Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:22 04/06/2020
43. Thiên Chúa dùng Thánh Giá để cứu chuộc nhân loại, Ngài cũng cần Thánh Giá để cho các linh hồn hướng thiện.
(Thánh Speratus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:26 04/06/2020
39. MÙI HÔI CỦA CHÂN QUÁ NỒNG
Có một người đang khoản đãi khách, đột nhiên ngửi một mùi quá hôi bèn kêu tên tiểu đồng đi tìm.
Tên tiểu đồng ghé tai ông chủ nói nhỏ:
- “Bà chủ cởi giày.”
Chủ nhân cũng nói nhỏ:
- “Ừ, thì cởi giày, nhưng cũng không thể hôi như thế”.
Tên tiểu đồng lại ghé vào tai ông nói nhỏ:
- “Hai chân đều cởi giày ạ.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 39:
Có nhiều loại mùi hôi: mùi hôi của chuột chết, mùi hôi của con gián, mùi hôi mắm ruốc, mùi hôi nước mắm, mùi hôi của hơi thở, mùi hôi của xác chết sình thối, mùi hôi của bùn lầy.v.v... và có rất nhiều mùi hôi khác tồn tại trong cõi đời này.
Mùi hôi thường làm cho người ta sợ hãi vì nó làm cho họ sự buồn nôn và tởm lợm phải bịt mũi...
Tội lỗi tuy không toả mùi vị hôi như xác chết, nhưng tự nó đã làm cho con người ta trở nên hôi thối trong tâm hồn, cho nên ai cũng tránh xa người tội lỗi như tránh xác chết của con chuột thúi.
Hôi chân vì mang bít tất là chuyện thường không có gì phải bàn đến, nhưng mang trên mình là người Ki-tô hữu mà tâm hồn lại đầy những mùi hôi thối thì là chuyện đáng nói rất lớn, bởi vì người Ki-tô hữu đã được nước Rửa Tội rửa sạch, được Chúa Thánh Thần thánh hoá, thì đáng lẽ phải thơm tho và trắng như tuyết mới phải.
Hôi và không hôi là chuyện của vệ sinh, nhưng toả sáng mùi thơm thánh thiện cho mọi người nghe thấy là chuyện của tâm hồn.
Mùi thơm thánh thiện là sự khiên tốn, là sự nhịn nhục, là sự phục vụ, là sống bác ái, là sự hoán cải tâm hồn.v.v...tất cả những việc làm đó đều tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng, có sức hút mảnh liệt làm cho người ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi con người chúng ta vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người đang khoản đãi khách, đột nhiên ngửi một mùi quá hôi bèn kêu tên tiểu đồng đi tìm.
Tên tiểu đồng ghé tai ông chủ nói nhỏ:
- “Bà chủ cởi giày.”
Chủ nhân cũng nói nhỏ:
- “Ừ, thì cởi giày, nhưng cũng không thể hôi như thế”.
Tên tiểu đồng lại ghé vào tai ông nói nhỏ:
- “Hai chân đều cởi giày ạ.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 39:
Có nhiều loại mùi hôi: mùi hôi của chuột chết, mùi hôi của con gián, mùi hôi mắm ruốc, mùi hôi nước mắm, mùi hôi của hơi thở, mùi hôi của xác chết sình thối, mùi hôi của bùn lầy.v.v... và có rất nhiều mùi hôi khác tồn tại trong cõi đời này.
Mùi hôi thường làm cho người ta sợ hãi vì nó làm cho họ sự buồn nôn và tởm lợm phải bịt mũi...
Tội lỗi tuy không toả mùi vị hôi như xác chết, nhưng tự nó đã làm cho con người ta trở nên hôi thối trong tâm hồn, cho nên ai cũng tránh xa người tội lỗi như tránh xác chết của con chuột thúi.
Hôi chân vì mang bít tất là chuyện thường không có gì phải bàn đến, nhưng mang trên mình là người Ki-tô hữu mà tâm hồn lại đầy những mùi hôi thối thì là chuyện đáng nói rất lớn, bởi vì người Ki-tô hữu đã được nước Rửa Tội rửa sạch, được Chúa Thánh Thần thánh hoá, thì đáng lẽ phải thơm tho và trắng như tuyết mới phải.
Hôi và không hôi là chuyện của vệ sinh, nhưng toả sáng mùi thơm thánh thiện cho mọi người nghe thấy là chuyện của tâm hồn.
Mùi thơm thánh thiện là sự khiên tốn, là sự nhịn nhục, là sự phục vụ, là sống bác ái, là sự hoán cải tâm hồn.v.v...tất cả những việc làm đó đều tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng, có sức hút mảnh liệt làm cho người ta nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi con người chúng ta vậy !
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Ba Ngôi trong đời sống người tín hữu
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
08:50 04/06/2020
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – A
(Mt 16, 12 - 15)
Phụng vụ Giáo hội hôm nay mừng kính trọng thể Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, Ngôi Nhất là Cha. Ngôi Hai là Con : Ngôi Ba là Thánh Thần. Câu hỏi được đặt ra là : Làm sao chúng ta có thể hiểu được Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi.
Xem video và nghe bài giảng
Bài giáo lý thuộc lòng Thủa thiếu thời, trước khi bước vào Thánh lễ Chúa nhật, sau phần Kinh Sáng Tối, mọi người lại cùng nhau cất lên : Bổn dạy những lẽ cần cho được rỗi linh hồn. Phần thứ I… bắt gặp câu
Hỏi. Có mấy sự mầu nhiệm rất cần phải tin cho được rỗi linh hồn?
Thưa. Có Ba Sự Mầu Nhiệm này : một là sự Đức Chúa Trời Ba Ngôi...
Lớn lên tôi mới hiểu đây là Một trong Ba Mầu Nhiệm phải tin cho được rỗi linh hồn. Thảo nào, những câu hỏi mà người học ai cũng được hỏi và buộc phải trả lời chính xác là :
Hỏi. Có nhiều Đức Chúa Trời chăng?
Thưa. Có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Đức Chúa Trời có mấy Ngôi?
T. Đức Chúa Trời có Ba Ngôi : Ngôi Nhất là Cha. Ngôi Hai là Con : Ngôi Ba là Thánh Thần.
H. Ngôi Nhất là Cha, có phải Đức Chúa Trời chăng?
T. Phải.
H. Ngôi Hai là Con, có phải Đức Chúa Trời chăng?
T.Phải.
H.Ngôi Ba là Thánh Thần, có phải Đức Chúa Trời chăng?
T. Phải.
H. Nếu vậy có phải ba Đức Chúa Trời chăng?
T. Chẳng có, vì Ba Ngôi cũng một tính, một phép, vậy có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Ba Ngôi, có Ngôi nào trước, Ngôi nào sau, Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém chăng?
T. Ba Ngôi cũng bằng nhau. (Sách Bổn Địa Phận Hà Nội tr. 11)
Những câu hỏi thưa nói trên là bản tóm tắt tuyệt vời đầy đủ, dễ hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi bình đẳng, đồng tồn tại vĩnh cửu, tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và một uy quyền ngang nhau, nên Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa mà thôi.
Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi
Khi bước vào khoa Thần học, tôi được dạy và đọc thấy các nhà thần học suy tư về Một Thiên Chúa có Ba Ngôi. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới. Thật khó có thể hiểu được, nếu Thiên Chúa không ban ơn cho ta biết được mầu nhiệm ấy khi Ngài tự mạc khải là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Theo thánh Augustinô thì : “Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thuộc về một bản thể duy nhất và đồng nhất, là Thiên Chúa sáng tạo, là Ba Ngôi toàn năng” (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngôi, IV, xxi, 30). Do thuộc cùng một bản thể, Ba Ngôi ngang hàng với nhau đến nỗi “Chúa Cha không lớn hơn Chúa Con về thần tính, Chúa Cha và Chúa Con cùng với nhau cũng không lớn hơn Chúa Thánh Thần, từng Ngôi riêng biệt cũng không kém hơn chính Ba Ngôi” (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngội, VIII ). Chúa Cha là Thiên Chúa, Chúa Con là Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Tuy nhiên đó không phải là ba Thiên Chúa, nhưng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là chính Ba Ngôi (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngôi, V, viii, 9).
Tương quan giữa Ba Ngôi phân biệt, nhưng không phân chia sự duy nhất. Chúa Cha luôn luôn là Cha và Chúa Con luôn luôn là Con. Nếu có lúc Chúa Con bắt đầu là Con thì một ngày nào đó sẽ thôi là Con. Nếu Chúa Cha có khởi đầu là Cha thì có lúc thôi là Cha. Chúa Cha chỉ được gọi là Cha do Ngài có một người Con, và Chúa Con chỉ được gọi là Con do Người có một người Cha. Vì vậy, cho dù có sự khác nhau giữa việc làm Cha và làm Con, bản thể lại không khác nhau, vì các Ngài không được gọi như thế xét về bản thể, nhưng là về tương quan, và tương quan này không phải là một tùy thể vì nó không thay đổi” (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngôi, V, v, 6).
Lễ này là dịp tốt để chúng ta ý thức được sự hiện diện của Ba Ngôi bao trùm toàn bộ đời sống người Kitô hữu chúng ta.
Ba Ngôi trong đời sống người tín hữu
Trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, mỗi người chúng ta đều được ghi Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Liền sau đó sẽ được thẩm vấn và đòi buộc tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, có tin Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo dựng trời đất… có tin Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha…có tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa? Câu trả lời cho cả ba câu hỏi trên sẽ là, “Thưa có.” Vẫn Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần khi cử hành Bí tích Hôn nhân, người nam và người nữ được ràng buộc nên vợ nên chồng khi trao nhẫn cho nhau. Vào cuối đời, chúng ta cầu nguyện nhân Danh Thiên Chúa Cha đã tạo dựng, Chúa Con đã cứu chuộc và Chúa Thánh Thần đã thánh hóa ban cho người qua đời được hưởng phúc trường sinh.
Và cứ thế, hằng ngày, biết bao lần chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm … chúng ta đọc kinh Vinh Danh, kinh Sáng Danh, kinh Tin Kính… nhất là chúng ta làm Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, cho thấy toàn thể thân xác cũng như linh hồn ta, tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi và Thiên Chúa Ba Ngôi bao trùm toàn bộ đời sống ta.
Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, xin tôn vinh chúc tụng muôn đời. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 16, 12 - 15)
Phụng vụ Giáo hội hôm nay mừng kính trọng thể Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, Ngôi Nhất là Cha. Ngôi Hai là Con : Ngôi Ba là Thánh Thần. Câu hỏi được đặt ra là : Làm sao chúng ta có thể hiểu được Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi.
Xem video và nghe bài giảng
Bài giáo lý thuộc lòng Thủa thiếu thời, trước khi bước vào Thánh lễ Chúa nhật, sau phần Kinh Sáng Tối, mọi người lại cùng nhau cất lên : Bổn dạy những lẽ cần cho được rỗi linh hồn. Phần thứ I… bắt gặp câu
Hỏi. Có mấy sự mầu nhiệm rất cần phải tin cho được rỗi linh hồn?
Thưa. Có Ba Sự Mầu Nhiệm này : một là sự Đức Chúa Trời Ba Ngôi...
Lớn lên tôi mới hiểu đây là Một trong Ba Mầu Nhiệm phải tin cho được rỗi linh hồn. Thảo nào, những câu hỏi mà người học ai cũng được hỏi và buộc phải trả lời chính xác là :
Hỏi. Có nhiều Đức Chúa Trời chăng?
Thưa. Có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Đức Chúa Trời có mấy Ngôi?
T. Đức Chúa Trời có Ba Ngôi : Ngôi Nhất là Cha. Ngôi Hai là Con : Ngôi Ba là Thánh Thần.
H. Ngôi Nhất là Cha, có phải Đức Chúa Trời chăng?
T. Phải.
H. Ngôi Hai là Con, có phải Đức Chúa Trời chăng?
T.Phải.
H.Ngôi Ba là Thánh Thần, có phải Đức Chúa Trời chăng?
T. Phải.
H. Nếu vậy có phải ba Đức Chúa Trời chăng?
T. Chẳng có, vì Ba Ngôi cũng một tính, một phép, vậy có một Đức Chúa Trời mà thôi.
H. Ba Ngôi, có Ngôi nào trước, Ngôi nào sau, Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém chăng?
T. Ba Ngôi cũng bằng nhau. (Sách Bổn Địa Phận Hà Nội tr. 11)
Những câu hỏi thưa nói trên là bản tóm tắt tuyệt vời đầy đủ, dễ hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi. Ba Ngôi bình đẳng, đồng tồn tại vĩnh cửu, tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và một uy quyền ngang nhau, nên Ba Ngôi chỉ là một Thiên Chúa mà thôi.
Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi
Khi bước vào khoa Thần học, tôi được dạy và đọc thấy các nhà thần học suy tư về Một Thiên Chúa có Ba Ngôi. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới. Thật khó có thể hiểu được, nếu Thiên Chúa không ban ơn cho ta biết được mầu nhiệm ấy khi Ngài tự mạc khải là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.
Theo thánh Augustinô thì : “Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần thuộc về một bản thể duy nhất và đồng nhất, là Thiên Chúa sáng tạo, là Ba Ngôi toàn năng” (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngôi, IV, xxi, 30). Do thuộc cùng một bản thể, Ba Ngôi ngang hàng với nhau đến nỗi “Chúa Cha không lớn hơn Chúa Con về thần tính, Chúa Cha và Chúa Con cùng với nhau cũng không lớn hơn Chúa Thánh Thần, từng Ngôi riêng biệt cũng không kém hơn chính Ba Ngôi” (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngội, VIII ). Chúa Cha là Thiên Chúa, Chúa Con là Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa. Tuy nhiên đó không phải là ba Thiên Chúa, nhưng chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là chính Ba Ngôi (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngôi, V, viii, 9).
Tương quan giữa Ba Ngôi phân biệt, nhưng không phân chia sự duy nhất. Chúa Cha luôn luôn là Cha và Chúa Con luôn luôn là Con. Nếu có lúc Chúa Con bắt đầu là Con thì một ngày nào đó sẽ thôi là Con. Nếu Chúa Cha có khởi đầu là Cha thì có lúc thôi là Cha. Chúa Cha chỉ được gọi là Cha do Ngài có một người Con, và Chúa Con chỉ được gọi là Con do Người có một người Cha. Vì vậy, cho dù có sự khác nhau giữa việc làm Cha và làm Con, bản thể lại không khác nhau, vì các Ngài không được gọi như thế xét về bản thể, nhưng là về tương quan, và tương quan này không phải là một tùy thể vì nó không thay đổi” (x.Giáo lý về Chúa Ba Ngôi, V, v, 6).
Lễ này là dịp tốt để chúng ta ý thức được sự hiện diện của Ba Ngôi bao trùm toàn bộ đời sống người Kitô hữu chúng ta.
Ba Ngôi trong đời sống người tín hữu
Trước khi lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, mỗi người chúng ta đều được ghi Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi. Liền sau đó sẽ được thẩm vấn và đòi buộc tuyên xưng niềm tin vào Chúa Ba Ngôi, có tin Chúa Cha Toàn Năng, Đấng tạo dựng trời đất… có tin Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa, sinh bởi Đức Chúa Cha…có tin kính Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa? Câu trả lời cho cả ba câu hỏi trên sẽ là, “Thưa có.” Vẫn Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần khi cử hành Bí tích Hôn nhân, người nam và người nữ được ràng buộc nên vợ nên chồng khi trao nhẫn cho nhau. Vào cuối đời, chúng ta cầu nguyện nhân Danh Thiên Chúa Cha đã tạo dựng, Chúa Con đã cứu chuộc và Chúa Thánh Thần đã thánh hóa ban cho người qua đời được hưởng phúc trường sinh.
Và cứ thế, hằng ngày, biết bao lần chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi, từ khi thức dậy cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm … chúng ta đọc kinh Vinh Danh, kinh Sáng Danh, kinh Tin Kính… nhất là chúng ta làm Dấu Thánh Giá nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, cho thấy toàn thể thân xác cũng như linh hồn ta, tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi và Thiên Chúa Ba Ngôi bao trùm toàn bộ đời sống ta.
Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, xin tôn vinh chúc tụng muôn đời. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Chia sẻ niềm vui
Lm Vũđình Tường
20:29 04/06/2020
Cá nhân vui mừng khi đạt được thành quả tốt đẹp sau bao năm tháng khổ tâm luyện tập. Niềm vui này được thân nhân, thân hữu và ngay cả các công dân khác mừng vui chung. Là thành viên của cộng đoàn Dân Chúa, Kitô hữu cùng đồng hành với các thành viên khác trong mọi vui buồn của cuộc sống. Đức Kitô là đầu, là thủ lãnh của cộng đoàn Dân Chúa. Ngài là nguồn sống, nguồn vui vô tận chung cho tất cả các Kitô hữu. Ngài tự nguyện gánh vác mọi tội lỗi và chết thay cho tha nhân. Qua Ngài, tha nhân nhận ơn trường sinh do Ngài ban. Kitô hữu cũng vui mừng đón nhận ơn đặc biệt Ngài ban, ơn lạ đó chính là Thánh Thần Chúa. Nếu Đức Kitô không hướng dẫn, Kitô hữu không thể biết có Thánh Thần Chúa. Kitô hữu vui mừng vì chính Đức Kitô xin Chúa Cha ban Thánh Thần Chúa cho các Kitô hữu. Điều Đức Kitô xin, Chúa Cha không bao giờ từ chối. Đức Kitô cho biết, Thánh Thần Chúa ngự trị thế giới nhưng thế giới không biết Ngài (Gn 14, 17). Không biết bởi không nghe giáo huấn của Đức Kitô. Thánh Thần Chúa là nguồn tình yêu. Bởi từ chối thờ kính, yêu mến Đức Kitô, và không thương tha nhân nên không nhận biết Thánh Thần Chúa. Ơn đặc biệt Đức Kitô ban dành riêng cho những ai thành tâm yêu mến và tuân giữ giới răn yêu thương của Đức Kitô.
Trên thập giá, khi Đức Kitô lên tiếng 'Lậy Cha, Con phó linh hồn Con tay Cha'( Lk 23, 46). Người ta hiểu câu trên chính là câu nói cuối đời của Đức Kitô. Câu nói chấp nhận đầu hàng, chịu chết trước sức mạnh của quân La Mã. Kitô hữu hiểu Đức Kitô nói câu trên không mang í nghĩa đầu hàng, chấp nhận thất bại mà chính là tuyên ngôn của toàn thắng. Thứ nhất Đức Kitô chiến thắng sức mạnh của ma quỷ xuất hiện dưới hình thức cám dỗ, tội lỗi, để con người trở thành nô lệ cho cha quỷ. Thứ hai, Đức Kitô tiêu diệt sự sợ hãi do thần chết mang lại. Thần chết không còn độc quyền thống trị con người, nó bị Đức Kitô tiêu diệt khi Ngài sống lại từ cõi chết. Thứ ba, trước mặt quân lính La Mã và kẻ chống đối Đức Kitô, Ngài công khai tuyên bố họ có thể đóng đinh thân xác Ngài vào thập giá, nhưng hoàn toàn bất lực trước linh hồn Đức Kitô. Linh hồn Ngài thuộc về Chúa Cha và linh hồn đó tự do đi về cùng Chúa Cha. Quân lính và sức mạnh quân La mã không có khả năng kiểm soát, kiềm chế. Hiểu theo í nghĩa trên thì cái chết của Đức Kitô không phải là đầu hàng, không phải là kết thúc mà chính là khởi đầu cuộc sống mới. Cuộc sống toàn thiện, toàn mĩ trong nước Chúa. Xin phó linh hồn trong tay Chúa Cha chính là tuyên ngôn của sự sống mới, khởi đầu từ thập giá. Quả thực, Đức Kitô đã sống lại sau ba ngày an táng trong mộ. Ngài sống lại từ cõi chết, hiện ra và ở với các tông đồ một thời gian trước khi Thăng Thiên, về cùng Chúa Cha.
Đức Kitô về trời và ban Thánh Thần Chúa xuống trên các tông đồ, các Kitô hữu. Trái đất đầy ơn Thánh Thần Chúa. Ngoài Thánh Thần, a/ Đấng tác tạo, chúng ta biết ở chương đầu của sách Sáng Thế Kí; b/ còn có Thánh Thần Đức Kitô, trở về cùng Chúa Cha. c/ Kitô hữu còn biết thêm về Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh sau khi Ngài sống lại từ cõi chết. d/ Cuối cùng Kitô hữu còn có Đấng Bảo Trợ Đức Kitô ban. Đấng Bảo Trợ không thay thế Đức Kitô nhưng làm công việc Đức Kitô khơi mào nơi trần thế. Đấng Bảo Trợ cùng đồng hành với các Kitô hữu để hướng dẫn, đào sâu và khai sáng những điều Đức Kitô hướng dẫn. Đấng Bảo Trợ làm sống lại giáo huấn của Đức Kitô trong tâm hồn các Kitô hữu. Đấng Bảo Trợ ban sức sống mãnh liệt sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Đấng Bảo Trợ tiếp tục đổi mới sức sống của Kitô hữu nơi trần thế. Đức Kitô về cùng Chúa Cha là tin vui cho Kitô hữu. Thứ nhất, Đức Kitô làm trọn lời Hứa ban Đấng Bảo Trợ ở cùng Kitô hữu cho đến tận thế. Thứ hai, Kitô hữu sống đời sống mới, đời sống được hướng dẫn và bảo trợ bởi Đấng Bảo Trợ. Thứ ba, Đấng Bảo Trợ cùng đồng hành, ban sức mạnh, giúp kitô hữu trên đường lữ hành về nhà Cha. Thế hệ Kitô hữu tin theo Đức Kitô sau ngày Ngài về trời không thua thiệt thế hệ Kitô hữu tiên khởi bởi Kitô hữu của các thế hệ sau được Đấng Bảo Trợ hướng dẫn, chị dậy như chính Đức Kitô dậy. Qua Đấng Bảo Trợ Kitô hữu nhận biết Đức Kitô và Chúa Cha.
'Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến ngưới ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy'. Gn 14, 21.
Đấng Bảo Trợ khai sáng tâm trí Kitô hữu để họ yêu mến Đức Kitô hết tâm tình, và do đó ở cùng Đức Kitô và Ngài ở trong họ. Kitô hữu tôn thờ Thiên Chúa, không phải từ xa. Thiên Chúa đó ở rất gần, ngay trong tâm hồn, ngay trong tim họ. Kitô hữu không tôn thờ Đức Kitô đã chết ghi trong sử sách, mà tôn thờ Đức Kitô Phục Sinh, Đức Kitô sống đời sống mới, uy nghi, danh dự, hiện đang ngự bên hữu Chúa Cha, hiện đang sống trong tâm hồn các kitô hữu. Qua hành động bác ái, yêu thương và tha thứ, người ta nhận biết chúng ta là môn Đệ Đức Kitô Phục Sinh. Đấng liên kết Kitô hữu với Chúa Cha và với Thánh Thần Chúa, Đấng Bảo Trợ. Đó là niềm tin của các Kitô hữu.
TiengChuong.org
Celebrating our Joy
(John 14, 15-21)
Personal achievement brings great joy. It comes, not before, but after years of training and discipline. Sometimes, we are proud of our relatives and friends, and countrymen for their achievements, and we share their joy. As a member of the faith community, we share and bear with one another in their successes and failures. Jesus is our head, our leader. He is the source of our joy. He alone suffered, and we all benefitted from his triumph over sin and death. We are grateful to have The Paraclete. Without Jesus we don't even know The paraclete exists. Jesus asked the Father to send us The Paraclete, the Advocate to be with us always. Interestingly, The Paraclete is in the world, and yet the world neither sees nor knows her, because it is the special gift, Jesus has given to those who love Him by keeping his commandment of love.
On the cross, before dying Jesus said 'Father into your hands I commit my Spirit'. At that time people interpreted his death as a sign of failure, of subjection to the Romans' power. Jesus publicly said to the Romans and his opponents, that he allowed them to nail his physical body to the cross; but they had no power over his Spirit. His Spirit was free, and now it returned to the Father. In that sense his death was not the sign of failure, but rather, Jesus' triumphant proclamation began at the cross. After the resurrection Jesus stayed with his apostles for forty days to strengthen their faith in him, before ascending to the Father. The earth is full of God's Spirit. Apart from the spirit at the creation, which hovered over the water, we knew the spirit which was with Jesus during his time on earth; we then have the spirit of his resurrection, and lastly the promise of the Spirit, The Paraclete to be with God's Church on earth till the end of time. After departing from this world, Jesus sent The Paraclete to be with the apostles and with us. The Paraclete would not take the place of Jesus, but She continues to deepen the work of Jesus. The Paraclete makes Jesus' teaching alive in the hearts of all believers. She keeps breathing the Church's mission and she continues renewing God's new creation. Jesus' departure from this earth was good news for us all. First, He fulfilled the promise to be with us in a new way. Second, The Paraclete will teach and remind us of Jesus' teaching; She becomes our strength and our guide on our pilgrimage to God's house. We have never seen Jesus, but are not as disadvantaged as the first generation of believers. Through The Paraclete we learn to love Jesus, and those who love Jesus will be loved by the Father. 'Those who love me will keep my word, and my Father will love them, and we will come to them and make our home with them' Jn 14, 21. The Paraclete helps us to love Jesus, and the Father who is in Jesus will come to us and make His home in us. The God whom we worship is not far away, out there, but He is close to our heart, at home in us. Our faith in Jesus is a living faith. His teaching is not a history book, but through The Paraclete, his teaching is alive in our heart, and it is manifested through acts of charity and acts of love, mercy and forgiveness. By doing these we are united with Jesus, with the Father and with The Paraclete.
Trên thập giá, khi Đức Kitô lên tiếng 'Lậy Cha, Con phó linh hồn Con tay Cha'( Lk 23, 46). Người ta hiểu câu trên chính là câu nói cuối đời của Đức Kitô. Câu nói chấp nhận đầu hàng, chịu chết trước sức mạnh của quân La Mã. Kitô hữu hiểu Đức Kitô nói câu trên không mang í nghĩa đầu hàng, chấp nhận thất bại mà chính là tuyên ngôn của toàn thắng. Thứ nhất Đức Kitô chiến thắng sức mạnh của ma quỷ xuất hiện dưới hình thức cám dỗ, tội lỗi, để con người trở thành nô lệ cho cha quỷ. Thứ hai, Đức Kitô tiêu diệt sự sợ hãi do thần chết mang lại. Thần chết không còn độc quyền thống trị con người, nó bị Đức Kitô tiêu diệt khi Ngài sống lại từ cõi chết. Thứ ba, trước mặt quân lính La Mã và kẻ chống đối Đức Kitô, Ngài công khai tuyên bố họ có thể đóng đinh thân xác Ngài vào thập giá, nhưng hoàn toàn bất lực trước linh hồn Đức Kitô. Linh hồn Ngài thuộc về Chúa Cha và linh hồn đó tự do đi về cùng Chúa Cha. Quân lính và sức mạnh quân La mã không có khả năng kiểm soát, kiềm chế. Hiểu theo í nghĩa trên thì cái chết của Đức Kitô không phải là đầu hàng, không phải là kết thúc mà chính là khởi đầu cuộc sống mới. Cuộc sống toàn thiện, toàn mĩ trong nước Chúa. Xin phó linh hồn trong tay Chúa Cha chính là tuyên ngôn của sự sống mới, khởi đầu từ thập giá. Quả thực, Đức Kitô đã sống lại sau ba ngày an táng trong mộ. Ngài sống lại từ cõi chết, hiện ra và ở với các tông đồ một thời gian trước khi Thăng Thiên, về cùng Chúa Cha.
Đức Kitô về trời và ban Thánh Thần Chúa xuống trên các tông đồ, các Kitô hữu. Trái đất đầy ơn Thánh Thần Chúa. Ngoài Thánh Thần, a/ Đấng tác tạo, chúng ta biết ở chương đầu của sách Sáng Thế Kí; b/ còn có Thánh Thần Đức Kitô, trở về cùng Chúa Cha. c/ Kitô hữu còn biết thêm về Thánh Thần của Đức Kitô Phục Sinh sau khi Ngài sống lại từ cõi chết. d/ Cuối cùng Kitô hữu còn có Đấng Bảo Trợ Đức Kitô ban. Đấng Bảo Trợ không thay thế Đức Kitô nhưng làm công việc Đức Kitô khơi mào nơi trần thế. Đấng Bảo Trợ cùng đồng hành với các Kitô hữu để hướng dẫn, đào sâu và khai sáng những điều Đức Kitô hướng dẫn. Đấng Bảo Trợ làm sống lại giáo huấn của Đức Kitô trong tâm hồn các Kitô hữu. Đấng Bảo Trợ ban sức sống mãnh liệt sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội Chúa nơi trần gian. Đấng Bảo Trợ tiếp tục đổi mới sức sống của Kitô hữu nơi trần thế. Đức Kitô về cùng Chúa Cha là tin vui cho Kitô hữu. Thứ nhất, Đức Kitô làm trọn lời Hứa ban Đấng Bảo Trợ ở cùng Kitô hữu cho đến tận thế. Thứ hai, Kitô hữu sống đời sống mới, đời sống được hướng dẫn và bảo trợ bởi Đấng Bảo Trợ. Thứ ba, Đấng Bảo Trợ cùng đồng hành, ban sức mạnh, giúp kitô hữu trên đường lữ hành về nhà Cha. Thế hệ Kitô hữu tin theo Đức Kitô sau ngày Ngài về trời không thua thiệt thế hệ Kitô hữu tiên khởi bởi Kitô hữu của các thế hệ sau được Đấng Bảo Trợ hướng dẫn, chị dậy như chính Đức Kitô dậy. Qua Đấng Bảo Trợ Kitô hữu nhận biết Đức Kitô và Chúa Cha.
'Ai giữ các điều răn của Thầy, người ấy là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến ngưới ấy và sẽ tỏ mình ra cho người ấy'. Gn 14, 21.
Đấng Bảo Trợ khai sáng tâm trí Kitô hữu để họ yêu mến Đức Kitô hết tâm tình, và do đó ở cùng Đức Kitô và Ngài ở trong họ. Kitô hữu tôn thờ Thiên Chúa, không phải từ xa. Thiên Chúa đó ở rất gần, ngay trong tâm hồn, ngay trong tim họ. Kitô hữu không tôn thờ Đức Kitô đã chết ghi trong sử sách, mà tôn thờ Đức Kitô Phục Sinh, Đức Kitô sống đời sống mới, uy nghi, danh dự, hiện đang ngự bên hữu Chúa Cha, hiện đang sống trong tâm hồn các kitô hữu. Qua hành động bác ái, yêu thương và tha thứ, người ta nhận biết chúng ta là môn Đệ Đức Kitô Phục Sinh. Đấng liên kết Kitô hữu với Chúa Cha và với Thánh Thần Chúa, Đấng Bảo Trợ. Đó là niềm tin của các Kitô hữu.
TiengChuong.org
Celebrating our Joy
(John 14, 15-21)
Personal achievement brings great joy. It comes, not before, but after years of training and discipline. Sometimes, we are proud of our relatives and friends, and countrymen for their achievements, and we share their joy. As a member of the faith community, we share and bear with one another in their successes and failures. Jesus is our head, our leader. He is the source of our joy. He alone suffered, and we all benefitted from his triumph over sin and death. We are grateful to have The Paraclete. Without Jesus we don't even know The paraclete exists. Jesus asked the Father to send us The Paraclete, the Advocate to be with us always. Interestingly, The Paraclete is in the world, and yet the world neither sees nor knows her, because it is the special gift, Jesus has given to those who love Him by keeping his commandment of love.
On the cross, before dying Jesus said 'Father into your hands I commit my Spirit'. At that time people interpreted his death as a sign of failure, of subjection to the Romans' power. Jesus publicly said to the Romans and his opponents, that he allowed them to nail his physical body to the cross; but they had no power over his Spirit. His Spirit was free, and now it returned to the Father. In that sense his death was not the sign of failure, but rather, Jesus' triumphant proclamation began at the cross. After the resurrection Jesus stayed with his apostles for forty days to strengthen their faith in him, before ascending to the Father. The earth is full of God's Spirit. Apart from the spirit at the creation, which hovered over the water, we knew the spirit which was with Jesus during his time on earth; we then have the spirit of his resurrection, and lastly the promise of the Spirit, The Paraclete to be with God's Church on earth till the end of time. After departing from this world, Jesus sent The Paraclete to be with the apostles and with us. The Paraclete would not take the place of Jesus, but She continues to deepen the work of Jesus. The Paraclete makes Jesus' teaching alive in the hearts of all believers. She keeps breathing the Church's mission and she continues renewing God's new creation. Jesus' departure from this earth was good news for us all. First, He fulfilled the promise to be with us in a new way. Second, The Paraclete will teach and remind us of Jesus' teaching; She becomes our strength and our guide on our pilgrimage to God's house. We have never seen Jesus, but are not as disadvantaged as the first generation of believers. Through The Paraclete we learn to love Jesus, and those who love Jesus will be loved by the Father. 'Those who love me will keep my word, and my Father will love them, and we will come to them and make our home with them' Jn 14, 21. The Paraclete helps us to love Jesus, and the Father who is in Jesus will come to us and make His home in us. The God whom we worship is not far away, out there, but He is close to our heart, at home in us. Our faith in Jesus is a living faith. His teaching is not a history book, but through The Paraclete, his teaching is alive in our heart, and it is manifested through acts of charity and acts of love, mercy and forgiveness. By doing these we are united with Jesus, with the Father and with The Paraclete.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh kêu gọi khẩn cấp tổ chức các buổi cầu nguyện trước các tình hình bạo loạn tại Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
00:11 04/06/2020
Trước sự tức giận và thất vọng vẫn còn rất cao ở Hoa Kỳ liên quan đến cái chết của anh George Floyd, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên tổ chức các sáng kiến cầu nguyện đại kết và liên tôn để mang mọi người lại với nhau và thúc đẩy sự chữa lành. Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện đã kêu gọi như trên.
“Điều duy nhất có thể giúp cho anh George vào lúc này là cầu nguyện, ” Đức Hồng Y nói với Vatican News ngày 3 tháng 6.
Giáo Hội Công Giáo và những người khác đã kêu gọi những nỗ lực bất bạo động sau cái chết bi thảm của anh ta và đứng lên chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra, nhưng Đức Hồng Y nói rằng theo ngài chúng ta nên “tiến thêm một bước nữa và thúc đẩy lời kêu gọi tha thứ.”
“Tôi nghĩ đây là cách chúng ta có thể tôn vinh ký ức về George Floyd, ” Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những tức giận, thất vọng, chẳng có bất cứ điều gì có thể mang anh ta trở lại với thế giới này. Chỉ có một điều có thể hữu ích với George tại thời điểm này, khi anh ta đứng trước mặt Chúa, là sự tha thứ cho những kẻ giết anh. Giống như Chúa Giêsu đã làm, ” vị Hồng Y người Ghana nói.
Tại những thành phố Hoa Kỳ nơi đã từng chứng kiến bạo lực, Đức Hồng Y đã khiêm tốn và khẩn khoản đề nghị các giám mục, linh mục, các mục sư và các nhà lãnh đạo của các cộng đồng hãy lên kế hoạch cho các sự kiện đại kết và liên tôn”.
“Các sự kiện ấy có thể diễn ra trong một công viên hoặc khu vực mở khác với mục tiêu mang mọi người đến với nhau để cầu nguyện, ” ngài nói.
“Nó sẽ cho họ cơ hội thể hiện sự tức giận đang bị dồn nén, những cảm giác và tất cả những thứ chất chứa trong lòng, nhưng theo một cách thức lành mạnh, trên tinh thần tôn giáo hướng đến sự chữa lành, ” ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Giáo Hội Công Giáo đề cao quan điểm anh trai George Floyd, là ông Terrence, là người đã lên án các cuộc biểu tình bạo lực và nói rằng em ông muốn thấy hòa bình.”
“Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về các cuộc biểu tình bất bạo động, ” Đức Hồng Y Turkson nói. “Martin Luther King đã lãnh đạo rất nhiều người trong số họ, và tất cả họ đều bất bạo động có lẽ vì họ đã có kế hoạch tốt, và họ có một nhà lãnh đạo biết cách thấm nhuần ý thức về bất bạo động trong ông nơi tất cả những người đi theo mình”.
Đức Hồng Y Turkson, là một người da đen, nói thêm: “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề phổ biến trong xã hội, do đó, để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của nó đòi hỏi phải dạy cho mọi người biết ý nghĩa của sự sống con người, ý nghĩa của gia đình. Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một ý nghĩa về phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, là những người được tạo nên theo hình ảnh của Ngài và giống Ngài.”
Source:CruxCardinal suggests U.S. cities hold prayer events to promote healing
“Điều duy nhất có thể giúp cho anh George vào lúc này là cầu nguyện, ” Đức Hồng Y nói với Vatican News ngày 3 tháng 6.
Giáo Hội Công Giáo và những người khác đã kêu gọi những nỗ lực bất bạo động sau cái chết bi thảm của anh ta và đứng lên chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra, nhưng Đức Hồng Y nói rằng theo ngài chúng ta nên “tiến thêm một bước nữa và thúc đẩy lời kêu gọi tha thứ.”
“Tôi nghĩ đây là cách chúng ta có thể tôn vinh ký ức về George Floyd, ” Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những tức giận, thất vọng, chẳng có bất cứ điều gì có thể mang anh ta trở lại với thế giới này. Chỉ có một điều có thể hữu ích với George tại thời điểm này, khi anh ta đứng trước mặt Chúa, là sự tha thứ cho những kẻ giết anh. Giống như Chúa Giêsu đã làm, ” vị Hồng Y người Ghana nói.
Tại những thành phố Hoa Kỳ nơi đã từng chứng kiến bạo lực, Đức Hồng Y đã khiêm tốn và khẩn khoản đề nghị các giám mục, linh mục, các mục sư và các nhà lãnh đạo của các cộng đồng hãy lên kế hoạch cho các sự kiện đại kết và liên tôn”.
“Các sự kiện ấy có thể diễn ra trong một công viên hoặc khu vực mở khác với mục tiêu mang mọi người đến với nhau để cầu nguyện, ” ngài nói.
“Nó sẽ cho họ cơ hội thể hiện sự tức giận đang bị dồn nén, những cảm giác và tất cả những thứ chất chứa trong lòng, nhưng theo một cách thức lành mạnh, trên tinh thần tôn giáo hướng đến sự chữa lành, ” ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Giáo Hội Công Giáo đề cao quan điểm anh trai George Floyd, là ông Terrence, là người đã lên án các cuộc biểu tình bạo lực và nói rằng em ông muốn thấy hòa bình.”
“Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về các cuộc biểu tình bất bạo động, ” Đức Hồng Y Turkson nói. “Martin Luther King đã lãnh đạo rất nhiều người trong số họ, và tất cả họ đều bất bạo động có lẽ vì họ đã có kế hoạch tốt, và họ có một nhà lãnh đạo biết cách thấm nhuần ý thức về bất bạo động trong ông nơi tất cả những người đi theo mình”.
Đức Hồng Y Turkson, là một người da đen, nói thêm: “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề phổ biến trong xã hội, do đó, để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của nó đòi hỏi phải dạy cho mọi người biết ý nghĩa của sự sống con người, ý nghĩa của gia đình. Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một ý nghĩa về phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, là những người được tạo nên theo hình ảnh của Ngài và giống Ngài.”
Source:Crux
Cái chết của George Floyd: Cả bốn viên chức cảnh sát đều bị truy tố
Đặng Tự Do
01:03 04/06/2020
Chiều ngày 3 tháng Sáu, Bộ Tư Pháp tiểu bang Minnesota đã có cuộc họp báo cho biết cả 4 viên chức cảnh sát dính líu trong vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của anh George Floyd đều bị truy tố.
Các cáo buộc chống lại Derek Chauvin đã được nâng lên thành tội giết người cấp hai sau khi công tố viện xem qua các tài liệu thu thập được cho đến nay.
Ba viên chức cảnh sát khác, trước đây không bị buộc tội, nay sẽ phải đối mặt với tội giúp đỡ và đồng lõa giết người.
Cái chết của Floyd đã làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Phần lớn các cuộc biểu tình trong tám ngày qua đã diễn ra hòa bình, nhưng một số đã trở nên bạo lực và lệnh giới nghiêm đã được áp đặt tại một số thành phố.
Khi thông báo về các cáo buộc mới, ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota, nói rằng những cáo buộc mới nhằm phục vụ cho công lý.
Ban đầu Derek Chauvin phải đối diện với cáo buộc giết người cấp ba và ngộ sát cấp hai.
Ba viên chức cảnh sát bị sa thải khác là Thomas Lane, Alexander Kueng và Tou Thao. Tất cả họ đều phải đối diện với cáo buộc giúp đỡ và đồng lõa giết người cấp hai, cũng như giúp đỡ và đồng lõa trong tội ngộ sát cấp hai.
Ông Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota nói trên Twitter rằng các cáo buộc mới nhất là một bước quan trọng đối với công lý.
Luật sư của gia đình Floyd, ông Benjamin Crump, nói trong một tuyên bố: “Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dẫn đến công lý và chúng tôi rất hài lòng rằng hành động quan trọng này đã được đưa ra trước khi cơ thể của George Floyd được yên nghỉ.”
Nhưng sau đó ông nói với CNN rằng gia đình tin rằng cáo buộc chống lại Derek Chauvin phải là giết người cấp 1 và họ đã được thông báo rằng cuộc điều tra đang diễn ra và các cáo buộc có thể còn thay đổi hơn nữa.
Tại một cuộc họp báo, mục sư Al Sharpton của Tin Lành Baptist và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng vụ Floyd phải dẫn đến một đạo luật liên bang.
Ông nói: “Nếu chúng ta thoát ra khỏi tất cả những điều này mà không có sự thay đổi nào trong luật liên bang thì chúng ta vẫn không thể bảo vệ các công dân khỏi các chính sách địa phương. Trong trường hợp đó, tất cả những điều bi thảm này vẫn không có hồi kết thúc. Thảm kịch trên đường phố này phải hướng đến sự thay đổi cơ bản về pháp lý.”
Ông Ellison nói rằng ông không hề ảo tưởng rằng việc truy tố thành công các cựu viên chức cảnh sát sẽ dễ dàng.
“Giành được một bản án sẽ khó khăn lắm. Lịch sử cho thấy có những thách thức rõ ràng, ” ông nói.
Cho đến nay, chỉ có một viên chức cảnh sát ở Minnesota đã bị kết án giết một thường dân trong khi đang làm nhiệm vụ.
Ông Ellison cho biết George Floyd “được gia đình ông yêu quý, cuộc sống của ông có giá trị” và ông thề rằng “chúng tôi sẽ tìm kiếm công lý cho bạn và chúng tôi sẽ tìm được”.
Ông nói rằng việc mang lại công lý cho xã hội nói chung sẽ là công việc chậm chạp và khó khăn và người Mỹ không nên chờ kết thúc vụ án Floyd mới bắt tay vào việc.
“Ngay bây giờ, chúng ta cần viết lại các quy tắc cho một xã hội công bằng, ” ông nói.
Giết người cấp một và cấp hai theo luật của tiểu bang Minnesota đòi hỏi phải trưng ra được bằng chứng rằng bị cáo có ý định giết người. Cấp độ thứ nhất trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi phải có sự suy tính trước (premeditation, tiếng Pháp: malice prépensée); trong khi mức độ thứ hai liên quan nhiều hơn đến tội ác vì nóng giận tức thời, không có suy tính trước (crime of passion, tiếng Pháp crime passionnel).
Một cáo buộc giết người cấp ba sẽ không yêu cầu bằng chứng rằng bị cáo muốn nạn nhân chết, chỉ cần hành động của họ là nguy hiểm và được thực hiện mà không đoái hoài đến mạng sống của con người.
Bị cáo bị kết tội giết người cấp hai có thể lãnh một bản án lên tới 40 năm tù, nghĩa là 15 năm dài hơn so với giết người cấp ba với mức án tối đa 25 năm tù.
Source:BBCGeorge Floyd death: New charges for all four sacked officers
Các cáo buộc chống lại Derek Chauvin đã được nâng lên thành tội giết người cấp hai sau khi công tố viện xem qua các tài liệu thu thập được cho đến nay.
Ba viên chức cảnh sát khác, trước đây không bị buộc tội, nay sẽ phải đối mặt với tội giúp đỡ và đồng lõa giết người.
Cái chết của Floyd đã làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Phần lớn các cuộc biểu tình trong tám ngày qua đã diễn ra hòa bình, nhưng một số đã trở nên bạo lực và lệnh giới nghiêm đã được áp đặt tại một số thành phố.
Khi thông báo về các cáo buộc mới, ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota, nói rằng những cáo buộc mới nhằm phục vụ cho công lý.
Ban đầu Derek Chauvin phải đối diện với cáo buộc giết người cấp ba và ngộ sát cấp hai.
Ba viên chức cảnh sát bị sa thải khác là Thomas Lane, Alexander Kueng và Tou Thao. Tất cả họ đều phải đối diện với cáo buộc giúp đỡ và đồng lõa giết người cấp hai, cũng như giúp đỡ và đồng lõa trong tội ngộ sát cấp hai.
Ông Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota nói trên Twitter rằng các cáo buộc mới nhất là một bước quan trọng đối với công lý.
Luật sư của gia đình Floyd, ông Benjamin Crump, nói trong một tuyên bố: “Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dẫn đến công lý và chúng tôi rất hài lòng rằng hành động quan trọng này đã được đưa ra trước khi cơ thể của George Floyd được yên nghỉ.”
Nhưng sau đó ông nói với CNN rằng gia đình tin rằng cáo buộc chống lại Derek Chauvin phải là giết người cấp 1 và họ đã được thông báo rằng cuộc điều tra đang diễn ra và các cáo buộc có thể còn thay đổi hơn nữa.
Tại một cuộc họp báo, mục sư Al Sharpton của Tin Lành Baptist và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng vụ Floyd phải dẫn đến một đạo luật liên bang.
Ông nói: “Nếu chúng ta thoát ra khỏi tất cả những điều này mà không có sự thay đổi nào trong luật liên bang thì chúng ta vẫn không thể bảo vệ các công dân khỏi các chính sách địa phương. Trong trường hợp đó, tất cả những điều bi thảm này vẫn không có hồi kết thúc. Thảm kịch trên đường phố này phải hướng đến sự thay đổi cơ bản về pháp lý.”
Ông Ellison nói rằng ông không hề ảo tưởng rằng việc truy tố thành công các cựu viên chức cảnh sát sẽ dễ dàng.
“Giành được một bản án sẽ khó khăn lắm. Lịch sử cho thấy có những thách thức rõ ràng, ” ông nói.
Cho đến nay, chỉ có một viên chức cảnh sát ở Minnesota đã bị kết án giết một thường dân trong khi đang làm nhiệm vụ.
Ông Ellison cho biết George Floyd “được gia đình ông yêu quý, cuộc sống của ông có giá trị” và ông thề rằng “chúng tôi sẽ tìm kiếm công lý cho bạn và chúng tôi sẽ tìm được”.
Ông nói rằng việc mang lại công lý cho xã hội nói chung sẽ là công việc chậm chạp và khó khăn và người Mỹ không nên chờ kết thúc vụ án Floyd mới bắt tay vào việc.
“Ngay bây giờ, chúng ta cần viết lại các quy tắc cho một xã hội công bằng, ” ông nói.
Giết người cấp một và cấp hai theo luật của tiểu bang Minnesota đòi hỏi phải trưng ra được bằng chứng rằng bị cáo có ý định giết người. Cấp độ thứ nhất trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi phải có sự suy tính trước (premeditation, tiếng Pháp: malice prépensée); trong khi mức độ thứ hai liên quan nhiều hơn đến tội ác vì nóng giận tức thời, không có suy tính trước (crime of passion, tiếng Pháp crime passionnel).
Một cáo buộc giết người cấp ba sẽ không yêu cầu bằng chứng rằng bị cáo muốn nạn nhân chết, chỉ cần hành động của họ là nguy hiểm và được thực hiện mà không đoái hoài đến mạng sống của con người.
Bị cáo bị kết tội giết người cấp hai có thể lãnh một bản án lên tới 40 năm tù, nghĩa là 15 năm dài hơn so với giết người cấp ba với mức án tối đa 25 năm tù.
Source:BBC
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho nhân dân Mỹ và các Giám mục Hoa Kỳ trong những giờ khắc bạo loạn.
Thanh Quảng sdb
04:41 04/06/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô cầu nguyện cho nhân dân Mỹ và các Giám mục Hoa Kỳ trong những giờ khắc bạo loạn.
Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện cho Đức Hồng Y Jose Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đồng thời ngài gửi một tâm thư bày tỏ sự hiệp thông và khích lệ tất cả anh chị em giáo dân, giữa những cuộc biểu tình bạo loạn đang diễn ra ở Hoa Kỳ, vì cái chết của một người da đen tên là George Floyd.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Hôm thứ Tư (3/6/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã điện thoại cho Đức Hồng Y Jose H. Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, bày tỏ tâm tình cầu nguyện và hiệp thông với Giáo hội và nhân dân Hoa Kỳ. Lời kêu gọi của ĐTC được gửi đến giữa bối cảnh, có các cuộc biểu tình bạo loạn đang lan rộng sau cái chết của một người Mỹ da đen tên là George Floyd.
Đức Tổng Giám Mục Gomez đã chia sẻ tâm tình này với các Giám mục Hoa Kỳ trong một thông cáo trên trang mạng của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB).
Đức Hồng Y cho hay nói Đức Thánh Cha bày tỏ lòng cám ơn đối với các Giám mục trước sự dấn thân mục vụ của các ngài, hướng dẫn giáo hội trước các cuộc biểu tình, bạo loạn trên khắp đất nước.
Đức Thánh Cha cũng cho hay Ngài cầu nguyện đặc biệt cho Đức Tổng Giám Mục Bernard A. Hebda của Tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis, nơi ông Floyd bị chết.
Đức Hồng Y Gomez, thay mặt cho các Giám mục Hoa Kỳ, cám ơn Đức Thánh Cha về những tâm tình cầu nguyện và những lời khích lệ của ngài dành cho các anh em Giám mục Hoa Kỳ.
Lời kêu gọi của Thánh Cha Trong cuộc triều yết thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án tất cả mọi hình thức phân biệt chủng tộc và loại trừ.
Ngài cầu nguyện cho linh hồn ông George Floyd và những ai đã bị chết, vì chủ thuyết phân biệt chủng tộc!
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ mối quan tâm đối với các trường hợp bạo lực đáng lo ngại đang dấy lên trong các cuộc biểu tình ở các thành phố trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
Trích lời của Đức Hồng Y Gomez cho hay Đức Thánh Cha nhấn mạnh không có gì gặt hái được từ bạo lực, ngoại trừ những mất mát to lớn! Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các gia đình đang chịu đau khổ, nhưng vẫn can cường mời gọi anh chị em cùng nhau làm việc cho sự hòa giải dân tộc và cho nền hòa bình…
Đức Thánh Cha Phanxicô gọi điện cho Đức Hồng Y Jose Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đồng thời ngài gửi một tâm thư bày tỏ sự hiệp thông và khích lệ tất cả anh chị em giáo dân, giữa những cuộc biểu tình bạo loạn đang diễn ra ở Hoa Kỳ, vì cái chết của một người da đen tên là George Floyd.
(Tin Vatican - Benedict Mayaki, SJ)
Hôm thứ Tư (3/6/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã điện thoại cho Đức Hồng Y Jose H. Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, bày tỏ tâm tình cầu nguyện và hiệp thông với Giáo hội và nhân dân Hoa Kỳ. Lời kêu gọi của ĐTC được gửi đến giữa bối cảnh, có các cuộc biểu tình bạo loạn đang lan rộng sau cái chết của một người Mỹ da đen tên là George Floyd.
Đức Tổng Giám Mục Gomez đã chia sẻ tâm tình này với các Giám mục Hoa Kỳ trong một thông cáo trên trang mạng của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ (USCCB).
Đức Hồng Y cho hay nói Đức Thánh Cha bày tỏ lòng cám ơn đối với các Giám mục trước sự dấn thân mục vụ của các ngài, hướng dẫn giáo hội trước các cuộc biểu tình, bạo loạn trên khắp đất nước.
Đức Thánh Cha cũng cho hay Ngài cầu nguyện đặc biệt cho Đức Tổng Giám Mục Bernard A. Hebda của Tổng giáo phận Saint Paul và Minneapolis, nơi ông Floyd bị chết.
Đức Hồng Y Gomez, thay mặt cho các Giám mục Hoa Kỳ, cám ơn Đức Thánh Cha về những tâm tình cầu nguyện và những lời khích lệ của ngài dành cho các anh em Giám mục Hoa Kỳ.
Lời kêu gọi của Thánh Cha Trong cuộc triều yết thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án tất cả mọi hình thức phân biệt chủng tộc và loại trừ.
Ngài cầu nguyện cho linh hồn ông George Floyd và những ai đã bị chết, vì chủ thuyết phân biệt chủng tộc!
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ mối quan tâm đối với các trường hợp bạo lực đáng lo ngại đang dấy lên trong các cuộc biểu tình ở các thành phố trên khắp đất nước Hoa Kỳ.
Trích lời của Đức Hồng Y Gomez cho hay Đức Thánh Cha nhấn mạnh không có gì gặt hái được từ bạo lực, ngoại trừ những mất mát to lớn! Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các gia đình đang chịu đau khổ, nhưng vẫn can cường mời gọi anh chị em cùng nhau làm việc cho sự hòa giải dân tộc và cho nền hòa bình…
Đây là một tin vui hay một báo động: Phong trào GetUp Ltd, tại Surry Hills NSW, đang thu tập các dữ kiện và tổ chức biểu tình chống cảnh sát đã đối xử bất công với người Thổ dân.
Thanh Quảng sdb
05:48 04/06/2020
Đây là một tin vui hay một báo động: Phong trào GetUp Ltd, tại Surry Hills NSW, đang thu tập các dữ kiện và tổ chức biểu tình chống cảnh sát đã đối xử bất công với người Thổ dân.
Các cô Larissa, Amy, and Nicole là thành viên của tổ chức “Hãy đứng lên” GetUp đòi công lý cho người Thổ dân đang thu góp các tài liệu từ người Thổ dân bị ngược đãi hoặc là nạn nhân của cảnh sát… cho hay nguyên tại tiểu bang Nữ hoàng (Queensland) họ gom được 433 vụ và nhóm đã tổ chức buổi cầu nguyện bằng thắp lên 433 ngọn nến cho 433 nạn nhân!
Họ cho rằng bên Hoa kỳ chỉ có một ông George Floyd, còn ở Úc có tới 433 nạn nhân là thổ dân đã chết vì sự tàn bạo của cảnh sát.
Họ dóng lên tiếng nói cho 433 nạn nhân đáng thương là những người Thổ dân mà chưa có vụ việc nào được đưa ra tòa và bị xét xử!
Họ đã đưa ra một số thảm cảnh như:
- Bà Tanya: một người phụ nữ của bộ lạc Yorta Yorta đã bị chết vì bị chấn thương ở đầu sau 4 giờ bị giam giữ.
- Cô Dhu - một phụ nữ của bộ tộc Yamatji đã bị chết vì một khoản tiền phạt chưa được trả. Cảnh sát tuyên bố cô bị bệnh và chết vì nhồi máu cơ đau tim.
- Ông Ward – bị chết vì bị giam giữ về tội đi xe không có vé xe lửa!
Lời kêu cứu "Tôi không thể thở được" không phải là những lời cuối cùng của George Floyd bị một người cảnh sát của thành phố Minneapolis quì đè lên cổ anh ta, làm anh ta không thở được!
Ở đây chúng ta có anh David Dungay Junior, một người thanh niên thuộc bộ tộc Dunghutti 26 tuổi, chết vì nghẹt thở dước sự kiềm chế của các nhân viên cai tù ở nhà tù Long Bay vào năm 2015.
Những lời trên là một lời kêu gọi hãy hành động - và lưu tâm thế giới về tình trạng bất bao dung!
Ở Mỹ, Canada, Pháp, Đức, và tại Úc khắp nơi có nhiều người đang bị đối xử ngược đãi, bị kỳ thị chủng tộc, bị tù đầy oan uổng… Họ đang đòi quyền được hít thở nhân quyền bình đẳng của cán cân công lý.
Chúng ta không thể im lặng, khi đối diện với bất công, vi phạm nhân quyền và nhân phẩm con người bị chà đạp! chính vì thế Nhóm GetUp được thành hình.
Larissa là một phụ nữ Widjabul, người lãnh đạo Tư pháp quốc gia thành lập tổ chức Getup. Liên hệ Paul Oosting, GetUp Ltd, Cấp 1, 64-76 Kippax Street Surry Hills, NSW, 2010.
Các cô Larissa, Amy, and Nicole là thành viên của tổ chức “Hãy đứng lên” GetUp đòi công lý cho người Thổ dân đang thu góp các tài liệu từ người Thổ dân bị ngược đãi hoặc là nạn nhân của cảnh sát… cho hay nguyên tại tiểu bang Nữ hoàng (Queensland) họ gom được 433 vụ và nhóm đã tổ chức buổi cầu nguyện bằng thắp lên 433 ngọn nến cho 433 nạn nhân!
Họ cho rằng bên Hoa kỳ chỉ có một ông George Floyd, còn ở Úc có tới 433 nạn nhân là thổ dân đã chết vì sự tàn bạo của cảnh sát.
Họ dóng lên tiếng nói cho 433 nạn nhân đáng thương là những người Thổ dân mà chưa có vụ việc nào được đưa ra tòa và bị xét xử!
Họ đã đưa ra một số thảm cảnh như:
- Bà Tanya: một người phụ nữ của bộ lạc Yorta Yorta đã bị chết vì bị chấn thương ở đầu sau 4 giờ bị giam giữ.
- Cô Dhu - một phụ nữ của bộ tộc Yamatji đã bị chết vì một khoản tiền phạt chưa được trả. Cảnh sát tuyên bố cô bị bệnh và chết vì nhồi máu cơ đau tim.
- Ông Ward – bị chết vì bị giam giữ về tội đi xe không có vé xe lửa!
Lời kêu cứu "Tôi không thể thở được" không phải là những lời cuối cùng của George Floyd bị một người cảnh sát của thành phố Minneapolis quì đè lên cổ anh ta, làm anh ta không thở được!
Ở đây chúng ta có anh David Dungay Junior, một người thanh niên thuộc bộ tộc Dunghutti 26 tuổi, chết vì nghẹt thở dước sự kiềm chế của các nhân viên cai tù ở nhà tù Long Bay vào năm 2015.
Những lời trên là một lời kêu gọi hãy hành động - và lưu tâm thế giới về tình trạng bất bao dung!
Ở Mỹ, Canada, Pháp, Đức, và tại Úc khắp nơi có nhiều người đang bị đối xử ngược đãi, bị kỳ thị chủng tộc, bị tù đầy oan uổng… Họ đang đòi quyền được hít thở nhân quyền bình đẳng của cán cân công lý.
Chúng ta không thể im lặng, khi đối diện với bất công, vi phạm nhân quyền và nhân phẩm con người bị chà đạp! chính vì thế Nhóm GetUp được thành hình.
Larissa là một phụ nữ Widjabul, người lãnh đạo Tư pháp quốc gia thành lập tổ chức Getup. Liên hệ Paul Oosting, GetUp Ltd, Cấp 1, 64-76 Kippax Street Surry Hills, NSW, 2010.
Đại hội Lòng Thương Xót toàn quốc tại Pháp lần thứ 8
Lm. Stephanô Bùi Thượng Lưu
14:46 04/06/2020
Vương cung thánh đường Thánh Tâm Paris mừng Năm Toàn Xá Đệ Nhất Bách Chu Niên (100 năm) thánh hiến
Đại hội Lòng Thương Xót toàn quốc tại Pháp lần thứ 8 sẽ diễn ra vào Chúa nhật ngày 20 tháng 9 năm 2020 ở thủ đô Paris, tại Vương cung thánh đường Thánh tâm Chúa trên đồi Montmartre, trung tâm Chầu Thánh Thể và Lòng Thương Xót Chúa, đang hân hoan mừng kính Năm Toàn Xá.
Vương cung thánh đường Thánh Tâm mừng Năm Toàn Xá Đệ Nhất Bách Chu Niên (100 năm) thánh hiến, từ ngày 20 tháng 10 năm 2019 đến ngày 18 tháng 10 năm 2020.
Đại hội Lòng Thương Xót chính thức thông báo: Đại hội này sẽ do Đức Hồng Y Philippe Barbarin chủ trì.
Thông cáo báo chí nhắc nhớ rằng, vào ngày 21 tháng 10 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Albert-Marie de Monléon, op, nguyên Giám mục khả kính của giáo phận Meaux cũng là điều phối viên của Đại hội Lòng Thương Xót tại Pháp từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 4 năm 2019, chính là người đã đề xướng cuộc gặp gỡ các Khuôn Mặt của lòng thương xót với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại Roma, vào ngày 13 tháng 12 năm 2019.
PARIS - Chính Ngài cũng gợi ý rằng sau Đại hội Lòng Thương Xót ở Montligeon (ngày 30 tháng 3 năm 2019) "đại hội tiếp theo sẽ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm, lý do vì "Ngọn nguồn của Lòng Thương Xót chính là việc chầu Thánh Thể ".
Thông báo cũng nhắc lại rằng: "Chỉ ít lâu sau, Đức TGM phát hiện ra năm nay lại trùng vào năm mừng Đệ Nhất Bách Chu Niên của Vương cung thánh đường, nên thật là hợp tình hợp lý khi Đại hội Lòng Thương Xót được lồng vào chương trình kính mừng Năm hồng ân này, ".
Như mọi đại hội, các Khuôn mặt của Lòng Thương Xót ở Pháp (các hiệp hội, hội đoàn, phong trào dành riêng cho Lòng Thương Xót của Thiên Chúa) sẽ có mặt tham dự.
Chương trình chính thức được công bố vào ngày 3 tháng 6 năm 2020:
Thông tin - đăng ký: misericordefr@yahoo.fr Tel. 06 08 82 61 95
Để có thể cung cấp huy hiệu, khăn quàng cổ, sổ ghi chép của đại hội, các bản khắc cho bối cảnh Kinh thánh, hoạt hình cho trẻ em liên quan đến nhóm Năm Toàn Xá của Vương Cung Thánh Đường, ban tổ chức đề nghị GỬI VÀO THÁNG 6, THÁNG BẢY hoặc THÁNG 8 NĂM 2020. Mẫu đăng ký để tải về dưới đây:
Inscription 8e congrès Miséricorde Dimanche 20 septembre Basilique du Sacré Coeur.pdf
(Nguồn: https://fr.zenit.org/articles/france-congres-de-la-misericorde-2020-au-sacre-coeur-de-montmartre/)
Đại hội Lòng Thương Xót toàn quốc tại Pháp lần thứ 8 sẽ diễn ra vào Chúa nhật ngày 20 tháng 9 năm 2020 ở thủ đô Paris, tại Vương cung thánh đường Thánh tâm Chúa trên đồi Montmartre, trung tâm Chầu Thánh Thể và Lòng Thương Xót Chúa, đang hân hoan mừng kính Năm Toàn Xá.
Vương cung thánh đường Thánh Tâm mừng Năm Toàn Xá Đệ Nhất Bách Chu Niên (100 năm) thánh hiến, từ ngày 20 tháng 10 năm 2019 đến ngày 18 tháng 10 năm 2020.
Đại hội Lòng Thương Xót chính thức thông báo: Đại hội này sẽ do Đức Hồng Y Philippe Barbarin chủ trì.
Thông cáo báo chí nhắc nhớ rằng, vào ngày 21 tháng 10 năm 2018, Đức Tổng Giám Mục Albert-Marie de Monléon, op, nguyên Giám mục khả kính của giáo phận Meaux cũng là điều phối viên của Đại hội Lòng Thương Xót tại Pháp từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 4 năm 2019, chính là người đã đề xướng cuộc gặp gỡ các Khuôn Mặt của lòng thương xót với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, tại Roma, vào ngày 13 tháng 12 năm 2019.
PARIS - Chính Ngài cũng gợi ý rằng sau Đại hội Lòng Thương Xót ở Montligeon (ngày 30 tháng 3 năm 2019) "đại hội tiếp theo sẽ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm, lý do vì "Ngọn nguồn của Lòng Thương Xót chính là việc chầu Thánh Thể ".
Thông báo cũng nhắc lại rằng: "Chỉ ít lâu sau, Đức TGM phát hiện ra năm nay lại trùng vào năm mừng Đệ Nhất Bách Chu Niên của Vương cung thánh đường, nên thật là hợp tình hợp lý khi Đại hội Lòng Thương Xót được lồng vào chương trình kính mừng Năm hồng ân này, ".
Như mọi đại hội, các Khuôn mặt của Lòng Thương Xót ở Pháp (các hiệp hội, hội đoàn, phong trào dành riêng cho Lòng Thương Xót của Thiên Chúa) sẽ có mặt tham dự.
Chương trình chính thức được công bố vào ngày 3 tháng 6 năm 2020:
- 8g: Giờ Kinh Sáng do các nữ tu dòng Benedictine.
- 8, 30 sáng – 9, 25 sáng: Chầu Thánh Thể
- 9, 30-9,45 sáng: Lời chào mừng của Mgr Jean Laverton, quản đốc vương cung thánh đường, và thuyết trình về những khuôn mặt của Lòng thương xót ở Pháp.
- 9, 45-10,45 sáng: Bài thuyết trình với đề tài "Lòng Thương Xót và việc thờ lậy Thánh Thể" do Đức Hồng Y Philippe Barbarin diễn giải.
- 11, 00 sáng: Đại lễ kính mừng Đệ Nhất Bách Chu Niên do ĐHY Barbarin chủ tế.
- 12, 20 / 1, 45 sau trưa: Dã ngoại (tự mang đồ ăn theo), cà phê và trà sẽ được cung cấp tại chỗ
- 1, 15 chiều: Phối cảnh Kinh Thánh - Đường Ánh Sáng „Hãy đến với tôi! » (Khoảng 45 phút) qua 6 giai đoạn (dưới hầm mộ của Vương cung Thánh đường) - Dành cho nhóm đại biểu đầu tiên
- 2 giờ chiều: Phối cảnh Kinh Thánh – Đường ánh sáng „Hãy đến với tôi! »(Khoảng 45 phút) qua 6 giai đoạn (dưới hầm mộ của Vương cung Thánh đường) - Dành cho nhóm đại biểu thứ hai.
- 2g 50 sau trưa: Giới thiệu hành trình Năm Toàn Xá của một nữ tu Benedictine
- 3 giờ chiều: Hành trình Năm Toàn Xá - Lần Hạt chuỗi lòng thương xót – Chầu Thánh Thể có suy niệm – Kinh Chiều
Thông tin - đăng ký: misericordefr@yahoo.fr Tel. 06 08 82 61 95
Để có thể cung cấp huy hiệu, khăn quàng cổ, sổ ghi chép của đại hội, các bản khắc cho bối cảnh Kinh thánh, hoạt hình cho trẻ em liên quan đến nhóm Năm Toàn Xá của Vương Cung Thánh Đường, ban tổ chức đề nghị GỬI VÀO THÁNG 6, THÁNG BẢY hoặc THÁNG 8 NĂM 2020. Mẫu đăng ký để tải về dưới đây:
Inscription 8e congrès Miséricorde Dimanche 20 septembre Basilique du Sacré Coeur.pdf
(Nguồn: https://fr.zenit.org/articles/france-congres-de-la-misericorde-2020-au-sacre-coeur-de-montmartre/)
Phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ trước tình hình hiện nay.
Đặng Tự Do
16:21 04/06/2020
Ngay khi Hoa Kỳ vẫn đang còn phải vật lộn với đại dịch coronavirus, sự phẫn nộ, đau buồn và tức giận về vụ giết một người đàn ông da đen không vũ trang đã dấy lên các cuộc biểu tình lôi cuốn hàng trăm ngàn người trên toàn quốc.
Đã có các báo cáo cho biết nhiều người Việt mất trắng cơ ngơi sau một tuần bạo loạn. Ra làm ăn đương nhiên phải có bảo hiểm. Tuy nhiên, trước tình trạng đóng cửa vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, một số người do không có thu nhập, doanh nghiệp phải đóng cửa nên đã không đóng bảo hiểm. Vì thế, cơ nghiệp dành dụm trong bao nhiêu năm phúc chốc tan thành mây khói.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ tìm được ơn an ủi và giữ được lòng trông cậy trong hoàn cảnh quá khắc nghiệt này.
Trước những diễn biến hiện nay, nhiều Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã tham gia kêu gọi công lý cho các nạn nhân và gia đình họ. Trước hết là cho linh hồn anh George Floyd và gia đình anh, sau là cho những nạn nhân khác bất ngờ mất hết sinh kế.
“Các phẫn nộ xung quanh cái chết của George Floyd là dễ hiểu và công lý phải được phục hồi.” Tổng giám mục Samuel J. Aquila của Denver cho biết trong một tuyên bố ngày 30 tháng 5 liên quan đến cái chết của anh Floyd 46 tuổi.
Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago cho biết:
“Minneapolis là một thành phố thường được ca ngợi là một mô hình của sự hội nhập, tôi thật ngỡ ngàng khi biết rằng mạng sống của một người da đen chỉ đáng một tờ giấy bạc $20”.
Trong một tuyên bố hôm 31 Tháng Năm, Đức Hồng Y nói rằng ngài đã trải qua vài đêm xem các cuộc biểu tình “trong đau đớn khi sự giận dữ dồn nén của người dân bốc cháy trên khắp nước ta.”
Đức Hồng Y Cupich cho biết ngài đã chứng kiến sự phát triển của “thành phố nơi tôi sinh ra, các thành phố nơi tôi đã sống, thành phố bây giờ tôi đang coi sóc, thành phố nơi tôi đã được đào tạo, ” và bây giờ bất thình ngài nhìn thấy các thành phố ấy “bốc cháy”.
Mặc dù các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình, nhưng các nhóm nhỏ trong quần chúng biểu tình đã đốt xe, đột nhập và cướp bóc các doanh nghiệp tại các thành phố như Minneapolis, Los Angeles, Philadelphia, New York và Washington - tất cả hiện đã đưa ra lệnh giới nghiêm.
Ở một số địa phương, như Coral Gables, Florida và Flint, Michigan, chính quyền đã đối thoại và thậm chí cầu nguyện với người biểu tình.
Vào ngày 30 tháng 5, các sĩ quan cảnh sát ở Coral Gables đã tham gia biểu tình, quỳ xuống cúi đầu tưởng niệm trong 8 phút 46 giây là thời gian anh George Floyd bị đè nghẹt cổ. Cảnh sát trưởng Chris Swanson ở Flint Township cũng nói trước một đám đông những người biểu tình, rằng ông đã đặt vũ khí của mình xuống và nói với họ rằng: “Lý do duy nhất chúng tôi ở đây là để bảo đảm rằng tiếng nói của các bạn được nghe thấy.” Sau đó, họ yêu cầu ông đi với họ và ông đã làm như thế.
Nhưng ở những nơi khác, chẳng hạn như tại Tòa Bạch Ốc, xe hơi bị đốt cháy, các doanh nghiệp bị cướp phá và chính quyền đã phải sử dụng hơi cay đối với những người biểu tình.
“Các vụ cướp bóc, phá hoại và bạo lực chúng ta đang chứng kiến ở Minneapolis và trong cả nước làm nhục quốc gia chúng ta, hạ nhục những di sản của Floyd và làm phức tạp thêm một tình huống bi thảm, ” Đức Cha Michael F. Burbidge của giáo phận Arlington, Virginia nhận định.
Những lời này cũng được lặp lại bởi Terrence, anh của Floyd. Terrence nói trên một chương trình truyền hình quốc gia rằng bạo lực đã “làm lu mờ những gì đang xảy ra” bởi vì Floyd là một con người hòa bình. Những hành động phá hoại không phải là những gì Floyd muốn”.
“COVID-19, vụ giết chết anh George Floyd, những cái chết không cần thiết của rất nhiều người da màu, việc khai thác không biết xấu hổ của các bộ phận xã hội đối với sự thỏa mãn cá nhân hoặc lợi ích chính trị - đây là những sự kiện cánh chung mà không chỉ khiến chúng ta phải run sợ - lấy đi hơi thở chúng ta - nhưng còn cảnh báo chúng ta về những rắc rối nghiêm trọng trên đường chân trời cũng như ý nghĩa thực sự của một tình trạng nguy hiểm đã giữa chúng ta, ” Đức Hồng Y Joseph W. Tobin của tổng giáo phận Newark, New Jersey, nói trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày 31 tháng Năm.
Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver đã nhắc nhở người Công Giáo hãy ghi nhớ giáo lý của Giáo Hội, chứ không phải là các sở thích chính trị, khi nói đến việc giết chóc.
“Giáo Hội Công Giáo đã luôn luôn thúc đẩy một nền văn hóa của sự sống, nhưng quá thường là xã hội chúng ta đã mất đi ý nghĩa của nó trong những phẩm giá của mỗi con người từ lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, ” ông nói. “Mỗi người tín hữu Công Giáo đều phải có trách nhiệm thúc đẩy nhân phẩm của mọi người ở mọi cấp độ của cuộc sống. Quá nhiều người đã biến các thứ ý thức hệ, tinh thần đảng phái chính trị, hoặc màu da của họ mình thành những thứ mà họ tôn thờ, chứ không phải là Tin mừng về cuộc sống và phẩm giá của mỗi con người.”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “ Tôi khuyến khích các tín hữu hãy xét mình về cách chúng ta thúc đẩy một nền văn hóa sự sống trên tất cả mọi cấp độ, và cầu nguyện cho sự hoán cải trái tim của những người cổ vũ cho phân biệt chủng tộc, và cầu nguyện xin cho xã hội chúng ta có thể trở lại một nền văn hóa sự sống, và cuối cùng và quan trọng nhất là cầu nguyện cho sự yên nghỉ của linh hồn anh George Floyd, xin cho gia đình anh ta được ủi an trước sự mất mát quá lớn này, và công lý đó có thể được phục hồi.”
Tại Giáo Phận El Paso, Texas, Đức Cha Mark J. Seitz, là người năm ngoái đã công bố một lá thư mục vụ về phân biệt chủng tộc, đã tụ tập với các linh mục thuộc giáo phận và mang theo tấm bảng “Sinh mạng người da đen đáng giá” và quỳ gối tưởng niệm chung với những người biểu tình trong suốt tám phút 46 giây.
Source:Our Sunday Visitor
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 16
Vũ Văn An
17:45 04/06/2020
166. [Các giới hạn của vấn đề]. Từ việc tổng duyệt ngắn gọn giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng gần đây về chủ đề của chúng ta, cũng như các xét xử chính thức của giáo hội, điều xem ra rõ ràng là vấn đề nền tảng chưa hoàn toàn được giải quyết, mặc dù rất được tập chú. Nhờ tạo ra sự cân bằng trong diễn giải và hệ thống hóa, các khía cạnh này sẽ can dự vào mối tương quan và căng thẳng năng động:
a) Như trong mọi bí tích, trong bí tích hôn nhân, có việc thông truyền ơn thánh của Chúa Kitô. Ơn thánh này, theo truyền thống Latinh của các bên kết ước, không phải do đức tin của các thừa tác viên, nhưng là một ơn phúc của Chúa Kitô, Đấng hiện diện một cách tích cực trong giao ước vợ chồng, và của Chúa Thánh Thần.
b) Không thể có bí tích nếu không có đức tin. Một loại chủ nghĩa tự động bí tích sẽ bác bỏ bản chất đối thoại của nhiệm cục bí tích, một nhiệm cục được cấu trúc xung quanh mối liên kết mật thiết giữa đức tin và các bí tích (xem chương 2). Do đó, để có thể có một bí tích trong trường hợp kết hôn giữa “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”, phải có một đức tin tích cực nào đó, cho dù khó xác định được việc này một cách tích cực, cả nơi các người phối ngẫu hoặc nơi việc phán đoán nó cách trọn vẹn theo Mẹ Giáo Hội.
c) Sự khó khăn thực tế trong việc xác minh việc thiếu đức tin của vợ chồng là một vấn đề mục vụ khó khăn và phức tạp (xem § 61). Tuy nhiên, thần học có nhiệm vụ làm sáng tỏ về phương tiện tín điều chính điểm cốt lõi này để có được sự hiểu biết đúng đắn về bí tích hôn nhân.
d) Phép rửa được lãnh nhận một cách thành hiệu đã tháp nhận một cách bất khả thu hồi người chịu phép rửa vào nhiệm cục bí tích với việc in “ấn tích” (xem § 65). Thực tại bản vị của họ, ngoài các hành động hữu thức của trí hiểu và ý chí, thích đáng đối với đức tin [216], đã được đánh dấu bằng sự thuộc về này mà tội lỗi hoặc việc thiếu đức tin, bất chấp được giáo huấn hay không được giáo huấn, vẫn không thể xóa bỏ hoặc hủy bỏ được điều ơn phúc bất khả thu hồi mà Chúa Kitô đã phát sinh ra.
e) Học thuyết Công Giáo lâu đời nhất chủ trương tính bất khả tách biệt giữa khế ước và bí tích (xem § 155). Việc dứt khoát làm sáng tỏ khía cạnh này vẫn đang chờ được giải quyết. Sự tách biệt giữa khế ước và bí tích sẽ có tác dụng trực tiếp đối với vấn đề chúng ta đang bàn. Trong tình trạng hiện nay của tín lý Công Giáo, điều xem ra thích đáng là gắn bó với ý kiến phổ biến nhất hiện nay liên quan đến tính bất khả tách biệt giữa khế ước và bí tích.
f) Đức tin của các người phối ngẫu có tính quyết định đối với tính hữu hiệu của bí tích (xem § 68). Tính thành hiệu và, với nó, tính bí tích phụ thuộc vào việc liệu dây ràng buộc hôn nhân đích thực có diễn ra hay không: tức một cuộc hôn nhân tự nhiên có diễn ra hay không.
g) Điều cần thiết tối thiểu phải có cho một bí tích là ý định bước vào một cuộc hôn nhân tự nhiên đích thực (xem § 154).
h) Trong trường hợp bí tích hôn phối, đức tin và ý định không thể được đồng nhất hóa, nhưng cũng không thể tách biệt chúng hoàn toàn (xem § § 149 và 158). Vì điều rõ ràng là sự thật bí tích của hôn nhân tùy thuộc ở ý định và đức tin có ảnh hưởng đến ý định, có điều ta không hoàn toàn rõ ràng về việc thiếu đức tin ảnh hưởng ra sao và tới mức nào đến ý định.
Chúng ta đề nghị đào sâu thêm điểm cuối cùng vừa kể về trường hợp những người được mô tả là “đã chịu phép rửa nhưng không tin” (xem § 144). Đây là một khía cạnh đồng dạng với tính hỗ tương giữa đức tin và các bí tích mà chúng ta vốn bênh vực.
167. [Các giải đáp lý thuyết thay thế có thể có để giải quyết vấn đề]. Nhưng trước tiên, để kết thúc, chúng ta hãy xem danh sách các giải đáp lý thuyết có thể có cho chủ đề của chúng ta và khả năng thanh toán nó về phương diện thần học, căn cứ vào quan điểm thần học mà chúng ta đã dựa vào trước đây và hiện chúng ta đang bố trí lại (chương 2).
a) Trước tiên, một chủ nghĩa tự động bí tích tuyệt đối có thể được bảo vệ. Bất kể đức tin của các người phối ngẫu, sự kiện phép rửa luôn ngụ hàm rằng khế ước hôn nhân được tự động nâng lên hàng thực tại siêu nhiên của bí tích. Giải đáp này đụng độ với bản chất đối thoại của nhiệm cục bí tích, điều mà chúng ta đã giải thích cách hợp lý, vì vậy chúng ta phải loại bỏ nó.
b) Khả thể thứ hai là bảo vệ sự tách biệt giữa khế ước và bí tích. Vì đúng là sự đồng nhất giữa khế ước và bí tích chưa được định tín một cách long trọng, nên muốn coi sự tách biệt này như là điều chắc chắn về mặt thần học, thì cần phải đưa ra một lập luận đặc biệt thuyết phục về phương diện này. Chúng ta bác bỏ việc thăm dò nẻo đường này và tuân theo các giới hạn phổ biến nhất của nền thần học Công Giáo hiện nay về hôn nhân.
c) Giải đáp thứ ba khẳng định sự hiện diện của đức tin giáo hội, mặc dù không có đức tin bản thân của các bên kết ước. Có thể có sự thay thế bằng đức tin giáo hội, bất chấp việc thiếu đức tin bản thân về phía các bên kết ước. Tuy nhiên, giải đáp này cũng có các nan đề của nó. Một đàng, yếu tính của bí tích nằm trong sự ưng thuận giữa vợ chồng. Trên cơ sở này, Giáo hội có thể yêu cầu một số đòi hỏi chính thức cho tính thành hiệu của nó, như trên thực tế thường xảy ra ngày nay, như là thành quả của một lịch sử lâu dài. Đàng khác, trong suốt quá trình thăm dò bản chất đối thoại của nhiệm cục bí tích (chương 2), chúng ta đã cho thấy đức tin giáo hội đi trước và đồng hành ra sao với đức tin bản thân, nhưng không bao giờ thay thế nó hoàn toàn. Quy tính bí tích của hôn nhân độc nhất cho đức tin giáo hội sẽ mặc nhiên phủ nhận bản chất liên bản vị của nhiệm cục bí tích.
d) Khả thể thứ tư nằm ở việc gán tính bí tích cho tính hiệu năng liên kết với “ấn tích” vốn được khắc ghi khi lãnh nhận bí tích rửa tội. “Ấn tích” này là do tính bất khả thu hồi của ơn phúc Chúa Kitô. Nó hàm nghĩa việc được lồng vào thực tại bí tích của nhiệm cục. Nó ban sức mạnh cho việc thực hành tính bí tích đối thoại, mà chính nó không hàm nghĩa việc thực hành thực sự tính bí tích. Thói quen (habitus), liên kết với “ấn tích”, là thiên hướng hành động; nó không phải là một thực diễn (Bản Tây Ban Nha: actuación) hay một hành vi. Nó đòi được thực hành bởi một năng lực, như ý chí chẳng hạn [217]. Do đó, với việc in “ấn tích” và nhuần nhuyễn thói quen, cuộc đối thoại bí tích về phía Thiên Chúa được khẳng định, một cách hết sức chắc chắn, nhưng đáp ứng đối thoại có bản chất bản vị về phía chủ thể được ơn thánh thì không có. Tuy nhiên, họ vẫn có khả năng hành động theo đáp ứng này.
e) Như chúng ta đã dự ứng, vẫn có khả thể tranh luận về ý định, vì để có tính thành hiệu của mọi bí tích, phải có ý định làm điều Giáo hội có ý định làm trong mỗi bí tích.
Kỳ sau: 4.3. Ý định và việc thiết lập ra dây hôn phối khi không có đức tin
Ý định cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 6: Lòng Chúa Thương Xót thế giới trong cơn đại dịch Covid-19
Thanh Quảng sdb
19:28 04/06/2020
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 6: Lòng Chúa Thương Xót thế giới trong cơn đại dịch Covid-19
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm (4/6/2020) đã phát tán một thông điệp video nói lên ý cầu nguyện của ngài trong tháng Sáu: "tất cả những ai đau khổ có thể tìm được một lối thoát cho cuộc sống, cho phép mình được chạm và cảm nghiệm tình yêu Trái Tim của Chúa Giêsu".
(Tin Vatican)
Ý cầu nguyện trong tháng 6 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô xin mọi người cầu nguyện cho những ai đang đau khổ, vì đại dịch Covid-19 đang hoàng hành khắp nơi trên thế giới.
Sau đây là bản văn:
Nhiều người đau khổ vì những khó khăn to lớn mà họ phải hứng chịu.
Chúng ta có thể giúp đỡ họ bằng cách đồng hành cùng họ trong một hành trình của lòng thương xót, một khí cụ làm thay đổi cuộc sống của con người.
Tình thương ấy đưa họ đến gần với Trái tim của Chúa Kitô, đang mở ra chào đón tất cả chúng ta vào tình yêu dịu hiền của Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đau khổ có thể tìm thấy lối thoát cho cuộc sống của họ, cho họ được đụng chạm tới Trái tim yêu thương của Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Năm (4/6/2020) đã phát tán một thông điệp video nói lên ý cầu nguyện của ngài trong tháng Sáu: "tất cả những ai đau khổ có thể tìm được một lối thoát cho cuộc sống, cho phép mình được chạm và cảm nghiệm tình yêu Trái Tim của Chúa Giêsu".
(Tin Vatican)
Ý cầu nguyện trong tháng 6 năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô xin mọi người cầu nguyện cho những ai đang đau khổ, vì đại dịch Covid-19 đang hoàng hành khắp nơi trên thế giới.
Sau đây là bản văn:
Nhiều người đau khổ vì những khó khăn to lớn mà họ phải hứng chịu.
Chúng ta có thể giúp đỡ họ bằng cách đồng hành cùng họ trong một hành trình của lòng thương xót, một khí cụ làm thay đổi cuộc sống của con người.
Tình thương ấy đưa họ đến gần với Trái tim của Chúa Kitô, đang mở ra chào đón tất cả chúng ta vào tình yêu dịu hiền của Chúa.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho tất cả những người đau khổ có thể tìm thấy lối thoát cho cuộc sống của họ, cho họ được đụng chạm tới Trái tim yêu thương của Chúa Giêsu.
Vẻ vang dân Việt: Nhà Xuất Bản Tự Do thắng giải thưởng quốc tế độc nhất vô nhị Prix Voltaire 2020
Trần Mạnh Trác
21:57 04/06/2020
Vào ngày 3 tháng 6, Hiệp hội các nhà xuất bản quốc tế (IPA) có trụ sở tại Thụy Sĩ đã chính thức trao giải thưởng Prix Voltaire 2020, độc nhất vô nhị trong việc tôn vinh quyền tự do xuất bản, cho Nhà Xuất Bản Tự Do cuả Việt Nam.
Ủy ban của IPA tin rằng Nhà Xuất Bản Tự Do đã nổi bật như là một nhà xuất bản tận tuỵ cho sự nghiệp tự do xuất bản. Nhân viên và công nhân của họ đã đặt mình vào những rủi ro lớn để cho phép người khác được hưởng quyền tự do ngôn luận.
Chủ tịch ủy ban Kristenn Einarsson cho biết Nhà Xuất Bản Tự Do là một nhà xuất bản du kích, xuất bản sách trong một bầu không khí đe dọa và nhiều rủi ro cho sự an toàn cá nhân, đáng là một tấm gương sáng truyền cảm hứng cho cả thế giới.
Cộng đồng xuất bản quốc tế tôn vinh sự dũng cảm của họ và sẽ hỗ trợ họ theo mọi cách chúng ta có thể, ông Ein Einarsson nói.
IPA cho biết giải thưởng trị giá UD $10, 400 đã được chọn từ bốn ứng viên trong danh sách chung kết, tất cả các ứng viên đều là những nhà xuất bản dũng cảm và đang thúc đẩy tự do xuất bản. 3 ứng viên khác là Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và Pakistan.
Cô Trang, một tác giả và nhà báo, cho biết tất cả những người làm việc cho nhà xuất bản, phải hoạt động bí mật vì sự đàn áp của chính phủ đối với những gì họ cho là hoạt động chống lại nhà nước. Họ phải đối diện hàng ngày với những nguy cơ an toàn, tự do và thậm chí cả mạng sống của mình, chỉ để xuất bản sách.
Chiến đấu vì tự do là một trong những điều có ý nghĩa nhất mà chúng tôi có thể làm với tư cách là một công dân. Chúng tôi sẽ tiếp tục xuất bản sách miễn là có những nhà văn dám, và muốn viết lên tư duy một cách tự do và có những độc giả cũng muốn, cũng khao khát những thông tin không bị kiểm duyệt và những kiến thức tiến bộ. Chúng tôi quyết tâm trong việc truyền bá thông tin tự do và kiến thức tự do, cô nói.
Giải thưởng mà chúng tôi nhận được hôm nay không chỉ ghi nhận những nỗ lực không mệt mỏi của chúng tôi mà còn thể hiện sự dũng cảm của hàng chục ngàn độc giả ở Việt Nam đã bị quấy rối, có những người đã bị bắt và bị thẩm vấn chỉ vì đọc sách của chúng tôi.
Theo một nguồn tin từ một cơ quan xuất bản cuả Công Giáo cho biết thì tự do ngôn luận và xuất bản vẫn là mối quan tâm sâu sắc cuả Giáo hội địa phương. Ở Việt Nam đã không có nhà xuất bản độc lập kể từ năm 1975 khi Việt Nam được thống nhất dưới sự cai trị của cộng sản. Chính phủ cộng sản cấm xuất bản tư nhân và báo chí.
Nguồn tin không nêu tên ấy cho biết Ban Tôn Giáo cuả nhà nước xuất bản tất cả các ấn phẩm của các tôn giáo địa phương. Những bài viết và sách bị coi là nhạy cảm với chính phủ thì phải viết lại, xóa bỏ hoặc không được xuất bản.
Sự kiểm duyệt ngăn cản người đọc tiếp cận với sự thật lịch sử hoặc bóp méo sự thật.
IPA cho biết hoạt động chính của Nhà Xuất Bản Tự Do bao gồm lựa chọn, thiết kế, chỉnh sửa và xuất bản sách mà không qua sự kiểm duyệt của chính phủ. Họ in và phân phối sách qua việc bán chui hoặc tặng miễn phí.
Là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập vào tháng 2 năm 2019 bởi một nhóm các nhà bất đồng chính kiến, là một thách thức trực tiếp đối với sự kiểm soát của chính phủ Việt Nam, Nhà Xuất Bản Tự Do hiện đang có hai chỗ để ấn loát, mỗi chỗ sản xuất khoảng 100 cuốn sách mỗi ngày. Họ đã phân phối hơn 25.000 ấn bản của 18 cuốn sách cho các độc giả trong và ngoài Việt Nam.
Đức Thánh Cha gọi điện thoại cho các Giám Mục Hoa Kỳ, âu lo về tình trạng hiện nay
Đặng Tự Do
23:10 04/06/2020
Hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha đã gọi điện thoại cho Đức Giám Mục Mark Seitz của Giáo phận El Paso, Texas, sau khi vị Giám mục tham gia một cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc để cầu nguyện cho anh George Floyd.
Đức Cha Seitz nói với trang web tin tức địa phương El Paso Matters rằng ngài đã nhận được cú gọi kéo dài từ hai đến ba phút từ Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng ngày 3 tháng Sáu.
Hai vị đã nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha với nhau. Đức Cha Seitz cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “nói ngài muốn chúc mừng tôi.”
“Tôi bày tỏ với Đức Thánh Cha rằng tôi cảm thấy bắt buộc phải thể hiện tình đoàn kết của chúng tôi đối với những người đang đau khổ” trong một hoàn cảnh quá bi thương.
Floyd đã bị giết ngày 25 tháng Năm trong một vụ bắt giữ bởi cảnh sát thành phố Minneapolis. Anh ta bị bắt vì tội sử dụng tờ tiền giả $20. Đoạn phim về vụ việc được lưu hành rộng rãi trên mạng. Anh ta đã bị ấn vào xe cảnh sát nhưng cảnh sát viên Derek Chauvin đã kéo Floyd ra khỏi ghế hành khách, khiến anh ta ngã xuống đất. Anh nằm đó, úp mặt, vẫn bị còng tay. Chauvin quỳ đầu gối trái giữa đầu và cổ Floyd. “Tôi không thể thở được, xin đừng giết tôi, “ Floyd liên tục van xin. Chauvin vẫn quỳ ghì chặt đầu Floyd trong 8 phút và 46 giây, báo cáo của các công tố viên cho biết.
Floyd được đưa đến một bệnh viện địa phương, nơi đã xác nhận anh qua đời, tuy nhiên, có lẽ anh đã chết ngay tại hiện trường. Cái chết của anh đã kéo theo các cuộc biểu tình lan rộng, cũng như cướp bóc và bạo loạn ở nhiều thành phố.
Đức Cha Seitz là giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đầu tiên tham gia các cuộc biểu tình chống lại sự phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát sau cái chết của Floyd.
Cùng với một nhóm các linh mục trong giáo phận mình, Đức Cha Seitz đã quỳ trong im lặng cầu nguyện tưởng nhớ anh Floyd ngày 1 tháng Sáu. Ngài cũng cầm một tấm bảng với hàng chữ “Sinh mạng người da đen đáng giá.”
Cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gómez của Los Angeles, và cũng là chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ những âu lo của ngài, những lời cầu nguyện và tình đoàn kết của ngài với người dân Mỹ trong thời kỳ bất ổn quốc gia.
“Đức Thánh Cha nói rằng ngài đang cầu nguyện, đặc biệt cho Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda và Giáo hội địa phương tại Minneapolis và St. Paul, ” Đức Tổng Giám Mục Gómez đã viết trong một lá thư ngày 03 tháng sáu gởi cho tất cả các giám mục Hoa Kỳ.
“Ngài cảm ơn các giám mục về những phát biểu mang tính mục vụ về phản ứng của Giáo Hội với các cuộc biểu tình trên khắp đất nước và hành động của chúng ta sau cái chết của anh George Floyd. Ngài bảo đảm với chúng ta về những lời cầu nguyện và sự gần gũi trong những ngày tới, ” Đức Cha Gómez nói thêm.
Source:Catholic News AgencyPope Francis called El Paso bishop after prayerful demonstration
Đức Cha Seitz nói với trang web tin tức địa phương El Paso Matters rằng ngài đã nhận được cú gọi kéo dài từ hai đến ba phút từ Đức Thánh Cha Phanxicô vào sáng ngày 3 tháng Sáu.
Hai vị đã nói chuyện bằng tiếng Tây Ban Nha với nhau. Đức Cha Seitz cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô “nói ngài muốn chúc mừng tôi.”
“Tôi bày tỏ với Đức Thánh Cha rằng tôi cảm thấy bắt buộc phải thể hiện tình đoàn kết của chúng tôi đối với những người đang đau khổ” trong một hoàn cảnh quá bi thương.
Floyd đã bị giết ngày 25 tháng Năm trong một vụ bắt giữ bởi cảnh sát thành phố Minneapolis. Anh ta bị bắt vì tội sử dụng tờ tiền giả $20. Đoạn phim về vụ việc được lưu hành rộng rãi trên mạng. Anh ta đã bị ấn vào xe cảnh sát nhưng cảnh sát viên Derek Chauvin đã kéo Floyd ra khỏi ghế hành khách, khiến anh ta ngã xuống đất. Anh nằm đó, úp mặt, vẫn bị còng tay. Chauvin quỳ đầu gối trái giữa đầu và cổ Floyd. “Tôi không thể thở được, xin đừng giết tôi, “ Floyd liên tục van xin. Chauvin vẫn quỳ ghì chặt đầu Floyd trong 8 phút và 46 giây, báo cáo của các công tố viên cho biết.
Floyd được đưa đến một bệnh viện địa phương, nơi đã xác nhận anh qua đời, tuy nhiên, có lẽ anh đã chết ngay tại hiện trường. Cái chết của anh đã kéo theo các cuộc biểu tình lan rộng, cũng như cướp bóc và bạo loạn ở nhiều thành phố.
Đức Cha Seitz là giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đầu tiên tham gia các cuộc biểu tình chống lại sự phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát sau cái chết của Floyd.
Cùng với một nhóm các linh mục trong giáo phận mình, Đức Cha Seitz đã quỳ trong im lặng cầu nguyện tưởng nhớ anh Floyd ngày 1 tháng Sáu. Ngài cũng cầm một tấm bảng với hàng chữ “Sinh mạng người da đen đáng giá.”
Cùng ngày, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện cho Đức Tổng Giám Mục Jose Gómez của Los Angeles, và cũng là chủ tịch hội đồng giám mục Hoa Kỳ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ những âu lo của ngài, những lời cầu nguyện và tình đoàn kết của ngài với người dân Mỹ trong thời kỳ bất ổn quốc gia.
“Đức Thánh Cha nói rằng ngài đang cầu nguyện, đặc biệt cho Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda và Giáo hội địa phương tại Minneapolis và St. Paul, ” Đức Tổng Giám Mục Gómez đã viết trong một lá thư ngày 03 tháng sáu gởi cho tất cả các giám mục Hoa Kỳ.
“Ngài cảm ơn các giám mục về những phát biểu mang tính mục vụ về phản ứng của Giáo Hội với các cuộc biểu tình trên khắp đất nước và hành động của chúng ta sau cái chết của anh George Floyd. Ngài bảo đảm với chúng ta về những lời cầu nguyện và sự gần gũi trong những ngày tới, ” Đức Cha Gómez nói thêm.
Source:Catholic News Agency
Top Stories
Le diocèse de Phan Thiet appelle les catholiques vietnamiens à suivre l’exemple de Mgr Jean Cassaigne
Églises d'Asie
07:37 04/06/2020
Le 1er juin, Mgr Joseph Do Manh Hung, évêque de Phan Thiet et responsable de la commission épiscopale pour le clergé et les séminaristes, a publié une lettre dédiée aux catholiques de son diocèse avant la fête du Sacré-Cœur, célébrée le 19 juin, afin de les inviter à prendre exemple sur la vie de Mgr Jean Cassaigne (1895-1973), missionnaire français (MEP). Le missionnaire, qui a été vicaire apostolique de Saïgon de 1941 à 1955, a consacré sa vie aux minorités ethniques et particulièrement parmi les lépreux de Di Linh, dans la province de Lam Dong. En octobre 2019, l’archidiocèse d’Hô-Chi-Minh-Ville a ouvert son procès en vue de sa canonisation.
Les catholiques du diocèse de Phan Thiet, dans le sud du Vietnam, ont été invités à prendre exemple sur la vie de Mgr Jean Cassaigne (1895-1973), missionnaire français (MEP), qui a consacré sa vie aux plus démunis et aux minorités ethniques, en particulier les lépreux. Dans une lettre aux catholiques du diocèse, publiée le 1er juin, Mgr Joseph Do Manh Hung, évêque de Phan Thiet, leur a demandé de contribuer à sa cause de canonisation, en particulier alors que l’Église s’apprête à célébrer la fête du Sacré-Cœur de Jésus (le 19 juin). Mgr Hung, qui a été nommé évêque de Phan Thiet en décembre, a expliqué que Mgr Jean Cassaigne a vécu avec courage le mystère du Sacré-Cœur en se dévouant pleinement au service des lépreux des groupes ethniques du district de Di Linh, dans la province de Lam Dong. Le père Cassaigne est arrivé au Vietnam en 1926; un an plus tard, il a été assigné auprès du groupe ethnique K’hor de la mission de Di Linh. Le prêtre, qui est salué comme un apôtre des lépreux, les a accueillis et soignés alors qu’ils étaient abandonnés par leurs proches ou leurs voisins, et vivaient à l’écart dans les forêts. En 1929, il a fondé la léproserie de Di Linh, aujourd’hui gérée par les Filles de la charité de Saint-Vincent-de-Paul. Il a baptisé un premier lépreux du groupe ethnique en 1927. Le missionnaire a également étudié la langue et la culture K’hor; il a publié un dictionnaire français-k’hor-vietnamien en 1929, ainsi qu’un livre sur les traditions k’hor en 1937 et un Catéchisme pour les K’hor en 1938. En 1941, quand il a été nommé vicaire apostolique de Saïgon (aujourd’hui Hô-Chi-Minh-Ville), le père Cassaigne a baptisé près de 900 personnes. Quatorze ans plus tard, il a présenté sa démission en sentant venir les premiers signes de la lèpre.
«Témoin vivant du message du Sacré-Cœur»
Mgr Hung a souligné que le missionnaire français a passé le reste de sa vie en partageant les souffrances des lépreux et en continuant de leur apporter des soins, de la nourriture, des médicaments et un toit. « Il a vu sa maladie comme un don de Dieu l’invitant à partager la misère des lépreux », a ajouté Mgr Hung. Mgr Cassaigne est mort en 1973 et a été enterré à la léproserie. Mgr Hung, natif de Saïgon, a rappelé qu’en 2000, l’Église a entamé les premiers préparatifs pour sa canonisation. En octobre 2019, l’archevêque d’Hô-Chi-Minh-Ville a ouvert son procès en vue de sa canonisation. « C’est vraiment un témoin vivant du message du Sacré-Cœur », a déclaré Mgr Hung. L’évêque de Phan Thiet, qui est également responsable de la commission épiscopale pour le clergé et les séminaristes, a expliqué qu’un miracle doit encore être attribué à Mgr Cassaigne avant de poursuivre son procès en canonisation. Il a appelé les catholiques à « prier Dieu pour l’accorder par l’intercession de Mgr Cassaigne ». Les familles catholiques du diocèse ont également reçu des copies de sa biographie ainsi qu’une prière. Mgr Hung les a invités à méditer et suivre l’exemple rayonnant du missionnaire défunt, et à témoigner de la bonté du Sacré-Cœur de Jésus dans leurs familles et leurs paroisses. Le 12 juin, Mgr Hung doit inaugurer une chapelle dédiée au Sacré-Cœur au Centre marial de Ta Pao.
(Source: Églises d'Asie - le 04/06/2020)
Mgr Jean Cassaigne avec des villageois après son ordination épiscopale, le 26 juin 1941 à Saïgon |
«Témoin vivant du message du Sacré-Cœur»
Mgr Hung a souligné que le missionnaire français a passé le reste de sa vie en partageant les souffrances des lépreux et en continuant de leur apporter des soins, de la nourriture, des médicaments et un toit. « Il a vu sa maladie comme un don de Dieu l’invitant à partager la misère des lépreux », a ajouté Mgr Hung. Mgr Cassaigne est mort en 1973 et a été enterré à la léproserie. Mgr Hung, natif de Saïgon, a rappelé qu’en 2000, l’Église a entamé les premiers préparatifs pour sa canonisation. En octobre 2019, l’archevêque d’Hô-Chi-Minh-Ville a ouvert son procès en vue de sa canonisation. « C’est vraiment un témoin vivant du message du Sacré-Cœur », a déclaré Mgr Hung. L’évêque de Phan Thiet, qui est également responsable de la commission épiscopale pour le clergé et les séminaristes, a expliqué qu’un miracle doit encore être attribué à Mgr Cassaigne avant de poursuivre son procès en canonisation. Il a appelé les catholiques à « prier Dieu pour l’accorder par l’intercession de Mgr Cassaigne ». Les familles catholiques du diocèse ont également reçu des copies de sa biographie ainsi qu’une prière. Mgr Hung les a invités à méditer et suivre l’exemple rayonnant du missionnaire défunt, et à témoigner de la bonté du Sacré-Cœur de Jésus dans leurs familles et leurs paroisses. Le 12 juin, Mgr Hung doit inaugurer une chapelle dédiée au Sacré-Cœur au Centre marial de Ta Pao.
(Source: Églises d'Asie - le 04/06/2020)
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lễ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu
Phạm Văn Trung chuyển ngữ
08:32 04/06/2020
Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu là một sự tôn sùng có nguồn gốc lịch sử lâu dài trong Kitô giáo, và trong thời hiện đại, đã được thiết lập như một Lễ Trọng trong Giáo hội hoàn vũ.
Lễ Trọng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu là một lễ rơi vào 19 ngày sau ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, vào thứ Sáu. Lễ phụng vụ được cử hành lần đầu tiên tại Rennes, Pháp. Phụng vụ đã được giám mục địa phương chấp thuận theo yêu cầu của thánh Gioan Euđê, là người đã cử hành Thánh lễ tại đại chủng viện Rennes vào ngày 31 tháng 8 năm 1670. Người ta có thể thấy rằng lễ kính đầu tiên không được tổ chức vào những ngày sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Thánh Gioan Euđê đã soạn một Thánh lễ và một bộ những lời cầu nguyện để đọc ngoài Thánh lễ (được gọi là giờ kinh phụng vụ), những lời cầu nguyện này đã nhanh chóng được chấp nhận ở những nơi khác ở Pháp.
Năm 1856, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã thiết lập Lễ Thánh Tâm là lễ buộc đối với toàn thể Giáo hội, sẽ được cử hành vào Thứ Sáu sau lễ Mình Thánh Chúa Ki-tô.
Gốc rễ của sự sùng kính
Nhưng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lâu đời hơn nhiều. Buổi ban đầu của việc tôn sùng tình yêu của Thiên Chúa, tượng trưng bởi trái tim Chúa Giêsu, được thấy nơi các giáo phụ bao gồm Origênê, Thánh Ambrôsiô, Thánh Giêrônimô, Thánh Augustinô thành Hippo, Thánh Hippolytô thành Roma, Thánh Irênê, Thánh Giútxtinô Tử đạo và Thánh Cyprianô. Vào thế kỷ 11, sự sùng kính này đã có một sự đổi mới trong các tác phẩm của các tu viện dòng Biển Đức và dòng Xitô. Việc sùng kính này đã được định hình bởi Thánh Béc-na-đô ở Clairvaux vào thế kỷ thứ 12 trong bài thơ / lời cầu nguyện nổi tiếng của ngài, “O Sacred Head Surrounded”.
Một kết nối của dòng Phan-xi-cô
Vào thế kỷ 13, tác phẩm của Thánh Bônaventura dòng Phan-xi-cô “Ngài quả là nguồn Sống” (bài đọc Kinh Thần vụ lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giê-su) bắt đầu chỉ ra trái tim là suối nguồn tình yêu Thiên Chúa tuôn đổ vào cuộc sống của chúng ta:
“Hỡi bạn là người đã được cứu chuộc, bạn hãy ngẫm xem Đấng chịu treo trên thập giá vì bạn, Đấng đã chết để làm cho kẻ chết được sống, Đấng đã qua đi mà cả trời đất phải khóc than và đá cứng phải vỡ ra, Đấng ấy là ai, cao cả thế nào, thánh thiện làm sao. Đó là thiên ý nhiệm mầu đã muốn cho lưỡi đòng của người lính đâm thủng và mở cạnh sườn Chúa ra. Điều này đã được thực hiện để Giáo hội có thể được hình thành từ cạnh sườn của Chúa Kitô khi Ngài ngủ giấc ngủ của thần chết trên thập giá, và để lời Kinh thánh sau đây nên ứng nghiệm: 'Họ sẽ nhìn lên Đấng mà họ đã đâm thâu.' Đồng thời máu và nước đổ ra, là giá của sự cứu chuộc chúng ta. Tuôn trào từ nơi sâu thẳm kín ẩn của trái tim Chúa chúng ta, như từ một nguồn nước, dòng suối này làm cho các bí tích của Hội thánh có sức mang lại sự sống ân sủng, và để cho những ai đang sống trong Đức Kitô được uống ở mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”.
Cũng trong thế kỷ 13, chúng ta thấy một sự tôn sùng rất phổ biến trong tác phẩm “Vitis mystica” (Cây nho Thần bí), một sự sùng kính lâu dài đối với Chúa Giêsu, mô tả một cách sinh động Thánh Tâm Chúa Giêsu như là căn nguyên và sự tràn đầy của tình yêu đổ tràn trên thế giới. Tác phẩm này không rõ tác giả, nhưng thường được quy cho Thánh Bônaventura.
Sự sùng bái lan truyền chậm
Vào cuối thế kỷ 13, Thánh Gertrude, trong ngày lễ thánh sử Gioan, có một thị kiến trong đó thánh nữ được phép tựa đầu gần vết thương ở cạnh sườn Chúa Cứu Thế. Thánh nữ nghe thấy tiếng đập của Trái tim thần linh và hỏi Thánh Gioan rằng, vào đêm ăn Bữa Cuối cùng, ngài cũng cảm thấy trái tim đang đập này phải không, thế thì tại sao ngài chưa bao giờ nói về sự thật này. Thánh Gioan trả lời rằng điều mặc khải này đã được dành riêng cho các thời đại tiếp theo khi thế giới trở nên lạnh lẽo, cần phải thắp lại tình yêu của họ.
Từ thời điểm đó cho đến thời thánh Gioan Euđê, sự sùng kính tiếp tục lan rộng, chủ yếu là một sự tôn sùng riêng tư, nhưng sự tôn sùng ngày càng lan rộng. Các tu sĩ dòng Phan-xi-cô tiếp tục sự tôn sùng trong cộng đoàn anh em và các nhà thờ của họ, nhưng các dòng tu khác cũng cầu nguyện với lòng sùng kính này: dòng Tên, dòng Cácmen ở Tây Ban Nha và dòng Biển Đức.
Sự sùng kính được đổi mới: Thánh Magarita Maria Alacoque
Vào cuối thế kỷ 17, sự sùng kính đã được đổi mới và được chấp nhận ở những nơi khác, đặc biệt là sau những mặc khải cho Thánh Magarita Maria Alacoque. Thánh nữ là một nữ tu dòng kín Dòng Thăm Viếng, đã nhận được một số mặc khải tư về Thánh Tâm, lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 1673 và lần cuối cùng vào 18 tháng sau. Các thị kiến đã mặc khải cho từng hình thức của sự sùng kính, chủ yếu là việc rước lễ vào mỗi Thứ Sáu đầu tháng, chầu Thánh Thể trong một “giờ Thánh” vào các ngày Thứ Năm, và cử hành Lễ Thánh Tâm.
Lúc đầu thánh nữ nản lòng khi nỗ lực làm theo chỉ dẫn nhận được trong thị kiến của mình, cuối cùng Alacoque đã có thể thuyết phục bề trên về tính xác thực của thị kiến. Tuy nhiên, thánh nữ không thể thuyết phục được một nhóm các nhà thần học về tính hợp lệ của những lần hiện ra, và thánh nữ cũng không thành công gì hơn với nhiều thành viên trong cộng đoàn của chính mình. Cuối cùng, thánh nữ đã nhận được sự hỗ trợ của Thánh Claude de la Colombière, dòng Tên, cha giải tội cho cộng đoàn trong một thời gian, cha tuyên bố rằng các thị kiến là có thật. Bài viết sùng kính ngắn của Alacoque, La Devotion au Sacré-Coeur de Jesus (Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu), đã được xuất bản sau năm 1698. Đây là một đoạn trích:
“Và Ngài [Chúa Kitô] đã cho tôi thấy rằng chính khát khao được con người yêu thương và khát khao kéo họ ra khỏi con đường đổ nát đã khiến Ngài có ý muốn bày tỏ Trái tim của Ngài cho con người, với tất cả kho báu của tình yêu, của lòng thương xót, của ân sủng, của sự thánh hóa và sự cứu rỗi mà Trái tim Ngài chất chứa, để những ai khao khát trao hiến cho Ngài và dâng cho Ngài tất cả danh dự và tình yêu họ có, bản thân họ có thể trở nên giàu có dồi dào những kho báu thiêng liêng mà trái tim Ngài là nguồn cội”.
Sự sùng kính đã được các tu sĩ Dòng Tên và Phan-xi-cô thúc đẩy, nhưng mãi đến năm 1928, qua Thông điệp Miserentissimus Redeemor năm 1928 của Đức Giáo Hoàng Piô XI, Giáo hội mới xác nhận sự đáng tin của những thị kiến của Alacoque về việc Chúa Giê-su Ki-tô đã “hứa với thánh nữ rằng tất cả những ai tôn vinh Trái Tim Ngài sẽ được ban cho vô số ân sủng trên trời”.
Thế giới được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu
Maria Droste zu Vischering, là một phụ nữ quý tộc người Đức, ở tuổi 25 đã gia nhập hội dòng Đức Bà Bác Ái của Chúa Chiên Lành, ở Munster. Cô được đặt tên Sơ Maria Thánh Tâm. Năm 1894, ở tuổi 31, sơ được chuyển đến Bồ Đào Nha và được bổ nhiệm làm bề trên của Oporto, Bồ Đào Nha. Khi ở đó, sơ thuật lại một số sứ điệp từ Chúa Giêsu Kitô, trong đó sơ được yêu cầu liên lạc với Đức Giáo Hoàng để thỉnh cầu thánh hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Vào ngày 10 tháng 6 năm 1898, cha giải tội của sơ tại tu viện Chúa Chiên Lành đã viết cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIII nói rằng Chị Maria Thánh Tâm đã nhận được một sứ điệp từ Chúa Kitô, thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng hiến dâng toàn bộ thế giới cho Thánh Tâm. Đức Giáo Hoàng ban đầu không tin sơ và không có hành động gì. Tuy nhiên, vào ngày 6 tháng 1 năm 1899, sơ viết một bức thư khác, thỉnh cầu ngoài việc tận hiến, những ngày thứ Sáu đầu tháng được dành để tôn vinh Thánh Tâm. Trong bức thư, sơ cũng đề cập đến căn bệnh gần đây của Đức Giáo Hoàng và tuyên bố rằng Chúa Kitô đã bảo đảm với sơ rằng Đức Giáo Hoàng Lêô XIII sẽ sống cho đến khi Ngài thực hiện việc dâng hiến cho Thánh Tâm.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã ủy thác một cuộc điều tra trên cơ sở các mặc khải của sơ và truyền thống của Giáo hội. Trong Tông thư năm 1899 Annum Sacrum, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã ra lệnh rằng việc dâng hiến toàn bộ loài người cho Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 6 năm 1899. Đây là bản kinh dâng hiến mà Đức Giáo Hoàng Lêô sáng tác cho việc dâng hiến:
Lạy Đức Chúa Giêsu dịu ngọt là Đấng Cứu chuộc loài người. Xin Chúa đoái nhìn chúng con đang khiêm nhượng sấp mình trước bàn thờ Chúa. Chúng con là người của Chúa, cùng muốn thuộc về Chúa, và để kết hiệp cùng Chúa bền vững hơn, thì hôm nay mỗi người chúng con tự ý dâng mình cho Rất Thánh Trái Tim Chúa.
Có nhiều người không hề biết Chúa, cũng có nhiều kẻ khinh thường điều răn Chúa và khước từ Chúa. Lạy Đức Chúa Giêsu nhân từ, xin hãy thương xót họ, và đưa dẫn họ trở về cùng Trái Tim Rất Thánh của Chúa. Lạy Chúa, xin hãy làm vua cai trị chẳng những người tín hữu không bao giờ lìa xa Chúa, mà còn cả những đứa con hoang đàng đã từ bỏ Chúa; cúi xin Chúa hãy làm cho những kẻ ấy được kịp trở về nhà Cha kẻo phải lầm than đói khát mà chết.
Xin Chúa hãy làm vua những kẻ đang sống trong lầm lạc hay bởi bất thuận mà đã lìa xa Chúa, xin hãy đưa họ về đường ngay nẻo chính cùng một đức tin, hầu trở nên một đoàn chiên theo một Chúa chiên.
Xin Chúa hãy làm vua những kẻ đang sống trong bóng tối ngẫu thần hoặc Hồi giáo và xin đừng từ chối không lôi kéo họ vào ánh sáng và vương quốc của Thiên Chúa. Xin hãy ghé mắt thương xót đoàn con cái từng là Dân Chúa đã chọn, thương xót những người xưa kia đã kêu cầu đổ xuống trên họ Máu của Đấng Cứu Độ, thì bây giờ xin đổ xuống trên họ ơn cứu độ và sự sống.
Lạy Chúa, xin hãy ban cho Hội Thánh được bình yên vững chắc thơ thới; xin hãy ban cho muôn dân trật tự hòa bình; xin làm cho từ Bắc chí Nam cực vang dội một tiếng: Ngợi khen Trái Tim Chúa vì đã mua chuộc ơn cứu rỗi cho chúng con: Tán tạ, sáng danh Chúa đời đời. AMEN.
Kỷ niệm 100 năm Lễ Thánh Tâm
Trong một Thông điệp bước ngoặt, Haurietis aquas (Sẽ Hân Hoan Múc Nước, được viết vào ngày 15 tháng 5 năm 1956) Đức Giáo Hoàng Piô XII bắt đầu suy tư của mình bằng cách rút ra từ sách tiên tri Isaia 12: 3 một câu ám chỉ sự phong phú của các ân sủng siêu nhiên chảy ra từ trái tim Chúa Kitô. Haurietis aquas đã kêu gọi toàn thể Giáo hội công nhận Thánh Tâm là một chiều kích quan trọng của linh đạo Kitô giáo. Đức Piô XII đã đưa ra hai lý do tại sao Giáo hội dành hình thức tôn thờ cao nhất cho Trái tim Chúa Giêsu. Lý do thứ nhất dựa trên nguyên tắc theo đó các tín hữu nhận ra rằng Trái Tim Chúa Giêsu được kết hợp nên một với ngôi vị của chính Con Thiên Chúa nhập thể. Lý do thứ hai bắt nguồn từ việc Trái tim là dấu hiệu và là biểu tượng tự nhiên của tình yêu vô biên của Chúa Giêsu đối với con người. Thông điệp nhắc lại rằng đối với linh hồn con người, vết thương ở cạnh sườn Chúa Ki-tô và những dấu đinh là “dấu hiệu và biểu tượng chính yếu của tình yêu đó” đã uốn nắn cuộc sống của họ sâu xa hơn từ trong lòng”.
Trong một lá thư ngày 15 tháng 5 năm 2006, Đức Biển Đức XVI đã viết: “Bằng cách khuyến khích lòng tôn sùng Trái tim Chúa Giêsu, Tông thư Haurietis aquas đã khuyến khích các tín hữu mở ra cho chính mình mầu nhiệm của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, và cho phép mình được biến đổi bởi mầu nhiệm và tình yêu đó. Sau 50 năm, các Kitô hữu vẫn có một nhiệm vụ thích hợp là tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ của họ với Trái tim Chúa Giêsu, theo cách làm sống lại đức tin của họ vào tình yêu cứu độ của Thiên Chúa và đón tiếp Ngài sâu xa hơn nữa trong cuộc đời của họ”.
Như Tông thư nhận định, từ nguồn này, từ trái tim Chúa Giêsu, phát sinh hiểu biết thực sự về Chúa Giêsu Kitô và kinh nghiệm sâu sắc hơn về tình yêu của Ngài. Do đó, theo Đức Biển Đức XVI, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc hiểu biết tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô, để cảm nghiệm Ngài, hướng ánh mắt của chúng ta gắn chặt vào Ngài đến mức chúng ta sống hoàn toàn dựa trên cảm nghiệm tình yêu của Ngài, để sau đó chúng ta có thể làm chứng cho người khác về tình yêu của Ngài.
“Xin cho chúng con luôn hướng về Thánh Tâm Chúa, vì Trái tim Chúa đã mở rộng để Máu và Nước đổ nguồn ơn cứu độ trên chúng con”.
“Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu! Đấng giàu lòng thương xót, xin gíúp chúng con nhận ra tình yêu bao la vô điều kiện của Chúa, để chúng con có thể cảm nghiệm nhịp đập Trái Tim thương xót của Chúa”.
“Lạy Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giê-su, xin thương xót chúng con. Amen”.
Phạm Văn Trung chuyển ngữ.
https://sacredheartfla.org/seasonal/feast-days-solemnities/the-solemnity-of-the-most-sacred-heart-of-jesus/
Lễ Trọng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu là một lễ rơi vào 19 ngày sau ngày lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, vào thứ Sáu. Lễ phụng vụ được cử hành lần đầu tiên tại Rennes, Pháp. Phụng vụ đã được giám mục địa phương chấp thuận theo yêu cầu của thánh Gioan Euđê, là người đã cử hành Thánh lễ tại đại chủng viện Rennes vào ngày 31 tháng 8 năm 1670. Người ta có thể thấy rằng lễ kính đầu tiên không được tổ chức vào những ngày sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. Thánh Gioan Euđê đã soạn một Thánh lễ và một bộ những lời cầu nguyện để đọc ngoài Thánh lễ (được gọi là giờ kinh phụng vụ), những lời cầu nguyện này đã nhanh chóng được chấp nhận ở những nơi khác ở Pháp.
Năm 1856, Đức Giáo Hoàng Piô IX đã thiết lập Lễ Thánh Tâm là lễ buộc đối với toàn thể Giáo hội, sẽ được cử hành vào Thứ Sáu sau lễ Mình Thánh Chúa Ki-tô.
Gốc rễ của sự sùng kính
Nhưng lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu lâu đời hơn nhiều. Buổi ban đầu của việc tôn sùng tình yêu của Thiên Chúa, tượng trưng bởi trái tim Chúa Giêsu, được thấy nơi các giáo phụ bao gồm Origênê, Thánh Ambrôsiô, Thánh Giêrônimô, Thánh Augustinô thành Hippo, Thánh Hippolytô thành Roma, Thánh Irênê, Thánh Giútxtinô Tử đạo và Thánh Cyprianô. Vào thế kỷ 11, sự sùng kính này đã có một sự đổi mới trong các tác phẩm của các tu viện dòng Biển Đức và dòng Xitô. Việc sùng kính này đã được định hình bởi Thánh Béc-na-đô ở Clairvaux vào thế kỷ thứ 12 trong bài thơ / lời cầu nguyện nổi tiếng của ngài, “O Sacred Head Surrounded”.
Một kết nối của dòng Phan-xi-cô
Vào thế kỷ 13, tác phẩm của Thánh Bônaventura dòng Phan-xi-cô “Ngài quả là nguồn Sống” (bài đọc Kinh Thần vụ lễ Trọng Thánh Tâm Chúa Giê-su) bắt đầu chỉ ra trái tim là suối nguồn tình yêu Thiên Chúa tuôn đổ vào cuộc sống của chúng ta:
“Hỡi bạn là người đã được cứu chuộc, bạn hãy ngẫm xem Đấng chịu treo trên thập giá vì bạn, Đấng đã chết để làm cho kẻ chết được sống, Đấng đã qua đi mà cả trời đất phải khóc than và đá cứng phải vỡ ra, Đấng ấy là ai, cao cả thế nào, thánh thiện làm sao. Đó là thiên ý nhiệm mầu đã muốn cho lưỡi đòng của người lính đâm thủng và mở cạnh sườn Chúa ra. Điều này đã được thực hiện để Giáo hội có thể được hình thành từ cạnh sườn của Chúa Kitô khi Ngài ngủ giấc ngủ của thần chết trên thập giá, và để lời Kinh thánh sau đây nên ứng nghiệm: 'Họ sẽ nhìn lên Đấng mà họ đã đâm thâu.' Đồng thời máu và nước đổ ra, là giá của sự cứu chuộc chúng ta. Tuôn trào từ nơi sâu thẳm kín ẩn của trái tim Chúa chúng ta, như từ một nguồn nước, dòng suối này làm cho các bí tích của Hội thánh có sức mang lại sự sống ân sủng, và để cho những ai đang sống trong Đức Kitô được uống ở mạch nước vọt lên đem lại sự sống đời đời”.
Cũng trong thế kỷ 13, chúng ta thấy một sự tôn sùng rất phổ biến trong tác phẩm “Vitis mystica” (Cây nho Thần bí), một sự sùng kính lâu dài đối với Chúa Giêsu, mô tả một cách sinh động Thánh Tâm Chúa Giêsu như là căn nguyên và sự tràn đầy của tình yêu đổ tràn trên thế giới. Tác phẩm này không rõ tác giả, nhưng thường được quy cho Thánh Bônaventura.
Sự sùng bái lan truyền chậm
Vào cuối thế kỷ 13, Thánh Gertrude, trong ngày lễ thánh sử Gioan, có một thị kiến trong đó thánh nữ được phép tựa đầu gần vết thương ở cạnh sườn Chúa Cứu Thế. Thánh nữ nghe thấy tiếng đập của Trái tim thần linh và hỏi Thánh Gioan rằng, vào đêm ăn Bữa Cuối cùng, ngài cũng cảm thấy trái tim đang đập này phải không, thế thì tại sao ngài chưa bao giờ nói về sự thật này. Thánh Gioan trả lời rằng điều mặc khải này đã được dành riêng cho các thời đại tiếp theo khi thế giới trở nên lạnh lẽo, cần phải thắp lại tình yêu của họ.
Từ thời điểm đó cho đến thời thánh Gioan Euđê, sự sùng kính tiếp tục lan rộng, chủ yếu là một sự tôn sùng riêng tư, nhưng sự tôn sùng ngày càng lan rộng. Các tu sĩ dòng Phan-xi-cô tiếp tục sự tôn sùng trong cộng đoàn anh em và các nhà thờ của họ, nhưng các dòng tu khác cũng cầu nguyện với lòng sùng kính này: dòng Tên, dòng Cácmen ở Tây Ban Nha và dòng Biển Đức.
Sự sùng kính được đổi mới: Thánh Magarita Maria Alacoque
Vào cuối thế kỷ 17, sự sùng kính đã được đổi mới và được chấp nhận ở những nơi khác, đặc biệt là sau những mặc khải cho Thánh Magarita Maria Alacoque. Thánh nữ là một nữ tu dòng kín Dòng Thăm Viếng, đã nhận được một số mặc khải tư về Thánh Tâm, lần đầu tiên vào ngày 27 tháng 12 năm 1673 và lần cuối cùng vào 18 tháng sau. Các thị kiến đã mặc khải cho từng hình thức của sự sùng kính, chủ yếu là việc rước lễ vào mỗi Thứ Sáu đầu tháng, chầu Thánh Thể trong một “giờ Thánh” vào các ngày Thứ Năm, và cử hành Lễ Thánh Tâm.
Lúc đầu thánh nữ nản lòng khi nỗ lực làm theo chỉ dẫn nhận được trong thị kiến của mình, cuối cùng Alacoque đã có thể thuyết phục bề trên về tính xác thực của thị kiến. Tuy nhiên, thánh nữ không thể thuyết phục được một nhóm các nhà thần học về tính hợp lệ của những lần hiện ra, và thánh nữ cũng không thành công gì hơn với nhiều thành viên trong cộng đoàn của chính mình. Cuối cùng, thánh nữ đã nhận được sự hỗ trợ của Thánh Claude de la Colombière, dòng Tên, cha giải tội cho cộng đoàn trong một thời gian, cha tuyên bố rằng các thị kiến là có thật. Bài viết sùng kính ngắn của Alacoque, La Devotion au Sacré-Coeur de Jesus (Lòng sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu), đã được xuất bản sau năm 1698. Đây là một đoạn trích:
“Và Ngài [Chúa Kitô] đã cho tôi thấy rằng chính khát khao được con người yêu thương và khát khao kéo họ ra khỏi con đường đổ nát đã khiến Ngài có ý muốn bày tỏ Trái tim của Ngài cho con người, với tất cả kho báu của tình yêu, của lòng thương xót, của ân sủng, của sự thánh hóa và sự cứu rỗi mà Trái tim Ngài chất chứa, để những ai khao khát trao hiến cho Ngài và dâng cho Ngài tất cả danh dự và tình yêu họ có, bản thân họ có thể trở nên giàu có dồi dào những kho báu thiêng liêng mà trái tim Ngài là nguồn cội”.
Sự sùng kính đã được các tu sĩ Dòng Tên và Phan-xi-cô thúc đẩy, nhưng mãi đến năm 1928, qua Thông điệp Miserentissimus Redeemor năm 1928 của Đức Giáo Hoàng Piô XI, Giáo hội mới xác nhận sự đáng tin của những thị kiến của Alacoque về việc Chúa Giê-su Ki-tô đã “hứa với thánh nữ rằng tất cả những ai tôn vinh Trái Tim Ngài sẽ được ban cho vô số ân sủng trên trời”.
Thế giới được thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu
Maria Droste zu Vischering, là một phụ nữ quý tộc người Đức, ở tuổi 25 đã gia nhập hội dòng Đức Bà Bác Ái của Chúa Chiên Lành, ở Munster. Cô được đặt tên Sơ Maria Thánh Tâm. Năm 1894, ở tuổi 31, sơ được chuyển đến Bồ Đào Nha và được bổ nhiệm làm bề trên của Oporto, Bồ Đào Nha. Khi ở đó, sơ thuật lại một số sứ điệp từ Chúa Giêsu Kitô, trong đó sơ được yêu cầu liên lạc với Đức Giáo Hoàng để thỉnh cầu thánh hiến thế giới cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Vào ngày 10 tháng 6 năm 1898, cha giải tội của sơ tại tu viện Chúa Chiên Lành đã viết cho Đức Giáo Hoàng Lêô XIII nói rằng Chị Maria Thánh Tâm đã nhận được một sứ điệp từ Chúa Kitô, thỉnh cầu Đức Giáo Hoàng hiến dâng toàn bộ thế giới cho Thánh Tâm. Đức Giáo Hoàng ban đầu không tin sơ và không có hành động gì. Tuy nhiên, vào ngày 6 tháng 1 năm 1899, sơ viết một bức thư khác, thỉnh cầu ngoài việc tận hiến, những ngày thứ Sáu đầu tháng được dành để tôn vinh Thánh Tâm. Trong bức thư, sơ cũng đề cập đến căn bệnh gần đây của Đức Giáo Hoàng và tuyên bố rằng Chúa Kitô đã bảo đảm với sơ rằng Đức Giáo Hoàng Lêô XIII sẽ sống cho đến khi Ngài thực hiện việc dâng hiến cho Thánh Tâm.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã ủy thác một cuộc điều tra trên cơ sở các mặc khải của sơ và truyền thống của Giáo hội. Trong Tông thư năm 1899 Annum Sacrum, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII đã ra lệnh rằng việc dâng hiến toàn bộ loài người cho Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ diễn ra vào ngày 11 tháng 6 năm 1899. Đây là bản kinh dâng hiến mà Đức Giáo Hoàng Lêô sáng tác cho việc dâng hiến:
Lạy Đức Chúa Giêsu dịu ngọt là Đấng Cứu chuộc loài người. Xin Chúa đoái nhìn chúng con đang khiêm nhượng sấp mình trước bàn thờ Chúa. Chúng con là người của Chúa, cùng muốn thuộc về Chúa, và để kết hiệp cùng Chúa bền vững hơn, thì hôm nay mỗi người chúng con tự ý dâng mình cho Rất Thánh Trái Tim Chúa.
Có nhiều người không hề biết Chúa, cũng có nhiều kẻ khinh thường điều răn Chúa và khước từ Chúa. Lạy Đức Chúa Giêsu nhân từ, xin hãy thương xót họ, và đưa dẫn họ trở về cùng Trái Tim Rất Thánh của Chúa. Lạy Chúa, xin hãy làm vua cai trị chẳng những người tín hữu không bao giờ lìa xa Chúa, mà còn cả những đứa con hoang đàng đã từ bỏ Chúa; cúi xin Chúa hãy làm cho những kẻ ấy được kịp trở về nhà Cha kẻo phải lầm than đói khát mà chết.
Xin Chúa hãy làm vua những kẻ đang sống trong lầm lạc hay bởi bất thuận mà đã lìa xa Chúa, xin hãy đưa họ về đường ngay nẻo chính cùng một đức tin, hầu trở nên một đoàn chiên theo một Chúa chiên.
Xin Chúa hãy làm vua những kẻ đang sống trong bóng tối ngẫu thần hoặc Hồi giáo và xin đừng từ chối không lôi kéo họ vào ánh sáng và vương quốc của Thiên Chúa. Xin hãy ghé mắt thương xót đoàn con cái từng là Dân Chúa đã chọn, thương xót những người xưa kia đã kêu cầu đổ xuống trên họ Máu của Đấng Cứu Độ, thì bây giờ xin đổ xuống trên họ ơn cứu độ và sự sống.
Lạy Chúa, xin hãy ban cho Hội Thánh được bình yên vững chắc thơ thới; xin hãy ban cho muôn dân trật tự hòa bình; xin làm cho từ Bắc chí Nam cực vang dội một tiếng: Ngợi khen Trái Tim Chúa vì đã mua chuộc ơn cứu rỗi cho chúng con: Tán tạ, sáng danh Chúa đời đời. AMEN.
Kỷ niệm 100 năm Lễ Thánh Tâm
Trong một Thông điệp bước ngoặt, Haurietis aquas (Sẽ Hân Hoan Múc Nước, được viết vào ngày 15 tháng 5 năm 1956) Đức Giáo Hoàng Piô XII bắt đầu suy tư của mình bằng cách rút ra từ sách tiên tri Isaia 12: 3 một câu ám chỉ sự phong phú của các ân sủng siêu nhiên chảy ra từ trái tim Chúa Kitô. Haurietis aquas đã kêu gọi toàn thể Giáo hội công nhận Thánh Tâm là một chiều kích quan trọng của linh đạo Kitô giáo. Đức Piô XII đã đưa ra hai lý do tại sao Giáo hội dành hình thức tôn thờ cao nhất cho Trái tim Chúa Giêsu. Lý do thứ nhất dựa trên nguyên tắc theo đó các tín hữu nhận ra rằng Trái Tim Chúa Giêsu được kết hợp nên một với ngôi vị của chính Con Thiên Chúa nhập thể. Lý do thứ hai bắt nguồn từ việc Trái tim là dấu hiệu và là biểu tượng tự nhiên của tình yêu vô biên của Chúa Giêsu đối với con người. Thông điệp nhắc lại rằng đối với linh hồn con người, vết thương ở cạnh sườn Chúa Ki-tô và những dấu đinh là “dấu hiệu và biểu tượng chính yếu của tình yêu đó” đã uốn nắn cuộc sống của họ sâu xa hơn từ trong lòng”.
Trong một lá thư ngày 15 tháng 5 năm 2006, Đức Biển Đức XVI đã viết: “Bằng cách khuyến khích lòng tôn sùng Trái tim Chúa Giêsu, Tông thư Haurietis aquas đã khuyến khích các tín hữu mở ra cho chính mình mầu nhiệm của Thiên Chúa và tình yêu của Ngài, và cho phép mình được biến đổi bởi mầu nhiệm và tình yêu đó. Sau 50 năm, các Kitô hữu vẫn có một nhiệm vụ thích hợp là tiếp tục làm sâu sắc thêm mối quan hệ của họ với Trái tim Chúa Giêsu, theo cách làm sống lại đức tin của họ vào tình yêu cứu độ của Thiên Chúa và đón tiếp Ngài sâu xa hơn nữa trong cuộc đời của họ”.
Như Tông thư nhận định, từ nguồn này, từ trái tim Chúa Giêsu, phát sinh hiểu biết thực sự về Chúa Giêsu Kitô và kinh nghiệm sâu sắc hơn về tình yêu của Ngài. Do đó, theo Đức Biển Đức XVI, chúng ta sẽ có thể hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc hiểu biết tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô, để cảm nghiệm Ngài, hướng ánh mắt của chúng ta gắn chặt vào Ngài đến mức chúng ta sống hoàn toàn dựa trên cảm nghiệm tình yêu của Ngài, để sau đó chúng ta có thể làm chứng cho người khác về tình yêu của Ngài.
“Xin cho chúng con luôn hướng về Thánh Tâm Chúa, vì Trái tim Chúa đã mở rộng để Máu và Nước đổ nguồn ơn cứu độ trên chúng con”.
“Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu! Đấng giàu lòng thương xót, xin gíúp chúng con nhận ra tình yêu bao la vô điều kiện của Chúa, để chúng con có thể cảm nghiệm nhịp đập Trái Tim thương xót của Chúa”.
“Lạy Trái Tim Cực Thánh Đức Chúa Giê-su, xin thương xót chúng con. Amen”.
Phạm Văn Trung chuyển ngữ.
https://sacredheartfla.org/seasonal/feast-days-solemnities/the-solemnity-of-the-most-sacred-heart-of-jesus/
Sống hiệp thông theo gương Chúa Ba Ngôi
Lm. Jos. Đồng Đăng
22:10 04/06/2020
Dẫn nhập: Mầu nhiệm hiệp thông bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi.[1] Thật vậy, Thiên Chúa Ba Ngôi là nền tảng và mô mẫu cho tất cả những gì mà Kitô Giáo rao giảng về niềm tin và việc sống đạo của mình. Với Kitô Giáo, đây là mầu nhiệm cao cả nhất.[2] Đối với đại đa số các Kitô hữu qua nhiều thời đại, Thiên Chúa được hiểu là sự hiệp thông sống động của Tam vị – Nhất thể. Căn tính Kitô Giáo xoay quanh thực tại thần linh này. Đại đa số các Kitô hữu trên thế giới đã được rửa tội nhân danh Cha và Con và Thánh Thần khi họ gia nhập cộng đoàn Kitô hữu, là Giáo Hội.[3]
Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một ‘Tư Tưởng đơn thuần, mãi mãi quanh quẩn với chính mình, chẳng màng gì đến con người và cái thế giới nhỏ nhoi của nó’, [4] nhưng là hữu thể tương quan: Chúa Cha ‘nhiệm sinh’ Chúa Con; Chúa Con hằng gắn bó và tuân phục thánh ý Chúa Cha; Chúa Thánh Thần – Đấng được ‘nhiệm xuất’ từ Chúa Cha và Chúa Con, như sợi dây nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Mỗi Ngôi trong Ba Ngôi đều yêu thương nhau, thông hiệp trong nhau, cùng chia sẻ và trao ban cho nhau. Quả thực, “không còn danh xưng nào phù hợp hơn để nói về Ba Ngôi; đó chính là hiệp thông.”[5] Vậy, tương quan hiệp thông giữa Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện như thế nào? Và chúng ta, những người Kitô hữu học được điều gì từ Thiên Chúa Ba Ngôi?
Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông
Trước hết, Thiên Chúa Ba Ngôi là một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, và trao ban cho nhau (x. Ga 14, 10; Ga 14, 16; Ga 14, 26). Dù cho vật đổi sao dời, Thiên Chúa vẫn là Đấng vĩnh hằng; Ba Ngôi vẫn tương quan mật thiết với nhau đến nỗi “các Ngôi vị hoàn toàn hiện hữu trong tình yêu dành cho nhau. Bản Thể tuyệt đối của Thiên Chúa cũng trọn vẹn là Hiện Thể (Acte-Substance) và do đó là “tương đối”, nghĩa là tương quan sống động của tình yêu trọn vẹn đối với nhau.”[6] Mỗi Ngôi vị không chỉ yêu Ngôi vị khác mà còn hành động cho hạnh phúc của các Ngôi vị khác theo một phương cách hữu hiệu.[7] Trong mọi hoạt động của mỗi Ngôi Vị đều có sự tham dự của các Ngôi Vị khác.
Tương quan tình yêu giữa Ba Ngôi Vị xuất hiện một cách rõ ràng trong Kinh Thánh Tân Ước, chẳng hạn, trong thư gửi tín hữu Côlôsê, Thánh Phaolô viết: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình” (Cl 1, 15). Mối liên hệ giữa Đức Giêsu và Chúa Cha không giống như bao mối liên hệ khác: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). Trong mối thân tình kỳ lạ, Đức Giêsu thân thưa với Chúa Cha là Ápba (Mc 14, 36). Mối liên hệ giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng được miêu tả một cách mạnh mẽ: Đức Giêsu được thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần (Mt 1, 18). Chúa Thánh Thần đã ngự xuống khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan (Mc 1, 8, Mt 3, 11, Lc 3, 16,22), sau đó Chúa Thánh Thần dẫn Đức Giêsu vào hoang địa (Mc 1, 12). Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn Đức Giêsu qua cuộc sống và cái chết của Người. Cuối cùng, Đức Giêsu đã được chỗi dậy trong Thánh Thần. Và, khi về cùng Chúa Cha, Chúa Con đã gửi Thánh Thần từ Chúa Cha xuống cho Giáo Hội (Ga 15, 26, 16, 7, 20, 22). Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần nhân danh Chúa Con (Ga 14, 26). Chúa Thánh Thần chính là Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết (Rm 8, 11). Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Cha (Ga 14, 16, Lc 11, 13, Mt 10, 20) và của Đức Giêsu (Rm 8, 9, Gl 4, 6, Phl 1, 19). Chúa Thánh Thần là Đấng nhận ra và xác nhận căn tính của Đức Giêsu: “Không ai có thể nói rằng Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí (1 Cr 12, 3). Sứ vụ của Thần Khí là để làm trung gian về sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh, để làm thấm nhập hồng ân cứu độ đã được thực hiện bởi Chúa Kitô, và để làm cho sống động các cơ cấu Hội Thánh được Chúa Kitô thiết lập. Để hoàn tất những gì đã được thiết lập bởi Chúa Kitô, sứ vụ của Thần Khí là quy tụ toàn thể nhân loại, và toàn thể vũ trụ, trong Đức Giêsu Kitô, qua Đức Kitô, tới Chúa Cha ( 1 Cr 15, 28, Ep 1, 10, Cl 1, 19-20).[8]
Thánh Irênê (130-202), một Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo Hội đã đặt trọng tâm mối ưu tư của ngài là minh chứng và chỉ cho con người thấy tính cách độc nhất của Thiên Chúa Cha, Đấng Tạo Thành và Chúa của tất cả mọi vật; thần tính của Chúa Con, Ngôi Lời Nhập Thể, Người thâu tóm tất cả thụ tạo và lịch sử cứu độ, để chống lại những khuynh hướng sai lầm và lẫn lộn của Ngộ đạo thuyết trong thời của ngài.[9] Ngài nói rằng Ngôi Lời và Thánh Thần được ví như hai bàn tay của Thiên Chúa, cùng làm việc để tạo thành các thụ tạo, qua đó Thiên Chúa thực hiện công trình sáng tạo của Người và sự cứu độ nó.[10] Và Thánh Athanasiô, khi áp dụng lược đồ ‘từ Chúa Cha, qua Chúa Con, và trong Thánh Thần’, đã viết: “Chúa Cha là ánh sáng, Chúa Con là sự sáng ngời, Chúa Thánh Thần là Đấng nhờ Người mà chúng ta được chiếu sáng”; bởi lẽ, “Chúa Cha là suối nguồn và Chúa Con được gọi là sông, chúng ta nói rằng: chúng ta uống Thánh Thần.”[11]
Trong việc thiết lập Giáo Hội, vai trò Ba Ngôi cũng được Congar đề cập một cách rõ ràng. Theo ngài, Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là Đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập; Chúa Kitô thiết lập cơ cấu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Giữa cơ cấu và ân sủng không có sự đối lập nhau nhưng bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời và Thần Khí như “đôi bàn tay” thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là linh hồn, là Đấng làm cho Giáo Hội được sống động và trẻ trung. Một cách xác tín, Cha Congar còn nhấn mạnh, Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất hay hiệp thông của Giáo Hội.[12]
Thiên Chúa Ba Ngôi tự tại là tình yêu (1Ga 4, 7-8) đã hạ cố “cắm lều” giữa loài người qua dung mạo Đức Giêsu Kitô. Chính Đức Giêsu đã hiến tế chính mình làm của ăn và của uống cho nhân loại, trở nên bảo chứng tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. “Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, là sự hiện diện của Đức Kitô toàn thể, là sự tuôn đổ Thánh Thần. Chính các tặng phẩm từ cuộc tạo dựng của Thiên Chúa, là bánh và rượu, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và các lời của Đức Kitô, trở nên Mình và Máu Đức Kitô.”[13]
Như vậy, tình yêu và sự tương thuộc lẫn nhau là tiếng nói cuối cùng nơi Chúa Ba Ngôi. Chúa Con không tôn vinh chính mình nhưng tôn vinh Chúa Cha; và Chúa Thánh Thần cũng không tôn vinh chính Người nhưng tôn vinh Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha tôn vinh Chúa Con, và sự tôn vinh là chính Thánh Thần. Chúa Con đã trút bỏ chính mình trong tình yêu để vâng phục Chúa Cha, nhưng Chúa Cha cũng sai Chúa Con và nhiệm xuất Chúa Thánh Thần trong tình yêu. Cuối cùng, Chúa Cha không giữ khư khư địa vị của Người nhưng giao vương quốc lại cho Chúa Con, Đấng thừa kế ngai vàng. Tính liên tục của việc trút bỏ chính mình cho Ngôi vị khác và tôn vinh Ngôi vị khác họa nên cái thường được gọi là thấm nhập/tương ngụ (perichōrēsi) trong nhau, một hình thức hiện diện trong đó mỗi Ngôi vị cư ngụ trong Ngôi vị khác và mỗi động thái của Ngôi vị này cũng tương tác lên Ngôi vị khác trong tình yêu. Sự hiệp thông của Thiên Chúa cuối cùng trở nên biểu trưng cho tình yêu, công lý, sự tương trợ lẫn nhau, và sự hướng tha. Đó là đặc tính của bất kỳ cộng đoàn nào tuyên nhận sự hiệp thông Thiên Chúa Ba Ngôi là của mình.[14]
Thứ hai, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là một tương quan lắng nghe. Tương quan lắng nghe ở đây được hiểu là khả năng tương giao của ngôi vị. Thật vậy, khi tin Thiên Chúa là Ngôi vị thì đương nhiên nhìn nhận Người là Đấng có khả năng tương giao, có thể đối thoại, có thể lắng nghe. “Một hữu thể hoàn toàn đơn độc không có tương quan với ai và cũng không ai tương quan nổi thì không phải là một ngôi vị.”[15] Nơi Thiên Chúa, khả năng tương giao được thể hiện một cách phong phú và tròn đầy.
Theo Kinh Thánh Cựu Ước, khi tạo dựng con người, Thiên Chúa nói: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26). Đại từ nhân xưng số nhiều “chúng ta” ở đây được các Giáo Phụ liên tưởng tới các các nhân vật thần linh; “nơi vị Thiên Chúa đó lại có cả ngôi thứ nhất (Ich/tôi) và ngôi thứ hai (Du/anh) mà các Giáo Phụ cũng đã tìm thấy trong các Thánh vịnh (“Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi” (Tv 110, 1), cũng như trong lời của Đức Giêsu thưa lên với Cha.”[16] Các Giáo Phụ cũng giải thích như thế với lời Thiên Chúa sau khi Ađam sa ngã: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta” (St 3, 22). Hay như khi có cuộc lộn xộn trong ngôn ngữ của loài người, Thiên Chúa nói: “Nào chúng ta hãy xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn” (St 11, 7). Khi đọc thấy cách nói về Thiên Chúa với số nhiều này, lập tức, một số Giáo Phụ Công giáo xem đó như là một thứ Mặc Khải ẩn kín, chưa trọn vẹn về Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng đã có trong thực tế. Vậy, chúng ta có thể chấp nhận rằng những vết tích này như những tiền đề cho niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi.[17]
Trong thời Tân Ước, tương quan lắng nghe đó được biểu tỏ một cách rõ ràng hơn qua trung gian mạc khải là Đức Giêsu. Tương quan lắng nghe trước hết là giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Con có nói gì thì cũng nói nhân danh Chúa Cha. Cũng vậy, Người luôn nói về và nói trong Thánh Thần. Những điều Chúa Thánh Thần nghe thì Chúa Thánh Thần loan báo lại cho các môn đệ.[18] Thánh Gioan tường thuật rằng, trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15).
Đức Giêsu đã vâng nghe thánh ý Chúa Cha, đã nhập thể làm người và hằng làm trọn thánh ý Cha trong mọi nơi mọi lúc. Chúa Thánh Thần luôn luôn sánh bước để an ủi, củng cố sức mạnh, giúp Chúa Con thi hành sứ vụ cứu độ của mình. Thánh Luca thuật rằng: Thánh Thần Chúa đã dẫn Đức Giêsu vào sa mạc và chịu cám dỗ suốt bốn mươi đêm ngày (x. Lc 4, 1-13). Dù Kinh Thánh không thuật cho ta nghe một lời nào của Chúa Thánh Thần nói với Đức Giêsu nhưng ta có thể hiểu rằng, trong giây phút tịch mịch nơi sa mạc hoang vu, chính Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy, mách bảo, và trấn an Đức Giêsu khi Người chịu ma quỷ cám dỗ và Đức Giêsu đã nghe theo. Rốt cuộc, Đức Giêsu đã chiến thắng những cơn cám dỗ tinh quái của ma quỷ nhờ liên lạc với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trên cây thập giá, Đức Giêsu không tự mình hành động nhưng vâng nghe thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22, 42).
Như vậy, dù xét về vai trò, tương quan và nguồn gốc, Ba Ngôi Thiên Chúa có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi luôn lắng nghe nhau và cùng nhau hành động. Đức Giêsu hằng vâng theo thánh ý Chúa Cha và nghe theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần luôn làm chứng và thúc bách các tín hữu theo sự sai phái của Đức Giêsu. Có thể nói rằng, nhờ nhận ra một Thiên Chúa duy nhất về bản thể nhưng đồng thời nơi Người lại có đối thoại, phân biệt và quy hướng vào nhau, mà phạm trù Tương Quan (Relatio) của Kitô Giáo đã có được một ý nghĩa hoàn toàn mới - mới ở chỗ, từ đây chúng ta thấy rõ bên cạnh Bản Thể, còn có Đối Thoại và Tương Quan cũng chính là những hình thái uyên nguyên của Hữu Thể Siêu Việt này.[19]
Thứ ba, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan thông truyền. Sự thông truyền giữa Ba Ngôi là sự thông truyền sự sống Thần Linh. Thật vậy, trong nhiệm cục cứu độ, Chúa Thánh Thần là sự thông truyền, là sự tuôn đổ dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại trong lòng mỗi người.[20] Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Chúa Con đã hoài thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã làm người. Khi chịu chết treo trên Thập giá, Đức Giêsu đã “trao thần khí” (x. Ga 19, 30), báo trước quà tặng là Chúa Thánh Thần mà Người sẽ ban cho Giáo Hội sau khi phục sinh (x. Ga 20, 22). Như thế đã ứng nghiệm lời hứa về “những dòng sông mang nước hằng sống” sẽ tuôn chảy từ tâm hồn các tín hữu, qua việc đổ tràn của Chúa Thánh Thần (x. Ga 7, 33-38). Thánh Phaolô nói rằng: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Thánh Thần chính là Tình Yêu, là Quà Tặng và là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Trong các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, sự hiệp nhất của Ba Ngôi được thể hiện rõ nét. Việc biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô là Mầu Nhiệm đức tin cao cả mà con người được đón nhận từ Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ công nghiệp của Đức Kitô, trong sự hợp nhất và tác động của Chúa Thánh Thần.[21] Đây là mầu nhiệm khôn sánh mà trong mỗi Thánh lễ, sau khi truyền phép, vị chủ tế công bố “đây là mầu nhiệm đức tin.”[22] Quả thực chỉ có đức tin mới có thể chấp nhận sự biến thể từ bánh và rượu trở nên Mình và Máu Đức Kitô. Đây chính là sự biến đổi kỳ diệu nhờ Ba Ngôi Thiên Chúa; Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, sự hiện diện của Ngôi Lời làm người, chịu chết và sống lại, và sự tuôn đổ Thánh Thần.[23] Mầu nhiệm đức tin này là mầu nhiệm của tình yêu Chúa Ba Ngôi mà chúng ta được mời gọi thông phần nhờ ân sủng.[24] Trong Kinh Nguyện Thánh Thể, phụng vụ tuyên xưng công trình tuyệt diệu của Chúa Ba Ngôi đã thực hiện trong lịch sử cùng khẩn nài Thiên Chúa quy tụ Giáo Hội và nhân loại trong sự hợp nhất họa theo khuôn mẫu của Ba Ngôi.[25] Theo ý hướng đó, Thánh Síprianô nói: “Giáo Hội đến từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hướng về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và được cấu trúc theo hình ảnh mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.”[26]
Thứ tư, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan phân biệt nhưng không tách biệt. Nơi mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, Ba Ngôi Vị thần linh phân biệt với nhau, ngôi này không phải là ngôi kia, nhưng Ba Ngôi không hề tách rời nhau, mà chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Đây chính là nguồn gốc và mẫu mực cho sự hiệp thông trong gia đình Giáo Hội (x. Ep 4, 4-6). Dưới đây là những yếu tố làm cho Ba Ngôi phân biệt:
“Xét về tương quan, mỗi Ngôi vị có một cương vị, Cha, Con, Thánh Thần. Cương vị Cha là Cha và không ai có thể thay thế, cũng thế đối với cương vị Con và Thánh Thần. Mỗi ngôi vị là duy nhất và độc đáo, phân biệt và đối lập với các ngôi vị khác. Xét về nguồn gốc, mỗi ngôi đều có sự khác biệt. Cha là nguồn gốc, là nguyên lý phi nguyên lý, nên Cha tự hữu. Con được sinh ra bởi Cha từ đời đời, nên là nguyên lý của nguyên lý. Thánh Thần được nhiệm xuất từ Cha (và Con hay qua Con), là Ngôi vị tình yêu của Cha và Con. Xét về sứ vụ, mỗi Ngôi vị đều có sứ vụ đặc trưng: Cha là tạo thành, Con cứu chuộc, Thánh Thần thánh hóa. Hay trong chương trình cứu độ, Cha dự định, sắp xếp, Con thực hiện, và Thánh Thần hoàn tất.”[27]
Dù có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi Thiên Chúa không có sự tách biệt. Trong bất cứ hành vi và sứ vụ nào của Thiên Chúa, các ngôi vị đều hiệp thông, hợp tác với nhau, và tương tại trong nhau. Đó là vẻ đẹp của Thiên Chúa, có khác biệt nhưng không có chia rẽ, có bình đẳng và hiệp nhất nhưng không triệt tiêu tính độc đáo và tính cá vị của từng chủ thể.[28]
Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì Người không thể là một Thiên Chúa đơn độc nhưng là Đấng luôn luôn mở ra và trao ban. Nếu Thiên Chúa là tình yêu, Người hiện hữu như một Người Yêu và một người Được Yêu và Tình Yêu nối kết họ. Về điểm này, thánh Augustinô có một sự phân biệt rất sâu sắc: Ở đây có ba ngôi: Đấng đang yêu, Đấng được yêu và Đấng là tình yêu: “Nếu bạn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi, bạn thấy tình yêu.”[29] Sự hiệp nhất của Thiên Chúa rất giống với sự hiệp nhất của một gia đình. Nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, Thánh Thần là tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Còn nơi gia đình nhân loại, người con là kết quả của tình yêu giữa hai vợ chồng. Dĩ nhiên, sự so sánh không nhằm nói đến sự song song và tương ứng về quan hệ tình yêu giữa các ngôi vị, nhưng nhằm nói đến sự tương tự về tình yêu thương hiệp nhất giữa các ngôi vị.[30]
Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hiệp thông nên một với nhau trong tương quan tình yêu, sự lắng nghe nhau và sự thông truyền cho nhau, dù Ba Ngôi phân biệt nhau. “Chúa Con chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tương tự như thế, Chúa Thánh Thần chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con.”[31] Tương quan giữa Ba Ngôi không phải là tương quan khép kín nhưng luôn luôn mở ra, nhờ đó, con người được diễm phúc đi vào mối thông hiệp với Thiên Chúa. Và khi đã kết hợp với Chúa, con người cũng có khả năng trao ban Chúa cho tha nhân bằng đời sống chứng nhân.
2. Kitô hữu, chứng nhân hiệp thông
Quan niệm Kitô Giáo cho ta biết, mỗi người trong chúng ta được hiện hữu trên trần gian này là bởi một ‘Đấng khác’. Bởi thế, chúng ta không có lý do để chỉ biết giữ bo bo cho mình những gì mình tưởng là của mình mà không mảy may chia sẻ. Bởi lẽ, “có gì thuộc về bạn hơn là bản thân bạn và có gì ít thuộc về bạn hơn là bản thân bạn? ”[32] Quả thực, cái riêng tư căn bản nhất mà tôi có là bản thân mình nhưng bản thân này đồng thời lại là cái ít thuộc về tôi nhất là vì bản thân này không “do” tôi mà có và cũng không sống “cho” mình tôi. Vì thế, tôi phải đi ra khỏi bản thân mình và sống cho tha nhân và chỉ khi đó, tôi mới tìm lại được ý nghĩa nguyên thuỷ của mình là hữu thể nhân linh trong thế giới thụ tạo.[33] Nói cách khác, “càng gần tha nhân bao nhiêu, con người mới gần mình bấy nhiêu. Chỉ khi ra khỏi chính mình, con người mới tìm lại được bản thân. Chỉ qua tha nhân, qua hiện diện bên tha nhân mà con người mới tìm lại được mình.”[34]
Trong cuốn giáo trình với nhan đề “Một Số Mô Hình Giáo Hội - theo nội dung đức tin Kitô Giáo”, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên viết như sau:
“Gia đình Giáo Hội vừa đề cao tương quan cá nhân vừa đề cao tương quan cộng đoàn. Trên bình diện cá nhân, các tín hữu được mời gọi đi vào sự hiệp thông thân tình với Thiên Chúa. Mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa là mối tương quan liên vị. Trên bình diện cộng đoàn, gia đình Đức Giêsu thiết lập đòi hỏi mọi người chung tay xây dựng đời sống cộng đoàn”.[35]
Theo đó, mỗi Kitô hữu được mời gọi trở nên những chứng nhân của Chúa Ba Ngôi hay chứng nhân hiệp thông cho con người trong thời đại hôm nay. Thật vậy, các Kitô hữu - là những chi thể trong Nhiệm Thể Đức Kitô, đã lãnh nhận Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể -, cũng phải sống gắn kết với Chúa Thánh Thần và sẵn sàng để trở nên chứng nhân cho Người. Mỗi Kitô hữu cần uốn nắn mọi tư tưởng và hành động của mình sao cho phù hợp với ý muốn của Chúa Thánh Thần, là “nguyên lý của sự hiệp nhất trong Giáo Hội.”[36] Nhờ Chúa Thánh Thần, tất cả những ai được thanh tẩy trong cùng một Thần Khí duy nhất sẽ làm nên một thân thể duy nhất, sống với nhau như anh em, cùng hợp nhau trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể - là Bí tích Tình Yêu, dấu chỉ của sự hợp nhất và là dây liên kết bác ái trong Giáo Hội Chúa Kitô.[37] Theo đó, các Kitô hữu không phải chỉ quanh quẩn với chính mình nhưng phải mở ra với tha nhân, với mọi thực tại chung quanh. Những gì Kitô hữu hấp thụ được từ hồng ân đức tin, từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, phải được thể hiện một cách sống động trong đời sống hằng ngày.
Điều đầu tiên mà Kitô hữu cần làm để xây dựng đời sống hiệp thông đại đồng chính là sự hiệp thông trong đức tin. Trong Thông điệp đầu tay Lumen Fidei, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến chiều kích hiệp thông trong đức tin, khởi đi từ đời sống gia đình, từ đó đức tin trở thành ánh sáng chiếu soi các mối liên hệ trong xã hội.[38] Đời sống đức tin là một quá trình tiệm tiến, vì thế trước khi trở nên chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội, mỗi người cần được nuôi dạy trong môi trường gia đình và giáo xứ của mình. Nhờ đức tin được nuôi dạy từ môi trường gia đình, người Kitô hữu sẽ mang đến nhiều điều tốt lành cho xã hội loài người trong cuộc sống chung. Nhờ đức tin, chúng ta nhìn nhận phẩm giá bình đẳng của anh em đồng loại, điều mà trong thế giới cổ không phải là điều đương nhiên được nhìn nhận. Đức tin còn dạy cho chúng ta biết phải gắng công xây dựng môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra sức mạnh của sự tha thứ. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra rằng, hiệp nhất vẫn cao cả hơn xung khắc, hoà bình hơn là chiến tranh, lương tâm quý hơn lương thực, cuộc sống đời sau mới là điều chúng ta tìm kiếm và gầy dựng. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra rằng, tình yêu là sức mạnh kỳ diệu giúp hàn gắn những đổ vỡ của thế giới này. Nhờ đức tin chúng ta biết đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày, biết làm cho Tin Mừng thấm đượm các thực tại trên thế giới.
Thứ đến, Lời Chúa và việc thực hành như hai yếu tố không thể tách rời nhau. Chính Thiên Chúa đã đi bước trước cho ta thấy mối tương quan khăng khít giữa lời nói và hành động của Người suốt lịch sử cứu độ. Thiên Chúa mạc khải chính mình trong lịch sử; Người nói chuyện với con người và Lời Người đầy sức mạnh sáng tạo. Thật vậy, quan niệm Do Thái về từ “Dabar”, thường được chuyển dịch ra bằng từ “Lời”, là từ có hai nghĩa vừa là “Lời Nói” vừa là “Hành Ðộng”. Thiên Chúa nói điều Người làm và làm điều Người nói. Cũng vậy, trong cuộc sống, người Kitô hữu được mời gọi sống những gì mình hấp thụ qua Lời của Chúa. Việc thực thi Lời Chúa chính là thực hiện các huấn lệnh của Người là Mười Điều Răn và biết rập đời mình theo Tám Mối Phúc Thật. Và điều quan trọng nhất mà mỗi Kitô hữu phải làm đó là thực thi luật bác ái yêu thương. Thánh Gioan Tông Đồ đã viết những lời thật sâu sắc: “Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4, 20).
Yêu thương tha nhân là dấu chứng rõ ràng nhất để muôn dân nhận biết chúng ta đích thực là môn đệ Đức Kitô. Chúng ta đã từng nghe tới tấm gương kiên trung của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một “mục tử nhân lành” của Giáo hội Việt Nam. Trong mười luật sống của ngài, chúng ta đọc thấy luật thứ chín rằng: “Tôi chỉ nói một thứ ngôn ngữ duy nhất và mặc một thứ trang phục: Bác ái”. Ngài kể rằng: Tôi bị bắt giam trong một thời gian dài suốt 13 năm. Có hai tên cận vệ canh chừng tôi nhưng chẳng bao giờ nói với tôi một lời, chỉ “có” và “không”. Nhưng cuối cùng, họ trở thành anh em của tôi, chẳng phải vì tôi cho họ cái gì trị giá bằng vật chất, nhưng tôi đã cho họ tình yêu của Chúa Kitô. Tôi đã cười với họ, đã dạy ngoại ngữ cho họ, đã coi họ là bạn tôi, là anh em tôi. Có tên lính còn hỏi: “Nếu như anh được phóng thích, anh sẽ không nhờ người tìm đến và hành hạ gia đình chúng tôi chứ? ” Đức Giám Mục trả lời: “Tôi vẫn tiếp tục yêu cậu cả khi các cậu muốn giết tôi”. “Nhưng vì sao”? – anh lính hỏi. Ngài trả lời: “Bởi vì Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn yêu thương nhau; nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta không còn là những Kitô hữu chính danh”. Như vậy, lời Chúa đã trở thành cuộc sống nơi vị chứng nhân anh dũng này. Cả chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng sẽ là chứng nhân cho Lời Chúa, sẽ là môn đệ Người nếu chúng ta yêu thương mọi người.
Như vậy, làm gương sáng trở nên một phương thế hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Đức Chân Phước Phaolô VI nói: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy, hoặc nếu có nghe thầy dạy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những chứng nhân.”[39] Quả vậy, việc Giáo Hội cần làm là nêu gương, là lan toả niềm vui Tin Mừng chứ không phải chiêu mộ tín đồ. Giáo Hội cần những chứng nhân sống để mang sứ điệp Tin Mừng cho những người chưa nhận biết Chúa. Thật nực cười biết bao cho những người chỉ như thanh la phèng phèng, “ngoài miệng thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao.”[40] Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói rất mạnh rằng:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1 Cr 13, 1-2).
Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi là tấm gương sáng chói việc loan báo Tin Mừng: Họ sống đơn sơ vui vẻ, tương thân tương ái, và được mọi người thương mến (x. Cv 2, 42-46). Người Việt Nam có câu: “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Trong bối cảnh văn hoá của đất nước mà việc truyền giáo bị ngăn cấm bởi chính quyền thì việc làm gương như thế là một phương thế thích hợp nhất. Nhờ gương sáng mà chúng ta sẽ cảm hoá được lòng người theo nghĩa “hữu xạ tự nhiên hương”. Vậy, trước khi rao giảng về Chúa cho những người chưa biết Chúa ta phải có Chúa trong mình đã, bởi lẽ không ai cho người khác cái mà mình không có.
Một cách cụ thể để người Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông đó là kết nghĩa. Ngày nay, nhờ những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất của con người không ngừng được nâng cao, các cao ốc mọc lên ngày càng nhiều nhưng lòng người dường như bị chùng xuống. Vì vậy, để việc loan báo Tin Mừng được hiệu quả, người Kitô hữu cần tiếp xúc với những con người, làm sao để thiết lập mối tương giao với họ, cần trao cho họ tình yêu, sự tôn trọng nhân vị chứ không phải chỉ những hào nhoáng bên ngoài bằng vật chất theo kiểu dụ dỗ hay chiêu mộ tín đồ. Thật ý nghĩa biết bao nếu một gia đình có đạo kết nghĩa với một gia đình lương dân. Lý tưởng hơn nữa là giữa làng giáo với làng lương. Giáo Hội Hàn Quốc đã rất thành công với phương cách này. Nhờ việc kết nghĩa, người Kitô hữu có thể dễ dàng mời họ tham dự các dịp lễ hay các sinh hoạt tôn giáo. Từ đó, hạt giống Tin Mừng có thể được gieo vào lòng họ. Ngoài ra, người Kitô hữu cũng cần trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết về hội nhập văn hoá và đối thoại liên tôn để nói chuyện với những người chưa chân nhận Đức Giêsu là Chúa của đời họ. Nhờ đối thoại, chúng ta thắp lên ngọn lửa chân lý luôn tiềm tàng nơi họ.
Như vậy, đối thoại và hiệp thông là hai tiến trình không thể tách rời nhau trong nỗ lực loan báo Tin Mừng. Nếu người Kitô hữu chỉ lo thông truyền cho ai một điều gì đó thì thực ra chưa phải là đối thoại. “Đối thoại theo đúng nghĩa thì không chỉ dừng lại ở việc nói về điều gì đó mà còn là nỗ lực tự thông truyền chính mình, đối thoại phải trở thành hiệp thông.”[41] Vì thế, người Kitô hữu không chỉ có những chương trình liên đới và hiệp thông, nhưng trước hết liên đới và hiệp thông phải là một kinh nghiệm sống của bản thân, được trao ban cho chúng ta ngay chính trong Bí tích Thánh Tẩy. Liên đới và hiệp thông là một quà tặng mà chúng ta được kết hợp với Đức Giêsu, được cùng chết và sống lại với Người, và nhờ đó, chúng ta liên đới với nhau. Đó là một tặng phẩm làm nên cuộc sống của chúng ta. Nhờ sự liên đới với Đức Giêsu, chúng ta được hiệp thông với nhau và liên đới với người nghèo, người yếu đuối, kẻ lạc lối. Trong tình hiệp thông, chúng ta không chỉ nhìn thấy người khác, nhưng nhìn thấy người khác là một phần của tôi. Đó cũng là cách Thiên Chúa nhìn chúng ta như con cái của cung lòng Người.[42]
Kết luận: Tóm lại, Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông nhân loại. Ba Ngôi luôn hiệp nhất với nhau, lắng nghe nhau, thông truyền cho nhau và dù Ba Ngôi phân biệt nhưng không bào giờ tách biệt. Mỗi Kitô tô hữu được mời gọi trở nên chứng nhân cho tình yêu Ba Ngôi cho con người trên thế giới. Cánh đồng Giáo Hội đang bao la bát ngát; “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9, 37). Hơn lúc nào hết, Giáo Hội cần thể hiện căn tính của mình bằng hành động cụ thể đó là việc truyền giáo cho con người trên thế giới và muôn loài thọ tạo. Ước gì, với tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trở nên thực tại hiệp thông và mỗi Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông, hầu làm cho Tin Mừng tình thương của Chúa thấm đẫm mọi thực tại trần gian, mong mai ngày tất cả công trình tạo dựng được quy tụ và hưởng kiến niềm vui của mầu nhiệm hiệp thông trong Vương Quốc vinh hiển.
Lm. Jos. Đồng Đăng
[1] X. Lm. Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4 (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 156.
[2] GLHTCG s. 234, n.d. Uỷ Ban Giáo Lý Giáo Phận –Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2008), tr. 88.
[3] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan (Cambridge University Press, 2004), tr. 398.
[4] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2009), tr. 145.
[5] John D. Zizioulas, Being as Communion: Studies in Personhood and the Church (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary Press, 1985), trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 398.
[6] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 329.
[7] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 402.
[8] X. Anne Hunt, “Trinity, Christology, and pneumatology”, trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 367.
[9] Theo Ngộ đạo thuyết, con người có thể được cứu độ nhờ những tri thức về các chân lý kín ẩn riêng tư, không cần biết đến Đức Kitô.
[10] Irenaeus, “Against Heresies”, 4.19.2, 4.20. 1-2, 5.1.3, and 5.6.1, in the Ante – Nicene Fathers, I, ed. A. Roberts and J. Donaldson (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1975, 487-88, 527, 531. Xem thêm Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 34-35.
[11] Prima Lettera a Serapione, 19 (PG 26, 573C.), trong Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 36.
[12] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 274.
[13] GLHTCG, s. 1357.
[14] X. Brian M. Doyle, “Social Doctrine of the Trinity and Communion Ecclesiology in Leonardo Boff và Gisbert and Greshake, “Horizons, 33:2 (2006), tr. 239-55.
[15] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 186.
[16] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189.
[17] X. Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi (HCM: Nxb. Phương Đông, 2014), tr. 252-253.
[18] X. L.m Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4, (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 135-136.
[19] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189-190.
[20] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học, tr. 272.
[21] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 110.
[22] Uỷ Ban Phụng Tự Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sách Lễ Rôma, 1992, tr. 85.
[23] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 111.
[24] Sacramentum Caritatis, s. 8.
[25] Phan Tấn Thành, Bí tích Tình Yêu (Học Viện Đa Minh: 2014), tr. 14.
[26] Bruno Forte, Mầu Nhiệm Thiên Chúa – Ba Ngôi Như Một Lịch Sử, L.m Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010), tr. 279.
[27] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net. Truy cập ngày 7/7/2017.
[28] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net.
[29] Augustinô, De Trinitate, Vlll, 8, 12 : CCL 50, 287., trong Bênêđíctô XVI, Deus Caritat Est, s. 19.
[30] X. Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hôn Nhân và Gia Đình (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2004), tr. 114.
[31] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 69.
[32] Augustinô, in Ioannis Evangelium tractatus, 29, 3 (về Ga 7, 16) trong CChr 36, 285, trong Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198.
[33] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198-199.
[34] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 248.
[35] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 73.
[36] Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, s. 2.
[37] X. Đ.G.H Gioan Phaolo II, Thông Điệp Dominum et Vivificantem, (28/5/1986), s. 62.
[38] X. ĐGH. Phanxicô, Thông Điệp Lumen Fidei (29/6/2013), s. 53-54.
[39] Pope Paul VI, Address to the Members of the Consilium de Laicis (2 October 1974): AAS 66 (1974), tr. 568, trong ĐGH. Phaolô VI, Tông Huấn Evangelli Nuntiandi (1975), s. 41 (Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses).
[40] Nguyễn Du, Truyện Kiều, câu 1815.
[41] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Hôm Qua và Hôm Nay, tr. 96.
[42]X. “Bài giảng tĩnh tâm của Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle cho các thành viên Tổng Công Hội DCCT”, http://nhathothaiha.net/bai-giang-tinh-tam-cua-duc-hong-y/, truy cập ngày 12/12/2017.
Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một ‘Tư Tưởng đơn thuần, mãi mãi quanh quẩn với chính mình, chẳng màng gì đến con người và cái thế giới nhỏ nhoi của nó’, [4] nhưng là hữu thể tương quan: Chúa Cha ‘nhiệm sinh’ Chúa Con; Chúa Con hằng gắn bó và tuân phục thánh ý Chúa Cha; Chúa Thánh Thần – Đấng được ‘nhiệm xuất’ từ Chúa Cha và Chúa Con, như sợi dây nối kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Mỗi Ngôi trong Ba Ngôi đều yêu thương nhau, thông hiệp trong nhau, cùng chia sẻ và trao ban cho nhau. Quả thực, “không còn danh xưng nào phù hợp hơn để nói về Ba Ngôi; đó chính là hiệp thông.”[5] Vậy, tương quan hiệp thông giữa Thiên Chúa Ba Ngôi được thể hiện như thế nào? Và chúng ta, những người Kitô hữu học được điều gì từ Thiên Chúa Ba Ngôi?
Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông
Trước hết, Thiên Chúa Ba Ngôi là một cộng đoàn hiệp nhất, yêu thương, và trao ban cho nhau (x. Ga 14, 10; Ga 14, 16; Ga 14, 26). Dù cho vật đổi sao dời, Thiên Chúa vẫn là Đấng vĩnh hằng; Ba Ngôi vẫn tương quan mật thiết với nhau đến nỗi “các Ngôi vị hoàn toàn hiện hữu trong tình yêu dành cho nhau. Bản Thể tuyệt đối của Thiên Chúa cũng trọn vẹn là Hiện Thể (Acte-Substance) và do đó là “tương đối”, nghĩa là tương quan sống động của tình yêu trọn vẹn đối với nhau.”[6] Mỗi Ngôi vị không chỉ yêu Ngôi vị khác mà còn hành động cho hạnh phúc của các Ngôi vị khác theo một phương cách hữu hiệu.[7] Trong mọi hoạt động của mỗi Ngôi Vị đều có sự tham dự của các Ngôi Vị khác.
Tương quan tình yêu giữa Ba Ngôi Vị xuất hiện một cách rõ ràng trong Kinh Thánh Tân Ước, chẳng hạn, trong thư gửi tín hữu Côlôsê, Thánh Phaolô viết: “Thánh Tử là hình ảnh Thiên Chúa vô hình” (Cl 1, 15). Mối liên hệ giữa Đức Giêsu và Chúa Cha không giống như bao mối liên hệ khác: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (Ga 14, 9). Trong mối thân tình kỳ lạ, Đức Giêsu thân thưa với Chúa Cha là Ápba (Mc 14, 36). Mối liên hệ giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng được miêu tả một cách mạnh mẽ: Đức Giêsu được thụ thai bởi quyền phép Chúa Thánh Thần (Mt 1, 18). Chúa Thánh Thần đã ngự xuống khi Đức Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan (Mc 1, 8, Mt 3, 11, Lc 3, 16,22), sau đó Chúa Thánh Thần dẫn Đức Giêsu vào hoang địa (Mc 1, 12). Chúa Thánh Thần đồng hành và hướng dẫn Đức Giêsu qua cuộc sống và cái chết của Người. Cuối cùng, Đức Giêsu đã được chỗi dậy trong Thánh Thần. Và, khi về cùng Chúa Cha, Chúa Con đã gửi Thánh Thần từ Chúa Cha xuống cho Giáo Hội (Ga 15, 26, 16, 7, 20, 22). Chúa Cha gửi Chúa Thánh Thần nhân danh Chúa Con (Ga 14, 26). Chúa Thánh Thần chính là Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giêsu sống lại từ cõi chết (Rm 8, 11). Chúa Thánh Thần là Thần Khí của Chúa Cha (Ga 14, 16, Lc 11, 13, Mt 10, 20) và của Đức Giêsu (Rm 8, 9, Gl 4, 6, Phl 1, 19). Chúa Thánh Thần là Đấng nhận ra và xác nhận căn tính của Đức Giêsu: “Không ai có thể nói rằng Đức Giêsu là Chúa, nếu người ấy không ở trong Thần Khí (1 Cr 12, 3). Sứ vụ của Thần Khí là để làm trung gian về sự hiện diện của Chúa Kitô phục sinh, để làm thấm nhập hồng ân cứu độ đã được thực hiện bởi Chúa Kitô, và để làm cho sống động các cơ cấu Hội Thánh được Chúa Kitô thiết lập. Để hoàn tất những gì đã được thiết lập bởi Chúa Kitô, sứ vụ của Thần Khí là quy tụ toàn thể nhân loại, và toàn thể vũ trụ, trong Đức Giêsu Kitô, qua Đức Kitô, tới Chúa Cha ( 1 Cr 15, 28, Ep 1, 10, Cl 1, 19-20).[8]
Thánh Irênê (130-202), một Giáo Phụ nổi tiếng của Giáo Hội đã đặt trọng tâm mối ưu tư của ngài là minh chứng và chỉ cho con người thấy tính cách độc nhất của Thiên Chúa Cha, Đấng Tạo Thành và Chúa của tất cả mọi vật; thần tính của Chúa Con, Ngôi Lời Nhập Thể, Người thâu tóm tất cả thụ tạo và lịch sử cứu độ, để chống lại những khuynh hướng sai lầm và lẫn lộn của Ngộ đạo thuyết trong thời của ngài.[9] Ngài nói rằng Ngôi Lời và Thánh Thần được ví như hai bàn tay của Thiên Chúa, cùng làm việc để tạo thành các thụ tạo, qua đó Thiên Chúa thực hiện công trình sáng tạo của Người và sự cứu độ nó.[10] Và Thánh Athanasiô, khi áp dụng lược đồ ‘từ Chúa Cha, qua Chúa Con, và trong Thánh Thần’, đã viết: “Chúa Cha là ánh sáng, Chúa Con là sự sáng ngời, Chúa Thánh Thần là Đấng nhờ Người mà chúng ta được chiếu sáng”; bởi lẽ, “Chúa Cha là suối nguồn và Chúa Con được gọi là sông, chúng ta nói rằng: chúng ta uống Thánh Thần.”[11]
Trong việc thiết lập Giáo Hội, vai trò Ba Ngôi cũng được Congar đề cập một cách rõ ràng. Theo ngài, Giáo Hội được chuẩn bị từ lòng Chúa Cha, được sinh ra và phát triển bởi hai sứ vụ của Lời và Thần Khí: Chúa Kitô là Đấng sáng lập Giáo Hội và Chúa Thánh Thần là Đấng đồng sáng lập; Chúa Kitô thiết lập cơ cấu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần ban ân sủng và sự sống cho Giáo Hội. Giữa cơ cấu và ân sủng không có sự đối lập nhau nhưng bổ túc cho nhau, hai sứ vụ của Ngôi Lời và Thần Khí như “đôi bàn tay” thực hiện một công trình cứu độ duy nhất của Chúa Cha. Cùng với Chúa Con trong tư cách là Đầu Giáo Hội, Chúa Thánh Thần là linh hồn, là Đấng làm cho Giáo Hội được sống động và trẻ trung. Một cách xác tín, Cha Congar còn nhấn mạnh, Chúa Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất hay hiệp thông của Giáo Hội.[12]
Thiên Chúa Ba Ngôi tự tại là tình yêu (1Ga 4, 7-8) đã hạ cố “cắm lều” giữa loài người qua dung mạo Đức Giêsu Kitô. Chính Đức Giêsu đã hiến tế chính mình làm của ăn và của uống cho nhân loại, trở nên bảo chứng tình yêu của Thiên Chúa dành cho con người. “Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, là sự hiện diện của Đức Kitô toàn thể, là sự tuôn đổ Thánh Thần. Chính các tặng phẩm từ cuộc tạo dựng của Thiên Chúa, là bánh và rượu, nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và các lời của Đức Kitô, trở nên Mình và Máu Đức Kitô.”[13]
Như vậy, tình yêu và sự tương thuộc lẫn nhau là tiếng nói cuối cùng nơi Chúa Ba Ngôi. Chúa Con không tôn vinh chính mình nhưng tôn vinh Chúa Cha; và Chúa Thánh Thần cũng không tôn vinh chính Người nhưng tôn vinh Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha tôn vinh Chúa Con, và sự tôn vinh là chính Thánh Thần. Chúa Con đã trút bỏ chính mình trong tình yêu để vâng phục Chúa Cha, nhưng Chúa Cha cũng sai Chúa Con và nhiệm xuất Chúa Thánh Thần trong tình yêu. Cuối cùng, Chúa Cha không giữ khư khư địa vị của Người nhưng giao vương quốc lại cho Chúa Con, Đấng thừa kế ngai vàng. Tính liên tục của việc trút bỏ chính mình cho Ngôi vị khác và tôn vinh Ngôi vị khác họa nên cái thường được gọi là thấm nhập/tương ngụ (perichōrēsi) trong nhau, một hình thức hiện diện trong đó mỗi Ngôi vị cư ngụ trong Ngôi vị khác và mỗi động thái của Ngôi vị này cũng tương tác lên Ngôi vị khác trong tình yêu. Sự hiệp thông của Thiên Chúa cuối cùng trở nên biểu trưng cho tình yêu, công lý, sự tương trợ lẫn nhau, và sự hướng tha. Đó là đặc tính của bất kỳ cộng đoàn nào tuyên nhận sự hiệp thông Thiên Chúa Ba Ngôi là của mình.[14]
Thứ hai, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là một tương quan lắng nghe. Tương quan lắng nghe ở đây được hiểu là khả năng tương giao của ngôi vị. Thật vậy, khi tin Thiên Chúa là Ngôi vị thì đương nhiên nhìn nhận Người là Đấng có khả năng tương giao, có thể đối thoại, có thể lắng nghe. “Một hữu thể hoàn toàn đơn độc không có tương quan với ai và cũng không ai tương quan nổi thì không phải là một ngôi vị.”[15] Nơi Thiên Chúa, khả năng tương giao được thể hiện một cách phong phú và tròn đầy.
Theo Kinh Thánh Cựu Ước, khi tạo dựng con người, Thiên Chúa nói: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta” (St 1, 26). Đại từ nhân xưng số nhiều “chúng ta” ở đây được các Giáo Phụ liên tưởng tới các các nhân vật thần linh; “nơi vị Thiên Chúa đó lại có cả ngôi thứ nhất (Ich/tôi) và ngôi thứ hai (Du/anh) mà các Giáo Phụ cũng đã tìm thấy trong các Thánh vịnh (“Sấm ngôn của Đức Chúa ngỏ cùng Chúa Thượng tôi” (Tv 110, 1), cũng như trong lời của Đức Giêsu thưa lên với Cha.”[16] Các Giáo Phụ cũng giải thích như thế với lời Thiên Chúa sau khi Ađam sa ngã: “Này con người đã trở thành như một kẻ trong chúng ta” (St 3, 22). Hay như khi có cuộc lộn xộn trong ngôn ngữ của loài người, Thiên Chúa nói: “Nào chúng ta hãy xuống và làm cho tiếng nói của chúng phải xáo trộn” (St 11, 7). Khi đọc thấy cách nói về Thiên Chúa với số nhiều này, lập tức, một số Giáo Phụ Công giáo xem đó như là một thứ Mặc Khải ẩn kín, chưa trọn vẹn về Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng đã có trong thực tế. Vậy, chúng ta có thể chấp nhận rằng những vết tích này như những tiền đề cho niềm tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi.[17]
Trong thời Tân Ước, tương quan lắng nghe đó được biểu tỏ một cách rõ ràng hơn qua trung gian mạc khải là Đức Giêsu. Tương quan lắng nghe trước hết là giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Con có nói gì thì cũng nói nhân danh Chúa Cha. Cũng vậy, Người luôn nói về và nói trong Thánh Thần. Những điều Chúa Thánh Thần nghe thì Chúa Thánh Thần loan báo lại cho các môn đệ.[18] Thánh Gioan tường thuật rằng, trong bữa tiệc ly, Đức Giêsu đã nói với các môn đệ: “Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết” (Ga 15, 15).
Đức Giêsu đã vâng nghe thánh ý Chúa Cha, đã nhập thể làm người và hằng làm trọn thánh ý Cha trong mọi nơi mọi lúc. Chúa Thánh Thần luôn luôn sánh bước để an ủi, củng cố sức mạnh, giúp Chúa Con thi hành sứ vụ cứu độ của mình. Thánh Luca thuật rằng: Thánh Thần Chúa đã dẫn Đức Giêsu vào sa mạc và chịu cám dỗ suốt bốn mươi đêm ngày (x. Lc 4, 1-13). Dù Kinh Thánh không thuật cho ta nghe một lời nào của Chúa Thánh Thần nói với Đức Giêsu nhưng ta có thể hiểu rằng, trong giây phút tịch mịch nơi sa mạc hoang vu, chính Chúa Thánh Thần đã thúc đẩy, mách bảo, và trấn an Đức Giêsu khi Người chịu ma quỷ cám dỗ và Đức Giêsu đã nghe theo. Rốt cuộc, Đức Giêsu đã chiến thắng những cơn cám dỗ tinh quái của ma quỷ nhờ liên lạc với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Trên cây thập giá, Đức Giêsu không tự mình hành động nhưng vâng nghe thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 22, 42).
Như vậy, dù xét về vai trò, tương quan và nguồn gốc, Ba Ngôi Thiên Chúa có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi luôn lắng nghe nhau và cùng nhau hành động. Đức Giêsu hằng vâng theo thánh ý Chúa Cha và nghe theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần luôn làm chứng và thúc bách các tín hữu theo sự sai phái của Đức Giêsu. Có thể nói rằng, nhờ nhận ra một Thiên Chúa duy nhất về bản thể nhưng đồng thời nơi Người lại có đối thoại, phân biệt và quy hướng vào nhau, mà phạm trù Tương Quan (Relatio) của Kitô Giáo đã có được một ý nghĩa hoàn toàn mới - mới ở chỗ, từ đây chúng ta thấy rõ bên cạnh Bản Thể, còn có Đối Thoại và Tương Quan cũng chính là những hình thái uyên nguyên của Hữu Thể Siêu Việt này.[19]
Thứ ba, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan thông truyền. Sự thông truyền giữa Ba Ngôi là sự thông truyền sự sống Thần Linh. Thật vậy, trong nhiệm cục cứu độ, Chúa Thánh Thần là sự thông truyền, là sự tuôn đổ dồi dào, là Quà Tặng nhưng không của chính Tình Yêu Ba Ngôi cho nhân loại trong lòng mỗi người.[20] Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Chúa Con đã hoài thai trong lòng Đức Trinh Nữ Maria và đã làm người. Khi chịu chết treo trên Thập giá, Đức Giêsu đã “trao thần khí” (x. Ga 19, 30), báo trước quà tặng là Chúa Thánh Thần mà Người sẽ ban cho Giáo Hội sau khi phục sinh (x. Ga 20, 22). Như thế đã ứng nghiệm lời hứa về “những dòng sông mang nước hằng sống” sẽ tuôn chảy từ tâm hồn các tín hữu, qua việc đổ tràn của Chúa Thánh Thần (x. Ga 7, 33-38). Thánh Phaolô nói rằng: “Thiên Chúa đã đổ tình yêu của Người vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5). Thánh Thần chính là Tình Yêu, là Quà Tặng và là mối liên kết giữa con người với Thiên Chúa.
Trong các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể, sự hiệp nhất của Ba Ngôi được thể hiện rõ nét. Việc biến đổi bánh và rượu trở nên Mình và Máu Chúa Kitô là Mầu Nhiệm đức tin cao cả mà con người được đón nhận từ Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót, nhờ công nghiệp của Đức Kitô, trong sự hợp nhất và tác động của Chúa Thánh Thần.[21] Đây là mầu nhiệm khôn sánh mà trong mỗi Thánh lễ, sau khi truyền phép, vị chủ tế công bố “đây là mầu nhiệm đức tin.”[22] Quả thực chỉ có đức tin mới có thể chấp nhận sự biến thể từ bánh và rượu trở nên Mình và Máu Đức Kitô. Đây chính là sự biến đổi kỳ diệu nhờ Ba Ngôi Thiên Chúa; Thánh Thể là tặng phẩm của Chúa Cha, sự hiện diện của Ngôi Lời làm người, chịu chết và sống lại, và sự tuôn đổ Thánh Thần.[23] Mầu nhiệm đức tin này là mầu nhiệm của tình yêu Chúa Ba Ngôi mà chúng ta được mời gọi thông phần nhờ ân sủng.[24] Trong Kinh Nguyện Thánh Thể, phụng vụ tuyên xưng công trình tuyệt diệu của Chúa Ba Ngôi đã thực hiện trong lịch sử cùng khẩn nài Thiên Chúa quy tụ Giáo Hội và nhân loại trong sự hợp nhất họa theo khuôn mẫu của Ba Ngôi.[25] Theo ý hướng đó, Thánh Síprianô nói: “Giáo Hội đến từ mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, hướng về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và được cấu trúc theo hình ảnh mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi.”[26]
Thứ tư, tương quan giữa Ba Ngôi Thiên Chúa là tương quan phân biệt nhưng không tách biệt. Nơi mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, Ba Ngôi Vị thần linh phân biệt với nhau, ngôi này không phải là ngôi kia, nhưng Ba Ngôi không hề tách rời nhau, mà chỉ là một Thiên Chúa duy nhất. Đây chính là nguồn gốc và mẫu mực cho sự hiệp thông trong gia đình Giáo Hội (x. Ep 4, 4-6). Dưới đây là những yếu tố làm cho Ba Ngôi phân biệt:
“Xét về tương quan, mỗi Ngôi vị có một cương vị, Cha, Con, Thánh Thần. Cương vị Cha là Cha và không ai có thể thay thế, cũng thế đối với cương vị Con và Thánh Thần. Mỗi ngôi vị là duy nhất và độc đáo, phân biệt và đối lập với các ngôi vị khác. Xét về nguồn gốc, mỗi ngôi đều có sự khác biệt. Cha là nguồn gốc, là nguyên lý phi nguyên lý, nên Cha tự hữu. Con được sinh ra bởi Cha từ đời đời, nên là nguyên lý của nguyên lý. Thánh Thần được nhiệm xuất từ Cha (và Con hay qua Con), là Ngôi vị tình yêu của Cha và Con. Xét về sứ vụ, mỗi Ngôi vị đều có sứ vụ đặc trưng: Cha là tạo thành, Con cứu chuộc, Thánh Thần thánh hóa. Hay trong chương trình cứu độ, Cha dự định, sắp xếp, Con thực hiện, và Thánh Thần hoàn tất.”[27]
Dù có sự phân biệt nhưng Ba Ngôi Thiên Chúa không có sự tách biệt. Trong bất cứ hành vi và sứ vụ nào của Thiên Chúa, các ngôi vị đều hiệp thông, hợp tác với nhau, và tương tại trong nhau. Đó là vẻ đẹp của Thiên Chúa, có khác biệt nhưng không có chia rẽ, có bình đẳng và hiệp nhất nhưng không triệt tiêu tính độc đáo và tính cá vị của từng chủ thể.[28]
Nếu Thiên Chúa là tình yêu, thì Người không thể là một Thiên Chúa đơn độc nhưng là Đấng luôn luôn mở ra và trao ban. Nếu Thiên Chúa là tình yêu, Người hiện hữu như một Người Yêu và một người Được Yêu và Tình Yêu nối kết họ. Về điểm này, thánh Augustinô có một sự phân biệt rất sâu sắc: Ở đây có ba ngôi: Đấng đang yêu, Đấng được yêu và Đấng là tình yêu: “Nếu bạn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi, bạn thấy tình yêu.”[29] Sự hiệp nhất của Thiên Chúa rất giống với sự hiệp nhất của một gia đình. Nơi Thiên Chúa Ba Ngôi, Thánh Thần là tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con, phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con. Còn nơi gia đình nhân loại, người con là kết quả của tình yêu giữa hai vợ chồng. Dĩ nhiên, sự so sánh không nhằm nói đến sự song song và tương ứng về quan hệ tình yêu giữa các ngôi vị, nhưng nhằm nói đến sự tương tự về tình yêu thương hiệp nhất giữa các ngôi vị.[30]
Như vậy, Ba Ngôi Thiên Chúa luôn hiệp thông nên một với nhau trong tương quan tình yêu, sự lắng nghe nhau và sự thông truyền cho nhau, dù Ba Ngôi phân biệt nhau. “Chúa Con chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Tương tự như thế, Chúa Thánh Thần chỉ có thể là mình đúng nghĩa trong sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con.”[31] Tương quan giữa Ba Ngôi không phải là tương quan khép kín nhưng luôn luôn mở ra, nhờ đó, con người được diễm phúc đi vào mối thông hiệp với Thiên Chúa. Và khi đã kết hợp với Chúa, con người cũng có khả năng trao ban Chúa cho tha nhân bằng đời sống chứng nhân.
2. Kitô hữu, chứng nhân hiệp thông
Quan niệm Kitô Giáo cho ta biết, mỗi người trong chúng ta được hiện hữu trên trần gian này là bởi một ‘Đấng khác’. Bởi thế, chúng ta không có lý do để chỉ biết giữ bo bo cho mình những gì mình tưởng là của mình mà không mảy may chia sẻ. Bởi lẽ, “có gì thuộc về bạn hơn là bản thân bạn và có gì ít thuộc về bạn hơn là bản thân bạn? ”[32] Quả thực, cái riêng tư căn bản nhất mà tôi có là bản thân mình nhưng bản thân này đồng thời lại là cái ít thuộc về tôi nhất là vì bản thân này không “do” tôi mà có và cũng không sống “cho” mình tôi. Vì thế, tôi phải đi ra khỏi bản thân mình và sống cho tha nhân và chỉ khi đó, tôi mới tìm lại được ý nghĩa nguyên thuỷ của mình là hữu thể nhân linh trong thế giới thụ tạo.[33] Nói cách khác, “càng gần tha nhân bao nhiêu, con người mới gần mình bấy nhiêu. Chỉ khi ra khỏi chính mình, con người mới tìm lại được bản thân. Chỉ qua tha nhân, qua hiện diện bên tha nhân mà con người mới tìm lại được mình.”[34]
Trong cuốn giáo trình với nhan đề “Một Số Mô Hình Giáo Hội - theo nội dung đức tin Kitô Giáo”, Đức Giám Mục Phêrô Nguyễn Văn Viên viết như sau:
“Gia đình Giáo Hội vừa đề cao tương quan cá nhân vừa đề cao tương quan cộng đoàn. Trên bình diện cá nhân, các tín hữu được mời gọi đi vào sự hiệp thông thân tình với Thiên Chúa. Mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa là mối tương quan liên vị. Trên bình diện cộng đoàn, gia đình Đức Giêsu thiết lập đòi hỏi mọi người chung tay xây dựng đời sống cộng đoàn”.[35]
Theo đó, mỗi Kitô hữu được mời gọi trở nên những chứng nhân của Chúa Ba Ngôi hay chứng nhân hiệp thông cho con người trong thời đại hôm nay. Thật vậy, các Kitô hữu - là những chi thể trong Nhiệm Thể Đức Kitô, đã lãnh nhận Đức Kitô trong Bí tích Thánh Thể -, cũng phải sống gắn kết với Chúa Thánh Thần và sẵn sàng để trở nên chứng nhân cho Người. Mỗi Kitô hữu cần uốn nắn mọi tư tưởng và hành động của mình sao cho phù hợp với ý muốn của Chúa Thánh Thần, là “nguyên lý của sự hiệp nhất trong Giáo Hội.”[36] Nhờ Chúa Thánh Thần, tất cả những ai được thanh tẩy trong cùng một Thần Khí duy nhất sẽ làm nên một thân thể duy nhất, sống với nhau như anh em, cùng hợp nhau trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể - là Bí tích Tình Yêu, dấu chỉ của sự hợp nhất và là dây liên kết bác ái trong Giáo Hội Chúa Kitô.[37] Theo đó, các Kitô hữu không phải chỉ quanh quẩn với chính mình nhưng phải mở ra với tha nhân, với mọi thực tại chung quanh. Những gì Kitô hữu hấp thụ được từ hồng ân đức tin, từ bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể, phải được thể hiện một cách sống động trong đời sống hằng ngày.
Điều đầu tiên mà Kitô hữu cần làm để xây dựng đời sống hiệp thông đại đồng chính là sự hiệp thông trong đức tin. Trong Thông điệp đầu tay Lumen Fidei, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhấn mạnh đến chiều kích hiệp thông trong đức tin, khởi đi từ đời sống gia đình, từ đó đức tin trở thành ánh sáng chiếu soi các mối liên hệ trong xã hội.[38] Đời sống đức tin là một quá trình tiệm tiến, vì thế trước khi trở nên chứng nhân cho Chúa giữa lòng xã hội, mỗi người cần được nuôi dạy trong môi trường gia đình và giáo xứ của mình. Nhờ đức tin được nuôi dạy từ môi trường gia đình, người Kitô hữu sẽ mang đến nhiều điều tốt lành cho xã hội loài người trong cuộc sống chung. Nhờ đức tin, chúng ta nhìn nhận phẩm giá bình đẳng của anh em đồng loại, điều mà trong thế giới cổ không phải là điều đương nhiên được nhìn nhận. Đức tin còn dạy cho chúng ta biết phải gắng công xây dựng môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra sức mạnh của sự tha thứ. Nhờ đức tin chúng ta nhận ra rằng, hiệp nhất vẫn cao cả hơn xung khắc, hoà bình hơn là chiến tranh, lương tâm quý hơn lương thực, cuộc sống đời sau mới là điều chúng ta tìm kiếm và gầy dựng. Nhờ đức tin, chúng ta nhận ra rằng, tình yêu là sức mạnh kỳ diệu giúp hàn gắn những đổ vỡ của thế giới này. Nhờ đức tin chúng ta biết đem Lời Chúa ra thực hành trong đời sống hằng ngày, biết làm cho Tin Mừng thấm đượm các thực tại trên thế giới.
Thứ đến, Lời Chúa và việc thực hành như hai yếu tố không thể tách rời nhau. Chính Thiên Chúa đã đi bước trước cho ta thấy mối tương quan khăng khít giữa lời nói và hành động của Người suốt lịch sử cứu độ. Thiên Chúa mạc khải chính mình trong lịch sử; Người nói chuyện với con người và Lời Người đầy sức mạnh sáng tạo. Thật vậy, quan niệm Do Thái về từ “Dabar”, thường được chuyển dịch ra bằng từ “Lời”, là từ có hai nghĩa vừa là “Lời Nói” vừa là “Hành Ðộng”. Thiên Chúa nói điều Người làm và làm điều Người nói. Cũng vậy, trong cuộc sống, người Kitô hữu được mời gọi sống những gì mình hấp thụ qua Lời của Chúa. Việc thực thi Lời Chúa chính là thực hiện các huấn lệnh của Người là Mười Điều Răn và biết rập đời mình theo Tám Mối Phúc Thật. Và điều quan trọng nhất mà mỗi Kitô hữu phải làm đó là thực thi luật bác ái yêu thương. Thánh Gioan Tông Đồ đã viết những lời thật sâu sắc: “Nếu ai nói: “Tôi yêu mến Thiên Chúa” mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy” (1 Ga 4, 20).
Yêu thương tha nhân là dấu chứng rõ ràng nhất để muôn dân nhận biết chúng ta đích thực là môn đệ Đức Kitô. Chúng ta đã từng nghe tới tấm gương kiên trung của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, một “mục tử nhân lành” của Giáo hội Việt Nam. Trong mười luật sống của ngài, chúng ta đọc thấy luật thứ chín rằng: “Tôi chỉ nói một thứ ngôn ngữ duy nhất và mặc một thứ trang phục: Bác ái”. Ngài kể rằng: Tôi bị bắt giam trong một thời gian dài suốt 13 năm. Có hai tên cận vệ canh chừng tôi nhưng chẳng bao giờ nói với tôi một lời, chỉ “có” và “không”. Nhưng cuối cùng, họ trở thành anh em của tôi, chẳng phải vì tôi cho họ cái gì trị giá bằng vật chất, nhưng tôi đã cho họ tình yêu của Chúa Kitô. Tôi đã cười với họ, đã dạy ngoại ngữ cho họ, đã coi họ là bạn tôi, là anh em tôi. Có tên lính còn hỏi: “Nếu như anh được phóng thích, anh sẽ không nhờ người tìm đến và hành hạ gia đình chúng tôi chứ? ” Đức Giám Mục trả lời: “Tôi vẫn tiếp tục yêu cậu cả khi các cậu muốn giết tôi”. “Nhưng vì sao”? – anh lính hỏi. Ngài trả lời: “Bởi vì Chúa Giêsu dạy chúng ta phải luôn yêu thương nhau; nếu chúng ta không làm vậy, chúng ta không còn là những Kitô hữu chính danh”. Như vậy, lời Chúa đã trở thành cuộc sống nơi vị chứng nhân anh dũng này. Cả chúng ta cũng vậy, chúng ta cũng sẽ là chứng nhân cho Lời Chúa, sẽ là môn đệ Người nếu chúng ta yêu thương mọi người.
Như vậy, làm gương sáng trở nên một phương thế hữu hiệu để loan báo Tin Mừng. Đức Chân Phước Phaolô VI nói: “Người đương thời sẵn sàng lắng nghe những nhân chứng hơn là thầy dạy, hoặc nếu có nghe thầy dạy, thì bởi vì chính thầy dạy cũng là những chứng nhân.”[39] Quả vậy, việc Giáo Hội cần làm là nêu gương, là lan toả niềm vui Tin Mừng chứ không phải chiêu mộ tín đồ. Giáo Hội cần những chứng nhân sống để mang sứ điệp Tin Mừng cho những người chưa nhận biết Chúa. Thật nực cười biết bao cho những người chỉ như thanh la phèng phèng, “ngoài miệng thơn thớt nói cười, mà trong nham hiểm giết người không dao.”[40] Thánh Phaolô Tông Đồ đã nói rất mạnh rằng:
“Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm choẹ xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và được biết hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao siêu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì” (1 Cr 13, 1-2).
Cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi là tấm gương sáng chói việc loan báo Tin Mừng: Họ sống đơn sơ vui vẻ, tương thân tương ái, và được mọi người thương mến (x. Cv 2, 42-46). Người Việt Nam có câu: “lời nói lung lay, gương bày lôi kéo”. Trong bối cảnh văn hoá của đất nước mà việc truyền giáo bị ngăn cấm bởi chính quyền thì việc làm gương như thế là một phương thế thích hợp nhất. Nhờ gương sáng mà chúng ta sẽ cảm hoá được lòng người theo nghĩa “hữu xạ tự nhiên hương”. Vậy, trước khi rao giảng về Chúa cho những người chưa biết Chúa ta phải có Chúa trong mình đã, bởi lẽ không ai cho người khác cái mà mình không có.
Một cách cụ thể để người Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông đó là kết nghĩa. Ngày nay, nhờ những thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất của con người không ngừng được nâng cao, các cao ốc mọc lên ngày càng nhiều nhưng lòng người dường như bị chùng xuống. Vì vậy, để việc loan báo Tin Mừng được hiệu quả, người Kitô hữu cần tiếp xúc với những con người, làm sao để thiết lập mối tương giao với họ, cần trao cho họ tình yêu, sự tôn trọng nhân vị chứ không phải chỉ những hào nhoáng bên ngoài bằng vật chất theo kiểu dụ dỗ hay chiêu mộ tín đồ. Thật ý nghĩa biết bao nếu một gia đình có đạo kết nghĩa với một gia đình lương dân. Lý tưởng hơn nữa là giữa làng giáo với làng lương. Giáo Hội Hàn Quốc đã rất thành công với phương cách này. Nhờ việc kết nghĩa, người Kitô hữu có thể dễ dàng mời họ tham dự các dịp lễ hay các sinh hoạt tôn giáo. Từ đó, hạt giống Tin Mừng có thể được gieo vào lòng họ. Ngoài ra, người Kitô hữu cũng cần trau dồi cho mình những kiến thức cần thiết về hội nhập văn hoá và đối thoại liên tôn để nói chuyện với những người chưa chân nhận Đức Giêsu là Chúa của đời họ. Nhờ đối thoại, chúng ta thắp lên ngọn lửa chân lý luôn tiềm tàng nơi họ.
Như vậy, đối thoại và hiệp thông là hai tiến trình không thể tách rời nhau trong nỗ lực loan báo Tin Mừng. Nếu người Kitô hữu chỉ lo thông truyền cho ai một điều gì đó thì thực ra chưa phải là đối thoại. “Đối thoại theo đúng nghĩa thì không chỉ dừng lại ở việc nói về điều gì đó mà còn là nỗ lực tự thông truyền chính mình, đối thoại phải trở thành hiệp thông.”[41] Vì thế, người Kitô hữu không chỉ có những chương trình liên đới và hiệp thông, nhưng trước hết liên đới và hiệp thông phải là một kinh nghiệm sống của bản thân, được trao ban cho chúng ta ngay chính trong Bí tích Thánh Tẩy. Liên đới và hiệp thông là một quà tặng mà chúng ta được kết hợp với Đức Giêsu, được cùng chết và sống lại với Người, và nhờ đó, chúng ta liên đới với nhau. Đó là một tặng phẩm làm nên cuộc sống của chúng ta. Nhờ sự liên đới với Đức Giêsu, chúng ta được hiệp thông với nhau và liên đới với người nghèo, người yếu đuối, kẻ lạc lối. Trong tình hiệp thông, chúng ta không chỉ nhìn thấy người khác, nhưng nhìn thấy người khác là một phần của tôi. Đó cũng là cách Thiên Chúa nhìn chúng ta như con cái của cung lòng Người.[42]
Kết luận: Tóm lại, Thiên Chúa Ba Ngôi là mô mẫu cho tình hiệp thông nhân loại. Ba Ngôi luôn hiệp nhất với nhau, lắng nghe nhau, thông truyền cho nhau và dù Ba Ngôi phân biệt nhưng không bào giờ tách biệt. Mỗi Kitô tô hữu được mời gọi trở nên chứng nhân cho tình yêu Ba Ngôi cho con người trên thế giới. Cánh đồng Giáo Hội đang bao la bát ngát; “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít” (Mt 9, 37). Hơn lúc nào hết, Giáo Hội cần thể hiện căn tính của mình bằng hành động cụ thể đó là việc truyền giáo cho con người trên thế giới và muôn loài thọ tạo. Ước gì, với tác động của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội trở nên thực tại hiệp thông và mỗi Kitô hữu trở nên chứng nhân hiệp thông, hầu làm cho Tin Mừng tình thương của Chúa thấm đẫm mọi thực tại trần gian, mong mai ngày tất cả công trình tạo dựng được quy tụ và hưởng kiến niềm vui của mầu nhiệm hiệp thông trong Vương Quốc vinh hiển.
Lm. Jos. Đồng Đăng
[1] X. Lm. Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4 (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 156.
[2] GLHTCG s. 234, n.d. Uỷ Ban Giáo Lý Giáo Phận –Tổng Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2008), tr. 88.
[3] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan (Cambridge University Press, 2004), tr. 398.
[4] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Ki-tô Hôm Qua và Hôm Nay, (HCM: Nxb. Tôn Giáo, 2009), tr. 145.
[5] John D. Zizioulas, Being as Communion: Studies in Personhood and the Church (Crestwood, NY: St. Vladimir’s Seminary Press, 1985), trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 398.
[6] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 329.
[7] X. The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 402.
[8] X. Anne Hunt, “Trinity, Christology, and pneumatology”, trong The Cambridge Companion to The Trinity, Edited by Peter C. Phan, tr. 367.
[9] Theo Ngộ đạo thuyết, con người có thể được cứu độ nhờ những tri thức về các chân lý kín ẩn riêng tư, không cần biết đến Đức Kitô.
[10] Irenaeus, “Against Heresies”, 4.19.2, 4.20. 1-2, 5.1.3, and 5.6.1, in the Ante – Nicene Fathers, I, ed. A. Roberts and J. Donaldson (Grand Rapids, MI: Eerdmans, 1975, 487-88, 527, 531. Xem thêm Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 34-35.
[11] Prima Lettera a Serapione, 19 (PG 26, 573C.), trong Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học (ĐCV. Vinh Thanh, 2016), tr. 36.
[12] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 274.
[13] GLHTCG, s. 1357.
[14] X. Brian M. Doyle, “Social Doctrine of the Trinity and Communion Ecclesiology in Leonardo Boff và Gisbert and Greshake, “Horizons, 33:2 (2006), tr. 239-55.
[15] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 186.
[16] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189.
[17] X. Lm. Aug. Nguyễn Văn Trinh, Mầu Nhiệm Thiên Chúa Duy Nhất và Ba Ngôi (HCM: Nxb. Phương Đông, 2014), tr. 252-253.
[18] X. L.m Thái Nguyên, Những Cánh Hoa Tâm Linh 4, (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2012), tr. 135-136.
[19] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 189-190.
[20] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh Học, tr. 272.
[21] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 110.
[22] Uỷ Ban Phụng Tự Trực Thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Sách Lễ Rôma, 1992, tr. 85.
[23] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, Thánh Linh học, tr. 111.
[24] Sacramentum Caritatis, s. 8.
[25] Phan Tấn Thành, Bí tích Tình Yêu (Học Viện Đa Minh: 2014), tr. 14.
[26] Bruno Forte, Mầu Nhiệm Thiên Chúa – Ba Ngôi Như Một Lịch Sử, L.m Phêrô Nguyễn Thiên Cung chuyển ngữ (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2010), tr. 279.
[27] Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net. Truy cập ngày 7/7/2017.
[28] X. Lm. Phêrô Nguyễn Văn Hương, “Ba ngôi Thiên Chúa, khác biệt nhưng hiệp nhất”, vietcatholic.net.
[29] Augustinô, De Trinitate, Vlll, 8, 12 : CCL 50, 287., trong Bênêđíctô XVI, Deus Caritat Est, s. 19.
[30] X. Uỷ Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Giáo Lý Hôn Nhân và Gia Đình (Hà Nội: Nxb. Tôn Giáo, 2004), tr. 114.
[31] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 69.
[32] Augustinô, in Ioannis Evangelium tractatus, 29, 3 (về Ga 7, 16) trong CChr 36, 285, trong Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198.
[33] X. Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 198-199.
[34] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Giáo, hôm qua và hôm nay, tr. 248.
[35] Pet. Nguyễn Văn Viên, Một Số Mô Hình Giáo Hội (Đại Chủng Viện Vinh-Thánh, 2016), tr. 73.
[36] Sắc Lệnh Unitatis Redintegratio, s. 2.
[37] X. Đ.G.H Gioan Phaolo II, Thông Điệp Dominum et Vivificantem, (28/5/1986), s. 62.
[38] X. ĐGH. Phanxicô, Thông Điệp Lumen Fidei (29/6/2013), s. 53-54.
[39] Pope Paul VI, Address to the Members of the Consilium de Laicis (2 October 1974): AAS 66 (1974), tr. 568, trong ĐGH. Phaolô VI, Tông Huấn Evangelli Nuntiandi (1975), s. 41 (Modern man listens more willingly to witnesses than to teachers, and if he does listen to teachers, it is because they are witnesses).
[40] Nguyễn Du, Truyện Kiều, câu 1815.
[41] Joshep Ratzinger, Đức Tin Kitô Hôm Qua và Hôm Nay, tr. 96.
[42]X. “Bài giảng tĩnh tâm của Đức Hồng Y Luis Antonio Gokim Tagle cho các thành viên Tổng Công Hội DCCT”, http://nhathothaiha.net/bai-giang-tinh-tam-cua-duc-hong-y/, truy cập ngày 12/12/2017.
Văn Hóa
Cháy rừng
Lm Vũđình Tường
20:48 04/06/2020
Nạn cháy rừng vừa qua là cuộc hoả hoạn lớn nhất thế kỉ. Cháy không phải một hai ngày, mà cháy hết ngày này qua ngày kia; cháy kéo dài ba bốn tháng. Cháy trả triệu mẫu đất. Cháy đến độ ngay cả súc vật cũng không còn chỗ trốn, cùng đường. Ngọn lửa bốc cao gấp hai ba lần những cây cổ thụ cao ngất trời. Từ xa hàng cây số vẫn nhìn thấy ngọn lửa. Về đêm ở xa hàng trăm cây số vẫn thấy cả vùng trời rực sáng. Ban ngày toàn bầu trời xám mầu khói vì lượng khói bốc lên nhiều đến độ thay đổi mầu xanh mây trời thành máu xám tro tàn. Khói che khuất bóng mặt trời. Cháy kinh khủng đến độ ở cách xa đám cháy hàng ngàn cây số, cũng bị ảnh hưởng bởi gió thổi có mang theo mùi khói. Cháy gây khốn khổ cho nhữngngười mắc chứng hen suyễn. Các nhà chuyên môn giải thích sức cháy khủng khiếp, mãnh liệt đến độ đám cháy tự phát sinh ra một vùng khí hậu riêng cho đám cháy. Khối không khí nóng khổng lồ này di chuyển, thay đổi tùy theo sức cháy ở các vùng cháy mạnh, yếu khác nhau. Nó đang di chuyển về hướng cháy này, rồi phía kia cỏ khô hơn cháy mạnh hơn, khối nóng tạo thành gió đột ngột chuyển sang vùng nóng khác. Nó di chuyển nhanh và thay đổi bất thần như thế nên các nhà khí tượng không thể tiên đoán. Nhân viên cứu hoả luôn phải đề phòng tránh hướng gió nóng, nếu không sẽ quá trễ để thoát khỏi vùng cháy bao quanh. Số người chết lúc lửa đang cháy vài ba chục, nhưng số người chết do bị ảnh hưởng sau đám cháy nhiều hơn cả chục lần, vì than khói trong không khí gây ô nhiễm ảnh hưởng, khiến số người cháy tổng cộng lên đến bốn trăm.
Quan sát hình ảnh chiếu về đám cháy, những gì nhỏ nhất cháy trước, cháy rất nhanh. Cây to cháy sau cùng và cháy âm ỉ, rất lâu. Trước hết là cháy những lá cỏ khô, sau đó đến cọng cỏ, hơi nóng táp ngọn cỏ, nó từ từ cong xuống, gục đầu, trước khi lưỡi lửa liếm mất. Nó trở thành than hồng, tung bay, quanh quẩn quấn chặt lấy đám khói, tung lên cao bay quyện với bụi than tạo thành vùng trời than khói. Phía trên than hồng là ngọn lửa cháy ngút trời, tâng bụi than lên cao, cao mãi như con diều quyện chặt lấy gió cho đến khi gió cuốn mất vào không trung. Cháy tiếp theo đám lá khô là cành khô rơi rụng rải rác quanh cây, cành nhỏ cháy trước, lan dần đến cành lớn hơn và bám chặt lấy gốc cây, từ đó leo vòng quanh thân cây, theo giây leo lên tới ngọn cổ thụ. Mỗi thứ hỗ trợ nhau một chút làm cho đám cháy lan rộng, sức nóng lan toả to dần, to dần, thiêu rụi cành lá cây tươi, chuẩn bị cho lửa lan tới. Thế là cây cổ thụ trở thành đuốc sáng, sừng sững giữa biển lửa lửa bát ngát toàn màu đỏ thắm.
Đức tin cá nhân được ví như cây cổ thụ trong niềm tin vào Đức Kitô. Đức tin đó cần được sưởi ấm, hâm nóng, giúp đức tin luôn sống động, luôn toả sánh, luôn toả hào quang hướng dẫn tâm linh bước đi trên hành trình về Nước Chúa. Cành khô, ngọn cỏ, cánh hoa tàn khô, tất cả đều là chất đốt nho nhỏ, dễ cháy, dễ bắt lửa. Nhiều đốm sáng nhỏ này kết thành đám cháy, tạo sức nóng, từ đó lan dần sang cây cổ thụ và cây cổ thụ phải đầu hàng, khuất phục trước ngọn lửa nhỏ tí dưới chân. Sưởi ấm đức tin cá nhân không bắt đầu bằng giờ kinh mỗi ngày.
Tạo sáng đức tin cá nhân bằng hai cách. Thứ nhất thực thi đức ái khi có thể, thương tha nhân, không phải chỉ bà con thân thuộc. Cố gắng sống công bằng, giầu tình thương và hay tha thứ. Theo cách đám cháy, bắt đầu từ những cành cây khô, lá héo, cánh hoa tàn. Hãy bắt đầu bằng những dấu chỉ rất nhỏ, nhẹ nhàng, âm thầm nhắc nhở tâm tinh. Đó là hình ảnh thập giá nhỏ xíu bạn mang trên người. Đó là dấu thánh giá bạn làm dấu nhiều lần trong ngày. Đó là ảnh tượng bạn treo trong phòng khách, phòng ngủ. Đây vừa là cách trang trí phòng ốc vừa là những hình ảnh tuy âm thầm nhưng chúng gợi nhớ cho bạn nhớ đến Chúa, dâng lời cám tạ nhiều lần mỗi ngày trong cuộc sống. Tạo sáng đức tin bằng cách gia đình chung lời tạ ơn trước bữa ăn. Sưởi ấm lòng tin bằng cách khi một mình hát nho nhỏ câu ca tạ ơn tình Chúa bao la. Giúp tâm hồn hướng về Chúa khi bạn nhẩm trong đầu một câu Phúc Âm cảm thấy gần gũi nhất, í nghĩa nhất với ngày hôm đó. Đó có thể là một câu vài ba chữ, hoặc ngay cả một chữ, giúp liên kết với Đức Kitô. Giúp giấc ngủ bạn mơ về thiên quốc nếu bạn gợi nhớ trong đầu một dụ ngôn nào đó trong Kinh thánh, suy tư về dụ ngôn đó để đi vào giấc ngủ. Tất cả những điều nhỏ, nhẹ, dễ dàng, mất ít thời gian. Thực hiện điều đó sưởi ấm cây đại thụ tâm linh bạn. Chúng không chỉ giúp tâm linh bạn luôn tỏ sáng mà chúng còn giúp bạn tham dự thánh lễ, hay các bí tích một cách sốt sắng hơn. Nếu có thể gia nhập sinh hoạt đoàn thể trong xứ. Sinh hoạt chung ngoài bất đồng ra, bạn còn nhận được nhiều ân phúc cho tâm linh. Nó giúp bạn nhận biết Chúa tạo dựng không ai giống ai. Mỗi người đều khác biệt và mỗi người đều có giá trị, tài năng riêng Chúa ban. Sinh hoạt đoàn thể chung chính là giúp phát triển tài năng Chúa ban.
Lễ Chúa Thánh Thần - Goodna 2020.
TiengChuong.org
Quan sát hình ảnh chiếu về đám cháy, những gì nhỏ nhất cháy trước, cháy rất nhanh. Cây to cháy sau cùng và cháy âm ỉ, rất lâu. Trước hết là cháy những lá cỏ khô, sau đó đến cọng cỏ, hơi nóng táp ngọn cỏ, nó từ từ cong xuống, gục đầu, trước khi lưỡi lửa liếm mất. Nó trở thành than hồng, tung bay, quanh quẩn quấn chặt lấy đám khói, tung lên cao bay quyện với bụi than tạo thành vùng trời than khói. Phía trên than hồng là ngọn lửa cháy ngút trời, tâng bụi than lên cao, cao mãi như con diều quyện chặt lấy gió cho đến khi gió cuốn mất vào không trung. Cháy tiếp theo đám lá khô là cành khô rơi rụng rải rác quanh cây, cành nhỏ cháy trước, lan dần đến cành lớn hơn và bám chặt lấy gốc cây, từ đó leo vòng quanh thân cây, theo giây leo lên tới ngọn cổ thụ. Mỗi thứ hỗ trợ nhau một chút làm cho đám cháy lan rộng, sức nóng lan toả to dần, to dần, thiêu rụi cành lá cây tươi, chuẩn bị cho lửa lan tới. Thế là cây cổ thụ trở thành đuốc sáng, sừng sững giữa biển lửa lửa bát ngát toàn màu đỏ thắm.
Đức tin cá nhân được ví như cây cổ thụ trong niềm tin vào Đức Kitô. Đức tin đó cần được sưởi ấm, hâm nóng, giúp đức tin luôn sống động, luôn toả sánh, luôn toả hào quang hướng dẫn tâm linh bước đi trên hành trình về Nước Chúa. Cành khô, ngọn cỏ, cánh hoa tàn khô, tất cả đều là chất đốt nho nhỏ, dễ cháy, dễ bắt lửa. Nhiều đốm sáng nhỏ này kết thành đám cháy, tạo sức nóng, từ đó lan dần sang cây cổ thụ và cây cổ thụ phải đầu hàng, khuất phục trước ngọn lửa nhỏ tí dưới chân. Sưởi ấm đức tin cá nhân không bắt đầu bằng giờ kinh mỗi ngày.
Tạo sáng đức tin cá nhân bằng hai cách. Thứ nhất thực thi đức ái khi có thể, thương tha nhân, không phải chỉ bà con thân thuộc. Cố gắng sống công bằng, giầu tình thương và hay tha thứ. Theo cách đám cháy, bắt đầu từ những cành cây khô, lá héo, cánh hoa tàn. Hãy bắt đầu bằng những dấu chỉ rất nhỏ, nhẹ nhàng, âm thầm nhắc nhở tâm tinh. Đó là hình ảnh thập giá nhỏ xíu bạn mang trên người. Đó là dấu thánh giá bạn làm dấu nhiều lần trong ngày. Đó là ảnh tượng bạn treo trong phòng khách, phòng ngủ. Đây vừa là cách trang trí phòng ốc vừa là những hình ảnh tuy âm thầm nhưng chúng gợi nhớ cho bạn nhớ đến Chúa, dâng lời cám tạ nhiều lần mỗi ngày trong cuộc sống. Tạo sáng đức tin bằng cách gia đình chung lời tạ ơn trước bữa ăn. Sưởi ấm lòng tin bằng cách khi một mình hát nho nhỏ câu ca tạ ơn tình Chúa bao la. Giúp tâm hồn hướng về Chúa khi bạn nhẩm trong đầu một câu Phúc Âm cảm thấy gần gũi nhất, í nghĩa nhất với ngày hôm đó. Đó có thể là một câu vài ba chữ, hoặc ngay cả một chữ, giúp liên kết với Đức Kitô. Giúp giấc ngủ bạn mơ về thiên quốc nếu bạn gợi nhớ trong đầu một dụ ngôn nào đó trong Kinh thánh, suy tư về dụ ngôn đó để đi vào giấc ngủ. Tất cả những điều nhỏ, nhẹ, dễ dàng, mất ít thời gian. Thực hiện điều đó sưởi ấm cây đại thụ tâm linh bạn. Chúng không chỉ giúp tâm linh bạn luôn tỏ sáng mà chúng còn giúp bạn tham dự thánh lễ, hay các bí tích một cách sốt sắng hơn. Nếu có thể gia nhập sinh hoạt đoàn thể trong xứ. Sinh hoạt chung ngoài bất đồng ra, bạn còn nhận được nhiều ân phúc cho tâm linh. Nó giúp bạn nhận biết Chúa tạo dựng không ai giống ai. Mỗi người đều khác biệt và mỗi người đều có giá trị, tài năng riêng Chúa ban. Sinh hoạt đoàn thể chung chính là giúp phát triển tài năng Chúa ban.
Lễ Chúa Thánh Thần - Goodna 2020.
TiengChuong.org
VietCatholic TV
Phản ứng của Bắc Kinh trước các cuộc biểu tình tại Mỹ để lộ dã tâm xâm chiếm lãnh hải Việt Nam
Giáo Hội Năm Châu
04:56 04/06/2020
1. Trung Quốc lên tiếng dạy bảo Hoa Kỳ về nhân quyền. Dã tâm đối với lãnh hải Việt Nam
Như chúng tôi đã đưa tin, Thượng viện đã phê chuẩn phiên bản một dự luật bảo vệ tự do tôn giáo mới nhằm quy trách nhiệm và đưa ra các trừng phạt cá nhân đối với các quan chức Trung Quốc vi phạm tự do tôn giáo và bách hại các tín hữu tại Hoa Lục.
Trong một cuộc bỏ phiếu vào chiều ngày 27 tháng Năm, Hạ viện Hoa Kỳ cũng đã tán thành một cách áp đảo các biện pháp được nêu trong dự luật này.
Hôm thứ Ba 2 tháng Sáu, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành luật này. Trước khi ký văn kiện quan trọng này, ông và đệ nhất phu nhân đã đến kính viếng đền thánh quốc gia Gioan Phaolô II.
Phản ứng trước diễn biến này hôm thứ Tư 3 tháng thứ Sáu, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc là Triệu Ly Kiên (Zhao Lijian- 赵丽坚) nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh:
“Tổng thống Trump tuyên bố rằng ông ta sẽ triển khai hàng ngàn và hàng ngàn binh sĩ để dập tắt sự hỗn loạn. Vậy thì tại sao bạn lại ngạo nghễ buộc tội các quốc gia khác khi họ dẹp loạn. Tại sao bạn dám mạnh dạn quảng bá bản thân mình như một ngọn hải đăng của dân chủ và nhân quyền? ”
Thật ra, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát xảy ra hầu như ở mọi nơi trên thế giới. Tại Mỹ, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát là hiển nhiên trong vụ sát hại anh George Floyd. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Jóse Gomez của Tổng Giám Mục Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nhận xét: “Sự tàn nhẫn và bạo lực mà anh ta phải chịu không phản ảnh đa số những người nam nữ tốt lành trong lực lượng thực thi pháp luật, là những người thực hiện nhiệm vụ của mình trong danh dự. Chúng ta biết điều đó.”
Hơn thế nữa, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát tại Hoa Kỳ chỉ là vấn đề cá nhân không phải là chủ trương của chính quyền. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thật vậy, tại Trung Quốc, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát không chỉ là vấn đề của các cá nhân những người thực thi pháp luật nhưng nó bọn cầm quyền thể chế hóa thành một ngành kỹ nghệ cướp bóc và buôn bán nội tạng của các tù nhân. Trung Quốc còn là một nước độc tài công nghệ cao với hàng chục triệu camera gắn khắp nơi. Thậm chí chúng còn chĩa thẳng vào các nhà thờ để giám sát không cho trẻ em đến những nơi cầu nguyện như một phần trong bạo lực đối với những người có niềm tin tôn giáo.
Trong một quốc gia dân chủ và tự do như Hoa Kỳ, các trường hợp sử dụng bạo lực quá mức cần thiết của cảnh sát trong lúc thực thi pháp luật từ lâu đã hình thành nên các phong trào dân quyền nhằm gióng lên tiếng nói trước các vụ việc liên quan đến việc sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Ở các nước cộng sản không có các phong trào bảo vệ người dân, chứ không phải là không có sự tàn nhẫn và bạo lực của cả một hệ thống khổng lồ công an và mật vụ nhằm áp đặt “chuyên chế vô sản”.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Tư 3 tháng Sáu, Triệu Ly Kiên cũng để lộ dã tâm của Trung Quốc đối với Việt Nam trong tình hình Hoa Kỳ đang phải đối diện với nhiều khó khăn. Kiên nói:
“Chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của Trung Quốc tại Biển Đông đã được hình thành trong một quá trình lịch sử lâu dài và được tuyên bố bởi tất cả các chính quyền Trung Quốc, và cũng phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc & UNCLOS. Những lời buộc tội nhắm vào các tuyên bố hợp pháp của Trung Quốc là không có căn cứ.”
2. Phản ứng của Đức Thánh Cha đối với tình hình tại Hoa Kỳ
Trong buổi triều yết hôm thứ Tư mùng 3 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đề cập tới các cuộc biểu tình và cướp phá tại Hoa Kỳ, sau vụ một người da đen là anh George Floyd qua đời vì sự tàn bạo của cảnh sát. Đức Thánh Cha nói chúng ta không thể tuyên bố bảo vệ sự linh thánh của cuộc sống con người, trong khi lại nhắm mắt làm ngơ trước sự kỳ thị và loại trừ chủng tộc.
Trong lời chào đến các tín hữu nói tiếng Anh trong buổi triều yết hàng tuần, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với nhân dân Hoa Kỳ, trước những cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn trên khắp đất nước.
Đức Thánh Cha nói: “Tôi rất lo lắng khi chứng kiến tình trạng bất ổn, đáng lo ngại tại quốc gia của anh chị em trong những ngày này, sau cái chết bi thảm của anh George Floyd. Chúng ta không thể dung thứ hoặc nhắm mắt làm ngơ trước nạn phân biệt chủng tộc và loại trừ nhau dưới mọi hình thức, trong khi cứ tuyên bố là bảo vệ sự linh thiêng của cuộc sống của con người.”
Đức Thánh Cha đã trích dẫn một tuyên bố gần đây của Đức Hồng Y Jóse Gomez, Tổng Giám mục Los Angeles và là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, đã lên án các vụ bạo lực, phát sinh từ một số cuộc biểu tình.
Chúng ta phải nhận ra rằng bạo lực của những đêm gần đây là tự hủy hoại và tự giết hại chính mình. Chúng ta không đạt được gì qua con đường bạo lực! Chỉ có mất mát mà thôi!
Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay, ngài hiệp thông với Giáo hội địa phương tại Saint Paul và Minneapolis, và trên toàn nước Hoa Kỳ, để cầu nguyện cho linh hồn anh George Floyd được an nghỉ và cho những ai khác đã bị giết vì sự phân biệt chủng tộc.
Đức Thánh Cha kết luận bằng mời gọi mọi người hãy cầu nguyện.
“Lạy Chúa, chúng con cầu xin Chúa an ủi các gia đình và những ai đang đau buồn. Và chúng con cầu xin cho đất nước Hoa kỳ đang cần sự hòa giải và hòa bình. Xin Đức Mẹ Guadalupe, Mẹ của châu Mỹ bang trợ cho tất cả những ai đang nỗ lực xây dựng hòa bình và công lý trên đất nước Hoa kỳ và trên toàn thế giới.”
Tiếp tục loạt bài giáo lý về cầu nguyện, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích về cách cầu nguyện của Tổ phụ Ápraham. Theo Đức Thánh Cha, đó là một cuộc đối thoại với Chúa, không loại trừ các cuộc thảo luận, nhưng được đánh dấu bằng sự tin tưởng và sẵn sàng thực hiện lời Chúa.
Tổ phụ Ápraham nghe tiếng Thiên Chúa và tín thác vào lời hứa của Người, làm theo lời Người mời gọi. Cuộc đời của ông trở thành ơn gọi, một lời mời gọi sống theo lời hứa của Thiên Chúa.
Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu học theo gương cầu nguyện với đức tin của tổ phụ Ápraham: lắng nghe, hành trình, trò chuyện và ngay cả tranh luận với Chúa, nhưng luôn sẵn sàng đón nhận và thực hành lời Chúa.
Mở đầu bài giáo lý Đức Thánh Cha nói:
Có một giọng nói đột ngột vang lên trong cuộc đời của tổ phụ Ápraham, một giọng nói mời gọi ông bước vào một hành trình nghe có vẻ không hợp lý: một giọng nói thúc đẩy ông rời bỏ quê hương, nguồn cội của gia đình, để đi đến một tương lai mới mẻ, khác biệt. Và tất cả dựa trên cơ sở của một lời hứa mà ông chỉ cần tin cậy. Tín tưởng vào một lời hứa không phải là điều dễ dàng, và chúng ta cần can đảm để làm điều này. Ông Ápraham đã tin tưởng.
Kinh Thánh không nói về quá khứ vị tổ phụ đầu tiên. Luận lý của các sự việc gỉa định rằng ông tôn thờ các vị thần khác, có lẽ ông là một người khôn ngoan, quen với việc xem xét bầu trời và các tinh tú. Thật sự là Chúa hứa với ông rằng hậu duệ của ông sẽ đông như những vì sao lấp lánh trên bầu trời.
Ông Ápraham lên đường. Ông lắng nghe tiếng Chúa và tin tưởng vào lời của Người. Sự khởi hành của ông đã tạo nên một cách hiểu mới về mối quan hệ với Thiên Chúa; chính vì lý do này mà tổ phụ Ápraham hiện diện trong các truyền thống linh đạo vĩ đại của Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo như một người hoàn hảo của Thiên Chúa, có khả năng phục tùng Chúa ngay cả khi ý muốn của Chúa thật khó khăn, nếu không muốn nói là không thể hiểu được.
Do đó, Ápraham là con người của Lời Chúa. Khi Thiên Chúa nói, con người trở thành người đón nhận Lời Chúa và cuộc sống của họ là nơi mà Lời Chúa muốn nhập thể. Đây là một điều mới lạ tuyệt vời trong hành trình tôn giáo của con người: cuộc sống của người có đức tin bắt đầu được hiểu như là một ơn gọi, như nơi mà một lời hứa được thực hiện; và con người di chuyển trong thế giới không phải dưới sức nặng của điều bí ẩn, nhưng với sức mạnh của lời hứa đó, lời hứa mà một ngày kia sẽ trở thành sự thật. Và ông Ápraham tin vào lời hứa của Thiên Chúa. Ông đã tin và ông đã đi, dù không biết mình đi đâu, thư gửi các tín hữu Do Thái nói như thế. Nhưng ông đã tin tưởng.
Đọc sách Sáng thế, chúng ta khám phá cách ông Ápraham sống kinh nguyện trong sự trung thành liên tục với Lời Chúa, Lời xuất hiện theo định kỳ dọc theo hành trình của ông. Tóm lại, chúng ta có thể nói rằng đức tin trở thành lịch sử trong cuộc đời của ông Ápraham. Nghĩa là, ông Ápraham, bằng cuộc sống và gương mẫu của ông, dạy cho chúng ta cuộc hành trình này, con đường mà qua đó đức tin làm nên lịch sử. Thiên Chúa không chỉ được thấy trong các hiện tượng vũ trụ, giống như một vị thần xa xôi, người có thể làm cho sợ hãi. Thiên Chúa của ông Ápraham trở thành “Thiên Chúa của tôi”, Thiên Chúa của lịch sử cá nhân của tôi, Đấng hướng dẫn bước chân tôi, Đấng không bỏ rơi tôi; Thiên Chúa của những ngày của tôi, người bạn đồng hành trong những cuộc phiêu lưu của tôi; Thiên Chúa Quan phòng.
Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Chúng ta có cảm nghiệm Thiên Chúa như là “Thiên Chúa của tôi”, Thiên Chúa đồng hành với tôi, Thiên Chúa của lịch sử đời tôi, Người dẫn bước tôi đi, Người không bỏ rơi tôi, Thiên Chúa của mọi ngày của tôi không?
Đức Thánh Cha giải thích tiếp: Kinh nghiệm này của Abram cũng được chứng thực bởi một trong những văn bản nguyên bản nhất trong lịch sử tu đức: Tưởng niệm của Blaise Pascal. Nó bắt đầu thế này: “Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Gia-cóp, không phải của các triết gia và học giả. Sự chắc chắn, chắc chắn. Tình cảm. Niềm vui. Hòa bình. Thiên Chúa của Chúa Giêsu Kitô”. Tác phẩm tưởng niệm này, được viết trên một tờ giấy nhỏ, và được tìm thấy sau khi ông qua đời, được may bên trong chiếc áo của triết gia, cho thấy rằng nó không phải là một suy tư trí tuệ mà một người khôn ngoan như ông có thể hiểu về Thiên Chúa, nhưng là cảm giác sống động, được cảm nghiệm, về sự hiện diện của Người. Ông Pascal thậm chí còn ghi lại khoảnh khắc chính xác mà ông cảm thấy thực tế đó, cuối cùng ông đã gặp nó: vào tối ngày 23/11/1654. Đó không phải là một Thiên Chúa trừu tượng hay vị Thần của vũ trụ. Người là Thiên Chúa của một con người, của một tiếng gọi, Thiên Chúa của Ápraham, của Isaác, của Giacóp… Thiên Chúa Đấng là sự chắc chắn, là tình cảm, là niềm vui.
Giáo lý Hội thánh Công Giáo dạy: “Kinh nguyện của ông Ápraham được thể hiện trên hết bằng hành động: con người thinh lặng, ở mỗi giai đoạn, ông xây dựng một bàn thờ cho Chúa” (Giáo lý Hội thánh Công Giáo, 2570). Ông Ápraham không xây một đền thờ, nhưng rải trên đường ông đi những tảng đá nhắc nhớ Thiên Chúa đã đi qua đó. Một Thiên Chúa gây ngạc nhiên, khi Người đến thăm ông trong hình hài của ba vị khách mà ông và bà Sarah tiếp đón nồng nhiệt, và các ngài đã thông báo cho họ biết về sự ra đời của con trai I-sa-ác (x. St 18, 1-15). Ông Ápraham đã 100 tuổi và vợ ông 90 tuổi, khoảng đó. Và họ đã tin. Họ tin tưởng vào Thiên Chúa. Và bà Sara, vợ ông, đã mang thai. Ở tuổi đó! Đây là Thiên Chúa của ông Ápraham, Thiên Chúa của chúng ta, Đấng đồng hành với chúng ta.
Do đó, ông trở nên quen thuộc với Thiên Chúa, có thể tranh luận với Người, nhưng luôn trung thành, thậm chí cho đến bị thử thách hết mức, khi Thiên Chúa yêu cầu ông tế lễ hy sinh con trai của mình là I-sa-ác, đứa con của tuổi già, con duy nhất, con thừa tự. Ở đây, ông Ápraham sống đức tin như một bi kịch, như cuộc hành trình giữa đêm đen, dưới bầu trời lần này không có sao. Và nhiều lần nó cũng xảy đến với chúng ta như thế, đi trong đêm tối, nhưng với đức tin. Chính Thiên Chúa sẽ ngăn bàn tay của ông Ápraham khi ông đã sẵn sàng để sát tế con mình, vì Người đã thấy sự sẵn lòng thực sự của ông (x. St 22, 1-19).
Học cầu nguyện như ông Ápraham: lắng nghe, trò chuyện, tranh luận, nhưng luôn với đức tin
Chúng ta hãy học theo ông Ápraham, học cầu nguyện bằng đức tin: lắng nghe Chúa, bước đi, đối thoại để thảo luận. Chúng ta đừng sợ tranh luận với Thiên Chúa, ngay cả nói một điều có vẻ như lạc đạo. Nhiều lần tôi đã nghe người ta nói với tôi “Cha có biết không, điều này xảy ra với con và con nổi giận với Chúa” – “Nhưng con có dám giận Chúa sao? ” – “Dạ có, con nổi giận!” Nhưng đây là một hình thức cầu nguyện bởi vì chỉ có con cái mới có thể nổi giận với cha mình và sau đó gặp lại ông. Chúng ta hãy học ông Ápraham, trò chuyện và tranh luận, với đức tin, nhưng luôn sẵn sàng đón nhận lời Chúa và đưa nó vào thực hành. Với Chúa, chúng ta học cách nói chuyện như một người con với cha của mình; lắng nghe Người, trả lời, tranh luận. Nhưng rõ ràng thẳng thắn như con cái với cha. Ông Ápraham dạy chúng ta cầu nguyện như thế.
Tang thương: Các nữ tu bị cướp cầu cho kẻ làm khốn mình. Nhiều người Việt mất sinh kế vì bạo loạn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:20 04/06/2020
1. Phản ứng của các Giám Mục Hoa Kỳ trước tình hình hiện nay.
Ngay khi Hoa Kỳ vẫn đang còn phải vật lộn với đại dịch coronavirus, sự phẫn nộ, đau buồn và tức giận về vụ giết một người đàn ông da đen không vũ trang đã dấy lên các cuộc biểu tình lôi cuốn hàng trăm ngàn người trên toàn quốc.
Đã có các báo cáo cho biết nhiều người Việt mất trắng cơ ngơi sau một tuần bạo loạn. Ra làm ăn đương nhiên phải có bảo hiểm. Tuy nhiên, trước tình trạng đóng cửa vì đại dịch coronavirus kinh hoàng, một số người do không có thu nhập, doanh nghiệp phải đóng cửa nên đã không đóng bảo hiểm. Vì thế, cơ nghiệp dành dụm trong bao nhiêu năm phúc chốc tan thành mây khói.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho họ tìm được ơn an ủi và giữ được lòng trông cậy trong hoàn cảnh quá khắc nghiệt này.
Trước những diễn biến hiện nay, nhiều Giám Mục Hoa Kỳ cũng đã tham gia kêu gọi công lý cho các nạn nhân và gia đình họ. Trước hết là cho linh hồn anh George Floyd và gia đình anh, sau là cho những nạn nhân khác bất ngờ mất hết sinh kế.
“Các phẫn nộ xung quanh cái chết của George Floyd là dễ hiểu và công lý phải được phục hồi.” Tổng giám mục Samuel J. Aquila của Denver cho biết trong một tuyên bố ngày 30 tháng 5 liên quan đến cái chết của anh Floyd 46 tuổi.
Đức Hồng Y Blase Cupich của Chicago cho biết:
“Minneapolis là một thành phố thường được ca ngợi là một mô hình của sự hội nhập, tôi thật ngỡ ngàng khi biết rằng mạng sống của một người da đen chỉ đáng một tờ giấy bạc $20”.
Trong một tuyên bố hôm 31 Tháng Năm, Đức Hồng Y nói rằng ngài đã trải qua vài đêm xem các cuộc biểu tình “trong đau đớn khi sự giận dữ dồn nén của người dân bốc cháy trên khắp nước ta.”
Đức Hồng Y Cupich cho biết ngài đã chứng kiến sự phát triển của “thành phố nơi tôi sinh ra, các thành phố nơi tôi đã sống, thành phố bây giờ tôi đang coi sóc, thành phố nơi tôi đã được đào tạo, ” và bây giờ bất thình ngài nhìn thấy các thành phố ấy “bốc cháy”.
Mặc dù các cuộc biểu tình phần lớn là hòa bình, nhưng các nhóm nhỏ trong quần chúng biểu tình đã đốt xe, đột nhập và cướp bóc các doanh nghiệp tại các thành phố như Minneapolis, Los Angeles, Philadelphia, New York và Washington - tất cả hiện đã đưa ra lệnh giới nghiêm.
Ở một số địa phương, như Coral Gables, Florida và Flint, Michigan, chính quyền đã đối thoại và thậm chí cầu nguyện với người biểu tình.
Vào ngày 30 tháng 5, các sĩ quan cảnh sát ở Coral Gables đã tham gia biểu tình, quỳ xuống cúi đầu tưởng niệm trong 8 phút 46 giây là thời gian anh George Floyd bị đè nghẹt cổ. Cảnh sát trưởng Chris Swanson ở Flint Township cũng nói trước một đám đông những người biểu tình, rằng ông đã đặt vũ khí của mình xuống và nói với họ rằng: “Lý do duy nhất chúng tôi ở đây là để bảo đảm rằng tiếng nói của các bạn được nghe thấy.” Sau đó, họ yêu cầu ông đi với họ và ông đã làm như thế.
Nhưng ở những nơi khác, chẳng hạn như tại Tòa Bạch Ốc, xe hơi bị đốt cháy, các doanh nghiệp bị cướp phá và chính quyền đã phải sử dụng hơi cay đối với những người biểu tình.
“Các vụ cướp bóc, phá hoại và bạo lực chúng ta đang chứng kiến ở Minneapolis và trong cả nước làm nhục quốc gia chúng ta, hạ nhục những di sản của Floyd và làm phức tạp thêm một tình huống bi thảm, ” Đức Cha Michael F. Burbidge của giáo phận Arlington, Virginia nhận định.
Những lời này cũng được lặp lại bởi Terrence, anh của Floyd. Terrence nói trên một chương trình truyền hình quốc gia rằng bạo lực đã “làm lu mờ những gì đang xảy ra” bởi vì Floyd là một con người hòa bình. Những hành động phá hoại không phải là những gì Floyd muốn”.
“COVID-19, vụ giết chết anh George Floyd, những cái chết không cần thiết của rất nhiều người da màu, việc khai thác không biết xấu hổ của các bộ phận xã hội đối với sự thỏa mãn cá nhân hoặc lợi ích chính trị - đây là những sự kiện cánh chung mà không chỉ khiến chúng ta phải run sợ - lấy đi hơi thở chúng ta - nhưng còn cảnh báo chúng ta về những rắc rối nghiêm trọng trên đường chân trời cũng như ý nghĩa thực sự của một tình trạng nguy hiểm đã giữa chúng ta, ” Đức Hồng Y Joseph W. Tobin của tổng giáo phận Newark, New Jersey, nói trong bài giảng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống ngày 31 tháng Năm.
Đức Tổng Giám Mục Aquila của Denver đã nhắc nhở người Công Giáo hãy ghi nhớ giáo lý của Giáo Hội, chứ không phải là các sở thích chính trị, khi nói đến việc giết chóc.
“Giáo Hội Công Giáo đã luôn luôn thúc đẩy một nền văn hóa của sự sống, nhưng quá thường là xã hội chúng ta đã mất đi ý nghĩa của nó trong những phẩm giá của mỗi con người từ lúc thụ thai cho đến lúc chết tự nhiên, ” ông nói. “Mỗi người tín hữu Công Giáo đều phải có trách nhiệm thúc đẩy nhân phẩm của mọi người ở mọi cấp độ của cuộc sống. Quá nhiều người đã biến các thứ ý thức hệ, tinh thần đảng phái chính trị, hoặc màu da của họ mình thành những thứ mà họ tôn thờ, chứ không phải là Tin mừng về cuộc sống và phẩm giá của mỗi con người.”
Đức Tổng Giám Mục nói thêm: “ Tôi khuyến khích các tín hữu hãy xét mình về cách chúng ta thúc đẩy một nền văn hóa sự sống trên tất cả mọi cấp độ, và cầu nguyện cho sự hoán cải trái tim của những người cổ vũ cho phân biệt chủng tộc, và cầu nguyện xin cho xã hội chúng ta có thể trở lại một nền văn hóa sự sống, và cuối cùng và quan trọng nhất là cầu nguyện cho sự yên nghỉ của linh hồn anh George Floyd, xin cho gia đình anh ta được ủi an trước sự mất mát quá lớn này, và công lý đó có thể được phục hồi.”
Tại Giáo Phận El Paso, Texas, Đức Cha Mark J. Seitz, là người năm ngoái đã công bố một lá thư mục vụ về phân biệt chủng tộc, đã tụ tập với các linh mục thuộc giáo phận và mang theo tấm bảng “Sinh mạng người da đen đáng giá” và quỳ gối tưởng niệm chung với những người biểu tình trong suốt tám phút 46 giây.
Source:Our Sunday Visitor
2. Hiệu sách của các nữ tu bị cướp phá nhưng các sơ cầu nguyện cho những kẻ làm khốn mình
Các cuộc biểu tình ở Chicago để phản đối cảnh sát về cái chết của anh George Floyd đã nhanh chóng biến thành bạo loạn. Đám đông đã nhắm vào khu thương mại Magnificent Mile, đập cửa và xông vào cướp phá các cửa hàng.
Từ khi đại dịch coronavirus kinh hoàng xảy ra đến nay, chúng ta đã phải chứng kiến những cảnh tượng chưa từng thấy trong đời. Trong đoạn video này, quý vị và anh chị em có thể thấy thêm một cảnh tượng khác - cũng chưa từng thấy trong đời.
Một đám đông những kẻ cướp bóc các cửa tiệm vì mải mê và ung dung cướp bóc đã bất ngờ bị mắc kẹt trong một siêu thị vì các công nhân đến đóng ván xung quanh các cửa kiếng bị bể.
Lúc này, cảnh sát đã đến hiện trường và đang đứng ngay bên ngoài. Những kẻ cướp bóc bị mắc kẹt bên trong đập ầm ầm vào những tấm ván kêu la cầu cứu. Rồi một tên liều mạng đập bể cửa kiếng chui ra. Lại một tên nữa chui theo. Có kẻ sau khi chui ra vẫn còn tiếc nuối ôm theo những quần áo lấy được trong thương xá.
Một phụ nữ còn táo tợn đứng giang tay chặn cảnh sát cho những kẻ cướp bóc chạy trốn. Cảnh sát đã tỏ ra nhượng bộ để yên cho những kẻ này tháo chạy.
Các cửa hàng bên cạnh thương xá này cũng bị cướp. Có một mục tiêu mà những kẻ cướp bóc không ngờ tới, đó là hiệu sách Công Giáo ‘Pauline Book & Media’ do các nữ tu dòng Thánh Phaolô điều hành.
Khi các sơ dọn dẹp các mảnh kính vỡ vào ngày hôm sau, các sơ nói rằng họ đã cảm nghiệm rõ hơn rằng nhiệm vụ của họ là truyền giáo cho một nền văn hóa đang bị tổn thương.
“Ngày nay, ngươì ta lo sợ nhiều điều, có nhiều hiểu lầm và nhiều mâu thuẫn, ” sơ Tracey Matthia Dugas nói với CNA.
“Làm sao để tìm thấy sự bình yên ở giữa tất cả những điều đó? ” Sơ đặt câu hỏi, “và bây giờ những gì chúng ta phải suy nghĩ về cuộc bạo hành này là làm thế nào để đối phó với nó? “
“Tất cả những gì chúng ta có thể làm là mang đến cho họ Chúa Giêsu và Tin Mừng, và Lời của Ngài, và cho phép Ngài nói với họ. Vì vậy, những gì chúng tôi đang cố gắng làm là đón nhận tất cả mọi người như những con cái Chúa, để rồi họ có thể đón nhận Chúa là một người Cha nhân lành, là Đấng sẽ lo liệu cho họ, ” sơ Dugas nói.
Dòng Các Nữ Tử của Thánh Phaolô Tông Đồ điều hành hiệu sách Pauline ở trung tâm thành phố Chicago gần Công viên Thiên niên kỷ. Hiệu sách nằm ngay phía nam của khu Magnificent Mile có nhiều cửa hàng bán lẻ và thời trang cao cấp, mục tiêu của những kẻ cướp bóc vào tối thứ bảy. Video về các cuộc biểu tình hôm thứ Bảy cho thấy các cửa hàng Nike và Saks Fifth Avenue trên Đại lộ Michigan bị cướp phá nặng nề. Vào ngày Chúa Nhật, đã có nhiều tình nguyện viên tới giúp dọn dẹp khu vực.
Chicago là nơi diễn ra một trong những cuộc biểu tình lớn. Vào ngày thứ Bảy, những người tham gia đã tụ tập tại Lake Shore Drive một cách hoà bình. Nhưng vào khoảng 5:30 chiều, người biểu tình bắt đầu chặn giao thông trên đường phố.
Khoảng 10 giờ tối ngày thứ bảy, Sơ Dugas cho biết các nữ tu được thông báo rằng những kẻ cướp bóc đang nhắm vào các cửa hàng trong khu vực, và một tòa nhà gần đó đã cháy. Các nữ tu đã lên trên lầu của nhà sách để lánh nạn.
Khoảng 11 giờ đêm, chuông báo động của cửa kính của hiệu sách vang lên, Sơ Dugas nói. Các nữ tu biết rằng kẻ cướp đã đập bể kính, nhưng họ không dám xuống nhà sách. Nhiều tiếng chuông báo động đã vang lên trong đêm, cứ khoảng hai giờ một lần, Sơ Dugas nói, trước khi tiếng chuông báo động cuối cùng vang lên vào khoảng lúc 4:30 sáng.
“Thật là đáng sợ, bởi vì mỗi lần như thế chúng tôi không biết liệu họ còn ở đó hay không, và họ phá phách cửa hàng như thế nào, ” sơ Dugas nói với CNA.
Vào sáng Chúa Nhật, các nữ tu xuống khảo sát thiệt hại. Cửa phía trước và mặt hàng bằng kính đã vỡ. Các ngăn kéo đựng tiền bên trong hiệu sách đã bị tháo ra và lấy hết.
Trong khi có một sơ đã tweet một cách hài hước vào sáng Chúa Nhật rằng sơ ấy cá với mọi người là những kẻ cướp đã thực sự thất vọng khi về nhà và thấy rằng tất cả những gì họ cướp được chỉ là một số ít sách tôn giáo. Điều quan tâm của sơ là ngôi nhà nguyện ở phía sau hiệu sách, may sao ngôi nhà nguyện đã sống sót qua đêm. “Chúng tôi rất tạ ơn Chúa về điều đó, và cầu nguyện cho những kẻ gây khốn khó cho chúng tôi, ” sơ Dugas nói.
Một gia đình đã tới giúp các nữ tu thu dọn kính vỡ bên ngoài cửa hàng, và một nhóm khác giúp dọn dẹp bên trong. Lối vào và cửa hàng phía trước bây giờ đã được đóng ván.
Source:Catholic News Agency
3. Cái chết của George Floyd: Cả bốn viên chức cảnh sát đều bị truy tố
Chiều ngày 3 tháng Sáu, Bộ Tư Pháp tiểu bang Minnesota đã có cuộc họp báo cho biết cả 4 viên chức cảnh sát dính líu trong vụ bắt giữ dẫn đến cái chết của anh George Floyd đều bị truy tố.
Các cáo buộc chống lại Derek Chauvin đã được nâng lên thành tội giết người cấp hai sau khi công tố viện xem qua các tài liệu thu thập được cho đến nay.
Ba viên chức cảnh sát khác, trước đây không bị buộc tội, nay sẽ phải đối mặt với tội giúp đỡ và đồng lõa giết người.
Cái chết của Floyd đã làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Phần lớn các cuộc biểu tình trong tám ngày qua đã diễn ra hòa bình, nhưng một số đã trở nên bạo lực và lệnh giới nghiêm đã được áp đặt tại một số thành phố.
Khi thông báo về các cáo buộc mới, ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota, nói rằng những cáo buộc mới nhằm phục vụ cho công lý.
Ban đầu Derek Chauvin phải đối diện với cáo buộc giết người cấp ba và ngộ sát cấp hai.
Ba viên chức cảnh sát bị sa thải khác là Thomas Lane, Alexander Kueng và Tou Thao. Tất cả họ đều phải đối diện với cáo buộc giúp đỡ và đồng lõa giết người cấp hai, cũng như giúp đỡ và đồng lõa trong tội ngộ sát cấp hai.
Ông Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota nói trên Twitter rằng các cáo buộc mới nhất là một bước quan trọng đối với công lý.
Luật sư của gia đình Floyd, ông Benjamin Crump, nói trong một tuyên bố: “Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dẫn đến công lý và chúng tôi rất hài lòng rằng hành động quan trọng này đã được đưa ra trước khi cơ thể của George Floyd được yên nghỉ.”
Nhưng sau đó ông nói với CNN rằng gia đình tin rằng cáo buộc chống lại Derek Chauvin phải là giết người cấp 1 và họ đã được thông báo rằng cuộc điều tra đang diễn ra và các cáo buộc có thể còn thay đổi hơn nữa.
Tại một cuộc họp báo, mục sư Al Sharpton của Tin Lành Baptist và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng vụ Floyd phải dẫn đến một đạo luật liên bang.
Ông nói: “Nếu chúng ta thoát ra khỏi tất cả những điều này mà không có sự thay đổi nào trong luật liên bang thì chúng ta vẫn không thể bảo vệ các công dân khỏi các chính sách địa phương. Trong trường hợp đó, tất cả những điều bi thảm này vẫn không có hồi kết thúc. Thảm kịch trên đường phố này phải hướng đến sự thay đổi cơ bản về pháp lý.”
Ông Ellison nói rằng ông không hề ảo tưởng rằng việc truy tố thành công các cựu viên chức cảnh sát sẽ dễ dàng.
“Giành được một bản án sẽ khó khăn lắm. Lịch sử cho thấy có những thách thức rõ ràng, ” ông nói.
Cho đến nay, chỉ có một viên chức cảnh sát ở Minnesota đã bị kết án giết một thường dân trong khi đang làm nhiệm vụ.
Ông Ellison cho biết George Floyd “được gia đình ông yêu quý, cuộc sống của ông có giá trị” và ông thề rằng “chúng tôi sẽ tìm kiếm công lý cho bạn và chúng tôi sẽ tìm được”.
Ông nói rằng việc mang lại công lý cho xã hội nói chung sẽ là công việc chậm chạp và khó khăn và người Mỹ không nên chờ kết thúc vụ án Floyd mới bắt tay vào việc.
“Ngay bây giờ, chúng ta cần viết lại các quy tắc cho một xã hội công bằng, ” ông nói.
Giết người cấp một và cấp hai theo luật của tiểu bang Minnesota đòi hỏi phải trưng ra được bằng chứng rằng bị cáo có ý định giết người. Cấp độ thứ nhất trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi phải có sự suy tính trước (premeditation, tiếng Pháp: malice prépensée); trong khi mức độ thứ hai liên quan nhiều hơn đến tội ác vì nóng giận tức thời, không có suy tính trước (crime of passion, tiếng Pháp crime passionnel).
Một cáo buộc giết người cấp ba sẽ không yêu cầu bằng chứng rằng bị cáo muốn nạn nhân chết, chỉ cần hành động của họ là nguy hiểm và được thực hiện mà không đoái hoài đến mạng sống của con người.
Bị cáo bị kết tội giết người cấp hai có thể lãnh một bản án lên tới 40 năm tù, nghĩa là 15 năm dài hơn so với giết người cấp ba với mức án tối đa 25 năm tù.
Source:BBCGeorge Floyd death: New charges for all four sacked officers
Các cáo buộc chống lại Derek Chauvin đã được nâng lên thành tội giết người cấp hai sau khi công tố viện xem qua các tài liệu thu thập được cho đến nay.
Ba viên chức cảnh sát khác, trước đây không bị buộc tội, nay sẽ phải đối mặt với tội giúp đỡ và đồng lõa giết người.
Cái chết của Floyd đã làm dấy lên những cuộc biểu tình lớn trên khắp nước Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát đối với người Mỹ da đen.
Phần lớn các cuộc biểu tình trong tám ngày qua đã diễn ra hòa bình, nhưng một số đã trở nên bạo lực và lệnh giới nghiêm đã được áp đặt tại một số thành phố.
Khi thông báo về các cáo buộc mới, ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp Minnesota, nói rằng những cáo buộc mới nhằm phục vụ cho công lý.
Ban đầu Derek Chauvin phải đối diện với cáo buộc giết người cấp ba và ngộ sát cấp hai.
Ba viên chức cảnh sát bị sa thải khác là Thomas Lane, Alexander Kueng và Tou Thao. Tất cả họ đều phải đối diện với cáo buộc giúp đỡ và đồng lõa giết người cấp hai, cũng như giúp đỡ và đồng lõa trong tội ngộ sát cấp hai.
Ông Amy Klobuchar, Thượng nghị sĩ tiểu bang Minnesota nói trên Twitter rằng các cáo buộc mới nhất là một bước quan trọng đối với công lý.
Luật sư của gia đình Floyd, ông Benjamin Crump, nói trong một tuyên bố: “Đây là một bước tiến quan trọng trên con đường dẫn đến công lý và chúng tôi rất hài lòng rằng hành động quan trọng này đã được đưa ra trước khi cơ thể của George Floyd được yên nghỉ.”
Nhưng sau đó ông nói với CNN rằng gia đình tin rằng cáo buộc chống lại Derek Chauvin phải là giết người cấp 1 và họ đã được thông báo rằng cuộc điều tra đang diễn ra và các cáo buộc có thể còn thay đổi hơn nữa.
Tại một cuộc họp báo, mục sư Al Sharpton của Tin Lành Baptist và cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nói rằng vụ Floyd phải dẫn đến một đạo luật liên bang.
Ông nói: “Nếu chúng ta thoát ra khỏi tất cả những điều này mà không có sự thay đổi nào trong luật liên bang thì chúng ta vẫn không thể bảo vệ các công dân khỏi các chính sách địa phương. Trong trường hợp đó, tất cả những điều bi thảm này vẫn không có hồi kết thúc. Thảm kịch trên đường phố này phải hướng đến sự thay đổi cơ bản về pháp lý.”
Ông Ellison nói rằng ông không hề ảo tưởng rằng việc truy tố thành công các cựu viên chức cảnh sát sẽ dễ dàng.
“Giành được một bản án sẽ khó khăn lắm. Lịch sử cho thấy có những thách thức rõ ràng, ” ông nói.
Cho đến nay, chỉ có một viên chức cảnh sát ở Minnesota đã bị kết án giết một thường dân trong khi đang làm nhiệm vụ.
Ông Ellison cho biết George Floyd “được gia đình ông yêu quý, cuộc sống của ông có giá trị” và ông thề rằng “chúng tôi sẽ tìm kiếm công lý cho bạn và chúng tôi sẽ tìm được”.
Ông nói rằng việc mang lại công lý cho xã hội nói chung sẽ là công việc chậm chạp và khó khăn và người Mỹ không nên chờ kết thúc vụ án Floyd mới bắt tay vào việc.
“Ngay bây giờ, chúng ta cần viết lại các quy tắc cho một xã hội công bằng, ” ông nói.
Giết người cấp một và cấp hai theo luật của tiểu bang Minnesota đòi hỏi phải trưng ra được bằng chứng rằng bị cáo có ý định giết người. Cấp độ thứ nhất trong hầu hết các trường hợp đòi hỏi phải có sự suy tính trước (premeditation, tiếng Pháp: malice prépensée); trong khi mức độ thứ hai liên quan nhiều hơn đến tội ác vì nóng giận tức thời, không có suy tính trước (crime of passion, tiếng Pháp crime passionnel).
Một cáo buộc giết người cấp ba sẽ không yêu cầu bằng chứng rằng bị cáo muốn nạn nhân chết, chỉ cần hành động của họ là nguy hiểm và được thực hiện mà không đoái hoài đến mạng sống của con người.
Bị cáo bị kết tội giết người cấp hai có thể lãnh một bản án lên tới 40 năm tù, nghĩa là 15 năm dài hơn so với giết người cấp ba với mức án tối đa 25 năm tù.
Source:BBC
4. Cảnh sát và các nhà lãnh đạo tinh thần hiệp nhất với người biểu tình kêu cầu Thiên Chúa tại Minneapolis
Tại Minneapolis, nơi đã xảy ra cái chết của anh George Floyd, cảnh sát trưởng Todd Axtell của thành phố St. Paul đã cùng tuần hành với các nhà lãnh đạo đức tin và những người biểu tình để phản đối cái chết của George Floyd trong khi bị cảnh sát thành phố Minneapolis bắt giữ.
Khi những đám mây bão vần vũ trên bầu trời vào chiều thứ Ba, Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, các linh mục Công Giáo và Mục sư Tin Lành của hai thành phố Minneapolis và St. Paul đã dẫn đầu một cuộc tuần hành cùng với các nhà lãnh đạo chính quyền dân sự.
“Tất cả chúng ta đều đoàn kết trong mong muốn nhìn thấy sự thay đổi, ” Đức Tổng Giám Mục Bernard Hebda, tổng giám mục Minneapolis và St. Paul nói.
Ngài đi bên cạnh Nathaniel Khaliq, một lính cứu hỏa người da đen đã nghỉ hưu và là cựu lãnh đạo của phong trào quyền của người da đen tại St. Paul.
“Đây là lúc phải có sự thay đổi. Và nếu chúng ta không hoàn thành nó ngay bây giờ, chúng ta sẽ không bao giờ hoàn thành nó, ” Khaliq nói.
Khaliq đã đi bên cạnh Todd Axtell, Cảnh sát trưởng St. Paul trong đồng phục màu xanh.
“Đây thực sự là một thời điểm quan trọng đối với việc trị an tại Hoa Kỳ, ” ông Axtell nói. “Chúng ta phải bắt đầu có sự kết nối ở cấp độ cao hơn nhiều với cộng đồng của chúng ta.”
Họ cùng nhau diễu hành qua một cửa hàng phụ tùng xe hơi trên Đại lộ NAPA bị cướp phá và đốt cháy, trước khi đến một tiệm Target bị cướp bóc.
Mục sư James Thomas của Nhà thờ Baptist Olivet đã thu hút những tràng pháo tay khi ông gợi lên quyền năng của Chúa.
“Thiên Chúa đứng về phía chúng ta và Ngài vĩ đại hơn bất kỳ tổ chức siêu quyền lực da trắng thượng đẳng nào từng bước đi trên mặt đất này, ” Mục sư Thomas nói.
Với những tia sét và sấm chớp vang vọng từ xa, Mục sư Stacey Smith của Nhà thờ Thánh James của Tin Lành Trưởng Lão đã kết thúc cuộc diễu hành như sau:
“Lạy Cha chúng con, chúng con cần đến Cha. Xin Cha hãy đến như một cơn gió mạnh ào ạt xua trừ một cơn giông bão đang hình thành trong xã hội chúng con.”
Source:Kare TV
5. Tòa Thánh kêu gọi khẩn cấp tổ chức các buổi cầu nguyện trước các tình hình bạo loạn tại Hoa Kỳ
Trước sự tức giận và thất vọng vẫn còn rất cao ở Hoa Kỳ liên quan đến cái chết của anh George Floyd, các nhà lãnh đạo tôn giáo nên tổ chức các sáng kiến cầu nguyện đại kết và liên tôn để mang mọi người lại với nhau và thúc đẩy sự chữa lành. Đức Hồng Y Peter Turkson, tổng trưởng Bộ Phục vụ Phát triển Nhân bản Toàn diện đã kêu gọi như trên.
“Điều duy nhất có thể giúp cho anh George vào lúc này là cầu nguyện, ” Đức Hồng Y nói với Vatican News ngày 3 tháng 6.
Giáo Hội Công Giáo và những người khác đã kêu gọi những nỗ lực bất bạo động sau cái chết bi thảm của anh ta và đứng lên chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra, nhưng Đức Hồng Y nói rằng theo ngài chúng ta nên “tiến thêm một bước nữa và thúc đẩy lời kêu gọi tha thứ.”
“Tôi nghĩ đây là cách chúng ta có thể tôn vinh ký ức về George Floyd, ” Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những tức giận, thất vọng, chẳng có bất cứ điều gì có thể mang anh ta trở lại với thế giới này. Chỉ có một điều có thể hữu ích với George tại thời điểm này, khi anh ta đứng trước mặt Chúa, là sự tha thứ cho những kẻ giết anh. Giống như Chúa Giêsu đã làm, ” vị Hồng Y người Ghana nói.
Tại những thành phố Hoa Kỳ nơi đã từng chứng kiến bạo lực, Đức Hồng Y đã khiêm tốn và khẩn khoản đề nghị các giám mục, linh mục, các mục sư và các nhà lãnh đạo của các cộng đồng hãy lên kế hoạch cho các sự kiện đại kết và liên tôn”.
“Các sự kiện ấy có thể diễn ra trong một công viên hoặc khu vực mở khác với mục tiêu mang mọi người đến với nhau để cầu nguyện, ” ngài nói.
“Nó sẽ cho họ cơ hội thể hiện sự tức giận đang bị dồn nén, những cảm giác và tất cả những thứ chất chứa trong lòng, nhưng theo một cách thức lành mạnh, trên tinh thần tôn giáo hướng đến sự chữa lành, ” ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Giáo Hội Công Giáo đề cao quan điểm anh trai George Floyd, là ông Terrence, là người đã lên án các cuộc biểu tình bạo lực và nói rằng em ông muốn thấy hòa bình.”
“Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về các cuộc biểu tình bất bạo động, ” Đức Hồng Y Turkson nói. “Martin Luther King đã lãnh đạo rất nhiều người trong số họ, và tất cả họ đều bất bạo động có lẽ vì họ đã có kế hoạch tốt, và họ có một nhà lãnh đạo biết cách thấm nhuần ý thức về bất bạo động trong ông nơi tất cả những người đi theo mình”.
Đức Hồng Y Turkson, là một người da đen, nói thêm: “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề phổ biến trong xã hội, do đó, để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của nó đòi hỏi phải dạy cho mọi người biết ý nghĩa của sự sống con người, ý nghĩa của gia đình. Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một ý nghĩa về phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, là những người được tạo nên theo hình ảnh của Ngài và giống Ngài.”
Source:CruxCardinal suggests U.S. cities hold prayer events to promote healing
“Điều duy nhất có thể giúp cho anh George vào lúc này là cầu nguyện, ” Đức Hồng Y nói với Vatican News ngày 3 tháng 6.
Giáo Hội Công Giáo và những người khác đã kêu gọi những nỗ lực bất bạo động sau cái chết bi thảm của anh ta và đứng lên chống lại nạn phân biệt chủng tộc đang diễn ra, nhưng Đức Hồng Y nói rằng theo ngài chúng ta nên “tiến thêm một bước nữa và thúc đẩy lời kêu gọi tha thứ.”
“Tôi nghĩ đây là cách chúng ta có thể tôn vinh ký ức về George Floyd, ” Đức Hồng Y nói trong cuộc phỏng vấn.
“Bao nhiêu những cuộc biểu tình, bao nhiêu những tức giận, thất vọng, chẳng có bất cứ điều gì có thể mang anh ta trở lại với thế giới này. Chỉ có một điều có thể hữu ích với George tại thời điểm này, khi anh ta đứng trước mặt Chúa, là sự tha thứ cho những kẻ giết anh. Giống như Chúa Giêsu đã làm, ” vị Hồng Y người Ghana nói.
Tại những thành phố Hoa Kỳ nơi đã từng chứng kiến bạo lực, Đức Hồng Y đã khiêm tốn và khẩn khoản đề nghị các giám mục, linh mục, các mục sư và các nhà lãnh đạo của các cộng đồng hãy lên kế hoạch cho các sự kiện đại kết và liên tôn”.
“Các sự kiện ấy có thể diễn ra trong một công viên hoặc khu vực mở khác với mục tiêu mang mọi người đến với nhau để cầu nguyện, ” ngài nói.
“Nó sẽ cho họ cơ hội thể hiện sự tức giận đang bị dồn nén, những cảm giác và tất cả những thứ chất chứa trong lòng, nhưng theo một cách thức lành mạnh, trên tinh thần tôn giáo hướng đến sự chữa lành, ” ngài nói thêm.
Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng “Giáo Hội Công Giáo đề cao quan điểm anh trai George Floyd, là ông Terrence, là người đã lên án các cuộc biểu tình bạo lực và nói rằng em ông muốn thấy hòa bình.”
“Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài về các cuộc biểu tình bất bạo động, ” Đức Hồng Y Turkson nói. “Martin Luther King đã lãnh đạo rất nhiều người trong số họ, và tất cả họ đều bất bạo động có lẽ vì họ đã có kế hoạch tốt, và họ có một nhà lãnh đạo biết cách thấm nhuần ý thức về bất bạo động trong ông nơi tất cả những người đi theo mình”.
Đức Hồng Y Turkson, là một người da đen, nói thêm: “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là một vấn đề phổ biến trong xã hội, do đó, để giải quyết các nguyên nhân sâu xa của nó đòi hỏi phải dạy cho mọi người biết ý nghĩa của sự sống con người, ý nghĩa của gia đình. Tất cả chúng ta chia sẻ cùng một ý nghĩa về phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, là những người được tạo nên theo hình ảnh của Ngài và giống Ngài.”
Source:Crux
6. Diễn tiến của các cuộc biểu tình phản đối cái chết của anh George Floyd cho đến nay
Các cuộc biểu tình phản đối liên quan đến cái chết của anh George Floyd là một loạt các cuộc biểu tình ôn hoà và bạo loạn đang diễn ra chống lại sự tàn bạo của cảnh sát bắt đầu với các cuộc biểu tình địa phương ở khu vực đô thị của tại 2 thành phố Minneapolis, và Saint Paul, tiểu bang Minnesota trước khi lan rộng khắp nước Mỹ và sau đó trên toàn thế giới.
Các cuộc biểu tình đã bắt đầu tại thành phố Minneapolis vào ngày 26 tháng Năm năm 2020, sau vụ giết George Floyd, trong đó cảnh sát viên Derek Chauvin đã quỳ trên cổ nạn nhân trong 8 phút 46 giây sau khi đã ghì chặt người đàn ông bị còng tay xuống đất trong vụ bắt giữ nạn nhân trước đó một ngày.
Các cuộc biểu tình nhanh chóng lan rộng khắp Hoa Kỳ và cả ở nhiều nước khác để ủng hộ công lý cho Floyd, và phản đối sự tàn bạo của cảnh sát. Ít nhất 12 thành phố lớn đã tuyên bố lệnh giới nghiêm vào tối thứ Bảy, ngày 30 tháng Năm và kể từ ngày 2 tháng Sáu, các thống đốc ở 24 tiểu bang và Washington, D.C, đã phải kêu gọi Lực lượng Vệ binh Quốc gia can thiệp, với hơn 17, 000 binh sĩ được trưng dụng. Từ khi bắt đầu cuộc biểu tình đến ngày 3 tháng 6, ít nhất 11, 000 người đã bị bắt giữ.
Lịch sử tàn bạo của cảnh sát ở Hoa Kỳ
Sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát xảy ra hầu như ở mọi nơi trên thế giới. Tại Mỹ, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát là hiển nhiên trong vụ sát hại anh George Floyd. Tuy nhiên, như Đức Tổng Giám Mục Jóse Gomez của Tổng Giám Mục Los Angeles và là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ nhận xét: “Sự tàn nhẫn và bạo lực mà anh ta phải chịu không phản ảnh đa số những người nam nữ tốt lành trong lực lượng thực thi pháp luật, là những người thực hiện nhiệm vụ của mình trong danh dự. Chúng ta biết điều đó.”
Hơn thế nữa, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát tại Hoa Kỳ chỉ là vấn đề cá nhân không phải là chủ trương của chính quyền. Đó là sự khác biệt cơ bản với nhiều quốc gia khác. Tại Trung Quốc, chẳng hạn, sự tàn nhẫn và bạo lực của cảnh sát được thể chế hóa thành một ngành kỹ nghệ cướp bóc và buôn bán nội tạng của các tù nhân.
Tuy nhiên, trong một quốc gia dân chủ và tự do như Hoa Kỳ, các trường hợp sử dụng bạo lực quá mức cần thiết của cảnh sát trong lúc thực thi pháp luật từ lâu đã hình thành nên các phong trào dân quyền nhằm gióng lên tiếng nói trước các vụ việc liên quan đến việc sử dụng vũ lực quá mức cần thiết. Ở các nước cộng sản không có các phong trào bảo vệ người dân, chứ không phải là không có sự tàn nhẫn và bạo lực của cả một hệ thống khổng lồ công an và mật vụ nhằm áp đặt “chuyên chế vô sản”.
Các cuộc bạo loạn Watts năm 1965 là một phản ứng đối với sự tàn bạo của cảnh sát của các phong trào dân quyền. Các cuộc đối đầu với cảnh sát trong cuộc bạo loạn năm 1965 đã dẫn đến cái chết của 34 người, hầu hết là người Mỹ gốc Phi. Các cuộc bạo loạn ở Los Angeles năm 1992 là một phản ứng trước sự tha bổng các viên chức cảnh sát chịu trách nhiệm về việc sử dụng bạo lực quá mức đối với anh Rodney King.
Trong thời gian gần đây, những biến cố tương tự đã bao gồm vụ nổ súng năm 2014 giết chết Michael Brown ở Ferguson, Missouri; cái chết của Freddie Gray ở Baltimore năm 2015; và cái chết năm 2014 của Eric Garner tại thành phố New York, là người, giống như George Floyd, đã nói “Tôi không thể thở nổi” trong những giây phút cuối cùng của mình. Một vài vụ được công bố trên toàn quốc đã xảy ra ở Minnesota, bao gồm vụ bắn Jamar Clark năm 2015 ở Minneapolis, vụ bắn Philando Castile năm 2016 ở thành phố Saint Paul bên cạnh và vụ bắn Justine Dhua năm 2017. Vào tháng 3 năm 2020, vụ cảnh sát bắn chết Breonna Taylor ở Kentucky tại căn hộ của chính cô cũng được công bố rộng rãi.
Tác động của đại dịch COVID-19
Các biện pháp chống lại sự bùng phát đại dịch COVID-19, bao gồm việc đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu và thực hiện lệnh cô lập tại nhà, đã tác động đáng kể đến kinh tế và xã hội đối với nhiều người Mỹ. Hàng triệu người mất việc làm và dễ bị tổn thương hơn về kinh tế. Ông Keith Ellison, Bộ trưởng Tư Pháp tiểu bang Minnesota, cho biết theo quan điểm của ông “người dân đã bị giam giữ trong hai tháng, và vì thế bây giờ họ đang ở trong một tâm trạng khác và một không gian khác. Họ bồn chồn. Một số người đã thất nghiệp, một số người không có tiền thuê nhà và họ tức giận, họ thất vọng.”
Những yếu tố này chắc chắn đã góp phần gây nên tình trạng kinh hoàng hiện nay.
Source:Wiki