Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tự do tôn giáo bên này bên kia: hai mặt một đồng tiền
Vũ Văn An
00:08 28/05/2013
Toàn cầu hóa không phải chỉ trong lãnh vực kinh tế tài chánh. Ngày nay, nó tràn cả vào lãnh vực tôn giáo, đúng hơn, tự do tôn giáo. Thực vậy, tự do tôn giáo trở thành vấn đề hiện nay trên khắp thế giới, không riêng một quốc gia, một vùng, hay một hệ thống chính trị nào.
Tự do tôn giáo “ở ngoại quốc”
Liên Hiệp Quốc hình như chỉ lo những vấn đề đại thể, nên tỏ ra lơ là đối với vấn đề tự do tôn giáo. Thành thử, Hoa Kỳ “buộc phải” đảm nhiệm vai trò người quan sát tự do tôn giáo trên khắp thế giới. Họ lập ra Ủy Ban Tự Do Quốc Tế (USCIRF). Đây là một ủy ban độc lập, lưỡng đảng, có mặt đầu tiên trên thế giới, để giám sát quyền tự do tôn giáo “ở ngoại quốc”. Ủy ban duyệt xét các sự kiện và hoàn cảnh của việc vi phạm quyền này và đệ trình các khuyến cáo về chính sách cho Tổng Thống, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Hội.
Như thường lệ hàng năm, ngày 20 tháng 5 vừa qua, dựa vào phúc trình của Ủy Ban, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cho công bố bản tường trình về tình hình tự do tôn giáo trong năm 2012. Tại buổi công bố này, Suzan J. Cook, đại sứ lưu động của Ủy Ban, đã lên tiếng thúc giục chính phủ lên án sự bất khoan dung và đưa ra hành động chống lại những người vi phạm các tội ác vì hận thù tôn giáo.
Nhưng bà cho hay: tại nhiều quốc gia, bất khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo đang trên đà gia tăng, một bất khoan dung thường được diễn tả qua bạo lực. Phúc trình cho rằng “quyền tự do tôn giáo là quyền cố hữu của mọi con người nhân bản”. Tuy nhiên, quyền này, trong năm 2012, đã không được tôn trọng tại nhiều quốc gia.
Phúc trình của Ủy Ban vẫn giữ nguyên 8 quốc gia từng được Bộ Ngoại Giao liệt kê là Các Quốc Gia Được Đặc Biệt Quan Tâm: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan và Uzbekistan.
Ngoài các quốc gia đặc biệt trên, Ủy Ban cũng ghi nhận vấn đề tổng quát liên quan tới các luật lệ chống phạm thượng và bỏ đạo, là các đạo luật vốn bị sử dụng một cách đầy kỳ thị. Ủy Ban ghi nhận sự gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái trong năm 2012, nhất là tại Venezuela, Ai Cập và Iran. Trùng hợp với việc công bố phúc trình là việc Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry cử Ira Forman, cựu thủ lĩnh Hội Đồng Dân Chủ Do Thái Toàn Quốc, làm đặc phái viên để giám sát và đấu tranh chống kỳ thị người Do Thái.
Các nước Âu Châu
Cùng ngày, Vọng Quan Sát Bất Khoan Dung Và Kỳ Thị Kitô Hữu Tại Âu Châu, đặt trụ sở tại Áo, cũng công bố phúc trình tựa là “Các Trường Hợp Bất Khoan Dung Và Kỳ Thị Kitô Hữu” trong năm 2012.
Phúc trình đề cập tới các chủ đề như phản đối lương tâm về các vấn đề như phá thai, an tử, và dùng tế bào gốc để nghiên cứu. Phúc trình quả quyết: hiện đang có chiến dịch hiểm độc của vài nhóm nhằm phá hoại quyền phản đối lương tâm.
Các luật nói năng hận thù (hate speech) cũng được sử dụng chống lại Kitô hữu, nhất là về hai chủ đề: Hồi Giáo và đồng tính luyến ái. Phúc trình cho rằng “Tòa Nhân Quyền Âu Châu càng ngày càng tỏ ra ủng hộ việc kiểm duyệt các cuộc tranh luận”.
Phúc trình nhận rằng bảo vệ tự do ngôn luận không hẳn là không có nguy hiểm, nhưng nếu ta chấp nhận ý niệm cho rằng nhà nước nên kiểm duyệt các cuộc tranh luận công cộng, thì hẳn sẽ không còn điểm ngừng hợp lý nào liên quan tới ý niệm nào bị dẹp bỏ nữa.
Phúc trình cho rằng: việc nại tới nguyên tắc bình đẳng cũng đã từng dẫn người ta tới nhiều hạn chế đối với tự do tôn giáo. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật hiện đã được nới rộng qua lãnh vực chọn lựa luân lý và cách thế người ta đối xử với nhau.
Việc đó từng dẫn tới các luật lệ chống kỳ thị nghiêm nhặt tại một số quốc gia. Những luật này đang có hiệu lực đối với những người cho thuê địa điểm tổ chức tiệc tùng, cử lễ. Chúng cũng đang có tác dụng đối với những ai thuê mướn nhân công. Ngay các cơ sở hẹn hò (dating) của Kitô hữu cũng bị nhà cầm quyền kiểm soát.
Mặc dù sự kỳ thị đối với các Kitô hữu tại các nước Tây Âu thuộc một loại khác với sự kỳ thị được mô tả trong phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ, nhưng nó vẫn là một đe dọa thực sự đối với tự do tôn giáo và sự đe dọa này càng ngày càng tệ hại hơn.
Tự do tôn giáo “tại quê nhà”
Liên Hiệp Quốc không lo chuyện tự do tôn giáo trên thế giới, thì Hoa Kỳ lo. Hoa Kỳ bận lo chuyện tự do tôn giáo “ở ngoại quốc”, không còn thì giờ lo chuyện tự do tôn giáo “ở trong nước”, thì các tôn giáo phải lo lấy tự do tôn giáo của mình. Đức TGM Chaput tuần vừa rồi trên CatholicPhilly có một mục về Tự Do Tôn Giáo với nội dung “Đã qua rồi ngày mà người Mỹ coi cái hiểu về tự do tôn giáo của các Bậc Khai Quốc như một dữ kiện. Ta cần phải thức tỉnh”.
Trích lời Terry Mattingly, giám đốc Trung Tâm Báo Chí Washington, Đức TGM cho rằng xem ra cơ quan thuế vụ (IRS) đang càng ngày càng nhắm đánh vào các cá nhân và đoàn thể tôn giáo nào, trong khi bênh vực các yếu tố chủ chốt trong truyền thống tín ngưỡng của mình, đã chỉ trích các dự án thân thiết đối với Tòa Bạch Ốc hiện nay, như cuộc cải tổ về chăm sóc sức khỏe, quyền phá thai và hôn nhân đồng tính.
Đức TGM Chaput cho rằng các giám mục Mỹ là những người từng tranh đấu để mọi người trong nước, không trừ ai, được chăm sóc đầy đủ về sức khỏe cả hàng chục năm trước khi chính phủ hiện tại lên nắm chính quyền. Trong truyền thống Kitô Giáo, việc chăm sóc y khoa căn bản vốn là một vấn đề thuộc công bình xã hội và phẩm giá nhân vị. Ngay cả ngày nay, dù có những thiếu sót về tài chánh cơ cấu, những thiếu sót mà các nhà phê bình thường tin là có tác dụng phá hoại Đạo Luật Chăm Sóc Vừa Túi Tiền (Affordable Care Act) của năm 2010, các giám mục vẫn tiếp tục chia sẻ mục tiêu của cuộc cải tổ chăm sóc sức khỏe và việc chăm sóc y khoa vừa túi tiền của mọi người Mỹ.
Nhưng việc chăm sóc sức khỏe hiện nay đã biến dạng thành một vấn đề tự do tôn giáo hoàn toàn do Tòa Bạch Ốc khiêu khích tạo ra một cách không cần thiết. Dù có đưa ra một số nhượng bộ sau khi bị ép buộc, nhưng chính phủ nhất định không chịu thu hồi hay sửa đổi một cách hợp lý chỉ thị ngừa thai của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản, một chỉ thị vi phạm cả xác tín luân lý lẫn xác tín tôn giáo của nhiều cá nhân, nhiều chủ nhân tư và nhiều cơ quan có liên hệ hoặc do tôn giáo gợi ý.
Song song với việc Tòa Bạch Ốc từ khước không duy trì Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân năm 1996, và việc họ coi thường đến ngỡ ngàng bản chất độc đáo của tự do tôn giáo như đã được trình bày trong phán quyết 9 thắng 0 của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Hosanna-Tabor vào năm 2012, chỉ thị của Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản chỉ có thể được hiểu như một hình thức cưỡng chế mà thôi. Kiếm được thuốc ngừa thai rẻ tiền không phải là vấn đề ở bất cứ nơi nào trên Nước Mỹ. Do đó, chỉ thị này chỉ là một tuyên bố có tính ý thức hệ; cố tình áp đặt một cách thế thay thế cho hiếm muộn. Và nếu hàng triệu người Mỹ phản đối trong nguyên tắc, thì thây kệ họ.
Sự gian lận trong từ vựng “quyền sinh sản” của Đất Nước Hoa Kỳ hết sức sâu và hết sức cao. Trong nhận định hồi Tháng Tư của Liên Đoàn Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch, chủ tịch của tổ chức này không bao giờ sử dụng hạn từ “phá thai” bất kể vụ sử Kermit Gosnell lúc đó đang diễn tiến tại Philadelphia và bất kể vai trò lớn lao của tổ chức này trong kỹ nghệ phá thai.
Cũng thế, như Anthony Esolen gần đây đã nghi nhận, lời tuyên bố công khai của Hội NARAL Phò Chọn Lựa về xác tín của nhà phá thai tai tiếng Gosnell quả là một “tuyệt tác” của ngôn ngữ sa đọa và lừa dối. Gosnell bị kết tội sát nhân 3 trẻ sơ sinh, nhưng trong tuyên bố của NARAL Phò Chọn Lựa, không có chữ nào nhắc đến sự kiện này.
Chưa hết ngỡ ngàng đâu. Các Kitô hữu quan tâm tới quyền của trẻ chưa sinh, cũng như quan tâm tới người mẹ của các em từng phải đương đầu với thiên kiến của giới truyền thông và sự bất lương của tập đoàn phá thai cả nước suốt 40 năm qua rồi. Nhưng có một bài học đặc biệt trong tình thế hiện nay. Bất cứ ai nghĩ rằng ta có thể giải quyết vấn đề tính dục đang gây chấn động cả nước hiện nay một cách ổn thoả trong vòng 10 năm sắp tới, mà không cần phải mạnh mẽ và song song bênh vực tự do tôn giáo, thì họ nên nghĩ lại.
Như Mollie Hemingway, Stephen Krason và Wayne Laugesen từng chỉ rõ, vụ tai tiếng hiện nay của cơ quan thuế vụ, trong đó có vụ theo dõi các tổ chức bảo thủ, cũng có chiều kích tôn giáo. Áp lực có tính lựa lọc của cơ qua thuế vụ đối với các cá nhân và tổ chức tôn giáo ít khi bị báo chí lưu ý. Mà ta cũng không hy vọng họ sẽ lưu ý trong tương lai gần, vì các lý do mà Hemingway từng nêu ra. Nhưng điều tồi tệ mới nhất của cơ quan thuế vụ là dấu hiệu báo trước các đối xử tàn tệ đối với các nhóm tôn giáo “thất sủng” trong tương lai, nếu ta cứ tiếp tục thiếp ngủ trong cuộc tranh luận về tự do tôn giáo hiện nay.
Tự do tôn giáo “ở ngoại quốc”
Liên Hiệp Quốc hình như chỉ lo những vấn đề đại thể, nên tỏ ra lơ là đối với vấn đề tự do tôn giáo. Thành thử, Hoa Kỳ “buộc phải” đảm nhiệm vai trò người quan sát tự do tôn giáo trên khắp thế giới. Họ lập ra Ủy Ban Tự Do Quốc Tế (USCIRF). Đây là một ủy ban độc lập, lưỡng đảng, có mặt đầu tiên trên thế giới, để giám sát quyền tự do tôn giáo “ở ngoại quốc”. Ủy ban duyệt xét các sự kiện và hoàn cảnh của việc vi phạm quyền này và đệ trình các khuyến cáo về chính sách cho Tổng Thống, Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Hội.
Như thường lệ hàng năm, ngày 20 tháng 5 vừa qua, dựa vào phúc trình của Ủy Ban, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cho công bố bản tường trình về tình hình tự do tôn giáo trong năm 2012. Tại buổi công bố này, Suzan J. Cook, đại sứ lưu động của Ủy Ban, đã lên tiếng thúc giục chính phủ lên án sự bất khoan dung và đưa ra hành động chống lại những người vi phạm các tội ác vì hận thù tôn giáo.
Nhưng bà cho hay: tại nhiều quốc gia, bất khoan dung đối với các nhóm thiểu số tôn giáo đang trên đà gia tăng, một bất khoan dung thường được diễn tả qua bạo lực. Phúc trình cho rằng “quyền tự do tôn giáo là quyền cố hữu của mọi con người nhân bản”. Tuy nhiên, quyền này, trong năm 2012, đã không được tôn trọng tại nhiều quốc gia.
Phúc trình của Ủy Ban vẫn giữ nguyên 8 quốc gia từng được Bộ Ngoại Giao liệt kê là Các Quốc Gia Được Đặc Biệt Quan Tâm: Miến Điện, Trung Hoa, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Saudi Arabia, Sudan và Uzbekistan.
Ngoài các quốc gia đặc biệt trên, Ủy Ban cũng ghi nhận vấn đề tổng quát liên quan tới các luật lệ chống phạm thượng và bỏ đạo, là các đạo luật vốn bị sử dụng một cách đầy kỳ thị. Ủy Ban ghi nhận sự gia tăng của chủ nghĩa bài Do Thái trong năm 2012, nhất là tại Venezuela, Ai Cập và Iran. Trùng hợp với việc công bố phúc trình là việc Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry cử Ira Forman, cựu thủ lĩnh Hội Đồng Dân Chủ Do Thái Toàn Quốc, làm đặc phái viên để giám sát và đấu tranh chống kỳ thị người Do Thái.
Các nước Âu Châu
Cùng ngày, Vọng Quan Sát Bất Khoan Dung Và Kỳ Thị Kitô Hữu Tại Âu Châu, đặt trụ sở tại Áo, cũng công bố phúc trình tựa là “Các Trường Hợp Bất Khoan Dung Và Kỳ Thị Kitô Hữu” trong năm 2012.
Phúc trình đề cập tới các chủ đề như phản đối lương tâm về các vấn đề như phá thai, an tử, và dùng tế bào gốc để nghiên cứu. Phúc trình quả quyết: hiện đang có chiến dịch hiểm độc của vài nhóm nhằm phá hoại quyền phản đối lương tâm.
Các luật nói năng hận thù (hate speech) cũng được sử dụng chống lại Kitô hữu, nhất là về hai chủ đề: Hồi Giáo và đồng tính luyến ái. Phúc trình cho rằng “Tòa Nhân Quyền Âu Châu càng ngày càng tỏ ra ủng hộ việc kiểm duyệt các cuộc tranh luận”.
Phúc trình nhận rằng bảo vệ tự do ngôn luận không hẳn là không có nguy hiểm, nhưng nếu ta chấp nhận ý niệm cho rằng nhà nước nên kiểm duyệt các cuộc tranh luận công cộng, thì hẳn sẽ không còn điểm ngừng hợp lý nào liên quan tới ý niệm nào bị dẹp bỏ nữa.
Phúc trình cho rằng: việc nại tới nguyên tắc bình đẳng cũng đã từng dẫn người ta tới nhiều hạn chế đối với tự do tôn giáo. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật hiện đã được nới rộng qua lãnh vực chọn lựa luân lý và cách thế người ta đối xử với nhau.
Việc đó từng dẫn tới các luật lệ chống kỳ thị nghiêm nhặt tại một số quốc gia. Những luật này đang có hiệu lực đối với những người cho thuê địa điểm tổ chức tiệc tùng, cử lễ. Chúng cũng đang có tác dụng đối với những ai thuê mướn nhân công. Ngay các cơ sở hẹn hò (dating) của Kitô hữu cũng bị nhà cầm quyền kiểm soát.
Mặc dù sự kỳ thị đối với các Kitô hữu tại các nước Tây Âu thuộc một loại khác với sự kỳ thị được mô tả trong phúc trình của Bộ Ngoại Giao Mỹ, nhưng nó vẫn là một đe dọa thực sự đối với tự do tôn giáo và sự đe dọa này càng ngày càng tệ hại hơn.
Tự do tôn giáo “tại quê nhà”
Liên Hiệp Quốc không lo chuyện tự do tôn giáo trên thế giới, thì Hoa Kỳ lo. Hoa Kỳ bận lo chuyện tự do tôn giáo “ở ngoại quốc”, không còn thì giờ lo chuyện tự do tôn giáo “ở trong nước”, thì các tôn giáo phải lo lấy tự do tôn giáo của mình. Đức TGM Chaput tuần vừa rồi trên CatholicPhilly có một mục về Tự Do Tôn Giáo với nội dung “Đã qua rồi ngày mà người Mỹ coi cái hiểu về tự do tôn giáo của các Bậc Khai Quốc như một dữ kiện. Ta cần phải thức tỉnh”.
Trích lời Terry Mattingly, giám đốc Trung Tâm Báo Chí Washington, Đức TGM cho rằng xem ra cơ quan thuế vụ (IRS) đang càng ngày càng nhắm đánh vào các cá nhân và đoàn thể tôn giáo nào, trong khi bênh vực các yếu tố chủ chốt trong truyền thống tín ngưỡng của mình, đã chỉ trích các dự án thân thiết đối với Tòa Bạch Ốc hiện nay, như cuộc cải tổ về chăm sóc sức khỏe, quyền phá thai và hôn nhân đồng tính.
Đức TGM Chaput cho rằng các giám mục Mỹ là những người từng tranh đấu để mọi người trong nước, không trừ ai, được chăm sóc đầy đủ về sức khỏe cả hàng chục năm trước khi chính phủ hiện tại lên nắm chính quyền. Trong truyền thống Kitô Giáo, việc chăm sóc y khoa căn bản vốn là một vấn đề thuộc công bình xã hội và phẩm giá nhân vị. Ngay cả ngày nay, dù có những thiếu sót về tài chánh cơ cấu, những thiếu sót mà các nhà phê bình thường tin là có tác dụng phá hoại Đạo Luật Chăm Sóc Vừa Túi Tiền (Affordable Care Act) của năm 2010, các giám mục vẫn tiếp tục chia sẻ mục tiêu của cuộc cải tổ chăm sóc sức khỏe và việc chăm sóc y khoa vừa túi tiền của mọi người Mỹ.
Nhưng việc chăm sóc sức khỏe hiện nay đã biến dạng thành một vấn đề tự do tôn giáo hoàn toàn do Tòa Bạch Ốc khiêu khích tạo ra một cách không cần thiết. Dù có đưa ra một số nhượng bộ sau khi bị ép buộc, nhưng chính phủ nhất định không chịu thu hồi hay sửa đổi một cách hợp lý chỉ thị ngừa thai của Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Bản, một chỉ thị vi phạm cả xác tín luân lý lẫn xác tín tôn giáo của nhiều cá nhân, nhiều chủ nhân tư và nhiều cơ quan có liên hệ hoặc do tôn giáo gợi ý.
Song song với việc Tòa Bạch Ốc từ khước không duy trì Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân năm 1996, và việc họ coi thường đến ngỡ ngàng bản chất độc đáo của tự do tôn giáo như đã được trình bày trong phán quyết 9 thắng 0 của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Hosanna-Tabor vào năm 2012, chỉ thị của Bộ Y Tế Và Dịch Vụ Nhân Bản chỉ có thể được hiểu như một hình thức cưỡng chế mà thôi. Kiếm được thuốc ngừa thai rẻ tiền không phải là vấn đề ở bất cứ nơi nào trên Nước Mỹ. Do đó, chỉ thị này chỉ là một tuyên bố có tính ý thức hệ; cố tình áp đặt một cách thế thay thế cho hiếm muộn. Và nếu hàng triệu người Mỹ phản đối trong nguyên tắc, thì thây kệ họ.
Sự gian lận trong từ vựng “quyền sinh sản” của Đất Nước Hoa Kỳ hết sức sâu và hết sức cao. Trong nhận định hồi Tháng Tư của Liên Đoàn Làm Cha Mẹ Có Kế Hoạch, chủ tịch của tổ chức này không bao giờ sử dụng hạn từ “phá thai” bất kể vụ sử Kermit Gosnell lúc đó đang diễn tiến tại Philadelphia và bất kể vai trò lớn lao của tổ chức này trong kỹ nghệ phá thai.
Cũng thế, như Anthony Esolen gần đây đã nghi nhận, lời tuyên bố công khai của Hội NARAL Phò Chọn Lựa về xác tín của nhà phá thai tai tiếng Gosnell quả là một “tuyệt tác” của ngôn ngữ sa đọa và lừa dối. Gosnell bị kết tội sát nhân 3 trẻ sơ sinh, nhưng trong tuyên bố của NARAL Phò Chọn Lựa, không có chữ nào nhắc đến sự kiện này.
Chưa hết ngỡ ngàng đâu. Các Kitô hữu quan tâm tới quyền của trẻ chưa sinh, cũng như quan tâm tới người mẹ của các em từng phải đương đầu với thiên kiến của giới truyền thông và sự bất lương của tập đoàn phá thai cả nước suốt 40 năm qua rồi. Nhưng có một bài học đặc biệt trong tình thế hiện nay. Bất cứ ai nghĩ rằng ta có thể giải quyết vấn đề tính dục đang gây chấn động cả nước hiện nay một cách ổn thoả trong vòng 10 năm sắp tới, mà không cần phải mạnh mẽ và song song bênh vực tự do tôn giáo, thì họ nên nghĩ lại.
Như Mollie Hemingway, Stephen Krason và Wayne Laugesen từng chỉ rõ, vụ tai tiếng hiện nay của cơ quan thuế vụ, trong đó có vụ theo dõi các tổ chức bảo thủ, cũng có chiều kích tôn giáo. Áp lực có tính lựa lọc của cơ qua thuế vụ đối với các cá nhân và tổ chức tôn giáo ít khi bị báo chí lưu ý. Mà ta cũng không hy vọng họ sẽ lưu ý trong tương lai gần, vì các lý do mà Hemingway từng nêu ra. Nhưng điều tồi tệ mới nhất của cơ quan thuế vụ là dấu hiệu báo trước các đối xử tàn tệ đối với các nhóm tôn giáo “thất sủng” trong tương lai, nếu ta cứ tiếp tục thiếp ngủ trong cuộc tranh luận về tự do tôn giáo hiện nay.
Theo chân Chúa Kitô không phải là một chức nghiệp mà là con đường thập giá
Bùi Hữu Thư
05:43 28/05/2013
2013-05-28 Vatican Radio
(Vatican Radio) Chúng ta không nên giảm thiểu việc tuyên xưng Chúa Giêsu thành một sự đánh bóng cho nền văn hóa, mà phải đi thẳng vào con tim và biến đổi chúng ta. Hơn nữa, theo Chúa Giêsu không có nghĩa là có thêm quyền năng chức trọng, đây không phải là một chức nghiệp vì đường lối của Chúa là con đường thập giá. Đây là trọng tâm của bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng nay tại nhà nguyện của nhà Thánh Mác-ta:
Đức Thánh Cha Phanxicô hỏi câu Thánh Phêrô hỏi Chúa Giêsu: Theo Thầy chúng con được phần thưởng gì? Một câu hỏi có liên quan đến đời sống của mỗi Kitô hữu. Chúa Giêsu nói những ai đi theo Người sẽ “được hưởng nhiều điều tốt lành” nhưng “phải bị áp bức”. Ngài tiếp: Con đường của Chúa Kitô là “con đường khổ nhục và chấm dứt trên thập giá.” Chính vì thế “sẽ luôn luôn gặp nhiều khó khăn, “vì Người đã đi con đường này trước chúng ta. Đức Thánh Cha lưu ý là “khi một Kitô hữu không gặp một khó khăn nào trong đời – khi tất cả mọi sự đều êm xuôi, tất cả mọi sự đều tốt đẹp – thì lại có một cái gì bất ổn." Điều này khiến cho chúng ta nghĩ rằng người ấy “là một bạn hữu thân thiết của thần tính của thế gian, của những gì thuộc về thế gian." Đức Thánh Cha ghi nhận “đây là một cám dỗ đặc biệt đối với các Kitô hữu ":
"Theo Chúa Giêsu, vâng, nhưng chỉ tới một điểm nào đó thôi: theo Chúa Giêsu vì đây là một văn hóa: tôi là một Kitô hữu, tôi có nền văn hóa này… Nhưng không có sự cần thiết của một môn đệ chân chính của Chúa Giêsu, sự cần thiết phải đi con đường của Người. Nếu bạn đi theo Chúa Giêsu như một đề nghị của nền văn hóa, thì bạn đã dùng con đường này để tiến thân, để có thêm quyền năng chức trọng. Và lịch sử Giáo Hội có nhiều người như vậy, bắt đầu với vài vị Đại Đế và nhiều người khác. Và ngay cả một số linh mục và giám mục. Một số người cho rằng theo Chúa Giêsu là một con đường chức ngiệp. "
Đức Thánh Cha nhắc rằng đã có một lần “trong văn chương khoảng hai thế kỷ trước đây, có viết rằng có người “ngay từ khi còn bé đã muốn có một chức nghiệp trong Giáo Hội.” Ở đây Đức Thánh Cha nhấn mạnh là “nhiều Kitô hữu bị cám dỗ bởi tinh thần thế gian, cho rằng đi theo Chúa Giêsu rất tốt, vì có thể có một chức nghiệp, và có thể tiến thân." Nhưng đây “không phải là thần khí.” Đây chỉ là thái độ của Thánh Phêrô khi hỏi Chúa Giêsu về chức nghiệp và Chúa trả lời: “Phải, Ta sẽ ban cho tất cả mọi sự nhưng phải chịu sự đàn áp." "Bạn không thể nào cất bỏ thập giá khỏi con đường của Chúa Giêsu, thập giá sẽ luôn luôn còn ở đó.” Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, điều này không có nghĩa là các Kitô hữu phải tự làm cho mình phải đau đớn. Kitô hữu “đi theo Chúa Giêsu vì tình yêu, nhưng sự ghen tức của thần dữ có thể làm rất nhiều điều.” “Thần trí của thế gian sẽ không chấp nhận điều này, không chấp nhận nhân chứng này ":
"Xin hãy coi Mẹ Têrêsa: thần khí của thế gian nói gì về Mẹ Têrêsa? ‘Ồ, chân phước Têrêsa là một phụ nữ đẹp, bà đã làm rất nhiều điều tốt lành cho tha nhân'. Thần khí của thế gian không bao giờ nói là Mẹ Têrêsa đã dành bao nhiêu giờ trong ngày để thờ phượng…Như vậy là giảm thiểu các hoạt động của Kitô hữu vào các công tác xã hội mà thôi. Y như đời sống Kitô chỉ là một sự đánh bóng, là một lớp vẹc-ni của Kitô giáo. Tuyên xưng Chúa Giêsu không phải là làm một lớp vẹc-ni: tuyên xưng Chúa Giêsu phải đi thẳng vào xương tủy, vào trái tim, và đi thật sâu để biến cải chúng ta. Và thần khí của thế gian sẽ không chấp nhận điều này, và do đó sẽ phải có sự đàn áp. "
Đức Thánh Cha Phanxicô nói những ai rời bỏ nhà cửa, gia đình để theo Chúa Giêsu sẽ nhận được gấp trăm lần ngay ở đời này.” Gấp trăm lần nhưng với những đau khổ phải gánh chịu vì bị đàn áp. Và không được quên điều này:
"Theo Chúa Giêsu phải như vậy: đi theo Người vì tình yêu, theo chân Người: trên cùng một lộ trình. Và thần khí thế gian sẽ không chấp nhận điều này, và sẽ làm cho chúng ta đau khổ như Chúa Giêsu đã chịu khổ nhục. Chúng ta hãy xin cho được ân sủng này: là đi theo Chúa Giêsu trên con đường Người đã mạc khải và dậy cho chúng ta. Điều này tuyệt vời, vì Chúa không bao giờ bỏ chúng ta một mình. Không bao giờ! Chúa luôn luôn ở với chúng ta. Amen.”
Thánh Lễ có Tổng Giám Mục Rino Fisichella và Đức Ông José Octavio Ruiz Arenas, chủ tịch và thư ký của Hội Đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa. Cũng có sự hiện diện của một nhóm linh mục của hội đồng và nhân viên Nhà máy Phát Điện Vatican, và Phòng Thí Nghiệm Kỹ Thuật của Uỷ Ban Hành Chánh Thánh Đô Vatican, có sự tháp tùng của Kỹ sư Pier Carlo Cuscianna, Giám đốc các Dịch Vụ Kỹ Thuật của Uỷ Ban Hành Chánh.
Giải đáp phụng vụ: Khi nào linh mục vi phạm ấn tích giải tội?
Nguyễn Trọng Đa
07:49 28/05/2013
Giải đáp phụng vụ: Khi nào linh mục vi phạm ấn tích giải tội?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau một lớp giáo dục người lớn gần đây, một linh mục tu sĩ và tôi đã thảo luận về một sự khác biệt trong cách hiểu của chúng tôi về bản chất của ấn tích giải tội theo Điều 983 và 984 của Bộ Giáo luật 1983. Ðiều 983: (1) Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được tiết lộ về hối nhân bằng lời nói hay bằng cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì. Ðiều 984: (1) Tuyệt đối cấm chỉ cha giải tội không được xử dụng những điều biết được trong tòa giải tội để làm hại hối nhân, cho dù không có nguy cơ tiết lộ (Bản dịch Việt ngữ của Bộ giáo luật do các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực hiện).
Cả hai chúng tôi đã được đào tạo bài bản trong chủng viện, và cả hai chúng tôi quyết tâm rao giảng và sống trong sự trung thành trọn vẹn với giáo huấn Công Giáo đích thực. Câu hỏi đặt ra là như sau: Một "hối nhân" nói với một linh mục khi xưng tội là ông đã bỏ thuốc độc vào rượu lễ của cha rồi. Linh mục không thuyết phục thành công "hối nhân" ác độc này để khắc phục tình hình, do đó làm cho cha giải tội ở vị thế uống rượu bị độc. Liệu cho linh mục có được phép dùng điều biết được trong tòa giải tội để thay đổi quá trình của sự kiện không, để không ai bị ngộ độc do rượu, cho dù không có nguy cơ tiết lộ?
Một lập luận là rằng việc cha giải tội đã hành động để thay rượu bằng cách đổ bình rượu đi, và rót rượu vào đầy lại mà không ai biết, là không phải một sự vi phạm ấn tích giải tội, bởi vì cha không phản bội "hối nhân", và cũng không có bất cứ điều gì gây hại cho "hối nhân”. Còn lập luận ngược lại là cha giải tội không thể dùng điều biết được trong tòa giải tội, vì "hối nhân" trong thực tế sẽ biết rằng cha giải tội đã làm như vậy, và việc này tạo thành một sự phản bội với "hối nhân", và là bất lợi về hậu quả. Trong thực tế, hành động của cha giải tội có thể làm cho bí tích giải tội là như ghê tởm cho "hối nhân", hay làm cho "hối nhân" nói với các người khác rằng cha X đã vi phạm ấn tích giải tội, điều này cũng sẽ làm cho bí tích thành ra ghê tởm. Sự nghiên cứu sâu rộng vào vấn đề dẫn tôi đến gặp một số linh mục-nhà thần học và nhà giáo luật uy tín, và các vị này cũng có hai lập trường khác nhau, vì vậy chúng tôi chưa gần gũi hơn với một câu trả lời rõ ràng.
Hơn nữa, theo như tôi có thể biết, Tòa Thánh đã không bao giờ giải quyết các câu hỏi lẻ tẻ như thế, và chúng tôi không có ý tưởng liệu kịch bản đầu tiên nào được đưa lên. Phải thừa nhận rằng, khả năng tình huống như vậy là rất hiếm khi xảy ra, và cuộc thảo luận là giải quyết nố cực kỳ khó xử. Tuy nhiên, ví dụ trên được dẫn ra nơi này và nơi nọ - thậm chí trong các chủng viện nữa - để minh họa cho sự bất khả vi phạm tuyệt đối của ấn tích giải tội, và nghĩa vụ của linh mục có liên quan đến trường hợp tương tự. - C. M., Camden, New Jersey, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi hóc búa cổ điển này của việc giải nố xảy ra thường như một kịch bản không có người thắng kẻ thua. Tòa Thánh có lẽ không bao giờ giải quyết một tình huống như vậy, vì Tòa thánh cung cấp cho sự khả tín của việc suy đoán, và thậm chí có thể làm cho một số người cố gắng thực sự để lạm dụng bí tích, bằng cách này hay cách khác.
Thật vậy, điều đầu tiên cần lưu ý là rằng đây là một sự lạm dụng bí tích. Một người trong trường hợp được mô tả như vậy là rõ ràng không ăn năn sám hối, và do đó không thể nhận được lời xá giải, mặc dù ấn tích giải tội được áp dụng, độc lập với lời xá giải. Trong trường hợp này, không có nguy cơ là bí tích sẽ trở nên ghê tởm cho hối nhân, vì người đó đã chứng tỏ sự bất kính hoàn toàn đối với bí tích, qua một nỗ lực lạm dụng ấn tích giải tội. Do đó, có thể rằng người ấy cần sự giúp đỡ chuyên môn hơn.
Một yếu tố khác cần được xem xét là việc sử dụng không rõ ràng từ ngữ "phản bội" trong câu trả lời, mà sự tìm hiểu của độc giả của chúng tôi đã phát hiện ra.
"Sự phản bội" (prodere trong tiếng Latinh) được đề cập trong Giáo luật là một cái gì đó khách quan và ngoại tại. Nó có nghĩa là tiết lộ tội lỗi và hối nhân, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cho người khác biết.
"Sự phản bội" với hối nhân, được đề cập trong một trong các câu trả lời trên, là một sự phản bội chủ quan trong cảm giác thất vọng, không sống theo ước vọng, tổn thương tình cảm…
Chỉ có nghĩa đầu tiên mới mang ấn tích giải tội. Việc hối nhân có thể tức tối vô cùng, khi thấy linh mục không chết do uống rượu từ chén thánh, không thuộc về vấn đề giáo luật của sự vi phạm ấn tích giải tội.
Sau khi đã làm rõ như thế, chúng ta có thể thấy rằng, miễn là linh mục không nói gì hết, sự thay đổi rượu hoặc làm vỡ bình đựng rượu không hề làm cho người ta nghi ngờ tội lỗi hoặc hối nhân, và như vậy là không có sự vi phạm ấn tích giải tội. Nếu được hỏi, linh mục có thể đưa ra một câu trả lời cố ý mơ hồ, chẳng hạn "cha cần thay rượu mới”, và hành vi của cha sẽ không dẫn đến bất kỳ sự tiết lộ nào.
Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến một sự nghi ngờ, đặc biệt là nếu người đó đã được nhìn thấy đi xưng tội và được biết là đã làm phiền. Tuy nhiên một nghi ngờ là không phải sự tiết lộ trực tiếp, và không có gì trong hành vi thay đổi rượu có thể biện minh cho một sự nghi ngờ cả.
Hơn nữa, cha giải tội (như mọi người khác) có nhiệm vụ bảo vệ sự sống và sức khỏe của chính mình và của người khác. Nhiệm vụ này là chắc chắn, và không ngưng lại bởi vì ngài là cha giải tội. Sự vi phạm bị cáo buộc của ấn tích giải tội là không chắc chắn. Giữa một nhiệm vụ chắc chắn và một nhiệm vụ không chắc chắn, chúng ta luôn phải theo cái chắc chắn.
Có thể lập luận rằng nhiệm vụ này là không tồn tại, nếu sự thực hiện nó kéo theo vi phạm một hành động vô đạo đức về bản chất, chẳng hạn sự vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp của ấn tích giải tội bởi sự sơ suất đáng khiển trách. Theo quan điểm của nhiều chuyên viên luân lý lỗi lạc, sự sơ suất đáng khiển trách như vậy chỉ có thể xảy ra, nếu linh mục phải nói về những gì ngài đã làm cho người khác, theo một cách nào đó làm cho họ xác định được tội lỗi và hối nhân.
Một điểm nữa là linh mục cũng biết rằng chất thể của bí tích Thánh Thể đã bị pha trộn, do đó nó không còn là chất thể hợp lệ cho hy tế Thánh Lễ nữa. Bởi vì ngài không thể cử hành một cách có ý thức một Thánh lễ không hợp lệ, ngài cũng sẽ có trách nhiệm luân lý nhất định để thay thế rượu lễ khác.
Vì tất cả các lý do này, tôi sẽ nói rằng linh mục, trong trường hợp giả thiết trên đây, sẽ và phải thay rượu lễ khác, trong khi tránh bất kỳ lời nói nào có thể dẫn đến việc tiết lộ tội lỗi và hối nhân. (Zenit.org 28-5-2013)
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Cả hai chúng tôi đã được đào tạo bài bản trong chủng viện, và cả hai chúng tôi quyết tâm rao giảng và sống trong sự trung thành trọn vẹn với giáo huấn Công Giáo đích thực. Câu hỏi đặt ra là như sau: Một "hối nhân" nói với một linh mục khi xưng tội là ông đã bỏ thuốc độc vào rượu lễ của cha rồi. Linh mục không thuyết phục thành công "hối nhân" ác độc này để khắc phục tình hình, do đó làm cho cha giải tội ở vị thế uống rượu bị độc. Liệu cho linh mục có được phép dùng điều biết được trong tòa giải tội để thay đổi quá trình của sự kiện không, để không ai bị ngộ độc do rượu, cho dù không có nguy cơ tiết lộ?
Một lập luận là rằng việc cha giải tội đã hành động để thay rượu bằng cách đổ bình rượu đi, và rót rượu vào đầy lại mà không ai biết, là không phải một sự vi phạm ấn tích giải tội, bởi vì cha không phản bội "hối nhân", và cũng không có bất cứ điều gì gây hại cho "hối nhân”. Còn lập luận ngược lại là cha giải tội không thể dùng điều biết được trong tòa giải tội, vì "hối nhân" trong thực tế sẽ biết rằng cha giải tội đã làm như vậy, và việc này tạo thành một sự phản bội với "hối nhân", và là bất lợi về hậu quả. Trong thực tế, hành động của cha giải tội có thể làm cho bí tích giải tội là như ghê tởm cho "hối nhân", hay làm cho "hối nhân" nói với các người khác rằng cha X đã vi phạm ấn tích giải tội, điều này cũng sẽ làm cho bí tích thành ra ghê tởm. Sự nghiên cứu sâu rộng vào vấn đề dẫn tôi đến gặp một số linh mục-nhà thần học và nhà giáo luật uy tín, và các vị này cũng có hai lập trường khác nhau, vì vậy chúng tôi chưa gần gũi hơn với một câu trả lời rõ ràng.
Hơn nữa, theo như tôi có thể biết, Tòa Thánh đã không bao giờ giải quyết các câu hỏi lẻ tẻ như thế, và chúng tôi không có ý tưởng liệu kịch bản đầu tiên nào được đưa lên. Phải thừa nhận rằng, khả năng tình huống như vậy là rất hiếm khi xảy ra, và cuộc thảo luận là giải quyết nố cực kỳ khó xử. Tuy nhiên, ví dụ trên được dẫn ra nơi này và nơi nọ - thậm chí trong các chủng viện nữa - để minh họa cho sự bất khả vi phạm tuyệt đối của ấn tích giải tội, và nghĩa vụ của linh mục có liên quan đến trường hợp tương tự. - C. M., Camden, New Jersey, Mỹ.
Đáp: Câu hỏi hóc búa cổ điển này của việc giải nố xảy ra thường như một kịch bản không có người thắng kẻ thua. Tòa Thánh có lẽ không bao giờ giải quyết một tình huống như vậy, vì Tòa thánh cung cấp cho sự khả tín của việc suy đoán, và thậm chí có thể làm cho một số người cố gắng thực sự để lạm dụng bí tích, bằng cách này hay cách khác.
Thật vậy, điều đầu tiên cần lưu ý là rằng đây là một sự lạm dụng bí tích. Một người trong trường hợp được mô tả như vậy là rõ ràng không ăn năn sám hối, và do đó không thể nhận được lời xá giải, mặc dù ấn tích giải tội được áp dụng, độc lập với lời xá giải. Trong trường hợp này, không có nguy cơ là bí tích sẽ trở nên ghê tởm cho hối nhân, vì người đó đã chứng tỏ sự bất kính hoàn toàn đối với bí tích, qua một nỗ lực lạm dụng ấn tích giải tội. Do đó, có thể rằng người ấy cần sự giúp đỡ chuyên môn hơn.
Một yếu tố khác cần được xem xét là việc sử dụng không rõ ràng từ ngữ "phản bội" trong câu trả lời, mà sự tìm hiểu của độc giả của chúng tôi đã phát hiện ra.
"Sự phản bội" (prodere trong tiếng Latinh) được đề cập trong Giáo luật là một cái gì đó khách quan và ngoại tại. Nó có nghĩa là tiết lộ tội lỗi và hối nhân, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cho người khác biết.
"Sự phản bội" với hối nhân, được đề cập trong một trong các câu trả lời trên, là một sự phản bội chủ quan trong cảm giác thất vọng, không sống theo ước vọng, tổn thương tình cảm…
Chỉ có nghĩa đầu tiên mới mang ấn tích giải tội. Việc hối nhân có thể tức tối vô cùng, khi thấy linh mục không chết do uống rượu từ chén thánh, không thuộc về vấn đề giáo luật của sự vi phạm ấn tích giải tội.
Sau khi đã làm rõ như thế, chúng ta có thể thấy rằng, miễn là linh mục không nói gì hết, sự thay đổi rượu hoặc làm vỡ bình đựng rượu không hề làm cho người ta nghi ngờ tội lỗi hoặc hối nhân, và như vậy là không có sự vi phạm ấn tích giải tội. Nếu được hỏi, linh mục có thể đưa ra một câu trả lời cố ý mơ hồ, chẳng hạn "cha cần thay rượu mới”, và hành vi của cha sẽ không dẫn đến bất kỳ sự tiết lộ nào.
Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến một sự nghi ngờ, đặc biệt là nếu người đó đã được nhìn thấy đi xưng tội và được biết là đã làm phiền. Tuy nhiên một nghi ngờ là không phải sự tiết lộ trực tiếp, và không có gì trong hành vi thay đổi rượu có thể biện minh cho một sự nghi ngờ cả.
Hơn nữa, cha giải tội (như mọi người khác) có nhiệm vụ bảo vệ sự sống và sức khỏe của chính mình và của người khác. Nhiệm vụ này là chắc chắn, và không ngưng lại bởi vì ngài là cha giải tội. Sự vi phạm bị cáo buộc của ấn tích giải tội là không chắc chắn. Giữa một nhiệm vụ chắc chắn và một nhiệm vụ không chắc chắn, chúng ta luôn phải theo cái chắc chắn.
Có thể lập luận rằng nhiệm vụ này là không tồn tại, nếu sự thực hiện nó kéo theo vi phạm một hành động vô đạo đức về bản chất, chẳng hạn sự vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp của ấn tích giải tội bởi sự sơ suất đáng khiển trách. Theo quan điểm của nhiều chuyên viên luân lý lỗi lạc, sự sơ suất đáng khiển trách như vậy chỉ có thể xảy ra, nếu linh mục phải nói về những gì ngài đã làm cho người khác, theo một cách nào đó làm cho họ xác định được tội lỗi và hối nhân.
Một điểm nữa là linh mục cũng biết rằng chất thể của bí tích Thánh Thể đã bị pha trộn, do đó nó không còn là chất thể hợp lệ cho hy tế Thánh Lễ nữa. Bởi vì ngài không thể cử hành một cách có ý thức một Thánh lễ không hợp lệ, ngài cũng sẽ có trách nhiệm luân lý nhất định để thay thế rượu lễ khác.
Vì tất cả các lý do này, tôi sẽ nói rằng linh mục, trong trường hợp giả thiết trên đây, sẽ và phải thay rượu lễ khác, trong khi tránh bất kỳ lời nói nào có thể dẫn đến việc tiết lộ tội lỗi và hối nhân. (Zenit.org 28-5-2013)
Đại Diện Tòa Thánh tố giác các vụ bách hại Kitô hữu
Trần Đức Anh , OP
08:51 28/05/2013
Đại Diện Tòa Thánh tố giác các vụ bách hại Kitô hữu
GENÈVE. Đại diện Tòa Thánh cạnh các tổ chức LHQ ở Genève, Đức TGM Silvano Tomasi, tố giác các cuộc bách hại các tín hữu Kitô trên thế giới.
Trong bài tham luận hôm 27-5-2013 tại khóa họp thứ 23 của Hội đồng đối thoại đối tác về nhân quyền của LHQ, Đức TGM Tomasi nói rằng ”Tòa Thánh và nhiều chính phủ dân chủ có dân chúng theo nhiều tôn giáo và truyền thống văn hóa khác nhau, rất quan tâm về những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo nói chung và những vụ tấn công liên tục và nhất loạt gần đây chống lại một số cộng đoàn Kitô. Những nghiên cứu đáng tin cậy đi tới kết luận kinh hoàng này là mỗi năm có hơn 100 ngàn Kitô hữu đã bị giết hại tàn bạo vì những liên hệ với tín ngưỡng của họ. Các tín hữu Kitô và tín đồ khác phải chịu những vụ cưỡng bách di cư, nơi thờ phượng của họ bị phá hủy, có những tín hữu bị hãm hiếp, lãnh tụ của họ bị bắt cóc như mới xảy ra tại Aleppo, Siria trong trường hợp ĐGM Yohanna Ibrahim và Boulos Yaziji”.
Đức TGM Tomasi cũng tố giác rằng nhiều vụ trong số những hành động nói trên xảy ra tại Trung Đông, Phi và Á châu, do thái độ cuồng tín, bất bao dung, khủng bố và do những đạo luật có tính chất loại trừ. Thêm vào đó một số nước Tây phương vốn có sự hiện diện của truyền thống Kitô giáo, người ta thấy có xu hướng nhắm gạt Kitô giáo ra ngoài lề đời sống công cộng, cố tình không biết đến những đóng góp của Kitô giáo về mặt xã hội và lịch sử, thậm chí họ còn cấm cản các cộng đồng tín ngưỡng không được thi hành những công tác xã hội”.
Sau khi nhắc lại sự nhìn nhận của Hội đồng nhân quyền LHQ về sự đóng góp của tôn giáo, linh đạo và tín ngưỡng cho sự thăng tiến phẩm giá của con người, Đức TGM Tomasi khẳng định rằng Kitô giáo, cũng như các cộng đồng tín ngưỡng khác, đang phục vụ thiện ích đích thực của nhân loại. Thực vậy, các cộng đồng Kitô, với gia sản các giá trị và các nguyên tắc của mình, đã góp phần nhiều để giúp các cá nhân và dân tộc ý thức về căn tính và phẩm giá của họ”.
Trong bối cảnh trên đây, Phái đoàn Tòa Thánh tại khóa họp đã nhắc lại một vài con số thống kê về sự phục vụ của Giáo Hội Công Giáo dành cho gia đình nhân loại không phân biệt chủng tộc hoặc tôn giáo. Trong lãnh vực giáo dục Giáo Hội đảm trách 70.544 vườn trẻ với 6.478.627 trẻ em; 92.847 trường tiểu học với 31.151.170 học sinh; 43.591 trường trung học với 17.793.559 học sinh. Ngoài ra Giáo Hội cũng giáo dục 2.304.171 học sinh trung học cấp 3, và 2.338.455 sinh viên đại học. Trên thế giới, Giáo Hội đảm trách 5.305 nhà thương, 18.179 bệnh xá, 547 trại phong cùi, 17.223 nhà dưỡng lão, hoặc nhà dành cho người khuyết tật; 9.882 cô nhi viện, 11.379 ký nhi viện; 15.327 văn phòng tư vấn hôn nhân; 34.331 trung tâm phục hồi xã hội. (SD 28-5-2013)
GENÈVE. Đại diện Tòa Thánh cạnh các tổ chức LHQ ở Genève, Đức TGM Silvano Tomasi, tố giác các cuộc bách hại các tín hữu Kitô trên thế giới.
Trong bài tham luận hôm 27-5-2013 tại khóa họp thứ 23 của Hội đồng đối thoại đối tác về nhân quyền của LHQ, Đức TGM Tomasi nói rằng ”Tòa Thánh và nhiều chính phủ dân chủ có dân chúng theo nhiều tôn giáo và truyền thống văn hóa khác nhau, rất quan tâm về những vụ vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo nói chung và những vụ tấn công liên tục và nhất loạt gần đây chống lại một số cộng đoàn Kitô. Những nghiên cứu đáng tin cậy đi tới kết luận kinh hoàng này là mỗi năm có hơn 100 ngàn Kitô hữu đã bị giết hại tàn bạo vì những liên hệ với tín ngưỡng của họ. Các tín hữu Kitô và tín đồ khác phải chịu những vụ cưỡng bách di cư, nơi thờ phượng của họ bị phá hủy, có những tín hữu bị hãm hiếp, lãnh tụ của họ bị bắt cóc như mới xảy ra tại Aleppo, Siria trong trường hợp ĐGM Yohanna Ibrahim và Boulos Yaziji”.
Đức TGM Tomasi cũng tố giác rằng nhiều vụ trong số những hành động nói trên xảy ra tại Trung Đông, Phi và Á châu, do thái độ cuồng tín, bất bao dung, khủng bố và do những đạo luật có tính chất loại trừ. Thêm vào đó một số nước Tây phương vốn có sự hiện diện của truyền thống Kitô giáo, người ta thấy có xu hướng nhắm gạt Kitô giáo ra ngoài lề đời sống công cộng, cố tình không biết đến những đóng góp của Kitô giáo về mặt xã hội và lịch sử, thậm chí họ còn cấm cản các cộng đồng tín ngưỡng không được thi hành những công tác xã hội”.
Sau khi nhắc lại sự nhìn nhận của Hội đồng nhân quyền LHQ về sự đóng góp của tôn giáo, linh đạo và tín ngưỡng cho sự thăng tiến phẩm giá của con người, Đức TGM Tomasi khẳng định rằng Kitô giáo, cũng như các cộng đồng tín ngưỡng khác, đang phục vụ thiện ích đích thực của nhân loại. Thực vậy, các cộng đồng Kitô, với gia sản các giá trị và các nguyên tắc của mình, đã góp phần nhiều để giúp các cá nhân và dân tộc ý thức về căn tính và phẩm giá của họ”.
Trong bối cảnh trên đây, Phái đoàn Tòa Thánh tại khóa họp đã nhắc lại một vài con số thống kê về sự phục vụ của Giáo Hội Công Giáo dành cho gia đình nhân loại không phân biệt chủng tộc hoặc tôn giáo. Trong lãnh vực giáo dục Giáo Hội đảm trách 70.544 vườn trẻ với 6.478.627 trẻ em; 92.847 trường tiểu học với 31.151.170 học sinh; 43.591 trường trung học với 17.793.559 học sinh. Ngoài ra Giáo Hội cũng giáo dục 2.304.171 học sinh trung học cấp 3, và 2.338.455 sinh viên đại học. Trên thế giới, Giáo Hội đảm trách 5.305 nhà thương, 18.179 bệnh xá, 547 trại phong cùi, 17.223 nhà dưỡng lão, hoặc nhà dành cho người khuyết tật; 9.882 cô nhi viện, 11.379 ký nhi viện; 15.327 văn phòng tư vấn hôn nhân; 34.331 trung tâm phục hồi xã hội. (SD 28-5-2013)
Hy vọng của người Ki-tô giáo ở Ấn Độ sau những cuộc bầu cử
Jos. Tú Nạc, NMS
08:53 28/05/2013
Có thể dẫn đến một tương lai khác: tạo sự tôn trọng nhân quyền, đối thoại, công bình, và hòa giải cho tín hữu Ki-tô giáo ở Karnataka, một trong những bang quan trọng của Ấn Độ. Sau những cuộc tuyển cử ngày 5 tháng 5, đảng cực doan Hindu “Bharatiya Janata Party” (BJP, “Đảng Nhân dân Ấn Độ’), chỉ đạt được 90 ghế trong quốc hội Karnataka trong khi đa số thuộc về đảng Quốc Đại chiếm 121 ghế, trên tổng số 223.
TGM của Bangalore, Bernad Moras, cho biết ngài đã gặp ngừi đứng đầu chính phủ được đắc cử mới đây, Siddaramaiah, gửi lời chào mừng của Hội đồng Giám mục Karnataka, nhân danh tất cả các Ki-tô hữu bày tỏ hy vọng trong khu vực này.
Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh cơ hội dành cho người Ki-tô giáo được can dự và hiện diện nhiều hơn trong những vị trí của chính phủ, những tổ chức và sự sống công đồng.
Cha Fr. Faustine Lobo của Bangalore và là Giám đốc Hiệp hội Truyền giáo Tòa
Thánh quốc gia ở Ấn Độ giải thích: “Hôm nay người dân tin cậy nhiều hơn. Người ta có thể xây dựng một bầu khí tôn giáo và xã hội mới. Đảng BJP đã bị dánh bại vì một số lý do: bị chia rẽ thành nhiều bè phái, là những nhân vật chính quản lý tồi tệ gây ra tệ tham nhũng. Thậm chí có ba bộ trưởng đã bị bắt, đã dùng sự tiếp cận với “chủ nghĩa quần xã” để tiến hành chính sách chia rẽ phân biệt chống lại những thành phần thiểu số. Dân chúng không thích và không tái tạo sự tín nhiệm trong đảng BJP. Hôm nay, Đảng Quốc Đại đã có một cơ hội tốt để thể hiện chính sách lãnh đạo đáng tin cậy, điều mà có thể dẫn đến những kết quả khả quan, vì trong một năm rưỡi đã có những cuộc bầu cử quốc gia. Kết quả bầu cử ở Karnataka là một sự khuyến cáo cho Đảng BJP và đối với toàn quốc gia: làm ngơ trước tình trạng kích động bất ổn tôn giáo và xã hội. Là một Giáo Hội chúng ta luôn thăng tiến và sẽ xúc tiến trên căn bản đối thoại và hòa giải giữa những cộng đồng khác nhau. Chúng ta hướng đến một tương lai hòa bình và phát triển cho những Ki-tô hữu ở Karnataka.”
Theo phúc trình mới đây của NGO “Catholic Secular Forum”, Karnataka là nơi cao nhất về nguyên nhân gây bạo lực giữa các tôn giáo và các cộng đồng, năm 2011với hơn 1000 cuộc tấn công chống người Ki-tô giáo, trung bình có từ 3 đến 5 vụ tấn công trong một ngày.
TGM của Bangalore, Bernad Moras, cho biết ngài đã gặp ngừi đứng đầu chính phủ được đắc cử mới đây, Siddaramaiah, gửi lời chào mừng của Hội đồng Giám mục Karnataka, nhân danh tất cả các Ki-tô hữu bày tỏ hy vọng trong khu vực này.
Đức Tổng Giám mục nhấn mạnh cơ hội dành cho người Ki-tô giáo được can dự và hiện diện nhiều hơn trong những vị trí của chính phủ, những tổ chức và sự sống công đồng.
Cha Fr. Faustine Lobo của Bangalore và là Giám đốc Hiệp hội Truyền giáo Tòa
Thánh quốc gia ở Ấn Độ giải thích: “Hôm nay người dân tin cậy nhiều hơn. Người ta có thể xây dựng một bầu khí tôn giáo và xã hội mới. Đảng BJP đã bị dánh bại vì một số lý do: bị chia rẽ thành nhiều bè phái, là những nhân vật chính quản lý tồi tệ gây ra tệ tham nhũng. Thậm chí có ba bộ trưởng đã bị bắt, đã dùng sự tiếp cận với “chủ nghĩa quần xã” để tiến hành chính sách chia rẽ phân biệt chống lại những thành phần thiểu số. Dân chúng không thích và không tái tạo sự tín nhiệm trong đảng BJP. Hôm nay, Đảng Quốc Đại đã có một cơ hội tốt để thể hiện chính sách lãnh đạo đáng tin cậy, điều mà có thể dẫn đến những kết quả khả quan, vì trong một năm rưỡi đã có những cuộc bầu cử quốc gia. Kết quả bầu cử ở Karnataka là một sự khuyến cáo cho Đảng BJP và đối với toàn quốc gia: làm ngơ trước tình trạng kích động bất ổn tôn giáo và xã hội. Là một Giáo Hội chúng ta luôn thăng tiến và sẽ xúc tiến trên căn bản đối thoại và hòa giải giữa những cộng đồng khác nhau. Chúng ta hướng đến một tương lai hòa bình và phát triển cho những Ki-tô hữu ở Karnataka.”
Theo phúc trình mới đây của NGO “Catholic Secular Forum”, Karnataka là nơi cao nhất về nguyên nhân gây bạo lực giữa các tôn giáo và các cộng đồng, năm 2011với hơn 1000 cuộc tấn công chống người Ki-tô giáo, trung bình có từ 3 đến 5 vụ tấn công trong một ngày.
Toàn thể các Giám Mục VN tham gia giờ chầu Thánh Thể với Đức Thánh Cha Phanxicô
Trần Mạnh Trác
10:00 28/05/2013
Toàn Thể các giám mục khắp nơi trên Thể giới đã được mời chủ trì một giờ chầu Thánh Thể cùng lúc tại địa phương mình. (10g tối Hànội, 11g sáng Washington DC, 8g sáng Los Angeles, 1g đêm Sidney)
Có hai ý chỉ cho buổi chầu.
Thứ nhất là cầu cho "Giáo Hội đang hợp nhất trong Nhiệm Tích Chí Thánh," được luôn luôn sống theo lời Chuá và tỏ mình cho Thế Giới là một Giáo Hội "xinh đẹp, không tì vết, thánh thiện và toàn hảo."
Thứ hai là cầu cho tất cả những ai trên thế giới còn đang phải sống trong cảnh bạo lực, ma túy hoặc buôn người, thiếu thốn, và bị đẩy qua bên lề xã hội.
Rất nhiều giám mục từ khắp nơi trên thế giới đã phúc đáp chấp nhận lời mời cuả Đức Thánh Cha, làm cho buổi chầu ngày 2 tháng 6 tới là một buổi chầu 'đồng thời' duy nhất trong lịch sử có sự hiện diện cuả toàn thể Thế Giới Công Giáo.
"Ngay cả một số đảo ở giữa đại dương.. . vào lúc 2 giờ sáng - không điện - mà vẫn sẽ hiệp thông với Đức Giáo Hoàng Phanxicô", là lời cuả Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichellam chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa.
Trên biển, Bí Tích Thánh Thể được cử hành ở các quần đảo Cook, Samoa, Honolulu, Papua New Guinea, Solomon và Guam.
Nếu đánh dấu trên bản đồ thì danh sách các nơi chấp nhận sẽ trông giống như một 'tour du lịch ảo' trải dài từ Reykjavik, Iceland ở phía bắc, cho đến các giáo phận ở Nam Phi, Chile và New Zealand ở phía nam.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên với 'toàn thể các giáo phận' đã hưởng ứng tham gia. Tiếp theo sau là Nam Hàn.
Các nước khác với một số lượng lớn giáo xứ hay giáo phận đã ghi danh tham gia là: Hoa Kỳ với 243, Ấn Độ với 163, Brazil với 56, và Ý với 50.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ dâng lời cầu nguyện bằng tiếng Ý và tiếng Latinh, còn tại các nơi khác giờ Chầu Thánh Thể sẽ được cử hành bằng ngôn ngữ địa phương.
Để biết thêm và đăng ký cho các sự kiện Năm Đức tin xin truy cập Năm Đức Tin
Nạn kỳ thị tôn giáo giữa lòng Âu châu
Linh Tiến Khải
10:33 28/05/2013
Phỏng vấn giáo sư Massimo Introvigne
Ngày mùng 10-5-2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn chủ tịch của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, gồm Đức Hồng Y Chủ tịch Peter Erdoe, Tổng Giám Mục Budapest-Esztergom, và hai vị Phó chủ tịch là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, và Đức Cha Josef Michalik, Tổng Giám Mục Przemysl bên Ba Lan.
Đoàn chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu đã cùng Đức Thánh Cha Phanxicô thảo luận về thực tại tự do tôn giáo tại Âu châu, bị sách nhiễu bởi một nền văn hóa duy đời ngày càng thu hẹp các khoảng trống, không để cho các Kitô hữu quyền công khai tự do diễn tả đức tin và các giá trị Kitô của mình. Trong một cuộc họp báo sau cuộc hội kiến đầu tiên với Đức Tân Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Erdoe cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất chú ý lắng nghe đoàn chủ tịch trình bầy công việc của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, trong hơn một giờ. Đức Hồng Y và hai vị Phó chủ tịch đã trình bày lên Đức Thánh Cha một số hoạt động của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu như cuộc hội học về tự do tôn giáo trong các ngày 16-18 tháng 5 tại Istanbul. Cuộc hội học này được cùng phối hợp với tòa thượng Phụ Chính Thống Constantinopoli, nhằm duyệt xét các tình hình sống khó khăn của các Kitô hữu trong vùng Trung Đông, tại Siria, bên Ai Cập, cũng như các vụ kỳ thị các tín hữu Kitô, các tín hữu do thái và tín hữu hồi tại Âu châu. Đây là các thực tại cần được chú ý và nhậy cảm nhiều hơn. Đức Hồng Y Erdoe nói ”nếu cần thì chúng tôi sẵn sàng xuống đường để bảo vệ các quyền nền tảng này của nền dân chủ.”
Trong cuộc hội kiến đoàn chủ tịch cũng đã đề cập tới đại hội khoáng đại của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu nhóm trong các ngày 3-6 tháng 10 năm 2013 tại Bratislava về đề tài ”Thiên Chúa và Nhà nước. Giữa tính cách đời và chủ thuyết duy đời.” Nói chung, đại hội sẽ duyệt xét tương quan giữa đức tin và chính trị. Đức Hồng Y Erdoe nêu bật các thách đố mà các Kitô hữu đại lục Âu châu phải đương đầu, đặc biệt là ”các đe dọa pháp lý” chống lại quyền tự do tôn giáo. Chính vì thế các Giám Mục Âu châu nhiệt liệt ủng hộ các sáng kiến như chiến dịch ”Một người trong chúng ta”, là chiến dịch thu thập chữ ký trên toàn Âu châu hay tổ chức các buổi canh thức cầu nguyện bảo vệ gia đình tự nhiên, khởi sự tại Pháp, nhưng hiện đang lan sang các nước âu châu khác.
Đức Hồng Y Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, cho biết đây cũng là chiến dịch bảo vệ sự sống trong tất cả mọi giai đoạn từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên và các kiểu diễn tả của nó. Trong chiều hướng này nó là một lời kêu mời lương tâm nhân loại, chứ không phải chỉ mời gọi lương tâm Công Giáo hay lương tâm Kitô mà thôi.
Ngoài ra Đức Hồng Y Erdoe còn ghi nhận một sự kiện có ý nghĩa khác: đó là sự thức tỉnh của người trẻ. So sánh với người lớn tuổi giới trẻ tự do hơn vì không bị khép kín trong các lược đồ ý thức hệ. Họ sẵn sàng thay đổi ý kiến, và họ tự do hơn đối với sự siêu việt. Và đó là một tiền đề tích cực cho Âu châu tương lai, hiện nay đang phải vất vả tìm lại linh hồn đích thật của chính mình.
Đoàn chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu đã tặng Đức Thánh Cha một Icone Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi chung quanh có 7 vị Thánh đồng Bổn Mạng của Âu châu là: Cirillo, Metodio, Biển Đức, Catarina thành Siena, Brigida Thụy Điển và Edith Stein. Các vị diễn tả các khác biệt tạo thành Âu châu. Ngày nay cũng thế đó là căn tính khác biệt, nhưng cùng nhau cấu tạo thành căn tính âu châu. Thật vậy, Âu châu thống nhất được xây dựng không phải bắng cách bỏ qua hay khước từ các chuyên biệt quốc gia, nhưng hòa giải các khác biệt và biến chúng thành một căn tính chung cao hơn.
Hồi tháng Ba năm 2013 các Giám Mục Bosnia - Erzegovina đã kêu gọi chính quyền nước này và các chính quyền âu châu đưa ra các sáng kiện cụ thể giúp các Kitô hữu đã chạy trốn chiến tranh được phép hồi hương và sống đức tin Kitô trên quê hương của họ. Cộng đoàn Công Giáo tại đây bị kỳ thị, các quyền tự do của họ bị hạn chế, và dân chúng vẫn chưa được hưởng hòa bình vì không có các điều kiện an ninh, tôn trọng công lý, tha thứ, hòa giải, liên đới và tình yêu thương.
Trong Cộng hoà Liên Bang Đức không phải chỉ có thánh giá bị bài trừ, mà cả khăn trùm đầu của phụ nữ hồi, việc cắt bì, thịt kosher rửa sạch không có máu theo nghi thức do thái, cũng bị tấn công. Vụ cuối cùng xảy ra hồi tháng 6 năm 2012, khi tòa án Koeln ra luật về việc thực hành cắt bì vì các lý do tôn giáo, khiến cho cộng đoàn do thái và hồi giáo phản đối mạnh mẽ. Chính quyền liên bang đã phải đưa ra luật xác định việc thực thi này sẽ không bị phạt, nếu được làm theo các luật lệ y khoa. Trong trường hợp 6 tháng đầu, đứa bé có thể được cắt bì bởi những người được đào tạo thích hợp.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Massimo Introvigne, phối hợp viên ”Đài quan sát tự do tôn giáo âu châu” và từ năm 2011 cũng là đại diện của tổ chức ”Cộng tác và phát triển kinh tế”, gọi tắt là OCSE, về nỗ lực tranh đấu chống lại sự bất khoan nhượng và kỳ thị đối với các Kitô hữu.
Hỏi: Thưa giáo sư, sự tự do tôn giáo của các tín hữu Kitô tại Tây Âu có phải là đề tài đang được ”Đài quan sát tự do tôn giáo âu châu” chú ý hay không?
Đáp: Vâng, nó đã là đề tài được chúng tôi nghiên cứu từ nhiều năm nay rồi. Đài quan sát này là một tổ chức uy tín có trụ sở tai Vienne, thủ đô nước Áo. Nó chuyên nghiên cứu sự bất khoan nhượng và kỳ thị chống lại các tín hữu Kitô. Cách đây vài tháng chúng tôi đã đệ trình lên ”Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế Âu châu” OCSE một bản tường trình liên quan tới hơn 60 tội phạm thù ghét tại Âu châu liên quan tới việc tàn phá các nhà thờ, đốt cháy các thánh giá, đánh đập hành hung các linh mục và nữ tu, và xúc phạm tới các nghĩa trang.
Hỏi: Âu châu là một đại lục có các luật lệ bảo vệ tự do tôn giáo hữu hiệu, mà tại sao lại xảy ra các vụ thù ghét đối với Kitô giáo như vậy, giáo sư giải thích các hiện tượng này ra sao?
Đáp: Vấn đề thù ghét Kitô giáo bao gồm ba bình diện. Bình diện thứ nhất là sự bất khoan nhượng văn hóa. Nó được diễn tả ra bằng các lựa chọn chống đối Kitô giáo một cách có hệ thống trong lãnh vực truyền thông báo chí và nghệ thuật. Thứ hai là sự kỳ thị trên bình diện pháp lý, với các luật lệ chèn ép tín hữu Kitô. Và thứ ba là bình diện của các tội phạm diễn tả sự thù ghét. Có một chương trình dẫn đưa từ bình diện này tới bình diện kia. Khởi đầu từ sự bất khoan nhượng, mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI rồi Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi tiếp kiến dành cho ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh hồi tháng ba vừa qua, gọi là ”sự độc tài của chủ thuyết tương đối hóa”. Thế rồi người ta bước sang sự kỳ thị các Kitô hữu với các vụ kiện cáo ra tòa án âu châu về các quyền con người, nhưng cũng với sự may rủi, khi được giải quyết đúng, lúc bị giải quyết sai. Liên quan tới các biểu tượng tôn giáo thì tòa án cho chúng tôi có lý, bằng cách chứng minh cho thấy tòa nhậy cảm đối với sự tự do tôn giáo; nhưng liên quan tới việc phản đối vì lý do lương tâm, thì lại không.
Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử vài thì dụ cụ thể hay không?
Đáp: Vâng, tôi nhớ tới trường hợp của bà Soile Lautsi, người Phần Lan và Italia, năm 2005 kiện nhà trường ở Abano Terme tỉnh Padua treo Thánh giá là vi phạm quyền của con bà theo học tại đó. Tòa án địa phương phán quyết là việc treo thánh giá trong các lớp học không xúc phạm tới nguyên tắc của chủ thuyết đời. Bà kiện lên tòa án vùng Veneto, tòa án khẳng định rằng tại Italia thánh giá biểu tượng cho các gía trị khoan nhượng, tôn trọng lẫn nhau, trân qúy bản vị con người, khẳng định các quyền của mọi người, liên đới nhân bản và khước từ mọi hình thức kỳ thị, là các đặc tính của nền văn minh Italia. Năm 2006 bà kiện lên Tòa án nhân quyền âu châu và năm 2009 tòa phán quyết rằng đã có sự vi phạm Thỏa hiệp âu châu về các quyền con người.
Thế rồi còn có trường hợp của một chiêu đãi viên hàng không Anh quốc bị hãng British Airways bắt buộc không được đeo dây chuyền có thánh giá trên cổ. Tòa án nhân quyền âu châu phán quyết bà được phép đeo dây chuyền có thánh gía.
Hỏi: Thế còn liên quan tới trường hợp phản đối vì lý do lương tâm thì sao thưa giáo sư?
Đáp: Ở đây tòa án nhân quyền âu châu Strasbourg ít nhậy cảm hơn. Mới đây có một nữ nhân viên làm việc trong tòa thị sảnh của một thành phố Anh quốc vì các lý do tôn giáo đã chống lại việc cử hành hôn nhân dân sự cho những người đồng phái, và bà ta đã bị phạt, vì tòa án giải thích một cách giới hạn sự phản đối lương tâm so sánh với trường hợp phá thai.
Hỏi: Người ta đi tới bạo lực như thế nào thưa giáo sư?
Đáp: Trong các bối cảnh đặc biệt - tôi nghĩ tới những người bị thất vọng vì cuộc khủng hoảng - có thể xảy ra việc tấn công các nhà thờ và cả các cá nhân nữa. Và tại Âu châu nguy cơ dùng bạo lực không phải chỉ là lý thuyết, mà là nguy cơ cụ thể. Gốc rễ của nó là điều mà ông Joseph Weiler, nhà làm luật người Mỹ gốc do thái, gọi là ”sự bài Kitô hữu của Âu châu”. Ông định nghĩa như thế việc khước từ thừa nhận Kitô giáo trong các gốc rễ âu châu, lại còn coi Kitô giáo là kẻ thù của các quyền con người và của sự tiến bộ, bởi vì ngày nay có các quyền mới là quyền được trợ giúp tự tử, quyền hôn nhân đồng phái, quyền phá thai mù quáng, quyền dùng các thuốc phá thai vô giới hạn. Theo Đài quan sát tự do tôn giáo Vienne, bốn phần năm các tội phạm thù ghét bắt nguồn từ chủ thuyết duy đời và bài Kitô.
Hỏi: Thưa giáo sư Introvigne, tại Bosnia, trong vùng Trung Đông và tại Bắc Phi, việc bách hại các tín hữu Kitô đang khiến cho sự hiện diện của các cộng đoàn Kitô thiểu số gặp nguy cơ biến mất, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế. Tại những vùng Âu châu có đa số dân theo Hồi giáo các tội phạm thù ghét Kitô hữu phát xuất từ một sự vùng dậy của khuynh hướng hồi giáo qúa khích. Bên vùng Trung Đông và tại Bắc Phi, trái lại, cần phân biệt ba khuynh hướng. Có khuynh hướng qúa khích cổ điển của các đảng phái gắn liền với Các anh em Hồi giáo có dự án xã hội có thể thảo luận, vì nó nhấn mạnh tính cách hồi của các quốc gia bằng cách khiến cho các Kitô hữu trở thành các công dân hạng hai. Tuy nhiên, tự nó khuynh hướng cổ điển này không tổ chức cũng không tán thành bạo lực.
Hiện tượng thứ hai là các đảng Salafít muốn tham gia trò chơi chính trị dân chủ, tuy tự diễn tả một cách bạo lực chống lại các Kitô hữu. Thứ ba là tổ chức bách hại các Kitô hữu một cách có hệ thống từ phía các phong trào bán quân sự và khủng bố, gần gũi với phong trào hồi khủng hố Al Qaeda đã tìm được đường dây thanh lọc tôn giáo và nhận được sự đồng thuận và trợ giúp tài chánh từ tổ chức Al Qaeda. Chúng ta phải học biết phân biệt ba mức độ khác nhau đó trong hiện tượng bách hại các Kitô hữu hiện nay. (Avvenire 11-5-2013)
Ngày mùng 10-5-2013 Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến đoàn chủ tịch của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, gồm Đức Hồng Y Chủ tịch Peter Erdoe, Tổng Giám Mục Budapest-Esztergom, và hai vị Phó chủ tịch là Đức Hồng Y Angelo Bagnasco, Tổng Giám Mục Genova kiêm chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, và Đức Cha Josef Michalik, Tổng Giám Mục Przemysl bên Ba Lan.
Đoàn chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu đã cùng Đức Thánh Cha Phanxicô thảo luận về thực tại tự do tôn giáo tại Âu châu, bị sách nhiễu bởi một nền văn hóa duy đời ngày càng thu hẹp các khoảng trống, không để cho các Kitô hữu quyền công khai tự do diễn tả đức tin và các giá trị Kitô của mình. Trong một cuộc họp báo sau cuộc hội kiến đầu tiên với Đức Tân Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Erdoe cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã rất chú ý lắng nghe đoàn chủ tịch trình bầy công việc của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu, trong hơn một giờ. Đức Hồng Y và hai vị Phó chủ tịch đã trình bày lên Đức Thánh Cha một số hoạt động của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu như cuộc hội học về tự do tôn giáo trong các ngày 16-18 tháng 5 tại Istanbul. Cuộc hội học này được cùng phối hợp với tòa thượng Phụ Chính Thống Constantinopoli, nhằm duyệt xét các tình hình sống khó khăn của các Kitô hữu trong vùng Trung Đông, tại Siria, bên Ai Cập, cũng như các vụ kỳ thị các tín hữu Kitô, các tín hữu do thái và tín hữu hồi tại Âu châu. Đây là các thực tại cần được chú ý và nhậy cảm nhiều hơn. Đức Hồng Y Erdoe nói ”nếu cần thì chúng tôi sẵn sàng xuống đường để bảo vệ các quyền nền tảng này của nền dân chủ.”
Trong cuộc hội kiến đoàn chủ tịch cũng đã đề cập tới đại hội khoáng đại của Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu nhóm trong các ngày 3-6 tháng 10 năm 2013 tại Bratislava về đề tài ”Thiên Chúa và Nhà nước. Giữa tính cách đời và chủ thuyết duy đời.” Nói chung, đại hội sẽ duyệt xét tương quan giữa đức tin và chính trị. Đức Hồng Y Erdoe nêu bật các thách đố mà các Kitô hữu đại lục Âu châu phải đương đầu, đặc biệt là ”các đe dọa pháp lý” chống lại quyền tự do tôn giáo. Chính vì thế các Giám Mục Âu châu nhiệt liệt ủng hộ các sáng kiến như chiến dịch ”Một người trong chúng ta”, là chiến dịch thu thập chữ ký trên toàn Âu châu hay tổ chức các buổi canh thức cầu nguyện bảo vệ gia đình tự nhiên, khởi sự tại Pháp, nhưng hiện đang lan sang các nước âu châu khác.
Đức Hồng Y Bagnasco, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Italia, cho biết đây cũng là chiến dịch bảo vệ sự sống trong tất cả mọi giai đoạn từ lúc thụ thai cho tới khi chết tự nhiên và các kiểu diễn tả của nó. Trong chiều hướng này nó là một lời kêu mời lương tâm nhân loại, chứ không phải chỉ mời gọi lương tâm Công Giáo hay lương tâm Kitô mà thôi.
Ngoài ra Đức Hồng Y Erdoe còn ghi nhận một sự kiện có ý nghĩa khác: đó là sự thức tỉnh của người trẻ. So sánh với người lớn tuổi giới trẻ tự do hơn vì không bị khép kín trong các lược đồ ý thức hệ. Họ sẵn sàng thay đổi ý kiến, và họ tự do hơn đối với sự siêu việt. Và đó là một tiền đề tích cực cho Âu châu tương lai, hiện nay đang phải vất vả tìm lại linh hồn đích thật của chính mình.
Đoàn chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu châu đã tặng Đức Thánh Cha một Icone Đức Mẹ và Chúa Hài Nhi chung quanh có 7 vị Thánh đồng Bổn Mạng của Âu châu là: Cirillo, Metodio, Biển Đức, Catarina thành Siena, Brigida Thụy Điển và Edith Stein. Các vị diễn tả các khác biệt tạo thành Âu châu. Ngày nay cũng thế đó là căn tính khác biệt, nhưng cùng nhau cấu tạo thành căn tính âu châu. Thật vậy, Âu châu thống nhất được xây dựng không phải bắng cách bỏ qua hay khước từ các chuyên biệt quốc gia, nhưng hòa giải các khác biệt và biến chúng thành một căn tính chung cao hơn.
Hồi tháng Ba năm 2013 các Giám Mục Bosnia - Erzegovina đã kêu gọi chính quyền nước này và các chính quyền âu châu đưa ra các sáng kiện cụ thể giúp các Kitô hữu đã chạy trốn chiến tranh được phép hồi hương và sống đức tin Kitô trên quê hương của họ. Cộng đoàn Công Giáo tại đây bị kỳ thị, các quyền tự do của họ bị hạn chế, và dân chúng vẫn chưa được hưởng hòa bình vì không có các điều kiện an ninh, tôn trọng công lý, tha thứ, hòa giải, liên đới và tình yêu thương.
Trong Cộng hoà Liên Bang Đức không phải chỉ có thánh giá bị bài trừ, mà cả khăn trùm đầu của phụ nữ hồi, việc cắt bì, thịt kosher rửa sạch không có máu theo nghi thức do thái, cũng bị tấn công. Vụ cuối cùng xảy ra hồi tháng 6 năm 2012, khi tòa án Koeln ra luật về việc thực hành cắt bì vì các lý do tôn giáo, khiến cho cộng đoàn do thái và hồi giáo phản đối mạnh mẽ. Chính quyền liên bang đã phải đưa ra luật xác định việc thực thi này sẽ không bị phạt, nếu được làm theo các luật lệ y khoa. Trong trường hợp 6 tháng đầu, đứa bé có thể được cắt bì bởi những người được đào tạo thích hợp.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn một số nhận định của giáo sư Massimo Introvigne, phối hợp viên ”Đài quan sát tự do tôn giáo âu châu” và từ năm 2011 cũng là đại diện của tổ chức ”Cộng tác và phát triển kinh tế”, gọi tắt là OCSE, về nỗ lực tranh đấu chống lại sự bất khoan nhượng và kỳ thị đối với các Kitô hữu.
Hỏi: Thưa giáo sư, sự tự do tôn giáo của các tín hữu Kitô tại Tây Âu có phải là đề tài đang được ”Đài quan sát tự do tôn giáo âu châu” chú ý hay không?
Đáp: Vâng, nó đã là đề tài được chúng tôi nghiên cứu từ nhiều năm nay rồi. Đài quan sát này là một tổ chức uy tín có trụ sở tai Vienne, thủ đô nước Áo. Nó chuyên nghiên cứu sự bất khoan nhượng và kỳ thị chống lại các tín hữu Kitô. Cách đây vài tháng chúng tôi đã đệ trình lên ”Tổ chức cộng tác phát triển kinh tế Âu châu” OCSE một bản tường trình liên quan tới hơn 60 tội phạm thù ghét tại Âu châu liên quan tới việc tàn phá các nhà thờ, đốt cháy các thánh giá, đánh đập hành hung các linh mục và nữ tu, và xúc phạm tới các nghĩa trang.
Hỏi: Âu châu là một đại lục có các luật lệ bảo vệ tự do tôn giáo hữu hiệu, mà tại sao lại xảy ra các vụ thù ghét đối với Kitô giáo như vậy, giáo sư giải thích các hiện tượng này ra sao?
Đáp: Vấn đề thù ghét Kitô giáo bao gồm ba bình diện. Bình diện thứ nhất là sự bất khoan nhượng văn hóa. Nó được diễn tả ra bằng các lựa chọn chống đối Kitô giáo một cách có hệ thống trong lãnh vực truyền thông báo chí và nghệ thuật. Thứ hai là sự kỳ thị trên bình diện pháp lý, với các luật lệ chèn ép tín hữu Kitô. Và thứ ba là bình diện của các tội phạm diễn tả sự thù ghét. Có một chương trình dẫn đưa từ bình diện này tới bình diện kia. Khởi đầu từ sự bất khoan nhượng, mà Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI rồi Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong buổi tiếp kiến dành cho ngoại giao đoàn cạnh Tòa Thánh hồi tháng ba vừa qua, gọi là ”sự độc tài của chủ thuyết tương đối hóa”. Thế rồi người ta bước sang sự kỳ thị các Kitô hữu với các vụ kiện cáo ra tòa án âu châu về các quyền con người, nhưng cũng với sự may rủi, khi được giải quyết đúng, lúc bị giải quyết sai. Liên quan tới các biểu tượng tôn giáo thì tòa án cho chúng tôi có lý, bằng cách chứng minh cho thấy tòa nhậy cảm đối với sự tự do tôn giáo; nhưng liên quan tới việc phản đối vì lý do lương tâm, thì lại không.
Hỏi: Giáo sư có thể đơn cử vài thì dụ cụ thể hay không?
Đáp: Vâng, tôi nhớ tới trường hợp của bà Soile Lautsi, người Phần Lan và Italia, năm 2005 kiện nhà trường ở Abano Terme tỉnh Padua treo Thánh giá là vi phạm quyền của con bà theo học tại đó. Tòa án địa phương phán quyết là việc treo thánh giá trong các lớp học không xúc phạm tới nguyên tắc của chủ thuyết đời. Bà kiện lên tòa án vùng Veneto, tòa án khẳng định rằng tại Italia thánh giá biểu tượng cho các gía trị khoan nhượng, tôn trọng lẫn nhau, trân qúy bản vị con người, khẳng định các quyền của mọi người, liên đới nhân bản và khước từ mọi hình thức kỳ thị, là các đặc tính của nền văn minh Italia. Năm 2006 bà kiện lên Tòa án nhân quyền âu châu và năm 2009 tòa phán quyết rằng đã có sự vi phạm Thỏa hiệp âu châu về các quyền con người.
Thế rồi còn có trường hợp của một chiêu đãi viên hàng không Anh quốc bị hãng British Airways bắt buộc không được đeo dây chuyền có thánh giá trên cổ. Tòa án nhân quyền âu châu phán quyết bà được phép đeo dây chuyền có thánh gía.
Hỏi: Thế còn liên quan tới trường hợp phản đối vì lý do lương tâm thì sao thưa giáo sư?
Đáp: Ở đây tòa án nhân quyền âu châu Strasbourg ít nhậy cảm hơn. Mới đây có một nữ nhân viên làm việc trong tòa thị sảnh của một thành phố Anh quốc vì các lý do tôn giáo đã chống lại việc cử hành hôn nhân dân sự cho những người đồng phái, và bà ta đã bị phạt, vì tòa án giải thích một cách giới hạn sự phản đối lương tâm so sánh với trường hợp phá thai.
Hỏi: Người ta đi tới bạo lực như thế nào thưa giáo sư?
Đáp: Trong các bối cảnh đặc biệt - tôi nghĩ tới những người bị thất vọng vì cuộc khủng hoảng - có thể xảy ra việc tấn công các nhà thờ và cả các cá nhân nữa. Và tại Âu châu nguy cơ dùng bạo lực không phải chỉ là lý thuyết, mà là nguy cơ cụ thể. Gốc rễ của nó là điều mà ông Joseph Weiler, nhà làm luật người Mỹ gốc do thái, gọi là ”sự bài Kitô hữu của Âu châu”. Ông định nghĩa như thế việc khước từ thừa nhận Kitô giáo trong các gốc rễ âu châu, lại còn coi Kitô giáo là kẻ thù của các quyền con người và của sự tiến bộ, bởi vì ngày nay có các quyền mới là quyền được trợ giúp tự tử, quyền hôn nhân đồng phái, quyền phá thai mù quáng, quyền dùng các thuốc phá thai vô giới hạn. Theo Đài quan sát tự do tôn giáo Vienne, bốn phần năm các tội phạm thù ghét bắt nguồn từ chủ thuyết duy đời và bài Kitô.
Hỏi: Thưa giáo sư Introvigne, tại Bosnia, trong vùng Trung Đông và tại Bắc Phi, việc bách hại các tín hữu Kitô đang khiến cho sự hiện diện của các cộng đoàn Kitô thiểu số gặp nguy cơ biến mất, có đúng thế không?
Đáp: Vâng đúng thế. Tại những vùng Âu châu có đa số dân theo Hồi giáo các tội phạm thù ghét Kitô hữu phát xuất từ một sự vùng dậy của khuynh hướng hồi giáo qúa khích. Bên vùng Trung Đông và tại Bắc Phi, trái lại, cần phân biệt ba khuynh hướng. Có khuynh hướng qúa khích cổ điển của các đảng phái gắn liền với Các anh em Hồi giáo có dự án xã hội có thể thảo luận, vì nó nhấn mạnh tính cách hồi của các quốc gia bằng cách khiến cho các Kitô hữu trở thành các công dân hạng hai. Tuy nhiên, tự nó khuynh hướng cổ điển này không tổ chức cũng không tán thành bạo lực.
Hiện tượng thứ hai là các đảng Salafít muốn tham gia trò chơi chính trị dân chủ, tuy tự diễn tả một cách bạo lực chống lại các Kitô hữu. Thứ ba là tổ chức bách hại các Kitô hữu một cách có hệ thống từ phía các phong trào bán quân sự và khủng bố, gần gũi với phong trào hồi khủng hố Al Qaeda đã tìm được đường dây thanh lọc tôn giáo và nhận được sự đồng thuận và trợ giúp tài chánh từ tổ chức Al Qaeda. Chúng ta phải học biết phân biệt ba mức độ khác nhau đó trong hiện tượng bách hại các Kitô hữu hiện nay. (Avvenire 11-5-2013)
Nạn buôn bán vũ khí trên thế giới
Linh Tiến Khải
10:34 28/05/2013
Phỏng vấn nhà báo Antonio Mazzeo
Trên thế giời hiện nay có ba loại kỹ nghệ đem lại rất nhiều lợi nhuận hàng trăm tỷ mỹ kim mỗi năm: đó là kỹ nghệ sản xuất buôn bán ma túy, kỹ nghệ chế tạo buôn bán khí giới và kỹ nghệ mại dâm.
Cho tới nay hầu như không có tin tức chính xác nào liên quan tới kỹ nghệ chế tạo và buôn bán đủ loại vũ khí tối tân lớn nhỏ: từ súng ngắn súng dài cho tới đại liên, súng cối, trọng pháo, xe tăng tầu bò, máy bay chiến đấu, máy bay bỏ bom, trực thăng, tầu chiến và cả các chiến hạm nữa. Bên cạnh đó là các loại đạn dược, lựu đạn, mìn chống người, bom lớn bom nhỏ và biết bao nhiêu quân trang quân dụng khác nữa.
Các bản tường trình hay các tin tức lọt ra ngoài chỉ phản ánh một phần sự thật liên quan tới kỹ nghệ chế tạo và buôn bán vũ khí giết người trên thế giới. Nhiều nhà báo muốn tìm hiểu và phanh phui sự thật liên quan tới kỹ nghệ và cũng là tệ nạn này đã bị sát hại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Antonio Mazzeo, nhà báo đồng thời là người dấn thân bài trừ kỹ nghệ chế tạo và buôn bán vũ khí. Ông Mazzeo năm nay 33 tuổi là cố vấn Hội đồng tỉnh Pisa trung bắc Italia, đồng thời là giáo sư môn Hệ thống soạn thảo tin tức.
Từ nhiều năm qua ông Antonio Mazzeo dấn thân tố cáo kỹ nghệ chế tạo buôn bán khí giới, cũng như mạnh mẽ phê bình chủ trương quân sự hóa và các lợi nhuận béo bở của nó. Là người chống lại việc sử dụng lưu động hệ thống đối tượng trong việc truyền thông và nhất là điều khiển, phối hợp và kiểm soát quân sự, ông đã viết nhiều sách và các bài khảo luận liên quan tới nạn cướp bóc môi sinh, các cuộc xung đột quốc tế và tội phạm của các tổ chức mafia chuyển tiền và rửa tiền bẩn thỉu.
Hỏi: Thưa giáo sư Mazzeo, tình hình buôn bán vũ khí trên bình diện quốc tế hiện nay ra sao?
Đáp: Các dịch vụ xuất cảng và nhập cảng khí giới của các hệ thống chết chóc xem ra tuyệt đối không hề hấn gì trước cuộc khủng hoảng toàn cầu và cấu trúc đầu tư trên thế giới hiện nay. Chẳng những thế, tư bản tài chánh quốc tế lại còn xác tín một cách điên cuồng rắng các xung khắc và các tái thiết tiếp theo đó của các nước bị bỏ bom tàn phá có thể là đầu máy giúp ra khỏi tình trạng ứ đọng và tái phát động nhu cầu, nền kinh tế, và sự phát triển. Rất tiếc là cuộc khủng hoảng, các tin tức đầu cơ tài chánh và tầm mức nghiêm trọng của món nợ công phần lớn phát xuất từ mô thức chiến tranh toàn cầu và thường xuyên, đã được phát động với cuộc mạo hiểm quốc tế đầu tiên tại vùng Vịnh chống lại Saddam Hussein trong các năm đầu của thập niên 1990, và rồi được tái khẳng định với cái gọi là ”chiến tranh chống khủng bố”, tại khắp nơi và dù sao đi nữa là sau vụ khủng bố bên Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Nghĩa là các vũ khí đã cùng góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng, mà giờ đây người ta muốn ”vượt thắng” với vũ khí. Đây là các quang cảnh có nguy cơ đưa nhân loại tới thảm họa của một cuộc sát tế toàn thiêu, đến sự hủy hoại môi sinh và đến cái đói khát của các dân tộc trên thế giới.
Hỏi: Như thế có thể định tính vòng áp phe làm ăn của thị trường vũ khí ngày nay như thế nào thưa giáo sư?
Đáp: Điểm chắc chắn thứ nhất là sự kiện có rất ít tin tức chính thức liên quan tới áp phe làm ăn của các hệ thống gây chết chóc này, và vùng mầu xám rộng lớn, trong đó thường di chuyển các giới sản suất và buôn bán vũ khí, các tay mối lái, các điền chủ, các giới chức quân sự, các nhân viên tình báo và các tổ chức tội phạm. Chúng tôi có được các dữ kiện đáng tin cậy.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu hòa bình có trụ sở tại Stockholm bên Thụy Điển, trong năm 2011 thế giới đã chi tiêu 1.740 tỷ mỹ kim cho việc mua vũ khí. Đây là số chi tiêu lớn nhất kể từ năm 1989, tức từ khi bức tường Berlin sụp đổ. Như thế tính đổ đồng mỗi ngày các chính quyền trên thế giới nướng 4,7 tỷ mỹ kim cho vũ khí, mỗi giờ 198 triệu và mỗi phút là 3,3 triệu mỹ kim. Hàng năm mỗi đầu người dân trên thế giới bị lấy mất đi 250 mỹ kim có thể được dùng để sản xuất thực phẩm, thăng tiến giáo dục, y tế và an sinh. Như vậy có nghĩa là vũ khí vẫn giết người mà không cần phải bắn.
Hỏi: Các quốc gia nào liên lụy tới việc chế tạo và buôn bán khí giới trầm trọng nhất trên thế giới hiện nay?
Đáp: Năm 2011 Hoa Kỳ là quốc gia mua các hệ thống vũ khí nhiều nhất thế giới, khoảng 711 tỷ mỹ kim. Đứng hàng thứ hai là Trung Quốc, là cường quốc đang lên với 143 tỷ, tức gia tăng 170% trong các năm 2002-2011. Đứng hàng thứ ba là Nga với 72 tỷ.
Hoa Kỳ kiểm soát 40% tổng số vũ khí xuất cảng trên thị trường quốc tế. Năm 2012 các hãng chế tạo khí giới khổng lồ của Hoa Kỳ đã bán 46,1 tỷ vũ khí, tức gia tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Đây là điều chứng minh cho thấy đàng sau các mỹ từ ”chiến tranh chống khủng bố”, ”bảo vệ các quyền con người”, và ”can thiệp nhân đạo” là các vụ làm ăn bạc tỷ của giới chế tạo và buôn bán cái chết. Liên quan tới việc xuất cảng vũ khí hơi có sự thay đổi: lần này Nga đứng hàng đầu, rồi tới Trung Quốc. Các nước trong Liên Hiệp Âu châu mỗi năm bán khoảng 32 tỷ mỹ kim khí giới, năm 2009 đạt độ cao nhất với 41 tỷ mỹ kim.
Như ông Giorgio Beretta, thuộc Mạng lưới Giải trừ vũ trang Italia, đã tố cáo trong nguyệt san ”Truyền giáo”, ngày nay hơn 45% tổng số vũ khí nói trên được bán cho các nước nghèo thuộc miền nam bán cầu. Trong ngũ niên 2006-2010 vũ khí do các nước Âu châu sản suất đặc biệt được bán cho các quốc gia thuộc bán đảo A rập: A rập Sau đi 12 tỷ Euros; Các Vương quốc A rập 6 tỷ, Oman 4,3 tỷ và Kuweit 1,6 tỷ. Số còn lại đươc bán sang một vài nước vùng có nội chiến như Pakistan 4 tỷ, hay Thổ Nhĩ Kỳ 3,5 tỷ; hoặc một vài nước Phi châu như Marốc 2,5 tỷ, Algeria 1,8 tỷ, Ai Cập và Nam Phi mỗi nước 1,1 tỷ, và Libia 1 tỷ.
Sắp hạng các nước ”tiêu thụ vũ khí” có các quốc gia có nền kinh tế đang lên như: Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng có các nước khác như Nam Hàn, Pakistan, và Singapore; trong khi các nước miền nam sa mạc Sahara bên Phi châu cũng gia tăng việc mua khí giới. Mặc dù mức nghèo đói của người dân các nước này nằm dưới mức dêrô, nhưng các chính quyền tiêu tới 18 tỷ mỹ kim cho các hệ thống vũ khí giết người.
Hỏi: Thưa giáo sư Antonio, Italia nắm giữ vai trò nào trong kỹ nghệ sản xuất và buôn bán khí giới?
Đáp: Trong tình hình Liên Hiệp Âu châu ngày càng gia tăng việc xuất cảng khí giới, Italia hiện đứng hàng thứ ba sau Pháp và Đức, nhưng trước Anh quốc. Trong 5 năm qua Italia đã bán tới 23,2 tỷ Euros vũ khí và phần lớn và do hai kỹ nghệ có một phần vốn của nhà nước là Finmeccania và Fincantieri. Tổ chức Finmeccanica đứng hàng thứ 8 trên thế giới trong số các tổ chức sản xuất và bán vũ khí. Theo bản tường trình rất thiếu sót về việc sản xuất vũ khí, được chính quyền tường trình trước quốc hội trong năm 2011 chính quyền Italia đã cho phép xuất cảng khí giới 2.497 lần, trị giá hơn 3 tỷ Euros, tức gia tăng 5,28% so với năm 2010. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay các hãng chế tạo khí giới cũng đã phải sa thải một số nhân viên. Hai chính phủ của thủ tướng Berlusconi và Monti đã gia tăng sinh hoạt thăng tiến vũ khí chế tạo tại Italia, và tỏ ra rất hữu hiệu trong việc thăm viếng đó đây để phát huy việc xuất cảng khí giới và ký các hợp đồng với các chế độ gian tham hối lộ nhất, hay nổi tiếng là vi phạm các quyền con người một cách nghiêm trọng nhất. Do đó không phải tình cờ mà số giấy phép xuất cảng vũ khí gia tăng trong năm 2011 so với năm trước đó, và chúng được gọi là ”các chương trình cộng tác liên chính quyền”. Và chắc chắn là số giấy phép trong năm 2012 lại còn nhiều hơn năm 2011 nữa. Lý do là vì bộ trưởng quốc phòng Di Paola liên tục công du nước ngoài và tham dự tất cả mọi hội chợ quốc tế chính do các kỹ nghệ chế tạo vũ khí tổ chức.
Hỏi: Như thế có nghĩa là số lượng vũ khí do Italia bán ra các nước ngoài cũng gia tăng rất mạnh, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng thế. Người ta ghi nhận các vụ xuất cảng vũ khí gia tăng hướng về các vùng căng thẳng nhất: từ bắc Phi cho tới vùng Trung Đông và cho tới các nước vùng Đông Nam Á. Trong năm 2011 hơn 64% vũ khi trị gía 2 tỷ Euros đã được bán sang các nước ngoài khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo danh sách khách hàng Algeria đứng đầu với 477,5 triệu Euros, tiếp đến là Singapore với 395,28 triệu; Ấn Độ với 259,41 triệu và Thổ Nhĩ Kỳ với 170,8 triệu Euros. Cả đại lục phi châu nghèo đói và bầm dập vì chiến tranh cũng đã trở thành thị trường tiêu thụ khí giới do Italia chế tạo. Trong 5 năm qua Italia đã bán các loại vũ khí nhẹ cho Camerun và Somalia, cũng như vũ khí nặng các máy bay oanh kích và trực thăng cho Libia, Marốc và Nigeria. Ở đây phải ghi nhận rằng luật Italia không bắt buộc phải có giấy tờ, kể cả liên quan tới việc vận chuyển khí giới nhẹ, khí giới chung hay khí giới dân dụng, mà Italia là một trong các nước sản xuất nhiều nhất. Vì thế cộng với các con số kể trên phải kể thêm các vụ xuất cảng súng dài, súng ngắn, và đạn dược không dưới 1 tỷ Euros trong hai năm 2009-2010, theo ước tính của tổ chức Văn khố giải trừ võ trang.
Cả trong các trường hợp này nữa, khách hàng là các nước ngoài khối NATO. Đứng đầu là các nước Á châu với 142 triệu Euros các vũ khí nhẹ, kể cả một số nước bị quốc tế cấm mua vũ khí như Trung Quốc, Libăng, Cộng hòa dân chủ Congo, Iran, Armenia và Azerbaijan, hay các nước gây chiến hoặc nằm trong sổ đen vì các vụ vi phạm quyền con người như Liên bang Nga, Thái Lan, Philipines, Pakistan, Ấn Độ, Afghanistan, Colombia, Israel và Kenya.
Ít lâu trước khi chiến tranh Libia bùng nổ, chính quyền của đại tá Muammar Gheddafi đã mua của Italia 8,4 triệu Euros đa số là súng lục, carabine Beretta và súng dài Benelli. Trong khi Yemen là quốc gia bị xâu xé vì nội chiến thì mua 487.119 Euros vũ khí của Italia. Theo lời tố cáo của Đài quan sát vũ khí nhẹ tại Brescia bắc Italia, viết tắt là OPAL, trong năm 2011 là năm bùng nổ ”Mùa xuân A rập” chỉ các nhà máy vùng Brescia không thôi đã xuất cảng sang miền Bắc Phi châu số súng đạn trị giá 6,8 triệu Euros. Trong khi các nước vùng Trung Đông đã mua của Italia 11 triệu Euros vũ khí. Tổ chức OPAL cũng cho biết hồi năm ngoái Bielorussia cũng đã mua 1 triệu Euros khí giới chế tạo trong vùng Brescia, ít lâu trước khi Liên Hiệp Âu châu cấm vận Bielorussia vì nhiều vụ vi phạm nhân quyền và các vụ đàn áp dân chúng dưới chính quyền của tổng thống Lukaschenko.
Thế rồi trong qúa nhiều vùng trên thế giới người ta bắn vào các đám đông dân chúng với các vũ khí và đạn dược đã mua của Italia, nhưng sư kiện này xem ra không khiến cho các chính trị gia, các nghiệp đoàn, giới truyền thông và trí thức Italia phẫn nộ.
Trên thế giời hiện nay có ba loại kỹ nghệ đem lại rất nhiều lợi nhuận hàng trăm tỷ mỹ kim mỗi năm: đó là kỹ nghệ sản xuất buôn bán ma túy, kỹ nghệ chế tạo buôn bán khí giới và kỹ nghệ mại dâm.
Cho tới nay hầu như không có tin tức chính xác nào liên quan tới kỹ nghệ chế tạo và buôn bán đủ loại vũ khí tối tân lớn nhỏ: từ súng ngắn súng dài cho tới đại liên, súng cối, trọng pháo, xe tăng tầu bò, máy bay chiến đấu, máy bay bỏ bom, trực thăng, tầu chiến và cả các chiến hạm nữa. Bên cạnh đó là các loại đạn dược, lựu đạn, mìn chống người, bom lớn bom nhỏ và biết bao nhiêu quân trang quân dụng khác nữa.
Các bản tường trình hay các tin tức lọt ra ngoài chỉ phản ánh một phần sự thật liên quan tới kỹ nghệ chế tạo và buôn bán vũ khí giết người trên thế giới. Nhiều nhà báo muốn tìm hiểu và phanh phui sự thật liên quan tới kỹ nghệ và cũng là tệ nạn này đã bị sát hại.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn ông Antonio Mazzeo, nhà báo đồng thời là người dấn thân bài trừ kỹ nghệ chế tạo và buôn bán vũ khí. Ông Mazzeo năm nay 33 tuổi là cố vấn Hội đồng tỉnh Pisa trung bắc Italia, đồng thời là giáo sư môn Hệ thống soạn thảo tin tức.
Từ nhiều năm qua ông Antonio Mazzeo dấn thân tố cáo kỹ nghệ chế tạo buôn bán khí giới, cũng như mạnh mẽ phê bình chủ trương quân sự hóa và các lợi nhuận béo bở của nó. Là người chống lại việc sử dụng lưu động hệ thống đối tượng trong việc truyền thông và nhất là điều khiển, phối hợp và kiểm soát quân sự, ông đã viết nhiều sách và các bài khảo luận liên quan tới nạn cướp bóc môi sinh, các cuộc xung đột quốc tế và tội phạm của các tổ chức mafia chuyển tiền và rửa tiền bẩn thỉu.
Hỏi: Thưa giáo sư Mazzeo, tình hình buôn bán vũ khí trên bình diện quốc tế hiện nay ra sao?
Đáp: Các dịch vụ xuất cảng và nhập cảng khí giới của các hệ thống chết chóc xem ra tuyệt đối không hề hấn gì trước cuộc khủng hoảng toàn cầu và cấu trúc đầu tư trên thế giới hiện nay. Chẳng những thế, tư bản tài chánh quốc tế lại còn xác tín một cách điên cuồng rắng các xung khắc và các tái thiết tiếp theo đó của các nước bị bỏ bom tàn phá có thể là đầu máy giúp ra khỏi tình trạng ứ đọng và tái phát động nhu cầu, nền kinh tế, và sự phát triển. Rất tiếc là cuộc khủng hoảng, các tin tức đầu cơ tài chánh và tầm mức nghiêm trọng của món nợ công phần lớn phát xuất từ mô thức chiến tranh toàn cầu và thường xuyên, đã được phát động với cuộc mạo hiểm quốc tế đầu tiên tại vùng Vịnh chống lại Saddam Hussein trong các năm đầu của thập niên 1990, và rồi được tái khẳng định với cái gọi là ”chiến tranh chống khủng bố”, tại khắp nơi và dù sao đi nữa là sau vụ khủng bố bên Hoa Kỳ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Nghĩa là các vũ khí đã cùng góp phần tạo ra cuộc khủng hoảng, mà giờ đây người ta muốn ”vượt thắng” với vũ khí. Đây là các quang cảnh có nguy cơ đưa nhân loại tới thảm họa của một cuộc sát tế toàn thiêu, đến sự hủy hoại môi sinh và đến cái đói khát của các dân tộc trên thế giới.
Hỏi: Như thế có thể định tính vòng áp phe làm ăn của thị trường vũ khí ngày nay như thế nào thưa giáo sư?
Đáp: Điểm chắc chắn thứ nhất là sự kiện có rất ít tin tức chính thức liên quan tới áp phe làm ăn của các hệ thống gây chết chóc này, và vùng mầu xám rộng lớn, trong đó thường di chuyển các giới sản suất và buôn bán vũ khí, các tay mối lái, các điền chủ, các giới chức quân sự, các nhân viên tình báo và các tổ chức tội phạm. Chúng tôi có được các dữ kiện đáng tin cậy.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu hòa bình có trụ sở tại Stockholm bên Thụy Điển, trong năm 2011 thế giới đã chi tiêu 1.740 tỷ mỹ kim cho việc mua vũ khí. Đây là số chi tiêu lớn nhất kể từ năm 1989, tức từ khi bức tường Berlin sụp đổ. Như thế tính đổ đồng mỗi ngày các chính quyền trên thế giới nướng 4,7 tỷ mỹ kim cho vũ khí, mỗi giờ 198 triệu và mỗi phút là 3,3 triệu mỹ kim. Hàng năm mỗi đầu người dân trên thế giới bị lấy mất đi 250 mỹ kim có thể được dùng để sản xuất thực phẩm, thăng tiến giáo dục, y tế và an sinh. Như vậy có nghĩa là vũ khí vẫn giết người mà không cần phải bắn.
Hỏi: Các quốc gia nào liên lụy tới việc chế tạo và buôn bán khí giới trầm trọng nhất trên thế giới hiện nay?
Đáp: Năm 2011 Hoa Kỳ là quốc gia mua các hệ thống vũ khí nhiều nhất thế giới, khoảng 711 tỷ mỹ kim. Đứng hàng thứ hai là Trung Quốc, là cường quốc đang lên với 143 tỷ, tức gia tăng 170% trong các năm 2002-2011. Đứng hàng thứ ba là Nga với 72 tỷ.
Hoa Kỳ kiểm soát 40% tổng số vũ khí xuất cảng trên thị trường quốc tế. Năm 2012 các hãng chế tạo khí giới khổng lồ của Hoa Kỳ đã bán 46,1 tỷ vũ khí, tức gia tăng gấp 4 lần so với năm 2000. Đây là điều chứng minh cho thấy đàng sau các mỹ từ ”chiến tranh chống khủng bố”, ”bảo vệ các quyền con người”, và ”can thiệp nhân đạo” là các vụ làm ăn bạc tỷ của giới chế tạo và buôn bán cái chết. Liên quan tới việc xuất cảng vũ khí hơi có sự thay đổi: lần này Nga đứng hàng đầu, rồi tới Trung Quốc. Các nước trong Liên Hiệp Âu châu mỗi năm bán khoảng 32 tỷ mỹ kim khí giới, năm 2009 đạt độ cao nhất với 41 tỷ mỹ kim.
Như ông Giorgio Beretta, thuộc Mạng lưới Giải trừ vũ trang Italia, đã tố cáo trong nguyệt san ”Truyền giáo”, ngày nay hơn 45% tổng số vũ khí nói trên được bán cho các nước nghèo thuộc miền nam bán cầu. Trong ngũ niên 2006-2010 vũ khí do các nước Âu châu sản suất đặc biệt được bán cho các quốc gia thuộc bán đảo A rập: A rập Sau đi 12 tỷ Euros; Các Vương quốc A rập 6 tỷ, Oman 4,3 tỷ và Kuweit 1,6 tỷ. Số còn lại đươc bán sang một vài nước vùng có nội chiến như Pakistan 4 tỷ, hay Thổ Nhĩ Kỳ 3,5 tỷ; hoặc một vài nước Phi châu như Marốc 2,5 tỷ, Algeria 1,8 tỷ, Ai Cập và Nam Phi mỗi nước 1,1 tỷ, và Libia 1 tỷ.
Sắp hạng các nước ”tiêu thụ vũ khí” có các quốc gia có nền kinh tế đang lên như: Trung Quốc, Ấn Độ, nhưng có các nước khác như Nam Hàn, Pakistan, và Singapore; trong khi các nước miền nam sa mạc Sahara bên Phi châu cũng gia tăng việc mua khí giới. Mặc dù mức nghèo đói của người dân các nước này nằm dưới mức dêrô, nhưng các chính quyền tiêu tới 18 tỷ mỹ kim cho các hệ thống vũ khí giết người.
Hỏi: Thưa giáo sư Antonio, Italia nắm giữ vai trò nào trong kỹ nghệ sản xuất và buôn bán khí giới?
Đáp: Trong tình hình Liên Hiệp Âu châu ngày càng gia tăng việc xuất cảng khí giới, Italia hiện đứng hàng thứ ba sau Pháp và Đức, nhưng trước Anh quốc. Trong 5 năm qua Italia đã bán tới 23,2 tỷ Euros vũ khí và phần lớn và do hai kỹ nghệ có một phần vốn của nhà nước là Finmeccania và Fincantieri. Tổ chức Finmeccanica đứng hàng thứ 8 trên thế giới trong số các tổ chức sản xuất và bán vũ khí. Theo bản tường trình rất thiếu sót về việc sản xuất vũ khí, được chính quyền tường trình trước quốc hội trong năm 2011 chính quyền Italia đã cho phép xuất cảng khí giới 2.497 lần, trị giá hơn 3 tỷ Euros, tức gia tăng 5,28% so với năm 2010. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay các hãng chế tạo khí giới cũng đã phải sa thải một số nhân viên. Hai chính phủ của thủ tướng Berlusconi và Monti đã gia tăng sinh hoạt thăng tiến vũ khí chế tạo tại Italia, và tỏ ra rất hữu hiệu trong việc thăm viếng đó đây để phát huy việc xuất cảng khí giới và ký các hợp đồng với các chế độ gian tham hối lộ nhất, hay nổi tiếng là vi phạm các quyền con người một cách nghiêm trọng nhất. Do đó không phải tình cờ mà số giấy phép xuất cảng vũ khí gia tăng trong năm 2011 so với năm trước đó, và chúng được gọi là ”các chương trình cộng tác liên chính quyền”. Và chắc chắn là số giấy phép trong năm 2012 lại còn nhiều hơn năm 2011 nữa. Lý do là vì bộ trưởng quốc phòng Di Paola liên tục công du nước ngoài và tham dự tất cả mọi hội chợ quốc tế chính do các kỹ nghệ chế tạo vũ khí tổ chức.
Hỏi: Như thế có nghĩa là số lượng vũ khí do Italia bán ra các nước ngoài cũng gia tăng rất mạnh, có đúng thế không?
Đáp: Vâng, đúng thế. Người ta ghi nhận các vụ xuất cảng vũ khí gia tăng hướng về các vùng căng thẳng nhất: từ bắc Phi cho tới vùng Trung Đông và cho tới các nước vùng Đông Nam Á. Trong năm 2011 hơn 64% vũ khi trị gía 2 tỷ Euros đã được bán sang các nước ngoài khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo danh sách khách hàng Algeria đứng đầu với 477,5 triệu Euros, tiếp đến là Singapore với 395,28 triệu; Ấn Độ với 259,41 triệu và Thổ Nhĩ Kỳ với 170,8 triệu Euros. Cả đại lục phi châu nghèo đói và bầm dập vì chiến tranh cũng đã trở thành thị trường tiêu thụ khí giới do Italia chế tạo. Trong 5 năm qua Italia đã bán các loại vũ khí nhẹ cho Camerun và Somalia, cũng như vũ khí nặng các máy bay oanh kích và trực thăng cho Libia, Marốc và Nigeria. Ở đây phải ghi nhận rằng luật Italia không bắt buộc phải có giấy tờ, kể cả liên quan tới việc vận chuyển khí giới nhẹ, khí giới chung hay khí giới dân dụng, mà Italia là một trong các nước sản xuất nhiều nhất. Vì thế cộng với các con số kể trên phải kể thêm các vụ xuất cảng súng dài, súng ngắn, và đạn dược không dưới 1 tỷ Euros trong hai năm 2009-2010, theo ước tính của tổ chức Văn khố giải trừ võ trang.
Cả trong các trường hợp này nữa, khách hàng là các nước ngoài khối NATO. Đứng đầu là các nước Á châu với 142 triệu Euros các vũ khí nhẹ, kể cả một số nước bị quốc tế cấm mua vũ khí như Trung Quốc, Libăng, Cộng hòa dân chủ Congo, Iran, Armenia và Azerbaijan, hay các nước gây chiến hoặc nằm trong sổ đen vì các vụ vi phạm quyền con người như Liên bang Nga, Thái Lan, Philipines, Pakistan, Ấn Độ, Afghanistan, Colombia, Israel và Kenya.
Ít lâu trước khi chiến tranh Libia bùng nổ, chính quyền của đại tá Muammar Gheddafi đã mua của Italia 8,4 triệu Euros đa số là súng lục, carabine Beretta và súng dài Benelli. Trong khi Yemen là quốc gia bị xâu xé vì nội chiến thì mua 487.119 Euros vũ khí của Italia. Theo lời tố cáo của Đài quan sát vũ khí nhẹ tại Brescia bắc Italia, viết tắt là OPAL, trong năm 2011 là năm bùng nổ ”Mùa xuân A rập” chỉ các nhà máy vùng Brescia không thôi đã xuất cảng sang miền Bắc Phi châu số súng đạn trị giá 6,8 triệu Euros. Trong khi các nước vùng Trung Đông đã mua của Italia 11 triệu Euros vũ khí. Tổ chức OPAL cũng cho biết hồi năm ngoái Bielorussia cũng đã mua 1 triệu Euros khí giới chế tạo trong vùng Brescia, ít lâu trước khi Liên Hiệp Âu châu cấm vận Bielorussia vì nhiều vụ vi phạm nhân quyền và các vụ đàn áp dân chúng dưới chính quyền của tổng thống Lukaschenko.
Thế rồi trong qúa nhiều vùng trên thế giới người ta bắn vào các đám đông dân chúng với các vũ khí và đạn dược đã mua của Italia, nhưng sư kiện này xem ra không khiến cho các chính trị gia, các nghiệp đoàn, giới truyền thông và trí thức Italia phẫn nộ.
Cầu nguyện cho kẻ thu`.
Pt Huỳnh Mai Trác
15:41 28/05/2013
Trong bài giảng ở nhà thờ Thánh MarTa, Đức Thánh Cha Phanxicô nói cách cầu nguyện hửu hiệu để có sự kiên nhẩn chịu đựng trong những khó khăn và vượt qua những áp bức bằng tình yêu thượng”. Đó chính là những ân sủng của người Kitô hữu đã được thánh Phao Lồ thực hiên.
Người Kitô hữu phải có sức mạnh đừng bó tay trước những khó khăn, nhưng chính đây là những cơ hội cho nhơn đức nhờ đó để nhìn thấy thế nào là yêu thương trong những nghịch cảnh”.
“Khi chúng ta có những kẻ thù ở ngòai làm chúng ta đau khổ nhiều, thực ra thì rất khó khăn để chiến thắng bằng tình yệu. Nhưng thường bị cám dỗ trả thù và làm thiệt hại thật nhiều kẻ đã làm hại chúng ta, chỉ có tình yêu mà Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta mới là một chiến thắng mà thôi”.
“Cầu nguyện cho kẻ thù chắc chắn là một điều rất khó khăn cho người Kitô hữu”. Đức Giáo Hòang tiếp tục nhấn mạnh là “những người Kitô hữu không biết tha thứ và cầu nguyện cho kẻ thù là những kẻ thất bại”.Và Ngài hỏi: “Có biết bao nhiêu người Kitô hữu sống buồn bã và thất vọng! !”
Đối với việc cầu nguyện của người giáo hữu Ngài nói thêm: “đối với người Trung Hoa đáng mến, xin Chúa ban ơn lành cho họ và cầu xin Đức Mẹ phù trợ che chở họ”.
Trong ngày hôm nay là ngày cầu nguyện cho nước Trung Hoa, có sự hiện diện của Đức Hồng Y Hon Tai-Fai, Bộ trưởng Bộ Truyền Giáo cho Các Dân Tộc, cũng như một nhóm linh mục và tu sĩ đại diện người Hoa tham dự thánh lễ. (nguồn tin: News.va)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 20/05 - 26/05/2013
VietCatholic Network
06:46 28/05/2013
1. Tin Giáo Phận Thái Bình
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ thăm mục vụ và cắt băng khánh thành nhà thờ giáo họ Thanh Sầm, giáo xứ Vĩnh Phúc, hạt Hưng Yên. GP Thái Bình.
Sáng Chúa Nhật vừa qua, nhân dịp mừng Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, cộng đoàn Giáo họ Thanh Sầm hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – Chủ chăn Giáo phận – về thăm mục vụ và cắt băng khánh thành ngôi nhà thờ mới của giáo họ.
Giáo họ Thanh Sầm được thành lập năm 1917, thuộc xứ Vĩnh Phúc, giáo hạt Hưng Yên.
Ngôi nhà thờ mới của giáo họ tọa lạc tại xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Cách Tòa Giám Mục khoảng 70 cây số về hướng Tây Bắc.
Số giáo dân hiện nay có 50 tín hữu được đặt dưới sự coi sóc của cha quản xứ AugusTinô Lê Văn Phòng – Chánh xứ Vĩnh Phúc và Ngô Xá.
Sự hiện diện của Đức Cha Phêrô trong chuyến viếng thăm mục vụ giáo họ Thanh Sầm đã mang lại niềm vui và sự an ủi lớn lao cho các tín hữu nơi đây.
Trong ngày lễ tạ ơn này cộng đoàn còn vui mừng được đón cha Quản hạt và quý cha trong Giáo hạt Hưng Yên.
Đặc biệt phải kể đến sự hiện diện của quý khách quý vị Tăng ni Phật tử và các anh chị em tôn giáo bạn cùng đến chung vui và chúc mừng giáo họ Thanh.
Ngay từ khi hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Thanh Sầm bà con trong giáo họ đã dựng tạm ngôi nhà thờ bằng tre và lợp lá để sớm tối tụ họp cầu nguyện.
Năm 1952 trong thời kỳ chiến tranh nhà thờ tàn phá. Kể từ đó, đến nay trên 60 năm giáo họ không có nhà thờ đã có lúc tưởng chừng như bị xóa sổ.
Nhưng nhờ sự nhiệt tình lo liệu của các vị chủ chăn và lòng cậy trông của đoàn chiên nơi đây.
Ngày 10.10.2004, ngôi thánh đường của giáo họ được chính thức khởi công xây dựng.
Suốt 9 năm ròng rã mọi người cùng hy sinh đóng góp công sức và nhờ lòng hảo tâm giúp đỡ của quý ân nhân / đến nay ngôi thánh đường khang trang và đẹp đẽ đã được hoàn thành, với tổng diện tích gần 200 mét vuông.
Trong dịp này Đức Cha thay mặt cho toàn thể Giáo phận ngỏ lời chào thăm và chúc mừng cộng đoàn nơi đây và quý quan khách. Ngài cũng gửi lời chúc mừng tới quý vị tăng ni, Phật tử trong ngày đại lễ Phật Đản sắp tới.
Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống được cử hành tại ngôi thánh đường mới trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã đề cập đến niềm Tin của những người tín hữu, Tin vào một Thiên Chúa duy nhất và hãy sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để trở nên những chứng nhân sống động của Chúa / qua việc làm chứng Tin MỪNG cho sự thật.
Trước khi kết thức Thánh Lễ một vị đại diện của giáo họ đã lên bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha, cha xứ, quý cha, cùng quý vị ân nhân đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ để giáo họ có thể hoàn tất công trình nhà Chúa. Cám ơn quý đấng bậc, quý vị đại diện các tôn giáo bạn và mọi người đã hiện diện / hiệp thông với giáo họ trong ngày vui / tạ ơn hôm nay.
2. Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội
Thánh lễ đại triều mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội
Lúc 9 giờ 00 sáng, Chúa Nhật 19 tháng 05 năm 2013, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ tế Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống, cùng đồng tế có Đức Cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha trong giáo hạt Chính Toà và rất đông giáo dân.
Lời chào đầu Thánh Lễ, Đức TGM đã nói: Bầu không khí phụng vụ hôm nay dường như tái hiện lại ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ, khai sinh Hội Thánh, đổi mới và sai các tông đồ mang Tin Mừng đến cho muôn dân.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần chúng ta cầu xin Ngài ngự đến canh tân bộ mặt trái đất, canh tân tâm hồn mỗi người. Trong ngày lễ này, mỗi người cũng hãy thật lòng sám hối, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng để được lãnh nhận ơn toàn xá.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức TGM đã giải nghĩa các bài đọc của KinhThánh, nói lên sự khác biệt trong các trình thuật, làm nổi bật lên vài trò của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội nhấn mạnh đến biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ ngày lễ Ngũ Tuần làm phá tan đi sự khép kín sợ hãi của các tông đồ biến đổi họ nên những người can đảm khôn ngoan nói được các thứ tiếng lạ diễn giải Tin Mừng Chúa Kitô một cách dễ hiểu cho mọi người.
Đức TGM cũng nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống mỗi người Kitô hữu và mời gọi mỗi người hãy mở rộng tâm hồn để cho Chúa Thánh Thần hoạt động biến đổi mỗi người nên những chứng nhân / cho Tin Mừng Chúa Kitô.
Với bầu không khí nóng bức thời tiết của mùa hè càng làm nổi bật lên đặc tính của ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống Đấng như lửa tình yêu đến đốt cháy tâm hồn mỗi người liên kết muôn người nên một trong tình yêu Chúa.
3. Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội Hà Nội
Giáo họ Đồi Cả -giáo xứ Mường Riệc dâng hoa kính Đức Mẹ
Giáo họ Đồi Cả là một trong 3 giáo họ thuộc giáo xứ Mường Riệc giáo họ có trên 700 tín hữu. Hàng tuần, giáo họ Đồi Cả đều có thánh lễ vào chiều thứ Sáu. Tuy nhiên số tín hữu tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích chỉ có khoảng 10%.
Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên giáo họ mới chỉ dựng được một ngôi nhà tranh vách nứa mái ngói xi măng làm nơi dâng Thánh lễ và cầu nguyện.
Ước mong của các tín hữu nơi đây muốn có được một ngôi nhà sàn để làm nhà thờ không phải chịu cảnh nóng bức của mùa hè lạnh giá của mùa đông và cũng tránh được nước mưa dột xuống nền nhà làm lầy lội.
Trong tháng Hoa kính Đức Mẹ giáo họ Đồi Cả cũng đã lập một đội dâng hoa, gồm có các em thiếu niên trong giáo họ.
Ngày cuối tuần giáo xứ Mường Riệc đã đưa các đội hoa của các: giáo họ nhà xứ giáo họ Đồi Sì giáo họ Đồi Cả về nhà thờ Đồi Cả dâng hoa kính Đức Mẹ.
Tuy nghèo nàn đơn sơ nhưng tấm lòng thành kính và hiếu thảo của con cái Mẹ là những đóa hoa thơm ngát dâng lên Đức Mẹ.
Lời nguyện cầu của các tín hữu giáo họ Đồi Cả là Nhờ Mẹ thương nâng đỡ phù trợ khẩn cầu cùng Chúa ban muôn ơn lành hồn xác để đời sống đức Tin ở đây ngày càng mạnh mẽ và triển nở không ngừng.
4. Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội
Giáo họ Thọ Cách – giáo xứ Bình Cách - GP Hà Nội chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận
Giáo họ Thọ Cách - thuộc giáo xứ Bình Cách, giáo hạt Nam Định, TGP Hà Nội - là một giáo họ nhỏ bé, có khoảng 450 tín hữu, nằm heo hút giữa cánh đồng, đường đi khó khăn.
Mặc dù nhỏ bé nhưng cái tên "Thọ Cách" được nhiều người biết đến, bởi nơi đây là quê hương của Cha Phêrô Nguyễn Minh Thông - chứng nhân anh dũng - đã dùng chính cuộc sống của mình để làm chứng cho đức Tin.
Cũng chính nơi đây, dù bị bách hại, Cha đã can đảm bênh vực và bảo vệ đoàn chiên.
Sau khi cha Phêrô được Chúa cất về, do thời cuộc, giáo họ Thọ Cách thiếu vắng linh mục, không có thánh lễ. Nhà thờ không còn người đến cầu nguyện.
Đây là điều làm cho nhà thờ trở thành nơi hoang vắng. Sự sai lạc mất đức Tin là điều không thể tránh khỏi / đối với giáo họ nhỏ bé này.
Nhờ ơn Chúa, Bề trên Giáo phận đã quan tâm bổ nhiệm cha Phanxicô Vũ Quang Hùng về coi sóc. Đời sống đức Tin trong giáo họ ngày càng củng cố lại qua việc cử hành các thánh lễ các nghi thức phụng vụ các giờ kinh cầu nguyện sớm tối tại nhà thờ giáo họ cũng như tại gia.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Bề trên giáo phận đã cho phép giáo họ Thọ Cách thay mặt giáo phận chầu Mình Thánh Chúa.
Cảm nghiệm Hồng Ân Thiên Chúa ban tặng / mọi thành viên trong giáo họ đều hân hoan vui mừng xen lẫn những ngỡ ngàng.
-Vui mừng vì tự nhận thấy Thiên Chúa quan phòng thật tuyệt vời.
-Ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên giáo họ thay mặt Giáo phận chầu Thánh Thể.
Niềm vui và sự ngỡ ngàng đó thể hiện rõ trên nét mặt của từng người:
Từ 5 giờ sáng mọi người đã quy tụ về ngôi thánh đường nhỏ bé để hiệp dâng thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa.
Cùng chia sẻ niềm vui ấy các giáo xứ giáo họ lân cận cũng rủ nhau đến chầu Mình Thánh Chúa trong Tinh thần hiệp nhất.
Quý cha thuộc hai giáo hạt: Nam Định và Hà Nam đã không quản ngại đường xá và thời tiết cũng đã đến dâng thánh lễ đồng tế tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho giáo họ Thọ Cách được bình an và phát triển mọi mặt cả Tinh thần lẫn vật chất để giáo họ tiếp tục xây dựng ngôi đền thờ đức Tin trong tâm hồn mỗi người và ngôi nhà thờ mới đã và đang được kiến thiết từ năm 2007 đến nay.
5.Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội
Giáo xứ Vạn Điểm rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Trước ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuông giáo xứ Vạn Điểm rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ. Cùng tham dự đoàn rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ có các hội đoàn của các giáo xứ thuộc hai giáo hạt: An Lộc và Bình Cách.
Ngay từ 01 giờ chiều, các hội đoàn thuộc hai giáo hạt gồm có: Các Hội dâng hoa, hội kèn đồng, hội trống, hội cồng chiêng... đã náo nức kéo về Vạn Điểm làm cho bầu không khí của ngày rước kiệu kính Đức Mẹ thêm phần vui tươi náo nhiệt và long trọng.
Đây là cơ hội thuận lợi để các tín hữu trong hai giáo hạt gặp gỡ chia sẻ với nhau làm tăng thêm tình đoàn kết liên đới sự hiệp thông giữa bốn giáo xứ và giữa hai giáo hạt An Lộc và Bình Cách.
Đến 15 giờ 00 chiều đoàn rước kiệu bắt đầu khởi hành. Dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng mọi người vẫn vui tươi háo hức tham dự cuộc rước kiệu dài hơn 2 cây số một cách nghiêm trang và sốt sắng.
Sau cuộc rước kiệu là chương trình dâng hoa. Các hội dâng hoa đã dâng lên Mẹ những bông hoa rực rỡ muôn màu sắc cùng với những lời ca tiếng hát trìu mến xuất phát từ lòng tôn kính yêu mến Mẹ.
Lòng tôn kính Mẹ không chỉ bằng những sắc hoa xinh tươi mà còn bằng những tấm lòng con thảo của mỗi người dâng lên Mẹ.
Kết thúc cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ cộng đoàn cùng hân hoan bước vào thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Thánh Lễ đồng tế với sự hiện diện của cha xứ Giuse, cha Phanxicô trưởng giáo hạt Bình Cách và cha Brunô quản xứ.
Trong bài chia sẻ cha Bruno đã nói lên Tinh thần yêu thương tình đoàn kết tình huynh đệ của các giáo xứ trong hai giáo hạt: An Lộc – Bình Cách.
Để có được Tinh thần hiệp nhất ấy là do Chúa Thánh Thần liên kết và thúc đẩy mỗi người trong mỗi giáo xứ giáo hạt và trong cả Giáo Hội.
Cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ đã nói lên tấm lòng sùng kính / và yêu mến Mẹ Maria / cách đặc biệt của cộng đoàn hai giáo hạt: An Lộc và Bình Cách.
6. Tin Giáo Phận Xuân Lộc
Khánh thành đền Thánh Vinh Sơn Giáo xứ Bắc Hải Gp Xuân Lộc
Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục giáo phận Xuân Lộc đã đến chủ sự lễ khánh thành / làm phép đền thánh và bàn thờ giáo họ Vinh Sơn giáo xứ Bắc Hải giáo hạt Hố Nai.
Cùng đồng tế với Đức Cha có cha Đaminh quản hạt Hố Nai, cha Giuse chưởng ấn giáo phận và quý cha giáo xứ bạn.
Hiệp dâng thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ quý ân nhân xa gần giáo dân giáo xứ Bắc Hải và giáo họ Vinh Sơn.
Trước thánh lễ Đức Cha đã ghé thăm nhà xứ Bắc Hải mới xây cất xong và Đức Cha đã dành ra ít phút gặp gỡ chia sẻ tâm sự với các chức sắc trong Ban Hành Giáo của giáo xứ.
Buổi lễ khánh thành bắt đầu từ lúc 9 giờ 00 sáng. Đoàn rước tiến đến chân tháp chuông của đền thánh. Đức Cha khởi sự nghi thức làm phép quả chuông mới.
Ngay sau khi làm phép từng hồi chuông đầu tiên của đền thánh được vang lên.
Tiếp đến Đức Cha / Cha Quản Hạt / Cha Chánh Xứ cắt băng khánh thành đền Thánh/ Tiếng vỗ tay của cộng đoàn / hòa với tiếng kèn đồng oai hùng / được vang lên / những chùm bong bóng đủ mọi mầu sắc / đã được thả bay lên không trung / mang theo biểu ngữ / có dòng chữ MỪNG NGÀY KHÁNH THÀNH / ĐỀN THÁNH VINH SƠN.
Bước vào đền thánh, Đức Cha làm phép nước / xông hương / làm phép đền thánh và bàn thờ.
Bài giảng trong lễ / Đức Cha trân trọng / đánh giá cao những cố gắng xây dựng đền thánh / với kiến trúc khang trang / chắc chắn / và mỹ thuật .
Trước khi kết thúc thánh lễ / Đức Cha chia vui với cha xứ / cha phó và cộng đoàn giáo họ Vinh Sơn / giáo xứ Bắc Hải / Đức Cha đã tặng lại bó hoa tươi thắm đến / cha xứ và vị trưởng ban mục vụ của giáo họ Vinh Sơn, tiếng vỗ tay của cộng đoàn lại vang lên / như không muốn ngừng.
Sau thánh lễ / Đức Cha / Quý Cha và mọi người ở lại dùng tiệc liên hoan / chia sẻ niềm vui với bà con giáo họ Vinh Sơn.
7. Tin Gp Mỹ Tho
Kỷ Niệm 14 Năm Thụ Phong Giám Mục / Của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc Giám Mục Gp Mỹ Tho.
Thánh lễ chiều ngày Chúa Nhật ngày 19 tháng 5 năm 2013 tại Nhà thờ Chánh Tòa giáo phận Mỹ Tho, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã chủ tế thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và kỷ niệm 14 năm thụ phong Giám mục của Ngài.
Đồng tế trong thánh lễ có Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh cùng với 14 linh mục trong và ngoài Giáo phận.
Tham dự thánh lễ có khoảng 800 người bao gồm: quý Sơ Dòng Nữ tu Thánh Phaolô tỉnh Dòng Mỹ Tho cùng giáo dân Giáo xứ Chánh Tòa và các giáo xứ lân cận.
Mở đầu Thánh lễ Cha Tổng Đại Diện thay mặt quý Cha trong giáo phận và cộng đoàn chúc mừng ngày kỷ niệm thụ phong Giám mục của Đức Cha Phaolô.
Cha Tổng Đại Diện và cộng đoàn dâng lên Đức Cha bài hát Ơn Cha và lãng hoa tươi thắm để tỏ lòng tri ân với khoảng thời gian 14 năm mà Đức Cha đã hết lòng chăm sóc dìu dắt Giáo phận.
Trong phần đáp từ Đức Cha cám ơn cộng đoàn đã đến tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho Đức Cha và Ngài cũng nguyện xin Chúa Thánh Thần ban nhiều ơn ích để mọi người sống đạo trong Tinh thần vui vẻ và hạnh phúc.
Trong bài giảng Đức Cha kêu gọi mọi người hãy hân hoan vui mừng vì hôm nay là ngày sinh nhật của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Cha cũng nhấn mạnh cho cộng đoàn thấy nhờ sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Linh mà mọi người mới có thể hiểu được lời dạy của Chúa Giêsu và thông qua đó con người có thể đến được với Chúa Cha và mọi người chúng ta cũng đều sống bằng một Thần khí duy nhất.
Cuối cùng trong dịp kỷ niệm 14 năm thụ phong Giám mục Đức Cha xin mọi người hợp lời cầu nguyện cho Đức Cha luôn lấy Chúa Thánh Thần là niềm vui / và là động lực thúc đẩy cho công tác mục vụ trong cuộc đời giám mục của Đức Cha.
Đức Cha cũng nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Giáo phận Mỹ Tho trong sứ vụ loan báo Tin mừng và việc tân Phúc âm hóa.
Thánh lễ kết thúc lúc 17giờ 30 chiều cùng ngày
8. Lễ khấn tại Hội Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI TGP Sàigòn
Sáng ngày 21/5/2013, tại nhà thờ Chí Hòa, Sài Gòn, Hội Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI (Sứ Vụ Việt Nam) đã tổ chức thánh lễ tạ ơn tuyên khấn lần đầu cho chín anh em tập sinh do linh mục Yves Chalvet De Récy, bề trên Giám tỉnh, tỉnh dòng Pháp, chủ tế.
Tham dự lễ khấn hôm nay, ngoài các khấn sinh và gia đình, còn có sự hiện diện của một số linh mục - Sứ vụ Hiến sĩ tại Việt Nam, và hơn hai mươi linh mục đến từ Giáo phận Phú Cường, Ban Mê Thuột nơi mà các Hiến sĩ đang cộng tác trong cánh đồng truyền giáo.
Sau đó thánh lễ được bắt đầu. Bài hát Tặng Phẩm Thần Linh được cất lên mở đầu phần nhập lễ làm cho tâm tư người dự như được nhấc lên cao trước khi hiệp dâng thánh lễ lênThiên Chúa “Tặng phẩm thần linh như sương long lanh trên nụ hồng nhỏ bé. Người cho lớn lên, Người tỏa ngát hương. Thắp ngọn đèn đức mến trong hồn, phím đàn nào rung hết yêu thương…”.
Hôm nay, sau khi công bố Tin Mừng, tên của các khấn sinh được xướng lên:
- Simon Nguyễn Quang Bình
- Giuse Lê Văn Đạo
- Phêrô Hà Thái Hồ
- Giuse Nguyễn Trọng Mạnh
- Giuse Hồ Trí Nhân (Nguyên)
- Vinh Sơn Trần Công Phiếu
- Phanxicô X. Hoàng Văn Sắc
- Giuse Ngô Thanh Tùng
- Phêrô Phan Thanh Việt
Sau phần gọi khấn sinh, người dự được nghe bài giảng của cha bề trên Giám tỉnh bằng tiếng Pháp, được một cha của hội dòng thông dịch xen kẽ từng đoạn. Nội dung bài giảng như rót vào lòng từng khấn sinh, một cách đậm đà, tha thiết; như một lời khuyên nhủ thêm với “đặc sủng Hiến Sĩ” của dòng này.
Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ thăm mục vụ và cắt băng khánh thành nhà thờ giáo họ Thanh Sầm, giáo xứ Vĩnh Phúc, hạt Hưng Yên. GP Thái Bình.
Sáng Chúa Nhật vừa qua, nhân dịp mừng Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, cộng đoàn Giáo họ Thanh Sầm hân hoan chào đón Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ – Chủ chăn Giáo phận – về thăm mục vụ và cắt băng khánh thành ngôi nhà thờ mới của giáo họ.
Giáo họ Thanh Sầm được thành lập năm 1917, thuộc xứ Vĩnh Phúc, giáo hạt Hưng Yên.
Ngôi nhà thờ mới của giáo họ tọa lạc tại xã Đồng Thanh huyện Kim Động tỉnh Hưng Yên. Cách Tòa Giám Mục khoảng 70 cây số về hướng Tây Bắc.
Số giáo dân hiện nay có 50 tín hữu được đặt dưới sự coi sóc của cha quản xứ AugusTinô Lê Văn Phòng – Chánh xứ Vĩnh Phúc và Ngô Xá.
Sự hiện diện của Đức Cha Phêrô trong chuyến viếng thăm mục vụ giáo họ Thanh Sầm đã mang lại niềm vui và sự an ủi lớn lao cho các tín hữu nơi đây.
Trong ngày lễ tạ ơn này cộng đoàn còn vui mừng được đón cha Quản hạt và quý cha trong Giáo hạt Hưng Yên.
Đặc biệt phải kể đến sự hiện diện của quý khách quý vị Tăng ni Phật tử và các anh chị em tôn giáo bạn cùng đến chung vui và chúc mừng giáo họ Thanh.
Ngay từ khi hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Thanh Sầm bà con trong giáo họ đã dựng tạm ngôi nhà thờ bằng tre và lợp lá để sớm tối tụ họp cầu nguyện.
Năm 1952 trong thời kỳ chiến tranh nhà thờ tàn phá. Kể từ đó, đến nay trên 60 năm giáo họ không có nhà thờ đã có lúc tưởng chừng như bị xóa sổ.
Nhưng nhờ sự nhiệt tình lo liệu của các vị chủ chăn và lòng cậy trông của đoàn chiên nơi đây.
Ngày 10.10.2004, ngôi thánh đường của giáo họ được chính thức khởi công xây dựng.
Suốt 9 năm ròng rã mọi người cùng hy sinh đóng góp công sức và nhờ lòng hảo tâm giúp đỡ của quý ân nhân / đến nay ngôi thánh đường khang trang và đẹp đẽ đã được hoàn thành, với tổng diện tích gần 200 mét vuông.
Trong dịp này Đức Cha thay mặt cho toàn thể Giáo phận ngỏ lời chào thăm và chúc mừng cộng đoàn nơi đây và quý quan khách. Ngài cũng gửi lời chúc mừng tới quý vị tăng ni, Phật tử trong ngày đại lễ Phật Đản sắp tới.
Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống được cử hành tại ngôi thánh đường mới trong bầu khí trang nghiêm và sốt sắng.
Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã đề cập đến niềm Tin của những người tín hữu, Tin vào một Thiên Chúa duy nhất và hãy sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, để trở nên những chứng nhân sống động của Chúa / qua việc làm chứng Tin MỪNG cho sự thật.
Trước khi kết thức Thánh Lễ một vị đại diện của giáo họ đã lên bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha, cha xứ, quý cha, cùng quý vị ân nhân đã nhiệt tình cộng tác, giúp đỡ để giáo họ có thể hoàn tất công trình nhà Chúa. Cám ơn quý đấng bậc, quý vị đại diện các tôn giáo bạn và mọi người đã hiện diện / hiệp thông với giáo họ trong ngày vui / tạ ơn hôm nay.
2. Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội
Thánh lễ đại triều mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tại nhà thờ Chính Tòa Hà Nội
Lúc 9 giờ 00 sáng, Chúa Nhật 19 tháng 05 năm 2013, Đức TGM Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã chủ tế Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống, cùng đồng tế có Đức Cha phụ tá Lôrensô Chu Văn Minh, quý cha trong giáo hạt Chính Toà và rất đông giáo dân.
Lời chào đầu Thánh Lễ, Đức TGM đã nói: Bầu không khí phụng vụ hôm nay dường như tái hiện lại ngày lễ Ngũ Tuần năm xưa ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông Đồ, khai sinh Hội Thánh, đổi mới và sai các tông đồ mang Tin Mừng đến cho muôn dân.
Mừng lễ Chúa Thánh Thần chúng ta cầu xin Ngài ngự đến canh tân bộ mặt trái đất, canh tân tâm hồn mỗi người. Trong ngày lễ này, mỗi người cũng hãy thật lòng sám hối, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng để được lãnh nhận ơn toàn xá.
Bài giảng trong thánh lễ, Đức TGM đã giải nghĩa các bài đọc của KinhThánh, nói lên sự khác biệt trong các trình thuật, làm nổi bật lên vài trò của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội nhấn mạnh đến biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ ngày lễ Ngũ Tuần làm phá tan đi sự khép kín sợ hãi của các tông đồ biến đổi họ nên những người can đảm khôn ngoan nói được các thứ tiếng lạ diễn giải Tin Mừng Chúa Kitô một cách dễ hiểu cho mọi người.
Đức TGM cũng nhấn mạnh đến vai trò của Chúa Thánh Thần trong đời sống mỗi người Kitô hữu và mời gọi mỗi người hãy mở rộng tâm hồn để cho Chúa Thánh Thần hoạt động biến đổi mỗi người nên những chứng nhân / cho Tin Mừng Chúa Kitô.
Với bầu không khí nóng bức thời tiết của mùa hè càng làm nổi bật lên đặc tính của ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống Đấng như lửa tình yêu đến đốt cháy tâm hồn mỗi người liên kết muôn người nên một trong tình yêu Chúa.
3. Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội Hà Nội
Giáo họ Đồi Cả -giáo xứ Mường Riệc dâng hoa kính Đức Mẹ
Giáo họ Đồi Cả là một trong 3 giáo họ thuộc giáo xứ Mường Riệc giáo họ có trên 700 tín hữu. Hàng tuần, giáo họ Đồi Cả đều có thánh lễ vào chiều thứ Sáu. Tuy nhiên số tín hữu tham dự thánh lễ và lãnh nhận các bí tích chỉ có khoảng 10%.
Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên giáo họ mới chỉ dựng được một ngôi nhà tranh vách nứa mái ngói xi măng làm nơi dâng Thánh lễ và cầu nguyện.
Ước mong của các tín hữu nơi đây muốn có được một ngôi nhà sàn để làm nhà thờ không phải chịu cảnh nóng bức của mùa hè lạnh giá của mùa đông và cũng tránh được nước mưa dột xuống nền nhà làm lầy lội.
Trong tháng Hoa kính Đức Mẹ giáo họ Đồi Cả cũng đã lập một đội dâng hoa, gồm có các em thiếu niên trong giáo họ.
Ngày cuối tuần giáo xứ Mường Riệc đã đưa các đội hoa của các: giáo họ nhà xứ giáo họ Đồi Sì giáo họ Đồi Cả về nhà thờ Đồi Cả dâng hoa kính Đức Mẹ.
Tuy nghèo nàn đơn sơ nhưng tấm lòng thành kính và hiếu thảo của con cái Mẹ là những đóa hoa thơm ngát dâng lên Đức Mẹ.
Lời nguyện cầu của các tín hữu giáo họ Đồi Cả là Nhờ Mẹ thương nâng đỡ phù trợ khẩn cầu cùng Chúa ban muôn ơn lành hồn xác để đời sống đức Tin ở đây ngày càng mạnh mẽ và triển nở không ngừng.
4. Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội
Giáo họ Thọ Cách – giáo xứ Bình Cách - GP Hà Nội chầu Thánh Thể thay mặt giáo phận
Giáo họ Thọ Cách - thuộc giáo xứ Bình Cách, giáo hạt Nam Định, TGP Hà Nội - là một giáo họ nhỏ bé, có khoảng 450 tín hữu, nằm heo hút giữa cánh đồng, đường đi khó khăn.
Mặc dù nhỏ bé nhưng cái tên "Thọ Cách" được nhiều người biết đến, bởi nơi đây là quê hương của Cha Phêrô Nguyễn Minh Thông - chứng nhân anh dũng - đã dùng chính cuộc sống của mình để làm chứng cho đức Tin.
Cũng chính nơi đây, dù bị bách hại, Cha đã can đảm bênh vực và bảo vệ đoàn chiên.
Sau khi cha Phêrô được Chúa cất về, do thời cuộc, giáo họ Thọ Cách thiếu vắng linh mục, không có thánh lễ. Nhà thờ không còn người đến cầu nguyện.
Đây là điều làm cho nhà thờ trở thành nơi hoang vắng. Sự sai lạc mất đức Tin là điều không thể tránh khỏi / đối với giáo họ nhỏ bé này.
Nhờ ơn Chúa, Bề trên Giáo phận đã quan tâm bổ nhiệm cha Phanxicô Vũ Quang Hùng về coi sóc. Đời sống đức Tin trong giáo họ ngày càng củng cố lại qua việc cử hành các thánh lễ các nghi thức phụng vụ các giờ kinh cầu nguyện sớm tối tại nhà thờ giáo họ cũng như tại gia.
Ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống - Bề trên giáo phận đã cho phép giáo họ Thọ Cách thay mặt giáo phận chầu Mình Thánh Chúa.
Cảm nghiệm Hồng Ân Thiên Chúa ban tặng / mọi thành viên trong giáo họ đều hân hoan vui mừng xen lẫn những ngỡ ngàng.
-Vui mừng vì tự nhận thấy Thiên Chúa quan phòng thật tuyệt vời.
-Ngỡ ngàng vì đây là lần đầu tiên giáo họ thay mặt Giáo phận chầu Thánh Thể.
Niềm vui và sự ngỡ ngàng đó thể hiện rõ trên nét mặt của từng người:
Từ 5 giờ sáng mọi người đã quy tụ về ngôi thánh đường nhỏ bé để hiệp dâng thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa.
Cùng chia sẻ niềm vui ấy các giáo xứ giáo họ lân cận cũng rủ nhau đến chầu Mình Thánh Chúa trong Tinh thần hiệp nhất.
Quý cha thuộc hai giáo hạt: Nam Định và Hà Nam đã không quản ngại đường xá và thời tiết cũng đã đến dâng thánh lễ đồng tế tạ ơn Chúa và cầu nguyện cho giáo họ Thọ Cách được bình an và phát triển mọi mặt cả Tinh thần lẫn vật chất để giáo họ tiếp tục xây dựng ngôi đền thờ đức Tin trong tâm hồn mỗi người và ngôi nhà thờ mới đã và đang được kiến thiết từ năm 2007 đến nay.
5.Tin Tổng Giáo Phận Hà Nội
Giáo xứ Vạn Điểm rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ
Trước ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuông giáo xứ Vạn Điểm rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ. Cùng tham dự đoàn rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ có các hội đoàn của các giáo xứ thuộc hai giáo hạt: An Lộc và Bình Cách.
Ngay từ 01 giờ chiều, các hội đoàn thuộc hai giáo hạt gồm có: Các Hội dâng hoa, hội kèn đồng, hội trống, hội cồng chiêng... đã náo nức kéo về Vạn Điểm làm cho bầu không khí của ngày rước kiệu kính Đức Mẹ thêm phần vui tươi náo nhiệt và long trọng.
Đây là cơ hội thuận lợi để các tín hữu trong hai giáo hạt gặp gỡ chia sẻ với nhau làm tăng thêm tình đoàn kết liên đới sự hiệp thông giữa bốn giáo xứ và giữa hai giáo hạt An Lộc và Bình Cách.
Đến 15 giờ 00 chiều đoàn rước kiệu bắt đầu khởi hành. Dù thời tiết nắng nóng gay gắt nhưng mọi người vẫn vui tươi háo hức tham dự cuộc rước kiệu dài hơn 2 cây số một cách nghiêm trang và sốt sắng.
Sau cuộc rước kiệu là chương trình dâng hoa. Các hội dâng hoa đã dâng lên Mẹ những bông hoa rực rỡ muôn màu sắc cùng với những lời ca tiếng hát trìu mến xuất phát từ lòng tôn kính yêu mến Mẹ.
Lòng tôn kính Mẹ không chỉ bằng những sắc hoa xinh tươi mà còn bằng những tấm lòng con thảo của mỗi người dâng lên Mẹ.
Kết thúc cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ cộng đoàn cùng hân hoan bước vào thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống.
Thánh Lễ đồng tế với sự hiện diện của cha xứ Giuse, cha Phanxicô trưởng giáo hạt Bình Cách và cha Brunô quản xứ.
Trong bài chia sẻ cha Bruno đã nói lên Tinh thần yêu thương tình đoàn kết tình huynh đệ của các giáo xứ trong hai giáo hạt: An Lộc – Bình Cách.
Để có được Tinh thần hiệp nhất ấy là do Chúa Thánh Thần liên kết và thúc đẩy mỗi người trong mỗi giáo xứ giáo hạt và trong cả Giáo Hội.
Cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Đức Mẹ đã nói lên tấm lòng sùng kính / và yêu mến Mẹ Maria / cách đặc biệt của cộng đoàn hai giáo hạt: An Lộc và Bình Cách.
6. Tin Giáo Phận Xuân Lộc
Khánh thành đền Thánh Vinh Sơn Giáo xứ Bắc Hải Gp Xuân Lộc
Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục giáo phận Xuân Lộc đã đến chủ sự lễ khánh thành / làm phép đền thánh và bàn thờ giáo họ Vinh Sơn giáo xứ Bắc Hải giáo hạt Hố Nai.
Cùng đồng tế với Đức Cha có cha Đaminh quản hạt Hố Nai, cha Giuse chưởng ấn giáo phận và quý cha giáo xứ bạn.
Hiệp dâng thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ quý ân nhân xa gần giáo dân giáo xứ Bắc Hải và giáo họ Vinh Sơn.
Trước thánh lễ Đức Cha đã ghé thăm nhà xứ Bắc Hải mới xây cất xong và Đức Cha đã dành ra ít phút gặp gỡ chia sẻ tâm sự với các chức sắc trong Ban Hành Giáo của giáo xứ.
Buổi lễ khánh thành bắt đầu từ lúc 9 giờ 00 sáng. Đoàn rước tiến đến chân tháp chuông của đền thánh. Đức Cha khởi sự nghi thức làm phép quả chuông mới.
Ngay sau khi làm phép từng hồi chuông đầu tiên của đền thánh được vang lên.
Tiếp đến Đức Cha / Cha Quản Hạt / Cha Chánh Xứ cắt băng khánh thành đền Thánh/ Tiếng vỗ tay của cộng đoàn / hòa với tiếng kèn đồng oai hùng / được vang lên / những chùm bong bóng đủ mọi mầu sắc / đã được thả bay lên không trung / mang theo biểu ngữ / có dòng chữ MỪNG NGÀY KHÁNH THÀNH / ĐỀN THÁNH VINH SƠN.
Bước vào đền thánh, Đức Cha làm phép nước / xông hương / làm phép đền thánh và bàn thờ.
Bài giảng trong lễ / Đức Cha trân trọng / đánh giá cao những cố gắng xây dựng đền thánh / với kiến trúc khang trang / chắc chắn / và mỹ thuật .
Trước khi kết thúc thánh lễ / Đức Cha chia vui với cha xứ / cha phó và cộng đoàn giáo họ Vinh Sơn / giáo xứ Bắc Hải / Đức Cha đã tặng lại bó hoa tươi thắm đến / cha xứ và vị trưởng ban mục vụ của giáo họ Vinh Sơn, tiếng vỗ tay của cộng đoàn lại vang lên / như không muốn ngừng.
Sau thánh lễ / Đức Cha / Quý Cha và mọi người ở lại dùng tiệc liên hoan / chia sẻ niềm vui với bà con giáo họ Vinh Sơn.
7. Tin Gp Mỹ Tho
Kỷ Niệm 14 Năm Thụ Phong Giám Mục / Của Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc Giám Mục Gp Mỹ Tho.
Thánh lễ chiều ngày Chúa Nhật ngày 19 tháng 5 năm 2013 tại Nhà thờ Chánh Tòa giáo phận Mỹ Tho, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc Giám mục Giáo phận Mỹ Tho đã chủ tế thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và kỷ niệm 14 năm thụ phong Giám mục của Ngài.
Đồng tế trong thánh lễ có Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh cùng với 14 linh mục trong và ngoài Giáo phận.
Tham dự thánh lễ có khoảng 800 người bao gồm: quý Sơ Dòng Nữ tu Thánh Phaolô tỉnh Dòng Mỹ Tho cùng giáo dân Giáo xứ Chánh Tòa và các giáo xứ lân cận.
Mở đầu Thánh lễ Cha Tổng Đại Diện thay mặt quý Cha trong giáo phận và cộng đoàn chúc mừng ngày kỷ niệm thụ phong Giám mục của Đức Cha Phaolô.
Cha Tổng Đại Diện và cộng đoàn dâng lên Đức Cha bài hát Ơn Cha và lãng hoa tươi thắm để tỏ lòng tri ân với khoảng thời gian 14 năm mà Đức Cha đã hết lòng chăm sóc dìu dắt Giáo phận.
Trong phần đáp từ Đức Cha cám ơn cộng đoàn đã đến tham dự thánh lễ và cầu nguyện cho Đức Cha và Ngài cũng nguyện xin Chúa Thánh Thần ban nhiều ơn ích để mọi người sống đạo trong Tinh thần vui vẻ và hạnh phúc.
Trong bài giảng Đức Cha kêu gọi mọi người hãy hân hoan vui mừng vì hôm nay là ngày sinh nhật của Giáo Hội Công Giáo.
Đức Cha cũng nhấn mạnh cho cộng đoàn thấy nhờ sự soi sáng và hướng dẫn của Chúa Thánh Linh mà mọi người mới có thể hiểu được lời dạy của Chúa Giêsu và thông qua đó con người có thể đến được với Chúa Cha và mọi người chúng ta cũng đều sống bằng một Thần khí duy nhất.
Cuối cùng trong dịp kỷ niệm 14 năm thụ phong Giám mục Đức Cha xin mọi người hợp lời cầu nguyện cho Đức Cha luôn lấy Chúa Thánh Thần là niềm vui / và là động lực thúc đẩy cho công tác mục vụ trong cuộc đời giám mục của Đức Cha.
Đức Cha cũng nguyện xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với Giáo phận Mỹ Tho trong sứ vụ loan báo Tin mừng và việc tân Phúc âm hóa.
Thánh lễ kết thúc lúc 17giờ 30 chiều cùng ngày
8. Lễ khấn tại Hội Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI TGP Sàigòn
Sáng ngày 21/5/2013, tại nhà thờ Chí Hòa, Sài Gòn, Hội Dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, OMI (Sứ Vụ Việt Nam) đã tổ chức thánh lễ tạ ơn tuyên khấn lần đầu cho chín anh em tập sinh do linh mục Yves Chalvet De Récy, bề trên Giám tỉnh, tỉnh dòng Pháp, chủ tế.
Tham dự lễ khấn hôm nay, ngoài các khấn sinh và gia đình, còn có sự hiện diện của một số linh mục - Sứ vụ Hiến sĩ tại Việt Nam, và hơn hai mươi linh mục đến từ Giáo phận Phú Cường, Ban Mê Thuột nơi mà các Hiến sĩ đang cộng tác trong cánh đồng truyền giáo.
Sau đó thánh lễ được bắt đầu. Bài hát Tặng Phẩm Thần Linh được cất lên mở đầu phần nhập lễ làm cho tâm tư người dự như được nhấc lên cao trước khi hiệp dâng thánh lễ lênThiên Chúa “Tặng phẩm thần linh như sương long lanh trên nụ hồng nhỏ bé. Người cho lớn lên, Người tỏa ngát hương. Thắp ngọn đèn đức mến trong hồn, phím đàn nào rung hết yêu thương…”.
Hôm nay, sau khi công bố Tin Mừng, tên của các khấn sinh được xướng lên:
- Simon Nguyễn Quang Bình
- Giuse Lê Văn Đạo
- Phêrô Hà Thái Hồ
- Giuse Nguyễn Trọng Mạnh
- Giuse Hồ Trí Nhân (Nguyên)
- Vinh Sơn Trần Công Phiếu
- Phanxicô X. Hoàng Văn Sắc
- Giuse Ngô Thanh Tùng
- Phêrô Phan Thanh Việt
Sau phần gọi khấn sinh, người dự được nghe bài giảng của cha bề trên Giám tỉnh bằng tiếng Pháp, được một cha của hội dòng thông dịch xen kẽ từng đoạn. Nội dung bài giảng như rót vào lòng từng khấn sinh, một cách đậm đà, tha thiết; như một lời khuyên nhủ thêm với “đặc sủng Hiến Sĩ” của dòng này.
Sinh Viên Công giáo tại Huế Bế Giảng Niên Khóa 2012-2013.
Maria Thủy Tiên
07:33 28/05/2013
Sinh Viên Công Giáo tại Huế Bế Giảng Niên Khóa 2012-2013.
Ngày 26/05/2013, hòa chung với Giáo Hội mừng lễ Chúa Ba Ngôi, đông đảo các bạn Sinh viên Công Giáo đang học tập tại Huế đã nhanh chân tề tựu về Trung Tâm Mục Vụ Giáo Phận Huế để cùng tham dự Lễ Bế Giảng Niên Khóa 2012 - 2013 với chủ đề: “Thần Khí Sự Thật sẽ dẫn anh em vào Sự Thật toàn vẹn” (Ga 16,13).
Năm học vừa qua này, trùng phùng với Năm Đức Tin của Giáo Hội, đã được đánh dấu bởi những biến cố lớn như việc từ nhiệm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, việc mừng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô và đặc biệt, gần gũi với giáo phận Huế, là mừng Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng trong vai trò sứ vụ mới.
Lễ Bế Giảng niên khóa 2012 - 2013 của Sinh viên Công Giáo tại Huế đã được các nữ Sinh viên thuộc Đệ tử Dòng Mến Thánh Giá chính thức khai mạc với băng reo "Sinh viên: Thông thái - Năng động - Vững tin" và hoạt vũ "Con tàu Đức Tin", như một lời động viên mạnh mẽ gửi đến tuổi trẻ sinh viên hãy kiên vững sống Đức Tin trong môi trường xã hội nhiều cạm bẫy và nguy cơ hôm nay.
Trong huấn từ khai mạc, nhằm giúp Sinh viên Công Giáo tại Huế có nền tảng vững chắc để đánh giá thông qua hướng sinh hoạt của niên khoá vừa qua và định hướng cho Chương Trình Sinh Hoạt Niên Khoá sắp tới, cũng như khích lệ, động viên các bạn sinh viên năm cuối sắp ra trường có những khát vọng, ước mơ và những dự án, quyết tâm cho cuộc đời của mình, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Đặc trách Sinh viên Công Giáo tại Huế, đã mời gọi sinh người Sinh viên Công Giáo nhìn vào gương sống Đức Tin của anh Nick Vujicic - một sự kiện đang xảy diễn trên Quê Hương Việt Nam và đang khơi lên nghị lực sống mãnh liệt cho nhiều người đặc biệt là những người thiếu may mắn, khuyết tật và gặp hoàn cảnh khó khăn.
Bầu khí nô nức được nhân lên gấp bội với nhiều tràng pháo tay nồng nhiệt chào đón Ban Đặc trách Sinh Viên cùng với sự xuất hiện của Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải, Dòng Chúa Cứu Thế. Với đề tài chia sẻ "Người Sinh viên Công Giáo sống Đức tin trong vận hội mới của Quê Hương và Giáo Hội", Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải đã mời gọi các bạn trẻ cùng suy tư đoạn Tin Mừng thánh Gioan 19, 28-34. Qua những suy luận sâu sắc, gắn liền với những dẫn chứng thiết thực, Cha Gioan đã nêu lên những cách thức, phương hướng sống Đức Tin cho người sinh viên Công Giáo. Trước hết, cần phải khám phá sự thật đúng nghĩa của thập giá: Tin Mừng Thánh Gioan ghi rõ: “Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Thế là đã hoàn tất! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” Vâng. Đức Kitô không chết mà Ngài trao ban thần khí và sự sống. Thế nên, sống Đức Tin là không đầu hàng, nhưng can đảm chấp nhận thập giá, khó khăn, thử thách của cuộc sống và quảng đại trao ban bởi "Đau đời có cứu được đời đâu" (Huy Cận) và tự quy luôn là hủy hoại sự sống của chính mình (Gabriel Macel).
Đúng 16g30, với tất cả niềm ưu ái và tình thương mến dành cho tuổi trẻ sinh viên, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đến chủ tế Thánh Lễ Bế giảng Niên khóa 2012 - 2013. Cùng đồng tế, có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Đặc Trách Sinh viên Công Giáo tại Huế, Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, Đặc Trách Sinh viên Nhóm Phủ Cam.
Trong lời dẫn giúp các bạn sinh viên sám hối đầu Thánh Lễ, Đức Cha đã thân tình nhắc nhủ mỗi bạn trẻ sinh viên cần phải nhìn lại thành quả “toàn diện” của năm học vừa qua không chỉ về kiến thức, thể lý, tâm lý mà nhất là về đời sống đạo đức và niềm tin tôn giáo. Tiếp đến, khi chia sẻ Lời Chúa về Lễ Chúa Ba Ngôi, qua gương của thánh tiến sĩ Augustinô, người đã một thời nuôi tham vọng đào sâu cặn kẽ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Cha đã đặt các bạn trẻ trước câu hỏi lớn "Chúng ta đã biết gì về Thiên Chúa?". Và sau Phép Lành cuối Thánh Lễ, Ngài nhấn mạnh một bổn phận quan trọng của người tín hữu trong Năm Đức Tin là “đào sâu Gíao Huấn Công Đồng Vatican II và học hỏi Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo”.
Sau lời tri ân của một bạn đại diện Sinh viên Công Giáo tại Huế, gần hai trăm bạn sinh viên Năm Cuối đến quây quần bên Đức Cha Chủ Tế, quý Cha, quý Thầy, quý Chị Đặc Trách để chụp hình và nhận những món quà lưu niệm do các Cộng Đoàn Liên Tu Sĩ Tại Huế thương tặng. Ban Thể Thao cũng đã mời Ban Đặc Trách trao giải bóng đá Sinh viên Công Giáo cho các cá nhân, đại diện các đội Bóng đoạt Giải.
Điểm đặc biệt của Lễ Bế Giảng Năm Nay, sau giờ cơm tối thân mật, thay vì chương trình giao lưu văn nghệ như mọi năm trước là giờ trao đổi và thảo luận với Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải và Ban Đặc Trách về những thao thức của Sinh viên Công Giáo tại Huế. Hai phát biểu của hai bạn đại diện sinh viên năm cuối và năm đầu vẫn chan chứa niềm tri ân đối với những sinh hoạt của Sinh viên Công Giáo tại Huế, những sinh hoạt đã trở thành như những nhịp mạnh củng cố và dưỡng nuôi đời sống Đức Tin của người sinh viên đang sống xa gia đình và xa Giáo xứ mẹ. Bạn Huỳnh, thuộc giáo phận Vinh, sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa Học Huế chân thành góp ý: "Những dịp đi sinh hoạt với tập thể sinh viên Công Giáo này thật bổ ích, lý thú, nhưng cũng có những lúc thấy nhàm chán nên đề xuất làm sao các sinh hoạt có nội dung xây dựng hơn…”
Hướng tới chương trình sinh hoạt của Niên Khóa sắp tới, Tu sĩ Giuse Phan Hữu Tài, Đặc Trách Sinh viên Công Giáo nhóm Thánh Tâm công bố sẽ tổ chức một Lớp Giáo Lý cho sinh viên với đặc điểm có thi cử và có xét thưởng về nội dung học tập cũng như chuyên cần tham dự.
Cha Gioan Hải cũng chân thành ghi nhận và góp ý cho sinh hoạt Sinh viên Công Giáo tại Huế. Trước hết, theo ngài, hoàn cảnh sống xa quê vừa giúp người sinh viên khám phá thấy được cái lạ cái hay vừa cũng đặt bản thân người sinh viên trước những nguy cơ đang rình rập và cảm giác hụt hẫng về mặt tâm lý. Thế nên, người Sinh viên Công Giáo nên tham gia sinh hoạt chung này: đây là một sân chơi bổ ích giúp phát huy các kỹ năng cần thiết cho đời làm người sau khi ra trường. Về việc mở lớp giáo lý cho sinh viên Ngài nhấn mạnh “Giáo lý dành cho sinh viên cần chọn nội dung phù hợp nhằm tăng cường Đức tin, giúp các bạn trẻ có khả năng đối diện với những biến cố và giải đáp những thắc mắc cụ thể, tác động đến tương lai, nghề nghiệp của mình.”
Ngày Bế Giảng của Sinh Viên Công Giáo tại Huế niên khoá 2012-2013 được kết thúc với diễn nguyện "Lời kinh dâng Mẹ cuối Niên Khóa". Các bạn Sinh viên Đệ tử Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đã giúp tập thể các bạn Sinh viên Công Giáo có được những giây phút sống bên Mẹ thật sâu lắng và sốt sắng với những vũ điệu dâng hương, dâng hoa và nến sáng.
Lễ Bế Giảng năm nay gọn nhẹ, nhưng dấu ấn để lại nơi lòng mỗi sinh viên tham dự thật sâu đậm. Đó là lòng biết ơn sâu sắc đối với Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy và Quý Chị Đặc Trách, cũng như Quý Ân Nhân xa gần...đã luôn đồng hành và nâng đỡ, quan tâm, dìu dắt lớp trẻ sinh viên hôm nay trên nhiều phương diện và nhiều lĩnh vực.
Để cho niềm vui ngày Bế giảng được nên trọn vẹn, trong dịp này, Frère Bửu, Dòng Lasan, một tâm hồn luôn trẻ trung và đầy tâm huyết cho tương lai tuổi trẻ, đã dành cho Sinh viên Công Giáo tại Huế 5 phần quà xổ số giá trị. Frère Bửu cho biết số phần quà đêm nay có vẻ khiêm tốn so với những lần trước, bởi phần lớn ngân quỹ năm nay Frère đã dành để chia sẻ cho anh chị em nghèo.
Tạ Ơn Chúa, cám ơn Mẹ và tri ân mọi người về một ngày Bế Giảng niên khoá 2012 - 2013 đã cho Sinh viên Công Giáo tại Huế đón nhận được nhiều điều mới mẻ, với ước mong cho bản thân cũng như cho tập thể, có nhiều “đổi mới” tích cực trong Năm Đức Tin này.
Năm học vừa qua này, trùng phùng với Năm Đức Tin của Giáo Hội, đã được đánh dấu bởi những biến cố lớn như việc từ nhiệm của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, việc mừng Đức Tân Giáo Hoàng Phanxicô và đặc biệt, gần gũi với giáo phận Huế, là mừng Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng trong vai trò sứ vụ mới.
Lễ Bế Giảng niên khóa 2012 - 2013 của Sinh viên Công Giáo tại Huế đã được các nữ Sinh viên thuộc Đệ tử Dòng Mến Thánh Giá chính thức khai mạc với băng reo "Sinh viên: Thông thái - Năng động - Vững tin" và hoạt vũ "Con tàu Đức Tin", như một lời động viên mạnh mẽ gửi đến tuổi trẻ sinh viên hãy kiên vững sống Đức Tin trong môi trường xã hội nhiều cạm bẫy và nguy cơ hôm nay.
Trong huấn từ khai mạc, nhằm giúp Sinh viên Công Giáo tại Huế có nền tảng vững chắc để đánh giá thông qua hướng sinh hoạt của niên khoá vừa qua và định hướng cho Chương Trình Sinh Hoạt Niên Khoá sắp tới, cũng như khích lệ, động viên các bạn sinh viên năm cuối sắp ra trường có những khát vọng, ước mơ và những dự án, quyết tâm cho cuộc đời của mình, Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Đặc trách Sinh viên Công Giáo tại Huế, đã mời gọi sinh người Sinh viên Công Giáo nhìn vào gương sống Đức Tin của anh Nick Vujicic - một sự kiện đang xảy diễn trên Quê Hương Việt Nam và đang khơi lên nghị lực sống mãnh liệt cho nhiều người đặc biệt là những người thiếu may mắn, khuyết tật và gặp hoàn cảnh khó khăn.
Bầu khí nô nức được nhân lên gấp bội với nhiều tràng pháo tay nồng nhiệt chào đón Ban Đặc trách Sinh Viên cùng với sự xuất hiện của Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải, Dòng Chúa Cứu Thế. Với đề tài chia sẻ "Người Sinh viên Công Giáo sống Đức tin trong vận hội mới của Quê Hương và Giáo Hội", Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải đã mời gọi các bạn trẻ cùng suy tư đoạn Tin Mừng thánh Gioan 19, 28-34. Qua những suy luận sâu sắc, gắn liền với những dẫn chứng thiết thực, Cha Gioan đã nêu lên những cách thức, phương hướng sống Đức Tin cho người sinh viên Công Giáo. Trước hết, cần phải khám phá sự thật đúng nghĩa của thập giá: Tin Mừng Thánh Gioan ghi rõ: “Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Thế là đã hoàn tất! Rồi Người gục đầu xuống và trao Thần Khí.” Vâng. Đức Kitô không chết mà Ngài trao ban thần khí và sự sống. Thế nên, sống Đức Tin là không đầu hàng, nhưng can đảm chấp nhận thập giá, khó khăn, thử thách của cuộc sống và quảng đại trao ban bởi "Đau đời có cứu được đời đâu" (Huy Cận) và tự quy luôn là hủy hoại sự sống của chính mình (Gabriel Macel).
Đúng 16g30, với tất cả niềm ưu ái và tình thương mến dành cho tuổi trẻ sinh viên, Đức Tổng Giám Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng đã đến chủ tế Thánh Lễ Bế giảng Niên khóa 2012 - 2013. Cùng đồng tế, có Cha Antôn Nguyễn Văn Tuyến, Đặc Trách Sinh viên Công Giáo tại Huế, Cha Bênêđictô Ngô Văn Hài, Đặc Trách Sinh viên Nhóm Phủ Cam.
Trong lời dẫn giúp các bạn sinh viên sám hối đầu Thánh Lễ, Đức Cha đã thân tình nhắc nhủ mỗi bạn trẻ sinh viên cần phải nhìn lại thành quả “toàn diện” của năm học vừa qua không chỉ về kiến thức, thể lý, tâm lý mà nhất là về đời sống đạo đức và niềm tin tôn giáo. Tiếp đến, khi chia sẻ Lời Chúa về Lễ Chúa Ba Ngôi, qua gương của thánh tiến sĩ Augustinô, người đã một thời nuôi tham vọng đào sâu cặn kẽ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, Đức Cha đã đặt các bạn trẻ trước câu hỏi lớn "Chúng ta đã biết gì về Thiên Chúa?". Và sau Phép Lành cuối Thánh Lễ, Ngài nhấn mạnh một bổn phận quan trọng của người tín hữu trong Năm Đức Tin là “đào sâu Gíao Huấn Công Đồng Vatican II và học hỏi Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo”.
Sau lời tri ân của một bạn đại diện Sinh viên Công Giáo tại Huế, gần hai trăm bạn sinh viên Năm Cuối đến quây quần bên Đức Cha Chủ Tế, quý Cha, quý Thầy, quý Chị Đặc Trách để chụp hình và nhận những món quà lưu niệm do các Cộng Đoàn Liên Tu Sĩ Tại Huế thương tặng. Ban Thể Thao cũng đã mời Ban Đặc Trách trao giải bóng đá Sinh viên Công Giáo cho các cá nhân, đại diện các đội Bóng đoạt Giải.
Điểm đặc biệt của Lễ Bế Giảng Năm Nay, sau giờ cơm tối thân mật, thay vì chương trình giao lưu văn nghệ như mọi năm trước là giờ trao đổi và thảo luận với Cha Gioan Nguyễn Ngọc Hải và Ban Đặc Trách về những thao thức của Sinh viên Công Giáo tại Huế. Hai phát biểu của hai bạn đại diện sinh viên năm cuối và năm đầu vẫn chan chứa niềm tri ân đối với những sinh hoạt của Sinh viên Công Giáo tại Huế, những sinh hoạt đã trở thành như những nhịp mạnh củng cố và dưỡng nuôi đời sống Đức Tin của người sinh viên đang sống xa gia đình và xa Giáo xứ mẹ. Bạn Huỳnh, thuộc giáo phận Vinh, sinh viên năm cuối trường Đại học Khoa Học Huế chân thành góp ý: "Những dịp đi sinh hoạt với tập thể sinh viên Công Giáo này thật bổ ích, lý thú, nhưng cũng có những lúc thấy nhàm chán nên đề xuất làm sao các sinh hoạt có nội dung xây dựng hơn…”
Hướng tới chương trình sinh hoạt của Niên Khóa sắp tới, Tu sĩ Giuse Phan Hữu Tài, Đặc Trách Sinh viên Công Giáo nhóm Thánh Tâm công bố sẽ tổ chức một Lớp Giáo Lý cho sinh viên với đặc điểm có thi cử và có xét thưởng về nội dung học tập cũng như chuyên cần tham dự.
Cha Gioan Hải cũng chân thành ghi nhận và góp ý cho sinh hoạt Sinh viên Công Giáo tại Huế. Trước hết, theo ngài, hoàn cảnh sống xa quê vừa giúp người sinh viên khám phá thấy được cái lạ cái hay vừa cũng đặt bản thân người sinh viên trước những nguy cơ đang rình rập và cảm giác hụt hẫng về mặt tâm lý. Thế nên, người Sinh viên Công Giáo nên tham gia sinh hoạt chung này: đây là một sân chơi bổ ích giúp phát huy các kỹ năng cần thiết cho đời làm người sau khi ra trường. Về việc mở lớp giáo lý cho sinh viên Ngài nhấn mạnh “Giáo lý dành cho sinh viên cần chọn nội dung phù hợp nhằm tăng cường Đức tin, giúp các bạn trẻ có khả năng đối diện với những biến cố và giải đáp những thắc mắc cụ thể, tác động đến tương lai, nghề nghiệp của mình.”
Ngày Bế Giảng của Sinh Viên Công Giáo tại Huế niên khoá 2012-2013 được kết thúc với diễn nguyện "Lời kinh dâng Mẹ cuối Niên Khóa". Các bạn Sinh viên Đệ tử Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm đã giúp tập thể các bạn Sinh viên Công Giáo có được những giây phút sống bên Mẹ thật sâu lắng và sốt sắng với những vũ điệu dâng hương, dâng hoa và nến sáng.
Lễ Bế Giảng năm nay gọn nhẹ, nhưng dấu ấn để lại nơi lòng mỗi sinh viên tham dự thật sâu đậm. Đó là lòng biết ơn sâu sắc đối với Quý Đức Cha, Quý Cha, Quý Thầy và Quý Chị Đặc Trách, cũng như Quý Ân Nhân xa gần...đã luôn đồng hành và nâng đỡ, quan tâm, dìu dắt lớp trẻ sinh viên hôm nay trên nhiều phương diện và nhiều lĩnh vực.
Để cho niềm vui ngày Bế giảng được nên trọn vẹn, trong dịp này, Frère Bửu, Dòng Lasan, một tâm hồn luôn trẻ trung và đầy tâm huyết cho tương lai tuổi trẻ, đã dành cho Sinh viên Công Giáo tại Huế 5 phần quà xổ số giá trị. Frère Bửu cho biết số phần quà đêm nay có vẻ khiêm tốn so với những lần trước, bởi phần lớn ngân quỹ năm nay Frère đã dành để chia sẻ cho anh chị em nghèo.
Tạ Ơn Chúa, cám ơn Mẹ và tri ân mọi người về một ngày Bế Giảng niên khoá 2012 - 2013 đã cho Sinh viên Công Giáo tại Huế đón nhận được nhiều điều mới mẻ, với ước mong cho bản thân cũng như cho tập thể, có nhiều “đổi mới” tích cực trong Năm Đức Tin này.
Thành lập giáo xứ Cửa Lò, giáo phận Vinh
Cửa Lò
13:29 28/05/2013
Xem hình ảnh
Sáng ngày 27 tháng 05, cha Giuse Phan Sỹ Phương đâng thánh lễ tạ ơn với quý cộng đoàn dân Chúa trong hai giáo xứ Tân Lộc – Tân Cửa Lò, sau thánh lễ là buổi vui liên hoan trong tâm tình hiệp thông tri ân cảm tạ, mỗi gia đình được cử một đại diện tham dự.
Và hôm nay, đúng 8g ngày 28 tháng 05 đoàn con Tân giáo xứ Cửa Lò đón chào Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên và quý cha về dâng thánh lễ đồng tế cắt băng khánh thành nhà thờ sau hơn sáu năm xây dựng.
Lời người dẫn chương trình vang lên sang sảng “Chúng ta vui mừng tề tịu về đây dâng thánh lễ Cung Hiến Nhà Thờ và Bàn Thờ mới này. Chúng ta hãy sốt sắng tham dự các nghi lễ Thánh, lắng nghe Lời Chúa với đức tin, để cộng đoàn chúng ta khi đã được tái sinh từ một giếng rửa tội và được nuôi dưỡng bởi cùng một bàn ăn, cộng đoàn chúng ta lớn lên thành Đền Thờ thiêng liêng và khi tập họp gần một Bàn Thờ, thì được tình yêu trên trời thu hút”.
Thánh lễ với những diễn biến theo những nghi thức lần lượt diễn ra như chương trình. Sau thánh lễ đại diện giáo xứ Mẹ Tân Lộc có lời chúc mừng.
Đại diện giáo xứ Cửa Lò với tâm tình tri ân cảm tạ ; xin trích “ Hôm nay là ngày Chúa đã làm nên. Vì: “nếu Chúa không xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công”. Chúa đã xây nhà Chúa, xây nhà cho gia đình giáo xứ chúng con bằng cách gửi đến cho chúng con những ân thân nhân xa gần , trong và ngoài nước. Và Chúa đã gìn giữ cho công việc xây dựng Nhà Chúa từ khởi sự cho đến hoàn thành, đều được bằng yên, trên thuận, dưới hòa. “Hồng ân Chúa bao la, muôn đời đoàn con sẻ ngợi ca Danh Người”.
Chúng con xin tri ân Đức Cha Già Phaolô Maria khả kính. Nhìn lại suốt chiều dài lịch sử hình thành, phát triển và đặc biệt trong quá trình xây dựng ngôi nhà thờ mới này, từ ngày khai trương, cho đến ngày cắt băng khánh thành đều có sự hiện diện đầy tôn quý của Đức Cha. Trong ngày trọng đại này, chúng con xin tri ân tới Đức Cha Phaolô chủ chăn giáo phận. Vì lý do công việc mục vụ mà Đức Cha phải vắng mặt trong ngày đại lễ này. Nhưng bù lại tối 26/5 Đức Cha đã đến công bố quyết định thành lập tân giáo xứ Cửa Lò, ngài đã chúc mừng và dâng thánh lễ tạ ơn, cầu bình an cho chúng con. Nguyện xin Chúa chúc lành và ban nhiều sức khỏe, ơn thánh, để Đức Cha chu toàn trọng trách Chúa và Giáo Hội trao phó”.
Vị đại diện không quên cảm tạ tri ân tới Quý Cha, Quý tu sỹ nam nữ và mọi thành phần dân Chúa đã về đây vui với giáo xứ trong ngày trọng đại này.
Đội ngũ Kỷ sư, đốc công, các tổ thợ v.v đã miệt mài trong suốt hơn 6 năm qua để làm nên một công trình đồ sộ nguy nga này.
Vị đại diện cảm tạ tri ân tới chính quyền các cấp, quý ân, thân nhân không cùng niềm tin nhưng hôm nay với sự hiện diện là một dấu chỉ tốt đẹp. nói lên thiện chí hướng tới Chân – Thiện – Mỹ của mỗi người.
Cha già quá cố Phêrô Nguyễn văn Khang người có công khởi sự công trình và sau đó là cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng tiền nhiệm tiếp nhận công trình và cuối cùng cha Giuse Phan Sỹ Phương, từ khi được bề trên bổ nhiệm về quản xứ Tân Lộc nay phụ trách thêm Tân giáo xứ Cửa Lò, đã dốc hết khả năng có thể cùng bà con giáo dân kiện toàn đi đến hoàn thiện ngôi thánh đường như hôm nay.
Hai giáo họ Mai Lĩnh, Yên trạch với con số giáo dân gần 2500, trước đây chuyên sống bằng nghề ngư nghiệp, sớm hôm bám biển với con cá, con tôm sống qua ngày. Với một tinh thần nhiệt huyết qua đức tin cha ông để lại cùng với con người hiền lành chất phác, họ đã vượt qua bao gian nan vất vả lên thác xuống ghềnh, bao gồm cả đời sống đạo và đời sống thường nhật. Song với tình thần hăng say nhiệt tâm vì Nhà Chúa, qua hơn 6 năm xây dựng một công trình vĩ đại đồ sộ đứng sừng sửng bên bãi biển du lịch Cửa Lò. Là nơi tôn thờ, cảm tạ tri ân Thiên Chúa tình yêu, nơi mà sớm hôm đoàn con cái chạy về sà vào lòng Cha, Mẹ sau một ngày gian nan vất vả với cuộc sống, để được bàn tay Ngài thoa dịu vỗ về.
Trên bình diện văn hóa, đây là một công trình sung vào những công trình văn hóa của thị xã Cửa Lò, không những làm tô thêm vẻ đẹp cho khu nghỉ mát du lịch song cũng là một điểm dừng lý tưởng cho du khách tìm đến sự bình an.
Trở về với những năm đầu hình thành và phát triển, hai giáo họ Mai Lĩnh và Yên Trạch được thừa hưởng “hương thơm đời sống đạo đức và lòng nhiệt thành Tông đồ toả ra từ các Đấng Thừa Sai và đoàn chiên, ít lâu sau một số bà con lương dân làng Mai Bảng xin gia nhập đạo. Số tân tòng này chính là nhân tố đầu tiên làm nên giáo họ Mai Hương (tức Mai Lĩnh hôm nay). Còn họ giáo Yên Trạch là kết quả của một số gia đình lương dân làng Yên Lương trở lại với một số ít giáo dân ở Đá Dựng (Lập Thạch) và dân chài ở Cửa Rum lên.
Tuy cuộc sống dân làng chài thời ấy còn mang hình thức trao đổi là chính nhưng Mai Hương và Yên Trạch cũng đã có hai nhà nguyện nhỏ, đủ cho những lời kinh nguyện sớm tối như hương thơm ngào ngạt bay lên trước Thiên Tòa Chúa. Chính nhờ đó mà một năm trước khi thành lập giáo phận Vinh, tức là năm 1845 cha Lausensô Tăng, người con ưu tú của Mai Hương được tiến chức linh mục. Sau 16 năm nhiệt thành trong sứ vụ Tông đồ, Ngài đã bị bắt và chết rũ tù năm 1859 làm chứng nhân cho Đức tin dưới thời Tự Đức. Dòng máu tử đạo của Ngài đã thấm sâu vào lòng Đất Mẹ Cửa Lò -Tân Lộc thân thương làm vọt lên một sức sống mới mãnh liệt” (Trích lược sử hình thành và phát triển giáo xứ Tân Lộc) và nay đã trổ sinh gần 2.500 bông chín rộ với một cái tên mới được gắn liền với địa dư hành chính “Cửa Lò”. Trong tương lai sẻ vươn dài, vươn cao xa mãi xứng với 189 anh em trong toàn giáo phận.
Sóng biển reo vui khúc nhạc tình,
Hòa tan quyện lại đọng lung linh,
Tình người hợp hoan cùng tình Chúa,
Yên - Lĩnh mình ơi đón Cửa Lò. (Giáo họ Mai Lĩnh và Yên Trạch)
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami dâng hoa kết thúc tháng Hoa.
LM. Giuse Nguyễn Kim Long
15:18 28/05/2013
Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami dâng hoa kết thúc tháng Hoa.
Chúa Nhật 26-05, Chúa Nhật cuối của tháng Năm và cũng là ngày Lễ kính trọng thể Chúa Ba Ngôi, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami đã dâng hoa kính Đức Mẹ để kết thúc tháng hoa.
Xem hình
Nhớ lại vào Chúa Nhật đầu tháng Năm, 5-05, Cộng đoàn đã tôn vinh Đức Mẹ và mở đầu tháng Hoa với cuộc rước kiệu bắt đầu từ đài Đức Mẹ và đi chung quanh nhà thờ. Có thể nói, quí ông bà, anh chị em của Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang mà phần lớn là người gốc địa phận Huế cùng các anh chị em tín hữu gốc Bắc hoặc Nam, đều có một lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt. Nhìn quí bà, quí chị và các em của đội dâng hoa trong những màu sắc trang phục khác nhau, biểu trưng cho các nhân đức của Mẹ Maria, đã nói lên tấm lòng yêu mến đó.
Hôm nay, nhân dịp kết thúc tháng Hoa, Cộng đoàn lại có cơ hội tỏ lòng yêu mến Mẹ qua những bài hát, điệu vũ và những bông hoa tươi thắm do đại diện các đoàn thể dâng lên Mẹ. Các anh, các chị và các em thiếu nhi đã được quí sơ thuộc Dòng MTG Bà Rịa tập trong những tuần qua, đã giúp cho Cộng đoàn hướng lòng về Mẹ qua những điệu múa uyển chuyển, hoà nhịp với những làn hương thơm bay toả và những bình hoa nhiều màu thật đẹp.
Sau phần dâng hoa là Thánh Lễ trọng thể kính Chúa Ba Ngôi, mừng mầu nhiệm chính của đức tin Công Giáo. Sau Thánh Lễ, theo lời mời gọi của cha QN, Cộng đoàn ra đài Đức Mẹ ngoài nhà thờ thăm viếng và cầu nguyện với Mẹ Lavang cũng là Mẹ Hoàn Vũ.
Xin cảm tạ Chúa đã ban cho nhân loại một người Mẹ tuyệt vời về đường nhân đức cũng như đời sống nhân bản. Mẹ thật vui khi thấy đoàn con tỏ lòng yêu mến Mẹ qua lời ca và điệu vũ. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa luôn gìn giữ Giáo Hội và Cộng đoàn chúng con trong bình an và yêu thương.
Chúa Nhật 26-05, Chúa Nhật cuối của tháng Năm và cũng là ngày Lễ kính trọng thể Chúa Ba Ngôi, Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang, Miami đã dâng hoa kính Đức Mẹ để kết thúc tháng hoa.
Xem hình
Nhớ lại vào Chúa Nhật đầu tháng Năm, 5-05, Cộng đoàn đã tôn vinh Đức Mẹ và mở đầu tháng Hoa với cuộc rước kiệu bắt đầu từ đài Đức Mẹ và đi chung quanh nhà thờ. Có thể nói, quí ông bà, anh chị em của Cộng đoàn Đức Mẹ Lavang mà phần lớn là người gốc địa phận Huế cùng các anh chị em tín hữu gốc Bắc hoặc Nam, đều có một lòng yêu mến Đức Mẹ cách đặc biệt. Nhìn quí bà, quí chị và các em của đội dâng hoa trong những màu sắc trang phục khác nhau, biểu trưng cho các nhân đức của Mẹ Maria, đã nói lên tấm lòng yêu mến đó.
Hôm nay, nhân dịp kết thúc tháng Hoa, Cộng đoàn lại có cơ hội tỏ lòng yêu mến Mẹ qua những bài hát, điệu vũ và những bông hoa tươi thắm do đại diện các đoàn thể dâng lên Mẹ. Các anh, các chị và các em thiếu nhi đã được quí sơ thuộc Dòng MTG Bà Rịa tập trong những tuần qua, đã giúp cho Cộng đoàn hướng lòng về Mẹ qua những điệu múa uyển chuyển, hoà nhịp với những làn hương thơm bay toả và những bình hoa nhiều màu thật đẹp.
Sau phần dâng hoa là Thánh Lễ trọng thể kính Chúa Ba Ngôi, mừng mầu nhiệm chính của đức tin Công Giáo. Sau Thánh Lễ, theo lời mời gọi của cha QN, Cộng đoàn ra đài Đức Mẹ ngoài nhà thờ thăm viếng và cầu nguyện với Mẹ Lavang cũng là Mẹ Hoàn Vũ.
Xin cảm tạ Chúa đã ban cho nhân loại một người Mẹ tuyệt vời về đường nhân đức cũng như đời sống nhân bản. Mẹ thật vui khi thấy đoàn con tỏ lòng yêu mến Mẹ qua lời ca và điệu vũ. Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa luôn gìn giữ Giáo Hội và Cộng đoàn chúng con trong bình an và yêu thương.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chúa Thánh Thần
Diệp Hải Dung (Australia)
21:20 28/05/2013
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Thánh Thần Thiên Chúa Ngôi Ba,
Cùng chung bản thể Ngôi Cha, Ngôi Lời.
Bởi Ngài cũng chính Chúa Trời,
Quyền năng tuyệt đối muôn đời vinh quang.
Ngài là mạch suối tuôn tràn,
Thánh ân cứu độ cho ngàn thọ sinh.
(Trích thơ của Hai Tê Miệt Vườn)