Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha tiếp Tổng tu nghị dòng Thừa Sai Đức Mẹ An Ủi
LM Trần Đức Anh OP
10:22 05/06/2017
VATICAN. ĐTC khuyến khích các tu sĩ nam nữ dòng Thừa sai Đức Mẹ an ủi ngày càng tái khám phá tình yêu thương xót của Thiên Chúa và thể hiện tình yêu ấy cho tha nhân.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 5-6-2017, dành cho 120 thành viên tổng tu nghị liên hệ của hai ngành nam nữ dòng thừa sai Đức Mẹ An Ủi, là dòng do chân phước Giuseppe Allamano sáng lập.
ĐTC cám ơn các tu sĩ của hai dòng vì những điều thiện họ đang thực hiện trên thế giới và nói rằng: ”Tôi muốn khuyến khích anh chị em thực hiện một sự chăm chú phân định về tình trạng của các dân tộc nơi anh chị em thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Đừng bao giờ mệt mỏi trong việc mang lại sự an ủi nâng đỡ cho các dân tộc đang bị nghèo đói và khổ đau trầm trọng, như tại nhiều miền ở Phi châu và Mỹ la tinh. Hãy liên tục để cho những tình trạng cụ thể thách thức, và tìm cách làm chứng tá thích hợp về tình bác ái mà Chúa Thánh Linh phú vào trong tâm hồn anh chị em”.
ĐTC nhận xét rằng ”để thi hành sứ mạng không dễ dàng ấy cần phải sống hiệp thông với Thiên Chúa, ngày càng ý thức về tình thương xót của Chúa đối với chúng ta.. Theo mức độ chúng ta ý thức và xác tín về tình thương của Chúa, chúng ta càng gắn bó với Ngài. Chúng ta cần luôn tái khám phá tình yêu và lòng thương xót của Chúa để phát triển cuộc sống thân mật với Chúa.. noi gương các nhân đức của Chúa Kitô và thái độ đầy tình nhân đạo của Chúa, để làm chứng về những điều ấy cho tất cả mọi người mà anh chị em đến làm việc mục vụ..”
ĐTC đặc biệt khuyến khích các tu sĩ của dòng chú ý đến việc đối thoại với Hồi giáo, dấn thân thăng tiến phẩm giá phụ nữ và các giá trị gia đình, nhạy cảm đối với các vấn đề công lý và hòa bình.
Dòng nam thừa sai Đức Mẹ An Ủi (IMC) được chân phước Allemano thành lập năm 1901 hiện có 980 tu sĩ, trong số này có 763 LM, hoạt động tại 220 nhà trên thế giới và ngành nữ của dòng này có hơn 600 nữ tu thuộc 96 nhà. Cả hai dòng hoạt động tại nhiều nước Phi châu và Mỹ la tinh, Âu Châu. Tại Á châu dòng hoạt động tại hai nước Nam Hàn và Mông Cổ (SD 5-6-2017)
ĐTC cám ơn các tu sĩ của hai dòng vì những điều thiện họ đang thực hiện trên thế giới và nói rằng: ”Tôi muốn khuyến khích anh chị em thực hiện một sự chăm chú phân định về tình trạng của các dân tộc nơi anh chị em thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Đừng bao giờ mệt mỏi trong việc mang lại sự an ủi nâng đỡ cho các dân tộc đang bị nghèo đói và khổ đau trầm trọng, như tại nhiều miền ở Phi châu và Mỹ la tinh. Hãy liên tục để cho những tình trạng cụ thể thách thức, và tìm cách làm chứng tá thích hợp về tình bác ái mà Chúa Thánh Linh phú vào trong tâm hồn anh chị em”.
ĐTC nhận xét rằng ”để thi hành sứ mạng không dễ dàng ấy cần phải sống hiệp thông với Thiên Chúa, ngày càng ý thức về tình thương xót của Chúa đối với chúng ta.. Theo mức độ chúng ta ý thức và xác tín về tình thương của Chúa, chúng ta càng gắn bó với Ngài. Chúng ta cần luôn tái khám phá tình yêu và lòng thương xót của Chúa để phát triển cuộc sống thân mật với Chúa.. noi gương các nhân đức của Chúa Kitô và thái độ đầy tình nhân đạo của Chúa, để làm chứng về những điều ấy cho tất cả mọi người mà anh chị em đến làm việc mục vụ..”
ĐTC đặc biệt khuyến khích các tu sĩ của dòng chú ý đến việc đối thoại với Hồi giáo, dấn thân thăng tiến phẩm giá phụ nữ và các giá trị gia đình, nhạy cảm đối với các vấn đề công lý và hòa bình.
Dòng nam thừa sai Đức Mẹ An Ủi (IMC) được chân phước Allemano thành lập năm 1901 hiện có 980 tu sĩ, trong số này có 763 LM, hoạt động tại 220 nhà trên thế giới và ngành nữ của dòng này có hơn 600 nữ tu thuộc 96 nhà. Cả hai dòng hoạt động tại nhiều nước Phi châu và Mỹ la tinh, Âu Châu. Tại Á châu dòng hoạt động tại hai nước Nam Hàn và Mông Cổ (SD 5-6-2017)
Ý cầu nguyện của ĐTC Tháng Sáu 2017: Chấm dứt buôn bán vũ khí
Tứ Quyết SJ
10:24 05/06/2017
VATICAN. Trong tháng sáu 2017, Đức Thánh Cha đặc biệt mời gọi mọi người cầu nguyện để có thể loại bỏ việc buôn bán vũ khí. Bởi lẽ việc buôn bán vũ khí cho thấy sự giả dối của những người dân danh hòa bình nhưng lại làm giàu trên xương máu của người dân. Và thực tế, biết bao người dân vô tội tiếp tục bị giết hại. Đức Thánh Cha chia sẻ trong Video rằng:
Thật là mâu thuẫn một cách vô lý, khi vừa nói về hòa bình và các đàm phán hòa bình, lại vừa thúc đẩy và cho phép việc buôn bán vũ khí.
Có phải cuộc chiến này hay cuộc chiến kia là chiến tranh theo nghĩa giải quyết các vấn đề, hay cuộc chiến ấy chính là cuộc chiến buôn bán vũ khí bất hợp pháp để làm giàu cho những kẻ buôn bán sự chết chóc?
Chúng ta hãy chấm dứt tình trạng này. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, để các nhà lãnh đạo các quốc gia có thể cam kết chấm dứt việc buôn bán vũ khí vốn sát hại biết bao người dân vô tội.
Thật là mâu thuẫn một cách vô lý, khi vừa nói về hòa bình và các đàm phán hòa bình, lại vừa thúc đẩy và cho phép việc buôn bán vũ khí.
Có phải cuộc chiến này hay cuộc chiến kia là chiến tranh theo nghĩa giải quyết các vấn đề, hay cuộc chiến ấy chính là cuộc chiến buôn bán vũ khí bất hợp pháp để làm giàu cho những kẻ buôn bán sự chết chóc?
Chúng ta hãy chấm dứt tình trạng này. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, để các nhà lãnh đạo các quốc gia có thể cam kết chấm dứt việc buôn bán vũ khí vốn sát hại biết bao người dân vô tội.
TV Thời sự Giáo hội và Thế giới hôm nay ngày 4/6/2017
VietCatholic Network
14:19 05/06/2017
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô. VietCatholic xin kính chào quý vị và anh chị em trong tình yêu thương của Chúa Kitô và Mẹ Maria. Kính thưa quý vị và anh chị em, chương trình Truyền Hình của chúng tôi hôm nay gồm có các tin chính như sau:
1. Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
2. Đức Thánh Cha chủ sự buổi canh thức với hơn 50 ngàn tín hữu
2. Đức Thánh Cha cổ võ cử hành tháng đặc biệt về truyền giáo.
3. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục trẻ.
4. Tổng thống Nga tham dự lễ thánh hiến đền thờ kính nhớ các vị tử đạo bị giết thời cộng sản.
5. Tổng Thống Trump rút chân ra khỏi hiệp định Paris về khí hậu.
6. Các Giám mục miền nam Mexico bị các tổ chức tội phạm đe dọa.
7. Các Gíam mục Venezuela kêu gọi binh sĩ và cảnh sát đừng lạm sát người vô tội.
8. Giáo Phận Orange ký hợp đồng $45 triệu tu sửa nhà thờ chánh tòa.
9. Họp mặt giới trẻ Công Giáo Việt Nam tại Pháp.
10. Giám Mục của Cam-bốt và Việt Nam mong muốn cùng nhau phục vụ người Công Giáo Cam-bốt gốc Việt Nam.
11. Giáo phận Ban Mê Thuột có thêm 11 tân linh mục.
12. Giáo dân Văn Thai bị côn đồ đập phá nhà cửa, và tài sản.
13. Giới thiệu bài Thánh Ca: Đừng Tuyệt Vọng.
Sau đây là phần tin chi tiết:
1. Đức Thánh Cha chủ sự lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.
2. Đức Thánh Cha chủ sự buổi canh thức với hơn 50 ngàn tín hữu
2. Đức Thánh Cha cổ võ cử hành tháng đặc biệt về truyền giáo.
3. Đức Thánh Cha nhắn nhủ các linh mục trẻ.
4. Tổng thống Nga tham dự lễ thánh hiến đền thờ kính nhớ các vị tử đạo bị giết thời cộng sản.
5. Tổng Thống Trump rút chân ra khỏi hiệp định Paris về khí hậu.
6. Các Giám mục miền nam Mexico bị các tổ chức tội phạm đe dọa.
7. Các Gíam mục Venezuela kêu gọi binh sĩ và cảnh sát đừng lạm sát người vô tội.
8. Giáo Phận Orange ký hợp đồng $45 triệu tu sửa nhà thờ chánh tòa.
9. Họp mặt giới trẻ Công Giáo Việt Nam tại Pháp.
10. Giám Mục của Cam-bốt và Việt Nam mong muốn cùng nhau phục vụ người Công Giáo Cam-bốt gốc Việt Nam.
11. Giáo phận Ban Mê Thuột có thêm 11 tân linh mục.
12. Giáo dân Văn Thai bị côn đồ đập phá nhà cửa, và tài sản.
13. Giới thiệu bài Thánh Ca: Đừng Tuyệt Vọng.
Sau đây là phần tin chi tiết:
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sự Trưởng Thành Của Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno
Giuse Nguyễn Phi Hùng
08:31 05/06/2017
MỘT HỒNG ÂN! MỘT ÂN TÌNH! MỘT DẤU ẤN TÌNH YÊU!!
Người đời thường nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hay là “ Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sự”. Đúng vậy, thử nhìn vào cuộc đời của mỗi người chúng ta, không ai có thể tự hào rằng mình có thể tự lực cánh sinh, nếu không có người khác nâng đỡ và khuyến khích để thành công.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno đã lớn khôn, trưởng thành như hiện tại là nhờ công lao vun xới, tỉa cắt từ biết bao nhiêu bàn tay của các vị ân nhân, quí phụ huynh, quí cha tuyên úy, thầy trợ uý, quí trợ tá, các trưởng, và các em thiếu nhi trong đoàn.
Xem hình
Sự dấn thân hy sinh nơi các Trợ Tá và các Ân nhân của Đoàn, đã từng bước xây nên một mái nhà êm ấm cho Đoàn trong suốt thời gian qua. Với những bữa cơm sa mạc tĩnh huấn thân tình, những ly nước mát lòng của ngày hè nóng nực nơi vùng đất nóng Fresno. Những nắm tay xiết chặt sau giờ sinh hoạt, những vòng ôm thân ái ủi an và cảm thông cho những khó khăn. Tất cả những điều đó đã dẫn dắt Đoàn bước qua bao thử thách của cuộc sống.
Sự nhiệt tình trong các sinh hoạt của Đoàn nơi Quí Phụ Huynh như một dòng nước chảy xuôi, mãi mãi tuôn tràn không ngừng nghỉ. Ưu ái với Đoàn dù thời tiết nóng lạnh mưa gió bất thường. Quí vị đã hăng say trong những bước chân vội vàng đưa đón các em đến sinh hoạt hằng tuần cho đúng giờ tan nhập.
Vui sướng biết bao khi nhìn thấy giới trẻ trở thành những Kitô Hữu hoàn hảo và những công dân tốt. Cha Cố già Tuyên Úy đã không quản thân già sức yếu, trong yêu thương Cha đã vì đoàn con nhỏ cho đến ngày Cha về cùng Chúa. Bên tòa Chúa có lẽ giờ đây Cha vẫn còn đang cầu xin cho đoàn con nhỏ bé. Thế nên giờ đây, Chúa đã thương ban cho Đoàn một Cha Tuyên Úy mới, trẻ trung, đầy nhiệt tình, quảng đại và bao dung. Cha đã hoà mình vào cùng đàn con nhỏ để chở che an ủi và dìu dắt cho từng bước đi theo Chúa. Niềm vui tràn lên ánh mắt của Cha khi nhìn thấy đoàn con trẻ khôn lớn, và phát triển trong đường lối của Phong Trào và Giáo Hội Chúa.
Khi nói đến Đoàn, không thể nào không nói đến con người Huynh Trưởng, những người trẻ của thế hệ hôm nay và bao thế hệ trước. Những Huynh Trưởng tiền nhiệm và các anh chị em Huynh Trưởng đương nhiệm. Những kẻ đã ra đi và những người còn ở lại. Họ là những người trẻ cùng chung một bầu nhiệt huyết, một tâm tư, và một ước nguyện sâu xa, mong muốn gieo rắc lý tưởng của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam. Họ đã phục vụ và còn đang tiếp tục phục vụ cộng đoàn dân Chúa qua môi trường giới trẻ. Họ ước mong mang đến cho giới trẻ trong xứ đạo mẫu gương trung kiên của các Thánh Tử Đạo Việt Nam tiên nhân nơi ngành Hiệp Sỹ. Mẫu gương dấn thân chinh phục làm chứng cho tin mừng của Thánh Phaolô nơi ngành Nghĩa Sỹ. Cũng như tấm gương ngời sáng của Chúa Giêsu thời niên thiếu, sống vâng phục trong gia đình bên Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse của ngành Thiếu Nhi. Ngoài ra còn sự đơn sơ trong trắng của ngành Ấu Nhi ngoan ngoãn như các Thiên Thần tí hon bên nhan Chúa.
Sự dấn thân cao độ của bao thế hệ Huynh Trưởng, là những bước chân ra đi làm nên lịch sử, hầu xây dựng cho xã hội và Giáo Hội một thế hệ tươi mát và trù phú hơn. Tất nhiên, trong đời sống chứng nhân cho niềm tin và lý tưởng rất nhiều sóng gió và phong ba. Thế nhưng, những sa mạc huấn luyện, những kinh nghiệm can trường trong cuộc sống. Cộng với sự nuôi dưỡng của tình yêu Thánh Thể, và Lời Chúa, đã dìu dắt họ, những con người nhiều hoài bão biết sống theo châm ngôn “Phụng Sự” của mình.
1985-2017, 32 năm, nhìn lại để nhớ về những kỷ niệm đẹp, để cùng ôn lại với nhau một quá khứ đẹp, và nhất là để nhìn lại; hầu cám ơn nhau, cũng như dâng lời ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno đã và đang còn nhịp bước quả là “MỘT HỒNG ÂN. MỘT ÂN TÌNH. MỘT DẤU ẤN TÌNH YÊU tuyệt đẹp”.
“ Hồng ân Chúa tràn trề tháng năm tay con nhỏ bé đáp sao cho vừa. Hồng ân Chúa vô biên vô tận tim con nhỏ bé nhưng hãy còn vơi!!.
Phó tế Trợ Uý Giuse Nguyễn Phi Hùng
Người đời thường nói: “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Hay là “ Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sự”. Đúng vậy, thử nhìn vào cuộc đời của mỗi người chúng ta, không ai có thể tự hào rằng mình có thể tự lực cánh sinh, nếu không có người khác nâng đỡ và khuyến khích để thành công.
Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno đã lớn khôn, trưởng thành như hiện tại là nhờ công lao vun xới, tỉa cắt từ biết bao nhiêu bàn tay của các vị ân nhân, quí phụ huynh, quí cha tuyên úy, thầy trợ uý, quí trợ tá, các trưởng, và các em thiếu nhi trong đoàn.
Xem hình
Sự dấn thân hy sinh nơi các Trợ Tá và các Ân nhân của Đoàn, đã từng bước xây nên một mái nhà êm ấm cho Đoàn trong suốt thời gian qua. Với những bữa cơm sa mạc tĩnh huấn thân tình, những ly nước mát lòng của ngày hè nóng nực nơi vùng đất nóng Fresno. Những nắm tay xiết chặt sau giờ sinh hoạt, những vòng ôm thân ái ủi an và cảm thông cho những khó khăn. Tất cả những điều đó đã dẫn dắt Đoàn bước qua bao thử thách của cuộc sống.
Sự nhiệt tình trong các sinh hoạt của Đoàn nơi Quí Phụ Huynh như một dòng nước chảy xuôi, mãi mãi tuôn tràn không ngừng nghỉ. Ưu ái với Đoàn dù thời tiết nóng lạnh mưa gió bất thường. Quí vị đã hăng say trong những bước chân vội vàng đưa đón các em đến sinh hoạt hằng tuần cho đúng giờ tan nhập.
Vui sướng biết bao khi nhìn thấy giới trẻ trở thành những Kitô Hữu hoàn hảo và những công dân tốt. Cha Cố già Tuyên Úy đã không quản thân già sức yếu, trong yêu thương Cha đã vì đoàn con nhỏ cho đến ngày Cha về cùng Chúa. Bên tòa Chúa có lẽ giờ đây Cha vẫn còn đang cầu xin cho đoàn con nhỏ bé. Thế nên giờ đây, Chúa đã thương ban cho Đoàn một Cha Tuyên Úy mới, trẻ trung, đầy nhiệt tình, quảng đại và bao dung. Cha đã hoà mình vào cùng đàn con nhỏ để chở che an ủi và dìu dắt cho từng bước đi theo Chúa. Niềm vui tràn lên ánh mắt của Cha khi nhìn thấy đoàn con trẻ khôn lớn, và phát triển trong đường lối của Phong Trào và Giáo Hội Chúa.
Khi nói đến Đoàn, không thể nào không nói đến con người Huynh Trưởng, những người trẻ của thế hệ hôm nay và bao thế hệ trước. Những Huynh Trưởng tiền nhiệm và các anh chị em Huynh Trưởng đương nhiệm. Những kẻ đã ra đi và những người còn ở lại. Họ là những người trẻ cùng chung một bầu nhiệt huyết, một tâm tư, và một ước nguyện sâu xa, mong muốn gieo rắc lý tưởng của Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam. Họ đã phục vụ và còn đang tiếp tục phục vụ cộng đoàn dân Chúa qua môi trường giới trẻ. Họ ước mong mang đến cho giới trẻ trong xứ đạo mẫu gương trung kiên của các Thánh Tử Đạo Việt Nam tiên nhân nơi ngành Hiệp Sỹ. Mẫu gương dấn thân chinh phục làm chứng cho tin mừng của Thánh Phaolô nơi ngành Nghĩa Sỹ. Cũng như tấm gương ngời sáng của Chúa Giêsu thời niên thiếu, sống vâng phục trong gia đình bên Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse của ngành Thiếu Nhi. Ngoài ra còn sự đơn sơ trong trắng của ngành Ấu Nhi ngoan ngoãn như các Thiên Thần tí hon bên nhan Chúa.
Sự dấn thân cao độ của bao thế hệ Huynh Trưởng, là những bước chân ra đi làm nên lịch sử, hầu xây dựng cho xã hội và Giáo Hội một thế hệ tươi mát và trù phú hơn. Tất nhiên, trong đời sống chứng nhân cho niềm tin và lý tưởng rất nhiều sóng gió và phong ba. Thế nhưng, những sa mạc huấn luyện, những kinh nghiệm can trường trong cuộc sống. Cộng với sự nuôi dưỡng của tình yêu Thánh Thể, và Lời Chúa, đã dìu dắt họ, những con người nhiều hoài bão biết sống theo châm ngôn “Phụng Sự” của mình.
1985-2017, 32 năm, nhìn lại để nhớ về những kỷ niệm đẹp, để cùng ôn lại với nhau một quá khứ đẹp, và nhất là để nhìn lại; hầu cám ơn nhau, cũng như dâng lời ca tụng và tạ ơn Thiên Chúa. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Thánh Linh Fresno đã và đang còn nhịp bước quả là “MỘT HỒNG ÂN. MỘT ÂN TÌNH. MỘT DẤU ẤN TÌNH YÊU tuyệt đẹp”.
“ Hồng ân Chúa tràn trề tháng năm tay con nhỏ bé đáp sao cho vừa. Hồng ân Chúa vô biên vô tận tim con nhỏ bé nhưng hãy còn vơi!!.
Phó tế Trợ Uý Giuse Nguyễn Phi Hùng
Hành trình 25 năm hoạt động xã hội của Nhóm Bông Hồng Xanh
Maria Vũ Loan
09:09 05/06/2017
Chiều tối ngày thứ bảy, 03/6/2017, áp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh đã hiệp dâng thánh lễ tạ ơn tại giáo xứ Mai Khôi, Sài Gòn sau chặng đường 25 năm hoạt động xã hội từ thiện.
Khi nắng chiều đã tắt, các bạn cộng tác viên trẻ đã đứng ở trước cổng nhà thờ để chào đón quí khách và gắn lên trên ngực trái một bông hồng xanh được in trên giấy. Anh chị em trong Hội Khuyết Tật thuộc giáo xứ Lạng Sơn, hạt Xóm Mới đến khá sớm. Ba chiếc xe Dahashu và một chiếc xe 16 chỗ đưa anh chị em đến nhà thờ dễ dàng nhưng việc di chuyển từ xe vào một dãy ghế giữa nhà thờ lại khá khó khăn vì có một số anh chị em chân yếu, không đi bình thường được.
Xem Hình
Cũng đến sớm, các em thiếu nhi của mái ấm Hoa Huệ thì lại vui vẻ, tung tăng trong sân nhà thờ; hình như khi được quí thầy thuộc hội dòng Đức Mẹ Lên Trời cho đi đâu là các em rất thích.
Trước thánh lễ, trưởng nhóm đã có vài lời giới thiệu về hoàn cảnh hình thành, đối tượng phục vụ và sự kiên trì, đoàn kết của các thành viên, cộng tác viên trong nhóm. Đồng thời giới thiệu chủ sự thánh lễ hôm nay là linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, nguyên Bề trên chánh xứ Mai Khôi và bề trên chánh xứ Đa Minh Ba Chuông nhiều năm; cùng đồng tế có cha Giuse Nguyễn Minh Khôi, chánh xứ Vinh Sơn 3 hạt Chí Hòa, Sài Gòn; cha Phêrô Nguyễn Quốc Hoàng dòng Cát Minh, cha Giuse Nguyễn Tấn Thời OP và cha Giuse Nguyễn Văn Hiển, thành viên tu viện Đa Minh Mai Khôi.
Tham dự thánh lễ hôm nay có các thành viên và cộng tác viên của nhóm qua từng giai đoạn; anh chị em khuyết tật, các em thiếu nhi có hoàn cảnh kém may mắn, quí khách mời là thân hữu, ân nhân của nhóm và cộng đoàn giáo dân giáo xứ Mai Khôi.
Trong bầu khí ấm cúng, thanh lịch, thánh lễ được tiến hành trang trọng. Khi giảng lễ, cha Giuse chủ tế đi từ bài đọc 1, nói về một thời đại mà Thiên Chúa sẽ đổ thần khí trên người phàm mà mọi người sẽ nói lời của thần khí... Chúa Thánh Thần là ân huệ mở đầu - mà Đức Giêsu đã xin Chúa Cha gửi đến - sẽ mở ra tất cả những khúc mắc, những bí mật mà Thiên Chúa trao trọn vẹn cho con người, để con người được làm con, nghĩa là được cứu chuộc cả hồn cả xác.
Khi Chúa Thánh Thần đến sẽ làm tròn lại ơn cứu độ mà Đức Kitô đã thực hiện. Vai trò của Chúa Thánh Thần thật lớn lao trong lòng xã hội, đặc biệt là thần khí là lời cầu nguyện rất hiệu quả, bởi vì chúng ta không biết cầu nguyện làm sao, cầu nguyện thế nào cho đẹp lòng Chúa nhưng chính Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho chúng ta...
Cuối bài giảng, cha chủ tế đã nói về việc “lên đường” theo tiếng gọi của ơn gọi Kitô hữu, để đến với những người gặp khó khăn và làm bất cứ điều gì cho người khác cũng để họ được nhận biết Chúa hơn, yêu mến, gần gũi Chúa hơn để họ xứng đáng nhân phẩm con người, được phục vụ, được yêu thương....Đó cũng là nhiệm vụ của nhóm Bông Hồng Xanh hôm nay, kỷ niệm 25 năm mà vẫn còn mạnh mẽ qua việc nhiều người qui tụ nơi bàn thánh này là nơi có hồng ân Chúa Thánh Thần để xin Ngài tiếp tục chúc phúc lành cho những bước chân tông đồ trong việc bác ái xã hội mà các anh chị em động chạm tới, cùng với Thánh Thần Chúa biến đổi con người, đồng thời các thành viên, cộng tác viên trở thành con người mới, có những thành quả mới để giúp ích cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, nhất là cho nhiều người biết Chúa, yêu mến Chúa. Đó là hoàn thành nhiệm vụ loan báo Tin Mừng mà Chúa Kitô đã gửi gấm chúng ta như là một chiến sĩ trong đức tin và tình yêu.
Tại giáo xứ Mai Khôi không có thông lệ dâng của lễ trong thánh lễ nên những em thiếu nhi của mái ấm không được đại diện cho nhiều trẻ em mà nhóm đã phục vụ, lên dâng của lễ hôm nay như một lời cảm ơn đơn sơ nhất.
Tiếng hát của ca đoàn vang lên, tiếng trầm tiếng bổng khi linh mục dâng của lễ, trong lúc đó các anh chị em khuyết tật thì kẻ đứng người ngồi vì những khiếm khuyết của cơ thể và có người còn không hiểu cha nói gì vì khiếm thính...thôi thì tất cả những ai đang hiện diện đều hòa vào làm một của lễ chung. Những vị quan khách cũng không màng đến chức vụ của mình mà ngồi khiêm tốn trong dãy ghế dành cho khách mời.
Tất cả diễn ra nhịp nhàng cho đến khi trưởng nhóm là Maria Vũ Loan bước lên, có lời cảm ơn cha Antôn Trần Thanh Long, bề trên chánh xứ Mai Khôi( hiện đang đi công tác), đã cho phép Nhóm Bông Hồng Xanh được tổ chức thánh lễ tại thánh đường này; lời biết ơn Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần; Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, đặc biệt là cha Giám đốc Gioan Trần Công Nghị và Ban Biên Tập VietCatholic; linh mục Stephano Bùi Thượng Lưu, chủ nhiệm Dân Chúa Châu Âu và khá nhiều quí cha, quí ân nhân đã trợ giúp trong 25 năm qua, làm cho nhóm được lớn lên trong công việc.
Tiếp theo, chị trưởng nhóm kể về kỷ niệm gặp gỡ và mối liên hệ thâm tình với quí cha đồng tế hôm nay; như cha Giuse Phạm Hưng Thịnh, không những yêu thích nghệ thuật thánh mà còn thương mến người nghèo, cha đã từng cho nhóm Bông Hồng Xanh “một cọc tiền” trong một dịp đi công tác; còn cha Minh Khôi chánh xứ Vinh Sơn rất có thiện cảm với nhóm, thường cho tiền mỗi khi nhóm cất lời xin; cha Hoàng dòng Cát Minh là thành viên Bông Hồng Xanh trước khi đi tu, hôm nay cũng có mặt như để sống lại kỷ niệm cùng với các bạn cũ; còn thân mẫu cha Tấn Thời có liên hệ thân tình với mẹ chị trưởng nhóm khiến lời cảm ơn rất xúc động. Nhóm cũng gửi lời cảm ơn đến cha Giuse Nguyễn Văn Hiển, thành viên tu viện Đa Minh Mai Khôi cùng đồng tế.
Hôm nay, các thành viên và cộng tác viên trang phục tự do, không buộc phải mặc áo trắng nên khi chụp hình chung với quí cha đồng tế, khó mà phân biệt ai là thành viên, ai là cộng tác viên nhưng rất dễ nhận ra phụ huynh đến tham dự thánh lễ hôm nay.
Trong khi mọi người chụp hình thong thả, chào hỏi nhau thì một bộ phận khác phát quà cho anh chị em khuyết tật. Đó là một hộp bánh cốm và một bao lì xì. Các anh chị em nhận xong thì ra về một cách khó khăn, vất vả vì trời mưa khá nặng hạt, thấy thương thương làm sao! Hội Khuyết Tật thuộc giáo hạt Xóm Mới được cha GB. Nguyễn Văn Luyến, chánh xứ Lạng Sơn, giang tay ôm lấy. Anh chị em được chăm sóc, bảo trợ và sinh hoạt rất qui củ. Đó cũng là cả một quá trình được yêu thương tươm tất nên màu áo xanh và cung cách anh chị em dự lễ nói lên điều đó.
Khách mời lần lượt ra về trong cơn mưa khá nặng hạt song chắc là lòng quí khách ấy sẽ cảm thông nhiều hơn là phàn nàn thời tiết; còn các thành viên Bông Hồng Xanh có phần hớn hở vì các bạn sẽ họp mặt trong bữa cơm tối thân mật ở một không gian khác.
Dịp kỷ niệm hành trình 25 năm hoạt động của Nhóm Bông Hồng Xanh được thành công tốt đẹp. Chắc chắn các bạn đã được Chúa chúc phúc nhưng hành trình tiếp theo phải được Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì hiệu quả công việc mới tươi thắm như những đóa hoa hồng xanh.
Khi nắng chiều đã tắt, các bạn cộng tác viên trẻ đã đứng ở trước cổng nhà thờ để chào đón quí khách và gắn lên trên ngực trái một bông hồng xanh được in trên giấy. Anh chị em trong Hội Khuyết Tật thuộc giáo xứ Lạng Sơn, hạt Xóm Mới đến khá sớm. Ba chiếc xe Dahashu và một chiếc xe 16 chỗ đưa anh chị em đến nhà thờ dễ dàng nhưng việc di chuyển từ xe vào một dãy ghế giữa nhà thờ lại khá khó khăn vì có một số anh chị em chân yếu, không đi bình thường được.
Xem Hình
Cũng đến sớm, các em thiếu nhi của mái ấm Hoa Huệ thì lại vui vẻ, tung tăng trong sân nhà thờ; hình như khi được quí thầy thuộc hội dòng Đức Mẹ Lên Trời cho đi đâu là các em rất thích.
Trước thánh lễ, trưởng nhóm đã có vài lời giới thiệu về hoàn cảnh hình thành, đối tượng phục vụ và sự kiên trì, đoàn kết của các thành viên, cộng tác viên trong nhóm. Đồng thời giới thiệu chủ sự thánh lễ hôm nay là linh mục Giuse Phạm Hưng Thịnh, nguyên Bề trên chánh xứ Mai Khôi và bề trên chánh xứ Đa Minh Ba Chuông nhiều năm; cùng đồng tế có cha Giuse Nguyễn Minh Khôi, chánh xứ Vinh Sơn 3 hạt Chí Hòa, Sài Gòn; cha Phêrô Nguyễn Quốc Hoàng dòng Cát Minh, cha Giuse Nguyễn Tấn Thời OP và cha Giuse Nguyễn Văn Hiển, thành viên tu viện Đa Minh Mai Khôi.
Tham dự thánh lễ hôm nay có các thành viên và cộng tác viên của nhóm qua từng giai đoạn; anh chị em khuyết tật, các em thiếu nhi có hoàn cảnh kém may mắn, quí khách mời là thân hữu, ân nhân của nhóm và cộng đoàn giáo dân giáo xứ Mai Khôi.
Trong bầu khí ấm cúng, thanh lịch, thánh lễ được tiến hành trang trọng. Khi giảng lễ, cha Giuse chủ tế đi từ bài đọc 1, nói về một thời đại mà Thiên Chúa sẽ đổ thần khí trên người phàm mà mọi người sẽ nói lời của thần khí... Chúa Thánh Thần là ân huệ mở đầu - mà Đức Giêsu đã xin Chúa Cha gửi đến - sẽ mở ra tất cả những khúc mắc, những bí mật mà Thiên Chúa trao trọn vẹn cho con người, để con người được làm con, nghĩa là được cứu chuộc cả hồn cả xác.
Khi Chúa Thánh Thần đến sẽ làm tròn lại ơn cứu độ mà Đức Kitô đã thực hiện. Vai trò của Chúa Thánh Thần thật lớn lao trong lòng xã hội, đặc biệt là thần khí là lời cầu nguyện rất hiệu quả, bởi vì chúng ta không biết cầu nguyện làm sao, cầu nguyện thế nào cho đẹp lòng Chúa nhưng chính Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho chúng ta...
Cuối bài giảng, cha chủ tế đã nói về việc “lên đường” theo tiếng gọi của ơn gọi Kitô hữu, để đến với những người gặp khó khăn và làm bất cứ điều gì cho người khác cũng để họ được nhận biết Chúa hơn, yêu mến, gần gũi Chúa hơn để họ xứng đáng nhân phẩm con người, được phục vụ, được yêu thương....Đó cũng là nhiệm vụ của nhóm Bông Hồng Xanh hôm nay, kỷ niệm 25 năm mà vẫn còn mạnh mẽ qua việc nhiều người qui tụ nơi bàn thánh này là nơi có hồng ân Chúa Thánh Thần để xin Ngài tiếp tục chúc phúc lành cho những bước chân tông đồ trong việc bác ái xã hội mà các anh chị em động chạm tới, cùng với Thánh Thần Chúa biến đổi con người, đồng thời các thành viên, cộng tác viên trở thành con người mới, có những thành quả mới để giúp ích cho cuộc sống xã hội tốt đẹp hơn, nhất là cho nhiều người biết Chúa, yêu mến Chúa. Đó là hoàn thành nhiệm vụ loan báo Tin Mừng mà Chúa Kitô đã gửi gấm chúng ta như là một chiến sĩ trong đức tin và tình yêu.
Tại giáo xứ Mai Khôi không có thông lệ dâng của lễ trong thánh lễ nên những em thiếu nhi của mái ấm không được đại diện cho nhiều trẻ em mà nhóm đã phục vụ, lên dâng của lễ hôm nay như một lời cảm ơn đơn sơ nhất.
Tiếng hát của ca đoàn vang lên, tiếng trầm tiếng bổng khi linh mục dâng của lễ, trong lúc đó các anh chị em khuyết tật thì kẻ đứng người ngồi vì những khiếm khuyết của cơ thể và có người còn không hiểu cha nói gì vì khiếm thính...thôi thì tất cả những ai đang hiện diện đều hòa vào làm một của lễ chung. Những vị quan khách cũng không màng đến chức vụ của mình mà ngồi khiêm tốn trong dãy ghế dành cho khách mời.
Tất cả diễn ra nhịp nhàng cho đến khi trưởng nhóm là Maria Vũ Loan bước lên, có lời cảm ơn cha Antôn Trần Thanh Long, bề trên chánh xứ Mai Khôi( hiện đang đi công tác), đã cho phép Nhóm Bông Hồng Xanh được tổ chức thánh lễ tại thánh đường này; lời biết ơn Đức Giám Mục GB. Bùi Tuần; Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo, đặc biệt là cha Giám đốc Gioan Trần Công Nghị và Ban Biên Tập VietCatholic; linh mục Stephano Bùi Thượng Lưu, chủ nhiệm Dân Chúa Châu Âu và khá nhiều quí cha, quí ân nhân đã trợ giúp trong 25 năm qua, làm cho nhóm được lớn lên trong công việc.
Tiếp theo, chị trưởng nhóm kể về kỷ niệm gặp gỡ và mối liên hệ thâm tình với quí cha đồng tế hôm nay; như cha Giuse Phạm Hưng Thịnh, không những yêu thích nghệ thuật thánh mà còn thương mến người nghèo, cha đã từng cho nhóm Bông Hồng Xanh “một cọc tiền” trong một dịp đi công tác; còn cha Minh Khôi chánh xứ Vinh Sơn rất có thiện cảm với nhóm, thường cho tiền mỗi khi nhóm cất lời xin; cha Hoàng dòng Cát Minh là thành viên Bông Hồng Xanh trước khi đi tu, hôm nay cũng có mặt như để sống lại kỷ niệm cùng với các bạn cũ; còn thân mẫu cha Tấn Thời có liên hệ thân tình với mẹ chị trưởng nhóm khiến lời cảm ơn rất xúc động. Nhóm cũng gửi lời cảm ơn đến cha Giuse Nguyễn Văn Hiển, thành viên tu viện Đa Minh Mai Khôi cùng đồng tế.
Hôm nay, các thành viên và cộng tác viên trang phục tự do, không buộc phải mặc áo trắng nên khi chụp hình chung với quí cha đồng tế, khó mà phân biệt ai là thành viên, ai là cộng tác viên nhưng rất dễ nhận ra phụ huynh đến tham dự thánh lễ hôm nay.
Trong khi mọi người chụp hình thong thả, chào hỏi nhau thì một bộ phận khác phát quà cho anh chị em khuyết tật. Đó là một hộp bánh cốm và một bao lì xì. Các anh chị em nhận xong thì ra về một cách khó khăn, vất vả vì trời mưa khá nặng hạt, thấy thương thương làm sao! Hội Khuyết Tật thuộc giáo hạt Xóm Mới được cha GB. Nguyễn Văn Luyến, chánh xứ Lạng Sơn, giang tay ôm lấy. Anh chị em được chăm sóc, bảo trợ và sinh hoạt rất qui củ. Đó cũng là cả một quá trình được yêu thương tươm tất nên màu áo xanh và cung cách anh chị em dự lễ nói lên điều đó.
Khách mời lần lượt ra về trong cơn mưa khá nặng hạt song chắc là lòng quí khách ấy sẽ cảm thông nhiều hơn là phàn nàn thời tiết; còn các thành viên Bông Hồng Xanh có phần hớn hở vì các bạn sẽ họp mặt trong bữa cơm tối thân mật ở một không gian khác.
Dịp kỷ niệm hành trình 25 năm hoạt động của Nhóm Bông Hồng Xanh được thành công tốt đẹp. Chắc chắn các bạn đã được Chúa chúc phúc nhưng hành trình tiếp theo phải được Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì hiệu quả công việc mới tươi thắm như những đóa hoa hồng xanh.
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
Văn Minh
09:20 05/06/2017
Giáo xứ Vĩnh Hòa: Mừng lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
“Nhờ ơn Chúa Thánh Thần biến đổi mà người kitô hữu được trở nên hoàn thiện hơn, đồng thời, giúp cho mỗi người ý thức trong việc xây dựng Giáo Hội và loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay”.
Đó là tâm tình của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, trong Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống – bổn mạng Ban Truyền thông giáo xứ Vĩnh Hòa diễn ra lúc 17g30 Chúa Nhật 04.06.2017.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do cha Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Inhaxiô Nguyễn Văn Đăng SCJ, Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng (phó tế) phụ lễ, cùng bà con giáo dân trong giáo xứ hiệp dâng.
Đầu lễ, cha xứ thay mặt cộng đoàn cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa chúc mừng thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng, là người con của giáo xứ đã được ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGP Sài Gòn, phong chức phó tế ngày 30.05 vừa qua. Đồng thời, ngài cũng chúc mừng anh em trong Ban Truyền thông của giáo xứ được nhiều sức khỏe, tinh thần hăng say và lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục sinh đến cho mọi người trên các phương tiện Truyền thông của ngày hôm nay.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Inhaxiô Nguyễn Văn Đăng chia sẻ: Qua dòng thời gian, Giáo Hội chúng ta xem ra rất đa dạng và phong phú, vì có nhiều dòng tu và hội đoàn làm việc tông đồ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy một Giáo Hội hiệp nhất và không ngừng phát triển, có được như vậy là nhờ đặc sủng của Chúa Thánh Thần đã hiếp nhất nên một, cũng nhờ Chúa Thánh Thần mà xưa kia lần đầu tiên Thánh Phêrô mới có lòng can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng khi đứng trước mấy ngàn người rao giảng một cách hùng hồn và lòng đầy tự tin như vậy.
Mừng lễ Ngũ tuần hôm nay, ước mong mỗi người trong giáo xứ chúng ta, cách riêng, đối với anh em trong Ban Truyền thông biết cầu xin Chúa Thánh Thần trong mọi hoàn cảnh, nhờ đó, sẽ biến đổi tâm hồn mỗi người trở nên can đảm và ý thức trong việc xây dựng Giáo Hội và hăng say ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục sinh đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ một lần nữa ngỏ lời cảm ơn Ban Truyền thông, ông cố Giuse Phạm Văn An, anh Giuse Trần Vĩnh Phát, chúc mừng thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng, Ban Truyền thông giáo xứ bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Qua đây, ngài cũng mời gọi cộng đoàn trong giáo xứ tiếp tục cầu nguyện cho anh em trong Ban Truyền thông, cũng như giúp đỡ cách này cách khác để cho anh em có những phương tiện cần thiết nhằm phục vụ trong việc loan báo Tin Mừng của Chúa trên các phương tiện Truyền thông hiện đại ngày hôm nay được một cách tốt hơn. Nhân dịp này, thầy Martinô ngỏ lời tạ ơn Chúa, cảm ơn cha xứ Gioakim, quý cha, Ban Lễ sinh, Ban Giáo lý, cùng mọi thành phần dân Chúa đã giúp đỡ và cầu nguyện trong những năm tháng qua trong ơn gọi hiến thân làm chứng nhân cho Nước Trời, xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho thầy được ơn bền đỗ đến cùng trong sứ vụ của mình.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, quý cha, cùng anh em trong Ban Truyền thông cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm.
“Nhờ ơn Chúa Thánh Thần biến đổi mà người kitô hữu được trở nên hoàn thiện hơn, đồng thời, giúp cho mỗi người ý thức trong việc xây dựng Giáo Hội và loan báo Tin Mừng của Đức Kitô đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay”.
Đó là tâm tình của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, trong Thánh lễ mừng Chúa Thánh Thần hiện xuống – bổn mạng Ban Truyền thông giáo xứ Vĩnh Hòa diễn ra lúc 17g30 Chúa Nhật 04.06.2017.
Xem Hình
Thánh lễ trọng thể do cha Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Inhaxiô Nguyễn Văn Đăng SCJ, Dòng linh mục Thánh Tâm Chúa Giêsu, thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng (phó tế) phụ lễ, cùng bà con giáo dân trong giáo xứ hiệp dâng.
Đầu lễ, cha xứ thay mặt cộng đoàn cộng đoàn giáo xứ Vĩnh Hòa chúc mừng thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng, là người con của giáo xứ đã được ĐTGM Phaolô Bùi Văn Đọc, TGP Sài Gòn, phong chức phó tế ngày 30.05 vừa qua. Đồng thời, ngài cũng chúc mừng anh em trong Ban Truyền thông của giáo xứ được nhiều sức khỏe, tinh thần hăng say và lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục sinh đến cho mọi người trên các phương tiện Truyền thông của ngày hôm nay.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Inhaxiô Nguyễn Văn Đăng chia sẻ: Qua dòng thời gian, Giáo Hội chúng ta xem ra rất đa dạng và phong phú, vì có nhiều dòng tu và hội đoàn làm việc tông đồ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy một Giáo Hội hiệp nhất và không ngừng phát triển, có được như vậy là nhờ đặc sủng của Chúa Thánh Thần đã hiếp nhất nên một, cũng nhờ Chúa Thánh Thần mà xưa kia lần đầu tiên Thánh Phêrô mới có lòng can đảm ra đi rao giảng Tin Mừng khi đứng trước mấy ngàn người rao giảng một cách hùng hồn và lòng đầy tự tin như vậy.
Mừng lễ Ngũ tuần hôm nay, ước mong mỗi người trong giáo xứ chúng ta, cách riêng, đối với anh em trong Ban Truyền thông biết cầu xin Chúa Thánh Thần trong mọi hoàn cảnh, nhờ đó, sẽ biến đổi tâm hồn mỗi người trở nên can đảm và ý thức trong việc xây dựng Giáo Hội và hăng say ra đi loan báo Tin Mừng của Chúa Kitô Phục sinh đến cho muôn người giữa lòng thế giới hôm nay.
Trước khi ban phép lành cuối lễ, cha xứ một lần nữa ngỏ lời cảm ơn Ban Truyền thông, ông cố Giuse Phạm Văn An, anh Giuse Trần Vĩnh Phát, chúc mừng thầy Martinô Nguyễn Đức Trọng, Ban Truyền thông giáo xứ bằng một tràng pháo tay giòn giã của cộng đoàn. Qua đây, ngài cũng mời gọi cộng đoàn trong giáo xứ tiếp tục cầu nguyện cho anh em trong Ban Truyền thông, cũng như giúp đỡ cách này cách khác để cho anh em có những phương tiện cần thiết nhằm phục vụ trong việc loan báo Tin Mừng của Chúa trên các phương tiện Truyền thông hiện đại ngày hôm nay được một cách tốt hơn. Nhân dịp này, thầy Martinô ngỏ lời tạ ơn Chúa, cảm ơn cha xứ Gioakim, quý cha, Ban Lễ sinh, Ban Giáo lý, cùng mọi thành phần dân Chúa đã giúp đỡ và cầu nguyện trong những năm tháng qua trong ơn gọi hiến thân làm chứng nhân cho Nước Trời, xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho thầy được ơn bền đỗ đến cùng trong sứ vụ của mình.
Thánh lễ khép lại lúc 18g30. Sau Thánh lễ, quý cha, cùng anh em trong Ban Truyền thông cùng nhau chụp chung tấm hình kỷ niệm.
Hội dòng Con Đức Mẹ Giáo xứ Suối Đá Tây Ninh khánh thành nhà sinh hoạt
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
14:50 05/06/2017
CỘNG ĐOÀN HỘI DÒNG CON ĐỨC MẸ PHÚ CƯỜNG TẠI GIÁO XỨ SUỐI ĐÁ KHÁNH THÀNH NHÀ SINH HOẠT
Sáng ngày 03.6.2017, trong niềm vui cảm tạ tri ân Thiên Chúa, quý soeur thuộc cộng đoàn Hội dòng Con Đức Mẹ Phú Cường tại Giáo xứ Suối Đá (Giáo hạt Tây Ninh) vui mừng tổ chức khánh thành ngôi nhà sinh hoạt. Sau những ngày tháng mong ước, giờ đây ngôi nhà sinh hoạt mới của công đoàn đã được hoàn thành.
Xem Hình
Đúng 09 giờ sáng, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành, cùng tham dự có cha Gioan Võ Hoàn Sinh - Hạt trưởng hạt Tây Ninh; và soeur M. Christina Vũ Thị Mơ - Tổng Phụ trách Hội dòng. Sau nghi thức cắt băng khánh thành, đoàn lễ nghi tiến vào thánh đường Giáo xứ Suối Đá cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Chủ tế thánh lễ tạ ơn là Đức Cha Giuse, cùng đồng tế với ngài có đông đảo quý cha trong và ngoài Giáo hạt Tây Ninh. Tham dự thánh lễ còn có sự hiện diện của quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý ân thân nhân và quý khách mời.
Trong bài giảng, Đức Cha đã nhắc lại sự kiện, xưa kia Đức Trinh Nữ Maria đã đem Chúa đến với người chị họ Elisabeth qua sự thăm viếng của Mẹ. Để qua đó, ngài nhắn nhủ đến quý soeur: các chị em trong Hội dòng có được ngôi nhà mới khang trang, điều đó giúp cho các chị em có được điều kiện tốt hơn để sinh hoạt, nhưng điều quan trọng hơn là với điều kiện sinh hoạt tốt này, các chị em hãy noi theo gương của Đức Mẹ để mang Chúa đến với mọi người, nhất là bà con vùng nông thôn hẻo lánh này, qua công việc hằng ngày, đó là việc chăm sóc và dạy dỗ các trẻ em.
Trước khi kết thúc thánh lễ, soeur Maria Têrêsa Nguyễn Thị Mỹ Linh - Trưởng cộng đoàn, thay mặt chị em dâng lên Đức Cha, quý cha, quý ân nhân và cộng đoàn lời tri ân cảm mến. Ngoài ra, soeur cũng đã chân thành cám ơn cha Phaolô Nguyễn Hồng Phong - Chánh xứ Suối Đá, đã giúp đỡ cho cộng đoàn trong suốt thời gian xây dựng nhà sinh hoạt, cũng như trong thánh lễ tạ ơn.
Tâm tình cảm tạ tri ân của từng soeur trong Hội dòng Con Đức Mẹ Phú Cường không chỉ có trong ngày mừng lễ khánh thành, nhưng những lời tri ân cảm mến này còn được ấp ủ và âm vang mãi trong trái tim mỗi người.
“Hôm nay, nhà này được ơn cứu độ” (Lc 19,9). Câu Lời Chúa này thiết tưởng cũng là lời cầu chúc của mọi người hiện diện dành cho quý Hội dòng.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Sáng ngày 03.6.2017, trong niềm vui cảm tạ tri ân Thiên Chúa, quý soeur thuộc cộng đoàn Hội dòng Con Đức Mẹ Phú Cường tại Giáo xứ Suối Đá (Giáo hạt Tây Ninh) vui mừng tổ chức khánh thành ngôi nhà sinh hoạt. Sau những ngày tháng mong ước, giờ đây ngôi nhà sinh hoạt mới của công đoàn đã được hoàn thành.
Xem Hình
Đúng 09 giờ sáng, Đức Cha Giuse Nguyễn Tấn Tước - Giám mục Giáo phận Phú Cường, đã chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành, cùng tham dự có cha Gioan Võ Hoàn Sinh - Hạt trưởng hạt Tây Ninh; và soeur M. Christina Vũ Thị Mơ - Tổng Phụ trách Hội dòng. Sau nghi thức cắt băng khánh thành, đoàn lễ nghi tiến vào thánh đường Giáo xứ Suối Đá cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Chủ tế thánh lễ tạ ơn là Đức Cha Giuse, cùng đồng tế với ngài có đông đảo quý cha trong và ngoài Giáo hạt Tây Ninh. Tham dự thánh lễ còn có sự hiện diện của quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý ân thân nhân và quý khách mời.
Trong bài giảng, Đức Cha đã nhắc lại sự kiện, xưa kia Đức Trinh Nữ Maria đã đem Chúa đến với người chị họ Elisabeth qua sự thăm viếng của Mẹ. Để qua đó, ngài nhắn nhủ đến quý soeur: các chị em trong Hội dòng có được ngôi nhà mới khang trang, điều đó giúp cho các chị em có được điều kiện tốt hơn để sinh hoạt, nhưng điều quan trọng hơn là với điều kiện sinh hoạt tốt này, các chị em hãy noi theo gương của Đức Mẹ để mang Chúa đến với mọi người, nhất là bà con vùng nông thôn hẻo lánh này, qua công việc hằng ngày, đó là việc chăm sóc và dạy dỗ các trẻ em.
Trước khi kết thúc thánh lễ, soeur Maria Têrêsa Nguyễn Thị Mỹ Linh - Trưởng cộng đoàn, thay mặt chị em dâng lên Đức Cha, quý cha, quý ân nhân và cộng đoàn lời tri ân cảm mến. Ngoài ra, soeur cũng đã chân thành cám ơn cha Phaolô Nguyễn Hồng Phong - Chánh xứ Suối Đá, đã giúp đỡ cho cộng đoàn trong suốt thời gian xây dựng nhà sinh hoạt, cũng như trong thánh lễ tạ ơn.
Tâm tình cảm tạ tri ân của từng soeur trong Hội dòng Con Đức Mẹ Phú Cường không chỉ có trong ngày mừng lễ khánh thành, nhưng những lời tri ân cảm mến này còn được ấp ủ và âm vang mãi trong trái tim mỗi người.
“Hôm nay, nhà này được ơn cứu độ” (Lc 19,9). Câu Lời Chúa này thiết tưởng cũng là lời cầu chúc của mọi người hiện diện dành cho quý Hội dòng.
Giuse Nguyễn Hữu Lộc
Văn Hóa
Hà Lan - Sứ Vụ Mới - Vùng Đất Mới
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
17:06 05/06/2017
HÀ LAN - SỨ VỤ MỚI, VÙNG ĐẤT MỚI
Sau những ngày lo giấy tờ cho bài sai mới cũng như sum họp bên gia đình và người thân ở Việt Nam, chúng tôi đã lên đường vào ngày cuối cùng của tháng Hoa- tháng kính Đức Mẹ, và chính nhờ ơn Mẹ gìn giữ và đồng hành, chúng tôi đã đến xứ sở Hoa Tulip vào lúc 10 giờ sáng ngày đầu tháng Sáu với thời tiết trong lành, mát mẻ.
Đón chúng tôi ở phi trường Amsterdam, Hà Lan có cha bề trên Giám tỉnh người Ấn độ và một linh mục người Trung quốc nhưng được thụ phong linh mục ở Chicago, Hoa Kỳ. Dù chỉ liên lạc với nhau qua email và Whatsapp, chúng tôi cảm thấy rất gần gũi nhau như người trong gia đình ngày từ buổi đầu gặp mặt tại phi trường. Từ đây họ gọi tên thân mật của chúng tôi là Tony Tran.
Chúng tôi được sắp xếp ở chung cộng đoàn với cha Giám tỉnh và cha quản lý của tỉnh Dòng tọa lạc ở thành phố Schiedam giáp ranh với thành phố Rotterdam, một trong những thành phố lớn nhất của phía Nam Hà Lan.
Chúng tôi đã có dịp đặt chân đến Hà Lan 2 lần trước đây, một lần vào dịp thường huấn với các nhà đào tạo của toàn Dòng để tìm hiểu quê hương và sự nghiệp của Đấng Sáng Lập Dòng, và một lần nữa cách đây 2 năm trong dịp giúp tĩnh tâm cho một hội đoàn Công Giáo tại Hà Lan, nhưng hai lần ấy chúng tôi chỉ như người cưỡi ngựa xem hoa mà chẳng biết gì về đất nước Hà Lan xinh đẹp này. Lần này chúng tôi đặt chân đến đây theo một bài sai mới và biết rằng dù muốn hay không chúng tôi cũng phải ở đây làm việc như một nhà truyền giáo cho đến khi nhận lệnh mới từ Bề trên Tổng quyền.
Như chúng ta cũng biết Hà Lan là một trong những quốc gia Âu châu có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Bởi thế Hà Lan còn có tên gọi là Nederland hay Netherlands có nghĩa là một quốc gia nằm sâu dưới mực nước biển. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển. Và Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giày gỗ, hoa tulip và sự đa dạng về xã hội. Hà Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, khu phố mại dâm hay còn gọi là khu Đèn Đỏ ở Amsterdam còn là một điểm đến trong hầu hết các tour du lịch. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới.
Hà Lan đứng thứ năm trong danh sách năm 2004 về đánh giá các quốc gia theo tiêu chuẩn mức sống, sau Na Uy, Thụy Điển, Úc và Canada. (Xc. Nguồn: https://es.wikipedia.org/wiki/Holanda).
Chúng tôi còn nhớ trong chuyến thăm Đà Lạt vào những ngày cuối tháng Năm vừa qua và được đồng tế với cha Tổng Đại Diện Lê Đức Huân ở Nhà Thờ Chính Tòa Đà Lạt, vị cha già đáng kính đã giới thiệu chúng tôi với cộng đoàn và nói về việc truyền giáo ở Hà Lan nơi mà chúng tôi sắp đến vì ngài hiểu rõ các quốc gia châu Âu rất phồn thịnh về vật chất nhưng đời sống tâm linh không còn như trước đây nữa vì người ta không còn mấy tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa. Có lẽ đây là một thách đố lớn nhất với chúng tôi và chúng tôi cũng đã biết điều đó trước khi chấp nhận bài sai truyền giáo mới sau nhiều năm ở châu Mỹ Latin.
Ngày chúng tôi vừa đặt chân đến Hà Lan cũng là ngày một anh em trong Dòng người Hà Lan trút hơi thở cuối cùng do tuổi tác và bệnh ung thư. Cha Giám tỉnh nói đùa rằng chúng tôi đến để thay thế chỗ cho người quá cố vì ông đã đợi có người đến mới ra đi bình an giống như cụ già Simeon xưa kia! Hà Lan là một quốc gia không lớn về diện tích, không giàu về tài nguyên nhưng là một quốc gia đáng sống nên có rất nhiều người di dân đến đây, trong đó có người đến từ Châu Mỹ Latin, Phi châu, Á châu và người Việt Nam chúng ta cũng rất đông. Bài sai của chúng tôi là làm việc với những người nói tiếng Tây Ban Nha đến từ các quốc gia vùng Nam Mỹ nhưng điều kiện mà chính phủ đặt ra để được làm việc tại đây như một vị mục tử là chúng tôi phải biết nói tiếng Hà Lan (một ngôn ngữ rất khó vì vừa pha trộn giữa tiếng Đức và tiếng Anh). Chính vì thế mà từ bây giờ đến cuối năm chúng tôi phải mài dùi kinh sử để học cho được ngôn ngữ khó nuốt này mà người nói tiếng Anh gọi là tiếng “Dutch”, nhưng nhiều người phát âm cho vui gọi là tiếng “Đách!!!”. Nếu vượt qua các kỳ thi ngôn ngữ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận và sau đó sẽ chính thức nhận xứ để làm việc với những người di dân nói tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi đã xác định ngay từ đầu việc khổ luyện ngôn ngữ này dù bây giờ đã trạc ngoại tứ tuần nên đầu óc không còn nhạy bén như trước và đôi lúc hay lẫn lộn khi nói tiếng này qua tiếng khác vì làm việc truyền giáo ở một quốc gia nào thì phải thông thạo ngôn ngữ của quốc gia đó trước khi xâm nhập vào nền văn hóa đa nguyên với các dân tộc khác. Bởi thế, từ giờ đến cuối năm chúng tôi chỉ lo việc học ngôn ngữ và những ngày cuối tuần có thể làm việc mục vụ với cộng đồng người Việt, công đồng nói tiếng Anh và cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha bán thời gian.
Người ta thường nói vạn sự khởi đầu nan. Dẫu biết rằng Hà Lan là một quốc gia giàu có và văn minh nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng. Có lẽ nhờ những năm làm việc truyền giáo bên Nam Mỹ đã rèn cho chúng tôi đức tính kiên nhẫn, tự tin và chịu khó nên những ngày đầu mới đến đây dù phải tự làm mọi việc từ nấu ăn, giặt giũ và mua sắm đồ cá nhân vì mấy anh em cùng cộng đoàn khá bận rộn lo các công việc của Dòng, nhưng cũng may chúng tôi giao thiệp bằng tiếng Anh với mọi người, vì người Hà Lan nói tiếng Anh rất tốt với người nước ngoài nên cảm thấy cũng không bất tiện gì. Những điều xảy ra ở phía trước mình không thể nào biết được nhưng luôn cố gắng mỗi ngày để chu toàn bổn phận của một tu sĩ, của một sinh viên vì từ nay chúng tôi đã tự ví mình như một anh tân binh, một sinh viên mới vào trường để học hành mọi thứ từ một nền văn hóa khác vì những lần trước đây khi chúng tôi đến đây với tư cách là một người khách trọ, một người viếng thăm rồi lại đi nhưng bây giờ trong tư thế của một người làm việc nên mình phải bắt đầu lại từ những chuyện nhỏ nhất để hiểu mọi người và để mọi người hiểu mình để làm việc tốt hơn.
Chiều Chúa Nhật ngày 04 tháng 06 chúng tôi tham dự lễ ngân khánh 25 năm linh mục của một linh mục Việt Nam đang làm quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hà Lan từ nhiều năm qua. Mẹ của ngài qua đời vào trung tuần tháng 3 tại Sài Gòn vào đúng dịp chúng tôi vừa đặt chân về Việt Nam để lo giấy tờ nhưng người anh em này lúc ấy không về thọ tang mẹ được vì nghe đâu sức khỏe ngài không cho phép. Nhìn thấy bộ dạng ốm yếu của ngài nhưng Chúa cũng đã dùng con người tầm thường này như khí cụ của Ngài trong suốt 25 năm qua với biết bao thăng trầm, với những thách đố trong đời sống linh mục. Nhìn thấy giáo dân Việt tham dự đông đảo từ khắp nơi trong nước Hà Lan dù tháng lễ bắt đầu lúc 14 giờ chiều mới thấy rằng người Việt của mình vẫn còn rất yêu mến các linh mục. Mỗi khi tham dự thánh lễ ngân khánh, kim khánh hay ngọc khánh linh mục của những bậc đàn anh, những bậc cha chú mà chính bản thân cảm thấy khâm phục. Không biết mình có xứng đáng đến ngày đó để cùng với đàn chiên mà Chúa đã trao ban để tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa đã ban cho không hay là mình lo “đào ngũ” sớm do những tham-sân-si trong đời sống thường nhật. Chúc mừng cha Giuse Trần Đức Hưng, người anh em linh mục cùng họ Trần dịp Ngân khánh linh mục của ngài và xin Chúa ban cho cha sức khỏe, ơn khôn ngoan và bình an để tiếp tục dẫn dắt và đồng hành với đoàn chiên đồng hương nơi đất khách quê người.
Hôm qua cũng là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống- ngày khai sinh Giáo Hội, ngày mà các Tông Đồ Chúa từ căn phòng đóng kín do sợ hãi đã mở tung cửa đến với thế giới để cho mọi người biết Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Ngày xưa Chúa Thánh Thần bay lượn trên nước và đã biến cái đám hỗn mang thành một vũ trụ có trật tự thế nào, thì bây giờ Ngài cũng bay lượn, cũng hiện diện trong tâm hồn để biến con người tội lỗi, vô trật tự của chúng ta thành một Ki-tô hữu đích thực, Ngài sẽ cởi bỏ con người cũ của chúng ta, biến chúng ta trở nên một tạo vật mới, một con người mới. Xin Thánh Thần hãy ngự đến và canh tân thế giới và ban ơn cho con được ơn khôn ngoan sáng suốt để con bắt đầu sứ vụ mới ở một vùng đất mới từ khởi sự cho đến hoàn thành đều được sự giúp đỡ của Người. Amen.
Hà Lan, 05 tháng 06 năm 2017- Lễ Thánh Bonifacio, Giám mục tử đạo
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Sau những ngày lo giấy tờ cho bài sai mới cũng như sum họp bên gia đình và người thân ở Việt Nam, chúng tôi đã lên đường vào ngày cuối cùng của tháng Hoa- tháng kính Đức Mẹ, và chính nhờ ơn Mẹ gìn giữ và đồng hành, chúng tôi đã đến xứ sở Hoa Tulip vào lúc 10 giờ sáng ngày đầu tháng Sáu với thời tiết trong lành, mát mẻ.
Chúng tôi được sắp xếp ở chung cộng đoàn với cha Giám tỉnh và cha quản lý của tỉnh Dòng tọa lạc ở thành phố Schiedam giáp ranh với thành phố Rotterdam, một trong những thành phố lớn nhất của phía Nam Hà Lan.
Chúng tôi đã có dịp đặt chân đến Hà Lan 2 lần trước đây, một lần vào dịp thường huấn với các nhà đào tạo của toàn Dòng để tìm hiểu quê hương và sự nghiệp của Đấng Sáng Lập Dòng, và một lần nữa cách đây 2 năm trong dịp giúp tĩnh tâm cho một hội đoàn Công Giáo tại Hà Lan, nhưng hai lần ấy chúng tôi chỉ như người cưỡi ngựa xem hoa mà chẳng biết gì về đất nước Hà Lan xinh đẹp này. Lần này chúng tôi đặt chân đến đây theo một bài sai mới và biết rằng dù muốn hay không chúng tôi cũng phải ở đây làm việc như một nhà truyền giáo cho đến khi nhận lệnh mới từ Bề trên Tổng quyền.
Như chúng ta cũng biết Hà Lan là một trong những quốc gia Âu châu có mật độ dân số cao và nằm thấp nhất so với mực nước biển trên thế giới. Bởi thế Hà Lan còn có tên gọi là Nederland hay Netherlands có nghĩa là một quốc gia nằm sâu dưới mực nước biển. Hà Lan có khoảng 27% diện tích và 60% dân số nằm ở khu vực có độ cao dưới mực nước biển. Và Hà Lan nổi tiếng với các con đê, cối xay gió, giày gỗ, hoa tulip và sự đa dạng về xã hội. Hà Lan cũng là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới cho phép sử dụng ma tuý công khai; công nhận mại dâm như một nghề hợp pháp, khu phố mại dâm hay còn gọi là khu Đèn Đỏ ở Amsterdam còn là một điểm đến trong hầu hết các tour du lịch. Hà Lan cũng đi tiên phong trong việc công nhận kết hôn đồng giới.
Chúng tôi còn nhớ trong chuyến thăm Đà Lạt vào những ngày cuối tháng Năm vừa qua và được đồng tế với cha Tổng Đại Diện Lê Đức Huân ở Nhà Thờ Chính Tòa Đà Lạt, vị cha già đáng kính đã giới thiệu chúng tôi với cộng đoàn và nói về việc truyền giáo ở Hà Lan nơi mà chúng tôi sắp đến vì ngài hiểu rõ các quốc gia châu Âu rất phồn thịnh về vật chất nhưng đời sống tâm linh không còn như trước đây nữa vì người ta không còn mấy tin vào sự hiện hữu của Thiên Chúa. Có lẽ đây là một thách đố lớn nhất với chúng tôi và chúng tôi cũng đã biết điều đó trước khi chấp nhận bài sai truyền giáo mới sau nhiều năm ở châu Mỹ Latin.
Ngày chúng tôi vừa đặt chân đến Hà Lan cũng là ngày một anh em trong Dòng người Hà Lan trút hơi thở cuối cùng do tuổi tác và bệnh ung thư. Cha Giám tỉnh nói đùa rằng chúng tôi đến để thay thế chỗ cho người quá cố vì ông đã đợi có người đến mới ra đi bình an giống như cụ già Simeon xưa kia! Hà Lan là một quốc gia không lớn về diện tích, không giàu về tài nguyên nhưng là một quốc gia đáng sống nên có rất nhiều người di dân đến đây, trong đó có người đến từ Châu Mỹ Latin, Phi châu, Á châu và người Việt Nam chúng ta cũng rất đông. Bài sai của chúng tôi là làm việc với những người nói tiếng Tây Ban Nha đến từ các quốc gia vùng Nam Mỹ nhưng điều kiện mà chính phủ đặt ra để được làm việc tại đây như một vị mục tử là chúng tôi phải biết nói tiếng Hà Lan (một ngôn ngữ rất khó vì vừa pha trộn giữa tiếng Đức và tiếng Anh). Chính vì thế mà từ bây giờ đến cuối năm chúng tôi phải mài dùi kinh sử để học cho được ngôn ngữ khó nuốt này mà người nói tiếng Anh gọi là tiếng “Dutch”, nhưng nhiều người phát âm cho vui gọi là tiếng “Đách!!!”. Nếu vượt qua các kỳ thi ngôn ngữ thì sẽ được cấp giấy chứng nhận và sau đó sẽ chính thức nhận xứ để làm việc với những người di dân nói tiếng Tây Ban Nha. Chúng tôi đã xác định ngay từ đầu việc khổ luyện ngôn ngữ này dù bây giờ đã trạc ngoại tứ tuần nên đầu óc không còn nhạy bén như trước và đôi lúc hay lẫn lộn khi nói tiếng này qua tiếng khác vì làm việc truyền giáo ở một quốc gia nào thì phải thông thạo ngôn ngữ của quốc gia đó trước khi xâm nhập vào nền văn hóa đa nguyên với các dân tộc khác. Bởi thế, từ giờ đến cuối năm chúng tôi chỉ lo việc học ngôn ngữ và những ngày cuối tuần có thể làm việc mục vụ với cộng đồng người Việt, công đồng nói tiếng Anh và cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha bán thời gian.
Chiều Chúa Nhật ngày 04 tháng 06 chúng tôi tham dự lễ ngân khánh 25 năm linh mục của một linh mục Việt Nam đang làm quản nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hà Lan từ nhiều năm qua. Mẹ của ngài qua đời vào trung tuần tháng 3 tại Sài Gòn vào đúng dịp chúng tôi vừa đặt chân về Việt Nam để lo giấy tờ nhưng người anh em này lúc ấy không về thọ tang mẹ được vì nghe đâu sức khỏe ngài không cho phép. Nhìn thấy bộ dạng ốm yếu của ngài nhưng Chúa cũng đã dùng con người tầm thường này như khí cụ của Ngài trong suốt 25 năm qua với biết bao thăng trầm, với những thách đố trong đời sống linh mục. Nhìn thấy giáo dân Việt tham dự đông đảo từ khắp nơi trong nước Hà Lan dù tháng lễ bắt đầu lúc 14 giờ chiều mới thấy rằng người Việt của mình vẫn còn rất yêu mến các linh mục. Mỗi khi tham dự thánh lễ ngân khánh, kim khánh hay ngọc khánh linh mục của những bậc đàn anh, những bậc cha chú mà chính bản thân cảm thấy khâm phục. Không biết mình có xứng đáng đến ngày đó để cùng với đàn chiên mà Chúa đã trao ban để tạ ơn Chúa vì những hồng ân Chúa đã ban cho không hay là mình lo “đào ngũ” sớm do những tham-sân-si trong đời sống thường nhật. Chúc mừng cha Giuse Trần Đức Hưng, người anh em linh mục cùng họ Trần dịp Ngân khánh linh mục của ngài và xin Chúa ban cho cha sức khỏe, ơn khôn ngoan và bình an để tiếp tục dẫn dắt và đồng hành với đoàn chiên đồng hương nơi đất khách quê người.
Hôm qua cũng là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống- ngày khai sinh Giáo Hội, ngày mà các Tông Đồ Chúa từ căn phòng đóng kín do sợ hãi đã mở tung cửa đến với thế giới để cho mọi người biết Thiên Chúa là Cha giàu lòng thương xót. Ngày xưa Chúa Thánh Thần bay lượn trên nước và đã biến cái đám hỗn mang thành một vũ trụ có trật tự thế nào, thì bây giờ Ngài cũng bay lượn, cũng hiện diện trong tâm hồn để biến con người tội lỗi, vô trật tự của chúng ta thành một Ki-tô hữu đích thực, Ngài sẽ cởi bỏ con người cũ của chúng ta, biến chúng ta trở nên một tạo vật mới, một con người mới. Xin Thánh Thần hãy ngự đến và canh tân thế giới và ban ơn cho con được ơn khôn ngoan sáng suốt để con bắt đầu sứ vụ mới ở một vùng đất mới từ khởi sự cho đến hoàn thành đều được sự giúp đỡ của Người. Amen.
Hà Lan, 05 tháng 06 năm 2017- Lễ Thánh Bonifacio, Giám mục tử đạo
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hoa Súng Tím
Đặng Đức Cương
18:07 05/06/2017
Ảnh của Đặng Đức Cương
Màu hoa súng ấy như cơn đau không dám khóc
Chỉ lặng yên sắc tím để mà đau
Người đời chỉ biết màu sen anh đỏ rực
Còn nỗi buồn hoa súng tím biết cho đâu.
(Trích thơ của Chế Lan Viên)
VietCatholic TV
Phóng sự đặc biệt: Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tại Vatican 4/6/2017
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:18 05/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Phần thứ nhất là buổi canh thức diễn ra vào chiều ngày thứ Bẩy 3 tháng 6 tại Circo Massimo, ở Roma. Khu vực này xưa kia là trường đua ngựa thời đế quốc La Mã và cũng là nơi máu các vị tử đạo đổ ra.
Buổi buổi cầu nguyện bắt đầu với nghi thức khai mạc lúc 4 giờ chiều: sau lời chào mừng của bà Michelle Moran, Chủ tịch Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh và Ông Gilberto Barbosa, Chủ tịch Phong trào Cộng đoàn canh tân trong Thánh Linh ở Brazil, cộng đoàn tiến hành với phần chúc tụng, thờ lạy, nghe chứng từ và suy tư về hoạt động của Chúa Thánh Linh liên quan đến ơn gọi, gia đình, chữa lành và rao giảng Tin Mừng.
Sau khi Đức Thánh Cha đến nơi và tiến lên lễ đài, buổi canh thức bắt đầu lúc gần 6 giờ chiều. Mọi người lắng nghe đoạn Tin Mừng theo thánh Gioan, đoạn 17 câu 21 đến 23, tiếp đến là bài suy niệm của Cha Cantalamessa, dòng Capuchino, giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng. Sau đó là suy niệm của Đức Thánh Cha.
Đi từ hai đoạn Tông Đồ Công Vụ (1,4-5; 2,1-4), Đức Thánh Cha ví cộng đoàn tham dự buổi canh thức đến từ hơn 120 quốc gia giống như nhà Tiệc Ly lộ thiên: “Nhiều người đến từ các nơi trên thế giới và Chúa Thánh Linh qui tụ chúng ta để thiết lập những tương quan thân hữu huynh đệ, khích lệ chúng ta trên con đường tiến về hiệp nhất, hiệp nhất để thi hành sứ mạng: không phải để dừng lại, nhưng để ra đi công bố Đức Giêsu là Chúa, để cùng nhau loan báo tình thương của Chúa Cha đối với tất cả mọi con cài! Để loan báo Tin Mừng cho mọi dân nước! Để chứng tỏ rằng hòa bình là điều có thể!”
Nhưng Đức Thánh Cha nhận xét rằng “chúng ta không thể loan báo hòa bình là có thể nếu chúng ta không sống hòa bình với nhau, nếu chúng ta nhấn mạnh những khác biệt, nếu chúng ta gây chiến với nhau, làm như thế chúng ta không thể loan báo hòa bình”.
Ngài nhìn nhận có những khác biệt giữa các tín hữu Kitô, nhưng cần làm sao để những khác biệt đó trở thành “những dị biệt được hòa giải”: Có những khác biệt về ngôn ngữ, (như cộng đoàn Kitô ngày lễ Ngũ Tuần), nhưng Chúa Thánh Linh làm cho chúng ta hệu sứ điệp phục sinh của Chúa Giêsu trong ngôn ngữ riêng chúng ta”.
Đức Thánh Cha xác nhận Phong trào Công Giáo canh tân trong Thánh Linh, được khai sinh cách đây 50 năm, không phải để khởi đầu một tổ chức, một định chế, nhưng là một dòng ơn thánh, một trào lưu ơn thánh... Một công trình đại kết vì Thánh Linh kiến tạo hiệp nhất và cùng một Thánh Linh gợi hứng để Phong trào canh tân trong Thánh Linh là đại kết”.
Trong bài suy niệm, Đức Thánh Cha cũng nhắc đến phong trào đại kết bằng máu. Bao nhiêu Kitô hữu bị giết vì họ là tín hữu Kitô. Những kẻ sát hại họ, trước khi giết, không hỏi họ là chính thống, Công Giáo, tin lành, Luther hay Calviniste? Họ hỏi; ngươi có phải là Kitô hữu hay không! Khi tín hữu ấy khẳng định, và họ bị cắt cổ ngay. Ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn thời kỳ đầu. Đó là phong trào đại kết bằng máu. Tại nhiều nơi trên thế giới, máu các tín hữu Kitô đang đổ ra! Ngày nay hơn bao giờ hết, sự hiệp nhất của các Kitô hữu, được hiệp nhất nhờ hoạt động của Thánh Linh, trong kinh nguyện và trong hoạt động giúp những người yếu thế nhất. Đồng hành và cộng tác. Yêu thương nhau. Cùng nhau giải thích những khác biệt, thỏa thuận, nhưng đồng hành! Nếu chúng ta dừng lại, không tiến bước nữa, sẽ không bao giờ chúng ta thỏa thuận với nhau. Sở dĩ như vậy vì Thánh Linh muốn chúng ta tiến bước”.
Buổi canh thức tiếp tục với thánh vịnh thống hối 50, kinh nguyện xin ơn tha thứ vì những tội chia rẽ do cha Cantalamessa và mục sư Traettino hướng dẫn.
Buổi canh thức kết thúc với kinh nguyện xin ơn Phép rửa của Chúa Thánh Linh.
Phần thứ hai là lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vào lúc 10h sáng tại quảng trường Thánh Phêrô. Đồng tế với Đức Thánh Cha có 40 Hồng Y, 50 Giám Mục và 500 Linh mục. 140 linh mục và phó tế, thuộc dòng Đạo Binh Chúa Kitô, đảm nhận việc cho hơn 60,000 tín hữu rước lễ.
Trong bài giảng Thánh lễ, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hồng ân Thánh Linh như hồng ân lớn nhất mà Chúa Phục Sinh ban cho Giáo Hội, hồng ân kiến tạo một dân mới và một con tim mới cho Giáo Hội. Ngài cảnh giác chống lại những gì gây chia rẽ trong cộng đoàn Giáo Hội, trong đó có tật xấu nói hành nói xấu tha nhân, xét đoán tha nhân, như những cỏ dại và ghen tương.
Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay, kết thúc mùa Phục Sinh, 50 ngày từ lễ Chúa sống lại cho đến lễ Hiện Xuống, với sự hiện diện nổi bật của Chúa Thánh Linh. Thực vậy Ngài là Hồng Ân Phục Sinh tuyệt hảo. Ngài là Thánh Thần sáng tạo, luôn thực hiện những điều mới mẻ. Hai sự mới mẻ được trình bày cho chúng ta trong các bài đọc hôm nay: trong bài đọc thứ I, Chúa Thánh Linh làm cho các môn đệ thành một dân mới; trong bài Tin Mừng, Ngài kiến tạo một con tim mới trong các môn đệ.
Một dân mới. Trong ngày Hiện Xuống, Chúa Thánh Linh ngự xuống từ trời, dưới hình “những lưỡi lửa, phân chia và đậu trên mỗi người [...] và tất cả được tràn đầy Thánh Thần và họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác” (Cv 2,3-4). Lời Chúa mô tả hoạt động như thế của Chúa Thánh Linh, trước tiên Người đậu xuống trên mỗi người chúng ta và rồi làm cho mọi người đả thông với nhau. Ngài ban cho mỗi người một ơn và tập họp tất cả trong sự hiệp nhất. Nói khác đi, cùng Thánh Linh kiến tạo sự khác biệt và hiệp nhất, và qua cách thế đó, Người hình thành một dân mới, khác biệt và hiệp nhất: đó là Giáo Hội hoàn vũ. Trước tiên, với tinh thần sáng tạo và không lường trước được, Chúa Thánh Linh tạo ra sự khác biệt; thực vậy trong mỗi thời đại Chúa làm cho những đoàn sủng mới khác nhau được triển nở. Và rồi cũng Thánh Linh thực hiện sự hiệp nhất: Người nối kết, tập hợp, tái tạo sự hòa hợp: “Với sự hiện diện và hoạt động Ngài hợp nhất những tinh thần khác biệt và chia cách” (Cirillo thành Alessandria. Chú giải Phúc âm thánh Gioan, XI, 11). Như thế có sự hiệp nhất đích thực, theo Thiên Chúa, và đó không phải là sự đồng nhất, mà là hiệp nhất trong sự khác biệt”.
Để thực hiện điều đó, điều tốt đẹp là giúp chúng ta là tránh hai cám dỗ thường xảy ra. Cám dỗ thứ I là tìm kiếm sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất. Điều này xảy ra khi người ta muốn phân biệt, khi người ta họp thành những phe đảng, khi người ta tỏ ra cứng nhắc về những lập trường loại trừ những lập trường khác, khi người ta khép kín trong những đặc tính riêng, thậm chí coi chúng ta tốt đẹp hơn hoặc coi mình luôn luôn có lý. Vì thế, người ta chỉ chọn một phần chứ không toàn bộ, thuộc về phe này hay phe kia, thay vì thuộc về Giáo Hội; người ta thành những người ủng hộ phe mình, thay vì là anh chị em trong cùng một Thánh Linh; các tín hữu Kitô phe hữu hay phe tả, trước khi thuộc về Chúa Giêsu; những người cứng nhắc bảo tồn quá khứ hoặc những người tiên phong về tương lai hơn là những người con khiêm tốn và biết ơn của Giáo Hội. Và thế là có sự khác biệt mà không có sự hiệp nhất.
Trái lại, cám dỗ đối nghịch là cám dỗ tìm kiếm sự hiệp nhất mà không có sự khác biệt. Nhưng theo cách thức này, sự hiệp nhất trở thành đồng nhất, một sự bó buộc phải làm tất cả cùng một cách thức. Và thế là sự hiệp nhất trở thành sự đồng đều và không còn tự do nữa. Nhưng như thánh Phaolô đã nói, “nơi nào có Thánh Linh của Chúa, thì có tự do” (2 Cr 3,17)
Lời nguyện của chúng ta dâng lên Chúa Thánh Linh là xin ơn đón nhận sự hiệp nhất của Chúa, một cái nhìn bao gồm và yêu mến Giáo Hội, vượt lên trên những sở thích cá nhân, yêu thương Giáo Hội của chúng ta; xin Chúa cho chúng ta đảm nhận sự hiệp nhất giữa mọi người, loại trừ sự nói hành nói xấu gieo rắc cỏ dại và ghen tương làm ô nhiễm, ngộ độc, vì là người nam nữ của Giáo Hội có nghĩa là những con người hiệp thông; chúng ta cũng xin Chúa một con tim cảm thấy Giáo Hội là Mẹ chúng ta và là nhà của chúng ta: căn nhà hiếu khách và cởi mở, nơi ta chia sẻ vui mừng dưới nhiều dạng thức của Chúa Thánh Linh.
Bây giờ chúng ta đến điều mới mẻ thứ hai: một con tim mới mẻ. Chúa Giêsu Phục Sinh, khi hiện ra lần đầu tiên với các môn đệ, Ngài nói: “Các con hãy lãnh nhận Thánh Linh. Các con tha tội cho ai người ấy được tha” (Ga 20,22-23). Chúa Giêsu không lên án các môn đệ đã bỏ rơi và và chối bỏ Ngài trong cuộc khổ nạn, nhưng Ngài ban cho họ Thánh Thần tha thứ. Thánh Linh là hồng ân đầu tiên của Đấng Phục Sinh và được ban trước tiên để tha thứ tội lỗi. Đó là khởi đầu của Giáo Hội, đó là chất keo gắn chúng ta với nhau, là xi măng liên kết các viên gạch của căn nhà: đó là sự tha thứ. Vì tha thứ là ân sức mạnh, là tình thương lớn nhất, là ơn giữ cho được liên kết gì điều gì xảy ra điia nữa, là điều cản ngăn sự sụp đổ, củng cố cho vững chắc. Sự tha thứ giải thoát con tim và giúp bắt đầu lại: tha thứ ban hy vọng, nếu không có tha thứ thì không thể kiến tạo Giáo Hội.
Thánh Thần tha thứ, giải quyết mọi sự trong sự hòa hợp, thúc đẩy chúng ta từ khước những con đường khác: những con đường vội vã của những người xét đoán, những con đường cụt của người khép kín mọi cửa, con đường một chiều của kẻ phê bình người khác. Trái lại, Thánh Linh khuyên nhủ chúng ta đi con đường hai chiều của sự tha thứ nhận lãnh và trao ban, con đường lòng thương xót của Chúa trở thành tình yêu tha nhân, bác ái, như tiêu chuẩn duy nhất theo đó tất cả phải được thực hiện và không thực hiện, thay đổi và không thay đổi” (Isacco della Stella, Discorco 31). Chúng ta hãy xin ơn ngày càng làm cho khuôn mặt của Mẹ Giáo Hội chúng ta được tươi đẹp hơn bằng cách canh tân bằng sự tha thứ và sửa chữa chính mình: chỉ như thế chúng ta mới có thể sửa chữa ngừơi khác trong tình bác ái.
Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Linh, lửa tình yêu đốt cháy trong Giáo Hội, và trong chúng ta, cho dù nhiều khi chúng ta thường che phủ lửa ấy bằng tro tội lỗi của chúng ta: Lạy Thánh Thần của Thiên Chúa là Chúa ở trong tâm hồn con và trong con tim của Giáo Hội, Chúa là Đấng tiến hành Giáo Hội, nhào nặn Giáo Hội trong sự khác biệt, xin Chúa đến. Để sống chúng con cần Chúa như cần nước; xin Chúa ngự xuống trên chúng con và dạy chúng con sự hiệp nhất, xin đổi mới tâm hồn chúng con và dạy chúng con yêu thương như Chúa yêu chúng con, tha thứ như Chúa tha thứ cho chúng con. Amen.
Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô 29/5 - 6/6/2017: Câu chuyện thánh Piô Năm Dấu Thánh trừ quỷ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:27 05/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chúa Giêsu đã trao phó đoàn chiên của Chúa cho thánh Phêrô, một người từng phạm tội chối Chúa ba lần. Chúa mời gọi Phêrô hãy chăn dắt đoàn chiên trong khiêm nhường và yêu thương, ngay cả khi đoàn chiên có đầy những sai lầm và tội lỗi. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Sáu mùng 2 tháng Sáu tại nhà nguyện Santa Marta.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Phục Sinh đã trò chuyện với Phêrô trên bờ biển hồ. Người hỏi ông ba lần câu hỏi về lòng yêu mến, và Người đã trao phó đoàn chiên cho ông chăm sóc dẫn dắt. Chúa Giêsu đã chọn như thế, chọn kẻ tội lỗi nhất giữa các tông đồ: các tông đồ khác thì chạy trốn, còn Phêrô thì chối Chúa. Khi trao đoàn chiên cho Phêrô, Chúa chỉ hỏi ông về tình yêu mến.
Người chăm sóc đoàn chiên của Chúa, không phải là bậc đứng đầu cao nhất, cũng không phải là bậc cai trị vĩ đại. Không, không phải thế. Người ấy phải chăn dắt chiên với lòng khiêm nhường, với lòng yêu thương giống như Chúa Giêsu đã làm. Đây là sứ mạng mà Chúa Giêsu trao cho Phêrô. Sứ mạng ấy được thực thi với đầy tình yêu mến, ngay cả giữa những sai lầm và tội lỗi của đoàn chiên. Có thể người mục tử sẽ nói: Tại sao những con chiên ấy không phải là con chiên của Ngài, mà lại là con chiên của con? Nhưng Chúa sẽ đáp lại: “Nếu con là bạn của Ta, thì con cũng phải làm bạn với những con chiên ấy”.
Phêrô là người mạnh mẽ tuyên xưng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa. Ông cũng là người chối Chúa cách quyết liệt ba lần. Và ông cũng là người sám hối khóc lóc thảm thiết. Sau cả cuộc đời phục vụ Chúa, ông đón nhận cái chết giống như Chúa. Đó là bị đóng đinh trên thập giá. Nhưng ông không dám được đóng đinh giống như Chúa, mà ông xin cho được đóng đinh ngược, để diễn tả lòng khiêm hạ rằng, chỉ có một Chúa mà thôi, còn ông chỉ là người tôi tớ chỉ là người phục vụ. Nguyện xin Chúa đổ tràn ân sủng xuống trên chúng ta, để chúng ta nhận ra rằng: chúng ta chỉ là tội nhân, và chỉ có một Chúa là Chúa Giêsu, còn chúng ta chỉ là người đầy tớ người phục vụ.
2. Câu chuyện Thánh Piô Năm Dấu Thánh Trừ Quỷ
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Thánh Kinh đã ghi lại những trường hợp Chúa Giêsu trừ ám. Tuy nhiên, tờ Catholic Herald trong số ra ngày 1 tháng Sáu vừa qua tường thuật rằng bất chấp những trình thuật trong Phúc Âm nhiều người Công Giáo lại tin rằng ma quỷ chỉ là một “khái niệm” do các Kitô hữu tưởng tượng ra chứ không có thật.
Cha Germano Ventura, Linh Mục dòng Thương Khó, thực thi trách vụ trừ quỷ tại Rôma trong 30 năm qua khẳng định ma quỷ là có thật.
Cha cho biết thêm như sau: “Ma quỷ có thể phá hại con người bằng nhiều cách. Có nhiều người mắc những chứng bệnh kỳ lạ, chạy chữa đủ mọi phương thuốc nơi đủ mọi y sĩ, nhưng bệnh vẫn hoàn bệnh.
Lúc trước, tôi vẫn dè dặt mỗi khi phải chính thức đề cập đến vấn đề quỷ ám và trừ quỷ với giới báo chí, vì đây là một vấn đề hết sức tế nhị. Nay thì tôi nghĩ khác. Ma quỷ hiện diện khắp nơi và luôn tìm cách quấy phá, ám hại con người: cuộc sống, thể xác và tinh thần. Hơn ai hết, chúng tôi là Linh Mục trừ quỷ, hàng ngày đối đầu với quỷ dữ, chạm trán với những trường hợp ám hại thương đau, chúng tôi cần phải nói to, nói rõ cho mọi người biết về sức tung hoành tàn phá của quỷ dữ, và nhất là, minh chứng cho mọi người thấy:
- Quyền năng lớn lao của Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện, tông truyền, khi nhân danh Đức Chúa GIÊSU KITÔ và Đức Mẹ MARIA để trừ quỷ.
- Các tín hữu Công Giáo cần ý thức sâu xa rằng, khi gặp những trường hợp nan giải, mắc những chứng bệnh kỳ lạ, không bác sĩ nào giải thích được và không phương thuốc nào chữa trị được, thì nên tìm đến với Linh Mục, hỏi han ý kiến của ngài. Chỉ có Linh Mục Công Giáo, nhân danh Giáo Hội Công Giáo và dùng những phương thức của chính Giáo Hội Công Giáo, mới giải thoát con người khỏi những bệnh tật do sức phá hoại của ma quỷ. Trong mọi trường hợp, tín hữu Công Giáo không được phép chạy đến với thầy pháp, thầy phù thủy hoặc với những bà đồng bóng.”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Cha Alberto là một linh mục dòng Anh Em Hèn Mọn và đã từng giúp lễ cho cha Thánh Piô Năm Dấu Thánh đã kể lại rất nhiều chuyện về cha Thánh Piô. Nhiều truyện đã được dựng thành phim như câu chuyện Thánh Piô Năm Dấu Thánh Trừ Quỷ sau đây:
Hương thơm thánh thiện của Thánh Piô Năm Dấu Thánh và quyền năng trừ quỷ của ngài vang khắp Italia. Người ta thường mang đến tu viện những người bị quỷ ám để cha chữa lành.
Nhiều bệnh nhân có những phản ứng kỳ lạ như run lẩy bẩy, chửi bới, đe dọa, tìm cách tẩu thoát hoặc nhảy bổ vào cấu xé ngài như thể đang bị một quyền lực vô hình điều khiển.
Khi thi hành tác vụ trừ quỷ cha thánh Piô giữ một thái độ luôn luôn điềm tĩnh trước tất cả những hiện tượng quái dị do ma quỷ tác động nơi người bị ám hại. Mặt ngài tỏ lộ lòng thương cảm nhưng không tỏ ra có chút gì sợ hãi. Ngài tỏ ra đầy uy quyền đối với mọi thứ quỷ dữ.
Cha Alberto là một trong hai phó tế đã xốc nách người đàn bà này và dẫn đến trước mặt cha Piô. Người đàn bà la hét chửi bới nhưng cha Piô thản nhiên đọc các lời cầu nguyện và cuối cùng người đàn bà được chữa lành.
3. Chân dung người mục tử tốt lành
Người mục tử tốt lành biết cách làm thế nào để Giáo Hội được tốt đẹp, bởi vì vị mục tử ấy biết rằng mình không phải là trung tâm của lịch sử, nhưng chỉ là người phục vụ, phục vụ mà không cần những thỏa hiệp, cũng chẳng chiếm đoạt những gì thuộc về đàn chiên. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Ba 30 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.
Trong bài đọc trích sách Tông Đồ Công Vụ, thánh Phaolô đã lên đường rời xa Giáo đoàn Êphêxô. Đây là giáo đoàn chính thánh nhân đã lập nên, nhưng bây giờ ngài phải lên đường, phải ra đi.
Tất cả các mục tử đều phải nói lời tạm biệt để sẵn sàng lên đường. Giây phút ấy sẽ đến khi Chúa nói với chúng ta: hãy đi về bên kia, hãy đi qua đó, hãy đến đây, hãy đến với Ta. Và như thế, một trong những điều mà các mục tử phải làm, đó là luôn sẵng sàng lên đường, sẵn lòng buông bỏ tất cả chứ không nửa vời. Người mục tử nào mà không học cho biết phải ra đi, thì mối dây liên kết giữa vị ấy với đàn chiên cũng không tốt, và mối dây ấy chưa được tinh luyện bởi Thập giá Chúa Giêsu.
Thánh Phaolô nói rằng, ngài lên đường đi Giêrusalem, bởi vì ngài được Thần Khí thúc đẩy. Thánh nhân cũng chưa biết điều gì sẽ xảy ra cho mình tại Giêrusalem, nhưng ngài vẫn lên đường, vẫn đi. Đó chính là vâng phục Thần Khí. Như thế các mục tử biết rằng mình phải lên đường.
Thánh nhân tiếp tục lên đường, bởi vì ngài không lo cho bản thân, ngài cũng không lấy đi những gì thuộc về đàn chiên. Ngài chỉ sống phục vụ. Giờ đây Chúa có muốn tôi lên đường không? Tôi đi mà không biết chuyện gì sẽ đến với mình. Tôi chỉ biết rằng Thánh Thần mách bảo tôi điều ấy. Thánh Phaolô là thế. Ngài lên đường, ngài không biết đến nghỉ ngơi, ngài ra đi phục vụ nơi những giáo đoàn khác. Trái tim ngài luôn rộng mở cho tiếng nói của Thiên Chúa. Phaolô là người mục tử luôn mau mắn lên đường như Chúa gọi mời.
Thánh Phaolô nói: tôi không kể mạng sống tôi làm quý. Đây là cung cách của một người không coi mình là trung tâm của lịch sử cho dù là lịch sử vĩ mô hay vi mô, không coi mình là trung tâm, nhưng chỉ coi mình là người phục vụ. Thánh nhân đã lên đường như thế, đã tạm biệt như thế, cho dù là sống hay chết. Điều quan trọng là hoàn toàn tự do và lên đường theo tiếng Chúa gọi.
Đây là lời cầu nguyện mẫu mực tốt đẹp cho các mục tử, cho các mục tử của chúng ta, cho các cha sở, cho các giám mục, cho Đức Giáo Hoàng, bởi vì cuộc sống của các mục tử phải là một cuộc sống không chút thỏa hiệp, nhưng luôn sẵn sàng lên đường, là một cuộc sống không coi mình là trung tâm lịch sử. Chúng ta hãy cầu nguyện cho các vị mục tử của chúng ta.
4. Lắng nghe thần khí
Chúng ta cần để cho Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để học cách lắng nghe trước khi đưa ra quyết định. Nếu chúng ta không biết nhận định những gì đang diễn ra trong tâm hồn mình, thì đức tin của chúng ta đóng băng kiểu ý thức hệ. Đức Thánh Cha đã nói như trên trong bài giảng thánh lễ sáng thứ Hai 29 tháng Năm tại nhà nguyện Santa Marta.
Chúa Thánh Thần là Đấng tác động và thúc đẩy các tâm hồn như chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng, ví như trường hợp của ông Nicodemo, của người Samari nhân hậu, của những người tội lỗi sám hối. Những người ấy được Thánh Thần thúc đẩy, họ nghe được tác động ấy, và họ tiến đến gặp gỡ Chúa Giêsu.
Tôi có thể lắng nghe thấy những tác động ấy không? Tôi có thể kiếm tìm cội nguồn thôi thúc tôi, trước khi đưa ra một quyết định, hoặc trước khi nói một lời hoặc trước khi làm điều gì đó hay không? Hay là con tim tôi là một con tim yên tĩnh đến lạnh giá và không cảm xúc, một con tim chai đá? Cũng có những trái tim rung lên nhịp đập với một tinh thần tự động như cái máy và không còn cảm xúc. Các sách Phúc Âm kể cho chúng ta về các luật sĩ: họ tin nơi Thiên Chúa, họ biết tất cả các điều răn, nhưng trái tim họ kép kín và đóng băng, trái tim họ không còn biết lắng lo.
Hãy để cho chính lòng bạn bị Chúa Thánh Thần tác động? Nhưng bạn có thể nói: Vâng, thưa cha, con nghe thấy điều ấy, con cảm nhận thấy… nhưng thưa cha, đó chỉ là cảm tính mà thôi? Đúng, có thể chỉ là cảm tính, nhưng cũng có thể không chỉ là cảm tính. Nếu bạn đang đi đúng đường, thì đó không chỉ là cảm tính. Ví dụ, bạn cảm thấy được thôi thúc để viếng thăm người ốm bệnh, để thăm viếng người sắp qua đời…
Để có thể lắng nghe và phân biệt, để có thể phân định những gì tôi cảm thấy trong cõi lòng mình, thì tôi cần đến Chúa Thánh Thần, vì Ngài là bậc thầy của khôn ngoan sáng suốt. Một người không có những chuyển động trong tâm hồn, một người không nhận ra, không biết phân định, không biết nhận định những gì đang diễn ra trong lòng mình, thì đó là những người có đức tin lạnh giá, đức tin ấy theo kiểu ý thức hệ. Đức tin kiểu ấy chỉ là ý thức hệ vì tất cả như thể đã rõ và đã có, chẳng cần cảm nhận, chẳng cần biết thêm, chẳng cần phân định.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hướng dẫn con trên bước đường đời trong từng chọn lựa hằng ngày. Xin ban cho con ân sủng để con có thể phân định và nhận ra những gì là tốt và những gì là ít tốt, phân biệt những gì là tốt và những gì là xấu, những gì là xấu nảy sinh từ những thứ ít tốt, những gì là xấu đang ẩn ngầm. Các bạn có xin ơn ấy không? Đây là câu hỏi mà tôi muốn mời gọi các bạn tự hỏi lòng mình trong ngày hôm nay.
Nếu trái tim ta có nhiều chuyển động khác nhau, nếu lòng ta đang muốn làm điều gì đó, chúng ta hãy gọi hỏi Chúa Thánh Thần để Ngài tác động và hướng dẫn, để chúng ta có thể biết nói có hoặc không. Chúng ta cũng hãy xin ơn biết lắng nghe Chúa Thánh Thần, cho Giáo Hội, cho cộng đoàn, cho xứ đạo, cho gia đình, và cho từng người chúng ta.