Ngày 28-05-2018
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha hỏi các bạn trẻ Argentina ''Chúng con có đọc Tin Mừng hàng ngày không?''
Thanh Quảng sdb
02:43 28/05/2018
Đức Thánh Cha hỏi các bạn trẻ Argentina "Chúng con có đọc Tin Mừng hàng ngày không?"

Trong một thông điệp video gửi đến Hội nghị Giới trẻ Quốc gia II đang diễn ra ở Argentina, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi những người trẻ hãy đọc Tin Mừng ít nhất hai phút mỗi ngày, và ĐTC chia sẻ về sự hiện diện, hiệp thông và sứ mệnh.
Qua một video mười lăm phút Đức Thánh Cha đã gửi cho những người trẻ Argentina đang tham dự viên Hội Nghị Giới trẻ Quốc Gia II diễn ra tại Rosario trong các ngày 25 đến 27 tháng Năm.
ĐTC mời gọi hãy luôn mang theo một cuốn Kinh thánh nho nhỏ và đọc nó một chút, lúc hành trình trên xe buýt hoặc nghỉ ngơi ở nhà. Việc ấy sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng con. ĐTC hỏi: "Tại sao? Bởi vì chúng con đang gặp gỡ Chúa Giêsu.”
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng suy tư về tầm quan trọng của sự hiện diện, sự hiệp thông và sứ mệnh trong đời sống của người trẻ.

Sự hiện diện: ‘Chúa Giêsu ở cùng chúng ta’
Suy tư về sự hiện diện Chúa Giêsu luôn ở bên chúng ta. ĐTC nói "Chúa Giêsu đã trở nên người anh của chúng ta, và ĐTC mời gọi chúng ta hãy để cho mình được nhập thể hầu cùng nhau xây dựng những lý tưởng đẹp cho một nền văn minh của yêu thương như các môn đệ xưa và thể hiện việc truyền giáo của mình ngay tại đây-và-bây giờ."
ĐTC nói điều này có thể thực hiện được trong mọi tình huống mà cuộc sống hàng ngày đem đến cho chúng ta. Nhưng ĐTC nói chúng ta phải ở hiệp nhất với Chúa Giêsu “cầu nguyện, trong Lời của Chúa và qua các Bí Tích. Hãy dành chút thời giờ cho Chúa. Hãy thinh lặng hầu chúng con có thể nghe thấy tiếng Chúa đang thì thầm với chúng con.”

Sự hiệp thông: ‘Hãy bước đi như con cái của Chúa’
Bước sang điểm thứ hai đó là sự hiệp thông, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay lịch sử được viết lên bởi con người, chứ không phải bởi ý thức hệ. “Chúng ta là một cộng đồng; chúng ta là Giáo hội.”
“Là dân của Chúa, là Giáo Hội, trong đó bao gồm tất cả những người thiện tâm trẻ lẫn già, ốm đau cũng như khỏe mạnh, công chính cũng như tội lỗi, tất cả chúng ta đều là một đoàn người lữ hành!”
Đức Thánh Cha cũng đề cập đến Hội Đồng Giám Mục sắp tới về Giới Trẻ, ĐTC cho hay Giáo Hội đang trải qua “một thời điểm đặc biệt”. Ngài mời những người trẻ Argentina hãy hết lòng tham dự vào hội nghị này. “Đức Thánh Cha mong muốn lắng nghe các bạn. Đức Thánh Cha khao khát được đối thoại hầu tìm ra những con đường mới làm thăng tiến và đổi mới niềm tin của chúng ta và làm sống lại sứ mệnh truyền giáo của chúng ta. ”

Nhiệm vụ: ‘Hãy là một Giáo hội ra đi’
Đức Thánh Cha Phanxicô nói về công cuộc truyền giáo. “Chúng ta được kêu gọi làm thành một Giáo Hội vươn xa trong sứ mệnh: Một Giáo Hội truyền giáo; không bị đóng khung trong lối sống và yên phận của chúng ta, mà là một Giáo hội tung cánh đi muôn phương để gặp gỡ tha nhân.”
ĐTC nói: Chúa Giêsu gọi mời, sai đi và đồng hành với chúng ta khi chúng ta lại gần với tất cả những người trẻ già không phân biệt nam nữ và tuổi tác."

Xây dựng tương lai dựa trên quá khứ
Cuối cùng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với những người trẻ rằng họ là tương lai, nhưng phải là “một tương lai vững chắc, phồn vinh, một tương lai được đâm rễ thật sâu chắc!”
"Hãy trở về với cuội nguồn của chúng con và xây dựng tương lai của chúng con từ gốc nguồn tổ tiên của chúng con: Đừng phủ nhận lịch sử của quê hương, của gia đình và của cha ông tiên tổ của chúng con. Hãy trở về nguồn cội của chúng con, về quá khứ của chúng con để từ đó chúng con xây dựng một tương lai bền vững... ”
 
VietCatholic phỏng vấn các Cha Quản Thủ Thánh Địa: Hành hương là giúp duy trì sự sống còn của Kitô Giáo.
Đặng Tự Do
06:07 28/05/2018
Lúc 10h sáng thứ Hai 28 tháng 5, 2018, cha David Grenier, tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa, đã dành cho các phóng viên VietCatholic một buổi phỏng vấn tại trụ sở của Đoàn Hiệp Sĩ tại Tu viện Saint Saviour số 1 Saint Francis Street, Giêrusalem.

Trong cuộc phỏng vấn, cha David Grenier khẳng định quyết tâm của Tòa Thánh duy trì sự hiện diện của người Công Giáo tại Thánh Địa bất chấp rất nhiều khó khăn chồng chất. Ngài nhấn mạnh rằng sự hiện diện của các đoàn hành hương trên khắp thế giới là một cử chỉ huynh đệ và liên đới thiết thực với các tín hữu địa phương và là một yếu tố quyết định giúp duy trì sự hiện diện của Kitô Giáo trong vùng.

Trong viễn tượng đó, cha David Grenier thay mặt cho các linh mục, tu sĩ trong Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa ca ngợi và bày tỏ lòng cảm kích đối với sáng kiến của các Giám Mục Việt Nam xây dựng tượng đài Đức Mẹ La Vang tại nhà thờ Ark of Covenant và đặt Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt trên đồi Bát Phúc ở Capernaum, cũng như tổ chức các đoàn hành hương nhân dịp kỷ niệm 30 năm tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Cha David Grenier cũng thay mặt cho các Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa Giêrusalem, ngỏ lời cám ơn VietCatholic, qua hai phóng viên là Cha Giuse Đinh Trọng Chính và Mc. Thúy Nga, đã cho ngài có cơ hội trình bày về tình trạng hiện nay tại Thánh Địa.

Các anh chị em của chúng ta trong đức tin sống ở đây vẫn phải tiếp tục gặp khó khăn, thử thách và bất an, cha David Grenier nói. Tuy nhiên, bên cạnh những thách đố vẫn có những hy vọng.

Cha cũng nói về quyết định đóng cửa Nhà Thờ Thánh Mộ như một cách thức phản kháng lại các động thái của chính quyền thành phố Giêrusalem đòi thu thuế hàng chục triệu Mỹ Kim từ các nhà thờ, cũng như đề ra các luật mới nhằm tịch thu đất đai thuộc sở hữu của các Giáo Hội Kitô mặc dù Giáo Hội Công Giáo đóng góp rất nhiều vào các hoạt động giáo dục, bác ái và nhiều hoạt động xã hội khác. Nhà Thờ Thánh Mộ đã phải đóng cửa hôm 25 tháng Hai, 2018 và đã được mở cửa trở lại hôm 1 tháng Ba.

Cuộc xung đột Israel-Palestine vẫn đang diễn ra. Ngài tóm lược lại những diễn biến mới nhất trong các cuộc biểu tình ở Gaza và Bờ Tây khi Hoa Kỳ di chuyển đại sứ quán đến Giêrusalem. Tuy nhiên, ngài cũng khẳng định những xung đột bạo lực chỉ diễn ra tại biên giới với Gaza, rất xa các khu vực mà những người hành hương vẫn thường lui tới.

Cùng một nhận định với Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ Thần Tòa Thánh tại Israel trong cuộc gặp gỡ dành cho hai phóng viên của VietCatholic vào chiều thứ Bẩy 26 tháng Năm, tại Tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở Giêrusalem; cha tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa nói: “Không có gì đáng lo ngại tại các khu vực hành hương”.

Đó là những nội dung chính trong cuộc phỏng vấn Cha David Grenier dành cho Cha Giuse Đinh Trọng Chính và Mc Thúy Nga tại trụ sở của Đoàn Hiệp Sĩ Thánh Địa tại Tu viện Saint Saviour, Giêrusalem vào lúc 10h ngày thứ Hai 28 tháng 5. Chúng tôi sẽ sớm dịch ra tiếng Việt toàn bộ cuộc phỏng vấn này. Xin quý vị và anh chị em nhớ đón xem nhé.
 
ĐGH Phanxicô: Cầu nguyện là bước đầu tiên của công việc truyền giáo.
Giuse Thẩm Nguyễn
14:53 28/05/2018
(EWTN News/CNA) Trong một thông điệp Video gởi cho các Hội Giáo hoàng Truyền giáo vào ngày Thứ Hai, 28 tháng Năm, ĐGH Phanxicô đã nói rằng mọi Kitô hữu đều được mời gọi để trở thành một nhà truyền giáo qua cầu nguyện, trong sự hợp tác với Chúa Thánh Thần, Đấng ban hiệu quả cho lời cầu nguyện.

ĐGH nói rằng “Cầu nguyện là việc truyền giáo đầu tiên- là ưu tiên thứ nhất – mà Kitô hữu nào cũng có thể và phải làm và cũng là việc làm có hiệu quả nhất, cho dù không thể đo lường được. Thực ra, tác nhân chính của việc truyền giáo là Chúa Thánh Thần và chúng ta được kêu gọi để cộng tác với Ngài.”

ĐGH nói rằng loan báo Tin Mừng là một “việc chung”, và người Công Giáo được khuyến khích để hỗ trợ các nơi mà Giáo Hội còn mới mẻ. Qua sự giúp đỡ cho các hội truyền giáo mà “Giáo Hội tiếp tục mở rộng tới mọi người và vui mừng công bố Tin Mừng của Đức Kitô, Đấng Cứu rỗi thế gian.”

Hội Giáo Hoàng Truyền giáo là một văn phòng điều hành quốc tế giám sát các hội truyền giáo Công Giáo dưới quyền của Đức Giáo Hoàng. Hội giúp các giáo hội, đặc biệt tại các nơi mà Kitô giáo còn mới mẻ và chưa phát triển. Hội đang họp đại hội tại Vatican cho đến ngày 2 tháng Sáu.

ĐGH Phanxicô nói rằng các hội này phân phát các viện trợ nhân danh ĐGH cho các giáo hội trên toàn thế giới đang có nhu cầu trợ giúp về tài chánh cho các linh mục, giáo lý viên, tu sinh và các công việc mục vụ và truyền giáo.

Các tổ chức này yểm trợ tài chánh cho các nhà truyền giáo, nhưng một cách đặc biệt, họ nậng đỡ việc truyền giáo qua cầu nguyện để xin Chúa Thánh Thần hiện diện, bởi vì chính Chúa Thánh Thần là đấng thúc đẩy truyền giáo.

ĐGH hỏi rằng “tại sao các Hội Giáo hoàng Truyền giáo quan trọng? Trên hết mọi thứ, họ quan trọng bởi vì chúng ta cần cầu nguyện cho các nhà truyền giáo, cho công tác truyền giáo của Giáo Hội.”

Ngài ghi nhận rằng các hội này được thành lập từ thế kỷ thứ 19 để “cầu nguyện và thực hành một cách cụ thể việc hỗ trợ loan bao Tin Mừng.”

ĐGH Pio XI đã công nhận các hội này thuộc về giáo hoàng để nhấn mạnh rằng sứ mạng này của Giáo Hội thì rất gần gũi với trái tim của ĐGH: “Và vì thế nó vẫn còn!”

Các Hội Giáo hoàng Truyền giáo vẫn tiếp tục việc phục vụ quan trong đã bắt đầu cách đây 200 năm cho tới ngày hôm nay. Từ các thời gian sớm nhất, sự giúp đỡ hỗ tương giữa các Giáo Hội địa phương, cùng cam kết công bố và làm chứng cho Tin Mừng đã là một dấu hiệu của Giáo hội phổ quát.”


Source: EWTN News Pope Francis: In missionary work, prayer comes first.
 
Hình ảnh cuộc gặp gỡ giữa các phóng viên VietCatholic với Sơ Valerie Borj tại nhà thờ Hòm Bia Giao Ước Thánh
Đặng Tự Do
15:49 28/05/2018
Lúc 10h sáng thứ Hai 28 tháng 5, 2018, hai phóng viên VietCatholic là Cha Giuse Đinh Trọng Chính và Mc. Thúy Nga đã có cuộc phỏng vấn với cha David Grenier, tổng thư ký Đoàn Hiệp Sĩ Quản Thủ Thánh Địa tại trụ sở của Đoàn Hiệp Sĩ tại Tu viện Saint Saviour số 1 Saint Francis Street, Giêrusalem.

Sau đó, cha Chính và Thúy Nga đã có mạn đàm với Sơ Valerie Borj tại nhà thờ Hòm Giao Ước Thánh (the Church of the Ark of Covenant) trên đỉnh đồi thôn Abu Gosh, Kyriat Yearim, Giêrusalem nơi sẽ đặt tượng Đức Mẹ La Vang.

Xem hình ảnh các cuộc gặp gỡ nói trên.

 
“Tại sao tôi không gọi mình là người đồng tính”
Vũ Văn An
19:54 28/05/2018
Theo nữ ký giả Claire Giangravè của tờ Crux, trong bối cảnh của việc cho là mở đường mục vụ đối với những ngừơi đồng tính luyến ái, được kích thích bởi các nhận định “phi bản văn” (unscripted) của Đức Phanxicô ngỏ cùng một nạn nhân người Chile, bị lạm dụng tình dục nổi như cồn hiện nay, và đang hết mình vận động cho một thái độ gọi là chào đón và không phê phán đối với người đồng tính, một tác giả và diễn giả Công Giáo đồng tính, hôm thứ Tư, 23 tháng 5, đã cổ vũ “một lối khác”.



Thực vậy, Daniel C. Mattson, tác giả cuốn Why I Don’t Call Myself Gay (Tại Sao Tôi Không Gọi Mình Là Người Đồng Tính), cuốn sách mà ông giới thiệu ấn bản tiếng Ý tại Đại Học Thánh Giá ở Rôma, nói rằng: “Tôi không bao giờ hiểu được tại sao người ta là Công Giáo mà lại bác bỏ giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo”.

Ông nói thêm: “những người muốn thay đổi giáo huấn của Giáo Hội, hãy để tôi chỉ cho qúy vị sự thật!”

Trong cuốn sách của ông, Mattson trình bầy kinh nghiệm riêng của ông về lúc ông hiểu ra mình đồng tính và cuộc vật lộn của ông để tiết dục trong cuộc sống. Ông bác bỏ những tuyên bố có tính trùm phủ về thương xót nhằm cổ vũ thứ “cảm thương được sự thật điều hướng” mà theo ông, đã kêu gọi ông trở về với Giáo Hội.

Mattson nhìn một cách hoài nghi đối với các nhận định ứng khẩu (off-the-cuff) của Đức Phanxicô về các cặp đồng tính, kể cả tiết lộ gần đây của một nạn nhân bị lạm dụng người Chile cho rằng Đức Giáo Hoàng nói riêng với anh rằng Thiên Chúa dựng nên anh đồng tính và anh như thế nào, Thiên Chúa yêu thương anh như vậy.

Trước một nhóm nhỏ phóng viên sau cuộc họp báo, Mattson nói rằng “Một điều tôi luôn đánh giá cao về Đức Giáo Hoàng khi ngài nói về điều này là ngài đã nói ‘tôi là một người con của Giáo Hội, và tôi tin những gì Giáo Hội truyền dạy’. Những lời đó có ghi chép trong sách vở”.

Tác giả nhấn mạnh sự kiện này: các nhận định của Đức Phanxicô trong các tình thế chính thức đã và đang hết sức rõ ràng bằng cách phản ảnh tín lý Công Giáo, bác bỏ khả thể hôn nhân đồng tính, và nhấn mạnh đức khiết tịnh.

Mattson nói “Tôi nghĩ điều xẩy ra là báo chí đã thao túng điều ngài nói nhằm cứu vãn nghị trình riêng của họ. Chúng ta phải đứng ra bảo vệ Đức Giáo Hoàng chống lại những cuộc thao túng điều ngài nói. Người ta đã lợi dụng ngài và các nhận định ứng khẩu của ngài một cách bất hạnh”.

Ông cũng quả quyết rằng ông mong có dịp được đích thân gặp Đức Giáo Hoàng để trình bầy kinh nghiệm của ông và cho ngài thấy giáo huấn của Giáo Hội đã gợi hứng và hướng dẫn ông ra sao trong cuộc sống.

Trong căn phòng đầy các linh mục, giáo dân và các phương tiện truyền thông, Mattson kể lại kinh nghiệm của ông: “Khi tôi là một cậu bé và khám phá ra mình bị lôi cuốn bởi các cậu trai khác, tôi chưa bao giờ nghĩ Thiên Chúa lại muốn tôi viết một cuốn sách về kinh nghiệm của mình”.

Là một trong 4 người con, Mattson được giáo dục trong một gia đình chủ yếu theo Thệ Phản. Ông nói rằng kinh nghiệm bị lôi cuốn đồng tính đầu tiên của ông là đội trưởng đội túc cầu, người hiện thân cho các phẩm tính nam giới và tiêu biểu đàn ông mà ông cảm thấy mình rất thiếu.

“Tôi nhớ tìm đủ mọi cách để rờ cho được các bắp thịt ở cánh tay anh ta”, ông nói thế và thêm rằng lúc ấy, ông vẫn tin vào Thiên Chúa và Kế Hoạch của Người dành cho hạnh phúc của ông, dù năng bị bắt nạn và chế giễu ở trường.

Ông giải thích “tôi cảm thấy mình nằm ngoài tư cách anh em với bọn con trai. Lúc ở lớp 5, tôi không ngừng tự so sánh mình với những đứa con trai khác, tôi thèm bắt chước chúng vì tôi không nghĩ mình biết phải thực hiện việc ấy như thế nào”.

Ông nói, ở tuổi thiếu niên, “sự thèm muốn bắt chước trở thành tính dục hóa”. Ông bị lôi cuốn bởi các thanh niên rất lực lưỡng và bị ghiền văn hóa khiêu dâm. Ông nói thêm, ông vẫn bị lôi cuốn bởi con gái và có dự định một ngày nào đó sẽ kết hôn và thành lập một gia đình giống cha mẹ ông.

Nhưng việc hẹn hò rất khó khăn đối với Mattson lúc còn ở trung học, và vì thế ông tìm nơi trú ẩn trong âm nhạc. Ông có tài chơi “trombone” và thậm chí còn trở thành trưởng lớp. Ông nói: “tôi muốn mọi người thích tôi”.

Là một thiếu niên lớn lên tại Michigan, đến chữ “gay” có nghĩa gì Mattson cũng không biết, cho mãi tới năm 16. Ông cho biết ông luôn bám lấy câu trong Sách Giêrêmia 29:11: “ ‘Ta biết các kế hoạch Ta đã dành cho con’ Chúa phán thế, ‘các kế hoạch làm con thịnh vượng chứ không làm hại con, các kế hoạch đem lại cho con hy vọng và một tương lai’”.

Ông sử dụng ảnh hưởng làm trưởng lớp để cho vẽ lên tường câu trích dẫn trên, hiển hiện phía sau các lực sĩ chơi túc cầu tại phòng thể thao của trường.

Rời cao đẳng, ông nhận được việc làm mùa hè như một nhạc sĩ và cuối cùng hẹn hò được với một cô gái. Mối liên hệ này vắn vỏi và kết thúc khi cô gái bỏ rơi ông để đi với một người đàn bà khác.

Mattson nhận định “Điều ấy càng củng cố mối sợ sệt của tôi. Tôi cảm thấy mình bất xứng đến nỗi một người đàn bà lại thích một người đàn bà khác hơn mình. Tôi thật sự ghét bản thân mình”.

Biến cố trên đánh dấu một bước ngoặt đối với chàng nhạc sĩ trẻ tuổi, người bắt đầu nghi vấn không biết quả Thiên Chúa có kế hoạch nào dành cho mình hay không. Ông nói: lúc 32 tuổi, ông có kinh nghiệm đồng tính lần đầu tiên.

Ông bảo: “Chúng ta luôn muốn trái cấm cho dù đã được Thiên Chúa ban cho cả một khu vườn. Nhưng sau khi ăn trái cấm, ta chỉ cảm thấy có tội và trống rỗng”.

Mattson có mối liên hệ kéo dài 1 năm với một người đàn ông; sau đó, ông kết thúc khi ước muốn lúc còn trẻ được kết hôn đã tái xuất hiện. Khi cả việc này cũng thất bại, ông rời bỏ gia đình, lúc ấy đã trở lại Đạo Công Giáo và rất tích cực tham gia sáng kiến Courage, một hình thức tông đồ của Công Giáo hoàn cầu dành cho các người đồng tính.

Ngày nay, Mattson cũng đã gia nhập sáng kiến Courage và xuất hiện trong một cuốn phim tài liệu mô tả cuộc sống của những người đồng tính sống một cách khiết tịnh.Việc trở lại Công Giáo của ông diễn ra trong một Thánh Lễ dự chung với gia đình. Ông cho các tham dự viên của cuộc họp báo ra mắt sách biết cái đẹp của xông hương, của phụng vụ và nghi thức trong Thánh Lễ Công Giáo làm lu mờ các kinh nghiệm của ông trong các siêu thánh đường Thệ Phản thời tuổi trẻ.

Ông cho hay: “giáo huấn của Giáo Hội nhận diện bạn như người con qúy yêu của Thiên Chúa, đó là điều bạn chính là và là điều giải thoát đối với tôi”. Ông nói thêm: cuốn sách của ông được viết ra “cho những ai nghĩ bạn có thể làm ngơ các giáo huấn của Giáo Hội” và nhằm trình bầy một lối sống thay thế dành cho người đồng tính, lối sống mà chính ông sống hằng ngày trong da thịt mình. Ông nói: “tôi vẫn còn bị đàn ông lôi cuốn, tôi nghĩ tôi sẽ mãi như thế cho tới chết. Vấn đề là ta phải làm gì đối với các lôi cuốn này”.

Đức Phanxicô có chủ trương nào đối với đồng tính luyến ái?

Trên đây, Mattson có đề cập đến giáo huấn rõ ràng của Đức Phanxicô đối với đồng tính luyến ái khi ngài dạy dỗ chính thức. Đó mới thực sự là giáo huấn của ngài, chứ không phải các phát biểu “ứng khẩu”.



Phil Lawler, một nhà bình luận Công Giáo bảo thủ, trong bài báo gần đây, tựa là “Could Pope Francis be shifting his stand on gay influence?” (Có phải Đức Giáo Hoàng Phanxicô thay đổi chủ trương của ngài về ảnh hưởng đồng tính hay không?), cũng nghĩ như thế.

Tác giả này nói rằng trái với nhận định ngỏ với một nạn nhân bị lạm dụng tình dục, Đức Phanxicô vừa tái khẳng định chính sách của Giáo Hội loại bỏ các chủng sinh đồng tính một cách tích cực ra khỏi các chủng viện.

Việc tái khẳng định trên được Đức Giáo Hoàng đưa ra liên tiếp trong hai tuần vừa qua. Lần đầu trong lá thư mật gửi các giám mục Chile, lá thư không được Tòa Thánh chính thức công bố. Trong lá thư này, ngài liệt kê các dấu hiệu thối nát trầm trọng trong hàng ngũ giám mục Chile, trong đó, có sự kiện này “người ta tin một số giám mục hay bề trên... đã trao phó các chủng sinh cho các linh mục bị hoài nghi là hoạt động đồng tính”.

Lần thứ hai là trong hội nghị toàn thể của Hội Đồng Giám Mục Ý, ngài nói rõ hơn và rất cương quyết rằng các ngài không được nhận vào chủng viện các thanh niên nào “nếu qúy hiền huynh hơi một chút hồ nghi” rằng họ có thể đồng tính một cách tích cực.

Cả hai lần đều hội đủ điều kiện để coi đó là giáo huấn chính thức của Đức Phanxicô và đồng thời là giáo huấn xưa nay của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, chứ không phải là những lời “ứng khẩu” không hề có trong văn bản.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Truyền Chức Tân Linh Mục Giuse Lê Trung Hậu GP Port Pirie - Nam Úc
Jos. Vĩnh SA
02:24 28/05/2018
Thánh Lễ Truyền Chức Tân Linh Mục Giuse Lê Trung Hậu GP Port Pirie – Nam Úc


Vào lúc 11 giờ 00 sáng, thứ Bảy, ngày 26/5/2018 đông đảo tín hữu thuộc giáo phận Port Pirie đã quy tụ về nhà thờ Chánh tòa Saint Mark để tham dự thánh lễ truyền chức linh mục cho thầy Phó tế Giuse Lê Trung Hậu.
Thánh lễ truyền chức được cử hành dưới sự chủ phong của Đức Cha Greogry O' Kelly Sj giám mục giáo phận, cùng đồng tế có: Cha Denis Stanley, giám đốc đại chủng viện Corpus Christi Melbourne, cha Peter Thomson, giám đốc chủng viện Vianney College tại Wagga Wagga NSW, cha tổng đại diện Jim Morgham và đông đảo các linh mục thuộc giáo phận Port Pirie, nhiều linh mục đến từ các tổng giáo phận Sydney, Melbourne, Adelaide.
Trong dịp này cũng có sự hiện diện của nhiều linh mục Việt Nam trong tổng giáo phận Adelaide và nhiều linh mục Việt Nam dòng Tên đến từ nhiều tiểu bang xa.…
Trong dịp này cũng có sự hiện diện của ông bà cố, thân băng quyến thuộc, bạn hữu thâm giao của gia đình, đông đảo quý tín hữu Công Giáo Việt Nam đến từ thành phố Adelaide, đã vượt đoạn đường dài hơn 200 cây số để đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho Tân linh mục Việt Nam đầu tiên trong giáo phận Port Pirie. Trong thánh lễ, ca đoàn Việt Nam Saint Patrick (Mansfield Park) cũng đã được mời để góp vào phần phụng vụ thánh nhạc với ha bài thánh ca bằng tiếng Việt.

Mở đầu thánh lễ truyền chức Linh mục cho thầy phó tế Giuse Lê Trung Hậu là lời chào mừng và giới thiệu đến cộng đoàn về ý nghĩa và sự cao trọng trong thiên chức linh mục và niềm hân hoan của toàn giáo phận khi có thêm một tiến chức bước vào hàng ngũ tư tế của giáo phận, đồng thời cũng mời gọi cộng đoàn hiện diện hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao cả và đặc biệt này.
Bài ca nhập lễ do ca đoàn nhà thờ chánh tòa Port Pirie hợp xướng như hòa quyện với những bước chân hân hoan của đoàn đồng tế và Đức Giám Mục giáo phận cùng đồng hành với thầy phó tế Giuse tiến lên bàn thánh .
Qua các nghi thức đầu lễ, phụng vụ Lời Chúa và bài giảng của Đức Giám Mục chủ phong là nghi thức truyền chức linh mục cho tiến chức Giuse Lê Trung Hậu.
Nghi thức bắt đầu bằng bài ca xin ơn Chúa Thánh Thần bằng tiếng Latinh, với âm điệu thánh thiêng như mời gọi cộng đoàn cầu nguyện hướng tâm hôn lên cùng Chúa, hợp lời cầu nguyện cho tiến chức xứng đáng lãnh nhận hồng ân cao vời của Thiên Chúa qua Thiên chức Linh mục.
Nghi thức phong chức được bắt đầu bằng việc công bố tuyển chọn. Qua nghi thức này vị đại diện giáo hội giới thiệu tiến chức lên Đức Giám Mục chủ phong và tiếp theo là lời công bố chấp nhận tiến chức của ĐGM. Trước mặt Đức Giám Mục đại diện Chúa nơi trần gian và trước cộng đoàn dân Chúa hiện diện, tiến chức đã tuyên hứa trung thành với 3 lời khấn: Khiết tịnh và vâng phục.
Tiếp nối là phần cầu nguyện của cộng đoàn qua kinh cầu Các Thánh để xin Thiên Chúa, Đức Mẹ và Các Thánh đón nhận và thêm sức mạnh cho thụ tạo nhỏ bé hèn mọn này, từ đây trở nên máng chuyển ơn Chúa đến cho nhân loại. Tiến chức nằm phủ phục dưới nền bàn thánh mang ý nghĩa chôn vùi và từ bỏ con người cũ để trở nên tinh tuyền, toàn vẹn, xứng đáng lãnh nhận thiên chức Chúa trao.

Cử chỉ linh mục đoàn đặt tay trên đầu tiến chức như một dấu chỉ yêu thương đón nhận người anh em trở nên chi thể trong tình huynh đệ linh mục. Trong nghi thức truyền chức, việc ông bà cố trao phẩm phục cho tiến chức cũng là một cử chỉ thật cảm động, nói lên công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục tiến chức, cộng tác với Thiên Chúa nâng niu, chăm sóc, hướng dẫn, hy sinh để có được những hoa trái đơm bông thánh thiện dâng cho Chúa. Bộ phẩm phục linh mục trong ngày truyển chức của Cha Hậu, là do chính bàn tay của hai người chị nữ tu dòng Kín đã may dệt, thêu để tặng cho người em út trong ngày lễ truyền chức.

Tiếp đến là Đức Giám Mục xức dầu tấn phong trên lòng bàn tay, trao chén thánh tế lễ và sau cùng Đức Giám Mục cùng quý linh mục hiện diện ôm hôn tiến chức như một cử chỉ yêu thương đón nhận tân linh mục vào linh mục đoàn trong giáo hội của Chúa.

XEM HÌNH – SEE PHOTOS

XEM VIDEO

Thánh lễ được tiếp nói với với phần phung vụ thánh thể cùng với những tâm tình thật sốt mến của Đức Giám Mục chủ tế và các linh mục đồng tế hiệp thông với của lễ tinh tuyền tiến dâng qua bàn tay Tân Linh Mục trong ngày vui mừng trọng đại này.
Sau nghi thức rước lễ là đôi lời chúc mừng cùa Đức Giám Mục giáo phận và lời cảm tạ của tân linh mục Giuse Lê Trung Hậu.
Qua hơn hai tiếng đồng hồ, cộng đoàn đã chìm ngập trong ơn Chúa, những lời nguyện cầu, lời nguyện thánh hiến, những bài ca một đời hiến dâng bằng tiếng Anh và tiếng Việt cùng với nhiều hình ảnh cảm động trong thánh lễ, đã nói lên ý nghĩa cao trọng của thánh lễ truyền chức, một kỷ niệm đáng nhớ cho cuộc đời tận hiến của tân linh mục, gia đình, thân quyến và cả cộng đoàn. Thánh lễ đã hết thúc vào lúc 01 giờ 00 chiều cùng ngày.
Sau thánh lễ, Đức Giám Mục, quý linh mục và cộng đoàn đã quy tụ sang nơi hội trường chính của giáo xứ chánh tòa để cùng tham dự tiệc mừng và mọi người có dịp chia sẻ, chúc mừng tân linh mục. Nhờ ơn Chúa, Tân Linh Mục có được cuộc đời tận hiến trọn vẹn, bền đỗ và tràn đầy ơn Thánh Chúa.
***************

ĐÔI DÒNG TIỂU SỬ VỀ THẦY GIUSE LÊ TRUNG HẬU
(Nhân ngày thụ phong linh mục 26/5/2018 tại giáo phận Port Pirie)

Thầy Giuse Lê Trung Hậu sinh tại thành phố Adelaide, tiểu bang Nam Úc trong một gia đình mà cha mẹ là người tỵ nạn Việt Nam đến Nam Úc định cư năm 1984 từ trại tỵ nan Sikiew Thailand. Thầy là người con trai duy nhất trong gia đình ông Lê Văn Hiền và bà Nguyễn Thị Nho, gia đình Ông Bà Cố có 4 người con, gồm: Ba người con gái và người con trai duy nhất là cậu út Hậu.
Thầy phó tế (deacon) Giuse Lê Trung Hậu, thuở thiếu thời theo học tại trường tiểu học Công Giáo Saint Patrick, sau đó tiếp tục vào bậc trung học, theo học tại trường Công Giáo CBC tại Adelaide.
Bước lên đại học, sau những năm miệt mài theo học ngành dược khoa, Thầy đã đậu bằng dược sĩ vào năm 2007. Với văn bằng dược sĩ, thầy đã hành nghề trong khoảng thời gian 6 năm, với một tương lai tốt đẹp đầy hứa hẹn cho một cuộc sống vật chất huy hoàng chờ đón trước mặt, dành cho người dược sĩ trẻ tuổi năng động và nhiêt thành.
Nhưng tiếng gọi nhiệm màu của đấng toàn năng đã đánh động tâm tư và thay đổi hẳn cuộc đời của chàng thanh niên tài hoa vừa tròn 28 tuổi khi chàng quyết định thưa tiếng xin vâng: “Này con xin đến để thực thi ý Chúa” và Chúa đã chọn, trao phó cho Thầy sứ vụ mục tử trong vườn nho của Chúa.
Nhìn lại những năm tháng đã qua, vào ngày 12/2/2013, cánh cửa chủng viện thánh Gioan Vianney (Saint Vianney) đã mở ra đón nhận chàng thanh niên với 1 hành trang mang nặng lý tưởng tận hiến, chập chững bước đời tu trì tại giáo phận Waga Waga thuộc tiểu bang New South Wales. Sau hơn 1 năm theo đuổi ơn gọi và lắng nghe tiếng Chúa, đến tháng 7 năm 2014 do nhu cầu cấp bách của ơn gọi linh mục tại giáo phận Port Pirie, thầy đã xin phép bề trên thuyên chuyển sang giáo phận Port Pirie thuộc tiểu bang South Australia và đã được Đức Cha Greg. O’Kelly Sj giám mục giáo phận Port Pirie đón nhận và gởi Thầy đi theo học tại đại chủng viện Corpus Christi tại Melbourne để tiếp tục theo học chương trình đào tạo linh mục.
Ơn gọi tu trì tựa như một hạt giống được nảy mầm từ ngay trong gia đình. Lý tưởng tận hiến của Thầy Hậu cũng đã ảnh hưởng rất nhiều ngay từ thủa thiếu thời khi được vun trồng trong một gia đình Việt Nam đạo hạnh, tuy không giàu có về vật chất, nhưng lại phong phú về đạo đức, tính khiêm nhường và hiền hậu …
Song hành với hai người chị trong gia đình là những bước gieo mầm tin yêu trong Ơn gọi tận hiến của Thầy Hậu.
Trong gia đình Thầy Hậu có ba người chị gái. Người chị Cả là dược sĩ đã lập gia đình đã có 2 cháu, hai người chị kế của Thầy Giuse Hậu, hiện cũng là nữ tu, hiến dâng trọn cuộc đời trong dòng kín Cát Minh tại đảo Tasmania, tiểu banf Tasmania Úc Châu.
-Chị thứ II tên là Anna Lê thị Mai Anh cũng đã từng là dược sĩ, sau 3 năm hành nghề, chị đã quyết định chọn cuộc đời tận hiến dâng mình cho Chúa vào ngày 26/11/2005 lúc 25 tuổi. Hiện là nữ tu đã khấn trọn đời trong dòng kín Carmelite (Cát Minh) thuộc giáo phận Launceston tại Tasmania, với tên gọi trong dòng là nữ tu Elijah Mary of Mount Carmel.
- Người chị thứ Ba có tên là Maria Lê thị Minh Triết tốt nghiệp văn văn bằng Bachelor Medical, sau 3 năm làm việc trong ngành y khoa, chị đã từ bỏ mọi sự tiền tài danh vọng để dâng mình trọn đời cho Chúa trong dòng kín Carmelite (Cát Minh) ngày 29/11/2008 lúc 26 tuổi, cũng thuộc giáo phận Launceston, tiểu bang Tasmania. Với tên gọi trong dòng là sister Anna Maria of the Passion.

Trải qua bao gian nan thử thách, hy sinh trong đời tu trì Thầy Giuse Hậu đã vượt qua tất cả, với ý chí kiên vững Thầy đã quyết định chọn hướng đi phục vụ Chúa trong thiên chức Linh mục đời đời.
Ơn Chúa đã tuôn đổ dồi dào trên người thanh niên đầy hăng say và nhiệt thành trong lý tưởng tận hiến. Vào ngày 27/5/2017, thật cảm động, khi thầy Lê Trung Hậu được nhận lãnh chức phó tế (Deacon) do chính Đức Giám Mục Port Pirie đã ưu ái, đích thân bay đến tận thành phố Launceston trên đảo Tasmania và vào nhà nguyện dòng kín Carmelite chủ tế thánh lễ truyền chức phó tế cho Thầy Hậu, vì nơi đó hiện có hai người chị đã dâng hiến trọn đời tại đây.
Theo luật dòng kín, hai chị không thể ra ngoài để cùng với gia đình hiện diện trong ngày vui mừng khi lãnh nhận chức Phó Tế.
Ngày 26/5/2018 Thầy phó tế Giuse Lê Trung Hậu đã về đến đích điểm của cuộc đua trong ơn gọi, Thầy bước lên bàn thánh trong niềm hân hoan của cả cộng đoàn dân Chúa.
Từ nay người thanh niên thủa trước đã biến đổi, để trở thành máng chuyển muôn ơn lành của Chúa đến cho mọi người.

Một mẫu gương rất thiết thực, tốt lành, vừa cảm động vừa cao quý trong một gia đình VN đang sống bên chúng ta, đang sống trong cộng đồng Việt Nam ở Úc Châu. Hỏi sao không hãnh diện và vui lây và mỗi người Công Giáo VN chúng ta cùng dâng lời cảm tạ hồng ân Thiên Chúa trong dịp vui mừng này, cùng với Tân Linh mục Giuse và gia đình.


 
Rước kiệu kết thúc tháng Hoa 2018 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle
Nguyễn An Quý
14:51 28/05/2018
Tukwila. Hôm nay thứ bảy ngày 26 tháng 5, một buổi chiều khá đẹp, nhiệt độ ngoài trời trên dưới 68 độ F với ánh nắng dịu dàng nên khá lý tưởng cho một cuộc Cung Nghinh Mẹ ngoài trời. Tháng 5 về nhiều Giáo Đoàn trong giáo xứ đã cung nghinh Mẹ về từng khu vực, từng gia đình để cùng nhau ca tụng Mẹ và hôm nay toàn thể giáo xứ có cuộc rước kiệu kết thúc Tháng Hoa để chúc tụng Mẹ và xin dâng lên Mẹ những nguyện ước thiết tha chung của dân Chúa nơi đây.

Vào khoảng 4 giờ 30, các đoàn thể đã tập trung để chuẩn bị cuộc rước kiệu. Tất cả các cờ của các Giáo Đoàn, Hội Đoàn tiến về vị trí theo đoàn thể của mình trong nhà thờ.

Xem Hình

Đúng 5 giờ cuộc rước bắt đầu, vị MC điều khiển đoàn kiệu nói: Trân trọng kính mời quý cha tiến vào vị trí để cuộc rước kiệu kính Đức Mẹ kết thúc Tháng Hoa năm nay được bắt đầu. Kính thưa cộng đoàn, hôm nay giáo xuư CTTĐVN có cuộc cung nghinh Mẹ kết thgúc Tháng Hoa năm 2018, sau đây là thứ tự đoàn kiệu: dẫn đầu là Thánh Giá nến cao, chiêng trống. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Đoàn Liên MinhThánhTâm, Đội Quốc Phục Nam Nữ, Đội Legio Mariae, Huynh Đoàn Đa Minh, Liên Đoàn Tông Đồ Fatima, Hội Thánh Linh, Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, các Giáo Đoàn gồm Giáo Đoàn Fatima, Mân Côi, Mông Triệu, Mẫu Tâm, La Vang và sau cùng mời giáo dân trong và ngoài giáo xứ theo đoàn rước. MC vừa dứt lời, Cha chủ sự xông hương trước ThánhTượng Mẹ và cuộc rước bắt đầu.

Đoàn kiệu khá dài, có hơn một ngàn giáo dân tham dự và di chuyển chung quanh nhà thờ dưới bầu trời tươi mát với những lời cầu kinh thật sốt sắng.

Đoàn kiệu trở về nhà thờ lúc 5 giờ 40 phút. Các đoàn thể tiến vào nhà thờ trong thinh lặng.Nghi đoàn cung nghinh Mẹ vào nhà thờ. Cộng Đoàn dân Chúa cùng nhau hiệp dâng lên Mẹ lời chúc tụng vinh danh Mẹ theo phụng vũ do các em trường Việt Ngữ Đắc Lộ dâng lên Mẹ.

Đúng 6 giờ, Thánh lễ đồng tế do Linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, đoàn đồng tế có tân linh mục Phạm Văn Nghiệp, linh mục Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Hữu Lân, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu, và thầy Bảo Anh phụ tế thánh lễ. Mở đầu thánh lễ, cha chủ tế chào mừng toàn thể thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và tạ ơn Chúa trong cuộc cung nghinh Mẹ kết thúc Tháng Hoa vừa diễn ra thật sốt sắng, xin cho một tràng pháo tay để cùng chào đón nhau, (tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi. Tin Mừng hôm nay Thánh Matthêu giới thiệu khung cảnh Chúa Giêsu căn dặn các Môn Đệ của Ngài: "Khi ấy, mười một môn đệ đi về Galilêa, đến núi Chúa Giêsu chỉ trước. Khi thấy Người, các ông thờ lạy Người, nhưng có ít kẻ còn hoài nghi. Chúa Giêsu tiến lại nói với các ông rằng: "Mọi quyền năng trên trời dưới đất đã được ban cho Thầy. Vậy các con hãy đi giảng dạy muôn dân, làm phép rửa cho họ nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần; giảng dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế".

Trong Thánh Lễ, tân linh mục Vinh Sơn Phạm Văn Nghiệp phụ trách giảng lễ. Bài chia sẻ của tân linh mục khá phong phú, ngài mô tả về tình yêu tuyệt vời và sự liên kết của Thiên Chúa Ba Ngôi và ngài nhấn mạnh về sự liên kết, hiệp nhất của từng người Kitô Hữu với gia đình và giáo xứ trong Đức Tin. Ngài nói: xin cho chúng ta cùng biết liên kết và yêu thương nhau như tình yêu của Thiên Chúa Chúa Ba Ngôi để cùng nhau xây dựng cộng đoàn giáo xứ trong tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha chánh xứ đã ân cần cám ơn tân linh mục Phạm Văn Nghiệp đã đến với giáo xứ, cám quý ch atrong giáo xứ, cám ơn các Giáo Đoàn, các Hội Đoàn, các Ban Ngành đã cùng nhau cộng tác tổ chức và tham dự cuộc rước kiệu và thánh lễ sốt sắng hôm nay. Xin cám ơn tất cả.

Thánh lễ kết thúc lúc 7 giờ 20 phút , mọi người ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Thánh lễ truyền chức Linh mục tại Tổng Giáo phận Louisville, Hoa Kỳ
Quân Nguyễn
16:12 28/05/2018
Sáng ngày 26-5-2018, tại Nhà thờ Chính tòa Asumption thuộc Tổng Giáo Phận Louisville, Kentucky, Hoa Kỳ, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz đã chủ sự thánh lễ truyền chức linh mục cho năm thầy phó tế, trong đó có hai phó tế: thầy Antôn Vũ Đình Minh và thầy Antôn Nguyễn Trung Kiên là những người con của Giáo Phận Vinh. Đồng tế với Đức Tổng Giám Mục Joseph có Đức Cha John Mark Spalding, Giám Mục Giáo Phận Nashville, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám Mục Giáo Phận Vinh, Đức Viện Phụ Kurt Stasiak, OSB, các linh mục trong và ngoài Tổng Giáo Phận Louisville, các linh mục thuộc Giáo Phận Vinh trước sự hiện diện đông đảo của quý ân nhân, thân nhân các tiến chức về tham dự ngày đại lễ.

Xem Hình

Cùng với những bước chuyển mình của thời cuộc, vườn hoa ơn gọi của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói chung và giáo phận Vinh nói riêng vẫn âm thầm lặng lẽ triển nở thêm những bông hoa xinh tươi, tỏa hương thơm cho đời, cho người. Vượt qua những thử thách, những cám dỗ, những tâm hồn tận hiến vẫn can đảm đáp lại tiếng gọi từ trời cao. Từ trong sâu thẳm của tâm hồn, họ dịu dàng dâng hiến tình yêu, dâng hiến cuộc đời hiện tại và tương lai cho Chúa. Những hạt giống của tình yêu thánh hiến được gieo vãi, nảy mầm khắp muôn nơi và trổ sinh nhiều hoa trái ngọt lành. Tổng Giáo Phận Louisville thuộc tiểu bang Kentucky là một trong nhiều Giáo Phận tại Hoa Kỳ trở thành mảnh đất nuôi dưỡng ơn gọi và góp phần tích cực vào việc đào tạo nhân sự cho nhiều giáo phận, chủng viện tại Việt Nam, trong đó có Giáo phận Vinh.

Sau hành trình tu học và hoàn tất chương trình thần học tại Đại Chủng Viện Saint Meinrad thuộc tiểu bang Indiana, cảm nhận sâu sắc hồng ân Thánh Chức bởi bàn tay nhiệm mầu của Thiên Chúa và bởi lời nguyện cầu thiết tha của bao người, hai thầy phó tế Antôn Vũ Đình Minh và Antôn Nguyễn Trung Kiên đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Đấng Bản Quyền để tiến lên lãnh nhận thánh chức linh mục. Giữa thời khắc ân điển, cuộc hội ngộ trong niềm vui khôn tả giữa vị chủ chăn Giáo Phận Vinh – Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng với các linh mục, tu sĩ và chủng sinh giáo phận đang tu học tại Hoa Kỳ gợi lên những cảm xúc đặc biệt thắm nồng tình cha con, diễn tả tình hiệp nhất trong đức tin của những người con ưu tú xa quê hương luôn hướng về Giáo Phận nhà, và cùng sẻ chia những thao thức trong sứ vụ loan báo Tin Mừng cho con người thời đại. Đây là dấu chứng cụ thể về ước muốn được dâng hiến trọn vẹn vì tình yêu Thập giá và cũng là sứ điệp nền tảng cho người môn đệ Đức Kitô trên bước đường dấn thân theo Chúa và phục vụ tha nhân.

Thánh lễ truyền chức linh mục được diễn ra trong bầu khí trang trọng vào lúc 11h ngày 26-5-2018. Nghi thức phong chức gồm 3 phần: nghi thức mở đầu, nghi thức phong chức và nghi thức diễn nghĩa. Mở đầu, thầy Phó tế Heinsohn đã gọi tên các ứng viên và giới thiệu lên Đức Tổng Giám Mục Joseph để xin ngài truyền chức linh mục cho các thầy. Đức Tổng Giám Mục, sau khi hỏi ý kiến cha Michael Wimsatt – Giám đốc ơn gọi Tổng Giáo Phận Louisville về sự xứng hợp của các tiến chức đối với hồng ân Thánh chức sắp lãnh nhận, đã long trọng tuyên bố chấp thuận truyền chức. Cộng đoàn Phụng vụ vui mừng hân hoan dâng lời tạ ơn Thiên Chúa.

Trong phần quảng diễn Lời Chúa, khởi đi từ ý nghĩa của trích đoạn Lời Chúa Gr 1:4-9, vị chủ tế đã làm nổi bật chiều kích ân sủng của hồng ân thánh chức linh mục, phát xuất từ tình yêu huyền nhiệm của Đấng đã cúi xuống, đụng chạm và nâng sự yếu hèn của con người đi vào “quỹ đạo” của đời thánh hiến. Từ đó, khi lãnh nhận chức Thánh, các linh mục được thánh hiến cho Thiên Chúa theo một cách thức mới: trở nên những khí cụ sống động của Chúa Kitô Linh Mục Ðời Ðời. Đức Tổng Giám Mục cũng nhắn nhủ các tân chức phải ý thức về vai trò sứ vụ tư tế thừa tác mà Thiên Chúa đã ban, để từ đó, họ biết dùng cả cuộc đời mình để đáp trả tình yêu Chúa bằng một con tim không chia sẻ, hy sinh tận tụy phục vụ đoàn chiên.

Tiếp đến, các tiến chức phủ phục xin các thánh chuyển cầu qua kinh cầu Các Thánh. Sau đó là nghi thức chính yếu của bí tích Truyền Chức, mỗi tiến chức tiến lên quỳ trước mặt Đức Tổng Giám Mục để ngài đặt tay truyền chức và đọc lời nguyện phong chức. Cử chỉ đặt tay của ngài nói lên việc thông ban Thánh Thần và lời nguyện thánh hiến làm cho các tân chức được tham dự vào sứ mạng của Chúa Kitô. Sau khi chủ tế đặt tay, các linh mục đồng tế lần lượt đặt tay trên các tân chức nói lên sự hiệp thông đón nhận các anh em vào linh mục đoàn.

Nghi thức diễn nghĩa gồm việc mặc phẩm phục cho các tân chức, xức dầu tay, trao sách Phúc Âm và chén thánh. Sau khi các tân linh mục mặc phẩm phục mới, Đức Giám Mục xức dầu lòng bàn tay và trao chén thánh cho từng tân chức, biểu thị sự tham dự đặc biệt của linh mục vào chức tư tế của Đức Kitô qua việc phục vụ cộng đoàn dân Chúa. Từ đây, các ngài sẽ đón nhận lễ vật từ dân thánh để hiến dâng lên Chúa Cha trong Chúa Kitô để trở thành hiến lễ tình yêu.

Thánh lễ truyền chức khép lại với những dấu ấn đặc biệt của niềm tin và mở ra niềm hy vọng vì cánh đồng truyền giáo của Giáo hội có thêm những thợ gặt lành nghề. Cũng như châm ngôn mà các tân chức đã chọn như là lẽ sống cho đời Linh mục: “Phụng sự Chúa với niềm hoan hỷ” (Tv 100, 2) và “Tôi mang anh chị em trong tâm hồn tôi” (Pl 1,7), hồng ân thánh chức được diễn tả như một cam kết tình yêu để thi hành sứ mạng của những mục tử như lòng Chúa ước mong và để trưởng thành trong ơn sủng, trung thành với Đức Kitô, Đấng đã gọi họ giữa đêm tối trần gian. Nhờ đó, các tân chức trở nên sứ giả bình an và hiện thân của các giá trị Tin Mừng.

Buổi sáng Chúa Nhật 27-5-2018, hai tân linh mục Antôn Nguyễn Trung Kiên và Antôn Vũ Đình Minh đã dâng thánh lễ tạ ơn tại cộng đoàn giáo xứ Thánh Gioan Vianney. Đây là giáo xứ Việt Nam duy nhất tại Tổng Giáo Phận Louisville do linh mục Antôn Ngô Đình Chính coi sóc. Thánh lễ được cử hành một cách trọng thể với niềm vui khôn tả đến nghẹn ngào, hòa quyện với những giọt nước mắt của ân sủng vì hồng ân thánh chức linh mục mà các ngài được nhận lãnh. Các tân chức đã bày tỏ lòng tri ân sâu đậm đến các vị ân nhân, thân nhân và cộng đoàn giáo xứ nơi đây vì tình thương, sự ưu ái và quảng đại như là dấu ấn đặc biệt trong hành trình ơn gọi của các ngài và của Giáo Hội.

Danh sách các Tân Linh Mục:

Robert David Barnell

Brandon Tyler Detoma

David Joseph Farrell

Kien Trung Nguyen

Minh Dinh Vu.



Quân Nguyễn
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Ao quê/The Pond
Robert Helfman
07:57 28/05/2018
AO QUÊ / THE POND
Ảnh của Robert Helfman
Ao quê yên tịnh an lành
Cỏ cây xanh biếc bức tranh hiền hòa.
(bt)
 
VietCatholic TV
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 29/05/2018: Câu chuyện cỗ tràng hạt cứu cả đời ông lẫn đời cháu.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
20:57 28/05/2018
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Như Đức Maria, Giáo hội là phụ nữ và là một người mẹ

Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội, đã được cử hành lần đầu tiên trong toàn thể Giáo Hội vào ngày thứ Hai 21 tháng 5. Lễ này được mừng vào ngày thứ Hai sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Trong bài giảng Thánh Lễ tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng Giáo Hội là phụ nữ và là một người mẹ và đức tính đầu tiên của một người mẹ là sự dịu dàng.

Khi thiếu vắng nữ tính, theo Đức Thánh Cha, Giáo Hội giống như “một tổ chức từ thiện, hay một đội bóng”; và khi trở thành “một Giáo hội nam tính”, thật đáng buồn là Giáo Hội trở thành “một Giáo Hội của những người nam cô đơn già nua”, “không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh hoa kết quả.”

Lễ Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ của Giáo Hội đã được thiết định hồi tháng Ba năm nay qua sắc lệnh Ecclesia Mater (“Mẹ Giáo Hội”) của Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã quyết định việc cử hành lễ này vào ngày thứ Hai ngay sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, để “khuyến khích sự phát triển ý thức từ mẫu của Giáo Hội trong các mục tử, các tu sĩ nam nữ và các tín hữu, cũng như sự tăng trưởng lòng đạo đức bình dân chân chính về Đức Maria.”

Tiếp tục bài giảng, Đức Thánh Cha Phanxicô nói:

Trong Tin Mừng, Đức Maria luôn được mô tả là “Mẹ Chúa Giêsu,” thay vì đại danh từ “Bà” hay danh xưng “góa phụ của ông Giuse”: tính chất từ mẫu của Đức Mẹ được nhấn mạnh trong các sách Tin Mừng. Đây cũng là đặc tính đã được các Giáo Phụ của Giáo Hội ghi nhận ngay lập tức, và đặc tính này cũng được áp dụng cho Giáo Hội.

Giáo hội là nữ tính, bởi vì đó là “giáo hội” và “tân nương” [cả hai từ này đều là nữ tính về mặt ngữ pháp]: Giáo hội là nữ tính. Và Giáo hội là mẹ; Giáo hội mang lại sự sống. Giáo hội là cô dâu và là mẹ. Và các Giáo phụ đi xa hơn và khi nói rằng Giáo hội là hiền thê của Chúa Kitô và là Mẹ. Và với thái độ này đến từ Đức Maria, Mẹ của Giáo Hội, chúng ta có thể hiểu được chiều kích nữ tính của Giáo Hội. Nếu không có chiều kích đó, Giáo Hội đánh mất đi căn tính của mình và trở thành một tổ chức từ thiện hoặc một đội bóng đá, hay bất cứ điều gì, nhưng không phải là Giáo Hội.

Chỉ có một Giáo hội nữ tính mới có thể có những “thái độ hiệu quả,” theo thánh ý Thiên Chúa, Đấng đã chọn “được sinh ra bởi một người phụ nữ để dạy chúng ta con đường nữ tính.”

Điều quan trọng là Giáo Hội là một người phụ nữ, hành xử theo cung cách của một cô dâu và một người mẹ. Khi chúng ta quên điều này, Giáo hội trở thành nam tính. Khi không còn chiều kích nữ tính nữa, Giáo Hội buồn thay trở thành một hội thánh của những người nam cô đơn già nua, và những người sống trong sự cô lập này không có khả năng yêu thương, không có khả năng sinh sản. Không có nữ tính, Giáo Hội không tiến lên được - vì Giáo Hội phải là nữ tính. Và chiều kích nữ tính này đến từ Đức Maria, bởi vì Chúa Giêsu đã muốn như vậy.

Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét rằng đức tính chủ yếu và nổi bật của một người phụ nữ, là sự dịu dàng, như sự dịu dàng của Đức Maria, khi bà “sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ”. Đức Mẹ chăm sóc cho Hài Nhi Giêsu, với sự hiền lành và khiêm nhường, đó là những đức tính vĩ đại của các bà mẹ.

Một Giáo Hội là một người mẹ đi dọc theo con đường của sự dịu dàng. Giáo Hội ấy biết ngôn ngữ đầy khôn ngoan của sự vuốt ve, của sự im lặng, của ánh mắt biết xót thương, biết im lặng. Đó cũng phải là cốt cách của người tín hữu trong Giáo Hội. Những ai sống theo tinh thần này biết rằng mình như một người mẹ phải đi cùng một con đường này: đó là trở thành một người dịu dàng, thân ái, biết mỉm cười, và tràn đầy tình yêu.

2. Một cỗ tràng hạt cứu mạng cả đời ông lẫn đời cháu

Tờ National Catholic Register có đăng một câu chuyện cảm động về một quân nhân người Anh đã được cứu mạng nhờ một cỗ tràng hạt.

Bà Sheri Jones, ở Tye Green, Essex, Anh quốc buồn rầu tiễn đứa con sang tham chiến tại Afghanistan. Bà ân cần đeo vào cổ con một cỗ tràng hạt do ông nội của bà, ông Joseph Sunny Truman truyền lại và không ngừng dặn con không ngừng lần chuỗi Mân Côi mỗi ngày, nhất là những khi phải giáp mặt với hòn tên, mũi đạn.

Con bà, anh Glenn Hockton được đến một đơn vị tác chiến tại tỉnh Helmand, một trong 34 tỉnh của Afghanistan được coi là nguy hiểm nhất. Quân Taliban, cho đến hiện nay, vẫn còn hoạt động rất mạnh trong vùng này và sống lẩn lút trong hơn 1,000 ngôi làng với số dân lên đến 879,500 người.

Trong một lần tuần tra, xâu chuỗi Mân Côi đang đeo trên cổ anh Glenn Hockton đột nhiên rớt xuống đất.

Bà Sheri Jones nói: “Glenn cảm thấy như có ai đó tát nó một cú từ phía sau, khiến cỗ tràng hạt rơi xuống. Glenn cúi xuống nhặt xâu chuỗi Mân Côi lên. Ngay lúc cúi xuống, Glenn nhận ra mình đang rơi vào một tình trạng thập tử nhất sinh. Glenn đang dẵm lên một quả mìn.”

Nếu không nhận ra, chỉ cần anh nhấc chân lên, quả mìn sẽ phát nổ giết chết anh ngay lập tức.

Glenn đã phải đứng chết trân như thế trong 45 phút đáng sợ trong khi các đồng đội của anh tìm cách vô hiệu hóa trái mìn.

Bà Jones cho biết bà thất kinh hồn vía khi nghe con trai bà kể về thử thách này và tạ ơn Chúa và Đức Mẹ cứu cả đời ông lẫn đời cháu. Khi Glenn lên đường đi chiến đấu chỉ vào giờ phút chót bà mới nhớ đến lịch sử cỗ tràng hạt này và vội vã trao cho con.

Bà Jones cho biết chính cỗ tràng hạt này đã cứu thoát ông cố của Glenn.

Trong thế chiến thứ Hai, ông Joseph Sunny Truman, lúc ấy tham chiến trong Trung đoàn Royal Fusiliers. Ông bị bắt cùng với 6 anh em khác là những người còn sống sau khi trung đội của ông lọt vào ổ phục kích của quân Đức.

Vào cuối cuộc chiến, ông Joseph Sunny Truman và các tù nhân khác bị buộc phải chạy theo quân Đức để làm bia đỡ đạn cho chúng trước đà tiến của quân đội Đồng minh.

Bà Jones, 41 tuổi, nhớ lại: “Khi ông tôi đi ngang qua một cánh đồng với đồng đội của mình, ông cúi xuống nhặt thứ gì đó lên. Ngay lúc đó, một quả đại bác phát nổ, sáu người đi cùng chết hết. Ông là người duy nhất sống sót. Cỗ tràng hạt này chính là vật mà ông đã cúi xuống để lượm lên”

3. Của cải thế gian có khả năng lôi cuốn và nô lệ hóa con người.

Sáng thứ Năm 24 tháng 5, ngày thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Hoa, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng thánh lễ kính Đức Mẹ Xà Sơn với những ý chỉ hướng về ‘dân tộc Trung Hoa cao thượng’. Trong thánh lễ, Đức Thánh Cha đặc biệt cảnh giác các tín hữu hãy cẩn thận với những của cải thế gian vì chúng có khả năng lôi cuốn và nô lệ hóa con người.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha khuyên các tín hữu đừng để của cải thế gian vướng bận tâm trí chúng ta vì chúng không phải là cùng đích của đời người nhưng chỉ là các phương tiện được ban cho chúng ta để chúng ta có thể trao ban cho người khác.

Đức Thánh Cha đã trình bày các suy tư của ngài về lá thư của Thánh Giacôbê Tông Đồ, trong đó nói với chúng ta rằng tiền tiền công của những người thợ bị chủ chặn lại kêu thấu đến Thiên Chúa để đòi công lý.

Đức Thánh Cha nói đoạn Kinh Thánh này nói một cách “mạnh mẽ” với người giầu và là lời nhắc nhở cho những gì chính Chúa Giêsu đã nói với họ.

Đức Phanxicô nói rằng đoạn thánh thư nói “mạnh mẽ” với người giàu và là một lời nhắc nhở về những gì Chúa Giêsu đã nói với họ.

“Khốn cho các ngươi là những kẻ giàu có”. Nếu ai đó ngày hôm nay rao giảng những lời này, thì ngày mai các phương tiện truyền thông sẽ viết: 'Đó là một linh mục cộng sản.' Nhưng đức khó nghèo là trung tâm của Tin Mừng. Giảng dạy về đức thanh bần là trọng tâm trong sứ điệp của Chúa Giêsu: ‘Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó’. Đó là mối phúc đầu tiên trong Tám Mối Phúc Thật. Đó là thẻ căn cước mà Chúa Giêsu trình ra trong Hội đường Do thái khi Ngài trở về thị trấn Nazareth của mình. ‘Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.’ Nhưng chúng ta đã có một lịch sử chiều theo sự yếu đuối của mình khi không dám rao giảng về đức khó nghèo, và tin rằng đó là một vấn nạn xã hội hay chính trị. Không! Đó là vấn đề đơn thuần của Phúc Âm.

Đức Thánh Cha Phanxicô sau đó đã trình bày các suy tư của ngài về về lý do tại sao Chúa Giêsu đã rao giảng rất mạnh mẽ về đức khó nghèo. Đức Thánh Cha giải thích: “Của cải thế gian là một thứ ngẫu tượng,” có khả năng “quyến rũ”.

Chính Chúa Giêsu đã chỉ ra rằng “không ai có thể làm tôi hai chủ”. Của cải thế gian “nắm bắt anh chị em và khiến cho anh chị em bất tuân giới răn thứ nhất,” đó là kính mến Chúa trên hết mọi sự bằng cả trái tim anh chị em.

Xa hơn, Đức Thánh Cha nói, của cải thế gian cũng “đi ngược lại giới răn thứ hai bởi vì chúng phá hủy mối quan hệ hài hòa giữa con người với nhau.”

Đức Thánh Cha Phanxicô nói một số người nhầm lẫn Thánh Giacôbê với một chủ tịch công đoàn nhưng ngài khẳng định rằng thánh nhân đã viết theo “linh hứng của Chúa Thánh Thần.”

“Thậm chí ở Italia này, người ta bỏ mặc nhiều người không có việc làm để bảo vệ vốn đầu tư. Điều này đi ngược lại giới răn thứ hai, vì thế Chúa Giêsu cảnh cáo ‘Khốn cho các ngươi’. Khốn cho các ngươi, là những kẻ bóc lột người khác và công việc của họ bằng cách trốn thuế, không đóng góp vào quỹ lương hưu của họ, và không trả tiền nghỉ phép cho họ. Khốn cho các ngươi! ... Nếu các ngươi không chịu trả , sự bất công của các ngươi là một tội lỗi nghiêm trọng. Các ngươi không được Chúa chúc phúc. Không phải tôi là người nói điều đó, nhưng chính Chúa Giêsu và Thánh Giacôbê Tông Đồ đã nói như vậy. Đó là lý do tại sao của cải thế gian ngăn cản anh chị em tuân giữ giới răn thứ hai, đó là yêu mến tha nhân như chính mình vậy.

Để kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng của cải thế gian có thể làm cho người ta ra nô lệ, vì vậy tất cả chúng ta nên “cầu nguyện nhiều hơn một chút và làm việc đền tội” cho người giàu có.

“Anh chị em không được miễn trừ khỏi sự dính bén đến của cải thế gian. Để được tự do không dính bén đến của cải thế gian, anh chị em phải tránh xa chúng và cầu nguyện với Chúa. Nếu Chúa đã ban cho anh chị em nhiều của cải, chúng phải được cho đi, để làm nhiều điều tốt đẹp cho người khác nhân danh Ngài. Nhưng của cải thế gian thường quyến rũ chúng ta, và rơi vào sự quyến rũ này, chúng ta rơi vào vòng nô lệ của chúng”.

4. Vẻ đẹp của hôn nhân

Bất chấp những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân và gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi chúng ta xem xét và cảm kích vẻ đẹp của hôn nhân trong Thánh lễ sáng thứ Sáu 25 tháng 5 tại nhà nguyện Santa Marta.

Trong số các tín hữu hiện diện trong Thánh Lễ có bảy cặp vợ chồng kỷ niệm lần thứ 25 và 50 lễ cưới của họ.

Bài Tin Mừng trong ngày, trích từ Phúc Âm Thánh Máccô, nói về những ý định của người Pharisêu, khi họ đưa ra những hỏi với Chúa Giêsu với dụng ý là muốn thử thách Ngài. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã mô tả những câu hỏi thuộc loại này, về việc được phép làm hay không là những câu hỏi đầy quỷ kế . Ngài giải thích: “Đó không phải là chuyện dứt khoát ‘có’ hay ‘không’, mà chúng ta quen thuộc khi nói về Thiên Chúa” Đằng này, người Pharisêu đang giản lược đời sống Kitô, nghĩa là con đường theo Chúa, thành những câu hỏi ‘được, ngươi được phép làm’, hay, ‘không, không thể như thế được.’

Câu hỏi những người Pharisê đặt ra có liên quan đến hôn nhân; họ muốn biết liệu người chồng có được ly dị vợ mình một cách hợp pháp hay không. Nhưng, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Chúa Giêsu đã vượt xa hơn câu hỏi đơn giản về sự hợp luật, khi quay lại với “lúc khởi đầu”. Chúa Giêsu đề cập đến hôn nhân tận căn cội của nó, hôn nhân có lẽ là điều vĩ đại nhất được Thiên Chúa tác thành trong bảy ngày Ngài tạo dựng trời đất.

“Lúc khởi đầu công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã làm nên con người có nam có nữ; vì thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt” Lời Chúa Giêsu trong bài Tin Mừng rất mạnh mẽ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng, Chúa đã nói về “một xương một thịt” bất khả phân ly. Chúa Giêsu “gạt sang một bên vấn đề ly dị, và nói về vẻ đẹp của đôi vợ chồng,” là những người phải nên một.

Chúng ta không được tập trung chú ý, như các thầy thông luật này, vào câu trả lời: “Vâng, có thể” phân ly một cuộc hôn nhân, hoặc “Không, không thể được.” Đôi khi có những bất hạnh, đôi khi cuộc hôn nhân không thành công, và tốt hơn là tách biệt ra để tránh một cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng đây là một sự bất hạnh. Chúng ta hãy tiến lên và nhìn vào những điều tích cực.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã kể về cuộc gặp gỡ giữa ngài với một cặp vợ chồng kỷ niệm 60 năm ngày cưới. Ngài hỏi họ, “Anh chị có hạnh phúc không?” Họ nhìn nhau, rưng rưng nước mắt trả lời, “Chúng con đang yêu!”

Đúng là có những khó khăn, có những vấn đề với con cái hoặc giữa vợ chồng với nhau, cãi vã, gây gỗ với nhau ... nhưng điều quan trọng là vẫn một xương một thịt, và anh chị em có thể vượt qua, anh chị em có thể vượt qua, chắc chắn là anh chị em có thể vượt qua. Và hôn nhân không chỉ là một bí tích dành cho đôi vợ chồng, mà còn cho cả Giáo Hội, một bí tích đã từng thu hút sự chú ý: “Hãy xem đây, yêu thương nhau là điều có thể!” Và tình yêu có khả năng cho phép anh chị em sống cả cuộc đời của mình trong tình trạng “đang yêu”: trong niềm vui và nỗi buồn, với những vấn nạn của con cái, và những vấn đề của chính đôi vợ chồng… nhưng luôn luôn tiến lên phía trước. Trong thịnh vượng cũng như lúc gian truân, khi đau yếu cũng như lúc khỏe mạnh, luôn luôn đi về phía trước. Điều này thật đẹp.

Người nam và người nữ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và giống Ngài; và vì lý do này, hôn nhân cũng trở thành một hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này làm cho hôn nhân rất đẹp, Đức Giáo Hoàng nói. “Hôn nhân là một bài giảng thầm lặng cho những người khác, một bài giảng hàng ngày.”

Thật đáng buồn khi đây không phải là tin tức: báo chí, tin tức truyền hình không coi hôn nhân là tin tức. Cặp vợ chồng này đã sống với nhau nhiều năm ... không phải là tin tức. Tai tiếng, ly hôn, ly thân – lại được coi là những chuyện đáng chú ý. (Mặc dù, như tôi đã nói, đôi khi cần thiết phải phân ra để tránh một cái ác lớn hơn). Hình ảnh của Thiên Chúa không phải là tin tức. Nhưng đây là vẻ đẹp của hôn nhân. Đôi vợ chồng là hình ảnh của Thiên Chúa và giống Ngài. Và đây là tin tức của chúng ta, tin tức Kitô giáo.

Đức Thánh Cha lặp lại rằng hôn nhân và cuộc sống gia đình không hề dễ dàng. Ngài liên hệ đến Bài Đọc Một trong đó Thánh Giacôbê Tông Đồ nói về sự kiên nhẫn. Kiên nhẫn “có lẽ là đức tính quan trọng nhất đối với một đôi vợ chồng - cả người chồng lẫn người vợ.”

Đức Thánh Cha kết luận bài giảng của ngài với lời cầu nguyện rằng Chúa “có thể ban cho Giáo hội và cho xã hội một sự hiểu biết sâu sắc hơn và đẹp hơn nữa về hôn nhân, để tất cả chúng ta có thể cảm kích và suy tư về thực tế là hình ảnh của Thiên Chúa và sự giống Ngài hiện diện trong hôn nhân.”