Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:24 17/04/2025
18. CUỐC BỎ CON SÂU HỒ ĐỒ
Có người đến quan huyện tố cáo, nói:
- “Tiểu nhân ngày mai mất một cái cuốc, kính xin lão gia tra xét giùm.”
Huyện quan hỏi:
- “Cái thằng nô tài này, ngày mai mất cái cuốc, tại sao hôm qua không đến báo án?”
Tên hầu đứng bên nghe vậy, bất giác bật cười. Huyện quan lập tức viết bản án như sau:
- “Ăn cắp cái cuốc nhất định là mày, xét cho cùng thì mày ăn cắp để làm gì?”
Tên hầu đáp:
- “Tôi muốn cuốc bỏ đi con sâu hồ đồ.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 18:
Nói năng không đầu không đuôi là hồ đồ, nói trước quên sau cũng bị gọi là hồ đồ; hồ đồ tức là lộn xộn, là mất trật tự, là không rõ ràng, là thiếu cân nhắc…
Cái cuốc còn để trong nhà, nhưng đã đi cáo trạng là ngày mai mất cái cuốc thì đúng là hồ đồ; ngày mai mất cái cuốc sao hôm qua không đi cáo trạng thì lại càng hồ đồ hơn, hồ đồ hơn bởi vì làm quan mà không cân nhắc suy xét lời cáo trạng…
Cũng có những người Ki-tô hữu tội chưa phạm nhưng đã thú tội trước với Thiên Chúa: “Xin Chúa tha lỗi cho con, con e rằng con phải đánh chết nó vì nó bôi nhọ danh dự của con nhiều quá”; “Lạy Chúa, xin tha lỗi cho con, con phải giết thằng khốn nạn ấy, vì nó cứ chửi bới khinh bỉ con hoài”…đó đúng là hồ đồ, hồ đồ là bởi vì khi tội chưa phạm nhưng đã biết mình sẽ phạm mà không chịu kiềm chế, và cầu nguyện, tìm cách tránh tội; hồ đồ là bởi vì mở cửa cho ma quỷ vào trong tâm hồn khi chưa phạm tội, bởi vì khi đã thú tội như thế thì nhứt định sẽ hành động như thế vì đã “xưng tội” với Thiên Chúa rồi, đúng là hồ đồ…
Ai cũng muốn cuốc bỏ con sâu hồ đồ trong mình, nhưng không biết làm cách gì để cuốc bỏ nó, nhưng người Ki-tô hữu có một phương pháp để cuốc bỏ con sâu hồ đồ rất hay, đó là luôn cầu nguyện và tham dự thánh lễ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Có người đến quan huyện tố cáo, nói:
- “Tiểu nhân ngày mai mất một cái cuốc, kính xin lão gia tra xét giùm.”
Huyện quan hỏi:
- “Cái thằng nô tài này, ngày mai mất cái cuốc, tại sao hôm qua không đến báo án?”
Tên hầu đứng bên nghe vậy, bất giác bật cười. Huyện quan lập tức viết bản án như sau:
- “Ăn cắp cái cuốc nhất định là mày, xét cho cùng thì mày ăn cắp để làm gì?”
Tên hầu đáp:
- “Tôi muốn cuốc bỏ đi con sâu hồ đồ.”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 18:
Nói năng không đầu không đuôi là hồ đồ, nói trước quên sau cũng bị gọi là hồ đồ; hồ đồ tức là lộn xộn, là mất trật tự, là không rõ ràng, là thiếu cân nhắc…
Cái cuốc còn để trong nhà, nhưng đã đi cáo trạng là ngày mai mất cái cuốc thì đúng là hồ đồ; ngày mai mất cái cuốc sao hôm qua không đi cáo trạng thì lại càng hồ đồ hơn, hồ đồ hơn bởi vì làm quan mà không cân nhắc suy xét lời cáo trạng…
Cũng có những người Ki-tô hữu tội chưa phạm nhưng đã thú tội trước với Thiên Chúa: “Xin Chúa tha lỗi cho con, con e rằng con phải đánh chết nó vì nó bôi nhọ danh dự của con nhiều quá”; “Lạy Chúa, xin tha lỗi cho con, con phải giết thằng khốn nạn ấy, vì nó cứ chửi bới khinh bỉ con hoài”…đó đúng là hồ đồ, hồ đồ là bởi vì khi tội chưa phạm nhưng đã biết mình sẽ phạm mà không chịu kiềm chế, và cầu nguyện, tìm cách tránh tội; hồ đồ là bởi vì mở cửa cho ma quỷ vào trong tâm hồn khi chưa phạm tội, bởi vì khi đã thú tội như thế thì nhứt định sẽ hành động như thế vì đã “xưng tội” với Thiên Chúa rồi, đúng là hồ đồ…
Ai cũng muốn cuốc bỏ con sâu hồ đồ trong mình, nhưng không biết làm cách gì để cuốc bỏ nó, nhưng người Ki-tô hữu có một phương pháp để cuốc bỏ con sâu hồ đồ rất hay, đó là luôn cầu nguyện và tham dự thánh lễ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thứ Sáu Tuần Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:28 17/04/2025
THỨ SÁU TUẦN THÁNH
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta giữ chay kiêng thịt, để chia sẻ những khổ hình mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu vì tội chúng ta, cao điểm của ngày hôm nay chính là giây phút này đây: suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Trong niềm hiệp thông này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai vấn đề chính trong nghi lễ hôm nay:
1-Thánh giá là Tin, Yêu và Hy Vọng.
Trong suốt bốn mươi ngày của mùa chay, chúng ta đã thống hối, ăn năn các tội phạm làm Chúa buồn, giờ đây chúng ta đang đi vào đỉnh cao của ý nghĩa thống hối và ăn năn ấy, đó chính là suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Ki-tô.
Với người không có đức tin thì Thánh Giá là khổ đau là nhục hình và là dấu hiệu của thất vọng, nhân loại lại luôn sợ cây Thánh Giá vì họ đã không tìm thấy nơi thánh giá có gì lạ, nhưng với những người có đức tin như chúng ta thì Thánh Giá là niềm vui, niềm tin yêu và hi vọng, nó được biểu hiện qua việc hiệp thông với Đấng đã dùng nó để cứu chuộc loài người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Mỗi một việc làm hi sinh là một Thánh Giá đem lại niềm tin cứu độ, mỗi một đau khổ là một Thánh Giá đem lại yêu thương từ sự cứu độ, mỗi một tâm tình thống hối là một Thánh Giá đem lại hi vọng cho nhân loại vào sự cứu độ. Cho nên người Ki-tô hữu chúng ta thật sự là những người hạnh phúc nhất trong tủi nhục, những người lạc quan nhất trong đau khổ, bởi vì chúng ta tin và chia sẻ cùng Thánh Giá với Chúa Kitô khổ nạn và Phục Sinh...
2. Thánh Giá là Phục Sinh.
Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô hai ngàn năm trước và Thánh Giá Ki-tô hữu hai ngàn năm sau vẫn chỉ là một Thánh Giá, bởi vì nó đã trở thành biểu tượng phục sinh không những của người Ki-tô hữu mà là của cả nhân loại.
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, cây Thánh Giá sần sùi năm xưa trên đồi Gol-go-tha đã trở nên cây trường sinh và biểu tượng của Phục Sinh, trong mùa chay và nhất là trong ngày hôm nay, người Ki-tô hữu tay ôm Thánh Giá đấm ngực ăn năn với một niềm tin tưởng sâu xa, chính nó là nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian –Đức Chúa Ki-tô- thì nay cũng sẽ trở thành cái thang đưa họ lên trời phục sinh vinh quang với Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta ngắm đàng Thánh Giá với hết cả tâm tình chia sẻ đau khổ tột cùng của Đức Chúa Ki-tô, chính Ngài đã gánh vác cây thánh giá là tội lỗi của tôi, của anh, của chị và của cả nhân loại trên đôi vai của mình, Ngài đã mệt nhọc vác đi trên quảng đường dốc đá để nơi chịu đóng đinh để nhân loại có đường sống, Ngài đã chịu đóng đinh trên Thánh Gía để cho nhân loại khỏi bị quăng vào lửa thiêu đốt đời đời.
Bạn thân mến,
Suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là làm vinh quang Đấng cứu độ nhân loại, bái lạy Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là tung hô Đấng Thiên Chúa làm người, hôn kính Thánh Giá là yêu thương Đấng đã vì yêu mà chết trên Thánh Giá...
Cầu xin Đức Chúa Ki-tô, Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá ban ơn sức mạnh cho chúng ta, để mỗi người luôn biết yêu mến vác thánh giá của mình cùng đi lên Núi Sọ với Ngài, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất trong ngày hôm nay vậy.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành với chúng ta trên đường khổ nạn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Bạn thân mến,
Hôm nay Giáo Hội mời gọi chúng ta giữ chay kiêng thịt, để chia sẻ những khổ hình mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã chịu vì tội chúng ta, cao điểm của ngày hôm nay chính là giây phút này đây: suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Giê-su Ki-tô.
Trong niềm hiệp thông này, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai vấn đề chính trong nghi lễ hôm nay:
1-Thánh giá là Tin, Yêu và Hy Vọng.
Trong suốt bốn mươi ngày của mùa chay, chúng ta đã thống hối, ăn năn các tội phạm làm Chúa buồn, giờ đây chúng ta đang đi vào đỉnh cao của ý nghĩa thống hối và ăn năn ấy, đó chính là suy tôn Thánh Giá của Đức Chúa Ki-tô.
Với người không có đức tin thì Thánh Giá là khổ đau là nhục hình và là dấu hiệu của thất vọng, nhân loại lại luôn sợ cây Thánh Giá vì họ đã không tìm thấy nơi thánh giá có gì lạ, nhưng với những người có đức tin như chúng ta thì Thánh Giá là niềm vui, niềm tin yêu và hi vọng, nó được biểu hiện qua việc hiệp thông với Đấng đã dùng nó để cứu chuộc loài người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta.
Mỗi một việc làm hi sinh là một Thánh Giá đem lại niềm tin cứu độ, mỗi một đau khổ là một Thánh Giá đem lại yêu thương từ sự cứu độ, mỗi một tâm tình thống hối là một Thánh Giá đem lại hi vọng cho nhân loại vào sự cứu độ. Cho nên người Ki-tô hữu chúng ta thật sự là những người hạnh phúc nhất trong tủi nhục, những người lạc quan nhất trong đau khổ, bởi vì chúng ta tin và chia sẻ cùng Thánh Giá với Chúa Kitô khổ nạn và Phục Sinh...
2. Thánh Giá là Phục Sinh.
Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô hai ngàn năm trước và Thánh Giá Ki-tô hữu hai ngàn năm sau vẫn chỉ là một Thánh Giá, bởi vì nó đã trở thành biểu tượng phục sinh không những của người Ki-tô hữu mà là của cả nhân loại.
Hôm nay Thứ Sáu Tuần Thánh, cây Thánh Giá sần sùi năm xưa trên đồi Gol-go-tha đã trở nên cây trường sinh và biểu tượng của Phục Sinh, trong mùa chay và nhất là trong ngày hôm nay, người Ki-tô hữu tay ôm Thánh Giá đấm ngực ăn năn với một niềm tin tưởng sâu xa, chính nó là nơi đã treo Đấng cứu độ trần gian –Đức Chúa Ki-tô- thì nay cũng sẽ trở thành cái thang đưa họ lên trời phục sinh vinh quang với Ngài.
Hôm nay, mỗi người chúng ta ngắm đàng Thánh Giá với hết cả tâm tình chia sẻ đau khổ tột cùng của Đức Chúa Ki-tô, chính Ngài đã gánh vác cây thánh giá là tội lỗi của tôi, của anh, của chị và của cả nhân loại trên đôi vai của mình, Ngài đã mệt nhọc vác đi trên quảng đường dốc đá để nơi chịu đóng đinh để nhân loại có đường sống, Ngài đã chịu đóng đinh trên Thánh Gía để cho nhân loại khỏi bị quăng vào lửa thiêu đốt đời đời.
Bạn thân mến,
Suy tôn Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là làm vinh quang Đấng cứu độ nhân loại, bái lạy Thánh Giá Đức Chúa Ki-tô là tung hô Đấng Thiên Chúa làm người, hôn kính Thánh Giá là yêu thương Đấng đã vì yêu mà chết trên Thánh Giá...
Cầu xin Đức Chúa Ki-tô, Đấng đã bị đóng đinh trên Thánh Giá ban ơn sức mạnh cho chúng ta, để mỗi người luôn biết yêu mến vác thánh giá của mình cùng đi lên Núi Sọ với Ngài, đó chính là ý nghĩa sâu xa nhất trong ngày hôm nay vậy.
Xin Đức Mẹ Ma-ri-a luôn đồng hành với chúng ta trên đường khổ nạn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Thánh lễ Thứ Năm Tuần Thánh 17/4 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:19 17/04/2025
BÀI ĐỌC 1 Xh 12:1-8,11-14
Bài trích sách Xuất hành.
Ngày ấy, Đức Chúa phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron trên đất Ai-cập: “Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng. Các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vã: đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Ai-cập, sẽ sát hại các con đầu lòng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập: vì Ta là Đức Chúa. Còn vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập. Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật quy định cho đến muôn đời.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 11:23-26
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: Trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em; anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.” Cũng thế, sau bữa ăn, Người cầm lấy chén rượu và nói: “Chén này là Giao Ước Mới, lập bằng Máu Thầy; mỗi khi uống, anh em hãy làm việc này mà tưởng nhớ đến Thầy.” Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết. Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 13:34
Chúa nói: Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương anh em.
TIN MỪNG Ga 13:1-15
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đã đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng. Ma quỷ đã gieo vào lòng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ý định nộp Đức Giê-su. Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa, nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” Đức Giê-su trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu.” Ông Phê-rô lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” Đức Giê-su đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy.” Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa.” Đức Giê-su bảo ông: “Ai đã tắm rồi, thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!” Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch.” Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là ‘Thầy’, là ‘Chúa’, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”
Đó là Lời Chúa
Mầu nhiệm Phục Sinh trong đời sống
Lm Thái Nguyên
03:55 17/04/2025
MẦU NHIỆM PHỤC SINH TRONG ĐỜI SỐNG
Chúa Nhật Phục Sinh: Ga 20, 1-9
Suy niệm
Chúng ta hân hoan mừng ngày Đức Kitô Phục Sinh. Ngài phục sinh sau khi chịu khổ nạn, chịu chết trên thập tự, và mai táng trong mồ. Đó là một biến cố vĩ đại, làm nền tảng cho niềm tin của chúng ta. Đúng như thánh Phaolô đã xác tín: “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng, và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng.” (1Cr 15,14). Tin vào Chúa Phục Sinh là cả một chặng đường dài trong cuộc sống. Nói đến Tin là nói đến Yêu, hay trái lại cũng thế. Đó là cặp sóng đôi trong đời sống Kitô hữu.
Nhờ lòng mến sâu xa mà Madalena đã khám phá ra mồ trống trước tiên, nhưng rất tiếc điều đó lại bị đóng khung trong một tình cảm rất tự nhiên, rất “người”. Chị đã để cho nỗi buồn khổ lấn át, khiến cho tâm trí không còn tỉnh táo và sáng suốt, để nhận ra sự thật phía sau các dấu chỉ. Đối với Madalena, tất cả kể như đã hết, không còn gì ngoài những kỷ niệm xót xa, chua chát, một thực tế phũ phàng trĩu nặng nỗi âu lo, sợ hãi và u sầu. Chị chẳng bao giờ tìm thấy xác Thầy trong ngôi mộ, nhưng sẽ gặp chính Đấng Phục Sinh ở ngoài ngôi mộ (Ga 20, 11-17), ở ngoài sự đau xót cho một quá khứ đã qua, ở ngoài sự bám níu vào một cách thế, hay một hình thức cố định nào đó.
Gioan cũng rất yêu Thầy, nhưng tình cảm của ông được đức tin hướng dẫn, nên ông khám phá ra ý nghĩa của ngôi mộ trống, và các tấm khăn đã được xếp gọn gàng như dấu chỉ của một trật tự mới (x. Mt 9, 17). Ông đã thấy và đã tin.” (Ga 20, 8). Ông thấy gì? Chẳng thấy gì hết ngoài ngôi mộ trống. Nhưng đối với Gioan, ngôi mộ không trống, không vương mùi chết chóc, không im lìm. Ngôi mộ đang nói, khăn liệm đang nói, nó đang mở ra một ký ức sống và giúp Gioan nhận được chân dung thực sự của Đức Giêsu – Thầy mình. Khi quan sát kỹ những dấu vết để lại, ông nhận ra cách thức hành động của Chúa Giêsu, đồng thời nhớ lại những lần Thầy đã tiên báo về sự phục sinh.
Đức tin là sự phối hợp nhịp nhàng của con tim và lý trí, dưới sự soi sáng của Chúa Thánh Thần, nhờ vậy mà qua dấu chỉ hữu hình, người ta nhận ra một thực tại vô hình. Chúng ta cần có lòng tin để khỏi rơi vào sự hoảng hốt hay thất vọng trước những thất bại và đổ vỡ trong cuộc đời. Là Kitô hữu, chúng ta cần tu tập cho mình có cái nhìn đức tin, để luôn sống bình an và lạc quan trong mọi tình cảnh. Cứ phải ra khỏi tình cảm bi lụy, ra khỏi tâm trạng buồn thương do tác động của hoàn cảnh bên ngoài, phải vượt trên cái “nhìn” một cách vật chất, để “thấy” trong đức tin nhờ sự trầm tĩnh và sâu lắng hơn trước mọi biến cố.
Tuy nhiên, chính tình yêu mến Chúa mới dạy cho người ta có cái nhìn đức tin. Vì yêu nên tin, chính tình yêu mới làm cho ta thấy những điều mà người khác không thấy, hiểu được điều mà người khác không hiểu. Cùng đọc kinh, cùng tham dự thánh lễ, nhưng sự thấu hiểu và cảm nhận về Chúa có nhiều mức độ khác nhau. Có những người cũng chẳng cảm thấy gì cho dù đi bao nhiêu lễ, đọc bao nhiêu kinh. Thiếu sống thân tình với Chúa và không quen với cách hành động của Chúa, ta sẽ chẳng bao giờ nhận ra Ngài, dù Ngài vẫn hiển hiện trong từng biến cố.
Tình yêu là động lực giúp khám phá hoặc tiến mau hơn, sâu hơn và xa hơn trong mọi biến động cuộc sống. Chính tình yêu làm cho người ta thực sự biết được chiều sâu của các biến cố. Bản thân ta chỉ nhận ra bóng dáng Chúa Giêsu Phục Sinh, và trở nên nhân chứng của Chúa khi nào trái tim ta biết rung động sâu xa trước tình yêu Chúa trong cuộc đời mình. Yêu mến Chúa là một ân ban, nhưng phải bắt đầu từ sự khao khát mãnh liệt nơi lòng mình.
Sự hiện diện của Đức Giêsu Phục Sinh luôn bao trùm mọi ngõ ngách cuộc đời chúng ta, biểu hiện ở những cuộc vượt qua nho nhỏ như:
- Khi chúng ta biết hàn gắn những đổ vỡ bằng tình yêu thương.
- Khi chúng ta biết khoan dung tha thứ, dẹp tan hận thù, chia rẽ, oán hờn.
- Khi chúng ta từ bỏ những ích kỷ để quảng đại hiến thân cho Nước Trời.
- Khi chúng ta đoàn kết yêu thương, mở lòng ra với mọi người.
Chính trong những nỗ lực vượt qua đó trong đời sống hằng ngày, mà chúng ta mới hân hoan ca vang khúc hát khải hoàn, vì Chúa đã sống lại thật trong chính đời sống mình. Alleluia! Alleluia! Alleluia!
Cầu nguyện
Lạy Chúa Giêsu!
Việc Chúa phục sinh xem ra thật khó hiểu,
không huy hoàng mà lặng lẽ ẩn tàng,
chỉ là ngôi mộ trống đã mở toang,
khiến cho Mác-đa-la càng hốt hoảng,
vội chạy về báo tin cho môn đệ.
Phê-rô và Gio-an liền chạy đến,
cũng chỉ thấy những băng vải còn nguyên,
tâm trạng của Phê-rô rất hoang mang,
nhưng đối với Gio-an thì lại khác.
Tuy ông cũng chứng kiến bấy nhiêu điều,
nhưng nhờ vào tình yêu luôn soi chiếu,
ông nhận ra một thực tại rất cao siêu,
đó là Đức Giê-su đã phục sinh,
Ôi tình yêu quả thật là huyền diệu,
cho con người thấy được rất nhiều điều,
mà trí não không tài nào thấu hiểu,
chỉ có trái tim mới am hiểu mà thôi.
Thiên Chúa được định nghĩa là Tình Yêu,
nên tình yêu luôn là điều vĩ đại,
cho chúng con được sống mãi sống hoài,
vì chính Chúa đã sống lại cho con.
Xin cho con luôn cận kề bên Chúa,
thấy Chúa đang hiện diện trong thế giới,
đang hành động trong mọi lúc mọi nơi,
để đem lại sự sống mới cho đời. Amen.
Chính tôi đây
Lm Minh Anh
15:57 17/04/2025
ĐÓNG ĐINH MỘT VỊ THẦN
“Chính tôi đây!”.
“Không ai luôn nói về Chúa cho bằng những người nói rằng, không có Ngài. Cũng không ai biết Chúa Giêsu là Chúa mà lại đóng đinh Ngài. Vậy mà mỗi lần phạm tội trọng, họ đóng đinh Ngài, đóng đinh một vị Thần!” - Heywood Broun.
Kính thưa Anh Chị em,
Ghi lại Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, chỉ Gioan có được khẳng định này: “Chính tôi đây!”. Khẳng định đó đưa chúng ta về một sự thật vô cùng quan trọng. Rằng, Ngài là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa! Vì thế, đóng đinh Giêsu, nhân loại ‘đóng đinh một vị Thần!’.
“Chính tôi đây!”, “Tôi Là!” hay “Tôi Hằng Hữu!” - những danh xưng chỉ dành cho Thiên Chúa. Chính Ngài đã sử dụng tước hiệu này để tự mặc khải cho Môsê; Kitô giáo sử dụng nó để chỉ Đấng tạo dựng muôn loài. Lạ lùng thay, “Chính tôi đây!” cũng là lời Chúa Giêsu công khai tuyên bố trước quân dữ. Chẳng vô tình chút nào, Ngài công khai thần tính siêu việt! Vì lý do đó, Gioan viết, “Nghe thế, họ lùi lại và ngã xuống đất!”. Suy gẫm cuộc khổ nạn của Chúa, bạn đừng quên; Ngài là một Thiên Chúa bị đóng đinh để cứu độ thế giới, một thế giới ‘đóng đinh một vị Thần!’.
Cũng trong bối cảnh này - thật thú vị - Phêrô tuyên bố một lời hoàn toàn ngược lại, rất phàm nhân: “Không phải tôi!”. Đó là lời nói dối của ông trước một tớ gái, không phải trước một nữ hoàng! “Không phải tôi” là ‘nội hàm’ cho tất cả yếu đuối và mỏng giòn nhất của con người. Khi làm vậy, Phêrô xác nhận sự yếu hèn của bản thân cũng như nhu cầu của mình trước ân sủng và lòng thương xót Chúa. Về điểm này, bạn và tôi nên đồng ý với Phêrô!
Bối cảnh thương khó của Chúa Giêsu đặt liền kề việc Phêrô chối Thầy; và dẫu cái chết của Chúa Giêsu vẫn xảy ra nếu không có sự chối Thầy của Phêrô; nhưng ảnh hưởng của nó vẫn tác động đến ông. Ngài đã chết thay cho Phêrô, cho mọi người; nhờ đó, cứu chuộc cả nhân loại. Sự thiếu đức tin và tình yêu của Phêrô không thay đổi được điều đó; nhưng một khi quay trở lại và tin, Phêrô loan báo chân lý này thật xa và thật rộng! Rằng, “Anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ mà đóng đinh Ngài vào thập giá. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại; đặt Ngài làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô!”. Tác phẩm “Thập Giá Chiến Thắng” của Janice Alexander đã diễn tả sự vui mừng của Chúa Kitô với đôi mắt mở to, mặt hớn hở, dang rộng đôi tay trên thập giá như một vị Vua đang ôm chầm thế giới!
Anh Chị em,
“Chính tôi đây!”. Thứ Sáu Tuần Thánh là thời điểm đỉnh cao của tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu - Đấng đã phó mình cho Chúa Cha trên thập giá để ban ơn cứu độ cho toàn thế giới - diễn tả tình yêu trao ban đến cùng, một tình yêu không có hồi kết. Một tình yêu tìm cách ôm trọn mọi người, không loại trừ một ai. Một tình yêu trải dài qua thời gian và không gian: nguồn ơn cứu độ vô tận mà mỗi người chúng ta - những tội nhân - có thể rút ra. Hãy để mình được bao bọc trong lòng thương xót này, lòng thương xót đến gặp gỡ chúng ta; và trong những ngày này, khi hướng mắt về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đón nhận trong lòng mình tình yêu vô biên của Ngài. Và như Đức Mẹ, trong thinh lặng, chúng ta chờ đợi Sự Phục Sinh!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi lần phạm tội, con đóng đinh Chúa. Giúp con kiên trì xây dựng lại bản chất thứ hai như Phêrô, đó là khả năng thống hối và quay trở lại!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chính tôi đây!”.
“Không ai luôn nói về Chúa cho bằng những người nói rằng, không có Ngài. Cũng không ai biết Chúa Giêsu là Chúa mà lại đóng đinh Ngài. Vậy mà mỗi lần phạm tội trọng, họ đóng đinh Ngài, đóng đinh một vị Thần!” - Heywood Broun.
Kính thưa Anh Chị em,
Ghi lại Cuộc Thương Khó của Chúa Giêsu, chỉ Gioan có được khẳng định này: “Chính tôi đây!”. Khẳng định đó đưa chúng ta về một sự thật vô cùng quan trọng. Rằng, Ngài là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa! Vì thế, đóng đinh Giêsu, nhân loại ‘đóng đinh một vị Thần!’.
“Chính tôi đây!”, “Tôi Là!” hay “Tôi Hằng Hữu!” - những danh xưng chỉ dành cho Thiên Chúa. Chính Ngài đã sử dụng tước hiệu này để tự mặc khải cho Môsê; Kitô giáo sử dụng nó để chỉ Đấng tạo dựng muôn loài. Lạ lùng thay, “Chính tôi đây!” cũng là lời Chúa Giêsu công khai tuyên bố trước quân dữ. Chẳng vô tình chút nào, Ngài công khai thần tính siêu việt! Vì lý do đó, Gioan viết, “Nghe thế, họ lùi lại và ngã xuống đất!”. Suy gẫm cuộc khổ nạn của Chúa, bạn đừng quên; Ngài là một Thiên Chúa bị đóng đinh để cứu độ thế giới, một thế giới ‘đóng đinh một vị Thần!’.
Cũng trong bối cảnh này - thật thú vị - Phêrô tuyên bố một lời hoàn toàn ngược lại, rất phàm nhân: “Không phải tôi!”. Đó là lời nói dối của ông trước một tớ gái, không phải trước một nữ hoàng! “Không phải tôi” là ‘nội hàm’ cho tất cả yếu đuối và mỏng giòn nhất của con người. Khi làm vậy, Phêrô xác nhận sự yếu hèn của bản thân cũng như nhu cầu của mình trước ân sủng và lòng thương xót Chúa. Về điểm này, bạn và tôi nên đồng ý với Phêrô!
Bối cảnh thương khó của Chúa Giêsu đặt liền kề việc Phêrô chối Thầy; và dẫu cái chết của Chúa Giêsu vẫn xảy ra nếu không có sự chối Thầy của Phêrô; nhưng ảnh hưởng của nó vẫn tác động đến ông. Ngài đã chết thay cho Phêrô, cho mọi người; nhờ đó, cứu chuộc cả nhân loại. Sự thiếu đức tin và tình yêu của Phêrô không thay đổi được điều đó; nhưng một khi quay trở lại và tin, Phêrô loan báo chân lý này thật xa và thật rộng! Rằng, “Anh em đã dùng bàn tay kẻ dữ mà đóng đinh Ngài vào thập giá. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại; đặt Ngài làm Đức Chúa và làm Đấng Kitô!”. Tác phẩm “Thập Giá Chiến Thắng” của Janice Alexander đã diễn tả sự vui mừng của Chúa Kitô với đôi mắt mở to, mặt hớn hở, dang rộng đôi tay trên thập giá như một vị Vua đang ôm chầm thế giới!
Anh Chị em,
“Chính tôi đây!”. Thứ Sáu Tuần Thánh là thời điểm đỉnh cao của tình yêu. Cái chết của Chúa Giêsu - Đấng đã phó mình cho Chúa Cha trên thập giá để ban ơn cứu độ cho toàn thế giới - diễn tả tình yêu trao ban đến cùng, một tình yêu không có hồi kết. Một tình yêu tìm cách ôm trọn mọi người, không loại trừ một ai. Một tình yêu trải dài qua thời gian và không gian: nguồn ơn cứu độ vô tận mà mỗi người chúng ta - những tội nhân - có thể rút ra. Hãy để mình được bao bọc trong lòng thương xót này, lòng thương xót đến gặp gỡ chúng ta; và trong những ngày này, khi hướng mắt về cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu, chúng ta hãy đón nhận trong lòng mình tình yêu vô biên của Ngài. Và như Đức Mẹ, trong thinh lặng, chúng ta chờ đợi Sự Phục Sinh!” - Phanxicô.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, mỗi lần phạm tội, con đóng đinh Chúa. Giúp con kiên trì xây dựng lại bản chất thứ hai như Phêrô, đó là khả năng thống hối và quay trở lại!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:21 17/04/2025
102. Tay của Giáo Hội thì ngọt như kẹo mạch nha, dù cho nhìn lúc nghiêm khắc.
(Thánh Pi-ô Năm Dấu)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hơn 1.800 linh mục cử hành Thánh lễ Truyền dầu Thứ Năm Tuần Thánh tại Vatican
Đặng Tự Do
10:58 17/04/2025
Sáng Thứ Năm Tuần Thánh, hơn 1.880 linh mục, giám mục và Hồng Y đã lặp lại lời hứa khi được thụ phong trong Thánh lễ truyền dầu được cử hành bên trong Đền Thờ Thánh Phêrô.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ủy quyền cho Đức Hồng Y Domenico Calcagno chủ trì Thánh lễ vào ngày 17 tháng 4. Ngài là một viên chức Vatican đã nghỉ hưu, người giám sát việc quản lý bất động sản và đầu tư của Tòa thánh cho đến năm 2018.
Đức Hồng Y Calcagno đã đọc bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thánh Cha đã không tham dự Thánh lễ do đang trong thời gian dưỡng bệnh sau lần vào bệnh viện trước đó vì bệnh viêm phổi kép.
“Vào Thứ Năm Tuần Thánh, khi chúng ta lập lại lời hứa khi chịu chức, chúng ta tuyên xưng rằng chúng ta chỉ có thể đọc lịch sử đó dưới ánh sáng của Chúa Giêsu thành Nazareth,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong bài giảng.
“Chúa Giêsu, ‘Đấng yêu thương chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi bằng máu của Người’ (Kh 1:5) mở cuộn sách cuộc đời chúng ta và dạy chúng ta tìm những đoạn văn tiết lộ ý nghĩa và sứ mệnh của nó. Nếu chúng ta để Người dạy chúng ta, thì sứ vụ của chúng ta sẽ trở thành một sứ vụ hy vọng, vì trong mỗi câu chuyện của chúng ta, Thiên Chúa mở ra một lễ kỷ niệm: một thời gian và một ốc đảo ân sủng.”
Bốn mươi hai Hồng Y, 42 giám mục và 1.800 linh mục sống tại Rôma đã đồng tế Thánh lễ. Thứ Năm Tuần Thánh đánh dấu việc thiết lập Bí tích Thánh Thể và bí tích truyền chức linh mục tại Bữa Tiệc Ly.
Trong Thánh lễ truyền dầu tại Vatican, Đức Hồng Y Calcagno đã làm phép dầu bệnh nhân, dầu dự tòng và dầu thánh hiến, những loại dầu sẽ được sử dụng trong giáo phận trong suốt năm tới.
Các loại dầu, đựng trong những chiếc bình bạc lớn, được làm phép tại bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô trong khi những bài thánh ca của Dàn hợp xướng Nhà nguyện Sistina vang lên khắp đền thờ.
Đức Hồng Y đã cầu nguyện trên dầu cho người bệnh: “Lạy Thiên Chúa, là Cha của mọi sự an ủi, là Đấng đã muốn chữa lành những bệnh tật của người bệnh qua Con của Ngài, xin lắng nghe lời cầu nguyện đức tin này: Chúng con cầu xin Cha sai Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, từ trời xuống trên tinh chất phong phú của dầu này, mà Chúa đã vui lòng ban cho chúng con từ những cây xanh tươi tốt để phục hồi thân thể chúng con, để nhờ phép lành thánh thiện của Chúa, dầu này có thể trở thành sự bảo vệ cho bất kỳ ai được xức dầu này cho thân thể, tâm trí và tinh thần, để xua tan mọi đau đớn, và mọi bệnh tật.”
Dầu thánh sẽ được dùng để xức dầu cho người bệnh ở Rôma quanh năm.
Dầu thánh cũng được dùng trong các bí tích thêm sức, rửa tội và truyền chức thánh cũng như trong lễ thánh hiến nhà thờ. Việc xức dầu thánh biểu thị sự lan tỏa đầy đủ của ân sủng.
“Dầu thánh mà chúng ta thánh hiến hôm nay niêm phong mầu nhiệm biến đổi này đang hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của đời sống Kitô hữu. Vậy hãy cẩn thận, đừng bao giờ nản lòng, vì tất cả đều là công trình của Thiên Chúa. Vậy hãy tin tưởng,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết.
“Đó là công việc của Chúa, không phải của chúng ta: đó là mang tin mừng đến cho người nghèo, tự do cho tù nhân, thị lực cho người mù và tự do cho người bị áp bức. Nếu Chúa Giêsu đã từng tìm thấy đoạn văn này trong cuộn sách, thì ngày nay Người vẫn tiếp tục đọc nó trong câu chuyện cuộc đời của mỗi người chúng ta,” Đức Thánh Cha nói thêm.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khuyến khích người Công Giáo cầu nguyện đặc biệt cho các linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh.
“Các tín hữu thân mến, những người hy vọng, hôm nay anh chị em hãy cầu nguyện cho niềm vui của các linh mục. Xin cho tất cả anh chị em trải nghiệm được sự giải thoát mà Kinh Thánh đã hứa và được nuôi dưỡng bằng các bí tích.
“Nhiều nỗi sợ hãi có thể ẩn chứa bên trong chúng ta và những bất công khủng khiếp bao quanh chúng ta, nhưng một thế giới mới đã được sinh ra. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban cho chúng ta Con của Người, Chúa Giêsu. Người đổ dầu thơm lên vết thương của chúng ta và lau khô nước mắt của chúng ta. 'Kìa! Người đến với những đám mây' (Khải Huyền 1:7). Vương quốc và vinh quang của Người là của Người cho đến muôn đời.”
“Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu mà chúng ta sắp được chứng kiến chính là nền tảng vững chắc nâng đỡ Giáo hội và trong Giáo hội, là chức thánh linh mục của chúng ta,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong bài giảng Thứ Năm Tuần Thánh.
Tòa thánh thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân ủy quyền cho các Hồng Y chủ trì tất cả các sự kiện trong Tuần Thánh.
Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn sẽ được chủ trì bởi Đức Hồng Y Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, và buổi đi Đàng Thánh Giá tại Đấu trường Rôma sẽ được chủ trì bởi Đức Hồng Y Baldassare Reina, Tổng đại diện Giáo phận Rôma. Văn bản cho Chặng đàng Thánh giá tại Đấu trường Rôma vào Thứ Sáu Tuần Thánh được đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô biên soạn.
Tối Thứ Bẩy Tuần Thánh, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên Trưởng Hồng Y đoàn, sẽ chủ trì Lễ Vọng Phục sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Thánh lễ sáng Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ do Đức Hồng Y Angelo Comastri, nguyên Tổng đại diện của Thành phố Vatican chủ trì.
Source:Catholic News AgencyMore than 1,800 priests celebrate Holy Thursday chrism Mass at Vatican
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ủy quyền cho Đức Hồng Y Domenico Calcagno chủ trì Thánh lễ vào ngày 17 tháng 4. Ngài là một viên chức Vatican đã nghỉ hưu, người giám sát việc quản lý bất động sản và đầu tư của Tòa thánh cho đến năm 2018.
Đức Hồng Y Calcagno đã đọc bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Thánh Cha đã không tham dự Thánh lễ do đang trong thời gian dưỡng bệnh sau lần vào bệnh viện trước đó vì bệnh viêm phổi kép.
“Vào Thứ Năm Tuần Thánh, khi chúng ta lập lại lời hứa khi chịu chức, chúng ta tuyên xưng rằng chúng ta chỉ có thể đọc lịch sử đó dưới ánh sáng của Chúa Giêsu thành Nazareth,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết trong bài giảng.
“Chúa Giêsu, ‘Đấng yêu thương chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi bằng máu của Người’ (Kh 1:5) mở cuộn sách cuộc đời chúng ta và dạy chúng ta tìm những đoạn văn tiết lộ ý nghĩa và sứ mệnh của nó. Nếu chúng ta để Người dạy chúng ta, thì sứ vụ của chúng ta sẽ trở thành một sứ vụ hy vọng, vì trong mỗi câu chuyện của chúng ta, Thiên Chúa mở ra một lễ kỷ niệm: một thời gian và một ốc đảo ân sủng.”
Bốn mươi hai Hồng Y, 42 giám mục và 1.800 linh mục sống tại Rôma đã đồng tế Thánh lễ. Thứ Năm Tuần Thánh đánh dấu việc thiết lập Bí tích Thánh Thể và bí tích truyền chức linh mục tại Bữa Tiệc Ly.
Trong Thánh lễ truyền dầu tại Vatican, Đức Hồng Y Calcagno đã làm phép dầu bệnh nhân, dầu dự tòng và dầu thánh hiến, những loại dầu sẽ được sử dụng trong giáo phận trong suốt năm tới.
Các loại dầu, đựng trong những chiếc bình bạc lớn, được làm phép tại bàn thờ chính của Đền Thờ Thánh Phêrô trong khi những bài thánh ca của Dàn hợp xướng Nhà nguyện Sistina vang lên khắp đền thờ.
Đức Hồng Y đã cầu nguyện trên dầu cho người bệnh: “Lạy Thiên Chúa, là Cha của mọi sự an ủi, là Đấng đã muốn chữa lành những bệnh tật của người bệnh qua Con của Ngài, xin lắng nghe lời cầu nguyện đức tin này: Chúng con cầu xin Cha sai Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo Trợ, từ trời xuống trên tinh chất phong phú của dầu này, mà Chúa đã vui lòng ban cho chúng con từ những cây xanh tươi tốt để phục hồi thân thể chúng con, để nhờ phép lành thánh thiện của Chúa, dầu này có thể trở thành sự bảo vệ cho bất kỳ ai được xức dầu này cho thân thể, tâm trí và tinh thần, để xua tan mọi đau đớn, và mọi bệnh tật.”
Dầu thánh sẽ được dùng để xức dầu cho người bệnh ở Rôma quanh năm.
Dầu thánh cũng được dùng trong các bí tích thêm sức, rửa tội và truyền chức thánh cũng như trong lễ thánh hiến nhà thờ. Việc xức dầu thánh biểu thị sự lan tỏa đầy đủ của ân sủng.
“Dầu thánh mà chúng ta thánh hiến hôm nay niêm phong mầu nhiệm biến đổi này đang hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của đời sống Kitô hữu. Vậy hãy cẩn thận, đừng bao giờ nản lòng, vì tất cả đều là công trình của Thiên Chúa. Vậy hãy tin tưởng,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết.
“Đó là công việc của Chúa, không phải của chúng ta: đó là mang tin mừng đến cho người nghèo, tự do cho tù nhân, thị lực cho người mù và tự do cho người bị áp bức. Nếu Chúa Giêsu đã từng tìm thấy đoạn văn này trong cuộn sách, thì ngày nay Người vẫn tiếp tục đọc nó trong câu chuyện cuộc đời của mỗi người chúng ta,” Đức Thánh Cha nói thêm.
Trong bài giảng, Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng khuyến khích người Công Giáo cầu nguyện đặc biệt cho các linh mục vào Thứ Năm Tuần Thánh.
“Các tín hữu thân mến, những người hy vọng, hôm nay anh chị em hãy cầu nguyện cho niềm vui của các linh mục. Xin cho tất cả anh chị em trải nghiệm được sự giải thoát mà Kinh Thánh đã hứa và được nuôi dưỡng bằng các bí tích.
“Nhiều nỗi sợ hãi có thể ẩn chứa bên trong chúng ta và những bất công khủng khiếp bao quanh chúng ta, nhưng một thế giới mới đã được sinh ra. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban cho chúng ta Con của Người, Chúa Giêsu. Người đổ dầu thơm lên vết thương của chúng ta và lau khô nước mắt của chúng ta. 'Kìa! Người đến với những đám mây' (Khải Huyền 1:7). Vương quốc và vinh quang của Người là của Người cho đến muôn đời.”
“Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu mà chúng ta sắp được chứng kiến chính là nền tảng vững chắc nâng đỡ Giáo hội và trong Giáo hội, là chức thánh linh mục của chúng ta,” Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong bài giảng Thứ Năm Tuần Thánh.
Tòa thánh thông báo rằng Đức Thánh Cha Phanxicô đã đích thân ủy quyền cho các Hồng Y chủ trì tất cả các sự kiện trong Tuần Thánh.
Vào ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, lễ tưởng niệm Cuộc Khổ Nạn sẽ được chủ trì bởi Đức Hồng Y Claudio Gugerotti, Tổng trưởng Bộ các Giáo hội Đông phương, và buổi đi Đàng Thánh Giá tại Đấu trường Rôma sẽ được chủ trì bởi Đức Hồng Y Baldassare Reina, Tổng đại diện Giáo phận Rôma. Văn bản cho Chặng đàng Thánh giá tại Đấu trường Rôma vào Thứ Sáu Tuần Thánh được đích thân Đức Giáo Hoàng Phanxicô biên soạn.
Tối Thứ Bẩy Tuần Thánh, Đức Hồng Y Giovanni Battista Re, Niên Trưởng Hồng Y đoàn, sẽ chủ trì Lễ Vọng Phục sinh tại Đền Thờ Thánh Phêrô.
Thánh lễ sáng Phục sinh tại Quảng trường Thánh Phêrô sẽ do Đức Hồng Y Angelo Comastri, nguyên Tổng đại diện của Thành phố Vatican chủ trì.
Source:Catholic News Agency
Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Phanxicô trong lễ Truyền Dầu tại Đền Thờ Thánh Phêrô do Đức Hồng Y Domenico Calcagno đọc
J.B. Đặng Minh An dịch
11:45 17/04/2025
Anh chị em thân mến!
“Đấng là Alpha và Ômêga, là Nguyên Thủy và Cùng Đích, Đấng hiện hữu, Đấng đã có và Đấng sẽ đến, Đấng Toàn năng” (Khải Huyền 1:8), chính là Chúa Giêsu. Ngài cũng chính là Chúa Giêsu mà thánh sử Luca giới thiệu với chúng ta trong hội đường Nagiarét, giữa những người đã biết Người từ khi Người còn là một đứa trẻ, và giờ đây kinh ngạc về Người. Khải Huyền — “ngày tận thế” — diễn ra trong giới hạn của thời gian và không gian: nó có xác thịt làm điểm tựa, nâng đỡ hy vọng của chúng ta. Xác thịt của Chúa Giêsu là xác thịt của chúng ta. Sách cuối cùng của Kinh Thánh nói về hy vọng này. Nó đề cập đến niềm hy vọng ấy một cách phi thường, bằng cách xua tan mọi nỗi sợ hãi về ngày tận thế dưới ánh sáng của tình yêu bị đóng đinh. Trong Chúa Giêsu, cuốn sách lịch sử được mở ra và có thể được đọc.
Chúng ta, những linh mục, có lịch sử riêng của mình. Vào Thứ Năm Tuần Thánh, khi chúng ta lập lại lời hứa khi thụ phong, chúng ta tuyên xưng rằng chúng ta chỉ có thể đọc lịch sử đó dưới ánh sáng của Chúa Giêsu thành Nagiarét. Chúa Giêsu, “Đấng yêu thương chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi bằng máu của Người” (Kh 1:5) mở cuộn sách cuộc đời chúng ta và dạy chúng ta tìm ra những đoạn văn tiết lộ ý nghĩa và sứ mệnh của nó. Nếu chúng ta để Người dạy chúng ta, thì sứ vụ của chúng ta sẽ trở thành sứ vụ của hy vọng, bởi vì trong mỗi câu chuyện của chúng ta, Thiên Chúa mở ra một năm thánh: đó là một thời gian và một ốc đảo ân sủng. Chúng ta hãy tự hỏi: Tôi có đang học cách đọc câu chuyện cuộc đời mình không? Hay tôi sợ phải làm như vậy?
Chúng ta hy vọng rằng toàn thể dân tộc tìm thấy sự tươi mới khi năm thánh bắt đầu trong cuộc sống của chúng ta: không chỉ một lần sau mỗi 25 năm, mà trong sự gần gũi hàng ngày của các linh mục với dân của mình, nơi những lời tiên tri về công lý và hòa bình được ứng nghiệm. Chúa Giêsu đã “làm cho chúng ta trở thành vương quốc và hàng tư tế để phụng sự Thiên Chúa là Cha của Người” (Kh 1:6): vương quốc như vậy là dân của Thiên Chúa. Vương quốc của các linh mục này không giống như một giáo sĩ. “Chúng ta” mà Chúa Giêsu định hình là một dân tộc mà chúng ta không thể nhìn thấy ranh giới của họ, nơi những bức tường và rào cản sụp đổ. Đấng nói với chúng ta, “Này, Ta làm cho mọi sự nên mới” (Kh 21:5), đã xé bức màn của Đền thờ và đã chuẩn bị cho nhân loại một thành phố vườn, thành Giêrusalem mới với các cổng luôn mở (x. Kh 21:25). Đó là cách Chúa Giêsu “đọc”, và dạy chúng ta đọc, chức tư tế thừa tác: như một sự phục vụ tinh khiết cho dân tư tế, những người sẽ sớm sống trong một thành phố không cần đền thờ.
Đối với chúng ta là các linh mục, Năm Thánh như vậy tượng trưng cho một lời triệu tập cụ thể cho một khởi đầu mới trên con đường hoán cải của chúng ta. Là những người hành hương trong hy vọng, chúng ta được kêu gọi từ bỏ chủ nghĩa giáo sĩ và trở thành sứ giả của hy vọng. Tất nhiên, nếu Chúa Giêsu là là Nguyên Thủy và Cùng Đích của cuộc sống chúng ta, thì chúng ta cũng có thể gặp phải sự bất đồng mà Người đã trải qua ở Nagiarét. Người chăn chiên yêu thương dân mình không tìm kiếm sự đồng thuận và chấp thuận bằng mọi giá. Tuy nhiên, lòng trung thành của tình yêu thay đổi trái tim. Người nghèo là những người đầu tiên nhìn thấy điều này, nhưng dần dần nó làm xáo trộn và thu hút cả những người khác nữa. “Kìa, Người ngự đến giữa đám mây. Ai nấy sẽ thấy Người, cả những kẻ đã đâm Người. Mọi dân trên mặt đất sẽ đấm ngực than khóc khi thấy Người. Đúng thế! Amen!” (Khải Huyền 1:7).
Chúng ta tụ họp ở đây, anh em thân mến, để thực hiện và lặp lại tiếng “Amen” của riêng mình. Đó là lời tuyên xưng đức tin của toàn thể dân Chúa: “Vâng, đúng như vậy, vững chắc như đá!” Cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu, mà chúng ta sắp được sống lại, là đất vững chắc nuôi dưỡng Giáo hội và, qua Giáo hội, nuôi dưỡng chức thánh linh mục của chúng ta. Và đây là loại đất nào? Loại đất mùn nào cho phép chúng ta không chỉ tồn tại mà còn phát triển? Để hiểu điều này, chúng ta cần trở về Nagiarét, như Thánh Charles de Foucauld đã nhận ra một cách rất tinh tế.
“Khi đến Nagiarét, là nơi Người sinh trưởng. Người vào hội đường như Người vẫn quen làm trong ngày sabát, và đứng lên đọc Sách Thánh” (Lc 4:16). Ở đây, chúng ta thấy ít nhất hai “thói quen” của Chúa Giêsu: đó là thường xuyên đến hội đường và đọc sách. Cuộc sống của chúng ta được duy trì bởi những thói quen tốt. Chúng có thể trở thành thói quen, nhưng chúng cho thấy trái tim chúng ta hướng về đâu. Trái tim của Chúa Giêsu yêu lời Chúa: ở tuổi mười hai, điều đó đã rõ ràng, và giờ đây, khi đã trưởng thành, Kinh thánh là nhà của Người. Đó là cùng một loại đất, mùn quan trọng, mà chúng ta tìm thấy, khi chúng ta trở thành môn đệ của Người. “Và người ta trao cho Người cuộn sách tiên tri Isaia. Người mở cuộn sách ra và tìm thấy chỗ đó” (Lc 4:17). Chúa Giêsu biết Người đang tìm kiếm điều gì. Nghi lễ của hội đường cho phép điều này: sau khi đọc Torah, mỗi giáo sĩ Do Thái có thể đọc những lời tiên tri để áp dụng thông điệp vào cuộc sống của những người đang lắng nghe. Nhưng còn nhiều điều hơn thế nữa ở đây: Chúa Giêsu đã chọn đọc trang cuộc đời của chính Người. Đó là điều mà Luca muốn nói với chúng ta: trong số nhiều lời tiên tri, Chúa Giêsu đã chọn lời Người sẽ thực hiện.
Các linh mục thân mến, mỗi người chúng ta đều có một lời để thực hiện. Mỗi người chúng ta đều có mối quan hệ lâu dài với lời Chúa. Chúng ta chỉ phục vụ người khác khi Kinh thánh là ngôi nhà đầu tiên của chúng ta. Trong đó, mỗi người chúng ta đều có một số trang chạm đến chúng ta nhiều hơn những trang khác. Điều đó thật đẹp và quan trọng! Chúng ta cũng giúp người khác tìm thấy những trang chạm đến cuộc sống của họ: chẳng hạn như những cặp ta7n hôn trong ngày cưới, khi họ chọn bài đọc cho đám cưới của mình; hoặc những người đang đau buồn và tìm kiếm những đoạn văn để giao phó một người thân yêu đã qua đời cho lòng thương xót của Chúa và lời cầu nguyện của cộng đồng. Có một trang cho một ơn gọi, thường là ở đầu mỗi hành trình của chúng ta. Bất cứ khi nào chúng ta đọc trang này, Chúa vẫn gọi chúng ta, chỉ cần chúng ta trân trọng nó và không để tình yêu của chúng ta trở nên lạnh nhạt.
Đối với mỗi người chúng ta, trang sách mà Chúa Giêsu chọn có một ý nghĩa riêng. Chúng ta theo Người, và vì lý do đó, sứ mệnh của Người liên quan trực tiếp đến chúng ta. “Người mở ra, gặp đoạn chép rằng:
Thần Khí Chúa ngự trên tôi,
vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi,
để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn.
Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha,
cho người mù biết họ được sáng mắt,
trả lại tự do cho người bị áp bức,
công bố một năm hồng ân của Chúa.
Đức Giêsu cuộn sách lại, trả cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống.” (Lc 4:17-20).
Giờ đây, mọi ánh mắt đều đổ dồn về Chúa Giêsu. Người vừa mới công bố Năm Thánh. Người đã làm như vậy, không phải như một người nói về người khác mà là về chính mình. Người nói: “Thánh Linh của Chúa ngự trên tôi”, như một người biết Thánh Linh mà Người nói đến. Thật vậy, Người nói thêm: “Hôm nay, lời Kinh Thánh này đã được ứng nghiệm trong tai anh em”. Đây là điều thiêng liêng: Lời trở thành hiện thực. Các sự kiện giờ đây lên tiếng; các lời đã được ứng nghiệm. Một điều gì đó mới mẻ và mạnh mẽ đang xảy ra. “Này, Ta làm mới lại mọi sự”. Không có ân sủng, không có Đấng Messiah, nếu những lời hứa vẫn là lời hứa, nếu chúng không trở thành hiện thực ở dưới thế này. Nhưng, mọi thứ giờ đây đã thay đổi.
Bây giờ chúng ta cầu xin cùng một Thánh Thần này trên chức linh mục của chúng ta. Chúng ta đã nhận được Thánh Thần đó, Thánh Thần của Chúa Giêsu, và Người tiếp tục là nhân vật chính thầm lặng trong công việc phục vụ của chúng ta. Mọi người cảm thấy hơi thở của Người khi lời nói của chúng ta trở thành hiện thực trong cuộc sống của chúng ta. Người nghèo trước hết là những người khác, trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ, nhưng cũng là bất kỳ ai đã bị tổn thương trong trải nghiệm của họ về Giáo hội: tất cả những người này đều có “cảm giác” về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần; họ có thể phân biệt Người với các hồn phách thế gian, họ nhận ra Người trong sự hội tụ của những gì chúng ta nói và những gì chúng ta làm. Chúng ta có thể trở thành một lời tiên tri được ứng nghiệm, và đây là điều gì đó tuyệt đẹp! Dầu thánh mà chúng ta thánh hiến hôm nay niêm phong mầu nhiệm biến đổi này đang hoạt động trong các giai đoạn khác nhau của đời sống Kitô hữu. Vì vậy, hãy cẩn thận, đừng bao giờ nản lòng, vì tất cả đều là công trình của Chúa. Vì vậy, hãy tin! Hãy tin rằng Chúa đã không phạm sai lầm với tôi! Chúa không bao giờ phạm sai lầm. Chúng ta hãy luôn ghi nhớ những lời được nói trong lễ thụ phong của chúng ta: “Xin Thiên Chúa, Đấng đã khởi đầu công việc tốt lành trong anh em, hoàn thành nó.” Người đã làm như vậy.
Đó là công trình của Thiên Chúa, không phải của chúng ta: là mang tin mừng đến cho người nghèo, giải thoát cho tù nhân, thị lực cho người mù và giải thoát cho người bị áp bức. Nếu Chúa Giêsu đã từng tìm thấy đoạn văn này trong cuộn sách, thì ngày nay Người vẫn tiếp tục đọc nó trong câu chuyện cuộc đời của mỗi người chúng ta. Trước hết và quan trọng nhất, bởi vì cho đến ngày cuối cùng của chúng ta, Người vẫn nói tiếp với chúng ta tin mừng, giải thoát chúng ta khỏi nhà tù, mở mắt chúng ta và nâng gánh nặng khỏi vai chúng ta. Tuy nhiên, cũng bởi vì bằng cách kêu gọi chúng ta chia sẻ sứ mệnh của Người và ban cho chúng ta một phần trong cuộc sống của Người một cách bí tích, Người giải thoát những người khác thông qua chúng ta, thường là chúng ta thậm chí không biết điều đó. Chức tư tế của chúng ta trở thành một thừa tác vụ hồng ân, giống như thừa tác vụ của Người, được hoàn thành mà không có sự phô trương nhưng thông qua một lòng sùng kính không phô trương, nhưng triệt để và không đòi hỏi. Đó là Vương quốc của Thiên Chúa, vương quốc được kể lại trong các dụ ngôn, hiệu quả và kín đáo như men, im lặng như hạt giống. Đã bao nhiêu lần những người bé nhỏ nhận ra điều đó nơi chúng ta? Và chúng ta có thể nói lời tạ ơn không?
Chỉ có Chúa mới biết mùa gặt sẽ bội thu như thế nào. Chúng ta, những người làm công, trải nghiệm sự vất vả và niềm vui của mùa gặt. Chúng ta sống sau Chúa Kitô, trong thời đại cứu thế. Sự tuyệt vọng không có chỗ, mà đúng hơn là sự đền bù và tha thứ các khoản nợ; sự phân phối lại trách nhiệm và nguồn lực. Đây là điều mà dân Chúa mong đợi. Họ muốn chia sẻ điều này và, nhờ Bí tích Rửa tội, họ là một dân tư tế vĩ đại. Các loại dầu mà chúng ta thánh hiến trong cử hành long trọng này là để dành cho niềm an ủi và niềm vui trông chờ Đấng Messia của họ.
Cánh đồng là thế giới. Ngôi nhà chung của chúng ta, bị tổn thương quá nhiều, và tình huynh đệ nhân loại, thường bị chối bỏ nhưng không thể xóa nhòa, kêu gọi chúng ta đứng về một phía. Mùa gặt của Chúa là dành cho tất cả mọi người: một cánh đồng tươi tốt, sinh hoa kết trái gấp trăm lần so với số hạt giống được gieo. Mong rằng niềm vui của Vương quốc, đền đáp mọi nỗ lực của chúng ta, thúc đẩy chúng ta trong sứ mệnh của mình. Mỗi người nông dân đều biết những mùa mà dường như không có gì phát triển. Cũng có những lúc như thế này trong cuộc sống của chúng ta. Chính Chúa là Đấng ban sự phát triển và xức dầu cho các tôi tớ của Người bằng dầu vui mừng.
Các tín hữu thân mến, dân tộc của niềm hy vọng, hãy cầu nguyện hôm nay cho niềm vui của các linh mục. Xin cho tất cả anh chị em trải nghiệm được sự giải thoát mà Kinh thánh đã hứa và được nuôi dưỡng bằng các bí tích. Nhiều nỗi sợ hãi có thể ẩn náu trong chúng ta và những bất công khủng khiếp bao quanh chúng ta, nhưng một thế giới mới đã được sinh ra. Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban cho chúng ta Con của Người, Chúa Giêsu. Người đổ dầu thơm lên vết thương của chúng ta và lau khô nước mắt của chúng ta. “Kìa! Người ngự đến giữa đám mây” (Kh 1:7). Vương quốc và vinh quang của Người là của Người đến muôn đời. Amen.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Tin vui: Số tân tòng kỷ lục ở khắp nơi dịp Phục sinh năm nay. Động lực nào thúc đẩy sự gia tăng này?
Vũ Văn An
14:52 17/04/2025

Luke Coppen của tạp chí The Pillar, ngày 17 tháng 4 năm 2025, cho hay: Các giáo phận Công Giáo trên khắp thế giới đang báo cáo số lượng kỷ lục người lớn muốn được rửa tội tại Lễ Vọng Phục sinh năm nay.
Các giáo phận đang chứng kiến những con số nào? Và những ứng viên chịu phép rửa tội, được gọi là người dự tòng, nói gì về hành trình của họ đến với Giáo Hội Công Giáo?
The Pillar xem xét từng quốc gia.
Áo
Điều gì đang xảy ra?
Khoảng 240 người lớn đang chuẩn bị được rửa tội tại các giáo phận của Áo vào lễ Phục sinh năm nay, tăng từ khoảng 130 người vào năm 2024, tăng 85% so với cùng kỳ năm trước. Trong Giáo hội Áo, người lớn được định nghĩa là bất cứ ai trên 14 tuổi.
Tại Tổng giáo phận Vienna, nơi đã báo cáo số lượng người lớn được rửa tội tăng lên trong gần một thập niên trong bối cảnh dòng người tị nạn đổ về, 118 người lớn sẽ được rửa tội tại Lễ Vọng Phục sinh, nhiều hơn 50 người so với năm 2024. Một phần ba số người dự tòng dưới 20 tuổi.
Có khoảng 5 triệu người Công Giáo ở Áo vào năm 2021, nhiều hơn một chút so với một nửa dân số cả nước. Trong năm đó, có hơn 3,000 giáo xứ tại 11 giáo phận.
Daniel Vychityl, người giám sát chương trình dự tòng của tổng giáo phận và hội đồng giám mục Áo, cho biết: “Trước đây, chúng tôi chủ yếu có các ứng viên rửa tội trong độ tuổi từ 20 đến 40, nhưng hiện nay nhóm tuổi vị thành niên đại diện cho nhóm lớn nhất, phần lớn trong số họ là công dân Áo”.
Những người dự tòng đang nói gì?
Bettina Farasin quyết định rửa tội vào năm 2018, ở tuổi 44 tại thành phố Linz. Cô đã lên lịch rửa tội khi còn là một đứa trẻ nhưng buổi lễ đã bị hủy sau cái chết đột ngột của mẹ đỡ đầu, cô nói với tạp chí Giáo hội Áo Grüß Gott.
Trong suốt cuộc đời trưởng thành của mình, cô đã có ý định rửa tội nhưng nhiều lần trì hoãn ý định đó. Cô đã tham gia vào nhà thờ địa phương của mình và thậm chí ứng cử vào hội đồng giáo xứ vào năm 2017, nhưng đã rút lui vì tình trạng chưa rửa tội của mình.
Cô bắt đầu chuẩn bị trong một năm cho bí tích này với cha xứ của cô. “Đó là lúc tôi biết đến đức tin của mình theo một cách hoàn toàn mới. Tôi bắt đầu hiểu Kinh thánh theo một cách mới, nhưng cũng nhìn những lời cầu nguyện như Kinh Tin Kính bằng con mắt khác”, cô nói.
Úc Châu
Chuyện gì đang xảy ra?
Hơn 200 người dự tòng đang chuẩn bị chịu phép rửa tội tại Tổng giáo phận Melbourne. Họ đã tham gia cùng 150 ứng viên — những người đã chịu phép rửa tội nhưng muốn trở thành người Công Giáo — vào tháng 3 tại sự kiện mà Tổng giám mục Peter Comensoli mô tả là một trong những nhóm Nghi thức bầu cử lớn nhất tại Nhà thờ St. Patrick.
Có 7 triệu người Công Giáo tại Úc vào năm 2021, chiếm hơn một phần tư dân số. Năm đó, đất nước này có 1,353 giáo xứ, trong 30 giáo phận Công Giáo Rôma và năm giáo phận Công Giáo Đông phương.
Những người dự tòng đang nói gì?
Những người dự tòng năm nay bao gồm một người cha tên là Jason, người cho biết con gái tám tuổi của ông, Ivy, một ngày kia, đã hỏi rằng liệu cô bé có thể bắt đầu đi nhà thờ không.
Cả ông và mẹ của Ivy đều không xuất thân từ gia đình sùng đạo. Nhưng Jason muốn hỗ trợ con gái mình, vì vậy họ bắt đầu đến nhà thờ Công Giáo địa phương, nơi một giáo dân gợi ý ông tham gia lớp RCIA.
"Tôi cảm thấy kỳ lạ khi chúng tôi bỏ lỡ Thánh lễ. Chúng tôi cố gắng đi vài lần một tuần", ông cho biết trong một báo cáo trên trang web của tổng giáo phận Melbourne. "Tôi thích đi, nhưng tôi cũng thấy vui khi thấy con gái mình vui vẻ".
Bỉ
Chuyện gì đang xảy ra?
Số lượng lễ rửa tội cho người lớn ở Bỉ dự kiến sẽ tăng lên 536 trong năm nay, tăng gần 50% so với năm 2024, khi đó chỉ có 362.
Mười năm trước, vào năm 2015, chỉ có 180 lễ rửa tội cho người lớn, nghĩa là con số này đã tăng gần gấp ba lần trong thập niên qua.
Có sự thay đổi đáng kể về số lượng trong chín giáo phận của Bỉ. Giáo phận Bruges có số lượng ít nhất trong năm nay (14), trong khi Tổng giáo phận Mechelen-Brussels (173) có số lượng nhiều nhất, tiếp theo là Giáo phận Tournai (136).
Các số liệu cho thấy có thể có nhiều lễ rửa tội cho người lớn hơn ở các vùng nói tiếng Pháp của đất nước hơn là ở các vùng nói tiếng Flemish. Nhưng nguồn chính của lễ rửa tội là ở khu vực thủ đô song ngữ xung quanh Brussels.
Tổng cộng, có 8.3 triệu người Công Giáo ở Bỉ vào năm 2021, chiếm 72% dân số cả nước, tại 3,681 giáo xứ trong chín giáo phận.
Những người dự tòng đang nói gì?
Maëlle Montoisy, một sinh viên văn học 22 tuổi, không lớn lên trong một gia đình đi nhà thờ. Nhưng cô theo học tại một trường Công Giáo và chịu ảnh hưởng từ ông nội của mình, một người đi lễ, người đã đưa ra những lời động viên, cô nói với trang web CathoBel.
Sau khi ông nội mất vào năm 2021, cô bước vào giai đoạn đen tối, giai đoạn này kết thúc khi cô tự nguyện quyết định tham dự Thánh lễ. Tại nhà thờ, cô gặp một người phụ nữ tên là Georgette, người sẽ là mẹ đỡ đầu của cô.
“Bà ấy chào đón tôi rất tử tế. Bà ấy nói với tôi về phép rửa tội, như thể đó là điều hiển nhiên. Và từng chút một, tôi bắt đầu hành trình này,” Montoisy nói.
Canada
Chuyện gì đang xảy ra?
Hơn 600 những người dự tòng đang chuẩn bị được rửa tội tại Tổng giáo phận Vancouver, khi một số lượng kỷ lục những người chuẩn bị trở thành người Công Giáo.
Trên toàn Canada, có gần 17 triệu người Công Giáo vào năm 2021, chiếm 44% dân số cả nước, trải rộng trên gần 4,000 giáo xứ tại 60 giáo phận Công Giáo La tinh và 15 giáo phận Công Giáo Đông phương.
Những người dự tòng đang nói gì?
Sarah Hurley, một người dự tòng tại Tổng giáo phận Vancouver, cho biết Nghi lễ Bầu cử vào tháng 3 thực sự rất xúc động.
"Bước vào Nhà thờ chính tòa Mân Côi để tham dự Nghi lễ Tuyển chọn giống như bước vào một vòng tay thiêng liêng, những ô cửa sổ kính màu uy nghiêm của nhà thờ tỏa sáng với ánh sáng thần thánh", cô cho biết trong một báo cáo trên trang web của Tổng giáo phận.
Pháp
Chuyện gì đang xảy ra?
Kỷ lục 17,800 người dự tòng sẽ được rửa tội tại Lễ Vọng Phục Sinh năm nay ở Pháp, bao gồm hơn 7, 400 thanh thiếu niên từ 11 đến 17 tuổi.
Có thể nói rằng Pháp là quốc gia đang thúc đẩy cuộc thảo luận ngày càng tăng về "cơn sốt" rửa tội cho người lớn theo Công Giáo.
Tổng cộng, có 49 triệu người Công Giáo vào năm 2021, chiếm 75% dân số cả nước, tại hơn 13,000 giáo xứ trên gần 100 giáo phận Công Giáo La tinh và ba giáo phận Công Giáo Đông phương.
Những người dự tòng đang nói gì?
Sébastien, 51 tuổi, lớn lên trong một gia đình chống giáo sĩ, nhưng cảm thấy một cảm giác mạnh mẽ về "sự hiện diện nhân từ" khi còn trẻ. Ở tuổi 48, người cha của ba đứa trẻ đang đi bộ thì quyết định vào một nhà thờ nhỏ gần nhà mình.
"Hôm đó, tôi đã quyết định mở cửa, dấn thân và chịu phép rửa tội", anh nói với Aleteia.
Cha mẹ ông không vui với quyết định này, nhưng ông đã cam kết tìm hiểu và sống đức tin, trở thành tình nguyện viên tại Secours Catholique – Caritas Pháp.
Năm 2024, con gái út của ông đã được rửa tội. Ông nói: "Chúng tôi đã nói về điều đó cùng nhau. Đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng cuối cùng thì không hẳn vậy..."
Mông Cổ
Chuyện gì đang xảy ra?
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô đến thăm Mông Cổ vào năm 2023, Vatican ước tính chỉ có 1,394 người Công Giáo ở đất nước có diện tích gần bằng Alaska. Mặc dù con số này còn nhỏ, nhưng Giáo hội đang trên đà phát triển, một phần là nhờ vào việc rửa tội cho người lớn.
Những người dự tòng đang nói gì?
Hai cô con gái của Tserenchimed Chuluunbaatar đã được rửa tội theo đạo Công Giáo vào Lễ Vọng Phục sinh năm 2023. Mỗi tuần, họ sẽ mang về nhà tập sách Thánh lễ Chúa Nhật có chứa các bài đọc Phúc âm, mà Chuluunbaatar, một Phật tử, sẽ xem xét kỹ lưỡng.
“Tôi bắt đầu quan tâm đến Kinh thánh, Giáo hội và đức tin Ki-tô giáo”, nhân viên bộ tài chính đã nghỉ hưu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với UCA News.
Khi gia đình tham dự Thánh lễ của Đức Giáo Hoàng tại Ulaanbaatar, Chuluunbaatar quyết định rằng anh muốn trở thành người Công Giáo. Anh sẽ được rửa tội vào ngày 19 tháng 4, cùng với vợ và cô con gái thứ ba của mình.
Hoà Lan
Chuyện gì đang xảy ra?
Thật khó để tìm ra số liệu chung về lễ rửa tội của người lớn ở Hoà Lan. Nhưng tại Giáo phận Hertogenbosch, 42 người dự tòng đang chuẩn bị được rửa tội.
Có 4.8 triệu người Công Giáo ở Hoà Lan vào năm 2021, ít hơn 30% dân số, tại 615 giáo xứ trên tám giáo phận Công Giáo Latinh và một giáo phận Công Giáo Đông phương.
Những người dự tòng đang nói gì?
Guusje Peters, 26 tuổi, không lớn lên trong một gia đình tôn giáo, nhưng cô cảm thấy có một sức mạnh cao hơn và đấu tranh với những câu hỏi tâm linh. Khoảng một năm trước, cô đã bước vào "thời kỳ đen tối", cô nói với Katholiek Nieuwsblad.
"Tôi tự hỏi tại sao điều này lại là một phần trong kế hoạch của Người, nhưng quyết định đầu hàng hoàn toàn và kêu cứu trong lời cầu nguyện", Peters, người sống tại một ngôi làng ở tỉnh Limburg, cho biết.
"Đó là một khoảnh khắc đen tối, nhưng tôi sẽ không bao giờ quên cách một tia nắng bắt đầu chiếu sáng căn phòng. Một sự ấm áp và bình yên nhất định tràn ngập tôi, và tôi biết rằng mình đang được gọi. Niềm khao khát đó ngày càng mạnh mẽ hơn theo thời gian".
Tây Ban Nha
Điều gì đang xảy ra?
Có vẻ như không có số liệu quốc gia về lễ rửa tội cho người lớn ở Tây Ban Nha vào năm 2025. Nhưng Giáo phận Getafe, nằm ở phía nam trung tâm thành phố Madrid, có 33 người lớn đang chuẩn bị được rửa tội. Họ có độ tuổi từ 17 đến 66, và không chỉ đến từ Tây Ban Nha mà còn từ Congo, Đức, Peru, Venezuela và Morocco.
Những người dự tòng đang nói gì?
Irene Casado, một giáo viên 29 tuổi, lớn lên trong một gia đình không theo tôn giáo. Cô được một người bạn giới thiệu về đức tin Công Giáo và sau đó được các đồng nghiệp hướng dẫn, cô chia sẻ với tạp chí Padre de Todos của Giáo phận Getafe.
“Đó là một quá trình với nhiều giai đoạn, những khoảnh khắc nghi ngờ và những khoảnh khắc chắc chắn hơn”, cô nói. “Nhưng, từng chút một, Chúa đã dẫn dắt con đường của tôi và dẫn tôi đến đây”.
Khi được hỏi liệu cuộc sống của cô có thay đổi sau đó không, cô nói: “Theo mọi nghĩa. Cách tôi nhìn nhận mọi thứ, cách tôi đối mặt với cuộc sống, cách tôi liên hệ với người khác... Tôi đã tìm thấy sự bình yên và niềm vui mà trước đây tôi chưa từng có”.
Trong phán quyết mang tính bước ngoặt, tòa án tối cao Anh cho biết định nghĩa pháp lý về phụ nữ ám chỉ đến giới tính sinh học
Vũ Văn An
15:19 17/04/2025
Sam Tobin và Michael Holden của hãng tin Reuters, ngày 17 tháng 4 năm 2025, tường thuật: Tòa án tối cao Anh đã ra phán quyết vào thứ Tư rằng chỉ phụ nữ sinh học chứ không phải phụ nữ chuyển giới mới đáp ứng được định nghĩa về phụ nữ theo luật bình đẳng, một quyết định mang tính bước ngoặt được những người ủng hộ chuyển giới chào đón với sự lo ngại nhưng được chính phủ hoan nghênh vì mang lại sự rõ ràng.
Phán quyết được mong đợi từ lâu này tập trung vào việc liệu một phụ nữ chuyển giới có giấy chứng nhận công nhận giới tính (GRC), một văn bản chính thức công nhận hợp pháp giới tính mới của một người nào đó, có được bảo vệ khỏi sự phân biệt đối xử với tư cách là phụ nữ theo Đạo luật Bình đẳng của Anh hay không.
Quyết định này xác nhận rằng các dịch vụ dành cho phụ nữ đơn giới tính như nơi trú ẩn, khoa bệnh viện và thể thao có thể loại trừ phụ nữ chuyển giới, xóa bỏ sự mơ hồ về mặt pháp lý. Những người vận động cho người chuyển giới cho biết quyết định này có thể dẫn đến sự phân biệt đối xử, đặc biệt là về các vấn đề việc làm.
"Quyết định nhất trí của tòa án này là các thuật ngữ 'phụ nữ' và 'giới tính' trong Đạo luật Bình đẳng năm 2010 đề cập đến phụ nữ sinh học và giới tính sinh học", Phó Chủ tịch Tòa án Tối cao Patrick Hodge cho biết.
"Nhưng chúng tôi khuyên không nên coi phán quyết này là chiến thắng cho một hoặc nhiều nhóm trong xã hội của chúng ta với cái giá phải trả là sự hy sinh của nhóm khác - không phải vậy".
Quyền của người chuyển giới đã trở thành vấn đề chính trị cao độ ở Anh và các nơi khác trên thế giới. Một số nhà phê bình cho rằng phe bảo thủ cánh hữu đã sử dụng chính trị bản sắc để tấn công các nhóm thiểu số, trong khi những người khác lại cho rằng sự ủng hộ của phe tự do đối với người chuyển giới đã xâm phạm quyền của phụ nữ sinh học.
Tại Hoa Kỳ, các thách thức pháp lý đang diễn ra sau khi Tổng thống Donald Trump ban hành các sắc lệnh hành pháp bao gồm lệnh cấm người chuyển giới tham gia nghĩa vụ quân sự.
HƯỚNG DẪN CỦA SCOTLAND
Phán quyết hôm thứ Tư tại Anh diễn ra sau hành động pháp lý của một nhóm vận động, For Women Scotland (FWS), chống lại hướng dẫn do chính quyền Scotland phân cấp ban hành kèm theo luật năm 2018 được thiết kế để tăng tỷ lệ phụ nữ trong các ban quản lý khu vực công.
Hướng dẫn nêu rõ một phụ nữ chuyển giới có giấy chứng nhận công nhận giới tính về mặt pháp lý là phụ nữ. FWS, được các nhóm bảo vệ quyền của người đồng tính nữ hậu thuẫn, đã thua kiện tại tòa án Scotland, nhưng Tòa án Tối cao đã ra phán quyết có lợi cho họ.
"Hôm nay, các thẩm phán đã nói lên điều mà chúng tôi luôn tin là đúng: rằng phụ nữ được bảo vệ bởi giới tính sinh học của họ, rằng tình dục là có thật và rằng phụ nữ hiện có thể cảm thấy an toàn khi các dịch vụ và không gian dành riêng cho phụ nữ là dành cho phụ nữ", Susan Smith, đồng giám đốc của FWS, phát biểu trước những người ủng hộ đang reo hò bên ngoài tòa án.
Chính phủ Lao động Anh cho biết quyết định của Tòa án Tối cao sẽ mang lại sự sáng tỏ cho các bệnh viện, nơi trú ẩn và câu lạc bộ thể thao.
(Mục 1 trong 9: Người dân cầm biển báo tại Quảng trường Quốc hội ở London, Anh, ngày 16 tháng 4 năm 2025. REUTERS/Maja Smiejkowska)
[1/9]Người dân cầm biển báo tại Quảng trường Quốc hội ở London, Anh, ngày 16 tháng 4 năm 2025. REUTERS/Maja Smiejkowska Mua Quyền cấp phép, mở tab mới
"Các không gian dành cho một giới tính được pháp luật bảo vệ và sẽ luôn được chính phủ này bảo vệ", một phát ngôn viên của chính phủ cho biết.
Trong một ví dụ về tác động tiềm tàng của phán quyết, một tổ chức y tế của Scotland đang bị một y tá bị đình chỉ kiện vì phản ứng của cô ấy đối với một phụ nữ chuyển giới sử dụng phòng thay đồ dành cho phụ nữ cho biết họ đã ghi nhận phán quyết.
"Chúng tôi sẽ dành thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng phán quyết và những tác động của nó", một phát ngôn viên của NHS Fife cho biết.
Tác giả của Harry Potter, J.K. Rowling, người đã lên tiếng chỉ trích giới tính, là một trong những người hoan nghênh quyết định này.
"Phải cần đến ba người phụ nữ Scotland kiên cường, phi thường cùng với một đội quân hậu thuẫn để đưa vụ kiện này lên Tòa án Tối cao và khi giành chiến thắng, họ đã bảo vệ được quyền của phụ nữ và trẻ em gái trên khắp Vương quốc Anh", Rowling nói trên X.
Tòa án Tối cao cho biết những người chuyển giới - dù là phụ nữ chuyển giới hay nam giới chuyển giới - sẽ không bị bất lợi bởi quyết định của tòa vì Đạo luật Bình đẳng bảo vệ họ khỏi sự phân biệt đối xử hoặc quấy rối.
Những người vận động cho quyền của người chuyển giới cho biết phán quyết này có những tác động đáng lo ngại.
"Hôm nay là một ngày đầy thách thức và chúng tôi vô cùng lo ngại về những tác động có hại lan rộng của phán quyết hôm nay của Tòa án Tối cao", một nhóm các tổ chức LGBT+, bao gồm nhóm nổi tiếng Stonewall, cho biết trong một tuyên bố.
"Chúng ta cần dành thời gian để hiểu hết những tác động có hại của phán quyết này và hiểu điều này sẽ có ý nghĩa gì ở cả phương diện pháp lý và thực tế... điều quan trọng là phải nhắc nhở rằng Tòa án Tối cao đã tái khẳng định rằng Đạo luật Bình đẳng bảo vệ những người chuyển giới khỏi sự phân biệt đối xử".
Người phụ nữ chuyển giới và nhà vận động Ellie Gomersall cho biết đây là "một cuộc tấn công khác về quyền của người chuyển giới được sống cuộc sống của chúng ta trong hòa bình".
Các chuyên gia pháp lý cho biết phán quyết cho thấy luật bình đẳng có thể cần phải được cập nhật khẩn cấp để đảm bảo người chuyển giới được bảo vệ.
Phillip Pepper, đối tác việc làm tại công ty luật Shakespeare Martineau, cho biết phán quyết của tòa án có thể "tạo ra sự chia rẽ hơn nữa và gia tăng căng thẳng" trong ngắn hạn.
"Tuy nhiên, phán quyết sẽ mang lại sự rõ ràng lâu dài cho các doanh nghiệp vốn phải tự mình diễn giải luật mơ hồ, mâu thuẫn cho đến thời điểm này, do đó có khả năng gặp rắc rối", ông nói.
Chiến lược đúng đắn của Hoa Kỳ cho các cuộc đàm phán Nga-Ukraine
Vũ Văn An
15:34 17/04/2025
Chiến lược đúng đắn của Hoa Kỳ cho các cuộc đàm phán Nga-Ukraine
Áp lực của Hoa Kỳ có thể đưa cuộc chiến đến hồi kết có thể chấp nhận được như thế nào

Thomas Wright (*), trên Foreign Affairs, ngày 24 tháng 2 năm 2025, nhận định rằng: Ukraine có đòn bẩy đáng kể trong các cuộc đàm phán sắp tới với Nga—miễn là Hoa Kỳ ủng hộ Kyiv và áp dụng chiến lược đàm phán tạo ra tình thế tiến thoái lưỡng nan thực sự cho Moscow. Sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Ukraine đã bị đặt dấu hỏi trong những tuần gần đây sau một loạt bình luận của các quan chức chính quyền Trump đưa ra những nhượng bộ đơn phương cho Moscow và chỉ trích Ukraine. Các cuộc đàm phán song phương giữa Nga và Hoa Kỳ tại Riyadh đã làm gia tăng mối lo ngại ở Ukraine và Châu Âu. Nhưng những động thái này là một sự lựa chọn, không phải là một sự tất yếu. Một thỏa thuận tốt vẫn nằm trong tầm tay nếu Washington sẵn sàng theo đuổi nó.
Chính quyền Trump nên tham gia các cuộc đàm phán này với nhận thức rõ ràng về lợi ích của Hoa Kỳ, chẩn đoán đúng vấn đề cần giải quyết, xếp hạng ưu tiên các kết quả có thể xảy ra và chiến lược về cách thực hiện mục tiêu của mình. Nếu làm được như vậy, họ có thể đảm bảo một Ukraine tự do và độc lập với khả năng tự vệ và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Nếu Hoa Kỳ không giúp Ukraine khai thác lợi thế mà họ có vào đêm trước các cuộc đàm phán, họ sẽ trao cho Moscow một đường dây cứu sinh, mà họ sẽ không chỉ sử dụng trong nỗ lực thống trị Ukraine mà còn để gây tổn hại đến lợi ích của Hoa Kỳ trên hoàn cầu.
NGA DƯỚI ÁP LỰC
Trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Biden, nơi tôi giữ chức giám đốc cấp cao về hoạch định chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia, đã chuẩn bị cho Ukraine đàm phán vào năm 2025 bất kể ai thắng cử ở Hoa Kỳ năm 2024. Sau cuộc phản công không thành công năm 2023, chính quyền đã giúp Ukraine tạo ra ba hướng hành động làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh vô thời hạn của Moscow và do đó gây áp lực buộc nước này phải đàm phán nghiêm túc.
Một hướng là ủng hộ chiến lược tiêu hao không đối xứng. Theo Bộ Quốc phòng, thương vong của Nga là hơn 700,000 người kể từ khi chiến tranh bắt đầu và trung bình 1,500 người mỗi ngày. Những nỗ lực của Moscow nhằm mở ra một đường ống quân đội mới từ Triều Tiên dường như đã thất bại, vì số thương vong của Triều Tiên quá cao đến mức Bình Nhưỡng không gửi thêm nhiều quân nữa. Theo đó, nếu muốn tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang phải đối mặt với viễn cảnh phải ra lệnh huy động quân vào cuối năm nay, điều mà ông đã cố gắng tránh để bảo vệ người dân Nga bình thường khỏi thực tế và nỗi đau của mặt trận. Hướng thứ hai là hỗ trợ chiến dịch tấn công lâu dài của Ukraine, ban đầu thông qua việc ủng hộ chương trình máy bay không người lái trong nước và sau đó là cung cấp ATACMS tầm xa. Và hướng thứ ba là tăng cường các lệnh trừng phạt đối với Nga, bao gồm cả 50 ngân hàng và lĩnh vực năng lượng của nước này, nhằm làm phức tạp thêm khả năng tài trợ cho một cuộc chiến tranh lâu dài của Moscow; một tác động là lạm phát tăng đột biến ở Nga, vượt quá 9.5 phần trăm, với lãi suất trên 21 phần trăm, vào cuối năm 2024.
Hoa Kỳ cũng đã gửi đủ đạn pháo, tên lửa, phòng không và xe chiến đấu để đưa Ukraine vào vị thế chiến đấu đến năm 2025. Khoản vay 50 tỷ đô la của đồng minh, tận dụng các tài sản có chủ quyền của Nga bị đóng băng, đã mang lại cho Ukraine một đường dây cứu sinh tài chính. Kết quả là Nga bị mắc kẹt. Moscow vẫn tìm cách thống trị Ukraine, nhưng họ chỉ giành được một phần lãnh thổ ở miền đông Ukraine với rất ít triển vọng đạt được lợi ích to lớn. Họ đã không thể khiến Ukraine sụp đổ thông qua các cuộc tấn công năng lượng trong mùa đông. Họ vẫn chưa giành lại được toàn bộ lãnh thổ của Nga do Ukraine chiếm giữ ở Kursk, hơn sáu tháng sau cuộc xâm lược của Ukraine. Và tất cả những điều này đã trở nên phức tạp hơn do sự sụp đổ của đồng minh của Nga là Bashar al-Assad ở Syria và khả năng chấm dứt sự hiện diện quân sự của họ tại đó.
LÝ DO VÌ SAO UKRAINE QUAN TRỌNG
Có một số nhà quan sát và nhà hoạch định chính sách, bao gồm cả chính quyền Trump, tin rằng kết quả của cuộc chiến ở Ukraine không quan trọng đối với Hoa Kỳ và an ninh châu Âu đã làm sao nhãng thách thức chiến lược chính của Hoa Kỳ là chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngay cả khi người ta xem xét lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ thông qua lăng kính “Nước Mỹ trên hết” và thấy ít giá trị trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ hoặc củng cố NATO, Hoa Kỳ có ít nhất bốn lợi ích cốt lõi trong việc ngăn chặn Nga giành chiến thắng ở Ukraine và đảm bảo một Ukraine tự do và có chủ quyền.
Đầu tiên, kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Nga đã tăng cường đáng kể sự hợp tác với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran. Nước này đã nhận được sự hỗ trợ quan trọng từ mỗi bên— bao gồm các công cụ máy móc, vi điện tử và quan hệ đối tác sản xuất chung để giúp tái thiết quân đội từ Trung Quốc; tên lửa và máy bay không người lái từ Iran; và pháo binh và binh lính từ Triều Tiên. Đổi lại, Điện Kremlin đã cung cấp hỗ trợ quân sự và công nghệ chưa từng có cho mỗi bên, vượt xa những gì họ từng cân nhắc trước đây. Sự hợp tác này là lâu dài và gây ra mối đe dọa thực sự đối với lợi ích của Hoa Kỳ. Nếu Nga thắng thế ở Ukraine, đó cũng sẽ là chiến thắng cho mỗi trong ba đối tác của mình, nếu không có họ, Moscow đã thua. Sự liên kết này của các đối thủ và đối thủ của Hoa Kỳ sẽ sâu sắc hơn, vì các đối tác của Nga nhận được sự đền đáp xứng đáng. Không có triển vọng nào về một thỏa thuận hòa bình gây chia rẽ giữa Nga và Trung Quốc—mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo của họ quá bền chặt. Trung Quốc, nói riêng, sẽ được khuyến khích bởi chiến thắng của Nga và có thể đưa ra kết luận về thiện chí của Hoa Kỳ trong việc gắn bó với một đối tác bất chấp mọi khó khăn.
Thứ hai, sự tồn tại của một Ukraine tự do và độc lập sẽ có lợi cho Hoa Kỳ. Quân đội Ukraine sẽ nổi lên sau chiến tranh với tư cách là lực lượng lớn thứ ba của châu Âu, sau Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Nước này đã đi tiên phong trong các phát triển công nghệ tiên tiến, đặc biệt là về chiến tranh máy bay không người lái và ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào chiến tranh. Nước này sẽ chia sẻ công nghệ này với Hoa Kỳ và giúp châu Âu tái thiết cơ sở công nghiệp quốc phòng của mình. Hoa Kỳ đã học được rất nhiều điều về tương lai của chiến tranh từ Ukraine. Ukraine có khả năng trở thành đồng minh mạnh mẽ và đáng tin cậy của Hoa Kỳ ở các khu vực khác trên thế giới, bao gồm cả Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nơi nước này có thể tư vấn và củng cố các đồng minh của Hoa Kỳ.
Thứ ba, chiến thắng của Nga ở Ukraine sẽ làm tăng đáng kể mối đe dọa đối với một số quốc gia châu Âu ủng hộ Mỹ và chi một tỷ lệ phần trăm GDP cao cho quốc phòng. Những quốc gia này bao gồm Lithuania, quốc gia đã cam kết chi hơn 5 phần trăm GDP cho quốc phòng trong hai năm tới; Ba Lan, quốc gia đang trên đà đạt được 4.7 phần trăm; Latvia, quốc gia đạt 3.45 phần trăm; và Estonia, quốc gia đạt 3.2 phần trăm. Các nước Tây Âu sẽ không có đủ năng lực để ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong nhiều năm, ngay cả khi họ ngay lập tức tăng chi tiêu quốc phòng, và họ cũng có khả năng thiếu ý chí. Hoa Kỳ không nên từ bỏ cam kết liên minh với các quốc gia có chủ quyền đang làm mọi thứ mà Washington yêu cầu vì những quốc gia khác ở Tây Âu không làm nhiều hơn.
Cuối cùng, và có lẽ quan trọng nhất, Hoa Kỳ có lợi ích trong một châu Âu ổn định và hòa bình. Châu Âu là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hoa Kỳ, đồng thời là đồng minh chủ chốt có chung quan điểm với Hoa Kỳ về các vấn đề cốt lõi trong chính trị thế giới. Nếu đàm phán diễn ra không như mong đợi và dẫn đến chiến thắng của Nga, điều này sẽ tạo ra một hố đen địa chính trị ở châu Âu—một hố đen không thể tách biệt hoàn toàn khỏi phần còn lại của thế giới. Điều này có thể bao gồm việc gieo mầm cho các cuộc xung đột trong tương lai có thể lan rộng ra ngoài Ukraine, làm suy yếu các quốc gia thân Mỹ ở châu Âu và tạo cơ hội cho Nga thể hiện sức mạnh trên toàn cầu theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Hoa Kỳ, bao gồm cả ở Trung Đông, Châu Phi và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
NHỮNG ĐƯỜNG RANH ĐỎ
Vấn đề chính cần giải quyết trong các cuộc đàm phán là Nga muốn một Ukraine trung lập và suy yếu, trong khi Ukraine muốn có đủ năng lực và sự đảm bảo an ninh để có thể ngăn chặn và phòng thủ trước bất cứ cuộc tấn công nào trong tương lai.
Trong bài phát biểu trước Bộ Ngoại giao của mình vào tháng 6 năm 2024, Putin đã nêu rõ lập trường cứng rắn rằng "Ukraine nên áp dụng quy chế trung lập, không liên kết, không có vũ khí hạt nhân và trải qua quá trình phi quân sự hóa và phi phát xít hóa" và yêu cầu Ukraine nhượng lại toàn bộ các tỉnh Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhzhia. Trong một số cuộc phỏng vấn kể từ đó, ông đã khẳng định lập trường đó và mô tả Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky là nhà lãnh đạo bất hợp pháp của Ukraine, không có thẩm quyền ký hiệp ước chấm dứt chiến tranh. Putin cũng yêu cầu giới hạn nghiêm ngặt về quy mô và phạm vi của quân đội Ukraine, bao gồm lệnh cấm vũ khí "tấn công", quyền phủ quyết hiệu quả của Nga đối với bất cứ bảo đảm an ninh quốc tế nào được cung cấp cho Ukraine và bảo đảm an ninh của phương Tây đối với Nga.
Một kết quả như vậy sẽ (và nên) hoàn toàn không thể chấp nhận được đối với Ukraine và các đối tác của nước này. Không có nhà lãnh đạo Ukraine nào có thể chấp nhận thay đổi chế độ và giới hạn lớn đối với khả năng tự vệ của mình. Kyiv cần một số thỏa thuận có thể ngăn cản Nga tiếp tục chiến tranh vào thời điểm mà họ lựa chọn. Quan điểm chính thức của chính phủ Ukraine là họ muốn toàn bộ lãnh thổ có chủ quyền của Ukraine, bao gồm cả Crimea, trở lại, cũng như tư cách thành viên NATO, để Nga không thể tấn công lại mà không gây ra một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Ukraine sẽ sẵn sàng chấp nhận đóng băng đường ranh giới lãnh thổ nếu điều đó xảy ra mà không có sự công nhận hợp pháp về lợi ích của Nga và nếu các đồng minh ủng hộ quyền của Ukraine giành lại lãnh thổ bằng các biện pháp phi quân sự. Quan trọng nhất đối với người Ukraine, họ sẽ được đền bù bằng các đảm bảo an ninh vững chắc cho phần còn lại của đất nước và bằng lời cam kết hội nhập chính trị và kinh tế vào phương Tây.
Theo đó, nhiệm vụ của Hoa Kỳ và các đồng minh phải rõ ràng: làm việc với Kyiv để đạt được kết quả là một Ukraine tự do và độc lập với khả năng tự vệ và ngăn chặn một cuộc tấn công trong tương lai, sau đó thuyết phục Putin chấp nhận.
HÃY NÓI CHO TÔI BIẾT ĐIỀU NÀY KẾT THÚC NHƯ THẾ NÀO
Các bên khác nhau trong các cuộc đàm phán đã đưa ra bốn trạng thái kết thúc riêng biệt, mỗi trạng thái có luận lý và ý nghĩa riêng, không phải tất cả đều được hiểu đúng. Đầu tiên là tư cách thành viên NATO của Ukraine, điều này sẽ cung cấp cho Kyiv sự đảm bảo an ninh theo Điều 5. Mặc dù ngôn ngữ cụ thể có phần mơ hồ, nhưng Điều 5 thường được Hoa Kỳ (và các thành viên NATO khác) diễn giải là một cam kết vững chắc can thiệp trực tiếp thay mặt cho một đồng minh. Với cam kết như vậy, người Ukraine tin rằng Nga sẽ ít có khả năng tấn công lại hơn, vì khả năng làm như vậy sẽ dẫn đến chiến tranh với Hoa Kỳ. Có thể áp dụng hai biến thể tư cách thành viên trong trường hợp này. Theo mô hình Tây Đức, Kyiv sẽ gia nhập NATO với sự hiểu biết rằng Điều 5 chỉ áp dụng cho lãnh thổ do nước này kiểm soát và cam kết không sử dụng vũ lực để chiếm lại các lãnh thổ do Nga chiếm đóng. Theo mô hình Na Uy (dựa trên cách tiếp cận tư cách thành viên của quốc gia đó khi NATO được thành lập vào năm 1949), nước này sẽ đồng ý tự áp đặt các giới hạn đối với các căn cứ, quân đội, tàu hải quân và thiết bị nước ngoài có mặt trong nước - nói cách khác, phân biệt giữa Ukraine trong NATO và NATO trong Ukraine.
Trạng thái thứ hai là cái được gọi là mô hình Israel, với việc Washington cung cấp đủ hỗ trợ quân sự và tình báo để cho phép Ukraine ngăn chặn và nếu cần thiết, đánh bại các lực lượng Nga mà không cần sự can thiệp trực tiếp của các quốc gia khác. Trong trường hợp của Israel, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dựa trên nhiều biên bản ghi nhớ nhằm mục đích cung cấp cho nước này lợi thế quân sự về chất lượng (lợi thế quân sự về công nghệ so với các nước láng giềng). Điều này sẽ không áp dụng trong trường hợp của Ukraine, nhưng Hoa Kỳ có thể hướng đến mục tiêu cung cấp cho nước này khả năng phòng thủ và răn đe đáng tin cậy, như Thỏa thuận an ninh song phương Hoa Kỳ-Ukraine năm 2024 đã nêu. Đây sẽ không chỉ là thứ đôi khi được gọi là "chiến lược nhím", ngụ ý một vị thế hoàn toàn phòng thủ. Nó sẽ cung cấp cho Ukraine khả năng sử dụng tên lửa tầm xa, chẳng hạn như ATACMS và JASSM, để tấn công bên trong nước Nga và những nơi khác trong trường hợp Nga xâm lược một lần nữa.
Trên thực tế, mô hình Israel sẽ yêu cầu Hoa Kỳ và các đồng minh cam kết giúp Ukraine xây dựng một lực lượng bao gồm phòng không nhiều lớp, một lực lượng không quân bao gồm một số lượng lớn máy bay F-16, kho dự trữ 155 loại đạn dược và tên lửa tầm trung như GMLR, một lực lượng được đào tạo có khả năng hoạt động vũ trang kết hợp, phòng thủ mạnh mẽ dọc theo tuyến kiểm soát, tên lửa tầm xa và cơ sở công nghiệp quốc phòng kiên cường và tiên tiến để sản xuất càng nhiều càng tốt trong nước. Hoa Kỳ cũng có thể hứa sẽ cung cấp hỗ trợ gián tiếp cho Ukraine nếu nước này bị tấn công lần nữa, tương tự như những gì Hoa Kỳ đã hỗ trợ trong ba năm qua, ngoại trừ việc không có hạn chế nào đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của Hoa Kỳ.
Một trạng thái thứ ba sẽ tập trung vào sự đảm bảo an ninh của châu Âu. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, Mike Waltz, gần đây đã nói với NBC rằng vấn đề đảm bảo an ninh "hoàn toàn thuộc về người châu Âu", đặt ra câu hỏi liệu các nước châu Âu có thể gửi quân đến Ukraine sau chiến tranh hay không. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ mục đích của việc triển khai như vậy là gì. Liệu quân đội có đóng vai trò là lực lượng bẫy để ngăn chặn một cuộc xâm lược của Nga trong tương lai không? Trong trường hợp đó, các quốc gia châu Âu sẽ có chiến tranh với Nga. Họ có ở đó để huấn luyện lực lượng Ukraine và giúp phục hồi, nhưng không phải là lực lượng răn đe? Trong trường hợp đó, họ sẽ phải rời đi ngay khi có khả năng xảy ra một cuộc xâm lược mới. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Pete Hegseth đã nói rõ rằng nếu quân đội châu Âu đến Ukraine, họ sẽ hoạt động mà không có sự bảo đảm của Hoa Kỳ. Một số người châu Âu lo ngại rằng điều này sẽ tạo cơ hội cho Putin tạo ra sự chia rẽ giữa Hoa Kỳ và châu Âu—nếu ông nhắm vào quân đội châu Âu, các thành viên châu Âu của NATO sẽ có chiến tranh với Nga mà không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Về phần mình, Zelensky đã nhấn mạnh rằng "bảo đảm an ninh mà không có Hoa Kỳ không phải là bảo đảm an ninh thực sự".
Trạng thái thứ tư sẽ phụ thuộc vào sự trung lập của Ukraine, một yêu cầu mà Nga có thể sẽ bắt đầu với bất cứ cuộc đàm phán nào, dựa trên các cuộc thảo luận tại Istanbul vào năm 2022. Câu hỏi chính sẽ là điều gì sẽ xảy ra nếu sự trung lập bị vi phạm. Ở đây, điều đáng xem xét là lỏng lẻo tại các cuộc đàm phán ở Istanbul: Moscow đề xuất rằng Ukraine sẽ không tham gia bất cứ liên minh nào, rằng quy mô quân đội của nước này sẽ bị hạn chế và an ninh sẽ được đảm bảo bởi một nhóm các quốc gia cam kết hỗ trợ Ukraine trong trường hợp bị tấn công. Nhưng điều khoản này được xây dựng để trao cho Nga quyền phủ quyết hiệu quả—nói cách khác, không có cơ chế thực thi nào.
Các cách tiếp cận khác đối với sự trung lập cũng sẽ không hiệu quả. Trong trường hợp của Phần Lan, sau Thế chiến II, Liên Xô đã có thể can thiệp vào cả chính sách đối ngoại và đối nội, thực hiện quyền kiểm soát đáng kể trong nhiều thập niên. Đối với Áo trong Chiến tranh Lạnh, sự trung lập phần lớn được tôn trọng, nhưng chủ yếu là vì một hành vi vi phạm của Liên Xô sẽ xảy ra trong bối cảnh xâm lược Tây Âu, gây ra phản ứng lớn của Hoa Kỳ trong mọi trường hợp. Và Bỉ, được cho là đóng vai trò là vùng đệm trung lập mà không có sự hỗ trợ từ các cường quốc khác, đã bị xâm lược trong cả Thế chiến I và Thế chiến II.
NHỮNG THẾ LƯỠNG NAN CỦA KREMLIN
Khi tiếp cận các trạng thái kết thúc có thể này, chiến lược của Hoa Kỳ nên tạo ra một thế tiến thoái lưỡng nan cho Nga về loại Ukraine mà nước này có thể phải đối mặt. Chính quyền Trump đã có quan điểm rất khác, nhưng Washington có thể và nên loại trừ hoàn toàn việc vô hiệu hóa Ukraine hoặc trung lập chính thức, và thay vào đó đưa ra ba lựa chọn: mô hình Na Uy về tư cách thành viên NATO, mô hình Israel và bảo đảm an ninh châu Âu.
Mỗi lựa chọn này đều có nhược điểm đáng kể đối với Nga. Có một lập luận hợp lý rằng mô hình Na Uy về tư cách thành viên NATO có thể dễ chấp nhận hơn đối với Moscow so với mô hình Israel hoặc quân đội châu Âu, đặc biệt là nếu nó mở ra khả năng thảo luận rộng hơn về một số giới hạn đối với vũ khí tấn công của Ukraine và về kiến trúc châu Âu. Đây là những điều mà thông thường sẽ bị Ukraine và các đồng minh bác bỏ nhưng có thể được liên minh thảo luận và xem xét trong trường hợp Nga chấp nhận tư cách thành viên NATO của Ukraine. Hơn nữa, theo mô hình Na Uy, sẽ không có quân đội NATO ở Ukraine và chính phủ của nước này sẽ bị các đồng minh kiềm chế phần nào.
Ngược lại, mô hình Israel sẽ có nghĩa là một Ukraine được trang bị vũ khí hạng nặng và không an toàn, phải tự bảo vệ mình và do đó dễ có xu hướng tự vệ trước và hành động động lực đơn phương dưới hình thức phá hoại, hành động bí mật và ám sát. Việc tăng cường hỗ trợ gián tiếp có nghĩa là nếu Nga xâm lược một lần nữa, Hoa Kỳ sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự và tình báo cho Ukraine, như đã làm trong ba năm qua, nhưng không có hạn chế nào đối với việc sử dụng vũ khí của đồng minh bên trong nước Nga.
Sự hiện diện của quân đội châu Âu có nghĩa là, ngoài việc tái vũ trang Ukraine, Nga sẽ phải đối phó với các lực lượng của quốc gia thành viên NATO gần biên giới của mình hơn với khả năng giám sát các hoạt động di chuyển quân đội và huấn luyện lực lượng Ukraine trong nước. Điện Kremlin có thể cảm thấy thoải mái khi biết rằng châu Âu chưa sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ này, nhưng chắc chắn họ sẽ lo lắng rằng một chính quyền Hoa Kỳ trong tương lai sẽ cung cấp cho những đội quân này sự đảm bảo an ninh.
Washington có thể và nên loại trừ sự trung lập chính thức đối với Ukraine.
Mục tiêu trong một cuộc đàm phán là buộc Nga phải đối mặt với những tình thế tiến thoái lưỡng nan mà họ phải đối mặt và thử thách giới hạn mà họ có thể chịu đựng được. Nga có thể sẽ từ chối mô hình Na Uy, nhưng khi đó Hoa Kỳ có thể chuyển sang mô hình Israel—tốt hơn là triển khai quân đội châu Âu mà chính người châu Âu chưa sẵn sàng thực hiện hiệu quả. Tóm lại, mặc dù Kế hoạch A nên là mô hình Na Uy, nhưng mô hình Israel sẽ là phương án dự phòng như Kế hoạch B.
Tất nhiên, Nga có thể từ chối mô hình Israel, cũng như NATO và sự bảo đảm của châu Âu, và bám sát các mục tiêu tối đa của mình. Đó là lý do tại sao Hoa Kỳ nên tiếp tục hỗ trợ Ukraine và duy trì áp lực lên Nga, đặc biệt là thông qua sự hao mòn không đối xứng, điều này sẽ khiến Nga khó có thể tiến hành một cuộc chiến tranh lâu dài. Chính quyền Trump sẽ miễn cưỡng yêu cầu Quốc hội hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine, mặc dù việc làm như vậy sẽ gửi một tín hiệu quan trọng tới Moscow. Trong khi đó, các đề xuất rằng các chính phủ châu Âu mua vũ khí của Hoa Kỳ cho Ukraine sẽ phải đối mặt với sự phản đối tại Lầu Năm Góc do lượng hàng tồn kho của Hoa Kỳ đang ở mức thấp và do nhu cầu từ các khu vực khác. Một cách để khắc phục cả hai vấn đề này là thông qua luật tài trợ cho sản xuất đạn dược nói chung, gửi tín hiệu rằng ngành công nghiệp quốc phòng nên tăng cường sản xuất - cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Trung Đông cũng như cho châu Âu. Một số sản lượng này sau đó có thể được Hoa Kỳ cung cấp để đổi lấy một thỏa thuận về quyền tiếp cận các khoáng sản quan trọng hoặc được mua cho Ukraine, được các chính phủ châu Âu tài trợ bằng cách sử dụng các tài sản bị đóng băng của Nga.
Về phần mình, Nga có thể sẽ yêu cầu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt và trả lại 300 tỷ đô la tài sản có chủ quyền bị đóng băng. Những yêu cầu này phần lớn sẽ bị từ chối, với phần lớn các lệnh trừng phạt vẫn được áp dụng miễn là Nga bất hợp pháp chiếm đóng lãnh thổ Ukraine. (Các lệnh trừng phạt có lợi ích bổ sung là cản trở mối quan hệ kinh tế sâu sắc hơn giữa Nga và Trung Quốc.) Nếu chính quyền Trump khăng khăng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt, ít nhất họ cũng nên duy trì các lệnh trừng phạt cản trở quá trình hiện đại hóa quân sự của Nga, chẳng hạn như đối với vi điện tử. Các tài sản có chủ quyền nên được chuyển cho Ukraine thay vì bồi thường, để được sử dụng cho mục đích tái thiết và xây dựng lại quân đội của nước này. Điều này không cần phải được người Nga đồng ý; các quốc gia châu Âu có quyền thực hiện động thái đơn phương, vì phần lớn tài sản bị đóng băng vẫn ở đó.
ĐỦ TỐT
Nếu ủng hộ Ukraine trong các cuộc đàm phán và sử dụng đòn bẩy có sẵn, chính quyền Trump có thể đảm bảo mô hình Israel cho Ukraine—xây dựng một lực lượng tương lai hùng mạnh có khả năng tấn công lãnh thổ Nga nếu bị tấn công, được hỗ trợ bởi lời hứa hỗ trợ gián tiếp của Hoa Kỳ trong trường hợp xảy ra chiến tranh mới. Thỏa thuận này sẽ không hoàn hảo, vì nó khiến Ukraine không có sự đảm bảo an ninh bên ngoài. Mặc dù có thể có một con đường dẫn đến NATO, theo mô hình Na Uy, dưới một chính quyền Dân chủ, nhưng kết quả như vậy rõ ràng là không thể chấp nhận được đối với Trump. (Nó vẫn có thể được một chính quyền Hoa Kỳ khác tiếp nhận trong tương lai.) Mô hình Israel cung cấp một con đường khả thi để có một Ukraine tự do và độc lập với khả năng tự vệ và ngăn chặn các cuộc tấn công trong tương lai. Và theo thời gian, nó có thể đóng vai trò là bước đệm cho một nền hòa bình bền vững và công bằng hơn.
(*) THOMAS WRIGHT là Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm An ninh, Chiến lược và Công nghệ Strobe Talbott thuộc Viện Brookings. Ông từng là Giám đốc cấp cao về Kế hoạch chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia trong chính quyền Biden.
Bài giảng của Đức Thượng Phụ Latinh Giêrusalem trong thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh sớm nhất trên thế giới
J.B. Đặng Minh An dịch
16:12 17/04/2025
Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng Phụ Công Giáo Latinh của Giêrusalem, đã cử hành thánh lễ Tiệc Ly Thứ Năm Tuần Thánh tại đền thờ Mộ Chúa vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Năm, 17 Tháng Tư. Đó là thánh lễ Tiệc Ly sớm nhất trên thế giới trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y nói:
các giám mục, linh mục, chủng sinh, nam nữ tu sĩ, tín hữu và người hành hương thân mến,
Xin Chúa ban bình an cho anh chị em!
Hôm nay chúng ta tụ họp để tưởng niệm hằng năm Lễ Vượt Qua của Chúa Kitô, ngay tại đây, nơi lễ này đã được hoàn thành. Trong các mầu nhiệm của Thứ Năm Tuần Thánh mà chúng ta cử hành, lễ này giống như một sự mong đợi và một bản tóm tắt. Ở đây, chúng ta được mạc khải ước muốn sâu xa nhất của Chúa Giêsu, cũng như ý định đã truyền cảm hứng cho Người trong những ngày chịu khổ nạn, và cách thức Người hiện diện trên cõi đời này để cứu rỗi thế gian.
Trong khả năng có thể, tôi muốn anh chị em cùng tôi đặt mình vào trường học của Người, trường học của Phòng Tiệc Ly, để học từ Chúa Giêsu phong cách của người môn đệ, để cố gắng trở thành những khí cụ cứu rỗi trong thế giới này của chúng ta,. Trên thực tế, tôi tin rằng sứ mệnh của Giáo hội và các thành viên của Giáo hội, mặc dù có sự đa dạng về các thừa tác vụ và đặc sủng, về cơ bản là một và giống nhau: đó là đóng góp, với ân sủng của Chúa Thánh Thần, vào cuộc gặp gỡ cứu rỗi của nhân loại trong Lễ Vượt Qua của Chúa Kitô. Thật vậy, bí tích rửa tội và truyền chức đã làm cho chúng ta trở thành những người cộng tác với Thiên Chúa.
Điều đầu tiên người ta học được trong Phòng Tiệc Ly là sự nhận thức. Trong các tường thuật về Cuộc Khổ Nạn, điều đáng chú ý là “Chúa Giêsu biết...” (x. Ga 13:3; 18:4; 19:28). Chúa không bị phân tâm, Người không bối rối, Người không bị cuốn vào một cái nhìn hời hợt hoặc không đầy đủ về các sự kiện. Người biết tội lỗi của dân chúng, Người nhận ra giờ đen tối, Người biết về nỗi sợ hãi và sự yếu đuối của các môn đệ. Nhưng Người cũng biết rằng Chúa Cha ở cùng Người; Người không quên Vương quốc; Người không cam chịu điều không thể tránh khỏi. Người sống giờ của mình với niềm hy vọng lớn lao, không phải là sự lạc quan ngây thơ, mà là một niềm tin sâu sắc rằng bóng tối không thể đánh bại được ánh sáng.
Ở đây tôi ước chúng ta có thể sống hiện tại của mình, vốn rất đen tối và phức tạp, theo cách này. Cái ác mà chúng ta đang trải qua là có thật, nỗi đau của người dân chúng ta là sâu sắc, sự bất công đang áp bức chúng ta là nặng nề. Và chúng ta không được sợ thừa nhận và tố cáo nó. Nhưng chúng ta biết với Chúa Giêsu rằng đây không phải là những lời cuối cùng về lịch sử và cuộc sống. Trong năm thánh hy vọng này, chúng ta nhận ra với sự chắc chắn mới rằng Thiên Chúa ở cùng chúng ta và mở ra trong sa mạc những con đường bí ẩn đến Vương quốc sắp đến. Tôi cầu xin Chúa cho chính tôi và cho anh chị em, rằng dầu của những người dự tòng sẽ đánh thức khả năng tiên tri này trong Giáo hội của chúng ta. Đó không phải là việc đoán tương lai hay định hướng bản thân theo những dự đoán của thế giới, vì những dự đoán này thường bị chứng minh là sai lầm. Đó là việc đứng trong thực tế với “nhiều hơn” những tầm nhìn đến với chúng ta từ sự tin tưởng vào Thiên Chúa và từ hy vọng vào Vương quốc của Người.
Điều thứ hai chúng ta học được trong Phòng Tiệc Ly là đứng lên, và quyết định: “Đức Giêsu biết rằng: Chúa Cha đã giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa” (Ga 13:3). Sự hiểu biết này về Ngài sẽ truyền cảm hứng cho những quyết định mà Ngài sẽ đưa ra vào đêm bi thảm và đau đớn nhất trong cuộc đời trần thế của Ngài.
Đêm đó, Người quyết định rửa chân cho các môn đệ, thiết lập Bí tích Thánh Thể, chọn các Tông đồ làm bạn. Nói cách khác, Người quyết định mở ra một con đường đến tương lai và thực hiện điều đó, nhờ vào hành động cho đi sâu sắc hơn. Vào buổi tối hôm đó, Thầy thiết lập một liên minh mới, không còn bao gồm việc tuân thủ luật lệ đơn thuần, mà là “nhiều hơn” cho tình yêu tự hiến.
Thời đại này của chúng ta đang đói. Thánh Địa của chúng ta đang đói. Ở một số nơi trên đất nước chúng ta, thậm chí còn đói theo đúng nghĩa đen của từ này. Đất nước không chỉ bị tước đoạt phẩm giá mà còn bị tước đoạt cả bánh mì hằng ngày, bánh mì trần gian. Nhưng hơn thế nữa, chúng ta đang đói bánh mì mà Chúa Giêsu ban cho chúng ta ngày hôm nay, chính là Ngài, Đấng đã hiến mình để cứu chuộc chúng ta. Có lẽ chúng ta mệt mỏi và kiệt sức hơn bao giờ hết ngày hôm nay, thậm chí có thể thất vọng và tổn thương vì quá nhiều đau khổ và bạo lực, không thể tự tin hướng về phía trước. Nhưng liệu bánh mì trần gian, công lý của con người, logic của quyền lực, của ngày hôm qua và hôm nay, có bao giờ thỏa mãn được cơn đói tự do, công lý và phẩm giá của chúng ta không? Đó không phải là điều mà hy vọng của chúng ta dựa vào.
Chúng ta tin, và hôm nay trong phụng vụ long trọng này, chúng ta khẳng định một lần nữa rằng chúng ta muốn xây dựng cuộc sống của mình trên nền tảng là Chúa Kitô, và biến lời mời gọi hãy theo Người thành của chúng ta, biến thái độ tương tự của Người thành của chúng ta (x. Phil 2:5; 1 Pr 4:1). Bánh trần gian không đủ cho chúng ta, chúng ta cần bánh sự sống để nó đổi mới trong chúng ta nỗi khao khát sự sống, mang lại cho chúng ta niềm vui để tiếp tục phục vụ, để cống hiến, để trao ban cuộc sống của chúng ta với tình yêu và không sợ hãi. Chúng ta đói khát công lý, điều đó là sự thật. Nhưng không phải công lý của con người, là thứ luôn thiếu thốn, thứ luôn làm chúng ta thất vọng, và thứ sẽ luôn khiến chúng ta đói. Chúng ta khao khát công lý tuôn chảy từ trái tim Chúa Giêsu, từ sự tự hiến của Người trên thập giá, chúng ta cần “nhiều hơn” tình yêu và sự tha thứ. Vì chính trong trái tim của Chúa Giêsu chịu đóng đinh, công lý và sự tha thứ gặp gỡ và ôm lấy nhau. Không phải trong sự vâng phục con người, nhưng trong sự tin tưởng vâng phục Thiên Chúa Cha, thậm chí đến mức chịu chết trên thập giá, mà Chúa Giêsu bảo tồn và ban cho chúng ta sự tự do đích thực, sự tự do của con cái Thiên Chúa. Chỉ với công lý, chỉ với sự lên án, người ta vẫn mắc kẹt trong quá khứ và không xây dựng tương lai. Chỉ có tình yêu mới xây dựng được.
Giống như trong trường hợp của Chúa Giêsu, công lý thần thánh này cần những con người ngày nay, sẵn sàng trả giá bằng chính mình. Nó cần trái tim chúng ta, sự tự hiến của chúng ta, khả năng mất tất cả, thậm chí cả mạng sống của chúng ta, để thế giới có thể biết đến sự sống đích thực, gặp gỡ công lý và tình yêu đích thực, thoát khỏi logic của con người và quyền lực, vốn chỉ có nguồn gốc từ Thiên Chúa.
Vì vậy, tôi cầu xin Chúa rằng dầu thánh biến chúng ta thành con người của giao ước mới và biến chúng ta, những thừa tác viên được truyền chức, thành những người phục vụ cho tình yêu lớn hơn, có thể tạo nên trong chúng ta khả năng mới để yêu thương và phục vụ, để cho đi và tha thứ, để vun trồng sa mạc và làm cho công lý của Vương quốc thực sự phát triển mạnh mẽ.
Điều thứ ba chúng ta học được trong Phòng Tiệc Ly là an ủi. Chúa Giêsu quyết định tối hôm đó không khiển trách hay tự vệ, nhưng đồng hành và an ủi các môn đệ của Người. Sự an ủi mà Chúa ban cho các môn đệ chắc chắn không phải là một cái vỗ nhẹ vào lưng. Người hứa ban cho họ Thánh Thần. Nghĩa là Người bảo đảm với họ rằng Người sẽ luôn ở đó. Sự lăng mạ và bất công, sự phản bội và bỏ rơi sẽ không phá hủy tình bạn của Người. An ủi có nghĩa là quyết định ở lại với nhau bất chấp mọi thứ. Sự phục sinh không gì khác hơn là quyết định chiến thắng cuối cùng này. Niềm vui của lễ Phục sinh không phải là cái kết có hậu của những câu chuyện cổ tích mà là lòng trung thành của tình yêu, bền bỉ và do đó chiến thắng cái ác và cái chết. Các bí tích mà chúng ta cử hành và lãnh nhận khiến chúng ta trở thành người phục vụ cho sự an ủi này. Đối với tôi cũng vậy, trong những năm tháng đau khổ này, mọi người đã cầu xin tình cảm, sự gần gũi và tình bạn hơn bất cứ điều gì khác. Tôi gần như có cảm giác rằng những người đang đau khổ không chỉ cần bánh mì, mà còn cần tình yêu. Thời gian này đòi hỏi chúng ta một khả năng mới để gần gũi.
Vì vậy, tôi cầu xin Chúa cho tôi và cho anh chị em, để dầu bệnh nhân có thể xoa dịu vết thương của chúng ta, giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi về cái ác và cái chết, và khuyến khích chúng ta sát cánh cùng người dân và vùng đất này với lòng trung thành mạnh mẽ hơn mọi khó khăn.
Anh chị em thân mến, chúng ta hãy đến trường tiệc ly. Chúng ta hãy học và cầu xin Chúa ban cho chúng ta “nhiều hơn” những lời tiên tri, ơn huệ và chứng tá có thể mang lại hy vọng cho Giáo hội và nhân loại. Xin cho thân thể được hiến dâng và máu đổ ra của Đấng Cứu Độ chúng ta làm cho chúng ta có khả năng luôn sống và hành động trong tình yêu chiến thắng sự chết và tồn tại mãi mãi.
Vì vậy, chúng ta đừng để nỗi sợ hãi và sự cam chịu làm chậm lại hoặc ngăn chặn tiến trình của Tin Mừng tại đất nước chúng ta! Chúng ta hãy tiếp tục phân phát bánh sự sống cho mọi người với niềm vui! Chúng ta hãy kiên trì xây dựng các mối quan hệ huynh đệ và mối dây hiệp thông với nhau và với tất cả mọi người! Không có đêm nào mà tình yêu không thể soi sáng, không có thất bại nào mà thập giá không thể biến đổi, không có vết thương nào mà lễ Phục sinh không thể biến đổi! Như thánh tông đồ đã nói: “Lời này đáng tin cậy: Nếu chúng ta đã chết với Người, chúng ta cũng sẽ sống với Người; nếu chúng ta bền đỗ, chúng ta cũng sẽ thống trị với Người” (2Tim 2, 11-12), và nhờ ân sủng và đức tin nơi Người, những gì ngày nay đối với chúng ta dường như là dấu hiệu của sự kết thúc sẽ trở thành một lời tiên tri về những khởi đầu mới!
Chúc mừng lễ Phục sinh, trong đức tin tin tưởng tất cả, trong đức cậy nhìn thấy tất cả, trong đức ái trao tặng tất cả!
Source:Latin Patriarchate of Jerusalem
VietCatholic TV
Ukraine tấn công lữ đoàn Nga thứ 2 dính líu vụ Sumy. Putin bắt giam nhiều người vì thất bại ở Kursk
VietCatholic Media
03:23 17/04/2025
1. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một lữ đoàn hỏa tiễn khác của Nga có liên quan đến cuộc tấn công Sumy
Theo hãng truyền thông độc lập Astra của Nga, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công thành phố Shuya thuộc tỉnh Ivanovo của Nga vào ngày 16 tháng 4, nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự có liên quan đến Lữ đoàn hỏa tiễn 112 của Nga.
Lữ đoàn 112, cùng với Lữ đoàn Hỏa tiễn 448, đã tham gia vào một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn chết người vào thành phố Sumy của Ukraine vào Chúa Nhật Lễ Lá ngày 13 tháng 4, khiến ít nhất 35 thường dân thiệt mạng, tình báo Ukraine cho biết.
Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng bảy máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã bị phá hủy trên vùng Ivanovo vào ngày 16 tháng 4.
Theo Astra, các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy những cột khói và thiết bị quân sự đã được di tản trong thành phố giữa tiếng còi của các xe cứu hỏa.
Shuya nằm trên Sông Teza, cách trung tâm khu vực Ivanovo khoảng 33 km, hay 20 dặm. Nó nằm cách biên giới Ukraine khoảng 700 km, hay 435 dặm, về phía đông bắc.
Trước đó, Bộ Tổng tham mưu Ukraine xác nhận vào ngày 15 tháng 4 rằng lực lượng của họ cũng đã tấn công và tấn công căn cứ của Lữ đoàn Hỏa tiễn 448 ở Tỉnh Kursk.
Chiến dịch này có sự tham gia của Lực lượng Hệ thống Điều khiển từ xa của Ukraine, Lực lượng Tác chiến Đặc biệt và Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU và được điều động nhằm mục đích trả đũa cho cuộc tấn công Sumy.
Các quan chức Ukraine khẳng định rằng bom chùm đã được sử dụng trong cuộc tấn công Sumy, một hành vi vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo quốc tế khi được sử dụng ở khu vực dân sự. Cộng đồng quốc tế lên án rộng rãi cuộc tấn công, coi đó là tội ác chiến tranh.
Quân đội Ukraine đã cam kết theo dõi và trả đũa tất cả các đơn vị Nga có liên quan đến việc tấn công vào dân thường.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones reportedly strike another Russian missile brigade linked to Sumy attack]
2. Bắc Hàn đang kiếm được hàng tỷ đô la từ cuộc chiến của Nga với Ukraine
Theo ước tính gần đây, sự tham gia của Bắc Hàn vào cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã tạo ra hơn 20 tỷ đô la cho nền kinh tế của nước này cho đến nay và đang giúp Bình Nhưỡng có được nhiều vũ khí công nghệ cao hơn.
Viện phân tích quốc phòng Nam Hàn, gọi tắt là KIDA đã công bố một báo cáo nêu rõ giá trị tiềm năng của sự hợp tác quân sự giữa Bắc Hàn và Nga khi nước này ủng hộ cuộc xâm lược đang diễn ra của Mạc Tư Khoa tại Ukraine.
Báo cáo cho biết phần lớn lợi ích kinh tế đối với Bắc Hàn đến từ việc cung cấp đạn dược cho Nga, nhưng nước này cũng được hưởng lợi từ việc gửi hàng ngàn quân sang chiến đấu chống lại Ukraine và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.
Tuy nhiên, tổn thất về quân số rất lớn và khoảng 4.000 người được cho là đã tử trận trong số 11.000 người mà Bắc Hàn đã gửi đến. Họ chủ yếu chiến đấu ở khu vực Kursk của Nga để chống lại cuộc tấn công xuyên biên giới của lực lượng Ukraine.
KIDA cho biết Bắc Hàn có thể muốn nhận được “hỗ trợ kỹ thuật và hiện vật” từ Nga để đổi lấy sự hỗ trợ, bao gồm cả vũ khí công nghệ cao giúp tăng cường năng lực quân sự và thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của nước này.
Các tác giả của báo cáo cho biết, cần phải chấm dứt chiến tranh Ukraine và có các biện pháp ngăn chặn hợp tác quân sự Nga-Bắc Hàn, cũng như có một chiến lược dài hạn để ứng phó sau khi xung đột chấm dứt.
Báo cáo của KIDA trùng khớp với một phân tích riêng của Trung tâm nguồn mở, gọi tắt là OSC và Reuters, ước tính rằng Bắc Hàn đã vận chuyển hơn 15.800 container đạn dược tới Nga từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 3 năm 2025.
OSC và Reuters đã sử dụng hình ảnh vệ tinh và hình ảnh ba chiều chi tiết để đưa ra tính toán rằng 64 chuyến hàng của bốn tàu Nga có khả năng chở từ 4,2 triệu đến 5,8 triệu quả đạn dược riêng lẻ từ Bắc Hàn.
[Newsweek: North Korea Is Making Billions From Russia's War on Ukraine]
3. Cựu thống đốc tỉnh Kursk bị bắt vì tham ô trong việc xây dựng các công sự biên giới Ukraine
Một tòa án Mạc Tư Khoa đã gửi cựu Thống đốc tỉnh Kursk Alexei Smirnov đến trại giam giữ trước khi xét xử trong hai tháng vì liên quan đến một vụ án gian lận, dịch vụ báo chí của tòa án Mạc Tư Khoa đưa tin.
Smirnov và phó của ông là Alexei Dedov bị cáo buộc biển thủ hơn một tỷ rúp, hay 12 triệu đô la, từ ngân sách được phân bổ cho Tổng công ty Phát triển Tỉnh Kursk để xây dựng các công sự trên biên giới với Ukraine.
Smirnov giữ chức thống đốc Tỉnh Kursk từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2024, trong thời gian đó, lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công vào tỉnh này vào tháng 8 năm 2024 và chiếm được một phần khu vực này cho đến tháng 3 năm nay.
Cựu thống đốc đã không nhận tội, hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin, trích dẫn nguồn tin từ các cơ quan thực thi pháp luật.
Theo Bộ Nội vụ Nga, Smirnov và Dedov cầm đầu một nhóm tội phạm và hợp tác với ban quản lý Tổng công ty Phát triển Tỉnh Kursk để biển thủ tiền quỹ dành cho việc xây dựng công sự.
Trước đó, cơ quan thực thi pháp luật cũng đã bắt giữ ba giám đốc điều hành tập đoàn và nhà lãnh đạo các công ty giấu tên đã nhận tiền nhưng không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
Sau khi Smirnov từ chức thống đốc vào tháng 12 năm 2024, Alexander Khinshtein trở thành quyền thống đốc của Tỉnh Kursk.
Ban đầu, Ukraine đã chiếm giữ 1.300 km2, hay 500 dặm vuông, lãnh thổ Nga trước khi Mạc Tư Khoa, được tăng cường lực lượng bởi các đơn vị Bắc Hàn, tiến hành phản công vào tháng 3.
Động thái của Nga diễn ra trùng với thời điểm Hoa Kỳ tạm dừng hỗ trợ tình báo và quân sự cho Ukraine, và được nối lại vào ngày 11 tháng 3.
[Kyiv Independent: Former Kursk Oblast governor arrested for embezzlement in Ukraine border fortifications]
4. Fico sẽ đến thăm Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5 bất chấp cảnh báo của Liên Hiệp Âu Châu
Thủ tướng Slovakia Robert Fico sẽ tham dự lễ kỷ niệm quân sự của Nga tại Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5, bất chấp lời cảnh báo của Đại diện cao cấp Liên Hiệp Âu Châu Kaja Kallas tới các nhà lãnh đạo Âu Châu.
“Tôi sẽ tới Mạc Tư Khoa vào ngày 9 tháng 5,” Fico tuyên bố hôm Thứ Tư, 16 Tháng Tư.
Kallas trước đó trong ngày đã thúc giục các nhà lãnh đạo Âu Châu tẩy chay sự kiện này để đoàn kết với Ukraine. Việc tham gia lễ kỷ niệm ở Mạc Tư Khoa “sẽ không được coi nhẹ ở phía Âu Châu, vì Nga thực sự đang tiến hành một cuộc chiến tranh toàn diện ở Âu Châu”, bà nói.
Fico đã trực tiếp trả lời cảnh báo của Kallas và khẳng định ông có quyền đến thăm Mạc Tư Khoa.
“Bà Kallas, tôi muốn thông báo với bà rằng tôi là Thủ tướng hợp pháp của Slovakia — một quốc gia có chủ quyền,” ông viết. “Không ai có thể bảo tôi nên hay không nên đi đâu. Tôi sẽ đến Mạc Tư Khoa để tỏ lòng thành kính với hàng ngàn chiến sĩ Hồng quân đã hy sinh để giải phóng Cộng hòa Slovakia.”
Chính phủ của Putin được cho là đã mời một số nhà lãnh đạo thế giới tham dự các sự kiện kỷ niệm 80 năm ngày Liên Xô chiến thắng Đức Quốc xã. Ngoài Slovakia, thành viên Liên Hiệp Âu Châu và Serbia, ứng cử viên Liên Hiệp Âu Châu, Điện Cẩm Linh đã mời các nhà lãnh đạo từ Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil.
Nga đã nhiều lần sử dụng các lễ kỷ niệm lịch sử để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine, khi Putin tuyên bố sai sự thật rằng cuộc chiến là một nỗ lực nhằm “phi phát xít hóa” đất nước này.
Ban đầu, Fico công bố kế hoạch tham dự cuộc diễn hành ngày 9 tháng 5 vào tháng 11 năm 2024. Một tháng sau, Fico đã tới Mạc Tư Khoa để gặp Putin, trở thành nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu thứ ba làm như vậy kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu.
Cuộc gặp với Putin đã gây ra các cuộc biểu tình quy mô lớn ở Slovakia, với những người biểu tình lên án các chính sách thân thiện với Điện Cẩm Linh của Fico. Ngoài việc tìm kiếm mối quan hệ nồng ấm hơn với Mạc Tư Khoa, Fico đã đưa ra những bình luận biện minh cho cuộc xâm lược của Nga và liên tục phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine.
Chính phủ Ukraine đã mời các nhà lãnh đạo và quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu tới Kyiv vào ngày 9 tháng 5 để phản đối lễ kỷ niệm của Nga.
[Kyiv Independent: Fico to visit Moscow May 9 despite EU warning]
5. Tổng thư ký NATO Mark Rutte an ủi Kyiv: Ukraine đã nhận được gần như tất cả các hệ thống phòng không Patriot được tặng
Tổng thư ký liên minh Mark Rutte cho biết Ukraine đã nhận được hầu hết các hệ thống phòng không Patriot tiên tiến do Hoa Kỳ sản xuất mà NATO cam kết cung cấp vào năm ngoái.
Khả năng bảo vệ các mục tiêu và thành phố quan trọng của Kyiv phụ thuộc vào nguồn cung cấp hệ thống phòng không. Chúng luôn đứng đầu danh sách mong muốn viện trợ quân sự của Ukraine từ những người ủng hộ, với lượng dự trữ đang giảm dần trước các cuộc tấn công trên không liên tục của Nga.
Một nguồn tin Ukraine có hiểu biết về vấn đề này đã nói với Newsweek rằng lệnh tạm dừng viện trợ quân sự của Hoa Kỳ trên đường đến Ukraine, được ban hành bởi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào tháng trước, đã tác động đáng kể đến kho hỏa tiễn Patriot được bắn bởi các hệ thống hoạt động không ngừng nghỉ. Vào thời điểm đó, có những lo ngại sâu sắc rằng các hệ thống Patriot có thể ngừng hoạt động chỉ trong vòng một tháng sau khi lệnh chặn được áp dụng, trước khi lệnh này được dỡ bỏ vào cuối tháng 3.
Hệ thống phòng không Patriot được coi là tiêu chuẩn vàng của hệ thống phòng không mặt đất, được đánh giá cao vì có khả năng đánh chặn hàng loạt vũ khí thế hệ tiếp theo của Nga, bao gồm cả hỏa tiễn siêu thanh bắn vào Ukraine.
Ngoại trưởng Ukraine khi đó là Dmytro Kuleba đã nói một câu đáng nhớ vào tháng 3 năm 2024: “Hãy cung cấp cho chúng tôi những hỏa tiễn Patriot chết tiệt đó.” Nhưng những người ủng hộ Ukraine ở Âu Châu lại lo ngại về nguồn cung cấp phòng không của chính họ.
Trong hội nghị thượng đỉnh tại Washington vào tháng 7 năm ngoái, NATO đã cam kết cung cấp cho Ukraine thêm bốn hệ thống Patriot và một hệ thống phòng không SAMP-T, thường được coi là câu trả lời của Âu Châu cho Patriot.
Tổng thư ký NATO Rutte, trong chuyến thăm Ukraine tuần này, đã phát biểu với các đài truyền hình trong nước rằng phần lớn các hệ thống hỏa tiễn Patriot do liên minh tài trợ đã đến quốc gia đang xảy ra chiến tranh này.
Ông cho biết trong bài phát biểu được truyền thông Ukraine đưa tin rằng các hệ thống còn lại sẽ sớm được chuyển đến trong tương lai gần. Phát biểu của ông được đưa ra chỉ vài giờ sau cuộc họp báo của Tổng thống Trump với Tổng thống El Salvador, trong đó Ông Trump đã thẳng thừng bác bỏ yêu cầu muốn mua các hỏa tiễn Patriot của Tổng thống Zelenskiy.
Theo các tài liệu của Ngũ Giác Đài, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Joe Biden đã gửi ba khẩu đội Patriot và một lượng đạn dược không xác định đến Ukraine. Đức đã cung cấp ba hệ thống Patriot, hỏa tiễn và phụ tùng thay thế cho Ukraine, cũng như bốn bệ phóng cho hệ thống phòng không. Ukraine đã nhận được một khẩu đội Patriot khác từ Rumani vào tháng 10.
Ukraine giữ bí mật về vị trí và thành phần chính xác của các khẩu đội Patriot vì lý do an ninh. Các nhà máy hỏa tiễn phòng không của Ukraine là một trong những “mục tiêu hàng đầu” của Nga, Lesia Orobets, cựu nghị sĩ Ukraine và là người sáng lập tổ chức phi chính phủ Price of Freedom của Ukraine, nói với Newsweek.
Một phần của ít nhất một hệ thống Patriot được biết là đã bị Nga phá hủy, mặc dù nó được cho là đã tái hoạt động sau đó.
NATO cho biết vào tháng 7 rằng Hòa Lan và các quốc gia khác có thể cung cấp các thành phần để tạo nên một khẩu đội khác. Ba bệ phóng đã được chuyển đến Ukraine vào cuối năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans cho biết vào tháng 11.
Ukraine cũng đã nhận được các loại hệ thống phòng không khác, từ hỏa tiễn Stinger xách tay đến Hệ thống hỏa tiễn đất đối không tiên tiến quốc gia, gọi tắt là NASAMS. Các loại hệ thống khác nhau phù hợp để đánh chặn các loại mối đe dọa khác nhau, từ máy bay điều khiển từ xa ném bom chậm đến hỏa tiễn siêu thanh.
Hôm Chúa Nhật đã phóng hỏa tiễn đạn đạo vào thành phố Sumy ở đông bắc Ukraine, nơi mà Ukraine cho biết là cố ý nhắm vào những người dân thường đang trên đường đến nhà thờ vào Chúa Nhật Lễ Lá. Ít nhất 36 người đã thiệt mạng, trong đó có hai trẻ em, và 129 người khác bị thương, theo cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine.
Các cuộc tấn công đã thu hút sự lên án quốc tế từ nhiều đồng minh của Ukraine. Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen mô tả cuộc tấn công là “man rợ” và “tàn ác”, và Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết bà “vô cùng kinh hoàng”. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã cố gắng biện minh cho hành động tàn bạo này của Nga chỉ là một “sai lầm”.
Hôm thứ Ba, Ukraine cho biết họ đã tấn công vào Lữ đoàn 448 của Nga ở khu vực biên giới Kursk, mà họ cho biết là để đáp trả vụ tấn công hôm Chúa Nhật.
Đây là vụ tấn công bằng hỏa tiễn đạn đạo quy mô lớn thứ hai vào một thành phố lớn của Ukraine trong tháng này, sau khi Mạc Tư Khoa nhắm vào Kryvyi Rih - quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy - vào ngày 4 tháng 4, khiến 20 người thiệt mạng.
Đầu tháng này, Tổng thống Zelenskiy đã nói rằng “tất cả các thỏa thuận về phòng không đã đạt được với các đối tác nhưng chưa được điều động phải được kích hoạt hoàn toàn”.
“Những chiếc Patriots hiện đang nằm đâu đó trong kho của các đối tác của chúng ta phải được đưa vào sử dụng thực sự để bảo vệ mạng sống con người,” ông phát biểu trong bài phát biểu buổi tối ngày 6 tháng 4.
Sau các cuộc tấn công hôm Chúa Nhật, Tổng thống Zelenskiy đã kêu gọi thêm Patriots và nói trong một cuộc phỏng vấn với CBS rằng Kyiv sẵn sàng trả 15 tỷ đô la cho 10 hệ thống hỏa tiễn đất đối không. Mỗi khẩu đội Patriot có giá ước tính là 1,5 tỷ đô la, mỗi hỏa tiễn đánh chặn có giá vài triệu đô la.
“Hệ thống Patriot là vũ khí phòng thủ và chúng tôi không chỉ yêu cầu Patriot mà còn sẵn sàng mua chúng”, Tổng thống Zelenskiy cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội.
Khi được hỏi trong cuộc họp báo về lời đề nghị mua 10 bộ phận của Patriot của Tổng thống Zelenskiy, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã bác bỏ phát biểu của nhà lãnh đạo Ukraine và trả lời: “Ông ấy luôn tìm cách mua hỏa tiễn”.
Sau đó, Tổng thống Trump đã cáo buộc một cách sai trái rằng Tổng thống Zelenskiy đã gây ra cuộc chiến tranh kéo dài hơn ba năm ở Ukraine, đồng thời nói thêm: “Bạn không thể bắt đầu một cuộc chiến tranh chống lại một quốc gia lớn gấp 20 lần bạn rồi hy vọng rằng người ta sẽ cung cấp cho bạn một số hỏa tiễn”.
Tổng thống Zelenskiy cho biết trong một tuyên bố rằng quyết định không cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine là “vấn đề hoàn toàn mang tính chính trị”, khẳng định rằng có những hệ thống và hỏa tiễn sẵn sàng để Ukraine sử dụng.
Tháng trước, Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Trump đã nói với Tổng thống Zelenskiy trong một cuộc điện đàm rằng ông sẽ làm việc với nhà lãnh đạo Ukraine để tìm các hệ thống Patriot khả dụng, đặc biệt là ở Âu Châu.
[Newsweek: Ukraine Received Nearly All Donated Patriot Air Defense Systems: NATO Chief]
6. Các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Hoa Kỳ về thỏa thuận khoáng sản đang diễn ra ‘trong bầu không khí tích cực’, Tổng thống Zelenskiy nói
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 15 tháng 4 rằng các cuộc đàm phán về thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Hoa Kỳ đang tiến triển tích cực, sau vòng tham khảo ý kiến kỹ thuật được tổ chức tại Washington vào ngày 11 tháng 4.
Phát biểu cùng Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Odesa, Tổng thống Zelenskiy lưu ý rằng các cuộc họp cấp làm việc sẽ tiếp tục cho đến cuối tuần.
“Khi các nhóm đã sẵn sàng, họ sẽ trình bày những gì họ đã làm việc. Cho đến nay, cả hai bên đã kết thúc các cuộc họp trong tâm trạng tích cực”, Tổng thống Zelenskiy nói.
Các cuộc đàm phán diễn ra sau nhiều tháng đàm phán bị đình trệ về một thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ tiếp cận nguồn dự trữ nguyên liệu thô quan trọng khổng lồ của Ukraine.
Theo Reuters, các cuộc thảo luận ngày 11 tháng 4 đã diễn ra trong bối cảnh căng thẳng cao độ, khi một nguồn tin thân cận mô tả bầu không khí là “rất đối kháng”.
Đề xuất hiện tại của Hoa Kỳ - được cho là có phạm vi mở rộng hơn so với các phiên bản trước - sẽ trao quyền kiểm soát rộng rãi cho một quỹ đầu tư chung do Washington quản lý.
Những người chỉ trích cho rằng đường lối “tối đa” có nguy cơ làm suy yếu chủ quyền của Ukraine đối với nguồn tài nguyên khoáng sản của mình. Nó cũng có thể làm phức tạp thêm quan hệ đối tác về nguyên liệu thô năm 2021 của nước này với Liên Hiệp Âu Châu, có khả năng đe dọa con đường gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của nước này.
Thỏa thuận khung ban đầu dự kiến sẽ được ký kết trong chuyến thăm Washington của Tổng thống Zelenskiy vào ngày 28 tháng 2, nhưng kế hoạch đã đổ vỡ sau cuộc tranh cãi gay gắt tại Phòng Bầu dục với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Phó Tổng thống JD Vance. Tổng thống Zelenskiy đã rời đi mà không hoàn tất thỏa thuận.
Kể từ đó, Ukraine đã thuê công ty luật Anh-Mỹ Hogan Lovells để tư vấn về các cuộc đàm phán.
Phó Thủ tướng phụ trách hội nhập Âu Châu và Euro-Đại Tây Dương Olha Stefanishyna xác nhận vào ngày 14 tháng 4 rằng Ukraine đã đệ trình một bộ đề xuất sửa đổi trong vòng đàm phán gần đây nhất, mà không bình luận về phản ứng của Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Andrii Sybiha trước đây đã nhấn mạnh rằng bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào cũng phải phù hợp với lợi ích quốc gia lâu dài của Ukraine và tham vọng gia nhập Liên Hiệp Âu Châu của nước này. Kyiv đã nhấn mạnh rằng thỏa thuận phải có lợi cho cả hai bên và tránh gây nguy hiểm cho việc gia nhập trong tương lai.
[Kyiv Independent: Ukraine-US talks on minerals deal going 'in a positive mood,' Zelensky says]
7. Người dẫn chương trình truyền hình nhà nước Nga so sánh Hoa Kỳ, Anh với ‘Những con vật hoàn toàn vô dụng’
Một nhà tuyên truyền nổi tiếng của Điện Cẩm Linh đã chỉ trích Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, so sánh cả hai quốc gia này với loài ong bắp cày - “một loài động vật hoàn toàn vô dụng” - trong một phân đoạn gay gắt trên truyền hình nhà nước Nga.
Margarita Simonyan, tổng biên tập của tổ chức truyền thông nhà nước RT, đã đưa ra bình luận này trong một chương trình phát sóng trực tiếp trên kênh Russia-1 hôm Thứ Ba, 15 Tháng Tư, nơi bà xuất hiện cùng với phát ngôn nhân lâu năm của Điện Cẩm Linh, Vladimir Solovyov.
Mặc dù truyền hình nhà nước Nga thường chỉ trích phương Tây vì ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến với Nga, nhưng chương trình phát sóng mới nhất lại đặc biệt gay gắt, phản ánh căng thẳng gia tăng khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thúc đẩy việc làm trung gian cho một thỏa thuận hòa bình.
Julia Davis, người sáng lập nhóm giám sát Russia Media Monitor, đã đăng trực tuyến một phân đoạn từ kênh Russia-1 cho thấy Simonyan đang phát biểu cùng với chuyên gia tuyên truyền của Điện Cẩm Linh Vladimir Solovyov, một đồng minh của Putin và là một trong những nhân vật nổi bật nhất trong giới truyền thông do nhà nước hậu thuẫn.
Simonyan cho rằng Tổng thống Trump có vẻ “mệt mỏi” và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đang “ngày càng không hợp tác và thất thường” trong các cuộc đàm phán đang diễn ra.
Lời cam kết của Tổng thống Trump về việc làm trung gian cho các cuộc đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine đã gặp phải nhiều rào cản đáng kể, khi cả Ukraine và Nga đều đang nỗ lực đạt được các điều khoản có thể chấp nhận được cho cả hai bên.
Bà tuyên bố rằng nếu Tổng thống Trump không chấm dứt chiến tranh trong vòng một năm, “ông ấy sẽ trông thật ngớ ngẩn”, ám chỉ lời cam kết trong chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump là sẽ giải quyết chiến tranh chỉ trong 24 giờ.
Nhà lãnh đạo RT cho rằng phương Tây “đã quay lưng” với triển vọng chiến thắng của Ukraine, so với thời điểm Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.
“Điều đó ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Bạn thậm chí có thể thấy điều đó trên báo chí của họ”, bà nói, trước khi trích dẫn một bài báo trên tờ The Times tuần này có tựa đề “Câu chuyện chưa kể về vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo quân sự Anh tại Ukraine” như một bằng chứng cho thấy sự thay đổi đó.
Bà diễn giải bài viết - trong đó có những lo ngại của John Foreman, cựu tùy viên quốc phòng Anh tại Mạc Tư Khoa và Kyiv, về một cam kết quân sự không giới hạn - như một sự thừa nhận ngầm rằng phương Tây đang mất dần ý chí tiếp tục hỗ trợ Ukraine.
Simonyan tuyên bố rằng bài viết “về cơ bản thừa nhận rằng họ đang lùi bước”.
Simonyan cho biết: “Bài viết kết thúc bằng câu đại loại như chúng ta có nên tiếp tục không? Bởi vì nếu chúng ta tiếp tục, điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ phải gửi quân vào”.
“Nhưng liệu công chúng Anh đã sẵn sàng cho điều đó chưa?” bà hỏi trước khi đe dọa: “Rốt cuộc, chính người dân của họ sẽ chết. Không phải là họ có thể chết; họ chắc chắn sẽ chết. Chúng ta sẽ giết tất cả bọn họ.”
Sau đó, Simonyan bắt đầu một bài chỉ trích gay gắt, so sánh phương Tây với một con ong bắp cày.
“Bạn thấy đấy, đó là tâm lý học Anglo-Saxon. Thuật ngữ WASP—White Anglo-Saxon Protestant—ám chỉ nước Mỹ quý tộc cũ. Nước Mỹ đã xuất hiện như một con bướm từ một cái kén của những người định cư Anh. Đó là những gì họ gọi họ—WASP. Nhưng 'wasp' trong tiếng Anh cũng có nghĩa là côn trùng,” bà nói.
“Không giống như ong, ong bắp cày là loài động vật hoàn toàn vô dụng. Nó là ký sinh trùng của mọi thứ trên thế giới. Nọc của nó rất đau, khó chịu, nhưng chỉ gây tử vong cho những người rất, rất yếu. Vì vậy, không cần phải sợ chúng, hoặc thậm chí không cần phải chú ý đến chúng.”
Bà cho rằng phương Tây đang phải chấp nhận thất bại của mình ở Ukraine: “Đặc biệt là bây giờ khi họ bắt đầu hiểu và chuẩn bị cho công chúng về sự thật rằng chẳng có điều gì có thể mang lại hiệu quả cho họ”.
[Newsweek: Russian State TV Host Compares US, UK to 'Utterly Useless Animal']
8. Tòa Bạch Ốc được cho là đang tìm cách cắt giảm ngân sách của NATO, và Liên Hiệp Quốc trong các đợt cắt giảm của Bộ Ngoại giao
Tòa Bạch Ốc của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đang đề xuất cắt giảm mạnh ngân sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bao gồm cắt giảm gần như toàn bộ nguồn tài trợ cho NATO, Liên Hiệp Quốc và hơn 20 tổ chức quốc tế khác, tờ Washington Post đưa tin vào ngày 15 tháng 4, trích dẫn một dự thảo tài liệu nội bộ.
Theo báo cáo, các khoản cắt giảm được đề xuất cho năm tài chính tiếp theo sẽ chỉ còn lại 28,4 tỷ đô la cho tất cả các hoạt động của Bộ Ngoại giao, giảm 48% so với ngân sách năm 2025 đã được Quốc hội phê duyệt.
Kế hoạch này chỉ bảo lưu sự hỗ trợ tối thiểu cho một số ít cơ quan, chẳng hạn như Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế.
Theo Politico, nguồn tài trợ cho “các đóng góp cho các tổ chức quốc tế”, có thể bao gồm các tổ chức của Liên Hiệp Quốc, sẽ bị cắt giảm từ 1,5 tỷ đô la xuống còn 169 triệu đô la.
Mặc dù đề xuất này cần có sự chấp thuận của Quốc hội, nhưng việc cắt giảm này phù hợp với nỗ lực rộng lớn hơn của Tòa Bạch Ốc nhằm cắt giảm chi tiêu liên bang.
Vào ngày 10 tháng 3, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt 83% hợp đồng viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ, gọi tắt là USAID.
Việc cắt giảm này có tác động sâu rộng đến các nỗ lực nhân đạo, đặc biệt là ở Ukraine, nơi USAID đã cung cấp 2,6 tỷ đô la viện trợ nhân đạo, 5 tỷ đô la hỗ trợ phát triển và hơn 30 tỷ đô la hỗ trợ ngân sách trực tiếp kể từ khi cuộc xâm lược toàn diện của Nga bắt đầu.
Tổng thống Trump từ lâu đã bày tỏ thái độ thù địch với NATO, nhiều lần cáo buộc các đồng minh Âu Châu tài trợ không đủ cho liên minh và đe dọa sẽ cho phép Nga tấn công các thành viên không tuân thủ.
Đề xuất cắt bỏ nguồn tài trợ của NATO dường như đưa lập trường đó thành chính sách chính thức.
Trước khi được bổ nhiệm dưới thời Tổng thống Trump, Ngoại trưởng Marco Rubio đã liên tục bảo vệ NATO. Năm 2023, Rubio đồng bảo trợ cho luật lưỡng đảng yêu cầu sự chấp thuận của quốc hội trước khi bất kỳ tổng thống nào có thể đơn phương rút Hoa Kỳ khỏi liên minh.
Một số thành viên trong nhóm của Tổng thống Trump, bao gồm tỷ phú và cố vấn Elon Musk, đã kêu gọi Hoa Kỳ rời khỏi NATO, và Hoa Kỳ dự kiến sẽ rút một số quân khỏi sườn phía đông của liên minh.
Trong bối cảnh Âu Châu phải đối mặt với sự xâm lược ngày càng gia tăng của Nga và chiến tranh nổ ra ở Ukraine, đề xuất rút lại sự hỗ trợ của Hoa Kỳ đối với NATO và Liên Hiệp Quốc có thể định hình lại đáng kể cấu trúc an ninh của phương Tây và làm giảm uy tín của Washington với tư cách là một nhà lãnh đạo toàn cầu.
[Kyiv Independent: White House reportedly seeks to defund NATO, UN in State Department cuts]
9. Von der Leyen cho biết thế giới muốn có nhiều giao dịch hơn với Âu Châu kể từ khi có sự bất ổn do Tổng thống Trump gây ra
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã lưu ý “một tác động tích cực” của sự bất ổn về thuế quan do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tạo ra: đó là ngày càng có nhiều nhà lãnh đạo thế giới muốn ký kết các thỏa thuận thương mại với Liên Hiệp Âu Châu.
“Tôi hiện đang có vô số cuộc đàm phán với các nguyên thủ quốc gia và chính phủ trên khắp thế giới muốn hợp tác với chúng ta về trật tự mới”, von der Leyen cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba với tờ báo Đức Die Zeit.
“Mọi người đều yêu cầu tăng cường thương mại với Âu Châu — và không chỉ là về quan hệ kinh tế. Mà còn là về việc thiết lập các quy tắc chung và về khả năng dự đoán”, bà nói, đồng thời nói thêm: “Âu Châu có thể thực hiện được điều đó”.
Kể từ khi Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới vào ngày 2 tháng 4, một làn sóng bất ổn đã bao trùm hoạt động thương mại xuyên Đại Tây Dương, làm rung chuyển thị trường và gây nghi ngờ về tương lai hợp tác kinh tế giữa Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ.
Để ứng phó, Liên Hiệp Âu Châu đã tìm kiếm những cách thức mới để đa dạng hóa quan hệ đối tác thương mại và khám phá các cơ hội để tăng cường quan hệ với các nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc.
Theo chủ tịch Ủy ban, Âu Châu “hoàn toàn tỉnh táo” và có cơ hội đóng “vai trò mạnh mẽ trong trật tự thế giới mới đang dần hình thành”.
Bà cho biết: “Chúng ta hiện phải tận dụng đà phát triển này để mở ra những thị trường mới cho các công ty của mình và thiết lập mối quan hệ chặt chẽ nhất có thể với nhiều quốc gia có cùng lợi ích với chúng ta”.
[Politico: World wants more trade with Europe since Trump-driven uncertainty, von der Leyen says]
10. Rubio, Witkoff tới Pháp để đàm phán về Ukraine, Iran và thương mại
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và Steve Witkoff, đặc phái viên của Tổng thống Trump được giao nhiệm vụ chấm dứt xung đột ở Ukraine và Gaza, dự kiến sẽ đến Paris vào cuối tuần này, theo hai người nắm rõ về công tác chuẩn bị cho chuyến đi.
Witkoff sẽ gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong khi Rubio sẽ hội đàm với người đồng cấp Pháp, Ngoại trưởng Jean-Noël Barrot.
Theo một quan chức Hoa Kỳ giấu tên vì không được phép nói chuyện với các phóng viên, Rubio sẽ có mặt tại Paris vào tuần này trước khi đến Phi Châu.
Một quan chức am hiểu về công tác chuẩn bị cho chuyến đi cho biết hai bên sẽ thảo luận về Ukraine, Iran và quan hệ thương mại sau lời đe dọa áp thuế của Tổng thống Trump.
Cuộc gặp của Macron với Witkoff diễn ra chỉ vài ngày sau khi phái viên này gặp Putin để thảo luận về khả năng ngừng bắn ở Ukraine sau khi các cuộc đàm phán Nga-Mỹ bị đình trệ trong những tuần gần đây. Cuộc gặp gỡ ở Mạc Tư Khoa là “một bước tiến nữa trong quá trình đàm phán hướng tới ngừng bắn” bất chấp “sự thất vọng” của Tổng thống Trump, theo thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc.
Tổng thống Pháp đã dẫn đầu các nỗ lực của Âu Châu nhằm cung cấp cho Kyiv các bảo đảm an ninh, bao gồm việc điều động cái gọi là lực lượng trấn an tại Ukraine, trong trường hợp xảy ra lệnh ngừng bắn.
Chuyến đi đánh dấu lần đầu tiên các quan chức cao cấp của Mỹ đến Pháp kể từ khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ JD Vance tham dự hội nghị thượng đỉnh về trí tuệ nhân tạo vào tháng 2.
Thuế quan dự kiến sẽ là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong chương trình nghị sự. Tuần trước, Macron cho biết động thái của Tổng thống Trump nhằm đình chỉ mức thuế trừng phạt nhất trong 90 ngày chỉ mang lại sự tạm dừng “mong manh” trong căng thẳng.
[Politico: Rubio, Witkoff heading to France for talks on Ukraine, Iran and trade]
11. Các công tố viên cho biết: Các lực lượng Nga đã hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine không vũ trang ở tỉnh Donetsk
Các công tố viên Ukraine đã mở cuộc điều tra về tội ác chiến tranh sau khi một người lính Ukraine bị bắt và không có vũ khí bị lực lượng Nga hành quyết tại Tỉnh Donetsk.
Theo thông tin sơ bộ, vụ việc xảy ra vào ngày 11 tháng 4 gần làng Rozdolne ở Donetsk, nơi ba binh sĩ Ukraine bị bắt làm tù binh trong các hoạt động chiến đấu. Một trong những tù binh không vũ trang đã bị quân đội Nga bắn chết bằng vũ khí tự động, các nhà chức trách cho biết.
Văn phòng cho biết trong một tuyên bố: “Các hoạt động điều tra và tìm kiếm khẩn cấp đang được tiến hành để xác định mọi tình tiết của vụ việc và xác định danh tính quân nhân Nga có liên quan đến tội ác này”.
Các quan chức lưu ý rằng việc hành quyết tù nhân chiến tranh là hành vi vi phạm Công ước Geneva và được coi là một tội ác quốc tế nghiêm trọng. Cuộc điều tra đang được Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU tiến hành tại các tỉnh Donetsk và Luhansk.
Ukraine trước đây đã ghi nhận các hành vi vi phạm rộng rãi Công ước Geneva của lực lượng Nga, bao gồm việc hành quyết 177 binh sĩ Ukraine bị bắt tính đến giữa tháng 12 năm 2024.
Phái đoàn giám sát nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine báo cáo sự gia tăng mạnh mẽ các vụ hành quyết tù binh chiến tranh Ukraine, ghi nhận 79 vụ giết người ngoài vòng pháp luật trong 24 vụ việc riêng biệt kể từ tháng 8 năm 2024.
Những bằng chứng trực quan về những hành động tàn bạo như vậy vẫn tiếp tục xuất hiện, củng cố thêm mối lo ngại về hành vi vi phạm có hệ thống luật pháp quốc tế của Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Russian forces executed unarmed Ukrainian POW in Donetsk Oblast, prosecutors say]
Thánh Ca
Thánh Ca Tuần Thánh: Con Xin Chọn Thánh Giá - Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
00:28 17/04/2025
Sáng tác: Trịnh Vĩnh Thành
Hòa âm: Đỗ Tùng
Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy