Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint - Chúa Nhật thứ 10 Quanh Năm C - 10th Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
19:30 03/06/2013
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Giáo sĩ Hồi Giáo Sunni kêu gọi thánh chiến ở Syria – Một làng Kitô Giáo bị tàn sát tại Homs
Đặng Tự Do
08:28 03/06/2013
Trong khi đó, nhà lãnh đạo tinh thần của phong trào Huynh đệ Hồi giáo trên toàn thế giới đã mạo hiểm hơn nữa khi châm dầu vào lửa trong tình trạng căng thẳng sắc tộc và tôn giáo ở Trung Đông khi sử dụng những lời lẽ với mầu sắc tôn giáo cao độ để kêu gọi người Sunni "thánh chiến" ở Syria.
Hôm thứ Sáu 31 tháng 5, Yusef al-Qaradawi, đang cư ngụ tại Qatar, là một nhân vật ủng hộ hàng đầu cho cuộc nổi dậy Ả Rập trong khắp vùng Trung Đông, cảnh báo rằng người Hồi Giáo Shi'ite ở Iran đang cố gắng "nuốt trọn" người Hồi giáo Sunni, là những người chiếm đa số trong thế giới Hồi giáo.
Ông gọi những người Hồi Giáo Alawites, tức là các tín đồ của giáo phái Hồi giáo đồng đạo với tổng thống Bashar al-Assad của Syria là "những kẻ ngoại đạo nguy hiểm hơn các Kitô hữu và các tín hữu Do Thái". Tránh không dùng từ Alawites, ông gọi những người Alawites là "Nusayris", một thuật ngữ có ý khinh bỉ.
Ông chỉ trích vai trò của người Hồi Giáo Shi'ite tại Iran và Li Băng đặc biệt là lực lượng dân quân Hizbollah. Hizbollah dịch ra tiếng Việt là “Đảng của Thiên Chúa”, nhưng ông gọi lực lượng này là "Đảng của Satan" vì họ hỗ trợ cho chế độ của tổng thống Assad.
Những diễn biến gần đây tại Syria chứng minh cho thấy cuộc chiến tại Syria không đơn thuần là thuộc lãnh vực chính trị, và không thể ngây thơ coi là cuộc nổi dậy đòi dân chủ tự do, nhưng thực chất là một cuộc chiến nhằm thanh trừng tôn giáo và chủng tộc. Quân thánh chiến của ít nhất là 29 quốc gia khác nhau đang có mặt để tham chiến tại Syria.
Syria là phần đất rất thân thiết với Kitô Giáo. Thật vậy, Tân Ước đã kể lại biến cố Thánh Phaolô trên đường bách hại đạo thánh Chúa tại Damascus đã bị Chúa làm cho té ngựa, bị mù mắt và sau đó đã trở lại và trở nên một tông đồ dân ngoại xuất sắc. Sách Tông Đồ Công Vụ cho thấy Thánh Phaolô và Thánh Tôma đã từng sống tại vùng Bab Tuma.
Syria đã từng là một trung tâm của Kitô Giáo, nơi đã sản sinh ra 6 vị Giáo Hoàng cho đến khi bị người Hồi Giáo cai trị từ tháng 8 năm 635 đến nay. Từ một đất nước đã có những thời kỳ có hơn 90% dân số là Kitô hữu, giờ đây, trên mảnh đất 22.5 triệu dân này tình hình đã đảo ngược. Kitô hữu chỉ còn 10%. Người Hồi Giáo chiếm 90% trong đó đông nhất là Hồi Giáo Sunni với 74%, rồi đến Hồi Giáo Alawites (16%), là một nhánh của Hồi Giáo Shi'ite.
Lịch sử cận đại của Syria đầy những bạo lực liên quan đến cuộc đấu tranh giữa hai hệ phái Hồi Giáo. Những người Hồi Giáo Alawite đã bị bách hại vì niềm tin của họ bởi các chính quyền liên tiếp của Syria, cho đến khi một người Hồi Giáo Alawite là Hafez al-Assad (thân phụ của tổng thống Bashar al-Assad) giành được chính quyền vào năm 1971. Từ đó đến nay người Hồi Giáo Sunni không ngừng nổi loạn với quyết tâm lật đổ gia đình al-Assad. Hai biến cố thê thảm nhất là cuộc nội chiến tang thương kéo dài từ giữa tháng Ba năm 2011 đến nay; và cuộc nổi dậy năm 1982 chấm dứt bằng cuộc tàn sát hàng trăm ngàn người tại Hama.
Tham nhũng gây tai hại cho Giáo Hội; Các Thánh là ánh sáng cho muôn người
Bùi Hữu Thư
11:02 03/06/2013
2013-06-03 Vatican Radio
Các tội nhân, những người tham nhũng, và các Thánh: Đức Thánh Cha Phanxicô chú trọng đến ba hạng người này trong bài giảng của Thánh Lễ ngày Thứ Hai tại nhà nguyện nhà Thánh Mác Ta. Đức Thánh Cha nói những người tham nhũng gây tai hại lớn lao cho Giáo Hội, vì họ chỉ tôn thờ chính họ thôi; còn các Thánh, trái lại, đã làm nhiều điều tốt lành và là ánh sáng trong Giáo Hội.
Điều gì xẩy ra khi chúng ta muốn trở nên ông chủ vườn nho? Dụ ngôn của các tá điền gian ác trong Phúc Âm ngày Thứ Hai là điểm khởi đầu cho bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Ngài chú trọng đến “ba mẫu người Kitô trong Giáo Hội: các tội nhân, các người tham nhũng, và các Thánh.” Đức Thánh Cha nói: “không cần nói nhiều về các tội nhân, vì tất cả chúng ta đều là những kẻ có tội.” Ngài tiếp: “Chúng ta tự nhận biết như vậy, và chúng ta biết thế nào là tội lỗi. Nếu có ai trong chúng ta không cảm nhận như vậy, người ấy nên đến thăm một vị linh hướng”, vì có cái gì không ổn.” Tuy nhiên, dụ ngôn trình bầy với chúng ta một mẫu người khác, mẫu người “muốn chiếm hữu vườn nho, và đã đánh mất mối tương quan với ông chủ vườn nho,” một Ông Chủ, “đã yêu thương mời gọi chúng ta, bảo vệ chúng ta, nhưng vẫn ban cho chúng ta sự tự do.” Những kẻ muốn chiếm hữu vườn nho, “tự cho là họ rất mạnh, và không trực thuộc vào Thiên Chúa”:
“Những người này, dần dần tuột sâu vào sự tự chủ này, vào sự độc lập trong mối tương quan với Thiên Chúa: ‘Chúng tôi không cần Ông Chủ đó, ông ta không nên đến và quấy rầy chúng tôi!’ Đây là những kẻ tham những! Đây là những kẻ có tội giống chúng ta, nhưng họ đã làm một bước tiến vượt quá sự kiện này, dường như họ đã xác nhận về tội lỗi của họ: họ không cần đến Thiên Chúa! Nhưng thực ra chỉ là có vẻ như vậy, vì trong mã số di truyền của họ vẫn có một mối tương quan với Thiên Chúa. Và vì họ không thể chối cãi điều này, họ trở thành một thần tượng đặc biệt: chính họ là thần tượng. Họ là những kẻ tham nhũng.”
Đức Thánh Cha tiếp: “Đây cũng là một sự nguy hiểm đối với chúng ta. Trong các cộng đồng Kitô hữu, kẻ tham nhũng chỉ nghĩ đến riêng nhóm của họ: “Tốt, tốt lắm, đó là của chúng ta – họ nghĩ như vậy – nhưng thực ra, ‘họ chỉ lo cho chính họ mà thôi”:
“Giuđa [là kẻ thứ nhất]: từ một tội nhân tham lam, đã trở thành tham nhũng. Con đường tự chủ là một con đường hiểm nguy: những kẻ tham nhũng thường hay quên, họ quên mất tình yêu này, Thiên Chúa đã dựng nên vườn nho và chính họ bằng tình yêu! Họ đã cắt đứt mối tương quan với tình yêu này! Và họ trở thành những người tự tôn thờ mình. Tình trạng tham nhũng sấu xa biết chừng nào trong các cộng đồng Kitô giáo! Xin Thiên Chúa giải thoát chúng ta khỏi phải lún sâu trên con đường tham nhũng.”
Đức Thánh Cha cũng nói đến các Thánh, ghi nhận rằng hôm nay là ngày giỗ 50 năm Chân Phước Gioan XXIII, “một mẫu gương thánh thiện.” Ngài tiếp: “Trong Phúc Âm hôm nay, các Thánh là những người đi thu tiền các tá điền cấy mướn vườn nho. Họ biết họ có bổn phận gì, họ phải làm bổn phận của họ”:
“Các Thánh là những người vâng theo Thiên Chúa, những người tôn thờ Thiên Chúa, họ không quên ký ức của tình yêu Thiên Chúa đã ban khi tạo dựng vườn nho. Những kẻ tham nhũng đã gây bao nhiêu tai hại cho Giáo Hội, nhưng các Thánh lại làm biết bao nhiêu điều tốt lành. Thánh Gioan Tông Đồ nói các kẻ tham nhũng là những người chống Chúa Kitô, họ ở giữa chúng ta nhưng không thuộc về chúng ta. Về phần các Thánh, Lời Chúa nói các Thánh là ánh sáng, ‘họ sẽ thờ phượng ở trước ngai tòa Thiên Chúa.’ Hôm nay chúng ta xin Thiên Chúa ban cho ân sủng để hiểu rằng chúng ta là các kẻ tội lỗi, thực sự có tội, có tội về những lỗi lầm cụ thể, với sự cụ thể của tội lỗi. Ân sủng để không bị tội lỗi làm cho trở thành tham nhũng: tội lỗi, vâng, nhưng tham nhũng thì không! Và ân sủng để bước đi trên con đường thánh thiện. Amen.”
Phải chăng Đức Thánh Cha mời gọi một cuộc gặp các vị lãnh đạo Kitô giáo, Do Thái giáo, Hồi giáo?
Lã Thụ Nhân
14:49 03/06/2013
Theo một báo cáo của chính phủ Israel, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trao đổi với Tổng thống Israel Shimon Peres về khả năng của một cuộc gặp trong đó quy tụ các vị lãnh đạo của ba tôn giáo độc thần lớn trên thế giới nhằm hiệp lời kêu gọi cho hòa bình.
Bản báo cáo tóm lược chính thức của Israel về cuộc hội kiến hôm 30 tháng Tư giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tổng thống Peres cho biết Đức Giáo Hoàng "hết lòng ủng hộ" việc lên án khủng bố tôn giáo của vị lãnh đạo Israel, và đề nghị một cuộc gặp tại Rôma giữa các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do Thái giáo, và Hồi giáo nhằm ủng hộ một học thuyết cho rằng bạo lực là hành vi xúc phạm chống lại Thiên Chúa.
Bản tóm lược chính thức của Tòa Thánh Vatican về cuộc hội kiến không đề cập đến khả năng của một cuộc gặp như vậy.
Tuyên bố ngắn do Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican đưa ra sau cuộc tiếp kiến hôm 30 tháng Tư cho hay: "Tòa Thánh hy vọng các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine sẽ sớm được khôi phục, để từ những quyết định can đảm và sẵn sàng của cả hai bên, cũng như với sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, người ta có thể đạt được một hiệp định tôn trọng các khát vọng hợp pháp của hai dân tộc và qua đó kiên định góp phần vào nền hòa bình và ổn định trong khu vực".
Bản báo cáo tóm lược chính thức của Israel về cuộc hội kiến hôm 30 tháng Tư giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Tổng thống Peres cho biết Đức Giáo Hoàng "hết lòng ủng hộ" việc lên án khủng bố tôn giáo của vị lãnh đạo Israel, và đề nghị một cuộc gặp tại Rôma giữa các nhà lãnh đạo Kitô giáo, Do Thái giáo, và Hồi giáo nhằm ủng hộ một học thuyết cho rằng bạo lực là hành vi xúc phạm chống lại Thiên Chúa.
Bản tóm lược chính thức của Tòa Thánh Vatican về cuộc hội kiến không đề cập đến khả năng của một cuộc gặp như vậy.
Tuyên bố ngắn do Văn phòng Báo chí Tòa Thánh Vatican đưa ra sau cuộc tiếp kiến hôm 30 tháng Tư cho hay: "Tòa Thánh hy vọng các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine sẽ sớm được khôi phục, để từ những quyết định can đảm và sẵn sàng của cả hai bên, cũng như với sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, người ta có thể đạt được một hiệp định tôn trọng các khát vọng hợp pháp của hai dân tộc và qua đó kiên định góp phần vào nền hòa bình và ổn định trong khu vực".
Jordan khánh thành Đại học Công Giáo đầu tiên
Lã Thụ Nhân
15:05 03/06/2013
Theo sáng kiến của Tòa Thượng Phụ nghi lễ Latinh Giêrusalem, bằng cấp của Trường Đại học American University of Madaba được nhìn nhận hợp pháp với các tiêu chuẩn đại học tại New Hampshire, Hoa Kỳ. Hoàng tử Jordan là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của trường. Ngôi trường tư này đã mở cửa chiêu sinh từ năm 2011.
Vua Abdullah II đã cùng các vị lãnh đạo Giáo Hội tham dự sự kiện hôm 30 tháng Năm.
Đức Hồng Y Leonardo Sandri, Tổng Trưởng Thánh Bộ các Giáo Hội Đông Phương cho hay: "Chúng ta hãy cùng nhau vươn lên trong sự tôn trọng lẫn nhau đối với sự nhạy cảm tôn giáo, trao đổi chân thành trong các vấn đề thực tế, can đảm chữa lành các vết thương lịch sử. Là các tác nhân chính của đối thoại liên tôn, quý vị có cơ hội tốt nhất để xây dựng một xã hội thật sự xứng đáng của con người".
Đức Hồng Y nhấn mạnh thêm: "Đại học này là dấu chỉ của sự quan tâm của Giáo Hội địa phương và hoàn vũ, không chỉ đối với các cá nhân được may mắn tham gia mà còn đối với xã hội Jordan rộng lớn hơn. Giáo Hội mong muốn đóng góp cho lợi ích của mỗi quốc gia có sự hiện diện của Giáo Hội mà không làm đe dọa đến văn hóa và di sản riêng biệt của nhau".
Đức Thượng phụ Fouad Twal của Giêrusalem phát biểu thêm. "Tôi xin tỏ lòng biết ơn chính phủ Jordan và nhất là Bộ Giáo dục Đại học đã cho phép ước mơ của chúng tôi trở thành hiện thực. Với sự ủng hộ và khuyến khích của qúy vị, chúng ta, xã hội dân sự và trường đại học tư, rất mong muốn được làm việc sát cánh cùng chính phủ và các tổ chức dân sự khác, để thăng tiến kiến thức khoa học, trí tuệ đạo đức, đối thoại liên văn hóa, phát triển con người, khoan dung, hòa bình và tiến bộ trong khu vực".
Hamas gây áp lực để Hồi giáo hóa Gaza
Lã Thụ Nhân
15:08 03/06/2013
Đức Giám Mục cho hay Phong trào Hamas kiểm soát Gaza, liên tục gây áp lực mạnh hơn buộc phải tuân theo giáo lý Hồi giáo. Sức ép này được dùng đánh vào cộng đồng Kitô giáo thiểu số.
Đức Giám Mục Shomali cho biết với những đường lối cứng rắn về mặt tư tưởng thì giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Israel-Palestine dường như càng xa vời hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, ngài cũng không từ bỏ hy vọng: "Tôi nghĩ rằng tất cả nằm trong tay Chúa. Nếu bức tường Berlin đã sụp đổ thì hòa bình cho nơi này cũng là điều có thể xảy ra, nhưng chỉ có thể nhờ ơn Thiên Chúa".
50 năm ‘Đức Giáo hoàng Nhân hậu’ Gioan 23 qua đời
Lã Thụ Nhân
15:15 03/06/2013
Cậu trở thành linh mục ở tuổi 22. Một năm sau, năm 1905, ngài được bổ nhiệm trở thành thư ký giám mục giáo phận của ngài.
Năm 1921, Đức Thánh Cha Bênêđictô XV bổ nhiệm ngài trở thành Chủ tịch Hội Truyền Giáo Ý. Ngài cũng là đại diện Tòa Thánh tại Bulgaria và là sứ thần Tòa Thánh ở Istanbul, Athens và Paris.
Năm 1953, Đức Piô XII vinh thăng Hồng Y cho ngài và bổ nhiệm ngài trở thành Thượng Phụ thành Venice. Ngài phục vụ ở đó cho đến năm 1958, khi ngài được bầu chọn trở thành Giáo hoàng ở tuổi 77.
Trong 5 năm triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã vinh thăng Hồng Y tiên khởi cho các quốc gia như Tanzania, Venezuela và Mexico.
Ngài là vị giáo hoàng đầu tiên tiếp kiến một giáo trưởng Anh giáo. Ngài cũng ra vạ tuyệt thông cho Fidel Castro vào thập niên 1960.
Ngài viết tám thông điệp và vào ngày 11 tháng Mười năm 1962, ngài khai mạc Công Đồng Vatican II.
Đức Gioan XXIII mời gọi: "Các con thân mến, cha nghe các con lên tiếng! Đại diện cho cả thế giới đều quy tụ nơi đây. Người ta có thể nói rằng ngay cả mặt trăng cũng tỏa sáng đêm nay, khi nhìn vào cuộc trình diễn này".
Ngài chủ trì Công đồng Vatican II chỉ trong tám tháng, mà ngài gọi là một cuộc 'cập nhật hóa Giáo Hội'. Vào ngày 03 tháng Sáu năm 1963, ngài qua đời vì căn bệnh ung thư dạ dày.
Người kế vị ngài, Đức Phaolô VI, bắt đầu tiến trình phong chân phước cho ngài sau khi Công Đồng Vatican II kết thúc. Đức Gioan Phaolô II phong chân phước cho ngài vào năm 2000, 37 năm sau khi ngài qua đời.
Vào thời điểm đó, Đức Hồng YY Jose Saraiva Martins là Tổng trưởng Thánh Bộ Phong Thánh.
Đức Hồng Y Jose Saraiva Martins, Tổng trưởng Danh Dự Thánh Bộ Phong Thánh cho hay vào ngày 15 tháng Bảy, 2008: "Tôi khâm phục Đức Gioan XXIII vì trong cuộc sống và đời sống tâm linh của ngài, tôi tìm thấy một vị mục tử thực sự, một người cởi mở và có tình cảm sâu sắc. Trong một thời gian dài, ngài khiến người ta gọi ngài là ‘Đức Giáo Hoàng nhân hậu’. Một nhân vật thực sự phi thường: ngài đã triệu tập Công đồng Vatican II, điều mà Đức Piô XII đã muốn thực hiện trước ngài".
Lễ kính ngài được chọn vào ngày 11 tháng Mười, cùng ngày Công Đồng Vatican II khai mạc. Cho đến ngày nay, nó được công nhận là công việc quan trọng nhất của cuộc đời ngài.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Năm Đức Tin - Hành hương châu Âu: Fatima
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
11:32 03/06/2013
NĂM ĐỨC TIN 2013 – HÀNH HƯƠNG CHÂU ÂU - FATIMA
Có lẽ người Công Giáo Việt Nam nào cũng hát thuộc lòng bài ca “Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời hiện ra uy linh sáng chói. Mẹ nhắn nhủ người đời, hãy mau ăn năn đền bồi. Hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năn lần hạt Mân Côi...”. Hình ảnh Đức Mẹ Fatima luôn gắn liền với cây sồi. Đức Mẹ hiện ra “uy linh sáng chói” trên một cây sồi ở làng Fatima xa xôi. Trong đời, người tín hữu nào cũng mong muốn được ít là một lần hành hương đến Fatima cầu nguyện bên Mẹ.
Xem hình ảnh
Cũng như Lộ Đức, Fatima là trung tâm hành hương Đức Mẹ nổi tiếng trên thế giới. Tại làng Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần với ba trẻ chăn chiên Lucia, Phanxicô và Gianxita. Thời gian này đang xảy ra chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Các nước Châu Âu kinh hoàng và kiệt quệ vì chiến tranh. Giữa bối cảnh đau thương đó, Đức Mẹ đã đến thăm và can thiệp. Sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi đầu tiên qua ba trẻ là: “Các con hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện thật nhiều!”. Ngày 19-8-1917, Đức Mẹ đề nghị: “Hãy hy sinh nhiều để xin ơn tha thứ cho các tội nhân. Có rất nhiều linh hồn đang sa xuống hỏa ngục, vì không có ai hy sinh đền tội và cầu nguyện cho họ”. Mỗi ngày 13, từ tháng 5 đến tháng 10, Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ. Người đến cầu nguyện mỗi ngày một đông hơn. Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng vào ngày 13-10-1917, và có một phép lạ hùng vĩ xảy ra như chính Mẹ đã hứa trước đó: trước đám đông hơn 70 ngàn người, mặt trời nhảy múa trên không trung. Những người có mặt lúc đầu lo sợ vì họ nghĩ ngày tận thế đã đến, sau đó họ vui mừng và quỳ gối lần hạt, nhiều người ăn năn khóc lóc sám hối tội lỗi của mình.
Từ Fatima, Đức Mẹ đã truyền đi thông điệp cho cả thế giới, như một điều kiện khẩn thiết để thế giới được hòa bình: “Hãy siêng năng lần hạt; hãy cải thiện đời sống; hãy tôn sùng Trái Tim Mẹ”.
Chiến tranh thế giới kết thúc vào tháng 11-1918. Người ta tin chắc đó là do quyền năng của Đức Mẹ. Đất nước Bồ Đào Nha và Châu Âu được hòa bình. Fatima từ đó đã trở nên trung tâm hành hương quốc tế, mỗi ngày đón tiếp hàng ngàn tín hữu đến cầu nguyện.
Đức Giáo Hoàng Piô XI đã dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Năm 1942, Đức Giáo Hoàng Piô XII một lần nữa dâng thế giới cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã trao phó gia đình nhân loại cho Đức Mẹ sau ngày bế mạc Công đồng Vaticanô II (1964) và một lần nữa ngài dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Ngày 13-5-1982, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tới linh địa Fatima để tạ ơn Đức Mẹ (sau 1 năm ngài bị ám sát tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 13-5-1981). Ngài tin mình sống sót nhờ sự can thiệp trực tiếp của Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chính Ali Agca, kẻ bắn Đức Thánh Cha, một tay bắn súng thiện xạ, cũng hết sức ngạc nhiên, không thể hiểu được vì sao ngài không chết. Sự kiện lạ thường ngoài sức tưởng tượng này đã xảy ra đúng vào ngày kính nhớ Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với ba trẻ Phanxicô, Giacinta va Lucia ở Fatima, khiến Đức Thánh Cha nghĩ ngay đến Người Mẹ trên trời dấu yêu. Đức Thánh Cha kết luận: “Một người bắn, nhưng một người khác hướng dẫn đường đạn”. Và Đức Thánh Cha thêm: “Đức Mẹ Maria đã cứu sống tôi”. Do lòng biết ơn Đức Mẹ Fatima, kể từ sau ngày bị nạn, Đức Thánh Cha đã có nhiều nghĩa cử thánh thiện nhằm tôn vinh và tạ ơn Đức Mẹ. Chẳng hạn, ngày 13.5.1982, Đức Thánh Cha đã hành hương Fatima và đặt lên chiếc triều thiên của tượng Đức Mẹ tại đền thánh Fatima viên đạn lấy ra từ thân thể, như một lời khẳng định với thế giới rằng, Đức Mẹ đã che chở ngài.Tiến xa hơn nữa, trong nghĩa cử tỏ lộ lòng yêu mến Nữ Vương Fatima, đó là cuộc hành hương đền thánh Fatima dịp phong Á Thánh cho hai thánh trẻ Phanxicô và Giacinta năm 2000, cũng vào ngày 13-5, Đức Thánh Cha đã đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Fatima chiếc nhẫn Giám mục quý giá do Đức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Tổng Giám Mục Kracow dâng tặng lúc Đức Thánh Cha được bầu làm Giáo hoàng ngày 16-10-1978. Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố ngày 13-5 hàng năm sẽ trở thành ngày lễ kính Đức Mẹ Fatima. Chưa hết, để diễn tả lòng yêu mến Đức Mẹ thẳm sâu của mình, Đức Thánh Cha đã viết tông thư “Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria” và thêm vào chuỗi Mân Côi truyền thống mầu nhiệm Năm Sự Sáng. Ngài cũng công bố năm 2003 là Năm Thánh Mẫu Mân Côi, nhằm cổ súy việc đọc kinh truyền thống này để tôn vinh mầu nhiệm Mân Côi và các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Cứu Thế. Qua đó, Đức Thánh Cha khuyên dạy các tín hữu hãy yêu mến, hãy chú trọng nhiều đến chuỗi Mân Côi trong đời sống Kitô hữu của mình, hãy chuyên chăm cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng hiến triều đại Giáo Hoàng của mình cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13-5-2013. Ngài đã hai lần yêu cầu Đức Hồng Y José da Cruz Policarpo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha dâng hiến sứ mệnh theo Thánh Phêrô của ngài lên Đức Mẹ Fatima.
Năm nay, kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ mục đồng. Đây cũng là cơ hội để dâng hiến những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro (23-28 tháng7) lên Đức Mẹ Fatima. Đức Tổng Giám Mục Tempesta đã tuyên bố về việc dâng hiến này trong một lá thư gửi cho Tổng Giáo Phận của ngài vào ngày 3 tháng 5 vừa qua: đó là “dâng hiến tất cả những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tất cả giới trẻ, những cộng sự viên và ban tổ chức” lên Mẹ Maria, để Mẹ dạy cho họ biết “xin vâng với Chúa Kitô, và sứ mệnh của tình yêu và sự cứu chuộc của Người”.
Những Đền thánh, Quảng trường, Nhà thờ, Nhà nguyện…và bao công trình khác được xây dựng tại Fatima. Trung tâm hành hương Đức Mẹ Fatima lôi cuốn khách thập phương đến cầu nguyện mỗi ngày một thêm đông.
Trên xe, chúng tôi kể cho nhau nghe bao câu chuyện về Mẹ Fatima và lần chuỗi Mân Côi cùng hát ca ngợi khen Mẹ.
Đến Fatima lúc 7giờ tối, mọi mệt mỏi tan biến, ai cũng rộn ràng náo nức. Chúng tôi chào Mẹ bằng lời ca “Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ…”, rồi vào khách sạn nhận phòng và nghĩ ngơi. Lúc 9g30 tối, chúng tôi đi ra linh địa Fatima cầu nguyện và tham dự cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Hàng ngàn người đang sốt sắng lần chuỗi và lắng nghe suy niệm với tất cả lòng yêu mến Đức Mẹ.Từng đoàn hành hương đủ mọi màu da, ngôn ngữ, già trẻ, nam nữ. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của Giáo Hội cầu nguyện. Tôi liên tưởng đến hình ảnh các Tông đồ cầu nguyện cùng Đức Mẹ, chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự đến.
Hơn 11giờ đêm, mọi người trở về nghĩ ngơi chuẩn bị cho ngày mai đi thăm nhiều nơi.
Sáng sớm hôm sau, theo hướng dẫn viên, chúng tôi đi thăm những địa điểm di tích lịch sử. Nơi Thiên thần hiện ra lần đầu với ba trẻ vào mùa xuân năm 1916 và lần 2 vào tháng 10.1916. Thiên thần chuẩn bị trước 1 năm cho sự kiện trọng đại Đức Mẹ hiện ra. Chúng tôi đi theo chặng Đàng thánh giá Hungary gồm 14 nhà nguyện nhỏ dọc theo đường lót đá bằng phẳng, dài khoảng 2km, hai bên là vườn ô liu xanh mướt cho tới tượng đài Đức Kitô trên Thập giá bằng cẩm thạch. Chúng tôi đến tượng Đức Mẹ đứng trên bệ có mái che, phía trước có tấm bảng ghi bằng ba thứ tiếng Bồ, Anh và Pháp: “Valinhos: nơi đây Đức Mẹ hiện ra vào ngày 19-8-1917, và nói: ‘Hãy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều, và làm những việc hy sinh cho các kẻ có tội’”.Vahinhos là địa điểm Đức Mẹ hiện ra lần thứ 4 với ba trẻ.
Sau đó, đi xe bus khoảng 3km đến Aljustrel, thăm nhà của của ba trẻ chăn chiên. Phong cảnh yên bình và xanh tươi cây cỏ nơi đây gợi về ngôi làng nhỏ ngày xưa êm đềm. Căn nhà Lucia gạch mái ngói, tường bên ngoài tô xi măng màu trắng. Ông ngoại của Lucia sinh trưởng tại làng Aljustrel. Thân phụ mẫu của Lucia là Maria và Antonio Santos, gia đình có 7 con, 6 gái 1 trai. Lucia sinh năm 1907 và là con út. Bên trong căn nhà, những vật dụng cá nhân của Lucia và gia đình được lưu giữ cẩn thận, từ giường nệm, bàn tủ, máy may, khung dệt vải, nồi nêu soong chảo, các vật dụng cá nhân như giỏ mây, ly tách…và vẫn còn có người cháu gái của Lucia, nay cũng đã cao niên. Chúng tôi thăm Nhà Bào tàng Aljustrel, có 12 phòng ghi lại cuộc sống của làng này từ mấy thế kỷ trước. Nhà Bảo tàng được khai trương vào ngày 19-8-1992 và là sở hữu của Thánh địa Fatima.
Đến Fatima, ai cũng muốn nhìn thấy cây sồi. Trước nhà Lucia có cây sồi bấc, một loại cây võ rất dày dùng làm nút bần. Cây sồi xanh quanh năm, thường trồng ở Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp và ở Bắc Phi như Morocco, Tunisia, Algeria. Cây sồi sống rất lâu năm, vỏ cây được lột cứ mỗi 10 năm một lần. Cây sồi là một biểu tượng của xứ Bồ Đào Nha. Ở xứ này, đốn cây sồi bấc là bất hợp pháp. Bồ Đào Nha là nước sản xuất đến 50% sồi bấc của cả thế giới.
Từ nhà Lucia, đi bộ chừng nửa cây số là đến nhà Phanxicô và Giaxinta. Căn nhà đơn sơ, nhỏ hẹp và mái thấp, nhà của gia đình nghèo, những vật dụng cá nhân của hai trẻ và gia đình được xếp đặt ngăn nắp.
Chúng tôi tiếp tục đến thăm ngôi nhà thờ Giáo xứ của ba trẻ đã được rửa tội. Ra vùng ngoại ô Fatima viếng nơi chôn cất đầu tiên của hai trẻ Phanxicô và Giaxinta tại một nghĩa trang. Từ Fatima, chúng tôi đi 60km đến Santarem thăm Nhà thờ Phép Lạ Thánh Thể. Ban chiều trở về lại Fatima mua quà lưu niệm trong cửa hàng rất lớn rồi chúng tôi đi thăm các Thánh đường và dâng lễ ở Nhà nguyện được xây dựng chính nơi Đức Mẹ hiện ra tại cây sồi năm xưa. Ban tối tham gia giờ cầu nguyện và cung nghinh Đức Mẹ tại quảng trường.
1. Nguồn gốc của từ Fatima
Tên Fatima có nguồn gốc từ tiếng Ả rập. Đó là tên của một công chúa xứ Ả rập. Cô Fatima bị quân Công Giáo bắt làm con tin trong thời gian người Moro chiếm đóng Bồ Đào Nha. Sau đó, cô trở thành vị hôn thê của Bá tước Ourém. Cô đã trở lại đạo và lãnh nhận Bí tích Rửa tội trước khi thành hôn với Bá tước này vào năm 1158. Cô lấy tên là Oureana (Oriane), tên của thành phố Ourém ngày nay phát xuất từ chữ Oureana.
Làng Fatima nhỏ bé ngày xưa nay đã trở thành thị trấn sầm uất và là linh địa thuộc thành phố Ourém trong quận Santarém.
2. Đôi nét lịch sử
Năm 1917, Fatima là miền quê gồm khoảng 2.500 người cư ngụ rải rác trong khoảng 40 thôn xóm. Dân lao động làm ruộng nương rẫy. Trẻ em thường chăn dắt bò, dê, cừu...Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% phụ nữ biết đọc, biết viết.
Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel, đây là một trong những thôn xóm xưa nhất của xứ đạo Fatima. Vào đầu thế kỷ XX, Aljustrel là một nơi chỉ có 25 gia đình sinh sống với khoảng 100 cư dân, làm nghề nông và chăn cừu, phần lớn mù chữ. Họ kiếm sống ở vùng đất khô cằn bằng cần cù làm việc. Ban tối cả gia đình quây quần bên lò sưởi dùng bữa và tạ ơn Chúa. Cuộc sống của dân quê chất phác. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái, sinh ngày 22-3-1907. Gia đình người em họ Marto có 1 con trai là Francisco Marto, sinh ngày 11-6-1908 và 1 con gái là Jacinta Marto, sinh 11-3-1910. Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi cỏ “Cova de iria” cách thôn chừng 2 km.
Vào ngày đầu tiên của năm 1916, trời mưa lớn, ba em nhỏ là Lucia 9 tuổi, và hai người em họ là Phanxicô 8 tuổi và Giaxinta 6 tuổi đang trú mưa tại một hang. Bỗng nhiên, một vầng sáng trắng xuất hiện trên đồng cỏ. Các em sửng sờ khi thấy một thanh niên trẻ đẹp trong y phục màu trắng đứng giữa vầng sáng. Người thanh niên trong vầng sáng ấy nói với các em rằng: "Ðừng sợ, ta là sứ thần hòa bình. Hãy cùng ta cầu nguyện". Ðoạn người quỳ xuống và cầu nguyện: "Lạy Chúa, con tin kính, con thờ lạy, con trông cậy và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đã không tin kính, không thờ lạy, không trông cậy và không yêu mến Chúa". Thiên Thần lại cúi đầu sâu hơn, và cầu nguyện ba lần như vậy, các em cũng lập lại lời cầu nguyện này với Thiên Thần.
Rồi vào một ngày mùa hè, đang khi các em vui đùa, Thiên Thần lại hiện ra với các em và bảo: "Hãy cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều. Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Mẹ Maria đã dành cho chúng con đầy lòng thương xót. Hãy tiếp tục dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện và những hãm mình. Hãy biến mọi việc làm thành những hy sinh dâng lên Thiên Chúa để đền bù tội lỗi đã xúc phạm đến Người, và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Bằng phương thế này, hòa bình sẽ đến với quê hương các con... Ta là Thiên Thần bản mệnh của nước Bồ Ðào Nha. Hãy đón nhận và vui lòng chịu đựng mọi thử thách Chúa sẽ gửi đến cho các con.". Mùa thu năm ấy, Thiên Thần lại hiện đến cùng các em. Trong lần hiện ra thứ ba này các em thấy Thiên Thần một tay bưng một chén Thánh, một tay cầm Mình Thánh Chúa, các em đã nhìn thấy những giọt máu nhỏ xuống chén thánh. Ðể chén thánh và Mình Thánh Chúa lơ lửng trên không trung, Thiên Thần cung kính quỳ xuống đất và cầu nguyện: "Lạy Ba Ngôi Cực Thánh - Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần - con cung kính thờ lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa mình và máu thánh cực trọng, linh hồn và bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô đang ngự trong các nhà chầu trên khắp hoàn cầu để đền tạ vì những tội bội bạc, thờ ơ, xúc phạm đến Người. Cậy vì công nghiệp vô cùng của Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria, xin Chúa cho kẻ có tội được ăn năn trở lại.".
Sau hơn một năm, kể từ ngày Thiên Thần hiện ra lần đầu tiên cùng các em, vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, Ðức Mẹ đã hiện ra cùng các em. Trong những tháng kế tiếp, ba trẻ trở lại đồi Cova da Iria theo lời dặn dò của Đức Mẹ, bất chấp những khó khăn ngoại cảnh như thời tiết bất thuận lợi hay khó khăn tinh thần như sự ngờ vực và cấm đoán của cả chính quyền lẫn giáo quyền. Vượt qua tất cả, các em vui mừng và hy vọng tiến đến điểm hẹn, vừa đi vừa lần hạt, lòng khát mong gặp lại Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ luôn tôn trọng lịch gặp gỡ với các em như đã hẹn trước là ngày 13 mỗi tháng (trừ tháng 8 các em bị nhốt), khích lệ, trò chuyện, cầu nguyện, dạy dỗ, nâng đỡ, ủi an và mạc khải cho các em nhưng điều cần kíp do Đức Mẹ mong muốn hay hoàn cảnh đòi buộc.
a. Đức Mẹ hiện ra lần đầu
Ngày 13-5-1917, vào lúc trưa, 1 bà mặc áo trắng tinh hiện ra với 3 em bé chăn cừu, nói với các em là hãy lần chuỗi đọc kinh Mân Côi hàng ngày để cầu nguyện cho thế giới chấm dứt chiến tranh, được hòa bình. Trước khi biến đi, Bà bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.
Giacinta quên giữ kín nên về nhà thuật lại sự việc cho cha mẹ nghe. Tin này loan truyền nhanh khắp làng. Mọi người tỏ ra không tin. Vị linh mục chính xứ hỏi Lucia, nhưng cũng không tin. Trong báo cáo gửi lên Đức Giám Mục Giáo Phận Leiria, cha xứ viết: cần phải xa lánh chuyện này.
b. Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai
Ngày 13 tháng 6, đúng giờ trưa, 3 em lại tới nơi hẹn, theo sau có khoảng vài chục người tò mò đến xem sự thể ra sao. Mọi người lần chuỗi đọc kinh. Đức Mẹ hiện ra với 3 em, nhắc Lucia về tầm quan trọng của việc đọc kinh Mân Côi, đồng thời báo trước cái chết của 2 anh em Phanxicô và Gianxinta: “Ta sẽ sớm đưa Phanxicô và Gianxinta về trời, còn con, con sẽ ở lại thế gian một thời gian. Chúa Giêsu muốn dùng con để loan truyền cho mọi người biết ta và yêu mến ta”. Đức Mẹ cũng yêu cầu Lucia học chữ để dễ loan báo lời Đức Mẹ cho các người khác. Những người đi theo không nhìn và nghe thấy gì. Họ chỉ nhìn thấy cành cây nhỏ nơi Đức Mẹ đứng trĩu xuống dưới một sức nặng, rồi đột nhiên bật lên khi Đức Mẹ biến đi.
c. Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba
Ngày thứ Sáu 13-7-1917, “bà mặc áo trắng” lại hiện ra với 3 em, có khoảng 4.000 người theo sau. Đức Mẹ vẫn nhắc Lucia việc đọc kinh Mân Côi mọi ngày, để chiến tranh mau chấm dứt. Lần này Đức Mẹ tiết lộ cho 3 em "bí mật" gọi là "bí mật Fatima". (Năm 1942, 2 bí mật đầu đã được công bố, còn bí mật thứ 3 thì mãi tới năm 2000, Giáo Hội mới công bố).
d. Đức Mẹ hiện ra lần thứ tư
Ngày 10-8-1917, viên chánh tổng, một người chống đối hàng giáo sĩ đòi 3 em tới để tra hỏi, nhưng không có kết quả. Ngày 13-8, ông ta nhốt 3 em vì làm rối loạn trật tự công cộng và tiếp tục tra hỏi, nhưng hoài công. Rốt cuộc, ngày 15-8, ông ta phải thả 3 em ra.
Tuy nhiên, ngày 13-8, có khoảng 18.000 người tới bãi chờ xem sự lạ, nhưng 3 em vắng mặt vì còn bị nhốt. Chúa Nhật 19-8, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Cova de iria, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho những người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.
e. Đức Mẹ hiện ra lần thứ năm
Ngày 13-9, có khoảng 30.000 người tụ họp tại bãi Cova de iria, cầu nguyện cùng với 3 em. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em và cho biết tháng sau, sẽ có Chúa, Đức Mẹ núi Carmêlô, thánh Giuse và Chúa Hài đồng Giêsu sẽ cùng tới.
f. Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu
Đây là bản sao chụp 1 trang của báo Ilustração Portugueza ngày 29-10-1917 cho thấy đám đông dân chúng đang ngẩng nhìn Phép lạ Mặt trời, khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Ngày 13-10-1917, mưa như trút nước trên bãi Cova da Iria. Một đám đông khoảng 70.000 người kể cả nhiều phóng viên chụp hình và các ký giả tụ tập tại đây lần chuỗi, đọc kinh cầu nguyện. Lúc giữa trưa, Đức Mẹ hiện ra với 3 em và tỏ cho các em biết, Bà chính là Đức Nữ Trinh Maria, Mẹ Rất Thánh Mân Côi. Đức Mẹ mời gọi các em cầu nguyện, làm việc đền tạ và tiếp tục lần chuỗi mỗi ngày. Đức Mẹ cũng muốn người ta phải xây một nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ tại đây. Đức Mẹ nhắc nhở thế giới, đừng xúc phạm đến Chúa nữa, Người đã bị xúc phạm quá nhiều.Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau sám hối. Khi Đức Mẹ về trời thì mưa ngưng rơi, mặt trời xuất hiện trên bầu trời xanh biếc. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào mặt trời và thấy mặt trời nhảy múa, tung ra các chùm tia sáng nhiều màu. Mặt trời dường như xuống thấp gần trái đất, khiến đám đông sợ hãi. Việc lạ xảy ra trong 10 phút, sau đó mọi sự trở lại bình thường. Hiện tượng này được hầu hết đám đông chứng kiến, và một số người ở cách đó mấy dặm cũng nhìn thấy.
Đây là hình ảnh đám đông ngẩng nhìn Mặt trời nhảy múa.
Trong thời gian này, các nhà khoa học trên thế giới không hề ghi nhận 1 hiện tượng khác thường nào của mặt trời.
Trong khi đó, riêng 3 em nhìn thấy Thánh Gia, rồi Đức Mẹ Sầu Bi, Chúa Hài Đồng Giêsu và sau hết là Đức Mẹ núi Carmêlô lần lượt xuất hiện như đã hứa trước với 3 em.
Phanxicô và Giaxinta chết sớm trong đợt dịch cúm Tây ban nha. Phanxicô chết năm 1919. Jancinta chết năm 1920. Cả 2 em đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng đáng kính vào ngày 13-5-1989 và được phong Chân Phước vào ngày 13-5-2000. Mộ của 2 em hiện nằm trong lòng Vương cung thánh đường Fatima.Còn Lucia vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra (Galicia, Tây ban nha) ngày 24-10-1925, sau đó khấn lần đầu ở Tuy (Tây ban nha) năm 1928. Năm 1925 và 1929, Lucia lại được Đức Mẹ hiện ra với mình. Tháng 10-1934, Lucia khấn trọn và lấy tu danh là nữ tu Đức Mẹ Maria Sầu Bi.
Sau nhiều năm điều tra, Đức Giám Mục Da Silva, cai quản Giáo phận Leiria, trong thư mục vụ ngày 13.10.1930 đã công nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em ở Fatima và chính thức cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima. Theo lệnh hàng giáo phẩm, Lucia đã viết các hồi ký về sự kiện trên gồm 4 bản: 1 bản năm 1935, 1 bản năm 1937, 1 bản năm 1941 và 1 bản đầu năm 1942. (wikipedia).
Năm 1946, nhân kỷ niệm 300 năm ngày dâng nước Bồ Đào Nha cho Đức Trinh Nữ Maria, vị sứ thần tòa thánh Vatican là Hồng Y Masella đã đội (vương miện) triều thiên lên tượng Đức Mẹ Fatima, với sự tham gia chứng kiến của khoảng 600.000 tín hữu hành hương. Vương miện này do các phụ nữ Bồ Đào Nha cung hiến để cảm tạ Đức Mẹ đã gìn giữ Bồ Đào Nha trong cuộc thế chiến thứ nhất.
Từ năm 1948, Lucia vào tu trong đan viện dòng kín Carmêlô ở Coimbra (Bồ Đào Nha), dưới tên nữ tu Lucia Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội. Lucia qua đời ngày 14-2-2005 ở tuổi 97. Thánh lễ an táng được cử hành vào ngày 16-2-2005 tại Vương cung thánh đường Coimra. Sau khi Lucia qua đời, đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Giáo Lý Đức Tin (sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI) cho niêm phong phòng của Lucia, có lẽ để điều tra trong tiến trình phong thánh cho Lucia.
3. Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi Cực Thánh - Most Holy Trinity Church
Từ khách sạn, chúng tôi đi qua quảng trường mênh mông. Đồng cỏ Cova da Iria ngày xưa nay trở thành quảng trường có tên Santuario. Đến Trung tâm mục vụ Centro Pastoral Paul VI với những lối đi bên hông. Trung tâm này cũng là ngôi Nhà thờ rất lớn có tên là Most Holy Trinity Church (tiếng Bồ Đào Nha là: Santissima Trindade). Có khi người ta gọi đây là Most Holy Trinity Church khi thì Paul VI Pastoral Centre.
Nhà thờ được ĐGH Bênêđictô XVI thánh hiến vào năm 2007, với chi phí 80 triệu Euro do khách hành hương dâng cúng. Viên đá đầu tiên được lấy từ mộ thánh Phêrô ở Roma.Trung tâm hay thánh đường là một tòa nhà hình khối tròn đường kính 125m, cao 18m, trần không có cột chống đỡ mà chỉ tựa vào 2 cây đà cực lớn nên trông rất rộng. Nội thất nhà thờ pha trộn kiểu đương đại, phục hưng và trung cổ, được chia làm hai ngăn bởi một bức tường di động cao 2m. Hướng dẫn viên cho biết Nhà thờ có 8,900 chỗ ngồi rộng thoải mái cùng với 76 chỗ cho người khuyết tật; cung thánh đủ chỗ cho100 vị đồng tế.
Cửa chính nhìn ra quảng trường là 4 tấm bằng đồng cao 8 mét, mỗi tấm nặng 3,200kg với những hình ảnh kể về công cuộc tạo dựng nên trời đất. Mái cổng vào là những tấm lưới sắt mô tả cảnh thiên thần ca hát mời gọi hãy đến thờ phượng Chúa khi khách hành hương tiến vào nhà thờ. Kiến trúc sư là người Chính thống giáo Hy Lạp nên nhiều kiến trúc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Byzantine và Orthodox. Tôi nhận xét thấy Nhà thờ này có nét kiến trúc hiện đại tương tự như các Nhà thờ mới ở Rotoldo và Lộ Đức.
Nổi bật trên cung thánh là Chúa Giêsu trên cây Thánh giá rất lạ.Nữ điêu khắc gia người Anh không phải là Kitô hữu đã kết hợp ý tưởng văn hóa nhiều châu lục. Khuôn mặt Chúa Giêsu mang dáng vẻ Á Châu, đôi tay dáng Châu Mỹ, đôi chân dáng Châu Phi, gót chân dáng Châu Đại Dương và thân mình dáng Châu Âu. Bên trái bàn thờ có tượng Đức Mẹ Fatima màu trắng thanh thoát. Nổi bật trên bức phong cung thánh rộng 50m cao 10m bằng gạch terracota màu vàng kim phía sau Thánh giá là Con Chiên Thiên Đàng, hai bên với bức tranh nghệ thuật mosaic mạ vàng. Bên trái Đức Maria cùng với Phanxicô và Lucia và đông đảo chư thánh. Bên phải là thánh Gioan Tẩy Giả cùng với 12 Tông Đồ. Bên trong Nhà thờ được xây theo lối nhà hát có độ dốc xuôi đổ về phía cung thánh, hệ thống loa âm thanh nắm ở dưới nền nhà, phía hai bên có những vị trí dành cho hệ thống truyền thông truyền hình trực tiếp.
Trung tâm Mục vụ Phaolô VI được Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II khánh thành ngày 13-05-1982. Đây là trung tâm nghiên cứu và suy tư về Sứ điệp Fatima. Trung tâm có sức chứa 2.000 người và cho 400 khách hành hương trọ, và cũng có nhiều văn phòng mục vụ, nhiều nhà nguyện nhỏ, nhiều phòng giải tội và bảo tàng bên trong.Từ Trung tâm Mục vụ này, người ta kẻ một đường sơn đặc biệt rộng khoảng gần 1 mét kéo dài cho tới Nhà nguyện và lễ đài ngoài trời dài khoảng 500 mét dùng để cho khách hành hương đi bằng đầu gối cầu nguyện và sám hối. Phía bên trái trung tâm này là cây Thánh giá nghệ thuật được dựng nên kỷ niệm kết thúc Năm thánh 1951.
Cửa chính của Trung tâm mục vụ Phaolô VI hay Nhà thờ Chúa Ba Ngôi nằm thẳng đường với mặt tiền Vương cung Thánh đường Mân Côi tạo thành một tổng thể kiến trúc rộng và hài hòa. Hai bên là những hàng cây lá xanh đậm tạo nên bức tường làm cho quảng trường thánh địa trở thành một khu vực biệt lập nhưng lại có thể dễ dàng ra vào ở mọi hướng. Hai bên quảng trường cũng có nhiều tượng các thánh, nhiều kiến trúc với những di tích và kỷ niệm các biến cố xã hội tôn giáo.
4. Nguyện đường Hiện ra - Chapel of Apparitions
Từ trung tâm mục vụ chúng tôi đi đến Nguyện đường Hiện ra để dâng lễ chiều. Đây là một gian nhà nhỏ, mái phẳng, trần lộ thiên, hai bên bằng kính trắng, có nhiều cửa ra vào rộng rãi. Nhà nguyện rất đơn sơ không có khung cảnh đồ sộ hay mang nét huyền bí, nhưng đây lại là địa chỉ thật linh thiêng vì là nơi Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ vào năm 1917.
Năm 1919, một nguyện đường nhỏ đã được xây tại đây. Đến ngày 13-10-1921, thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà nguyện này. Đã có nhiều lần tu bổ, nhưng nguyện đường vẫn giữ hình dáng cũ cho đến ngày nay. Giữa nhà nguyện có bệ cao khoảng 1 mét đặt tượng Đức Mẹ Fatima đầu đội triều thiên bằng vàng nặng 1,2 kg, gắn 313 viên ngọc trai và 2.679 viên đá quý. Sau này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã gắn viên đạn đồng bắn vào ngài lên trên vương miện Đức Mẹ. Nguyện đường Hiện ra mở cửa suốt ngày đêm, chẳng thấy có an ninh canh gác, nhưng không một ai đến phá hoại hay trộm cắp những vật quý trên vương miện.
Bên trái nhà nguyện là những dãy nhà dành cho người hành hương đốt nến kính Đức Mẹ. Sát bên phải nhà nguyện có cây sồi xanh với tên gọi là Large “Azinheira” sống trên 100 năm. Cây dáng cổ thụ lá xanh thẫm. Chính ba trẻ chăn chiên đã nói rằng, trên cây này vào ngày 13-5-1917, các em thấy tia chớp sấm sét thứ hai xảy ra và sau đó Đức Mẹ hiện ra. Và cũng chính dưới tàn cây này mà ba trẻ cùng cầu nguyện với những người đi theo các em trong khi chờ Đức Mẹ hiện ra. Cây sồi này là cây duy nhất còn lại. Năm 2007, Bộ Tài nguyên Lâm sản Bồ Đào Nha đã xếp cây này vào loại “cây có giá trị công ích”.
Chúng tôi dâng lễ tạ ơn Đức Mẹ Fatima. Cha Phương SVD chủ tế và giảng lễ. Nhiều đoàn hành hương cùng dự lễ và rước lễ. Sau lễ, chúng tôi đến Vương Cung Thánh Đường Mân Côi tham quan và cầu nguyện. Gần lối vào Đền Thánh phía nhà xứ là Đài tưởng niệm Bức tường Bá linh, chứa đựng 5,7323 pound mảnh tường Bá linh do một người di cư ở Bồ Đào Nha đến Đức sau khi Bức tường này bị sụp đổ vào năm 1989. Ông dâng kính mảnh tường này như là một sự tưởng niệm việc Thiên Chúa can thiệp như Đức Mẹ Fatima đã hứa.
5. Vương cung Thánh Đường Mân Côi- Basilica of Our Lady of Fatima.
Ba trẻ chăn chiên kể lại, Đức Mẹ hiện ra đã nói với các em: “Ta muốn xây nơi đây một nguyện đường để kính Ta, vì Ta là Đức Mẹ Mân Côi”. Vì vậy, thánh đường này còn được gọi là “Basilica of Our Lady of Rosary”. Kiến trúc sư Hòa Lan Gerardus van Krieken vẽ bản nháp và Kiến trúc sư Joao Antunes đã hoàn tất.
Ngày 13-5-1928, Đức Tổng giám mục Manuel Santos làm phép đặt viên đá đầu tiên. Nhà thờ được thánh hiến vào tháng 10 năm 1953. Năm 1954, Đức Giáo Hoàng Piô XII nâng lên hàng vương cung thánh đường.
Nhà thờ có nét kiến trúc tân cổ điển với một ngọn tháp trung tâm cao 65m. Mặt tiền có tượng Đức Mẹ Fatima cao 4,73m nặng 13.000kg nằm ở phần lõm mặt tiền Nhà thờ trên lối vào chính. Một linh mục Dòng Đaminh người Mỹ là Thomas Mc Glynn đã dành nhiều thời giờ nói chuyện với thị nhân là Sr Lucia khi Sr diễn tả cho ngài từng chi tiết Đức Maria đã nhìn như thế nào lúc Mẹ hiện ra. Bức tượng là tác phẩm hợp tác giữa thị nhân và nhà điêu khắc để miêu tả chính xác nhất Đức Mẹ Fatima. Bức tượng này là món quà của người Công Giáo Hoa kỳ gửi đến Đền thánh Fatima năm 1958.
Nhà thờ có chiều dài 70,5m, rộng 37m. Trên tháp chuông là một vương miện bằng đồng nặng 7.000kg bên trên đặt cây thánh giá có chất lân tinh ban đêm có thể thấy từ xa. Bộ chuông gồm 62 cái và chuông lớn nhất nặng 3.000kg, quả chuông nặng 90kg.
Mặt tiền hai bên có đến 200 cột nối liền với các Tu viện và các tòa nhà của bệnh viện. Trên các cột trụ có tượng 17 vị thánh. Những hàng cột tạo thành một vòng cung ôm trọn một bề ngang của quảng trường. Ở ngoài hành lang bên trái có vườn cỏ dựng hai bức tượng thạch cao của hai trẻ đang cầm tràng chuỗi là Phanxicô và Giacinta. Giữa hành lang và cổng chính của nhà thờ là một lễ đài có mái che dùng để cử hành thánh lễ ngoài trời giống như ở quảng trường Thánh Phêrô.
Bên trong Nhà thờ gồm một gian chính, hai gian ngang. Cung thánh được ngăn cách bởi một bao lơn rước lễ ngày xưa. Phía bên trái có tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du (Pilgrim Virgin of Fatima), được Giám mục của Leiria đặt làm giống hình ảnh Đức Mẹ mà Lucia mô tả và được Tổng Giám mục Evora làm phép trọng thể vào ngày 13-5-1947, và sau đó tượng được rước đi khắp thế giới trong đó có Miền Nam Việt Nam. Bức tượng này, sau khi thánh du mọi nơi, đến năm 2003 đã được đem về đặt trên một bệ đá bên trái bàn thờ chính.
Phía trước cung thánh, phía cánh ngang bên phải là mộ của Phanxicô chết năm 1919. Cũng như người em gái, thi hài Phanxicô được chôn ở nghĩa trang giáo xứ Fatima. Năm 1952, di hài hai em được cải táng và đem về chôn trong Nhà thờ. Phía bên trái có phần mộ của Lucia và Giaxinta. Giaxinta chết năm 1920 lúc mới 9 tuổi. Lucia chết ngày 13-2-2005, an nghĩ tại tu viện Carmêlô ở Coimbra, sau đó được cải táng và đem về chôn bên cạnh người em họ của mình vào ngày 19-2-2006.
Gần bàn thờ, có mộ Đức Cha José Alves Correia da Silva, Giám Mục tiên khởi của Giáo phận Leiria. Chính ngài đã mở cuộc điều tra và đến năm 1930 tuyên bố sự kiện Fatima là “đáng tin” và cho phép việc tôn sùng.
Có 15 bàn thờ dâng kính 15 mầu nhiệm Kinh Mân Côi. 14 bàn thờ nhỏ nằm hai bên hông của gian chính, mỗi bàn thờ có một bức phù điêu bằng đồng mô tả 14 mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi. Mầu nhiệm thứ 15 là một bức hình đắp nổi cao bằng đá Chúa Ba Ngôi đội vương miện cho Đức Mẹ nằm trên vòm của bàn thờ chính, do Maximiano Alves và Stella Albuquerque thực hiện, nặng 65.000kg.
Một cây đàn đại phong cầm được thiết kế vào năm 1952 với 12 ngàn ống ở trên cao phía sau mặt tiền Nhà thờ. Bốn tượng của 4 vị đại Tông đồ cổ võ Kinh Mân Côi và lòng sùng kính Đức Maria được đặt ở 4 góc Đền thờ. Đó là Thánh Antôn Maria Claret, Thánh Đaminh, Thánh Gioan Eudes và Thánh Stêphanô vua nước Hunggary.
Và còn rất nhiều tác phẩm đủ loại do nhiều nghệ nhân thực thiện để làm cho vương cung thánh đường thêm uy nghi. Đó là những kỷ vật có thể do một giáo xứ hay một cộng đồng địa phương hay ngoại quốc dâng tặng để kính Đức Mẹ.
Trở về khách sạn dùng cơm đến 8g30 tối chúng tôi trở lại Nhà nguyện Hiện ra tham dự cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Hàng ngàn khách hành hương đã tề tựu trong và ngoài nhà nguyện. Trời lạnh quá khoảng chừng 2độ c, mưa lất phất và gió rét nên càng run người hơn. Có nhiều người đang quỳ vàchậm rãi từng bước sám hối giữa lối dành riêng. Hơn 40 linh mục đủ mọi quốc gia mặc Alba và đeo dây Stola cùng tham dự thật long trọng và cảm động. Đọc kinh Mân côi nơi đây theo cách thức, đoàn hành hương nào đăng ký với ban tổ chức thì người đại diện đoàn được đọc bằng tiếng mẹ đẻ phần đầu 5 Kinh Kính mừng trong các mầu nhiệm Kinh Mân côi, còn phần sau của Kinh mân côi thì các đoàn tham dự được đọc tự do theo tiếng của nước mình. Ở đầu mỗi chục kinh có vị Linh mục hướng dẫn suy niệm. Tối nay đoàn Việt Nam khá đông, từ Việt Nam sang và từ Úc qua, có 18 linh mục nên có lời cầu nguyện tiếng Việt, lời Kinh Kính mừng át hết các ngôn ngữ khác. Thật ấm lòng khi nghe lời kinh “Kính mừng Maria…” bằng ngôn ngữ Việt Nam được đọc lên nơi linh địa này. Sau phần Kinh Mân Côi, đoàn rước kiệu Đức Mẹ đi một vòng quanh Quảng trường. Đi đầu là thánh giá nến cao rồi các linh mục, kiệu Đức Mẹ. Theo sau là cộng đoàn đông đảo tay cầm cây nến cháy sáng lần chuỗi hạt Mân Côi, và hát ca khen Mẹ. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Đức Maria Mân Côi uy linh tiến bước. Hơn 11g đêm nghi thức cung nghinh kết thúc bằng phép lành và lời kinh tạ ơn.
6. Sứ điệp Fatima.
Những ngày hành hương, tham quan và cầu nguyện, gợi lên trong tôi những suy nghĩ về Sứ điệp Fatima.
Đức Mẹ Maria hiện ra với ba trẻ chăn chiên với mục đích là mang sứ điệp hòa bình chân chính đến cho nhân loại. Ăn năn đền tội và cầu nguyện là điều kiện để bảo đảm cho nền hòa bình thế giới và sự bình an của mỗi tâm hồn.
Bên cạnh Vương cung Thánh đường, có một mảng lớn của bức tường Bá linh.Người ta gọi đó là “bức tường ô nhục” vì nó được xây nên để phân cách nước Đức,chia ra thành Đông Đức và Tây Đức, làm cho anh em một nhà phải xa nhau. Bức tường ấy đã bị phá đổ ngày 9-11-1989, và một mảng tường lớn có chiều dài chừng7m, chiều rộng chừng 2,2m được đưa về đây, như một lời tạ ơn Đức Mẹ và như lời mời gọi, hãy phá bỏ những hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, các quốc gia, xây dựng và củng cố nền hòa bình đích thực.
Tháng 10 năm 1930, Ðức Cha Dom José Alves Correia, Giám Mục giáo phận Leiria, công nhận biến cố Mẹ hiện ra tại Fatima, và ban phép sùng kính Mẹ Fatima. Thôn làng nhỏ bé Fatima đã trở nên trung tâm hành hương thế giới. Khách thập phương tề tựu về bên Mẹ cầu khẩn, tạ ơn, xin ơn. Fatima trở thành động lực thúc đẩy mọi người hưởng ứng lời Mẹ nhắn nhủ: cầu nguyện và hy sinh cho tội nhân được ơn trở lại, nhất là nguyện cầu cho thế giới được hòa bình.
Sứ điệp hòa bình của Fatima rất hòa hợp với sứ điệp hòa bình của Phúc Âm. Hòa bình thật khẩn thiết và quan trọng biết bao cho cuộc sống nhân loại! Mọi người đều mong muốn hòa bình, khát khao được sống trong hòa bình. Mẹ Maria ban cho nhân loại một nền hòa bình chân chính và bền vững. Muốn được hưởng nền hòa bình đích thực ấy, nhân loại cần phải thực hiện những điều kiện hữu lý và hoàn toàn khả thi mà Đức Mẹ đưa ra, đó là:
- Sám hối ăn năn và cải thiện đời sống. Xưng tội rước lễ các ngày Thứ Bảy đầu tháng.
- Siêng năng cầu nguyện, hy sinh hãm mình đền tội và lần Chuỗi Mân Côi.
- Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
Sự kiện Fatima đã qua đi trọn vẹn trong năm 1917, cách đây đã 96 năm. Sứ điệp Fatima như lời mời gọi của Đức Mẹ bùng lên mãnh liệt khắp mọi miền trên thế giới. Sứ điệp Fatima, với lời kêu mời khẩn thiết để hoán cải và đền tội đã lôi kéo con người tới trọng tâm của Tin Mừng. Fatima chắc chắn là cuộc hiện ra mang tính chất tiên tri nhất trong thời hiện đại.
Mẹ Fatima là Mẹ Mân Côi. Mân Côi chính là hoa hồng. Mân Côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Bằng cuộc sống hàng ngày, người tín hữu kết dệt nên những bông hoa thiêng liêng dâng kính Mẹ. Với ơn Mẹ, cuộc sống mọi người sẽ toả hương khoe sắc nhân đức và mang đến cho đời hòa bình và bình an. Xin Mẹ chúc lành cho đời sống chúng con.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương ban sự bằng yên - cầu cho chúng con.
Tháng tư đến Fatima.
Nghe lời Mẹ dặn với ba tâm tình.
Sám hối, cầu nguyện, hy sinh.
Từ nay con nhớ, nguyện kinh hàng ngày.
(còn tiếp)
Có lẽ người Công Giáo Việt Nam nào cũng hát thuộc lòng bài ca “Năm xưa trên cây sồi làng Fatima xa xôi, có Đức Mẹ Chúa Trời hiện ra uy linh sáng chói. Mẹ nhắn nhủ người đời, hãy mau ăn năn đền bồi. Hãy tôn sùng Mẫu Tâm, hãy năn lần hạt Mân Côi...”. Hình ảnh Đức Mẹ Fatima luôn gắn liền với cây sồi. Đức Mẹ hiện ra “uy linh sáng chói” trên một cây sồi ở làng Fatima xa xôi. Trong đời, người tín hữu nào cũng mong muốn được ít là một lần hành hương đến Fatima cầu nguyện bên Mẹ.
Xem hình ảnh
Cũng như Lộ Đức, Fatima là trung tâm hành hương Đức Mẹ nổi tiếng trên thế giới. Tại làng Fatima, Đức Mẹ đã hiện ra nhiều lần với ba trẻ chăn chiên Lucia, Phanxicô và Gianxita. Thời gian này đang xảy ra chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918). Các nước Châu Âu kinh hoàng và kiệt quệ vì chiến tranh. Giữa bối cảnh đau thương đó, Đức Mẹ đã đến thăm và can thiệp. Sứ điệp Đức Mẹ nhắn gửi đầu tiên qua ba trẻ là: “Các con hãy cầu nguyện! Hãy cầu nguyện thật nhiều!”. Ngày 19-8-1917, Đức Mẹ đề nghị: “Hãy hy sinh nhiều để xin ơn tha thứ cho các tội nhân. Có rất nhiều linh hồn đang sa xuống hỏa ngục, vì không có ai hy sinh đền tội và cầu nguyện cho họ”. Mỗi ngày 13, từ tháng 5 đến tháng 10, Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ. Người đến cầu nguyện mỗi ngày một đông hơn. Đức Mẹ hiện ra lần cuối cùng vào ngày 13-10-1917, và có một phép lạ hùng vĩ xảy ra như chính Mẹ đã hứa trước đó: trước đám đông hơn 70 ngàn người, mặt trời nhảy múa trên không trung. Những người có mặt lúc đầu lo sợ vì họ nghĩ ngày tận thế đã đến, sau đó họ vui mừng và quỳ gối lần hạt, nhiều người ăn năn khóc lóc sám hối tội lỗi của mình.
Từ Fatima, Đức Mẹ đã truyền đi thông điệp cho cả thế giới, như một điều kiện khẩn thiết để thế giới được hòa bình: “Hãy siêng năng lần hạt; hãy cải thiện đời sống; hãy tôn sùng Trái Tim Mẹ”.
Chiến tranh thế giới kết thúc vào tháng 11-1918. Người ta tin chắc đó là do quyền năng của Đức Mẹ. Đất nước Bồ Đào Nha và Châu Âu được hòa bình. Fatima từ đó đã trở nên trung tâm hành hương quốc tế, mỗi ngày đón tiếp hàng ngàn tín hữu đến cầu nguyện.
Đức Giáo Hoàng Piô XI đã dâng cả thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ. Năm 1942, Đức Giáo Hoàng Piô XII một lần nữa dâng thế giới cho Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã trao phó gia đình nhân loại cho Đức Mẹ sau ngày bế mạc Công đồng Vaticanô II (1964) và một lần nữa ngài dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Ngày 13-5-1982, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tới linh địa Fatima để tạ ơn Đức Mẹ (sau 1 năm ngài bị ám sát tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 13-5-1981). Ngài tin mình sống sót nhờ sự can thiệp trực tiếp của Đức Mẹ Vô Nhiễm. Chính Ali Agca, kẻ bắn Đức Thánh Cha, một tay bắn súng thiện xạ, cũng hết sức ngạc nhiên, không thể hiểu được vì sao ngài không chết. Sự kiện lạ thường ngoài sức tưởng tượng này đã xảy ra đúng vào ngày kính nhớ Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên với ba trẻ Phanxicô, Giacinta va Lucia ở Fatima, khiến Đức Thánh Cha nghĩ ngay đến Người Mẹ trên trời dấu yêu. Đức Thánh Cha kết luận: “Một người bắn, nhưng một người khác hướng dẫn đường đạn”. Và Đức Thánh Cha thêm: “Đức Mẹ Maria đã cứu sống tôi”. Do lòng biết ơn Đức Mẹ Fatima, kể từ sau ngày bị nạn, Đức Thánh Cha đã có nhiều nghĩa cử thánh thiện nhằm tôn vinh và tạ ơn Đức Mẹ. Chẳng hạn, ngày 13.5.1982, Đức Thánh Cha đã hành hương Fatima và đặt lên chiếc triều thiên của tượng Đức Mẹ tại đền thánh Fatima viên đạn lấy ra từ thân thể, như một lời khẳng định với thế giới rằng, Đức Mẹ đã che chở ngài.Tiến xa hơn nữa, trong nghĩa cử tỏ lộ lòng yêu mến Nữ Vương Fatima, đó là cuộc hành hương đền thánh Fatima dịp phong Á Thánh cho hai thánh trẻ Phanxicô và Giacinta năm 2000, cũng vào ngày 13-5, Đức Thánh Cha đã đặt dưới chân tượng Đức Mẹ Fatima chiếc nhẫn Giám mục quý giá do Đức Cố Hồng Y Stefan Wyszynski, Tổng Giám Mục Kracow dâng tặng lúc Đức Thánh Cha được bầu làm Giáo hoàng ngày 16-10-1978. Năm 2002, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II công bố ngày 13-5 hàng năm sẽ trở thành ngày lễ kính Đức Mẹ Fatima. Chưa hết, để diễn tả lòng yêu mến Đức Mẹ thẳm sâu của mình, Đức Thánh Cha đã viết tông thư “Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria” và thêm vào chuỗi Mân Côi truyền thống mầu nhiệm Năm Sự Sáng. Ngài cũng công bố năm 2003 là Năm Thánh Mẫu Mân Côi, nhằm cổ súy việc đọc kinh truyền thống này để tôn vinh mầu nhiệm Mân Côi và các mầu nhiệm của cuộc đời Chúa Cứu Thế. Qua đó, Đức Thánh Cha khuyên dạy các tín hữu hãy yêu mến, hãy chú trọng nhiều đến chuỗi Mân Côi trong đời sống Kitô hữu của mình, hãy chuyên chăm cầu nguyện bằng chuỗi Mân Côi.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã dâng hiến triều đại Giáo Hoàng của mình cho Đức Mẹ Fatima vào ngày 13-5-2013. Ngài đã hai lần yêu cầu Đức Hồng Y José da Cruz Policarpo, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Bồ Đào Nha dâng hiến sứ mệnh theo Thánh Phêrô của ngài lên Đức Mẹ Fatima.
Năm nay, kỷ niệm 96 năm Đức Mẹ hiện ra với ba trẻ mục đồng. Đây cũng là cơ hội để dâng hiến những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro (23-28 tháng7) lên Đức Mẹ Fatima. Đức Tổng Giám Mục Tempesta đã tuyên bố về việc dâng hiến này trong một lá thư gửi cho Tổng Giáo Phận của ngài vào ngày 3 tháng 5 vừa qua: đó là “dâng hiến tất cả những ngày Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới, tất cả giới trẻ, những cộng sự viên và ban tổ chức” lên Mẹ Maria, để Mẹ dạy cho họ biết “xin vâng với Chúa Kitô, và sứ mệnh của tình yêu và sự cứu chuộc của Người”.
Những Đền thánh, Quảng trường, Nhà thờ, Nhà nguyện…và bao công trình khác được xây dựng tại Fatima. Trung tâm hành hương Đức Mẹ Fatima lôi cuốn khách thập phương đến cầu nguyện mỗi ngày một thêm đông.
Trên xe, chúng tôi kể cho nhau nghe bao câu chuyện về Mẹ Fatima và lần chuỗi Mân Côi cùng hát ca ngợi khen Mẹ.
Đến Fatima lúc 7giờ tối, mọi mệt mỏi tan biến, ai cũng rộn ràng náo nức. Chúng tôi chào Mẹ bằng lời ca “Ave Maria, con dâng lời chào Mẹ…”, rồi vào khách sạn nhận phòng và nghĩ ngơi. Lúc 9g30 tối, chúng tôi đi ra linh địa Fatima cầu nguyện và tham dự cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Hàng ngàn người đang sốt sắng lần chuỗi và lắng nghe suy niệm với tất cả lòng yêu mến Đức Mẹ.Từng đoàn hành hương đủ mọi màu da, ngôn ngữ, già trẻ, nam nữ. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của Giáo Hội cầu nguyện. Tôi liên tưởng đến hình ảnh các Tông đồ cầu nguyện cùng Đức Mẹ, chờ đợi Chúa Thánh Thần ngự đến.
Hơn 11giờ đêm, mọi người trở về nghĩ ngơi chuẩn bị cho ngày mai đi thăm nhiều nơi.
Sáng sớm hôm sau, theo hướng dẫn viên, chúng tôi đi thăm những địa điểm di tích lịch sử. Nơi Thiên thần hiện ra lần đầu với ba trẻ vào mùa xuân năm 1916 và lần 2 vào tháng 10.1916. Thiên thần chuẩn bị trước 1 năm cho sự kiện trọng đại Đức Mẹ hiện ra. Chúng tôi đi theo chặng Đàng thánh giá Hungary gồm 14 nhà nguyện nhỏ dọc theo đường lót đá bằng phẳng, dài khoảng 2km, hai bên là vườn ô liu xanh mướt cho tới tượng đài Đức Kitô trên Thập giá bằng cẩm thạch. Chúng tôi đến tượng Đức Mẹ đứng trên bệ có mái che, phía trước có tấm bảng ghi bằng ba thứ tiếng Bồ, Anh và Pháp: “Valinhos: nơi đây Đức Mẹ hiện ra vào ngày 19-8-1917, và nói: ‘Hãy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều, và làm những việc hy sinh cho các kẻ có tội’”.Vahinhos là địa điểm Đức Mẹ hiện ra lần thứ 4 với ba trẻ.
Sau đó, đi xe bus khoảng 3km đến Aljustrel, thăm nhà của của ba trẻ chăn chiên. Phong cảnh yên bình và xanh tươi cây cỏ nơi đây gợi về ngôi làng nhỏ ngày xưa êm đềm. Căn nhà Lucia gạch mái ngói, tường bên ngoài tô xi măng màu trắng. Ông ngoại của Lucia sinh trưởng tại làng Aljustrel. Thân phụ mẫu của Lucia là Maria và Antonio Santos, gia đình có 7 con, 6 gái 1 trai. Lucia sinh năm 1907 và là con út. Bên trong căn nhà, những vật dụng cá nhân của Lucia và gia đình được lưu giữ cẩn thận, từ giường nệm, bàn tủ, máy may, khung dệt vải, nồi nêu soong chảo, các vật dụng cá nhân như giỏ mây, ly tách…và vẫn còn có người cháu gái của Lucia, nay cũng đã cao niên. Chúng tôi thăm Nhà Bào tàng Aljustrel, có 12 phòng ghi lại cuộc sống của làng này từ mấy thế kỷ trước. Nhà Bảo tàng được khai trương vào ngày 19-8-1992 và là sở hữu của Thánh địa Fatima.
Đến Fatima, ai cũng muốn nhìn thấy cây sồi. Trước nhà Lucia có cây sồi bấc, một loại cây võ rất dày dùng làm nút bần. Cây sồi xanh quanh năm, thường trồng ở Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp và ở Bắc Phi như Morocco, Tunisia, Algeria. Cây sồi sống rất lâu năm, vỏ cây được lột cứ mỗi 10 năm một lần. Cây sồi là một biểu tượng của xứ Bồ Đào Nha. Ở xứ này, đốn cây sồi bấc là bất hợp pháp. Bồ Đào Nha là nước sản xuất đến 50% sồi bấc của cả thế giới.
Từ nhà Lucia, đi bộ chừng nửa cây số là đến nhà Phanxicô và Giaxinta. Căn nhà đơn sơ, nhỏ hẹp và mái thấp, nhà của gia đình nghèo, những vật dụng cá nhân của hai trẻ và gia đình được xếp đặt ngăn nắp.
Chúng tôi tiếp tục đến thăm ngôi nhà thờ Giáo xứ của ba trẻ đã được rửa tội. Ra vùng ngoại ô Fatima viếng nơi chôn cất đầu tiên của hai trẻ Phanxicô và Giaxinta tại một nghĩa trang. Từ Fatima, chúng tôi đi 60km đến Santarem thăm Nhà thờ Phép Lạ Thánh Thể. Ban chiều trở về lại Fatima mua quà lưu niệm trong cửa hàng rất lớn rồi chúng tôi đi thăm các Thánh đường và dâng lễ ở Nhà nguyện được xây dựng chính nơi Đức Mẹ hiện ra tại cây sồi năm xưa. Ban tối tham gia giờ cầu nguyện và cung nghinh Đức Mẹ tại quảng trường.
1. Nguồn gốc của từ Fatima
Tên Fatima có nguồn gốc từ tiếng Ả rập. Đó là tên của một công chúa xứ Ả rập. Cô Fatima bị quân Công Giáo bắt làm con tin trong thời gian người Moro chiếm đóng Bồ Đào Nha. Sau đó, cô trở thành vị hôn thê của Bá tước Ourém. Cô đã trở lại đạo và lãnh nhận Bí tích Rửa tội trước khi thành hôn với Bá tước này vào năm 1158. Cô lấy tên là Oureana (Oriane), tên của thành phố Ourém ngày nay phát xuất từ chữ Oureana.
Làng Fatima nhỏ bé ngày xưa nay đã trở thành thị trấn sầm uất và là linh địa thuộc thành phố Ourém trong quận Santarém.
2. Đôi nét lịch sử
Năm 1917, Fatima là miền quê gồm khoảng 2.500 người cư ngụ rải rác trong khoảng 40 thôn xóm. Dân lao động làm ruộng nương rẫy. Trẻ em thường chăn dắt bò, dê, cừu...Phần lớn dân cư đều mù chữ, chỉ có khoảng 10% phụ nữ biết đọc, biết viết.
Các gia đình Dos Santos và Marto cư ngụ trong thôn Aljustrel, đây là một trong những thôn xóm xưa nhất của xứ đạo Fatima. Vào đầu thế kỷ XX, Aljustrel là một nơi chỉ có 25 gia đình sinh sống với khoảng 100 cư dân, làm nghề nông và chăn cừu, phần lớn mù chữ. Họ kiếm sống ở vùng đất khô cằn bằng cần cù làm việc. Ban tối cả gia đình quây quần bên lò sưởi dùng bữa và tạ ơn Chúa. Cuộc sống của dân quê chất phác. Gia đình Dos Santos có 1 bé gái, sinh ngày 22-3-1907. Gia đình người em họ Marto có 1 con trai là Francisco Marto, sinh ngày 11-6-1908 và 1 con gái là Jacinta Marto, sinh 11-3-1910. Ba em bé này thường chăn dắt đàn cừu tại bãi cỏ “Cova de iria” cách thôn chừng 2 km.
Vào ngày đầu tiên của năm 1916, trời mưa lớn, ba em nhỏ là Lucia 9 tuổi, và hai người em họ là Phanxicô 8 tuổi và Giaxinta 6 tuổi đang trú mưa tại một hang. Bỗng nhiên, một vầng sáng trắng xuất hiện trên đồng cỏ. Các em sửng sờ khi thấy một thanh niên trẻ đẹp trong y phục màu trắng đứng giữa vầng sáng. Người thanh niên trong vầng sáng ấy nói với các em rằng: "Ðừng sợ, ta là sứ thần hòa bình. Hãy cùng ta cầu nguyện". Ðoạn người quỳ xuống và cầu nguyện: "Lạy Chúa, con tin kính, con thờ lạy, con trông cậy và con yêu mến Chúa. Xin Chúa tha thứ cho những kẻ đã không tin kính, không thờ lạy, không trông cậy và không yêu mến Chúa". Thiên Thần lại cúi đầu sâu hơn, và cầu nguyện ba lần như vậy, các em cũng lập lại lời cầu nguyện này với Thiên Thần.
Rồi vào một ngày mùa hè, đang khi các em vui đùa, Thiên Thần lại hiện ra với các em và bảo: "Hãy cầu nguyện và cầu nguyện thật nhiều. Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Mẹ Maria đã dành cho chúng con đầy lòng thương xót. Hãy tiếp tục dâng lên Thiên Chúa những lời cầu nguyện và những hãm mình. Hãy biến mọi việc làm thành những hy sinh dâng lên Thiên Chúa để đền bù tội lỗi đã xúc phạm đến Người, và cầu cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Bằng phương thế này, hòa bình sẽ đến với quê hương các con... Ta là Thiên Thần bản mệnh của nước Bồ Ðào Nha. Hãy đón nhận và vui lòng chịu đựng mọi thử thách Chúa sẽ gửi đến cho các con.". Mùa thu năm ấy, Thiên Thần lại hiện đến cùng các em. Trong lần hiện ra thứ ba này các em thấy Thiên Thần một tay bưng một chén Thánh, một tay cầm Mình Thánh Chúa, các em đã nhìn thấy những giọt máu nhỏ xuống chén thánh. Ðể chén thánh và Mình Thánh Chúa lơ lửng trên không trung, Thiên Thần cung kính quỳ xuống đất và cầu nguyện: "Lạy Ba Ngôi Cực Thánh - Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần - con cung kính thờ lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa mình và máu thánh cực trọng, linh hồn và bản tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô đang ngự trong các nhà chầu trên khắp hoàn cầu để đền tạ vì những tội bội bạc, thờ ơ, xúc phạm đến Người. Cậy vì công nghiệp vô cùng của Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ Maria, xin Chúa cho kẻ có tội được ăn năn trở lại.".
Sau hơn một năm, kể từ ngày Thiên Thần hiện ra lần đầu tiên cùng các em, vào ngày 13 tháng 5 năm 1917, Ðức Mẹ đã hiện ra cùng các em. Trong những tháng kế tiếp, ba trẻ trở lại đồi Cova da Iria theo lời dặn dò của Đức Mẹ, bất chấp những khó khăn ngoại cảnh như thời tiết bất thuận lợi hay khó khăn tinh thần như sự ngờ vực và cấm đoán của cả chính quyền lẫn giáo quyền. Vượt qua tất cả, các em vui mừng và hy vọng tiến đến điểm hẹn, vừa đi vừa lần hạt, lòng khát mong gặp lại Đức Mẹ. Chính Đức Mẹ luôn tôn trọng lịch gặp gỡ với các em như đã hẹn trước là ngày 13 mỗi tháng (trừ tháng 8 các em bị nhốt), khích lệ, trò chuyện, cầu nguyện, dạy dỗ, nâng đỡ, ủi an và mạc khải cho các em nhưng điều cần kíp do Đức Mẹ mong muốn hay hoàn cảnh đòi buộc.
a. Đức Mẹ hiện ra lần đầu
Ngày 13-5-1917, vào lúc trưa, 1 bà mặc áo trắng tinh hiện ra với 3 em bé chăn cừu, nói với các em là hãy lần chuỗi đọc kinh Mân Côi hàng ngày để cầu nguyện cho thế giới chấm dứt chiến tranh, được hòa bình. Trước khi biến đi, Bà bảo 3 em hãy trở lại nơi đây đúng giờ trưa ngày 13 tháng sau.
Giacinta quên giữ kín nên về nhà thuật lại sự việc cho cha mẹ nghe. Tin này loan truyền nhanh khắp làng. Mọi người tỏ ra không tin. Vị linh mục chính xứ hỏi Lucia, nhưng cũng không tin. Trong báo cáo gửi lên Đức Giám Mục Giáo Phận Leiria, cha xứ viết: cần phải xa lánh chuyện này.
b. Đức Mẹ hiện ra lần thứ hai
Ngày 13 tháng 6, đúng giờ trưa, 3 em lại tới nơi hẹn, theo sau có khoảng vài chục người tò mò đến xem sự thể ra sao. Mọi người lần chuỗi đọc kinh. Đức Mẹ hiện ra với 3 em, nhắc Lucia về tầm quan trọng của việc đọc kinh Mân Côi, đồng thời báo trước cái chết của 2 anh em Phanxicô và Gianxinta: “Ta sẽ sớm đưa Phanxicô và Gianxinta về trời, còn con, con sẽ ở lại thế gian một thời gian. Chúa Giêsu muốn dùng con để loan truyền cho mọi người biết ta và yêu mến ta”. Đức Mẹ cũng yêu cầu Lucia học chữ để dễ loan báo lời Đức Mẹ cho các người khác. Những người đi theo không nhìn và nghe thấy gì. Họ chỉ nhìn thấy cành cây nhỏ nơi Đức Mẹ đứng trĩu xuống dưới một sức nặng, rồi đột nhiên bật lên khi Đức Mẹ biến đi.
c. Đức Mẹ hiện ra lần thứ ba
Ngày thứ Sáu 13-7-1917, “bà mặc áo trắng” lại hiện ra với 3 em, có khoảng 4.000 người theo sau. Đức Mẹ vẫn nhắc Lucia việc đọc kinh Mân Côi mọi ngày, để chiến tranh mau chấm dứt. Lần này Đức Mẹ tiết lộ cho 3 em "bí mật" gọi là "bí mật Fatima". (Năm 1942, 2 bí mật đầu đã được công bố, còn bí mật thứ 3 thì mãi tới năm 2000, Giáo Hội mới công bố).
d. Đức Mẹ hiện ra lần thứ tư
Ngày 10-8-1917, viên chánh tổng, một người chống đối hàng giáo sĩ đòi 3 em tới để tra hỏi, nhưng không có kết quả. Ngày 13-8, ông ta nhốt 3 em vì làm rối loạn trật tự công cộng và tiếp tục tra hỏi, nhưng hoài công. Rốt cuộc, ngày 15-8, ông ta phải thả 3 em ra.
Tuy nhiên, ngày 13-8, có khoảng 18.000 người tới bãi chờ xem sự lạ, nhưng 3 em vắng mặt vì còn bị nhốt. Chúa Nhật 19-8, khi 3 em dẫn đàn cừu tới thả ở bãi Cova de iria, Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em, yêu cầu các em nói với mọi người cầu nguyện cho những người tội lỗi mau thống hối và hứa sẽ làm 1 phép lạ cho mọi người tin.
e. Đức Mẹ hiện ra lần thứ năm
Ngày 13-9, có khoảng 30.000 người tụ họp tại bãi Cova de iria, cầu nguyện cùng với 3 em. Đức Mẹ lại hiện ra với 3 em và cho biết tháng sau, sẽ có Chúa, Đức Mẹ núi Carmêlô, thánh Giuse và Chúa Hài đồng Giêsu sẽ cùng tới.
f. Đức Mẹ hiện ra lần thứ sáu
Đây là bản sao chụp 1 trang của báo Ilustração Portugueza ngày 29-10-1917 cho thấy đám đông dân chúng đang ngẩng nhìn Phép lạ Mặt trời, khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.
Ngày 13-10-1917, mưa như trút nước trên bãi Cova da Iria. Một đám đông khoảng 70.000 người kể cả nhiều phóng viên chụp hình và các ký giả tụ tập tại đây lần chuỗi, đọc kinh cầu nguyện. Lúc giữa trưa, Đức Mẹ hiện ra với 3 em và tỏ cho các em biết, Bà chính là Đức Nữ Trinh Maria, Mẹ Rất Thánh Mân Côi. Đức Mẹ mời gọi các em cầu nguyện, làm việc đền tạ và tiếp tục lần chuỗi mỗi ngày. Đức Mẹ cũng muốn người ta phải xây một nhà nguyện dâng kính Đức Mẹ tại đây. Đức Mẹ nhắc nhở thế giới, đừng xúc phạm đến Chúa nữa, Người đã bị xúc phạm quá nhiều.Đức Mẹ cũng loan báo thế chiến thứ nhất sẽ sớm chấm dứt và yêu cầu những kẻ có tội hãy mau sám hối. Khi Đức Mẹ về trời thì mưa ngưng rơi, mặt trời xuất hiện trên bầu trời xanh biếc. Đám đông đã có thể nhìn thẳng vào mặt trời và thấy mặt trời nhảy múa, tung ra các chùm tia sáng nhiều màu. Mặt trời dường như xuống thấp gần trái đất, khiến đám đông sợ hãi. Việc lạ xảy ra trong 10 phút, sau đó mọi sự trở lại bình thường. Hiện tượng này được hầu hết đám đông chứng kiến, và một số người ở cách đó mấy dặm cũng nhìn thấy.
Đây là hình ảnh đám đông ngẩng nhìn Mặt trời nhảy múa.
Trong thời gian này, các nhà khoa học trên thế giới không hề ghi nhận 1 hiện tượng khác thường nào của mặt trời.
Trong khi đó, riêng 3 em nhìn thấy Thánh Gia, rồi Đức Mẹ Sầu Bi, Chúa Hài Đồng Giêsu và sau hết là Đức Mẹ núi Carmêlô lần lượt xuất hiện như đã hứa trước với 3 em.
Phanxicô và Giaxinta chết sớm trong đợt dịch cúm Tây ban nha. Phanxicô chết năm 1919. Jancinta chết năm 1920. Cả 2 em đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nâng lên hàng đáng kính vào ngày 13-5-1989 và được phong Chân Phước vào ngày 13-5-2000. Mộ của 2 em hiện nằm trong lòng Vương cung thánh đường Fatima.Còn Lucia vào tu viện dòng Dorothea ở Pontevedra (Galicia, Tây ban nha) ngày 24-10-1925, sau đó khấn lần đầu ở Tuy (Tây ban nha) năm 1928. Năm 1925 và 1929, Lucia lại được Đức Mẹ hiện ra với mình. Tháng 10-1934, Lucia khấn trọn và lấy tu danh là nữ tu Đức Mẹ Maria Sầu Bi.
Sau nhiều năm điều tra, Đức Giám Mục Da Silva, cai quản Giáo phận Leiria, trong thư mục vụ ngày 13.10.1930 đã công nhận sự kiện Đức Mẹ hiện ra với 3 em ở Fatima và chính thức cho phép việc tôn sùng Đức Mẹ Fatima. Theo lệnh hàng giáo phẩm, Lucia đã viết các hồi ký về sự kiện trên gồm 4 bản: 1 bản năm 1935, 1 bản năm 1937, 1 bản năm 1941 và 1 bản đầu năm 1942. (wikipedia).
Năm 1946, nhân kỷ niệm 300 năm ngày dâng nước Bồ Đào Nha cho Đức Trinh Nữ Maria, vị sứ thần tòa thánh Vatican là Hồng Y Masella đã đội (vương miện) triều thiên lên tượng Đức Mẹ Fatima, với sự tham gia chứng kiến của khoảng 600.000 tín hữu hành hương. Vương miện này do các phụ nữ Bồ Đào Nha cung hiến để cảm tạ Đức Mẹ đã gìn giữ Bồ Đào Nha trong cuộc thế chiến thứ nhất.
Từ năm 1948, Lucia vào tu trong đan viện dòng kín Carmêlô ở Coimbra (Bồ Đào Nha), dưới tên nữ tu Lucia Trái Tim Vô nhiễm nguyên tội. Lucia qua đời ngày 14-2-2005 ở tuổi 97. Thánh lễ an táng được cử hành vào ngày 16-2-2005 tại Vương cung thánh đường Coimra. Sau khi Lucia qua đời, đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Giáo Lý Đức Tin (sau này là Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI) cho niêm phong phòng của Lucia, có lẽ để điều tra trong tiến trình phong thánh cho Lucia.
3. Nhà Thờ Chúa Ba Ngôi Cực Thánh - Most Holy Trinity Church
Từ khách sạn, chúng tôi đi qua quảng trường mênh mông. Đồng cỏ Cova da Iria ngày xưa nay trở thành quảng trường có tên Santuario. Đến Trung tâm mục vụ Centro Pastoral Paul VI với những lối đi bên hông. Trung tâm này cũng là ngôi Nhà thờ rất lớn có tên là Most Holy Trinity Church (tiếng Bồ Đào Nha là: Santissima Trindade). Có khi người ta gọi đây là Most Holy Trinity Church khi thì Paul VI Pastoral Centre.
Nhà thờ được ĐGH Bênêđictô XVI thánh hiến vào năm 2007, với chi phí 80 triệu Euro do khách hành hương dâng cúng. Viên đá đầu tiên được lấy từ mộ thánh Phêrô ở Roma.Trung tâm hay thánh đường là một tòa nhà hình khối tròn đường kính 125m, cao 18m, trần không có cột chống đỡ mà chỉ tựa vào 2 cây đà cực lớn nên trông rất rộng. Nội thất nhà thờ pha trộn kiểu đương đại, phục hưng và trung cổ, được chia làm hai ngăn bởi một bức tường di động cao 2m. Hướng dẫn viên cho biết Nhà thờ có 8,900 chỗ ngồi rộng thoải mái cùng với 76 chỗ cho người khuyết tật; cung thánh đủ chỗ cho100 vị đồng tế.
Cửa chính nhìn ra quảng trường là 4 tấm bằng đồng cao 8 mét, mỗi tấm nặng 3,200kg với những hình ảnh kể về công cuộc tạo dựng nên trời đất. Mái cổng vào là những tấm lưới sắt mô tả cảnh thiên thần ca hát mời gọi hãy đến thờ phượng Chúa khi khách hành hương tiến vào nhà thờ. Kiến trúc sư là người Chính thống giáo Hy Lạp nên nhiều kiến trúc chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Byzantine và Orthodox. Tôi nhận xét thấy Nhà thờ này có nét kiến trúc hiện đại tương tự như các Nhà thờ mới ở Rotoldo và Lộ Đức.
Nổi bật trên cung thánh là Chúa Giêsu trên cây Thánh giá rất lạ.Nữ điêu khắc gia người Anh không phải là Kitô hữu đã kết hợp ý tưởng văn hóa nhiều châu lục. Khuôn mặt Chúa Giêsu mang dáng vẻ Á Châu, đôi tay dáng Châu Mỹ, đôi chân dáng Châu Phi, gót chân dáng Châu Đại Dương và thân mình dáng Châu Âu. Bên trái bàn thờ có tượng Đức Mẹ Fatima màu trắng thanh thoát. Nổi bật trên bức phong cung thánh rộng 50m cao 10m bằng gạch terracota màu vàng kim phía sau Thánh giá là Con Chiên Thiên Đàng, hai bên với bức tranh nghệ thuật mosaic mạ vàng. Bên trái Đức Maria cùng với Phanxicô và Lucia và đông đảo chư thánh. Bên phải là thánh Gioan Tẩy Giả cùng với 12 Tông Đồ. Bên trong Nhà thờ được xây theo lối nhà hát có độ dốc xuôi đổ về phía cung thánh, hệ thống loa âm thanh nắm ở dưới nền nhà, phía hai bên có những vị trí dành cho hệ thống truyền thông truyền hình trực tiếp.
Trung tâm Mục vụ Phaolô VI được Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II khánh thành ngày 13-05-1982. Đây là trung tâm nghiên cứu và suy tư về Sứ điệp Fatima. Trung tâm có sức chứa 2.000 người và cho 400 khách hành hương trọ, và cũng có nhiều văn phòng mục vụ, nhiều nhà nguyện nhỏ, nhiều phòng giải tội và bảo tàng bên trong.Từ Trung tâm Mục vụ này, người ta kẻ một đường sơn đặc biệt rộng khoảng gần 1 mét kéo dài cho tới Nhà nguyện và lễ đài ngoài trời dài khoảng 500 mét dùng để cho khách hành hương đi bằng đầu gối cầu nguyện và sám hối. Phía bên trái trung tâm này là cây Thánh giá nghệ thuật được dựng nên kỷ niệm kết thúc Năm thánh 1951.
Cửa chính của Trung tâm mục vụ Phaolô VI hay Nhà thờ Chúa Ba Ngôi nằm thẳng đường với mặt tiền Vương cung Thánh đường Mân Côi tạo thành một tổng thể kiến trúc rộng và hài hòa. Hai bên là những hàng cây lá xanh đậm tạo nên bức tường làm cho quảng trường thánh địa trở thành một khu vực biệt lập nhưng lại có thể dễ dàng ra vào ở mọi hướng. Hai bên quảng trường cũng có nhiều tượng các thánh, nhiều kiến trúc với những di tích và kỷ niệm các biến cố xã hội tôn giáo.
4. Nguyện đường Hiện ra - Chapel of Apparitions
Từ trung tâm mục vụ chúng tôi đi đến Nguyện đường Hiện ra để dâng lễ chiều. Đây là một gian nhà nhỏ, mái phẳng, trần lộ thiên, hai bên bằng kính trắng, có nhiều cửa ra vào rộng rãi. Nhà nguyện rất đơn sơ không có khung cảnh đồ sộ hay mang nét huyền bí, nhưng đây lại là địa chỉ thật linh thiêng vì là nơi Đức Mẹ đã hiện ra với 3 trẻ vào năm 1917.
Năm 1919, một nguyện đường nhỏ đã được xây tại đây. Đến ngày 13-10-1921, thánh lễ đầu tiên được cử hành tại nhà nguyện này. Đã có nhiều lần tu bổ, nhưng nguyện đường vẫn giữ hình dáng cũ cho đến ngày nay. Giữa nhà nguyện có bệ cao khoảng 1 mét đặt tượng Đức Mẹ Fatima đầu đội triều thiên bằng vàng nặng 1,2 kg, gắn 313 viên ngọc trai và 2.679 viên đá quý. Sau này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phao-lô II đã gắn viên đạn đồng bắn vào ngài lên trên vương miện Đức Mẹ. Nguyện đường Hiện ra mở cửa suốt ngày đêm, chẳng thấy có an ninh canh gác, nhưng không một ai đến phá hoại hay trộm cắp những vật quý trên vương miện.
Bên trái nhà nguyện là những dãy nhà dành cho người hành hương đốt nến kính Đức Mẹ. Sát bên phải nhà nguyện có cây sồi xanh với tên gọi là Large “Azinheira” sống trên 100 năm. Cây dáng cổ thụ lá xanh thẫm. Chính ba trẻ chăn chiên đã nói rằng, trên cây này vào ngày 13-5-1917, các em thấy tia chớp sấm sét thứ hai xảy ra và sau đó Đức Mẹ hiện ra. Và cũng chính dưới tàn cây này mà ba trẻ cùng cầu nguyện với những người đi theo các em trong khi chờ Đức Mẹ hiện ra. Cây sồi này là cây duy nhất còn lại. Năm 2007, Bộ Tài nguyên Lâm sản Bồ Đào Nha đã xếp cây này vào loại “cây có giá trị công ích”.
Chúng tôi dâng lễ tạ ơn Đức Mẹ Fatima. Cha Phương SVD chủ tế và giảng lễ. Nhiều đoàn hành hương cùng dự lễ và rước lễ. Sau lễ, chúng tôi đến Vương Cung Thánh Đường Mân Côi tham quan và cầu nguyện. Gần lối vào Đền Thánh phía nhà xứ là Đài tưởng niệm Bức tường Bá linh, chứa đựng 5,7323 pound mảnh tường Bá linh do một người di cư ở Bồ Đào Nha đến Đức sau khi Bức tường này bị sụp đổ vào năm 1989. Ông dâng kính mảnh tường này như là một sự tưởng niệm việc Thiên Chúa can thiệp như Đức Mẹ Fatima đã hứa.
5. Vương cung Thánh Đường Mân Côi- Basilica of Our Lady of Fatima.
Ba trẻ chăn chiên kể lại, Đức Mẹ hiện ra đã nói với các em: “Ta muốn xây nơi đây một nguyện đường để kính Ta, vì Ta là Đức Mẹ Mân Côi”. Vì vậy, thánh đường này còn được gọi là “Basilica of Our Lady of Rosary”. Kiến trúc sư Hòa Lan Gerardus van Krieken vẽ bản nháp và Kiến trúc sư Joao Antunes đã hoàn tất.
Ngày 13-5-1928, Đức Tổng giám mục Manuel Santos làm phép đặt viên đá đầu tiên. Nhà thờ được thánh hiến vào tháng 10 năm 1953. Năm 1954, Đức Giáo Hoàng Piô XII nâng lên hàng vương cung thánh đường.
Nhà thờ có nét kiến trúc tân cổ điển với một ngọn tháp trung tâm cao 65m. Mặt tiền có tượng Đức Mẹ Fatima cao 4,73m nặng 13.000kg nằm ở phần lõm mặt tiền Nhà thờ trên lối vào chính. Một linh mục Dòng Đaminh người Mỹ là Thomas Mc Glynn đã dành nhiều thời giờ nói chuyện với thị nhân là Sr Lucia khi Sr diễn tả cho ngài từng chi tiết Đức Maria đã nhìn như thế nào lúc Mẹ hiện ra. Bức tượng là tác phẩm hợp tác giữa thị nhân và nhà điêu khắc để miêu tả chính xác nhất Đức Mẹ Fatima. Bức tượng này là món quà của người Công Giáo Hoa kỳ gửi đến Đền thánh Fatima năm 1958.
Nhà thờ có chiều dài 70,5m, rộng 37m. Trên tháp chuông là một vương miện bằng đồng nặng 7.000kg bên trên đặt cây thánh giá có chất lân tinh ban đêm có thể thấy từ xa. Bộ chuông gồm 62 cái và chuông lớn nhất nặng 3.000kg, quả chuông nặng 90kg.
Mặt tiền hai bên có đến 200 cột nối liền với các Tu viện và các tòa nhà của bệnh viện. Trên các cột trụ có tượng 17 vị thánh. Những hàng cột tạo thành một vòng cung ôm trọn một bề ngang của quảng trường. Ở ngoài hành lang bên trái có vườn cỏ dựng hai bức tượng thạch cao của hai trẻ đang cầm tràng chuỗi là Phanxicô và Giacinta. Giữa hành lang và cổng chính của nhà thờ là một lễ đài có mái che dùng để cử hành thánh lễ ngoài trời giống như ở quảng trường Thánh Phêrô.
Bên trong Nhà thờ gồm một gian chính, hai gian ngang. Cung thánh được ngăn cách bởi một bao lơn rước lễ ngày xưa. Phía bên trái có tượng Đức Mẹ Fatima Thánh Du (Pilgrim Virgin of Fatima), được Giám mục của Leiria đặt làm giống hình ảnh Đức Mẹ mà Lucia mô tả và được Tổng Giám mục Evora làm phép trọng thể vào ngày 13-5-1947, và sau đó tượng được rước đi khắp thế giới trong đó có Miền Nam Việt Nam. Bức tượng này, sau khi thánh du mọi nơi, đến năm 2003 đã được đem về đặt trên một bệ đá bên trái bàn thờ chính.
Phía trước cung thánh, phía cánh ngang bên phải là mộ của Phanxicô chết năm 1919. Cũng như người em gái, thi hài Phanxicô được chôn ở nghĩa trang giáo xứ Fatima. Năm 1952, di hài hai em được cải táng và đem về chôn trong Nhà thờ. Phía bên trái có phần mộ của Lucia và Giaxinta. Giaxinta chết năm 1920 lúc mới 9 tuổi. Lucia chết ngày 13-2-2005, an nghĩ tại tu viện Carmêlô ở Coimbra, sau đó được cải táng và đem về chôn bên cạnh người em họ của mình vào ngày 19-2-2006.
Gần bàn thờ, có mộ Đức Cha José Alves Correia da Silva, Giám Mục tiên khởi của Giáo phận Leiria. Chính ngài đã mở cuộc điều tra và đến năm 1930 tuyên bố sự kiện Fatima là “đáng tin” và cho phép việc tôn sùng.
Có 15 bàn thờ dâng kính 15 mầu nhiệm Kinh Mân Côi. 14 bàn thờ nhỏ nằm hai bên hông của gian chính, mỗi bàn thờ có một bức phù điêu bằng đồng mô tả 14 mầu nhiệm của Chuỗi Mân Côi. Mầu nhiệm thứ 15 là một bức hình đắp nổi cao bằng đá Chúa Ba Ngôi đội vương miện cho Đức Mẹ nằm trên vòm của bàn thờ chính, do Maximiano Alves và Stella Albuquerque thực hiện, nặng 65.000kg.
Một cây đàn đại phong cầm được thiết kế vào năm 1952 với 12 ngàn ống ở trên cao phía sau mặt tiền Nhà thờ. Bốn tượng của 4 vị đại Tông đồ cổ võ Kinh Mân Côi và lòng sùng kính Đức Maria được đặt ở 4 góc Đền thờ. Đó là Thánh Antôn Maria Claret, Thánh Đaminh, Thánh Gioan Eudes và Thánh Stêphanô vua nước Hunggary.
Và còn rất nhiều tác phẩm đủ loại do nhiều nghệ nhân thực thiện để làm cho vương cung thánh đường thêm uy nghi. Đó là những kỷ vật có thể do một giáo xứ hay một cộng đồng địa phương hay ngoại quốc dâng tặng để kính Đức Mẹ.
Trở về khách sạn dùng cơm đến 8g30 tối chúng tôi trở lại Nhà nguyện Hiện ra tham dự cuộc rước kiệu Đức Mẹ. Hàng ngàn khách hành hương đã tề tựu trong và ngoài nhà nguyện. Trời lạnh quá khoảng chừng 2độ c, mưa lất phất và gió rét nên càng run người hơn. Có nhiều người đang quỳ vàchậm rãi từng bước sám hối giữa lối dành riêng. Hơn 40 linh mục đủ mọi quốc gia mặc Alba và đeo dây Stola cùng tham dự thật long trọng và cảm động. Đọc kinh Mân côi nơi đây theo cách thức, đoàn hành hương nào đăng ký với ban tổ chức thì người đại diện đoàn được đọc bằng tiếng mẹ đẻ phần đầu 5 Kinh Kính mừng trong các mầu nhiệm Kinh Mân côi, còn phần sau của Kinh mân côi thì các đoàn tham dự được đọc tự do theo tiếng của nước mình. Ở đầu mỗi chục kinh có vị Linh mục hướng dẫn suy niệm. Tối nay đoàn Việt Nam khá đông, từ Việt Nam sang và từ Úc qua, có 18 linh mục nên có lời cầu nguyện tiếng Việt, lời Kinh Kính mừng át hết các ngôn ngữ khác. Thật ấm lòng khi nghe lời kinh “Kính mừng Maria…” bằng ngôn ngữ Việt Nam được đọc lên nơi linh địa này. Sau phần Kinh Mân Côi, đoàn rước kiệu Đức Mẹ đi một vòng quanh Quảng trường. Đi đầu là thánh giá nến cao rồi các linh mục, kiệu Đức Mẹ. Theo sau là cộng đoàn đông đảo tay cầm cây nến cháy sáng lần chuỗi hạt Mân Côi, và hát ca khen Mẹ. Nổi bật giữa muôn ngàn ngọn nến sáng, kiệu Đức Maria Mân Côi uy linh tiến bước. Hơn 11g đêm nghi thức cung nghinh kết thúc bằng phép lành và lời kinh tạ ơn.
6. Sứ điệp Fatima.
Những ngày hành hương, tham quan và cầu nguyện, gợi lên trong tôi những suy nghĩ về Sứ điệp Fatima.
Đức Mẹ Maria hiện ra với ba trẻ chăn chiên với mục đích là mang sứ điệp hòa bình chân chính đến cho nhân loại. Ăn năn đền tội và cầu nguyện là điều kiện để bảo đảm cho nền hòa bình thế giới và sự bình an của mỗi tâm hồn.
Bên cạnh Vương cung Thánh đường, có một mảng lớn của bức tường Bá linh.Người ta gọi đó là “bức tường ô nhục” vì nó được xây nên để phân cách nước Đức,chia ra thành Đông Đức và Tây Đức, làm cho anh em một nhà phải xa nhau. Bức tường ấy đã bị phá đổ ngày 9-11-1989, và một mảng tường lớn có chiều dài chừng7m, chiều rộng chừng 2,2m được đưa về đây, như một lời tạ ơn Đức Mẹ và như lời mời gọi, hãy phá bỏ những hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc, các quốc gia, xây dựng và củng cố nền hòa bình đích thực.
Tháng 10 năm 1930, Ðức Cha Dom José Alves Correia, Giám Mục giáo phận Leiria, công nhận biến cố Mẹ hiện ra tại Fatima, và ban phép sùng kính Mẹ Fatima. Thôn làng nhỏ bé Fatima đã trở nên trung tâm hành hương thế giới. Khách thập phương tề tựu về bên Mẹ cầu khẩn, tạ ơn, xin ơn. Fatima trở thành động lực thúc đẩy mọi người hưởng ứng lời Mẹ nhắn nhủ: cầu nguyện và hy sinh cho tội nhân được ơn trở lại, nhất là nguyện cầu cho thế giới được hòa bình.
Sứ điệp hòa bình của Fatima rất hòa hợp với sứ điệp hòa bình của Phúc Âm. Hòa bình thật khẩn thiết và quan trọng biết bao cho cuộc sống nhân loại! Mọi người đều mong muốn hòa bình, khát khao được sống trong hòa bình. Mẹ Maria ban cho nhân loại một nền hòa bình chân chính và bền vững. Muốn được hưởng nền hòa bình đích thực ấy, nhân loại cần phải thực hiện những điều kiện hữu lý và hoàn toàn khả thi mà Đức Mẹ đưa ra, đó là:
- Sám hối ăn năn và cải thiện đời sống. Xưng tội rước lễ các ngày Thứ Bảy đầu tháng.
- Siêng năng cầu nguyện, hy sinh hãm mình đền tội và lần Chuỗi Mân Côi.
- Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
Sự kiện Fatima đã qua đi trọn vẹn trong năm 1917, cách đây đã 96 năm. Sứ điệp Fatima như lời mời gọi của Đức Mẹ bùng lên mãnh liệt khắp mọi miền trên thế giới. Sứ điệp Fatima, với lời kêu mời khẩn thiết để hoán cải và đền tội đã lôi kéo con người tới trọng tâm của Tin Mừng. Fatima chắc chắn là cuộc hiện ra mang tính chất tiên tri nhất trong thời hiện đại.
Mẹ Fatima là Mẹ Mân Côi. Mân Côi chính là hoa hồng. Mân Côi là bông hồng đẹp, viên ngọc quí. Bằng chuỗi Mân Côi, Hội Thánh trở thành một vườn hồng mênh mông, hương thơm sắc đẹp, dâng lên Mẹ hiền. Bằng cuộc sống hàng ngày, người tín hữu kết dệt nên những bông hoa thiêng liêng dâng kính Mẹ. Với ơn Mẹ, cuộc sống mọi người sẽ toả hương khoe sắc nhân đức và mang đến cho đời hòa bình và bình an. Xin Mẹ chúc lành cho đời sống chúng con.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương ban sự bằng yên - cầu cho chúng con.
Tháng tư đến Fatima.
Nghe lời Mẹ dặn với ba tâm tình.
Sám hối, cầu nguyện, hy sinh.
Từ nay con nhớ, nguyện kinh hàng ngày.
(còn tiếp)
Mến Thánh Giá Phan Thiết mừng ngày quốc tế thiếu nhi với các em nhỏ
Xuân An
09:12 03/06/2013
THANH TUYỂN HD.MẾN THÁNH GIÁ PHAN THIẾT:
MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI VỚI CÁC EM NHỎ VÙNG SÂU, VÙNG CAO
Vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Lớp Thanh Tuyển 1 của Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã có dịp đến thăm và tổ chức sinh hoạt vui chơi cho các em nhỏ của các giáo xứ và giáo họ vùng sâu, vùng cao thuộc Giáo phận Phan Thiết. Đó là Giáo xứ Đồng Kho, Giáo họ La Dày, Đa Kim I và Đa Kim II.
NGÀY THỨ NHẤT (1/6)
Điểm đầu tiên trong chuyến đi này, đoàn đến với các em thiếu nhi giáo xứ Đồng Kho. Đây là giáo xứ mới được thành lập (2005), nằm gần Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, có khoảng 70 em thiếu nhi.
Xem Hình
Từ sớm các em đã tập trung sẵn để đón chào phái đoàn đến. Mọi người gặp nhau làm quen, tay bắt mặt mừng, chuyện trò vui vẻ. Sau khi chia tổ và tập trung hàng đội, cha quản xứ Đồng Kho JB. Trần Trọng Hiếu tuyên bố khai mạc ngày hội vui chơi theo chủ đề “Gieo bước hành trình để gặp gỡ Đức Kitô”. Dù trời lúc nắng, lúc mưa các em nhỏ và các đệ tử (thanh tuyển) vẫn rất nhiệt tình hòa mình trong tất cả các trò chơi thi đua và đố vui giáo lý. Hết giờ chơi rồi mà các em vẫn năn nỉ xin chơi tiếp.
Chiều, khi trời lất phất những giọt mưa đầu mùa cũng là lúc mà cả chị và em phải ngậm ngùi chia tay nhau. Ngày hội vui khép lại, để rồi mở ra gieo vào trong lòng người hiện diện bao nỗi nhớ niềm thương, bao tâm tư tin yêu hứa hẹn.
NGÀY THỨ HAI (2/6)
Chia tay Đồng Kho – Bắc Ruộng, từ mờ sớm ngày Chúa Nhật lễ Mình và Máu Chúa Kitô, chiếc xe đã ì ạch chở người, chở đồ đi trên những con đường đèo ghồ ghề giữa rừng núi thâm u để tiến đến điểm hẹn thứ hai, vùng giáo điểm La Dày, Đa Mi. Các em nhỏ của cả ba giáo họ này đều cùng tập trung về giáo họ Đa Kim II để sinh hoạt.
Dù đường đi ổ voi, ổ gà; lên dốc rồi lại xuống đèo làm các sơ nhí bị say xe bí tỉ nhưng hễ thấy cảnh đẹp hai bên đường hay cây hoa cỏ lạ là các chị em lại ồ lên chỉ trỏ, gọi nhau í ới. Gần đến giáo điểm, đường đi càng khó. Thấy mà thương cho bà con và các em nhỏ đang sống nơi rừng núi heo hút này. Lại càng thương và tin yêu, kính phục hơn nữa cái hồn truyền giáo của các cha, các nữ tu đang dấn thân phục vụ nơi đây.
Khi xe đi ngang qua nhà thờ núi Đa Kim I và La Dày, chúng tôi thấy các em nhỏ đã khăn gói chỉnh tề đang háo hức chờ xe đến đón. Chúng vẫy tay chào, hò vang vui vẻ. Nhưng vì xe nhỏ, người đông, đồ nhiều nên chỉ đón được ba bốn em nhỏ nhất lên ngồi chung cùng thanh tuyển, còn tất cả đành phải chờ xe quay trở ra đón sau.
Cuối cùng thì xe cũng đến điểm dừng chân Giáo họ Đa Kim II. Các em của giáo họ này đang được các dì tập trung dặn dò, nhưng thấy xe chúng tôi đến là ùa ra ngay vỗ tay vui vẻ. Người trên xe, kẻ dưới xe, mới gặp nhau lần đầu mà như ngỡ đã quen nhau từ lâu lắm.
Sau phần chuẩn bị sân chơi, sắp xếp hàng đội cho khoảng 170 em thiếu nhi của ba giáo họ La Dày, Đa Kim I và II, Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng (Quản nhiệm Giáo họ Đa Kim II) đã giới thiệu và tuyên bố khai mạc ngày hội vui “Gieo bước hành trình để gặp gỡ Đức Kitô”.
Ban đầu chúng tôi cứ ngỡ các em từ những nơi khác nhau đến thì sẽ khó làm quen mà vui chơi; nhưng không phải vậy, dù ngày hội vui kéo dài từ sáng đến tối đêm, dù có người chưa kịp thuộc tên nhau, các em vẫn rất nhiệt tình vui chơi hết mình: Các trò chơi thi đua “Đi tìm ngọc quý, vượt chướng ngại vật về đích, xác ướp Ai Cập, chuyền bóng tiếp sức, thổi bóng tiếp sức, đội nước đổ đầy chai…” đã thu hút các em hò la vang dội cả núi rừng. Nhất là trong và sau giờ xem phim “Marcellino Bánh và Rượu”, các em thi đua đố vui Giáo lý – Kinh Thánh thì càng vui hơn nữa. Nhìn những ánh mắt ngây thơ, những nụ cười hồn nhiên, những câu trả lời dễ thương của các em nhỏ, chúng tôi quên cả nóng bức và mệt mỏi.
Màn đêm dần buông, khoảng 7 giờ tối, chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn do các diễn viên nghiệp dư nhí và lớp Thanh Tuyển biểu diễn, đã khuấy động rộn vang vùng rừng núi âm u, tĩnh mịch.
Kết thúc ngày hội vui mỗi em được các mẹ cho một ly chè đá mát lạnh, nhận quà, chụp hình lưu niệm, rồi chia tay nhau ra về.
Tối hôm đó chúng tôi còn được hiệp thông trong giờ Chầu Thánh Thể (22g – 23g) với bà con giáo họ, theo như lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxico nhân dịp mừng lễ Mình và Máu Chúa Kitô. Và sau giờ chầu thì không gian vắng lặng, tĩnh mịch lại trở về với khuôn viên nhà thờ giáo họ.
Vậy là những ngày vui chơi với các em đã khép lại. Những tưởng chúng tôi là người cho đi, người đem niềm vui đến với các em nhỏ; nhưng không phải vậy, chính chúng tôi là người đã được nhận rất nhiều. Chúng tôi có dịp thực tế, trải nghiệm công tác mục vụ tại các giáo điểm vùng sâu, vùng xa.
Mờ sáng hôm sau, ngày mùng 3/6, chúng tôi rời Đa Kim, La Dày trở về hội dòng. Nghe tiếng còi xe chạy qua, các em nhỏ từ trong những căn nhà ở bên đường đã chạy ra đưa tay bái bai chúng tôi. Chiếc xe của chúng tôi giờ không chỉ chở đầy đặc sản trái cây của bà con tặng mà còn mang theo nghĩa tình thân ái, mang theo những ánh mắt đơn sơ, ngây thơ dễ thương của các em nhỏ vùng cao, mang theo niềm thao thức của hồn tông đồ truyền giáo.
XUÂN AN
MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI VỚI CÁC EM NHỎ VÙNG SÂU, VÙNG CAO
Vào ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô, Lớp Thanh Tuyển 1 của Hội Dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết đã có dịp đến thăm và tổ chức sinh hoạt vui chơi cho các em nhỏ của các giáo xứ và giáo họ vùng sâu, vùng cao thuộc Giáo phận Phan Thiết. Đó là Giáo xứ Đồng Kho, Giáo họ La Dày, Đa Kim I và Đa Kim II.
NGÀY THỨ NHẤT (1/6)
Điểm đầu tiên trong chuyến đi này, đoàn đến với các em thiếu nhi giáo xứ Đồng Kho. Đây là giáo xứ mới được thành lập (2005), nằm gần Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao, có khoảng 70 em thiếu nhi.
Xem Hình
Từ sớm các em đã tập trung sẵn để đón chào phái đoàn đến. Mọi người gặp nhau làm quen, tay bắt mặt mừng, chuyện trò vui vẻ. Sau khi chia tổ và tập trung hàng đội, cha quản xứ Đồng Kho JB. Trần Trọng Hiếu tuyên bố khai mạc ngày hội vui chơi theo chủ đề “Gieo bước hành trình để gặp gỡ Đức Kitô”. Dù trời lúc nắng, lúc mưa các em nhỏ và các đệ tử (thanh tuyển) vẫn rất nhiệt tình hòa mình trong tất cả các trò chơi thi đua và đố vui giáo lý. Hết giờ chơi rồi mà các em vẫn năn nỉ xin chơi tiếp.
Chiều, khi trời lất phất những giọt mưa đầu mùa cũng là lúc mà cả chị và em phải ngậm ngùi chia tay nhau. Ngày hội vui khép lại, để rồi mở ra gieo vào trong lòng người hiện diện bao nỗi nhớ niềm thương, bao tâm tư tin yêu hứa hẹn.
NGÀY THỨ HAI (2/6)
Chia tay Đồng Kho – Bắc Ruộng, từ mờ sớm ngày Chúa Nhật lễ Mình và Máu Chúa Kitô, chiếc xe đã ì ạch chở người, chở đồ đi trên những con đường đèo ghồ ghề giữa rừng núi thâm u để tiến đến điểm hẹn thứ hai, vùng giáo điểm La Dày, Đa Mi. Các em nhỏ của cả ba giáo họ này đều cùng tập trung về giáo họ Đa Kim II để sinh hoạt.
Dù đường đi ổ voi, ổ gà; lên dốc rồi lại xuống đèo làm các sơ nhí bị say xe bí tỉ nhưng hễ thấy cảnh đẹp hai bên đường hay cây hoa cỏ lạ là các chị em lại ồ lên chỉ trỏ, gọi nhau í ới. Gần đến giáo điểm, đường đi càng khó. Thấy mà thương cho bà con và các em nhỏ đang sống nơi rừng núi heo hút này. Lại càng thương và tin yêu, kính phục hơn nữa cái hồn truyền giáo của các cha, các nữ tu đang dấn thân phục vụ nơi đây.
Khi xe đi ngang qua nhà thờ núi Đa Kim I và La Dày, chúng tôi thấy các em nhỏ đã khăn gói chỉnh tề đang háo hức chờ xe đến đón. Chúng vẫy tay chào, hò vang vui vẻ. Nhưng vì xe nhỏ, người đông, đồ nhiều nên chỉ đón được ba bốn em nhỏ nhất lên ngồi chung cùng thanh tuyển, còn tất cả đành phải chờ xe quay trở ra đón sau.
Cuối cùng thì xe cũng đến điểm dừng chân Giáo họ Đa Kim II. Các em của giáo họ này đang được các dì tập trung dặn dò, nhưng thấy xe chúng tôi đến là ùa ra ngay vỗ tay vui vẻ. Người trên xe, kẻ dưới xe, mới gặp nhau lần đầu mà như ngỡ đã quen nhau từ lâu lắm.
Sau phần chuẩn bị sân chơi, sắp xếp hàng đội cho khoảng 170 em thiếu nhi của ba giáo họ La Dày, Đa Kim I và II, Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng (Quản nhiệm Giáo họ Đa Kim II) đã giới thiệu và tuyên bố khai mạc ngày hội vui “Gieo bước hành trình để gặp gỡ Đức Kitô”.
Ban đầu chúng tôi cứ ngỡ các em từ những nơi khác nhau đến thì sẽ khó làm quen mà vui chơi; nhưng không phải vậy, dù ngày hội vui kéo dài từ sáng đến tối đêm, dù có người chưa kịp thuộc tên nhau, các em vẫn rất nhiệt tình vui chơi hết mình: Các trò chơi thi đua “Đi tìm ngọc quý, vượt chướng ngại vật về đích, xác ướp Ai Cập, chuyền bóng tiếp sức, thổi bóng tiếp sức, đội nước đổ đầy chai…” đã thu hút các em hò la vang dội cả núi rừng. Nhất là trong và sau giờ xem phim “Marcellino Bánh và Rượu”, các em thi đua đố vui Giáo lý – Kinh Thánh thì càng vui hơn nữa. Nhìn những ánh mắt ngây thơ, những nụ cười hồn nhiên, những câu trả lời dễ thương của các em nhỏ, chúng tôi quên cả nóng bức và mệt mỏi.
Màn đêm dần buông, khoảng 7 giờ tối, chương trình văn nghệ cây nhà lá vườn do các diễn viên nghiệp dư nhí và lớp Thanh Tuyển biểu diễn, đã khuấy động rộn vang vùng rừng núi âm u, tĩnh mịch.
Kết thúc ngày hội vui mỗi em được các mẹ cho một ly chè đá mát lạnh, nhận quà, chụp hình lưu niệm, rồi chia tay nhau ra về.
Tối hôm đó chúng tôi còn được hiệp thông trong giờ Chầu Thánh Thể (22g – 23g) với bà con giáo họ, theo như lời mời gọi của Đức Giáo Hoàng Phanxico nhân dịp mừng lễ Mình và Máu Chúa Kitô. Và sau giờ chầu thì không gian vắng lặng, tĩnh mịch lại trở về với khuôn viên nhà thờ giáo họ.
Vậy là những ngày vui chơi với các em đã khép lại. Những tưởng chúng tôi là người cho đi, người đem niềm vui đến với các em nhỏ; nhưng không phải vậy, chính chúng tôi là người đã được nhận rất nhiều. Chúng tôi có dịp thực tế, trải nghiệm công tác mục vụ tại các giáo điểm vùng sâu, vùng xa.
Mờ sáng hôm sau, ngày mùng 3/6, chúng tôi rời Đa Kim, La Dày trở về hội dòng. Nghe tiếng còi xe chạy qua, các em nhỏ từ trong những căn nhà ở bên đường đã chạy ra đưa tay bái bai chúng tôi. Chiếc xe của chúng tôi giờ không chỉ chở đầy đặc sản trái cây của bà con tặng mà còn mang theo nghĩa tình thân ái, mang theo những ánh mắt đơn sơ, ngây thơ dễ thương của các em nhỏ vùng cao, mang theo niềm thao thức của hồn tông đồ truyền giáo.
XUÂN AN
Lễ Mình Máu Thánh Chúa tại Giáo Xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Denver, Colorado.
Nguyễn Thái Ninh
09:25 03/06/2013
Lễ Mình Máu Thánh Chúa tại Giáo Xứ Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Denver, Colorado.
Hôm nay GXNVCTTĐVN tại Denver mừng kính Lễ Mình Máu Thánh Chúa và cũng là Quan Thầy Hội Thừa Tác Viên Thánh Thể của giáo xứ thật trang trọng. Mình Thánh Chúa được rước chung quanh khuôn viên thánh đường và liền sau đó là giờ chầu Thánh Thể ngắn gọn nhưng thật sốt sắng trước khi cử hành thánh lễ.
Xem Hình
Sau thánh lễ các Thừa Tác Viên Thánh Thể mừng lễ quan thầy bằng một tiệc trà thân mật tại hội trường giáo xứ.
Hôm nay GXNVCTTĐVN tại Denver mừng kính Lễ Mình Máu Thánh Chúa và cũng là Quan Thầy Hội Thừa Tác Viên Thánh Thể của giáo xứ thật trang trọng. Mình Thánh Chúa được rước chung quanh khuôn viên thánh đường và liền sau đó là giờ chầu Thánh Thể ngắn gọn nhưng thật sốt sắng trước khi cử hành thánh lễ.
Xem Hình
Sau thánh lễ các Thừa Tác Viên Thánh Thể mừng lễ quan thầy bằng một tiệc trà thân mật tại hội trường giáo xứ.
Trường Tình Thương Phan Rí Cửa bế giảng Năm Học 2012-2013
Tâm Phúc
10:42 03/06/2013
Tiếng ve râm ran khắp nơi báo hiệu mùa hè đến. Hoà với niềm vui của đất trời, sáng ngày 25/5/2013, Trường Tình Thương của Giáo xứ Phan Rí Cửa, GP Phan Thiết tổ chức Lễ Bế giảng Năm Học 2012-2013 và lễ ra trường cho 5 em học sinh lớp Năm.
Theo báo cáo của Trường Tình Thương Phan Rí Cửa, năm học 2012-2013 trường có 87 học sinh. Được sự động viên của Linh mục Phêrô Nguyễn Đình Sáng, Giám đốc Ban Bác Ái Xã Hội - Caritas GP Phan Thiết, là cơ quan bảo trợ cho trường, các cô giáo đã nhiệt tình giảng dạy nên nhiều em học sinh từ quá yếu kém đã tiến bộ vươn lên trung bình, khá. Bên cạnh đó, Ban Giám Hiệu thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho giáo viên về chủ nhiệm lớp, về giáo dục học sinh cá biệt cũng như về phương pháp sư phạm giảng dạy các môn học.
Trong năm, Trường Tình Thương nhận được sự quan tâm, động viên của Đức Giám Mục GP Phan Thiết, Linh mục quản xứ Giáo xứ Phan Rí Cửa, và nhất là Ban Caritas GP Phan Thiết nhận hỗ trợ lương giúp giáo viên an tâm công tác dạy dỗ các em. Về công tác chuyên môn, trường Tình Thương được sự hướng dẫn tận tình của Phòng Giáo Dục huyện Tuy Phong và Ban giám hiệu trường Tiểu học Phan rí Cửa 4. Một số ân nhân như: doanh nghiệp xe vận tải Nam Nhung, nhà thuốc tây Bác Ái, Anh Bảo chủ tiệm trà sữa … cũng thường xuyên quan tâm ủng hộ cho trường.
Chia sẻ với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Phương Anh, hiệu phó của trường, cho biết: “Học sinh của trường hầu hết có gia cảnh nghèo nên phần lớn các em lớn tuổi mới đến lớp. Vì vậy, học trò lớp 3 hay lớp 4 là có thể lao động giúp đỡ kinh tế gia đình nên các em phải nghỉ học. Giáo viên các lớp đã phải lặn lội đến từng nhà động viên học sinh, vận động phụ huynh cho các em tiếp tục đến lớp”. Kết quả cuối năm học, trường đạt tỉ lệ duy trì sĩ số 95,5 %và 5 em lớp Năm đậu tốt nghiệp, là món quà tinh thần lớn đối với những cô giáo luôn tận tâm với học trò.
Với phương châm “Dùng tình thương để dạy dỗ và cảm hóa học sinh”, các cô giáo của Trường Tình thương Phan Rí Cửa đã giúp cho nhiều em cá biệt trở thành học sinh ngoan, biết kính cô yêu bạn, tỏ ra ý thức với công việc trường, lớp hằng ngày như vệ sinh, trực nhật, chăm sóc cây...Một vài trường hợp đặc biệt chậm tiến do ảnh hưởng của game online trên mạng nên đã có biểu hiện nghịch ngợm, hiếp đáp bạn đã được các cô giáo phát hiện và kịp thời can thiệp.
Nhìn về Năm học mới 2013 -2014, Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Lạc, Hiệu trưởng, thoáng nét suy tư, cha chia sẻ: “Mỗi đầu năm học, nhà trường phải sửa sang lại trường lớp, cung cấp sách vở, đồng phục cho các em học sinh, bổ sung trang thiết bị dạy học cho cô giáo nhưng tài chánh lại hạn chế. Chúng tôi thiết tha mong nhận được sự giúp đỡ của các ân nhân cho chương trình giáo dục ý nghĩa này hầu giúp trẻ em nghèo vùng biển Phan Rí Cửa học được cái chữ để mai sau có cơ hội bước vào đời”.
Trong năm, Trường Tình Thương nhận được sự quan tâm, động viên của Đức Giám Mục GP Phan Thiết, Linh mục quản xứ Giáo xứ Phan Rí Cửa, và nhất là Ban Caritas GP Phan Thiết nhận hỗ trợ lương giúp giáo viên an tâm công tác dạy dỗ các em. Về công tác chuyên môn, trường Tình Thương được sự hướng dẫn tận tình của Phòng Giáo Dục huyện Tuy Phong và Ban giám hiệu trường Tiểu học Phan rí Cửa 4. Một số ân nhân như: doanh nghiệp xe vận tải Nam Nhung, nhà thuốc tây Bác Ái, Anh Bảo chủ tiệm trà sữa … cũng thường xuyên quan tâm ủng hộ cho trường.
Chia sẻ với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Phương Anh, hiệu phó của trường, cho biết: “Học sinh của trường hầu hết có gia cảnh nghèo nên phần lớn các em lớn tuổi mới đến lớp. Vì vậy, học trò lớp 3 hay lớp 4 là có thể lao động giúp đỡ kinh tế gia đình nên các em phải nghỉ học. Giáo viên các lớp đã phải lặn lội đến từng nhà động viên học sinh, vận động phụ huynh cho các em tiếp tục đến lớp”. Kết quả cuối năm học, trường đạt tỉ lệ duy trì sĩ số 95,5 %và 5 em lớp Năm đậu tốt nghiệp, là món quà tinh thần lớn đối với những cô giáo luôn tận tâm với học trò.
Với phương châm “Dùng tình thương để dạy dỗ và cảm hóa học sinh”, các cô giáo của Trường Tình thương Phan Rí Cửa đã giúp cho nhiều em cá biệt trở thành học sinh ngoan, biết kính cô yêu bạn, tỏ ra ý thức với công việc trường, lớp hằng ngày như vệ sinh, trực nhật, chăm sóc cây...Một vài trường hợp đặc biệt chậm tiến do ảnh hưởng của game online trên mạng nên đã có biểu hiện nghịch ngợm, hiếp đáp bạn đã được các cô giáo phát hiện và kịp thời can thiệp.
Nhìn về Năm học mới 2013 -2014, Linh mục Augustinô Nguyễn Văn Lạc, Hiệu trưởng, thoáng nét suy tư, cha chia sẻ: “Mỗi đầu năm học, nhà trường phải sửa sang lại trường lớp, cung cấp sách vở, đồng phục cho các em học sinh, bổ sung trang thiết bị dạy học cho cô giáo nhưng tài chánh lại hạn chế. Chúng tôi thiết tha mong nhận được sự giúp đỡ của các ân nhân cho chương trình giáo dục ý nghĩa này hầu giúp trẻ em nghèo vùng biển Phan Rí Cửa học được cái chữ để mai sau có cơ hội bước vào đời”.
Giáo xứ Nam Định hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ chầu Thánh Thể
BTT Nam Định
10:56 03/06/2013
Tối ngày 02 tháng 06 năm 2013, giáo xứ Nam Định đã long trọng cử hành Thánh lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa và giờ Chầu Thánh Thể toàn cầu tại quảng trường Đức Mẹ Hòa Bình. Chủ tế Thánh lễ và chủ sự giờ chầu Thánh Thể là Cha quản hạt Giuse Maria Vũ Thanh Cảnh, cùng đồng tế với Ngài còn có hai cha đang phục vụ tại giáo xứ và đông đảo bà con giáo dân tham dự.
Xem hình ảnh
Ngay từ sớm, bà con giáo dân từ các ngả đường của thành phố Nam Định đã tuôn về quảng trường Đức Mẹ Hòa để chuẩn bị Thánh Lễ. Hầu hết các hội đoàn trong giáo xứ đều có mặt đông đủ với trang phục của hội mình.
Thánh lễ trọng thể kính Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô được bắt đầu vào lúc 20h00. Trong lời dẫn vào Thánh lễ, cha chủ tế Giuse Maria đã nói lên lý do và ý nghĩa của việc cử hành Thánh Lễ và giờ chầu Thánh Thể hôm nay. Qua đó, ngài mời gọi cộng đoàn tham dự mặc lấy tâm tình yêu mến Chúa Ki-tô Thánh Thể, yêu mến Giáo Hội để bước vào cử hành Thánh Lễ cho sốt sắng.
Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, cha chủ tế đã nói về tầm quan trọng và ý nghĩa vĩ đại của Bí tích Thánh thể. Theo đó, Thánh Thể là chóp đỉnh trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Thánh Thể cũng là Bí tích làm cho ta được sống đời đời, là linh dược thần thiêng giúp thỏa mãn khát vọng sâu sa nhất của con người là được hạnh phúc, được sống đời đời. Cuối bài chia sẻ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Thiên Chúa tặng ban người Con Một cho nhân loại, cảm tạ Chúa Giê-su vì Ngài đã tự hiến mình làm của ăn, của cuống cho con người. Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của bí tích Thánh Thể như thế, mỗi người hãy yêu mến và siêng năng đến với Bí tích Thánh Thể. Hơn nữa, noi gương Chúa Giê-su, mỗi người phải trở nên tấm bánh bẻ ra giữa cuộc đời, để người khác có thể nhận ra tình thương và ơn cứu độ của Chúa nơi bí tích Thánh Thể.
Sau Thánh lễ, cha chủ tế cùng với cộng đoàn đã cung nghinh Thánh Thể quanh tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình. Tiếp đến là giờ chầu Thánh Thể thật nghiêm trang và sốt sắng với sự tham dự đông đảo của mọi người. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc lúc 22h30 trong tâm tình tạ ơn và hân hoan.
Có thể nói tinh thần hiệp thông của cha quản xứ và giáo dân Nam Định với Hội Thánh và cụ thể là với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha thật đáng khích lệ. Ngay khi biết được ý định của Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông, cha quản xứ đã thông báo, mời gọi và chuẩn bị tinh thần cho cộng đoàn. Chính vì thế mà trong ngày lễ này, mọi người đã hiểu và tham dự một cách ý thức và đông đủ. Thêm vào đó, việc Cha xứ và giáo dân tổ chức Thánh Lễ và chầu Thánh Thể ngay chân tượng đức Mẹ Hòa Bình – tại trung tâm thành phố - cũng là cơ hội tốt để truyền giáo và biểu lộ tình hiệp thông của giáo xứ với vị cha chung của Giáo Hội.
Xem hình ảnh
Ngay từ sớm, bà con giáo dân từ các ngả đường của thành phố Nam Định đã tuôn về quảng trường Đức Mẹ Hòa để chuẩn bị Thánh Lễ. Hầu hết các hội đoàn trong giáo xứ đều có mặt đông đủ với trang phục của hội mình.
Thánh lễ trọng thể kính Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô được bắt đầu vào lúc 20h00. Trong lời dẫn vào Thánh lễ, cha chủ tế Giuse Maria đã nói lên lý do và ý nghĩa của việc cử hành Thánh Lễ và giờ chầu Thánh Thể hôm nay. Qua đó, ngài mời gọi cộng đoàn tham dự mặc lấy tâm tình yêu mến Chúa Ki-tô Thánh Thể, yêu mến Giáo Hội để bước vào cử hành Thánh Lễ cho sốt sắng.
Trong bài chia sẻ sau Tin Mừng, cha chủ tế đã nói về tầm quan trọng và ý nghĩa vĩ đại của Bí tích Thánh thể. Theo đó, Thánh Thể là chóp đỉnh trong đời sống phụng vụ của Giáo Hội. Thánh Thể cũng là Bí tích làm cho ta được sống đời đời, là linh dược thần thiêng giúp thỏa mãn khát vọng sâu sa nhất của con người là được hạnh phúc, được sống đời đời. Cuối bài chia sẻ, cha chủ tế mời gọi cộng đoàn cùng tạ ơn Thiên Chúa tặng ban người Con Một cho nhân loại, cảm tạ Chúa Giê-su vì Ngài đã tự hiến mình làm của ăn, của cuống cho con người. Ý thức được tầm quan trọng và ý nghĩa lớn lao của bí tích Thánh Thể như thế, mỗi người hãy yêu mến và siêng năng đến với Bí tích Thánh Thể. Hơn nữa, noi gương Chúa Giê-su, mỗi người phải trở nên tấm bánh bẻ ra giữa cuộc đời, để người khác có thể nhận ra tình thương và ơn cứu độ của Chúa nơi bí tích Thánh Thể.
Sau Thánh lễ, cha chủ tế cùng với cộng đoàn đã cung nghinh Thánh Thể quanh tượng đài Đức Mẹ Hòa Bình. Tiếp đến là giờ chầu Thánh Thể thật nghiêm trang và sốt sắng với sự tham dự đông đảo của mọi người. Giờ chầu Thánh Thể kết thúc lúc 22h30 trong tâm tình tạ ơn và hân hoan.
Có thể nói tinh thần hiệp thông của cha quản xứ và giáo dân Nam Định với Hội Thánh và cụ thể là với lời kêu gọi của Đức Thánh Cha thật đáng khích lệ. Ngay khi biết được ý định của Đức Thánh Cha qua các phương tiện truyền thông, cha quản xứ đã thông báo, mời gọi và chuẩn bị tinh thần cho cộng đoàn. Chính vì thế mà trong ngày lễ này, mọi người đã hiểu và tham dự một cách ý thức và đông đủ. Thêm vào đó, việc Cha xứ và giáo dân tổ chức Thánh Lễ và chầu Thánh Thể ngay chân tượng đức Mẹ Hòa Bình – tại trung tâm thành phố - cũng là cơ hội tốt để truyền giáo và biểu lộ tình hiệp thông của giáo xứ với vị cha chung của Giáo Hội.
Giáo xứ Thuận Nghĩa cung nghinh và chầu Thánh Thể
Pv Thuận Nghĩa
11:01 03/06/2013
Bí tích Thánh Thể là tột đỉnh và nguồn mạch của đời sống Kitô giáo, chính vì vậy, Giáo Hội luôn kêu mời tất cả các kitô hữu rước Chúa vào lòng mà còn dùng nhiều hình thức khác nhau để tôn thờ bí tích Thánh Thể.
Xem hình ảnh
Chiều tối ngày 02 tháng 06 năm 2013, Giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức cung nghinh và chầu Thánh Thể. Cuộc cung nghinh khởi đi từ nhà thờ xứ, vòng quanh làng Thuận Nghĩa khoảng 3 km. Trên trục đường cung nghinh có 4 điểm dừng chân. Tại mỗi điểm được dựng một bàn thờ khang trang, đẹp đẽ. Khi Mình Thánh Chúa tới mỗi điểm, sau khi ca đoàn hát bài Thờ lạy và bài Đây Nhiệm Tích, Cha xứ nâng cao Mình Thánh Chúa ban phép lành cho dân chúng. Đây là một nghi thức ban phúc lành cho những ai hiện diện để tôn thờ Thánh Thể.
Cuộc rước kiệu thu hút đông đảo dân Chúa trong và ngoài giáo xứ, kể cả lương dân. Đây là dịp thuận tiện để người kitô hữu bày tỏ niềm tin của mình đối với bí tích Thánh Thể. Giáo lý Công Giáo số 1378 khẳng định : "Trong Phụng vụ Thánh Lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong hình bánh và hình rượu bằng nhiều cách, như bái gối hoặc cúi mình sâu để tỏ dấu tôn thờ Chúa. 'Giáo Hội Công Giáo đã và vẫn dành sự phụng tự tôn thờ cho Bí tích Thánh Thể, không những trong Thánh Lễ, nhưng còn ngoài lúc cử hành Thánh Lễ, bằng cách giữ gìn các tấm bánh đã thánh hiến cách rất cẩn trọng, và bằng cách đưa Mình Thánh cho các tín hữu tôn kính cách trọng thể, và bằng cách tổ chức rước Thánh Thể'" (GLCG 1378).
“Việc Chầu Thánh Thể có ba mục đích: 1) Nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Bí Tích; 2) dẫn ta tiến đến sự tham dự đầy đủ hơn trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, tột đỉnh trong việc hiệp lễ; 3) nuôi dưỡng việc phụng thờ xứng hợp đối với Chúa Kitô trong tinh thần và chân lý”(Lm. Phi Quang).
Như vậy, tổ chức rước và chầu Thánh Thể là một hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ được Giáo Hội nhìn nhận là việc phụng vụ tức là việc tôn thờ công cộng của Giáo Hội.
Sau gần ba giờ đồng hồ, cuộc rước kiệu trở về lại nhà thờ xứ và kết thúc bằng giờ chầu thật trang nghiêm và sốt sắng trong tinh thần hiệp ý với Đức Thánh Cha Phanxicô và toàn thể Giáo Hội hoàn cầu.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hiệp ý với Đức Giáo Hoàng chúng con dâng lên Chúa những ước nguyện của Người, cũng mọi ý nguyện chính đáng của mọi người trên thế giới, xin Chúa đón nhận, thánh hóa và ban ơn theo Thánh ý Chúa !
Xem hình ảnh
Chiều tối ngày 02 tháng 06 năm 2013, Giáo xứ Thuận Nghĩa tổ chức cung nghinh và chầu Thánh Thể. Cuộc cung nghinh khởi đi từ nhà thờ xứ, vòng quanh làng Thuận Nghĩa khoảng 3 km. Trên trục đường cung nghinh có 4 điểm dừng chân. Tại mỗi điểm được dựng một bàn thờ khang trang, đẹp đẽ. Khi Mình Thánh Chúa tới mỗi điểm, sau khi ca đoàn hát bài Thờ lạy và bài Đây Nhiệm Tích, Cha xứ nâng cao Mình Thánh Chúa ban phép lành cho dân chúng. Đây là một nghi thức ban phúc lành cho những ai hiện diện để tôn thờ Thánh Thể.
Cuộc rước kiệu thu hút đông đảo dân Chúa trong và ngoài giáo xứ, kể cả lương dân. Đây là dịp thuận tiện để người kitô hữu bày tỏ niềm tin của mình đối với bí tích Thánh Thể. Giáo lý Công Giáo số 1378 khẳng định : "Trong Phụng vụ Thánh Lễ, chúng ta bày tỏ niềm tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong hình bánh và hình rượu bằng nhiều cách, như bái gối hoặc cúi mình sâu để tỏ dấu tôn thờ Chúa. 'Giáo Hội Công Giáo đã và vẫn dành sự phụng tự tôn thờ cho Bí tích Thánh Thể, không những trong Thánh Lễ, nhưng còn ngoài lúc cử hành Thánh Lễ, bằng cách giữ gìn các tấm bánh đã thánh hiến cách rất cẩn trọng, và bằng cách đưa Mình Thánh cho các tín hữu tôn kính cách trọng thể, và bằng cách tổ chức rước Thánh Thể'" (GLCG 1378).
“Việc Chầu Thánh Thể có ba mục đích: 1) Nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Bí Tích; 2) dẫn ta tiến đến sự tham dự đầy đủ hơn trong việc cử hành Bí Tích Thánh Thể, tột đỉnh trong việc hiệp lễ; 3) nuôi dưỡng việc phụng thờ xứng hợp đối với Chúa Kitô trong tinh thần và chân lý”(Lm. Phi Quang).
Như vậy, tổ chức rước và chầu Thánh Thể là một hình thức tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ được Giáo Hội nhìn nhận là việc phụng vụ tức là việc tôn thờ công cộng của Giáo Hội.
Sau gần ba giờ đồng hồ, cuộc rước kiệu trở về lại nhà thờ xứ và kết thúc bằng giờ chầu thật trang nghiêm và sốt sắng trong tinh thần hiệp ý với Đức Thánh Cha Phanxicô và toàn thể Giáo Hội hoàn cầu.
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể, hiệp ý với Đức Giáo Hoàng chúng con dâng lên Chúa những ước nguyện của Người, cũng mọi ý nguyện chính đáng của mọi người trên thế giới, xin Chúa đón nhận, thánh hóa và ban ơn theo Thánh ý Chúa !
Chầu Thánh Thể tại TGP Huế: Phủ Cam và Lang Vang
Trương Trí
11:10 03/06/2013
TỔNG GIÁO PHẬN HUẾ RƯỚC KIỆU VÀ CHẦU THÁNH THỂ
Tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam:
Hiệp cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Hội toàn cầu, lúc 22 giờ tối Chúa Nhật Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu, Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức cuộc rước kiệu Thánh thể long trọng tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam do Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ sự, cùng tham dự giờ chầu có quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và Đại Chủng sinh cùng đông đảo cộng đoàn Dân chúa.
Xem hình ảnh
Qua lời dẫn, Ban Phụng vụ hướng cộng đoàn hiệp thông với Đức Thánh Cha trong giờ Khai mở giờ Chầu Thánh thể một cách đặc biệt tại Đền thờ Thánh Phêrô tại Vatican. Chúa Giêsu đã đến trần gian để khai sáng Đức Tin và hoàn thiện Đức Tin ấy một cách vững bền. Để Đức Tin ấy luôn sống động, chúng ta cần liên kết mật thiết với Ngài nhờ lắng nghe Lời Chúa và yêu mến Thánh Thể. Giáo Hội luôn xác tín địa vị chủ chốt của Thánh Thể trong đời sống Đức Tin: “Phép Thánh Thể là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Giáo Hội hướng tới, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi sức mạnh cho Giáo Hội.”
Đúng 22 giờ, Kiệu Thánh Thể được rước từ trong Nhà thờ ra trước Tiền đường, toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa cầm nến sáng trên tay cung kính hướng về Thánh Thể Chúa Kitô.
Phiên 6 của Ban Chung sự Hiếu đạo vinh dự gánh Kiệu Thánh Thể và Phiên 5 phụ trách cờ lọng che hầu. Kiệu Thánh Thể được long trọng rước vòng quanh khuôn viên Nhà thờ, mặc dù sân Nhà thờ đầy đá sõi nhưng mọi người không quản ngại đau đớn quì gối để cùng sẽ chia cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.
Trong bài suy niệm, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế F.X. chia sẽ: “Hội đồng Giáo hoàng đặc trách về Phúc âm hóa đã gởi thư cho tất cả các Giám mục trên toàn thế giới, mời gọi hưởng ứng tham giờ Tôn vinh Thánh Thể tại mỗi Giáo phận, cùng một lúc với Đức Thánh Cha tại Đền Thánh Phêrô vào ngày 2.6.2013 vào lúc 5 giờ chiều giờ Rôma, nhĩa là lúc 22 giờ tại Việt Nam.
Trong tinh thần hiệp thông và vâng phục, với tâm tình con thảo, chúng ta dâng giờ tôn vinh Thánh Thể này, để cùng với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ, xin Chúa ban thêm Đức Tin và lòng sung kính mến yêu Thánh Thể.
Chúng ta đang sống trong năm Đức Tin, mối quan hệ giữa Đức Tin và Bí tích Thánh Thể là rất mật thiết và quan trọng. trước mắt chúng ta, chúng chỉ nhìn thấy một tấm bánh trắng nhỏ bé, nhưng Đức Tin dạy chúng ta tin: Đó chính là Chúa Giêsu tron vẹn cả hồn và xác, cả bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Đây chính là Thiên Chúa Ngôi Hai đầu thai làm người sinh bởi Mẹ Đồng trinh Maria. Đây chính là Chúa Giêsu đã chấp nhận cuộc khổ nạn, chết trên Thập giá và sống lại để cứu độ chúng ta. Đây là Thiên Chúa đã hứa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế…
Trong tâm tình hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Cha chung của Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta sốt sắng cử hành giờ Tôn vinh Thánh Thể nầy để cầu xin Chúa gia tăng và trợ giúp đức tin yếu hèn của chúng ta và ban Đức Tin cho những người chưa được diễm phúc tin yêu Chúa.”
Trong lời cầu nguyện, cộng đoàn Dân Chúa hướng lòng về Thánh Thể, Đức Tổng Giám mục dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, cũng vào giờ phút này, hàng triệu triệu con tim trên toàn thế giới đang ở trước mặt Chúa, trong giờ tôn vinh Thánh Thể, hiệp thông cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô đang chủ sự giờ Chầu Thánh Thể tại Đền Thánh Phêrô ở Vatican. Đây là một sáng kiến độc đáo của Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc hóa, trong năm Đức Tin để nói lên tình hiệp thông mạnh mẽ của một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện. Công Giáo và tông truyền…
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Giờ đây, trước mặt Chúa, chúng con xin hiệp ý cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Đại diện của Chúa ở trần gian, người kế vị thánh Phêrô, vị Cha chung của Hội Thánh hoàn vũ. Xin Chúa thương gìn giữ Ngài hồn an xác mạnh. Xin Chúa Thánh thần đồng hành với Ngài trong mọi công việc để Ngài dìu dắt và hướng dẫn Dân Chúa trong cuộc hành trình đức tin đầy sóng gió và cạm bẫy nầy.
Chúng con cầu nguyện cho các Giám mục và Linh mục của Chúa luôn là những Mục tử tốt lành, sống đức ái mục tử để cho doàn chiên được sống và sống dồi dào.
Chúng con cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ và những người sống đời thánh thiện luôn theo sát linh đạo của Hội Dòng và sống ba lời khuyên Phúc âm: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, nên giống Chúa mỗi ngày để trở thành chứng nhân cho niềm tin của mình.
Chúng con cầu nguyện cho mọi tín hữu đang hăng say phục vụ Giáo Hội trong các hội đoàn, xin cho họ tiếp tục hy sinh, sống tinh thần phục vụ yêu thương, để chia sẽ tình thương của Chúa cho mọi người.
Chúng con nhớ đến những người nghèo khổ thiếu thốn, không đủ cơm ăn áo mặc, những người già yếu bệnh tật, neo đơn không nơi nương tựa, nhưng trẻ em mồ côi, khuyết tật thiếu người chăm sóc, những người đang hấp hối vì cơn bệnh nan y hiểm nghèo… Xin Chúa nâng đở ủi an và ban cho có nhiều tâm hồn quảng đại sẵn lòng hy sinh chia sẽ của cải vật chất cho những người xấu số đang gặp khó khăn…”
Tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang:
Mặc dù đang là đầu mùa hè, nhất là đang mùa thi cử của học sinh, nhưng vẫn có hàng ngàn khách hành hương đến với Mẹ. Đặc biệt đoàn hành hương thuộc Hạt Gia Kiệm Giáo phận Xuân Lộc với cả ngàn người, năm nào cũng vậy đều hành hương về đây kính viếng và tạ ơn Đức Mẹ La Vang. Ngoài ra còn có đoàn hành hương của quý thầy Thần học 3 thuộc Đại Chủng viện Sao biển Nha Trang, và rất đông các đoàn hành hương đến từ các Giáo phận.
Chương trình Suy tôn và Chầu Thánh Thể được Cha Quản nhiệm Giacôbê Lê Sĩ Hiền thông báo từ buổi chiều để mọi người chuẩn bị.
Đúng 22 giờ, chuông Nhà thờ vang dội mời gọi mọi người quy tụ về quanh Linh Đài Đức Mẹ La vang để cùng nhau tham dự giờ Suy tôn Thánh Thể.
Thánh Thể Chúa Kitô được đặt trong một “Hào quang” cao lớn, do Cha Quản nhiệm chủ sự, được long trọng rước từ Nhà Nguyện ra Linh đài Đức Mẹ giữa hàng ngàn ngọn nến lung linh trong bầu trời đêm La vang.
Trước Linh đài Đức Mẹ, Cha Quản nhiệm dâng hương và mời gọi cộng đoàn hành hương hiệp cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô cùng Giáo Hội toàn cầu trong giờ phút tôn vinh Thánh Thể long trọng nầy.
Cộng đoàn hành hương được nghe bài Tin mừng: Chúa Giêsu xác tín với mọi người về thân thể Ngài chính là của ăn, máu Ngài chính là của uống. Tất cả những ai tin vào Ngài, ăn thịt và uống máu Ngài sẽ được sống đời đời. Cha Quản nhiệm suy niệm về nhiệm tích Thánh Thể: “Thánh Thể và Sự sống trường sinh”.
“Bí tích Thánh Thể là Bí tích của tình yêu. Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến tuyệt vời là dùng chính thịt và máu mình để làm của ăn của uống nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Ngài là của ăn và là của uống để cho chúng ta được sống và sống dồi dào.
Ngoài việc Ngài dùng máu thịt của Ngài để làm của ăn thiêng liêng mang đến cuộc sống vĩnh cửu cho con người, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh đến Mầu nhiệm nhập thể làm người, và đã đổ máu mình ra, chết trên thập giá để cứu chuộc con người. Không bí tích nào giúp chúng ta sống với Chúa và sống nhờ Chúa như Bí tích Thánh Thể. Thánh Phaolô đã xác quyết: “ Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa kitô sống trong tôi”.
Trong phần lời nguyện, đại diện mọi thành phần dân Chúa nhờ lời chuyển cầu của mẹ La Vang dâng lên Thiên Chúa: cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Cha chung của Giáo Hội hoàn vũ. Cầu nguyện cho những người đang phải sống trong cảnh lầm than đói khổ, chiến tranh và những sự bất công của xã hội. Đồng thời cũng cầu nguyện cho việc xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang sớm được hoàn thành.
Trong bầu khí thánh thiêng của ban đêm tại Linh địa La Vang, mọi người sốt sắng cầu nguyện và tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể, suy niệm về cuộc khổ nạn của Ngài. Vì yêu thương chúng ta, Ngài đã nhận lấy cái chết trên Thập giá để cứu rỗi cho nhân loại, để cho chúng ta được sống.
Tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam:
Hiệp cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô và Giáo Hội toàn cầu, lúc 22 giờ tối Chúa Nhật Lễ Kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu, Tổng Giáo phận Huế đã tổ chức cuộc rước kiệu Thánh thể long trọng tại Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam do Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng chủ sự, cùng tham dự giờ chầu có quí Cha, quí tu sĩ nam nữ và Đại Chủng sinh cùng đông đảo cộng đoàn Dân chúa.
Xem hình ảnh
Qua lời dẫn, Ban Phụng vụ hướng cộng đoàn hiệp thông với Đức Thánh Cha trong giờ Khai mở giờ Chầu Thánh thể một cách đặc biệt tại Đền thờ Thánh Phêrô tại Vatican. Chúa Giêsu đã đến trần gian để khai sáng Đức Tin và hoàn thiện Đức Tin ấy một cách vững bền. Để Đức Tin ấy luôn sống động, chúng ta cần liên kết mật thiết với Ngài nhờ lắng nghe Lời Chúa và yêu mến Thánh Thể. Giáo Hội luôn xác tín địa vị chủ chốt của Thánh Thể trong đời sống Đức Tin: “Phép Thánh Thể là chóp đỉnh mà mọi hoạt động của Giáo Hội hướng tới, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi sức mạnh cho Giáo Hội.”
Đúng 22 giờ, Kiệu Thánh Thể được rước từ trong Nhà thờ ra trước Tiền đường, toàn thể Cộng đoàn Dân Chúa cầm nến sáng trên tay cung kính hướng về Thánh Thể Chúa Kitô.
Phiên 6 của Ban Chung sự Hiếu đạo vinh dự gánh Kiệu Thánh Thể và Phiên 5 phụ trách cờ lọng che hầu. Kiệu Thánh Thể được long trọng rước vòng quanh khuôn viên Nhà thờ, mặc dù sân Nhà thờ đầy đá sõi nhưng mọi người không quản ngại đau đớn quì gối để cùng sẽ chia cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô.
Trong bài suy niệm, Đức Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế F.X. chia sẽ: “Hội đồng Giáo hoàng đặc trách về Phúc âm hóa đã gởi thư cho tất cả các Giám mục trên toàn thế giới, mời gọi hưởng ứng tham giờ Tôn vinh Thánh Thể tại mỗi Giáo phận, cùng một lúc với Đức Thánh Cha tại Đền Thánh Phêrô vào ngày 2.6.2013 vào lúc 5 giờ chiều giờ Rôma, nhĩa là lúc 22 giờ tại Việt Nam.
Trong tinh thần hiệp thông và vâng phục, với tâm tình con thảo, chúng ta dâng giờ tôn vinh Thánh Thể này, để cùng với Đức Thánh Cha và Giáo Hội hoàn vũ, xin Chúa ban thêm Đức Tin và lòng sung kính mến yêu Thánh Thể.
Chúng ta đang sống trong năm Đức Tin, mối quan hệ giữa Đức Tin và Bí tích Thánh Thể là rất mật thiết và quan trọng. trước mắt chúng ta, chúng chỉ nhìn thấy một tấm bánh trắng nhỏ bé, nhưng Đức Tin dạy chúng ta tin: Đó chính là Chúa Giêsu tron vẹn cả hồn và xác, cả bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người. Đây chính là Thiên Chúa Ngôi Hai đầu thai làm người sinh bởi Mẹ Đồng trinh Maria. Đây chính là Chúa Giêsu đã chấp nhận cuộc khổ nạn, chết trên Thập giá và sống lại để cứu độ chúng ta. Đây là Thiên Chúa đã hứa ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế…
Trong tâm tình hiệp thông với Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Cha chung của Giáo Hội hoàn vũ, chúng ta sốt sắng cử hành giờ Tôn vinh Thánh Thể nầy để cầu xin Chúa gia tăng và trợ giúp đức tin yếu hèn của chúng ta và ban Đức Tin cho những người chưa được diễm phúc tin yêu Chúa.”
Trong lời cầu nguyện, cộng đoàn Dân Chúa hướng lòng về Thánh Thể, Đức Tổng Giám mục dâng lời cầu nguyện: “Lạy Chúa, cũng vào giờ phút này, hàng triệu triệu con tim trên toàn thế giới đang ở trước mặt Chúa, trong giờ tôn vinh Thánh Thể, hiệp thông cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô đang chủ sự giờ Chầu Thánh Thể tại Đền Thánh Phêrô ở Vatican. Đây là một sáng kiến độc đáo của Hội đồng Giáo hoàng về Tân Phúc hóa, trong năm Đức Tin để nói lên tình hiệp thông mạnh mẽ của một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện. Công Giáo và tông truyền…
Lạy Chúa Giêsu Thánh Thể,
Giờ đây, trước mặt Chúa, chúng con xin hiệp ý cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Đại diện của Chúa ở trần gian, người kế vị thánh Phêrô, vị Cha chung của Hội Thánh hoàn vũ. Xin Chúa thương gìn giữ Ngài hồn an xác mạnh. Xin Chúa Thánh thần đồng hành với Ngài trong mọi công việc để Ngài dìu dắt và hướng dẫn Dân Chúa trong cuộc hành trình đức tin đầy sóng gió và cạm bẫy nầy.
Chúng con cầu nguyện cho các Giám mục và Linh mục của Chúa luôn là những Mục tử tốt lành, sống đức ái mục tử để cho doàn chiên được sống và sống dồi dào.
Chúng con cầu nguyện cho các tu sĩ nam nữ và những người sống đời thánh thiện luôn theo sát linh đạo của Hội Dòng và sống ba lời khuyên Phúc âm: khó nghèo, khiết tịnh và vâng phục, nên giống Chúa mỗi ngày để trở thành chứng nhân cho niềm tin của mình.
Chúng con cầu nguyện cho mọi tín hữu đang hăng say phục vụ Giáo Hội trong các hội đoàn, xin cho họ tiếp tục hy sinh, sống tinh thần phục vụ yêu thương, để chia sẽ tình thương của Chúa cho mọi người.
Chúng con nhớ đến những người nghèo khổ thiếu thốn, không đủ cơm ăn áo mặc, những người già yếu bệnh tật, neo đơn không nơi nương tựa, nhưng trẻ em mồ côi, khuyết tật thiếu người chăm sóc, những người đang hấp hối vì cơn bệnh nan y hiểm nghèo… Xin Chúa nâng đở ủi an và ban cho có nhiều tâm hồn quảng đại sẵn lòng hy sinh chia sẽ của cải vật chất cho những người xấu số đang gặp khó khăn…”
Tại Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang:
Mặc dù đang là đầu mùa hè, nhất là đang mùa thi cử của học sinh, nhưng vẫn có hàng ngàn khách hành hương đến với Mẹ. Đặc biệt đoàn hành hương thuộc Hạt Gia Kiệm Giáo phận Xuân Lộc với cả ngàn người, năm nào cũng vậy đều hành hương về đây kính viếng và tạ ơn Đức Mẹ La Vang. Ngoài ra còn có đoàn hành hương của quý thầy Thần học 3 thuộc Đại Chủng viện Sao biển Nha Trang, và rất đông các đoàn hành hương đến từ các Giáo phận.
Chương trình Suy tôn và Chầu Thánh Thể được Cha Quản nhiệm Giacôbê Lê Sĩ Hiền thông báo từ buổi chiều để mọi người chuẩn bị.
Đúng 22 giờ, chuông Nhà thờ vang dội mời gọi mọi người quy tụ về quanh Linh Đài Đức Mẹ La vang để cùng nhau tham dự giờ Suy tôn Thánh Thể.
Thánh Thể Chúa Kitô được đặt trong một “Hào quang” cao lớn, do Cha Quản nhiệm chủ sự, được long trọng rước từ Nhà Nguyện ra Linh đài Đức Mẹ giữa hàng ngàn ngọn nến lung linh trong bầu trời đêm La vang.
Trước Linh đài Đức Mẹ, Cha Quản nhiệm dâng hương và mời gọi cộng đoàn hành hương hiệp cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô cùng Giáo Hội toàn cầu trong giờ phút tôn vinh Thánh Thể long trọng nầy.
Cộng đoàn hành hương được nghe bài Tin mừng: Chúa Giêsu xác tín với mọi người về thân thể Ngài chính là của ăn, máu Ngài chính là của uống. Tất cả những ai tin vào Ngài, ăn thịt và uống máu Ngài sẽ được sống đời đời. Cha Quản nhiệm suy niệm về nhiệm tích Thánh Thể: “Thánh Thể và Sự sống trường sinh”.
“Bí tích Thánh Thể là Bí tích của tình yêu. Vì yêu thương chúng ta, Chúa Giêsu đã có một sáng kiến tuyệt vời là dùng chính thịt và máu mình để làm của ăn của uống nuôi sống chúng ta. Chính Chúa Giêsu đã khẳng định: Ngài là của ăn và là của uống để cho chúng ta được sống và sống dồi dào.
Ngoài việc Ngài dùng máu thịt của Ngài để làm của ăn thiêng liêng mang đến cuộc sống vĩnh cửu cho con người, Chúa Giêsu còn nhấn mạnh đến Mầu nhiệm nhập thể làm người, và đã đổ máu mình ra, chết trên thập giá để cứu chuộc con người. Không bí tích nào giúp chúng ta sống với Chúa và sống nhờ Chúa như Bí tích Thánh Thể. Thánh Phaolô đã xác quyết: “ Tôi sống nhưng không phải tôi sống, mà chính Chúa kitô sống trong tôi”.
Trong phần lời nguyện, đại diện mọi thành phần dân Chúa nhờ lời chuyển cầu của mẹ La Vang dâng lên Thiên Chúa: cầu nguyện cho Đức Thánh Cha Phanxicô, vị Cha chung của Giáo Hội hoàn vũ. Cầu nguyện cho những người đang phải sống trong cảnh lầm than đói khổ, chiến tranh và những sự bất công của xã hội. Đồng thời cũng cầu nguyện cho việc xây dựng Vương cung Thánh đường Đức Mẹ La Vang sớm được hoàn thành.
Trong bầu khí thánh thiêng của ban đêm tại Linh địa La Vang, mọi người sốt sắng cầu nguyện và tôn vinh Chúa Giêsu Thánh Thể, suy niệm về cuộc khổ nạn của Ngài. Vì yêu thương chúng ta, Ngài đã nhận lấy cái chết trên Thập giá để cứu rỗi cho nhân loại, để cho chúng ta được sống.
Văn Hóa
Giải viết văn đường trường 2013
LM. Trăng Thập Tự
07:38 03/06/2013
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2013 : BẢN TIN 08
Chúng tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập và độc giả bốn phương bản tin số 8.
Chúng tôi xin nêu vài nét phân tích về thành phần các tác giả. Trong 24 tác giả ở tuổi 18-39:
- Giáo tỉnh Hà Nội có 10 tác giả: trong đó Vinh 3 (19/học sinh; 27+37 tuổi)), Thái Bình (33/tu sĩ), Bắc Ninh (23+23+22/sinh viên), Phát Diệm (18/sinh viên), Thanh Hóa (20/sinh viên), Bùi Chu (33).
- Giáo tỉnh Huế có 10 tác giả: trong đó Huế 1 (24 tuổi), Nha trang 4 (22/sinh viên; 24+25/chủng sinh; 31/cựu chủng sinh), Qui nhơn 5 (19+19+20+20+23/tất cả là học sinh và sinh viên).
- Giáo tỉnh Sài Gòn có 4 tác giả: trong đó Long Xuyên 1 (19/sinh viên), Sài Gòn 1 (34/nữ tu), Đà Lạt 1 (34/nữ tu), Cần Thơ 1 (39).
Trong số 24 tác giả, có 3 học sinh, 10 sinh viên, 2 chủng sinh ĐCV, 2 nữ tu, 1 nam tu sĩ, 1 cựu chủng sinh, 5 giáo dân 24 tuổi trở lên. Giải Viết Văn Đường Trường được tổ chức để tìm kiếm và tài bồi các tác giả văn xuôi trẻ cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Với 24 tác giả của đợt 1, đã có 15 tác giả dưới 25 tuổi. Hy vọng sau 6 năm sẽ có thêm nhiều tác giả trẻ khác nữa.
Để hỗ trợ Giải thưởng này, tác giả Thái Hà thuộc giáo phận Bùi Chu đã gửi tặng tất cả các tác giả dự thi và ban giám khảo quyển tiểu thuyết mới xuất bản, tựa đề Tam đa nhà đạo, Nxb Hồng Đức - Hà Nội 2013, viết về ba vị thánh quân nhân tử vì đạo: Đaminh Đinh Đạt, Augustinô Phan Viết Huy và Nicôla Bùi Đức Thể. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả Thái Hà.
Giải Viết Văn Đường Trường được tổ chức liên tục hằng năm cho tới năm 2018. Những ai chưa rõ thể lệ, xin mời xem:
- Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường
- Chương trình tìm kiếm và xây dựng tài năng văn xuôi cho văn học Công Giáo
tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Chúng tôi ước mong quý vị giúp giới thiệu chương trình này rộng rãi để có thêm nhiều bạn trẻ dự thi.
Quy Nhơn, 01-5-2013
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Tòa Giám Mục Qui Nhơn
116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn
ĐTDĐ: 0935-424-449; gopnhattho@yahoo.com
BÀI DỰ THI
Mã số 13-036
NÓ
Nó vẫn còn nhớ như in buổi tối hôm ấy, lúc nó nói rằng: "Con không ở Chủng viện nữa". Một chút đăm chiêu trong đôi mắt của cha nó. Mẹ nó không nói gì. Một phút trôi đi lặng lẽ..... Vẫn không ai nói gì. Không gian yên ắng đến lạ lùng. Từng tiếng đồng hồ chạy đều đều: tích, tắc, tích, tắc... Một lúc sau, cha nó nhẹ nhàng bảo: "Cha mẹ luôn tôn trọng quyết định của con. Con dự định sẽ làm gì?" Nó thở phào nhẹ nhõm. Vậy là cha mẹ đã thật sự hiểu nó. Nó đã thầm cảm ơn cha mẹ vì điều đó.
Nó đã ở Chủng viện bốn năm. Bốn năm. Một khảng thời gian không quá dài nhưng đủ để nó nhận ra rằng: nó không hợp với nơi này. Nó là người ham học hỏi. Nó thích hoạt động. Nó thích đi đây đi đó. Linh mục triều quản một giáo xứ lâu quá. Sở thích chinh phục của nó không được thõa mãn. Hình ảnh về những miền đất xa xôi luôn xuất hiện trong tâm trí nó. Ý Chúa chăng?
Nó đã ra ngoài. Đó là điều mà trong suốt bốn năm qua, nó không hề nghĩ đến. Đây là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của nó từ trước tới giờ. Biết bao nhiêu lần nó đã tự hỏi: "Quyết định của nó có sai lầm không? Đó có thực sự là ý Chúa chăng?" Chỉ có Chúa mới biết câu trả lời.
Thời gian quay về bốn năm trước, ngày nó nhập Chủng viện. Đó là ngày trời không nắng. Không ai đưa tiễn. Cha sở đã chở nó tới Chủng viện. Sau một vài thủ tục, nó được nhận vào Chủng viện. Các phòng khác đã đủ người nên nó được ở một phòng riêng. Trong giờ cơm, với lời gợi ý của Cha Giám đốc, nó đã tự giới thiệu về bản thân với giọng run run. Mọi người bắt chuyện với nó. Lòng nó đã ấm lên lúc nào không hay biết... Ngày đầu tiên trôi qua thật chậm chạp. Mọi thứ đều mới mẻ, lạ lẫm đối với nó. Nó tập học hỏi mọi thứ: từ cách đi, cách ngồi... đến những chuyện tế nhị nhất như cách ăn uống. Buổi tối , lúc nằm trên giường trước khi ngủ nó đã tự hỏi: "Rồi cuộc đời mình sẽ như thế nào?" Rồi nó ngủ thiếp đi.
Mới đó mà đã bốn năm. Nó đã học được nhiều điều trong suốt bốn năm ấy. Những điều mà trước kia nó không nghĩ đến, thì bây giờ đã giúp ích nó rất nhiều. Nó đã chững chạc hơn, tự tin hơn, trưởng thành hơn. Nó đã biết những gì phải làm và những gì nên nói. Cảm ơn các Cha đã dạy dỗ một chủng sinh như nó.
Bốn năm qua nó thật sướng. Các Cha giống như những người cha, người mẹ đã lo cho nó từng giấc ngủ, bữa cơm đến chuyện học hành, thi cử. Giờ thì mọi thứ đã thay đổi. Nó phải tự thân vận động thôi. Nó đã biết cảm giác tìm nhà trọ là như thế nào. Trước kia, khi còn ở Chủng viện, sau khi đi học về, nó có cơm, canh thật ngon để ăn. Mọi người đã để dành phần cho nó. Giờ đây, sau khi tan học, nó phải ghé vào chợ, mua nhanh thứ gì đó, rồi nấu ăn. Ăn trong vội vàng rồi nó lại đi học. Giờ đây, ngoài một người nội trợ nó còn là một quản gia. Nó phải sắp xếp chi tiêu sao cho hợp lí nhất, tiết kiệm nhất. Bởi, sinh viên mà!
Từ khi nó ra ngoài, cha mẹ nó đã vất vả hơn rất nhiều. Tiền ăn, tiền nhà, tiền sinh hoạt.... Cha mẹ nó đều lo tất cả mọi thứ . Nó biết thế. Nó đã tự hứa sẽ cố gắng hơn, nhưng nhiều lúc nó đã quên mất lời hứa của chính bản thân nó. Cha mẹ nó đã vì nó mà khổ quá nhiều. Cha mẹ nó đã đau hết bệnh này đến bệnh khác nhưng vẫn cố gắng đi làm. Vì nó chỉ vì nó thôi mà cha mẹ nó đã làm tất cả. Chưa có khi nào nó cảm thấy thương cha mẹ nó như lúc này.
Bề ngoài của nó chẳng thay đổi gì mấy. Nó mập nhưng lại đen hơn. Nhưng suy nghĩ của nó đã thay đổi nhiều. Nó nghĩ cho gia đình nhiều hơn. Mỗi khi gọi về cho gia đình, nó thường hay giấu đi giọt nước mắt. Giọt nước mắt vì nó vẫn còn lơ là trong việc học, vì nó cảm thấy nó thật bất hiếu, vì nó đã làm cho cha mẹ nó khổ hơn. Nhưng nó lại buồn hơn vì cha mẹ nó chẳng than phiền gì cả. Cha mẹ nó đã chịu đựng tất cả. Có lẽ đó là đặc điểm chung của các bậc cha mẹ: Cha mẹ luôn hy sinh vì con cái.
"Mỗi khi nhớ nhà, tâm hồn con bao xót xa, những khi nhớ nhà, kỉ niệm như sóng dâng cao. Nhớ cha nhớ mẹ, nhớ từng ánh mắt dấu yêu, nhớ lời dạy con sớm chiều. Yêu Mẹ yêu cha rất nhiều. Con nguyện xin Chúa thương đến cha mẹ của con. Năm tháng đôi vai hao mòn. Đôi mắt trông con mỏi mòn. Nơi phương xa con thương nhớ cha Mẹ. Con xin Chúa dủ thương cho cha mẹ được nhiều phúc lành. Những đem mưa buồn con lặng thầm trong bóng đêm. Nhớ về quê nhà, nhớ từng con phố thân quen. Nhớ đêm trăng nào, giã từ mẹ cha dấu yêu, khuyên dạy con nhớ sớm chiều: sống sao nên người nhé con"... (Bài “Tâm sự của con” – Gia Ân). Đó là bài hát nó thích nhất. Nó có thể nghe hoài, nghe hoài mà không biết chán. Nó đã nghe bài này, lần đầu tiên, trong một đêm mưa buồn. Bài hát đã chinh phục được trái tim của nó. Để rồi, mỗi khi nhớ gia đình, nó lại hát bài này. Hát để vơi đi nỗi nhớ, để vơi đi cảm giác tội lỗi trong nó. Nó còn xem bài hát này như lời cầu nguyện lên Đấng Toàn Năng. Cảm ơn người nhạc sĩ đã nói hộ lòng nó.
Người ta cho rằng: khi ra khỏi Chủng viện thì nó sẽ làm biếng đi lễ hơn. Nhưng nó đã có một trải nghiệm cho riêng mình: nó đã đi lễ sốt sắng hơn, chăm chú hơn trước kia. Cầu nguyện nhiều hơn, tâm tình hơn. Nó đã nhận ra ơn Chúa qua từng ngày sống một cách rõ ràng hơn. Nó đã không thờ ơ, quay lưng với ơn Chúa. Nó hăng hái tham gia các hoạt động của giáo xứ nơi nó đang ở trọ. Nó đã đem hết khả năng để phục vụ. Nhiều khi rất mệt mỏi, chán nản nhưng nó cảm thấy một niềm vui nho nhỏ: Chúa sẽ vì sự hy sinh của nó mà ban cho cha mẹ nó ở quê nhà được bình an. Đó chính là điều mà nó mong mỏi nhất.
Mỗi ngày của nó đã trôi qua thật ý nghĩa. Nó đã chủ động hơn trong mọi thứ. Nó đã làm từng việc một với tất cả tấm lòng. Nó cảm nhận được niềm vui của cha mẹ nó. Nó lại càng cố gắng hơn. Để rồi trong giấc ngủ đến với nó thật nhẹ nhàng và những miền đất xa xôi lại hiện về...
Mã số 13-037
HỌC QUÊN
Chiều nay, khi anh nói đi nhà thờ, chị không giấu được ngạc nhiên. Đứa con nhỏ mừng rơn, cầm tay cha ngọng nghịu, nói để con dẫn ba tới nhà thờ. Anh cười, nghẹn ngào nuốt một ngụm đắng trong họng, có phải anh đã quên đường đi? Trong lúc cài cúc chiếc áo dài chị ngẫm nghĩ mấy ngày gần đây xem có gì bất thường xảy ra với anh, như ngủ mơ thấy bị đụng xe, hay có tiếng cú kêu trên chòm cây góc vườn, hay có đám tang của ai đó đi qua trong khi anh đang nghĩ về cái chết… Chị không biết, nhưng nhìn nét mặt lặng lẽ đượm buồn của anh, chị nghĩ chắc anh nhớ nhà. Có buồn, có nhớ, đến nhà thờ sẽ hết, nhưng dường như anh không nghĩ vậy. Bước chân anh càng lúc càng ngượng nghịu, nặng nề, và chị nghĩ nếu không nắm chặt tay anh, chắc anh sẽ quay trở về.
Chị không biết ngôi thánh đường này gắn bó với anh thế nào. Anh biết chổ nào mấy con chim sẻ hay làm tổ, hay bữa trưa nằm ngủ chỗ nào sẽ nếm được vị mặn của gió biển, hay cái ghế nào có vết khắc mối tình của Tuấn Còi + Út Hương… Anh biết hết, bởi mọi người đã từng gọi anh là “ông biện nhỏ” ngày hai buổi tới nhà thờ. Ở đó anh luôn cảm thấy vui, vui cả khi ở một mình với vạt cỏ châu chấu chuồn chuồn, vui với hoa nắng xuyên qua những tán phượng rơi xuống sân lấp lánh, vui cả khi thấy ba anh thót người rót vào chiều những tiếng chuông da diết… Nhưng niềm vui đã dừng lại mười lăm năm trước, ngày anh thấy ba mình nhét tiền giỏ nhà thờ vào trong túi…
Có cái gì vừa đứt phựt trong lòng anh, đau lắm. Nhà thờ không còn làm anh hạnh phúc, bởi nơi nào cũng gợi nhớ ba và con. Những kỉ niệm vui của hai cha con tan như bọt nước, chỉ còn lại hình ảnh của ba chiều hôm đó. Tình cảm thiêng liêng của ba và con nơi ngôi thánh đường như bị một vết chém sắc ngọt và đau khủng khiếp, rất khó lành. Cậu bé mười hai tuổi lặng lẽ làm đám tang cho ba, mà cảm thấy như mình mới là người bị chôn xuống nấm mồ. Nhà thờ vắng bóng ông biện nhỏ, bởi mỗi lần qua chỗ ấy hình ảnh ba với những tờ tiền vò trong tay, không một chút run rẩy lại hiện về. Mỗi lần định cười, định nói ba ơi đợi con đi lễ với lại thấy nước mắt chực rơi, nên thôi. Nên anh ôm mãi nỗi đau trong lòng. Đáng lẽ anh phải quên, để buổi chiều hôm đó lặn đi không tăm tích trong đời, hay chỉ nghĩ đến những điều tốt mà ba vẫn âm thầm làm cho giáo xứ. Rồi chiều chiều hai cha con chở nhau trên chiếc xe đạp cũ đến nhà thờ. Nhưng mà quên đâu có dễ…
Chị đoán đúng, anh nhớ ba, mặc dù chỉ đi qua mấy cánh đồng là về tới nhà. Đoạn đường về nhà không phải dễ, bởi về phải đi qua nhà thờ. Qua đó thế nào anh cũng thấy ba. Không thể không tin vào sự thành tâm của ba, nhưng anh vẫn run rẩy mỗi khi thấy ông ở nhà thờ, nên nhiều lúc anh chỉ đứng lặng ngoài hàng rào bông bụt đỏ. Đứng ở đó có thể nhìn vào nhà thờ, thấy ba đang quanh quẩn làm gì đó, hay chẳng làm gì, chỉ lặng lẽ quỳ bên đài Đức Mẹ. Những chuyện này chị biết hết, nhưng có một chuyện chị không biết. Hôm qua tình cờ gặp lại cha xứ cũ, cha hỏi anh đã về chưa? Anh hỏi về đâu? Cha bảo ba anh đã trở về, mười lăm năm trước, còn anh có còn ở lại với người năm cũ?
Mỗi lần đu tấm thân gầy guộc kéo chuông, ba anh nhớ bữa cơm năm xưa đứa con ném đôi đũa xuống đất, hét lên con thấy ba lấy tiền nhà thờ. Mười lăm năm ông lặng lẽ quét dọn, đánh chuông, mở cửa, tưới cây… Mười lăm năm vẫn chưa đủ sao, chưa đủ sao?
Nghe anh kể chuyện, tôi hỏi:
- Hết đau rồi mà sao không nói cho ba anh biết?
Trong tiếng chuông văng vẳng giờ kinh đêm tôi nghe anh trả lời:
- Thì hồi chiều anh đi lễ đó.
Tôi định hỏi, vì chuyện đó mà anh xa Chúa mười lăm năm, có đáng không, đáng không? Nhưng thôi, thì hồi chiều anh đi lễ rồi đó.
Mã số 13-038
TỪ BỨC MÀN TRỜI
Ánh đèn từ trời dần tắt là bóng đêm kéo đầy trên miền đất Kharan. Màu đen nhanh chóng len lỏi, bám lấy núi đồi, gò nổng, bụi cây, thành những hình thù kì dị dọa dẫm người ta. Đất chạy tới chân trời, bóng đen cũng đuổi theo, quấn lấy tất cả, quấn ngay cả ông lão Abram đang đứng một mình giữa đất trời mênh mông. Ông đưa tay quấn chặt tấm áo choàng phía ngoài mà vẫn ớn lạnh. Với ông, đêm nay thật dài. Dài như cái vắng lặng của đồi hoang kéo tới vùng sa mạc tít tắp đầy những âm thanh rợn rùng, dài như dải sáng trên trời ông đang ngắm nhìn với vô số ánh sao. Những ánh sao chẳng hề bị che khuất nhưng lung linh giữa màu đen được thu vào đôi mắt đã mờ, trên khuôn mặt già nua từng trải. Abram vẫn ngắm nhìn bầu trời, ngắm nhìn những điều kì lạ xảy đến với ông, ngắm nhìn tương lai ông đang hướng tới…. Ở độ tuổi quá bảy mươi, người ta chẳng còn tha thiết gì ngoài việc sum vầy, an nhàn bên con cháu, nhưng với ông, đây mới là thời điểm bắt đầu.
Mấy ngày hôm nay, cả cái thị tộc này cứ xôn xao, rối rắm, bàn tán vì quyết định ra đi của Abram. Chẳng ai có thể nghĩ một ông già như Abram mà còn mơ tưởng tới những điều không tưởng, viển vông; những điều mà chỉ có thể xảy ra trong đầu một ông lão đãng trí, hoang tưởng do quá buồn phiền không có người con nối dõi. Cha và người anh em của ông ra sức khuyên ngăn, bởi họ đang có một cuộc sống ổn định, đề huề với gia nhân, đầy những chiên cừu trên vùng đất cha con đã gắn bó. Trên giường bệnh, cụ Tera, người cha già của Abram hổn hển nói từng lời, nhưng ngọt ngào như cưng nựng đứa con yêu dấu nhất của mình:
-…Con ta ơi, gia nghiệp của cha là các con. Lẽ nào con cần gì hơn người cha này sao?...
Cụ Tera đã rất đúng khi nói "gia nghiệp của cha là các con", nhưng đó chính là điều khổ tâm của cuộc đời Abram. Đã bảy mươi lăm tuổi, mà ông không có nổi một mụn con vui tuổi già, bà Sarai vợ ông vì vậy cũng héo hon. Abram chỉ biết nhìn người cha, ông im lặng trong thẫn thờ. Làm sao để nói cho cha hiểu? Làm sao để diễn tả những gì ông đã thấy, đã nghe? “Nói đi, Abram” - ông tự nhủ. Bất chợt, không biết từ đâu, người anh em Haran hớn hở chạy tới, ông mang tới trước anh trai mình những tượng tô màu đỏ vàng:
- Abram, anh coi, đây những vị thần Ishtar, Enlil, Marduk,… em đã đi tìm khắp vùng mang về cho anh đây. Rồi anh sẽ có con trai, đàn gia súc của chúng ta sẽ ngày càng nhiều, chúng ta sẽ trở nên giàu có và chúng ta lại sống vui vẻ như những ngày nào...
Chưa để cho em mình hết lời, Abram không thèm ngó ngàng mà đưa tay gạt đổ tất cả những tượng thần như trút xuống mọi bế tắc bấy lâu của ông. Tiếng loảng xoảng của tượng vỡ làm im bặt những lời than, giọng nói của mọi người. Họ ngơ ngác nhìn theo cái bóng của Abram đang chạy ra phía đồi vắng. Từng bước chân nặng nề, yếu ớt như muốn bước nhanh ra khỏi sự rượt đuổi của đám đông, ông ngã quỵ xuống, đôi bàn tay nhăn nheo cào xuống mặt đất đầy sỏi đá, tiếng khóc khàn khàn rít lên. Nhìn vào khoảng không vô định, ông gào thét, cấu xé lòng mình. Thần sinh sản, trù phú ư ? Có thần nào cho ông một người con trai ? Có thần nào hiểu cho nỗi thống khổ của ông suốt bao năm qua ? Có thần nào hiểu hết sự cô đơn buồi tủi, khát khao của ông ? Có thần nào biết điều ông đang chờ mong ? Và có thần nào lên tiếng nói với ông dù chỉ một lời ? Không. Không có thần nào cả, chỉ một Gia-vê Thiên Chúa. Ông không lầm, không mơ, không tưởng tượng, nhưng đó là sự thật. Chính ĐỨC CHÚA của ông đã phán, để ông ra đi và hứa cho ông, không chỉ một người con trai nhưng trở thành "cha của vô số dân tộc". Lời Ngài phán đã chạm tới trái tim ông, gieo mầm sống cho từng huyết mạch, đánh thức niềm hy vọng tưởng chừng như bị đánh mất bấy lâu. Ông tin. Tâm hồn ông đã thực sự bừng lên. Chỉ còn mình ông, một mình với những quả đồi trần trụi, lặng thinh. Một mình nhỏ bé giữa màu đất nâu, một mình với những đám mây lững lờ quẩn quanh. Và gió, gió nhè nhẹ lướt trên từng sợi tóc bạc, nâng đỡ, xoa dịu một tâm hồn.
Trời vén màn đêm, những tia sáng ló rạng theo bước chân chậm rãi của ông lão chống gậy. Abram bắt đầu lên đường, con đường tới miền đất hứa, con đường tay ông không biết chỉ về đâu, nhưng có tiếng gọi ở phía tận cùng, con đường có Thiên Chúa của ông luôn ở cùng. Sau lưng ông, nhạt nhòa bóng dáng người cha.
Mã số 13-039
TÌNH YÊU TÔI VIẾT
(Yêu thương dành tặng: Gia đình em Tý Sún)
Một chiều thu lãng đãng gió heo may cùng nắng vàng ruộm. Trên cung đường trải đầy lá bàng rơi xào xạc. Thanh tay trong tay Quyên đi dạo. Ở đây, dường như mùa nào cũng có người tới tập thể dục. Tình cờ, Quyên nhìn thấy một cặp ông bà cao niên. Họ năm tay nhau thong thả bước đi và nụ cười ánh nét hạnh phúc lắm. Quyên bỗng quay sang hỏi Thanh:
– Mai này chúng ta sẽ như cặp vợ chồng ông bà lão kia anh nhỉ? Hạnh phúc thật đó! Thích thật đấy!
– Thật thế hả em?! Thanh nheo mắt nhìn cô, hỏi lại. Nhưng lúc ấy chắc anh không còn đẹp trai nữa đâu. Tuổi già mà, lão hóa sẽ không thể tránh khỏi.”
– Nhưng anh sẽ đẹp lão lắm! Quyên nháy mắt tinh anh.
….
Và cả hai cùng cười vang rộn một góc trời dấu yêu. Họ lại siết chặt vòng tay, đi trên con đường ngập tràn nắng, lá… trên môi không ngớt nụ cười trong veo, những ánh nhìn trao nhau tình tứ, ấm áp, tin yêu.
*****
Tôi và em yêu nhau được ba năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, công việc ổn định. Quãng thời gian cảm nghiệm được tình yêu của cả hai đã dành cho nhau đủ độ đậm sâu như thế nào? Chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Làm sao tôi có thể quên được ngày dấu ấn trọng đại. Ngày em diện bộ váy cưới trang nhã, đẹp đến mê hồn, cùng nắm tay tôi tiến lên nguyện đường làm lễ thành hôn. Ngày ta chung đôi, nhà thờ chuông reo vang. Trao nhau lời nguyện ước trăm năm mãi còn thắm duyên. Tình yêu của chúng con đã được Chúa thương chúc phúc, se duyên. Từ đây, con cùng em sẽ hòa làm một, cùng nhau sớt chia ngọt bùi. Phút giây ấy và mãi mãi về sau này, tôi vẫn luôn nguyện cầu cho em được bình yên, luôn hạnh phúc rạng ngời. Anh sẽ hằng ở bên em chở che. Sẽ là bờ vai ấm áp cho em nương tựa. Sẽ quan tâm, biết em cần gì hơn hết. Anh đã thấy một người con gái của cuộc đời mình. Sẽ cùng với anh vượt ngàn khó khăn. Hãy vững tin vào nhau, em nhé! Và khoảnh khắc trong thánh lễ cưới ngày hôm đó, đánh dấu chúng tôi mãi mãi bên nhau.
*****
Bước vào đời sống gia đình là một bước ngoặt, đòi hỏi sự chín chắn, đúng mực và có sự gắn kết yêu thương, thông hiệp lẫn nhau.
Tôi nhận thấy trong xã hội ngày nay, những giá trị nguyên thủy của tình yêu hôn nhân gia đình đang bị bóp nghẹt dần, bị động bởi cuộc sống bon chen, xô bồ, bởi lối sống thực dụng, chủ nghĩa hưởng thụ… làm cho căn nguyên nền tảng gia đình lung lay, không còn bền chặt.
Tình yêu tôi dành cho em gần gũi như hơi thở. Rồi từng ngày qua ngày, cả hai đều tự nhận thấy được yêu thương nhiều hơn mỗi ngày. Là những cuối tuần tôi và em cùng tới giáo đường tham dự thánh lễ. Hay mỗi tối, sau ngày làm việc ở cơ quan mệt nhọc được nghe giọng ấm áp từ em, đọc những đoạn Kinh Thánh và suy niệm lời Chúa. Căng thẳng, mỏi mệt ư? Chúng rủ nhau biến đâu mất tiêu mỗi lần tôi trở về mái nhà yên vui. Cảm giác thiệt thư thái, an yên. Thỉnh thoảng, tôi sẽ sắp xếp thời gian về nhà sắn tay áo vào bếp, nấu tặng em món soup gà mà em cực thích. Hay những lúc tôi lo chạy lụt đồ án, em ân cần pha cho tôi cốc cà phê cho đêm dài. Em luôn kề sát bên tôi, nhẹ nhàng và dịu dàng.
Tôi thích gửi trao đến em những vòng ôm từ phía sau để cảm nhận hơi ấm từ phía trước, nghe nhịp tim của một ai đó rõ hơn. Và để cho em ở phía trước biết rằng, ở phía sau vẫn luôn có một vòng tay ấm áp đang chờ đợi để được chở che, quan tâm.
Nhưng cũng có khi em hờn dỗi tôi chứ! Hay có những lúc tôi lỡ có câu nói gắt gỏng, to tiếng điều gì đó… Trong đời sống gia đình, bất đồng là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng là phải biết lắng nghe và tìm cách giải quyết tốt nhất. Và thật may, chúng tôi cũng đọc được ý nghĩ về nhau. À, đã bảo là tôi yêu em nhiều lắm mà! Và chắc em cũng thế?!
Cho những tháng ngày qua đi, cho chúng ta hiểu về nụ cười quen thuộc của nhau. Hiểu được rằng chỉ cần ta tin yêu nhau là đủ.
*****
Để kiến tạo, xây đắp, củng cố vững vàng hạnh phúc gia đình. Điều quan trọng thiết yêu là ta hãy thực sự thấu hiểu người bạn đời. Trân quý, yêu thương, đảm nhận những trách nhiệm chung của việc làm cha, làm mẹ, là người đứng đầu. Hãy biết ý thức mình sống sao để làm tấm gương sáng cho con trẻ hướng tâm theo.
“Gia đình là nền tảng của xa hội, gia đình là Giáo Hội thu nhỏ.” Khi đời sống lứa đôi càng tốt đẹp, hạnh phúc thì cũng là lúc ban đang gầy dựng lên xã hôi, Giáo Hội phiên bản yêu thương, đẹp tươi.
*****
Tối mùa thu êm ả, ban công lộng gió. Bầu trời đầy ánh sao. Tôi pha cho mình cốc cà phê, cho em tách cacao đậm sữa. Ngồi ngắm sao, em tựa vào vai tôi. Cảm giác ấm êm, an yên lắm! Tôi khẽ thì thầm:
“Chúng ta đã sống gắn bó bên nhau, yêu thương nhau anh chẳng ngại gì đâu. Em yêu, hứa chỉ cần em bên anh, là sẽ có anh bên cạnh.”
“Khi bên nhau em chẳng sợ gì đâu. Anh ơi, em muốn nói với anh, em sẽ mãi bên anh và muốn anh bên cạnh.” Em thầm thĩ cùng tôi. Không dưng, tôi thấy vành môi mình vẽ nụ cười hạnh phúc bất tận.
Lạy Chúa! Ngài hằng ngự trên bầu cao cả, lấp lánh ánh sao kia, hãy thương chúc phúc, hằng tuôn đổ hồng ân, diễm phúc xuống gia đình bé nhỏ của chúng con. Con nguyện thánh hóa và phó thác trong tay Chúa quan phòng.
Mã số 13-040
CÁM ƠN
Nắng gắt như thiêu như đốt trên lưng, mấy ngày nay ông trời oi bức không chịu được, người đâm quạu quọ khó chịu. Xách xe đảo một vòng tìm một chốn bình yên để cư trú, tìm một nơi mát mẻ để dừng chân, và hơn hết là tìm cảm hứng cho cái máy ảnh mấy tháng nay nằm khô queo không có dịp chảnh chọe khoe dáng.
Con đường làng mát mẻ nhờ cái lũy tre, che chắn, hắt tung cái nóng của ánh nắng, gọi gió rì rào về, buông chân trần đi trên đất nghe mát lạnh hơi đất. Đàn vịt dưới ao cứ tung tóe nước đùa vui nghịch ngợm. Cảnh làng quê yên lành đến mát rượi lòng người, thỉnh thoảng có con thuyền nhỏ chèo ngang làm gợn lăn tăng sóng nước trên con kênh nho nhỏ.
Tôi tấp chiếc xe cà tàng bên vệ đường ngồi hóng mát, lôi chiếc máy ảnh ra nhòm nhòm ngó ngó chọn một kiểu hình làng quê tỏa nắng. Mấy chú nhóc mình trần trùi trụi, chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi hai bên co quắm lên, lộ rõ cái mộc mạc đậm đà làng quê Việt Nam. Chúng túm tụm lại, lúc đầu len lén, khi tôi bật cái máy ảnh lên thu hút sự tò mò thì có vẻ như bọn nhóc dạn dĩ hơn mon men đến gần. Tiện tay tôi chụp mấy phô, rồi hạ cái máy xuống cho bọn nhóc nhìn hình chúng nó đang nhí nhố đủ kiểu. Tôi thu hết vào tầm mắt mình những cung bậc biểu cảm trên từng nét mặt mong manh trẻ thơ của chúng. Những nụ cười bung tỏa rạng ngời, những động tác rất tự nhiên hiện rõ trên những nét mặt đen nhỏm không cần che dấu.
Đám trẻ lao nhao làm trò trước ống kính như muốn được ghi lại cái khoảnh khắc hiếm hoi này. Tôi đọc được niềm vui nhỏ nhoi ấy nên quyết định chụp cho mỗi em một phô, mặc dầu tôi vẫn biết rằng đó chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ, là tôi không còn cơ hội quay lại hay gặp lại ai trong số họ vì đó chỉ là điểm dừng chân vội vàng bên đời chật chội. Nhưng tôi vẫn muốn vì ít ra tôi đã gieo một tia hy vọng, hay rắc một hạt mầm, và nâng niu cái chồi kỷ niệm cho tương lai.
Phút chốc con đường làng yên tĩnh lại bị chúng tôi làm động đậy những niềm vui. Nó lây lan, nó lôi kéo cảnh vật con người, tất cả như muốn làm duyên trước ống nhòm. Có anh chàng mua ve chai chầm chậm chạy ngang cũng muốn dừng lại san sẻ niềm vui bằng nụ cười tỏa nắng cộng thêm cái tác phong mẫu ảnh nghiệp dư vì chính nghiệp là mua ve chai hihhi. Anh chàng vui vẻ san sẻ hai kiểu ảnh bao vất vả, nhọc nhằn vì đường dài vì việc mưu sinh tan chảy để lại trên khuôn mặt nụ cười ánh lên niềm vui, ánh lên tia sáng hy vọng thẳng về phía trước. Cám ơn anh! Cám ơn những bình dị mộc mạc bên đời, cám ơn những con người góp phần làm nên dáng điệu phong cách cuộc sống, cám ơn những âm thanh trong trẻo cười giòn tuổi thơ, và cám ơn vì tất cả đã cho tôi cơ hội đã cho tôi thấy được niềm lạc quan nơi cuộc sống chật vật bon chen đến nghiệt ngã mà tôi phải từng ngày đối mặt.
Cảm ơn vì bến ghé hôm nay, nơi cho tôi trút bỏ những nhỏ nhen ích kỷ cuốn cuồn trong lòng, những ganh đua chất ngất, những tham lam đòi hỏi quá nhiều cho bản thân trong khi xung quanh tôi còn quá nhiều những mãnh đời lạc quan chắc chiu từng cơ hội vươn lên trong khốn khó, họ nắm chặt tia hy vọng mỏng manh để cố sức vật lộn với khốn khó từng giây trong đời.
Xin cảm ơn và xin hãy nhận lời cảm ơn chân thành từ đáy lòng của một lữ khách ghé vội bên đời!
Chúng tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập và độc giả bốn phương bản tin số 8.
Chúng tôi xin nêu vài nét phân tích về thành phần các tác giả. Trong 24 tác giả ở tuổi 18-39:
- Giáo tỉnh Hà Nội có 10 tác giả: trong đó Vinh 3 (19/học sinh; 27+37 tuổi)), Thái Bình (33/tu sĩ), Bắc Ninh (23+23+22/sinh viên), Phát Diệm (18/sinh viên), Thanh Hóa (20/sinh viên), Bùi Chu (33).
- Giáo tỉnh Huế có 10 tác giả: trong đó Huế 1 (24 tuổi), Nha trang 4 (22/sinh viên; 24+25/chủng sinh; 31/cựu chủng sinh), Qui nhơn 5 (19+19+20+20+23/tất cả là học sinh và sinh viên).
- Giáo tỉnh Sài Gòn có 4 tác giả: trong đó Long Xuyên 1 (19/sinh viên), Sài Gòn 1 (34/nữ tu), Đà Lạt 1 (34/nữ tu), Cần Thơ 1 (39).
Trong số 24 tác giả, có 3 học sinh, 10 sinh viên, 2 chủng sinh ĐCV, 2 nữ tu, 1 nam tu sĩ, 1 cựu chủng sinh, 5 giáo dân 24 tuổi trở lên. Giải Viết Văn Đường Trường được tổ chức để tìm kiếm và tài bồi các tác giả văn xuôi trẻ cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Với 24 tác giả của đợt 1, đã có 15 tác giả dưới 25 tuổi. Hy vọng sau 6 năm sẽ có thêm nhiều tác giả trẻ khác nữa.
Để hỗ trợ Giải thưởng này, tác giả Thái Hà thuộc giáo phận Bùi Chu đã gửi tặng tất cả các tác giả dự thi và ban giám khảo quyển tiểu thuyết mới xuất bản, tựa đề Tam đa nhà đạo, Nxb Hồng Đức - Hà Nội 2013, viết về ba vị thánh quân nhân tử vì đạo: Đaminh Đinh Đạt, Augustinô Phan Viết Huy và Nicôla Bùi Đức Thể. Chúng tôi xin chân thành cám ơn tác giả Thái Hà.
Giải Viết Văn Đường Trường được tổ chức liên tục hằng năm cho tới năm 2018. Những ai chưa rõ thể lệ, xin mời xem:
- Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường
- Chương trình tìm kiếm và xây dựng tài năng văn xuôi cho văn học Công Giáo
tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Chúng tôi ước mong quý vị giúp giới thiệu chương trình này rộng rãi để có thêm nhiều bạn trẻ dự thi.
Quy Nhơn, 01-5-2013
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Tòa Giám Mục Qui Nhơn
116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn
ĐTDĐ: 0935-424-449; gopnhattho@yahoo.com
BÀI DỰ THI
Mã số 13-036
NÓ
Nó vẫn còn nhớ như in buổi tối hôm ấy, lúc nó nói rằng: "Con không ở Chủng viện nữa". Một chút đăm chiêu trong đôi mắt của cha nó. Mẹ nó không nói gì. Một phút trôi đi lặng lẽ..... Vẫn không ai nói gì. Không gian yên ắng đến lạ lùng. Từng tiếng đồng hồ chạy đều đều: tích, tắc, tích, tắc... Một lúc sau, cha nó nhẹ nhàng bảo: "Cha mẹ luôn tôn trọng quyết định của con. Con dự định sẽ làm gì?" Nó thở phào nhẹ nhõm. Vậy là cha mẹ đã thật sự hiểu nó. Nó đã thầm cảm ơn cha mẹ vì điều đó.
Nó đã ở Chủng viện bốn năm. Bốn năm. Một khảng thời gian không quá dài nhưng đủ để nó nhận ra rằng: nó không hợp với nơi này. Nó là người ham học hỏi. Nó thích hoạt động. Nó thích đi đây đi đó. Linh mục triều quản một giáo xứ lâu quá. Sở thích chinh phục của nó không được thõa mãn. Hình ảnh về những miền đất xa xôi luôn xuất hiện trong tâm trí nó. Ý Chúa chăng?
Nó đã ra ngoài. Đó là điều mà trong suốt bốn năm qua, nó không hề nghĩ đến. Đây là bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời của nó từ trước tới giờ. Biết bao nhiêu lần nó đã tự hỏi: "Quyết định của nó có sai lầm không? Đó có thực sự là ý Chúa chăng?" Chỉ có Chúa mới biết câu trả lời.
Thời gian quay về bốn năm trước, ngày nó nhập Chủng viện. Đó là ngày trời không nắng. Không ai đưa tiễn. Cha sở đã chở nó tới Chủng viện. Sau một vài thủ tục, nó được nhận vào Chủng viện. Các phòng khác đã đủ người nên nó được ở một phòng riêng. Trong giờ cơm, với lời gợi ý của Cha Giám đốc, nó đã tự giới thiệu về bản thân với giọng run run. Mọi người bắt chuyện với nó. Lòng nó đã ấm lên lúc nào không hay biết... Ngày đầu tiên trôi qua thật chậm chạp. Mọi thứ đều mới mẻ, lạ lẫm đối với nó. Nó tập học hỏi mọi thứ: từ cách đi, cách ngồi... đến những chuyện tế nhị nhất như cách ăn uống. Buổi tối , lúc nằm trên giường trước khi ngủ nó đã tự hỏi: "Rồi cuộc đời mình sẽ như thế nào?" Rồi nó ngủ thiếp đi.
Mới đó mà đã bốn năm. Nó đã học được nhiều điều trong suốt bốn năm ấy. Những điều mà trước kia nó không nghĩ đến, thì bây giờ đã giúp ích nó rất nhiều. Nó đã chững chạc hơn, tự tin hơn, trưởng thành hơn. Nó đã biết những gì phải làm và những gì nên nói. Cảm ơn các Cha đã dạy dỗ một chủng sinh như nó.
Bốn năm qua nó thật sướng. Các Cha giống như những người cha, người mẹ đã lo cho nó từng giấc ngủ, bữa cơm đến chuyện học hành, thi cử. Giờ thì mọi thứ đã thay đổi. Nó phải tự thân vận động thôi. Nó đã biết cảm giác tìm nhà trọ là như thế nào. Trước kia, khi còn ở Chủng viện, sau khi đi học về, nó có cơm, canh thật ngon để ăn. Mọi người đã để dành phần cho nó. Giờ đây, sau khi tan học, nó phải ghé vào chợ, mua nhanh thứ gì đó, rồi nấu ăn. Ăn trong vội vàng rồi nó lại đi học. Giờ đây, ngoài một người nội trợ nó còn là một quản gia. Nó phải sắp xếp chi tiêu sao cho hợp lí nhất, tiết kiệm nhất. Bởi, sinh viên mà!
Từ khi nó ra ngoài, cha mẹ nó đã vất vả hơn rất nhiều. Tiền ăn, tiền nhà, tiền sinh hoạt.... Cha mẹ nó đều lo tất cả mọi thứ . Nó biết thế. Nó đã tự hứa sẽ cố gắng hơn, nhưng nhiều lúc nó đã quên mất lời hứa của chính bản thân nó. Cha mẹ nó đã vì nó mà khổ quá nhiều. Cha mẹ nó đã đau hết bệnh này đến bệnh khác nhưng vẫn cố gắng đi làm. Vì nó chỉ vì nó thôi mà cha mẹ nó đã làm tất cả. Chưa có khi nào nó cảm thấy thương cha mẹ nó như lúc này.
Bề ngoài của nó chẳng thay đổi gì mấy. Nó mập nhưng lại đen hơn. Nhưng suy nghĩ của nó đã thay đổi nhiều. Nó nghĩ cho gia đình nhiều hơn. Mỗi khi gọi về cho gia đình, nó thường hay giấu đi giọt nước mắt. Giọt nước mắt vì nó vẫn còn lơ là trong việc học, vì nó cảm thấy nó thật bất hiếu, vì nó đã làm cho cha mẹ nó khổ hơn. Nhưng nó lại buồn hơn vì cha mẹ nó chẳng than phiền gì cả. Cha mẹ nó đã chịu đựng tất cả. Có lẽ đó là đặc điểm chung của các bậc cha mẹ: Cha mẹ luôn hy sinh vì con cái.
"Mỗi khi nhớ nhà, tâm hồn con bao xót xa, những khi nhớ nhà, kỉ niệm như sóng dâng cao. Nhớ cha nhớ mẹ, nhớ từng ánh mắt dấu yêu, nhớ lời dạy con sớm chiều. Yêu Mẹ yêu cha rất nhiều. Con nguyện xin Chúa thương đến cha mẹ của con. Năm tháng đôi vai hao mòn. Đôi mắt trông con mỏi mòn. Nơi phương xa con thương nhớ cha Mẹ. Con xin Chúa dủ thương cho cha mẹ được nhiều phúc lành. Những đem mưa buồn con lặng thầm trong bóng đêm. Nhớ về quê nhà, nhớ từng con phố thân quen. Nhớ đêm trăng nào, giã từ mẹ cha dấu yêu, khuyên dạy con nhớ sớm chiều: sống sao nên người nhé con"... (Bài “Tâm sự của con” – Gia Ân). Đó là bài hát nó thích nhất. Nó có thể nghe hoài, nghe hoài mà không biết chán. Nó đã nghe bài này, lần đầu tiên, trong một đêm mưa buồn. Bài hát đã chinh phục được trái tim của nó. Để rồi, mỗi khi nhớ gia đình, nó lại hát bài này. Hát để vơi đi nỗi nhớ, để vơi đi cảm giác tội lỗi trong nó. Nó còn xem bài hát này như lời cầu nguyện lên Đấng Toàn Năng. Cảm ơn người nhạc sĩ đã nói hộ lòng nó.
Người ta cho rằng: khi ra khỏi Chủng viện thì nó sẽ làm biếng đi lễ hơn. Nhưng nó đã có một trải nghiệm cho riêng mình: nó đã đi lễ sốt sắng hơn, chăm chú hơn trước kia. Cầu nguyện nhiều hơn, tâm tình hơn. Nó đã nhận ra ơn Chúa qua từng ngày sống một cách rõ ràng hơn. Nó đã không thờ ơ, quay lưng với ơn Chúa. Nó hăng hái tham gia các hoạt động của giáo xứ nơi nó đang ở trọ. Nó đã đem hết khả năng để phục vụ. Nhiều khi rất mệt mỏi, chán nản nhưng nó cảm thấy một niềm vui nho nhỏ: Chúa sẽ vì sự hy sinh của nó mà ban cho cha mẹ nó ở quê nhà được bình an. Đó chính là điều mà nó mong mỏi nhất.
Mỗi ngày của nó đã trôi qua thật ý nghĩa. Nó đã chủ động hơn trong mọi thứ. Nó đã làm từng việc một với tất cả tấm lòng. Nó cảm nhận được niềm vui của cha mẹ nó. Nó lại càng cố gắng hơn. Để rồi trong giấc ngủ đến với nó thật nhẹ nhàng và những miền đất xa xôi lại hiện về...
Mã số 13-037
HỌC QUÊN
Chiều nay, khi anh nói đi nhà thờ, chị không giấu được ngạc nhiên. Đứa con nhỏ mừng rơn, cầm tay cha ngọng nghịu, nói để con dẫn ba tới nhà thờ. Anh cười, nghẹn ngào nuốt một ngụm đắng trong họng, có phải anh đã quên đường đi? Trong lúc cài cúc chiếc áo dài chị ngẫm nghĩ mấy ngày gần đây xem có gì bất thường xảy ra với anh, như ngủ mơ thấy bị đụng xe, hay có tiếng cú kêu trên chòm cây góc vườn, hay có đám tang của ai đó đi qua trong khi anh đang nghĩ về cái chết… Chị không biết, nhưng nhìn nét mặt lặng lẽ đượm buồn của anh, chị nghĩ chắc anh nhớ nhà. Có buồn, có nhớ, đến nhà thờ sẽ hết, nhưng dường như anh không nghĩ vậy. Bước chân anh càng lúc càng ngượng nghịu, nặng nề, và chị nghĩ nếu không nắm chặt tay anh, chắc anh sẽ quay trở về.
Chị không biết ngôi thánh đường này gắn bó với anh thế nào. Anh biết chổ nào mấy con chim sẻ hay làm tổ, hay bữa trưa nằm ngủ chỗ nào sẽ nếm được vị mặn của gió biển, hay cái ghế nào có vết khắc mối tình của Tuấn Còi + Út Hương… Anh biết hết, bởi mọi người đã từng gọi anh là “ông biện nhỏ” ngày hai buổi tới nhà thờ. Ở đó anh luôn cảm thấy vui, vui cả khi ở một mình với vạt cỏ châu chấu chuồn chuồn, vui với hoa nắng xuyên qua những tán phượng rơi xuống sân lấp lánh, vui cả khi thấy ba anh thót người rót vào chiều những tiếng chuông da diết… Nhưng niềm vui đã dừng lại mười lăm năm trước, ngày anh thấy ba mình nhét tiền giỏ nhà thờ vào trong túi…
Có cái gì vừa đứt phựt trong lòng anh, đau lắm. Nhà thờ không còn làm anh hạnh phúc, bởi nơi nào cũng gợi nhớ ba và con. Những kỉ niệm vui của hai cha con tan như bọt nước, chỉ còn lại hình ảnh của ba chiều hôm đó. Tình cảm thiêng liêng của ba và con nơi ngôi thánh đường như bị một vết chém sắc ngọt và đau khủng khiếp, rất khó lành. Cậu bé mười hai tuổi lặng lẽ làm đám tang cho ba, mà cảm thấy như mình mới là người bị chôn xuống nấm mồ. Nhà thờ vắng bóng ông biện nhỏ, bởi mỗi lần qua chỗ ấy hình ảnh ba với những tờ tiền vò trong tay, không một chút run rẩy lại hiện về. Mỗi lần định cười, định nói ba ơi đợi con đi lễ với lại thấy nước mắt chực rơi, nên thôi. Nên anh ôm mãi nỗi đau trong lòng. Đáng lẽ anh phải quên, để buổi chiều hôm đó lặn đi không tăm tích trong đời, hay chỉ nghĩ đến những điều tốt mà ba vẫn âm thầm làm cho giáo xứ. Rồi chiều chiều hai cha con chở nhau trên chiếc xe đạp cũ đến nhà thờ. Nhưng mà quên đâu có dễ…
Chị đoán đúng, anh nhớ ba, mặc dù chỉ đi qua mấy cánh đồng là về tới nhà. Đoạn đường về nhà không phải dễ, bởi về phải đi qua nhà thờ. Qua đó thế nào anh cũng thấy ba. Không thể không tin vào sự thành tâm của ba, nhưng anh vẫn run rẩy mỗi khi thấy ông ở nhà thờ, nên nhiều lúc anh chỉ đứng lặng ngoài hàng rào bông bụt đỏ. Đứng ở đó có thể nhìn vào nhà thờ, thấy ba đang quanh quẩn làm gì đó, hay chẳng làm gì, chỉ lặng lẽ quỳ bên đài Đức Mẹ. Những chuyện này chị biết hết, nhưng có một chuyện chị không biết. Hôm qua tình cờ gặp lại cha xứ cũ, cha hỏi anh đã về chưa? Anh hỏi về đâu? Cha bảo ba anh đã trở về, mười lăm năm trước, còn anh có còn ở lại với người năm cũ?
Mỗi lần đu tấm thân gầy guộc kéo chuông, ba anh nhớ bữa cơm năm xưa đứa con ném đôi đũa xuống đất, hét lên con thấy ba lấy tiền nhà thờ. Mười lăm năm ông lặng lẽ quét dọn, đánh chuông, mở cửa, tưới cây… Mười lăm năm vẫn chưa đủ sao, chưa đủ sao?
Nghe anh kể chuyện, tôi hỏi:
- Hết đau rồi mà sao không nói cho ba anh biết?
Trong tiếng chuông văng vẳng giờ kinh đêm tôi nghe anh trả lời:
- Thì hồi chiều anh đi lễ đó.
Tôi định hỏi, vì chuyện đó mà anh xa Chúa mười lăm năm, có đáng không, đáng không? Nhưng thôi, thì hồi chiều anh đi lễ rồi đó.
Mã số 13-038
TỪ BỨC MÀN TRỜI
Ánh đèn từ trời dần tắt là bóng đêm kéo đầy trên miền đất Kharan. Màu đen nhanh chóng len lỏi, bám lấy núi đồi, gò nổng, bụi cây, thành những hình thù kì dị dọa dẫm người ta. Đất chạy tới chân trời, bóng đen cũng đuổi theo, quấn lấy tất cả, quấn ngay cả ông lão Abram đang đứng một mình giữa đất trời mênh mông. Ông đưa tay quấn chặt tấm áo choàng phía ngoài mà vẫn ớn lạnh. Với ông, đêm nay thật dài. Dài như cái vắng lặng của đồi hoang kéo tới vùng sa mạc tít tắp đầy những âm thanh rợn rùng, dài như dải sáng trên trời ông đang ngắm nhìn với vô số ánh sao. Những ánh sao chẳng hề bị che khuất nhưng lung linh giữa màu đen được thu vào đôi mắt đã mờ, trên khuôn mặt già nua từng trải. Abram vẫn ngắm nhìn bầu trời, ngắm nhìn những điều kì lạ xảy đến với ông, ngắm nhìn tương lai ông đang hướng tới…. Ở độ tuổi quá bảy mươi, người ta chẳng còn tha thiết gì ngoài việc sum vầy, an nhàn bên con cháu, nhưng với ông, đây mới là thời điểm bắt đầu.
Mấy ngày hôm nay, cả cái thị tộc này cứ xôn xao, rối rắm, bàn tán vì quyết định ra đi của Abram. Chẳng ai có thể nghĩ một ông già như Abram mà còn mơ tưởng tới những điều không tưởng, viển vông; những điều mà chỉ có thể xảy ra trong đầu một ông lão đãng trí, hoang tưởng do quá buồn phiền không có người con nối dõi. Cha và người anh em của ông ra sức khuyên ngăn, bởi họ đang có một cuộc sống ổn định, đề huề với gia nhân, đầy những chiên cừu trên vùng đất cha con đã gắn bó. Trên giường bệnh, cụ Tera, người cha già của Abram hổn hển nói từng lời, nhưng ngọt ngào như cưng nựng đứa con yêu dấu nhất của mình:
-…Con ta ơi, gia nghiệp của cha là các con. Lẽ nào con cần gì hơn người cha này sao?...
Cụ Tera đã rất đúng khi nói "gia nghiệp của cha là các con", nhưng đó chính là điều khổ tâm của cuộc đời Abram. Đã bảy mươi lăm tuổi, mà ông không có nổi một mụn con vui tuổi già, bà Sarai vợ ông vì vậy cũng héo hon. Abram chỉ biết nhìn người cha, ông im lặng trong thẫn thờ. Làm sao để nói cho cha hiểu? Làm sao để diễn tả những gì ông đã thấy, đã nghe? “Nói đi, Abram” - ông tự nhủ. Bất chợt, không biết từ đâu, người anh em Haran hớn hở chạy tới, ông mang tới trước anh trai mình những tượng tô màu đỏ vàng:
- Abram, anh coi, đây những vị thần Ishtar, Enlil, Marduk,… em đã đi tìm khắp vùng mang về cho anh đây. Rồi anh sẽ có con trai, đàn gia súc của chúng ta sẽ ngày càng nhiều, chúng ta sẽ trở nên giàu có và chúng ta lại sống vui vẻ như những ngày nào...
Chưa để cho em mình hết lời, Abram không thèm ngó ngàng mà đưa tay gạt đổ tất cả những tượng thần như trút xuống mọi bế tắc bấy lâu của ông. Tiếng loảng xoảng của tượng vỡ làm im bặt những lời than, giọng nói của mọi người. Họ ngơ ngác nhìn theo cái bóng của Abram đang chạy ra phía đồi vắng. Từng bước chân nặng nề, yếu ớt như muốn bước nhanh ra khỏi sự rượt đuổi của đám đông, ông ngã quỵ xuống, đôi bàn tay nhăn nheo cào xuống mặt đất đầy sỏi đá, tiếng khóc khàn khàn rít lên. Nhìn vào khoảng không vô định, ông gào thét, cấu xé lòng mình. Thần sinh sản, trù phú ư ? Có thần nào cho ông một người con trai ? Có thần nào hiểu cho nỗi thống khổ của ông suốt bao năm qua ? Có thần nào hiểu hết sự cô đơn buồi tủi, khát khao của ông ? Có thần nào biết điều ông đang chờ mong ? Và có thần nào lên tiếng nói với ông dù chỉ một lời ? Không. Không có thần nào cả, chỉ một Gia-vê Thiên Chúa. Ông không lầm, không mơ, không tưởng tượng, nhưng đó là sự thật. Chính ĐỨC CHÚA của ông đã phán, để ông ra đi và hứa cho ông, không chỉ một người con trai nhưng trở thành "cha của vô số dân tộc". Lời Ngài phán đã chạm tới trái tim ông, gieo mầm sống cho từng huyết mạch, đánh thức niềm hy vọng tưởng chừng như bị đánh mất bấy lâu. Ông tin. Tâm hồn ông đã thực sự bừng lên. Chỉ còn mình ông, một mình với những quả đồi trần trụi, lặng thinh. Một mình nhỏ bé giữa màu đất nâu, một mình với những đám mây lững lờ quẩn quanh. Và gió, gió nhè nhẹ lướt trên từng sợi tóc bạc, nâng đỡ, xoa dịu một tâm hồn.
Trời vén màn đêm, những tia sáng ló rạng theo bước chân chậm rãi của ông lão chống gậy. Abram bắt đầu lên đường, con đường tới miền đất hứa, con đường tay ông không biết chỉ về đâu, nhưng có tiếng gọi ở phía tận cùng, con đường có Thiên Chúa của ông luôn ở cùng. Sau lưng ông, nhạt nhòa bóng dáng người cha.
Mã số 13-039
TÌNH YÊU TÔI VIẾT
(Yêu thương dành tặng: Gia đình em Tý Sún)
Một chiều thu lãng đãng gió heo may cùng nắng vàng ruộm. Trên cung đường trải đầy lá bàng rơi xào xạc. Thanh tay trong tay Quyên đi dạo. Ở đây, dường như mùa nào cũng có người tới tập thể dục. Tình cờ, Quyên nhìn thấy một cặp ông bà cao niên. Họ năm tay nhau thong thả bước đi và nụ cười ánh nét hạnh phúc lắm. Quyên bỗng quay sang hỏi Thanh:
– Mai này chúng ta sẽ như cặp vợ chồng ông bà lão kia anh nhỉ? Hạnh phúc thật đó! Thích thật đấy!
– Thật thế hả em?! Thanh nheo mắt nhìn cô, hỏi lại. Nhưng lúc ấy chắc anh không còn đẹp trai nữa đâu. Tuổi già mà, lão hóa sẽ không thể tránh khỏi.”
– Nhưng anh sẽ đẹp lão lắm! Quyên nháy mắt tinh anh.
….
Và cả hai cùng cười vang rộn một góc trời dấu yêu. Họ lại siết chặt vòng tay, đi trên con đường ngập tràn nắng, lá… trên môi không ngớt nụ cười trong veo, những ánh nhìn trao nhau tình tứ, ấm áp, tin yêu.
*****
Tôi và em yêu nhau được ba năm. Sau khi tốt nghiệp đại học, công việc ổn định. Quãng thời gian cảm nghiệm được tình yêu của cả hai đã dành cho nhau đủ độ đậm sâu như thế nào? Chúng tôi quyết định tiến tới hôn nhân và hạnh phúc gia đình.
Làm sao tôi có thể quên được ngày dấu ấn trọng đại. Ngày em diện bộ váy cưới trang nhã, đẹp đến mê hồn, cùng nắm tay tôi tiến lên nguyện đường làm lễ thành hôn. Ngày ta chung đôi, nhà thờ chuông reo vang. Trao nhau lời nguyện ước trăm năm mãi còn thắm duyên. Tình yêu của chúng con đã được Chúa thương chúc phúc, se duyên. Từ đây, con cùng em sẽ hòa làm một, cùng nhau sớt chia ngọt bùi. Phút giây ấy và mãi mãi về sau này, tôi vẫn luôn nguyện cầu cho em được bình yên, luôn hạnh phúc rạng ngời. Anh sẽ hằng ở bên em chở che. Sẽ là bờ vai ấm áp cho em nương tựa. Sẽ quan tâm, biết em cần gì hơn hết. Anh đã thấy một người con gái của cuộc đời mình. Sẽ cùng với anh vượt ngàn khó khăn. Hãy vững tin vào nhau, em nhé! Và khoảnh khắc trong thánh lễ cưới ngày hôm đó, đánh dấu chúng tôi mãi mãi bên nhau.
*****
Bước vào đời sống gia đình là một bước ngoặt, đòi hỏi sự chín chắn, đúng mực và có sự gắn kết yêu thương, thông hiệp lẫn nhau.
Tôi nhận thấy trong xã hội ngày nay, những giá trị nguyên thủy của tình yêu hôn nhân gia đình đang bị bóp nghẹt dần, bị động bởi cuộc sống bon chen, xô bồ, bởi lối sống thực dụng, chủ nghĩa hưởng thụ… làm cho căn nguyên nền tảng gia đình lung lay, không còn bền chặt.
Tình yêu tôi dành cho em gần gũi như hơi thở. Rồi từng ngày qua ngày, cả hai đều tự nhận thấy được yêu thương nhiều hơn mỗi ngày. Là những cuối tuần tôi và em cùng tới giáo đường tham dự thánh lễ. Hay mỗi tối, sau ngày làm việc ở cơ quan mệt nhọc được nghe giọng ấm áp từ em, đọc những đoạn Kinh Thánh và suy niệm lời Chúa. Căng thẳng, mỏi mệt ư? Chúng rủ nhau biến đâu mất tiêu mỗi lần tôi trở về mái nhà yên vui. Cảm giác thiệt thư thái, an yên. Thỉnh thoảng, tôi sẽ sắp xếp thời gian về nhà sắn tay áo vào bếp, nấu tặng em món soup gà mà em cực thích. Hay những lúc tôi lo chạy lụt đồ án, em ân cần pha cho tôi cốc cà phê cho đêm dài. Em luôn kề sát bên tôi, nhẹ nhàng và dịu dàng.
Tôi thích gửi trao đến em những vòng ôm từ phía sau để cảm nhận hơi ấm từ phía trước, nghe nhịp tim của một ai đó rõ hơn. Và để cho em ở phía trước biết rằng, ở phía sau vẫn luôn có một vòng tay ấm áp đang chờ đợi để được chở che, quan tâm.
Nhưng cũng có khi em hờn dỗi tôi chứ! Hay có những lúc tôi lỡ có câu nói gắt gỏng, to tiếng điều gì đó… Trong đời sống gia đình, bất đồng là điều khó tránh khỏi, nhưng quan trọng là phải biết lắng nghe và tìm cách giải quyết tốt nhất. Và thật may, chúng tôi cũng đọc được ý nghĩ về nhau. À, đã bảo là tôi yêu em nhiều lắm mà! Và chắc em cũng thế?!
Cho những tháng ngày qua đi, cho chúng ta hiểu về nụ cười quen thuộc của nhau. Hiểu được rằng chỉ cần ta tin yêu nhau là đủ.
*****
Để kiến tạo, xây đắp, củng cố vững vàng hạnh phúc gia đình. Điều quan trọng thiết yêu là ta hãy thực sự thấu hiểu người bạn đời. Trân quý, yêu thương, đảm nhận những trách nhiệm chung của việc làm cha, làm mẹ, là người đứng đầu. Hãy biết ý thức mình sống sao để làm tấm gương sáng cho con trẻ hướng tâm theo.
“Gia đình là nền tảng của xa hội, gia đình là Giáo Hội thu nhỏ.” Khi đời sống lứa đôi càng tốt đẹp, hạnh phúc thì cũng là lúc ban đang gầy dựng lên xã hôi, Giáo Hội phiên bản yêu thương, đẹp tươi.
*****
Tối mùa thu êm ả, ban công lộng gió. Bầu trời đầy ánh sao. Tôi pha cho mình cốc cà phê, cho em tách cacao đậm sữa. Ngồi ngắm sao, em tựa vào vai tôi. Cảm giác ấm êm, an yên lắm! Tôi khẽ thì thầm:
“Chúng ta đã sống gắn bó bên nhau, yêu thương nhau anh chẳng ngại gì đâu. Em yêu, hứa chỉ cần em bên anh, là sẽ có anh bên cạnh.”
“Khi bên nhau em chẳng sợ gì đâu. Anh ơi, em muốn nói với anh, em sẽ mãi bên anh và muốn anh bên cạnh.” Em thầm thĩ cùng tôi. Không dưng, tôi thấy vành môi mình vẽ nụ cười hạnh phúc bất tận.
Lạy Chúa! Ngài hằng ngự trên bầu cao cả, lấp lánh ánh sao kia, hãy thương chúc phúc, hằng tuôn đổ hồng ân, diễm phúc xuống gia đình bé nhỏ của chúng con. Con nguyện thánh hóa và phó thác trong tay Chúa quan phòng.
Mã số 13-040
CÁM ƠN
Nắng gắt như thiêu như đốt trên lưng, mấy ngày nay ông trời oi bức không chịu được, người đâm quạu quọ khó chịu. Xách xe đảo một vòng tìm một chốn bình yên để cư trú, tìm một nơi mát mẻ để dừng chân, và hơn hết là tìm cảm hứng cho cái máy ảnh mấy tháng nay nằm khô queo không có dịp chảnh chọe khoe dáng.
Con đường làng mát mẻ nhờ cái lũy tre, che chắn, hắt tung cái nóng của ánh nắng, gọi gió rì rào về, buông chân trần đi trên đất nghe mát lạnh hơi đất. Đàn vịt dưới ao cứ tung tóe nước đùa vui nghịch ngợm. Cảnh làng quê yên lành đến mát rượi lòng người, thỉnh thoảng có con thuyền nhỏ chèo ngang làm gợn lăn tăng sóng nước trên con kênh nho nhỏ.
Tôi tấp chiếc xe cà tàng bên vệ đường ngồi hóng mát, lôi chiếc máy ảnh ra nhòm nhòm ngó ngó chọn một kiểu hình làng quê tỏa nắng. Mấy chú nhóc mình trần trùi trụi, chỉ mặc mỗi chiếc quần đùi hai bên co quắm lên, lộ rõ cái mộc mạc đậm đà làng quê Việt Nam. Chúng túm tụm lại, lúc đầu len lén, khi tôi bật cái máy ảnh lên thu hút sự tò mò thì có vẻ như bọn nhóc dạn dĩ hơn mon men đến gần. Tiện tay tôi chụp mấy phô, rồi hạ cái máy xuống cho bọn nhóc nhìn hình chúng nó đang nhí nhố đủ kiểu. Tôi thu hết vào tầm mắt mình những cung bậc biểu cảm trên từng nét mặt mong manh trẻ thơ của chúng. Những nụ cười bung tỏa rạng ngời, những động tác rất tự nhiên hiện rõ trên những nét mặt đen nhỏm không cần che dấu.
Đám trẻ lao nhao làm trò trước ống kính như muốn được ghi lại cái khoảnh khắc hiếm hoi này. Tôi đọc được niềm vui nhỏ nhoi ấy nên quyết định chụp cho mỗi em một phô, mặc dầu tôi vẫn biết rằng đó chỉ là cuộc gặp gỡ tình cờ, là tôi không còn cơ hội quay lại hay gặp lại ai trong số họ vì đó chỉ là điểm dừng chân vội vàng bên đời chật chội. Nhưng tôi vẫn muốn vì ít ra tôi đã gieo một tia hy vọng, hay rắc một hạt mầm, và nâng niu cái chồi kỷ niệm cho tương lai.
Phút chốc con đường làng yên tĩnh lại bị chúng tôi làm động đậy những niềm vui. Nó lây lan, nó lôi kéo cảnh vật con người, tất cả như muốn làm duyên trước ống nhòm. Có anh chàng mua ve chai chầm chậm chạy ngang cũng muốn dừng lại san sẻ niềm vui bằng nụ cười tỏa nắng cộng thêm cái tác phong mẫu ảnh nghiệp dư vì chính nghiệp là mua ve chai hihhi. Anh chàng vui vẻ san sẻ hai kiểu ảnh bao vất vả, nhọc nhằn vì đường dài vì việc mưu sinh tan chảy để lại trên khuôn mặt nụ cười ánh lên niềm vui, ánh lên tia sáng hy vọng thẳng về phía trước. Cám ơn anh! Cám ơn những bình dị mộc mạc bên đời, cám ơn những con người góp phần làm nên dáng điệu phong cách cuộc sống, cám ơn những âm thanh trong trẻo cười giòn tuổi thơ, và cám ơn vì tất cả đã cho tôi cơ hội đã cho tôi thấy được niềm lạc quan nơi cuộc sống chật vật bon chen đến nghiệt ngã mà tôi phải từng ngày đối mặt.
Cảm ơn vì bến ghé hôm nay, nơi cho tôi trút bỏ những nhỏ nhen ích kỷ cuốn cuồn trong lòng, những ganh đua chất ngất, những tham lam đòi hỏi quá nhiều cho bản thân trong khi xung quanh tôi còn quá nhiều những mãnh đời lạc quan chắc chiu từng cơ hội vươn lên trong khốn khó, họ nắm chặt tia hy vọng mỏng manh để cố sức vật lộn với khốn khó từng giây trong đời.
Xin cảm ơn và xin hãy nhận lời cảm ơn chân thành từ đáy lòng của một lữ khách ghé vội bên đời!
Bí tích Thánh Thể
Trầm Hương Thơ
09:31 03/06/2013
Máu giao ước đời đời vĩnh cửu
Chính "Thiên Tử" phải chịu đóng đinh
"Cứu chuộc" Ngài đã hiến mình
Để làm "của lễ hy sinh" cứu đời
"Mình Thánh Chúa" Ngôi Lời truyền lại
Ai lãnh nhận sẽ được tái sinh
Linh hồn như ánh bình minh
Tháp vào "Máu Thánh" ân tình thơm hương
Nguồn ân sủng "Thần Lương" vô tận
"Bí Tích" lòng kính cẩn tôn thờ
Chầu trước "Nhiệm Tích" từng giờ
Hồn như siêu thoát hồn thơ dâng Ngài
Tâm lâng lâng khoai thai diệu vợi
Như tân nương chờ đợi Quân Vương
Kìa Ngài! đang đến trên đường
Mang theo lễ vật vô thường ban trao
Từ "Thánh Tâm" tuôn trào thơm phức
Phút giao hòa nô nức đợi mong
Ôi! dòng "Máu Thánh" trinh trong
Hồn con hạnh phúc hương lòng ngất ngây.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chuồn Chuồn Ao Hạ
Joseph Ngọc Phạm
21:07 03/06/2013
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Mùa hè đang nắng cỏ gà mọc trắng trời mưa
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.
(Ca dao)