Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 29/05: Đức Maria – Mẹ Giáo Hội – Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:06 28/05/2023
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Khi ấy, đứng gần thập giá Đức Giê-su, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Ma-ri-a vợ ông Cơ-lô-pát, cùng với bà Ma-ri-a Mác-đa-la. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giê-su nói với thân mẫu rằng: “Thưa Bà, đây là con của Bà.” Rồi Người nói với môn đệ: “Đây là mẹ của anh.” Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.
Đó là lời Chúa
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:18 28/05/2023
3. Ơn gọi của tôi chính là yêu thương.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Vị Thiên Chúa yêu thương và gần gũi
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
06:18 28/05/2023
LỄ THIÊN CHÚA BA NGÔI
Xh 34,4b-6.8-9; 2 Cr 13,11-13; Ga 3,16-18
VỊ THIÊN CHÚA YÊU THƯƠNG VÀ GẦN GŨI
“Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giêsu Kitô, đầy tình thương của Thiên Chúa và ơn hiệp thông của Thánh Thần” (2 Cr 13,13).
Đây là lời chào mà thánh Phaolô đã gửi tới các Kitô hữu ở Côrintô trong bài đọc II của đại lễ Ba Ngôi Chí Thánh. Một lời chào chúc chứa đựng niềm tin Ba Ngôi. Tôi muốn gửi tới mọi người chúng ta chính lời cầu chúc ấy. Quả thật, trong đó Ba Ngôi Thiên Chúa được nói tới, đó là Chúa Cha (Thiên Chúa), Chúa Con (Đức Giêsu Kitô) và Chúa Thánh Thần.
Đời sống Kitô hữu được diễn ra trong tình yêu quan phòng và sự hiện diện của Ba Ngôi. Từ lúc khởi đầu cuộc sống, chúng ta được rửa tội “nhân danh Cha và Con và Thánh Thần,” và khi kết thúc cuộc đời, chúng ta cũng ra đi trong lời cầu nguyện: “Con ra đi nhân danh Chúa Cha, Đấng đã tạo dựng nên con, và Chúa Con, Đấng đã cứu chuộc con và Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hóa con.”
Ba Ngôi là cung lòng mà trong đó chúng ta được tác thành, bởi vì Thiên Chúa đã chọn ta trước khi tạo thành vũ trụ để chúng ta được trở nên con cái Người theo hình ảnh của Chúa Con (x. Ep 1,4), Ba Ngôi là quê hương để tất cả chúng ta phải trở về; Ba Ngôi là “đại dương bình an” mà từ đó tất cả mọi sự phát xuất và đổ về.
Vì thế, Ba Ngôi không phải là một mầu nhiệm xa lạ và không mấy quan trọng đối với đời sống mỗi ngày của chúng ta. Ngược lại, Ba Ngôi là vị Thiên Chúa rất “gần gũi” với mỗi người chúng ta. Quả thật, Ba Ngôi không phải ở ngoài chúng ta, nhưng ở trong chúng ta. Ba Ngôi “cư ngụ trong chúng ta” (x. Ga 14,23), bởi vì chúng ta là đền thờ của Ba Ngôi.
Vậy tại sao người Kitô hữu tin vào Chúa Ba Ngôi? Tại sao chúng ta lại phải tin rằng có một Thiên Chúa nhưng có ba ngôi vị? Ngày nay, có nhiều người thích gạt sang một bên mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, để có thể đối thoại tốt hơn với Do Thái Giáo và Hồi Giáo là những người tuyên xưng đức tin vào một Thiên Chúa duy nhất.
Câu trả lời là: các Kitô hữu tin rằng Thiên Chúa là có Ba Ngôi, bởi vì chúng ta được Chúa Giêsu mạc khải rằng “Thiên Chúa là tình yêu” (x. 1 Ga 4,8). Đây là mạc khải đến từ Thiên Chúa nên buộc chúng ta phải đón nhận và tin vào Ba Ngôi. Chứ không phải là một phát minh của con người. Thiên Chúa của Kitô giáo không phải là một khái niệm, một ý tưởng như các nhà triết gia đã hình dung và trình bày, nhưng là một Thiên Chúa có Ba Ngôi Vị rõ ràng, phân biệt nhưng hiệp nhất với nhau như một cộng đoàn. Đức Giêsu đến mạc khải cho chúng ta biết về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Bởi vì, Thiên Chúa là tình yêu. Kinh Thánh nói như thế. Rõ ràng nếu là tình yêu, Thiên Chúa phải có ai đó để yêu. Không có tình yêu nếu không có ai đó để yêu và được yêu. Nếu Thiên Chúa chỉ yêu mình thì không thể định nghĩa Thiên Chúa là tình yêu. Bởi vì yêu mình thì không phải là tình yêu, nhưng là sự ích kỷ hay ái kỷ (narcissism). Tình yêu đích thực thì luôn hướng về người khác.
Và đây là câu trả lời của mạc khải Kitô giáo và Giáo Hội đã đón nhận và giải thích. Thiên Chúa là tình yêu trước khi có thời gian, vũ trụ và loài người, bởi vì từ đời đời Chúa Cha đã có Chúa Con, Ngôi Lời, Đấng mà Người hằng yêu mến bằng một tình yêu vô biên, đó là Chúa Thánh Thần. Trong tình yêu thần linh luôn có ba thực tại hay ba đối tượng: Đấng yêu thương, Đấng được yêu và là Tình Yêu hiệp nhất các Ngôi Vị nên một.
Thiên Chúa Kitô giáo là “một” và là “ba” nhờ sự hiệp thông của tình yêu. Trong tình yêu, các Ngôi Vị hòa hợp với nhau trong hiệp nhất và khác biệt; tình yêu tạo nên sự hiệp nhất trong khác biệt: hiệp nhất về ý hướng, tư tưởng, ước muốn; khác biệt về chủ thể, tính cách, vai trò hay theo phạm vi nhân loại, khác biệt giới tính.
Thần học dùng hạn từ “bản tính” (natura) để chỉ sự hiệp nhất của Thiên Chúa và hạn từ “ngôi vị” (persona) để chỉ về sự phân biệt trong Thiên Chúa. Vì thế, chúng ta có thể nói rằng Thiên Chúa chúng ta là một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị. Giáo huấn Kitô giáo không phải là một sự biến dạng, hay một sự hòa trộn giữa độc thần và đa thần. Ngược lại, đây là một bước tiến mới mẻ mà chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm cho chúng ta biết về Người.
Mặt khác, giáo huấn này giúp chúng ta chống lại sự mâu thuẫn sâu xa của chủ nghĩa vô thần hiện đại. Theo Karl Mark và nói chung theo tất cả những người vô thần hiện đại, Thiên Chúa không là gì khác ngoài sự phỏng chiếu của con người. Như một nhà tư tưởng vô thần nọ cho rằng: không phải Thiên Chúa đã tạo dựng con người theo hình ảnh mình, nhưng chính con người đã tạo dựng Thiên Chúa theo hình ảnh con người. Giống như hình ảnh của một người bị thay đổi khi soi mình trên mặt nước của một dòng sông.
Có lẽ họ có lý khi nói những điều này, bởi lẽ, con người hôm nay đã tạo ra vị thiên chúa theo ý muốn và sở thích của mình. Nhưng đây không phải là Thiên Chúa của Kitô giáo. Con người không nghĩ ra mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Con người cũng không thể phóng chiếu hình ảnh mình thành Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng đây là giáo huấn được Chúa Giêsu mạc khải cho con người biết. Nên tự thân mầu nhiệm này là liều thuốc giải độc tốt nhất cho chủ nghĩa vô thần hiện đại.
Chúng ta rút ra một số bài học áp dụng từ việc chiêm ngắm mầu nhiệm này. Trước hết, Ba Ngôi là khuôn mẫu cho mỗi cộng đoàn nhân loại, bắt đầu từ cộng đoàn nhỏ bé và cơ bản, là gia đình, rồi tới cộng đoàn lớn hơn là Giáo Hội hoàn vũ. Chúng ta thấy có điều rất đặc biệt mà một gia đình có thể học từ khuôn mẫu Chúa Ba Ngôi. Nếu chúng ta chăm chú đọc Tân Ước, nơi mà Ba Ngôi được mạc khải, chúng ta thấy một quy luật sống. Mỗi Ngôi Vị trong Ba Ngôi thần linh không hề nói về mình nhưng là nói về Ngôi khác, không lôi kéo sự chú ý về mình, nhưng là hướng về Ngôi Vị khác.
Quả thế, trong Tin Mừng, mỗi lần Thiên Chúa Cha nói thường là để mạc khải điều gì đó về Chúa Con: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (Mc 9,7b); hoặc: “Ta đã tôn vinh danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa!” (Ga 12,28). Đến lượt mình, Chúa Giêsu không làm gì khác ngoài việc nói về Chúa Cha. Chúa Thánh Thần cũng vậy, khi ngự trong lòng các tín hữu, Người không bắt đầu với việc tôn xưng danh của mình. Tên của Người trong tiếng Do Thái là Ruah. Nhưng Người không dạy chúng ta xưng rằng: Ruah! Ngược lại Người dạy chúng ta thưa “Ápba – Cha ơi,” đó là tên của Chúa Cha và Người dạy chúng ta cầu xin Maranatha, đó là một lời cầu xin trực tiếp tới Chúa Kitô để nói rằng “Lạy Chúa, xin hãy đến!”
Từ những suy nghĩ này, chúng ta có thể áp dụng cách sống đó vào trong đời sống gia đình. Người cha không còn lo lắng nhiều để khẳng định quyền bính của mình, người mẹ cũng thế. Người mẹ trước khi dạy cho người con thơ mình gọi mẹ ơi, thì hãy dạy cho nó gọi cha ơi. Đó là quy luật của tình yêu! Đức Maria đã sống như thế để hoàn thiện chính mình. Khi lo lắng cho Chúa Giêsu, sau khi tìm thấy con mình trong đền thờ, Mẹ nói với Chúa: “Cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con” (Lc 2,48b). Ngài đã đặt nỗi lo lắng của chồng trước nỗi lo lắng của mình. “Cha con và mẹ” chứ không phải “mẹ và cha con.”
Xem ra đây là một điều rất nhỏ bé nhưng nếu chúng ta áp dụng, nó có thể thay đổi rất nhiều đời sống của các gia đình và các cộng đoàn! Chúng trở thành sự phản chiếu về Ba Ngôi trên trái đất, khi mà lề tình yêu hướng dẫn mọi sự. Khi mỗi người hướng về người khác, tôn trọng và coi người khác hơn mình, cũng như biết hiến mình phục vụ người khác. Khi đó những thiên đàng nhỏ trên trái đất sẽ xuất hiện.
Ba Ngôi đồng hành với chúng ta trong suốt cuộc sống. Có một dấu chỉ nhắc nhở chúng ta về sự hiện diện này và giúp chúng ta đặt mình liên hệ với Ba Ngôi đó là dấu thánh giá. Khi ghi dấu thánh giá trên mình, chúng ta tưởng nhớ cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô, chúng ta đọc: “Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần,” chúng ta tuyên xưng Ba Ngôi. Chúng ta phải khám phá vẻ đẹp và sự hiệu quả của cử chỉ nhỏ bé này. Mỗi lần chúng ta làm dấu thánh giá sốt sắng, có ý thức, chúng ta phó thác cho Ba Ngôi, cầu xin Ba Ngôi bảo vệ chúng ta để chống lại những kẻ thù bên trong và bên ngoài, chúng ta làm sống động niềm tin. Những phép lạ và nhiều ơn lành thường xảy ra với việc làm dấu thánh giá. Và nhiều người làm dấu thánh giá để ca ngợi và tạ ơn Thiên Chúa như các cầu thủ bóng đá thường làm.
Như thế, thật là đẹp đẽ và ý nghĩa khi thấy một người cha hay một người mẹ dạy cho con mình làm dấu thánh giá. Đó là dấu sẽ bảo vệ và gìn giữ con cái khỏi mọi nguy hiểm trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta hãy kết thúc và hãy làm dấu thánh giá để tuyên xưng Ba Ngôi:
“Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen!”
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:20 28/05/2023
61. DÙNG TIỀN
Một thợ mộc lão luyện, làm việc rất cần mẫn, mỗi tháng có thể kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng cuộc sống của ông ta thì rất tiết kiệm, ăn uống rất đơn giản, mặc thì rất giản dị, từ trước đến nay không lãng phí tiền vô ích.
Một người hàng xóm nhịn không được bèn hỏi:
- “Mỗi ngày ông kiếm được rất nhiều tiền. Ông dùng vào việc gì?”
Người thợ mộc trả lời:
- “Một số thì trả nợ, còn lại thì đầu tư, hy vọng kiếm được chút lợi tức.”
Người hàng xóm lại nói:
- “Tôi không tin, nhất định ông đang nói đùa, tôi biết ông bình thường không mắc nợ ai và ông cũng không có đầu tư gì cả.”
- “Trên thực tế thì quả đúng như vậy.” Người thợ mộc nói tiếp: “Để tôi giải thích cho ông nghe, từ khi tôi sinh ra cho đến nay, tất cả số tiền mà cha mẹ tôi bỏ ra cho tôi, tôi đều tính nó vào số nợ phải trả. Mà đối với tiền học phí và tiền nuôi dưỡng các con cái thì tôi cho rằng đó là số tiền đầu tư, khi về già thì ngay cả tiền vốn cũng đều thu lại. Chính là vì cha mẹ tôi không có tiết kiệm để nuôi dạy tôi, cho nên tôi hy vọng bỏ ra càng nhiều tiền để nuôi dạy con cái của tôi. Bởi vì tôi rất muốn báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ tôi, cho nên cũng hy vọng khi tôi già đi không thể duy trì cuộc sống, thì con cái tôi cũng sẽ đối đãi với tôi như thế.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 61:
Chỉ có những kẻ ngu đần mới không hiểu sự tiết kiệm.
Tiết kiệm sẽ luôn đi với tiết chế, và tiết kiệm hay tiết chế không phải là keo kiết, nhưng là biết tiết chế ham muốn của mình: ham muốn mua sắm, ham muốn ăn ngon mặc đẹp, ham muốn tiêu xài phung phí...
Tiết kiệm và tiết chế là một đức tính, nó làm cho tâm hồn của chúng ta thành thơi và không lệ thuộc áp lực về vật chất.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Một thợ mộc lão luyện, làm việc rất cần mẫn, mỗi tháng có thể kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng cuộc sống của ông ta thì rất tiết kiệm, ăn uống rất đơn giản, mặc thì rất giản dị, từ trước đến nay không lãng phí tiền vô ích.
Một người hàng xóm nhịn không được bèn hỏi:
- “Mỗi ngày ông kiếm được rất nhiều tiền. Ông dùng vào việc gì?”
Người thợ mộc trả lời:
- “Một số thì trả nợ, còn lại thì đầu tư, hy vọng kiếm được chút lợi tức.”
Người hàng xóm lại nói:
- “Tôi không tin, nhất định ông đang nói đùa, tôi biết ông bình thường không mắc nợ ai và ông cũng không có đầu tư gì cả.”
- “Trên thực tế thì quả đúng như vậy.” Người thợ mộc nói tiếp: “Để tôi giải thích cho ông nghe, từ khi tôi sinh ra cho đến nay, tất cả số tiền mà cha mẹ tôi bỏ ra cho tôi, tôi đều tính nó vào số nợ phải trả. Mà đối với tiền học phí và tiền nuôi dưỡng các con cái thì tôi cho rằng đó là số tiền đầu tư, khi về già thì ngay cả tiền vốn cũng đều thu lại. Chính là vì cha mẹ tôi không có tiết kiệm để nuôi dạy tôi, cho nên tôi hy vọng bỏ ra càng nhiều tiền để nuôi dạy con cái của tôi. Bởi vì tôi rất muốn báo đáp ơn dưỡng dục của cha mẹ tôi, cho nên cũng hy vọng khi tôi già đi không thể duy trì cuộc sống, thì con cái tôi cũng sẽ đối đãi với tôi như thế.”
(Một trăm câu chuyện giáo dục)
Suy tư ngắn 61:
Chỉ có những kẻ ngu đần mới không hiểu sự tiết kiệm.
Tiết kiệm sẽ luôn đi với tiết chế, và tiết kiệm hay tiết chế không phải là keo kiết, nhưng là biết tiết chế ham muốn của mình: ham muốn mua sắm, ham muốn ăn ngon mặc đẹp, ham muốn tiêu xài phung phí...
Tiết kiệm và tiết chế là một đức tính, nó làm cho tâm hồn của chúng ta thành thơi và không lệ thuộc áp lực về vật chất.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Phong Cách Sống Đích Thực Của Người Kitô Hữu Hôm Nay
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
09:23 28/05/2023
Phong Cách Sống Đích Thực Của Người Kitô Hữu Hôm Nay
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2023)
Mỗi một đất nước, một quốc gia đều có một ngày chính thức khai sinh, thành lập mà người ta thường gọi là ngày “Quốc Khánh”; và mỗi năm, quốc gia nào cũng dành ra một ngày để long trọng mừng ngày “Quốc Khánh” nầy, như một đại lễ quan trọng nhất trong năm !
Dân tộc Israel cùng với Do Thái giáo, xét về cội nguồn lịch sử, nhất là “lịch sử mang chiều kích cứu độ”, đã chọn biến cố “Giao ước Si Nai” thời Xuất Hành như là điểm khởi đầu hình thành nên Dân Israel, Dân riêng và Dân thánh của Thiên Chúa, như sách Xuất Hành tường thuật: Tháng thứ ba kể từ khi ra khỏi đất Ai-cập, chính ngày đó con cái Ít-ra-en tới sa mạc Xi-nai. (…). Ông Mô-sê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, ĐỨC CHÚA gọi ông và phán: "Ngươi sẽ nói với nhà Gia-cóp, sẽ thông báo cho con cái Ít-ra-en thế này: “… nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh….". Ông Mô-sê về triệu tập các kỳ mục trong dân, trình bày cho họ biết tất cả những lời ĐỨC CHÚA đã truyền cho ông. Toàn dân nhất trí đáp lại: "Mọi điều ĐỨC CHÚA phán bảo, chúng tôi xin làm theo." Ông Mô-sê thưa lại với ĐỨC CHÚA những lời dân nói. (Xh 19,1-8).
Hàng năm dân Israel đã chọn “Ngày Ngũ Tuần” (hay còn được gọi là ngày Các Tuần) tức “ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua” để kỷ niệm sự kiện trọng đại nầy; và cũng trong ngày này, theo truyền thống từ ngàn xưa, dân Israel dâng lên Chúa những hoa trái đầu mùa để tri ân cảm tạ: “Ngày hoa trái đầu mùa, khi dâng tiến ĐỨC CHÚA lễ phẩm mới vào lễ Các Tuần, anh em sẽ phải tập hợp để thờ phượng ĐỨC CHÚA, anh em không được làm một việc nặng nhọc nào” (Ds 28,26).
Trong “Nhiệm Cục Cứu Độ”, như chúng ta biết, những gì được thể hiện trong Cựu Ước chính là sự chuẩn bị và hình ảnh tiên trưng hướng đến sự hoàn thành nơi Tân ước. Nếu “sự kiện Vượt Qua” thời Xuất Hành là hình ảnh tiên trưng và chuẩn bị cho Mầu Nhiệm Tử nạn-Phục Sinh (Vượt Qua Mới) của Đức Kitô, thì sự kiện Giao ước Si Nai và việc hình thành Dân Israel với đại lễ Ngũ Tuần chính là hình ảnh tiên trưng và chuẩn bị cho “Lễ Chúa Thành Hiện Xuống” để chính thức khai sinh Hội Thánh Chúa Kito, một “Dân mới”, như tường thuật của sách Công vụ Tông Đồ: Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói... (Cv 2,1-11).
Vì thế không lạ gì, chính trong Kinh Tiền Tụng của ngày lễ Hiện Xuống hôm nay, Giáo Hội đã hát lên như một lời tuyên xưng đối với chân lý trên: “Chính trong ngày khai sinh Hội Thánh, Chúa Thánh Thần đã làm cho hết thảy chư dân nhận biết Thiên Chúa và liên kết mọi ngôn ngữ khác biệt lại, để họ tuyên xưng cùng một đức tin”. Vâng, kể từ đây, lịch sử cứu độ đã bắt đầu một chương mới: một “Dân tộc mới”, một “Vương Quốc mới” chính thức được khai sinh, “Vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai mà lại làm được một công trình vĩ đại như thế?
Trước, xét về mặt “danh xưng”, đặc biệt, qua cách gọi của chính Chúa Giêsu và được “Hội Thánh của Ngài” hiểu và quảng diễn, Chúa Thánh Thần mang nhiều tên gọi gần gũi với cuộc sống đời thường: Đấng Bảo Trợ, Thần Khí sự thật, Chim Câu dịu hiền, Dòng sông dạt dào sức sống, Hơi thở tác sinh, Ngọn lửa nồng nàn thanh tẩy và sưởi ấm, Cha kẻ cơ bần, Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, Đấng an ủi tuyệt vời, Khách trọ hiền lương, Đấng uỷ lạo dịu dàng…
Riêng Thánh Giáo phụ Augustino, mượn cách diễn tả của kinh Ca Tiếp Liên “Khách Trọ hiền lương của tâm hồn”, thì cho rằng: “Chúa Thánh Thần là vị khách thầm lặng của tâm hồn. Muốn cảm nghiệm được sự hiện diện của Người cần phải thinh lặng. Vị khách này thường tỏ mình ra một cách rất êm đềm trong ta và với ta, qua tiếng lương tâm hoặc qua tiếng thúc giục bên trong hay bên ngoài” (Youcat, số 120).
Vâng, “hiền lương, thầm lặng, êm đềm…” phải chăng, đó chính là những phẩm chất, hoạt động, là đường đi nước bước… của Vị Thiên Chúa Ngôi Ba, của Thần Khí mà hoa quả phát sinh hoàn toàn trái ngược với những hoa quả của xác thịt, của tinh thần tế tục như giáo lý của Thánh Phaolô Tông Đồ phân biệt: “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy… Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.” (Gl 5, 19-23).
Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống nầy, Phụng Vụ cũng đã nêu bật yếu tố “hiền lương, thầm lặng, êm đềm…” đó khi tường thuật sự kiện Đấng Phục Sinh hiện đến nơi Nhà Tiệc Ly vào “Ngày Thứ Nhất trong tuần” và “thổi hơi trên các môn sinh”, để “phục sinh” những con người đang trong tình trạng “chết nhác”: Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”.
Vâng, “hơi thở”, “cơn gió nhẹ”, “dòng nước mát” hay “cánh chim câu dịu hiền”… đều là những thực tại “hiền lương, thầm lặng, êm đềm” nhưng là dấu chỉ của sự sống hay là chính biểu hiện của “Đấng ban sự sống” là chính Thiên Chúa Ngôi Ba (Kinh Tin Kính).
Nhưng “hiền lương, thầm lặng…” không có nghĩa là yếu nhược, nhát đảm và chào thua; mà là một cuộc “thanh tẩy mạnh tay và dứt khoát”, một biến đổi tận căn, nhiệm mầu... như được biểu hiện qua sức mạnh của “gió” và “lửa” qua ngôn ngữ của sách Công Vụ Tông Đồ: … bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người…
Vâng, “ngọn gió Thánh Thần” sẽ thổi bay mọi do dự, hồ nghi, sợ hãi, sẽ thiêu rụi mọi rác rến, ô nhơ, lỗi lầm, yếu đuối… để những anh dân chài quê mùa dốt nát Galilê mạnh mẽ hiên ngang ra đi rao giảng Tin Mừng và xây dựng một thế giới mới, một mái nhà chung, một “Thân mình”… mà mọi người đều nói chung một ngôn ngữ đó là tình yêu, đều “uống chung một thứ nước Thánh Thần” (Bđ 2).
Và suốt con đường dài thăm thẳm 2000 năm qua, Chúa Thánh Linh vẫn “hiền lương, thầm lặng, êm đềm…” nhưng luôn mang sức mạnh của “gió và lửa” để “canh tân bộ mặt thế giới” qua những con người như Phêrô dân Chài chối Chúa, như “Phaolô ngã ngựa”, như Anê, Agata, Goretti, liễu yếu đào tơ; như linh mục Maximilien Kolbe, Giám mục Oscar Romero, Anrê Phú Yên… sẵn sàng “chết vì một tình yêu lớn”; như Mẹ thánh Têrêsa Calcutta, như Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, như chàng thiếu niên Acutis, hay như bao nhiêu, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên, chức việc, những người mẹ, người cha, những công nhân nghèo túng khổ cực…; vâng, đó là những con người sẵn sàng “đập bể bình dầu thơm cuộc đời” để ngôi nhà Hội Thánh được ướp hương thơm của Tin Mừng.
Như vậy, mừng lễ Chúa Thánh Thần hôm nay, một lần nữa chúng ta van nài Đấng Ban Sự sống không ngừng “xuống” trên nhân loại đang có quá nhiều cảnh lầm than đang cần “chỗ nghỉ ngơi”, đang có quá nhiều nước mắt đang cần niềm an ủi, đang có quá nhiều địa chỉ lạnh lùng cần sưởi nóng và đang có quá nhiều tâm hồn tăm tối cần “sự sáng chứa chan hồng phúc”.
Thế nhưng, có một điều chắc chắn đó là: không ai có khả năng rao giảng và làm chứng nếu không được “Thần Khí Chúa ngự xuống”. Nói cách khác, Tin Mừng chỉ được vang xa khi Hội Thánh và mỗi người Kitô hữu xác tín và cảm nhận được rằng: “Thần Khí Chúa đang ngự trên tôi” (Lc 4,18-19).
Vì thế, không chỉ các Giám Mục như ĐC Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, ĐC Tân cử Kiều Công Tùng chọn cho mình những câu châm ngôn “Bước theo Chúa Thánh Thần”: Spiritu Ambulate (Gl 5,16), Spiritu Ambulemus (Gl 5,25), mà tất cả chúng ta, chúng ta cũng hãy sống, hoạt động và cùng hiệp hành tiến bước trong Chúa Thánh Thần. Đó chính là phong cách sống đích thực của người Kitô hữu hôm nay và muôn nơi muôn thuở. Amen.
Trương Đình Hiền
(Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 2023)
Mỗi một đất nước, một quốc gia đều có một ngày chính thức khai sinh, thành lập mà người ta thường gọi là ngày “Quốc Khánh”; và mỗi năm, quốc gia nào cũng dành ra một ngày để long trọng mừng ngày “Quốc Khánh” nầy, như một đại lễ quan trọng nhất trong năm !
Dân tộc Israel cùng với Do Thái giáo, xét về cội nguồn lịch sử, nhất là “lịch sử mang chiều kích cứu độ”, đã chọn biến cố “Giao ước Si Nai” thời Xuất Hành như là điểm khởi đầu hình thành nên Dân Israel, Dân riêng và Dân thánh của Thiên Chúa, như sách Xuất Hành tường thuật: Tháng thứ ba kể từ khi ra khỏi đất Ai-cập, chính ngày đó con cái Ít-ra-en tới sa mạc Xi-nai. (…). Ông Mô-sê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, ĐỨC CHÚA gọi ông và phán: "Ngươi sẽ nói với nhà Gia-cóp, sẽ thông báo cho con cái Ít-ra-en thế này: “… nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh….". Ông Mô-sê về triệu tập các kỳ mục trong dân, trình bày cho họ biết tất cả những lời ĐỨC CHÚA đã truyền cho ông. Toàn dân nhất trí đáp lại: "Mọi điều ĐỨC CHÚA phán bảo, chúng tôi xin làm theo." Ông Mô-sê thưa lại với ĐỨC CHÚA những lời dân nói. (Xh 19,1-8).
Hàng năm dân Israel đã chọn “Ngày Ngũ Tuần” (hay còn được gọi là ngày Các Tuần) tức “ngày thứ 50 sau lễ Vượt Qua” để kỷ niệm sự kiện trọng đại nầy; và cũng trong ngày này, theo truyền thống từ ngàn xưa, dân Israel dâng lên Chúa những hoa trái đầu mùa để tri ân cảm tạ: “Ngày hoa trái đầu mùa, khi dâng tiến ĐỨC CHÚA lễ phẩm mới vào lễ Các Tuần, anh em sẽ phải tập hợp để thờ phượng ĐỨC CHÚA, anh em không được làm một việc nặng nhọc nào” (Ds 28,26).
Trong “Nhiệm Cục Cứu Độ”, như chúng ta biết, những gì được thể hiện trong Cựu Ước chính là sự chuẩn bị và hình ảnh tiên trưng hướng đến sự hoàn thành nơi Tân ước. Nếu “sự kiện Vượt Qua” thời Xuất Hành là hình ảnh tiên trưng và chuẩn bị cho Mầu Nhiệm Tử nạn-Phục Sinh (Vượt Qua Mới) của Đức Kitô, thì sự kiện Giao ước Si Nai và việc hình thành Dân Israel với đại lễ Ngũ Tuần chính là hình ảnh tiên trưng và chuẩn bị cho “Lễ Chúa Thành Hiện Xuống” để chính thức khai sinh Hội Thánh Chúa Kito, một “Dân mới”, như tường thuật của sách Công vụ Tông Đồ: Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, tất cả các môn đệ đều tề tựu một nơi, bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người. Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần, và bắt đầu nói tiếng khác nhau tuỳ theo Thánh Thần ban cho họ nói... (Cv 2,1-11).
Vì thế không lạ gì, chính trong Kinh Tiền Tụng của ngày lễ Hiện Xuống hôm nay, Giáo Hội đã hát lên như một lời tuyên xưng đối với chân lý trên: “Chính trong ngày khai sinh Hội Thánh, Chúa Thánh Thần đã làm cho hết thảy chư dân nhận biết Thiên Chúa và liên kết mọi ngôn ngữ khác biệt lại, để họ tuyên xưng cùng một đức tin”. Vâng, kể từ đây, lịch sử cứu độ đã bắt đầu một chương mới: một “Dân tộc mới”, một “Vương Quốc mới” chính thức được khai sinh, “Vương quốc đầy tràn sự thật và sự sống, đầy tràn ân sủng và thánh thiện, đầy tràn tình thương, công lý và bình an”.
Nhưng Chúa Thánh Thần là ai mà lại làm được một công trình vĩ đại như thế?
Trước, xét về mặt “danh xưng”, đặc biệt, qua cách gọi của chính Chúa Giêsu và được “Hội Thánh của Ngài” hiểu và quảng diễn, Chúa Thánh Thần mang nhiều tên gọi gần gũi với cuộc sống đời thường: Đấng Bảo Trợ, Thần Khí sự thật, Chim Câu dịu hiền, Dòng sông dạt dào sức sống, Hơi thở tác sinh, Ngọn lửa nồng nàn thanh tẩy và sưởi ấm, Cha kẻ cơ bần, Đấng ban ân huệ, Đấng soi sáng tâm hồn, Đấng an ủi tuyệt vời, Khách trọ hiền lương, Đấng uỷ lạo dịu dàng…
Riêng Thánh Giáo phụ Augustino, mượn cách diễn tả của kinh Ca Tiếp Liên “Khách Trọ hiền lương của tâm hồn”, thì cho rằng: “Chúa Thánh Thần là vị khách thầm lặng của tâm hồn. Muốn cảm nghiệm được sự hiện diện của Người cần phải thinh lặng. Vị khách này thường tỏ mình ra một cách rất êm đềm trong ta và với ta, qua tiếng lương tâm hoặc qua tiếng thúc giục bên trong hay bên ngoài” (Youcat, số 120).
Vâng, “hiền lương, thầm lặng, êm đềm…” phải chăng, đó chính là những phẩm chất, hoạt động, là đường đi nước bước… của Vị Thiên Chúa Ngôi Ba, của Thần Khí mà hoa quả phát sinh hoàn toàn trái ngược với những hoa quả của xác thịt, của tinh thần tế tục như giáo lý của Thánh Phaolô Tông Đồ phân biệt: “Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy… Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ.” (Gl 5, 19-23).
Trong ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống nầy, Phụng Vụ cũng đã nêu bật yếu tố “hiền lương, thầm lặng, êm đềm…” đó khi tường thuật sự kiện Đấng Phục Sinh hiện đến nơi Nhà Tiệc Ly vào “Ngày Thứ Nhất trong tuần” và “thổi hơi trên các môn sinh”, để “phục sinh” những con người đang trong tình trạng “chết nhác”: Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại”.
Vâng, “hơi thở”, “cơn gió nhẹ”, “dòng nước mát” hay “cánh chim câu dịu hiền”… đều là những thực tại “hiền lương, thầm lặng, êm đềm” nhưng là dấu chỉ của sự sống hay là chính biểu hiện của “Đấng ban sự sống” là chính Thiên Chúa Ngôi Ba (Kinh Tin Kính).
Nhưng “hiền lương, thầm lặng…” không có nghĩa là yếu nhược, nhát đảm và chào thua; mà là một cuộc “thanh tẩy mạnh tay và dứt khoát”, một biến đổi tận căn, nhiệm mầu... như được biểu hiện qua sức mạnh của “gió” và “lửa” qua ngôn ngữ của sách Công Vụ Tông Đồ: … bỗng từ trời phát ra tiếng động như tiếng gió mạnh thổi đến, lùa vào đầy nhà nơi họ đang sum họp. Lại có những lưỡi như thể bằng lửa xuất hiện và rải rác đậu trên từng người…
Vâng, “ngọn gió Thánh Thần” sẽ thổi bay mọi do dự, hồ nghi, sợ hãi, sẽ thiêu rụi mọi rác rến, ô nhơ, lỗi lầm, yếu đuối… để những anh dân chài quê mùa dốt nát Galilê mạnh mẽ hiên ngang ra đi rao giảng Tin Mừng và xây dựng một thế giới mới, một mái nhà chung, một “Thân mình”… mà mọi người đều nói chung một ngôn ngữ đó là tình yêu, đều “uống chung một thứ nước Thánh Thần” (Bđ 2).
Và suốt con đường dài thăm thẳm 2000 năm qua, Chúa Thánh Linh vẫn “hiền lương, thầm lặng, êm đềm…” nhưng luôn mang sức mạnh của “gió và lửa” để “canh tân bộ mặt thế giới” qua những con người như Phêrô dân Chài chối Chúa, như “Phaolô ngã ngựa”, như Anê, Agata, Goretti, liễu yếu đào tơ; như linh mục Maximilien Kolbe, Giám mục Oscar Romero, Anrê Phú Yên… sẵn sàng “chết vì một tình yêu lớn”; như Mẹ thánh Têrêsa Calcutta, như Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, như chàng thiếu niên Acutis, hay như bao nhiêu, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên, chức việc, những người mẹ, người cha, những công nhân nghèo túng khổ cực…; vâng, đó là những con người sẵn sàng “đập bể bình dầu thơm cuộc đời” để ngôi nhà Hội Thánh được ướp hương thơm của Tin Mừng.
Như vậy, mừng lễ Chúa Thánh Thần hôm nay, một lần nữa chúng ta van nài Đấng Ban Sự sống không ngừng “xuống” trên nhân loại đang có quá nhiều cảnh lầm than đang cần “chỗ nghỉ ngơi”, đang có quá nhiều nước mắt đang cần niềm an ủi, đang có quá nhiều địa chỉ lạnh lùng cần sưởi nóng và đang có quá nhiều tâm hồn tăm tối cần “sự sáng chứa chan hồng phúc”.
Thế nhưng, có một điều chắc chắn đó là: không ai có khả năng rao giảng và làm chứng nếu không được “Thần Khí Chúa ngự xuống”. Nói cách khác, Tin Mừng chỉ được vang xa khi Hội Thánh và mỗi người Kitô hữu xác tín và cảm nhận được rằng: “Thần Khí Chúa đang ngự trên tôi” (Lc 4,18-19).
Vì thế, không chỉ các Giám Mục như ĐC Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản, ĐC Tân cử Kiều Công Tùng chọn cho mình những câu châm ngôn “Bước theo Chúa Thánh Thần”: Spiritu Ambulate (Gl 5,16), Spiritu Ambulemus (Gl 5,25), mà tất cả chúng ta, chúng ta cũng hãy sống, hoạt động và cùng hiệp hành tiến bước trong Chúa Thánh Thần. Đó chính là phong cách sống đích thực của người Kitô hữu hôm nay và muôn nơi muôn thuở. Amen.
Trương Đình Hiền
Ngôi nhà ngọt ngào
Lm. Minh Anh
19:35 28/05/2023
NGÔI NHÀ NGỌT NGÀO
“Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình!”.
Nhà tâm thần học Turnbull nói, “Trong những ngôi nhà vắng bóng người cha, thái độ của người mẹ và mức độ bảo vệ của bà đối với người con, dường như là chìa khoá cho sự phát triển của một đứa bé. Thời điểm quan trọng nhất là từ 30 tháng tuổi đến 5 tuổi, và giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên. Đó là ‘ngôi nhà ngọt ngào’ nhất của một đời người!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ thời thơ ấu của một đời người, nhưng ở đâu có mẹ, ở đó có sự ngọt ngào! Ngôi nhà có mẹ, là ‘ngôi nhà ngọt ngào!’. Tin Mừng ngày lễ “Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội” nói đến sự ngọt ngào đó, và nó vẫn ngọt ngào, cả trong những hoàn cảnh bi đát nhất. Từ chân thập giá, Gioan đón Mẹ Chúa Giêsu về; ông viết, “Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình!”.
Năm 2018, khi Đức Phanxicô thiết lập lễ này, Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự, Robert Sarah nói, “Việc cử hành lễ này giúp chúng ta nhớ rằng, sự trưởng thành trong đời sống Kitô hữu phải gắn liền ‘với mầu nhiệm Thánh Giá’, ‘mầu nhiệm Thánh Thể’ và ‘Thánh Mẫu Maria’, một người mẹ đã làm nên ‘Lễ Dâng’ của mình mà dâng lên Thiên Chúa!”.
Vị Hồng Y nói thêm, “Hãy thả neo vào Thánh Giá, Thánh Thể và Thánh Mẫu!”. Gioan ghi lại hình ảnh thánh thiện của Maria trước thập giá của Con. Khi đứng đó, Mẹ đã nghe Chúa Giêsu nói những lời sau cùng, “Tôi khát!”; và người ta cho Ngài một ít giấm. Đoạn, Ngài tuyên bố, “Mọi sự đã hoàn tất!”. Maria đã có mặt như một nhân chứng khi thập giá Con mình trở nên nguồn ơn cứu rỗi cho thế giới! Sau khi nếm giấm, Chúa Giêsu hoàn thành việc thiết lập hy lễ Vượt Qua Mới, Hy Lễ Mới và Giao Ước Mới, Giao Ước Vĩnh Cửu vốn gọi là Bí Tích Thánh Thể!
Ngoài ra, ngay trước khi Chúa Giêsu chết; tuyệt vời thay, các cố ngày xưa không gọi “Ngài tắt hơi” nhưng gọi “Chúa Giêsu sinh thì”, nghĩa là trước thời khắc “được sinh lại trong Chúa Cha”, thấy Gioan kề bên, Ngài nói với Mẹ, “Đây là con của Mẹ!”. Nghĩa là giờ đây, mỗi thành viên trong Hội Thánh được trao cho Mẹ. Và Ngài nói với Gioan, “Này là Mẹ của con!”; Gioan đại diện Hội Thánh đón nhận quà tặng, chính Mẹ Ngài, và “rước bà về nhà mình!”. Không thể ngọt ngào hơn! Nhà người môn đệ là Hội Thánh, kể từ đó, cũng trở nên ‘ngôi nhà ngọt ngào!’.
Sự ngọt ngào của ngôi nhà Hội Thánh đưa chúng ta về với sự ngọt ngào của Vườn Địa Đàng. Bài đọc Sáng Thế hôm nay cho biết, ở đó, cũng có một bà mẹ. Nhưng sự ngọt ngào ở đó đã bị đánh mất. May thay, Maria, người mà lời hứa ‘tiền Tin Mừng’ ám chỉ, nay, như một Evà mới, trả lại sự ngọt ngào cho gia đình nhân loại, gia đình Hội Thánh, một gia đình được cứu chuộc, nay là Giêrusalem mới, thành đô mới; một thành được chúc phúc như Thánh Vịnh đáp ca tiên báo, “Hỡi thành đô của Thiên Chúa, mọi người truyền tụng những điều hiển hách về thành!”.
Anh Chị em,
“Hãy thả neo vào Thánh Giá, Thánh Thể và Thánh Mẫu!”. Mừng kính lễ Mẹ Hội Thánh, bạn và tôi tự hỏi, liệu chúng ta có sẵn sàng ôm lấy thập giá đời mình tháp nhập vào Thánh Giá Giêsu để cùng Ngài, trở nên công cụ cứu độ thế giới? Bạn có ở lại đủ với Thánh Thể mỗi ngày hầu múc lấy sức mạnh và sức sống hầu có thể vác thập giá đời mình? Để không là con mồ côi, bạn có yêu mến Mẹ Maria đủ để linh hồn bạn luôn luôn là một ‘ngôi nhà ngọt ngào’ vì có Mẹ?
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin ở lại với con! Đừng để người ta nói, ‘con là con mồ côi!’”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi chia sẻ với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi cơn Bão Mocha
Thanh Quảng sdb
17:46 28/05/2023
Đức Thánh Cha kêu gọi chia sẻ với các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi cơn Bão Mocha
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà chức trách tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi một cơn bão xoáy mạnh ở Vịnh Bengal đã gây ra cái chết và sự tàn phá ở các khu vực giữa hai quốc gia Myanmar và Bangladesh.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà chức trách hãy cho phép việc tiếp cận hỗ trợ nhân đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hàng viện trợ tới những nạn nhân của cơn Bão Mocha thổi vào Vịnh Bengal.
Phát biểu trong giờ đọc kinh “Lạy Nữ Vương” vào Chúa nhật 28/5/2023, Đức Thánh Cha cho hay “hơn 800.000 người,” là những người tị nạn Rohingya chạy trốn bạo lực ở Myanmar và những người đến Bangladesh trong “điều kiện bấp bênh” đang cần được giúp đỡ.
“Tôi mời ông bà anh chị em hãy cầu nguyện cho những người sống ở biên giới Myanmar-Bangladesh, những người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão,”
Cái chết và sự hủy diệt
41 người đã thiệt mạng và khoảng 700 người bị thương khi cơn bão Mocha đổ bộ vào vịnh Cox's Bazar ở Bangladesh và thị trấn Kyaukpyu ở Myanmar vào ngày 14 tháng 5 vừa qua. Theo báo cáo của OCHA ước tính cơn bão đã ảnh hưởng đến khoảng 5,4 triệu người ở Myanmar và 3,2 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo.
Tại Bangladesh, theo báo cáo, cơn bão đã ảnh hưởng đến khoảng 2,3 triệu người và phá hủy khoảng 12.000 ngôi nhà. Mức độ nhu cầu rất cao đã có trong thân phận người tị nạn Rohingya sống trong các trại tạm trú.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về việc phân phối viện trợ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Trong khi tôi bày tỏ sự đồng cảm với những người này, tôi kêu gọi những ai có trách nhiệm hãy tạo điều kiện để viện trợ nhân đạo được phân phối tới các nạn nhân.”
Và ĐTC kết luận bằng một lời kêu gọi “ý thức về tình đoàn kết nhân loại và đoàn kết trong Giáo hội, hãy thương giúp đỡ những anh chị em này của chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các nhà chức trách tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp viện trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi một cơn bão xoáy mạnh ở Vịnh Bengal đã gây ra cái chết và sự tàn phá ở các khu vực giữa hai quốc gia Myanmar và Bangladesh.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi các nhà chức trách hãy cho phép việc tiếp cận hỗ trợ nhân đạo để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển hàng viện trợ tới những nạn nhân của cơn Bão Mocha thổi vào Vịnh Bengal.
Phát biểu trong giờ đọc kinh “Lạy Nữ Vương” vào Chúa nhật 28/5/2023, Đức Thánh Cha cho hay “hơn 800.000 người,” là những người tị nạn Rohingya chạy trốn bạo lực ở Myanmar và những người đến Bangladesh trong “điều kiện bấp bênh” đang cần được giúp đỡ.
“Tôi mời ông bà anh chị em hãy cầu nguyện cho những người sống ở biên giới Myanmar-Bangladesh, những người đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão,”
Cái chết và sự hủy diệt
41 người đã thiệt mạng và khoảng 700 người bị thương khi cơn bão Mocha đổ bộ vào vịnh Cox's Bazar ở Bangladesh và thị trấn Kyaukpyu ở Myanmar vào ngày 14 tháng 5 vừa qua. Theo báo cáo của OCHA ước tính cơn bão đã ảnh hưởng đến khoảng 5,4 triệu người ở Myanmar và 3,2 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo.
Tại Bangladesh, theo báo cáo, cơn bão đã ảnh hưởng đến khoảng 2,3 triệu người và phá hủy khoảng 12.000 ngôi nhà. Mức độ nhu cầu rất cao đã có trong thân phận người tị nạn Rohingya sống trong các trại tạm trú.
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về việc phân phối viện trợ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Trong khi tôi bày tỏ sự đồng cảm với những người này, tôi kêu gọi những ai có trách nhiệm hãy tạo điều kiện để viện trợ nhân đạo được phân phối tới các nạn nhân.”
Và ĐTC kết luận bằng một lời kêu gọi “ý thức về tình đoàn kết nhân loại và đoàn kết trong Giáo hội, hãy thương giúp đỡ những anh chị em này của chúng ta.”
Mười nguyên tắc thần học từ Kho tàng Bênêđíctô XVI
Vũ Văn An
18:45 28/05/2023
Giáo sư Tracey Rowland giữ ghế giáo sư Thần học Thánh Gioan Phaolô II tại Đại học Notre Dame ở Úc. Bà đã xuất bản 8 cuốn sách và hơn 150 bài báo. Năm 2020, bà đã được trao Giải thưởng Ratzinger danh giá cho những bài viết sâu rộng về thần học của ngài. Ngày 23 tháng 5, 2023, trên trang mạng What We Need Now, bà đề cập tới mười nguyên tắc thần học của Đức Cố Giáo Hoàng (https://whatweneednow.substack.com/p/ten-theological-principles-from-the)
Một ấn bản gần đây của tờ The Spectator đăng một bài báo của Dan Hitchens, trong đó ông trích dẫn sử gia Richard Rex ở Cambridge nói rằng đã có ba cuộc khủng hoảng lớn trong lịch sử Giáo hội. Khủng hoảng đầu tiên là về bản chất của Thiên Chúa (tất cả những tranh cãi về Kitô học trong Giáo hội sơ khai), cuộc khủng hoảng thứ hai về bản chất của chính Giáo hội (tất cả những ly giáo Thệ Phản trong thế kỷ XVI) và nay, một cuộc chiến về bản chất của con người (tất cả những cuộc đấu tranh về những gì chúng ta có thể hoặc không thể làm với thân xác của chúng ta).
Có thể nói, điều này như “đinh đóng cột”, nhưng bên dưới cuộc khủng hoảng về bản chất con người, có một cuộc khủng hoảng về bản chất của thần học Công Giáo. Vào thời điểm này trong đời sống của Giáo hội, sự chia rẽ về các vấn đề thần học căn bản đang chia rẽ các cộng đồng.
Một trong những lý do tại sao Đức Bênêđictô XVI có thể được tuyên bố là Tiến sĩ Hội thánh là vì ngài hiểu rằng một sai lầm trong nền tảng của một hệ thống thần học có thể phá hủy toàn bộ hệ thống đó. Nếu bây giờ chúng ta có những người Công Giáo có thế giới quan dường như không thể phân biệt được với thế giới quan của Meghan Markle, và do đó, trái ngược với giáo huấn hai thiên niên kỷ của Kitô giáo, thì chúng ta cần phải xem xét các nguyên tắc căn bản.
Giữa đêm đen trong tâm hồn Giáo hội này, có ít nhất 10 nguyên tắc được khai thác từ kho tàng trí thức của Đức Bênêđictô XVI có thể giúp chúng ta vượt qua cuộc khủng hoảng.
1. Lời đi trước hành động
Đầu tiên là lời (logos) phải đi trước hành động (ethos). Vâng, điều này nghe có vẻ thực sự bí truyền! Tuy nhiên, đó là một nguyên tắc mà Romano Guardini vĩ đại thích nhấn mạnh và nó đã được Ratzinger/Bênêđictô áp dụng. Một cách khác để diễn đạt điều này là sự thật đi trước thực hành (praxis). Các thực hành của chúng ta cần phải thể hiện sự thật. Nhiều nhà thần học muốn lật ngược thứ tự ưu tiên này và đặt hành động, hay điều mà những người theo chủ nghĩa Mác gọi là praxis, lên hàng đầu. Ratzinger/Bênêđictô hoàn toàn phản đối cách tiếp cận thần học này. Trong cuốn Các nguyên tắc của Thần học Công Giáo (1987), ngài viết:
“Nếu chữ “orthopraxis” [chính hành] được đẩy theo nghĩa triệt để nhất của nó, thì nó giả thiết rằng không có sự thật nào hiện hữu đi trước sự thực hành mà đúng hơn là sự thật chỉ có thể được thiết lập trên cơ sở của sự thực hành đúng đắn, một thực hành có nhiệm vụ tạo ra ý nghĩa từ và trước sự vô nghĩa. Thần học không gì khác hơn là một kim chỉ nam cho hành động, một kim chỉ nam, nhờ suy tư về thực hành, liên tục phát triển các phương thức thực hành mới.” (tr. 318)
Ngài kết luận rằng khi thực hành được ưu tiên, thì sự thật trở thành sản phẩm của con người và bản thân con người trở thành hàng hóa.
Quỹ đạo này thể hiện rõ trong văn hóa đại chúng chuyên tán dương, nơi mọi người tạo ra những câu chuyện của riêng vốn có rất ít điều, nếu có, liên quan đến thực tại — nghĩa là, đến sự thật — và sau đó, trên cơ sở câu chuyện tự tạo, bắt đầu rao bán những thứ “bản ngã” giả tạo này cho thế giới.
2. Chân lý là “trung điểm” giữa thẩm quyền và chủ quan tính
Liên quan đến việc hạ thấp sự thật này là ý tưởng cho rằng mọi người có thể đưa ra những kết luận khác nhau về cùng một vấn đề đạo đức dựa trên thẩm quyền của lương tâm họ. Cố Hồng Y George Pell gọi đây là dị giáo “Donald Duck” [vịt Donald]. Donald luôn có ý tốt, ngay cả khi tác phong của anh ta có một số hậu quả không lường trước được. Ratzinger/Bênêđictô sẽ nói rằng có ý tốt là chưa đủ, và trong khi chúng ta nên làm theo lương tâm của mình, lương tâm của chúng ta có thể sai lầm, và nếu nó như vậy, điều đó có nghĩa là chúng ta đã không tri nhận được sự thật. Như ngài từng viết: “Khi đó, cảm giác tội lỗi nằm ở một nơi khác, sâu hơn nhiều - không phải trong hành động hiện tại, không phải ở sự phán đoán hiện tại của lương tâm, mà ở sự thờ ơ của con người tôi khiến tôi bị điếc đối với những thúc giục bên trong của sự thật.” (On Conscience [Về Lương Tâm], Ignatius, 2007, 38). Ratzinger nhấn mạnh rằng đối với Đức Hồng Y John Henry Newman, “trung điểm – điểm thiết lập mối liên hệ giữa thẩm quyền và chủ quan tính – là sự thật” (On Conscience [Về Lương Tâm], 24). Ngài nhận định thêm rằng sự thật là một điều tốt đẹp hơn nhiều so với sự đồng thuận. Sự đồng thuận đơn thuần không phải là yếu tố bảo đảm cho sự thật.
3. Tin tưởng vào Kinh Thánh
Vậy chúng ta tìm sự thật ở đâu? Chúa Kitô nói rằng Người là đường, là sự thật và là sự sống (x. Ga 14:6), và do đó, để tìm thấy sự thật, chúng ta đến với Chúa Kitô. Làm sao chúng ta làm việc đó bây giờ? Điều đầu tiên chúng ta làm là đọc Kinh thánh để xem Kinh thánh nói gì với chúng ta về Chúa Kitô. Ratzinger muốn nói rằng chúng ta phải tin vào Kinh thánh. Chúng ta không nên bác bỏ Kinh thánh trên cơ sở cho rằng không ai theo dõi Chúa Kitô bằng máy ghi âm. Ngược lại, chúng ta phải tin rằng Chúa Thánh Thần đã hoạt động tích cực trong việc cấu thành Kinh thánh, và do đó, việc tin vào thẩm quyền của Kinh thánh là điều hợp lý. Một niềm tin như vậy là một yếu tố trung tâm của đức tin tông đồ. Chúng ta thực sự không thể né tránh được nó. Nơi để tìm thấy công trình hay nhất của Ratzinger trong lĩnh vực chú giải Kinh thánh này là Bài giảng Erasmus năm 1988 của ngài và tài liệu của Ủy ban Kinh thánh, mà ngài là Chủ tịch, có tựa đề là, The Interpretation of the Bible in the Church [Giải thích Kinh thánh trong Giáo hội]. Tài liệu đệ nhị đẳng tốt nhất là cuốn The Inspiration and Truth of Scripture: Testing the Ratzinger Paradigm [Linh hứng và Chân lý Kinh Thánh: Thử nghiệm Mô hình của Ratzinger]” của Aaron Pidel (Catholic University of America Press, 2023).
4. Thánh Thể Không Phải Là Bàn Tiệc Của Người Có Tội
Chúng ta còn gặp Chúa Kitô ở đâu nữa? Ratzinger cho hay: ở trong đời sống của Giáo hội và đặc biệt nhờ bí tích Thánh Thể, chính Mình và Máu Chúa Kitô. Có được một sự hiểu biết đúng đắn về thần học Thánh Thể là điều vô cùng quan trọng. Ratzinger lập luận rằng Bí tích Thánh Thể không phải là một “bữa ăn thông công”. Nó không phải là một cử hành những thành tựu của cộng đồng địa phương. Đó không phải là tiệc trà và cũng không phải là bữa tiệc của người có tội. Bữa Tiệc Ly được tổ chức với những người bạn của Chúa Kitô (mặc dù một người sắp phản bội ngài) (cf. God is Near Us [Thiên Chúa ở Gần Chúng Ta], 59). Trong Tông huấn Sacramentum Caritatis [Bí tích Tình yêu], Đức Bênêđictô XVI đã mô tả phép lạ Thánh Thể như một loại “sự phân hạch hạt nhân” “thâm nhập vào trái tim của mọi hữu thể, một sự thay đổi nhằm khởi động một quá trình biến đổi thực tại, một quá trình cuối cùng dẫn đến sự biến hình của toàn thế giới, đến mức Thiên Chúa sẽ là tất cả trong tất cả” (Sacramentum Caritatis §11). Trong cùng một tài liệu, ngài lập luận rằng Bí tích Thánh Thể có một mối quan hệ đặc biệt với bí tích hôn phối. Tham chiếu thần học của Thánh Phaolô, ngài lưu ý rằng “tình yêu vợ chồng là một dấu chỉ bí tích tình yêu của Chúa Kitô dành cho Giáo hội của Người, một tình yêu đạt tới tột đỉnh trên Thập giá, biểu thức của ‘hôn nhân’ của Người với nhân loại và đồng thời là nguồn gốc và trái tim của Thánh Thể” (Sacramentum Caritatis §27). Đây là điều sâu sắc hơn nhiều so với tình anh em trong bản Ode to Joy [Tụng ca Niềm Vui] của Beethoven. Tương tự với nguyên tắc lời đi trước hành động là nguyên tắc thần học tín lý và thần học Thánh Thể có liên hệ với nhau về bản chất. Chúng không hoạt động trong các ngăn kín. Trong The Nature and Mission of Theology [Bản chất và Sứ mệnh của Thần học], Ratzinger tán thành nhận định của Albert Görres rằng “không có học thuyết nào về Chúa Giêsu nếu không có bộ xương, không có nguyên tắc tín lý” và mô tả của Görres về não trạng cho rằng “các mệnh đề đức tin không hệ trọng bởi vì điều quan trọng là tiếp xúc với bầu không khí tâm linh” như việc “Ấn giáo hóa đức tin” (tr. 91).
5. Giáo huấn của Giáo hội phát triển một cách hữu cơ
Vì sự thật là quan trọng, nên Giáo hội không thể phát triển giáo huấn của mình theo cách mà các đảng chính trị phát triển chính sách của họ. “Chân lý không được xác định bởi ý kiến của đa số” là một trong những câu nói của Ratzinger. Sự thật không được biện phân bằng cách tham gia các cuộc thăm dò dư luận và tìm kiếm sự đồng thuận. Trong một tiểu luận đăng trong cuốn Demokratie in der Kirche [Dân chủ Trong Giáo Hội], Ratzinger nhận xét:
“Thật vậy, tự chính bản chất, đức tin bị treo lơ lửng khi nó tùy thuộc nguyên tắc đa số. Tại sao ông Muller hoặc bà Huber lại có thể buộc tôi phải tin điều này điều kia mà ít nhiều tình cờ họ cho là đúng? Tại sao tôi buộc phải tin vào những gì đa số thông qua ngày hôm nay mà ngày mai có thể bị thay thế bởi đa số đối lập? Hoặc có một sự cho phép khác trong đức tin của Giáo Hội so với ý kiến của con người, hoặc không có. Nếu không thì không có niềm tin, chỉ có chuyện mọi người nghĩ ra bất cứ điều gì mình cho là đúng.” (tr. 88)
Ratzinger chịu ảnh hưởng bởi sự hiểu biết của Newman về lương tâm như thế nào, ngài cũng chịu ảnh hưởng bởi sự hiểu biết của Newman về sự phát triển của học thuyết như vậy. Newman nhấn mạnh rằng các học thuyết chỉ có thể phát triển một cách hữu cơ từ kho tàng đức tin nguyên thủy. Điều này có nghĩa là các tín lý có thể được tinh lọc nhưng truyền thống tín lý không lật đổ hoặc đi ngược lại, coi là sự thật hôm nay những gì là dị giáo ngày hôm qua. Cũng phải có sự gắn kết nội tại giữa các giáo huấn trong các lãnh vực thần học khác nhau. Các nhánh của thần học không phải là những lĩnh vực hiểu biết hoàn toàn khác biệt mà phù hợp với nhau giống như cách mà một nhà thờ Gothic được cấu trúc sao cho các phần khác nhau của nó (các vòm dài nhọn, các trụ bên ngoài, mái vòm có gân, cửa sổ kính màu, và miệng máng xối) đều đóng vai trò duy trì sự ổn định của tòa nhà. Các nhà thần học cần lưu ý rằng một sự thay đổi đối với một giáo huấn trong một lĩnh vực thần học có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong một lĩnh vực khác.
6. Mối Tương Quan Giữa Đức Tin Và Lý Trí
Đối với Ratzinger, mối tương quan giữa đức tin và lý trí là mối tương quan cộng sinh. Chúng cần thanh lọc lẫn nhau. Truyền thống trí thức Công Giáo đại diện cho sự tổng hợp hoặc tích hợp của cả hai. Chính vì lý do này mà ghế giáo sư của Romano Guardini tại Đại học Munich được mô tả là Ghế của Weltanschauung (thế giới quan) Kitô giáo vì Guardini muốn làm việc đồng thời trong lĩnh vực triết học và thần học. Điều này đi ngược lại xu hướng hậu Kant là tách biệt hoàn toàn triết học khỏi thần học. Trong Principles of Catholic Theology [Những nguyên tắc của Thần học Công Giáo], Ratzinger lập luận rằng “cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang trải qua trong Giáo hội và trong nhân loại gắn liền với việc loại trừ Thiên Chúa như một chủ đề mà lý trí có thể quan tâm đúng mức – một sự loại trừ đã dẫn đến sự suy thoái của thần học trước tiên thành chủ nghĩa duy sử, sau đó thành chủ nghĩa duy xã hội và đồng thời dẫn đến sự nghèo nàn của triết học” (tr. 316). Do đó, ngài đã chống lại cả sự tách biệt theo phong cách Kant “lý trí thuần túy” khỏi đức tin, và một kiểu dè dặt kiểu Barth về giá trị của triết học. Đối với Ratzinger, triết học được hiểu theo cách tiền hiện đại như là sự cởi mở với thể thần linh.
7. Chúng ta phải tin vào một Thiên Chúa Tạo Dựng
Trong tiểu luận của ngài được công bố với tên “In the Beginning…” [từ khởi nguyên...], Ratzinger đã coi trọng sách Sáng thế. Điều này có nghĩa là ngài tin rằng Thiên Chúa là đấng sáng tạo ra vũ trụ, bao gồm thế giới của chúng ta, con người trong đó và cả các động vật. Ngài tuyên bố rằng “chúng ta chỉ có thể giành được tương lai nếu chúng ta không đánh mất sáng thế” (tr. 100). Như một vấn đề luận lý học, ngài giải thích rằng chỉ khi nào sáng thế tốt lành thì con người mới có thể cứu chuộc được và chỉ có Đấng Tạo Dựng mới có thể cứu chuộc chúng ta. Hơn nữa, nếu con người thực sự được Thiên Chúa tạo dựng, thì họ là tạo vật, không phải hàng hóa. Hơn nữa, phẩm giá của bản chất tạo vật của họ không nằm ở khả năng bán mình như một thương hiệu hay lựa chọn giới tính của mình mà ở việc họ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Điều này đến lượt nó có nghĩa là có một hệ sinh thái nhân bản. Niềm tin vào sáng thế cũng rất quan trọng đối với sự hiểu biết về vai trò quản lý của chúng ta đối với sáng thế. Học giả nói tiếng Anh hàng đầu đang làm việc trong lĩnh vực này, tiếp nối nền nhân học thần học của Thánh Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI, là Michael Dominic Taylor.
8. Hiểu biết về thẩm quyền Đồng nghị
Tính đồng nghị là một khái niệm mơ hồ. Thượng hội đồng thông thường là các cuộc họp của các giám mục theo định kỳ. Thượng hội đồng bất thường là các cuộc họp để thảo luận về một số vấn đề đặc thù, chẳng hạn như Thượng hội đồng về Lời Chúa được tổ chức dưới triều giáo hoàng của Đức Bênêđictô XVI. Vấn đề đang được quan tâm hiện nay là những câu hỏi như: Các Thượng Hội Đồng được cấu trúc như thế nào? Ai đủ điều kiện để được mời? Những người tham gia có thẩm quyền gì? Các quyết định của các Thượng Hội Đồng mang tầm quan trọng nào của thẩm quyền? Mặc dù những câu hỏi này là những vấn đề đối với giáo hội học, nhưng chúng có tính căn bản theo nghĩa chúng đi sâu vào những vấn đề sâu xa nhất của thần học Công Giáo như: Giáo hội là gì? Giám mục là gì? Đâu là mối tương quan giữa thừa tác vụ thụ phong và hoạt động tông đồ giáo dân?
Nói tới ý tưởng về một cấu trúc đồng nghị thường trực gồm thành viên hỗn hợp giữa giáo dân và giám mục trong tiểu luận Demokratie in der Kirche [Dân chủ trong Giáo Hội] của mình, Ratzinger tuyên bố:
“Ý tưởng về công đồng hỗn hợp với tư cách là cơ quan quản lý tối cao thường trực của các Giáo Hội quốc gia là một ý tưởng hão huyền đối với truyền thống của Giáo Hội cũng như cấu trúc bí tích và mục tiêu chuyên biệt của nó. Một thượng hội đồng như vậy sẽ thiếu bất cứ tính hợp pháp nào và do đó việc tuân theo nó phải bị bác bỏ một cách dứt khoát và không hàm hồ”. (tr. 31)
Cũng trong tiểu luận đó, Ratzinger đã chỉ ra những xung đột không ngừng nổ ra trong Giáo hội Anh bởi các tiến trình đồng nghị thường trực và tính không phổ biến của các thử nghiệm do các nhóm Công Giáo thực hiện trong các khuôn viên đại học Đức được thiết kế để dân chủ hóa việc quản trị giáo hội. Ngài ca ngợi các sinh viên ở Cologne đã “kiên quyết bác bỏ” “âm mưu đồng nghị” (synodale Komplott) vì họ muốn cộng đồng của họ gắn kết với nhau bởi một điểm chung duy nhất — “Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, như đức tin của giáo hội tuyên xưng” (tr.33).
Điều này không có nghĩa là Ratzinger chống lại các Thượng Hội Đồng, nhưng ngài chống lại ý tưởng cai trị Giáo hội bằng một diễn trình đồng nghị thường trực theo cách của Giáo hội Anh. Tính đồng nghị có khả năng trở thành một từ khó hiểu theo nghĩa là nó được các nhà thần học và các nhà lãnh đạo giáo hội khác nhau đưa ra một nội dung khác. Nền tảng cho một số phiên bản của nó là khái niệm của Newman về sensus fidelium [cảm thức của các tín hữu]. Tài liệu năm 2014 của Ủy ban Thần học Quốc tế, “Cảm thức đức tin [Sensus fidei] trong Đời sống Giáo hội,” đã vạch ra các loại khuynh hướng mà các thành viên giáo dân đòi hỏi trước khi họ có thể dựa vào để có được cảm thức đức tin. Không phải bất cứ ai tình cờ được rửa tội đều có thể được cho là có ý thức này. Thánh Gioan Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đều đã tuyên bố rằng cảm thức đức tin không đồng nghĩa với một loại thăm dò ý kiến đa số. Tuy nhiên, nhiều người nổi tiếng đề xuất khái niệm này quả có rao bán nó như một cuộc thăm dò dư luận giống như một cuộc trưng cầu dân ý về các vấn đề xã hội gây tranh cãi ở các nước dân chủ. Cần phải cố gắng tách lúa mì ra khỏi rơm rác trong lĩnh vực thử nghiệm quản trị giáo hội này.
9. Hiểu Bí tích Truyền Chức Thánh
Các khái niệm căn bản như “Giáo hội” và “giám mục” cần được chú ý thế nào, thì việc hiểu về các Chức Thánh nói chung cũng cần được lưu ý như vậy. Trong thời gian nghỉ hưu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã dành một lượng thời gian và năng lực cảm xúc đáng kể để bảo vệ tập tục linh mục độc thân và quan niệm về một linh mục như một ai đó hơn là một nhà lãnh đạo cộng đồng. Vào mùa thu năm 2023, Ignatius Press xuất bản cuốn What is Christianity?: The Last Writings [Kitô giáo là gì?: Các Trước tác cuối cùng] bao gồm một bộ sưu tập các bài tiểu luận và bài phát biểu ngắn của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trong thời kỳ làm Giáo hoàng Hưu trí. Nó bao gồm một suy tư rất quan trọng về chức linh mục. Bài này nên được đọc cùng với cuốn From the Depths of our Hearts: Priesthood, Celibacy and the Crisis of the Catholic Church [Từ sâu thẳm trái tim chúng ta: Chức Linh mục, Việc Độc thân và Cuộc Khủng hoảng của Giáo Hội Công Giáo] của Đức Giáo Hoàng hưu trí và Đức Hồng Y Robert Sarah và cuốn Friends of the Bridegroom: For a Renewed Vision of Priestly Celibacy [Những người bạn của chàng rể: Cho một tầm nhìn mới về việc độc thân của linh mục] của Đức Hồng Y Marc Ouellet.
10. Hiểu tác vụ Phêrô
Trong cuốn phỏng vấn God and the World [Thiên Chúa và Thế giới] của ngài, Ratzinger nhận xét:
“Bản thân Giáo hoàng thậm chí không thể nói, tôi là Giáo hội, hay tôi là truyền thống, nhưng ngược lại, ngài bị giới hạn, ngài hiện thân sự giới hạn áp đặt lên Giáo hội này…. Do đó, Giáo hoàng không phải là công cụ, mà với nó, có thể nói, người ta có thể kêu gọi thành lập một Giáo hội khác, nhưng ngài là một hàng rào bảo vệ chống lại hành động tùy tiện.” (tr. 377)
Trong tư cách ấy, một vị giáo hoàng không phải là một quân chủ tuyệt đối, mà giống như một quân chủ lập hiến có quyền lực được ràng buộc bởi hiến pháp hoặc các quy ước hiến pháp. Trong trường hợp này, Kinh thánh và Truyền thống giáo hội đóng vai trò là những hạn chế đối với việc thực thi quyền lực tùy tiện của ngài. Ngài cũng là nguyên lý hiệp nhất cho Giáo hội. Ngài không phải là chủ tịch của một hội tranh luận hay giám đốc điều hành của một tập đoàn đa quốc gia như một số người vận động cho việc dân chủ hóa việc quản trị giáo hội muốn có. Ngài gánh vác trách nhiệm bảo vệ đức tin, bảo vệ đức tin khỏi bị sai lạc, và theo chân Chúa Giêsu, ngài là mục tử chịu trách nhiệm về tình trạng thiêng liêng của khoảng 1.3 tỷ con chiên. Vì một số con chiên này bị bức hại ở các quốc gia do các hệ tư tưởng toàn trị cai trị, nên ngài cũng chịu trách nhiệm về các quyết định của các nhà ngoại giao Vatican, những người đương đầu với các hệ tư tưởng. Do đó, tác vụ Phêrô là trách nhiệm tuyệt vời nhất có thể tưởng tượng được và không ngạc nhiên khi Ratzinger đã sử dụng tính từ “tử vì đạo” để mô tả nó.
Điều chúng ta cần bây giờ là quay trở lại với các nguyên tắc căn bản của Đức Bênêđictô XVI, tổng hợp hai thiên niên kỷ giáo huấn Công Giáo.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Nam Úc: Giã Hoa Kết thúc tháng 5 dâng hoa kính Mẹ Maria
Jo. Vĩnh SA
06:28 28/05/2023
TRUYỀN THỐNG DÂNG HOA KÍNH Đức Mẹ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
Hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp phối hợp với Cộng Đoàn Việt Nam thuộc giáo xứ Ottoway. Giã hoa kết thúc tháng hoa dâng kính Mẹ Maria
Mỗi dịp tháng 5 về, các giáo xứ Công Giáo tại Việt Nam có truyền thống, người giáo dân dùng những bài thánh ca, hợp với các vũ điệu, tiến dâng những đóa hoa tươi lên Đức Mẹ, nhằm cảm tạ và tôn vinh Mẹ Thiên Chúa. Truyền thống này đã có từ thời cổ đại và xuất phát từ tình cảm phổ biến của người giáo dân dành cho Đức Mẹ.Vì thế việc dâng hoa lên Đức Mẹ là một cử chỉ tốt đẹp và ý nghĩa để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Giáo hội và cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta.
Việc dâng hoa tại các giáo xứ Việt Nam thường bao gồm ba phần:
-Trước hết là nghi thức rước tượng Đức Mẹ quanh khuôn viên giáo xứ, rồi tiến vào nhà thờ (hoặc, nếu Thánh lễ được cử hành ngoài trời, đến bàn thờ), an vị tượng Đức Mẹ trên Ngai Tòa. Sau đó dâng tiến hoa được bắt đầu.
Nhóm dâng hoa đầu tiên, thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ, dâng hương trên bàn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng để tôn vinh Đức Mẹ và các Thiên thần cùng các thánh.
Tiếp theo, nhóm thứ hai, dâng những bó hoa năm sắc, để ca ngợi các nhân đức của Đức Mẹ, được tượng trưng bằng năm sắc màu với những bông hoa được dâng tiến là: Đỏ, trắng, vàng, tím và xanh. Màu sắc hoa, không chỉ tiêu biểu cho các nhân đức của Mẹ Thiên Chúa mà còn thể hiện những cảm xúc và mong muốn mà các “vũ công” muốn dâng cho Đức Mẹ.
Phần cuối cùng, là phần tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ. Xin Mẹ luôn chúc lành cho mọi người Kitô hữu, và chúng ta có thể sống theo ý nghĩa của năm màu hoa mà chúng ta dành cho Mẹ trong tháng hoa này.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
>Ý Nghĩa Của Các Màu Hoa:
-MÀU ĐỎ là bông hồng của tình yêu: Xin Đức Mẹ dạy chúng ta biết yêu mến Thiên Chúa với tất cả trái tim và tình yêu thương anh chị em đồng loại, như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.
-MÀU VÀNG là bông hoa vàng của đức tin sắt đá: Xin Đức Mẹ dạy chúng ta biết phó dâng và tín thác vào tình yêu cùng sự quan phòng của Thiên Chúa như Đức Mẹ đã làm.
-MÀU XANH là bông hoa của hy vọng: Xin Đức Mẹ đừng để chúng ta thất vọng vì những khó khăn và nghịch cảnh trong cuộc sống.
MÀU TRẮNG là bông hoa của sự đồng trinh: Xin Đức Mẹ giúp chúng ta giữ cho trái tim chúng ta luôn trong sạch và thoát khỏi tội lỗi.
MÀU TÍM là bông hoa của sự đau đớn, bệnh tật, than khóc, cô đơn: Xin Đức Mẹ dạy chúng ta chấp nhận thập giá mà Thiên Chúa sai chúng ta đến để chúng ta trung thành theo Chúa Kitô cho đến trọn đời.
Xin Đức Mẹ chuyển cầu với Thiên Chúa, chúc lành cho chúng ta với lòng sùng kính Mẹ trong tháng hoa - đầy hương thơm và đầy ắp tình con thảo.
Đan Huyền
*****************
VIETNAMESE TRADITION OF OFFERING OF FLOWERS
Every May, many Catholic parishes in Vietnam have a tradition in which parishioners come forward to offer flowers with singing and dancing, to thank and honour the Mother of God. This tradition goes back to ancient times and comes from the country’s popular affection for Our Lady.
Offering flowers to Our Lady is a beautiful and meaningful gesture to honour the Mother of God, the mother of the church and also the mother of each of us.
The flower offering in Vietnam parishes typically consist of three parts:
First, after a procession with the statue of Our Lady around the parish grounds, the community carries the statue of Our Lady into the church (or, if Mass is celebrated outdoors, to the altar), places the statue on the throne, then the flower offering begins.
The first group offers flowers on behalf of the parish community and also offers incense to worship the Holy Trinity, and to honour Our Lady and the angels and saints.
Next, the second group offers flowers to praise the virtues of Our Lady, symbolized with a five-colour procession with red, white, yellow, purple, and blue flowers. The flower colours not only represent the virtues of the Mother of God but also express the feelings and wishes that children want to offer her.
The final part is one of thanksgiving to God and to Our Lady. May She always bless every Christian, and may we live according to the meaning of the five flower colours that we dedicate to her this month.
MEANING of the FLOWER’S COLOURS
-RED is the rose of love: May Our Lady taught us to love God with all our hearts and to love our brothers and sisters as God has loved us.
-YELLOW is the golden flower of iron faith: May Our Lady taught us to surrender and trust in God's love and providence as she did.
-BLUE is the flower of hope: May our Lady not let us be disappointed by the difficulties and adversities of life.
-WHITE is the flower of virginity: May Our Lady help us keep our hearts always pure and free of sin.
-PURPLE is the flower of pain, illness, mourning, loneliness: May Our Lady teach us to accept the crosses that God sends us so that we faithfully follow Christ for the rest of our lives.
May Our Lady intercede with God to bless us with devotion to her in the month of flowers - full of fragrance and full of filial affection.
Hội Ái Mộ Cha Trương Bửu Diệp phối hợp với Cộng Đoàn Việt Nam thuộc giáo xứ Ottoway. Giã hoa kết thúc tháng hoa dâng kính Mẹ Maria
Mỗi dịp tháng 5 về, các giáo xứ Công Giáo tại Việt Nam có truyền thống, người giáo dân dùng những bài thánh ca, hợp với các vũ điệu, tiến dâng những đóa hoa tươi lên Đức Mẹ, nhằm cảm tạ và tôn vinh Mẹ Thiên Chúa. Truyền thống này đã có từ thời cổ đại và xuất phát từ tình cảm phổ biến của người giáo dân dành cho Đức Mẹ.Vì thế việc dâng hoa lên Đức Mẹ là một cử chỉ tốt đẹp và ý nghĩa để tôn vinh Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của Giáo hội và cũng là Mẹ của mỗi người chúng ta.
Việc dâng hoa tại các giáo xứ Việt Nam thường bao gồm ba phần:
-Trước hết là nghi thức rước tượng Đức Mẹ quanh khuôn viên giáo xứ, rồi tiến vào nhà thờ (hoặc, nếu Thánh lễ được cử hành ngoài trời, đến bàn thờ), an vị tượng Đức Mẹ trên Ngai Tòa. Sau đó dâng tiến hoa được bắt đầu.
Nhóm dâng hoa đầu tiên, thay mặt cho cộng đoàn giáo xứ, dâng hương trên bàn thờ Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng để tôn vinh Đức Mẹ và các Thiên thần cùng các thánh.
Tiếp theo, nhóm thứ hai, dâng những bó hoa năm sắc, để ca ngợi các nhân đức của Đức Mẹ, được tượng trưng bằng năm sắc màu với những bông hoa được dâng tiến là: Đỏ, trắng, vàng, tím và xanh. Màu sắc hoa, không chỉ tiêu biểu cho các nhân đức của Mẹ Thiên Chúa mà còn thể hiện những cảm xúc và mong muốn mà các “vũ công” muốn dâng cho Đức Mẹ.
Phần cuối cùng, là phần tạ ơn Thiên Chúa và Đức Mẹ. Xin Mẹ luôn chúc lành cho mọi người Kitô hữu, và chúng ta có thể sống theo ý nghĩa của năm màu hoa mà chúng ta dành cho Mẹ trong tháng hoa này.
XEM HÌNH – SEE PHOTOS
>Ý Nghĩa Của Các Màu Hoa:
-MÀU ĐỎ là bông hồng của tình yêu: Xin Đức Mẹ dạy chúng ta biết yêu mến Thiên Chúa với tất cả trái tim và tình yêu thương anh chị em đồng loại, như Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta.
-MÀU VÀNG là bông hoa vàng của đức tin sắt đá: Xin Đức Mẹ dạy chúng ta biết phó dâng và tín thác vào tình yêu cùng sự quan phòng của Thiên Chúa như Đức Mẹ đã làm.
-MÀU XANH là bông hoa của hy vọng: Xin Đức Mẹ đừng để chúng ta thất vọng vì những khó khăn và nghịch cảnh trong cuộc sống.
MÀU TRẮNG là bông hoa của sự đồng trinh: Xin Đức Mẹ giúp chúng ta giữ cho trái tim chúng ta luôn trong sạch và thoát khỏi tội lỗi.
MÀU TÍM là bông hoa của sự đau đớn, bệnh tật, than khóc, cô đơn: Xin Đức Mẹ dạy chúng ta chấp nhận thập giá mà Thiên Chúa sai chúng ta đến để chúng ta trung thành theo Chúa Kitô cho đến trọn đời.
Xin Đức Mẹ chuyển cầu với Thiên Chúa, chúc lành cho chúng ta với lòng sùng kính Mẹ trong tháng hoa - đầy hương thơm và đầy ắp tình con thảo.
Đan Huyền
*****************
VIETNAMESE TRADITION OF OFFERING OF FLOWERS
Every May, many Catholic parishes in Vietnam have a tradition in which parishioners come forward to offer flowers with singing and dancing, to thank and honour the Mother of God. This tradition goes back to ancient times and comes from the country’s popular affection for Our Lady.
Offering flowers to Our Lady is a beautiful and meaningful gesture to honour the Mother of God, the mother of the church and also the mother of each of us.
The flower offering in Vietnam parishes typically consist of three parts:
First, after a procession with the statue of Our Lady around the parish grounds, the community carries the statue of Our Lady into the church (or, if Mass is celebrated outdoors, to the altar), places the statue on the throne, then the flower offering begins.
The first group offers flowers on behalf of the parish community and also offers incense to worship the Holy Trinity, and to honour Our Lady and the angels and saints.
Next, the second group offers flowers to praise the virtues of Our Lady, symbolized with a five-colour procession with red, white, yellow, purple, and blue flowers. The flower colours not only represent the virtues of the Mother of God but also express the feelings and wishes that children want to offer her.
The final part is one of thanksgiving to God and to Our Lady. May She always bless every Christian, and may we live according to the meaning of the five flower colours that we dedicate to her this month.
MEANING of the FLOWER’S COLOURS
-RED is the rose of love: May Our Lady taught us to love God with all our hearts and to love our brothers and sisters as God has loved us.
-YELLOW is the golden flower of iron faith: May Our Lady taught us to surrender and trust in God's love and providence as she did.
-BLUE is the flower of hope: May our Lady not let us be disappointed by the difficulties and adversities of life.
-WHITE is the flower of virginity: May Our Lady help us keep our hearts always pure and free of sin.
-PURPLE is the flower of pain, illness, mourning, loneliness: May Our Lady teach us to accept the crosses that God sends us so that we faithfully follow Christ for the rest of our lives.
May Our Lady intercede with God to bless us with devotion to her in the month of flowers - full of fragrance and full of filial affection.
Thường Huấn Ủy Ban Giáo Dân Giáo Tỉnh Huế 2023
Toma Trương Văn Ân
19:27 28/05/2023
Thường Huấn Ủy Ban Giáo Dân Giáo Tỉnh Huế 2023
Trong 2 ngày 25 và 26. 5. 2023, tại Trung tâm mục vụ Giáo phận Đà Nẵng. Ủy Ban Giáo Dân ( UBGD) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam ( HĐGMVN), đã tổ chức thường huấn Thành viên Ban Giáo dân của 6 Giáo phận trong Giáo Tỉnh Huế. ( gồm có Tổng Giáo Phận Huế và các Giáo phận: Đà Nẵng, Kontum, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn và Nha Trang).
Xem Hình
Ban Giảng huấn có Đức Cha Giuse Trần Văn Toản – Chủ tịch UBGD. Cha Giuse Lê Quốc Thăng – Phó Chủ tịch UBGD, đặc trách Hội đồng mục vụ Giáo xứ. Cha Anton Hà Văn Minh- Tổng Thư ký UBGD, đặc trách nghiên huấn.
Chủ đề khóa thường huấn: “ CŨNG CỐ SỰ HIỆP THÔNG “, có 69 Tham dự viên của 6 Giáo phận tham dự.
Ngày thứ nhất ( 25. 5. 2023):
Lúc 11 giờ, Đức Cha Giuse- Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã đến chào mừng Đức Cha Chủ tịch và UBGD, đã tín nhiệm chọn Giáo phận Đà Nẵng, làm nơi thường huấn Ban Giáo dân các Giáo phận Giáo tỉnh Huế trong năm 2023 này. Đức cha bày tỏ: “Các hoạt đông của UBGD đem lại ơn ích cho Tông đồ Giáo dân, làm phong phú đời sống Giáo Hội địa phương”.
Chương trình được Cha Gioan baotixita Nguyễn Minh Tâm – Trưởng UBGD Giáo tỉnh Huế, Trưởng Ban tổ chức, đặc trách Ban giáo dân giáo phận Ban mê thuột, khai mạc lúc 14 giờ.
Trong Bài thường huấn đầu tiên, Cha Giuse Lê Quốc Thăng giảng huấn với đề tài: GIÁO D N SỐNG BÍ TÍCH THANH TẨY TRONG VIỆC X Y DỰNG MỘT GIÁO HỘI HIỆP HÀNH theo định hướng của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Mục tiêu của Bài giúp Tham dự viên có cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm và bổn phận của người tín hữu Chúa Ki-tô trong Giáo Hội hôm nay, dựa trên nền tảng của Ơn gọi Bí tích Thanh tẩy. Giáo Hội hiệp hành là mọi thành phần dân Chúa đều tham gia và đồng trách nhiệm. Trong đó Giáo dân là thành phần đông đảo. Nhờ Ơn Chúa Thánh Thần, mỗi người có một khả năng khác nhau. Có những người có chuyên môn được đào tạo bài bản về nhiều lãnh vực như: văn hóa, kinh tế, giáo dục, quản trị …. Giáo sỹ cần tôn trọng và tham khảo ý kiến của họ. Người Giáo dân có thể hiện diện trong tất các lãnh vực của đời sống xã hội, và họ công bố Tin Mừng cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, bằng chính đời sống yêu thương tốt lành, mang lại niềm vui và bình an, trong môi trường đang sống và làm việc của mình. Người Giáo dân ngày nay đóng góp quan trong cho sự phát triển đời sống đức tin của Giáo hội.
Bài thường huấn thứ 2: được Cha Anton Hà Văn Minh đề cập tới nhiệm vụ của các Linh mục (Giáo sỹ) và nhiệm vụ của người Giáo dân. Nhiệm vụ Giáo sỹ là qui tụ cộng đoàn. Giáo sỹ dâng hiến chính mình để làm phong phú đời sống đức tin và bảo vệ cộng đoàn, để dân Chúa đạt đến yêu thương. Giáo sỹ phục vụ cộng đoàn, phục vụ cho sự hiệp nhất, đạt thiện ích đặc biệt là sự sống đời đời. Người Giáo dân khi nhận Bí tích thanh tẩy, đều tham dự vào chức Tư tế duy nhất của Đức Ki-tô. Linh mục và Giáo dân đều có trách nhiệm loan báo Tin Mừng, không loại trừ nhau nhưng cộng tác củng cố sự hiệp thông, cùng nhau phân định và đưa ra quyết định chung. Trước hết, cần cũng cố sự gặp gỡ, tạo bầu khí hiệp thông. Các Giáo sỹ cần biết rõ, trân trọng và khám phá đặc sủng người tín hữu và tạo điều kiện cho sự phát triển đặc thù nơi người Giáo dân.
Một điều thú vị trong đợt thường huấn này, Cha Philipphe Trương Văn Long và Cha Gioan baotixita Nguyễn Công Thủy – đặc trách Ban Giáo dân Giáo phận Đà Nẵng, đã kèm thêm trong Chương trình Thường huấn, là Đoàn Tham dự viên hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu. Tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu, lúc 18 giờ, Đức Cha Giuse- Chủ tịch UBGD đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn với Giáo phận Đà Nẵng, mừng 60 năm thành lập ( 1963-2023). Đồng thời cầu nguyện cho tất cả thành phần dân Chúa biết củng cố sự hiệp thông. Sau Thánh lễ, Đoàn đã đến viếng Đền Thánh An-rê tại Phước Kiều, nơi mảnh đất thắm máu Người Chứng Thứ Nhất của Giáo Hội Việt Nam, là hạt giống sinh người tín hữu Việt Nam. Cũng tại mãnh đất Thanh Chiêm này ( Phước Kiều ngày nay), các Giáo Sỹ Dòng Tên ( Dòng Chúa Giê-su) đã sáng tác ra Chữ Quốc Ngữ, và nhiều lớp kế thừa đã hoàn thiện Chữ Quốc Ngữ, cho đến ngày nay người dân Việt Nam có Bộ Chữ độc đáo và rất dễ học.
Ngày thứ hai: 26.5.2023:
Đức Cha Giuse – Chủ Tịch UBGD đã giảng huấn đề tài: LINH ĐẠO HIỆP HÀNH CỦA NGƯỜI GIÁO D N TÔNG ĐỒ. Đức Cha nói đến một Thiên Chúa hiệp hành. Con người được tạo dựng để bước đi với Thiên Chúa và bước đi với nhau. Dù con người sa ngã, Thiên Chúa phục hồi lại tương quan giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau. Chúa đến, cùng bước đi và mời gọi các Tông đồ bước đi với mình. Chúa Giê-su cùng hiệp hành với các Tông Đồ dong duổi hiệp hành khắp Palestin để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Giáo Hội của các Tông Đồ là một cộng đoàn cùng bước đi với nhau dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần- Hiệp hành: Hiệp thông – Tham gia- Sứ vụ. Hiến Chế mục vụ” Vui mừng và hy vọng – Gaudium et Spes” của Công Đồng Vat.II khẳng định: Giáo hội cùng bước đi với nhân loại, vì lợi ích chung của nhân loại.
Sau các Bài giảng huấn, Tham dự viên cùng hội thảo và nêu những ý kiến, những thuận lợi và khó khăn cho việc hiệp hành và những điều cần thiết giúp củng cố sự hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa. Đức Cha Chủ tịch đã lắng nghe và giải đáp thỏa đáng, các vấn đề tương quan giữa các thành phần trong cộng đoàn, ý nghĩa Thần học và những giáo huấn hướng dẫn của Giáo hội. Để các thành phần dân Chúa hiệp thông trong một đức tin, hiệp thông trong một Thần khí, trong bầu khí tin cậy cởi mở, gần gũi và tiếp nhận ý kiến người khác… làm nên một cộng đoàn Giáo hội hiệp nhất và yêu thương. Tham dự viên cũng nêu ước ao được học hỏi đào tạo thêm về Mục vụ, tín lý và các Giáo huấn của Giáo hội. Để người Tông đồ Giáo dân có thể thích ứng với việc loan báo Tin Mừng trong môi trường mới mình đang sống và làm việc.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc 2 ngày thường huấn, được Đức Cha Chủ tịch và quí Cha tham dự chương trình thường huấn, cùng đồng tế tại nhà nguyện của Trung tâm mục vụ lúc 11 giờ cùng ngày. Với tâm tình tạ ơn, Đức Cha Chủ tế mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa đã cho những ngày thường huấn đạt kết quả tốt đẹp. đồng thời cầu nguyện cho các Giám mục, Linh mục và Giáo dân trong 15 nhiệm kỳ Ủy ban Giáo dân của Hội đồng Giáo mục Việt Nam đã qua đời, và cầu nguyện xin Chúa cho mỗi người được dồi dào Ơn Thánh trong vai trò và trách nhiệm đã lãnh nhận.
Trước lúc kết thúc Thánh lễ, kết thúc chương trình Thường huấn. Cha Anton - Tổng thư ký UBGD đã đại diện Đức Cha Chủ tịch và UBGD có lời cám Ơn Đức Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Cha Giám đốc Trung tâm mục vụ, đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần, để Chương trình thường huấn UBGD Giáo tỉnh Huế đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Cha cũng cám Ơn Quí Cha và thành viên Ban Giáo dân của 6 Giáo phận, đã đáp lại lời mời gọi của UBGD trực thuộc HĐGMVN. Cách riêng, Cha Anton cám ơn Ban Giáo dân- Giáo phận Đà Nẵng có nhiều sự chuẩn bị tốt và cần thiết, một chương trình kết hợp hành hương đạo đức bình dân, đã hỗ trợ nâng đỡ đời sống đức tin một cách mạnh mẽ và phong phú.
Tôma Trương Văn Ân
Trong 2 ngày 25 và 26. 5. 2023, tại Trung tâm mục vụ Giáo phận Đà Nẵng. Ủy Ban Giáo Dân ( UBGD) trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam ( HĐGMVN), đã tổ chức thường huấn Thành viên Ban Giáo dân của 6 Giáo phận trong Giáo Tỉnh Huế. ( gồm có Tổng Giáo Phận Huế và các Giáo phận: Đà Nẵng, Kontum, Ban Mê Thuột, Qui Nhơn và Nha Trang).
Xem Hình
Ban Giảng huấn có Đức Cha Giuse Trần Văn Toản – Chủ tịch UBGD. Cha Giuse Lê Quốc Thăng – Phó Chủ tịch UBGD, đặc trách Hội đồng mục vụ Giáo xứ. Cha Anton Hà Văn Minh- Tổng Thư ký UBGD, đặc trách nghiên huấn.
Chủ đề khóa thường huấn: “ CŨNG CỐ SỰ HIỆP THÔNG “, có 69 Tham dự viên của 6 Giáo phận tham dự.
Ngày thứ nhất ( 25. 5. 2023):
Lúc 11 giờ, Đức Cha Giuse- Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã đến chào mừng Đức Cha Chủ tịch và UBGD, đã tín nhiệm chọn Giáo phận Đà Nẵng, làm nơi thường huấn Ban Giáo dân các Giáo phận Giáo tỉnh Huế trong năm 2023 này. Đức cha bày tỏ: “Các hoạt đông của UBGD đem lại ơn ích cho Tông đồ Giáo dân, làm phong phú đời sống Giáo Hội địa phương”.
Chương trình được Cha Gioan baotixita Nguyễn Minh Tâm – Trưởng UBGD Giáo tỉnh Huế, Trưởng Ban tổ chức, đặc trách Ban giáo dân giáo phận Ban mê thuột, khai mạc lúc 14 giờ.
Trong Bài thường huấn đầu tiên, Cha Giuse Lê Quốc Thăng giảng huấn với đề tài: GIÁO D N SỐNG BÍ TÍCH THANH TẨY TRONG VIỆC X Y DỰNG MỘT GIÁO HỘI HIỆP HÀNH theo định hướng của Hội đồng Giám mục Việt Nam. Mục tiêu của Bài giúp Tham dự viên có cái nhìn đúng đắn về trách nhiệm và bổn phận của người tín hữu Chúa Ki-tô trong Giáo Hội hôm nay, dựa trên nền tảng của Ơn gọi Bí tích Thanh tẩy. Giáo Hội hiệp hành là mọi thành phần dân Chúa đều tham gia và đồng trách nhiệm. Trong đó Giáo dân là thành phần đông đảo. Nhờ Ơn Chúa Thánh Thần, mỗi người có một khả năng khác nhau. Có những người có chuyên môn được đào tạo bài bản về nhiều lãnh vực như: văn hóa, kinh tế, giáo dục, quản trị …. Giáo sỹ cần tôn trọng và tham khảo ý kiến của họ. Người Giáo dân có thể hiện diện trong tất các lãnh vực của đời sống xã hội, và họ công bố Tin Mừng cho anh chị em chưa nhận biết Chúa, bằng chính đời sống yêu thương tốt lành, mang lại niềm vui và bình an, trong môi trường đang sống và làm việc của mình. Người Giáo dân ngày nay đóng góp quan trong cho sự phát triển đời sống đức tin của Giáo hội.
Bài thường huấn thứ 2: được Cha Anton Hà Văn Minh đề cập tới nhiệm vụ của các Linh mục (Giáo sỹ) và nhiệm vụ của người Giáo dân. Nhiệm vụ Giáo sỹ là qui tụ cộng đoàn. Giáo sỹ dâng hiến chính mình để làm phong phú đời sống đức tin và bảo vệ cộng đoàn, để dân Chúa đạt đến yêu thương. Giáo sỹ phục vụ cộng đoàn, phục vụ cho sự hiệp nhất, đạt thiện ích đặc biệt là sự sống đời đời. Người Giáo dân khi nhận Bí tích thanh tẩy, đều tham dự vào chức Tư tế duy nhất của Đức Ki-tô. Linh mục và Giáo dân đều có trách nhiệm loan báo Tin Mừng, không loại trừ nhau nhưng cộng tác củng cố sự hiệp thông, cùng nhau phân định và đưa ra quyết định chung. Trước hết, cần cũng cố sự gặp gỡ, tạo bầu khí hiệp thông. Các Giáo sỹ cần biết rõ, trân trọng và khám phá đặc sủng người tín hữu và tạo điều kiện cho sự phát triển đặc thù nơi người Giáo dân.
Một điều thú vị trong đợt thường huấn này, Cha Philipphe Trương Văn Long và Cha Gioan baotixita Nguyễn Công Thủy – đặc trách Ban Giáo dân Giáo phận Đà Nẵng, đã kèm thêm trong Chương trình Thường huấn, là Đoàn Tham dự viên hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu. Tại Trung tâm hành hương Đức Mẹ Trà Kiệu, lúc 18 giờ, Đức Cha Giuse- Chủ tịch UBGD đã chủ sự Thánh lễ tạ ơn với Giáo phận Đà Nẵng, mừng 60 năm thành lập ( 1963-2023). Đồng thời cầu nguyện cho tất cả thành phần dân Chúa biết củng cố sự hiệp thông. Sau Thánh lễ, Đoàn đã đến viếng Đền Thánh An-rê tại Phước Kiều, nơi mảnh đất thắm máu Người Chứng Thứ Nhất của Giáo Hội Việt Nam, là hạt giống sinh người tín hữu Việt Nam. Cũng tại mãnh đất Thanh Chiêm này ( Phước Kiều ngày nay), các Giáo Sỹ Dòng Tên ( Dòng Chúa Giê-su) đã sáng tác ra Chữ Quốc Ngữ, và nhiều lớp kế thừa đã hoàn thiện Chữ Quốc Ngữ, cho đến ngày nay người dân Việt Nam có Bộ Chữ độc đáo và rất dễ học.
Ngày thứ hai: 26.5.2023:
Đức Cha Giuse – Chủ Tịch UBGD đã giảng huấn đề tài: LINH ĐẠO HIỆP HÀNH CỦA NGƯỜI GIÁO D N TÔNG ĐỒ. Đức Cha nói đến một Thiên Chúa hiệp hành. Con người được tạo dựng để bước đi với Thiên Chúa và bước đi với nhau. Dù con người sa ngã, Thiên Chúa phục hồi lại tương quan giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau. Chúa đến, cùng bước đi và mời gọi các Tông đồ bước đi với mình. Chúa Giê-su cùng hiệp hành với các Tông Đồ dong duổi hiệp hành khắp Palestin để thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Giáo Hội của các Tông Đồ là một cộng đoàn cùng bước đi với nhau dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần- Hiệp hành: Hiệp thông – Tham gia- Sứ vụ. Hiến Chế mục vụ” Vui mừng và hy vọng – Gaudium et Spes” của Công Đồng Vat.II khẳng định: Giáo hội cùng bước đi với nhân loại, vì lợi ích chung của nhân loại.
Sau các Bài giảng huấn, Tham dự viên cùng hội thảo và nêu những ý kiến, những thuận lợi và khó khăn cho việc hiệp hành và những điều cần thiết giúp củng cố sự hiệp thông giữa các thành phần dân Chúa. Đức Cha Chủ tịch đã lắng nghe và giải đáp thỏa đáng, các vấn đề tương quan giữa các thành phần trong cộng đoàn, ý nghĩa Thần học và những giáo huấn hướng dẫn của Giáo hội. Để các thành phần dân Chúa hiệp thông trong một đức tin, hiệp thông trong một Thần khí, trong bầu khí tin cậy cởi mở, gần gũi và tiếp nhận ý kiến người khác… làm nên một cộng đoàn Giáo hội hiệp nhất và yêu thương. Tham dự viên cũng nêu ước ao được học hỏi đào tạo thêm về Mục vụ, tín lý và các Giáo huấn của Giáo hội. Để người Tông đồ Giáo dân có thể thích ứng với việc loan báo Tin Mừng trong môi trường mới mình đang sống và làm việc.
Thánh lễ tạ ơn kết thúc 2 ngày thường huấn, được Đức Cha Chủ tịch và quí Cha tham dự chương trình thường huấn, cùng đồng tế tại nhà nguyện của Trung tâm mục vụ lúc 11 giờ cùng ngày. Với tâm tình tạ ơn, Đức Cha Chủ tế mời gọi cộng đoàn tạ ơn Chúa đã cho những ngày thường huấn đạt kết quả tốt đẹp. đồng thời cầu nguyện cho các Giám mục, Linh mục và Giáo dân trong 15 nhiệm kỳ Ủy ban Giáo dân của Hội đồng Giáo mục Việt Nam đã qua đời, và cầu nguyện xin Chúa cho mỗi người được dồi dào Ơn Thánh trong vai trò và trách nhiệm đã lãnh nhận.
Trước lúc kết thúc Thánh lễ, kết thúc chương trình Thường huấn. Cha Anton - Tổng thư ký UBGD đã đại diện Đức Cha Chủ tịch và UBGD có lời cám Ơn Đức Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng, Cha Giám đốc Trung tâm mục vụ, đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần, để Chương trình thường huấn UBGD Giáo tỉnh Huế đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Cha cũng cám Ơn Quí Cha và thành viên Ban Giáo dân của 6 Giáo phận, đã đáp lại lời mời gọi của UBGD trực thuộc HĐGMVN. Cách riêng, Cha Anton cám ơn Ban Giáo dân- Giáo phận Đà Nẵng có nhiều sự chuẩn bị tốt và cần thiết, một chương trình kết hợp hành hương đạo đức bình dân, đã hỗ trợ nâng đỡ đời sống đức tin một cách mạnh mẽ và phong phú.
Tôma Trương Văn Ân
VietCatholic TV
Tổng phản công: Mariupol nổ lớn. Quân tiếp viện Nga vừa đến đã tan tành. Medvedev hăm dọa hạt nhân
VietCatholic Media
03:21 28/05/2023
1. Quân tiếp viện Nga cho thành phố cảng Berdiansk bị tạm chiếm vừa mới đến đã bị tấn công. Tầu chiến Nga bỏ chạy về phía bán đảo Crimea.
Các vụ nổ đã được báo cáo gần thành phố Berdiansk do Nga xâm lược ở miền nam Ukraine hôm thứ Bảy, đánh dấu lần thứ hai trong vòng 48 giờ thành phố cảng này bị tấn công.
Quan chức Ukraine Viktor Dudukalov, phó chủ tịch lưu vong của Hội đồng quận Berdiansk, nói với truyền hình quốc gia Ukraine rằng các căn cứ quân sự chứa đầy binh lính Nga ở làng Novopetrivka đã bị tấn công vào chiều thứ Bẩy. Họ chủ yếu là các binh sĩ Nga vừa mới được tăng viện khi Nga lo sợ Ukraine sẽ tấn công vào Berdiansk trong những ngày tới. Mục tiêu cách trung tâm thành phố khoảng 15 kilômét về phía đông bắc. Các tin tình báo thu được từ các bệnh viện trong khu vực cho thấy hàng trăm lính Nga đã thiệt mạng trong vụ tấn công này và hàng trăm người khác bị thương.
Cuộc tấn công mới nhất đã khiến các tầu chiến Nga phải di tản khẩn cấp khỏi cảng Berdiansk về hướng bán đảo Crimea.
Dudukalov cho rằng các vụ tấn công có thể là do hỏa tiễn hành trình “Storm Shadow”, mà Vương Quốc Anh cho biết họ đã cung cấp cho Ukraine vài tuần trước. Nhờ có được những hỏa tiễn đó, lực lượng của Kyiv có khả năng tấn công các mục tiêu xa hơn trong lãnh thổ do Nga xâm lược.
Các lực lượng vũ trang Ukraine thường không bình luận chính thức về các loại vũ khí được sử dụng trong các cuộc tấn công cụ thể.
Một số thông tin cơ bản: Nga đã chiếm được Berdiansk trong tuần đầu tiên của cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022 và sau đó sử dụng nó để neo đậu các tàu chiến của mình. Thành phố cảng trước đó đã bị tấn công bằng hỏa tiễn vào đầu giờ thứ Năm, theo một quan chức làm việc cho chính quyền Nga xâm lược thành phố.
2. Nổ rất lớn ở Mariupol, các đoàn tầu quân sự của Nga bị tấn công.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 28 tháng Năm, Vadym Boychenko, thị trưởng thành phố Mariupol, cho biết ba vụ nổ xảy ra vào hôm thứ Bẩy đã được báo cáo ở Mariupol, một thành phố phía nam Ukraine do Nga xâm lược.
Một trong những vụ nổ là do các hệ thống phòng không của Nga gây ra ở Nikolske, một khu định cư ở phía tây bắc thành phố. Ông cho biết khói bốc lên từ một nhà ga trong khu vực, nơi đang có các chuyến tầu quân sự chở đầy đạn dược và binh lính tiếp cứu cho vùng Berdiansk trong khu vực Zaporizhzhia.
Các quan chức thân Nga trong những ngày gần đây đã cáo buộc Ukraine tấn công Mariupol, thành phố mà nước này từng bảo vệ quyết liệt. Boychenko đã bình luận trực tuyến về các vụ nổ, nhưng quân đội Ukraine chưa chính thức nhận trách nhiệm về các vụ tấn công.
3. Nổ lớn làm hư hại tòa nhà Gazprom và đường ống dẫn dầu của Nga gần biên giới với Belarus
Một vụ nổ ở vùng Pskov của Nga đã làm hư hại tòa nhà hành chính của Gazprom và một đường ống dẫn dầu gần biên giới với Belarus, thống đốc địa phương Mikhail Vedernikov cho biết hôm thứ Bảy.
Vedernikov tuyên bố tòa nhà ở Quận Nevelsky đã bị hai máy bay không người lái của Ukraine tấn công. Ông Vedernikov cho biết không có thương vong và lực lượng khẩn cấp đang có mặt tại hiện trường.
“Có rất ít thông tin chi tiết khác về vụ việc ở giai đoạn này, nhưng chúng tôi sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hơn khi chúng tôi nhận được các báo cáo,” Vedernikov nói.
Theo hãng thông tấn nhà nước TASS, các cuộc pháo kích đã giết chết ít nhất một người và làm bị thương một số người khác ở vùng Belgorod của Nga hôm thứ Bảy.
Theo TASS, Thống đốc Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết vụ pháo kích nhắm vào quận Shebekinsky của khu vực và đánh trúng “hai doanh nghiệp lớn”. Có một đám cháy tại một cơ sở, ông nói thêm.
Belgorod đã gây chú ý trong tuần này khi một nhóm công dân Nga chống Putin, những người liên kết với quân đội Ukraine, đã nhận trách nhiệm về một cuộc tấn công ở đó.
4. Nga cáo buộc Ukraine tấn công đường ống dẫn dầu lớn nhất thế giới nằm sâu trong lãnh thổ Nga, cách biên giới với Ukraine đến 500km.
Truyền thông Nga đưa tin hôm thứ Bảy Ukraine đã tấn công các cơ sở lắp đặt đường ống dẫn dầu, và các đường ống nằm sâu trong lãnh thổ Nga với một loạt cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, bao gồm cả một trung tâm phục vụ đường ống dẫn dầu Druzhba rộng lớn vận chuyển dầu thô từ Tây Siberia tới Âu Châu.
Các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine bên trong lãnh thổ Nga đã gia tăng cường độ trong những tuần gần đây và tờ New York Times đưa tin rằng tình báo Mỹ tin rằng Ukraine đứng sau một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Điện Cẩm Linh hồi đầu tháng này.
Ukraine đã không công khai thừa nhận phát động các cuộc tấn công chống lại các mục tiêu bên trong Nga. Reuters đưa tin rằng Bộ Quốc phòng Ukraine đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận vào thứ Bảy.
Báo Kommersant cho biết: Tại khu vực Tver, nằm ở phía tây bắc Mạc Tư Khoa, hai máy bay không người lái đã tấn công một trung tâm phục vụ đường ống Druzhba, nghĩa là Hữu nghị, là một trong những đường ống dẫn dầu lớn nhất thế giới.
Hội đồng địa phương Tver cho biết một máy bay không người lái đã bị rơi gần làng Erokhino, cách biên giới với Ukraine khoảng 500 km.
Kênh Telegram Baza, có nguồn tin tốt từ các cơ quan an ninh của Nga, cho biết các máy bay không người lái đã tấn công một trạm phục vụ đường ống Druzhba.
5. Cuộc phản công của Ukraine bị bao phủ bởi sự hoang mang. Đó có thể là kế hoạch của Ukraine
Theo CNN, cuộc phản công của Ukraine đang bị bao phủ bởi một sự hoang mang. Nhưng đó có thể là kế hoạch của Ukraine. Tướng Valerii Zaluzhnyi, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine, đã thêm vào suy đoán rằng một cuộc phản công quy mô lớn được mong đợi từ lâu của Kyiv chống lại các lực lượng xâm lược của Nga có thể sắp xảy ra.
“Đã đến lúc lấy lại những gì là của chúng ta,” Zaluzhnyi cho biết như trên vào sáng thứ Bảy.
Phát biểu của Tướng Zaluzhnyi, Tổng Tham Mưu Trưởng quân Ukraine, được đưa ra sau khoảng một tháng có những gợi ý tiềm ẩn rằng một chiến dịch phản công có thể đang được thực hiện, bao gồm cả việc gia tăng một số loại tấn công và triển khai các thiết bị quân sự mới nhận được từ Hoa Kỳ và Âu Châu.
Tuy nhiên, về mặt chính thức, cuộc tổng phản công chưa bắt đầu. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy sẽ có tiếng nói cuối cùng khi chiến dịch bắt đầu. Nhưng thậm chí Tổng thống Zelenskiy có thể không làm điều đó một cách công khai, để giữ cho Mạc Tư Khoa mất cân bằng.
Cố vấn an ninh quốc gia của Zelenskiy, Oleksiy Danilov, nói với CNN hôm thứ Ba: “Chúng tôi nhận thức rõ ràng về thời điểm, địa điểm, cách thức và điều gì nên bắt đầu. “Quyết định cuối cùng tùy thuộc vào tổng thống… khi quyết định được đưa ra, nước Nga chắc chắn sẽ cảm nhận được điều đó”.
Có thể chúng ta chỉ biết cuộc phản công đã bắt đầu khi những kết quả hữu hình đầu tiên của nó được tiết lộ. Rất nhiều điều đang xảy ra không được công khai, ngay cả khi kế hoạch đã được định sẵn.
6. Nga pháo kích vào khu vực Kharkiv và Zaporizhzhia của Ukraine khiến ít nhất hai người thiệt mạng
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Chúa Nhật 28 tháng Năm, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska cho biết it nhất một người thiệt mạng và một người khác bị thương sau khi Nga nã pháo vào khu vực Kharkiv phía đông bắc Ukraine hôm thứ Bảy.
Vụ tấn công diễn ra ở làng Shipuvate, cách biên giới Nga khoảng 50 km và ở quận Kupyansk phía đông của khu vực Kharkiv.
Lãnh đạo khu vực cho biết một phụ nữ 61 tuổi đã chết ở Shipuvate. Người bị thương là một người đàn ông bị mảnh đạn và đã được đưa vào bệnh viện.
Cô cho biết thêm các cuộc tấn công của Nga trên khắp khu vực Zaporizhzhia khiến ít nhất 1 người thiệt mạng và hai người khác bị thương sau khi Nga tấn công 16 khu định cư trên khắp vùng Zaporizhzhia phía nam Ukraine.
Người thiệt mạng được xác định là một phụ nữ 73 tuổi ở Novodanylivka và hai người bị thương đều là phụ nữ ở Huliaipole.
Alyona cho biết 15 công trình dân sự đã bị phá hủy trên khắp Zaporizhzhia. Trong 24 giờ qua 108 cuộc tấn công đã được thực hiện ở các khu vực sau:
96 cuộc tấn công bằng pháo vào Huliaipole, Novodanylivka, Novoandriivka, Stepnohirsk, Kamianske và các làng khác
6 cuộc tấn công bằng hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt vào Huliaipilske, Bilohirsk và Temyrivka,
Các máy bay không người lái tấn công Stepove, Olhivske, Malynivka và Chervone. Các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn đã xảy ra ở các làng Rizdvinka và Liubytske
7. Medvedev của Nga đe dọa Ukraine bằng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu
Dmitry Anatolyevich Medvedev sinh ngày 14 tháng 9, năm 1965. Ông ta được bầu làm tổng thống trong cuộc bầu cử năm 2008. Ông phục vụ một nhiệm kỳ duy nhất và được kế nhiệm bởi Putin sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Medvedev sau đó được Putin bổ nhiệm làm thủ tướng. Ông từ chức cùng với phần còn lại của chính phủ vào ngày 15 tháng Giêng năm 2020 để cho phép Putin thực hiện những thay đổi sâu rộng về hiến pháp; ông được kế nhiệm bởi Mikhail Mishustin vào ngày 16 tháng Giêng năm 2020. Cùng ngày, Putin bổ nhiệm Medvedev vào chức vụ mới là phó chủ tịch Hội đồng An ninh quốc gia.
Medvedev thường được đánh giá là một người có chừng mực, cân bằng và tự do hơn so với người tiền nhiệm Vladimir Putin, là người cũng được bổ nhiệm làm thủ tướng trong nhiệm kỳ tổng thống của Medvedev. Chương trình nghị sự hàng đầu của Medvedev trên cương vị tổng thống là một chương trình hiện đại hóa trên diện rộng, nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và xã hội Nga, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc của nước này vào dầu mỏ và khí đốt. Trong nhiệm kỳ của mình, Medvedev cũng phát động chiến dịch chống tham nhũng, mặc dù sau đó chính ông ta bị buộc tội tham nhũng hạng gộc.
Tuy nhiên, trong cuộc chiến tại Ukraine, người ta càng ngày càng thấy ông ta có những phát biểu điên cuồng, đặc biệt là luận điệu thường xuyên đe dọa thế giới bằng vũ khí hạt nhân. Trong một diễn biến mới nhất, ông ta vừa lên tiếng hăm dọa tấn công phủ đầu Ukraine bằng vũ khí hạt nhân.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia's Medvedev Threatens Ukraine With Pre-Emptive Nuclear Strike”, nghĩa là “Medvedev của Nga đe dọa Ukraine bằng đòn tấn công hạt nhân phủ đầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu nếu phương Tây cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo hôm thứ Sáu.
“Có một số quy tắc không thể đảo ngược của chiến tranh. Nếu nói đến việc chuyển giao vũ khí hạt nhân cho Ukraine, một cuộc tấn công phủ đầu sẽ phải được thực hiện,” Medvedev, người từng là tổng thống Nga từ năm 2008 đến 2012, cho biết.
Trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Nga, bắt đầu vào tháng 2 năm 2022, Kyiv đã nhận được một kho vũ khí và thiết bị quân sự từ các đồng minh phương Tây để hỗ trợ cuộc chiến chống lại Mạc Tư Khoa. Chúng bao gồm máy bay chiến đấu MiG-29, hệ thống phòng không, máy bay không người lái chiến thuật, hệ thống hỏa tiễn, pháo và đạn pháo. Chưa có cuộc thảo luận công khai nào về việc cung cấp vũ khí hạt nhân cho Ukraine.
Hãng thông tấn nhà nước Tass của Nga dẫn lời Thủ tướng Medvedev nói rằng có thể Ukraine “nhận máy bay chiến đấu” và “thậm chí có thể là vũ khí hạt nhân” từ các đồng minh phương Tây.
“Nhưng điều đó có nghĩa là một hỏa tiễn mang đầu đạn hạt nhân sẽ bay tới chỗ họ,” ông ta nói.
Medvedev nói, Hoa Kỳ “hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực có lợi ích thực dụng của mình.”
“Họ không gây chiến, thay vào đó họ đang kiếm tiền. Họ đang cố gắng loại bỏ đối phương truyền kiếp hàng thế kỷ của mình.”
“Đối với Âu Châu, đó là một câu chuyện kỳ lạ đối với tôi. Họ tiếp tục làm nóng căng thẳng với các quyết định của mình,” Medvedev tiếp tục. “Âu Châu đã phát điên.”
Tổng thống Joe Biden tuần trước đã phê chuẩn việc chuyển giao F-16 cho Ukraine từ các đồng minh và việc Mỹ đào tạo phi công Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy từ lâu đã kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp cho quân đội của ông các máy bay chiến đấu tiên tiến để hỗ trợ cuộc chiến đang diễn ra chống lại Nga.
“Cuộc xung đột này sẽ kéo dài trong một thời gian rất dài. Trong nhiều thập kỷ, có lẽ. Đây là một thực tế mới,” ông nói. “Mọi thứ luôn kết thúc bằng đàm phán, và điều này là không thể tránh khỏi, nhưng chừng nào những người này còn nắm quyền, tình hình đối với Nga sẽ không thay đổi về mặt đàm phán.”
Medvedev đã thường xuyên đưa ra các mối đe dọa hạt nhân trong suốt cuộc xâm lược toàn diện của Putin vào Ukraine. Bản thân Tổng thống Vladimir Putin đã phát biểu trên truyền hình toàn quốc vào tháng 9 năm 2022 rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga.
Medvedev cũng đã gợi ý trong tháng này rằng Nga không còn lựa chọn nào khác “ngoài việc loại bỏ Zelenskiy và nhóm của ông ta”. Ông đã đưa ra nhận xét trên kênh Telegram của mình sau khi hai máy bay không người lái đâm vào Điện Cẩm Linh ở Mạc Tư Khoa vào ngày 3 tháng 5. Zelenskiy phủ nhận mọi liên quan, nói rằng đất nước của ông không sở hữu vũ khí có khả năng tấn công như vậy.
Newsweek đã liên hệ với bộ ngoại giao Nga và Ukraine để xin bình luận qua email.
8. Vương quốc Anh nhận định người đàn ông của Putin ở Crimea lo lắng về khả năng phòng thủ khu vực
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Man in Crimea Worried About Ability to Defend Area: U.K.”, nghĩa là “Vương quốc Anh nhận định người đàn ông của Putin ở Crimea lo lắng về khả năng phòng thủ khu vực.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Sergei Aksyonov, nhà lãnh đạo Crimea được Điện Cẩm Linh hậu thuẫn, “có khả năng” lo ngại về khả năng của quân đội Nga trong việc bảo vệ khu vực, theo Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh.
Bản cập nhật tình báo hôm thứ Sáu từ Bộ Quốc phòng Anh cho biết Aksyonov có thể sẽ chuyển sang tuyển dụng thêm các nhóm bán quân sự bên ngoài các đơn vị quân sự chính thức của Nga để tăng cường khả năng phòng thủ của Crimea khỏi các cuộc tấn công.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã xâm chiếm và sáp nhập Crimea vào năm 2014, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã nói rằng việc giành lại bán đảo này là một trong những mục tiêu của ông trong cuộc chiến mà Putin bắt đầu chống lại đất nước của mình vào tháng 2 năm ngoái.
Crimea là nơi xảy ra nhiều cuộc tấn công trong những tuần gần đây, bao gồm nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố lớn nhất của khu vực, là Sevastopol. Tuần trước, Crimea cũng là địa điểm mà chính quyền khu vực cho là một hành động phá hoại khi các vụ nổ được cho là đã gây ra một vụ trật đường ray dẫn đến đình trệ giao thông đường sắt giữa Sevastopol và thủ phủ Simferopol của Crimea.
Ukraine thường không nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vào Crimea, nhưng các quan chức chính phủ thường ăn mừng các cuộc tấn công vào khu vực khi nói chuyện với các cơ quan báo chí hoặc bình luận trên mạng xã hội.
Trong bản cập nhật tình báo được đăng trên Twitter, Bộ Quốc phòng Anh đã viết rằng Nga “đã chứng kiến sự gia tăng của các nhóm bán quân sự bên ngoài lực lượng vũ trang chính quy của mình” trong 20 năm qua và “việc bán quân sự hóa” đã “tăng tốc đáng kể” từ khi Nga triển khai chiến dịch. chiến tranh chống Ukraine.
Theo đánh giá của Bộ, sự hiện diện ngày càng tăng của các nhóm bán quân sự này là “đặc biệt quan trọng ở Bán đảo Crimea”.
Bản cập nhật tình báo của Anh cũng cho biết Aksyonov “đã có công trong việc thành lập một số đơn vị địa phương”, hầu hết trong số đó “đã được trao một số trạng thái bán chính thức như các đơn vị dự bị của quân đội chính quy”.
“Aksyonov có thể muốn đánh bóng uy tín yêu nước của mình bằng cách tuyển mộ các chiến binh, nhưng ông ấy cũng có thể đã làm như thế vì lo ngại về khả năng bảo vệ bán đảo của quân đội chính quy”.
Ngoài ra, Vương quốc Anh lưu ý rằng một phần lý do khiến Aksyonov có thể cảm thấy dễ bị tổn thương là do lực lượng đồn trú chính của Nga ở Crimea - là Quân đoàn 22 - phần lớn đã được rút khỏi bán đảo để chiến đấu ở những nơi khác ở Ukraine.
Trong quá trình triển khai bên ngoài Crimea, Quân đoàn 22 cũng đã “chịu thương vong nặng nề”.
Tiến sĩ Scott Savitz, một kỹ sư cao cấp của RAND Corporation, nói với Newsweek rằng “Việc thúc đẩy lực lượng bán quân sự của Aksyonov có thể xuất phát từ nhiều động lực khác nhau, nhiều động lực trong số đó bổ sung cho nhau”.
“Như Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh đã chỉ ra, anh ta có thể đang tìm cách gây ảnh hưởng đến hình ảnh của chính mình. Cũng có thể bằng cách phát triển các lực lượng bán quân sự – do đó gợi ý rằng họ cần thiết – ông ấy đang cố gắng thu hút sự chú ý cho chính Crimea, theo những cách có khả năng kích thích sự hiện diện của các lực lượng thông thường và đầu tư cơ sở hạ tầng để hỗ trợ họ,” Savitz nói. “Ngoài ra, việc xây dựng lực lượng bán quân sự trung thành với ông ta có thể hữu ích trong các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ; chẳng hạn, nó hạn chế khả năng Mạc Tư Khoa dễ dàng thay thế ông ta, nếu họ muốn làm như vậy.”
Savitz nói thêm rằng ông cảm thấy một cuộc xâm lược toàn diện của Ukraine vào Crimea khó có thể xảy ra trong thời gian ngắn sắp tới, nhưng lực lượng bán quân sự vẫn có thể được sử dụng để “đàn áp nội bộ”. Lưu ý đến số lượng lớn người Tatar Crimea bản địa và người Ukraine trên bán đảo, ông cho biết các lực lượng bán quân sự được tuyển dụng tại địa phương quen thuộc với môi trường ở Crimea “có thể đặc biệt thành thạo trong việc đàn áp người Tatar, người Ukraine và các nhóm thiểu số nhỏ hơn, hoặc thậm chí cả người dân tộc Nga chống lại chế độ của Putin.”
Savitz cho biết, ngay cả những đội quân bán quân sự không có kỹ năng cũng có thể hỗ trợ các nhiệm vụ như hậu cần hoặc thậm chí nấu ăn để giải phóng lực lượng thông thường.
Ông nói: “Tóm lại, chúng tôi không biết ý định cụ thể của Aksyonov là gì, nhưng nó có thể rất đa dạng.”
Cùng ngày Bộ Quốc phòng Anh đăng thông tin cập nhật về Crimea, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu tập các nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ để bày tỏ sự phản đối trước những bình luận của cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan.
Theo hãng thông tấn Sputnik do Điện Cẩm Linh kiểm soát, Bộ Ngoại giao Nga cho biết trong một tuyên bố rằng Sullivan đã đưa ra những bình luận trong đó ông ta “tán thành” các cuộc tấn công của Ukraine ở Crimea.
Nga không nói rõ nhận xét nào mà Sullivan đưa ra đã dẫn đến sự phản đối của họ, nhưng Reuters lưu ý rằng Sullivan đã nói trong một cuộc phỏng vấn hôm Chúa Nhật với CNN rằng Hoa Kỳ “không đặt ra những hạn chế đối với việc Ukraine có thể tấn công vào lãnh thổ của họ trong phạm vi biên giới được quốc tế công nhận”.
“Những gì chúng tôi đã nói là chúng tôi sẽ không cho phép Ukraine với các hệ thống của Mỹ, các hệ thống của phương Tây, tấn công bên trong lãnh thổ Nga,” ông Sullivan nói với mạng lưới này. “Và chúng tôi tin rằng Crimea là của Ukraine.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
9. Blogger ủng hộ Putin bị sa thải sau khi để người đứng đầu Wagner chỉ trích quân đội Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Pro-Putin Blogger Fired After Letting Wagner Head Criticize Russia Military”, nghĩa là “Blogger ủng hộ Putin bị sa thải sau khi để người đứng đầu Wagner chỉ trích quân đội Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân
Nhà báo Nga Konstantin Dolgov cho biết hôm thứ Năm rằng ông đã bị sa thải khỏi công việc của mình tại một cơ quan ủng hộ Điện Cẩm Linh sau cuộc phỏng vấn dài với người đứng đầu Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin.
Trong một bài đăng trên kênh Telegram của mình, Dolgov, một blogger cũng tự nhận mình là nhà tư vấn chính trị và nhà công nghệ truyền thông, cho biết ông được thông báo rằng việc chấm dứt hợp đồng của mình có liên quan đến cuộc phỏng vấn.
Trong cuộc phỏng vấn của Dolgov, Prigozhin đã chỉ trích gay gắt các quan chức quân sự hàng đầu của Nga—đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu—và nói rằng kế hoạch “phi quân sự hóa” Ukraine của Mạc Tư Khoa không những đã thất bại mà Nga còn “biến quân đội Ukraine thành một trong những lực lượng hùng mạnh nhất thế giới.”
Sau khi quân đội chính thức của Nga chịu nhiều thất bại trên chiến trường ở Ukraine, đội quân đánh thuê của Prigozhin bắt đầu phần nào xoay chuyển tình thế cho Nga vào những tháng cuối năm 2022. Trong số những chiến thắng của Prigozhin ở Ukraine là chiến thắng của Nga ở Soledar, nhưng sau đó ông đã trở nên tức giận sau khi Điện Cẩm Linh không làm ghi công xứng đáng cho người của mình vì đã chiếm thành phố Ukraine.
Đầu năm nay, Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, báo cáo rằng những phát ngôn công khai sau đó của ông về các quan chức Nga trên mạng xã hội đã tạo ra rạn nứt với Tổng thống Nga Vladimir Putin, người từng được cho là ủng hộ Prigozhin.
Cuộc phỏng vấn dài 77 phút của Dolgov với Prigozhin đã được chia sẻ trên kênh Telegram của cả hai người đàn ông vào tối thứ Ba. Cuộc nói chuyện nhanh chóng trở thành tiêu đề quốc tế vì lời chỉ trích của Prigozhin về cách thức Mạc Tư Khoa đang tiến hành cuộc chiến, cũng như vì tuyên bố của ông cho rằng 20.000 lính đánh thuê Wagner - một nửa trong số họ được ông cho là được tuyển mộ từ các nhà tù - đã bị giết ở thành phố Bakhmut của Ukraine.
Dolgov cho biết ông biết mình bị sa thải khỏi Telega Online, một dự án truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh, vào buổi sáng sau khi cuộc phỏng vấn được đăng tải.
“Tôi đã bị sa thải vì một cuộc phỏng vấn với Prigozhin,” Dolgov viết hôm thứ Năm. “Sáng hôm qua, nhà sản xuất cấp cao của chương trình phát trực tuyến Telega Online đã thông báo với tôi rằng dự án không cần sự phục vụ của tôi nữa...Và họ nói bằng văn bản rõ ràng: Tôi đã bị sa thải vì cuộc phỏng vấn với Prigozhin.”
Anh ấy nói rằng các nhà sản xuất tại Telega đã nói với anh ấy rằng quyết định sa thải anh ấy “được đưa ra sau những cuộc gọi 'từ cấp trên'“.
“Ai là người ở trên – tôi không biết và cũng không muốn biết,” anh nói.
Newsweek đã liên hệ với Telega Online qua Telegram để nhận xét.
Dolgov cũng viết về quyền tự do ngôn luận ở Nga và nói rằng ông không nghĩ rằng Putin sẽ chấp thuận việc sa thải ông.
“Tôi không nghĩ rằng Vladimir Putin sẽ vui khi biết rằng người dẫn chương trình của Telega Online đã bị sa thải vì một cuộc phỏng vấn với người chiến thắng Bakhmut và Anh hùng Liên bang Nga,” Dolgov nói. “Tôi đã bỏ phiếu cho tổng thống và tôi chắc chắn rằng ông ấy là người phản đối về nguyên tắc đối với bất kỳ hành vi vô luật pháp nào. Không có gì để sa thải tôi vì... Các bạn đang tự bóp cổ bài hát của mình đấy, các bạn ạ.
Telega Online sau đó đã bác bỏ tuyên bố của Dolgov trong một thông báo được đăng trên Kênh Telegram của mình, nói rằng việc Dolgov rời công ty “hoàn toàn không phải là bị sa thải như anh ta tuyên bố” và chính anh ta là người đã không gia hạn hợp đồng lao động đã hết hạn vào tháng Tư.
Telega cũng viết rằng công ty coi “những cáo buộc về chính sách biên tập thiên vị” của Dolgov là “không phù hợp”.
Jason Jay Smart, một cố vấn chính trị về chính trị quốc tế và hậu Xô Viết, nói với Newsweek rằng “việc sa thải nhà báo ủng hộ Cẩm Linh, người đã phỏng vấn Prigozhin là một dấu hiệu cho thấy sự tức giận của Cẩm Linh với Prigozhin là có thật.”
“Lời kêu gọi đầy cảm xúc của Ông chủ Wagner đối với giới lãnh đạo quân đội Nga—hãy khẩn trương thay đổi hướng đi trước khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga thất bại, điều có thể khiến Nga sụp đổ—đang tấn công quá gần nhà và đang đặt ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh quốc gia Nga,” Jason nói.
Phúc chiếu khi ĐTC qua đời hay thoái vị. Nga pháo kích tàn bạo suốt 5 giờ, các nhà thờ phải đóng cửa
VietCatholic Media
05:04 28/05/2023
1. Trận pháo kích lớn nhất của Nga vào Ukraine từ đầu chiến tranh đến nay. Tất cả các nhà thờ ở Thủ đô Kyiv phải đóng cửa vào sáng Chúa Nhật 28 Tháng Năm.
Các quan chức Ukraine nhận định rằng Nga vừa tung ra cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất vào Kyiv kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Còi báo động không kích kéo dài đến hơn 5 tiếng đồng hồ đã khiến tất cả các nhà thờ phải đóng cửa.
Diễn biến này xảy ra khi người dân Ukraine mừng ngày sinh nhật của Thủ đô Kyiv, người Công Giáo mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống và các tín hữu Chính Thống Giáo mừng lễ Chúa Lên Trời. Đó sẽ là một ngày tưng bừng nếu không có cuộc bắn phá tàn bạo của quân xâm lược.
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk đã lên tiếng kêu gọi anh chị em giáo dân dự lễ trực tuyến thay vì đến nhà thờ vì quá sức nguy hiểm. Ngài kêu gọi anh chị em giáo dân cầu nguyện cho tổ quốc khi cuộc chiến càng lúc càng tỏ ra kinh hoàng hơn bao giờ.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 52 trong số 54 máy bay không người lái do Nga phóng, và gọi đây là cuộc tấn công kỷ lục với máy bay không người lái “kamikaze” do Iran sản xuất.
Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết có hơn 40 máy bay không người lái cảm tử của Nga đã bị bắn hạ trên bầu trời Thủ đô.
Đại Tá Yurii Ihnat cho biết Nga đã tấn công vào các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự quan trọng ở các khu vực trung tâm của Ukraine và đặc biệt là khu vực Kyiv.
Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết thông tin sơ bộ cho thấy cuộc không kích sáng Chúa Nhật 28 Tháng Năm là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Ông nói thêm rằng Nga đã sử dụng máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất trong cuộc tấn công.
“Hôm nay, đối phương đã quyết định ‘chúc mừng’ người dân Kyiv vào Ngày Kyiv với sự trợ giúp của các máy bay không người lái chết người của chúng”, Tướng Popko nói.
“Cuộc tấn công được thực hiện thành nhiều đợt thành ra còi báo động cảnh báo không kích đã kéo dài đến hơn 5 giờ đồng hồ.”
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hồi đầu tuần này đã kêu gọi Iran xem xét lại việc cung cấp máy bay không người lái chết người cho Nga để ngăn họ trượt vào “mặt tối của lịch sử”. Nhưng Iran hôm thứ Bảy cho biết những bình luận của ông thực sự được thiết kế để thu hút thêm vũ khí và viện trợ tài chính từ phương Tây.
2. Phúc chiếu của Đức Thánh Cha về Tổng kiểm toán khi Tòa Thánh trống tòa
Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Phúc chiếu quy định rằng vị Tổng kiểm toán của Tòa Thánh vẫn tiếp tục thi hành phận sự kiểm soát, trong thời gian Tòa Thánh trống ngôi Giáo hoàng.
Ngài quyết định như trên trong buổi tiếp kiến ngày 24 tháng Tư vừa qua, dành cho Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và Đức Hồng Y thông báo hôm thứ Tư, ngày 24 tháng Năm vừa rồi.
Đức Thánh Cha đưa ra quyết định trên đây để minh định điều không được nói đến trong Tông hiến mới “Praedicate Evangelium”, Các con hãy loan báo Tin mừng, công bố ngày 19 tháng Ba năm ngoái, về giáo triều Roma.
Trong thời kỳ Tòa Thánh trống tòa, tức là từ khi Đức Giáo hoàng qua đời cho đến khi Mật nghị Hồng Y bầu được Đức Giáo hoàng mới, tất cả các Bộ trưởng của Tòa Thánh đều ngưng chức, và vị Tổng thư ký điều hành công việc bình thường của mỗi bộ. Điều này cũng được áp dụng cho Viện kiểm toán của Tòa Thánh và Phúc chiếu của Đức Thánh Cha qui định vị Tổng thư ký của Viện kiểm toán sẽ hoạt động dưới quyền điều động của Đức Hồng Y nhiếp chính. Trong thời kỳ trống tòa, cùng với Đức Hồng Y Niên trưởng Hồng Y đoàn, ngài sẽ là một trong những nhân vật quan trọng nhất tại Tòa Thánh.
Phúc chiếu của Đức Thánh Cha có hiệu lực ngay từ ngày công bố, ngày 24 tháng Năm vừa qua.
Viện Tổng kiểm toán được Đức Thánh Cha Phanxicô điều chỉnh lại hồi năm 2014 và từ năm 2017, do ông Alessandro Cassinis Righini, một chuyên gia người Ý về kinh tế và tài chánh, đảm trách. Viện này kiểm điểm kế toán, kết toán chi thu ngân sách của mọi cơ quan của Tòa Thánh và Quốc gia thành Vatican, và nếu thấy những gì sai trái sẽ báo cho Hội đồng Kinh tế của Tòa Thánh và nhà chức trách tư pháp của Tòa Thánh.
Viện Tổng kiểm toán cũng tiếp tục thi hành nhiệm vụ là cơ quan chống tham nhũng, theo hiệp ước Mérida, có hiệu lực tại Vatican từ ngày 19 tháng Mười năm 2016.
Là người Công Giáo chúng ta cũng nên biết qua về những gì sẽ diễn ra trong thời gian trống ngôi Giáo Hoàng, từ chuyên môn gọi là ‘Sede Vacante’, sẽ bắt đầu khi một vị Giáo Hoàng qua đời hay thoái vị, và kết thúc khi một vị Tân Giáo Hoàng được bầu lên.
Ngay sau khi bắt đầu thời gian trống ngôi Giáo Hoàng tất cả các vị đang giữ các chức vụ trong giáo triều Rôma đều bị mất chức trừ ra ba vị là Đức Hồng Y Nhiếp Chính, Đức Hồng Y Chánh Tòa Ân Giải Tối Cao và Đức Hồng Y Giám Quản Rôma.
Trong thời gian chuyển tiếp này, vị Hồng Y Nhiếp Chính sẽ điều hành các công việc của Giáo Hội. Hiện nay vị Hồng Y Nhiếp Chính là Đức Hồng Y Kevin Farrell, người Ái Nhĩ Lan có quốc tịch Mỹ, Bộ trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống.
Khi bắt đầu công việc Nhiếp Chính của mình, thủ tục đầu tiên sẽ bao gồm việc dùng một chiếc búa nhỏ để đập nát chiếc nhẫn Ngư Phủ của vị Giáo Hoàng vừa qua đời hay thoái vị để tránh việc giả mạo.
Nơi cư ngụ của Đức Giáo Hoàng, thường là Phủ Giáo Hoàng, trong trường hợp của Đức Thánh Cha Phanxicô, là một căn phòng trong nhà trọ Thánh Matta, sẽ được Đức Hồng Y Nhiếp Chính niêm phong để bảo vệ những hồ sơ chính thức. Đức Hồng Y Nhiếp Chính cũng sẽ chịu trách nhiệm triệu tập Mật Nghị Hồng Y để bầu Tân Giáo Hoàng.
Trong thời gian Mật Nghị Hồng Y, Đức Hồng Y Nhiếp Chính cũng chịu trách nhiệm điều hành các công việc thiết yếu của Giáo Hội, với những hạn chế nhất định theo giáo luật, cho đến khi một vị Tân Giáo Hoàng được bầu lên tức là khi có làn khói trắng bốc lên từ ống khói của Nhà Nguyện Sistina.
3. Công giáo Ba Lan cử hành ngày cầu nguyện cho các tín hữu Công giáo tại Trung Quốc
Các tín hữu Công giáo Ba Lan cử hành cầu nguyện cho các tín hữu Công giáo tại Trung Quốc, theo truyền thống từ mười hai năm nay, như Đức Giáo hoàng Bênêđíctô XVI kêu gọi hồi năm 2007, trùng vào ngày 24 tháng Năm mỗi năm, là lễ kính Đức Mẹ Phù Hộ các tín hữu Kitô, được tôn kính đặc biệt tại Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn, gần Thượng Hải.
Thánh lễ được cử hành lúc 6 giờ chiều, thứ Tư 24 tháng Năm, tại Vương cung thánh đường Thánh Giá ở thủ đô Warsaw và do cha Jacek Gniadek, Dòng Ngôi Lời, Chủ tịch Hội Sinicum tổ chức. Hội này chuyên cổ võ cộng tác giữa Giáo hội tại Trung Quốc và Ba Lan, thăng tiến tình liên đới với dân tộc Trung Quốc, đặc biệt trong lãnh vực văn hóa, tôn giáo và giáo dục.
Sau thánh lễ, đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi về hoạt động của hội Sinicum.
Tưởng cũng nên biết thêm: Ngày 24 tháng 5 hàng năm là ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu, được các tín hữu Công Giáo Trung Quốc mừng rất trọng thể. Đặc biệt, họ thường tổ chức các cuộc hành hương đến đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn cách Thượng Hải 38km về phía Tây.
Thị trấn Xà Sơn gồm hai quả đồi ở quận Song Giang phía tây Thượng Hải. Hai ngọn đồi, cao khoảng 100m, được gọi là Đông và Tây Xà Sơn, mặc dù ngọn đồi phía tây quan trọng hơn cũng được gọi là Xà Sơn.
Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn, được các nhà truyền giáo Âu châu xây dựng từ năm 1925 đến 1935. Ban đầu mọi nghi thức Phụng Vụ trong nhà thờ được cử hành bằng tiếng Latinh. Từ khi Hoa Lục rơi vào tay cộng sản, các nghi thức Phụng Vụ được cử hành bằng tiếng Hoa.
Con đường lên đỉnh đồi, nơi có Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn, gọi là Via Dolorosa, tức là con đường thương khó.
Ngọn đồi cũng có một đài quan sát thiên văn được thành lập bởi các cha dòng Tên.
Theo tổ chức Đức Hồng Y Cung Phần Mai, cộng sản rất chướng mắt với ngôi đền Đức Mẹ quá hùng vĩ này nên đã nhiều lần âm mưu đặt bom giật sập ngôi đền. Nỗ lực cuối cùng diễn ra vào tháng Giêng 1967, dưới thời Cách Mạng Văn Hóa, và do Giang Thanh, vợ của Mao Trạch Đông trực tiếp chỉ đạo. Tuy nhiên, bom không nổ. Tại sao các quả bom này không nổ thì đến nay không thể biết chính xác được. Có lẽ phải đợi hết thời cộng sản ác ôn này người ta mới có thể biết tại sao. Nhưng có điều này thì chúng ta biết chắc chắn: Sau cái chết của Mao vào tháng 9, năm 1976, chỉ một tháng sau đó, Giang Thanh bị bắt và bị kết án chung thân khổ sai. Tháng 5 năm 1991 khi được tạm tha, việc đầu tiên Giang Thanh làm là thắt cổ tự tử chết.
Sau nỗ lực đặt bom bất thành của Giang Thanh, Đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn được để yên và hàng năm có các cuộc hành hương kính Đức Mẹ vào ngày 24 tháng Năm.
Từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, văn phòng Tôn giáo Thượng Hải và Hiệp hội Công Giáo Yêu nước Trung Quốc đã cố gắng làm cho người Công Giáo Trung Quốc khó đến thăm Xà Sơn hơn. Các cuộc hành hương trở nên thất thường, có năm có, có năm không.
Trong Lá thư gửi người Công Giáo Trung Quốc vào năm 2007, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã chọn ngày 24 tháng Năm là Ngày Thế giới cầu nguyện cho Giáo hội tại Trung Quốc để cầu xin Đức Mẹ Xà Sơn tăng cường sức mạnh cho các tín hữu trước những bách hại liên tục của cộng sản.
4. Công bố Sứ điệp Đức Thánh Cha cho Ngày Thế giới cầu cho việc bảo toàn thiên nhiên
Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi mọi Kitô hữu hãy thay đổi tâm thức, lối sống và các chính quyền hãy cải tiến các chính sách để bảo vệ trái đất như căn nhà chung của nhân loại.
Đức Thánh Cha đưa ra lời kêu gọi trên đây, trong Sứ điệp công bố sáng ngày 25 tháng Năm vừa qua, để chuẩn bị cho Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên, sẽ được cử hành vào ngày 01 tháng Chín năm nay, với chủ đề: “Hãy để cho công lý và hòa bình tuôn chảy”, một câu lấy hứng từ lời ngôn sứ Amos: “Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (5,24).
Sứ điệp được trình bày trong cuộc họp báo tại Phòng Báo chí Tòa Thánh, do Đức Hồng Y Michael Czerny, Bộ trưởng Bộ Phát triển nhân bản, chủ tọa, cùng ba vị thuộc phong trào “Laudato sì”.
Trong Sứ điệp, Đức Thánh Cha nhắc đến thảm trạng môi trường hiện nay trên thế giới: “quá nhiều người không được uống nơi dòng sông ‘công lý và hòa bình’. Nhiều người là nạn nhân của những bất công về môi trường và khí hậu. Vì thế, cần phải chấm dứt cuộc chiến tranh điên rồ chống lại thiên nhiên. “Những sa mạc bên ngoài gia tăng trên thế giới, vì những sa mạc nội tâm trở nên quá rộng lớn” (Bênêđíctô 16, bài giảng khai mạc sứ vụ Phêrô 24-4-2005). Trào lưu duy tiêu thụ tham lam, được nuôi dưỡng bằng những con tim ích kỷ, đang đảo lộn chu kỳ nước trên trái đất. Việc sử dụng vô độ các nguyên liệu phiến thạch và phá rừng cây đang làm cho nhiệt độ gia tăng và tạo nên hạn hán trầm trọng. Tình trạng thiếu nước kinh khủng ngày càng ảnh hưởng đến các gia cư của chúng ta, từ các cộng đoàn bé nhỏ ở nông thôn đến các thành phố lớn. Ngoài ra, công nghệ săn mồi đang làm tiêu hao và ô nhiễm các nguồn nước uống của chúng ta, vì các hoạt động cực đoan, như sự ngăn chặn các nguồn nước để khai thác dầu khí, chăn nuôi thâm canh.
Trong Sứ điệp, nhắc đến “Mùa Thiên nhiên” được cử hành trong các Giáo hội Kitô, từ ngày 01 tháng Chín đến ngày 04 tháng Mười, lễ thánh Phanxicô Assisi, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Chúng ta có thể góp phần vào con sông lớn công lý và hòa bình trong “Mùa Thiên nhiên” này thế nào? Chúng ta, nhất là các Giáo hội Kitô, chúng ta có thể làm gì để chữa lành căn nhà chung của chúng ta, làm sao để sự sống được sung túc? Thưa, chúng ta phải quyết định biến đổi con tim, lối sống của chúng ta, và những chính sách công cộng điều hành các xã hội chúng ta”.
Và Đức Thánh Cha lần lượt trình bày ba điểm đó. Trước tiên là phải thay đổi tâm thức, canh tân tương quan của chúng ta với thiên nhiên, để không coi nó như một đối tượng để khai thác bóc lột, trái lại, chúng ta gìn giữ thiên nhiên như một hồng ân thánh thiêng của Đấng Tạo Hóa”.
Thứ hai là “thay đổi lối sống của chúng ta. Đi từ sự ngưỡng mộ biết ơn đối với Đấng Tạo Hóa và thiên nhiên, chúng ta thống hối những “tội lỗi sinh thái” của chúng ta. Những tội này gây hại cho thế giới thiên nhiên và cả các anh chị em chúng ta. Với sự trợ giúp của ơn Chúa, chúng ta chấp nhận lối sống bớt phung phí, bớt tiêu thụ vô ích, nhất là những tiến trình sản xuất độc hại và không bền vững. Chúng ta cố gắng hết sức chú ý đến những tập quán và chọn lựa kinh tế của chúng ta, để tất cả mọi người có thể tốt hơn: cho đồng loại của chúng ta, bất luận họ ở đâu, và cho con cháu chúng ta”.
Sau cùng, Đức Thánh Cha kêu gọi thay đổi các chính sách công cộng điều hành các xã hội chúng ta và uốn nắn cuộc sống của người trẻ ngày nay và tương lai. Thay đổi những chính sách kinh tế chỉ dành cho thiểu số những người giàu sang gây gương mù và để cho nhiều người phải chịu những điều kiện sống suy thoái, chấm dứt hòa bình và công lý. Hiển nhiên là các nước giàu hơn đã tích lũy “một món nợ sinh thái” (Laudato sì, 51). Các vị lãnh đạo thế giới hiện diện tại Hội nghị Thượng đỉnh COP28 sẽ nhóm tại Dubai, từ ngày 30 tháng Chín đến ngày 12 tháng Mười Hai năm nay, phải lắng nghe khoa học và bắt đầu một tiến trình thay đổi mau lẹ và công bằng để chấm dứt kỷ nguyên các nhiên liệu phiến thạch”.
Ukraine dương Đông kích Tây. Nổ lớn ở Melitopol. Cựu chỉ huy FSB: Binh biến lật đổ Putin khó tránh
VietCatholic Media
15:13 28/05/2023
1. Những tiếng nổ rung chuyển trung tâm thành phố Melitopol bị Nga tạm chiếm
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Chúa Nhật 28 tháng Năm, Ivan Fedorov, thị trưởng lưu vong của Melitopol, cho biết những tiếng nổ rất lớn đã vang lên tại trung tâm thành phố Melitopol bị Nga tạm chiếm.
Các báo cáo trước đó cho biết quân Nga đã tăng quân trong khu vực Zaporizhzhia, đặc biệt là ở khu vực Vasylivka, Tokmak và Molochansk, là những nơi họ nghĩ rằng sẽ bị quân Ukraine tấn công trong các ngày tới.
Trong khi đó, Phát ngôn nhân của lực lượng không quân Ukraine, Đại Tá Yurii Ihnat cho biết Nga đã tung ra một trận pháo kích lớn nhất vào Ukraine kể từ đầu chiến tranh đến nay. Còi báo động không kích kéo dài đến hơn 5 tiếng đồng hồ.
Lực lượng không quân Ukraine cho biết họ đã bắn hạ 52 trong số 54 máy bay không người lái do Nga phóng, và gọi đây là cuộc tấn công kỷ lục với máy bay không người lái “kamikaze” do Iran sản xuất.
Đại Tá Yurii Ihnat, cho biết có hơn 40 máy bay không người lái cảm tử của Nga đã bị bắn hạ trên bầu trời Thủ đô. Ông cho biết Nga đã tấn công vào các cơ sở hạ tầng quân sự và dân sự quan trọng ở các khu vực trung tâm của Ukraine và đặc biệt là khu vực Kyiv.
Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết thông tin sơ bộ cho thấy cuộc không kích sáng Chúa Nhật 28 Tháng Năm là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga vào tháng 2 năm 2022.
Ông nói thêm rằng Nga đã sử dụng máy bay không người lái Shahed do Iran sản xuất trong cuộc tấn công.
“Hôm nay, đối phương đã quyết định ‘chúc mừng’ người dân Kyiv vào Ngày Kyiv với sự trợ giúp của các máy bay không người lái chết người của chúng”, Tướng Popko nói.
“Cuộc tấn công được thực hiện thành nhiều đợt thành ra còi báo động cảnh báo không kích đã kéo dài đến hơn 5 giờ đồng hồ.”
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy hồi đầu tuần này đã kêu gọi Iran xem xét lại việc cung cấp máy bay không người lái chết người cho Nga để ngăn họ trượt vào “mặt tối của lịch sử”. Nhưng Iran hôm thứ Bảy cho biết những bình luận của ông thực sự được thiết kế để thu hút thêm vũ khí và viện trợ tài chính từ phương Tây.
Trong 24 giờ qua, 400 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 3 xe tăng, 7 xe thiết giáp, 11 hệ thống pháo, và 9 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 28 Tháng Năm, 206.600 binh sĩ Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.797 xe tăng, 7.456 xe thiết giáp, 3.425 hệ thống pháo, 574 bệ phóng hỏa tiễn, 3279 hệ thống phòng không, 313 máy bay chiến đấu, 298 trực thăng, 2.993 máy bay không người lái cấp tác chiến và chiến thuật, 1.056 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.192 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 451 đơn vị thiết bị chuyên dụng.
2. Ukraine đã yêu cầu Đức cung cấp hỏa tiễn hành trình Taurus, loại vũ khí phóng từ trên không với tầm bắn 500 km
Đức đã nhận được yêu cầu vài ngày trước của phía Ukraine xin được cung cấp hỏa tiễn hành trình Taurus, là loại vũ khí phóng từ trên không với tầm bắn 500 km. Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết như trên nhưng từ chối cung cấp thêm chi tiết hoặc cho biết khả năng Đức sẽ cung cấp hỏa tiễn cho Ukraine là bao nhiêu.
Nếu đồng ý cung cấp hỏa tiễn này, Đức sẽ tiếp bước Anh. Hồi đầu tháng 5, Vương Quốc Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên công khai cung cấp hỏa tiễn hành trình tầm xa cho Kyiv.
Hoa Kỳ cho đến nay đã từ chối cung cấp cho Ukraine các hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, có tầm bắn 297 km trong bối cảnh lo ngại rằng Ukraine có thể sử dụng chúng để tấn công bên trong biên giới được quốc tế công nhận của Nga.
Ukraine đã yêu cầu những loại vũ khí này trong nhiều tháng, nhưng sự hỗ trợ từ các đồng minh phương Tây đã tập trung vào vũ khí tầm ngắn hơn.
3. Binh sĩ Ukraine bắt đầu huấn luyện trên xe tăng M1 Abrams của Mỹ
Khoảng 400 binh sĩ Ukraine đã bắt đầu huấn luyện trên xe tăng M1 Abrams của Mỹ ở Đức, tờ New York Times đưa tin.
Một nửa nhóm bắt đầu được huấn luyện ở Grafenwoehr và Hohenfels ở miền nam nước Đức, được dạy các kỹ năng y tế và cách sử dụng súng trên xe tăng.
Nửa còn lại được dạy cách nạp nhiên liệu và bảo dưỡng xe tăng. Khoảng 31 xe tăng dự kiến sẽ được gửi tới Đức để sử dụng trong chương trình huấn luyện, dự kiến kéo dài từ 10 đến 12 tuần.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Mỹ đang đẩy nhanh việc huấn luyện xe tăng Abrams cho các chiến binh Ukraine trong bối cảnh cuộc tổng phản công dự kiến sắp xảy ra.
Hồi Tháng Giêng, Mỹ tuyên bố gửi 31 xe tăng M1 Abrams sau khi các đồng minh NATO là Đức, Canada, Ba Lan và Bồ Đào Nha tặng xe tăng Leopard cho Ukraine.
“Những chiếc M1 mà người Ukraine sẽ sử dụng trong việc huấn luyện đã đến Đức,” Austin cho biết hôm thứ Sáu trong cuộc họp báo chung tại Ngũ Giác Đài.
Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Hoa Kỳ, Tướng Mark Milley nói với các phương tiện truyền thông tập trung tại Ramstein cuối tháng Tư vừa qua rằng ông tin M1 là “xe tăng tốt nhất trên thế giới”, đồng thời nói thêm rằng các kíp lái sẽ sử dụng xe tăng huấn luyện có khả năng phi chiến đấu để học cách bắn, điều khiển và bảo dưỡng.
Theo hãng tin AP, tất cả 31 xe tăng M1 Abrams đã đến Khu vực huấn luyện Grafenwoehr ở Đức vào đầu tuần này.
4. Cố vấn Tổng thống Zelenskiy cho rằng những bước đầu tiên trong cuộc tổng phản công đã bắt đầu
Một cố vấn của tổng thống Ukraine cho biết các hoạt động sơ bộ đã bắt đầu mở đường cho một cuộc tổng phản công chống lại các lực lượng xâm lược của Nga.
“Đó là một quá trình phức tạp, không phải là vấn đề trong một ngày nhất định hay một giờ nhất định,” Mykhailo Podolyak nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian. “Đó là một tiến trình giải phóng, và chắc chắn là một số quy trình nhất định chuẩn bị cho tiến trình đó đang diễn ra, chẳng hạn như phá hủy các tuyến tiếp tế hoặc cho nổ tung các kho hàng phía sau các phòng tuyến.”
“Cường độ đang tăng lên, nhưng sẽ mất một khoảng thời gian khá dài,” ông nói thêm, đồng thời dự đoán rằng khi đà phản công tăng dần, sẽ có nhiều cuộc xâm nhập vào Nga của các nhóm phiến quân Nga, chẳng hạn như cuộc đột kích ở vùng Belgorod trước đó hồi đầu tuần.
Hôm thứ Bảy, chỉ huy các lực lượng vũ trang của Ukraine, Tướng Valerii Zaluzhnyi, đã làm dấy lên kỳ vọng rằng một chiến dịch lớn có thể sắp xảy ra bằng cách tuyên bố trên mạng xã hội: “Đã đến lúc lấy lại những gì thuộc về chúng ta.”
Tuyên bố của Zaluzhnyi trên ứng dụng nhắn tin Telegram đi kèm với một đoạn phim điện ảnh cho thấy những người lính Ukraine được trang bị vũ khí mạnh mẽ đang chuẩn bị cho trận chiến trên nền nhạc có âm thanh một người kể chuyện đang đọc lời cầu nguyện kêu gọi sức mạnh để “tiêu diệt” đối phương của Ukraine.
5. Cựu Tư lệnh Nga cho biết Điện Cẩm Linh đối mặt với 'Cuộc binh biến' khi 'Âm mưu đảo chính' đã được tuyên bố
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin Faces 'Mutiny' as 'Coup Attempt' Declared: Former Russian Commander”, nghĩa là “Cựu Tư lệnh Nga cho biết Điện Cẩm Linh đối mặt với 'Cuộc binh biến' khi 'Âm mưu đảo chính' đã được tuyên bố.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin đã tuyên bố rằng Nga sẽ phải đối mặt với một “cuộc binh biến” từ Tập đoàn Wagner và nhà lãnh đạo Yevgeny Prigozhin.
Tập đoàn Wagner là một trong những tập đoàn lính đánh thuê nổi tiếng nhất ở Nga, và Prigozhin có mối quan hệ thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Lực lượng này hiện diện mạnh mẽ trong cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine, đặc biệt là trong trận chiến giành Bakhmut, trong đó Prigozhin tuyên bố rằng hàng nghìn người của ông ta đã thiệt mạng.
Prigozhin đã thông báo hôm thứ Năm rằng các máy bay chiến đấu của ông sẽ rút khỏi Bakhmut trước ngày 1 tháng 6, bàn giao “vị trí, đạn dược, mọi thứ kể cả khẩu phần lương khô” cho quân đội Nga. Khi công bố động thái này, nhà tài phiệt được mệnh danh là “đầu bếp của Putin” cũng đã đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với giới chức Nga về cách họ giải quyết chiến trường Bakhmut và cho rằng cuộc xâm lược Ukraine đã phản tác dụng.
“Về vấn đề phi quân sự hóa... nếu họ có 500 xe tăng khi bắt đầu chiến dịch đặc biệt, thì bây giờ họ có 5.000 xe tăng,” Prigozhin cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây. “Nếu họ có 20.000 người có thể chiến đấu thuần thục, thì bây giờ 400.000 người biết cách chiến đấu. Chúng ta đã phi quân sự hóa nước này như thế nào? Hóa ra điều ngược lại mới đúng—chúng ta quân sự hóa nó một cách rõ ràng.”
Khi đưa ra những bình luận chỉ trích này, Girkin, một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Nga và là cựu chỉ huy lực lượng ly khai ở vùng Donbas của Ukraine, nói rằng Prigozhin đang tạo cơ sở cho một “cuộc binh biến” và thực hiện một “cuộc đảo chính” chống lại Điện Cẩm Linh cùng với lực lượng Wagner.
Tuyên bố của Girkin đã được WarTranslated, một tổ chức dịch các tài liệu liên quan đến cuộc xâm lược Ukraine, lưu hành trên Twitter vào thứ Bảy, để lưu hành trên toàn thế giới.
“Girkin cáo buộc Prigozhin chuẩn bị cho một cuộc đảo chính ở Nga,” tài khoản WarTranslated chính thức đã tweet. “Ông ấy nói rằng những lời lăng mạ quân đội Nga bởi đầu bếp của Putin là không thể chấp nhận được, và báo hiệu sự rạn nứt trong giới tinh hoa mà Prigozhin sẽ lợi dụng bằng quân đội riêng của mình đang rút khỏi Bakhmut. Girkin nói thêm rằng nếu Nga thua trong cuộc phản công sắp tới, tình hình chính trị trong nước có thể trở nên không thể giải quyết được vào cuối mùa hè.”
“Nếu Prigozhin vẫn là người đứng đầu Wagner, cuộc binh biến sẽ diễn ra nhanh chóng và triệt để,” Girkin nói trong một video được WarTranslated chia sẻ. “Một âm mưu đảo chính đã được tuyên bố... Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, tôi không biết, đặc biệt là khi Wagner đang khẩn cấp rút về căn cứ phía sau... Nguy cơ đảo chính đang rình rập là rõ ràng. “
Newsweek đã liên hệ với các quan chức Nga qua email để xin bình luận và các chuyên gia quốc phòng nước ngoài để tìm hiểu sâu hơn.
6. Video Ukraine gợi ý về phản công: 'Đã đến lúc lấy lại những gì là của chúng ta'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Ukrainian Video Hints at Counteroffensive: 'Time To Take Back What Is Ours'“, nghĩa là “Video Ukraine gợi ý về phản công: 'Đã đến lúc lấy lại những gì là của chúng ta'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Kyiv đã ám chỉ rằng cuộc phản công được chờ đợi từ lâu của họ chống lại Nga có thể sớm bắt đầu bằng một video hô hào “tiêu diệt đối phương”.
Được đăng bởi Valerii Zaluzhnyi, tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine, đoạn clip có tiêu đề “đã đến lúc lấy lại những gì là của chúng ta” và mô tả các lực lượng của Kyiv sẵn sàng chiến đấu.
Anton Gerashchenko, cố vấn của Bộ Nội vụ Ukraine, đã tweet rằng đoạn video được lấy cảm hứng từ một lời cầu nguyện của nhà văn Ukraine Osyp Mashchak gần 100 năm trước. “Chủ đề chính của lời cầu nguyện hiện đại là 'Xin chúc lành cho cuộc tấn công kiên quyết của chúng con!'“ anh ấy nói. Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine để xin bình luận.
Nhiều người đang trông đợi một cuộc phản công được dự đoán rộng rãi của Ukraine, trong đó các lực lượng của Kyiv dự kiến sẽ sử dụng các thiết bị do phương Tây cung cấp để giành lợi thế trước Nga.
Trong một cuộc phỏng vấn với BBC, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, Oleksiy Danilov, nói rằng một cuộc tấn công có thể bắt đầu “ngày mai, ngày kia, hoặc trong một tuần.”
Ông nói sẽ là “kỳ lạ” nếu tiết lộ ngày tháng của chiến dịch nhưng khẳng định “chúng tôi luôn sẵn sàng” nắm lấy điều mà ông mô tả là “cơ hội lịch sử”.
“Chúng tôi không thể thua,” ông nói, bày tỏ mong muốn rằng Ukraine “có thể thực sự trở thành một quốc gia Âu Châu lớn, độc lập”.
Ông bác bỏ những ý kiến cho rằng cuộc phản công đã bắt đầu và bảo vệ quyết định tiếp tục chiến đấu cho thành phố Bakhmut của Donetsk trong một thời gian dài, với cái giá được cho là tổn thất quân số cao cho cả hai bên.
“Bakhmut là vùng đất của chúng tôi, là lãnh thổ của chúng tôi và chúng tôi phải bảo vệ nó,” ông nói với BBC, đồng thời cho biết thêm rằng một số binh lính từ Nhóm lính đánh thuê Wagner dẫn đầu cuộc tấn công của Mạc Tư Khoa vào thành phố đang rút lui để tập hợp lại tại ba địa điểm khác.
Diễn biến này xảy ra khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin nói với hãng thông tấn Tass do nhà nước kiểm soát rằng Ukraine phải nhận ra “thực tế lãnh thổ mới” và từ bỏ các lãnh thổ xâm lược của Nga.
Người đứng đầu văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Andriy Yermak, đã trả lời bằng một bài đăng trên Telegram nói rằng Kyiv sẽ không tổ chức bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga chừng nào quân đội Nga còn ở trên lãnh thổ Ukraine.
Galuzin cũng nói với Tass rằng để đạt được một “hòa bình lâu dài”, Ukraine không nên gia nhập NATO hay Liên minh Âu Châu.
7. Vương quốc Anh cho biết người Nga đang phải đối mặt với những lời kêu gọi 'kiểu Xô Viết' làm thêm giờ nghỉ để hỗ trợ cho chiến tranh
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russians Facing 'Soviet-Style' Calls for Extra Work to Support War: U.K.”, nghĩa là “Vương quốc Anh cho biết người Nga đang phải đối mặt với những lời kêu gọi 'kiểu Xô Viết' làm thêm giờ để hỗ trợ cho chiến tranh.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Phượng.
Theo Bộ Quốc phòng Vương Quốc Anh, các doanh nghiệp Nga đã kiến nghị Điện Cẩm Linh ra lệnh làm việc 6 ngày một tuần như một phần của lời kêu gọi làm việc “kiểu Xô Viết” để hỗ trợ cho cuộc chiến Ukraine.
Bản cập nhật tình báo được chia sẻ vào Chúa Nhật cho biết giọng điệu của cuộc tranh luận ở Nga đã chuyển từ việc tấn công những người chỉ trích chiến tranh sang việc bắt buộc các công dân phải hy sinh để ủng hộ chiến tranh.
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nói thêm: “Các nhóm kinh doanh và truyền thông do nhà nước Nga hậu thuẫn đã kiến nghị Bộ Kinh tế bắt buộc người lao động phải làm việc sáu ngày một tuần trước nhu cầu kinh tế của chiến tranh, làm thêm mà hầu như chắc chắn không được trả thêm lương.
“Vào ngày 21 tháng 5 năm 2023, nhà tuyên truyền hàng đầu của Nga Margarita Simonyan đã tranh luận rằng công dân nên làm việc thêm hai giờ trong các nhà máy sản xuất vũ khí mỗi ngày, sau công việc thường ngày của họ.”
Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Anh nhận định: “Giọng điệu đang được phát triển mạnh trong các cuộc trò chuyện rõ ràng phản ánh cảm giác cưỡng bức xã hội kiểu Xô Viết. Nó cũng làm nổi bật nhận định cho rằng giới lãnh đạo rất có thể xác định hiệu quả kinh tế là yếu tố quyết định để giành chiến thắng trong cuộc chiến.”
Các nhà lãnh đạo Liên Xô đã giới thiệu một tuần sáu ngày trong những năm đầu tồn tại của nhà nước cộng sản.
Tuần sáu ngày có nghĩa là công dân sẽ làm việc năm ngày liên tiếp và có một ngày nghỉ thay vì hai ngày. Nhưng dự án đó bị coi là thất bại và hệ thống hai ngày cuối tuần trước đó đã được khôi phục vào tháng 6 năm 1940 sau 11 năm thử nghiệm.
Một cuộc khảo sát vào tháng 4 của nhà thăm dò dư luận Nga, Trung tâm Levada, cho thấy 43% công dân cho biết họ “chắc chắn ủng hộ” lực lượng vũ trang của đất nước trong khi 32% cho biết họ “có thể ủng hộ”. Chỉ 16% cho biết họ “không ủng hộ.”
Khi được yêu cầu giải thích về sự hỗ trợ của họ, 19% số người được hỏi cho biết “việc hỗ trợ của chính chúng tôi là cần thiết và 16% tin rằng điều đó là để bảo đảm an ninh của Nga. Các lý do khác được đưa ra là để “tiêu diệt bọn phát xít” và bảo vệ “các công dân ở Donbas”.
Cuộc khảo sát của Trung tâm Levada với 1.623 người từ 18 tuổi trở lên từ các khu vực thành thị và nông thôn của Nga được thực hiện từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 4. Hội đồng Đại Tây Dương, một tổ chức tư vấn các vấn đề quốc tế của Mỹ, đã mô tả Trung tâm Levada là cơ quan thăm dò ý kiến độc lập hợp pháp duy nhất của Nga.
Một số nhà bình luận Nga ngày càng lo ngại về cách giải quyết chiến tranh của Vladimir Putin bất chấp những tuyên bố thành công trong trận chiến giành Bakhmut.
Cựu chỉ huy Nga Igor Girkin đã tuyên bố đất nước sẽ phải đối mặt với một “cuộc binh biến” từ Tập đoàn Wagner và lãnh đạo Yevgeny Prigozhin.
Prigozhin, người đã công khai chỉ trích Điện Cẩm Linh, tuyên bố các chiến binh của ông sẽ rút khỏi Bakhmut trước ngày 1 tháng 6, bàn giao “vị trí, đạn dược, mọi thứ kể cả khẩu phần lương khô” cho quân đội Nga.
Girkin, một người Nga theo chủ nghĩa dân tộc và là cựu chỉ huy lực lượng ly khai ở vùng Donbas bị tạm chiếm của Ukraine, cho biết Prigozhin đang tạo cơ sở cho một “cuộc binh biến” và thực hiện một “cuộc đảo chính” chống lại Điện Cẩm Linh với lực lượng lính đánh thuê Wagner.
Newsweek đã liên hệ với Điện Cẩm Linh để xin bình luận qua email.
8. Nga sẽ bắt đầu trục xuất các nhà ngoại giao Đức, giáo viên và nhân viên của các tổ chức văn hóa vào tháng tới.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết nước này đã quyết định trục xuất hàng trăm nhân viên nhà nước Đức, bao gồm cả giáo viên và nhân viên của Viện Goethe, nơi quảng bá văn hóa và ngôn ngữ Đức ở nước ngoài.
Biện pháp này chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước, vốn đã có mối quan hệ rất căng thẳng kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào đầu năm ngoái.
Bộ Ngoại giao Đức chỉ trích động thái của Nga, gọi đây là “quyết định đơn phương, phi lý và khó hiểu”.
Zakharova cho rằng quyết định này được đưa ra để đáp lại việc cắt giảm sự hiện diện của các cơ quan tình báo Nga ở Đức vào đầu năm nay.
9. Phản ứng của Bộ Ngoại Giao Đức về vụ trục xuất hàng trăm người Đức của Liên Bang Nga
Đức cho biết hơn 100 nhân viên sẽ bị rút đi sau khi Mạc Tư Khoa áp đặt giới hạn số lượng được phép làm việc tại các cơ quan ngoại giao ở Nga, một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức cho biết hôm thứ Bảy.
“Giới hạn này, do Nga đặt ra vào đầu tháng 6, đòi hỏi phải cắt giảm đáng kể trong tất cả các lĩnh vực hiện diện của chúng tôi ở Nga”
Những người bị ảnh hưởng bao gồm giáo viên, cũng như các nhân viên khác của trường học và Viện Goethe, và cần thiết để duy trì sự cân bằng hợp lý cho sự hiện diện ngoại giao của Đức, người này cho biết và mô tả con số bị ảnh hưởng ít nhất là 100.
Quan hệ giữa Nga và Đức, từng là khách hàng mua dầu khí lớn nhất của Nga, đã rạn nứt kể từ khi Mạc Tư Khoa tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022 và phương Tây đáp trả bằng các lệnh trừng phạt và cung cấp vũ khí.
Nguồn tin gọi giới hạn, được công bố vào tháng 4, là “đơn phương, không chính đáng và không thể hiểu nổi”. Người này từ chối cho biết giới hạn do Mạc Tư Khoa áp đặt là gì.
Số lượng nhân viên người Đức rời đi đã được tờ Süddeutsche Zeitung của Đức đưa tin trước đó. Bộ Ngoại giao Nga đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
10. Tổng Tư Lệnh không quân Vương Quốc Anh nói rằng thất bại sẽ khiến Nga trở nên tàn bạo và thù hận ngay cả khi Putin 'biến mất'
Tổng Tư Lệnh không quân sắp mãn nhiệm của Vương Quốc Anh nhận định rằng NATO phải chuẩn bị cho tình huống nguy hiểm là thất bại trong cuộc chiến chống lại Ukraine sẽ khiến Nga trở nên “thù hận” và “tàn bạo” và đặt ra mối đe dọa đối với các nước NATO.
Tư lệnh Không quân Sir Mike Wigston nói với The Telegraph rằng lực lượng không quân, hải quân nổi và lực lượng tàu ngầm của Nga là mối đe dọa đối với Anh và NATO. Ông cảnh báo mối đe dọa này có thể trở nên tồi tệ hơn bất kể tổng thống Nga, Vladimir Putin, có bị lật đổ hay không.
“Khi cuộc xung đột ở Ukraine kết thúc và Ukraine đã khôi phục lại biên giới của mình, đó là điều bắt buộc phải như thế, chúng ta sẽ có một nước Nga bị tàn phá, thù hận và tàn bạo, những phương tiện gây hại cho chúng ta là thông qua tấn công trên không, tấn công bằng hỏa tiễn và tấn công dưới mặt đất.”
Tổng Tư Lệnh không quân Vương Quốc Anh chuẩn bị hết nhiệm kỳ vào tháng tới sau bốn năm đứng đầu binh chủng không quân.
Ông nói thêm: “Cần phải cảnh giác rằng đây không chỉ là về một người. Có cả một cấu trúc và hệ thống phân cấp đằng sau Putin.”
“Vì vậy, ngay cả khi Putin biến mất khỏi sân khấu, vẫn có vô số người khác có thể thay thế ông ta, những người có thể tàn bạo và độc ác không kém đối với người dân của họ và các quốc gia láng giềng.”
11. Nga đã cáo buộc Nhật Bản đưa ra những “suy đoán hoài nghi, vô đạo đức” khi bình luận xung quanh mối đe dọa hạt nhân mà Mạc Tư Khoa đặt ra và hứa sẽ đáp trả vòng trừng phạt mới nhất của Nhật Bản đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản, Hirokazu Matsuno, cho biết hôm thứ Sáu rằng Nhật Bản sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga sau khi hội nghị thượng đỉnh G7 mà Tokyo đăng cai vào tuần trước đã đồng ý tăng cường các biện pháp trừng phạt việc Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine.
Matsuno cũng lên án kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở Belarus, nói rằng điều đó sẽ làm tình hình thêm căng thẳng và Nhật Bản sẽ không bao giờ chấp nhận “mối đe dọa hạt nhân của Nga, chứ đừng nói đến việc sử dụng nó”.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết Nga đang đánh giá việc thực hiện các biện pháp trừng phạt của Nhật Bản đối với an ninh quốc gia và nền kinh tế của nước này và sẽ không bỏ qua “các hành động bất hợp pháp” của Tokyo.
Zakharova cũng đặt vấn đề với việc Matsuno coi Nga là tham gia vào “vụ tống tiền hạt nhân”.
12. Bộ Trưởng Ngoại Giao của Tehran cáo buộc Tổng thống Zelenskiy tuyên truyền chống Iran.
Hôm thứ Bảy, Tehran đã cáo buộc tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên truyền chống Iran khi kêu gọi Iran ngừng cung cấp máy bay không người lái cho Nga, nói rằng những bình luận của ông được thiết kế để thu hút thêm vũ khí và viện trợ tài chính từ phương Tây.
Zelenskiy trong một bài phát biểu video hôm thứ Tư đã kêu gọi người Iran ngừng trượt vào “mặt tối của lịch sử” khi cung cấp máy bay không người lái cho Mạc Tư Khoa.
Ban đầu, Iran phủ nhận việc cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian nói: “Cáo buộc Iran gửi hỏa tiễn cho Nga để sử dụng chống lại Ukraine là không có cơ sở. Chúng tôi có hợp tác trong các vấn đề quốc phòng với Nga, nhưng việc gửi vũ khí và máy bay không người lái chống lại Ukraine chắc chắn không phải là chính trị của chúng tôi.”
Đến ngày 5 tháng Mười Một vừa qua, trước các bằng chứng không thể chối cãi là xác các máy bay không người lái bị bắn hạ Hossein Amir-Abdollahian nói: “Chúng tôi có gởi nhưng chỉ một số ít trong thời gian trước chiến tranh Ukraine.”
Ngoại trưởng Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, tiết lộ rằng ông khá ngạc nhiên vì trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với phía Iran, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hossein Amir-Abdollahian, vẫn tiếp tục khẳng định rằng “Chính trị của chúng tôi là chúng tôi phản đối chiến tranh và sự leo thang chiến tranh ở Ukraine”.
Ukraine cho biết máy bay không người lái đã đóng một vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công của Nga vào các thành phố và cơ sở hạ tầng.
Hôm thứ Bẩy Hossein Amir-Abdollahian cho biết: “Việc Tổng thống Ukraine lặp lại những tuyên bố ảo tưởng chống lại Cộng hòa Hồi giáo Iran là phù hợp với cuộc chiến truyền thông và tuyên truyền chống Iran nhằm thu hút càng nhiều viện trợ tài chính và vũ khí càng tốt từ các nước phương Tây”.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Hai 15 Tháng Năm vừa qua, Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết:
“Hoa Kỳ đang nhận thấy nhiều dấu hiệu cho thấy Nga và Iran đang mở rộng quan hệ đối tác quốc phòng chưa từng có, nhằm giúp Mạc Tư Khoa kéo dài cuộc chiến ở Ukraine cũng như gây ra mối đe dọa cho các nước láng giềng của Iran. Là một phần của sự hợp tác, Iran đang cung cấp cho Nga các máy bay không người lái tấn công một chiều. Đáp lại, Nga cung cấp cho Iran các kỹ thuật liên quan đến hỏa tiễn tầm xa.”
Hợp tác giữa Nga và Iran đã khiến các quốc gia trong vùng Vịnh hết sức quan ngại. Đó có thể là lý do chính khiến họ mời Tổng thống Zelenskiy đến nói chuyện tại cuộc họp khoáng đại của Liên Đoàn Ả Rập vào hôm thứ Sáu tuần trước.
Đau buồn: Tà giáo xúi 241 người nhịn ăn, lìa đời. Giáo chủ ở lại hưởng hết. Nga nói về sáng kiến ĐTC
VietCatholic Media
16:53 28/05/2023
1. Tà giáo thảm sát các tín hữu ở Shakahola, một cách có tổ chức, và được lên kế hoạch kỹ càng và được thực hiện hoàn hảo
Thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc cho biết tại một trang trại ở quận Kilifi, gần thành phố Malindi, cảnh sát đã tìm thấy 241 thi thể của các tín hữu của một tà giáo. Họ được chôn trong những ngôi mộ tập thể ở rừng Shakahola, miền đông Kenya.
Khám nghiệm tử thi của 129 người cho thấy hầu hết các nạn nhân chết vì đói, sau khi tuân theo chỉ dẫn nhịn ăn cho đến chết “để tìm gặp Chúa Giêsu” theo lời giảng của “Giáo chủ” Paul Mackenzie Nthenge của Giáo hội Tin lành Quốc tế.
Theo nhân viên điều tra, một số nạn nhân, bao gồm cả trẻ em, đã bị bóp cổ, đánh đập hoặc ngạt thở. Cho đến nay, cảnh sát đã bắt giữ 39 người, trong đó có “Giáo chủ” Paul Mackenzie Nthenge, đồng thời giải cứu 91 thành viên của giáo phái được tìm thấy vẫn còn sống trong rừng.
Ông Kithure Kindiki, Bộ trưởng Nội vụ nói: “Hầu hết những người theo giáo phái này là người Kenya, đến từ các vùng phía tây, phía bắc và phía đông của đất nước và từ một số vùng ven biển, nhưng cũng có những công dân của các quốc gia Phi Châu khác!”
Ông Bộ trưởng cho hay có những chi tiết đáng lo ngại khác, chẳng hạn như “vụ thảm sát Shakahola là một tội ác được tổ chức tốt, lên kế hoạch tốt và được thực hiện rất hoàn hảo.” Trong số 91 tín hữu đã được giải cứu và nhập viện, một số vẫn không chịu ăn, thành ra các bệnh nhân này dù được nhập viện mà vẫn chết. Ông cũng cho biết thêm, Mackenzie, nhà lãnh đạo của giáo phái đã chiêu mộ một đội ngũ gồm những kẻ đánh đập nhằm giết những người sống sót quá lâu hoặc thay đổi ý định.
Ông Bộ trưởng nói thêm rằng Giáo chủ Mackenzie và nhóm sát thủ của ông ta đã theo dõi sự chết đói của những người hâm mộ từ một cơ sở đặc biệt, nơi mà họ được phục dịch ăn uống no nê. Báo chí Kenya đưa tin rằng người ta đã tìm thấy một thực đơn chi tiết dành riêng cho Giáo chủ Mackenzie, cho thấy ông ta thưởng thức những bữa ăn thịnh soạn trong các bữa sáng, trưa và tối.
Ông Bộ trưởng cũng báo cáo rằng có bằng chứng lạm dụng tình dục một số trẻ em được tìm thấy nơi các em đã chết.
2. Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lịch trình bình thường một ngày sau cơn sốt
Giám đốc truyền thông của Vatican cho biết, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục lịch trình bình thường của các cuộc hẹn vào sáng thứ Bảy sau khi bị sốt một ngày trước đó.
Andrea Tornielli, giám đốc biên tập của Bộ Truyền thông Vatican, đã viết trên Twitter vào sáng ngày 27 tháng 5 rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã “tiếp tục các buổi yết kiến thường xuyên của mình”.
Một phát ngôn viên của Vatican đã xác nhận với CNA hôm thứ Sáu rằng Đức Thánh Cha đã hủy các cuộc họp vào buổi sáng ngày 26 tháng 5 do bị sốt.
Matteo Bruni, giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, nói rằng “do tình trạng sốt, Đức Thánh Cha Phanxicô đã không tiếp bất kỳ ai trong buổi yết kiến sáng nay.”
Theo bản tin hàng ngày của Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã có cuộc gặp thường lệ vào sáng thứ Bảy với Bộ trưởng Bộ Giám mục, Đức Tổng Giám Mục Robert Prevost.
Ngài cũng đã gặp gỡ các phái đoàn từ Giáo Hội Chính thống Athens và Đại học Loyola của Seville, và với Cha Wagner Ferreira da Silva, chủ tịch cộng đồng Công Giáo Brazil Canção Nova.
Đức Thánh Cha cũng có buổi tiếp kiến với những người tham gia một hội nghị do tạp chí Dòng Tên “La Civiltà Cattolica” và Đại học Georgetown tổ chức về “Tính thẩm mỹ toàn cầu của trí tưởng tượng Công Giáo”.
Đạo diễn phim Martin Scorsese và vợ của ông là Helen Morris đã tham dự hội nghị và tham dự buổi yết kiến Đức Giáo Hoàng.
Vào chiều thứ Sáu, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã nói chuyện ngắn gọn với các nhà báo về tình trạng của Đức Giáo Hoàng.
“Đức Giáo Hoàng mệt mỏi,” Đức Hồng Y Pietro Parolin, giải thích bên lề buổi giới thiệu một cuốn sách vào buổi chiều tại Đại sứ quán Ý cạnh Tòa thánh. “Hôm qua, Đức Giáo Hoàng đã có một ngày rất, rất căng thẳng. Đêm qua tôi được biết rằng ngài đã gặp rất nhiều người và trong cuộc gặp với Scholas Occurrentes, ngài muốn chào tất cả họ và có lẽ đến một lúc nào đó sức đề kháng thể chất đã giảm đi.”
Theo kế hoạch, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ cử hành Thánh lễ tại Đền Thờ Thánh Phêrô nhân lễ trọng Chúa Thánh Thần Hiện xuống vào ngày 28 tháng 5, sau đó là buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
Chỉ chưa đầy hai tháng trước, vào ngày 29 tháng 3, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được đưa đến Phòng khám đa khoa Gemelli ở Rome, nơi ngài phải nhập viện ba đêm vì bệnh viêm phổi. Đây là lần nhập viện thứ hai của ngài kể từ khi lên được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013. Vào tháng 7 năm 2021, ngài phải ở lại Gemelli để phẫu thuật ruột kết, trong đó 33 cm ruột đã phải cắt bỏ.
Source:Catholic News Agency
3. Nga thừa nhận sáng kiến hòa bình của Vatican, cho biết chưa có bước nào cho một phái bộ đến Mạc Tư Khoa
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova cho biết họ đánh giá sáng kiến hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô một cách tích cực, nhưng nhấn mạnh rằng không có kế hoạch ngay lập tức cho một phái bộ Vatican đến Mạc Tư Khoa.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga gửi cơ quan nhà nước RIA Novosti là sự thừa nhận công khai đầu tiên của Mạc Tư Khoa về động thái của Đức Thánh Cha. Nó diễn ra sau thông báo cuối tuần của Vatican rằng một vị Hồng Y nổi tiếng về các sáng kiến hòa giải của Giáo Hội Công Giáo, là Đức Hồng Y người Ý Matteo Zuppi, đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm làm đặc phái viên của ngài.
“Chúng tôi thừa nhận mong muốn chân thành của Tòa thánh trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình,” Zakharova nói, theo RIA Novosti. “Đồng thời, chưa có bước thực tế nào được thực hiện bởi cả hai phía Vatican để tổ chức chuyến đi đến Mạc Tư Khoa.”
Đức Hồng Y Zuppi nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng phạm vi của nhiệm vụ là “giúp giảm bớt căng thẳng của cuộc xung đột” với hy vọng điều này có thể đóng góp vào “con đường hòa bình”. Ngài đã đưa ra một điểm tương đồng với những nỗ lực của mình trong những năm 1990, cùng với Cộng đồng Thánh Egidio có trụ sở tại Rôma, để giúp làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình chấm dứt nội chiến ở Mozambique.
Sau đó, Đức Hồng Y Zuppi lưu ý rằng sáng kiến của Giáo Hội bắt đầu với hy vọng tìm thấy “con đường hòa bình” và dẫn đến các cuộc gặp gỡ đưa các bên tham chiến xích lại gần nhau hơn bằng các “mối liên kết được dệt nên” giữa các phe phái và cuối cùng là một thỏa thuận hòa bình.
“Nỗ lực ở Ukraine chắc chắn sẽ theo nghĩa đó,” Đức Hồng Y Zuppi nói khi kết thúc cuộc họp của Hội đồng Giám mục Ý. “Chúng ta sẽ thấy.”
Đức Phanxicô đã thông báo về sự tồn tại của một sứ mệnh hòa bình khi đang trên đường từ Hung Gia Lợi về Rôma vào tháng trước, nơi ngài đã gặp một vị Tổng Giám Mục của Giáo hội Chính thống Nga, vốn mạnh mẽ chống lại cuộc chiến của Điện Cẩm Linh. Trong những tuần kể từ đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy tại Vatican, người đã nói rõ rằng ông sẽ không chấp nhận nhượng bộ lãnh thổ và bác bỏ việc đề cập đến các nạn nhân của cả hai bên trong cuộc xung đột. Theo Tổng thống Zelenskiy, không thể có sự bình đẳng giữa nạn nhân và kẻ gây hấn..
Đức Hồng Y Zuppi lưu ý rằng niềm hy vọng về hòa bình của Đức Thánh Cha Phanxicô đã “khiến Đức Thánh Cha rơi nước mắt”, ám chỉ đến ngày 8 tháng 12, khi Đức Thánh Cha Phanxicô khóc trước tượng Đức Mẹ ở trung tâm thành phố Rôma khi ngài cầu nguyện cho hòa bình ở Ukraine.
Source:ABCNews
Thánh Ca
Vinh danh Ba Ngôi
Lm. Thái Nguyên
18:56 28/05/2023
Thánh ca Đanien
Lm. Thái Nguyên
18:57 28/05/2023
Dâng Chúa Ba Ngôi
Lm. Thái Nguyên
18:58 28/05/2023
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi
Lm. Thái Nguyên
18:59 28/05/2023
Trong Chúa Ba Ngôi
Lm. Thái Nguyên
19:00 28/05/2023
Sống tình hiệp thông
Lm. Thái Nguyên
19:02 28/05/2023
https://www.youtube.com/watch?v=tVSVBgYv࿎