Ngày 29-05-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 30/05: Tình trạng của người Ki-tô hữu – Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng, SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:17 29/05/2022

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, các môn đệ thưa với Đức Giê-su rằng: “Bây giờ Thầy nói rõ, chứ không còn dùng dụ ngôn nào nữa. Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và Thầy không cần phải có ai hỏi Thầy. Vì thế, chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến.” Đức Giê-su đáp : “Bây giờ anh em tin à? Này đến giờ -và giờ ấy đã đến rồi- anh em sẽ bị phân tán mỗi người một ngả và để Thầy cô độc một mình. Nhưng Thầy không cô độc đâu, vì Chúa Cha ở với Thầy. Thầy nói với anh em những điều ấy, để trong Thầy anh em được bình an. Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.”

Đó là lời Chúa
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 29/05/2022

10. Cái khổ trên thế gian thì rất ngắn, là tạm thời; nếu có thể gìn giữ đức tin đến chết, thì Thiên Chúa sẽ thưởng công cho họ vinh phúc vĩnh viễn.

(Thánh nữ Menodora)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:19 29/05/2022
93. NHẤT TỰ THIÊN KIM (một chữ ngàn vàng)

Năm Giáp Ngọ khi chiến tranh Trung Nhật xảy ra, Vệ Nhữ Quý vì làm sai quân cơ nên bị xử trảm tại chợ kinh thành, mà Liễu Khôn Nhất thì lại ôm binh trong quan Sơn Hải, không dám xuất chiến.

Trong kinh thành có một thư sinh viết một câu đối đặc biệt như sau:

- “Vệ Đạt Tam kêu oan đi đến chợ, Liễu Khôn Nhất thoái bệnh nằm trong quan”.

Liễu Khôn Nhất sau khi nghe nói thì căm ghét, lại còn sợ nó truyền vào trong hoàng cung nên thương lượng với nhân viên phụ tá trong phủ đễ tìm cách, người phụ tá nói:

- “Chuyện này rất dễ, tôi sẽ vì ông mà đổi, nhưng ông phải thù lao cho tôi ba ngàn lượng.”

Liễu Khôn Nhất đồng ý.

Người phụ tá đem câu đối liễn đổi như sau:

- “Vệ Đạt Tam kêu oan đi đến chợ, Liễu Khôn Nhất liều mạng ra khỏi quan”.

Liễu Khôn Nhất rất vui, lập tức cho in ra hơn một ngàn tờ, sai người đem đến kinh thành phân phát, và đưa thù lao cho người phụ tá. Hồi ấy, trong quân đội vì chuyện này mà có lưu truyền câu nói “nhất tự thiên kim”.

(Tân tiếu sử)

Suy tư 93:

Thời nay có những nghiên cứu sinh không biết làm luận án thạc sĩ, tiến sĩ, nhưng cũng đậu tiến sĩ, thạc sĩ như ai, vì luận án của họ là do dịch vụ môi giới làm giúm, cứ theo đề tài mà đưa ra giá tiền, từ vài ngàn đô Mỹ trở lên, thì “một chữ ngàn lượng” của Liễu Khôn Nhất có nhằm nhò gì chứ, cho nên tiến sĩ giấy nhiều như giấy vàng hàng mả để cúng cô hồn vậy, không giúp ích gì cho xã hội và tổ quốc.

Thời nay cũng có một vài người “Ki-tô hữu giấy”, tức là họ có đạo trên giấy chứng minh nhân dân, trên giấy lý lịch, trong sổ Rửa Tội, nhưng đời sống của họ thì nhìn cũng không thấy “mùi vị” người Ki-tô hữu kính mến Thiên Chúa và yêu tha nhân, bởi vì cái bụng là chúa của họ, tiền bạc là đức tin của họ, quyền lực là túi khôn của họ...

Hãy coi chừng đấy, tiến sĩ giấy thì cũng sẽ có ngày vào tù ở; làm “ki-tô hữu giấy” thì cũng như thế, có ngày vào tù: tù của lương tâm và tù trong hỏa ngục.

Giấy mà gặp lửa thì phải biết, nó cháy phừng phừng ghê gớm lắm.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Con đường phía trước luôn luôn có những bất ngờ tuyệt vời
Lm. Minh Anh
23:31 29/05/2022

CON ĐƯỜNG PHÍA TRƯỚC LUÔN LUÔN CÓ NHỮNG BẤT NGỜ TUYỆT VỜI
“Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa?”.

Arminius nói, “Đức tin là tác động của Thiên Chúa, soi sáng tâm trí và niêm phong trái tim! Con đường phía trước luôn luôn có những bất ngờ tuyệt vời. Đó là quà tặng đơn thuần của Ngài!”.

Kính thưa Anh Chị em,

“Con đường phía trước luôn luôn có những bất ngờ tuyệt vời!”. Câu nói về đức tin của Arminius thật ấn tượng; nhưng câu hỏi của Phaolô dành cho tín hữu Êphêsô lại ấn tượng hơn, “Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa?”. Và thật bất ngờ, câu trả lời của họ lại không thể ấn tượng hơn, “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói!”.

Bài đọc Công Vụ Tông Đồ hôm nay mô tả thực trạng đức tin không thể thực hơn của các môn đệ Êphêsô; nhưng khá ý vị, nó còn nói đến thực trạng đức tin của mỗi người chúng ta. Bởi lẽ, câu trả lời của họ, cách nào đó, cũng có thể là câu trả lời của nhiều người trong thế giới ngày nay; thậm chí, đối với nhiều người đã được rửa tội! Rằng, “Ngay cả việc có Thánh Thần, chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói!”. Các tín hữu Êphêsô cần được hướng dẫn trong đức tin về vai trò của Chúa Thánh Thần, và cả chúng ta nữa, cũng cần được dẫn dắt trong đức tin về Ngài mỗi ngày. Mỗi người chúng ta đang ở trên một cuộc hành trình để tìm hiểu đức tin và sống theo đức tin đó; trên hành trình này, với Chúa Thánh Thần, mỗi ngày chúng ta khám phá những điều mới lạ và hẳn, ‘con đường phía trước luôn luôn có những bất ngờ tuyệt vời!’.

Trong Tin Mừng hôm nay, các môn đệ tỏ ra tự tin về sự nhận thức của họ đối với Chúa Giêsu. Họ tuyên bố, “Giờ đây, chúng con nhận ra là Thầy biết hết mọi sự, và không cần phải có ai hỏi Thầy. Chúng con tin Thầy từ Thiên Chúa mà đến!”. Ngờ đâu, Chúa Giêsu đã chọc thủng sự tự tin mỏng manh đó! Ngài nói cho họ biết, chỉ trong một thời gian rất ngắn, họ sẽ bỏ rơi Ngài, phó mặc Ngài, và mỗi người sẽ đi theo một con đường riêng, “Này đã đến giờ, và giờ ấy đã đến rồi, các con sẽ bị phân tán mỗi người một ngả và để Thầy cô độc một mình!”.

Như các môn đệ Êphêsô, chúng ta vẫn là những con người dò dẫm; nghĩa là, còn rất nhiều điều phải học biết về Chúa Giêsu, học biết mầu nhiệm Thiên Chúa, cũng như học biết mối quan hệ hỗ tương giữa chúng ta với Ngài và ngược lại. Hơn các môn đệ Êphêsô, chúng ta được nghe, được nhận Thánh Thần; tuy nhiên, chúng ta còn phải tìm hiểu vị trí và vai trò của Ngài trong cuộc sống mình. Và khi nói đến đức tin, Thánh Thần sẽ là một tác nhân không thể thiếu của linh hồn; nhờ Ngài, Đấng đốt lửa kính mến, chúng ta khám phá những ‘cảnh vực thần linh’ kỳ diệu của một đời sống ân sủng với tư cách con cái Thiên Chúa. Như vậy, Chúa Thánh Thần đóng một vai trò nhất định đối với chúng ta; với Ngài, Thầy Dạy tâm linh, ‘con đường phía trước luôn luôn có những bất ngờ tuyệt vời’ mà chính Ngài sẽ đích thân giúp mỗi người khám phá!

Anh Chị em,

“Khi tin theo, anh em đã nhận được Thánh Thần chưa?”. Câu hỏi đã khuấy động tâm tưởng tín hữu Êphêsô ngày xưa cũng là câu hỏi buộc chúng ta xét mình hôm nay. Bởi lẽ, lãnh nhận Thánh Thần là một chuyện, nhưng sống theo Thánh Thần là một chuyện hoàn toàn khác! Bằng chứng là chúng ta chưa được Ngài biến đổi! Hiểu biết của chúng ta chỉ ở tầm thấp với những gì khả giác; nhưng với Thánh Thần, chúng ta mới có khả năng vói tới tầm cao với những gì siêu hình. Vì Ngài không ngừng vén mở cho chúng ta những điều mới lạ từ Thiên Chúa, một người Cha rất gần gũi, nhưng cũng là một người Cha với nhiều bất ngờ. Điều bất ngờ tuyệt đỉnh nhất là tình yêu của Ngài dành cho bạn và tôi! Mỗi chúng ta đang nằm trong lòng bàn tay của Thiên Chúa, Ngài có kế hoạch và chương trình riêng cho từng người. Vì thế, giữa cuộc đời ô trọc, sóng gió và cam go này, chúng ta hãy bám chặt Thánh Thần, biết ngoan nguỳ, dễ bảo với Ngài, ‘con đường phía trước luôn luôn có những bất ngờ tuyệt vời’, nhưng có Ngài, chúng ta an tâm!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con luôn nói “Có” với Chúa Thánh Thần. Với Ngài, con sẽ không bao giờ nhàm chán với những gì quen thuộc, cũng không bao giờ choáng ngợp với những gì bất ngờ!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Huấn dụ của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật 29 tháng Năm
J.B. Đặng Minh An dịch
17:43 29/05/2022
Chúa Nhật 29 tháng Năm là Lễ Thăng Thiên hay Lễ Chúa Lên Trời ở các quốc gia không mừng ngày lễ này vào ngày thứ Năm.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi ấy, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và nói:

“Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.

Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.”

Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bêtania, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.

Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em,

Hôm nay ở Ý và ở nhiều quốc gia khác, Lễ Thăng Thiên của Chúa, tức là sự trở về với Chúa Cha, được cử hành. Trong Phụng vụ, Tin Mừng theo thánh Luca thuật lại cuộc hiện ra cuối cùng của Chúa Kitô Phục Sinh với các môn đệ (x. 24,46-53). Cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu đạt đến đỉnh cao chính xác với sự Thăng Thiên, mà chúng ta cũng tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: “Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha”. Sự kiện này có ý nghĩa gì? Chúng ta nên giải thích sự kiện ấy như thế nào? Thưa: Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta hãy tập trung vào hai hành động mà Chúa Giêsu thực hiện trước khi lên Trời: trước tiên, Người loan báo ơn Thánh Thần - Người loan báo ơn Thánh Thần - và sau đó Người chúc lành cho các môn đệ. Ngài loan báo ân sủng Thánh Linh, và Ngài chúc lành.

Trước hết, Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Ngài: “Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa” (câu 49). Chúa Giêsu đang đề cập đến Chúa Thánh Thần, Đấng An Ủi, Đấng sẽ đồng hành với họ, hướng dẫn họ, hỗ trợ họ trong sứ mệnh của họ, bảo vệ họ trong các trận chiến tâm linh. Và như vậy, chúng ta hiểu một điều quan trọng: Chúa Giêsu không bỏ rơi các môn đệ. Ngài lên Thiên đàng, nhưng Ngài không để họ mồ côi. Đúng hơn, chính xác bằng cách đi lên cùng Chúa Cha, ngài bảo đảm sự tràn đầy của Chúa Thánh Thần, của Thánh Linh Thiên Chúa. Trong một dịp khác, Người đã nói: “Thầy ra đi là có lợi cho anh em, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Bảo Trợ - tức là Thần Khí - sẽ không đến với anh em” (Ga 16: 7). Ở đây, chúng ta cũng thấy tình yêu của Chúa Giêsu dành cho chúng ta: Ngài hiện diện nhưng không muốn giới hạn tự do của chúng ta. Trái lại, Người để lại không gian cho chúng ta, bởi vì tình yêu đích thực luôn tạo ra sự gần gũi không gò bó, không chiếm hữu, gần gũi nhưng không chiếm hữu; ngược lại, tình yêu đích thực khiến chúng ta trở thành nhân vật chính. Và bằng cách này, Chúa Giêsu Kitô bảo đảm với chúng ta rằng, “Thầy sẽ đến cùng Cha, và anh em sẽ được mặc lấy quyền năng từ trên cao: Thầy sẽ sai Thánh Thần của Thầy đến và với sức mạnh của Ngài, anh em sẽ tiếp tục công việc của Thầy trong thế gian!” (xem Lc 24:49). Và như vậy, khi lên Thiên đàng, thay vì ở lại bên cạnh một vài người với thân xác của mình, Chúa Giêsu trở nên gần gũi với tất cả mọi người qua Thánh Linh. Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu hiện diện trong chúng ta, vượt qua mọi rào cản của thời gian và không gian, để làm cho chúng ta trở thành chứng nhân của Người trên thế giới.

Ngay sau đó - là hành động thứ hai - Chúa Kitô giơ tay và chúc lành cho các môn đệ (xem câu 50). Đó là một cử chỉ tư tế. Từ thời Aarôn, Thiên Chúa đã giao cho các thầy tế lễ nhiệm vụ chúc lành cho dân (xem Nm 6:36). Tin Mừng muốn nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu là vị tư tế vĩ đại của cuộc đời chúng ta. Chúa Giêsu lên với Chúa Cha để cầu thay cho chúng ta, để trình bày nhân tính của chúng ta cho Người. Như vậy, trước mắt Chúa Cha, với nhân tính của Chúa Giêsu, có và sẽ luôn luôn có sự sống của chúng ta, là hy vọng của chúng ta, là vết thương của chúng ta. Vì vậy, khi Ngài “xuất hành” lên Thiên đàng, Chúa Kitô “dọn đường” cho chúng ta, Ngài đi chuẩn bị một chỗ cho chúng ta, và từ lúc này trở đi, Ngài cầu thay cho chúng ta, để chúng ta luôn được đồng hành và nhận được phúc lành bởi Chúa Cha.

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến ân sủng Thánh Linh mà chúng ta đã nhận được từ Chúa Giêsu để trở thành những chứng nhân của Tin Mừng. Chúng ta hãy tự hỏi bản thân xem chúng ta có thực sự là những chứng nhân không; và nếu chúng ta có khả năng yêu thương người khác, hãy để cho họ được tự do và dành không gian cho họ. Và sau đó: chúng ta có biết cách biến mình thành những người cầu thay nguyện giúp cho người khác, nghĩa là chúng ta có biết cách cầu nguyện cho họ và chúc lành cho cuộc sống của họ không? Hay chúng ta phục vụ người khác vì lợi ích của chính mình? Chúng ta hãy học điều này: cầu thay cho những hy vọng và đau khổ của thế giới, cầu cho hòa bình. Và chúng ta hãy chúc phúc bằng đôi mắt và lời nói của chúng ta với những người chúng ta gặp hàng ngày!

Bây giờ chúng ta hãy cầu xin Đức Mẹ, Đấng được chúc phúc giữa những người phụ nữ, Đấng được đầy dẫy Chúa Thánh Thần, luôn cầu nguyện và cầu thay cho chúng ta.

Sau kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha nói tiếp như sau:

Hôm qua, tại Modena, Cha Luigi Lenzini đã được tuyên chân phước. Ngài là một vị tử vì đạo, bị giết vì lòng thù hận đức tin vào năm 1945 vì chỉ ra các giá trị của Kitô giáo là con đường cao đẹp của cuộc sống, trong bầu không khí hận thù và xung đột lúc bấy giờ. Xin vị linh mục này, một mục tử theo trái tim của Chúa Kitô và là sứ giả của sự thật và công lý, từ Thiên Đàng giúp chúng ta làm chứng cho Tin Mừng với lòng bác ái và sự thẳng thắn. Chúng ta hãy hoan hô vị Chân phước mới!

Hôm nay là Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới, với chủ đề “Lắng nghe bằng tai của trái tim”. Biết cách lắng nghe, ngoài việc là cử chỉ bác ái đầu tiên, còn là yếu tố đầu tiên không thể thiếu của đối thoại và giao tiếp tốt: biết lắng nghe, biết để người khác nói hết lời, không cắt ngang giữa chừng, biết lắng nghe bằng đôi tai và với trái tim. Tôi hy vọng rằng mọi người có thể phát triển khả năng này là biết lắng nghe bằng trái tim.

Hôm nay là Ngày Cứu trợ Quốc gia ở Ý. Chúng ta hãy nhớ rằng “bệnh nhân luôn quan trọng hơn bệnh tật”, bệnh nhân luôn quan trọng hơn bệnh tật và “ngay cả khi không thể chữa khỏi bệnh cho họ, vẫn luôn có thể chăm sóc họ. Luôn có thể an ủi, luôn có thể khiến mọi người cảm thấy gần gũi “(Thông điệp nhân Ngày Thế giới Các Bệnh Nhân 2022).

Ngày mốt, là ngày cuối cùng của tháng Năm, phụng vụ Lễ Kính Đức Trinh Nữ Maria, lúc 18h tại Đền Thờ Đức Bà Cả, chúng ta sẽ lần chuỗi Mân Côi cho Hòa bình, được liên kết với các đền thờ khác nhau ở nhiều quốc gia. Tôi mời gọi các tín hữu, các gia đình và cộng đồng tham gia với lời khẩn cầu này, để nhận được từ Thiên Chúa, nhờ sự chuyển cầu của Nữ vương Hòa bình, món quà mà thế giới đang chờ đợi.

Tôi chào tất cả anh chị em, những người Rôma và những người hành hương. Đặc biệt, tôi chào các tín hữu đến từ Hà Lan, Tây Ban Nha và Úc. Tôi chào giáo xứ San Roberto Bellarmino, nơi kết thúc năm thánh mừng 400 năm sau cái chết của Thánh Robert Bellarmine. Tôi chào người Ba Lan - luôn có nhiều người Ba Lan hành hương! - với lời cầu chúc cho những người ở quê hương họ đang tham gia cuộc hành hương lớn đến đền thờ Đức Mẹ Piekary Śląskie. Tôi chào các học sinh của trường San Vincenzo ở Olbia và các ứng viên được Thêm Sức từ Luras.

Vào thứ Hai ngày 29 và thứ Ba ngày 30 tháng 8, một cuộc họp của tất cả các Hồng Y sẽ được tổ chức để suy tư về Tông Hiến mới Praedicate Evangelium, và vào thứ Bảy ngày 27 tháng 8, tôi sẽ tổ chức một công nghị tấn phong Hồng Y. Dưới đây là danh sách các tân Hồng Y:

1. Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche - Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích;

2. Đức Tổng Giám Mục Lazzaro Du Huỳnh Trị (You Heung-sik, 유흥식) - Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ;

3. Đức Tổng Giám Mục Fernando Vérgez Alzaga LC - chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về quốc gia Thành Vatican, kiêm chủ tịch Hội đồng Quản trị quốc gia Thành Vatican;

4. Đức Tổng Giám Mục Jean-Marc Aveline - Tổng Giám Mục Marseille, Pháp;

5. Đức Cha Peter Ebere Okpaleke của Ekwulobia, Nigeria.

6. Đức Tổng Giám Mục Leonardo Ulrich Steiner, Dòng Anh Em Hèn Mọn, của Manaus, Brazil;

7. Đức Tổng Giám Mục Filipe Neri António Sebastião do Rosário Ferrão của Goa và Damão, Ấn Độ;

8. Đức Cha Robert Walter McElroy của San Diego, Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ;

9. Đức Tổng Giám Mục Virgilio Do Carmo Da Silva, Dòng Salêsiêng, của Dili, Đông Timor;

10. Đức Cha Oscar Cantoni của Como, Italia;

11. Đức Tổng Giám Mục Anthony Poola của Hyderabad, Ấn Độ;

12. Đức Tổng Giám Mục Paulo Cezar Costa, của tổng giáo phận Brasília, Brazil;

13. Đức Cha Richard Kuuia Baawobr M. Afr., của Wa, Ghana;

14. Đức Tổng Giám Mục William Ngô Thành Tài (Goh Seng Chye, 吴成才)của Singapore;

15. Đức Tổng Giám Mục Adalberto Martínez Flores, của tổng giáo phận Asunción, Paraguay;

16. Đức Cha Giorgio Marengo, IMC, Giám Quản Tông Tòa Ulaanbaatar, Mông Cổ.

Cùng với những vị trên, tôi sẽ bổ sung thêm các vị sau vào Hồng Y đoàn:

1. Đức Tổng Giám Mục Jorge Enrique Jiménez Carvajal, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Cartagena, Colombia;

2. Đức Tổng Giám Mục Lucas Van Looy, Dòng Salêsiêng, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Ghent, Vương quốc Bỉ;

3. Đức Tổng Giám Mục Arrigo Miglio, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Cagliari, Ý;

4. Cha Gianfranco Ghirlanda Dòng Tên, - giáo sư thần học;

5. Đức Ông Fortunato Frezza - kinh sĩ đoàn của Đền Thờ Thánh Phêrô.

Chúc anh chị em một ngày Chúa Nhật nhiều may mắn! Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.
 
Danh sách các Tân Hồng Y sẽ được tấn phong vào ngày 27 tháng 8, 2022
Đặng Tự Do
17:47 29/05/2022
Cuối buổi đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trưa Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên, Đức Thánh Cha đã công bố danh sách các Tân Hồng Y. Ngài nói:

Vào thứ Hai ngày 29 và thứ Ba ngày 30 tháng 8, một cuộc họp của tất cả các Hồng Y sẽ được tổ chức để suy tư về Tông Hiến mới Praedicate Evangelium, và vào thứ Bảy ngày 27 tháng 8, tôi sẽ tổ chức một công nghị tấn phong Hồng Y. Dưới đây là danh sách các tân Hồng Y:

1. Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche - Tổng trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích;

2. Đức Tổng Giám Mục Lazzaro Du Huỳnh Trị (You Heung-sik, 유흥식) - Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ;

3. Đức Tổng Giám Mục Fernando Vérgez Alzaga LC - chủ tịch Ủy ban Tòa Thánh về quốc gia Thành Vatican, kiêm chủ tịch Hội đồng Quản trị quốc gia Thành Vatican;

4. Đức Tổng Giám Mục Jean-Marc Aveline - Tổng Giám Mục Marseille, Pháp;

5. Đức Cha Peter Ebere Okpaleke của Ekwulobia, Nigeria.

6. Đức Tổng Giám Mục Leonardo Ulrich Steiner, Dòng Anh Em Hèn Mọn, của Manaus, Brazil;

7. Đức Tổng Giám Mục Filipe Neri António Sebastião do Rosário Ferrão của Goa và Damão, Ấn Độ;

8. Đức Cha Robert Walter McElroy của San Diego, Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ;

9. Đức Tổng Giám Mục Virgilio Do Carmo Da Silva, Dòng Salêsiêng, của Dili, Đông Timor;

10. Đức Cha Oscar Cantoni của Como, Italia;

11. Đức Tổng Giám Mục Anthony Poola của Hyderabad, Ấn Độ;

12. Đức Tổng Giám Mục Paulo Cezar Costa, của tổng giáo phận Brasília, Brazil;

13. Đức Cha Richard Kuuia Baawobr M. Afr., của Wa, Ghana;

14. Đức Tổng Giám Mục William Ngô Thành Tài (Goh Seng Chye, 吴成才)của Singapore;

15. Đức Tổng Giám Mục Adalberto Martínez Flores, của tổng giáo phận Asunción, Paraguay;

16. Đức Cha Giorgio Marengo, IMC, Giám Quản Tông Tòa Ulaanbaatar, Mông Cổ.

Cùng với những vị trên, tôi sẽ bổ sung thêm các vị sau vào Hồng Y đoàn:

1. Đức Tổng Giám Mục Jorge Enrique Jiménez Carvajal, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Cartagena, Colombia;

2. Đức Tổng Giám Mục Lucas Van Looy, Dòng Salêsiêng, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Ghent, Vương quốc Bỉ;

3. Đức Tổng Giám Mục Arrigo Miglio, Tổng Giám Mục Hiệu Tòa Cagliari, Ý;

4. Cha Gianfranco Ghirlanda Dòng Tên, - giáo sư thần học;

5. Đức Ông Fortunato Frezza - kinh sĩ đoàn của Đền Thờ Thánh Phêrô.
 
Đức Thánh Cha công bố 21 tân Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới
Thanh Quảng sdb
18:08 29/05/2022
Đức Thánh Cha công bố 21 tân Hồng Y từ khắp nơi trên thế giới

Đức Thánh Cha Phanxicô thông báo Ngài sẽ vinh thăng 21 tân Hồng Y nhân dịp Họp mật viện Hồng Y vào thứ Bảy, ngày 27/8 tới đây. Các tân Hồng Y đại diện cho Giáo hội toàn cầu, và phản ánh nhiều nền văn hóa, bối cảnh và mục vụ khác nhau.

(Tin Vatican)

Kết thúc buổi triều yết đọc kinh “Lạy Nữ Vương Thiên Đàng” hôm Chủ nhật (29/5/2022), Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết vào thứ Bảy, ngày 27 tháng 8, ngài sẽ vinh thăng một số Hồng Y mới.

Ngài cũng cho biết Ngài sẽ triệu tập các Hồng Y trong hai ngày - Thứ Hai và Thứ Ba, 29-30 tháng 8 - để học hỏi về Tông huấn mới “Truyền Giảng Tin Mừng” (Praedicate evangelium).

Hồng Y đoàn hiện có 208 vị, trong đó 117 vị trong tuổi được bàu chọn Giáo Hoàng và 91 vị đã quá tuổi. Nhưng sau ngày 27 tháng 8, con số sẽ tăng lên 229 Hồng Y, trong đó 131 vị trong hạn tuổi là cử tri bàu chọn Giáo hoàng.

Nguồn gốc các tân Hồng Y

Tám trong số các tân Hồng Y đến từ Châu Âu, sáu từ Châu Á, hai từ Châu Phi, một từ Bắc Mỹ, và bốn từ Trung và Châu Mỹ Latinh.

Sau đây là danh tánh của 21 tân Hồng Y:

1. Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche - Tổng trưởng Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích

2. Đức Tổng Giám Mục Lazzaro You Heung sik - Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ

3. Đức Tổng Giám Mục Fernando Vérgez Alzaga, L.C. - Chủ tịch Thánh bộ Vatican và Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vương quốc Vatican

4. Đức Tổng Giám Mục Jean-Marc Aveline - Tổng Giám mục Marseille (Pháp quốc)

5. Đức cha Peter Okpaleke – Tổng Giám mục Ekwulobia (Nigeria)

6. Đức Tổng Giám Mục Leonardo Ulrich Steiner, O.F.M. - Tổng giám mục Giáo phận Manaus (Brazil)

7. Đức Tổng Giám Mục Filipe Neri António Sebastião di Rosário Ferrão - Tổng Giám mục của Giáo phận Goa và Damão (Ấn Độ)

8. Giám mục Robert Walter McElroy - Giám mục Tổng Giáo phận San Diego (U.S.A)

9. Đức Tổng Giám Mục Virgilio Do Carmo Da Silva, S.D.B. - Tổng giám mục Dili (Đông Timor)

10. Đức cha Oscar Cantoni – Tổng Giám mục Giáo phận Como (Ý)

11. Đức Tổng Giám Mục Anthony Poola – Tổng Giáo phận Hyderabad (Ấn Độ).

12. Đức Tổng Giám Mục Paulo Cezar Costa - Tổng Giám mục Giáo phận Brasília (Brazil)

13. Giám mục Richard Kuuia Baawobr, Phi Châu – Giáo phận Wa (Ghana)

14. Đức TGM William Goh Seng Chye - TGM Singapore (Singapore)

15. Đức Tổng Giám Mục Adalberto Martínez Flores - Tổng Giám mục Giáo phận Asunción (Paraguay)

16. Đức Tổng Giám Mục Giorgio Marengo, I.M.C. – Giáo phận Ulaanbaatar (Mông Cổ)

17. Đức Tổng Giám Mục Jorge Enrique Jiménez Carvajal – cựu Tổng Giám mục Cartagena (Colombia)

18. Giám mục Lucas Van Looy, S.D.B. – cựu Giám mục Giáo phận Gent (Bỉ)

19. TGM Arrigo Miglio – cựu TGM Giáo phận Cagliari (Ý)

20. Cha Gianfranco Ghirlanda, S.J. - Giáo sư Thần học

21. Đức Ông Fortunato Frezza – Giám quản Đền thờ thánh Phêrô
 
Những người không hiểu biết đã viết phán quyết Roe v. Wade
Vũ Văn An
18:51 29/05/2022

Trên CNA ngày 20 tháng 5, 2022, Sue Ellen Browder bình luận rằng: Nếu phán quyết của Tòa án Tối cao Pháp viện về việc hợp pháp hóa phá thai trên toàn quốc bị lật ngược, thì đó không phải là do một bên thua và bên kia thắng, mà vì quan điểm của nó được xây trên cát. Sau đây là bản dịch Việt Ngữ bài nhận định của tác giả:



Cách đây vài năm, trong khi thực hiện một số phóng sự điều tra về lịch sử của phong trào nữ quyền cho cuốn sách Subverted (Bị lật đổ) của mình, tôi đã đi từ California đến Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ để đọc các hồ sơ của Harry A. Blackmun. Trong diễn trình nghiên cứu trước đây, tôi đã phát hiện ra rằng một cuốn sách ít được biết đến có tựa đề Abortion (Phá thai) - chứa đựng nhiều sai sót về lịch sử, xã hội, luật pháp và thần học - đã được sử dụng làm nền tảng để xây dựng các lập luận trong ý kiến năm 1973 của Tối cao Hoa Kỳ về Roe v. Wade Doe v. Bolton, hợp pháp hóa việc phá thai ở mọi tiểu bang vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ.

Để nền dân chủ của chúng ta hoạt động hữu hiệu, người Mỹ dựa vào Tối cao Pháp viện để xây dựng ý kiến pháp lý của mình chỉ trên những nguồn tin cậy và vững chắc nhất. Vậy làm sao Tòa án lại có thể trích dẫn cuốn sách không đáng tin cậy này đến bảy lần để làm nguồn cho quyết định gây tranh cãi nhất thế kỷ 20?

Chánh án Harry Blackmun, tác giả của Roe Doe, dường như đã giữ lại mọi mẩu giấy vụn trên bàn làm việc của mình – 500,000 trang tất cả, (cùng với 38 giờ lịch sử truyền miệng) hiện nằm trong khoảng 1,600 hộp trên hơn 600 bộ Anh kệ trong Thư viện Quốc hội Mỹ. Vì vậy, các hồ sơ Blackmun dường như có thể chứa những manh mối giúp làm sáng tỏ bí ẩn.

Cuộc tranh luận phá thai ở quốc gia của chúng ta thường được coi như một cuộc chiến tranh văn hóa giữa “những người theo Đảng Dân chủ cấp tiến” chống lại “những người Cộng hòa bảo thủ”. Vấn đề phân cực mạnh mẽ này đã ảnh hưởng đến cả ba nhánh của chính phủ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương. Vậy làm thế nào mà Harry Blackmun, được mọi tường trình cho là một người đàn ông tốt của gia đình, tự xưng là đảng viên Đảng Cộng hòa bảo thủ và Kitô hữu, lại kết cục viết ra các ý kiến trong các vụ RoeDoe để hợp pháp hóa việc phá thai ở mọi tiểu bang?

Nói một cách nhẹ nhàng, điều ấy không dễ hiểu. Là người được Richard Nixon bổ nhiệm và là đảng viên Cộng hòa bảo thủ được Thượng viện Hoa Kỳ xác nhận trong cuộc bỏ phiếu 94-0, Blackmun từng lớn lên trong một khu dân cư thuộc giai cấp lao động ở St. Paul, Minnesota, là con trai của một người cha phải vật lộn kiếm sống bằng việc bán buôn rau trái. Có tài hùng biện, Blackmun đã giành được học bổng vào Harvard ở tuổi 16, nhưng việc xa nhà đối với anh là một điều khó khăn. Đêm trước khi lên đường vào học năm đầu tại Harvard, cả anh lẫn mẹ anh đều khóc, và anh viết trong nhật ký của mình rằng “chia tay với những người thân tốt nhất ở nhà và với những người bạn tuyệt vời nhất trên đời, quả là một công việc cực kỳ khó khăn.” Ở tuổi 61, khi đến Tòa án, Blackmun được cho là một người chồng và một người đàn ông gia đình tận tụy, tham dự Giáo Hội Giám lý Thống nhất, đóng góp mười phần trăm thường xuyên và thậm chí thỉnh thoảng còn giảng thuyết nữa.

Ngay sau khi Blackmun đến tòa án, nhiệm vụ được giao cho ông như một bất ngờ không được chào đón. Trưởng Chánh án Warren Burger (một người bạn thời thơ ấu của ông) đã giao cho ông nhiệm vụ viết các ý kiến - mặc dù theo các cựu phóng viên của Washington Post là Bob Woodward và Scott Armstrong, tay nghề của Blackmun thiếu sự tinh tế và ông ta “cho đến nay là người viết chậm nhất tại Tòa án." Không những số phiếu của các chánh án trong cuộc họp kín sau khi tranh luận miệng quá gần để tuyên bố, mà Trưởng Chánh án còn tin rằng phán quyết cuối cùng của Tòa án sẽ thành hay không là điều phụ thuộc vào việc ghi ý kiến của Blackmun.

Thật không may cho Blackmun, phá thai là một chủ đề được ông hiếm khi nghĩ đến. Một buổi tối kia vào năm 1972, ngay sau khi được giao nhiệm vụ viết các ý kiến về việc phá thai, Blackmun đang ăn tối tại nhà với vợ là Dottie và ba cô con gái lớn của họ. Ông hỏi bốn người phụ nữ ngồi quanh bàn, "em và các con có quan điểm gì về việc phá thai?" Nhà báo Linda Greenhouse của tờ New York Times tường trình rằng con gái út Susan của ông, nhớ lại: “Câu trả lời của mẹ hơi lệch về cánh hữu trung tâm. Mẹ cổ vũ lựa chọn nhưng với một số hạn chế. Câu trả lời của Sally đã được suy nghĩ cẩn thận và ở giữa đường.... Nancy, một sinh viên tốt nghiệp trường Radcliffe và Harvard, đưa thử một ý kiến tả khuynh về mặt trí thức. Tôi lúc ấy vẫn chưa ra khỏi giai đoạn hippie của mình nên phun ra một câu trả lời thật xa về cánh tả, làm ông già điếng hồn. Bố đặt nĩa xuống và đẩy ghế ra sau. Người nói 'Tôi nghĩ tôi phải đi nằm. Tôi bị đau đầu'."

Tuy nhiên, khi đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn, Blackmun không hề chểnh mảng. Được giao một công việc khó khăn phải làm, ông đã quyết tâm làm đúng. Để viết ý kiến của mình, ông lui vào thư viện ở tầng hai của của chánh án, nơi ông dành phần lớn thời gian thức trong cô đơn im lặng, chăm chỉ làm việc bên chiếc bàn dài bằng gỗ gụ. Nhiều tháng trôi qua. Khi tuyết mùa đông tan vào mùa xuân và hoa anh đào nở rộ, Blackmun vẫn cu ky một mình trong thư viện.

Theo hồ sơ của Blackmun, giữa tháng 5, khi cuối cùng, Blackmun đưa bản thảo ý kiến về vụ Roe của mình cho một trong các thư ký luật cánh tả về chính trị, lãnh lương 15,000 đô la một năm, viên thư ký tỏ ý "ngạc nhiên" vì bản dự thảo đã được viết một cách thô thiển và tổ chức rất kém. Nói một cách ngắn gọn hơn, Blackmun đã bị các đồng nghiệp, cả từ cánh tả lẫn cánh hữu tấn công tơi bời. Vì vậy, ông lấy lại bản thảo, yêu cầu mọi bản sao trả lại cho ông. Cảm thấy các tranh luận miệng về các vụ này yếu quá, nên ông đã lên kế hoạch đến thăm Thư viện Bệnh xá Mayo ở St. Paul, Minnesota, để thực hiện cuộc nghiên cứu của riêng ông về việc phá thai. Theo cuốn sách của Greenhouse, Bệnh xá Mayo là một địa điểm đặc biệt đối với Blackmun; Trước đó, ông từng dành điều sau này ông gọi là chín năm hạnh phúc nhất trong cuộc đời chuyên nghiệp của mình ở đó với tư cách là luật sư “của các bác sĩ”.

Theo The Brethren, trong khi ông đang nghiên cứu về việc phá thai tại Mayo vào mùa hè năm 1972, một trong những thư ký luật cấp tiến về chính trị của ông - George Frampton, 28 tuổi - đã ở lại Washington để giúp viết các ý kiến. Trái ngược với Blackmun, George (cựu chủ bút quản lý của Tạp chí Luật Harvard) là một nhà văn xuất sắc. Căn cứ vào hồ sơ ghi chép, rõ ràng là George đã giúp Blackmun sắp xếp các ý kiến và viết phần lớn lịch sử phá thai trong RoeDoe.

Hơn nữa, Blackmun và thư ký của ông đã xây dựng RoeDoe phần lớn dựa trên những các giả thiết sai lầm tìm thấy trong cuốn sách không đáng tin cậy đã đề cập trên đây. Được xuất bản vào năm 1966, tên đầy đủ của cuốn sách là Abortion: The first authoritative and documented report on the laws and practices governing abortion in the U.S. and around the world and how — for the sake of women everywhere — they can and must be reformed (Phá thai: Báo cáo có tài liệu và có thẩm quyền đầu tiên về các luật lệ và thực hành việc quản trị việc phá thai ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới cũng như - vì lợi ích của phụ nữ ở khắp mọi nơi - chúng có thể và phải được cải cách ra sao). Tác giả của nó là một nhà văn viết cho tạp chí tên là Lawrence Lader, người có tác phẩm quan trọng nhất trước đây là cuốn tiểu sử của người sáng lập ra Planned Parenthood, Margaret Sanger (người mà ông tuyên bố là “người có ảnh hưởng lớn nhất” trong cuộc đời mình).

Đồng sáng lập với Tiến sĩ Bernard Nathanson của Hiệp hội Quốc gia Bãi bỏ các Luật Phá thai (nay là NARAL Pro-Choice America), Lader là một người thừa kế kếch xù, người tin rằng thế giới đang trở nên quá đông người nghèo đến nỗi tất cả chúng ta sẽ sớm chết đói, một tiền đề mà ông đặt ra trong một cuốn sách khác của mình, Breeding Ourselves to Death (Tự nuôi mình để chết). Theo quan điểm của ông, cách để ngăn chặn tất cả những phụ nữ nghèo đó đẻ đái quá mức và hủy hoại hành tinh là giúp họ tránh thai, với việc phá thai như một phương án dự phòng khi việc tránh thai không thành công.

Là một nhà cách mạng tình dục, Lader viết trong cuốn Abortion II: Making the Revolution [Phá thai II: Làm Cách mạng] rằng ý tưởng hợp pháp hóa phá thai “đã đánh vào các chủ trương của Giáo Hội Công Giáo Rôma và các đức tin cực đoan, nhưng còn quan trọng hơn, đánh vào toàn bộ hệ thống luân lý tình dục mà tầng lớp trung lưu đã chỉ phục vụ ngoài môi.” Ông nói rằng việc can thiệp vào việc phá thai có nghĩa là toàn bộ hệ thống đạo đức tình dục ở Hoa Kỳ sẽ phải sụp đổ.

Lader từng viết cuốn Abortion của ông để tạo ra một lập luận nhằm bãi bỏ các luật phá thai ở mọi tiểu bang - và ông đã thành công. Lịch sử phá thai bịa đặt của ông ta, cùng với hai tài liệu lịch sử phá thai đầy sai sót của luật sư Cyril Means của NARAL, đã cung cấp cơ cấu căn bản cho phán quyết Roe v. Wade và được trích dẫn rõ ràng trong ý kiến 14 lần.

Một trong những lý lẽ thuyết phục nhất của Lader dựa trên giả thiết cho rằng phá thai theo yêu cầu là “quyền tự do tối thượng” cho phụ nữ - một “quyền” mà phụ nữ luôn mong muốn và là điều, do các phép lạ của y học hiện đại, giờ đây an toàn hơn việc mang thai. Trớ trêu thay, Sanger cuối cùng lại chia rẽ với Lader vì những ý tưởng triệt để của ông ta về phá thai; cô thường xuyên và nhiều lần lên án việc phá thai là tội giết người. Thế nhưng, cho đến cuối tháng 8 năm 1992, theo các hồ sơ ghi chép của mình, Blackmun vẫn lặp lại tuyên bố của Lader rằng phụ nữ “cần” phá thai để được “tự do” khi ông nói RoeDoe “tôi tin là ngã rẽ trên con đường mà chúng ta phải đi hướng tới việc giải phóng phụ nữ."

Điều mà Blackmun dường như không biết là hầu hết các nhà duy nữ lúc ban đầu, tức những người giành cho phụ nữ quyền bỏ phiếu, đều phản đối việc phá thai và cho đến năm 1967, lời kêu gọi cải tổ luật phá thai của Mỹ chủ yếu do nam giới lãnh đạo. Trong tập sách dày 1,283 trang tựa là Dispelling the Myths of Abortion History (Xua tan các huyền thoại về lịch sử phá thai), giáo sư luật của Đại học Villanova đã nghỉ hưu Joseph Dellapenna viết: “Mặc dù thần thoại ngày càng phát triển mô tả toàn bộ phong trào kiểm soát sinh sản, cũng như phong trào cải cách phá thai, trong suốt thế kỷ 20 như một ‘phong trào phụ nữ’, cả hai phong trào phần lớn do nam giới (đặc biệt là bác sĩ) lãnh đạo cho đến cuối những năm 1960." Hơn nữa, Dellapenna nhận xét rằng “cho đến gần đây hầu hết các nhà duy nữ đều là những người phản đối mạnh mẽ việc phá thai, và càng lùi xa về thời gian, các nhà duy nữ gần như đồng lòng tỏ ra thù địch với việc phá thai”.

Nên Dellapenna đặt câu hỏi tại sao lại có rất nhiều nhà sử học phò phá thai (kể cả Lader và Means) dường như “không thể thừa nhận rằng cho đến gần đây, ngay cả những nhà duy nữ đấu tranh nhất cũng coi phá thai là một tội ác ghê tởm chống lại thiên nhiên và chống lại phụ nữ, một tội ác mà xã hội nên cấm và cố gắng loại bỏ”? Ông kết luận rằng những người theo chủ nghĩa xét lại lịch sử đã tạo ra một lịch sử phá thai mới "mà không có bằng chứ nào chứng minh cho nó ngoại trừ trực giác của nhà sử học." Vì vậy, chắc chắn chính giả thiết sai lầm trong cuốn sách của Lader đã dẫn Blackmun và nhân viên của ông ta ra sai lạc.

Nhưng có lẽ chính lập luận có tính thuyết phục hơn của Lader hẳn có liên quan đến tôn giáo - và đặc biệt là với lịch sử Giáo Hội Công Giáo vốn lên án tội cố ý giết một đứa trẻ trong bụng mẹ. Bằng cách chọn và lấy những gì ông có có được trong lịch sử của Giáo Hội, Lader đã bịa ra một lịch sử, trong đó ông cho rằng Giáo hội đã bối rối trong suốt hai ngàn năm qua về việc vạch ra ranh giới phá thai và khi nào thì sự sống bắt đầu. Tự dệt nên một mạng lưới ngôn từ phức tạp, trong đó ông đưa vào một cuộc tranh luận thời trung cổ giữa các nhà thần học về việc khi nào thân thể của một thai nhi được “phú ban một linh hồn”, Lader đã tách linh hồn của đứa bé khỏi thể xác, do đó ngụ ý rằng cho đến khi một “bào thai” được “truyền” linh hồn, em bé trong bụng mẹ không phải là một con người thực ngay cả trong mắt của Giáo hội.

Điều Blackmun không biết là điều được Giáo Hội Công Giáo dạy từ thời các Tông đồ: một nhân vị sống động không bị tách thành hai phần (thể xác / tinh thần), mà là một linh hồn trong thân xác thống nhất. Như David Albert Jones, giám đốc Trung tâm Đạo đức Sinh học Anscombe của Oxford, đã nhận xét trong The Soul of the Embryo [linh hồn của bào thai], ngay cả trong những giai đoạn lịch sử khi cuộc tranh luận về “mặc lấy linh hồn” hay "phú ban cho một linh hồn" đang diễn ra, “việc cố ý phá hủy [phôi thai] đã bị coi là một hình thức tội giết người rồi." Chúa Kitô, Con Thiên Chúa vượt thời gian, đã đi vào thời gian bằng xác thịt như một phôi thai.

Khi Lader cắt và thái theo nghĩa đen một đứa trẻ trong bụng mẹ thành nhiều mảnh - cơ thể vật chất bị tách khỏi linh hồn - ông ta chỉ đơn giản làm vọng lại một tà giáo Ngộ đạo cũ từng gây khó khăn cho Giáo Hội Công Giáo từ thế kỷ thứ nhất. Thuyết Ngộ đạo, một thuyết dạy rằng một “hố phân cách” hiện hữu giữa Thiên Chúa và thế giới vật chất, là một thứ thay hình đổi dạng. Nó có thể có nhiều hình dạng tùy thuộc vào bất cứ ý tưởng nào hiện đang thịnh hành.

Tại sao Blackmun, người đã viết về khái niệm "phú ban linh hồn" [ensoulment] trong các ý kiến của mình, lại dễ mắc phải những sai sót thần học được Lader phổ biến? Mặc dù chúng ta không thể đọc được lòng của Blackmun, nhưng chúng ta có thể biết từ việc đọc các bài báo của ông rằng ông rất thích các lý thuyết của mục sư Tin lành tự do Harry Emerson Fosdick.

Là một nhân vật chủ chốt trong việc chia rẽ cấp tiến-cực đoan trong Phong trào Thệ Phản Hoa Kỳ vào những năm 1920, Fosdick là một người theo chủ nghĩa duy lý, người, trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình, đã từ chối đọc kinh Tin Kính Nixêa hoặc Kinh Tin Kính Các Tông Đồ. Ông bác bỏ nhiều giáo huấn của các Tông đồ Kitô giáo, bao gồm cả sự sinh hạ đồng trinh Chúa Giêsu, sự phục sinh thể xác của Người và sự tái lâm (mà ông gọi là “kiểu nói lỗi thời về hy vọng”). Rao giảng “việc làm, chứ không phải tín điều”, Fosdick dạy rằng người ta trở thành “ngôi vị có thực chất” nhờ hành động. Coi đứa trẻ mới sinh như chưa hoàn thành lúc được sinh ra, ông viết: “Sự kiện căn bản liên quan đến các hữu thể nhân bản là mọi đứa trẻ sơ sinh bình thường đều [chỉ] sở hữu những điều thô sơ của cuộc sống bản thân.”

Một trong nhiều nhà phê bình của Fosdick, học giả Tân Ước J. Gresham Machen, từng tuyên bố, “Câu hỏi không phải là liệu ông Fosdick có chiếm được lòng người hay không, mà liệu điều nhờ thế ông chiếm được lòng họ có phải là Kitô giáo hay không”.

Tấn công lại những lời chỉ trích mình, Fosdick phản bác, “Họ gọi tôi là kẻ dị giáo. Vâng, tôi là một kẻ dị giáo nếu tính chính thống qui ước là tiêu chuẩn. Tôi nên xấu hổ vì sống trong thế hệ này chứ không phải vì là một kẻ dị giáo ”.

Tuy nhiên, hàng triệu người Mỹ (bao gồm cả Blackmun) nghĩ rằng Fosdick đơn giản chỉ là kỳ diệu. Đây là một “tin mừng” dễ hiểu, lấy con người làm trung tâm mà không có bất cứ thứ huyền thoại khó hiểu nào trong đó. Nhà kỹ nghệ, từ thiện và kiểm soát dân số John D. Rockefeller Jr bị cuốn hút vào phiên bản “Kitô giáo” của Fosdick đến nỗi ông đã tài trợ cho Nhà thờ Riverside không thuộc tuyên tín nào ở Manhattan (hoàn chỉnh với trường học, phòng tập thể dục, vũ trường và tháp chuông 22 tầng), nơi Fosdick trở thành mục sư đầu tiên và giảng đạo trong 16 năm.

Rất ấn tượng về Fosdick, Blackmun nhớ lại đêm Giáng sinh năm 1930 khi ông, một sinh viên đại học 22 tuổi, được giới thiệu với nhà thuyết giáo nổi tiếng tại nhà một người bạn và họ đã chia sẻ một buổi tối “giáo huấn” với nhau. Ở tuổi 78, trong một bài nói chuyện vào ngày 20 tháng 9 năm 1987, từ bục giảng của Nhà thờ Giám lý Thống nhất Metropolitan Memorial ở Washington, D.C., Blackmun nhắc lại:

“Tiến sĩ Fosdick lúc đó là mục sư cao cấp tại Nhà thờ Riverside và đang ở đỉnh cao danh tiếng khắp nước của mình.... Sau bữa ăn tối, ông hỏi chúng tôi có muốn đi qua nhà thờ và leo lên tháp chuông để ngắm thành phố từ độ cao đó không. Chúng tôi đã đồng ý. Ông dẫn người bạn cùng phòng của tôi và tôi lên những bậc thang dài trong cái lạnh của một đêm tháng mười hai ở New York. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được tầng của những quả chuông và nhìn ngắm điều dường như là một khối lượng lớn ánh sáng. Đèn của Bronx và ngược lên Hudson, chiếu sáng qua East River tới Queens và Brooklyn và Long Island, chiếu sáng về phía Tây qua Hudson đến New Jersey, và chiếu sáng về phía Nam qua chính Manhattan. Tôi đã thốt lên trước vẻ đẹp của nó và thật đặc biệt ra sao khi có mặt ở đó vào đêm Giáng sinh. Tiến sĩ Fosdick quay sang tôi và nói: ‘Anh bạn trẻ, thật là đẹp, nhưng dưới vẻ đẹp hiển nhiên đó và dưới ánh đèn đó có nhiều khốn khổ hơn bạn có thể tưởng tượng.’ Tôi không bao giờ quên.... Cuộc đấu tranh chống lại kẻ không hoàn hảo không bao giờ chiến thắng. … ‘Vấn đề… là bạn sẽ làm gì với nó?’ Đó, tôi nghĩ là thách thức - thách thức Kitô giáo nếu bạn muốn - cho thời nay”.

Theo phiên bản Kitô giáo của Fosdick, thế giới không hoàn hảo và không công bằng, và việc sửa chữa nó hoàn toàn phụ thuộc vào con người dũng cảm, mạnh mẽ, tự lập. Blackmun dường như hình dung mình là một con người như vậy. Chúng ta thường được nghe nói rằng một người phục vụ công chúng không được để mối liên hệ bản thân của mình với Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (hoặc sự thiếu vắng chúng) tự “áp đặt” lên những người khác tại các nơi công cộng. Nhưng người ta không thể tách biệt điều họ tin với việc họ là ai và họ làm gì. Các niềm tin của Harry Blackmun về Thiên Chúa và con người đã ảnh hưởng rất nhiều và ảnh hưởng đến việc viết Roe v. Wade, một tài liệu công cộng đã góp phần vào cái chết của hàng triệu con người nhỏ bé vô tội. Như nhà báo Stuart Taylor Jr đã quan sát trên tờ Legal Times, Blackmun đã xem “mọi trường hợp phá thai là một mặt trận mới trong cuộc thánh chiến mà ông ta có lợi ích bản thân cao độ”. Bác bỏ thực tại của việc cuộc sống riêng tư của chúng ta ảnh hưởng đến quảng trường công cộng là sa vào ảo tưởng.

Còn đối với những sai sót lịch sử từng đưa ra các ý kiến phá thai của Tối cao Pháp viện thông qua các lịch sử pháp lý sai lệch do Lader và Means xây dựng, việc trình bày chi tiết tất cả những điều này sẽ cần một cuốn sách dài. May mắn thay, trong Dispelling the Myths of Abortion History [Xua tan các huyền thoại của lịch sử phá thai], Dellapenna đã vạch trần những sai lỗi đó cho chúng ta. Trong bài báo học thuật của mình “Vụ án lịch sử chống lại Roe v. Wade,” ông quan sát thêm rằng trong một phán quyết phá thai khác của tòa án, Casey v. Planned Parenthood (1992), “điểm duy nhất mà cả chín chánh án đều đồng ý... là Tính hợp hiến của các luật phá thai dựa trên sự tương thích của chúng với 'lịch sử và truyền thống' của quốc gia. Thật không may, lịch sử trong vụ Roe phần lớn là sai lầm, và không có chánh án nào trong vụ Casey dường như có xu hướng xem xét lại lịch sử đó theo bất cứ điều gì khác ngoài những từ ngữ tổng quát nhất."

Không hề hối tiếc về những sai sót lịch sử và thần học mà ông ta đã lén lút đưa vào Tòa án, Lader tự hào về những ý tưởng trong cuốn Abortion của mình, đến nỗi ông ta đã viết thêm hai cuốn sách nữa, Abortion II: The Making of a Revolution [Phá thai II: Làm một cuộc cách mạng] và Ideas Triumphant [Các Ý tưởng chiến thắng], trong đó ông ta khoe khoang về chiến thắng của mình. Ngày đưa ra phán quyết phá thai của Tối cao Pháp viện- ngày 22 tháng 1 năm 1973 - Tổng thống Lyndon B. Johnson qua đời, vì vậy vụ việc hầu như không được báo chí đưa tin vào ngày hôm đó. Nhưng Lader lưu ý, và ông ta rất phấn khởi. Ngày hôm sau, ông báo cáo, các nhà lãnh đạo của phong trào phá thai đã ăn mừng với rượu sâm banh, như Lader kể lại trong Ideas Triumphant.

Trong khi đó, vì các ý kiến có quá nhiều sai sót, RoeDoe nhanh chóng gây ra một cuộc tranh cãi gay gắt khiến Blackmun tội nghiệp trở thành mục tiêu chính của sự khinh bỉ học thuật và xỉ nhục của công chúng.

Sự thật toàn diện luôn hợp nhất mọi người. Nhưng “sự thật nửa vời, sự thật có giới hạn và sự thật nằm ngoài ngữ cảnh” (đó là cách được nhà triết học người Pháp Jacques Ellul, trong Propaganda: The Formation of Men's Attitudes [Tuyên truyền: Sự hình thành các thái độ của con người], cho biết hoạt động tuyên truyền có xu hướng chia rẽ chúng ta và chia cắt chúng ta. Những lời chỉ trích đầu tiên về cấu trúc phức tạp của ngôn từ được biết đến dưới danh Roe phát xuất từ cánh tả chính trị.

Trong một bài báo gay gắt trên Tạp chí Luật Yale, giáo sư luật cấp tiến John Hart Ely (một người ủng hộ việc phá thai) đã viết rằng Roe là “một quyết định rất tồi tệ.... Nó tệ bởi vì nó là luật hiến pháp tồi, hay đúng hơn là vì nó không phải là luật hiến pháp và hầu như không cho ta một cảm thức nào buộc phải cố gắng như thế. "

Lời phê bình của Ely sớm nhận được sự tham gia của nhiều tiếng nói có ảnh hưởng khác. Giáo sư luật Laurence Tribe nhận xét trên tạp chí Harvard Law Review: “Một trong những điều gây tò mò nhất về Roe là đằng sau màn khói lời nói của chính nó, phán kết có thực chất mà nó dựa vào không thể tìm thấy ở đâu. Giáo sư luật Gregory Sisk của Đại học St. Thomas, một trong các nhà phê phán Roe nghiêm khắc nhất, tuyên bố trong Missouri Law Review, “Sự nhất quán tổng quát giữa các học giả pháp lý, bất kể quan điểm của họ về phá thai hay kết quả tối hậu trong vụ này như thế nào, vẫn là ý kiến Roe vô giá trị về mặt trí thức và pháp lý.” Như các luật sư phò sinh Dennis J. Horan và Thomas J. Balch đã chỉ ra trong tiểu luận của họ “Roe v. Wade: Không có biện minh trong lịch sử, luật học hoặc luận lý học”: “Hầu như mọi khía cạnh của các lập luận lịch sử, xã hội học, y tế và pháp lý mà Chánh án Harry Blackmun sử dụng để ủng hộ những người chủ trương Roe đã bị chỉ trích dữ dội bởi các học giả. "

Trong khi đó, phản ứng của công chúng đối với Roe thay đổi từ tán dương khen ngợi đến phẫn nộ kịch liệt. Hàng chục nghìn lá thư gửi cho Blackmun dồn dập được gửi đến tòa án, và ông đã đọc gần như tất cả chúng, theo Edward Lazarus trong cuốn Closed Chambers: The Rise, Fall and Future of the Modern Supreme Court [Phòng kín: Sự trỗi dậy, sụp đổ và tương lai của Tối cao Pháp viện hiện đại]. Mọi tính từ có thể tưởng tượng đã chĩa mũi dùi vào Blackmun. Ông ta được gọi là Hitler, Đồ tể của Dachau, Pontius Pilate, Herod, một kẻ giết trẻ em và một thằng điên. Các người viết thư tuyên bố "mẹ của ông đáng lẽ nên phá thai ông" hoặc "Tôi đã cầu nguyện để ông chết ngay lập tức." Ông ta nhận được những lời đe dọa sát hại và, một lần, một viên đạn đã xuyên qua cửa sổ phòng khách nhà ông.

Blackmun, người tự coi mình không phải như một người ủng hộ việc phá thai mà đơn giản chỉ là một người đã nhận được một nhiệm vụ khó khăn và đã cố gắng hết sức để hoàn thành nó, nhưng trải nghiệm khiến ông mất phương hướng. Theo cuốn sách của Greenhouse, viết thư cho một linh mục Công Giáo là bạn riêng của ông, Blackmun đã thú nhận, "Tôi chia sẻ sự ghê tởm của cha đối với việc phá thai." Hơn nữa, nói về tất cả những bức thư giận dữ nhận được, ông đã nói với giám đốc dịch vụ tuyên úy tại Bệnh viện Rochester Methodist, "Trước đây, tôi chưa bao giờ bị xỉ nhục và tra tấn đích danh như vậy." Trong những năm tại Tối cao Pháp viện, Blackmun đã thay đổi từ một trong những thành viên bảo thủ hơn của Tòa án thành một trong những thành viên cấp tiến nhất của nó - có lẽ, một trong những thư ký của ông đã gợi ý, ít nhất một phần do sự tôn sùng mà ông nhận được từ cánh tả và sự phê phán gay gắt nhận được từ cánh hữu, như được kể lại trong Dispelling the Myths [Xua tan huyền thoại].

Mặc dù Blackmun quan tâm tới điều người Mỹ nghĩ về Roe, nhưng theo năm tháng, ông ta trở thành mặt dầy mặt dạn hơn và quyết tâm bám lấy khẩu súng của mình. Treo trên bàn viết của ông tại văn phòng tòa án là một câu trích dẫn đóng khung có tựa đề “Bổn phận như được Lincoln quan niệm”, điều mà theo Koh viết, có nghĩa:

“Nếu tôi cố gắng đọc, huống chi là trả lời, tất cả mọi cuộc tấn công nhằm vào tôi, thì cửa hàng này cũng có thể bị đóng cửa cho bất cứ kinh doanh nào khác. Tôi làm điều tốt nhất tôi biết - điều tốt nhất tôi có thể; và ý tôi là sẽ tiếp tục làm như vậy cho đến khi kết thúc. Nếu kết thúc khiến tôi đúng, thì những gì nói chống lại tôi sẽ chẳng ảnh hưởng gì. Nếu kết cục khiến tôi sai, thì mười thiên thần thề rằng tôi đúng sẽ không tạo được điều chi khác biệt”.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Blackmun biết rằng ông ta và người thư ký của ông ta đã xây dựng Roe dựa trên những sai sót về lịch sử, pháp lý, xã hội và thần học của Lader - và nhiều nhà duy nữ coi việc phá thai như một tội ác chống lại phụ nữ? Ông ta có biết rằng Fosdick đã sáng chế ra thứ tôn giáo “tự coi mình như thần thánh” của riêng mình, bác bỏ Kinh thánh và các giáo huấn của các tông đồ hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu ông ta biết lập luận "phú ban linh hồn" của Lader (được đề cập cụ thể trong Roe), đã tách linh hồn của thai nhi ra khỏi thân thể, là không chính xác về mặt lịch sử và thần học? Nếu Roe sụp đổ, đó không phải là do một bên thua và bên kia thắng, mà vì quan điểm được xây dựng trên nền tảng cát.

Mặc dù Blackmun chưa bao giờ công khai hối hận vì đã viết RoeDoe, nhưng sự lưỡng nghĩa về các ý kiến đó dường như ám ảnh ông ta suốt quãng đời còn lại. Trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào tháng 2 năm 1974 trên tờ Washington Post, ông đã tuyên bố một cách tiên tri rằng phán quyết Roe v. Wade sẽ được coi là "một trong những sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử của tòa án, hoặc một trong những phán quyết vĩ đại của nó, một bước ngoặt", như hồ sơ ghi chép của Blackmun đã cho biết. Phát biểu tại Bữa sáng Cầu nguyện Toàn quốc vào ngày 18 tháng 1 năm 1979, Blackmun trích dẫn Kinh thánh: “Tôi đặt trước anh em sự sống hay sự chết, phước lành hay lời nguyền rủa. Vậy hãy lựa chọn sự sống để anh em và con cháu anh em được sống.” Rồi, ông nói thêm,“Xin giúp giúp chúng con nhớ những từ ngữ đó. Và xin cho chúng con, thực sự, lựa chọn sự sống.”

Khi phát biểu trước công chúng, Blackmun từ chối thừa nhận bất cứ sai sót nào trong các ý kiến. Khi sắp nghỉ hưu, thậm chí ông còn châm biếm trong một bài nói chuyện tại Trường Luật Harvard rằng ông muốn “quanh quẩn và ngăn chặn những kẻ đùa cợt đó lật ngược Roe,” như Sisk kể lại trong “The Willful Judgement of Harry Blackmun.”

Thế nhưng, khi nói chuyện riêng sau cánh cửa đóng kín tại Viện Nghiên cứu Nhân bản Aspen (theo các hồ sơ của Blackmun, một nơi mà ông cảm thấy an toàn vì ông cho rằng không có mặt các phương tiện truyền thông), Blackmun đã thú nhận vào năm 1992, “Việc chèn ngôn ngữ, được một đồng nghiệp nhấn mạnh, đưa tới hậu quả cho rằng một bào thai không phải là một con người đã phát triển như một trọng tâm của hành vi lạm dụng. … Tôi ước gì ngôn ngữ đó không có mặt trong bản thảo cuối cùng.”

Blackmun đã nhiều lần nói rằng ông sẽ đem Roe “xuống mồ” với mình. Và quả ông đã làm như thế. Khi ông qua đời ở tuổi 90, gần như mọi tờ báo trong nước đều đề cập đến Roe hoặc "quyền" phá thai trong dòng tiêu đề trên các bài chia buồn vê ông. Đối với một cậu bé lớn lên trong một khu dân cư của tầng lớp lao động ở St. Paul và sau đó, trở thành một trong các thẩm phán nhiều uy quyền nhất ở Hoa Kỳ, sự kiện ký ức về ông được nối kết chủ yếu với một vụ duy nhất này quả là một di sản đáng buồn.Trong một bước ngoặt trớ trêu, tại lễ tưởng niệm của ông, được tổ chức vào ngày 9 tháng 3 năm 1999, tại Nhà thờ Metropolitan Memorial United Methodist, cộng đoàn đã hát bản nhạc yêu thích của Blackmun, The Whiffenpoof Song - “Chúng tôi là những chú cừu non tội nghiệp, chúng tôi là những chú cừu non lạc lối. ”

Một trong nhiều điều bất ngờ trong Hồ sơ Blackmun là một bài thơ cảm động của một tác giả ẩn danh. Không rõ liệu Blackmun, đảng viên Cộng hòa, đã viết nó hay chỉ đơn giản là một tác phẩm yêu thích của ông. Bài thơ được đánh trên một máy đánh chữ thủ công cũ của thế kỷ 20 và có tựa đề The Dawning:

“Tôi cầu nguyện như tên trộm thống hối đã cầu nguyện
Với Đấng đã chết trên đồi Canvê,

' Lạy Chúa, khi Ngài vào vương quốc của Ngài,
Xin hãy thương xót nhớ đến con. '

Chúng con không biết, không biết những gì chúng con đã làm,
Và, quả thực, Ngài là Con Thiên Chúa;

Ngài đã cầu nguyện cho chúng con, những người đã giết Ngài
Lạy Chúa, xin tha thứ, xin tha thứ cho con ngay bây giờ”.


Trong một số giới của xã hội chúng ta, Roe v. Wade đã được tôn thờ trong gần 50 năm như thể đó là một vị thần bằng đá mà dưới chân có khắc những chữ này "trên tảng đá này là cuộc giải phóng phụ nữ." Thực ra, ý kiến không phải như thế. Vì Roe chỉ đơn thuần là một tài liệu bằng giấy được xây dựng bằng những từ ngữ được viết đi viết lại bởi những người không hiểu biết - và, dưới ánh sáng của một ngày mới, có thể được viết lại.
 
Một vị Chuẩn tướng trong quân đội trở thành một linh mục ở tuổi 61
Thanh Quảng sdb
21:02 29/05/2022
Một vị Chuẩn tướng trong quân đội trở thành một linh mục ở tuổi 61

Henri de Beauregard - xuất bản 29/05/22

Việc cha Henri Pillot được chịu chức là điều bất thường, và cuộc đời của cha đã trở thành nguồn cảm hứng cho cộng đoàn mà ngài phục vụ.

Henri Pillot đã có một sự nghiệp phi thường, ông từ học viện quân sự ở Saint-Cyr Pháp gia nhập vào Đại chủng viện Lyon. Cha đã từng đóng quân ở các dãy núi Algeria, trong cánh đồng vắng Coëtquidan (bãi huấn luyện quân sự ở Brittany) và dãy núi Alps. Cha Henri Pillot được tấn phong bởi Giám mục Decoutray vào năm 1992, làm dấy nên một chấn động. Năm 61 tuổi, ông là một vị tướng được gia nhập vào hàng giáo phẩm của Giáo phận Lyon.

Một linh mục đã phục vụ gương mẫu

Mặc dù tuổi tác, cuộc sống và thói quen của một sĩ quan cao cấp thật khác biệt với đời sống của một linh mục, nhưng sức lôi cuốn của ngài đã nhanh chóng đưa ngài phục vụ những người trẻ với tư cách là một tuyên úy của các tu sĩ Carthusia và của các hướng đạo sinh.

Những người được cha Henri phục vụ không biết nhiều về đời binh nghiệp của cha vì cha ít nói về cá nhân ngài: Nói về cấp bậc của cha đủ để làm cho mọi người kính nể, với hàng ngàn huy chương, khiến người đời phải trố mắt khâm phục. Chắc chắn, cuộc sống thường ngày, với một cái bắt tay mạnh mẽ, bộ ria mép chải chuốt, mà ngài đã từng chải chuốt trong đời binh nghiệp trước đây...

Cha Henri thích cười to tiếng

Cha Pillot thích cười. Cha ấy cười rất nhiều, và cười to tiếng. Cha đã phục vụ đất nước trong đời quân ngũ và giờ đây cha phục vụ Giáo hội theo gương của Chúa Kitô vị mục tử nhân lành. Với vai trò là Chuẩn tướng, ngài đã phục vụ quê hương và là linh mục của Chúa Giêsu Kitô, cha đã sống cuộc đời còn lại “như một người hướng đạo trở về nhà sau một chuỗi hành trình…”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo xứ Tân Việt bế mạc tháng hoa
Vinh Sơn Trần Văn Đẩu
08:14 29/05/2022
Giáo xứ Tân Việt: Bế mạc tháng hoa

“ Hôm nay là ngày cuối tháng 5, tháng kính Đức Mẹ cộng đoàn giáo xứ chúng ta tổ chức kiệu Đức Mẹ và dâng lời chúc tụng tạ ơn vì tình thương của Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ xin cho thế giới được hòa bình, cầu cho cơn dịch cúm Corona mau chấm dứt và cho chúng ta được sống bình an”. Đó là lời nhắn nhủ của Lm chánh xứ Đa minh Vũ Ngọc Thủ trong Thánh lễ bế mạc tháng hoa tại giáo xứ Tân Việt lúc 17g30 thứ bảy 29/05/2022. Thánh lễ do Lm chánh xứ Đa minh chủ tế cùng với sự hiện diện cùa các đoàn hoa, đại diện các giáo họ, các đoàn thể cùng đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Xem Hình

16g30, các đoàn hoa các giáo họ, đại diện các đoàn thể cùng với Lm chủ tế cung nghinh tượng Đức Mẹ chung quanh nhà thờ cùng với lời kinh tiếng hát và lời kinh mân côi để cùng tôn vinh ca tụng Mẹ Maria.

Đoàn hoa giáo họ Kytô và Giuse đã dâng lên Đức Mẹ những điệu múa dịu dàng, hồn nhiên cùng những đóa hoa tuoi thắm.

Chia sẻ Tin mừng lễ Chúa Thăng Thiên Lm chủ tế nói: “ Nếu chúng ta muốn được lên trờ cùng Chúa, chúng ta cũng phải trải qua con đường đau khổ, con đường tình yêu, con đường thập giá trong việc phụng sự Chúa, trong việc vâng phục Thánh ý Thiên Chúa và yêu thương nhau.

Ngày lễ Chúa lên trời hôm nay cũng là ngày truyền thông quốc tế, chúng ta được mời gọi lắng nghe, lắng nghe Chúa, và lắng nghe nhau để cảm thông, tha thứ và biết phục vụ lẫn nhau trong tình yêu thương, đây chính là con đường lên trời của mỗi người chúng ta.

Thánh lễ tiếp tục với phần phục vụ Thánh Thể.

Tháng hoa 2022 khép lại, nhưng tâm hồn các tín hữu trong giáo xứ Tân Việt càng thêm nồng nàn và gắn bó với Mẹ mỗi ngày.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Đại Chủng viện Thánh Giuse Hà Nội: Thánh lễ tạ ơn và bế giảng năm học 2021 – 2022
BTT ĐCV Thánh Giuse Hà Nội
09:24 29/05/2022
Sáng thứ Bảy ngày 28/5/2022 tại Phân khoa Thần học, Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, đã diễn ra Thánh lễ tạ ơn bế giảng năm học 2021 – 2022 và trao bằng tốt nghiệp cho quý Thầy lớp Thần IV và chứng chỉ triết học cho quý Thầy lớp Triết II.

Xem Hình

Thánh lễ tạ ơn và bế giảng do Đức Tổng Giám Mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên chủ sự. Đồng tế với ngài có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Đức cha Laurensô Chu Văn Minh, cha Giám đốc Brunô Phạm Bá Quế, quý Cha trong Ban Giám đốc, quý Cha giáo, quý Cha Nghĩa phụ, cùng quý Phụ huynh của các Chủng sinh khóa XX, quý Sơ và quý khách.

Vào lúc 9h15, Đức TGM Giuse đã bày tỏ sự vui mừng trong giây phút gặp mặt quý Phụ huynh và Chủng sinh khóa XX. Trong giờ gặp mặt này, ngài nhấn mạnh đời sống linh mục cần trở nên khiêm nhường, giản dị. Để làm được điều đó, người chủng sinh cần rèn luyện bản thân qua hai điều “có” và “là”. Riêng với Chủng sinh lớp thần IV, ngài nhắn nhủ: các thầy vừa biết lưu lại những kỉ niệm tốt đẹp, vừa tìm kiếm cho mình những ước mơ, vừa cố gắng phấn đấu để đạt được những ước mơ đó. Qua đó, mỗi Chủng sinh linh mục tương lai sẽ tạo cho mình hình ảnh theo mẫu gương là Đức Giêsu vị mục tử nhân lành.

Kết thúc giờ gặp mặt, một vị đại diện cho quý Phụ huynh cám ơn Đức TGM Giuse, Đức Hồng Y Phêrô, Cha Giám đốc Brunô, quý Cha trong Ban Giám đốc, quý Cha giáo, quý Sơ, quý ân nhân đã góp phần trong việc đào tạo và huấn luyện con em của mình.

Lúc 10h00, Thánh lễ tạ ơn bắt đầu do Đức TGM Giuse chủ sự. Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Giám đốc Brunô Phạm Bá Quế đã chào mừng và cám ơn Đức TGM Giuse đã luôn yêu mến chủng viện. Ngài cám ơn quý Đức cha, quý Cha trong Ban Giám đốc, quý Cha giáo, quý vị ân nhân, quý Sơ cấp dưỡng và thư viện, quý Bác bảo vệ, quý Phụ huynh và anh em Chủng sinh đã cộng tác vào chương trình đào tạo.

Trong bài giảng, Đức TGM Giuse chia sẻ: người Kitô hữu được mời gọi trở nên ánh sáng giữa đời dù ở bậc giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân. Vì thế, mỗi người cần phải sống cho ánh sáng mỗi ngày. Tiếp đến, ngài nói đến ngày bế giảng nhắc cho chúng ta về đời sống dâng hiến, mọi sự tốt lành đều đến từ Thiên Chúa. Từ đó, mỗi người chúng ta cùng nhau dâng lời tạ ơn Thiên Chúa với biết bao hồng ân. Sau cùng, ngài nhắc lại câu Lời Chúa trong thư Hípri làm chủ đề cho năm học vừa qua: “Như thấy Đấng vô hình” (Hr 11, 27). Đức Tổng mời gọi các chủng sinh cùng nhìn lại năm học vừa qua, mỗi người đã sống thế nào. Từ đó, ý thức hơn sự hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc đời. Để làm được điều đó, chúng ta cần phải có đức tin, lòng yêu mến và cậy tin như ông Môisen. Đó như là một lời mời gọi để mỗi người thực sự trở nên ánh sáng của Đức Giêsu giữa trần thế.

Sau phép lành kết thúc, Đức Hồng Y Phêrô trao chứng chỉ triết học cho quý Thầy Triết II. Kế đó, Đức TGM Giuse bằng tốt nghiệp cho quý Thầy chủng sinh khóa XX (2014 – 2022).

Thánh lễ tạ ơn kết thúc, Đức TGM Giuse, quý Đức Cha, quý Cha, quý Phụ huynh và anh em Chủng sinh đã chụp hình lưu niệm và tham dự buổi tiệc mừng trong tình thân thương gia đình.

BTT ĐCV Thánh Giuse Hà Nội
 
Giáo xứ VN Seattle Cung Nghinh Đức Mẹ kết thúc Tháng Hoa 2022.
Nguyễn An Quý.
17:55 29/05/2022
Tukwila. Cao nguyên tình xanh năm nay vào những ngày cuối tháng năm nhưng thời tiết vẫn còn thấm lạnh. Hôm nay chiều thứ bảy cuối Tháng Hoa, tháng kính Đức Mẹ ttừ sáng sớm trời đã có cơn mưa nhẹ và cáng về chiều mưa càng nặng hạt. Theo dự trù giáo xứ có cuộc rước kiệu Đức Mẹ Fatima kết thúc tháng Hoa kính Đức Mẹ vào lúc 5 giờ 15 chiều. Đến giờ Rước Kiệu thì trời vẫn còn đổ mưa khá nặng hạt và ngoài trời khá lạnh, nên cha chánh xứ đã thay đổi chương trình qua hình thức cung nghi Đức Mẹ và dâng hoa ngợi khen và chúc tụng Mẹ trong nhà thờ.Xe kiệu Đức Mẹ đã đưa vào cuối nhà thờ.

Xem Hình

Đúng 5 giờ 30 khai mạc buổi cung nghinh Đức Mẹ và dâng hoa khai mạc. Cha chánh xứ chủ sự buổi dâng hoa đến trước Thánh Tượng Đức Mẹ ngự trên xe kiệu ở cuối nhà thờ khai mạc với nghi thức xông hương với lời nguyện cầu: Xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho hoà bình thế giới, xin cho cuộc chiến tại Ukraine sớm chấm dứt, xin Mẹ luôn đồng hành với gia đình giáo xứ chúng con, xin cho tất cả gia đình giáo xứ chúng con luôn được Hiệp Hành cùng với Giáo Hội để xây dựng nước Chúa trong giai đoạn đầy thử thách của thế giới vật chất hôm nay.

Cuộc cung nghinh và dâng hoa lên Đức Mẹ được thực hiện trong nhà thờ bắt đầu sau phút cầu nguyện của cha chủ sự với đại diện của 5 Giáo Đoàn trong giáo xứ. Hiện diện trong buổi cung nghinh Đức Mẹ hôm nay về phía linh mục trong giáo xứ có cha chánh xứ JoaKim Đào Xuân Thành, cha AnTôn Trần Hữu Lân, các cha khách gồm Cha Vincente Phạm Văn Nghiệp và cha Phanxicô Nguyễn Hoàng Long. Buổi cung nghinh Mẹ và dâng hoa được thực hiện khá long trọng với phần suy niệm Mầu Nhiệm 5 Sự Vui. Đại diện 5 giáo đoàn cầm cờ hiệu của Giáo Đoàn và 2 đại diện cầm hoa lần lượt tiến lên dâng hoa theo phần suy niệm từng chục kinh của Mầu Nhiệm Năm Sự Vui dâng lên Mẹ với những bông hoa ngũ sắc gồm đỏ, vàng, trắng, tím, và xanh thắm. Trong khi đại diện các Giáo Đoàn dâng hoa, các em trong Đoàn Thiên Thiên đã tung hoa dâng lên Mẹ khá đẹp và nhịp nhàng theo ca khúc:

ĐK: Mùa hoa về rồi muôn sắc hoa đua nở thắm tươi. Những đóa hoa thơm hương chan hòa say tiếng ca ân tình thiết tha. Hái về dâng Mẹ trọn tình con mến yêu.

-Dâng lên Mẹ hoa đỏ thắm xinh. Màu tình yêu màu máu hiến trao. Chiều hôm nao, Con Chúa cao sang. Chết nhục hình trên Thập Giá vinh quang.

-Dâng lên Mẹ hoa vàng thơm mến thương. Màu rực tươi lửa mến sáng ngời. Nguyện dâng lên, dâng trót tâm tư. Đến bên Mẹ cho trọn mối tin yêu.

-Dâng lên Mẹ đây màu hoa trắng tinh. Màu đẹp xinh màu ngát hương kinh. Đời con đây, bao nỗi truân. Vẫn một lòng theo mẹ bước an vui.

-Dâng lên Mẹ đây màu hoa thủy chung. Màu sầu thương màu tím vấn vương. Mẹ hiệp thông cứu thoát nhân sinh. Khỏi tử thần đưa về chốn Uy Linh.

-Dâng lên Mẹ hoa màu xanh thắm xanh. Một màu hoa màu của hy vọng. Lòng cậy trông Thiên Chúa khoan nhân. Bên ngai Mẹ dâng cảm mến tri ân.

Buổi dâng hoa kính Đức Mẹ kết thúc Tháng Hoa kết thúc gần 6 giờ và Thánh lễ được bắt đầu với Thánh Lễ đồng tế.

Đúng 6 giờ, Ca Đoàn hát bài ca nhâp lễ, nghi đoàn cùng với linh mục đoàn cung nghinh Thánh Giá tiến lên cung thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn.

Mở đầu Thánh Lễ cha chánh xứ chủ tế Thánh Lễ ngõ lời chào mừng quý cha hiện diện và toàn thể giáo hữu trong các Giáo Đoàn, Hội Đoàn, các Ban Ngành và toàn thể giáo hữu hiện diện với tràng pháo tay dài.

Thánh Lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo phụng vụ Chúa Nhật Lễ Chúa Thăng Thiên. Tin Mừng hôm nay Thánh Luca giới thiệu câu chuyện Chúa Giêsu về Trời trước mặt các môn đệ với đoạn: Khi ấy, Đức Giê-su hiện ra với các môn đệ và nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân về những điều này.

“Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.”

Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giê-ru-sa-lem, lòng đầy hoan hỷ, và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa”.

Cha Phanxicô Nguyễn Hoàng Long phụ trách giảng lễ.Mở đầu bài giảng cha tự giới thiệu: Con là Nguyễn Hoàng Long là một người con của giáo xứ. Hôm nay nhân chuyến về thăm lại được dịp tham dự buổi cung nghinh Đức Mẹ và dâng hoa kết thúc Tháng hoa tại giáo xứ, thật là một niềm vinh dự cho con. Con cám ơn Cha Thành đã cho con được chia sẻ Lời Chúa trong Thánh Lễ hôm nay …cha vừa dứt lời là tráng pháo tay dài.

Bài giảng khá ngắn gọn diễn tảnh cảnh Chúa Giêsu lên trời trước mặt các Tông Đồ với tất cả niền vui và các Tông đồ trở nên vững tin mạnh mẽ hơn. Ngài cũng nhấn mạnh với lời mời gọi giới trẻ liên kết với nhau trong việc dấn thân hoạt động trong các lớp giaó lý, Thiếu Nhi Thánh Thể …”

Sau bài giảng, Thánh Lễ được tiếp tục qua phần phụng vụ Thánh Thể. Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha chủ tế đã cử hành nghi thức ra mắt Ban Nghi Lễ phụ trách Thánh Lễ 6 giờ chiều thứ Bảy là thành phần phụ trách tiếp đón và lo các công tác cần thiết trong mỗi Thánh Lễ cuối tuần hay các dịp lễ hội của Giáo Xứ. Các anh chị đã tiến lên cung thánh tuyên hứa dấn thân phục vụ với nghi thức chúc lành của Quý Cha hiện diện.

Thánh Lễ được kết thúc lúc 7 giờ 20 với với nghi thúc chúc lành cuối lễ của Quý Cha. Mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Học hỏi Tin mừng Luca 17
Vũ Văn An
00:15 29/05/2022

Bài Tin Mừng Luca 8:22-25: Đức Giêsu dẹp yên biển động

22Một ngày nọ, Đức Giêsu xuống thuyền với các môn đệ. Người nói: “Chúng ta sang bên kia hồ đi!” Rồi thầy trò ra khơi. 23Đang khi các ngài đi thuyền, thì Đức Giêsu thiếp ngủ. Một trận cuồng phong ập xuống hồ; các ngài bị ngập nước và lâm nguy. 24Các môn đệ lại gần đánh thức Người dậy và nói: “Thầy ơi, Thầy! Chúng ta chết mất!” Người thức dậy, ngăm đe sóng gió, sóng gió liền ngừng và biển lặng ngay. 25Người bảo các ông: “Đức tin anh em ở đâu?” Các ông hoảng sợ, kinh ngạc và nói với nhau: “Vậy người này là ai mà ra lệnh cho cả sóng gió, và sóng gió phải tuân lệnh?”

Trích trực tuyến Tin Mừng Luca của Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ



Chú thích

Một ngày nọ, Đức Giêsu xuống thuyền. Khi kể cùng chi tiết, Máccô 4:35 thêm “khi chiều đến”; Ở đây, Luca không nhắc đến chi tiết ấy, dành cho câu truyện một khung cảnh mơ hồ về thời gian.

Sang bên kia hồ. Trái lại, Luca định vị cho câu truyện rõ hơn bằng cách thêm chữ “hồ”, không như Máccô 4: 35 chỉ nhắc đến “bờ bên kia” trống không. H. Colemann (Theology, 49) cho rằng việc nhắc đến hồ và việc bỏ chi tiết “có những thuyền khác cùng theo Người” của Máccô 4:36 đã đặt phép lạ Chúa sắp làm vào một khung cảnh thanh tĩnh; hồ vốn đem lại cho việc tỏ quyền lực của Chúa Giêsu một khung cảnh mầu nhiệm.

Đức Giêsu thiếp ngủ. Cha Fitzmyer cho rằng Luca có ý thức kể truyện hay hơn khi mô tả Chúa Giêsu thiếp ngủ trước khi cơn bão xẩy đến, làm nổi bật sự trái ngược của việc thiếp ngủ này với quyền lực Người sắp sửa thực hiện; Người cũng có điểm yếu của con người.

Một trận cuồng phong ập xuống hồ. Trong bản dịch tiếng Anh của Cha Fitzmyer có chữ “đột nhiên”; bản dịch của Nhóm Phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ không có cụm từ này, nhưng trong chú thích thì nói rõ “Hồ Ghennêxarét hay bị sóng gió bão táp bất ngờ, khi bị ép giữa những luồng gió từ Địa Trung Hải và những luồng khác từ sa mạc Xyria cùng thổi tới một lúc”. Cha Fitzmyer cũng giải thích tương tự: “Hồ Ghennêxarét ở bắc Galilê được bao quanh bởi đồi núi với những hẻm núi đem nước chẩy vào hồ; trong khi bầu khí ở đây thường yên tĩnh, những cơn gío lạnh mạnh mẽ từ phía tây thường ập vào các hẻm núi và tạo nên những trận bão cho hồ”.

Các ngài bị ngập nước. Trong khi Máccô 4:37 nói đến thuyền bị ngập nước, thì ở đây, Luca nói đến người bị ngập nước.

Thầy ơi, Thầy! Luca thay thế chữ didascale (thầy) trong Máccô 4: 38 bằng chữ epistata (tiếng Anh: Master [thầy]) và lặp lại chữ này 1 lần; hơn nữa, Luca còn bỏ lời trách móc Thầy của Mc 4: 38 (Thầy chẳng lo gì sao?).

Ngăm đe sóng gió. Cha Fitzmyer hiểu câu này có nghĩa Chúa Giêsu ngăm đe các tinh thần xấu gây ra sóng gió thay vì để Luca mô tả chúng như các tác nhân có bản vị.

Sóng gió liền ngừng. Vì lời Chúa Giêsu. Xem Tv 104: 6-7 và Nk 1:4 trong đó Lời Giavê đã làm yên sóng nước.

Đức tin anh em ở đâu? Câu này nhẹ hơn câu trong Máccô 4:40: “Sao nhát thế? Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?”. Đối với Luca, các môn đệ đã có đức tin rồi, nếu không tại sao các ông chạy đến với Người trong lúc gian nguy, tuy nhiên, đức tin này chưa đạt đến độ hậu phục sinh. Đức tin này còn cần phải được khơi dậy khi chứng kiến quyền lực của Chúa Giêsu.

Các ông hoảng sợ, kinh ngạc. Máccô 4:41 chỉ nói đến “hoảng sợ” trái lại Luca đề cập đến “hoảng sợ” và “kinh ngạc”, đây là lần đầu tiên, Luca phối hợp “hoảng sợ” với “kinh ngạc”.

Nhận định

Cha Fitzmyer cho rằng với tình tiết này, Thánh Luca khai mở một tiết mới nói tới việc Chúa Giêsu tỏ quyền lực của ngài bằng nhiều phép lạ (8:22-25, 8:26-39; 8:40-48; 8:49-56) và kết thúc với việc sai nhóm Mười Hai “đi rao giảng nước Thiên Chúa và chữa bệnh” (9:2). Câu mở đầu (8:22) rõ ràng cắt đứt với điều xẩy ra ngay trước đó. Điều rõ ràng trong tiết này là Luca theo Máccô 4:35-5:43 khá chặt chẽ tuy có sửa đổi phần nào.

Tình tiết này mô tả Chúa Giêsu trong quyền năng cao cả của Người, như đấng làm phép lạ điều khiển được sóng gió. Nhấn mạnh lúc này không nhằm vào việc rao giảng lời nữa mà vào lời đầy quyền lực của Chúa Giêsu. Thừa tác vụ của Người khởi đầu “với quyền lực của Thần Khí” hay “của Lời” (4:14; xem 4:36; 5:17). Nay nó được mô tả bằng hành động, được sử dụng để đem giải thoát và an toàn lại cho các môn đệ. Đó là lời đầy quyền năng giải thoát họ khỏi tai ương tự nhiên. Nhưng câu kết của tình tiết liên hệ “đức tin” của môn đệ với chính phép lạ. Môn đệ của Người, khi gặp nguy hiểm cùng cực, phải hiểu rõ mối liên hệ căn bản của họ với Thiên Chúa và Chúa Giêsu thực sự nằm ở chỗ nào.

Về ý nghĩa của tình tiết, có tác giả (https://www.biblecomments.org/c/29/preachers-complete-homiletical-commentary/luke/8/22-25) cho rằng trong tình tiết này Chúa Giêsu “ngăm đe” cả sóng gió lẫn các môn đệ. Thực thế, các môn đệ không hẳn không có đức tin, nhưng đức tin ấy nhỏ nhoi, hạn hẹp, không đủ tín thác. Họ cần tín thác nơi Người để tin chắc rằng ngủ hay thức không có gì khác đối với Người, con thuyền chở Người và họ sẽ không chìm.

Một khía cạnh khác được tác giả trên lưu ý là: vì ngủ say, Chúa Giêsu không nghe tiếng thét gào của cơn bão nhưng Người nghe tiếng kêu cứu của môn đệ! Người không bao giờ “thiếp ngủ” đối với những kẻ kêu cầu Người! Người nghe thấy những lời cầu nguyện thầm thĩ nhất giữa sóng gío dữ dằn nhất của cuộc đời. Người không bao giờ mệt mỏi lắng nghe tiếng than van khốn cùng của con người.

Một tác giả khác (https://bible.org/seriespage/lesson-36-what-do-when-life-gets-stormy-luke-822-25#google_vignette) cho rằng sóng bão đánh cả người tin. Mc 4:36 nói rằng cùng đi với thuyền của Chúa Giêsu và các môn đệ còn có nhiều thuyền khác. Nếu là truyện thần tiên, thì ta sẽ đọc thấy là các thuyền khác bị sóng gió đánh gần đắm, còn thuyền của các môn đệ thì không hề hấn gì. Nhưng sự thực là thuyền của các môn đệ vẫn bị sóng bão đánh gần đắm như thường! Kitô hữu không hề được miễn nhiễm gian nguy!

Cả những Kitô hữu vâng theo Chúa Giêsu. Thực vậy, các môn đệ là người vâng theo lệnh của Chúa Giêsu: “Chúng ta sang bên kia hồ đi!” và thuyền của họ đã bị sóng bão đánh gần đắm!

Bình giải về tình tiết này, Thánh Cyril thành Alexandria cũng cho rằng các môn đệ có đức tin nơi Chúa Giêsu nhưng là một đức tin non nớt. Đức tin này vì thế cũng nổi trôi theo sóng nước. Cùng với việc làm im mặt biển, Chúa Giêsu cũng đã đem an lòng lại cho các tâm hồn biến loạn của các môn đệ.

Điều trên, theo Thánh Cyril, dạy ta rằng như vàng được thử trong lửa thế nào, đức tin của ta cũng được thử trong các cơn cám dỗ như thế. Tâm trí con người luôn yếu đuối, cần sức mạnh và giúp đỡ bên trên, để đức tin ấy vững vàng trong họ và họ duy trì được bước tiến, đủ mạnh để đương đầu với bất cứ điều gì xẩy đến. Chúa Giêsu từng dạy: “không có Thầy, các con không làm được gì”. Thánh Phaolô cũng nói: “tôi có thể làm được mọi sự nhờ Chúa Kitô, Đấng củng cố tôi”.

Thánh Cyril cũng nhận định rằng nếu tạo vật (ở đây là sóng gío) vâng nghe bất cứ điều gì Chúa Giêsu ra lệnh cho chúng, thì không có lý do gì chúng ta lại không tùng phục Người như thế. Bổn phận của chúng ta vì thế là hiểu rằng mọi sự được Thiên Chúa dựng nên đều tuân theo ý muốn của Người, chúng ta cũng vậy cần trở nên giống như mọi tạo vật khác, tránh bất tuân như một điều dẫn ta tới sa lạc. Như thế, đúng hơn, ta hãy tùng phục Người, Đấng kêu gọi ta tới ơn cứu rỗi và ước muốn sống công chính và hợp lề luật, nghĩa là sống theo Tin Mừng.
 
VietCatholic TV
Chỉ huy lính Dù Nga bị loại khỏi vòng chiến. Quân Ukraine bất ngờ tấn công vào Kherson
VietCatholic Media
03:14 29/05/2022


1. Lực lượng vũ trang Ukraine loại bỏ một chỉ huy khác của Nga

Hôm thứ Bẩy, bộ máy tuyên truyền của Nga đã tung ra nhiều tin vui khiến những người Nga nhẹ dạ rất hồ hởi phấn khởi. Đầu tiên là thông báo của Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov cho biết già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu trên thế giới đã đóng góp vào quỹ chiến tranh của Nga đến một nghìn tỷ rúp, tương đương với 14 tỷ USD qua doanh thu phụ trội do giá xăng dầu tăng cao. Tiếp theo là tin cho rằng, tháng 8 tới đây, Nga sẽ chiếm được Kyiv và Ukraine sẽ phải đầu hàng vô điều kiện.

Đáp lại, trong bản tin tối thứ Bẩy 28 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine gởi đến người dân Nga một tin buồn: Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại bỏ chỉ huy một tiểu đoàn cường kích của trung đoàn Dù 104, là Trung tá Alexander Dosyagaev.

“Chỉ huy một tiểu đoàn cường kích của trung đoàn Dù 104, Trung tá Alexander Dosyagaev, đã được đề cử giải 'Bộ binh có cánh' tại lễ hội 'Quân đội Nga 2021', nhưng điều này không giúp ích gì cho anh ta trong cuộc gặp gỡ với các chiến binh Ukraine,” tuyên bố cho biết.

Vào đầu tháng 5, Tướng David Petraeus, cựu giám đốc CIA và cựu chỉ huy Bộ chỉ huy trung tâm Hoa Kỳ, nói rằng ít nhất mười tướng Nga đã bị giết ở Ukraine.

Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nhấn mạnh rằng từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 28 tháng 5, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại bỏ khoảng 30.000 binh sĩ Nga

2. Quân đội Ukraine mở cuộc tấn công giải phóng Kherson

Quân Nga đang dồn dập tấn công ở vùng Donbas và chờ đợi quân Ukraine cứu viện. Các hệ thống hỏa tiễn hàng loạt của Nga đã được bố trí sẵn dọc theo các tuyến có thể chuyển quân của Ukraine.

Biết thế, Ukraine khẩn thiết xin các nước cứu viện bằng cách gởi các loại hệ thống hỏa tiễn hàng loạt có thể bắn xa tối thiểu 300 km để họ có thể giải vây cho vùng Donbas. Bên cạnh đó, lợi dụng quân Nga đang tập trung tại Donbas, các lực lượng Ukraine đã mở một cuộc tấn công giải phóng Kherson.

Báo cáo sáng Chúa Nhật của Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết trong những giờ đầu giao tranh, quân xâm lược Nga bị tổn thất nặng nề về nhân sự và phải lui về phòng thủ trên các vị trí bất lợi.

“Kết quả của các hành động tấn công của các đơn vị Lực lượng Phòng vệ Ukraine, là quân Nga đã bị tổn thất và bắt đầu phòng thủ trên các vị trí bất lợi gần Andriivka, Lozove và Bilohirka, vùng Kherson. Giao tranh vẫn tiếp tục. Quân xâm lược Nga đã bắn vào cơ sở hạ tầng dân sự bên ngoài các khu định cư Prybuzke, Posad-Pokrovske, Blahodatne, Osoko-rivka, Novovo-rontsovka, Novoo-leksand-rivka và những nơi khác. Với sự trợ giúp của các hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300, quân Nga tiếp tục tăng cường khả năng phòng không của mình.”

3. Phát ngôn nhân của Ngũ Giác Đài thấu hiểu yêu cầu của Ukraine về hỏa tiễn tầm xa

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết họ “lưu tâm và biết đến” yêu cầu của Ukraine về các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, gọi tắt là MLRS, nhưng “quyết định… vẫn chưa được đưa ra”.

“Mục tiêu của chúng tôi ngay từ đầu là cố gắng giúp đỡ họ trong cuộc chiến mà họ đang tham gia ngày hôm nay,” thư ký báo chí Ngũ Giác Đài sắp mãn nhiệm John Kirby cho biết tại một cuộc họp báo với các phóng viên.

“Tôi sẽ không đi quá xa khi nói rằng đã quá muộn để cung cấp cho người Ukraine bất kỳ hệ thống hoặc khả năng nào mà họ có thể cần vì họ rất tích cực trong cuộc chiến và họ đã đẩy lùi người Nga khỏi Kharkiv,” Kirby nói.

Tuy nhiên, Kirby cho biết Bộ Quốc phòng đang “quan tâm đến vấn đề thời gian” khi nói đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Kirby cho biết: “Chúng tôi luôn lưu tâm như những gì chúng tôi đã làm kể từ khi bắt đầu, chú ý đến thời gian ở đây, chú ý đến cảm giác cấp bách này, lưu ý rằng thời gian không phải là bạn của chúng ta,” Kirby nói, “đó là lý do tại sao chúng tôi tiếp tục di chuyển thiết bị theo đúng nghĩa đen mỗi ngày trong hơn 90 ngày vừa qua của cuộc chiến này. “

CNN đưa tin hôm thứ Năm rằng chính quyền Biden đang chuẩn bị gửi các hệ thống hệ thống hỏa tiễn hàng loạt như một phần của gói hỗ trợ quân sự và an ninh lớn hơn cho Ukraine, có thể được công bố ngay trong tuần tới. MLRS và phiên bản trọng lượng nhẹ hơn, HIMARS, có thể phóng xa tới 300 km (186 dặm), tùy thuộc vào loại bom, đạn.

4. Tổng thống Zelenskiy: Người Ukraine đã hiểu mọi thứ về Nga

Người Ukraine đã hiểu mọi thứ về Nga, vì vậy họ sẽ không thể đe dọa bất kỳ ai bằng sự khủng bố mới.

“Hôm nay, quân đội Nga đã tiến hành các cuộc tấn công hoàn toàn vô nghĩa, man rợ một cách trắng trợn vào vùng Sumy. Hỏa tiễn, súng cối. Và để làm gì? Và cho cái gì? Người Ukraine ở khu vực Sumy, cũng như bất kỳ khu vực nào khác trong quốc gia của chúng tôi, đã hiểu mọi thứ về Nga. Và nó sẽ không thể thêm bất cứ điều gì bởi sự khủng bố mới. Và thậm chí hơn thế nữa, nó sẽ không thể đe dọa được ai,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu mới nhất của mình.

Theo ghi nhận, một người đã thiệt mạng, 7 người bị thương trong trận pháo kích của Nga vào Mykolaiv hôm nay. Đạn trúng một khu dân cư, cách trường mẫu giáo hai mươi mét. “Đây là những gì được Liên bang Nga lựa chọn,” Tổng thống nhấn mạnh.

Zelenskiy lưu ý rằng ông sẽ tiếp tục thúc giục thế giới công nhận Nga là nhà nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố. “Điều này đơn giản là đúng. Điều này là công bằng và phản ánh thực tế hàng ngày mà những kẻ xâm lược đã tạo ra ở Ukraine và đang mong muốn mang đến Âu Châu xa hơn. Và điều này phải được tuyên bố một cách hợp pháp “, Tổng thống Ukraine nói.

5. Chiến thắng dồn dập, lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi bảy cuộc tấn công của Nga ở các khu vực Donetsk và Luhansk.

Trong bản báo cáo sáng Chúa Nhật 29 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:

“Quân Nga sử dụng máy bay chiến đấu, nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo hạng nặng, xe tăng, súng cối của nhiều hệ thống khác nhau dọc theo toàn bộ tuyến phòng thủ và tiến hành các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom vào cơ sở hạ tầng dân sự và các khu dân cư yên bình. Trong ngày thứ Bẩy 28 tháng 5, lực lượng vũ trang Ukraine đã đẩy lùi bảy cuộc tấn công của Nga ở các khu vực Donetsk và Luhansk.”

Quân xâm lược Nga đã nã đạn vào hơn 40 địa phương ở vùng Donetsk và Luhansk.

“Chỉ riêng tại khu vực Donetsk, 15 đối tượng dân sự đã bị phá hủy và hư hại, bao gồm 14 tòa nhà dân cư và một nhà máy than cốc. Ít nhất 3 dân thường thiệt mạng và 5 người khác bị thương trong các vụ tấn công. Dữ liệu về thương vong, sự tàn phá và thiệt hại trong khu vực Luhansk đang được làm rõ”

Lực lượng vũ trang Ukraine gây tổn thất nhân lực và khí tài chiến tranh cho quân xâm lược Nga. Hôm nay, các đơn vị Liên quân đã tiêu diệt một xe tăng và sáu xe địch. Các đơn vị phòng không đã bắn rơi một máy bay không người lái Orlan-10.

6. Liên Hiệp Quốc cho biết hơn 6,7 triệu người tị nạn đã rời khỏi Ukraine

Số lượng người Ukraine ra nước ngoài kể từ đầu cuộc xâm lược toàn diện của Nga đã vượt quá 6,7 triệu người.

Tính đến ngày 27 tháng 5, 6.737.208 người đã rời khỏi lãnh thổ Ukraine, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn, gọi tắt là UNHCR, cho biết.

Hầu hết những người tị nạn - gần 3,6 triệu người - đã đến Ba Lan. Gần 990.000 người đã đến Rumani, hơn 970.000 - đến Nga, 671.000 - đến Hung Gia Lợi, hơn 477.000 - đến Moldova, gần 455.000 - đến Slovakia và gần 30.000 - đến Belarus.

Đồng thời, theo UNHCR, 2.229.500 người Ukraine đã trở về quê hương của họ kể từ ngày 28/2.

7. Ukraine có thể đưa người Nga trở lại sau Bức màn sắt, nhưng chúng tôi cần vũ khí hiệu quả để làm điều đó.

Mykhailo Podoliak, một cố vấn chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, đã cho biết như trên.

“Nếu phương Tây thực sự muốn Ukraine chiến thắng, có lẽ đã đến lúc trao cho chúng tôi hệ thống hỏa tiễn hàng loạt tầm xa? Thật khó để chiến đấu khi bạn bị tấn công từ khoảng cách 70 km và không có gì để chống trả. Ukraine có thể đưa Nga trở lại sau Bức màn sắt, nhưng chúng tôi cần vũ khí hiệu quả cho điều đó. Ở đây và bây giờ,” Podoliak viết.

Trước đó, người đứng đầu Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak đã kêu gọi các đối tác phương Tây cung cấp cho Ukraine các hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt của Mỹ càng sớm càng tốt.

Như đã đưa tin, chính quyền Tổng thống Mỹ đang chuẩn bị tăng cường cung cấp vũ khí cho Ukraine bằng cách cung cấp các hệ thống hỏa tiễn tầm xa hiện đại.
 
Diễn biến lịch sử: GH Chính Thống Nga tại Ukraine thà giải tán quyết tâm cắt đứt liên hệ với Moscow
VietCatholic Media
05:20 29/05/2022


1. Diễn biến lịch sử: Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa cắt đứt quan hệ với Nga vì cuộc xâm lược Ukraine.

Trong một diễn biến ngoại thường Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố “độc lập hoàn toàn” khỏi Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Tổng Giám Mục Onufriy đã cho biết như trên vào cuối cuộc họp của Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Ukraine.

“Chúng tôi không đồng ý với quan điểm về chiến tranh của Thượng phụ Kirill, là Thượng Phụ Mạc Tư Khoa và Toàn Nga”

“Thánh Công Đồng lên án chiến tranh, vì đó là vi phạm lệnh truyền của Thiên Chúa ‘Không được giết người’ và bày tỏ sự chia buồn với tất cả những người đã phải chịu đựng trong chiến tranh”

Thánh Công Đồng Chính Thống Giáo Ukraine cho biết như trên sau cuộc họp khoáng đại tập trung vào “sự xâm lược” của Nga, và tuyên bố chấm dứt sự phụ thuộc vào Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa.

Chi nhánh Mạc Tư Khoa của Giáo Hội Chính thống Ukraine trước đây hoàn toàn liên kết với Thượng phụ Kirill, là người bày tỏ sự ủng hộ của ông với Putin và cuộc xâm lược Ukraine. Danh xưng của họ là Ukrainian Orthodox Church of the Mạc Tư Khoa Patriarchate, thường được viết tắt là UOC-MP. Từ nay, họ chỉ muốn được gọi là Ukrainian Orthodox Church, hay vắn tắt là UOC.

Quyết định trên được xem là rất khó khăn đối với Giáo Hội này, vì với quyết định này lập tức họ được xem là một Giáo Hội Chính Thống không được công nhận bởi cả Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa lẫn Tòa Thượng Phụ Đại Kết Constantinople.

Trong thời kỳ cộng sản, tại Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống là Giáo Hội Chính Thống trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Sau khi cộng sản sụp đổ, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.

Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, 2019, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine, gọi tắt là OCU, là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao Tomos cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine.

Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Cẩm Linh tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa là có thể thấy trước.

Với quyết định này, UOC của Tổng Giám Mục Onufriy, chắc chắn là tan rã vì Giáo Hội này không còn cơ sở pháp lý nào để tồn tại. Cho nên, để đưa ra một quyết định như thế này Đức Tổng Giám Mục Onufriy phải hết sức can đảm. Chắc chắn, trong những ngày tới, hàng loạt giáo phận và giáo xứ của UOC sẽ gia nhập OCU. Có thể là trong vài tháng tới Ukraine chỉ có một Giáo Hội Chính Thống duy nhất, do Đức Tổng Giám Mục Epiphanius lãnh đạo.

2. GIẢI THÍCH: Chiến tranh Nga-Ukraine liên quan đến tôn giáo như thế nào?

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây: EXPLAINER: How is Russia-Ukraine war linked to religion?. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Lịch sử chính trị đan quyện của Ukraine với Nga có một điểm tương đồng trong bối cảnh tôn giáo, với phần lớn dân số theo Chính Thống Giáo của Ukraine bị chia rẽ giữa một Giáo Hội có tư tưởng độc lập đặt trụ sở tại Kiev và một nhóm khác trung thành với giáo chủ của họ ở Mạc Tư Khoa.

Nhưng mặc dù đã có những lời kêu gọi đối với chủ nghĩa dân tộc tôn giáo ở cả Nga và Ukraine, lòng trung thành tôn giáo không phản ánh sự trung thành chính trị giữa cuộc chiến sinh tồn của Ukraine.

Mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin biện minh rằng cuộc xâm lược Ukraine của ông một phần là để bảo vệ Giáo Hội Chính thống giáo theo định hướng Mạc Tư Khoa, nhưng các nhà lãnh đạo của cả hai phái Chính thống Ukraine vẫn quyết liệt lên án cuộc xâm lược của Nga, cũng như thiểu số Công Giáo đáng kể của Ukraine.

Đức Tổng Giám Mục Epifany, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Ukraine có trụ sở tại Kiev, tuyên bố: “Với lời cầu nguyện trên môi, với tình yêu dành cho Chúa, cho Ukraine, cho các nước láng giềng, chúng tôi chiến đấu chống lại cái ác - và chúng tôi sẽ thấy chiến thắng”.

Đức Tổng Giám Mục Onufry, người đứng đầu Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Chính thống giáo Nga, cho biết: “Hãy quên đi những cãi vã và hiểu lầm lẫn nhau và... đoàn kết với tình yêu dành cho Chúa và Tổ quốc của chúng ta”.

Ngay cả mặt trận xem ra có vẻ như thống nhất đó cũng phức tạp. Một ngày sau khi đăng thông điệp của Tổng Giám Mục Onufry vào hôm thứ Năm, trang web Giáo Hội của ngài lại bắt đầu đưa ra các báo cáo tuyên bố rằng các nhà thờ và người dân của họ đang bị tấn công, đổ lỗi một cuộc tấn công cho các đại diện của Giáo Hội đối thủ.

Sự chia rẽ giữa các thực thể Chính thống giáo của Ukraine đã gây tai tiếng trên toàn thế giới trong những năm gần đây khi các Giáo Hội Chính thống phải vật lộn với việc làm thế nào và liệu có nên đứng về phía nào hay không. Một số người Chính thống giáo Hoa Kỳ hy vọng họ có thể gạt những xung đột như vậy sang một bên và đoàn kết để cố gắng kết thúc chiến tranh, đồng thời lo sợ chiến tranh có thể làm trầm trọng thêm sự chia rẽ.

Đâu là cảnh quan tôn giáo của Ukraine?

Các cuộc khảo sát ước tính phần lớn dân số Ukraine theo Chính thống giáo, với một thiểu số đáng kể là người Công Giáo Ukraine thờ phượng theo nghi lễ Byzantine tương tự như Chính thống giáo nhưng trung thành với Đức Giáo Hoàng. Dân số Ukraine cũng bao gồm tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn những người theo đạo Tin lành, Do Thái Giáo và Hồi giáo.

Ukraine và Nga bị chia cắt bởi một lịch sử chung, cả về tôn giáo và chính trị.

Họ nhận tổ tiên của mình đến từ vương quốc thời trung cổ Kievan Rus, nơi Hoàng tử Vladimir (Ukraine gọi là Volodymyr) vào thế kỷ thứ 10 đã từ chối ngoại giáo, đã được rửa tội ở Crimea và chấp nhận Kitô Giáo làm quốc giáo.

Vào năm 2014, Putin đã viện dẫn lịch sử đó để biện minh cho việc chiếm Crimea, vùng đất mà ông gọi là “thiêng liêng” đối với Nga.

Trong khi Putin nói rằng Nga là người thừa kế thực sự của vương quốc Kievan Rus, người Ukraine nói rằng nhà nước hiện đại của họ có một phả hệ riêng biệt và Mạc Tư Khoa đã không nổi lên như một cường quốc cho đến nhiều thế kỷ sau đó.

Sự căng thẳng đó vẫn tồn tại trong các mối quan hệ Chính thống giáo.

Các Giáo Hội chính thống trong lịch sử được tổ chức theo các quốc gia, với các Thượng Phụ có quyền tự trị trong lãnh thổ của họ trong khi bị ràng buộc bởi một đức tin chung. Vị Thượng phụ Đại kết của Constantinople được coi là vị thứ nhất trong số các vị ngang hàng nhưng, không giống như một giáo hoàng Công Giáo, ngài không có thẩm quyền chung.

Ai cai quản các Giáo Hội Chính Thống Ukraine ngày nay?

Điều đó phụ thuộc vào cách giải thích các sự kiện của hơn 300 năm trước.

Với việc nước Nga ngày càng hùng mạnh và Giáo Hội Constantinople suy yếu dưới sự cai trị của đế quốc Ottoman, Đức Thượng phụ Đại kết vào năm 1686 đã ủy quyền cho Đức Thượng phụ Mạc Tư Khoa thẩm quyền tấn phong Tổng Giám Mục Kiev [Hệ thống phẩm trật của Chính Thống Giáo bao gồm priest (linh mục), bishop (Giám Mục), metropolitan (Tổng Giám Mục) và patriarch (Thượng Phụ) – chú thích của người dịch]

Giáo Hội Chính thống Nga nói rằng đó là một cuộc chuyển giao quyền lực vĩnh viễn. Vị Thượng phụ Đại kết nói rằng đó chỉ là tạm thời.

Trong thế kỷ qua, Chính thống giáo Ukraine có tư tưởng độc lập đã thành lập các giáo hội riêng biệt mà không được công nhận chính thức cho đến năm 2019, khi Đức Thượng Phụ Đại Kết hiện nay là Bácthôlômêô công nhận Giáo hội Chính thống Ukraine độc lập với giáo chủ Mạc Tư Khoa – là người đã phản đối quyết liệt động thái này và coi đó là bất hợp pháp.

Tình hình ở Ukraine còn tồi tệ hơn trên thực tế.

John Burgess, tác giả cuốn sách “Holy Rus: The Rebirth of Orthodoxy in New Russia”, cho biết nhiều tu viện và giáo xứ vẫn nằm dưới quyền của giáo chủ Mạc Tư Khoa, mặc dù rất khó tìm được số liệu thống kê chính xác. Burgess nói: Ở cấp độ làng mạc, nhiều người thậm chí có thể không biết về giáo xứ của họ thuộc về Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa hay thuộc Tòa Thượng Phụ Kiev.

Liệu sự ly giáo này có phản ảnh sự tách biệt giữa hai quốc gia hay không?

Có, mặc dù nó phức tạp.

Ông Petro Poroshenko, cựu tổng thống Ukraine, đã vẽ ra một liên kết trực tiếp: “Sự độc lập của Giáo Hội chúng tôi là một phần trong các chính sách thân Âu Châu và phò Ukraine của chúng tôi”, ông nói vào năm 2018.

Nhưng Tổng thống đương nhiệm Vladimir Zelinskyy, người gốc Do Thái, đã không nhấn mạnh đến chủ nghĩa dân tộc tôn giáo. Hôm thứ Bảy, ông cho biết ông đã nói chuyện với cả các nhà lãnh đạo Chính thống giáo cũng như các đại diện Công Giáo, Hồi giáo và Do Thái. “Tất cả các nhà lãnh đạo cầu nguyện cho linh hồn của những người bảo vệ đã hy sinh mạng sống của họ cho Ukraine và cho sự thống nhất và chiến thắng của chúng tôi. Và điều đó rất quan trọng, “ ông nói.

Putin đã cố gắng tận dụng vấn đề này.

Trong bài phát biểu ngày 21 tháng 2 tìm cách biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine sắp xảy ra bằng một câu chuyện lịch sử bị bóp méo, Putin tuyên bố mà không có bằng chứng rằng Kiev đang chuẩn bị cho việc “phá hủy” Giáo Hội Chính thống Ukraine của Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.

Nhưng phản ứng của Đức Tổng Giám Mục Onufry, người đã so sánh chiến tranh với “tội lỗi của Cain”, nhân vật trong Kinh thánh đã sát hại em mình, cho thấy rằng ngay cả Giáo Hội hướng về Mạc Tư Khoa cũng có ý thức mạnh mẽ về bản sắc dân tộc Ukraine.

Để so sánh, Đức Thượng Phụ Kirill của Moscow đã kêu gọi hòa bình nhưng không đổ lỗi cho cuộc xâm lược.

Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa từ lâu đã có quyền tự trị rộng rãi. Thêm vào đó, nó ngày càng có bản sắc Ukraine.

Alexei Krindatch, điều phối viên quốc gia của Ủy ban Thống kê về các Giáo Hội Chính Thống Giáo của Hoa Kỳ cho biết: “Bất kể sự gắn bó với Giáo Hội nào, chúng ta có rất nhiều giáo sĩ mới lớn lên ở Ukraine độc lập. Krindatch, người lớn lên ở Liên Xô cũ, cho biết: “Sở thích chính trị của họ không nhất thiết phải tương quan với các khu vực pháp lý chính thức của giáo xứ.”

Những người Công Giáo nằm ở đâu trong bức tranh này?

Người Công Giáo Ukraine chủ yếu sống ở miền Tây Ukraine.

Người Công Giáo bắt đầu xuất hiện vào năm 1596 khi một số người Ukraine theo Chính thống giáo, khi đó nằm dưới sự cai trị của Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Litva do Công Giáo thống trị, đệ trình lên Tòa Thánh một thỏa thuận xin hiệp thông trọn vẹn với Rôma miễn là Tòa Thánh cho phép họ giữ các thực hành đặc biệt như phụng vụ Byzantine của họ và cho phép các linh mục lập gia đình.

Các nhà lãnh đạo Chính thống giáo từ lâu đã lên án những thỏa thuận như thế và cáo buộc Công Giáo và nước ngoài xâm phạm đàn chiên của họ.

Người Công Giáo Ukraine có một lịch sử đặc biệt mạnh mẽ trong việc chống lại sự đàn áp của các Nga hoàng và cộng sản.

Mariana Karapinka, người đứng đầu bộ phận truyền thông của Công Giáo Ukraine ở Philadelphia cho biết: “Mỗi khi Nga chiếm Ukraine, Giáo Hội Công Giáo Ukraine đều bị triệt hạ”.

Người Công Giáo Ukraine đã bị đàn áp nghiêm trọng bởi Liên Xô, thậm chí một số nhà lãnh đạo đã tử vì đạo. Nhiều người Công Giáo Ukraine đã phải thờ phượng thầm lặng, và Giáo Hội đã phục hồi mạnh mẽ kể từ khi chủ nghĩa cộng sản chấm dứt.

Với lịch sử như vậy, người Công Giáo Ukraine có thể có lý do chính đáng để chống lại một cuộc tiếp quản khác của Mạc Tư Khoa. Nhưng họ không đơn độc, Karapinka nói. Bà nói: “Người Công Giáo Ukraine không phải là nhóm duy nhất bị Liên Xô đàn áp. Rất nhiều nhóm có lý do để chống lại người Nga.”

Các Đức Giáo Hoàng gần đây đã cố gắng làm tan băng quan hệ với Giáo Hội Chính thống Nga trong khi cố gắng bảo vệ quyền của người Công Giáo theo nghi lễ Đông phương và người Ukraine nói chung.

Vatican cho biết, trong một cử chỉ đặc biệt của Đức Giáo Hoàng chưa hề có tiền lệ, sau khi Nga xâm lược Ukraine, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Đại sứ quán Nga vào hôm thứ Sáu để đích thân “bày tỏ mối quan tâm của mình về cuộc chiến”.

Giáo Hội độc lập Ukraine phát triển như thế nào bên ngoài Ukraine?

Giáo Hội Chính thống Nga đã quyết định “phá vỡ sự hiệp thông Thánh Thể” với Đức Thượng Phụ Đại kết của Constantinople vào năm 2018 khi ngài chuyển sang công nhận một Giáo Hội độc lập ở Ukraine. Điều đó có nghĩa là các thành viên của các Giáo Hội trực thuộc Mạc Tư Khoa không thể rước lễ tại các nhà thờ của Constantinople, và ngược lại.

Các tranh chấp đã lan sang các Giáo Hội Chính thống giáo Đông phương ở Phi Châu, nơi Chính thống giáo Nga đã tìm cách thành lập một Tòa Thượng Phụ mới sau khi Đức Thượng Phụ Alexandria bao gồm Ai Cập và toàn Phi Châu công nhận nền độc lập của giáo hội Ukraine.

Nhưng nhiều Giáo Hội khác đã tìm cách tránh xung đột. Ở Mỹ, nơi có nhiều nhóm Chính thống giáo khác nhau, hầu hết các nhóm vẫn hợp tác và thờ phượng chung với nhau.

Cha Alexander Rentel, Chưởng ấn của Giáo Hội Chính thống giáo ở Mỹ, có nguồn gốc từ Nga nhưng hiện độc lập với Mạc Tư Khoa nhận định rằng chiến tranh có thể tạo ra một điểm thống nhất giữa các giáo hội Chính Thống Giáo ở Hoa Kỳ nhưng có thể kiểm tra thêm mối quan hệ.

Ngài nói: “Sự chia rẽ diễn ra trong Chính thống giáo thế giới là một sự kiện khó khăn đối với Giáo hội Chính thống giáo. Bây giờ nó sẽ trở nên khó khăn hơn vì cuộc chiến này.”
Source:AP

3. George Weigel: GH phải lên án, không úp mở về Kirill để tránh một Mariupol trong lòng các tín hữu

Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết đăng trên tờ First Things có nhan đề “The Pope And The Patriarch Of Moscow”, nghĩa là “Đức Giáo Hoàng và Thượng Phụ Mạc Tư Khoa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.

Đức Thánh Cha Phanxicô chắc chắn rất đau buồn trước cuộc tàn sát ở Ukraine. Và khi chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng đại kết của Giáo Hội Công Giáo, Đức Hồng Y Kurt Koch, nói với các nhà báo rằng ngài chia sẻ niềm tin của Đức Giáo Hoàng rằng những lời biện minh tôn giáo dành cho hành vi xâm lược là “báng bổ” — tức là cách sử dụng xấu xa những điều thuộc về Chúa — chúng ta có thể chắc chắn rằng điều này cũng là quan điểm của Đức Phanxicô.

Vậy thì tại sao Đức Thánh Cha Phanxicô nên gặp Thượng phụ Kirill của Mạc Tư Khoa và Toàn Nga, như một số cá nhân và phong trào trong Giáo hội đã từng thúc giục? Kể từ cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2, Kirill đã liên tục đưa ra các biện minh tôn giáo cho cuộc tấn công man rợ của Nga vào Ukraine. Vậy thì Kirill có phải là một kẻ báng bổ không?

Một số người trong số những người cổ vũ cho cuộc gặp gỡ lần thứ hai giữa Đức Thánh Cha Phanxicô và Kirill có khả năng nghĩ mắc chứng “ảo ảnh”. Họ đã tưởng tượng rằng khi hai nhà lãnh đạo tôn giáo gặp nhau trong thời chiến để cầu nguyện cho hòa bình, thì điều đó thể hiện một cách sinh động cho khả năng của người Kitô, nhân danh đức tin Phục sinh và các chuẩn mực đạo đức phổ quát, có thể vượt lên trên lòng căm thù dân tộc và lòng yêu nước. Tuy nhiên, điều đó chỉ là tưởng tượng dựa trên sự nguỵ biện.

Kirill Gundayev bắt đầu sự nghiệp giáo hội của mình tại Hội đồng Giáo Hội Thế giới trong một công việc chỉ được giao cho một người hoàn toàn được tin cậy và có khả năng làm việc với KGB, là cơ quan tình báo bí mật của Liên Xô. Trong những năm làm giáo chủ Chính thống giáo Nga, Kirill đã thúc đẩy một tầm nhìn mở rộng về “thế giới Nga”, làm sai lệch lịch sử Kitô giáo của người Slav phía đông, và cổ vũ cho sự phục hưng chủ nghĩa đế quốc dựa trên chủ nghĩa Sa hoàng và chủ nghĩa Stalin. Kirill cũng là cơ quan ngôn luận trong chiến dịch thông tin sai lệch của Nga, trong đó tuyên bố bạo chúa Vladimir Putin là vị cứu tinh của nền văn minh chống lại sự suy đồi của phương Tây – đó là một lời nói dối đã đánh lừa được quá nhiều người Công Giáo.

Một cuộc gặp gỡ giữa Giám mục đương nhiệm của Rôma và Đức Thượng phụ đương nhiệm của Mạc Tư Khoa sẽ không phải là cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo tôn giáo. Đó sẽ là một cuộc gặp giữa một nhà lãnh đạo tôn giáo và một công cụ quyền lực của nhà nước Nga.

Nhưng, một số có thể nhanh nhẩu trả lời, đó, vấn đề chính là ở chỗ đó. Bằng cách tiếp tục cuộc đối thoại cá nhân với Kirill mà ngài đã mở ra ở Havana vào năm 2015, Đức Phanxicô sẽ trao quyền cho Kirill để có tác động kiềm chế Putin trong khi định vị Vatican là nhà môi giới trung thực trong việc dàn xếp một hòa bình đàm phán ở Ukraine.

Đó cũng là một điều tưởng tượng, ảo ảnh cuộc đời.

Thứ nhất, trong mối quan hệ Putin-Kirill, Thượng Phụ Kirill không có đòn bẩy thực sự. Tổng thống bạo chúa không tìm đến Thượng Phụ để tìm lời khuyên chiến lược, và chắc chắn ông ta cũng không tìm đến ngài Thượng Phụ để hoán cải đạo đức. Ông ta trông đợi Kirill tạo ra vỏ bọc cho mình và hỗ trợ. Là những gì ông ta nhận được.

Thực tế đáng buồn là sự phụ thuộc đối với nhà nước ngăn cản việc lãnh đạo Chính thống giáo Nga nói sự thật với quyền lực Điện Cẩm Linh, hoặc kêu gọi vị sa hoàng thời hậu cộng sản hoán cải. Những gì Kirill và các cộng sự của ông ta (như Tổng Giám Mục Hilarion Alfeyev, chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại) đưa ra là một lời biện minh giả danh tôn giáo cho tham vọng đế quốc của Putin, đồng thời bảo đảm với những người Nga thực hiện các hành động bạo lực khủng khiếp chống lại thường dân rằng, họ là những người yêu nước thực sự, và là những người con của Tổ quốc Nga.

Thứ hai, ý tưởng về Vatican là nhà môi giới trung thực toàn cầu dựa trên một quan niệm sai lầm về cách Tòa thánh có thể gây ảnh hưởng trong thế giới ở thế kỷ 21. Vatican ngày nay không phải là Quốc gia của Đức Giáo Hoàng đầu thế kỷ 19: một cường quốc Âu Châu cấp ba vẫn sử dụng đòn bẩy tại các sự kiện như Đại hội Vienna năm 1814–1815. Quốc gia Đức Giáo Hoàng không còn tồn tại, và thế giới của Metternich, Castlereagh, và Hồng Y Ercole Consalvi, bộ trưởng ngoại giao tài giỏi và hiệu quả của Đức Giáo Hoàng Pius Đệ Thất cũng không còn.

Tuy nhiên, như Đức Gioan Phaolô II đã chứng minh, Tòa Thánh có quyền lực trong thế giới ngày nay: quyền lực của chứng nhân đạo đức, bắt đầu bằng cách gọi mọi thứ bằng đúng tên của chúng. Bài bình luận của Vatican trong cuộc chiến Ukraine vào tháng thứ hai đã sử dụng một từ vựng chân thực hơn những gì được hiển thị trong những tuần đầu tiên của cuộc chiến. Tuy nhiên, kể từ Lễ Phục sinh, tiếng nói của Đức Giáo Hoàng và Vatican vẫn là tiếng than thở hơn là tiếng nói tiên tri tố cáo hành vi xâm lược và chỉ đích danh kẻ xâm lược. Lỗ hổng đó được kết hợp bởi những lời lẽ thiếu thận trọng gợi ý rằng không có cuộc chiến tranh nào là hợp pháp về mặt đạo đức, điều này không đúng với việc Ukraine bảo vệ lãnh thổ của mình và về sự chuyển đổi văn hóa và chính trị của đất nước bắt đầu với cuộc Cách mạng Nhân phẩm Maidan ở Kyiv vào hai năm 2013 và 2014.

Bằng việc tàn sát dã man những người vô tội ở Bucha, ở Mariupol, và trên khắp Ukraine, Vladimir Putin đã tự bêu xấu mình bằng dấu ấn của Cain. Kirill đã cố gắng che đậy dấu ấn đó. Việc Giám mục Rôma đã gặp Kirill như thể ông Thượng Phụ người Nga này là một nhà lãnh đạo tôn giáo thực sự sẽ khiến những người Ukraine theo Công Giáo và Chính thống giáo thất vọng một cách cay đắng, những người sẽ coi đó là một sự phản bội một cách vô lý; nó sẽ làm cạn kiệt vốn đạo đức của Tòa thánh trong các vấn đề thế giới; và nó sẽ không đóng góp gì cho hòa bình.
Source:First Things
 
Lính Nga mất tinh thần, Ukraine thắng lớn ở Kherson. Không quân và lính dù Ukraine tiếp cứu Donetsk
VietCatholic Media
16:47 29/05/2022


1. Lính dù Ukraine tiếp cứu vùng Donetsk

Trong báo cáo chiều Chúa Nhật 29 tháng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Lữ đoàn dù 25 đã được tung vào chiến trường Donetsk.

“Lính dù Sicheslav đang tiêu diệt quân chiếm đóng của Nga trên hướng Donetsk. Trong video, các binh sĩ của một đơn vị nhảy dù thuộc Lữ đoàn dù số 25 thuộc Lực lượng tấn công đường không thuộc Lực lượng vũ trang Ukraine đã chặn đứng đường tiến quân của quân xâm lược Nga trên hướng Donetsk và gây tổn thất nặng cho đối phương”.

Trong khi đó, các binh sĩ Ukraine thuộc Lữ đoàn cơ giới hóa biệt lập số 28 còn được gọi là các Hiệp sĩ của Chiến dịch Mùa đông đang tấn công cường tập vào thành phố Kherson gây tổn thất nặng nề cho các khí tài chiến tranh và binh sĩ Nga ở Khu vực Kherson và Khu vực Mykolaiv. Máy bay của không quân Ukraine gần như làm chủ hoàn toàn bầu trời Kherson.

“Cuộc chiến pháo binh vẫn tiếp tục. Quân trú phòng Ukraine đang truy đuổi và đốt cháy thiết bị quân sự của đối phương trên khắp các đồn điền của Vùng Kherson và Vùng Mykolaiv. Quân Nga liên tục rút chạy. Hy vọng giải phóng thành phố Kherson là gần hơn bao giờ.”

2. Thị trưởng Ukraine tố cáo quân Nga coi những thi thể như rác rưởi. Tấm hình chụp trong siêu thị gây chấn động thế giới

Thị trưởng Ukraine Mariupol Vadim Boychenko cho biết những kẻ xâm lược Nga đang chất đống thi thể của những cư dân Mariupol đã ngã xuống, được khai quật hoặc mưa làm lộ lên khỏi mặt đất, tại một siêu thị địa phương.

“Trong khuôn viên của siêu thị Shchyryi Kum trên đại lộ Svobody, người Nga đã lập một bãi rác các xác chết. Theo đúng nghĩa đen của từ này. Người Nga đang mang đến đây các thi thể của những người đã bị cuốn trôi khỏi các ngôi mộ tập thể được đào sơ sài khi họ cố gắng khôi phục nguồn cung cấp nước. Bên cạnh đó, còn có những thi thể được khai quật từ các đống đổ nát trong thành phố. Đơn giản là quân Nga đang chất đống họ như rác.”

Theo lời của ông, việc đưa những xác người vào một siêu thị như thế xảy ra vì thiếu người để thực hiện các công việc chôn cất, và thậm chí thiếu cả những nhà xác dã chiến.

Vadim Boychenko đã đăng những bức ảnh khủng khiếp được cung cấp người dân địa phương dưới tiêu đề mỉa mai 'Mariupol Now', hay “Mariupol ngày nay”. Đó là những tấm hình lan truyền rất nhanh trên các mạng xã hội nhưng rất là khủng khiếp.

Thị trưởng Vadim Boychenko cho biết việc chôn cất hàng loạt thi thể trong các hố nông trên khắp thành phố, và hệ thống thoát nước bị hư hại do bom và hỏa tiễn có thể dẫn đến một cuộc khủng hoảng sức khỏe.

Ông nói thêm rằng mưa mùa hè có nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước khi ông thúc ép lực lượng Nga cho phép người dân rời khỏi thành phố một cách an toàn.

Ngoài thảm họa nhân đạo do những người chiếm đóng và những kẻ cộng tác với người Nga tạo ra, thành phố đang trên đà bùng phát các bệnh truyền nhiễm.

3. Tin tức tình báo của Bộ Quốc Phòng Anh

Nga đã chặn hầu hết tất cả các cảng và có thể nói là tất cả các cơ hội xuất khẩu qua đường hàng hải thực phẩm - ngũ cốc, lúa mạch, hướng dương và nhiều hơn nữa của Ukraine. Rất nhiều thứ.

Các cơ quan lương thực thế giới nhận định cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới xuất phát từ cuộc chiến tại Ukraine đang ngày càng trầm trọng nếu người Nga không mở các tuyến đường cho Ukraine xuất khẩu lương thực sang các nước Phi Châu, Âu Châu, Á Châu, là những nước đang cần các sản phẩm lương thực này.

Trước các áp lực của thế giới, Nga tuyên bố sẵn sàng cung cấp hành lang nhân đạo cho các tàu chở thực phẩm qua Hắc Hải. Tuy nhiên, tình báo Bộ Quốc Phòng Anh cáo buộc người Nga không thành thật. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Anh.

Ngày 25/5, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết Nga sẵn sàng cung cấp hành lang nhân đạo cho các tàu chở thực phẩm qua Hắc Hải để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Ông thứ trưởng cũng yêu cầu Ukraine khử mìn khu vực xung quanh cảng Odesa để cho phép tàu bè qua lại.

Yêu cầu của Rudenko đối với Ukraine tuân theo nguyên lý cốt lõi của chiến lược đưa tin hiện đại của Nga: đó là giới thiệu những tiểu tiết, bất kể chúng không thuyết phục chút nào, để làm phức tạp sự hiểu biết của khán giả.

Trong trường hợp này, Ukraine chỉ triển khai mìn hàng hải vì mối đe dọa đáng tin cậy tiếp tục xảy ra từ các cuộc tấn công đổ bộ của Nga từ Hắc Hải.

Nga đã chứng tỏ rằng họ đã sẵn sàng để tận dụng an ninh lương thực toàn cầu cho mục tiêu chính trị của riêng mình và sau đó phô diễn mình như là tác nhân hợp lý và đổ lỗi cho phương Tây về bất kỳ thất bại nào.

Nỗ lực của Nga nhằm giảm mức độ nghiêm trọng của các lệnh trừng phạt quốc tế cũng cho thấy rõ những căng thẳng mà các lệnh trừng phạt đang đặt ra đối với chế độ.

4. Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine nói Đội quân “mạnh thứ hai thế giới” có thể và cần bị đánh bại

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov và Bộ trưởng Nội vụ Denys Moosystemrskyy đã tới thăm một cuộc triển lãm các thiết bị quân sự bị phá hủy của Nga tại Quảng trường Mykhailivska của Kyiv.

Oleksiy Reznikov nói rằng triển lãm đã được thiết lập vì một số lý do. Trước hết, để ca ngợi chủ nghĩa anh hùng và lòng dũng cảm của các Lực lượng vũ trang và toàn bộ lĩnh vực an ninh và quốc phòng, cũng như nhắc nhở người dân Ukraine rằng cuộc chiến vẫn đang tiếp diễn.

“Còn quá sớm để thư giãn và tham gia nhóm của những người đã 'kết thúc chiến tranh.' Chiến tranh vẫn tiếp tục, và bây giờ có những trận chiến khó khăn ở vùng Donbas, vùng Kharkiv và miền nam Ukraine. Chúng tôi vẫn chưa hoàn thành chiến dịch để đánh bại lũ Orc. Và lý do thứ ba là chúng ta phải cho cả thế giới thấy rằng những gì được cho là đội quân mạnh thứ hai thế giới có thể và cần bị đánh bại. Chúng phải bị tiêu diệt. Và cuộc triển lãm chỉ là một minh chứng cho điều đó”, Bộ trưởng Quốc phòng nói.

Ông cũng lưu ý rằng Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa và Thông tin, Bộ Phát triển Cộng đồng và Lãnh thổ, và Bộ Cựu chiến binh đều tham gia vào dự án.

Các thiết bị quân sự bị phá hủy của quân xâm lược Nga đã được trưng bày tại Quảng trường Mykhailivska ở Kyiv, bao gồm xe tăng T-72B3, tháp pháo BMD-4, hệ thống tác chiến điện tử và một phần của Xe tải bọc thép Tigr.

Từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 28 tháng 5, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại bỏ khoảng 30.000 quân nhân Nga.

5. Bộ Quốc phòng Ukraine khẳng định: Chưa có dữ liệu nào cho thấy Putin có thể tiến hành cuộc tấn công vào Kyiv

Hôm thứ Bẩy, các phương tiện truyền thông trên thế giới rộ lên tin tức theo đó quân Nga sẽ tiến đánh Kyiv và đến tháng 8 sẽ chiếm được thủ đô Ukraine.

Tuy nhiên, Bộ Quốc Phòng Ukraine khẳng định đó chỉ là trò tuyên truyền. Hiện tại, Bộ Quốc phòng không có thông tin nào từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang hoặc các cơ quan tình báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra vào Kyiv. Bộ Quốc Phòng cảnh báo rằng loan truyền các thông tin như vậy có thể có lợi cho quân Nga.

Điều này đã được thông báo bởi Thứ trưởng Quốc phòng Anna Maliar, người đã phát biểu tại hội nghị truyền hình quốc gia hôm thứ Bảy.

“Tôi đã liên hệ với Tổng tư lệnh về vấn đề này, cũng như với người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự Kyrylo Budanov. Cho đến ngày hôm nay, chúng tôi không có thông tin nào cho thấy một cuộc tấn công có thể xảy ra trong tương lai gần. Nhưng chúng ta phải hiểu rằng mối đe dọa đối với Kyiv và toàn bộ lãnh thổ Ukraine vẫn còn bởi vì chúng ta có một cuộc chiến đang diễn ra,” Maliar nói.

Đồng thời, cô lưu ý rằng việc làm trầm trọng thêm tình hình trong không gian truyền thông và tạo ra “làn sóng hoảng loạn” rất có thể có lợi cho quân Nga, “vì thế tôi tin rằng họ đang tung ra những thông tin như vậy ở chế độ thử nghiệm.”

“Hôm qua chúng tôi đã tìm kiếm gốc rễ nơi nó có thể xuất hiện lần đầu trên mạng xã hội. Và cần lưu ý rằng đây thực sự là các nguồn tin của Nga cũng như một số công dân có liên quan của chúng ta đã đóng góp vào đó.”

Theo quan chức này, cách dễ nhất và nhanh nhất để quân Nga thiết lập quyền kiểm soát trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine là đánh chiếm thủ đô. Do đó, cần lưu ý rằng đất nước đang có chiến tranh và những rủi ro như vậy luôn tồn tại, Maliar nói.

6. Ukraine nhận hỏa tiễn chống hạm Harpoon để phòng thủ ở Hắc Hải

Ukraine đang nhận được hỏa tiễn chống hạm Harpoon và các bệ phóng trên đất liền để tự vệ trước kẻ xâm lược Nga ở Hắc Hải.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết điều này trên Facebook.

“Ukraine đang nhận được các bệ phóng trên mặt đất và một số lượng tương ứng hỏa tiễn chống hạm Harpoon. Các loại vũ khí mới nhất đang được cung cấp bởi Đan Mạch, Vương quốc Anh và Hà Lan. Các quốc gia khác sẽ tham gia quá trình này.”

7. Các nhà lãnh đạo Pháp và Đức hối thúc Putin đồng ý ngừng bắn trong một cuộc điện đàm hôm thứ Bảy

Các nhà lãnh đạo của Đức và Pháp đã tổ chức một cuộc điện đàm với Vladimir Putin hôm thứ Bảy, trong đó họ đã thúc ép Tổng thống Nga đồng ý ngừng bắn ngay lập tức ở Ukraine và rút quân đội của Nga khỏi nước này, các quan chức Đức cho biết.

Theo văn phòng báo chí của chính phủ Đức, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nói chuyện với Putin trong 80 phút “theo sáng kiến của họ”.

“Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và rút quân Nga. Họ kêu gọi Tổng thống Nga tham gia vào các cuộc đàm phán trực tiếp nghiêm túc với Tổng thống Ukraine và tìm ra giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột”

Một thông cáo từ Văn phòng Tổng thống Pháp, Điện Elysee, cho biết: “Bất kỳ giải pháp nào cho cuộc chiến đều phải được đàm phán giữa Mạc Tư Khoa và Kyiv”.

Trong lời kêu gọi, Macron và Scholz cũng kêu gọi thả khoảng 2.500 người bảo vệ Azovstal, những người đã bị các lực lượng Nga bắt làm tù binh, sau khi bảo vệ nhà máy thép Azovstal ở Mariupol trong nhiều tuần.

Ngoài ra, hai nhà lãnh đạo hối thúc Putin dỡ bỏ lệnh phong tỏa Odesa để cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Hắc Hải nhằm tránh khủng hoảng lương thực thế giới

Trong khi đó, phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cáo buộc rằng các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine đã bị đóng băng. Ông cũng cáo buộc Kyiv đã đưa ra những tuyên bố “mâu thuẫn” mà Mạc Tư Khoa không hiểu.

Trước đó một ngày, ông Peskov cho biết Mạc Tư Khoa mong muốn Kyiv sẽ chấp nhận hiện trạng và đáp ứng các yêu cầu về lãnh thổ của mình, sau nhận xét của cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng Ukraine phải đồng ý nhường Crimea và phần lớn khu vực Donbas cho Nga..

Trong cuộc phỏng vấn ngày 23/5 với Reuters, cố vấn tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak bác bỏ việc đồng ý ngừng bắn với Nga và cho biết Kyiv sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào với Mạc Tư Khoa liên quan đến việc nhượng bộ lãnh thổ.
 
Đau buồn: Hội chợ không đồng trở thành thảm họa, 31 người ra đi. Asia News vinh danh anh Hồ Đức Hoà
VietCatholic Media
16:49 29/05/2022


1. Giẫm đạp tại hội chợ nhà thờ ở Nigeria: Trẻ em trong số 31 người thiệt mạng

Cảnh sát nói với hãng tin AP, một vụ giẫm đạp hôm thứ Bảy tại một sự kiện từ thiện của nhà thờ ở miền nam Nigeria đã khiến 31 người chết và 7 người bị thương. Một nhân chứng cho biết những người thiệt mạng gồm một phụ nữ mang thai và nhiều trẻ em.

Theo Grace Iringe-Koko, phát ngôn viên cảnh sát, vụ giẫm đạp tại sự kiện do nhà thờ Tin lành Kings Assembly ở bang Rivers tổ chức trong chương trình từ thiện “Mua sắm miễn phí” hàng năm của nhà thờ.

Những sự kiện như vậy thường xảy ra ở Nigeria, nền kinh tế lớn nhất Phi Châu, nơi có hơn 80 triệu người sống trong cảnh nghèo đói, theo thống kê của chính phủ.

Chương trình từ thiện hôm thứ Bảy được cho là bắt đầu lúc 9 giờ sáng nhưng hàng chục người đã đến sớm nhất từ 5 giờ sáng để bảo đảm chỗ xếp hàng, Iringe-Koko nói. Cô nói, bằng cách nào đó, cánh cổng bị khóa đã bị phá mở, tạo ra một vụ giẫm đạp.

Godwin Tepikor từ Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Quốc gia Nigeria cho biết những người ứng cứu đầu tiên đã có thể di tản thi thể của những người bị giẫm đạp đến chết và đưa họ đến nhà xác. Lực lượng an ninh đã căng dây cô lập khu vực.

Hàng chục cư dân sau đó có mặt tại hiện trường, thương tiếc những người thiệt mạng và đưa ra những hỗ trợ có thể như đưa người đi cấp cứu. Các bác sĩ và nhân viên cấp cứu đã điều trị cho một số người bị thương khi họ nằm trên bãi đất trống. Video từ hiện trường cho thấy quần áo, giày dép và các vật dụng khác.

Một nhân chứng cho biết “có rất nhiều trẻ em” trong số những người chết. Năm trong số những đứa trẻ thiệt mạng là của cùng một người mẹ, ông nói với AP và cho biết thêm rằng một phụ nữ đang mang thai cũng mất mạng.

Một số thành viên nhà thờ đã bị tấn công và bị thương bởi người thân của các nạn nhân sau vụ giẫm đạp. Nhà thờ từ chối bình luận về tình hình.

Phát ngôn nhân của cảnh sát cho biết bảy người bị thương đang “đáp ứng với điều trị.”

Sự kiện “Mua sắm miễn phí” đã bị tạm ngừng trong khi các nhà chức trách điều tra xem vụ giẫm đạp xảy ra như thế nào.

Nigeria đã từng chứng kiến những vụ giẫm đạp tương tự trong quá khứ.

24 người đã chết tại một nhà thờ đông đúc tụ tập ở bang Anambra, miền đông nam nước này vào năm 2013, trong khi ít nhất 16 người đã thiệt mạng vào năm 2014 khi một đám đông bỏ chạy trong cuộc kiểm tra giấy phép làm việccủa chính phủ ở thủ đô Abuja của Nigeria.
Source:AP

2. Đức Thánh Cha chủ sự kinh Mân côi trọng thể cầu cho hòa bình

Ngày 31 tháng Năm tới đây, nhân dịp kết thúc tháng kính Đức Mẹ, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự kinh Mân côi trọng thể, tại Đền thờ Đức Bà Cả ở Roma để cầu nguyện cho hòa bình tại Ukraine và thế giới.

Thông cáo của Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin mừng, công bố hôm 26 tháng Năm cho biết, qua buổi đọc kinh này, “Đức Thánh Cha muốn cống hiến một dấu chỉ hy vọng cho thế giới, đang đau khổ vì cuộc xung đột tại Ukraine và bị thương tổn sâu đậm vì bạo lực do bao nhiêu cuộc chiến khác đang diễn ra”.

Đức Thánh Cha sẽ đọc kinh Mân côi trước tượng Đức Mẹ Nữ Vương Hòa Bình ở phía bên trái trong Đền thờ Đức Bà Cả. Tượng do Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV mong muốn và nhà điêu khắc Guido Galli, bấy giờ là phó Giám đốc Viện Bảo tàng Vatican, thực hiện, để cầu xin Đức Mẹ chấm dứt Thế chiến thứ nhất hồi năm 1918.

Tượng diễn tả cánh tay trái của Đức Mẹ giơ lên như dấu hiệu ra lệnh chấm dứt chiến tranh. Còn tay phải của Đức Mẹ đang bế Chúa Hài Đồng Giêsu, đang sẵn sàng thả xuống nhánh cây ôliu, biểu tượng hòa bình. Ở đế tượng, có khắc những bông hoa, tượng trưng cuộc sống tái triển nở với hòa bình trở lại. Đức Thánh Cha sẽ đặt một vòng hoa ở chân tượng cùng với một ý nguyện đặc biệt, trước khi dâng lên Mẹ kinh nguyện.

Tham dự buổi đọc kinh, sẽ có đại diện của các thành phần dân Chúa, trong đó có các trẻ em rước lễ lần đầu, chịu phép thêm sức, trong những tuần qua, các gia đình thuộc cộng đoàn Ukraine ở Roma, v.v.

Buổi đọc kinh được nối mạng với các Đền thánh quốc tế trên thế giới cùng với một số Đền thánh Đức Mẹ tại những nước còn có chiến tranh và bất ổn lớn về chính trị và bạo lực, đặc biệt có Đền thánh Mẹ Thiên Chúa ở Ukraine, Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ ơn cứu độ ở Iraq, Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Hòa Bình ở Syria, v.v.

Tất cả các tín hữu đều được mời gọi hỗ trợ Đức Thánh Cha trong kinh nguyện dâng lên Nữ Vương Hòa Bình. Buổi đọc kinh này sẽ được truyền đi qua các kênh chính thức của Tòa Thánh và nối với mọi mạng truyền hình Công Giáo trên thế giới.