Phụng Vụ - Mục Vụ
Các con hãy cho họ ăn
Lm Giuse Đinh Lập Liễm
06:26 31/05/2013
LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ C
CÁC CON HÃY CHO HỌ ĂN
A. DẪN NHẬP
Trong ngày thứ Năm Tuần thánh, chúng ta đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly để kỷ niệm việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể và chức Linh mục. Nhưng trong dịp này, chúng ta không thể suy niệm riêng về phép Thánh Thể mà còn phải suy niệm về những mầu nhiệm khác như việc Đức Giêsu chịu chết và sống lại. Hôm nay Giáo Hội muốn dành riêng một ngày để có nhiều thời giờ suy niệm về phép Thánh Thể để khuyến khích mọi người hãy tỏ lòng tôn sung, yêu mến phép Thánh Thể, siêng năng rước lể, năng đến viếng thăm Chúa nhự trong nhà tạm…
Bí tích Thánh Thể không phải tình cờ mà có nhưng đã được tiên báo bằng những hình ảnh trong Thánh Kinh như manna trong sa mạc (Xh 16), việc hóa bánh ra nhiều (Lc 9,11b-17)… Sau cùng, trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu đã chính thức thiết lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi linh hồn loài người, để con người được tham dự vào đời sống thần linh của Chúa và được sống đời đời.
Nhân dịp này chúng ta hãy suy tư về mầu nhiệm Thánh Thể dưới một số khía cạnh như Thánh Thể có liên quan tới bữa ăn, sự giao hòa, hiệp nhất, phục vụ và tạ ơn. Đồng thời chúng ta hãy cộng tác với Chúa trong việc cử hành Thánh lể để Chúa được hiện diện với loài người cho đến tận thế; ngoài ra, chúng ta cũng cần cộng tác với Chúa để đưa “bánh của Thiên Chúa” hướng tới anh chị em mình tức là “bánh của con người”, biết chia sẻ với người khác bằng chính những cái mà Chúa đã ban cho mình như tiền bạc, của cải, sức khỏe, thời giờ, viếng thăm … trong cuộc sống hằng ngày.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : St 14,18-20
Ông Abraham vừa chiến thắng trở về, ông Melkisêđê, vừa là vua vừa là tư tế thành Salem, đã đem bánh và rượu đến chúc mừng ông Abraham; đồng thời Melkisêđê cũng nhân danh Thiên Chúa tới chúc lành cho ông Abraham.
Truyền thống đã coi ông Melkisêđê là hình ảnh của Đức Giêsu Thượng Tế, và bánh rượu xem như là hình ảnh báo trước Thánh Thể.
+ Bài đọc 2 : 1Cr 11,23-26
Thánh Phaolô dạy giáo lý cho tín hữu Côrintô về Bí tích Thánh Thể. Ngài trích dẫn một bản văn Phụng vụ về việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể. Theo đó, khi chúng ta cử hành Thánh lễ, chúng ta không chỉ làm cho Đức Kitô hiện diện, mà còn làm tái hiện cái chết mà Ngài đã dùng để cứu chuộc chúng ta.
Vì thế, phải cử hành cho xứng đáng trong sự kết hợp với Chúa và trong sự chia sẻ rộng rãi với anh em mình.
+ Bài Tin mừng : Lc 9,11-17
Thánh Luca thuật lại cho chúng ta phép lạ Đức Giêsu biến bánh ra nhiều để cho 5000 người đàn ông ăn no nê và thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn. Qua phép lạ này, thánh Luca có ngụ ý nói với chúng ta :
- Phép lạ này tái diễn phép lạ manna trong sa mạc ngày xưa và còn trổi vượt hơn phép lạ ngày xưa nữa.
- Phép lạ này ám chỉ Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ thiết lập sau này.
Như vậy, phép lạ hóa bánh ra nhiều nhắc lại phép lạ manna ngày xưa và là hình ảnh tiên báo về Bí tích Thánh Thể.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể
I. ĐỨC GIÊSU LẬP BÍ TÍCH THANH THỂ
1. Những hình ảnh tiên báo
Trong Kinh thánh có nhiều hình ảnh báo trước Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ lập ra sau nay, ví dụ manna được ban cho người dân Israel trong sa mạc (Xh 16), lời tiên báo của tiên tri Isaia (Is 25,6), phép lạ của tiên tri Elisê (2V 4,43-44), tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-11) và phép lạ hóa bánh ra nhiều trong bài Tin mừng hôm nay.
Tác giả các sách Tin mừng đều đề cập đến phép lạ này (Mt 14,18; Mc 8,1t; Ga 6,5t; Lc 9,11b-17). Phép là hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng là một trong những phép lạ quen thuộc của Tin mừng. Phụng vụ Thánh lễ đã trích đoản văn Lc 9,11b-17 dùng cho lễ Minh Máu Thánh Chúa hôm nay.
Thánh Luca cho biết : trời đã về chiều, các Tông đồ muốn Đức Giêsu giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn vì đây là nơi hoang địa. Bất ngờ Đức Giêsu bảo các ông hãy cho họ ăn. Các ông hoàn toàn bó tay vì làm sao kiếm đủ số bánh cho 5000 người đàn ông ăn no được, các ông chỉ vỏn vẹn có 5 chiếc bánh và 2 con cá. Nhưng Đức Giêsu bảo các ông cứ cho họ ngồi xuống từng nhóm 50 người một. Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông phân phát cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê và còn thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn.
Đây chỉ là phép lạ Đức Giêsu làm để thỏa mãn cơn đói khát phần xác của dân chúng. Qua phép lạ này, Ngài còn hướng dân chúng thèm khát của ăn khác còn cao trọng hơn mà Ngài sẽ ban cho họ sau này, đó là Bí tích Thánh Thể.
2. Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể
Cả bốn sách Tin mừng đều thuật lại việc Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly.
Đến chiều ngày thứ năm, Đức Giêsu cùng đoàn Tông đồ tới dự tiệc mừng lễ Vượt qua, gồm những tuần rượu, những món ăn cổ truyền, xen lẫn với việc đọc các Thánh vịnh. Sau khi nhắn nhủ các môn đệ nhiều điều xoay quanh vấn đề chính là hãy yêu thương nhau, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói trước mặt các môn đệ rằng :”Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là Minh Thầy”. Chúa trao cho các môn đệ cùng ăn. Rồi Chúa cầm lấy chén rượu và nói :”Tất cả các con cầm lấy mà uống : này là chén máu Thầy”. Chúa trao cho các môn đệ cùng uống. Với những lời nói và những cử chỉ trịnh trọng đó, Đức Giêsu đã lập Phép Thánh Thể.
Chúa còn truyền cho các môn đệ :”Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quí này để tưởng niệm đến Ngài. Như thế, trong bữa tiệc lịch sử này và cũng là Thánh lễ đầu tiên do Đức Giêsu cử hành, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể và thiết lập chức linh mục cho các Tông đồ.
Sau này, để củng có đức tin của chúng ta vào bí tích kỳ diệu và cực thánh này, Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ tỏ tường trước mặt nhiều người.
Truyện : Phép lạ ở nhà thờ thánh Christiana
Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ kính thánh Christiana, thì lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh đã biến thành Thân xác Đức Giêsu tử nạn. Trên thân mình Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết Thánh lễ được.
Sau đó, vị linh mục đến xin yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo Hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một vị Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời giáo dân đến chầu Mình Thánh liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 9 năm 1264, Đức Giáo Hoàng Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa Giêsu và truyền mừng lễ trong toàn thể Hội thánh.
II. SUY TƯ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
1. Thánh Thể và bữa tiệc
Ai trong chúng ta cũng có dịp mời bạn bè đến tham dự một bữa tiệc để chia tay ra đi vĩnh viễn hay một thời gian… Trong bữa tiệc này nếu chúng ta có điều gì tâm huyết giữ kín từ lâu thì đây là lúc thuận lợi nhất để nói ra cho mọi người trước khi giã biệt. Hơn thế nữa, một người mẹ hiền hay một người cha trong gia đình trước khi từ giã cõi đời muốn trăn trối với con cháu những điều thật quan trọng, những điều thiết yếu nhất và các con cháu họ cũng thề hứa không bao giờ dám quên những điều tâm huyết ấy.
Đức Giêsu đã dùng bữa Tiệc ly để nhắn nhủ các môn đệ hãy thương yêu nhau, đồng thời nhắc nhở các ông :”Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đức Giêsu muốn các môn đệ luôn tổ chức các bữa tiệc như vậy để nhớ đến Ngài, tức là dâng Thánh lễ để biến bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô để Ngài hiện diện ở trần gian này cho đến tận thế. Thánh Lễ chính là bữa tiệc mà Chúa mời gọi mọi người đến dự trong dụ ngôn ông chủ dọn tiệc và sai các đầy tớ đi mời khách đến dự tiệc hoàn toàn miễn phí (x. Lc 14,17t)
2. Thánh Thể và giao hòa
Trong bài đọc 1, Kinh thánh kể lại việc ông Maisen làm nghi lễ giao hòa bằng cách lấy máu bò tơ tưới lên bàn thờ. Người xưa coi máu là sự sống, cấm đổ máu người ta là cấm hại mạng sống người ta vì mạng sống thuộc quyền của Chúa; người xưa lấy máu để tỏ tình đoàn kết giao hòa. Hai bộ lạc để tỏ tình đoàn kết thì cho hai vĩ thủ lĩnh gặp nhau, lấy dao rạch máu ở tay, và đôi bên uống máu nhau. Bằng nghi thức ấy, họ cho rằng hai bên đã uống nguồn sống của nhau và đã trở nên anh em, đã giao hòa mãi mãi với nhau. Maisen đã làm nghi lễ ấy khi lấy máu bò tơ, đại diện cho toàn dân để tưới lên bàn thờ Thiên Chúa : giữa Thiên Chúa và dân đã có một cuộc giao hòa vĩnh viễn.
Khi lập nên phép Thánh Thể, Đức Giêsu đã hoàn tất việc giao hòa ấy giữa ta với Thiên Chúa. Máu thánh của Ngài chảy trong huyết quản của ta, làm cho ta giao hòa với Thiên Chúa, Ngài ở trong ta như ta ở trong Ngài. “Này là chén máu Ta, máu tân ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”. “Nếu các con không ăn thịt và uống máu Ta, các con không có sự sống đời đời” (Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm C, tr 82).
3. Thánh Thể và hiệp nhất
Đức Giêsu truyền cho các môn đệ tổ chức dân thành từng nhóm 50 người (giống như dân Israel trong sa mạc (Xh 18,21-25; Ds 31,14; Đnl 1,15). Phân tích chữ từng nhóm. “Từng nhóm” ở đây ngoài ý nghĩa trật tự giúp cho việc phục vụ bẻ bánh được dễ dàng, còn mang ý nghĩa tình huynh đệ hiệp nhất của cộng đoàn trong bữa ăn, thay vì phân tán từng cá nhân thì qui tụ thành cộng đoàn để ăn tiệc.
Bí tích Thánh Thể là một dấu chỉ : “Dấu chỉ của sự hiệp thông”. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác : bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự nên một, như Hội thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng :”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô”(Kinh Tạ ơn II). Hay : “Và khi chúng con được Mình Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”(Kinh Tạ Ơn III). Chính Đức Giêsu đã từng nói :”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”(Ga 6,56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông.
Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Ngài. Thánh Phaolô đã từng nói :”Tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Người ban cho ta”.
4. Thánh Thể và phục vụ
Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông. Với bí tích Thánh Thể Đức Giêsu đã trao ban trọn vẹn và hoàn toàn con người của Ngài cho chúng ta, để nhờ Ngài chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, và được sống đời đời như lời Ngài quả quyết :”Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời, Và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54). Ngài yêu chúng ta bằng một tình yêu hoàn toàn vị tha. Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đã tự hủy mình để trở nên tấm bánh, và ao ước được chúng ta ăn, để chúng ta được nên một với Ngài. Vì thế, trong một đoạn Tin mừng ngắn hôm nay, động từ “ăn” đã được lặp lại tới 9 lần.
Không chỉ khi hiến thân trên thập giá, trong suốt cuộc đời trần thế của mình, Đức Giêsu đã liên tục chấp nhận trở nên “tấm bánh bẻ ra” cho nhiều người. Ngài chấp nhận “tấm bánh bị ăn”, Ngài tự nguyện trở thành của ăn cho nhiều người chúng ta. Đó là một hành vi tự nguyện tiêu tan đi để cho chúng ta nhờ đó mà được sống. Cuộc sống của Ngài hoàn toàn là vì chúng ta, Ngài không kể gì đến bản thân mình, đến nỗi có lần người nhà của Ngài đã muốn đến bắt Ngài về, vì nghĩ là Ngài bị mất trí (x. Mc 3,20-21).
5. Thánh Thể và tạ ơn
Theo nguyên ngữ, Eucharistia, Thánh lễ là một lễ Tạ ơn. Trong bài 2, thánh Phaolô kể lại cho tín hữu Côrintô biết khi lập phép Thánh Thể “Đức Giêsu cầm lấy bánh “dâng lời tạ ơn”, rồi bẻ ra và nói :Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì các con”.
Và trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại khi Đức Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, hình ảnh tiên bao bí tích Thánh Thể, Ngài cũng “cầm lấy, ngước mắt lên trời và chúc tụng”. Chúng ta có thể cho việc chúc tụng cũng là một hành vi tạ ơn.
Nếu Thánh lễ là một hành vi tạ ơn, tại sao chúng ta không biết đi dự Thánh lễ để tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong cuộc sống, những ơn phần hồn cũng như phần xác. Và nhiều khi đi dự Thánh lễ, chúng ta chỉ biết xin ơn mà lại quên tạ ơn.
III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ CHÚNG TA
1. Thánh Thể là bí tích Chúa lập ra
Thánh lễ và bí tích Thánh Thể không do Hội thánh, không do bất cứ ai bịa ra, nhưng là do chính Chúa Kitô thiết lập. Thánh lễ ngày nay tái diễn và làm sống lại Thánh lễ Chúa Kitô đã dâng khi xưa trên thánh giá để tiếp tục chuyển ơn cứu rỗi cho mọi người, mọi thời và mọi nơi.
Và Thánh Thể chính là lương thực nuôi sống linh hồn ta trong hành trình làm người, cũng là hành trình đi về quê hương trên trời. Chính Đức Giêsu đã nói đi nói lại nhiều lần :”Thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời”(Ga 6,54-55). Ngay cả khi Ngài biết rõ ràng rằng : Khi Ngài nói ra những điều ấy, người ta sẽ không tin, sẽ nhạo cười và sẽ bỏ đi. Ngài vẫn cứ nói. Điều đó cho thấy vấn đề Đức Giêsu nói ra quan trọng và cần thiết như thế nào.
Ước mong rằng việc rước Mình và Máu thánh Chúa vào lòng sẽ làm cho chúng ta trở nên giống Chúa để có thể nói như thanh Phaolô :”Tôi sống nhưng không con phải là tôi, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúng ta hãy dâng lời nguyện xin Chúa :
“Lạy Cha, con muốn “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu bằng cách mỗi ngày nhìn vào đời sống của Ngài để biến một phần rất nhỏ “chất tôi” trong con thành “chất Giêsu”. Nếu mỗi ngày con chỉ biến 1%o (một phần ngàn) “chất tôi”thành “chất Giêsu” một cách thật nghiêm túc và thành công, thì trên nguyên tắc chỉ cần 1.000 ngày sau – tức khoảng 3 năm – con đã được biến đổi hoàn toàn nên giống Đức Giêsu. Đó là tính theo kiểu toán học, thực tế không đơn sơ, dễ dàng và thành công như vậy. Xin cho con biết “ăn thịt và uống máu Ngài” theo kiểu ấy, để nhờ đó con có sự sống đời đời”(JKN).
2. Hãy cử hành Thánh Thể mà nhớ đến Ngài
Đức Giêsu lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Ngài không còn hiện diện như khi còn ở vói các môn đệ nữa, Ngài muốn chúng ta “cách mặt nhưng gần lòng”, Ngài muốn chúng ta luôn nhớ đến Ngài. Vì thế trong đêm trước khi chịu chết, Ngài đã ngồi xuống cùng ăn với các môn đệ, rồi cầm lấy bánh và 2 nói :”Này là Mình Thầy được ban cho các con”. Rồi Ngài cầm lấy chén rượu và nói :”Này là chén máu Thầy… Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Dĩ nhiên Chúa muốn các môn đệ nhớ đến Ngài không phải chỉ vì ích lợi cho Ngài mà vì ích lợi cho chính họ. Họ cũng cần nhớ đến Ngài nữa. Vì yêu thương họ nên Ngài đã để lại một cách đặc biệt để nhớ đến Ngài, đó là bí tích Thánh Thể.
Nhớ là một khả năng quí giá. Nó nối kết chúng ta lại với những người và những sự việc không còn nữa. Khi chúng ta nhớ đến những người thân yêu thì họ trở thành hiện diện đối với chúng ta. Họ không chỉ là một ký ức mà là một sự hiện diện thực sự. Khi nhớ tới họ là chúng ta tiếp tục gặt hái những hoa trái mà họ đã gieo khi còn sống với chúng ta.
Huống chi là khi chúng ta nhớ đến Đức Giêsu, hoa trái của chúng ta gặt hái còn nhiều hơn đến mức nào nữa. Nhất là nhớ đến Ngài bằng cách thức Ngài chỉ dạy, đó là cử hành bí tích Thánh Thể (Theo McCarthy).
3. Chúa cần chúng ta cộng tác
Trong việc làm phép lạ cho bánh hóa nhiều, chúng ta thấy Đức Giêsu không làm một mình. Ngài muốn cho môn đệ cộng tác vào, tuy chỉ là công việc nhỏ và dễ dàng. Thực ra, những công việc làm ở đây mang một ý nghĩa biểu trưng. Chúng ta thử phân tích mấy động tác :
- Đức Giêsu cho các môn đệ cộng tác cụ thể với sự nghiệp của Ngài :”Các con hãy cho họ ăn”.
- Chia công tác cho các ông, truyền cho các ông tổ chức dân chúng :”Các con hãy bảo họ ngồi xuống từng nhóm 50 người”.
- Phân phát bánh đã hóa nhiều cách rộng rãi :”Đức Giêsu đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông phân phát cho mọi người”
Theo đó, Francois Bovon kết luận :”Nhìn theo quan điểm Giáo Hội học, Đức Giêsu mời gọi sự cộng tác của các môn đệ, dù rằng, trước phục sinh, các ông chưa hoàn toàn hiểu được điều đang xẩy ra. Việc làm trung gian mà Ngài trao cho nhóm Mười Hai báo trước tác vụ và trách nhiệm tương lai của các ông sau phục sinh. Như vậy đã rõ, Đức tin thiết lập tác vụ như một sự phục vụ chứ không phải như một sự thống trị. Căn nguyên của tác vụ này và những thiện ích phát sinh từ đó ra, không hệ tại bản thân thừa tác viện, nhưng hệ tại Thiên Chúa, Đấng tuyển chọn và bổ nhiệm…”
4. Từ bàn tiệc Thánh Thể đến bàn tiệc ngoài đời
Có lẽ chúng ta cần nhận ra rằng :”Bánh của Thiên Chúa” đòi ta phải hướng tới anh em mình, tới “bánh của con người”… hoa quả và ruộng đất công lao của con người.
Chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô và chia sẻ lương thực với nhau trong tình huynh đệ, là ý nghĩa đầy đủ của bàn tiệc Thánh Thể. Qua bàn tiệc Thánh Thể con người kết hợp với Thiên Chúa và liên kết với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người (Sacrosanctum Concilium đoạn 48). Vì thế, việc cử hành bàn tiệc Thánh Thể là một dấu chỉ của sự loan báo Vương quốc Tình yêu, Bữa Tiệc Thiên quốc (Lc 22,16; GLCG số 1344).
Nếu Đức Giêsu đã sinh ra một lần nơi trần thế, Ngài sẽ còn sinh ra mãi. Nếu Đức Giêsu đã một lần hóa bánh ra nhiều, Ngài sẽ còn tiếp tục hóa bánh ra nhiều mãi. Phép lạ đã xẩy ra ngày xưa, vẫn tiếp tục xẩy ra hôm nay cho những ai tin cậy nơi Ngài. Đã có lần nào trong chúng ta cảm nghiệm, chính chúng ta làm phép lạ hóa bánh ra nhiều chưa.
Truyện : Ta đã dựng nên ngươi.
Tại góc đường của một thành phố lớn, có một người đàn bà quần áo rách tả tơi đứng xa ăn xin với đứa con trai nhỏ gầy ốm xanh xao của bà. Trong số những người đi qua đường phố, có một người đàn ông triệu phú bước qua, nhìn họ không nói tiếng nào, cũng chẳng giúp đỡ gì. Nhưng khi trở về biệt thự sang trọng của mình rồi, nhìn vào bàn ăn với đủ mọi thứ cao lương mỹ vị, ông liên tưởng đến thằng bé còm kĩnh và người mẹ khốn khổ của nó. Càng nghĩ về họ ông càng tức giận Thiên Chúa. Rồi ông nắm tay lại đưa quả đấm lên trời la to với Thiên Chúa :”Làm sao Ngài lại có thể để cho sự khốn khổ như thế này xẩy ra cho được ? Tại sao Ngài lại không làm gì để giúp đỡ những con người bất hạnh đó” ? Và từ một nơi nào đó, rất sâu tự bên trong tâm hồn của ông, có tiếng Thiên Chúa trả lời :”Ta đã làm. Ta đã dựng nên ngươi” (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 216).
Ta đã tạo nên con để con giúp đỡ họ, để con làm phép lạ hóa bánh ra nhiều ! Thế nào cũng đã có lần chúng ta chứng kiến và cảm nghiệm sự bác ái yêu thương của những người con cái Chúa. Mỗi lần như thế là mỗi lần bánh tình yêu được biến hóa ra nhiều.
Khi chúng ta rước Mình Máu thánh Chúa, chúng ta cũng cử hành mầu nhiệm làm gia tăng đức bác ái thương người, hóa bánh ra nhiều (Cv 2,42-46; 1Ga 3,17-18). Đức Giêsu dùng chính những lễ vật chúng ta dâng hiến : tiền bạc, của cải vật chất, tài năng, công sức, lòng quảng đại, lời cầu nguyện, sự hy sinh đóng góp để mưu ích cho toàn thể dân Chúa.
Mừng lễ Mình Máu Chúa Kitô là dịp chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Ngài ban tặng cho loài người, vốn mỏng giòn yếu đuối và bất xứng. Hồng ân đó, Thiên Chúa vẫn hằng ngày ban tặng cho chúng ta trong bất cứ giờ cử hành Thánh lễ nào diễn ra trên toàn thế giới.
Bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta đến kín múc lương thực Thần linh qua việc lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô để chúng ta được kết hợp mật thiết với Ngài, đồng thời giúp chúng ta thông phần vao đời sống vĩnh hằng của Thiên Chúa ngay tại thế này.
CÁC CON HÃY CHO HỌ ĂN
A. DẪN NHẬP
Trong ngày thứ Năm Tuần thánh, chúng ta đã cử hành Thánh lễ Tiệc ly để kỷ niệm việc Đức Giêsu lập phép Thánh Thể và chức Linh mục. Nhưng trong dịp này, chúng ta không thể suy niệm riêng về phép Thánh Thể mà còn phải suy niệm về những mầu nhiệm khác như việc Đức Giêsu chịu chết và sống lại. Hôm nay Giáo Hội muốn dành riêng một ngày để có nhiều thời giờ suy niệm về phép Thánh Thể để khuyến khích mọi người hãy tỏ lòng tôn sung, yêu mến phép Thánh Thể, siêng năng rước lể, năng đến viếng thăm Chúa nhự trong nhà tạm…
Bí tích Thánh Thể không phải tình cờ mà có nhưng đã được tiên báo bằng những hình ảnh trong Thánh Kinh như manna trong sa mạc (Xh 16), việc hóa bánh ra nhiều (Lc 9,11b-17)… Sau cùng, trong bữa Tiệc ly, Đức Giêsu đã chính thức thiết lập Bí tích Thánh Thể để làm của ăn của uống nuôi linh hồn loài người, để con người được tham dự vào đời sống thần linh của Chúa và được sống đời đời.
Nhân dịp này chúng ta hãy suy tư về mầu nhiệm Thánh Thể dưới một số khía cạnh như Thánh Thể có liên quan tới bữa ăn, sự giao hòa, hiệp nhất, phục vụ và tạ ơn. Đồng thời chúng ta hãy cộng tác với Chúa trong việc cử hành Thánh lể để Chúa được hiện diện với loài người cho đến tận thế; ngoài ra, chúng ta cũng cần cộng tác với Chúa để đưa “bánh của Thiên Chúa” hướng tới anh chị em mình tức là “bánh của con người”, biết chia sẻ với người khác bằng chính những cái mà Chúa đã ban cho mình như tiền bạc, của cải, sức khỏe, thời giờ, viếng thăm … trong cuộc sống hằng ngày.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : St 14,18-20
Ông Abraham vừa chiến thắng trở về, ông Melkisêđê, vừa là vua vừa là tư tế thành Salem, đã đem bánh và rượu đến chúc mừng ông Abraham; đồng thời Melkisêđê cũng nhân danh Thiên Chúa tới chúc lành cho ông Abraham.
Truyền thống đã coi ông Melkisêđê là hình ảnh của Đức Giêsu Thượng Tế, và bánh rượu xem như là hình ảnh báo trước Thánh Thể.
+ Bài đọc 2 : 1Cr 11,23-26
Thánh Phaolô dạy giáo lý cho tín hữu Côrintô về Bí tích Thánh Thể. Ngài trích dẫn một bản văn Phụng vụ về việc Chúa lập Bí tích Thánh Thể. Theo đó, khi chúng ta cử hành Thánh lễ, chúng ta không chỉ làm cho Đức Kitô hiện diện, mà còn làm tái hiện cái chết mà Ngài đã dùng để cứu chuộc chúng ta.
Vì thế, phải cử hành cho xứng đáng trong sự kết hợp với Chúa và trong sự chia sẻ rộng rãi với anh em mình.
+ Bài Tin mừng : Lc 9,11-17
Thánh Luca thuật lại cho chúng ta phép lạ Đức Giêsu biến bánh ra nhiều để cho 5000 người đàn ông ăn no nê và thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn. Qua phép lạ này, thánh Luca có ngụ ý nói với chúng ta :
- Phép lạ này tái diễn phép lạ manna trong sa mạc ngày xưa và còn trổi vượt hơn phép lạ ngày xưa nữa.
- Phép lạ này ám chỉ Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ thiết lập sau này.
Như vậy, phép lạ hóa bánh ra nhiều nhắc lại phép lạ manna ngày xưa và là hình ảnh tiên báo về Bí tích Thánh Thể.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Chia sẻ bàn tiệc Thánh Thể
I. ĐỨC GIÊSU LẬP BÍ TÍCH THANH THỂ
1. Những hình ảnh tiên báo
Trong Kinh thánh có nhiều hình ảnh báo trước Bí tích Thánh Thể mà Đức Giêsu sẽ lập ra sau nay, ví dụ manna được ban cho người dân Israel trong sa mạc (Xh 16), lời tiên báo của tiên tri Isaia (Is 25,6), phép lạ của tiên tri Elisê (2V 4,43-44), tiệc cưới tại Cana (Ga 2,1-11) và phép lạ hóa bánh ra nhiều trong bài Tin mừng hôm nay.
Tác giả các sách Tin mừng đều đề cập đến phép lạ này (Mt 14,18; Mc 8,1t; Ga 6,5t; Lc 9,11b-17). Phép là hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng là một trong những phép lạ quen thuộc của Tin mừng. Phụng vụ Thánh lễ đã trích đoản văn Lc 9,11b-17 dùng cho lễ Minh Máu Thánh Chúa hôm nay.
Thánh Luca cho biết : trời đã về chiều, các Tông đồ muốn Đức Giêsu giải tán dân chúng để họ vào các làng mạc mà mua thức ăn vì đây là nơi hoang địa. Bất ngờ Đức Giêsu bảo các ông hãy cho họ ăn. Các ông hoàn toàn bó tay vì làm sao kiếm đủ số bánh cho 5000 người đàn ông ăn no được, các ông chỉ vỏn vẹn có 5 chiếc bánh và 2 con cá. Nhưng Đức Giêsu bảo các ông cứ cho họ ngồi xuống từng nhóm 50 người một. Ngài cầm lấy 5 chiếc bánh và 2 con cá, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông phân phát cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê và còn thu lại được 12 thúng đầy miếng bánh vụn.
Đây chỉ là phép lạ Đức Giêsu làm để thỏa mãn cơn đói khát phần xác của dân chúng. Qua phép lạ này, Ngài còn hướng dân chúng thèm khát của ăn khác còn cao trọng hơn mà Ngài sẽ ban cho họ sau này, đó là Bí tích Thánh Thể.
2. Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể
Cả bốn sách Tin mừng đều thuật lại việc Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể trong bữa Tiệc ly.
Đến chiều ngày thứ năm, Đức Giêsu cùng đoàn Tông đồ tới dự tiệc mừng lễ Vượt qua, gồm những tuần rượu, những món ăn cổ truyền, xen lẫn với việc đọc các Thánh vịnh. Sau khi nhắn nhủ các môn đệ nhiều điều xoay quanh vấn đề chính là hãy yêu thương nhau, Đức Giêsu cầm lấy bánh và nói trước mặt các môn đệ rằng :”Tất cả các con cầm lấy mà ăn, này là Minh Thầy”. Chúa trao cho các môn đệ cùng ăn. Rồi Chúa cầm lấy chén rượu và nói :”Tất cả các con cầm lấy mà uống : này là chén máu Thầy”. Chúa trao cho các môn đệ cùng uống. Với những lời nói và những cử chỉ trịnh trọng đó, Đức Giêsu đã lập Phép Thánh Thể.
Chúa còn truyền cho các môn đệ :”Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”, tức là Chúa ban quyền cho các môn đệ được làm việc cao quí này để tưởng niệm đến Ngài. Như thế, trong bữa tiệc lịch sử này và cũng là Thánh lễ đầu tiên do Đức Giêsu cử hành, Chúa đã lập Bí tích Thánh Thể và thiết lập chức linh mục cho các Tông đồ.
Sau này, để củng có đức tin của chúng ta vào bí tích kỳ diệu và cực thánh này, Thiên Chúa đã làm nhiều phép lạ tỏ tường trước mặt nhiều người.
Truyện : Phép lạ ở nhà thờ thánh Christiana
Vào năm 1263, có một linh mục người Đức đang cử hành thánh lễ tại nhà thờ kính thánh Christiana, thì lúc bẻ bánh trước khi rước lễ, vị linh mục này đã trông thấy Mình thánh hình bánh đã biến thành Thân xác Đức Giêsu tử nạn. Trên thân mình Chúa, máu đang rịn ra qua các vết thương ở tay chân và cạnh sườn Người. Máu chảy ra làm ướt tấm khăn thánh và mấy lớp khăn phủ bàn thờ. Vị linh mục vội gấp các tấm khăn kia lại. Nhưng gấp tới đâu thì máu lại thấm ra tới đó. Cuối cùng máu thấm qua 25 lần vải khăn. Vừa cảm động lại vừa sợ hãi đến nỗi vị linh mục không thể tiếp tục dâng hết Thánh lễ được.
Sau đó, vị linh mục đến xin yết kiến Đức Giáo Hoàng Urbanô và tường trình sự kiện lạ lùng ấy. Đức Giáo Hoàng liền sai một phái đoàn, đứng đầu là một vị Giám mục đến điều tra thực hư. Sau khi xác định là phép lạ, vị Giám mục đã cho rước Mình Thánh Chúa về Rôma và đặt tại một nhà thờ dâng kính phép Thánh Thể, và mời giáo dân đến chầu Mình Thánh liên tục. Sau đó, vào ngày mồng 8 tháng 9 năm 1264, Đức Giáo Hoàng Urbanô đã ra sắc dụ truyền thiết lập lễ kính Mình Máu thánh Chúa Giêsu và truyền mừng lễ trong toàn thể Hội thánh.
II. SUY TƯ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
1. Thánh Thể và bữa tiệc
Ai trong chúng ta cũng có dịp mời bạn bè đến tham dự một bữa tiệc để chia tay ra đi vĩnh viễn hay một thời gian… Trong bữa tiệc này nếu chúng ta có điều gì tâm huyết giữ kín từ lâu thì đây là lúc thuận lợi nhất để nói ra cho mọi người trước khi giã biệt. Hơn thế nữa, một người mẹ hiền hay một người cha trong gia đình trước khi từ giã cõi đời muốn trăn trối với con cháu những điều thật quan trọng, những điều thiết yếu nhất và các con cháu họ cũng thề hứa không bao giờ dám quên những điều tâm huyết ấy.
Đức Giêsu đã dùng bữa Tiệc ly để nhắn nhủ các môn đệ hãy thương yêu nhau, đồng thời nhắc nhở các ông :”Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Đức Giêsu muốn các môn đệ luôn tổ chức các bữa tiệc như vậy để nhớ đến Ngài, tức là dâng Thánh lễ để biến bánh rượu trở nên Mình Máu Chúa Kitô để Ngài hiện diện ở trần gian này cho đến tận thế. Thánh Lễ chính là bữa tiệc mà Chúa mời gọi mọi người đến dự trong dụ ngôn ông chủ dọn tiệc và sai các đầy tớ đi mời khách đến dự tiệc hoàn toàn miễn phí (x. Lc 14,17t)
2. Thánh Thể và giao hòa
Trong bài đọc 1, Kinh thánh kể lại việc ông Maisen làm nghi lễ giao hòa bằng cách lấy máu bò tơ tưới lên bàn thờ. Người xưa coi máu là sự sống, cấm đổ máu người ta là cấm hại mạng sống người ta vì mạng sống thuộc quyền của Chúa; người xưa lấy máu để tỏ tình đoàn kết giao hòa. Hai bộ lạc để tỏ tình đoàn kết thì cho hai vĩ thủ lĩnh gặp nhau, lấy dao rạch máu ở tay, và đôi bên uống máu nhau. Bằng nghi thức ấy, họ cho rằng hai bên đã uống nguồn sống của nhau và đã trở nên anh em, đã giao hòa mãi mãi với nhau. Maisen đã làm nghi lễ ấy khi lấy máu bò tơ, đại diện cho toàn dân để tưới lên bàn thờ Thiên Chúa : giữa Thiên Chúa và dân đã có một cuộc giao hòa vĩnh viễn.
Khi lập nên phép Thánh Thể, Đức Giêsu đã hoàn tất việc giao hòa ấy giữa ta với Thiên Chúa. Máu thánh của Ngài chảy trong huyết quản của ta, làm cho ta giao hòa với Thiên Chúa, Ngài ở trong ta như ta ở trong Ngài. “Này là chén máu Ta, máu tân ước vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội”. “Nếu các con không ăn thịt và uống máu Ta, các con không có sự sống đời đời” (Hồng Phúc, Suy niệm Lời Chúa, năm C, tr 82).
3. Thánh Thể và hiệp nhất
Đức Giêsu truyền cho các môn đệ tổ chức dân thành từng nhóm 50 người (giống như dân Israel trong sa mạc (Xh 18,21-25; Ds 31,14; Đnl 1,15). Phân tích chữ từng nhóm. “Từng nhóm” ở đây ngoài ý nghĩa trật tự giúp cho việc phục vụ bẻ bánh được dễ dàng, còn mang ý nghĩa tình huynh đệ hiệp nhất của cộng đoàn trong bữa ăn, thay vì phân tán từng cá nhân thì qui tụ thành cộng đoàn để ăn tiệc.
Bí tích Thánh Thể là một dấu chỉ : “Dấu chỉ của sự hiệp thông”. Hiệp thông có nghĩa là nên một. Nói cách khác : bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của sự nên một, như Hội thánh luôn tuyên xưng và cầu nguyện rằng :”Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô”(Kinh Tạ ơn II). Hay : “Và khi chúng con được Mình Máu Con Cha bổ dưỡng, được đầy tràn Thánh Thần của Người, xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô”(Kinh Tạ Ơn III). Chính Đức Giêsu đã từng nói :”Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy”(Ga 6,56). Động từ “ở trong” mà Chúa nói, diễn tả mạnh mẽ ơn hiệp thông.
Trong bí tích Thánh Thể, ta không chỉ nên một với Chúa mà thôi, nhưng còn với anh chị em của mình nữa. Vì khi cùng chia sẻ một tấm bánh là chính thân mình Chúa Kitô, tất cả mọi người sẽ nên những chi thể của Ngài. Thánh Phaolô đã từng nói :”Tất cả chúng ta tuy nhiều nhưng cùng chia sẻ một tấm bánh, vì thế chúng ta làm nên một thân mình. Thân mình mầu nhiệm này sẽ được sống nhờ sức sống của Chúa Kitô là chính Thánh Thần của Chúa Kitô mà Người ban cho ta”.
4. Thánh Thể và phục vụ
Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông. Với bí tích Thánh Thể Đức Giêsu đã trao ban trọn vẹn và hoàn toàn con người của Ngài cho chúng ta, để nhờ Ngài chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, và được sống đời đời như lời Ngài quả quyết :”Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời, Và Ta, Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết”(Ga 6,54). Ngài yêu chúng ta bằng một tình yêu hoàn toàn vị tha. Ngài yêu thương chúng ta đến nỗi Ngài đã tự hủy mình để trở nên tấm bánh, và ao ước được chúng ta ăn, để chúng ta được nên một với Ngài. Vì thế, trong một đoạn Tin mừng ngắn hôm nay, động từ “ăn” đã được lặp lại tới 9 lần.
Không chỉ khi hiến thân trên thập giá, trong suốt cuộc đời trần thế của mình, Đức Giêsu đã liên tục chấp nhận trở nên “tấm bánh bẻ ra” cho nhiều người. Ngài chấp nhận “tấm bánh bị ăn”, Ngài tự nguyện trở thành của ăn cho nhiều người chúng ta. Đó là một hành vi tự nguyện tiêu tan đi để cho chúng ta nhờ đó mà được sống. Cuộc sống của Ngài hoàn toàn là vì chúng ta, Ngài không kể gì đến bản thân mình, đến nỗi có lần người nhà của Ngài đã muốn đến bắt Ngài về, vì nghĩ là Ngài bị mất trí (x. Mc 3,20-21).
5. Thánh Thể và tạ ơn
Theo nguyên ngữ, Eucharistia, Thánh lễ là một lễ Tạ ơn. Trong bài 2, thánh Phaolô kể lại cho tín hữu Côrintô biết khi lập phép Thánh Thể “Đức Giêsu cầm lấy bánh “dâng lời tạ ơn”, rồi bẻ ra và nói :Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì các con”.
Và trong bài Tin mừng hôm nay, thánh Luca thuật lại khi Đức Giêsu làm phép lạ hóa bánh ra nhiều, hình ảnh tiên bao bí tích Thánh Thể, Ngài cũng “cầm lấy, ngước mắt lên trời và chúc tụng”. Chúng ta có thể cho việc chúc tụng cũng là một hành vi tạ ơn.
Nếu Thánh lễ là một hành vi tạ ơn, tại sao chúng ta không biết đi dự Thánh lễ để tạ ơn Chúa vì bao nhiêu hồng ân Chúa đã ban cho chúng ta trong cuộc sống, những ơn phần hồn cũng như phần xác. Và nhiều khi đi dự Thánh lễ, chúng ta chỉ biết xin ơn mà lại quên tạ ơn.
III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ CHÚNG TA
1. Thánh Thể là bí tích Chúa lập ra
Thánh lễ và bí tích Thánh Thể không do Hội thánh, không do bất cứ ai bịa ra, nhưng là do chính Chúa Kitô thiết lập. Thánh lễ ngày nay tái diễn và làm sống lại Thánh lễ Chúa Kitô đã dâng khi xưa trên thánh giá để tiếp tục chuyển ơn cứu rỗi cho mọi người, mọi thời và mọi nơi.
Và Thánh Thể chính là lương thực nuôi sống linh hồn ta trong hành trình làm người, cũng là hành trình đi về quê hương trên trời. Chính Đức Giêsu đã nói đi nói lại nhiều lần :”Thịt Ta thật là của ăn, máu Ta thật là của uống. Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời”(Ga 6,54-55). Ngay cả khi Ngài biết rõ ràng rằng : Khi Ngài nói ra những điều ấy, người ta sẽ không tin, sẽ nhạo cười và sẽ bỏ đi. Ngài vẫn cứ nói. Điều đó cho thấy vấn đề Đức Giêsu nói ra quan trọng và cần thiết như thế nào.
Ước mong rằng việc rước Mình và Máu thánh Chúa vào lòng sẽ làm cho chúng ta trở nên giống Chúa để có thể nói như thanh Phaolô :”Tôi sống nhưng không con phải là tôi, mà chính Chúa Kitô sống trong tôi”. Chúng ta hãy dâng lời nguyện xin Chúa :
“Lạy Cha, con muốn “ăn thịt và uống máu” Đức Giêsu bằng cách mỗi ngày nhìn vào đời sống của Ngài để biến một phần rất nhỏ “chất tôi” trong con thành “chất Giêsu”. Nếu mỗi ngày con chỉ biến 1%o (một phần ngàn) “chất tôi”thành “chất Giêsu” một cách thật nghiêm túc và thành công, thì trên nguyên tắc chỉ cần 1.000 ngày sau – tức khoảng 3 năm – con đã được biến đổi hoàn toàn nên giống Đức Giêsu. Đó là tính theo kiểu toán học, thực tế không đơn sơ, dễ dàng và thành công như vậy. Xin cho con biết “ăn thịt và uống máu Ngài” theo kiểu ấy, để nhờ đó con có sự sống đời đời”(JKN).
2. Hãy cử hành Thánh Thể mà nhớ đến Ngài
Đức Giêsu lìa bỏ thế gian mà về cùng Chúa Cha, Ngài không còn hiện diện như khi còn ở vói các môn đệ nữa, Ngài muốn chúng ta “cách mặt nhưng gần lòng”, Ngài muốn chúng ta luôn nhớ đến Ngài. Vì thế trong đêm trước khi chịu chết, Ngài đã ngồi xuống cùng ăn với các môn đệ, rồi cầm lấy bánh và 2 nói :”Này là Mình Thầy được ban cho các con”. Rồi Ngài cầm lấy chén rượu và nói :”Này là chén máu Thầy… Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”.
Dĩ nhiên Chúa muốn các môn đệ nhớ đến Ngài không phải chỉ vì ích lợi cho Ngài mà vì ích lợi cho chính họ. Họ cũng cần nhớ đến Ngài nữa. Vì yêu thương họ nên Ngài đã để lại một cách đặc biệt để nhớ đến Ngài, đó là bí tích Thánh Thể.
Nhớ là một khả năng quí giá. Nó nối kết chúng ta lại với những người và những sự việc không còn nữa. Khi chúng ta nhớ đến những người thân yêu thì họ trở thành hiện diện đối với chúng ta. Họ không chỉ là một ký ức mà là một sự hiện diện thực sự. Khi nhớ tới họ là chúng ta tiếp tục gặt hái những hoa trái mà họ đã gieo khi còn sống với chúng ta.
Huống chi là khi chúng ta nhớ đến Đức Giêsu, hoa trái của chúng ta gặt hái còn nhiều hơn đến mức nào nữa. Nhất là nhớ đến Ngài bằng cách thức Ngài chỉ dạy, đó là cử hành bí tích Thánh Thể (Theo McCarthy).
3. Chúa cần chúng ta cộng tác
Trong việc làm phép lạ cho bánh hóa nhiều, chúng ta thấy Đức Giêsu không làm một mình. Ngài muốn cho môn đệ cộng tác vào, tuy chỉ là công việc nhỏ và dễ dàng. Thực ra, những công việc làm ở đây mang một ý nghĩa biểu trưng. Chúng ta thử phân tích mấy động tác :
- Đức Giêsu cho các môn đệ cộng tác cụ thể với sự nghiệp của Ngài :”Các con hãy cho họ ăn”.
- Chia công tác cho các ông, truyền cho các ông tổ chức dân chúng :”Các con hãy bảo họ ngồi xuống từng nhóm 50 người”.
- Phân phát bánh đã hóa nhiều cách rộng rãi :”Đức Giêsu đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông phân phát cho mọi người”
Theo đó, Francois Bovon kết luận :”Nhìn theo quan điểm Giáo Hội học, Đức Giêsu mời gọi sự cộng tác của các môn đệ, dù rằng, trước phục sinh, các ông chưa hoàn toàn hiểu được điều đang xẩy ra. Việc làm trung gian mà Ngài trao cho nhóm Mười Hai báo trước tác vụ và trách nhiệm tương lai của các ông sau phục sinh. Như vậy đã rõ, Đức tin thiết lập tác vụ như một sự phục vụ chứ không phải như một sự thống trị. Căn nguyên của tác vụ này và những thiện ích phát sinh từ đó ra, không hệ tại bản thân thừa tác viện, nhưng hệ tại Thiên Chúa, Đấng tuyển chọn và bổ nhiệm…”
4. Từ bàn tiệc Thánh Thể đến bàn tiệc ngoài đời
Có lẽ chúng ta cần nhận ra rằng :”Bánh của Thiên Chúa” đòi ta phải hướng tới anh em mình, tới “bánh của con người”… hoa quả và ruộng đất công lao của con người.
Chia sẻ Mình Máu Chúa Kitô và chia sẻ lương thực với nhau trong tình huynh đệ, là ý nghĩa đầy đủ của bàn tiệc Thánh Thể. Qua bàn tiệc Thánh Thể con người kết hợp với Thiên Chúa và liên kết với nhau, để cuối cùng Thiên Chúa trở nên mọi sự trong mọi người (Sacrosanctum Concilium đoạn 48). Vì thế, việc cử hành bàn tiệc Thánh Thể là một dấu chỉ của sự loan báo Vương quốc Tình yêu, Bữa Tiệc Thiên quốc (Lc 22,16; GLCG số 1344).
Nếu Đức Giêsu đã sinh ra một lần nơi trần thế, Ngài sẽ còn sinh ra mãi. Nếu Đức Giêsu đã một lần hóa bánh ra nhiều, Ngài sẽ còn tiếp tục hóa bánh ra nhiều mãi. Phép lạ đã xẩy ra ngày xưa, vẫn tiếp tục xẩy ra hôm nay cho những ai tin cậy nơi Ngài. Đã có lần nào trong chúng ta cảm nghiệm, chính chúng ta làm phép lạ hóa bánh ra nhiều chưa.
Truyện : Ta đã dựng nên ngươi.
Tại góc đường của một thành phố lớn, có một người đàn bà quần áo rách tả tơi đứng xa ăn xin với đứa con trai nhỏ gầy ốm xanh xao của bà. Trong số những người đi qua đường phố, có một người đàn ông triệu phú bước qua, nhìn họ không nói tiếng nào, cũng chẳng giúp đỡ gì. Nhưng khi trở về biệt thự sang trọng của mình rồi, nhìn vào bàn ăn với đủ mọi thứ cao lương mỹ vị, ông liên tưởng đến thằng bé còm kĩnh và người mẹ khốn khổ của nó. Càng nghĩ về họ ông càng tức giận Thiên Chúa. Rồi ông nắm tay lại đưa quả đấm lên trời la to với Thiên Chúa :”Làm sao Ngài lại có thể để cho sự khốn khổ như thế này xẩy ra cho được ? Tại sao Ngài lại không làm gì để giúp đỡ những con người bất hạnh đó” ? Và từ một nơi nào đó, rất sâu tự bên trong tâm hồn của ông, có tiếng Thiên Chúa trả lời :”Ta đã làm. Ta đã dựng nên ngươi” (Nguyễn văn Thái, Sống Lời Chúa giữa dòng đời, tr 216).
Ta đã tạo nên con để con giúp đỡ họ, để con làm phép lạ hóa bánh ra nhiều ! Thế nào cũng đã có lần chúng ta chứng kiến và cảm nghiệm sự bác ái yêu thương của những người con cái Chúa. Mỗi lần như thế là mỗi lần bánh tình yêu được biến hóa ra nhiều.
Khi chúng ta rước Mình Máu thánh Chúa, chúng ta cũng cử hành mầu nhiệm làm gia tăng đức bác ái thương người, hóa bánh ra nhiều (Cv 2,42-46; 1Ga 3,17-18). Đức Giêsu dùng chính những lễ vật chúng ta dâng hiến : tiền bạc, của cải vật chất, tài năng, công sức, lòng quảng đại, lời cầu nguyện, sự hy sinh đóng góp để mưu ích cho toàn thể dân Chúa.
Mừng lễ Mình Máu Chúa Kitô là dịp chúng ta tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân cao trọng Ngài ban tặng cho loài người, vốn mỏng giòn yếu đuối và bất xứng. Hồng ân đó, Thiên Chúa vẫn hằng ngày ban tặng cho chúng ta trong bất cứ giờ cử hành Thánh lễ nào diễn ra trên toàn thế giới.
Bí tích Thánh Thể mời gọi chúng ta đến kín múc lương thực Thần linh qua việc lãnh nhận Mình Máu Chúa Kitô để chúng ta được kết hợp mật thiết với Ngài, đồng thời giúp chúng ta thông phần vao đời sống vĩnh hằng của Thiên Chúa ngay tại thế này.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:32 31/05/2013
CÂU CHUYỆN CỦA VUA THUẤN
Thuấn là một người tốt cả làng nước đều biết, thế là Nghiêu đế (vua Nghiêu) không đem vương vị truyền lại cho con mình mà lại truyền cho Thuấn, lại còn đem hai đứa con gái của mình mà gả cho ông ta, lại còn giúp ông ta cải thiện cuộc sống; nhưng phụ thân của Thuấn, mẹ kế và em trai sau khi biết sự việc thì tìm mọi cách để giết chết Thuấn.
Họ lừa Thuấn về nhà, kêu Thuấn trèo lên trên kho ngủ cốc đế trám lỗ hổng, rồi cất thang và lấy lửa đốt cháy kho ngũ cốc, may mắn là Thuấn mặc áo ngũ sắc do vợ may giống như cánh chim, có thể bay qua lửa mà thoát thân.
Sau chuyện đó thì họ vẫn cứ hai lần ba lượt tìm kế hại cho Thuấn chết, lúc thì kêu Thuấn xuống giếng cổ, lúc thì lại kêu Thuấn uống rượu độc, nhưng may mắn là vợ của ông ta dạy ông ta chiêu thức kỳ diệu để thoát hiểm, mới khiến cho ông ta bình an vô sự tiếp quyền cai quản thiên hạ, chăm sóc cho bá tánh.
(Thây Hán, Tư Mã Thiên “sử ký”)
Suy tư:
Người lành thường là tiền xung hậu kiết, bởi vì cuối cùng thì có Chúa che chở họ, vì trong cơn gian nan, họ vẫn cứ trông cậy và vững tin vào Ngài.
Vua Nghiêu và vua Thuấn là hai vị vua đức độ của nước Tàu cổ đại, vua Nghiêu vì mến tài đức mà trao ngôi lại cho Thuấn, vua Thuấn được ngôi vua là vì đạo đức hiền lành của mình.
Trong cuộc sống người lành thường hay bị nhiều đau khổ, bị nhiều tai ương, nhưng cuối cùng họ vẫn cứ vượt qua và sống an bình, tại sao vậy ? Thưa là vì như lời sách Thánh Vịnh đã nói:
“Khi ác nhân xông vào, định nuốt sống thân tôi,
ai ngờ chính đối phương, chính những thù địch ấy,
lại lảo đảo té nhào.
Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì.
Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ tin.” (Tv 27, 2-3)
Người Ki-tô hữu khi gặp đau khổ và thử thách thì họ tin tưởng vào Thiên Chúa, cho nên họ không oán trời trách người; nhưng người không có đức tin thì khi gặp đau khổ thì họ hay tìm đến sự an ủi của người đời, và thường oán trời trách người, do đó mà có lúc họ kết liễu mạng sống của mình cách oan uổng.
Kẻ lành chắc chắn phải chịu nhiều đau khổ, đó là sự yêu mến của Thiên Chúa, như lời thánh Augustine nói: “Nếu ngày nào Chúa không gởi thử thách đến cho tôi, thì ngày đó Chúa đã quên tôi rồi.”
------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thuấn là một người tốt cả làng nước đều biết, thế là Nghiêu đế (vua Nghiêu) không đem vương vị truyền lại cho con mình mà lại truyền cho Thuấn, lại còn đem hai đứa con gái của mình mà gả cho ông ta, lại còn giúp ông ta cải thiện cuộc sống; nhưng phụ thân của Thuấn, mẹ kế và em trai sau khi biết sự việc thì tìm mọi cách để giết chết Thuấn.
Họ lừa Thuấn về nhà, kêu Thuấn trèo lên trên kho ngủ cốc đế trám lỗ hổng, rồi cất thang và lấy lửa đốt cháy kho ngũ cốc, may mắn là Thuấn mặc áo ngũ sắc do vợ may giống như cánh chim, có thể bay qua lửa mà thoát thân.
Sau chuyện đó thì họ vẫn cứ hai lần ba lượt tìm kế hại cho Thuấn chết, lúc thì kêu Thuấn xuống giếng cổ, lúc thì lại kêu Thuấn uống rượu độc, nhưng may mắn là vợ của ông ta dạy ông ta chiêu thức kỳ diệu để thoát hiểm, mới khiến cho ông ta bình an vô sự tiếp quyền cai quản thiên hạ, chăm sóc cho bá tánh.
(Thây Hán, Tư Mã Thiên “sử ký”)
Suy tư:
Người lành thường là tiền xung hậu kiết, bởi vì cuối cùng thì có Chúa che chở họ, vì trong cơn gian nan, họ vẫn cứ trông cậy và vững tin vào Ngài.
Vua Nghiêu và vua Thuấn là hai vị vua đức độ của nước Tàu cổ đại, vua Nghiêu vì mến tài đức mà trao ngôi lại cho Thuấn, vua Thuấn được ngôi vua là vì đạo đức hiền lành của mình.
Trong cuộc sống người lành thường hay bị nhiều đau khổ, bị nhiều tai ương, nhưng cuối cùng họ vẫn cứ vượt qua và sống an bình, tại sao vậy ? Thưa là vì như lời sách Thánh Vịnh đã nói:
“Khi ác nhân xông vào, định nuốt sống thân tôi,
ai ngờ chính đối phương, chính những thù địch ấy,
lại lảo đảo té nhào.
Dù cả một đạo quân vây đánh, lòng tôi chẳng sợ gì.
Dù có phải lâm vào chiến trận, tôi vẫn cứ tin.” (Tv 27, 2-3)
Người Ki-tô hữu khi gặp đau khổ và thử thách thì họ tin tưởng vào Thiên Chúa, cho nên họ không oán trời trách người; nhưng người không có đức tin thì khi gặp đau khổ thì họ hay tìm đến sự an ủi của người đời, và thường oán trời trách người, do đó mà có lúc họ kết liễu mạng sống của mình cách oan uổng.
Kẻ lành chắc chắn phải chịu nhiều đau khổ, đó là sự yêu mến của Thiên Chúa, như lời thánh Augustine nói: “Nếu ngày nào Chúa không gởi thử thách đến cho tôi, thì ngày đó Chúa đã quên tôi rồi.”
------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:35 31/05/2013
N2T |
8. Đọc sách thiêng liêng không phải cầu cho được hiểu tất cả lý lẽ của nó, mà là ở chỗ có thể thay đổi tâm hồn của con người; nếu chỉ cầu tri thức thì đối với linh hồn không có ích gì cả.
(Thánh Bernard)--------------
http://jmtaiby.blogspot.com.tw
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thư ĐTC Phanxicô gửi cho một người bạn: Chọn sống trong Nhà khách Thánh Martha để không bị xa xách
Jos. Tú Nạc, NMS
08:57 31/05/2013
Vatican, City – ĐGH Phanxicô kể cho bạn của ngài là Lm. Enrique Rodriguez rằng ngài sống một cuộc sống bình thường trong cương vị giáo hoàng và việc ngài quyết định không chuyển đến căn hộ Giáo hoàng là để không bị xa cách.
Ngài viết cho bạn của ngài là trong lá thư đề ngày 15-5 như sau: “Tôi để mọi người trông thấy tôi và tôi sống một cuộc sống bình thường; tôi dâng Thánh lễ chung vào buổi sáng, dùng bữa trong phòng ăn với mọi người,... Điều này rất tốt cho tôi và tránh cho tôi khỏi sự xa cách”
ĐGH Phanxicô cũng kể cho bạn của ngài rằng ngài cố gắng giữ bản chất và cách ứng xử mà ngài đã có từ hồi ở Buenos Aires, vì cho dù tuổi tác ngài có thay đổi, ngài chắc chắn sẽ không thay đổi chính mình.
"Và cho dù tất cả có làm thay đổi cuộc sống của tôi", Đức Thánh Cha nói, "tôi vẫn thấy tốt và không đánh mất sự bình an sau sự kiện hoàn toàn ngạc nhiên, và tôi coi đây là món quà của Chúa".
Theo Nhật báo Argentina El Clarín, tờ báo đăng lá thư bằng tiếng Tây Ban Nha hôm 28-5, Cha Rodriguez nói trong một cuộc phỏng vấn trên Đài Phát thanh La Red La Rioja rằng Cha đã nhận được lá thư mà không có địa chỉ hồi âm.
“Điều đó làm tôi chú ý và tôi mở nó ngay lập tức, nó đem đến cho tôi một bất ngờ thú vị vì đó là thư của Đức Giáo Hoàng, người tôi đã biết từ lâu”, Cha nói.
Cha Rodriguez đã nhận được lá thư ngay trước lúc cử hành Thánh lễ và Cha quyết định đọc nó sau khi kết thúc giờ chầu Thánh Thể, theo tờ El Clarín.
“Lá thư làm cho cộng đoàn vui đến nỗi mọi người đồng loạt vỗ tay sau khi tôi đọc xong lá thư”, Cha nói.
Đức Thánh Cha cũng nói với Cha Rodriguez rằng lá thư Cha viết cho ngài hôm 1-5 “đem lại cho ngài nhiều niềm vui” và rằng mô tả của Cha về ngày lễ quốc gia mang lại cho ngài một “làn gió trong lành”.
ĐGH Phanxicô giải thích rằng ngài không muốn sống trong Căn hộ Giáo hoàng vì nó làm cho ngài trở nên xa cách và rằng ngài chỉ đến đó để làm việc và thực hiện các cuộc tiếp kiến chung.
“Tôi vẫn sống trong Nhà khách Thánh Martha, là nhà khách dành cho các giám mục, linh mục và giáo dân.”
“Xin bạn cầu nguyện cho tôi và xin mọi người cầu nguyện cho tôi”, ngài viết.
Đức Thánh Cha cũng gửi lời chào của mình tới Carlos và Miguel.
“Xin Chúa Giêsu chúc lành cho các bạn và xin Đức Thánh Trinh Nữ gìn giữ các bạn.”
“Trong tình huynh đệ, Phanxiô.”
Ngài viết cho bạn của ngài là trong lá thư đề ngày 15-5 như sau: “Tôi để mọi người trông thấy tôi và tôi sống một cuộc sống bình thường; tôi dâng Thánh lễ chung vào buổi sáng, dùng bữa trong phòng ăn với mọi người,... Điều này rất tốt cho tôi và tránh cho tôi khỏi sự xa cách”
ĐGH Phanxicô cũng kể cho bạn của ngài rằng ngài cố gắng giữ bản chất và cách ứng xử mà ngài đã có từ hồi ở Buenos Aires, vì cho dù tuổi tác ngài có thay đổi, ngài chắc chắn sẽ không thay đổi chính mình.
"Và cho dù tất cả có làm thay đổi cuộc sống của tôi", Đức Thánh Cha nói, "tôi vẫn thấy tốt và không đánh mất sự bình an sau sự kiện hoàn toàn ngạc nhiên, và tôi coi đây là món quà của Chúa".
Theo Nhật báo Argentina El Clarín, tờ báo đăng lá thư bằng tiếng Tây Ban Nha hôm 28-5, Cha Rodriguez nói trong một cuộc phỏng vấn trên Đài Phát thanh La Red La Rioja rằng Cha đã nhận được lá thư mà không có địa chỉ hồi âm.
“Điều đó làm tôi chú ý và tôi mở nó ngay lập tức, nó đem đến cho tôi một bất ngờ thú vị vì đó là thư của Đức Giáo Hoàng, người tôi đã biết từ lâu”, Cha nói.
Cha Rodriguez đã nhận được lá thư ngay trước lúc cử hành Thánh lễ và Cha quyết định đọc nó sau khi kết thúc giờ chầu Thánh Thể, theo tờ El Clarín.
“Lá thư làm cho cộng đoàn vui đến nỗi mọi người đồng loạt vỗ tay sau khi tôi đọc xong lá thư”, Cha nói.
Đức Thánh Cha cũng nói với Cha Rodriguez rằng lá thư Cha viết cho ngài hôm 1-5 “đem lại cho ngài nhiều niềm vui” và rằng mô tả của Cha về ngày lễ quốc gia mang lại cho ngài một “làn gió trong lành”.
ĐGH Phanxicô giải thích rằng ngài không muốn sống trong Căn hộ Giáo hoàng vì nó làm cho ngài trở nên xa cách và rằng ngài chỉ đến đó để làm việc và thực hiện các cuộc tiếp kiến chung.
“Tôi vẫn sống trong Nhà khách Thánh Martha, là nhà khách dành cho các giám mục, linh mục và giáo dân.”
“Xin bạn cầu nguyện cho tôi và xin mọi người cầu nguyện cho tôi”, ngài viết.
Đức Thánh Cha cũng gửi lời chào của mình tới Carlos và Miguel.
“Xin Chúa Giêsu chúc lành cho các bạn và xin Đức Thánh Trinh Nữ gìn giữ các bạn.”
“Trong tình huynh đệ, Phanxiô.”
Ngày Quốc tế Thiếu nhi
Trầm Thiên Thu
09:42 31/05/2013
Ngày Quốc tế Thiếu nhi (ICD – The International Children's Day) được cử hành tại nhiều quốc gia trên thế giới, thường là ngày 1-6 hằng năm.
Ngày Trẻ Em (Children's Day) là một sự kiện được tổ chức vào những ngày khác nhau ở các nước, chủ yếu là để tôn trọng trẻ em. Ngày Trẻ Em tổ chức theo khối cộng sản cũ (former Communist bloc), và Ngày Trẻ em Hoàn vũ (Universal Children's Day) được tổ chức vào ngày 20-11, theo đề nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Ý tưởng về Ngày Trẻ em Hoàn vũ được ông V.K. Krishna Menon nêu lên và được tổ chức theo LHQ năm 1954. Đến năm 1959 được tổ chức toàn cầu vào tháng 10.
Nhưng sau năm 1959, ngày 20-11 được chọn là Ngày Thiếu Nhi, vì ngày này đánh dấu một ngày trong năm 1959, khi Bản tuyên ngôn Quyền Trẻ em (Declaration of the Rights of the Child) được làm theo LHQ. Năm 1989, Hiệp ước Quyền Trẻ em (Convention on the Rights of the Child) được ký vào cùng ngày đó. Mục đích chính của ngày này là thúc đẩy phúc lợi của trẻ em và trao đổi chung giữa các trẻ em trên khắp thế giới.
Sau cái chết của Jawaharlal Nehru năm 1963, sinh nhật của ông được tổ chức là Ngày Thiếu Nhi ở Ấn Độ. Đây là ngày tưởng niệm nhà lãnh đạo vĩ đại Jawaharlal Nehru, thiên tài uyên bác và làm Ấn Độ thành một sức mạnh thế giới.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi được coi là xó nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ từ 23-4-1920, sau đó ở Geneva và Thụy Sĩ từ năm 1925. Ngày này là sự trùng hợp với 2 sự kiện quan trọng xảy ra vào 1-6-1925. Sự kiện thứ nhất là Hội nghị Thế giới về Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) ở Geneva. Cùng thời điểm đó, sự kiện thứ hai là Tổng lãnh sự Trung quốc (TQ) ở San Francisco quy tụ nhiều trẻ mồ côi TQ để tổ chức Lễ hội Thuyền Rồng (Dragon Boat Festival). Cả 2 sự kiện này đều chung mục đích vì quyền lợi trẻ em. Từ đó, 1-6 bắt đầu được tổ chức là Ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhưng bị hạn chế nhiều ở các nước cộng sản. Ngày Quốc tế Thiếu nhi được biết nhiều ở các nước Tây phương và Trung Á.
Đa số các nước Tây phương, Trung Đông, Phi châu và Nam bán cầu đều có Ngày Trẻ Em, tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngày Trẻ Em ở Úc là ngày thứ Tư tuần bốn của tháng 10, ở Brazil là 12-10, còn là ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil. Ngày Trẻ Em ở Ấn Độ là 14-11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ).
Tuy nhiên, tại Âu châu, Ngày Trẻ Em là ngày đặc biệt của LHQ, đặc biệt là UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund). Năm 2011, hội nghị thượng đỉnh các nước G8 tổ chức tại Heiligendamm (Đức) từ 6-6 đến 8-6 quan tâm vấn đề nghèo khổ ở Phi châu và ngăn ngừa HIV ở trẻ em.
Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, gọi là “Kodomo no Hi”, và được tổ chức vào ngày 5-5. Kodomo no Hi nghĩa là Ngày Trẻ Em, một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của Nhật (Japanese Golden Week festival), được tổ chức để tôn vinh trẻ em và mừng chúng hạnh phúc. Năm 1948, chính phủ Nhật tuyên bố Ngày Trẻ Em là ngày nghỉ toàn quốc. Ngày Thiếu Nhi có nguồn gốc là “Tango no Sekku”, được biết đến là Ngày Con Trai (Boys' Day) để tôn vinh con trai, còn Ngày Con Gái (Girls' Day) được tổ chức vào 3-3, gọi là Hinamatsuri. Năm 1948, chính phủ ra lệnh lấy ngày này làm ngày nghỉ toàn quốc để mừng hạnh phúc của trẻ em và bày tỏ lòng biết ơn các bậc cha mẹ. Sau được đổi tên là Kodomo no Hi.
Ngày Thiếu Nhi ở Nhật là lễ hội mừng cuộc sống của trẻ em. Người ta cho rằng ngày nghỉ này được xuất phát từ Trung quốc, người ta treo thảo dược để chữa bệnh cho trẻ em. Ở Nhật, ngày này thường được tổ chức bằng cách cho trẻ em những cánh diều.
Ngày 1-6-1942, Phát-xít Đức bao vây làng Liđixơ (Tiệp Khắc), bắt 173 đàn ông, 196 phụ nữ và trẻ em. Chúng tàn sát dã man 66 người và đưa 104 thiếu nhi vào trại tập trung, có 88 em chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị bắt làm tay sai. Làng Liđixơ không còn một bóng người. Tháng 12-1049, Hội Liên hiệp Phụ nữ Á Phi họp tại Bắc Kinh (TQ) đã đề nghị và được Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Thế giới đồng ý chọn 1-6 hằng năm làm Ngày Quốc tế Thiếu nhi nhằm nhắc nhở tội ác của Phát-xít Đức và việc chăm sóc trẻ em.
Ngày Trẻ Em (Children's Day) là một sự kiện được tổ chức vào những ngày khác nhau ở các nước, chủ yếu là để tôn trọng trẻ em. Ngày Trẻ Em tổ chức theo khối cộng sản cũ (former Communist bloc), và Ngày Trẻ em Hoàn vũ (Universal Children's Day) được tổ chức vào ngày 20-11, theo đề nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Ý tưởng về Ngày Trẻ em Hoàn vũ được ông V.K. Krishna Menon nêu lên và được tổ chức theo LHQ năm 1954. Đến năm 1959 được tổ chức toàn cầu vào tháng 10.
Nhưng sau năm 1959, ngày 20-11 được chọn là Ngày Thiếu Nhi, vì ngày này đánh dấu một ngày trong năm 1959, khi Bản tuyên ngôn Quyền Trẻ em (Declaration of the Rights of the Child) được làm theo LHQ. Năm 1989, Hiệp ước Quyền Trẻ em (Convention on the Rights of the Child) được ký vào cùng ngày đó. Mục đích chính của ngày này là thúc đẩy phúc lợi của trẻ em và trao đổi chung giữa các trẻ em trên khắp thế giới.
Sau cái chết của Jawaharlal Nehru năm 1963, sinh nhật của ông được tổ chức là Ngày Thiếu Nhi ở Ấn Độ. Đây là ngày tưởng niệm nhà lãnh đạo vĩ đại Jawaharlal Nehru, thiên tài uyên bác và làm Ấn Độ thành một sức mạnh thế giới.
Ngày Quốc tế Thiếu nhi được coi là xó nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ từ 23-4-1920, sau đó ở Geneva và Thụy Sĩ từ năm 1925. Ngày này là sự trùng hợp với 2 sự kiện quan trọng xảy ra vào 1-6-1925. Sự kiện thứ nhất là Hội nghị Thế giới về Trẻ em (World Conference for the Well-being of Children) ở Geneva. Cùng thời điểm đó, sự kiện thứ hai là Tổng lãnh sự Trung quốc (TQ) ở San Francisco quy tụ nhiều trẻ mồ côi TQ để tổ chức Lễ hội Thuyền Rồng (Dragon Boat Festival). Cả 2 sự kiện này đều chung mục đích vì quyền lợi trẻ em. Từ đó, 1-6 bắt đầu được tổ chức là Ngày Quốc tế Thiếu nhi, nhưng bị hạn chế nhiều ở các nước cộng sản. Ngày Quốc tế Thiếu nhi được biết nhiều ở các nước Tây phương và Trung Á.
Đa số các nước Tây phương, Trung Đông, Phi châu và Nam bán cầu đều có Ngày Trẻ Em, tổ chức vào các thời điểm khác nhau trong năm. Ngày Trẻ Em ở Úc là ngày thứ Tư tuần bốn của tháng 10, ở Brazil là 12-10, còn là ngày Đức Mẹ Aparecida, ngày nghỉ toàn quốc tại Brazil. Ngày Trẻ Em ở Ấn Độ là 14-11, mừng sinh nhật nhà lãnh đạo Jawaharlal Nehru (thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ).
Tuy nhiên, tại Âu châu, Ngày Trẻ Em là ngày đặc biệt của LHQ, đặc biệt là UNICEF (United Nations International Children's Emergency Fund). Năm 2011, hội nghị thượng đỉnh các nước G8 tổ chức tại Heiligendamm (Đức) từ 6-6 đến 8-6 quan tâm vấn đề nghèo khổ ở Phi châu và ngăn ngừa HIV ở trẻ em.
Ở Nhật, Ngày Quốc tế Thiếu nhi là ngày nghỉ toàn quốc, gọi là “Kodomo no Hi”, và được tổ chức vào ngày 5-5. Kodomo no Hi nghĩa là Ngày Trẻ Em, một ngày trong lễ hội Tuần lễ Vàng của Nhật (Japanese Golden Week festival), được tổ chức để tôn vinh trẻ em và mừng chúng hạnh phúc. Năm 1948, chính phủ Nhật tuyên bố Ngày Trẻ Em là ngày nghỉ toàn quốc. Ngày Thiếu Nhi có nguồn gốc là “Tango no Sekku”, được biết đến là Ngày Con Trai (Boys' Day) để tôn vinh con trai, còn Ngày Con Gái (Girls' Day) được tổ chức vào 3-3, gọi là Hinamatsuri. Năm 1948, chính phủ ra lệnh lấy ngày này làm ngày nghỉ toàn quốc để mừng hạnh phúc của trẻ em và bày tỏ lòng biết ơn các bậc cha mẹ. Sau được đổi tên là Kodomo no Hi.
Ngày Thiếu Nhi ở Nhật là lễ hội mừng cuộc sống của trẻ em. Người ta cho rằng ngày nghỉ này được xuất phát từ Trung quốc, người ta treo thảo dược để chữa bệnh cho trẻ em. Ở Nhật, ngày này thường được tổ chức bằng cách cho trẻ em những cánh diều.
Ngày 1-6-1942, Phát-xít Đức bao vây làng Liđixơ (Tiệp Khắc), bắt 173 đàn ông, 196 phụ nữ và trẻ em. Chúng tàn sát dã man 66 người và đưa 104 thiếu nhi vào trại tập trung, có 88 em chết trong các phòng hơi độc, 9 em khác bị bắt làm tay sai. Làng Liđixơ không còn một bóng người. Tháng 12-1049, Hội Liên hiệp Phụ nữ Á Phi họp tại Bắc Kinh (TQ) đã đề nghị và được Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ Thế giới đồng ý chọn 1-6 hằng năm làm Ngày Quốc tế Thiếu nhi nhằm nhắc nhở tội ác của Phát-xít Đức và việc chăm sóc trẻ em.
Đức Thánh Cha chủ sự Thánh Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
LM. Trần Đức Anh OP
17:21 31/05/2013
ROMA. Lúc 7 giờ chiều thứ năm 30-5-2013, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự thánh lễ đầu tiên kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano và sau đó là cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa sau đó tiến về Đền thờ Đức Bà Cả.
Tham dự thánh lễ, có gần 20 HY, đông đảo các GM, cùng với các vị Giám Chức, LM và hàng ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đặc biệt quảng diễn câu Chúa Giêsu nói với các môn đệ khi thấy đám đông dân chúng không có gì để ăn: ”Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Lc 9,13). Ngài nhận xét rằng:
”Đứng trước nhu cầu của đám đông, giải pháp của các môn đệ là mỗi người hãy nghĩ đến mình; giải tán dân chúng! Bao nhiêu lần các tín hữu Kitô chúng ta cũng bị cám dỗ như thế! Chúng ta không đảm trách những nhu cầu của người khác, để họ ra đi với câu nói đạo đức: ”Xin Chúa giúp đỡ bạn!”. Nhưng giải pháp của Chúa Giêsu đi theo một hướng đi khác, một hướng đi làm cho các môn đệ ngạc nhiên: 'chính các con hãy cho họ ăn đi”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng ”Lời mời gọi của Chúa Giêsu gửi đến các môn đệ là ”chính các con hãy cho, hãy chia sẻ.”. Và họ đã chia sẻ 5 chiếc bánh và hai con cá. Nhưng chính những chiếc bánh và cá ấy, trong tay Chúa, đã làm cho đám đông được ăn no nê... Điều này có nghĩa là trong Giáo Hội, và cả trong xã hội, lời chủ yếu là chúng ta không được sợ hãi, nhưng hãy ”liên đới”, biết đặt những gì chúng ta có để Chúa sử dụng, đặt những khả năng khiêm hạ của chúng ta, vì chỉ trong sự chia sẻ, trao ban, cuộc sống chúng ta mới được phong phú, và mang lại nhiều hoa trái”.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quãng đường Merulana dài hơn 1 cây số, hướng về Đền thờ Đức Bà Cả. Đi đầu đoàn rước là thánh giá nến cao, rồi tới các huynh đoàn, Hiệp sĩ Thánh Mộ Jerusalem và Hiệp sĩ Malta, các nữ tu, tu sĩ, các Phó tế, LM, các giám chức, kinh sĩ Đền thờ Gioan Laterano GM, Hồng Y, các em bé mới rước lễ lần đầu, đoàn giúp lễ rồi tới chiếc xe có mặt nhật Mình Thánh Chúa với hai thầy Phó Tế quì chầu. Đức Thánh Cha đầu trần, đi bộ theo sau cùng với hàng ngàn tín hữu, mặc dù trời gió lạnh.
Dọc đường, ca đoàn đảm trách các bài thánh ca, xen lẫn những lời cầu nguyện. Đoàn rước tiến hành trong 45 phút tới Đền thờ Đức Bà Cả. Tại đây, Đức Thánh Cha và mọi người đã hát kinh Tantum ergo và ngài ban Phép lành Mình Thánh Chúa cho các tín hữu. Trước khi rời lễ đài, Đức Thánh Cha còn quì cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma.
Sau công đồng Vatican 2, thói quen rước kiệu Mình Thánh Chúa bị nhiều nơi bỏ qua vì chỉ muốn tập trung vào Thánh Lễ và coi nhẹ việc sùng kính Mình Thánh Chúa ngoài Thánh Lễ. Đức Gioan Phaolô 2 đã tái lập ở Roma việc rước kiệu Mình Thánh Chúa nhân lễ kính Mình Máu Thánh Chúa và các vị kế nhiệm ngài vẫn tiếp tục. (SD 30-5-2013)
Tham dự thánh lễ, có gần 20 HY, đông đảo các GM, cùng với các vị Giám Chức, LM và hàng ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha đặc biệt quảng diễn câu Chúa Giêsu nói với các môn đệ khi thấy đám đông dân chúng không có gì để ăn: ”Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Lc 9,13). Ngài nhận xét rằng:
”Đứng trước nhu cầu của đám đông, giải pháp của các môn đệ là mỗi người hãy nghĩ đến mình; giải tán dân chúng! Bao nhiêu lần các tín hữu Kitô chúng ta cũng bị cám dỗ như thế! Chúng ta không đảm trách những nhu cầu của người khác, để họ ra đi với câu nói đạo đức: ”Xin Chúa giúp đỡ bạn!”. Nhưng giải pháp của Chúa Giêsu đi theo một hướng đi khác, một hướng đi làm cho các môn đệ ngạc nhiên: 'chính các con hãy cho họ ăn đi”.
Đức Thánh Cha giải thích rằng ”Lời mời gọi của Chúa Giêsu gửi đến các môn đệ là ”chính các con hãy cho, hãy chia sẻ.”. Và họ đã chia sẻ 5 chiếc bánh và hai con cá. Nhưng chính những chiếc bánh và cá ấy, trong tay Chúa, đã làm cho đám đông được ăn no nê... Điều này có nghĩa là trong Giáo Hội, và cả trong xã hội, lời chủ yếu là chúng ta không được sợ hãi, nhưng hãy ”liên đới”, biết đặt những gì chúng ta có để Chúa sử dụng, đặt những khả năng khiêm hạ của chúng ta, vì chỉ trong sự chia sẻ, trao ban, cuộc sống chúng ta mới được phong phú, và mang lại nhiều hoa trái”.
Sau thánh lễ, Đức Thánh Cha đã chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quãng đường Merulana dài hơn 1 cây số, hướng về Đền thờ Đức Bà Cả. Đi đầu đoàn rước là thánh giá nến cao, rồi tới các huynh đoàn, Hiệp sĩ Thánh Mộ Jerusalem và Hiệp sĩ Malta, các nữ tu, tu sĩ, các Phó tế, LM, các giám chức, kinh sĩ Đền thờ Gioan Laterano GM, Hồng Y, các em bé mới rước lễ lần đầu, đoàn giúp lễ rồi tới chiếc xe có mặt nhật Mình Thánh Chúa với hai thầy Phó Tế quì chầu. Đức Thánh Cha đầu trần, đi bộ theo sau cùng với hàng ngàn tín hữu, mặc dù trời gió lạnh.
Dọc đường, ca đoàn đảm trách các bài thánh ca, xen lẫn những lời cầu nguyện. Đoàn rước tiến hành trong 45 phút tới Đền thờ Đức Bà Cả. Tại đây, Đức Thánh Cha và mọi người đã hát kinh Tantum ergo và ngài ban Phép lành Mình Thánh Chúa cho các tín hữu. Trước khi rời lễ đài, Đức Thánh Cha còn quì cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma.
Sau công đồng Vatican 2, thói quen rước kiệu Mình Thánh Chúa bị nhiều nơi bỏ qua vì chỉ muốn tập trung vào Thánh Lễ và coi nhẹ việc sùng kính Mình Thánh Chúa ngoài Thánh Lễ. Đức Gioan Phaolô 2 đã tái lập ở Roma việc rước kiệu Mình Thánh Chúa nhân lễ kính Mình Máu Thánh Chúa và các vị kế nhiệm ngài vẫn tiếp tục. (SD 30-5-2013)
Ban nhạc rock 'Rosa de Saron' của Brazil sáng tác bài nhạc rock độc đáo cho WYD 2013
Lã Thụ Nhân
19:12 31/05/2013
25 năm trước, vào năm 1988, tại thành phố Campinas của Brazil, bốn bạn trẻ đam mê nhạc rock quyết định thành lập ban nhạc mang tên 'Rosa de Saron'. Họ không chỉ đơn thuần là một ban nhạc mà thôi, họ mong muốn chuyển tải thông điệp của đức tin và hy vọng qua những bài hát của mình.
Tiếng tăm của họ tăng lên nhanh chóng tại quê hương và họ sớm được mời trình diễn tại các lễ hội và các buổi hòa nhạc. Những sở thích ấp ủ ban đầu của họ đã được chuyển thành album đầu tiên mang tên "Diante da Cruz", được phát hành năm 1994.
Cách thế tiếp cận độc đáo của họ về những vấn đề cơ bản của nhân loại càng làm cho họ ngày càng nổi tiếng hơn, không chỉ trong phạm vi tôn giáo, mà còn ở cả những tạp chí chuyên ngành.
Ban nhạc đã bắt đầu chinh phục thị trường âm nhạc vào năm 2002. Album mà họ phát hành năm 2005 được bình chọn là album nhạc rock hay nhất Brazil trong những năm sau đó.
Trong hai năm liên tiếp, 2010 và 2011, họ đã được vinh danh tại giải Grammys của Mỹ Châu La Tinh. Tháng 8 năm 2011, họ cũng đã đến Tây Ban Nha, là ban nhạc chính thức của Brazil ở Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid.
Khi đất nước Brazil được chọn tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, họ ăn mừng bằng cách sáng tác bài thánh ca mang tựa đề 'Aurora' (Rạng Đo&ng). Mặc dù nó không là ca khúc chính thức của Đại hội nhưng chắc chắn nó sẽ thành công ngay trong lòng khách hành hương tại Ngày Giới trẻ Thế giới 2013.
Tiếng tăm của họ tăng lên nhanh chóng tại quê hương và họ sớm được mời trình diễn tại các lễ hội và các buổi hòa nhạc. Những sở thích ấp ủ ban đầu của họ đã được chuyển thành album đầu tiên mang tên "Diante da Cruz", được phát hành năm 1994.
Cách thế tiếp cận độc đáo của họ về những vấn đề cơ bản của nhân loại càng làm cho họ ngày càng nổi tiếng hơn, không chỉ trong phạm vi tôn giáo, mà còn ở cả những tạp chí chuyên ngành.
Ban nhạc đã bắt đầu chinh phục thị trường âm nhạc vào năm 2002. Album mà họ phát hành năm 2005 được bình chọn là album nhạc rock hay nhất Brazil trong những năm sau đó.
Trong hai năm liên tiếp, 2010 và 2011, họ đã được vinh danh tại giải Grammys của Mỹ Châu La Tinh. Tháng 8 năm 2011, họ cũng đã đến Tây Ban Nha, là ban nhạc chính thức của Brazil ở Ngày Giới trẻ Thế giới tại Madrid.
Khi đất nước Brazil được chọn tổ chức Ngày Giới trẻ Thế giới sắp tới, họ ăn mừng bằng cách sáng tác bài thánh ca mang tựa đề 'Aurora' (Rạng Đo&ng). Mặc dù nó không là ca khúc chính thức của Đại hội nhưng chắc chắn nó sẽ thành công ngay trong lòng khách hành hương tại Ngày Giới trẻ Thế giới 2013.
Bài giảng lễ Mình Máu Thánh Chúa của Đức Thánh Cha Phanxicô
LM. Phan Du Sinh
21:08 31/05/2013
Anh chị em thân mến,
Trong bài phúc âm chúng ta vừa nghe, có một câu nói của Đức Giêsu luôn đánh động tôi: “Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Lc 9,13). Khởi đi từ câu nói này, tôi để mình được hướng dẫn bởi ba từ: làm môn đệ, tình bạn và chia sẻ.
1. Trước tiên: Ai là người mà tôi phải cho họ ăn? Câu trả lời được tìm thấy ở đầu bài Tin mừng: Đó là dân chúng, đám đông. Đức Giêsu đang ở giữa dân chúng: Ngài đón tiếp họ, nói chuyện với họ, chữa lành họ, bày tỏ cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ giữa họ, ngài chọn 12 tông đồ để ở với Ngài, để nhấn chìm họ trong hoàn cảnh cụ thể của thế giới. Dân chúng đi theo Ngài, lắng nghe Ngài, bởi vì Đức Giêsu nói và hành động một cách mới mẻ, với thẩm quyền của một con người chân chính và nhất quán, Ngài nói và hành động trong chân lý, đem lại niềm hy vọng phát xuất từ Thiên Chúa, Ngài mặc khải khuôn mặt của một Thiên Chúa tình yêu – và dân chúng ca tụng Thiên Chúa trong niềm hân hoan.
Chiều hôm nay chúng ta là đám đông dân chúng mà Tin mừng nói đến: chúng ta cũng hãy cố gắng đi theo Đức Giêsu để lắng nghe Ngài, để đi vào sự hiệp thông với Ngài trong Bí tích Thánh Thể, để đồng hành với Ngài và để Ngài đồng hành với chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi: Tôi đi theo Đức Giêsu như thế nào? Đức Giêsu âm thầm nói với chúng ta trong mầu nhiệm Thánh Thể và mọi lúc nhắc nhở chúng ta rằng đi theo Ngài có nghĩa là đi ra khỏi chính mình và làm cho chính cuộc sống chúng ta không phải trở thành một sự chiếm hữu, nhưng là một quà tặng cho Ngài và cho người khác.
2. Chúng ta hãy đi bước tiếp theo: do đâu mà có lời mời gọi của Đức Giêsu với các môn đệ là nuôi sống đám đông? Nó phát sinh từ hai yếu tố: trước tiên, đám đông đi theo Đức Giêsu đang ở ngoài trời, một vùng hiu quạnh, chiều tối đang ập xuống, và vì thế, do sự quan tâm mà các môn đệ đã xin Đức Giêsu giải tán đám đông để họ có thể tìm thức ăn và trú ngụ trong những làng mạc gần bên (x. Lc 9,12). Đối diện với cảnh túng thiếu của đám đông, giải pháp của các môn đệ là mỗi người hãy tự lo cho chính mình: “Giải tán đám đông!” Biết bao lần chúng ta, những kitô hữu, bị cơn cám dỗ đó! Chúng ta không quan tâm đến nhu cầu của kẻ khác, đuổi họ với lòng trắc ẩn: “Xin Chúa giúp bạn.” Trái lại, giải pháp của Đức Giêsu đi theo một hướng khác, một hướng làm các môn đệ ngỡ ngàng: “Chính các con hãy cho họ ăn đi.”
Nhưng làm sao có thể nuôi sống đám đông? “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” Nhưng Đức Giêsu không nản chí. Ngài bảo các môn đệ cho đám đông ngồi thành nhóm năm mươi người, Ngài ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ bánh và trao cho các môn đệ đi phân phát.
Đây là giây phút hiệp thông sâu xa: đám đông, được thoả cơn khát nhờ Lời Chúa, nay được nuôi sống bằng bánh sự sống của Ngài – và mọi người đều ăn no nê, tác giả Tin mừng kể cho chúng ta như vậy.
Chiều nay, chúng ta cũng ngồi chung quanh bàn ăn của Chúa, bàn ăn hy tế Thánh Thể, qua đó Ngài lại trao ban cho chúng ta Thân mình Ngài, hiện tại hoá hy lễ duy nhất của thập giá. Chính khi lắng nghe Lời Ngài, được nuôi sống bởi mình và Máu Ngài, mà Ngài làm cho chúng ta đi từ một đám đông trở thành một cộng đoàn, từ những người xa lạ đến những người hiệp nhất. Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông, đưa chúng ta ra khỏi chủ nghĩa cá nhân để cùng sống cuộc hành trình bước theo Ngài của chúng ta, sống niềm tin của chúng ta là gắn bó với Ngài. Vì thế chúng ta phải tự hỏi trước mặt Chúa: Tôi đã sống bí tích Thánh Thể như thế nào? Chúng ta sống cách nặc danh hay như một khoảng khắc hiệp thông đích thực với Chúa, và cũng là với nhiều anh chị em đang chia sẻ cùng một bàn ăn? Các cuộc cử hành Thánh Thể của chúng ta như thế nào?
3. Yếu tố cuối cùng: do đâu mà nảy sinh việc hoá bánh ra nhiều? Câu trả lời nằm ở lời mời gọi của Đức Giêsu với các môn đệ: “Chính anh em hãy cho họ...,” “cho,” chia sẻ. Các môn đệ chia sẻ điều gì? Họ có ít biết bao: năm chiếc bánh và hai con cá. Nhưng chính những chiếc bánh và con cá này trong bàn tay Thiên Chúa mà nuôi sống đám đông.
Và chính các môn đệ, bối rối vì thiếu phương tiện, vì nghèo nàn về của cải, đã mời dân chúng ngồi xuống, và – tin vào Lời của Đức Giêsu – phân phát bánh và cá cho đám đông. Điều đó nói với chúng ta rằng trong Giáo Hội, và cả trong xã hội nữa, một từ chủ chốt mà ta không phải sợ, đó là “liên đới,” nghĩa là, biết để Chúa sử dụng điều chúng ta có: những khả năng khiêm tốn của chúng ta, bởi vì chỉ khi chia sẻ, khi trao ban chúng, mà cuộc sống chúng ta trở nên phong phú, sinh hoa kết trái. Liên đới: một từ mà tinh thần thế gian nhìn không mấy thiện cảm!
Đêm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta bánh là Thân mình Ngài, Ngài trao ban cho chúng ta chính Ngài. Cả chúng ta nữa, chúng ta cảm nghiệm “sự liên đới của Thiên Chúa” với loài người, một sự liên đới không bao giờ chấm dứt, một sự liên đới không bao giờ ngừng làm chúng ta ngạc nhiên: Thiên Chúa đến gần chúng ta; trong hy lễ thập giá Người hạ mình, đi vào sự tăm tối của cái chết để ban cho chúng ta sự sống của Người, sự sống vượt thắng sự dữ, tính ích kỷ, cái chết.
Chiều nay Đức Giêsu trao ban chính mình cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể, chia sẻ cùng một cuộc hành trình với chúng ta – quả thế, Ngài trở nên của ăn, của ăn đích thực nâng đỡ đời sống chúng ta dù đôi khi đường xá gồ ghề, những trở ngại làm nhịp bước chúng ta chậm đi. Đức Chúa trong Thánh Thể làm chúng ta đi theo vết chân của Ngài, vết chân phục vụ, chia sẻ, trao ban – và dù nhỏ bé thế nào đi nữa, nếu được chia sẻ, sẽ trở thành giàu có, bởi vì quyền năng của Thiên Chúa, vốn là quyền năng của tình yêu, ngự xuống trên sự nghèo khó của chúng ta để biến đổi nó.
Chiều nay chúng ta tự hỏi, khi thờ lạy Đức Kitô hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể: Tôi có để Chúa biến đổi tôi không? Tôi có để Chúa trao ban chính mình cho tôi, hướng dẫn tôi ngày càng ra khỏi hàng rào nhỏ bé của tôi và không sợ phải trao ban, chia sẻ, yêu mến Ngài và người khác?
Làm môn đệ, hiệp thông và chia sẻ. Chúng ta hãy cầu xin cho sự tham dự vào bí tích Thánh Thể luôn chuyển động chúng ta để đi theo Chúa mỗi ngày, trở nên khí cụ của sự hiệp thông, chia sẻ với Ngài và người lân cận cái chúng ta là. Như thế đời sống chúng ta sẽ sinh hoa kết quả thật sự. Amen.
Trong bài phúc âm chúng ta vừa nghe, có một câu nói của Đức Giêsu luôn đánh động tôi: “Chính các con hãy cho họ ăn đi” (Lc 9,13). Khởi đi từ câu nói này, tôi để mình được hướng dẫn bởi ba từ: làm môn đệ, tình bạn và chia sẻ.
1. Trước tiên: Ai là người mà tôi phải cho họ ăn? Câu trả lời được tìm thấy ở đầu bài Tin mừng: Đó là dân chúng, đám đông. Đức Giêsu đang ở giữa dân chúng: Ngài đón tiếp họ, nói chuyện với họ, chữa lành họ, bày tỏ cho họ lòng thương xót của Thiên Chúa. Từ giữa họ, ngài chọn 12 tông đồ để ở với Ngài, để nhấn chìm họ trong hoàn cảnh cụ thể của thế giới. Dân chúng đi theo Ngài, lắng nghe Ngài, bởi vì Đức Giêsu nói và hành động một cách mới mẻ, với thẩm quyền của một con người chân chính và nhất quán, Ngài nói và hành động trong chân lý, đem lại niềm hy vọng phát xuất từ Thiên Chúa, Ngài mặc khải khuôn mặt của một Thiên Chúa tình yêu – và dân chúng ca tụng Thiên Chúa trong niềm hân hoan.
Chiều hôm nay chúng ta là đám đông dân chúng mà Tin mừng nói đến: chúng ta cũng hãy cố gắng đi theo Đức Giêsu để lắng nghe Ngài, để đi vào sự hiệp thông với Ngài trong Bí tích Thánh Thể, để đồng hành với Ngài và để Ngài đồng hành với chúng ta. Chúng ta hãy tự hỏi: Tôi đi theo Đức Giêsu như thế nào? Đức Giêsu âm thầm nói với chúng ta trong mầu nhiệm Thánh Thể và mọi lúc nhắc nhở chúng ta rằng đi theo Ngài có nghĩa là đi ra khỏi chính mình và làm cho chính cuộc sống chúng ta không phải trở thành một sự chiếm hữu, nhưng là một quà tặng cho Ngài và cho người khác.
2. Chúng ta hãy đi bước tiếp theo: do đâu mà có lời mời gọi của Đức Giêsu với các môn đệ là nuôi sống đám đông? Nó phát sinh từ hai yếu tố: trước tiên, đám đông đi theo Đức Giêsu đang ở ngoài trời, một vùng hiu quạnh, chiều tối đang ập xuống, và vì thế, do sự quan tâm mà các môn đệ đã xin Đức Giêsu giải tán đám đông để họ có thể tìm thức ăn và trú ngụ trong những làng mạc gần bên (x. Lc 9,12). Đối diện với cảnh túng thiếu của đám đông, giải pháp của các môn đệ là mỗi người hãy tự lo cho chính mình: “Giải tán đám đông!” Biết bao lần chúng ta, những kitô hữu, bị cơn cám dỗ đó! Chúng ta không quan tâm đến nhu cầu của kẻ khác, đuổi họ với lòng trắc ẩn: “Xin Chúa giúp bạn.” Trái lại, giải pháp của Đức Giêsu đi theo một hướng khác, một hướng làm các môn đệ ngỡ ngàng: “Chính các con hãy cho họ ăn đi.”
Nhưng làm sao có thể nuôi sống đám đông? “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” Nhưng Đức Giêsu không nản chí. Ngài bảo các môn đệ cho đám đông ngồi thành nhóm năm mươi người, Ngài ngước mắt lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ bánh và trao cho các môn đệ đi phân phát.
Đây là giây phút hiệp thông sâu xa: đám đông, được thoả cơn khát nhờ Lời Chúa, nay được nuôi sống bằng bánh sự sống của Ngài – và mọi người đều ăn no nê, tác giả Tin mừng kể cho chúng ta như vậy.
Chiều nay, chúng ta cũng ngồi chung quanh bàn ăn của Chúa, bàn ăn hy tế Thánh Thể, qua đó Ngài lại trao ban cho chúng ta Thân mình Ngài, hiện tại hoá hy lễ duy nhất của thập giá. Chính khi lắng nghe Lời Ngài, được nuôi sống bởi mình và Máu Ngài, mà Ngài làm cho chúng ta đi từ một đám đông trở thành một cộng đoàn, từ những người xa lạ đến những người hiệp nhất. Thánh Thể là bí tích của sự hiệp thông, đưa chúng ta ra khỏi chủ nghĩa cá nhân để cùng sống cuộc hành trình bước theo Ngài của chúng ta, sống niềm tin của chúng ta là gắn bó với Ngài. Vì thế chúng ta phải tự hỏi trước mặt Chúa: Tôi đã sống bí tích Thánh Thể như thế nào? Chúng ta sống cách nặc danh hay như một khoảng khắc hiệp thông đích thực với Chúa, và cũng là với nhiều anh chị em đang chia sẻ cùng một bàn ăn? Các cuộc cử hành Thánh Thể của chúng ta như thế nào?
3. Yếu tố cuối cùng: do đâu mà nảy sinh việc hoá bánh ra nhiều? Câu trả lời nằm ở lời mời gọi của Đức Giêsu với các môn đệ: “Chính anh em hãy cho họ...,” “cho,” chia sẻ. Các môn đệ chia sẻ điều gì? Họ có ít biết bao: năm chiếc bánh và hai con cá. Nhưng chính những chiếc bánh và con cá này trong bàn tay Thiên Chúa mà nuôi sống đám đông.
Và chính các môn đệ, bối rối vì thiếu phương tiện, vì nghèo nàn về của cải, đã mời dân chúng ngồi xuống, và – tin vào Lời của Đức Giêsu – phân phát bánh và cá cho đám đông. Điều đó nói với chúng ta rằng trong Giáo Hội, và cả trong xã hội nữa, một từ chủ chốt mà ta không phải sợ, đó là “liên đới,” nghĩa là, biết để Chúa sử dụng điều chúng ta có: những khả năng khiêm tốn của chúng ta, bởi vì chỉ khi chia sẻ, khi trao ban chúng, mà cuộc sống chúng ta trở nên phong phú, sinh hoa kết trái. Liên đới: một từ mà tinh thần thế gian nhìn không mấy thiện cảm!
Đêm nay, một lần nữa, Chúa ban cho chúng ta bánh là Thân mình Ngài, Ngài trao ban cho chúng ta chính Ngài. Cả chúng ta nữa, chúng ta cảm nghiệm “sự liên đới của Thiên Chúa” với loài người, một sự liên đới không bao giờ chấm dứt, một sự liên đới không bao giờ ngừng làm chúng ta ngạc nhiên: Thiên Chúa đến gần chúng ta; trong hy lễ thập giá Người hạ mình, đi vào sự tăm tối của cái chết để ban cho chúng ta sự sống của Người, sự sống vượt thắng sự dữ, tính ích kỷ, cái chết.
Chiều nay Đức Giêsu trao ban chính mình cho chúng ta trong bí tích Thánh Thể, chia sẻ cùng một cuộc hành trình với chúng ta – quả thế, Ngài trở nên của ăn, của ăn đích thực nâng đỡ đời sống chúng ta dù đôi khi đường xá gồ ghề, những trở ngại làm nhịp bước chúng ta chậm đi. Đức Chúa trong Thánh Thể làm chúng ta đi theo vết chân của Ngài, vết chân phục vụ, chia sẻ, trao ban – và dù nhỏ bé thế nào đi nữa, nếu được chia sẻ, sẽ trở thành giàu có, bởi vì quyền năng của Thiên Chúa, vốn là quyền năng của tình yêu, ngự xuống trên sự nghèo khó của chúng ta để biến đổi nó.
Chiều nay chúng ta tự hỏi, khi thờ lạy Đức Kitô hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể: Tôi có để Chúa biến đổi tôi không? Tôi có để Chúa trao ban chính mình cho tôi, hướng dẫn tôi ngày càng ra khỏi hàng rào nhỏ bé của tôi và không sợ phải trao ban, chia sẻ, yêu mến Ngài và người khác?
Làm môn đệ, hiệp thông và chia sẻ. Chúng ta hãy cầu xin cho sự tham dự vào bí tích Thánh Thể luôn chuyển động chúng ta để đi theo Chúa mỗi ngày, trở nên khí cụ của sự hiệp thông, chia sẻ với Ngài và người lân cận cái chúng ta là. Như thế đời sống chúng ta sẽ sinh hoa kết quả thật sự. Amen.
Top Stories
Vietnam: Plaidoirie de l’avocat de Nguyên Phuong Uyên devant le Tribunal populaire de Long An
Eglises d'Asie
08:53 31/05/2013
La plaidoirie a été traduite du vietnamien et mise en ligne par la revue Vietnam Infos, le 31 mai 2013, à partir du texte vietnamien paru sur le site Bauxite Vietnam.
Plaidoirie de Me Ha Huy Son pour la défense de Nguyên Phuong Uyên devant le Tribunal populaire de Long An, le 16 mai 2013
Messieurs les membres du jury,
Je suis avocat Ha Huy Son, du cabinet juridique TNHH Ha Son (barreau de Hanoï), chargé d’assurer la défense de Nguyên Phuong Uyên. Voilà le point de vue que je défendrai dans ma plaidoirie :
Sommaire de l’affaire
Nguyên Phuong Uyên est née le 12 octobre 1992. Elle est étudiante de deuxième année à l’Institut universitaire d’études agroalimentaires de Hô Chi Minh-Ville. Son adresse familiale est la suivante : Hameau de Lân Giang, commune de Ham Tri, district de Ham Thuân Bac, province de Binh Thuân. Son adresse personnelle : 9, rue Duong Duc Hiên, quartier Tây Thanh, arrondissement de Tân Phu, Hô Chi Minh-Ville.
Niveau d’études : 12/12.
Poursuivie en justice en raison de l’article 88 paragraphe 1, alinéa c, du Code pénal de 1999-2000.
Article 88. Délit de propagande contre l’Etat de la République socialiste du Vietnam.
1. Quiconque commet une des actions suivantes en vue de s’opposer à l’Etat de la République socialiste du Vietnam encourt une peine de 3 à 12 ans de prison.
A) Diffuser une propagande calomniant et diffamant le pouvoir populaire.
B) Propager des thèses relevant de la guerre psychologique, lancer des fausses nouvelles pour créer le désordre dans la population.
C) Produire, receler et faire circuler des documents et objets culturels dont le contenu s’oppose à l’Etat de la République socialiste du Vietnam.
Décision de l’ouverture des poursuites : N° 01, le 19 octobre 2012.
Décision de l’inculpation : N° 03, le 19 octobre 2012 contre Nguyên Phuong Uyên, arrêtée le 19 octobre 2012.
Conclusions de l’enquête N° 01/ANTD, du 26 février 2013, menée par les services d’enquête de la Sécurité publique de Long An, province de Long An : « Affaire de propagande contre l’Etat de la République socialiste du Vietnam, ouverte le 19 octobre 2012, dans laquelle sont impliqués Dinh Nguyen Kha et ses complices ».
Acte d’accusation N° 31/QD/KSDT du 6 mars 2013, Parquet populaire de la province de Long An.
Les actes incriminés
Le premier fait, vers le milieu du mois d’août 2012 :
1. Au sujet du drapeau jaune à trois raies rouges.
Sur une feuille de papier blanc A4 coloriée avec des feutres jaunes et rouges, Uyên a dessiné un drapeau. Sous celui-ci, elle a noté avec un crayon noir les lignes ci-dessous :
-1890-1920, drapeau du Dai Nam, depuis le roi Thanh Thai jusqu’au roi Khai Dinh.
-1948-1975, drapeau de la nation vietnamienne. (Voir la page 03 de l’acte d’accusation).
1.1. Encyclopédie libre Wikipedia : « Le drapeau de la République du Vietnam, aussi appelé drapeau jaune à trois raies rouges, a été utilisé par le roi Bao Dai en 1948. Ce fut le drapeau de la nation vietnamienne (contrôlée par les Français au nord et au sud) de 1949 à 1955. C’est en 1890 que le drapeau jaune à trois raies rouges fut créé et utilisé la première fois comme drapeau national (drapeau du Dai Nam 1890-1920). » Selon l’histoire, il s’agit là du drapeau de nos ancêtres, utilisé ensuite par la République du Vietnam, tout comme l’appellation « Viêt Nam » nous a été laissée par nos ancêtres. Il ne s’agit donc pas du symbole de forces réactionnaires quelconques. Phuong Uyên ne l’a donc pas inventé ; elle n’a ni calomnié, ni diffamé le pouvoir populaire. Car il s’agissait d’une réalité historique existant bien avant la République socialiste du Vietnam (qui est née en 1976).
1.2. Il n’existe aujourd’hui aucun texte législatif qui interdise de peindre et d’afficher le drapeau jaune à trois raies rouges dans un lieu public.
1.3. L’article 69 de la Constitution de 1992 stipule : « Le citoyen a droit à la liberté d’expression. » Le paragraphe 2 de l’article 19 du Pacte international relatif aux droits civils et politiques de 1976 (le Vietnam y a adhéré en 1982) affirme : « Toute personne a droit à la liberté d’expression ; ce droit comprend la liberté de rechercher, de recevoir et de répandre des informations et des idées de toute espèce, sans considération de frontières, sous une forme orale, écrite, imprimée ou artistique, ou par tout autre moyen de son choix. »
L’article 19 de la Déclaration des droits de l’homme des Nations Unies de 1948 ajoute ceci : « Tout individu a droit à la liberté d’opinion et d’expression, ce qui implique le droit de ne pas être inquiété pour ses opinions et celui de chercher, de recevoir et de répandre, sans considérations de frontières, les informations et les idées par quelque moyen d’expression que ce soit. »
Cette action non violente ne viole donc pas la loi ; elle ne s’oppose pas à l’Etat de la République socialiste du Vietnam et donc elle n’est pas en infraction avec l’article 88, paragraphe 1, alinéa c du Code pénal vietnamien.
2. Quant à la phrase écrite par Uyên sur deux pans de tissu blanc avec son doigt trempé dans son sang mélangé à de l’eau, il faut remarquer ceci : sur un des pans, elle diffamait le Parti communiste vietnamien et, sur l’autre, elle était désagréable à l’égard de la Chine. Au bas des deux pans, il y avait écrit ce qui est rapporté à la page 33 de l’acte d’accusation.
2.1. Le Parti communiste vietnamien et l’Etat de la République socialiste du Vietnam sont deux choses distinctes. On ne peut donc pas considérer que diffamer le Parti, c’est aussi diffamer l’Etat. On ne peut conclure cela de l’article 88 du Code pénal. Par ailleurs, celui-ci ne contient aucun délit de « propagande contre le Parti communiste vietnamien ».
2.2. Sur un pan du tissu blanc, il était écrit : « Chine, fiche le camp de la Mer orientale ! » Cela fait partie du droit du citoyen, inscrit à l’article 77 de la Constitution de 1992 : « Défendre sa patrie est le devoir le plus sacré du citoyen et son droit le plus précieux. » Du point de vue historique et selon la loi internationale, la Chine ne jouit pas de la souveraineté sur la Mer orientale. La Chine a envahi les archipels Hoang Sa et Truong Sa du Vietnam. Protester contre cette invasion est un comportement patriotique et ne peut être tenu pour un délit.
2.3. Les initiales «TH :TTYN » n’ont pas de signification.
3. Au sujet du dessin : Uyên a composé un dessin représentant un agent de la Sécurité de grande taille, tenant dans sa main une matraque dirigée vers une rangée de personnes. Sur le haut du tableau est inscrit : « Liberté démocratique ». Au bas du tableau, les initiales « TH : TTYN ».
3.1. L’injustice, la corruption, l’absence de démocratie dans la société sont des fléaux qui sévissent en de nombreux endroits. A plusieurs reprises, le parti et l’Etat l’ont reconnu ouvertement. Dans les années récentes, dans beaucoup de cas, les agents de la Sécurité ont frappé des personnes et en ont tué certaines. Ce qui a provoqué beaucoup de mécontentement à l’intérieur de la société. C’est pour cette raison que Phuong Uyên a dessiné ce tableau, non pas pour calomnier ou diffamer mais pour refléter une part de la réalité sociale. Naturellement, à côté de cela, il existe de nombreuses belles images des cadres et des combattants de la Sécurité publique.
3.2. Comme je l’ai dit plus haut, tout cela fait partie du droit du citoyen à exprimer son point de vue.
Deuxième série de faits, le 3 octobre 2012 et le 8 octobre 2012 :
Phuong Uyên s’est contenté de faire de la petite monnaie pour Kha et n’était pas au courant de ce qui était inscrit sur les tracts.
Le paragraphe 2 de l’article 63 du Code de procédure pénale intitulé « ce qui doit être démontré dans un procès pénal » stipule : « Lors de l’enquête, des poursuites et du jugement dans une affaire au pénal, les organes d’enquête, le Parquet et le Tribunal doivent apporter la preuve de l’identité de l’auteur du délit, de l’existence du délit ou de sa non-existence, d’une intention délibérée ou non de la responsabilité ou non-responsabilité pénale, et encore de la nature du but et du motif du délit. »
1. Le procès-verbal de mise sous séquestre des pièces et documents daté du 10 octobre 2012 (dossier 55) porte les lignes suivantes : « Mise sous séquestre d’environ 650 tracts appelant ‘la jeunesse vietnamienne à se lever pour s’opposer à la Chine’ ». On ne peut considérer qu’il s’agit là d’une « propagande contre l’Etat de la République socialiste du Vietnam ».
2. Le procès-verbal de l’interrogatoire de Phuong Uyên du 23 novembre 2012 (cote 730) nous apprend que les propos diffamatoires de Phuong Uyên contre le dirigeant Hô Chi Minh constituent une « propagande contre l’Etat de la République socialiste du Vietnam ». Cela n’est pas juste car « Hô Chi Minh » n’est pas synonyme de « Etat de la République socialiste du Vietnam ». En outre, Hô Chi Minh est décédé en 1969 et ce n’est qu’en 1976 que l’Etat de la République socialiste du Vietnam a vu le jour.
3. Bien que les conclusions de l’enquête ne l’aient jamais mentionné, l’acte d’accusation du Parquet affirme qu’à la suite des actions de Phuong Uyên, citées ci-dessus, Nguyên Thiên Thanh avait encore en tête un plan d’opposition à l’Etat de plus grande envergure : une distribution de tracts, appelée « Campagne des petit billets ». Cela aurait augmenté la gravité de l’affaire. Mais aucune preuve n’a été apportée pour le démontrer. Quelle aurait été la nature de ce plan de campagne ? Cette conjecture est au désavantage des accusés – ce qui viole l’article 64 du Code de procédure pénale et déforme la vérité objective de cette affaire, en violation de l’article 10 du Code de procédure pénale.
4. La diffusion de tracts par Kha et Uyên, le 10 octobre 2012, depuis le port sur An Suong (commune de Ba Diêm, district de Hoc Môn, Ho Chi Minh-Ville).
C’était la première fois que, par l’intermédiaire de Nguyên Thiên Thanh, les deux jeunes gens se rencontraient et agissaient ensemble sans s’être auparavant distribué les rôles. Il ne s’agit donc pas d’une action organisée.
Les violations des procédures pénales
1. Les services responsables des procédures n’ont pas précisé sur quel territoire avaient été créé le site d’information électronique de « Jeunesse patriote », à quelle époque précise les images comme « l’acte d’accusation » ont été mises en ligne. Cela est une violation du paragraphe 1 de l’article 63 du Code de procédure pénale, qui prescrit que l’on doit apporter des preuves pour établir « l’existence ou la non-existence du délit, le moment, le lieu et les circonstances dans lesquelles il a été commis ».
Quel était l’administrateur du site d’information électronique « Jeunesse patriote » ? Cette omission est en infraction avec le paragraphe 2 de l’article 63 du Code de procédure pénale, qui précise qu’il faut apporter des preuves pour établir « la nature et le niveau des dommages causés par le délit ».
La responsabilité de la mise en ligne d’un fichier d’images sur le site d’information électronique « Jeunesse patriote » est assumée par son administrateur. Nguyên Phuong Uyên n’est donc pas responsable de la diffusion et de la propagation de ces images.
2. Il n’existe aucune preuve montrant que le site « Jeunesse patriote » existe vraiment – ce qui est en infraction avec le paragraphe 1 de l’article 64 du Code de procédure pénale qui stipule : « Les preuves sont des faits réels rassemblés dans l’ordre et la forme prescrite par le Code, utilisés par les organes d’enquête, le Parquet et le Tribunal comme fondements pour établir s’il y a ou non un délit ou un crime, quel est leur auteur ainsi que pour déterminer les autres éléments nécessaires à une juste solution de l’affaire. »
3. Les organes d’enquête n’ont pas apporté de preuves identifiant l’ordinateur à partir duquel Phuong Uyên aurait envoyé son fichier d’images ou révélant la date de cet envoi. Sur ce sujet, il n’existe que les déclarations de Phuong Uyên elle-même.
4. Les procès-verbaux des interrogatoires du 23 novembre 2012 (cote 729) et du 9 janvier 2013 (cote 738) ont été imprimés à partir de l’ordinateur pour que Phuong Uyên puisse les signer. C’est une infraction au paragraphe 1 de l’article 95 (« les procès-verbaux ») du Code de procédure pénale, qui stipule : « Lorsque l’on mène des procédures, il est obligatoire d’établir le procès-verbal selon le modèle stipulé uniquement. »
La cote 38 : « Proposition d’examen de la ratification d’une inculpation » du 10 octobre 2012 émane de l’organe d’enquête de la Sécurité provinciale de Long An, vise Phuong Uyên et est envoyé au Parquet populaire de la province de Long An. Il y manque le numéro d’ordre de l’inculpation. Il s’agit une infraction aux procédures pénales.
Les fondements de la présomption d’innocence
5. Après avoir étudié le dossier de l’affaire et avoir rencontré Phuong Uyên, je constate que Phuong Uyên est la victime de Nguyên Thiên Thanh, une personne qu’elle n’a jamais rencontrée. Les organes d’enquête de la Sûreté n’ont pas pu l’arrêter. Ils n’ont pas pu non plus déterminer quelle était la nature de son organisation « Jeunesse patriote ». Ne s’agissait-il pas tout simplement d’un piège destiné à attirer les jeunes étudiants éprouvant de la ferveur pour leur patrie, comme Phuong Uyên et d’autres jeunes gens ?
De mon point de vue, le procès de Dinh Nguyên Kha et de Nguyên Phuong Uyên aura pour conséquence de détourner l’attention des étudiants vietnamiens de notre souveraineté nationale sur les îles de la Mer orientale et de les écarter de la lutte à mener contre la corruption dans la société. Cela portera tort à la défense de notre souveraineté sur le territoire national.
6. Les phénomènes négatifs et la corruption se répandent chaque jour davantage dans notre société et provoquent l’indignation. La faute en est à un certain nombre de cadres de l’appareil d’Etat. Cela n’a pas été sans conséquence sur le moral de Phuong Uyên, une jeune étudiante sincère qui, à la vue de cet état de choses, a réagi négativement à l’égard de l’appareil d’Etat, une réaction psychologiquement explicable. Les violations de la souveraineté nationale, les meurtres des pêcheurs vietnamiens par les autorités chinoises se sont multipliés au cours des années récentes. Ayant été éduquée par l’école à la responsabilité et à l’amour de la patrie, Phuong Uyên, une Vietnamienne authentique, a protesté contre la Chine. (Article 16 paragraphe 1, alinéa d du Code pénal).
7. Phuong Uyên a sincèrement collaboré avec l’organe d’enquête comme l’affirme la page 11 des conclusions d’enquête N° 1/ANDT (26 février 2013) de l’organe d’enquête de la Sécurité provinciale de Long An. Elle a volontairement remis les pièces à conviction (Cf. le procès-verbal de mise sous séquestre et d’inspection des documents du 14 octobre 2012 (cote 752-755) établi par l’organe d’enquête (article 46, paragraphe 1, alinéa p du Code pénal)).
8. Le 19 et 20 octobre 2012, Phuong Uyên a affiché un drapeau jaune, l’inscription « Chine, fiche le camp de la mer d’Orient ! » et un dessin humoristique près de chez elle sur le territoire de la commune de Ham Tri, Ham Thuân Bac, province de Binh Thuân. C’est une région de campagne pauvre. Les gens sont peu instruits et peu ont remarqué les inscriptions qui sont restées sans grande influence.
9. Phuong Uyên a été poursuivie en justice en vertu de l’article 88 du Code pénal : «… pour avoir recelé, diffusé… », mais il n’y a pas eu recel du moindre document. Selon le procès-verbal de mise sous séquestre des pièces à conviction et d’inspection des documents du 14 octobre 2012 (cote 752-754), les fichiers d’images détenues par l’organe d’enquête ont été reproduits à partir d’une carte mémoire, imprimés sur papier et l’on a obligé Phuong Uyên à les certifier.
10. Phuong Uyên n’a aucun antécédent judiciaire ; elle n’a été frappée d’aucune sanction administrative.
11. C’est une étudiante participant positivement aux activités sociales de l’Institut universitaire agroalimentaire de Hô Chi Minh-Ville.
12. Elle est aimée de toutes ses camarades étudiantes. Dans sa famille, c’est une enfant obéissante.
Au point de vue civil
Selon le procès-verbal de la mise sous séquestre des pièces à conviction et d’inspection des documents du 11 octobre 2012 (cote 752-755), Phuong Uyên a spontanément remis les pièces à conviction. Nous proposons au Tribunal de lui rendre :
1. la carte mémoire de l’appareil photo de marque « Transcend HC 4GB » car elle ne contient aucune information et document en rapport avec l’affaire de la diffusion des tracts ;
2. la carte mémoire du téléphone mobile de marque « micro 256MB » parce qu’elle ne se connecte pas avec l’ordinateur ;
3. le téléphone mobile de marque Nokia 6131 car il ne se connecte pas avec la carte mémoire.
Conclusion
Messieurs les juges, selon l’acte d’accusation établi par le Parquet, les activités de Nguyên Phuong Uyên n’ont eu aucune conséquence pour la société. Elles n’ont pas eu pour motif et objectif l’opposition à l’Etat de la République socialiste du Vietnam. Elles reflètent seulement l’indignation personnelle devant la situation du pays et la volonté d’appeler les jeunes étudiants à prendre conscience et à se sentir responsable de la défense de la souveraineté nationale. Les activités de Nguyên Phuong Uyên ne relèvent pas de la responsabilité pénale. C’est pourquoi je propose au jury de prononcer un jugement équitable et de déclarer Nguyên Phuong Uyên innocente.
Je vous remercie de votre attention.
Long An, le 16 mai 2013
Le défenseur : Me Ha Hui Son
(Source: Eglises d'Asie, 31 mai 2013)
Thailande: Les évêques catholiques disent non à la déforestation
Eglises d'Asie
09:41 31/05/2013
Les évêques catholiques de Thaïlande lancent un cri d’alarme : la déforestation intensive causée par l’industrie, le trafic de bois précieux et l’expansion agricole, a atteint un stade critique qui nécessite une prise de conscience collective.
Lors d’un camp de jeunes de trois jours, la Conférence des évêques catholique de Thaïlande (CBCT) a cherché à sensibiliser la jeune génération aux problèmes écologiques qui menacent le pays, dont la déforestation se révèle aujourd’hui l’un des plus inquiétants.
Les forêts de Thaïlande sont en train de disparaître, en raison d’un abattage intensif pratiqué par les géants de l’industrie et les producteurs de canne à sucre, a averti Mgr Louis Chamniern Santisukniran, archevêque de Tharae-Nongsaeng et président de la CBCT. Les arbres sont abattus pour servir de combustible, tandis que les terres sont défrichées afin de laisser place à un nombre croissant de plantations, a encore expliqué le prélat à la quarantaine d’étudiants venus de tout l’archidiocèse.
Pendant les trois jours de ce camp de formation organisé à l’initiative de l’archevêché de Tharae-Nongsaeng, différents intervenants se sont succédé pour donner des conférences ou encadrer des débats sur l’environnement et les droits de l’homme (dont le P. Surawuth Som-ngarm), des domaines dans lesquels l’Eglise catholique en Thaïlande s’est beaucoup investie ces dernières années.
Un rapport du WWF publié début avril a dévoilé l’état avancé de la déforestation en Thaïlande, laquelle perdrait en moyenne 5 000 km² de zones forestières par an. Selon les prévisions de l’ONG, le pays pourrait voir disparaître encore un tiers de ses forêts tropicales d’ici les vingt prochaines années si la destruction se poursuit au même rythme.
Les causes de cette disparition sont multiples : la culture traditionnelle sur brûlis pratiquée par les aborigènes, le défrichage intensif des surfaces boisées pour l’exploitation agricole (plantations de canne à sucre, rizières, etc.), le trafic clandestin d’essences rares (comme le teck ou encore le palissandre, très prisé en Chine (2)), mais surtout le développement de l’urbanisation et des grandes industries, compagnies minière en tête. Or, les forêts de bois durs sont celles qui mettent le plus de temps à se reconstituer et un grand nombre d’espèces, notamment de bois précieux, sont en voie de disparition, rapporte The Guardian dans son édition du 3 mai dernier.
A partir d’observations par satellite, les chercheurs du WWF ont calculé que, depuis 1980, la Thaïlande avait perdu 43 % de la dense forêt tropicale humide qui couvrait son territoire et abritait une biodiversité exceptionnelle. Un phénomène qui s’étend à l’ensemble de la région du Grand Mékong (1), qui aurait vu l’étendue de ses zones forestières passer de 55 % du territoire dans les années 1970 à moins de 34 % aujourd’hui. L’ONG prévoit qu’il ne pourrait rester d’ici 2030 que 14 % de la forêt, au sein de laquelle ne pourraient plus réussir à subsister les espèces protégées, végétales comme animales, qui y survivent encore.
La sensibilisation de la Thaïlande à cette menace écologique grave est récente. En 2012, après la parution d’un rapport de la Banque mondiale sur l’exploitation illégale des forêts, le roi de Thaïlande lui-même était intervenu, demandant des sanctions plus sévères pour les fonctionnaires corrompus fermant les yeux sur la déforestation. Les graves inondations de ces dernières années ont également contribué à mettre en avant les conséquences environnementales de la déforestation sauvage.
Les Nations Unies reconnaissent aujourd’hui le crime environnemental et de nouvelles mesures pour la protection de l’environnement devraient être définies prochainement par le gouvernement thaïlandais.
« Agissez du mieux que vous le pouvez, chacun dans votre propre vie, pour le bien commun et l’environnement », a conclu Mgr Chamniern Santisukniran à l’issue de cette session de trois jours organisée par l’archidiocèse de Tharae-Nongsaeng.
Les participants ont été nombreux à faire part avec enthousiasme de leur envie de partager ce qu’ils avaient appris à leur entourage, leur famille et les étudiants de leurs écoles respectives, a souligné l’agence AsiaNews dans une dépêche du 29 mai dernier.
(1) La Région du Grand Mékong (The Greater Mekong Subregion) est formée de six Etats du bassin du Mékong : Cambodge, Laos, Birmanie, Thaïlande, Vietnam, et la province du Yunnan (Chine). Elle est au cœur d’un programme de développement de la Banque asiatique de développement, lancé en 1992.
(2) Selon un rapport de 2012 du gouvernement thaïlandais, un mètre cube de palissandre coûtant approximativement 7 000 dollars en Thaïlande peut être revendu à plus de 20 000 dollars en Chine. Malgré l’interdiction du trafic et la mise en place de réseaux de protection, l’abattage des arbres aurait augmenté sensiblement depuis 2007 en raison d’une forte demande chinoise.
(Source: Eglises d'Asie, 31 mai 2013)
Lors d’un camp de jeunes de trois jours, la Conférence des évêques catholique de Thaïlande (CBCT) a cherché à sensibiliser la jeune génération aux problèmes écologiques qui menacent le pays, dont la déforestation se révèle aujourd’hui l’un des plus inquiétants.
Les forêts de Thaïlande sont en train de disparaître, en raison d’un abattage intensif pratiqué par les géants de l’industrie et les producteurs de canne à sucre, a averti Mgr Louis Chamniern Santisukniran, archevêque de Tharae-Nongsaeng et président de la CBCT. Les arbres sont abattus pour servir de combustible, tandis que les terres sont défrichées afin de laisser place à un nombre croissant de plantations, a encore expliqué le prélat à la quarantaine d’étudiants venus de tout l’archidiocèse.
Pendant les trois jours de ce camp de formation organisé à l’initiative de l’archevêché de Tharae-Nongsaeng, différents intervenants se sont succédé pour donner des conférences ou encadrer des débats sur l’environnement et les droits de l’homme (dont le P. Surawuth Som-ngarm), des domaines dans lesquels l’Eglise catholique en Thaïlande s’est beaucoup investie ces dernières années.
Un rapport du WWF publié début avril a dévoilé l’état avancé de la déforestation en Thaïlande, laquelle perdrait en moyenne 5 000 km² de zones forestières par an. Selon les prévisions de l’ONG, le pays pourrait voir disparaître encore un tiers de ses forêts tropicales d’ici les vingt prochaines années si la destruction se poursuit au même rythme.
Les causes de cette disparition sont multiples : la culture traditionnelle sur brûlis pratiquée par les aborigènes, le défrichage intensif des surfaces boisées pour l’exploitation agricole (plantations de canne à sucre, rizières, etc.), le trafic clandestin d’essences rares (comme le teck ou encore le palissandre, très prisé en Chine (2)), mais surtout le développement de l’urbanisation et des grandes industries, compagnies minière en tête. Or, les forêts de bois durs sont celles qui mettent le plus de temps à se reconstituer et un grand nombre d’espèces, notamment de bois précieux, sont en voie de disparition, rapporte The Guardian dans son édition du 3 mai dernier.
A partir d’observations par satellite, les chercheurs du WWF ont calculé que, depuis 1980, la Thaïlande avait perdu 43 % de la dense forêt tropicale humide qui couvrait son territoire et abritait une biodiversité exceptionnelle. Un phénomène qui s’étend à l’ensemble de la région du Grand Mékong (1), qui aurait vu l’étendue de ses zones forestières passer de 55 % du territoire dans les années 1970 à moins de 34 % aujourd’hui. L’ONG prévoit qu’il ne pourrait rester d’ici 2030 que 14 % de la forêt, au sein de laquelle ne pourraient plus réussir à subsister les espèces protégées, végétales comme animales, qui y survivent encore.
La sensibilisation de la Thaïlande à cette menace écologique grave est récente. En 2012, après la parution d’un rapport de la Banque mondiale sur l’exploitation illégale des forêts, le roi de Thaïlande lui-même était intervenu, demandant des sanctions plus sévères pour les fonctionnaires corrompus fermant les yeux sur la déforestation. Les graves inondations de ces dernières années ont également contribué à mettre en avant les conséquences environnementales de la déforestation sauvage.
Les Nations Unies reconnaissent aujourd’hui le crime environnemental et de nouvelles mesures pour la protection de l’environnement devraient être définies prochainement par le gouvernement thaïlandais.
« Agissez du mieux que vous le pouvez, chacun dans votre propre vie, pour le bien commun et l’environnement », a conclu Mgr Chamniern Santisukniran à l’issue de cette session de trois jours organisée par l’archidiocèse de Tharae-Nongsaeng.
Les participants ont été nombreux à faire part avec enthousiasme de leur envie de partager ce qu’ils avaient appris à leur entourage, leur famille et les étudiants de leurs écoles respectives, a souligné l’agence AsiaNews dans une dépêche du 29 mai dernier.
(1) La Région du Grand Mékong (The Greater Mekong Subregion) est formée de six Etats du bassin du Mékong : Cambodge, Laos, Birmanie, Thaïlande, Vietnam, et la province du Yunnan (Chine). Elle est au cœur d’un programme de développement de la Banque asiatique de développement, lancé en 1992.
(2) Selon un rapport de 2012 du gouvernement thaïlandais, un mètre cube de palissandre coûtant approximativement 7 000 dollars en Thaïlande peut être revendu à plus de 20 000 dollars en Chine. Malgré l’interdiction du trafic et la mise en place de réseaux de protection, l’abattage des arbres aurait augmenté sensiblement depuis 2007 en raison d’une forte demande chinoise.
(Source: Eglises d'Asie, 31 mai 2013)
Pope Francis leads Rosary concluding Marian month of May
Vatican Radio
11:29 31/05/2013
2013-05-31 - “Pope Francis is very devoted to Mary. The very next day after his election he went to the Basilica of St Mary Major to pray to Mary to ask for her grace to carry out his Pontificate”, says Fr. Denis Kulandaisamy, OSM (Order of Servants of Mary or Servites) professor of Mariology at the Pontifical Theological Faculty Marianum.
On Friday Pope Francis leads faithful in the recitation of the Rosary for the conclusion of the Marian month of May, a traditional devotion that is echoed worldwide in homes, parishes and shrines.
Since the beginning of his pontificate the Holy Father has constantly referred to Christ’s Mother as our model in Christian life. In his homilies Pope Francis has spoken about her central role in our salvation history, in being among the first witnesses to the Resurrection and in building the early Church. Above all he has held Mary up as a model for the dignity of all women who are ‘fundamental in the life of the Church’, often ‘the first to give the Christian proclamation’ to new generations of faithful.
“Paul VI said we cannot be Christian if we are not Marian”, Fr. Denis tells Emer McCarthy. “She is the one who brings us Jesus, the second person of the Trinity. Talking about Mary we must also talk about the dignity of women in the Church: The woman who gave us Christ is a symbol of the world where women are not respected, not given proper importance or dignity. If we as Catholics want to give proper devotion to Mary, that devotion must be into practice in our day to day life”:
On Friday Pope Francis leads faithful in the recitation of the Rosary for the conclusion of the Marian month of May, a traditional devotion that is echoed worldwide in homes, parishes and shrines.
Since the beginning of his pontificate the Holy Father has constantly referred to Christ’s Mother as our model in Christian life. In his homilies Pope Francis has spoken about her central role in our salvation history, in being among the first witnesses to the Resurrection and in building the early Church. Above all he has held Mary up as a model for the dignity of all women who are ‘fundamental in the life of the Church’, often ‘the first to give the Christian proclamation’ to new generations of faithful.
“Paul VI said we cannot be Christian if we are not Marian”, Fr. Denis tells Emer McCarthy. “She is the one who brings us Jesus, the second person of the Trinity. Talking about Mary we must also talk about the dignity of women in the Church: The woman who gave us Christ is a symbol of the world where women are not respected, not given proper importance or dignity. If we as Catholics want to give proper devotion to Mary, that devotion must be into practice in our day to day life”:
Pope calls for solidarity, walks Corpus Christi procession
VIS
11:31 31/05/2013
A crowd of about 20,000 gathered for an outdoor mass with Pope Francis on Thursday at the Basilica of Saint John Lateran to celebrate the Feast of Corpus Christi.
In his homily, the Pope commented on the day’s reading from the Gospel of St. Luke, which recounts how Jesus fed 5,000 people with five loaves of bread and two fish. The Gospel, he said, recalls three key words—discipleship, fellowship and sharing—and calls us to solidarity.
“Jesus speaks in silence in the Mystery of the Eucharist,” he said, “and every time reminds us that to follow Him means to come out of ourselves and make of our own lives, not a possession, but a gift to Him and to others.”
“Faced with the neediness of the crowd, the solution of the disciples (in the Gospel) is that every man should take care of himself… How many times do we Christians have this temptation?” he asked his listeners. “We do not care for the needs of others, dismissing them with a pitiful, ‘God help you.’”
But, the Pope told his listeners, Jesus calls us to take action and to respond personally to the needs of others.
“People should not fear solidarity,” he said. “Because [it is] only in sharing… that our lives will be fecund.”
The rain held off all evening and, after the mass, the faithful followed the Pope in a 45-minute candlelight procession with the Blessed Sacrament to the Basilica of Saint Mary Major for Benediction. Thousands of others lined the route on the chilly evening.
In usual custom, the Blessed Sacrament led the procession in a monstrance on a platform truck. Two priests rode in the truck, kneeling before the Blessed Sacrament.
While the two previous Popes rode on the truck, kneeling before the Blessed Sacrament, the 76-year-old Pope Francis walked the entire 1.5-kilometre route, following right behind the Blessed Sacrament.
Below please find a Vatican Radio translation of Pope Francis’ homily for Mass celebrating the Feast of Corpus Christi, Thursday 30 May 2013.
Dear brothers and sisters,
In the Gospel we have just heard, there is an expression of Jesus that always strikes me: “Give you them to eat. (Lk 9:13)” Starting from this sentence, I let myself be guided by three words: discipleship, fellowship and sharing.
1. First of all: who are those to whom we are to give to eat? The answer is found at the beginning of the Gospel: it is the crowd, the multitude. Jesus is in the midst of the people: He welcomes them, talks to them, He cures them, He shows them the mercy of God. In their midst, he chooses the twelve Apostles to be with Him, and like Him, to immerse themselves in the concrete situations of the world. People follow Him, listen to Him, because Jesus speaks and acts in a new way, with the authority of someone who is authentic and consistent, who speaks and acts with truth, who gives the hope that comes from God, who is revelation of the face of a God who is love - and the people with joy, bless God.
This evening we are the crowd of [which] the Gospel [tells]: let us also strive to follow Jesus to listen to him, to enter into communion with Him in the Eucharist, to accompany Him and in order that He accompany us. Let us ask ourselves: how do I follow Jesus? Jesus speaks in silence in the Mystery of the Eucharist and every time reminds us that to follow Him means to come out of ourselves and make of our own lives, not a possession, but a gift to Him and to others.
2. Let us take a step forward: whence is born the invitation that Jesus makes to his disciples to feed the multitude themselves? It is born from two elements: first, the crowd, having followed Jesus, now finds itself in the open, away from inhabited areas, as evening falls, and then, because of the concern of the disciples, who asked Jesus to dismiss the crowd, that they might seek food and lodging in the nearby towns (cf. Lk 9:12). Faced with the neediness of the crowd, the solution of the disciples is that every man should take care of himself: “Dismiss the crowd!” [the disciples say]. How many times do we Christians have this temptation! We do not care for the needs of others, dismissing them with a pitiful, “God help you.” Jesus’ solution, on the other hand, goes in another direction, a direction that surprises the disciples: [He says], “You give them something to eat.”
But how is it that we are to feed a multitude? “We have only five loaves and two fish, unless we go and buy food for all these people.” But Jesus is not discouraged. He asks the disciples to seat people in communities of fifty people, He raises his eyes to heaven, recites the blessing, breaks the loaves, and gives them to the disciples for distribution.
It is a moment of profound communion: the crowd, whose thirst has been quenched by the word of the Lord, is now nourished by His bread of life – and they all ate their fill, the Evangelist tells us.
This evening, we too are gathered around the Lord’s table, the table of the Eucharistic Sacrifice, in which He gives us once again His body, makes present the one sacrifice of the Cross. It is in listening to his Word, in nourishing ourselves with his Body and his Blood, that He makes us go from being a multitude to being a community, from [being strangers] to being [in] communion. The Eucharist is the sacrament of communion, which brings us out from individualism to live together our journey in His footsteps, our faith in Him. We ought, therefore, to ask ourselves before the Lord: How do I live the Eucharist? Do I live it anonymously or as a moment of true communion with the Lord, [and] also with many brothers and sisters who share this same table? How are our Eucharistic celebrations?
3. A final element: whence is born the multiplication of the loaves? The answer lies in the invitation of Jesus to his disciples: “You yourselves give [to them]...,” “give,” share. What do the disciples share? What little they have: five loaves and two fishes. But it is precisely those loaves and fishes that in God’s hands feed the whole crowd.
And it is the disciples, bewildered by the inability of their means, by the poverty of what they have at their disposal, who invite the people to sit down, and - trusting the Word of Jesus – distribute the loaves and fishes that feed the crowd. This tells us that in the Church, but also in society, a keyword that we need not fear is “solidarity,” that is, knowing how to place what we have at God’s disposal: our humble abilities, because [it is] only in the sharing, in the giving of them, that our lives will be fecund, will bear fruit. Solidarity: a word upon which the spirit of the world looks unkindly!
Tonight, once again, the Lord distributes for us the bread which is His body, He makes a gift of Himself. We, too, are experiencing the “solidarity of God” with man, a solidarity that never runs out, a solidarity that never ceases to amaze us: God draws near to us; in the sacrifice of the Cross He lowers Himself, entering into the darkness of death in order to give us His life, which overcomes evil, selfishness, death.
Jesus this evening gives Himself to us in the Eucharist, shares our same journey – indeed, He becomes food, real food that sustains our life even at times when the going is rough, when obstacles slow down our steps. The Lord in the Eucharist makes us follow His path, that of service, of sharing, of giving – and what little we have, what little we are, if shared, becomes wealth, because the power of God, which is that of love, descends into our poverty to transform it.
Let us ask ourselves this evening, adoring the Christ truly present in the Eucharist: do I let myself be transformed by Him? Do I let the Lord who gives Himself to me, guide me to come out more and more from my little fence to get out and be not afraid to give, to share, to love Him and others?
Discipleship, communion and sharing. Let us pray that participation in the Eucharist move us always to follow the Lord every day, to be instruments of communion, to share with Him and with our neighbor who we are. Then our lives will be truly fruitful. Amen.
“Jesus speaks in silence in the Mystery of the Eucharist,” he said, “and every time reminds us that to follow Him means to come out of ourselves and make of our own lives, not a possession, but a gift to Him and to others.”
“Faced with the neediness of the crowd, the solution of the disciples (in the Gospel) is that every man should take care of himself… How many times do we Christians have this temptation?” he asked his listeners. “We do not care for the needs of others, dismissing them with a pitiful, ‘God help you.’”
But, the Pope told his listeners, Jesus calls us to take action and to respond personally to the needs of others.
“People should not fear solidarity,” he said. “Because [it is] only in sharing… that our lives will be fecund.”
The rain held off all evening and, after the mass, the faithful followed the Pope in a 45-minute candlelight procession with the Blessed Sacrament to the Basilica of Saint Mary Major for Benediction. Thousands of others lined the route on the chilly evening.
In usual custom, the Blessed Sacrament led the procession in a monstrance on a platform truck. Two priests rode in the truck, kneeling before the Blessed Sacrament.
While the two previous Popes rode on the truck, kneeling before the Blessed Sacrament, the 76-year-old Pope Francis walked the entire 1.5-kilometre route, following right behind the Blessed Sacrament.
Below please find a Vatican Radio translation of Pope Francis’ homily for Mass celebrating the Feast of Corpus Christi, Thursday 30 May 2013.
Dear brothers and sisters,
In the Gospel we have just heard, there is an expression of Jesus that always strikes me: “Give you them to eat. (Lk 9:13)” Starting from this sentence, I let myself be guided by three words: discipleship, fellowship and sharing.
1. First of all: who are those to whom we are to give to eat? The answer is found at the beginning of the Gospel: it is the crowd, the multitude. Jesus is in the midst of the people: He welcomes them, talks to them, He cures them, He shows them the mercy of God. In their midst, he chooses the twelve Apostles to be with Him, and like Him, to immerse themselves in the concrete situations of the world. People follow Him, listen to Him, because Jesus speaks and acts in a new way, with the authority of someone who is authentic and consistent, who speaks and acts with truth, who gives the hope that comes from God, who is revelation of the face of a God who is love - and the people with joy, bless God.
This evening we are the crowd of [which] the Gospel [tells]: let us also strive to follow Jesus to listen to him, to enter into communion with Him in the Eucharist, to accompany Him and in order that He accompany us. Let us ask ourselves: how do I follow Jesus? Jesus speaks in silence in the Mystery of the Eucharist and every time reminds us that to follow Him means to come out of ourselves and make of our own lives, not a possession, but a gift to Him and to others.
2. Let us take a step forward: whence is born the invitation that Jesus makes to his disciples to feed the multitude themselves? It is born from two elements: first, the crowd, having followed Jesus, now finds itself in the open, away from inhabited areas, as evening falls, and then, because of the concern of the disciples, who asked Jesus to dismiss the crowd, that they might seek food and lodging in the nearby towns (cf. Lk 9:12). Faced with the neediness of the crowd, the solution of the disciples is that every man should take care of himself: “Dismiss the crowd!” [the disciples say]. How many times do we Christians have this temptation! We do not care for the needs of others, dismissing them with a pitiful, “God help you.” Jesus’ solution, on the other hand, goes in another direction, a direction that surprises the disciples: [He says], “You give them something to eat.”
But how is it that we are to feed a multitude? “We have only five loaves and two fish, unless we go and buy food for all these people.” But Jesus is not discouraged. He asks the disciples to seat people in communities of fifty people, He raises his eyes to heaven, recites the blessing, breaks the loaves, and gives them to the disciples for distribution.
It is a moment of profound communion: the crowd, whose thirst has been quenched by the word of the Lord, is now nourished by His bread of life – and they all ate their fill, the Evangelist tells us.
This evening, we too are gathered around the Lord’s table, the table of the Eucharistic Sacrifice, in which He gives us once again His body, makes present the one sacrifice of the Cross. It is in listening to his Word, in nourishing ourselves with his Body and his Blood, that He makes us go from being a multitude to being a community, from [being strangers] to being [in] communion. The Eucharist is the sacrament of communion, which brings us out from individualism to live together our journey in His footsteps, our faith in Him. We ought, therefore, to ask ourselves before the Lord: How do I live the Eucharist? Do I live it anonymously or as a moment of true communion with the Lord, [and] also with many brothers and sisters who share this same table? How are our Eucharistic celebrations?
3. A final element: whence is born the multiplication of the loaves? The answer lies in the invitation of Jesus to his disciples: “You yourselves give [to them]...,” “give,” share. What do the disciples share? What little they have: five loaves and two fishes. But it is precisely those loaves and fishes that in God’s hands feed the whole crowd.
And it is the disciples, bewildered by the inability of their means, by the poverty of what they have at their disposal, who invite the people to sit down, and - trusting the Word of Jesus – distribute the loaves and fishes that feed the crowd. This tells us that in the Church, but also in society, a keyword that we need not fear is “solidarity,” that is, knowing how to place what we have at God’s disposal: our humble abilities, because [it is] only in the sharing, in the giving of them, that our lives will be fecund, will bear fruit. Solidarity: a word upon which the spirit of the world looks unkindly!
Tonight, once again, the Lord distributes for us the bread which is His body, He makes a gift of Himself. We, too, are experiencing the “solidarity of God” with man, a solidarity that never runs out, a solidarity that never ceases to amaze us: God draws near to us; in the sacrifice of the Cross He lowers Himself, entering into the darkness of death in order to give us His life, which overcomes evil, selfishness, death.
Jesus this evening gives Himself to us in the Eucharist, shares our same journey – indeed, He becomes food, real food that sustains our life even at times when the going is rough, when obstacles slow down our steps. The Lord in the Eucharist makes us follow His path, that of service, of sharing, of giving – and what little we have, what little we are, if shared, becomes wealth, because the power of God, which is that of love, descends into our poverty to transform it.
Let us ask ourselves this evening, adoring the Christ truly present in the Eucharist: do I let myself be transformed by Him? Do I let the Lord who gives Himself to me, guide me to come out more and more from my little fence to get out and be not afraid to give, to share, to love Him and others?
Discipleship, communion and sharing. Let us pray that participation in the Eucharist move us always to follow the Lord every day, to be instruments of communion, to share with Him and with our neighbor who we are. Then our lives will be truly fruitful. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
ĐCV Xuân Lộc trao bằng tốt nhiệp Khóa II niên học 2012-2013
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:49 31/05/2013
ĐẠI CHỦNG VIỆN THÁNH GIUSE XUÂN LỘC
I. LỄ BẾ GIẢNG
Sáng ngày 28-5-2013, tôi cùng với 15 cha Giáo phận Phan thiết đến Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc tham dự Lễ Bế Giảng năm học 2012-2013 và trao bằng tốt nghiệp cho 64 Thầy khoá II.
Xem hình ảnh
Hiện diện trong ngày tạ ơn chan chưa niềm vui này có Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám Mục Xuân Lộc, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám Mục Phụ Tá và là Giám đốc ĐCV Xuân Lộc, Đức Ông Vinh Sơn Đặng Văn Tú, Tổng Đại Diện GP Xuân Lộc, quý Cha đặc trách Ơn gọi các Giáo phận liên hệ, quý Cha Giáo sư, quý Cha xứ, quý Cha Nghĩa phụ, quý Tu sĩ nam nữ, quý Phụ Huynh và thân nhân của các Thầy khóa II cùng với 400 chủng sinh của Đại chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc tham dự Lễ Bế Giảng niên học 2012 – 2013.
Mở đầu lễ Bế giảng, Đức Cha Giuse Đinh ĐứcĐạo, thay mặt Ban Giám đốc tường trình tổng kết tình hình hoạt động của ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc trong năm học 2012 – 2013.
Kính thưa Đức Cha Đaminh, kính thưa Đức ông tổng đại diện, kính thưa quý cha giám đốc các chủng viện, chăm sóc ơn gọi của các giáo phận, kính thưa quý cha giáo của các chủng viện, kính thưa quý cha nghĩa phụ, quý cha quản hạt, tất cả quý cha thân thiết với các thầy có mặt hôm nay. Kính thưa quý ông bà cố, các thân nhân của quý thầy khoá II – Thần IV và tất cả các thầy chủng sinh yêu quý.
Với huấn lệnh của Thiên Chúa, sự dìu dắt và che chở của Đức Mẹ và thánh Giuse, với lòng ưu ái và quan tâm đặc biệt của Đức Cha Đaminh, của Đức ông Tổng đại diện Vinhsơn, với sự cộng tác chân thành của quý cha, quý dì, quý nhân viên, với sự nhiệt tình nỗ lực tu luyện của các thầy chủng sinh và sự trợ giúp của rất nhiều ân nhân của chủng viện, năm học 2012-2013 có thể được đánh giá một cách hết sức tích cực.
Sau đây xin được luợc qua một số yếu tố quan trọng của năm học 2012-2013.
1.Về nhân sự:
Số giáo sư và nhân viên: quý cha và quý thầy nội trú về đại chủng viện và các cộng đoàn dự tu có tất cả 27 vị; quý cha, quý giáo sư ngoại trú có 33 vị; như vậy tổng cộng tất cả quý cha, quý thầy nội trú và đang ở tại chủng viện gồm có 60 người.
Về nhân viên: có 6 dì và 19 nhân viên cộng tác.
Chủng sinh: các thầy chủng sinh của Đại chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc hiện nay gồm 9 giáo phận. Tổng cộng tất cả chủng sinh của Đại chủng viện đang tu luyện trong đại chủng viện và đang giúp xứ tất cả là 496 thầy.
2. Một số sự kiện nổi bật đáng quan tâm trong niên học qua.
Những ngày đáng ghi nhớ, từ ngày 1 tháng 9 năm 2012 là ngày tựu truờng, ngày 3 tháng 9 là ngày khai giảng năm học 2012-2013, với sự hiện diện của Đức Cha Bùi Văn Đọc, giám mục Mỹ Tho và là chủ tịch uỷ ban Giáo lý - Đức Tin của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Ngày 3 tháng 12 năm 2012,thánh lễ ban tác vụ đọc sách cho quý thầy khoá IV.
Ngày 1 tháng 1 năm 2013, thánh lễ truyền chức Linh mục cho các thầy khoá IX của giáo phận Bà Rịa tại nhà thờ chính toà Bà Rịa.
Ngày 7 tháng 1 năm 2013, thánh lễ truyền chức Phó tế cho các thầy khoá I - Xuân Lộc tại Nhà nguyện của chủng viện.
Ngày 25 tháng 4 năm 2013, thánh lễ truyền chức Linh mục cho thầy Lê Anh Tuấn, khoá IX - Phan Thiết, tại nhà thờ chính toà giáo phận Phan Thiết.
Ngày 6 tháng 5 năm 2013, thánh lễ ban tác vụ giúp lễ cho các thầy khoá III.
Ngày 28 tháng 5, nghi thức và thánh lễ bế giảng năm học của chủng viện và lễ mãn truờng của các thầy khoá II.
Ngày 30 tháng 5, sẽ có thánh lễ truyền chức cho 45 thầy khoá I - Xuân Lộc.
Và sau cùng, ngày 31 tháng 5 năm 2013, các thầy sẽ chính thức rời khỏi chủng viện để về giáo phận của mình trong chương trình mùa hè.
Hội nghị liên hội đồng giám mục Á châu FABC là một biến cố hết sức quan trọng đáng ghi nhớ của giáo phận Xuân Lộc và của Giáo Hội Việt Nam. Giáo phận Xuân Lộc thay mặt cho Giáo Hội Việt Nam tổ chức tại khuôn viên Toà Giám Mục Xuân Lộc từ ngày 10 đến 16 tháng 12 năm 2012. Tất cả chủng viện đã đuợc hân hạnh đóng góp tích cực trong việc tổ chức và phục vụ cho hội nghị này. Tất cả gia đình chủng viện đã phục vụ với tinh thần đức tin. Đây cũng là cơ hội quý báu cho hành trình tu luyện của các chủng sinh, vì nhờ đuợc phục vụ gần gũi các Đức Giám Mục thuộc mọi địa phận của Á châu, các chủng sinh đuợc mở rộng tâm trí, rung một nhịp, thao thức mục vụ truyền giáo của Giáo Hội nói chung đặc biệt Giáo Hội Á châu nói riêng.
3. Về cơ sở.
Với sự quan tâm đặc biệt và trực tiếp của Đức Cha chính cũng như của Đức ông tổng đại diện, toà nhà dành cho ban Triết đã đuợc hoàn thành đúng thời gian để chủng viện có thể sử dụng ngay từ đầu năm học 2012-2013.
Từ nay, chủng viện đã có đầy đủ cơ sở cần thiết cho việc đào tạo chủng sinh. Một buớc nữa trong việc tăng cường cơ sở đó là Nhà nguyện cho từng lớp. Một điểm đặc biệt của năm học mới năm 2012-2013 là việc sắp xếp cho mỗi lớp một Nhà nguyện riêng. Đây là một yếu tố rất cần thiết cho chuơng trình huấn luyện của Đại chủng viện Xuân Lộc. Vì số luợng chủng sinh của chủng viện rất đông, có lẽ đông nhất thế giới hiện nay.Do đó mỗi lớp có 3 cha giáo đồng hành gần gũi để giúp các chủng sinh, và mỗi lớp cần có không gian riêng cho những sinh hoạt của mình cùng với các cha đồng hành. Nhờ vậy, con số chủng sinh tuy đông mà việc tu luyện lại hết sức cá vị.
4. Về việc chuẩn bị nhân sự.
Chủng viện thánh Giuse Xuân Lộc đã thành hình với một đội ngũ rõ ràng và một cơ cấu thích hợp. Vấn đề phải đuợc chú ý trong tương lai là việc chuẩn bị ban huấn luyện. Trợ giúp các chủng sinh trong hành trình tu luyện có 3 công tác: đồng hành thiêng liêng, đồng hành nhân bản mục vụ và đồng hành tri thức. Như vậy trong ban giám đốc có ba thành phần lo ba công tác riêng với các tính cách riêng biệt nhưng hỗ trợ và bổ túc lẫn nhau. Việc chuẩn bị ban huấn luyện cũng sẽ huớng đến tính cách riêng biệt này. Vì mỗi công tác đòi hỏi một hành trình chuẩn bị khác nhau. Trong chuẩn trên, ngoài những cha những thầy đang ở nuớc ngoài, năm nay chủng viện sẽ xin Đức Cha chính gởi thêm một số cha đi chuẩn bị ngôn ngữ chờ ngày chính thức đi du học theo hướng chuẩn bị những nhân sự cho mỗi công tác đồng hành riêng biệt.
5. Chương trình và phương thức huấn luyện
Phương thức và chương trình huấn luyện nhấn mạnh đến việc tự huấn luyện của mỗi chủng sinh. Các cha trong ban giám đốc gần gũi để gây ý thức hướng dẫn, nâng đỡ và khích lệ giúp mỗi chủng sinh hiểu và dấn thân luyện tập, tự luyện tập với sự trợ giúp của ơn thánh để biến đổi con người của mình về tất cả bốn chiều kích: nhân bản, thiêng liêng, trí thức và mục vụ và tạo nên được một sức sống phù hợp với Tin mừng và với Ơn gọi. Trong chiều hướng này có lẽ cần làm nổi bật bốn yếu tố của chương trình huấn luyện.
- Yếu tố thứ nhất là bầu khí thiêng liêng an bình của chủng viện, điều này cần có sự cộng tác của tất cả mọi người trong đại gia đình chủng viện.
- Yếu tố thứ hai là bầu khí tự do, tự trọng nhưng đồng thời cũng phải có tinh thần trách nhiệm dấn thân luyện tập của từng thầy chủng sinh.
- Yếu tố thứ ba là hướng tu luyện rõ ràng đặt ra trước mắt các thầy để luyện tập làm sao xứng đáng hơn với tình yêu của Chúa Giêsu và với ơn gọi linh mục của mình.
- Yếu tố thứ bốn, để thực hiện điều này thì có nhận xét hành trình tu luyện của từng thầy và chung tất cả lớp với các cha đồng hành lớp vào giữa và cuối mỗi học kỳ để nhận định cho hành trình đã đi và rút kinh nghiệm cho thời gian tiếp theo.
6. Điểm son chủng viện.
Vấn đề thực sự chính yếu không phải chỉ là cơ cấu tổ chức và chương trình, nhưng là những con người trong cơ cấu, trong tổ chức và thực hiện chương trình đã đuợc đề ra. Tôi hãnh diện trình lên Đức Cha chính, Đức ông Tổng đại diện và tất cả quý cha, quý khách tất cả gia đình đại chủng viện là, quý cha trong ban giám đốc rất chí thú trong việc đồng hành với các thầy, các thầy với ý thức và tinh thần trách nhiệm cùng dấn thân tu luyện để xứng đáng hơn với tình yêu của Chúa và trở thành những linh mục hạnh phúc trong ơn gọi và hăng say nhiệt thành trong sứ vụ; các dì và nhân viên phục vụ luôn phục vụ chân tình và hăng say. Tôi vui mừng và hãnh diện trình lên Đức Cha, Đức Ông và tất cả mọi người điểm son của chủng viện, không phải là cơ cấu mà chính là những ngưòi này.
7. Tinh thần phục vụ của chủng sinh.
Cũng như những năm trước đây, hôm nay cùng với lễ bế giảng năm học, cũng có lễ mãn trường cho 64 thầy khoá II, chúng con vui mừng hãnh diện trình lên Đức Cha, Đức ông, quý cha và quý khách, quý phụ huynh, thân nhân, ân nhân các thầy khoá II. Các thầy này đã đuợc chuẩn bị chu đáo hăng say dâng hiến cuộc đời để phụng sự Chúa và luôn sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Chúa muốn, thể hiện qua bề trên và chấp nhận bất cứ công việc mục vụ nào bề trên sẽ trao phó.
Cuối cùng, xin đại diện cho tất cả gia đình Đại chủng viện, quý Cha trong ban giám đốc, các thầy chủng sinh, các dì và nhân viên phục vụ dâng lên Đức Cha chính lời cảm tạ tri ân và lòng kính mến của chúng con. Cùng với Đức Cha chính Đaminh, chúng con cũng xin dâng lời cảm tạ Đức ông Vinhsơn, vì lòng yêu mến và sự quan tâm đối với gia đình chủng viện chúng con. Dĩ nhiên chúng con cũng không quên cám ơn quý cha, tất cả quý cha, quý cha quản hạt trong giáo phận, tất cả quý cha trong giáo phận đã nâng đỡ chủng viện cách này hay cách khác. Chúng con xin hết lòng cảm ơn.
Kế tiếp là nghi thức phát bằng tốt nghiệp cho 64 chủng sinh khóa II. Cha Giám học Giuse Đỗ Viết Đại xướng tên từng người và quý thầy tiến lên nhận Bằng Tốt Nghiệp từ tay Đức Cha Đa Minh. Trong dịp này, có 17 thầy GP Phan Thiết được nhận bằng.
Sau nghi thức phát bằng, một Chủng sinh đại diện các thầy nhận bằng Tốt Nghiệp hôm nay dâng lời tri ân và chào chúc đến quý Đức Cha, Quý Cha Ban Giám đốc, Quý Cha Giáo và anh em chủng sinh còn đang tiếp tục chương trình học.
Tiếp theo là huấn từ của Đức Cha Đaminh.
Cha nhớ đến một câu chuyện trong ngày sinh nhật của nhà bác học Einstein. Các cháu đến mừng sinh nhật của nhà bác học. Ông nói với các cháu rằng, trong trường học, các con được học những kiến thức của các nhà khoa học, triết học, họ đã miệt mài dày công đêm ngày, họ hy sinh sự sống của mình có khi cả mạng sống của mình nữa để mà đưa ra những nhận thức đó để hôm nay chúng con học, nhờ đó mà chúng con nên người. Bác khuyên chúng con, sau này các con cũng phải đầu tư đạo đức, kiến thức của các con để thành những bài học cho các thế hệ sau này, con cháu của các con.
Điều nhắn nhủ của nhà bác học Einstein cũng là điều rất phù hợp với tông huấn Pastores Dabo Vobis, số 69: những môn học, kể cả những môn học của linh mục, rồi ra cũng sẽ kết thúc trong một điều mà tất cả là tự đào luyện tự sự tu luyện của mình. Quả là như vậy, trong Chủng viện chính là nơi mà các cha giáo truyền đạt cho chúng con, hay nói cách khác là để chúng con mở sách để rồi học và đón nhận những kiến thức của các vị tiền bối để lại. Đến lượt chúng con là những người tiếp nhận những kiến thức đó mà ra đời để thực hiện.
Cha chỉ đưa ra một thí dụ rất nhỏ: như là trong chủng viện, các con đã được học về phụng vụ thánh lễ, nhưng các con chưa được dâng thánh lễ. Khi chịu chức linh mục các con mới được dâng thánh lễ. Một thánh lễ như thánh Gioan Vianey nói rằng - phải có cả một đời người để tạ ơn Chúa. Chúng con sẽ dâng lễ cho hàng trăm, có khi hàng ngàn người tham dự. Chúng con phải có được tâm tình của thánh Gioan Vianey đó là truyền đạt được mầu nhiệm thánh lễ cho tất cả những người tham dự, để mọi người được sức sống thần linh trong mầu nhiệm thánh lễ, giúp cho họ sống cuộc sống đời kitô hữu hoàn hảo. Để được như vậy đòi hỏi chúng con phải tự đào luyện mình trở thành Đức Kitô thực sự, như thánh Phaolô tâm đắc: tôi sống nhưng không còn là tôi sống nữa mà là Chúa sống trong tôi. Những năm tu họ trong chủng viện giúp chúng con càng ngày càng tăng thêm chất Kitô, đẩy lùi những gì của thế gian, nhờ vậy mới trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Vì chỉ khi đó thì chúng con mới thấy được rằng nhập vai với Chúa Kitô trong tư tưởng, trong suy nghĩ, trong hành động và biến tất cả đời của mình nên giống Chúa Kitô. Ngài đã làm việc như thế nào, Ngài đã tiếp xúc với mọi người như thế nào, Ngài đã sống như thế nào và nhất là Ngài đã cử hành hy tế thập giá để cứu chuộc nhân loại như thế nào. Chỉ khi nào mình có được tinh thần coi sức sống của Chúa Kitô thực sự cho mình thì lúc đó qua thánh lễ, chúng con mới có thể truyền thông được mầu nhiệm thánh lễ cho tất cả mọi người tham dự. Nhờ vậy mà chúng con trở nên những mục tử như lòng Chúa mong muốn.
Học sinh nhờ những kiến thức ở nhà trường, ra đời áp dụng và cố gắng cộng tác để làm sao phát triển những tinh túy của tiền nhân để lại, khám phá thêm rồi giúp cho những thế hệ sau này. Linh mục cũng vậy, trách nhiệm là phải làm cho mọi người thấy được tình thương cứu độ của Chúa Kitô.
Xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành và trơ giúp cho chúng con.
Tất cả mọi người đang hiện diện nơi đây, chia sẻ niềm vui và chúc cho chúng con đón nhận những hướng dẫn của chủng viện để mai này trở thành những linh mục như lòng Chúa mong muốn. Thân ái chào tất cả.
Kết thúc chương trình, Đức Cha Giuse dâng lời cảm tạ Thiên Chúa, Thánh Giuse Bổn mạng và Mẹ Maria, cám ơn sự quan tâm ưu ái của Đức Cha chính, quý cha cùng quý ân nhân thân nhân đã dâng lời cầu nguyện, góp công sức chung phần vào việc đào tạo chủng sinh. Cuối cùng, ngài tuyên bố bế giảng Năm học.
II. THÁNH LỄ TẠ ƠN
Sau thời gian giải lao, cộng đoàn hiệp thông Thánh Lễ Tạ Ơn tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục.
Đức Cha Đaminh chủ tế và giảng lễ.
Anh chị em thân mến,
Hôm nay một ngày vui, một ngày đáng ghi nhớ của ĐCV Thánh Giuse Xuân Lộc.
Chúng ta họp nhau nơi đây để cùng với Đức Cha Giuse, Đức ông Tổng đại diện, quý cha, quý thân nhân, quý dì, quý thầy để dâng lên Thiên Chúa lời tạ ơn. Tạ ơn Chúa đã cho chúng ta kết thúc năm học 2012-2013 một cách tốt đẹp. Hôm nay cũng là ngày lễ tốt nghiệp ra trường của quý thầy khoá II, sau 6 năm miệt mài tu luyện.
Trong thánh lễ hôm nay còn có sự hiện diện đặc biệt của quý ông bà cố, quý thân nhân, điều đó nói lên được mối quan tâm của Hội thánh, của Giáo phận đối với việc đào tạo ơn gọi linh mục. Thật vậy, linh mục giữ một vai trò thật quan trọng trong đời sống của Giáo Hội đặc biệt là trong việc loan báo Tin mừng. Vì thế, việc đào tạo linh mục luôn là một ưu tư hàng đầu của Giáo Hội. Để nói lên mối ưu tư đó, người ta thường ví von: “chủng viện là con ngươi của Giám mục”. Linh mục là một trong những quà tặng cao quý nhất, đẹp đẽ nhất mà Thiên Chúa ban cho Giáo Hội cho nhân loại. Để đào tạo được một linh mục đòi hỏi rất nhiều công phu. Nhìn vào trong chủng viện chúng ta thấy rõ, ngoài việc trùng tu cơ sở để có điều kiện tương đối tốt đẹp cho chủng sinh, còn phải có đội ngũ đào tạo như Đức Cha Giuse báo cáo trong tổng kết vừa qua: 60 cha giáo, cách này cách khác trong việc đào tạo các linh mục, chủng sinh. Chúng ta thấy một linh mục ở ngoài giáo xứ, bình quân tại địa phận Xuân Lộc phải coi 3.000 giáo dân, mà ở đây chỉ 500 đại chủng sinh cần đầu tư 60 linh mục. Chúng ta thấy có được tầm quan trọng như thế nào trong việc đào tạo các chủng sinh. Ngoài ra còn các nữ tu, và còn biết bao nhiêu người phụ giúp vào trong các công việc trong chủng viện, rồi còn nhiều sự trợ giúp khác: đồ ăn, thức uống và mọi phương tiện khác cho việc đào tạo chủng sinh. Năm học 2012-2013 vừa qua, ĐCV đã bắt đầu áp dụng chương trình đào tạo dựa theo quy chế HĐGMVN cùng với nội dung chương trình học, gia tăng tinh thần làm việc chung nơi các chủng sinh và các nhà đào tạo. Một năm kết thúc tốt đẹp chính nhờ Ơn Chúa, nhờ sự cộng tác đắc lực của các thầy và trò dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Niềm vui và tâm tình tạ ơn của gia đình ĐCV hôm nay cũng là niềm vui của tất cả các thân nhân của tất cả các ĐCV có các chủng sinh gởi học ở ĐCV này. Chúng ta cùng chia sẻ niềm vui đó với Đức Cha Giuse, với tất cả những người đang quan tâm tới việc đào tạo chủng sinh của ĐCV Xuân Lộc. “Con hãy về với thân quyến và loan truyền cho họ biết những gì Thiên Chúa đã làm cho con và thương con”, đó là lời Chúa Giêsu nói với người bị quỷ ám được Ngài chữa lành như trong bài Tin mừng chúng ta vừa mới nghe. Và đó cũng là Lời Chúa đang nói với từng người chúng ta đang hiện diện nơi đây. Chúng ta hiện diện nơi đây để kể cho nhau nghe những ơn lành Chúa đã ban cho từng người chúng ta, Chúa đã ban cho ĐCV để rồi về nhà chúng ta kể lại những ơn lành đó Chúa đã làm cho chúng ta, kể làm sao cho hết được những ơn Chúa đã ban, đặc biệt với ĐCV thánh Giuse Xuân Lộc.
Với các thầy khoá II sắp sửa ra trường, các con thân mến, trong ngày vui tốt nghiệp ra trường của các con hôm nay, cha muốn nhắc lại với các con, mọi việc đào tạo kể cả việc đào tạo linh mục là việc tự đào tạo. Những năm tháng tu học tại ĐCV đã cho các con cơ hội để tu học hầu chuẩn bị sứ vụ mai ngày của các con, nhưng không bao giờ là đủ là kết thúc và đòi hỏi chúng con tiếp tục tự đào tạo mình. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần, công cuộc tự đào tạo của các chủng sinh phải gắn liền với chương trình trưởng thành về nhân bản và căn tính. Giáo Hội cần linh mục, nhưng không phải bất cứ loại linh mục nào. Vậy linh mục mà Giáo Hội cần là những con người của cầu nguyện, của tâm linh, con người của Tin mừng và con người của loan báo Tin mừng, biết nỗ lực thánh hoá giáo dân, sáp nhập họ vào nhiệm thể Chúa Kitô.
Để kết thúc, tôi xin mượn lời của thánh Phaolô gởi đến Đức Cha Giuse, quý cha giáo, quý thầy lời nguyện chúc chân thành: “nguyện chúc cho anh em đầy tràn ân sủng và bình an của Thiên Chúa là Cha chúng ta và của Đức Giêsu Kitô. Tôi hằng cảm tạ Chúa thay cho anh em vì ơn đã ban cho anh em trong Chúa Giêsu Kitô”.
Sau Thánh lễ, mọi người cùng chia vui với gia đình ĐCV trong bữa cơm thân mật.
Kết thúc năm học, các chủng sinh trở về giáo phận của mình để nghỉ hè và làm các công tác mục vụ theo chương trình riêng của Giáo phận.
III. Giới thiệu Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc (nguồn:dcvxuanloc.net)
I. Quá trình hình thành Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc
Năm1975, công việc huấn luyện chủng sinh trải qua một bước ngoặt: các chủng viện tạm thời đóng cửa. Mãi đến năm 1986, Đại Chủng viện Thánh Giuse Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh mới được hoạt động lại và trở thành nơi đào tạo linh mục cho 6 Giáo phận: Tp. Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Mỹ Tho, Phan Thiết, Phú Cường và Xuân Lộc. Con số ứng sinh được đề nghị thì nhiều, nhưng số lượng được chấp thuận lại rất hạn chế và cứ hai năm mới được chiêu sinh một lần trong khi nhu cầu của các Giáo phận lại rất lớn. Do đó, Đức Cha Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, đã đề xuất dự án mở Đại Chủng viện tại Xuân Lộc. Dự án này được Hội đồng Giám mục Việt Nam chấp thuận và kiến nghị với Chính phủ.
Ngày 26/10/1999, Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo cho Đức Giám Mục Giáo phận biết là Thủ tướng đã có chủ trương cho mở Đại Chủng viện tại Xuân Lộc với danh xưng Cơ Sở II Đại Chủng viện Thánh Giuse Tp. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc thực hiện dự án còn gặp nhiều trở ngại.
Ngày 30/09/2004, Đức Cha Phaolô-Maria Nguyễn Minh Nhật nghỉ hưu. Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh lên kế vị đã tích cực xúc tiến để dự án sớm được thực hiện.
Ngày 14/12/2005, Chính phủ chính thức chấp thuận cho thành lập Đại Chủng viện Thánh Giuse Cơ sở II tại Xuân Lộc để đào tạo linh mục cho 4 Giáo phận: Xuân Lộc, Bà Rịa, Đà Lạt và Phan Thiết.
Xây dựng cơ sở
Với sự cộng tác tích cực của cả Giáo phận, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đã cho thực hiện công trình xây cất Đại Chủng viện trên khu đất trước đây là Tiểu Chủng viện thánh Phaolô.
Ngày 26/08/2006: Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Đại Chủng viện và nâng cấp Tòa Giám mục.
Ngày 26/09/2008: Thánh lễ Tạ ơn công trình gần hoàn thành, nhân dịp có khóa họp của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tòa Giám mục Xuân Lộc.
Ngày 19/03/2009: cung hiến nhà nguyện Đại Chủng viện và kết thúc công trình xây dựng Đại Chủng viện.
Ngày 03/01/2011: khởi công xây dựng tòa nhà mới cho Ban Triết học để nhận thêm chủng sinh. Từ niên khóa 2011 – 2012, Đại Chủng viện chiêu sinh mỗi năm 75 chủng sinh mới và, vì vậy, số lượng chủng sinh trong Đại Chủng viện sẽ lên tới 525.
Ngày 13/04/2012: Thánh lễ Tạ ơn công trình tòa nhà Ban Triết học gần hoàn thành, nhân dịp có khóa họp của Hội đồng Giám mục Việt Nam tại Tòa Giám mục Xuân Lộc, và kết thúc cuộc viếng thăm mục vụ của Đức Tổng Leopoldo Girelli, Đại Diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam.
Sinh hoạt của Đại Chủng viện
Năm 2006, vì nhu cầu và hoàn cảnh đòi hỏi, Đại Chủng viện đã bắt đầu hoạt động trong khi còn đang xây dựng cơ sở vật chất. Ngày 01/10/2006 Đại Chủng viện Xuân Lộc khai giảng Khóa đầu tiên với 66 chủng sinh của riêng Giáo phận Xuân Lộc, vì các Giáo phận khác chưa kịp chuẩn bị ứng sinh.
Từ niên khóa 2007 – 2008, Đại Chủng viện bắt đầu đón nhận các chủng sinh của 3 Giáo phận Bà Rịa, Đà Lạt và Phan Thiết.
26/09/2010: Với tinh thần truyền giáo, Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc đã cho Đại Chủng viện nhận chủng sinh từ các Giáo phận còn quá thiếu linh mục. Trong niên khóa 2010 – 2011, Đại Chủng viện đã mở cửa đón nhận các chủng sinh của 3 Giáo phận ngoài Bắc: Hưng Hóa, Lạng Sơn và Phát Diệm.
25/04/2011: Phái đoàn Nhà Nước đến thăm Đại Chủng viện với mục đích công bố sắc lệnh của Chính phủ chính thức công nhận Đại Chủng viện Xuân Lộc là một Đại Chủng viện độc lập với danh xưng chính thức: “Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc”.
Tiếp tục phát huy tinh thần truyền giáo, Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc đã nhận thêm các chủng sinh của các Giáo phận ngoài Bắc. Do đó, trong niên khóa 2011 – 2012, Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc có 336 chủng sinh thuộc 9 Giáo phận: Xuân Lộc, Bà Rịa, Đà Lạt, Phan Thiết, Hải Phòng, Hưng Hóa, Lạng Sơn, Phát Diệm và Thanh Hóa.
Tổ chức và tăng cường nhân sự
Ngay từ những ngày đầu, Đại Chủng viện đã được tổ chức và điều hành do một Ban Đào tạo, dưới sự hướng dẫn của Cha Giám đốc Giuse Nguyễn Năng.
25/07/2009: Cha Giám đốc Giuse Nguyễn Năng được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Phát Diệm.
15/09/2009: Đức Ông Giuse Đinh Đức Đạo, từ Roma, đã về làm Giám đốc Đại Chủng viện do lời mời của Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận Xuân Lộc.
Ban Đào tạo và Giáo sư của Đại Chủng viện đã được tăng cường liên tục để đáp ứng các nhu cầu huấn luyện cho các chủng sinh mỗi ngày mỗi đông số. Trong niên khóa 2011 – 2012, nhân sự lo việc đào tạo trong Đại Chủng viện Xuân Lộc gồm có 21 linh mục và 1 phó tế trong Ban Giám đốc và Giáo sư nội trú, 31 linh mục và 2 giáo dân trong Ban Giáo sư ngoại trú.
II. Đường hướng huấn luyện chủng sinh
1. Viễn tượng và mục đích việc đào tạo
Mục đích việc huấn luyện trong chủng viện là đào tạo chủng sinh thành linh mục cho Giáo Hội của Chúa. Trong khi trung thành noi theo những chỉ dẫn của Giáo Hội, công việc huấn luyện chủng sinh trong chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc muốn đưa ra những áp dụng cụ thể, với những dấu nhấn cần thiết để làm nổi bật khuôn mặt của linh mục tương lai, như những Linh Mục hạnh phúc trong ơn gọi và hăng say, nhiệt thành trong sứ vụ, thể hiện qua 5 yếu tố sau đây:
a. Say mến Chúa Giêsu đến độ gắn bó với Chúa, trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa, hạnh phúc được thuộc trọn về Chúa, để Chúa trở thành lực đẩy cho tất cả cuộc sống và công tác tông đồ, và luôn được thúc đẩy bởi lòng ước ao giới thiệu Chúa Kitô chịu đóng đinh cho tha nhân.
b. Sẵn sàng hy sinh, từ bỏ tất cả vì Chúa, theo những đòi hỏi và tinh thần của 3 Lời khuyên Phúc âm, cho lòng được thanh thoát để sẵn sàng đi bất cứ nơi nào, làm bất cứ việc gì Chúa muốn và để có khả năng sử dụng tất cả những gì mình có để phục vụ Chúa và lo cho công việc Nhà Chúa.
c. Đầy lòng thao thức, hăng say mục vụ và truyền giáo: với tinh thần và tâm tình của Chúa Giêsu Mục tử nhân lành, thương yêu chăm sóc đoàn dân Chúa trao phó và thao thức lo lắng để anh chị em lương dân được biết Chúa.
d. Có khả năng trí thức về chiều sâu và chiều rộng để hiểu sâu xa mầu nhiệm Chúa; hiểu ngọn nguồn, căn rễ các vấn đề của con người và của xã hội đương thời dưới ánh sáng của Đức Tin và có sáng kiến mục vụ đem Tin Mừng đến người thời đại cách thích hợp.
e. Thấm nhuần tình yêu đối với Giáo Hội: trong tinh thần đức tin, yêu mến Đức Thánh Cha, gắn bó với Giáo phận, kính yêu và vâng lời Bề trên, thương yêu và cộng tác chân thành với anh em linh mục, với mọi thành phần Dân Chúa trong Giáo phận, đồng thời tâm tư cũng rộng mở ra các nhu cầu chung của Giáo Hội hoàn vũ và của công việc truyền giáo khắp nơi trên thế giới.
2. Những yếu tố được để ý đặc biệt trong hành trình huấn luyện
Tất cả chương trình sống và các sinh hoạt trong chủng viện nhắm đến mục tiêu huấn luyện nói trên. Một số yếu tố được lưu tâm đặc biệt:
a) Đời sống thiêng liêng
Chương trình đào tạo nhắm giúp các chủng sinh luyện tập để có đời sống nội tâm sâu xa, có nếp sống thân tình và gần gũi với Chúa Giêsu Thánh Thể, yêu mến suy niệm Lời Chúa để được biến đổi trong tâm tư, tiêu chuẩn và nếp sống theo tinh thần của Chúa, có lòng xác tín và yêu thích việc cầu nguyện theo cộng đoàn cũng như riêng tư cá nhân. Do đó, ngoài những giờ cầu nguyện đã được ấn định trong chương trình của chủng viện, các chủng sinh được khích lệ tìm giờ viếng Chúa Giêsu Thánh Thể và giờ cầu nguyện riêng để sống thân mật với Chúa.
b) Những yếu tố nhân bản được nhấn mạnh
Các văn kiện của Giáo Hội về đào tạo linh mục, nhất là Tông huấn Pastores dabo vobis (s. 43-44) nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc đào tạo nhân bản trong hành trình đào tạo linh mục. Trong hoàn cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam hiện nay, chủng viện lưu ý chủng sinh về những điểm sau đây:
o Những đức tính nhân bản cần luyện tập: Tinh thần công bằng, lòng ngay thẳng, lòng nhân ái, sự tín trung trong lời nói, tinh thần trách nhiệm trong cộng đoàn, lòng chung, tinh thần trách nhiệm của người tông đồ và của người lãnh đạo, tinh thần khiêm nhường, tinh thần “kính trên nhường dưới”, hòa hợp 3 yếu tố: vâng lời – cộng tác – sáng kiến, tình yêu gia đình và lòng yêu quê hương dân tộc theo ánh sáng Đức Tin.
o Những tật xấu cần diệt trừ:Gian dối, trọng hình thức, bệnh thành tích, tính ươn lười, tính toán tư lợi, danh vọng, tự ái, ăn nhậu, tính hưởng thụ.
c) Việc sử dụng các phương tiện truyền thông tân tiến: xe gắn máy, điện thoại di động, máy vi tính, tivi, internet, 3G, MP4, iPod, iPhone, iPad…
Các phương tiện truyền thông là những phương tiện có thể làm cho cuộc sống thêm phong phú và giúp ích rất nhiều cho việc tông đồ, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến đam mê, làm bại hoại tâm hồn. Thay vì sử dụng chúng như dụng cụ để xây đắp cuộc đời và để phục vụ, nhiều người đã trở thành nô lệ và cuộc sống trở nên mệt mỏi và trống rỗng. Do đó, chủng sinh được hướng dẫn để luyện tập cho lòng được thanh thoát và tự do để có thể sử dụng chúng một cách tích cực, như những phương tiện để phục vụ Chúa và làm ích cho tha nhân.
o Lý tưởng: cuộc luyện tập nhằm giúp chủng sinh làm chủ chính mình để khi không còn kỷ luật cộng đoàn, không có ai bên cạnh, vẫn có khả năng quyết định chỉ sử dụng chúng khi cần, và chỉ sở hữu các phương tiện ở mức độ cần thiết theo tinh thần khó nghèo của Lời khuyên Phúc âm.
o Tự luyện: hành trình luyện tập cốt yếu là việc tự luyện, theo nghĩa là mỗi chủng sinh phải ý thức về tầm quan trọng của sự tự chủ trong tương quan với những phương tiện tân tiến này và ra sức luyện tập.
o Qui luật: Để trợ lực cho những lúc yếu đuối, cần phải có những qui luật. Ngoài những qui luật chung, mỗi chủng sinh phải tự biết mình để, nếu cần, đưa ra những qui luật riêng cho chính mình, sau khi đã bàn hỏi với Cha Linh hướng.
d) Tinh thần và chương trình Ngày Chúa Nhật Mục Vụ
Chương trình Ngày Chúa Nhật Mục Vụ nhắm 4 mục đích:
a) khơi dậy, nuôi dưỡng tinh thần và lòng thao thức mục vụ, truyền giáo nơi các chủng sinh.
b) giúp các chủng sinh ý thức những nhu cầu mục vụ chính yếu hiện nay.
c) tạo cơ hội để các chủng sinh có thể tiếp xúc cụ thể với những nhu cầu mục vụ, truyền giáo đó.
d) học hỏi kinh nghiệm nơi những vị đang dấn thân phục vụ trong các môi trường mục vụ truyền giáo. Do đó, mỗi niên khóa, các chủng sinh sẽ được hướng dẫn đến những môi trường mục vụ truyền giáo khác nhau.
Các mảng mục vụ truyền giáo: trừ Triết I ở nhà học tập kỹ năng mục vụ, Triết II: Giới Trẻ, Thiếu Nhi ; Thần I: Dân nghèo, bệnh nhân, người già ; Thần II: Di dân ; Thần III : Sinh viên, Tân tòng ; Thần IV: Truyền giáo.
Trong niên khóa 2011-2012, để ý đặc biệt đến những điểm sau đây:
- Luyện tập tinh thần dấn thân và óc sáng kiến mục vụ.
- Tinh thần đơn sơ và khó nghèo: trên nguyên tắc, đem theo túi đồ ăn để khỏi làm phiền và khỏi trở thành gánh nặng cho các giáo xứ.
- Luyện tập lòng thao thức mục vụ theo gương Chúa Giêsu (x. Lc 4, 40-44): khi xong công tác mục vụ sẽ về chủng viện ngay, không thăm viếng bạn bè hay gia đình. Khi về chủng viện, nếu còn thì giờ, sẽ đến với Chúa Giêsu Thánh Thể để cầu nguyện cho những người hay những hoàn cảnh đã gặp trong ngày mục vụ.
3. Phương thức huấn luyện
a) Nguyên tắc
Mục đích của việc huấn luyện trong chủng viện không phải là chỉ dạy cho biết nhiều ý niệm và lý thuyết triết học, thần học hay trau dồi khả năng kỹ thuật cho hoàn hảo, nhưng là huấn luyện con người trên mọi chiều kích, giúp các chủng sinh được biến đổi từ một thanh niên thành một môn đệ của Chúa trong ơn gọi linh mục. Do đó, hai tác nhân chính yếu là Chúa Thánh Thần với sức mạnh và ơn thánh của Ngài và người chủng sinh. Các cha giáo trong chủng viện và các yếu tố khác chỉ đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, khích lệ… Vì vậy, việc huấn luyện phải được gắn liền với việc tự huấn luyện.
b) Phương thức
Để đạt được mục đích theo nguyên tắc trên đây, mỗi lớp sẽ có 3 cha đồng hành phụ trách : Ban Đồng hành : hướng dẫn và uốn nắn đời sống nhân bản và mục vụ ; Ban Linh hướng : hướng dẫn và uốn nắn đời sống thiêng liêng ; Ban Học vấn : uốn nắn các suy tư, rèn luyện khả năng lãnh hội và diễn đạt tư tưởng.Công tác của Ban Huấn luyện sẽ theo phương thức sau đây:
- Gây ý thức và chỉ dẫn.
- Khích lệ các chủng sinh gặp gỡ và lắng nghe tiếng Chúa.
- Thúc đẩy và khích lệ mỗi chủng sinh dấn thân luyện tập.
- Đồng hành và trợ giúp mỗi chủng sinh, nương theo thực tại cụ thể của họ.
Trong viễn tượng này, qui luật chỉ có giá trị “chỉ đường” và nâng đỡ khi yếu đuối; những giờ gặp gỡ và đối thoại riêng tư với Cha Linh hướng, Cha Đồng hành, Cha Giáo sư có tính cách “quyết định” sẽ được coi trọng chú ý đặc biệt.
Tiến trình đào tạo
Dựa theo chỉ dẫn của bản Ratio về việc huấn luyện trong các chủng viện, việc đào tạo các ứng sinh linh mục của Đại Chủng viện Thánh Giuse Xuân Lộc được tổ chức theo tiến trình gồm 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn Dự tu
Mỗi Giáo phận đều có chương trình riêng về giai đoạn dự tu là thời gian chuẩn bị để vào chủng viện. Riêng đối với Giáo phận Xuân Lộc, các nam sinh viên Công Giáo muốn theo đuổi ơn gọi linh mục, nếu trúng tuyển, sẽ được gọi là Dự tu. Các em sẽ tiếp tục theo học chương trình Đại học, kéo dài 3 – 4 năm, tùy ngành học.Trong thời gian này, các em được quy tụ lại trong các “Cộng đoàn dự tu”, có một Cha Đồng hành hướng dẫn.
b. Chu kỳ Triết học (3 năm)
Chương trình Triết học kéo dài 3 năm, trong đó, Năm Triết I sẽ thực hiện chương trình của Năm Tu Đức theo chỉ dẫn của bản Ratio.
c. Năm thử (1 năm)
Sau chu kỳ Triết học, các chủng sinh trở về Giáo phận mình để sinh hoạt Năm Thử tùy theo sự chỉ định của Đức Giám Mục Giáo phận của mình.
d. Chu kỳ Thần học (4 năm)
Sau Năm Thử, các chủng sinh trở lại chủng viện để tiếp tục việc tu học theo chương trình của 4 năm Thần học. Kết thúc 4 năm Thần học cũng là kết thúc chu kỳ huấn luyện trong chủng viện, các chủng sinh sẽ trở về Giáo phận của mình. Việc lãnh chức phó tế và linh mục sẽ tùy theo chương trình của mỗi Giáo phận.
Giáo xứ Kim Ngọc Phan Thiết bế mạc tháng hoa
Phong Linh
08:28 31/05/2013
GIÁO XỨ KIM NGỌC BẾ MẠC THÁNG HOA
Tối 30/05 vừa qua, vào lúc 19h30 – Tại thánh đường Giáo Xứ Kim Ngọc đã diễn ra buổi dâng hoa bế mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ, với sự hiện diện của cha Giuse – linh mục quản xứ, quý thầy, quý dì và rất đông các em thiếu nhi cùng bà con thuộc cộng đoàn Giáo Xứ đã tề tựu dâng lên những lời kinh, tiếng hát và cả những điệu múa đã được các dì tập,… tất cả gói trọn tâm tình tri ân, cảm mến Đức Trinh Nữ Maria của những người con quê nghèo Kim Ngọc.
Xem Hình
Chương trình bắt đầu cách linh hoạt sau Thánh Lễ tối thứ năm, cha chủ sự khởi đầu nghi thức bằng việc xông hương Thánh Tượng Đức Mẹ đang ngự trên giá kiệu, tiếp đến từng đoàn người nối đuôi nhau tạo nên bầu khí long trọng, trang nghiêm trong nghi thức cung nghinh, sau khi đoàn rước một vòng xung quanh nhà thờ, tất cả lại quy tụ trong ngôi thánh đường thân thương để tiếp tục với việc dâng hoa kính mẹ theo từng hộ gia đình, tiếp nối là những vũ điệu dâng hoa dễ thương của các em thiếu nhi.
Đây những sắc hoa muôn màu, với bao tâm tình đầy vơi, dẫu mọn hèn nhưng là cả mộ lòng mộ mến. Đóa hoa đẹp lòng Mẹ nhất không phụ thuộc vào giá cả của nó, hay hương sắc mà nó mang lại,… nhưng chính là những tâm tình biết ơn sự cầu bầu của Mẹ đã được cụ thể hóa thành một đời sống khiêm nhường – bác ái – vui tươi, tin cậy Chúa hết lòng. Đóa hoa mới nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng thật sự muốn hái nó dâng Mẹ lại cả một vấn đề.
Tuy khó hái nhưng với lòng mến yêu Đức Mẹ sâu xa, tất cả sẽ trở nên dễ dàng trong tin – yêu.
Cầu chúc Giáo Xứ sẽ có thêm nhiều thành quả trong nhân đức, đạt được nhiều thành công trong các công tác dưới sự chỉ dẫn và chở che của “tà áo Đức Bà”.
Tối 30/05 vừa qua, vào lúc 19h30 – Tại thánh đường Giáo Xứ Kim Ngọc đã diễn ra buổi dâng hoa bế mạc tháng Hoa kính Đức Mẹ, với sự hiện diện của cha Giuse – linh mục quản xứ, quý thầy, quý dì và rất đông các em thiếu nhi cùng bà con thuộc cộng đoàn Giáo Xứ đã tề tựu dâng lên những lời kinh, tiếng hát và cả những điệu múa đã được các dì tập,… tất cả gói trọn tâm tình tri ân, cảm mến Đức Trinh Nữ Maria của những người con quê nghèo Kim Ngọc.
Xem Hình
Chương trình bắt đầu cách linh hoạt sau Thánh Lễ tối thứ năm, cha chủ sự khởi đầu nghi thức bằng việc xông hương Thánh Tượng Đức Mẹ đang ngự trên giá kiệu, tiếp đến từng đoàn người nối đuôi nhau tạo nên bầu khí long trọng, trang nghiêm trong nghi thức cung nghinh, sau khi đoàn rước một vòng xung quanh nhà thờ, tất cả lại quy tụ trong ngôi thánh đường thân thương để tiếp tục với việc dâng hoa kính mẹ theo từng hộ gia đình, tiếp nối là những vũ điệu dâng hoa dễ thương của các em thiếu nhi.
Đây những sắc hoa muôn màu, với bao tâm tình đầy vơi, dẫu mọn hèn nhưng là cả mộ lòng mộ mến. Đóa hoa đẹp lòng Mẹ nhất không phụ thuộc vào giá cả của nó, hay hương sắc mà nó mang lại,… nhưng chính là những tâm tình biết ơn sự cầu bầu của Mẹ đã được cụ thể hóa thành một đời sống khiêm nhường – bác ái – vui tươi, tin cậy Chúa hết lòng. Đóa hoa mới nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng thật sự muốn hái nó dâng Mẹ lại cả một vấn đề.
Tuy khó hái nhưng với lòng mến yêu Đức Mẹ sâu xa, tất cả sẽ trở nên dễ dàng trong tin – yêu.
Cầu chúc Giáo Xứ sẽ có thêm nhiều thành quả trong nhân đức, đạt được nhiều thành công trong các công tác dưới sự chỉ dẫn và chở che của “tà áo Đức Bà”.
Bế mạc tháng Hoa tại giáo xứ Phủ Cam
Trương Trí
09:52 31/05/2013
HUẾ - Tối hôm nay 31.5, Thánh lễ trọng thể mừng kính Đức Mẹ đi viếng bà Isave, cũng là bế mạc Tháng Hoa, tháng mừng kính Đức Mẹ một cách đặc biệt.
Xem hình ảnh
Suốt một tháng qua, tại Giáo xứ Phủ Cam vẫn luôn giữ được truyền thống đọc kinh từng gia đình để tôn sùng Đức Mẹ. Hàng tuần, vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, Cha Quản xứ, quí Cha Phó và Ban thường vụ HĐGX đến từng Đài Đức Mẹ của các Khu vực để cùng hiệp dâng lời kinh Mân côi và cầu nguyện với Khu vực. Sau khi đọc kinh, Cha Quản xứ và quí Cha Phó cùng ban Phép lành cho Cộng đoàn.
Đặc biệt, tại Khu vực Mân Côi, nơi có Từ đường của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nơi mà Ngài đã được sinh ra và lớn lên, Ngài đã từng ở cho đến khi lên đường nhận Giám mục Giáo phận Nha Trang năm 1967. Cha Quản xứ và quí Cha Phó đã niệm hương và dâng lời cầu nguyện trước di ảnh ông bà cụ thân sinh của Ngài và trước di ảnh của Ngài.
Đêm Bế mạc tháng Đức Mẹ thật long trọng, qua lời dẫn của Ban Phụng vụ, hướng Cộng đoàn noi gương Mẹ, luôn phó thác vào Thiên Chúa nhờ Đức Tin. Kể từ khi được Thiên Thần truyền tin, Mẹ đã cất bước lên đường loan báo Tin Mừng, Mẹ đã đến với bà Elizabet để cùng chia sẽ niềm vui và khó khăn với bà chị họ của mình. Mẹ đã nhờ vào Đức Tin mà đi hết con đường Thập giá với Chúa Giêsu con Mẹ.
Để tỏ lòng thành kính đối với Mẹ hiền, Cha Quản xứ và quí Cha Phó cùng với HĐGX thay mặt cộng đoàn dâng lên Mẹ những nén hương thơm. Đại diện cộng đoàn dâng lên Mẹ những lời nguyện thiết tha, tri ân Mẹ đã luôn đoái thương và sẽ chia những lúc chúng con gặp khó khăn, xin Mẹ tiếp tục đồng hành và chở che cho chúng con trong suốt cuộc đời còn lại.
12 em Giao lý sinh đại diện cho 12 Khu vực dâng lên Mẹ những đóa hoa tỏa bao hương sắc để tôn vinh Mẹ.
Cuối cùng, các em Thanh tuyển sinh của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế dâng lên Mẹ Vũ khúc Tạ ơn, kết thúc tháng mừng kính Đức Mẹ.
Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện kiêm Quản xứ đã khép lại đêm Bế mạc, Ngài nhắc nhỡ mọi người luôn tin tưởng và phó thác mọi sự cho Mẹ. Mẹ là người đã sinh hạ, dưỡng nuôi Chúa Giêsu, Mẹ đã đồng hành với Chúa Giêsu con Mẹ suốt cả chặng đường cứu độ của Ngài.
Cũng trong tối hôm nay, Cha Quản xứ đã làm phép bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu để bắt đầu ngày mai, bước vào tháng Kính Thánh Tâm Chúa. Cuối cùng Cha Quản xứ cùng quí cha Phó ban Phép lành cho Cộng đoàn.
Xem hình ảnh
Suốt một tháng qua, tại Giáo xứ Phủ Cam vẫn luôn giữ được truyền thống đọc kinh từng gia đình để tôn sùng Đức Mẹ. Hàng tuần, vào các ngày thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu, Cha Quản xứ, quí Cha Phó và Ban thường vụ HĐGX đến từng Đài Đức Mẹ của các Khu vực để cùng hiệp dâng lời kinh Mân côi và cầu nguyện với Khu vực. Sau khi đọc kinh, Cha Quản xứ và quí Cha Phó cùng ban Phép lành cho Cộng đoàn.
Đặc biệt, tại Khu vực Mân Côi, nơi có Từ đường của Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, nơi mà Ngài đã được sinh ra và lớn lên, Ngài đã từng ở cho đến khi lên đường nhận Giám mục Giáo phận Nha Trang năm 1967. Cha Quản xứ và quí Cha Phó đã niệm hương và dâng lời cầu nguyện trước di ảnh ông bà cụ thân sinh của Ngài và trước di ảnh của Ngài.
Đêm Bế mạc tháng Đức Mẹ thật long trọng, qua lời dẫn của Ban Phụng vụ, hướng Cộng đoàn noi gương Mẹ, luôn phó thác vào Thiên Chúa nhờ Đức Tin. Kể từ khi được Thiên Thần truyền tin, Mẹ đã cất bước lên đường loan báo Tin Mừng, Mẹ đã đến với bà Elizabet để cùng chia sẽ niềm vui và khó khăn với bà chị họ của mình. Mẹ đã nhờ vào Đức Tin mà đi hết con đường Thập giá với Chúa Giêsu con Mẹ.
Để tỏ lòng thành kính đối với Mẹ hiền, Cha Quản xứ và quí Cha Phó cùng với HĐGX thay mặt cộng đoàn dâng lên Mẹ những nén hương thơm. Đại diện cộng đoàn dâng lên Mẹ những lời nguyện thiết tha, tri ân Mẹ đã luôn đoái thương và sẽ chia những lúc chúng con gặp khó khăn, xin Mẹ tiếp tục đồng hành và chở che cho chúng con trong suốt cuộc đời còn lại.
12 em Giao lý sinh đại diện cho 12 Khu vực dâng lên Mẹ những đóa hoa tỏa bao hương sắc để tôn vinh Mẹ.
Cuối cùng, các em Thanh tuyển sinh của Hội Dòng Mến Thánh giá Huế dâng lên Mẹ Vũ khúc Tạ ơn, kết thúc tháng mừng kính Đức Mẹ.
Cha Antôn Dương Quỳnh, Tổng Đại diện kiêm Quản xứ đã khép lại đêm Bế mạc, Ngài nhắc nhỡ mọi người luôn tin tưởng và phó thác mọi sự cho Mẹ. Mẹ là người đã sinh hạ, dưỡng nuôi Chúa Giêsu, Mẹ đã đồng hành với Chúa Giêsu con Mẹ suốt cả chặng đường cứu độ của Ngài.
Cũng trong tối hôm nay, Cha Quản xứ đã làm phép bức tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu để bắt đầu ngày mai, bước vào tháng Kính Thánh Tâm Chúa. Cuối cùng Cha Quản xứ cùng quí cha Phó ban Phép lành cho Cộng đoàn.
Giáo xứ Trại Lê giáo phận Vinh kết thúc tháng hoa kính Đức Mẹ
FX Trung Thành
15:11 31/05/2013
CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ TRẠI LÊ
ĐÊM GIÃ HOA KẾT THÚC THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ
Giáo xứ Trại Lê - Hòa cùng niềm vui của toàn thể Giáo Hội trong ngày mừng lễ Mẹ Thăm Viếng, cũng là ngày cuối của tháng Hoa - tháng Giáo Hội dành riêng để tôn vinh, ca ngợi Mẹ Maria. Vào lúc 20 giờ / thứ sáu, ngày 31/ 05/ 2013, Giáo xứ Trại Lê, thuộc Giáo hạt Can Lộc, Giáo phận Vinh đã long trọng tổ chức buổi tiến hoa cuối cùng trong tháng Năm kính Đức Mẹ (đêm dâng hoa này còn được gọi là buổi giã hoa).
Xem Hình
Tham dự đêm dâng hoa có tất cả mọi người trong cộng đoàn Giáo xứ Trại Lê và hợp cùng với 200 con hoa (vũ công) với 10 vũ khúc được đan kết tạo thành một chuỗi kinh trìu mến dâng lên Mẹ Maria nhân lành.
Được biết sau hơn 2 tháng nhận nhiệm sở mới là Giáo xứ Trại Lê. Cha quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi với bầu nhiệt huyết của người mục tử đã hăng say trong công việc mục vụ và phục vụ giáo xứ. Từ việc sửa sang, trùng tu và kiến thiết lại giáo xứ. Cho đến việc hâm nóng lại tinh thần đạo của giáo dân đã được Ngài xây dựng một cách nhanh chóng.
Xuyên suốt tháng Hoa này, với truyền thống đạo đức của bà con giáo dân nơi đây. Ngoài những việc lành đạo đức như đọc kinh, lần chuỗi mân côi, xem lễ hàng ngày đông đủ... bà con giáo dân còn hưởng ứng, tham gia các hoạt động bác ái xây dựng giáo xứ tạo nên những việc lành thiết thực để dâng lên Mẹ.
Trong tâm tình đó, cùng với Giáo Hội hoàn vũ tổ chức tháng hoa kính Đức Trinh Nữ Maria dưới nhiều hình thức như dâng hoa, lần chuỗi Mân Côi… suốt gần một tháng tập luyện để chuẩn bị cho đêm tiến hoa hôm nay. Dưới sự hướng dẫn và biên đạo múa của 2 Soeurs dòng Mến Thánh Giá Trang Nứa. 200 con hoa gồm các chị, các mẹ, các em đại diện cho cộng đoàn hăng say tập luyện bằng tất cả tấm lòng yêu mến và biết ơn Mẹ Maria. Với tâm tình của những người con thảo, cộng đoàn cùng dâng lên Mẹ những bông hoa thiêng, những hy sinh nhỏ bé đã được thực hiện trong tháng hoa, để cùng với Mẹ cầu xin cho Hội Thánh, đặc biệt cho Đức Thánh Cha, các giám mục, linh mục và tu sĩ trên khắp hoàn vũ. Trước những chống phá, gây chia rẽ của ma quỷ, tội lỗi, xin cho các ngài được thêm ơn khôn ngoan, và sức mạnh của Thánh Thần để dẫn dắt con thuyền Giáo Hội đến bến bình an.
Đúng 20 giờ, tất cả bà con giáo dân đã quây quần nơi sân vận động trước tòa Đức Mẹ để cùng nhau suy ngắm cuộc đời của Mẹ và tôn vinh Mẹ. Sau lời hướng dẫn của Cha quản xứ về diễn tiến của buổi tiến hoa, cộng đoàn cùng với các con hoa bắt đầu buổi dâng hoa:
Cúc vàng nở nhụy chiều hôm
Giọt sương ban sáng ấp ôm nắng hồng
Ngước nhìn trời rộng mênh mông
Con tin yêu Mẹ ngập không gian vàng
Đong đưa gió nhẹ sao trời
Rừng hoa trăm sắc nhỏ lời ca dâng.
Đêm dâng hoa được tô dệt thêm bởi những điệu nhạc du dương và cung đàn trầm lắng hòa cùng với những điệu vũ nhịp nhàng đã thôi thúc hơn lòng sốt mến Mẹ nơi tâm hồn mỗi người. Những đóa hoa tươi, những ánh nến lung linh trong đêm như tô thêm sắc đẹp nơi tòa Mẹ. Các tiết mục tiến hoa với 10 vũ khúc được đan kết làm thành một chuỗi kinh, dệt thành một khúc ca trìu mến để dâng lên Mẹ.
Được biết trong lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Trại Lê gần 200 năm qua, chắc hẳn đây là lần đầu tiên bà con được chiêm ngắm và tham gia một chương trình dâng hoa cộng đồng quy mô và trang trọng như thế này. Dâng hiến trọn một tháng để thực thi việc sùng kính Mẹ cách đặc biệt, là một điều mà giáo dân nơi đây đã thực hiện một cách sốt sắng và trang nghiêm. Truyền thống dâng lên Đức Mẹ những đoá hoa tươi thắm dần được thiết lập qua dòng thời gian lịch sử của giáo xứ. Bà con giáo dân trong xứ nhà đã thánh hóa tập tục trên khi tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cùng Mẹ cho mùa màng phong phú. Đêm tiến hoa hôm nay được Cha xứ và bà con giáo dân đã dùng không gian sân vận động của Giáo xứ để dâng tiến hoa kính Mẹ. Chính những cảnh sắc thiên nhiên, những đoá hoa tươi đẹp đó để như gói ghém trọn tâm tình của đoàn con dâng lên Đức Mẹ.
Kết thúc buổi dâng hoa, các thành viên đại diện cho từng gia đình trong giáo xứ với chút tình con thảo yêu mến Mẹ đã dâng lên Mẹ những của lễ hy sinh góp vào công cuộc trùng tu ngôi thánh đường Giáo xứ thân yêu.
Tháng Hoa đã trôi qua nhưng có lẽ trong tâm trí của mọi người còn đang luyến tiếc những buổi dâng hoa thật đẹp, thật rộn ràng với những âm vang của những khúc ca trìu mến dâng lên Mẹ. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả chính là việc lắng nghe và mau mắn thực hành lời Mẹ khuyên nhủ năm xưa, hầu được Mẹ cầu bầu cùng Chúa chúc phúc, ban bình an và ban mọi ơn lành cho mọi người chúng ta trong suốt cuộc đời: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ được chúc phúc vì đã tin. Xin giúp chúng con luôn tin những lời Chúa dạy và Hội Thánh truyền, biết phó thác mọi sự cho tình yêu quan phòng của Chúa, biết quan tâm đến nhu cầu của mọi người anh chị em chung quanh chúng con, nhờ đó họ sẽ được nhận biết Chúa, để chính họ cũng nhận được ơn đức tin đem lại sự sống đời đời… Xin giúp chúng con biết sống và thực hành đức tin của chúng con trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong Năm Đức Tin này. Amen”. (Kinh năm đức tin).
Fx. Trung Thành
ĐÊM GIÃ HOA KẾT THÚC THÁNG KÍNH ĐỨC MẸ
Giáo xứ Trại Lê - Hòa cùng niềm vui của toàn thể Giáo Hội trong ngày mừng lễ Mẹ Thăm Viếng, cũng là ngày cuối của tháng Hoa - tháng Giáo Hội dành riêng để tôn vinh, ca ngợi Mẹ Maria. Vào lúc 20 giờ / thứ sáu, ngày 31/ 05/ 2013, Giáo xứ Trại Lê, thuộc Giáo hạt Can Lộc, Giáo phận Vinh đã long trọng tổ chức buổi tiến hoa cuối cùng trong tháng Năm kính Đức Mẹ (đêm dâng hoa này còn được gọi là buổi giã hoa).
Xem Hình
Tham dự đêm dâng hoa có tất cả mọi người trong cộng đoàn Giáo xứ Trại Lê và hợp cùng với 200 con hoa (vũ công) với 10 vũ khúc được đan kết tạo thành một chuỗi kinh trìu mến dâng lên Mẹ Maria nhân lành.
Được biết sau hơn 2 tháng nhận nhiệm sở mới là Giáo xứ Trại Lê. Cha quản xứ Giuse Trần Đức Ngợi với bầu nhiệt huyết của người mục tử đã hăng say trong công việc mục vụ và phục vụ giáo xứ. Từ việc sửa sang, trùng tu và kiến thiết lại giáo xứ. Cho đến việc hâm nóng lại tinh thần đạo của giáo dân đã được Ngài xây dựng một cách nhanh chóng.
Xuyên suốt tháng Hoa này, với truyền thống đạo đức của bà con giáo dân nơi đây. Ngoài những việc lành đạo đức như đọc kinh, lần chuỗi mân côi, xem lễ hàng ngày đông đủ... bà con giáo dân còn hưởng ứng, tham gia các hoạt động bác ái xây dựng giáo xứ tạo nên những việc lành thiết thực để dâng lên Mẹ.
Trong tâm tình đó, cùng với Giáo Hội hoàn vũ tổ chức tháng hoa kính Đức Trinh Nữ Maria dưới nhiều hình thức như dâng hoa, lần chuỗi Mân Côi… suốt gần một tháng tập luyện để chuẩn bị cho đêm tiến hoa hôm nay. Dưới sự hướng dẫn và biên đạo múa của 2 Soeurs dòng Mến Thánh Giá Trang Nứa. 200 con hoa gồm các chị, các mẹ, các em đại diện cho cộng đoàn hăng say tập luyện bằng tất cả tấm lòng yêu mến và biết ơn Mẹ Maria. Với tâm tình của những người con thảo, cộng đoàn cùng dâng lên Mẹ những bông hoa thiêng, những hy sinh nhỏ bé đã được thực hiện trong tháng hoa, để cùng với Mẹ cầu xin cho Hội Thánh, đặc biệt cho Đức Thánh Cha, các giám mục, linh mục và tu sĩ trên khắp hoàn vũ. Trước những chống phá, gây chia rẽ của ma quỷ, tội lỗi, xin cho các ngài được thêm ơn khôn ngoan, và sức mạnh của Thánh Thần để dẫn dắt con thuyền Giáo Hội đến bến bình an.
Đúng 20 giờ, tất cả bà con giáo dân đã quây quần nơi sân vận động trước tòa Đức Mẹ để cùng nhau suy ngắm cuộc đời của Mẹ và tôn vinh Mẹ. Sau lời hướng dẫn của Cha quản xứ về diễn tiến của buổi tiến hoa, cộng đoàn cùng với các con hoa bắt đầu buổi dâng hoa:
Cúc vàng nở nhụy chiều hôm
Giọt sương ban sáng ấp ôm nắng hồng
Ngước nhìn trời rộng mênh mông
Con tin yêu Mẹ ngập không gian vàng
Đong đưa gió nhẹ sao trời
Rừng hoa trăm sắc nhỏ lời ca dâng.
Đêm dâng hoa được tô dệt thêm bởi những điệu nhạc du dương và cung đàn trầm lắng hòa cùng với những điệu vũ nhịp nhàng đã thôi thúc hơn lòng sốt mến Mẹ nơi tâm hồn mỗi người. Những đóa hoa tươi, những ánh nến lung linh trong đêm như tô thêm sắc đẹp nơi tòa Mẹ. Các tiết mục tiến hoa với 10 vũ khúc được đan kết làm thành một chuỗi kinh, dệt thành một khúc ca trìu mến để dâng lên Mẹ.
Được biết trong lịch sử hình thành và phát triển giáo xứ Trại Lê gần 200 năm qua, chắc hẳn đây là lần đầu tiên bà con được chiêm ngắm và tham gia một chương trình dâng hoa cộng đồng quy mô và trang trọng như thế này. Dâng hiến trọn một tháng để thực thi việc sùng kính Mẹ cách đặc biệt, là một điều mà giáo dân nơi đây đã thực hiện một cách sốt sắng và trang nghiêm. Truyền thống dâng lên Đức Mẹ những đoá hoa tươi thắm dần được thiết lập qua dòng thời gian lịch sử của giáo xứ. Bà con giáo dân trong xứ nhà đã thánh hóa tập tục trên khi tổ chức những cuộc rước kiệu hoa và cầu nguyện cùng Mẹ cho mùa màng phong phú. Đêm tiến hoa hôm nay được Cha xứ và bà con giáo dân đã dùng không gian sân vận động của Giáo xứ để dâng tiến hoa kính Mẹ. Chính những cảnh sắc thiên nhiên, những đoá hoa tươi đẹp đó để như gói ghém trọn tâm tình của đoàn con dâng lên Đức Mẹ.
Kết thúc buổi dâng hoa, các thành viên đại diện cho từng gia đình trong giáo xứ với chút tình con thảo yêu mến Mẹ đã dâng lên Mẹ những của lễ hy sinh góp vào công cuộc trùng tu ngôi thánh đường Giáo xứ thân yêu.
Tháng Hoa đã trôi qua nhưng có lẽ trong tâm trí của mọi người còn đang luyến tiếc những buổi dâng hoa thật đẹp, thật rộn ràng với những âm vang của những khúc ca trìu mến dâng lên Mẹ. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả chính là việc lắng nghe và mau mắn thực hành lời Mẹ khuyên nhủ năm xưa, hầu được Mẹ cầu bầu cùng Chúa chúc phúc, ban bình an và ban mọi ơn lành cho mọi người chúng ta trong suốt cuộc đời: “Lạy Mẹ Maria, Mẹ được chúc phúc vì đã tin. Xin giúp chúng con luôn tin những lời Chúa dạy và Hội Thánh truyền, biết phó thác mọi sự cho tình yêu quan phòng của Chúa, biết quan tâm đến nhu cầu của mọi người anh chị em chung quanh chúng con, nhờ đó họ sẽ được nhận biết Chúa, để chính họ cũng nhận được ơn đức tin đem lại sự sống đời đời… Xin giúp chúng con biết sống và thực hành đức tin của chúng con trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong Năm Đức Tin này. Amen”. (Kinh năm đức tin).
Fx. Trung Thành
Giáo xứ Thuận Nghĩa bế mạc tháng Hoa
Thuận Nghĩa
21:09 31/05/2013
https://www.flickr.com/photos/vietcatholic/sets/72157633846016604/
Giáo xứ Mẫu Lâm rước kiệu tôn vinh Đức Mẹ
Mẫu Lâm
21:12 31/05/2013
Sau thánh lễ, cha quản xứ Antôn Trần Đình Văn đã nói lên ý nghĩa của cuộc rước và khuyết khích bà con cố găng tham gia cuộc rước đông đủ để thể hiện tấm lòng thành đối với Mẹ và tình yêu mến để bước vào tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. 7 giờ 15 cuộc rước được bắt đầu. Đoàn rước đi trong trật tự, mọi người đều sốt sắng cất cao những lời kính, tiếng hát ca tụng Mẹ. Mặc dù cuộc rước đã trải qua một quảng đường hơn 3 km, nhưng mọi người từ trẻ tới già ai ai cũng đều phấn khởi vui tươi vì đã hơn nửa thế kỷ mới có một cuộc rước như thế này. 9h30 đoàn rước đã về đến sân nhà thờ xứ, mọi người vẫn đứng trong trật tự để cùng với các em dâng lên Mẹ những đoá hoa tươi thắm tượng trưng cho tấm long hiếu thảo của con cái xứ Mẫu Lâm đối với Mẹ Rất Thánh. Cuộc rước kiệu và dâng hoa kính Mẹ kết thúc vào lúc 10 giờ 30.
Mặc dù đã đi bộ hơn 2 tiếng đồng hồ nhưng trên khuôn mặt mọi người vẫn rạng rỡ niềm. Có người nói: thưa cha, con năm nay đã 65 tuổi mà đây là lần đầu tiên con mới được tham dự cuộc rước trọng thể như thế này. Người khác bảo: đây quả là cuộc rước kệu rước kiệu thế kỷ vì đã gần hết một đời người con mới được hạnh phúc chứng kiến. Thế này thì tháng Hoa năm sau chúng ta lại tiếp tục rước.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Con cái Hội Thánh giữa lòng thế giới
Gioan Lê Quang Vinh
12:20 31/05/2013
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
Có lần chúng tôi viết bài “Tháng Năm nhớ sinh nhật những con người vĩ đại”, để nhớ đến một số vị trong thế kỷ qua có tầm vóc lớn lao trong lịch sử loài người và Hội Thánh Công Giáo. Và cứ mỗi lần tháng Năm đến rồi đi, chúng ta lại nhớ đến sinh nhật của những con người đã làm xoay chuyển thế giới này, giúp con người thoát khỏi bóng tối của gian tà và bạo lực, trong đó đứng đầu là Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Nhưng không chỉ nhắc đến sinh nhật, mà tháng Năm còn gợi nhớ những sự kiện lớn lao. Khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh, có một tháng Năm đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn lao trên người lao động toàn thế giới. Đó là tháng Năm năm 1891, với Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành.
Thông điệp Rerum Novarum không phải khởi đầu cho Giáo huấn Xã Hội Công Giáo, bởi vì Giáo huấn này đã hình thành ngay từ thời Đấng Sáng Lập Hội Thánh kêu gọi các môn đệ đầu tiên trên biển hồ Galilê (Mc.1,16-20). Nhưng Thông điệp ấy đã “xới lên” tất cả mọi vấn đề liên quan đến quan điểm của Hội Thánh Công Giáo về mọi vấn đề xã hội, và đặt nền móng cho việc phát triển sau đó.
Nhiều sách vở đã viết về Thông điệp vĩ đại này, và nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ban hành Thông điệp Rerum Novarum, tháng Năm năm 1991, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên). Trong lời giới thiệu vào ngày trước khi công bố, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã viết về Thông điệp của mình như sau:
“Khi soạn thảo văn kiện này, tôi đã kín múc từ kho tàng truyền thống và từ đời sống của Giáo Hội để vạch ra một số đường hướng và viễn tượng khả dĩ đáp ứng được những vấn đề của xã hội ngày một nghiêm trọng hơn như thấy trong thời đại chúng ta”.
Quả thật, kho tàng truyền thống và đời sống Hội Thánh qua bao thế kỷ đã chứa đựng những Giáo huấn về mặt xã hội rất thiết thực và cao quý cho con người của mọi thời đại.
Nhưng điều đáng tiếc là những người thừa hưởng gia tài phong phú ấy là chính con cái Hội Thánh khi đi giữa lòng thế giới này lại không ý thức được rằng, hay ít ra không nhớ rằng Mẹ Hội Thánh đã tiên liệu những tình huống mà con người gặp phải, để chỉ cho họ cách hành xử theo đúng tinh thần Công Giáo, theo đúng huấn lệnh của Đức Kitô, Đấng đã cứu con người xét như toàn thể, cả phần hồn lẫn phần xác.
Hơn một trăm năm đã đi qua kể từ ngày vị Giáo Hoàng lỗi lạc, Đức Lêô XIII, ban hành Thông điệp Tân Sự. Trong thời gian ấy, biết bao nhiêu văn kiện Toà Thánh đã nhắc lại, khai triển, bổ túc cho các ý tưởng từ Thông điệp ấy. Vậy mà thực tế thì chưa được như Hội Thánh mong muốn.
Khi những biến động xã hội xảy ra, dường như con cái Hội Thánh giữa lòng thế giới vẫn thấy lúng túng, băn khoăn, thậm chí có quan điểm trái ngược nhau. Khi nhân quyền bị coi rẻ và khi tiếng nói của lương tri bị lấn át, thì một số người con của Hội Thánh nhiều khi vẫn thờ ơ và coi là chuyện của thiên hạ chẳng liên quan đến mình. Khi cộng đoàn dân Chúa ở đâu đó cất lên tiếng nói đòi lại công lý và những gì liên quan đến quyền sở hữu của mình, thì vẫn có những người đạo đức khuyên can: của cải thế gian chúng ta không cần quan tâm, cố gắng giữ hoà khí để đối thoại…
Tại sao có những phản ứng hoàn toàn trái với Giáo huấn Xã Hội Công Giáo như thế? Lý do là vì Giáo huấn Xã Hội Công Giáo còn quá xa lạ, và chưa đi vào việc huấn giáo trong nhà thờ và trong các lớp giáo lý.
Trên một mạng xã hội mới đây khi đọc tin các linh mục theo dõi việc xét xử công dân yêu nước tại toà án, thì một người tự xưng là Công Giáo viết một lời bình khá xấc và sai cả giáo lý, nội dung nói là linh mục thì chỉ nên làm việc trong nhà thờ, đừng lo chuyện xã hội. Xưng là người Công Giáo mà chưa hiểu được rằng sứ mạng của Hội Thánh không chỉ trong phạm vi nhà thờ, giáo xứ, mà còn gắn liền với tất cả những gì liên quan đến con người!
Gần đây một sự kiện xã hội được nhiều người quan tâm với những luồng ý kiến trái chiều. Một người khuyết tật ở nước khác được mời đến Việt nam, nhưng cách người ta đối xử với anh thật rất lạ, nhất là họ tìm cách để thông điệp của anh gửi cho người nghe không đến được một cách trung thực. Rõ ràng nhân vị, phẩm giá con người cũng như sự thật và công lý không được đề cao cho bằng những mục tiêu khác.
Những ví dụ trên chứng minh điều chúng ta vừa trao đổi: Giáo huấn Xã Hội Công Giáo còn xa lạ quá. Ấy là chúng ta đang ở vào thế kỷ 21. Xin hãy nhớ cho rằng vào cuối thế kỷ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã nhìn thấy viễn cảnh hôm nay.
Vâng, chắc chắn ngài nhìn thấy cảnh tượng này, và theo ý riêng chúng tôi, ngài nhìn thấy từng ngóc ngách của xã hội Việt nam nữa. Bởi vì những ngóc ngách ấy đã biểu lộ rõ ràng ngay từ khi chủ nghĩa xã hội khởi đầu.
Cái nhìn sâu rộng của vị Cha chung ngày hôm nay vẫn còn làm nhiều người ngạc nhiên thán phục. Thông điệp của ngài đã đề cập đến những vấn nạn mà ngày hôm nay chúng ta cứ mãi loay hoay trong đó. Đó là việc xã hội chủ nghĩa xoá bỏ quyền tư hữu, các giai cấp xã hội và việc Hội Thánh đứng về phía những giai cấp chịu thiệt thòi bằng chính đức ái nền tảng Kitô giáo. Đó là việc phục vụ công ích, việc bảo vệ người lao động và việc tôn trọng nhân phẩm.
Con cái Hội Thánh đi giữa lòng thế giới, không coi thế giới là phù hoa tạm bợ, nhưng coi cuộc sống này là khởi đầu của ơn Cứu độ. Chính Đức Kitô đi vào lòng đời và cứu chữa con người thời đại ngài cả phần tâm hồn lẫn về mặt thể chất. Và ơn Cứu độ phổ quát qua mọi thời đại vẫn là ơn cứu độ cho cả linh hồn và thân xác con người.
Ước chi việc học hỏi và quảng bá cho Giáo huấn Xã Hội Công Giáo ngày càng được mạnh mẽ, sâu rộng, để con cái Hội Thánh sẵn sàng dấn thân cho xã hội trần thế nơi họ được Thiên Chúa gửi đến. Trong Thông điệp Quan Tâm Đến Vấn Đề Xã Hội (Sollicitudo Rei Socialis), Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Việc giảng dạy và phổ biến giáo huấn về vấn đề xã hội thuộc về sứ mạng Phúc Âm của Giáo Hội (…) giáo huấn đó đòi hỏi mỗi người tuỳ theo vai trò, ơn gọi hoàn cảnh của mình phải dấn thân cho công lý”.
Có lần chúng tôi viết bài “Tháng Năm nhớ sinh nhật những con người vĩ đại”, để nhớ đến một số vị trong thế kỷ qua có tầm vóc lớn lao trong lịch sử loài người và Hội Thánh Công Giáo. Và cứ mỗi lần tháng Năm đến rồi đi, chúng ta lại nhớ đến sinh nhật của những con người đã làm xoay chuyển thế giới này, giúp con người thoát khỏi bóng tối của gian tà và bạo lực, trong đó đứng đầu là Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.
Nhưng không chỉ nhắc đến sinh nhật, mà tháng Năm còn gợi nhớ những sự kiện lớn lao. Khi nhìn lại lịch sử Hội Thánh, có một tháng Năm đã gây tiếng vang và ảnh hưởng lớn lao trên người lao động toàn thế giới. Đó là tháng Năm năm 1891, với Thông điệp Tân Sự (Rerum Novarum) do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành.
Thông điệp Rerum Novarum không phải khởi đầu cho Giáo huấn Xã Hội Công Giáo, bởi vì Giáo huấn này đã hình thành ngay từ thời Đấng Sáng Lập Hội Thánh kêu gọi các môn đệ đầu tiên trên biển hồ Galilê (Mc.1,16-20). Nhưng Thông điệp ấy đã “xới lên” tất cả mọi vấn đề liên quan đến quan điểm của Hội Thánh Công Giáo về mọi vấn đề xã hội, và đặt nền móng cho việc phát triển sau đó.
Nhiều sách vở đã viết về Thông điệp vĩ đại này, và nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày ban hành Thông điệp Rerum Novarum, tháng Năm năm 1991, Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành Thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên). Trong lời giới thiệu vào ngày trước khi công bố, chính Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô đã viết về Thông điệp của mình như sau:
“Khi soạn thảo văn kiện này, tôi đã kín múc từ kho tàng truyền thống và từ đời sống của Giáo Hội để vạch ra một số đường hướng và viễn tượng khả dĩ đáp ứng được những vấn đề của xã hội ngày một nghiêm trọng hơn như thấy trong thời đại chúng ta”.
Quả thật, kho tàng truyền thống và đời sống Hội Thánh qua bao thế kỷ đã chứa đựng những Giáo huấn về mặt xã hội rất thiết thực và cao quý cho con người của mọi thời đại.
Nhưng điều đáng tiếc là những người thừa hưởng gia tài phong phú ấy là chính con cái Hội Thánh khi đi giữa lòng thế giới này lại không ý thức được rằng, hay ít ra không nhớ rằng Mẹ Hội Thánh đã tiên liệu những tình huống mà con người gặp phải, để chỉ cho họ cách hành xử theo đúng tinh thần Công Giáo, theo đúng huấn lệnh của Đức Kitô, Đấng đã cứu con người xét như toàn thể, cả phần hồn lẫn phần xác.
Hơn một trăm năm đã đi qua kể từ ngày vị Giáo Hoàng lỗi lạc, Đức Lêô XIII, ban hành Thông điệp Tân Sự. Trong thời gian ấy, biết bao nhiêu văn kiện Toà Thánh đã nhắc lại, khai triển, bổ túc cho các ý tưởng từ Thông điệp ấy. Vậy mà thực tế thì chưa được như Hội Thánh mong muốn.
Khi những biến động xã hội xảy ra, dường như con cái Hội Thánh giữa lòng thế giới vẫn thấy lúng túng, băn khoăn, thậm chí có quan điểm trái ngược nhau. Khi nhân quyền bị coi rẻ và khi tiếng nói của lương tri bị lấn át, thì một số người con của Hội Thánh nhiều khi vẫn thờ ơ và coi là chuyện của thiên hạ chẳng liên quan đến mình. Khi cộng đoàn dân Chúa ở đâu đó cất lên tiếng nói đòi lại công lý và những gì liên quan đến quyền sở hữu của mình, thì vẫn có những người đạo đức khuyên can: của cải thế gian chúng ta không cần quan tâm, cố gắng giữ hoà khí để đối thoại…
Tại sao có những phản ứng hoàn toàn trái với Giáo huấn Xã Hội Công Giáo như thế? Lý do là vì Giáo huấn Xã Hội Công Giáo còn quá xa lạ, và chưa đi vào việc huấn giáo trong nhà thờ và trong các lớp giáo lý.
Trên một mạng xã hội mới đây khi đọc tin các linh mục theo dõi việc xét xử công dân yêu nước tại toà án, thì một người tự xưng là Công Giáo viết một lời bình khá xấc và sai cả giáo lý, nội dung nói là linh mục thì chỉ nên làm việc trong nhà thờ, đừng lo chuyện xã hội. Xưng là người Công Giáo mà chưa hiểu được rằng sứ mạng của Hội Thánh không chỉ trong phạm vi nhà thờ, giáo xứ, mà còn gắn liền với tất cả những gì liên quan đến con người!
Gần đây một sự kiện xã hội được nhiều người quan tâm với những luồng ý kiến trái chiều. Một người khuyết tật ở nước khác được mời đến Việt nam, nhưng cách người ta đối xử với anh thật rất lạ, nhất là họ tìm cách để thông điệp của anh gửi cho người nghe không đến được một cách trung thực. Rõ ràng nhân vị, phẩm giá con người cũng như sự thật và công lý không được đề cao cho bằng những mục tiêu khác.
Những ví dụ trên chứng minh điều chúng ta vừa trao đổi: Giáo huấn Xã Hội Công Giáo còn xa lạ quá. Ấy là chúng ta đang ở vào thế kỷ 21. Xin hãy nhớ cho rằng vào cuối thế kỷ 19, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã nhìn thấy viễn cảnh hôm nay.
Vâng, chắc chắn ngài nhìn thấy cảnh tượng này, và theo ý riêng chúng tôi, ngài nhìn thấy từng ngóc ngách của xã hội Việt nam nữa. Bởi vì những ngóc ngách ấy đã biểu lộ rõ ràng ngay từ khi chủ nghĩa xã hội khởi đầu.
Cái nhìn sâu rộng của vị Cha chung ngày hôm nay vẫn còn làm nhiều người ngạc nhiên thán phục. Thông điệp của ngài đã đề cập đến những vấn nạn mà ngày hôm nay chúng ta cứ mãi loay hoay trong đó. Đó là việc xã hội chủ nghĩa xoá bỏ quyền tư hữu, các giai cấp xã hội và việc Hội Thánh đứng về phía những giai cấp chịu thiệt thòi bằng chính đức ái nền tảng Kitô giáo. Đó là việc phục vụ công ích, việc bảo vệ người lao động và việc tôn trọng nhân phẩm.
Con cái Hội Thánh đi giữa lòng thế giới, không coi thế giới là phù hoa tạm bợ, nhưng coi cuộc sống này là khởi đầu của ơn Cứu độ. Chính Đức Kitô đi vào lòng đời và cứu chữa con người thời đại ngài cả phần tâm hồn lẫn về mặt thể chất. Và ơn Cứu độ phổ quát qua mọi thời đại vẫn là ơn cứu độ cho cả linh hồn và thân xác con người.
Ước chi việc học hỏi và quảng bá cho Giáo huấn Xã Hội Công Giáo ngày càng được mạnh mẽ, sâu rộng, để con cái Hội Thánh sẵn sàng dấn thân cho xã hội trần thế nơi họ được Thiên Chúa gửi đến. Trong Thông điệp Quan Tâm Đến Vấn Đề Xã Hội (Sollicitudo Rei Socialis), Đức Chân Phúc Giáo Hoàng Gioan Phaolô II viết: “Việc giảng dạy và phổ biến giáo huấn về vấn đề xã hội thuộc về sứ mạng Phúc Âm của Giáo Hội (…) giáo huấn đó đòi hỏi mỗi người tuỳ theo vai trò, ơn gọi hoàn cảnh của mình phải dấn thân cho công lý”.
Văn Hóa
Lời kinh dâng ngày
Trầm Hương Thơ
08:14 31/05/2013
Sáng nay Trời rất yêu mình
Tiếng oanh đánh thức bình minh tỉnh bừng
Đời con được Chúa yêu cưng
Ban cho cuộc sống, được xưng con Ngài
Trời xuân mát mẻ ban mai
Sáng nay dạo sớm dâng Ngài hương kinh
Bức tranh đẹp ở quanh mình
Bên dòng suối mát bình minh ngọt ngào
Muôn chim hòa tấu xôn xao
Nghe trong tâm khảm dâng trào tình Cha
Ngàn hoa khoe sắc mặn mà
Thiền hành từng bước quanh nhà thưởng Xuân
Đỗ quyên rực rỡ đầu tuần
Bên dòng suốt mát chuyển luân hữu tình
Lơ thơ liễu khẽ buông mình
Bức tranh hòa quyện thật xinh thế trần
Tạ ơn Cha vạn hồng ân
Từng giờ, từng phút, phúc phần là đây
Từng làn hương sớm đong đầy
Con dâng ngày mới phút giây an lành.
Mẹ Trà Kiệu
Đinh Văn Tiến Hùng
12:14 31/05/2013
‘Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu’
*Chúc Mừng Đại Hội Trà Kiệu, Giáo Phận Đà Nẵng (29,30,31/5/2013)
Tôi đứng dưới chân đồi,
Ngước mắt nhìn khung trời,
Ngôi giáo đường in bóng,
Chiều mây lững lờ trôi.
Trải qua bao đời người,
Cố đô dân tộc Hời,
Đã chìm vào dĩ vãng,
Giữa cô tịch mù khơi.
Nơi ấn dấu một thời,
Nhân chứng giữa đất trời,
Giáo dân làng Trà Kiệu,
Đức tin tỏa sáng ngời.
Khi phong trào Cần Vương,
Bốn ngàn quân phô trương,
Xưng ‘Bình Tây Sát Tả’,
Vây chặt khu Thánh đường.
Thâm ý diệt cho mau,
Hơn hai ngàn giáo dân,
Đang vang lên kinh nguyện,
Cùng đồng lòng hiến dâng.
Địch tấn công nhiều lần,
Bắn xối xả ầm ầm,
Nhưng bốn trăm dũng sĩ,
Luôn giữ vững tinh thần.
Chúng không thể tiến gần,
Nên lệnh truyền rút, quân,
Sau bao ngày công hãm.
Thất bại thật thảm sầu.
Vì run sợ kinh hoàng,
Vị Nữ Vương Thiên đàng,
Từ mây trời xuất hiện,
Đuổi giặc chạy tan hoang.
Kinh Mân Côi vang rền,
Đức Mẹ đã lắng nghe,
Lời cầu xin tha thiết,
Giang tay Mẹ chở che.
Từ ngày ấy đến nay,
Minh chứng vẫn còn đây,
‘Bà phù hộ giáo hữu’,
Tước hiệu ngôi Thánh đường.
Dưới chân Mẹ Hòa bình,
Tôi lẩm nhẩm lời kinh,
Cho Quê Hương lửa khói,
Mau kết thúc chiến chinh.
Tôi đứng dưới chân đồi,
Chiều tím dâng chân trời,
Ngôi Giáo đường mờ bóng,
Hồn nâng lên chơi vơi.
Một trăm ba mươi năm,
Tưởng ngày nào đâu đây,
Hôm nay Mừng Đại Hội,
Lòng xôn xao ngất ngây.
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ghi chú: Năm 1972 chiến trường Vùng I đang sôi động, tôi có dịp ghé thăm viếng Giáo đường Trà kiệu nằm trên đồi Bửu Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam. Nơi đây ghi lại ấn tích hùng hồn của 400 chiến sĩ quyết bảo vệ đức tin với vũ khí thô sơ đã đẩy lui 4000 quân triều đình trang bị đầy đủ. Chiến thắng thần kỳ của giáo dân nhờ bàn tay nhiệm mầu của Đức Mẹ che chở. Từ đó ngôi Thánh đường Trà Kiệu mang danh hiệu ‘Đức Bà phù hộ các giáo hữu’ đã lôi cuốn hàng vạn người hành hương đến kính viếng cầu xin.
Sự tích Đức Mẹ hiện ra che chở giáo dân Trà Kiệu đã trôi qua 128 năm (1885-2013). Năm nay Giáo Phận Đà Nẵng đã long trọng Mừng Đại Hội Kính nhớ và Ghi ơn Đức Mẹ Trà Kiệu trong 3 ngày 29,30 và 31/5/13.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chim Non Sáng Hót Sau Nhà
Nguyễn Đức Cung
21:28 31/05/2013
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Lắng nghe chim hót sau nhà
Tạ ơn Thượng Đế viết bài chim ca.
(nđc)
VietCatholic TV
Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô tại Thánh Đô Rôma
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
09:43 31/05/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Theo truyền thống, hôm thứ Năm 30 tháng 5, hơn 20,000 anh chị em giáo dân đã tập trung bên ngoài Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô để dự thánh lễ ngoài trời do Đức Giáo Hoàng tức là vị Giám Mục Rôma cử hành.
Một ngày trước đó, tức là hôm thứ Tư 30 tháng 5 và cả trong ngày thứ Năm, chỉ vài giờ trước buổi lễ, mưa rơi tầm tã. Do đó, Tòa Thánh đã chuẩn bị cho các vị Hồng Y tham dự trong thánh lễ mỗi vị một chiếc dù mầu vàng trắng. Tuy nhiên, trong suốt buổi lễ trời đã không mưa.
Giảng trong thánh lễ Đức Thánh Cha nói:
"Thánh Thể là bí tích hiệp thông, trong đó chúng ta thoát ra khỏi chủ nghĩa cá nhân của mình, để chúng ta có thể sống cuộc hành trình của chúng ta với nhau, theo những bước chân của Chúa Kitô, đặt trọn niềm tin chúng ta nơi Ngài. Vì vậy chúng ta phải tự vấn trước mặt Chúa: Làm thế nào để sống Bí Tích Thánh Thể? Tôi sống bí tích ấy ẩn danh hay là như thời điểm hiệp thông thật sự với Chúa, và cùng với anh chị em cùng chia sẻ bàn tiệc thánh này? Chúng ta phải tự hỏi mình đã cử hành Thánh Thể như thế nào? "
Ngay sau khi thánh lễ kết thúc, Đức Thánh Cha đã hướng dẫn cuộc rước Mình Thánh Chúa từ Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô về Đền Thờ Đức Bà Cả cách đó 1.5km. Ngài đi bộ hoàn toàn trên đoạn đường này.
Mặt Nhật đã được cung nghinh trên xe có hai vị phó tế cung kính chắp tay nghiêm quỳ. Đức Thánh Cha đi bộ ngay sau xe tiếp đó là các vị Hồng Y, Giám Mục và Tổng Giám Mục.
Các linh mục của giáo phận Rôma trong áo dài trắng đeo dây stola tạo thành nhóm thứ hai. Sau đó các hội đoàn, đoàn thể của giáo phận trong những bộ đồng phục tạo thành một đoàn rước rất đẹp mắt.
Sau 45 phút rước trên đường phố Rôma, Đức Thánh Cha và nhóm đầu tiên đến Đền Thờ Đức Bà Cả. Lúc đó, tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô vẫn còn có những nhóm sau cùng mới đang bắt đầu rời khỏi đền thờ.