Giêsu đã nói:”Không có tình yêu nào lớn bằng tình yêu của người chết cho người yêu” (Ga 15,13). Tình yêu này là tình yêu của Thiên Chúa dành cho loài người và đã được thực hiện nơi Đức Giêsu chịu treo trên thập giá.
Người đời cũng nói lên được một phần nào thứ tình yêu vô vị lợi ấy:
Yêu anh cốt rũ xương tàn,
Yêu anh đến thác vẫn còn yêu anh.
hoặc:
Yêu nhau mỗi thứ mỗi cho,
Ghét nhau thì mảnh quạt mo cũng đòi.
(Ca dao)
Truyện: Cha Maximilien Kolbe
Cha Maximilien Kolbe làm gương cho chúng ta về cung cách sống của người môn đệ Chúa: Một buổi sáng cuối tháng 7 năm 1941 tại trại tập trung Oswiccim của Đức quốc xã, có một người vượt ngục, 10 người khác bị xử thay vào. Các nạn nhân run rẩy bước ra, đứng không vững, khiếp đảm, không dám kêu la, trừ một người kêu ré lên “Ôi vợ và các con tôi”.
Hàng trăm dẫy tù nhân xếp hàng dài im thin thít, hú hồn vì chưa phải tên mình, không một ai dám cựa quậy. Bỗng từ dãy tù nhân bên trái, một người gầy guộc rời hàng bước về phía viên trưởng trại. Mọi người nín thở: chuyện chưa từng có ! Viên trưởng trại đặt tay lên súng:
- Anh muốn gì ?
- Tôi muốn chết thay một người trong bọn họ.
Viên trưởng trại sửng sốt. Y tưởng mình nghe lầm. Nhưng không, người kia thực sự xin được chết thay cho người có vợ và các con đang đợi ở nhà. Sau mấy câu gượng gạo, viên trưởng trại nhượng bộ, chấp nhận lời yêu cầu. Kẻ tình nguyện đó chính là Maximilien Kolbe, một Linh mục công giáo. Cha đã được Đức thánh Cha Gioan-Phaolô II phong thánh ngày 10.10.1982 tại Roma.
b) Tình yêu vị lợi (vị kỷ)
Đây là thứ tình yêu trá hình. Đối tượng của tình yêu không phải là người được yêu mà là chính mình. Người yêu chỉ lợi dụng người được yêu để tìm lợi ích cho mình, cho hạnh phúc của riêng mình ; còn người được yêu chỉ là phương tiện được dùng để người yêu khai thác. Tình yêu trá hình này đã được nhà thơ ngụ ngôn La Fontaine diễn tả trong câu truyện con thỏ và con cọp.
Câu truyện đó là con cáo không may bị rơi xuống hố sâu, không cách nào lên được. May thay, một con cọp đi qua, con cáo xin cứu đưa lên. Con cọp tỏ ra thương hại muốn cứu vớt nhưng với điều kiện: khi lên bờ cáo phải chịu cho cọp ăn thịt. Cáo đồng ý. Cọp nhảy xuống hố. Cáo nhảy lên lưng cọp và nhảy ngay lên bờ, biến mất. Cọp lên bờ buồn rầu than:”Chị đã thương em đến thế mà em không biết ơn”.
Như vậy, cọp đâu có thương con cáo, chỉ biết thương mình thôi, đã thương sao lại còn đòi ăn thịt cáo ? Con người chúng ta đôi lúc cũng vậy. Nhiều khi việc làm của chúng ta có vẻ lo cho người khác, nhằm ích lợi cho người khác, tạo hạnh phúc cho họ, nhưng trong thực tế, họ chỉ có một tình yêu giả tạo. Tình yêu đó được người ta gói ghém trong câu ca dao:
Thương thay những kẻ quạt mồ,
Hại thay những kẻ lấy vồ đập săng.
(Ca dao)
3. Thái độ của ta đối với Chúa
Nếu thánh Giacôbê nói:”Đức tin không có việc làm là đức tin chết” thì chúng ta cũng có thể nói được: tình yêu mà không được thể hiện ra bằng hành động cụ thể thì chỉ là thứ tình yêu trên mây gió, một tình yêu èo uột, một tình cảm phớt qua, có khi là một tình yêu trá hình, giả tạo. Tình yêu chân thật đòi hỏi hy sinh như Pierre l’Ermite nói:”Nếu biết tình yêu có chân thật hay không, hãy bỏ tình yêu vào máy ép, nếu nó tiết ra chất hy sinh vô vị lợi, đó là tình yêu thật”.
Thánh Gioan tông đồ nói:”Căn cứ vào điều này, chúng ta biết tình yêu là gì: đó là Đức Kitô đã phó mạng vì chúng ta”(1Ga 3,16). Nếu yêu là hy sinh, mà giữ luật Chúa là hy sinh, thì yêu là giữ luật Chúa. Tam đoạn luận này rất chặt chẽ, nó nối kết giữa việc yêu Chúa và giữ luật Chúa lại với nhau.
Vậy giữ giới răn Chúa là gì ? Giữ giới răn Chúa, nói nôm na ra là giữ đạo, là sống đạo, sống nhân đức tin mà Chúa ban cho chúng ta ngày chịu phép Rửa tội. Chúa nhắc lại đến hai lần:”Nếu các con yêu mến Thầy, các con hãy giữ giới răn của Thầy”, và sau đó Ngài thêm:”Các con là bạn hữu của Thầy nếu các con thực hành điều Thầy truyền dạy”.
Qua lời mời của Chúa, chúng ta thấy rằng giữ giới răn, sống đạo, có thể có hai tâm trạng và hai thái độ: một là giữ đạo vì vụ lợi, giữ đạo cho có lệ gọi là có ; hai là giữ đạo vì yêu mến Chúa... Chắc chắn ai cũng giữ đạo vì yêu Chúa, yêu Chúa là chính, còn các mục tiêu khác chỉ là phụ tùy. Đối với từng người, tình yêu đối với Chúa cũng có cấp độ nên việc giữ giới răn cũng có cấp độ. Ta tạm chia thành ba cấp:
* Một là có đạo: Những người đã được chịu phép rửa tội đều được gọi là có đạo vì họ đã được thanh tẩy, đã được gia nhập Hội thánh Chúa. Nhưng họ sống hời hợt , chỉ có danh nghĩa là Kitô hữu, còn cuộc sống của họ nhiều khi như người ngoại đạo, thậm chí tệ hơn nữa, họ sống như người vô thần. Có những người chỉ đến nhà thờ 3 lần trong đời họ: ngày chịu phép rửa tội, ngày lễ hôn phối và ngày lễ an táng.
* Hai là giữ đạo: Những người này là những Kitô hữu bình thường, giữ luật Chúa, thi hành các bổn phận của một người Kitô hữu như đọc kinh, xem lề, xưng tội rước lễ, ăn chay kiêng thịt ...không có gì đáng trách trong việc giữ đạo... Nhưng họ chỉ sống theo mức bình thường, mức tối thiểu, chưa vươn lên cao hơn.
* Ba là sống đạo: Những người này là những người sống trọn nhiệm vụ của những người Kitô hữu bình thường, nhưng họ còn vươn lên cao hơn, cuộc sống của họ là chứng nhân, những hiện thân của Chúa Kitô. Họ xứng đáng được gọi là Alter Christus. Cuộc sống của họ đã trở nên muối và ánh sáng cho đời. Họ thực hiện lời Chúa Giêsu đã phán:”Sự sáng của các con phải chiếu tỏa ra chung quanh để người ta trong việc lành các con làm mà phải ngượi khen Cha các con ở trên trời”.
Nhu cầu tâm linh
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
09:50 25/05/2011
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con yêu mến Thầy, thì hãy giữ giới răn Thầy (Ga. 14,15)
Con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn. Từ những nhu cầu thể chất đến những nhu cầu tâm linh. Có những nhu cầu tự nhiên và nhu cầu siêu nhiên. Cuộc sống tự nhiên đòi hỏi được đáp ứng, các nhu cầu cần thiết như ăn uống, hít thở và phát triển. Những nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống. Người giầu sang phú quí cũng như những người nghèo khố rách áo ôm. Ai cũng như ai cần ăn uống và hít thở để sống còn. Ăn no mặc ấm hay ăn ngon mặc đẹp chỉ khác nhau ở mức độ và diện mạo bề ngoài. Con người từng bước phát triển tìm cách đáp ứng những mơ ước đòi hỏi. Từ những mơ ước kiện toàn thân xác qua các môn thẩm mỹ về thân xác như sự deo dai, khỏe mạnh và cường tráng. Xã hội tạo ra những kỷ lục phải vượt qua để kiện toàn. Các đòi hỏi vô địch phải đạt mức chỉ tiêu nhanh hơn, khỏe hơn, giỏi hơn, mạnh hơn, cao hơn, chính xác hơn, chịu đựng lâu hơn và đòi hỏi luôn tốt hơn.
Nhu cầu tâm linh cao trọng hơn. Con người là con vật có linh hồn và trí khôn. Những nhu cầu vật chất không thể nào thỏa mãn tất cả những khát vọng của con người. Nhu cầu tâm linh có nhiều mức độ. Các chuẩn mực khác nhau tùy theo khả năng tiếp nhận, hiểu biết và sống đạo. Mỗi người có những trình độ và nhu cầu khác nhau cần được đáp ứng. Trong vẫn đề sống đạo cũng thế, mỗi người có những nhu cầu thiêng liêng riêng biệt. Không ai giống ai trên đường tu đức. Vì điều này có thể thích hợp cho người này mà lại dị ứng với người khác. Rất khó để chúng ta phán đoán đúng sai, tốt xấu, phải trái và hợp hay không.
Trong khi Chúa Giêsu đi rao giảng, có một câu truyện được ghi nhắc lại: Bấy giờ có một người đến thưa Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? " (Mt. 19, 16). Chúng ta không biết người này hỏi Chúa với ý nghĩ gì? Có thể anh rất chân thành, cũng có thể chỉ hỏi để mà hỏi và cũng có thể hỏi để tự khoe mình. Đức Giêsu đáp: "Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn."( Mt. 19, 17). Làm điều tốt dựa vào các giới răn. Chúa Giêsu tóm tắt những điều quan trọng trong mười điều răn: "Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ", và "Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình."(Mt. 19, 18-19). Nghe qua những áp dụng thực hành dễ dàng, anh đã trả lời một cách rất tự tin. Có lẽ anh đã tuân giữ các điều răn này một cách máy móc như nhiều người trong chúng ta mà không hiểu hết nội dung và ý nghĩa.
Mỗi một điều răn của Chúa là một con đường nên hoàn thiện. Điều răn dạy rằng không chỉ tránh không làm điều xấu, mà còn phải thực hành điều tốt cả bề ngoài lẫn bên trong tâm hồn. Khi xét mình một cách qua loa chiếu lệ, chúng ta có thể thỏa mãn với cách sống đạo của chính mình. Điều răn của Chúa là những kim chỉ nam đích thực hướng dẫn cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể học thuộc và hiểu rõ nhưng áp dụng vào đời sống thì đôi khi rất hạn hẹp và bấp cập. Người thanh niên hãnh diện về chính mình và còn ra vẻ đạo đức hơn nữa: Người thanh niên ấy nói: "Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không? "(Mt. 19, 20). Anh nghĩ rằng anh có thể dễ dàng bước vào cuộc sống đời đời, khi chỉ dựa vào sự chu toàn một số điều răn đòi buộc. Chúa Giêsu muốn anh ta bước thêm một bước trên đường trọn lành. Vì ai đã có rồi, Chúa lại ban thêm cho. Đức Giêsu đáp: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."(Mt. 19,21).
Nghe lời Chúa mời gọi tiến bước thêm trên đường trọn lành, anh đã từ chối vì Chúa đòi hỏi hơn điều anh mong ước. Con đường nên hoàn thiện rất gần mà cũng rất xa. Đôi khi chúng ta có cảm tưởng chúng ta đã được đụng chạm và ở gần gũi ngay bên Chúa, nhưng cũng có thể là lúc chúng ta đang sống xa Chúa nhất. Vì chúng ta nghĩ rằng Chúa đang ở trong tôi, nên tôi là người đạo đức thánh thiện nhất. Chúng ta tự so sánh mình với những người chung quanh và tự tỏ ra mình đã đắc đạo. Chúng ta lầm rồi, đang khi chúng ta tự khoe mình là lúc chúng ta gạt Chúa ra ngoài và chúng ta trở thành nhân vật chính rồi. Người thanh niên nghe đến việc phải cho đi của cải, anh tiếc của, nên đành ngoảnh mặt với sự sống đời đời: Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải (Mt. 19,22).
Nói đến nhu cầu tâm linh, chúng ta chú ý đến cách giữ đạo, sống đạo và hành đạo. Trong cuộc lữ hành trần thế, ai trong chúng ta cũng phải phấn đấu mỗi ngày để nên hoàn thiện hơn. Trừ những vị thánh đã được đổi đời một cách đặc biệt như thánh Phaolô, thánh Augustinô, thánh Ignatiô… các ngài có ơn đặc biệt, có ý chí kiên cường và dám từ bỏ mọi sự đi theo Chúa. Các ngài đã đạt tới bậc cao trong đời sống tu đức và nên hoàn thiện. Còn chúng ta phải lần bước mỗi ngày trên đường tìm về bên Chúa. Trong hoàn cảnh sống hiện nay có nhiều sự lạ, đôi khi chúng ta nghe nói có nhiều người đã được đụng chạm đến Chúa. Không cần phải đi đâu xa, Chúa đụng chạm tới chúng ta trong từng hơi thở của nhịp sống. Chúa luôn hiện diện đó nhưng chúng ta không nhận ra Ngài.
Khi chúng ta lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa, không những Chúa đụng chạm mà còn trở nên của ăn, của uống thấm nhập vào linh hồn và thân xác của chúng ta. Chính chúng ta được nhận lấy và đụng chạm Mình Thánh nơi lòng bàn tay, tới lưỡi, xuống cổ và vào bao tử. Chúng ta được hưởng nếm Chúa qua hình bánh và rượu. Các thừa tác viên còn được cầm giữ Mình Máu Thánh Chúa khi trao ban cho mọi người. Mấy khi chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện đích thực của Chúa nơi tâm hồn chúng ta. Chúa hiện diện trong tấm bánh nhỏ mà chúng ta rước lễ mỗi ngày hay mỗi tuần. Tấm bánh Thánh Thể đó cũng chính là Bí Tích Thánh Thể nơi Nhà Tạm, trong Mặt Nhật hay trong bình Thánh, chén Máu Thánh. Có sự hiện diện của cùng một Chúa Giêsu trong Bí Tích trong bất cứ nơi nào.
Nhu cầu tâm linh cần được nuôi dưỡng trong cuộc sống. Có những người sống rất đơn sơ chân thành và khiêm tốn. Họ chu toàn những điều lề luật dạy và sống âm thầm kết hợp với Chúa qua bổn phận hàng ngày. Có những người cần những liều lượng sống đạo mạnh hơn để thỏa mãn những khát vọng thầm kín trong tâm hồn. Họ muốn bước thêm một bước trên đường trọn lành qua sự tham gia nhiều sinh hoạt khác nhau. Có những người không bao giờ thỏa mãn với những cái đang hiện có. Họ muốn dấn thân nhiều hơn và sinh hoạt nhiệt thành hơn. Có những người khao khát sống đạo như lửa đốt tâm can. Họ muốn cho người khác phải nên hoàn thiện hơn theo mẫu gương của họ. Có những người sống đạo trưởng thành trong niềm tin. Họ có một niềm tin sắt son biết phó thác và cậy trông trong khiêm hạ. Nói chung, nhu cầu tâm linh thì vô định, chẳng bao giờ chúng ta có thể thỏa mãn hoàn toàn. Mỗi cách sống đều là những con đường tu đức khác nhau đang mời gọi chúng ta nên trọn lành.
Có nhiều cách thế biểu tỏ tâm tình sống đạo. Ảnh hưởng bởi trào lưu sống đạo canh tân, có nhiều anh chị em Công Giáo cũng ưa thích cách diễn tả sống động qua việc cử hành phụng vụ như giơ tay cầu nguyện và ca hát, nhún nhảy theo điệu nhạc của bài hát và dùng một số những cử động thích hợp. Những cách diễn tả này tùy theo nền văn hóa và tâm tình hành đạo. Không có vấn đề sai hay đúng. Ngày nay cũng có nhiều người muốn nghiên cứu học biết thêm về ý nghĩa của lời Chúa, nhưng lại ưa thích giải thích theo cảm tình riêng tư. Đôi khi áp dụng Lời Chúa một cách gạn ép vào lối sống đạo hời hợt. Điều này phải hết sức cẩn thận. Chúng ta biết có hai nguồn mặc khải là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Đạo Công Giáo có một truyền thống rất lâu đời qua việc giải thích Kinh Thánh. Nguồn gốc là từ các Tông đồ qua các thánh Giáo Phụ và lời dạy của các Công Đồng Chung cũng như của các vị chuyên môn trong Giáo Hội. Chúng ta cần bám chặt lấy gốc rễ là Giáo Hội.
Mục đích tối hậu của tất cả các sinh hoạt sống đạo là đưa dẫn chúng ta vào cuộc sống trường sinh. Chúa Giêsu đã xác tín điều này: Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi."(Ga. 12, 50). Mọi phương tiện tốt đều có thể giúp chúng ta thực hành sống đạo và nên trọn lành. Không có con đường nào là tuyệt đối. Chúng ta cũng không thể cắt ngắn gọn cuộc hành trình. Muốn theo Chúa, chúng ta phải phấn đấu và vác thánh giá hằng ngày mà đi theo Chúa. Chúa không hứa hạnh phúc, giầu có, an vui ở đời này nhưng Chúa hứa rằng Chúa sẽ ở lại để nâng đỡ và bổ sức cho chúng ta: Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con (Ga. 14.18).
Mỗi người hãy tự vấn, tôi có muốn nên trọn lành hay nên thánh không? "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? Nếu muốn có sự sống đời đời, chúng ta đừng bắt chước thái độ tự mãn của người thanh niên. Để hưởng hạnh phúc đời đời, chúng ta không thể tách rời các điều răn. Nếu chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta không thể sống bất hiếu, gian dối, thù ghét, tham lam, tà dâm và lừa đảo. Nên thánh thiện là sự khao khát của tâm hồn nhưng không luôn là sự khát khao của thể xác. Do đó mà chúng ta luôn có sự giằng co và phải phấn đấu trường kỳ để vượt trên những khát vọng thấp hèn của thân xác. Hãm dẹp những tính hư tật xấu, những mê lầm của cải trần gian và những thỏa mãn nhu cầu của ước muốn. Tinh thần thì hăng say nhưng xác thịt thì yếu đuối. Xưa Chúa Giêsu đã nhắc nhở các tông đồ: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26.41).
Chúng ta nên cố gắng tu thân tích đức tìm đường giác ngộ. Trong Hạnh Các Thánh, chúng ta chỉ thấy có những vị thánh sống khiêm nhường và chuyên tâm cầu nguyện trong phó thác tin yêu. Không có vị thánh nào tỏ vẻ tự kiêu, tự tôn hay tự phong thánh cho mình. Chúng ta được mời gọi nên thánh. Con đường nên hoàn thiện của chúng ta còn dài và còn nhiều gai chông. Có mấy ai muốn nghe lời này: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo”. Chúng ta hãy phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Cầu khẩn Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse nâng đỡ dắt dìu chúng ta đi đến cùng đường mà vẫn giữ vững đức tin.
Con người có rất nhiều nhu cầu cần được thỏa mãn. Từ những nhu cầu thể chất đến những nhu cầu tâm linh. Có những nhu cầu tự nhiên và nhu cầu siêu nhiên. Cuộc sống tự nhiên đòi hỏi được đáp ứng, các nhu cầu cần thiết như ăn uống, hít thở và phát triển. Những nhu cầu tự nhiên không thể thiếu trong cuộc sống. Người giầu sang phú quí cũng như những người nghèo khố rách áo ôm. Ai cũng như ai cần ăn uống và hít thở để sống còn. Ăn no mặc ấm hay ăn ngon mặc đẹp chỉ khác nhau ở mức độ và diện mạo bề ngoài. Con người từng bước phát triển tìm cách đáp ứng những mơ ước đòi hỏi. Từ những mơ ước kiện toàn thân xác qua các môn thẩm mỹ về thân xác như sự deo dai, khỏe mạnh và cường tráng. Xã hội tạo ra những kỷ lục phải vượt qua để kiện toàn. Các đòi hỏi vô địch phải đạt mức chỉ tiêu nhanh hơn, khỏe hơn, giỏi hơn, mạnh hơn, cao hơn, chính xác hơn, chịu đựng lâu hơn và đòi hỏi luôn tốt hơn.
Nhu cầu tâm linh cao trọng hơn. Con người là con vật có linh hồn và trí khôn. Những nhu cầu vật chất không thể nào thỏa mãn tất cả những khát vọng của con người. Nhu cầu tâm linh có nhiều mức độ. Các chuẩn mực khác nhau tùy theo khả năng tiếp nhận, hiểu biết và sống đạo. Mỗi người có những trình độ và nhu cầu khác nhau cần được đáp ứng. Trong vẫn đề sống đạo cũng thế, mỗi người có những nhu cầu thiêng liêng riêng biệt. Không ai giống ai trên đường tu đức. Vì điều này có thể thích hợp cho người này mà lại dị ứng với người khác. Rất khó để chúng ta phán đoán đúng sai, tốt xấu, phải trái và hợp hay không.
Trong khi Chúa Giêsu đi rao giảng, có một câu truyện được ghi nhắc lại: Bấy giờ có một người đến thưa Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? " (Mt. 19, 16). Chúng ta không biết người này hỏi Chúa với ý nghĩ gì? Có thể anh rất chân thành, cũng có thể chỉ hỏi để mà hỏi và cũng có thể hỏi để tự khoe mình. Đức Giêsu đáp: "Sao anh hỏi tôi về điều tốt? Chỉ có một Đấng tốt lành mà thôi. Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn."( Mt. 19, 17). Làm điều tốt dựa vào các giới răn. Chúa Giêsu tóm tắt những điều quan trọng trong mười điều răn: "Ngươi không được giết người. Ngươi không được ngoại tình. Ngươi không được trộm cắp. Ngươi không được làm chứng gian. Ngươi phải thờ cha kính mẹ", và "Ngươi phải yêu đồng loại như yêu chính mình."(Mt. 19, 18-19). Nghe qua những áp dụng thực hành dễ dàng, anh đã trả lời một cách rất tự tin. Có lẽ anh đã tuân giữ các điều răn này một cách máy móc như nhiều người trong chúng ta mà không hiểu hết nội dung và ý nghĩa.
Mỗi một điều răn của Chúa là một con đường nên hoàn thiện. Điều răn dạy rằng không chỉ tránh không làm điều xấu, mà còn phải thực hành điều tốt cả bề ngoài lẫn bên trong tâm hồn. Khi xét mình một cách qua loa chiếu lệ, chúng ta có thể thỏa mãn với cách sống đạo của chính mình. Điều răn của Chúa là những kim chỉ nam đích thực hướng dẫn cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể học thuộc và hiểu rõ nhưng áp dụng vào đời sống thì đôi khi rất hạn hẹp và bấp cập. Người thanh niên hãnh diện về chính mình và còn ra vẻ đạo đức hơn nữa: Người thanh niên ấy nói: "Tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ, tôi còn thiếu điều gì nữa không? "(Mt. 19, 20). Anh nghĩ rằng anh có thể dễ dàng bước vào cuộc sống đời đời, khi chỉ dựa vào sự chu toàn một số điều răn đòi buộc. Chúa Giêsu muốn anh ta bước thêm một bước trên đường trọn lành. Vì ai đã có rồi, Chúa lại ban thêm cho. Đức Giêsu đáp: "Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."(Mt. 19,21).
Nghe lời Chúa mời gọi tiến bước thêm trên đường trọn lành, anh đã từ chối vì Chúa đòi hỏi hơn điều anh mong ước. Con đường nên hoàn thiện rất gần mà cũng rất xa. Đôi khi chúng ta có cảm tưởng chúng ta đã được đụng chạm và ở gần gũi ngay bên Chúa, nhưng cũng có thể là lúc chúng ta đang sống xa Chúa nhất. Vì chúng ta nghĩ rằng Chúa đang ở trong tôi, nên tôi là người đạo đức thánh thiện nhất. Chúng ta tự so sánh mình với những người chung quanh và tự tỏ ra mình đã đắc đạo. Chúng ta lầm rồi, đang khi chúng ta tự khoe mình là lúc chúng ta gạt Chúa ra ngoài và chúng ta trở thành nhân vật chính rồi. Người thanh niên nghe đến việc phải cho đi của cải, anh tiếc của, nên đành ngoảnh mặt với sự sống đời đời: Nghe lời đó, người thanh niên buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải (Mt. 19,22).
Nói đến nhu cầu tâm linh, chúng ta chú ý đến cách giữ đạo, sống đạo và hành đạo. Trong cuộc lữ hành trần thế, ai trong chúng ta cũng phải phấn đấu mỗi ngày để nên hoàn thiện hơn. Trừ những vị thánh đã được đổi đời một cách đặc biệt như thánh Phaolô, thánh Augustinô, thánh Ignatiô… các ngài có ơn đặc biệt, có ý chí kiên cường và dám từ bỏ mọi sự đi theo Chúa. Các ngài đã đạt tới bậc cao trong đời sống tu đức và nên hoàn thiện. Còn chúng ta phải lần bước mỗi ngày trên đường tìm về bên Chúa. Trong hoàn cảnh sống hiện nay có nhiều sự lạ, đôi khi chúng ta nghe nói có nhiều người đã được đụng chạm đến Chúa. Không cần phải đi đâu xa, Chúa đụng chạm tới chúng ta trong từng hơi thở của nhịp sống. Chúa luôn hiện diện đó nhưng chúng ta không nhận ra Ngài.
Khi chúng ta lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa, không những Chúa đụng chạm mà còn trở nên của ăn, của uống thấm nhập vào linh hồn và thân xác của chúng ta. Chính chúng ta được nhận lấy và đụng chạm Mình Thánh nơi lòng bàn tay, tới lưỡi, xuống cổ và vào bao tử. Chúng ta được hưởng nếm Chúa qua hình bánh và rượu. Các thừa tác viên còn được cầm giữ Mình Máu Thánh Chúa khi trao ban cho mọi người. Mấy khi chúng ta cảm nghiệm được sự hiện diện đích thực của Chúa nơi tâm hồn chúng ta. Chúa hiện diện trong tấm bánh nhỏ mà chúng ta rước lễ mỗi ngày hay mỗi tuần. Tấm bánh Thánh Thể đó cũng chính là Bí Tích Thánh Thể nơi Nhà Tạm, trong Mặt Nhật hay trong bình Thánh, chén Máu Thánh. Có sự hiện diện của cùng một Chúa Giêsu trong Bí Tích trong bất cứ nơi nào.
Nhu cầu tâm linh cần được nuôi dưỡng trong cuộc sống. Có những người sống rất đơn sơ chân thành và khiêm tốn. Họ chu toàn những điều lề luật dạy và sống âm thầm kết hợp với Chúa qua bổn phận hàng ngày. Có những người cần những liều lượng sống đạo mạnh hơn để thỏa mãn những khát vọng thầm kín trong tâm hồn. Họ muốn bước thêm một bước trên đường trọn lành qua sự tham gia nhiều sinh hoạt khác nhau. Có những người không bao giờ thỏa mãn với những cái đang hiện có. Họ muốn dấn thân nhiều hơn và sinh hoạt nhiệt thành hơn. Có những người khao khát sống đạo như lửa đốt tâm can. Họ muốn cho người khác phải nên hoàn thiện hơn theo mẫu gương của họ. Có những người sống đạo trưởng thành trong niềm tin. Họ có một niềm tin sắt son biết phó thác và cậy trông trong khiêm hạ. Nói chung, nhu cầu tâm linh thì vô định, chẳng bao giờ chúng ta có thể thỏa mãn hoàn toàn. Mỗi cách sống đều là những con đường tu đức khác nhau đang mời gọi chúng ta nên trọn lành.
Có nhiều cách thế biểu tỏ tâm tình sống đạo. Ảnh hưởng bởi trào lưu sống đạo canh tân, có nhiều anh chị em Công Giáo cũng ưa thích cách diễn tả sống động qua việc cử hành phụng vụ như giơ tay cầu nguyện và ca hát, nhún nhảy theo điệu nhạc của bài hát và dùng một số những cử động thích hợp. Những cách diễn tả này tùy theo nền văn hóa và tâm tình hành đạo. Không có vấn đề sai hay đúng. Ngày nay cũng có nhiều người muốn nghiên cứu học biết thêm về ý nghĩa của lời Chúa, nhưng lại ưa thích giải thích theo cảm tình riêng tư. Đôi khi áp dụng Lời Chúa một cách gạn ép vào lối sống đạo hời hợt. Điều này phải hết sức cẩn thận. Chúng ta biết có hai nguồn mặc khải là Thánh Kinh và Thánh Truyền. Đạo Công Giáo có một truyền thống rất lâu đời qua việc giải thích Kinh Thánh. Nguồn gốc là từ các Tông đồ qua các thánh Giáo Phụ và lời dạy của các Công Đồng Chung cũng như của các vị chuyên môn trong Giáo Hội. Chúng ta cần bám chặt lấy gốc rễ là Giáo Hội.
Mục đích tối hậu của tất cả các sinh hoạt sống đạo là đưa dẫn chúng ta vào cuộc sống trường sinh. Chúa Giêsu đã xác tín điều này: Và tôi biết: mệnh lệnh của Người là sự sống đời đời. Vậy, những gì tôi nói, thì tôi nói đúng như Chúa Cha đã nói với tôi."(Ga. 12, 50). Mọi phương tiện tốt đều có thể giúp chúng ta thực hành sống đạo và nên trọn lành. Không có con đường nào là tuyệt đối. Chúng ta cũng không thể cắt ngắn gọn cuộc hành trình. Muốn theo Chúa, chúng ta phải phấn đấu và vác thánh giá hằng ngày mà đi theo Chúa. Chúa không hứa hạnh phúc, giầu có, an vui ở đời này nhưng Chúa hứa rằng Chúa sẽ ở lại để nâng đỡ và bổ sức cho chúng ta: Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con (Ga. 14.18).
Mỗi người hãy tự vấn, tôi có muốn nên trọn lành hay nên thánh không? "Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? Nếu muốn có sự sống đời đời, chúng ta đừng bắt chước thái độ tự mãn của người thanh niên. Để hưởng hạnh phúc đời đời, chúng ta không thể tách rời các điều răn. Nếu chúng ta yêu mến Chúa thì chúng ta không thể sống bất hiếu, gian dối, thù ghét, tham lam, tà dâm và lừa đảo. Nên thánh thiện là sự khao khát của tâm hồn nhưng không luôn là sự khát khao của thể xác. Do đó mà chúng ta luôn có sự giằng co và phải phấn đấu trường kỳ để vượt trên những khát vọng thấp hèn của thân xác. Hãm dẹp những tính hư tật xấu, những mê lầm của cải trần gian và những thỏa mãn nhu cầu của ước muốn. Tinh thần thì hăng say nhưng xác thịt thì yếu đuối. Xưa Chúa Giêsu đã nhắc nhở các tông đồ: Anh em hãy canh thức và cầu nguyện, để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say, nhưng thể xác lại yếu hèn."(Mt. 26.41).
Chúng ta nên cố gắng tu thân tích đức tìm đường giác ngộ. Trong Hạnh Các Thánh, chúng ta chỉ thấy có những vị thánh sống khiêm nhường và chuyên tâm cầu nguyện trong phó thác tin yêu. Không có vị thánh nào tỏ vẻ tự kiêu, tự tôn hay tự phong thánh cho mình. Chúng ta được mời gọi nên thánh. Con đường nên hoàn thiện của chúng ta còn dài và còn nhiều gai chông. Có mấy ai muốn nghe lời này: “Nếu anh muốn nên hoàn thiện, thì hãy đi bán tài sản của anh và đem cho người nghèo”. Chúng ta hãy phó thác cuộc đời trong sự quan phòng của Chúa. Cầu khẩn Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse nâng đỡ dắt dìu chúng ta đi đến cùng đường mà vẫn giữ vững đức tin.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:23 25/05/2011
Ở XA TIỄN BA LY
Có người khách đến thăm chủ nhà, chủ nhà vì sợ khách ở chơi lâu mà tốn cơm nước, thế là đưa khách đi tản bộ bên ngoài, vừa đi vừa nói:
- “Hôm nay không giữ anh lại ăn cơm, nhưng người xưa nói rất đúng rằng: “ở xa tiễn ba ly” ! Tôi phải tiễn anh mấy dặm đường”. Nói xong thì vẫn sợ khách không muốn đi, nên nắm tay áo của khách vội vội vàng vàng kéo thẳng ra bên ngoài.
Người khách bị kéo té lên té xuống, bèn cười ha ha nói:
- “Chậm chút nào, chậm chút nào, tôi uống không nổi ba ly vội vàng của anh đâu !”
Suy tư:
Khách đến nhà không phải để ăn cơm của chủ nhà, nhưng là để kết thêm tình bạn bè, là để thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa khách với chủ nhà.
Vì tính toán hơn thiệt nên có những lúc chúng ta đánh mất tình bạn bè; vì ích kỷ nên có những lúc chúng ta làm cho bạn bè xa cách mình; vì tâm hồn hẹp hòi nên có những lúc chúng ta nghi ngờ đố kỵ tha nhân.
Thời nay người ta bàn chuyện làm ăn trên bàn tiệc, người ta bàn chuyện mánh mung cũng trên bàn tiệc, người ta bàn chuyện hại người cũng trên bàn tiệc, người ta bàn chuyện chém giết nhau cũng trên bàn tiệc...
Nhưng cách đây hơn hai ngàn năm, trên bàn tiệc với các môn đệ của mình, Chúa Giê-su đã ban cho các ông một giới răn mới, Ngài nói: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13, 34) .
Đó chính là bàn tiệc yêu thương và hiến mạng sống mình vì yêu; đó là bàn tiệc yêu thương và sẽ tiếp diễn lại mọi giây phút trên thế gian này trên các bàn thờ của người công giáo, nơi bàn tiệc này, tất cả những người Ki-tô hữu đều được ăn và uống bánh rượu yêu thương là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su.
Đừng tiếc với bạn bè một bữa cơm, cũng vậy, người Ki-tô hữu không thể coi thường bàn tiệc thánh mà bỏ không đến tham dự, bởi vì nơi bàn tiệc thánh này, chúng ta được mời gọi lấy yêu thương xóa bỏ hận thù...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có người khách đến thăm chủ nhà, chủ nhà vì sợ khách ở chơi lâu mà tốn cơm nước, thế là đưa khách đi tản bộ bên ngoài, vừa đi vừa nói:
- “Hôm nay không giữ anh lại ăn cơm, nhưng người xưa nói rất đúng rằng: “ở xa tiễn ba ly” ! Tôi phải tiễn anh mấy dặm đường”. Nói xong thì vẫn sợ khách không muốn đi, nên nắm tay áo của khách vội vội vàng vàng kéo thẳng ra bên ngoài.
Người khách bị kéo té lên té xuống, bèn cười ha ha nói:
- “Chậm chút nào, chậm chút nào, tôi uống không nổi ba ly vội vàng của anh đâu !”
Suy tư:
Khách đến nhà không phải để ăn cơm của chủ nhà, nhưng là để kết thêm tình bạn bè, là để thắt chặt mối quan hệ hữu nghị giữa khách với chủ nhà.
Vì tính toán hơn thiệt nên có những lúc chúng ta đánh mất tình bạn bè; vì ích kỷ nên có những lúc chúng ta làm cho bạn bè xa cách mình; vì tâm hồn hẹp hòi nên có những lúc chúng ta nghi ngờ đố kỵ tha nhân.
Thời nay người ta bàn chuyện làm ăn trên bàn tiệc, người ta bàn chuyện mánh mung cũng trên bàn tiệc, người ta bàn chuyện hại người cũng trên bàn tiệc, người ta bàn chuyện chém giết nhau cũng trên bàn tiệc...
Nhưng cách đây hơn hai ngàn năm, trên bàn tiệc với các môn đệ của mình, Chúa Giê-su đã ban cho các ông một giới răn mới, Ngài nói: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”(Ga 13, 34) .
Đó chính là bàn tiệc yêu thương và hiến mạng sống mình vì yêu; đó là bàn tiệc yêu thương và sẽ tiếp diễn lại mọi giây phút trên thế gian này trên các bàn thờ của người công giáo, nơi bàn tiệc này, tất cả những người Ki-tô hữu đều được ăn và uống bánh rượu yêu thương là Mình và Máu Thánh của Chúa Giê-su.
Đừng tiếc với bạn bè một bữa cơm, cũng vậy, người Ki-tô hữu không thể coi thường bàn tiệc thánh mà bỏ không đến tham dự, bởi vì nơi bàn tiệc thánh này, chúng ta được mời gọi lấy yêu thương xóa bỏ hận thù...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:25 25/05/2011
N2T |
3. Lạy Chúa, nếu sự công nghĩa của Ngài không ngay không được, thì dù cho con bị vào trong địa ngục để đền bù chuộc tội, thì con cũng cam lòng.
(Thánh nữ Gertrude)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tháng Năm, xem người Chính Thống nghĩ gì về Đức Mẹ
Vũ Văn An
00:22 25/05/2011
Nhân dịp 60 năm kỷ niệm việc công bố tín điều Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời (ngày 1 tháng 11 năm 1950), một tờ báo Công Giáo Pháp đã yêu cầu Đức Bartholomeos I, thượng phụ đại kết của Constantinople cho biết nhận định của ngài về Đức Mẹ. Sau đây là nhận định của thượng phụ.
Giáo Hội Chính Thống có một lòng tôn kính mênh mông đối với Mẹ Thiên Chúa tức Đấng Theotokos (Cưu Mang Thiên Chúa) hay Đấng Panaghia (Rất Thánh), là tước hiệu chúng tôi thích dùng hơn để xưng hô với ngài, để tuyên dương ngài không phải như một ngoại lệ đạo hạnh mà như một gương sáng hoàn toàn cụ thể cho cách thức người Kitô hữu phó thác và đáp lại ơn gọi trở thành môn đệ của Chúa Kitô. Đức Maria chỉ ngoại hạng trong nhân đức thường thường là nhân bản của ngài, những nhân đức mà chúng tôi được kêu gọi kính trọng và bắt chước trong tư cách các Kitô hữu sùng mộ. Chúng tôi tưởng niệm cái chết của ngài vào ngày 15 tháng 8, một trong 12 ngày đại lễ theo lịch Chính Thống.
Mặt khác, khi tìm cách hiểu “liên minh thần thánh” hay mầu nhiệm về Đức Maria, một mầu nhiệm mà “không ai có thể tiếp cận bằng bàn tay không chuyên môn”, nền thần học Chính Thống đã tham chiếu Sách Thánh, nhưng nhất là Thánh Truyền, và cách riêng phụng vụ cũng như nghệ thuật tranh ảnh. Về phương diện này, các Kitô hữu Chính Thống, trước nhất, liên kết Đức Maria vào vai trò của ngài trong việc nhập thể của Thiên Chúa như là Mẹ Chúa Tể và Cứu Chúa Giêsu Kitô của chúng tôi, bằng việc đặt ngài trong một hàng ngũ dài những con người nhân bản, chứ không thần thiêng, một hàng ngũ hàm nghĩa liên tục tính của lịch sử thánh và dẫn đến việc sinh hạ Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Nadarét, đã hai ngàn năm. Cô lập Đức Maria ra khỏi cái dòng chuẩn bị hay “nhiệm cục” (économique) này, là tách ngài ra khỏi thực tại của chúng tôi và đặt ngài ra bên lề ơn cứu chuộc của chúng tôi. Giống mọi hữu thể nhân bản khác, Đức Maria cũng cần ơn cứu chuộc; cho dù ngài được coi là “không có tội bản thân”, ngài vẫn không thoát khỏi, có thể nói như vậy, ách của tội nguyên tổ. Cho dù ngài “vinh dự hơn thiên thần lý trí và vinh quang gấp bội so với thiên thần sốt mến”, điều có giá cho chúng tôi cũng có giá cho ngài. Dù ngài được tung hô là “có phúc hơn mọi người nữ”, ngài vẫn nhập thân điều duy nhất cần thiết cho mọi hữu thể nhân bản, tức gắn bó với Lời Thiên Chúa và phó thác cho thánh ý của Người.
Như thế, khi người Kitô hữu Chính Thống ở trong một nhà thờ và ngước trông lên Đấng Pantokrator («Đấng chứa mọi sự»), tức Chúa Kitô, Đấng ngự trên đầu họ suốt buổi thờ lạy, họ thấy mình trực tiếp đối diện với Đấng Platytera («Đấng rộng lớn hơn mọi sự»), tức Mẹ Thiên Chúa, Đấng được đặt ngay trước mặt họ, và chính xác hơn, ở trong hậu cung thánh rộng lớn vốn kết hợp bàn thờ với trời, vì khi hạ sinh Ngôi Lời Thiên Chúa và “khi mang thai Đấng không thể mang thai” trong dạ mình, ngài đủ khả năng chứa đựng điều không thể chứa đựng, và làm cho Đấng không thể nào mô tả trở thành mô tả được.
Sách Thánh dạy chúng tôi rằng khi Chúa chúng tôi bị treo trên thánh giá, và thấy mẹ mình và môn đệ Gioan, Người nói với Đức Trinh Nữ rằng: “Thưa bà, này là con bà” và nói với Gioan rằng: “Này là mẹ con” (Ga 19:25-27). Từ lúc đó, vị tông đồ và tác giả tin mừng của Tình Yêu đã săn sóc Đấng Theotokos dưới mái nhà mình. Truyền thống của Giáo Hội tin chắc không những vào chỉ dẫn của Sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 2:14), một chỉ dẫn quả quyết rằng Đức Trinh Nữ Maria có mặt với các tông đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần, mà còn tin chắc sự kiện này: Đấng Theotokos cư ngụ trong nhà của Gioan, ở Giêrusalem, nơi ngài theo dõi thừa tác vụ bằng lời và bằng hành động của ông.
Truyền thống ảnh tượng và phụng vụ của Giáo Hội cũng tuyên xưng rằng vào giờ chết của ngài, các môn đệ đang tản mác khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng, nhưng đã trở về Giêrusalem để kính viếng Đấng Theotokos. Chỉ trừ có Tôma, tất cả các môn đệ khác (kể cả tông đồ Phaolô) đều hiện diện bên giường của ngài. Lúc ngài qua đời, Chúa Giêsu Kitô ngự xuống để rước linh hồn ngài về trời. Sau khi ngài qua đời, xác Đấng Theotokos được rước đi để được chôn trong một ngôi mộ, không xa Vườn Diệtsimani bao nhiêu; khi tông đồ Tôma trở về sau đó ba ngày và muốn được thấy xác ngài, thì ngôi mộ hoàn toàn trống rỗng. Việc triệu hồi thân xác Đấng Theotokos về trời đã được xác nhận bởi sứ điệp của thiên thần và việc chính Đức Trinh Nữ hiện ra với các tông đồ, tất cả những sự kiện này phản ảnh các biến cố liên quan tới cái chết, tới việc chôn cất và phục sinh của Chúa Kitô.
Ảnh tượng và phụng vụ ngày lễ tưởng niệm cái chết và việc chôn cất Đức Maria rõ ràng biểu tượng cho một lễ tang, nhưng đồng thời cho thấy rõ các giáo huấn căn bản liên quan tới việc phục sinh thân xác của ngài. Về phương diện này, cái chết của Đức Maria, có thể nói, có một chức năng của một ngày lễ nhằm củng cố đức tin và niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu của chúng tôi. Và còn điều này nữa: các Kitô hữu Chính Thống gọi biến cố mừng lễ này là ngày Đấng Theotokos “nằm ngủ” (Koimisis), chứ không hẳn “mông triệu” về trời. Thực thế, việc nhấn mạnh tới sự kiện Đức Maria là người, ngài quả có chết và được chôn cất như mọi con người nhân bản khác, đem lại cho chúng tôi sự chắc chắn này: cho dù “cả mồ chôn lẫn cái chết cũng không thể chứa được Đấng Theotokos, niềm hy vọng không thể lay chuyển của chúng tôi và sự che chở của chúng tôi luôn tỉnh thức” (trích từ thánh ca của ngày lễ này), Đức Maria thực sự gần gũi với chúng tôi hơn chính chúng tôi tưởng; ngài không bỏ rơi chúng tôi. Giống như ca khúc bế mạc (apolytikion) ngày lễ này từng hát: “Khi sinh hạ, mẹ vẫn duy trì được đức trinh khiết; khi qua đời, mẹ không bỏ rơi thế gian, ôi Đấng Theotokos. Trong tư cách mẹ sự sống, mẹ lên đường đi về nguồn sống, bằng lời chuyển cầu của mẹ, mẹ giải thoát linh hồn chúng con khỏi cái chết”.
Đối với các Kitô hữu Chính Thống, Đức Maria không phải chỉ là Đấng “đã được chọn từ trước”. Ngài biểu tượng trước hết cho việc lựa chọn mà mỗi người chúng tôi đều được kêu gọi thực hiện để đáp trả sáng kiến nhập thể của Thiên Chúa (nghĩa là sáng kiến hạ sinh Chúa Kitô trong tâm hồn chúng tôi) và để biến đổi (nghĩa là để hoán cải tâm hồn chúng tôi từ sự dữ qua sự lành). Như Thánh Siméon, nhà tân thần học của thế kỷ thứ 10, từng nói, chúng tôi được mời gọi trở nên các Christotokoi ( những người cưu mang Chúa Kitô) và Theotokoi (những người cưu mang Thiên Chúa). Nhờ lời chuyển cầu của ngài, mỗi người chúng tôi có thể trở nên Thetokos như Đức Maria.
Giáo Hội Chính Thống có một lòng tôn kính mênh mông đối với Mẹ Thiên Chúa tức Đấng Theotokos (Cưu Mang Thiên Chúa) hay Đấng Panaghia (Rất Thánh), là tước hiệu chúng tôi thích dùng hơn để xưng hô với ngài, để tuyên dương ngài không phải như một ngoại lệ đạo hạnh mà như một gương sáng hoàn toàn cụ thể cho cách thức người Kitô hữu phó thác và đáp lại ơn gọi trở thành môn đệ của Chúa Kitô. Đức Maria chỉ ngoại hạng trong nhân đức thường thường là nhân bản của ngài, những nhân đức mà chúng tôi được kêu gọi kính trọng và bắt chước trong tư cách các Kitô hữu sùng mộ. Chúng tôi tưởng niệm cái chết của ngài vào ngày 15 tháng 8, một trong 12 ngày đại lễ theo lịch Chính Thống.
Mặt khác, khi tìm cách hiểu “liên minh thần thánh” hay mầu nhiệm về Đức Maria, một mầu nhiệm mà “không ai có thể tiếp cận bằng bàn tay không chuyên môn”, nền thần học Chính Thống đã tham chiếu Sách Thánh, nhưng nhất là Thánh Truyền, và cách riêng phụng vụ cũng như nghệ thuật tranh ảnh. Về phương diện này, các Kitô hữu Chính Thống, trước nhất, liên kết Đức Maria vào vai trò của ngài trong việc nhập thể của Thiên Chúa như là Mẹ Chúa Tể và Cứu Chúa Giêsu Kitô của chúng tôi, bằng việc đặt ngài trong một hàng ngũ dài những con người nhân bản, chứ không thần thiêng, một hàng ngũ hàm nghĩa liên tục tính của lịch sử thánh và dẫn đến việc sinh hạ Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu Nadarét, đã hai ngàn năm. Cô lập Đức Maria ra khỏi cái dòng chuẩn bị hay “nhiệm cục” (économique) này, là tách ngài ra khỏi thực tại của chúng tôi và đặt ngài ra bên lề ơn cứu chuộc của chúng tôi. Giống mọi hữu thể nhân bản khác, Đức Maria cũng cần ơn cứu chuộc; cho dù ngài được coi là “không có tội bản thân”, ngài vẫn không thoát khỏi, có thể nói như vậy, ách của tội nguyên tổ. Cho dù ngài “vinh dự hơn thiên thần lý trí và vinh quang gấp bội so với thiên thần sốt mến”, điều có giá cho chúng tôi cũng có giá cho ngài. Dù ngài được tung hô là “có phúc hơn mọi người nữ”, ngài vẫn nhập thân điều duy nhất cần thiết cho mọi hữu thể nhân bản, tức gắn bó với Lời Thiên Chúa và phó thác cho thánh ý của Người.
Như thế, khi người Kitô hữu Chính Thống ở trong một nhà thờ và ngước trông lên Đấng Pantokrator («Đấng chứa mọi sự»), tức Chúa Kitô, Đấng ngự trên đầu họ suốt buổi thờ lạy, họ thấy mình trực tiếp đối diện với Đấng Platytera («Đấng rộng lớn hơn mọi sự»), tức Mẹ Thiên Chúa, Đấng được đặt ngay trước mặt họ, và chính xác hơn, ở trong hậu cung thánh rộng lớn vốn kết hợp bàn thờ với trời, vì khi hạ sinh Ngôi Lời Thiên Chúa và “khi mang thai Đấng không thể mang thai” trong dạ mình, ngài đủ khả năng chứa đựng điều không thể chứa đựng, và làm cho Đấng không thể nào mô tả trở thành mô tả được.
Sách Thánh dạy chúng tôi rằng khi Chúa chúng tôi bị treo trên thánh giá, và thấy mẹ mình và môn đệ Gioan, Người nói với Đức Trinh Nữ rằng: “Thưa bà, này là con bà” và nói với Gioan rằng: “Này là mẹ con” (Ga 19:25-27). Từ lúc đó, vị tông đồ và tác giả tin mừng của Tình Yêu đã săn sóc Đấng Theotokos dưới mái nhà mình. Truyền thống của Giáo Hội tin chắc không những vào chỉ dẫn của Sách Tông Đồ Công Vụ (Cv 2:14), một chỉ dẫn quả quyết rằng Đức Trinh Nữ Maria có mặt với các tông đồ vào ngày lễ Ngũ Tuần, mà còn tin chắc sự kiện này: Đấng Theotokos cư ngụ trong nhà của Gioan, ở Giêrusalem, nơi ngài theo dõi thừa tác vụ bằng lời và bằng hành động của ông.
Truyền thống ảnh tượng và phụng vụ của Giáo Hội cũng tuyên xưng rằng vào giờ chết của ngài, các môn đệ đang tản mác khắp thế giới để rao giảng Tin Mừng, nhưng đã trở về Giêrusalem để kính viếng Đấng Theotokos. Chỉ trừ có Tôma, tất cả các môn đệ khác (kể cả tông đồ Phaolô) đều hiện diện bên giường của ngài. Lúc ngài qua đời, Chúa Giêsu Kitô ngự xuống để rước linh hồn ngài về trời. Sau khi ngài qua đời, xác Đấng Theotokos được rước đi để được chôn trong một ngôi mộ, không xa Vườn Diệtsimani bao nhiêu; khi tông đồ Tôma trở về sau đó ba ngày và muốn được thấy xác ngài, thì ngôi mộ hoàn toàn trống rỗng. Việc triệu hồi thân xác Đấng Theotokos về trời đã được xác nhận bởi sứ điệp của thiên thần và việc chính Đức Trinh Nữ hiện ra với các tông đồ, tất cả những sự kiện này phản ảnh các biến cố liên quan tới cái chết, tới việc chôn cất và phục sinh của Chúa Kitô.
Ảnh tượng và phụng vụ ngày lễ tưởng niệm cái chết và việc chôn cất Đức Maria rõ ràng biểu tượng cho một lễ tang, nhưng đồng thời cho thấy rõ các giáo huấn căn bản liên quan tới việc phục sinh thân xác của ngài. Về phương diện này, cái chết của Đức Maria, có thể nói, có một chức năng của một ngày lễ nhằm củng cố đức tin và niềm hy vọng vào cuộc sống vĩnh cửu của chúng tôi. Và còn điều này nữa: các Kitô hữu Chính Thống gọi biến cố mừng lễ này là ngày Đấng Theotokos “nằm ngủ” (Koimisis), chứ không hẳn “mông triệu” về trời. Thực thế, việc nhấn mạnh tới sự kiện Đức Maria là người, ngài quả có chết và được chôn cất như mọi con người nhân bản khác, đem lại cho chúng tôi sự chắc chắn này: cho dù “cả mồ chôn lẫn cái chết cũng không thể chứa được Đấng Theotokos, niềm hy vọng không thể lay chuyển của chúng tôi và sự che chở của chúng tôi luôn tỉnh thức” (trích từ thánh ca của ngày lễ này), Đức Maria thực sự gần gũi với chúng tôi hơn chính chúng tôi tưởng; ngài không bỏ rơi chúng tôi. Giống như ca khúc bế mạc (apolytikion) ngày lễ này từng hát: “Khi sinh hạ, mẹ vẫn duy trì được đức trinh khiết; khi qua đời, mẹ không bỏ rơi thế gian, ôi Đấng Theotokos. Trong tư cách mẹ sự sống, mẹ lên đường đi về nguồn sống, bằng lời chuyển cầu của mẹ, mẹ giải thoát linh hồn chúng con khỏi cái chết”.
Đối với các Kitô hữu Chính Thống, Đức Maria không phải chỉ là Đấng “đã được chọn từ trước”. Ngài biểu tượng trước hết cho việc lựa chọn mà mỗi người chúng tôi đều được kêu gọi thực hiện để đáp trả sáng kiến nhập thể của Thiên Chúa (nghĩa là sáng kiến hạ sinh Chúa Kitô trong tâm hồn chúng tôi) và để biến đổi (nghĩa là để hoán cải tâm hồn chúng tôi từ sự dữ qua sự lành). Như Thánh Siméon, nhà tân thần học của thế kỷ thứ 10, từng nói, chúng tôi được mời gọi trở nên các Christotokoi ( những người cưu mang Chúa Kitô) và Theotokoi (những người cưu mang Thiên Chúa). Nhờ lời chuyển cầu của ngài, mỗi người chúng tôi có thể trở nên Thetokos như Đức Maria.
Tận thế đến với dân Joplin bang Missouri
Tuyết Mai
07:04 25/05/2011
Missouri - Rõ thật là những hình ảnh thật khủng khiếp cho chúng ta thấy tận mắt trên màn hình của Yahoo.com; một trận bão tố chết người, gây ra rất nhiều thiệt hại, mất mát, và đau thương đã đến với người dân vùng Joplin ở tiểu bang Missouri. Trận bão tố với sức gió mạnh của nó là EF-5 cộng với cơn lốc xoáy bề ngang rộng một mile và bề dài của nó là 4 miles, bằng 13 blocks phố bề dài. Dân số của thành phố này tổng cộng có 50,000 dân cư ngụ ở đây. 1/3 nhà cửa, cộng quán tiệm, nhà thương, trường học, nhà thờ, đã bị thiệt hại thật nặng nề. Không khác gì hình ảnh tang thương ở bên Nhật trong tháng 3 vừa qua. Có rất nhiều nhà không có được hầm trú ẩn nên đã bị cơn lốc xoáy bốc lên và thả xuống ở rải rác khắp nơi, mà hiện giờ nhân viên cứu hỏa cùng tất cả mọi người đang đi tìm kiếm thân nhân và người quen của họ, còn đang mất tích chưa tìm thấy đâu?.
Trong cảnh thương tâm nhiễu nhương đó của tất cả anh chị em của chúng ta đang trải qua và còn đang tiếp tục bị đe dọa vì cơn bão gây chết người vẫn chưa được chấm dứt. Nhìn thấy họ mà nghĩ đến mình, một phần thì thương cho phần số của những anh chị em chúng ta đã ra đi vĩnh viễn, nhưng không biết họ có kịp ăn ăn và chuẩn bị phần hồn chưa?. Phần cũng phải nghĩ đến thân phận và linh hồn đời đời của mình. Quả cuộc sống tạm bợ trần gian này chẳng có gì là đảm bảo cả! Hôm nay còn đó nhưng ngày mai không ai có thể biết được, ngay cả chính mình. Nhìn cảnh màn trời chiếu đất, nhà cửa bể thành miếng chồng chất lên nhau từng đống vụn. 13 blocks đường là 13 khu phố nhà bị san bằng, không nhà nào còn ở được. Dưới đống vụn kia còn biết bao nhiêu người bị chôn vùi trong đó, không biết sống chết ra sao?.
Quả thật đó là tận thế đã đến cho những anh chị em của chúng ta ở thành phố Joplin Missouri. 1/3 thành phố đã bị cơn lốc xoáy càn quét và làm biến sạch trên bản đồ. Không khác nào cảnh hoang tàng đổ nát của anh chị em Nhật Bản của chúng ta. Thương thay sự mất mát lớn lao này lại xẩy ra cho anh chị em chúng ta trong thời điểm của đất nước đang vị suy thoái, kinh tế trượt dốc, nên sự giúp đỡ từ chính phủ cho những anh chị em này thật là cả một vấn nạn và không biết chừng nào họ mới có nơi ăn chốn ở bình thường như trước đây được?. Người chết, nhà mất, tiền bạc ra hao mòn, thân xác mỏi mệt vì là nạn nhân của một trận thiên tai, không thể nào ngờ và tránh cho được. Chẳng hiểu những quốc gia giầu có đứng thứ nhì, ba, hay thứ tư trên thế giới có động lòng và cảm thương cho anh chị em nước Mỹ của họ hay không????.
Nước Mỹ chúng ta ít khi nào nhận được sự trợ giúp của nước nào, vì có cái tiếng mà chẳng có cái miếng. Giầu nghèo thì cả thế giới cùng giống nhau. Đâu cũng có dân giầu và đâu cũng thấy dân nghèo ở khắp mọi nơi, nhưng sự thương cảm thì ít khi nào dân Mỹ được ai thương vì mang tiếng là làm lớn rồi đàn áp dân bé cổ?. Nhưng có phải trong cơn biến loạn thì ai cũng như ai, chẳng cần ai thương giúp mà phải tự mình lo cho chính mình, gia đình, và chòm xóm của mình. Vì nhà cháy phải lo chữa và cứu người, vật ngoại thân lúc bấy giờ không còn có giá trị và là cần thiết nữa. Bỏ của mà chạy lấy người là sáng suốt và tốt hơn cả! Hà huống gì của cải đã bị chôn vùi hay tan biến mãi tít xa cả bao nhiêu cây số. Hay còn giá trị gì khi người thân thương của chúng ta đã giã từ chúng ta mà ra đi mãi mãi. Hỏi còn tâm trí đâu mà nhận những của thừa của dư của ai bố thí??.
Nhìn người mà phải biết nghĩ đến ta, trong đống vụn ấy dù đối với rất nhiều người giầu có chẳng gọi là bao, nhưng là căn nhà và những thứ được sắm sửa cho căn nhà hạnh phúc đó, là biết bao nhiêu công sức, mồ hôi được đổ ra bao nhiêu năm trời mới có. Bây giờ nằm ngổn ngang đổ nát và thật điêu tàn. Nhất là căn nhà hạnh phúc đó nay còn chôn vùi người thân thương nhất của chúng ta; thử hỏi người thân thương nhất trong cuộc đời của chúng giã từ chúng ta ra đi cách rất đột ngột, không một lời trối trăn hay từ giã, thì của cải còn đáng là gì nữa chứ!. Đối với chúng ta của cải nào thay thế cho người thân của chúng ta được chứ?. Mất người là mất tất cả!. Thứ gì trên trần gian có thể sánh bằng và cân cho bằng? Tiền bạc mà mua được hạnh phúc gia đình chăng? Tiền bạc mà mua được vợ hiền con thảo ư? Tiền bạc mà mua được bạn thân ư?. Tất tất hà tất là không thay thế được. Chúng ta thà mất tất cả nhưng gia đình còn nguyên vẹn, hơn là của cải còn nguyên vẹn mà người thì ra đi mãi mãi không còn trở lại.
Vâng, nhìn người mà nghĩ cho thân phận và cuộc đời phù vân của chúng ta. Hỡi linh hồn khờ dại nếu mi không biết chuẩn bị trước cho một chuyến đi xa vĩnh viễn không bao giờ còn có ngày trở lại dương trần này được nữa!. Đừng nghĩ rằng tận thế không xẩy đến cho mi!. Thật phải khi rất ít người trong chúng ta nghĩ rằng ngay ngày hôm nay hay ngay ngày mai đây chúng ta sẽ chết vì bất cứ lý do gì, nên chúng ta sống một cách rất là ung dung tự tại, như con cá vàng được nuôi thật kỹ trong cái bồn xinh xắn, ngày ngày được nuôi no ấm, mà không cần phải biết ngày mai ta sẽ ra sao?. Chúng ta sống rất dửng dưng với những anh chị em đang cần đến chúng ta. Chúng ta sống một cuộc sống thật ích kỷ, ai chết mặc ai, miễn chúng ta no đủ là được. Chúa của chúng ta là tiền bạc, vì còn tiền trong nhà băng mà số càng nhiều thì tánh mạng của chúng ta được đảm bảo, nhưng cái ngờ mới làm chúng ta không thể nào cưỡng lại được. Cưỡng lại làm sao khi đó là giờ chết của chúng ta? Cưỡng lại sao được khi mà chúng ta không biết chuẩn bị sẵn hành lý mang theo Nơi chúng ta cần được và muốn đến?. Có phải nếu chúng ta thiếu chuẩn bị thì chúng ta là người nghèo nhất nơi mà chúng ta sẽ đến? Quần áo cũng không có mà mặc, tả tơi rách nát và bầm dập vì nơi ta đến không được tiếp đãi ân cần và lịch thiệp???. Chẳng những thế mà chúng ta còn bị hành hạ mỗi phút giây trong hỏa lò của Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp.
Sự việc bất ngờ đã đổ trên đầu của anh chị em của chúng ta, là bài học để dậy chúng ta phải biết chuẩn bị vì Nước Trời gần đến. Chúa đang cảnh báo chúng ta bằng những gì chúng ta đã, và đang và chứng kiến. Người khôn ngoan hãy bắt chước giống như 5 cô con gái khôn ngoan, đã biết chuẩn bị mang thêm dầu để đốt vì không biết khi nào Chàng Rể mới đến. Để khi Chàng Rể đến chúng ta sẽ được mời vào dự tiệc, cùng chung hưởng hạnh phúc muôn đời với Chàng Rể là Con Yêu Dấu Duy Nhất của Thiên Vương trên Nước Trời. Amen.
Trong cảnh thương tâm nhiễu nhương đó của tất cả anh chị em của chúng ta đang trải qua và còn đang tiếp tục bị đe dọa vì cơn bão gây chết người vẫn chưa được chấm dứt. Nhìn thấy họ mà nghĩ đến mình, một phần thì thương cho phần số của những anh chị em chúng ta đã ra đi vĩnh viễn, nhưng không biết họ có kịp ăn ăn và chuẩn bị phần hồn chưa?. Phần cũng phải nghĩ đến thân phận và linh hồn đời đời của mình. Quả cuộc sống tạm bợ trần gian này chẳng có gì là đảm bảo cả! Hôm nay còn đó nhưng ngày mai không ai có thể biết được, ngay cả chính mình. Nhìn cảnh màn trời chiếu đất, nhà cửa bể thành miếng chồng chất lên nhau từng đống vụn. 13 blocks đường là 13 khu phố nhà bị san bằng, không nhà nào còn ở được. Dưới đống vụn kia còn biết bao nhiêu người bị chôn vùi trong đó, không biết sống chết ra sao?.
Quả thật đó là tận thế đã đến cho những anh chị em của chúng ta ở thành phố Joplin Missouri. 1/3 thành phố đã bị cơn lốc xoáy càn quét và làm biến sạch trên bản đồ. Không khác nào cảnh hoang tàng đổ nát của anh chị em Nhật Bản của chúng ta. Thương thay sự mất mát lớn lao này lại xẩy ra cho anh chị em chúng ta trong thời điểm của đất nước đang vị suy thoái, kinh tế trượt dốc, nên sự giúp đỡ từ chính phủ cho những anh chị em này thật là cả một vấn nạn và không biết chừng nào họ mới có nơi ăn chốn ở bình thường như trước đây được?. Người chết, nhà mất, tiền bạc ra hao mòn, thân xác mỏi mệt vì là nạn nhân của một trận thiên tai, không thể nào ngờ và tránh cho được. Chẳng hiểu những quốc gia giầu có đứng thứ nhì, ba, hay thứ tư trên thế giới có động lòng và cảm thương cho anh chị em nước Mỹ của họ hay không????.
Nước Mỹ chúng ta ít khi nào nhận được sự trợ giúp của nước nào, vì có cái tiếng mà chẳng có cái miếng. Giầu nghèo thì cả thế giới cùng giống nhau. Đâu cũng có dân giầu và đâu cũng thấy dân nghèo ở khắp mọi nơi, nhưng sự thương cảm thì ít khi nào dân Mỹ được ai thương vì mang tiếng là làm lớn rồi đàn áp dân bé cổ?. Nhưng có phải trong cơn biến loạn thì ai cũng như ai, chẳng cần ai thương giúp mà phải tự mình lo cho chính mình, gia đình, và chòm xóm của mình. Vì nhà cháy phải lo chữa và cứu người, vật ngoại thân lúc bấy giờ không còn có giá trị và là cần thiết nữa. Bỏ của mà chạy lấy người là sáng suốt và tốt hơn cả! Hà huống gì của cải đã bị chôn vùi hay tan biến mãi tít xa cả bao nhiêu cây số. Hay còn giá trị gì khi người thân thương của chúng ta đã giã từ chúng ta mà ra đi mãi mãi. Hỏi còn tâm trí đâu mà nhận những của thừa của dư của ai bố thí??.
Nhìn người mà phải biết nghĩ đến ta, trong đống vụn ấy dù đối với rất nhiều người giầu có chẳng gọi là bao, nhưng là căn nhà và những thứ được sắm sửa cho căn nhà hạnh phúc đó, là biết bao nhiêu công sức, mồ hôi được đổ ra bao nhiêu năm trời mới có. Bây giờ nằm ngổn ngang đổ nát và thật điêu tàn. Nhất là căn nhà hạnh phúc đó nay còn chôn vùi người thân thương nhất của chúng ta; thử hỏi người thân thương nhất trong cuộc đời của chúng giã từ chúng ta ra đi cách rất đột ngột, không một lời trối trăn hay từ giã, thì của cải còn đáng là gì nữa chứ!. Đối với chúng ta của cải nào thay thế cho người thân của chúng ta được chứ?. Mất người là mất tất cả!. Thứ gì trên trần gian có thể sánh bằng và cân cho bằng? Tiền bạc mà mua được hạnh phúc gia đình chăng? Tiền bạc mà mua được vợ hiền con thảo ư? Tiền bạc mà mua được bạn thân ư?. Tất tất hà tất là không thay thế được. Chúng ta thà mất tất cả nhưng gia đình còn nguyên vẹn, hơn là của cải còn nguyên vẹn mà người thì ra đi mãi mãi không còn trở lại.
Vâng, nhìn người mà nghĩ cho thân phận và cuộc đời phù vân của chúng ta. Hỡi linh hồn khờ dại nếu mi không biết chuẩn bị trước cho một chuyến đi xa vĩnh viễn không bao giờ còn có ngày trở lại dương trần này được nữa!. Đừng nghĩ rằng tận thế không xẩy đến cho mi!. Thật phải khi rất ít người trong chúng ta nghĩ rằng ngay ngày hôm nay hay ngay ngày mai đây chúng ta sẽ chết vì bất cứ lý do gì, nên chúng ta sống một cách rất là ung dung tự tại, như con cá vàng được nuôi thật kỹ trong cái bồn xinh xắn, ngày ngày được nuôi no ấm, mà không cần phải biết ngày mai ta sẽ ra sao?. Chúng ta sống rất dửng dưng với những anh chị em đang cần đến chúng ta. Chúng ta sống một cuộc sống thật ích kỷ, ai chết mặc ai, miễn chúng ta no đủ là được. Chúa của chúng ta là tiền bạc, vì còn tiền trong nhà băng mà số càng nhiều thì tánh mạng của chúng ta được đảm bảo, nhưng cái ngờ mới làm chúng ta không thể nào cưỡng lại được. Cưỡng lại làm sao khi đó là giờ chết của chúng ta? Cưỡng lại sao được khi mà chúng ta không biết chuẩn bị sẵn hành lý mang theo Nơi chúng ta cần được và muốn đến?. Có phải nếu chúng ta thiếu chuẩn bị thì chúng ta là người nghèo nhất nơi mà chúng ta sẽ đến? Quần áo cũng không có mà mặc, tả tơi rách nát và bầm dập vì nơi ta đến không được tiếp đãi ân cần và lịch thiệp???. Chẳng những thế mà chúng ta còn bị hành hạ mỗi phút giây trong hỏa lò của Hỏa Ngục đời đời kiếp kiếp.
Sự việc bất ngờ đã đổ trên đầu của anh chị em của chúng ta, là bài học để dậy chúng ta phải biết chuẩn bị vì Nước Trời gần đến. Chúa đang cảnh báo chúng ta bằng những gì chúng ta đã, và đang và chứng kiến. Người khôn ngoan hãy bắt chước giống như 5 cô con gái khôn ngoan, đã biết chuẩn bị mang thêm dầu để đốt vì không biết khi nào Chàng Rể mới đến. Để khi Chàng Rể đến chúng ta sẽ được mời vào dự tiệc, cùng chung hưởng hạnh phúc muôn đời với Chàng Rể là Con Yêu Dấu Duy Nhất của Thiên Vương trên Nước Trời. Amen.
Trường Công Giáo: Công ước giữa Croatia và Tòa Thánh
Nguyễn Trọng Đa
08:39 25/05/2011
Trường Công Giáo: Công ước giữa Croatia và Tòa Thánh
ROMA – Ngày 23-5, Croatia và Tòa Thánh đã ký một công ước về hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục, theo Đài phát thanh Vatican ngày 24-5.
Văn kiện công nhận Giáo hội Công giáo có quyền thành lập trường ở mọi cấp và mọi trình độ, và đặt ra các nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước, kể cả tiền lương giáo viên, theo nguồn tin trên.
Công ước cũng qui định các quy tắc cho việc đăng ký, loại hình giáo dục cung cấp, việc bổ nhiệm hiệu trưởng, và sự phê duyệt các quy chế của trường Công Giáo, phù hợp với pháp luật của nhà nước Croatia và các nguyên tắc cơ bản của giáo dục Công Giáo.
Trong bài phát biểu tại lễ ký, Thủ tướng Croatia, bà Jadranka Kosor, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hiệp định, vốn sẽ được ký kết chính thức nhân chuyến thăm Croatia sắp tới của ĐTC Biển Đức XVI, trong hai ngày 4 và 5-6.
Đối với bà Kosor, tầm quan trọng đó là các trường Công giáo giữ vai trò thúc đẩy tình cảm yêu nước và ý thức về gốc rễ văn hóa và tôn giáo của dân tộc Croatia. Bà nói rõ rằng, đặc biệt việc này càng quan trọng ngày nay, khi Croatia chuẩn bị gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Croatia, Đức Tổng Giám mục Marino Srakić, đã nhắc lại rằng các trường Công Giáo không hề "khép kín", Ngài nêu ví dụ của Kosovo, nơi có tới 90% học sinh là người Hồi giáo.
Cơ quan của các Giám mục Croatia, Ika, nhấn mạnh rằng tham dự lễ ký, về phía Công giáo, còn có thư ký của Hội đồng Giám mục Croatia, Đức Giám mục Enco Rodinis, Đức Giám mục Ante Ivas, giáo phận Sibenik, và Đức Giám mục Antun Škvorčević, giáo phận Pozega, và về phía chính phủ, có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Giáo dục và Thể thao, ông Radovan Fuchs. (Zenit 24-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ROMA – Ngày 23-5, Croatia và Tòa Thánh đã ký một công ước về hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa và giáo dục, theo Đài phát thanh Vatican ngày 24-5.
Văn kiện công nhận Giáo hội Công giáo có quyền thành lập trường ở mọi cấp và mọi trình độ, và đặt ra các nghĩa vụ tương ứng của Nhà nước, kể cả tiền lương giáo viên, theo nguồn tin trên.
Công ước cũng qui định các quy tắc cho việc đăng ký, loại hình giáo dục cung cấp, việc bổ nhiệm hiệu trưởng, và sự phê duyệt các quy chế của trường Công Giáo, phù hợp với pháp luật của nhà nước Croatia và các nguyên tắc cơ bản của giáo dục Công Giáo.
Trong bài phát biểu tại lễ ký, Thủ tướng Croatia, bà Jadranka Kosor, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Hiệp định, vốn sẽ được ký kết chính thức nhân chuyến thăm Croatia sắp tới của ĐTC Biển Đức XVI, trong hai ngày 4 và 5-6.
Đối với bà Kosor, tầm quan trọng đó là các trường Công giáo giữ vai trò thúc đẩy tình cảm yêu nước và ý thức về gốc rễ văn hóa và tôn giáo của dân tộc Croatia. Bà nói rõ rằng, đặc biệt việc này càng quan trọng ngày nay, khi Croatia chuẩn bị gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Croatia, Đức Tổng Giám mục Marino Srakić, đã nhắc lại rằng các trường Công Giáo không hề "khép kín", Ngài nêu ví dụ của Kosovo, nơi có tới 90% học sinh là người Hồi giáo.
Cơ quan của các Giám mục Croatia, Ika, nhấn mạnh rằng tham dự lễ ký, về phía Công giáo, còn có thư ký của Hội đồng Giám mục Croatia, Đức Giám mục Enco Rodinis, Đức Giám mục Ante Ivas, giáo phận Sibenik, và Đức Giám mục Antun Škvorčević, giáo phận Pozega, và về phía chính phủ, có Bộ trưởng Bộ Khoa học, Giáo dục và Thể thao, ông Radovan Fuchs. (Zenit 24-5-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Hồng y Rodriguez Maradiaga được bầu lại làm Chủ tịch Caritas Quốc tế
Phạm Kim An
08:44 25/05/2011
Hồng y Rodriguez Maradiaga được bầu lại làm Chủ tịch Caritas Quốc tế
ROMA – Ngày 24-5, Đức Hồng Y Oscar Andrés Rodríguez Maradiaga đã được bầu lại làm Chủ tịch Caritas Quốc tế tại Rome, cho nhiệm kỳ thứ hai trong bốn năm, với 75% phiếu bầu.
Đức Hồng Y Rodriguez đã tuyên bố với các thành viên của liên đoàn rằng "việc phục vụ người nghèo nhất” sẽ là "trung tâm" công việc của Ngài trong bốn năm tới.
Jürg Krummenacher được bầu làm thủ quỹ. Ông đã làm thủ quỹ tạm thời từ một năm qua.
Đại hội của Caritas Quốc tế đang diễn ra tại Rome, từ ngày 22 đến 27-5, với 300 đại biểu của các tổ chức thành viên.
Ngày 26-5, đại hội sẽ bầu chọn vị Tổng thư ký mới. Tổng thư ký hiện nay là bà Lesley Anne Knight, bà không ứng cử thêm nhiệm kỳ mới và Tòa thánh Vatican muốn có sự thay đổi về chức vụ Tổng thư ký.
Hồng y Robert Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) nói với hãng tin Zenit về vấn đề này hồi tháng Hai qua rằng, bà Lesley-Ann Knight "đã làm được nhiều việc để làm cho Liên đoàn tỏ ra hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn”.
Ngài nói thêm: "Hôm nay, Caritas Quốc tế đang đối mặt với các thách thức nội bộ, bao gồm việc rà soát các quy chế. Các thách thức này gồm có sự hợp tác nội bộ, bản sắc Công Giáo của Tổng Liên đoàn, sự hợp tác với Tòa Thánh, sự hợp tác cao hơn của các châu lục khác nhau, và sự hiểu biết chính xác hơn về quyền tự chủ của mỗi thành viên Liên đoàn”. (Zenit 24-5-2011)
Phạm Kim An
ROMA – Ngày 24-5, Đức Hồng Y Oscar Andrés Rodríguez Maradiaga đã được bầu lại làm Chủ tịch Caritas Quốc tế tại Rome, cho nhiệm kỳ thứ hai trong bốn năm, với 75% phiếu bầu.
Đức Hồng Y Rodriguez đã tuyên bố với các thành viên của liên đoàn rằng "việc phục vụ người nghèo nhất” sẽ là "trung tâm" công việc của Ngài trong bốn năm tới.
Jürg Krummenacher được bầu làm thủ quỹ. Ông đã làm thủ quỹ tạm thời từ một năm qua.
Đại hội của Caritas Quốc tế đang diễn ra tại Rome, từ ngày 22 đến 27-5, với 300 đại biểu của các tổ chức thành viên.
Ngày 26-5, đại hội sẽ bầu chọn vị Tổng thư ký mới. Tổng thư ký hiện nay là bà Lesley Anne Knight, bà không ứng cử thêm nhiệm kỳ mới và Tòa thánh Vatican muốn có sự thay đổi về chức vụ Tổng thư ký.
Hồng y Robert Sarah, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Đồng Tâm (Cor Unum) nói với hãng tin Zenit về vấn đề này hồi tháng Hai qua rằng, bà Lesley-Ann Knight "đã làm được nhiều việc để làm cho Liên đoàn tỏ ra hiệu quả hơn và chuyên nghiệp hơn”.
Ngài nói thêm: "Hôm nay, Caritas Quốc tế đang đối mặt với các thách thức nội bộ, bao gồm việc rà soát các quy chế. Các thách thức này gồm có sự hợp tác nội bộ, bản sắc Công Giáo của Tổng Liên đoàn, sự hợp tác với Tòa Thánh, sự hợp tác cao hơn của các châu lục khác nhau, và sự hiểu biết chính xác hơn về quyền tự chủ của mỗi thành viên Liên đoàn”. (Zenit 24-5-2011)
Phạm Kim An
Peru: 30.000 người tuần hành phò sự sống
Tiền Hô
09:09 25/05/2011
Peru: 30.000 người tuần hành phò sự sống
Lima (Peru), 24 Tháng Năm 2011 (CNA) - Trung Tâm Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên (The Natural Family Planning Center) của Peru cho biết, khoảng 30.000 người đã tham gia vào "Cuộc tuần hành vì sự sống" ở thủ đô Lima.
Đức Cha Raul Chau - Giám Mục Phụ Tá của Lima nhấn mạnh, sự kiện diễn ra hôm 21 Tháng Năm "là một ngày hội để người Công Giáo lên tiếng nói cách rõ ràng rằng, chúng ta không muốn việc phá thai tại đất nước này vì hành động đó chẳng qua là hợp pháp hóa cái chết cho hàng ngàn trẻ em vô tội".
Hàng ngàn người tham gia đã mang theo các biểu ngữ, bóng bay và bảng tuyên truyền khi họ tuần hành qua khắp các đường phố của thủ đô Peru.
Martin Tantalean - chủ tịch Trung Tâm Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên nói với CNA rằng, sự kiện lớn lao này là một dấu hiệu cho thấy các phong trào quần chúng ngày càng phát triển mạnh ở Peru, khiến cho các nhà lãnh đạo quốc gia phải lắng nghe tiếng nói của họ. Ông nói: "Điều quan trọng là người dân Peru phải lên tiếng ủng hộ cho sự sống, và đòi hỏi cả hai ứng cử viên đang chạy đua trong cuộc bầu cử ngày 5 Tháng Sáu tới đây phải tôn trọng hiến pháp, để bảo vệ tất cả các thai nhi ở Peru".
Nhiều vị lãnh đạo đã đọc diễn văn và có cả một buổi hòa nhạc Công giáo diễn ra trong cuộc tuần hành này.
Tiền Hô
Lima (Peru), 24 Tháng Năm 2011 (CNA) - Trung Tâm Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên (The Natural Family Planning Center) của Peru cho biết, khoảng 30.000 người đã tham gia vào "Cuộc tuần hành vì sự sống" ở thủ đô Lima.
Đức Cha Raul Chau - Giám Mục Phụ Tá của Lima nhấn mạnh, sự kiện diễn ra hôm 21 Tháng Năm "là một ngày hội để người Công Giáo lên tiếng nói cách rõ ràng rằng, chúng ta không muốn việc phá thai tại đất nước này vì hành động đó chẳng qua là hợp pháp hóa cái chết cho hàng ngàn trẻ em vô tội".
Hàng ngàn người tham gia đã mang theo các biểu ngữ, bóng bay và bảng tuyên truyền khi họ tuần hành qua khắp các đường phố của thủ đô Peru.
Martin Tantalean - chủ tịch Trung Tâm Kế Hoạch Hóa Gia Đình Cách Tự Nhiên nói với CNA rằng, sự kiện lớn lao này là một dấu hiệu cho thấy các phong trào quần chúng ngày càng phát triển mạnh ở Peru, khiến cho các nhà lãnh đạo quốc gia phải lắng nghe tiếng nói của họ. Ông nói: "Điều quan trọng là người dân Peru phải lên tiếng ủng hộ cho sự sống, và đòi hỏi cả hai ứng cử viên đang chạy đua trong cuộc bầu cử ngày 5 Tháng Sáu tới đây phải tôn trọng hiến pháp, để bảo vệ tất cả các thai nhi ở Peru".
Nhiều vị lãnh đạo đã đọc diễn văn và có cả một buổi hòa nhạc Công giáo diễn ra trong cuộc tuần hành này.
Tiền Hô
Gia đình Công giáo
Trầm Thiên Thu
09:49 25/05/2011
VATICAN CITY (CNS) – ĐHY Dionigi Tettamanzi, tổng giáo phận Milan, nói: “Cũng như mọi người khác, người Công giáo thường gặp thử thách phải cân bằng nhu cầu, công việc và thời gian rảnh của gia đình, nhưng họ cũng có trách nhiệm cho người khác thấy một cách giải quyết Kitô giáo đối với ba thứ đó”.
Tại cuộc họp báo ngày 24-5-2011 để thảo luận về kế hoạch cho Ngày hội Gia đình Thế giới 2012, ĐHHY nói thêm: “Người Công giáo chúng ta nên trở thành cách sống duy nhất và căn nguyên mà các thử thách đối mặt với mỗi gia đình”.
Được Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình (Pontifical Council for the Family) tài trợ, Ngày hội Gia đình Thế giới sẽ được tổ chcứ tại Milan từ 30-5 tới 3-6-2012. Người ta hy vọng ĐGH Bênêđictô XVI sẽ tham dự.
Tại cuộc họp báo ở Vatican, ĐHY Tettamanzi và ĐHY Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng Gia đình, giới thiệu phần dự thảo mà ban điều hành đã phát triển để giúp các cặp vợ chồng Công giáo trên thế giới chuẩn bị cho ngày hội này.
“Gia đình: Công việc và Cử hành” là chủ đề ĐGH Bênêđictô XVI đã chọn cho ngày hội năm 2012, và ĐHY Antonelli nói rằng các thử thách đặc biệt thay đổi nhiều trên khắp thế giới, “toàn cầu hóa nghĩa là nhiều vấn đề đang trở nên phổ biến khắp nơi trên thế giới”. Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình đã dịch bản dự thảo sang tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Ba Lan, và sẽ gởi văn bản tới Hội đồng Giám mục để in và phân phối.
Cuốn sách nhỏ này được thiết kế để dùng trong 10 buổi họp định ký của các nhóm gia đình, đưa ra những suy niệm rút ra từ Kinh thánh và từ các tài liệu của các Giáo hoàng về các chủ đề trong đời sống hôn nhân và gia đình, phẩm giá con người, sức lao động và nghỉ ngơi, cử hành và giữ ngày Chúa nhật như ngày của Chúa.
Mỗi chương gồm các câu hỏi thảo luận đối với người chồng và người vợ để nói chuyện, và đối với các nhóm vợ chồng để cùng thảo luận.
Tổng giáo phận đã mở một website cho ngày hội 2012 (www.family2012.com), và Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình cũng mở một website mới (www.family.va). Tuy nhiên, như ngày 24-5, hầu như mọi thông tin chỉ có ở Ý.
Gm phụ tá Franco Brambilla, tổng giáo phận Milan, cùng phác thảo bản dự thảo, nói rằng các cặp vợ chồng Công giáo nên biết về mức độ công việc và thời gian rảnh ảnh hưởng đời sống gia đình, nhưng họ cũng phải nhận biết rằng họ có thể “thay đổi thế giới qua công việc và nhân bản hóa thời gian bằng việc cử hành Kitô giáo, đặc biệt là lưu tâm các ngày Chúa Nhật”.
Thiết tưởng cũng nên biết thêm rằng Anh ngữ gọi Gia đình là FAMILY, thật ý nghĩa vì: Father And Mother, I Love You – Thưa cha mẹ, con yêu cha mẹ!
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Tại cuộc họp báo ngày 24-5-2011 để thảo luận về kế hoạch cho Ngày hội Gia đình Thế giới 2012, ĐHHY nói thêm: “Người Công giáo chúng ta nên trở thành cách sống duy nhất và căn nguyên mà các thử thách đối mặt với mỗi gia đình”.
Được Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình (Pontifical Council for the Family) tài trợ, Ngày hội Gia đình Thế giới sẽ được tổ chcứ tại Milan từ 30-5 tới 3-6-2012. Người ta hy vọng ĐGH Bênêđictô XVI sẽ tham dự.
Tại cuộc họp báo ở Vatican, ĐHY Tettamanzi và ĐHY Ennio Antonelli, chủ tịch Hội đồng Gia đình, giới thiệu phần dự thảo mà ban điều hành đã phát triển để giúp các cặp vợ chồng Công giáo trên thế giới chuẩn bị cho ngày hội này.
“Gia đình: Công việc và Cử hành” là chủ đề ĐGH Bênêđictô XVI đã chọn cho ngày hội năm 2012, và ĐHY Antonelli nói rằng các thử thách đặc biệt thay đổi nhiều trên khắp thế giới, “toàn cầu hóa nghĩa là nhiều vấn đề đang trở nên phổ biến khắp nơi trên thế giới”. Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình đã dịch bản dự thảo sang tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Bồ Đào Nha và Ba Lan, và sẽ gởi văn bản tới Hội đồng Giám mục để in và phân phối.
Mỗi chương gồm các câu hỏi thảo luận đối với người chồng và người vợ để nói chuyện, và đối với các nhóm vợ chồng để cùng thảo luận.
Tổng giáo phận đã mở một website cho ngày hội 2012 (www.family2012.com), và Hội đồng Giáo hoàng về Gia đình cũng mở một website mới (www.family.va). Tuy nhiên, như ngày 24-5, hầu như mọi thông tin chỉ có ở Ý.
Gm phụ tá Franco Brambilla, tổng giáo phận Milan, cùng phác thảo bản dự thảo, nói rằng các cặp vợ chồng Công giáo nên biết về mức độ công việc và thời gian rảnh ảnh hưởng đời sống gia đình, nhưng họ cũng phải nhận biết rằng họ có thể “thay đổi thế giới qua công việc và nhân bản hóa thời gian bằng việc cử hành Kitô giáo, đặc biệt là lưu tâm các ngày Chúa Nhật”.
Thiết tưởng cũng nên biết thêm rằng Anh ngữ gọi Gia đình là FAMILY, thật ý nghĩa vì: Father And Mother, I Love You – Thưa cha mẹ, con yêu cha mẹ!
(Chuyển ngữ từ NCRegister.com)
Đức Thánh Cha tiếp nhận hồ sơ phong thánh cho Tổng Giám Mục Sheen, một người ngài đã quen biết
Bùi Hữu Thư
15:20 25/05/2011
VATICAN (CNS) -- Khi Đức Giám Mục Daniel R. Jenky ở Peoria, Illinois, trình lên Đức Thánh Cha Benedict XVI hai tập tài liệu dầy về cuộc đời Tổng Giám Mục Fulton J. Sheen, Đức Thánh Cha đã làm cho ngài ngạc nhiên khi nói rằng đã từng làm việc với cố tổng giám mục.
Đức Giám Mục Jenky nói với Catholic News Service: Đức Thánh Cha Benedict "cho tôi hay một điều tôi không biết: ngài đã từng hoạt động với Tổng Giám Mục Fulton Sheen trong ủy ban tuyền giáo tại Công Đồng Vatican II." Đức Thánh Cha đã phục vụ như một chuyên gia về thần học tại công đồng trong thập niên 1960.
Vào cuối buổi triều kiến chung hàng tuần ngày 25 tháng 5, Đức Giám Mục Jenky trình lên Đức Thánh Cha hai tập hồ sơ đóng bìa da và in các chữ "Fultonius Ioannes Sheen" bằng vàng trên gáy.
Hai tập tài liệu này -- tất cả là 2.000 trang -- là hồ sơ phong thánh "positio", tài liệu chính thức trình bầy lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo phải công nhận Tổng Giám Mục Sheen là một vị thánh.
Tổng Giám Mục Sheen, sanh tại Illinois năm 1895 và qua đời tại Nữu Ước năm 1979, là một nhà truyền giáo trên đài vô tuyến truyền hình và đã được lãnh nhận giải thưởng Emmy. Chương trình "Life is Worth Living," (Đời đáng sống) của ngài được phát hình tại Hoa Kỳ từ 1951 đến 1957.
Giám Mục Jenky nói: "Tôi hy vọng là điều này sẽ giúp đỡ" vì chính Đức Thánh Cha đã biết rõ Tổng Giám Mục Sheen khi vị này đang giữ chức giám đốc toàn quốc của Hiệp Hội Truyền Bá Đức Tin từ năm 1950 đến 1966 và đã tham dự tất cả mọi phiên họp của Công Đồng Vatican II.
Đối với Giám Mục Peoria, điều đáng kính phục về Tổng Giám Mục Sheen là nỗ lực không mỏi mệt của ngài về vấn đề truyền giáo, không những chỉ được nhắm vào các khán thính giả các đài truyền thanh và truyền hình mà còn cả đến những tài xế taxi và bất cứ ai ngài gặp gỡ.
Giám Mục nói: "Tôi không biết rõ ngài đã mang đức tin đến cho bao nhiêu người; chắc là phải hàng ngàn, hàng vạn. Ngài không bao giờ bỏ qua một cơ hội để đưa một người về với Chúa. Ngài chính là một nhà truyền giáo thực hành."
Giám Mục Jenky đã trình lên Đức Thánh Cha một hồ sơ có trên 100 lá thư của các Hồng Y và Giám Mục tại Bắc Mỹ, Úc, và Phi Châu ủng hộ nguyên nhân phong thánh cho Tổng Giám Mục Sheen.
Giai đoạn phong thánh khởi đầu tại giáo phận Peoria đã chấm dứt năm 2008 và thỉnh nguyện viên đã mang 8 thùng chứa các lời khai của các nhân chứng và "tất cả mọi cuốn sách Tổng Giám Mục Sheen đã viết" và tóm lược các tài liệu để tạo dựng hồ sơ "positio."
Bộ Phong Thánh sẽ nghiên cứu hồ sơ "positio" và nếu các thành viên của thánh bộ này đồng ý, họ sẽ đề nghị để Đức Thánh Cha tuyên bố là Tổng Giám Mục Sheen đã sống các nhân đức Kitô một cách anh hùng.
Trước khi Tổng Giám Mục Sheen có thể được phong chân phước, Đức Thánh Cha cũng phải công nhận một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của ngài.
Đức Ông Deptula, người tháp tùng Giám Mục Jenky đến Rôma nói: "Thực ra chúng tôi đã có hai phép lạ chữa lành đã được nghiên cứu đầy đủ và được gán cho sự cầu bầu của Tổng Giám Mục Sheen với Thiên Chúa. Chúng tôi cũng có hai trường hợp khác đã được trình cho văn phòng của chúng tôi. Thực vậy, hàng ngày tôi được nghe các câu chuyện về các phép lạ nhỏ bé, là những cách thức Tổng Giám Mục Fulton Sheen vẫn đang thay đổi các cuộc đời của người ta hôm nay."
Những trường hợp được bảo chứng đầy đủ nhất là những chữa lành tại Hoa Kỳ. Ngài nói: "Một trường hợp xẩy ra tại miền trung tiểu bang Illinois cho một bà già trong vùng Champaign. Và một trường hợp khác, khá mạnh mẽ mà chúng tôi có lẽ sẽ trình lên Đức Thánh Cha có liên hệ đến một em bé tại khu vực Pittsburgh, Pennsylvania."
Đức Ông nói ông không thể nói lên các chi tiết về trường hợp này, nhưng đại khái là em bé này đã sinh ra với nhiều căn bệnh hiểm nghèo, bất cứ bệnh nào cũng khiến cho em có thể thập tử nhất sinh."
Ngài nói: "Cha mẹ em, gia đình và bạn hữu đã cầu xin sự can thiệp của Tổng Giám Mục Sheen. Họ đã rửa tội cho em (và) tôi chắc tên đệm của em được đặt là Fulton. Có lẽ đã có phép lạ. Em bé sống và dường như đã khỏi tất cả mọi bệnh tật, và hiện nay đang học lớp Hai."
Đức Giám Mục Jenky nói với Catholic News Service: Đức Thánh Cha Benedict "cho tôi hay một điều tôi không biết: ngài đã từng hoạt động với Tổng Giám Mục Fulton Sheen trong ủy ban tuyền giáo tại Công Đồng Vatican II." Đức Thánh Cha đã phục vụ như một chuyên gia về thần học tại công đồng trong thập niên 1960.
Vào cuối buổi triều kiến chung hàng tuần ngày 25 tháng 5, Đức Giám Mục Jenky trình lên Đức Thánh Cha hai tập hồ sơ đóng bìa da và in các chữ "Fultonius Ioannes Sheen" bằng vàng trên gáy.
Hai tập tài liệu này -- tất cả là 2.000 trang -- là hồ sơ phong thánh "positio", tài liệu chính thức trình bầy lý do tại sao Giáo Hội Công Giáo phải công nhận Tổng Giám Mục Sheen là một vị thánh.
Tổng Giám Mục Sheen, sanh tại Illinois năm 1895 và qua đời tại Nữu Ước năm 1979, là một nhà truyền giáo trên đài vô tuyến truyền hình và đã được lãnh nhận giải thưởng Emmy. Chương trình "Life is Worth Living," (Đời đáng sống) của ngài được phát hình tại Hoa Kỳ từ 1951 đến 1957.
Giám Mục Jenky nói: "Tôi hy vọng là điều này sẽ giúp đỡ" vì chính Đức Thánh Cha đã biết rõ Tổng Giám Mục Sheen khi vị này đang giữ chức giám đốc toàn quốc của Hiệp Hội Truyền Bá Đức Tin từ năm 1950 đến 1966 và đã tham dự tất cả mọi phiên họp của Công Đồng Vatican II.
Đối với Giám Mục Peoria, điều đáng kính phục về Tổng Giám Mục Sheen là nỗ lực không mỏi mệt của ngài về vấn đề truyền giáo, không những chỉ được nhắm vào các khán thính giả các đài truyền thanh và truyền hình mà còn cả đến những tài xế taxi và bất cứ ai ngài gặp gỡ.
Giám Mục nói: "Tôi không biết rõ ngài đã mang đức tin đến cho bao nhiêu người; chắc là phải hàng ngàn, hàng vạn. Ngài không bao giờ bỏ qua một cơ hội để đưa một người về với Chúa. Ngài chính là một nhà truyền giáo thực hành."
Giám Mục Jenky đã trình lên Đức Thánh Cha một hồ sơ có trên 100 lá thư của các Hồng Y và Giám Mục tại Bắc Mỹ, Úc, và Phi Châu ủng hộ nguyên nhân phong thánh cho Tổng Giám Mục Sheen.
Giai đoạn phong thánh khởi đầu tại giáo phận Peoria đã chấm dứt năm 2008 và thỉnh nguyện viên đã mang 8 thùng chứa các lời khai của các nhân chứng và "tất cả mọi cuốn sách Tổng Giám Mục Sheen đã viết" và tóm lược các tài liệu để tạo dựng hồ sơ "positio."
Bộ Phong Thánh sẽ nghiên cứu hồ sơ "positio" và nếu các thành viên của thánh bộ này đồng ý, họ sẽ đề nghị để Đức Thánh Cha tuyên bố là Tổng Giám Mục Sheen đã sống các nhân đức Kitô một cách anh hùng.
Trước khi Tổng Giám Mục Sheen có thể được phong chân phước, Đức Thánh Cha cũng phải công nhận một phép lạ được gán cho sự cầu bầu của ngài.
Đức Ông Deptula, người tháp tùng Giám Mục Jenky đến Rôma nói: "Thực ra chúng tôi đã có hai phép lạ chữa lành đã được nghiên cứu đầy đủ và được gán cho sự cầu bầu của Tổng Giám Mục Sheen với Thiên Chúa. Chúng tôi cũng có hai trường hợp khác đã được trình cho văn phòng của chúng tôi. Thực vậy, hàng ngày tôi được nghe các câu chuyện về các phép lạ nhỏ bé, là những cách thức Tổng Giám Mục Fulton Sheen vẫn đang thay đổi các cuộc đời của người ta hôm nay."
Những trường hợp được bảo chứng đầy đủ nhất là những chữa lành tại Hoa Kỳ. Ngài nói: "Một trường hợp xẩy ra tại miền trung tiểu bang Illinois cho một bà già trong vùng Champaign. Và một trường hợp khác, khá mạnh mẽ mà chúng tôi có lẽ sẽ trình lên Đức Thánh Cha có liên hệ đến một em bé tại khu vực Pittsburgh, Pennsylvania."
Đức Ông nói ông không thể nói lên các chi tiết về trường hợp này, nhưng đại khái là em bé này đã sinh ra với nhiều căn bệnh hiểm nghèo, bất cứ bệnh nào cũng khiến cho em có thể thập tử nhất sinh."
Ngài nói: "Cha mẹ em, gia đình và bạn hữu đã cầu xin sự can thiệp của Tổng Giám Mục Sheen. Họ đã rửa tội cho em (và) tôi chắc tên đệm của em được đặt là Fulton. Có lẽ đã có phép lạ. Em bé sống và dường như đã khỏi tất cả mọi bệnh tật, và hiện nay đang học lớp Hai."
Sau khi bị bão lốc, bệnh viện Công Giáo St John ở Joplin mở cửa lại
Trần Mạnh Trác
19:22 25/05/2011
Giới chức của bệnh viện Công Giáo St John vừa công bố sẽ mở cửa lại ngày 29 tháng 5.
Đây là bệnh viện ờ Joplin đã bị cơn lốc cấp F5 đánh trực tiếp vào chiều Chúa Nhật ngày 22 tháng 5 vừa qua. Cả vùng chung quanh bị phá hủy hòan tòan chỉ còn lại căn bệnh viện 6 tầng tơi tả và khu vườn Thánh Giá bên cạnh.
Trong cuộc họp báo ngày 25 tháng 5, ông Lynn Britton giám đốc điều hành cho biết :"Các nữ tu Bác Ái đã đến với cộng đồng này từ năm 1885 và mở bệnh viện năm 1896. Tuy chúng tôi đã trải qua nhiều khó khăn, và khó khăn hiện nay là lớn nhất, nhưng cam kết của chúng tôi với Joplin vẫn tiếp tục."
Căn nhà 6 tầng chính vẫn chưa sử dụng được và đang được giám sát, có thể sẽ phải xây lại. Trong khi chờ đợi, nhiều căn nhà di động sẽ được chở tới và sẽ cung cấp 60 giường cho bệnh nhân.
Bệnh viện di động sẽ cung cấp dịch vụ cấp cứu, phẫu thuật, phim ảnh, phòng thí nghiệm và giường cho bệnh nhân nội trú. Cơ sở sẽ có sức chịu đựng những cơn gió lên đến 100 dặm một giờ.
Năm bệnh nhân và một khách thăm viếng đã bị tử thương trong cơn lốc, 183 bệnh nhân khác đã được sơ tán đến các bệnh viện khác ở Missouri và Arkansas.
Sáu nạn nhân ở St John's chỉ là một phần trong tổng số 125 người chết được xác nhận vào trưa ngày 25 tháng 5. Số người bị thương là 823 và 1500 người khác bị báo cáo là mất tích.
Trong một tuyên bố đưa ra một ngày sau cơn bão, các quan chức bệnh viện đã đánh giá cao những nhân viên của họ, dù cũng bị thương tích, đã nỗ lực hết sức để cứu các bệnh nhân trong cơn nguy cấp. "Nỗ lực vị tha của họ và tinh thần lấy bệnh nhân làm đầu của họ đã đem lại kết quả là việc sơ tán được kịp thời và có trật tự."
Bệnh viện cũng yêu cầu mọi người nếu ai đã lượm được những hồ sơ bệnh lý bị bốc đi bởi cơn lốc xoáy, hãy giữ những hồ sơ đó và tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân cho đến khi St John thành lập xong một hệ thống để thu hồi lại.
Bà Kim Burgo, phó chủ tịch của cơ quan cứu cấp thiên tai của Catholic Charities cho biết rằng Catholic Charities của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau, Missouri, đã mở cửa một văn phòng cứu trợ tại giáo xứ St Peter ở Joplin.
Gần đó, nhà thờ, trường học và nhà xứ của giáo xứ St Mary đã bị san bằng, cha sở, linh mục Justin Monaghan, đã may mắn thóat nạn. "Ngài đã cưỡi qua cơn lốc trong một bồn tắm. Và tình trạng sức khỏe là rất tốt," theo lời bà Leslie Anne Eidson, biên tập viên của The Mirror, tờ báo của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau. "Ngài đang ở tạm với một giáo dân địa phương."
Một cơ sở Công Giáo khác ở Joplin, trường Trung Học Công Giáo McAuley không bị thiệt hại gì và được sử dụng làm một trung tâm di tản.
Ngòai Catholic Charities, cơ quan từ thiện St Vincent de Paul cũng đã phối hợp nỗ lực cứu trợ trong khu vực Joplin và cơ quan từ thiện Convoy of Hope cũng đã thành lập một văn phòng ở Joplin.
Thành phố Joplin nằm ở góc tây nam của Missouri gần điểm 'ba biên giới' với Kansas và Oklahoma, thuộc một vùng mà các nhà địa lý gọi là "Tornado Alley", là khu vực có nhiều lốc xóay xẩy ra hàng năm.
Đây là bệnh viện ờ Joplin đã bị cơn lốc cấp F5 đánh trực tiếp vào chiều Chúa Nhật ngày 22 tháng 5 vừa qua. Cả vùng chung quanh bị phá hủy hòan tòan chỉ còn lại căn bệnh viện 6 tầng tơi tả và khu vườn Thánh Giá bên cạnh.
Trong cuộc họp báo ngày 25 tháng 5, ông Lynn Britton giám đốc điều hành cho biết :"Các nữ tu Bác Ái đã đến với cộng đồng này từ năm 1885 và mở bệnh viện năm 1896. Tuy chúng tôi đã trải qua nhiều khó khăn, và khó khăn hiện nay là lớn nhất, nhưng cam kết của chúng tôi với Joplin vẫn tiếp tục."
Căn nhà 6 tầng chính vẫn chưa sử dụng được và đang được giám sát, có thể sẽ phải xây lại. Trong khi chờ đợi, nhiều căn nhà di động sẽ được chở tới và sẽ cung cấp 60 giường cho bệnh nhân.
Bệnh viện di động sẽ cung cấp dịch vụ cấp cứu, phẫu thuật, phim ảnh, phòng thí nghiệm và giường cho bệnh nhân nội trú. Cơ sở sẽ có sức chịu đựng những cơn gió lên đến 100 dặm một giờ.
Năm bệnh nhân và một khách thăm viếng đã bị tử thương trong cơn lốc, 183 bệnh nhân khác đã được sơ tán đến các bệnh viện khác ở Missouri và Arkansas.
Sáu nạn nhân ở St John's chỉ là một phần trong tổng số 125 người chết được xác nhận vào trưa ngày 25 tháng 5. Số người bị thương là 823 và 1500 người khác bị báo cáo là mất tích.
Trong một tuyên bố đưa ra một ngày sau cơn bão, các quan chức bệnh viện đã đánh giá cao những nhân viên của họ, dù cũng bị thương tích, đã nỗ lực hết sức để cứu các bệnh nhân trong cơn nguy cấp. "Nỗ lực vị tha của họ và tinh thần lấy bệnh nhân làm đầu của họ đã đem lại kết quả là việc sơ tán được kịp thời và có trật tự."
Bệnh viện cũng yêu cầu mọi người nếu ai đã lượm được những hồ sơ bệnh lý bị bốc đi bởi cơn lốc xoáy, hãy giữ những hồ sơ đó và tôn trọng sự riêng tư của bệnh nhân cho đến khi St John thành lập xong một hệ thống để thu hồi lại.
Bà Kim Burgo, phó chủ tịch của cơ quan cứu cấp thiên tai của Catholic Charities cho biết rằng Catholic Charities của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau, Missouri, đã mở cửa một văn phòng cứu trợ tại giáo xứ St Peter ở Joplin.
Gần đó, nhà thờ, trường học và nhà xứ của giáo xứ St Mary đã bị san bằng, cha sở, linh mục Justin Monaghan, đã may mắn thóat nạn. "Ngài đã cưỡi qua cơn lốc trong một bồn tắm. Và tình trạng sức khỏe là rất tốt," theo lời bà Leslie Anne Eidson, biên tập viên của The Mirror, tờ báo của Giáo Phận Springfield-Cape Girardeau. "Ngài đang ở tạm với một giáo dân địa phương."
Một cơ sở Công Giáo khác ở Joplin, trường Trung Học Công Giáo McAuley không bị thiệt hại gì và được sử dụng làm một trung tâm di tản.
Ngòai Catholic Charities, cơ quan từ thiện St Vincent de Paul cũng đã phối hợp nỗ lực cứu trợ trong khu vực Joplin và cơ quan từ thiện Convoy of Hope cũng đã thành lập một văn phòng ở Joplin.
Thành phố Joplin nằm ở góc tây nam của Missouri gần điểm 'ba biên giới' với Kansas và Oklahoma, thuộc một vùng mà các nhà địa lý gọi là "Tornado Alley", là khu vực có nhiều lốc xóay xẩy ra hàng năm.
Top Stories
Vietnamese Priest: Church's social doctrine, to promote charity and justice
Asia-News
06:39 25/05/2011
Catholics denounce the lack of mutual trust and shallow relationships. Problems "internal" plus the restrictions on religious freedom. To serve this "good shepherds" to promote the "communion" among the faithful. Learning from positive examples, as John Paul II and Cardinal Nguyen Van Thuan.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - In a period of intense "internal and external" pressure and difficulties within the Church in Vietnam, the faithful seek the guidance of "good shepherds" who know how to build confidence among people, promote the values of "charity and justice” and protect the right to religious freedom. This is the conclusion of a survey carried out among seventy parishioners of former Saigon. Vietnamese Catholics denounce a certain lack of communion between faithful and some "confusion" or "approximations" in carrying out pastoral and social relations.
A survey conducted last May 21 in some parishes in Ho Chi Minh City showed that Catholics have “fumbling” relations amongst each other and are in need of the guidance of "good shepherds". Respect and trust are lacking, say the respondents, and each individual maintains a "mechanism of self-protection" because there is "mutual distrust". The difficulties and pressures "from outside", the rigid rules imposed on religion by the Communist government contribute to exacerbate the difficulties.
Speaking to AsiaNews Fr Vincent Pham Trung Than, provincial superior of the Redemptorists in Vietnam, stressed the importance "of communion among the faithful." The priest invites the shepherds to "spread the social teachings of the Catholic Church" such as the Compendium of Social Doctrine. He adds that awareness of human dignity, salvation in God, the values of justice and charity for all, also need to be strengthened.
Fr. Vincent also recalls the age-old question of land ownership and property of the Catholic Church. These problems, he said, cause corruption, social injustice and oppression. He urges the authorities to review the laws on land to meet the expectations of the people, while the government must return the property belonging to the Church or clarify the terms of rent and use. The Redemptorist priest also denounces the perpetration of a series of injustices on some people, especially Christians, who are subjected to "physical and mental" violence. For this we need to pray and follow God's Word, to bring aid and comfort to those who suffer and are persecuted. The work of the Redemptorists, he adds, is aimed in particular at the poor, the disabled and migrants.
He then recalls the work of the Church before 1975, when North Vietnam defeated the South Vietnamese government, allies of the Americans and proceeded to the reunification of the country, under the umbrella of a communist regime. In the past, religions contributed in education, public healthcare, in social work. After 1975 the government has prevented church activities in these areas, causing suffering and injustice for much of the population.
"As a Vietnamese Church - said Father Vincent - we must look at positive examples, represented by Pope John Paul II and Cardinal FrançoisXavier Nguyen Van Thuan. Pope John Paul II said of him: "A life spent in consistent and heroic adhesion to his vocation."
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - In a period of intense "internal and external" pressure and difficulties within the Church in Vietnam, the faithful seek the guidance of "good shepherds" who know how to build confidence among people, promote the values of "charity and justice” and protect the right to religious freedom. This is the conclusion of a survey carried out among seventy parishioners of former Saigon. Vietnamese Catholics denounce a certain lack of communion between faithful and some "confusion" or "approximations" in carrying out pastoral and social relations.
A survey conducted last May 21 in some parishes in Ho Chi Minh City showed that Catholics have “fumbling” relations amongst each other and are in need of the guidance of "good shepherds". Respect and trust are lacking, say the respondents, and each individual maintains a "mechanism of self-protection" because there is "mutual distrust". The difficulties and pressures "from outside", the rigid rules imposed on religion by the Communist government contribute to exacerbate the difficulties.
Speaking to AsiaNews Fr Vincent Pham Trung Than, provincial superior of the Redemptorists in Vietnam, stressed the importance "of communion among the faithful." The priest invites the shepherds to "spread the social teachings of the Catholic Church" such as the Compendium of Social Doctrine. He adds that awareness of human dignity, salvation in God, the values of justice and charity for all, also need to be strengthened.
Fr. Vincent also recalls the age-old question of land ownership and property of the Catholic Church. These problems, he said, cause corruption, social injustice and oppression. He urges the authorities to review the laws on land to meet the expectations of the people, while the government must return the property belonging to the Church or clarify the terms of rent and use. The Redemptorist priest also denounces the perpetration of a series of injustices on some people, especially Christians, who are subjected to "physical and mental" violence. For this we need to pray and follow God's Word, to bring aid and comfort to those who suffer and are persecuted. The work of the Redemptorists, he adds, is aimed in particular at the poor, the disabled and migrants.
He then recalls the work of the Church before 1975, when North Vietnam defeated the South Vietnamese government, allies of the Americans and proceeded to the reunification of the country, under the umbrella of a communist regime. In the past, religions contributed in education, public healthcare, in social work. After 1975 the government has prevented church activities in these areas, causing suffering and injustice for much of the population.
"As a Vietnamese Church - said Father Vincent - we must look at positive examples, represented by Pope John Paul II and Cardinal FrançoisXavier Nguyen Van Thuan. Pope John Paul II said of him: "A life spent in consistent and heroic adhesion to his vocation."
Anche i cattolici del Vietnam pregano per la Chiesa in Cina
Asia-News
06:41 25/05/2011
Accogliendo l’appello di Benedetto XVI molte diocesi del nord e del sud hanno celebrato messe per la Giornata mondiale di preghiera per la Cina. Giovani: La situazione in Vietnam è simile a quella della Cina. Ma l’ateismo e il marx-leninismo crolleranno.
Hanoi (AsiaNews) – In tutte le diocesi del Vietnam si è pregato ieri per la Chiesa di Cina, la cui situazione è molto simile a quella vietnamita. Lo scorso 18 maggio Benedetto XVI ha invitato i fedeli del mondo intero alla Giornata di preghiera per la Chiesa in Cina, da celebrarsi il 24 maggio, festa della Madonna di Sheshan. Il papa aveva detto: “La Chiesa in Cina, soprattutto in questo momento, ha bisogno della preghiera della Chiesa universale. Invito, in primo luogo, tutti i cattolici cinesi a continuare e a intensificare la propria preghiera, soprattutto a Maria, Vergine forte. Ma anche per tutti i cattolici del mondo pregare per la Chiesa che è in Cina deve essere un impegno: quei fedeli hanno diritto alla nostra preghiera, hanno bisogno della nostra preghiera”.
Il giorno dopo l’appello del papa, l’arcivescovo di Hanoi, Nguyễn Văn Nhơn, presidente della Conferenza episcopale, ha inviato un messaggio a tutte le comunità di Hanoi e alle 10 diocesi del Nord Vietnam per invitare tutti i fedeli a unirsi in comunione con la Santa Sede e rispondere alla richiesta di Benedetto XVI.
Così, nei pomeriggi del 23 e del 24 maggio in tutte le 10 diocesi del Nord Vietnam vi sono state messe, adorazioni eucaristiche, recite del rosario, chiedendo alla Vergine Maria di sostenere la speranza e la lealtà alla Chiesa dei cattolici in Cina. Secondo le intenzioni del papa, essi hanno domandato “di illuminare quelli che sono nel dubbio, di richiamare gli smarriti, di consolare gli afflitti, di rafforzare quanti sono irretiti dalle lusinghe dell’opportunismo”.
Anche a Ho Chi Minh City, nella parrocchia di Cha Tam (vicino a Chợ Lớn), una parrocchia di etnia cinese, si è tenuta una messa speciale in lingua cinese. Migliaia di bambini hanno pregato, cantato e danzato davanti ad una statua della Madonna di Sheshan, offrendo dei fiori.
Ricalcando le parole del papa, un sacerdote ha detto ad AsiaNews che attraverso la preghiera “speriamo che lo Spirito Santo aiuti la Chiesa in Cina a trovare la via per mantenere viva la fede, forte la speranza, grande l’amore per tutti, e per mantenere integra l’ecclesiologia che abbiamo ricevuto dal Signore e dagli apostoli”.
Un gruppo di giovani di Hanoi ha sottolineato che “guardando la chiesa in Cina, ci viene compassione anche per la Chiesa in Vietnam. Abbiamo situazioni molto simili alla Cina, essendo controllati dai cosiddetti atei e ‘capitalisti rossi’. I governi locali vogliono escludere la religione dalla società e usano la via delle minacce, della paura, dell’educazione forzata. Ad ogni modo, la teoria del marx-leninismo crollerà anche in Vietnam, come dopo 70 anni è stata eliminata dall’Unione sovietica”.
Hanoi (AsiaNews) – In tutte le diocesi del Vietnam si è pregato ieri per la Chiesa di Cina, la cui situazione è molto simile a quella vietnamita. Lo scorso 18 maggio Benedetto XVI ha invitato i fedeli del mondo intero alla Giornata di preghiera per la Chiesa in Cina, da celebrarsi il 24 maggio, festa della Madonna di Sheshan. Il papa aveva detto: “La Chiesa in Cina, soprattutto in questo momento, ha bisogno della preghiera della Chiesa universale. Invito, in primo luogo, tutti i cattolici cinesi a continuare e a intensificare la propria preghiera, soprattutto a Maria, Vergine forte. Ma anche per tutti i cattolici del mondo pregare per la Chiesa che è in Cina deve essere un impegno: quei fedeli hanno diritto alla nostra preghiera, hanno bisogno della nostra preghiera”.
Il giorno dopo l’appello del papa, l’arcivescovo di Hanoi, Nguyễn Văn Nhơn, presidente della Conferenza episcopale, ha inviato un messaggio a tutte le comunità di Hanoi e alle 10 diocesi del Nord Vietnam per invitare tutti i fedeli a unirsi in comunione con la Santa Sede e rispondere alla richiesta di Benedetto XVI.
Così, nei pomeriggi del 23 e del 24 maggio in tutte le 10 diocesi del Nord Vietnam vi sono state messe, adorazioni eucaristiche, recite del rosario, chiedendo alla Vergine Maria di sostenere la speranza e la lealtà alla Chiesa dei cattolici in Cina. Secondo le intenzioni del papa, essi hanno domandato “di illuminare quelli che sono nel dubbio, di richiamare gli smarriti, di consolare gli afflitti, di rafforzare quanti sono irretiti dalle lusinghe dell’opportunismo”.
Anche a Ho Chi Minh City, nella parrocchia di Cha Tam (vicino a Chợ Lớn), una parrocchia di etnia cinese, si è tenuta una messa speciale in lingua cinese. Migliaia di bambini hanno pregato, cantato e danzato davanti ad una statua della Madonna di Sheshan, offrendo dei fiori.
Ricalcando le parole del papa, un sacerdote ha detto ad AsiaNews che attraverso la preghiera “speriamo che lo Spirito Santo aiuti la Chiesa in Cina a trovare la via per mantenere viva la fede, forte la speranza, grande l’amore per tutti, e per mantenere integra l’ecclesiologia che abbiamo ricevuto dal Signore e dagli apostoli”.
Un gruppo di giovani di Hanoi ha sottolineato che “guardando la chiesa in Cina, ci viene compassione anche per la Chiesa in Vietnam. Abbiamo situazioni molto simili alla Cina, essendo controllati dai cosiddetti atei e ‘capitalisti rossi’. I governi locali vogliono escludere la religione dalla società e usano la via delle minacce, della paura, dell’educazione forzata. Ad ogni modo, la teoria del marx-leninismo crollerà anche in Vietnam, come dopo 70 anni è stata eliminata dall’Unione sovietica”.
Vietnamese Catholics pray for the Church in China
Asia-News
07:22 25/05/2011
Taking up Benedict XVI’s appeal, many dioceses in the north and south celebrated masses for the World Day of Prayer for China. Youth: The situation in Vietnam is similar to that of China. But atheism and the Marx-Leninism will collapse.
Hanoi (AsiaNews) – Throughout the dioceses of Vietnam prayers were said yesterday for the Church in China, where the situation is very similar to the Vietnam. On May 18, Benedict XVI invited the faithful of the world to a day of prayer for the Church in China, on May 24, the feast of Our Lady of Sheshan. The pope said: "The Church in China, especially now, needs the prayer of the universal Church. Firstly I invite all Chinese Catholics to continue and to deepen their own prayers, especially to Mary, the Virgin Mother. At the same time all Catholics throughout the world have a duty to pray for the Church in China: those members of the faithful have a right to our prayers, they need our prayers. "
The day after the pope’s appeal, the archbishop of Hanoi, Nguyen Van Nhon, chairman of the Bishops' Conference sent a message to all the communities of Hanoi and North Vietnam's 10 dioceses to invite all the faithful to join in communion with the Holy See and respond to the request of Benedict XVI.
Thus, in the afternoons of 23 and 24 May in all 10 dioceses of North Vietnam, there were Masses, Eucharistic adoration, rosaries, asking the Virgin Mary to sustain hope and loyalty to the Catholic Church in China. Following the pope’s intention, they asked " to enlighten those who are in doubt, to call back the straying, to console the afflicted, and to strengthen those who are ensnared by the allure of opportunism."
Even in Ho Chi Minh City, in the parish of Cha Tam (near Cho Lon), a parish of ethnic Chinese, a special mass in Chinese was held. Thousands of children prayed, sang and danced in front of a statue of Our Lady of Sheshan, offering flowers.
Echoing the words of the pope, a priest told AsiaNews that through prayer "we hope that the Holy Spirit will help the Church in China to find a way to keep the faith alive, strengthen hope and great love for all, and maintain the integrity of the ecclesiology that we received from the Lord and the apostles. "
A group of young people in Hanoi said that "looking at the church in China, we also have sympathy for the Church in Vietnam. We have very similar situations to China, being controlled by atheists and so-called 'red capitalists'. Local governments want to exclude religion from society and the way they use threats, fear, forced education. However, the theory of Marx-Leninism in Vietnam will collapse, as after 70 years it was wiped out in the Soviet Union. "
Hanoi (AsiaNews) – Throughout the dioceses of Vietnam prayers were said yesterday for the Church in China, where the situation is very similar to the Vietnam. On May 18, Benedict XVI invited the faithful of the world to a day of prayer for the Church in China, on May 24, the feast of Our Lady of Sheshan. The pope said: "The Church in China, especially now, needs the prayer of the universal Church. Firstly I invite all Chinese Catholics to continue and to deepen their own prayers, especially to Mary, the Virgin Mother. At the same time all Catholics throughout the world have a duty to pray for the Church in China: those members of the faithful have a right to our prayers, they need our prayers. "
The day after the pope’s appeal, the archbishop of Hanoi, Nguyen Van Nhon, chairman of the Bishops' Conference sent a message to all the communities of Hanoi and North Vietnam's 10 dioceses to invite all the faithful to join in communion with the Holy See and respond to the request of Benedict XVI.
Thus, in the afternoons of 23 and 24 May in all 10 dioceses of North Vietnam, there were Masses, Eucharistic adoration, rosaries, asking the Virgin Mary to sustain hope and loyalty to the Catholic Church in China. Following the pope’s intention, they asked " to enlighten those who are in doubt, to call back the straying, to console the afflicted, and to strengthen those who are ensnared by the allure of opportunism."
Even in Ho Chi Minh City, in the parish of Cha Tam (near Cho Lon), a parish of ethnic Chinese, a special mass in Chinese was held. Thousands of children prayed, sang and danced in front of a statue of Our Lady of Sheshan, offering flowers.
Echoing the words of the pope, a priest told AsiaNews that through prayer "we hope that the Holy Spirit will help the Church in China to find a way to keep the faith alive, strengthen hope and great love for all, and maintain the integrity of the ecclesiology that we received from the Lord and the apostles. "
A group of young people in Hanoi said that "looking at the church in China, we also have sympathy for the Church in Vietnam. We have very similar situations to China, being controlled by atheists and so-called 'red capitalists'. Local governments want to exclude religion from society and the way they use threats, fear, forced education. However, the theory of Marx-Leninism in Vietnam will collapse, as after 70 years it was wiped out in the Soviet Union. "
Archdiocese of Hanoi protests over monastery demolition
Philip Blair
17:29 25/05/2011
The Archbishop of Hanoi, Msgr. Peter Nguyen Van Nhon, has sent a letter to the authorities, protesting over the decision of the city government to demolish the convent of the Congregation of Saint Paul.
“Since May 16, Archbishop Peter Nguyen Van Nhon has sent urgent protest letters to Hanoi City Department of Health, Saint Paul Hospital, and relevant authorities at all levels objecting the demolition of Hanoi Carmelite Monastery,” said an Archdiocesan press statement, released on 25 May.
“The Sisters of the Congregation of Saint Paul in Hanoi have also sent their own protest letters to relevant authorities,” added the statement.
After the communist takeover of North Vietnam in 1954, the Vietnamese government 'borrowed' the Catholic-owned Saint Paul Hospital, and step by step evicted the nuns who lived at the nearby monastery.
Earlier this month, the City Department of Health plan to bulldoze the convent and replace it with a five storey building, was approved by the local government. The construction started almost immediately.
Hanoi Archdiocese, the legitimate owner of the convent, which still has a cross on the roof, has not been consulted or informed. The move has triggered angers among Hanoi Catholics who in the last three years have witnessed more and more Church properties being quietly confiscated.
The diocesan statement said that the local authorities and Hanoi Religious Affairs Committee held a meeting on 25 May to “listen to the aspirations” of Catholic representatives.
“Fr Alphonse Pham Hung, the archdiocesan chancellor, Fr James Nguyen Van Ly, the dean of Hanoi deanery, Sisters Nguyen Thi Vi and Nguyen Thi Lai attended the meeting where they peacefully yet strongly defended the Church legitimate ownership of the building" it said. Reportedly, the meeting was just a waste of time: the construction is still on the way with no signs of any compromise in Hanoi government.
The Ordinance on Beliefs and Religions issued on 18 June, 2004, states that “legitimate properties of all faiths and religions are protected by the law”. However, as highlighted by Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Saigon in a recent letter to Vietnamese Prime Minister “in reality, there has been no single legal document stipulating clearly how they are protected and how the ownership rights of religious communities are protected.”
“That’s why a series of Church premises and land has been unjustly seized,” he said.
Hanoi Carmelite Monastery |
“The Sisters of the Congregation of Saint Paul in Hanoi have also sent their own protest letters to relevant authorities,” added the statement.
After the communist takeover of North Vietnam in 1954, the Vietnamese government 'borrowed' the Catholic-owned Saint Paul Hospital, and step by step evicted the nuns who lived at the nearby monastery.
Earlier this month, the City Department of Health plan to bulldoze the convent and replace it with a five storey building, was approved by the local government. The construction started almost immediately.
Hanoi Archdiocese, the legitimate owner of the convent, which still has a cross on the roof, has not been consulted or informed. The move has triggered angers among Hanoi Catholics who in the last three years have witnessed more and more Church properties being quietly confiscated.
The diocesan statement said that the local authorities and Hanoi Religious Affairs Committee held a meeting on 25 May to “listen to the aspirations” of Catholic representatives.
“Fr Alphonse Pham Hung, the archdiocesan chancellor, Fr James Nguyen Van Ly, the dean of Hanoi deanery, Sisters Nguyen Thi Vi and Nguyen Thi Lai attended the meeting where they peacefully yet strongly defended the Church legitimate ownership of the building" it said. Reportedly, the meeting was just a waste of time: the construction is still on the way with no signs of any compromise in Hanoi government.
The Ordinance on Beliefs and Religions issued on 18 June, 2004, states that “legitimate properties of all faiths and religions are protected by the law”. However, as highlighted by Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man of Saigon in a recent letter to Vietnamese Prime Minister “in reality, there has been no single legal document stipulating clearly how they are protected and how the ownership rights of religious communities are protected.”
“That’s why a series of Church premises and land has been unjustly seized,” he said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Niềm vui với giáo họ Phong Niên, giáo xứ Phố Lu
Lm. Giuse Nguyễn Văn Thành
06:53 25/05/2011
LÀO CAI - Sau một thời gian tìm hiểu và học giáo lý Dự tòng và Hôn phối, hôm nay ngày 24-5-2011, giáo họ Phong Niên đã cử hành bí tích khai tâm Kitô giáo cho 4 người dự tòng.
4 người dự tòng này đều là những người nữ lương dân lấy chồng Công giáo. Sau nhiều năm sống chung với người Công giáo, họ cảm nhận rằng người Công giáo có cái gì đó khác với mọi người như sống đoàn kết, yêu thương và dễ gần nên đã xin học giáo lý và gia nhập đạo. Đồng thời, họ lại là người chủ động thuyết phục chồng hợp thức hóa hôn phối.
Cha quản xứ Giuse Nguyễn Văn Thành đã ban bí tích khai tâm và hợp thức hóa hôn phối cho những người này tại nhà nguyện Phong Niên trước Thánh lễ với sự hiện diện khoảng 130 giáo dân trong giáo họ.
Tiếp theo, thánh lễ được bắt đầu. Những người vừa lãnh nhận bí tích khai tâm tham dự tích cực vào phụng vụ Lời Chúa như đọc sách Thánh và hát đáp ca. Thánh lễ được cử hành sốt sáng.
Chị Maria Nguyễn Thị Mai (tân tòng), giáo viên về hưu, cho biết: “Hôm nay thật là ngày hạnh phúc đối với con. Con sung sướng vô cùng. Thế là được trở thành con Chúa. Thật sự toại nguyện. Con ước ao những đứa con của con cũng sẽ trở lại theo Chúa trong tương lai gần”.
Anh Stêphanô Nguyễn Ngọc Cương, sinh năm 1954, cán bộ hưu trí, nói: “Con thật mãn nguyện. Suốt bao năm qua, con xa Chúa và giờ đây con quyết tâm không xa Chúa nữa”.
Cũng nên biết, giáo họ Phong Niên mới được thành lập cách đây 8 tháng với 259 nhân danh. Giáo họ này có chiều dài khoảng 20 km dọc theo đường quốc lộ 70, nằm trong xã Phong Niên, thị trấn Phong Hải và xã Thái Niên của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Với thời gian sinh hoạt chính thức chưa dài, với công tác tông đồ giáo dân dưới dạng “cộng đồng cơ bản”, nhưng số giáo dân của giáo họ đã tăng lên khoảng 300 người. Hiện nay, giáo họ Phong Niên chưa có nhà thờ mà vẫn mượn gia đình ông trưởng ban hành giáo làm nhà nguyện. Và theo ý muốn của gia đình, gia đình cũng muốn dâng ngôi nhà này và mảnh đất khoảng 1500 m2 làm nơi thờ phượng chính thức của giáo họ. Khu đất này khá đẹp và cách nhà xứ Lào Cai 32 km về hướng đông nam.
Thánh lễ kết thúc. Các đôi “tân hôn” cũng chụp ảnh lưu niệm cùng cha xứ. Nét mặt vui tươi. Tâm hồn khoan khoái.
Hơn nữa, họ còn làm tiệc rất thịnh soạn để chiêu đãi cha xứ, thầy giáo và ban hành giáo họ giáo Phong Niên. Trong bữa tiệc, những người nam giới tự xưng mình là chủ rể và nữ giới tự xưng mình là cô dâu. Thật là tuyệt vời hôn nhân Công giáo!
Cha quản xứ Giuse Nguyễn Văn Thành đã ban bí tích khai tâm và hợp thức hóa hôn phối cho những người này tại nhà nguyện Phong Niên trước Thánh lễ với sự hiện diện khoảng 130 giáo dân trong giáo họ.
Tiếp theo, thánh lễ được bắt đầu. Những người vừa lãnh nhận bí tích khai tâm tham dự tích cực vào phụng vụ Lời Chúa như đọc sách Thánh và hát đáp ca. Thánh lễ được cử hành sốt sáng.
Chị Maria Nguyễn Thị Mai (tân tòng), giáo viên về hưu, cho biết: “Hôm nay thật là ngày hạnh phúc đối với con. Con sung sướng vô cùng. Thế là được trở thành con Chúa. Thật sự toại nguyện. Con ước ao những đứa con của con cũng sẽ trở lại theo Chúa trong tương lai gần”.
Anh Stêphanô Nguyễn Ngọc Cương, sinh năm 1954, cán bộ hưu trí, nói: “Con thật mãn nguyện. Suốt bao năm qua, con xa Chúa và giờ đây con quyết tâm không xa Chúa nữa”.
Cũng nên biết, giáo họ Phong Niên mới được thành lập cách đây 8 tháng với 259 nhân danh. Giáo họ này có chiều dài khoảng 20 km dọc theo đường quốc lộ 70, nằm trong xã Phong Niên, thị trấn Phong Hải và xã Thái Niên của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Với thời gian sinh hoạt chính thức chưa dài, với công tác tông đồ giáo dân dưới dạng “cộng đồng cơ bản”, nhưng số giáo dân của giáo họ đã tăng lên khoảng 300 người. Hiện nay, giáo họ Phong Niên chưa có nhà thờ mà vẫn mượn gia đình ông trưởng ban hành giáo làm nhà nguyện. Và theo ý muốn của gia đình, gia đình cũng muốn dâng ngôi nhà này và mảnh đất khoảng 1500 m2 làm nơi thờ phượng chính thức của giáo họ. Khu đất này khá đẹp và cách nhà xứ Lào Cai 32 km về hướng đông nam.
Thánh lễ kết thúc. Các đôi “tân hôn” cũng chụp ảnh lưu niệm cùng cha xứ. Nét mặt vui tươi. Tâm hồn khoan khoái.
Hơn nữa, họ còn làm tiệc rất thịnh soạn để chiêu đãi cha xứ, thầy giáo và ban hành giáo họ giáo Phong Niên. Trong bữa tiệc, những người nam giới tự xưng mình là chủ rể và nữ giới tự xưng mình là cô dâu. Thật là tuyệt vời hôn nhân Công giáo!
Tòa Giám Mục Hà Nội khiếu nại vụ phá dỡ Tu Viện Kín Camêlô
Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội
07:09 25/05/2011
TÒA TỔNG GIÁM MỤC HÀ NỘI
40, phố Nhà Chung - Hà Nội
Ngày 25 tháng 05 năm 2011
THÔNG BÁO
V/v: Khiếu nại vụ phá dỡ Tu Viện Kín Camêlô – 72 Nguyễn Thái Học - Hà Nội
Kính thưa các cha và anh chị em tín hữu trong TGP Hà Nội,
Văn Phòng Tòa TGM Hà Nội xin trân trọng thông báo với các cha và anh chị em:
Tòa TGM Hà Nội đã nhận được tin Sở Y Tế Hà Nội và Bệnh Viện Xanh Pôn (Saint Paul) đang phá dỡ tòa nhà có cây Thánh Giá thuộc Tu Viện Kín Camêlô (72 Đường Nguyễn Thái Học, Hà Nội) để xây dựng Nhà Điều Trị Nội Khoa 5 tầng tại đây.
Sau khi đã liên lạc với những vị hữu trách trong chính quyền, ngày 20 tháng 05 năm 2011 Tòa TGM Hà Nội đã gửi Đơn Khiếu Nại Khẩn Cấp do Đức Tổng Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn ký ngày 16 tháng 05 năm 2011 đến Sở Y Tế Hà Nội, Bệnh Viện Xanh Pôn (Saint Paul), và các cấp chính quyền liên hệ. Dòng Thánh Phaolô cũng đã gửi Đơn Khiếu Nại khẩn cấp đến các cấp chính quyền.
Ngày 25 tháng 05 năm 2011, lúc 9:30 sáng, cha Alphongsô Phạm Hùng, Chưởng ấn, đại diện Tòa TGM Hà Nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, quản hạt Chính Tòa, và các sơ Nguyễn Thị Vi, Nguyễn Thị Lai đại diện Dòng Thánh Phaolô đã tham dự cuộc họp với các đại diện cơ quan chính quyền liên hệ do Ban Tôn Giáo Thành Phố Hà Nội tổ chức. Trong buổi họp các đại diện đã trình bày những ý kiến của mình trong sự thẳng thắn, ôn hòa, và tôn trọng lẫn nhau.
Văn Phòng Tòa TGM sẽ cập nhật những tin tức về vụ việc này.
Một nghĩa cử cao đẹp của Giáo Hội Việt Nam
Nguyễn Thanh
07:29 25/05/2011
Trong bản tin của Asia-News đánh đi hôm 25/5/2011, thông tấn xã Công Giáo có trụ sở tại Rôma này đã lên tiếng ca ngợi một nghĩa cử cao đẹp của Giáo Hội tại Việt Nam khi tổ chức các buổi cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.
Trong bản tin bằng tiếng Anh, tiếng Ý và cả tiếng Trung Hoa, Asia-News cho biết nhiều giáo phận Phiá Bắc và Phía Nam Việt Nam đã nhiệt thành đáp ứng lời hiệu triệu toàn thể các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới hãy cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đưa ra hôm 18/5.
Tưởng cũng nên nhắc lại trong buổi triều yết chung thứ Tư hàng tuần vừa qua, trước tình cảnh Giáo Hội tại Trung Hoa đang trên bờ vực ly giáo, Đức Thánh Cha đã kêu gọi các tín hữu trên thế giới hãy cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa nơi Chúa Kitô “bị chối bỏ và bị bách hại.” Hãy cầu nguyện cho các Giám Mục tại nước này đừng “bị cám dỗ để chạy theo con đường ly khai khỏi Phêrô.” Hãy cầu nguyện xin Chúa “soi sáng cho những ai đang trong cảnh tối tăm, thức tỉnh những ai lầm lạc, an ủi những người bị thương tổn, củng cố những ai đang rơi vào cạm bẫy xảo trá của những lời dua nịnh xu thời.”
Ngài nhấn mạnh rằng “cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc là một nghĩa vụ” của các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới vì “các tín hữu tại Trung Quốc có quyền được chúng ta cầu nguyện, họ đang cần lời cầu nguyện của chúng ta.”
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, một ngày sau đó, hôm 19/5, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội đã viết thư gởi các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân trong tổng giáo phận Hà Nội hướng dẫn việc tổ chức cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.
Lá thư có đoạn viết như sau:
“Là người công giáo Việt Nam đang sống bên cạnh Giáo Hội tại Trung Hoa, chúng ta cảm thông hơn ai hết sự khó khăn và bách hại mà anh chị em tín hữu tại Trung Hoa đang trải qua. Cùng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, tôi kêu gọi các cha và toàn thể anh chị em hãy đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa. Cụ thể, từ chiều thứ Hai, ngày 23 và trong ngày thứ Ba 24 tháng 05, xin mỗi giáo xứ hãy tổ chức giờ chầu Thánh Thể, dâng Thánh Lễ, lần hạt Mân côi và làm các việc đạo đức khác để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa được trở nên vững mạnh trong đức tin, bền vững trong đức cậy, nồng nàn trong đức mến, và bảo tồn nguyên vẹn sự tông truyền của Giáo Hội để hoàn toàn tự do ‘loan báo và làm chứng tá... về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đanh và sống lại, Con Người Mới, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết.’”
Trong 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội đã có những giờ chầu Thánh Thể, các Thánh Lễ, và các giờ lần hạt Mân Côi để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.
Tại Nhà Thờ Cha Tam ở Chợ Lớn thuộc tổng giáo phận Sàigòn nơi có đông đảo đồng bào người Việt gốc Hoa sinh sống, một thánh lễ đặc biệt bằng tiếng Hoa đã được cử hành. Hàng ngàn trẻ em đã cầu nguyện, hát và dâng các bài thánh vũ trước tượng Đức Mẹ Xà Sơn.
Một linh mục người Italia nói với ban biên tập VietCatholic News: “Chúng tôi biết các bạn cũng gặp biết bao là thử thách và bách hại. Hoàn cảnh các bạn cũng rất bi đát. Vì thế, đây thật là một nghĩa cử cao đẹp của Giáo Hội tại Việt Nam.”
Trong bản tin bằng tiếng Anh, tiếng Ý và cả tiếng Trung Hoa, Asia-News cho biết nhiều giáo phận Phiá Bắc và Phía Nam Việt Nam đã nhiệt thành đáp ứng lời hiệu triệu toàn thể các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới hãy cầu nguyện cho Giáo Hội tại Hoa Lục do Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đưa ra hôm 18/5.
Nhà thờ Cha Tam |
Ngài nhấn mạnh rằng “cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc là một nghĩa vụ” của các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới vì “các tín hữu tại Trung Quốc có quyền được chúng ta cầu nguyện, họ đang cần lời cầu nguyện của chúng ta.”
Hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, một ngày sau đó, hôm 19/5, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Tổng Giám Mục Hà Nội đã viết thư gởi các linh mục, tu sỹ, chủng sinh và anh chị em giáo dân trong tổng giáo phận Hà Nội hướng dẫn việc tổ chức cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.
Lá thư có đoạn viết như sau:
“Là người công giáo Việt Nam đang sống bên cạnh Giáo Hội tại Trung Hoa, chúng ta cảm thông hơn ai hết sự khó khăn và bách hại mà anh chị em tín hữu tại Trung Hoa đang trải qua. Cùng hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, tôi kêu gọi các cha và toàn thể anh chị em hãy đáp lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa. Cụ thể, từ chiều thứ Hai, ngày 23 và trong ngày thứ Ba 24 tháng 05, xin mỗi giáo xứ hãy tổ chức giờ chầu Thánh Thể, dâng Thánh Lễ, lần hạt Mân côi và làm các việc đạo đức khác để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa được trở nên vững mạnh trong đức tin, bền vững trong đức cậy, nồng nàn trong đức mến, và bảo tồn nguyên vẹn sự tông truyền của Giáo Hội để hoàn toàn tự do ‘loan báo và làm chứng tá... về Chúa Giêsu Kitô chịu đóng đanh và sống lại, Con Người Mới, Đấng chiến thắng tội lỗi và sự chết.’”
Trong 10 giáo phận thuộc giáo tỉnh Hà Nội đã có những giờ chầu Thánh Thể, các Thánh Lễ, và các giờ lần hạt Mân Côi để cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa.
Tại Nhà Thờ Cha Tam ở Chợ Lớn thuộc tổng giáo phận Sàigòn nơi có đông đảo đồng bào người Việt gốc Hoa sinh sống, một thánh lễ đặc biệt bằng tiếng Hoa đã được cử hành. Hàng ngàn trẻ em đã cầu nguyện, hát và dâng các bài thánh vũ trước tượng Đức Mẹ Xà Sơn.
Một linh mục người Italia nói với ban biên tập VietCatholic News: “Chúng tôi biết các bạn cũng gặp biết bao là thử thách và bách hại. Hoàn cảnh các bạn cũng rất bi đát. Vì thế, đây thật là một nghĩa cử cao đẹp của Giáo Hội tại Việt Nam.”
Thông Báo
Thiệp mời hiệp thông cầu nguyện cho tân Linh Mục Phêrô Trần Mạnh Hùng
Hà Minh Thảo
15:31 25/05/2011
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bao La Một Mình – Myself !
Nguyễn Đức Cung
22:07 25/05/2011
BAO LA MỘT MÌNH - Myself.
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nhìn trùng dương rào rạc sóng xa xa
Ta cảm nhận một linh hồn nhỏ bé
Giữa đất trời trải rộng quá bao la .
(Trích thơ của PT.937)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Nhìn trùng dương rào rạc sóng xa xa
Ta cảm nhận một linh hồn nhỏ bé
Giữa đất trời trải rộng quá bao la .
(Trích thơ của PT.937)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền