Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Chúa Ba Ngôi
Lm Đan Vinh
02:04 25/05/2018
CN 8 TN
Đnl 4,32-34.39-40 ; Rm 8,14-17 ; Mt 28,16-20
HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ
1. LỜI CHÚA:
Thánh Phao-lô dạy: “Tình yêu thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” ( 1 Cr 13,4-7).
2. SUY NIỆM:
Với trí khôn tự nhiên, lòai người chúng ta chỉ nhận biết có Đấng Tạo Hóa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự cho trật tự và ngày càng tiến hóa nên hòan thiện hơn. Tuy nhiên chính nhờ Chúa Giê-su mặc khải mà lòai người chúng ta mới biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Vậy mặc khải nói gì về mầu nhiệm này? Vai trò của mỗi Ngôi thế nào trong công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và ban ơn cứu độ lòai người? Các nhà thần học đã dùng những hình ảnh nào để diễn tả về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hầu giúp chúng ta lãnh hội được phần nào về mầu nhiệm quan trọng này? Cuối cùng các tín hữu chúng ta phải sống mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ra sao?
1) MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI TRONG THÁNH KINH:
1- Cựu Ước nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ một Đức Chúa là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và là Đấng ban ơn cứu độ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chưa mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Điều răn trọng nhất trong mười điều răn được Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê như sau: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3). Ngôn sứ I-sai-a cũng tuyên sấm lời Thiên Chúa: “Trước Ta, chẳng có thần nào khác được hình thành. Và sau Ta cũng vậy. Chính Ta đây là Đức Chúa. Ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ” (Is 43,10-11).
2- Tân Ước mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi:
+Tin Mừng Mát-thêu thuật lại câu chuyện Đức Giê-su chịu phép Rửa của Gio-an Tẩy Giả, trong đó có đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu ngự trên Người. Và kìa, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16). Tiếng phán từ trời là lời của Chúa Cha (Ngôi I), Đức Giê-su đứng dưới sông là Chúa Con (Ngôi II) và chim bồ câu ngự trên Người là hình ảnh của Chúa Thánh Thần (Ngôi III). Ngòai ra Tin mừng Mát-thêu cũng ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ trước khi lên trời trong đó có nói đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
+Thánh Lu-ca trong Công vụ Tông đồ đã thuật lại bài giảng của Tông đồ Phê-rô nói về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thiên Chúa Cha (Ngôi I) đã ra tay uy quyền nâng Người lên (Ngôi II), trao cho Người Thánh Thần (Ngôi III) đã hứa, để Người (Ngôi II) đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe” (Cv 2,33).
+Tin Mừng Gio-an nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thầy (Ngôi II) sẽ xin Chúa Cha (Ngôi I), và Người (Ngôi I) sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác (Ngôi III), đến ở với anh em luôn mãi (Ga 14,16). - “Mọi sự Chúa Cha có (Ngôi I) đều là của Thầy (Ngôi II). Vì thế, Thầy (Ngôi II) đã nói: Người (Ngôi III) lấy những gì của Thầy (II) mà loan báo cho anh em” (Ga 16,15). Nơi khác: “Tôi (Ngôi II) và Chúa Cha (Ngôi I) là Một” (Ga 10,30).
+Thánh Phao-lô diễn tả về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trong lời chào như sau: “Nguyện xin ân sủng Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II), tình yêu của Chúa Cha (Ngôi I) và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (Ngôi III) ở cùng tất cả anh chị em” (2 Cr 13,13) ; Trong thư Ga-lát, Phao-lô viết: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa (Ngôi I) đã sai Thần Khí (Ngôi III) của Con mình (Ngôi II) đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên “Áp-ba, Ba ơi!” (Gl 4,6) ; Trong thư Ê-phê-sô: “Thật vậy, nhờ Người (Ngôi II), cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí (Ngôi III) duy nhất, mà đến cùng Chúa Cha (Ngôi I)” (Ep 2,18) ; “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí (Ngôi III), cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa (Ngôi II), một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người (Ngôi I), Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (Ep 4,4-6) ; Trong thư Ti-tô: “Thiên Chúa (Ngôi I) đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần (Ngôi III) xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II) Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6).
2) NỘI DUNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI:
1- Chỉ có Một Thiên Chúa và “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,7), nhưng Người lại có Ba Ngôi: Ngôi thứ Nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng, nên trong Ba Ngôi, không Ngôi nào lớn hơn.
2- Về vai trò của từng Ngôi:
+ Chúa Cha sáng tạo và quan phòng: Khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người. Thiên Chúa Ngôi thứ Nhất xuất hiện như một người Cha. Người dùng Lời quyền năng (Ngôi Hai) làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3), và tiếp tục quan phòng gìn giữ để các tạo vật ấy tồn tại, phát triển và tiến hóa ngày một hòan thiện hơn. Người cứu độ loài người bằng việc sai Con Một (Ngôi II) nhập thể cứu chuộc và ban Thánh Thần (Ngôi III) tiếp tục chương trình cứu độ lòai người qua Hội Thánh.
+ Chúa Con dạy dỗ và cứu chuộc: Khi tới Giờ đã định, Chúa Cha (Ngôi I) sai Con Một là Chúa Con (Ngôi II) xuống thế làm người chính là Đức Giê-su Ki-tô (x. Ga 3,16). Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi công bố Tin mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, và cuối cùng tình nguyện chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người và sống lại để ban ơn cứu độ loài người. Đức Giê-su là “Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống” (x. Mt 16,16), là “Con rất yêu dấu luôn làm hài lòng Cha” (Mc 1,11). Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa (x. Dt 1,3). Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Người luôn hiệp nhất với Chúa Cha (x. Ga 17,22).
* Về phẩm chức là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su ngang hàng với Thiên Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30.33).
* Về vai trò là Đấng Thiên Sai, Đức Giê-su luôn lệ thuộc vào Chúa Cha trong mọi sự (x. Ga 5,19), và không thể lớn hơn Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” (Ga 13,16), “Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga 14,28).
* Về mối tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con, Thánh Phao-lô dạy: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa (Ngôi II), mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Ngôi I), nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa (Ngôi I) đã siêu tôn Người (Ngôi II) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,6-11).
+ Chúa Thánh Thần thánh hóa và phù trợ: Thánh Thần tuôn đổ thần khí ân sủng xuống trên các Tông đồ và các môn đệ vào ngày lễ Ngũ tuần, ban ơn soi sáng giúp chư dân gia nhập vào Nước Trời là Hội thánh, tiếp tục trợ giúp Hội thánh chu toàn ba sứ vụ của Chúa Giê-su: Một là làm ngôn sứ rao giảng Tin mừng; Hai là làm tư tế thánh hóa loài người nhờ cử hành các phép bí tích do Chúa Giê-su thiết lập; Ba là làm vương đế phục vụ đoàn chiên được trao…Đấng ấy là Chúa Ngôi Ba, là Chúa Thánh Thần, Thánh Linh hay Thần Khí.
3) MỘT SỐ CÁCH DIỄN TẢ MẦU NHIỆM BA NGÔI KHI DẠY GIÁO LÝ:
Một Chúa Ba Ngôi là chân lý đức tin do Đức Giê-su Con Thiên Chúa làm người đã dạy, nhưng lại khó hiểu đối với trí khôn hữu hạn của lòai người. Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết phần nào về mầu nhiệm này, các nhà thần học đã cố gắng diễn giải bằng các hình ảnh trong thực tế đời thường, dù đó chỉ là những cách diễn tả bất tòan như sau:
1- Thánh Pa-trick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”: tuy chỉ có một lá, nhưng do ba lá nhỏ dính liền với nhau tạo thành.
2- Thánh I-nha-xi-ô dùng hình ảnh một hợp âm trên dòng nhạc, gồm ba nốt nhạc chồng lên nhau.
3- Ngoài ra, chúng ta có thể diễn tả mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi bằng mấy hình ảnh đời thường như:
+ Nước tuy chỉ là vật chất nhưng có thể xuất hiện dưới ba dạng khác nhau là: Thể hơi, thể đặc và thể lỏng;
+ Một Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc và ba cạnh bằng nhau.
+ Một người đàn ông trong gia đình tuy chỉ là một người nhưng có 3 vai trò khác nhau: là “cha” của con cái, là “con” của bố đẻ, là “chồng” của vợ.
4) SỐNG MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ:
1- Hiệp thông bằng việc năng tuyên xưng đức tin Một Chúa Ba Ngôi: Mỗi lần làm dấu thánh giá và đọc kinh Sáng Danh, người tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
2- Hiệp thông bằng việc năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa Ba Ngôi: Người tín hữu cần năng cầu nguyện với Thiên Chúa bằng « kinh Lạy Cha » như Đức Giê-su đã dạy (x Mt 6,9-13). Năng thưa chuyện với từng Ngôi là: Chúa Cha, Chúa Con Giê-su và Chúa Thánh Thần, ít nhất 5 lần mỗi ngày: buổi sáng khi vừa thức giấc, trước ba bữa ăn và trước lúc nghỉ đêm.
3- Nội dung những lời cầu nguyện với Thiên Chúa: có thể quy về 5 điều chính sau:
+ Một là ngợi khen Cha: noi gương Chúa Giê-su đã tôn vinh Chúa Cha “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25) ; như Đức Maria đã tôn vinh Thiên Chúa sau khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi…” (Lc 1,46-55).
+ Hai là tạ ơn Cha: mỗi khi được may lành noi gương một trong mười người phong cùi lương dân đã quay lại tạ ơn Thiên Chúa sau khi được ơn chữa lành như lời Đức Giê-su trách những người Do thái vô ơn: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngọai bang này” (Lc 17,17-18).
+ Ba là xin lỗi Cha: như đứa con thứ đã hồi tâm quay về nhà bày tỏ lòng sám hối với cha trong dụ ngôn « người cha nhân hậu » : “Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng được gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc 15,18-19).
+ Bốn là phó thác cậy trông vào Cha: noi gương Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39), hoặc như Đức Ma-ri-a đã thưa với sứ thần đến truyền tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
+ Năm là cầu xin Cha ban ơn lành hồn xác: xin Chúa ban bánh ăn phần xác cũng như ơn cứu độ phần hồn: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con. Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Lc 6,9b-13).
4-Sống yêu thương tha nhân noi gương Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa: Người ta thường ví Chúa Ba Ngôi giống như một gia đình với ba Ngôi vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương nhau là khuôn mẫu cho các thành viên trong gia đình tín hữu và tình yêu vị tha mở rộng đến hết mọi người. Thánh Gio-an trong thư thứ nhất đã viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16b). “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối: Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình”(1 Ga 4,20-21).
3. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi dạy chúng con bài học này : “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4,7). Từ trước đến nay, con vẫn chưa sống được giới răn yêu thương như Chúa dạy: con còn hay nghĩ xấu cho người khác. Con thường tỏ ra ích kỷ, không quan tâm đến người bên cạnh, con thường làm ngơ và không mau mắn đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nghèo đói bệnh tật đau khổ... Từ nay con quyết tâm sẽ sống yêu thương để nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha. Xin giúp con luôn biết quảng đại để sẵn sàng tha thứ những lỗi phạm của người khác, biết vâng lời cha mẹ thày dạy, thuận hòa với anh chị em trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Xin cho con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi nơi những người bất hạnh, để thể hiện tình thương bằng những việc làm cụ thể như: viếng thăm an ủi và quảng đại chia sẻ cơm áo gạo tiền… giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, như lời Chúa dạy, tóm lại trong kinh “Thương Người Có Mười Bốn Mối” và kinh “Hòa Bình” của thánh Phan-xi-cô.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Đnl 4,32-34.39-40 ; Rm 8,14-17 ; Mt 28,16-20
HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ
1. LỜI CHÚA:
Thánh Phao-lô dạy: “Tình yêu thì nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tuông, không vênh vang, không tự đắc, không làm điều bất chính, không tìm tư lợi, không nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Tình yêu tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, chịu đựng tất cả” ( 1 Cr 13,4-7).
2. SUY NIỆM:
Với trí khôn tự nhiên, lòai người chúng ta chỉ nhận biết có Đấng Tạo Hóa là Đấng tạo thành vũ trụ vạn vật và an bài mọi sự cho trật tự và ngày càng tiến hóa nên hòan thiện hơn. Tuy nhiên chính nhờ Chúa Giê-su mặc khải mà lòai người chúng ta mới biết về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Vậy mặc khải nói gì về mầu nhiệm này? Vai trò của mỗi Ngôi thế nào trong công trình sáng tạo vũ trụ vạn vật và ban ơn cứu độ lòai người? Các nhà thần học đã dùng những hình ảnh nào để diễn tả về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi hầu giúp chúng ta lãnh hội được phần nào về mầu nhiệm quan trọng này? Cuối cùng các tín hữu chúng ta phải sống mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi ra sao?
1) MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI TRONG THÁNH KINH:
1- Cựu Ước nhấn mạnh về một đức tin độc thần: Chỉ một Đức Chúa là Thiên Chúa độc nhất hiện hữu và là Đấng ban ơn cứu độ. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chưa mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Điều răn trọng nhất trong mười điều răn được Đức Chúa ban cho dân Ít-ra-en qua ông Mô-sê như sau: “Ngươi không được có thần nào khác đối nghịch với Ta” (Xh 20,3). Ngôn sứ I-sai-a cũng tuyên sấm lời Thiên Chúa: “Trước Ta, chẳng có thần nào khác được hình thành. Và sau Ta cũng vậy. Chính Ta đây là Đức Chúa. Ngoài Ta ra, chẳng có ai cứu độ” (Is 43,10-11).
2- Tân Ước mặc khải về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi:
+Tin Mừng Mát-thêu thuật lại câu chuyện Đức Giê-su chịu phép Rửa của Gio-an Tẩy Giả, trong đó có đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Khi Đức Giê-su chịu phép rửa xong, thì các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu ngự trên Người. Và kìa, có tiếng từ trời phán rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người” (Mt 3,16). Tiếng phán từ trời là lời của Chúa Cha (Ngôi I), Đức Giê-su đứng dưới sông là Chúa Con (Ngôi II) và chim bồ câu ngự trên Người là hình ảnh của Chúa Thánh Thần (Ngôi III). Ngòai ra Tin mừng Mát-thêu cũng ghi lại lệnh truyền của Chúa Phục Sinh cho các môn đệ trước khi lên trời trong đó có nói đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19).
+Thánh Lu-ca trong Công vụ Tông đồ đã thuật lại bài giảng của Tông đồ Phê-rô nói về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thiên Chúa Cha (Ngôi I) đã ra tay uy quyền nâng Người lên (Ngôi II), trao cho Người Thánh Thần (Ngôi III) đã hứa, để Người (Ngôi II) đổ xuống. Đó là điều anh em đang thấy đang nghe” (Cv 2,33).
+Tin Mừng Gio-an nhiều lần đề cập đến mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi như sau: “Thầy (Ngôi II) sẽ xin Chúa Cha (Ngôi I), và Người (Ngôi I) sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác (Ngôi III), đến ở với anh em luôn mãi (Ga 14,16). - “Mọi sự Chúa Cha có (Ngôi I) đều là của Thầy (Ngôi II). Vì thế, Thầy (Ngôi II) đã nói: Người (Ngôi III) lấy những gì của Thầy (II) mà loan báo cho anh em” (Ga 16,15). Nơi khác: “Tôi (Ngôi II) và Chúa Cha (Ngôi I) là Một” (Ga 10,30).
+Thánh Phao-lô diễn tả về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trong lời chào như sau: “Nguyện xin ân sủng Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II), tình yêu của Chúa Cha (Ngôi I) và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần (Ngôi III) ở cùng tất cả anh chị em” (2 Cr 13,13) ; Trong thư Ga-lát, Phao-lô viết: “Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa (Ngôi I) đã sai Thần Khí (Ngôi III) của Con mình (Ngôi II) đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên “Áp-ba, Ba ơi!” (Gl 4,6) ; Trong thư Ê-phê-sô: “Thật vậy, nhờ Người (Ngôi II), cả đôi bên, chúng ta được liên kết trong một Thần Khí (Ngôi III) duy nhất, mà đến cùng Chúa Cha (Ngôi I)” (Ep 2,18) ; “Chỉ có một thân thể, một Thần Khí (Ngôi III), cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa (Ngôi II), một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người (Ngôi I), Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người” (Ep 4,4-6) ; Trong thư Ti-tô: “Thiên Chúa (Ngôi I) đã tuôn đổ đầy tràn ơn Thánh Thần (Ngôi III) xuống trên chúng ta, nhờ Đức Giê-su Ki-tô (Ngôi II) Đấng cứu độ chúng ta” (Tt 3,6).
2) NỘI DUNG MẦU NHIỆM MỘT CHÚA BA NGÔI:
1- Chỉ có Một Thiên Chúa và “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1 Ga 4,7), nhưng Người lại có Ba Ngôi: Ngôi thứ Nhất là Cha, Ngôi thứ Hai là Con, Ngôi thứ Ba là Thánh Thần. Vì Ba Ngôi cùng chung một bản tính và cùng một quyền năng, nên trong Ba Ngôi, không Ngôi nào lớn hơn.
2- Về vai trò của từng Ngôi:
+ Chúa Cha sáng tạo và quan phòng: Khi sáng tạo vũ trụ vạn vật và loài người. Thiên Chúa Ngôi thứ Nhất xuất hiện như một người Cha. Người dùng Lời quyền năng (Ngôi Hai) làm cho vạn vật từ không xuất hiện (x. St 1,3), và tiếp tục quan phòng gìn giữ để các tạo vật ấy tồn tại, phát triển và tiến hóa ngày một hòan thiện hơn. Người cứu độ loài người bằng việc sai Con Một (Ngôi II) nhập thể cứu chuộc và ban Thánh Thần (Ngôi III) tiếp tục chương trình cứu độ lòai người qua Hội Thánh.
+ Chúa Con dạy dỗ và cứu chuộc: Khi tới Giờ đã định, Chúa Cha (Ngôi I) sai Con Một là Chúa Con (Ngôi II) xuống thế làm người chính là Đức Giê-su Ki-tô (x. Ga 3,16). Người thi hành sứ mệnh Thiên Sai bằng việc đi khắp nơi công bố Tin mừng Nước Trời, làm nhiều phép lạ cứu nhân độ thế, và cuối cùng tình nguyện chịu chết trên thập giá để đền tội thay cho loài người và sống lại để ban ơn cứu độ loài người. Đức Giê-su là “Đấng Thiên Sai, Con Thiên Chúa hằng sống” (x. Mt 16,16), là “Con rất yêu dấu luôn làm hài lòng Cha” (Mc 1,11). Người là phản ảnh vẻ huy hoàng, là hình ảnh trung thực của bản thể Thiên Chúa (x. Dt 1,3). Ai thấy Người là thấy Chúa Cha (x. Ga 14,9). Người luôn hiệp nhất với Chúa Cha (x. Ga 17,22).
* Về phẩm chức là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su ngang hàng với Thiên Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi và Chúa Cha là một” (Ga 10,30.33).
* Về vai trò là Đấng Thiên Sai, Đức Giê-su luôn lệ thuộc vào Chúa Cha trong mọi sự (x. Ga 5,19), và không thể lớn hơn Chúa Cha như Người đã nói: “Tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi không lớn hơn người sai đi” (Ga 13,16), “Bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy” (Ga 14,28).
* Về mối tương quan giữa Chúa Cha và Chúa Con, Thánh Phao-lô dạy: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa (Ngôi II), mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa (Ngôi I), nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa (Ngôi I) đã siêu tôn Người (Ngôi II) và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quì, và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Pl 2,6-11).
+ Chúa Thánh Thần thánh hóa và phù trợ: Thánh Thần tuôn đổ thần khí ân sủng xuống trên các Tông đồ và các môn đệ vào ngày lễ Ngũ tuần, ban ơn soi sáng giúp chư dân gia nhập vào Nước Trời là Hội thánh, tiếp tục trợ giúp Hội thánh chu toàn ba sứ vụ của Chúa Giê-su: Một là làm ngôn sứ rao giảng Tin mừng; Hai là làm tư tế thánh hóa loài người nhờ cử hành các phép bí tích do Chúa Giê-su thiết lập; Ba là làm vương đế phục vụ đoàn chiên được trao…Đấng ấy là Chúa Ngôi Ba, là Chúa Thánh Thần, Thánh Linh hay Thần Khí.
3) MỘT SỐ CÁCH DIỄN TẢ MẦU NHIỆM BA NGÔI KHI DẠY GIÁO LÝ:
Một Chúa Ba Ngôi là chân lý đức tin do Đức Giê-su Con Thiên Chúa làm người đã dạy, nhưng lại khó hiểu đối với trí khôn hữu hạn của lòai người. Nhằm giúp các tín hữu hiểu biết phần nào về mầu nhiệm này, các nhà thần học đã cố gắng diễn giải bằng các hình ảnh trong thực tế đời thường, dù đó chỉ là những cách diễn tả bất tòan như sau:
1- Thánh Pa-trick dùng hình ảnh lá cây “Tam diệp thảo”: tuy chỉ có một lá, nhưng do ba lá nhỏ dính liền với nhau tạo thành.
2- Thánh I-nha-xi-ô dùng hình ảnh một hợp âm trên dòng nhạc, gồm ba nốt nhạc chồng lên nhau.
3- Ngoài ra, chúng ta có thể diễn tả mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi bằng mấy hình ảnh đời thường như:
+ Nước tuy chỉ là vật chất nhưng có thể xuất hiện dưới ba dạng khác nhau là: Thể hơi, thể đặc và thể lỏng;
+ Một Hình tam giác đều tuy chỉ là một hình, nhưng có ba góc và ba cạnh bằng nhau.
+ Một người đàn ông trong gia đình tuy chỉ là một người nhưng có 3 vai trò khác nhau: là “cha” của con cái, là “con” của bố đẻ, là “chồng” của vợ.
4) SỐNG MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG YÊU THƯƠNG VÀ CHIA SẺ:
1- Hiệp thông bằng việc năng tuyên xưng đức tin Một Chúa Ba Ngôi: Mỗi lần làm dấu thánh giá và đọc kinh Sáng Danh, người tín hữu tuyên xưng đức tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.
2- Hiệp thông bằng việc năng cầu nguyện kết hiệp với Chúa Ba Ngôi: Người tín hữu cần năng cầu nguyện với Thiên Chúa bằng « kinh Lạy Cha » như Đức Giê-su đã dạy (x Mt 6,9-13). Năng thưa chuyện với từng Ngôi là: Chúa Cha, Chúa Con Giê-su và Chúa Thánh Thần, ít nhất 5 lần mỗi ngày: buổi sáng khi vừa thức giấc, trước ba bữa ăn và trước lúc nghỉ đêm.
3- Nội dung những lời cầu nguyện với Thiên Chúa: có thể quy về 5 điều chính sau:
+ Một là ngợi khen Cha: noi gương Chúa Giê-su đã tôn vinh Chúa Cha “Lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” (Mt 11,25) ; như Đức Maria đã tôn vinh Thiên Chúa sau khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa Đấng cứu độ tôi…” (Lc 1,46-55).
+ Hai là tạ ơn Cha: mỗi khi được may lành noi gương một trong mười người phong cùi lương dân đã quay lại tạ ơn Thiên Chúa sau khi được ơn chữa lành như lời Đức Giê-su trách những người Do thái vô ơn: “Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngọai bang này” (Lc 17,17-18).
+ Ba là xin lỗi Cha: như đứa con thứ đã hồi tâm quay về nhà bày tỏ lòng sám hối với cha trong dụ ngôn « người cha nhân hậu » : “Thôi ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng được gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy” (Lc 15,18-19).
+ Bốn là phó thác cậy trông vào Cha: noi gương Đức Giê-su đã cầu nguyện với Chúa Cha: “Cha ơi, nếu được, xin cho chén này rời khỏi con. Nhưng xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26,39), hoặc như Đức Ma-ri-a đã thưa với sứ thần đến truyền tin: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa. Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38).
+ Năm là cầu xin Cha ban ơn lành hồn xác: xin Chúa ban bánh ăn phần xác cũng như ơn cứu độ phần hồn: “Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho Danh thánh Cha vinh hiển, triều đại Cha mau đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời, Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày. Xin tha tội cho chúng con, như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con. Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ” (Lc 6,9b-13).
4-Sống yêu thương tha nhân noi gương Gia Đình Ba Ngôi Thiên Chúa: Người ta thường ví Chúa Ba Ngôi giống như một gia đình với ba Ngôi vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi yêu thương nhau là khuôn mẫu cho các thành viên trong gia đình tín hữu và tình yêu vị tha mở rộng đến hết mọi người. Thánh Gio-an trong thư thứ nhất đã viết: “Thiên Chúa là Tình Yêu. Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy” (1 Ga 4,16b). “Nếu ai nói: Tôi yêu mến Thiên Chúa mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối: Vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy. Đây là điều răn mà chúng ta đã nhận được từ Người: Ai yêu mến Thiên Chúa thì cũng yêu thương anh em mình”(1 Ga 4,20-21).
3. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi dạy chúng con bài học này : “Thiên Chúa là Tình yêu” (1 Ga 4,7). Từ trước đến nay, con vẫn chưa sống được giới răn yêu thương như Chúa dạy: con còn hay nghĩ xấu cho người khác. Con thường tỏ ra ích kỷ, không quan tâm đến người bên cạnh, con thường làm ngơ và không mau mắn đáp ứng nhu cầu chính đáng của những người nghèo đói bệnh tật đau khổ... Từ nay con quyết tâm sẽ sống yêu thương để nên con ngoan hiếu thảo của Chúa Cha. Xin giúp con luôn biết quảng đại để sẵn sàng tha thứ những lỗi phạm của người khác, biết vâng lời cha mẹ thày dạy, thuận hòa với anh chị em trong gia đình và bạn bè đồng nghiệp. Xin cho con biết nhìn thấy Chúa đang bị bỏ rơi nơi những người bất hạnh, để thể hiện tình thương bằng những việc làm cụ thể như: viếng thăm an ủi và quảng đại chia sẻ cơm áo gạo tiền… giúp họ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, như lời Chúa dạy, tóm lại trong kinh “Thương Người Có Mười Bốn Mối” và kinh “Hòa Bình” của thánh Phan-xi-cô.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A. – Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giám Mục Trung Quốc bị vạ tuyệt thông xây nhà thờ và nhà xứ trị giá 11 triệu Mỹ Kim
Đặng Tự Do
04:15 25/05/2018
Một khu phức hợp trị giá 11 triệu Mỹ Kim bao gồm nhà thờ, nhà xứ và có thể có cả một tu viện đang được hoạch định xây dựng bởi một Giám Mục bất hợp lệ của Trung Quốc.
Mặc dù chưa được Tòa Thánh công nhận, và thậm chí còn bị vạ tuyệt thông, “giám mục” Giuse Quách Kim Tài của giáo phận Thường Đức cho biết đang tiến hành xây dựng ngôi nhà thờ được cho rằng lớn nhất ở miền bắc Trung Quốc.
Tỉnh Hà Bắc có một triệu người Công Giáo, trong đó có 30,000 người thuộc giáo phận Thừa Đức. Cha Lombardi, khi còn là Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết, giáo phận Thừa Đức là giáo phận ma. “Giáo Hội Công Giáo không có giáo phận nào là giáo phận Thừa Đức,” ngài nói hôm 18 tháng 11, 2010.
Việc xây dựng khu phức hợp rộng 15,000 mét vuông này trị giá đến 70 triệu nhân dân tệ. Nhà cầm quyền tỉnh Hà Bắc nói một phần trong số tiền này được Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc ở tỉnh Hà Bắc và Ủy ban Quản lý Công Giáo Hà Bắc tài trợ. Gần một nửa là do chính “giám mục” Giuse Quách Kim Tài quyên góp.
Nếu thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican được ký kết, bảy giám mục bất hợp lệ và bị vạ tuyệt thông của Trung Quốc trong đó có Quách Kim Tài sẽ được Tòa Thánh công nhận.
Thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ đã được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 bởi “giám mục” Giuse Quách Kim Tài và chín giám mục khác thuộc Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc.
Tuy nhiên, người Công Giáo ở Thừa Đức chủ yếu là nông dân sống rất khó khăn. Một nguồn tin cho UCANews biết thu nhập của họ không có cách nào để tài trợ cho một dự án lớn như vậy. Dự án này có lẽ chỉ là một dự án ma để vơ vét tiền của dân.
Source: UCANews Chinese illicit bishop launches US$11 million complex
Mặc dù chưa được Tòa Thánh công nhận, và thậm chí còn bị vạ tuyệt thông, “giám mục” Giuse Quách Kim Tài của giáo phận Thường Đức cho biết đang tiến hành xây dựng ngôi nhà thờ được cho rằng lớn nhất ở miền bắc Trung Quốc.
Tỉnh Hà Bắc có một triệu người Công Giáo, trong đó có 30,000 người thuộc giáo phận Thừa Đức. Cha Lombardi, khi còn là Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết, giáo phận Thừa Đức là giáo phận ma. “Giáo Hội Công Giáo không có giáo phận nào là giáo phận Thừa Đức,” ngài nói hôm 18 tháng 11, 2010.
Việc xây dựng khu phức hợp rộng 15,000 mét vuông này trị giá đến 70 triệu nhân dân tệ. Nhà cầm quyền tỉnh Hà Bắc nói một phần trong số tiền này được Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc ở tỉnh Hà Bắc và Ủy ban Quản lý Công Giáo Hà Bắc tài trợ. Gần một nửa là do chính “giám mục” Giuse Quách Kim Tài quyên góp.
Nếu thỏa thuận giữa Trung Quốc và Vatican được ký kết, bảy giám mục bất hợp lệ và bị vạ tuyệt thông của Trung Quốc trong đó có Quách Kim Tài sẽ được Tòa Thánh công nhận.
Thánh lễ khởi công xây dựng nhà thờ đã được tổ chức vào ngày 15 tháng 5 bởi “giám mục” Giuse Quách Kim Tài và chín giám mục khác thuộc Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc.
Tuy nhiên, người Công Giáo ở Thừa Đức chủ yếu là nông dân sống rất khó khăn. Một nguồn tin cho UCANews biết thu nhập của họ không có cách nào để tài trợ cho một dự án lớn như vậy. Dự án này có lẽ chỉ là một dự án ma để vơ vét tiền của dân.
Source: UCANews Chinese illicit bishop launches US$11 million complex
Đức Hồng Y Arinze: Chúng ta không thể chia sẻ Thánh Thể với người không Công Giáo như bia hay bánh ngọt
Đặng Tự Do
05:47 25/05/2018
Thánh Thể được dành riêng cho người Công Giáo trong trạng thái có ơn nghĩa với Chúa và không phải là một thứ gì đó có thể được chia sẻ giữa bạn bè như bia hay bánh ngọt, một cựu cố vấn cao cấp của hai triều giáo hoàng đã nói như trên.
Đức Hồng Y Francis Arinze cho biết bất kỳ động thái nào nhằm cho phép tiếp cận đại trà với Thánh Thể như cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ hay cho những người phối ngẫu của người Công Giáo được rước lễ là những thách thức “nghiêm trọng” đối với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về Thánh Thể.
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, ngài phản đối việc cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ trong những hoàn cảnh nhất định.
Đức Hồng Y Arinze nói thêm rằng: “Nếu một người ly hôn rồi tái hôn trong khi mối hôn nhân đầu tiên chưa bị tiêu hôn thì có vấn đề ở đây”. Chúa Giêsu dạy rằng kết hiệp mới này của họ cấu thành tội ngoại tình.
“Không phải chúng ta là những người đã giảng dạy điều đó”. Vị Hồng Y, 85 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nhấn mạnh rằng “Chính Chúa Kitô đã nói điều đó.”
“Chúng ta không thể cho rằng mình có lòng thương xót hơn Chúa Kitô. Nếu bất kỳ ai trong chúng ta nói rằng người ấy được sự cho phép của Chúa Kitô để thay đổi một trong những điểm chính mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta trong Tin Mừng, chúng tôi muốn thấy giấy phép đó và cả chữ ký nữa.”
“Đó là điều không thể. Ngay cả khi tất cả các giám mục trên thế giới này đồng ý đi chăng nữa, cũng không thể thay đổi được. Điều này khá nghiêm trọng, bởi vì nó chạm vào đức tin về Thánh Thể, Hơn nữa kết hiệp hôn nhân đã thành sự là bất khả phân ly và không có quyền lực con người nào có thể giải trừ.”
Trong phỏng vấn tại tu viện Buckfast, một tu viện dòng Biển Đức đang kỷ niệm 1000 năm, Đức Hồng Y Arinze cũng nói rằng việc chia sẻ Thánh Thể dành cho người phối ngẫu Tin Lành không phải là vấn đề hiếu khách.
Ngài nói rằng trong khi mong muốn những điều tốt lành cho các Kitô hữu không Công Giáo, ngài cũng mong họ hiểu rằng “Thánh Thể không phải là sở hữu riêng của chúng tôi mà chúng tôi có thể chia sẻ với bạn bè của mình.”
“Tách trà, chai bia là những thứ chúng tôi có thể chia sẻ được với bạn bè” Đức Hồng Y Arinze nói.
“Không phải đơn thuần là chuyện hiếu khách hay không. Sau thánh lễ, bạn có thể đến nhà ăn và uống một tách trà, thậm chí là một ly bia và một chút bánh ngọt. Như thế là được. Nhưng thánh lễ không giống như vậy,”.
“Điều rất quan trọng là chúng ta phải nhìn vào giáo lý. Cử hành Thánh Thể không phải là một dịch vụ đại kết. Nó không phải là một cuộc tập hợp của những người tin vào Chúa Kitô, nhưng là việc kính nhớ những mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chết cho chúng ta trên thập tự giá và bảo các tông đồ hãy 'làm điều này để nhớ đến Thầy.'“
“Cử hành Thánh Thể là sự cử hành của cộng đồng đức tin - những người tin vào Chúa Kitô, họ đang giao tiếp trong đức tin, và trong các bí tích, và trong sự hiệp thông giáo hội… hiệp nhất với mục tử của họ, giám mục của họ và Đức Giáo Hoàng. Đó là cộng đồng tưởng niệm Thánh Thể. Bất cứ ai không phải là thành viên của cộng đồng đó đều không phù hợp chút nào”.
Đức Hồng Y nói thêm nếu người Tin Lành muốn nhận được Thánh Thể trong các nhà thờ Công Giáo thì họ nên trở thành người Công Giáo.
“Hãy đến, bạn sẽ được nhận vào Giáo Hội, và sau đó bạn có thể nhận Mình Thánh Chúa bảy lần một tuần. Nếu không thì thôi vậy” Đức Hồng Y Arinze nói.
Đức Hồng Y đã bay từ Rôma đến Anh vào ngày 22 tháng 5 để tham dự Thánh Lễ hôm 24 tháng 5 để kỷ niệm 1000 năm thành lập tu viện Buckfast vào năm 1018. Tu viện bị Vua Henry VIII giải thể trong thời bách hại Công Giáo vào thế kỷ 16, nhưng đã được xây dựng lại một thế kỷ trước trên chính xác cùng địa điểm.
Source: Catholic Herald - Cardinal Arinze: we cannot share Communion with non-Catholics like beer or cake
Đức Hồng Y Francis Arinze cho biết bất kỳ động thái nào nhằm cho phép tiếp cận đại trà với Thánh Thể như cho những người ly dị và tái hôn được rước lễ hay cho những người phối ngẫu của người Công Giáo được rước lễ là những thách thức “nghiêm trọng” đối với giáo lý của Giáo Hội Công Giáo về Thánh Thể.
Trong một cuộc phỏng vấn với Catholic News Service, ngài phản đối việc cho phép những người Công Giáo ly dị và tái hôn được rước lễ trong những hoàn cảnh nhất định.
Đức Hồng Y Arinze nói thêm rằng: “Nếu một người ly hôn rồi tái hôn trong khi mối hôn nhân đầu tiên chưa bị tiêu hôn thì có vấn đề ở đây”. Chúa Giêsu dạy rằng kết hiệp mới này của họ cấu thành tội ngoại tình.
“Không phải chúng ta là những người đã giảng dạy điều đó”. Vị Hồng Y, 85 tuổi, đã phục vụ với tư cách là Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nhấn mạnh rằng “Chính Chúa Kitô đã nói điều đó.”
“Chúng ta không thể cho rằng mình có lòng thương xót hơn Chúa Kitô. Nếu bất kỳ ai trong chúng ta nói rằng người ấy được sự cho phép của Chúa Kitô để thay đổi một trong những điểm chính mà Chúa Kitô đã ban cho chúng ta trong Tin Mừng, chúng tôi muốn thấy giấy phép đó và cả chữ ký nữa.”
“Đó là điều không thể. Ngay cả khi tất cả các giám mục trên thế giới này đồng ý đi chăng nữa, cũng không thể thay đổi được. Điều này khá nghiêm trọng, bởi vì nó chạm vào đức tin về Thánh Thể, Hơn nữa kết hiệp hôn nhân đã thành sự là bất khả phân ly và không có quyền lực con người nào có thể giải trừ.”
Trong phỏng vấn tại tu viện Buckfast, một tu viện dòng Biển Đức đang kỷ niệm 1000 năm, Đức Hồng Y Arinze cũng nói rằng việc chia sẻ Thánh Thể dành cho người phối ngẫu Tin Lành không phải là vấn đề hiếu khách.
Ngài nói rằng trong khi mong muốn những điều tốt lành cho các Kitô hữu không Công Giáo, ngài cũng mong họ hiểu rằng “Thánh Thể không phải là sở hữu riêng của chúng tôi mà chúng tôi có thể chia sẻ với bạn bè của mình.”
“Tách trà, chai bia là những thứ chúng tôi có thể chia sẻ được với bạn bè” Đức Hồng Y Arinze nói.
“Không phải đơn thuần là chuyện hiếu khách hay không. Sau thánh lễ, bạn có thể đến nhà ăn và uống một tách trà, thậm chí là một ly bia và một chút bánh ngọt. Như thế là được. Nhưng thánh lễ không giống như vậy,”.
“Điều rất quan trọng là chúng ta phải nhìn vào giáo lý. Cử hành Thánh Thể không phải là một dịch vụ đại kết. Nó không phải là một cuộc tập hợp của những người tin vào Chúa Kitô, nhưng là việc kính nhớ những mầu nhiệm của Chúa Kitô, Đấng đã chết cho chúng ta trên thập tự giá và bảo các tông đồ hãy 'làm điều này để nhớ đến Thầy.'“
“Cử hành Thánh Thể là sự cử hành của cộng đồng đức tin - những người tin vào Chúa Kitô, họ đang giao tiếp trong đức tin, và trong các bí tích, và trong sự hiệp thông giáo hội… hiệp nhất với mục tử của họ, giám mục của họ và Đức Giáo Hoàng. Đó là cộng đồng tưởng niệm Thánh Thể. Bất cứ ai không phải là thành viên của cộng đồng đó đều không phù hợp chút nào”.
Đức Hồng Y nói thêm nếu người Tin Lành muốn nhận được Thánh Thể trong các nhà thờ Công Giáo thì họ nên trở thành người Công Giáo.
“Hãy đến, bạn sẽ được nhận vào Giáo Hội, và sau đó bạn có thể nhận Mình Thánh Chúa bảy lần một tuần. Nếu không thì thôi vậy” Đức Hồng Y Arinze nói.
Đức Hồng Y đã bay từ Rôma đến Anh vào ngày 22 tháng 5 để tham dự Thánh Lễ hôm 24 tháng 5 để kỷ niệm 1000 năm thành lập tu viện Buckfast vào năm 1018. Tu viện bị Vua Henry VIII giải thể trong thời bách hại Công Giáo vào thế kỷ 16, nhưng đã được xây dựng lại một thế kỷ trước trên chính xác cùng địa điểm.
Source: Catholic Herald - Cardinal Arinze: we cannot share Communion with non-Catholics like beer or cake
Chuyện không tin cũng xảy ra: Bắc Hàn từng mời Đức Gioan Phaolô II sang thăm, và làm nhà thờ giả để gạt Tòa Thánh
Đặng Tự Do
07:42 25/05/2018
Một cuốn hồi ký của Thae Yong-ho, nhân vật số 2 tại Đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở London và bây giờ là một nhà tranh đấu chống chế độ, đã bán được 50,000 bản chỉ trong 10 ngày.
Cuốn sách phơi bày những khía cạnh của chế độ mà Thae chứng kiến tận mắt, rất phong phú với những sự kiện bất ngờ về một chế độ kín như bưng mà người ta chỉ có thể đoán mò qua các giai thoại, tin đồn và những hình thái suy luận có lý.
Một khía cạnh thú vị là mối quan hệ của Bắc Triều Tiên với tôn giáo. Trong số những đề tài được Thae thuật lại, là câu chuyện Bắc Triều Tiên đã xây dựng một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng.
Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.
Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những người cộng sản cực đoan. Ảnh dưới đây là một cảnh trong nhà thờ giả và giáo dân toàn bộ đều là là cộng sản giả dạng tín hữu.
Thae thuật lại rằng theo thời gian, một số người đóng giả để quay phim đã thực sự bắt đầu tìm hiểu Kitô giáo.
Thae cho biết: “Bắc Triều Tiên rất quyết liệt với tôn giáo. Ở các nước cộng sản châu Âu, nhà nước thắt chặt quyền tự do tôn giáo, nhưng họ không phá hủy các nhà thờ. Thậm chí có những nơi thờ phượng vẫn còn được hoạt động ít nhiều. Nhưng tại Bắc Triều Tiên, cộng sản đã phá hủy tất cả các nơi thờ phượng và đổ thừa cho máy bay ném bom của Mỹ. Các nhà lãnh đạo từ Kim Nhật Thành trở xuống đều muốn người ta đừng tôn thờ thần nào khác ngoài những vị thần là Kim Nhật Thành và con cháu của hắn. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng Đảng Công nhân nói rằng chỉ có giáo lý của các lãnh tụ nhà họ Kim mới là những lời hướng dẫn thực sự.”
Chính vì thế, khi muốn chứng minh với Tòa Thánh sự hiện hữu của người Công Giáo, họ phải cấp tốc làm nhà thờ giả.
Tuy nhiên, có lẽ các thủ thuật này không qua mặt được vị Giáo Hoàng Ba Lan là người đã từng phải sống trong một chế độ cộng sản. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã không xảy ra.
Các quan sát viên quốc tế cho rằng cái khó khăn lớn nhất của Kim Jong Un hiện nay là tình trạng kinh tế kiệt quệ vì bị cô lập, và nỗi lo sợ bị Trung Quốc lật đổ nhằm có một ảnh hưởng sâu đậm hơn tại Bắc Triều Tiên. Chính vì thế, trong năm 2017, Kim Jong Un lời qua tiếng lại với tổng thống Mỹ Donald Trump, kể cả với những đe dọa chiến tranh hạt nhân. Tất cả các động thái này đều nhằm kích thích mong muốn thương thảo của đối phương, và tối hậu là thoát ra được tình trạng cô lập như hiện nay.
Source: The Chosunilbo Prominent Defector on N.Korea's Relationship with Religion
Cuốn sách phơi bày những khía cạnh của chế độ mà Thae chứng kiến tận mắt, rất phong phú với những sự kiện bất ngờ về một chế độ kín như bưng mà người ta chỉ có thể đoán mò qua các giai thoại, tin đồn và những hình thái suy luận có lý.
Một khía cạnh thú vị là mối quan hệ của Bắc Triều Tiên với tôn giáo. Trong số những đề tài được Thae thuật lại, là câu chuyện Bắc Triều Tiên đã xây dựng một nhà thờ giả ở Bình Nhưỡng.
Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của khối cộng sản tại Đông Âu, Bắc Triều Tiên rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế đến mức nạn đói xảy ra ở nhiều nơi. Trong một cố gắng thoát khỏi sự cô lập quốc tế, Bắc Triều Tiên muốn mời Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II sang thăm nước này. Vị Giáo Hoàng người Ba Lan đã từng thăm Nam Hàn đến 2 lần vào tháng 5, 1984 và tháng 10, 1989.
Khi Vatican yêu cầu Bắc Triều Tiên trưng ra bằng chứng về sự hiện hữu của người Công Giáo, chế độ cộng sản này xây dựng cấp tốc một nhà thờ giả gọi là nhà thờ “chánh tòa Bình Nhưỡng”. Các hàng ghế trong nhà thờ đầy chật những người cộng sản cực đoan. Ảnh dưới đây là một cảnh trong nhà thờ giả và giáo dân toàn bộ đều là là cộng sản giả dạng tín hữu.
Thae thuật lại rằng theo thời gian, một số người đóng giả để quay phim đã thực sự bắt đầu tìm hiểu Kitô giáo.
Thae cho biết: “Bắc Triều Tiên rất quyết liệt với tôn giáo. Ở các nước cộng sản châu Âu, nhà nước thắt chặt quyền tự do tôn giáo, nhưng họ không phá hủy các nhà thờ. Thậm chí có những nơi thờ phượng vẫn còn được hoạt động ít nhiều. Nhưng tại Bắc Triều Tiên, cộng sản đã phá hủy tất cả các nơi thờ phượng và đổ thừa cho máy bay ném bom của Mỹ. Các nhà lãnh đạo từ Kim Nhật Thành trở xuống đều muốn người ta đừng tôn thờ thần nào khác ngoài những vị thần là Kim Nhật Thành và con cháu của hắn. Hiến pháp bảo đảm quyền tự do tôn giáo, nhưng Đảng Công nhân nói rằng chỉ có giáo lý của các lãnh tụ nhà họ Kim mới là những lời hướng dẫn thực sự.”
Chính vì thế, khi muốn chứng minh với Tòa Thánh sự hiện hữu của người Công Giáo, họ phải cấp tốc làm nhà thờ giả.
Tuy nhiên, có lẽ các thủ thuật này không qua mặt được vị Giáo Hoàng Ba Lan là người đã từng phải sống trong một chế độ cộng sản. Một chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng đã không xảy ra.
Các quan sát viên quốc tế cho rằng cái khó khăn lớn nhất của Kim Jong Un hiện nay là tình trạng kinh tế kiệt quệ vì bị cô lập, và nỗi lo sợ bị Trung Quốc lật đổ nhằm có một ảnh hưởng sâu đậm hơn tại Bắc Triều Tiên. Chính vì thế, trong năm 2017, Kim Jong Un lời qua tiếng lại với tổng thống Mỹ Donald Trump, kể cả với những đe dọa chiến tranh hạt nhân. Tất cả các động thái này đều nhằm kích thích mong muốn thương thảo của đối phương, và tối hậu là thoát ra được tình trạng cô lập như hiện nay.
Source: The Chosunilbo Prominent Defector on N.Korea's Relationship with Religion
Hai ca đoàn nổi danh trong biến cố đại kết quyên tiền giúp các Kitô hữu Trung Đông
Vũ Văn An
18:06 25/05/2018
Theo tin Zenit ngày 25 tháng 5, Điện Buckingham là nơi đã diễn ra buổi hòa nhạc lịch sử nhằm hỗ trợ các Kitô hữu thuộc mọi tuyên tín bị bách hại. Buổi hòa nhạc này đem hai ca đoàn nổi danh thế giới lại với nhau lần đầu tiên, đó là hai ca đoàn của Chapel Royal (Nhà Nguyện Hoàng Gia) và của Sistine Chapel (Nhà Nguyện Sistine).
Buổi Hòa Nhạc Đại Kết của Các Ca Đoàn Nhà Nguyện Hoàng Gia của Nữ Hoàng, Điện St James, và Nhà Nguyện Sisitine đã diễn ra ngày 24 tháng 5, với sự hiện diện của Nữ Công Tước Gloucester.
Cử tọa tại Phòng Khiêu Vũ của Điện Buckingham được nghe âm nhạc có tầm quan trọng lịch sử đối với Nhà Nguyện Sistine và Nhà Nguyện Hoàng Gia, trong đó, có các tác phẩm của Purcell, Weelkes, Palestrina, Parry, Byrd và Britten.
Trước đó, cùng ngày, hai ca đoàn đã trình diễn tại Evensong, tổ chức tại Nhà Nguyện Hoàng Gia, Điện St James, và do Kinh Sĩ Paul Wright, Phó Viện Trưởng Các Nhà Nguyện Hoàng Gia, điều khiển.
Cả hai biến cố làm nổi bật việc làm của cơ quan “Aid to the Church in Need” (Trợ Giúp Các Giáo Hội Có Nhu Cầu), một tổ chức bác ái Công Giáo chuyên hỗ trợ các Kitô hữu bị bách hại và đang chịu đau khổ khắp thế giới, đặc biệt tại Trung Đông.
Bách hại Kitô hữu cũng là chủ đề trong thông điệp Phục Sinh năm nay của Hoàng Tử Xứ Wales (Charles), trong đó, ông nói: “Vào thời điểm này, chúng ta đặc biệt nhớ tới các Kitô hữu đang chịu đau khổ vì đức tin của họ tại rất nhiều nơi trên thế giới. Tôi muốn bảo đảm với họ rằng họ không bị bỏ quên và họ luôn hiện diện trong lời cầu nguyện của chúng ta”.
Trong diễn văn của ông tại buổi hòa nhạc hôm qua, Neville Kyrke-Smith, Giám Đốc Toàn Quốc của Aid to the Church in Need (UK), lên tiếng cám ơn về việc cơ quan của ông là điểm tập chú của biến cố.
Ông nói thêm: “buổi hòa nhạc này là dấu chỉ hỗ trợ lớn lao, không những với các Kitô hữu Trung Đông, mà với mọi cộng đồng đang cố gắng tái thiết và muốn thâm hậu hóa các mối dây tin tưởng và hiểu biết nhau”.
Dự Án Ưu Tiên Cho Iraq của Aid to the Church in Need nhằm hỗ trợ 120,000 Kitô hữu và những người khác tại Nineveh và Mosul.
Sau khi đã cung cấp sự giúp đỡ khẩn cấp lúc họ trốn thoát khỏi Daesh (ISIS), nay, sau khi ISIS thất trận, cơ quan bác ái này đang giúp các cộng đồng hồi hương để tái thiết nhà cửa, nhà thờ, trạm phát thuốc và các trung tâm khác.
Tại Syria, Aid to the Church in Need đang cung cấp sự trợ giúp khẩn cấp và mục vụ cho các gia đình trong khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất bời bạo lực, kể cả Damascus, Aleppo, Homs và nhiều nơi khác: thực phẩm, nơi ở, và thuốc men, cũng như trợ giúp về mục vụ.
Buổi Hòa Nhạc Đại Kết của Các Ca Đoàn Nhà Nguyện Hoàng Gia của Nữ Hoàng, Điện St James, và Nhà Nguyện Sisitine đã diễn ra ngày 24 tháng 5, với sự hiện diện của Nữ Công Tước Gloucester.
Cử tọa tại Phòng Khiêu Vũ của Điện Buckingham được nghe âm nhạc có tầm quan trọng lịch sử đối với Nhà Nguyện Sistine và Nhà Nguyện Hoàng Gia, trong đó, có các tác phẩm của Purcell, Weelkes, Palestrina, Parry, Byrd và Britten.
Trước đó, cùng ngày, hai ca đoàn đã trình diễn tại Evensong, tổ chức tại Nhà Nguyện Hoàng Gia, Điện St James, và do Kinh Sĩ Paul Wright, Phó Viện Trưởng Các Nhà Nguyện Hoàng Gia, điều khiển.
Cả hai biến cố làm nổi bật việc làm của cơ quan “Aid to the Church in Need” (Trợ Giúp Các Giáo Hội Có Nhu Cầu), một tổ chức bác ái Công Giáo chuyên hỗ trợ các Kitô hữu bị bách hại và đang chịu đau khổ khắp thế giới, đặc biệt tại Trung Đông.
Bách hại Kitô hữu cũng là chủ đề trong thông điệp Phục Sinh năm nay của Hoàng Tử Xứ Wales (Charles), trong đó, ông nói: “Vào thời điểm này, chúng ta đặc biệt nhớ tới các Kitô hữu đang chịu đau khổ vì đức tin của họ tại rất nhiều nơi trên thế giới. Tôi muốn bảo đảm với họ rằng họ không bị bỏ quên và họ luôn hiện diện trong lời cầu nguyện của chúng ta”.
Trong diễn văn của ông tại buổi hòa nhạc hôm qua, Neville Kyrke-Smith, Giám Đốc Toàn Quốc của Aid to the Church in Need (UK), lên tiếng cám ơn về việc cơ quan của ông là điểm tập chú của biến cố.
Ông nói thêm: “buổi hòa nhạc này là dấu chỉ hỗ trợ lớn lao, không những với các Kitô hữu Trung Đông, mà với mọi cộng đồng đang cố gắng tái thiết và muốn thâm hậu hóa các mối dây tin tưởng và hiểu biết nhau”.
Dự Án Ưu Tiên Cho Iraq của Aid to the Church in Need nhằm hỗ trợ 120,000 Kitô hữu và những người khác tại Nineveh và Mosul.
Sau khi đã cung cấp sự giúp đỡ khẩn cấp lúc họ trốn thoát khỏi Daesh (ISIS), nay, sau khi ISIS thất trận, cơ quan bác ái này đang giúp các cộng đồng hồi hương để tái thiết nhà cửa, nhà thờ, trạm phát thuốc và các trung tâm khác.
Tại Syria, Aid to the Church in Need đang cung cấp sự trợ giúp khẩn cấp và mục vụ cho các gia đình trong khu vực bị ảnh hưởng tồi tệ nhất bời bạo lực, kể cả Damascus, Aleppo, Homs và nhiều nơi khác: thực phẩm, nơi ở, và thuốc men, cũng như trợ giúp về mục vụ.
Thánh lễ tại Santa Marta 25/5: Vẻ đẹp của hôn nhân
Lệ Hằng, F.M.A.
19:38 25/05/2018
Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta xem xét và cảm kích vẻ đẹp của hôn nhân trong Thánh lễ sáng thứ Sáu 25 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta.
Trong số các tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ có bảy cặp vợ chồng kỷ niệm lần thứ 25 và 50 lễ cưới của họ.
Được phép hay bị cấm đoán
Bài Tin Mừng trong ngày, trích từ Phúc Âm Thánh Máccô, nói về những ý định của người Pharisêu, khi họ đưa ra những hỏi với Chúa Giêsu với dụng ý là muốn thử thách Ngài. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả những câu hỏi thuộc loại này, về việc được phép làm hay không là những câu hỏi đầy quỷ kế . Ngài giải thích: “Đó không phải là chuyện dứt khoát ‘có’ hay ‘không’, mà chúng ta quen thuộc khi nói về Thiên Chúa” Đằng này, người Pharisêu đang giản lược đời sống Kitô, nghĩa là con đường theo Chúa, thành những câu hỏi ‘được, ngươi được phép làm’, hay, ‘không, không thể như thế được.’
Chúng ta hãy nhìn ngắm vẻ đẹp của hôn nhân
Câu hỏi những người Pharisê đặt ra có liên quan đến hôn nhân; họ muốn biết liệu người chồng có được ly dị vợ mình một cách hợp pháp hay không. Nhưng, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Chúa Giêsu đã vượt xa hơn câu hỏi đơn giản về sự hợp luật, khi quay lại với “lúc khởi đầu”. Chúa Giêsu đề cập đến hôn nhân tận căn cội của nó, hôn nhân có lẽ là điều vĩ đại nhất được Thiên Chúa tác thành trong bảy ngày Ngài tạo dựng trời đất.
“Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” Lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng rất mạnh mẽ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, Chúa đã nói về “một xương một thịt” bất khả phân ly. Chúa Giêsu “gạt sang một bên vấn đề ly dị, và nói về vẻ đẹp của đôi vợ chồng,” là những người phải nên một.
Chúng ta không được tập trung chú ý, như các thầy thông luật này, vào câu trả lời: “Vâng, có thể” phân ly một cuộc hôn nhân, hoặc “Không, không thể được.” Đôi khi có những bất hạnh, đôi khi cuộc hôn nhân không thành công, và tốt hơn là tách biệt ra để tránh một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng đây là một sự bất hạnh. Chúng ta hãy tiến lên và nhìn vào những điều tích cực.
Anh chị em luôn có thể tiến lên phía trước
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kể về cuộc gặp gỡ giữa ngài với một cặp vợ chồng kỷ niệm 60 năm ngày cưới. Ngài hỏi họ, “Anh chị có hạnh phúc không?” Họ nhìn nhau, rưng rưng nước mắt trả lời, “Chúng con đang yêu!”
Đúng là có những khó khăn, có những vấn đề với con cái hoặc giữa vợ chồng với nhau, cãi vã, gây gỗ với nhau ... nhưng điều quan trọng là vẫn một xương một thịt, và anh chị em có thể vượt qua, anh chị em có thể vượt qua, chắc chắn là anh chị em có thể vượt qua. Và hôn nhân không chỉ là một bí tích dành cho đôi vợ chồng, mà còn cho cả Giáo Hội, một bí tích đã từng thu hút sự chú ý: “Hãy xem đây, yêu thương nhau là điều có thể!” Và tình yêu có khả năng cho phép anh chị em sống cả cuộc đời của mình trong tình trạng “đang yêu”: trong niềm vui và nỗi buồn, với những vấn nạn của con cái, và những vấn đề của chính đôi vợ chồng… nhưng luôn luôn tiến lên phía trước. Trong thịnh vượng cũng như lúc gian truân, khi đau yếu cũng như lúc khỏe mạnh, luôn luôn đi về phía trước. Điều này thật đẹp.
Các cặp vợ chồng là hình ảnh của Thiên Chúa
Người nam và người nữ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Ngài; và vì lý do này, hôn nhân cũng trở thành một hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này làm cho hôn nhân rất đẹp, Đức Giáo Hoàng nói. “Hôn nhân là một bài giảng thầm lặng cho những người khác, một bài giảng hàng ngày.”
Thật đáng buồn khi đây không phải là tin tức: báo chí, tin tức truyền hình không coi hôn nhân là tin tức. Cặp vợ chồng này đã sống với nhau nhiều năm ... không phải là tin tức. Tai tiếng, ly hôn, ly thân – lại được coi là những chuyện đáng chú ý. (Mặc dù, như tôi đã nói, đôi khi cần thiết phải phân ra để tránh một cái ác lớn hơn). Hình ảnh của Thiên Chúa không phải là tin tức. Nhưng đây là vẻ đẹp của hôn nhân. Đôi vợ chồng là hình ảnh của Thiên Chúa và giống Ngài. Và đây là tin tức của chúng ta, tin tức Kitô giáo.
Kiên nhẫn là đức tính quan trọng nhất
Đức Thánh Cha lặp lại rằng hôn nhân và cuộc sống gia đình không hề dễ dàng. Ngài liên hệ đến Bài Đọc Một trong đó Thánh Giacôbê Tông Đồ nói về sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn “có lẽ là đức tính quan trọng nhất đối với một đôi vợ chồng - cả người chồng lẫn người vợ.”
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện rằng Chúa “có thể ban cho Giáo hội và cho xã hội một sự hiểu biết sâu sắc hơn và đẹp hơn nữa về hôn nhân, để tất cả chúng ta có thể cảm kích và suy tư về thực tế là hình ảnh của Thiên Chúa và sự giống Ngài hiện diện trong hôn nhân.”
Source: Vatican News - Pope Francis: Marriage is an image of God
Trong số các tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ có bảy cặp vợ chồng kỷ niệm lần thứ 25 và 50 lễ cưới của họ.
Được phép hay bị cấm đoán
Bài Tin Mừng trong ngày, trích từ Phúc Âm Thánh Máccô, nói về những ý định của người Pharisêu, khi họ đưa ra những hỏi với Chúa Giêsu với dụng ý là muốn thử thách Ngài. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả những câu hỏi thuộc loại này, về việc được phép làm hay không là những câu hỏi đầy quỷ kế . Ngài giải thích: “Đó không phải là chuyện dứt khoát ‘có’ hay ‘không’, mà chúng ta quen thuộc khi nói về Thiên Chúa” Đằng này, người Pharisêu đang giản lược đời sống Kitô, nghĩa là con đường theo Chúa, thành những câu hỏi ‘được, ngươi được phép làm’, hay, ‘không, không thể như thế được.’
Chúng ta hãy nhìn ngắm vẻ đẹp của hôn nhân
Câu hỏi những người Pharisê đặt ra có liên quan đến hôn nhân; họ muốn biết liệu người chồng có được ly dị vợ mình một cách hợp pháp hay không. Nhưng, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Chúa Giêsu đã vượt xa hơn câu hỏi đơn giản về sự hợp luật, khi quay lại với “lúc khởi đầu”. Chúa Giêsu đề cập đến hôn nhân tận căn cội của nó, hôn nhân có lẽ là điều vĩ đại nhất được Thiên Chúa tác thành trong bảy ngày Ngài tạo dựng trời đất.
“Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” Lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng rất mạnh mẽ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, Chúa đã nói về “một xương một thịt” bất khả phân ly. Chúa Giêsu “gạt sang một bên vấn đề ly dị, và nói về vẻ đẹp của đôi vợ chồng,” là những người phải nên một.
Chúng ta không được tập trung chú ý, như các thầy thông luật này, vào câu trả lời: “Vâng, có thể” phân ly một cuộc hôn nhân, hoặc “Không, không thể được.” Đôi khi có những bất hạnh, đôi khi cuộc hôn nhân không thành công, và tốt hơn là tách biệt ra để tránh một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng đây là một sự bất hạnh. Chúng ta hãy tiến lên và nhìn vào những điều tích cực.
Anh chị em luôn có thể tiến lên phía trước
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kể về cuộc gặp gỡ giữa ngài với một cặp vợ chồng kỷ niệm 60 năm ngày cưới. Ngài hỏi họ, “Anh chị có hạnh phúc không?” Họ nhìn nhau, rưng rưng nước mắt trả lời, “Chúng con đang yêu!”
Đúng là có những khó khăn, có những vấn đề với con cái hoặc giữa vợ chồng với nhau, cãi vã, gây gỗ với nhau ... nhưng điều quan trọng là vẫn một xương một thịt, và anh chị em có thể vượt qua, anh chị em có thể vượt qua, chắc chắn là anh chị em có thể vượt qua. Và hôn nhân không chỉ là một bí tích dành cho đôi vợ chồng, mà còn cho cả Giáo Hội, một bí tích đã từng thu hút sự chú ý: “Hãy xem đây, yêu thương nhau là điều có thể!” Và tình yêu có khả năng cho phép anh chị em sống cả cuộc đời của mình trong tình trạng “đang yêu”: trong niềm vui và nỗi buồn, với những vấn nạn của con cái, và những vấn đề của chính đôi vợ chồng… nhưng luôn luôn tiến lên phía trước. Trong thịnh vượng cũng như lúc gian truân, khi đau yếu cũng như lúc khỏe mạnh, luôn luôn đi về phía trước. Điều này thật đẹp.
Các cặp vợ chồng là hình ảnh của Thiên Chúa
Người nam và người nữ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Ngài; và vì lý do này, hôn nhân cũng trở thành một hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này làm cho hôn nhân rất đẹp, Đức Giáo Hoàng nói. “Hôn nhân là một bài giảng thầm lặng cho những người khác, một bài giảng hàng ngày.”
Thật đáng buồn khi đây không phải là tin tức: báo chí, tin tức truyền hình không coi hôn nhân là tin tức. Cặp vợ chồng này đã sống với nhau nhiều năm ... không phải là tin tức. Tai tiếng, ly hôn, ly thân – lại được coi là những chuyện đáng chú ý. (Mặc dù, như tôi đã nói, đôi khi cần thiết phải phân ra để tránh một cái ác lớn hơn). Hình ảnh của Thiên Chúa không phải là tin tức. Nhưng đây là vẻ đẹp của hôn nhân. Đôi vợ chồng là hình ảnh của Thiên Chúa và giống Ngài. Và đây là tin tức của chúng ta, tin tức Kitô giáo.
Kiên nhẫn là đức tính quan trọng nhất
Đức Thánh Cha lặp lại rằng hôn nhân và cuộc sống gia đình không hề dễ dàng. Ngài liên hệ đến Bài Đọc Một trong đó Thánh Giacôbê Tông Đồ nói về sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn “có lẽ là đức tính quan trọng nhất đối với một đôi vợ chồng - cả người chồng lẫn người vợ.”
Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện rằng Chúa “có thể ban cho Giáo hội và cho xã hội một sự hiểu biết sâu sắc hơn và đẹp hơn nữa về hôn nhân, để tất cả chúng ta có thể cảm kích và suy tư về thực tế là hình ảnh của Thiên Chúa và sự giống Ngài hiện diện trong hôn nhân.”
Source: Vatican News - Pope Francis: Marriage is an image of God
ĐGH Phanxicô khẳng định Giáo Hội không nhận người đồng tính vào chủng viện.
Giuse Thẩm Nguyễn
19:48 25/05/2018
(EWTN News/CNA) Trong một cuộc họp riêng với các giám mục Ý vào ngày 21 tháng Năm, ĐGH đã đề cập đến số lượng và chất lượng của các chủng sinh, bao gồm những lưu tâm về khuynh hướng tình dục của họ. Ngài nói ba lãnh vực cần quan tâm của Giáo Hội Ý, mà mối quan tâm đầu tiên là thiếu ơn gọi.
Phần chia sẻ ngắn của ĐGH về những quan tâm của ngài như sống tinh thần khó nghèo của Tin Mừng, tính minh bạch và sự hợp tác của các giáo phận Ý đã được đưa lên truyền hình; Tuy nhiên, cuộc thảo luận của ngài với các giám mục sau đó thì không.
Trong phần nhận xét công khai của ngài về ơn gọi, ĐGH đã than phiền về nền văn hóa tạm thời, chủ nghĩa tương đối và độc tài cai trị của tiền bạc, nó ngăn cản người trẻ suy tư về đời sống thánh hiến. Ngài cũng đề nghị rằng các giáo phận có nguồn ơn gọi dồi dào, phong phú ở Ý hãy biết chia sẻ bằng cách gởi linh mục về các giáo phận đang thiếu linh mục.
Nhưng trong phần thảo luận riêng sau đó, ĐGH đã khuyên các giám mục phải chú trọng về phẩm hạnh hơn là về số số lượng các ứng viên chủng sinh. Đức Hồng Y Gualtiero của giáo phận Perugia-Citta Pieve, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý đã xác nhận lời khuyên của ĐGH về đồng tính vào cuộc họp báo ngày 24 tháng Năm.
ĐGH đề cập đến chủ đề đồng tính, đặc biệt với những người xác quyết rằng họ “có khuynh hướng tự nhiên về đồng tính” hay những người thực hiện “ những hành vi đồng tính” nhưng họ lại muốn vào chủng viện.
Theo bản tin của Vatican Insider, ĐGH nói rằng trong những trường hợp này, “ngay cả nếu các huynh thấy có một chút nghi ngờ thôi thì tốt hơn là đừng nhận họ,”, bởi vì những hành động đó hay những khuynh hướng đồng tính đó có thể dẫn đến những khủng hoảng và có thể làm nguy hại cho đời sống tu trì của người ấy, cũng như cho chính người ấy và thiên chức linh mục trong tương lai của người ấy nữa.
ĐGH đã đưa ra những đề nghị này vào buổi khai mạc cuộc họp lần thứ 71 của Hội Đồng Giám Mục Ý vào ngày 21 tháng Năm.
Thật ra, lời tuyên bố của ĐGH về vấn đề đồng tính và chủng sinh phản ánh giáo huấn của Giáo hội về chủ đề này.
Trong ấn bản 2016 về Định hướng và Chỉ dẫn (ratio) của Bộ Giáo Sĩ về việc đào tạo linh mục, đã viết rằng “ đối với những người có khuynh hướng đồng tính muốn gia nhập chủng viện, hay những người khám phá ra khuynh hướng này trong quá trình đào tạo, trong sự liên kết với thày dạy của mình, Giáo Hội, trong lúc vẫn luôn tôn trọng những cá nhân trong hoàn cảnh này, không thể chấp nhận cho vào chủng viện hay phong chức thánh cho những người thực hành đồng tính, có những khuynh hướng tự nhiên đồng tính hay đi theo cái gọi là “ văn hóa đồng tính.”
Đính hướng và Chỉ dẫn được trích từ hướng dẫn 2005 của Bộ Giáo Dục Công Giáo “Về Những Tiêu Chuẩn Phân Biện Ơn Gọi đối với những Cá Nhân có Khuyng Hướng Đồng Tính trong việc Nhận vào Chủng Viện hay Phong Chức Thánh.”
Bản hướng dẫn ghi nhận rằng những người thực hành đồng tính, có khuynh hướng tự nhiên đồng tính hay ủng hộ văn hóa đồng tính “tìm thấy chính họ ở trong một hoàn cảnh mà nó thực sự ngăn cản họ trong việc liên hệ chính đáng với người nam và người nữ.” Người ta không thể bỏ qua những hậu quả tiêu cực mà nó có thể phát sinh từ việc phong chức thánh cho những người có khuynh hướng tự nhiên đồng tính.
Cần phân biệt những người cho mình là đồng tính tự nhiên, nghĩa là không chấp nhận mình có khuynh hướng lệch lại, không chấp nhận chữa trị hay muốn thay đổi (deep-seated homosexual tendencies) với những người có khuynh hướng đồng tính chỉ là biểu hiện của một của một vấn đề tạm thời, ví dụ một thanh thiếu niên chưa hoàn toàn phát triển.
Người nam với khuynh hướng đồng tính tạm thời có thể được nhận vào chủng viện, Bộ giáo dục viết, tuy nhiên “những khuynh hướng như thế cần phải được vượt qua một cách rõ ràng ít nhất là ba năm trước khi phong chức phó tế.”
Hướng dẫn này lần lượt trích ra từ Sách Giáo Lý Công Giáo, một bản ghi nhớ 1985 của Bộ Giáo Dục Công Giáo và lá thư năm 2002 của Bộ Phụng Tự.
Mặc dù ĐGH Phanxicô không nói đến đề tài này một cách công khai, ngài đã ám chỉ những vấn đề đồng tính trong việc đào tạo ở chủng viện tại cuộc họp mới đây với các giám mục Chilê.
Trong một tông thư gởi cho các giám mục đã bị rò rỉ cho truyền thông Chilê, ĐGH đã đưa ra một sự điều chỉnh sắc bén với các giám mục anh em của ngài về một sự che đậy có hệ thống vụ xâm phạm tình dục của giáo sĩ ở trong nước.
Một ghi chú trong tông thư ghi nhận rằng những lạm dụng không chỉ giới hạn ở một người hay một nhóm, nhưng đúng hơn nó là hậu quả của cả một quá trình chủng viện bị đổ nát.
Trong vụ có nhiều kẻ lạm dụng ở Chilê, ĐGH Phanxicô lưu ý đến những vấn đề đã được phát giác ra trong khi họ còn ở trong chủng viện hay trong giai đoạn tập sự, đúng ra là phải đuổi những cá nhân này, nhưng một số giám mục hay cấp trên lại “đã chuyễn các linh mục nghi ngờ có hành vi đồng tính đến những cơ sở giáo dục này.”
Source: EWTN News Report: Pope Francis affirms Church practice against admitting gay men to seminary.
Phần chia sẻ ngắn của ĐGH về những quan tâm của ngài như sống tinh thần khó nghèo của Tin Mừng, tính minh bạch và sự hợp tác của các giáo phận Ý đã được đưa lên truyền hình; Tuy nhiên, cuộc thảo luận của ngài với các giám mục sau đó thì không.
Trong phần nhận xét công khai của ngài về ơn gọi, ĐGH đã than phiền về nền văn hóa tạm thời, chủ nghĩa tương đối và độc tài cai trị của tiền bạc, nó ngăn cản người trẻ suy tư về đời sống thánh hiến. Ngài cũng đề nghị rằng các giáo phận có nguồn ơn gọi dồi dào, phong phú ở Ý hãy biết chia sẻ bằng cách gởi linh mục về các giáo phận đang thiếu linh mục.
Nhưng trong phần thảo luận riêng sau đó, ĐGH đã khuyên các giám mục phải chú trọng về phẩm hạnh hơn là về số số lượng các ứng viên chủng sinh. Đức Hồng Y Gualtiero của giáo phận Perugia-Citta Pieve, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Ý đã xác nhận lời khuyên của ĐGH về đồng tính vào cuộc họp báo ngày 24 tháng Năm.
ĐGH đề cập đến chủ đề đồng tính, đặc biệt với những người xác quyết rằng họ “có khuynh hướng tự nhiên về đồng tính” hay những người thực hiện “ những hành vi đồng tính” nhưng họ lại muốn vào chủng viện.
Theo bản tin của Vatican Insider, ĐGH nói rằng trong những trường hợp này, “ngay cả nếu các huynh thấy có một chút nghi ngờ thôi thì tốt hơn là đừng nhận họ,”, bởi vì những hành động đó hay những khuynh hướng đồng tính đó có thể dẫn đến những khủng hoảng và có thể làm nguy hại cho đời sống tu trì của người ấy, cũng như cho chính người ấy và thiên chức linh mục trong tương lai của người ấy nữa.
ĐGH đã đưa ra những đề nghị này vào buổi khai mạc cuộc họp lần thứ 71 của Hội Đồng Giám Mục Ý vào ngày 21 tháng Năm.
Thật ra, lời tuyên bố của ĐGH về vấn đề đồng tính và chủng sinh phản ánh giáo huấn của Giáo hội về chủ đề này.
Trong ấn bản 2016 về Định hướng và Chỉ dẫn (ratio) của Bộ Giáo Sĩ về việc đào tạo linh mục, đã viết rằng “ đối với những người có khuynh hướng đồng tính muốn gia nhập chủng viện, hay những người khám phá ra khuynh hướng này trong quá trình đào tạo, trong sự liên kết với thày dạy của mình, Giáo Hội, trong lúc vẫn luôn tôn trọng những cá nhân trong hoàn cảnh này, không thể chấp nhận cho vào chủng viện hay phong chức thánh cho những người thực hành đồng tính, có những khuynh hướng tự nhiên đồng tính hay đi theo cái gọi là “ văn hóa đồng tính.”
Đính hướng và Chỉ dẫn được trích từ hướng dẫn 2005 của Bộ Giáo Dục Công Giáo “Về Những Tiêu Chuẩn Phân Biện Ơn Gọi đối với những Cá Nhân có Khuyng Hướng Đồng Tính trong việc Nhận vào Chủng Viện hay Phong Chức Thánh.”
Bản hướng dẫn ghi nhận rằng những người thực hành đồng tính, có khuynh hướng tự nhiên đồng tính hay ủng hộ văn hóa đồng tính “tìm thấy chính họ ở trong một hoàn cảnh mà nó thực sự ngăn cản họ trong việc liên hệ chính đáng với người nam và người nữ.” Người ta không thể bỏ qua những hậu quả tiêu cực mà nó có thể phát sinh từ việc phong chức thánh cho những người có khuynh hướng tự nhiên đồng tính.
Cần phân biệt những người cho mình là đồng tính tự nhiên, nghĩa là không chấp nhận mình có khuynh hướng lệch lại, không chấp nhận chữa trị hay muốn thay đổi (deep-seated homosexual tendencies) với những người có khuynh hướng đồng tính chỉ là biểu hiện của một của một vấn đề tạm thời, ví dụ một thanh thiếu niên chưa hoàn toàn phát triển.
Người nam với khuynh hướng đồng tính tạm thời có thể được nhận vào chủng viện, Bộ giáo dục viết, tuy nhiên “những khuynh hướng như thế cần phải được vượt qua một cách rõ ràng ít nhất là ba năm trước khi phong chức phó tế.”
Hướng dẫn này lần lượt trích ra từ Sách Giáo Lý Công Giáo, một bản ghi nhớ 1985 của Bộ Giáo Dục Công Giáo và lá thư năm 2002 của Bộ Phụng Tự.
Mặc dù ĐGH Phanxicô không nói đến đề tài này một cách công khai, ngài đã ám chỉ những vấn đề đồng tính trong việc đào tạo ở chủng viện tại cuộc họp mới đây với các giám mục Chilê.
Trong một tông thư gởi cho các giám mục đã bị rò rỉ cho truyền thông Chilê, ĐGH đã đưa ra một sự điều chỉnh sắc bén với các giám mục anh em của ngài về một sự che đậy có hệ thống vụ xâm phạm tình dục của giáo sĩ ở trong nước.
Một ghi chú trong tông thư ghi nhận rằng những lạm dụng không chỉ giới hạn ở một người hay một nhóm, nhưng đúng hơn nó là hậu quả của cả một quá trình chủng viện bị đổ nát.
Trong vụ có nhiều kẻ lạm dụng ở Chilê, ĐGH Phanxicô lưu ý đến những vấn đề đã được phát giác ra trong khi họ còn ở trong chủng viện hay trong giai đoạn tập sự, đúng ra là phải đuổi những cá nhân này, nhưng một số giám mục hay cấp trên lại “đã chuyễn các linh mục nghi ngờ có hành vi đồng tính đến những cơ sở giáo dục này.”
Source: EWTN News Report: Pope Francis affirms Church practice against admitting gay men to seminary.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh chuẩn bị đại hội ‘Ngày Thánh Thể IX’ tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, Karens, TX
Trần Mạnh Trác & Dominic Liem Tran
09:23 25/05/2018
Xem hình ảnh do Dominic Liem Tran
Hai tuần nữa mới tới ngày khai mạc đại hội Thánh Thể, nhưng hình như năm nay mọi chuyện chuẩn bị đã sẵn sàng, ít ra là về những ‘hạ tầng cơ sở’ cần thiết như đường xá giao thông, nhà tạm trú và các ‘am miếu’ (trạm) rải rác trên các trục lộ rước kiệu.
Cầu nguyện trước Mình Thánh Chuá và rước kiệu Thánh Thể là những hoạt động được đề cao trong 3 ngày ‘Ngày Thánh Thể IX’ (lần thứ 9) tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, là một nông trại mênh mông, có rừng có hồ có suối. Vị trí cuả Đan viện nằm giữa hai vùng Dallas-Ft Worth và Houston, trong một tỉnh ‘nông thôn’ còn nhiều đồng cỏ hoang sơ gọi là Karens, TX.
Vùng này đất thấp cho nên hễ có mưa là có nạn ún nước và đất (sét) trở nên lầy lội. Lấy kinh nghiệm những ‘Ngày Thánh Thể’ bị mưa trước đây, tu sĩ cuả đan viện và những ban thiện nguyện cuả giáo dân quanh vùng đã tổ chức nhiều cuộc quyên góp và xây dựng thêm rất nhiều đường xá bằng xi măng để bảo đảm cho các cuộc rước không bị trở ngại và việc di chuyển được sạch sẽ từ nơi tạm trú (những căn nhà chung hay khu cắm trại) cho đến các phòng họp, nhà thờ, nhà ăn.
Phải ở khuya trong những ‘Ngày Thánh Thể’ thì mới ‘thấm thiá’ được cái không khí làm cho linh hồn gắn bó với những sự linh thiêng huyển nhiệm.
Kỷ niệm một đêm khuya lạnh trong ‘Ngày Thánh Thể’ nghèo nàn đầu tiên, khi mà ‘Mặt Nhật’ còn được đặt ở trong một chiếc lều trống gió, giữa đồng không; và lần mò qua đám cỏ lau để hướng về ánh đèn le lói cuả căn lều, như là tiếng mời gọi nhẹ nhàng cuả Trái Tim Chuá trong đêm thâu, thì đó là một cảm giác “em không bao giờ quên được”, là lời tâm sự cuả một người phụ nữ. Tôi vẫn còn thấy cô ta xuất hiện trong nhiều ‘Ngày Thánh Thể’ kế tiếp. Hy vọng lần thứ 9 này sẽ có cơ hội tái ngộ.
Bây giờ thì việc ‘tìm đến Chuá’ để tâm sự sẽ không còn khó khăn hay ‘rùng rợn’ như xưa nữa, một nguyện đường Thánh Thể rộng rãi thoáng mát đã được xây dựng tại nơi trung tâm và bất kỳ lúc nào khách hành hương cũng có thể lui tới tuỳ theo nhu cầu hoàn cảnh riêng tư.
Nhưng mà “ Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”, tôi tự hỏi người phụ nữ nói trên còn có tâm tình gì trước những tiện nghi tràn trề sẵn có ngày hôm nay?
Riêng tôi, tôi rất cảm kích trước những hy sinh và đóng góp cuả nhiều ‘người thiện tâm’ đã cung cấp cho những bậc ‘tuổi già sức yếu’ như chúng tôi được ‘có cơ hội đền tội’ một cách nhẹ nhàng…
Làm phóng sự cho nhiều ‘Ngày Thánh Thể’ trước, năm nay chúng tôi có chương trình tham gia cả 3 ngày và sẽ chuyển những hình ảnh ‘sốt dẻo’ ‘LIVE’ qua trang mạng Flickr.
Hôm nay, chúng tôi xin gửi tới quí vị độc giả một số hình ảnh mới nhất do anh Liêm gửi tới, về khuôn viên cuả những ngày đại hội, và sẽ update với những hình ảnh cuả những thiện nguyện viên làm việc trong những ngày cuối tuần sắp tới.
...
Như một món quà kính tặng khách hành hương, chúng tôi xin đăng lại một tấm hình cuả cuộc rước kiệu chiều thứ Sáu năm ngoái. Tấm hình gợi hứng cho bài thơ sau đây:
Nhịp trống chầu, lung linh làn sóng nước.
Khói hương trầm, vần vũ trước Thiên Nhan.
Này người Cô Lý, Quan San!
Chiều hôm linh địa, bạt ngàn hồng ân.
Cầu nguyện trước Mình Thánh Chuá và rước kiệu Thánh Thể là những hoạt động được đề cao trong 3 ngày ‘Ngày Thánh Thể IX’ (lần thứ 9) tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm, là một nông trại mênh mông, có rừng có hồ có suối. Vị trí cuả Đan viện nằm giữa hai vùng Dallas-Ft Worth và Houston, trong một tỉnh ‘nông thôn’ còn nhiều đồng cỏ hoang sơ gọi là Karens, TX.
Vùng này đất thấp cho nên hễ có mưa là có nạn ún nước và đất (sét) trở nên lầy lội. Lấy kinh nghiệm những ‘Ngày Thánh Thể’ bị mưa trước đây, tu sĩ cuả đan viện và những ban thiện nguyện cuả giáo dân quanh vùng đã tổ chức nhiều cuộc quyên góp và xây dựng thêm rất nhiều đường xá bằng xi măng để bảo đảm cho các cuộc rước không bị trở ngại và việc di chuyển được sạch sẽ từ nơi tạm trú (những căn nhà chung hay khu cắm trại) cho đến các phòng họp, nhà thờ, nhà ăn.
Phải ở khuya trong những ‘Ngày Thánh Thể’ thì mới ‘thấm thiá’ được cái không khí làm cho linh hồn gắn bó với những sự linh thiêng huyển nhiệm.
Kỷ niệm một đêm khuya lạnh trong ‘Ngày Thánh Thể’ nghèo nàn đầu tiên, khi mà ‘Mặt Nhật’ còn được đặt ở trong một chiếc lều trống gió, giữa đồng không; và lần mò qua đám cỏ lau để hướng về ánh đèn le lói cuả căn lều, như là tiếng mời gọi nhẹ nhàng cuả Trái Tim Chuá trong đêm thâu, thì đó là một cảm giác “em không bao giờ quên được”, là lời tâm sự cuả một người phụ nữ. Tôi vẫn còn thấy cô ta xuất hiện trong nhiều ‘Ngày Thánh Thể’ kế tiếp. Hy vọng lần thứ 9 này sẽ có cơ hội tái ngộ.
Bây giờ thì việc ‘tìm đến Chuá’ để tâm sự sẽ không còn khó khăn hay ‘rùng rợn’ như xưa nữa, một nguyện đường Thánh Thể rộng rãi thoáng mát đã được xây dựng tại nơi trung tâm và bất kỳ lúc nào khách hành hương cũng có thể lui tới tuỳ theo nhu cầu hoàn cảnh riêng tư.
Nhưng mà “ Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”, tôi tự hỏi người phụ nữ nói trên còn có tâm tình gì trước những tiện nghi tràn trề sẵn có ngày hôm nay?
Riêng tôi, tôi rất cảm kích trước những hy sinh và đóng góp cuả nhiều ‘người thiện tâm’ đã cung cấp cho những bậc ‘tuổi già sức yếu’ như chúng tôi được ‘có cơ hội đền tội’ một cách nhẹ nhàng…
Làm phóng sự cho nhiều ‘Ngày Thánh Thể’ trước, năm nay chúng tôi có chương trình tham gia cả 3 ngày và sẽ chuyển những hình ảnh ‘sốt dẻo’ ‘LIVE’ qua trang mạng Flickr.
Hôm nay, chúng tôi xin gửi tới quí vị độc giả một số hình ảnh mới nhất do anh Liêm gửi tới, về khuôn viên cuả những ngày đại hội, và sẽ update với những hình ảnh cuả những thiện nguyện viên làm việc trong những ngày cuối tuần sắp tới.
...
Nhịp trống chầu, lung linh làn sóng nước.
Khói hương trầm, vần vũ trước Thiên Nhan.
Này người Cô Lý, Quan San!
Chiều hôm linh địa, bạt ngàn hồng ân.
Giáo xứ Bình Hòa, Sàigòn: Thánh Lễ Ban Bí Tích Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu
Thiên Định
12:41 25/05/2018
Vào lúc 18h00 Thứ Sáu ngày 25/05/2018, tại nhà thờ giáo xứ Bình Hòa, Đức cha Giám quản Tông Tòa Giuse Đỗ Mạnh Hùng đã chủ tế thánh lễ ban Bí Tích Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu cho gần 97 em thiếu nhi và 14 tân tòng trong Giáo xứ. Đồng tế với Đức Cha Giuse có cha Sở Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt, cùng quý thầy, quý soeur, quý phụ huynh, cha mẹ đỡ đầu của các em, và rất đông giáo dân sốt sắng tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các em.
Xem Hình
Để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, các em đã trải qua nhiều năm dài trau dồi học hỏi, tìm hiểu giáo lý. Đặc biệt, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã dành những ngày cuối cùng bồi dưỡng thêm về giáo lý, củng cố lại niềm tin cho các em, đồng thời cũng giúp các em tĩnh tâm, dọn mình, xưng tội một cách sốt sắng để chuẩn bị đón nhận ơn Chúa Thánh Thần và Rước Mình và Máu Thánh Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân đặc biệt mà các em sắp lãnh nhận qua Bí tích Thêm sức và Rước Lễ Lần Đầu. Sau phần công bố Tin Mừng, Đức Cha xuống dưới gần các em và hỏi các em về : Sau khi lãnh nhận BTTS các em phải có bổn phận nào ? Cách làm dấu Thánh Giá và ý nghĩa của việc làm dấu Thánh Giá? Khi làm dấu Thánh Giá chúng ta tuyên xưng Màu Nhiệm gì ? Các em cũng thật dễ thương, giơ tay trả lời câu hỏi của Đức cha, phần nào thiếu Đức cha bổ sung thêm, đưa các em đến cuộc sống làm chứng cho Chúa. Ngài mời gọi các em hãy biết dùng chính đời sống của mình để làm sáng danh Chúa qua những việc cụ thể như chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và quý thầy, quý Soeur cũng như các anh chị Giáo Lý Viên.
Sau bài giảng là nghi thức tuyên xưng đức tin. Toàn thể cộng đoàn cùng hiệp thông với các em sốt sắng lặp lại những lời tuyên hứa trong Bí Tích Rửa Tội.
Tiếp theo là nghi thức đặt tay và cầu nguyện. Đức cha đặt tay, cầu xin và trao ban bảy ơn thần lực của Chúa Thánh Thần xuống cho các em – tiếp nối cử chỉ của Chúa với các tông đồ khi xưa. Kết thúc là nghi thức xức dầu thánh. Đây là giây phút quan trọng nhất. Các em với cây nến sáng trên tay cùng người đỡ đầu lần lượt tiến ra giữa nhà thờ đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, một dấu ấn thiêng liêng không bao giờ phai nhòa trong tâm hồn của các em vì nhờ dấu ấn ấy mà các em được cứu rỗi và cũng qua dấu ấy các em tìm được sự sống vinh quang. Các cha mẹ đỡ đầu đặt tay lên vai các em để nói lên tinh thần trách nhiệm và bổn phận hướng dẫn đức tin cho các em bằng lời cầu nguyện, dạy dỗ và bằng gương lành về đạo hạnh cho con cái.
Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ, một vị đại diện cho phụ huynh của các em thiếu nhi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu có đôi lời cám ơn chân thành với Đức cha, Cha Sở, quý thầy, quý Soeur và dâng bó hoa tươi thắm cùng tràng pháo tay thay cho lòng biết ơn Đức cha đã hiện diện và ban các lời huấn dụ thể hiện tình thương yêu của ngài đến đoàn chiên tại giáo xứ.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành, giúp đỡ và tăng thêm sức mạnh để các em mạnh bước rao giảng Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Nguyện cầu cho các em luôn ý thức về hồng ân cao cả ấy và sống xứng đáng với những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban.
Thiên Định & Ảnh: Vadita Nguyen
Xem Hình
Để chuẩn bị cho ngày trọng đại này, các em đã trải qua nhiều năm dài trau dồi học hỏi, tìm hiểu giáo lý. Đặc biệt, Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể đã dành những ngày cuối cùng bồi dưỡng thêm về giáo lý, củng cố lại niềm tin cho các em, đồng thời cũng giúp các em tĩnh tâm, dọn mình, xưng tội một cách sốt sắng để chuẩn bị đón nhận ơn Chúa Thánh Thần và Rước Mình và Máu Thánh Chúa.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Giuse mời gọi cộng đoàn dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân đặc biệt mà các em sắp lãnh nhận qua Bí tích Thêm sức và Rước Lễ Lần Đầu. Sau phần công bố Tin Mừng, Đức Cha xuống dưới gần các em và hỏi các em về : Sau khi lãnh nhận BTTS các em phải có bổn phận nào ? Cách làm dấu Thánh Giá và ý nghĩa của việc làm dấu Thánh Giá? Khi làm dấu Thánh Giá chúng ta tuyên xưng Màu Nhiệm gì ? Các em cũng thật dễ thương, giơ tay trả lời câu hỏi của Đức cha, phần nào thiếu Đức cha bổ sung thêm, đưa các em đến cuộc sống làm chứng cho Chúa. Ngài mời gọi các em hãy biết dùng chính đời sống của mình để làm sáng danh Chúa qua những việc cụ thể như chăm ngoan, vâng lời cha mẹ và quý thầy, quý Soeur cũng như các anh chị Giáo Lý Viên.
Sau bài giảng là nghi thức tuyên xưng đức tin. Toàn thể cộng đoàn cùng hiệp thông với các em sốt sắng lặp lại những lời tuyên hứa trong Bí Tích Rửa Tội.
Tiếp theo là nghi thức đặt tay và cầu nguyện. Đức cha đặt tay, cầu xin và trao ban bảy ơn thần lực của Chúa Thánh Thần xuống cho các em – tiếp nối cử chỉ của Chúa với các tông đồ khi xưa. Kết thúc là nghi thức xức dầu thánh. Đây là giây phút quan trọng nhất. Các em với cây nến sáng trên tay cùng người đỡ đầu lần lượt tiến ra giữa nhà thờ đón nhận ấn tín Chúa Thánh Thần, một dấu ấn thiêng liêng không bao giờ phai nhòa trong tâm hồn của các em vì nhờ dấu ấn ấy mà các em được cứu rỗi và cũng qua dấu ấy các em tìm được sự sống vinh quang. Các cha mẹ đỡ đầu đặt tay lên vai các em để nói lên tinh thần trách nhiệm và bổn phận hướng dẫn đức tin cho các em bằng lời cầu nguyện, dạy dỗ và bằng gương lành về đạo hạnh cho con cái.
Trước khi lãnh nhận phép lành cuối lễ, một vị đại diện cho phụ huynh của các em thiếu nhi lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu có đôi lời cám ơn chân thành với Đức cha, Cha Sở, quý thầy, quý Soeur và dâng bó hoa tươi thắm cùng tràng pháo tay thay cho lòng biết ơn Đức cha đã hiện diện và ban các lời huấn dụ thể hiện tình thương yêu của ngài đến đoàn chiên tại giáo xứ.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành, giúp đỡ và tăng thêm sức mạnh để các em mạnh bước rao giảng Tin Mừng của Chúa đến với mọi người. Nguyện cầu cho các em luôn ý thức về hồng ân cao cả ấy và sống xứng đáng với những ân huệ mà Thiên Chúa đã ban.
Thiên Định & Ảnh: Vadita Nguyen
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Giác thư về các giám mục Pháp thời Pháp bị chiếm đóng, kỳ 2
Vũ Văn An
00:15 25/05/2018
3. Nếu lương tâm Công Giáo không được hoàn toàn khai sáng, thì cũng là vì toàn bộ thân thể của Giáo Hội đang phải chịu đựng các sai sót nghiêm trọng xét về góc độ tín lý. Những thiếu sót trong các bức thư giám mục, trừ một ít ngoại lệ, được chấp nhận rộng rãi. Vào một thời điểm khi sự ác không những phát sinh từ sự nhiệt tình không kiềm chế, mà còn được các học thuyết phản Kitô giáo cho phép, vào một thời điểm xáo trộn, khi các vấn đề nhạy cảm bị rối tung trong bóng tối, những thiếu sót như thế đặc biệt nguy hiểm. Chúng tôi chỉ trích dẫn một số ví dụ ở đây.
Ngành tuyên truyền của Hitler tung ra một số lượng khổng lồ các tác phẩm, tạp chí, nhật báo, tài liệu quảng cáo, các ấn phẩm, và các bài giảng đủ loại trên đất nước chúng ta. Phần lớn thứ tuyên truyền này, thường trực tiếp chống đối đức tin, đã đến tay người Công Giáo; một phần của nó nhắm vào họ, và thường là áp đặt lên họ. Đôi khi nó xuất phát từ người Công Giáo, thậm chí từ các linh mục (tôi xin trích dẫn làm thí dụ cuốn sách nhỏ của Cha Gorce, xuất bản năm 1941, tựa là Để Có Thể Lợi Dụng Sự Thất Bại Một Cách Tốt Nhất) dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn (3). Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tôi, không bao giờ có bất cứ sự lựa lọc nào, cấm đoán hay kết lỗi bất cứ loại nào, cũng như bất cứ cảnh báo nào; các giám mục phần lớn không nhận thức được sự hiện hữu của các tài liệu này, hoặc, nếu có, cũng không nhận ra chúng ghê tởm hoặc dành cho chúng một tầm quan trọng rất nhỏ. Ấy thế nhưng, hậu quả tiêu cực của chúng thì rất đáng kể. Chúng làm ô nhiễm nhiều nhóm dân số, đặc biệt các người trẻ. Đã có những vụ từ bỏ đức tin và thường xuyên hơn, là những vụ bóp méo đức tin trong nội bộ liên quan đến việc duy trì “thực hành (tôn giáo)” […].
Không có vấn đề gì trong việc gửi người Công Giáo, ngay cả các linh mục, đi để bị nhồi sọ về các nguyên tắc của “cuộc cách mạng quốc gia”, bởi một người vốn được tôn trọng và là một môn đệ và người truyền bá các ý tưởng của Tiến sĩ Couchoud về việc Chúa Giêsu không hề hiện hữu (4). Nhiều nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã bị lạc lối, khi tin rằng một lời hứa đã đưa ra cho một người thì nhất định không suy chuyển, nó ràng buộc lương tâm họ, ở khắp nơi và cho mọi mục đích mà không cần phải xét gì đến bất cứ nguyên tắc đạo đức nào. Để được hiểu biết về tín lý của Giáo Hội liên quan đến chủ nghĩa chống Do Thái, một vị giám mục kia đã tin tưởng những báo cáo thấp hèn được gửi đến cho ngài bởi Văn Phòng Do Thái Sự Vụ […]. Bằng một sự lẫn lộn bất hạnh giữa Giáo hội và Nhà nước, giữa đức tin và lý trí, giữa “tín hữu” và “công dân”, một số giám mục tỏ ra lo lắng về “Chủ Nghĩa Thệ Phản mới”, một chủ nghĩa, theo các ngài, đang xâm lăng Giáo hội. Điều này là vì người Công Giáo từ chối việc từ bỏ mọi quyền lương tâm cho quyền lực chính trị. Một nhà thần học, được mọi người tôn trọng, từng là khoa trưởng một trong các trường thần học của chúng ta, đã viết một tham luận hết sức thận trọng và quân bình về các nghĩa vụ liên quan đến người chiếm đóng và chính phủ Vichy. Các giám mục coi bài tham luận này như là một bản thảo thô sơ, kỳ cục của một học trò nhỏ; các ngài lấy cảm hứng từ các cột báo của Công Giáo Tiến Hành […]. Trong khi tập sách nhỏ của Lesaunier được cấp imprimatur (được phép in) mà không gặp bất kỳ rắc rối nào và không bao giờ bị bác bỏ, vv (5).
Quả thực, phần lớn các giám mục, với ít hay nhiều phán quyết theo từng trường hợp, đã chấp nhận một thái độ - bất cứ liên quan đến báo chí bí mật, lao động trưng tập người Pháp ở Đức, "kháng chiến" v.v.-, lên án những người tham gia kháng chiến, ngay cả khi những người này không tham gia bất cứ bạo lực nào, ngay cả khi họ không can dự vào việc đối lập chính trị. Thế nhưng, các lập luận sử dụng để biện minh cho thái độ này, cuối cùng, luôn trở về với lập luận về “tính hợp pháp”. Tuy nhiên, ngoài các ứng dụng đáng bị nghi vấn đã đưa vì nó, khái niệm hợp pháp không có gì là truyền thống cả. Tín lý của Giáo hội khi bàn tới thẩm quyền, luôn lấy ý tưởng lợi ích chung làm khái niệm căn bản; tính hợp pháp chỉ là một ý tưởng phái sinh, nó giả định một loạt các điều kiện tương đối chính xác, nó dễ bị thay đổi, nó có thể mất đi vv. Hình như, không ai ý thức được điều này.
Hơn nữa, dường như không ai nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, có một số hình thức tận tụy nào đó mà người Công Giáo không thể chấp nhận được, ngay cả đối với các quyền lực tốt nhất. Ở đây chúng tôi muốn nói đến “Đạo Nguyên Soái” [Pétain, 1856–1951], một điều hết sức nực cười, nhưng đó là cách giới thiệu một số nguyên tắc đáng sợ nhất của học thuyết và suy nghĩ Quốc Xã giữa chúng ta. Không bao giờ (ngoại trừ trong một số rất ít giáo phận) người ta nghe được các lời phản đối chống lại các buổi lễ, các nhận định, và các trước tác phạm thượng; không bao giờ có lời cảnh cáo chống lại các quá lạm, không bao giờ có lời kêu gọi tôn trọng phẩm giá Kitô hữu. Ngược lại, sự bất quân bình đã thâm nhập cả vào cung thánh. Há một số giám mục đã không hết lời ca ngợi khi các ngài nói đến việc Nguyên Soái tự cho mình được linh hứng đó sao? Một vị khác, há đã không nói rằng ngài phải kìm giữ mình nếu không đã quì gối xin ông ta chúc lành rồi đó sao? Còn 1 vị nữa, há ngài đã không chia sẻ cảm xúc đã có đó sao, khi Nguyên Soái nói với ngài: “Họ gọi Đức Trinh Nữ là nữ vương các thánh tử đạo, há tôi không phải là vua các tử đạo hay sao?” Và há chúng ta đã không thấy một cửa sổ kính màu vẽ hình Nguyên Soái, trong một đền thánh nổi tiếng, do một thành viên của nội các ông ta dâng cúng đó sao?
Tốt hơn các động cơ cá nhân, một điều chắc chắn kém cao thượng, việc làm nghèo tín lý này giải thích tại sao Giáo Hội Pháp, xét chung, đã im lặng khi đối mặt với nguy cơ Quốc Xã. Bên cạnh một số ngoại lệ lớn tiếng đến điếc tai, sự im lặng này quả là quá hiện thực. Nó có hậu quả không thể tính toán được; càng không tính toán được hơn dưới sự áp bức khủng khiếp mà chúng ta phải chịu, các giám mục là những người duy nhất có thể lên tiếng nếu các ngài muốn. Không những một mình các ngài có thẩm quyền như mọi khi, mà một mình các ngài cũng mới có thể làm cho tiếng nói của mình được nghe. Trong số hậu quả của việc các ngài im lặng, chúng tôi sẽ chỉ trích dẫn một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Ở nhiều nơi, các giáo sĩ đã bị đặt vào tình huống không ai che chở chống lại đủ loại lực lượng tuyên truyền và gây áp lực nhắm vào các ngài. Người ta không thể chờ mong việc linh mục nào cũng có khả năng đặc biệt lớn lao để suy nghĩ một cách có phê phán, một sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề thế giới hoặc một nền linh đạo cao cấp. Đối với các ngài, chủ nghĩa Hitler là một điều xa vời; đối với một số linh mục, nó chỉ là một huyền thoại. Các ngài biết rằng các ngài có quan hệ tốt với các ông chúa của thời điểm này. Trong giáo xứ của các ngài, chính các ngài, tuy được giải thoát khỏi bè tam điểm, hoặc một ông thầy phản giáo sĩ, nhưng nhận được rất ít tiền cho ngôi trường khiêm tốn của các ngài, các sư huynh phải mặc quần áo cũ […]. Tại sao họ lại không tin lối thông tin khu vực của tờ La Croix (và gần như mọi nhật báo Công Giáo, than ôi, không chỉ tuân thủ, mà còn "hợp tác" nữa? Trong các tạp chí này, người ta có thể đọc các bài vinh danh Hitler, thủ lĩnh thập tự chinh, v.v.) Điều tương tự cũng có thể nói về Voix Françaises (Các Tiếng Nói Pháp), hoặc một tờ báo viết đặc biệt cho nhóm này, tức tờ Cassocks of France (Áo Dòng Pháp Quốc), hoặc các chương trình truyền thanh của Creyssel (6) hoặc của Philippe Henriot (7). Đó là lý do tại sao các linh mục tốt lành và xứng đáng, ở nhiều vùng, cuối cùng đã tuyên bố lòng mong ước của các ngài muốn được thấy Hitler chiến thắng và phàn nàn về phe kháng chiến - đôi khi, than ôi, họ thậm chí còn hành động tệ hơn thế. Đã có những biến cố đổ máu. Những điều này sẽ không xảy ra nếu không có sự thờ ơ của một số giám mục. Một số người trong số các vị nhúng tay vào máu của chính các linh mục của mình ...
4. Tình hình đáng lẽ không tồi tệ hơn vào thời điểm này, nếu ít nhất Giáo hội ở Pháp tiếp tục gần gũi hơn với cuộc sống của đất nước. Tuy nhiên, dựa vào những hiểu biết của các ngài, các phong tục giáo hội, một loạt định kiến và thói quen, Giáo hội thường mất liên hệ với mọi người. Sau khi sai sót về tín lý và tính độc lập, nếu các giám mục lại sẵn lòng trở thành cơ hội chủ nghĩa (có người nói về các ngài, có lẽ hơi cường điệu một chút: "Các ngài dành thời gian tính toán cơ hội của mình"), thì hẳn các ngài sẽ bị điều hướng bởi quyền lực, bởi ý kiến của những người nắm giữ các chức vụ chính thức hoặc các nhóm nhỏ hơn là các trào lưu rộng lớn của lương tâm quốc gia. Chính trong cách này, sự chia rẽ tiếp tục lan rộng giữa "những người hợp tác" và "những người kháng chiến", và trong khi các khối đại chúng của đất nước dành thiện cảm cho những người sau, Giáo Hội xem ra đứng về phiá những người trước. Có thể nói rằng xét chung, người dân Pháp phản ứng một cách lành mạnh; trước hầu hết các chỉ thị cổ vũ lòng trung thành của Kitô hữu để họ gia nhập hàng ngũ kháng chiến; chúng ta càng ngày càng trượt xa hơn xuống những nẻo đường dốc của hợp tác.
"Mọi người đang nói gì về tôi?", Một tổng giám mục hỏi một thành viên của Phong Trào Công Nhân Trẻ Kitô giáo về các giáo dân của ngài.
"Thưa Đức Cha", người thanh niên trả lời một cách trung thực hoàn toàn, "họ nói rằng ngày nào gió đổi chiều, Đức Cha sẽ bị treo cổ".
“Thế à !,” Đức Tổng Giám Mục nói, “còn anh, anh nghĩ gì?”
“Thưa Đức Cha, chúng con không muốn bị treo cổ với Đức Cha vì nguyên cớ đó.”
Vị Tổng giám mục này vốn ngăn cấm việc nghe đài phát thanh tiếng Anh, coi đó là một tội, trong khi ngài chủ trì các bài diễn thuyết lớn do các người hợp tác viên và dự tiệc chiêu đãi do dân quân hay các hội đoàn tổ chức… (8). Các vị khác, vui mừng với các ân huệ của chính phủ mà các ngài nhận được, không nhìn nhận việc bóc lột diễn ra vì sự tùng phục của chính mình và các phản ứng giận dữ mà các ngài gây ra nơi những công dân bị áp bức. Đã có một thời gian khi các tin thời sự được chiếu trong các rạp chiếu bóng, giữa hai thông báo về một chính sách nào đó, về một nhóm chống Bolshevik hoặc một "báo cáo" không trung thực được trình chiếu trước một bộ phim kỳ thị chủng tộc, màn hình hầu như luôn chiếu hình ảnh áo choàng đỏ của các vị Hồng Y. Giáo hội xem ra được bao quanh bởi tất cả những gì bị tởm gớm, có lý do chính đáng.
Thế nhưng, nếu không có xem xét nào khác đáng được các ngài quan tâm, thì tại sao các giám mục lại chủ trì các nghi lễ như lễ tang trang nghiêm của Philippe Henriot hoặc các buổi lễ được tổ chức để vinh danh họ, tại sao các ngài đã đọc những bài diễn văn như một số vị đã đọc, nếu các ngài có được bất cứ cảm quan nào do lương tâm quốc gia sản sinh ra và được phần lớn đất nước này cảm nhận? Tại sao các ngài đã có thể duy trì cho đến phút chót sự không khoan nhượng đối với việc bênh vực công trình ở Đức và sự lên án tập thể phong trào "kháng chiến", như nhiều vị đã làm? Làm sao giải thích được (than ôi, làm sao biện bác được trước mặt Thiên Chúa?) việc các ngài khư khư từ khước, không cho phép một linh mục, ngay cả tạm thời, được tiếp cận với nhiều người trẻ, những người thường không được nâng đỡ tinh thần và đang hấp hối, bị các lý hình của họ hành khổ bằng ý nghĩ khủng khiếp này là, thêm vào những điều khác, Giáo Hội đã bỏ rơi họ?
Kỳ sau: 5. Giống như sai phạm đầu tiên, sai phạm thứ năm thuộc phạm vi giáo hội học nhiều hơn
Ngành tuyên truyền của Hitler tung ra một số lượng khổng lồ các tác phẩm, tạp chí, nhật báo, tài liệu quảng cáo, các ấn phẩm, và các bài giảng đủ loại trên đất nước chúng ta. Phần lớn thứ tuyên truyền này, thường trực tiếp chống đối đức tin, đã đến tay người Công Giáo; một phần của nó nhắm vào họ, và thường là áp đặt lên họ. Đôi khi nó xuất phát từ người Công Giáo, thậm chí từ các linh mục (tôi xin trích dẫn làm thí dụ cuốn sách nhỏ của Cha Gorce, xuất bản năm 1941, tựa là Để Có Thể Lợi Dụng Sự Thất Bại Một Cách Tốt Nhất) dưới một hình thức nhẹ nhàng hơn (3). Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của tôi, không bao giờ có bất cứ sự lựa lọc nào, cấm đoán hay kết lỗi bất cứ loại nào, cũng như bất cứ cảnh báo nào; các giám mục phần lớn không nhận thức được sự hiện hữu của các tài liệu này, hoặc, nếu có, cũng không nhận ra chúng ghê tởm hoặc dành cho chúng một tầm quan trọng rất nhỏ. Ấy thế nhưng, hậu quả tiêu cực của chúng thì rất đáng kể. Chúng làm ô nhiễm nhiều nhóm dân số, đặc biệt các người trẻ. Đã có những vụ từ bỏ đức tin và thường xuyên hơn, là những vụ bóp méo đức tin trong nội bộ liên quan đến việc duy trì “thực hành (tôn giáo)” […].
Không có vấn đề gì trong việc gửi người Công Giáo, ngay cả các linh mục, đi để bị nhồi sọ về các nguyên tắc của “cuộc cách mạng quốc gia”, bởi một người vốn được tôn trọng và là một môn đệ và người truyền bá các ý tưởng của Tiến sĩ Couchoud về việc Chúa Giêsu không hề hiện hữu (4). Nhiều nhà lãnh đạo trẻ tuổi đã bị lạc lối, khi tin rằng một lời hứa đã đưa ra cho một người thì nhất định không suy chuyển, nó ràng buộc lương tâm họ, ở khắp nơi và cho mọi mục đích mà không cần phải xét gì đến bất cứ nguyên tắc đạo đức nào. Để được hiểu biết về tín lý của Giáo Hội liên quan đến chủ nghĩa chống Do Thái, một vị giám mục kia đã tin tưởng những báo cáo thấp hèn được gửi đến cho ngài bởi Văn Phòng Do Thái Sự Vụ […]. Bằng một sự lẫn lộn bất hạnh giữa Giáo hội và Nhà nước, giữa đức tin và lý trí, giữa “tín hữu” và “công dân”, một số giám mục tỏ ra lo lắng về “Chủ Nghĩa Thệ Phản mới”, một chủ nghĩa, theo các ngài, đang xâm lăng Giáo hội. Điều này là vì người Công Giáo từ chối việc từ bỏ mọi quyền lương tâm cho quyền lực chính trị. Một nhà thần học, được mọi người tôn trọng, từng là khoa trưởng một trong các trường thần học của chúng ta, đã viết một tham luận hết sức thận trọng và quân bình về các nghĩa vụ liên quan đến người chiếm đóng và chính phủ Vichy. Các giám mục coi bài tham luận này như là một bản thảo thô sơ, kỳ cục của một học trò nhỏ; các ngài lấy cảm hứng từ các cột báo của Công Giáo Tiến Hành […]. Trong khi tập sách nhỏ của Lesaunier được cấp imprimatur (được phép in) mà không gặp bất kỳ rắc rối nào và không bao giờ bị bác bỏ, vv (5).
Quả thực, phần lớn các giám mục, với ít hay nhiều phán quyết theo từng trường hợp, đã chấp nhận một thái độ - bất cứ liên quan đến báo chí bí mật, lao động trưng tập người Pháp ở Đức, "kháng chiến" v.v.-, lên án những người tham gia kháng chiến, ngay cả khi những người này không tham gia bất cứ bạo lực nào, ngay cả khi họ không can dự vào việc đối lập chính trị. Thế nhưng, các lập luận sử dụng để biện minh cho thái độ này, cuối cùng, luôn trở về với lập luận về “tính hợp pháp”. Tuy nhiên, ngoài các ứng dụng đáng bị nghi vấn đã đưa vì nó, khái niệm hợp pháp không có gì là truyền thống cả. Tín lý của Giáo hội khi bàn tới thẩm quyền, luôn lấy ý tưởng lợi ích chung làm khái niệm căn bản; tính hợp pháp chỉ là một ý tưởng phái sinh, nó giả định một loạt các điều kiện tương đối chính xác, nó dễ bị thay đổi, nó có thể mất đi vv. Hình như, không ai ý thức được điều này.
Hơn nữa, dường như không ai nghĩ rằng trong nhiều trường hợp, có một số hình thức tận tụy nào đó mà người Công Giáo không thể chấp nhận được, ngay cả đối với các quyền lực tốt nhất. Ở đây chúng tôi muốn nói đến “Đạo Nguyên Soái” [Pétain, 1856–1951], một điều hết sức nực cười, nhưng đó là cách giới thiệu một số nguyên tắc đáng sợ nhất của học thuyết và suy nghĩ Quốc Xã giữa chúng ta. Không bao giờ (ngoại trừ trong một số rất ít giáo phận) người ta nghe được các lời phản đối chống lại các buổi lễ, các nhận định, và các trước tác phạm thượng; không bao giờ có lời cảnh cáo chống lại các quá lạm, không bao giờ có lời kêu gọi tôn trọng phẩm giá Kitô hữu. Ngược lại, sự bất quân bình đã thâm nhập cả vào cung thánh. Há một số giám mục đã không hết lời ca ngợi khi các ngài nói đến việc Nguyên Soái tự cho mình được linh hứng đó sao? Một vị khác, há đã không nói rằng ngài phải kìm giữ mình nếu không đã quì gối xin ông ta chúc lành rồi đó sao? Còn 1 vị nữa, há ngài đã không chia sẻ cảm xúc đã có đó sao, khi Nguyên Soái nói với ngài: “Họ gọi Đức Trinh Nữ là nữ vương các thánh tử đạo, há tôi không phải là vua các tử đạo hay sao?” Và há chúng ta đã không thấy một cửa sổ kính màu vẽ hình Nguyên Soái, trong một đền thánh nổi tiếng, do một thành viên của nội các ông ta dâng cúng đó sao?
Tốt hơn các động cơ cá nhân, một điều chắc chắn kém cao thượng, việc làm nghèo tín lý này giải thích tại sao Giáo Hội Pháp, xét chung, đã im lặng khi đối mặt với nguy cơ Quốc Xã. Bên cạnh một số ngoại lệ lớn tiếng đến điếc tai, sự im lặng này quả là quá hiện thực. Nó có hậu quả không thể tính toán được; càng không tính toán được hơn dưới sự áp bức khủng khiếp mà chúng ta phải chịu, các giám mục là những người duy nhất có thể lên tiếng nếu các ngài muốn. Không những một mình các ngài có thẩm quyền như mọi khi, mà một mình các ngài cũng mới có thể làm cho tiếng nói của mình được nghe. Trong số hậu quả của việc các ngài im lặng, chúng tôi sẽ chỉ trích dẫn một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng. Ở nhiều nơi, các giáo sĩ đã bị đặt vào tình huống không ai che chở chống lại đủ loại lực lượng tuyên truyền và gây áp lực nhắm vào các ngài. Người ta không thể chờ mong việc linh mục nào cũng có khả năng đặc biệt lớn lao để suy nghĩ một cách có phê phán, một sự hiểu biết sâu rộng về các vấn đề thế giới hoặc một nền linh đạo cao cấp. Đối với các ngài, chủ nghĩa Hitler là một điều xa vời; đối với một số linh mục, nó chỉ là một huyền thoại. Các ngài biết rằng các ngài có quan hệ tốt với các ông chúa của thời điểm này. Trong giáo xứ của các ngài, chính các ngài, tuy được giải thoát khỏi bè tam điểm, hoặc một ông thầy phản giáo sĩ, nhưng nhận được rất ít tiền cho ngôi trường khiêm tốn của các ngài, các sư huynh phải mặc quần áo cũ […]. Tại sao họ lại không tin lối thông tin khu vực của tờ La Croix (và gần như mọi nhật báo Công Giáo, than ôi, không chỉ tuân thủ, mà còn "hợp tác" nữa? Trong các tạp chí này, người ta có thể đọc các bài vinh danh Hitler, thủ lĩnh thập tự chinh, v.v.) Điều tương tự cũng có thể nói về Voix Françaises (Các Tiếng Nói Pháp), hoặc một tờ báo viết đặc biệt cho nhóm này, tức tờ Cassocks of France (Áo Dòng Pháp Quốc), hoặc các chương trình truyền thanh của Creyssel (6) hoặc của Philippe Henriot (7). Đó là lý do tại sao các linh mục tốt lành và xứng đáng, ở nhiều vùng, cuối cùng đã tuyên bố lòng mong ước của các ngài muốn được thấy Hitler chiến thắng và phàn nàn về phe kháng chiến - đôi khi, than ôi, họ thậm chí còn hành động tệ hơn thế. Đã có những biến cố đổ máu. Những điều này sẽ không xảy ra nếu không có sự thờ ơ của một số giám mục. Một số người trong số các vị nhúng tay vào máu của chính các linh mục của mình ...
4. Tình hình đáng lẽ không tồi tệ hơn vào thời điểm này, nếu ít nhất Giáo hội ở Pháp tiếp tục gần gũi hơn với cuộc sống của đất nước. Tuy nhiên, dựa vào những hiểu biết của các ngài, các phong tục giáo hội, một loạt định kiến và thói quen, Giáo hội thường mất liên hệ với mọi người. Sau khi sai sót về tín lý và tính độc lập, nếu các giám mục lại sẵn lòng trở thành cơ hội chủ nghĩa (có người nói về các ngài, có lẽ hơi cường điệu một chút: "Các ngài dành thời gian tính toán cơ hội của mình"), thì hẳn các ngài sẽ bị điều hướng bởi quyền lực, bởi ý kiến của những người nắm giữ các chức vụ chính thức hoặc các nhóm nhỏ hơn là các trào lưu rộng lớn của lương tâm quốc gia. Chính trong cách này, sự chia rẽ tiếp tục lan rộng giữa "những người hợp tác" và "những người kháng chiến", và trong khi các khối đại chúng của đất nước dành thiện cảm cho những người sau, Giáo Hội xem ra đứng về phiá những người trước. Có thể nói rằng xét chung, người dân Pháp phản ứng một cách lành mạnh; trước hầu hết các chỉ thị cổ vũ lòng trung thành của Kitô hữu để họ gia nhập hàng ngũ kháng chiến; chúng ta càng ngày càng trượt xa hơn xuống những nẻo đường dốc của hợp tác.
"Mọi người đang nói gì về tôi?", Một tổng giám mục hỏi một thành viên của Phong Trào Công Nhân Trẻ Kitô giáo về các giáo dân của ngài.
"Thưa Đức Cha", người thanh niên trả lời một cách trung thực hoàn toàn, "họ nói rằng ngày nào gió đổi chiều, Đức Cha sẽ bị treo cổ".
“Thế à !,” Đức Tổng Giám Mục nói, “còn anh, anh nghĩ gì?”
“Thưa Đức Cha, chúng con không muốn bị treo cổ với Đức Cha vì nguyên cớ đó.”
Vị Tổng giám mục này vốn ngăn cấm việc nghe đài phát thanh tiếng Anh, coi đó là một tội, trong khi ngài chủ trì các bài diễn thuyết lớn do các người hợp tác viên và dự tiệc chiêu đãi do dân quân hay các hội đoàn tổ chức… (8). Các vị khác, vui mừng với các ân huệ của chính phủ mà các ngài nhận được, không nhìn nhận việc bóc lột diễn ra vì sự tùng phục của chính mình và các phản ứng giận dữ mà các ngài gây ra nơi những công dân bị áp bức. Đã có một thời gian khi các tin thời sự được chiếu trong các rạp chiếu bóng, giữa hai thông báo về một chính sách nào đó, về một nhóm chống Bolshevik hoặc một "báo cáo" không trung thực được trình chiếu trước một bộ phim kỳ thị chủng tộc, màn hình hầu như luôn chiếu hình ảnh áo choàng đỏ của các vị Hồng Y. Giáo hội xem ra được bao quanh bởi tất cả những gì bị tởm gớm, có lý do chính đáng.
Thế nhưng, nếu không có xem xét nào khác đáng được các ngài quan tâm, thì tại sao các giám mục lại chủ trì các nghi lễ như lễ tang trang nghiêm của Philippe Henriot hoặc các buổi lễ được tổ chức để vinh danh họ, tại sao các ngài đã đọc những bài diễn văn như một số vị đã đọc, nếu các ngài có được bất cứ cảm quan nào do lương tâm quốc gia sản sinh ra và được phần lớn đất nước này cảm nhận? Tại sao các ngài đã có thể duy trì cho đến phút chót sự không khoan nhượng đối với việc bênh vực công trình ở Đức và sự lên án tập thể phong trào "kháng chiến", như nhiều vị đã làm? Làm sao giải thích được (than ôi, làm sao biện bác được trước mặt Thiên Chúa?) việc các ngài khư khư từ khước, không cho phép một linh mục, ngay cả tạm thời, được tiếp cận với nhiều người trẻ, những người thường không được nâng đỡ tinh thần và đang hấp hối, bị các lý hình của họ hành khổ bằng ý nghĩ khủng khiếp này là, thêm vào những điều khác, Giáo Hội đã bỏ rơi họ?
Kỳ sau: 5. Giống như sai phạm đầu tiên, sai phạm thứ năm thuộc phạm vi giáo hội học nhiều hơn
Tin Đáng Chú Ý
Giới chức giáo dục Hoa Kỳ tố cáo 21 trường Đại học Hoa Kỳ mạo danh ở Việt Nam.
Nguyễn Phong Hùng
16:18 25/05/2018
Tiến sĩ Mark A.Ashwill, hiện là Giám đốc quản lý của Capstone Việt Nam, một Công ty có trụ sở Hà Nội, và chuyên về việc phát triển nguồn nhân lực. Việc ông cho công bố danh sách này, đã không khác gì bom nổ trong giới giáo dục Việt Nam.
Lâu nay, tình trạng lo ngại chất lượng đào tạo của các trường Đại học trong nước, đã khiến rất nhiều phụ huynh dành dụm tiền bạc để tìm cách cho em mình đi du học ở nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí lớn cũng như điều kiện được các nước Tây Âu chấp nhận cho du học cũng không phải dễ dàng gì.
Chính vì vậy mà các trường Đại học mang tên đến từ Hoa Kỳ, Châu Âu... được rất nhiều người ghi danh cho con em mình vào học, hy vọng sẽ có một nền kiến thức tốt đẹp hơn những gì mà nhà trường CS Việt Nam đang nhồi nhét vô đầu.
Học phí của những trường Đại học Quốc tế như vậy không rẻ, thậm chí nhiều trường còn hứa hẹn nếu tốt nghiệp, có thể được gửi đi học cao hơn ở các quốc gia gốc của trường. Chính vì vậy mà số lượng Sinh viên trong nước tham gia học rất đông.Hiện danh sách 21 trường Đại học giả mạo danh tiếng của Hoa Kỳ được Tiến sĩ Mark A.Ashwill phát đi công khai, nhưng chưa thấy thái độ đáp lại nào từ Bộ Giáo Dục CSVN. Đáng lưu ý, trong đó có Trường đại học mang tên Southern Pacific University – nơi cấp bằng Tiến sĩ giả cho khứa Nguyễn Văn Ngọc, phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái. Trước đây cũng đã có nhiều sự kiện bị phanh phui như vậy, chẳng hạn như trường Đào tạo Quốc tế Raffles, giả danh đến từ Singapore. Hàng trăm Sinh viên đã tốt nghiệp tại trường này đang có những chứng chỉ quốc tế vô giá trị, nhưng không biết kiện ai. Phải mất 6 năm, trường này mới bị lật mặt, sau khi hốt hàng đống tiền của từ phụ huynh.
Dĩ nhiên, ai cũng biết, việc mở một trường học ở Việt Nam không hề đơn giản. Chắc chắn là phải lo lót nhiều, hoặc được hậu thuẫn từ một chóp bu cao cấp nào đó. Có lẽ vì vậy mà cho tới nay Bộ Giáo Dục vẫn im lặng.
Danh sách 21 trường Đại học không đượcMỹ công nhận:
Trên trang web cá nhân mới đây (đầu tháng 7), TS Mark A.Ashwill đã nêu đích danh 21 trường Đại Học hiện có mặt tại VN không được công nhận bởi các cơ quan kiểm định giáo dục có thẩm quyền từ Hoa Kỳ.
1. ĐH quốc tế Adam (Adam International University) thuộc Tiểu bang Georgia.
2. ĐH Akamai (Akamai University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
3. ĐH American City (American City University) thuộc Tiểu bang California.
4. ĐH Di sản Mỹ (American Heritage University) nằm ở phía Nam California.
5. ĐH American Pacific (American Pacific University). Đây là ĐH được đặt tại TP Sài Gòn.
6. ĐH quốc tế American Pacific (American Pacific University – International) thuộc Tiểu bang New Mexico/ California.
7. ĐH Apollo (Apollo University) Tiểu bang California.
8. ĐH quốc tế Đại Tây Dương (Alantic International University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
9. ĐH Capstone (Capstone University) Tiểu bang California.
10. ĐH Cosmopolitan (Cosmopolitan University).
11. ĐH Frederick Taylor (Frederick Taylor University) thuộc Tiểu bang California.
12. ĐH Honolulu (Honolulu University) thuộc Tiểu bang Hawaii.
13. ĐH Irvine (Irvine University) thuộc Tiểu bang California.
14. ĐH Quốc tế Mỹ (International American University) thuộc Tiểu bang California.
15. ĐH Kỹ thuật Paramount (Paramount University of Technology) thuộc Tiểu bang California.
16. ĐH Pebble Hills (Pebble Hills University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
17. ĐH Preston (Preston University) thuộc Tiểu bang California.
18. ĐH Tây Nam Mỹ (Southwest American University) thuộc Tiểu bang California.
19. ĐH Nam Thái Bình Dương (Southern Pacific University) thuộc Tiểu bang Delaware.
20. ĐH quốc tế Washington (Washington International University) thuộc Tiểu bang Pennsylvania.
21. ĐH quốc tế Berkeley (Berkeley International University), thuộc Tiểu bang Delaware.
~~~~~~~~~~~~~~~
* Who am I?/ Tôi là ai? - Mark A. Ashwill