Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:15 01/06/2014
ĐẸP XẤU CỦA HOA SEN.
Mùa hè,
Hoa sen thật tươi đẹp, nó liếc xéo nhìn mấy cây cỏ nực hôi mùi cỏ không chịu được, trên mặt có vẻ dương dương tự đắc, thế là nó hỏi Đấng tạo hóa:
- Ngài nhìn con thế nào ?”
- Ta chỉ nhìn thấy vẻ xấu xí của con!”
Mùa thu,
Hoa sen đã già khô, héo tàn, vẻ tươi tốt đã cực kỳ tàn tạ, nhè nhẹ than thở tự nói với mình: “Bây giờ tôi vừa già vừa xấu xí”.
Đấng tạo hóa nói:
- “Không, Ta cảm thấy con rất đẹp!”
Sen không hiểu bèn hỏi:
- “Tại sao lúc con nở rộ, dáng điệu muôn vẻ, Ngài lại nhìn thấy con xấu xí; nhưng khi con buồn bã, thế lực đang tàn tạ, thất bại, thì Ngài lại cho rằng con đẹp đẽ?”
Đấng tạo hóa mĩm cười, nói:
- “Bé con, lúc con tự cho rằng mình đẹp đẽ, là lúc Ta nhìn thấy hư vinh và kiêu ngạo của con; và lúc nầy đây, ta nhìn được sự chân thành và thẳng thắn của con!”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Mỗi người điều có những quan niệm và suy tư không giống nhau, nếu có giống nhau thì không phải là thế giới của loài người nữa.
Và cách nhìn cũng không hoàn toàn giống nhau.
Cách nhìn đây không phải đứng nhìn một bông hoa rồi nói nó là hoa, cũng chẳng phải đứng nhìn một toà cao ốc, rồi phán một câu nó là nhà cao tầng.
Cách nhìn đây bao gồm cả tri thức, lý luận, suy tư, thẩm mỹ, tâm lý…
Thiên Chúa là Đấng vĩ đại vì Ngài có cách nhìn vĩ đại, bao trùm trong ngoài vạn vật, quá khứ, hiện tại và tương lai.
Các nhà khoa học thì có cách nhìn của nhà khoa học.
Các triết gia thì có cách nhìn rắc rối của triết gia.
Các thánh thì nhìn mọi sự đều tốt đẹp.
Người thế gian thì nhìn mọi vật đều theo cái thích của họ.
Người đời chỉ nhìn vẻ bên ngoài rồi khen và chê, nhưng Thiên Chúa thì nhìn cả bên trong lẫn bên ngoài mà không hề khen chê, Ngài chỉ nói: “Điều gì con muốn người ta làm cho mình, thì con hãy làm cho người ta trước” (Mt 7, 12).
Đó cũng là cách nhìn chuẩn nhất của chúng ta –những người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Mùa hè,
Hoa sen thật tươi đẹp, nó liếc xéo nhìn mấy cây cỏ nực hôi mùi cỏ không chịu được, trên mặt có vẻ dương dương tự đắc, thế là nó hỏi Đấng tạo hóa:
- Ngài nhìn con thế nào ?”
- Ta chỉ nhìn thấy vẻ xấu xí của con!”
Mùa thu,
Hoa sen đã già khô, héo tàn, vẻ tươi tốt đã cực kỳ tàn tạ, nhè nhẹ than thở tự nói với mình: “Bây giờ tôi vừa già vừa xấu xí”.
Đấng tạo hóa nói:
- “Không, Ta cảm thấy con rất đẹp!”
Sen không hiểu bèn hỏi:
- “Tại sao lúc con nở rộ, dáng điệu muôn vẻ, Ngài lại nhìn thấy con xấu xí; nhưng khi con buồn bã, thế lực đang tàn tạ, thất bại, thì Ngài lại cho rằng con đẹp đẽ?”
Đấng tạo hóa mĩm cười, nói:
- “Bé con, lúc con tự cho rằng mình đẹp đẽ, là lúc Ta nhìn thấy hư vinh và kiêu ngạo của con; và lúc nầy đây, ta nhìn được sự chân thành và thẳng thắn của con!”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Mỗi người điều có những quan niệm và suy tư không giống nhau, nếu có giống nhau thì không phải là thế giới của loài người nữa.
Và cách nhìn cũng không hoàn toàn giống nhau.
Cách nhìn đây không phải đứng nhìn một bông hoa rồi nói nó là hoa, cũng chẳng phải đứng nhìn một toà cao ốc, rồi phán một câu nó là nhà cao tầng.
Cách nhìn đây bao gồm cả tri thức, lý luận, suy tư, thẩm mỹ, tâm lý…
Thiên Chúa là Đấng vĩ đại vì Ngài có cách nhìn vĩ đại, bao trùm trong ngoài vạn vật, quá khứ, hiện tại và tương lai.
Các nhà khoa học thì có cách nhìn của nhà khoa học.
Các triết gia thì có cách nhìn rắc rối của triết gia.
Các thánh thì nhìn mọi sự đều tốt đẹp.
Người thế gian thì nhìn mọi vật đều theo cái thích của họ.
Người đời chỉ nhìn vẻ bên ngoài rồi khen và chê, nhưng Thiên Chúa thì nhìn cả bên trong lẫn bên ngoài mà không hề khen chê, Ngài chỉ nói: “Điều gì con muốn người ta làm cho mình, thì con hãy làm cho người ta trước” (Mt 7, 12).
Đó cũng là cách nhìn chuẩn nhất của chúng ta –những người Ki-tô hữu.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:17 01/06/2014
N2T |
21. Mong đợi, giống như một đồ đựng, đồ đựng càng lớn thì chứa được càng nhiều, đồ đựng càng nhỏ thì chứa được càng ít. Mong đợi lớn thì được ân điển nhiều, mong đợi nhỏ thì được ân điển ít.
(Thánh Sibyllina)--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ông Lech Walesa tha thứ cho Wojciech Jaruzelski
Đặng Tự Do
19:18 01/06/2014
Trùm cộng sản Wojciech Jaruzelski |
Tang lễ đã được tổ chức sáng 31 tháng Năm tại nhà thờ quân đội của thủ đô Warsaw giữa những tiếng la ó phản đối dữ dội của dân chúng tụ tập đông đảo bên ngoài nhà thờ. Tại thủ đô nước láng giềng Tiệp cũng có những cuộc biểu tình phản đối những lễ nghi long trọng dành cho Jaruzelski.
Người biểu tình đã hô vang những khẩu hiệu chống báng và nhục mạ người quá cố vì những đau khổ mà ông ta đã gây ra cho họ và đòi hỏi rằng " danh dự và vinh quang phải thuộc về các nạn nhân của hắn ta", Hơn 100 người đã chết khi Jaruzelski áp đặt Thiết Quân Luật trong âm mưu đàn áp phong trào Công đoàn Đoàn Kết.
Mặc một bộ đồ màu đen và cà vạt đen, ông Lech Walesa, cựu lãnh đạo Công đoàn Đoàn kết và sau đó là tổng thống đầu tiên của nước Ba Lan tự do, đã quỳ cầu nguyện tại nhà thờ quân đội của thủ đô Warsaw trong tang lễ của Jaruzelski. Tổng thống đương nhiệm Bronislaw Komorowski cũng đến dự.
Khi Đức Giám Mục Jozef Guzdek mời cộng đoàn trao đổi những lời chúc bình an, ông Walesa đã bước qua lối đi để bắt tay với bà góa phụ Barbara Jaruzelski, và đám con cháu của ông trùm cộng sản.
13 ngày trước khi qua đời, Jaruzelski đã xin một linh mục Công Giáo ban các phép bí tích cuối cùng cho ông ta.
Jaruzelski sinh ngày 6 tháng 7 năm 1923 tại Kurów trong một gia đình thượng lưu và được theo học tại một trường Công Giáo trong suốt thập niên 1930.
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, Hitler tấn công Ba Lan, gia đình Jaruzelski chạy sang Lithuania, ở đó gia đình ông bị cộng sản Liên Xô bắt đày đi Siberia. Năm 1940, ở tuổi 16, Jaruzelski bị cộng sản Nga đày sang Cộng Hòa Kazakhtan lao động khổ sai trong một mỏ than. Dưới những điều kiện sinh sống tồi tệ, cặp mắt thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, Jaruzelski mắc chứng Photokeratitis, tức là chảy nước mắt, đau đớn khi gặp phải ánh sáng chan hòa, nên Jaruzelski luôn phải đeo mắt kính đen.
Để sống còn, Jaruzelski gia nhập đoàn thanh niên cộng sản và năm 1943 tình nguyện gia nhập đoàn quân Ba Lan do Liên xô thành lập để đi đầu chết thay cho lính Nga trên các mặt trận Tây tiến. Cuối năm 1945, Jaruzelski mang quân hàm thiếu uý và bắt đầu can dự vào những cuộc hành quân chống lại Quân Đội Ba Lan Tự Do.
Nhờ những thành tích nịnh bợ ngoại bang, giết hại đồng bào, Jaruzelski được gia nhập đảng cộng sản Ba Lan và đầu năm 1960 nắm chức Chính Ủy Quân Đội Ba Lan. Năm 1964, được chọn là Tổng Tham Mưu Trưởng quân Ba Lan và năm 1968 kiêm luôn chức vụ Bộ Trưởng Quốc Phòng Ba Lan. Tháng 8 năm 1968, Jaruzelski ra lệnh cho quân Ba Lan xâm lược Tiệp Khắc để tiếp tay với Liên xô đàn áp cuộc nổi dậy của dân chúng nước này.
Ngày 11 tháng Hai năm 1981, Jaruzelski được đảng cộng sản Ba Lan chỉ định làm thủ tướng. Tổng Bí Thư đảng cộng sản Ba Lan lúc bấy giờ là Stanisław Kania tỏ ra mềm dẻo với Công đoàn Đoàn Kết và chủ trương đối thoại với Giáo Hội Công Giáo. Ngày 18 tháng 10 năm 1981, ông bị KGB của Liên xô bắt giữ vì cho là chửi bới các nhà lãnh đạo tại điện Cẩm Linh.
Jaruzelski được đưa lên thay. Hai tuần sau, Jaruzelski gặp Đức Hồng Y Józef Glemp và lãnh tụ Công đoàn Đoàn Kết Lech Wałęsa để “thương thảo”. Jaruzelski dọa Đức Hồng Y Glemp và ông Wałęsa về nguy cơ Liên xô đưa quân vào Ba Lan và hứa sẽ cải tổ chính trị từng bước.
Hai tuần trước lễ Giáng Sinh năm đó, chính xác là ngày 13 tháng 12 năm 1981, Jaruzelski bất ngờ ban hành Thiết Quân Luật, thành lập Ủy Ban Cứu Nguy Dân Tộc do mình làm chủ tịch và ra lệnh lùng bắt các nhà lãnh đạo Công đoàn Đoàn Kết vì cho rằng phong trào này dự định cướp chính quyền. Hơn 100 người bị giết và hàng ngàn người bị cầm tù.
Sau khi cộng sản bị lật đổ, Jaruzelski không bị giết như tên trùm cộng sản Nicolae Ceaușescu của Rumani vì nhiều người trong xã hội Ba Lan tin vào câu chuyện do Jaruzelski đưa ra là việc ban hành Thiết Quân Luật đã cứu Ba Lan khỏi bị Liên Xô xâm lược.
Tại cuộc họp báo vào tháng Chín năm 1997, tướng Viktor Georgiyevich Kulikov, từng là tham mưu trưởng Hiệp Ước Warsaw từ 1977 đến 1989 nói rằng cộng sản Liên Xô loại bỏ ngay từ đầu khả năng xâm lược Ba Lan nếu Công đoàn Đoàn Kết lên nắm chính quyền.
Các cuộc điều tra được thực hiện dưới thời tổng thống Nga Boris Yeltsin tìm thấy biên bản cuộc họp Bộ Chính Trị của đảng cộng sản Liên Xô ngày 10 tháng 12 năm 1981, trong đó Yuri Andropov, Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng cộng sản Liên Xô nói "Chúng ta không có ý định đưa quân vào Ba Lan. Đó là đường lối thích hợp, và chúng ta phải tuân thủ như thế cho đến cùng. Tôi không biết mọi sự sẽ diễn ra như thế nào tại Ba Lan, nhưng ngay cả khi Ba Lan rơi vào sự kiểm soát của Công đoàn Đoàn kết, thì mặc kệ nó đi."
Các cuộc điều tra này còn đi xa hơn đến mức chỉ ra rằng chính Jaruzelski còn xúi Liên Xô đưa quân vào Ba Lan.
Năm 1997, Jaruzelski đưa ra một huyền thoại khác là ông ta đã sai Eugeniusz Molczyk đến Washington gặp tổng thống George H. W Bush để thuyết phục rằng trong hai cái xấu thì Thiết Quân Luật đỡ tồi tệ hơn là để Nga xâm lược; và tổng thống George H. W Bush đã bật đèn xanh cho Jaruzelski. Mark Kramer sử gia Đại Học Harvard cũng bác bỏ huyền thoại này.
Cho nên, trong xã hội Ba Lan có những ý kiến khác nhau về con người này. Ông Walesa, chắc chắn đã không tin những gì Jaruzelski nói nhưng là người Công Giáo, ông chỉ muốn làm một cử chỉ tha thứ sau cùng cho kẻ đã làm khốn mình.
Kết thúc tháng Hoa tại Vatican
Đặng Tự Do
17:44 01/06/2014
Trình bày những suy tư của ngài, Đức Thánh Cha nhận xét rằng "Maria đã vội vã ra đi" để thăm người chị họ Elizabeth của mình. Mẹ không chần chừ nhưng ngay lập tức lên đường để giúp người chị em của mình. Đức Trinh Nữ cũng sẵn sàng giúp đỡ chúng ta khi chúng ta cầu nguyện, khi chúng ta thỉnh cầu sự giúp đỡ và bảo vệ của Mẹ.
Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết có "rất nhiều" những khoảnh khắc trong cuộc sống mà chúng ta cần sự giúp đỡ, Đức Mẹ không chần chừ nhưng ngay lập tức sẵn sàng giúp đỡ chúng ta.
Giáo Hội tại Ai cập chào mừng kết quả bầu cử tổng thống
Đặng Tự Do
21:48 01/06/2014
Cha Rafic Greiche phát ngôn viên cho Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ai Cập hoan nghênh chiến thắng của tướng Sisi. Ngài nói rằng kết quả bầu cử này là "thể hiện cụ thể khuynh hướng xã hội chính trị và dân sự của Ai Cập chống lại trào lưu chính thống Hồi giáo."
Cha Rafic Greiche nói với thông tấn xã AsiaNews rằng Sisi "biết rằng các Kitô hữu là một phần quan trọng của Ai Cập và ông muốn bảo vệ việc chung sống hòa bình giữa các tôn giáo." Ngài nói thêm rằng, " cho đến nay ông đã giữ lời hứa và tỏ ra là một người thành tín. "
Cùng quan điểm với cha Greiche, Đức Cha Adel Zaky, giám quản tông tòa tổng giáo phận Alexandria nói: "Sisi là người xuất hiện đúng đúng thời điểm. Thắng lợi trong cuộc bầu cử của ông đem lại cho tất cả người Ai Cập, cả người Hồi giáo và các tín hữu Kitô nhiều hy vọng."
Đức Cha Zaky nói tướng al- Sisi đã cam kết duy trì quốc gia Ai Cập như là một xã hội dân sự. Ông đã hành động có trách nhiệm khi cầm đầu quân đội lật đổ chính phủ do Mohamed Morsi và nhóm Huynh Đệ Hồi giáo lãnh đạo. Đức Cha nhận xét rằng “Nếu Tướng al- Sisi đã không lãnh đạo quân đội thì ắt đã có một cuộc nội chiến".
Nhóm Huynh Đệ Hồi giáo đã từ chối không tham gia cuộc bầu cử tổng thống. Nhưng Cha Greiche nói rằng " họ không thể bỏ qua một thực tế là cả nước đang điêu đứng do bạo lực gần đây." Ngài bày tỏ hy vọng các chiến binh Hồi giáo sẽ sớm nhận ra được sự thật.
Tưởng cũng nên nói thêm một chút về lý do Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Ai Cập ủng hộ ho tướng Sisi.
Ai Cập có 85,300,000 dân trong đó 90% là người Hồi Giáo, chủ yếu là Hồi Giáo Sunny, 9% là tín hữu Chính Thống Giáo Coptic. Người Công Giáo Coptic hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh chỉ chiếm 163,700 tín hữu trong số 1% còn lại.
Trong cao trào cuộc nổi dậy Ai Cập, các cuộc biểu tình khổng lồ từ 25 tháng Giêng Năm 2011 đến ngày 11 tháng Hai năm đó đã lật đổ tổng thống Hosni Mubarak sau gần 30 năm cầm quyền của ông này.
Ngày 11 tháng Hai năm 2011, Hosni Mubarak thoái vị, quân đội giải tán quốc hội, hoãn việc thi hành hiến pháp và trực tiếp lãnh đạo đất nước.
Sau những tranh cãi liên tục từ tháng 11 năm 2011 đến ngày 15 tháng Hai năm 2012, quốc hội lập hiến đã được bầu ra trong đó tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo chiếm gần một nửa số ghế tại Hạ Viện và 90% số ghế tại Thượng Viện.
Trong cuộc bầu cử tổng thống kéo dài trong hai ngày 16 và 17 tháng Sáu năm 2012, Mohammed Morsi thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo được 51.7% phiếu thắng khít khao ông Ahmed Shafiq, người đã từng là thủ tướng cuối cùng dưới thời tổng thống Hosni Mubarak.
Các cuộc biểu tình khổng lồ đã liên tục nổ ra sau đó vì Mohammed Morsi tự ban cho mình quá nhiều quyền hành, lãnh đạo đất nước tồi tệ, lạm phát gia tăng và dung dưỡng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các tôn giáo khác, kể cả Hồi Giáo Shiite.
Một vài chi tiết sau đây có thể minh hoạ cho đường lối dung dưỡng tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo của Mohammed Morsi.
Ngày 7 tháng Tư năm nay 2013, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào Vương Cung Thánh Đường Cairo giết chết 4 tín hữu Chính Thống Giáo trong khi những người này tổ chức đám tang cho một tín hữu khác đã bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo giết chết trong một cuộc biểu tình của người Chính Thống Giáo Coptic chống lại chính sách phân biệt đối xử dựa trên niềm tin của Mohammed Morsi.
Đức Giáo Chủ Tawadros đệ Nhị đã cực lực lên án chính sách của Mohammed Morsi trước khi có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 10 tháng Năm năm 2013 để bày tỏ mối âu lo của ngài về tương lai của các Giáo Hội Kitô tại Ai Cập.
Trong khuôn khổ các cuộc thanh trừng tôn giáo, không chỉ có các Kitô hữu bị tấn công, hôm 23 tháng 6 năm ngoái, bốn người Hồi Giáo Shiite đã bị đánh chết tại một làng ở ngoại ô thủ đô Cairo. Làn sóng bất bình dâng cao.
Ngày 30 tháng 6 năm 2013, hàng triệu người xuống đường biểu tình kêu gọi Mohammed Morsi từ chức.
Sáng ngày 1 tháng 7 năm 2013, trước sự hỗn loạn của đất nước, quân đội ra tối hậu thư cho Mohammed Morsi phải giải quyết tình hình trong vòng 48 giờ.
Tối hôm sau, Mohammed Morsi phát đi tuyên bố cuối cùng nhất quyết không thoái vị cũng không đáp ứng các yêu cầu của quân đội và phe đối lập.
Ngày 3 tháng 7 năm 2013, hết hạn tối hậu thư, quân đội bắt giữ Mohammed Morsi, lật đổ chế độ và đưa ông Adly Mansour, chánh án Tối Cao Pháp Viện lên làm tổng thống lâm thời.
Tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo lập tức huy động tổng biểu tình chống lại quân đội.
Hôm 5 tháng 7 năm 2013, đụng độ dữ dội giữa quân đội, cảnh sát và người biểu tình tại Alexandria khiến 36 người chết. Ba ngày sau đó, 50 người nữa bị giết trong các cuộc đụng độ tại Cairo. Hàng loạt các vụ đụng độ sau đó tại hai thành phố này đã nâng tổng số người chết lên đến hơn 300 người chỉ trong vòng một tuần.
Tại thủ đô Cairo, tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tiếp tục huy động những cuộc biểu tình khổng lồ làm tê liệt đời sống quốc gia.
Sau những trì hoãn và cân nhắc, sáng ngày 14 tháng 8 năm 2013, cảnh sát dưới sự yểm trợ của xe thiết giáp và xe ủi đất đã tấn công vào hai địa điểm biểu tình của những người Hồi Giáo ủng hộ tổng thống Mohammed Morsi đã bị quân đội lật đổ. Cuộc tắm máu bắt đầu xảy ra. Tại hai địa điểm này 638 người bị giết chết.
Các đồn bót lẻ tẻ của cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo lập tức bị tấn công đồng loạt. Nhiều đồn cảnh sát được ghi nhận là không còn cảnh sát viên nào sống sót. Các dinh thự của chính phủ bị đốt phá. Cảnh sát chết la liệt trên nhiều con đường của Cairo khiến cho bộ trưởng nội vụ ban hành lệnh khẩn cấp cho phép các cảnh sát viên được nổ súng tự vệ bằng mọi giá.
Trong ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tất cả các nhà thờ phải đóng cửa. Chỉ nội trong ngày 15 tháng 8 năm 2013, 36 nhà thờ tại thủ đô Cairo bị đốt phá.
Ngày 16 tháng 8 năm 2013, súng nổ liên tục tại Cairo. Quân đội và cảnh sát giao tranh với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tại nhiều nơi trong thành phố, đặc biệt là tại một ngôi đền Hồi Giáo nơi hàng trăm người Hồi Giáo cố thủ bên trong. Hàng trăm người bị bắt giữ sau khi lực lượng an ninh chiếm được ngôi đền. 173 người được ghi nhận là thiệt mạng.
Ngày 18 tháng 8 năm 2013, quân đội đặt tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ra ngoài vòng pháp luật sau khi bọn này phục kích một đoàn xe quân đội tại khu vực núi Sinai giết chết 25 binh sĩ.
Hôm 19 tháng 8 năm 2013, cảnh sát đã di chuyển 612 người bị bắt, phần lớn là các thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, từ Cairo đến nhà tù Abu Zaabal. Dọc đường đoàn xe chở tù đã bị phục kích trong một mưu toan giải thoát các tù nhân. 35 tù nhân đã bị chết ngộp.
Chỉ trong năm ngày từ 14 đến 18 tháng 8 năm 2013, theo báo cáo chính thức đã có 830 người thiệt mạng trong đó có 95 cảnh sát và binh sĩ Ai Cập.
Phần lớn các cảnh sát viên bị thiệt mạng vào ngày 14 và 15 tháng 8 khi tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo tấn công vào các đồn bót cảnh sát lẻ tẻ không có khả năng tự vệ. Những băng ghi hình cho thấy nhiều đồn cảnh sát đã bị tàn sát tập thể không còn người nào sống sót.
Tại Alexandria, nhiều người cả thường dân lẫn cảnh sát bị tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo ném đá đến chết hay bị bắt đưa lên các tòa nhà cao rồi xô xuống cho bể sọ chết.
Sáng sớm thứ Ba 20 tháng 8 năm 2013, quân đội Ai Cập đã bắt được lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo Mohamed Badie đang trốn tại một căn chung cư ở thành phố Nasr, phía đông bắc Cairo.
Mohamed Badie đã bỏ trốn từ hôm 3 tháng 7 năm 2013, sau khi quân đội bắt giam cựu tổng thống Mohamed Morsi. Hầu hết các cấp lãnh đạo của Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt ngay đầu tháng 7. Tuy nhiên, Badie nhanh chân trốn thoát và đạo diễn những vụ tấn công vào các đồn bót cảnh sát, các nhà thờ Kitô Giáo và các dinh thự chính phủ. Con trai ông này là Ammar Badie, 38 tuổi, đã bị giết chết hôm thứ Sáu trong cuộc nổi loạn gọi là "ngày cuồng nộ".
Với việc bắt giữ Mohamed Badie, hầu hết các lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, làn sóng bạo động có vẻ vẫn chưa lắng dịu vì những thày giảng Kinh Koran vẫn tiếp tục tung ra những Fatwa kêu gọi tổ chức những “ngày cuồng nộ” tại quảng trường Rames. Những lãnh tụ tinh thần này cách nào đó là bất khả xâm phạm.
Sau khi lãnh tụ Huynh Đệ Hồi Giáo Mohamed Badie bị bắt Hoa Kỳ và các nước phương Tây làm ầm lên đòi quân đội phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi đã bị quân đội lật đổ.
Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Ai Cập 1.2 tỷ Mỹ Kim cùng với 250 triệu Mỹ Kim viện trợ kinh tế. Nguồn viện trợ này được tường trình là đã bị âm thầm cắt bỏ sau khi Hoa Kỳ không áp lực được quân đội nước này phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi.
“Cảm giác của tôi với Ai Cập là nguồn viện trợ này tự nó không thể đảo ngược được những gì chính phủ lâm thời đã làm”, tổng thống Obama đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN hôm thứ Năm 22/08/2013.
Không đi vào chi tiết là nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm hoàn toàn hay một phần, ông Obama nói tiếp: “Điều chắc chắn là chúng ta không thể trở lại như trước đây”.
Các nước phương Tây cũng phản ứng ồn ào không kém. Cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra một nghị quyết lên án việc lật đổ ông Mohamed Morsi, dù Morsi là một thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, là một tổ chức trước đây được chính Hoa Kỳ và các nước phương Tây cho là một tổ chức khủng bố nguy hiểm có liên hệ chặt chẽ với trùm khủng bố Bin Laden của Al Qaeda.
Lập trường lắt léo của Hoa Kỳ và các nước phương Tây chủ yếu là do những nhượng bộ có tính chất chiến lược của Mohamed Morsi sau khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ sau 30 năm cầm quyền. Những hứa hẹn của Mohamed Morsi, và những nguồn đầu tư khổng lồ đổ vào Ai Cập sau ngày 11 tháng Hai năm 2011 đã khiến Hoa Kỳ và các nước phương Tây có một “cảm tình đặc biệt” với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo.
Cha Henri Boulad, một linh mục dòng Tên 82 tuổi, đang làm mục vụ tại Ai Cập, gọi “cảm tình đặc biệt” ấy với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo là một thái độ vô luân.
"Huynh Đệ Hồi Giáo thật tội nghiệp à! Họ là nạn nhân của bạo lực à! Những con chiên hiền lành, nổi tiếng với sự ngọt ngào và ngây thơ của họ à! Lạy Chúa tôi!" Cha Boulad đã viết như trên trong bài xã luận trên Jihad Watch, tổ chức theo dõi những nạn nhân của Thánh Chiến Hồi Giáo.
Ngài nói: "Trong nhiều tuần qua, lực lượng dân quân Huynh Đệ Hồi Giáo, vũ trang tận răng, gieo rắc khủng bố trên cả nước Ai Cập: giết người, bắt cóc, tống tiền, hãm hiếp các cô gái, buộc họ phải kết hôn với người Hồi giáo, tuyệt nhiên không có chút phản ứng nào từ phương Tây."
Cha Boulad tiếp tục: "Các linh mục và các tín hữu bị tấn công và thiệt mạng - trong đó có cả trẻ em trong độ tuổi còn trong nôi - với lý do duy nhất: họ là Kitô hữu. Không một lời tố cáo nào của phương Tây được đưa ra để buộc tội ‘chủ nghĩa Hồi giáo hóa’ mà ngày nay là căn nguyên của mọi tội ác. "
"Đối mặt với quyết tâm của quân đội, phương Tây ngay lập tức kêu lên ‘đảo chính’". Cha Boulad nói: "Nếu đó là một ‘cuộc đảo chính’, thì đó là một ‘cuộc đảo chính’ của người dân, chứ không phải của quân đội. Quân đội chỉ đơn thuần phục tùng ý muốn của người dân. Nhân dân đã chán ngấy một vị tổng thống phản bội, lừa phỉnh họ, và họ đã phản ứng với một phản xạ sinh tồn khi kêu gọi ông ta hãy ra đi."
Đức Thánh Cha Phanxicô: Cộng đoàn Kitô giáo là một cộng đoàn ra đi
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
21:50 01/06/2014
VATICAN. Trưa Chúa Nhật ngày 1.6, gần một trăm ngàn tín hữu hành hương đã về Quảng Trường Thánh Phêrô để nghe bài giáo huấn của Đức Thánh Cha, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng và nhận phép lành từ ngài.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã triển khai ý tưởng về ngy lễ Chúa Thăng Thiên. Ngài nhấn mạnh đến việc “ra đi” của người môn đệ Chúa. Đây là lệnh truyền chứ không phải là chọn lựa. Mọi người, mọi cộng đoàn, mọi dòng tu đều phải ra đi để làm chứng cho Chúa. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng triển khai một ý tưởng khác là nhờ những thương tích của Đức Giêsu, chúng ta đã được tha thứ mọi tội lỗi. Đức Giêsu về trời nhưng Ngài không rời bỏ chúng ta, Ngài vẫn hiện diện với chúng ta qua Giáo Hội. Ngài vẫn đồng hành với chúng ta, dù chúng ta không thấy Người.
Sau đây là toàn văn bài chia sẻ của ngài:
“Xin chào anh chị em,
Ngày hôm nay, ở Ý và ở nhiều nước khác mừng lễ Chúa Thăng Thiên, việc này xảy ra bốn mươi ngày sau Lễ Phục Sinh. Giêsu xa rời các môn đệ và thế giới (X. Cv 1,2.9). Tin Mừng theo thánh Matthêu tường thuật lại lệnh truyền của Đức Giêsu dành cho các môn đệ: lời mời gọi hãy ra đi, hãy lên đường để loan báo cho muôn dân biết thông điệp cứu độ (x. Mt 28,16-20). "Ra đi", hay đúng hơn là "lên đường" trở thành từ khóa của ngày lễ hôm nay: Đức Giêsu khởi hành tiến về với Cha và ra lệnh cho các môn đệ khởi hành tiến về thế giới.
Đức Giêsu lên đường, thăng thiên, nghĩa là trở về với Cha, Đấng đã sai Ngài xuống thế. Ngài đã hoàn thành việc của mình và bây giờ Ngài trở về cùng cha. Nhưng ở đây không gợi lên cho chúng ta sự xa cách, vì Ngài vẫn luôn ở cùng chúng ta, theo một dạng thức khác. Với sự thăng thiên của mình, Chúa Phục Sinh đã thu hút cái nhìn của các tông đồ - và của cả chúng ta nữa - về tầm cao của Thiên Đàng để cho chúng ta thấy cùng đích của hành trình của chúng ta là chính Chúa Cha. Chính Ngài cũng đã từng nói rằng Ngài ra đi là để dọn chỗ cho chúng ta ở trên Thiên Đàng. Tuy nhiên, Đức Giêsu vẫn hiện diện ở đây và hoạt động nơi những biến cố của lịch sử con người với quyền năng và ân sủng của Thánh Thần Ngài; Ngài ở cạnh mỗi người chúng ta, dù chúng ta không thế tỏ tường bằng mắt, nhưng có Ngài ở đó! Ngài đồng hành với chúng ta, hướng dẫn chúng ta, cầm tay chúng ta và nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta vấp ngã. Đức Giêsu phục sinh ở kề bên những Kitô hữu bị bắt bớ và bị phân biệt đối xử; ngài ở gần tất cả chúng ta, hôm nay, ngài hiện diện ở đây, nơi quảng trường này; Thiên Chúa luôn ở với chúng ta! Anh chị em có tin đều này không? Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nói lớn lên: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Khi trở về Trời, Đức Giêsu mang đến với Chúa Cha một món quà. Món quà nào vậy? Những thương tích của Ngài. Thân thể của Ngài hết sức tuyệt đẹp, không có những vết thâm tím, không có những đau vết đau từ đòn roi, nhưng còn lại những thương tích. Khi ngài về với Chúa Cha, Ngài sẽ chỉ cho Chúa Cha thấy những thương tích ấy và Ngài nói với Chúa Cha rằng: "Cha ơi, Cha nhìn này, đây là giá phải trả cho ơn tha thứ mà Cha đã ban". Khi Chúa Cha nhìn thấy những thương tích của Đức Giêsu, Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta, không phải vì chúng ta tốt lành, nhưng vì Đức Giêsu đã trả thay cho chúng ta. Nhìn đến những thương tích của Đức Giêsu, Chúa Cha sẽ động lòng thương yêu. Đây là điều mà Đức Giêsu làm trên Thiên Đàng hôm nay: cho Chúa Cha thấy giá phải trả cho ơn tha thứ, đó chính là những thương tích của Ngài. Chúa Cha luôn luôn tha thứ, vì Người nhìn thấy những thương tích của Đức Giêsu, Người nhìn thấy tội lỗi chúng ta và Người tha thứ tất cả.
Nhưng Đức Giêsu vẫn hiện diện với chúng ta qua Giáo Hội mà Ngài đã sai đi để nới rộng sứ mạng. Lời cuối cùng Đức Giêsu nói với các môn đệ là lệnh truyền hãy ra đi: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy" (Mt 28,19). Đây chính xác là một lệnh truyền, không phải là một chọn lựa! Cộng đoàn Kitô giáo là một cộng đoàn "ra đi", "lên đường". Giáo Hội được khai sinh để ra đi. Anh chị em có thể hỏi tôi: thế thì những cộng đoàn trong đan viện thì sao? Vâng, những cộng đoàn này "ra đi" bằng lời cầu nguyện, bằng con tim mở ra với thế giới, với những chân trời của Thiên Chúa. Thế còn những người già, người bệnh thì sao? Họ cũng vậy, họ ra đi bằng lời cầu nguyện và kết hiệp với những thương tích của Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã nói với các môn đệ được sai đi rằng: "Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (v.20). Không có Đức Giêsu, tự sức chúng ta, chúng ta không thể làm gì được! Trong hoạt động tông đồ, sức mạnh của chúng ta, nguồn lực của chúng ta, cơ cấu của chúng ta không đủ, dù là rất cần thiết. Không có sự hiện diện của Thiên Chúa và sức mạnh của Thánh Thần Ngài, công việc của chúng ta, dù được tổ chức tốt, cũng sẽ không thể sinh hiệu quả. Vì thế, chúng ta hãy ra đi để nói cho mọi người biết Đức Giêsu là ai.
Cùng với Đức Giêsu, Đức Maria, mẹ chúng ta, luôn đồng hành với chúng ta. Bây giờ, Mẹ đã ở trong nhà Cha, Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng, và chúng ta hãy khẩn cầu cùng Mẹ trong lúc này; như Đức Giêsu luôn ở cùng chúng ta, Mẹ Maria, Mẹ của niềm hy vọng, cũng đồng hành với chúng ta.”
Sau khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha gợi nhắc với mọi người về ngày Quốc Tế Truyền Thông Xã Hội hôm nay, với chủ đề: Truyền thông hướng đến phục vụ nền văn hóa gặp gỡ. Ngài chia sẻ rằng các phương tiện truyền thông xã hội có thể phục vụ cho cảm thức hiệp nhất của gia đình nhân loại, sự liên đới và dấn thân để nhân phẩm con người được tôn trọng. Ngài xin mọi người hãy cầu nguyện để việc truyền thông trong mọi hình thức có thể giúp cho việc gặp gỡ giữa con người, cộng đồng, quốc gia; một cuộc gặp gỡ đặt nền tảng trên sự tôn trọng và lắng nghe nhau.
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc đến một vị vừa được phong Chân Phước ở Collevalenza, rồi Ngài gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương đang có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô.
Trong bài chia sẻ, Đức Thánh Cha đã triển khai ý tưởng về ngy lễ Chúa Thăng Thiên. Ngài nhấn mạnh đến việc “ra đi” của người môn đệ Chúa. Đây là lệnh truyền chứ không phải là chọn lựa. Mọi người, mọi cộng đoàn, mọi dòng tu đều phải ra đi để làm chứng cho Chúa. Ngoài ra, Đức Thánh Cha cũng triển khai một ý tưởng khác là nhờ những thương tích của Đức Giêsu, chúng ta đã được tha thứ mọi tội lỗi. Đức Giêsu về trời nhưng Ngài không rời bỏ chúng ta, Ngài vẫn hiện diện với chúng ta qua Giáo Hội. Ngài vẫn đồng hành với chúng ta, dù chúng ta không thấy Người.
Sau đây là toàn văn bài chia sẻ của ngài:
“Xin chào anh chị em,
Ngày hôm nay, ở Ý và ở nhiều nước khác mừng lễ Chúa Thăng Thiên, việc này xảy ra bốn mươi ngày sau Lễ Phục Sinh. Giêsu xa rời các môn đệ và thế giới (X. Cv 1,2.9). Tin Mừng theo thánh Matthêu tường thuật lại lệnh truyền của Đức Giêsu dành cho các môn đệ: lời mời gọi hãy ra đi, hãy lên đường để loan báo cho muôn dân biết thông điệp cứu độ (x. Mt 28,16-20). "Ra đi", hay đúng hơn là "lên đường" trở thành từ khóa của ngày lễ hôm nay: Đức Giêsu khởi hành tiến về với Cha và ra lệnh cho các môn đệ khởi hành tiến về thế giới.
Đức Giêsu lên đường, thăng thiên, nghĩa là trở về với Cha, Đấng đã sai Ngài xuống thế. Ngài đã hoàn thành việc của mình và bây giờ Ngài trở về cùng cha. Nhưng ở đây không gợi lên cho chúng ta sự xa cách, vì Ngài vẫn luôn ở cùng chúng ta, theo một dạng thức khác. Với sự thăng thiên của mình, Chúa Phục Sinh đã thu hút cái nhìn của các tông đồ - và của cả chúng ta nữa - về tầm cao của Thiên Đàng để cho chúng ta thấy cùng đích của hành trình của chúng ta là chính Chúa Cha. Chính Ngài cũng đã từng nói rằng Ngài ra đi là để dọn chỗ cho chúng ta ở trên Thiên Đàng. Tuy nhiên, Đức Giêsu vẫn hiện diện ở đây và hoạt động nơi những biến cố của lịch sử con người với quyền năng và ân sủng của Thánh Thần Ngài; Ngài ở cạnh mỗi người chúng ta, dù chúng ta không thế tỏ tường bằng mắt, nhưng có Ngài ở đó! Ngài đồng hành với chúng ta, hướng dẫn chúng ta, cầm tay chúng ta và nâng chúng ta dậy mỗi khi chúng ta vấp ngã. Đức Giêsu phục sinh ở kề bên những Kitô hữu bị bắt bớ và bị phân biệt đối xử; ngài ở gần tất cả chúng ta, hôm nay, ngài hiện diện ở đây, nơi quảng trường này; Thiên Chúa luôn ở với chúng ta! Anh chị em có tin đều này không? Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau nói lớn lên: Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
Khi trở về Trời, Đức Giêsu mang đến với Chúa Cha một món quà. Món quà nào vậy? Những thương tích của Ngài. Thân thể của Ngài hết sức tuyệt đẹp, không có những vết thâm tím, không có những đau vết đau từ đòn roi, nhưng còn lại những thương tích. Khi ngài về với Chúa Cha, Ngài sẽ chỉ cho Chúa Cha thấy những thương tích ấy và Ngài nói với Chúa Cha rằng: "Cha ơi, Cha nhìn này, đây là giá phải trả cho ơn tha thứ mà Cha đã ban". Khi Chúa Cha nhìn thấy những thương tích của Đức Giêsu, Ngài sẽ tha thứ cho chúng ta, không phải vì chúng ta tốt lành, nhưng vì Đức Giêsu đã trả thay cho chúng ta. Nhìn đến những thương tích của Đức Giêsu, Chúa Cha sẽ động lòng thương yêu. Đây là điều mà Đức Giêsu làm trên Thiên Đàng hôm nay: cho Chúa Cha thấy giá phải trả cho ơn tha thứ, đó chính là những thương tích của Ngài. Chúa Cha luôn luôn tha thứ, vì Người nhìn thấy những thương tích của Đức Giêsu, Người nhìn thấy tội lỗi chúng ta và Người tha thứ tất cả.
Nhưng Đức Giêsu vẫn hiện diện với chúng ta qua Giáo Hội mà Ngài đã sai đi để nới rộng sứ mạng. Lời cuối cùng Đức Giêsu nói với các môn đệ là lệnh truyền hãy ra đi: "Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Thầy" (Mt 28,19). Đây chính xác là một lệnh truyền, không phải là một chọn lựa! Cộng đoàn Kitô giáo là một cộng đoàn "ra đi", "lên đường". Giáo Hội được khai sinh để ra đi. Anh chị em có thể hỏi tôi: thế thì những cộng đoàn trong đan viện thì sao? Vâng, những cộng đoàn này "ra đi" bằng lời cầu nguyện, bằng con tim mở ra với thế giới, với những chân trời của Thiên Chúa. Thế còn những người già, người bệnh thì sao? Họ cũng vậy, họ ra đi bằng lời cầu nguyện và kết hiệp với những thương tích của Đức Giêsu.
Đức Giêsu đã nói với các môn đệ được sai đi rằng: "Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế" (v.20). Không có Đức Giêsu, tự sức chúng ta, chúng ta không thể làm gì được! Trong hoạt động tông đồ, sức mạnh của chúng ta, nguồn lực của chúng ta, cơ cấu của chúng ta không đủ, dù là rất cần thiết. Không có sự hiện diện của Thiên Chúa và sức mạnh của Thánh Thần Ngài, công việc của chúng ta, dù được tổ chức tốt, cũng sẽ không thể sinh hiệu quả. Vì thế, chúng ta hãy ra đi để nói cho mọi người biết Đức Giêsu là ai.
Cùng với Đức Giêsu, Đức Maria, mẹ chúng ta, luôn đồng hành với chúng ta. Bây giờ, Mẹ đã ở trong nhà Cha, Mẹ là Nữ Vương Thiên Đàng, và chúng ta hãy khẩn cầu cùng Mẹ trong lúc này; như Đức Giêsu luôn ở cùng chúng ta, Mẹ Maria, Mẹ của niềm hy vọng, cũng đồng hành với chúng ta.”
Sau khi đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, Đức Thánh Cha gợi nhắc với mọi người về ngày Quốc Tế Truyền Thông Xã Hội hôm nay, với chủ đề: Truyền thông hướng đến phục vụ nền văn hóa gặp gỡ. Ngài chia sẻ rằng các phương tiện truyền thông xã hội có thể phục vụ cho cảm thức hiệp nhất của gia đình nhân loại, sự liên đới và dấn thân để nhân phẩm con người được tôn trọng. Ngài xin mọi người hãy cầu nguyện để việc truyền thông trong mọi hình thức có thể giúp cho việc gặp gỡ giữa con người, cộng đồng, quốc gia; một cuộc gặp gỡ đặt nền tảng trên sự tôn trọng và lắng nghe nhau.
Sau đó, Đức Thánh Cha nhắc đến một vị vừa được phong Chân Phước ở Collevalenza, rồi Ngài gửi lời chào đến tất cả các khách hành hương đang có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 48 tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon
Tôma Đỗ Lộc Sơn
08:45 01/06/2014
Ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần thứ 48 tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon
Sáng ngày 31/5/2014 tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon đã tổ chức họp mặt các thành viên truyền thông của các giáo phận: Saigon, Phú Cường, Mỹ Tho và Ban-mê-thuật..
Xem Hình
Tới dự buổi họp mặt có: Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước chủ tịch BTT HĐGMVN. Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm. Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền thư ký BTT. Quý linh mục đặc trách các giáo phận, nhiều linh mục, tu sĩ và khoảng 250 thành viên truyền thông.
Buổi sinh hoạt được chia ra 4 nhóm, sinh hoạt riêng bằng những giao lưu giới thiệu về mình và hát những bài sinh hoạt tạo được nhiều hiểu biết, gắn kết, cùng nhau thi hành sứ vụ đầy tình mến thương.
Sau 3 giờ sinh hoạt bằng những bài chia sẻ truyền thông của các giáo phận, phương hướng hoạt động trong năm tới do cha Giuse Vũ Hữu Hiền trình bày, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm chia sẻ tông huấn truyền thông của ĐTT Phanxicô, cùng các tiết mục văn nghệ truyền thông.
Sau cùng là thánh lễ mừng Chúa Thăng Thiên bổn mạng giới truyền thông.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Sáng ngày 31/5/2014 tại Trung Tâm Mục Vụ Saigon đã tổ chức họp mặt các thành viên truyền thông của các giáo phận: Saigon, Phú Cường, Mỹ Tho và Ban-mê-thuật..
Xem Hình
Tới dự buổi họp mặt có: Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước chủ tịch BTT HĐGMVN. Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm. Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Lm. Giuse Vũ Hữu Hiền thư ký BTT. Quý linh mục đặc trách các giáo phận, nhiều linh mục, tu sĩ và khoảng 250 thành viên truyền thông.
Buổi sinh hoạt được chia ra 4 nhóm, sinh hoạt riêng bằng những giao lưu giới thiệu về mình và hát những bài sinh hoạt tạo được nhiều hiểu biết, gắn kết, cùng nhau thi hành sứ vụ đầy tình mến thương.
Sau 3 giờ sinh hoạt bằng những bài chia sẻ truyền thông của các giáo phận, phương hướng hoạt động trong năm tới do cha Giuse Vũ Hữu Hiền trình bày, Đức Cha Phêrô Nguyễn Khảm chia sẻ tông huấn truyền thông của ĐTT Phanxicô, cùng các tiết mục văn nghệ truyền thông.
Sau cùng là thánh lễ mừng Chúa Thăng Thiên bổn mạng giới truyền thông.
Tôma Đỗ Lộc Sơn
Dòng Tên Việt Nam: Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu 31.05.2014
Chỉnh Trần, S.J./Bá Tính, S.J
08:52 01/06/2014
Dòng Tên Việt Nam: Thánh Lễ tuyên khấn lần đầu 31.05.2014
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, nhân dịp mừng lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét, sáng ngày 31.05.2014, Tỉnh Dòng Phanxicô Xaviê – Dòng Tên Việt Nam hân hoan cử hành Thánh lễ tuyên khấn lần đầu cho 10 thầy tập sinh vừa hoàn tất năm huấn luyện tại Tập viện.
Xem Hình
Thầy Giuse Bùi Thế Dũng, S.J. sinh năm 1989, GP Phan Thiết
Thầy Giuse Nguyễn Văn Đức, S.J. sinh năm 1986, GP Vinh
Thầy Batôlômêô Nguyễn Anh Huy, S.J. sinh năm 1988, GP Đà Lạt
Thầy Antôn Nguyễn Quang Huy, S.J. sinh năm 1989, GP Long Xuyên
Thầy Phanxicô Xaviê Trần Quang Huy, S.J. sinh năm 1986, GP Tp HCM
Thầy ĐaMinh Hà Quốc Huy, S.J. sinh năm 1986, GP Xuân Lộc
Thầy Phêrô Nguyễn Huy Quý, S.J. sinh năm 1982, GP Vinh
Thầy Giuse Ngô Văn Sơn, S.J. sinh năm 1985, GP Vinh
Thầy Giuse Đoàn Thanh Tâm, S.J. sinh năm 1983, GP Tp HCM
Thầy Giuse Đinh Văn Trọng, S.J. sinh năm 1990, GP Thái Bình
Thánh lễ tuyên khấn lần đầu của 10 tân khấn sinh Dòng Tên do cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam chủ tế. Cùng hiệp dâng Thánh lễ với cha Giám tỉnh có cha Giuse Lê Quang Chủng, S.J. Giám tập Tập viện Thánh Tâm – Tam Hà, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân của các tân khấn sinh, quý ân nhân, thân hữu và cộng tác viên của nhà Dòng cũng cộng đồng Dân Chúa giáo xứ Hiển Linh, Thủ Đức.
Thánh Lễ tuyên khấn được cử hành trong một bầu không khí trang trọng, sốt sắng và đầy ý nghĩa qua các phần diễn nghĩa của nghi thức tuyên khấn, nghi thức trao thánh giá khấn và Hiến Chương.
Trong bài giảng Lễ, cha Giám tỉnh đã chia sẻ đôi nét về Linh đạo I-nhã như là linh đạo Giêsu, là “yêu mến Giêsu, nên đồng hình đồng dạng với Ngài.” Bên cạnh đó, ngài cũng nhấn mạnh rằng mục đích của Dòng Chúa Giêsu là truyền bá và bảo vệ đức tin như lời mời gọi của Chúa Kitô Phục Sinh: “Anh em hay đi giảng dạy muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần. Dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28:19). “Bảo vệ đức tin, đòi chúng ta phải sẵn sàng giải thích về đức tin của mình, và chúng ta phải làm một cách hiền hòa và kính trọng (1Pr 3: 15-16). Chúng ta phải sẵn sàng hội nhập văn hóa và đối thoại với các tôn giáo, để làm sáng danh Đức Giêsu Kitô cũng như làm sáng lên nét đẹp của Thiên Chúa làm người, để giúp con người nhận ra Chân Thiện Mỹ, để họ được cứu độ. Hội nhập văn hóa, đối thoại tôn giáo, cũng là những chuẩn bị để người ta đón nhận Tin Mừng,” cha Giám tỉnh nói.
Thế nên, ngài tha thiết mời gọi cộng đoàn phụng vụ, cách riêng anh em Dòng Tên noi lên đường “thăm viếng và sẵn sàng giúp đỡ con người hôm nay, và đem Chúa đến cho họ, bằng cách loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa” để “một khi họ tin nhận Đức Giêsu, họ được ơn cứu độ: được bình an hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh.”
Bắt đầu nghi thức tuyên khấn, các thầy tập sinh từng người một tuyên khấn trọn đời sống nghèo khó, khiết tịch và vâng phục trong Dòng Tên và hứa sẽ gia nhập Dòng trước Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Lời khấn lần đầu của các khấn sinh hôm nay là lời tuyên khấn trọn đời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục với tư cách là tu sĩ trong Giáo Hội, nhưng họ chỉ mới hứa gia nhập Dòng mà thôi. Vì vậy, sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện cơ bản gồm: 3 năm triết, 2 năm thực tập tông đồ, 4 năm thần học và học chuyên môn, người tu sĩ Dòng Tên sẽ làm thêm 1 năm tập thứ ba, sau đó sẽ khấn cuối để chính thức được tháp nhập vào thân thể của Dòng.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha Giám tập làm phép Thánh Giá khấn. Sau đó ngài trao Thánh Giá và Hiến Chương cho các tân khấn sinh. DSC_0361
Cũng trong ngày hôm nay, Tỉnh Dòng hân hoan đón nhận 24 bạn ứng sinh tiền tập vào huấn luyện tại Tập viện Thánh Tâm, Tam Hà. Đây là giai đoạn giúp các bạn trẻ này tìm hiểu và sống kinh nghiệm thiêng liêng của thánh I-nhã và linh đạo Dòng Tên.
Dòng Tên Việt Nam xin tri ân quý bậc phụ huynh đã quảng đại dâng hiến những người con thân yêu của mình cho Chúa trong ơn gọi Dòng Tên. Xin cảm ơn quý ân nhân, quý bạn hữu xa gần, quý cộng tác viên và toàn thể cộng đoàn đã thành tâm cầu nguyện và nhiệt tình cộng tác với nhà Dòng trong việc huấn luyện ơn gọi. Xin Thiên Chúa ban cho quý vị luôn được hồn an xác mạnh và luôn được sống trong tình yêu, bình an và ân sủng của Ngài.
Chỉnh Trần, S.J.
Hình ảnh: Bá Tinh, S.J.
Bạch Thuấn, S.J.
Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, nhân dịp mừng lễ Đức Maria thăm viếng bà Êlisabét, sáng ngày 31.05.2014, Tỉnh Dòng Phanxicô Xaviê – Dòng Tên Việt Nam hân hoan cử hành Thánh lễ tuyên khấn lần đầu cho 10 thầy tập sinh vừa hoàn tất năm huấn luyện tại Tập viện.
Xem Hình
Thầy Giuse Bùi Thế Dũng, S.J. sinh năm 1989, GP Phan Thiết
Thầy Giuse Nguyễn Văn Đức, S.J. sinh năm 1986, GP Vinh
Thầy Batôlômêô Nguyễn Anh Huy, S.J. sinh năm 1988, GP Đà Lạt
Thầy Antôn Nguyễn Quang Huy, S.J. sinh năm 1989, GP Long Xuyên
Thầy Phanxicô Xaviê Trần Quang Huy, S.J. sinh năm 1986, GP Tp HCM
Thầy ĐaMinh Hà Quốc Huy, S.J. sinh năm 1986, GP Xuân Lộc
Thầy Phêrô Nguyễn Huy Quý, S.J. sinh năm 1982, GP Vinh
Thầy Giuse Ngô Văn Sơn, S.J. sinh năm 1985, GP Vinh
Thầy Giuse Đoàn Thanh Tâm, S.J. sinh năm 1983, GP Tp HCM
Thầy Giuse Đinh Văn Trọng, S.J. sinh năm 1990, GP Thái Bình
Thánh lễ tuyên khấn lần đầu của 10 tân khấn sinh Dòng Tên do cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J. Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam chủ tế. Cùng hiệp dâng Thánh lễ với cha Giám tỉnh có cha Giuse Lê Quang Chủng, S.J. Giám tập Tập viện Thánh Tâm – Tam Hà, quý cha đồng tế, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân của các tân khấn sinh, quý ân nhân, thân hữu và cộng tác viên của nhà Dòng cũng cộng đồng Dân Chúa giáo xứ Hiển Linh, Thủ Đức.
Thánh Lễ tuyên khấn được cử hành trong một bầu không khí trang trọng, sốt sắng và đầy ý nghĩa qua các phần diễn nghĩa của nghi thức tuyên khấn, nghi thức trao thánh giá khấn và Hiến Chương.
Trong bài giảng Lễ, cha Giám tỉnh đã chia sẻ đôi nét về Linh đạo I-nhã như là linh đạo Giêsu, là “yêu mến Giêsu, nên đồng hình đồng dạng với Ngài.” Bên cạnh đó, ngài cũng nhấn mạnh rằng mục đích của Dòng Chúa Giêsu là truyền bá và bảo vệ đức tin như lời mời gọi của Chúa Kitô Phục Sinh: “Anh em hay đi giảng dạy muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần. Dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28:19). “Bảo vệ đức tin, đòi chúng ta phải sẵn sàng giải thích về đức tin của mình, và chúng ta phải làm một cách hiền hòa và kính trọng (1Pr 3: 15-16). Chúng ta phải sẵn sàng hội nhập văn hóa và đối thoại với các tôn giáo, để làm sáng danh Đức Giêsu Kitô cũng như làm sáng lên nét đẹp của Thiên Chúa làm người, để giúp con người nhận ra Chân Thiện Mỹ, để họ được cứu độ. Hội nhập văn hóa, đối thoại tôn giáo, cũng là những chuẩn bị để người ta đón nhận Tin Mừng,” cha Giám tỉnh nói.
Thế nên, ngài tha thiết mời gọi cộng đoàn phụng vụ, cách riêng anh em Dòng Tên noi lên đường “thăm viếng và sẵn sàng giúp đỡ con người hôm nay, và đem Chúa đến cho họ, bằng cách loan báo Tin Mừng cho những người chưa biết Chúa” để “một khi họ tin nhận Đức Giêsu, họ được ơn cứu độ: được bình an hạnh phúc trong mọi hoàn cảnh.”
Bắt đầu nghi thức tuyên khấn, các thầy tập sinh từng người một tuyên khấn trọn đời sống nghèo khó, khiết tịch và vâng phục trong Dòng Tên và hứa sẽ gia nhập Dòng trước Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
Lời khấn lần đầu của các khấn sinh hôm nay là lời tuyên khấn trọn đời sống nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục với tư cách là tu sĩ trong Giáo Hội, nhưng họ chỉ mới hứa gia nhập Dòng mà thôi. Vì vậy, sau khi hoàn tất chương trình huấn luyện cơ bản gồm: 3 năm triết, 2 năm thực tập tông đồ, 4 năm thần học và học chuyên môn, người tu sĩ Dòng Tên sẽ làm thêm 1 năm tập thứ ba, sau đó sẽ khấn cuối để chính thức được tháp nhập vào thân thể của Dòng.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, cha Giám tập làm phép Thánh Giá khấn. Sau đó ngài trao Thánh Giá và Hiến Chương cho các tân khấn sinh. DSC_0361
Cũng trong ngày hôm nay, Tỉnh Dòng hân hoan đón nhận 24 bạn ứng sinh tiền tập vào huấn luyện tại Tập viện Thánh Tâm, Tam Hà. Đây là giai đoạn giúp các bạn trẻ này tìm hiểu và sống kinh nghiệm thiêng liêng của thánh I-nhã và linh đạo Dòng Tên.
Dòng Tên Việt Nam xin tri ân quý bậc phụ huynh đã quảng đại dâng hiến những người con thân yêu của mình cho Chúa trong ơn gọi Dòng Tên. Xin cảm ơn quý ân nhân, quý bạn hữu xa gần, quý cộng tác viên và toàn thể cộng đoàn đã thành tâm cầu nguyện và nhiệt tình cộng tác với nhà Dòng trong việc huấn luyện ơn gọi. Xin Thiên Chúa ban cho quý vị luôn được hồn an xác mạnh và luôn được sống trong tình yêu, bình an và ân sủng của Ngài.
Chỉnh Trần, S.J.
Hình ảnh: Bá Tinh, S.J.
Bạch Thuấn, S.J.
Sinh hoạt người Việt Công Giáo tại Canberra, Úc-đại-lợi
Hồng Việt
09:22 01/06/2014
Sinh hoạt người Việt Công Giáo tại Canberra, Úc-đại-lợi
1. Mùa Thu Canberra rất đẹp và yên tĩnh, khi những hàng cây xanh rợp bóng mát dọc theo các con đường uốn cong vào những ngày hè oi bức vùng thủ đô, thì nay chuyển sang màu vàng trông đẹp như một bức tranh. Ai có dịp đến Canberra vào mùa Thu cũng đều cảm thấy như vậy.
Mùa Thu Canberra còn sinh động và ý nghĩa hơn, khi người Công Giáo tại đây, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, dành riêng tháng Năm để đặc biệt sùng kính Đức Mẹ - Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta. Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Canberra là một cộng đoàn rất nhỏ, với chỉ hơn 200 gia đình Công Giáo sống rải rác trên toàn lãnh thổ ACT, nhưng vẫn có những sinh hoạt rất khởi sắc.
Tân Hội Đồng Mục Vụ gồm các anh chị đầy nhiệt huyết, hy sinh đứng ra gánh vác việc chung, cùng với cha Tuyên Úy, lo phần phụng vụ và các sinh hoạt khác của cộng đoàn, cùng nhau thăng tiến, duy trì truyền thống sống đạo của người Việt, và để xứng đáng là hậu duệ của các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà cộng đoàn đã nhận làm bổn mạng. Một trong những sinh hoạt nổi bật nhất là Dâng Hoa Kính Đức Mẹ.
Đội dâng hoa được chuẩn bị rất chu đáo, các thành viện trong đội gồm các em Tuổi Thơ (dự bị Ấu Nhi) trong Đoàn TNTT đến các vị cao niên trong cộng đoàn. Khác với những đội dâng hoa trước kia, thành phần tham dự thuộc cả ba thế hệ và kết hợp giữa dâng Nến, dâng Hương và dâng Hoa rất có ý nghĩa và thật đúng với danh từ Liturgical Movement.
2. Hành hương Galong và Dâng Hoa kính Đức Mẹ vào Chúa Nhật ngày 4 tháng Năm vừa qua tại St Clement’s Redemptorist Monastery, Galong. Đây là một ngôi làng nhỏ hiền hòa nằm giữa hai thị tứ Yass and Harden thuộc tiểu bang New South Wales, cách Canberra 110Km, với dân số chỉ vỏn vẹn có 122 người. Galong tuy nhỏ và hẻo lánh, nhưng rất đặc biệt vì có hang Đức Mẹ rất linh thiêng. Chính nơi đây cũng là nơi các linh mục, phó tế và tu sĩ của Tổng Giáo Phận Canberra-Goulburn hàng năm về họp và cấm phòng. Thánh lễ do Đức Khâm Sứ, Tổng Giám Mục Paul Gallagher chủ tế cùng với các linh mục tham dự hành hương. Mặc dầu thời tiết hôm ấy xuống đến 3ºC và gió lộng, lạnh buốt, nhưng cũng không làm nản lòng khách hành hương, từ những em bé đang tập những bước đi đầu tiên, đến các vị cao niên đi lại không còn dễ dàng nữa, đã đến với Mẹ. Đội dâng hoa, với sự có mặt của cả ba thế hệ, đại diên Tổng Giáo Phân Canberra-Goulburn dâng hoa kính Đức Mẹ rất sốt sắng. Một lối sống đạo dân gian, gần gũi với người Công Giáo Việt Nam, nhưng đã gây ngạc nhiên cho các cộng đoàn sắc tộc khác tham dự hành hương như: Cộng đoàn Ấn-độ, Phi-luât-tân, Nam-tư, Ý-dại-lợi, và cả cộng đoàn chính mạch Úc-đại-lợi nữa.
3. Kết Tháng Hoa, Chúa Nhật 25 tháng Năm, tại nhà thờ Thánh Tô Ma Tông Đồ, Kambah. Một lần nữa, vào cuối Thánh Lễ, cộng đoàn cùng với đội dâng hoa, trong tâm tình biết ơn và sùng kính đã dâng lên Mẹ những bó hoa thiêng của từng người, từng gia đình, và của cả cộng đoàn
Bé Nghi, một em trong Đoàn TNTT, thuộc thế hệ thứ ba, bằng một giọng tiếng Việt rất chuẩn, em nói:
“Tháng Năm về trăm hoa đua nở
Khoe sắc hương rực rỡ thắm tươi
Xin dâng lên Mẹ trên trời
Tấm lòng kính mến, ngân lời tạ ơn”
Bác Thành, thuộc thế hệ thứ nhất, một Thừa Tác Viên Thánh Thể, cũng trong đội dâng hoa, bằng một giọng xúc động và rất chân thành, đã thốt lên:
“Lạy Mẹ Maria, Cộng Đoàn chúng con hôm nay lại tụ về đây, dâng lên Mẹ những ngọn nến lunh linh, những cánh hoa tươi xinh và hương trầm thơm bay, để kết thúc tháng Hoa kính Mẹ.
Mẹ ơi, xin Mẹ tiếp tục nâng đỡ, ủi an và đồng hành với chúng con trong những ngày sắp tới. Nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, xin Chúa cho chúng con được mãi là những ngọn nến sáng trên đường ngay nẻo chính, là những đóa hoa xinh tươi trong cuộc đời, và là những làn hương thơm ngát dâng lên nhan cực Thánh.
Ôi hạnh phúc biết bao vì chúng con được sống an vui trong tình yêu bao la của Chúa và Thánh Ân của Mẹ. Xin kính dâng lên Mẹ tâm tình tri ân và lòng cảm mến của chúng con.”
Sau đó nhạc trổi lên, đội dâng hoa, và cả cộng đoàn đã hiệp thông dâng Nến, Hương, Hoa cho Me.
Ôi tháng Hoa đã hết, nhưng lòng sùng kính Đức Mẹ của những người con dân nước Việt thì không bao giờ ngơi. Dù sống nơi đất khách quê người, nhưng lúc nào chúng con cũng hướng về quê hương, về Giáo Hội Mẹ và luôn hát:
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u-ám chiến tranh điêu tàn.
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Cho Việt Nam qua phút nguy nan.
Hồng Việt - Canberra
Mùa Thu Canberra còn sinh động và ý nghĩa hơn, khi người Công Giáo tại đây, cùng với Giáo Hội hoàn vũ, dành riêng tháng Năm để đặc biệt sùng kính Đức Mẹ - Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chúng ta. Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Canberra là một cộng đoàn rất nhỏ, với chỉ hơn 200 gia đình Công Giáo sống rải rác trên toàn lãnh thổ ACT, nhưng vẫn có những sinh hoạt rất khởi sắc.
Tân Hội Đồng Mục Vụ gồm các anh chị đầy nhiệt huyết, hy sinh đứng ra gánh vác việc chung, cùng với cha Tuyên Úy, lo phần phụng vụ và các sinh hoạt khác của cộng đoàn, cùng nhau thăng tiến, duy trì truyền thống sống đạo của người Việt, và để xứng đáng là hậu duệ của các Thánh Tử Đạo Việt Nam mà cộng đoàn đã nhận làm bổn mạng. Một trong những sinh hoạt nổi bật nhất là Dâng Hoa Kính Đức Mẹ.
Đội dâng hoa được chuẩn bị rất chu đáo, các thành viện trong đội gồm các em Tuổi Thơ (dự bị Ấu Nhi) trong Đoàn TNTT đến các vị cao niên trong cộng đoàn. Khác với những đội dâng hoa trước kia, thành phần tham dự thuộc cả ba thế hệ và kết hợp giữa dâng Nến, dâng Hương và dâng Hoa rất có ý nghĩa và thật đúng với danh từ Liturgical Movement.
2. Hành hương Galong và Dâng Hoa kính Đức Mẹ vào Chúa Nhật ngày 4 tháng Năm vừa qua tại St Clement’s Redemptorist Monastery, Galong. Đây là một ngôi làng nhỏ hiền hòa nằm giữa hai thị tứ Yass and Harden thuộc tiểu bang New South Wales, cách Canberra 110Km, với dân số chỉ vỏn vẹn có 122 người. Galong tuy nhỏ và hẻo lánh, nhưng rất đặc biệt vì có hang Đức Mẹ rất linh thiêng. Chính nơi đây cũng là nơi các linh mục, phó tế và tu sĩ của Tổng Giáo Phận Canberra-Goulburn hàng năm về họp và cấm phòng. Thánh lễ do Đức Khâm Sứ, Tổng Giám Mục Paul Gallagher chủ tế cùng với các linh mục tham dự hành hương. Mặc dầu thời tiết hôm ấy xuống đến 3ºC và gió lộng, lạnh buốt, nhưng cũng không làm nản lòng khách hành hương, từ những em bé đang tập những bước đi đầu tiên, đến các vị cao niên đi lại không còn dễ dàng nữa, đã đến với Mẹ. Đội dâng hoa, với sự có mặt của cả ba thế hệ, đại diên Tổng Giáo Phân Canberra-Goulburn dâng hoa kính Đức Mẹ rất sốt sắng. Một lối sống đạo dân gian, gần gũi với người Công Giáo Việt Nam, nhưng đã gây ngạc nhiên cho các cộng đoàn sắc tộc khác tham dự hành hương như: Cộng đoàn Ấn-độ, Phi-luât-tân, Nam-tư, Ý-dại-lợi, và cả cộng đoàn chính mạch Úc-đại-lợi nữa.
3. Kết Tháng Hoa, Chúa Nhật 25 tháng Năm, tại nhà thờ Thánh Tô Ma Tông Đồ, Kambah. Một lần nữa, vào cuối Thánh Lễ, cộng đoàn cùng với đội dâng hoa, trong tâm tình biết ơn và sùng kính đã dâng lên Mẹ những bó hoa thiêng của từng người, từng gia đình, và của cả cộng đoàn
Bé Nghi, một em trong Đoàn TNTT, thuộc thế hệ thứ ba, bằng một giọng tiếng Việt rất chuẩn, em nói:
“Tháng Năm về trăm hoa đua nở
Khoe sắc hương rực rỡ thắm tươi
Xin dâng lên Mẹ trên trời
Tấm lòng kính mến, ngân lời tạ ơn”
Bác Thành, thuộc thế hệ thứ nhất, một Thừa Tác Viên Thánh Thể, cũng trong đội dâng hoa, bằng một giọng xúc động và rất chân thành, đã thốt lên:
“Lạy Mẹ Maria, Cộng Đoàn chúng con hôm nay lại tụ về đây, dâng lên Mẹ những ngọn nến lunh linh, những cánh hoa tươi xinh và hương trầm thơm bay, để kết thúc tháng Hoa kính Mẹ.
Mẹ ơi, xin Mẹ tiếp tục nâng đỡ, ủi an và đồng hành với chúng con trong những ngày sắp tới. Nhờ lời Đức Mẹ chuyển cầu, xin Chúa cho chúng con được mãi là những ngọn nến sáng trên đường ngay nẻo chính, là những đóa hoa xinh tươi trong cuộc đời, và là những làn hương thơm ngát dâng lên nhan cực Thánh.
Ôi hạnh phúc biết bao vì chúng con được sống an vui trong tình yêu bao la của Chúa và Thánh Ân của Mẹ. Xin kính dâng lên Mẹ tâm tình tri ân và lòng cảm mến của chúng con.”
Sau đó nhạc trổi lên, đội dâng hoa, và cả cộng đoàn đã hiệp thông dâng Nến, Hương, Hoa cho Me.
Ôi tháng Hoa đã hết, nhưng lòng sùng kính Đức Mẹ của những người con dân nước Việt thì không bao giờ ngơi. Dù sống nơi đất khách quê người, nhưng lúc nào chúng con cũng hướng về quê hương, về Giáo Hội Mẹ và luôn hát:
Mẹ ơi đoái thương xem nước Việt Nam
Trời u-ám chiến tranh điêu tàn.
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Cho Việt Nam qua phút nguy nan.
Hồng Việt - Canberra
Khai giảng mùa học Giáo lý tại Gx Thuận Nghĩa
Thuận Nghĩa
11:45 01/06/2014
Hôm nay, ngày 01 tháng 6 năm 2014, hoà chung niềm vui với toàn thể Giáo Hội, Giáo xứ Thuận Nghĩa cử hành trọng thể lễ Chúa Thăng Thiên. Trước thánh lễ là nghi thức khai giảng mùa học Giáo lý đại trà năm 2014. Trước hết, đại diện Ban Giáo Lý xứ đánh giá tinh thần dạy và học giáo lý trong 9 tháng vừa qua, đồng thời triển khai những phương hướng cho mùa học hè trong ba tháng còn lại năm 2014. Tiếp theo, Cha xứ đọc bản nội qui và mời gọi mọi thành phần dân Chúa cộng tác với nhau trong sự phát triển nền giáo lý xứ nhà. Kết thúc phần khai mạc là bài phát biểu của một đại diện các em học sinh, nội dung bài phát biểu như sau:
Hình ảnh
“Một mùa hè nữa lại đến! Ve lại vang khúc ca mùa hạ trên những cành lá xôn xao, phượng lại rực đỏ như những ngọn lửa làm bừng sáng cả một góc trời và chỉ chực một cơn giông ngang qua gọt bớt đi cái nồng nàn, oi ả. Một năm học phổ thông nữa khép lại với những niềm vui thành công và có thể ai đó còn cả một chút buồn dang dở, xa trường lớp, thầy cô, bạn bè, cũng thoáng một chút buồn man mác. Ấy thế nhưng những học sinh như chúng con lại thật hạnh phúc khi được tiếp tục với niềm vui đến trường giáo lý, nơi đó cũng có những người thầy, người cô vẫn ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, cũng có những người bạn quen thuộc rất đỗi thân thương và quan trọng hơn hết là ở nơi đó con em Công Giáo lại được học giáo lý, học Lời Chúa, học những điều mà chúng con chẳng thể nào tìm thấy nơi một môi trường xã hội nào.
Hôm nay đây, đến hẹn lại lên, chúng con lại vui mừng, phấn khởi trong ngày khai giảng, háo hức để nghe tiếng trống khai trường giục giã mỗi học sinh trong giáo xứ chuẩn bị hành trang thật tốt cho một năm học mới đầy hứa hẹn.
Mùa hè của chúng con chẳng phải là những chuyến du lịch tham quan đây đó, mà là hằng đêm tìm đến lớp học giáo lý để lắng nghe và học hỏi Lời Chúa. Chúa ban cho chúng con thời giờ và thiết nghĩ thật tuyệt vời khi chúng con biết giành thời giờ đó để làm việc phụng sự Chúa, đào sâu giáo lý Chúa dạy mà đem ra thực hành. Chúng con xác tín được rằng chỉ có Chúa mới là đường, là sự thật và là sự sống, chỉ có lời Chúa mới là của ăn nuôi sống linh hồn chúng con. Đứng trước một xã hội lắm xô bồ, cám dỗ, chúng con thật dễ dàng để hoà mình vào với guồng quay tội lỗi của xã hội, nhưng lại thật khó để thoát ra khỏi guồng quay đó. Và trong ngày khai giảng hôm nay đây, chúng con lại thêm phần thấm nhuần những điều đó và xác tín một lần nữa, chỉ có Lời Chúa mới là ánh sáng đích thực soi bước đường chúng con đi. Và nhân ngày khai giảng, chúng con xin hứa sẽ chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng cho một năm học mới gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong năm học cũ, nghiêm chỉnh chấp hành những nội quy của ban giáo lý, hứa hẹn một năm học mới thành công rực rỡ !”
Thánh lễ hôm nay, Cha xứ và cộng đoàn cũng dành nhiều lời cầu nguyện cho hơn 100 em học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông trung học bắt đầu từ ngày mai.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần ngự đến soi sáng và thánh hoá những quyết tâm tốt đẹp của lòng trí các em.
Hình ảnh
“Một mùa hè nữa lại đến! Ve lại vang khúc ca mùa hạ trên những cành lá xôn xao, phượng lại rực đỏ như những ngọn lửa làm bừng sáng cả một góc trời và chỉ chực một cơn giông ngang qua gọt bớt đi cái nồng nàn, oi ả. Một năm học phổ thông nữa khép lại với những niềm vui thành công và có thể ai đó còn cả một chút buồn dang dở, xa trường lớp, thầy cô, bạn bè, cũng thoáng một chút buồn man mác. Ấy thế nhưng những học sinh như chúng con lại thật hạnh phúc khi được tiếp tục với niềm vui đến trường giáo lý, nơi đó cũng có những người thầy, người cô vẫn ngày đêm miệt mài bên trang giáo án, cũng có những người bạn quen thuộc rất đỗi thân thương và quan trọng hơn hết là ở nơi đó con em Công Giáo lại được học giáo lý, học Lời Chúa, học những điều mà chúng con chẳng thể nào tìm thấy nơi một môi trường xã hội nào.
Hôm nay đây, đến hẹn lại lên, chúng con lại vui mừng, phấn khởi trong ngày khai giảng, háo hức để nghe tiếng trống khai trường giục giã mỗi học sinh trong giáo xứ chuẩn bị hành trang thật tốt cho một năm học mới đầy hứa hẹn.
Mùa hè của chúng con chẳng phải là những chuyến du lịch tham quan đây đó, mà là hằng đêm tìm đến lớp học giáo lý để lắng nghe và học hỏi Lời Chúa. Chúa ban cho chúng con thời giờ và thiết nghĩ thật tuyệt vời khi chúng con biết giành thời giờ đó để làm việc phụng sự Chúa, đào sâu giáo lý Chúa dạy mà đem ra thực hành. Chúng con xác tín được rằng chỉ có Chúa mới là đường, là sự thật và là sự sống, chỉ có lời Chúa mới là của ăn nuôi sống linh hồn chúng con. Đứng trước một xã hội lắm xô bồ, cám dỗ, chúng con thật dễ dàng để hoà mình vào với guồng quay tội lỗi của xã hội, nhưng lại thật khó để thoát ra khỏi guồng quay đó. Và trong ngày khai giảng hôm nay đây, chúng con lại thêm phần thấm nhuần những điều đó và xác tín một lần nữa, chỉ có Lời Chúa mới là ánh sáng đích thực soi bước đường chúng con đi. Và nhân ngày khai giảng, chúng con xin hứa sẽ chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng cho một năm học mới gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong năm học cũ, nghiêm chỉnh chấp hành những nội quy của ban giáo lý, hứa hẹn một năm học mới thành công rực rỡ !”
Thánh lễ hôm nay, Cha xứ và cộng đoàn cũng dành nhiều lời cầu nguyện cho hơn 100 em học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp phổ thông trung học bắt đầu từ ngày mai.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần ngự đến soi sáng và thánh hoá những quyết tâm tốt đẹp của lòng trí các em.
Giáo xứ chính tòa Phủ Cam kết thúc Tháng Hoa
Trương Trí
11:48 01/06/2014
HUẾ - Tháng 5 là tháng mà Giáo Hội dành riêng để tôn kính Mẹ Maria, khắp nơi đều tổ chức đọc kinh Mân côi, dâng lên Mẹ những lời ca tiếng hát.
Hình ảnh
Trong suốt một tháng qua, Giáo xứ Chính toà Phủ Cam đã luân phiên đọc kinh từng gia đình theo từng khu vực. Cha Quản xứ, quí Cha phó và Ban thường vụ HĐGX cũng luân phiên tham dự buổi đọc kinh tại 12 khu vực cùng với cộng đoàn.
Đến phiên gia đình đọc kinh, ai nấy đều nao nức mừng đón cộng đoàn tập trung tại nhà mình, đây là dịp để mọi người cùng nhau cất lên lời kinh và tiếng hát ngợi khen tôn vinh Mẹ, đồng thời thể hiện tình đoàn kết, cùng nhau chuyện trò thăm hỏi.
Tối 31/5, lễ Đức Mẹ đi viếng bà Isave, cũng là ngày kết thúc tháng Hoa Kính Đức Mẹ. Giáo xứ Chính toà Phủ Cam tổ chức dâng hoa một cách trọng thể do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, quản xứ chính toà Phủ Cam chủ sự.
Bàn Kiệu Đức Mẹ được long trọng rước từ Tiền đường lên Cung Thánh. Cha Quản xứ, quí Cha Phó và HĐGX dâng hương và nến trước bàn thờ Đức Mẹ.
Các em Giáo lý với Vũ khúc “Dâng hoa” thật hồn nhiên trong sáng dâng lên Mẹ những lẳng hoa tươi thắm bày tỏ tâm tình thảo hiếu của đàn con đối với Mẹ hiền.
Tiếp đó, đại diện các thành phần trong Giáo xứ gồm ông bà, cha mẹ, gia đình trẻ, con cái đã trưởng thành và còn niên thiếu lần lượt dâng lên Mẹ những đoá hoa với muôn sắc màu tô thắm tình yêu thương đối với Mẹ.
Các em Thanh tuyển của Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam luôn đồng hành với Giao xứ trong những dịp lễ trọng, đã dâng lên Mẹ “vũ khúc Tạ ơn”. Đặc biệt trong năm Tân Phúc âm hoá gia đình này, mỗi một gia đình trong giáo xứ noi gương gia đình Thánh gia, sốt sắng học hỏi Lời Chúa và siêng năng đọc kinh chung.
Cuối cùng, Cha Tổng Đại diện quản xứ Chính toà cùng quí Cha phó ban phép lành cho cộng đoàn, bế mạc Tháng Hoa.
Hình ảnh
Trong suốt một tháng qua, Giáo xứ Chính toà Phủ Cam đã luân phiên đọc kinh từng gia đình theo từng khu vực. Cha Quản xứ, quí Cha phó và Ban thường vụ HĐGX cũng luân phiên tham dự buổi đọc kinh tại 12 khu vực cùng với cộng đoàn.
Đến phiên gia đình đọc kinh, ai nấy đều nao nức mừng đón cộng đoàn tập trung tại nhà mình, đây là dịp để mọi người cùng nhau cất lên lời kinh và tiếng hát ngợi khen tôn vinh Mẹ, đồng thời thể hiện tình đoàn kết, cùng nhau chuyện trò thăm hỏi.
Tối 31/5, lễ Đức Mẹ đi viếng bà Isave, cũng là ngày kết thúc tháng Hoa Kính Đức Mẹ. Giáo xứ Chính toà Phủ Cam tổ chức dâng hoa một cách trọng thể do Cha Tổng Đại diện Antôn Dương Quỳnh, quản xứ chính toà Phủ Cam chủ sự.
Bàn Kiệu Đức Mẹ được long trọng rước từ Tiền đường lên Cung Thánh. Cha Quản xứ, quí Cha Phó và HĐGX dâng hương và nến trước bàn thờ Đức Mẹ.
Các em Giáo lý với Vũ khúc “Dâng hoa” thật hồn nhiên trong sáng dâng lên Mẹ những lẳng hoa tươi thắm bày tỏ tâm tình thảo hiếu của đàn con đối với Mẹ hiền.
Tiếp đó, đại diện các thành phần trong Giáo xứ gồm ông bà, cha mẹ, gia đình trẻ, con cái đã trưởng thành và còn niên thiếu lần lượt dâng lên Mẹ những đoá hoa với muôn sắc màu tô thắm tình yêu thương đối với Mẹ.
Các em Thanh tuyển của Cộng đoàn Mến Thánh giá Phủ Cam luôn đồng hành với Giao xứ trong những dịp lễ trọng, đã dâng lên Mẹ “vũ khúc Tạ ơn”. Đặc biệt trong năm Tân Phúc âm hoá gia đình này, mỗi một gia đình trong giáo xứ noi gương gia đình Thánh gia, sốt sắng học hỏi Lời Chúa và siêng năng đọc kinh chung.
Cuối cùng, Cha Tổng Đại diện quản xứ Chính toà cùng quí Cha phó ban phép lành cho cộng đoàn, bế mạc Tháng Hoa.
Thánh lễ Thêm Sức tại Gx Bắc Hải
Giuse Khổng Hữu Nguồn
11:56 01/06/2014
HỐ NAI - Sáng Chúa Nhật 01/6/2014, Lễ Chúa lên Trời. Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh, Giám mục Giáo phận về kinh lý mục vụ và ban phép thêm sức cho 279 em thiếu nhi Giáo xứ Bắc Hải, hạt Hố Nai, Giáo phận Xuân Lộc. Cùng dâng lễ với Đức Cha có Quý Cha trong hạt. Dự lễ cầu nguyện cho các em hôm nay có đông đủ qúy phụ huynh, các cha mẹ đỡ đầu, các thân nhân, qúy Ban hành giáo, các Đoàn Hội các Giới trong giáo xứ.
Hình ảnh
Đồng hồ điểm 8 giờ 30 phút, xe chở Đức Cha đã đến. Hòa với tiếng chuông giáo đường, những tiếng pháo tay, tiếng đội trống rộn ràng vang xa. Cộng đoàn phụng vụ Bắc Hải hân hoan chào đón Đức Cha giáo phận “Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Mc 11:9).
Trong niềm vui mừng, các em được chụp ảnh chung lưu niệm với Đức Cha và Cha xứ, Cha phó ngay tại tiền sảnh Nhà Thờ.
Khoảng 30 phút gặp gỡ, nghe Ban hành giáo báo cáo. Đức Cha chia sẻ, Ngài rất vui mừng về những cố gắng mà Ban hành giáo là những cánh tay nối dài, cộng tác với Cha xứ, Cha phó giúp cho mọi người, mọi gia đình, các đoàn hội, các giới trong giáo xứ được hiệp nhất, yêu thương, hầu làm cho giáo xứ mỗi ngày một sinh động tốt đẹp hơn.
Tiếp đến là đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến lên Thánh Đường.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha dâng lời chào Quý Cha và cộng đồng phụng vụ, Đức Cha mời mọi người cùng cầu nguyện cho các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay được dồi dào bảy ơn Chúa Thánh Thần:
1. Ơn Khôn ngoan giúp ta phân biệt điều phải, điều trái.
2. Ơn Hiểu biết giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.
3. Ơn biết Lo liệu giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
4. Ơn Sức mạnh giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
5. Ơn Thông minh giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.
6. Ơn Ðạo đức giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
7. Ơn Kính sợ Thiên Chúa giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.
Do có sự chuẩn bị kỹ, nên mọi diễn tiến trong lễ nghi hôm nay được phối hợp nhịp nhàng, tốt đẹp. Hơn nữa ca đoàn xứ hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt sắng tham dự lễ thánh.
Vài nét chính về Giáo xứ Bắc Hải
Giáo xứ Bắc Hải gồm 14 giáo họ. Đó là những đơn vị căn bản trong sự hình thành, duy trì và phát triển giáo xứ. Mỗi giáo họ có sắc thái riêng nhưng luôn phù hợp với đường hướng chung của giáo xứ.
Để việc điều hành được thuận tiện và nhịp nhàng, 14 giáo họ chia thành 3 Khu, đứng đầu mỗi Khu có một vị Trùm Khu.
Hiện nay giáo xứ có 2.208 gia đình, với 8.577 người. hầu hết sống trên địa bàn phường Hố Nai, một số ít thuộc phường Trảng Dài, phường Tân Biên, chiều dài hơn 1 cây số vuông, được sự hướng dẫn của Cha chánh xứ Đaminh Bùi Văn Án cùng với sự cộng tác của Cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn.
Bên cạnh nhà thờ giáo xứ còn có 4 Nhà Nguyện: Du Sinh, Hội Am, Đông Khê, Ngọc Lý và hai Đền Thánh: Vinh Sơn và Gioan.
Giáo xứ có Nghĩa Trang gần Nhà Thờ, diện tích gần 20 ngàn mét vuông, được chia thành lô và xây dựng theo một mẫu chung, có tường rào bảo vệ khuôn viên Đất Thánh.
Ban hành giáo gồm: 08 vị trong Ban Thường Vụ. 49 vị trong Ban Điều Hành giáo họ. 34 vị trong Ban Trị Sự các Giới các Đoàn Hội. Bên cạnh có các Ban Chuyên Biệt và 7 Ca Đoàn.
• Giáo xứ có 6 Giới: 1/ Giới Cao Niên có 715 hội viên. 2/ Giới Gia Trưởng có 1050 hội viên. 3/ Giới Hiền Mẫu có 985 hội viên. 4/ Giới Trẻ có 750 hội viên. Giới Thiếu Nhi có 1800 em.
• Giáo xứ có 7 Hội Đoàn: 1/ Huynh Đoàn Đaminh có 532 hội viên. 2/ Hội Legio Mariae có 131 hội viên. 3/ Hội Con Đức Mẹ có 175 hội viên. 4/ Hội Gia Đình Tận Hiến có 132 hội viên. 5/ Hội Gia Đình Phạt Tạ có 36 hội viên. 6/ Hội Kinh Lòng Thương Xót Chúa có 315 hội viên. 7/ Hội Kinh Cầu Nguyện Thánh Giuse có 220 hội viên.
• Bác ái: Ngoài các dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, Tết Nguyên Đán, hàng tháng giáo xứ giúp cho 42 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, mỗi phần qùa là 10 kg gạo ngon. Trong mùa chay vừa qua, giáo xứ phát động chương trình “Chia sẻ Mùa Chay” và đã quyên góp được 90 triệu đồng cho công việc Bác ái.
• Phụng vụ: Hàng ngày có hai thánh lễ. Sáng lúc 4g15’, chiều lúc 18 giờ. Ngày Chúa Nhật có 4 lễ. Lễ nhất lúc 4g15’, lễ hai lúc 6 giờ và lễ ba lúc 7g45’. Lễ buổi chiều lúc 17 giờ. Thứ Sáu đầu tháng có lễ kính Lòng Thương Xót Chúa lúc 15 giờ chiều.
• Chầu Thánh Thể: Sau lễ thứ Năm hàng tuần, các em thiếu nhi chầu Thánh Thể. Hàng tháng các Giới chầu Thánh Thể. Ngoài ra các dịp đặc biệt trong năm phụng vụ Cha xứ cũng đặt Mình Thánh Chúa để cộng đoàn chầu.
• Giờ kinh tối gia đình: Hưởng ứng Thư Mục Vụ của Đức Cha. Các gia đình trong giáo xứ thực hiện giờ kinh tối vào lúc 20 giờ hàng ngày.
• Việc quản lý: Hiện nay giáo xứ đang thực hiện việc quản lý bằng phần mềm công nghệ thông tin.
• Cơ sở Mục Vụ: Giáo xứ có nhà xứ, một hội trường, một văn phòng Ban hành giáo, 12 phòng học giáo lý, các em thiếu nhi học giáo lý được chia làm ba ca khác nhau, ngoài ra còn một dẫy nhà dành cho các sinh hoạt mục vụ của các hội đoàn, ca đoàn, các giới. Các cơ sở được kiến thiết mới, khang trang, rộng rãi thoáng mát, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Hướng đến tương lai, Giáo xứ Bắc Hải luôn chú trọng đến việc đào tạo, huấn luyện giáo lý viên, các giới các đoàn hội, tích cực sống Loan Báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá, bác ái yêu thương.
Hình ảnh
Đồng hồ điểm 8 giờ 30 phút, xe chở Đức Cha đã đến. Hòa với tiếng chuông giáo đường, những tiếng pháo tay, tiếng đội trống rộn ràng vang xa. Cộng đoàn phụng vụ Bắc Hải hân hoan chào đón Đức Cha giáo phận “Đấng nhân danh Chúa mà đến” (Mc 11:9).
Trong niềm vui mừng, các em được chụp ảnh chung lưu niệm với Đức Cha và Cha xứ, Cha phó ngay tại tiền sảnh Nhà Thờ.
Khoảng 30 phút gặp gỡ, nghe Ban hành giáo báo cáo. Đức Cha chia sẻ, Ngài rất vui mừng về những cố gắng mà Ban hành giáo là những cánh tay nối dài, cộng tác với Cha xứ, Cha phó giúp cho mọi người, mọi gia đình, các đoàn hội, các giới trong giáo xứ được hiệp nhất, yêu thương, hầu làm cho giáo xứ mỗi ngày một sinh động tốt đẹp hơn.
Tiếp đến là đoàn đồng tế từ nhà xứ tiến lên Thánh Đường.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha dâng lời chào Quý Cha và cộng đồng phụng vụ, Đức Cha mời mọi người cùng cầu nguyện cho các em lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay được dồi dào bảy ơn Chúa Thánh Thần:
1. Ơn Khôn ngoan giúp ta phân biệt điều phải, điều trái.
2. Ơn Hiểu biết giúp ta hiểu biết sâu xa hơn những điều Chúa và Giáo Hội dạy.
3. Ơn biết Lo liệu giúp ta giải quyết mọi khó khăn trong đời sống.
4. Ơn Sức mạnh giúp ta chu toàn việc bổn phận và vượt qua mọi khó khăn.
5. Ơn Thông minh giúp ta nhận ra thánh ý Chúa.
6. Ơn Ðạo đức giúp ta tin yêu Chúa và giúp đỡ anh em.
7. Ơn Kính sợ Thiên Chúa giúp ta tôn kính sự công bằng và quyền phép Chúa và sợ làm phiền lòng Ngài.
Do có sự chuẩn bị kỹ, nên mọi diễn tiến trong lễ nghi hôm nay được phối hợp nhịp nhàng, tốt đẹp. Hơn nữa ca đoàn xứ hát rất hay, giúp cộng đoàn sốt sắng tham dự lễ thánh.
Vài nét chính về Giáo xứ Bắc Hải
Giáo xứ Bắc Hải gồm 14 giáo họ. Đó là những đơn vị căn bản trong sự hình thành, duy trì và phát triển giáo xứ. Mỗi giáo họ có sắc thái riêng nhưng luôn phù hợp với đường hướng chung của giáo xứ.
Để việc điều hành được thuận tiện và nhịp nhàng, 14 giáo họ chia thành 3 Khu, đứng đầu mỗi Khu có một vị Trùm Khu.
Hiện nay giáo xứ có 2.208 gia đình, với 8.577 người. hầu hết sống trên địa bàn phường Hố Nai, một số ít thuộc phường Trảng Dài, phường Tân Biên, chiều dài hơn 1 cây số vuông, được sự hướng dẫn của Cha chánh xứ Đaminh Bùi Văn Án cùng với sự cộng tác của Cha phó Đaminh Đoàn Giang Sơn.
Bên cạnh nhà thờ giáo xứ còn có 4 Nhà Nguyện: Du Sinh, Hội Am, Đông Khê, Ngọc Lý và hai Đền Thánh: Vinh Sơn và Gioan.
Giáo xứ có Nghĩa Trang gần Nhà Thờ, diện tích gần 20 ngàn mét vuông, được chia thành lô và xây dựng theo một mẫu chung, có tường rào bảo vệ khuôn viên Đất Thánh.
Ban hành giáo gồm: 08 vị trong Ban Thường Vụ. 49 vị trong Ban Điều Hành giáo họ. 34 vị trong Ban Trị Sự các Giới các Đoàn Hội. Bên cạnh có các Ban Chuyên Biệt và 7 Ca Đoàn.
• Giáo xứ có 6 Giới: 1/ Giới Cao Niên có 715 hội viên. 2/ Giới Gia Trưởng có 1050 hội viên. 3/ Giới Hiền Mẫu có 985 hội viên. 4/ Giới Trẻ có 750 hội viên. Giới Thiếu Nhi có 1800 em.
• Giáo xứ có 7 Hội Đoàn: 1/ Huynh Đoàn Đaminh có 532 hội viên. 2/ Hội Legio Mariae có 131 hội viên. 3/ Hội Con Đức Mẹ có 175 hội viên. 4/ Hội Gia Đình Tận Hiến có 132 hội viên. 5/ Hội Gia Đình Phạt Tạ có 36 hội viên. 6/ Hội Kinh Lòng Thương Xót Chúa có 315 hội viên. 7/ Hội Kinh Cầu Nguyện Thánh Giuse có 220 hội viên.
• Bác ái: Ngoài các dịp lễ Giáng Sinh, Phục Sinh, Tết Nguyên Đán, hàng tháng giáo xứ giúp cho 42 trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, mỗi phần qùa là 10 kg gạo ngon. Trong mùa chay vừa qua, giáo xứ phát động chương trình “Chia sẻ Mùa Chay” và đã quyên góp được 90 triệu đồng cho công việc Bác ái.
• Phụng vụ: Hàng ngày có hai thánh lễ. Sáng lúc 4g15’, chiều lúc 18 giờ. Ngày Chúa Nhật có 4 lễ. Lễ nhất lúc 4g15’, lễ hai lúc 6 giờ và lễ ba lúc 7g45’. Lễ buổi chiều lúc 17 giờ. Thứ Sáu đầu tháng có lễ kính Lòng Thương Xót Chúa lúc 15 giờ chiều.
• Chầu Thánh Thể: Sau lễ thứ Năm hàng tuần, các em thiếu nhi chầu Thánh Thể. Hàng tháng các Giới chầu Thánh Thể. Ngoài ra các dịp đặc biệt trong năm phụng vụ Cha xứ cũng đặt Mình Thánh Chúa để cộng đoàn chầu.
• Giờ kinh tối gia đình: Hưởng ứng Thư Mục Vụ của Đức Cha. Các gia đình trong giáo xứ thực hiện giờ kinh tối vào lúc 20 giờ hàng ngày.
• Việc quản lý: Hiện nay giáo xứ đang thực hiện việc quản lý bằng phần mềm công nghệ thông tin.
• Cơ sở Mục Vụ: Giáo xứ có nhà xứ, một hội trường, một văn phòng Ban hành giáo, 12 phòng học giáo lý, các em thiếu nhi học giáo lý được chia làm ba ca khác nhau, ngoài ra còn một dẫy nhà dành cho các sinh hoạt mục vụ của các hội đoàn, ca đoàn, các giới. Các cơ sở được kiến thiết mới, khang trang, rộng rãi thoáng mát, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại.
Hướng đến tương lai, Giáo xứ Bắc Hải luôn chú trọng đến việc đào tạo, huấn luyện giáo lý viên, các giới các đoàn hội, tích cực sống Loan Báo Tin Mừng bằng đời sống chứng tá, bác ái yêu thương.
Dòng Đaminh Rosa Lima kết hoa
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
17:33 01/06/2014
Hai tuần qua, các nhóm Đệ Tử, Tiền Tập, Tập Viên, Tiền Vĩnh Khấn ráo riết tập dâng hoa, nhà nguyện lúc nào cũng rộn rã tiếng hát và sự hiện diện của các “ con hoa”.
Với năm bài hát dâng hoa chiều nay, thì có tới 4 bài của hai Sơ trong nhà sáng tác: Maria, Mẹ ơi !và Nén hương con dâng của sơ Clara Chu Linh; Hoa dâng kính Mẹ và Cùng hướng lên Mẹ của Sr. Kim Loan. Những âm điệu và lời bài hát đi vào lòng người một cách dìu dặt, êm đềm dễ thương. Có lẽ thế mà buổi dâng hoa sốt mến và đẹp. Những động tác không cầu kỳ, chỉ đơn giản, nhưng thanh thoát và đội hình di chuyển phong phú. Đặc biệt lối di chuyển của nhóm dâng nến là di chuyển một khối, nên nhìn lạ mắt và ấn tượng.
Cả nhà Dòng cùng dâng hoa, từ em Đệ Tử đến quý Bề Trên trong nhà, ai cũng có phần dâng kính hoa lên Mẹ, những đóa hoa cầm ở tay, những đó hoa lòng, những hy sinh âm thầm, những khát vọng đời Dâng hiến, những lời cầu nguyện thiết tha của anh chị em nhờ nhắn gửi, và nhất là lời tạ ơn của từng chị em, lời tạ ơn của tu viện, lời tạ ơn của Hội Dòng... tất cả quyện theo hương khói của những nén hương, quyện theo hương hoa của những cành bông trên tay, quyện theo ánh nến lung linh ...tạo nên một lời cầu nguyện, tạo nên một tấm lòng dâng kính Mẹ.
Mỗi mùa hoa rồi sẽ qua đi, nhưng tình yêu với Mẹ thì vẫn còn đó lung linh như ánh nến, tha thiết như làn hương trầm và thoang thoảng thơm hương của những cành hoa.
Xin tạ ơn Mẹ đã lắng nghe lời nguyện của chúng con. Xin tạ ơn Mẹ đã chuyển cầu lời ước nguyện của chúng con lên Thiên Chúa. Xin Mẹ luôn ở cùng và cầu bầu cho chúng con, Mẹ nhé.
Sau đó cộng đoàn tiếp tục giờ Chầu trọng thể Mình Thánh Chúa và theo truyền thống của Dòng Đaminh, chị em hát Salve Maria ( Lạy Nữ Vương) và Thánh Đaminh, trong khi hát thì di chuyển trước ngai tòa Đức Mẹ và Bề Trên cộng đoàn rảy nước thánh treenm chị em theo truyền thống của Dòng.
Sau khi dâng hoa Sr. Agnes Nguyễn Thị Thịnh, Bề trên Tổng quyền Dòng Đaminh Rosa Lima đã có lời cảm ơn hai sơ nhạc sĩ Chu Linh và Kim Loan đã viết nên những bài thánh ca dâng kính Mẹ. Bề Trên cũng cảm ơn các chị em đã bỏ công sức tập luyện chuyên chăm, chuẩn bị cho ngày dâng hoa hôm nay. Chị cũng chia sẻ thêm: ước chi những bài hát, những cử điệu mà chị em dâng lên Mẹ nhịp nhàng, đồng điệu như chiều hôm nay thì trong cuộc sống cộng đoàn đời dâng của chị em hòa điệu như thế.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Mầu nhiệm lên trời: các hoa trái đầu tiên của xác thịt và thần khí (hết)
Vũ Văn An
00:35 01/06/2014
5. Người dâng lên Chúa Cha thân xác Người: Thăng Thiên và các bí tích
Chính vì thân xác mở cửa đưa ta vào lãnh vực tương quan của hiện sinh con người, nên việc Lên Trời theo xác thân của Chúa Giêsu đã biến đổi đời sống của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, biến đổi năng động tính từng sinh động hóa vũ trụ. Nói rằng Chúa Kitô làm viên mãn mọi sự bằng sự hiện diện của Người là nói rằng sự sống trong thân xác giờ đây trở nên mới mẻ vì nó đã được nâng lên tới Chúa Kitô. Đây là lý do khiến Thánh Hilariô thành Poitiers giải thích hình ảnh trong Tin Mừng nói về thành phố trên núi không thể nào bị che khuất. Thành phố này chính là thân xác Chúa Giêsu: một thành phố có nhiều dân cư thế nào, thì Chúa Kitô cũng chứa trọn nhân loại trong thân xác của Người như vậy. Như thế, việc hiển dương thân xác Chúa Kitô bao hàm việc hiển dương Giáo Hội, một định chế mà việc làm và việc giảng dạy chính là ánh sáng cho thế gian. Trong Giáo Hội, trong hành động và trong lịch sử Giáo Hội, khả năng của thân xác trong việc biểu lộ thể thần linh như là cùng đích mọi sự đã được đưa lên một độ cao mới. Đó là nhiệm cục bí tích mà ta sẽ lưu tâm dưới đây.
Một yếu tố chính trong niềm tin vào Thăng Thiên là dây nối kết giữa thân xác và Thiên Chúa. Chủ trương này làm ta bỡ ngỡ vì, theo đường lối suy nghĩ của Socrate trong Phaedo, ta thường cho rằng thân xác là một trở ngại đối với mối liên hệ của ta với thể thần linh. Tuy nhiên, theo Thánh Kinh, thân xác là nơi rất tốt để Thiên Chúa tỏ mình ra (34). Sự phục sinh của thân xác, một mục tiêu mà cuộc sống Kitô hữu hướng tới, xác nhận khía cạnh này. Sự viên mãn của thân xác diễn ra khi nó được tràn đầy Chúa Thánh Thần và trở nên thân xác thiêng liêng. Điều này muốn nói thân xác không chống lại Thần Khí, nhưng đúng hơn là bạn đồng hành của Thần Khí, là nơi thích hợp ở trên đời để Người hành động và ngụ cư.
Điều trên khả hữu vì thân xác là nơi sự sống, nhờ biết mở cửa chào đón thế giới và nhân loại, nên đã khám phá ra ngay trong nó mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng Hóa Công. Chỉ ở trong thân xác, Thiên Chúa mới được tỏ tường. Trong thân xác, Thiên Chúa xuất hiện, không như một đối tượng ngoại tại nào đó được đặt trước mắt ta để ta kiểm soát, cũng không như một chân trời xa tít để con người thèm muốn, một chân trời rất dễ bị hiểu lầm là phóng chiếu hay là ảo ảnh đơn thuần. Thân xác làm chứng rằng chúng ta được tình yêu, một tình yêu đi trước chúng ta, dựng nên và chào đón vào hiện sinh. Giờ đây, thể siêu việt được hiểu như nguồn suối từ đó phát sinh ra mọi sự sống, như một tình yêu nguyên sinh hạ sinh ra ta. Đàng khác, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, thân xác đã khởi động một năng động tính để đẩy con người vượt quá chính mình, hướng về hiệp thông với thể siêu việt.
Nhưng đâu là vai trò của Thăng Thiên trong lịch sử của sợi dây nối kết giữa thân xác và thể thần linh này? Thân xác Chúa Kitô, nay đã hiển vinh, được nối kết với mọi tạo vật một cách mới mẻ. Mầu nhiệm này thông truyền cho vũ trụ tình trạng vinh hiển của thân xác Chúa Giêsu, qua việc nó đặt ra mục tiêu dứt khoát là chính Chúa Cha mà mọi tạo vật đều hướng tới. Như thế, một chân trời mới đã mở ra cho tạo dựng: mọi tạo vật đều đã ở trên thiên đàng, vì mọi loài nay đang di chuyển vào chính trái tim Thiên Chúa. Cho nên, dựa vào Thăng Thiên, thân xác nhận được một ngôn ngữ mới; khả năng của thân xác trong việc công bố Thiên Chúa nay được nâng lên một bình diện mới. Đó là ngôn ngữ bí tích, trong đó, tạo dựng vật chất nói lên mối tương quan đã trở nên trọn hảo hơn với thể siêu việt. Ta thường nghe nói tới ý nghĩa bí tích của vũ trụ: mọi sự trong vũ trụ đều là dấu chỉ sự hiện diện thần linh. Nhưng quan điểm này chắc chắn có cái nguy hiểm của nó: đẩy tới tận cùng, nó có thể dẫn ta tới chỗ quên khuấy mất tính mới mẻ do Chúa Kitô mang tới. Thực vậy, nếu toàn thể vũ trụ đều là bí tích cứu rỗi, thì công trình của Chúa Giêsu sẽ chỉ là dọn đường dư thừa; nó chỉ dọn đường nơi đã có đường rồi. Ấy thế nhưng, bất chấp nguy hiểm nào, vẫn cần phải nói tới tính bí tích của vũ trụ, nếu ta muốn phục hồi cái hiểu nhờ đâu trật tự tạo dựng, từ bên trong, vốn mở cửa chào đón cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Hơn nữa, nếu không được nói tới tính bí tích của vũ trụ, thì ta không tài nào hiểu được đích điểm tối hậu mà vũ trụ đã tiếp nhận được từ Chúa Giêsu, vì đích điểm này sẽ trở thành ngoại tại đối với diễn trình vạn vật. Thực thế, quan điểm hiện đại về thiên nhiên, một quan điểm loại bỏ hoàn toàn tính biểu tượng và tính bí tích của nó, quả đi ngược hẳn lại quan điểm về vũ trụ của Thánh Kinh và của Kitô Giáo: thân xác có tính duy máy móc của thời hiện đại chỉ được Lời (Logos) mặc lấy theo kiểu con rối bị người múa rối thao túng.
Trong thế quân bình tế vi giữa tính bí tích của tạo dựng và nét mới mẻ của Chúa Kitô, có thể nói, tính thân xác đã cho ta thấy một sự cân bằng rất thích đáng. Như đã nói, chính ở đây, trong thân xác, vũ trụ (nhất là nhờ cuộc gặp gở bản vị) đã mở cửa cho Thiên Chúa. Cho nên, trong tính thân xác, ta thấy có sự trong suốt sơ khởi đối với mầu nhiệm, một tiếp nhận sơ khởi đối với ơn thánh cứu chuộc, được thông truyền qua cảm nghiệm yêu thương. Một hiện diện như thế chắc chắn vẫn còn mỏng manh, chưa có khả năng tiếp tục sáng rực được lâu (chắc chắn sẽ tan vỡ trước cái chết) cũng như không đủ sức mạnh (sẽ bất lực trước tội dửng dưng hay vị kỷ).
Chính Chúa Kitô, trong việc Nhập Thể, trong sự sống và trong sự chết của Người giữa chúng ta, đã ban cho ngôn ngữ thân xác sự viên mãn của nó, giúp nó tính liên tục quá bên kia sự chết, và một tính nhất quán bất chấp mọi mỏng dòn nhân bản. Từ đây, thân xác có khả năng biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải mình như nguồn gốc và đích đến trong cuộc hành trình này của lịch sử. Trong việc Lên Trời của Người, Chúa Kitô liên kết cách mới mẻ tính vật chất của tạo dựng vào chính Người, bằng cách cho ta thấy: nguồn gốc mọi thân xác là ở nơi Chúa Cha và bằng cách thiết lập ra đích đến tối hậu là Thiên Chúa. Điều được khai sáng ở đây chính là hình thức bí tích rất thích đáng của sự hiện diện trong thân xác. Thăng Thiên trở thành nền tảng của bí tích học, vì nó tái cấu hình (reconfigures) khả năng biểu tượng của thân xác. Đấng Đáng Kính Bede, chẳng hạn, khi so sánh việc Elia lên trời với việc Chúa Giêsu lên trời, đã nói rằng Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội các bí tích, hệt như tiên tri Êlia để lại cho Êlisa chiếc áo khoác của ông.
Nhấn mạnh tới sợi dây nối kết giữa Thăng Thiên và các bí tích chỉ là đặt chúng vào một viễn tượng thích đáng. Dưới ánh sáng này, điều trước nhất là các bí tích xuất hiện không như là hành động của Giáo Hội mà như là công trình của Chúa Kitô, qua đó, Người hạ sinh ra Nhiệm Thể Giáo Hội. Ta nên nhớ rằng Êphêsô 4:10, trong đó, Chúa Giêsu bay lên để Người làm cho mọi sự nên viên mãn, là nền tảng của Êphêsô 1:22-23, nơi Giáo Hội được coi như sự viên mãn của Chúa Kitô. Điều này làm nổi bật sự kiện này: Giáo Hội được hạ sinh từ các bí tích và chỉ vì lý do này, các bí tích có khả năng xuất hiện trong Giáo Hội.
Theo chiều hướng này, điều quan trọng là phải nhớ tới ý nghĩa hy sinh trong hành vi lên trời của Chúa Kitô. Điều này đã được Thư Do Thái nhấn mạnh. Thư này trình bày Lên Trời như là đỉnh cao lễ dâng của Chúa Kitô: “chúng ta có vị thượng tế đã băng qua các tầng trời” (Dt 4:14), và đã dâng lễ hy sinh của Người trong nhà tạm không do bàn tay con người làm nên (Dt 9:11), là chính thân xác vinh hiển của Chúa Kitô. Một truyền thống giáo phụ cũng đã liên kết Thăng Thiên với lễ hy sinh. Thực vậy, Hippôlytô nói rằng Chúa Giêsu, khi lên trời, đã đem thân xác Người lên Chúa Cha và dâng con người làm của lễ. Chúa Kitô dâng thân xác hiển vinh của Người cho Thiên Chúa làm hoa quả đầu mùa của tân sáng thế, một sáng thế bao gồm mọi con người.
Đâu là ý nghĩa của lễ dâng mà Chúa Kitô đã dâng bằng thân xác của Người lên Chúa Cha trên thiên đàng? Về phương diện này, lời giải thích của Thánh Augustinô về lễ hy sinh rất hữu ích. Lễ hy sinh không hệ ở việc tiêu hủy của lễ hiến dâng, mà đúng hơn hệ ở việc Thiên Chúa và con người ở trong nhau, hệ ở việc hợp nhất đạt được trong sự viên mãn của yêu thương. Qua cái chết trên Thánh Giá của Người, Chúa Giêsu hoàn toàn trở nên một với tình yêu của Thiên Chúa, trong một lễ hy sinh hoàn hảo. Cũng thế, nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô như một thân thể, các môn đệ tham dự vào sự hợp nhất của Chúa Kitô với Cha của Người. Do đó, Thánh Augustinô kết luận như sau: “Đây là lễ hy sinh của các Kitô hữu: nhiều người nên một thân xác trong Chúa Kitô”.
Hilariô thành Poitiers nói rằng sau 40 ngày hiện ra với các môn đệ, Chúa Kitô cảm nghiệm cùng một điều như Người đã cảm nghiệm sau 40 ngày ăn chay trong hoang địa: Người thấy đói. Chắc chắn đây là một cái đói đặc biệt: cái đói ơn cứu rỗi nhân loại, một cái đói được thỏa mãn khi Chúa Giêsu, lúc lên cùng Chúa Cha, đã dâng con người nhân bản lên Thiên Chúa và mang ơn cứu rỗi xuống cho con người. Như thế, lễ hy sinh của Thăng Thiên là chính sự hiệp thông trọn vẹn giữa thân xác và Thiên Chúa trong các hoa trái đầu mùa của thân xác Chúa Giêsu. Hậu quả của việc này là từ nay con người có thể tiếp nhận được các hoa trái đầu mùa của Thần Khí. Như thế, lịch sử trở thành một diễn trình trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, từ từ trở thành đồng hình đồng dạng với Thần Khí của Đấng Phu Quân mình, vốn là Con Thiên Chúa. Sự viên mãn của việc đồng hình đồng dạng này sẽ đạt được trọn vẹn khi lời lẽ của Thánh Irênê được ứng nghiệm: “thân xác đã chiếm hữu được gia sản của nó nhờ Thần Khí; nó đã từ bỏ chính mình để có thể mặc lấy phẩm tính của Thần Khí; nó đồng hình đồng dạng với Lời Thiên Chúa”.
Dựa vào điều trên, ta có thể thiết lập được mối liên kết giữa Thăng Thiên và bí tích Thánh Thể, vốn là lễ dâng thân xác Chúa Con lên Chúa Cha. Calvin trước đây đã nối kết hai mầu nhiệm này với nhau. Nhà cải cách này giải thích rằng vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên thiên đàng, nên nó không thể hiện diện trên bàn thờ được nữa; tuy nhiên, ông nói thêm: bất cứ ai rước Lễ chắc chắn sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Kitô, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Như thế, Calvin đã mạnh mẽ làm nổi bật thành tố thần khí học (pneumatological). Ấy thế nhưng bên dưới quan điểm của ông là cái hiểu quá hẹp hòi về tính thân xác: vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên trời, nên nó không thể đồng thời ở dưới đất. Như ta đã thấy: sự hiện diện của Chúa Giêsu ở trên trời chính là để Người có thể làm mọi sự nên viên mãn; đây chính là cơ sở khiến thân xác Người có khả năng trở nên hiện diện dưới các hình thánh thể.
Thăng Thiên là mầu nhiệm của hiện diện và khuyết diện. Làm thế nào để có thể kết hợp hai chiều kích này? Nếu ta quả quyết sự hiện diện bằng thân xác của Người, thì điều này há không dẫn ta tới chỗ quá nhấn mạnh tới căn tính của Giáo Hội đó ư? Há ta không nên nói rằng Chúa Giêsu khuyết diện bằng thân xác, và chỉ hiện diện bằng Thần Khí, để tránh khả thể Giáo Hội có thể thay thế Chúa Giêsu đó sao? Trái lại, điều rõ ràng là sự hiện diện thực sự, có tính thân xác của Chúa Kitô trong Thánh Thể đã cung cấp cho ta chìa khóa để hiểu sự tương phản của hiện diện và khuyết diện này. Thực vậy, ta phải phân biệt giữa loại hiện diện của một đối tượng mà nếu đặt trước mặt tôi, sẽ được tôi thăm dò dưới mọi khía cạnh có thể thăm dò được, và loại hiện diện kêu mời tôi vào trong chính nó để có thể tiến tới chỗ biết nó; nó cho phép tôi được bao bọc trong ánh sáng của nó, và vì lý do này, nó không bao giờ để mình bị thống trị bởi chủ thể đang ngắm nhìn nó. Chính loại hiện diện sau được tính thân xác làm cho khả hữu. Thân xác không bao giờ bị đặt trước ta; ta nhìn thế giới từ bên trong thân xác, nghĩa là, từ bên trong chính thực tại đang bảo bọc ta, từ bên trong cái nơi ta đã luôn được tiếp nhận. Bên trong sự hiện diện đang diễn ra trong và nhờ thân xác này, ta có khả năng nhận ra hồng phúc nguyên khởi trước nhất, tức sự hiện diện đầu tiên luôn luôn có đó, ngay trước cả sự hiện diện của con người với chính họ. Chính vì là nguyên khởi, sự hiện diện này không bao giờ bị chiếm hữu cả; đây là lý do giải thích sự mầu nhiệm tại sao nó vừa rất gần gũi mà lại rất khuyết diện đối với ta. Chính trong cách thế này, thân xác đã nói thứ ngôn ngữ của phận làm con (filiation), là thứ ngôn ngữ biểu lộ một hiện diện nguyên khởi vốn đi trước ta nhưng bảo bọc ta.
Hơn nữa, sự hiện diện thân xác mở ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ bản vị giữa các ngôi vị có thể diễn ra và đồng thời nó khai mở cả một chân trời dẫn tới siêu việt. Một lần nữa, sự hiện diện của yêu thương, vốn được mở ra trong thân xác, không bao giờ bị đặt trước mặt ta, như một đối tượng để ta mặc tình ngắm nghía, chính vì nó đụng tới ta từ bên trong và xác định ta là ai. Nó chỉ có thể được nhìn nhận nếu ta chịu tham dự vào nó và đồng hành hướng về chân trời nó mở ra. Bằng cách này, thân xác nói thứ ngôn ngữ của tân hôn (nuptiality), chào đón mầu mỡ.
Sự hiện diện bí tích của Chúa Kitô là sự hiện diện thân xác và do đó bao hàm trong nó cảm thức khuyết diện này: nó không thể bị đặt trước mắt ta; nó đi trước ta với một ơn thánh nguyên khởi (chiều kích con thảo) và mời gọi ta lên đường hướng về chân trời mãi mãi tít tắp xa xăm (chiều kích phu thê và mầu mỡ). Thân xác mở cho ta một viễn tượng con thảo vì nó mở cho ta thấy sự hiện diện của Chúa Cha, một hiện diện luôn có trước ta. Nó mở cho ta một chân trời tân hôn trong đó thân xác nên một của Chúa Kitô và của Giáo Hội luôn luôn là một gặp gỡ trong tự do, trong nhu cầu trưởng thành bên trong thời gian, sống hướng về lời hứa tối hậu, chào đón “điều luôn lớn hơn”, mong chờ cuộc gặp gỡ dứt khoát.
Như một loại suy, ta hãy xem sét một cái mơn trớn hay một cái ôm thân xác: điều mà tay ta hay cánh tay ta muốn giữ chặt lấy luôn luôn vượt quá điều được rờ mó. Có một chiều sâu được thân xác mở ra cho ta, và chiều sâu này thực sự là hậu cảnh tối hậu cho hành động của ta, đó là sự hiệp thông với người ta yêu. Cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong các bí tích mang một cấu trúc tương tự, thứ cấu trúc của một hiện diện thực sự được tỏ hiện như tình yêu nguyên khởi và tình yêu này hướng ta về đích điểm cánh chung tối hậu.
Điều hoàn toàn chắc chắn là các bí tích cũng mang theo một tính mới mẻ lớn lao. Kết quả của Thăng Thiên là đây: cấu trúc của sự hiện diện thân xác đã được biến đổi, nguồn gốc được chỉ ra trong thân xác nay ở trong cung lòng Chúa Cha, được nối kết với việc sinh ra Chúa Con từ thuở đời đời; đích điểm ta được hướng dẫn tới chính là tay phải Chúa Cha. Như thế, ta gặp một năng động tính mới mẻ, một năng động tính mở rộng các biên giới của tính thân xác, để thân xác có khả năng tiếp đón trong chính nó sức nặng muôn đời của tình yêu thần linh. Sự biến đổi này đòi hỏi thời gian, một thời gian trong đó Thần Khí và Tân Nương kêu lên “Hãy đến!” Hành trình của Chúa Con khiến Giáo Hội có khả năng vuợt qua con đường giữa hai tọa độ nguồn gốc và đích đến của mình. Như thế, sự hiện diện trong thân xác mở toang một vết thương buộc ta đi tìm một kết hợp trọn vẹn, như Thánh Gioan Thánh Giá từng hát: “Hỡi người yêu dấu, người đang trốn nơi nao, để tôi phải kêu than? Người bỏ trốn như hươu đực sau khi làm tôi bị thương; tôi ra gọi người, nhưng người đã biệt tăm…” (Ca Khúc Thiêng Liêng, I)
Vết thương này không những ảnh hưởng tới tín hữu, nó cũng phải được phản ảnh cả nơi Chúa Kitô nữa, vì Người vốn gần gũi với nhân tính trong thân xác của Người. Thời gian sau Thăng Thiên, tức thời gian Người che mặt, bảo đảm rằng Chúa Giêsu không tách biệt khỏi các đau khổ của ta; vì các đau khổ này đã được Người kết hợp mãi mãi với các vết thương vinh hiển của Người. Do đó, ta có thể đồng hành với Người trong suốt các mầu nhiệm của đời Người trong thân xác và biến ta thành những người đồng thời với Người. Bản văn giáo phụ của Thánh Giustinô Tử Đạo nói rõ khía cạnh này:
“Vì khi các nhà cai trị thiên đàng thấy Người trong bộ dạng xấu xa và méo mó, và chẳng vẻ vang chút nào, đến không nhận ra Người, bèn lên tiếng hỏi: “Vị Vua vinh hiển này là ai?” Thì Chúa Thánh Thần, một là nhân danh Ngôi Cha hai là nhân danh chính ngôi của Người, đã trả lời: “Chúa các đạo binh, chính là vị Vua vinh hiển này”. Vì mọi người sẽ thú nhận rằng không một ai trong số những người chủ trì tại các cổng Đền Thờ ở Giêrusalem dám nói liên quan tới Salômôn… hay liên quan tới hòm bia giao ước “vị Vua vinh hiển này là ai?” (Đối thoại với Trypho, 36, 5-6).
Các đau khổ của các Kitô hữu bị bách hại đã ghi ấn tượng mạnh mẽ nơi Thánh Giustinô. Vì lý do này, ngài nhìn Chúa Giêsu lên trời, không dưới khía cạnh vinh hiển của Vua Salômôn, mà đúng hơn dưới bộ dạng méo mó vì thương tích và cái chết của Người. Đây là lý do khiến các thiên thần không nhận ra Người và lên tiếng hỏi “Vị vua vinh hiển này là ai?”. Mầu nhiệm Lên Trời bảo đảm dây liên kết giữa thân xác Chúa Giêsu và Giáo Hội; nó bảo đảm rằng Người tiếp tục dự phần vào các đau khổ của ta. Như thể mọi lịch sử đều hội tụ vào trong các thương tích của Chúa Kitô, các thương tích mà Đấng Phục Sinh vẫn duy trì, cùng lên trời với chúng.
Nói tóm lại, với Thăng Thiên, một điều gì mới mẻ đã diễn ra sau các biến cố Phục Sinh: thân xác vinh hiển của Chúa Giêsu liên kết thân thể Giáo Hội với chính Người, và qua thân thể này, Người liên kết với toàn thể vũ trụ. Một lối mới trong việc sống thực tính thân xác đã xuất hiện trong thế giới; lối sống này, do đó, là lối sống riêng của Đấng Phục Sinh. Nếu trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu nối kết nguồn gốc lịch sử vào chính nguồn gốc của Người là Chúa Cha, thì nay, Người kết hợp việc Người trở về với Chúa Cha với việc lịch sử chuyển dịch về hướng Thiên Chúa. Nó như thể việc đổi hướng để lái các thế kỷ về một mục đích mới. Mọi sự, do đó, được chuẩn bị cho ngày Hiện Xuống, tức giờ phút Chúa Thánh Thần được tràn đổ trên Giáo Hội. Vai trò của Chúa Thánh Thần là hướng dẫn Giáo Hội qua dòng lịch sử, làm đường đi của Giáo Hội luôn đồng dạng với nguồn gốc mà Chúa Kitô đã thiết lập khi Người xuống thế và đích đến mà Người đã thiết lập khi trở về với Chúa Cha. Suốt qua diễn trình này, Chúa Kitô đều hiện diện bằng thân xác qua các bí tích, là các thực thể mở rộng các khả năng của thân xác thành nơi ngụ cư của Thiên Chúa. Thân xác của Người tạo ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ trong tự do có thể diễn ra; trong cuộc gặp gỡ này, Kitô hữu có thể nhận ra nguồn gốc chân thực và cuộc hành trình tiến về đích đến tối hậu của họ: từ Chúa Cha và tới Chúa Cha.
Phóng dịch bài Mầu Nhiệm Thăng Thiên của Jose Granadas, DCJM, phó chủ tịch Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia Đình tại Đại Học Latêranô ở Rôma, đăng trên Communio số 38 (Xuân 2011).
Chính vì thân xác mở cửa đưa ta vào lãnh vực tương quan của hiện sinh con người, nên việc Lên Trời theo xác thân của Chúa Giêsu đã biến đổi đời sống của Giáo Hội, và qua Giáo Hội, biến đổi năng động tính từng sinh động hóa vũ trụ. Nói rằng Chúa Kitô làm viên mãn mọi sự bằng sự hiện diện của Người là nói rằng sự sống trong thân xác giờ đây trở nên mới mẻ vì nó đã được nâng lên tới Chúa Kitô. Đây là lý do khiến Thánh Hilariô thành Poitiers giải thích hình ảnh trong Tin Mừng nói về thành phố trên núi không thể nào bị che khuất. Thành phố này chính là thân xác Chúa Giêsu: một thành phố có nhiều dân cư thế nào, thì Chúa Kitô cũng chứa trọn nhân loại trong thân xác của Người như vậy. Như thế, việc hiển dương thân xác Chúa Kitô bao hàm việc hiển dương Giáo Hội, một định chế mà việc làm và việc giảng dạy chính là ánh sáng cho thế gian. Trong Giáo Hội, trong hành động và trong lịch sử Giáo Hội, khả năng của thân xác trong việc biểu lộ thể thần linh như là cùng đích mọi sự đã được đưa lên một độ cao mới. Đó là nhiệm cục bí tích mà ta sẽ lưu tâm dưới đây.
Một yếu tố chính trong niềm tin vào Thăng Thiên là dây nối kết giữa thân xác và Thiên Chúa. Chủ trương này làm ta bỡ ngỡ vì, theo đường lối suy nghĩ của Socrate trong Phaedo, ta thường cho rằng thân xác là một trở ngại đối với mối liên hệ của ta với thể thần linh. Tuy nhiên, theo Thánh Kinh, thân xác là nơi rất tốt để Thiên Chúa tỏ mình ra (34). Sự phục sinh của thân xác, một mục tiêu mà cuộc sống Kitô hữu hướng tới, xác nhận khía cạnh này. Sự viên mãn của thân xác diễn ra khi nó được tràn đầy Chúa Thánh Thần và trở nên thân xác thiêng liêng. Điều này muốn nói thân xác không chống lại Thần Khí, nhưng đúng hơn là bạn đồng hành của Thần Khí, là nơi thích hợp ở trên đời để Người hành động và ngụ cư.
Điều trên khả hữu vì thân xác là nơi sự sống, nhờ biết mở cửa chào đón thế giới và nhân loại, nên đã khám phá ra ngay trong nó mối tương quan với Thiên Chúa, Đấng Hóa Công. Chỉ ở trong thân xác, Thiên Chúa mới được tỏ tường. Trong thân xác, Thiên Chúa xuất hiện, không như một đối tượng ngoại tại nào đó được đặt trước mắt ta để ta kiểm soát, cũng không như một chân trời xa tít để con người thèm muốn, một chân trời rất dễ bị hiểu lầm là phóng chiếu hay là ảo ảnh đơn thuần. Thân xác làm chứng rằng chúng ta được tình yêu, một tình yêu đi trước chúng ta, dựng nên và chào đón vào hiện sinh. Giờ đây, thể siêu việt được hiểu như nguồn suối từ đó phát sinh ra mọi sự sống, như một tình yêu nguyên sinh hạ sinh ra ta. Đàng khác, để khám phá mầu nhiệm tình yêu, thân xác đã khởi động một năng động tính để đẩy con người vượt quá chính mình, hướng về hiệp thông với thể siêu việt.
Nhưng đâu là vai trò của Thăng Thiên trong lịch sử của sợi dây nối kết giữa thân xác và thể thần linh này? Thân xác Chúa Kitô, nay đã hiển vinh, được nối kết với mọi tạo vật một cách mới mẻ. Mầu nhiệm này thông truyền cho vũ trụ tình trạng vinh hiển của thân xác Chúa Giêsu, qua việc nó đặt ra mục tiêu dứt khoát là chính Chúa Cha mà mọi tạo vật đều hướng tới. Như thế, một chân trời mới đã mở ra cho tạo dựng: mọi tạo vật đều đã ở trên thiên đàng, vì mọi loài nay đang di chuyển vào chính trái tim Thiên Chúa. Cho nên, dựa vào Thăng Thiên, thân xác nhận được một ngôn ngữ mới; khả năng của thân xác trong việc công bố Thiên Chúa nay được nâng lên một bình diện mới. Đó là ngôn ngữ bí tích, trong đó, tạo dựng vật chất nói lên mối tương quan đã trở nên trọn hảo hơn với thể siêu việt. Ta thường nghe nói tới ý nghĩa bí tích của vũ trụ: mọi sự trong vũ trụ đều là dấu chỉ sự hiện diện thần linh. Nhưng quan điểm này chắc chắn có cái nguy hiểm của nó: đẩy tới tận cùng, nó có thể dẫn ta tới chỗ quên khuấy mất tính mới mẻ do Chúa Kitô mang tới. Thực vậy, nếu toàn thể vũ trụ đều là bí tích cứu rỗi, thì công trình của Chúa Giêsu sẽ chỉ là dọn đường dư thừa; nó chỉ dọn đường nơi đã có đường rồi. Ấy thế nhưng, bất chấp nguy hiểm nào, vẫn cần phải nói tới tính bí tích của vũ trụ, nếu ta muốn phục hồi cái hiểu nhờ đâu trật tự tạo dựng, từ bên trong, vốn mở cửa chào đón cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa. Hơn nữa, nếu không được nói tới tính bí tích của vũ trụ, thì ta không tài nào hiểu được đích điểm tối hậu mà vũ trụ đã tiếp nhận được từ Chúa Giêsu, vì đích điểm này sẽ trở thành ngoại tại đối với diễn trình vạn vật. Thực thế, quan điểm hiện đại về thiên nhiên, một quan điểm loại bỏ hoàn toàn tính biểu tượng và tính bí tích của nó, quả đi ngược hẳn lại quan điểm về vũ trụ của Thánh Kinh và của Kitô Giáo: thân xác có tính duy máy móc của thời hiện đại chỉ được Lời (Logos) mặc lấy theo kiểu con rối bị người múa rối thao túng.
Trong thế quân bình tế vi giữa tính bí tích của tạo dựng và nét mới mẻ của Chúa Kitô, có thể nói, tính thân xác đã cho ta thấy một sự cân bằng rất thích đáng. Như đã nói, chính ở đây, trong thân xác, vũ trụ (nhất là nhờ cuộc gặp gở bản vị) đã mở cửa cho Thiên Chúa. Cho nên, trong tính thân xác, ta thấy có sự trong suốt sơ khởi đối với mầu nhiệm, một tiếp nhận sơ khởi đối với ơn thánh cứu chuộc, được thông truyền qua cảm nghiệm yêu thương. Một hiện diện như thế chắc chắn vẫn còn mỏng manh, chưa có khả năng tiếp tục sáng rực được lâu (chắc chắn sẽ tan vỡ trước cái chết) cũng như không đủ sức mạnh (sẽ bất lực trước tội dửng dưng hay vị kỷ).
Chính Chúa Kitô, trong việc Nhập Thể, trong sự sống và trong sự chết của Người giữa chúng ta, đã ban cho ngôn ngữ thân xác sự viên mãn của nó, giúp nó tính liên tục quá bên kia sự chết, và một tính nhất quán bất chấp mọi mỏng dòn nhân bản. Từ đây, thân xác có khả năng biểu lộ sự hiện diện của Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải mình như nguồn gốc và đích đến trong cuộc hành trình này của lịch sử. Trong việc Lên Trời của Người, Chúa Kitô liên kết cách mới mẻ tính vật chất của tạo dựng vào chính Người, bằng cách cho ta thấy: nguồn gốc mọi thân xác là ở nơi Chúa Cha và bằng cách thiết lập ra đích đến tối hậu là Thiên Chúa. Điều được khai sáng ở đây chính là hình thức bí tích rất thích đáng của sự hiện diện trong thân xác. Thăng Thiên trở thành nền tảng của bí tích học, vì nó tái cấu hình (reconfigures) khả năng biểu tượng của thân xác. Đấng Đáng Kính Bede, chẳng hạn, khi so sánh việc Elia lên trời với việc Chúa Giêsu lên trời, đã nói rằng Chúa Giêsu để lại cho Giáo Hội các bí tích, hệt như tiên tri Êlia để lại cho Êlisa chiếc áo khoác của ông.
Nhấn mạnh tới sợi dây nối kết giữa Thăng Thiên và các bí tích chỉ là đặt chúng vào một viễn tượng thích đáng. Dưới ánh sáng này, điều trước nhất là các bí tích xuất hiện không như là hành động của Giáo Hội mà như là công trình của Chúa Kitô, qua đó, Người hạ sinh ra Nhiệm Thể Giáo Hội. Ta nên nhớ rằng Êphêsô 4:10, trong đó, Chúa Giêsu bay lên để Người làm cho mọi sự nên viên mãn, là nền tảng của Êphêsô 1:22-23, nơi Giáo Hội được coi như sự viên mãn của Chúa Kitô. Điều này làm nổi bật sự kiện này: Giáo Hội được hạ sinh từ các bí tích và chỉ vì lý do này, các bí tích có khả năng xuất hiện trong Giáo Hội.
Theo chiều hướng này, điều quan trọng là phải nhớ tới ý nghĩa hy sinh trong hành vi lên trời của Chúa Kitô. Điều này đã được Thư Do Thái nhấn mạnh. Thư này trình bày Lên Trời như là đỉnh cao lễ dâng của Chúa Kitô: “chúng ta có vị thượng tế đã băng qua các tầng trời” (Dt 4:14), và đã dâng lễ hy sinh của Người trong nhà tạm không do bàn tay con người làm nên (Dt 9:11), là chính thân xác vinh hiển của Chúa Kitô. Một truyền thống giáo phụ cũng đã liên kết Thăng Thiên với lễ hy sinh. Thực vậy, Hippôlytô nói rằng Chúa Giêsu, khi lên trời, đã đem thân xác Người lên Chúa Cha và dâng con người làm của lễ. Chúa Kitô dâng thân xác hiển vinh của Người cho Thiên Chúa làm hoa quả đầu mùa của tân sáng thế, một sáng thế bao gồm mọi con người.
Đâu là ý nghĩa của lễ dâng mà Chúa Kitô đã dâng bằng thân xác của Người lên Chúa Cha trên thiên đàng? Về phương diện này, lời giải thích của Thánh Augustinô về lễ hy sinh rất hữu ích. Lễ hy sinh không hệ ở việc tiêu hủy của lễ hiến dâng, mà đúng hơn hệ ở việc Thiên Chúa và con người ở trong nhau, hệ ở việc hợp nhất đạt được trong sự viên mãn của yêu thương. Qua cái chết trên Thánh Giá của Người, Chúa Giêsu hoàn toàn trở nên một với tình yêu của Thiên Chúa, trong một lễ hy sinh hoàn hảo. Cũng thế, nhờ sự kết hợp với Chúa Kitô như một thân thể, các môn đệ tham dự vào sự hợp nhất của Chúa Kitô với Cha của Người. Do đó, Thánh Augustinô kết luận như sau: “Đây là lễ hy sinh của các Kitô hữu: nhiều người nên một thân xác trong Chúa Kitô”.
Hilariô thành Poitiers nói rằng sau 40 ngày hiện ra với các môn đệ, Chúa Kitô cảm nghiệm cùng một điều như Người đã cảm nghiệm sau 40 ngày ăn chay trong hoang địa: Người thấy đói. Chắc chắn đây là một cái đói đặc biệt: cái đói ơn cứu rỗi nhân loại, một cái đói được thỏa mãn khi Chúa Giêsu, lúc lên cùng Chúa Cha, đã dâng con người nhân bản lên Thiên Chúa và mang ơn cứu rỗi xuống cho con người. Như thế, lễ hy sinh của Thăng Thiên là chính sự hiệp thông trọn vẹn giữa thân xác và Thiên Chúa trong các hoa trái đầu mùa của thân xác Chúa Giêsu. Hậu quả của việc này là từ nay con người có thể tiếp nhận được các hoa trái đầu mùa của Thần Khí. Như thế, lịch sử trở thành một diễn trình trong đó, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, từ từ trở thành đồng hình đồng dạng với Thần Khí của Đấng Phu Quân mình, vốn là Con Thiên Chúa. Sự viên mãn của việc đồng hình đồng dạng này sẽ đạt được trọn vẹn khi lời lẽ của Thánh Irênê được ứng nghiệm: “thân xác đã chiếm hữu được gia sản của nó nhờ Thần Khí; nó đã từ bỏ chính mình để có thể mặc lấy phẩm tính của Thần Khí; nó đồng hình đồng dạng với Lời Thiên Chúa”.
Dựa vào điều trên, ta có thể thiết lập được mối liên kết giữa Thăng Thiên và bí tích Thánh Thể, vốn là lễ dâng thân xác Chúa Con lên Chúa Cha. Calvin trước đây đã nối kết hai mầu nhiệm này với nhau. Nhà cải cách này giải thích rằng vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên thiên đàng, nên nó không thể hiện diện trên bàn thờ được nữa; tuy nhiên, ông nói thêm: bất cứ ai rước Lễ chắc chắn sẽ nhận được sức mạnh của Chúa Kitô, nhờ hành động của Chúa Thánh Thần. Như thế, Calvin đã mạnh mẽ làm nổi bật thành tố thần khí học (pneumatological). Ấy thế nhưng bên dưới quan điểm của ông là cái hiểu quá hẹp hòi về tính thân xác: vì thân xác Chúa Kitô nay đang ở trên trời, nên nó không thể đồng thời ở dưới đất. Như ta đã thấy: sự hiện diện của Chúa Giêsu ở trên trời chính là để Người có thể làm mọi sự nên viên mãn; đây chính là cơ sở khiến thân xác Người có khả năng trở nên hiện diện dưới các hình thánh thể.
Thăng Thiên là mầu nhiệm của hiện diện và khuyết diện. Làm thế nào để có thể kết hợp hai chiều kích này? Nếu ta quả quyết sự hiện diện bằng thân xác của Người, thì điều này há không dẫn ta tới chỗ quá nhấn mạnh tới căn tính của Giáo Hội đó ư? Há ta không nên nói rằng Chúa Giêsu khuyết diện bằng thân xác, và chỉ hiện diện bằng Thần Khí, để tránh khả thể Giáo Hội có thể thay thế Chúa Giêsu đó sao? Trái lại, điều rõ ràng là sự hiện diện thực sự, có tính thân xác của Chúa Kitô trong Thánh Thể đã cung cấp cho ta chìa khóa để hiểu sự tương phản của hiện diện và khuyết diện này. Thực vậy, ta phải phân biệt giữa loại hiện diện của một đối tượng mà nếu đặt trước mặt tôi, sẽ được tôi thăm dò dưới mọi khía cạnh có thể thăm dò được, và loại hiện diện kêu mời tôi vào trong chính nó để có thể tiến tới chỗ biết nó; nó cho phép tôi được bao bọc trong ánh sáng của nó, và vì lý do này, nó không bao giờ để mình bị thống trị bởi chủ thể đang ngắm nhìn nó. Chính loại hiện diện sau được tính thân xác làm cho khả hữu. Thân xác không bao giờ bị đặt trước ta; ta nhìn thế giới từ bên trong thân xác, nghĩa là, từ bên trong chính thực tại đang bảo bọc ta, từ bên trong cái nơi ta đã luôn được tiếp nhận. Bên trong sự hiện diện đang diễn ra trong và nhờ thân xác này, ta có khả năng nhận ra hồng phúc nguyên khởi trước nhất, tức sự hiện diện đầu tiên luôn luôn có đó, ngay trước cả sự hiện diện của con người với chính họ. Chính vì là nguyên khởi, sự hiện diện này không bao giờ bị chiếm hữu cả; đây là lý do giải thích sự mầu nhiệm tại sao nó vừa rất gần gũi mà lại rất khuyết diện đối với ta. Chính trong cách thế này, thân xác đã nói thứ ngôn ngữ của phận làm con (filiation), là thứ ngôn ngữ biểu lộ một hiện diện nguyên khởi vốn đi trước ta nhưng bảo bọc ta.
Hơn nữa, sự hiện diện thân xác mở ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ bản vị giữa các ngôi vị có thể diễn ra và đồng thời nó khai mở cả một chân trời dẫn tới siêu việt. Một lần nữa, sự hiện diện của yêu thương, vốn được mở ra trong thân xác, không bao giờ bị đặt trước mặt ta, như một đối tượng để ta mặc tình ngắm nghía, chính vì nó đụng tới ta từ bên trong và xác định ta là ai. Nó chỉ có thể được nhìn nhận nếu ta chịu tham dự vào nó và đồng hành hướng về chân trời nó mở ra. Bằng cách này, thân xác nói thứ ngôn ngữ của tân hôn (nuptiality), chào đón mầu mỡ.
Sự hiện diện bí tích của Chúa Kitô là sự hiện diện thân xác và do đó bao hàm trong nó cảm thức khuyết diện này: nó không thể bị đặt trước mắt ta; nó đi trước ta với một ơn thánh nguyên khởi (chiều kích con thảo) và mời gọi ta lên đường hướng về chân trời mãi mãi tít tắp xa xăm (chiều kích phu thê và mầu mỡ). Thân xác mở cho ta một viễn tượng con thảo vì nó mở cho ta thấy sự hiện diện của Chúa Cha, một hiện diện luôn có trước ta. Nó mở cho ta một chân trời tân hôn trong đó thân xác nên một của Chúa Kitô và của Giáo Hội luôn luôn là một gặp gỡ trong tự do, trong nhu cầu trưởng thành bên trong thời gian, sống hướng về lời hứa tối hậu, chào đón “điều luôn lớn hơn”, mong chờ cuộc gặp gỡ dứt khoát.
Như một loại suy, ta hãy xem sét một cái mơn trớn hay một cái ôm thân xác: điều mà tay ta hay cánh tay ta muốn giữ chặt lấy luôn luôn vượt quá điều được rờ mó. Có một chiều sâu được thân xác mở ra cho ta, và chiều sâu này thực sự là hậu cảnh tối hậu cho hành động của ta, đó là sự hiệp thông với người ta yêu. Cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong các bí tích mang một cấu trúc tương tự, thứ cấu trúc của một hiện diện thực sự được tỏ hiện như tình yêu nguyên khởi và tình yêu này hướng ta về đích điểm cánh chung tối hậu.
Điều hoàn toàn chắc chắn là các bí tích cũng mang theo một tính mới mẻ lớn lao. Kết quả của Thăng Thiên là đây: cấu trúc của sự hiện diện thân xác đã được biến đổi, nguồn gốc được chỉ ra trong thân xác nay ở trong cung lòng Chúa Cha, được nối kết với việc sinh ra Chúa Con từ thuở đời đời; đích điểm ta được hướng dẫn tới chính là tay phải Chúa Cha. Như thế, ta gặp một năng động tính mới mẻ, một năng động tính mở rộng các biên giới của tính thân xác, để thân xác có khả năng tiếp đón trong chính nó sức nặng muôn đời của tình yêu thần linh. Sự biến đổi này đòi hỏi thời gian, một thời gian trong đó Thần Khí và Tân Nương kêu lên “Hãy đến!” Hành trình của Chúa Con khiến Giáo Hội có khả năng vuợt qua con đường giữa hai tọa độ nguồn gốc và đích đến của mình. Như thế, sự hiện diện trong thân xác mở toang một vết thương buộc ta đi tìm một kết hợp trọn vẹn, như Thánh Gioan Thánh Giá từng hát: “Hỡi người yêu dấu, người đang trốn nơi nao, để tôi phải kêu than? Người bỏ trốn như hươu đực sau khi làm tôi bị thương; tôi ra gọi người, nhưng người đã biệt tăm…” (Ca Khúc Thiêng Liêng, I)
Vết thương này không những ảnh hưởng tới tín hữu, nó cũng phải được phản ảnh cả nơi Chúa Kitô nữa, vì Người vốn gần gũi với nhân tính trong thân xác của Người. Thời gian sau Thăng Thiên, tức thời gian Người che mặt, bảo đảm rằng Chúa Giêsu không tách biệt khỏi các đau khổ của ta; vì các đau khổ này đã được Người kết hợp mãi mãi với các vết thương vinh hiển của Người. Do đó, ta có thể đồng hành với Người trong suốt các mầu nhiệm của đời Người trong thân xác và biến ta thành những người đồng thời với Người. Bản văn giáo phụ của Thánh Giustinô Tử Đạo nói rõ khía cạnh này:
“Vì khi các nhà cai trị thiên đàng thấy Người trong bộ dạng xấu xa và méo mó, và chẳng vẻ vang chút nào, đến không nhận ra Người, bèn lên tiếng hỏi: “Vị Vua vinh hiển này là ai?” Thì Chúa Thánh Thần, một là nhân danh Ngôi Cha hai là nhân danh chính ngôi của Người, đã trả lời: “Chúa các đạo binh, chính là vị Vua vinh hiển này”. Vì mọi người sẽ thú nhận rằng không một ai trong số những người chủ trì tại các cổng Đền Thờ ở Giêrusalem dám nói liên quan tới Salômôn… hay liên quan tới hòm bia giao ước “vị Vua vinh hiển này là ai?” (Đối thoại với Trypho, 36, 5-6).
Các đau khổ của các Kitô hữu bị bách hại đã ghi ấn tượng mạnh mẽ nơi Thánh Giustinô. Vì lý do này, ngài nhìn Chúa Giêsu lên trời, không dưới khía cạnh vinh hiển của Vua Salômôn, mà đúng hơn dưới bộ dạng méo mó vì thương tích và cái chết của Người. Đây là lý do khiến các thiên thần không nhận ra Người và lên tiếng hỏi “Vị vua vinh hiển này là ai?”. Mầu nhiệm Lên Trời bảo đảm dây liên kết giữa thân xác Chúa Giêsu và Giáo Hội; nó bảo đảm rằng Người tiếp tục dự phần vào các đau khổ của ta. Như thể mọi lịch sử đều hội tụ vào trong các thương tích của Chúa Kitô, các thương tích mà Đấng Phục Sinh vẫn duy trì, cùng lên trời với chúng.
Nói tóm lại, với Thăng Thiên, một điều gì mới mẻ đã diễn ra sau các biến cố Phục Sinh: thân xác vinh hiển của Chúa Giêsu liên kết thân thể Giáo Hội với chính Người, và qua thân thể này, Người liên kết với toàn thể vũ trụ. Một lối mới trong việc sống thực tính thân xác đã xuất hiện trong thế giới; lối sống này, do đó, là lối sống riêng của Đấng Phục Sinh. Nếu trong mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa Giêsu nối kết nguồn gốc lịch sử vào chính nguồn gốc của Người là Chúa Cha, thì nay, Người kết hợp việc Người trở về với Chúa Cha với việc lịch sử chuyển dịch về hướng Thiên Chúa. Nó như thể việc đổi hướng để lái các thế kỷ về một mục đích mới. Mọi sự, do đó, được chuẩn bị cho ngày Hiện Xuống, tức giờ phút Chúa Thánh Thần được tràn đổ trên Giáo Hội. Vai trò của Chúa Thánh Thần là hướng dẫn Giáo Hội qua dòng lịch sử, làm đường đi của Giáo Hội luôn đồng dạng với nguồn gốc mà Chúa Kitô đã thiết lập khi Người xuống thế và đích đến mà Người đã thiết lập khi trở về với Chúa Cha. Suốt qua diễn trình này, Chúa Kitô đều hiện diện bằng thân xác qua các bí tích, là các thực thể mở rộng các khả năng của thân xác thành nơi ngụ cư của Thiên Chúa. Thân xác của Người tạo ra một không gian trong đó cuộc gặp gỡ trong tự do có thể diễn ra; trong cuộc gặp gỡ này, Kitô hữu có thể nhận ra nguồn gốc chân thực và cuộc hành trình tiến về đích đến tối hậu của họ: từ Chúa Cha và tới Chúa Cha.
Phóng dịch bài Mầu Nhiệm Thăng Thiên của Jose Granadas, DCJM, phó chủ tịch Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II Nghiên Cứu Hôn Nhân Và Gia Đình tại Đại Học Latêranô ở Rôma, đăng trên Communio số 38 (Xuân 2011).
Nhật KýTâm Hồn Của ĐGH Gioan XXIII
ĐGH Gioan XXIII
09:35 01/06/2014
Nhật KýTâm Hồn Của ĐGH Gioan XXIII
THỤ PHONG LINH MỤC
1904
LỄ THÁNH GIA
24 /1
[19]
Hôm nay, cần duyệt lại đời sống trong tháng qua.
Vắn tắt thôi. Có tiến bộ, nhưng rất ít. Căn bản là tội lỗi, chừa rất chậm. Tính tự ái bị vố khá đau, vì kết quả kỳ thi không mấy đẹp. Thú thật, tôi nghe nhục. Việc thực hiện khiêm nhường và bỏ mình thật, tôi còn là a b c. Cái bị không đáy làm gì phải bối rối, đổ sao cho đầy.
Đọc kinh vội vã, từng phát một, thiếu sự thanh tịnh an bình liên lỉ trong tâm trí. Ít can đảm để hãm mình, yếu hèn trước cả sự khó nhỏ. Dốc lòng sẽ không phí một giây nhưng thực tế đã phung phí hằng giờ vô ích; thiếu dè dặt khi bàn cãi, lúc tâm sự, có khi trong sự xét đoán. Cách chung, đời sống cần sốt sắng hơn, đạo đức hơn, đượm sức sống siêu nhiên hơn, can đảm và kiên nhẫn trong cách sống và sự dốc lòng.
Tôi bắt đầu làm việc với kinh nghiệm cá nhân dồi dào hơn. Nguyện ngắm là trước nhất, cần giữ đủ thời giờ. Nếu đề tài suy gẫm ít hấp dẫn, tôi sẽ nghĩ đến sự Thương khó Chúa Giêsu, đến thực trạng của linh hồn, thành thật hạ mình với tội lỗi riêng; nghĩ đến sự hiệp nhất với Chúa, đến sự dốc lòng hữu ích trong ngày.
Trong lớp, giữ miệng, nghiêm chỉnh và nhẫn nại; biết bao nhiêu hoa đẹp trong ngày tôi có thể dâng Giêsu.
Khi trò chuyện cần dè dặt về nội dung cũng như hình thức; không nói xấu ai, dù cách úp mở; một chút nghiêm trang, nhưng không kiểu cách; nói về các đấng Bề trên phải cẩn thận; tốt nhất không dự vào việc không liên quan đến bậc mình. Điều mình nghĩ trong bụng sẽ không công khai nói với bất cứ ai.
Thời giờ học là vàng ngọc, không phí phút nào để đọc những gì không liên quan đến môn học. Phải khắt khe trong lãnh vực này, dường như mỗi tối trước khi ngủ tôi sẽ phải trình với Chúa Giêsu về điều tôi học biết và thời giờ tôi phung phí.
Cách chung, sẽ mật thiết và trìu mến hiệp nhất với Thánh Tâm, Mẹ Vô nhiễm, bằng tư tưởng, lời nguyện tắt và quyết chí. Tự ái hay làm chia trí, nên cần đặt trọn tâm hồn vào việc đang làm, không lo đến việc nào khác. “Giêsu, con trông cậy Chúa”.
TĨNH TÂM BA NGÀY TUẦN THÁNH
28-30/3 /1904
[20]
Không thể than vãn mãi cũng như các lần trước. Lần này chỉ xin ghi lại đặc điểm của ba hôm tĩnh tâm. Việc phải đến, đã đến, tôi xấu hổ vì đã bất trung, xin cám ơn Chúa muôn đời vì vô vàn ơn trọng Chúa ban dồi dào.
Ngày thụ phong linh mục sắp đến, tôi bắt đầu hưởng nguồn vui khôn tả. Biến cố trọng đại sắp đến, tôi cần tăng gấp đôi nỗ lực, để cất bớt phần nào sự bất xứng. Bí tích chỉ ban có một lần, được ơn nhiều ít là do ta chuẩn bị.
Những tháng cuối cùng này, tôi sẽ hết sức cầm trí, tập trung tư tưởng về những gì Giêsu đang chờ nơi tôi. Tôi hồi tưởng những việc đạo đức của các năm đầu nơi tiểu chủng viện, để sự sốt sắng hôm nay được trong mát, thơm tho, trở lại làm chú bé chủng sinh, lấy lại sự đạo đức đơn sơ nhưng khéo léo của những năm hạnh phúc.
Với chức vụ mới, tôi lấy làm thích thú để làm việc kính các thánh hổn mạng khả ái của tôi: ba vị thánh trẻ Luy, Stanislas, Gioan Berchmans, Thánh Philipphê Nêri, Thánh Phanxicô Salêsiô, Thánh Alphongsô Ligôri, Thánh Tôma Aquinô, Thánh Inhaxiô Loyola, Thánh Carôlô Bôrômêô,…
TĨNH TÂM CHUẨN BỊ CHỨC LINH MỤC
TẠI DÒNG CÁC CHA THƯƠNG KHÓ COELIUS
TỪ 1-10/8 /1904
Giêsu, Maria, Giuse.
[21]
1. Những hôm đầu, không tiến mấy. Nơi tôi ở, người tôi gặp gây ra nơi tôi những tâm tình rất tốt, những ý nghĩ nghiêm chỉnh. Tôi suy nhiều về sự bình tâm, mà các kỳ tĩnh tâm trước tôi đã chú ý, nhưng thực hành còn ở số không.
Chúa giữ tôi khỏi tội trọng mà thật sự sa ngã rất dễ. Tôi quyết tiến đến trọn hảo, nhưng lại theo ý tôi hơn theo lối Chúa. Năm nay, điều tôi lo ngại là vấn đề học vấn, tôi viện đủ thứ lý do để khỏi bị gọi rời Rôma về lại quê nhà. Nói khác làm khác. Nếu sống phó thác, cần tinh thần phải đơn sơ, sẵn sàng nhận mọi hy sinh, một chút triết lý: nhất là cầu nguyện, tin tưởng nơi Chúa.
Cẩn thận khi việc không xuôi như ý muốn, đừng tâm sự với bất cứ ai, trừ cha linh hướng hay vị nào liên quan có thể giải quyết thôi. Nói với kẻ khác sẽ mất hết công đức. Trong mọi trường hợp phải vui vẻ luôn “vì chính ở nơi Chúa mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu” (Cv 17,28). Cẩn thận để đừng đi ngược với châm ngôn: “Age quod agis” (Hãy chú tâm làm điều bạn đang làm).
Sau này làm gì? Giỏi Thần học, luật cao, hay cha sở đồng quê, linh mục đơn sơ nghèo? Đừng nghĩ ngợi chi, theo ý Chúa trong mọi sự Chúa là tất cả. Ngoài ra, những mộng đẹp, điều nở mày nở mặt trước thiên hạ, xin Chúa Giêsu cho nó tan thành khói.
Phải ghi mãi vào đầu, là vì thương tôi, Chúa sẽ không giao loại công việc gì lớn lao cho tôi để rồi tham vọng có thể lọt vào, do đó đừng mơ mộng gì vô ích.
Tôi là nô lệ, chủ không bảo, tôi không được rời đi một bước. Chúa biết khả năng của tôi đến đâu, cái gì làm nổi cái gì không, để sáng danh Chúa, giúp ích cho Hội thánh, cứu rỗi các linh hồn. Do đó tôi không nên bàn về vấn đề này với Chúa qua các vị đại diện của Ngài, tức là các vị Bề trên của tôi.
Khi tìm hiểu các năm đầu trong đời sống của các vị thánh, phải chăng ta thấy rõ ràng, các vị sau đó lại sống khác hẳn với cái khả năng tự nhiên và những đức tính tốt đẹp của mình? Và như vậy các vị mới nên thánh và cao cả, cải tổ xã hội và sáng lập những Dòng danh tiếng! Chính vì các ngài tập sự bình tâm, sẵn sàng nghe Chúa nói như Chúa đang nói với mình; không theo tự ái, nhưng nhắm mắt hăng say chú tâm làm những gì Chúa dạy.
“Bạn ơi, xem kỹ mà làm như mẫu gương này” (x. Xh 25,9). Cái tôi muốn nói muốn làm, đúng là tự ái thôi. Nếu tôi quyết nhìn, quyết tâm làm theo như tôi muốn, thì sau đó… nó sẽ biến đi như gió, như gió!
Muốn làm linh mục tốt, phải cởi bỏ hết, như Chúa thân trần trên thập giá; lấy đức tin mà xét đoán những gì xảy đến cho tôi là những gì Bề trên quyết định về tôi. Xin làm ơn đừng phê bình gì về điểm này. Ôi, đơn sơ thật có phúc, đơn sơ đáng chúc phúc!
2. Tôi trở lại vấn đề sự bình tâm. Vì đối với tôi thật khó nuốt trôi. Hãy xét xem. Năm nay, cách chung, tôi sai lỗi ở chỗ kém sốt sắng, nên đã làm hỏng nhiều dịp rất long trọng cho đời tôi, đặc biệt khô khan khi cầu nguyện rước lễ, suy gẫm; chia trí mãi, ít xét về sự tiến đức, lôi thôi cách chung trong mọi sự. Lý do? Theo tôi; tôi đoán không sai là tại thiếu sự bình tâm.
Còn vấn đề cắm đầu làm việc, thật ra mục đích chỉ vì muốn đậu cao, để phần nào được vinh dự trước mắt của giới giáo sĩ; tiếp đó tính tự ái đang hoạt động mạnh, làm cho tôi sợ, sợ đến kinh hãi nếu phải bị gọi về làng, bỏ ngang sự học là bậc thang giúp tôi thực hiện giấc mộng vàng mà tôi đã xây trong những ngày bình an, chính ra chẳng có gì là xấu, tuy nhiên nó cũng có khía cạnh không tốt. Chúa thấy lòng tôi đang phân tán, nên Chúa để mặc tôi bối rối, tôi cảm thấy thế. Ngày vừa qua là bài học cho ngày mai. Phải tiến mỗi ngày, hơn nữa, mỗi giờ. Quên mình, vâng theo lối Chúa chỉ dẫn, để tâm hồn an bình sốt sắng mà tiến đức.
3. Vấn đề học vấn! Bao nhiêu là thành kiến! Tôi cũng lập luận như người đời, thả mình chạy theo những tư tưởng thông thường. Học vấn dĩ nhiên là đại sự: yếu tố thứ hai giúp đời linh mục nên phong phú, tấm ván thứ hai bám vào để khỏi chết chìm, đối với thời đại chúng ta. Xin Chúa đừng để con khinh thường việc học. Nhưng cũng đừng cho học vấn là tuyệt đối. Học vấn là một con mắt, mắt trái, nếu thiếu mắt phải, còn một mắt trái mà thôi nào có đẹp chi? Dù có đỗ tiến sĩ, nhưng tôi sẽ là gì? Vẫn còn dốt lắm chuyện khác. Nếu chỉ có bằng tiến sĩ thôi, tôi có giúp ích gì cho Giáo Hội không? Vậy, cần xét lại quan niệm của tôi về vấn đề học vấn. Trong lãnh vực này cần phải có sự hòa hợp giữa tư tưởng và hành động. Phải, tôi cần học mãi, học không thôi. “Nhưng học có trật tự và điều độ. Việc gì cũng cần giữ tiết độ” (x. Rm 12,3). Tôi cần thông minh, nhưng kiểu thánh Phanxicô Salêsiô. Thật ra, những kẻ tự cho mình là trí thức, họ biết được gì chứ? Biết ít lắm. Tôi không nói đến những nhà bác học uyên thâm, trí thức chân chính. Lời Đức Piô X căn dặn chủng sinh trẻ thật là khôn ngoan: “Các con hãy học, học thật nhiều; nhưng cha xin các con phải ngoan, rất ngoan”.
Tôi sẽ học cách hăng say hơn, nhưng không thay đổi trật tự của sự việc: nghĩa là học không để lấy văn bằng nhưng luôn học để áp dụng vào đời sống, học phải trở nên bản chất thứ hai trong tôi.
Thầy trợ sĩ Tommaso (nơi Dòng tôi đang tĩnh tâm) đang quét phòng, dọn bàn cho tôi, thầy làm tôi suy nghĩ nhiều. Thầy còn trẻ, nhưng rất chín chắn, cử chỉ cao đẹp, lớn tướng, trong chiếc áo dòng đen thật dài, ai nói đến tên thầy đều công nhận đây là vị thánh. Vui tính luôn, thầy vẫn nói về Chúa, về tình yêu của Chúa; không ngước mặt nhìn ai; vào nhà thờ, thầy sấp mình dưới nền gạch, bất động như bức tượng trước Thánh Thể. Từ Tây Ban Nha thầy sang Rôma để làm tu sĩ Dòng Thương khó, thầy được hạnh phúc khi hy sinh phục vụ mọi người, một thầy trợ sĩ đơn mọn, suốt đời đơn sơ không nuôi mộng vàng, không ảo tưởng. Sánh với bản lĩnh của thầy Tommaso, tôi thật không ra gì, tôi phải hôn gấu áo của thầy và nghe thầy giảng dạy như bậc thầy. Đang khi tôi sắp là linh mục, ơn Chúa dồi dào! Thế mà, tinh thần hãm mình, khiêm nhường đoan trang, cầu nguyện, khôn ngoan thật ở đâu? Thầy Tommaso ơi, thầy dạy tôi rất nhiều! Biết bao nhiêu thầy trợ sĩ đang sống âm thầm, nhưng ngày kia trên Nước Trời các thầy sẽ sáng chói! Còn tôi, tại sao không được vậy? Ôi Giêsu, xin thêm tinh thần hãm mình, sám hối, hy sinh đầy lòng con.
5. Cha giám đốc khả kính xin tôi khi đi dạo tiếp chuyện với một thanh niên Tin lành đến đây tĩnh tâm để trở về Công Giáo. Tôi tội nghiệp cho cậu. Năm nay cậu mười tám tuổi, cậu như mất chín năm đẹp nhất của tuổi thơ, cậu đã thâm nhiễm giáo thuyết mà Tin lành đã khéo gieo vào óc cậu. Cậu không có thành kiến đối với Giáo Hội hay giáo thuyết Công Giáo, vì cậu chưa được biết. Làm bạn với cậu cũng vui, và có ích cho tôi để được hiểu rõ rệt hơn về cái mối nguy cơ do các giáo phái đang gây cho đức tin người Ý một cách xảo quyệt. Con sự tối khôn hơn con sự sáng (x. Lc 16,8). Kết luận trước hết, là tôi khẩn thiết cám ơn Chúa đã ban ơn đức tin cao quý: chỉ cần nói chuyện với anh em Tin lành vài tiếng là cảm thấy ngay ý kiến này. Do đó miệng tôi phải luôn ca tụng (x. Tv 33,2) vì ơn này, đặc biệt vì ơn đức tin này. Những đứa con còn sống ngoài Giáo Hội thật đáng thương, vậy cần cầu nguyện nhiều, cố gắng tận tình tận lực để đưa họ trở về.
6. Phải nghĩ đến chức linh mục, nghĩ kỹ. Tôi ở đây cốt để tĩnh tâm, chỉ có thế, “đây là việc quan trọng” (x. Xh 4,19), biến cố long trọng nhất của đời tôi. Từ trên đỉnh núi mà vài hôm nữa tôi sẽ đến tột đỉnh, tôi lại cảm thấy mình lùi…
.
Những hàng nhật ký đã ngưng nơi đây, nhưng dòng cảm tưởng lành thánh của những ngày tĩnh tâm vào năm ấy đâu có chấm dứt, thật là những ngày hồng phúc. Hôm nay cách tám năm sau (1912) tôi viết tiếp và những cảm tưởng này vẫn còn rõ rệt trong trí tôi; và mong rằng Chúa cho tôi mãi mãi không quên.
Vào thời kỳ đó tôi hằng muốn và càng quyết định trở nên hoàn toàn ra không trong tay Chúa Giêsu, cạnh bên Trái tim Chúa, càng hoàn toàn lột bỏ con người của mình, càng thính tai và tuân theo theo ngay những dấu chỉ rất nhỏ của Thầy, trở thành dụng cụ thật tốt để mưu ích thật nhiều cho Giáo Hội, không theo những điều kiện do sự tự ái của tôi sắp xếp, mà nhắm mắt, đơn sơ phó thác theo lệnh của Bề trên. Những ngày cuối cùng của tuần phòng rất có ích, nhất là có một trong quí cha giảng phòng, đã giảng rất hay, đầy lửa mến. Tuần phòng đó cũng có mười anh em sắp được phong linh mục, từ nhiều quốc gia, nhiều trường tựu lại tĩnh tâm: một Florentin ở trường Capranica; một Bồ Đào Nha quí danh Nicola Turchi, đồng lớp với tôi ở Đại chủng viện Rôma từ năm 1901 v.v…
Thật là hữu ích, khi hằng ngày chúng tôi ngắm đàng thánh giá chung trong nhà nguyện, mỗi người thay nhau vào giờ cơm đọc hạnh tích Gabirie Addlorata vừa được phong thánh, mỗi chiều đọc Nhật tụng chung nơi nhà nguyện có di hài của thánh Phaolô Thánh Giá – đây cũng là tuần chín ngày áp lễ Mông Triệu – và gương sống khắc khổ của các cha Dòng đem lại nhiều lợi ích.
Tôi nhớ mãi cảm giác mỗi khi đêm khuya, các cha Dòng thức dậy đọc kinh sáng, tôi nghe tiếng chân, tiếng áo dòng đen dài của các ngài qua các lối đi trong nhà. Đặc biệt những di tích thánh, mà từ cửa sổ tu viện nầy tôi thấy được. Đây hí viện Côlisêô, đền thờ Latêranô, đại lộ Appia. Từ cảnh vườn, tôi thấy đồi Palatin, Đồi Coelius với những cơ sở Công Giáo trên đỉnh đồi. Từ phía phòng tôi ngụ là phòng xưa thánh Phaolô Thánh Giá đã qua đời, nơi phong nầy, chiều nào chúng tôi cũng tập dâng lễ. Cái gì cũng nhắc tôi về sự thánh thiện, về lòng quảng đại về sự hãm mình, đó là lý do tôi cám ơn Chúa đã đưa tôi vào đó để tĩnh tâm chuẩn bị chịu chức linh mục.
Áp ngày chịu chức hồng phúc, cha khả ái Luy Rôsariô, đã vui vẻ nhận lời tôi xin, ngài giúp các người tĩnh tâm, ngài đưa tôi hành hương sang những nơi rất thánh. Như đền thánh Gioan Latêranô, nơi đây để tôi tuyên xưng đức tin; sang nhà thờ có (Thang Thánh Chúa Giêsu đã lên xuống ở tòa Philatô); sang đền thánh Phaolô ngoại ô. Những gì tôi đã thề nơi mồ Thánh Tông đồ dân ngoại chiều hôm đó? “Bí mật” (x. Is 24,16).
Sáng sớm ngày lễ Thánh Lôrensô, cha Phó Giám đốc Chủng viện đến tận Dòng đón tôi về Thủ đô Rôma vẫn còn yên ngủ. Chính nơi đền Đức Maria trên Núi thánh, công trường Dân chủ, là nơi có nghi lễ phong chức không thể quên. Tôi còn nhớ từng chi tiết. Đức Cha Ceppetelli phụ tá quản lý Rôma tấn phong, các thầy trường Capranica giúp lễ. Khi nghi lễ xong, và đã tuyên thệ tuân phục đấng bản quyền, tôi ngước mắt lên và gặp ngay ảnh Đức Maria Mẹ hiền, mà thú thật, trước đó tôi không chú ý, ảnh Mẹ nhìn tôi như mỉm cười, mắt Mẹ nhìn làm cho tôi an tĩnh lạ thường, thấy được bảo đảm và quảng đại hy sinh, Mẹ dường như tỏ vẻ hài lòng, và hứa sẽ bảo vệ tôi luôn; nói tóm là Mẹ đổ ngập hồn tôi nguồn an vui không sao quên được.
Cha Phó Giám đốc đưa tôi trở lại chủng viện, các thầy đã đi nghỉ ở Roccantica. Việc thứ nhất là tôi viết thư cho Đức Giám Mục giáo phận nhà, Đức Cha Guindani . Tôi lặp lại lời tôi đã thề dưới chân Đức Giám Mục tấn phong, là sẽ tôn kính vâng lời ngài. Sau tám năm, hôm nay tôi còn vui mừng lặp lại lời thề này. Sau đó tôi đã viết thư cho ba má, và cả gia đình để mọi người chia sẻ cái vui với tôi, xin tất cả cùng cám ơn Chúa và xin cho tôi ơn trung thành. Buổi chiều tôi sống một mình với Chúa, Ngài đã làm cho tôi tràn ngập vui mừng, một mình với bao tư tưởng, bao lời dốc lòng, tận hưởng nguồn êm dịu của chức linh mục.
Rồi tôi ra đi, một mình với Chúa, qua thủ đô như chỗ không người, để hành hương đến các thánh đường mà tôi quí mến, bàn thờ các thánh mà tôi yêu chuộng, những nơi kính Đức Mẹ. Tuy viếng thăm nhau cách ngắn ngủi, nhưng vị nào cũng được tôi thưa cách riêng, và mỗi vị thánh cũng đã có lời nói riêng với tôi. Và có đúng như vậy.
Tôi đã thăm Thánh Inhaxicô, Thánh Gioan Baptista Rossi, Thánh Luy, Thánh Gioan Berchmans, Thánh Catarina Sienna, Thánh Camillô Lellis, và vài vị thánh khác. Ôi các thánh hồng phúc, các ngài hãy chứng minh cho những điều tôi đã dốc lòng, các ngài hôm nay hãy xin Chúa tha cho những sự hèn yếu của tôi, các ngài hãy giữ mãi trong tôi ngọn lửa nồng cháy hôm ấy.
Sáng hôm sau cha Phó giám đốc lại đưa tôi đến đền Thánh Phêrô để dâng lễ mở tay… Bao nhiêu ý tưởng tôi đã có khi đi ngang qua công trường vĩ đại này! Bao nhiêu lần đã qua công trường vĩ đại này! Bao nhiêu lần đã qua đây, và lần nào cũng bị cảm xúc; buổi sáng hôm đó… khi đã vào bên trong thánh đường vĩ đại với bao nhiêu di tích khả kính của Giáo Hội! Tôi đã lần xuống hầm, cạnh mồ Thánh Tông đồ. Nơi đây đã có mặt một nhóm bạn vây quanh bàn thờ do cha Phó giám đốc mới: có Đức Cha Palica, nguyên giáo sư triết của tôi, các linh mục Benedetti, Moriconi, Baldi, Fazi và nhiều vị khác. Hôm ấy tôi đã dâng lễ ngoại lệ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô. Êm đẹp thay thánh lễ mở tay. Một trong các cảm tưởng xảy ra mạnh nhất trong tim tôi là tình yêu tha thiết đối với Giáo Hội, Đức Thánh Cha, tôi tận hiến để suốt đời phục vụ Chúa Giêsu và Giáo Hội, hứa trung thành với Tòa thánh Phêrô, và hoạt động không ngừng cho các linh hồn. Lời thề đã mang thêm vẻ hệ trọng vì tôi thề tại mồ Thánh Phêrô, với khung cảnh quanh tôi lúc đó, khiến nó sống động và vang dội mãi trong tim tôi, mà bút khó tả ra lời.
Nơi mồ Thánh Phêrô tôi đã thưa: “Lạy Chúa, Chúa biết tất cả, Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,27). Tôi ra về như người đi trong giấc mộng. Tất cả những ảnh Giáo hoàng bằng cẩm thạch, hoặc bằng đồng hai bên vương cung thánh đường như đang nhìn tôi với cái nhìn mới lạ, như khuyến khích tôi hãy can đảm và tin tưởng.
Trưa đến, tôi càng thêm vui mừng, vì được vào chầu Đức Piô X. Nhờ cha Phó giám đốc đã xin giùm tôi đặc ân này – tôi mang ơn ngài mãi với tất cả những gì ngài đã làm cho tôi trong những ngày hồng phúc này! Hôm ấy ngài đi với tôi vào chầu Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh Cha đến gần, cha Phó giám đốc giới thiệu tôi, Đức Thánh Cha mỉm cười và nghiêng mình nghe tôi nói. Tôi quì gối; và thưa rằng tôi rất sung sướng mà lặp lại dưới chân Ngài những tâm tình tôi đã có nơi mồ Thánh Phêrô trong thánh lễ mở tay lúc sáng. Tôi cố nói hết sức vắn tắt.
Khi ấy Đức Thánh Cha, vẫn nghiêng mình, Ngài đặt tay trên đầu tôi và nói: “Con ơi, tốt, tốt lắm?... Ta bằng lòng lắm, Ta cầu xin Chúa giúp con trung thành giữ các lời hứa tốt đẹp ấy, Ta chúc con nên linh mục đúng như Trái Tim Chúa muốn. Ta cũng chúc lành cho những ý tưởng khác của con và cho những người đã góp công để có những ngày vui này”. Ngài chúc lành cho tôi, đưa tay cho tôi hôn. Rồi Ngài đi sang kế bên, dường như là anh Balan, rồi bỗng như Ngài còn tưởng về tôi nên trở lại hỏi: “Chừng nào con về quê?” – Thưa lễ Mông triệu! “Ô, lễ Mông triệu sẽ được long trọng mừng ở làng con, chuông Bergamô rất hay, sẽ đổ liên hồi để mừng con hôm ấy”. Nói xong Ngài mỉm cười bước đi (Ngài nói thế vì trước đó đã hỏi tôi quê ở đâu).
Chiều lễ Thánh Lôrensô, tôi ra nhà mát của chủng viện tại Roccantica. Cha Piccirilli ra đón tôi tại nhà ga Poggio Mirtelo. Đường vào nhà mát hôm ấy đốt đèn sáng làm tôi bồi hồi. Vào nhà nguyện các thầy trẻ hát bài ca thánh rất đẹp: Con là linh mục.
Hôm sau, lễ trọng, tất cả đều rước lễ. Đức ông giám đốc Bugarini giúp tôi dâng lễ. Cha linh hướng khả ái Pitocchi giảng sau Tin mừng. Cha Dòng Cứu Thế này rất thương tôi, có lẽ quá thương mà ngài như chẳng thấy khuyết điểm nơi tôi. Và suốt ngày hôm ấy đã diễn ra như hôm lễ trọng.
Ngày 13 tôi dâng lễ ở đền truyền tin Florence. Tôi có nhiệm vụ đến tạ ơn Mẹ, vì trước khi nhập ngũ tôi đã đến xin Mẹ giữ tôi trong trắng. Ngày 14, tôi về Milan nơi mồ Thánh Carôlô. Tôi thưa với Ngài nhiều chuyện. Và từ hôm ấy mối tình tha thiết của tôi với Ngài càng thêm thiết tha. Ngày 15 lễ Mông triệu, tôi về quê Sotto il Monte. Tôi xem đây là ngày hạnh phúc nhất đời đối với tôi, với cha mẹ bà con và mọi người.
Nhắc lại làm gì? Những việc trên sẽ thúc đẩy tôi mãi trung thành với lời hứa, mãi nhớ ơn Chúa đã ban: để lời thề của tôi sống lại nếu đã có lần tôi thất tín, để nhờ đó mà tôi sống cao thượng xứng chức vụ linh mục, xứng với Chúa Giêsu, chỉ có Ngài mới đáng được chúc tụng!
TĨNH TÂM ĐẦU NĂM HỌC
NGÀY 4/11/1904
Giêsu, Maria, Giuse!
[22]
Hôm nay không có gì phải sửa đổi như tôi đã dốc lòng ở bốn cuộc tĩnh tâm trước khi chịu chức thánh. Để có trật tự hơn trong đời sống và tiến đức trên những điểm vững chắc, xin đặc biệt nhớ những lời dốc lòng sau đây, hôm nay lễ Thánh Carôlô Bôrômêô xin ngài bảo vệ nâng đỡ.
1. Sáng sớm vừa thức dậy cho đến sau thánh lễ một lúc, chỉ dành cho tư tưởng và việc thiêng liêng: kinh nguyện, sách thiêng liêng, nguyện ngắm, kinh Nhật tụng….
2. Trước trưa sẽ đặt hết tâm trí vào năm phút xét mình riêng.
3. Lưu ý nhiều đến việc viếng Thánh Thể hằng ngày cho đặc biệt sốt sắng. Tôi mang ơn Thánh Tâm và Thánh Thể, nên cần hết lòng yêu mến Thánh Thể.
4. Không bao giờ đi ngủ trước khi đọc xong ba phần Kinh Sách của hôm sau. Việc gì cũng phải nhường cho kinh Nhật tụng, nó phải chiếm chỗ nhất.
5. Với giá nào cũng phải tĩnh tâm tháng, từ chiều thứ bảy đến trưa Chúa Nhật đầu tháng.
6. Tiếp tục giữ luật chủng viện như chú bé, nhớ rằng, là giám luật, tôi chỉ có ảnh hưởng trên các chú do gương tốt tôi làm.
7. Khi đi dạo sẽ hết sức đoan trang. Là linh mục chưa bảo đảm để tôi khỏi ngã. Nhờ làm chủ các giác quan mà tôi không chia trí và giữ lòng sốt sắng.
8. Hết sức quí thời giờ, đặc biệt là để học. Trước là chương trình học trong năm, kế đến các môn khác.
9. Khiêm nhường trong tất cả, rất sốt sắng, tử tế vui vẻ với mọi người, vui tính và giữ tâm hồn an tĩnh. “Xin Tim Chúa đang cháy lửa yêu con, hãy đốt lòng con cháy lửa mến Chúa”.
KỶ NIỆM 50 NĂM TUYÊN BỐ TÍN ĐIỀU VÔ NHIỄM
8/12/1904
[23]
Tôi xem ngày này như ngày trọng đại của đời tôi. Lòng tràn ngập niềm vui thanh nhã, hôm nay tôi dự lễ khải hoàn của Mẹ Maria tại đền Thánh Phêrô và các nhà thờ khác ở Giáo đô.
Sự thi đua chân thành và ưu ái để mừng lễ Mẹ cho thấy Rôma rất khắn khít với Mẹ. Đền Thánh Phêrô đầy người, nghi lễ thật uy nghi trang trọng ở nơi đáng tôn trọng nhất thế giới, và trên bàn thờ, giữa ánh sáng chói chang, ảnh Mẹ Vô nhiễm như đang mỉm cười với Đức Thánh Cha, ngài đang uy nghi trong phẩm phục Giáo hoàng giữa đông đảo Hồng Y và Giám mục từ khắp thế giới về, với bao nhiêu chức sắc giáo sĩ cũng như giáo dân; đang mùa lễ, nhạc phẩm Perosi vang lên khắp đền thánh như tiếng nhạc từ trời. Vinh hiển thay cho Mẹ! Cao đẹp thay cách tuyên xưng đức tin!
Thiết tưởng trần gian này không có cách nào cao đẹp hơn để tỏ lòng cung kính. Riêng tôi hòa mình với tất cả chủng sinh khắp thế giới, nhưng được đứng khá gần bàn thờ Confession để theo sát tất cả các nghi lễ… (Bản văn ngưng nơi đây).
THỤ PHONG LINH MỤC
1904
LỄ THÁNH GIA
24 /1
[19]
Hôm nay, cần duyệt lại đời sống trong tháng qua.
Vắn tắt thôi. Có tiến bộ, nhưng rất ít. Căn bản là tội lỗi, chừa rất chậm. Tính tự ái bị vố khá đau, vì kết quả kỳ thi không mấy đẹp. Thú thật, tôi nghe nhục. Việc thực hiện khiêm nhường và bỏ mình thật, tôi còn là a b c. Cái bị không đáy làm gì phải bối rối, đổ sao cho đầy.
Đọc kinh vội vã, từng phát một, thiếu sự thanh tịnh an bình liên lỉ trong tâm trí. Ít can đảm để hãm mình, yếu hèn trước cả sự khó nhỏ. Dốc lòng sẽ không phí một giây nhưng thực tế đã phung phí hằng giờ vô ích; thiếu dè dặt khi bàn cãi, lúc tâm sự, có khi trong sự xét đoán. Cách chung, đời sống cần sốt sắng hơn, đạo đức hơn, đượm sức sống siêu nhiên hơn, can đảm và kiên nhẫn trong cách sống và sự dốc lòng.
Tôi bắt đầu làm việc với kinh nghiệm cá nhân dồi dào hơn. Nguyện ngắm là trước nhất, cần giữ đủ thời giờ. Nếu đề tài suy gẫm ít hấp dẫn, tôi sẽ nghĩ đến sự Thương khó Chúa Giêsu, đến thực trạng của linh hồn, thành thật hạ mình với tội lỗi riêng; nghĩ đến sự hiệp nhất với Chúa, đến sự dốc lòng hữu ích trong ngày.
Trong lớp, giữ miệng, nghiêm chỉnh và nhẫn nại; biết bao nhiêu hoa đẹp trong ngày tôi có thể dâng Giêsu.
Khi trò chuyện cần dè dặt về nội dung cũng như hình thức; không nói xấu ai, dù cách úp mở; một chút nghiêm trang, nhưng không kiểu cách; nói về các đấng Bề trên phải cẩn thận; tốt nhất không dự vào việc không liên quan đến bậc mình. Điều mình nghĩ trong bụng sẽ không công khai nói với bất cứ ai.
Thời giờ học là vàng ngọc, không phí phút nào để đọc những gì không liên quan đến môn học. Phải khắt khe trong lãnh vực này, dường như mỗi tối trước khi ngủ tôi sẽ phải trình với Chúa Giêsu về điều tôi học biết và thời giờ tôi phung phí.
Cách chung, sẽ mật thiết và trìu mến hiệp nhất với Thánh Tâm, Mẹ Vô nhiễm, bằng tư tưởng, lời nguyện tắt và quyết chí. Tự ái hay làm chia trí, nên cần đặt trọn tâm hồn vào việc đang làm, không lo đến việc nào khác. “Giêsu, con trông cậy Chúa”.
TĨNH TÂM BA NGÀY TUẦN THÁNH
28-30/3 /1904
[20]
Không thể than vãn mãi cũng như các lần trước. Lần này chỉ xin ghi lại đặc điểm của ba hôm tĩnh tâm. Việc phải đến, đã đến, tôi xấu hổ vì đã bất trung, xin cám ơn Chúa muôn đời vì vô vàn ơn trọng Chúa ban dồi dào.
Ngày thụ phong linh mục sắp đến, tôi bắt đầu hưởng nguồn vui khôn tả. Biến cố trọng đại sắp đến, tôi cần tăng gấp đôi nỗ lực, để cất bớt phần nào sự bất xứng. Bí tích chỉ ban có một lần, được ơn nhiều ít là do ta chuẩn bị.
Những tháng cuối cùng này, tôi sẽ hết sức cầm trí, tập trung tư tưởng về những gì Giêsu đang chờ nơi tôi. Tôi hồi tưởng những việc đạo đức của các năm đầu nơi tiểu chủng viện, để sự sốt sắng hôm nay được trong mát, thơm tho, trở lại làm chú bé chủng sinh, lấy lại sự đạo đức đơn sơ nhưng khéo léo của những năm hạnh phúc.
Với chức vụ mới, tôi lấy làm thích thú để làm việc kính các thánh hổn mạng khả ái của tôi: ba vị thánh trẻ Luy, Stanislas, Gioan Berchmans, Thánh Philipphê Nêri, Thánh Phanxicô Salêsiô, Thánh Alphongsô Ligôri, Thánh Tôma Aquinô, Thánh Inhaxiô Loyola, Thánh Carôlô Bôrômêô,…
TĨNH TÂM CHUẨN BỊ CHỨC LINH MỤC
TẠI DÒNG CÁC CHA THƯƠNG KHÓ COELIUS
TỪ 1-10/8 /1904
Giêsu, Maria, Giuse.
[21]
1. Những hôm đầu, không tiến mấy. Nơi tôi ở, người tôi gặp gây ra nơi tôi những tâm tình rất tốt, những ý nghĩ nghiêm chỉnh. Tôi suy nhiều về sự bình tâm, mà các kỳ tĩnh tâm trước tôi đã chú ý, nhưng thực hành còn ở số không.
Chúa giữ tôi khỏi tội trọng mà thật sự sa ngã rất dễ. Tôi quyết tiến đến trọn hảo, nhưng lại theo ý tôi hơn theo lối Chúa. Năm nay, điều tôi lo ngại là vấn đề học vấn, tôi viện đủ thứ lý do để khỏi bị gọi rời Rôma về lại quê nhà. Nói khác làm khác. Nếu sống phó thác, cần tinh thần phải đơn sơ, sẵn sàng nhận mọi hy sinh, một chút triết lý: nhất là cầu nguyện, tin tưởng nơi Chúa.
Cẩn thận khi việc không xuôi như ý muốn, đừng tâm sự với bất cứ ai, trừ cha linh hướng hay vị nào liên quan có thể giải quyết thôi. Nói với kẻ khác sẽ mất hết công đức. Trong mọi trường hợp phải vui vẻ luôn “vì chính ở nơi Chúa mà chúng ta sống, cử động, và hiện hữu” (Cv 17,28). Cẩn thận để đừng đi ngược với châm ngôn: “Age quod agis” (Hãy chú tâm làm điều bạn đang làm).
Sau này làm gì? Giỏi Thần học, luật cao, hay cha sở đồng quê, linh mục đơn sơ nghèo? Đừng nghĩ ngợi chi, theo ý Chúa trong mọi sự Chúa là tất cả. Ngoài ra, những mộng đẹp, điều nở mày nở mặt trước thiên hạ, xin Chúa Giêsu cho nó tan thành khói.
Phải ghi mãi vào đầu, là vì thương tôi, Chúa sẽ không giao loại công việc gì lớn lao cho tôi để rồi tham vọng có thể lọt vào, do đó đừng mơ mộng gì vô ích.
Tôi là nô lệ, chủ không bảo, tôi không được rời đi một bước. Chúa biết khả năng của tôi đến đâu, cái gì làm nổi cái gì không, để sáng danh Chúa, giúp ích cho Hội thánh, cứu rỗi các linh hồn. Do đó tôi không nên bàn về vấn đề này với Chúa qua các vị đại diện của Ngài, tức là các vị Bề trên của tôi.
Khi tìm hiểu các năm đầu trong đời sống của các vị thánh, phải chăng ta thấy rõ ràng, các vị sau đó lại sống khác hẳn với cái khả năng tự nhiên và những đức tính tốt đẹp của mình? Và như vậy các vị mới nên thánh và cao cả, cải tổ xã hội và sáng lập những Dòng danh tiếng! Chính vì các ngài tập sự bình tâm, sẵn sàng nghe Chúa nói như Chúa đang nói với mình; không theo tự ái, nhưng nhắm mắt hăng say chú tâm làm những gì Chúa dạy.
“Bạn ơi, xem kỹ mà làm như mẫu gương này” (x. Xh 25,9). Cái tôi muốn nói muốn làm, đúng là tự ái thôi. Nếu tôi quyết nhìn, quyết tâm làm theo như tôi muốn, thì sau đó… nó sẽ biến đi như gió, như gió!
Muốn làm linh mục tốt, phải cởi bỏ hết, như Chúa thân trần trên thập giá; lấy đức tin mà xét đoán những gì xảy đến cho tôi là những gì Bề trên quyết định về tôi. Xin làm ơn đừng phê bình gì về điểm này. Ôi, đơn sơ thật có phúc, đơn sơ đáng chúc phúc!
2. Tôi trở lại vấn đề sự bình tâm. Vì đối với tôi thật khó nuốt trôi. Hãy xét xem. Năm nay, cách chung, tôi sai lỗi ở chỗ kém sốt sắng, nên đã làm hỏng nhiều dịp rất long trọng cho đời tôi, đặc biệt khô khan khi cầu nguyện rước lễ, suy gẫm; chia trí mãi, ít xét về sự tiến đức, lôi thôi cách chung trong mọi sự. Lý do? Theo tôi; tôi đoán không sai là tại thiếu sự bình tâm.
Còn vấn đề cắm đầu làm việc, thật ra mục đích chỉ vì muốn đậu cao, để phần nào được vinh dự trước mắt của giới giáo sĩ; tiếp đó tính tự ái đang hoạt động mạnh, làm cho tôi sợ, sợ đến kinh hãi nếu phải bị gọi về làng, bỏ ngang sự học là bậc thang giúp tôi thực hiện giấc mộng vàng mà tôi đã xây trong những ngày bình an, chính ra chẳng có gì là xấu, tuy nhiên nó cũng có khía cạnh không tốt. Chúa thấy lòng tôi đang phân tán, nên Chúa để mặc tôi bối rối, tôi cảm thấy thế. Ngày vừa qua là bài học cho ngày mai. Phải tiến mỗi ngày, hơn nữa, mỗi giờ. Quên mình, vâng theo lối Chúa chỉ dẫn, để tâm hồn an bình sốt sắng mà tiến đức.
3. Vấn đề học vấn! Bao nhiêu là thành kiến! Tôi cũng lập luận như người đời, thả mình chạy theo những tư tưởng thông thường. Học vấn dĩ nhiên là đại sự: yếu tố thứ hai giúp đời linh mục nên phong phú, tấm ván thứ hai bám vào để khỏi chết chìm, đối với thời đại chúng ta. Xin Chúa đừng để con khinh thường việc học. Nhưng cũng đừng cho học vấn là tuyệt đối. Học vấn là một con mắt, mắt trái, nếu thiếu mắt phải, còn một mắt trái mà thôi nào có đẹp chi? Dù có đỗ tiến sĩ, nhưng tôi sẽ là gì? Vẫn còn dốt lắm chuyện khác. Nếu chỉ có bằng tiến sĩ thôi, tôi có giúp ích gì cho Giáo Hội không? Vậy, cần xét lại quan niệm của tôi về vấn đề học vấn. Trong lãnh vực này cần phải có sự hòa hợp giữa tư tưởng và hành động. Phải, tôi cần học mãi, học không thôi. “Nhưng học có trật tự và điều độ. Việc gì cũng cần giữ tiết độ” (x. Rm 12,3). Tôi cần thông minh, nhưng kiểu thánh Phanxicô Salêsiô. Thật ra, những kẻ tự cho mình là trí thức, họ biết được gì chứ? Biết ít lắm. Tôi không nói đến những nhà bác học uyên thâm, trí thức chân chính. Lời Đức Piô X căn dặn chủng sinh trẻ thật là khôn ngoan: “Các con hãy học, học thật nhiều; nhưng cha xin các con phải ngoan, rất ngoan”.
Tôi sẽ học cách hăng say hơn, nhưng không thay đổi trật tự của sự việc: nghĩa là học không để lấy văn bằng nhưng luôn học để áp dụng vào đời sống, học phải trở nên bản chất thứ hai trong tôi.
Thầy trợ sĩ Tommaso (nơi Dòng tôi đang tĩnh tâm) đang quét phòng, dọn bàn cho tôi, thầy làm tôi suy nghĩ nhiều. Thầy còn trẻ, nhưng rất chín chắn, cử chỉ cao đẹp, lớn tướng, trong chiếc áo dòng đen thật dài, ai nói đến tên thầy đều công nhận đây là vị thánh. Vui tính luôn, thầy vẫn nói về Chúa, về tình yêu của Chúa; không ngước mặt nhìn ai; vào nhà thờ, thầy sấp mình dưới nền gạch, bất động như bức tượng trước Thánh Thể. Từ Tây Ban Nha thầy sang Rôma để làm tu sĩ Dòng Thương khó, thầy được hạnh phúc khi hy sinh phục vụ mọi người, một thầy trợ sĩ đơn mọn, suốt đời đơn sơ không nuôi mộng vàng, không ảo tưởng. Sánh với bản lĩnh của thầy Tommaso, tôi thật không ra gì, tôi phải hôn gấu áo của thầy và nghe thầy giảng dạy như bậc thầy. Đang khi tôi sắp là linh mục, ơn Chúa dồi dào! Thế mà, tinh thần hãm mình, khiêm nhường đoan trang, cầu nguyện, khôn ngoan thật ở đâu? Thầy Tommaso ơi, thầy dạy tôi rất nhiều! Biết bao nhiêu thầy trợ sĩ đang sống âm thầm, nhưng ngày kia trên Nước Trời các thầy sẽ sáng chói! Còn tôi, tại sao không được vậy? Ôi Giêsu, xin thêm tinh thần hãm mình, sám hối, hy sinh đầy lòng con.
5. Cha giám đốc khả kính xin tôi khi đi dạo tiếp chuyện với một thanh niên Tin lành đến đây tĩnh tâm để trở về Công Giáo. Tôi tội nghiệp cho cậu. Năm nay cậu mười tám tuổi, cậu như mất chín năm đẹp nhất của tuổi thơ, cậu đã thâm nhiễm giáo thuyết mà Tin lành đã khéo gieo vào óc cậu. Cậu không có thành kiến đối với Giáo Hội hay giáo thuyết Công Giáo, vì cậu chưa được biết. Làm bạn với cậu cũng vui, và có ích cho tôi để được hiểu rõ rệt hơn về cái mối nguy cơ do các giáo phái đang gây cho đức tin người Ý một cách xảo quyệt. Con sự tối khôn hơn con sự sáng (x. Lc 16,8). Kết luận trước hết, là tôi khẩn thiết cám ơn Chúa đã ban ơn đức tin cao quý: chỉ cần nói chuyện với anh em Tin lành vài tiếng là cảm thấy ngay ý kiến này. Do đó miệng tôi phải luôn ca tụng (x. Tv 33,2) vì ơn này, đặc biệt vì ơn đức tin này. Những đứa con còn sống ngoài Giáo Hội thật đáng thương, vậy cần cầu nguyện nhiều, cố gắng tận tình tận lực để đưa họ trở về.
6. Phải nghĩ đến chức linh mục, nghĩ kỹ. Tôi ở đây cốt để tĩnh tâm, chỉ có thế, “đây là việc quan trọng” (x. Xh 4,19), biến cố long trọng nhất của đời tôi. Từ trên đỉnh núi mà vài hôm nữa tôi sẽ đến tột đỉnh, tôi lại cảm thấy mình lùi…
.
Những hàng nhật ký đã ngưng nơi đây, nhưng dòng cảm tưởng lành thánh của những ngày tĩnh tâm vào năm ấy đâu có chấm dứt, thật là những ngày hồng phúc. Hôm nay cách tám năm sau (1912) tôi viết tiếp và những cảm tưởng này vẫn còn rõ rệt trong trí tôi; và mong rằng Chúa cho tôi mãi mãi không quên.
Vào thời kỳ đó tôi hằng muốn và càng quyết định trở nên hoàn toàn ra không trong tay Chúa Giêsu, cạnh bên Trái tim Chúa, càng hoàn toàn lột bỏ con người của mình, càng thính tai và tuân theo theo ngay những dấu chỉ rất nhỏ của Thầy, trở thành dụng cụ thật tốt để mưu ích thật nhiều cho Giáo Hội, không theo những điều kiện do sự tự ái của tôi sắp xếp, mà nhắm mắt, đơn sơ phó thác theo lệnh của Bề trên. Những ngày cuối cùng của tuần phòng rất có ích, nhất là có một trong quí cha giảng phòng, đã giảng rất hay, đầy lửa mến. Tuần phòng đó cũng có mười anh em sắp được phong linh mục, từ nhiều quốc gia, nhiều trường tựu lại tĩnh tâm: một Florentin ở trường Capranica; một Bồ Đào Nha quí danh Nicola Turchi, đồng lớp với tôi ở Đại chủng viện Rôma từ năm 1901 v.v…
Thật là hữu ích, khi hằng ngày chúng tôi ngắm đàng thánh giá chung trong nhà nguyện, mỗi người thay nhau vào giờ cơm đọc hạnh tích Gabirie Addlorata vừa được phong thánh, mỗi chiều đọc Nhật tụng chung nơi nhà nguyện có di hài của thánh Phaolô Thánh Giá – đây cũng là tuần chín ngày áp lễ Mông Triệu – và gương sống khắc khổ của các cha Dòng đem lại nhiều lợi ích.
Tôi nhớ mãi cảm giác mỗi khi đêm khuya, các cha Dòng thức dậy đọc kinh sáng, tôi nghe tiếng chân, tiếng áo dòng đen dài của các ngài qua các lối đi trong nhà. Đặc biệt những di tích thánh, mà từ cửa sổ tu viện nầy tôi thấy được. Đây hí viện Côlisêô, đền thờ Latêranô, đại lộ Appia. Từ cảnh vườn, tôi thấy đồi Palatin, Đồi Coelius với những cơ sở Công Giáo trên đỉnh đồi. Từ phía phòng tôi ngụ là phòng xưa thánh Phaolô Thánh Giá đã qua đời, nơi phong nầy, chiều nào chúng tôi cũng tập dâng lễ. Cái gì cũng nhắc tôi về sự thánh thiện, về lòng quảng đại về sự hãm mình, đó là lý do tôi cám ơn Chúa đã đưa tôi vào đó để tĩnh tâm chuẩn bị chịu chức linh mục.
Áp ngày chịu chức hồng phúc, cha khả ái Luy Rôsariô, đã vui vẻ nhận lời tôi xin, ngài giúp các người tĩnh tâm, ngài đưa tôi hành hương sang những nơi rất thánh. Như đền thánh Gioan Latêranô, nơi đây để tôi tuyên xưng đức tin; sang nhà thờ có (Thang Thánh Chúa Giêsu đã lên xuống ở tòa Philatô); sang đền thánh Phaolô ngoại ô. Những gì tôi đã thề nơi mồ Thánh Tông đồ dân ngoại chiều hôm đó? “Bí mật” (x. Is 24,16).
Sáng sớm ngày lễ Thánh Lôrensô, cha Phó Giám đốc Chủng viện đến tận Dòng đón tôi về Thủ đô Rôma vẫn còn yên ngủ. Chính nơi đền Đức Maria trên Núi thánh, công trường Dân chủ, là nơi có nghi lễ phong chức không thể quên. Tôi còn nhớ từng chi tiết. Đức Cha Ceppetelli phụ tá quản lý Rôma tấn phong, các thầy trường Capranica giúp lễ. Khi nghi lễ xong, và đã tuyên thệ tuân phục đấng bản quyền, tôi ngước mắt lên và gặp ngay ảnh Đức Maria Mẹ hiền, mà thú thật, trước đó tôi không chú ý, ảnh Mẹ nhìn tôi như mỉm cười, mắt Mẹ nhìn làm cho tôi an tĩnh lạ thường, thấy được bảo đảm và quảng đại hy sinh, Mẹ dường như tỏ vẻ hài lòng, và hứa sẽ bảo vệ tôi luôn; nói tóm là Mẹ đổ ngập hồn tôi nguồn an vui không sao quên được.
Cha Phó Giám đốc đưa tôi trở lại chủng viện, các thầy đã đi nghỉ ở Roccantica. Việc thứ nhất là tôi viết thư cho Đức Giám Mục giáo phận nhà, Đức Cha Guindani . Tôi lặp lại lời tôi đã thề dưới chân Đức Giám Mục tấn phong, là sẽ tôn kính vâng lời ngài. Sau tám năm, hôm nay tôi còn vui mừng lặp lại lời thề này. Sau đó tôi đã viết thư cho ba má, và cả gia đình để mọi người chia sẻ cái vui với tôi, xin tất cả cùng cám ơn Chúa và xin cho tôi ơn trung thành. Buổi chiều tôi sống một mình với Chúa, Ngài đã làm cho tôi tràn ngập vui mừng, một mình với bao tư tưởng, bao lời dốc lòng, tận hưởng nguồn êm dịu của chức linh mục.
Rồi tôi ra đi, một mình với Chúa, qua thủ đô như chỗ không người, để hành hương đến các thánh đường mà tôi quí mến, bàn thờ các thánh mà tôi yêu chuộng, những nơi kính Đức Mẹ. Tuy viếng thăm nhau cách ngắn ngủi, nhưng vị nào cũng được tôi thưa cách riêng, và mỗi vị thánh cũng đã có lời nói riêng với tôi. Và có đúng như vậy.
Tôi đã thăm Thánh Inhaxicô, Thánh Gioan Baptista Rossi, Thánh Luy, Thánh Gioan Berchmans, Thánh Catarina Sienna, Thánh Camillô Lellis, và vài vị thánh khác. Ôi các thánh hồng phúc, các ngài hãy chứng minh cho những điều tôi đã dốc lòng, các ngài hôm nay hãy xin Chúa tha cho những sự hèn yếu của tôi, các ngài hãy giữ mãi trong tôi ngọn lửa nồng cháy hôm ấy.
Sáng hôm sau cha Phó giám đốc lại đưa tôi đến đền Thánh Phêrô để dâng lễ mở tay… Bao nhiêu ý tưởng tôi đã có khi đi ngang qua công trường vĩ đại này! Bao nhiêu lần đã qua công trường vĩ đại này! Bao nhiêu lần đã qua đây, và lần nào cũng bị cảm xúc; buổi sáng hôm đó… khi đã vào bên trong thánh đường vĩ đại với bao nhiêu di tích khả kính của Giáo Hội! Tôi đã lần xuống hầm, cạnh mồ Thánh Tông đồ. Nơi đây đã có mặt một nhóm bạn vây quanh bàn thờ do cha Phó giám đốc mới: có Đức Cha Palica, nguyên giáo sư triết của tôi, các linh mục Benedetti, Moriconi, Baldi, Fazi và nhiều vị khác. Hôm ấy tôi đã dâng lễ ngoại lệ kính hai Thánh Phêrô và Phaolô. Êm đẹp thay thánh lễ mở tay. Một trong các cảm tưởng xảy ra mạnh nhất trong tim tôi là tình yêu tha thiết đối với Giáo Hội, Đức Thánh Cha, tôi tận hiến để suốt đời phục vụ Chúa Giêsu và Giáo Hội, hứa trung thành với Tòa thánh Phêrô, và hoạt động không ngừng cho các linh hồn. Lời thề đã mang thêm vẻ hệ trọng vì tôi thề tại mồ Thánh Phêrô, với khung cảnh quanh tôi lúc đó, khiến nó sống động và vang dội mãi trong tim tôi, mà bút khó tả ra lời.
Nơi mồ Thánh Phêrô tôi đã thưa: “Lạy Chúa, Chúa biết tất cả, Chúa biết con yêu mến Chúa” (Ga 21,27). Tôi ra về như người đi trong giấc mộng. Tất cả những ảnh Giáo hoàng bằng cẩm thạch, hoặc bằng đồng hai bên vương cung thánh đường như đang nhìn tôi với cái nhìn mới lạ, như khuyến khích tôi hãy can đảm và tin tưởng.
Trưa đến, tôi càng thêm vui mừng, vì được vào chầu Đức Piô X. Nhờ cha Phó giám đốc đã xin giùm tôi đặc ân này – tôi mang ơn ngài mãi với tất cả những gì ngài đã làm cho tôi trong những ngày hồng phúc này! Hôm ấy ngài đi với tôi vào chầu Đức Thánh Cha. Khi Đức Thánh Cha đến gần, cha Phó giám đốc giới thiệu tôi, Đức Thánh Cha mỉm cười và nghiêng mình nghe tôi nói. Tôi quì gối; và thưa rằng tôi rất sung sướng mà lặp lại dưới chân Ngài những tâm tình tôi đã có nơi mồ Thánh Phêrô trong thánh lễ mở tay lúc sáng. Tôi cố nói hết sức vắn tắt.
Khi ấy Đức Thánh Cha, vẫn nghiêng mình, Ngài đặt tay trên đầu tôi và nói: “Con ơi, tốt, tốt lắm?... Ta bằng lòng lắm, Ta cầu xin Chúa giúp con trung thành giữ các lời hứa tốt đẹp ấy, Ta chúc con nên linh mục đúng như Trái Tim Chúa muốn. Ta cũng chúc lành cho những ý tưởng khác của con và cho những người đã góp công để có những ngày vui này”. Ngài chúc lành cho tôi, đưa tay cho tôi hôn. Rồi Ngài đi sang kế bên, dường như là anh Balan, rồi bỗng như Ngài còn tưởng về tôi nên trở lại hỏi: “Chừng nào con về quê?” – Thưa lễ Mông triệu! “Ô, lễ Mông triệu sẽ được long trọng mừng ở làng con, chuông Bergamô rất hay, sẽ đổ liên hồi để mừng con hôm ấy”. Nói xong Ngài mỉm cười bước đi (Ngài nói thế vì trước đó đã hỏi tôi quê ở đâu).
Chiều lễ Thánh Lôrensô, tôi ra nhà mát của chủng viện tại Roccantica. Cha Piccirilli ra đón tôi tại nhà ga Poggio Mirtelo. Đường vào nhà mát hôm ấy đốt đèn sáng làm tôi bồi hồi. Vào nhà nguyện các thầy trẻ hát bài ca thánh rất đẹp: Con là linh mục.
Hôm sau, lễ trọng, tất cả đều rước lễ. Đức ông giám đốc Bugarini giúp tôi dâng lễ. Cha linh hướng khả ái Pitocchi giảng sau Tin mừng. Cha Dòng Cứu Thế này rất thương tôi, có lẽ quá thương mà ngài như chẳng thấy khuyết điểm nơi tôi. Và suốt ngày hôm ấy đã diễn ra như hôm lễ trọng.
Ngày 13 tôi dâng lễ ở đền truyền tin Florence. Tôi có nhiệm vụ đến tạ ơn Mẹ, vì trước khi nhập ngũ tôi đã đến xin Mẹ giữ tôi trong trắng. Ngày 14, tôi về Milan nơi mồ Thánh Carôlô. Tôi thưa với Ngài nhiều chuyện. Và từ hôm ấy mối tình tha thiết của tôi với Ngài càng thêm thiết tha. Ngày 15 lễ Mông triệu, tôi về quê Sotto il Monte. Tôi xem đây là ngày hạnh phúc nhất đời đối với tôi, với cha mẹ bà con và mọi người.
Nhắc lại làm gì? Những việc trên sẽ thúc đẩy tôi mãi trung thành với lời hứa, mãi nhớ ơn Chúa đã ban: để lời thề của tôi sống lại nếu đã có lần tôi thất tín, để nhờ đó mà tôi sống cao thượng xứng chức vụ linh mục, xứng với Chúa Giêsu, chỉ có Ngài mới đáng được chúc tụng!
TĨNH TÂM ĐẦU NĂM HỌC
NGÀY 4/11/1904
Giêsu, Maria, Giuse!
[22]
Hôm nay không có gì phải sửa đổi như tôi đã dốc lòng ở bốn cuộc tĩnh tâm trước khi chịu chức thánh. Để có trật tự hơn trong đời sống và tiến đức trên những điểm vững chắc, xin đặc biệt nhớ những lời dốc lòng sau đây, hôm nay lễ Thánh Carôlô Bôrômêô xin ngài bảo vệ nâng đỡ.
1. Sáng sớm vừa thức dậy cho đến sau thánh lễ một lúc, chỉ dành cho tư tưởng và việc thiêng liêng: kinh nguyện, sách thiêng liêng, nguyện ngắm, kinh Nhật tụng….
2. Trước trưa sẽ đặt hết tâm trí vào năm phút xét mình riêng.
3. Lưu ý nhiều đến việc viếng Thánh Thể hằng ngày cho đặc biệt sốt sắng. Tôi mang ơn Thánh Tâm và Thánh Thể, nên cần hết lòng yêu mến Thánh Thể.
4. Không bao giờ đi ngủ trước khi đọc xong ba phần Kinh Sách của hôm sau. Việc gì cũng phải nhường cho kinh Nhật tụng, nó phải chiếm chỗ nhất.
5. Với giá nào cũng phải tĩnh tâm tháng, từ chiều thứ bảy đến trưa Chúa Nhật đầu tháng.
6. Tiếp tục giữ luật chủng viện như chú bé, nhớ rằng, là giám luật, tôi chỉ có ảnh hưởng trên các chú do gương tốt tôi làm.
7. Khi đi dạo sẽ hết sức đoan trang. Là linh mục chưa bảo đảm để tôi khỏi ngã. Nhờ làm chủ các giác quan mà tôi không chia trí và giữ lòng sốt sắng.
8. Hết sức quí thời giờ, đặc biệt là để học. Trước là chương trình học trong năm, kế đến các môn khác.
9. Khiêm nhường trong tất cả, rất sốt sắng, tử tế vui vẻ với mọi người, vui tính và giữ tâm hồn an tĩnh. “Xin Tim Chúa đang cháy lửa yêu con, hãy đốt lòng con cháy lửa mến Chúa”.
KỶ NIỆM 50 NĂM TUYÊN BỐ TÍN ĐIỀU VÔ NHIỄM
8/12/1904
[23]
Tôi xem ngày này như ngày trọng đại của đời tôi. Lòng tràn ngập niềm vui thanh nhã, hôm nay tôi dự lễ khải hoàn của Mẹ Maria tại đền Thánh Phêrô và các nhà thờ khác ở Giáo đô.
Sự thi đua chân thành và ưu ái để mừng lễ Mẹ cho thấy Rôma rất khắn khít với Mẹ. Đền Thánh Phêrô đầy người, nghi lễ thật uy nghi trang trọng ở nơi đáng tôn trọng nhất thế giới, và trên bàn thờ, giữa ánh sáng chói chang, ảnh Mẹ Vô nhiễm như đang mỉm cười với Đức Thánh Cha, ngài đang uy nghi trong phẩm phục Giáo hoàng giữa đông đảo Hồng Y và Giám mục từ khắp thế giới về, với bao nhiêu chức sắc giáo sĩ cũng như giáo dân; đang mùa lễ, nhạc phẩm Perosi vang lên khắp đền thánh như tiếng nhạc từ trời. Vinh hiển thay cho Mẹ! Cao đẹp thay cách tuyên xưng đức tin!
Thiết tưởng trần gian này không có cách nào cao đẹp hơn để tỏ lòng cung kính. Riêng tôi hòa mình với tất cả chủng sinh khắp thế giới, nhưng được đứng khá gần bàn thờ Confession để theo sát tất cả các nghi lễ… (Bản văn ngưng nơi đây).
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Khuyết
Đặng Đức Cương
21:49 01/06/2014
Ảnh của Đặng Đức Cương
Thương em từ thuở trăng tròn,
Bây giờ trăng khuyết vẫn còn thương em.
(Ca dao)