Phụng Vụ - Mục Vụ
Niềm vui từ Chúa Kitô vinh hiển
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương
01:24 30/05/2019
Lễ Chúa lên trời
Cv 1,1-11; Dt 9,24-28.10,19-23; Lc 24,46-53
Thông thường, khi có ai ra đi, chúng ta thường cảm thấy buồn và thương nhớ. Bởi vì ra đi là chết đi trong lòng một ít như người Pháp nói: “Partir c’est mourir un peu.” Tuy nhiên, việc Đức Giêsu chia tay các môn đệ để về cùng Chúa Cha lại là biến cố của niềm vui. Các Tông Đồ trở về cõi thế. Chia tay đôi ngã, tuy ngậm ngùi nhưng lòng vẫn chan chứa niềm vui.
1- Niềm hy vọng lớn lao
Bởi lẽ, Chúa Giêsu lên trời là phần thưởng và là vinh quang mà Thiên Chúa Cha ban cho Người, sau khi Đức Giêsu hoàn tất sứ vụ cứu độ được Chúa Cha giao phó. Người đã nhập thể làm người, chịu đau khổ, chết và phục sinh; hôm nay,
Người lên trời vinh hiển. Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa Cha đã siêu thăng Người và đặt Người ngự bên hữu Chúa Cha. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh (x. Ep 1,17-23). Khi ở bên hữu Thiên Chúa, Đức Giêsu hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (x. Dt 7, 25).
Biến cố Chúa lên trời mở ra cho chúng ta niềm hy vọng về phần thưởng Nước Trời mà Người đã hứa. Theo lời thánh Lêô Cả: Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, “vinh quang của Đầu” đã trở thành “niềm hy vọng cho thân xác” (x. Bài giảng lễ Thăng Thiên). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, “Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8,29).
Nước Trời là quê hương đích thực của mỗi người chúng ta. Đức Giêsu khai mở cho chúng ta về một tương lai mới, đó là hạnh phúc thiên đàng. Sống trên trần gian, chúng ta luôn phải hướng về quê thật, nơi đó có hạnh phúc đích thực.
2- Chúa Giêsu lên trời, Thánh Thần hiện xuống
Nếu Chúa Giêsu không về cùng Chúa Cha, thì Thánh Thần sẽ không được ban. Như Chúa đã nói: “Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con” (Ga 16,7).
Quả thế, sau khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông Đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần. Chúa Thánh Thần chính là Đấng Bảo Trợ mới của Giáo Hội. Người hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội. Người ban sức mạnh và biến đổi Giáo Hội. Nhờ Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ từ những người thất vọng, nhát đảm, sợ sệt, trở thành những người rất can đảm và hăng say rao giảng Tin Mừng. Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống và là nguồn của mọi ân sủng. Nhờ Thánh Thần, chúng ta mới có thể làm con cái Chúa.
Như thế, Chúa Thánh Thần chính là quà tặng của Đấng Phục Sinh, được ban cho chúng ta khi Người về trời. Đó là niềm vui lớn lao cho chúng ta.
3- Với sứ vụ truyền giáo
Đấng Phục Sinh ủy thác sứ vụ truyền giáo cho Giáo Hội khi nói: “Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân,” (Lc 13,47) hay “chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48).
Vì thế, khi Đức Giêsu lên trời thì cũng là lúc các Tông Đồ phải xuống núi, phải lên đường để thi hành sứ vụ của mình. Các Tông Đồ đã ra đi và hăng say rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người, mọi dân tộc. Nhờ đó, Đạo Chúa được lan tỏa khắp thế giới.
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục mời gọi mỗi người chúng ta cộng tác vào sứ vụ cao cả này: Chính chúng ta là những chứng nhân của sự thật và giá trị Tin Mừng.
Kitô giáo dạy chúng ta rằng trong khi hướng về thiên quốc, người Kitô hữu có bổn phận phải xây dựng xã hội trần thế này nên nhân bản, đạo đức và đẹp đẽ hơn. Bởi thế, người Công Giáo tốt là người tuân giữ luật lệ giao thông, trật tự công cộng và thiện ích cộng đồng tốt hơn những người khác.
Người Công Giáo tốt phải là người đi đầu trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, làng xóm, xứ đạo và gia đình của mình.
Người Công Giáo tốt phải là người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sạch sẽ, an toàn, và không sản xuất những thực phẩm bẩn và có độc tố để kiếm tiền bằng mọi giá.
Đó là bổn phận của người Kitô hữu khi sống trong xã hội. Bằng những chứng tá về đời sống, chúng ta tham gia để xây dựng xã hội này công bình hơn, an toàn hơn và văn minh hơn. Amen!
Cv 1,1-11; Dt 9,24-28.10,19-23; Lc 24,46-53
Thông thường, khi có ai ra đi, chúng ta thường cảm thấy buồn và thương nhớ. Bởi vì ra đi là chết đi trong lòng một ít như người Pháp nói: “Partir c’est mourir un peu.” Tuy nhiên, việc Đức Giêsu chia tay các môn đệ để về cùng Chúa Cha lại là biến cố của niềm vui. Các Tông Đồ trở về cõi thế. Chia tay đôi ngã, tuy ngậm ngùi nhưng lòng vẫn chan chứa niềm vui.
1- Niềm hy vọng lớn lao
Bởi lẽ, Chúa Giêsu lên trời là phần thưởng và là vinh quang mà Thiên Chúa Cha ban cho Người, sau khi Đức Giêsu hoàn tất sứ vụ cứu độ được Chúa Cha giao phó. Người đã nhập thể làm người, chịu đau khổ, chết và phục sinh; hôm nay,
Người lên trời vinh hiển. Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Thiên Chúa Cha đã siêu thăng Người và đặt Người ngự bên hữu Chúa Cha. Thiên Chúa đã đặt tất cả dưới chân Đức Kitô và đặt Người làm đầu toàn thể Hội Thánh (x. Ep 1,17-23). Khi ở bên hữu Thiên Chúa, Đức Giêsu hằng cầu thay nguyện giúp cho chúng ta trước mặt Chúa Cha (x. Dt 7, 25).
Biến cố Chúa lên trời mở ra cho chúng ta niềm hy vọng về phần thưởng Nước Trời mà Người đã hứa. Theo lời thánh Lêô Cả: Vị Thủ Lãnh của chúng ta bước vào thiên đàng và ở trên đó, “vinh quang của Đầu” đã trở thành “niềm hy vọng cho thân xác” (x. Bài giảng lễ Thăng Thiên). Chúa Giêsu đã vĩnh viễn bước vào thiên đàng, “Người là Đầu và là Trưởng Tử giữa đàn em đông đúc” (Rm 8,29).
Nước Trời là quê hương đích thực của mỗi người chúng ta. Đức Giêsu khai mở cho chúng ta về một tương lai mới, đó là hạnh phúc thiên đàng. Sống trên trần gian, chúng ta luôn phải hướng về quê thật, nơi đó có hạnh phúc đích thực.
2- Chúa Giêsu lên trời, Thánh Thần hiện xuống
Nếu Chúa Giêsu không về cùng Chúa Cha, thì Thánh Thần sẽ không được ban. Như Chúa đã nói: “Thầy đi thì ích lợi cho các con, vì nếu Thầy không đi, thì Đấng Phù Trợ sẽ không đến với các con, nhưng nếu Thầy ra đi, Thầy sẽ sai Người đến với các con” (Ga 16,7).
Quả thế, sau khi Chúa Giêsu về trời, Chúa Cha sai Chúa Thánh Thần xuống trên các Tông Đồ trong ngày lễ Ngũ Tuần. Chúa Thánh Thần chính là Đấng Bảo Trợ mới của Giáo Hội. Người hiện diện và hoạt động trong Giáo Hội. Người ban sức mạnh và biến đổi Giáo Hội. Nhờ Chúa Thánh Thần, các Tông Đồ từ những người thất vọng, nhát đảm, sợ sệt, trở thành những người rất can đảm và hăng say rao giảng Tin Mừng. Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống và là nguồn của mọi ân sủng. Nhờ Thánh Thần, chúng ta mới có thể làm con cái Chúa.
Như thế, Chúa Thánh Thần chính là quà tặng của Đấng Phục Sinh, được ban cho chúng ta khi Người về trời. Đó là niềm vui lớn lao cho chúng ta.
3- Với sứ vụ truyền giáo
Đấng Phục Sinh ủy thác sứ vụ truyền giáo cho Giáo Hội khi nói: “Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân,” (Lc 13,47) hay “chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48).
Vì thế, khi Đức Giêsu lên trời thì cũng là lúc các Tông Đồ phải xuống núi, phải lên đường để thi hành sứ vụ của mình. Các Tông Đồ đã ra đi và hăng say rao giảng Tin Mừng Phục Sinh cho mọi người, mọi dân tộc. Nhờ đó, Đạo Chúa được lan tỏa khắp thế giới.
Ngày hôm nay, Chúa Giêsu tiếp tục mời gọi mỗi người chúng ta cộng tác vào sứ vụ cao cả này: Chính chúng ta là những chứng nhân của sự thật và giá trị Tin Mừng.
Kitô giáo dạy chúng ta rằng trong khi hướng về thiên quốc, người Kitô hữu có bổn phận phải xây dựng xã hội trần thế này nên nhân bản, đạo đức và đẹp đẽ hơn. Bởi thế, người Công Giáo tốt là người tuân giữ luật lệ giao thông, trật tự công cộng và thiện ích cộng đồng tốt hơn những người khác.
Người Công Giáo tốt phải là người đi đầu trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, làng xóm, xứ đạo và gia đình của mình.
Người Công Giáo tốt phải là người đi đầu trong việc bảo vệ môi trường sạch sẽ, an toàn, và không sản xuất những thực phẩm bẩn và có độc tố để kiếm tiền bằng mọi giá.
Đó là bổn phận của người Kitô hữu khi sống trong xã hội. Bằng những chứng tá về đời sống, chúng ta tham gia để xây dựng xã hội này công bình hơn, an toàn hơn và văn minh hơn. Amen!
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:09 30/05/2019
24. Nếu anh tham lam mọi sự, bất luận lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹ, thì chúng nó cũng đều có thể ngăn cản việc tu đức nên thánh của anh. Giống như người ta buộc con chim bằng sợi giây lớn hay nhỏ, thì nó cũng không thể bay được. (Thánh John of Cross)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
--------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:13 30/05/2019
27. LÀM CÁI VÒNG BẾP
Có người rất khéo ăn nói đã làm mối cho hai người lưng gù lấy nhau, kết hôn đêm hôm nọ, vì cả hai người cùng oán hận người làm mai mối nên quay lưng lại với nhau mà ngủ, không thèm nói chuyện với nhau.
Đến nửa đêm, người đàn ông lưng gù nghĩ rằng đã thành hôn rồi thì sao cũng được, bèn thuận miệng nói một câu:
- “Bà cũng thôi buồn bực, tôi cũng không giấu oán hờn, mau lật thân qua lại, làm cái quai vòng bếp hè !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 27:
Lưng gù thì thật là khó coi, nhưng lưng gù thì cũng có nhiều loại.
Có loại lưng gù bẩm sinh mới sinh ra thì đã bị gù, có loại lưng gù vì tuổi tác đã cao, vì lo làm ăn vất vả khi còn trẻ, có loại lưng gù vì bệnh tật, tất cả các loại lưng gù trên đây đều đáng cho mọi người yêu mến và kính trọng...
Nhưng có một loại lưng gù mà ai nhìn vào cũng cảm thấy ghét cay ghét đắng, đó là lưng của những người bị gù vì nịnh nọt cấp trên; đó là lưng của những người vì luồn cúi mà bị gù. Những lưng gù này là sản phẩm của sự kiêu ngạo và ghen ghét mà ra, lưng họ gù không phải vì bẩm sinh nhưng là vì tâm hồn của họ đã bị gù trước sức nặng của tiền bạc và tham vọng...
Lưng gù thì đúng là xấu thật, nhưng cái xấu này không làm cho người ta xa cách Thiên Chúa, và cũng không làm cho họ phải chết đời đời trong hoả ngục, chỉ có những ai tâm hồn bị gù vì tội lỗi chồng chất mới xa cách Thiên Chúa và bị án phạt đời đời mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có người rất khéo ăn nói đã làm mối cho hai người lưng gù lấy nhau, kết hôn đêm hôm nọ, vì cả hai người cùng oán hận người làm mai mối nên quay lưng lại với nhau mà ngủ, không thèm nói chuyện với nhau.
Đến nửa đêm, người đàn ông lưng gù nghĩ rằng đã thành hôn rồi thì sao cũng được, bèn thuận miệng nói một câu:
- “Bà cũng thôi buồn bực, tôi cũng không giấu oán hờn, mau lật thân qua lại, làm cái quai vòng bếp hè !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 27:
Lưng gù thì thật là khó coi, nhưng lưng gù thì cũng có nhiều loại.
Có loại lưng gù bẩm sinh mới sinh ra thì đã bị gù, có loại lưng gù vì tuổi tác đã cao, vì lo làm ăn vất vả khi còn trẻ, có loại lưng gù vì bệnh tật, tất cả các loại lưng gù trên đây đều đáng cho mọi người yêu mến và kính trọng...
Nhưng có một loại lưng gù mà ai nhìn vào cũng cảm thấy ghét cay ghét đắng, đó là lưng của những người bị gù vì nịnh nọt cấp trên; đó là lưng của những người vì luồn cúi mà bị gù. Những lưng gù này là sản phẩm của sự kiêu ngạo và ghen ghét mà ra, lưng họ gù không phải vì bẩm sinh nhưng là vì tâm hồn của họ đã bị gù trước sức nặng của tiền bạc và tham vọng...
Lưng gù thì đúng là xấu thật, nhưng cái xấu này không làm cho người ta xa cách Thiên Chúa, và cũng không làm cho họ phải chết đời đời trong hoả ngục, chỉ có những ai tâm hồn bị gù vì tội lỗi chồng chất mới xa cách Thiên Chúa và bị án phạt đời đời mà thôi...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mẹ đến đi, xin một lần thăm viếng !
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
08:57 30/05/2019
Đức Mẹ Thăm Viếng Bà Thánh Isave
Hôm nay, ngày 31 tháng 5, ngày cuối tháng Hoa, Phụng Vụ của Hội Thánh Công Giáo dành riêng để kính một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Mẹ và cũng là một biến cố đặc biệt của Lịch sử cứu rỗi : Đức Trinh Nữ Maria, sau khi được Truyền Tin và cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa tại quê hương miền Bắc Na-da-rét, đã lên đường viếng thăm người chị họ cũng đang mang thai ở tận miền núi xứ Giuđêa ở miền Nam. Đây là cuộc gặp gỡ của hai người phụ nữ có mang, hai bà mẹ, nên cũng là cuộc diện kiến đầu tiên của 2 người con trai của hai Bà mà sau nầy sẽ trở thành những nhân vật quan trọng trong chương trình cứu rỗi : Giêsu Đấng Cứu Thế đến từ Na-da-rét và Gioan Tẩy Giả Vị tiền Hô đến từ Giu-đê-a.
Như vậy, từ ý nghĩa thâm thuý của Phụng vụ được Tin Mừng xác quyết, cùng với tâm tình tin yêu phó thác của những người con trong “mái nhà” của Mẹ Maria, “Người Nữ tỳ đầy diễm phúc”, chúng ta có thể lắng nghe đôi điều mà “Bàn Tiệc Lời Chúa” khơi gợi hôm nay.
Trước hết, nếu có thể tóm gọn mọi ý nghĩa của ngày lễ hôm nay thành một từ thôi, thì chắc chắn Hội Thánh sẽ chọn từ “VUI”.
Thật vậy, ngay từ BĐ 1, Phụng Vụ đã mượn lời của ngôn sứ Sôphônia để nói lên niềm vui đặc biệt của dân Chúa, của “người thiếu nữ Israel” cùng với lý do cốt yếu của niềm vui nầy :
“Hỡi thiếu nữ Israel, hãy cất tiếng ca ! Hỡi Israel hãy hoan hỉ ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn !....vì Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi…”.
Vâng, lý do cốt yếu của niềm vui đó chính là “Chúa ở giữa ngươi”, đã “rút lại lời kết án… đã cảm động yêu thương ngươi…” …
Mà xét cho cùng, đó lại chính là nội dung cốt lõi của niềm vui ơn cứu độ, của Tin Mừng, niềm vui liên quan mật thiết đến mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, mầu nhiệm của Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta, như các sách Tin Mừng đã chứng thực :
“Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”. (Ga 1,14); “Bao lâu còn chàng rễ hiện diện bấy lâu còn tiệc cưới” (Lc 5,34); “Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22)…
Đó cũng chính là điều được ĐGH Phanxicô tái khẳng định trong những lời đầu tiên của tông huấn “NIỀM VUI TIN MỪNG”, một văn kiện nói được là định hướng mục vụ cơ bản cho triều đại giáo hoàng của ngài :
“NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh…” (EG số 1)
Riêng, trong trình thuật “Thăm Viếng” hôm nay, Mẹ Maria chắc chắn là người vui nhất trong những người phụ nữ : Chúa ở trong cung lòng của Mẹ; và chính Mẹ đã cảm nhận, qua chính thân phận của một “nữ tỳ hèn mọn”, “Đấng Toàn Năng đã làm cho mẹ biết bao điều cao cả”, để toàn thể dân tộc của Mẹ, toàn thể nhân loại đã được Thiên Chúa “đoái thương nhìn tới”.
Trước khi cảm nhận được niềm vui to lớn nầy, chắc chắn Mẹ đã từng học biết những kinh nghiệm đau buồn của dân tộc, một dân tộc đã bao lần quay lưng chối từ Thiên Chúa để bước đi trong những nỗi buồn lưu đày, lưu lạc tha hương, tin vơ thờ quấy…
Nhắc đến điều nầy để chúng ta nhận chân rằng : Ngược lại với “Niềm vui có Chúa” lại chính là “nỗi buồn Chúa không còn ở giữa ta”. Người ta vẫn hay định nghĩa : Hoả ngục chính là nơi vắng bóng Thiên Chúa. Mà cũng phải thôi, như chính Chúa Giêsu đã từng “dụ ngôn”: những kẻ vào trong hoả ngục là những kẻ không đếm xỉa gì tới Chúa bên vệ đường cuộc sống. Chúa là những kẻ nghèo đói, tù tội, bệnh hoạn…không hề có mặt trong ánh mắt, con tim và đôi tay của họ. Chúng ta cũng đừng quên hình ảnh Giuđa lặng lẽ bước đi trong đêm tối và đau buồn thắt cổ tự tử. Bởi vì : Chúa đã đi khỏi cuộc đời của anh ta. Cũng vậy, người thanh niên giàu có “ra đi trong buồn rầu”, vì anh ta đã đánh mất cơ hội có được một kho tàng niềm vui vĩ đại là “bước theo Đức Kitô”. (Mt 19,16-22).
Thế giới hôm nay, cuộc sống quanh ta hôm nay cũng đầy dẫy những căn hộ, những tâm hồn, những cộng đoàn… ảm đạm, buồn sầu như thế…vì vắng bóng Thiên Chúa. Cho nên, nỗi thao thức của cả Giáo Hội vẫn là mang đến “Niềm Vui Tin Mừng”, là đi rão hết mọi miền thế giới, mọi vùng ngoại biên để chia sẻ Niềm Vui Tin Mừng, như lời hiệu triệu của ĐTC Phanxicô :
“Trung thành noi gương Thầy mình, Hội Thánh hôm nay thấy tuyệt đối phải ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, mọi nơi, mọi dịp, không do dự, không miễn cưỡng hay sợ hãi. Niềm vui của Tin Mừng được dành cho mọi người: không thể loại trừ ai. Đó là điều thiên sứ đã công bố cho các mục đồng tại Bêlem: “Anh em đừng sợ; vì này, tôi đem đến cho anh em một tin vui trọng đại cho toàn dân” (Lc 2:10). (EG 23).
Vâng, mái nhà của Bà Isave hôm nay vang rộn niềm vui : niềm vui gặp gỡ : “Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm…”. Đâu cần phải chờ cho tới ngày bà vợ I-sa-ve sinh Gioan Tẩy Giả để “lời tiên tri của Da-ca-ri-a” mới linh nghiệm; không, hôm nay đã chính thức hiện thực qua bước chân thăm viếng của một người phụ nữ bà con : “Thiên Chúa Í-ra-el đã viếng thăm cứu chuộc dân Người” (Lc 1,68); và bài ca Magnificat đã âm vang rộn rã niềm vui vì cuộc viếng thăm lịch sử mà dân Chúa đã bao năm đợi chờ : “Người nhớ lại lòng thương xót dành cho Tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời” (Lc 1,55).
Bước chân thăm viếng của người thiếu nữ chân quê Maria đâu có gì là vĩ đại, to tát, hay hoàn toàn xa lạ với những bước chân của chúng ta hôm nay ! Có khác chăng đó là vì Người đang mang chính Ngôi Lời Thiên Chúa và Ngài thao thức sẻ chia “niềm vui có Chúa” nầy cho người khác. Thế giới hôm nay hình như người ta sợ chia sẻ. Người ta muốn “đóng cửa cài then” trong một con tim vô cảm, một căn hộ ích kỷ, một cộng đoàn khép kín…Và vì thế, đâu đâu cũng thấy toàn nỗi buồn và tội ác !
Trong khi đó, niềm vui đích thực luôn đòi hỏi phải sẻ chia. Mẹ Thăm Viếng cũng có nghĩa Mẹ đi sẻ chia niềm vui có Chúa cho người chị họ; và qua cuộc Thăm Viếng có một không hai nầy, Lời Chúa đang mời gọi muôn thế hệ Kitô hữu cùng lên đường thực thi những cuộc Thăm Viếng mới trong hành trình đức tin của mình, như cách ngụ ngôn của một bài thơ : xin trích đôi câu :
Nhà con ở sát nhà cô I-sa-ve, đó Mẹ !
Tiện đường mà, xin Mẹ ghé đến thăm.
Rồi con sẽ đưa Mẹ qua nhiều địa chỉ xa xăm.
Để Mẹ sẻ chia niềm vui ơn cứu độ !
(…)
Mẹ đến đi, xin thêm một lần thăm viếng,
Quà tặng từ trời, Magnificat trao ban.
Tình yêu thương, ơn cứu độ tuôn tràn.
Mẹ đến nhé, tiện đường mà, con mãi đợi !
Nhưng có lẽ “niềm vui Thăm Viếng” được biểu lộ rõ nét nhất qua hành vi “nhảy mừng ngay trong lòng mẹ” của Thánh Gioan Tẩy Giả ! Đâu cần phải “cờ xí rợp trời, trống chiêng dậy đất”…, những bài diễn văn hùng hồn, những cuộc dàn chào uy dũng…mới nói lên niềm hân hoan tiếp rước Chúa viếng thăm ! Không, chỉ một “cú nhảy mừng” của em bé Gioan trong lòng mẹ khi “vừa nghe tiếng em chào”, đã nói lên tất cả niềm vui của gặp gỡ, tạ ơn và đáp trả !
Không biết, chút nữa đây, cõi lòng của mỗi người của chúng ta sẽ ra sao khi nghe tiếng chào, cho dù có khác một chút, “Mình Thánh Chúa Kitô” ! Có lẽ để nhắc nhở chúng ta sống trọn hảo mầu nhiệm Thăm Viếng hôm nay khi đón nhận Chúa Kitô Thánh Thể, mà Hội Thánh đã cầu nguyện khi hiệp lễ : “Như xưa Thánh Gioan Tẩy Giả đã nhảy mừng vì nhận biết Đức Kitô còn trong lòng mẹ, nay xin cho Giáo Hội, qua bí tích Thánh Thể nầy, cũng hân hoan đón rước Đức Kitô hằng sống, Đấng hiển trị muôn đời. Amen.
Trương Đình Hiền (Lễ Mẹ Thăm viếng 2019)
Hôm nay, ngày 31 tháng 5, ngày cuối tháng Hoa, Phụng Vụ của Hội Thánh Công Giáo dành riêng để kính một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Mẹ và cũng là một biến cố đặc biệt của Lịch sử cứu rỗi : Đức Trinh Nữ Maria, sau khi được Truyền Tin và cưu mang Ngôi Hai Thiên Chúa tại quê hương miền Bắc Na-da-rét, đã lên đường viếng thăm người chị họ cũng đang mang thai ở tận miền núi xứ Giuđêa ở miền Nam. Đây là cuộc gặp gỡ của hai người phụ nữ có mang, hai bà mẹ, nên cũng là cuộc diện kiến đầu tiên của 2 người con trai của hai Bà mà sau nầy sẽ trở thành những nhân vật quan trọng trong chương trình cứu rỗi : Giêsu Đấng Cứu Thế đến từ Na-da-rét và Gioan Tẩy Giả Vị tiền Hô đến từ Giu-đê-a.
Như vậy, từ ý nghĩa thâm thuý của Phụng vụ được Tin Mừng xác quyết, cùng với tâm tình tin yêu phó thác của những người con trong “mái nhà” của Mẹ Maria, “Người Nữ tỳ đầy diễm phúc”, chúng ta có thể lắng nghe đôi điều mà “Bàn Tiệc Lời Chúa” khơi gợi hôm nay.
Trước hết, nếu có thể tóm gọn mọi ý nghĩa của ngày lễ hôm nay thành một từ thôi, thì chắc chắn Hội Thánh sẽ chọn từ “VUI”.
Thật vậy, ngay từ BĐ 1, Phụng Vụ đã mượn lời của ngôn sứ Sôphônia để nói lên niềm vui đặc biệt của dân Chúa, của “người thiếu nữ Israel” cùng với lý do cốt yếu của niềm vui nầy :
“Hỡi thiếu nữ Israel, hãy cất tiếng ca ! Hỡi Israel hãy hoan hỉ ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy hân hoan và hãy nhảy mừng hết tâm hồn !....vì Vua Israel là Chúa ở giữa ngươi…”.
Vâng, lý do cốt yếu của niềm vui đó chính là “Chúa ở giữa ngươi”, đã “rút lại lời kết án… đã cảm động yêu thương ngươi…” …
Mà xét cho cùng, đó lại chính là nội dung cốt lõi của niềm vui ơn cứu độ, của Tin Mừng, niềm vui liên quan mật thiết đến mầu nhiệm Ngôi Hai Nhập Thể, mầu nhiệm của Đấng Emmanuel – Thiên Chúa ở cùng chúng ta, như các sách Tin Mừng đã chứng thực :
“Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”. (Ga 1,14); “Bao lâu còn chàng rễ hiện diện bấy lâu còn tiệc cưới” (Lc 5,34); “Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng; và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được” (Ga 16,22)…
Đó cũng chính là điều được ĐGH Phanxicô tái khẳng định trong những lời đầu tiên của tông huấn “NIỀM VUI TIN MỪNG”, một văn kiện nói được là định hướng mục vụ cơ bản cho triều đại giáo hoàng của ngài :
“NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG đổ đầy trái tim và cuộc sống của tất cả những ai gặp Chúa Giêsu. Những ai chấp nhận đề nghị cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn phiền, trống rỗng nội tâm và cô đơn. Với Đức Kitô, niềm vui luôn luôn được tái sinh…” (EG số 1)
Riêng, trong trình thuật “Thăm Viếng” hôm nay, Mẹ Maria chắc chắn là người vui nhất trong những người phụ nữ : Chúa ở trong cung lòng của Mẹ; và chính Mẹ đã cảm nhận, qua chính thân phận của một “nữ tỳ hèn mọn”, “Đấng Toàn Năng đã làm cho mẹ biết bao điều cao cả”, để toàn thể dân tộc của Mẹ, toàn thể nhân loại đã được Thiên Chúa “đoái thương nhìn tới”.
Trước khi cảm nhận được niềm vui to lớn nầy, chắc chắn Mẹ đã từng học biết những kinh nghiệm đau buồn của dân tộc, một dân tộc đã bao lần quay lưng chối từ Thiên Chúa để bước đi trong những nỗi buồn lưu đày, lưu lạc tha hương, tin vơ thờ quấy…
Nhắc đến điều nầy để chúng ta nhận chân rằng : Ngược lại với “Niềm vui có Chúa” lại chính là “nỗi buồn Chúa không còn ở giữa ta”. Người ta vẫn hay định nghĩa : Hoả ngục chính là nơi vắng bóng Thiên Chúa. Mà cũng phải thôi, như chính Chúa Giêsu đã từng “dụ ngôn”: những kẻ vào trong hoả ngục là những kẻ không đếm xỉa gì tới Chúa bên vệ đường cuộc sống. Chúa là những kẻ nghèo đói, tù tội, bệnh hoạn…không hề có mặt trong ánh mắt, con tim và đôi tay của họ. Chúng ta cũng đừng quên hình ảnh Giuđa lặng lẽ bước đi trong đêm tối và đau buồn thắt cổ tự tử. Bởi vì : Chúa đã đi khỏi cuộc đời của anh ta. Cũng vậy, người thanh niên giàu có “ra đi trong buồn rầu”, vì anh ta đã đánh mất cơ hội có được một kho tàng niềm vui vĩ đại là “bước theo Đức Kitô”. (Mt 19,16-22).
Thế giới hôm nay, cuộc sống quanh ta hôm nay cũng đầy dẫy những căn hộ, những tâm hồn, những cộng đoàn… ảm đạm, buồn sầu như thế…vì vắng bóng Thiên Chúa. Cho nên, nỗi thao thức của cả Giáo Hội vẫn là mang đến “Niềm Vui Tin Mừng”, là đi rão hết mọi miền thế giới, mọi vùng ngoại biên để chia sẻ Niềm Vui Tin Mừng, như lời hiệu triệu của ĐTC Phanxicô :
“Trung thành noi gương Thầy mình, Hội Thánh hôm nay thấy tuyệt đối phải ra đi rao giảng Tin Mừng cho mọi người, mọi nơi, mọi dịp, không do dự, không miễn cưỡng hay sợ hãi. Niềm vui của Tin Mừng được dành cho mọi người: không thể loại trừ ai. Đó là điều thiên sứ đã công bố cho các mục đồng tại Bêlem: “Anh em đừng sợ; vì này, tôi đem đến cho anh em một tin vui trọng đại cho toàn dân” (Lc 2:10). (EG 23).
Vâng, mái nhà của Bà Isave hôm nay vang rộn niềm vui : niềm vui gặp gỡ : “Mẹ Thiên Chúa đến viếng thăm…”. Đâu cần phải chờ cho tới ngày bà vợ I-sa-ve sinh Gioan Tẩy Giả để “lời tiên tri của Da-ca-ri-a” mới linh nghiệm; không, hôm nay đã chính thức hiện thực qua bước chân thăm viếng của một người phụ nữ bà con : “Thiên Chúa Í-ra-el đã viếng thăm cứu chuộc dân Người” (Lc 1,68); và bài ca Magnificat đã âm vang rộn rã niềm vui vì cuộc viếng thăm lịch sử mà dân Chúa đã bao năm đợi chờ : “Người nhớ lại lòng thương xót dành cho Tổ phụ Áp-ra-ham và cho con cháu đến muôn đời” (Lc 1,55).
Bước chân thăm viếng của người thiếu nữ chân quê Maria đâu có gì là vĩ đại, to tát, hay hoàn toàn xa lạ với những bước chân của chúng ta hôm nay ! Có khác chăng đó là vì Người đang mang chính Ngôi Lời Thiên Chúa và Ngài thao thức sẻ chia “niềm vui có Chúa” nầy cho người khác. Thế giới hôm nay hình như người ta sợ chia sẻ. Người ta muốn “đóng cửa cài then” trong một con tim vô cảm, một căn hộ ích kỷ, một cộng đoàn khép kín…Và vì thế, đâu đâu cũng thấy toàn nỗi buồn và tội ác !
Trong khi đó, niềm vui đích thực luôn đòi hỏi phải sẻ chia. Mẹ Thăm Viếng cũng có nghĩa Mẹ đi sẻ chia niềm vui có Chúa cho người chị họ; và qua cuộc Thăm Viếng có một không hai nầy, Lời Chúa đang mời gọi muôn thế hệ Kitô hữu cùng lên đường thực thi những cuộc Thăm Viếng mới trong hành trình đức tin của mình, như cách ngụ ngôn của một bài thơ : xin trích đôi câu :
Nhà con ở sát nhà cô I-sa-ve, đó Mẹ !
Tiện đường mà, xin Mẹ ghé đến thăm.
Rồi con sẽ đưa Mẹ qua nhiều địa chỉ xa xăm.
Để Mẹ sẻ chia niềm vui ơn cứu độ !
(…)
Mẹ đến đi, xin thêm một lần thăm viếng,
Quà tặng từ trời, Magnificat trao ban.
Tình yêu thương, ơn cứu độ tuôn tràn.
Mẹ đến nhé, tiện đường mà, con mãi đợi !
Nhưng có lẽ “niềm vui Thăm Viếng” được biểu lộ rõ nét nhất qua hành vi “nhảy mừng ngay trong lòng mẹ” của Thánh Gioan Tẩy Giả ! Đâu cần phải “cờ xí rợp trời, trống chiêng dậy đất”…, những bài diễn văn hùng hồn, những cuộc dàn chào uy dũng…mới nói lên niềm hân hoan tiếp rước Chúa viếng thăm ! Không, chỉ một “cú nhảy mừng” của em bé Gioan trong lòng mẹ khi “vừa nghe tiếng em chào”, đã nói lên tất cả niềm vui của gặp gỡ, tạ ơn và đáp trả !
Không biết, chút nữa đây, cõi lòng của mỗi người của chúng ta sẽ ra sao khi nghe tiếng chào, cho dù có khác một chút, “Mình Thánh Chúa Kitô” ! Có lẽ để nhắc nhở chúng ta sống trọn hảo mầu nhiệm Thăm Viếng hôm nay khi đón nhận Chúa Kitô Thánh Thể, mà Hội Thánh đã cầu nguyện khi hiệp lễ : “Như xưa Thánh Gioan Tẩy Giả đã nhảy mừng vì nhận biết Đức Kitô còn trong lòng mẹ, nay xin cho Giáo Hội, qua bí tích Thánh Thể nầy, cũng hân hoan đón rước Đức Kitô hằng sống, Đấng hiển trị muôn đời. Amen.
Trương Đình Hiền (Lễ Mẹ Thăm viếng 2019)
Trái tim Tình yêu
Jos. Hoàng Mạnh Hùng
23:40 30/05/2019
Tình yêu là một loạt các cảm xúc, trạng thái tâm lý, và thái độ khác nhau dao động từ tình cảm cá nhân đến niềm vui sướng. Nó còn là một đức tính đại diện cho lòng tốt của con người, là lòng nhân ái, là sự thông cảm sẻ chia đối với người khác như thánh Thomas Aquinas từng viết "tình yêu tạo ra điều tốt lành cho người khác".
Tôn giáo nào cũng dậy yêu thương. Giáo lý nhà Phật coi tất cả những gì trên đời này đều là phù du, chỉ có yêu thương lẫn nhau mới là thứ tồn tại vĩnh viễn, còn lại cuối cùng. Luật Môsê trong Cựu Ước cũng dạy: "Phải yêu thương tha nhân như chính mình". Khi Chúa Giêsu xuống thế làm người, Ngài đã giảng dạy yêu thương và hơn thế nữa đã thực hiện tình yêu thương một cách trọn vẹn.
Tình yêu có nhiều cung bậc sâu thẳm trong trái tim con người, nhưng thường thì khi trao gởi tình yêu, người ta mong muốn được đáp lại. Nhưng tình yêu không hẳn lúc nào cũng công bằng như thế, có người trao đi và không được đáp lại, có người trao đi và chẳng cần được đáp lại.
Trái tim là biểu hiện, là trung tâm điểm của tình yêu. "Thiên Chúa là tình yêu", nên khi nói tới tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta liên tưởng ngay tới Trái Tim Chúa Giêsu. Tất cả mọi người, mọi thành phần đều có một chỗ nương tựa trong con tim yêu thương của Ngài. Tình yêu ấy đã trở nên vẹn toàn, trở nên cụ thể nhất khi “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.” (Ga 19,34).
Yêu trọn vẹn khiến Thánh Tâm nhận lãnh
Ngọn giáo đâm cho máu chảy tỏ tường
Chúng con nhìn mà kính lạy vết thương
Như bằng chứng của mối tình khôn tả.
(Thánh Thi Kinh Sách lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu)
Những giọt máu cuối cùng đó đã minh chứng tình yêu cao quí của Chúa dành cho chúng ta: yêu cách quảng đại, yêu trọn vẹn, cho đi tất cả, hiến dâng tất cả, không đòi hỏi cũng không giữ lại một chút gì cho bản thân Ngài. Trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu là bằng chứng tuyệt vời về tình yêu tuyệt mỹ của Thiên Chúa. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13).
Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu yêu thương. Hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao cảnh bạo lực xảy ra trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội. Những cảnh vợ chồng cãi vã, ăn thua đủ, thậm chí giết nhau trước ánh mắt kinh hoàng của con cái.
Những video clip bạo lực học đường được chính các em học sinh ghi lại rồi tung lên mạng. Những cảnh kéo bè tụ nhóm thanh toán nhau xảy ra trên đường phố, nơi chợ búa, quán xá... mà nguyên nhân chỉ là những việc nhỏ nhặt xảy ra thường ngày.
Rồi những cảnh đói nghèo, bệnh tật không những ở những nơi vùng sâu, vùng xa mà còn ngay ở trong lòng những thành phố lớn. Những bậc tu trì chân chất, những cựu binh tàn phế, những dân đen thấp cổ bé họng bị đẩy ra khỏi nơi mình đang sinh sống để nhường chỗ cho những dự án vì lợi ích nhóm.
Người ta vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe những tiếng kêu oan của họ. Nhưng người ta vẫn cứ làm ngơ không dám lên tiếng, hoặc vì bất lực, hoặc vì sợ liên lụy đến sự an toàn của bản thân. Cứ lẳng lặng chứng kiến những cảnh áp bức, cứ tìm cách thoái thác khi được mời gọi trợ giúp cho những hoàn cảnh đói nghèo, bệnh tật.
Người Ki-tô hữu không chỉ được mời gọi chiêm ngắm, sùng kính mà còn phải trở nên chứng nhân tình yêu của Thánh Tâm Chúa trong thế giới hôm nay. Chính Đức Giêsu đã dạy: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12).
Thánh Gioan Tông đồ cũng nhắc nhở chúng ta: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8).
Là người môn đệ của Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta không thể chấp nhận thái độ vô cảm, dửng dưng. Cũng không chấp nhận chỉ nói về tình thương nhưng không sống yêu thương hoặc coi thường khinh bỉ những người tội lỗi.
Vì vậy, chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa thứ tha và xin Ngài ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương, biết thổn thức, biết rung động, biết đập với nhịp đập của Thánh Tâm Chúa để đền đáp phần nào tình yêu vô tận mà Chúa đã dành cho chúng ta.
Chúng ta hãy lấy lòng nhân từ cảm hóa những người tội lỗi giúp họ trở về đường ngay, nẻo chính. Hãy tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho kẻ làm hại chúng ta. Hãy thăm viếng những người đang sống trong cảnh túng nghèo quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật … để cứu chữa, hoặc làm giảm bớt những cơn đau của họ.
Hãy hạn chế sử dụng và giảm bớt chi tiêu đối với những gì không cần thiết để giúp đỡ người nghèo hoặc các công trình tôn giáo và xã hội, tham gia những việc có ích cho cộng đồng. (x. Thư công bố Năm Thánh Tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam của HĐGM VN ngày 1/5/2018)
Mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta cùng cầu xin Chúa ban cho chúng ta có được một chút Trái Tim của Ngài. Trái tim không bao giờ cạn kiệt tình yêu, một tình yêu hy sinh tự hiến không đắn đo suy tính hơn thiệt với tha nhân.
Một trái tim không ngủ yên, biết trăn trở quan tâm đến những vất vả, khó khăn, mệt nhọc, gian khổ... của những người chung quanh. Luôn tha thiết mong ước làm sao để những trái tim khác cũng nhận được hạnh phúc trong tình yêu.
Xin Chúa cho trái tim chúng ta không phải là “trái tim mùa đông” nhưng là một con tim nồng ấm tình người, cũng không phải là “trái tim ngục tù” nhưng là con tim quảng đại với anh chị em.
Một trái tim đong đầy tình yêu sẽ làm cho con người chúng ta bung ra khỏi những cái vỏ ích kỷ, những cái khung nhỏ nhen chật hẹp để sống một trời mới đất mới với không gian lồng lộng và thời gian bao la bất tận. Trái tim đó làm cho chúng ta nhận ra mọi người là con cùng một Cha, anh em cùng một nhà trong tình yêu bao la của Thánh Tâm Chúa.
Tôn giáo nào cũng dậy yêu thương. Giáo lý nhà Phật coi tất cả những gì trên đời này đều là phù du, chỉ có yêu thương lẫn nhau mới là thứ tồn tại vĩnh viễn, còn lại cuối cùng. Luật Môsê trong Cựu Ước cũng dạy: "Phải yêu thương tha nhân như chính mình". Khi Chúa Giêsu xuống thế làm người, Ngài đã giảng dạy yêu thương và hơn thế nữa đã thực hiện tình yêu thương một cách trọn vẹn.
Tình yêu có nhiều cung bậc sâu thẳm trong trái tim con người, nhưng thường thì khi trao gởi tình yêu, người ta mong muốn được đáp lại. Nhưng tình yêu không hẳn lúc nào cũng công bằng như thế, có người trao đi và không được đáp lại, có người trao đi và chẳng cần được đáp lại.
Trái tim là biểu hiện, là trung tâm điểm của tình yêu. "Thiên Chúa là tình yêu", nên khi nói tới tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta liên tưởng ngay tới Trái Tim Chúa Giêsu. Tất cả mọi người, mọi thành phần đều có một chỗ nương tựa trong con tim yêu thương của Ngài. Tình yêu ấy đã trở nên vẹn toàn, trở nên cụ thể nhất khi “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì, máu cùng nước chảy ra.” (Ga 19,34).
Yêu trọn vẹn khiến Thánh Tâm nhận lãnh
Ngọn giáo đâm cho máu chảy tỏ tường
Chúng con nhìn mà kính lạy vết thương
Như bằng chứng của mối tình khôn tả.
(Thánh Thi Kinh Sách lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu)
Những giọt máu cuối cùng đó đã minh chứng tình yêu cao quí của Chúa dành cho chúng ta: yêu cách quảng đại, yêu trọn vẹn, cho đi tất cả, hiến dâng tất cả, không đòi hỏi cũng không giữ lại một chút gì cho bản thân Ngài. Trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu là bằng chứng tuyệt vời về tình yêu tuyệt mỹ của Thiên Chúa. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.” (Ga 15,13).
Trong thực tế cuộc sống hôm nay, vẫn còn rất nhiều người sống thiếu yêu thương. Hằng ngày, chúng ta chứng kiến biết bao cảnh bạo lực xảy ra trong gia đình, nơi học đường, ngoài xã hội. Những cảnh vợ chồng cãi vã, ăn thua đủ, thậm chí giết nhau trước ánh mắt kinh hoàng của con cái.
Những video clip bạo lực học đường được chính các em học sinh ghi lại rồi tung lên mạng. Những cảnh kéo bè tụ nhóm thanh toán nhau xảy ra trên đường phố, nơi chợ búa, quán xá... mà nguyên nhân chỉ là những việc nhỏ nhặt xảy ra thường ngày.
Rồi những cảnh đói nghèo, bệnh tật không những ở những nơi vùng sâu, vùng xa mà còn ngay ở trong lòng những thành phố lớn. Những bậc tu trì chân chất, những cựu binh tàn phế, những dân đen thấp cổ bé họng bị đẩy ra khỏi nơi mình đang sinh sống để nhường chỗ cho những dự án vì lợi ích nhóm.
Người ta vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe những tiếng kêu oan của họ. Nhưng người ta vẫn cứ làm ngơ không dám lên tiếng, hoặc vì bất lực, hoặc vì sợ liên lụy đến sự an toàn của bản thân. Cứ lẳng lặng chứng kiến những cảnh áp bức, cứ tìm cách thoái thác khi được mời gọi trợ giúp cho những hoàn cảnh đói nghèo, bệnh tật.
Người Ki-tô hữu không chỉ được mời gọi chiêm ngắm, sùng kính mà còn phải trở nên chứng nhân tình yêu của Thánh Tâm Chúa trong thế giới hôm nay. Chính Đức Giêsu đã dạy: “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12).
Thánh Gioan Tông đồ cũng nhắc nhở chúng ta: “Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa. Phàm ai yêu thương, thì đã được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa. Ai không yêu thương, thì không biết Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,7-8).
Là người môn đệ của Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta không thể chấp nhận thái độ vô cảm, dửng dưng. Cũng không chấp nhận chỉ nói về tình thương nhưng không sống yêu thương hoặc coi thường khinh bỉ những người tội lỗi.
Vì vậy, chúng ta hãy xin Thánh Tâm Chúa thứ tha và xin Ngài ban cho chúng ta một quả tim mới, một quả tim biết yêu thương, biết thổn thức, biết rung động, biết đập với nhịp đập của Thánh Tâm Chúa để đền đáp phần nào tình yêu vô tận mà Chúa đã dành cho chúng ta.
Chúng ta hãy lấy lòng nhân từ cảm hóa những người tội lỗi giúp họ trở về đường ngay, nẻo chính. Hãy tha thứ, làm ơn và cầu nguyện cho kẻ làm hại chúng ta. Hãy thăm viếng những người đang sống trong cảnh túng nghèo quẫn bách, bệnh tật, tù đày, già cả, cô đơn, khuyết tật … để cứu chữa, hoặc làm giảm bớt những cơn đau của họ.
Hãy hạn chế sử dụng và giảm bớt chi tiêu đối với những gì không cần thiết để giúp đỡ người nghèo hoặc các công trình tôn giáo và xã hội, tham gia những việc có ích cho cộng đồng. (x. Thư công bố Năm Thánh Tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam của HĐGM VN ngày 1/5/2018)
Mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chúng ta cùng cầu xin Chúa ban cho chúng ta có được một chút Trái Tim của Ngài. Trái tim không bao giờ cạn kiệt tình yêu, một tình yêu hy sinh tự hiến không đắn đo suy tính hơn thiệt với tha nhân.
Một trái tim không ngủ yên, biết trăn trở quan tâm đến những vất vả, khó khăn, mệt nhọc, gian khổ... của những người chung quanh. Luôn tha thiết mong ước làm sao để những trái tim khác cũng nhận được hạnh phúc trong tình yêu.
Xin Chúa cho trái tim chúng ta không phải là “trái tim mùa đông” nhưng là một con tim nồng ấm tình người, cũng không phải là “trái tim ngục tù” nhưng là con tim quảng đại với anh chị em.
Một trái tim đong đầy tình yêu sẽ làm cho con người chúng ta bung ra khỏi những cái vỏ ích kỷ, những cái khung nhỏ nhen chật hẹp để sống một trời mới đất mới với không gian lồng lộng và thời gian bao la bất tận. Trái tim đó làm cho chúng ta nhận ra mọi người là con cùng một Cha, anh em cùng một nhà trong tình yêu bao la của Thánh Tâm Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trận hỏa hoạn nhà thờ Đức Bà Paris làm bừng cháy lửa tin yêu Công Giáo
Lê Đình Thông
08:44 30/05/2019
Từ ngày 15/04/2019, cả nước Pháp rơi lệ. Theo ghi nhận của linh mục Côme (Hauts-de-Seine), sau biến cố, dân Pháp hồi tâm. Nhiều người Pháp đến nhà thờ dự Thánh lễ. Đức TGM Michel Aupetit cho biết trận hỏa hoạn làm thức tỉnh lương tri người Pháp.
Trước đây, số linh mục, tân tòng và trẻ em dự các lớp giáo lý giảm sút, nạn cháy làm thay đổi chiều hướng này. Đức Ông Alexis Leproux, tổng đại diện tổng giáo phận Paris nói đến lòng sùng đạo được củng cố.
Tuy ngọn lửa phá hủy một phần ngôi đại giáo đường, nhưng ngọn lửa tin yêu bừng cháy trong tâm khảm mọi tín hữu. Số người tham dự thánh lễ tại các giáo đường tăng lên. Các bạn trẻ hăng say đến với Chúa.
Giáo xứ Việt Nam tại Paris phản ảnh trung thực khuynh hướng này. Các bạn trẻ trong Nhóm Ephata với Nha Ty, Quỳnh Châu và nhiều bạn trẻ khác tích cực tham gia mọi sinh hoạt của Giáo Xứ. Chương trình mục vụ phác thảo trong buổi họp phối hợp giữa hai ban Mục vụ và Kinh tế ngày 26/05 vừa qua càng thêm sinh động và đa dạng, nhằm củng cố đức tin của các tín hữu Việt Nam hiện cư ngụ tại Paris và vùng phụ cận.
Lê Đình Thông
Tuyên bố của Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz nguyên thư ký của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II
Đặng Tự Do
17:23 30/05/2019
Tháng Ba năm nay Hội Đồng Giám Mục Ba Lan công bố rằng có 382 linh mục bị khiếu nại lạm dụng tính dục 625 trẻ vị thành niên trong thời gian từ 1990 đến 2018. 44% các khiếu nại này đã được chính quyền điều tra với kết quả là gần một nửa là những vi phạm thật sự.
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã thành lập các văn phòng bảo vệ trẻ em tại tất cả 43 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan, và hơn 3,000 các linh mục đã trải qua các khóa huấn luyện liên quan đến vấn đề này.
Bất kể những cố gắng của các Giám Mục Ba Lan, đã có một làn sóng tấn công dữ dội vào các ngài qua những bài báo và đặc biệt là cuốn phim “Tylko nie mów nikomu” - “Đừng nói với ai” của Tomasz Sekielski, trong đó cáo buộc các ngài bao che hay không có những hành động thích đáng để ngăn chặn tội ác này. Làn sóng tấn công không chỉ dừng lại ở các Giám Mục Ba Lan mà còn nhắm cả đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trước những nỗ lực phỉ báng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xúc phạm tình cảm của hàng triệu người trên khắp thế giới, Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz nguyên thư ký của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra tuyên bố sau. Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Liên quan đến sự lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông những thông tin sai lệch khiến nhiều người hiểu lầm, tôi muốn nhắc nhở rằng Thánh Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đầu tiên đưa ra một cách có hệ thống việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trong Giáo hội. Thái độ không khoan nhượng của ngài trong vấn đề này được chứng thực bởi những sự thật sau đây và những điều khác nữa.
1. Năm 1993, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết một lá thư cho các Giám Mục Hoa Kỳ, trong đó ngài khẳng định một cách hùng hồn rằng: “Từ ngữ trong Thánh Kinh ‘khốn’ [woe - thí dụ: Khốn cho các ngươi (Mt 23:13) chú thích của người dịch] có một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi Chúa Kitô nói về những trường hợp tai tiếng, và trên hết là tai tiếng gây ra cho ‘những người nhỏ bé’. Những lời của Chúa Kitô nghiêm trọng đến mức nào khi Ngài nói về tai tiếng như thế, và sự xấu xa này phải nghiêm trọng đến mức nào, vì ‘thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn’ (x. Mt 18: 6)”.
2. Năm 1994, Đức Gioan Phaolô II đã ban hành một đặc miễn giáo luật (indult) cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ và hai năm sau đó mở rộng cho Giáo Hội ở Ái Nhĩ Lan. Đó là nhằm đưa ra một sự bảo vệ lớn hơn cho trẻ em và người trẻ chống lại tội ác lạm dụng.
3. Vào năm 2001, Đức Thánh Cha đã đưa ra các chuẩn mực pháp lý nghiêm nhặt trong Giáo hội, mà các vị Giáo Hội kế vị đã bổ sung thêm. Tài liệu “Sacramentorum sanctitatis tutela” (Về việc bảo vệ tính thánh thiêng của các bí tích) và các chuẩn mực “Về các tội phạm nghiêm trọng nhất” đã có một tầm quan trọng rất lớn. Đức Gioan Phaolô II đã nâng tuổi bảo vệ trẻ vị thành niên lên đến 18 tuổi. Ngoài ra, ngài bắt buộc các giám mục và bề trên các dòng phải báo cáo với Bộ Giáo lý Đức tin tất cả các tội ác chống lại trẻ vị thành niên.
4. Vào năm 2002, Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rõ ràng quan điểm của ngài về vấn đề này: “Người dân cần biết rằng không có nơi nào trong đời sống linh mục và tu trì cho những người làm hại thanh thiếu niên (Diễn từ trước cho các Hồng Y Hoa Kỳ, ngày 23 tháng Tư năm 2002).
5. Trong triều đại Giáo Hoàng của ngài và theo ý của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Bộ Giáo lý Đức tin đã bắt đầu một cuộc điều tra về những lời buộc tội liên quan đến Maciel Delgollado, người sáng lập dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Vào tháng 12 năm 2004, Đức Ông Charles Scicluna, khi đó là Chưởng Lý (Promoter of Justice) và bây giờ là Tổng giám mục, đã được phái cùng với một luật sư khác đến Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ, để điều tra vụ án. Cuộc điều tra được thực hiện sau cái chết của Đức Gioan Phaolô II và do đó, vào đầu triều đại của Benedict XVI, một bản án đã được ban hành.
6. Ngoài ra, cần lưu ý rằng 122 nhân chứng, bao gồm cả những người rất xa cách với Giáo Hội Công Giáo, đã được phỏng vấn để kiểm tra cuộc đời của Đức Gioan Phaolô II và 2414 trang tài liệu tố tụng đã được soạn thảo. Sự thánh thiện của Gioan Phaolô II đã được xác nhận bởi thẩm quyền của hai vị giáo hoàng: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tuyên chân phước, cho ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên thánh cho ngài. Tòa Thánh, sau khi xem xét ý kiến của một hội đồng y khoa, đã công nhận ra hai sự chữa lành nhờ lời cầu bầu của Thánh John Paul II là không thể giải thích được về mặt y học.
Vì những lý do này, những nỗ lực phỉ báng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang xúc phạm tình cảm của hàng triệu người trên khắp thế giới là những người xem Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị có thẩm quyền và bênh vực họ trong nhiều trạng huống khác nhau của cuộc sống, được thể hiện trong hàng ngàn lời chứng về những ân sủng liên tục nhận được nhờ lời cầu bầu của ngài.
Tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã giúp chấm dứt những nỗ lực phỉ báng Đức Giáo Hoàng Ba Lan, khi nói rằng không ai có thể nghi ngờ về sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II.
+ Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz
Tổng giám mục hiệu tòa của Tổng giáo phận Kraków
Source:ZenitCard. Dziwisz Thanks Pope Francis for Defending St. John Paul II
Hội Đồng Giám Mục Ba Lan đã thành lập các văn phòng bảo vệ trẻ em tại tất cả 43 giáo phận và tổng giáo phận của Ba Lan, và hơn 3,000 các linh mục đã trải qua các khóa huấn luyện liên quan đến vấn đề này.
Bất kể những cố gắng của các Giám Mục Ba Lan, đã có một làn sóng tấn công dữ dội vào các ngài qua những bài báo và đặc biệt là cuốn phim “Tylko nie mów nikomu” - “Đừng nói với ai” của Tomasz Sekielski, trong đó cáo buộc các ngài bao che hay không có những hành động thích đáng để ngăn chặn tội ác này. Làn sóng tấn công không chỉ dừng lại ở các Giám Mục Ba Lan mà còn nhắm cả đến Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Trước những nỗ lực phỉ báng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II xúc phạm tình cảm của hàng triệu người trên khắp thế giới, Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz nguyên thư ký của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ra tuyên bố sau. Bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch sang Việt ngữ:
Liên quan đến sự lặp đi lặp lại trên các phương tiện truyền thông những thông tin sai lệch khiến nhiều người hiểu lầm, tôi muốn nhắc nhở rằng Thánh Gioan Phaolô II là vị Giáo Hoàng đầu tiên đưa ra một cách có hệ thống việc bảo vệ trẻ em và thanh thiếu niên trong Giáo hội. Thái độ không khoan nhượng của ngài trong vấn đề này được chứng thực bởi những sự thật sau đây và những điều khác nữa.
1. Năm 1993, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết một lá thư cho các Giám Mục Hoa Kỳ, trong đó ngài khẳng định một cách hùng hồn rằng: “Từ ngữ trong Thánh Kinh ‘khốn’ [woe - thí dụ: Khốn cho các ngươi (Mt 23:13) chú thích của người dịch] có một ý nghĩa quan trọng, đặc biệt khi Chúa Kitô nói về những trường hợp tai tiếng, và trên hết là tai tiếng gây ra cho ‘những người nhỏ bé’. Những lời của Chúa Kitô nghiêm trọng đến mức nào khi Ngài nói về tai tiếng như thế, và sự xấu xa này phải nghiêm trọng đến mức nào, vì ‘thà treo cối đá lớn vào cổ nó mà xô cho chìm xuống đáy biển còn hơn’ (x. Mt 18: 6)”.
2. Năm 1994, Đức Gioan Phaolô II đã ban hành một đặc miễn giáo luật (indult) cho Giáo Hội tại Hoa Kỳ và hai năm sau đó mở rộng cho Giáo Hội ở Ái Nhĩ Lan. Đó là nhằm đưa ra một sự bảo vệ lớn hơn cho trẻ em và người trẻ chống lại tội ác lạm dụng.
3. Vào năm 2001, Đức Thánh Cha đã đưa ra các chuẩn mực pháp lý nghiêm nhặt trong Giáo hội, mà các vị Giáo Hội kế vị đã bổ sung thêm. Tài liệu “Sacramentorum sanctitatis tutela” (Về việc bảo vệ tính thánh thiêng của các bí tích) và các chuẩn mực “Về các tội phạm nghiêm trọng nhất” đã có một tầm quan trọng rất lớn. Đức Gioan Phaolô II đã nâng tuổi bảo vệ trẻ vị thành niên lên đến 18 tuổi. Ngoài ra, ngài bắt buộc các giám mục và bề trên các dòng phải báo cáo với Bộ Giáo lý Đức tin tất cả các tội ác chống lại trẻ vị thành niên.
4. Vào năm 2002, Thánh Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh rõ ràng quan điểm của ngài về vấn đề này: “Người dân cần biết rằng không có nơi nào trong đời sống linh mục và tu trì cho những người làm hại thanh thiếu niên (Diễn từ trước cho các Hồng Y Hoa Kỳ, ngày 23 tháng Tư năm 2002).
5. Trong triều đại Giáo Hoàng của ngài và theo ý của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Bộ Giáo lý Đức tin đã bắt đầu một cuộc điều tra về những lời buộc tội liên quan đến Maciel Delgollado, người sáng lập dòng Đạo Binh Chúa Kitô. Vào tháng 12 năm 2004, Đức Ông Charles Scicluna, khi đó là Chưởng Lý (Promoter of Justice) và bây giờ là Tổng giám mục, đã được phái cùng với một luật sư khác đến Mễ Tây Cơ và Hoa Kỳ, để điều tra vụ án. Cuộc điều tra được thực hiện sau cái chết của Đức Gioan Phaolô II và do đó, vào đầu triều đại của Benedict XVI, một bản án đã được ban hành.
6. Ngoài ra, cần lưu ý rằng 122 nhân chứng, bao gồm cả những người rất xa cách với Giáo Hội Công Giáo, đã được phỏng vấn để kiểm tra cuộc đời của Đức Gioan Phaolô II và 2414 trang tài liệu tố tụng đã được soạn thảo. Sự thánh thiện của Gioan Phaolô II đã được xác nhận bởi thẩm quyền của hai vị giáo hoàng: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã tuyên chân phước, cho ngài, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tuyên thánh cho ngài. Tòa Thánh, sau khi xem xét ý kiến của một hội đồng y khoa, đã công nhận ra hai sự chữa lành nhờ lời cầu bầu của Thánh John Paul II là không thể giải thích được về mặt y học.
Vì những lý do này, những nỗ lực phỉ báng Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đang xúc phạm tình cảm của hàng triệu người trên khắp thế giới là những người xem Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là vị có thẩm quyền và bênh vực họ trong nhiều trạng huống khác nhau của cuộc sống, được thể hiện trong hàng ngàn lời chứng về những ân sủng liên tục nhận được nhờ lời cầu bầu của ngài.
Tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô đã giúp chấm dứt những nỗ lực phỉ báng Đức Giáo Hoàng Ba Lan, khi nói rằng không ai có thể nghi ngờ về sự thánh thiện của Đức Gioan Phaolô II.
+ Đức Hồng Y Stanisław Dziwisz
Tổng giám mục hiệu tòa của Tổng giáo phận Kraków
Source:Zenit
Lỗ Ma Ni nhìn từ bên trong
Vũ Văn An
19:46 30/05/2019
Các vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Lỗ Ma Ni, trong các buổi gặp gỡ báo chí, cho thấy ước nguyện hợp nhất khá nồng cháy với anh chị em Chính Thống Giáo, những người hiện chiếm đại đa số dân số của đất nước.
Thực vậy, tiếp xúc với VaticanNews, Đức Cha Ioan Robu, Tổng giám mục giáo đô của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Latinh Bucharest, cho hay: “chúng tôi hy vọng tìm thấy nơi mọi người chúng tôi một tiếng vang vọng của khẩu hiệu chuyến viếng thăm ‘Chúng ta Hãy Cùng nhau Bước đi’ hướng tới hợp nhất”.
Tuy nhiên, về các khía cạnh khác, Đức Tổng Giám Mục Robu có cái nhìn hơi bi quan. Ngài cho rằng Đức Thánh Cha sẽ thấy “một Lỗ Ma Ni chia rẽ hơn về xã hội và kinh tế” so với thời gian cách nay 20 năm lúc thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới thăm nước này vào năm 1999. Về tôn giáo, sự thay đổi kể như không có.
Về phương diện này, như đã thấy người Công Giáo Lỗ Ma Ni chỉ chiếm chừng 7.3% trong khi anh chị em Chính Thống chiếm tới hơn 80% dân số.
“Các liên hệ giữa người Công Giáo và Chính thống giáo trong sinh hoạt hàng ngày rất tốt đẹp”. Đức Tổng Giám Mục Robu cho hay như thế. Ngài cho biết thêm: “Trong tổng giáo phận của tôi, khoảng nửa số gia đình là hôn nhân hỗn hợp: chúng tôi sống và làm việc với nhau, chúng tôi tôn trọng lẫn nhau, không có vấn đề gì cả. Tôi tin rằng tiếng hô vang “Hợp nhất! hợp nhất! trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ không bao giờ bị lãng quên bởi chúng tôi, cả Công Giáo lẫn Chính Thống, mời gọi chúng tôi tuân theo Lời Chúa Giêsu là tất cả nên một”.
Còn về xã hội và kinh tế, Đức Tổng Giám Mục cho rằng vấn đề trầm trọng nhất của Lỗ Ma Ni hiện nay là vấn đề di cư ra khỏi nước. Ngài nói: “Đây là khó khăn lớn của Lỗ Ma Ni và của Giáo Hội ngày nay” vì hiện có hàng triệu người Lỗ Ma Ni làm việc ở ngoại quốc: ở Ý, Tây Ban Nha và toàn bộ Âu Châu.
Theo ngài, điều đó “mang lại nhiều đau khổ cho các gia đình của chúng tôi vì có nhiều cha mẹ bỏ con lại nhà khiến con cái không có cả cha lẫn mẹ”...
Nói với Tạp chí America, Đức Cha Mihai Fratila, giám mục Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Bucharest, cho hay: hiện có đến 4 triệu người Lỗ Ma Ni ra ngoại quốc kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng họ đã “góp phần vào việc làm đổ vỡ các gia đình Lỗ Ma Ni”.
Về các thay đổi so với lần Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây năm 1999, Đức Cha Fratila cho hay ngày nay, người Công Giáo khá hiển thị tại Lỗ Ma Ni. Họ không còn bị coi là người ngoại quốc mà là một cộng đồng cũng cổ xưa như chính đất nước.
Đối với ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “một người của chúng tôi”. “Ngài biết các ngặt nghèo khó khăn của việc sống dưới chủ nghĩa cộng sản và không hề chịu ảnh hưởng của nền văn hóa trí thức Tây Phương luôn nghiêng về mô hình cánh tả và đôi khi ươm trồng chủ nghĩa duy tương đối về luân lý”.
Như trên đã nhắc đến, Đức Cha Fratila than phiền về tác dụng tiêu cực của việc di dân: nó góp phần vào việc đổ vỡ nhiều gia đình.
Tuy thế, ngài vẫn nhìn thấy khía cạnh tích cực của nó, khi nhận định rằng “những người (đi làm ở ngoại quốc) này mang theo họ mọi nhậy cảm Kitô Giáo của họ tới môi trường Tây Phương bị tục hóa nhiều hơn, một môi trường thường ‘trung lập’ nếu không muốn nói là thù nghịch, khi đụng đến bất cứ điều gì có liên hệ với Giáo Hội. Những sự hiện diện của Đông Âu tại Tây Âu này cũng đem lại một thay đổi bổ ích trong tri nhận về tôn giáo”.
Dĩ nhiên, ảnh hưởng tiêu cực có đó, “nhiều người Lỗ Ma Ni không được chuẩn bị đối phó với chủ nghĩa duy tục Tây Phương, nên thấy khó có thể duy trì bản sắc Kitô giáo của mình và giữ vững đức tin cùng đức cậy”.
Đức Cha cho rằng không có văn hóa tự do nếu không có một đức tin sống động. Lúc đó, chỉ còn là việc tìm kiếm ổn định kinh tế và giải trí mà thôi.
Về liên hệ đại kết, dường như Đức Cha Fratila có cái nhìn không lạc quan như Đức Tổng Giám Mục Robu. Ngài cho rằng các liên hệ Công Giáo – Chính Thống, so với lúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây, “đã trở nên xa cách nhiều hơn. Ngày nay, không còn có thể cầu nguyện chung với nhau nữa, ngay cả Kinh Lạy Cha. Đây là điều đáng tội nghiệp vì có nhiều gia đình hỗn hợp Chính thống giáo và Công Giáo Hy Lạp và nơi các thành viên gia đình, người ta không gặp khó khăn nào trong việc chia sẻ nền văn hóa gần gũi nhau của Kitô giáo”.
Tuy nhiên, theo ngài, đó chỉ là thiểu số. Phần lớn không cứng ngắc như thế. Ngài nói “đại đa số người Lỗ Ma Ni... biết rõ ràng rằng hoan nghinh và tôn trọng các giáo hội khác là điều có thực chất. Người ta không thể sống trên một hòn đảo hoàn hảo, cô lập...”
Đức Cha Fratila sở dĩ có cái nhìn bi quan hơn do sự kiện duy nhất đáng buồn là các tài sản của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp bị chính phủ Cộng Sản tịch thu và trao cho giáo hội Chính Thống đến nay vẫn chưa được hoàn trả đầy đủ.
Chúng ta nên biết Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp của Đức Cha Fratila là giáo hội bị chủ nghĩa Cộng Sản trù dập nhiều nhất và 7 vị tử đạo dưới chủ nghĩa này sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc trong chuyến tông du này. Việc này, theo Đức Cha Fratila, đánh dấu “một khởi đầu mới. Các vị không hẳn chỉ là 7 người, nhưng cùng nhau các vị là giáo hội. Sự thánh thiện của các ngài nối kết với việc là thành phần của một thân thể đang làm chứng và đang chịu hy sinh. Lòng quảng đại của 7 vị, sự hy sinh của các ngài đến nỗi hiến sự sống mình cho đức tin phải là trạng thái bình thường của mọi Kitô hữu”.
Về Đức Phanxicô, Đức Cha Fratila cho hay người Lỗ Ma Ni âu yếm ngài, vì tính đơn sơ và sự chân thành của ngài. “Với người Công Giáo chúng tôi, ngài là người kế vị Thánh Phêrô, đến để củng cố anh chị em mình. Nhưng cũng để lay động chúng tôi như một người cha nhân lành: ‘thức dậy đi, tập chú vào Ơn Quan Phòng, đừng sợ hãi!’”
Chuyến viếng thăm rất quan trọng cho các cộng đồng Công Giáo gồm 2 nghi lễ và nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp họ “ra khỏi lịch sử ‘tư riêng’ của họ. Trong cộng đồng Công Giáo, có 4 giáo phận nghi lễ La Tinh của sắc dân Hung Gia Lợi vùng Transylvania, và 3 giáo phận nghi lễ La Tinh cho người Lỗ Ma Ni của vùng Moldova và miền nam đất nước, kể cả Bucharest”.
Rồi còn 6 giáo phận Công Giáo nghi lễ Hy Lạp với số giáo dân ngày càng giảm bớt. Ngài than phiền việc “phải sống với sự khinh miệt lịch sử chính thức, kể cả sau năm 1990... Trong quá khứ, cộng đồng Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Lỗ Ma Ni vốn đóng góp cách thiết yếu vào văn hóa và lich sử quê cha, nhưng bị che khuất dưới chế độ Cộng Sản. Nay vẫn khó cho chứng tá này lấy lại sự chú ý của đa số. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng là được thấy việc bừng tỉnh một lần nữa của xã hội Lỗ Ma Ni quanh các khuôn mặt của 7 vị tử đạo, các vị mà chính Đức Giáo Hoàng sẽ phong chân phúc”.
Đức Cha mong sẽ có sự hiểu nhau nhiều hơn giữa các cộng đồng Kitô giáo, nhất là những người bị thương tích. Ngài hy vọng nhờ chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, “người Công Giáo chúng tôi thuộc các nghi lễ và kinh nghiệm văn hóa khác nhau sẽ vượt quá các lịch sử, các thương tích, các quốc tịch, các nhậy cảm văn hóa riêng của mình. Nhờ cách này, chúng tôi sẽ thực sự trung thành với gia tài đức tin chuyên biệt này. Nếu không, chứng tá của chúng tôi không vang vọng tinh thần của Tin Mừng, và vào lúc gặp Chúa Giêsu, chúng tôi dám phần lớn chỉ có hai bàn tay trắng”.
Thực vậy, tiếp xúc với VaticanNews, Đức Cha Ioan Robu, Tổng giám mục giáo đô của tổng giáo phận Công Giáo nghi lễ Latinh Bucharest, cho hay: “chúng tôi hy vọng tìm thấy nơi mọi người chúng tôi một tiếng vang vọng của khẩu hiệu chuyến viếng thăm ‘Chúng ta Hãy Cùng nhau Bước đi’ hướng tới hợp nhất”.
Tuy nhiên, về các khía cạnh khác, Đức Tổng Giám Mục Robu có cái nhìn hơi bi quan. Ngài cho rằng Đức Thánh Cha sẽ thấy “một Lỗ Ma Ni chia rẽ hơn về xã hội và kinh tế” so với thời gian cách nay 20 năm lúc thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới thăm nước này vào năm 1999. Về tôn giáo, sự thay đổi kể như không có.
Về phương diện này, như đã thấy người Công Giáo Lỗ Ma Ni chỉ chiếm chừng 7.3% trong khi anh chị em Chính Thống chiếm tới hơn 80% dân số.
“Các liên hệ giữa người Công Giáo và Chính thống giáo trong sinh hoạt hàng ngày rất tốt đẹp”. Đức Tổng Giám Mục Robu cho hay như thế. Ngài cho biết thêm: “Trong tổng giáo phận của tôi, khoảng nửa số gia đình là hôn nhân hỗn hợp: chúng tôi sống và làm việc với nhau, chúng tôi tôn trọng lẫn nhau, không có vấn đề gì cả. Tôi tin rằng tiếng hô vang “Hợp nhất! hợp nhất! trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II sẽ không bao giờ bị lãng quên bởi chúng tôi, cả Công Giáo lẫn Chính Thống, mời gọi chúng tôi tuân theo Lời Chúa Giêsu là tất cả nên một”.
Còn về xã hội và kinh tế, Đức Tổng Giám Mục cho rằng vấn đề trầm trọng nhất của Lỗ Ma Ni hiện nay là vấn đề di cư ra khỏi nước. Ngài nói: “Đây là khó khăn lớn của Lỗ Ma Ni và của Giáo Hội ngày nay” vì hiện có hàng triệu người Lỗ Ma Ni làm việc ở ngoại quốc: ở Ý, Tây Ban Nha và toàn bộ Âu Châu.
Theo ngài, điều đó “mang lại nhiều đau khổ cho các gia đình của chúng tôi vì có nhiều cha mẹ bỏ con lại nhà khiến con cái không có cả cha lẫn mẹ”...
Nói với Tạp chí America, Đức Cha Mihai Fratila, giám mục Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Bucharest, cho hay: hiện có đến 4 triệu người Lỗ Ma Ni ra ngoại quốc kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng họ đã “góp phần vào việc làm đổ vỡ các gia đình Lỗ Ma Ni”.
Về các thay đổi so với lần Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây năm 1999, Đức Cha Fratila cho hay ngày nay, người Công Giáo khá hiển thị tại Lỗ Ma Ni. Họ không còn bị coi là người ngoại quốc mà là một cộng đồng cũng cổ xưa như chính đất nước.
Đối với ngài, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II là “một người của chúng tôi”. “Ngài biết các ngặt nghèo khó khăn của việc sống dưới chủ nghĩa cộng sản và không hề chịu ảnh hưởng của nền văn hóa trí thức Tây Phương luôn nghiêng về mô hình cánh tả và đôi khi ươm trồng chủ nghĩa duy tương đối về luân lý”.
Như trên đã nhắc đến, Đức Cha Fratila than phiền về tác dụng tiêu cực của việc di dân: nó góp phần vào việc đổ vỡ nhiều gia đình.
Tuy thế, ngài vẫn nhìn thấy khía cạnh tích cực của nó, khi nhận định rằng “những người (đi làm ở ngoại quốc) này mang theo họ mọi nhậy cảm Kitô Giáo của họ tới môi trường Tây Phương bị tục hóa nhiều hơn, một môi trường thường ‘trung lập’ nếu không muốn nói là thù nghịch, khi đụng đến bất cứ điều gì có liên hệ với Giáo Hội. Những sự hiện diện của Đông Âu tại Tây Âu này cũng đem lại một thay đổi bổ ích trong tri nhận về tôn giáo”.
Dĩ nhiên, ảnh hưởng tiêu cực có đó, “nhiều người Lỗ Ma Ni không được chuẩn bị đối phó với chủ nghĩa duy tục Tây Phương, nên thấy khó có thể duy trì bản sắc Kitô giáo của mình và giữ vững đức tin cùng đức cậy”.
Đức Cha cho rằng không có văn hóa tự do nếu không có một đức tin sống động. Lúc đó, chỉ còn là việc tìm kiếm ổn định kinh tế và giải trí mà thôi.
Về liên hệ đại kết, dường như Đức Cha Fratila có cái nhìn không lạc quan như Đức Tổng Giám Mục Robu. Ngài cho rằng các liên hệ Công Giáo – Chính Thống, so với lúc Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tới đây, “đã trở nên xa cách nhiều hơn. Ngày nay, không còn có thể cầu nguyện chung với nhau nữa, ngay cả Kinh Lạy Cha. Đây là điều đáng tội nghiệp vì có nhiều gia đình hỗn hợp Chính thống giáo và Công Giáo Hy Lạp và nơi các thành viên gia đình, người ta không gặp khó khăn nào trong việc chia sẻ nền văn hóa gần gũi nhau của Kitô giáo”.
Tuy nhiên, theo ngài, đó chỉ là thiểu số. Phần lớn không cứng ngắc như thế. Ngài nói “đại đa số người Lỗ Ma Ni... biết rõ ràng rằng hoan nghinh và tôn trọng các giáo hội khác là điều có thực chất. Người ta không thể sống trên một hòn đảo hoàn hảo, cô lập...”
Đức Cha Fratila sở dĩ có cái nhìn bi quan hơn do sự kiện duy nhất đáng buồn là các tài sản của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp bị chính phủ Cộng Sản tịch thu và trao cho giáo hội Chính Thống đến nay vẫn chưa được hoàn trả đầy đủ.
Chúng ta nên biết Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp của Đức Cha Fratila là giáo hội bị chủ nghĩa Cộng Sản trù dập nhiều nhất và 7 vị tử đạo dưới chủ nghĩa này sẽ được Đức Phanxicô phong chân phúc trong chuyến tông du này. Việc này, theo Đức Cha Fratila, đánh dấu “một khởi đầu mới. Các vị không hẳn chỉ là 7 người, nhưng cùng nhau các vị là giáo hội. Sự thánh thiện của các ngài nối kết với việc là thành phần của một thân thể đang làm chứng và đang chịu hy sinh. Lòng quảng đại của 7 vị, sự hy sinh của các ngài đến nỗi hiến sự sống mình cho đức tin phải là trạng thái bình thường của mọi Kitô hữu”.
Về Đức Phanxicô, Đức Cha Fratila cho hay người Lỗ Ma Ni âu yếm ngài, vì tính đơn sơ và sự chân thành của ngài. “Với người Công Giáo chúng tôi, ngài là người kế vị Thánh Phêrô, đến để củng cố anh chị em mình. Nhưng cũng để lay động chúng tôi như một người cha nhân lành: ‘thức dậy đi, tập chú vào Ơn Quan Phòng, đừng sợ hãi!’”
Chuyến viếng thăm rất quan trọng cho các cộng đồng Công Giáo gồm 2 nghi lễ và nhiều ngôn ngữ khác nhau giúp họ “ra khỏi lịch sử ‘tư riêng’ của họ. Trong cộng đồng Công Giáo, có 4 giáo phận nghi lễ La Tinh của sắc dân Hung Gia Lợi vùng Transylvania, và 3 giáo phận nghi lễ La Tinh cho người Lỗ Ma Ni của vùng Moldova và miền nam đất nước, kể cả Bucharest”.
Rồi còn 6 giáo phận Công Giáo nghi lễ Hy Lạp với số giáo dân ngày càng giảm bớt. Ngài than phiền việc “phải sống với sự khinh miệt lịch sử chính thức, kể cả sau năm 1990... Trong quá khứ, cộng đồng Công Giáo nghi lễ Hy Lạp của Lỗ Ma Ni vốn đóng góp cách thiết yếu vào văn hóa và lich sử quê cha, nhưng bị che khuất dưới chế độ Cộng Sản. Nay vẫn khó cho chứng tá này lấy lại sự chú ý của đa số. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng là được thấy việc bừng tỉnh một lần nữa của xã hội Lỗ Ma Ni quanh các khuôn mặt của 7 vị tử đạo, các vị mà chính Đức Giáo Hoàng sẽ phong chân phúc”.
Đức Cha mong sẽ có sự hiểu nhau nhiều hơn giữa các cộng đồng Kitô giáo, nhất là những người bị thương tích. Ngài hy vọng nhờ chuyến viếng thăm của Đức Phanxicô, “người Công Giáo chúng tôi thuộc các nghi lễ và kinh nghiệm văn hóa khác nhau sẽ vượt quá các lịch sử, các thương tích, các quốc tịch, các nhậy cảm văn hóa riêng của mình. Nhờ cách này, chúng tôi sẽ thực sự trung thành với gia tài đức tin chuyên biệt này. Nếu không, chứng tá của chúng tôi không vang vọng tinh thần của Tin Mừng, và vào lúc gặp Chúa Giêsu, chúng tôi dám phần lớn chỉ có hai bàn tay trắng”.
Tin Giáo Hội Việt Nam
40 Tân Khấn Sinh tại dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết
LM. Giuse Nguyễn Hữu An
09:19 30/05/2019
Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, hồng ân nối tiếp hồng ân “Tất cả là hồng ân”. Đầu xuân mới năm nay, Hội Dòng tiến hành Tổng Tu Nghị khóa X với chủ đề “Cùng vững tin bước theo Đức Kitô chịu đóng đinh để nên ngôn sứ tình yêu”. Tổng tu nghị kết thúc tốt đẹp vào tháng kính Thánh Giuse và đã bầu Ban điều hành mới. Đặc biệt trong hai ngày cuối tháng Hoa kính Đức Mẹ, Hội Dòng khởi sự mùa hồng ân thánh hiến với lễ Khấn Lần Đầu và lễ Khấn Trọn Đời. Các tân khấn sinh, những đóa hoa tinh trắng tiến dâng như lễ tạ ơn cụ thể dâng lên Thiên Chúa Ba Ngôi, Thánh Giuse và Mẹ Maria.
Sáng ngày 29-5-2019, tại Nguyện Đường Dòng MTG Phan Thiết, Ðức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 18 Nữ Tu tuyên khấn lần đầu. Và sáng nay 30-5, Ðức cha Tôma đến chủ sự Thánh Lễ Khấn Trọn Đời cho 22 tại Nữ Tu tại Nguyện Đường Hội Dòng.
Xem Hình
Cùng đồng tế có cha Tổng đại diện, qúy cha hạt, quý cha giáo, quý cha xứ, quý cha thân nhân của các tân khấn sinh. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh chung lời tạ ơn.
Trong bài giảng Lễ Khấn Tạm, Đức cha suy niệm Tin Mừng (Mt 25,1-13), Dụ ngôn mười cô trinh nữ, ngài nói về ý nghĩa ánh sáng và niềm vui, đời sống thánh hiến là ngọn đèn thắp sáng ánh sáng Đức Kitô.
Cầm đèn cháy sáng trên tay biểu lộ niềm vui sáng ngời nơi tâm hồn các chị em. Niềm vui và ánh sáng luôn gắn liền với nhau. Ánh sáng biểu lộ niềm vui. Càng nhiều ánh sáng, càng nhiều niềm vui. Niềm vui được diễn cảm trên nét mặt, đôi mắt và nụ cười. Sáng nay, khi tôi vừa đến đây, tôi nhận ra ngay niềm vui nầy. Niềm vui trên nét mặt của Chị Tổng Phụ Trách và các chị em thuộc Hội dồng MTG Phan Thiết, niềm vui lan toả đến các thân nhân và bạn hữu của các chị em sắp tuyên khấn. Cầm đèn cháy sáng trên tay là biểu tượng của niềm vui.
Đèn luôn cháy sáng là biểu tượng của lòng tín trung của đời dâng hiến. Các nữ tu sắp tuyên khấn cầm đèn cháy sáng chờ đón Đức Kitô, Hôn phu của mình. Đèn phải luôn được thắp sáng và phải đầy dầu. Dầu trong bình đèn và dầu dự trữ. Đèn phải được thắp sáng bằng Ánh sáng của Đức Kitô, và bằng là Lời của Người. Dầu là ơn sủng của Người và là các nhân đức mà các chị chuyên cần tập luyện. Chàng rể sẽ đến bất cứ lúc nào Người muốn, sớm hay muộn, đầu hôm hay nữa khuya, không ai biết lúc nào và không ai định giờ cho Người đến. Các trinh nữ chỉ có việc đổ dầu đầy bình và thắp sáng đèn để khi chàng rể đến, họ chỉ biết reo vui: kìa chàng rể đến và hân hoan bước vào tiệc cưới.
Tuy nhiên, bất cứ cuộc chờ đợi nào cũng đều là thử thách. Đèn bị tắt là biểu tượng của đêm tối đời tận hiến. Các cô trinh nữ trong dụ ngôn đã mệt mõi và ngủ thiếp đi. Đèn tắt, dầu cạn kiệt. Các nữ tu sắp tuyên khấn đã đợi chờ suốt quằng dài đã qua. Có thể là 5 năm, 7 năm hay hơn nữa của hành trình chờ đợi đón tiếp Đức Kitô Hôn phu. Chắc chắn trên quảng đường dài đầy thử thách, chướng ngại và nhiều đòi hỏi của việc tu luyện, cùng với những ưu tư và đau khổ, các nữ tu nầy không tránh khỏi những lúc mê mệt và ngủ quên, những lúc quên không châm dầu cho đầy bình, không mang theo dầu dự trữ. Cũng có lúc như thể đèn bị tắt lịm vì chán nãn thất vọng và khủng hoảng.
Nhưng các trinh nữ khôn ngoan trong dụ ngôn luôn canh giữ cho ngọn đèn đời mình luôn được thắp sáng, luôn châm dầu vào đèn và biết dự trữ dầu, nên dù có thấm mệt vì chờ đợi, ngọn đèn vẫn cháy sáng, và dù chàng Rể có đến muộn, các cô không lúng túng nhưng sẳn sàng đón tiếp và được nhận vào tiệc cưới. Các nữ tu sắp tuyên khấn đây luôn thắp sáng đèn để soi sáng đường mình đi, để dẫn đường mình đến với Đức Kitô và để làm chứng tá cho đời thánh hiến của mình.
Đời sống thánh hiến là ngọn đèn thắp sáng ánh sáng Đức Kitô. Đời sống thánh hiến của các tu sĩ nam nữ phải mãi mãi là ngọn đèn sáng đặt trên giá đèn để soi sáng cho một thế giới mà bóng tối không ngừng vây bũa tấn công. “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ để họ nhìn thấy những việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha trên trời”, Chúa Giêsu nói như thế với các môn đệ hôm qua và với các chị em hôm nay. Thắp đèn là để soi sáng. Ngọn đèn phải sáng để soi đường. Thắp đèn và đặt đèn trên giá cao để soi sáng cả nhà. Vì thế thật vô lý nếu có ai sau khi thắp đèn, rồi lấy cái hũ mà đậy lại, hay đặt ngọn đèn dưới gầm giường.
Chúa Giêsu Kitô là ngọn đèn mà Chúa Cha thắp lên để soi chiếu dẫn đường con người đến với Thiên Chúa. Giáo Hội là ngọn đèn mà Chúa Giêsu thắp lên để dẫn đưa con người đến với Chúa Giêsu. Mỗi tín hữu là ngọn đèn mà Giáo Hội thắp lên để đưa dẫn con người đến với Giáo Hội và đến với nhau. Con người là con đường mà Thiên Chúa dùng để đến với con người và con người đến với nhau. Hơn bất cứ ai, tu sĩ phải là ngọn đèn càng sáng và độ sáng càng mạnh, khi ấy, đời sống thánh hiến của các Chị Em trở nên ngọn đuốc sáng ngời của đức tin và tình yêu của những người luôn trung thành bước theo Chúa Kitô và trở nên con đường dẫn đưa các chị em mình bước vào đời sống thánh hiến.
Hai thánh lễ Khấn dòng đều bắt đầu lúc 6 giờ sáng nên khí trời dịu mát. Sau thánh lễ, Đức cha, quý cha, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh điểm tâm sáng chia vui với Hội dòng.
***
Khấn Dòng là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Các Nữ tu quyết tâm bước theo Chúa trọn đời. Các Nữ tu chỉ xin một điều là bước theo chân bạn thánh Đức Giêsu Kitô trong Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Đơn giản vậy thôi. Căn tính Nữ Tu chính là bước theo chân Đức Giêsu Kitô. Các Nữ Tu xác tín rằng, Đức Giêsu là người bạn thánh thiện, người bạn tuyệt vời. Các Nữ Tu đi hoài, đi mãi và đi theo Chúa trọn cuộc đời mình. Căn tính thứ hai chính là truyền thống và di sản Mến Thánh Giá có bề dày trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá đồng hành gắn bó đặc biệt với Giáo Hội Việt Nam từ thưở ban đầu.
Theo Tông Huấn Vita Consecrata, mọi ơn gọi đời sống thánh hiến đều bắt nguồn từ Thập giá Chúa Kitô (số 23). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo." (Mc 8, 34).Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh là nguồn linh hứng cho mọi ơn gọi. Hồng ân Thánh Thần của Thập giá là nguồn gốc mọi hồng ân, đặc biệt là hồng ân đời sống thánh hiến. Khi từ bỏ mình, người Nữ Tu không đi tìm danh lợi và sự hãnh diện cho chính bản thân và gia đình. Từ bỏ mình cũng có nghĩa là từ chối nhiều điều kiện "thuận lợi " trong cuộc sống giúp thăng tiến bản thân. Khi lựa chọn bước theo Chúa Giêsu, thì như các Tông đồ, thuyền lưới buông bỏ, gia đình cũng xin chia tay, ghế thâu thuế cũng trả lại. Từ bỏ mình chưa đủ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi phải vác thập giá của mình mà bước theo. Vác Thập giá của mình đó chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những vất vả, đau khổ, thử thách mà người Nữ tu sẽ gặp suốt hành trình. Con đường theo Chúa Giêsu không trải đầy nhung lụa mà là những gai nhọn và gian nan.
Trong cuộc đời hôm nay, các Nữ Tu đang dấn thân phục vụ nhiều lãnh vực xã hội. Đem yêu thương đến những tâm hồn đau khổ và tội lỗi, đưa niềm tin và hy vọng đến cho những ai thất vọng, tạo hướng đi dẫn tới hạnh phúc cho những người bơ vơ và lạc bước. Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh lùng băng giá, không còn rung cảm trước những vẻ đẹp của nhân tình thế thái. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lõng cô độc, khinh thường tình yêu trần thế; mà trái lại, người Nữ tu vẫn là người giữa cuộc đời, vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương gọi mời trong rung động của trái tim. Vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc. Vẫn nhìn thấy những kỳ lạ tình yêu đi tìm một nữa hồn mình. Nhưng hạnh phúc là dám từ bỏ để dâng tình yêu cho Chúa, dám sống đời hèn mọn, dám sống đời tận hiến với quyết tâm thuộc trọn về Chúa suốt đời. Đó là Ơn Gọi cho những người bước đi theo Thầy Giêsu.
Trong ngày lễ Khấn tạm, vị đại diện phụ huynh các tân khấn sinh có ngỏ lời với các khấn sinh thật tâm đắc. Các con yêu quý, lời đầu tiên bố thay mặt cho tất cả cha mẹ, anh chị em chúc mừng các con, các con biết rằng tu là sửa, chọn cuộc đời đi tu là chọn cuộc đời sửa mình, ngày nào mà các con không còn biết sửa mình nữa là các con không con đi tu mặc dù trên các con vẫn mặc chiếc áo dòng. Các con ngày hôm nay trở đi đã là những người trưởng thành cũng như các anh chị em khác trong nhà, các con hãy xác định cho mình một công việc, nghề của người đi tu các con là cầu nguyện. Các con có thể thua kém mọi người các công việc khác nhưng cầu nguyện các con phải là những người xuất sắc. Những ai đến với các con họ đều nói với các con: hãy cầu nguyện cho tôi. Các con phải cho mọi người thấy được niềm vui và hạnh phúc khi các con chọn Chúa làm gia nghiệp. Các con đừng vội đi qua bất cứ ai mà không để lại nơi họ lời chào, chí ít là một nụ cười. Bố mẹ chúc các con biết nên thánh bằng nụ cười của mình...
Lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc trọn về Chúa suốt đời. Ra đi loan báo Tin mừng trên mọi nẻo đường phục vụ. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng Hoa kính Đức Trinh Nữ Maria, xin chung lời cầu nguyện cho 40 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ chiêm ngắm và đồng hành với Thánh Giá Chúa Giêsu hàng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Sáng ngày 29-5-2019, tại Nguyện Đường Dòng MTG Phan Thiết, Ðức cha Tôma Nguyễn Văn Trâm, Giám quản Tông Tòa Giáo Phận Phan Thiết chủ sự Thánh Lễ Khấn Dòng cho 18 Nữ Tu tuyên khấn lần đầu. Và sáng nay 30-5, Ðức cha Tôma đến chủ sự Thánh Lễ Khấn Trọn Đời cho 22 tại Nữ Tu tại Nguyện Đường Hội Dòng.
Xem Hình
Cùng đồng tế có cha Tổng đại diện, qúy cha hạt, quý cha giáo, quý cha xứ, quý cha thân nhân của các tân khấn sinh. Quý nam nữ tu sĩ, đông đảo ân nhân thân nhân của các tân Khấn sinh chung lời tạ ơn.
Trong bài giảng Lễ Khấn Tạm, Đức cha suy niệm Tin Mừng (Mt 25,1-13), Dụ ngôn mười cô trinh nữ, ngài nói về ý nghĩa ánh sáng và niềm vui, đời sống thánh hiến là ngọn đèn thắp sáng ánh sáng Đức Kitô.
Cầm đèn cháy sáng trên tay biểu lộ niềm vui sáng ngời nơi tâm hồn các chị em. Niềm vui và ánh sáng luôn gắn liền với nhau. Ánh sáng biểu lộ niềm vui. Càng nhiều ánh sáng, càng nhiều niềm vui. Niềm vui được diễn cảm trên nét mặt, đôi mắt và nụ cười. Sáng nay, khi tôi vừa đến đây, tôi nhận ra ngay niềm vui nầy. Niềm vui trên nét mặt của Chị Tổng Phụ Trách và các chị em thuộc Hội dồng MTG Phan Thiết, niềm vui lan toả đến các thân nhân và bạn hữu của các chị em sắp tuyên khấn. Cầm đèn cháy sáng trên tay là biểu tượng của niềm vui.
Đèn luôn cháy sáng là biểu tượng của lòng tín trung của đời dâng hiến. Các nữ tu sắp tuyên khấn cầm đèn cháy sáng chờ đón Đức Kitô, Hôn phu của mình. Đèn phải luôn được thắp sáng và phải đầy dầu. Dầu trong bình đèn và dầu dự trữ. Đèn phải được thắp sáng bằng Ánh sáng của Đức Kitô, và bằng là Lời của Người. Dầu là ơn sủng của Người và là các nhân đức mà các chị chuyên cần tập luyện. Chàng rể sẽ đến bất cứ lúc nào Người muốn, sớm hay muộn, đầu hôm hay nữa khuya, không ai biết lúc nào và không ai định giờ cho Người đến. Các trinh nữ chỉ có việc đổ dầu đầy bình và thắp sáng đèn để khi chàng rể đến, họ chỉ biết reo vui: kìa chàng rể đến và hân hoan bước vào tiệc cưới.
Tuy nhiên, bất cứ cuộc chờ đợi nào cũng đều là thử thách. Đèn bị tắt là biểu tượng của đêm tối đời tận hiến. Các cô trinh nữ trong dụ ngôn đã mệt mõi và ngủ thiếp đi. Đèn tắt, dầu cạn kiệt. Các nữ tu sắp tuyên khấn đã đợi chờ suốt quằng dài đã qua. Có thể là 5 năm, 7 năm hay hơn nữa của hành trình chờ đợi đón tiếp Đức Kitô Hôn phu. Chắc chắn trên quảng đường dài đầy thử thách, chướng ngại và nhiều đòi hỏi của việc tu luyện, cùng với những ưu tư và đau khổ, các nữ tu nầy không tránh khỏi những lúc mê mệt và ngủ quên, những lúc quên không châm dầu cho đầy bình, không mang theo dầu dự trữ. Cũng có lúc như thể đèn bị tắt lịm vì chán nãn thất vọng và khủng hoảng.
Nhưng các trinh nữ khôn ngoan trong dụ ngôn luôn canh giữ cho ngọn đèn đời mình luôn được thắp sáng, luôn châm dầu vào đèn và biết dự trữ dầu, nên dù có thấm mệt vì chờ đợi, ngọn đèn vẫn cháy sáng, và dù chàng Rể có đến muộn, các cô không lúng túng nhưng sẳn sàng đón tiếp và được nhận vào tiệc cưới. Các nữ tu sắp tuyên khấn đây luôn thắp sáng đèn để soi sáng đường mình đi, để dẫn đường mình đến với Đức Kitô và để làm chứng tá cho đời thánh hiến của mình.
Đời sống thánh hiến là ngọn đèn thắp sáng ánh sáng Đức Kitô. Đời sống thánh hiến của các tu sĩ nam nữ phải mãi mãi là ngọn đèn sáng đặt trên giá đèn để soi sáng cho một thế giới mà bóng tối không ngừng vây bũa tấn công. “Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ để họ nhìn thấy những việc tốt đẹp anh em làm mà tôn vinh Cha trên trời”, Chúa Giêsu nói như thế với các môn đệ hôm qua và với các chị em hôm nay. Thắp đèn là để soi sáng. Ngọn đèn phải sáng để soi đường. Thắp đèn và đặt đèn trên giá cao để soi sáng cả nhà. Vì thế thật vô lý nếu có ai sau khi thắp đèn, rồi lấy cái hũ mà đậy lại, hay đặt ngọn đèn dưới gầm giường.
Chúa Giêsu Kitô là ngọn đèn mà Chúa Cha thắp lên để soi chiếu dẫn đường con người đến với Thiên Chúa. Giáo Hội là ngọn đèn mà Chúa Giêsu thắp lên để dẫn đưa con người đến với Chúa Giêsu. Mỗi tín hữu là ngọn đèn mà Giáo Hội thắp lên để đưa dẫn con người đến với Giáo Hội và đến với nhau. Con người là con đường mà Thiên Chúa dùng để đến với con người và con người đến với nhau. Hơn bất cứ ai, tu sĩ phải là ngọn đèn càng sáng và độ sáng càng mạnh, khi ấy, đời sống thánh hiến của các Chị Em trở nên ngọn đuốc sáng ngời của đức tin và tình yêu của những người luôn trung thành bước theo Chúa Kitô và trở nên con đường dẫn đưa các chị em mình bước vào đời sống thánh hiến.
Hai thánh lễ Khấn dòng đều bắt đầu lúc 6 giờ sáng nên khí trời dịu mát. Sau thánh lễ, Đức cha, quý cha, các tu sĩ nam nữ và các thân nhân khấn sinh điểm tâm sáng chia vui với Hội dòng.
***
Khấn Dòng là điểm đến trong quá trình ơn gọi, nhưng khấn cũng là điểm tái khởi hành trong tiếng gọi ra đi để niềm vui được thênh thang.
Các Nữ tu quyết tâm bước theo Chúa trọn đời. Các Nữ tu chỉ xin một điều là bước theo chân bạn thánh Đức Giêsu Kitô trong Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết. Đơn giản vậy thôi. Căn tính Nữ Tu chính là bước theo chân Đức Giêsu Kitô. Các Nữ Tu xác tín rằng, Đức Giêsu là người bạn thánh thiện, người bạn tuyệt vời. Các Nữ Tu đi hoài, đi mãi và đi theo Chúa trọn cuộc đời mình. Căn tính thứ hai chính là truyền thống và di sản Mến Thánh Giá có bề dày trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Dòng Mến Thánh Giá đồng hành gắn bó đặc biệt với Giáo Hội Việt Nam từ thưở ban đầu.
Theo Tông Huấn Vita Consecrata, mọi ơn gọi đời sống thánh hiến đều bắt nguồn từ Thập giá Chúa Kitô (số 23). “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác Thập Giá mình mà theo." (Mc 8, 34).Chiêm ngắm Chúa Kitô chịu đóng đinh là nguồn linh hứng cho mọi ơn gọi. Hồng ân Thánh Thần của Thập giá là nguồn gốc mọi hồng ân, đặc biệt là hồng ân đời sống thánh hiến. Khi từ bỏ mình, người Nữ Tu không đi tìm danh lợi và sự hãnh diện cho chính bản thân và gia đình. Từ bỏ mình cũng có nghĩa là từ chối nhiều điều kiện "thuận lợi " trong cuộc sống giúp thăng tiến bản thân. Khi lựa chọn bước theo Chúa Giêsu, thì như các Tông đồ, thuyền lưới buông bỏ, gia đình cũng xin chia tay, ghế thâu thuế cũng trả lại. Từ bỏ mình chưa đủ, Chúa Giêsu còn đòi hỏi phải vác thập giá của mình mà bước theo. Vác Thập giá của mình đó chính là thái độ sẵn sàng đón nhận những vất vả, đau khổ, thử thách mà người Nữ tu sẽ gặp suốt hành trình. Con đường theo Chúa Giêsu không trải đầy nhung lụa mà là những gai nhọn và gian nan.
Trong cuộc đời hôm nay, các Nữ Tu đang dấn thân phục vụ nhiều lãnh vực xã hội. Đem yêu thương đến những tâm hồn đau khổ và tội lỗi, đưa niềm tin và hy vọng đến cho những ai thất vọng, tạo hướng đi dẫn tới hạnh phúc cho những người bơ vơ và lạc bước. Dâng hiến không có nghĩa là biến trái tim trở nên khô cứng lạnh lùng băng giá, không còn rung cảm trước những vẻ đẹp của nhân tình thế thái. Dâng hiến cũng không phải là trở nên lạc lõng cô độc, khinh thường tình yêu trần thế; mà trái lại, người Nữ tu vẫn là người giữa cuộc đời, vẫn tiếp nhận những làn sóng yêu thương gọi mời trong rung động của trái tim. Vẫn có thể bị dao động trước một đối tượng mình tiếp xúc. Vẫn nhìn thấy những kỳ lạ tình yêu đi tìm một nữa hồn mình. Nhưng hạnh phúc là dám từ bỏ để dâng tình yêu cho Chúa, dám sống đời hèn mọn, dám sống đời tận hiến với quyết tâm thuộc trọn về Chúa suốt đời. Đó là Ơn Gọi cho những người bước đi theo Thầy Giêsu.
Trong ngày lễ Khấn tạm, vị đại diện phụ huynh các tân khấn sinh có ngỏ lời với các khấn sinh thật tâm đắc. Các con yêu quý, lời đầu tiên bố thay mặt cho tất cả cha mẹ, anh chị em chúc mừng các con, các con biết rằng tu là sửa, chọn cuộc đời đi tu là chọn cuộc đời sửa mình, ngày nào mà các con không còn biết sửa mình nữa là các con không con đi tu mặc dù trên các con vẫn mặc chiếc áo dòng. Các con ngày hôm nay trở đi đã là những người trưởng thành cũng như các anh chị em khác trong nhà, các con hãy xác định cho mình một công việc, nghề của người đi tu các con là cầu nguyện. Các con có thể thua kém mọi người các công việc khác nhưng cầu nguyện các con phải là những người xuất sắc. Những ai đến với các con họ đều nói với các con: hãy cầu nguyện cho tôi. Các con phải cho mọi người thấy được niềm vui và hạnh phúc khi các con chọn Chúa làm gia nghiệp. Các con đừng vội đi qua bất cứ ai mà không để lại nơi họ lời chào, chí ít là một nụ cười. Bố mẹ chúc các con biết nên thánh bằng nụ cười của mình...
Lời khấn khiết tịnh, khó nghèo, vâng phục đã giúp bao tâm hồn tu sĩ thuộc trọn về Chúa suốt đời. Ra đi loan báo Tin mừng trên mọi nẻo đường phục vụ. Hương thơm của cuộc đời sống thanh khiết đã mang đến cho cuộc đời một mùa xuân dịu mát trong những vẻ đẹp thanh cao nhất, biến đổi thế giới trong những ích kỷ chiếm đoạt của tình yêu đam mê, hướng nhân loại nhìn về Nước Trời mai sau trong hạnh phúc vĩnh cửu tuyệt mỹ.
Đời tu là một bài ca tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì đời sống thánh hiến được ban cho Giáo hội. Hồng ân Thiên Chúa chiếu rực trong cuộc đời của người tu sĩ để rồi người tu sĩ được biến đổi để đem Chúa Kitô cho cuộc đời.
Tháng Hoa kính Đức Trinh Nữ Maria, xin chung lời cầu nguyện cho 40 bông hoa tiến dâng cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Hôm nay đã tươi đẹp, trong suốt quãng đời tương lai được mãi tươi, mãi đẹp, mãi tỏa hương nhân đức khoe sắc yêu thương.
Cầu chúc các tân khấn sinh gặt hái được hạnh phúc trong đời dâng hiến nhờ chiêm ngắm và đồng hành với Thánh Giá Chúa Giêsu hàng ngày.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Văn Hóa
Chúa về trời
Đinh Văn Tiến Hùng
10:01 30/05/2019
“Ngài được cất lên ngay trước mặt các ông và có đám mây quyện lấy Ngài, khiến các ông không còn thấy Ngài nữa . Và lúc ấy các ông còn đăm đăm nhìn lên trời phía Ngài đi, thì bỗng có người đàn ông mặc áo trắng đứng bên và nói : “Hỡi các ngưới Galilê sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giêsu Đấng vừa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời” (Cv.1 : 9- 11)
*’Ngài lên tận ngai vàng vĩnh cửu,
Cõi thiên đình bên hữu Chúa Cha,
Uy phong ngự chốn thiên tòa,
Quyền năng Thánh Phụ trao qua tay Ngài.’
-Theo Thày lên núi Ô-liu,
Mây giăng đỉnh núi hắt hiu gợi buồn,
Môn đệ khắc khoải tâm hồn,
Nghe sầu ly biệt bồn chồn biết bao !
Thiên Tử Thần Thánh đón chào,
Kiệu mây nhè nhẹ nâng vào không trung,
Hào quang tỏa sáng uy hùng,
Mây bao quanh núi chập chùng trôi đi,
Lâng lâng khúc nhạc diệu kỳ,
Vang vang hiệu lệnh thiên đình mở ra,
Đất trời bừng tỉnh giao hòa,
Đón mừng Thánh Tử hoan ca khải hoàn,
Tinh cầu vạn vật rộn ràng,
Màn đêm tan biến, huy hoàng vầng đông,
Ánh hồng lan tỏa mông lung,
Bừng lên sức sống muôn lòng ngất ngây.
-Như Thày đã hứa rồi đây,
Thánh Thần sẽ đổ tràn đầy hồng ân,
Giáo Hội Thiên Chúa thế trần,
Niềm tin sức mạnh vững tâm tuyệt vời,
Môn đệ đi khắp nơi nơi,
Tin Mừng rao giảng lòng người say mê,
Thần Khí trùm phủ bốn bề,
Nhận biết chân lý tìm về đường ngay.
Tà quyền tội ác tràn đầy,
Vô thần ác quỉ đến ngày tận vong.
Từ đây muôn nước chờ mong,
Vinh quang Thiên quốc, hòa đồng thế gian.
-Thân hèn cuộc sống vội vàng,
Tiền tài danh vọng con hằng đêm mê,
Xin Chúa hãy đem con về,
Để chỉ khao khát nơi quê Nước Trời.
Bụi trần bao phủ khắp nơi,
Cho con hoán cải cuộc đời đẹp tươi.
Chúa Giê-su đã về trời,
Dọn cho ta chỗ trên nơi Vĩnh Hằng.
*‘Tiến dâng Vua Cả Nước Trời,
Cùng Đấng Thánh Phụ ngàn lời chúc vinh,
Thánh Thần đồng trị uy linh,
Muôn ngàn Thiên Sứ đồng thanh hát mừng’
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
+ Ghi chú: Lễ Chúa Về Trời ( Thăng Thiên ) ngày Thứ năm 30/5/19 được mừng trọng thể Chúa Nhật 2/6/19 để tín hữu dễ dàng thông công.
(*) Trích Thánh Thi Phụng Vụ.
Ảnh Nghệ Thuật
Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Mắt Trong Mắt
Nguyễn Đức Cung
08:57 30/05/2019
MẮT TRONG MẮT
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mắt trong mắt vai bên vai
Tình ta cảm nghiệm thiên thai đất trời.
(nđc)
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mắt trong mắt vai bên vai
Tình ta cảm nghiệm thiên thai đất trời.
(nđc)
VietCatholic TV
TV Thời Sự Giáo Hội và Thế Giới Ngày Nay, ngày 30/5/2019: ĐTC giới thiệu sách “YOUCAT - Giáo lý Công Giáo cho trẻ em"
VietCatholic Network
03:21 30/05/2019
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1- Tiếp Kiến Chung với Đức Thánh Cha, Thứ Tư ngày 29 tháng 5, 2019.
2- Đức Thánh Cha tái kêu gọi cấp thiết cứu trái đất.
3- Đức Thánh Cha tiếp 400 tham dự viên Đại hội Caritas quốc tế.
4- Đức Thánh Cha giới thiệu sách “YOUCAT for Kids. Giáo lý Công Giáo cho trẻ em và cha mẹ”.
5- Công bố sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày di dân và tị nạn 2019.
6- Đức Cha Guixot, tân Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Đối Thoại Liên Tôn.
7- Những thách đố với các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo.
8- Đại diện Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi gia tăng bảo vệ thường dân.
9- Hiệp hội các Phân khoa và các Viện thần học ở Trung Đông tái hoạt động.
10- Thêm 4 người chết trong vụ tấn công nhà thờ Công Giáo tại Burkina Faso.
11- TGM Gomez bày tỏ thất vọng sâu xa vì Thượng viện California thông qua dự luật vi phạm ấn tín tòa giải tội.
12- Giới thiệu Thánh Ca: Ave Maria.
Xin mời quý vị theo dõi phần tin chi tiết
Nỗi buồn của Đức Thánh Cha Phanxicô về vụ Giám Mục Gustavo Oscar Zanchetta
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:47 30/05/2019
Trường hợp của Đức Cha Gustavo Oscar Zanchetta là một trường hợp hết sức nghiêm trọng vì những sai phạm của ngài. Nhưng trường hợp này còn gây thiệt hại nặng nề cho uy tín của Đức Thánh Cha Phanxicô vì Đức Cha Zanchetta là “con thiêng liêng” của ngài. Ngày 28 tháng Năm, Đức Thánh Cha đã lên tiếng trần tình về trường hợp này. Dưới đây là bản dịch sang Việt Ngữ bài tường thuật của Catholic News Agency. Nguyên bản bằng tiếng Anh xin xem ở đây: Pope Francis says Argentine bishop will go to trial for sexual misconduct
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết một cuộc điều tra sơ bộ về Đức Cha Gustavo Oscar Zanchetta đã kết thúc và bây giờ Tòa Thánh sẽ tiến hành xét xử vị Giám Mục này.
Đức Cha Zanchetta, nguyên Giám Mục Orán, Á Căn Đình, đã bị Vatican điều tra vì lạm dụng tình dục các chủng sinh và các hành vi tình dục sai trái khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn với Valentina Alazraki được Vatican News xuất bản ngày 28 tháng Năm bằng tiếng Tây Ban Nha [tại đây] rằng ngài đã đọc kết quả điều tra hồi đầu tháng này và đã thấy rằng một phiên tòa là cần thiết.
Ngài cho biết Bộ Giáo lý Đức tin sẽ tiến hành phiên tòa giáo luật này. “Họ sẽ thực hiện một phiên tòa, họ sẽ đưa ra một bản án và tôi sẽ công bố bản án đó,” Đức Thánh Cha nói.
Sau khi từ chức Giám mục Orán vào tháng 8 năm 2017, Đức Cha Zanchetta đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2017 vào một chức vụ được tạo ra riêng cho ngài tại Văn Phòng Quản Lý Tài Sản Tông Tòa - Administration of the Patrimony of the Apostolic See – gọi tắt là APSA, là cơ quan chịu trách nhiệm trông coi các tài sản của Vatican và các bất động sản.
Đức Cha Zanchetta đang bị tạm ngưng công việc tại APSA trong thời gian bị điều tra.
Vatican đã hai lần khẳng định không biết gì về các báo cáo lạm dụng chống lại Đức Cha Zanchetta cho đến mùa thu năm 2018, mặc dù các cuộc điều tra trên các phương tiện truyền thông kiên trì khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô biết về các cáo buộc này vào năm 2015, tức là hai năm trước khi ngài bổ nhiệm Đức Cha Zanchetta vào chức vụ hiện nay tại Vatican.
Cuộc phỏng vấn ngày 28 tháng Năm cũng là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng về những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò. Đức Thánh Cha nói ngài không biết gì về những cáo buộc lạm dụng tình dục của Theodore McCarrick, cựu Tổng Giám mục Washington, trước khi các cáo buộc đó được công khai hóa vào năm 2018.
Trường hợp của Đức Cha Zanchetta đã được báo cáo cho Vatican vào năm 2015 và 2017 khi người ta tìm thấy những bức ảnh dâm dục trên điện thoại di động của ngài và nghi ngờ ngài lạm dụng tình dục các chủng sinh.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài đã nhận được một lời buộc tội chống lại Đức Cha Zanchetta và ngay lập tức Đức Thánh Cha đã triệu tập vị Giám Mục này đến Vatican để thảo luận về điều này, và xác nhận các tài liệu được xuất bản vào ngày 21 tháng 2 bởi tờ The Tribune, một tờ báo ở vùng Salta của Á Căn Đình. Các tài liệu này xác nhận báo cáo trước đó của Associated Press.
Đức Thánh Cha nói trong cuộc gặp gỡ đó, Đức Cha Zanchetta đã biện hộ “bằng cách nói rằng có ai đó đã xâm nhập trái phép vào điện thoại của mình và ngài biện hộ rất mạnh”. Đức Thánh Cha nói thêm rằng trước các bằng chứng này, ngài hành xử theo nguyên tắc “in dubio pro reo” [thành ngữ luật học Latinh: khi còn nghi ngờ thì phải nghĩ theo chiều hướng có lợi cho bị cáo - chú thích của người dịch].
Đức Phanxicô thừa nhận Zanchetta, theo một số người, chuyên chế, chuyên chế, và có một số cách quản lý kinh tế không rõ ràng.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Cha Zanchetta trên thực tế không “sai phạm” những điều có liên quan đến vấn đề kinh tế, mặc dù tình trạng kinh tế của giáo phận có chút “rối loạn”.
“Không nghi ngờ gì là hàng giáo sĩ không cảm thấy được ngài đối xử tốt khi ngài còn là Giám mục Orán,” Đức Thánh Cha nói. Ngài giải thích thêm rằng sau khi nhận được những lời phàn nàn về sự ngược đãi của Đức Cha Zanchetta với một số giáo sĩ, được truyền đạt qua Sứ thần Tòa Thánh, ngài đã yêu cầu Đức Cha Zanchetta từ chức Giám mục Orán.
Theo The Tribune, ba linh mục đại diện của Đức Cha Zanchetta và hai Đức Ông đã khiếu nại chính thức với Sứ Thần Tòa Thánh tại Á Căn Đình vào năm 2016, cáo buộc các hành vi không phù hợp với các chủng sinh, như khuyến khích họ uống rượu và ưu ái các chủng sinh đẹp trai.
Khi Đức Cha Zanchetta từ chức vào năm 2017, ngài tuyên bố đó là vì lý do sức khỏe. Vatican đã không mở một cuộc điều tra tại thời điểm đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã yêu cầu vị giám mục Á Căn Đình này đến Tây Ban Nha để kiểm tra tâm thần, chứ không phải đi nghỉ hè ở Tây Ban Nha như một số phương tiện truyền thông đã đưa tin, và kết quả xét nghiệm là bình thường, và họ đề nghị một liệu pháp mỗi tháng một lần. Thành ra, vị Giám Mục đã không quay trở lại Á Căn Đình - bởi vì ngài phải đến Madrid trị liệu mỗi tháng hai ngày.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài muốn chia sẻ tất cả thông tin cơ bản này để trả lời cho những người thiếu kiên nhẫn, và những người nói rằng ngài không làm gì cả trước các sai phạm của Đức Cha Zanchetta.
“Một vị Giáo Hoàng không nên công bố những gì ngài đang làm mỗi ngày, nhưng từ giây phút đầu tiên của vụ án này, tôi đã không dửng dưng,” Đức Thánh Cha nói.
Đối với tuyên bố của các nhà báo nói rằng, “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nói tất cả mọi thứ, cô có nghĩ thế không?”, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi với ký giả Valentina, người Mễ Tây Cơ. “Tôi đã nói ra lúc này đây. Nhưng tôi không thể lúc nào cũng làm như thế, nhưng tôi không bao giờ chấm dứt không nói gì nữa đâu.”
Source:Catholic News AgencyPope Francis says Argentine bishop will go to trial for sexual misconduct
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết một cuộc điều tra sơ bộ về Đức Cha Gustavo Oscar Zanchetta đã kết thúc và bây giờ Tòa Thánh sẽ tiến hành xét xử vị Giám Mục này.
Đức Cha Zanchetta, nguyên Giám Mục Orán, Á Căn Đình, đã bị Vatican điều tra vì lạm dụng tình dục các chủng sinh và các hành vi tình dục sai trái khác.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong một cuộc phỏng vấn với Valentina Alazraki được Vatican News xuất bản ngày 28 tháng Năm bằng tiếng Tây Ban Nha [tại đây] rằng ngài đã đọc kết quả điều tra hồi đầu tháng này và đã thấy rằng một phiên tòa là cần thiết.
Ngài cho biết Bộ Giáo lý Đức tin sẽ tiến hành phiên tòa giáo luật này. “Họ sẽ thực hiện một phiên tòa, họ sẽ đưa ra một bản án và tôi sẽ công bố bản án đó,” Đức Thánh Cha nói.
Sau khi từ chức Giám mục Orán vào tháng 8 năm 2017, Đức Cha Zanchetta đã được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm vào tháng 12 năm 2017 vào một chức vụ được tạo ra riêng cho ngài tại Văn Phòng Quản Lý Tài Sản Tông Tòa - Administration of the Patrimony of the Apostolic See – gọi tắt là APSA, là cơ quan chịu trách nhiệm trông coi các tài sản của Vatican và các bất động sản.
Đức Cha Zanchetta đang bị tạm ngưng công việc tại APSA trong thời gian bị điều tra.
Vatican đã hai lần khẳng định không biết gì về các báo cáo lạm dụng chống lại Đức Cha Zanchetta cho đến mùa thu năm 2018, mặc dù các cuộc điều tra trên các phương tiện truyền thông kiên trì khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxicô biết về các cáo buộc này vào năm 2015, tức là hai năm trước khi ngài bổ nhiệm Đức Cha Zanchetta vào chức vụ hiện nay tại Vatican.
Cuộc phỏng vấn ngày 28 tháng Năm cũng là lần đầu tiên Đức Thánh Cha Phanxicô lên tiếng về những cáo buộc của Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò. Đức Thánh Cha nói ngài không biết gì về những cáo buộc lạm dụng tình dục của Theodore McCarrick, cựu Tổng Giám mục Washington, trước khi các cáo buộc đó được công khai hóa vào năm 2018.
Trường hợp của Đức Cha Zanchetta đã được báo cáo cho Vatican vào năm 2015 và 2017 khi người ta tìm thấy những bức ảnh dâm dục trên điện thoại di động của ngài và nghi ngờ ngài lạm dụng tình dục các chủng sinh.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô xác nhận rằng ngài đã nhận được một lời buộc tội chống lại Đức Cha Zanchetta và ngay lập tức Đức Thánh Cha đã triệu tập vị Giám Mục này đến Vatican để thảo luận về điều này, và xác nhận các tài liệu được xuất bản vào ngày 21 tháng 2 bởi tờ The Tribune, một tờ báo ở vùng Salta của Á Căn Đình. Các tài liệu này xác nhận báo cáo trước đó của Associated Press.
Đức Thánh Cha nói trong cuộc gặp gỡ đó, Đức Cha Zanchetta đã biện hộ “bằng cách nói rằng có ai đó đã xâm nhập trái phép vào điện thoại của mình và ngài biện hộ rất mạnh”. Đức Thánh Cha nói thêm rằng trước các bằng chứng này, ngài hành xử theo nguyên tắc “in dubio pro reo” [thành ngữ luật học Latinh: khi còn nghi ngờ thì phải nghĩ theo chiều hướng có lợi cho bị cáo - chú thích của người dịch].
Đức Phanxicô thừa nhận Zanchetta, theo một số người, chuyên chế, chuyên chế, và có một số cách quản lý kinh tế không rõ ràng.
Theo Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Cha Zanchetta trên thực tế không “sai phạm” những điều có liên quan đến vấn đề kinh tế, mặc dù tình trạng kinh tế của giáo phận có chút “rối loạn”.
“Không nghi ngờ gì là hàng giáo sĩ không cảm thấy được ngài đối xử tốt khi ngài còn là Giám mục Orán,” Đức Thánh Cha nói. Ngài giải thích thêm rằng sau khi nhận được những lời phàn nàn về sự ngược đãi của Đức Cha Zanchetta với một số giáo sĩ, được truyền đạt qua Sứ thần Tòa Thánh, ngài đã yêu cầu Đức Cha Zanchetta từ chức Giám mục Orán.
Theo The Tribune, ba linh mục đại diện của Đức Cha Zanchetta và hai Đức Ông đã khiếu nại chính thức với Sứ Thần Tòa Thánh tại Á Căn Đình vào năm 2016, cáo buộc các hành vi không phù hợp với các chủng sinh, như khuyến khích họ uống rượu và ưu ái các chủng sinh đẹp trai.
Khi Đức Cha Zanchetta từ chức vào năm 2017, ngài tuyên bố đó là vì lý do sức khỏe. Vatican đã không mở một cuộc điều tra tại thời điểm đó.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết ngài đã yêu cầu vị giám mục Á Căn Đình này đến Tây Ban Nha để kiểm tra tâm thần, chứ không phải đi nghỉ hè ở Tây Ban Nha như một số phương tiện truyền thông đã đưa tin, và kết quả xét nghiệm là bình thường, và họ đề nghị một liệu pháp mỗi tháng một lần. Thành ra, vị Giám Mục đã không quay trở lại Á Căn Đình - bởi vì ngài phải đến Madrid trị liệu mỗi tháng hai ngày.
Đức Thánh Cha nói rằng ngài muốn chia sẻ tất cả thông tin cơ bản này để trả lời cho những người thiếu kiên nhẫn, và những người nói rằng ngài không làm gì cả trước các sai phạm của Đức Cha Zanchetta.
“Một vị Giáo Hoàng không nên công bố những gì ngài đang làm mỗi ngày, nhưng từ giây phút đầu tiên của vụ án này, tôi đã không dửng dưng,” Đức Thánh Cha nói.
Đối với tuyên bố của các nhà báo nói rằng, “Tôi nghĩ điều quan trọng là phải nói tất cả mọi thứ, cô có nghĩ thế không?”, Đức Thánh Cha đặt câu hỏi với ký giả Valentina, người Mễ Tây Cơ. “Tôi đã nói ra lúc này đây. Nhưng tôi không thể lúc nào cũng làm như thế, nhưng tôi không bao giờ chấm dứt không nói gì nữa đâu.”
Source:Catholic News Agency
Thánh Ca
Thánh Ca: Ngọn lửa Thánh Linh – Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
16:00 30/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca: Con đi tìm bình an. Trình bày: Đình Trinh
Đình Trinh
19:34 30/05/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây