Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi 4/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:17 03/06/2023
BÀI ĐỌC 1 Xh 34:4b-6,8-9
Bài trích sách Xuất hành.
Khi ấy, ông Mô-sê thức dậy và lên núi Xi-nai theo lệnh của Đức Chúa, tay mang hai bia đá. Đức Chúa ngự xuống trong đám mây và đứng đó với ông. Người xưng danh Người là Đức Chúa. Đức Chúa đi qua trước mặt ông và xướng: “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa nhân hậu và từ bi, hay nén giận, giàu nhân nghĩa và thành tín.”
Ông Mô-sê vội vàng phục xuống đất thờ lạy và thưa: “Lạy Chúa, nếu quả thật con được nghĩa với Chúa, thì xin Chúa cùng đi với chúng con. Dân này là một dân cứng đầu cứng cổ, nhưng xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi của chúng con, và nhận chúng con làm cơ nghiệp của Ngài.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 2Cr 13:11-13
Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, anh em hãy vui mừng và gắng nên hoàn thiện. Hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hoà. Như vậy, Thiên Chúa là nguồn yêu thương và bình an, sẽ ở cùng anh em.
Anh em hãy hôn chào nhau cách thánh thiện. Mọi người thuộc dân thánh ở đây gửi lời chào anh em.
Cầu chúc toàn thể anh em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần. A-men.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG x. Kh 1:8
Alleluia. Alleluia.
Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là Thiên Chúa đã có, hiện có và đang đến. Xin tôn vinh chúc tụng muôn đời.
Alleluia.
TIN MỪNG Ga 3:16-18
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.”
Đó là Lời Chúa.
Tin Chúa Ba Ngôi thì tôi được gì?
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:11 03/06/2023
Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa tỏ mình
Lm. JB Nguyễn Minh Hùng
14:44 03/06/2023
NƠI CHÚA GIÊSU, THIÊN CHÚA TỎ MÌNH
CHÚA NHẬT LỄ CHÚA BA NGÔI
Làm sao giải thích được Thiên Chúa Ba ngôi? Chỉ một Chúa duy nhất, nhưng lại có Ba Ngôi phân biệt rõ ràng: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh thần. Ba Ngôi phân biệt, tách biệt, khác biệt đến nỗi không hề lẫn lộn, không bao giờ hòa trộn, nhưng lại chỉ là một Chúa. Làm sao giải thích? Hình như càng giải thích càng khó hiểu(?)!
Nhưng dẫu cho cố gắng của loài người có khó khăn đến đâu đi nữa, dẫu cho mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi vẫn chỉ là huyền nhiệm đối với trí khôn hạn hẹp, suy nghĩ non nớt của loài người, thì không phải vì thế mà chúng ta hoàn toàn không thể biết gì về mầu nhiệm cao cả và là mầu nhiệm nền tảng của Kitô giáo này.
Trong những năm rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu nhiều lần tỏ bày mầu nhiệm Thiên Chúa: Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha của mình, nhưng đồng thời Chúa cũng cho biết: “Ta và Cha Ta là một”.
Khi mạc khải Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu cho thấy Thánh Thần là Tình yêu, là quyền năng của Thiên Chúa, là mối hiệp thông, là sự sống và sức sống… giữa Cha và Con.
Dựa trên lời mạc khải của Chúa Giêsu, chúng ta hiểu rằng:
- Nơi Chúa Giêsu, Đấng hóa thân làm người, ta nhận ra Thiên Chúa cụ thể hơn, dễ hiểu hơn.
- Thiên Chúa tỏ mình nơi khuôn mặt của Chúa Giêsu là Thiên Chúa tình yêu, nhân hậu, tha thứ...
- Thiên Chúa đau khổ vì tội lỗi nhân loại, đau khổ khi nhân loại đau khổ…
- Đặc biệt, khuôn mặt đầy lòng thương xót, vị tha của Thiên Chúa được khắc sâu nơi khuôn mặt thập giá của Chúa Giêsu.
- Và cũng chính nơi thập giá, Chúa Giêsu khắc sâu khuôn mặt quằn quại, đau khổ của cả nhân loại một cách tuyệt hảo.
- Trên hết mọi sự, Thiên Chúa tỏ mình là Thiên Chúa cứu độ, để trong tất cả mọi hành động, mọi lời mạc khải đều nhằm vào cứu độ con người.
- Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa là Cha chúng ta. Ngược lại, Thiên Chúa nhận chúng ta làm con của Thiên Chúa. Nhưng ta chỉ là con Thiên Chúa trong tương quan với người Con Một duy nhất là Chúa Giêsu. Tách rời người Con Một này khỏi đời mình, ta đánh mất Thiên Chúa, mất ơn nghĩa mà qua người Con, Thiên Chúa ban cho ta. Nói tóm lại: Chúng ta là những người con trong Người Con (filii in Filio).
- Nơi Chúa Giêsu, Thiên Chúa cho ta biết Thánh Thần của Người. Trước khi bước vào cuộc tử nạn, Chúa Giêsu hứa ban Thánh Thần là “Đấng Bảo Trợ” từ nơi Chúa Cha cho các môn đệ (Ga 14, 26). Sau khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra nhiều lần, thổi hơi ban Thánh Thần, trao nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng cho các môn đệ (Ga 20, 22).
Và trong ngày lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã hiện đến trên các môn đệ, biến các ông từ những kẻ nhút nhát trở nên những người mạnh dạn loan báo Tin Mừng.
Đối diện với Thiên Chúa, con người quá bé bỏng. Mầu nhiệm về Thiên Chúa như bầu trời mênh mông, trí tuệ con người như cánh chim tung mình trong mênh mông ấy. Cánh chim không thể che phủ cả bầu trời. Nếu muốn che phủ bầu trời, cánh chim phải lớn bằng bầu trời. Điều này không thể tưởng tượng.
Thiên Chúa là huyền nhiệm. Nơi Thiên Chúa thật là khó hiểu. Trí tuệ con người không thể hiểu tường tận mọi mạc khải về Thiên Chúa. Muốn hiểu Thiên Chúa cách tường tận, trí tuệ phải bằng Thiên Chúa, điều này không thể tưởng tượng.
Tuy nhiên, nhờ mạc khải, ta nhận ra rằng, Thiên Chúa nơi từng Ngôi một: là Chúa Cha, là Chúa Con, là Chúa Thánh Thần. Ta cũng nhận ra Thiên Chúa duy nhất “không phải trong một ngôi đơn độc nhưng trong Ba Ngôi cùng một bản thể” (Lời Tiền Tụng lễ Chúa Ba Ngôi): Cha-Con-Thánh Thần.
Con đã từng đến trong trần gian. Mọi hoạt động nhằm cứu độ trần gian đều có Cha và Thánh Than cùng hiện diện và hoạt động nơi Con.
Vũ điệu tình yêu
Lm. Minh Anh
14:46 03/06/2023
VŨ ĐIỆU TÌNH YÊU
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sự sống đời đời”.
Một số giáo phụ đầu tiên, đặc biệt Giáo Hội Đông Phương, thích sử dụng thuật ngữ “Vòng Tròn Quay” để diễn tả Chúa Ba Ngôi. Hình ảnh này gợi lên một vũ điệu mạnh mẽ được ví như chuyển động bên trong Thiên Chúa. Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần xoay quanh nhau, hoà quyện nhau trong một tương tác sống động. Vũ điệu tình yêu này lôi kéo tất cả chúng ta hoà vào những uốn khúc, những dòng chảy tràn đầy năng lượng tình yêu của Ngài.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Vũ điệu tình yêu’ Ba Ngôi là một hình ảnh có thể giúp chúng ta cảm nhận phần nào ý nghĩa của mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trong Chúa Nhật kính trọng thể này.
Đó là một cộng đồng yêu thương Chúa Cha – Chúa Con và Chúa Thánh Thần tương tác nhau cách năng động như một ‘vũ điệu tình yêu’; ở đó, Thiên Chúa dang tay ôm lấy tất cả mọi người. Sự sống yêu thương bên trong Ngài biểu hiện đầy đủ nhất ra bên ngoài nơi con người Chúa Giêsu, Ngài là tình yêu của Chúa Cha bày tỏ trọn vẹn nhất để lôi kéo chúng ta vào mối quan hệ yêu thương với Ngài. Chúa Giêsu nói, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sự sống đời đời”.
Với cách nói “sự sống đời đời”, chúng ta có xu hướng nghĩ ngay đến cuộc sống đời sau. Tuy nhiên, “sự sống đời đời” là sự sống yêu thương của Chúa Ba Ngôi, và Ngài mong muốn chúng ta hoà nhập vào sự sống đó, ‘vũ điệu tình yêu’ đó, ngay ‘lúc này và ở đây’ trong cuộc sống trần thế này. Nếu Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm, thì đó là một mầu nhiệm tình yêu cần thể hiện nơi thân xác con người Chúa Giêsu. Nhờ đó, Ngài có thể lôi kéo tất cả chúng ta vào trong chính sự sống thần linh của Ngài. Bài đọc Xuất Hành cho biết, đó là một Thiên Chúa rất gần gũi. Môisen gặp gỡ Ngài, đứng trước mặt Ngài, xin Ngài xót thương dân mình.
Một biểu hiện khác của sự sống yêu thương trong Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần. Nếu Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến thế gian, thì Ngài và Chúa Con cũng sai Thần Khí đến thế gian. Chính Thánh Thần cho phép tình yêu Thiên Chúa đi sâu vào nội tâm chúng ta, chính Thánh Thần hấp dẫn chúng ta vào ‘vũ điệu tình yêu’ này. Trong thư Rôma, Phaolô nói, “Tình yêu Thiên Chúa đã tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần”. Nhờ Thánh Thần, sự sống Thiên Chúa, sự sống yêu thương, có thể ngự trị trong nơi sâu thẳm của mỗi người.
Anh Chị em,
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một”. Lễ Chúa Ba Ngôi nhắc nhở chúng ta rằng, Thiên Chúa Là Tình Yêu! Động cơ chính của Ngài là tình yêu, Ngài yêu chúng ta trước. Việc Thiên Chúa hướng về chúng ta trong tình yêu luôn luôn là một sự cho đi; nó không phụ thuộc vào việc bạn sẽ tốt như thế nào hay đang sống tốt như thế nào. Thách thức ngày lễ đặt ra không phải là vấn đề hiểu biết mà là vấn đề chấp nhận. Bạn và tôi được yêu cầu chấp nhận chuyển động của Thiên Chúa đối với chính mình; đồng thời, được mời gọi tin vào sự dịu dàng của Ngài đang hoạt động trong cuộc sống mình như Ngài đang hoạt động trong thế giới. Việc bạn và tôi ‘chấp nhận và tin’ chỉ thể hiện qua cách sống yêu thương, cùng hoà nhịp với ‘vũ điệu tình yêu’ Ngài mời gọi. Như vậy, chỉ ai sống yêu thương, người ấy mới biết Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ích kỷ thường làm con lạc phách. Xin Thánh Thần lôi cuốn con vào ‘vũ điệu tình yêu’ Ba Ngôi; nhờ đó, con có thể hoà nhịp để sống một tình yêu chỉ luôn muốn cho đi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sự sống đời đời”.
Một số giáo phụ đầu tiên, đặc biệt Giáo Hội Đông Phương, thích sử dụng thuật ngữ “Vòng Tròn Quay” để diễn tả Chúa Ba Ngôi. Hình ảnh này gợi lên một vũ điệu mạnh mẽ được ví như chuyển động bên trong Thiên Chúa. Chúa Cha, Chúa Con và Thánh Thần xoay quanh nhau, hoà quyện nhau trong một tương tác sống động. Vũ điệu tình yêu này lôi kéo tất cả chúng ta hoà vào những uốn khúc, những dòng chảy tràn đầy năng lượng tình yêu của Ngài.
Kính thưa Anh Chị em,
‘Vũ điệu tình yêu’ Ba Ngôi là một hình ảnh có thể giúp chúng ta cảm nhận phần nào ý nghĩa của mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi trong Chúa Nhật kính trọng thể này.
Đó là một cộng đồng yêu thương Chúa Cha – Chúa Con và Chúa Thánh Thần tương tác nhau cách năng động như một ‘vũ điệu tình yêu’; ở đó, Thiên Chúa dang tay ôm lấy tất cả mọi người. Sự sống yêu thương bên trong Ngài biểu hiện đầy đủ nhất ra bên ngoài nơi con người Chúa Giêsu, Ngài là tình yêu của Chúa Cha bày tỏ trọn vẹn nhất để lôi kéo chúng ta vào mối quan hệ yêu thương với Ngài. Chúa Giêsu nói, “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sự sống đời đời”.
Với cách nói “sự sống đời đời”, chúng ta có xu hướng nghĩ ngay đến cuộc sống đời sau. Tuy nhiên, “sự sống đời đời” là sự sống yêu thương của Chúa Ba Ngôi, và Ngài mong muốn chúng ta hoà nhập vào sự sống đó, ‘vũ điệu tình yêu’ đó, ngay ‘lúc này và ở đây’ trong cuộc sống trần thế này. Nếu Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm, thì đó là một mầu nhiệm tình yêu cần thể hiện nơi thân xác con người Chúa Giêsu. Nhờ đó, Ngài có thể lôi kéo tất cả chúng ta vào trong chính sự sống thần linh của Ngài. Bài đọc Xuất Hành cho biết, đó là một Thiên Chúa rất gần gũi. Môisen gặp gỡ Ngài, đứng trước mặt Ngài, xin Ngài xót thương dân mình.
Một biểu hiện khác của sự sống yêu thương trong Thiên Chúa là Chúa Thánh Thần. Nếu Thiên Chúa đã sai Con của Ngài đến thế gian, thì Ngài và Chúa Con cũng sai Thần Khí đến thế gian. Chính Thánh Thần cho phép tình yêu Thiên Chúa đi sâu vào nội tâm chúng ta, chính Thánh Thần hấp dẫn chúng ta vào ‘vũ điệu tình yêu’ này. Trong thư Rôma, Phaolô nói, “Tình yêu Thiên Chúa đã tuôn đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần”. Nhờ Thánh Thần, sự sống Thiên Chúa, sự sống yêu thương, có thể ngự trị trong nơi sâu thẳm của mỗi người.
Anh Chị em,
“Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một”. Lễ Chúa Ba Ngôi nhắc nhở chúng ta rằng, Thiên Chúa Là Tình Yêu! Động cơ chính của Ngài là tình yêu, Ngài yêu chúng ta trước. Việc Thiên Chúa hướng về chúng ta trong tình yêu luôn luôn là một sự cho đi; nó không phụ thuộc vào việc bạn sẽ tốt như thế nào hay đang sống tốt như thế nào. Thách thức ngày lễ đặt ra không phải là vấn đề hiểu biết mà là vấn đề chấp nhận. Bạn và tôi được yêu cầu chấp nhận chuyển động của Thiên Chúa đối với chính mình; đồng thời, được mời gọi tin vào sự dịu dàng của Ngài đang hoạt động trong cuộc sống mình như Ngài đang hoạt động trong thế giới. Việc bạn và tôi ‘chấp nhận và tin’ chỉ thể hiện qua cách sống yêu thương, cùng hoà nhịp với ‘vũ điệu tình yêu’ Ngài mời gọi. Như vậy, chỉ ai sống yêu thương, người ấy mới biết Ngài!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ích kỷ thường làm con lạc phách. Xin Thánh Thần lôi cuốn con vào ‘vũ điệu tình yêu’ Ba Ngôi; nhờ đó, con có thể hoà nhịp để sống một tình yêu chỉ luôn muốn cho đi!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Không Phải Là Chuyện Ngửa Vái Ông Trời
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
18:20 03/06/2023
Không Phải Là Chuyện “Ngửa Vái Ông Trời”
(Chúa Ba Ngôi 2023)
Cho dù chẳng biết, chẳng cảm được “Ông Trời” hay “Trời” là gì một cách thấu đáo, rõ ràng, hợp lý… thì người dân Việt chúng ta vẫn quan niệm và tin rằng có một “nhân vật tối cao” là “Ông Trời”, có một thế lực toàn năng là “Trời”, Đấng sinh ra, tạo tác và chi phối muôn loài muôn sự, …, như được lưu truyền qua những câu ca dao:
"Con chim nó hót trên cành,
Nếu Trời không có, có mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao,
Nếu Trời không có, làm sao có mình?
Hoặc “Trời” là Đấng thưởng phạt công minh:
"Ở hiền thì lại gặp lành,
Những người nhân đức Trời dành phước cho.
"Ở xởi lởi Trời cởi ra cho,
Ở so đo Trời co ro lại…
Thái độ tín ngưỡng về một “ngôi vị Trời”, hay một “Vị Thượng Đế toàn năng” đó ngay từ khi mới tiếp xúc với dân xứ Đàng Trong vào thế kỷ 17, thừa sai Cristoforo Borri đã từng nhận xét cách chí lý: “Tóm lại, người ta có thể dạy cho dân chúng ở đây những mầu nhiệm chính của Cơ Đốc giáo, vì họ thờ phượng duy nhất một đấng linh thiêng như ta đã thấy, và coi những bậc thánh khác ở hàng thấp hơn, họ tin vào sự bất tử của linh hồn, những hình phạt đời đời với kẻ ác, vinh quang dành cho người đức hạnh, họ có nhiều đền đài, tế lễ, đám rước nên lúc cần cải đạo, họ cũng dễ dàng thu nhận hiểu biết về tín ngưỡng đúng đắn”.
Và một trong các “mầu nhiệm chính trong đạo” mà các ngài đã dạy cho cha ông chúng ta thuở Tin Mừng vừa chạm đất Đàng Trong phải chăng đó chính là “Ông Trời là ai”, “Trời là Đấng nào”. Bởi vì, đây chính là “điều quan trọng hơn cả” như phát biểu của Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI: “Cái là ta tin là điều quan trọng, nhưng còn quan trọng hơn nữa là ta tin vào ai”.
Đối với mọi người Kitô hữu, đáp án cho câu hỏi “tin vào ai” chính là “Một Thiên Chúa Ba Ngôi vị Cha, Con và Thánh Thần”, một mầu nhiệm trung tâm và cao trọng như khẳng định của Sách GLHTCG: “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu…Đây là chân lý căn bản nhất và chủ yếu nhất trong “phẩm trật các chân lý” đức tin” (GLHTCG, số 234); và đây lại là mầu nhiệm mà liền sau đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Phụng vụ đã dành riêng để cử hành, kính nhớ.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên: cho đến mãi hôm nay, “tờ lý lịch của Thiên Chúa” vẫn còn “dang dở” để con người lần mò tiếp cận trong “băn khoăn thao thức tới khi nào được an nghỉ trong Chúa” (St. Augustinô). Giờ đây, chúng ta thử chiêm ngưỡng lại dung mạo của Thiên Chúa Ba Ngôi được chuyển tải qua sứ điệp Lời Chúa vừa được công bố.
Trước hết, sách Xuất Hành trong Bài đọc 1 đã vén mở cho chúng ta dung mạo của một Thiên Chúa đầy lòng thương xót và luôn đồng hành với con người: Chúa đi qua trước mặt ông (Môsê) và hô: “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành”.
Và chính Đức Kitô, Vị Thiên Chúa nhập thể làm người, cũng không nói gì hơn khi trình bày “dung mạo tình yêu của Thiên Chúa”. Hơn chăng, khi dung mạo đó hiện thực nơi chính Ngài, như Tin Mừng Gioan xác quyết: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.”
Và như thế, khi cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta một lần nữa tuyên xưng vào mầu nhiệm cao cả và trung tâm của đức tin Kitô giáo; và không chỉ dừng lại ở lời tuyên xưng suông, chúng ta sống mầu nhiệm Ba Ngôi cách sinh động và cụ thể theo những lời nhắn gởi của Thánh Phaolô trong Bài đọc 2, những giáo huấn chưa bao giờ lỗi thời: “anh em hãy vui lên, hãy nên trọn lành, hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và hoà thuận với nhau, thì Thiên Chúa, nguồn sự bình an và tình yêu, sẽ ở với anh em.”.
Và nếu phải học sống với Thiên Chúa làm sao, ứng xử với Thiên Chúa thế nào, thì lời thoại thân mật với Thiên Chúa của Môsê năm nào trên núi Sinai luôn là một gợi ý đầy thâm thúy và hiện sinh: “Xin Ngài đi với chúng con… Xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi chúng con…”
Vâng, tin vào một Chúa Ba Ngôi có nghĩa là tin vào một Đấng đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống; tin vào một Đấng có thể cảm thông sự yếu hèn của phận người để khoan dung tha thứ; tin vào một Đấng sẵn sàng biết chia sẻ và cho đi, sẵn sàng trở nên nghèo hèn và yếu đuối, sẵn sàng bị đóng đinh để chết vì yêu thương. Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi đó chính là tin một Thiên Chúa “không nỡ bẻ gãy cây lau bị dập”, một Thiên Chúa quan phòng chăm sóc từng con chim sẻ trên cây, từng cây huệ ngoài đồng. Thiên Chúa Ba Ngôi, đó cũng là “Người Cha già nhớ thương đứa con trai hoang đàng, chiều chiều ra ngõ vắng đón đợi, là Vị Mục tử sẵn sàng bỏ chín mươi chín con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên lạc. Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng là “Cha chúng con ở trên trời sẵn sàng ban cho lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con”…là “Đấng bảo Trợ sẽ dạy chúng ta mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi lời của Đức Kitô”...
Nói cách khác, sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không phải là chuyện lợi dụng Thiên Chúa, nhờ cậy “Ông Trời”… để đạt được mong ước, sở nguyện của mình như kiểu:
"Nghiêng vai ngửa vái Ông Trời,
đương cơn hoạn nạn, độ người trần gian…
mà chính là biến cuộc đời thành một “hiện thực ắp đầy Ba Ngôi”, một hiện thực của “ân sủng”, hiện thực của “tình yêu” và hiện thực của “hiệp thông” như lời chào chúc của Thánh Phaolô cũng là lời tuyên tín trong Phụng vụ của Giáo Hội thuở ban đầu: “ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần”. Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Ba Ngôi 2023)
Cho dù chẳng biết, chẳng cảm được “Ông Trời” hay “Trời” là gì một cách thấu đáo, rõ ràng, hợp lý… thì người dân Việt chúng ta vẫn quan niệm và tin rằng có một “nhân vật tối cao” là “Ông Trời”, có một thế lực toàn năng là “Trời”, Đấng sinh ra, tạo tác và chi phối muôn loài muôn sự, …, như được lưu truyền qua những câu ca dao:
"Con chim nó hót trên cành,
Nếu Trời không có, có mình làm sao?
Con chim nó hót trên cao,
Nếu Trời không có, làm sao có mình?
Hoặc “Trời” là Đấng thưởng phạt công minh:
"Ở hiền thì lại gặp lành,
Những người nhân đức Trời dành phước cho.
"Ở xởi lởi Trời cởi ra cho,
Ở so đo Trời co ro lại…
Thái độ tín ngưỡng về một “ngôi vị Trời”, hay một “Vị Thượng Đế toàn năng” đó ngay từ khi mới tiếp xúc với dân xứ Đàng Trong vào thế kỷ 17, thừa sai Cristoforo Borri đã từng nhận xét cách chí lý: “Tóm lại, người ta có thể dạy cho dân chúng ở đây những mầu nhiệm chính của Cơ Đốc giáo, vì họ thờ phượng duy nhất một đấng linh thiêng như ta đã thấy, và coi những bậc thánh khác ở hàng thấp hơn, họ tin vào sự bất tử của linh hồn, những hình phạt đời đời với kẻ ác, vinh quang dành cho người đức hạnh, họ có nhiều đền đài, tế lễ, đám rước nên lúc cần cải đạo, họ cũng dễ dàng thu nhận hiểu biết về tín ngưỡng đúng đắn”.
Và một trong các “mầu nhiệm chính trong đạo” mà các ngài đã dạy cho cha ông chúng ta thuở Tin Mừng vừa chạm đất Đàng Trong phải chăng đó chính là “Ông Trời là ai”, “Trời là Đấng nào”. Bởi vì, đây chính là “điều quan trọng hơn cả” như phát biểu của Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI: “Cái là ta tin là điều quan trọng, nhưng còn quan trọng hơn nữa là ta tin vào ai”.
Đối với mọi người Kitô hữu, đáp án cho câu hỏi “tin vào ai” chính là “Một Thiên Chúa Ba Ngôi vị Cha, Con và Thánh Thần”, một mầu nhiệm trung tâm và cao trọng như khẳng định của Sách GLHTCG: “Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trung tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu…Đây là chân lý căn bản nhất và chủ yếu nhất trong “phẩm trật các chân lý” đức tin” (GLHTCG, số 234); và đây lại là mầu nhiệm mà liền sau đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Phụng vụ đã dành riêng để cử hành, kính nhớ.
Tuy nhiên, chúng ta đừng quên: cho đến mãi hôm nay, “tờ lý lịch của Thiên Chúa” vẫn còn “dang dở” để con người lần mò tiếp cận trong “băn khoăn thao thức tới khi nào được an nghỉ trong Chúa” (St. Augustinô). Giờ đây, chúng ta thử chiêm ngưỡng lại dung mạo của Thiên Chúa Ba Ngôi được chuyển tải qua sứ điệp Lời Chúa vừa được công bố.
Trước hết, sách Xuất Hành trong Bài đọc 1 đã vén mở cho chúng ta dung mạo của một Thiên Chúa đầy lòng thương xót và luôn đồng hành với con người: Chúa đi qua trước mặt ông (Môsê) và hô: “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành”.
Và chính Đức Kitô, Vị Thiên Chúa nhập thể làm người, cũng không nói gì hơn khi trình bày “dung mạo tình yêu của Thiên Chúa”. Hơn chăng, khi dung mạo đó hiện thực nơi chính Ngài, như Tin Mừng Gioan xác quyết: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.”
Và như thế, khi cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta một lần nữa tuyên xưng vào mầu nhiệm cao cả và trung tâm của đức tin Kitô giáo; và không chỉ dừng lại ở lời tuyên xưng suông, chúng ta sống mầu nhiệm Ba Ngôi cách sinh động và cụ thể theo những lời nhắn gởi của Thánh Phaolô trong Bài đọc 2, những giáo huấn chưa bao giờ lỗi thời: “anh em hãy vui lên, hãy nên trọn lành, hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và hoà thuận với nhau, thì Thiên Chúa, nguồn sự bình an và tình yêu, sẽ ở với anh em.”.
Và nếu phải học sống với Thiên Chúa làm sao, ứng xử với Thiên Chúa thế nào, thì lời thoại thân mật với Thiên Chúa của Môsê năm nào trên núi Sinai luôn là một gợi ý đầy thâm thúy và hiện sinh: “Xin Ngài đi với chúng con… Xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi chúng con…”
Vâng, tin vào một Chúa Ba Ngôi có nghĩa là tin vào một Đấng đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống; tin vào một Đấng có thể cảm thông sự yếu hèn của phận người để khoan dung tha thứ; tin vào một Đấng sẵn sàng biết chia sẻ và cho đi, sẵn sàng trở nên nghèo hèn và yếu đuối, sẵn sàng bị đóng đinh để chết vì yêu thương. Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi đó chính là tin một Thiên Chúa “không nỡ bẻ gãy cây lau bị dập”, một Thiên Chúa quan phòng chăm sóc từng con chim sẻ trên cây, từng cây huệ ngoài đồng. Thiên Chúa Ba Ngôi, đó cũng là “Người Cha già nhớ thương đứa con trai hoang đàng, chiều chiều ra ngõ vắng đón đợi, là Vị Mục tử sẵn sàng bỏ chín mươi chín con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên lạc. Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng là “Cha chúng con ở trên trời sẵn sàng ban cho lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con”…là “Đấng bảo Trợ sẽ dạy chúng ta mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi lời của Đức Kitô”...
Nói cách khác, sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi không phải là chuyện lợi dụng Thiên Chúa, nhờ cậy “Ông Trời”… để đạt được mong ước, sở nguyện của mình như kiểu:
"Nghiêng vai ngửa vái Ông Trời,
đương cơn hoạn nạn, độ người trần gian…
mà chính là biến cuộc đời thành một “hiện thực ắp đầy Ba Ngôi”, một hiện thực của “ân sủng”, hiện thực của “tình yêu” và hiện thực của “hiệp thông” như lời chào chúc của Thánh Phaolô cũng là lời tuyên tín trong Phụng vụ của Giáo Hội thuở ban đầu: “ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần”. Amen.
Trương Đình Hiền
Đức Tin
Lm Vũđình Tường
18:41 03/06/2023
Mừng Kính Mầu nhiệm một Thiên Chúa Ba Ngôi. Một Thiên Chúa, có Ba Ngôi: Ngôi Cha, Ngôi Con và Ngôi Thánh Thần. Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi không phải để tìm hiểu hay lí luận mà chính là để tin. Chỉ với niềm tin mới có thể biết ít nhiều về Mầu Nhiệm một Chúa Ba Ngôi. Có thể nói, nếu không tin vào Giáo Huấn của Đức Kitô, ta không biết gì về Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi. Nhờ vào Đức Kitô mà Kitô hữu biết về Mầu Nhiệm Một Thiên Chúa Ba Ngôi. Mỗi Ngôi Thiên Chúa thể hiện tình yêu mình cho nhân loại một cách riêng biệt khác nhau. Cũng cần lưu í về từ ngữ 'Thế Gian' trong Phúc Âm thánh Gioan. Trong trường hợp này từ 'Thế Gian' liên quan rất ít đến thế giới, vũ trụ chúng ta đang sống. 'Thế Gian' thánh Gioan nhắc đến trong trường hợp này là những người chân thành tôn thờ, yêu mến Thiên Chúa.
Chúa Cha yêu mến 'Thế Gian' qua Đức Kitô. Chúa Cha biểu tỏ tình yêu đó bằng cách ban tặng con một mình là Đức Kitô cho 'Thế Gian' để những ai tin vào Ngài sẽ được sự sống muôn đời.
Đức Kitô biểu lộ tình yêu Ngài dành cho 'Thế Gian' bằng cách chết trên thập tự. Đức Kitô, là Đấng tinh tuyền, không hề vướng tội, lại tự nguyện gánh tội trần gian, chết thay cho 'Thế Gian' trên thập tự. Qua sự chết và Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô, Ngài xoá bỏ tội trần gian và chiến thắng thần chết. Bài đọc hai ngày lễ Chúa Thánh Thần, thánh Phaolô xác quyết,
'Không ai có thể nói rằng: 'Đức Giêsu là Chúa', nếu người ấy không ở trong Thần Khí' 1 Cor.12,3b.
Như thế chính Thần Khí tác động, soi sáng, hướng dẫn, giúp Kitô hữu nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa.
Thánh Thần Chúa yêu mến 'Thế Gian' bằng cách tỏ lộ sức mạnh mình qua Bí Tích trong Giáo Hội, đặc biệt là bảy ơn Chúa Thánh Thần, khi Kitô hữu lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Thánh Thần Chúa là tình yêu mà tình yêu thì vô hình, không thể diễn tả bằng hình ảnh rõ ràng, mạch lạc. Vì thế chỉ có thể nhận biết thành quả của tình yêu, qua hành động bác ái, yêu thương, tha thứ, nhẫn nại.
Ngoài Đức Kitô ra, không ai nhìn thấy Chúa Cha. Cũng không ai nhìn thấy Chúa Thánh Thần. Điều không thể chối cãi là nếu không có người thật, sẽ không có tiếng nói vang vọng của người đó. Cùng cách nhìn đó, nếu không có người thật, sẽ không có hình bóng người đó. Sau khi Đức Kitô chịu phép rửa, Ngài lên bờ và có tiếng vang vọng từ trời cao phán bảo,
'Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người' Mt 3,17.
Môn đệ cũng nhìn thấy Chúa Thánh Thần đến trên Đức Kitô dưới hình chim bồ câu. Các ông thấy,
'Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người' Mt 3,16.
Khi môn đệ Đức Kitô trên núi thánh trong dịp Đức Kitô biến hình; các ông không nhìn thấy Chúa Cha, nhưng nghe tiếng Ngài phán ra từ đám mây,
'Đây là Con Ta, Người được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người' Lc 9,35.
Hào quang sáng chói Thiên Chúa khiến tông đồ hoảng sợ, không thể nhìn lên, nhưng cúi gầm mặt xuống đất. Điều này cho thấy, con người không được Thiên Chúa tạo dựng để nhìn thẳng vào Đấng Tối Cao. Kitô hữu có thể diện kiến Thiên Chúa sau khi thân thể hư nát của ta được kết hợp với thân thể chí thánh, sáng láng của Đức Kitô, lúc đó Kitô hữu mới có thể diện kiến Thiên Chúa. Hai lần, tiếng Chúa Cha phán bảo 'Hãy vâng nghe Lời Ngài'. Một trong những điều Đức Kitô phán dậy,
'Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy'. Gn. 14,6.
Một trong số môn đệ Đức Kitô là ông Philip. Ông hỏi Ngài,
'Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện' Gn.14,8.
Đức Kitô trả lời Philip,
'Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha'. Gn.14,9.
Như thế Đức Kitô chính là hình ảnh của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha, như giọt nước chia đôi. Nhìn vào Đức Kitô để nhận biết Chúa Cha.
Ngôi Ba Thiên Chúa là Thánh Thần, thì không thể hình dung chính xác, rõ ràng, mạch lạc, bằng hình ảnh để diễn tả, bởi Thánh Thần xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Hình ảnh chim bồ câu, lưỡi lửa, gió, đều là những hình ảnh liên tục thay hình, đổi dạng. Trong ngày lễ Ngũ Tuần Kitô hữu mừng kính tuần qua, bài đọc hai cho biết Thánh Thần đến trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa. Khi đốt lửa củi, lửa than, chúng ta thấy ánh lửa luôn phập phùng, bùng lên, hạ xuống. Mỗi lần như thế lưỡi lửa lại có một hình, một dạng khác nhau, liên tục thay đổi. Thánh Thần xuất hiện dưới hình lưỡi lửa cho biết Thánh Thần Chúa không bị ràng buộc bởi một hình ảnh nhất định, nhưng xuất hiện dưới muôn hình, vạn dạng. Mọi cử chỉ thánh thiện, đáng yêu, đáng mến, lời nói tốt lành, hành động bác ái, đều tác động bởi Thánh Thần. Ta có thể xác quyết, nếu không có Thánh Thần tác động, con người không có khả năng làm được việc tốt lành.
Giáo huấn Đức Kitô lan tràn khắp mặt đất. Nhiệm vụ của Thánh Thần là hướng dẫn, chỉ bảo Kitô hữu sống chân thành với giáo huấn Đức Kitô và thực hành giáo huấn đó trong cuộc sống.
Chúng ta xin Thánh Thần sưởi ấm cõi lòng chúng ta.
TiengChuong.org
Belief
The Feast of the Holy Trinity is the celebration, of not three gods, but one God in three persons: God the Father, God the Son, and God the Holy Spirit. This Feast requires neither knowledge nor logic to understand, but love, and love alone leads to having faith in Jesus. Without Jesus, we know nothing about the Trinity. Through Jesus we know the Godhead, three persons of God; and each person of God reveals God's love for the world in different ways. It is worth noting that the word 'The World' in St John's Gospel has little to do with landscapes of our physical world, but rather it includes all people who sincerely love Jesus.
The Father loves 'The World' through Jesus. He made His love visible through Jesus by sending Jesus to us; and through Him; we will be blessed and receive the gift of everlasting life.
Jesus loved 'The World' by making his love visible through the cross. By his cross and resurrection, Jesus permanently removed the stain of sin. He defeated death forever. Our second reading last week revealed,
'No one can say Jesus is Lord unless he is under the influence of the Holy Spirit' Cor. 12,3.
The Holy Spirit loved 'The World' by making himself visible through the sacraments of the Church; especially through the seven gifts of the Spirit. The Spirit is God's love. Love is unseeable. We can detect its goodness, namely, acts of charity, kindness, compassion, and love. They are the goodness of the work of the Spirit.
No one has ever seen the Father; including Jesus' apostles. Without a person; there would be no voice of that person. And again, without a person; there would be no shadow of that person. At Jesus' baptism, the apostles didn't see the Father.
They 'saw the Spirit of God descending like a dove'.
They heard the Father's voice from the cloud, saying,
'This is my Son, the Beloved, listen to him' Mat. 3,17.
When the apostles were up in the mountain on the Feast Of The Transfiguration, they, again, saw not God, but only heard the Father's voice from on high, saying,
'This is my Son, the Chosen One. Listen to Him' Lk. 9,35.
The brightness of God has invaded the apostles' spirit to the point that they were unable to look up, but face down. It tells us, that we, mortals, are not created to view God, the Immortal, face to face, until our physical bodies are being incorporated into the glorious body of the Risen Lord. It is then we can see God. Both times, the Father calls us to listen to Jesus' teaching. One of his teachings is that,
'No one can come to the Father except through me' Jn. 14,6.
Philip, one of Jesus' apostles, requested,
'Lord, let us see the Father and then we shall be satisfied' Jn. 14,8.
Jesus replied,
'To have seen me is to have seen the Father'. Jn. 14,9.
Jesus is telling us, he is the spitting image of the Father.
The third Person of God, the Holy spirit, is much harder to describe in terms of a physical body. Jesus' apostles only saw the 'shapes' of the Spirit. After Jesus' baptism, the apostles saw the Spirit of God descending like a dove upon him.
Last Sunday, we celebrated the Feast Of The Pentecost, the Spirit came upon Jesus' apostles like tongue of fires. When we burn charcoal, its flames are up and down all the time, and each time its shape is not the same, but changes. The Spirit looks like a tongue of fire implying that she is not confined in one form of shape, but rather she is visible in all forms of goodness. Without her, we are unable to do anything worthwhile. Jesus' message spreads throughout the entire world; The Holy Spirit reminds, guides, and directs the hearts of Jesus' followers to spread and live out His message. In that way, God's love is active and alive in our world.
Chúa Cha yêu mến 'Thế Gian' qua Đức Kitô. Chúa Cha biểu tỏ tình yêu đó bằng cách ban tặng con một mình là Đức Kitô cho 'Thế Gian' để những ai tin vào Ngài sẽ được sự sống muôn đời.
Đức Kitô biểu lộ tình yêu Ngài dành cho 'Thế Gian' bằng cách chết trên thập tự. Đức Kitô, là Đấng tinh tuyền, không hề vướng tội, lại tự nguyện gánh tội trần gian, chết thay cho 'Thế Gian' trên thập tự. Qua sự chết và Phục Sinh vinh hiển của Đức Kitô, Ngài xoá bỏ tội trần gian và chiến thắng thần chết. Bài đọc hai ngày lễ Chúa Thánh Thần, thánh Phaolô xác quyết,
'Không ai có thể nói rằng: 'Đức Giêsu là Chúa', nếu người ấy không ở trong Thần Khí' 1 Cor.12,3b.
Như thế chính Thần Khí tác động, soi sáng, hướng dẫn, giúp Kitô hữu nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa.
Thánh Thần Chúa yêu mến 'Thế Gian' bằng cách tỏ lộ sức mạnh mình qua Bí Tích trong Giáo Hội, đặc biệt là bảy ơn Chúa Thánh Thần, khi Kitô hữu lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Thánh Thần Chúa là tình yêu mà tình yêu thì vô hình, không thể diễn tả bằng hình ảnh rõ ràng, mạch lạc. Vì thế chỉ có thể nhận biết thành quả của tình yêu, qua hành động bác ái, yêu thương, tha thứ, nhẫn nại.
Ngoài Đức Kitô ra, không ai nhìn thấy Chúa Cha. Cũng không ai nhìn thấy Chúa Thánh Thần. Điều không thể chối cãi là nếu không có người thật, sẽ không có tiếng nói vang vọng của người đó. Cùng cách nhìn đó, nếu không có người thật, sẽ không có hình bóng người đó. Sau khi Đức Kitô chịu phép rửa, Ngài lên bờ và có tiếng vang vọng từ trời cao phán bảo,
'Đây là Con Yêu Dấu của Ta, Ta hài lòng về Người' Mt 3,17.
Môn đệ cũng nhìn thấy Chúa Thánh Thần đến trên Đức Kitô dưới hình chim bồ câu. Các ông thấy,
'Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người' Mt 3,16.
Khi môn đệ Đức Kitô trên núi thánh trong dịp Đức Kitô biến hình; các ông không nhìn thấy Chúa Cha, nhưng nghe tiếng Ngài phán ra từ đám mây,
'Đây là Con Ta, Người được Ta tuyển chọn, hãy vâng nghe lời Người' Lc 9,35.
Hào quang sáng chói Thiên Chúa khiến tông đồ hoảng sợ, không thể nhìn lên, nhưng cúi gầm mặt xuống đất. Điều này cho thấy, con người không được Thiên Chúa tạo dựng để nhìn thẳng vào Đấng Tối Cao. Kitô hữu có thể diện kiến Thiên Chúa sau khi thân thể hư nát của ta được kết hợp với thân thể chí thánh, sáng láng của Đức Kitô, lúc đó Kitô hữu mới có thể diện kiến Thiên Chúa. Hai lần, tiếng Chúa Cha phán bảo 'Hãy vâng nghe Lời Ngài'. Một trong những điều Đức Kitô phán dậy,
'Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy'. Gn. 14,6.
Một trong số môn đệ Đức Kitô là ông Philip. Ông hỏi Ngài,
'Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện' Gn.14,8.
Đức Kitô trả lời Philip,
'Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha'. Gn.14,9.
Như thế Đức Kitô chính là hình ảnh của Chúa Cha. Ngài và Chúa Cha, như giọt nước chia đôi. Nhìn vào Đức Kitô để nhận biết Chúa Cha.
Ngôi Ba Thiên Chúa là Thánh Thần, thì không thể hình dung chính xác, rõ ràng, mạch lạc, bằng hình ảnh để diễn tả, bởi Thánh Thần xuất hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Hình ảnh chim bồ câu, lưỡi lửa, gió, đều là những hình ảnh liên tục thay hình, đổi dạng. Trong ngày lễ Ngũ Tuần Kitô hữu mừng kính tuần qua, bài đọc hai cho biết Thánh Thần đến trên các tông đồ dưới hình lưỡi lửa. Khi đốt lửa củi, lửa than, chúng ta thấy ánh lửa luôn phập phùng, bùng lên, hạ xuống. Mỗi lần như thế lưỡi lửa lại có một hình, một dạng khác nhau, liên tục thay đổi. Thánh Thần xuất hiện dưới hình lưỡi lửa cho biết Thánh Thần Chúa không bị ràng buộc bởi một hình ảnh nhất định, nhưng xuất hiện dưới muôn hình, vạn dạng. Mọi cử chỉ thánh thiện, đáng yêu, đáng mến, lời nói tốt lành, hành động bác ái, đều tác động bởi Thánh Thần. Ta có thể xác quyết, nếu không có Thánh Thần tác động, con người không có khả năng làm được việc tốt lành.
Giáo huấn Đức Kitô lan tràn khắp mặt đất. Nhiệm vụ của Thánh Thần là hướng dẫn, chỉ bảo Kitô hữu sống chân thành với giáo huấn Đức Kitô và thực hành giáo huấn đó trong cuộc sống.
Chúng ta xin Thánh Thần sưởi ấm cõi lòng chúng ta.
TiengChuong.org
Belief
The Feast of the Holy Trinity is the celebration, of not three gods, but one God in three persons: God the Father, God the Son, and God the Holy Spirit. This Feast requires neither knowledge nor logic to understand, but love, and love alone leads to having faith in Jesus. Without Jesus, we know nothing about the Trinity. Through Jesus we know the Godhead, three persons of God; and each person of God reveals God's love for the world in different ways. It is worth noting that the word 'The World' in St John's Gospel has little to do with landscapes of our physical world, but rather it includes all people who sincerely love Jesus.
The Father loves 'The World' through Jesus. He made His love visible through Jesus by sending Jesus to us; and through Him; we will be blessed and receive the gift of everlasting life.
Jesus loved 'The World' by making his love visible through the cross. By his cross and resurrection, Jesus permanently removed the stain of sin. He defeated death forever. Our second reading last week revealed,
'No one can say Jesus is Lord unless he is under the influence of the Holy Spirit' Cor. 12,3.
The Holy Spirit loved 'The World' by making himself visible through the sacraments of the Church; especially through the seven gifts of the Spirit. The Spirit is God's love. Love is unseeable. We can detect its goodness, namely, acts of charity, kindness, compassion, and love. They are the goodness of the work of the Spirit.
No one has ever seen the Father; including Jesus' apostles. Without a person; there would be no voice of that person. And again, without a person; there would be no shadow of that person. At Jesus' baptism, the apostles didn't see the Father.
They 'saw the Spirit of God descending like a dove'.
They heard the Father's voice from the cloud, saying,
'This is my Son, the Beloved, listen to him' Mat. 3,17.
When the apostles were up in the mountain on the Feast Of The Transfiguration, they, again, saw not God, but only heard the Father's voice from on high, saying,
'This is my Son, the Chosen One. Listen to Him' Lk. 9,35.
The brightness of God has invaded the apostles' spirit to the point that they were unable to look up, but face down. It tells us, that we, mortals, are not created to view God, the Immortal, face to face, until our physical bodies are being incorporated into the glorious body of the Risen Lord. It is then we can see God. Both times, the Father calls us to listen to Jesus' teaching. One of his teachings is that,
'No one can come to the Father except through me' Jn. 14,6.
Philip, one of Jesus' apostles, requested,
'Lord, let us see the Father and then we shall be satisfied' Jn. 14,8.
Jesus replied,
'To have seen me is to have seen the Father'. Jn. 14,9.
Jesus is telling us, he is the spitting image of the Father.
The third Person of God, the Holy spirit, is much harder to describe in terms of a physical body. Jesus' apostles only saw the 'shapes' of the Spirit. After Jesus' baptism, the apostles saw the Spirit of God descending like a dove upon him.
Last Sunday, we celebrated the Feast Of The Pentecost, the Spirit came upon Jesus' apostles like tongue of fires. When we burn charcoal, its flames are up and down all the time, and each time its shape is not the same, but changes. The Spirit looks like a tongue of fire implying that she is not confined in one form of shape, but rather she is visible in all forms of goodness. Without her, we are unable to do anything worthwhile. Jesus' message spreads throughout the entire world; The Holy Spirit reminds, guides, and directs the hearts of Jesus' followers to spread and live out His message. In that way, God's love is active and alive in our world.
Đọc kinh cầu nguyện
Lm. Đỗ Xuân Quế O.P.
20:02 03/06/2023
Đọc kinh cầu nguyện
Vấn đề này là cần thiết. Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta. Các sách Tin Mừng đã nhiều lần nói đến việc cầu nguyện của Người (Mt 14, 23; Mc 6, 46; Lc 9, 18).
Người còn cần gì nữa mà phải cầu nguyện? Có chỗ Tin Mừng nói Người cầu nguyện suốt đêm. Trong khoảng thời gian dài như vậy, Người cầu nguyện những gì, chúng ta không biết hết. Nhưng có điều chắc là người hiện diện và cầu nguyện với Chúa Cha. Giữa Người với Chúa Cha, có một sự giao cảm và tiếp xúc thân mật. Vì thế, đối với Người, cầu nguyện không hẳn chỉ là đọc kinh và xin ơn. Về điểm này, sách thánh vịnh đề ra cho chúng ta những bản mẫu cầu nguyện lý tưởng. Qua các thánh vịnh, chúng ta thấy có nhiều cách thế cầu nguyện như ca tụng, tôn thờ, kêu xin và thú nhận.
Ngày nay nhiều người ngại cầu nguyện và có khi không cầu nguyện. Sở dĩ như vậy, vì họ nghĩ rằng cầu nguyện chỉ là để xin ơn, mà xin hoài không được hay không cần gì phải xin, nên không cầu nguyện nữa.
Chúng ta thường nói đọc kinh cầu nguyện. Hai việc này đi đôi với nhau : có đọc kinh thì mới là cầu nguyện và cầu nguyện thì phải đọc kinh. Đó là cách hiểu thông thường của nhiều người trong chúng ta. Hiểu như thế không sai, nhưng chưa hoàn toàn chính xác, vì có những lúc cầu nguyện mà không đọc kinh và có những lúc đọc kinh mà chưa hẳn đã là cầu nguyện, như khi đọc một cách “máy móc”, đọc cho có, miệng đọc mà lòng trí để ở đâu đâu đó hay miệng đọc mà tay lại làm những việc khác. Ấy là nói về việc đọc kinh chung. Vì thế, thiết tưởng nên suy nghĩ lại về việc này, nghĩ lại để đọc kinh cho có ý nghĩa. Một trong các cách suy nghĩ đó là đọc vừa phải, không nhanh không chậm, không quá to quá nhỏ, hay quá cao quá thấp. Lại lựa các kinh mà đọc cho hợp tình hợp lý. Điều này khó vì từ bao đời nay chúng ta đã đọc các kinh như vẫn quen đọc theo các kinh đã có trong nhiều giáo phận. Ngoài ra, nếu không đọc kinh thì ở nhà thờ nhiều người ngồi không, không biết làm gì cả, nên phải đọc để trám vào chỗ trống. Cũng vì quen như vậy, nên khi không đọc kinh, người ta thấy trống vắng và thường là lúc truyện trò.
Cũng bởi vì không đọc kinh thì không biết làm gì cả và thấy yên lặng là trống vắng, nên có cần tập cho quen với những giây phút yên lặng mà phụng vụ gọi là yên lặng thánh (silentium sacrum) chăng? Trong những giây phút yên lặng như thế, người ta sẽ tập cách nội tâm hóa những điều vừa nghe đọc, hay thầm thĩ với Chúa một vài điều riêng tư của lòng mình, và cũng là thời khắc nếm cảm được Thiên Chúa như lời thánh vịnh : “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết bao” !
Kinh lễ trong các nhà thờ của chúng ta còn quá ồn ào. Thật ít khi tìm thấy một chút yên lặng để cảm nhận được chiều sâu lắng của tâm hồn trong sự suy nghĩ, hầu tìm ra ơn ich và sự cần thiết phải cầu nguyện. Sự ồn ào của lời kinh tiếng hát cũng như của các nhạc cụ đã phá tan bầu khí thanh bình của cầu nguyện, một yếu tố cần thiết cho tâm hồn tìm được sự thư giãn và nghỉ ngơi bên Chúa. Hèn chi ít thấy người đến nhà thờ trong những lúc thanh vắng để cầu nguyện một mình, và cũng ít ai nếm cảm được sự ngọt ngào của thinh lặng, cũng như mật độ chiều sâu của nó trong những khi chuyện vãn với Thiên Chúa. Chính vì vậy mới cần đến những khu vực yên tĩnh của các đan viện, hay những nơi dành riêng cho việc tĩnh tâm làm như những đài tiếp vận sức sống thiêng liêng cho tâm hồn. Chẳng may, những nơi như thế này còn khá thiếu vắng trên quê hương chúng ta, và những người cảm thấy nhu cầu cũng như hưởng được ân huệ này con khá hiếm hoi. Thêm vào đó khí hậu nóng bức, đời sống tất bật để lo chuyện mưu sinh, sự thiếu vắng cả một truyền thống chiêm niệm và những thói quen tĩnh nguyện, làm cho sự cầu nguyện của phần đông trong chúng ta chỉ dồn vê một phía là đọc kinh. Đã mấy ai có dịp được thưởng thức một buổi hát kinh phụng vụ sốt sáng. Ngoài thánh lễ ra, hỏi rằng có mấy ai nghĩ tới việc đến một đan viện hay tu viện dự một buổi hát kinh phụng vụ? Hỏi rằng đã được mấy tu viện hát kinh phụng vụ làm say mê lòng người vì phẩm chất nghệ thuật và giá trị cầu nguyện trong đó?
Tất cả những việc này còn đang trong giai đoạn bắt đầu và thử nghiệm. Ước chi các đan viện và các tu viện đầu tư thời giờ và công sức nhiều hơn cho việc thờ phượng cao cấp này. Mấy năm gần đây chúng ta may mắn có được sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ bằng tiếng Việt. Đây là sách cầu nguyện chính thức của Hội Thánh, trước kia sách nguyện bằng tiếng la tinh chỉ dành riêng cho các linh mục và tu sĩ. Nay sách được dịch sang các tiếng bản quốc và khuyến khich mọi người nên đọc. Tuy vậy mới chỉ có hội viên các dòng ba và một số giáo xứ đọc chung kinh sáng, chiều hay tối, và cá nhân cũng có một số, nhưng kể là còn rất ít. Đọc kinh cũng là việc thờ phượng tốt nhưng các kinh đó chỉ là riêng tư, do một số tác giả đặt ra để đáp ứng các thứ lòng sùng kính và vì thế giá trị thờ phượng và công phúc cũng không ngang hàng với các kinh phụng vụ của toàn Hội Thánh. Bởi vậy, nếu có cầu nguyện chung thì nên dùng kinh phụng vụ, còn cầu nguyện riêng do lòng sùng kinh thì đọc các kinh như vẫn quen đọc. Đây là vấn đề ý thức, điều kiện cụ thể vật chất và công việc chuẩn bị, cộng thêm với cố gắng vượt qua cái đã quen đến nỗi như trở thành cố hữu mà quyết tâm đổi mới, dù gặp phải một vài sự rầy rà bất tiện lúc ban đầu, hay những lời kêu ca chỉ trích của những người nặng óc chủ quan và thiếu hiểu biết.
Ngoài ra là các việc đạo đức và các thứ lòng sùng kính. Từ sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II, những thứ đó vẫn được duy trì và khuyến khích, Có điều Công Đồng khuyên nên dành ưu tiên cho việc cầu nguyện mang tính phụng vụ cao, như thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ. Hai giờ kinh phụng sáng và chiều là hai giờ kinh chủ chốt cần được làm cho nổi bật bằng cách cử hành và số người tham dự. Nhưng đáng tiếc hai giờ kinh này chưa được hiểu biết đủ về giá trị và tầm quan trọng để được cử hành thường xuyên với dông đảo người tham dự. Còn môt điều quan trọng đến việc cầu nguyện nữa là hát xướng. Đây là vấn đề cần phải được nói nhiều và nói hoài hoài. Nhưng ở đây chỉ xin nói vắn tắt như sau :
Hát phải giúp người ta cầu nguyện vì hát hay hát đúng là cầu nguyện hai lần như thánh Âu-tinh nói. Nhưng chẳng may, công việc này trong các nhà thờ của chúng ta không giúp ích gì bao nhiêu mà có khi còn phá vỡ bầu khí cầu nguyện nữa, vì nội dung bài hát, cung cách hát, sự hiểu biết lệch lạc và hạn chế về thánh nhạc. Đã có những tiếng kêu ca về việc này từ nhiều năm qua nhưng chỉ như những tiếng kêu trong sa mạc. Người ta cứ vin vào thời mới và chiều theo thị hiếu của giới trẻ. Hát trong nhà thờ là để tôn vinh, thờ phượng, cảm tạ Chúa với tất cả tâm tình đạo đức và nghệ thuật ca hát chứ đâu phải cho vui, để lôi kéo giới trẻ tới một tụ điểm ca nhạc. Nếu vậy thì nên tới tụ điển hơn tới nhà thờ. Nhà thờ là nơi người ta tìm đến để được một cái gì thâm thúy và cao trọng hơn.
Nói tóm lại đọc kinh cầu nguyện là cần cho người có đạo như không khí là cần cho con người. Nhưng phải có không khí trong lành ở những nơi thoảng mát. Việc đọc kinh cầu nguyện cũng thế, phải có nơi tương đối thích hợp và điều kiện thỏa đáng.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
.
Vấn đề này là cần thiết. Chúa Giê-su đã làm gương cho chúng ta. Các sách Tin Mừng đã nhiều lần nói đến việc cầu nguyện của Người (Mt 14, 23; Mc 6, 46; Lc 9, 18).
Người còn cần gì nữa mà phải cầu nguyện? Có chỗ Tin Mừng nói Người cầu nguyện suốt đêm. Trong khoảng thời gian dài như vậy, Người cầu nguyện những gì, chúng ta không biết hết. Nhưng có điều chắc là người hiện diện và cầu nguyện với Chúa Cha. Giữa Người với Chúa Cha, có một sự giao cảm và tiếp xúc thân mật. Vì thế, đối với Người, cầu nguyện không hẳn chỉ là đọc kinh và xin ơn. Về điểm này, sách thánh vịnh đề ra cho chúng ta những bản mẫu cầu nguyện lý tưởng. Qua các thánh vịnh, chúng ta thấy có nhiều cách thế cầu nguyện như ca tụng, tôn thờ, kêu xin và thú nhận.
Ngày nay nhiều người ngại cầu nguyện và có khi không cầu nguyện. Sở dĩ như vậy, vì họ nghĩ rằng cầu nguyện chỉ là để xin ơn, mà xin hoài không được hay không cần gì phải xin, nên không cầu nguyện nữa.
Chúng ta thường nói đọc kinh cầu nguyện. Hai việc này đi đôi với nhau : có đọc kinh thì mới là cầu nguyện và cầu nguyện thì phải đọc kinh. Đó là cách hiểu thông thường của nhiều người trong chúng ta. Hiểu như thế không sai, nhưng chưa hoàn toàn chính xác, vì có những lúc cầu nguyện mà không đọc kinh và có những lúc đọc kinh mà chưa hẳn đã là cầu nguyện, như khi đọc một cách “máy móc”, đọc cho có, miệng đọc mà lòng trí để ở đâu đâu đó hay miệng đọc mà tay lại làm những việc khác. Ấy là nói về việc đọc kinh chung. Vì thế, thiết tưởng nên suy nghĩ lại về việc này, nghĩ lại để đọc kinh cho có ý nghĩa. Một trong các cách suy nghĩ đó là đọc vừa phải, không nhanh không chậm, không quá to quá nhỏ, hay quá cao quá thấp. Lại lựa các kinh mà đọc cho hợp tình hợp lý. Điều này khó vì từ bao đời nay chúng ta đã đọc các kinh như vẫn quen đọc theo các kinh đã có trong nhiều giáo phận. Ngoài ra, nếu không đọc kinh thì ở nhà thờ nhiều người ngồi không, không biết làm gì cả, nên phải đọc để trám vào chỗ trống. Cũng vì quen như vậy, nên khi không đọc kinh, người ta thấy trống vắng và thường là lúc truyện trò.
Cũng bởi vì không đọc kinh thì không biết làm gì cả và thấy yên lặng là trống vắng, nên có cần tập cho quen với những giây phút yên lặng mà phụng vụ gọi là yên lặng thánh (silentium sacrum) chăng? Trong những giây phút yên lặng như thế, người ta sẽ tập cách nội tâm hóa những điều vừa nghe đọc, hay thầm thĩ với Chúa một vài điều riêng tư của lòng mình, và cũng là thời khắc nếm cảm được Thiên Chúa như lời thánh vịnh : “Hãy nghiệm xem Chúa tốt lành biết bao” !
Kinh lễ trong các nhà thờ của chúng ta còn quá ồn ào. Thật ít khi tìm thấy một chút yên lặng để cảm nhận được chiều sâu lắng của tâm hồn trong sự suy nghĩ, hầu tìm ra ơn ich và sự cần thiết phải cầu nguyện. Sự ồn ào của lời kinh tiếng hát cũng như của các nhạc cụ đã phá tan bầu khí thanh bình của cầu nguyện, một yếu tố cần thiết cho tâm hồn tìm được sự thư giãn và nghỉ ngơi bên Chúa. Hèn chi ít thấy người đến nhà thờ trong những lúc thanh vắng để cầu nguyện một mình, và cũng ít ai nếm cảm được sự ngọt ngào của thinh lặng, cũng như mật độ chiều sâu của nó trong những khi chuyện vãn với Thiên Chúa. Chính vì vậy mới cần đến những khu vực yên tĩnh của các đan viện, hay những nơi dành riêng cho việc tĩnh tâm làm như những đài tiếp vận sức sống thiêng liêng cho tâm hồn. Chẳng may, những nơi như thế này còn khá thiếu vắng trên quê hương chúng ta, và những người cảm thấy nhu cầu cũng như hưởng được ân huệ này con khá hiếm hoi. Thêm vào đó khí hậu nóng bức, đời sống tất bật để lo chuyện mưu sinh, sự thiếu vắng cả một truyền thống chiêm niệm và những thói quen tĩnh nguyện, làm cho sự cầu nguyện của phần đông trong chúng ta chỉ dồn vê một phía là đọc kinh. Đã mấy ai có dịp được thưởng thức một buổi hát kinh phụng vụ sốt sáng. Ngoài thánh lễ ra, hỏi rằng có mấy ai nghĩ tới việc đến một đan viện hay tu viện dự một buổi hát kinh phụng vụ? Hỏi rằng đã được mấy tu viện hát kinh phụng vụ làm say mê lòng người vì phẩm chất nghệ thuật và giá trị cầu nguyện trong đó?
Tất cả những việc này còn đang trong giai đoạn bắt đầu và thử nghiệm. Ước chi các đan viện và các tu viện đầu tư thời giờ và công sức nhiều hơn cho việc thờ phượng cao cấp này. Mấy năm gần đây chúng ta may mắn có được sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ bằng tiếng Việt. Đây là sách cầu nguyện chính thức của Hội Thánh, trước kia sách nguyện bằng tiếng la tinh chỉ dành riêng cho các linh mục và tu sĩ. Nay sách được dịch sang các tiếng bản quốc và khuyến khich mọi người nên đọc. Tuy vậy mới chỉ có hội viên các dòng ba và một số giáo xứ đọc chung kinh sáng, chiều hay tối, và cá nhân cũng có một số, nhưng kể là còn rất ít. Đọc kinh cũng là việc thờ phượng tốt nhưng các kinh đó chỉ là riêng tư, do một số tác giả đặt ra để đáp ứng các thứ lòng sùng kính và vì thế giá trị thờ phượng và công phúc cũng không ngang hàng với các kinh phụng vụ của toàn Hội Thánh. Bởi vậy, nếu có cầu nguyện chung thì nên dùng kinh phụng vụ, còn cầu nguyện riêng do lòng sùng kinh thì đọc các kinh như vẫn quen đọc. Đây là vấn đề ý thức, điều kiện cụ thể vật chất và công việc chuẩn bị, cộng thêm với cố gắng vượt qua cái đã quen đến nỗi như trở thành cố hữu mà quyết tâm đổi mới, dù gặp phải một vài sự rầy rà bất tiện lúc ban đầu, hay những lời kêu ca chỉ trích của những người nặng óc chủ quan và thiếu hiểu biết.
Ngoài ra là các việc đạo đức và các thứ lòng sùng kính. Từ sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II, những thứ đó vẫn được duy trì và khuyến khích, Có điều Công Đồng khuyên nên dành ưu tiên cho việc cầu nguyện mang tính phụng vụ cao, như thánh lễ và các giờ kinh phụng vụ. Hai giờ kinh phụng sáng và chiều là hai giờ kinh chủ chốt cần được làm cho nổi bật bằng cách cử hành và số người tham dự. Nhưng đáng tiếc hai giờ kinh này chưa được hiểu biết đủ về giá trị và tầm quan trọng để được cử hành thường xuyên với dông đảo người tham dự. Còn môt điều quan trọng đến việc cầu nguyện nữa là hát xướng. Đây là vấn đề cần phải được nói nhiều và nói hoài hoài. Nhưng ở đây chỉ xin nói vắn tắt như sau :
Hát phải giúp người ta cầu nguyện vì hát hay hát đúng là cầu nguyện hai lần như thánh Âu-tinh nói. Nhưng chẳng may, công việc này trong các nhà thờ của chúng ta không giúp ích gì bao nhiêu mà có khi còn phá vỡ bầu khí cầu nguyện nữa, vì nội dung bài hát, cung cách hát, sự hiểu biết lệch lạc và hạn chế về thánh nhạc. Đã có những tiếng kêu ca về việc này từ nhiều năm qua nhưng chỉ như những tiếng kêu trong sa mạc. Người ta cứ vin vào thời mới và chiều theo thị hiếu của giới trẻ. Hát trong nhà thờ là để tôn vinh, thờ phượng, cảm tạ Chúa với tất cả tâm tình đạo đức và nghệ thuật ca hát chứ đâu phải cho vui, để lôi kéo giới trẻ tới một tụ điểm ca nhạc. Nếu vậy thì nên tới tụ điển hơn tới nhà thờ. Nhà thờ là nơi người ta tìm đến để được một cái gì thâm thúy và cao trọng hơn.
Nói tóm lại đọc kinh cầu nguyện là cần cho người có đạo như không khí là cần cho con người. Nhưng phải có không khí trong lành ở những nơi thoảng mát. Việc đọc kinh cầu nguyện cũng thế, phải có nơi tương đối thích hợp và điều kiện thỏa đáng.
Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.
.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gửi lời chia buồn chân thành về tai nạn tàu hỏa chết người ở Ấn Độ
Thanh Quảng sdb
17:10 03/06/2023
Đức Thánh Cha gửi 'lời chia buồn chân thành' về tai nạn tàu hỏa chết người ở Ấn Độ
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành và cầu nguyện cho tất cả những người liên quan đến vụ hai xe lửa đâm vào nhau làm nhiều người tử nạn ở Bang Odisha Ấn Độ, có khoảng 300 người thiệt mạng và khoảng 900 người bị thương.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tai nạn xe lửa chết người ở Ấn Độ.
Trong một bức điện tín được Hồng Y Quốc vụ khanh Hồng Y Pietro Parolin gửi thay mặt ngài vào hôm thứ Bảy (3/6/2023) tới Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện và ban phép lành cho các nạn nhân của thảm kịch.
Đức Thánh Cha nói ngài “vô cùng đau buồn khi biết về những mất mát to lớn về nhân mạng do vụ tai nạn xe lửa ở bang Odisha,” và bảo đảm với “tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này về sự gần gũi thiêng liêng của ngài.”
ĐTC dâng các linh hồn của những người đã khuất "cho lòng thương xót của Đấng toàn năng" và gửi "lời chia buồn chân thành đến những người đang thương khóc cho sự mất mát của họ."
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc thông điệp của mình bằng dâng lời cầu nguyện “cho những người bị thương và cho các nỗ lực của mọi cấp, ”Ngài khẩn cầu cho mọi người “những hồng ân thiêng liêng là lòng can đảm và an ủi.”
Ít nhất đã có 280 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương trong vụ va chạm kinh hoàng giữa ba tàu hỏa ở Ấn Độ, xảy ra vào hôm thứ Sáu (2/6/2023), theo các quan chức địa phương.
Đây là tai nạn đường sắt đẫm máu nhất ở Ấn Độ trong hơn 20 năm qua.
Các nhân viên cứu hộ đang làm việc không mệt mỏi tại hiện trường xảy ra gần Balasore, cách thủ phủ bang Bhubaneswar khoảng 200 km ở bang Odisha về phía đông.
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành và cầu nguyện cho tất cả những người liên quan đến vụ hai xe lửa đâm vào nhau làm nhiều người tử nạn ở Bang Odisha Ấn Độ, có khoảng 300 người thiệt mạng và khoảng 900 người bị thương.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chia buồn chân thành đến tất cả những người bị ảnh hưởng bởi vụ tai nạn xe lửa chết người ở Ấn Độ.
Trong một bức điện tín được Hồng Y Quốc vụ khanh Hồng Y Pietro Parolin gửi thay mặt ngài vào hôm thứ Bảy (3/6/2023) tới Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ, Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Đức Thánh Cha dâng lời cầu nguyện và ban phép lành cho các nạn nhân của thảm kịch.
Đức Thánh Cha nói ngài “vô cùng đau buồn khi biết về những mất mát to lớn về nhân mạng do vụ tai nạn xe lửa ở bang Odisha,” và bảo đảm với “tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này về sự gần gũi thiêng liêng của ngài.”
ĐTC dâng các linh hồn của những người đã khuất "cho lòng thương xót của Đấng toàn năng" và gửi "lời chia buồn chân thành đến những người đang thương khóc cho sự mất mát của họ."
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc thông điệp của mình bằng dâng lời cầu nguyện “cho những người bị thương và cho các nỗ lực của mọi cấp, ”Ngài khẩn cầu cho mọi người “những hồng ân thiêng liêng là lòng can đảm và an ủi.”
Ít nhất đã có 280 người thiệt mạng và hơn 900 người bị thương trong vụ va chạm kinh hoàng giữa ba tàu hỏa ở Ấn Độ, xảy ra vào hôm thứ Sáu (2/6/2023), theo các quan chức địa phương.
Đây là tai nạn đường sắt đẫm máu nhất ở Ấn Độ trong hơn 20 năm qua.
Các nhân viên cứu hộ đang làm việc không mệt mỏi tại hiện trường xảy ra gần Balasore, cách thủ phủ bang Bhubaneswar khoảng 200 km ở bang Odisha về phía đông.
Mái nhà bị hỏa hoạn của Nhà thờ Đức Bà được xây dựng lại bằng các kỹ thuật thời trung cổ
Đặng Tự Do
17:19 03/06/2023
Nếu có thể du hành thời gian, những người thợ mộc thời trung cổ chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy kỹ thuật chế biến gỗ mà họ đã đi tiên phong trong việc xây dựng Nhà thờ Đức Bà cách đây hơn 800 năm đang được sử dụng lại cho đến ngày nay trong việc xây dựng lại mái nhà bị hỏa hoạn tàn phá của tượng đài nổi tiếng thế giới.
Chắc chắn điều ngược lại là đúng đối với những người thợ mộc thời hiện đại sử dụng các kỹ năng của thời trung cổ. Làm việc với những chiếc rìu thủ công để tạo hình những thanh xà gỗ sồi nặng hàng trăm tấn cho khung mái nhà mới của Nhà thờ Đức Bà, đối với họ, giống như thời gian quay ngược lại. Nó mang lại cho họ một sự đánh giá cao mới về công việc thủ công của những người tiền nhiệm đã đẩy phong cách kiến trúc trở lại vào thế kỷ 13.
Peter Henrikson, một trong những người thợ mộc, nói: “Đôi khi nó hơi khó hiểu. Anh ấy nói rằng có những lúc anh ấy đập cái vồ vào cái đục mà anh ấy thấy mình đang nghĩ về những người thợ thời trung cổ cách đây 900 năm”.
Việc sử dụng các dụng cụ cầm tay để xây dựng lại mái nhà bị ngọn lửa biến thành tro vào năm 2019 là một lựa chọn có cân nhắc, có chủ ý, trong bối cảnh là các dụng cụ điện chắc chắn sẽ thực hiện công việc nhanh hơn. Mục đích là để vinh danh tay nghề thủ công đáng kinh ngạc của những người thợ xây dựng ban đầu của nhà thờ và để bảo đảm rằng nghệ thuật chế tác gỗ thủ công hàng thế kỷ vẫn tồn tại.
Jean-Louis Georgelin, tướng quân đội Pháp đã nghỉ hưu, người đang giám sát việc tái thiết, cho biết: “Chúng tôi muốn khôi phục lại nhà thờ này như khi nó được xây dựng vào thời Trung cổ.
“Đó là một cách để vinh danh công việc thủ công của tất cả những người đã xây dựng tất cả các tượng đài phi thường ở Pháp.”
Đối mặt với thời hạn chặt chẽ để mở cửa lại nhà thờ vào tháng 12 năm 2024, các thợ mộc và kiến trúc sư cũng đang sử dụng thiết kế máy tính và các công nghệ hiện đại khác để tăng tốc độ tái thiết. Máy tính được sử dụng để vẽ các kế hoạch chi tiết cho thợ mộc, nhằm giúp bảo đảm rằng các thanh xà đục bằng tay của họ khớp với nhau một cách hoàn hảo.
Henrikson lưu ý: “Những người thợ mộc truyền thống đã nghĩ rất nhiều về điều đó trong đầu. “Thật tuyệt vời khi nghĩ về cách họ đã làm điều này với những gì họ có, các công cụ và công nghệ mà họ có vào thời điểm đó.”
Việc xây dựng lại mái nhà đã đạt được một cột mốc quan trọng vào tháng 5, khi phần lớn khung gỗ mới được lắp ráp và dựng lên tại một xưởng ở Thung lũng Loire, miền tây nước Pháp.
Quá trình chạy khô bảo đảm với các kiến trúc sư rằng khung phù hợp với mục đích sử dụng. Lần tiếp theo nó được đặt cùng nhau sẽ là trên đỉnh thánh đường. Không giống như thời trung cổ, nó sẽ được vận chuyển bằng xe tải vào Paris và được nâng lên bằng cần cẩu cơ khí vào vị trí. Khoảng 1.200 cây đã bị đốn hạ để phục vụ công việc.
Kiến trúc sư Remi Fromont, người đã vẽ bản vẽ chi tiết của khung ban đầu vào năm 2012, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là khôi phục lại tình trạng ban đầu của cấu trúc khung gỗ đã biến mất trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019.
Khung được xây dựng lại “là cấu trúc khung gỗ tương tự của thế kỷ 13,” ông nói. “Chúng tôi có cùng một chất liệu: gỗ sồi. Chúng tôi có các công cụ giống nhau, với cùng các trục đã được sử dụng, các công cụ giống hệt nhau. Chúng tôi có bí quyết giống nhau. Và chẳng bao lâu nữa, nó sẽ trở lại chỗ cũ.”
Anh ấy nói thêm: “Đó là một sự Phục sinh thực sự”.
Source:AP
ĐTC Phanxicô sẽ tông du Mông Cổ
Thanh Quảng sdb
19:58 03/06/2023
ĐTC Phanxicô sẽ tông du Mông Cổ
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và Giáo quyền Giáo hội địa phương, ngài sẽ viếng thăm quốc gia Đông Á này từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 2023.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến Tông du đến Mông Cổ vào cuối mùa hè này.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, đã đưa ra thông báo chính thức trong một tuyên cáo vào thứ Bảy (3/6/2023).
Ông Bruni cho biết: “ĐTC Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và các nhà chức trách của Giáo hội nước này, “Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện Chuyến Tông du đến Mông Cổ từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm nay”.
Chuyến Tông du tuyệt vời với nhiều mong đợi
Nói chuyện với các nhà báo đi cùng ngài trên chuyến bay trở về Rôma từ chuyến tông du Hungary, và sau đó trong buổi tiếp kiến nhân viên hãng hàng không ITA, Đức Thánh Cha bày tỏ kế hoạch chuyến viếng thăm Mông Cổ trong tương lai gần.
Trước khi viếng thăm quốc gia Đông Á có biên giới với Nga, Trung Quốc và Kazakhstan, Đức Thánh Cha sẽ tới Bồ Đào Nha từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8, nhân Ngày Giới trẻ Thế giới, nơi ngài sẽ dành thời gian ở thủ đô Lisbon và thăm viếng thăm Fatima lần thứ hai.
Trong công nghị tấn phong Hồng Y gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong Hồng Y Giorgio Marengo, Chủ tịch Tông tòa ở thủ đô Ulaanbaatar Mông Cổ, làm Hồng Y đầu tiên của nước này, một đất nước có khoảng 1.500 người Công Giáo trên toàn nước.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm quốc gia Đông Á này.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và Giáo quyền Giáo hội địa phương, ngài sẽ viếng thăm quốc gia Đông Á này từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm 2023.
(Tin Vatican - Deborah Castellano Lubov)
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện chuyến Tông du đến Mông Cổ vào cuối mùa hè này.
Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, đã đưa ra thông báo chính thức trong một tuyên cáo vào thứ Bảy (3/6/2023).
Ông Bruni cho biết: “ĐTC Nhận lời mời của Tổng thống Mông Cổ và các nhà chức trách của Giáo hội nước này, “Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ thực hiện Chuyến Tông du đến Mông Cổ từ ngày 31 tháng 8 đến ngày 4 tháng 9 năm nay”.
Chuyến Tông du tuyệt vời với nhiều mong đợi
Nói chuyện với các nhà báo đi cùng ngài trên chuyến bay trở về Rôma từ chuyến tông du Hungary, và sau đó trong buổi tiếp kiến nhân viên hãng hàng không ITA, Đức Thánh Cha bày tỏ kế hoạch chuyến viếng thăm Mông Cổ trong tương lai gần.
Trước khi viếng thăm quốc gia Đông Á có biên giới với Nga, Trung Quốc và Kazakhstan, Đức Thánh Cha sẽ tới Bồ Đào Nha từ ngày 1 đến ngày 6 tháng 8, nhân Ngày Giới trẻ Thế giới, nơi ngài sẽ dành thời gian ở thủ đô Lisbon và thăm viếng thăm Fatima lần thứ hai.
Trong công nghị tấn phong Hồng Y gần đây nhất, vào tháng 8 năm 2022, Đức Thánh Cha Phanxicô đã phong Hồng Y Giorgio Marengo, Chủ tịch Tông tòa ở thủ đô Ulaanbaatar Mông Cổ, làm Hồng Y đầu tiên của nước này, một đất nước có khoảng 1.500 người Công Giáo trên toàn nước.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ là vị Giáo hoàng đầu tiên đến thăm quốc gia Đông Á này.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô. Chương Mười: Bằng chứng dấu ngón tay
Vũ Văn An
19:28 03/06/2023
Chương Mười: Bằng chứng dấu ngón tay
Có phải Chúa Giêsu và một mình Chúa Giêsu trùng khớp với danh tính của Đấng Mêxia không?
Đó là một ngày thứ Bảy yên bình tại nhà Hiller ở Chicago. Clarence Hiller đã dành cả buổi chiều để sơn phần trang trí bên ngoài ngôi nhà hai tầng của mình trên Phố 104 phía Tây. Đến đầu giờ tối, anh và gia đình đã đi ngủ. Tuy nhiên, những gì xảy ra tiếp theo sẽ thay đổi luật hình sự ở Mỹ mãi mãi.
Gia đình Hiller thức dậy vào sáng sớm ngày 19 tháng 9 năm 1910 và trở nên nghi ngờ rằng một ngọn đèn bằng khí đốt gần phòng ngủ của con gái họ đã tắt. Clarence đi điều tra. Vợ anh nghe thấy một loạt âm thanh nhanh chóng: một vụ ẩu đả, hai người đàn ông ngã xuống cầu thang, hai tiếng súng và tiếng đóng sầm cửa trước. Bà xuất hiện và thấy Clarence đã chết ở chân cầu thang. Cảnh sát đã bắt Thomas Jennings, một tên trộm bị kết án, cách đó chưa đầy một dặm. Có máu trên quần áo của anh ta và cánh tay trái của anh ta bị thương - anh ta nói, cả hai chuyện đều do bị té trên xe điện. Trong túi của anh ta, họ tìm thấy cùng một loại súng đã được dùng để bắn Clarence Hiller, nhưng họ không thể xác định đó có phải là vũ khí giết người hay không. Biết rằng họ cần thêm thông tin để kết tội Jennings, các thám tử đã lục soát bên trong nhà Hiller để tìm kiếm thêm manh mối. Một sự thật nhanh chóng trở nên rõ ràng: kẻ giết người đã vào qua cửa sổ nhà bếp phía sau. Các thám tử đi ra ngoài - và ở đó, bên cạnh cửa sổ đó, mãi mãi in trên lớp sơn trắng mà chính nạn nhân vụ giết người đã cẩn thận phết lên lan can chỉ vài giờ trước khi chết, họ tìm thấy bốn dấu đầu ngón tay rõ ràng từ bàn tay trái của một ai đó.
Bằng chứng dấu đầu ngón tay là một khái niệm mới vào thời điểm đó, gần đây đã được giới thiệu tại một cuộc triển lãm cảnh sát quốc tế ở St. Louis. Cho đến nay, dấu đầu ngón tay chưa bao giờ được sử dụng để kết tội bất cứ ai giết người ở Hoa Kỳ.
Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các luật sư bào chữa rằng bằng chứng đó là phi khoa học và không thể chấp nhận được, bốn sĩ quan đã làm chứng rằng dấu đầu ngón tay trên sơn hoàn toàn khớp với dấu đầu ngón tay của Thomas Jennings - và chỉ riêng anh ta. Bồi thẩm đoàn kết luận Jennings có tội, Tòa án Tối cao Illinois giữ nguyên bản án của anh ta trong một phán quyết lịch sử, và sau đó anh ta bị treo cổ (1).
Tiền đề đằng sau bằng chứng về dấu đầu ngón tay rất đơn giản: mỗi cá nhân có những đường vân độc nhất trên ngón tay của mình. Khi dấu đầu ngón tay được tìm thấy trên một đồ vật khớp với kiểu đường vân trên ngón tay của một người, các nhà điều tra có thể kết luận chắc chắn về mặt khoa học rằng cá nhân chuyên biệt này đã chạm vào đồ vật đó.
Trong nhiều vụ án hình sự, nhận dạng dấu đầu ngón tay là bằng chứng quan trọng. Tôi nhớ đã đưa tin về một phiên tòa trong đó một dấu đầu ngón tay duy nhất được tìm thấy trên giấy bóng kính của gói thuốc lá là yếu tố quyết định để kết tội một tên trộm hai mươi tuổi giết một sinh viên đại học (2). Điều đó cho thấy bằng chứng dấu đầu ngón tay có tính kết luận ra sao.
Đồng ý, nhưng điều này có liên quan gì đến Chúa Giêsu Kitô? Đơn giản là thế này: Có một loại bằng chứng khác tương tự như dấu đầu ngón tay và xác lập mức độ chắc chắn đáng kinh ngạc rằng Chúa Giêsu thực sự là Đấng Mêxia của Israel và thế giới.
Trong Kinh thánh của người Do Thái, mà Kitô hữu gọi là Cựu ước, có vài chục lời tiên tri chính về sự xuất hiện của Đấng Mêxia, Đấng sẽ được Thiên Chúa sai đến để cứu chuộc dân Người. Thực thế, những lời tiên đoán này đã tạo nên một dấu đầu ngón tay tượng trưng mà chỉ Đấng được xức dầu mới có thể xứng hợp mà thôi. Bằng cách này, dân Israel có thể loại trừ bất cứ kẻ mạo danh nào và chứng thực phẩm chất [credential] Đấng Mêxia đích thực.
Chữ Hy Lạp chỉ đấng "Messiah" là Đấng Kitô. Nhưng Chúa Giêsu có thực sự là Đấng Kitô không? Người có ứng nghiệm một cách kỳ diệu các lời tiên đoán đã được viết hàng trăm năm trước khi Người được sinh ra không? Và làm sao chúng ta biết Người là cá nhân duy nhất trong suốt lịch sử xứng hợp với dấu đầu ngón tay tiên tri?
Có rất nhiều học giả với một chuỗi dài những chữ viết tắt sau tên của họ mà lẽ ra tôi có thể hỏi về chủ đề này. Tuy nhiên, tôi muốn phỏng vấn một người mà đối với họ đây không chỉ là một thao tác học thuật trừu tượng, và điều này đã đưa tôi đến một bối cảnh rất khó xảy ra ở miền nam California.
Cuộc phỏng vấn thứ chín: Louis S. Lapides, M.Div., Th.M.
Thông thường, nhà thờ là địa điểm tự nhiên cho ai đó muốn đặt câu hỏi về một vấn đề trong Kinh thánh. Nhưng có điều gì đó khác biệt khi ngồi xuống với Mục sư Louis Lapides trong thánh đường của giáo đoàn ông vào buổi sáng sau các buổi thờ phượng Chúa Nhật. Khung cảnh những chiếc ghế dài và kính màu này không phải là nơi mà bạn có thể mong đợi tìm thấy một cậu bé Do Thái tốt bụng đến từ Newark, New Jersey.
Tuy nhiên, đó lại là lai lịch của Lapides. Đối với một người có di sản, câu hỏi liệu Chúa Giêsu có phải là Đấng Mêxia được mong đợi từ lâu hay không vượt ra ngoài lý thuyết. Nó mang tính bản thân cao độ và tôi đã tìm đến Lapides để có thể nghe câu chuyện về cuộc điều tra của chính ông về vấn đề quan trọng này.
Lapides có bằng cử nhân thần học tại Đại học Dallas Baptist cũng như bằng thạc sĩ thần học và bằng thạc sĩ thần học về Cựu Ước và Semitic Học từ Chủng viện Thần học Talbot. Ông đã phục vụ trong một thập niên tại Thừa tác vụ dân Chúa chọn, nói về Chúa Giêsu cho các sinh viên cao đẳng Do Thái. Ông đã giảng dạy tại khoa Kinh thánh của Đại học Biola và đã làm việc bảy năm trong tư cách người hướng dẫn cho các buổi hội thảo Bách bộ Qua Kinh thánh. Ông cũng là cựu chủ tịch của một mạng lưới quốc gia gồm mười lăm giáo đoàn thiên sai.
Mảnh khảnh và đeo kính cận, Lapides ăn nói nhỏ nhẹ nhưng hay mỉm cười và sẵn sàng cười lớn. Ông tỏ ra lạc quan và lịch sự khi dẫn tôi đến một chiếc ghế gần phía trước Hiệp Hội Beth Airiel ở Sherman Oaks, California. Tôi không muốn bắt đầu bằng việc tranh luận về các sắc thái của Kinh thánh; thay vào đó, tôi bắt đầu bằng cách mời Lapides kể cho tôi nghe câu chuyện về hành trình tâm linh của ông.
Ông khoanh tay trong lòng, nhìn những bức tường gỗ tối màu một lúc để quyết định phải bắt đầu từ đâu, rồi bắt đầu kể một câu chuyện phi thường đã đưa chúng tôi đi từ Newark qua Greenwich Village đến Việt Nam và Los Angeles, từ sự hoài nghi đến niềm tin, từ Do Thái giáo sang Kitô giáo, từ Chúa Giêsu không liên quan đến Chúa Giêsu trong tư cách Đấng Mêxia.
Ông bắt đầu, "Như ông biết, tôi xuất thân từ một gia đình Do Thái. Tôi tham dự một hội đường Do Thái bảo thủ trong bảy năm để chuẩn bị tiếp nhận nghi thức bar mitzvah [con trai 13 tuổi đảm nhận các trách nhiệm tôn giáo]. Mặc dù chúng tôi coi những việc học hành này rất quan trọng, nhưng đức tin của gia đình chúng tôi không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Chúng tôi không ngừng làm việc trong ngày Sabát; chúng tôi không có chế độ kosher [ăn kiêng]."
Ông mỉm cười. "Tuy nhiên, vào những Ngày Lễ Thánh lớn, chúng tôi có tham dự hội đường Chính thống nghiêm ngặt hơn, bởi vì cách nào đó, ba tôi cảm thấy đó là nơi bạn nên đến nếu bạn thực sự muốn nghiêm túc với Thiên Chúa!"
Khi tôi xen vào để hỏi xem cha mẹ ông đã dạy ông điều gì về Đấng Mêxia, câu trả lời của Lapides rất rõ ràng. Ông nói một cách đơn giản, "Nó không bao giờ xuất hiện". Tôi hoài nghi. Thực vậy, tôi nghĩ tôi đã hiểu lầm ông nên hỏi "Ý ông là thậm chí nó còn không được thảo luận?".
Ông lặp lại “Không bao giờ. Thậm chí, tôi không nhớ nó là một vấn đề trong trường học tiếng Do Thái."
Điều này thật gây ngạc nhiên đối với tôi nên tôi hỏi, "Còn Chúa Giêsu thì sao? Người có từng được nói đến chưa? Tên Người có được sử dụng không?"
Lapides châm biếm, "Chỉ một cách xúc phạm thôi! Trong căn bản, người ta chưa bao giờ thảo luận về Người. Ấn tượng của tôi về Chúa Giêsu đến từ việc nhìn thấy các nhà thờ Công Giáo: có cây thánh giá, vòng gai, cạnh sườn bị đâm, máu chảy ra từ đầu Người. Nó chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi. Tại sao bạn lại tôn thờ một người đàn ông trên thập giá với đinh đóng trên tay và chân? Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Chúa Giêsu có bất cứ mối liên hệ nào với người Do Thái. Tôi chỉ nghĩ rằng Người là một vị thần của dân ngoại."
Tôi nghi ngờ rằng thái độ của Lapides đối với các Kitô hữu đã vượt quá sự mơ hồ đơn thuần về niềm tin của họ, nên tôi hỏi, "Ông có tin rằng những người theo Kitô giáo là nguồn gốc của chủ nghĩa bài Do Thái không?"
Ông nói, giọng có vẻ hơi ngoại giao, “Người ngoại giáo được coi là đồng nghĩa với Kitô hữu, và chúng tôi được dạy phải thận trọng vì có thể có chủ nghĩa bài Do Thái giữa những người ngoại giáo”.
Tôi theo đuổi vấn đề xa hơn. "Có phải ông nói rằng ông đã phát triển một số thái độ tiêu cực đối với các Kitô hữu không?" Lần này ông nói thẳng. "Vâng, thực sự tôi đã nói thế. Thực vậy, sau này khi Tân Ước lần đầu tiên được trình bày cho tôi, tôi thực sự nghĩ rằng trong căn bản nó là một cuốn cẩm nang của chủ nghĩa bài Do Thái: cách ghét người Do Thái, cách giết người Do Thái, cách tàn sát họ. Tôi nghĩ Đảng Quốc xã Mỹ sẽ rất thoải mái khi sử dụng nó như một cuốn sách hướng dẫn."
Tôi lắc đầu, buồn bã khi nghĩ đến việc có bao nhiêu đứa trẻ Do Thái khác đã lớn lên và coi những người theo Kitô giáo là kẻ thù của chúng.
Một cuộc truy tầm tâm linh bắt đầu
Lapides cho biết một số biến cố đã làm lu mờ lòng trung thành của ông với đạo Do Thái khi ông lớn lên. Tò mò về các chi tiết, tôi yêu cầu ông giải thích chi tiết hơn, và ngay lập tức, ông chuyển sang giai đoạn rõ ràng là đau lòng nhất trong cuộc đời ông.
“Bố mẹ tôi ly dị khi tôi mười bảy tuổi,” ông nói - và ngạc nhiên thay, sau ngần ấy năm, tôi vẫn còn có thể cảm nhận được sự tổn thương trong giọng nói của ông. "Điều đó thực sự đặt tiền đánh cuộc vào bất cứ trái tim tôn giáo nào mà tôi có thể có. Tôi tự hỏi, Thiên Chúa từ đâu đến? Tại sao họ không đến gặp giáo sĩ Do Thái để được tư vấn? Tôn giáo có ích gì nếu nó không thể giúp người ta một cách thực tế? Điều đó chắc chắn không thể giữ cho cha mẹ tôi ở lại với nhau. Khi họ chia tay, một phần trong tôi cũng tan nát.
Thêm vào đó, trong đạo Do Thái, tôi không cảm thấy mình có mối quan hệ bản thân nào với Thiên Chúa. Tôi có rất nhiều các nghi lễ và truyền thống đẹp đẽ, nhưng Người là vị Thiên Chúa xa xôi và tách biệt của Núi Sinai, Đấng từng nói, 'Đây là những quy tắc – ngươi phải sống theo, ngươi sẽ ổn thôi; Ta sẽ gặp ngươi sau.' Và tôi ở đó, một thanh niên với hoóc-môn cuồng nộ, tự hỏi, liệu Thiên Chúa có liên quan gì đến những cuộc đấu tranh của tôi không? Người có quan tâm đến tôi như một cá nhân không? Chà, tôi không thể thấy được điều đó bất cứ cách nào."
Cuộc ly hôn đã thúc đẩy một kỷ nguyên nổi loạn. Say mê âm nhạc và bị ảnh hưởng bởi các tác phẩm của Jack Kerouac và Timothy Leary, ông đã dành quá nhiều thời gian ở các quán cà phê ở Làng Greenwich đến nỗi không còn giờ học đại học – một điều khiến ông dễ bị bắt đi quân dịch. Đến năm 1967, ông thấy mình ở bên kia thế giới trên một chiếc thuyền chở hàng có đạn dược dễ phát nổ, bom, tên lửa và các chất nổ cao khác khiến nó trở thành mục tiêu hấp dẫn của Việt Cộng.
“Tôi nhớ đã được nói trong buổi định hướng của chúng tôi ở Việt Nam, 'Hai mươi phần trăm các bạn có thể sẽ bị giết, và tám mươi phần trăm còn lại sẽ có thể mắc bệnh hoa liễu hoặc nghiện rượu hoặc nghiện ma túy.' Tôi nghĩ, tôi thậm chí không có một phần trăm cơ hội để thoát ra mà vẫn còn bình thường!
“Đó là một thời kỳ rất đen tối. Tôi đã chứng kiến sự đau khổ. Tôi đã thấy những chiếc túi đựng xác; tôi đã thấy sự tàn phá của chiến tranh. Và tôi đã gặp chủ nghĩa bài Do Thái trong một số Binh sĩ Mỹ. Một vài người trong số họ từ miền Nam thậm chí còn đốt một cây thánh giá trong một đêm. Có lẽ tôi muốn tránh xa bản sắc Do Thái của mình - có lẽ đó là lý do tại sao tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các tôn giáo phương Đông."
Lapides đọc các sách nói về các nền triết lý Đông Phương và đã đến viếng nhiều ngôi chùa Phật Giáo lúc ở Nhật Bản. Ông nói với tôi, “Tội cực kỳ quan tâm đến sự ác tôi đã thấy, và tôi cố gắng hình dung ra cách đức tin có thể đối phó với nó. Tôi thường nói, 'Nếu có Thiên Chúa, tôi không quan tâm liệu tôi có tìm thấy Người trên Núi Sinai hay Núi Phú Sĩ. Tôi cũng sẽ tiếp nhận Người.'"
Ông đã sống thoát Việt Nam, trở về quê hương với mùi marijuana mới tìm thấy và các kế hoạch trở thành một tu sĩ Phật giáo. Ông cố gắng sống lối sống khổ hạnh từ bỏ mình trong một nỗ lực gạt bỏ nghiệp xấu vì những lỗi lầm trong quá khứ của mình, nhưng ông nhanh chóng nhận ra rằng ông sẽ không bao giờ có thể bù đắp cho tất cả những sai lầm của mình.
Lapides im lặng một lúc, rồi nói, "Tôi bị trầm cảm. Tôi nhớ lúc nhẩy lên xe điện và nghĩ nhảy xuống đường rầy là câu trả lời. Tôi có thể giải thoát mình khỏi cơ thể này và hoàn toàn được nhập vào Thiên Chúa. Tôi đã rất bối rối. Để làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn, tôi bắt đầu thử nghiệm với LSD."
Tìm kiếm một khởi đầu mới, ông quyết định chuyển đến California, nơi mà cuộc tìm kiếm tâm linh của ông tiếp tục. Ông nói, "Tôi đã đến các cuộc họp của Phật giáo, nhưng thật trống rỗng. Phật giáo Trung Quốc vô thần, Phật giáo Nhật thờ tượng Phật, Phật giáo Thiền tông quá mơ hồ. Tôi đã đến các cuộc họp của Scientology, nhưng họ quá thao túng và kiểm soát. Ấn Độ giáo tin vào tất cả những cuộc vui điên rồ mà các vị thần vốn có và vào những vị thần vốn là những con voi xanh. Không điều gì có ý nghĩa; không điều gì thoả mãn cả”.
Thậm chí Ông còn tháp tùng bạn bè đến các cuộc họp có xu hướng ngầm Satan. Ông cho biết, "Tôi xem và nghĩ, Có điều gì đó đang diễn ra ở đây, nhưng nó không tốt. Ở giữa thế giới nghiện ma túy của mình, tôi nói với những người bạn của tôi rằng tôi tin rằng có một thế lực xấu xa vượt quá tôi, nó có thể hoạt động trong tôi, nó tồn tại như một thực thể. Tôi đã thấy đủ điều xấu xa trong đời mình để tin vào điều đó."
Ông nhìn tôi với một nụ cười mỉa mai. Ông nói, "Tôi đoán tôi đã chấp nhận sự hiện hữu của Satan trước khi tôi chấp nhận sự tồn tại của Thiên Chúa."
“Tôi không thể tin vào Chúa Giêsu”
Đó là năm 1969. Sự tò mò của Lapides thôi thúc ông đến thăm Sunset Strip để trố mắt nhìn một nhà truyền giáo đã tự xích mình vào một cây thánh giá cao 8 feet để phản đối cách các chủ quán rượu địa phương tìm cách trục xuất ông ra khỏi thừa tác vụ trước cửa hàng của họ. Lapides bắt gặp một số Kitô hữu lôi kéo ông vào một cuộc tranh luận tâm linh ngẫu hứng.
Hơi tự phụ, ông bắt đầu phun triết lý Đông phương vào mặt họ và chỉ tay về phía trời mà nói, "Không có Thiên Chúa nào ngoài kia cả. Chúng ta là Thiên Chúa. Tôi là Thiên Chúa. Các bạn là Thiên Chúa. Các bạn chỉ cần hiểu ra điều đó."
Một người trả lời, "Chà, nếu bạn là Thiên Chúa, tại sao bạn không tạo ra một tảng đá? Chỉ cần làm cho một điều gì đó xuất hiện. Đó là những gì Thiên Chúa làm."
Trong tâm trí rối bời vì ma túy của mình, Lapides tưởng tượng ông đang cầm một tảng đá. Đưa bàn tay không của mình ra, ông nói, "Ừ, đây là một tảng đá".
Người Kitô hữu chế giễu nói, "Đó là sự khác biệt giữa bạn và Thiên Chúa thật. Khi Thiên Chúa sáng tạo ra điều gì đó, mọi người đều có thể nhìn thấy nó. Nó khách quan, không chủ quan."
Điều đó lọt vào đầu óc Lapides. Sau khi suy nghĩ về điều đó một lúc, ông tự nhủ, nếu mình tìm thấy Thiên Chúa, thì Người phải khách quan. Mình đã đọc qua triết lý Đông phương; nó nói tất cả chỉ ở trong tâm trí mình và mình có thể tạo ra thực tại của riêng mình. Thiên Chúa hẳn phải là một thực tại khách quan nếu Người có bất cứ ý nghĩa nào ngoài sức tưởng tượng của riêng mình.
Khi một trong những Kitô hữu nhắc đến tên Chúa Giêsu, Lapides đã cố gắng chống lại họ bằng câu trả lời có sẵn của mình, "Tôi là người Do Thái. Tôi không thể tin Ông Giêsu." Một mục sư lên tiếng hỏi, "bạn có biết các lời tiên tri nói về Đấng Mêxia không?".
Lapides chưng hửng nói, "Các lời tiên tri. Tôi chưa bao giờ nghe nói về chúng."
Vị mục sư khiến Lapides giật mình khi đề cập đến một số lời tiên đoán trong Cựu Ước. Khoan đã! Lapides nghĩ. Đó là Kinh thánh Do Thái của mình được ông ấy trích dẫn! Làm sao Ông Giêsu có thể ở trong đó?
Khi mục sư đưa cho ông một cuốn Kinh thánh, Lapides tỏ ra nghi ngờ, hỏi, "Có Tân ước trong đó không?" Vị mục sư gật đầu. Lapides nói với ông ta "OK, tôi sẽ đọc Cựu Ước, nhưng tôi sẽ không mở cuốn kia".
Ông ngạc nhiên trước câu trả lời của vị mục sư. Vị này nói “Tốt thôi. Chỉ cần đọc Cựu Ước và cầu xin Thiên Chúa của Ápraham, Isaác và Giacóp - Thiên Chúa của Israel - chỉ cho bạn biết Chúa Giêsu có phải là Đấng Mêxia, hay không. Bởi vì Người là Đấng Mêxia của bạn. Ban đầu, Người đến với người Do Thái, và sau đó Người cũng là Đấng cứu thế của thế giới."
Đối với Lapides, đây là thông tin mới. Thông tin hấp dẫn. Thông tin đáng kinh ngạc. Vì vậy, ông trở về căn hộ của mình, mở cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước, Sáng thế ký, và tìm kiếm Chúa Giêsu giữa hàng trăm lời đã được viết ra. nhiều năm trước khi người thợ mộc ở Nadarét ra đời.
“Bị đâm thâu vì tội lỗi chúng ta”
Lapides nói với tôi, "chẳng bao lâu, tôi đã đọc Cựu Ước hàng ngày và thấy hết lời tiên tri này đến lời tiên tri khác. Thí dụ, Đệ nhị luật nói về một nhà tiên tri vĩ đại hơn Môsê, người sẽ đến và chúng ta nên lắng nghe Người. Tôi nghĩ, "Ai có thể vĩ đại hơn Môsê? Nghe có vẻ giống như Đấng Mêxia-một người vĩ đại và được kính trọng như Môsê nhưng là một vị thầy vĩ đại hơn và có thẩm quyền lớn hơn. Tôi đã nắm lấy điều đó và đi tìm Người."
Khi Lapides đọc Kinh thánh, ông đã bị Isaia 53 làm dừng lại, gai lạnh cả người. Với sự rõ ràng và chuyên biệt, trong một lời tiên đoán đầy ám ảnh được gói gọn trong một vần thơ tinh tế, đây là bức tranh về Đấng Mêxia sẽ chịu đau khổ và chết vì tội lỗi của Israel và thế giới- tất cả đều được viết hơn bảy trăm năm trước khi Chúa Giêsu đi lại trên trái đất.
“Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới.
"Sự thật, chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta, chúng ta lại tưởng người bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề. Chính người đã bị đâm vì chúng ta phạm tội, bị nghiền nát vì chúng ta lỗi lầm; người đã chịu sửa trị để chúng ta được bình an, đã phải mang thương tích cho chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả. Nhưng Đức Chúa đã đổ trên đầu người tội lỗi của tất cả chúng ta.
"Bị ngược đãi, người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, người chẳng hề mở miệng. Người đã bị ức hiếp, buộc tội, rồi bị thủ tiêu. Dòng dõi của người, ai nào nghĩ tới? Người đã bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh, vì tội lỗi của dân, người bị đánh phạt.
"Người đã bị chôn cất giữa bọn ác ôn, bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo,và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa.
"Vì người đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi”. (Isaia 53:3-9,12).
Ngay lập tức Lapides nhận ra bức chân dung: đó là Ông Giêsu thành Nadarét! Bây giờ ông bắt đầu hiểu những bức tranh được ông nhìn thấy trong các nhà thờ Công Giáo mà ông từng đi qua khi còn nhỏ: Chúa Giêsu đau khổ, Chúa Giêsu bị đóng đinh, Chúa Giêsu mà giờ đây ông nhận ra đã bị "đâm vì tội lỗi của chúng ta" khi Người "gánh lấy tội lỗi" của nhiều người."
Như người Do Thái trong Cựu Ước tìm cách chuộc tội lỗi của họ thông qua một hệ thống hy tế bằng động vật, thì đây là Chúa Giêsu, con chiên hiến tế tối hậu của Thiên Chúa, Đấng đã đền tội một lần là đủ. Đây là hiện thân của kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Phát hiện này hấp dẫn đến nỗi Lapides chỉ có thể đưa ra một kết luận: đó là một trò lừa bịp! Ông tin rằng những người theo Kitô giáo đã viết lại Cựu Ước và bóp méo những lời của Isaia để làm cho nó nghe như thể nhà tiên tri đã báo trước về Chúa Giêsu. Lapides bắt tay vào việc vạch trần sự lừa dối. Ôn nói với tôi: “Tôi nhờ mẹ kế gửi cho tôi một cuốn Kinh thánh Do Thái để tôi có thể tự mình tra cứu. Bà đã gửi, và ông đoán xem điều gì đã xẩy ra? Tôi thấy nó cũng nói y hệt một điều! Bây giờ tôi thực sự phải đối phó với nó."
Tính Do Thái của Chúa Giêsu
Hết lần này đến lần khác, Lapides bắt gặp những lời tiên tri trong Cựu Ước – hơn bốn chục lời tiên đoán chính tất cả. Isaia đã tiết lộ cách thức giáng sinh của Đấng Mêxia (từ một trinh nữ); Mikha xác định chính xác nơi sinh của Người (Bêlem); Sáng thế ký và Giêrêmia chỉ rõ tổ tiên của Người (hậu duệ của Ápraham, Isaác và Giacóp, thuộc chi tộc Giuđa, nhà Đavít); các Thánh vịnh đã báo trước việc Người bị phản bội, lời buộc tội Người bởi những nhân chứng giả, cách Người chết (bị đâm thâu ở tay và chân, mặc dù việc đóng đinh lúc ấy chưa được sáng chế), và sự phục sinh của Người (Người sẽ không bị hư nát mà sẽ thăng thiên); và vân vân (3). Mỗi lời đều loại bỏ sự hoài nghi của Lapides cho đến khi cuối cùng ông sẵn sàng thực hiện một bước quyết liệt.
Ông nói, “Tôi quyết định mở Tân Ước và chỉ đọc trang đầu tiên. Với sự lo lắng, tôi từ từ mở Mátthêu, vừa mở vừa nhìn lên trời, chờ tia sét đánh!"
Những lời đầu tiên của Mátthêu như nhảy ra khỏi trang sách: "Bản ghi chép về gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con Đavít, con Ápraham..."
Đôi mắt của Lapides mở to khi ông nhớ lại khoảnh khắc lần đầu tiên ông đọc câu đó. "Tôi nghĩ, Chà! Con trai Ápraham, con Đavít - tất cả đều phù hợp với nhau! Tôi đã xem các câu chuyện về sự ra đời và nghĩ, nhìn này! Mátthêu đang trích dẫn từ Isaia 7:14: 'Trinh nữ sẽ mang thai và sẽ sinh con trai.' Và sau đó tôi thấy ngài trích dẫn tiên tri Giêrêmia. Tôi ngồi đó suy nghĩ, ông biết đấy, đây nói về người Do Thái. Đâu có gì là Dân ngoại? Chuyện gì đang xảy ra ở đây vậy?
“Tôi không thể đặt nó xuống. Tôi đọc qua phần còn lại của các sách Tin Mừng, và tôi nhận ra đây không phải là cẩm nang dành cho Đảng Quốc xã Mỹ; đó là một sự tương tác giữa Chúa Giêsu và cộng đồng Do Thái. Tôi đọc đến sách Công vụ và-điều này thật không thể tin được! - họ đang cố gắng tìm ra cách người Do Thái có thể mang câu chuyện về Chúa Giêsu đến với dân ngoại. Hãy nói về việc đảo ngược vai trò!"
Những lời tiên tri ứng nghiệm có tính thuyết phục đến nỗi Lapides bắt đầu nói với mọi người rằng ông nghĩ Chúa Giêsu là Đấng Mêxia. Vào thời điểm đó, đây chỉ là một khả thể trí thức đối với ông, nhưng những hàm ý của nó thật đáng lo ngại.
Ông giải thích, "Tôi nhận ra rằng nếu tôi phải chấp nhận Chúa Giêsu vào cuộc sống của tôi, thì hẳn phải có một số thay đổi đáng kể trong cách tôi đang sống. Tôi phải xử lý với ma túy, tình dục, v.v. Tôi không hiểu rằng Thiên Chúa sẽ giúp tôi thực hiện những thay đổi đó; tôi nghĩ rằng tôi phải tự mình dọn dẹp cuộc sống của mình".
Hiển dung trong sa mạc
Lapides và một số người bạn vào sa mạc Mojave để có sự yên tĩnh. Về mặt tâm linh, ông cảm thấy rối bời. Ông bất an bởi các cơn ác mộng bị xâu xé bởi những con chó lôi kéo ông từ các phía đối diện nhau. Ngồi một mình ở bụi rậm sa mạc, ông nhớ lại lời lẽ của ai đó nói với ông ở Sunset Strip: “Một là bạn đứng về phía Thiên Chúa hai là bạn đứng về phía Sa tan.”
Ông tin có sự hiện thân của điều ác, và ông không muốn đứng về phía đó. Vì vậy, Lapides đã cầu nguyện, "Lạy Thiên Chúa, con phải đi đến cùng cuộc đấu tranh này. Con phải biết chắc chắn rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêxia. Con cần biết rằng Người, trong tư cách Thiên Chúa của Israel, muốn con tin vào điều này."
Khi kể lại câu chuyện cho tôi nghe, Lapides ngập ngừng, không biết phải diễn đạt điều xảy ra tiếp theo như thế nào. Một khoảnh khắc đã trôi qua. Sau đó, ông kể thêm cho tôi nghe, "Điều tốt nhất mà tôi có thể tổng hợp được từ kinh nghiệm đó là Thiên Chúa đã nói chuyện một cách khách quan với lòng tôi. Người đã thuyết phục tôi, bằng kinh nghiệm, rằng Người hiện hữu. Và đến lúc đó, trong sa mạc, trong lòng tôi, tôi đã nói: 'Lạy Thiên Chúa, con tiếp nhận Chúa Giêsu vào cuộc đời con. Con không hiểu con phải làm gì với Người, nhưng con muốn Người. Con đã làm cho cuộc sống của con ra lộn xộn; con cần Chúa thay đổi con.'"
Và Thiên Chúa bắt đầu làm điều đó trong một diễn trình tiếp tục cho đến ngày nay. Ông nói, “Bạn bè của tôi biết rằng cuộc sống của tôi đã thay đổi và họ không thể hiểu được điều đó. Họ nói, 'Có chuyện gì đó đã xảy ra với bạn trong sa mạc. Bạn không còn dùng ma túy nữa. Có điều gì đó khác biệt về bạn.'
“Tôi trả lời, 'Chà, tôi không thể giải thích điều đã xảy ra. Tôi chỉ biết có một người nào đó trong cuộc đời tôi, và đó là một người thánh thiện, chính trực, là nguồn cung cấp những suy nghĩ tích cực về cuộc sống và tôi chỉ cảm thấy trọn vẹn.'"
Chữ cuối cùng đó, dường như đã nói lên tất cả. Ông nhấn mạnh với tôi, "Trọn vẹn, một cách tôi chưa bao giờ cảm thấy trước đây."
Bất chấp những thay đổi tích cực, ông vẫn lo lắng về việc báo tin cho cha mẹ ông. Cuối cùng khi ông làm như vậy, phản ứng quả lẫn lộn. Ông nhớ lại, "Lúc đầu, họ rất vui mừng vì họ có thể nói tôi không còn phụ thuộc vào ma túy nữa và cảm xúc của tôi có vẻ tốt hơn nhiều. Nhưng câu chuyện bắt đầu sáng tỏ khi họ hiểu ra nguồn gốc của tất cả những thay đổi này. Họ nhăn mặt, như muốn nói, 'Tại sao phải là Ông Giêsu? Tại sao không phải là một điều gì khác? Họ không biết phải làm gì với nó.”
Với một chút buồn bã trong giọng nói, ông nói thêm, “Tôi vẫn không chắc là họ thực sự biết phải làm gì.”
Qua một chuỗi tình huống đáng chú ý, lời cầu nguyện của Lapides cho có một người vợ đã được đáp ứng khi ông gặp Deborah, cũng là người Do Thái và là tín hữu của Chúa Giêsu. Cô đưa ông đến nhà thờ của cô - hóa ra cũng là ngôi nhà thờ được quản nhiệm bởi vị mục sư, mấy tháng trước ở Sunset Strip đã thách thức Lapides đọc Kinh thánh Cựu Ước.
Lapides phá lên cười. "Tôi biết nói gì với anh - ông ta há hốc mồm khi nhìn thấy tôi bước vào nhà thờ!"
Cộng đoàn đó đầy những người từng đi xe môtô, từng là dân hippie và những kẻ nghiện ngập từ Sunset Strip, rải rác có những người miền nam bị bứng gốc. Đối với một thanh niên Do Thái phát xuất từ Newark, người ngại ngùng liên hệ với những người khác với anh ta, vì chủ nghĩa bài Do Thái mà anh ta sợ rằng anh ta sẽ gặp phải, quả thật có tính chữa lành khi học được cách gọi một đám đông đa dạng như vậy là "anh em và chị em."
Lapides kết hôn với Deborah một năm sau khi họ gặp nhau. Kể từ đó, cô đã sinh hạ được hai con trai. Và họ đã cùng nhau khai sinh ra Hiệp hội Beth Ariel, một ngôi nhà dành cho người Do Thái và Dân ngoại, những người cũng đang tìm thấy sự trọn vẹn trong Chúa Kitô.
Còn 1 kỳ
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô. Chương Mười: Bằng chứng dấu ngón tay 2
Vũ Văn An
19:59 03/06/2023
Trả lời các phản bác
Lapides kết thúc câu chuyện của mình và thư giãn trên ghế. Tôi để khoảnh khắc ấy kéo dài. Gian cung thánh yên bình; kính màu lung linh mầu đỏ, vàng và xanh từ mặt trời California. Tôi ngồi trầm ngâm về sức mạnh của câu chuyện tìm thấy đức tin của một con người. Tôi ngạc nhiên trước câu chuyện về chiến tranh và ma túy, về Làng Greenwich và Sunset Strip và một sa mạc cằn cỗi, không điều gì trong số tôi có thể liên kết với vị mục sư dễ chịu, rất tề chỉnh đang ngồi trước mặt tôi.
Nhưng tôi không muốn bỏ qua những câu hỏi hiển nhiên do câu chuyện của ông gợi lên. Với sự cho phép của Lapides, tôi bắt đầu bằng cách hỏi câu hỏi quan trọng nhất trong đầu tôi: "Nếu những lời tiên tri quá rõ ràng đối với ông và chỉ thẳng về Chúa Giêsu một cách không còn nghi ngờ gì nữa, thì tại sao ngày càng có nhiều người Do Thái không chấp nhận Người là Đấng cứu thế của họ?"
Đó là câu hỏi mà Lapides đã tự hỏi mình rất nhiều trong suốt ba thập niên kể từ khi ông bị một Kitô hữu thách thức việc điều tra Kinh thánh Do Thái. Ông trả lời, “Trong trường hợp của tôi, tôi đã dành thời gian để đọc chúng. Thật kỳ lạ, mặc dù người Do Thái nổi tiếng là có trí hiểu, nhưng trong lĩnh vực này có rất nhiều sự thiếu hiểu biết.
Thêm vào đó, ông có các tổ chức phản truyền giáo tổ chức các cuộc hội thảo trong các hội đường để cố gắng bác bỏ những lời tiên tri về đấng được xức dầu. Người Do Thái nghe thấy chúng và sử dụng chúng như một cái cớ để không đích thân khám phá những lời tiên tri ấy. Họ nói, 'Giáo sĩ nói với tôi rằng không có gì trong chuyện này.'
“Tôi sẽ hỏi họ, 'Bạn có nghĩ rằng giáo sĩ Do Thái vừa đưa ra một phản bác mà Kitô giáo chưa từng nghe trước đây không? Ý tôi là, các học giả đã nghiên cứu vấn đề này hàng trăm năm rồi! Có rất nhiều tác phẩm văn học tuyệt vời và những câu trả lời mạnh mẽ của Kitô giáo cho những thách thức đó.' Nếu họ quan tâm, tôi sẽ giúp họ tiến xa hơn".
Tôi ngạc nhiên trước việc tẩy chay một người do Thái phải chịu nếu họ trở thành Kitô hữu. Ông nói, “Chắc chắn đó là một nhân tố. Một số người không để cho các lời tiên tri về đấng thiên sai chiếm hữu họ, vì họ sợ hậu quả - khả năng bị gia đình và cộng đồng Do Thái bác bỏ. Điều đó không dễ đối đầu. Hãy tin tôi, tôi biết điều đó."
Mặc dù vậy, một số thách thức đối với những lời tiên tri nghe có vẻ khá thuyết phục khi lần đầu tiên người ta nghe thấy chúng. Vì vậy, từng điều một, tôi đưa ra những phản bác phổ biến nhất cho Lapides để xem ông sẽ trả lởi ra sao.
1.Lập luận trùng hợp ngẫu nhiên
Đầu tiên, tôi hỏi Lapides rằng liệu có thể nào Chúa Giêsu chỉ tình cờ ứng nghiệm những lời tiên tri hay không. Có thể Người chỉ là một trong số rất nhiều người trong suốt lịch sử đã tình cờ phù hợp với dấu ngón tay của nhà tiên tri.
Ông trả lời, “Không hề có chuyện đó. May rủi quá lớn đến tự triệt tiêu. Có người đã làm một con tính và thấy rằng xác suất của 8 lời tiên tri được ứng nghiệm như thế chỉ là 1 trong một trăm triệu tỷ. Con số này là một triệu lần lớn hơn tổng số những con người từng sinh sống trên trái đất xưa nay! Ông ta tính thế này: nếu ông lấy số đô la bằng bạc này, chúng sẽ bao phủ bang Texas với độ sâu hai feet. Nếu ông đánh dấu một đô la bạc trong số đó và sau đó bịt mắt một người rồi để người này đi khắp tiểu bang và cúi xuống nhặt một đồng tiền cắc, thì sác suất anh ta chọn đồng tiền đã được đánh dấu là bao nhiêu?"
Với câu hỏi này, ông tự trả lời: "Cùng một xác suất với việc bất cứ ai trong lịch sử có thể ứng nghiệm tám trong số các lời tiên tri."
Tôi từng nghiên cứu y hệt việc phân tích thống kê này của nhà toán học Peter W Stoner khi tôi đang điều tra các lời tiên tri về đấng Mêxia cho chính mình. Stoner cũng tính toán rằng xác suất ứng nghiệm bốn mươi tám lời tiên tri là một trong một nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ! (4)
Tâm trí của chúng ta không thể hiểu được một con số lớn như vậy. Đó là một thống kê quá lớn, tương đương với số lượng nguyên tử cực nhỏ trong một nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ, nghìn tỷ tỷ vũ trụ có kích thước bằng vũ trụ của chúng ta!"
Lapides kết luận, “chỉ xác suất mà thôi cũng đã cho chúng ta hay không thể có người nào ứng nghiệm được các lời tiên tri của Cựu Ước. Tuy nhiên, Chúa Giêsu - và chỉ Chúa Giêsu trong suốt lịch sử - đã làm được điều đó."
Những lời của Tông đồ Phêrô chợt hiện ra trong đầu tôi: “Nhưng những điều Thiên Chúa đã dùng miệng các tiên tri mà phán trước rằng Đấng Kitô của Người phải chịu khổ hình, thì Người đã ứng nghiệm như vậy” (Cv 3:18 NASB).
2.Lập luận Tin Mừng đã bị thay đổi
Tôi vẽ ra một khung cảnh khác cho Lapides, bằng cách hỏi: "Có phải những người viết Tin Mừng đã bịa đặt các chi tiết để làm cho có vẻ như Chúa Giêsu đã ứng nghiệm các lời tiên tri không?"
Tôi nói, thí dụ, "những lời tiên tri nói rằng Xương của Đấng Mêxia sẽ không bị gãy nên có thể Gioan đã bịa ra câu chuyện người La Mã đánh gãy chân hai tên trộm bị đóng đinh cùng với Chúa Giêsu chứ không đánh gãy chân Người. Và những lời tiên tri nói về sự phản bội vì ba mươi đồng bạc cắc, do đó, có thể Mátthêu đã xử lý các sự kiện vô trách nhiệm khi nói rằng, đúng, Giuđa đã bán đứng Chúa Giêsu với cùng số tiền đó.”
Nhưng phản bác trên cũng không đi xa hơn phản bác trước. Lapides giải thích: “Theo sự khôn ngoan của Thiên Chúa, Người đã tạo ra nguyên tắc kiểm tra và cân bằng cả bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng Kitô giáo.” Ai đó có thể nói với Mátthêu, 'Anh biết mọi chuyện không xảy ra theo cách đó mà. Chúng tôi đang cố gắng truyền đạt một cuộc sống công chính và sự thật, vì vậy đừng làm ô uế nó bằng một lời nói dối.'”
Ông nói thêm, “Vả lại, tại sao Mátthêu bịa ra những lời tiên tri được ứng nghiệm và sau đó sẵn sàng để mình bị xử tử vì đã theo chân một người mà ông bí mật biết thực sự không phải là Đấng Mêxia? Điều đó không có ý nghĩa gì cả. Hơn nữa, cộng đồng Do Thái sẽ nắm lấy bất cứ cơ hội nào để làm mất uy tín các sách Tin Mừng bằng cách chỉ ra những điều sai lạc. Lapides nói: Họ sẽ nói, 'Tôi đã ở đó, và xương của Ông Giêsu đã bị người La Mã đánh gãy trong lúc đóng đinh. Nhưng dù Sách Talmud của người Do Thái chuyên nhắc đến Chúa Giêsu một cách phỉ báng, nó cũng không bao giờ cho rằng việc ứng nghiệm các lời tiên tri đã bị làm cho sai lệch. Không một lần nào.”
3.Lập luận ứng nghiệm có chủ ý
Một số người hoài nghi khẳng định rằng Chúa Giêsu đã vận dụng cuộc sống của mình một cách khéo léo để ứng nghiệm các lời tiên tri. Tôi hỏi, “Liệu có phải Người đọc được trong sách Dacaria rằng Đấng Mêxia sẽ cưỡi lừa vào Giêrusalem, rồi sắp xếp để thực hiện chính điều đó không?”.
Lapides phần nào thừa nhận, ông nói, "Đối với một số lời tiên tri, vâng, điều đó chắc chắn có thể quan niệm được. Nhưng đối với nhiều lời khác, điều này sẽ không thể xảy ra."
“Chẳng hạn, làm thế nào Người kiểm soát được sự kiện Thượng hội đồng đề nghị cho Giuđa ba mươi đồng bạc để phản bội Người? Làm thế nào Người có thể sắp xếp cho tổ tiên của mình, hoặc nơi sinh của mình, hoặc phương pháp hành quyết Người, hoặc những người lính rút thăm để lấy quần áo của Người, hoặc đôi chân Người không bị gãy trên thập giá? Làm thế nào Người sắp xếp để thực hiện các phép lạ trước những người hoài nghi? Làm thế nào Người sắp xếp cho việc phục sinh của mình? Và làm thế nào để Người được sinh ra lúc được sinh ra?"
Lời nhận xét cuối cùng đó đã khơi óc tò mò của tôi. Tôi hỏi, "Ông muốn nói gì bởi câu khi Người được sinh ra?".
Lapides đáp, "Khi ông giải thích Đanien 9:24-26, nó báo trước rằng Đấng Mêxia sẽ xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định sau khi Vua Artaxerxes 1 ban hành sắc lệnh cho người Do Thái rời Ba Tư để xây dựng lại các bức tường thành ở Giêrusalem”.
Ông nghiêng người về phía trước để trình bầy lý lẽ vững chắc, ông nói: “Điều đó đặt việc xuất hiện hằng được mong chờ của Đấng Mêxia vào đúng thời điểm lịch sử khi Chúa Giêsu xuất hiện. Chắc chắn đó không phải là điều Người có thể sắp đặt trước được”.
4.Lập luận ngữ cảnh
Một phản bác khác cần được bàn luận: Các đoạn được các Kitô hữu nhận diện như các lời tiên tri về Đấng Mêxia thực sự cố ý nhằm để chỉ rõ việc xuất hiện của Đấng Được Xức Dầu hay các Kitô hữu lấy chúng ra khỏi ngữ cảnh và giải thích không đúng về chúng?
Lapides thở dài, nói, “Ông biết đấy, tôi đã đọc kỹ các cuốn sách người ta viết để cố gắng phá đổ điều chúng ta tin. Làm như vậy chẳng vui thú chút nào, nhưng tôi dành thời gian để xem xét từng ý kiến phản bác, sau đó nghiên cứu ngữ cảnh và từ ngữ trong ngôn ngữ bản gốc. Và lần nào, các lời tiên tri cũng đứng vững và tự chứng tỏ là chân thực”.
"Vì vậy, đây là thách thức của tôi đối với những người hoài nghi: đừng chấp nhận lời lẽ của tôi về việc này, nhưng cũng đừng chấp nhận lời của giáo sĩ Do Thái của bạn. Hãy dành thời gian để tự mình nghiên cứu. Ngày nay không ai có thể nói, 'Không có thông tin.' Có rất nhiều sách ngoài kia có thể giúp các bạn.” Và một điều nữa: hãy chân thành cầu xin Thiên Chúa chỉ cho các bạn thấy Chúa Giêsu có phải là Đấng Mêxia hay không. Đó là điều tôi đã làm - và không cần bất cứ sự hướng dẫn nào, tôi đã thấy rõ ai là người phù hợp với dấu ngón tay của Đấng Mêxia."
“Mọi điều phải ứng nghiệm...”
Tôi đánh giá cao cách Lapides trả lời các phản bác, nhưng cuối cùng, chính câu truyện về hành trình tâm linh của ông tiếp tục quay lại trong tâm trí tôi trên đường tôi đáp chuyến bay trở lại Chicago trong đêm khuya. Tôi suy nghĩ về việc từng nhiều lần gặp gỡ những câu truyện tương tự, nhất là giữa những người Do Thái thành công và có suy nghĩ vốn năng nổ trong việc phủ nhận các tuyên bố có tính thiên sai của Chúa Giêsu.
Tôi nghĩ tới Stan Telchin, doanh nhân Bờ Đông, người đã dấn thân vào nhiệm vụ vạch trần "giáo phái" Kitô giáo sau khi con gái ông đi học đại học và tiếp nhận Y'Shua (Chúa Giêsu) làm Đấng Mêxia của mình. Ông hết sức ngạc nhiên khi thấy cuộc điều tra này đã đưa ông cùng vợ và con gái thứ hai đến với cùng một Đấng Mêxia. Sau này, ông trở thành một mục sư Kitô giáo, và cuốn sách kể lại câu chuyện của ông, Betrayed [Bị phản bội]! đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng (6).
Lại có Jack Sternberg, một bác sĩ ung thư nổi tiếng ở Little Rock, Arkansas, người đã rất lo lắng về những gì ông tìm thấy trong Cựu Ước đến nỗi ông đã thách thức ba giáo sĩ Do Thái bác bỏ việc Chúa Giêsu là Đấng Mêxia. Họ không thể, và ông cũng tuyên bố đã tìm thấy sự toàn vẹn trong Đấng Kitô (7).
Rồi Peter Greenspan, một bác sĩ sản phụ khoa hành nghề ở khu vực Thành phố Kansas và là trợ lý giáo sư lâm sàng tại Trường Y thuộc Đại học Missouri-Kansas City. Giống như Lapides, ông đã được thách thức tìm kiếm Chúa Giêsu trong đạo Do Thái. Những gì ông tìm thấy khiến ông bối rối, vì vậy ông đã đến với Torah và Talmud, tìm cách làm mất tư cách thiên sai của Chúa Giêsu. Thay vào đó, ông kết luận rằng Chúa Giêsu đã ứng nghiệm lời tiên tri một cách kỳ diệu. Đối với ông, càng đọc sách của những người cố gắng bác bỏ bằng chứng Chúa Giêsu là Đấng Mêxia, ông càng thấy nhiều sai sót trong lập luận của họ. Trớ trêu thay, Greenspan kết luận, "Tôi nghĩ rằng tôi thực sự tin tưởng vào Y’shua bằng cách đọc những gì những kẻ gièm pha đã viết."
Cũng như Lapides và những người khác, ông thấy những lời của Chúa Giêsu trong Tin Mừng Luca đã được chứng minh là đúng: "tất cả những gì sách Luật Môsê, các sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đã chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm" (Luca 24:44). Điều đó đã được ứng nghiệm, và chỉ nơi Chúa Giêsu - cá nhân duy nhất trong lịch sử ăn khớp với dấu ngón tay tiên tri của đấng được xức dầu của Thiên Chúa.
Các tài liệu đọc thêm
Fruchtenbaum, Arnold. Jesus Was a Jew [Chúa Giêsu là một người Do Thái]. Tustin, Calif: Ariel Ministries, 1981.
Frydland, Rachmiel. What the Rabbis Know about the Messiah [Những gì các Rabbis biết về Đấng Mêxia]. Cincinnati: Messianic, 1993.
Kaiser, Walter C., Jr. The Messiah in the Old Testament [Đấng Mêxia trong Cựu Ước]. Grand Rapids: Zondervan, 1995.
Rosen, Moishe. Y'shua, the Jewish Way to Say Jesus [Y'shua, Cách nói của người Do Thái về Chúa Giêsu]. Chicago: Moody Press, 1982.
Rosen, Ruth, chủ biên Jewish Doctors Meet the Great Physician [Các Bác Sĩ Do Thái Gặp Thầy Thuốc Vĩ Đại]. San Francisco: Purple Pomegranate, 1997. Telchin, Stan. Betrayed! [Bị phản bội!] Grand Rapids: Chosen, 1982.
Ghi chú
1.Evans, The Casebook of Forensic Detection [thủ bản phát hiện pháp y], 98-100.
2. Lee Strobel, "'Textbook' Thumbprint Aids Conviction in Coed's Killing," [Sách giáo khoa Dấu ngón tay hỗ trợ việc xác tín trong vụ giết người của Coed] Chicago Tribune (29 tháng 6 năm 1976).
3. Để biết chi tiết căn bản về những lời tiên tri được ứng nghiệm, xin xem McDowell, Evidence That Requests a Verdict [Bằng chứng Đòi phải Phán quyết], 141-77.
4. Peter W, Stoner, Science Speaks [khioa học lên tiếng](Chicago: Moody Press, 1969), 109.
5. Để biết phần thảo luận về lời tiên tri Đanien, xin xem Robert C. Newman, “Fulfilled Prophecy As Miracle,” [Lời tiên tri ứng nghiệm như phép lạ]trong R. Douglas Geivett và Gary R. Habermas, eds., In Defense of Miracles [bênh vực các phép lạ] (Downs Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1997), 214-25.
6. Stan Telchin, Betrayed! [Bị phản bội!] (Grand Rapids: Chosen, 1982).
7. Ruth Rosen, ed., Jewish Doctors Meet the Great Physician [Các bác sĩ Do Thái Gặp vị y sĩ vĩ đại] (San Francisco: Purple Pomegranate, 1997), 9-23.
8. Sđd., 34-35.
VietCatholic TV
Nổ như bom nguyên tử, tầu Nga cắm đầu chạy. Hung thần Kadyrov thảm bại, mất 15 xe tăng, 20 khẩu pháo
VietCatholic Media
02:55 03/06/2023
1. Vụ nổ khổng lồ làm rung chuyển hải cảng Berdiansk bị Nga tạm chiếm
Hai ký giả Iona Cleave và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở Luân Đôn có bài tường trình nhan đề “VLAD UNDER ATTACK Massive explosion as ‘Brit Storm Shadow missile’ hits Russian-occupied port in latest Ukrainian strike on Vlad”, nghĩa là “Vladimir Putin đang bị tấn công. Vụ nổ lớn khi 'hỏa tiễn Storm Shadow của Vương Quốc Anh' tấn công cảng bị Nga tạm chiếm trong cuộc tấn công mới nhất của Ukraine vào Putin.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Một vụ nổ KHỔNG LỒ đã làm rung chuyển một cảng do Nga xâm lược hôm nay trong cuộc tấn công mới nhất của Ukraine chống lại Putin.
Một hỏa tiễn Storm Shadow bị nghi ngờ do Anh cung cấp đã tấn công cảng Berdiansk ở Ukraine do Nga xâm lược gây ra “thương vong và hủy diệt”.
Một cột khói khổng lồ được nhìn thấy bốc lên từ cảng trên Biển Azov ở khu vực Zaporizhzhia do Nga xâm lược hôm nay.
Hãng truyền thông nhà nước RT cho biết đã có “thương vong và sự tàn phá” từ cuộc tấn công.
Thị trưởng Melitopol người Ukraine đang lưu vong cho biết: “Thật ồn ào ở Berdiansk bị tạm chiếm. Tiếng nổ vang khắp các vùng ngoại ô.”
Cơ quan quản lý quân sự thành phố Berdyansk tuyên bố rằng các tàu Nga lấy ngũ cốc và kim loại của Ukraine từ cảng đã được nhìn thấy đang bỏ chạy sau vụ nổ.
Hỏa tiễn hành trình phóng từ trên không Storm Shadow có thể di chuyển với vận tốc 960 km một giờ và tấn công các mục tiêu cách xa tới 560km mà từ lâu đã nằm ngoài tầm với của Ukraine.
Các loại vũ khí công nghệ cao có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly tối đa 560km, gần một nửa chiều dài Vương quốc Anh, chỉ trong 35 phút.
Các hỏa tiễn tàn phá có thể quét sạch các mục tiêu tĩnh được bảo vệ tốt như cơ sở, boongke và các cây cầu và đã chứng tỏ khả năng của chúng trong những tuần qua.
Vào ngày 26 tháng 5, một vụ nổ lớn đã xé toạc một kho hỏa tiễn của Nga ở cùng cảng Berdiansk được cho là cũng do hỏa tiễn Storm Shadows do Anh sản xuất.
Các hình ảnh cho thấy quả cầu lửa khổng lồ bùng phát sau cuộc tấn công nhằm vào kho hỏa tiễn phòng không S-300 của Nga.
Trong khi đó ở vùng Belgorod đang bị bao vây bởi những người theo phe đảo chánh chống Putin, hai phụ nữ được cho là đã thiệt mạng.
Một đứa trẻ và một người lớn khác được báo cáo là bị thương trong cuộc pháo kích dữ dội ở quận Shebekinsky.
Một báo cáo cũng tuyên bố một thiết bị nổ đã được thả xuống đường từ một máy bay không người lái.
Khu vực này đang bị tấn công bởi những Nga thân Ukraine đang tràn qua biên giới từ các căn cứ bên trong Ukraine.
Các chiến binh tự do, chủ yếu thuộc Quân đoàn Nước Nga Tự do, tuyên bố họ sắp chiếm được thị trấn Shebekino khi chiến tranh ngày càng đến gần ngưỡng cửa của Putin.
Quân đoàn bí ẩn bao gồm các công dân Nga tuyên bố mục tiêu của họ là “xây dựng một nước Nga tự do” - giải phóng khỏi sự chuyên chế của điện Cẩm Linh.
“Đối phương của chúng tôi là những tên cướp, những kẻ sát nhân và những tội phạm chiến tranh đang nắm quyền ở Nga, những kẻ đã gây ra một cuộc chiến tàn khốc vì lợi ích của chính chúng,” họ tuyên bố trên mạng.
Một đoạn video từ hôm nay cho thấy quân nổi dậy bên trong nước Nga tại làng Novaya Tavolzhanka ở vùng biên giới Belgorod.
Các cuộc không kích đã diễn ra không ngừng trong nhiều ngày và hàng nghìn người dân địa phương đã di tản khỏi các thị trấn và làng mạc trong khu vực khi giao tranh ngày càng gia tăng.
Tại Mariupol do Nga xâm lược, cũng trên Biển Azov, Nga tuyên bố đã bắn hạ hỏa tiễn Ukraine đang lao tới.
Trước đó, Nga phải đối mặt với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở khu vực Kursk, giáp Ukraine.
2. Ngày đầu ra quân Lữ Đoàn đặc biệt của Ramzan Kadyrov đã thảm bại, mất 15 xe tăng, 20 hệ thống pháo.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 3 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết Nga đã thực hiện ít nhất 62 cuộc không kích và 15 cuộc tấn công bằng hỏa tiễn trong 24 giờ qua, trong khi các lực lượng bộ binh đã thực hiện hơn một chục cuộc tấn công trên bộ.
Các khu vực bị tấn công bao gồm Kupyansk ở vùng đông bắc Kharkiv, nơi súng cối và pháo binh Nga bắn trúng một số khu định cư.
Xa hơn về phía nam, “trong ngày qua đối phương đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công gần Makiivka ở khu vực Luhansk; cũng như Marinka và Spirne ở khu vực Donetsk”.
Trong cả hai khu vực, cũng như xung quanh các thành phố phía đông Bakhmut và Avdiivka, Nga đã tiến hành các cuộc không kích. Nga đã cố gắng bao vây Avdiivka trong nhiều tháng.
Đầu ngày thứ Sáu, Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết lực lượng đặc biệt “Akhmat” của Chechnya phát động cuộc tấn công ở miền đông Ukraine.
Hôm thứ Tư, lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov đã nói rằng các lực lượng đặc biệt Chechnya đang chuẩn bị cho cuộc tấn công trong bối cảnh các cuộc tấn công tăng cường vào khu vực biên giới Belgorod của Nga.
“Các bạn, các đơn vị Chechnya đã nhận được lệnh mới để triển khai lại lực lượng của họ. Các lãnh thổ của Cộng hòa Nhân dân Donetsk trở thành khu vực chịu trách nhiệm của chúng tôi,” Kadyrov cho biết trong một tuyên bố.
Ông nói: “Theo mệnh lệnh, các chiến binh của các đơn vị Chechnya phải bắt đầu các hoạt động chiến đấu tích cực và giải phóng một số khu định cư.”
Thành phố Marinka, hiện đã trở thành đống đổ nát, đã ở tuyến đầu kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược, với các cuộc giao tranh cận chiến giữa đống đổ nát vẫn tiếp diễn gần như hàng ngày. Quân đội Ukraine cho biết có các đơn vị Chechnya ở nhiều điểm khác nhau dọc theo chiến tuyến ở khu vực Donetsk.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết “Những người bảo vệ của chúng ta đã đẩy lùi tất cả 8 cuộc tấn công của quân Chechnya.” Theo Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, chỉ trong ngày đầu giao tranh, 190 binh sĩ của lực lượng đặc biệt “Akhmat” đã tử trận, 15 xe tăng bị phá hủy. Lữ Đoàn đặc biệt “Akhmat” tháo chạy để lại đến 20 hệ thống pháo.
Cộng hòa Chechnya là một khu vực ở Bắc Caucasus của Nga. Kadyrov, một đồng minh nổi bật của Tổng thống Nga Putin, đã gửi nhiều binh sĩ của mình đến chiến đấu cho Mạc Tư Khoa ở Ukraine.
Điều đáng chú ý là người Chechnya chiến đấu cho cả hai bên trong cuộc chiến tại Ukraine. Chechnya đã bị Nga xâm lược và Ramzan Kadyrov được nhiều người Chechnya coi là bù nhìn của Nga. Chính cha của Ramzan Kadyrov là ông Akhmad Kadyrov đã bị Putin ra lệnh giết chết vào ngày 9 tháng 5, năm 2004. Kadyrov biết điều đó nhưng sẵn sàng làm tay sai cho giặc để hưởng vinh hoa phú quý.
Những người Chechnya kháng chiến chống Nga tình nguyện chiến đấu cho quân Ukraine. Trong khi quân đội Chechnya do Kadyrov lãnh đạo chiến đấu cho quân Nga và được gọi là Kadyrovites để phân biệt với quân Chechnya kháng chiến.
Quân Kadyrovites thường được giao làm nhiệm vụ quân cảnh hơn là trực tiếp chiến đấu. Trong vai trò này, họ thường mâu thuẫn với quân Nga, vốn thường đánh giá thấp người Chechnya. Giao tranh giữa hai bên không phải là hiếm.
Nhận xét về tổn thất quá nhanh của Lữ Đoàn Akhmat, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin cho rằng quân Kadyrovites không có khả năng chiến đấu. Điều này đang làm bùng lên xích mích giữa Ramzan Kadyrov và Yevgeny Prigozhin.
Thứ trưởng Hanna Maliar cho biết trong 24 giờ qua, 540 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 15 xe tăng, 12 xe thiết giáp, 27 hệ thống pháo, 2 hệ thống phòng không và 28 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 2 Tháng Sáu, khoảng 208.910 quân xâm lược đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.819 xe tăng, 7.490 xe thiết giáp, 3.501 hệ thống pháo, 575 bệ phóng hỏa tiễn, 335 hệ thống phòng không, 313 máy bay chiến đấu, 298 máy bay trực thăng, 3.137 máy bay không người lái, 1.117 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.267 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 465 thiết bị chuyên dụng.
3. Lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ 30 hỏa tiễn và máy bay không người lái ở Kyiv, quan chức nói
Lực lượng phòng không Ukraine đã bắn hạ 30 hỏa tiễn và máy bay không người lái xung quanh Kyiv từ đêm thứ Sáu.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 3 tháng Sáu, Thượng Tướng Serhiy Popko, Thống Đốc Biệt khu Thủ đô Kyiv, cho biết rằng đây là đợt tấn công thứ sáu vào thủ đô Ukraine trong sáu ngày qua.
Tướng Popko cho biết cuộc tấn công mới nhất sử dụng cả hỏa tiễn đạn đạo và máy bay không người lái. Ông ca ngợi hệ thống phòng không của Ukraine đã đẩy lùi những thứ mà ông tin là hỏa tiễn không đối đất và máy bay không người lái tấn công Shahed do Iran sản xuất.
Tướng Popko cho biết hiện chưa có thông tin về thiệt hại hoặc thương vong.
Đầu ngày thứ sáu, thị trưởng của thành phố đã báo cáo các vụ nổ xảy ra trong thành phố, với các cảnh báo không kích được đưa ra trên toàn quốc.
4. Đại Tá Cherevaty vạch ra số tổn thất mà Nga phải gánh chịu khi cố chiếm Bakhmut
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 3 tháng Sáu, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết trong ngày qua, quân phòng thủ Ukraine đã loại khỏi vòng chiến 107 binh sĩ Nga, phá hủy 3 kho đạn và một số phương tiện giao thông trên hướng Bakhmut.
“Chúng tôi tung ra những đòn tấn công mạnh mẽ. 107 quân xâm lược bị loại, 126 người bị thương. Một xe chiến đấu bộ binh của đối phương, 7 hệ thống pháo, một pháo tự hành Pion, 3 kho đạn dã chiến và 4 phương tiện quân sự đã bị phá hủy”.
Ông nói thêm rằng đối phương cố gắng che đậy các biện pháp thay quân của mình bằng hỏa lực pháo binh dữ dội. Cụ thể, đối phương đã bắn phá các vị trí của Lực lượng Vũ trang Ukraine 452 lần bằng nhiều cỡ nòng pháo và hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, và thực hiện sáu cuộc không kích theo hướng Bakhmut trong ngày qua.
Cherevaty lưu ý rằng Bakhmut hiện không có giá trị chiến lược và những gì tuyên truyền của Nga cố gắng thể hiện là thành công đã bị phủ nhận bởi những tổn thất mà Nga phải gánh chịu khi cố gắng chiếm Bakhmut.
Ông nhận xét rằng có một cuộc tranh luận về tổn thất của quân Nga, nhưng mọi người đều đồng ý rằng chính trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã thừa nhận rằng riêng lực lượng của ông ta đã có hơn 20.000 người thiệt mạng. “Đây là những tổn thất đáng kinh ngạc đối với một thành phố nhỏ như Bakhmut. Chúng tôi đã đạt được điều chính yếu: chúng tôi làm quân xâm lược kiệt sức, đánh gục chúng, chúng tôi buộc bọn lính đánh thuê Wagner phải bỏ chạy. Và chúng tôi tiếp tục giáng những đòn mạnh mẽ vào nhóm của họ”.
Đại Tá Cherevaty kết luận: “Những đội quân vào thay Wagner không háo hức vào đó vì họ biết điều gì đã xảy ra với những người đi trước họ”.
5. Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao của Ukraine nhằm chấm dứt chiến tranh. Phản ứng của Hoa Kỳ trước tuyên bố của Trung Quốc.
Ukraine có thể tin tưởng vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ để thành công trong quá trình đàm phán với Liên bang Nga nhằm chấm dứt cuộc chiến do chế độ Cẩm Linh gây ra. Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia đã cho biết như trên.
Ông nói: “Tất cả chúng ta đều muốn thấy chiến tranh kết thúc. Và tất cả chúng ta đều hiểu rằng nó sẽ không kết thúc bằng việc rút quân đơn giản của Nga. Chúng ta chắc chắn muốn hỗ trợ những nỗ lực của Tổng thống Zelenskiy để đạt được một nền hòa bình công bằng”
Theo ông, vào thời điểm thích hợp, Hoa Kỳ muốn có các cuộc đàm phán ngoại giao để bảo đảm một nền hòa bình lâu dài và công bằng.
“Chúng tôi muốn bảo đảm rằng tổng thống Zelenskiy cũng có thể thành công trong việc đó. Và ông ấy có thể trông đợi vàp người Mỹ khi cần bất kỳ sự hỗ trợ nào để theo đuổi con đường ngoại giao”
Tướng Kirby cho biết chính quyền của Tổng thống Biden đã nhiều lần khẳng định quan điểm nhất quán về việc hỗ trợ Ukraine trong thời gian cần thiết.
Ông cũng nhấn mạnh rằng Washington ủng hộ nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào nhằm thiết lập hòa bình ở Ukraine, nhưng phản đối lời kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, vì điều này sẽ củng cố quyền kiểm soát của Putin đối với các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
“Chúng tôi sẽ hỗ trợ các nỗ lực của bất kỳ quốc gia nào nếu họ có thể giúp tìm ra con đường dẫn đến một nền hòa bình công bằng và lâu dài, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Nhưng những gì chúng tôi không thể ủng hộ và những gì chúng tôi sẽ không ủng hộ là những lời kêu gọi ngừng bắn nhằm đóng băng các giới tuyến hiện tại, điều đó sẽ hợp pháp hóa việc chiếm đất của Nga, và điều đó sẽ cho phép Putin củng cố quyền kiểm soát đối với lãnh thổ mà ông ta đã chiếm giữ.” Kirby nói.
Ông giải thích rằng nếu một lệnh “ngừng bắn” như vậy được thực hiện, điều này sẽ giúp kẻ xâm lược có thời gian và không gian để nghỉ ngơi, tái vũ trang và có khả năng tái tấn công. Theo ông, điều đó sẽ gửi thông điệp sai lầm không chỉ tới Điện Cẩm Linh mà còn tới những kẻ xâm lược trên khắp thế giới.
Kirby cũng nói rằng Nga vẫn chưa có bất kỳ dấu hiệu nào sẵn sàng tham gia ngoại giao và hướng tới một nền hòa bình công bằng ở Ukraine.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong bài phát biểu tại Helsinki hôm thứ Sáu đã gọi cuộc chiến tranh xâm lược của Nga chống lại Ukraine là “một thất bại chiến lược”.
Các nhận xét của Tướng Kirby là nhằm đáp lại lời kêu gọi của Lý Huy, đặc phái viên của Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu. Trước đó, vào hôm thứ Sáu, Lý Huy, đã kêu gọi các chính phủ “ngừng gửi vũ khí đến chiến trường” ở Ukraine và tổ chức các cuộc đàm phán hòa bình.
Lời kêu gọi của Lý Huy được đưa ra khi Washington và các đồng minh Âu Châu tăng cường cung cấp hỏa tiễn, xe tăng và các loại vũ khí khác cho lực lượng Ukraine đang cố gắng giành lại lãnh thổ do Nga xâm lược.
Bắc Kinh nói rằng họ trung lập và muốn đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột, nhưng họ đã ủng hộ Mạc Tư Khoa về mặt chính trị.
“Trung Quốc tin rằng nếu chúng ta thực sự muốn chấm dứt chiến tranh, cứu sống nhiều người và đạt được hòa bình, thì điều quan trọng là chúng ta phải ngừng đưa vũ khí ra chiến trường, nếu không căng thẳng sẽ chỉ leo thang”
Lý Huy đã đến thăm Ukraine, Nga, Ba Lan, Pháp, Đức và trụ sở chính của Liên Hiệp Âu Châu trong chuyến công du từ ngày 15 đến ngày 28 tháng 5.
6. Quan chức Ukraine cho biết bốn “cộng tác viên” người Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe ở vùng Zaporizhzhia
Ivan Fedorov, thị trưởng Melitopol của Ukraine, cho biết hôm thứ Sáu bốn “cộng tác viên của Cẩm Linh” đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe ở thị trấn Mykhailivka thuộc vùng Zaporizhzhia bị Nga tạm chiếm.
Fedorov viết: “Đó chắc chắn không phải là một đêm thứ Sáu yên tĩnh đối với những kẻ cộng tác và quân xâm lược ở Mykhailivka. Khi họ chuẩn bị có một khoảng thời gian thư giãn tại một quán cà phê địa phương, họ đã không thực hiện được. Một chiếc xe hơi chở bốn người ủng hộ Điện Cẩm Linh đã bay lên trời ngay bên ngoài điểm đến của họ.”
Fedorov nói rằng trong số những người thiệt mạng có một doanh nhân địa phương, là chủ quán cà phê “Hetman”.
Các quan chức do Nga chỉ định ở Zaporizhzhia bị tạm chiếm cũng báo cáo về vụ đánh bom xe hôm thứ Sáu.
Vladimir Rogov, thành viên hội đồng của chính quyền dân sự-quân sự do Nga hậu thuẫn của khu vực Zaporizhzhia, đã gọi vụ nổ là “một cuộc tấn công khủng bố.”
Rogov cho biết: “Các báo cáo ban đầu cho thấy một chiếc xe hơi của Sergei G., một doanh nhân địa phương, đã bị nổ tung. CNN đã xác định chủ sở hữu của quán cà phê là Sergey Gidovodyuk.
Theo Rogov, doanh nhân đã chết trong vụ nổ cùng với ba người khác.
7. Zelenskiy ra lệnh kiểm tra toàn quốc các hầm tránh bom sau tai nạn ở Kyiv
Ukraine sẽ kiểm tra các hầm tránh bom dân sự trên khắp đất nước sau khi ba người thiệt mạng ở Kyiv khi họ không thể váo bên trong hầm trú ẩn trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn của Nga.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết những cái chết đã gây ra “phản ứng rõ ràng mạnh mẽ” và lệnh này được đưa ra để kiểm tra các nơi trú ẩn ở thủ đô và những nơi khác.
“Thật không may, ngay cả ngày nay, sau tất cả những điều này, cư dân Kyiv vẫn công bố thông tin về việc không thể tiếp cận các nơi trú ẩn,” Zelesnksy nói. “Không chỉ về những nơi trú ẩn bị đóng cửa, mà còn về những lối vào nơi trú ẩn được hàn lại, về việc không có nơi trú ẩn ở một số khu vực của thành phố. Mức độ sơ suất này trong thành phố không thể được biện minh bằng bất kỳ lời bào chữa nào.”
Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko cho biết ông đã được chỉ thị bắt đầu kiểm tra trên toàn quốc và Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước Ukraine và Cảnh sát Quốc gia đã làm việc.
“Bất kỳ hành vi vi phạm nào được phát hiện đều phải được ghi lại chính xác và những người chịu trách nhiệm phải bị đưa ra trước công lý,” ông nói.
Sau một tháng xảy ra các cuộc tấn công thường xuyên vào ban đêm của Nga vào Kyiv, chính quyền thành phố đã tiết lộ rằng 92.000 người đã sử dụng các ga tàu điện ngầm của thành phố làm nơi trú ẩn vào tháng Năm. Họ nói rằng 46 nhà ga ngầm hoạt động như những nơi trú ẩn suốt ngày đêm.
8. Ukraine cho biết Nga đã triển khai các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt tới khu vực Belgorod
Các đơn vị thuộc lực lượng đặc biệt của Nga đã được triển khai tới khu vực Belgorod của Nga giáp giới với Ukraine vì hoạt động “du kích”. Quân Đoàn Tự Do cho Nga cho biết như trên hôm thứ Sáu.
“Do nhu cầu chống lại phong trào đảng phái, biệt đội của trung tâm 322 của lực lượng đặc biệt Nga 'Senezh' đã đến lãnh thổ của vùng Belgorod”
“Người Nga sợ quân du kích đến mức họ khẩn cấp ngừng mọi hoạt động của đơn vị tinh nhuệ này và thay vào đó đưa nó vào các khu định cư biên giới của vùng Belgorod. Nhiệm vụ của đơn vị là tiến hành các hoạt động chống phá hoại ở biên giới Nga”.
Diễn biến này xảy ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga công bố một đoạn video cho thấy lực lượng Nga tấn công các mục tiêu ở Belgorod. Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết các máy bay chiến đấu của Nga “đã thực hiện 9 cuộc tấn công nhằm vào các đội quân Ukraine đang rút lui và lực lượng dự bị của đối phương”. Đầu tuần này, Điện Cẩm Linh cho biết họ lo ngại về tình hình ở Belgorod.
Trong khi đó, Quân Đoàn Tự Do cho Nga nói rằng họ vẫn đang chiến đấu ở Maslova Pristan, thuộc quận Shebekino.
9. Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ nói cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một “thất bại chiến lược”
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết cuộc chiến của Nga ở Ukraine là một “thất bại chiến lược” làm giảm ảnh hưởng và lợi ích của nước này “trong nhiều năm tới”.
“Không còn nghi ngờ gì nữa,” ông nói thêm, “Nga ngày nay tồi tệ hơn đáng kể so với trước cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine – về mặt quân sự, kinh tế, và địa chính trị.”
Nhắc lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine và cam kết của nước này đối với “hòa bình công bằng và lâu dài”, ông nói rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn tiếp tục củng cố quyết tâm địa chính trị quốc tế trên quy mô lớn.
Blinken nói: “Ở đâu Putin muốn thể hiện sức mạnh, ông ấy bộc lộ điểm yếu. Ở đâu ông ấy tìm cách chia rẽ, ông ấy khiến người ta đoàn kết. Những gì ông ấy cố gắng ngăn chặn, ông ấy chỉ thấy sự thăng hoa”.
10. Người đứng đầu NATO kêu gọi “các thỏa thuận đáng tin cậy” để bảo đảm an ninh cho Ukraine sau khi chiến tranh kết thúc
Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết NATO cần bảo đảm có “những thỏa thuận đáng tin cậy” để bảo đảm an ninh cho Ukraine sau khi chiến tranh kết thúc.
Phát biểu trong một cuộc họp báo ở Oslo, Na Uy, ông Stoltenberg cho biết trọng tâm của cuộc họp các ngoại trưởng NATO là “đưa Ukraine đến gần NATO hơn, nơi Ukraine thuộc về”.
Tuy nhiên, người đứng đầu NATO trước đó đã nói rằng ông hy vọng Ukraine sẽ tham gia liên minh khi chiến tranh kết thúc – loại trừ khả năng quốc gia này gia nhập trong tương lai gần.
Vào hôm thứ Năm, các bộ trưởng đã thảo luận về việc nâng cấp Ủy ban Ukraine của NATO lên vị thế hội đồng, mà ông Stoltenberg cho biết sẽ là một “bước quan trọng” để bảo đảm rằng Ukraine có một ghế trong bàn một cách “bình đẳng”.
“Chúng tôi không biết khi nào chiến tranh kết thúc, nhưng chúng tôi phải bảo đảm rằng khi chiến tranh kết thúc, chúng tôi có những thỏa thuận đáng tin cậy để bảo đảm an ninh cho Ukraine trong tương lai,” ông Stoltenberg nói.
Khi được một nhà báo hỏi liệu việc thay đổi tình trạng từ một ủy ban thành một hội đồng có ảnh hưởng nhiều đến những người Ukraine đang tham chiến hay không, ông Stoltenberg nhắc lại rằng trọng tâm của NATO vẫn là “tăng cường” viện trợ quân sự để Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột.
“Nếu Tổng thống Putin giành chiến thắng ở Ukraine, điều đó sẽ khiến thế giới trở nên nguy hiểm hơn, nó sẽ gửi đi thông điệp rằng khi các thế lực độc đoán sử dụng vũ lực quân sự, họ sẽ đạt được điều mình muốn”.
11. Đài Loan đóng góp vào dự án tái thiết Ukraine
Đài Loan đã tài trợ hơn 5 triệu Mỹ Kim cho các dự án tái thiết Ukraine do Lithuania đứng đầu, Gabrielius Landsbergis, Bộ Trưởng Ngoại Giao Lithuania cho biết như trên.
Ông cho biết số tiền này sẽ được dùng để xây dựng lại một trường học ở Borodianka và một nhà trẻ ở Irpin.
Chính phủ Lithuania đã quyên góp 10,5 triệu Mỹ Kim cho việc xây dựng lại và khoản đóng góp của Đài Loan sẽ được sử dụng để mua thiết bị giáo dục.
Lý Vinh Xuân (Roy Chun Lee, 李荣春) thứ trưởng bộ ngoại giao Đài Loan, cho biết:
Đài Loan coi Ukraine là hình ảnh của chính chúng tôi ở một lục địa khác. Cả hai chúng ta đều phải đối mặt với các chế độ độc đoán không ngại sử dụng vũ lực để áp đặt thế giới quan của mình.
Nếu một ngày nào đó Đài Loan phải đối mặt với mức độ đe dọa quân sự gia tăng từ Trung Quốc, chúng tôi cũng sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ của các bạn, giống như chúng tôi đang giúp đỡ Ukraine.
Vào năm 2022, Trung Quốc đã hạ cấp quan hệ với Lithuania và yêu cầu các công ty đa quốc gia cắt đứt quan hệ với Lithuania hoặc đối mặt với việc bị đóng cửa khỏi thị trường Trung Quốc, sau khi Đài Loan mở văn phòng đại diện ngoại giao ở Vilnius.
Trung Quốc coi Đài Loan tự trị và được quản lý dân chủ là lãnh thổ của mình và đã tăng cường áp lực lên các nước để hạ cấp hoặc cắt đứt quan hệ với hòn đảo này.
12. Quan chức Ukraine nói Kharkiv bị hỏa tiễn Nga tấn công
Các quan chức Ukraine cho biết hai hỏa tiễn của Nga đã tấn công một khu công nghiệp gần thành phố Kharkiv.
Thị trưởng thành phố Kharkiv Ihor Terekhov cho biết một phụ nữ đã được giải cứu khỏi đống đổ nát với vết thương nhẹ sau khi hai hỏa tiễn S-300 tấn công khu vực.
Nhà máy bị tấn công là “một doanh nghiệp dân sự, không liên quan đến hoạt động quân sự hay sản xuất,” Terekhov nói thêm.
Ukraine đã ghi nhận các cuộc pháo kích hàng ngày của Nga theo hướng Vovchansk, mặc dù bản thân thành phố này không bị tấn công, ông lưu ý thêm rằng Nga cũng tiếp tục các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và bom phóng từ trên không có điều khiển nhằm vào các khu vực xung quanh các thành phố Kupyansk.
Terekhov cũng hoan nghênh các hoạt động của các nhóm tình nguyện Nga trong việc tấn công khu vực biên giới Belgorod của Nga, “bởi vì quân đội Nga càng ở xa biên giới Ukraine - điều đó càng bảo đảm an toàn cho công dân của chúng tôi.”
Các GM Ukraine tin rằng Putin không hề muốn đàm phán hòa bình. Độc tài Nicaragua tịch thu tài sản GH
VietCatholic Media
05:21 03/06/2023
1. Tổ chức lại Tổng giáo phận St. Louis sẽ cắt các giáo xứ từ 178 xuống 134
Tổng giáo phận St. Louis sẽ giảm số giáo xứ từ 178 xuống còn 134 trong bối cảnh có những lo ngại về việc thiếu linh mục và số người tham dự Thánh lễ giảm sút, Đức Tổng Giám Mục Mitchell Rozanski đã cho biết như trên.
Kế hoạch, được gọi là “Tất cả mọi thứ mới,” sẽ đóng cửa 35 nhà thờ, sáp nhập các giáo xứ của họ vào các giáo xứ lân cận, và sáp nhập 15 giáo xứ khác vào năm giáo xứ mới. Kế hoạch này cũng tạo ra một giáo xứ mới cho cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha ở Quận St. Charles. Cuối cùng, điều này khiến tổng giáo phận có ít hơn 44 giáo xứ so với hiện tại.
Một số thay đổi này sẽ được thực hiện ngay sau tháng 8, nhưng kế hoạch sẽ không được hoàn thành cho đến năm 2026.
“Với tư cách là tổng giám mục của anh chị em, tôi có nhiệm vụ chăm sóc mục vụ cho tất cả mọi người trong tổng giáo phận,” Đức Tổng Giám Mục Rozanski nói trong một video thông báo về những thay đổi. “'All Things New' đã kêu gọi chúng ta tự hỏi xem các giáo xứ, mục vụ và tổ chức của chúng ta cần trông như thế nào để chia sẻ một cách hiệu quả đức tin bền vững cho con cái chúng ta và các thế hệ mai sau.”
Tổng giáo phận bao gồm Thành phố St. Louis và 10 quận xung quanh.
Một trong những lý do làm giảm số giáo xứ là việc tham dự thánh lễ kém. Đức Tổng Giám Mục nói rằng khoảng 5.000 người Công Giáo rời bỏ hoặc không tái hòa nhập với Giáo hội sau khi tốt nghiệp trung học hoặc đại học hàng năm.
“Trong thập kỷ qua, chúng ta cũng thấy ít người tham dự Thánh lễ hơn,” Đức Cha Rozanski nói. “Số lượng của chúng ta sẽ tăng lên. Chúng ta có nhiều lễ rửa tội hơn đám tang. Gần 1.000 người gia nhập Giáo Hội mỗi năm. Nhưng vào năm 2021, số người Công Giáo trong Tổng giáo phận St. Louis lần đầu tiên giảm xuống dưới 500.000 người kể từ những năm 1960.”
Đức Cha Rozanski cũng lưu ý rằng nhiều người Công Giáo đã rời khỏi thành phố và đến các quận xung quanh, nhưng các giáo xứ vẫn chưa được thay đổi để phản ánh điều đó. Ngài lưu ý rằng trong một ví dụ, có 10 linh mục cho khoảng 18.000 người Công Giáo ở Quận North, nhưng chỉ có ba linh mục phục vụ 18.000 người Công Giáo trong một giáo xứ ở Quận St. Charles. Những thay đổi tìm cách làm cho các tỷ lệ này tỷ lệ thuận hơn.
“Chúng ta thấy mình có quá ít linh mục trong các giáo xứ lớn và số lượng linh mục trong các giáo xứ nhỏ không tương xứng,” Đức Tổng Giám Mục nói.
Một vấn đề khác mà Đức Cha Rozanski lưu ý là tình trạng thiếu linh mục. Theo dự đoán của tổng giáo phận, sẽ có nhiều giáo xứ hơn linh mục vào năm 2025 nếu tổng giáo phận không thực hiện bất kỳ thay đổi nào. Ngài nói rằng 41% các linh mục đang hoạt động hoặc đã nghỉ hưu đều trên 70 tuổi.
Trước khi thực hiện những thay đổi, tổng giáo phận đã tổ chức 350 buổi lắng nghe, với ít nhất một buổi trong mỗi 178 giáo xứ hiện tại. Tổng giáo phận cũng xem xét phản hồi từ 70.000 người Công Giáo trong tổng giáo phận đã tham gia vào một cuộc khảo sát. Phản hồi cũng được lấy từ 18.000 phụ huynh, nhân viên, giáo viên, nhà tài trợ và đối tác cộng đồng của trường. Tổng giáo phận cũng tổ chức các nhóm tập trung và nói chuyện với các nhà lãnh đạo dân sự và doanh nghiệp.
Đức Cha Rozanski cho biết phản hồi đã giúp xây dựng kế hoạch cuối cùng, kế hoạch này đã được phê duyệt bởi Ủy ban Kế hoạch Tất cả Mọi thứ Mới. Ủy ban bao gồm các linh mục, phó tế, điều phối viên đời sống giáo xứ, lãnh đạo giáo dân và tu sĩ trong tổng giáo phận. Ngoài việc xem xét phản hồi, họ cũng xem xét dữ liệu tài chính và các thông tin khác.
Kế hoạch này tạo ra những thay đổi đối với cách tổng giáo phận sử dụng các nguồn lực, điều mà Đức Tổng Giám Mục cho biết sẽ đưa các dịch vụ mục vụ đến gần hơn với người dân và các giáo xứ để thúc đẩy sự cộng tác giữa các ranh giới giáo xứ. Ngài cho biết những thay đổi này sẽ giúp tổng giáo phận đi vào cộng đồng một cách hiệu quả hơn và mang Chúa Kitô đến với mọi người.
Đức Cha Rozanski nói: “Tôi cầu nguyện rằng giai đoạn đầu tiên của công việc này sẽ trang bị cho chúng ta để cùng nhau xây dựng những mô hình mục vụ mới, sáng tạo.
Một số người Công Giáo trong tổng giáo phận đã chỉ trích những thay đổi vì mức độ mà chúng sẽ làm rung chuyển các giáo xứ. Hơn 3.000 giáo dân trong tổng giáo phận đã ký tên thỉnh nguyện yêu cầu Tổng giám mục tạm dừng kế hoạch cách đây khoảng hai tháng.
Bản kiến nghị chỉ trích cấu trúc của cuộc khảo sát và tuyên bố rằng nó chỉ cho phép các tín hữu trả lời các câu hỏi được xác định trước mà không được phép giải quyết các tình huống cụ thể trong giáo xứ của họ. Bản kiến nghị cũng tuyên bố quá trình này sẽ gây ra sự ngờ vực đối với sự lãnh đạo của Giáo hội, điều này có thể khiến người Công Giáo bỏ đi.
Trong thông báo của mình, Đức Tổng Giám Mục Rozanski thừa nhận “tác động sâu sắc mà một cộng đồng giáo xứ có thể có đối với chúng tôi.” Ngài ước gì những thay đổi là không cần thiết nhưng cũng duy trì sự lạc quan.
2. Chế độ độc tài Nicaragua đóng băng các tài khoản Công Giáo
Hôm 27 tháng Năm vừa qua, báo chí tại Nicaragua cho biết chế độ độc tài do vợ chồng Tổng thống Daniel Ortega-Murillo điều khiển, đã đóng băng các tài khoản của các giáo phận Công Giáo tại nước này.
Tờ La Prensa và 100% noticias đưa tin trên đây. Từ nhiều ngày trước, nhiều giáo xứ tại nước này đã gặp khó khăn trong việc rút tiền của mình để trả các dịch vụ và các nhân viên. Trong số các giáo phận bị chặn tài khoản, có Tổng giáo phận thủ đô Managua, Estelí và Giáo phận Matagalpa, vị Giám mục của giáo phận này là Đức Cha Álvarez đang bị cầm tù từ tám tháng nay, vì bị kết án 26 năm và bốn tháng tù trong vụ xử án chỉ kéo dài nửa tiếng đồng hồ.
Chính sách của Tổng thống Daniel Ortega và vợ là Rosario Murillo, Phó Tổng thống, là vô hiệu hóa mọi hoạt động và tiếng nói của Giáo Hội Công Giáo, và cả các nhóm tôn giáo khác, như liên hiệp một số nhóm Tin lành.
Đức Hồng Y Leopoldo Brenes, Tổng giám mục Giáo phận Managua, một người rất thận trọng đối với chế độ độc tài Nicaragua, ban đầu tuyên bố không biết gì về việc nhà nước đóng băng tài khoản ngân hàng của các giáo phận, nhưng đồng thời ngài nhận xét rằng: “người ta đang làm việc để giải quyết tình trạng”. Ngoài ra, lên tiếng hôm Chúa nhật ngày 28 tháng Năm, Đức Hồng Y kêu gọi các tín hữu bình tĩnh và đừng sợ hãi, vì lợi cáo buộc của cảnh sát quốc gia Nicaragua cho rằng Giáo Hội Công Giáo tại đây rửa tiền qua các tài khoản ngân hàng. Và cảnh sát đòi Đức Hồng Y phải chứng minh nguồn gốc và sự chuyển động của các tài khoản của giáo phận.
Trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Đức Hồng Y Brenes nói: Hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô giảng rằng “sự sợ hãi là do ma quỷ khơi lên, nhưng Chúa Thánh Linh đến để phá tan những sợ hãi ấy”.
Trong khi đó, ngày 18 tháng Năm vừa qua, Daniel Ortega, trong một bài diễn văn tưởng niệm cha đẻ của cách mạng Sandino, ông César Augusto Sandino, đã cáo buộc Giáo Hội Công Giáo và hàng giáo phẩm “tham gia một âm mưu đảo chánh”.
Theo trang mạng “Sismografo” ở Roma, quyết định của nhà nước độc tài Nicaragua là một hành động trả thù chống lại Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Cách đây ít lâu, trong một cuộc phỏng vấn dành cho một tờ báo ở Á Căn Đình, Đức Giáo Hoàng nói rằng Ortega là “một người mất quân bình” và chính phủ của ông “là một cái gì ở bên ngoài thế giới mà chúng ta đang sống, như thể người ta trở lại thời kỳ độc tài cộng sản hồi năm 1917 hoặc chế độ độc tài của Hitler hồi năm 1935, mang lại cùng chế độ độc tài như vậy... Đó là những thứ độc tài thô lỗ”.
3. Các nhà lãnh đạo giáo hội Ukraine cho biết các ngài thiếu thông tin về các sáng kiến hòa bình của Vatican
Các nhà lãnh đạo giáo hội Ukraine đã bày tỏ sự hoài nghi đối với một “sứ mệnh hòa bình” đã được lên kế hoạch của Vatican tới đất nước đang bị chiến tranh tàn phá của các ngài và phàn nàn về việc không biết gì về ý định của Rôma.
Đức Cha Stanislav Szyrokoradiuk của Odessa-Simferopol cho biết: “Mặc dù chúng tôi đã nghe tin như những người khác, nhưng không có gì được nói chính thức với chúng tôi.”
“Chiến tranh liên tục xảy ra trên khắp các vùng đất của chúng tôi, khi người Nga phá hủy các thành phố của chúng tôi và giết hại người dân của chúng tôi -- và sau đó chúng tôi nghe rằng chúng tôi nên nói chuyện về hòa bình. Có một nguy cơ thực sự là các nhà tuyên truyền của Mạc Tư Khoa sẽ sử dụng sáng kiến này để gợi ý rằng Ukraine đang chống lại các đề xuất của Vatican. Nhưng Vatican có thể nghiêm túc đề xuất điều gì trong những điều kiện như thế này?”
Đức Giám Mục phát biểu sau thông báo của Vatican ngày 20 tháng 5 rằng Đức Thánh Cha đã yêu cầu Đức Hồng Y Matteo Zuppi, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, lãnh đạo một sứ mệnh chấm dứt cuộc chiến kéo dài 15 tháng.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Our Sunday Visitor News, Đức Cha Szyrokoradiuk cho biết Giáo Hội Công Giáo Ukraine không tham gia vào kế hoạch này và tin rằng thật “ngây thơ” khi mong đợi một đại diện của Vatican “giúp mang lại hòa bình”.
Trong khi đó, một phát ngôn viên của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương cũng phủ nhận việc có được các thông tin về sáng kiến của Vatican, và nói với Our Sunday Visitor News rằng sứ mệnh của Đức Hồng Y Zuppi không nằm trong chương trình nghị sự của cuộc họp thượng hội đồng từ ngày 23 đến 26 tháng 5 của các giám mục của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương ở nước láng giềng Ba Lan.
“Chúng tôi không biết gì về nhiệm vụ này, ngoài những gì chúng tôi đã nghe được từ các phương tiện truyền thông,” Cha Ihor Yatsiv, người đứng đầu Phòng Thông tin của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương có trụ sở tại Kyiv, cho biết. “Cho đến khi chúng tôi được cho biết điều gì đó về thời gian, lộ trình, mục tiêu và điều khoản tham chiếu, thì sẽ còn quá sớm để đưa ra bất kỳ bình luận nào.”
Phát biểu với các nhà báo, Giám đốc văn phòng báo chí của Vatican, Matteo Bruni, cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã yêu cầu Đức Hồng Y Zuppi, một thành viên của nhóm hòa bình và công lý Sant'Egidio, lãnh đạo một sứ mệnh “giúp xoa dịu căng thẳng” và “khởi xướng những con đường hòa bình”. ở Ukraine, khi giao tranh ác liệt vẫn tiếp diễn xung quanh Bakhmut và các điểm khác trên mặt trận chiến tranh dài 900 dặm.
Tin tức này được đưa ra sau chuyến thăm Rôma ngày 13 tháng 5 của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiyy, người nói rằng ông đã yêu cầu Đức Giáo Hoàng “lên án tội ác ở Ukraine,” và sau đó từ chối đề nghị hòa giải của Vatican trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình RAI của Ý.
Nhiệm vụ được công bố khi các nhà lãnh đạo của nhóm G7 gồm các nền dân chủ giàu có nhất thế giới, nhóm họp từ ngày 19 đến 21 tháng 5 tại Hiroshima, tuyên bố các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Mạc Tư Khoa, và khi chính phủ Hoa Kỳ công bố gói viện trợ quân sự mới, lần thứ hai vào tháng 5, và đồng ý bắt đầu đào tạo phi công Ukraine cho máy bay chiến đấu F16 tiên tiến của nước này.
Giảng ngày 25 tháng 5 tại Đền Thờ Thánh Phêrô khi bế mạc phiên khoáng đại của Hội Đồng Giám Mục Ý, Đức Hồng Y Zuppi nói rằng người Ukraine đã “bị nhấn chìm trong guồng máy chiến tranh huynh đệ tương tàn,” và nói thêm rằng nhiệm vụ của Giáo Hội Công Giáo là đồng hành cùng những người “cảm thấy bị tổn thương, và cay đắng vì hy vọng của họ đã cạn kiệt.”
Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Giáo phận Kyiv-Zhytomyr của Công Giáo Ukraine cho biết các giáo sĩ ở thủ đô cũng không nhận được thông báo nào về sáng kiến hòa bình của vị Hồng Y 67 tuổi người Ý.
Cha Oleg Stanislav nói với Our Sunday Visitor News: “Mọi người đã nghe nói rằng ngài có kế hoạch đến và đang thảo luận về điều này có thể báo trước điều gì, nhưng chúng tôi không biết gì về thời điểm ngài có thể đến và nơi ngài có thể đi.”
“Dù kỳ vọng là gì, hy vọng duy nhất của chúng tôi là tình trạng khủng khiếp này cuối cùng sẽ kết thúc. Mặc dù mọi người sẽ tự nhiên ủng hộ bất kỳ động thái nào hướng tới mục tiêu này, nhưng chúng tôi cũng phải hy vọng điều đó diễn ra công khai và dựa trên sự thật,” vị linh mục nói.
Trong khi đó, Đức Giám Mục Szyrokoradiuk cho biết máy bay không người lái do Iran sản xuất đã tấn công Odessa vào đêm 24 rạng 25 tháng 5, đồng thời cho biết thêm rằng Tổng thống Zelenskiyy đã đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm của riêng Ukraine, yêu cầu chấm dứt “các cuộc oanh tạc hàng ngày” của Nga như một khúc dạo đầu cho các cuộc đàm phán.. Ngày 26/5, các lực lượng Nga tấn công một phòng khám ở Dnipro, miền trung Ukraine, giết chết 2 người và làm bị thương 30 người, trong đó có 2 trẻ em, các quan chức Ukraine cho biết.
“Chính phủ Ukraine luôn nói rằng họ sẵn sàng đàm phán - nhưng lãnh thổ của chúng tôi trước tiên phải được giải phóng và họ phải ngừng giết hại chúng tôi và hủy hoại các thành phố của chúng tôi,” Đức Cha Odessa-Simferopol nói với Our Sunday Visitor News.
“Với hiệp ước hiện tại của Mạc Tư Khoa với ma quỷ, tôi không thể hiểu làm thế nào nó có thể mở ra cho một sứ mệnh hòa bình của Vatican. Trong khi chúng ta cầu nguyện Chúa sẽ hoán cải kẻ xâm lược này, thì cuộc chiến vẫn tiếp tục, mang lại những hậu quả khủng khiếp hơn bao giờ hết, và chính kẻ xâm lược đó đang thể hiện lòng căm thù của mình trong nỗ lực thực dân hóa. Chúng tôi sẽ không bao giờ chấp nhận các điều kiện của nó, và không bao giờ đồng ý bị giam cầm như cái giá của hòa bình,” Đức Cha Szyrokoradiuk nói.
Các nhà lãnh đạo Giáo hội và chính phủ ở Ukraine và Đông Âu đã chỉ trích các sáng kiến ngoại giao trước đây của Vatican trong chiến tranh, và bày tỏ sự thất vọng rằng Đức Giáo Hoàng đã từ chối trực tiếp lên án Nga và tổng thống của nước này, Vladimir Putin, vì cuộc xâm lược.
Trong bài phát biểu ngày 23 tháng 5, Đức Hồng Y Zuppi nói với các giám mục Ý rằng chiến tranh giống như “một đại dịch”, ảnh hưởng đến cả nạn nhân và kẻ xâm lược, đồng thời nói thêm rằng các Kitô hữu “được kêu gọi trở thành những người kiến tạo hòa bình, thậm chí còn hơn thế nữa trong cơn bão xung đột khủng khiếp”.
Tuy nhiên, trong một bài bình luận ngày 22 tháng 5, Cơ quan Thông tin Công Giáo Ba Lan, gọi tắt là KAI, cho biết sứ mệnh “cực kỳ khó khăn” của Đức Hồng Y dường như được hình thành “trái với mọi hy vọng,” và cuối cùng có thể bị giới hạn trong việc đàm phán thả tù binh và trao trả trẻ em Ukraine bị bắt cóc.
Tin tức về sứ mệnh hòa bình của Vatican trùng hợp với thông báo của Hội đồng các Giáo hội Thế giới, gọi tắt là WCC, có trụ sở tại Geneva rằng họ hy vọng tổ chức một cuộc đối thoại giữa các nhà lãnh đạo giáo hội Ukraine và Nga, sau chuyến thăm vào giữa tháng 5 tới Kyiv và Mạc Tư Khoa của một phái đoàn do tổng thư ký, Mục sư Jerry Pillay, một mục sư Trưởng lão, người Nam Phi dẫn đầu.
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 23 tháng 5 trên trang web của WCC, Linh mục Pillay cho biết cuộc đàm phán ngày 17 tháng 5 của ông với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill không hề dễ dàng, nhưng nói thêm rằng ông hy vọng sẽ thiết lập một hội nghị bàn tròn vào tháng 10, nếu các nhà thờ Ukraine và Nga đưa ra “cam kết cuối cùng”.
Trong cuộc phỏng vấn với Our Sunday Visitor News, Đức Cha Szyrokoradiuk cho biết ngài cũng chưa nghe gì về sáng kiến của WCC, đồng thời nói thêm rằng các nhà thờ ở giáo phận phía nam bị Nga xâm lược một phần của ngài “tiếp tục sống và cầu nguyện cho hòa bình”, nỗ lực giúp đỡ những người bị quân xâm lược pháo kích hàng ngày Kherson, Mykolaiv và các thành phố khác.
Một nhân viên tại Thứ Sáu Tuần Thánh ở Kyiv của Vatican, người yêu cầu giấu tên, nói với Our Sunday Visitor News rằng văn phòng của cô ấy cũng không nhận được thông tin nào về sứ mệnh của Đức Hồng Y Zuppi “ngoài những gì đã được báo cáo trên các phương tiện truyền thông”.
Nhân viên này cho biết: “Chúng tôi đã quen với việc nghe thấy chuông báo động và tiếng hỏa tiễn suốt đêm, vì rất nhiều người cố gắng đi làm và thường tìm nơi trú ẩn trong tình trạng bị sốc trong hệ thống tàu điện ngầm.
“Hệ thống phòng thủ của thành phố đang hoạt động tốt, cảm ơn Chúa, nó đã có thể đánh chặn hầu hết hỏa tiễn và máy bay không người lái trước khi chúng tấn công – nếu không thì tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nhiều. Đó là thực tế duy nhất mà hầu hết mọi người đang đối phó bây giờ.”
Source:Catholic News Agency
Zelenskiy tuyên bố: đã sẵn sàng phản công. Chechnya bỏ chạy, mất 32 trọng pháo. Chiêu mới của Putin
VietCatholic Media
16:39 03/06/2023
1. Lính Dù Ukraine chận đánh đoàn xe tiếp tế cho Bakhmut. Quân Kadyrov gây đại họa nghiêm trọng
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy mùng 3 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar, cho biết Lữ Đoàn 81 Dù đã chận đánh một đoàn xe tiếp tế cho thành phố Bakhmut.
Theo Thứ trưởng Hanna Maliar, lính Dù Ukraine đã phá hủy hoàn toàn hai xe bọc thép của Nga gần Bilohorivka cách thành phố Bakhmut 54km về phía Đông Bắc. Đoàn xe được bảo vệ bởi hai xe bọc thép hạng nặng của Nga cùng với các xe chiến đấu bộ binh. Cả hai chiếc xe bọc thép đều bị phá hủy. Ngoài một số lính Nga tử trận, lính Dù Ukraine đã bắt 12 lính Nga làm tù binh và đốt phá đoàn xe trước khi rút lui.
Trong ngày thứ hai ra quân, Lữ Đoàn đặc biệt “Akhmat” của Chechnya, dưới sức ép của nhà độc tài Ramzan Kadyrov, đã mở đến 14 cuộc tấn công vào quân Ukraine tại thành phố Marinka hoàn toàn đổ nát, so với 8 cuộc tấn công trong ngày thứ Sáu 2 Tháng Sáu. Tổn thất khủng khiếp đối với quân Nga là 10 xe tăng, 10 xe thiết giáp, và 32 hệ thống pháo.
Theo các blogger quân sự Nga, Lữ Đoàn đặc biệt “Akhmat” của Chechnya đặc biệt ở chỗ là chỉ đánh một lúc là bỏ chạy để lại các khí tài chiến tranh. Các chiến binh của nhà độc tài Ramzan Kadyrov thường để râu dài nhìn rất dữ tợn nhưng không có khả năng chiến đấu. Có lẽ vì thế họ đã mất nước vào tay người Nga.
Người Nga cũng gọi quân của Kadyrov là quân TikTok vì họ thường chơi TikTok dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Hôm 25 tháng 10 năm ngoái, Serhii Khlan, một cố vấn của thống đốc Ukraine ở vùng Kherson cho biết các chiến binh Chechnya đã bị pháo kích khiến 23 người chết và 58 người bị thương. “Họ đã chết vì ngu dại, khi tiết lộ vị trí của họ trên các mạng xã hội như TikTok.”
Trong 24 giờ qua, 560 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 10 xe tăng, 12 xe thiết giáp, 32 hệ thống pháo, 7 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 7 hệ thống phòng không, 22 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 3 Tháng Sáu, khoảng 209.470 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổng thiệt hại chiến đấu của quân xâm lược còn bao gồm 3.829 xe tăng, 7.502 xe thiết giáp, 3.533 hệ thống pháo, 582 hỏa tiễn phóng hàng loạt, 342 hệ thống tác chiến phòng không, 313 máy bay, 298 trực thăng, 3.165 máy bay không người lái, 1.132 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.289 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 475 đơn vị thiết bị.
2. Tổng thống Zelenskiy nói rằng Ukraine đã sẵn sàng khởi động cuộc phản công
Ukraine đã sẵn sàng khởi động cuộc phản công được chờ đợi từ lâu để chiếm lại lãnh thổ do Nga xâm lược, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Bảy.
Ông nói với tờ Wall Street Journal: “Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng tôi sẽ thành công. Tôi không biết sẽ mất bao lâu. Thành thật mà nói, nó có thể đi theo nhiều cách khác nhau, hoàn toàn khác nhau. Nhưng chúng tôi sẽ làm điều đó, và chúng tôi đã sẵn sàng.”
Reuters cũng đưa tin rằng ông Zelenskiy tháng trước nói rằng Ukraine cần đợi thêm xe bọc thép phương Tây đến trước khi phát động cuộc phản công.
Ông đã thúc đẩy ngoại giao để duy trì sự ủng hộ của phương Tây, tìm kiếm thêm viện trợ quân sự và vũ khí, vốn là chìa khóa để Ukraine thành công trong các kế hoạch của mình.
Nga nắm giữ các dải lãnh thổ Ukraine ở phía đông, nam và đông nam. Thời tiết khô hạn kéo dài ở một số vùng của Ukraine đã dẫn đến dự đoán rằng cuộc phản công có thể sắp xảy ra. Trong vài tuần qua, Ukraine đã tăng cường tấn công vào các kho đạn dược và các tuyến đường hậu cần của Nga.
Hôm thứ Bảy, quân đội Ukraine cho biết trong một báo cáo hàng ngày rằng Mariinka, ở khu vực Donetsk ở phía đông, là tâm điểm giao tranh. Các lực lượng Ukraine đã đẩy lùi tất cả 14 cuộc tấn công của quân Chechnya ở đó, thu được đến 32 hệ thống pháo.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine, Volodymyr Havrylov, nói với Reuters hôm thứ Bảy rằng các kế hoạch phản công chống lại sự xâm lược của Nga vẫn đang đi đúng hướng, bất chấp làn sóng tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái “chưa từng có” trên khắp đất nước trong những tuần gần đây.
Ukraine sẽ “bắt đầu cuộc phản công với tham vọng giải phóng các lãnh thổ của chúng tôi trong năm nay”.
Volodymyr Havrylov cho biết, bên cạnh các cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình, Ukraine đã phải đối mặt với nhiều loạt hỏa tiễn đạn đạo trong tháng 5, đặc biệt là ở các trung tâm đô thị bao gồm thủ đô Kyiv.
“Mục tiêu chính của họ là ngăn chặn các trung tâm ra quyết định và phản công của chúng tôi,” ông nói bên lề hội nghị an ninh, Đối thoại Shangri-La ở Singapore.
Havrylov đã gọi việc Nga sử dụng nhiều hỏa tiễn đạn đạo vào tháng 5 là “phương án chiến lược cuối cùng” và lưu ý rằng các hệ thống phòng không của đất nước ông đã “hiệu quả hơn 90%” trước các cuộc tấn công.
Đối với Nga, “thật ngạc nhiên khi thấy hiệu quả của các hỏa tiễn đạn đạo của họ gần như bằng không trước các hệ thống phòng không hiện đại mà chúng tôi nhận được từ các đối tác của mình,” ông nói.
Havrylov cho biết các đợt tấn công hỏa tiễn không ảnh hưởng đến thời gian. Ông nói: “Không có gì có thể ngăn cản nỗ lực của chúng tôi, mong muốn của chúng tôi và niềm tin của chúng tôi rằng chúng tôi sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến này.”
Havrylov từ chối bình luận về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái gần đây và các cuộc xâm nhập biên giới vào lãnh thổ Nga, bao gồm một số cuộc tấn công đến gần Mạc Tư Khoa.
Ông nhận định rằng “Người Nga có rất nhiều biến cố nội bộ tất nhiên có liên quan đến cuộc chiến này. Chúng tôi có rất nhiều người ở Nga ủng hộ Ukraine.”
Havrylov cho biết Ukraine hy vọng các đồng minh NATO sẽ đưa ra một lộ trình chi tiết để trở thành thành viên tại hội nghị thượng đỉnh của hiệp ước quốc phòng ở Vilnius, Lithuania vào tháng tới.
Ông nói: “Chúng tôi muốn thấy một… tập hợp các bước rõ ràng mà cả hai bên sẽ thực hiện. Chứ không chỉ là một dấu hiệu cho thấy cánh cửa đang mở.”
Ông nói thêm rằng Ukraine cũng mong đợi các bảo đảm an ninh sẽ được cung cấp trong khi nước này đang trong “thời kỳ chuyển tiếp” trên đường trở thành thành viên.
Ông bác bỏ đề xuất của bộ trưởng quốc phòng Indonesia tại các cuộc họp ở Singapore về việc thiết lập một khu phi quân sự để ngăn chặn cuộc chiến ở Ukraine, nói rằng:
“Chúng tôi sẽ không đàm phán bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến việc mất lãnh thổ của chúng tôi, bao gồm cả Crimea.”
3. Danh tiếng của trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã vượt xa Putin
Yevgeny Prigozhin đã lãnh đạo các cuộc tấn công ở Ukraine – và đánh cắp ánh đèn sân khấu của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong nhiều tháng qua. CNN cho biết như trên.
Ban đầu là một nhân vật mờ ám hoạt động dưới một danh tiếng thấp hơn trong những tháng đầu của cuộc chiến, quyền lực ngày càng tăng của Prigozhin trên thực địa đã chuyển thành một cuộc đối đầu chính trị công khai hơn nhiều với Mạc Tư Khoa.
Trước đây, ông đã cáo buộc giới lãnh đạo quân sự của Nga ngồi “như mèo béo” trong khi binh lính của ông chết ở Bakhmut. Tuần này, ông ấy đã mắng mỏ họ sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Mạc Tư Khoa đã đưa cuộc chiến đến quá gần nhà.
“Anh là Bộ Quốc phòng. Anh đã không làm một điều chết tiệt nào để dập tắt điều này. Tại sao anh lại cho phép những chiếc máy bay không người lái này bay đến Mạc Tư Khoa?”
Hiếm khi có người Nga nào có thể đưa ra những lời chỉ trích trực tiếp như vậy đối với Điện Cẩm Linh mà vẫn giữ được mạng. Điều này khiến cho nhiều người tin rằng Prigozhin có nhiều người chống lưng. Trong thực tế, Thượng Tướng Mikhail Mizintsev, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng Nga hiện nay là phó cho Prigozhin.
Một số blogger quân sự Nga đi xa đến mức cho rằng nếu cuộc bầu cử tổng thống Nga xảy ra ngay bây giờ chứ không đợi đến tháng Ba năm sau 2024, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin có thể vượt xa Putin trong một cuộc bầu cử không có gian lận, cho dù ý tưởng một trùm du đảng làm tổng thống Nga có vẻ hơi buồn cuời.
4. NATO hoạt động ráo riết để tránh một sự bối rối lớn
Các quan chức NATO đang chạy đua với thời gian để tránh bối rối khi thấy liên minh bỏ lỡ mục tiêu đã nêu của chính họ là kết nạp Thụy Điển vào hàng ngũ của mình trước ngày 11 tháng 7.
Cả Thụy Điển và nước láng giềng Phần Lan đều tuyên bố ý định gia nhập NATO thông qua chính sách mở cửa vào tháng 5 năm ngoái, chỉ vài tuần sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vô cớ. Phần Lan cuối cùng đã được chấp nhận vào tháng Tư năm nay, tăng gấp đôi biên giới của liên minh với Nga, nhưng việc gia nhập của Thụy Điển hiện đang bị chặn.
Người ta thường chấp nhận rằng các lực lượng vũ trang của Thụy Điển rất phù hợp và thân thiết với NATO. Thụy Điển còn có một phái đoàn thường trực tại NATO và được coi là một đối tác thân cận của liên minh, có nghĩa là việc gia nhập sẽ tương đối đơn giản.
Vậy tại sao Thụy Điển không thể tham gia?
Vấn đề là Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO có tầm quan trọng chiến lược do vị trí địa lý ở cả Trung Đông và Âu Châu, đồng thời là cường quốc quân sự lớn thứ hai của liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ đang ngăn cản việc gia nhập của Thụy Điển vì một số lý do.
Đầu tiên, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố rằng Thụy Điển cho phép các thành viên của các nhóm khủng bố người Kurd được hoạt động ở Thụy Điển. Thụy Điển đã thay đổi luật chống khủng bố vào đầu năm nay, coi việc tham gia vào các nhóm này là tội phạm, mặc dù vẫn chưa rõ liệu điều này có thể coi là đủ đối với Ankara hay không.
Thứ hai, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc chính phủ Thụy Điển đồng lõa trong các cuộc biểu tình cực hữu, nơi những người biểu tình đốt các bản sao của Kinh Qur'an bên ngoài đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm.
Cuối cùng, có những lo ngại về việc Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẵn sàng mô tả mình là bạn bè thân thiết của Putin. Ngay trước khi tái đắc cử vào tuần trước, ông đã nói với CNN rằng ông và Putin chia sẻ một “mối quan hệ đặc biệt”.
Các quan chức NATO đang lo ngại rằng việc bỏ lỡ hạn chót ngày 11 tháng 7 sẽ gửi một thông điệp nguy hiểm tới các đối thủ của liên minh.
5. Các quan chức Nga báo cáo các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo kích ở nhiều khu vực gần biên giới Ukraine
Một số thống đốc Nga đã báo cáo các cuộc tấn công vào các khu vực của họ vào hôm thứ Sáu, khi cuộc chiến lan từ biên giới Ukraine sang lãnh thổ Nga.
Hai máy bay không người lái đã tấn công các cơ sở nhiên liệu và năng lượng ở Smolensk, miền tây nước Nga vào đầu ngày thứ Sáu, quyền thống đốc khu vực cho biết.
Thống đốc Vasily Anokhin đã viết trên Telegram rằng không có thương vong hay “thiệt hại nghiêm trọng” nào được báo cáo.
Theo Anokhin, hai máy bay không người lái tầm xa đã tấn công vào khoảng 3 giờ sáng tại các thị trấn Peresna và Divasy.
Các quan chức địa phương ở một số khu vực của Nga giáp với Ukraine đã báo cáo về các vụ pháo kích, bao gồm cả ở Bryansk, nơi Thống đốc Aleksandr Bogomaz đổ lỗi trực tiếp cho Lực lượng Vũ trang Ukraine.
“Quân Ukraine đã nã pháo vào làng Novaya Pogoshch, quận Suzemsky. Không có thương vong. Ngôi nhà của hai gia đình bốc cháy vì pháo kích. Các dịch vụ khẩn cấp đang hoạt động tại chỗ,” ông nói.
Ông cho biết thêm, một ngôi nhà cũng bốc cháy do pháo kích ở thị trấn Lomakovka.
Di tản ở Belgorod. Khu vực biên giới Belgorod gần đó đã tiếp tục bị pháo kích, được cho là từ các lực lượng Ukraine. Thống đốc Vyacheslav Gladkov cho biết 2.500 người đã được chuyển đến nơi ở tạm thời để tránh đám cháy sắp tới.
“Tất nhiên, điều kiện không hề dễ dàng. Không dễ dàng ở chỗ chúng là những cơ sở thể thao khổng lồ, nơi có hàng trăm chiếc giường cho người lớn và trẻ nhỏ, người già và trẻ nhỏ ngủ chung”, Gladkov viết trên Telegram.
Hôm thứ Năm, Gladkov cho biết trên Telegram rằng khu vực này đã chứng kiến hàng chục cuộc tấn công trong ngày qua, gây thiệt hại về đường xá, tài sản và phương tiện. Ông cho biết hầu hết các cuộc tấn công là bằng trọng pháo và súng cối, có người bị thương nhưng không ai thiệt mạng.
Belgorod đã chứng kiến bạo lực gia tăng trong những ngày gần đây, sau cuộc đột kích của các chiến binh bất đồng chính kiến Nga vào tuần trước. Các quan chức Ukraine đã phủ nhận sự tham gia trực tiếp, nói rằng các chiến binh của Quân Đoàn Tự Do cho Nga và Quân Đoàn Tình Nguyện Nga đã hành động độc lập.
Trong khi đó, trong khu vực Kursk của Nga, Thống đốc Roman Starovoyt cho biết vào sáng sớm thứ Sáu, hệ thống phòng không của Nga đã bắn hạ một số máy bay không người lái của Ukraine trên khu vực Kursk phía tây nước Nga,
Starovoyt nói: “Chúng tôi yêu cầu cư dân Kursk giữ bình tĩnh, thành phố nằm dưới sự bảo vệ đáng tin cậy của quân đội chúng tôi.
Kursk nằm ở phía bắc Belgorod, nơi đã xảy ra hàng chục cuộc tấn công nhằm vào các huyện biên giới bên trong Nga trong những ngày qua, theo thống đốc.
6. Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, thăm chiến trường thành phố Bakhmut
Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã đến thăm các đơn vị ở tiền tuyến trong khu vực Bakhmut, nơi ông lên kế hoạch cho các hành động tiếp theo với các chỉ huy và tặng quà và phần thưởng cho các binh sĩ.
Tướng Syrskyi nói: “Hướng Bakhmut. Tôi tiếp tục làm việc với những người lính của chúng ta trên tiền tuyến. Điều quan trọng đối với tôi là được tận mắt chứng kiến các chiến binh của chúng ta ở tiền tuyến. Để được trực tiếp nghe các vấn đề và đề xuất của họ”.
Ông lưu ý rằng ông đã lên kế hoạch cho các hành động tiếp theo cùng với chỉ huy của các đơn vị và phân khu.
“Trọng tâm chính, như mọi khi, là con người. Những món quà, phần thưởng giá trị đã trở thành lời tri ân nhỏ nhất đối với công lao to lớn của các anh em”
Ông nói thêm rằng đối phương tiếp tục chịu tổn thất đáng kể ở hướng Bakhmut.
Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine, cho biết trong mấy ngày qua quân Nga ở thành phố Bakhmut không chủ động tấn công. Tuy nhiên, đã có 2 cuộc giao tranh khiến 107 quân Nga bị thiệt mạng và 126 bị thương. Quân Ukraine cũng phá hủy các thiết bị của đối phương và ba kho đạn dã chiến ở hướng Bakhmut.
7. Nga bắt giữ tất cả các nhân viên làm việc tại một căn cứ quân sự sau khi căn cứ này trúng hỏa tiễn Storm Shadow.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy mùng 3 tháng Sáu, Vadym Boychenko, thị trưởng thành phố Mariupol, cho biết sau vụ nổ tại căn cứ quân sự Yuryivka bị tạm chiếm gần Mariupol, người Nga đã bắt giữ hầu hết những người từng làm việc tại cơ sở đó.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm Chúa Nhật 28 tháng 5, căn cứ quân sự Yuryivka, gần thành phố Mariupol đã bị tấn công. Thông tấn xã Tass của Nga cho rằng quân Ukraine đã tấn công bằng hai hỏa tiễn Storm Shadow. Kết quả là 100 quân nhân Nga đã bị thiệt mạng và gần 400 người bị thương. Kho đạn của Nga, một số khí tài quân sự hạng nặng, trung tâm chỉ huy điều hành bị phá hủy. Các hệ thống thông tin liên lạc và tác chiến điện tử đều bị đánh trúng.
Quân Nga nghi ngờ các nhân viên người Ukraine làm việc tại đây nên đã bắt giữ họ để điều tra.
“Quả báo bất ngờ đến từ hư không. Sau vụ tấn công Yuryivka, người Nga đã bắt gần như tất cả nhân viên tại căn cứ đó, tất cả đều là tay sai của quân xâm lược,” Boychenko nhấn mạnh.
Theo ông, một số tù nhân đã được thả, nhưng ít nhất ba tay sai của quân xâm lược từ Yalta và Yuryivka vẫn ở trong ngục tối Donetsk.
“Ai đó nghĩ rằng họ đã vào được vị trí tuyệt vời, thì người đó lầm to. Không thương hại, không tha thứ,” ông nói.
8. Cập nhật mới nhất của Tình báo Quốc phòng về tình hình ở Ukraine - ngày 03 tháng 6 năm 2023.
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Nga đã tiếp tục tái triển khai các đơn vị chính quy tới khu vực Bakhmut, khi biệt đội tấn công của Tập đoàn Wagner hoàn thành việc rút quân về các khu vực phía sau.
Lính Dù Nga đã đảm nhận vai trò ngày càng quan trọng ở Bakhmut: các thành phần của sư đoàn 76 và 106 và hai lữ đoàn Dù biệt lập bổ sung hiện đã được triển khai tới khu vực này.
Lính Dù Nga đã xuống cấp nhiều so với trạng thái 'ưu tú' trước cuộc xâm lược. Tuy nhiên, các chỉ huy Nga có thể đã cố gắng duy trì một số đơn vị vẫn còn tương đối có năng lực này như một lực lượng dự bị sẵn có. Nhưng, họ bị buộc phải triển khai những đơn vị này để giữ vững tiền tuyến ở Bakhmut, thành ra, toàn bộ lực lượng Nga có thể sẽ kém linh hoạt hơn trong việc phản ứng với các thách thức tác chiến.
9. Mối thù giữa các đồng minh hàng đầu của Putin bùng nổ công khai
Ramzan Kadyrov đã đưa Lữ Đoàn “Akhmat” thuộc lực lượng đặc biệt của Chechnya vào chiến trường Marinka để thay cho các đơn vị của Cộng hòa Nhân Dân Donetsk đã chịu thương vong nặng nề trong các trận đánh ở thành phố Bakhmut và thành phố Vuhledar.
Chỉ trong ngày thứ Sáu 2 Tháng Sáu, là ngày đầu giao tranh, 190 binh sĩ của lực lượng đặc biệt “Akhmat” đã tử trận, 15 xe tăng bị phá hủy. Lữ Đoàn đặc biệt “Akhmat” tháo chạy để lại đến 20 hệ thống pháo.
Hôm 31 Tháng Năm, khi Ramzan Kadyrov công bố ý định đưa quân vào vùng Donetsk, trùm Wagner Yevgeny Prigozhin đã lên tiếng cho rằng quân Chechnya không làm nổi đâu vì không có khả năng chiến đấu. Nhận định này thực ra cũng không phải của riêng Prigozhin. Trong thực tế, cho đến nay, Bộ Quốc Phòng Nga thường chỉ giao cho quân Kadyrovites, tức là quân Chechnya của Kadyrov làm nhiệm vụ quân cảnh.
Tuy nhiên, nhận định của trùm Wagner đã gây ra một sự tức giận lớn trong những người Chechnya phò Nga. Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Feud Between Top Putin Allies Spills Out Into Open”, nghĩa là “Mối thù giữa các đồng minh hàng đầu của Putin bùng nổ công khai.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Mối hiềm khích giữa hai đồng minh hàng đầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin—giám đốc Tập đoàn Wagner Yevgeny Prigozhin và lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov—đã lộ ra ngoài.
Adam Delimkhanov, một đồng minh thân cận của Kadyrov, đã tấn công Prigozhin trên kênh Telegram của anh ta sau khi ông chủ của Tập đoàn Wagner cho rằng tiểu đoàn Chechnya Akhmat không có khả năng tấn công trong vùng “Cộng hòa Donetsk” tự xưng.
Prigozhin, người có biệt danh “đầu bếp của Putin” nhờ các hợp đồng cung cấp thực phẩm với Điện Cẩm Linh, đã đưa các chiến binh đánh thuê của mình vào thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine cùng với quân chính quy Nga như một phần trong nỗ lực của Mạc Tư Khoa nhằm bảo đảm chiến thắng lớn đầu tiên trên chiến trường, trong cuộc chiến kể từ mùa hè năm 2022. Ông ta tuyên bố rút quân khỏi thành phố vào ngày 25 tháng 5, sau khi liên tục cáo buộc Bộ Quốc phòng Nga cố tình tước đoạt đạn dược của các chiến binh của ông.
Hôm 31 Tháng Năm, Prigozhin đã đưa ra nhận xét về Akhmat - đơn vị chiến đấu Chechnya dưới sự chỉ huy của Kadyrov - thông qua dịch vụ báo chí của công ty Concord, nói rằng tiểu đoàn có thể chiếm một số địa điểm nhất định, nhưng không phải toàn bộ khu vực. Đáp lại, Delimkhanov đã nói chuyện với Prigozhin trong một đoạn video sôi nổi sử dụng ngôn ngữ tục tĩu, tuyên bố rằng Akhmat đang “đạt được các mục tiêu do tổng tư lệnh Putin đặt ra”
“Tôi muốn giải thích cho bạn những gì bạn không hiểu,” Delimkhanov nói. “Bạn đã trở thành một blogger la hét và đang hét lên với cả thế giới về mọi vấn đề. Hãy ngừng la hét”
“Yevgeny, anh không cần biết về năng lực và mục tiêu của chúng tôi. Đây là điều mà chỉ huy và tổng tư lệnh của chúng tôi, người xác định các mục tiêu đó, biết về điều đó, cùng với người đứng đầu nước cộng hòa, Anh hùng nước Nga Ramzan Kadyrov.”
Chủ tịch Quốc hội Chechnya, Magomed Daudov, một đồng minh thân cận khác của Kadyrov, cũng đả kích Prigozhin vì “những tuyên bố hàng ngày” của ông ta “gieo rắc tâm lý hoang mang trong người dân nước ta”.
“Các chiến binh của chúng tôi cũng gặp vấn đề, nhưng điều này không có nghĩa là một chiến binh nên hét lên về điều đó. Trong các tuyên bố của mình, bạn ám chỉ rằng ai đó nên bị đưa ra bắn. Trong thế chiến thứ hai, những kẻ tung ra những luận điệu như vậy sẽ bị úp mặt vào tường bắn bỏ ngay lập tức,” Daudov nói.
Prigozhin đã trả lời hai người này bằng cách nói rằng anh ta tin rằng mình không làm gì sai khi bình luận về những gì anh ấy tin là khả năng của Akhmat.
“Về quan điểm của tôi, tất cả những người tham gia vào cuộc thảo luận này đều biết rất rõ số điện thoại bí mật của tôi và có thể kết nối với tôi,” anh ta nói.
Một trong những thành viên sáng lập của Wagner, Dmitry Utkin, cựu sĩ quan lực lượng đặc biệt từng phục vụ trong tình báo quân đội Nga, cũng cân nhắc về mối thù, chỉ trích việc sử dụng ngôn ngữ hằn học khi xưng hô với Prigozhin.
“Sự quen thuộc với lối nói năng như vậy đến từ đâu vậy?” Utkin cho biết trong một phát biểu được đăng trên Telegram bởi Prigozhin. “Một số công dân nhất định nên bị dồn vào chân tường vì sự xấu hổ mà chúng ta đang có.”
Trong một hàm ý đe dọa, Utkin cũng nói rằng anh ấy sẵn sàng nói chuyện “tay đôi” và rằng anh ấy đã biết Delimkhanov và Daudov kể từ Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất và thứ hai.
Tuần trước, Nga đã ăn mừng việc chiếm được Bakhmut, nhưng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã bác bỏ tuyên bố thành phố công nghiệp này hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Nga.
10. ISW nhận định rằng Điện Cẩm Linh có khả năng khiến các đồng minh chống lại nhau ở Ukraine
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kremlin Likely Pitting Allies Against One Another in Ukraine: ISW”, nghĩa là “ Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ nhận định rằng Điện Cẩm Linh có khả năng khiến các đồng minh chống lại nhau ở Ukraine.”
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, hôm thứ Năm cho biết những tuyên bố gần đây của các quan chức Chechnya chỉ trích lãnh đạo Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, có thể là một nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm làm suy yếu ông trùm đánh thuê.
Prigozhin nổi lên vào những tháng cuối năm 2022 với tư cách là nhân tố chính trong cuộc chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine. Sau khi quân đội chính thức của Nga phải chịu một loạt thất bại trên chiến trường, những người lính đánh thuê Wagner của Prighozhin - bao gồm một số lượng lớn tân binh trong tù - bắt đầu xoay chuyển cuộc chiến cho Nga.
Sau khi giành chiến thắng ở thành phố Soledar, Wagner bắt đầu tập trung nỗ lực vào Bakhmut, mặc dù Prigozhin đã nhiều lần đe dọa rút khỏi thành phố này sau khi nói rằng Mạc Tư Khoa không cung cấp đủ đạn dược cho ông ta.
Trong một đánh giá về cuộc chiến ở Ukraine, ISW, một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, đã viết rằng các chỉ huy và quan chức Chechnya đã “phát động một cuộc tấn công phối hợp” vào Prigozhin trong tuần này. ISW lưu ý rằng các lời tố cáo công khai bắt đầu sau khi Prigozhin nói hôm thứ Tư rằng ông đã biết về các lực lượng quân sự Chechnya được điều vào các vị trí ở Donetsk, Ukraine; và rằng ông không biết rằng những đội quân này sẽ tập trung hoạt động của họ vào các khu định cư, chứ không phải là tất cả vùng Donetsk.
Prigozhin được biết đến là người không nương tay khi công kích các quan chức quân đội Nga, đặc biệt là Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu. Tuy nhiên, ISW đã viết rằng những bình luận hôm thứ Tư của ông ấy về quân đội Chechnya “có vẻ tương đối trung lập so với những tuyên bố mang tính kích động hơn của ông ấy và không trực tiếp chỉ trích nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov hoặc lực lượng của ông ta.”
Trong số các quan chức lên tiếng chống lại Prigozhin có thành viên Chechnya của Duma Quốc gia Nga Adam Delimkhanov, người đã nói với người sáng lập Wagner trong một video tức giận được đăng lên kênh Telegram của anh ta.
“Nếu bạn không hiểu, thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi và cho chúng tôi biết địa điểm và thời gian. Chúng tôi sẽ giải thích cho bạn những gì bạn không hiểu,” Delimkhanov nói. “Bạn đã trở thành một blogger la hét và cứ tiếp tục hét lên với cả thế giới về mọi vấn đề. Hãy ngừng la hét”.
Apti Alaudinov, một chỉ huy của lực lượng đặc biệt Chechnya ở Ukraine, cũng tấn công Prigozhin, bằng cách tuyên bố rằng Wagner đã nhận được nhiều nguồn cung cấp từ Nga hơn quân đội của ông ta. Chủ tịch Quốc hội Chechnya Magomed Daudov đã thêm vào các cuộc tấn công nhắm vào Prigozhin bằng cách nói rằng các phát biểu chống đối của trùm Wagner về quân đội Nga sẽ dẫn đến hành quyết nếu chúng được thực hiện trong Thế chiến thứ hai.
Một người đáng chú ý vẫn giữ im lặng là Kadyrov, người đã duy trì mối quan hệ thân mật trước công chúng với Prigozhin, thậm chí còn chào đón Tập đoàn Wagner khi ông tuyên bố vào tháng trước rằng người Chechnya sẽ lấp chỗ trống cho Prigozhin ở Bakhmut.
Tuy nhiên, ISW đã viết rằng “Các cuộc tấn công của người Chechnya nhằm vào tính cách của Prigozhin có thể là một phần trong nỗ lực của Điện Cẩm Linh nhằm làm mất uy tín và làm suy yếu Prigozhin khi lực lượng của ông ta rút khỏi tiền tuyến.”
“Prigozhin có thể thấy mình ở một vị trí dễ bị tổn thương hơn so với khi Điện Cẩm Linh dựa vào lực lượng của mình để chiếm Bakhmut và có khả năng đã cố gắng duy trì sự liên quan trong không gian thông tin bằng cách tiến hành các cuộc họp báo trên khắp nước Nga,” tổ chức tư vấn này viết.
ISW nói thêm rằng Igor Girkin, một cựu chỉ huy Nga, là người đã lên tiếng chỉ trích cách Nga tiến hành cuộc chiến ở Ukraine, đã “suy đoán rằng Kadyrov có thể đã tính toán giá trị trong việc duy trì Prigozhin như một đồng minh và kết luận rằng Prigozhin không thể cung cấp cho anh ta bất kỳ lợi ích đáng kể nào.”
Mark Katz, giáo sư tại Trường Chính sách và Chính phủ Schar của Đại học George Mason, nói với Newsweek hôm thứ Sáu rằng ông cảm thấy “Những lời chỉ trích của người Chechnya đối với Prigozhin có thể không nhất thiết cần được Điện Cẩm Linh dàn dựng hoặc khuyến khích.”
“Lãnh đạo Chechnya Kadyrov và các chỉ huy Chechnya khác nhau có thể cảm thấy rằng Prigozhin đã chọc tức Điện Cẩm Linh, và vì vậy họ tìm cơ hội để 'đá anh ta khi anh ta đang sa sút',” Katz viết trong một email. “Putin, giống như nhiều nhà độc tài, thích chơi trò chơi khiến những người ủng hộ ông ta chống lại nhau để ngăn họ hợp tác chống lại ông ta. Putin, sau đó, có thể vui mừng khi thấy Chechnya chỉ trích Prigozhin.”
Mặc dù vậy, Katz nói rằng không có gì chắc chắn rằng Putin đã sẵn sàng cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Prigozhin.
“Nếu không, Putin sẽ thay thế Prigozhin trong vai trò người đứng đầu Wagner. Theo quan điểm của Putin, cuộc tranh cãi giữa Prigozhin và Bộ Quốc phòng—và Prigozhin với người Chechnya—có kết quả tích cực là khuyến khích tất cả họ nỗ lực nhiều hơn để cho Putin thấy mỗi người họ làm việc hiệu quả như thế nào. Và cho đến nay, trò dường như đang hoạt động, Mark nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Độc đáo: Xây dựng lại mái nhà bị hỏa hoạn của Nhà thờ Đức Bà Paris bằng các kỹ thuật thời trung cổ
VietCatholic Media
17:17 03/06/2023
1. Linh mục Công Giáo ở Nigeria được trả tự do vào Chúa Nhật Lễ Ngũ tuần sau ba ngày bị giam cầm
Cha Matthias Opara, Linh mục Công Giáo người Nigeria bị bắt cóc vào ngày 26 tháng 5 khi đang trở về từ một đám tang đã được trả tự do.
Linh mục Chánh xứ Giáo xứ Công Giáo Holy Ghost Obosima thuộc Tổng giáo phận Owerri ở Nigeria đã lấy lại tự do vào Chúa Nhật Lễ Hiện xuống, ngày 28 tháng 5, Thủ tướng của Tòa thị chính Nigeria tuyên bố trong một tuyên bố.
“Chúng tôi cảm ơn Thiên Chúa toàn năng vì lòng thương xót vô hạn của Ngài và đã đáp lời cầu nguyện của chúng tôi,” Cha. Patrick Mbarah nói, và cảm ơn dân Chúa vì “tình liên đới huynh đệ và những lời cầu nguyện của các bạn.”
“To God be the Glory,” Cha Mbarah cho biết thêm.
Trong tuyên bố trước đó của mình sau vụ bắt cóc Cha Opara, Chưởng ấn của Tổng giáo phận Owerri cho biết Đấng Bản quyền Địa phương của Owerri, Đức Tổng Giám Mục Lucius Iwejuru Ugorji, đã chỉ đạo ông kêu gọi những lời cầu nguyện cho việc trả tự do cho Linh mục Công Giáo, người đã bắt đầu Thừa tác vụ Linh mục của mình vào ngày 14 tháng 7 năm 1990.
Vụ bắt cóc Cha phụ trách Giáo xứ Công Giáo ngày 26 tháng 5 nằm ở Khu vực Chính quyền Địa phương Ohaji/Egbema (LGA) của Bang Imo của Nigeria là vụ mới nhất trong một loạt vụ bắt cóc nhắm vào các thành viên của Giáo sĩ ở hầu hết Phi Châu. quốc gia đông dân.
Vào ngày 19 tháng 5, Cha Jude Kingsley Maduka, một Linh mục Công Giáo người Nigeria đang phục vụ tại Giáo phận Okigwe đã bị bắt cóc và được trả tự do sau ba ngày bị giam cầm.
cha Chochos Kunav và Cha Raphael Ogigba, người đã bị bắt cóc vào ngày 29 tháng 4 từ Giáo phận Công Giáo Warri của Nigeria, đã được trả tự do vào ngày 4 tháng Năm.
Trước đó, vào ngày 15 tháng 4, Cha Michael Ifeanyi Asomugha, Giám quản Giáo xứ St Paul Osu của Giáo phận Okigwe, đã bị bắt cóc và sau đó được thả.
Quốc gia Tây Phi này đang phải chiến đấu với làn sóng bạo lực gia tăng do các băng đảng dàn dựng, những thành viên của chúng thực hiện các vụ tấn công bừa bãi, bắt cóc đòi tiền chuộc và trong một số trường hợp là giết người.
Đất nước này đã trải qua cuộc nổi dậy của Boko Haram kể từ năm 2009, một nhóm được cho là nhằm mục đích biến nó thành một quốc gia Hồi giáo.
2. Mái nhà bị hỏa hoạn của Nhà thờ Đức Bà được xây dựng lại bằng các kỹ thuật thời trung cổ
Nếu có thể du hành thời gian, những người thợ mộc thời trung cổ chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi thấy kỹ thuật chế biến gỗ mà họ đã đi tiên phong trong việc xây dựng Nhà thờ Đức Bà cách đây hơn 800 năm đang được sử dụng lại cho đến ngày nay trong việc xây dựng lại mái nhà bị hỏa hoạn tàn phá của tượng đài nổi tiếng thế giới.
Chắc chắn điều ngược lại là đúng đối với những người thợ mộc thời hiện đại sử dụng các kỹ năng của thời trung cổ. Làm việc với những chiếc rìu thủ công để tạo hình những thanh xà gỗ sồi nặng hàng trăm tấn cho khung mái nhà mới của Nhà thờ Đức Bà, đối với họ, giống như thời gian quay ngược lại. Nó mang lại cho họ một sự đánh giá cao mới về công việc thủ công của những người tiền nhiệm đã đẩy phong cách kiến trúc trở lại vào thế kỷ 13.
Peter Henrikson, một trong những người thợ mộc, nói: “Đôi khi nó hơi khó hiểu. Anh ấy nói rằng có những lúc anh ấy đập cái vồ vào cái đục mà anh ấy thấy mình đang nghĩ về những người thợ thời trung cổ cách đây 900 năm”.
Việc sử dụng các dụng cụ cầm tay để xây dựng lại mái nhà bị ngọn lửa biến thành tro vào năm 2019 là một lựa chọn có cân nhắc, có chủ ý, trong bối cảnh là các dụng cụ điện chắc chắn sẽ thực hiện công việc nhanh hơn. Mục đích là để vinh danh tay nghề thủ công đáng kinh ngạc của những người thợ xây dựng ban đầu của nhà thờ và để bảo đảm rằng nghệ thuật chế tác gỗ thủ công hàng thế kỷ vẫn tồn tại.
Jean-Louis Georgelin, tướng quân đội Pháp đã nghỉ hưu, người đang giám sát việc tái thiết, cho biết: “Chúng tôi muốn khôi phục lại nhà thờ này như khi nó được xây dựng vào thời Trung cổ.
“Đó là một cách để vinh danh công việc thủ công của tất cả những người đã xây dựng tất cả các tượng đài phi thường ở Pháp.”
Đối mặt với thời hạn chặt chẽ để mở cửa lại nhà thờ vào tháng 12 năm 2024, các thợ mộc và kiến trúc sư cũng đang sử dụng thiết kế máy tính và các công nghệ hiện đại khác để tăng tốc độ tái thiết. Máy tính được sử dụng để vẽ các kế hoạch chi tiết cho thợ mộc, nhằm giúp bảo đảm rằng các thanh xà đục bằng tay của họ khớp với nhau một cách hoàn hảo.
Henrikson lưu ý: “Những người thợ mộc truyền thống đã nghĩ rất nhiều về điều đó trong đầu. “Thật tuyệt vời khi nghĩ về cách họ đã làm điều này với những gì họ có, các công cụ và công nghệ mà họ có vào thời điểm đó.”
Việc xây dựng lại mái nhà đã đạt được một cột mốc quan trọng vào tháng 5, khi phần lớn khung gỗ mới được lắp ráp và dựng lên tại một xưởng ở Thung lũng Loire, miền tây nước Pháp.
Quá trình chạy khô bảo đảm với các kiến trúc sư rằng khung phù hợp với mục đích sử dụng. Lần tiếp theo nó được đặt cùng nhau sẽ là trên đỉnh thánh đường. Không giống như thời trung cổ, nó sẽ được vận chuyển bằng xe tải vào Paris và được nâng lên bằng cần cẩu cơ khí vào vị trí. Khoảng 1.200 cây đã bị đốn hạ để phục vụ công việc.
Kiến trúc sư Remi Fromont, người đã vẽ bản vẽ chi tiết của khung ban đầu vào năm 2012, cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là khôi phục lại tình trạng ban đầu của cấu trúc khung gỗ đã biến mất trong trận hỏa hoạn ngày 15 tháng 4 năm 2019.
Khung được xây dựng lại “là cấu trúc khung gỗ tương tự của thế kỷ 13,” ông nói. “Chúng tôi có cùng một chất liệu: gỗ sồi. Chúng tôi có các công cụ giống nhau, với cùng các trục đã được sử dụng, các công cụ giống hệt nhau. Chúng tôi có bí quyết giống nhau. Và chẳng bao lâu nữa, nó sẽ trở lại chỗ cũ.”
Anh ấy nói thêm: “Đó là một sự Phục sinh thực sự”.
Source:AP
3. Đức Thánh Cha phát động “Hiệp ước hoàn cầu về gia đình”
Hôm 30 tháng Năm vừa qua, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố sứ điệp phát động “Hiệp ước hoàn cầu về gia đình” để giúp các gia đình đương đầu với những thách đố mới ngày nay và chu toàn ơn gọi của mình.
Hiệp ước này là “một chương trình hoạt động chung nhắm tạo cơ hội cho cuộc đối thoại giữa các tổ chức mục vụ gia đình và các trung tâm nghiên cứu về gia đình thuộc các đại học Công Giáo trên toàn thế giới. Đây là một sáng kiến do Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống đề xướng cùng với Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội” đề xướng, đi từ những nghiên cứu về tầm quan trọng văn hóa và nhân loại học gia đình cũng như về những thách đố mới mà gia đình đang phải đương đầu”.
“Đối tượng nhắm tới là hiệp lực với nhau, làm sao để việc mục vụ gia đình trong các Giáo hội địa phương tận dụng hữu hiệu hơn kết quả các nghiên cứu và công tác giáo dục, huấn luyện tại các đại học. Cùng nhau, các đại học Công Giáo và mục vụ có thể thăng tiến hữu hiệu hơn một nền văn hóa gia đình và sự sống, đi từ thực tại, giúp đỡ các thế hệ trẻ biết quý trọng hôn nhân, đời sống gia đình, trong thời đại bấp bênh và thiếu hy vọng hiện nay”.
Đức Thánh Cha cũng khẳng định rằng: “Các đại học Công Giáo được ủy thác công tác phát triển những phân tích được đào sâu về bản chất thần học, triết học, pháp lý, xã hội học và kinh tế liên quan đến hôn nhân và gia đình, để hỗ trợ tầm quan trọng thực sự giữa lòng các hệ tư tưởng và hoạt động ngày nay”.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha đề nghị một hành trình gồm bốn giai đoạn:
1. Trước tiên là khởi động tiến trình đối thoại và gia tăng cộng tác giữa các trung tâm đại học nghiên cứu về các vấn đề gia đình, đặc biệt làm cho hoạt động của các cơ quan này phong phú hơn nhờ sự nối mạng, liên kết với nhau.
2. Thứ hai là kiến tạo sự hợp lực lớn hơn về nội dung cũng như về đối tượng, giữa các cộng đoàn Kitô và các đại học Công Giáo.
3. Thứ ba là cổ võ nền văn hóa gia đình và sự sống trong xã hội, để đưa ra những đề nghị và đối tượng hữu ích cho các chính sách công cộng.
4. Thứ tư là hòa hợp và hỗ trợ các đề nghị được đưa ra, để việc phục vụ gia đình được phong phú và nâng đỡ về mặt tinh thần, mục vụ, văn hóa, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội.