Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Sáu 28/5: Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Linh mục Đỗ Tuấn Anh, CSsr
Giáo Hội Năm Châu
01:58 27/05/2021
Video sẽ bắt đầu từ 6g30 tối ngày 27-May-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Mc 11, 11-26
“Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc. Các ngươi hãy tin vào Thiên Chúa”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
(Khi nghe dân chúng hoan hô), Chúa Giêsu vào thành Giê-rusalem, lên đền thờ và sau khi đã đưa mắt quan sát mọi sự, và lúc trời đã xế chiều, Người ra về Bêtania cùng với nhóm mười hai. Hôm sau, khi thầy trò rời bỏ Bêtania, Người thấy đói. Và khi thấy ở đàng xa có một cây vả nhiều lá, Người đến xem coi có trái nào không. Nhưng khi lại gần, Người chỉ thấy có lá thôi, vì không phải là mùa có trái. Người phán bảo cây vả rằng: “Cho đến muôn đời sẽ không còn ai ăn trái của mi nữa”. Và các môn đệ đã nghe Người nói.
Các ngài đến Giêrusalem. Và khi vào đền thờ, Chúa liền đuổi những người mua bán ở đó. Người xô đổ bàn của những người đổi tiền và ghế của những người bán chim câu. Người không để cho ai mang đồ vật đi ngang qua đền thờ. Người dạy bảo họ: “Nào chẳng có lời chép rằng: “Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dận tộc ư? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp”. Điều đó đến tai các trưởng tế và luật sĩ, họ liền tìm cách giết Người, vì họ sợ Người, bởi tất cả dân chúng say mê giáo lý của Người. Chiều đến, Người ra khỏi thành.
Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, các ngài trông thấy cây vả đã chết khô tận rễ. Phêrô nhớ lại và thưa Chúa rằng: “Lạy Thầy, hãy coi, cây vả Thầy nguyền rủa đã chết khô rồi”. Chúa Giêsu đáp: “Hãy tin vào Thiên Chúa. Thầy bảo thật các con, nếu ai bảo núi kia: “Hãy dời đi và gieo mình xuống biển”, mà trong lòng không hồ nghi, nhưng tin rằng điều mình nói sẽ xảy ra, thì người ấy sẽ được như ý. Vì vậy Thầy bảo các con: Tất cả những gì các con cầu xin, hãy tin rằng các con sẽ được, thì các con sẽ được điều đó. Và khi các con đang đứng cầu nguyện, nếu các con có điều gì bất thuận với ai, hãy tha thứ để Cha các con trên trời cũng tha cho các con. Nếu các con không tha thứ, thì Cha các con trên trời cũng không tha tội cho các con”.
Đó là lời Chúa.
Lễ Chúa Ba Ngôi : Một Thiên Chúa
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
08:42 27/05/2021
Lễ Chúa Ba Ngôi : Một Thiên Chúa
(Đnl 4, 32-34.39-40; Rm 8, 14-17; Mt 28, 16-20).
Mừng trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Qua lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã mạc khải cho loài người nhận biết về sự sáng tạo vũ trụ và muôn loài. Con người là loài cao quí nhất được chính Con Một Thiên Chúa ban ơn thanh tẩy và cứu độ. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao quyền tái tạo con người qua Bí Tích Rửa Tội cho các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19). Chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.
Từ xa xưa, khát vọng của loài người là kiếm tìm nguồn cội có uy quyền. Sống giữa vũ trụ bao la, cha ông tổ tiên đã dựa dẫm và nương nhờ chở che vào những đối tượng giả. Họ tôn thờ mọi thứ thần lạ do trí tưởng tượng của con người tạo nên và phong thần cho tất cả sức mạnh tự nhiên như: Thần sông, thần núi, thần sấm sét, thần mưa, thần gió, thần mặt trời, mặt trăng, các con vật và con người cũng được phong thần và đi đến thờ đa thần. Con người tôn thờ những Thần mà họ không hề biết, người Do-thái cũng bị ảnh hưởng bởi các thần dân ngoại, đã có thời họ đúc bò vàng để thờ lạy. Thiên Chúa đã chọn riêng dân Do-thái để mạc khải về Thiên Chúa độc thần và chương trình cứu độ của Ngài.
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm quan trọng trong đạo. Mầu nhiệm cao trọng nhất nhưng cũng gần gũi với đời sống của các tín hữu. Chúng ta có thể tuyên xưng mầu nhiệm qua việc làm dấu thánh giá. Đã có rất nhiều suy tư thần học về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nhưng con người vẫn đắm chìm trong thao thức. Có rất nhiều nhà thần học đã dùng những hình ảnh, tỉ dụ và ẩn dụ để giải thích một chút về Chúa Ba Ngôi. Giúp chúng ta dễ hiểu qua các biểu tượng như hình tam giác ba cạnh, ngọn lửa và tia nắng, lá Shamrock, ba thể khí, lỏng và đặc và nhìn xem cây, cành và lá liên kết…Tất cả những giải thích cũng chỉ như giọt nước trong đại dương bao la. Trí khôn con người chỉ còn biết chìm đắm trong nhiệm mầu và qui phục tôn thờ.
Dựa vào nguyên lý nhân qủa, trông qủa thì biết cây. Chúng ta có thể quan sát và dùng lý trí để tìm ngược về dấu vết của các loài thụ tạo. Chúng ta không thể đi ngược tới vô tận, phải có một nguyên nhân đệ nhất. Chúng ta có thể gọi nguyên nhân đó là Thiên, Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Thành, Chủ Tể Vạn Vật, Chúa Trời và Thiên Chúa. Niềm tin của người tín hữu về Thiên Chúa là: Đấng tự hữu, thiêng liêng, hằng có đời đời, quyền phép, thánh thiện, tốt lành, nhân từ, công bằng và chân thật vô cùng. Sách Giáo Lý Công Giáo cũ có câu hỏi: Ta làm thế nào mà biết có Đức Chúa Trời? Thưa: Ta nhìm xem trời đất muôn vật và trật tự lạ lùng trong vũ trụ, liền biết có Đức Chúa Trời là Đấng tạo thành và an bài mọi sự.
Có rất nhiều người chưa tìm hiểu vấn đề, đã vội chối từ và phủ nhận nguyên cội. Họ giống như những chiếc bình gốm tuyệt đẹp nói với chủ nhân rằng tôi không biết ông là ai. Với một trí khôn hạn hẹp, nông cạn và vô thường, nhiều người tưởng rằng họ đã nắm bắt được chân lý. Đã có biết bao nhiêu các nhà triết học, thần học, thần bí và các nhà khoa học đã đang gắng công tìm về nguồn vũ trụ. Trong đó có những Đạo giáo chỉ tập trung vào đời sống con người mà quên đi nguyên lý của vũ trụ bao la hiện hữu. Một số người cố gắng chọn con đường tịnh tâm, tu tâm và luyện tâm để tinh tấn giác ngộ. Những vị này giác ngộ tâm trí nhưng còn rất nhiều thiếu xót trong chức vị và ơn gọi làm người. Họ đã đặt mình là trung tâm của vũ trụ và phủ nhận quyền lực sáng tạo.
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta đã nhận được tinh thần nghĩa tử. Chúng ta không còn tinh thần nô lệ sợ hãi mà là con cái vì “Chính Thánh Thần đã làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng: Chúng ta là con cái của Thiên Chúa” (Rm 8, 16). Ba Ngôi Thiên Chúa liên kết trong tình yêu. Mỗi khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá trên mình, là chúng ta đang được kết hợp mật thiết với tình yêu Chúa Ba Ngôi. Tình yêu hiến thân hy sinh. Tình yêu của sự tha thứ bao dung.
Chúng ta cùng nguyện rằng: Sáng danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, sáng danh Thiên Chúa, Đấng đang có, đã có và sẽ đến. Amen.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
(Đnl 4, 32-34.39-40; Rm 8, 14-17; Mt 28, 16-20).
Mừng trọng thể Lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu chuộc và Chúa Thánh Thần thánh hóa. Qua lịch sử ơn cứu độ, Thiên Chúa đã mạc khải cho loài người nhận biết về sự sáng tạo vũ trụ và muôn loài. Con người là loài cao quí nhất được chính Con Một Thiên Chúa ban ơn thanh tẩy và cứu độ. Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã trao quyền tái tạo con người qua Bí Tích Rửa Tội cho các Tông đồ: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19). Chúng ta được lãnh nhận Bí Tích Thanh Tẩy, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi khi làm dấu thánh giá, chúng ta tuyên xưng mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi.
Từ xa xưa, khát vọng của loài người là kiếm tìm nguồn cội có uy quyền. Sống giữa vũ trụ bao la, cha ông tổ tiên đã dựa dẫm và nương nhờ chở che vào những đối tượng giả. Họ tôn thờ mọi thứ thần lạ do trí tưởng tượng của con người tạo nên và phong thần cho tất cả sức mạnh tự nhiên như: Thần sông, thần núi, thần sấm sét, thần mưa, thần gió, thần mặt trời, mặt trăng, các con vật và con người cũng được phong thần và đi đến thờ đa thần. Con người tôn thờ những Thần mà họ không hề biết, người Do-thái cũng bị ảnh hưởng bởi các thần dân ngoại, đã có thời họ đúc bò vàng để thờ lạy. Thiên Chúa đã chọn riêng dân Do-thái để mạc khải về Thiên Chúa độc thần và chương trình cứu độ của Ngài.
Mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm quan trọng trong đạo. Mầu nhiệm cao trọng nhất nhưng cũng gần gũi với đời sống của các tín hữu. Chúng ta có thể tuyên xưng mầu nhiệm qua việc làm dấu thánh giá. Đã có rất nhiều suy tư thần học về mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nhưng con người vẫn đắm chìm trong thao thức. Có rất nhiều nhà thần học đã dùng những hình ảnh, tỉ dụ và ẩn dụ để giải thích một chút về Chúa Ba Ngôi. Giúp chúng ta dễ hiểu qua các biểu tượng như hình tam giác ba cạnh, ngọn lửa và tia nắng, lá Shamrock, ba thể khí, lỏng và đặc và nhìn xem cây, cành và lá liên kết…Tất cả những giải thích cũng chỉ như giọt nước trong đại dương bao la. Trí khôn con người chỉ còn biết chìm đắm trong nhiệm mầu và qui phục tôn thờ.
Dựa vào nguyên lý nhân qủa, trông qủa thì biết cây. Chúng ta có thể quan sát và dùng lý trí để tìm ngược về dấu vết của các loài thụ tạo. Chúng ta không thể đi ngược tới vô tận, phải có một nguyên nhân đệ nhất. Chúng ta có thể gọi nguyên nhân đó là Thiên, Trời, Thượng Đế, Đấng Tạo Thành, Chủ Tể Vạn Vật, Chúa Trời và Thiên Chúa. Niềm tin của người tín hữu về Thiên Chúa là: Đấng tự hữu, thiêng liêng, hằng có đời đời, quyền phép, thánh thiện, tốt lành, nhân từ, công bằng và chân thật vô cùng. Sách Giáo Lý Công Giáo cũ có câu hỏi: Ta làm thế nào mà biết có Đức Chúa Trời? Thưa: Ta nhìm xem trời đất muôn vật và trật tự lạ lùng trong vũ trụ, liền biết có Đức Chúa Trời là Đấng tạo thành và an bài mọi sự.
Có rất nhiều người chưa tìm hiểu vấn đề, đã vội chối từ và phủ nhận nguyên cội. Họ giống như những chiếc bình gốm tuyệt đẹp nói với chủ nhân rằng tôi không biết ông là ai. Với một trí khôn hạn hẹp, nông cạn và vô thường, nhiều người tưởng rằng họ đã nắm bắt được chân lý. Đã có biết bao nhiêu các nhà triết học, thần học, thần bí và các nhà khoa học đã đang gắng công tìm về nguồn vũ trụ. Trong đó có những Đạo giáo chỉ tập trung vào đời sống con người mà quên đi nguyên lý của vũ trụ bao la hiện hữu. Một số người cố gắng chọn con đường tịnh tâm, tu tâm và luyện tâm để tinh tấn giác ngộ. Những vị này giác ngộ tâm trí nhưng còn rất nhiều thiếu xót trong chức vị và ơn gọi làm người. Họ đã đặt mình là trung tâm của vũ trụ và phủ nhận quyền lực sáng tạo.
Qua quyền năng của Chúa Thánh Thần, chúng ta đã nhận được tinh thần nghĩa tử. Chúng ta không còn tinh thần nô lệ sợ hãi mà là con cái vì “Chính Thánh Thần đã làm chứng cho tâm trí chúng ta rằng: Chúng ta là con cái của Thiên Chúa” (Rm 8, 16). Ba Ngôi Thiên Chúa liên kết trong tình yêu. Mỗi khi chúng ta làm Dấu Thánh Giá trên mình, là chúng ta đang được kết hợp mật thiết với tình yêu Chúa Ba Ngôi. Tình yêu hiến thân hy sinh. Tình yêu của sự tha thứ bao dung.
Chúng ta cùng nguyện rằng: Sáng danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, sáng danh Thiên Chúa, Đấng đang có, đã có và sẽ đến. Amen.
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:29 27/05/2021
7. Người sa xuống địa ngục, chết từng giây phút, nhưng không thể chết.
(Thánh Gregory)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:34 27/05/2021
58. TÚ TÀI XỬ ÁN
Có người ngu nói:
- “Tôi chỉ cần có một trăm mẫu ruộng là ngon rồi.”
Người hàng xóm nói:
- “Nếu anh có một trăm mẫu ruộng thì tôi sẽ nuôi một vạn con vịt ăn sạch lúa trong ruộng của anh.”
Hai người cải nhau không ai chịu thua ai nên đến nhờ quan phủ giải quyết, lúc đi ngang qua học quán, nhìn thấy ở đó có bức tường cao màu đỏ, cổng lớn, thì cho rằng đó là quan phủ, nên cùng nhau tiến vào.
Có một tú tài (học trò) ra đón, hai người tưởng là quan huyện bèn đem chuyện ra trình bày rõ ràng, tú tài cười nói:
- “Các ông, một người nên đi mua ruộng trước, một người nên đi mua vịt trước, đợi lúc tôi làm quan thì lại đến để xét xử vụ án này !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 58:
Con người ta ở đời ai cũng có ước mơ.
Người có chí lớn thì ước mơ làm chuyện lớn, người có óc khoa học thì ước mơ làm nhà khoa học, người có khiếu làm bác sĩ thì ước mơ làm bác sĩ, có người ước mơ làm ca sĩ nổi tiếng, có người ứơc mơ làm thầy giáo, có người ước mơ làm giám mục.v.v…
Ở đời cũng có nhiều người chỉ mới ước mơ thôi mà đã lên mặt lên mày với người khác, có người mới học ở chủng viện mà thôi chứ chưa làm linh mục, nhưng thái độ cung cách ăn nói hách dịch kẻ cả như một linh mục chính hiệu, khi có người góp ý nên khiêm tốn với việc học hành thì lại “kiện” với bề trên; có người con cái mới học làm bác sĩ chứ chưa là bác sĩ nhưng đã đe dọa hàng xóm là con làm bác sĩ thì đừng có hòng mà tới chữa bệnh.v.v…
Ứơc mơ tức là còn ở thì tương lai cho nên cần phải đạt tới để thành hiện thực, muốn ước mơ thành tựu thì phải nỗ lực học hành với thái độ khiêm tốn, để rồi khi ước mơ thành đạt thì sẽ rất hữu ích cho tha nhân và cho bản thân…
Mới chỉ ước mơ thôi mà đã hành xử như thật thì ngu hơn cả người ngu, bởi vì người kém hiểu biết thì người ta còn thông cảm, nhưng người hiểu biết mà hành xử như người ngu thì ai cũng chê cười và xa lánh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người ngu nói:
- “Tôi chỉ cần có một trăm mẫu ruộng là ngon rồi.”
Người hàng xóm nói:
- “Nếu anh có một trăm mẫu ruộng thì tôi sẽ nuôi một vạn con vịt ăn sạch lúa trong ruộng của anh.”
Hai người cải nhau không ai chịu thua ai nên đến nhờ quan phủ giải quyết, lúc đi ngang qua học quán, nhìn thấy ở đó có bức tường cao màu đỏ, cổng lớn, thì cho rằng đó là quan phủ, nên cùng nhau tiến vào.
Có một tú tài (học trò) ra đón, hai người tưởng là quan huyện bèn đem chuyện ra trình bày rõ ràng, tú tài cười nói:
- “Các ông, một người nên đi mua ruộng trước, một người nên đi mua vịt trước, đợi lúc tôi làm quan thì lại đến để xét xử vụ án này !”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 58:
Con người ta ở đời ai cũng có ước mơ.
Người có chí lớn thì ước mơ làm chuyện lớn, người có óc khoa học thì ước mơ làm nhà khoa học, người có khiếu làm bác sĩ thì ước mơ làm bác sĩ, có người ước mơ làm ca sĩ nổi tiếng, có người ứơc mơ làm thầy giáo, có người ước mơ làm giám mục.v.v…
Ở đời cũng có nhiều người chỉ mới ước mơ thôi mà đã lên mặt lên mày với người khác, có người mới học ở chủng viện mà thôi chứ chưa làm linh mục, nhưng thái độ cung cách ăn nói hách dịch kẻ cả như một linh mục chính hiệu, khi có người góp ý nên khiêm tốn với việc học hành thì lại “kiện” với bề trên; có người con cái mới học làm bác sĩ chứ chưa là bác sĩ nhưng đã đe dọa hàng xóm là con làm bác sĩ thì đừng có hòng mà tới chữa bệnh.v.v…
Ứơc mơ tức là còn ở thì tương lai cho nên cần phải đạt tới để thành hiện thực, muốn ước mơ thành tựu thì phải nỗ lực học hành với thái độ khiêm tốn, để rồi khi ước mơ thành đạt thì sẽ rất hữu ích cho tha nhân và cho bản thân…
Mới chỉ ước mơ thôi mà đã hành xử như thật thì ngu hơn cả người ngu, bởi vì người kém hiểu biết thì người ta còn thông cảm, nhưng người hiểu biết mà hành xử như người ngu thì ai cũng chê cười và xa lánh.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thiên Chúa Ba Ngôi,mầu nhiệm cả trong đạo
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:13 27/05/2021
LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
Thiên Chúa Ba Ngôi,mầu nhiệm cả trong đạo
Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành trọng thể lễ Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Việc cử hành này giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cách đúng đắn và phải đạo.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cả trong Đạo. Giáo lý Giáo Hội cho rằng đây là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và của mọi sinh hoạt Kitô giáo; mầu nhiệm Ba Ngôi là nội dung căn bản nhất, quan trọng nhất của mạc khải Kitô giáo.
Tuy nhiên, mầu nhiệm này là mầu nhiệm cao cả, khôn dò khôn thấu, vượt trên lý trí tự nhiên của chúng ta. Vì thế, con người chỉ có thể biết được Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ mạc khải do Chúa Kitô mang đến cho con người. Nghĩa là nhờ việc Thiên Chúa tỏ mình ra, chính Thiên Chúa nói cho chúng ta biết về Người qua dòng lịch cứu độ và nhất là nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết.
Quả thế, mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi đã có nguồn gốc từ Cựu Ước: Cựu Ước nói cho chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành mọi sự trong vũ trụ này. Người là Cha của con người. Con người phải tôn thờ và yêu mến Người hết lòng, hết sức, hết linh hồn (x. Đnl 6,4-5). Tuy nhiên, đây là mạc khải về Thiên Chúa duy nhất. Nghĩa là chỉ có một Thiên Chúa thôi, không có hai, ba ngôi vị khác… Đó là niềm tin độc thần.
Phải đợi đến mạc khải của Đức Giêsu, chúng ta mới có sự hiểu biết đầy đủ về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta biết: Thiên Chúa không chỉ là một mà còn là ba. Thiên Chúa không phải là đơn độc một mình, nhưng là một cộng đoàn, một gia đình: trong Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị đều ngang hàng với nhau về thần tính, cấp bậc, quyền năng, và vinh quang; mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một nguồn sự sống thần linh duy nhất. Có ba Ngôi Vị nhưng không phải có ba Thiên Chúa mà chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Bởi vì cả ba Ngôi Vị hiệp nhất nên một với nhau trong bản tính duy nhất là Thiên Chúa. Ba Ngôi hiệp nhất và yêu thương nhau. Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8).
Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ mình ra cho chúng ta một các rõ ràng qua các vai trò và hoạt động của từng Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo hay tạo dựng, Chúa Cha sai Chúa Con đến để cứu chuộc nhân loại và Chúa Thánh Thần nắm giữ vai trò thánh hóa và hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa.
Như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm chính yếu được giấu kín từ ngàn xưa, nay được mạc khải cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Mầu nhiệm này bí nhiệm, cao vời, nhưng rất gần gũi với đời sống của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Bởi vì, qua phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x. Rm 8,15), em của Chúa Con (x. Rm 8,29) và đền thờ của Thánh Thần (x. 1 Cr 6,19), hợp thành Giáo Hội là “dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi”(LG 4).
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu cho mỗi cộng đoàn và mỗi gia đình chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong gia đình, cha, mẹ, con cái yêu thương nhau thì càng hiệp nhất nên một với nhau. Tình yêu là dây liên kết mọi người nên một gia đình hạnh phúc ấm êm. Gia đình là nơi sống và diễn tả huyền nhiệm Ba Ngôi rõ nét nhất.
Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông, chia sẻ, và ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu thánh giá nhiều lần trên người: “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Khi đặt tay trên trán, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trên” chúng ta, vượt lên trí khôn con người; khi đặt tay trên ngực, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trong” lòng chúng ta, cư ngụ trong sâu thẳm tâm hồn; khi đặt tay trên hai vai, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa rất gần gũi, Người ở “hai bên” chúng ta, Người ở nơi tha nhân mà chúng ta phải hướng về. Như thế, dấu thánh giá diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi phải được tin, tuyên xưng từ trí đến lòng và qua bàn tay bằng những hành động cụ thể của chúng ta.
Chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi, ước gì mỗi người cũng biết in dấu Thiên Chúa Ba Ngôi, sống hiệp thông chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày của mình. Mỗi người Kitô hữu chúng ta được mời gọi tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi trên hết mọi sự, với tất cả trí khôn, trái tim và con người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Đnl 4,32-34.39-40; Rm 8,14-17; Mt 28,16-20
Thiên Chúa Ba Ngôi,mầu nhiệm cả trong đạo
Sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cử hành trọng thể lễ Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh. Việc cử hành này giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi cách đúng đắn và phải đạo.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm cả trong Đạo. Giáo lý Giáo Hội cho rằng đây là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và của mọi sinh hoạt Kitô giáo; mầu nhiệm Ba Ngôi là nội dung căn bản nhất, quan trọng nhất của mạc khải Kitô giáo.
Tuy nhiên, mầu nhiệm này là mầu nhiệm cao cả, khôn dò khôn thấu, vượt trên lý trí tự nhiên của chúng ta. Vì thế, con người chỉ có thể biết được Thiên Chúa Ba Ngôi nhờ mạc khải do Chúa Kitô mang đến cho con người. Nghĩa là nhờ việc Thiên Chúa tỏ mình ra, chính Thiên Chúa nói cho chúng ta biết về Người qua dòng lịch cứu độ và nhất là nhờ Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa mạc khải cho chúng ta biết.
Quả thế, mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi đã có nguồn gốc từ Cựu Ước: Cựu Ước nói cho chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Thành mọi sự trong vũ trụ này. Người là Cha của con người. Con người phải tôn thờ và yêu mến Người hết lòng, hết sức, hết linh hồn (x. Đnl 6,4-5). Tuy nhiên, đây là mạc khải về Thiên Chúa duy nhất. Nghĩa là chỉ có một Thiên Chúa thôi, không có hai, ba ngôi vị khác… Đó là niềm tin độc thần.
Phải đợi đến mạc khải của Đức Giêsu, chúng ta mới có sự hiểu biết đầy đủ về Mầu Nhiệm Thiên Chúa. Đức Giêsu mạc khải cho chúng ta biết: Thiên Chúa không chỉ là một mà còn là ba. Thiên Chúa không phải là đơn độc một mình, nhưng là một cộng đoàn, một gia đình: trong Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mỗi ngôi vị đều là Thiên Chúa. Mỗi ngôi vị đều ngang hàng với nhau về thần tính, cấp bậc, quyền năng, và vinh quang; mỗi ngôi vị đều có trọn vẹn sự sống thần linh trong mình dù chỉ có một nguồn sự sống thần linh duy nhất. Có ba Ngôi Vị nhưng không phải có ba Thiên Chúa mà chỉ có một Thiên Chúa mà thôi. Bởi vì cả ba Ngôi Vị hiệp nhất nên một với nhau trong bản tính duy nhất là Thiên Chúa. Ba Ngôi hiệp nhất và yêu thương nhau. Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4,8).
Trong lịch sử cứu độ, Thiên Chúa Ba Ngôi tỏ mình ra cho chúng ta một các rõ ràng qua các vai trò và hoạt động của từng Ngôi Vị: Chúa Cha sáng tạo hay tạo dựng, Chúa Cha sai Chúa Con đến để cứu chuộc nhân loại và Chúa Thánh Thần nắm giữ vai trò thánh hóa và hoàn tất công trình cứu độ của Thiên Chúa.
Như thế, mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm chính yếu được giấu kín từ ngàn xưa, nay được mạc khải cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Mầu nhiệm này bí nhiệm, cao vời, nhưng rất gần gũi với đời sống của mỗi người Kitô hữu chúng ta. Bởi vì, qua phép rửa nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x. Rm 8,15), em của Chúa Con (x. Rm 8,29) và đền thờ của Thánh Thần (x. 1 Cr 6,19), hợp thành Giáo Hội là “dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi”(LG 4).
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là khuôn mẫu cho mỗi cộng đoàn và mỗi gia đình chúng ta. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong gia đình, cha, mẹ, con cái yêu thương nhau thì càng hiệp nhất nên một với nhau. Tình yêu là dây liên kết mọi người nên một gia đình hạnh phúc ấm êm. Gia đình là nơi sống và diễn tả huyền nhiệm Ba Ngôi rõ nét nhất.
Sống mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông, chia sẻ, và ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu thánh giá nhiều lần trên người: “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Khi đặt tay trên trán, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trên” chúng ta, vượt lên trí khôn con người; khi đặt tay trên ngực, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa ở “trong” lòng chúng ta, cư ngụ trong sâu thẳm tâm hồn; khi đặt tay trên hai vai, chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa rất gần gũi, Người ở “hai bên” chúng ta, Người ở nơi tha nhân mà chúng ta phải hướng về. Như thế, dấu thánh giá diễn tả mầu nhiệm Ba Ngôi phải được tin, tuyên xưng từ trí đến lòng và qua bàn tay bằng những hành động cụ thể của chúng ta.
Chiêm ngắm mầu nhiệm Ba Ngôi, ước gì mỗi người cũng biết in dấu Thiên Chúa Ba Ngôi, sống hiệp thông chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày của mình. Mỗi người Kitô hữu chúng ta được mời gọi tôn thờ và yêu mến Thiên Chúa Ba Ngôi trên hết mọi sự, với tất cả trí khôn, trái tim và con người. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Chúa Ba Ngôi một trời yêu mến
Lm Nguyễn Xuân Trường
23:19 27/05/2021
CHÚA BA NGÔI MỘT TRỜI YÊU MẾN
Tình yêu không bao giờ cô độc 1 mình. Đã yêu thì luôn có liên hệ: Yêu ai, yêu cái gì. Thế nên, Thiên Chúa là tình yêu tràn đầy trong mối liên hệ tình nghĩa Ba Ngôi Cha-Con-ThánhThần. Hằng ngày người Công Giáo tuyên xưng Chúa Ba Ngôi bằng cả lời nói và cử chỉ khi làm dấu thánh giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Mối liên hệ tình nghĩa ấy còn vượt ra khỏi Ba Ngôi Thiên Chúa để đến với muôn loài trong vũ trụ.
1. Chúa yêu thương con người. Trong thời đại dịch Covid-19 gây bao đau thương khốn khó, thì những lời Thánh Vịnh Đáp Ca dạt dào tình Chúa yêu thương vang lên đầy an ủi nâng đỡ: “Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương, hầu cứu họ khỏi tay thần chết, và nuôi sống trong buổi cơ hàn.” Chúa trông nom, nuôi sống và cứu vớt nhân loại. Chúa là Cha và nhân loại là con của Ngài. Là Cha nên Chúa không rời xa con người, trước khi về trời, Chúa Giêsu còn nhắn nhủ lời yêu chỉ muốn gần nhau: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
2. Con người đi vào tình nghĩa. Chúa ban lệnh truyền cuối cùng cho các môn đệ trước khi Ngài về trời là “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Trở thành môn đệ nhờ chịu phép rửa nhân danh Chúa Ba Ngôi có nghĩa là đi vào liên hệ tình nghĩa với Chúa Ba Ngôi Cha-Con-ThánhThần. Khi các môn đệ đi vào tình nghĩa Cha-con với Chúa, thì đương nhiên cũng đi vào tình nghĩa anh-em với nhau trong đại gia đình nhân loại này.
Tình yêu không bao giờ cô độc 1 mình. Đã yêu thì luôn có liên hệ: Yêu ai, yêu cái gì. Thế nên, Thiên Chúa là tình yêu tràn đầy trong mối liên hệ tình nghĩa Ba Ngôi Cha-Con-ThánhThần. Hằng ngày người Công Giáo tuyên xưng Chúa Ba Ngôi bằng cả lời nói và cử chỉ khi làm dấu thánh giá: Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Mối liên hệ tình nghĩa ấy còn vượt ra khỏi Ba Ngôi Thiên Chúa để đến với muôn loài trong vũ trụ.
1. Chúa yêu thương con người. Trong thời đại dịch Covid-19 gây bao đau thương khốn khó, thì những lời Thánh Vịnh Đáp Ca dạt dào tình Chúa yêu thương vang lên đầy an ủi nâng đỡ: “Chúa để mắt trông nom người kính sợ Chúa, kẻ trông cậy vào lòng Chúa yêu thương, hầu cứu họ khỏi tay thần chết, và nuôi sống trong buổi cơ hàn.” Chúa trông nom, nuôi sống và cứu vớt nhân loại. Chúa là Cha và nhân loại là con của Ngài. Là Cha nên Chúa không rời xa con người, trước khi về trời, Chúa Giêsu còn nhắn nhủ lời yêu chỉ muốn gần nhau: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.”
2. Con người đi vào tình nghĩa. Chúa ban lệnh truyền cuối cùng cho các môn đệ trước khi Ngài về trời là “anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, và Chúa Con và Chúa Thánh Thần.” Trở thành môn đệ nhờ chịu phép rửa nhân danh Chúa Ba Ngôi có nghĩa là đi vào liên hệ tình nghĩa với Chúa Ba Ngôi Cha-Con-ThánhThần. Khi các môn đệ đi vào tình nghĩa Cha-con với Chúa, thì đương nhiên cũng đi vào tình nghĩa anh-em với nhau trong đại gia đình nhân loại này.
Xin Chúa cho mỗi người, mỗi gia đình và đại gia đình nhân loại được sống an vui hạnh phúc trong những mối liên hệ tình nghĩa yêu thương. Và liên hệ yêu thương đẹp nhất là Chúa thương con, con mến Chúa, và mọi người yêu thương nhau như anh em cùng một Cha chung một mái nhà. Amen.
Bốn mùa thánh thiện
Lm Minh Anh
23:29 27/05/2021
BỐN MÙA THÁNH THIỆN
“Khi vào đền thờ, Chúa Giêsu liền đuổi những người mua bán ở đó”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa yêu thương dân Ngài”, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác nhận một chân lý ngàn đời! Thế nhưng, dân Ngài không luôn luôn tôn kínhChúa, không ‘bốn mùa thánh thiện’ phụng thờ Ngài. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy hai thái độ đáp trả tình yêu trái ngược nhau của dân. Họ là những người lành thánh, được sách Huấn Ca khen ngợi; bên cạnh đó, họ còn là “những người qua đi như không bao giờ có họ”. Đó cũng có thể là ‘những người mượn danh Thiên Chúa’ để trục lợi như những người Chúa Giêsu xua đuổi khỏi đền thờ trong Tin Mừng hôm nay.
Sách Huấn Ca nói đến hai hạng người. Hạng “được ca tụng qua các thời đại”, “Họ là những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên”;“Miêu duệ họ trung thành với giao ước và con cái họ, nhờ họ, cũng được trung thành; vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ”, họ được coi như “các vĩ nhân, các tổ phụ” ‘bốn mùa thánh thiện’. Huấn Ca còn nói đếnmột hạng người khác, “Có những người không ai nhớ đến nữa; họ qua đi như không bao giờ có họ, họ sinh ra như thể không có họ sinh ra!”.
Thật thú vị! ‘Hạng thứ hai’ này được Tin Mừng hôm nay ví von như cây vả héo khô bị Chúa Giêsu chúc dữ. Khi Chúa Giêsu và các môn đệ vào thành, tình cờ, Ngài tìm quả ở một cây vả nhưng không thấy; Ngài quở nó, và hôm sau, nó héo khô, mặc dầu chưa đến mùa vả. Cây vả, ở đây, tượng trưng cho Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu mong đợi sẽ thấy những con người “ra công làm việc của Chúa Cha”; vậy mà thay vào đó, tại đền thánh linh thiêng này, Ngài chỉ thấy những con người‘ra công’ vì những việc thế tục, và thường là những hành vi gian lận và bất công;Ngài lên tiếng, “Nào chẳng có lời chép rằng,‘Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp!’”.
Với hình ảnh cây vả hôm nay, thánh giáo phụ Bêđa Khả Kính cho rằng, hành động của Chúa Giêsu mang tính ngụ ngôn. Cây vả tượng trưng cho nhiều người mà Ngài đã gặp và tiếp tục gặp, những người không sinh trái tốt trong đời họ. Họ là những người Pharisêu và những người khác, vốn chỉ thực hành đức tin theo những cách thức bên ngoài; thánh giáo phụ cho rằng, những chiếc lá biểu tượng cho ngoại cảnh của đức tin, và việc không sinh trái là biểu tượng cho hoa trái bên trong của sự thánh thiện và các việc lànhvốn bị thiếu.
Bài học này cho chúng ta biết, Chúa Giêsu rất khắt khe. Ngài quyết tâm tìm bằng được trái tốt ‘ngay cả khi trái mùa’ trong cuộc sống của mỗi người; Ngài muốn chúng ta ‘bốn mùa thánh thiện’ thực sự, không phải theo mùa! Và khi Ngài chỉ tìm thấy những gì bên ngoài, Ngài sẽ quở trách chúng ta trong yêu thương, ngay cả những điều dù bên ngoài có tốt đẹp đến đâu, ‘đạo đức’ đến mấy, cũng bỏ đi.Ngài kêu gọi tất cả những người theo Ngài đến với một sự thánh khiết ‘được sống’, ‘được biến đổi’, ‘được biểu lộ’ và đem lại kết quả cụ thể cho Vương Quốc Ngài. Ngài muốn chúng ta, trong mọi đấng bậc,trở thành ‘một Kitô hữu’, ‘một môn đệ’, ‘một tông đồ’, không chỉ trên danh nghĩa nhưng‘trong hành động’, ‘trong cách sống’ vốn phát xuất từ ‘trong máu’ là chính sự sống thần linh của Ngài. Cuộc đời mỗi người chúng ta phải thực sự sinh hoa trái tốt lành của sự thánh thiện; và hoa trái‘bốn mùa thánh thiện’ này sẽ là lương thực Ngài dùng để nuôi sống sự đói khát thiêng liêng của các linh hồn.
Anh Chị em,
Như Thánh Vịnh 65 nói, “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”; nhờ việc lắng nghe Lời Chúa và Thánh Thể Ngài nuôi dưỡng mỗi ngày, chớ gì ‘cây vả linh hồn’chúng ta luôn tươi tốt, bốn mùa sinh quả. Và chúng ta đừng bao giờ quên, Chúa Giêsu luôn đói khát linh hồn chúng ta; Ngài sẽ đến ‘tìm trái’ bất cứ lúc nào. Liệu Ngài có tìm thấy ở đó điều Ngài kỳ vọng, là những hoa thơm trái tốt ‘bốn mùa thánh thiện’ của các việc lành phúc đức, hay Ngài chỉ thấy ở đó không gì khác ngoài lá và lá, điều mà thánh Bêđa gọi là ‘ngoại cảnh của đức tin’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, khi con nằm xuống, có lẽ không cần phải có ai nhớ đến như sách Huấn Ca nói; nhưng ngay hôm nay, xin cho con được sai trái cả ‘bốn mùa thánh thiện’; vì cả bốn mùa, con được ân sủng Chúa tưới đẫm và sưởi ấm”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Khi vào đền thờ, Chúa Giêsu liền đuổi những người mua bán ở đó”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Chúa yêu thương dân Ngài”, Thánh Vịnh đáp ca hôm nay xác nhận một chân lý ngàn đời! Thế nhưng, dân Ngài không luôn luôn tôn kínhChúa, không ‘bốn mùa thánh thiện’ phụng thờ Ngài. Phụng vụ Lời Chúa hôm nay cho thấy hai thái độ đáp trả tình yêu trái ngược nhau của dân. Họ là những người lành thánh, được sách Huấn Ca khen ngợi; bên cạnh đó, họ còn là “những người qua đi như không bao giờ có họ”. Đó cũng có thể là ‘những người mượn danh Thiên Chúa’ để trục lợi như những người Chúa Giêsu xua đuổi khỏi đền thờ trong Tin Mừng hôm nay.
Sách Huấn Ca nói đến hai hạng người. Hạng “được ca tụng qua các thời đại”, “Họ là những người nhân hậu mà việc thiện của họ không bao giờ bị lãng quên”;“Miêu duệ họ trung thành với giao ước và con cái họ, nhờ họ, cũng được trung thành; vinh quang của họ không bao giờ bị lu mờ”, họ được coi như “các vĩ nhân, các tổ phụ” ‘bốn mùa thánh thiện’. Huấn Ca còn nói đếnmột hạng người khác, “Có những người không ai nhớ đến nữa; họ qua đi như không bao giờ có họ, họ sinh ra như thể không có họ sinh ra!”.
Thật thú vị! ‘Hạng thứ hai’ này được Tin Mừng hôm nay ví von như cây vả héo khô bị Chúa Giêsu chúc dữ. Khi Chúa Giêsu và các môn đệ vào thành, tình cờ, Ngài tìm quả ở một cây vả nhưng không thấy; Ngài quở nó, và hôm sau, nó héo khô, mặc dầu chưa đến mùa vả. Cây vả, ở đây, tượng trưng cho Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu mong đợi sẽ thấy những con người “ra công làm việc của Chúa Cha”; vậy mà thay vào đó, tại đền thánh linh thiêng này, Ngài chỉ thấy những con người‘ra công’ vì những việc thế tục, và thường là những hành vi gian lận và bất công;Ngài lên tiếng, “Nào chẳng có lời chép rằng,‘Nhà Ta sẽ được gọi là nhà cầu nguyện của mọi dân tộc sao? Thế mà các ngươi đã biến thành hang trộm cướp!’”.
Với hình ảnh cây vả hôm nay, thánh giáo phụ Bêđa Khả Kính cho rằng, hành động của Chúa Giêsu mang tính ngụ ngôn. Cây vả tượng trưng cho nhiều người mà Ngài đã gặp và tiếp tục gặp, những người không sinh trái tốt trong đời họ. Họ là những người Pharisêu và những người khác, vốn chỉ thực hành đức tin theo những cách thức bên ngoài; thánh giáo phụ cho rằng, những chiếc lá biểu tượng cho ngoại cảnh của đức tin, và việc không sinh trái là biểu tượng cho hoa trái bên trong của sự thánh thiện và các việc lànhvốn bị thiếu.
Bài học này cho chúng ta biết, Chúa Giêsu rất khắt khe. Ngài quyết tâm tìm bằng được trái tốt ‘ngay cả khi trái mùa’ trong cuộc sống của mỗi người; Ngài muốn chúng ta ‘bốn mùa thánh thiện’ thực sự, không phải theo mùa! Và khi Ngài chỉ tìm thấy những gì bên ngoài, Ngài sẽ quở trách chúng ta trong yêu thương, ngay cả những điều dù bên ngoài có tốt đẹp đến đâu, ‘đạo đức’ đến mấy, cũng bỏ đi.Ngài kêu gọi tất cả những người theo Ngài đến với một sự thánh khiết ‘được sống’, ‘được biến đổi’, ‘được biểu lộ’ và đem lại kết quả cụ thể cho Vương Quốc Ngài. Ngài muốn chúng ta, trong mọi đấng bậc,trở thành ‘một Kitô hữu’, ‘một môn đệ’, ‘một tông đồ’, không chỉ trên danh nghĩa nhưng‘trong hành động’, ‘trong cách sống’ vốn phát xuất từ ‘trong máu’ là chính sự sống thần linh của Ngài. Cuộc đời mỗi người chúng ta phải thực sự sinh hoa trái tốt lành của sự thánh thiện; và hoa trái‘bốn mùa thánh thiện’ này sẽ là lương thực Ngài dùng để nuôi sống sự đói khát thiêng liêng của các linh hồn.
Anh Chị em,
Như Thánh Vịnh 65 nói, “Bốn mùa Chúa đổ hồng ân, Ngài gieo màu mỡ ngập tràn lối đi”; nhờ việc lắng nghe Lời Chúa và Thánh Thể Ngài nuôi dưỡng mỗi ngày, chớ gì ‘cây vả linh hồn’chúng ta luôn tươi tốt, bốn mùa sinh quả. Và chúng ta đừng bao giờ quên, Chúa Giêsu luôn đói khát linh hồn chúng ta; Ngài sẽ đến ‘tìm trái’ bất cứ lúc nào. Liệu Ngài có tìm thấy ở đó điều Ngài kỳ vọng, là những hoa thơm trái tốt ‘bốn mùa thánh thiện’ của các việc lành phúc đức, hay Ngài chỉ thấy ở đó không gì khác ngoài lá và lá, điều mà thánh Bêđa gọi là ‘ngoại cảnh của đức tin’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, khi con nằm xuống, có lẽ không cần phải có ai nhớ đến như sách Huấn Ca nói; nhưng ngay hôm nay, xin cho con được sai trái cả ‘bốn mùa thánh thiện’; vì cả bốn mùa, con được ân sủng Chúa tưới đẫm và sưởi ấm”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khí phách anh hùng Giám Mục Trung Quốc. Thà bị đi cải tạo, không gia nhập quốc doanh
Đặng Tự Do
06:36 27/05/2021
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Đức Giám Mục của giáo phận Tân Hương (Xinxiang, 新乡)và 10 linh mục đã bị bắt trong những ngày gần đây. Các vị đã bị đưa đến một khách sạn của công an Trung Quốc, nơi các ngài đang bị biệt giam và phải “cải tạo tại chỗ” nhằm khắc sâu các nguyên tắc của Pháp lệnh tôn giáo mới do bọn cầm quyền đưa ra.
Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱) 63 tuổi, là giám mục giáo phận Tân Hương, thuộc tỉnh Hà Nam từ năm 1991. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận và điều này khiến ngài trở thành một tên “tội phạm”.
Tương tự, 10 linh mục bị bắt cũng là “tội phạm” vì các ngài từ chối gia nhập cái gọi là “Giáo hội quốc doanh”, và khẳng khái bất phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo yêu cầu của Pháp lệnh về các hoạt động tôn giáo.
Đức Cha Trương và các linh mục của ngài đã bị bắt trong hai ngày 20 và 21 tháng 5 trong một chiến dịch cảnh sát quy mô có sự tham gia của 100 cảnh sát từ Thương Châu (Cangzhou, 沧州), Hà Gian (Hejian, 河间) và Sa Hà Cao (Shaheqiao, 沙河桥). 10 sinh viên đang theo học thần học trong một nhà máy được dùng làm chủng viện cũng bị bắt. Sau đó, ba sinh viên khác bỏ trốn được, cũng đã bị bắt. Tính đến chiều ngày 25 tháng 5, tất cả các chủng sinh đã được thả về với gia đình của họ, sau khi bị đe nẹt, và bị cấm tiếp tục học thần học.
Tại Trung Quốc, Pháp lệnh tôn giáo mới chỉ cho phép các hoạt động tôn giáo, bao gồm cả các lớp thần học, diễn ra trong các cơ sở được bọn cầm quyền cho phép và kiểm soát. Các nhân viên tôn giáo chỉ có thể thực hiện các chức năng của mình nếu họ gia nhập Giáo hội quốc doanh độc lập với Tòa thánh, và phải phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thỏa thuận giữa Vatican và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không làm thay đổi bản chất của việc kiểm soát này: Tòa thánh đã ký thỏa thuận với bộ ngoại giao Trung Quốc. Nhưng hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc do Mặt trận Tổ quốc và Bộ Tôn giáo quản lý. Mọi thỏa thuận với bộ ngoại giao không có một chút ảnh hưởng nào đến tình hình cụ thể ở quốc gia này.
Vì lý do này, mặc dù Thỏa thuận công nhận Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, và do đó cũng là của Giáo hội Trung Quốc, nhưng điều này không dẫn đến bất kỳ hệ quả nào liên quan đến quyền tự do thờ phượng cho các cộng đồng địa phương. Ngược lại, sau Thỏa thuận, đã có sự gia tăng các cuộc đàn áp, đặc biệt là đối với các cộng đồng thầm lặng: có các giám mục bị quản thúc tại gia, chẳng hạn như Đức Cha Giả Chí Quốc (Jia Zhiguo, 贾志国); có các giám mục đã bị cắt nước, điện và khí đốt, chẳng hạn như Đức Cha Quách Tích Tiến (Guo Xijin, 郭锡进); có cả một Giám Mục phải ngủ đầu đường xó chợ, theo đúng nghĩa đen của từ này, vì bọn cầm quyền cộng sản cấm không cho các tín hữu chứa chấp ngài. Đó là trường hợp của Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民); và có cả các giám mục phải chịu học tập cải tạo để “tẩy não”, như trường hợp Đức Cha Trương Vĩ Trụ mà chúng tôi vừa nêu.
Source:Asia News
Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche được bổ nhiệm Tân Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích
Đặng Tự Do
07:27 27/05/2021
Trưa thứ Năm 27 tháng 5 theo giờ Rôma, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche làm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.
Đức Tổng Giám Mục Roche, hiện là thư ký của Bộ này, sẽ kế nhiệm Đức Hồng Y Robert Sarah, là vị đã giữ chức tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trong sáu năm cho đến khi Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức của ngài vào tháng Hai vừa qua khi qua tuổi 75.
Tòa thánh Vatican đã công bố việc bổ nhiệm tổng giám mục người Anh vào ngày 27 tháng 5, cùng với việc đề cử Đức Cha Vittorio Francesco Viola của giáo phận Tortona làm tổng thư ký Bộ và Đức Ông Aurelio García Marcías người Tây Ban Nha làm phụ tá thư ký.
Đức Tổng Giám Mục Roche, năm nay 71 tuổi, đã làm việc tại Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích kể từ khi được Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm vào năm 2012.
Đức Cha Arthur Roche sinh tại Batley Carr, Yorkshire, bên Anh. Ngài đạt được bằng thần học tại Đại học Giáo hoàng Comillas. Khi trở về Anh Quốc, ngài được Đức Cha William Wheeler truyền chức linh mục vào ngày 19 tháng 7 năm 1975.
Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm cha phó tại Nhà thờ Holy Rood ở Barnsley cho đến năm 1978, khi ngài trở thành thư ký riêng cho Đức Cha William Gordon Wheeler. Ngài được bổ nhiệm làm Phó Chưởng Ấn của giáo phận vào năm 1979.
Năm 1991, ngài theo học tại Đại học Giáo hoàng Gregôriô, lấy bằng Tiến Sĩ Thần học. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales vào tháng 4 năm 1996 và được trao tước hiệu Đức ông.
Ngày 12 tháng 4 năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Cha Roche làm Giám Mục Phụ Tá của Westminster. Một năm sau, ngày 16 tháng 7 năm 2002 ngài được bổ nhiệm Giám mục phó tại giáo phận Leeds. Ngài trở thành giám mục thứ chín của Leeds khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Konstant vì lý do sức khỏe vào ngày 7 tháng 4 năm 2004.
Vào tháng 7 năm 2002, trong khi vẫn tiếp tục làm giám mục Leeds, Đức Cha Roche được bầu làm chủ tịch Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Phụng vụ, là cơ quan giám sát việc dịch các bản văn phụng vụ Latinh sang tiếng Anh. Trước đó, Ủy ban đã không giành được sự xác nhận của Tòa thánh về bản dịch Sách lễ năm 1998, và việc bổ nhiệm Đức Cha Roche, cùng với việc thay thế hàng loạt các nhân viên, là một phần trong tiến trình bảo đảm bản dịch chính xác hơn mà ngày càng nhiều giám mục và quan chức Vatican mong muốn. trong những năm qua.
Với tư cách là chủ tịch của Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ, Đức Cha Roche được giao nhiệm vụ giám sát các giai đoạn cuối cùng của công việc và sau đó thông báo rằng bản dịch Sách Lễ mới sang tiếng Anh đã sẵn sàng. Tiếp theo là một kết quả tích cực là tất cả các hội đồng giám mục nói tiếng Anh trên khắp thế giới bỏ phiếu về bản văn. Bản dịch mới này của Sách Lễ Rôma đã được đưa vào các giáo xứ Công Giáo ở Vương quốc Anh vào tháng 9 năm 2011.
Trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài là người đi giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Sarah trong các vấn đề phụng vụ. Ngài được giao phó viết bài bình luận cho Tự Sắc Magnum Principium – Nguyên tắc Chính yếu, trong đó chuyển giao trách nhiệm dịch các bản văn phụng vụ cho các hội đồng giám mục khu vực và quốc gia. Bản nhận xét này được đưa ra cùng với việc công bố Tự Sắc.
Vào năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Roche làm thành viên của nhóm xem xét các kháng cáo về delicta graviora, tức là những tội ác nghiêm trọng thuộc trách nhiệm phán quyết của Bộ Giáo lý Đức tin, bao gồm cả tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Sarah vào ngày 20 tháng 2. Vị Hồng Y người Guinea, đã bước sang tuổi 75 vào tháng 6 năm 2020 và là giám mục người Phi cao cấp nhất tại Vatican, được bổ nhiệm làm người đứng đầu bộ phận phụng vụ vào năm 2014.
Tòa thánh Vatican cũng thông báo vào ngày 27 tháng 5 rằng các sửa đổi đối với Quyển VI của Bộ Giáo luật sẽ được công bố trong một cuộc họp báo vào ngày 1 tháng Sáu.
Source:Catholic News AgencyPope Francis names Archbishop Arthur Roche as Vatican’s new liturgy chief
Đức Tổng Giám Mục Roche, hiện là thư ký của Bộ này, sẽ kế nhiệm Đức Hồng Y Robert Sarah, là vị đã giữ chức tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trong sáu năm cho đến khi Đức Giáo Hoàng chấp nhận đơn từ chức của ngài vào tháng Hai vừa qua khi qua tuổi 75.
Tòa thánh Vatican đã công bố việc bổ nhiệm tổng giám mục người Anh vào ngày 27 tháng 5, cùng với việc đề cử Đức Cha Vittorio Francesco Viola của giáo phận Tortona làm tổng thư ký Bộ và Đức Ông Aurelio García Marcías người Tây Ban Nha làm phụ tá thư ký.
Đức Tổng Giám Mục Roche, năm nay 71 tuổi, đã làm việc tại Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích kể từ khi được Đức Bênêđíctô XVI bổ nhiệm vào năm 2012.
Đức Cha Arthur Roche sinh tại Batley Carr, Yorkshire, bên Anh. Ngài đạt được bằng thần học tại Đại học Giáo hoàng Comillas. Khi trở về Anh Quốc, ngài được Đức Cha William Wheeler truyền chức linh mục vào ngày 19 tháng 7 năm 1975.
Sau đó, ngài được bổ nhiệm làm cha phó tại Nhà thờ Holy Rood ở Barnsley cho đến năm 1978, khi ngài trở thành thư ký riêng cho Đức Cha William Gordon Wheeler. Ngài được bổ nhiệm làm Phó Chưởng Ấn của giáo phận vào năm 1979.
Năm 1991, ngài theo học tại Đại học Giáo hoàng Gregôriô, lấy bằng Tiến Sĩ Thần học. Ngài được bổ nhiệm làm Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Công Giáo Anh và xứ Wales vào tháng 4 năm 1996 và được trao tước hiệu Đức ông.
Ngày 12 tháng 4 năm 2001, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã bổ nhiệm Đức Cha Roche làm Giám Mục Phụ Tá của Westminster. Một năm sau, ngày 16 tháng 7 năm 2002 ngài được bổ nhiệm Giám mục phó tại giáo phận Leeds. Ngài trở thành giám mục thứ chín của Leeds khi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II chấp nhận đơn từ chức của Đức Cha Konstant vì lý do sức khỏe vào ngày 7 tháng 4 năm 2004.
Vào tháng 7 năm 2002, trong khi vẫn tiếp tục làm giám mục Leeds, Đức Cha Roche được bầu làm chủ tịch Ủy ban Quốc tế về tiếng Anh trong Phụng vụ, là cơ quan giám sát việc dịch các bản văn phụng vụ Latinh sang tiếng Anh. Trước đó, Ủy ban đã không giành được sự xác nhận của Tòa thánh về bản dịch Sách lễ năm 1998, và việc bổ nhiệm Đức Cha Roche, cùng với việc thay thế hàng loạt các nhân viên, là một phần trong tiến trình bảo đảm bản dịch chính xác hơn mà ngày càng nhiều giám mục và quan chức Vatican mong muốn. trong những năm qua.
Với tư cách là chủ tịch của Ủy ban Quốc tế về Anh ngữ trong Phụng vụ, Đức Cha Roche được giao nhiệm vụ giám sát các giai đoạn cuối cùng của công việc và sau đó thông báo rằng bản dịch Sách Lễ mới sang tiếng Anh đã sẵn sàng. Tiếp theo là một kết quả tích cực là tất cả các hội đồng giám mục nói tiếng Anh trên khắp thế giới bỏ phiếu về bản văn. Bản dịch mới này của Sách Lễ Rôma đã được đưa vào các giáo xứ Công Giáo ở Vương quốc Anh vào tháng 9 năm 2011.
Trong triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô, ngài là người đi giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Hồng Y Sarah trong các vấn đề phụng vụ. Ngài được giao phó viết bài bình luận cho Tự Sắc Magnum Principium – Nguyên tắc Chính yếu, trong đó chuyển giao trách nhiệm dịch các bản văn phụng vụ cho các hội đồng giám mục khu vực và quốc gia. Bản nhận xét này được đưa ra cùng với việc công bố Tự Sắc.
Vào năm 2019, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Roche làm thành viên của nhóm xem xét các kháng cáo về delicta graviora, tức là những tội ác nghiêm trọng thuộc trách nhiệm phán quyết của Bộ Giáo lý Đức tin, bao gồm cả tội lỗi lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chấp nhận đơn từ chức của Đức Hồng Y Sarah vào ngày 20 tháng 2. Vị Hồng Y người Guinea, đã bước sang tuổi 75 vào tháng 6 năm 2020 và là giám mục người Phi cao cấp nhất tại Vatican, được bổ nhiệm làm người đứng đầu bộ phận phụng vụ vào năm 2014.
Tòa thánh Vatican cũng thông báo vào ngày 27 tháng 5 rằng các sửa đổi đối với Quyển VI của Bộ Giáo luật sẽ được công bố trong một cuộc họp báo vào ngày 1 tháng Sáu.
Source:Catholic News Agency
Án tuyên thánh cho một thừa sai tại Hoa Lục tiến thêm được một bước
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:10 27/05/2021
Hôm 22 tháng Năm, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Tuyên thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận vị Tôi tớ Chúa, cha Mariano Gazpio, người Tây Ban Nha, thuộc dòng thánh Augustinô Nhặt Phép, đã thực hiện các nhân đức đến mức độ anh hùng, và nay có thể được gọi là Đấng Đáng kính.
Cha Gazpio sinh tại Navaro bên Tây Ban Nha, năm 1899 và bắt đầu làm việc truyền giáo tại Trung Quốc từ năm 1924, khi được 25 tuổi, tại Thương Khiêu (Shangqiu, 商丘), thuộc tỉnh Hà Nam. Trong 28 năm trời, cha tận tụy hăng say với công việc tông đồ, đạo đức và yêu thương người nghèo.
Sau khi đảng cộng sản lên nắm chính quyền tại Trung Quốc từ năm 1949, cha Gazpio vẫn ở lại nhiệm sở, mặc dù làn sóng bách hại lên cao. Sau cùng năm 1952, cha bị Nhà nước Trung Quốc trục xuất cùng với các thừa sai nước ngoài khác.
Theo trang Augustinos Recoletos của dòng thánh Augustinô Nhặt Phép, cha Gazpio nổi tiếng về lòng sùng kính Thánh Thể, Thánh Tâm và Đức Mẹ Maria. “Ngoài những giờ cầu nguyện chung với cộng đoàn, cha còn dành nhiều thời gian để cầu nguyện riêng trong cung nguyện. Cha chăm chỉ đọc Kinh thánh, vì thế người ta thường thấy cha để mở sách Kinh thánh trên bàn làm việc. Trong việc linh hướng, cha luôn trưng dẫn Sách thánh”.
Cha Gazpio qua đời tại thành Pamplona bên Tây Ban Nha, ngày 22 tháng 9 năm 1989, thọ 90 tuổi. Án phong chân phước cho ngài được khởi sự cách đây 21 năm vào năm Đại Thánh 2000. Giờ đây, ngài được gọi là Bậc Đáng Kính, và để tuyên chân phước cho ngài, Giáo Hội cần xác minh một phép lạ được cho là nhờ sự can thiệp của ngài.
Source: Augustinos Recoletos
Thảm kịch núi lửa Goma của DR Congo: Tôi không thể cứu người chồng ốm yếu của mình khỏi dung nham
Đặng Tự Do
16:11 27/05/2021
Ernestine Kabuo trở về nhà sau khi chạy trốn khỏi dòng dung nham ở Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo, và phát hiện ra rằng chồng cô đã không qua khỏi.
Bà nói với hãng thông tấn Reuters rằng bà 68 tuổi không thể bế người chồng ốm yếu của mình ra khỏi nhà và bà phát hiện ông bị chết cháy.
Ít nhất 22 người chết đã được xác nhận sau vụ phun trào hôm thứ Bảy của một ngọn núi lửa gần đó, Núi Nyiragongo.
Nhưng dung nham dừng lại ở khu vực xây dựng của thành phố.
Điều này đã tránh được mức độ chết chóc và tàn phá từng xảy ra vào năm 2002. Tuy nhiên, nó đã ập đến quận Buhene, nơi bà Kabuo đang ở.
“Tôi tự nói với bản thân: Tôi không thể đi một mình, chúng tôi đã kết hôn vì điều tốt nhất và điều tồi tệ nhất”, bà nói với Reuters khi trần tình về những gì đã xảy ra vào hôm thứ Bảy.
“Tôi đã quay lại ít nhất để cố gắng đưa chồng tôi ra ngoài nhưng không thể. Tôi bỏ chạy và chồng tôi bị bỏng bên trong. Tôi không biết phải làm gì. Tôi nguyền rủa ngày này”.
Năm người chết vì ngạt thở khi cố băng qua dung nham khi nó đang nguội dần ở một nơi chỉ cách Goma về phía bắc.
Một người thứ sáu đang nằm viện trong tình trạng khó thở, lãnh đạo xã hội dân sự Mambo Kawaya nói với hãng tin AFP.
Kể từ đó, các nhà chức trách đã cố gắng ngăn không cho người dân đến thăm những nơi dung nham đang nguội lạnh, nhà báo Esdras Tsongo của Goma nói với chương trình phát thanh Focus on Africa của BBC.
Những cư dân khác của Goma, một thành phố với 670,000 người theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đang tìm kiếm những người thân yêu mất tích khi thành phố và khu vực tiếp tục trải qua các trận động đất.
Cơ quan quản lý trẻ em của Liên hợp quốc, Unicef, cho biết hơn 170 trẻ em lo sợ sẽ mất tích và 150 em khác đã bị ly tán khỏi gia đình, Unicef cho biết các trung tâm sẽ được thành lập để giúp đỡ trẻ vị thành niên không có người đi kèm.
Chín trong số những trường hợp tử vong được nhà chức trách ghi nhận là do tai nạn giao thông do người dân bỏ chạy.
Phát ngôn viên chính phủ Patrick Muyaya cho biết 4 người khác đã chết khi cố gắng trốn thoát khỏi một nhà tù trong khi 2 người bị thiêu chết.
Dung nham dừng lại ở quận Buhene, ngoại ô Goma, chôn vùi hàng trăm ngôi nhà và cả những công trình lớn. Các nỗ lực tái thiết có thể sẽ mất nhiều tháng.
Source:Reuters
Tờ Wall Street Journal tham gia vào cuộc tranh luận về nguồn gốc COVID-19 đổ lỗi cho Bắc Kinh
Đặng Tự Do
16:12 27/05/2021
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai cho biết họ không thể xác nhận một báo cáo của tờ Wall Street Journal về nguồn gốc của COVID-19. Tờ này cho biết ba nhà nghiên cứu từ Viện Vi rút học Vũ Hán của Trung Quốc đã phải vào bệnh viện vào tháng 11 năm 2019 - một tháng trước khi Trung Quốc báo cáo những trường hợp đầu tiên nhiễm coronavirus.
Phát ngôn viên Jen Psaki nói: “Chúng tôi không có đủ dữ liệu và thông tin để đưa ra kết luận tại thời điểm này”.
Báo cáo đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu virus có lây truyền từ động vật sang người hay không và đã hỗ trợ cho giả thuyết cho rằng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết cần thêm thông tin và kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới đẩy mạnh cuộc điều tra.
Psaki nói: “Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi WHO hỗ trợ các đánh giá do chuyên gia định hướng về nguồn gốc của đại dịch mà không bị can thiệp bởi chính trị hóa... Giờ đây, chúng tôi hy vọng rằng WHO có thể tiến hành một cuộc điều tra Giai đoạn 2 độc lập, minh bạch hơn”.
Báo cáo của Wall Street Journal trích dẫn một báo cáo tình báo chưa được tiết lộ trước đây của Hoa Kỳ với các tình tiết cụ thể hơn một tờ thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được phát hành gần cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump theo đó các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm có các triệu chứng phù hợp với “cả COVID-19 và bệnh thông thường theo mùa”.
Báo cáo tình báo mới bổ sung thêm nhiều thông tin chi tiết mới, bao gồm số lượng nhà nghiên cứu, thời gian mắc bệnh và số lần đến bệnh viện của họ.
Tất cả những điều này dẫn đến âu lo là Trung Quốc đã thử nghiệm loại virus cực độc này cho các mục tiêu chiến tranh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ báo cáo của tờ Wall Street Journal, nói rằng nó “hoàn toàn không đúng sự thật”.
Đến nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng coronavirus là do quân đội Mỹ gây ra.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Li Kiên nói: “ Hoa Kỳ tiếp tục thổi phồng lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm. Nó có quan tâm đến truy xuất nguồn gốc không? Hay nó chỉ đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý?”
Cựu giám đốc FDA Scott Gottlieb nói với CNBC hôm thứ Hai rằng - bất chấp những tuyên bố từ Trung Quốc - các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện ra bằng chứng xác thực rằng virus đến từ động vật và ngày càng có nhiều bằng chứng khách quan ủng hộ giả thuyết rằng virus có thể đến từ một phòng thí nghiệm.
Source:Reuters
Đức Thánh Cha kết thúc Tháng cầu Nguyện Marathon với Tràng Chuỗi Mân Côi trong Vườn Vatican
Thanh Quảng sdb
18:26 27/05/2021
Đức Thánh Cha kết thúc Tháng cầu Nguyện Marathon với Tràng Chuỗi Mân Côi trong Vườn Vatican
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự việc lần chuỗi Mân Côi toàn cầu vào ngày tối thứ Hai, 31 tháng 5, kết thúc tháng Cầu nguyện Marathon, xin cho cơn đại dịch được chấm dứt.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự để cùng với các tín hữu khắp năm châu lần chuỗi Mân Côi vào ngày cuối cùng của tháng Năm, kết thúc cuộc Cầu nguyện Marathon kéo dài một tháng, để xin Chúa và Mẹ giúp chấm dứt cơn đại dịch Covid-19, hầu nhân loại có thể trở lại sinh hoạt xã hội và cuộc sống thường nhật khắp nơi trên thế giới.
Ảnh Mẹ Maria, “Đấng giải thoát”
Trong buổi tối cầu nguyện cuối cùng này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin trưng bày hình Đức Mẹ, “Đấng giải cứu” được trưng bày trong Vườn Vatican, nơi mà buổi cầu nguyện cuối cùng liên đới với các đền thờ trên thế giới được diễn ra.
Đức Thánh Cha có một lòng tôn sùng cách đặc biệt đối với bức ảnh có nguồn gốc từ Augsburg, Đức. Bức tranh vẽ vào thế kỷ 18 cho thấy Đức Trinh Nữ Maria đang tháo các nút thắt trong một dải ruy băng trắng được hai thiên thần nâng, như tháo gỡ những ràng buộc tội lỗi hầu ban cho chúng ta niềm hy vọng, lòng thương xót và sức mạnh chiến thắng sự dữ.
Đức Giám Mục Bertram Johannes Meier, của Giáo phận Augsburg, đang mang một bản sao của hình vẽ gốc này đến Rome cho buổi cầu kinh vào thứ Hai 31/5/2021 này, sau đó bức ảnh sẽ được tặng lại cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Giám Mục Meier sẽ dẫn đầu một cuộc rước trọng thể để khai mạc buổi cầu nguyện, ngài sẽ đặt biểu tượng bức tranh đó ở một nơi xứng đáng trong Vườn Vatican.
Theo một thông cáo báo chí của Thánh bộ Tân Phúc âm hóa – Thánh bộ đã đứng ra tổ chức Cuộc Cầu Nguyện Marathon này – cho hay Đức Thánh Cha và các tín hữu sẽ quy tụ dưới một mái vòm của Đền thờ Thánh Phêrô như một "biểu tượng thành phố Roma cũng như tất cả các thành phố trên thế giới được Mẹ chở che."
Các nút được gỡ bỏ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn năm ý chỉ cầu nguyện đặc biệt cho buổi cầu nguyện kết thúc này.
Năm “nút thắt” cần được cởi bỏ:
- Thứ nhất là “mối quan hệ bị tổn thương, sự cô đơn và sự thờ ơ,” đã trở nên tồi tệ trong cơn đại dịch.
- Nút thắt thứ hai là tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là những thử thách đối với giới trẻ, phụ nữ và những người cha trong gia đình, cũng như những doanh nhân đang phải đối diện với việc bênh vực và bảo vệ nhân công của họ.
- Nút thắt thứ ba là: “Kịch tính của bạo lực” - đặc biệt là bạo lực bắt nguồn từ gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực xuất phát từ căng thẳng xã hội trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng hiện nay.
- Ý định thứ tư của Thánh Cha liên quan đến "sự tiến bộ của con người", cần được hỗ trợ bởi các khám phá qua việc nghiên cứu khoa học mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được, "đặc biệt là những người yếu đau và nghèo khổ".
- Cuối cùng, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện cho việc chăm sóc mục vụ, để các cộng đồng Công Giáo có thể nhận lại được lòng nhiệt thành của họ và cảm thấy một động lực mới trong các lĩnh vực của đời sống mục vụ; những người trẻ có thể thành hôn, xây dựng gia đình và tương lai.
Tôn vinh hình ảnh của Mẹ
Khi kết thúc buổi Cầu nguyện vào tối thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ long trọng đội vương miện cho bức ảnh của Đức Maria, Đấng Giải cứu… (Mary, Untier of Knots).
Buổi lần Chuỗi Mân Côi với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được truyền hình trực tiếp qua tất cả các kênh truyền thông của Vatican, bao gồm Đài phát thanh Vatican, các trang mạng Vatican; người khiếm thính cũng có thể thông công qua Ngôn ngữ ký hiệu Ý (LIS).
Nhiều đền thờ Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới sẽ kết nối với Rôma để truyền hình buổi đọc Kinh Mân Côi này.
Một số các đền thờ như: Nhà thờ Đức Bà Boulogne ở Pháp; Đức Mẹ Schoenstatt ở Đức; Đức Mẹ Sầu Bi ở Rwanda; Đền thờ Quốc gia Maipú ở Chile; Nuestra Senora de Os Gozos ở Tây Ban Nha; Đền Đức Mẹ Lộ Đức ở Carfin, Scotland; Vương cung thánh đường La Virgen de los Milagros de Caacupé ở Paraguay; và thánh địa giáo xứ Đức Mẹ Ban ơn ở La Spezia, Ý.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự việc lần chuỗi Mân Côi toàn cầu vào ngày tối thứ Hai, 31 tháng 5, kết thúc tháng Cầu nguyện Marathon, xin cho cơn đại dịch được chấm dứt.
(Tin Vatican - Christopher Wells)
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự để cùng với các tín hữu khắp năm châu lần chuỗi Mân Côi vào ngày cuối cùng của tháng Năm, kết thúc cuộc Cầu nguyện Marathon kéo dài một tháng, để xin Chúa và Mẹ giúp chấm dứt cơn đại dịch Covid-19, hầu nhân loại có thể trở lại sinh hoạt xã hội và cuộc sống thường nhật khắp nơi trên thế giới.
Ảnh Mẹ Maria, “Đấng giải thoát”
Trong buổi tối cầu nguyện cuối cùng này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã xin trưng bày hình Đức Mẹ, “Đấng giải cứu” được trưng bày trong Vườn Vatican, nơi mà buổi cầu nguyện cuối cùng liên đới với các đền thờ trên thế giới được diễn ra.
Đức Thánh Cha có một lòng tôn sùng cách đặc biệt đối với bức ảnh có nguồn gốc từ Augsburg, Đức. Bức tranh vẽ vào thế kỷ 18 cho thấy Đức Trinh Nữ Maria đang tháo các nút thắt trong một dải ruy băng trắng được hai thiên thần nâng, như tháo gỡ những ràng buộc tội lỗi hầu ban cho chúng ta niềm hy vọng, lòng thương xót và sức mạnh chiến thắng sự dữ.
Đức Giám Mục Bertram Johannes Meier, của Giáo phận Augsburg, đang mang một bản sao của hình vẽ gốc này đến Rome cho buổi cầu kinh vào thứ Hai 31/5/2021 này, sau đó bức ảnh sẽ được tặng lại cho Đức Thánh Cha Phanxicô. Đức Giám Mục Meier sẽ dẫn đầu một cuộc rước trọng thể để khai mạc buổi cầu nguyện, ngài sẽ đặt biểu tượng bức tranh đó ở một nơi xứng đáng trong Vườn Vatican.
Theo một thông cáo báo chí của Thánh bộ Tân Phúc âm hóa – Thánh bộ đã đứng ra tổ chức Cuộc Cầu Nguyện Marathon này – cho hay Đức Thánh Cha và các tín hữu sẽ quy tụ dưới một mái vòm của Đền thờ Thánh Phêrô như một "biểu tượng thành phố Roma cũng như tất cả các thành phố trên thế giới được Mẹ chở che."
Các nút được gỡ bỏ
Đức Thánh Cha Phanxicô đã chọn năm ý chỉ cầu nguyện đặc biệt cho buổi cầu nguyện kết thúc này.
Năm “nút thắt” cần được cởi bỏ:
- Thứ nhất là “mối quan hệ bị tổn thương, sự cô đơn và sự thờ ơ,” đã trở nên tồi tệ trong cơn đại dịch.
- Nút thắt thứ hai là tình trạng thất nghiệp, đặc biệt là những thử thách đối với giới trẻ, phụ nữ và những người cha trong gia đình, cũng như những doanh nhân đang phải đối diện với việc bênh vực và bảo vệ nhân công của họ.
- Nút thắt thứ ba là: “Kịch tính của bạo lực” - đặc biệt là bạo lực bắt nguồn từ gia đình, bạo lực đối với phụ nữ và bạo lực xuất phát từ căng thẳng xã hội trở nên trầm trọng hơn bởi cuộc khủng hoảng hiện nay.
- Ý định thứ tư của Thánh Cha liên quan đến "sự tiến bộ của con người", cần được hỗ trợ bởi các khám phá qua việc nghiên cứu khoa học mà tất cả mọi người đều có thể tiếp cận được, "đặc biệt là những người yếu đau và nghèo khổ".
- Cuối cùng, Đức Thánh Cha sẽ cầu nguyện cho việc chăm sóc mục vụ, để các cộng đồng Công Giáo có thể nhận lại được lòng nhiệt thành của họ và cảm thấy một động lực mới trong các lĩnh vực của đời sống mục vụ; những người trẻ có thể thành hôn, xây dựng gia đình và tương lai.
Tôn vinh hình ảnh của Mẹ
Khi kết thúc buổi Cầu nguyện vào tối thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ long trọng đội vương miện cho bức ảnh của Đức Maria, Đấng Giải cứu… (Mary, Untier of Knots).
Buổi lần Chuỗi Mân Côi với Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ được truyền hình trực tiếp qua tất cả các kênh truyền thông của Vatican, bao gồm Đài phát thanh Vatican, các trang mạng Vatican; người khiếm thính cũng có thể thông công qua Ngôn ngữ ký hiệu Ý (LIS).
Nhiều đền thờ Đức Mẹ khắp nơi trên thế giới sẽ kết nối với Rôma để truyền hình buổi đọc Kinh Mân Côi này.
Một số các đền thờ như: Nhà thờ Đức Bà Boulogne ở Pháp; Đức Mẹ Schoenstatt ở Đức; Đức Mẹ Sầu Bi ở Rwanda; Đền thờ Quốc gia Maipú ở Chile; Nuestra Senora de Os Gozos ở Tây Ban Nha; Đền Đức Mẹ Lộ Đức ở Carfin, Scotland; Vương cung thánh đường La Virgen de los Milagros de Caacupé ở Paraguay; và thánh địa giáo xứ Đức Mẹ Ban ơn ở La Spezia, Ý.
Nội Chiến xảy ra ở Myanmar và các nhà thờ bị tấn công!
Thanh Quảng sdb
22:12 27/05/2021
Nội Chiến xảy ra ở Myanmar và các nhà thờ bị tấn công!
Loikaw (Theo TTX Fides) - Một số bom do chính phủ quân sự Miến Điện pháo kích vào nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở thành phố Demoso, bang Kayah, miền đông Myanmar, nơi có giao tranh dữ dội giữa quân đội của chính phủ và các nhóm kháng chiến địa phương.
Đây là nhà thờ Công Giáo thứ hai bị pháo, sau Nhà thờ Công Giáo Thánh Tâm ở tỉnh Kayanthayar, trong Tiểu bang Loikaw. Như đã được TTX Fides loan tin với lời minh xác của Linh mục Philip Aung Nge, Tổng đại diện của giáo phận Loikaw, các viên đạn cối đã bắn vào nhà thờ ở Demoso! Nhà thờ thánh Giuse cũng như bốn nhà thờ Công Giáo trong thành phố Demoso, đều là các nơi trú ngụ cho những người di tản, thường dân vô tội. Ngoài những thiệt hại về vật chất, may mắn không có ai bị tử thương… nhưng trước sự gia tăng xung đột, các cha xứ đã quyết định di chuyển mọi người đến những ngôi nhà nguyện nhỏ hơn và biệt lập hơn.
Cha Philip Aung Nge cho TTX Fides hay: các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực Demoso, bang Kayah và các khu vực Pekhon, thuộc bang Shan gần đó. "Chúng tôi đang chứng kiến cảnh giao tranh ngay trong thành phố, một điều chưa từng thấy ở Myanmar kể từ năm 1948".
Cha Philip Aung Nge nói: "Chúng tôi không thể quả quyết rằng các nhà thờ là mục tiêu pháo bom, nhưng chúng tôi thấy pháo binh bắn bừa bãi vào thành phố, không cần biết nó có thể rơi vào các nơi dân cư như tu viện, nhà thờ, trường học, dân cư!". Cha cho hay các nhà thờ có nhiều người di tản, chủ yếu họ là Kitô hữu, vì khoảng một phần ba dân số ở tiểu bang Kayah là những tín hữu tin vào Chúa Giêsu. Giáo Hội Công Giáo địa phương, các linh mục tu sĩ đã làm việc không ngừng để tiếp nhận và cung cấp đồ ăn, thức uống cho dân chúng…
Cha Philip Aung Nge cho biết: “Tại tất cả các nhà thờ trong tiểu bang hỗ trợ thực phẩm, thuốc men, đặc biệt là sự an ủi và nâng đỡ tinh thần. Các chiến binh kháng chiến dân sự ở tiểu bang Kayah đã qui tụ thành "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni" (KPDF) để chống lại việc quân sự hóa khu vực, trong lúc đó chính quyền quân sự cũng ra lệnh tăng cường các biện pháp tình báo, kiểm soát mạng Internet và điện thoại di động của cư dân.
Quân đội Tatmadaw (quân đội Miến Điện) bị thương vong nhiều tại các quận Demoso, Loikaw và Pekhon. Kết quả của những cuộc đụng độ trong 5 ngày qua, làm cho khoảng 70.000 dân thường phải chạy trốn khỏi khoảng 150 ngôi làng ở Demoso, Loikaw và 50.000 người ở Pekhon thuộc bang Kayah và 20.000 ở bang Shan. Nhiều dân làng đã rời bỏ nhà cửa và trốn lên núi đồi hoặc vào rừng sâu. Người dân trong các thành thị thì tìm nương náu trong các tu viện, nhà thờ và các viện dưỡng lão, trường học, nhưng ngay cả ở đó, họ cũng không được an toàn vì các vụ pháo kích...
Theo các nguồn tin của Fides, thì tình trạng du kích có nguy cơ lan rộng ra toàn quốc rất sớm: các nhóm "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân", lực lượng phòng vệ bình dân, hoạt động tích cực trên toàn lãnh thổ, đang tổ chức thành kháng chiến quân có vũ trang ở các thành phố lớn của Miến Điện, trong khi tại 30 trung tâm đô thị lớn thì đã có lệnh giới nghiêm.
"Cuộc nội chiến ngày càng rõ nét... Chúng tôi thực sự đau buồn về những diễn biến này. Người dân thì bị đàn áp, nên họ phải tự vệ, không còn cách nào khác! Quân đội thường bắt bớ tra tấn thường dân, phụ nữ và trẻ em: đây là những tội ác mà người dân phải phản kháng để tự vệ!” nguồn Fides (Agenzia Fides 5/27/2021)
Loikaw (Theo TTX Fides) - Một số bom do chính phủ quân sự Miến Điện pháo kích vào nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở thành phố Demoso, bang Kayah, miền đông Myanmar, nơi có giao tranh dữ dội giữa quân đội của chính phủ và các nhóm kháng chiến địa phương.
Đây là nhà thờ Công Giáo thứ hai bị pháo, sau Nhà thờ Công Giáo Thánh Tâm ở tỉnh Kayanthayar, trong Tiểu bang Loikaw. Như đã được TTX Fides loan tin với lời minh xác của Linh mục Philip Aung Nge, Tổng đại diện của giáo phận Loikaw, các viên đạn cối đã bắn vào nhà thờ ở Demoso! Nhà thờ thánh Giuse cũng như bốn nhà thờ Công Giáo trong thành phố Demoso, đều là các nơi trú ngụ cho những người di tản, thường dân vô tội. Ngoài những thiệt hại về vật chất, may mắn không có ai bị tử thương… nhưng trước sự gia tăng xung đột, các cha xứ đã quyết định di chuyển mọi người đến những ngôi nhà nguyện nhỏ hơn và biệt lập hơn.
Cha Philip Aung Nge cho TTX Fides hay: các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn ở các khu vực Demoso, bang Kayah và các khu vực Pekhon, thuộc bang Shan gần đó. "Chúng tôi đang chứng kiến cảnh giao tranh ngay trong thành phố, một điều chưa từng thấy ở Myanmar kể từ năm 1948".
Cha Philip Aung Nge nói: "Chúng tôi không thể quả quyết rằng các nhà thờ là mục tiêu pháo bom, nhưng chúng tôi thấy pháo binh bắn bừa bãi vào thành phố, không cần biết nó có thể rơi vào các nơi dân cư như tu viện, nhà thờ, trường học, dân cư!". Cha cho hay các nhà thờ có nhiều người di tản, chủ yếu họ là Kitô hữu, vì khoảng một phần ba dân số ở tiểu bang Kayah là những tín hữu tin vào Chúa Giêsu. Giáo Hội Công Giáo địa phương, các linh mục tu sĩ đã làm việc không ngừng để tiếp nhận và cung cấp đồ ăn, thức uống cho dân chúng…
Cha Philip Aung Nge cho biết: “Tại tất cả các nhà thờ trong tiểu bang hỗ trợ thực phẩm, thuốc men, đặc biệt là sự an ủi và nâng đỡ tinh thần. Các chiến binh kháng chiến dân sự ở tiểu bang Kayah đã qui tụ thành "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân Karenni" (KPDF) để chống lại việc quân sự hóa khu vực, trong lúc đó chính quyền quân sự cũng ra lệnh tăng cường các biện pháp tình báo, kiểm soát mạng Internet và điện thoại di động của cư dân.
Quân đội Tatmadaw (quân đội Miến Điện) bị thương vong nhiều tại các quận Demoso, Loikaw và Pekhon. Kết quả của những cuộc đụng độ trong 5 ngày qua, làm cho khoảng 70.000 dân thường phải chạy trốn khỏi khoảng 150 ngôi làng ở Demoso, Loikaw và 50.000 người ở Pekhon thuộc bang Kayah và 20.000 ở bang Shan. Nhiều dân làng đã rời bỏ nhà cửa và trốn lên núi đồi hoặc vào rừng sâu. Người dân trong các thành thị thì tìm nương náu trong các tu viện, nhà thờ và các viện dưỡng lão, trường học, nhưng ngay cả ở đó, họ cũng không được an toàn vì các vụ pháo kích...
Theo các nguồn tin của Fides, thì tình trạng du kích có nguy cơ lan rộng ra toàn quốc rất sớm: các nhóm "Lực lượng Phòng vệ Nhân dân", lực lượng phòng vệ bình dân, hoạt động tích cực trên toàn lãnh thổ, đang tổ chức thành kháng chiến quân có vũ trang ở các thành phố lớn của Miến Điện, trong khi tại 30 trung tâm đô thị lớn thì đã có lệnh giới nghiêm.
"Cuộc nội chiến ngày càng rõ nét... Chúng tôi thực sự đau buồn về những diễn biến này. Người dân thì bị đàn áp, nên họ phải tự vệ, không còn cách nào khác! Quân đội thường bắt bớ tra tấn thường dân, phụ nữ và trẻ em: đây là những tội ác mà người dân phải phản kháng để tự vệ!” nguồn Fides (Agenzia Fides 5/27/2021)
Top Stories
More prelates reject delays of US bishops discussion of Eucharistic coherence
Catholic News Agency
18:28 27/05/2021
More Catholic bishops have spoken out in support of continuing as planned the process to address “Eucharistic coherence,” namely Christian life and worthiness to receive Holy Communion. The bishops have reacted after an American cardinal’s letter asked the bishops’ conference president, Archbishop Jose Gomez of Los Angeles, to postpone the discussions.
On May 25 Archbishop Alexander Sample of Portland in Oregon voiced his “full support” for Archbishop Gomez and for “the direction he has provided to the body of bishops regarding the question of Eucharistic coherence.”
“He has laid out a process which includes wide consultation on a particular timeline,” Archbishop Sample added. “Some of my brother bishops have asked to delay the process, but this would be a failure of our pastoral responsibility and a failure of collegiality.”
“It would also be contrary to the guidance recently provided by the Congregation for the Doctrine of the Faith,” he added. “I stand by Archbishop Gomez and the leadership of the USCCB, and their commitment to provide guidance on pastoral questions surrounding the Holy Eucharist.”
Communion for pro-abortion politicians is once again a topic of conversation, as both President Joe Biden and House Speaker Nancy Pelosi are Catholic and strongly support legal abortion and taxpayer-funded abortion.
The U.S. bishops’ working group on Biden’s presidency recommended a teaching document on “Eucharistic coherence.” However, a source close to the conference told CNA April 29 that discussion of the Eucharist – at either the bishops’ spring or fall 2021 meetings – would focus broadly on the Eucharist and on general worthiness to receive Communion, and that “nothing was in the works” specifically on Biden and Communion.
Blase Cardinal Cupich of Chicago, joined by other bishops, had recently written to Archbishop Gomez, in his role as bishops’ conference president. Cardinal Cupich’s letter asked that any discussion of “Eucharistic worthiness and other issues raised by the Holy See” by the bishops at their upcoming virtual spring meeting be postponed, until the conference can meet in person.
In his letter, Cardinal Cupich said that the gravity of the topic of the Eucharist necessitated an in-person discourse, and pointed to a recent letter from the Congregation for the Doctrine of the Faith.
The prefect of the congregation, Luis Cardinal Ladaria, had written Archbishop Gomez May 7, advising the U.S. bishops that if they were to issue any “national policy” on Communion for pro-abortion Catholic public officials, they would first need extensive and “serene” dialogue among themselves to ensure unity on the Church’s teaching.
Cardinal Cupich said that the unity which Cardinal Ladaria mentioned could not come about while the bishops held a virtual conference. He asked that bishops first discuss the matter in person, by region, before gathering in person as a conference to discuss any teaching document on the Eucharist.
Bishop James Conley of Lincoln had his own reaction to that letter. He said he was “surprised and dismayed” when he learned that a group of bishops had written to ask for a delay.
“If the polls are correct, some 70% of Catholics do not believe in the real presence of Christ in the Eucharist. Now is not the time to suspend discussion among the U.S. bishops on the question of Eucharistic coherence at our upcoming June meeting,” Bishop Conley said in a May 26 statement.
“We do not need less discussion but rather more discussion on the mystery, beauty and gift of the Holy Eucharist,” the bishop said. “At our last general assembly in November, the U.S. bishops voted overwhelmingly in favor of the process of preparing a document that would address these issues.”
Bishop Conley too voiced his “full support” for Archbishop Gomez and his plan.
“It seems to me that to thwart this process would be to shirk our responsibility as shepherds,” he said. Cardinal Ladaria’s counsel, he thought, “in no way precludes a serene and honest discussion on the part of the U.S. bishops on the topic of Eucharistic coherence.”
“Ultimately, it is a question of unity and love in the Body of Christ,” Bishop Conley continued. “The Eucharist is a sign of unity, and it calls all of us to live lives that are integrated; lives where our faith and our actions are consistent and coherent. The Eucharist is also a sign of love, the mission of love we share with Jesus for the salvation of the world.”
Archbishop Sample’s and Bishop Conley’s statements follow comments from other bishops.
In a May 25 statement provided to CNA, Archbishop Salvatore Cordileone of San Francisco told CNA he was “deeply grieved” by what he said was “the rising public acrimony among bishops and the adoption of behind-closed-doors maneuvers to interfere with the accepted, normal, agreed-upon procedures of the USCCB.”
Bishop Joseph Strickland of Tyler voiced support for Archbishop Cordileone on Twitter, saying May 26: “Thank you Archbishop Cordileone... I am with you... let us be pastors.”
Archbishop Samuel Aquila of Denver commented on Tuesday that the problem of Eucharistic coherence is primarily “a question of love, a question of charity toward our neighbor", citing St. Paul’s warning that it is a danger to a Christian’s soul to receive the Eucharist unworthily.
Archbishop Aquila said that the Congregation for the Doctrine of the Faith's instructions to the bishops call for dialogue – which is the plan for the action item of the spring meeting.
Bishop Thomas Paprocki of Springfield in Illinois voiced support for Archbishop Gomez and the U.S. bishops’ conference leadership. In a May 26 statement, he noted that the phrase “Eucharistic coherence” appeared in the 2007 Aparecida Document of the Latin American and Caribbean bishops, a document which then-Cardinal Bergoglio, now Pope Francis, had a “crucial role” in developing.
In that 2007 document, the bishops noted the role of public officials in defending the sanctity of life on issues such as abortion and euthanasia. When Catholic officials support these and “other grave crimes against life and the family,” they are not to present themselves for Communion, the bishops said.
Bishop Paprocki added that the teaching on Eucharistic coherence draws from canon law, which bars those who “obstinately persist in manifest grave sin” from being admitted to Holy Communion.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc sắp thành lập Cơ sở 2- Phân hiệu Long Khánh
Martino Trần Thanh Tú
21:31 27/05/2021
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc sắp thành lập Cơ sở 2- Phân hiệu Long Khánh
Ngày 17 tháng 5 năm 2021, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân (Đức cha Gioan) – Giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc (CĐ.HBXL), đã bày tỏ ước muốn xây dựng phân hiệu (cơ sở 2) của trường CĐ.HBXL, tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Xem Hình
Trong thư gởi UBND tỉnh Đồng Nai, Đức cha Gioan đã nhắc đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua, cách riêng tại thành phố Long Khánh. Từ ngày được nâng cấp lên thành phố, Long Khánh có tốc độ phát triển nhanh hơn, đời sống nhân dân được cải thiện. Qua đó, TGM Xuân Lộc nhận thấy cần thiết phải có thêm một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong địa bàn giáo phận Xuân Lộc (tại Tp. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và các địa phương lân cận.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy – Hiệu trưởng trường CĐ.HBXL cho biết thêm những lý do để lập phân hiệu của trường tại Long Khánh: vì hiện tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư nhiều vào thành phố Long khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ. Nhưng cho đến nay, trong địa bàn chưa có trường giáo dục nghề nghiệp nào. Vì vậy, để góp phần vào nhu cầu phát triển chung của tỉnh Đồng Nai, cụ thể tại thành phố Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ và những huyện/thị của tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giáp với tỉnh Đồng Nai, nên trường CĐ.HBXL thực hiện chỉ thị của Tòa Giám Mục Xuân Lộc, xin thành lập cơ sở 2, tại thành phố Long Khánh.
Linh mục Hiệu trưởng cũng cho biết thêm: Nhà trường sẽ xây dựng cơ sở mới tại Long Khánh với quy mô đào tạo mỗi năm từ 800 đến 1.000 tay nghề (Học sinh-sinh viên) góp phần vào sự phát triển tại địa phương. Đồng thời, xây dựng khu ký túc xá nam nữ để giáo dục và đào tạo, giúp các em được “Thăng Tiến Con Người Toàn Diện” nhắm đến 03 giá trị cốt lõi: Đạo Đức – Kiến Thức – Công Nghệ.
Bước đầu nhà trường sẽ đào tạo cả hai hệ: Trung cấp và Cao đẳng tại Cơ sở Long Khánh, gồm 03 ngành nghề: Công Nghệ Thông Tin, Kế Toán Doanh Nghiệp, May Công Nghiệp. Liên kết với Đại học Sư Phạm Tp.HCM để mở những khóa đào tạo Giáo viên Mầm non cho những nhà dòng nữ có nhu cầu gởi các sơ đến học tập.
Tuyển sinh cho năm học 2021-2022: Khóa X - Hệ Trung cấp và Khóa V - Hệ Cao đẳng.
Do dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam, nên quý cha, quý thầy cô chỉ có thể đến một vài giáo xứ lân cận để lan toản thông tin tuyển sinh của nhà trường, không thể đến nhiều giáo xứ ở xa như mọi năm. Tuy nhiên, nhà trường cũng nhờ trang thông tin của các giáo phận thông qua Văn phòng Caritas Việt Nam và Caritas các giáo phận trên toàn quốc lan tỏa thông tin tuyển sinh đến mọi miền, hầu có nhiều bạn trẻ được tiếp tục ước mơ học tập, lập nghiệp và tiến thân.
Ngày dự kiến nhập học:
- Ngày 09/08/2021: Tân HS-SV Khóa X - Hệ Trung cấp và Khóa V - Hệ Cao đẳng nhập học.
- Ngày 16/08/2021: HS-SV Khóa IX - Hệ Trung cấp và Khóa IV - Hệ Cao đẳng nhập học.
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc thuộc sở hữu của Tòa Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, tọa lạc tại giáo xứ Lai Ổn, ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Kể từ sau năm 1975 cho đến hiện tại, đây là trường cao đẳng đầu tiên và duy nhất do Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam điều hành, với chương trình đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
Trường có tiền thân là Trường Trung cấp nghề Hòa Bình được thành lập ngày 09 tháng 6 năm 2008 và chính thức hoạt động ngày 20 tháng 12 năm 2012. Đến năm 2017, trường được quyết định cho phép nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Hiện tại, trường Hòa Bình Xuân Lộc do Linh mục Giuse Nguyên Văn Uy – trưởng ban Bác ái Xã hội – Caritas giáo phận Xuân Lộc làm hiệu trưởng.
Martino Trần Thanh Tú
Ngày 17 tháng 5 năm 2021, Đức Cha Gioan Đỗ Văn Ngân (Đức cha Gioan) – Giám mục chính tòa giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc (CĐ.HBXL), đã bày tỏ ước muốn xây dựng phân hiệu (cơ sở 2) của trường CĐ.HBXL, tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Xem Hình
Trong thư gởi UBND tỉnh Đồng Nai, Đức cha Gioan đã nhắc đến sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua, cách riêng tại thành phố Long Khánh. Từ ngày được nâng cấp lên thành phố, Long Khánh có tốc độ phát triển nhanh hơn, đời sống nhân dân được cải thiện. Qua đó, TGM Xuân Lộc nhận thấy cần thiết phải có thêm một cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong địa bàn giáo phận Xuân Lộc (tại Tp. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) để đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh và các địa phương lân cận.
Đức Giám Mục giáo phận Xuân Lộc nêu rõ trong thư: “Tòa Giám Mục Xuân Lộc đã chỉ đạo cho Ban giám hiệu trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc, xây dựng đề án xin thành lập phân hiệu (cơ sở 2) tại thành phố Long Khánh … lấy tên gọi là PHÂN HIỆU LONG KHÁNH, CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÒA BÌNH XUÂN LỘC”.
Linh mục Giuse Nguyễn Văn Uy – Hiệu trưởng trường CĐ.HBXL cho biết thêm những lý do để lập phân hiệu của trường tại Long Khánh: vì hiện tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang đầu tư nhiều vào thành phố Long khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ. Nhưng cho đến nay, trong địa bàn chưa có trường giáo dục nghề nghiệp nào. Vì vậy, để góp phần vào nhu cầu phát triển chung của tỉnh Đồng Nai, cụ thể tại thành phố Long Khánh, huyện Xuân Lộc, huyện Cẩm Mỹ và những huyện/thị của tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giáp với tỉnh Đồng Nai, nên trường CĐ.HBXL thực hiện chỉ thị của Tòa Giám Mục Xuân Lộc, xin thành lập cơ sở 2, tại thành phố Long Khánh.
Linh mục Hiệu trưởng cũng cho biết thêm: Nhà trường sẽ xây dựng cơ sở mới tại Long Khánh với quy mô đào tạo mỗi năm từ 800 đến 1.000 tay nghề (Học sinh-sinh viên) góp phần vào sự phát triển tại địa phương. Đồng thời, xây dựng khu ký túc xá nam nữ để giáo dục và đào tạo, giúp các em được “Thăng Tiến Con Người Toàn Diện” nhắm đến 03 giá trị cốt lõi: Đạo Đức – Kiến Thức – Công Nghệ.
Bước đầu nhà trường sẽ đào tạo cả hai hệ: Trung cấp và Cao đẳng tại Cơ sở Long Khánh, gồm 03 ngành nghề: Công Nghệ Thông Tin, Kế Toán Doanh Nghiệp, May Công Nghiệp. Liên kết với Đại học Sư Phạm Tp.HCM để mở những khóa đào tạo Giáo viên Mầm non cho những nhà dòng nữ có nhu cầu gởi các sơ đến học tập.
Tuyển sinh cho năm học 2021-2022: Khóa X - Hệ Trung cấp và Khóa V - Hệ Cao đẳng.
Do dịch bệnh Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam, nên quý cha, quý thầy cô chỉ có thể đến một vài giáo xứ lân cận để lan toản thông tin tuyển sinh của nhà trường, không thể đến nhiều giáo xứ ở xa như mọi năm. Tuy nhiên, nhà trường cũng nhờ trang thông tin của các giáo phận thông qua Văn phòng Caritas Việt Nam và Caritas các giáo phận trên toàn quốc lan tỏa thông tin tuyển sinh đến mọi miền, hầu có nhiều bạn trẻ được tiếp tục ước mơ học tập, lập nghiệp và tiến thân.
Ngày dự kiến nhập học:
- Ngày 09/08/2021: Tân HS-SV Khóa X - Hệ Trung cấp và Khóa V - Hệ Cao đẳng nhập học.
- Ngày 16/08/2021: HS-SV Khóa IX - Hệ Trung cấp và Khóa IV - Hệ Cao đẳng nhập học.
Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc thuộc sở hữu của Tòa Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, tọa lạc tại giáo xứ Lai Ổn, ấp Lộ Đức, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam.
Kể từ sau năm 1975 cho đến hiện tại, đây là trường cao đẳng đầu tiên và duy nhất do Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam điều hành, với chương trình đào tạo nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam.
Trường có tiền thân là Trường Trung cấp nghề Hòa Bình được thành lập ngày 09 tháng 6 năm 2008 và chính thức hoạt động ngày 20 tháng 12 năm 2012. Đến năm 2017, trường được quyết định cho phép nâng cấp lên thành Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc.
Hiện tại, trường Hòa Bình Xuân Lộc do Linh mục Giuse Nguyên Văn Uy – trưởng ban Bác ái Xã hội – Caritas giáo phận Xuân Lộc làm hiệu trưởng.
Martino Trần Thanh Tú
Văn Hóa
Dấu Chân Anh Mù
Sơn Ca Linh
08:44 27/05/2021
… Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su…. Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. (Mc 10,46-52)
Không mấy thuở… lại nghe chuyện “Anh Mù” !
Chuyện có liên quan đến “Người Thợ Mộc Giêsu”,
“chuyện trên đường” của hai ngàn năm trước…
Vâng, chuyện “Anh mù ở Giêricô”,
mà các Tin Mừng đã thi nhau tường thuật (1).
Mới nghe qua,
tưởng chừng như “một phép lạ” thế thôi !
Có dè đâu ! Một bài học, một “sứ điệp để đời”,
Mà cả “Nhóm Mười Hai”,
cho đến muôn thế hệ ngàn sau ân cần học lại.
Hơn cả “Nhóm Mười Hai”,
Ba năm tròn ở với Thầy luôn mãi,
Mà “đoạn cuối hành trình” (2)
lại tranh nhau chuyện “ăn trước ngồi trên” (3),
Trong khi anh mù,
Bên vệ đường hành khất trôi nổi lênh đênh,
Lại truy nhận Đấng Mêsia,
Trong chính lời van xin “Lạy ông Giêsu, Con Vua Đavít” !
Rồi cho dẫu bị đám đông cản ngăn, khinh miệt,
Cứ tiếp cận, cứ la to… dù đơn độc một mình !
Thế giới được bao nhiêu,
kẻ dám lội ngược dòng giữa cuộc nhân sinh,
Mà đích điểm chính là Đấng “Giêsu Cứu Thế” !
Chấp nhận phận đời,
tên mù loà tối tăm thân tàn ma dại,
Chỉ giữ cho mình “niềm hy vọng được xót thương” !
“Phúc Khó Nghèo”, là đây, đoá hoa dại bên đường,
Làm sao chẳng chạm đến trái tim “Người Mục Tử” !
Vâng, Ngài đã ngang qua trên vạn nẻo đường thế giới,
Nẻo lên Giêrusalem, nẻo về Giêricô… !
Ngài đã nhập thể vào đời, nên đâu ngại tăm tối ô nhơ,
Miễn gặp, bất kể kẻ bầm dập là ai…
để băng bó mang về… như “người Samari nhân hậu” !
Vâng, Ngài đã lắng nghe, Ngài đã đứng lại.
Niềm tin chính là cuộc “hội ngộ của tình yêu” !
Chúng ta hôm nay, những Mađalêna, Matthêô, Giakêu…
Có gì ngại, cứ noi gương “Anh Mù” tiến lên phía trước !
Vâng, phải lập tức đứng dậy,
phải lột bỏ tấm áo choàng rách nát
Như “Người con hoang nhất quyết trở về nhà cha” !
Rồi từ đây, sẽ được thấy “một vũ trụ bao la”,
Một thế giới rạng ngời của tình yêu và kỳ công cứu độ !
Đôi mắt của “Anh mù Báctimê”,
hay đôi mắt của tôi, của anh và của chị,
Cũng đã một lần nhờ Nhiệm Tích Thánh Tẩy “Mở ra”.
Dầu Thánh Linh ngày Thêm Sức đã tuôn chảy chan hoà,
Đức tin cứu “Anh mù”,
và Đức tin cũng đã cứu mỗi người chúng ta như thế !
Và “Anh mù Báctimê”
đã “làm lại cuộc đời, như Tin Mừng đã kể:
Anh đã thấy, đã chọn con đường mới để theo đi.
Đường của Người,
Đường về Giêrusalem, đường thập giá… lo gì,
Vì bây giờ, trong tim,
lửa Phục Sinh đã rạng ngời choáng ngợp !
Chuyện “Anh mù”,
mãi là chuyện của chúng ta của niềm tin hiện thực,
Của những cuộc “lên đường” và “gặp gỡ Chúa Giêsu”;
Của đức khó nghèo, niềm tín thác, khiêm nhu…,
Của hoán cải, “đi ra” loan Tin Mừng cứu độ !
Sơn Ca Linh (27.5.2021)
GHI CHÚ
(1) Mt 20, 29-34; Mc 10,46-52; Lc 18,35-43; (x. Ga 9,1-41).
(2) Trên đường về Giêrusalem lần cuối và việc loan báo cuộc khổ nạn (Mc 10,32-34; Mt 20: 17 -19; Lc 18: 31 -34
(3) Mc 10,41-45; Mt 20,24-28.
Có Mẹ Bên Con
Kim Chung
08:51 27/05/2021
Chút tâm tình bên Hang đá “Đức Mẹ Mã Vôi”, Đức Bình – Tịnh Sơn
Đời con nắng hạ Mẹ ơi!
Mẹ cho gió mát chia vơi giọt nồng.
Đường về mây có theo không?
Mẹ giăng tà áo bóng hồng con che.
Đêm buồn ngân mãi tiếng ve
Mẹ ru theo gió lòng nghe chạnh lòng...
Dặm dài con bước long đong
Mẹ tay nâng đỡ tay vòng yêu thương.
Bơ vơ bóng hạc bên đường
Thương con đâu nỡ, Mẹ nhường ánh sao.
Hoen mi mắt ướt lệ trào
Mẹ thêm hơi ấm thêm vào tình yêu.
Bâng khuâng bên bóng trời chiều
Mẹ xua tăm tối, Mẹ dìu bước đi.
Con buồn Mẹ có vui chi
Với con tình Mẹ chẳng khi nhạt nhòa...
Tim hồng con bỗng nở hoa
Mẹ ơi! Có Mẹ chan hòa niềm mơ!
Trời mai muôn thuở mong chờ,
Mẹ là “Suối mát”, “Nguồn Thơ”, dâng đầy !
Kim Chung (Tháng 5/2021)
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées , lý lẽ tự nhiên không đủ
Vũ Văn An
15:05 27/05/2021
MỤC III. Khó có thể chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa bằng ánh sáng tự nhiên; nhưng điều an toàn nhất là tin sự hiện hữu đó.
I. Chúng ta hãy nói theo ánh sáng tự nhiên. Nếu có một Thiên Chúa, thì Người hoàn toàn không thể hiểu được, vì, không có bộ phận cũng như giới hạn, Người không có nét gì giống chúng ta: do đó chúng ta không có khả năng biết được cả việc Người là gì lẫn Người có hiện hữu hay không. Vì sự thực là như vậy, ai dám tìm cách giải đáp vấn đề này? Không phải chúng ta, những người không có gì giống như Người.
II. Ở đây, tôi sẽ không tìm cách chứng minh bằng những lý lẽ tự nhiên, cả sự hiện hữu của Thiên Chúa lẫn Chúa Ba Ngôi, hay sự bất tử của linh hồn, hay bất cứ điều gì thuộc bản chất này; không những bởi vì tôi không cảm thấy đủ mạnh để tìm thấy trong tự nhiên bất cứ điều gì có thể thuyết phục những người vô thần cứng lòng, mà còn bởi vì nhận thức này, nếu không có CHÚA GIÊSU KITÔ, thì vô ích và vô dụng. Khi một người được thuyết phục rằng tỷ lệ số là các sự thật phi vật chất, trường cửu, và phụ thuộc vào sự thật đầu hết nhờ đó chúng tồn tại, điều người ta vốn gọi là Thiên Chúa, tôi không thấy họ tiến bao nhiêu trong ơn cứu rỗi của họ.
III. Thật là một điều lạ khi không có một tác giả kinh điển nào đã dùng thiên nhiên để chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa: Tất cả họ đều có khuynh hướng làm cho Người được tin; và không bao giờ họ nói: Không hề có khoảng chân không; vậy thì phải có một Thiên Chúa. Hẳn họ phải khôn khéo hơn những người khôn khéo nhất từ trước đến nay, từng đã sử dụng các luận điểm như thế.
Nếu việc chứng minh Thiên Chúa bằng tự nhiên là một dấu chỉ sự yếu kém, thì đừng coi thường Kinh thánh: nếu việc biết các mâu thuẫn này là dấu chỉ sức mạnh, thì hãy quý trọng Kinh thánh.
IV. Đơn vị nối dài tới vô tận không gia tăng được gì, chỉ là một bộ Anh so với chiều dài vô hạn. Thể hữu hạn hóa ra không trước sự hiện diện của thể vô hạn, và trở thành hư vô thuần túy. Tinh thần của chúng ta trước mặt Thiên Chúa cũng thế; công lý của chúng ta trước công lý của Thiên Chúa cũng thế. Sự chênh lệch không lớn như thế giữa đơn vị và vô hạn cho bằng giữa công lý của chúng ta và công lý của Thiên Chúa.
V. Chúng ta biết rằng vô hạn có hiện hữu, nhưng đồng thời bản chất của nó có thể là điều ta không tài nào hiểu nổi. Như thế, chúng ta biết, chẳng hạn, sẽ sai lầm khi cho rằng các con số là hữu hạn: nên phải suy đoán rằng chúng vô hạn. Nhưng chúng ta không biết vô hạn này là gì. Nói nó chẵn cũng sai, mà nói nó lẻ cũng sai; vì, bằng cách thêm một đơn vị vào, bản chất của nó vẫn không thay đổi: tuy nhiên, nó là con số, mà mọi con số đều chẵn hoặc lẻ; ít nhất điều này đúng đối với mọi con số hữu hạn. Như thế, chúng ta có thể biết rõ rằng có một Thiên Chúa mà không biết Người là gì: và bạn không nên kết luận rằng không hề có Thiên Chúa, căn cứ vào việc chúng ta không biết đầy đủ về bản chất của Người. Để thuyết phục bạn về sự hiện hữu của Người, tôi sẽ không nại đến đức tin, một điều vốn làm chúng tôi không thể hoài nghi về nó, cũng như bất cứ bằng chứng nào khác mà chúng tôi vốn có về nó, vì bạn không muốn tiếp nhận chúng. Tôi chỉ muốn hành động với bạn theo các nguyên tắc của bạn; và tôi có ý định làm bạn thấy, theo cách bạn vẫn lý luận hàng ngày về những điều ít gây hậu quả nhất, bạn phải suy luận kiểu gì trong việc này, và bạn phải theo phía nào để quyết định vấn đề quan trọng này về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Bây giờ, bạn nói rằng chúng ta không có khả năng biết liệu có một Thiên Chúa hay không. Tuy nhiên, điều chắc chắn là Thiên Chúa hoặc hiện hữu, hoặc không hiện hữu; không hề có điểm ở giữa. Nhưng chúng ta sẽ nghiêng về phía nào? Bạn nói, lý trí không thể xác định bất cứ điều nào. Có sự hỗn mang vô tận ngăn cách chúng ta (với Thiên Chúa). Ở khoảng cách vô tận này, một trò chơi được chơi, trong đó, sẽ có hoặc sấp hoặc ngửa. Bạn sẽ đánh cuộc bên nào? Căn cứ vào lý trí, bạn không thể chắc chắn điều này hay điều nọ; căn cứ vào lý trí, bạn cũng không thể bác bỏ một trong hai.
Vì vậy, đừng đổ lỗi sai lầm cho những người làm một lựa chọn; vì bạn không biết liệu họ có sai hay không, và liệu họ có lựa chọn tệ hay không.
Tôi sẽ đổ lỗi cho họ không phải vì đã chọn bên này, hay bên kia: nhưng đã chọn bất cứ bên nào: kẻ chọn sấp, và kẻ chọn ngửa, cả hai đều sai: không đặt cuộc mới là điều đúng hơn cả.
Đúng, nhưng bạn phải đặt cuộc: điều này không phải là điều muốn làm hay không muốn làm; bạn đã xuống tầu rồi; và không đặt cuộc rằng Thiên Chúa hiện hữu, là đặt cuộc rằng ngài không hiện hữu. Vậy bạn sẽ chọn điều nào? Ta hãy xem điều gì khiến bạn quan tâm ít nhất: bạn có hai điều để mất, điều chân và điều thiện; và hai điều cần can dự vào, lý trí và ý chí của bạn, nhận thức và hạnh phước (béatitude) của bạn: và bản chất của bạn có hai điều cần tránh, sai lầm và khốn cùng. Vậy, bạn hãy đánh cuộc rằng Người hiện hữu, không nên do dự: lý trí của bạn không bị tổn hại hơn khi chọn điều này hơn điều kia, vì điều nhất thiết là phải chọn. Thế là một điểm đã được khai quang; nhưng còn hạnh phước của bạn? Ta hãy cân nhắc cái được và cái thua: chọn bên sấp, nếu thắng, bạn thắng tất cả; nếu thua, bạn không mất gì. Vì vậy, hãy tin, nếu bạn có thể.
Điều ấy thật kỳ diệu: vâng, phải tin; nhưng có lẽ tôi mạo hiểm quá chăng.
Chúng ta hãy xem sao: vì dù cơ may được và thua y như nhau, khi bạn chỉ có hai mạng sống để thắng lấy một, bạn vẫn có thể đánh cuộc. Và nếu có mười mạng sống để thắng, há bạn không điên rồ hay sao khi không mạo hiểm một mạng sống của mình để thắng mười mạng sống trong một trò chơi trong đó có cùng cơ may thua và thắng như nhau? Nhưng ở đây, có vô tận mạng sống vô cùng hạnh phúc để thắng, với cùng cơ may thua và thắng; và điều bạn chơi không đáng kể, không thể kéo dài như bạn muốn, thì thật là ngu ngốc khi còn dè dặt trong dịp này.
Cũng không hẳn là một luận bác thực sự khi nói rằng không chắc gì có thắng hay không, và chắc chắn đây chỉ là chuyện may rủi; và khoảng cách vô hạn giữa sự chắc chắn về những gì người ta liều mình đánh cuộc và sự không chắc chắn về những gì người ta có thể thắng đặt sự thiện hữu hạn, điều mà người ta chắc chắn sẽ thua, ngang hàng với điều vô hạn vốn không chắc chắn sẽ được. Nhưng không phải như vậy: mọi người chơi đều liều mình một cách chắc chắn mình sẽ thắng một cách không chắc chắn; thế nhưng, họ chắc chắn đã liều một điều tốt hữu hạn để đạt được một điều tốt khác cũng hữu hạn một cách không chắc chắn, mà đâu có chống lại lý trí. Điều không đúng là nói rằng có khoảng cách vô hạn giữa sự chắc chắn này về những gì người ta sẽ thua và sự không chắc chắn của việc thắng. Quả có sự vô tận giữa sự chắc chắn thắng và sự chắc chắn thua. Nhưng sự không chắc chắn thắng tỷ lệ thuận với sự chắc chắn của điều người ta thử liều, theo tỷ lệ của các may rủi thắng và thua; và do đó, nếu có cơ may như nhau cho cả hai phía, thì trò chơi phải được chơi ngang ngửa; và lúc đó độ chắc chắn của điều người ta liều mình thua bằng với độ không chắc chắn thắng, vì nó cách xa điều sau vô hạn. Và như thế, định đề của chúng ta có sức mạnh vô hạn, khi, như trong trường hợp này, ta chỉ liều một điều hữu hạn trong một trò chơi cơ may thắng thua bằng nhau, để lấy một điều vô hạn. Điều này đã được minh chứng; và nếu người ta có khả năng biết một số sự thật nào đó, họ phải có khả năng biết sự thật này.
Tôi thú nhận điều ấy, tôi thừa nhận điều ấy. Nhưng há không hề có cách nào để thấy điều nằm ở bên dưới của trò chơi này hay sao?
Có, bằng Kinh thánh, và bằng tất cả những bằng chứng khác về tôn giáo, vốn có tính vô hạn.
Bạn nói rằng những ai hy vọng vào ơn cứu rỗi của họ đều hạnh phúc vì điều này; nhưng há họ không có nỗi sợ hãi hỏa ngục làm đối trọng đó sao?
Nhưng ai có nhiều lý do để sợ hãi hỏa ngục, đó là người không biết liệu có hỏa ngục hay không, và liệu chắc chắn có bị đầy xuống đó hay không, nếu có; hay là người xác tín rằng có hỏa ngục, nhưng hy vọng được cứu thoát?
Bất cứ ai, khi chỉ còn tám ngày để sống, mà không phán đoán rằng phía an toàn nhất là tin rằng tất cả những điều này không phải là một sự may rủi, đều hoàn toàn mất trí. Bây giờ, nếu các đam mê không đánh lừa chúng ta, tám ngày và một trăm năm đều như nhau.
Và điều tệ hại nào sẽ xảy ra với bạn khi bạn quyết định tin? Bạn sẽ là người trung thành, trung thực, khiêm tốn, biết ơn, nhân từ, chân thành, chân thực. Quả thật, bạn sẽ từ bỏ các thú vui gây hại, các xa hoa, và khoái lạc của thế gian. Nhưng há bạn không thể không có những thú vui khác hay sao? Tôi nói với bạn rằng bạn sẽ là người thắng cuộc ngay ở đời này; và với mỗi bước bạn đi trên con đường này sẽ cho bạn thấy rất nhiều chắc chắn sẽ thắng cuộc, và không hề liều mình mất điều chi, cho đến cuối cùng bạn sẽ nhận biết rằng bạn đã đánh cuộc một điều chắc chắn và vô hạn, và bạn đã không mất gì để có được nó.
Đúng, nhưng tay tôi bị trói và miệng tôi bị chặn; tôi buộc phải đánh cuộc, và tôi không được tự do, người ta không buông tha tôi: và tôi được tạo dựng theo cách tôi không thể tin. Vậy bạn muốn tôi làm gì?
Ít nhất bạn hãy học biết việc bạn không thể tin, vì lý trí dẫn bạn đến chỗ tin, thế nhưng bạn không thể tin. Vậy thì, bạn hãy cố gắng thuyết phục bản thân, không phải bằng cách gia tăng các bằng chứng về Thiên Chúa, mà bằng cách giảm bớt các đam mê của bạn. Bạn muốn đi đến đức tin, nhưng bạn không biết đường đi; bạn muốn được chữa khỏi sự bất trung, và bạn yêu cầu các biện pháp khắc phục: hãy học hỏi những điều này từ những người trước đây từng như bạn nhưng bây giờ không còn nghi ngờ nữa. Họ biết con đường bạn muốn đi; và họ đã được chữa khỏi sự dữ mà bạn hiện muốn được chữa khỏi. Bạn hãy làm theo cách họ từng bắt đầu; hãy bắt chước các hành động bên ngoài của họ, nếu bạn chưa thể bước vào các thiên hướng bên trong của họ; hãy từ bỏ những trò tiêu khiển vô dụng vốn chiếm hữu trọn con người bạn.
Bạn nói, có lẽ tôi sẽ sớm từ bỏ những thú vui này, nếu tôi có đức tin. Và tôi, tôi nói với bạn rằng bạn sẽ sớm có đức tin nếu bạn từ bỏ những thú vui này. Nhưng việc bắt đầu là tùy ở bạn. Nếu có thể, tôi đã cho bạn đức tin rồi: nhưng tôi không thể cho được, và do đó, không thể chứng minh sự thật của những điều bạn nói; nhưng bạn có thể từ bỏ những thú vui này, và chứng minh rằng điều tôi nói là đúng.
Lời phát biểu trên kích động tôi, làm tôi thích thú.
Nếu lời phát biểu ấy làm hài lòng bạn và có vẻ mạnh mẽ đối với bạn, bạn hãy biết rằng nó được thực hiện bởi một người đã quỳ gối trước và sau khi nói nó, để cầu xin Hữu thể vô hạn và không thiên vị ấy, Đấng mà người này trao phó mọi điều mình có, giúp bạn cũng phó thác mọi điều bạn có, vì sự thiện của chính bạn và vì vinh quang của Người; và nhờ thế sức mạnh toàn năng của Người sẽ tự thích ứng với sự yếu hèn của bạn.
VI. Không nên hiểu lầm bản thân: chúng ta là cả thể xác lẫn tinh thần, và do đó, công cụ nhờ đó việc thuyết phục được thực hiện không phải chỉ là chứng minh mà thôi. Những điều được chứng minh không có bao nhiêu đâu! Bằng chứng chỉ thuyết phục được tinh thần. Tập quán biến các bằng chứng của ta thành mạnh mẽ nhất; nó ảnh hưởng đến các giác quan, các giác quan lôi cuốn tinh thần không cần suy nghĩ. Ai đã chứng minh rằng sẽ có ngày mai, và chúng ta sẽ chết? nhưng có điều gì được mọi người tin tưởng hơn thế không? Do đó, tập quán thuyết phục chúng ta điều đó; chính nó tạo ra rất nhiều anh Thổ Nhĩ Kỳ và anh ngoại giáo; chính nó tạo ra nghề ngỗng, những anh lính, v.v. Đúng là không nên bắt đầu với nó để tìm ra sự thật; nhưng cần phải nhờ đến nó một khi tinh thần đã nhìn thấy đâu là sự thật, để làm chúng ta thỏa mãn và lên mầu sắc cho thứ niềm tin luôn luôn vượt thoát chúng ta này; vì quả là quá đáng khi luôn đòi phải có ngay các bằng chứng. Cần phải thu nhận được một niềm tin dễ dàng hơn, vốn là niềm tin của tập quán, thứ không cần áp lực, không cần nghệ thuật, tranh luận, chúng ta mới tin vào sự việc và làm cho mọi năng lực của chúng ta tự nhiên hướng về niềm tin này, đến nỗi linh hồn chúng ta tự nhiên rơi vào đó. Chỉ tin bằng sức mạnh của xác tín là không đủ, nếu các giác quan dẫn dắt chúng ta tin điều ngược lại. Do đó, cần phải làm cho hai phần của chúng ta cùng đi với nhau: tinh thần, với những lý do mà chỉ cần nhìn thấy một lần trong đời là đủ, cùng với các giác quan, nhờ tập quán, không tự để chúng nghiêng về phía ngược lại.
Kỳ tới: MỤC IV: Các đặc điểm của tôn giáo chân chính
I. Chúng ta hãy nói theo ánh sáng tự nhiên. Nếu có một Thiên Chúa, thì Người hoàn toàn không thể hiểu được, vì, không có bộ phận cũng như giới hạn, Người không có nét gì giống chúng ta: do đó chúng ta không có khả năng biết được cả việc Người là gì lẫn Người có hiện hữu hay không. Vì sự thực là như vậy, ai dám tìm cách giải đáp vấn đề này? Không phải chúng ta, những người không có gì giống như Người.
II. Ở đây, tôi sẽ không tìm cách chứng minh bằng những lý lẽ tự nhiên, cả sự hiện hữu của Thiên Chúa lẫn Chúa Ba Ngôi, hay sự bất tử của linh hồn, hay bất cứ điều gì thuộc bản chất này; không những bởi vì tôi không cảm thấy đủ mạnh để tìm thấy trong tự nhiên bất cứ điều gì có thể thuyết phục những người vô thần cứng lòng, mà còn bởi vì nhận thức này, nếu không có CHÚA GIÊSU KITÔ, thì vô ích và vô dụng. Khi một người được thuyết phục rằng tỷ lệ số là các sự thật phi vật chất, trường cửu, và phụ thuộc vào sự thật đầu hết nhờ đó chúng tồn tại, điều người ta vốn gọi là Thiên Chúa, tôi không thấy họ tiến bao nhiêu trong ơn cứu rỗi của họ.
III. Thật là một điều lạ khi không có một tác giả kinh điển nào đã dùng thiên nhiên để chứng minh sự hiện diện của Thiên Chúa: Tất cả họ đều có khuynh hướng làm cho Người được tin; và không bao giờ họ nói: Không hề có khoảng chân không; vậy thì phải có một Thiên Chúa. Hẳn họ phải khôn khéo hơn những người khôn khéo nhất từ trước đến nay, từng đã sử dụng các luận điểm như thế.
Nếu việc chứng minh Thiên Chúa bằng tự nhiên là một dấu chỉ sự yếu kém, thì đừng coi thường Kinh thánh: nếu việc biết các mâu thuẫn này là dấu chỉ sức mạnh, thì hãy quý trọng Kinh thánh.
IV. Đơn vị nối dài tới vô tận không gia tăng được gì, chỉ là một bộ Anh so với chiều dài vô hạn. Thể hữu hạn hóa ra không trước sự hiện diện của thể vô hạn, và trở thành hư vô thuần túy. Tinh thần của chúng ta trước mặt Thiên Chúa cũng thế; công lý của chúng ta trước công lý của Thiên Chúa cũng thế. Sự chênh lệch không lớn như thế giữa đơn vị và vô hạn cho bằng giữa công lý của chúng ta và công lý của Thiên Chúa.
V. Chúng ta biết rằng vô hạn có hiện hữu, nhưng đồng thời bản chất của nó có thể là điều ta không tài nào hiểu nổi. Như thế, chúng ta biết, chẳng hạn, sẽ sai lầm khi cho rằng các con số là hữu hạn: nên phải suy đoán rằng chúng vô hạn. Nhưng chúng ta không biết vô hạn này là gì. Nói nó chẵn cũng sai, mà nói nó lẻ cũng sai; vì, bằng cách thêm một đơn vị vào, bản chất của nó vẫn không thay đổi: tuy nhiên, nó là con số, mà mọi con số đều chẵn hoặc lẻ; ít nhất điều này đúng đối với mọi con số hữu hạn. Như thế, chúng ta có thể biết rõ rằng có một Thiên Chúa mà không biết Người là gì: và bạn không nên kết luận rằng không hề có Thiên Chúa, căn cứ vào việc chúng ta không biết đầy đủ về bản chất của Người. Để thuyết phục bạn về sự hiện hữu của Người, tôi sẽ không nại đến đức tin, một điều vốn làm chúng tôi không thể hoài nghi về nó, cũng như bất cứ bằng chứng nào khác mà chúng tôi vốn có về nó, vì bạn không muốn tiếp nhận chúng. Tôi chỉ muốn hành động với bạn theo các nguyên tắc của bạn; và tôi có ý định làm bạn thấy, theo cách bạn vẫn lý luận hàng ngày về những điều ít gây hậu quả nhất, bạn phải suy luận kiểu gì trong việc này, và bạn phải theo phía nào để quyết định vấn đề quan trọng này về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Bây giờ, bạn nói rằng chúng ta không có khả năng biết liệu có một Thiên Chúa hay không. Tuy nhiên, điều chắc chắn là Thiên Chúa hoặc hiện hữu, hoặc không hiện hữu; không hề có điểm ở giữa. Nhưng chúng ta sẽ nghiêng về phía nào? Bạn nói, lý trí không thể xác định bất cứ điều nào. Có sự hỗn mang vô tận ngăn cách chúng ta (với Thiên Chúa). Ở khoảng cách vô tận này, một trò chơi được chơi, trong đó, sẽ có hoặc sấp hoặc ngửa. Bạn sẽ đánh cuộc bên nào? Căn cứ vào lý trí, bạn không thể chắc chắn điều này hay điều nọ; căn cứ vào lý trí, bạn cũng không thể bác bỏ một trong hai.
Vì vậy, đừng đổ lỗi sai lầm cho những người làm một lựa chọn; vì bạn không biết liệu họ có sai hay không, và liệu họ có lựa chọn tệ hay không.
Tôi sẽ đổ lỗi cho họ không phải vì đã chọn bên này, hay bên kia: nhưng đã chọn bất cứ bên nào: kẻ chọn sấp, và kẻ chọn ngửa, cả hai đều sai: không đặt cuộc mới là điều đúng hơn cả.
Đúng, nhưng bạn phải đặt cuộc: điều này không phải là điều muốn làm hay không muốn làm; bạn đã xuống tầu rồi; và không đặt cuộc rằng Thiên Chúa hiện hữu, là đặt cuộc rằng ngài không hiện hữu. Vậy bạn sẽ chọn điều nào? Ta hãy xem điều gì khiến bạn quan tâm ít nhất: bạn có hai điều để mất, điều chân và điều thiện; và hai điều cần can dự vào, lý trí và ý chí của bạn, nhận thức và hạnh phước (béatitude) của bạn: và bản chất của bạn có hai điều cần tránh, sai lầm và khốn cùng. Vậy, bạn hãy đánh cuộc rằng Người hiện hữu, không nên do dự: lý trí của bạn không bị tổn hại hơn khi chọn điều này hơn điều kia, vì điều nhất thiết là phải chọn. Thế là một điểm đã được khai quang; nhưng còn hạnh phước của bạn? Ta hãy cân nhắc cái được và cái thua: chọn bên sấp, nếu thắng, bạn thắng tất cả; nếu thua, bạn không mất gì. Vì vậy, hãy tin, nếu bạn có thể.
Điều ấy thật kỳ diệu: vâng, phải tin; nhưng có lẽ tôi mạo hiểm quá chăng.
Chúng ta hãy xem sao: vì dù cơ may được và thua y như nhau, khi bạn chỉ có hai mạng sống để thắng lấy một, bạn vẫn có thể đánh cuộc. Và nếu có mười mạng sống để thắng, há bạn không điên rồ hay sao khi không mạo hiểm một mạng sống của mình để thắng mười mạng sống trong một trò chơi trong đó có cùng cơ may thua và thắng như nhau? Nhưng ở đây, có vô tận mạng sống vô cùng hạnh phúc để thắng, với cùng cơ may thua và thắng; và điều bạn chơi không đáng kể, không thể kéo dài như bạn muốn, thì thật là ngu ngốc khi còn dè dặt trong dịp này.
Cũng không hẳn là một luận bác thực sự khi nói rằng không chắc gì có thắng hay không, và chắc chắn đây chỉ là chuyện may rủi; và khoảng cách vô hạn giữa sự chắc chắn về những gì người ta liều mình đánh cuộc và sự không chắc chắn về những gì người ta có thể thắng đặt sự thiện hữu hạn, điều mà người ta chắc chắn sẽ thua, ngang hàng với điều vô hạn vốn không chắc chắn sẽ được. Nhưng không phải như vậy: mọi người chơi đều liều mình một cách chắc chắn mình sẽ thắng một cách không chắc chắn; thế nhưng, họ chắc chắn đã liều một điều tốt hữu hạn để đạt được một điều tốt khác cũng hữu hạn một cách không chắc chắn, mà đâu có chống lại lý trí. Điều không đúng là nói rằng có khoảng cách vô hạn giữa sự chắc chắn này về những gì người ta sẽ thua và sự không chắc chắn của việc thắng. Quả có sự vô tận giữa sự chắc chắn thắng và sự chắc chắn thua. Nhưng sự không chắc chắn thắng tỷ lệ thuận với sự chắc chắn của điều người ta thử liều, theo tỷ lệ của các may rủi thắng và thua; và do đó, nếu có cơ may như nhau cho cả hai phía, thì trò chơi phải được chơi ngang ngửa; và lúc đó độ chắc chắn của điều người ta liều mình thua bằng với độ không chắc chắn thắng, vì nó cách xa điều sau vô hạn. Và như thế, định đề của chúng ta có sức mạnh vô hạn, khi, như trong trường hợp này, ta chỉ liều một điều hữu hạn trong một trò chơi cơ may thắng thua bằng nhau, để lấy một điều vô hạn. Điều này đã được minh chứng; và nếu người ta có khả năng biết một số sự thật nào đó, họ phải có khả năng biết sự thật này.
Tôi thú nhận điều ấy, tôi thừa nhận điều ấy. Nhưng há không hề có cách nào để thấy điều nằm ở bên dưới của trò chơi này hay sao?
Có, bằng Kinh thánh, và bằng tất cả những bằng chứng khác về tôn giáo, vốn có tính vô hạn.
Bạn nói rằng những ai hy vọng vào ơn cứu rỗi của họ đều hạnh phúc vì điều này; nhưng há họ không có nỗi sợ hãi hỏa ngục làm đối trọng đó sao?
Nhưng ai có nhiều lý do để sợ hãi hỏa ngục, đó là người không biết liệu có hỏa ngục hay không, và liệu chắc chắn có bị đầy xuống đó hay không, nếu có; hay là người xác tín rằng có hỏa ngục, nhưng hy vọng được cứu thoát?
Bất cứ ai, khi chỉ còn tám ngày để sống, mà không phán đoán rằng phía an toàn nhất là tin rằng tất cả những điều này không phải là một sự may rủi, đều hoàn toàn mất trí. Bây giờ, nếu các đam mê không đánh lừa chúng ta, tám ngày và một trăm năm đều như nhau.
Và điều tệ hại nào sẽ xảy ra với bạn khi bạn quyết định tin? Bạn sẽ là người trung thành, trung thực, khiêm tốn, biết ơn, nhân từ, chân thành, chân thực. Quả thật, bạn sẽ từ bỏ các thú vui gây hại, các xa hoa, và khoái lạc của thế gian. Nhưng há bạn không thể không có những thú vui khác hay sao? Tôi nói với bạn rằng bạn sẽ là người thắng cuộc ngay ở đời này; và với mỗi bước bạn đi trên con đường này sẽ cho bạn thấy rất nhiều chắc chắn sẽ thắng cuộc, và không hề liều mình mất điều chi, cho đến cuối cùng bạn sẽ nhận biết rằng bạn đã đánh cuộc một điều chắc chắn và vô hạn, và bạn đã không mất gì để có được nó.
Đúng, nhưng tay tôi bị trói và miệng tôi bị chặn; tôi buộc phải đánh cuộc, và tôi không được tự do, người ta không buông tha tôi: và tôi được tạo dựng theo cách tôi không thể tin. Vậy bạn muốn tôi làm gì?
Ít nhất bạn hãy học biết việc bạn không thể tin, vì lý trí dẫn bạn đến chỗ tin, thế nhưng bạn không thể tin. Vậy thì, bạn hãy cố gắng thuyết phục bản thân, không phải bằng cách gia tăng các bằng chứng về Thiên Chúa, mà bằng cách giảm bớt các đam mê của bạn. Bạn muốn đi đến đức tin, nhưng bạn không biết đường đi; bạn muốn được chữa khỏi sự bất trung, và bạn yêu cầu các biện pháp khắc phục: hãy học hỏi những điều này từ những người trước đây từng như bạn nhưng bây giờ không còn nghi ngờ nữa. Họ biết con đường bạn muốn đi; và họ đã được chữa khỏi sự dữ mà bạn hiện muốn được chữa khỏi. Bạn hãy làm theo cách họ từng bắt đầu; hãy bắt chước các hành động bên ngoài của họ, nếu bạn chưa thể bước vào các thiên hướng bên trong của họ; hãy từ bỏ những trò tiêu khiển vô dụng vốn chiếm hữu trọn con người bạn.
Bạn nói, có lẽ tôi sẽ sớm từ bỏ những thú vui này, nếu tôi có đức tin. Và tôi, tôi nói với bạn rằng bạn sẽ sớm có đức tin nếu bạn từ bỏ những thú vui này. Nhưng việc bắt đầu là tùy ở bạn. Nếu có thể, tôi đã cho bạn đức tin rồi: nhưng tôi không thể cho được, và do đó, không thể chứng minh sự thật của những điều bạn nói; nhưng bạn có thể từ bỏ những thú vui này, và chứng minh rằng điều tôi nói là đúng.
Lời phát biểu trên kích động tôi, làm tôi thích thú.
Nếu lời phát biểu ấy làm hài lòng bạn và có vẻ mạnh mẽ đối với bạn, bạn hãy biết rằng nó được thực hiện bởi một người đã quỳ gối trước và sau khi nói nó, để cầu xin Hữu thể vô hạn và không thiên vị ấy, Đấng mà người này trao phó mọi điều mình có, giúp bạn cũng phó thác mọi điều bạn có, vì sự thiện của chính bạn và vì vinh quang của Người; và nhờ thế sức mạnh toàn năng của Người sẽ tự thích ứng với sự yếu hèn của bạn.
VI. Không nên hiểu lầm bản thân: chúng ta là cả thể xác lẫn tinh thần, và do đó, công cụ nhờ đó việc thuyết phục được thực hiện không phải chỉ là chứng minh mà thôi. Những điều được chứng minh không có bao nhiêu đâu! Bằng chứng chỉ thuyết phục được tinh thần. Tập quán biến các bằng chứng của ta thành mạnh mẽ nhất; nó ảnh hưởng đến các giác quan, các giác quan lôi cuốn tinh thần không cần suy nghĩ. Ai đã chứng minh rằng sẽ có ngày mai, và chúng ta sẽ chết? nhưng có điều gì được mọi người tin tưởng hơn thế không? Do đó, tập quán thuyết phục chúng ta điều đó; chính nó tạo ra rất nhiều anh Thổ Nhĩ Kỳ và anh ngoại giáo; chính nó tạo ra nghề ngỗng, những anh lính, v.v. Đúng là không nên bắt đầu với nó để tìm ra sự thật; nhưng cần phải nhờ đến nó một khi tinh thần đã nhìn thấy đâu là sự thật, để làm chúng ta thỏa mãn và lên mầu sắc cho thứ niềm tin luôn luôn vượt thoát chúng ta này; vì quả là quá đáng khi luôn đòi phải có ngay các bằng chứng. Cần phải thu nhận được một niềm tin dễ dàng hơn, vốn là niềm tin của tập quán, thứ không cần áp lực, không cần nghệ thuật, tranh luận, chúng ta mới tin vào sự việc và làm cho mọi năng lực của chúng ta tự nhiên hướng về niềm tin này, đến nỗi linh hồn chúng ta tự nhiên rơi vào đó. Chỉ tin bằng sức mạnh của xác tín là không đủ, nếu các giác quan dẫn dắt chúng ta tin điều ngược lại. Do đó, cần phải làm cho hai phần của chúng ta cùng đi với nhau: tinh thần, với những lý do mà chỉ cần nhìn thấy một lần trong đời là đủ, cùng với các giác quan, nhờ tập quán, không tự để chúng nghiêng về phía ngược lại.
Kỳ tới: MỤC IV: Các đặc điểm của tôn giáo chân chính
Ảnh Nghệ Thuật
CHIỀU TÀ/SUNSET
Robert Helfman
19:43 27/05/2021
CHIỀU TÀ/SUNSET
Ảnh của Robert Helfman
Bình an chiêm ngắm chiều tà
Tạ ơn Thượng Đế cho ta hàng ngày
(bt)
Peace is seeing the Sunset,
and knowing who to thank.
(unk)
VietCatholic TV
Lời cầu nguyện của chúng ta chắc chắn được lắng nghe, Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:29 27/05/2021
Buổi tiếp kiến chung thường lệ đã diễn ra tại Sân Damaso của dinh Tông Tòa, Vatican vào ngày thứ Tư 26 tháng Năm. Theo chương trình, buổi tiếp kiến bắt đầu vào 9 giờ 15, nhưng lúc gần 9 giờ, Đức Thánh Cha đã vào sân để gặp gỡ và chào thăm các tín hữu, nhất là những người đứng hai bên lối đi chính. Nhiều người mang hình ảnh hoặc sách xin ngài ký tên. Hầu hết mọi người đều mang khẩu trang, trừ Đức Thánh Cha.
Như thường lệ, buổi buổi tiếp kiến mở đầu với phần tôn vinh Lời Chúa. Mọi người nghe đọc một đoạn ngắn, trích từ Tin mừng theo Máccô (5:22-24:35-36):
“Có một ông trưởng Hội đường tên là Giairô đi tới. Vừa thấy Đức Giêsu, ông ta sụp xuống dưới chân Người và khẩn khoản nài xin: Con bé nhà tôi gần chết rồi. Xin Ngài đến đặt tay trên cháu để nó được cứu thoát và được sống. Người liền ra đi với ông. Một đám rất đông đi theo và chen lấn Người. Đức Giêsu còn đang nói, thì có mấy người từ nhà ông trưởng Hội đường, đến bảo: “Con gái ông chết rồi, còn làm phiền Thầy chi nữa? Nhưng Chúa Giêsu nghe được câu nói đó, liền bảo ông trưởng Hội đường: Ông đừng sợ, chỉ cần tin thôi”.
Trong bài giáo lý tiếp đó, Đức Thánh Cha đã tiếp tục loạt bài về việc cầu nguyện và bài thứ 35 ngài trình bày hôm 26 tháng 5 có chủ đề là: “Chắc chắn được lắng nghe”.
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đinh Nhung.
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Có một sự phản đối mạnh mẽ chống lại việc cầu nguyện, phát xuất từ một nhận xét mà tất cả chúng ta đều có: chúng ta cầu nguyện, chúng ta cầu xin, nhưng đôi khi lời cầu nguyện của chúng ta dường như không được nhậm lời: những gì chúng ta đã cầu xin - cho chính mình hoặc cho người khác - không được ứng nghiệm. Chúng ta có kinh nghiệm này, rất thường xuyên… Nếu lý do cầu nguyện của chúng ta cao thượng (chẳng hạn như cầu cho sức khỏe của một người bệnh, hay như để kết thúc chiến tranh), thì việc không ứng nghiệm này xem ra gây tai tiếng. Thí dụ, đối với các cuộc chiến tranh: chúng ta cầu xin cho các cuộc chiến tranh kết thúc, những cuộc chiến này có ở rất nhiều nơi trên thế giới. Hãy nghĩ đến Yemen, hãy nghĩ đến Syria, những quốc gia đã trải qua nhiều năm chiến tranh, bị tàn phá bởi chiến tranh, và chúng ta cầu nguyện, nhưng các cuộc chiến tranh này không hề kết thúc. Nhưng làm thế nào chuyện này có thể xảy ra? “Một số người thậm chí ngừng cầu nguyện vì họ nghĩ rằng lời thỉnh cầu của họ không được lắng nghe” (Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 2734). Nhưng nếu Thiên Chúa là Cha, tại sao Người không lắng nghe chúng ta? Người đã bảo đảm với chúng ta rằng Người ban những điều tốt lành cho những đứa con đến cầu xin Người những điều ấy (x. Mt 7:10), tại sao Người không đáp ứng lời cầu xin của chúng ta? Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm về điều này: chúng ta đã cầu nguyện, đã cầu nguyện nhiều, cho bệnh tật của một người bạn, một người cha, một người mẹ, vân vân. Nhưng Thiên Chúa đã không ban cho chúng ta như chúng ta đã van nài! Đó là một kinh nghiệm mà tất cả chúng ta đều đã có.
Sách Giáo lý cung cấp cho chúng ta một bản tóm tắt rất tốt về vấn đề này. Nó giúp chúng ta đề phòng nguy cơ không sống một trải nghiệm đức tin chân chính, mà là biến đổi mối liên hệ với Thiên Chúa thành một điều gì đó có tính ma thuật. Cầu nguyện không phải là cây đũa thần: nó là một cuộc đối thoại với Chúa. Thật vậy, khi cầu nguyện, chúng ta có thể mắc nguy cơ không phải là người phục vụ Thiên Chúa, nhưng mong đợi Người phục vụ chúng ta (xem 2735). Như thế, đây là một lời cầu nguyện luôn đòi hỏi, muốn hướng các sự kiện theo kế sách riêng của chúng ta, vốn không thừa nhận bất cứ kế hoạch nào khác ngoài các mong muốn của chính chúng ta. Mặt khác, Chúa Giêsu hết sức khôn ngoan khi dạy chúng ta Kinh Lạy Cha. Như chúng ta biết, đó là lời cầu nguyện chỉ gồm các câu hỏi, nhưng các câu hỏi đầu tiên chúng ta thốt ra đều quy hướng về phía Thiên Chúa. Chúng cầu xin sự ứng nghiệm không phải kế hoạch của chúng ta, mà là ý muốn của Người đối với thế giới. Tốt hơn nên phó mặc cho Người: “Nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện” (Mt 6:9-10).
Và Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta thậm chí không biết mình nên cầu xin điều gì cho thích hợp (xem Rm 8: 26). Chúng ta cầu xin những thứ cần thiết, các nhu cầu của chúng ta, những thứ chúng ta thiếu: “Nhưng điều này có thích đáng hơn hay không?” Thánh Phaolô nói với chúng ta rằng, chúng ta thậm chí không biết nên xin điều gì cho đúng. Khi cầu nguyện, chúng ta cần khiêm tốn: đây là thái độ đầu tiên khi đi cầu nguyện. Ở nhiều nơi khi đi cầu nguyện trong nhà thờ: phụ nữ đội khăn che mặt hoặc lấy nước thánh làm dấu bắt đầu cầu nguyện, đó là một thái độ đúng đắn. Cũng thế, chúng ta phải tự nhủ trước khi cầu nguyện rằng chúng ta phải cầu xin một cách đúng đắn; và Thiên Chúa sẽ ban cho tôi một cách đúng đắn những gì tôi cầu xin Ngài. Người biết mọi sự. Khi cầu nguyện, chúng ta phải khiêm tốn, để lời nói của chúng ta thực sự là lời cầu nguyện chứ không phải chỉ là lời nói suông mà Thiên Chúa bác bỏ. Chúng ta cũng có thể cầu nguyện vì những lý do sai lầm: chẳng hạn như để đánh bại kẻ thù trong chiến tranh, mà không tự hỏi xem Thiên Chúa nghĩ gì về một cuộc chiến như thế. Thật dễ dàng viết “Chúa ở cùng chúng ta” trên một biểu ngữ; nhiều người rất muốn biết chắc Thiên Chúa ở với họ, nhưng ít người bận tâm đến việc kiểm tra xem họ có thực sự ở với Thiên Chúa hay không. Trong cầu nguyện, chính Thiên Chúa là Đấng phải hoán cải chúng ta, chứ không phải chúng ta là người phải hoán cải Thiên Chúa. Đó là sự khiêm tốn. Con đi cầu nguyện nhưng lạy Chúa, xin hãy hoán cải trái tim con để nó cầu xin điều gì là thích đáng, điều gì tốt nhất cho sức khỏe thiêng liêng của con.
Tuy nhiên, tai tiếng vẫn còn đó: khi người ta cầu nguyện với tấm lòng chân thành, khi họ cầu xin những điều tương ứng với Nước Thiên Chúa, khi một người mẹ cầu nguyện cho đứa con bị bệnh của mình, tại sao đôi khi Thiên Chúa dường như không nghe họ? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần thanh thản suy gẫm các sách Tin Mừng. Các trình thuật về cuộc đời của Chúa Giêsu đầy những lời cầu nguyện: nhiều người bị thương tích về thể xác và tinh thần xin Người chữa lành; có những người cầu nguyện cho một người bạn không còn đi được nữa; có những người cha, người mẹ nuôi dưỡng những đứa con trai, con gái đau ốm… Tất cả đều là những lời cầu nguyện thấm đẫm đau khổ. Đó là một dàn hợp xướng bao la khẩn nài: “Xin thương xót chúng con!”
Chúng ta thấy rằng đôi khi đáp ứng của Chúa Giêsu đến ngay lập tức, trong khi trong một số trường hợp khác, đáp ứng của Người bị trì hoãn: dường như Thiên Chúa không trả lời. Hãy nghĩ đến người đàn bà Canaan van xin Chúa Giêsu cho con gái bà: người phụ nữ này phải nài nỉ rất lâu mới được nghe lời (x. Mt 15:21-28). Bà ấy thậm chí còn phải khiêm tốn khi nghe một lời của Chúa Giêsu có vẻ hơi khó chịu đối với bà: chúng ta không được ném bánh mì cho chó, cho những con chó đơn thuần. Nhưng sự sỉ nhục này không đáng kể chi đối với người phụ nữ: sức khỏe của con gái bà mới là điều đáng kể. Và bà ấy tiếp tục: “Đúng vậy, nhưng ngay cả những con chó cũng ăn những mảnh vụn rơi ra từ bàn của chủ chúng”, và Chúa Giêsu thích điều này. Dũng cảm trong lời cầu nguyện. Hoặc nghĩ đến người bại liệt do bốn người bạn của họ mang đến: Đức Giêsu ban đầu tha tội cho ông ta và chỉ sau đó mới chữa lành thân xác ông ta (x. Mc 2: 1-12). Do đó, trong một số trường hợp, việc giải quyết vấn đề không có ngay lập tức. Trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, mỗi người trong chúng ta ai cũng có những trải nghiệm này. Chúng ta hãy nhìn lại một chút: biết bao lần chúng ta đã cầu xin một ơn thánh, một phép lạ, tỷ dụ như thế, và chẳng có gì xảy ra cả. Rồi, với thời gian, sự việc ổn thỏa nhưng theo cách của Thiên Chúa, cách thần thiêng, không theo những gì chúng ta muốn ở thời điểm đó. Thời gian của Chúa không phải là thời gian của chúng ta.
Theo quan điểm này, việc chữa lành cho con gái của ông Giairô đáng được đặc biệt chú ý (xem Mc 5: 21-33). Có một người cha đang rất vội vàng: con gái ông bị ốm và vì lý do này ông đến cầu cứu Chúa Giêsu. Thầy Chí Thánh ngay lập tức chấp nhận, nhưng trên đường họ về nhà, một cuộc chữa lành khác xảy ra, và rồi có tin bé gái đã chết. Tưởng chừng như đã kết thúc, nhưng thay vào đó, Chúa Giêsu nói với người cha: “Đừng sợ, chỉ cần tin thôi” (Mc 5:36).
“Tiếp tục có đức tin”: vì đức tin nâng đỡ việc cầu nguyện. Và quả thật, Chúa Giêsu sẽ đánh thức đứa trẻ đó khỏi giấc ngủ của thần chết. Nhưng trong một thời gian, Ông Gia-ia đã phải bước đi trong bóng tối, với ánh lửa của đức tin. Lạy Chúa, xin ban cho con đức tin! Xin cho đức tin của con lớn mạnh! Anh chị em hãy xin ơn này, có đức tin. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu nói rằng đức tin rời được núi non. Nhưng, phải là đức tin thực sự. Chúa Giêsu, trước đức tin của người nghèo, của dân Người, đã được thuyết phục; trước niềm tin đó, Người cảm thấy một sự dịu dàng đặc biệt. Và Người khứng nghe.
Lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu ngỏ với Chúa Cha tại vườn Diệtsimani dường như cũng không được lắng nghe. “Lạy Cha, nếu có thể, xin hãy cất chén này khỏi con”. Dường như Chúa Cha không lắng nghe Người. Chúa Con phải uống cạn chén thống khổ. Nhưng Thứ Bảy Tuần Thánh không phải là chương cuối cùng, vì đến ngày thứ ba, tức Chúa Nhật, là ngày Phục sinh. Ma qủy là chúa tể của ngày áp chót: hãy nhớ kỹ điều đó. Ma qủy không bao giờ là chúa tể của ngày cuối cùng, không: áp chót, thời điểm mà đêm tối đen nhất, ngay trước bình minh. Rồi nữa, vào ngày áp chót, có sự cám dỗ, khi ma quỷ khiến chúng ta nghĩ rằng nó đã chiến thắng: “Thấy chưa? Tôi đã thắng!”. Ma qủy là chúa tể của ngày áp chót: cuối cùng là ngày Phục sinh. Nhưng ma qủy không bao giờ là chúa tể của ngày sau hết: Thiên Chúa là Chúa của ngày sau hết. Vì ngày đó chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa, và đó là ngày mà mọi khao khát cứu rỗi của con người sẽ được ứng nghiệm. Chúng ta hãy học cho được tính kiên nhẫn khiêm tốn này, biết chờ đợi ơn thánh của Chúa, chờ đợi ngày cuối cùng. Thường thì điều áp chót rất vất vả, vì các đau khổ của con người bao giờ cũng vất vả. Nhưng Thiên Chúa ở đó. Và vào ngày cuối cùng, Người sẽ giải quyết mọi việc. Cảm ơn anh chị em.
Source:Libreria Editrice Vaticana
Bi hùng: Giám Mục ngủ đầu đường xó chợ, thà bị bắt không gia nhập quốc doanh, không phản bội đức tin
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:35 27/05/2021
1. Paris đang trở lại bình thường
Người dân Paris cuối cùng đã có thể thưởng thức cà phê buổi sáng và bánh croissant trong các quán cà phê từ giữa tuần qua.
Các quán cà phê và nhà hàng mở cửa trở lại cho khách hàng lần đầu tiên sau sáu tháng đóng cửa khi Pháp dần thoát ra khỏi cuộc đóng cửa toàn quốc lần thứ ba trong vòng hơn một năm.
Cô nàng đang nhâm nhi cà phê với bạn bè này cho biết:
“Tôi thức dậy với tâm trạng vui vẻ sáng nay mặc dù tôi còn một ngày dài làm việc phía trước, tôi rất vui. Tôi sẽ gặp bạn bè của tôi tối nay ở Paris, chúng tôi sẽ trở lại cuộc sống bình thường, và tuổi trẻ của mình.”
Cuộc khủng hoảng sức khỏe đã buộc phải đóng cửa các địa điểm gặp gỡ bạn bè trên khắp thế giới, nhưng ở Pháp, việc đóng cửa đặc biệt khó khăn.
Theo một nghiên cứu của Organisation de Coopération et de Développement Économiques, gọi tắt là OECD, tức là Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế, người Pháp dành nhiều thời gian cho việc ăn uống hơn so với công dân ở bất kỳ quốc gia phát triển nào khác và việc ăn uống ở ngoài được coi là một phần thiết yếu của giao tiếp xã hội.
Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy ngay cả Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire cũng dừng lại để uống tách cà phê.
“Đó là sự khởi đầu của sự trở lại bình thường, dần dần mở lại tất cả các doanh nghiệp, tất cả các nhà hàng, tất cả các khách sạn. Và tôi nghĩ tốt nhất là nên thực hiện từng bước một. Điều tồi tệ nhất là sự vội vàng, bởi vì nếu chúng ta làm như thế, các con số sẽ xấu trở lại, và chúng ta phải quay trở lại con số không”.
Các bảo tàng cũng có thể mở cửa vào thứ Tư, với du khách xếp hàng sớm tại Bảo tàng viện Louvre lần đầu tiên kể từ tháng Mười.
Các nhà kinh tế ước tính đợt đóng cửa gần đây nhất ít gây ra sự gián đoạn hơn nhiều so với hai lần đóng cửa trước, vì mọi người thích nghi với phương thức làm việc tại nhà và các doanh nghiệp buộc phải đóng cửa được chính phủ trợ giúp và có các kế hoạch thích nghi hơn với tình hình.
Source:Reuters
2. Khí phách anh hùng Giám Mục Trung Quốc. Thà bị đi cải tạo, không gia nhập quốc doanh
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết Đức Giám Mục của giáo phận Tân Hương (Xinxiang, 新乡)và 10 linh mục đã bị bắt trong những ngày gần đây. Các vị đã bị đưa đến một khách sạn của công an Trung Quốc, nơi các ngài đang bị biệt giam và phải “cải tạo tại chỗ” nhằm khắc sâu các nguyên tắc của Pháp lệnh tôn giáo mới do bọn cầm quyền đưa ra.
Đức Cha Giuse Trương Vĩ Trụ (Zhang Weizhu, 张伟柱) 63 tuổi, là giám mục giáo phận Tân Hương, thuộc tỉnh Hà Nam từ năm 1991. Ngài được Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm nhưng không được bọn cầm quyền Trung Quốc công nhận và điều này khiến ngài trở thành một tên “tội phạm”.
Tương tự, 10 linh mục bị bắt cũng là “tội phạm” vì các ngài từ chối gia nhập cái gọi là “Giáo hội quốc doanh”, và khẳng khái bất phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc, theo yêu cầu của Pháp lệnh về các hoạt động tôn giáo.
Đức Cha Trương và các linh mục của ngài đã bị bắt trong hai ngày 20 và 21 tháng 5 trong một chiến dịch cảnh sát quy mô có sự tham gia của 100 cảnh sát từ Thương Châu (Cangzhou, 沧州), Hà Gian (Hejian, 河间) và Sa Hà Cao (Shaheqiao, 沙河桥). 10 sinh viên đang theo học thần học trong một nhà máy được dùng làm chủng viện cũng bị bắt. Sau đó, ba sinh viên khác bỏ trốn được, cũng đã bị bắt. Tính đến chiều ngày 25 tháng 5, tất cả các chủng sinh đã được thả về với gia đình của họ, sau khi bị đe nẹt, và bị cấm tiếp tục học thần học.
Tại Trung Quốc, Pháp lệnh tôn giáo mới chỉ cho phép các hoạt động tôn giáo, bao gồm cả các lớp thần học, diễn ra trong các cơ sở được bọn cầm quyền cho phép và kiểm soát. Các nhân viên tôn giáo chỉ có thể thực hiện các chức năng của mình nếu họ gia nhập Giáo hội quốc doanh độc lập với Tòa thánh, và phải phục tùng Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thỏa thuận giữa Vatican và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không làm thay đổi bản chất của việc kiểm soát này: Tòa thánh đã ký thỏa thuận với bộ ngoại giao Trung Quốc. Nhưng hoạt động tôn giáo ở Trung Quốc do Mặt trận Tổ quốc và Bộ Tôn giáo quản lý. Mọi thỏa thuận với bộ ngoại giao không có một chút ảnh hưởng nào đến tình hình cụ thể ở quốc gia này.
Vì lý do này, mặc dù Thỏa thuận công nhận Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ, và do đó cũng là của Giáo hội Trung Quốc, nhưng điều này không dẫn đến bất kỳ hệ quả nào liên quan đến quyền tự do thờ phượng cho các cộng đồng địa phương. Ngược lại, sau Thỏa thuận, đã có sự gia tăng các cuộc đàn áp, đặc biệt là đối với các cộng đồng thầm lặng: có các giám mục bị quản thúc tại gia, chẳng hạn như Đức Cha Giả Chí Quốc (Jia Zhiguo, 贾志国); có các giám mục đã bị cắt nước, điện và khí đốt, chẳng hạn như Đức Cha Quách Tích Tiến (Guo Xijin, 郭锡进); có cả một Giám Mục phải ngủ đầu đường xó chợ, theo đúng nghĩa đen của từ này, vì bọn cầm quyền cộng sản cấm không cho các tín hữu chứa chấp ngài. Đó là trường hợp của Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn (Shao Zhumin, 邵竹民); và có cả các giám mục phải chịu học tập cải tạo để “tẩy não”, như trường hợp Đức Cha Trương Vĩ Trụ mà chúng tôi vừa nêu.
Source:Asia News
Trước tình cảnh sinh tử vì đại dịch, xin hiệp thông lần chuỗi Mân Côi với đền thánh Đức Mẹ Nagasaki
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:59 27/05/2021
Nóng: Wall Street Journal tung ra bằng chứng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm về đại dịch kinh hoàng
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:09 27/05/2021
1. Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick tố giác Bắc Kinh áp bức các tín hữu
Trong thông cáo đưa ra hôm 24 tháng 5, nhân ngày thế giới cầu nguyện cho các tín hữu Công Giáo tại Hoa Lục, và cũng là lễ Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu, Tổng giám mục Ludwig Schick của tổng giáo phận Bamberg nói rằng: “Thật là một dấu chỉ đầy giá trị về tình liên đới của Giáo hội hoàn vũ chúng ta, khi cầu nguyện và liên đới với các anh chị em ở Trung Quốc trong ngày này”.
Đức Tổng Giám Mục Schick cho biết mặc dù có hiệp định tạm thời giữa Tòa Thánh và Trung Quốc hồi tháng Chín năm 2018 về việc bổ nhiệm giám mục, nhưng cho đến nay hy vọng về sự cải tiến trình trạng chung của Giáo hội tại Hoa Lục vẫn chưa được thể hiện. Tuy có vài cuộc truyền chức và vài bổ nhiệm giám mục sau Hiệp định ấy, nhưng mục tiêu nhắm tới một sự hiệp nhất lớn hơn giữa Giáo hội hầm trú và Giáo hội công khai được nhà nước nhìn nhận, hầu như chưa thấy gì. Đức Tổng Giám Mục Schick cũng nhận xét rằng: “Mặc dù có hiệp định, nhưng sự phổ biến Tin mừng lại trở nên khó khăn hơn. Những tin tức trong năm qua chứng tỏ rõ ràng có sự gia tăng đàn áp các tôn giáo tại Trung Quốc”.
Trọng tâm của những hạn chế do nhà nước Trung Quốc áp đặt là lệnh cấm trẻ em và người trẻ không được đến nhà thờ và tham gia đời sống tôn giáo.
Trung tâm Trung Hoa ở thị trấn Saint Augustin, gần thành phố Bonn bên Đức, mới đây cho biết trong tháng Năm năm ngoái, các viện cô nhi Công Giáo bị bó buộc phải tháo gỡ mọi biểu tượng tôn giáo. Các hoạt động tôn giáo, như đọc kinh trước bữa ăn tại đây cũng bị cấm đoán.
Đức Tổng Giám Mục Ludwig Schick nói rằng tất cả các biện pháp đó là thành phần của một cuộc chiến do giới lãnh đạo Trung Quốc đề xướng, để chống lại các tôn giáo, nhất là các Giáo hội Kitô, và cả Hồi giáo nữa. “Vì thế, một điều càng đáng được chúng ta kính trọng đó là các giám mục, linh mục và các tín hữu ở Trung Quốc vẫn cố gắng tìm được không gian để sống đức tin và loan báo Tin mừng”.
Source:Dom Radio
2. Án tuyên thánh cho một thừa sai tại Hoa Lục tiến thêm được một bước
Hôm 22 tháng Năm, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô, Bộ Tuyên thánh đã công bố sắc lệnh nhìn nhận vị Tôi tớ Chúa, cha Mariano Gazpio, người Tây Ban Nha, thuộc dòng thánh Augustinô Nhặt Phép, đã thực hiện các nhân đức đến mức độ anh hùng, và nay có thể được gọi là Đấng Đáng kính.
Cha Gazpio sinh tại Navaro bên Tây Ban Nha, năm 1899 và bắt đầu làm việc truyền giáo tại Trung Quốc từ năm 1924, khi được 25 tuổi, tại Thương Khiêu (Shangqiu, 商丘), thuộc tỉnh Hà Nam. Trong 28 năm trời, cha tận tụy hăng say với công việc tông đồ, đạo đức và yêu thương người nghèo.
Sau khi đảng cộng sản lên nắm chính quyền tại Trung Quốc từ năm 1949, cha Gazpio vẫn ở lại nhiệm sở, mặc dù làn sóng bách hại lên cao. Sau cùng năm 1952, cha bị Nhà nước Trung Quốc trục xuất cùng với các thừa sai nước ngoài khác.
Theo trang Augustinos Recoletos của dòng thánh Augustinô Nhặt Phép, cha Gazpio nổi tiếng về lòng sùng kính Thánh Thể, Thánh Tâm và Đức Mẹ Maria. “Ngoài những giờ cầu nguyện chung với cộng đoàn, cha còn dành nhiều thời gian để cầu nguyện riêng trong cung nguyện. Cha chăm chỉ đọc Kinh thánh, vì thế người ta thường thấy cha để mở sách Kinh thánh trên bàn làm việc. Trong việc linh hướng, cha luôn trưng dẫn Sách thánh”.
Cha Gazpio qua đời tại thành Pamplona bên Tây Ban Nha, ngày 22 tháng 9 năm 1989, thọ 90 tuổi. Án phong chân phước cho ngài được khởi sự cách đây 21 năm vào năm Đại Thánh 2000. Giờ đây, ngài được gọi là Bậc Đáng Kính, và để tuyên chân phước cho ngài, Giáo Hội cần xác minh một phép lạ được cho là nhờ sự can thiệp của ngài.
Source: Augustinos Recoletos
3. Thảm kịch núi lửa Goma của DR Congo: 'Tôi không thể cứu người chồng ốm yếu của mình khỏi dung nham'
Ernestine Kabuo trở về nhà sau khi chạy trốn khỏi dòng dung nham ở Goma, Cộng hòa Dân chủ Congo, và phát hiện ra rằng chồng cô đã không qua khỏi.
Bà nói với hãng thông tấn Reuters rằng bà 68 tuổi không thể bế người chồng ốm yếu của mình ra khỏi nhà và bà phát hiện ông bị chết cháy.
Ít nhất 22 người chết đã được xác nhận sau vụ phun trào hôm thứ Bảy của một ngọn núi lửa gần đó, Núi Nyiragongo.
Nhưng dung nham dừng lại ở khu vực xây dựng của thành phố.
Điều này đã tránh được mức độ chết chóc và tàn phá từng xảy ra vào năm 2002. Tuy nhiên, nó đã ập đến quận Buhene, nơi bà Kabuo đang ở.
“Tôi tự nói với bản thân: Tôi không thể đi một mình, chúng tôi đã kết hôn vì điều tốt nhất và điều tồi tệ nhất”, bà nói với Reuters khi trần tình về những gì đã xảy ra vào hôm thứ Bảy.
“Tôi đã quay lại ít nhất để cố gắng đưa chồng tôi ra ngoài nhưng không thể. Tôi bỏ chạy và chồng tôi bị bỏng bên trong. Tôi không biết phải làm gì. Tôi nguyền rủa ngày này”.
Năm người chết vì ngạt thở khi cố băng qua dung nham khi nó đang nguội dần ở một nơi chỉ cách Goma về phía bắc.
Một người thứ sáu đang nằm viện trong tình trạng khó thở, lãnh đạo xã hội dân sự Mambo Kawaya nói với hãng tin AFP.
Kể từ đó, các nhà chức trách đã cố gắng ngăn không cho người dân đến thăm những nơi dung nham đang nguội lạnh, nhà báo Esdras Tsongo của Goma nói với chương trình phát thanh Focus on Africa của BBC.
Những cư dân khác của Goma, một thành phố với 670,000 người theo ước tính của Liên Hợp Quốc, đang tìm kiếm những người thân yêu mất tích khi thành phố và khu vực tiếp tục trải qua các trận động đất.
Cơ quan quản lý trẻ em của Liên hợp quốc, Unicef, cho biết hơn 170 trẻ em lo sợ sẽ mất tích và 150 em khác đã bị ly tán khỏi gia đình, Unicef cho biết các trung tâm sẽ được thành lập để giúp đỡ trẻ vị thành niên không có người đi kèm.
Chín trong số những trường hợp tử vong được nhà chức trách ghi nhận là do tai nạn giao thông do người dân bỏ chạy.
Phát ngôn viên chính phủ Patrick Muyaya cho biết 4 người khác đã chết khi cố gắng trốn thoát khỏi một nhà tù trong khi 2 người bị thiêu chết.
Dung nham dừng lại ở quận Buhene, ngoại ô Goma, chôn vùi hàng trăm ngôi nhà và cả những công trình lớn. Các nỗ lực tái thiết có thể sẽ mất nhiều tháng.
Source:Reuters
4. Tờ Wall Street Journal tham gia vào cuộc tranh luận về nguồn gốc COVID-19 đổ lỗi cho Bắc Kinh
Tòa Bạch Ốc hôm thứ Hai cho biết họ không thể xác nhận một báo cáo của tờ Wall Street Journal về nguồn gốc của COVID-19. Tờ này cho biết ba nhà nghiên cứu từ Viện Vi rút học Vũ Hán của Trung Quốc đã phải vào bệnh viện vào tháng 11 năm 2019 - một tháng trước khi Trung Quốc báo cáo những trường hợp đầu tiên nhiễm coronavirus.
Phát ngôn viên Jen Psaki nói: “Chúng tôi không có đủ dữ liệu và thông tin để đưa ra kết luận tại thời điểm này”.
Báo cáo đã làm dấy lên cuộc tranh luận về việc liệu virus có lây truyền từ động vật sang người hay không và đã hỗ trợ cho giả thuyết cho rằng virus đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm.
Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết cần thêm thông tin và kêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới đẩy mạnh cuộc điều tra.
Psaki nói: “Chúng tôi đã nhiều lần kêu gọi WHO hỗ trợ các đánh giá do chuyên gia định hướng về nguồn gốc của đại dịch mà không bị can thiệp bởi chính trị hóa... Giờ đây, chúng tôi hy vọng rằng WHO có thể tiến hành một cuộc điều tra Giai đoạn 2 độc lập, minh bạch hơn”.
Báo cáo của Wall Street Journal trích dẫn một báo cáo tình báo chưa được tiết lộ trước đây của Hoa Kỳ với các tình tiết cụ thể hơn một tờ thông tin của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được phát hành gần cuối nhiệm kỳ của chính quyền Trump theo đó các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm có các triệu chứng phù hợp với “cả COVID-19 và bệnh thông thường theo mùa”.
Báo cáo tình báo mới bổ sung thêm nhiều thông tin chi tiết mới, bao gồm số lượng nhà nghiên cứu, thời gian mắc bệnh và số lần đến bệnh viện của họ.
Tất cả những điều này dẫn đến âu lo là Trung Quốc đã thử nghiệm loại virus cực độc này cho các mục tiêu chiến tranh.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ báo cáo của tờ Wall Street Journal, nói rằng nó “hoàn toàn không đúng sự thật”.
Đến nay, Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng coronavirus là do quân đội Mỹ gây ra.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Li Kiên nói: “ Hoa Kỳ tiếp tục thổi phồng lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm. Nó có quan tâm đến truy xuất nguồn gốc không? Hay nó chỉ đang cố gắng đánh lạc hướng sự chú ý?”
Cựu giám đốc FDA Scott Gottlieb nói với CNBC hôm thứ Hai rằng - bất chấp những tuyên bố từ Trung Quốc - các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện ra bằng chứng xác thực rằng virus đến từ động vật và ngày càng có nhiều bằng chứng khách quan ủng hộ giả thuyết rằng virus có thể đến từ một phòng thí nghiệm.
Source:Reuters