Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai bà mẹ diễm phúc
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
07:50 30/05/2012
LỄ THĂM VIẾNG
Tin mừng ngày Lễ Thăm Viếng cho chúng ta chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Bà Isave, mẹ Gioan Tiền Hô.
Cụ bà U60 bày tỏ lòng biết ơn trước thiếu nữ 16: “Bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa tôi đến viếng thăm ”. Bà Isave tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bà nghe chuyển dạ lạ thường của thai nhi tháng thứ 6 nhảy hip hop trong bụng. Bà ca tụng Đức Mẹ: “Em thật có phúc hơn mọi người phụ nữ”.
Đức Mẹ hát bài kinh Magnificat với cả tâm tình của mình. Mẹ hát ca khen Thiên Chúa. Mẹ hát cho chính Mẹ, cho tổ phụ và dân tộc của Mẹ. Mẹ hát cho mọi người hết mọi đời. Không biết bình thường Đức Maria có hay hát không, nhưng chỉ biết rằng, hôm đó Đức Mẹ đã hát rất hay để trở thành ngôi sao tỏa sáng với bài kinh kiểu mẫu tạ ơn, ngợi khen và mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng của mọi kẻ tin. Mẹ hát ở cửa nhà bà Isave, rồi lưu lại đó ba tháng. Mẹ hát một lần mà mãi vang vọng ngàn đời.
Một cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của ân sủng. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên, bà Isave và Mẹ Maria nói và hát dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ở lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Bà Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.
- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.
Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Tin mừng ngày Lễ Thăm Viếng cho chúng ta chân dung của hai người mẹ diễm phúc nhất trần gian: Đức Maria, Mẹ Đấng Cứu Thế và Bà Isave, mẹ Gioan Tiền Hô.
Cụ bà U60 bày tỏ lòng biết ơn trước thiếu nữ 16: “Bởi đâu tôi được Mẹ của Chúa tôi đến viếng thăm ”. Bà Isave tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa. Bà nghe chuyển dạ lạ thường của thai nhi tháng thứ 6 nhảy hip hop trong bụng. Bà ca tụng Đức Mẹ: “Em thật có phúc hơn mọi người phụ nữ”.
Đức Mẹ hát bài kinh Magnificat với cả tâm tình của mình. Mẹ hát ca khen Thiên Chúa. Mẹ hát cho chính Mẹ, cho tổ phụ và dân tộc của Mẹ. Mẹ hát cho mọi người hết mọi đời. Không biết bình thường Đức Maria có hay hát không, nhưng chỉ biết rằng, hôm đó Đức Mẹ đã hát rất hay để trở thành ngôi sao tỏa sáng với bài kinh kiểu mẫu tạ ơn, ngợi khen và mãi mãi là bài ca đi cùng năm tháng của mọi kẻ tin. Mẹ hát ở cửa nhà bà Isave, rồi lưu lại đó ba tháng. Mẹ hát một lần mà mãi vang vọng ngàn đời.
Một cuộc gặp gỡ giữa hai bà mẹ chan chứa niềm vui, diễn ra trong bầu khí của ân sủng. Thánh Thần tác động trên Maria. Thánh Thần tràn đầy bà Isave. Thánh Thần đã hoạt động nơi thai nhi Gioan (Lc 1,15). Đó là một Lễ Ngũ Tuần đầu tiên, bà Isave và Mẹ Maria nói và hát dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
Suy niệm về cuộc gặp gỡ kỳ diệu của hai bà mẹ cho chúng ta những bài học bổ ích.
Đức Maria đi thăm người chị họ Isave. Dù đường sá xa xôi, vất vả, qua miền đồi núi, Đức Maria vẫn lên đường viếng thăm vì yêu thương. Chính tình thương đã thúc đẩy bước chân Mẹ. “Đẹp thay trên đồi núi, bước chân người loan báo Tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ” (Is 52,7). Như thế, hình ảnh Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế, băng ngàn để loan báo tin vui cũng chính là hình ảnh Isaia đã loan báo.
Cuộc viếng thăm là sự gặp gỡ giữa hai người mẹ, hai người con đang được cưu mang và giữa hai giao ước cũ và mới.
- Giữa hai người mẹ: Đức Maria thăm viếng là đem niềm vui có Chúa cho gia đình người chị họ. Ở lại phục vụ người chị trong thời gian mang thai sinh con. Bà Isave được ơn Thánh Thần đã xưng tụng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và đã ca tụng đức tin của Đức Mẹ.
- Giữa hai người con: Nghe lời chào của người mẹ cưu mang Đấng Cứu Thế, con trẻ Gioan trong lòng mẹ Isave nhảy mừng vui sướng.
- Giữa hai giao ước: Cuộc viếng thăm của Đức Mẹ là cuộc gặp gỡ giữa hai giao ước. Thời đại mới mở ra giao ước mới. Con Thiên Chúa làm người khai mở giao ước của thời đại ân sủng và tình yêu.
Cuộc viếng thăm của Đức Maria là cuộc viếng thăm của tình yêu.
Tình yêu đòi hỏi phải biểu lộ ra, chứ không giữ kín bên trong. Một tình yêu giữ kín, không được biểu lộ thành hành động, không phải là một tình yêu đích thực. Tình yêu phải được biểu lộ ra thành sự quan tâm, chăm sóc, năng tìm cách gặp gỡ, giúp đỡ, hy sinh cho người thân, làm cho người thân trở nên tốt đẹp, hạnh phúc hơn.
Tình yêu đích thực đòi hỏi phải năng gặp nhau, nhất là những lúc người mình yêu có chuyện vui buồn. Đức Phật nói: “Yêu nhau mà không được ở gần nhau, mà phải xa cách nhau thì sẽ đau khổ”. Ngài gọi cái khổ ấy là “ái biệt ly khổ”. Tục ngữ có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề!” (một ngày không gặp nhau thì dài như ba năm). Do đó, đi thăm viếng nhau là đòi hỏi của tình yêu đích thực, là biểu lộ sự quan tâm đến nhau.
Đức Mẹ là mẫu gương tuyệt vời. Năng thăm viếng những người chúng ta yêu mến. Những người bệnh tật, già cả, những người nghèo hèn, đau khổ, những người khô khan thờ ơ, những gia đình rối rắm bất hoà… Họ rất cần đựơc thăm viếng. Đến thăm nhau là một phương cách tuyệt vời để biểu lộ tình huynh đệ, tình yêu thương của đạo Chúa.
Khi đến thăm bà Isave, Mẹ đem Chúa đến cho người thân của mình. Nhờ Mẹ mang Chúa đến, nên không chỉ bà Isave vui mừng, mà hài nhi trong lòng bà cũng vui theo mà “nhảy lên” hân hoan. Nhảy mừng diễn tả niềm vui. Đây là niềm vui ơn cứu độ. Sự hiện diện của Đức Maria mang đến niềm vui và còn có sự biến đổi khiến hai mẹ con bà Isave, được tràn đầy Thánh Thần, và nhờ đó nhận ra được sự hiện diện của Thiên Chúa nơi Mẹ. Gia đình Bà Isave là gia đình đầu tiên được Chúa Cứu Thế viếng thăm. Đây là gia đình diễm phúc đón nhận niềm vui ơn cứu độ.
Đến thăm nhau không chỉ là một phương cách biểu lộ tình yêu, nói lên sự quan tâm, mà còn là một dịp thuận lợi để đem Chúa đến cho người mình thăm viếng. Nhờ ta đem Chúa đến, mà niềm vui của người được thăm tăng lên gấp bội, và họ nhận lãnh được Thánh Thần nhờ sự hiện diện của Chúa do ta mang đến. Chính Thánh Thần trong ta sẽ thánh hóa, biến đổi họ nên tốt lành, thánh thiện hơn.
Đem Chúa đến cho người mình thăm viếng, không có nghĩa là mình nói thật nhiều thật hay về Chúa cho họ nghe. Đức Maria có nói gì về Chúa với Bà Isave đâu! Chúa là tình thương, ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân, khi chính ta thật sự yêu thương họ bằng một tình yêu chân thực. Đến với nhau bằng tình thương, bằng niềm vui là sự gặp gỡ có Chúa hiện diện rồi. Khi người ta mang hận thù oán ghét, ý nghĩ đen tối đến với nhau thì nảy sinh bất hoà chiến tranh và đau khổ. Ta chỉ mang Chúa đến cho tha nhân khi ta đến với ý muốn làm hiện thân của Chúa đối với họ, và coi họ cũng là hiện thân của Chúa đối với mình.
Thiên Chúa yêu thương nhân loại nên đã ban tặng Con yêu dấu là Đức Giêsu. Người đến với con người trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Người đem ơn cứu độ và đem hạnh phúc đến cho mọi người, cho từng người. Khi còn tại thế, Đức Giêsu đã đến thăm nhiều người, nhiều gia đình. Người quan tâm chăm sóc chữa lành những bệnh nhân. Người giảng dạy và ân cần với những người nghèo. Ngưòi cải hóa nhiều tội nhân. Người biểu lộ tình yêu thương cho mọi người.Đức Giêsu muốn chúng ta tiếp nối công việc của Người.
Một trong những vấn đề mục vụ hàng đầu của linh mục là thăm viếng giáo dân. Khi đến một giáo xứ mới, công việc đầu tiên của linh mục là đi thăm tất cả các gia đình trong giáo xứ. Như mục tử với đoàn chiên, linh mục biết tình hình chung, biết hoàn cảnh mọi gia đình trong xứ. Từ đó có kế hoạch mục vụ để mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đoàn.
Các tu sĩ, các hội đoàn trong giáo xứ có những thời giờ thăm viếng mục vụ. Đến với các bệnh nhân, người già cả, người nghèo, gia đình rối, gia đình bất hoà luôn được coi là việc tông đồ. Đem Chúa đến với anh chị em của mình là niềm vui và là sứ mạng của người tín hữu.
Đức Maria viếng thăm, phục vụ và đem Chúa đến với gia đình bà Isave. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp và là mẫu gương cho mọi tín hữu noi theo Mẹ. Dành thời giờ quý báu để thăm nhau. Chia sẽ tình thương và đem niềm vui có Chúa cho tha nhân luôn là sứ vụ của con cái Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp chúng con biết quan tâm đến niềm vui, nỗi khổ, và nhu cầu của từng người sống chung quanh chúng con. Xin giúp chúng con biết hy sinh thì giờ cho dù rất quí báu để năng đến gặp gỡ, thăm viếng nhau, hầu nhờ đó thông cảm được những nỗi vui buồn và nhu cầu của anh chị em. Xin giúp chúng con biết sẵn sàng chia vui sẻ buồn và tìm mọi cách để giúp đỡ những nhu cầu chính đáng của họ. Amen.
Làm Dấu
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
08:41 30/05/2012
Thiếu nhi trong Giáo xứ Kim ngọc chúng tôi thuộc lòng ca khúc “Làm Dấu”, ngày Chúa Nhật nào các em cũng hát trước khi học giáo lý.
(Mời nghe bản nhạc Làm Dấu ở cuối bài viết)
1.
Con đặt tay lên trán tôn vinh Chúa Cha toàn năng.
Con đưa tay xuống ngực chúc tụng Chúa Con tình yêu.
Đưa tay sang trái phải, vinh danh Chúa Thánh Thần nguồn ơn thánh thiên hồng phúc đời con.
Mỗi lần làm dấu thánh xin ngự đến trong tâm hồn con, mỗi khi con cầu nguyện xin hãy biến đổi tâm hồn con, xin cho con giống Ngài trong lời nói việc làm, ước mong đời con nên dấu chỉ yêu thương của Ngài giữa đời.
ĐK: Con làm dấu hằng ngày. Con làm dấu một đời, khắc ghi tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa trong trái tim con. Ôi dấu thánh nhiệm mầu, dấu ấn tình yêu nhắc nhở con luôn hướng lòng lên Chúa.
Con làm dấu hằng ngày. Con làm dấu một đời, khắc ghi tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa trong trái tim con. Ôi dấu thánh nhiệm mầu, dấu ấn tình yêu Chúa mãi ở trong con con ở trong Chúa.
2.
Bao lần con quên Chúa khi vô ý hay khi thờ ơ.
Bao phen con ngại ngần lúc làm dấu tuyên xưng niềm tin.
Đã có lúc yếu hèn, không làm dấu giữa đời, Ngài ơi giúp con bừng cháy niềm tin.
Giữa hiểm nguy khốn khó con làm dấu xin ơn bình an, trong an vui ngập tràn con làm dấu hân hoan tạ ơn. Khi cô đơn thất vọng, khi mệt mỏi chán chường, Chúa ơi ở bên con nhé vì con đây luôn cần tới Ngài.
Làm dấu Thánh Giá là lời tuyên xưng đức tin, tôn vinh Chúa Ba Ngôi của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác.
Mùa Phục Sinh kết thúc với đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Giáo hội nhìn lại chương trình cứu độ được Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử nhân loại và nhận ra rằng: nguồn ơn cứu độ chính là Thiên Chúa Ba Ngôi: Cha, Con và Thánh Thần. Vì thế, chúng ta hiểu tại sao ngày Chúa nhật mùa Thường niên tiếp ngay sau lễ Hiện Xuống, luôn luôn được Giáo hội mừng kính và suy niệm về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
Giáo Hội là công trình của tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi. Từ Ngài, Giáo Hội sinh ra; nhờ Ngài, Giáo Hội hoạt động; và hướng tới Ngài, Giáo Hội dấn bước. Chỉ một mình Thiên Chúa mới nắn đúc nên Giáo Hội theo lòng Ngài mong ước. (Thư Chung 2011, Số 19).
Giáo hội được Chúa Cha tập hợp chung quanh Chúa Giêsu dưới tác động của Chúa Thánh Thần. Là dân tộc lữ hành, Giáo hội phát xuất từ Chúa Cha, sẽ trở về với Chúa Cha, nhờ trung gian của Chúa Kitô, dưới hơi thở của Chúa Thánh Thần. Chính từ mầu nhiệm Ba Ngôi mà Giáo hội được sinh ra và cũng từ Thiên Chúa mà Giáo hội lãnh nhận sứ mạng để tất cả nhân loại làm thành một Dân Thiên Chúa, tập họp thành Thân Thể Chúa Kitô, được xây dựng thành Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Giáo hội như là hình ảnh của mầu nhiệm hiệp thông giữa Ba Ngôi Thần Linh và Giáo hội là dấu chỉ của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và nhân loại (x.GH1; GLCG số 772). Ba Ngôi là cội nguồn và là cùng đích của Giáo hội. Giáo hội là công trình của Ba Ngôi. Giáo hội nuôi sống con cái mình bằng thần lương Ba Ngôi ban tặng qua các bí tích.
1. Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo.
Đây là một mầu nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người, ngay cả óc tưởng tượng của con người, cũng không thể nào thấu hiểu hay hình dung được. Bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một vấn đề, càng không phải là một vấn đề toán học. Mầu nhiệm không phải là vấn đề hay bài toán : 3 là 3; 1 là 1. Không tính với bài toán nào mà 1 là 3 hay 3 thành 1 được. Thiên Chúa không phải là những con số. Không thể làm trò ảo thuật hay lý luận đưa ngón tay ba đốt hay hình tam giác mà ví von được.
Vậy ai đã cho chúng ta biết mầu nhiệm này? Chính Chúa Giêsu Kitô. Nếu Chúa không dạy bảo thì loài người không thể nào biết được. Cho tới trước khi Chúa Kitô đến, loài người không có một ý niệm nào. Dân Do thái, dân riêng của Chúa, cũng không biết gì về mầu nhiệm Ba Ngôi. Cựu Ước chỉ nói tới một Thiên Chúa duy nhất, tạo dựng và làm chủ vũ trụ. Chính Chúa Giêsu, trong đời sống công khai giảng dạy đã mạc khải dần dần. Ngài đã từng bước vén lên bức màn của mầu nhiệm Ba Ngôi.
Ngài cho biết : Chúa Cha là Thiên Chúa, còn Ngài là Con Một của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha là một. Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài, cùng bản tính với Chúa Cha. Ngài cũng là Thiên Chúa. Ngài với Chúa Cha là một Thiên Chúa.
Ngài cũng cho biết : Chúa Thánh Thần là Đấng mà Chúa Cha sai đến, cũng là Thiên Chúa. Như vậy, chỉ là một Thiên Chúa duy nhất nhưng có Ba Ngôi riêng biệt nhau chứ không phải là ba Chúa.
2. Mầu nhiệm Ba Ngôi là mầu nhiệm Tình Yêu.
Tại sao Chúa Giêsu lại mạc khải cho chúng ta một mầu nhiệm quá cao siêu như thế? Chắc chắn không phải là để thử thách thiện chí của con người, hoặc để xây lên bức tường chặn đứng suy luận và óc tưởng tượng của con người. Nhưng vì Chúa muốn chúng ta hiểu biết đời sống nội tại của Thiên Chúa, đó là tình yêu. Thiên Chúa là Tình yêu. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó.
Thiên Chúa là Tình yêu. Thiên Chúa yêu thương con người. Đó là một công thức khác để nói về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Vì tình yêu thương, Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa, ban cho con người được hạnh phúc như Chúa. Nhưng con người đã phạm tội phản nghịch đánh mất hạnh phúc. Thiên Chúa không từ bỏ con người. Ngài đã quyết định ban Con Một yêu dấu để cứu chuộc. Và vì yêu thương con người, Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha đến trần gian thực hiện sứ mệnh yêu thương đó. Và khi hoàn tất, Ngài về trời. Chúa Thánh Thần đến để tiếp tục công việc của Ngài, công việc yêu thương. Nhờ Chúa Thánh Thần, tình yêu của Thiên Chúa tiếp tục được bày tỏ mãi cho tới chúng ta hôm nay và mãi về sau nữa.
Vì thế, khi mừng kính mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, Giáo Hội không chỉ nhắc nhở chúng ta xác tín lại tín điều quan trọng này, nhưng còn mời gọi chúng ta hãy sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi, là sống yêu thương và hiệp nhất. Như tình yêu thương giữa Ba Ngôi Thiên Chúa đã trào tràn trên mọi thụ tạo, thì tình yêu thương của người Kitô hữu cũng vậy, phải mở ra cho hết mọi người. Sống yêu thương là cách diễn tả đúng và đầy đủ ý nghĩa cuộc sống làm người và làm con Chúa; đồng thời cũng diễn tả cuộc sống của Chúa Ba Ngôi : yêu thương và hiệp nhất.
3. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm gần gũi nhất trong đời sống đạo.
Trước khi dùng cơm, phần lớn trong chúng ta đều làm dấu thánh giá và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, chúng ta đều bắt đầu bằng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng chúng ta thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu thánh giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền.
Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ thánh giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.
Dấu thánh giá là lời tuyên xưng đức tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tóm tắt đức tin mà chúng ta đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội, mà nội dung là ba điều khoản lớn của đức tin công giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội thánh. Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là chúng ta hãy làm dấu thánh giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.
Đi sâu hơn chút nữa, chúng ta càng thấy mầu nhiệm Ba Ngôi thật gần gũi và thật là cao cả. Thánh Augustinô đã nói: “Nếu bạn thấy tình yêu, bạn sẽ thấy Chúa Ba Ngôi”.
Chúng ta có thấy tình yêu không, và thấy như thế nào? Tình yêu được nhìn thấy qua những hành vi yêu thương.
Yêu thương là ban tặng: khi yêu người ta trái tim của mình cho người yêu. Yêu thương sâu đậm là cho đi điều quý báu nhất cho người mình yêu, như trường hợp của Chúa Cha mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin mừng Gioan: “ Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian” ( Ga 3, 16 ). Hay chính trường hợp của Chúa Giêsu: “ Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” ( Ga 15, 13 ). Yêu thương là cho đi chính mình, là tự hiến chính mình. Vợ chồng yêu thương nhau, dâng hiến bản thân cho nhau, kể cả thân xác mà không chút e dè, trái lại còn hạnh phúc nữa. Cha mẹ và con cái yêu thương nhau có thể hy sinh mạng sống mình cho nhau.
Yêu thương là chia sẻ: yêu nhiều, người ta chia sẻ cho nhau nhiều, yêu nhau hết mức thì người ta chia sẻ cho nhau tất cả. Vợ chồng yêu nhau chia sẻ cho nhau tất cả, từ của cải vật chất đến gia sản tinh thần, đến cả tình gia đình. Ông bà cha mẹ của chồng trở thành ông bà cha mẹ của vợ và ngược lại. Trong Thiên Chúa cũng thế, Ba Ngôi Thiên Chúa chia sẻ cùng một sự sống thần linh. Và chính sự sống thần linh duy nhất làm cho Ba Ngôi là một. Chúa Cha đã sai Chúa Con mang sự sống thần linh ấy xuống trần gian chia sẻ cho nhân loại. Sự sống ấy là Bánh bởi trời mà chúng ta nhận lãnh trong bí tích Thánh Thể.
Yêu nhau là đón nhận nhau. Đón nhận tình yêu và ý muốn của người mình yêu, đón nhận tất cả, đón nhận chính bản thân của người yêu. Người được yêu có vị trí quan trọng trong trái tim của người yêu. Suy nghĩ về tình yêu giữa Chúa Con và Chúa Cha, chúng ta sẽ thấy ở trần gian này, không có sự đón nhận nào trọn vẹn như thế. Chúa Con đón nhận tất cả từ Chúa Cha: giáo lý, ý muốn, lời nói, hành động. Chúa Con đón nhận chính bản thân Chúa Cha làm bản thân của mình, vì vậy mà đồng bản thể với Chúa Cha.
Yêu nhau còn là gắn bó với nhau. Càng yêu nhau càng gắn bó mật thiết đến nỗi là một với nhau. Hai vợ chồng yêu nhau ở mức độ cao nhất thì trở nên một: một xương thịt, một thân mình. Bấy giờ tình yêu vợ chồng không những là dấu chỉ hữu hình của tình yêu Chúa Giêsu đối với Giáo Hội, mà còn là dấu chỉ của tình yêu Ba Ngôi. Ba Ngôi gắn bó với nhau đến nỗi là Một với nhau. Và chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, Thiên Chúa là Tình Yêu nguồn suối, mẫu mực cho mọi tình yêu của con người (ĐGM Bùi Văn Đọc).
Hôm nay chúng ta mừng mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Gọi là mầu nhiệm vì đó là điều vượt quá trí hiểu của loài người. Tuy chúng ta không thể hiểu thấu mầu nhiệm đó, nhưng may thay qua Chúa Giêsu, chúng ta thấy được biểu hiện của mầu nhiệm một Chúa Ba Ngôi chính là mầu nhiệm của tình yêu.
Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nhưng tội lỗi làm cho chúng ta xa lìa tình yêu của Chúa. Sự ghen ghét hận thù làm cho khuôn mặt chúng ta lem luốc méo mó, không còn giống khuôn mặt Thiên Chúa.
Hôm nay ta hãy biết sống theo khuôn mẫu của Chúa Ba Ngôi. Biết sống hiệp nhất với nhau. Biết dâng hiến bản thân mình, biết cho đi, biết chia sẻ, biết sống chan hoà tình bác ái. Để thực hiện những điều ấy, ta phải biết bỏ mình, bỏ sở thích riêng, bỏ của cải và nhất là phải biết bỏ ý riêng, hoàn toàn sống theo thánh ý Thiên Chúa. Khi biết bỏ mình như thế, ta sẽ nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Khi hoàn toàn quên mình để sống cho tình yêu ta sẽ được kết hiệp với tình yêu của Thiên Chúa. Đó chính là hạnh phúc thiên đàng. Đó chính là đích điểm của đời chúng ta.
Lạy Ba Ngôi Thiên Chúa, xin cho chúng con ngày càng trở nên giống hình ảnh của Chúa. Amen.
Nghe bản nhạc: Làm Dấu, Ns Lê Đức Hùng, ca sĩ Phan dinh Tung
Maria- Đấng được nghênh tiếp trong vinh quang Nước Trời
Lm Dominik O.C
16:06 30/05/2012
Đức Tin là một điều vĩ đại của Đức Maria, như bà Elisabeth đã vui sướng thốt lên: „Em được chúc phúc giữa muôn vàn phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc“, vì Mẹ là Thân mẫu của Thiên Chúa, cũng như bởi Mẹ đã tin và sống khía cạnh duy nhất nơi điều trước tiên của hạnh phúc Nước Trời, đó là hạnh phúc của lòng tin. Bà Elisabeth đã thừa nhận niềm vui của chính mình cũng như niềm vui của con mình, khi cho biết đứa con ấy nhảy lên trong lòng bà: „Em thật có phúc vì đã tin rằng, Thiên Chúa sẽ thực hiện tất cả những gì mà Ngài đã nói với em“ (Lc.1, 45). Chúng ta không giới hạn sự ngưỡng mộ Đức Maria trong sứ mệnh đi tới vinh quang của Mẹ với tư cách như là một con người, mà con người ấy thì cách xa vời vợi với con người của chúng ta: Không! Chúng ta được kêu gọi để chiêm ngắm cái mà Thiên Chúa đã muốn thực hiện cho chính chúng ta, cũng như cho mục đích cuối cùng của chúng ta trong tình yêu của Ngài: để chúng ta sống trong sự thật cũng như sống trong mối dây liên kết tuyệt đối của tình yêu nhờ đức tin vào Thiên Chúa.
Liên can đến vấn đề này, chúng ta hãy dừng lại nơi một khía cạnh của sự công bố tín điều (Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời), mà khía cạnh ấy trình bày về sự nghênh đón trong vinh quang nước trời. Tất cả chúng ta hôm nay đều đã ý thức được rằng, chúng ta không có ý đóng khung khái niệm „Thiên Đàng“ vào một nơi nào đó trong vũ trụ, trên một hành tinh hay một nơi nào khác tương tự: Không. Chúng ta dựa vào một cái gì đó lớn lao và cao siêu hơn rất nhiều đối với khái niệm nhân loại hữu hạn của chúng ta để xác định. Với khái niệm „Thiên Đàng“ này, chúng ta muốn nói rằng, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên chúa, Ngài trở nên gần gũi với chúng ta, không phải một lần trong cái chết cũng như vượt qua bên kia cái chết, mà là dành cho chúng ta một nơi ở và ban tặng chúng ta hạnh phúc đời đời; cũng với khái niệm „Thiên Đàng“ này, chúng ta muốn nói rằng, trong Thiên Chúa có một chỗ cho chúng ta. Để hiểu tốt hơn một chút về thực tại này, chúng ta hãy nhìn vào cuộc sống của mỗi chúng ta: Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm rằng, một người nào đó khi qua đời, người ấy vẫn tiếp tục tồn tại với một cách thế thật rõ ràng nơi ký ức và cõi lòng của những người khác mà họ đã từng quen biết và yêu thương người quá cố ấy.
Chúng ta có thể nói rằng, một phần nào đó của người quá cố ấy vẫn tiếp tục tồn tại nơi những người đang sống, đó có thể là một „cái bóng“, với nó sự tiếp tục tồn tại trong tâm điểm của tình yêu này cũng được xác định để đạt tới một đích điểm. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ qua đi, và tất cả chúng ta hiện hữu nhờ vào tình yêu của Ngài. Chúng ta hiện hữu vì Ngài yêu chúng ta, vì Ngài quan tâm và đã kêu gọi chúng ta vào trong cuộc sống. Chúng ta hiện hữu và tồn tại trong kế hoạch và trong tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hiện hữu trong toàn bộ thực thể của chúng ta, không chỉ như „cái bóng“ của chúng ta. Sự tin tưởng, niềm hy vọng và ơn bình an của chúng ta được đặt nền tảng ở ngay trong chính Thiên Chúa, trong kế hoạch và trong tình yêu của Ngài, không phải chỉ là một „cái bóng“ của chúng ta tồn tại, mà là trong Thiên Chúa, trong tình yêu sáng tạo của Ngài, toàn bộ cuộc sống của chúng ta cũng như toàn thể sự hiện hữu của chúng ta đều được bao bọc chở che và được đưa vào trong hạnh phúc miên trường.
Đó là tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu ấy đã chiến thắng sự chết và ban tặng đời sống vĩnh cửu. Tình yêu ấy chúng ta gọi là „Thiên Đàng“: Thiên Chúa thì quá vĩ đại đến nỗi, trong Ngài, tất cả chúng ta đều có chỗ. Và nơi Chúa Giê-su, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Ngài chính là Đấng bảo đảm cho chúng ta rằng, hữu thể Nhân loại và hữu thể Thiên Chúa cùng hiện hữu, cùng tồn tại và cùng sống đến muôn đời. Điều này có nghĩa là, không phải chỉ một phần từ trong mỗi người của chúng ta được tiếp tục tồn tại, tức một phần của chúng ta thì hầu như được cứu thoát, và những phần còn lại thì bị hư đi mất; trái lại, điều đó muốn nói rằng, Thiên Chúa quan tâm và yêu thương toàn bộ con người chúng ta. Và Thiên Chúa đưa vào trong hạnh phúc vĩnh cữu của Ngài tất cả những cái mà bây giờ nó đang chứa đựng trong cuộc sống chúng ta: đau khổ và tình yêu, vui mừng và chán nản, hy vọng và cậy trông, những cái đó đến và phát triển trong hữu thể của chúng ta. Toàn bộ con người cũng như toàn bộ cuộc sống của chúng ta sẽ được Thiên Chúa thanh luyện, tiếp nhận và nâng lên, rồi đưa vào hạnh phúc vĩnh hằng.
Đó là một sự thật, và sự thật này đổ đầy trên chúng ta một niềm vui sâu xa. Ky-tô giáo không chỉ công bố một niềm hạnh phúc nào đó của linh hồn trong một thế giới bên kia không xác định, hay trong tất cả những cái được coi là giá trị và hữu dụng nơi thế giới này sẽ bị tiêu tan, nhưng còn tiên báo về một cuộc sống vĩnh cửu, „cuộc sống của thế giới đang đến“: không hề có một chút nào từ những cái được coi là giá trị và hữu dụng sẽ qua đi, nhưng sẽ được nhìn thấy một cách tràn trề trong Thiên Chúa. Bởi vì tất cả mọi ngọn tóc ở trên đầu của chúng ta thì đều đã được đếm cả rồi – Chúa Giê-su đã nói như thế (Mt 10,30).
Thế giới đang đến chính là sự hoàn tất của thế giới này, như lời Thánh Phao-lô nói: „vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang“ (Rom.8, 21). Như thế để hiểu được rằng, Ky-tô giáo đã trao tặng một niềm hy vọng mạnh mẽ vào một tương lai rực sáng, cũng như mở ra một con đường để hiện thực hóa tương lai này như thế nào. Với tư cách là những Ky-tô hữu, chúng ta được kêu gọi để hành động và để kiến tạo lên thế giới mới đó, để một ngày nào đó thế giới ấy trở nên „thế giới của Thiên Chúa“, một thế giới sẽ vượt quá tất cả những cái mà chúng ta có thể dựng xây. Trong sự kiện Đức Trinh Nữ Maria, Đấng hoàn toàn đạt tới sự phục sinh của Chúa Con, được nghênh tiếp trong vinh quang Nước Trời, chúng ta được mời gọi cùng nhau chiêm ngưỡng sự hiện thực hóa của một thụ tạo nhân loại đã đến được với „thế giới của Thiên Chúa“. (ĐTC Bênêđictô 16, Bài giảng ngày 15. 08. 2010).
(Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Die in die himmlische Herrlichkeit Aufgenommene, kath.net).
Liên can đến vấn đề này, chúng ta hãy dừng lại nơi một khía cạnh của sự công bố tín điều (Đức Mẹ Hồn xác Lên Trời), mà khía cạnh ấy trình bày về sự nghênh đón trong vinh quang nước trời. Tất cả chúng ta hôm nay đều đã ý thức được rằng, chúng ta không có ý đóng khung khái niệm „Thiên Đàng“ vào một nơi nào đó trong vũ trụ, trên một hành tinh hay một nơi nào khác tương tự: Không. Chúng ta dựa vào một cái gì đó lớn lao và cao siêu hơn rất nhiều đối với khái niệm nhân loại hữu hạn của chúng ta để xác định. Với khái niệm „Thiên Đàng“ này, chúng ta muốn nói rằng, Thiên Chúa của chúng ta là Thiên chúa, Ngài trở nên gần gũi với chúng ta, không phải một lần trong cái chết cũng như vượt qua bên kia cái chết, mà là dành cho chúng ta một nơi ở và ban tặng chúng ta hạnh phúc đời đời; cũng với khái niệm „Thiên Đàng“ này, chúng ta muốn nói rằng, trong Thiên Chúa có một chỗ cho chúng ta. Để hiểu tốt hơn một chút về thực tại này, chúng ta hãy nhìn vào cuộc sống của mỗi chúng ta: Tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm rằng, một người nào đó khi qua đời, người ấy vẫn tiếp tục tồn tại với một cách thế thật rõ ràng nơi ký ức và cõi lòng của những người khác mà họ đã từng quen biết và yêu thương người quá cố ấy.
Chúng ta có thể nói rằng, một phần nào đó của người quá cố ấy vẫn tiếp tục tồn tại nơi những người đang sống, đó có thể là một „cái bóng“, với nó sự tiếp tục tồn tại trong tâm điểm của tình yêu này cũng được xác định để đạt tới một đích điểm. Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ qua đi, và tất cả chúng ta hiện hữu nhờ vào tình yêu của Ngài. Chúng ta hiện hữu vì Ngài yêu chúng ta, vì Ngài quan tâm và đã kêu gọi chúng ta vào trong cuộc sống. Chúng ta hiện hữu và tồn tại trong kế hoạch và trong tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta hiện hữu trong toàn bộ thực thể của chúng ta, không chỉ như „cái bóng“ của chúng ta. Sự tin tưởng, niềm hy vọng và ơn bình an của chúng ta được đặt nền tảng ở ngay trong chính Thiên Chúa, trong kế hoạch và trong tình yêu của Ngài, không phải chỉ là một „cái bóng“ của chúng ta tồn tại, mà là trong Thiên Chúa, trong tình yêu sáng tạo của Ngài, toàn bộ cuộc sống của chúng ta cũng như toàn thể sự hiện hữu của chúng ta đều được bao bọc chở che và được đưa vào trong hạnh phúc miên trường.
Đó là tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu ấy đã chiến thắng sự chết và ban tặng đời sống vĩnh cửu. Tình yêu ấy chúng ta gọi là „Thiên Đàng“: Thiên Chúa thì quá vĩ đại đến nỗi, trong Ngài, tất cả chúng ta đều có chỗ. Và nơi Chúa Giê-su, Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người, Ngài chính là Đấng bảo đảm cho chúng ta rằng, hữu thể Nhân loại và hữu thể Thiên Chúa cùng hiện hữu, cùng tồn tại và cùng sống đến muôn đời. Điều này có nghĩa là, không phải chỉ một phần từ trong mỗi người của chúng ta được tiếp tục tồn tại, tức một phần của chúng ta thì hầu như được cứu thoát, và những phần còn lại thì bị hư đi mất; trái lại, điều đó muốn nói rằng, Thiên Chúa quan tâm và yêu thương toàn bộ con người chúng ta. Và Thiên Chúa đưa vào trong hạnh phúc vĩnh cữu của Ngài tất cả những cái mà bây giờ nó đang chứa đựng trong cuộc sống chúng ta: đau khổ và tình yêu, vui mừng và chán nản, hy vọng và cậy trông, những cái đó đến và phát triển trong hữu thể của chúng ta. Toàn bộ con người cũng như toàn bộ cuộc sống của chúng ta sẽ được Thiên Chúa thanh luyện, tiếp nhận và nâng lên, rồi đưa vào hạnh phúc vĩnh hằng.
Đó là một sự thật, và sự thật này đổ đầy trên chúng ta một niềm vui sâu xa. Ky-tô giáo không chỉ công bố một niềm hạnh phúc nào đó của linh hồn trong một thế giới bên kia không xác định, hay trong tất cả những cái được coi là giá trị và hữu dụng nơi thế giới này sẽ bị tiêu tan, nhưng còn tiên báo về một cuộc sống vĩnh cửu, „cuộc sống của thế giới đang đến“: không hề có một chút nào từ những cái được coi là giá trị và hữu dụng sẽ qua đi, nhưng sẽ được nhìn thấy một cách tràn trề trong Thiên Chúa. Bởi vì tất cả mọi ngọn tóc ở trên đầu của chúng ta thì đều đã được đếm cả rồi – Chúa Giê-su đã nói như thế (Mt 10,30).
Thế giới đang đến chính là sự hoàn tất của thế giới này, như lời Thánh Phao-lô nói: „vẫn còn niềm trông cậy là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang“ (Rom.8, 21). Như thế để hiểu được rằng, Ky-tô giáo đã trao tặng một niềm hy vọng mạnh mẽ vào một tương lai rực sáng, cũng như mở ra một con đường để hiện thực hóa tương lai này như thế nào. Với tư cách là những Ky-tô hữu, chúng ta được kêu gọi để hành động và để kiến tạo lên thế giới mới đó, để một ngày nào đó thế giới ấy trở nên „thế giới của Thiên Chúa“, một thế giới sẽ vượt quá tất cả những cái mà chúng ta có thể dựng xây. Trong sự kiện Đức Trinh Nữ Maria, Đấng hoàn toàn đạt tới sự phục sinh của Chúa Con, được nghênh tiếp trong vinh quang Nước Trời, chúng ta được mời gọi cùng nhau chiêm ngưỡng sự hiện thực hóa của một thụ tạo nhân loại đã đến được với „thế giới của Thiên Chúa“. (ĐTC Bênêđictô 16, Bài giảng ngày 15. 08. 2010).
(Lm Dominik O.C chuyển ngữ từ: Die in die himmlische Herrlichkeit Aufgenommene, kath.net).
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:53 30/05/2012
Gần đây có những bài viết về ơn cứu độ nơi các tôn giáo khác trên mạng cũng như gửi qua email đã làm cho nhiều người Công Giáo hoang mang vì hoặc đã không đúng theo giáo huấn Hội Thánh hoặc tác giả đã không giải thích đầy đủ. Đây là hậu quả của thuyết “tương đối” cho rằng không có chân lý tuyệt đối, thuyết “ba phải” cho rằng “đạo nào cũng tốt” và thuyết “pha trộn tôn giáo” gom góp và pha lẫn giáo lý cũng như nghi lễ của nhiều tôn giáo lại với nhau, và đặc biệt là sự thiếu quan tâm của các “Đấng Bậc” trong việc truyền thụ cho giáo dân một nền tảng đức tin Công Giáo vững chắc, kể cả việc đào luyện linh mục cách thiếu sót trong các chủng viện. Thực ra điều này cũng là một quan tâm rất lớn của các Đức Thánh Cha và Huấn Quyền Hội Thánh trong nhiều năm qua.
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô II đã luôn nhắc nhở các Giám Mục phải cẩn trọng đề phòng chủ thuyết tương đối về tôn giáo. Trong bài huấn dụ dành cho các Giám Mục Ấn Độ ngày 3 tháng 7 năm 2003, ngài nói rằng các nhà giảng thuyết phải thích nghi sứ điệp của mình với bối cảnh văn hóa, nhưng luôn phải nhắm đến việc hoán cải con người về với Đức Kitô và biến đổi xã hội. Ngài thêm “những cách giải thích tương đối về vấn đề đa tôn giáo, cho rằng đức tin Kitô giáo cũng chẳng khác gì những tôn giáo khác, thực sự làm vô hiệu hóa Kitô giáo.” Trước ngày lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Ratzinger đã cảnh giác các Hồng Y về “Sự Độc Tài của Chủ Thuyết Tương Đối.” Trong huấn từ ngày 9 thánh 12, 2008 ĐTC Bênêđictô XVI khi bàn về việc các tín hữu tham gia vào những cuộc đối thoại đa văn hóa và liên tôn cũng như hợp tác vào những lãnh vực công ích, ngài nhắc nhở rằng họ “phải tránh việc nhượng bộ các thuyết tương đối và pha trộn tôn giáo (syncretism)”. Trong bài nói chuyện với các Giám Mục Ấn Độ ngày 17 tháng 5, năm 2011, một lần nữa ĐTC nhắc các ngài phải tránh ngay cả việc “có vẻ pha trộn tôn giáo”.
Vì có quá nhiều giải thích giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về ơn cứu độ nơi các tôn giáo khác cách sai lạc nên ngày 6 tháng 8 năm 2000, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban bố Tuyên Ngôn Dominus Jesus. Tuyên Ngôn này nhắc lại giáo lý đức tin Công Giáo trong lãnh vực đối thoại với các truyền thống tôn giáo khác,… và bác bẻ những quan điểm đặc biệt sai lầm hay mơ hồ. Tuyên Ngôn nhắc lại một số chân lý nền tảng là một phần đức tin của Hội Thánh, đặc biệt là Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ. (xem bản tiếng Việt ở: http://giaoly.org/download/DominusJesusViet.pdf). và bản tiếng Anh ở: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000806_dominus-iesus_en.html).
Từ đó, Hội Thánh đã dùng Dominus Jesus như tiêu chuẩn để duyệt xét tính chính thống của các tác phẩm về sự liên hệ giữa các tôn giáo của các thần học gia và tác giả.
Gần đây vào tháng 12 năn 2007, Ủy Ban Tín Lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đã công bố những điều làm sáng tỏ một vài bình diện của sách Being Religious Interreligiously: Asian Perspectives on Interfaith Dialogue của Cha Phan Đình Cho. Độc giả có thể tải bản dịch hai văn kiện của HĐGMHK về sách của Cha Cho ở đây: http://giaoly.org/download/UBTLdieutraChaCho.pdf và http://giaoly.org/download/HDGMHKvaChaPhandinhCho.pdf
Ủy ban nói rằng sách của Cha Phan Đình Cho dùng “một số từ một cách mập mờ” và những từ này “làm cho bản văn bị tối nghĩa.” Ủy ban còn thêm rằng: “nếu đọc sách một cách công bình, độc giả sẽ bị nhầm lẫn một cách đáng kể trong sự hiểu biết về tính duy nhất của Đức Kitô.” Có một số điểm trong sách làm cho Ủy ban lo ngại, nhưng Ủy ban đã giới hạn các lời phê bình vào ba lãnh vực:
1. Đức Chúa Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của toàn thể nhân loại.
2. Tầm quan trọng về cứu độ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
3. Hội Thánh như là công cụ cứu độ duy nhất và phổ quát.
Trước đó vào tháng 1 năm 2001, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra nhận xét về sách Toward a Christian Theology of Religious Pluralism của Cha Jacques Dupuis, S.J.. Trong đó ĐHY Ratzinger cũng đã đưa ra những nhận xét tương tự như nhận xét của HĐGMHK về sách của Cha Cho. Trong nhận định này Thánh Bộ đã tóm tắt những giáo huấn quan trọng của Tuyên Ngôn Dominus Jesus để làm sáng tỏ vai trò duy nhất của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình cứu độ và trong tương quan với các tôn giáo khác. Mục đích của giải thích này là cung cấp cho các độc giả Công Giáo những tiêu chuẩn vững chắc để biết những gì phù hợp với giáo lý Hội Thánh và tránh những nhầm lẫn hay hiểu lầm nghiêm trọng. Tuy văn kiện này được viết đặc biệt cho sách của Cha Dupuis, nhưng cũng có thể làm tiêu chuẩn cho việc xem xét bất cứ sách hay bài viết nàoliên quan đến đa tôn giáo. Chúng tôi xin dịch những điểm quan trọng về tín lý của văn kiện này và in nghiêng ở đây. Để biết thêm chi tiết, xin vào trang web của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20010124_dupuis_en.html.
I. Về vai trò trung gian duy nhất và phổ quát của Đức Giêsu Kitô.
1. Phải tin tưởng chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu đóng đinh và phục sinh, là Đấng trung gian duy nhất và phổ quát của ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
2. Cũng phải tin chắc chắn rằng Chúa Giêsu Nazareth, Con Đức Mẹ Maria và Đấng Cứu Độ Duy Nhất của thế gian, là Con và Ngôi Lời của Chúa Cha. Vì sự hợp nhất của kế hoạch Thiên Chúa cứu độ đặt trọng tâm vào Đức Chúa Giêsu Kitô, nên cũng phải tin rằng hành động cứu độ của Ngôi Lời được thực hiện trong và nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa Con Nhập Thể của Chúa Cha, là trung gian của ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Do đó, không những việc thừa nhận một sự tách biệt giữa Ngôi Lời và Chúa Giêsu, hoặc giữa hoạt động cứu độ của Ngôi Lời và của Chúa Giêsu là trái ngược với đức tin Công Giáo mà còn cả việc cho rằng có những hoạt động của cứu độ của Ngôi Lời như thể Thiên Tính của Người độc lập với nhân tính của Người.
II. Về tính duy nhất và đầy đủ của mặc khải của Đức Giêsu Kitô
3. Phải tin chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian, là sự thể hiện và sự viên mãn của mạc khải. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng mặc khải trong Đức Chúa Giêsu Kitô (hoặc mặc khải của Đức Chúa Giêsu Kitô) chỉ có giới hạn, chưa đầy đủ hoặc còn thiếu sót. Hơn nữa, mặc dù sự hiểu biết đầy đủ về mặc khải của Thiên Chúa sẽ chỉ có được vào ngày Chúa đến trong vinh quang, mặc khải lịch sử của Đức Giêsu Kitô cung cấp mọi sự cần thiết cho sự cứu độ của con người mà không cần đến việc hoàn thành bời các tôn giáo khác.
4. Phù hợp với giáo lý Công Giáo khi cho rằng những “hạt giống của chân lý” và sự tốt lành có trong các tôn giáo khác là một sự tham gia nào đó vào những chân lý chứa đựng trong mặc khải của Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, cho rằng các yếu tố của chân lý và sự tốt lành ấy, hoặc một số nào trong đó, không được rút ra từ nguồn do Đức Giêsu Kitô làm trung gian là sai lầm.
III. Về hành động cứu độ phổ quát của Chúa Thánh Thần
5. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động sau biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô, luôn luôn là Thần Khí của Đức Kitô được Đức Chúa Cha gửi xuống, Ngài làm việc một cách cứu độ trong các Kitô hữu cũng như những chưa phải Kitô hữu. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng hành động cứu độ của Chúa Thánh Thần trải vượt ra ngoài công trình cứu độ phổ quát của Ngôi Lời Nhập Thể.
IV. Về việc quy hướng của toàn thể nhân loại về Hội Thánh
6. Phải tin chắc chắn rằng Hội Thánh là dấu chỉ và công cụ cứu độ cho tất cả mọi người. Trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng các tôn giáo khác trên thế giới là những cách cứu độ bổ sung cho Hội Thánh.
7. Theo giáo lý Công Giáo, những người theo các tôn giáo khác được quy hướng về Hội Thánh và tất cả đều được kêu gọi để trở thành phần tử của Hội Thánh.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn viết: “Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất, đã không thành lập một cộng đoàn môn đồ đơn giản, nhưng thành lập một Hội Thánh như một mầu nhiệm cứu độ: Chính Người ở trong Hội Thánh và Hội Thánh ở trong Người. Vì vậy sự viên mãn của mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô cũng thuộc về Hội Thánh, liên kết bất khả phân ly cùng Chúa Giêsu.”… Như vậy, liên quan đến tính duy nhất và phổ quát của mầu nhiệm cứu độ của Đức Giêsu Kitô, tính duy nhất của Hội Thánh được Người thiết lập cũng phải được vững tin như một chân lý của đức tin Công Giáo.
V. Về giá trị và chức năng cứu độ của các truyền thống tôn giáo
8. Theo giáo lý Công Giáo, phải tin rằng bất cứ điều gì Chúa Thánh Thần đem vào trong tâm hồn con người và trong lịch sử các dân tộc, trong các nền văn hóa và các tôn giáo, phục vụ như một sự chuẩn bị cho Tin Mừng (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 16). Do đó, được phép cho rằng Chúa Thánh Thần cũng hoàn thành ơn cứu độ nơi những người ngoài Kitô giáo qua những yếu tố ấy của chân lý và sự tốt lành hiện diện trong các tôn giáo khác nhau; tuy nhiên, việc cho rằng các tôn giáo ấy, tự chúng, là những phương thế cứu độ, không có nền tảng trong thần học Công Giáo, cũng bởi vì chúng chứa đựng những thiếu sót, khiếm khuyết và sai lầm về những chân lý cơ bản về Thiên Chúa, con người và thế giới.
Hơn nữa, việc những yếu tố của chân lý và sự tốt lành trong các tôn giáo khác nhau của thế giới có thể chuẩn bị các dân tộc và nền văn hóa để đón nhận biến cố cứu độ của Đức Giêsu Kitô, không có nghĩa rằng các bản văn thánh của những tôn giáo ấy có thể được coi là bổ sung cho Cựu Ước, là sách chuẩn bị trực tiếp cho Đức Kitô.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn minh xác: “Chúng ta không thể cho rằng các tôn giáo này phát sinh từ Thiên Chúa hay là tự chúng có thể đem lại hiệu quả cứu độ, mà chỉ bí tích của Kitô giáo có thể.”
Do đó thật dễ gây ra hiểu lầm khi cho rằng “Các tôn giáo có thể dẫn đưa con người đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ý định của Thiên Chúa” mà không giải thích rành mạch, vì câu nói này làm cho người đọc hiểu lầm rằng các tôn giáo khác cũng là những phương tiện cứu độ tương tự như Hội Thánh Công Giáo. Tuyên Ngôn Dominus Jesus dạy: “thật rõ ràng là trái ngược với đức tin nếu coi Hội Thánh chỉ như là một đường lối cứu độ song song với những đường lối được thiết lập bởi các tôn giáo khác, mà chúng được coi là bổ túc cho Hội Thánh hay tương đương cách căn bản với Hội Thánh, ngay cả những tôn giáo này được nói là đồng quy với Hội Thánh về Nước Thiên Chúa cánh chung.”
Bài này không nhằm mục đích phê bình bất cứ ai nhưng nhắc lại những giáo huấn quan trọng của Hội Thánh để giúp độc giả có thể phân biệt được chân giả khi đọc những bài viết về tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo Đông Phương.
Chân Phước Giáo Hoàng Phaolô II đã luôn nhắc nhở các Giám Mục phải cẩn trọng đề phòng chủ thuyết tương đối về tôn giáo. Trong bài huấn dụ dành cho các Giám Mục Ấn Độ ngày 3 tháng 7 năm 2003, ngài nói rằng các nhà giảng thuyết phải thích nghi sứ điệp của mình với bối cảnh văn hóa, nhưng luôn phải nhắm đến việc hoán cải con người về với Đức Kitô và biến đổi xã hội. Ngài thêm “những cách giải thích tương đối về vấn đề đa tôn giáo, cho rằng đức tin Kitô giáo cũng chẳng khác gì những tôn giáo khác, thực sự làm vô hiệu hóa Kitô giáo.” Trước ngày lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Hồng Y Ratzinger đã cảnh giác các Hồng Y về “Sự Độc Tài của Chủ Thuyết Tương Đối.” Trong huấn từ ngày 9 thánh 12, 2008 ĐTC Bênêđictô XVI khi bàn về việc các tín hữu tham gia vào những cuộc đối thoại đa văn hóa và liên tôn cũng như hợp tác vào những lãnh vực công ích, ngài nhắc nhở rằng họ “phải tránh việc nhượng bộ các thuyết tương đối và pha trộn tôn giáo (syncretism)”. Trong bài nói chuyện với các Giám Mục Ấn Độ ngày 17 tháng 5, năm 2011, một lần nữa ĐTC nhắc các ngài phải tránh ngay cả việc “có vẻ pha trộn tôn giáo”.
Vì có quá nhiều giải thích giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II về ơn cứu độ nơi các tôn giáo khác cách sai lạc nên ngày 6 tháng 8 năm 2000, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã ban bố Tuyên Ngôn Dominus Jesus. Tuyên Ngôn này nhắc lại giáo lý đức tin Công Giáo trong lãnh vực đối thoại với các truyền thống tôn giáo khác,… và bác bẻ những quan điểm đặc biệt sai lầm hay mơ hồ. Tuyên Ngôn nhắc lại một số chân lý nền tảng là một phần đức tin của Hội Thánh, đặc biệt là Tính Duy Nhất và Phổ Quát của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình Cứu Độ. (xem bản tiếng Việt ở: http://giaoly.org/download/DominusJesusViet.pdf). và bản tiếng Anh ở: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20000806_dominus-iesus_en.html).
Từ đó, Hội Thánh đã dùng Dominus Jesus như tiêu chuẩn để duyệt xét tính chính thống của các tác phẩm về sự liên hệ giữa các tôn giáo của các thần học gia và tác giả.
Gần đây vào tháng 12 năn 2007, Ủy Ban Tín Lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ (HĐGMHK) đã công bố những điều làm sáng tỏ một vài bình diện của sách Being Religious Interreligiously: Asian Perspectives on Interfaith Dialogue của Cha Phan Đình Cho. Độc giả có thể tải bản dịch hai văn kiện của HĐGMHK về sách của Cha Cho ở đây: http://giaoly.org/download/UBTLdieutraChaCho.pdf và http://giaoly.org/download/HDGMHKvaChaPhandinhCho.pdf
Ủy ban nói rằng sách của Cha Phan Đình Cho dùng “một số từ một cách mập mờ” và những từ này “làm cho bản văn bị tối nghĩa.” Ủy ban còn thêm rằng: “nếu đọc sách một cách công bình, độc giả sẽ bị nhầm lẫn một cách đáng kể trong sự hiểu biết về tính duy nhất của Đức Kitô.” Có một số điểm trong sách làm cho Ủy ban lo ngại, nhưng Ủy ban đã giới hạn các lời phê bình vào ba lãnh vực:
1. Đức Chúa Giêsu Kitô như là Đấng Cứu Độ duy nhất và phổ quát của toàn thể nhân loại.
2. Tầm quan trọng về cứu độ của các tôn giáo ngoài Kitô giáo.
3. Hội Thánh như là công cụ cứu độ duy nhất và phổ quát.
Trước đó vào tháng 1 năm 2001, Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã đưa ra nhận xét về sách Toward a Christian Theology of Religious Pluralism của Cha Jacques Dupuis, S.J.. Trong đó ĐHY Ratzinger cũng đã đưa ra những nhận xét tương tự như nhận xét của HĐGMHK về sách của Cha Cho. Trong nhận định này Thánh Bộ đã tóm tắt những giáo huấn quan trọng của Tuyên Ngôn Dominus Jesus để làm sáng tỏ vai trò duy nhất của Đức Kitô và Hội Thánh trong công trình cứu độ và trong tương quan với các tôn giáo khác. Mục đích của giải thích này là cung cấp cho các độc giả Công Giáo những tiêu chuẩn vững chắc để biết những gì phù hợp với giáo lý Hội Thánh và tránh những nhầm lẫn hay hiểu lầm nghiêm trọng. Tuy văn kiện này được viết đặc biệt cho sách của Cha Dupuis, nhưng cũng có thể làm tiêu chuẩn cho việc xem xét bất cứ sách hay bài viết nàoliên quan đến đa tôn giáo. Chúng tôi xin dịch những điểm quan trọng về tín lý của văn kiện này và in nghiêng ở đây. Để biết thêm chi tiết, xin vào trang web của Tòa Thánh: http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/documents/rc_con_cfaith_doc_20010124_dupuis_en.html.
I. Về vai trò trung gian duy nhất và phổ quát của Đức Giêsu Kitô.
1. Phải tin tưởng chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu đóng đinh và phục sinh, là Đấng trung gian duy nhất và phổ quát của ơn cứu độ cho toàn thể nhân loại.
2. Cũng phải tin chắc chắn rằng Chúa Giêsu Nazareth, Con Đức Mẹ Maria và Đấng Cứu Độ Duy Nhất của thế gian, là Con và Ngôi Lời của Chúa Cha. Vì sự hợp nhất của kế hoạch Thiên Chúa cứu độ đặt trọng tâm vào Đức Chúa Giêsu Kitô, nên cũng phải tin rằng hành động cứu độ của Ngôi Lời được thực hiện trong và nhờ Đức Chúa Giêsu Kitô, Chúa Con Nhập Thể của Chúa Cha, là trung gian của ơn cứu độ cho tất cả nhân loại. Do đó, không những việc thừa nhận một sự tách biệt giữa Ngôi Lời và Chúa Giêsu, hoặc giữa hoạt động cứu độ của Ngôi Lời và của Chúa Giêsu là trái ngược với đức tin Công Giáo mà còn cả việc cho rằng có những hoạt động của cứu độ của Ngôi Lời như thể Thiên Tính của Người độc lập với nhân tính của Người.
II. Về tính duy nhất và đầy đủ của mặc khải của Đức Giêsu Kitô
3. Phải tin chắc chắn rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng Trung Gian, là sự thể hiện và sự viên mãn của mạc khải. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng mặc khải trong Đức Chúa Giêsu Kitô (hoặc mặc khải của Đức Chúa Giêsu Kitô) chỉ có giới hạn, chưa đầy đủ hoặc còn thiếu sót. Hơn nữa, mặc dù sự hiểu biết đầy đủ về mặc khải của Thiên Chúa sẽ chỉ có được vào ngày Chúa đến trong vinh quang, mặc khải lịch sử của Đức Giêsu Kitô cung cấp mọi sự cần thiết cho sự cứu độ của con người mà không cần đến việc hoàn thành bời các tôn giáo khác.
4. Phù hợp với giáo lý Công Giáo khi cho rằng những “hạt giống của chân lý” và sự tốt lành có trong các tôn giáo khác là một sự tham gia nào đó vào những chân lý chứa đựng trong mặc khải của Đức Giêsu Kitô. Tuy nhiên, cho rằng các yếu tố của chân lý và sự tốt lành ấy, hoặc một số nào trong đó, không được rút ra từ nguồn do Đức Giêsu Kitô làm trung gian là sai lầm.
III. Về hành động cứu độ phổ quát của Chúa Thánh Thần
5. Đức tin của Hội Thánh dạy rằng Chúa Thánh Thần, Đấng hoạt động sau biến cố Phục Sinh của Đức Giêsu Kitô, luôn luôn là Thần Khí của Đức Kitô được Đức Chúa Cha gửi xuống, Ngài làm việc một cách cứu độ trong các Kitô hữu cũng như những chưa phải Kitô hữu. Do đó, trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng hành động cứu độ của Chúa Thánh Thần trải vượt ra ngoài công trình cứu độ phổ quát của Ngôi Lời Nhập Thể.
IV. Về việc quy hướng của toàn thể nhân loại về Hội Thánh
6. Phải tin chắc chắn rằng Hội Thánh là dấu chỉ và công cụ cứu độ cho tất cả mọi người. Trái với đức tin Công Giáo khi cho rằng các tôn giáo khác trên thế giới là những cách cứu độ bổ sung cho Hội Thánh.
7. Theo giáo lý Công Giáo, những người theo các tôn giáo khác được quy hướng về Hội Thánh và tất cả đều được kêu gọi để trở thành phần tử của Hội Thánh.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn viết: “Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất, đã không thành lập một cộng đoàn môn đồ đơn giản, nhưng thành lập một Hội Thánh như một mầu nhiệm cứu độ: Chính Người ở trong Hội Thánh và Hội Thánh ở trong Người. Vì vậy sự viên mãn của mầu nhiệm cứu độ của Đức Kitô cũng thuộc về Hội Thánh, liên kết bất khả phân ly cùng Chúa Giêsu.”… Như vậy, liên quan đến tính duy nhất và phổ quát của mầu nhiệm cứu độ của Đức Giêsu Kitô, tính duy nhất của Hội Thánh được Người thiết lập cũng phải được vững tin như một chân lý của đức tin Công Giáo.
V. Về giá trị và chức năng cứu độ của các truyền thống tôn giáo
8. Theo giáo lý Công Giáo, phải tin rằng bất cứ điều gì Chúa Thánh Thần đem vào trong tâm hồn con người và trong lịch sử các dân tộc, trong các nền văn hóa và các tôn giáo, phục vụ như một sự chuẩn bị cho Tin Mừng (x. Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium, 16). Do đó, được phép cho rằng Chúa Thánh Thần cũng hoàn thành ơn cứu độ nơi những người ngoài Kitô giáo qua những yếu tố ấy của chân lý và sự tốt lành hiện diện trong các tôn giáo khác nhau; tuy nhiên, việc cho rằng các tôn giáo ấy, tự chúng, là những phương thế cứu độ, không có nền tảng trong thần học Công Giáo, cũng bởi vì chúng chứa đựng những thiếu sót, khiếm khuyết và sai lầm về những chân lý cơ bản về Thiên Chúa, con người và thế giới.
Hơn nữa, việc những yếu tố của chân lý và sự tốt lành trong các tôn giáo khác nhau của thế giới có thể chuẩn bị các dân tộc và nền văn hóa để đón nhận biến cố cứu độ của Đức Giêsu Kitô, không có nghĩa rằng các bản văn thánh của những tôn giáo ấy có thể được coi là bổ sung cho Cựu Ước, là sách chuẩn bị trực tiếp cho Đức Kitô.
Tuyên Ngôn Dominus Jesus còn minh xác: “Chúng ta không thể cho rằng các tôn giáo này phát sinh từ Thiên Chúa hay là tự chúng có thể đem lại hiệu quả cứu độ, mà chỉ bí tích của Kitô giáo có thể.”
Do đó thật dễ gây ra hiểu lầm khi cho rằng “Các tôn giáo có thể dẫn đưa con người đón nhận các phương thức cứu độ phù hợp với ý định của Thiên Chúa” mà không giải thích rành mạch, vì câu nói này làm cho người đọc hiểu lầm rằng các tôn giáo khác cũng là những phương tiện cứu độ tương tự như Hội Thánh Công Giáo. Tuyên Ngôn Dominus Jesus dạy: “thật rõ ràng là trái ngược với đức tin nếu coi Hội Thánh chỉ như là một đường lối cứu độ song song với những đường lối được thiết lập bởi các tôn giáo khác, mà chúng được coi là bổ túc cho Hội Thánh hay tương đương cách căn bản với Hội Thánh, ngay cả những tôn giáo này được nói là đồng quy với Hội Thánh về Nước Thiên Chúa cánh chung.”
Bài này không nhằm mục đích phê bình bất cứ ai nhưng nhắc lại những giáo huấn quan trọng của Hội Thánh để giúp độc giả có thể phân biệt được chân giả khi đọc những bài viết về tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo Đông Phương.
Viễn du của một cây Thánh Giá đến các thủ đô trên khắp thế giới
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:33 30/05/2012
ROMA,(zenit.org) - Một cây Thánh Giá bằng gỗ cao 4m theo dự tính sẽ viễn du đến tất cả thủ các thủ đô trên thế giới « dấu chỉ nhận biết Thiên Chúa »,các phương tiện truyền thông Vatican cho hay.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã làm phép cây Thánh Giá này hôm 23 tháng Năm 2012 trước khi diễn ra buổi tiếp kiến chung, và lặp lại cử chỉ mà Cố Chân Phước Gioan Phaolô II đã làm vào ngày 10 tháng Ba năm 2004.
Hành trình của cây Thánh Giá băng qua các thủ đô trên thế giới, vốn mang một chiều kích đạikết, là sáng kiến của một nhóm tín hữu Ukraina. Chuyến viễn du này nhằm chuẩn bị cho việc cử hành kỷ niệm 2000 năm biến cố Chúa Kitô Phục Sinh, vào năm 2033.
Cho đến bây giờ, cây Thánh Giá đã đi qua Ukraina, Ba Lan, Lituania, Lettonia, Estonia, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thủy Điển, Đức, Ai Len, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Áo, Hungary,Slovakia, Tiệp Khắc.
Cây Thánh Giá này hiện đang ở Roma kể từ một khoảng thời gian không lâu, và được đưa đến 4 Vương Cung Thánh Đường thuộc Đức Giáo Hoàng gồm Vương cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Thánh Gioan Latran, Đức Bà Cả và Thánh Phaolô ngoại thành.
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã làm phép cây Thánh Giá này hôm 23 tháng Năm 2012 trước khi diễn ra buổi tiếp kiến chung, và lặp lại cử chỉ mà Cố Chân Phước Gioan Phaolô II đã làm vào ngày 10 tháng Ba năm 2004.
Hành trình của cây Thánh Giá băng qua các thủ đô trên thế giới, vốn mang một chiều kích đạikết, là sáng kiến của một nhóm tín hữu Ukraina. Chuyến viễn du này nhằm chuẩn bị cho việc cử hành kỷ niệm 2000 năm biến cố Chúa Kitô Phục Sinh, vào năm 2033.
Cho đến bây giờ, cây Thánh Giá đã đi qua Ukraina, Ba Lan, Lituania, Lettonia, Estonia, Phần Lan, Na Uy, Đan Mạch, Thủy Điển, Đức, Ai Len, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Áo, Hungary,Slovakia, Tiệp Khắc.
Cây Thánh Giá này hiện đang ở Roma kể từ một khoảng thời gian không lâu, và được đưa đến 4 Vương Cung Thánh Đường thuộc Đức Giáo Hoàng gồm Vương cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Thánh Gioan Latran, Đức Bà Cả và Thánh Phaolô ngoại thành.
Người quản gia của Đức Thánh Cha bị bắt giữ trong vụ rò rỉ “Vatileaks”
Jos. Tú Nạc, NMS
03:38 30/05/2012
VATICAN CITY – Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Federico Lombardi, đã xác nhận o6ng Paolo Gabriel, người giúp việc riêng cho Đức Thánh Cha đã bị bắt giữ sau khi những tài liệu bí mật đã được tìm thấy do ông sở hữu có liên quan tới điều được gọi là “bí mật Vatican” bắt đầu vào tháng Một.
Cha Lombardi cho biết Gabriel đã bị cảnh sát Vatican bắt giữ vào tối 23 tháng Năm sau khi họ thấy những tài liệu bất hợp pháp trong nhà ông, những tài liệu mà thuộc phạm vi trách nhiệm Vatican. Ông vẫn bị giam vào ngày 26 tháng Năm, ngày mà Vtican công bố vấn đề này. Người giúp việc tóc đen mà có thể nhìn thấy cùng với Đức Thánh Cha ngồi ghế trước trên xe giáo hoàng, cạnh tài xế khi những buổi yết triều thường lệ vào thứ Tư hàng tuần.
Phát ngôn viên nói thẩm phán Vatican Nicola Picardi đã hoàn thành “giai đoạn thứ nhất” cuộc điều tra mở đầu và thẩm phán Vatican Piero Antonio Bonnet đã bắt đầu bước tiếp theo của cuộc thẩm vấn điều tra. Cha Lombardi nói ngày 25 tháng Năm rằng, lúc đó được giấu tên bởi Vatican, đã bị những thẩm phán thẩm vấn để thu thập thêm thông tin.
Gabriel đã chọn hai luật sư đại diện ông trong lúc Vatican điều tra và ông đã có cơ hội gặp gỡ họ, Cha Lombardi nói.
Cuộc điều tra sẽ tiếp tục đến khi nào đầy đủ chứng cứ được tập hợp và sau đó thẩm phán Bonnet sẽ gọi Gabiel hoặc xét xử tại tòa hoặc được tha bổng, ông nói.
Một ủy ban gồm ba hồng y ĐTC Benedict ủy nhiệm vào tháng Tư điều nghiên những bí mật này đã yêu cầu hiến binh để điều tra vụ việc.
Hàng tá những thư riêng gửi đến ĐTC Benedict và những trao đổi thư từ cùng báo cáo mật khác của Vatican, gồm cả những điện tín mã hóa từ các đại sứ Vatican trên toàn thế giới, đều lọt vào tay một nhà báo người ý Gianlugi Nuzzi. Ông ta đã xuất bản những tài liệu này trong một cuốn sách, “Your Holiness,” (Đức Thánh Cha) được công bố ngày 17 tháng Năm.
Trong một phát biểu hai ngày sau đó, Cha Lombardi gọi việc xuất bản những lá thư này vì lợi nhuận kinh tế là một “criminal act” (hành vi phạm tội) và nói Vatican sẽ yêu cầu các phương thức theo luật pháp. Việc xuất bản này, ngài nói, đã vi phạm quyền riêng tư và “tự do thư tín” của Đức Thánh Cha Benedict, những người viết thư và những người cộng tác gần gũi nhất của Đức Thánh Cha.
Trong lời giới thiệu cuốn sách, Nuzzi nói người cung cấp những tài liệu này đã cho ông biết là ông ta hành động với một “nhóm nhỏ” của những người thuộc nội bộ Vatican lo lắng về sự lũng đoạn và sự thèm khát quyền lực bên trong Vatican. Theo người cung cấp tài liêu của ông, Nuzzi nói, không ai biết người cho mình những tài liệu này là những ai.
Phát ngôn viên nói thẩm phán Vatican Nicola Picardi đã hoàn thành “giai đoạn thứ nhất” cuộc điều tra mở đầu và thẩm phán Vatican Piero Antonio Bonnet đã bắt đầu bước tiếp theo của cuộc thẩm vấn điều tra. Cha Lombardi nói ngày 25 tháng Năm rằng, lúc đó được giấu tên bởi Vatican, đã bị những thẩm phán thẩm vấn để thu thập thêm thông tin.
Gabriel đã chọn hai luật sư đại diện ông trong lúc Vatican điều tra và ông đã có cơ hội gặp gỡ họ, Cha Lombardi nói.
Cuộc điều tra sẽ tiếp tục đến khi nào đầy đủ chứng cứ được tập hợp và sau đó thẩm phán Bonnet sẽ gọi Gabiel hoặc xét xử tại tòa hoặc được tha bổng, ông nói.
Một ủy ban gồm ba hồng y ĐTC Benedict ủy nhiệm vào tháng Tư điều nghiên những bí mật này đã yêu cầu hiến binh để điều tra vụ việc.
Hàng tá những thư riêng gửi đến ĐTC Benedict và những trao đổi thư từ cùng báo cáo mật khác của Vatican, gồm cả những điện tín mã hóa từ các đại sứ Vatican trên toàn thế giới, đều lọt vào tay một nhà báo người ý Gianlugi Nuzzi. Ông ta đã xuất bản những tài liệu này trong một cuốn sách, “Your Holiness,” (Đức Thánh Cha) được công bố ngày 17 tháng Năm.
Trong một phát biểu hai ngày sau đó, Cha Lombardi gọi việc xuất bản những lá thư này vì lợi nhuận kinh tế là một “criminal act” (hành vi phạm tội) và nói Vatican sẽ yêu cầu các phương thức theo luật pháp. Việc xuất bản này, ngài nói, đã vi phạm quyền riêng tư và “tự do thư tín” của Đức Thánh Cha Benedict, những người viết thư và những người cộng tác gần gũi nhất của Đức Thánh Cha.
Trong lời giới thiệu cuốn sách, Nuzzi nói người cung cấp những tài liệu này đã cho ông biết là ông ta hành động với một “nhóm nhỏ” của những người thuộc nội bộ Vatican lo lắng về sự lũng đoạn và sự thèm khát quyền lực bên trong Vatican. Theo người cung cấp tài liêu của ông, Nuzzi nói, không ai biết người cho mình những tài liệu này là những ai.
ĐTC: Sự Hiệp Nhất của Lễ Hiện Xuống Thắng Vượt Chia Rẽ và Thù Hận
Phaolô Phạm Xuân Khôi
12:52 30/05/2012
Vatican, ngày 27 tháng 5 năm 2012 (VIS) - Sáng nay Đức Thánh Cha đã chủ tế Thánh Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Vương Cung Thánh Đường Vatican, phụng vụ đã được các Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục hiện diện tại Roma đồng tế.
ĐTC Bênêđictô XVI đã đặt trọng tâm bài huấn từ của ngài vào một khía cạnh thiết yếu của mầu nhiệm Hiện Xuống, là điều đặc biệt quan trọng trong thời đại chúng ta. "Lễ Hiện Xuống là lễ của sự hợp nhất, của sự hiểu biết và hiệp thông của con người. Tuy nhiên, mọi người đều thấy rõ rằng trên thế giới của chúng ta, mặc dù người ta gần nhau hơn bao giờ hết nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông,... sự hiểu biết và hiệp thông giữa các dân tộc thường hời hợt và khó khăn. Những sự thiếu cân bằng vẫn còn và thường đưa đến xung đột; đối thoại giữa các thế hệ là một vấn đề;... chúng ta hàng ngày chứng kiến những sự kiện dường như cho thấy rằng nhân loại đang càng ngày càng trở nên hung hãn và tranh chấp, việc hiểu biết lẫn nhau có vẻ là một cam đoan quá khó khăn, và chúng ta muốn tự thủ cùng tập trung vào lợi ích riêng của mình".
"Nhờ vào tiến bộ khoa học và kỹ thuật chúng ta đã có khả năng chinh phục những mãnh lực thiên nhiên, vận dụng những nguyên tố, chế tạo các sinh vật, hầu như đi khá xa đến mức tạo ra con người. Trong tình trạng như vậy, cầu nguyện với Thiên Chúa dường như đã trở nên lỗi thời và vô dụng, bởi vì chính chúng ta có thể xây dựng và đạt được bất cứ điều gì chúng ta muốn". Tuy nhiên, "con người đang nuôi dưỡng một cảm giác thiếu tự tin, nghi ngờ và sợ hãi lẫn nhau, đến nỗi họ đã thậm chí trở thành mối nguy hiểm cho nhau". Chúng ta có khả năng lớn hơn để truyền thông nhưng, nghịch lý thay, chúng ta lại hiểu nhau ít hơn.
Sự hòa hợp và hiệp nhất "chỉ có thể có được với hồng ân của Thần Khí Thiên Chúa, là điều sẽ cho chúng ta một quả tim mới và một giọng nói mới, một khả năng mới để giao thiệp với nhau. Đây là điều đã xảy ra trong Lễ Ngũ Tuần. Buổi sáng hôm đó.. . Chúa Thánh Thần hiện xuống trên buổi tụ họp các môn đệ. Ngài ngự xuống trên mỗi người trong họ và thắp sáng ngọn lửa thần linh trong họ, ngọn lửa tình yêu với khả năng biến đổi. Sự sợ hãi của họ biến mất, trong con tim họ, họ đã cảm thấy một sức mạnh mới, lưỡi họ đã được nới lỏng và họ bắt đầu nói thẳng để mọi người có thể hiểu được lời công bố về Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại. Trong Lễ Hiện Xuống, sự chia rẽ và bất hòa đã nhường chỗ cho sự hợp nhất và hiểu biết".
Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu "nói về Chúa Thánh Thần, cho chúng ta biết Hội Thánh là gì và Hội Thánh phải sống thế nào để thành.. . một nơi của sự hợp nhất và hiệp thông trong Chân Lý. Người nói với chúng ta rằng hành động như các Kitô hữu có nghĩa là không còn đóng kín trong chính mình nữa, nhưng mở lòng ra cho tất cả mọi sự; nghĩa là chào đón toàn thể Hội Thánh vào chính cuộc đời mình, tốt hơn nữa là cho phép Hội Thánh chào đón chúng ta trong trái tim của Hội Thánh.. .. Vì vậy, Chúa Thánh Thần, Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý, có thể tiếp tục vang lên trong tâm hồn và trí khôn của con người, khuyến khích họ gặp gỡ và chấp nhận nhau".
Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến hiểu biết chân lý, đó là Chúa Giêsu, “nhưng chỉ khi nào chúng ta có thể lắng nghe và chia sẻ, chỉ trong cái 'chúng ta' của Hội Thánh và với một thái độ khiêm nhường nội tâm sâu xa.... Khi con người muốn tự coi mình là Thiên Chúa, họ chỉ thành công trong việc biến mình thành những kẻ chống đối nhau. Ngược lại, khi nào họ ở lại trong Chân Lý của Chúa, thì họ mở lòng ra cho hành động của Thần Khí của Ngài, là Thần Khí nuôi dưỡng và kết hợp họ".
Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng cuộc sống của con người được đánh dấu bằng một cuộc xung đột nội tâm giữa những xúi dục của xác thịt và và những thôi thúc của tinh thần. Những điều trước là "những tội sự ích kỷ và bạo lực, như thù hận, ghen tương, bất hòa và chia rẽ.. .. Chúng có thể đưa chúng ta đến việc mất sự sống của mình. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến đỉnh cao của Thiên Chúa, ngõ hầu ngay ở đời này, chúng ta có thể cảm nghiệm được hạt giống sự sống của Thiên Chúa sống trong chúng ta. Thực ra, Thánh Phaolô nói rằng ‘hoa quả của Chúa Thánh Thần là tình yêu, niềm vui và bình an’".
Để kết luận, ĐTC đã khuyến khích các tín hữu hãy sống “theo Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý. Để đạt được cùng đích này, chúng ta phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần có thể soi sáng và hướng dẫn chúng ta vượt qua những quyến rũ của chân lý riêng của mình và chấp nhận chân lý của Đức Kitô, như được Hội Thánh truyền lại".
ĐTC Bênêđictô XVI đã đặt trọng tâm bài huấn từ của ngài vào một khía cạnh thiết yếu của mầu nhiệm Hiện Xuống, là điều đặc biệt quan trọng trong thời đại chúng ta. "Lễ Hiện Xuống là lễ của sự hợp nhất, của sự hiểu biết và hiệp thông của con người. Tuy nhiên, mọi người đều thấy rõ rằng trên thế giới của chúng ta, mặc dù người ta gần nhau hơn bao giờ hết nhờ sự phát triển của các phương tiện truyền thông,... sự hiểu biết và hiệp thông giữa các dân tộc thường hời hợt và khó khăn. Những sự thiếu cân bằng vẫn còn và thường đưa đến xung đột; đối thoại giữa các thế hệ là một vấn đề;... chúng ta hàng ngày chứng kiến những sự kiện dường như cho thấy rằng nhân loại đang càng ngày càng trở nên hung hãn và tranh chấp, việc hiểu biết lẫn nhau có vẻ là một cam đoan quá khó khăn, và chúng ta muốn tự thủ cùng tập trung vào lợi ích riêng của mình".
"Nhờ vào tiến bộ khoa học và kỹ thuật chúng ta đã có khả năng chinh phục những mãnh lực thiên nhiên, vận dụng những nguyên tố, chế tạo các sinh vật, hầu như đi khá xa đến mức tạo ra con người. Trong tình trạng như vậy, cầu nguyện với Thiên Chúa dường như đã trở nên lỗi thời và vô dụng, bởi vì chính chúng ta có thể xây dựng và đạt được bất cứ điều gì chúng ta muốn". Tuy nhiên, "con người đang nuôi dưỡng một cảm giác thiếu tự tin, nghi ngờ và sợ hãi lẫn nhau, đến nỗi họ đã thậm chí trở thành mối nguy hiểm cho nhau". Chúng ta có khả năng lớn hơn để truyền thông nhưng, nghịch lý thay, chúng ta lại hiểu nhau ít hơn.
Sự hòa hợp và hiệp nhất "chỉ có thể có được với hồng ân của Thần Khí Thiên Chúa, là điều sẽ cho chúng ta một quả tim mới và một giọng nói mới, một khả năng mới để giao thiệp với nhau. Đây là điều đã xảy ra trong Lễ Ngũ Tuần. Buổi sáng hôm đó.. . Chúa Thánh Thần hiện xuống trên buổi tụ họp các môn đệ. Ngài ngự xuống trên mỗi người trong họ và thắp sáng ngọn lửa thần linh trong họ, ngọn lửa tình yêu với khả năng biến đổi. Sự sợ hãi của họ biến mất, trong con tim họ, họ đã cảm thấy một sức mạnh mới, lưỡi họ đã được nới lỏng và họ bắt đầu nói thẳng để mọi người có thể hiểu được lời công bố về Đức Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã chết và đã sống lại. Trong Lễ Hiện Xuống, sự chia rẽ và bất hòa đã nhường chỗ cho sự hợp nhất và hiểu biết".
Trong Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu "nói về Chúa Thánh Thần, cho chúng ta biết Hội Thánh là gì và Hội Thánh phải sống thế nào để thành.. . một nơi của sự hợp nhất và hiệp thông trong Chân Lý. Người nói với chúng ta rằng hành động như các Kitô hữu có nghĩa là không còn đóng kín trong chính mình nữa, nhưng mở lòng ra cho tất cả mọi sự; nghĩa là chào đón toàn thể Hội Thánh vào chính cuộc đời mình, tốt hơn nữa là cho phép Hội Thánh chào đón chúng ta trong trái tim của Hội Thánh.. .. Vì vậy, Chúa Thánh Thần, Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý, có thể tiếp tục vang lên trong tâm hồn và trí khôn của con người, khuyến khích họ gặp gỡ và chấp nhận nhau".
Chúa Thánh Thần dẫn chúng ta đến hiểu biết chân lý, đó là Chúa Giêsu, “nhưng chỉ khi nào chúng ta có thể lắng nghe và chia sẻ, chỉ trong cái 'chúng ta' của Hội Thánh và với một thái độ khiêm nhường nội tâm sâu xa.... Khi con người muốn tự coi mình là Thiên Chúa, họ chỉ thành công trong việc biến mình thành những kẻ chống đối nhau. Ngược lại, khi nào họ ở lại trong Chân Lý của Chúa, thì họ mở lòng ra cho hành động của Thần Khí của Ngài, là Thần Khí nuôi dưỡng và kết hợp họ".
Thánh Phaolô cho chúng ta biết rằng cuộc sống của con người được đánh dấu bằng một cuộc xung đột nội tâm giữa những xúi dục của xác thịt và và những thôi thúc của tinh thần. Những điều trước là "những tội sự ích kỷ và bạo lực, như thù hận, ghen tương, bất hòa và chia rẽ.. .. Chúng có thể đưa chúng ta đến việc mất sự sống của mình. Tuy nhiên, Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta đến đỉnh cao của Thiên Chúa, ngõ hầu ngay ở đời này, chúng ta có thể cảm nghiệm được hạt giống sự sống của Thiên Chúa sống trong chúng ta. Thực ra, Thánh Phaolô nói rằng ‘hoa quả của Chúa Thánh Thần là tình yêu, niềm vui và bình an’".
Để kết luận, ĐTC đã khuyến khích các tín hữu hãy sống “theo Thần Khí của sự hiệp nhất và chân lý. Để đạt được cùng đích này, chúng ta phải cầu nguyện để Chúa Thánh Thần có thể soi sáng và hướng dẫn chúng ta vượt qua những quyến rũ của chân lý riêng của mình và chấp nhận chân lý của Đức Kitô, như được Hội Thánh truyền lại".
Các Kinh Nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi còn được phép sử dụng không?
Nguyễn Trọng Đa
06:42 30/05/2012
Các Kinh Nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi còn được phép sử dụng không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Sách Lễ Rôma mới bằng tiếng Anh, không có các Kinh nguyện Thánh Thể dùng cho Thánh Lễ thiếu nhi. Có lý do đặc biệt nào cho việc này không? Sự thiếu sót này có nghĩa là chúng không thể được sử dụng sao? Liệu được phép sử dụng chúng có sẵn trong Sách lễ trước đó không? - J.S., Naxxar, Malta
Đáp: Các Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1974. Vào thời đó, ba Kinh nguyện Thánh Thể đã được giới thiệu trên cơ sở thử nghiệm. Các Hội đồng Giám mục có thể sử dụng một trong các Kinh Nguyện này, và được cho phép thực hiện một bản dịch khá tự do các bản văn, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc cơ bản. Hầu hết các Hội đồng Giám mục yêu cầu cho phép sử dụng tất cả ba Kinh Nguyện Thánh thể ấy, và việc này thường được ban cho các Hội đồng Giám mục trong một khoảng thời gian nhất định. Năm 1980, ĐTC Gioan Phaolô II cho phép tiếp tục sử dụng các Kinh Nguyện này cho đến khi quyết định khác được ban hành.
Do tình trạng thử nghiệm của chúng, và các hạn chế về việc sử dụng chúng cho các nhóm thiếu nhi thuộc lứa tuổi Rước lễ vỡ lòng, các Kinh Nguyện Thánh Thể này thường không được in trong Sách Lễ Rôma, nhưng trong các sách riêng. Chúng có thể đã được đưa vào trong Sách lễ ở một số nơi, nhưng không phải là một sự thực hành chung.
Khi ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma bằng tiếng Latinh được xuất bản vào năm 2002, nó bao gồm các Kinh nguyện Thánh Thể cho thiếu nhi trong phần phụ lục. Sự đưa vào này chỉ có thể đơn giản vì lợi ích của sự đầy đủ, vì không chắc rằng chúng sẽ được sử dụng, do sự khan hiếm của các chuyên viên về thiếu nhi lứa 8 tuổi.
Lần in đầu tiên của Sách lễ Latinh có nhiều lỗi đánh máy. ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã đưa thêm một số bổ sung mới cho niên lịch phụng vụ phổ quát, sau khi xuất bản Sách lễ. Các bổ sung này bao gồm lễ Đức Mẹ Guadalupe, và các lễ nhớ thánh Juan Diego và thánh Pio Pietrelcina.
Vì vậy, khi cần in lại Sách lễ trong năm 2008, Thánh Bộ Phụng Tự đã không tự giới hạn mình vào việc sửa lỗi đánh máy. Thay vào đó, Thánh bộ thực hiện một số cải tiến hơn nữa cho bản văn, và các chữ đỏ, trong đó có việc loại bỏ các bản văn Latinh của Thánh Lễ dành cho thiếu nhi.
Bởi vì điều này bao hàm một sự thay đổi trong bản văn chính thức, việc bỏ bớt này được trình lên ĐTC để xin chuẩn y cùng với hai thay đổi khác cho Sách lễ. ĐTC Biển Đức XVI phê chuẩn sự thay đổi này, vốn được ban hành bởi Sắc lệnh ngày 8-5-2008 (Sắc lệnh số 652-08L, Notitiae 45 (2008) trang 175-176). Sắc lệnh cũng quy định rằng từ nay về sau các bản văn Thánh Lễ dành cho thiếu nhi nên được in tách rời Sách Lễ Rôma, ngay cả trong các bản dịch được duyệt lại trong tương lai.
Bởi vì lần tái bản thứ hai này là cơ sở cho việc dịch Sách Lễ sang tiếng Anh, các Kinh Nguyện Thánh Thể cho thánh lễ thiếu nhi không có trong Sách lễ nữa.
Điều này không có nghĩa rằng chúng không còn có thể được sử dụng. Chúng vẫn được chấp thuận cho sử dụng, theo cùng các điều kiện như trước kia.
Nếu cuối cùng Tòa Thánh duyệt lại các bản văn và kỷ luật của các Kinh Nguyện ấy, Tòa Thánh vẫn cho rằng tốt hơn nên tách rời chúng khỏi Sách lễ chung. Có lẽ điều này đã được thực hiện, để loại bỏ bất cứ sự cám dỗ nào nhằm xem chúng như là Kinh nguyện Thánh Thể để sử dụng chung với mọi cộng đoàn, chứ không phải là một sự giới thiệu sư phạm cho phụng vụ dành cho thiếu nhi. (Zenit.org 29-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Hỏi: Trong Sách Lễ Rôma mới bằng tiếng Anh, không có các Kinh nguyện Thánh Thể dùng cho Thánh Lễ thiếu nhi. Có lý do đặc biệt nào cho việc này không? Sự thiếu sót này có nghĩa là chúng không thể được sử dụng sao? Liệu được phép sử dụng chúng có sẵn trong Sách lễ trước đó không? - J.S., Naxxar, Malta
Đáp: Các Kinh nguyện Thánh Thể dành cho Thánh lễ thiếu nhi lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1974. Vào thời đó, ba Kinh nguyện Thánh Thể đã được giới thiệu trên cơ sở thử nghiệm. Các Hội đồng Giám mục có thể sử dụng một trong các Kinh Nguyện này, và được cho phép thực hiện một bản dịch khá tự do các bản văn, trong khi vẫn tôn trọng cấu trúc cơ bản. Hầu hết các Hội đồng Giám mục yêu cầu cho phép sử dụng tất cả ba Kinh Nguyện Thánh thể ấy, và việc này thường được ban cho các Hội đồng Giám mục trong một khoảng thời gian nhất định. Năm 1980, ĐTC Gioan Phaolô II cho phép tiếp tục sử dụng các Kinh Nguyện này cho đến khi quyết định khác được ban hành.
Do tình trạng thử nghiệm của chúng, và các hạn chế về việc sử dụng chúng cho các nhóm thiếu nhi thuộc lứa tuổi Rước lễ vỡ lòng, các Kinh Nguyện Thánh Thể này thường không được in trong Sách Lễ Rôma, nhưng trong các sách riêng. Chúng có thể đã được đưa vào trong Sách lễ ở một số nơi, nhưng không phải là một sự thực hành chung.
Khi ấn bản thứ ba của Sách Lễ Rôma bằng tiếng Latinh được xuất bản vào năm 2002, nó bao gồm các Kinh nguyện Thánh Thể cho thiếu nhi trong phần phụ lục. Sự đưa vào này chỉ có thể đơn giản vì lợi ích của sự đầy đủ, vì không chắc rằng chúng sẽ được sử dụng, do sự khan hiếm của các chuyên viên về thiếu nhi lứa 8 tuổi.
Lần in đầu tiên của Sách lễ Latinh có nhiều lỗi đánh máy. ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã đưa thêm một số bổ sung mới cho niên lịch phụng vụ phổ quát, sau khi xuất bản Sách lễ. Các bổ sung này bao gồm lễ Đức Mẹ Guadalupe, và các lễ nhớ thánh Juan Diego và thánh Pio Pietrelcina.
Vì vậy, khi cần in lại Sách lễ trong năm 2008, Thánh Bộ Phụng Tự đã không tự giới hạn mình vào việc sửa lỗi đánh máy. Thay vào đó, Thánh bộ thực hiện một số cải tiến hơn nữa cho bản văn, và các chữ đỏ, trong đó có việc loại bỏ các bản văn Latinh của Thánh Lễ dành cho thiếu nhi.
Bởi vì điều này bao hàm một sự thay đổi trong bản văn chính thức, việc bỏ bớt này được trình lên ĐTC để xin chuẩn y cùng với hai thay đổi khác cho Sách lễ. ĐTC Biển Đức XVI phê chuẩn sự thay đổi này, vốn được ban hành bởi Sắc lệnh ngày 8-5-2008 (Sắc lệnh số 652-08L, Notitiae 45 (2008) trang 175-176). Sắc lệnh cũng quy định rằng từ nay về sau các bản văn Thánh Lễ dành cho thiếu nhi nên được in tách rời Sách Lễ Rôma, ngay cả trong các bản dịch được duyệt lại trong tương lai.
Bởi vì lần tái bản thứ hai này là cơ sở cho việc dịch Sách Lễ sang tiếng Anh, các Kinh Nguyện Thánh Thể cho thánh lễ thiếu nhi không có trong Sách lễ nữa.
Điều này không có nghĩa rằng chúng không còn có thể được sử dụng. Chúng vẫn được chấp thuận cho sử dụng, theo cùng các điều kiện như trước kia.
Nếu cuối cùng Tòa Thánh duyệt lại các bản văn và kỷ luật của các Kinh Nguyện ấy, Tòa Thánh vẫn cho rằng tốt hơn nên tách rời chúng khỏi Sách lễ chung. Có lẽ điều này đã được thực hiện, để loại bỏ bất cứ sự cám dỗ nào nhằm xem chúng như là Kinh nguyện Thánh Thể để sử dụng chung với mọi cộng đoàn, chứ không phải là một sự giới thiệu sư phạm cho phụng vụ dành cho thiếu nhi. (Zenit.org 29-5-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Đức Đạt-lai Lạt-ma nói: ''Lời dạy của Chúa Giêsu là kho báu của nhân loại''
Tiền Hô
10:36 30/05/2012
Vienna (Áo), 30 Tháng Năm 2012 (AsiaNews) - "Hàng tỷ người đã thấy được lợi ích to lớn trong những lời dạy của Chúa Giêsu Kitô, để giúp cuộc sống của họ được sung mãn. Đây chính là một kho báu của cả nhân loại". Với những lời này, Đức Đạt-lai Lạt-ma (Dalai Lama) đã thay lời cảm ơn Đức Hồng Y Christoph Schönborn - Tổng Giám Mục của thủ đô Vienna, người cùng ông đến viếng thăm nhà thờ chính tòa Thánh Stêphanô trong ngày cuối cùng ông thăm nước Áo.
Đức Đạt-lai Lạt-ma là người lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng, ông đã từng đi khắp Âu Châu để tham dự nhiều cuộc gặp gỡ mang tính chính trị, cầu nguyện và giảng dạy. Trong chuyến viếng thăm khá lâu đến nhà thờ chính tòa Vienna, ông nói: "Từ năm 1975, tôi đã đưa ra lời cam kết - như là một phần trong cuộc đấu tranh của tôi - là thúc đẩy sự hài hòa giữa các tôn giáo, hành hương tới những đền thờ ở nơi tôi đến. Lời giảng dạy của Chúa Kitô đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi, bầu khí mà tôi cảm nhận được ở Lộ Đức và Fatima là một ví dụ về nguồn cảm hứng ấy".
Hai vị lãnh đạo tôn giáo đã đàm đạo rất lâu về những khía cạnh khác nhau của đời sống tu trì. Đức Đạt-lai Lạt-ma nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thinh lặng trong cuộc sống của một số tu sĩ Công giáo, mà họ có điểm chung với những người thuộc tôn giáo khác: "Tất cả các tôn giáo đều truyền tải thông điệp về tình yêu và lòng bác ái. Sự xung đột tôn giáo, như ở Ái Nhĩ Lan hoặc trong các cộng đồng Hồi Giáo là mâu thuẫn với thông điệp ấy".
Về phần mình, Đức Hồng Y Schönborn cảm ơn Đức Đạt-lai Lạt-ma rằng: "Đối với chúng tôi, thật là một niềm vui tuyệt vời khi tiếp đón ngài. Ngài đã cho thấy tình cảm tuyệt vời dành cho đất nước chúng tôi và tôi hy vọng rằng chúng tôi cũng đã đáp xứng lại tình cảm đó. Ngài nói về cam kết của ngài về hòa hợp tôn giáo, tôi là một tu sĩ Dòng Ða Minh, và ngài cũng là một tu sĩ, tôi tin rằng chúng ta có nhiều điểm chung trong đời sống tôn giáo của chúng ta".
Đức Đạt-lai Lạt-ma là người lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng, ông đã từng đi khắp Âu Châu để tham dự nhiều cuộc gặp gỡ mang tính chính trị, cầu nguyện và giảng dạy. Trong chuyến viếng thăm khá lâu đến nhà thờ chính tòa Vienna, ông nói: "Từ năm 1975, tôi đã đưa ra lời cam kết - như là một phần trong cuộc đấu tranh của tôi - là thúc đẩy sự hài hòa giữa các tôn giáo, hành hương tới những đền thờ ở nơi tôi đến. Lời giảng dạy của Chúa Kitô đã ảnh hưởng sâu sắc đến tôi, bầu khí mà tôi cảm nhận được ở Lộ Đức và Fatima là một ví dụ về nguồn cảm hứng ấy".
Hai vị lãnh đạo tôn giáo đã đàm đạo rất lâu về những khía cạnh khác nhau của đời sống tu trì. Đức Đạt-lai Lạt-ma nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thinh lặng trong cuộc sống của một số tu sĩ Công giáo, mà họ có điểm chung với những người thuộc tôn giáo khác: "Tất cả các tôn giáo đều truyền tải thông điệp về tình yêu và lòng bác ái. Sự xung đột tôn giáo, như ở Ái Nhĩ Lan hoặc trong các cộng đồng Hồi Giáo là mâu thuẫn với thông điệp ấy".
Về phần mình, Đức Hồng Y Schönborn cảm ơn Đức Đạt-lai Lạt-ma rằng: "Đối với chúng tôi, thật là một niềm vui tuyệt vời khi tiếp đón ngài. Ngài đã cho thấy tình cảm tuyệt vời dành cho đất nước chúng tôi và tôi hy vọng rằng chúng tôi cũng đã đáp xứng lại tình cảm đó. Ngài nói về cam kết của ngài về hòa hợp tôn giáo, tôi là một tu sĩ Dòng Ða Minh, và ngài cũng là một tu sĩ, tôi tin rằng chúng ta có nhiều điểm chung trong đời sống tôn giáo của chúng ta".
ĐTC: Chúng ta không được phép để cho mình bị thắng vượt bởi những đau khổ và khó khăn
Phaolô Phạm Xuân Khôi
14:59 30/05/2012
Vatican, ngày 30 tháng 5 năm 2012 (VIS) - Trong buổi triều yết chung sáng nay, được tổ chức tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện Kitô giáo theo Thánh Phaolô, là đấng, ĐTC nói, thấy cầu nguyện là "một cuộc gặp gỡ cá nhân thật sự với Thiên Chúa Cha, trong Đức Kitô, qua Chúa Thánh Thần. Cuộc đối thoại này hiểu câu trả lời có’ về phần Thiên Chúa và lời thưa ‘Amen’ đầy tin tưởng của các tín hữu".
Trong lời giải thích của ngài về mối liên hệ này, ĐTC Bênêđictô XVI đã đặt trong tâm vào Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô, trong đó Thánh Tông Đồ viết: "Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, là Chúa Cha giàu lòng thương xót, và là Thiên Chúa ban mọi sự nâng đữ ủi an. Ngài luôn an ủi chúng ta trong mọi cơn thử thách, để chúng ta có thể an ủi những người gặp phải bất cứ cơn gian nan khốn khó nào, bằng sự an ủi mà chính chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa".
ĐTC giải thích rằng sự nâng đỡ ủi an không chỉ được hiểu là sự an ủi, nhưng như là một “lời khuyên nhủ đừng để cho mình bị thắng vượt bởi những đau khổ và khó khăn. Chúng ta được mời gọi để trải nghiệm mọi hoàn cảnh trong sự hiệp nhất với Đức Kitô, là Đấng gánh tất cả những đau khổ và tội lỗi của thế gian trên Mình Người để mang lại ánh sáng, hy vọng và ơn cứu đô. Người cho phép chúng ta, đến lượt mình, an ủi những người bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thứ đau khổ nào". Sự hiệp nhất sâu xa với Đức Kitô trong cầu nguyện, và long tin tưởng vào sự hiện diện của Người, đưa chúng ta đến việc chia sẻ những đau khổ của anh chị em mình.
ĐTC tiếp tục: "Cuộc đời và cuộc hành trình Kitô giáo của chúng ta thường được đánh dấu bởi những khó khăn, hiểu lầm và đau khổ. Trong một mối liên hệ trung thành với Chúa, trong cầu nguyện liên lỉ hàng ngày, chúng ta có thể cảm thấy sự an ủi đến từ Thiên Chúa. Sự an ủi này củng cố đức tin của chúng ta bởi vì nó có nghĩa là chúng ta được hưởng một kinh nghiệm cụ thể về câu trả lời ‘có’ của Thiên Chúa dành cho con người…. Trong Đức Kitô, sự trung tín của tình yêu Ngài đi xa đến nỗi trao ban Con Ngài trên thập giá”.
Đức tin, một món quà nhưng không của Thiên Chúa, được bắt nguồn từ lòng trung tín của Ngài, trong “tiếng ‘có’ của Ngài, là điều dẫn chúng ta đến việc hiểu phải sống cuộc sống của mình thế nào trong khi yêu mến Ngài và yêu thương người lân cận của chúng ta. Toàn bộ lịch sử cứu độ là một mặc khải từ từ vầ sự trung tín của Thiên Chúa, bất chấp sự bất trung và chối từ liên tục của chúng ta".
Trong phạm vi này, ĐTC đã vạch ra rằng cách làm việc của Thiên Chúa rất khác cách làm việc của con người. "Đối diện với sự va chạm trong các mối liên hệ giữa con người, thường ngay cả trong gia đình, chúng ta có khuynh hướng không kiên trì trong tình yêu nhưng không, là điều đòi hỏi sự quyết tâm và sự hy sinh. Tuy nhiên Thiên Chúa không bao giờ mất kiên nhẫn với chúng ta và, trong lòng thương xót bao la của Ngài, luôn đi trước chúng ta và đi ra để gặp chúng ta.... Trên thập giá, Ngài cho chúng ta kích thước của tình yêu của Ngài, một tình yêu không tính toán và vô giới hạn". Tình yêu chung thủy như thế có thể chờ đợi ngay cả những người từ chối nó. Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm con người và mong muốn chào đón họ vào sự hiệp thông của Ngài, để ban cho họ sự viên mãn của sự sống, hy vọng, và bình an.
Lời ‘amen’ của Hội Thánh được ghép vào lời 'có' của Thiên Chúa. Lời ‘amen’ này là câu trả lời của đức tin, mà với nó chúng ta kết thúc những lời cầu nguyện của chúng ta, và nó diễn tả lời thưa ‘vâng’ riêng của chúng ta với sáng kiến của Thiên Chúa. "Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta được mời gọi để thưa ‘vâng’ với Thiên Chúa, để trả lời bằng một tiếng ‘amen’ là một diễn tả về việc gắn bó, trung thành với Ngài bằng tất cả cuộc sống của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được sự trung thành như thế bằng sức riêng của mình, nó không những chỉ là kết quả của những cố gắng hàng ngày của chúng ta, mà nó đến từ Thiên Chúa và được thiết lập trên lời 'vâng' của Đức Kitô.... Chúng ta phải đi vào lời thưa ‘vâng’ của Đức Kitô bằng cách làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, ngõ hầu cùng với Thánh Phaolô, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng không còn là chúng ta đang sống, mà chính Đức Kitô sống trong chúng ta. Như thế, từ ‘amen’ của lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của chúng ta sẽ ôm ấp và biến đổi tất cả cuộc sống của chúng ta.”
Trong lời giải thích của ngài về mối liên hệ này, ĐTC Bênêđictô XVI đã đặt trong tâm vào Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrinthô, trong đó Thánh Tông Đồ viết: "Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Ðức Chúa Giêsu Kitô của chúng ta, là Chúa Cha giàu lòng thương xót, và là Thiên Chúa ban mọi sự nâng đữ ủi an. Ngài luôn an ủi chúng ta trong mọi cơn thử thách, để chúng ta có thể an ủi những người gặp phải bất cứ cơn gian nan khốn khó nào, bằng sự an ủi mà chính chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa".
ĐTC giải thích rằng sự nâng đỡ ủi an không chỉ được hiểu là sự an ủi, nhưng như là một “lời khuyên nhủ đừng để cho mình bị thắng vượt bởi những đau khổ và khó khăn. Chúng ta được mời gọi để trải nghiệm mọi hoàn cảnh trong sự hiệp nhất với Đức Kitô, là Đấng gánh tất cả những đau khổ và tội lỗi của thế gian trên Mình Người để mang lại ánh sáng, hy vọng và ơn cứu đô. Người cho phép chúng ta, đến lượt mình, an ủi những người bị ảnh hưởng bởi bất kỳ thứ đau khổ nào". Sự hiệp nhất sâu xa với Đức Kitô trong cầu nguyện, và long tin tưởng vào sự hiện diện của Người, đưa chúng ta đến việc chia sẻ những đau khổ của anh chị em mình.
ĐTC tiếp tục: "Cuộc đời và cuộc hành trình Kitô giáo của chúng ta thường được đánh dấu bởi những khó khăn, hiểu lầm và đau khổ. Trong một mối liên hệ trung thành với Chúa, trong cầu nguyện liên lỉ hàng ngày, chúng ta có thể cảm thấy sự an ủi đến từ Thiên Chúa. Sự an ủi này củng cố đức tin của chúng ta bởi vì nó có nghĩa là chúng ta được hưởng một kinh nghiệm cụ thể về câu trả lời ‘có’ của Thiên Chúa dành cho con người…. Trong Đức Kitô, sự trung tín của tình yêu Ngài đi xa đến nỗi trao ban Con Ngài trên thập giá”.
Đức tin, một món quà nhưng không của Thiên Chúa, được bắt nguồn từ lòng trung tín của Ngài, trong “tiếng ‘có’ của Ngài, là điều dẫn chúng ta đến việc hiểu phải sống cuộc sống của mình thế nào trong khi yêu mến Ngài và yêu thương người lân cận của chúng ta. Toàn bộ lịch sử cứu độ là một mặc khải từ từ vầ sự trung tín của Thiên Chúa, bất chấp sự bất trung và chối từ liên tục của chúng ta".
Trong phạm vi này, ĐTC đã vạch ra rằng cách làm việc của Thiên Chúa rất khác cách làm việc của con người. "Đối diện với sự va chạm trong các mối liên hệ giữa con người, thường ngay cả trong gia đình, chúng ta có khuynh hướng không kiên trì trong tình yêu nhưng không, là điều đòi hỏi sự quyết tâm và sự hy sinh. Tuy nhiên Thiên Chúa không bao giờ mất kiên nhẫn với chúng ta và, trong lòng thương xót bao la của Ngài, luôn đi trước chúng ta và đi ra để gặp chúng ta.... Trên thập giá, Ngài cho chúng ta kích thước của tình yêu của Ngài, một tình yêu không tính toán và vô giới hạn". Tình yêu chung thủy như thế có thể chờ đợi ngay cả những người từ chối nó. Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm con người và mong muốn chào đón họ vào sự hiệp thông của Ngài, để ban cho họ sự viên mãn của sự sống, hy vọng, và bình an.
Lời ‘amen’ của Hội Thánh được ghép vào lời 'có' của Thiên Chúa. Lời ‘amen’ này là câu trả lời của đức tin, mà với nó chúng ta kết thúc những lời cầu nguyện của chúng ta, và nó diễn tả lời thưa ‘vâng’ riêng của chúng ta với sáng kiến của Thiên Chúa. "Trong lời cầu nguyện của mình, chúng ta được mời gọi để thưa ‘vâng’ với Thiên Chúa, để trả lời bằng một tiếng ‘amen’ là một diễn tả về việc gắn bó, trung thành với Ngài bằng tất cả cuộc sống của chúng ta. Nhưng chúng ta sẽ không bao giờ có thể đạt được sự trung thành như thế bằng sức riêng của mình, nó không những chỉ là kết quả của những cố gắng hàng ngày của chúng ta, mà nó đến từ Thiên Chúa và được thiết lập trên lời 'vâng' của Đức Kitô.... Chúng ta phải đi vào lời thưa ‘vâng’ của Đức Kitô bằng cách làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, ngõ hầu cùng với Thánh Phaolô, chúng ta cũng có thể khẳng định rằng không còn là chúng ta đang sống, mà chính Đức Kitô sống trong chúng ta. Như thế, từ ‘amen’ của lời cầu nguyện cá nhân và cộng đồng của chúng ta sẽ ôm ấp và biến đổi tất cả cuộc sống của chúng ta.”
Top Stories
Pope: ''gratuitous speculation'' on the issue of stolen documents, ''renewed confidence in my staff''
Asia-News
15:47 30/05/2012
In comments at the end of the audience Benedict XVI: an image portrayed of the Holy See, which does not correspond to reality. Despite the difficulties, the Lord does not abandon his Church. In the catechesis, prayer in the Second Letter of St. Paul to the Corinthians. The "dialogue" between the "true cause" of God and the Amen of believers.
Vatican City (AsiaNews) - The Pope is saddened by the events of recent days regarding the documents stolen in the Vatican, surrounding which "totally gratuitous" allegations have been made, painting an image of the Vatican, which does not correspond to reality. It was Benedict XVI himself to say as much, today, in an impromptu speech during which he renewed his confidence in his "closest collaborators". The events of recent days, he said at the end of the general audience, "have brought sadness to my heart, but never obscured my firm conviction that despite trials, difficulties and weaknesses, the Lord does not abandon his Church." " Nevertheless, some entirely gratuitous rumours have multiplied, amplified by some media, which went well beyond the facts, offering a picture of the Holy See that does not correspond to reality." Pope Benedict concluded, saying, "I would like therefore to reiterate my confidence and my encouragement to my staff and to all those who, day in and day out, faithfully and with a spirit of sacrifice, quietly help me in fulfilling my ministry.''
Previously, continuing his catechesis on prayer in the Letters of St. Paul, in front of the 30 thousand people in St. Peter's Square for the general audience, Benedict XVI dwelt on the "dynamics" between the "yes" of God and the Amen of the faithful expressed in the Second Letter to the Corinthians: "a Church which has repeatedly questioned its apostleship and which shows its absolute fidelity to Jesus." The Pope recalled how St. Paul "lived in great tribulation, and endured many difficulties and afflictions, but he never yielded to discouragement, sustained by the grace of our Lord Jesus Christ." "To proclaim Christ he also suffered persecution, he was even locked up in prison, but he always felt inwardly free, animated by the presence of Christ, and eager only to announce the word of the Gospel of hope. From prison he writes to Timothy, his faithful Contributor: "the Word of God is not fettered Therefore I endure all things for those whom God has chosen, that they also obtain the salvation which is in Christ Jesus with eternal glory."
"In the prayer of blessing which introduces the Second Letter to the Corinthians the theme of consolation dominates alongside the theme of the afflictions, not to be construed only as a simple comfort, but also as an encouragement and exhortation not to be overcome by trouble and difficulties. The invitation is to live each situation united to Christ, who took upon himself all the suffering and the sin of the world to bring light, hope and redemption. And so Jesus enables us in turn to console those who are afflicted. Deep union with Christ in prayer, trust in his presence, leads to a willingness to share the sufferings and afflictions of our brothers. "
The short prayer is the encounter between the " faithful and steadfast yes, " of God and personal and communal '"Amen" of the faithful, expressing adhesion and praise it is "an encounter with a living person", that "gives us His consolation amid the storms of life. " Because "in our journey we encounter difficulties, misunderstandings, suffering, but faithful in the relationship with the Lord, constant in daily prayer, we too can feel the comfort that comes from God and this strengthens our faith because it helps us experience in a concrete way the 'yes' man of God in Christ, the faithfulness of his love, to the point of His gifting his Son on the cross. "
"The way God acts - very different from ours - gives us comfort, strength and hope, because God does not withdraw his assent. In the face of conflict in human relationships, even within the family, we often do not persevere in gratuitous love, which costs effort and sacrifice. Instead, God does not tire of us, He never grows tired of being patient with us and with his immense mercy he is always before us, he always comes to encounter us. " "There is no person - concluded the Pope - who is not touched by this faithful love, which is capable of waiting even for those who continue to respond with the " no "of rejection or hardening of the heart. God waits for us, He always seeks us out, He wants to receive us into fellowship with Him and gift each of us fullness of life, hope and peace. "
Vatican City (AsiaNews) - The Pope is saddened by the events of recent days regarding the documents stolen in the Vatican, surrounding which "totally gratuitous" allegations have been made, painting an image of the Vatican, which does not correspond to reality. It was Benedict XVI himself to say as much, today, in an impromptu speech during which he renewed his confidence in his "closest collaborators". The events of recent days, he said at the end of the general audience, "have brought sadness to my heart, but never obscured my firm conviction that despite trials, difficulties and weaknesses, the Lord does not abandon his Church." " Nevertheless, some entirely gratuitous rumours have multiplied, amplified by some media, which went well beyond the facts, offering a picture of the Holy See that does not correspond to reality." Pope Benedict concluded, saying, "I would like therefore to reiterate my confidence and my encouragement to my staff and to all those who, day in and day out, faithfully and with a spirit of sacrifice, quietly help me in fulfilling my ministry.''
Previously, continuing his catechesis on prayer in the Letters of St. Paul, in front of the 30 thousand people in St. Peter's Square for the general audience, Benedict XVI dwelt on the "dynamics" between the "yes" of God and the Amen of the faithful expressed in the Second Letter to the Corinthians: "a Church which has repeatedly questioned its apostleship and which shows its absolute fidelity to Jesus." The Pope recalled how St. Paul "lived in great tribulation, and endured many difficulties and afflictions, but he never yielded to discouragement, sustained by the grace of our Lord Jesus Christ." "To proclaim Christ he also suffered persecution, he was even locked up in prison, but he always felt inwardly free, animated by the presence of Christ, and eager only to announce the word of the Gospel of hope. From prison he writes to Timothy, his faithful Contributor: "the Word of God is not fettered Therefore I endure all things for those whom God has chosen, that they also obtain the salvation which is in Christ Jesus with eternal glory."
"In the prayer of blessing which introduces the Second Letter to the Corinthians the theme of consolation dominates alongside the theme of the afflictions, not to be construed only as a simple comfort, but also as an encouragement and exhortation not to be overcome by trouble and difficulties. The invitation is to live each situation united to Christ, who took upon himself all the suffering and the sin of the world to bring light, hope and redemption. And so Jesus enables us in turn to console those who are afflicted. Deep union with Christ in prayer, trust in his presence, leads to a willingness to share the sufferings and afflictions of our brothers. "
The short prayer is the encounter between the " faithful and steadfast yes, " of God and personal and communal '"Amen" of the faithful, expressing adhesion and praise it is "an encounter with a living person", that "gives us His consolation amid the storms of life. " Because "in our journey we encounter difficulties, misunderstandings, suffering, but faithful in the relationship with the Lord, constant in daily prayer, we too can feel the comfort that comes from God and this strengthens our faith because it helps us experience in a concrete way the 'yes' man of God in Christ, the faithfulness of his love, to the point of His gifting his Son on the cross. "
"The way God acts - very different from ours - gives us comfort, strength and hope, because God does not withdraw his assent. In the face of conflict in human relationships, even within the family, we often do not persevere in gratuitous love, which costs effort and sacrifice. Instead, God does not tire of us, He never grows tired of being patient with us and with his immense mercy he is always before us, he always comes to encounter us. " "There is no person - concluded the Pope - who is not touched by this faithful love, which is capable of waiting even for those who continue to respond with the " no "of rejection or hardening of the heart. God waits for us, He always seeks us out, He wants to receive us into fellowship with Him and gift each of us fullness of life, hope and peace. "
Tin Giáo Hội Việt Nam
Về thăm lại giáo đòan York, Pennsylvania.
Trần Mạnh Trác
03:49 30/05/2012
Năm nay chúng tôi chủ ý sẽ tham dự ngày đại lễ "Mình Máu Thánh Chúa" của giáo đoàn Lebanon, PA tổ chức. Đây là một giáo đoàn người Việt tỵ nạn có thể nói là tí hon, còn nhỏ hơn York nhiều, nhưng lâu đời nhất, vẫn tồn tại từ năm 1975 cho tới nay.
Trong khi chờ đợi ngày đại lễ ở Lebanon, chúng tôi ghé lại giáo đoàn York và may mắn gặp đúng dịp họ ăn mừng lễ Bổn Mạng.
Họ vẫn sống khỏe sống mạnh. Mỗi tháng một lần vẫn có lễ Việt Nam. Mỗi lần lễ là một dịp cộng đoàn gặp gỡ nhau trong tình đồng bào ruột thịt. Họ bỏ nhiều công sức để chuẩn bị cho những ngày lễ, và...các chức sắc thì luôn luôn bỏ công sức đi phục vụ cho anh em.
Xin gửi tới qúi độc giả những hình ảnh sinh họat của giáo đoàn tị nạn nhỏ bé này.
Đại hội Công giáo Việt Nam kỳ thứ 36 tại cộng hòa liên bang Đức
Dân Chúa Âu Châu
07:59 30/05/2012
Thánh lễ khai mạc Đại hội Công giáo Việt Nam kỳ thứ 36 tại cộng hòa liên bang Đức
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Aschaffenburg - Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức với chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” đã được tổ chức vào dịp đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống từ ngày thứ bẩy 26.5 đến ngày thứ hai 28.5.2012, tại trung tâm huấn nghệ và hội trường rộng lớn của thành phố Aschaffenburg, khoảng 40 cây số cách thành phố Frankfurt. Đây là Đại Hội kỳ thứ 36 năm 2012 ghi dấu 37 năm tỵ nạn.
Xem hình ảnh Rước kiệu và Thánh lễ
Xem hình ảnh Văn nghệ
Chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” được ghi bằng chữ đỏ thắm ngay dưới bức tranh chính của Đại Hội treo ở trên lễ đài, sau bàn thờ. Bước vào hội trường, ai ai cũng cảm thấy cuốn hút trước chân dung Lòng Chúa Thương Xót, bên cạnh là hoạ ảnh người cha nhân lành đang ôm đứa con hoang trở về.
Trong bài diễn văn chào mừng và khai mạc Đại Hội kỳ thứ 36, ông Phùng Khải Tuấn, chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức, đã thay mặt toàn Ban Chấp Hành Liên Đoàn và Ban Tổ Chức Đại Hội chào mừng các linh mục trong Tuyên Uý đoàn và toàn thể các tín hữu thuộc10 cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Đức. Ông cũng chào mừng quý linh mục, nam nữ tu sĩ tại Đức và từ các nước khác. Đại hội cùng vui mừng chào đón đông đảo các tham dự viên đến từ các nước khác. Đặc biệt chào mừng cha Phanxicoo Hồ Ngọc Thỉnh, thuyết trình viên chính và chào mừng thầy phó tế Vinh sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn tiên khởi của cộng đồng CGVN tại Đức.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn chào mừng Đại hội CG kỳ thứ 36 của ông chủ tịch Liên Đoàn:
“Hàng năm chúng ta tụ họp về đây, trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong niềm vui mừng ngày đại lễ Kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống Đại Hội Công giáo Việt Nam tại Đức xin chào mừng:
1. Các Cộng đoàn Công giáo vùng Đức Ông Antôn Huỳnh văn Lộ.
2. Các Cộng đoàn giáo xứ các Thánh tử đạo Việt Nam vùng Cha Stephanô Bùi thượng Lưu.
3. Các Cộng đoàn giáo xứ Nữ vương Hòa Bình vùng Cha Thoma Lê thanh Liêm.
4. Các Cộng đoàn vùng Cha Vincentê Trần văn Bằng
5. Các Cộng đoàn vùng Cha Gioan Bosco Nguyễn hữu Thy
6. Cộng đoàn thủ đô Berlin cùng với hai Cha tuyên úy Antôn Đỗ ngọc Hà và Cha Stephan Täubner.
7. Các Cộng đoàn vùng Cha Phaolô Phạm văn Tuấn.
8. Các Cộng đoàn liên giáo phận Münster&Osnabrück vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh.
9. Các Cộng đoàn Cộng đồng Paderborn và Essen vùng Cha Phanxicô Nguyễn ngọc Thủy.
10. Các Cộng đoàn trong Giáo đoàn liên giáo phận vùng cha Đaminh Nguyễn ngọc Long
Qúy vị đã cùng chung tay tổ chức và tham dự ba ngày đại hội mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống tại Aschaffenburg.
Và cùng với toàn thể Đại Hội, chúng con xin chào mừng Đức Ông, qúy Cha Tuyên úy, qúy Cha khách, qúy nam nữ Tu sĩ, qúy Ông Bà Anh Chị Em từ các nước lân bang cũng như qúy Ông Bà Anh Chị Em đã từ quê hương Việt nam cùng đến tham dự với Đại Hội chúng con hôm nay.
Đại Hội chúng con hân hoan chào mừng Cha Phanxicô Hồ ngọc Thỉnh.
Năm nay Cha đến không chỉ cùng chúng con mừng lễ và tham dự đại hội nhưng cha còn chia sẻ và hướng dẫn linh đạo cho Đại hội theo chủ đề: „Lòng Chúa thương xót qua Bí tích Hòa giải“ để chúng con được tìm hiểu và sống tích cực trong mầu nhiệm Bí tích lòng Chúa thương xót. Vì đây chính là nếp sống Đức tin căn bản của người Công giáo Chúa Giêsu Kitô. Cùng với toàn thể Đại hội, chúng con xin chân thành cám ơn Cha.
Chúng ta cùng chào mừng Thầy Vinh Sơn Nguyễn công Trứ,vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh, Thầy là người Việt đầu tiên đã được trao tác vụ phó tế vĩnh viễn. Đây là niềm vinh dự lớn lao cho cộng đồng Công giáo Việt nam tại Đức
Kính thưa Đại hội,
Hàng năm chúng ta tụ họp về đây (trong những ngày lễ này), trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong giây phút này, chúng ta không quên hướng lòng mình về quê hương tổ quốc Việt Nam thân yêu với lòng biết ơn sâu thẳm, cùng lòng thành tâm cầu nguyện cho quê hương đất nước được an bình, cho các tiền nhân đã góp công, góp sức hy sinh dựng nước và bảo vệ tổ quốc: cho mọi người con dân đất Việt luôn có cuộc sống an cư lạc nghiệp ở trong nước cũng như đang sinh sống khắp nơi trên toàn thế giới.
Trong niềm tin tưởng và tín thác vào Thiên chúa, chúng ta cũng nhớ đến và cầu nguyện cho những người không may đã mất trên con đường tìm Tự do, và cho những người đã ra đi trước chúng ta trên xứ lạ quê người.
Xin Ân đức của Đức Chúa Thánh Thần xuống trên Đại Hội, giúp mang lại hoa trái thánh thiện cho ba ngày Đại Hội và đời sống thiêng liêng trong mỗi người chúng ta.
Giờ đây, con xin long trọng khai mạc Đại Hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 36 với chủ đề „LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT QUA BÍ TÍCH HÒA GIẢI“.
Xin chân thành cám ơn Đại Hội. „
Sau lời tuyên bố khai mạc Đại Hội, tất cả hội trường cùng đứng lên cùng với ca đoàn tổng hợp hát vang lên những lời ca bài hát “Lên đền” của dân thánh Chúa xưa, cùng hân hoan trong cuộc gặp gỡ lần thứ 36. Cùng hiệp thông trong niềm vui hội ngộ trong đức tin. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương nhân dịp kỷ niệm 37 năm tha hương. Trong tiếng hát nguyện cầu, đoàn thanh thiếu niên đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức long trọng rước cây nến đại hội, cùng với 7 cây nến và bẩy cờ hiệu biểu tượng cho bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần được đưa lên bàn thờ chính của lễ đài và được treo hai bên lễ đài trong suốt những ngày Đại Hội. Đoàn rước muôn mầu muôn sắc đỏ xanh trắng vàng với cờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cờ Đức Mẹ và cờ Hội Thánh vui mừng tiến vào trong tiếng hát: “Từ muôn phương, ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hoà chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa Cứu Độ ta…“
Tiếp đến, Đức Ông Antôn Huỳnh Văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả quý cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em tín hữu đến từ các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Sau đó Đức Ông hướng toàn thể Đại Hội về chủ đề “Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải “, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh: Lòng Thương Xót của Chúa nhưng không được bỏ qua sự công minh chính trực của Thiên Chúa Tình Thương:
“Kính thưa quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Ông Bà Anh Chị Em,
Con đặc biệt chào mừng Cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh sẽ hướng dẫn đề tài của Ðại Hội và Thầy Vinh Sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn đầu tiên của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tị nạn tại Ðức, được thụ phong phó tế vào tháng 11 năm 2011 để phục vụ giáo phận Münster.
Con chào mừng quý Cha, quý Tu Sĩ đến từ các nước cũng như đang tu học hay hoạt động tại Ðức.
Tôi chào mừng Anh Chị Em đến từ các nước đã không ngại đường xa đến đây sống niềm tin với Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tại Ðức trong những ngày nầy.
Tôi chào mừng Ban Tổ Chức Ðại Hội, Ban Chấp Hành Liên Ðoàn Công Giáo, Ban Tư Vấn, các Ban Ðại Diện Vùng và các Ban Ðại Diện Cộng Ðoàn, các Hội Ðoàn, Anh Chị Chị Em tại Ðức.
Ðại Hội Công Giáo tạo cơ hội cho các cuộc gặp gỡ, đem lại niềm vui cho mọi người, đồng thời bầu khí của Ðại Hội đem lại sức sống, là nguồn lực cho niềm tin, cho đời sống đạo của chúng ta.
"Lòng Chúa thương xót qua bí tích hòa giải", để tài của Ðại Hội có một ý nghĩa đặc biệt, mời gọi mỗi người chúng ta dành một ít suy tư trong những ngày nầy. Khi nói đến lòng Chúa thương xót là mặc nhiên thừa nhận con người có lỗi lầm và thiếu sót.
Thế nhưng ngày nay chúng ta chỉ nghĩ đến lòng Chúa nhân hậu và quên đi công lý của Ngài. Ðây là một thái độ không đúng và có thể nói là vô trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn lao đến tương quan xã hội giữa con người với nhau. Con người ngày nay dễ làm những điều không tốt, bất chính, gây thiệt hại cho người khác, song lại dửng dưng, nhất là khi Chúa chưa muốn tỏ ra sự công minh của Ngài ở đời nầy.
Thiên Chúa của niềm tin chúng ta là Thiên Chúa nhân hậu, đồng thời công bằng. Chúng ta có thể hiểu: nhân hậu mà không công minh có thể đưa tới lạm dụng và bất công. Công minh mà không có lòng thương xót sẽ đưa tới khắc nghiệt, đi ngược lại lòng nhân hậu.
Tôi tin rằng thuyết trình viên của Ðại Hội sẽ khai triển sâu rộng đề tài, giúp chúng ta có được một cái nhìn chính xác, minh bạch về lòng Chúa thương xót, để chúng ta biết sống đạo tốt theo thánh ý Chúa, chứ không theo ý muốn riêng của chúng ta.“
Sau nghi thức khai mạc là thánh lễ khai mạc Đại Hội, lễ vọng Chúa Thánh Thần do cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế cùng với các linh mục tuyên úy và quý cha khách. Tất cả có 16 linh mục hiện diện trong lễ khai mạc Đại Hội. Trong lời chào mừng đầu lễ, cha chủ tế nói lên niềm vui và vinh dự được đến tham dự Đại Hội. Ngài vui mừng được lập lại câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn“ diễn tả niềm vui được tái ngộ cộng đoàn CGVN tại Đức. Trong tâm tình một người con của giáo hội Đức, của cộng đoàn CGVN tại Đức, vì từ hơn 30 năm phục vụ trong giáo xứ Đức trong vai trò quản xứ, bôn ba nhiều nơi trên thế giới, nay trong những thời gian hưu dưỡng, lại có dịp được phục vụ cộng đồng.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã diễn giảng chủ đề: “Chúa Thánh Thần mở cửa vào Lòng Chúa Thương Xót“. Với những câu chuyện dí dỏm, cha đã giúp các tham dự viên mở trí mở lòng đi vào nội dung của chủ đề.
Xin được đăng trọn bài giảng, để các tham dự viên cũng như những người bị ngăn trở không được tham dự đại hội, và tất cả quý độc giả Dân Chúa khắp nơi cùng được dịp chia sẻ và học hỏi bài giảng này (xin mời đọc bài giảng đăng trên trang nhà Danchua.eu:
Sau Thánh Lễ, hàng trăm bạn trẻ đã tụ họp đông đảo cùng với cha Tôma Lê Thanh Liêm và các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức hăng say tham gia sinh hoạt qua sự điều hợp của các anh Tạ anh Dũng và Đào Trọng Anh: cùng nhau hát các bài thánh ca, những lời cầu nguyện, các trò chơi. Các bạn trẻ cũng được hướng dẫn và học hỏi, cùng nhau chia sẻ đề tài đại hội “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ”. Đặc biệt các bạn trẻ cũng dành thời gian nhìn lại cuộc sống, xét mình chuẩn bị tâm hồn và nhiều bạn trẻ đã đến lãnh nhận bí tích hoà giải với 4 linh mục hiện diện: Cha Liêm, cha Lê Phan, cha Hạnh và cha Lưu.
Theo truyền thống của Đại Hội từ mấy năm qua, giờ Chầu Thánh Thể theo chủ đề của Đại Hội và đền tạ Đức Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 95 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima kêu mời giáo hội ăn năn cải thiện đời sống, năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm. Giờ chầu Thánh Thể do cha Đominicô Nguyễn Ngọc Long hướng dẫn với sự cộng tác của hội các bà mẹ Công Giáo.
Năm nay, khu hành lang hội trường được trang trí thành một nhà nguyện, giúp cho các tham dự viên cảm nghiệm rõ ràng bầu khí trang nghiêm. Trung tâm điểm của nguyện đường là “Gian cung thánh” với bàn thờ và nhà tạm để đặt Mình Thánh Chúa, với bức ảnh lớn “Lòng Chúa Thương Xót” và tượng Đức Mẹ Fatima. Ngoài ra còn có hoa nến rực rỡ muôn mầu. Ban tổ chức cũng giúp tăng cường thêm ánh sáng để các tham dự viên có thể hát và cùng đọc các lời kinh nguyện.
Hơn bốn trăm anh chị em đã sốt sắng đến tham dự. Sau khi đặt Mình Thánh Chúa, giáo dân cung kính quỳ gối thờ lậy Chúa qua các bài hát: Lòng Chúa ái tuất, Giêsu chúng con tới đây sấp mình. Xen giữa hai bài hát là những lời nguyện thờ lậy Chúa đang thực sự hiện diện.
Tiếp đến, giáo dân đã sốt sắng lần chuỗi kính Lòng Chúa Thương Xót. Sau đó là kinh cầu chúc tụng Lòng Thương Xót của Chúa. Cùng với 50 chục ngọn nến được thắp sáng trên bàn thờ, tất cả cộng đoàn cung kính thờ lậy và hết lòng khẩn nguyện hiệp thông trong bẩy lời khẩn nguyện kính dâng lên Chúa Thánh Thể:
1. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn đức tin, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng kính mến Chúa của chúng con cho Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội thánh Chúa ở trần gian trong nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho tình yêu Chúa giữa con người.
2. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự bình an, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng biết ơn của chúng con cho cội nguồn đời sống chúng con.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chúc lành cho quê hương tổ quốc Việt Nam chúng con, cho gia đình ông bà cha mẹ, con cháu chúng con.
3. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn niềm hy vọng, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng cậy trông của chúng con cho mọi người khi sống trong thất vọng lo âu, sống trong đau khổ vì chiến tranh loạn lạc nghèo túng.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức trợ giúp an ủi tinh thần đời sống họ đứng vững trước những nghịch cảnh của đời sống.
4. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn mọi linh dược, chữa lành những vết thương tâm hồn cũng như thể xác con người. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến nguyện cầu của cho bản thân hay đau yếu chúng con, cùng cho mọi người đang sống trong đau yếu bệnh tật.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chữa lành những vết thương đau khổ phần hồn cũng như phần thân xác, mà con người chúng con hay mắc vào.
5. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn tình yêu thương. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến tình liên đới cho các gia đình, cho những bạn trẻ thanh niên nam nữ đang sắp sửa lập gia đình.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức soi sáng trợ giúp các cha mẹ trong việc dậy dỗ tạo tào con cái mình, và các bạn trẻ tìm nhận ra con đường tốt giúp ích cho đời sống hôn nhân.
6. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn ơn Kêu Gọi. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng trung thành với ơn kêu gọi cho tất cả mọi người đã nghe tiếng Chúa chọn sống đời tận hiến cho Chúa và Hội Thánh.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức giúp họ sống gìn giữ niềm vui phấn khởi với ơn kêu gọi đã chọn, cùng luôn lấy Chúa làm gia sản đời mình.
7. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự sống, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng than khóc tưởng nhớ cho những người thân yêu của chúng con đã được Chúa gọi trở về đời sau, và tất cả mọi người đã qua đời.
Xin Chúa Thánh Thần thổi hơi sức sống cho họ được cùng sống lại với Chúa Giêsu Kitô trên thiên đàng.
Sau đó, trong giờ hát kinh cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tất cả các tham dự viên, mỗi người dâng lên một đoá hồng tươi, tượng trưng cho đoá hoa lòng, cho tình con thảo, kính dâng Mẹ trong tháng hoa, theo tập tục của giáo hội tại Việt Nam. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Giờ Chầu Thánh Thể được kết thưc với bài hát „Này con là đá“ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bài hát „Đây Nhiệm Tích“ và Phép Lành Mình Thánh.
Kết thúc giờ Chầu Thánh Thể, toàn thể cùng hát bài Sống Gần Mẹ. Sau giờ đền tạ, nhiều người còn ở lại chầu Thánh Thể Chúa cho tới tận đêm khuya. (Xin xem Giờ Chầu Thánh Thể do linh mục Đamonh Nguyễn Ngọc Long soạn và chủ sự đăng trong trang nhà DANCHUA.eu)
Xin đón đọc bản tin Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cao điểm của đại hội CGVN tại Đức và ngày bế mạc Đại Hội. (bản tin của Phước Nam - Dân Chúa Âu Châu)
Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36 Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Cao điểm của Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.
Có lẽ đó là tiếng reo cảm tạ vang vọng trong mọi tâm hồn của hơn bốn ngàn tham dự viên có mặt tại những ngày đại hội hồng phúc này.
Hoa trái phong phú nhất của đại hội là hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. Tất cả các linh mục tuyên úy và quý cha khách về tham dự Đại Hội đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính trong mấy ngày đại hội.
Trước thánh lễ, vào khoảng 9g15 Chúa Nhật 27.5.2012, tại hội trường chính, thay vì giờ thuyết trình về chủ đề Đại Hội như mọi năm, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã chủ sự nghi thức thống hối, chuẩn bị tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải trước đại lễ Chúa Thánh Thần. Cha đã khai triển chủ đề “Đi Trệch Đường Rầy“ để giúp hàng ngàn tham dự viên học hỏi sứ điệp Tình Thương bao la của Thiên Chúa đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina để dẫn dắt các tâm hồn đến tận thẳm sâu của “Lòng Chúa Thương Xót trong Bí Tích Hoà Giải“.
Cha chủ sự đã giải thích ý nghĩa “Hình ảnh của Đấng Cứu Độ nhân từ khi Ngài hiện ra với thánh nữ Faustina trong vinh quang phục sinh. Trong hình ảnh này, Chúa Giêsu đặt tay trái nơi Thánh Tâm Ngài, nơi Máu và Nước vọt ra thành hai tia sáng chữa lành và thương xót dành cho chúng ta. Trong khi đó, Ngài nâng tay phải lên chúc lành, ban bình an, ban Thánh Thần, và tha thứ cho chúng ta, Ngài chúc lành cho chúng ta bằng LTX“
Cha cũng mượn lời của thánh nữ để bắt đầu GiỜ THỐNG HỐI - để giúp những ai muốn dọn mình xưng tội hầu có thể tận hưởng LTX của Chúa trong dịp ĐH này:
"Con hãy viết và hãy nói về LTX của Ta. Hãy nói cho các linh hồn biết rằng họ sẽ tìm thấy sự khuây khỏa ở đâu; đó là ở tòa Thương Xót [Phép Giải Tội]. Ở đó phép lạ cả thể nhất xảy ra và được tái diễn không ngừng. Để lãnh nhận phép lạ này, không cần các cuộc đại hành hương hay cử hành những nghi thức bề ngoài; điều thiết yếu là lấy đức tin mà đến quỳ dưới chân vị đại diện của Cha (LM, cha giải tội) và tỏ lộ cho ngài sự đau đớn của mình, và phép lạ LTX sẽ được biểu lộ đầy đủ. Ôi, đáng thương thay những linh hồn không biết lợi dụng phép lạ Thương Xót này của Thiên Chúa! Các người sẽ kêu cứu vô ích, vì quá trễ!" (Nhật Ký, 1448). Nói cách khác phép giải tội, ơn Hòa Giải là quà tặng của LCTX ban cho các hối nhân.
Sau lễ Nghi Thống Hối, hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. 18 linh mục hiện diện đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính không những trước đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong giờ chầu Thánh Thể buổi chiều mà suốt mấy ngày đại hội, ngay cả chiều thứ bẩy, mấy giờ trước khi khai mạc. Có thể quả quyết không sai lầm rằng hoa trái chính của Đại Hội năm 2012 là ơn hoà giải với Thiên Chúa Tình Thương đã tuôn đổ xuống trên nhiều tâm hồn.
Cao điểm của Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức năm 2012 chính là Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống do linh mục Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế vào 11g15 sáng Chúa Nhật 27.5.2012. Cùng đồng tế có các linh mục tuyên úy, và quý cha khách, tổng cộng 19 linh mục.
Cũng như mọi năm, đông đảo giáo dân từ khắp các cộng đoàn, nhất là các cộng đoàn trong các vùng ở gần địa điểm, đã tụ họp về tham dự thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ước lượng trên bốn ngàn tín hữu, chưa kể các em thiếu nhi chưa rước lễ lần đầu và mấy trăm em thiếu nhi dâng lễ riêng tại một hội trường nhỏ khác với cha Antôn Đỗ Ngọc Hà, cha Lê Phan và cha Gioan Vũ Chí Thiện dòng Phanxicô.
Cộng đoàn đã tích cực dâng lời ca tiếng hát thật sốt sắng. Cũng như năm ngoái, ban tổ chức đã cho in ấn cuốn cẩm nang của Đại Hội dầy 52 trang, gồm các bài hát và kinh nguyện được sử dụng trong các thánh lễ, trong giờ chầu Thánh Thể, giờ đền tạ Thánh Tâm và Mẫu Tâm và trong cuộc đi kiệu, giúp cho các tham dự viên tích cực góp lời kinh tiếng hát thêm phần sốt sắng. Đặc biệt trong trang bìa một có in hình Logo chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót và trong trang bìa hai in lời giới thiệu về chủ đề và mục đích của đại hội. Trang bìa ba giúp giáo dân hiểu ý nghĩ 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần. Trang cuối cẩm nang Đại Hội năm nay dành tóm tắt cuộc đời củaThánh nữ Faustina, thư ký và tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót. Tiếc rằng, có nhiều bài hát, vì sao chép quá mờ nhạt, khiến các tham dự viên không thể đọc được để cùng thông công!
Hàng trăm ca viên trong ca đoàn tổng hợp từ các cộng đoàn trên toàn nước Đức đã hòa vang những bài thánh ca Việt Nam nhiều bè thật long trọng và sốt sắng như bài ca nhập lễ: “Hãy đến ta reo mừng“; đáp ca: “Bài ca hiệp nhất“, dâng của lễ: “Tuổi đời dâng hiến“; ca hiệp lễ: “Ca dao tình Chúa và bài „cho con biết yêu thương“ và bài ca kết lễ: “Bài ca tình yêu“. Phải ghi nhận nơi đây bao công lao vất vả của các ca trưởng, các nhạc công và hàng trăm ca viên đã hy sinh nhiều thời giờ để tổng dượt các bài thánh ca trong những ngày Đại Hội. Nhiều tháng trước, sau khi chọn lựa các bài thánh ca, các ca trưởng đã gửi về các cộng đoàn xin tập dượt trước. Đây cũng phải ghi nhận là hoa trái của Đại Hội, thành quả mục vụ trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức: vì ý thức sự quan trọng của thánh nhạc trong phụng vụ, nên rất nhiều các thành viên già trẻ thuộc đủ lưa tuổi, cả nam lẫn nữ, trong các cộng đoàn địa phương đã hy sinh công ăn việc làm vất vả tại gia đình, phải lái xe hàng bao chục cây số, dấn thân trong các nhiệm vụ là đoàn trưởng, ca trưởng, ca viên, nhạc công, để giúp cộng đoàn sốt sắng dâng lễ cộng đoàn trong các Chúa Nhật và đại lễ quanh năm.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã dựa vào các bài đọc để trình bầy Hồng Ân CHÚA THÁNH THẦN (Xin mời quý vị xem bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần đã đăng trong Website DAN CHUA.EU).
Sau Kinh Tin Kính, cộng đoàn Dân Chúa hiện diện đã dâng 7 lời nguyện giáo dân, theo thứ tự của 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần, nguyện xin Ngài tuôn đổ xuống các tín hữu, các cộng đoàn và toàn thể giáo hội Việt Nam. Tất cả cùng hiệp thông cầu cho quốc thái dân an trong giai đoạn lịch sử vô cùng nguy biến hiện nay. Trong phần dâng của lễ, các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam đã dâng lên Chúa các bó hoa muôn sắc, cùng bánh thánh và rượu thánh.
Sau khi rước lễ, mấy trăm em thiếu nhi đã trở lại hội trường để tham dự phần kết thúc đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với cộng đoàn, sau khi đã hoàn tất dâng lễ riêng dành cho các em thiếu nhi do linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà chủ sự với sự cộng tác của hai cha Lê Phan và cha Chí Thiện. Các em đã hát tặng cộng đoàn bài ca Lòng Thương Xót Chúa đúng với chủ đề Đại Hội. Cả cộng đoàn cùng nhiệt liệt vỗ tay hoan hô khích lệ con cháu của mình, tương lai của cộng đoàn.
Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống kết thúc vào khoảng một giờ trưa trong niềm vui gặp gỡ chia sẻ bữa cơm thanh đạm tại phòng ăn hoặc trên công viên và ngay tại nhà đậu xe. Thời tiết nắng ấm khiến lòng người thêm vui tươi phấn khởi. Các quán ăn bên lề Đại Hội với những tô phở, hủ tiếu, bún, và bát chè đông nghẹt khách chiếu cố thưởng thức...
Sau giờ nghỉ ngơi vào buổi trưa, vào lúc 14g30, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã thuyết trình tiếp đề tài chính LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT. Bí Tích Hòa Giải là Quà Tặng của LCTX. Trước khi thuyết trình, cha Stêphanô Lưu đã giới thiệu vài nét chính về cha Phanxicô Thỉnh: sinh năm 1944 tại Ba Làng, giáo phận Thanh Hoá. Ngài đã học triết học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, sau đó du học bên giáo đô Roma, đậu tiến sĩ văn hoá xã hội. Đã từng cộng tác viên với nguyệt san Dân Chúa qua bút hiệu Cô Đức. Ngài cũng đã được mời thuyết trình trong các đại hội nổi danh của các cộng đông CGVN tại hải ngoại. Ngài cũng là tác giả của nhiều sách. Sau hơn mấy chục năm phục vụ trong nhiệm vụ cha xứ giáo xứ Đức trong giáo phận Bamberg, từ mấy năm qua đã được hưu dưỡng. Nay „ta về ta tắm ao ta“ phục vụ cho đại hội trong tư cách thuyết trình viên chính thức của Đại Hội kỳ thứ 36 với chủ đề: "Lòng Chúa thương Xót“.
Về phía nguyệt san Dân Chúa cũng vui mừng giới thiệu báo Dân Chúa số tháng 5.2012 dành nhiều trang cho chủ đề chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót, nhân dịp kỷ niệm 30 năm nguyệt san Dân Chúa phục vụ các cộng đoàn CGVN tại các nước châu Âu. Đặc biệt giới thiệu cuốn sách bỏ túi ngắn gọn “Mặc khải Lòng Chúa Thương Xót“ do linh mục dòng Chúa Cứu Thế Micae Giuse Nguyễn Trường Luân C.Ss.R. gửi 10.000 cuốn mến tặng Đại hội và các cộng đoàn CGVN tại Đức và các tham dự viên. Ngoài ra ngài còn gửi tặng hàng ngàn tấm ảnh khổ bỏ túi, mặt trước in hình Lòng Chúa Thương Xót, mặt sau in cách thức lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa. Cũng nhân dịp Đại Hội, Dân Chúa cũng mến tặng các tham dự viên và độc giả bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót do họa sĩ Vi Vi hoạ theo bức ảnh mẫu bên Ba Lan, được in theo khổ A4 và A6 (sử dụng chung với sách Phụng Ca III). Bức ảnh này được mến tặng cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại thủ đô London và hiện trưng bầy và được tôn kính trong nhà nguyện của cộng đoàn.
Hoa trái của Chúa Thánh Thần trong đại hội tràn đổ trên khuôn mặt rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, những nụ cười thân ái, hăng say chu toàn công tác làm vệ sinh chung, cùng tập hát với ca đoàn tổng hợp…Không biết bao nhiêu trăm người trong đó có nhiều bạn trẻ và nhiều em thiếu nhi cùng với ông bà cha mẹ đã hy sinh những vui chơi giải trí bên ngoài trời đẹp, để đến hội trường chính tham dự giờ chầu Thánh Thể do Cha Giuse Huỳnh Công Hạnh chủ tọa.
Đại hội năm nay cũng dành cho các tham dự viên và các bạn trẻ yêu chuộng thể thao những cuộc tranh tài trên sân cỏ chung quanh hội trường… và các sinh hoạt thiếu nhi thật sống động vui tươi. Trời đẹp và ấm, nên lôi cuốn nhiều khán giả đến ủng hộ gà nhà. Lễ phát giải thưởng khuyến khích cho đội bóng thắng chung kết cũng đã được diễn ra trong chương trình văn nghệ buổi chiều.
Sau cơm chiều, hàng ngàn khán giả đến tham dự đêm trình diễn văn nghệ "cây nhà lá vườn" đầy tình tự mầu sắc dân tộc và quê hương, với sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi và các em thiếu nhi từ một vài cộng đoàn CGVN tại Đức, đặc biệt các thanh thiếu niên và thiếu nhi của hai cộng đoàn Thánh Gia thủ đô Bá Linh vùng cha Antôn Hà và giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Rottenbủg-Stuttgart vùng cha Stêphanô Lưu.
Buổi văn nghệ được vinh dự đón tiếp Đức Cha phụ tá Matthias Heinrich của tổng giáo phận Berlin đến tham dự. Sự hiện diện của vị khách đặc biệt này là một khích lệ cho chương trình văn nghệ ca vũ nhạc hôm của Đại Hội. Cha Lê Phan đã tháp tùng Đức Cha và đã giúp thông dịch lại nội dung và ý nghĩa chính của các mục trình diễn để Đức Cha có thể hiểu phần nào văn hoá nước Việt.
Sau phần rước quốc kỳ và chào cờ, cũng như phút mặc niệm khai mạc chương trình văn nghệ, LĐCGVN tại Đức đã mời gọi Đại Hội cầu nguyện cho Tổ Quốc và Giáo Hội tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 37 năm tỵ nạn tha hương, ghi dấu Ngày Quốc Hận và Quốc Nạn 30 tháng tư đen. Ban chấp hành Liên Đoàn và một số đại diện các cộng đoàn đã dâng những ngọn nến sáng trước bàn thờ Tổ Quốc, biểu tượng cho lòng Tin Cậy Mến, cùng hiệp thông tha thiết nguyện cầu xin Chúa giải thoát Quê Hương khỏi ách độc tài cộng sản vô thần.
Tất cả hội trường cùng đứng lên và hiệp thông trong lời nguyện và bài ca KINH HOÀ BÌNH của Thánh Phanxicô Assisi. Bài hát nối kết muôn lòng với Giáo Hội Việt Nam ở trong nước hay hải ngoại, cùng hiệp thông kêu xin mọi người ra công phụng sự Chúa trong mọi người, quyết tâm xây dựng hòa bình, tha thứ và nhân ái.
Buổi văn nghệ cũng mở đầu bằng chương trình đặc biệt tưởng niệm và cầu nguyện cho thi sĩ Hàn Mạc Tử nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thi sĩ qua đời (+22.09.1912- 22.09.2012). Di ảnh của thi sĩ đã được trang trọng rước lên sân khấu và sư huynh Hà Đậu Đồng đã trình bầy đôi nét tiểu sử về thân thế và sự nghiệp của thi sĩ tài ba nhưng bạc mệnh vào tuổi xuân xanh 28 vì bệnh phong cùi. Thi sĩ đã để lại cho nền văn học Việt nói chung và văn hoá Công Giáo Việt nói riêng nhiều bài thơ lai láng huyền nhiệm tuôn chảy từ hồn thơ và bút thơ của thi sĩ trong ray rứt của cơn bệnh ngặt nghèo… Sau đó, các linh mục tuyên uý và ban chấp hành Liên Đoàn cùng quý nữ tu đã ký tên lưu niệm chung quanh di ảnh. (Trang Danchua.eu trang trọng giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo” Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử của linh mục Trăng Thập Tự với sự đóng góp của nhiều văn nghệ sĩ Công giáo Việt Nam) (xem số 1 dưới bản tin)
Để cổ võ ơn gọi và mời gọi khán giả biết nghĩ đến giúp đỡ tha nhân và trở thành nhân chứng cho Lòng Chúa Thương Xót trong xã hội hôm nay, các em thiếu nhi Bá Linh và Stuttgart đã hoá trang thành các cha dòng, các ma soeur thuộc đủ mọi dòng, từ Mến Thánh Giá tới Mân Côi, từ Phanxicô tới dòng kín Carmelite, từ Đa Minh đến Ursuline…có em còn đóng vai Giám Mục và một em bé thuộc giáo xứ Stuttgart còn đón vai Giáo Hoàng. Trước bài hát, cha Stêphanô Lưu, cha Tuấn và ông chủ tịch Liên Đoàn Phùng Khải Tuấn đã đốt ba cây nến dâng trên bàn thờ để cùng hiệp thông với các em. Cả hội trường cùng hát và múa theo …
Phải nói hoạt cảnh “Xin hỏi anh là ai” (xem số 2 dưới bản tin ) với sự đóng góp của ba bốn chục thanh thiếu niên và các em thiếu nhi do cộng đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Stuttgart là sôi nổi và hào hứng nhất, đã khiến nhiều khán giả trong hội trường và ngay cả các diễn viên trên sân khấu phải rơi lệ xót thương cho thân phận đau thương khốn cùng của dân tộc và các tôn giáo trong hiện tình đất nước hiện nay dưới ách độc tài đảng trị. Hoạt cảnh diễn lại cảnh đánh đập tàn nhẫn của công an và bộ đội cùng với bọn đầu gấu (cao bồi du đãng được nhà nước thuê mướn để chém giết dân mình) ngăn cấm các cuộc biểu tình của giáo dân tại Thái Hà, của các bạn trẻ biểu tình chống giặc Tầu đang hăm he xâm lăng Biển Đông, của hàng ngàn hàng triệu nông dân bần cố nông đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cấu kết bóc lột…cảnh tàn bạo diễn ra trên sân khấu trong cảnh tăm tối với nền nhạc “anh là ai” của nhạc sĩ trẻ Việt Khang, đã hiên ngang viết lên (dù bị đe doạ bắt bớ tù đầy) để chống đối chế độ tư bản mafia đỏ, đang tâm phá tan tiền đồ của Tổ Quốc và dìm tương lai dân tộc vào họa diệt vong. Tất cả hội trường đều đứng lên chào đốn đại kỳ Cộng Hoà Việt Nam, Cờ Vàng chính nghĩa của dân tộc…và cùng giơ tay hát vang bài ca đầy hùng khí hiên ngang: “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của Tác giả: Cục Chính Huấn (xem số 3 dưới bản tin )
…Chương trình văn nghệ còn được các diễn viên trình diễn các màn vũ thật đặc sắc: Cái đen cù, múa nón…Cũng có nhiều bài đơn ca tiếng Việt, tiếng Anh do nhiều ca sĩ trẻ “cây nhà lá vườn” trình diễn với tất cả tâm hồn và giọng hát thật điêu luyện.
Vào khoảng 10g30 giờ đêm, mấy ngàn bạn trẻ ngồi chật ních trong hội trường trừ trên xuống dưới say sưa theo dõi buổi văn nghệ “show your talent“ do các bạn trẻ đoàn Thanh Niên CGVN tại Đức điều hợp… Chương trình lôi cuốn và hấp dẫn từ đầu đến cuối…nên nhiều bạn trẻ và những người lớn tuổi có tâm hồn trẻ đã hăng say tham gia các thi đua trình diễn cá nhân cũng như đồng đội đến tận một giờ khuya. Đây là sáng kiến của Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức từ sáu năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn nghệ cho các bạn trẻ, giúp các bạn trẻ phát triển tài năng trình diễn về mọi bộ môn, đồng thời giúp các bạn xa lánh các hộp đêm, không thích hợp với tinh thần của Đại Hội.
Xin đón đọc tường trình Lễ Bế Mạc Đại Hội với cuộc cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ. (bản tin Phước Nam của nguyệt san DAN CHUA AU CHAU)
(1) Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:
Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Ngày 22-9-2012 tới đây sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.
Những trì trệ và khó khăn lớn Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa:
– Chữ Quốc ngữ do các thừa sai Công giáo sáng tạo hơn 400 năm qua và giờ đây đã trở nên công cụ cho mọi sinh hoạt thường ngày của dân Việt, thế nhưng trên diễn đàn văn học chỉ có duy nhất một tác giả Công giáo được công chúng biết đến là nhà thơ Hàn Mạc Tử;
– Giới Công giáo bị coi như vắng mặt trên văn đàn vừa do những hoàn cảnh cụ thể bên ngoài, vừa do Giáo hội Việt Nam chưa quan tâm đào tạo;
– Không có các nhà văn, nhà thơ thì cũng không có những người viết kịch bản và làm phim để chuyển tải Tin mừng qua nghệ thuật;
– Những người được ơn cầm bút đã quá ít, rời rạc, lại không được khích lệ cho nên không quan tâm phát triển tài năng;
– “Tiếng Việt là gia tài cha ông để lại cho con cháu luyện tập để chuyển tải Tin Mừng cứu độ cho thiên hạ lại bị bỏ quên hoặc coi thường, trong khi thiên hạ biết tôi luyện và tận dụng tiếng Việt để chuyển đạt các tư tưởng chống Chúa, chống Giáo hội” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, lời tựa bộ sưu tập thơ Có Một Vườn Thơ Đạo);
– “Tình trạng viết văn tiếng Việt của các bạn trẻ ngày nay thật đáng suy nghĩ! Mấy chục năm thời chiến, vừa học vừa nấp bom tránh đạn, thì thước đo trí thức lấy cộng trừ nhân chia làm chính. Hòa bình lập lại, cả thầy lẫn trò bị hút vào vi tính và ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ bị bỏ quên, chẳng còn mấy ai chuyên chăm luyện văn, tập viết” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd). Khả năng viết tiếng Việt của sinh viên học sinh trong nước xuống thấp không tưởng tượng nổi, trở ngại rất lớn cho việc đào tạo các ơn gọi trẻ trong Hội Thánh – nơi tất cả các Giáo phận và các Dòng tu quốc nội. “Trên thương trường và các mặt khác của xã hội, tình trạng yếu kém tiếng Việt chẳng trở ngại gì lắm, nhưng trên cánh đồng của Chúa mà cứ thế, thì người của Chúa lấy đâu văn chương chữ nghĩa mà rao giảng Tin Mừng?” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd).
Bộ sưu tập thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử
Để khơi dậy sinh hoạt sáng tác văn thơ nơi giới Công giáo, từ hơn 20 năm qua, một vài anh em chúng tôi (linh mục và giáo dân) đã tìm liên lạc, gặp gỡ và nối kết những người cầm bút. Chúng tôi đã thực hiện những sưu tập (1) để gom góp những tác phẩm sẵn có và những cuộc thi sáng tác (2) để phát hiện và vun trồng những tài năng mới. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử, là một cột mốc để chúng tôi đúc kết một giai đoạn làm việc với bộ sưu tập thơ Công giáo mang tên CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, gồm 4 quyển:
+ Quyển 1: nói riêng về Hàn Mạc Tử, tập trung vào mảng thơ đạo của nhà thơ
+ Quyển 2: 45 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1912 đến 1940
+ Quyển 3: 51 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1941 đến 1955
+ Quyển 4: 44 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1956 đến 1990
Hiện nay giới văn học vẫn còn ngộ nhận trầm trọng về thơ đạo của Hàn Mạc Tử. Với những bài viết của một số tác giả Công giáo sắp xếp có hệ thống, quyển 1 của bộ sách mong sẽ giúp độc giả có được cái nhìn chính xác và sâu xa hơn, tiếp cận với tinh thần đạo hạnh và cả kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm đáng kinh ngạc của nhà thơ trẻ tuổi.
140 tác giả ở ba quyển sau gồm 03 giám mục, 32 linh mục, 05 tu sĩ, 03 chủng sinh, 59 giáo dân nam, 01 nam cảm tình viên, 25 giáo dân nữ và 12 nữ tu.
Thế nhưng bài toán cộng rất đáng suy nghĩ. 1 + 140 mà kết quả hình như vẫn chỉ mới là = 1. Sau hơn 400 năm cống hiến chữ Quốc ngữ cho Dân tộc, giới Công giáo chỉ mới có được một ngôi sao duy nhất trên nền trời văn học. Ước mong của nhóm biên tập là bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện để sớm xuất hiện những tác giả văn thơ Công giáo sáng giá có chỗ đứng trên diễn đàn văn học nước nhà.
Ghi chú:
(1) Cụ thể là: quyển GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO VIỆT NAM với 40 tác giả (Nxb Thuận Hóa 1998), quyển KINH TRONG SƯƠNG với 15 tác giả (Nxb Phương Đong, 2007) và bộ sách Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO (6 quyển, Nxb Tôn giáo, 2009)
(2) Ngoài hai cuộc thi chung SEN GIỮA LẦY (2010) và NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI (2011), còn có những cuộc thi ở cấp giáo phận tại Qui Nhơn, Phan Thiết và Xuân Lộc. Lm Trăng Thập Tự
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang.
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
Anh Là Ai ?
Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đan tâm, làm tay sai cho tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
(3) “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của tác giả: Cục Chính Huấn
“Một cánh tay đưa lên
Hàng ngàn cánh tay đưa lên
Hàng vạn cánh tay đưa lên
Quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính
Đập phá tan mưu toan, đầu hàng cái quân xâm lăng
Hoà bình phải trong vinh quang
Đền công lao bao máu xương hùng anh
Nào đứng lên bên nhau
Nào cùng sát vai bên nhau
Thề nguyền với vung tay cao
Quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước
Vận nước trong tay ta
Là quyền của quân dân ta
Tình đoàn kết quê hương ta
Chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà
ĐK:
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Quyết không cần hoà bình đen tối
Chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Đánh cho cùng dù mình phải chết
Để mai này về sau con cháu ta sống còn
Vận nước đang vươn lên
Hàng ngàn chiến công chưa quên
Hàng vạn xác quân vong nô
đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân
Thề chớ bao lui chân.
Ngồi cùng với quân xâm lăng
Ta thà chết chớ không hề lui
Quyết không hề phản bội quê hương (2)“
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Aschaffenburg - Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức với chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” đã được tổ chức vào dịp đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống từ ngày thứ bẩy 26.5 đến ngày thứ hai 28.5.2012, tại trung tâm huấn nghệ và hội trường rộng lớn của thành phố Aschaffenburg, khoảng 40 cây số cách thành phố Frankfurt. Đây là Đại Hội kỳ thứ 36 năm 2012 ghi dấu 37 năm tỵ nạn.
Xem hình ảnh Rước kiệu và Thánh lễ
Xem hình ảnh Văn nghệ
Chủ đề: “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ” được ghi bằng chữ đỏ thắm ngay dưới bức tranh chính của Đại Hội treo ở trên lễ đài, sau bàn thờ. Bước vào hội trường, ai ai cũng cảm thấy cuốn hút trước chân dung Lòng Chúa Thương Xót, bên cạnh là hoạ ảnh người cha nhân lành đang ôm đứa con hoang trở về.
Trong bài diễn văn chào mừng và khai mạc Đại Hội kỳ thứ 36, ông Phùng Khải Tuấn, chủ tịch Liên Đoàn CGVN tại Đức, đã thay mặt toàn Ban Chấp Hành Liên Đoàn và Ban Tổ Chức Đại Hội chào mừng các linh mục trong Tuyên Uý đoàn và toàn thể các tín hữu thuộc10 cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Đức. Ông cũng chào mừng quý linh mục, nam nữ tu sĩ tại Đức và từ các nước khác. Đại hội cùng vui mừng chào đón đông đảo các tham dự viên đến từ các nước khác. Đặc biệt chào mừng cha Phanxicoo Hồ Ngọc Thỉnh, thuyết trình viên chính và chào mừng thầy phó tế Vinh sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn tiên khởi của cộng đồng CGVN tại Đức.
Sau đây là nguyên văn bài diễn văn chào mừng Đại hội CG kỳ thứ 36 của ông chủ tịch Liên Đoàn:
“Hàng năm chúng ta tụ họp về đây, trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong niềm vui mừng ngày đại lễ Kính Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống Đại Hội Công giáo Việt Nam tại Đức xin chào mừng:
1. Các Cộng đoàn Công giáo vùng Đức Ông Antôn Huỳnh văn Lộ.
2. Các Cộng đoàn giáo xứ các Thánh tử đạo Việt Nam vùng Cha Stephanô Bùi thượng Lưu.
3. Các Cộng đoàn giáo xứ Nữ vương Hòa Bình vùng Cha Thoma Lê thanh Liêm.
4. Các Cộng đoàn vùng Cha Vincentê Trần văn Bằng
5. Các Cộng đoàn vùng Cha Gioan Bosco Nguyễn hữu Thy
6. Cộng đoàn thủ đô Berlin cùng với hai Cha tuyên úy Antôn Đỗ ngọc Hà và Cha Stephan Täubner.
7. Các Cộng đoàn vùng Cha Phaolô Phạm văn Tuấn.
8. Các Cộng đoàn liên giáo phận Münster&Osnabrück vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh.
9. Các Cộng đoàn Cộng đồng Paderborn và Essen vùng Cha Phanxicô Nguyễn ngọc Thủy.
10. Các Cộng đoàn trong Giáo đoàn liên giáo phận vùng cha Đaminh Nguyễn ngọc Long
Qúy vị đã cùng chung tay tổ chức và tham dự ba ngày đại hội mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống tại Aschaffenburg.
Và cùng với toàn thể Đại Hội, chúng con xin chào mừng Đức Ông, qúy Cha Tuyên úy, qúy Cha khách, qúy nam nữ Tu sĩ, qúy Ông Bà Anh Chị Em từ các nước lân bang cũng như qúy Ông Bà Anh Chị Em đã từ quê hương Việt nam cùng đến tham dự với Đại Hội chúng con hôm nay.
Đại Hội chúng con hân hoan chào mừng Cha Phanxicô Hồ ngọc Thỉnh.
Năm nay Cha đến không chỉ cùng chúng con mừng lễ và tham dự đại hội nhưng cha còn chia sẻ và hướng dẫn linh đạo cho Đại hội theo chủ đề: „Lòng Chúa thương xót qua Bí tích Hòa giải“ để chúng con được tìm hiểu và sống tích cực trong mầu nhiệm Bí tích lòng Chúa thương xót. Vì đây chính là nếp sống Đức tin căn bản của người Công giáo Chúa Giêsu Kitô. Cùng với toàn thể Đại hội, chúng con xin chân thành cám ơn Cha.
Chúng ta cùng chào mừng Thầy Vinh Sơn Nguyễn công Trứ,vùng cha Giuse Huỳnh công Hạnh, Thầy là người Việt đầu tiên đã được trao tác vụ phó tế vĩnh viễn. Đây là niềm vinh dự lớn lao cho cộng đồng Công giáo Việt nam tại Đức
Kính thưa Đại hội,
Hàng năm chúng ta tụ họp về đây (trong những ngày lễ này), trước hết để mừng kính đại lễ Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Và cũng để cùng nhau sống và tuyên xưng niềm tin Công giáo. Sau đó, ba ngày Đại hội cũng là cơ hội thuận tiện cho những gặp gỡ nhau trong tương quan liên đới tình người đồng hương Việt nam ở nước Đức.
Trong giây phút này, chúng ta không quên hướng lòng mình về quê hương tổ quốc Việt Nam thân yêu với lòng biết ơn sâu thẳm, cùng lòng thành tâm cầu nguyện cho quê hương đất nước được an bình, cho các tiền nhân đã góp công, góp sức hy sinh dựng nước và bảo vệ tổ quốc: cho mọi người con dân đất Việt luôn có cuộc sống an cư lạc nghiệp ở trong nước cũng như đang sinh sống khắp nơi trên toàn thế giới.
Trong niềm tin tưởng và tín thác vào Thiên chúa, chúng ta cũng nhớ đến và cầu nguyện cho những người không may đã mất trên con đường tìm Tự do, và cho những người đã ra đi trước chúng ta trên xứ lạ quê người.
Xin Ân đức của Đức Chúa Thánh Thần xuống trên Đại Hội, giúp mang lại hoa trái thánh thiện cho ba ngày Đại Hội và đời sống thiêng liêng trong mỗi người chúng ta.
Giờ đây, con xin long trọng khai mạc Đại Hội Công giáo Việt nam tại Đức kỳ thứ 36 với chủ đề „LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT QUA BÍ TÍCH HÒA GIẢI“.
Xin chân thành cám ơn Đại Hội. „
Sau lời tuyên bố khai mạc Đại Hội, tất cả hội trường cùng đứng lên cùng với ca đoàn tổng hợp hát vang lên những lời ca bài hát “Lên đền” của dân thánh Chúa xưa, cùng hân hoan trong cuộc gặp gỡ lần thứ 36. Cùng hiệp thông trong niềm vui hội ngộ trong đức tin. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Giáo Hội và Quê Hương nhân dịp kỷ niệm 37 năm tha hương. Trong tiếng hát nguyện cầu, đoàn thanh thiếu niên đại diện các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức long trọng rước cây nến đại hội, cùng với 7 cây nến và bẩy cờ hiệu biểu tượng cho bẩy hồng ân của Chúa Thánh Thần được đưa lên bàn thờ chính của lễ đài và được treo hai bên lễ đài trong suốt những ngày Đại Hội. Đoàn rước muôn mầu muôn sắc đỏ xanh trắng vàng với cờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, cờ Đức Mẹ và cờ Hội Thánh vui mừng tiến vào trong tiếng hát: “Từ muôn phương, ta về đây sánh vai lên đường, đường đưa ta đi lên đền Chúa ta. Lòng hân hoan ta hoà chung tiếng hát nhịp nhàng, vui hát mừng danh Chúa Cứu Độ ta…“
Tiếp đến, Đức Ông Antôn Huỳnh Văn Lộ, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam bên cạnh Hội Đồng Giám Mục Đức đã thay mặt cho Hội Đồng Tuyên Uý và tất cả linh mục tu sĩ Việt Nam tại Đức chào mừng Đại Hội cùng tất cả quý cha, quý nam nữ tu sĩ và anh chị em tín hữu đến từ các cộng đoàn, đặc biệt các bạn trẻ và các em thiếu nhi. Sau đó Đức Ông hướng toàn thể Đại Hội về chủ đề “Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải “, đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh: Lòng Thương Xót của Chúa nhưng không được bỏ qua sự công minh chính trực của Thiên Chúa Tình Thương:
“Kính thưa quý Cha, quý Tu Sĩ nam nữ, Ông Bà Anh Chị Em,
Con đặc biệt chào mừng Cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh sẽ hướng dẫn đề tài của Ðại Hội và Thầy Vinh Sơn Nguyễn Công Trứ, phó tế vĩnh viễn đầu tiên của Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tị nạn tại Ðức, được thụ phong phó tế vào tháng 11 năm 2011 để phục vụ giáo phận Münster.
Con chào mừng quý Cha, quý Tu Sĩ đến từ các nước cũng như đang tu học hay hoạt động tại Ðức.
Tôi chào mừng Anh Chị Em đến từ các nước đã không ngại đường xa đến đây sống niềm tin với Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tại Ðức trong những ngày nầy.
Tôi chào mừng Ban Tổ Chức Ðại Hội, Ban Chấp Hành Liên Ðoàn Công Giáo, Ban Tư Vấn, các Ban Ðại Diện Vùng và các Ban Ðại Diện Cộng Ðoàn, các Hội Ðoàn, Anh Chị Chị Em tại Ðức.
Ðại Hội Công Giáo tạo cơ hội cho các cuộc gặp gỡ, đem lại niềm vui cho mọi người, đồng thời bầu khí của Ðại Hội đem lại sức sống, là nguồn lực cho niềm tin, cho đời sống đạo của chúng ta.
"Lòng Chúa thương xót qua bí tích hòa giải", để tài của Ðại Hội có một ý nghĩa đặc biệt, mời gọi mỗi người chúng ta dành một ít suy tư trong những ngày nầy. Khi nói đến lòng Chúa thương xót là mặc nhiên thừa nhận con người có lỗi lầm và thiếu sót.
Thế nhưng ngày nay chúng ta chỉ nghĩ đến lòng Chúa nhân hậu và quên đi công lý của Ngài. Ðây là một thái độ không đúng và có thể nói là vô trách nhiệm, có ảnh hưởng lớn lao đến tương quan xã hội giữa con người với nhau. Con người ngày nay dễ làm những điều không tốt, bất chính, gây thiệt hại cho người khác, song lại dửng dưng, nhất là khi Chúa chưa muốn tỏ ra sự công minh của Ngài ở đời nầy.
Thiên Chúa của niềm tin chúng ta là Thiên Chúa nhân hậu, đồng thời công bằng. Chúng ta có thể hiểu: nhân hậu mà không công minh có thể đưa tới lạm dụng và bất công. Công minh mà không có lòng thương xót sẽ đưa tới khắc nghiệt, đi ngược lại lòng nhân hậu.
Tôi tin rằng thuyết trình viên của Ðại Hội sẽ khai triển sâu rộng đề tài, giúp chúng ta có được một cái nhìn chính xác, minh bạch về lòng Chúa thương xót, để chúng ta biết sống đạo tốt theo thánh ý Chúa, chứ không theo ý muốn riêng của chúng ta.“
Sau nghi thức khai mạc là thánh lễ khai mạc Đại Hội, lễ vọng Chúa Thánh Thần do cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế cùng với các linh mục tuyên úy và quý cha khách. Tất cả có 16 linh mục hiện diện trong lễ khai mạc Đại Hội. Trong lời chào mừng đầu lễ, cha chủ tế nói lên niềm vui và vinh dự được đến tham dự Đại Hội. Ngài vui mừng được lập lại câu ca dao: “Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn“ diễn tả niềm vui được tái ngộ cộng đoàn CGVN tại Đức. Trong tâm tình một người con của giáo hội Đức, của cộng đoàn CGVN tại Đức, vì từ hơn 30 năm phục vụ trong giáo xứ Đức trong vai trò quản xứ, bôn ba nhiều nơi trên thế giới, nay trong những thời gian hưu dưỡng, lại có dịp được phục vụ cộng đồng.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã diễn giảng chủ đề: “Chúa Thánh Thần mở cửa vào Lòng Chúa Thương Xót“. Với những câu chuyện dí dỏm, cha đã giúp các tham dự viên mở trí mở lòng đi vào nội dung của chủ đề.
Xin được đăng trọn bài giảng, để các tham dự viên cũng như những người bị ngăn trở không được tham dự đại hội, và tất cả quý độc giả Dân Chúa khắp nơi cùng được dịp chia sẻ và học hỏi bài giảng này (xin mời đọc bài giảng đăng trên trang nhà Danchua.eu:
Sau Thánh Lễ, hàng trăm bạn trẻ đã tụ họp đông đảo cùng với cha Tôma Lê Thanh Liêm và các huynh trưởng của đoàn Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức hăng say tham gia sinh hoạt qua sự điều hợp của các anh Tạ anh Dũng và Đào Trọng Anh: cùng nhau hát các bài thánh ca, những lời cầu nguyện, các trò chơi. Các bạn trẻ cũng được hướng dẫn và học hỏi, cùng nhau chia sẻ đề tài đại hội “ Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải ”. Đặc biệt các bạn trẻ cũng dành thời gian nhìn lại cuộc sống, xét mình chuẩn bị tâm hồn và nhiều bạn trẻ đã đến lãnh nhận bí tích hoà giải với 4 linh mục hiện diện: Cha Liêm, cha Lê Phan, cha Hạnh và cha Lưu.
Theo truyền thống của Đại Hội từ mấy năm qua, giờ Chầu Thánh Thể theo chủ đề của Đại Hội và đền tạ Đức Mẹ, nhân dịp kỷ niệm 95 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima kêu mời giáo hội ăn năn cải thiện đời sống, năng lần hạt Mân Côi và tôn sùng Mẫu Tâm. Giờ chầu Thánh Thể do cha Đominicô Nguyễn Ngọc Long hướng dẫn với sự cộng tác của hội các bà mẹ Công Giáo.
Năm nay, khu hành lang hội trường được trang trí thành một nhà nguyện, giúp cho các tham dự viên cảm nghiệm rõ ràng bầu khí trang nghiêm. Trung tâm điểm của nguyện đường là “Gian cung thánh” với bàn thờ và nhà tạm để đặt Mình Thánh Chúa, với bức ảnh lớn “Lòng Chúa Thương Xót” và tượng Đức Mẹ Fatima. Ngoài ra còn có hoa nến rực rỡ muôn mầu. Ban tổ chức cũng giúp tăng cường thêm ánh sáng để các tham dự viên có thể hát và cùng đọc các lời kinh nguyện.
Hơn bốn trăm anh chị em đã sốt sắng đến tham dự. Sau khi đặt Mình Thánh Chúa, giáo dân cung kính quỳ gối thờ lậy Chúa qua các bài hát: Lòng Chúa ái tuất, Giêsu chúng con tới đây sấp mình. Xen giữa hai bài hát là những lời nguyện thờ lậy Chúa đang thực sự hiện diện.
Tiếp đến, giáo dân đã sốt sắng lần chuỗi kính Lòng Chúa Thương Xót. Sau đó là kinh cầu chúc tụng Lòng Thương Xót của Chúa. Cùng với 50 chục ngọn nến được thắp sáng trên bàn thờ, tất cả cộng đoàn cung kính thờ lậy và hết lòng khẩn nguyện hiệp thông trong bẩy lời khẩn nguyện kính dâng lên Chúa Thánh Thể:
1. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn đức tin, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng kính mến Chúa của chúng con cho Hội Thánh Chúa ở trần gian.
Xin Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội thánh Chúa ở trần gian trong nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho tình yêu Chúa giữa con người.
2. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự bình an, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng biết ơn của chúng con cho cội nguồn đời sống chúng con.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chúc lành cho quê hương tổ quốc Việt Nam chúng con, cho gia đình ông bà cha mẹ, con cháu chúng con.
3. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn niềm hy vọng, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng cậy trông của chúng con cho mọi người khi sống trong thất vọng lo âu, sống trong đau khổ vì chiến tranh loạn lạc nghèo túng.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức trợ giúp an ủi tinh thần đời sống họ đứng vững trước những nghịch cảnh của đời sống.
4. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn mọi linh dược, chữa lành những vết thương tâm hồn cũng như thể xác con người. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến nguyện cầu của cho bản thân hay đau yếu chúng con, cùng cho mọi người đang sống trong đau yếu bệnh tật.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức chữa lành những vết thương đau khổ phần hồn cũng như phần thân xác, mà con người chúng con hay mắc vào.
5. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn tình yêu thương. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến tình liên đới cho các gia đình, cho những bạn trẻ thanh niên nam nữ đang sắp sửa lập gia đình.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức soi sáng trợ giúp các cha mẹ trong việc dậy dỗ tạo tào con cái mình, và các bạn trẻ tìm nhận ra con đường tốt giúp ích cho đời sống hôn nhân.
6. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn ơn Kêu Gọi. Chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng trung thành với ơn kêu gọi cho tất cả mọi người đã nghe tiếng Chúa chọn sống đời tận hiến cho Chúa và Hội Thánh.
Xin Chúa Thánh Thần ban ân đức giúp họ sống gìn giữ niềm vui phấn khởi với ơn kêu gọi đã chọn, cùng luôn lấy Chúa làm gia sản đời mình.
7. Kính lạy lòng thương xót Chúa là suối nguồn sự sống, chúng con xin dâng những lời kinh tiếng hát chiều hôm nay, cùng với ánh sáng những cây nến lòng than khóc tưởng nhớ cho những người thân yêu của chúng con đã được Chúa gọi trở về đời sau, và tất cả mọi người đã qua đời.
Xin Chúa Thánh Thần thổi hơi sức sống cho họ được cùng sống lại với Chúa Giêsu Kitô trên thiên đàng.
Sau đó, trong giờ hát kinh cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, tất cả các tham dự viên, mỗi người dâng lên một đoá hồng tươi, tượng trưng cho đoá hoa lòng, cho tình con thảo, kính dâng Mẹ trong tháng hoa, theo tập tục của giáo hội tại Việt Nam. Cùng hiệp thông cầu nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam.
Giờ Chầu Thánh Thể được kết thưc với bài hát „Này con là đá“ cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, bài hát „Đây Nhiệm Tích“ và Phép Lành Mình Thánh.
Kết thúc giờ Chầu Thánh Thể, toàn thể cùng hát bài Sống Gần Mẹ. Sau giờ đền tạ, nhiều người còn ở lại chầu Thánh Thể Chúa cho tới tận đêm khuya. (Xin xem Giờ Chầu Thánh Thể do linh mục Đamonh Nguyễn Ngọc Long soạn và chủ sự đăng trong trang nhà DANCHUA.eu)
Xin đón đọc bản tin Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cao điểm của đại hội CGVN tại Đức và ngày bế mạc Đại Hội. (bản tin của Phước Nam - Dân Chúa Âu Châu)
Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36 Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống
Cao điểm của Đại Hội CGVN tại Đức kỳ thứ 36
Chủ đề: Lòng Chúa Thương Xót qua Bí Tích Hòa Giải
Hồng ân Thiên Chúa bao la, muôn đời con sẽ ngợi ca ơn Người.
Có lẽ đó là tiếng reo cảm tạ vang vọng trong mọi tâm hồn của hơn bốn ngàn tham dự viên có mặt tại những ngày đại hội hồng phúc này.
Hoa trái phong phú nhất của đại hội là hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. Tất cả các linh mục tuyên úy và quý cha khách về tham dự Đại Hội đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính trong mấy ngày đại hội.
Trước thánh lễ, vào khoảng 9g15 Chúa Nhật 27.5.2012, tại hội trường chính, thay vì giờ thuyết trình về chủ đề Đại Hội như mọi năm, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã chủ sự nghi thức thống hối, chuẩn bị tín hữu lãnh nhận bí tích Hòa Giải trước đại lễ Chúa Thánh Thần. Cha đã khai triển chủ đề “Đi Trệch Đường Rầy“ để giúp hàng ngàn tham dự viên học hỏi sứ điệp Tình Thương bao la của Thiên Chúa đã mặc khải cho Thánh nữ Faustina để dẫn dắt các tâm hồn đến tận thẳm sâu của “Lòng Chúa Thương Xót trong Bí Tích Hoà Giải“.
Cha chủ sự đã giải thích ý nghĩa “Hình ảnh của Đấng Cứu Độ nhân từ khi Ngài hiện ra với thánh nữ Faustina trong vinh quang phục sinh. Trong hình ảnh này, Chúa Giêsu đặt tay trái nơi Thánh Tâm Ngài, nơi Máu và Nước vọt ra thành hai tia sáng chữa lành và thương xót dành cho chúng ta. Trong khi đó, Ngài nâng tay phải lên chúc lành, ban bình an, ban Thánh Thần, và tha thứ cho chúng ta, Ngài chúc lành cho chúng ta bằng LTX“
Cha cũng mượn lời của thánh nữ để bắt đầu GiỜ THỐNG HỐI - để giúp những ai muốn dọn mình xưng tội hầu có thể tận hưởng LTX của Chúa trong dịp ĐH này:
"Con hãy viết và hãy nói về LTX của Ta. Hãy nói cho các linh hồn biết rằng họ sẽ tìm thấy sự khuây khỏa ở đâu; đó là ở tòa Thương Xót [Phép Giải Tội]. Ở đó phép lạ cả thể nhất xảy ra và được tái diễn không ngừng. Để lãnh nhận phép lạ này, không cần các cuộc đại hành hương hay cử hành những nghi thức bề ngoài; điều thiết yếu là lấy đức tin mà đến quỳ dưới chân vị đại diện của Cha (LM, cha giải tội) và tỏ lộ cho ngài sự đau đớn của mình, và phép lạ LTX sẽ được biểu lộ đầy đủ. Ôi, đáng thương thay những linh hồn không biết lợi dụng phép lạ Thương Xót này của Thiên Chúa! Các người sẽ kêu cứu vô ích, vì quá trễ!" (Nhật Ký, 1448). Nói cách khác phép giải tội, ơn Hòa Giải là quà tặng của LCTX ban cho các hối nhân.
Sau lễ Nghi Thống Hối, hàng ngàn tham dự viên già trẻ đã sốt sắng dìm mình vào biển cả của Lòng Thương Xót hải hà của Chúa qua bí tích Hòa Giải. 18 linh mục hiện diện đã sẵn sàng đón tiếp các hối nhân chung quanh hội trường chính không những trước đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, trong giờ chầu Thánh Thể buổi chiều mà suốt mấy ngày đại hội, ngay cả chiều thứ bẩy, mấy giờ trước khi khai mạc. Có thể quả quyết không sai lầm rằng hoa trái chính của Đại Hội năm 2012 là ơn hoà giải với Thiên Chúa Tình Thương đã tuôn đổ xuống trên nhiều tâm hồn.
Cao điểm của Đại Hội CGVN kỳ thứ 36 tại Đức năm 2012 chính là Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống do linh mục Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh chủ tế vào 11g15 sáng Chúa Nhật 27.5.2012. Cùng đồng tế có các linh mục tuyên úy, và quý cha khách, tổng cộng 19 linh mục.
Cũng như mọi năm, đông đảo giáo dân từ khắp các cộng đoàn, nhất là các cộng đoàn trong các vùng ở gần địa điểm, đã tụ họp về tham dự thánh lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ước lượng trên bốn ngàn tín hữu, chưa kể các em thiếu nhi chưa rước lễ lần đầu và mấy trăm em thiếu nhi dâng lễ riêng tại một hội trường nhỏ khác với cha Antôn Đỗ Ngọc Hà, cha Lê Phan và cha Gioan Vũ Chí Thiện dòng Phanxicô.
Cộng đoàn đã tích cực dâng lời ca tiếng hát thật sốt sắng. Cũng như năm ngoái, ban tổ chức đã cho in ấn cuốn cẩm nang của Đại Hội dầy 52 trang, gồm các bài hát và kinh nguyện được sử dụng trong các thánh lễ, trong giờ chầu Thánh Thể, giờ đền tạ Thánh Tâm và Mẫu Tâm và trong cuộc đi kiệu, giúp cho các tham dự viên tích cực góp lời kinh tiếng hát thêm phần sốt sắng. Đặc biệt trong trang bìa một có in hình Logo chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót và trong trang bìa hai in lời giới thiệu về chủ đề và mục đích của đại hội. Trang bìa ba giúp giáo dân hiểu ý nghĩ 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần. Trang cuối cẩm nang Đại Hội năm nay dành tóm tắt cuộc đời củaThánh nữ Faustina, thư ký và tông đồ của Lòng Chúa Thương Xót. Tiếc rằng, có nhiều bài hát, vì sao chép quá mờ nhạt, khiến các tham dự viên không thể đọc được để cùng thông công!
Hàng trăm ca viên trong ca đoàn tổng hợp từ các cộng đoàn trên toàn nước Đức đã hòa vang những bài thánh ca Việt Nam nhiều bè thật long trọng và sốt sắng như bài ca nhập lễ: “Hãy đến ta reo mừng“; đáp ca: “Bài ca hiệp nhất“, dâng của lễ: “Tuổi đời dâng hiến“; ca hiệp lễ: “Ca dao tình Chúa và bài „cho con biết yêu thương“ và bài ca kết lễ: “Bài ca tình yêu“. Phải ghi nhận nơi đây bao công lao vất vả của các ca trưởng, các nhạc công và hàng trăm ca viên đã hy sinh nhiều thời giờ để tổng dượt các bài thánh ca trong những ngày Đại Hội. Nhiều tháng trước, sau khi chọn lựa các bài thánh ca, các ca trưởng đã gửi về các cộng đoàn xin tập dượt trước. Đây cũng phải ghi nhận là hoa trái của Đại Hội, thành quả mục vụ trong các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức: vì ý thức sự quan trọng của thánh nhạc trong phụng vụ, nên rất nhiều các thành viên già trẻ thuộc đủ lưa tuổi, cả nam lẫn nữ, trong các cộng đoàn địa phương đã hy sinh công ăn việc làm vất vả tại gia đình, phải lái xe hàng bao chục cây số, dấn thân trong các nhiệm vụ là đoàn trưởng, ca trưởng, ca viên, nhạc công, để giúp cộng đoàn sốt sắng dâng lễ cộng đoàn trong các Chúa Nhật và đại lễ quanh năm.
Trong bài giảng, cha chủ tế đã dựa vào các bài đọc để trình bầy Hồng Ân CHÚA THÁNH THẦN (Xin mời quý vị xem bài giảng Lễ Chúa Thánh Thần đã đăng trong Website DAN CHUA.EU).
Sau Kinh Tin Kính, cộng đoàn Dân Chúa hiện diện đã dâng 7 lời nguyện giáo dân, theo thứ tự của 7 hồng ân của Chúa Thánh Thần, nguyện xin Ngài tuôn đổ xuống các tín hữu, các cộng đoàn và toàn thể giáo hội Việt Nam. Tất cả cùng hiệp thông cầu cho quốc thái dân an trong giai đoạn lịch sử vô cùng nguy biến hiện nay. Trong phần dâng của lễ, các thiếu nữ duyên dáng trong tà áo dài Việt Nam đã dâng lên Chúa các bó hoa muôn sắc, cùng bánh thánh và rượu thánh.
Sau khi rước lễ, mấy trăm em thiếu nhi đã trở lại hội trường để tham dự phần kết thúc đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống với cộng đoàn, sau khi đã hoàn tất dâng lễ riêng dành cho các em thiếu nhi do linh mục Antôn Đỗ Ngọc Hà chủ sự với sự cộng tác của hai cha Lê Phan và cha Chí Thiện. Các em đã hát tặng cộng đoàn bài ca Lòng Thương Xót Chúa đúng với chủ đề Đại Hội. Cả cộng đoàn cùng nhiệt liệt vỗ tay hoan hô khích lệ con cháu của mình, tương lai của cộng đoàn.
Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống kết thúc vào khoảng một giờ trưa trong niềm vui gặp gỡ chia sẻ bữa cơm thanh đạm tại phòng ăn hoặc trên công viên và ngay tại nhà đậu xe. Thời tiết nắng ấm khiến lòng người thêm vui tươi phấn khởi. Các quán ăn bên lề Đại Hội với những tô phở, hủ tiếu, bún, và bát chè đông nghẹt khách chiếu cố thưởng thức...
Sau giờ nghỉ ngơi vào buổi trưa, vào lúc 14g30, cha Phanxicô Hồ Ngọc Thỉnh đã thuyết trình tiếp đề tài chính LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT. Bí Tích Hòa Giải là Quà Tặng của LCTX. Trước khi thuyết trình, cha Stêphanô Lưu đã giới thiệu vài nét chính về cha Phanxicô Thỉnh: sinh năm 1944 tại Ba Làng, giáo phận Thanh Hoá. Ngài đã học triết học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X Đà Lạt, sau đó du học bên giáo đô Roma, đậu tiến sĩ văn hoá xã hội. Đã từng cộng tác viên với nguyệt san Dân Chúa qua bút hiệu Cô Đức. Ngài cũng đã được mời thuyết trình trong các đại hội nổi danh của các cộng đông CGVN tại hải ngoại. Ngài cũng là tác giả của nhiều sách. Sau hơn mấy chục năm phục vụ trong nhiệm vụ cha xứ giáo xứ Đức trong giáo phận Bamberg, từ mấy năm qua đã được hưu dưỡng. Nay „ta về ta tắm ao ta“ phục vụ cho đại hội trong tư cách thuyết trình viên chính thức của Đại Hội kỳ thứ 36 với chủ đề: "Lòng Chúa thương Xót“.
Về phía nguyệt san Dân Chúa cũng vui mừng giới thiệu báo Dân Chúa số tháng 5.2012 dành nhiều trang cho chủ đề chính của Đại Hội: Lòng Chúa Thương Xót, nhân dịp kỷ niệm 30 năm nguyệt san Dân Chúa phục vụ các cộng đoàn CGVN tại các nước châu Âu. Đặc biệt giới thiệu cuốn sách bỏ túi ngắn gọn “Mặc khải Lòng Chúa Thương Xót“ do linh mục dòng Chúa Cứu Thế Micae Giuse Nguyễn Trường Luân C.Ss.R. gửi 10.000 cuốn mến tặng Đại hội và các cộng đoàn CGVN tại Đức và các tham dự viên. Ngoài ra ngài còn gửi tặng hàng ngàn tấm ảnh khổ bỏ túi, mặt trước in hình Lòng Chúa Thương Xót, mặt sau in cách thức lần chuỗi Lòng Thương Xót Chúa. Cũng nhân dịp Đại Hội, Dân Chúa cũng mến tặng các tham dự viên và độc giả bức ảnh Lòng Chúa Thương Xót do họa sĩ Vi Vi hoạ theo bức ảnh mẫu bên Ba Lan, được in theo khổ A4 và A6 (sử dụng chung với sách Phụng Ca III). Bức ảnh này được mến tặng cho cộng đồng Công Giáo Việt Nam tại thủ đô London và hiện trưng bầy và được tôn kính trong nhà nguyện của cộng đoàn.
Hoa trái của Chúa Thánh Thần trong đại hội tràn đổ trên khuôn mặt rạng rỡ, tay bắt mặt mừng, những nụ cười thân ái, hăng say chu toàn công tác làm vệ sinh chung, cùng tập hát với ca đoàn tổng hợp…Không biết bao nhiêu trăm người trong đó có nhiều bạn trẻ và nhiều em thiếu nhi cùng với ông bà cha mẹ đã hy sinh những vui chơi giải trí bên ngoài trời đẹp, để đến hội trường chính tham dự giờ chầu Thánh Thể do Cha Giuse Huỳnh Công Hạnh chủ tọa.
Đại hội năm nay cũng dành cho các tham dự viên và các bạn trẻ yêu chuộng thể thao những cuộc tranh tài trên sân cỏ chung quanh hội trường… và các sinh hoạt thiếu nhi thật sống động vui tươi. Trời đẹp và ấm, nên lôi cuốn nhiều khán giả đến ủng hộ gà nhà. Lễ phát giải thưởng khuyến khích cho đội bóng thắng chung kết cũng đã được diễn ra trong chương trình văn nghệ buổi chiều.
Sau cơm chiều, hàng ngàn khán giả đến tham dự đêm trình diễn văn nghệ "cây nhà lá vườn" đầy tình tự mầu sắc dân tộc và quê hương, với sự đóng góp của nhiều nghệ sĩ trẻ tuổi và các em thiếu nhi từ một vài cộng đoàn CGVN tại Đức, đặc biệt các thanh thiếu niên và thiếu nhi của hai cộng đoàn Thánh Gia thủ đô Bá Linh vùng cha Antôn Hà và giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thuộc giáo phận Rottenbủg-Stuttgart vùng cha Stêphanô Lưu.
Buổi văn nghệ được vinh dự đón tiếp Đức Cha phụ tá Matthias Heinrich của tổng giáo phận Berlin đến tham dự. Sự hiện diện của vị khách đặc biệt này là một khích lệ cho chương trình văn nghệ ca vũ nhạc hôm của Đại Hội. Cha Lê Phan đã tháp tùng Đức Cha và đã giúp thông dịch lại nội dung và ý nghĩa chính của các mục trình diễn để Đức Cha có thể hiểu phần nào văn hoá nước Việt.
Sau phần rước quốc kỳ và chào cờ, cũng như phút mặc niệm khai mạc chương trình văn nghệ, LĐCGVN tại Đức đã mời gọi Đại Hội cầu nguyện cho Tổ Quốc và Giáo Hội tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 37 năm tỵ nạn tha hương, ghi dấu Ngày Quốc Hận và Quốc Nạn 30 tháng tư đen. Ban chấp hành Liên Đoàn và một số đại diện các cộng đoàn đã dâng những ngọn nến sáng trước bàn thờ Tổ Quốc, biểu tượng cho lòng Tin Cậy Mến, cùng hiệp thông tha thiết nguyện cầu xin Chúa giải thoát Quê Hương khỏi ách độc tài cộng sản vô thần.
Tất cả hội trường cùng đứng lên và hiệp thông trong lời nguyện và bài ca KINH HOÀ BÌNH của Thánh Phanxicô Assisi. Bài hát nối kết muôn lòng với Giáo Hội Việt Nam ở trong nước hay hải ngoại, cùng hiệp thông kêu xin mọi người ra công phụng sự Chúa trong mọi người, quyết tâm xây dựng hòa bình, tha thứ và nhân ái.
Buổi văn nghệ cũng mở đầu bằng chương trình đặc biệt tưởng niệm và cầu nguyện cho thi sĩ Hàn Mạc Tử nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thi sĩ qua đời (+22.09.1912- 22.09.2012). Di ảnh của thi sĩ đã được trang trọng rước lên sân khấu và sư huynh Hà Đậu Đồng đã trình bầy đôi nét tiểu sử về thân thế và sự nghiệp của thi sĩ tài ba nhưng bạc mệnh vào tuổi xuân xanh 28 vì bệnh phong cùi. Thi sĩ đã để lại cho nền văn học Việt nói chung và văn hoá Công Giáo Việt nói riêng nhiều bài thơ lai láng huyền nhiệm tuôn chảy từ hồn thơ và bút thơ của thi sĩ trong ray rứt của cơn bệnh ngặt nghèo… Sau đó, các linh mục tuyên uý và ban chấp hành Liên Đoàn cùng quý nữ tu đã ký tên lưu niệm chung quanh di ảnh. (Trang Danchua.eu trang trọng giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo” Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử của linh mục Trăng Thập Tự với sự đóng góp của nhiều văn nghệ sĩ Công giáo Việt Nam) (xem số 1 dưới bản tin)
Để cổ võ ơn gọi và mời gọi khán giả biết nghĩ đến giúp đỡ tha nhân và trở thành nhân chứng cho Lòng Chúa Thương Xót trong xã hội hôm nay, các em thiếu nhi Bá Linh và Stuttgart đã hoá trang thành các cha dòng, các ma soeur thuộc đủ mọi dòng, từ Mến Thánh Giá tới Mân Côi, từ Phanxicô tới dòng kín Carmelite, từ Đa Minh đến Ursuline…có em còn đóng vai Giám Mục và một em bé thuộc giáo xứ Stuttgart còn đón vai Giáo Hoàng. Trước bài hát, cha Stêphanô Lưu, cha Tuấn và ông chủ tịch Liên Đoàn Phùng Khải Tuấn đã đốt ba cây nến dâng trên bàn thờ để cùng hiệp thông với các em. Cả hội trường cùng hát và múa theo …
Phải nói hoạt cảnh “Xin hỏi anh là ai” (xem số 2 dưới bản tin ) với sự đóng góp của ba bốn chục thanh thiếu niên và các em thiếu nhi do cộng đoàn Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Stuttgart là sôi nổi và hào hứng nhất, đã khiến nhiều khán giả trong hội trường và ngay cả các diễn viên trên sân khấu phải rơi lệ xót thương cho thân phận đau thương khốn cùng của dân tộc và các tôn giáo trong hiện tình đất nước hiện nay dưới ách độc tài đảng trị. Hoạt cảnh diễn lại cảnh đánh đập tàn nhẫn của công an và bộ đội cùng với bọn đầu gấu (cao bồi du đãng được nhà nước thuê mướn để chém giết dân mình) ngăn cấm các cuộc biểu tình của giáo dân tại Thái Hà, của các bạn trẻ biểu tình chống giặc Tầu đang hăm he xâm lăng Biển Đông, của hàng ngàn hàng triệu nông dân bần cố nông đang bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cấu kết bóc lột…cảnh tàn bạo diễn ra trên sân khấu trong cảnh tăm tối với nền nhạc “anh là ai” của nhạc sĩ trẻ Việt Khang, đã hiên ngang viết lên (dù bị đe doạ bắt bớ tù đầy) để chống đối chế độ tư bản mafia đỏ, đang tâm phá tan tiền đồ của Tổ Quốc và dìm tương lai dân tộc vào họa diệt vong. Tất cả hội trường đều đứng lên chào đốn đại kỳ Cộng Hoà Việt Nam, Cờ Vàng chính nghĩa của dân tộc…và cùng giơ tay hát vang bài ca đầy hùng khí hiên ngang: “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của Tác giả: Cục Chính Huấn (xem số 3 dưới bản tin )
…Chương trình văn nghệ còn được các diễn viên trình diễn các màn vũ thật đặc sắc: Cái đen cù, múa nón…Cũng có nhiều bài đơn ca tiếng Việt, tiếng Anh do nhiều ca sĩ trẻ “cây nhà lá vườn” trình diễn với tất cả tâm hồn và giọng hát thật điêu luyện.
Vào khoảng 10g30 giờ đêm, mấy ngàn bạn trẻ ngồi chật ních trong hội trường trừ trên xuống dưới say sưa theo dõi buổi văn nghệ “show your talent“ do các bạn trẻ đoàn Thanh Niên CGVN tại Đức điều hợp… Chương trình lôi cuốn và hấp dẫn từ đầu đến cuối…nên nhiều bạn trẻ và những người lớn tuổi có tâm hồn trẻ đã hăng say tham gia các thi đua trình diễn cá nhân cũng như đồng đội đến tận một giờ khuya. Đây là sáng kiến của Thanh Niên Công Giáo Việt Nam tại Đức từ sáu năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn nghệ cho các bạn trẻ, giúp các bạn trẻ phát triển tài năng trình diễn về mọi bộ môn, đồng thời giúp các bạn xa lánh các hộp đêm, không thích hợp với tinh thần của Đại Hội.
Xin đón đọc tường trình Lễ Bế Mạc Đại Hội với cuộc cung nghinh rước kiệu Đức Mẹ. (bản tin Phước Nam của nguyệt san DAN CHUA AU CHAU)
(1) Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử:
Giới thiệu Bộ Sưu tập Thơ Công giáo “Có một Vườn thơ Đạo”
Ngày 22-9-2012 tới đây sẽ là kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử. Đây là một niềm vui cho giới Công giáo vì nhà thơ được công chúng biết đến rộng rãi nhất và được thương mến nhiều nhất này là một tín hữu Công giáo trẻ, chết lúc mới 28 tuổi. Sự kiện này đồng thời cũng khiến chúng ta nhớ đến những khó khăn rất lớn mà Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa.
Những trì trệ và khó khăn lớn Giáo hội Công giáo Việt Nam đang gặp phải trên lãnh vực văn hóa:
– Chữ Quốc ngữ do các thừa sai Công giáo sáng tạo hơn 400 năm qua và giờ đây đã trở nên công cụ cho mọi sinh hoạt thường ngày của dân Việt, thế nhưng trên diễn đàn văn học chỉ có duy nhất một tác giả Công giáo được công chúng biết đến là nhà thơ Hàn Mạc Tử;
– Giới Công giáo bị coi như vắng mặt trên văn đàn vừa do những hoàn cảnh cụ thể bên ngoài, vừa do Giáo hội Việt Nam chưa quan tâm đào tạo;
– Không có các nhà văn, nhà thơ thì cũng không có những người viết kịch bản và làm phim để chuyển tải Tin mừng qua nghệ thuật;
– Những người được ơn cầm bút đã quá ít, rời rạc, lại không được khích lệ cho nên không quan tâm phát triển tài năng;
– “Tiếng Việt là gia tài cha ông để lại cho con cháu luyện tập để chuyển tải Tin Mừng cứu độ cho thiên hạ lại bị bỏ quên hoặc coi thường, trong khi thiên hạ biết tôi luyện và tận dụng tiếng Việt để chuyển đạt các tư tưởng chống Chúa, chống Giáo hội” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, lời tựa bộ sưu tập thơ Có Một Vườn Thơ Đạo);
– “Tình trạng viết văn tiếng Việt của các bạn trẻ ngày nay thật đáng suy nghĩ! Mấy chục năm thời chiến, vừa học vừa nấp bom tránh đạn, thì thước đo trí thức lấy cộng trừ nhân chia làm chính. Hòa bình lập lại, cả thầy lẫn trò bị hút vào vi tính và ngoại ngữ, tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ bị bỏ quên, chẳng còn mấy ai chuyên chăm luyện văn, tập viết” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd). Khả năng viết tiếng Việt của sinh viên học sinh trong nước xuống thấp không tưởng tượng nổi, trở ngại rất lớn cho việc đào tạo các ơn gọi trẻ trong Hội Thánh – nơi tất cả các Giáo phận và các Dòng tu quốc nội. “Trên thương trường và các mặt khác của xã hội, tình trạng yếu kém tiếng Việt chẳng trở ngại gì lắm, nhưng trên cánh đồng của Chúa mà cứ thế, thì người của Chúa lấy đâu văn chương chữ nghĩa mà rao giảng Tin Mừng?” (ĐGM Micae Hoàng Đức Oanh, sđd).
Bộ sưu tập thơ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử
Để khơi dậy sinh hoạt sáng tác văn thơ nơi giới Công giáo, từ hơn 20 năm qua, một vài anh em chúng tôi (linh mục và giáo dân) đã tìm liên lạc, gặp gỡ và nối kết những người cầm bút. Chúng tôi đã thực hiện những sưu tập (1) để gom góp những tác phẩm sẵn có và những cuộc thi sáng tác (2) để phát hiện và vun trồng những tài năng mới. Dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hàn Mạc Tử, là một cột mốc để chúng tôi đúc kết một giai đoạn làm việc với bộ sưu tập thơ Công giáo mang tên CÓ MỘT VƯỜN THƠ ĐẠO, gồm 4 quyển:
+ Quyển 1: nói riêng về Hàn Mạc Tử, tập trung vào mảng thơ đạo của nhà thơ
+ Quyển 2: 45 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1912 đến 1940
+ Quyển 3: 51 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1941 đến 1955
+ Quyển 4: 44 tác giả thơ Công giáo, có năm sinh từ 1956 đến 1990
Hiện nay giới văn học vẫn còn ngộ nhận trầm trọng về thơ đạo của Hàn Mạc Tử. Với những bài viết của một số tác giả Công giáo sắp xếp có hệ thống, quyển 1 của bộ sách mong sẽ giúp độc giả có được cái nhìn chính xác và sâu xa hơn, tiếp cận với tinh thần đạo hạnh và cả kinh nghiệm tâm linh sâu thẳm đáng kinh ngạc của nhà thơ trẻ tuổi.
140 tác giả ở ba quyển sau gồm 03 giám mục, 32 linh mục, 05 tu sĩ, 03 chủng sinh, 59 giáo dân nam, 01 nam cảm tình viên, 25 giáo dân nữ và 12 nữ tu.
Thế nhưng bài toán cộng rất đáng suy nghĩ. 1 + 140 mà kết quả hình như vẫn chỉ mới là = 1. Sau hơn 400 năm cống hiến chữ Quốc ngữ cho Dân tộc, giới Công giáo chỉ mới có được một ngôi sao duy nhất trên nền trời văn học. Ước mong của nhóm biên tập là bộ sưu tập sẽ tạo điều kiện để sớm xuất hiện những tác giả văn thơ Công giáo sáng giá có chỗ đứng trên diễn đàn văn học nước nhà.
Ghi chú:
(1) Cụ thể là: quyển GÓP NHẶT THƠ CÔNG GIÁO VIỆT NAM với 40 tác giả (Nxb Thuận Hóa 1998), quyển KINH TRONG SƯƠNG với 15 tác giả (Nxb Phương Đong, 2007) và bộ sách Ở THƯỢNG NGUỒN THI CA CÔNG GIÁO (6 quyển, Nxb Tôn giáo, 2009)
(2) Ngoài hai cuộc thi chung SEN GIỮA LẦY (2010) và NHÁNH HUỆ NƯỚC TRỜI (2011), còn có những cuộc thi ở cấp giáo phận tại Qui Nhơn, Phan Thiết và Xuân Lộc. Lm Trăng Thập Tự
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang.
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
(2) Nhạc Phẩm Anh Là Ai ? sáng tác Việt Khang
Xin kính gửi đến quý vị Nhạc Phẩm ANH LÀ AI? do nhạc sĩ Việt Khang sáng tác. Anh Việt Khang đã viết ca khúc này cũng là lúc cuộc biểu tình lần thứ 11 khi các anh em Sinh Viên bị đàn áp và hình ảnh qua các máy chụp cho thấy công an csVN thẳng tay đàn áp người yêu nước và nhu nhược với Tàu Cộng.
Anh Là Ai ?
Xin hỏi anh là ai?
sao bắt tôi, tôi làm điều gì sai
Xin hỏi anh là ai?
sao đánh tôi, chẳng một chút nương tay
Xin hỏi anh là ai?
không cho tôi xuống đường để tỏ bày
tinh yêu quê hương này
dân tộc này đã quá nhiều đắng cay.
Xin hỏi anh ở đâu?
ngăn bước tôi, chống giặc tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu?
sao mắng tôi, bằng giọng nói dân tôi
dân tộc anh ở đâu?
sao đan tâm, làm tay sai cho tàu
để ngàn sau ghi dấu
bàn tay nào, nhuộm đầy máu đồng bào.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi, sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
Tôi không thể ngồi yên
khi nước việt nam đang ngả nghiêng
dân tộc tôi sấp phải đắm chìm
một ngàn năm hay triền miên tăm tối
Tôi không thể ngồi yên
để đời sau cháu con tôi làm người
cội nguồn ở đâu?
khi thế giới này đã không còn Việt Nam.
(3) “Thề Không Phản Bội Quê Hương - HÙNG CA SỬ VIỆT” của tác giả: Cục Chính Huấn
“Một cánh tay đưa lên
Hàng ngàn cánh tay đưa lên
Hàng vạn cánh tay đưa lên
Quyết đấu tranh cho một nền hòa bình công chính
Đập phá tan mưu toan, đầu hàng cái quân xâm lăng
Hoà bình phải trong vinh quang
Đền công lao bao máu xương hùng anh
Nào đứng lên bên nhau
Nào cùng sát vai bên nhau
Thề nguyền với vung tay cao
Quyết đấu tranh đến khi nào đạt thành mong ước
Vận nước trong tay ta
Là quyền của quân dân ta
Tình đoàn kết quê hương ta
Chận âm mưu chia cắt thêm sơn hà
ĐK:
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Quyết không cần hoà bình đen tối
Chẳng liên hiệp ngồi chung quân bán nước vong nô
Quyết chiến Thề quyết chiến ! Quyết chiến!
Đánh cho cùng dù mình phải chết
Để mai này về sau con cháu ta sống còn
Vận nước đang vươn lên
Hàng ngàn chiến công chưa quên
Hàng vạn xác quân vong nô
đã chứng minh cho sức mạnh hào hùng quân dân
Thề chớ bao lui chân.
Ngồi cùng với quân xâm lăng
Ta thà chết chớ không hề lui
Quyết không hề phản bội quê hương (2)“
Tuần chầu lượt tại giáo xứ Bình Thuận
Nguyễn Ngọc
08:31 30/05/2012
Vinh- Cuối tuần tháng hoa Đức Mẹ, trùng vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Gx Bình thuận hân hoan vui sướng bước vào tuần chầu lượt. Từ lúc cha Ant Đặng Hữu Nam quản xứ, gx Bình Thuận đã có nhiều sự “thay da đổi thịt”, chắc vì đó mà số lượng khách tham dự tuần chầu năm nay có thêm số đông.
Thật vậy, ai cũng biết một giáo xứ nhiều năm không có vị chủ chăn sẽ có nhiều lấn cấn trong đức tin và đời sống đạo. Hơn 4 tháng trong tình huynh đệ cùng đồng hành với bà con, cha Ant đã làm biển đổi sắc màu cho giáo xứ, sắc màu của giáo xứ sống đạo mang tầm thế kỷ.
Về chiều sâu, tuần chầu lượt là dịp để kín múc tình yêu nơi CGS Thánh Thể, theo chương trình cha Ant, từ tối thứ 2 đến tối thứ 7 mỗi ngày bà con chầu Thánh thể một giờ. Như thớ đất sét khô cằn lâu ngày gặp hạn, qua Thánh Thể như nguồn nước tưới gội và làm nhuyễn lòng yêu mến Chúa. Quả thật lòng đạo của bà con giáo dân được biến đổi hẳn qua sự sâu kín múc lấy nguồn ơn Thánh trong tuần chầu, vào ngày lễ khai mở Giáo hội. Chầu lượt là cơ hội để đền tạ những sai phạm của giáo xứ, của mỗi người vì thế tuần chầu lượt được gọi là tuần đền tạ.
Về bề nổi, Vì Gp Vinh là cái nôi sản sinh ra tuần chầu lượt, có những nét đặc thù, mà chúng ta thầm cảm ơn các bậc cha ông ngày xưa. Qua tuần chầu lượt là dịp để con cháu xa quê của quê hương, “tha phương cầu thực” đó đây về thăm lại nơi “chôn nhau cắt rốn”; là dịp nối tình cố hữu làng xóm, anh em gần xa; là dịp để giáo xứ tiếp đãi bao vị khách quý; mặt khác còn là dịp để biểu dương niềm tin của mình. Sống trong xã hội hôm nay mọi người suốt năm tháng cặm cụi làm ăn, tối mày mặt mũi chẳng biết lấy ai quanh mình, vì thế may chăng một năm một lần, dịp chầu lượt là đại cơ hội để giáo xứ quảng bá Đức Kitô cho mọi người.
Xét cả bề nổi chiều sâu, tuần chầu năm nay Gx Bình Thuận như thỏa lòng mong ước. Nườm nượp khách khắp nơi về tham dự tuần chầu để chia sẻ niềm vui trong ngày đại lễ. Không những vậy, lần lượt vào thứ sáu giáo xứ đã long trọng đón tiếp ĐGM Paul Nguyễn Thái Hợp về chủ tế thánh lễ, vào sáng chủ nhật có Đức cha già Paul khả kính chủ tế Thánh lễ cùng có quý cha trong và ngoài hạt đồng tế. Ngoài ra, để kết thúc tuần chầu giáo xứ và Tháng hoa đã có cuộc rược kiệu lịch sử từ giáo hạt Nhân hòa về giáo xứ Bình Thuận.
Tường thuật cuộc rước kiệu lịch sử
Đã lâu lắm rồi, bà con nơi đây không nhớ từ thời nào nhưng đời cha ông cũng đã có những cuộc rước kiệu như thế. Để có cuộc rước kiệu thể hiện đức tin mạnh mẽ trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống này, phải kế đến sáng kiến của cha quản hạt Pet Trần Phúc Chính và cha Ant Đặng Hữu Nam, để tiếp bước cha anh. Giáo hạt Nhân Hòa và giáo xứ Bình Thuận thuộc địa bàn xã Nghi thuận, huyện Nghi Lộc, quãng đường từ Nhân Hòa về Bình Thuận theo đường chim bay chừng 1km, cách biệt một cánh đồng và một làng lương dân.
Đúng 15h, đoàn rước gồm đông đảo con cái Bình Thuận đã tiến về giáo hạt mẹ Nhân Hòa. Trên tay mỗi người hân hoan cầm cờ Hội Thánh, lá cờ rọc bay trong gió. Đoàn rước bạt ngàn cờ reo vui, khuôn mặt mỗi người đều nở rộ niềm vui trong lời kinh, tiếng hát trên đường tiến về giáo hạt mẹ. Kiệu Đức Mẹ được rước long trọng tiến về giáo hạt mẹ Nhân Hòa. Dù sức khỏe không được tốt nhưng cha Ant Đặng Hữu Nam, đã đồng hành cùng cộng đoàn trong cái nắng oi bức, để làm nên cuộc rước lịch sử này.
Khoảng 15h45, đoàn rước vui sướng tới giáo hạt mẹ Nhân hòa. Lúc này cha quản hạt và bà con giáo xứ Nhân Hòa, đã sẵn sàng cho cuộc rước kiệu thiêng thánh. Bà con hai giáo xứ chào nhau bằng cái bắt tay thân ái, tiếng cười nói ròn rã êm vui, mỗi cử chỉ đều diễn tả bằng niềm vui vô bờ.
16h, Có khoảng 4 nghìn con cái của hai giáo xứ hợp thành một đoàn rước nối dài cùng tiến về giáo xứ Bình Thuận. Đoàn rước đi đầu là bình hương Thánh giá rồi đến các hội đoàn, kiệu Đức Mẹ, kiệu Chúa Giêsu,… Đoàn rước gồm đủ các màu đồng phục của các hội đoàn: đỏ tim của gia đình Thánh Tâm, xanh biển của Legio, trắng tinh của thiếu nhi Thánh Thể,… nhưng màu chủ đạo cho đoàn rước là bạt ngàn cờ màu trắng vàng. Qua đoàn rước nói lên tính đa dạng mà hiệp nhất của Giáo hội.
Đoàn rước tiến đi với những bước chân kế tiếp cha ông. Khung cảnh thôn quê hôm nay cũng thật gợi tình và đậm chất Kinh Thánh, mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người; cảnh đồng lúa vàng đang chín đợi người thợ gặt, bông lúa đang căng sậy tru tréo trong gió; cảnh những bước chân đang bước đi hiên ngang trên con đường quê mùi lúa thơm ngào ngạt (liên tưởng đến bài giảng của CGS trong Phúc âm). Lời bài hát của nhạc sĩ Lm My Trầm hôm nay nghe sao bồi hồi, rạo rực trong tim: “Ôi đồng lúa mênh mông phơi mình dưới nắng hồng, lúa đã trổ bông dâng ngàn sức sống. Người đi trong nước mắt, và người về trong câu ca, tay ôm bó lúa lòng mừng bao la. Ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi. Ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường. Ôi đẹp thay những bước chân tiến vào giữa lòng thế giới, loan tình thương tình thương Chúa Trời, loan niềm vui, niềm vui cứu đời, cho mọi người và mọi nơi”. Không sai khi J. Amstrong nhận định: “Âm nhạc làm thăng hoa sự vui sướng, làm vơi bớt nỗi sầu khổ, xua đi mọi bệnh tật, xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi mọi sự phẫn uất”.
Trên con đường nhựa trải dài hơn 1km, hai bên đồng lúa đang chín rộ đợi mùa. Những bước chân bước đi thênh thang, mà lòng vui sướng tưng bừng. Đoàn rước đã tiến về Thánh đường Gx Bình Thuận để cùng dâng Thánh lễ lên đền. Thánh lễ bế mạc tuần chầu Gx Bình Thuận hôm nay nói lên nhiều ý nghĩa: Tình cảm của hai giáo xứ lại được tròn đầy, ý nghĩa hơn trong ngày lễ Chúa Thành Thần hiện xuống; Tạ ơn Chúa vì có một cuộc biểu lộ đức tin nối bước cha ông; Như dấu chỉ của Thần Khí CGS thổi hơi vào cộng đoàn; là hình ảnh của Giáo hội sơ khai lột xác trong ngày lễ Chúa Thánh Thần. Quả là một ngày lịch sử để nói lên nhiều ý nghĩa. Về dâng Thánh lễ bế mạc còn có quí cha hạt Xã Đoài cùng chia sẻ niềm vui với giáo xứ.
Trước đó, vào tối thứ 7 tuần chầu trong giáo xứ cũng đã có một cuộc rước kiệu Đức Mẹ vòng quanh giáo xứ. Kiệu Đức Mẹ được rước đi từ nhà thờ, đoàn rước đi từ đầu làng đến cuối làng. Cuộc rược kiệu diễn ra trong trang nghiêm và sốt sáng, để lại nhiều cảm xúc, về lòng mến đạo cho bà con giáo dân.
Cảm nhận của mỗi người là khác nhau, với bà con giáo dân Gx Bình thuận, tuần chầu lượt năm nay có nhiều cảm nhận sâu sắc: Quả là một tuần Đại Hồng Ân cho giáo xứ.
Về chiều sâu, tuần chầu lượt là dịp để kín múc tình yêu nơi CGS Thánh Thể, theo chương trình cha Ant, từ tối thứ 2 đến tối thứ 7 mỗi ngày bà con chầu Thánh thể một giờ. Như thớ đất sét khô cằn lâu ngày gặp hạn, qua Thánh Thể như nguồn nước tưới gội và làm nhuyễn lòng yêu mến Chúa. Quả thật lòng đạo của bà con giáo dân được biến đổi hẳn qua sự sâu kín múc lấy nguồn ơn Thánh trong tuần chầu, vào ngày lễ khai mở Giáo hội. Chầu lượt là cơ hội để đền tạ những sai phạm của giáo xứ, của mỗi người vì thế tuần chầu lượt được gọi là tuần đền tạ.
Về bề nổi, Vì Gp Vinh là cái nôi sản sinh ra tuần chầu lượt, có những nét đặc thù, mà chúng ta thầm cảm ơn các bậc cha ông ngày xưa. Qua tuần chầu lượt là dịp để con cháu xa quê của quê hương, “tha phương cầu thực” đó đây về thăm lại nơi “chôn nhau cắt rốn”; là dịp nối tình cố hữu làng xóm, anh em gần xa; là dịp để giáo xứ tiếp đãi bao vị khách quý; mặt khác còn là dịp để biểu dương niềm tin của mình. Sống trong xã hội hôm nay mọi người suốt năm tháng cặm cụi làm ăn, tối mày mặt mũi chẳng biết lấy ai quanh mình, vì thế may chăng một năm một lần, dịp chầu lượt là đại cơ hội để giáo xứ quảng bá Đức Kitô cho mọi người.
Xét cả bề nổi chiều sâu, tuần chầu năm nay Gx Bình Thuận như thỏa lòng mong ước. Nườm nượp khách khắp nơi về tham dự tuần chầu để chia sẻ niềm vui trong ngày đại lễ. Không những vậy, lần lượt vào thứ sáu giáo xứ đã long trọng đón tiếp ĐGM Paul Nguyễn Thái Hợp về chủ tế thánh lễ, vào sáng chủ nhật có Đức cha già Paul khả kính chủ tế Thánh lễ cùng có quý cha trong và ngoài hạt đồng tế. Ngoài ra, để kết thúc tuần chầu giáo xứ và Tháng hoa đã có cuộc rược kiệu lịch sử từ giáo hạt Nhân hòa về giáo xứ Bình Thuận.
Tường thuật cuộc rước kiệu lịch sử
Đã lâu lắm rồi, bà con nơi đây không nhớ từ thời nào nhưng đời cha ông cũng đã có những cuộc rước kiệu như thế. Để có cuộc rước kiệu thể hiện đức tin mạnh mẽ trong ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống này, phải kế đến sáng kiến của cha quản hạt Pet Trần Phúc Chính và cha Ant Đặng Hữu Nam, để tiếp bước cha anh. Giáo hạt Nhân Hòa và giáo xứ Bình Thuận thuộc địa bàn xã Nghi thuận, huyện Nghi Lộc, quãng đường từ Nhân Hòa về Bình Thuận theo đường chim bay chừng 1km, cách biệt một cánh đồng và một làng lương dân.
Đúng 15h, đoàn rước gồm đông đảo con cái Bình Thuận đã tiến về giáo hạt mẹ Nhân Hòa. Trên tay mỗi người hân hoan cầm cờ Hội Thánh, lá cờ rọc bay trong gió. Đoàn rước bạt ngàn cờ reo vui, khuôn mặt mỗi người đều nở rộ niềm vui trong lời kinh, tiếng hát trên đường tiến về giáo hạt mẹ. Kiệu Đức Mẹ được rước long trọng tiến về giáo hạt mẹ Nhân Hòa. Dù sức khỏe không được tốt nhưng cha Ant Đặng Hữu Nam, đã đồng hành cùng cộng đoàn trong cái nắng oi bức, để làm nên cuộc rước lịch sử này.
Khoảng 15h45, đoàn rước vui sướng tới giáo hạt mẹ Nhân hòa. Lúc này cha quản hạt và bà con giáo xứ Nhân Hòa, đã sẵn sàng cho cuộc rước kiệu thiêng thánh. Bà con hai giáo xứ chào nhau bằng cái bắt tay thân ái, tiếng cười nói ròn rã êm vui, mỗi cử chỉ đều diễn tả bằng niềm vui vô bờ.
16h, Có khoảng 4 nghìn con cái của hai giáo xứ hợp thành một đoàn rước nối dài cùng tiến về giáo xứ Bình Thuận. Đoàn rước đi đầu là bình hương Thánh giá rồi đến các hội đoàn, kiệu Đức Mẹ, kiệu Chúa Giêsu,… Đoàn rước gồm đủ các màu đồng phục của các hội đoàn: đỏ tim của gia đình Thánh Tâm, xanh biển của Legio, trắng tinh của thiếu nhi Thánh Thể,… nhưng màu chủ đạo cho đoàn rước là bạt ngàn cờ màu trắng vàng. Qua đoàn rước nói lên tính đa dạng mà hiệp nhất của Giáo hội.
Đoàn rước tiến đi với những bước chân kế tiếp cha ông. Khung cảnh thôn quê hôm nay cũng thật gợi tình và đậm chất Kinh Thánh, mang lại nhiều cảm xúc cho mọi người; cảnh đồng lúa vàng đang chín đợi người thợ gặt, bông lúa đang căng sậy tru tréo trong gió; cảnh những bước chân đang bước đi hiên ngang trên con đường quê mùi lúa thơm ngào ngạt (liên tưởng đến bài giảng của CGS trong Phúc âm). Lời bài hát của nhạc sĩ Lm My Trầm hôm nay nghe sao bồi hồi, rạo rực trong tim: “Ôi đồng lúa mênh mông phơi mình dưới nắng hồng, lúa đã trổ bông dâng ngàn sức sống. Người đi trong nước mắt, và người về trong câu ca, tay ôm bó lúa lòng mừng bao la. Ôi đẹp thay những bước chân gieo mầm cứu rỗi. Ôi đẹp thay những bước chân rảo khắp nẻo đường. Ôi đẹp thay những bước chân tiến vào giữa lòng thế giới, loan tình thương tình thương Chúa Trời, loan niềm vui, niềm vui cứu đời, cho mọi người và mọi nơi”. Không sai khi J. Amstrong nhận định: “Âm nhạc làm thăng hoa sự vui sướng, làm vơi bớt nỗi sầu khổ, xua đi mọi bệnh tật, xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi mọi sự phẫn uất”.
Trên con đường nhựa trải dài hơn 1km, hai bên đồng lúa đang chín rộ đợi mùa. Những bước chân bước đi thênh thang, mà lòng vui sướng tưng bừng. Đoàn rước đã tiến về Thánh đường Gx Bình Thuận để cùng dâng Thánh lễ lên đền. Thánh lễ bế mạc tuần chầu Gx Bình Thuận hôm nay nói lên nhiều ý nghĩa: Tình cảm của hai giáo xứ lại được tròn đầy, ý nghĩa hơn trong ngày lễ Chúa Thành Thần hiện xuống; Tạ ơn Chúa vì có một cuộc biểu lộ đức tin nối bước cha ông; Như dấu chỉ của Thần Khí CGS thổi hơi vào cộng đoàn; là hình ảnh của Giáo hội sơ khai lột xác trong ngày lễ Chúa Thánh Thần. Quả là một ngày lịch sử để nói lên nhiều ý nghĩa. Về dâng Thánh lễ bế mạc còn có quí cha hạt Xã Đoài cùng chia sẻ niềm vui với giáo xứ.
Trước đó, vào tối thứ 7 tuần chầu trong giáo xứ cũng đã có một cuộc rước kiệu Đức Mẹ vòng quanh giáo xứ. Kiệu Đức Mẹ được rước đi từ nhà thờ, đoàn rước đi từ đầu làng đến cuối làng. Cuộc rược kiệu diễn ra trong trang nghiêm và sốt sáng, để lại nhiều cảm xúc, về lòng mến đạo cho bà con giáo dân.
Cảm nhận của mỗi người là khác nhau, với bà con giáo dân Gx Bình thuận, tuần chầu lượt năm nay có nhiều cảm nhận sâu sắc: Quả là một tuần Đại Hồng Ân cho giáo xứ.
Giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle rước kiệu Đức Mẹ kết thúc tháng hoa
Nguyễn An Quý
12:39 30/05/2012
SEATTLE. Chiều thứ bảy 28 tháng 5, một buổi chiều thật đẹp với bầu trời trong xanh nơi thành phố Seattle sau nhiều ngày mưa dài trong suốt hơn tuần lễ vừa qua. Nhiệt độ ngoài trời hôm nay là 75 độ F và có nắng ấm nên thật dễ chiụ khi trời càng về chiều. Khuôn viên nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam trở nên nhộn nhịp, mới hơn 5 giờ chiều, các đoàn thể trong giáo xứ đã tề tựu để chuẩn bị cuộc rước kiệu Đức Mẹ kết thúc tháng hoa năm 2012.
Xem hình ảnh
Đúng 6 giờ , cuộc rước kiệu Đức Mẹ được bắt đầu bằng nghi thức xông hương xe hoa kiệu Mẹ do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự. Trên lễ đài, người MC thông báo đòan kiệu bắt đầu di chuyển với thứ tự được vị MC này lần lượt đọc tên từng hội đoàn tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ, người MC nói: xin Thánh Giá nến cao bắt đầu di chuyển, tiếp theo là chiêng trống, 12 em Thiếu nhi cầm cờ Đức Mẹ và các Hội đoàn với cờ hiệu được đi theo thứ tự như : Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Legio Maria, Huynh Đoàn Đa Minh, Hội Thánh Linh Canh Tân Đặc Sủng, Liên Đoàn Tông Đồn Fatima, các cộng đoàn gồm cộng đoàn Fatima, cộng đoàn Mông Triệu, cộng đoàn Mân Côi, tiếp theo là giáo dân không có trong các hội đoàn, Hội Các Bà Mẹ, các em lễ sinh, đội dâng hoa, quý cha cùng các thừa tác viên Thánh Thể và cuối cùng là xe hoa kiệu Đức Mẹ với đội hầu xe kiệu Mẹ do các anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách.
Đoàn kiệu được di chuyển trên các đường phố chung quanh nhà thờ một các nghiêm trang với sự gìn gìn trất tự của các cảng sát thành phố Seattle và đội an ninh của giáo xứ. Trên suốt lộ trình cung nghinh Mẹ, lời ca tiếng hát chúc tụng Thiên Chúa và vinh danh Mẹ qua phần suy niệm Năm Sự Mừng để ca ngợi mầu nhiệm Chúa sống lại, Chúa lên Trời, rồi Chúa Thánh Thần hiện xuống và thưởng công đồng công cứu chuộc của Mẹ Maria với mầu nhiệm Chúa đã thưởng Đức Mẹ lên Trời và trên Trời.
Đoàn kiệu trở về lễ đài lúc 6 giờ 50 phút. Khi toàn thể giáo dân rước kiệu Mẹ đã về đến khuôn viên nhà thờ, đội hầu xe hoa kiệu Đức Mẹ đã thỉnh Thánh tượng Đức Mẹ lên lễ đài và đặt ở vị trí được thiết kế rất trang trọng và tuyệt đẹp. Giáo dân nhìn lên lễ đài tưỏng chừng như đang hành hương về nơi mà xưa kia Mẹ hiện ra với 3 mục đồng tại Fatima. Thật vậy, khi nhìn vào bức phông nơi Mẹ đang ngự trên lễ đài, mọi người đều hình dung nhớ lời nguyện cầu và chúc tụng Mẹ qua bài hát : năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa trời, hiện ra uy linh sáng chói…” Buổi cung nghinh Mẹ được tiếp nối bằng nghi thức dâng hoa để ca ngợi Thánh Danh Mẹ do các em Đoàn Thiếu Nhi trình diễn. Khi các em thiếu nhi với những bộ áo đầm khá đẹp trông rất linh hoạt vừa tiến lên lễ đài, thì tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu của toàn thể giáo dân hiện diện đã nhiệt liệt chào đón các em. Trên lễ đài suốt gần nửa tiếng đồng hồ, các em đã cùng nhau dâng lên Mẹ những vũ khúc khá điêu luyện, mọi người đều say sưa nhìn những cánh tay uyển chuyển , nhịp nhàng của các em qua các vũ khúc thật đẹp mắt.
Đúng 7 giờ 20 phút, thánh lễ được bắt đầu bằng bài ca nhập lễ do ca đoàn Cung chiều hát lễ với lời ca :” Lạy Chúa xin ban xuống trên chúng con, Thần khí tác tạo của Chúa. Người đổi mới tâm can, đổi mới muôn lòng…”
Cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ, cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên cùng đồng tế thánh lễ và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ , cha chủ tế nói: Kính thưa quý cha, quý thầy quý sơ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Chúng ta đã cùng nhau cung nghinh Mẹ qua các đường phố chung quanh nhà thờ một cách sốt sắng để tôn vinh danh Mẹ. Chiều hôm nay trời khá đẹp, nhìn bầu trời trong xanh, có gió nhẹ thật tuyệt vời, cùng với giáo hội hôm nay chúng ta mừng lễ vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Làn gió đang thổi qua trên mỗi người chúng ta, chẳng khác nào xưa kia Chúa Giêsu đã thổi hơi Thánh Thần đến với các Tông đồ của Ngài. Hôm nay đúng là ngày Sinh Nhật của Giáo Hội, chúng ta cùng nhau cho một tràng pháo tay để mừng ngày Sinh Nhật của Giáo Hội.Xin Thánh Thần Chúa đổ tràn đầy trên mỗi người chúng ta, trên mỗi gia đình và trên giáo xứ chúng ta. Chúng ta hãy ăn năn sám hối để được xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh một cách sốt sắng”.
Thánh lễ hôm nay được cử hành một cách trọng thể theo phụng vụ Chúa Nhật mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ trách công bố lời Chúa trong thánh lễ với đoạn tin mừng như sau : Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại".
Phần chia sẻ lời Chúa, cha chủ tế cũng đã một lần nữa nhấn mạnh hôm nay là ngày Sinh Nhật của Giáo Hội, ngài nói : Thưa quý ông bà và anh chị em, nhìn lên khung cảnh của bức phông “CÙNG MẸ CHÚNG CON TIẾN TRONG HIỆP NHẤT” rồi thấy có những ngọn lửa nữa, hôm nay, chúng ta cùng với giáo hội cử hành thánh lễ vọng mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, mừng ngày Sinh nhật của Giáo Hội, thật vậy hôm nay đúng là ngày mà giáo hội được mở đầu một cuộc sống mới qua mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống, đúng là Ngài đến đã đổi mới tâm can, đổi mới muôn lòng. Thánh Thần đến với các Tông Đồ ngày xưa đã biến đổi các ngài từ những con người luôn sợ hãi đã trở nên những vị can đảm, các ngài đã ra đi và làm chứng nhân của Đức Kitô, xin cho mỗi người chúng ta cũng biết sống đạo đức hầu cho nhiều người được biết Chúa qua cuộc sống của mỗi người chúng ta…Xin Thánh Thần Chúa đổi mới mỗi người chúng ta để chúng ta cũng được trở nên những chứng tá của Chúa, xin cho chúng ta biết liên kết với nhau trong tình anh em của người Kitô hữu, sống đời bác ái và yêu thương, nhất là chúng ta cùng quyết tâm sống với ý tưởng được ghi trên bức phông của lễ đài hôm nay: cùng Mẹ chúng con tiến trong hiệp nhất, xin cho chúng ta được hiệp nhất trong đường hướng xây dựng giáo xứ với niềm hy vọng mới…”
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chủ tế đã thông báo và mời gọi giáo dân sau thánh lễ nên ở lại để tham dự cuộc xổ số. Ngài nói : trong những tuần vừa qua, vé số được bán ra và rất nhiều giáo dân đã mua ủng hộ giáo xứ, đây là cuộc xổ số để tạo thêm nguồn tài chánh cho quỹ xậy dựng giáo xứ. Xin mọi người ở lại tham dự để cùng chia sẻ và tiếp sức với nhau trong việc xây dựng nhà Chúa “.
Tưởng cũng nên biết thêm một chút, nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seattle hiện nay quá nhỏ bé so với nhu cầu về số lượng giáo dân đã ghi danh vào giáo xứ kể từ khi Cộng Đồng Công Giáo nơi đây được nâng lên hàng giáo xứ. Do vậy giáo xứ đang có kế hoạch tậu mãi cơ sở mới để xây dựng một ngôi thánh đường mới có các phòng ốc với những tiện nghi, hầu đáp ứng mọi nhu cầu cho các sinh hoạt trong giáo xứ. Cuộc xổ số được bắt đầu ngay sau khi phép lành cuối lễ kết thúc. Ông trưởng ban tổ chức xổ số đã kêu gọi toàn thể các vị giúp bán vé số đem nạp lại cho ban xổ số những vé số còn lại chưa bán đuợc và công bố cuộc xổ số bắt đầu. Trên lễ đài, một bàn quay số được bày ra với sự hiện diện của cha chánh xứ Đào Xuân Thành, cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu và nữ tu Thúy Mai, đây là 4 vị được ban xổ số mời lên để phụ trách phần vụ quay số cho các lô trúng. Anh Phạm Huy Hoàng là vị MC điều khiển cuộc xổ số và anh Vũ Hoàng Trực Chủ tịch Hội Đồng Tài Chánh giáo xứ phụ trách ghi các số trúng của các giải thưởng vào bảng kết quả xổ số. Cuộc xổ số đã gây hào hứng cho đông đảo giáo dân ở lại tham dự, mọi người đều trong tình trạng yên tịnh và rất chăm chú khi nghe vị MC đọc chậm rãi từng số một của các lô trúng. Có nhiều vị đã cầm vé số theo dõi số của mình một cách chăm chú trông khá hấp dẫn. Cuộc xổ số chấm dứt vào khoảng hơn 8 giờ 40 phút mọi người ra về trong vui vẻ. Một số giáo dân đã về sớm không tham dự cuộc xổ số nên Ban Tổ Chúc Xổ Số vẫn còn giữ lại nguyên các tặng phẩm của những giải thưởng vì chưa thấy ai nhận giải thưởng tại chỗ khi kết thúc cuộc xổ số.Ban Xổ số cho biết các giải thưởng của các lô trúng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xổ số, nếu không có người nhận, các giải thưởng đó sẽ được đưa vào quỹ xây dựng giáo xứ.
Xem hình ảnh
Đúng 6 giờ , cuộc rước kiệu Đức Mẹ được bắt đầu bằng nghi thức xông hương xe hoa kiệu Mẹ do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ sự. Trên lễ đài, người MC thông báo đòan kiệu bắt đầu di chuyển với thứ tự được vị MC này lần lượt đọc tên từng hội đoàn tham dự cuộc cung nghinh Đức Mẹ, người MC nói: xin Thánh Giá nến cao bắt đầu di chuyển, tiếp theo là chiêng trống, 12 em Thiếu nhi cầm cờ Đức Mẹ và các Hội đoàn với cờ hiệu được đi theo thứ tự như : Thiếu Nhi Thánh Thể, Hội Legio Maria, Huynh Đoàn Đa Minh, Hội Thánh Linh Canh Tân Đặc Sủng, Liên Đoàn Tông Đồn Fatima, các cộng đoàn gồm cộng đoàn Fatima, cộng đoàn Mông Triệu, cộng đoàn Mân Côi, tiếp theo là giáo dân không có trong các hội đoàn, Hội Các Bà Mẹ, các em lễ sinh, đội dâng hoa, quý cha cùng các thừa tác viên Thánh Thể và cuối cùng là xe hoa kiệu Đức Mẹ với đội hầu xe kiệu Mẹ do các anh em đoàn Liên Minh Thánh Tâm phụ trách.
Đoàn kiệu được di chuyển trên các đường phố chung quanh nhà thờ một các nghiêm trang với sự gìn gìn trất tự của các cảng sát thành phố Seattle và đội an ninh của giáo xứ. Trên suốt lộ trình cung nghinh Mẹ, lời ca tiếng hát chúc tụng Thiên Chúa và vinh danh Mẹ qua phần suy niệm Năm Sự Mừng để ca ngợi mầu nhiệm Chúa sống lại, Chúa lên Trời, rồi Chúa Thánh Thần hiện xuống và thưởng công đồng công cứu chuộc của Mẹ Maria với mầu nhiệm Chúa đã thưởng Đức Mẹ lên Trời và trên Trời.
Đoàn kiệu trở về lễ đài lúc 6 giờ 50 phút. Khi toàn thể giáo dân rước kiệu Mẹ đã về đến khuôn viên nhà thờ, đội hầu xe hoa kiệu Đức Mẹ đã thỉnh Thánh tượng Đức Mẹ lên lễ đài và đặt ở vị trí được thiết kế rất trang trọng và tuyệt đẹp. Giáo dân nhìn lên lễ đài tưỏng chừng như đang hành hương về nơi mà xưa kia Mẹ hiện ra với 3 mục đồng tại Fatima. Thật vậy, khi nhìn vào bức phông nơi Mẹ đang ngự trên lễ đài, mọi người đều hình dung nhớ lời nguyện cầu và chúc tụng Mẹ qua bài hát : năm xưa trên cây sồi, làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa trời, hiện ra uy linh sáng chói…” Buổi cung nghinh Mẹ được tiếp nối bằng nghi thức dâng hoa để ca ngợi Thánh Danh Mẹ do các em Đoàn Thiếu Nhi trình diễn. Khi các em thiếu nhi với những bộ áo đầm khá đẹp trông rất linh hoạt vừa tiến lên lễ đài, thì tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu của toàn thể giáo dân hiện diện đã nhiệt liệt chào đón các em. Trên lễ đài suốt gần nửa tiếng đồng hồ, các em đã cùng nhau dâng lên Mẹ những vũ khúc khá điêu luyện, mọi người đều say sưa nhìn những cánh tay uyển chuyển , nhịp nhàng của các em qua các vũ khúc thật đẹp mắt.
Đúng 7 giờ 20 phút, thánh lễ được bắt đầu bằng bài ca nhập lễ do ca đoàn Cung chiều hát lễ với lời ca :” Lạy Chúa xin ban xuống trên chúng con, Thần khí tác tạo của Chúa. Người đổi mới tâm can, đổi mới muôn lòng…”
Cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế thánh lễ, cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên cùng đồng tế thánh lễ và thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.
Mở đầu thánh lễ , cha chủ tế nói: Kính thưa quý cha, quý thầy quý sơ và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện. Chúng ta đã cùng nhau cung nghinh Mẹ qua các đường phố chung quanh nhà thờ một cách sốt sắng để tôn vinh danh Mẹ. Chiều hôm nay trời khá đẹp, nhìn bầu trời trong xanh, có gió nhẹ thật tuyệt vời, cùng với giáo hội hôm nay chúng ta mừng lễ vọng Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Làn gió đang thổi qua trên mỗi người chúng ta, chẳng khác nào xưa kia Chúa Giêsu đã thổi hơi Thánh Thần đến với các Tông đồ của Ngài. Hôm nay đúng là ngày Sinh Nhật của Giáo Hội, chúng ta cùng nhau cho một tràng pháo tay để mừng ngày Sinh Nhật của Giáo Hội.Xin Thánh Thần Chúa đổ tràn đầy trên mỗi người chúng ta, trên mỗi gia đình và trên giáo xứ chúng ta. Chúng ta hãy ăn năn sám hối để được xứng đáng cử hành mầu nhiệm Thánh một cách sốt sắng”.
Thánh lễ hôm nay được cử hành một cách trọng thể theo phụng vụ Chúa Nhật mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ trách công bố lời Chúa trong thánh lễ với đoạn tin mừng như sau : Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: "Bình an cho các con!" Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng vì xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: "Bình an cho các con! Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con". Nói thế rồi, Người thổi hơi và phán bảo các ông: "Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, thì tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, thì tội người ấy bị cầm lại".
Phần chia sẻ lời Chúa, cha chủ tế cũng đã một lần nữa nhấn mạnh hôm nay là ngày Sinh Nhật của Giáo Hội, ngài nói : Thưa quý ông bà và anh chị em, nhìn lên khung cảnh của bức phông “CÙNG MẸ CHÚNG CON TIẾN TRONG HIỆP NHẤT” rồi thấy có những ngọn lửa nữa, hôm nay, chúng ta cùng với giáo hội cử hành thánh lễ vọng mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, mừng ngày Sinh nhật của Giáo Hội, thật vậy hôm nay đúng là ngày mà giáo hội được mở đầu một cuộc sống mới qua mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống, đúng là Ngài đến đã đổi mới tâm can, đổi mới muôn lòng. Thánh Thần đến với các Tông Đồ ngày xưa đã biến đổi các ngài từ những con người luôn sợ hãi đã trở nên những vị can đảm, các ngài đã ra đi và làm chứng nhân của Đức Kitô, xin cho mỗi người chúng ta cũng biết sống đạo đức hầu cho nhiều người được biết Chúa qua cuộc sống của mỗi người chúng ta…Xin Thánh Thần Chúa đổi mới mỗi người chúng ta để chúng ta cũng được trở nên những chứng tá của Chúa, xin cho chúng ta biết liên kết với nhau trong tình anh em của người Kitô hữu, sống đời bác ái và yêu thương, nhất là chúng ta cùng quyết tâm sống với ý tưởng được ghi trên bức phông của lễ đài hôm nay: cùng Mẹ chúng con tiến trong hiệp nhất, xin cho chúng ta được hiệp nhất trong đường hướng xây dựng giáo xứ với niềm hy vọng mới…”
Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chủ tế đã thông báo và mời gọi giáo dân sau thánh lễ nên ở lại để tham dự cuộc xổ số. Ngài nói : trong những tuần vừa qua, vé số được bán ra và rất nhiều giáo dân đã mua ủng hộ giáo xứ, đây là cuộc xổ số để tạo thêm nguồn tài chánh cho quỹ xậy dựng giáo xứ. Xin mọi người ở lại tham dự để cùng chia sẻ và tiếp sức với nhau trong việc xây dựng nhà Chúa “.
Tưởng cũng nên biết thêm một chút, nhà thờ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam tại Seattle hiện nay quá nhỏ bé so với nhu cầu về số lượng giáo dân đã ghi danh vào giáo xứ kể từ khi Cộng Đồng Công Giáo nơi đây được nâng lên hàng giáo xứ. Do vậy giáo xứ đang có kế hoạch tậu mãi cơ sở mới để xây dựng một ngôi thánh đường mới có các phòng ốc với những tiện nghi, hầu đáp ứng mọi nhu cầu cho các sinh hoạt trong giáo xứ. Cuộc xổ số được bắt đầu ngay sau khi phép lành cuối lễ kết thúc. Ông trưởng ban tổ chức xổ số đã kêu gọi toàn thể các vị giúp bán vé số đem nạp lại cho ban xổ số những vé số còn lại chưa bán đuợc và công bố cuộc xổ số bắt đầu. Trên lễ đài, một bàn quay số được bày ra với sự hiện diện của cha chánh xứ Đào Xuân Thành, cha phụ tá Nguyễn Sơn Miên, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu và nữ tu Thúy Mai, đây là 4 vị được ban xổ số mời lên để phụ trách phần vụ quay số cho các lô trúng. Anh Phạm Huy Hoàng là vị MC điều khiển cuộc xổ số và anh Vũ Hoàng Trực Chủ tịch Hội Đồng Tài Chánh giáo xứ phụ trách ghi các số trúng của các giải thưởng vào bảng kết quả xổ số. Cuộc xổ số đã gây hào hứng cho đông đảo giáo dân ở lại tham dự, mọi người đều trong tình trạng yên tịnh và rất chăm chú khi nghe vị MC đọc chậm rãi từng số một của các lô trúng. Có nhiều vị đã cầm vé số theo dõi số của mình một cách chăm chú trông khá hấp dẫn. Cuộc xổ số chấm dứt vào khoảng hơn 8 giờ 40 phút mọi người ra về trong vui vẻ. Một số giáo dân đã về sớm không tham dự cuộc xổ số nên Ban Tổ Chúc Xổ Số vẫn còn giữ lại nguyên các tặng phẩm của những giải thưởng vì chưa thấy ai nhận giải thưởng tại chỗ khi kết thúc cuộc xổ số.Ban Xổ số cho biết các giải thưởng của các lô trúng trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày xổ số, nếu không có người nhận, các giải thưởng đó sẽ được đưa vào quỹ xây dựng giáo xứ.
Văn Hóa
Nhớ hồn quê Việt Nam
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
08:34 30/05/2012
Nhớ trang sử oanh liệt vàng son
Cha ông bảo vệ nước non
Biên cương lãnh thổ giang sơn vẹn toàn.
Nhớ anh hùng từng đoàn tiếp bước
Thề quyết tử cho Nước quyết sinh.
Một lòng trọng nghĩa trung trinh
Rạng danh truyền thống Triệu Đinh Lý Trần.
Nhớ Dân Việt tảo tần sớm tối,
Lòng thao thức hướng tới tương lai,
Đường đi nước bước còn dài,
Còn nhiều khúc khuỷu chông gai đoạn trường…
Nhớ chân quê tình nồng nghĩa ấm,
Chất láng giềng tô thắm xóm làng,
Rạng ngời đạo lý Hồng Bàng
Đồng Bào ruột thịt phải càng thương nhau.
Nhớ gia đình trước sau nên một,
Nghĩa vợ chồng rường cột sắt son.
Ông bà cha mẹ cháu con,
Chung nhau mái ấm yêu thương sum vầy.
Nhớ quan hệ trò thầy trên dưới,
Tôn sư trọng đạo mới nên người.
Thầy trò tình nghĩa đầy vơi,
Cùng chunglý tưởng xây đời đẹp xinh.
Nhớ Việt Nam cả hình với bóng.
Mong nét đẹ ptruyền thống vững bền.
Ước chi thân phận dân đen
Giã từ kiếp sống nghèo hèn đáng thương.