Ngày 03-06-2021
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 4/6: Theo Chúa Giêsu trên con đường yêu thương – Lm. Đa Minh Vũ Kim Quyền, SJ.
Giáo Hội Năm Châu
02:04 03/06/2021

Video sẽ bắt đầu từ 6g30 tối ngày 03-June-2021 theo giờ Việt Nam


PHÚC ÂM: Mc 12, 35-37

“Sao họ có thể bảo Đức Kitô là Con vua Đavít?”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu cất tiếng giảng dạy trong đền thờ rằng: “Sao các luật sĩ lại nói Đấng Cứu Thế là con vua Đavít? Vì chính Đavít được Chúa Thánh Thần soi sáng đã nói: Thiên Chúa đã phán cùng Chúa tôi rằng: “Con hãy ngồi bên hữu Cha, cho đến khi Cha đặt các kẻ thù con làm bệ dưới chân con”. Chính Đavít gọi Người là Chúa, thì sao Người lại có thể là Con Đavít được?” Và đám dân chúng thích thú nghe Người nói.

Đó là lời Chúa.
 
Lễ Mình Máu Thánh Chúa B
Lm. Jude Siciliano, OP
07:25 03/06/2021
Lễ Mình Máu Thánh Chúa B
Xuất hành 24:3-8; Tvịnh 115; Do Thái 9: 11-15;Máccô 14: 12-16, 22-26

Trong ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô có khuynh hướng là đi ngay vào bài Phúc âm tường thuật về bửa Tiệc Ly, khi Chúa Giêsu cử hành nghi thức bữa ăn Vượt Qua với các môn đệ. Trong câu chuyện hôm nay Chúa Giêsu cầm lấy bánh tạ ơn và trao cho các môn đệ và nói "Hãy cầm lấy bánh mà ăn, đây là Mình Thầy", rồi Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, trao cho các ông, và bảo các ông "Đây là Máu Thầy, máu giao ước, đổ ra vì muôn người".

Hôm nay, trọng tâm của thánh lễ là nói về ý nghĩa việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể cùng với các môn đệ phải không? Phải đấy, nhưng hãy đợi một chút, những gì Chúa Giêsu đã làm là xuất phát từ bối cảnh của lễ Vựơt Qua, và điều đó đưa chúng ta đến nguồn gốc Do thái của bữa ăn. Vì vậy, chúng ta hãy để ý đến câu chuyện của tổ tiên chúng ta, trích trong sách Xuất Hành là bài đọc thứ nhất hôm nay.

Các bài đọc trích từ Kinh Thánh hôm nay nói đến việc dùng máu trong lễ nghi tái hiện lại dấu ấn của sự liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Trong cả hai giao ước cũ và mới. Chúng ta đang ở trong chương 24 của sách Xuất Hành, đó là sự chấp nhận của giao ước ở núi Sinai. Sách Xuất Hành tường thuật cho thấy câu chuyện về lễ nghi lời truyền và máu. Trước nhất, ông Môsê đọc luật lệ cho dân chúng nghe - để nhắc lại việc phụng vụ Lời Chúa. Rõ ràng đó là điều mà dân chúng không nghĩ đến Thiên Chúa: "Lời nói và giới răn" là điều lựa chọn đầy khó khăn nặng nề vì dân chúng đáp lại "Chúng con sẽ làm mọi sự Thiên Chúa đã nói với chúng con".

Thật thế, đó là niềm vui của họ! Từ kinh nghiệm của chính mình, chúng ta biết rằng sự nhiệt tình hăng say trong khi đáp lại lời kêu mời của Thiên Chúa cũng không đủ cho dân chúng trung thành theo thánh ý của Thiên Chúa được. Bởi thế, các lễ nghi tiếp theo: Đầu tiên là toàn thiêu những con bò đực con. Nó tượng trưng cho sự tự hiến hoàn toàn của dân chúng dâng lên cho Thiên Chúa. Việc đó được gọi là "lễ dâng hòa bình", mang ý nghĩa vừ thiết lập vừa thiết đặt một nền hòa bình viên mãn giữa Thiên Chúa và dân chúng.

Đối với người Do thái cổ xưa, từ máu được coi như hình ảnh của sinh lực và sức mạnh. Việc đổ máu trên bàn thờ trong lễ nghi như là dấu chỉ của sự chấp nhận lời giao ước. Trước hết, rãy máu trên bàn thờ là hình ảnh của sự kính trọng Thiên Chúa là Đấng đã tạo nên lời giao ước. Thiên Chúa đã đến với dân chúng, không phải vì công trạng của họ, nhưng vì tình yêu thương của Thiên Chúa. Thiên Chúa muốn luôn luôn giử mối liên hệ lâu dài với họ. Dân chúng nhận thấy điều đó. Thế nên người dân hai lần tỏ ra ước muốn theo Thiên Chúa là làm theo "lời nói và giới răn” của Ngài? “Chúng ta sẽ làm mọi việc mà Chúa đã phán bảo”.“Tất cả những điều Chúa đã nói, chúng con sẽ nghe và làm".

Và đó chẳng phải là lời đáp lại là chúng ta muốn thực hiện nững gì mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, đó chíng là điều chúng ta mừng hôm nay, phải không? Tuy nhiên, tự chúng ta, không thể làm "mọi sự mà Thiên Chúa đã bảo chúng ta". Nhưng, chúng ta ở trong lời giao ước với Thiên Chúa là Đấng đã đóng ấn lời giao ước với chúng ta trong máu Chúa Kitô đã tự hiến thân mình mổi ngày trên bàn thờ cho chúng ta, tượng trưng cho sự toàn hiến của Thiên Chúa cho chúng ta.

Trong bài Phúc âm hôm nay, thánh Máccô nói rõ ràng về câu chuyện Chúa Giêsu ban đời sống thánh linh của Ngài, đó là chính Mình và Máu của Người đã được soi tỏ trong ánh sáng của phong tục lễ Vượt Qua. Nơi mà người Do thái mừng ngày họ được ra khỏi cảnh lưu đày với bửa ăn của con chiên được hiến tế. Hôm nay, chúng ta, các tín hữu mừng sự giải thoát khỏi tội lỗi bằng bửa ăn với thân thể Chúa Giêsu, là Mình và Máu Ngài.

Chú ý: thánh Máccô nói đến "cốc", không phải là cốc rượu như thường gọi. Hãy nhớ, trước đó thánh Máccô nói Chúa Giêsu hỏi ông Giacôbê và ông Gioan là họ có thể “uống chén mà Ngài sẽ uống... không?" (Mc 10: 38-39) Trong vườn cây dầu, trước khi Chúa Giêsu bị bắt, Chúa Giêsu cầu nguyện: “Lạy Cha… xin cho con khỏi uống chén này..." (Mc 14:36) Chén là tượng trưng sự tế lễ. sự đau khổ và sự chết. Chúng ta, những người theo Chúa Giêsu được mời gọi sự sẻ chia hoàn toàn cuộc sống của Ngài, kể cả sự hy sinh hiến thân làm tế lễ. Trong bài đọc thứ nhất, nói với những người Israel, còn chúng ta cũng muốn la lên "chúng con sẽ làm mọi sự Thiên Chúa đã bảo chúng con". Vậy thì, chúng ta có thể làm hay không, nhưng, bởi chúng ta, việc làm môn đệ còn khó khăn. Nhưng, chúng ta không nản lòng vì chúng ta không còn là của chúng ta nữa. Thiên Chúa đã làm lời giao ước với chúng ta, đóng ấn lời giao ước này bằng máu của Con Thiên Chúa. Chúng ta, những người cùng ăn và uống của ăn từ trên bàn thờ đã được thông phần vào sức sống và đời sống mới của Chúa Giêsu hay không?

Ngồi nơi bàn ăn với các môn đệ, Chúa Giêsu hứa một ngày nào đó, Ngài sẽ uống với họ trong vương quốc của Thiên Chúa. Chúa Giêsu nhắc chúng ta là Bí Tích Thánh Thể mà chúng ta cùng nhau chia sẻ hôm nay chỉ là một sự nhắc nhở đơn giản của về một sự việc đã xảy ra trong quá khứ khi Ngài dùng bữa Tiệc Ly Cuối cùng với các bạn của Ngài. Bữa ăn, ơn huệ của Mình và Máu Ngài, cũng dự đoán được bữa tiệc của tương lai sẽ cùng vui mừng với Ngài và với nhau nơi bàn ăn, bữa tiệc vĩnh hằng.

Nhưng, trước khi bữa ăn đó được diễn ra, thì hôm nay trong thánh lễ trên thiên đàng, chúng ta có thể làm để thực hiện được điều gì mà bữa ăn nầy cần có – Đó là sống hòa hợp trong cộng đoàn, chào đón các người tội lỗi và người lạ mặt. Mở rộng vòng tay yêu thương của Thiên Chúa cho tất cả các tạo vật của Ngài.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


THE BODY AND BLOOD OF CHRIST (B)
Exodus 24:3-8 Psalm; 116 Hebrews 9: 11-15; Mark 14: 12-16, 22-26

On the feast of the Body and Blood of Christ there is a tendency to go right to the gospel narratives of the Last Supper, where, Jesus celebrated the Passover meal with his disciples. In today’s account Jesus takes and blesses bread, gives it to his disciples saying, "Take it, this is my body." He gives thanks over the cup, gives it to them saying, "This is my blood which will be shed for many."

Isn’t that the focus of today, Jesus’ institution of the Eucharist at table with his disciples? Yes, but wait a minute, what Jesus did comes from the context of the Passover and that takes us to the Jewish roots of the meal. So, let us go there, to our ancestral story, from the book of Exodus, our first reading.

Our scriptures today make reference to the use of blood in ritual re-enactment to seal our relationship with God, both in the ancient and new covenants,. We are in the 24th chapter of Exodus, the ratification of the Sinai covenant. Exodus gives a dramatic account of the ritual of word and then blood. First, Moses reads the laws to the people – a reminder of our own liturgy of the Word. It is obvious that people didn’t think God’s "words and ordinances" were restrictive, or burdensome, because they respond, "We will do everything that the Lord has told us."

Well, that was certainly optimistic of them! We know from our own experience that enthusiasm, while a good response to God, is not enough for faithfully carrying out God’s will. Hence, the subsequent rituals. First, the burnt offerings of the young bulls. It symbolizes the people’s total self-offering to God. It is called a "peace offering"; both establishing and celebrating the peace made between God and the people.

Among the ancients blood was seen as the life force. The pouring of blood in the ceremony sealed the covenant. First, it was splashed on the altar, honoring God as the initiator and principal partner in the covenant. God has reached out to the people, not because of their merits, but because of God’s love. God wants to be in a permanent relationship with them. The people realize this. Is it any wonder that twice they profess their desire to follow God’s "words and ordinances"? "We will do everything that the Lord has told us." "All what the Lord has said, we will heed and do."

And aren’t those the responses we want to make to what God has done for us and what we celebrate today? However, on our own, we cannot do "everything the Lord has told us." But we are in covenantal relationship with God who has sealed the covenant with us in blood. Christ has offered himself on the altar for us, symbolizing God’s total self-offering to us.

It is clear in today’s gospel that Mark’s narration of Jesus’ gift of himself, his body and blood, is to be seen in light of the tradition of the Passover feast, where the Jews celebrate their deliverance from slavery with the meal of the sacrificial lamb. Today, we Christians celebrate our deliverance from sin with the meal of Jesus’ body and blood.

Note, Mark mentions "the cup," not the wine, in his telling. Remember that previously in Mark Jesus asked the ambitious James and John if they could "drink the cup that I drink….?" (10:38-39) In the garden, before his arrest, Jesus prayed, "Father… take this cup away from me…." (14:36) The cup is the symbol of sacrifice, suffering and death. We followers of Jesus are invited to share in his life, the fullness of which includes our own sacrificial, self-offering. With the Israelites in our first reading, we too want to shout, "We will do everything that the Lord has told us." Well, we do try, but on our own, our discipleship falls short. But we are not discouraged because we are not on our own. God has made a covenant with us, sealed with the blood of God’s own Son. We who eat and drink of the food from the altar have a share in Jesus’ saving death and his new life.

At table with his disciples Jesus promises he will one day drink in the kingdom, the reign of God. He reminds us that the Eucharist we share today is just a simple remembrance of a past event when he ate his Last Supper with his friends. The meal, his gift of his body and blood, also anticipates the feast we will someday enjoy with him and each other at his table, the eternal banquet.

But in the between time of this meal now in the internal feast of heaven, we can work to fulfill what this meal symbolizes – reconciliation and community, welcome to sinners and strangers, God’s embrace of all God’s creatures.
 
Dẫn Nhập Vào Thánh Lễ & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa Năm B. 6.6.2021
Lm Francis Lý văn Ca
10:54 03/06/2021
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay, cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng lễ kính Mình Máu Chúa Kitô. Lễ nầy cũng như lễ Chúa Ba Ngôi là những lễ kéo dài của Mùa Phục Sinh.

Lễ kính Mình Máu Chúa Kitô là lễ diễn tả giao ước của Chúa đối với nhân loại qua việc Chúa hiện diện trong phép Thánh Thể. Mỗi lần cử hành bí tích Thánh Thể, chúng ta nhắc nhở lại mầu nhiệm Chúa cứu chuộc.

Qua giao ước của thời xưa, Môisen đã đại diện nhân loại nhận lệnh truyền của Chúa khắc trên hai bia đá. Đức Kitô, đã trao ban cho chúng ta, giao ước mới khắc trên tình yêu Chúa và tha nhân.

Hôm nay, cũng là ngày bổn mạng Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam trên toàn thế giới. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam, được tràn đầy ơn thiêng lãnh nhận nơi nguồn sống Thánh Thể Nhiệm Mầu.

Ngày lễ hôm nay cũng là bổn mạng của Quý Thứa Tác Viên Giúp Lễ và Đặc Biệt của Bí Tích Tháh Thể trong các Cộng Đoàn dân Chúa. Họ đang phục vụ Bàn Thánh, trao ban Mình Thánh Chúa cho Cộng Đoàn dân Chúa, đem Mình Thánh Chúa cho các bệnh nhân, những người ốm đau liệt lào... Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho những thừa tác viên nầy. Với ơn Chúa ban, họ sẽ tiếp tục chu toàn trách vụ mà họ đã nhận lãnh từ Giáo Hội Mẹ Thánh.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Sau khi dân Dothái xác nhận niềm tin của họ vào Thiên Chúa một lần nữa, Môisen đã dâng lên Thiên Chúa máu bò tơ làm hy lễ giao hòa. Hình ảnh nầy được Chúa Giêsu dùng lại thời tân ước. Nhưng không phải là máu dê hay bò tơ, mà là Máu Thánh Người sẽ đổ ra làm của lễ giao hòa nhân loại với Thiên Chúa Cha.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô nhắc lại điển tích Môisen làm lễ thanh tẩy, sám hối sau mỗi lần dân Dothái bất trung với Thiên Chúa Giavê. Đến thời Chúa Giêsu, Ngài chết một lần thay cho tất cả.

TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Trước khi vào cuộc khổ nạn, Chúa Kitô đã ăn bữa tối với các tông đồ. Ngài đã lập bí tích Thánh Thể. Qua hình ảnh bữa tiệc, nhắc nhở các tông đồ: quá khứ, Chúa cứu dân Dothái, hiện tại, Chúa thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Mình Máu Người để dưỡng nuôi trần gian.




LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN.

Linh mục: Anh Chị em thân mến,
Lề luật Chúa ban trong đêm Thứ Năm Tuần Thánh, ”Các con hãy yêu thương nhau, như chính Thầy đã yêu thương các con”. Chúng ta cầu xin Chúa trợ giúp để tình yêu đó được triển nở nơi mỗi người trong chúng ta:

1. Xin Chúa cho chúng ta mỗi lần ăn bánh và uống rượu thánh, chúng ta loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Chúa lại đến. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu nguyện cho những anh chị em vì hoàn cảnh cá nhân không nhận lãnh bánh Thánh Thể thường xuyên hay bị những ngăn trở cá nhân. Xin cho họ luôn nhớ rằng Chúa vẫn có thể hiện diện nơi họ qua việc rước lễ
cách thiêng liêng. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta xin Chúa chúc lành cho Quý Thừa Tác Viên Giúp Lễ cũng như Các Thừa Tác Viên Đặc Biệt của Bí Tích Thánh Thể nhân ngày bổn mạng hôm nay. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn là nguồn trợ lực cho Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam trong cuộc lữ hành trên đường tiến về Nhà Cha. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho các tôi tớ của Chúa đã qua đời, những linh hồn mồ côi. Chúng ta cũng nhớ đến những nạn nhân của Covid-19 trên toàn thế giới... Xin cho thần linh Thánh Thể mà họ đã nhận lãnh trong cuộc lữ hành trần thế được đầy sức mạnh tiến vào tham dự bàn tiệc nước trời. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa đã dưỡng nuôi chúng con bằng Mình Máu Chúa. Xin giúp chúng con luôn canh tân cuộc sống, mỗi ngày gần Chúa hơn, kết hợp mật thiết với Chúa qua việc năng rước Mình Máu Thánh Chúa. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:26 03/06/2021

14. Khi lâm chung, người hoàn toàn phó thác mình cho Thiên Chúa, thì tuyệt đối không thể mất linh hồn sa xuống hỏa ngục.

(Thánh Philip Neri)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:29 03/06/2021
65. DIỆU PHÁP RU NGỦ

Có một bà vợ, vì con nhỏ khóc hoài không nín nên rất lo. Đột nhiên như có linh cơ bèn nói với chồng:

- “Mau cầm quyển sách lại đây.”

Chồng hỏi:

- “Để làm gì?”

Người vợ trả lời:

- “Tôi nhìn ông thường cười cười nói nói rất có tinh thần, nhưng vừa cầm đến sách là ngáp không ngừng, nhất định nó sẽ làm cho con mình ngủ rất nhanh !”

(Tiếu Đắc Hảo)

Suy tư 65:

Có người vừa cầm đến quyển sách thì ngủ rất nhanh, có người “vớ” được quyển sách hay thì như mừng như được kho báu, có người đọc sách quên cả ngủ nghỉ, quên cả cơm nước…

Sách, nó là ông thầy của mọi người, nhưng không phải hể làm thầy cô là tốt, sách cũng có những loại sách hay làm cho người đọc sách cảm thấy vui thích, và cũng có những loại sách xấu đầu độc con người ta, nhất là những thanh niên nam nữ. Có những người uyên bác nhờ đọc sách, và cũng có những người vì đọc sách (xấu) mà trở thành người nguy hiểm cho xã hội…

Đọc sách mà ngủ là chuyện thường, nhưng hể cầm đến quyển sách mà ngủ thì lại là chuyện bất thường, bởi vì từ trước đến nay chưa hề có chuyện người ham đọc sách hể cầm sách là ngủ, chỉ có những ai lười biếng, tự cao tự đại cho rằng mình có sách nhiều để trên kệ, trong bụng đầy chữ nghĩa mới không muốn đọc sách mà thôi.

Thật tội nghiệp cho họ biết chừng nào, bởi vì giọt nước thì không thể sánh bằng đại dương…

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Chúa Kitô, Giao Ước mới
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
18:26 03/06/2021
LỄ MÌNH VÀ MÁU CHÚA KITÔ

Chúa Kitô, Giao Ước mới

Xh 24,3-8; Hr 9,11-15; Mc 14,12-16.22-26

Hôm nay, cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta mừng trọng thể lễ Mình và Máu Chúa Kitô, tiếng La Tinh gọi là lễ Corpus Domini. Thánh lễ này được Đức Giáo Hoàng Urbano IV thiết lập vào năm 1264 với mục đích nhằm cổ võ người tín hữu tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Giêsu trong phép Thánh Thể. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, người Công Giáo vẫn còn giữ truyền thống cử hành thánh lễ này một cách rất trọng thể bằng những cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa, diễu hành trên đường phố với những trang phục truyền thống, lộng lẫy như là một đại hội Thánh Thể.

Để hiểu ý nghĩa của thánh lễ này, hôm nay chúng ta suy niệm về chủ đề: “Mình và Máu Chúa Giêsu là quà tặng vô giá của giao ước mới.”

1- Nguyên mẫu của giao ước

Trong bài đọc I, trích sách Xuất Hành (Xh 24,3-8), chúng ta tìm thấy nguyên mẫu của giao ước về tương quan giữa Thiên Chúa và dân Ítraen. Môsê công bố lệnh truyền và giới răn của Chúa cho dân Ítraen; họ đón nhận và thi hành Lời Chúa. Ông truyền cho họ hiến dâng lên Thiên Chúa những con bò tơ làm lễ toàn thiêu; ông lấy máu đổ vào các chậu và rảy lên bàn thờ, rồi rảy lên dân chúng và nói: “Đây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó.”

Đối với Kinh Thánh, máu ở đây là biểu tượng của sự sống, của giao ước sự sống, hay diễn tả tương quan giữa Thiên Chúa và dân Người. Nhưng ở đây, nó vẫn còn là một giao ước được ký kết theo nghi thức bên ngoài, qua dấu chỉ giết một con vật là con bò tơ. Nhưng sau đó, như chúng ta biết, dân Ítraen đã nhiều lần phản bội chống lại Thiên Chúa và phá vỡ giao ước.

Bởi thế, trong bài đọc II trích thư gửi tín hữu Hípri (Hr 9,11-15), tác giả quả quyết rằng Chúa Giêsu là Đấng Trung Gian giao ước mới, Người vượt qua và hoàn tất giao ước cũ. Giờ đây hy lễ không phải nhờ máu dê bò thú vật nữa, nhưng là nhờ chính Con Người, Mình và Máu Chúa Giêsu. Người trở thành của lễ vô giá trong giao ước mới. Giao ước này không còn được ký kết bằng những nghi lễ bên ngoài nữa, nhưng bằng chính sự sống bên trong. Chúa Kitô đã thiết lập giao ước mới khi Người hiến mình, đổ máu ra trên thập giá để cứu độ loài người. Người đã phục sinh và trở thành nguồn sự sống mới khi Người hòa giải chúng ta với Thiên Chúa và ban Thánh Thần để thiết lập một dân mới là Giáo Hội trong giao ước mới này.

2- Chúa Giêsu, giao ước mới

Điều này được giải thích rõ hơn trong bài Tin Mừng, trích từ Tin Mừng theo thánh Máccô (Mc 14,12-16.22-26). Chúng ta nghe trình thuật về bữa Tiệc Ly diễn ra trước khi bước vào cuộc tử nạn, Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể. Đây chính là Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Họ mừng lễ Vượt Qua để tưởng nhớ chính đêm mà Thiên Chúa giải thoát họ khỏi ách nô lệ ở Ai Cập để tiến về đất hứa. Trong đó, họ giết chiên để mừng lễ và lấy máu bôi lên cửa nhà mình. Vì thế, lễ Vượt Qua là rất thánh thiêng đối với người Do Thái, bởi lẽ, nó nhắc nhở họ nhớ đến giao ước được Thiên Chúa ký kết với họ nhờ máu con chiên.

Nhưng bữa Tiệc Ly không còn là một bữa ăn mừng lễ Vượt Qua của người Do Thái nữa. Đó là lễ Vượt Qua của Chúa Giêsu. Trong đó, không còn là Chiên Vượt Qua nữa, nhưng thay vào đó là Bánh trở thành Mình Người. Không còn chiên và máu chiên nữa, nhưng là Rượu trở thành Máu Người, như lời Chúa nói: “Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người” (Mc 14,24). Máu đó đổ ra để tha thứ tội lỗi cho loài người. Ở đây, Chúa Giêsu chính là lễ Vượt Qua mới và là của lễ toàn thiêu mới, thay thế cho giao ước cũ và hy lễ cũ. Người là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, nhờ Người chúng ta mới được cứu độ. Như thế, toàn bộ con người, tình yêu, Mình và Máu Chúa Kitô chính là cốt lõi của Giao Ước mới.

3- Sống giao ước mới

Thánh Thể là giao ước mới mà Chúa Kitô thiết lập để tiếp tục hiến ban Mình và Máu Người cho chúng ta. Việc hiến ban chính mình là hành vi tình yêu, vâng theo thánh ý của Chúa Cha và cũng là hành vi bày tỏ tình yêu đối với chúng ta. Vì như Chúa nói: “Đây là mình Thầy, đây là máu Thầy.. đổ ra vì anh em.” Đó là giao ước được thực hiện vì Thiên Chúa và vì con người.

Bởi thế, khi chúng ta đón nhận Mình và Máu thánh Chúa Kitô, chúng ta được đổi mới từ bên trong nhờ hiệu quả của giao ước mới do Chúa Kitô này mang lại. Khi hiệp lễ, chúng ta hiệp nhất nên một với Thiên Chúa và với anh chị em ngay trong chính tâm hồn chúng ta. Ước gì việc chúng ta rước Mình và Máu Chúa Giêsu biến đổi con người chúng ta trở thành những người mới, con người thuộc Thánh Thể cho Thiên Chúa và cho tha nhân.

Buồn thay, thế giới mà chúng ta sống hôm nay đang cuốn theo những khuynh hướng xúc phạm đến nhân phẩm con người. Theo đó, thân xác của biết bao người không còn là phương tiện của giao ước tình yêu được tôn trọng nữa, nhưng lại trở thành phương tiện để kiếm tiền, đổi chác và mại dâm. Trên tivi, báo chí và internet, người ta đã dùng thân thể của trẻ em, phụ nữ và những người dễ bị tổn thương nhất để quảng cáo và kiếm tiền. Nhiều người trẻ hôm nay trở thành một món hàng để mua vui và đổi chác. Đó là những hình thức nô lệ mới! Máu không còn là một biểu tượng của sự sống và sự hiến mình nữa, nhưng trở thánh cái giá phải trả vì bạo lực, vì sự vô luân, vì chiến tranh. Máu đổ ra trên đường, trong gia đình, hay tung tóe lên các tường thành... Đó không phải là thứ máu mang lại sự sống và ơn cứu độ.

Bởi thế, nhân dịp mừng đại lễ Mình và Máu Chúa Kitô, chúng ta cần phải phục hồi ý nghĩa giao ước mới mà Chúa Giêsu đã ký kết và mời gọi chúng ta sống vì Thiên Chúa và vì người khác. Đồng thời chúng ta hãy nỗ lực để cộng tác vào việc chấm dứt những hành vi lạm dụng, buôn bán và trao đổi thân xác con người. Chúng ta hãy đến đón nhận quà tặng giao ước mới nơi bí tích Thánh Thể. Chúng ta hãy làm điều này mà nhớ đến Thầy là sống giao ước tình yêu đó vào trong đời sống mỗi ngày. Amen!

ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An

http://nguoinguphu.blogspot.com/
 
Quà tặng cao quý nhất
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà
20:38 03/06/2021


Điều mà mỗi người trên dương gian đều khao khát và khao khát cách mãnh liệt nhất, tha thiết nhất là gì? Không phải là tiền bạc, không phải là địa vị hay nhan sắc… mà là được sống, sống lâu, sống khỏe, sống vui!

Khi gặp thiên tai, núi non sạt lở chôn vùi hết ruộng vườn, nhà cửa nhưng chủ nhà thoát chết thì vẫn được xem may mắn và có phúc.

Người ta tìm đủ mọi cách để duy trì sự sống với bất cứ giá nào, và khi bị bệnh tật đe dọa mạng sống, biết mình chỉ còn sống được chừng ba tháng, bệnh nhân cảm thấy kinh hãi, rụng rời và sẵn sàng trút hết tất cả tiền bạc, của cải, tài sản mình có để chạy chữa, may ra có thể sống thêm một thời gian. Đúng là “mạng sống hơn đống vàng !”

Sự sống của loài người quý thật, nhưng sự sống này có thể bị bệnh tật, tai ương… cướp đi bất cứ lúc nào.

Trong khi đó, có một sự sống rất đỗi tuyệt vời, không bao giờ lụi tàn, không bao giờ mất đi… Đó là Sự Sống của Thiên Chúa.

Vì yêu thương con người là tạo vật ưu việt của mình, Thiên Chúa ban cho con người đủ mọi thứ cần thiết trên đời, nhưng trong những món quà Thiên Chúa tặng ban, thì món quà quý báu nhất là Sự Sống của chính Ngài.

Nhưng làm thế nào đem sự sống của chính mình ban tặng cho người khác được?

Chúng ta không thể thông truyền sự sống của mình cho người khác.

Một người con hiếu thảo thấy mẹ hấp hối, sắp lìa đời, thì đau xót lắm… và dù có muốn lấy sự sống của mình truyền qua cho mẹ, để mẹ sống thêm vài năm nữa, cũng không thể làm được. Không ai trên đời có thể truyền ban sự sống mình cho người khác.

Tuy nhiên, Thiên Chúa là Đấng toàn năng, Ngài có thể làm được mọi sự. Ngài có thể truyền Sự Sống của chính Ngài cho tôi, cho bạn, cho mỗi người chúng ta.

Bằng cách nào?

Muốn cho cành nho tiếp nhận được sự sống của thân nho, thì nó phải được tháp nối nên một với thân nho. Không tháp nối với thân thì không có sự sống.

Muốn cho một bàn tay bị lìa thân được tiếp nhận sự sống từ thân thể thì bàn tay đó phải được ghép nối vào thân thể. Không được tháp nối nên một với thân thể thì không thể nhận được sự sống.

Vậy muốn cho loài người tiếp nhận được Sự Sống của Chúa Giê-su phục sinh thì phải làm cho họ kết hợp nên một với Chúa phục sinh. Để thực hiện việc này, Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể, hiến ban Thịt và Máu của Ngài, dưới hình bánh rượu, làm của ăn cho nhân loại, để cho những ai lãnh nhận Mình Máu thánh Ngài thì được nên một với Ngài, được ở lại trong Ngài như lời Ngài phán: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy”(Ga 6,56).

Và nhờ nên một với Chúa Giê-su, nên Sự Sống của Chúa Giê-su sẽ được thông truyền cho người đó, như sự sống của thân thể thông truyền cho bàn tay.

Điều tuyệt vời là Sự Sống mà Chúa Giê-su thông ban cho những ai tiếp nhận Mình Máu Ngài, không phải là sự sống sinh vật có thể bị lụi tàn theo năm tháng mà là Sự Sống vĩnh cửu không bao giờ tàn phai.

Chúa Giê-su khẳng định điều này qua câu nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 51).

“Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết” (Ga 6, 54).

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa ban chính Mình Máu thánh Chúa cho chúng con để chúng con được nên một với Chúa, được đón nhận Sự Sống của Chúa, nhờ đó, được sống hạnh phúc muôn đời.

Đây là quà tặng quá đỗi tuyệt vời, là hồng ân vô cùng cao quý, không gì sánh được.

Xin cho chúng con đừng thờ ơ, hờ hững với món quà vô giá này nhưng biết sốt sắng lãnh nhận hồng ân vô giá này với tâm tình cảm tạ sâu xa.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tổng giám mục Pháp lên án vụ tấn công người Công Giáo
Đặng Tự Do
04:58 03/06/2021


Đức Tổng Giám Mục Paris đã lên tiếng than thở về một cuộc tấn công vào người Công Giáo Pháp trong một sự kiện kỷ niệm tôn vinh các vị tử đạo chết dưới tay Công xã Paris vào thế kỷ 19.

Trong thánh lễ kỷ niệm 150 năm các vị tử đạo Công Giáo dưới thời Công xã Paris tại Nhà thờ Notre-Dame-des-Otages, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit khen ngợi anh chị em giáo dân và các linh mục vẫn giữ bình tĩnh giữa bạo lực.

Ngài nói rằng “theo những báo cáo mà chúng ta đã đọc, những người cầu nguyện chúng ta chưa bao giờ thể hiện sự tức giận khi đối mặt với sự hùng hổ, khi đối mặt với hận thù, mà trái lại chúng ta đã thể hiện là một trái tim ôn hòa và tha thứ”.

Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã lên án “sự giận dữ, khinh miệt và bạo lực” nhắm vào đoàn rước của hơn 300 người Công Giáo, bao gồm cả trẻ em và người già.

Đám rước bắt đầu từ quảng trường de la Roquette để kết thúc tại nhà thờ Notre-Dame-des-Otages. Ngôi nhà thờ này được xây dựng để vinh danh những người Công Giáo bị giết vào ngày 26 tháng 5 năm 1871, và nằm ở quận 20 của Paris.

Quyền tự do thờ phượng phải được thực hiện một cách hoàn toàn thanh thản ở nước ta

“Chúng ta đang gặp rắc rối vì những gì chúng ta đang rao giảng. Tôi tự hỏi tại sao việc rao giảng một Thiên Chúa của tình yêu lại có thể khơi dậy quá nhiều hận thù, quá nhiều sự tức giận”, Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói.

“Đêm qua, tại đây, đã diễn ra một cuộc biểu tình của sự tức giận, khinh miệt và bạo lực.”

Gérald Darmanin, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, cũng nhanh chóng lên án vụ tấn công.

“Hôm qua, tại Paris, những người Công Giáo đã bị tấn công bởi những cá nhân bạo lực bên lề một đám rước. Tự do thờ phượng phải được thực hiện trong sự thanh thản hoàn toàn ở đất nước của chúng ta,” ông Gérald Darmanin đã tweet vào ngày 30 tháng 5.

Một video trên mạng xã hội cho thấy khi đoàn rước đến gần ga tàu điện ngầm Ménilmontant, một nhóm thanh niên cộng sản mặc áo đỏ lên đến 40 tên trong nhóm “Les Amies et Amis de la Commune de Paris 1871”, tức là nhóm “Những người bạn của Công Xã Paris 1871” bắt đầu ném chai lọ về phía những người rước kiệu và sau đó xông vào giật cờ của họ. Những đòn bạo lực được giáng xuống, ít nhất một người hành hương bị đánh chảy máu đầu, cờ và biểu ngữ của giáo xứ bị xé bỏ. Theo tổng giáo phận Paris, có cả hai cụ già bị đá té nhào xuống đất.

Karine Dalle, người phát ngôn của Tổng giáo phận Paris, cho rằng vụ tấn công là “quái gở’

“Đó hoàn toàn là bạo lực vô cớ. Thật đáng buồn khi thấy, 150 năm sau Công xã, một số người vẫn tức giận đối với một buổi cầu nguyện hòa bình đơn sơ, đặc biệt là đám rước này không có chiều hướng phản đối,” Dalle nói.
Source:UCANews
 
Người Công Giáo cầu nguyện khi đại dịch lây lan sợ hãi, hoảng sợ và đau đớn ở Nepal
Đặng Tự Do
04:59 03/06/2021


Tại Nepal, quốc gia nhỏ bé chỉ có 28 triệu dân, tính đến ngày thứ Tư 2 tháng 6, đã có 7,454 người chết trong số 566,587 người nhiễm bệnh.

Trong bối cảnh này, người Công Giáo Nepal đã tham gia cầu nguyện, sám hối và ăn chay với ý chỉ xin cho đại dịch coronavirus sớm chấm dứt, khi thứ virus Tầu độc địa này đang tàn phá khốc liệt quốc gia trong vùng Hi Mã Lạp Sơn.

Hàng ngàn người Công Giáo, bị giam giữ tại nhà do bị cấm cửa nghiêm ngặt, đã tham gia vào buổi truyền hình trực tiếp Thánh lễ từ tòa giám mục, các buổi chầu và Lòng Thương Xót ảo, đọc kinh Mân Côi và chầu Thánh Thể vào ngày 31 tháng Năm.

Lời cầu nguyện và ăn chay kéo dài cả ngày là để đáp lại lời kêu gọi từ Đức Cha Paul Simick, vị đại diện tông tòa của Nepal, vào ngày 18 tháng 5 khi ngài mời gọi các linh mục Công Giáo, nam nữ tu sĩ và giáo dân cầu nguyện mạnh mẽ trong khi tuân theo tất cả các quy định cần thiết liên quan đến các biện pháp phòng ngừa COVID-19.

“Chúng tôi nhận thức rõ về đợt tàn phá thứ hai của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới, bao gồm cả Nepal. Trong những tuần gần đây, Nepal đã chứng kiến sự gia tăng đột ngột về số ca nhiễm mới và tử vong”, Đức Cha Simick cho biết trong một lá thư mục vụ.

Ngài nói thêm:

“Trong những khoảnh khắc sợ hãi, đau khổ, hoảng loạn và đau đớn do sự lây lan nhanh chóng của Covid-19, các Kitô Hữu chúng ta hãy hướng về Đấng Chăn Chiên Nhân Lành của mình, Đấng là thành trì và nơi nương tựa của chúng ta: như Thánh Vịnh nói: ‘Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên’.” (Tv 23:6)

Đức Cha cũng kêu gọi mỗi cộng đoàn, giáo xứ và hiệp hội tổ chức các buổi cầu nguyện trực tuyến nội bộ để mọi người tham gia.

“Chúng ta hãy cầu xin sự bảo trợ của Đức Mẹ là quan thầy của Nepal, để với sự chuyển cầu mạnh mẽ của Đức Mẹ, chúng ta có thể được giải thoát khỏi thứ vi rút chết người này.”

Nepal có đa số dân theo Ấn Giáo và chỉ có khoảng 8,000 người Công Giáo trong một dân số ước tính là 28 triệu người. Ước tính có từ 3 đến 5 triệu Kitô Hữu theo đạo Tin lành ở nước này.
Source:UCANews
 
Cải tổ giáo luật về hình sự của Đức Phanxicô ngăn cản mưu toan phong chức phụ nữ của Giáo Hội Đức
Vũ Văn An
18:58 03/06/2021

Theo phân tích của Ed. Condon trên The Pillar ngày 2 tháng 6, bao gồm trong các dự liệu của Quyển VI Bộ Giáo luật vừa được Đức Phanxicô ký ban hành, có một tội phạm mới, được phác thảo một cách minh nhiên hơn về mưu toan phong chức cho phụ nữ, một điều rõ ràng nhắm vào Giáo Hội Đức.



Thực thế, điều 1379 mới dự liệu rằng “cả người mưu toan phong chức thánh cho một phụ nữ lẫn người phụ nữ mưu toan lãnh nhận chức thánh, đều bị tuyệt thông tiền kết dành riêng cho Tòa Thánh” và người mưu toan phong chức cho một phụ nữ “có thể bị phạt loại trừ khỏi bậc giáo sĩ”.

Nói đúng ra, dù đây không phải là một sự đổi mới trong luật lệ, nhưng nó làm minh nhiên những gì trước đây chỉ được ngụ ý bằng một điều luật khái quát hơn nhiều, và không để một lỗ hổng tiềm ẩn nào về ngôn ngữ có thể bị tranh luận bởi một người nào đó đang mưu toan phong chức cho một phụ nữ ở bất cứ cấp nào.

Phiên bản trước của giáo luật dự liệu hình phạt tuyệt thông cho "một người giả bộ [simulate] ban một bí tích" Điều này bao gồm một linh mục hoặc giám mục cố ý cử hành một bí tích bằng một chất thể (matter) không hợp lệ, thí dụ, mưu toan truyền chức cho một phụ nữ, vì chất thể hợp lệ để truyền chức đúng bí tích là một người đàn ông đã được rửa tội.

Trong Con Đường Đồng Nghị hiện được các giám mục Đức hợp tác với Ủy ban Trung ương của người Công Giáo Đức theo đuổi, những người tham gia và các nhóm làm việc đã nhiều lần kêu gọi thay đổi giáo huấn và thực hành của Giáo hội hoàn vũ.

Trong số các thay đổi được kêu gọi thường xuyên nhất là việc chúc phúc cho các cặp đồng tính trong nhà thờ, và việc truyền chức cho phụ nữ, trước tiên lãnh chức phó tế và cuối cùng lãnh chức linh mục.

Đầu năm nay, Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về việc chúc phúc cho các mối liên hệ đồng tính, minh nhiên phán quyết rằng việc này là việc bất khả hữu và bị cấm. Vào tháng trước, đáp lại, các giáo sĩ khắp nước Đức đã tổ chức một ngày "chúc phúc" cho hàng trăm cuộc kết hợp đồng tính, công khai thách thức Rôma.

Một số người ở Rôma lo ngại rằng sau khi kết thúc Con Đường Đồng Nghị Đức, một hoặc nhiều giám mục có thể mưu toan thực hiện một thủ đoạn tương tự bằng cách cố gắng phong một phụ nữ làm phó tế và bất chấp Rôma khi thực hiện điều này, một động thái mà luật sửa đổi dường như đã loại trừ.

Ngoài diễn trình đồng nghị Đức, cuộc tranh luận về khả thể phong phụ nữ làm phó tế đã xuất hiện nhiều lần trong thập niên qua. Năm 2016, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã thành lập một ủy ban tại Bộ Giáo lý Đức tin để khảo sát vai trò lịch sử của “các nữ phó tế” trong Giáo hội sơ khai. Mặc dù ủy ban đó không phát hiện được điều gì để kết luận, nhưng chính Đức Phanxicô nhận định rằng vai trò lịch sử ấy, nếu có, không giống với việc truyền chức có tính bí tích, nhưng, trong nhiều trường hợp, gần hơn với vai trò của một nữ đan viện trưởng.

Vấn đề lại xuất hiện một lần nữa trong Thượng hội đồng về vùng Amazon, với tài liệu cuối cùng của Thượng hội đồng yêu cầu xem xét lại vấn đề, điều mà Đức Giáo Hoàng đã đồng ý.

Trong khi đó, Giáo hội đã nhiều lần tuyên bố rằng việc dành truyền chức linh mục cho riêng nam giới là một chức năng của thiên luật, và nằm ngoài quyền hạn thay đổi hoặc loại bỏ của Giáo hội.

Một số nhà thần học và giám mục đã lập luận rằng, vì các phó tế không có năng quyền thừa tác vụ bí tích ngoài năng quyền chung của mọi tín hữu, nên việc truyền chức phó tế cho phụ nữ sẽ không trực tiếp thách thức giáo huấn này.

Tuy nhiên, các nhà thần học khác, những người vốn chấp nhận giáo huấn đã ổn định của Giáo hội, nhấn mạnh rằng chỉ có một bí tích truyền chức thánh trong Giáo hội, chung cho phó tế, linh mục và giám mục, với mỗi cấp giáo sĩ lãnh nhận sự trọn vẹn hơn của chức thánh. Họ lập luận rằng giáo huấn của Giáo hội loại trừ phụ nữ khỏi việc truyền chức bí tích, áp dụng cho cả ba cấp vì bản chất yếu tính của bí tích không thể bị phân chia.

Cách diễn đạt trước đó của giáo luật, được Đức Giáo Hoàng thay thế vào hôm thứ Ba, cung cấp điều mà một số người lập luận là một kẽ hở phản ảnh cuộc tranh luận này.

Thực vậy, điều 1379 trước đây dự liệu hình phạt tuyệt thông đối với “một người giả bộ ban một bí tích”.

Giả bộ [simulate] một bí tích nghĩa là hữu ý và cố ý mưu toan thực hiện một bí tích theo cách có thể khiến nó không thể hoặc không thành sự, đồng thời khiến người khác tin rằng nó thành sự.

Trong trường hợp bí tích truyền chức thánh, chất thể có tính yếu tính để thành sự là một người đàn ông đã được rửa tội và do đó, mưu toan phong chức cho một phụ nữ sẽ không thành sự. Trước đây, người ta vốn viện dẫn điều luật này để mưu toan truyền chức linh mục cho phụ nữ. Họ cho rằng người phụ nữ không nhất thiết phải là chất thể “không hợp lệ” khi chỉ lãnh nhận chức phó tế, và do đó, việc truyền chức - dù vi phạm rõ ràng kỷ luật của Giáo hội - có thể được lập luận là thành sự, hoặc ít nhất được thực hiện với niềm tin rằng nó thành sự...

Cách diễn đạt mới của điều luật dường như vừa loại trừ lập luận trên vừa là một phương tiện làm cho lập luận đó trở thành vô hiệu.

Bản văn mới nêu rõ, “Cả người mưu toan phong chức thánh cho một phụ nữ lẫn người phụ nữ mưu toan lãnh nhận chức thánh, đều bị tuyệt thông tiền kết dành riêng cho Tòa Thánh”.

Việc sử dụng thuật ngữ “mưu toan” nhấn mạnh rằng chính hành động, tức việc phong chức, không cần được hoàn tất, chỉ là mưu toan, vì nó sẽ không bao giờ thành sự. Cũng cần lưu ý là việc sử dụng thuật ngữ “một chức thánh” bao gồm tất cả ba cấp của chức thánh, kể cả chức phó tế.

Nếu một giáo sĩ Đức mưu toan tấn phong một phụ nữ làm phó tế bất chấp Rôma, như nhiều người đã làm trong nghi thức chúc phúc hàng loạt các cặp đồng tính, họ sẽ tự động bị vạ tuyệt thông - trong khi Rôma sẽ phải tuyên bố hình phạt một cách chính thức để trọn các hậu quả pháp lý được áp dụng đối với người mưu toan phong chức, điều này, trên thực tế, chỉ là một tuyên bố về sự kiện chứ không phải là một xác định pháp lý hoặc thần học về những gì đã xảy ra, với các lập luận đưa ra để ủng hộ và chống lại.

Trong nhiều lần tiếp xúc qua lại với Rôma về tiến trình của Con Đường Đồng nghị của họ, các giám mục Đức đã phát triển một chiến thuật rõ ràng là chủ yếu phớt lờ mệnh lệnh của Rôma khi được yêu cầu không nên làm một điều gì đó.

Mưu tính của họ, phần lớn thành công ở điểm trên, là tiếp tục và thách thức Vatican can thiệp và do đó, kích động sự phân ly có thể xảy ra giữa Giáo hội ở Đức và Rôma. Việc duyệt lại điều 1379 vạch ra một ranh giới rõ ràng, trong đó, kể từ nay, người Đức được cho biết điều gì sẽ xảy ra nếu họ mưu toan tiến hành việc phong chức phó tế cho phụ nữ, và, qua việc dự liệu để vạ tuyệt thông ở trạng thái tiền kết, thực tế, đã đặt trách nhiệm của họ trước sự kiện.

Nếu thông điệp đó vẫn chưa đủ rõ ràng, điều luật kết thúc bằng cách cảnh cáo rằng các giáo sĩ - bao gồm các giám mục - cũng có thể "bị trừng phạt bằng cách bị sa thải khỏi bậc giáo sĩ".
 
Thông Báo
Thông tin mới nhất, rất ích lợi về COVID-19 từ Minesota 2 June, 2021
Vietnamese Social Service in Minnesota
19:24 03/06/2021
Kính thưa quý đồng hương,

Chúng tôi hy vọng tất cả quý vị luôn mạnh khoẻ trong thời gian này, khi chúng ta vẫn đang hỗ trợ lẫn nhau. Xin vui lòng đọc các thông báo quan trọng dưới đây về những gì đang diễn ra trong cộng đồng.

Thống đốc Walz vừa phát động Chiến dịch Chích Ngừa COVID-19 Có thưởng được gọi là ‘Your Shot to Summer’ trước ngày 1 tháng 7

Vào thứ Năm ngày 27 tháng 5, Thống đốc Walz đã phát động chiến dịch chủng ngừa COVID-19 có thưởng của tiểu bang ‘Your Shot to Summer’, nhằm khuyến khích cư dân Minnesota xắn tay áo và chủng ngừa COVID-19 trong tháng tới.

Chiến dịch này được đưa ra với mục tiêu là 70 phần trăm cư dân Minnesota từ 16 tuổi trở lên được tiêm chủng trước ngày 1 tháng 7. Con số 100,000 người Minnesota đầu tiên đã được chích mũi đầu tiên trong khoảng thời gian từ ngày 27 tháng 5 đến ngày 30 tháng 6 sẽ có thể được chọn lãnh phần thưởng theo sở thích của họ trong một loạt danh sách các lựa chọn, bao gồm vé vào công viên tiểu bang, giấy phép câu cá, và vé đến các điểm du lịch cũng như sự kiện mùa hè khác nhau như Minnesota State Fair (Hội chợ Tiểu bang Minnesota).

Cư dân Minnesota có thể minh chứng mũi chích đầu tiên của họ và cho biết phần thưởng chủng ngừa nào họ muốn nhận tại mn.gov/covid19/summer hoặc gọi số 1-833-431-2053.

Trang web Tiêm chủng tại State Fairgrounds Bắt đầu Chủng Ngừa mũi duy nhất của Johnson & Johnson

Địa điểm Tiêm chủng Cộng đồng tại Minnesota State Fairgrounds sẽ bắt đầu sử dụng thuốc chủng ngừa Johnson & Johnson và các cuộc hẹn bất chợt hiện sẵn có cho bất kỳ ai từ 18 tuổi trở lên.

Trang web sẽ hoạt động cho đến 8 giờ tối Thứ Ba tới, ngày 8 tháng 6. Đối với tuần cuối cùng này, trang web sẽ mở cửa hàng ngày từ 12 giờ trưa đến 8 giờ tối.

Địa chỉ: Khu hội chợ Minnesota State Fair

1680 Como Ave.

Falcon Heights, MN 55108

Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần giúp tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm, vui lòng gọi đường giây khẩn của chúng tôi tại 612-293-9213.

Chúng tôi có nhân viên nói tiếng Karen, Karenni, Miến điện, tiếng Việt, và tiếng Thái.

Kính thưa quý đồng hương,

Chúng tôi hy vọng tất cả quý vị luôn mạnh khoẻ trong thời gian này, khi chúng ta vẫn đang hỗ trợ lẫn nhau. Xin vui lòng đọc các thông báo quan trọng dưới đây về những gì đang diễn ra trong cộng đồng.

Chủng ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

Mặc dù có ít trẻ em bị nhiễm COVID-19 hơn so với người lớn, nhưng các em vẫn có thể

• Bị lây nhiễm vi khuẩn gây ra COVID-19

• Mắc bệnh do COVID-19 gây ra

• Truyền COVID-19 cho những người khác

Trung tâm CDC khuyến cáo mọi người từ 12 tuổi trở lên nên chủng ngừa COVID-19 để giúp bảo vệ chống lại COVID-19. Việc chủng ngừa trên diện rộng là một biện pháp quan trọng để giúp ngăn chặn đại dịch. Những người được tiêm chủng đầy đủ có thể tiếp tục các hoạt động mà họ đã làm trước đại dịch.

Trẻ em từ 12 tuổi trở lên có thể chủng ngừa Pfizer. Con em quý vị sẽ cần được chích mũi thứ hai của thuốc Pfizer-BioNTech COVID-19 sau khi chích mũi đầu tiên được 3 tuần.

Chủng ngừa COVID-19 vốn an toàn và hiệu quả. Thuốc chủng ngừa COVID-19 đã được sử dụng dưới sự giám sát an toàn chuyên sâu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, gồm các nghiên cứu trên thanh thiếu niên.

Con em quý vị không thể bị nhiễm COVID-19 từ bất kỳ loại chủng ngừa COVID-19 nào, bao gồm cả thuốc của Pfizer-BioNTech.

Con em quý vị có thể gặp một số phản ứng phụ, nhưng đó là những dấu hiệu bình thường cho thấy cơ thể chúng đang được bảo vệ. Những phản ứng phụ này có thể bao gồm đau nhức, sưng hoặc tấy đỏ trên cánh tay nơi được chích ngừa. Những phần còn lại của cơ thể cũng có thế xảy ra các phản ứng phụ như mệt mỏi, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, ớn lạnh, sốt hoặc buồn nôn.

Những phản ứng phụ này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động hàng ngày của con em, nhưng chúng sẽ biến mất sau vài ngày. Một số người không hề bị phản ứng phụ. xin liên lạc với các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chính của mình nếu quý vị có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

Nếu quý vị có thắc mắc hoặc cần giúp tìm kiếm nguồn cung cấp thực phẩm, vui lòng gọi đường giây khẩn của chúng tôi tại 612-293-9213. Chúng tôi có nhân viên nói tiếng Karen, Karenni, Miến điện, tiếng Việt, và tiếng Thái.

6/2/21

Dear All,

We hope you are all staying healthy and well during this time as we support each other. Please find important announcements below that are happening in the community.

Governor Walz Launches ‘Your Shot to Summer’ Incentives Campaign Encouraging COVID-19 Vaccinations by July 1

On Thursday May 27th, Governor Walz launched ‘Your Shot to Summer,’ the state’s COVID-19 vaccine incentive campaign encouraging Minnesotans to roll up their sleeves and get their COVID-19 vaccine during the next month.

The campaign aims to get 70 percent of Minnesotans 16 years of age and older vaccinated by July 1. The first 100,000 Minnesotans who get their first shot between May 27 and June 30 will be able to choose the reward of their preference from a wide-ranging list of options, including state parks passes, fishing licenses, and tickets to various summer attractions and events like the Minnesota State Fair.

Minnesotans can verify their first dose and indicate their preferred vaccine reward at mn.gov/covid19/summer or call 1-833-431-2053.

State Fairgrounds Vaccination Site Begins Single Dose Johnson & Johnson Vaccinations

The Community Vaccination site at the Minnesota State Fairgrounds will begin administering the Johnson & Johnson vaccine and walk-in appointments are now available for anyone 18 years of age and older.

The site will run until 8 p.m. next Tuesday, June 8. For this final week, the site is open daily from noon to 8 p.m.

Address: Minnesota State Fairgrounds

1680 Como Ave.

Falcon Heights, MN 55108

6/2/21

Dear All,

We hope you are all staying healthy and well during this time as we support each other. Please find important announcements below that are happening in the community.

COVID-19 Vaccines for Children 12 and Older

Although fewer children have been infected with COVID-19 compared to adults, children can:

● Be infected with the virus that causes COVID-19

● Get sick from COVID-19

● Spread COVID-19 to others

The CDC recommends everyone 12 years and older should get a COVID-19 vaccination to help protect against COVID-19. Widespread vaccination is a critical tool to help stop the pandemic. People who are fully vaccinated can resume activities that they did prior to the pandemic.

Children 12 years and older are able to get the Pfizer vaccine. Your child will need a second shot of the Pfizer-BioNTech COVID-19 Vaccine 3 weeks after their first shot.

COVID-19 vaccines are safe and effective. COVID-19 vaccines have been used under the most intensive safety monitoring in U.S. history, which includes studies in adolescents.

Your child can’t get COVID-19 from any COVID-19 vaccine, including the Pfizer-BioNTech vaccine.

Your child may have some side effects, which are normal signs that their body is building protection. These can include pain, redness, or swelling on the arm where you got your shot. Side effects may also be throughout the rest of your body such as tiredness, headache, muscle pain, chills, fever, or nausea.

These side effects may affect your child’s ability to do daily activities, but they should go away in a few days. Some people have no side effects. Contact your primary healthcare provider if you have any questions or concerns.
 
Văn Hóa
Thế Giới Giờ Này
Nguyễn Trung Tây
19:40 03/06/2021
Nguyễn Trung Tây

Thế Giới Giờ Này

Thế giới giờ này ai ai cũng hóa ra T-pop (chữ T thay thế cho chữ Thế giới),

từ trẻ sơ sinh cho đến cụ già chuẩn bị yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng,

giờ này ai ai cũng khẩu trang che mũi, miệng và cằm, kiểu K-pop, V-pop.



Thế giới giờ này rộn ràng khẩu trang,

đủ mầu, đủ kiểu, đủ hình dạng!

Từ kiểu khẩu trang phòng mổ, mầu xanh xanh.

Cho tới kiểu sát thủ Ninja, màu đen máu lạnh,

Hoặc lính trận rằn ri, loang lổ da beo,

Hoặc nữ tính, mầu hồng hồng dễ thương chi lạ!



Thế giới giờ này đeo khẩu trang là “à-la-mode,”

Mình với ta khẩu trang tông-soẹt-tông, “tuy hai là một.”

Thế giới giờ này thiên hạ sáng sáng lười biếng không đánh răng xúc miệng.

Ăn sáng xong, ta bước vào công sở, hoặc chiều về ta ghé ngang chợ mua miếng thịt, trái sầu riêng,

cũng chẳng ai hay ta biếng lười vệ sinh răng miệng.

Xã hội giãn cách! Khẩu trang cản lại, chặn mùi hôi, răng thối, lưỡi dơ!

Bàn chải đánh răng từ ngày Covid lên ngôi bị quẳng thẳng vào xó.

Hãng kem đánh răng, thuốc nước xúc miệng, tha hồ ế độ! Nha sĩ buồn so!

Thế giới giờ này răng sún, răng sâu, răng hô, răng vàng ố!

Miệng móm, miệng vẩu, miệng méo, miệng vêu!

Covid vào đời, khẩu trang che kín hết.

Những đường nhăn chân chim chạy dọc theo hoặc tua tủa đâm ra hai bên khóe mép,

Tự nhiên biến tan! Cũng nhờ khẩu trang!

Thiên hạ giờ này, ai nhìn cũng trẻ ra phết.

Chẳng phải bởi mỹ phẩm, nhưng nhờ khẩu trang.

Khẩu trang giờ này hóa ra vị bác sỹ thẩm mỹ đôi tay thần kỳ, nhưng giá lại rẻ cực!

Thế giới giờ này ta ngửi được mùi của ta.

Mùi thơm tho, viết tắt t.t., đọc 2 tê;

hoặc mùi thối, viết tắt t., đọc 1 tê;

2 tê hoặc 1 tê, ta đều tự ngửi tự thưởng thức.

Cũng nhờ khẩu trang, ta nhận ra ta, chân dung thật thà.

Thế giới giờ này trở nên mênh mông một cõi thiền Yoga.

Ta chăm chú vào chính hơi thở ta.

Thiền từng giờ, thiền từng phút, thiền từng giây!

Khẩu trang giờ này hóa ra tu sĩ của một môn phái thiền mới: Thiền Khẩu Trang!

Giờ này thiên hạ ai cũng khẩu trang, cứ như khẩu trang tạo ra căn tính!

Không khẩu trang, không phải người!

Ông thần Descarte nếu từ ngôi mộ xanh xanh cỏ ngồi bật dậy sẽ cười,

“Tôi đeo khẩu trang, cho nên, tôi biết tôi sống.”

Riêng Plato kể chuyện người tù trong hang (bị xích chân từ thủa bẩm sinh) phiên bản mới,

“Khi quay trở về hang, hắn kể chuyện với bạn cùng hang động, ‘Tau thấy thiên hạ ai ai cũng đeo khẩu trang mi nạ.’ Bạn nối khố nổi giận, tặng cho mấy gậy, quyết định gửi hắn đi bán muối!”



Thế giới giờ này người né người!

Ngồi trên xe bus gắn máy lạnh, hoặc xe bò cọc cạch lăn bánh,

người ngồi xa người, khoảng cách an toàn, một thước rưỡi.

Anh xa tôi! Tôi xa em! Ta xa nhau! Đúng 2 thước.

Giờ này đôi ta hôn nhau nụ hôn gió qua khẩu trang!

Ai đó lỡ miệng ách-xì một, hoặc hai tiếng, hoặc một tràng;

Hết rồi những ánh mắt ái ngại,

những lời nói cảm thông, “God bless,” hoặc “Trời, Phật, Chúa chữa!”

“Oh, no!” Xưa rồi! Thay vào đó, trăm ngàn con mắt hình viên đạn xuất hiện, hướng về phía người mới lỡ mũi!

Thiên hạ ai đó lỡ miệng không kềm hãm được mồm, ho khan mấy tiếng hoặc lỡ dại đi luôn một hồi gõ mõ! Thế là xong!

Trần gian, đang như kiến lửa hoảng loạn vỡ tổ, ngay lập tức trở nên nhịp nhàng đồng dạng: mặt nhăn nhăn tựa thù cha chưa trả!

Có người bấm chuông xe bus, đứng dậy, bỏ xuống xe, thà là lết bộ dưới trời nắng trưa nung lửa mùa hạ! Chậm! Nhưng sống sót mặc dù đen cháy làn da!

Chẳng bao lâu nữa, con người theo luật tiến hóa sẽ phát triển bộ gene di truyền mới, bộ “antisocial.” Con người sẽ không được định nghĩa là “social beings” nữa. Giờ này tôi một mình sống, một mình chơi game điện tử, một mình coi phim trên Utube! Vậy là vui. Trái đất (thế là) yên lặng sa mạc. Thương xá, xe hơi, xe đạp, đường trải nhựa thênh thang mấy lằn, freeway bắt cao mấy tầng chồng chéo trở nên đồ cổ. Tất cả bám rêu xanh, chực chờ giây phút sụp đổ!

Ông triết gia Hegel sẽ lúng túng với triết lý người ta cần một người khác để xác định “tôi hiện hữu!”



Thế giới giờ này chẳng ai bắt tay ai,

Chỉ đụng nhau qua những nắm đấm, anh đấm tôi, tôi đấm chị!

Hoặc những cú đá chân, chân cô gái tuổi mộng mơ đá chân cậu con trai mới lớn,

Chân bố đá chân dài tới nách của con gái!

Chân mẹ đá chân vòng kiềng số tám của con trai!

Thế giới rộn ràng đấm đá nhau!

Giờ này đấm đá trở nên dấu hiệu của hòa bình và của cả hòa giải!



Thế giới giờ này thiên hạ năm ngày ngồi trong nhà bếp làm việc kỹ sư, điện tử!

Buổi họp sáng thứ Hai đầu tuần, xếp lớn và các trưởng phòng gặp nhau qua Zoom,

báo cáo tuần qua, công tác tuần tới,

Ai cũng nghe giọng nói (rõ ràng), nhìn thấy đầu (tóc chải đẹp), cổ (thắt cà-vạt)! Nhìn nét và chất như tài tử xi-nê Titanic lúc đang ăn tiệc trong khoang hạng nhất.

Nhưng, nếu không mặc quần tây đi giầy da, hoặc váy đẹp guốc cao gót 10 phân, mà chỉ là quần đùi xà-loỏng, chân đất,

trưởng phòng và xếp lớn của đại công ty điện toán Thung Lũng Silicon cũng chả biết.

Giản đơn! Nóng nực mùa hè phía trên, mát mẻ mùa thu phía dưới! Một chuẩn mực mới!



Thế giới giờ này cô dâu chú rể trao đổi lời thề hôn ước qua màn ảnh máy vi tính.

Hai bên hôn nhau, nụ hôn đầu đời vợ chồng cũng qua hai màn ảnh!

Ông Linh mục thánh giá áo đen, hoặc Sư thầy chuỗi bồ đề áo vàng, hoặc Đạo sỹ áo trắng bát quái. Cả ba đại diện Thiên Chúa, Đức Phật, Thần Khí chúc lành tân lang tân nương cũng qua màn ảnh!

Quan họ hai bên, bố mẹ chồng bố mẹ vợ cũng hiện diện qua rất nhiều màn ảnh!

Mẹ đeo kiềng vàng nặng lên cổ con dâu, vàng 24 sáng lấp lánh bởi vàng ba số 999 chính hiệu, cũng qua màn ảnh!

Cô dâu đôi mắt vẽ chì thâm đen long lanh hạt lệ, má phấn hồng e lệ nói, “Con cảm ơn mạ,” cũng qua màn ảnh!

Tham dự qua mạng xã hội, nhưng ai cũng đều phải đeo khẩu trang đủ màu đủ kiểu, và giữ khoảng cách an toàn.



“Ủa! Điều chi xảy ra vậy cà?” Thế giới năm 2020, 2021, giờ này bạn hỏi ta!

Người đơn thuần có thể sẽ nhún vai, rất tây ba-lô, rồi phán,

“Ông (bà) thần nước mặn!

Tỉnh dậy đi! Mở mắt ra mà nom nom cho kỹ hộ tôi!

Vi khuẩn SARS-CoV-2 vô hình nhè nhẹ bước chân vào đời hữu hình, đổi thay tất cả! Thế thôi!”

Riêng người có niềm tin vào Đức Kitô sẽ nói một câu ngắn!

“Thiên Chúa đang nói một điều gì đó với trần gian! Ai có tai để nghe thì hãy nghe!”□

Nguyễn Trung Tây
 
VietCatholic TV
ĐTGM Paris lên tiếng về vụ tấn công người Công Giáo đang cầu nguyện. Nepal thương vong kinh hoàng.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:57 03/06/2021


1. Tổng giám mục Pháp lên án vụ tấn công người Công Giáo

Đức Tổng Giám Mục Paris đã lên tiếng than thở về một cuộc tấn công vào người Công Giáo Pháp trong một sự kiện kỷ niệm tôn vinh các vị tử đạo chết dưới tay Công xã Paris vào thế kỷ 19.

Trong thánh lễ kỷ niệm 150 năm các vị tử đạo Công Giáo dưới thời Công xã Paris tại Nhà thờ Notre-Dame-des-Otages, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit khen ngợi anh chị em giáo dân và các linh mục vẫn giữ bình tĩnh giữa bạo lực.

Ngài nói rằng “theo những báo cáo mà chúng ta đã đọc, những người cầu nguyện chúng ta chưa bao giờ thể hiện sự tức giận khi đối mặt với sự hùng hổ, khi đối mặt với hận thù, mà trái lại chúng ta đã thể hiện là một trái tim ôn hòa và tha thứ”.

Đức Tổng Giám Mục Aupetit đã lên án “sự giận dữ, khinh miệt và bạo lực” nhắm vào đoàn rước của hơn 300 người Công Giáo, bao gồm cả trẻ em và người già.

Đám rước bắt đầu từ quảng trường de la Roquette để kết thúc tại nhà thờ Notre-Dame-des-Otages. Ngôi nhà thờ này được xây dựng để vinh danh những người Công Giáo bị giết vào ngày 26 tháng 5 năm 1871, và nằm ở quận 20 của Paris.

Quyền tự do thờ phượng phải được thực hiện một cách hoàn toàn thanh thản ở nước ta

“Chúng ta đang gặp rắc rối vì những gì chúng ta đang rao giảng. Tôi tự hỏi tại sao việc rao giảng một Thiên Chúa của tình yêu lại có thể khơi dậy quá nhiều hận thù, quá nhiều sự tức giận”, Đức Tổng Giám Mục Aupetit nói.

“Đêm qua, tại đây, đã diễn ra một cuộc biểu tình của sự tức giận, khinh miệt và bạo lực.”

Gérald Darmanin, Bộ trưởng Nội vụ Pháp, cũng nhanh chóng lên án vụ tấn công.

“Hôm qua, tại Paris, những người Công Giáo đã bị tấn công bởi những cá nhân bạo lực bên lề một đám rước. Tự do thờ phượng phải được thực hiện trong sự thanh thản hoàn toàn ở đất nước của chúng ta,” ông Gérald Darmanin đã tweet vào ngày 30 tháng 5.

Một video trên mạng xã hội cho thấy khi đoàn rước đến gần ga tàu điện ngầm Ménilmontant, một nhóm thanh niên cộng sản mặc áo đỏ lên đến 40 tên trong nhóm “Les Amies et Amis de la Commune de Paris 1871”, tức là nhóm “Những người bạn của Công Xã Paris 1871” bắt đầu ném chai lọ về phía những người rước kiệu và sau đó xông vào giật cờ của họ. Những đòn bạo lực được giáng xuống, ít nhất một người hành hương bị đánh chảy máu đầu, cờ và biểu ngữ của giáo xứ bị xé bỏ. Theo tổng giáo phận Paris, có cả hai cụ già bị đá té nhào xuống đất.

Karine Dalle, người phát ngôn của Tổng giáo phận Paris, cho rằng vụ tấn công là “quái gở’

“Đó hoàn toàn là bạo lực vô cớ. Thật đáng buồn khi thấy, 150 năm sau Công xã, một số người vẫn tức giận đối với một buổi cầu nguyện hòa bình đơn sơ, đặc biệt là đám rước này không có chiều hướng phản đối,” Dalle nói.
Source:UCANews

2. Người Công Giáo cầu nguyện khi đại dịch lây lan sợ hãi, hoảng sợ và đau đớn ở Nepal

Tại Nepal, quốc gia nhỏ bé chỉ có 28 triệu dân, tính đến ngày thứ Tư 2 tháng 6, đã có 7,454 người chết trong số 566,587 người nhiễm bệnh.

Trong bối cảnh này, người Công Giáo Nepal đã tham gia cầu nguyện, sám hối và ăn chay với ý chỉ xin cho đại dịch coronavirus sớm chấm dứt, khi thứ virus Tầu độc địa này đang tàn phá khốc liệt quốc gia trong vùng Hi Mã Lạp Sơn.

Hàng ngàn người Công Giáo, bị giam giữ tại nhà do bị cấm cửa nghiêm ngặt, đã tham gia vào buổi truyền hình trực tiếp Thánh lễ từ tòa giám mục, các buổi chầu và Lòng Thương Xót ảo, đọc kinh Mân Côi và chầu Thánh Thể vào ngày 31 tháng Năm.

Lời cầu nguyện và ăn chay kéo dài cả ngày là để đáp lại lời kêu gọi từ Đức Cha Paul Simick, vị đại diện tông tòa của Nepal, vào ngày 18 tháng 5 khi ngài mời gọi các linh mục Công Giáo, nam nữ tu sĩ và giáo dân cầu nguyện mạnh mẽ trong khi tuân theo tất cả các quy định cần thiết liên quan đến các biện pháp phòng ngừa COVID-19.

“Chúng tôi nhận thức rõ về đợt tàn phá thứ hai của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến toàn thế giới, bao gồm cả Nepal. Trong những tuần gần đây, Nepal đã chứng kiến sự gia tăng đột ngột về số ca nhiễm mới và tử vong”, Đức Cha Simick cho biết trong một lá thư mục vụ.

Ngài nói thêm:

“Trong những khoảnh khắc sợ hãi, đau khổ, hoảng loạn và đau đớn do sự lây lan nhanh chóng của Covid-19, các Kitô Hữu chúng ta hãy hướng về Đấng Chăn Chiên Nhân Lành của mình, Đấng là thành trì và nơi nương tựa của chúng ta: như Thánh Vịnh nói: ‘Lòng nhân hậu và tình thương Chúa ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời, và tôi được ở đền Người những ngày tháng, những năm dài triền miên’.” (Tv 23:6)

Đức Cha cũng kêu gọi mỗi cộng đoàn, giáo xứ và hiệp hội tổ chức các buổi cầu nguyện trực tuyến nội bộ để mọi người tham gia.

“Chúng ta hãy cầu xin sự bảo trợ của Đức Mẹ là quan thầy của Nepal, để với sự chuyển cầu mạnh mẽ của Đức Mẹ, chúng ta có thể được giải thoát khỏi thứ vi rút chết người này.”

Nepal có đa số dân theo Ấn Giáo và chỉ có khoảng 8,000 người Công Giáo trong một dân số ước tính là 28 triệu người. Ước tính có từ 3 đến 5 triệu Kitô Hữu theo đạo Tin lành ở nước này.
Source:UCANews
 
Bi kịch: Thương vong kinh hoàng của hàng giáo sĩ Ấn. Thay đổi rất lớn trong giáo luật về tội cá nhân
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:40 03/06/2021

1. Thương vong kinh hoàng của hàng giáo sĩ Ấn Độ: 204 linh mục, 212 nữ tu và 3 giám mục qua đời.

Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ tri ân dấn thân truyền giáo, sự trao ban chính mình, sự hy sinh cao cả của các linh mục và nữ tu đã chết vì Covid-19 vì họ đã không ngần ngại thực hiện các công việc mục vụ và các dịch vụ xã hội của mình cống hiến toàn diện cho những người bệnh và những người đau khổ.

Tính đến ngày 30 tháng 5, 204 linh mục, 212 nữ tu và 3 giám mục qua đời. Cha Suresh Mathew, linh mục dòng Phanxicô Capuchin và là một nhà báo, tổng biên tập tạp chí tiếng Anh “Indian Currents” chịu trách nhiệm theo dõi tình hình ở cấp quốc gia và thiết lập danh sách các linh mục, nữ tu và giám mục đã chết vì Covid- 19, nói với thông tấn xã Fides: “Hầu hết các linh mục và nữ tu đã chết là những vị sống ở những vùng nông thôn để thực hiện công việc mục vụ và không được tiếp cận với các dịch vụ y tế kịp thời”.

Ấn Độ có khoảng 30,000 linh mục Công Giáo, bao gồm cả các linh mục triều và các linh mục dòng. Số các nữ tu là khoảng 103,000 người. Trong số các tu sĩ đã qua đời của nhiều dòng, 36 tu sĩ Dòng Tên, là những vị đang tham gia vào việc phục vụ cho sự thăng tiến con người giữa những người nghèo, người bản xứ, bộ lạc, những người bị ruồng bỏ, đã chết vì COVID-19.

14 nữ tu của dòng Thừa sai Bác ái Mẹ Têrêxa thành Calcuatta đã mất mạng vì virus Tầu độc địa. Nhiều nữ tu đã chết khi đang tích cực tham gia vào thừa tác vụ của mình.

Cha Suresh Mathew cho biết: “Các chị bị nhiễm bệnh khi làm nhiệm vụ trong bệnh viện. Một số linh mục cử hành các nghi thức tang lễ hoặc thực hiện các bí tích và trợ giúp tinh thần cho người bệnh. Và, một khi bị nhiễm bệnh, nhiều linh mục của chúng tôi làm việc ở những vùng xa xôi của đất nước đã không được tiếp cận với sự chăm sóc đầy đủ của bệnh viện. Có lẽ, nếu họ ở trong những thành phố có cơ sở hạ tầng y tế tốt hơn, họ đã không mất mạng”
Source:Fides

2. Giám mục Cameroon tố cáo tham nhũng liên quan đến COVID-19

Tuyên bố với tờ Crux, hôm 28 tháng 5, Đức Cha Michael Bibi,

Giám Mục Giám Quản Tông Tòa giáo phận Buea nói: “Tôi cảm thấy đau buồn vì trong thời kỳ như hiện nay, trong lúc phần lớn dân chúng và nhiều quan chức chính phủ cố gắng tìm phương thế để bài trừ Covid-19, mà vẫn có những người cả gan biển thủ công quỹ vốn dành để cứu sinh mạng dân chúng”.

Tại Camerun đã có hơn 1,200 người chết vì đại dịch và 77,000 người bị nhiễm Coronavirus. Đức Cha Bibi nói: “Đứng trước thảm trạng như vậy, thật là điều vô nhân đạo khi ăn cắp tiền chống Covid-19. Tôi nghĩ chính phủ Cameroon phải mở cuộc điều tra thích đáng và đưa những kẻ trách nhiệm ra trước công lý. Chúng ta không thể để cho những vụ như vậy được tiếp tục”.

Bộ trưởng y tế Cameroon đang bị phê bình vì thiếu minh bạch trong việc phân phối hàng trăm triệu Mỹ kim viện trợ chống Covid-19. Phe đối lập và một số cơ quan viện trợ quốc tế, tố cáo một số quan chức trong chính quyền Cameroon về tội biển thủ viện trợ chống dịch.

Đứng trước làn sóng phê bình gia tăng, hồi đầu năm nay, tổng thống Paul Biya đã ra lệnh cho bộ tư pháp mở cuộc điều tra. Trong khi đó, một phúc trình dài 23 trang, do Ban điều tra của tối cao pháp viện bị tiết lộ cho báo chí địa phương, ngày 20 tháng 5 vừa qua, cho thấy có những điều sai trái về việc quản lý 382 triệu Mỹ kim tiền viện trợ chống Covid-19.

Ban điều tra của Tối cao pháp viện Cameroon cáo buộc bộ y tế và bộ nghiên cứu khoa học và canh tân về ba mươi lỗi lầm trong việc quản trị và đề nghị thi hành mười biện pháp có thể đưa tới những cuộc điều tra về tội phạm. Cả hai bộ vừa nói đã phủ nhận các cáo buộc của Tối Cao Pháp Viện.

Đức cha Bibi tố rằng “nạn tham nhũng càng gia tăng vì chính quyền Cameroon không có những biện pháp hữu hiệu để đưa các thủ phạm ra trước công lý”. Theo Đức Cha, phương thế duy nhất là sự hoán cải tâm hồn để nhổ bỏ vấn đề đã ăn sâu tại đất nước Cameroon này”.
Source:Crux

3. Liên Hội đồng Giám mục Âu châu cầu nguyện cho Li Băng

Trong thông cáo công bố hôm 31 tháng 5 vừa qua, Liên Hội đồng Giám mục Âu châu, qui tụ ba mươi bốn Hội đồng Giám mục tại đại lục này, cho biết các ngài ủng hộ tiếng kêu của Hội đồng các Thượng phụ và giám mục tại Li Băng, mời gọi lương tâm của các quốc gia và các vị trách nhiệm, làm sao để thế giới đừng quên thảm trạng hiện nay tại Li Băng và đừng giả điếc trước những tiếng kêu của người nghèo khổ.

Để tái lập công lý, cần nhìn nhận căn tính của cá nhân, tập thể và quốc gia, tôn trọng các giá trị tôn giáo và dân sự của truyền thống Li Băng, hỗ trợ sự phục hồi kinh tế và tái thiết cấu trúc xã hội được tạo nên bằng đối thoại và sự sống chung hòa bình giữa các tôn giáo, các nền văn hóa và xã hội khác nhau. Tất cả cần được tiến hành mà không có những điều kiện áp đặt từ bên ngoài”.

Hôm 30 tháng 5 vừa qua, Đức Hồng Y Bechara Rai, Thượng phụ Công Giáo Maronite, tái lên tiếng phê bình các giới lãnh đạo chính trị và nhà cầm quyền Li Băng tỏ ra bất lực, từ hơn mười tháng qua, không thành lập được một chính phủ ổn định, có uy tín và độc lập.

Đức Hồng Y Rai đặt câu hỏi: “Phải chăng chính quyền Li Băng đang âm mưu chống lại chính dân của mình, trong khi đất nước này càng lún sâu trong cuộc khủng hoảng kéo dài từ gần hai năm nay?” Nhắc đến những khó khăn ngày càng gia tăng mà dân chúng phải chịu, Đức Hồng Y Rai nói: “Dân chúng Li Băng vô tội về thái độ của nhà nước và các giới chính trị nói chung. Người dân đang nói với các chính quyền thế giới có thể ảnh hưởng trong cuộc khủng hoảng tại Li Băng này rằng: người dân Li Băng đáng được giúp đỡ vì họ đáng sống”.

Đằng sau cuộc khủng hoảng hiện nay tại Li Băng, có cuộc đụng độ chính trị cá nhân giữa tổng thống Michael Aoun và thủ tướng được chỉ định Saad Hariri. Sự bất đồng giữa hai nhân vật này đã ngăn cản việc thành lập một chính phủ cho Li Băng. Đàng khác, cần có chính phủ mới thì quốc tế mới có thể trợ giúp kinh tế và tài chánh cho đất nước này, các viện trợ bị ngưng lại vì chính quốc khủng hoảng tại Li Băng.
Source:Asia News

4. Đức Giáo Hoàng củng cố bộ luật hình sự trong giáo luật

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành một tông hiến, tên là Pascite Gregem Dei, nghĩa là Chăm sóc Đoàn Chiên Chúa, nhằm cải cách phần giáo luật liên quan đến các tội phạm cá nhân.

Văn kiện ngày 1 tháng 6 về cơ bản sửa đổi Quyển VI của Bộ Giáo luật, và yêu cầu các giám mục và các bề trên các dòng phải hành động ngay lập tức khi tội phạm xảy ra — thay vì nấn ná lựa chọn một hình thức kỷ luật.

Trong số các tội phạm được liệt kê trong Quyển VI được sửa đổi là tội lỗi lạm dụng tình dục những người trưởng thành dễ bị tổn thương và “dụ dỗ” trẻ vị thành niên. Những tội ác này được xác định rõ ràng, trong một nỗ lực quyết liệt nhằm loại bỏ những điều không chắc chắn về thời điểm nên viện dẫn luật hình sự của Giáo hội.

Luật mới cũng cho phép một giám mục bị cách chức nếu ngài phạm tội “sơ suất đáng trách” trong việc xử lý các khiếu nại lạm dụng.

Giải thích sự cần thiết của những điều khoản mới này, Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng những điều khoản này là nhằm mục đích “giảm thiểu số trường hợp mà việc áp dụng hình phạt được để cho các nhà chức trách quyết định”. Việc các giám mục không có hành động dứt khoát — ngay cả khi các quy định hiện hành của giáo luật đã cho họ quyền kỷ luật các giáo sĩ có tội — đã làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục.

Đi sâu vào điểm này, Đức Thánh Cha Phanxicô viết rằng “sự cẩu thả của một mục tử trong việc sử dụng hệ thống hình phạt chứng tỏ rằng ngài không hoàn thành chức năng của mình một cách chính xác và trung thành”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “lòng bác ái đòi hỏi các mục tử phải nhờ đến hệ thống hình sự thường xuyên khi cần thiết, ghi nhớ ba mục đích khiến nó trở nên cần thiết trong cộng đồng giáo hội, đó là phục hồi các yêu cầu của công lý, sửa đổi người phạm tội, và đền bù các vụ tai tiếng”.

Tại một cuộc họp báo ở Vatican để giới thiệu các cải cách trong luật hình sự mới của Bộ Giáo luật, Đức Tổng Giám Mục Filippo Iannone, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Giải thích Văn bản Luật, nói rằng việc sửa đổi là cần thiết để chống lại “bầu không khí lỏng lẻo” đã phát sinh do một sự hiểu lầm về bản chất thực sự của lòng thương xót.

Đức Cha Juan Ignacio Arrieta, thư ký của cùng một Hội đồng, là cơ quan cao nhất của Vatican về việc giải thích giáo luật, đã nhận xét rằng “các giám mục phản ứng khác nhau trước những tình huống tương tự”. Vatican đã phải chịu áp lực nặng nề trong nhiều năm để bảo đảm rằng các giám mục phản ứng hiệu quả với các khiếu nại lạm dụng.

Các phương tiện truyền thông đưa tin về tài liệu này chỉ tập trung vào việc giải quyết các tội phạm lạm dụng tình dục. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng các sửa đổi trong Quyển VI bộ giáo luật cũng đề cập đến các loại tội phạm khác. Ví dụ, các hành vi sai trái về tài chính như tham ô đồ dùng của nhà thờ, hành vi này sẽ bị truy tố như một hành vi vi phạm giáo luật.

Cũng có những tội chống lại các bí tích và chống lại giáo lý của Giáo hội được coi là tội phạm giáo luật. Bộ luật quy định trừng phạt những người vi phạm bí mật Tòa Thánh, những người tham gia vào các hình thức báng bổ Bí tích Thánh Thể, hoặc những người tham gia vào một buổi lễ phong cho phụ nữ làm linh mục.

Các điều khoản sửa đổi của Bộ Giáo luật có hiệu lực vào ngày 8 tháng 12.
Source:Catholic World News