Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – A
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
09:44 06/06/2017
Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – A
(Ga 3, 16-18)
Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới. Đây là Một trong những mầu nhiệm cao cả nhất của đức tin chúng ta. Mục đích của Giáo Hội muốn rằng, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống chúng ta phải đi loan báo Thiên Chúa thật cho mọi người, không kể là Do thái hay dân ngoại, cho họ biết Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất trong Tình Yêu và ca lên : « Chúc tụng Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, vì Người hằng thương xót chúng ta » ( Ca nhập lễ).
Một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn là mầu nhiệm Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.
Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ».
Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm … Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.
Dấu Thánh Giá là dấu kẻ có Đạo.
Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta là những người « kitô hữu », nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.
Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.
- Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.
- Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.
Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được « vẽ » và « ghi » dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Hành động Đức Tin
Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo.
1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.
2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.
3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc : « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu định Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.
Hành động của Đức Cậy.
Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Ngài đã mở cửa Trời cho chúng ta.
Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.
Hành động Đức Mến.
Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».
Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang : ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.
Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái : « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».
Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?
Hai điều cần thiết : là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần : “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Suy Niệm Lễ Chúa Ba Ngôi Năm – A
(Ga 3, 16-18)
Sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta long trọng cử hành lễ Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh, giúp chúng ta nhận biết và tôn thờ Một Thiên Chúa trong Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng cùng một bản thể và uy quyền bằng nhau. Chúa Cha là Thiên Chúa độc nhất. Chúa Con sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời. Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con tự đời đời như một Nguyên lý duy nhất, Ba Ngôi nhưng là Một Thiên Chúa.
Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần hòa quyện vào nhau một cách hoàn hảo trong Tình Yêu và hành động, cùng tác động trên thế giới. Đây là Một trong những mầu nhiệm cao cả nhất của đức tin chúng ta. Mục đích của Giáo Hội muốn rằng, sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống chúng ta phải đi loan báo Thiên Chúa thật cho mọi người, không kể là Do thái hay dân ngoại, cho họ biết Thiên Chúa chúng ta là Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp nhất trong Tình Yêu và ca lên : « Chúc tụng Thiên Chúa là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, vì Người hằng thương xót chúng ta » ( Ca nhập lễ).
Một trong những mầu nhiệm người tín hữu phải tin cho được rỗi linh hồn là mầu nhiệm Một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi. Nhưng làm sao chúng ta có thể diễn tả hay thấu hiểu về Thiên Chúa Ba Ngôi này. Ai có thể giúp ta thấy được khuôn mặt thực của Thiên Chúa? Ai sẽ chỉ cho ta con đường để gặp gỡ Ngài? Tự sức trí khôn con người là không thể. Phải nại đến Đức Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, qua Ngài mầu nhiệm Thiên Chúa được vén mở, nhờ Người mà chúng ta biết có Một Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi Vị là Cha, Con và Thánh Thần.
Thánh Augustinô viết : « Thiên Chúa là một mầu nhiệm mà con người không thể nào thấu hiểu được ».
Đúng, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm vĩ đại, sâu thẳm, chúng ta không thể nào diễn tả được. Trí tuệ và miệng lưỡi con người không tài nào giải thích được những mối tương quan giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần; tuy nhiên các giáo phụ đã tìm cách diễn tả nội dung chính yếu này và một trong những cách đó là Dấu Thánh Giá : Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thường ngày, chúng ta làm Dấu Thánh Giá rất nhiều lần, khởi đầu ngày mới cho đến khi đi ngủ, bước vào nhà thờ cho đến lúc nhận lãnh phép lành, trước và sau khi ăn, khi đi ngang qua Thánh Giá, vườn thánh, trước cơn cám dỗ nguy hiểm … Như vậy, Dấu Thánh Giá bao trùm toàn thể xác và linh hồn; tất cả con người ta được thánh hiến nhân danh Một Chúa Ba Ngôi. Vì thế, Dấu Thánh Giá gói ghém lời tuyên xưng đức tin và nền tảng cầu nguyện của chúng ta.
Dấu Thánh Giá là dấu kẻ có Đạo.
Đức Giêsu đến trần gian nhằm cứu chuộc chúng ta, Người đã chết trên Thánh Giá để trao ban sự sống cho chúng ta. Chính nhờ hy tế của Người trên Thánh Giá mà chúng ta là những người « kitô hữu », nghĩa là thuộc về Đức Kitô. Dấu Thánh Giá là dấu chỉ người kitô hữu. Chính nhờ dấu này mà chúng ta tuyên xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đã đến thế gian để cứu chuộc chúng ta.
Trong năm Phụng vụ, có hai thời điểm giúp người kitô hữu ý thức về giá trị của Dấu Thánh Giá.
- Mùa Phục Sinh chỉ cho ra rằng chúng ta được cứu chuộc nhờ cây Thánh Giá.
- Lễ Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta tuyên xưng Một Chúa Ba Ngôi.
Dấu Thánh Giá là dấu của người chịu phép Rửa tội, người thuộc về Chúa. Khi chịu phép Rửa tội, chúng ta được « vẽ » và « ghi » dấu Thánh Giá. Dấu này bề ngoài không thể thấy được, nhưng in trong tâm hồn người kitô hữu. Đồng thời cũng là hành động Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến.
Hành động Đức Tin
Dấu Thánh Giá tóm lược Ba Mầu Nhiệm Cả trong Đạo Công Giáo.
1 – Chúng ta vẽ Dấu Thánh Giá trên mình, vì Chúa Giêsu đã mặc lấy thân xác người phàm đến để cứu chuộc ta. Đây là mầu nhiệm Nhập Thể.
2 – Dấu Thánh Giá nhắc lại rằng Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, đã chết trên Thánh Giá để cứu chuộc chúng ta. Đây là mầu nhiệm Cứu Chuộc. Thánh Giá là chiến thắng của Đức Giêsu trên sự dữ và ma quỉ. Chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa nhờ hy tế của Chúa Giêsu trên Thánh.
3 – Dấu mà chúng ta vẽ trên mình kèm theo lời đọc : « Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần ». Chúng ta khẳng định mầu định Thiên Chúa Ba Ngôi.
Hiểu như thế sẽ giúp chúng ta làm dấu Thánh giá nghiêm túc hơn.
Hành động của Đức Cậy.
Niềm hy vọng của chúng ta là về Trời như các thánh đã ái mộ những sự trên Trời. Chính vì Đức Giêsu đã đến trần gian để cứu độ chúng ta, nên chúng ta có thể về Trời. Khi vẽ trên mình Dấu Thánh Giá, chúng ta nhớ đến cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá để cứu chúng ta, Ngài đã mở cửa Trời cho chúng ta.
Vậy, chúng ta khẳng định với nhau rằng, cuộc sống lữ hành của chúng ta là đi về Trời nơi chúng ta hy vọng sẽ tới sau khi hoàn tất cuộc đời dương thế.
Hành động Đức Mến.
Thánh Giá gốm hai thanh gỗ ngang và dọc. Thanh dọc trình bầy tình yêu của chúng ta đối với Thiên Chúa, thanh ngang diễn tả tình yêu của chúng ta đối với « tha nhân ».
Cần phải ghi nhận rằng khi được đưa lên khỏi đất, thanh dọc của cây Thánh Giá đỡ lấy thanh ngang : ngụ ý nói rằng tình yêu của chúng ta đối với tha nhân được « nâng đỡ » bởi tình yêu Thiên Chúa.
Nếu thanh dọc của cây Thánh Giá thiếu (tình yêu Thiên Chúa), thanh ngang bị bỏ nằm trên đất, không thể đưa lên khỏi đất. Ý muốn nói, trong hành động của đức Ái : « yêu tha nhân là yêu chính Chúa ».
Nhưng nếu có thanh dọc mà không có thanh ngang, (yêu tha nhân), hỏi rằng có còn là cây Thánh Giá nữa hay không ?
Hai điều cần thiết : là mến Chúa và yêu người ». Mỗi ngày chúng ta làm dấu trên mình nhiều lần : “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ước gì chúng ta cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu trong cuộc đời ta, để chúng ta không ngừng kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Tình yêu tuyệt vời
Lm.Giuse Nguyễn Hữu An
20:08 06/06/2017
Lễ Chúa Ba Ngôi
Tình yêu tuyệt vời
Một sinh viên vô thần nói với một vị linh mục: thưa cha, tôi thấy trong Kitô giáo có một chân lý khó tin, lạ lùng gọi là "mầu nhiệm Ba Ngôi". Phải hiểu thế nào kiểu nói "Thiên Chúa có một bản tính nhưng ba ngôi vị”? Một mà ba, ba mà một! Thật khó hiểu, nếu không nói là phi lý!.
Vị linh mục hỏi: Anh còn trẻ, chắc đang sống kinh nghiệm tình yêu?
Ủa! Sao cha hỏi lại thế ? Đúng là tôi đang yêu thật!
Theo anh, tình yêu trước hết đòi hỏi phải có những gì?
Đòi hỏi phải có từ hai người trở lên! Tự ái chỉ là ích kỷ, không thể gọi là tình yêu được!
Đúng lắm! Nhưng tình yêu hướng đến cái gì?
Hướng đến sự hiệp nhất! Tất cả phải nên một! Tình yêu nam nữ hướng đến hiệp nhất tâm hồn, thể xác và cuộc sống. Tình đồng chí, tình bằng hữu... hướng đến hiệp nhất cuộc sống và tâm hồn!
Nhưng theo anh, sự hiệp nhất này có bao giờ đạt được chăng?
Phải nói ngay đó chỉ là ước vọng. Ví dụ, những năm đầu cuộc sống hôn nhân thì "anh nói em nghe, em nói anh nghe", nhưng năm sau thì "cả hai cùng nói, hàng xóm nghe!". Trong một tập thể nhiều người, đồng tâm nhất trí lại càng khó thực hiện.
Cái chỉ là ước vọng nơi con người, thì đã thành hiện thực nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa của Kitô giáo là Thiên Chúa độc nhất, nhưng vì Ngài là Tình Yêu nên có Ba Ngôi. Ngài là Ba Ngôi, nhưng vì là Tình Yêu, nên đã hợp nhất thành một Thiên Chúa.
Cho tôi hỏi câu cuối cùng: Tại sao là ba mà không phải là hai, như trong tình yêu nam nữ?
Sau này có gia đình, anh và vợ chỉ yêu nhau mà không muốn có con, sợ thêm hy sinh, thêm trách nhiệm, tình yêu anh chị có chân thật và bền vững không?
Thưa không! Tình yêu chúng tôi phải chảy tràn qua và thể hiện thành một đứa con, ít nhất một đứa; nếu không thì chỉ là tình yêu mình trong người bạn đời của mình. Ngoài ra, tình yêu ấy còn phải trải rộng cho mọi người chung quanh nữa!
Anh bạn thân mến, anh sắp hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi rồi. Nhưng đừng áp dụng quá sít sao đấy nhé!
Trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn con người vẫn không bao giờ hiểu thấu. Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau: Đố ai biết lúa mấy cây,
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng.
Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Có lẽ trong tất cả mọi điều khó hiểu của cuộc sống con người thì tình yêu là khó hiểu nhất. Chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức và giấy mực qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn vẹn ý nghĩa. Và vì không có được một định nghĩa nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm.Thế nhưng, mầu nhiệm tình yêu có đáng là gì so với các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thì mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là cao cả nhất, khó hiểu nhất. Như sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo khẳng định : Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu. Bởi vì đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa “cho chúng ta”.
Kinh thánh mạc khải cho biết “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Mà nếu Chúa là tình yêu, thì tình yêu không thể hiện hữu một mình. Yêu là phải cho đi, phải san sẻ; và yêu cũng phải là đón nhận.Thánh Augustinô đã ví Chúa Cha là nguồn mạch, là điểm phát xuất của Tình Yêu; Chúa Con là hội tụ, là điểm quy chiếu của tình yêu; và Chúa Thánh Thần là sự liên lạc hai chiều, là mối dây liên kết của tình yêu.
Tình yêu xuất phát từ Chúa Cha, đến với Chúa Con, qua Chuá Thánh Thần. Trong mầu nhiệm tình yêu, Cha trao tất cả cho Con; Con dâng hiến tất cả cho Cha; và Thánh Thần là sự hiệp thông của trao ban và lãnh nhận hai chiều giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha không hiện hữu cho chính mình, nhưng cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Cũng vậy, Chúa Con không hiện hữu cho mình, nhưng cho Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần cũng hiện hữu vì Chúa Cha và Chúa Con.
Qua con người và cuộc đời của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, chúng ta cảm nhận rằng Thiên Chúa là Đấng rất nhân từ, giàu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Thiên Chúa không là gì khác ngoài Tình Yêu. Ngài có thể làm tất cả vì Ngài Toàn Năng, nhưng đúng hơn, Ngài chỉ có thể làm những gì mà tình yêu có thể làm, và Ngài không thể làm những gì trái với tình yêu, vì bản chất của Ngài là yêu thương.
Không ai lý giải cặn kẽ được tình yêu nhưng vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài nên cứ nhìn vào tấm gương tình yêu phản chiếu nơi con người, ta có thể bập bẹ đôi điều về Thiên Chúa :
1) Yêu là ra khỏi mình để hướng tới người khác :
Nói đến yêu là chúng ta nói đến người thứ hai, thứ ba, là nói đến một đối tượng khác với chúng ta. Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu mà Ngài chỉ yêu một thân mình Ngài thì đó là ích kỷ, và như vậy không phải là Thiên Chúa của tình yêu. Nếu “Thiên Chúa là Tình Yêu” thì Thiên Chúa ấy không cô độc một mình. Từ đời đời Ngài đã hướng về Chúa Con, đã yêu thương Chúa Con bằng Tình Yêu khôn tả là chính Chúa Thánh Thần.
2) Yêu là chấp nhận sự khác biệt của nhau :
Nếu chúng ta chỉ yêu cái gì giống mình, cái gì hợp với sở thích của mình, chỉ yêu những người tốt bụng thì không phải là yêu người mà chỉ là yêu mình, là chúng ta đã bóp chết tình yêu, không làm nảy nở tình yêu. Yêu thương là chấp nhận cái hay lẫn cái dở, sự giàu có lẫn sự nghèo nàn của người mình yêu vì họ khác với mình.Chúa Cha yêu Chúa Con, nghĩa là Chúa Cha khác với Chúa Con. Chúa Con phải là một Ngôi Vị khác với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần thì Thiên Chúa mới là Tình Yêu.
3) Yêu nhau là muốn nên một với nhau :
Càng yêu nhau thì càng hài hòa trong chính sự khác biệt, vì “yêu nhau củ ấu cũng tròn”. Chúng ta vẫn thường nói về tình yêu vợ chồng: “Ta với mình tuy hai mà một”. Bản chất con người là giới hạn nên sự hiệp nhất của con người không toàn vẹn, song quyền năng vô hạn của Thiên Chúa làm cho sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi là trọn vẹn tuyệt đối. Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau hết mình, yêu đến quên mình nên đã trở nên một trong Tình Yêu là Chúa Thánh Thần.
Như thế chỉ trong tình yêu, chúng ta mới dễ hiểu : tự bản chất, Thiên Chúa không thể là một ngôi vị đơn độc; và rằng chỉ trong tình yêu ‘chín bỏ làm mười’, chúng ta mới hiểu được Thiên Chúa vừa là ba, lại vừa là một.
Chúng ta có thể quan niệm mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một gia đình: Gia Đình Thiên Chúa. Gia đình tuy có ba thành phần khác nhau, song luôn luôn hiệp nhất với nhau. Yếu tố nòng cốt để có sự hiệp nhất trong gia đình chính là tình yêu, và tình yêu làm nên hạnh phúc, mà bản chất của Thiên Chúa lại là Tình yêu. Chúng ta cũng thuộc về Gia Đình Thiên Chúa khi sống yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Thực vậy, sống yêu thương là sống ở trong Thiên Chúa; và đó là Nước Trời, vì “ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa” (1Ga 4,8). Gia đình yêu thương là làm cho hạnh phúc ngắn hạn của trần gian này được biến đổi trở thành hạnh phúc vĩnh cửu trong Gia Đình Thiên Chúa (x. Mầu nhiệm Ba ngôi, Giáo lý GP Đà lạt).
Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi thương yêu nhau hướng về nhau.Ba Ngôi là một gia đình.Giáo Hội là một gia đình của Thiên Chúa.Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của nhau.Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ trung chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo.Trung với Chúa, hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái với mọi người.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người không thể nào hiểu hết, chỉ có thể đón nhận bằng đức tin.Thực tại Ba Ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ, ánh sáng ban sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
Nhìn lên cung thánh, ta thấy Thánh Giá, Nhà Tạm, Bàn Thờ. Đó là trung tâm niềm tin của người Kitô hữu.Trên Thánh Giá, Đức Kitô đã tự hiến làm hy lễ dâng lên Chúa Cha.Ngài tự nguyện chịu đau khổ, chịu chết trong tinh thần vâng phục và yêu mến đối với Cha, để thiết lập giao ước mới với Giáo Hội trong máu của Ngài. Ngài đã phục sinh về với Cha nhưng vẫn luôn ở lại với Giáo Hội qua Bí Tích Thánh Thể mà Nhà Tạm là nơi Ngài hiện diện thường trực. Bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô, khi linh mục cử hành thánh lễ là tưởng niệm hy lễ thập giá và cử hành mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô.
Ba Ngôi sống bằng một lương thực thần linh, cùng một sự sống, đó là tình yêu thần linh.Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ.Với chúng ta, sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô, Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua Thánh Thể “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6,34). Khi chia sẻ chén hiệp thông của Ba Ngôi,chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau để trở nên một như Ba Ngôi là một (Ga 17,21).
Người tín hữu đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa. Đức Hồng Y Henry de Lubac diễn tả: Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương.Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng.Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến.Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương. Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa. Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa,tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa. Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu,không gặp mâu thuẫn và đau khổ.Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần.
Qua phép rửa nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x.Rm 8,15), em của Chúa Con (x.Rm 8,29) và đền thờ của Thánh Thần (x.1Cr 6,19), hợp thành Giáo Hội là "dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi" (Hiến chế GH 4). Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong gia đình, cha mẹ, con cái yêu thương nhau thì càng hiệp nhất nên một. Tình yêu là dây liên kết mọi người nên một gia đình hạnh phúc ấm êm. Gia đình là nơi sống và diễn tả huyền nhiệm Ba Ngôi rõ nét nhất.
Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẻ, là ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Ước gì mỗi người cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, sống tình yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Tình yêu tuyệt vời
Một sinh viên vô thần nói với một vị linh mục: thưa cha, tôi thấy trong Kitô giáo có một chân lý khó tin, lạ lùng gọi là "mầu nhiệm Ba Ngôi". Phải hiểu thế nào kiểu nói "Thiên Chúa có một bản tính nhưng ba ngôi vị”? Một mà ba, ba mà một! Thật khó hiểu, nếu không nói là phi lý!.
Vị linh mục hỏi: Anh còn trẻ, chắc đang sống kinh nghiệm tình yêu?
Ủa! Sao cha hỏi lại thế ? Đúng là tôi đang yêu thật!
Theo anh, tình yêu trước hết đòi hỏi phải có những gì?
Đòi hỏi phải có từ hai người trở lên! Tự ái chỉ là ích kỷ, không thể gọi là tình yêu được!
Đúng lắm! Nhưng tình yêu hướng đến cái gì?
Hướng đến sự hiệp nhất! Tất cả phải nên một! Tình yêu nam nữ hướng đến hiệp nhất tâm hồn, thể xác và cuộc sống. Tình đồng chí, tình bằng hữu... hướng đến hiệp nhất cuộc sống và tâm hồn!
Nhưng theo anh, sự hiệp nhất này có bao giờ đạt được chăng?
Phải nói ngay đó chỉ là ước vọng. Ví dụ, những năm đầu cuộc sống hôn nhân thì "anh nói em nghe, em nói anh nghe", nhưng năm sau thì "cả hai cùng nói, hàng xóm nghe!". Trong một tập thể nhiều người, đồng tâm nhất trí lại càng khó thực hiện.
Cái chỉ là ước vọng nơi con người, thì đã thành hiện thực nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa của Kitô giáo là Thiên Chúa độc nhất, nhưng vì Ngài là Tình Yêu nên có Ba Ngôi. Ngài là Ba Ngôi, nhưng vì là Tình Yêu, nên đã hợp nhất thành một Thiên Chúa.
Cho tôi hỏi câu cuối cùng: Tại sao là ba mà không phải là hai, như trong tình yêu nam nữ?
Sau này có gia đình, anh và vợ chỉ yêu nhau mà không muốn có con, sợ thêm hy sinh, thêm trách nhiệm, tình yêu anh chị có chân thật và bền vững không?
Thưa không! Tình yêu chúng tôi phải chảy tràn qua và thể hiện thành một đứa con, ít nhất một đứa; nếu không thì chỉ là tình yêu mình trong người bạn đời của mình. Ngoài ra, tình yêu ấy còn phải trải rộng cho mọi người chung quanh nữa!
Anh bạn thân mến, anh sắp hiểu được mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi rồi. Nhưng đừng áp dụng quá sít sao đấy nhé!
Trong cuộc sống, có nhiều điều lạ lùng mà trí khôn con người vẫn không bao giờ hiểu thấu. Để diễn tả các điều khó hiểu của cuộc sống, cha ông ngày xưa mới đố nhau: Đố ai biết lúa mấy cây,
Biết sông mấy khúc, biết mây mấy tầng.
Đố ai quét sạch lá rừng,
Để ta khuyên gió, gió đừng rung cây.
Có lẽ trong tất cả mọi điều khó hiểu của cuộc sống con người thì tình yêu là khó hiểu nhất. Chỉ nguyên định nghĩa tình yêu thôi cũng đủ để hao tổn bao công sức và giấy mực qua các thời đại mà vẫn không có được một định nghĩa diễn tả trọn vẹn ý nghĩa. Và vì không có được một định nghĩa nên người ta mới coi tình yêu như là mầu nhiệm.Thế nhưng, mầu nhiệm tình yêu có đáng là gì so với các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trong các mầu nhiệm của Thiên Chúa thì mầu nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là cao cả nhất, khó hiểu nhất. Như sách giáo lý Giáo Hội Công Giáo khẳng định : Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm trọng tâm của đức tin và đời sống Kitô hữu. Bởi vì đây là mầu nhiệm về đời sống nội tại của Thiên Chúa mà cũng là mầu nhiệm của Thiên Chúa “cho chúng ta”.
Kinh thánh mạc khải cho biết “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Mà nếu Chúa là tình yêu, thì tình yêu không thể hiện hữu một mình. Yêu là phải cho đi, phải san sẻ; và yêu cũng phải là đón nhận.Thánh Augustinô đã ví Chúa Cha là nguồn mạch, là điểm phát xuất của Tình Yêu; Chúa Con là hội tụ, là điểm quy chiếu của tình yêu; và Chúa Thánh Thần là sự liên lạc hai chiều, là mối dây liên kết của tình yêu.
Tình yêu xuất phát từ Chúa Cha, đến với Chúa Con, qua Chuá Thánh Thần. Trong mầu nhiệm tình yêu, Cha trao tất cả cho Con; Con dâng hiến tất cả cho Cha; và Thánh Thần là sự hiệp thông của trao ban và lãnh nhận hai chiều giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chúa Cha không hiện hữu cho chính mình, nhưng cho Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Cũng vậy, Chúa Con không hiện hữu cho mình, nhưng cho Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Và Chúa Thánh Thần cũng hiện hữu vì Chúa Cha và Chúa Con.
Qua con người và cuộc đời của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa, chúng ta cảm nhận rằng Thiên Chúa là Đấng rất nhân từ, giàu lòng thương xót, chậm bất bình và hết sức khoan dung. Thiên Chúa không là gì khác ngoài Tình Yêu. Ngài có thể làm tất cả vì Ngài Toàn Năng, nhưng đúng hơn, Ngài chỉ có thể làm những gì mà tình yêu có thể làm, và Ngài không thể làm những gì trái với tình yêu, vì bản chất của Ngài là yêu thương.
Không ai lý giải cặn kẽ được tình yêu nhưng vì Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài nên cứ nhìn vào tấm gương tình yêu phản chiếu nơi con người, ta có thể bập bẹ đôi điều về Thiên Chúa :
1) Yêu là ra khỏi mình để hướng tới người khác :
Nói đến yêu là chúng ta nói đến người thứ hai, thứ ba, là nói đến một đối tượng khác với chúng ta. Nếu Thiên Chúa là Tình Yêu mà Ngài chỉ yêu một thân mình Ngài thì đó là ích kỷ, và như vậy không phải là Thiên Chúa của tình yêu. Nếu “Thiên Chúa là Tình Yêu” thì Thiên Chúa ấy không cô độc một mình. Từ đời đời Ngài đã hướng về Chúa Con, đã yêu thương Chúa Con bằng Tình Yêu khôn tả là chính Chúa Thánh Thần.
2) Yêu là chấp nhận sự khác biệt của nhau :
Nếu chúng ta chỉ yêu cái gì giống mình, cái gì hợp với sở thích của mình, chỉ yêu những người tốt bụng thì không phải là yêu người mà chỉ là yêu mình, là chúng ta đã bóp chết tình yêu, không làm nảy nở tình yêu. Yêu thương là chấp nhận cái hay lẫn cái dở, sự giàu có lẫn sự nghèo nàn của người mình yêu vì họ khác với mình.Chúa Cha yêu Chúa Con, nghĩa là Chúa Cha khác với Chúa Con. Chúa Con phải là một Ngôi Vị khác với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần thì Thiên Chúa mới là Tình Yêu.
3) Yêu nhau là muốn nên một với nhau :
Càng yêu nhau thì càng hài hòa trong chính sự khác biệt, vì “yêu nhau củ ấu cũng tròn”. Chúng ta vẫn thường nói về tình yêu vợ chồng: “Ta với mình tuy hai mà một”. Bản chất con người là giới hạn nên sự hiệp nhất của con người không toàn vẹn, song quyền năng vô hạn của Thiên Chúa làm cho sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi là trọn vẹn tuyệt đối. Chúa Cha và Chúa Con yêu nhau hết mình, yêu đến quên mình nên đã trở nên một trong Tình Yêu là Chúa Thánh Thần.
Như thế chỉ trong tình yêu, chúng ta mới dễ hiểu : tự bản chất, Thiên Chúa không thể là một ngôi vị đơn độc; và rằng chỉ trong tình yêu ‘chín bỏ làm mười’, chúng ta mới hiểu được Thiên Chúa vừa là ba, lại vừa là một.
Chúng ta có thể quan niệm mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi như một gia đình: Gia Đình Thiên Chúa. Gia đình tuy có ba thành phần khác nhau, song luôn luôn hiệp nhất với nhau. Yếu tố nòng cốt để có sự hiệp nhất trong gia đình chính là tình yêu, và tình yêu làm nên hạnh phúc, mà bản chất của Thiên Chúa lại là Tình yêu. Chúng ta cũng thuộc về Gia Đình Thiên Chúa khi sống yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Thực vậy, sống yêu thương là sống ở trong Thiên Chúa; và đó là Nước Trời, vì “ai không yêu thương thì không biết Thiên Chúa” (1Ga 4,8). Gia đình yêu thương là làm cho hạnh phúc ngắn hạn của trần gian này được biến đổi trở thành hạnh phúc vĩnh cửu trong Gia Đình Thiên Chúa (x. Mầu nhiệm Ba ngôi, Giáo lý GP Đà lạt).
Thiên Chúa duy nhất nhưng không phải là Thiên Chúa đơn độc mà là cộng đồng Ba Ngôi thương yêu nhau hướng về nhau.Ba Ngôi là một gia đình.Giáo Hội là một gia đình của Thiên Chúa.Thiên Chúa là Cha, Đức Giêsu là Trưởng Tử, mọi người là anh chị em của nhau.Đạo lý Đông phương vốn trọng chữ trung chữ hiếu và chữ nhân, rất gần gũi với tinh thần Kitô giáo.Trung với Chúa, hiếu thảo với tổ tiên ông bà cha mẹ, nhân ái với mọi người.
Mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và duy nhất là một mầu nhiệm vĩ đại thâm sâu mà trí tuệ con người không thể nào hiểu hết, chỉ có thể đón nhận bằng đức tin.Thực tại Ba Ngôi không là một điều nghịch lý nhưng là nghịch thường và siêu lý.Mầu nhiệm Ba Ngôi là ánh sáng chói loà rực rỡ, ánh sáng ban sự sống cho những ai khiêm nhường đón nhận và sẽ là bóng tối dày đặc đầy mâu thuẫn đối với những kẻ kiêu căng muốn dùng lý trí làm thước đo siêu việt.
Nhìn lên cung thánh, ta thấy Thánh Giá, Nhà Tạm, Bàn Thờ. Đó là trung tâm niềm tin của người Kitô hữu.Trên Thánh Giá, Đức Kitô đã tự hiến làm hy lễ dâng lên Chúa Cha.Ngài tự nguyện chịu đau khổ, chịu chết trong tinh thần vâng phục và yêu mến đối với Cha, để thiết lập giao ước mới với Giáo Hội trong máu của Ngài. Ngài đã phục sinh về với Cha nhưng vẫn luôn ở lại với Giáo Hội qua Bí Tích Thánh Thể mà Nhà Tạm là nơi Ngài hiện diện thường trực. Bàn thờ tượng trưng cho Chúa Kitô, khi linh mục cử hành thánh lễ là tưởng niệm hy lễ thập giá và cử hành mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô.
Ba Ngôi sống bằng một lương thực thần linh, cùng một sự sống, đó là tình yêu thần linh.Chúng ta được tham dự vào sự sống của Ba Ngôi khi đi vào cử hành mầu nhiệm vượt qua trong thánh lễ.Với chúng ta, sự sống ấy là sự sống của Đức Kitô, Mình và Máu Đức Kitô trao ban qua Thánh Thể “Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời” (Ga 6,34). Khi chia sẻ chén hiệp thông của Ba Ngôi,chúng ta được mời gọi hiệp thông với nhau để trở nên một như Ba Ngôi là một (Ga 17,21).
Người tín hữu đến Nhà thờ để tìm Chúa và gặp Chúa. Đức Hồng Y Henry de Lubac diễn tả: Con người tìm Chúa là một người bơi lội giữa đại dương.Mỗi lần tiến tới là đẩy lui một đợt sóng.Bơi lội giữa đại dương làm cho con người khiếp đảm lo sợ không tới bến.Nhưng Thiên Chúa vừa là bến bờ vừa là đại dương. Ai bơi lội trong đại dương là bơi lội trong Thiên Chúa. Hướng tới Chúa đã là ở trong Chúa,tìm Chúa gặp Chúa là hướng về Chúa. Không có sự tìm kiếm nào mà không phải phấn đấu,không gặp mâu thuẫn và đau khổ.Nhưng chúng ta tin vào Thiên Chúa đang ở với chúng ta trong Đức Kitô và lôi kéo chúng ta với sức mạnh Chúa Thánh Thần.
Qua phép rửa nhân danh Cha, Con và Thánh Thần, chúng ta trở thành nghĩa tử của Chúa Cha (x.Rm 8,15), em của Chúa Con (x.Rm 8,29) và đền thờ của Thánh Thần (x.1Cr 6,19), hợp thành Giáo Hội là "dân thánh được hiệp nhất nhờ sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi" (Hiến chế GH 4). Chúng ta được tạo dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa là tình yêu. Đời sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi biết yêu thương. Chúng ta chỉ được hạnh phúc khi tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Trong gia đình, cha mẹ, con cái yêu thương nhau thì càng hiệp nhất nên một. Tình yêu là dây liên kết mọi người nên một gia đình hạnh phúc ấm êm. Gia đình là nơi sống và diễn tả huyền nhiệm Ba Ngôi rõ nét nhất.
Sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống hiệp thông và chia sẻ, là ở lại trong tình yêu. Mỗi ngày người tín hữu chúng ta làm dấu Thánh giá nhiều lần trên thân xác “Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”. Ước gì mỗi người cũng biết in dấu Chúa Ba Ngôi, sống tình yêu thương trong cuộc sống hàng ngày của mình.
Lễ Chúa Ba Ngôi
Lm Jude Siciliano OP
20:16 06/06/2017
Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi A
Xuất hành 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55,2Côrintô 13:11-13; Gioan 3: 16-18
Bài đọc thứ nhất nói về câu chuyện ông Môsê gặp Thiên Chúa ở núi Sinai Ông ta mang hai tấm phiến đá để Thiên Chúa viết trên đó. Câu chuyện bắt đầu như những câu chuyện khác trong Kinh Thánh về Đức Chúa gặp loài người. Chính Thiên Chúa truyền cho ông Môsê lên núi. Ở đó Đức Chúa xuống trong đám mây, là biểu hiệu mầu nhiệm và sự gần gủi của Thiên Chúa. Ông Môsê không thể hiểu Thiên Chúa toàn vẹn. Nhưng, điều gì Thiên Chúa nói ra nói lên bản tính của Thiên Chúa: "Đức Chúa, Đức Chúa, Thiên Chúa chạnh lòng thương, cảm mến, bao dung và đầy nhân nghĩa, tín thành. Ông Môsê tả cho Thiên Chúa dân chúng mà ông ta đại diện là "một dân cứng cổ". Cũng như chúng ta, họ cứng lòng và đôi khi chống đối. Nhưng điều đó không thay đổi Thiên Chúa đối với họ. Thiên Chúa là một Đấng đầy nhân nghĩa và bao dung. "Ngài là Đấng chậm bất bình, giàu lòng cảm mến và tín thành". Đó là chính bản tính thật của Đấng mà đôi khi chúng ta hiểu lầm và nghĩ là một Đấng luôn trừng phạt nặng nề. "Đó là quan niệm của Cựu Ước về Thiên Chúa".
Hôm nay, chúng ta mừng lễ Thiên Chúa của Abraham và Sarah, ông Môsê, các ngôn sứ và Chúa Giêsu Kitô. Đám mây nhắc chúng ta nhớ mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa chúng ta. Nhưng, chúng ta biết Thiên Chúa này qua kinh nghiệm chúng ta "Ngài là Đấng chạnh lòng thương, nhân ái, chậm bất bình, và đầy nhân nghĩa, tín thành". Đây là lời tả đúng Thiên Chúa mà chúng ta thờ phượng trong ngày Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi. Nhân ngày lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta nhận thấy dấu hiệu trên núi Sinai chứng tỏ mầu nhiệm chúng ta mừng hôm nay. Thứ nhất, Thiên Chúa là Đấng đầy quyền uy và chạnh lòng thương, thứ hai, Thiên Chúa là Đấng đến liên lạc với loài người, và thứ ba, Thiên Chúa làm cho ông Môsê đáp lời.
Ông Môsê đáp lời mạc khải này bằng cách vội vàng phục xuống đất mà thờ lạy. Và ông ta xin Chúa tha thứ tội lỗi của dân chúng. Hôm nay ông Môsê chỉ cho chúng ta cách thờ lạy ngay khi chúng ta bắt đầu phép Thánh Thể, là xin Thiên Chúa tha thứ, và lãnh nhận ơn tha thứ qua Thiên Chúa, Đấng chạnh lòng thương và tha thứ.
Bài Ca Vịnh của Đaniel diễn tả rất đúng "Người đáng chúc tụng, lạy Chúa". Nghĩ đến điều gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, thánh Phaolô nói lên lời chúng ta đáp lại; anh em hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hòa, vì chúng ta đã được phúc Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Sự hiện diện của "Thiên Chúa, nguồn yêu thương và bình an".
Thánh Gioan tóm tắt tất cả phúc âm với lời "Thiên Chúa yêu thế gian...". Đó có thể là điều lạ khi đọc lời này trong ngày lễ hôm nay. Vì lời này chỉ nói đến hai Ngôi trong Chúa Ba Ngôi. Nhưng, công việc của Chúa Thánh Thần ban sự sống được ám chỉ trong sự cứu chuộc qua việc Chúa Con thương yêu được gởi đến ở giữa chúng ta.
Thánh Gioan có thể nói lời này rõ ràng hơn: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một hay không?. Nhưng thế gian nào đây? Trong lời văn này thánh Gioan có một ý nghĩa là thế gian riêng. Không phải chỉ thế gian mà Thiên Chúa thương yêu vô vùng, gồm cả thế gian không chấp nhận Thiên Chúa và đầy tội lỗi. Thế gian này chống đối Thiên Chúa, và đường lối của Thiên Chúa, và chỉ đáng phải phạt. Thánh Gioan chỉ rõ tình thương yêu của Thiên Chúa bao gồm tất cả bằng giá Thiên Chúa sẵn sàng trả để vượt quá kinh nghiệm của loài người. Và lời đáp lại xứng đáng của chúng ta, loài ngườii, là tạ ơn và khâm phục.
Vậy thì ý nghĩ "Những kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa" thì sao? Lời này có đi đôi với lời nói về tình yêu thương của Thiên Chúa cho toàn thế gian hay không? Nếu Chúa Giêsu nói là Ngài không đến để buộc tội thế gian nhưng là để cứu thế gian thì sao? Trong lời của thánh Gioan có ám chỉ là diều độc nhất chúng ta có thể đáp lại mầu nhiệm lòng thương vô biên của Thiên Chúa cho chúng ta là tín thành và đáp lại bằng cách thương yêu Thiên Chúa và tha nhân. Nếu chúng ta chọn không đáp lại tin này là chúng ta chọn ở trong bóng tối, và như Chúa Giêsu nói "đã bị lên án rồi". Đó không phải là hành động của Thiên Chúa trên chúng ta, mà chính là chúng ta chọn lựa và chống lại ơn huệ mà Thiên Chúa ban nhưng không cho chúng ta.
Trong khi chúng ta không thể giải thích về mằu nhiệm Chúa Ba Ngôi, điều chúng ta có thể biết là Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình thương. Suốt đời sống Chúa Giêsu nói cho chúng ta là chúng ta được mời gọi sống trong liên hệ tình thương của Thiên Chúa, một liên hệ yêu thương. Được biết Thiên Chúa trong liên hệ đó, phúc âm kêu gọi chúng ta chia sẻ sự hiểu biết về Thiên Chúa với kẻ khác, nhất là với những người chưa được biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng trong tình thương, là Đấng Cứu Chuộc, và là Đấng Thánh Hóa.
Nhưng, làm sao chúng ta tìm được lời để nói về mầu nhiệm Thánh Thiện và Cao Cả của Thiên Chúa, vượt quá kinh nghiệm đời sống hằng ngày của chúng ta? Thiên Chúa này là Đấng gần chúng ta hơn hơi thỏ, và nhịp đập của trái tim chúng ta. Ngài ở tận trong thâm tâm của mọi sự sống. Chúng ta không có lời nói được. Chúng ta nên nhớ khi thánh Thomas Aquinas, một nhà thần học nỗi tiếng trong Giáo Hội, sau khi viết rất nhiều sách về Thiên Chúa và đức tin, đến cuối đời ông ta, ông ta tổng kết rằng tất cả những gì ông ta đã viết chỉ là rơm rạ. Lời nói về Chúa Ba Ngôi làm ông ta có cảm nghiệm mật thiết với Thiên Chúa.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cũng sẽ làm hết sức chúng ta để nói về cảm nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa. Và chúng ta luôn luôn nhớ rằng chúng ta không bao giờ thấu hiểu đủ. Chúng ta làm hết sức để hiễn hiện Thiên Chúa mà chúng ta đã được biết qua Chúa Giêsu, và đáp lại với ơn Chúa Thánh Thần bằng cách thương yêu như Chúa Giêsu đã thương yêu. Lời nói qua đức tin về cảm nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa được diễn tả qua việc làm với ơn thiên triệu sẽ đi xa để chứng tỏ Thiên Chúa cho thế gian.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
The Holy Trinity (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18
Our first reading recounts the story of Moses’ meeting with God on Sinai. He is carrying the two stone tablets for God to write on. It begins as the other biblical accounts of God’s encounter with humans do: God takes the initiative by inviting Moses to the mountain. There God descends in a cloud, a symbol of God’s nearness and mystery. Moses will not comprehend God totally, but what God does communicate is God’s primary identity: “The Lord, the Lord, a merciful and gracious God, slow to anger and rich in kindness and fidelity.” Moses describes to God the people he represents -- they are “stiff-necked.” Like us they may be fickle and at times rebellious. But that does not change who God is for them: a merciful and gracious God, “slow to anger and rich in kindness and fidelity.” That is the true identity of the one we sometimes miss characterize as harsh and punishing, “the Old Testament God.”
We celebrate today the God of Abraham and Sarah, Moses and the prophets and Jesus Christ. The cloud reminds us of the unfathomable mystery of our God, but we come to know this God through our experience of God as “merciful, gracious, slow to anger, and rich in kindness and fidelity.” This best describes the God we worship on this Trinity Sunday. On the feast of our triune God we notice early clues on Mount Sinai to the, mystery we celebrate. The (1) all powerful and merciful God (2) goes forth in self-communication and (3) stirs up a response in Moses.
Moses responds to this revelation by bowing down in worship and asks pardon for the people’s sins. Moses shows us the way today as we began our Eucharist asking for mercy and receiving it from our compassionate, always-forgiving God.
How appropriate then is our Psalm response,” Glory and praise forever!” In the light of what God has done for us Paul lays out our response: we are to live in a community of mutual support and love because we have been blessed by the presence of the “God of love and peace.”
John sums up the whole gospel in his oft quoted: “For God so loved the world…” (3:16). It might appear a strange reading for today’s feast since it explicitly mentions only two persons of the Trinity. But the work of the life-giving Spirit is implicit in the saving effects that come from the sending the loving Son among us.
Could John have stated his point any clearer: “God so loved the world that God gave his only Son…”? But what “world?” In this context John has a very specific world in mind. It is not just the world God created at the beginning and called “good.” The world that is the object of God’s enormous love includes even the world that rejects God and is guilty of sin. This world is opposed to God and God’s ways and justly deserves punishment. John shows how inclusive God’s love is by the price God was willing to pay to manifest that love to the entire world. Such incomprehensible love is so beyond our human experience that the only appropriate response we humans can make is awe and gratitude.
What about that dreadful-sounding sentiment, “But whoever does not believe has already been condemned, because that one has not believed in the name of the only Son of God”? Doesn’t this run counter to the passage’s message of God’s love for the whole world? Hadn’t Jesus said that he had not come to condemn the world but to save it? Implicit in John’s message is that the only response we can make to the mystery of God’s unlimited love is for us to believe and respond by loving God and neighbor. Not to respond to this message is to choose to remain in darkness and, as Jesus puts it, to have “already been condemned.” It’s not God’s action on us; it’s our own choice and resistance to the gift God wants to freely give us.
While we cannot explain how God can be three, yet One Being, what we do know is that ours is a God of love. Jesus’ whole life tells us that we are invited into a loving relationship with God, an encounter of love. Coming to know God in that loving relationship we are invited by the gospel to share our knowledge of God with others; especially those who have not yet come to know God as a loving Creator, Redeemer and Sanctifier.
But how will we find the words to speak of the mystery of the holiness and greatness of God, so transcendent to our normal life experience? This God is closer to us than our own breath and heartbeat; at the core of all life. Words will fail us. Remember that when Thomas Aquinas, one of the greatest theologians in the church, came to the end of his life of writing volumes on God and the faith, he concluded that all his life’s work was nothing but straw. This came after he had an intimate, mystical experience of God.
What about us? Will we do our best to speak out of our personal experience of God as well, always realizing it will never be enough? We do our best to reflect the God we have come to know in Jesus and to respond to the promptings of the Spirit by acting in the loving ways Jesus did. Words spoken from our knowledge of the faith, our experience of God, accompanied by divinely-prompted loving acts, will go far to reveal God to the world.
Xuất hành 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55,2Côrintô 13:11-13; Gioan 3: 16-18
Bài đọc thứ nhất nói về câu chuyện ông Môsê gặp Thiên Chúa ở núi Sinai Ông ta mang hai tấm phiến đá để Thiên Chúa viết trên đó. Câu chuyện bắt đầu như những câu chuyện khác trong Kinh Thánh về Đức Chúa gặp loài người. Chính Thiên Chúa truyền cho ông Môsê lên núi. Ở đó Đức Chúa xuống trong đám mây, là biểu hiệu mầu nhiệm và sự gần gủi của Thiên Chúa. Ông Môsê không thể hiểu Thiên Chúa toàn vẹn. Nhưng, điều gì Thiên Chúa nói ra nói lên bản tính của Thiên Chúa: "Đức Chúa, Đức Chúa, Thiên Chúa chạnh lòng thương, cảm mến, bao dung và đầy nhân nghĩa, tín thành. Ông Môsê tả cho Thiên Chúa dân chúng mà ông ta đại diện là "một dân cứng cổ". Cũng như chúng ta, họ cứng lòng và đôi khi chống đối. Nhưng điều đó không thay đổi Thiên Chúa đối với họ. Thiên Chúa là một Đấng đầy nhân nghĩa và bao dung. "Ngài là Đấng chậm bất bình, giàu lòng cảm mến và tín thành". Đó là chính bản tính thật của Đấng mà đôi khi chúng ta hiểu lầm và nghĩ là một Đấng luôn trừng phạt nặng nề. "Đó là quan niệm của Cựu Ước về Thiên Chúa".
Hôm nay, chúng ta mừng lễ Thiên Chúa của Abraham và Sarah, ông Môsê, các ngôn sứ và Chúa Giêsu Kitô. Đám mây nhắc chúng ta nhớ mầu nhiệm cao cả của Thiên Chúa chúng ta. Nhưng, chúng ta biết Thiên Chúa này qua kinh nghiệm chúng ta "Ngài là Đấng chạnh lòng thương, nhân ái, chậm bất bình, và đầy nhân nghĩa, tín thành". Đây là lời tả đúng Thiên Chúa mà chúng ta thờ phượng trong ngày Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi. Nhân ngày lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta nhận thấy dấu hiệu trên núi Sinai chứng tỏ mầu nhiệm chúng ta mừng hôm nay. Thứ nhất, Thiên Chúa là Đấng đầy quyền uy và chạnh lòng thương, thứ hai, Thiên Chúa là Đấng đến liên lạc với loài người, và thứ ba, Thiên Chúa làm cho ông Môsê đáp lời.
Ông Môsê đáp lời mạc khải này bằng cách vội vàng phục xuống đất mà thờ lạy. Và ông ta xin Chúa tha thứ tội lỗi của dân chúng. Hôm nay ông Môsê chỉ cho chúng ta cách thờ lạy ngay khi chúng ta bắt đầu phép Thánh Thể, là xin Thiên Chúa tha thứ, và lãnh nhận ơn tha thứ qua Thiên Chúa, Đấng chạnh lòng thương và tha thứ.
Bài Ca Vịnh của Đaniel diễn tả rất đúng "Người đáng chúc tụng, lạy Chúa". Nghĩ đến điều gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, thánh Phaolô nói lên lời chúng ta đáp lại; anh em hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí và ăn ở thuận hòa, vì chúng ta đã được phúc Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Sự hiện diện của "Thiên Chúa, nguồn yêu thương và bình an".
Thánh Gioan tóm tắt tất cả phúc âm với lời "Thiên Chúa yêu thế gian...". Đó có thể là điều lạ khi đọc lời này trong ngày lễ hôm nay. Vì lời này chỉ nói đến hai Ngôi trong Chúa Ba Ngôi. Nhưng, công việc của Chúa Thánh Thần ban sự sống được ám chỉ trong sự cứu chuộc qua việc Chúa Con thương yêu được gởi đến ở giữa chúng ta.
Thánh Gioan có thể nói lời này rõ ràng hơn: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một hay không?. Nhưng thế gian nào đây? Trong lời văn này thánh Gioan có một ý nghĩa là thế gian riêng. Không phải chỉ thế gian mà Thiên Chúa thương yêu vô vùng, gồm cả thế gian không chấp nhận Thiên Chúa và đầy tội lỗi. Thế gian này chống đối Thiên Chúa, và đường lối của Thiên Chúa, và chỉ đáng phải phạt. Thánh Gioan chỉ rõ tình thương yêu của Thiên Chúa bao gồm tất cả bằng giá Thiên Chúa sẵn sàng trả để vượt quá kinh nghiệm của loài người. Và lời đáp lại xứng đáng của chúng ta, loài ngườii, là tạ ơn và khâm phục.
Vậy thì ý nghĩ "Những kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa" thì sao? Lời này có đi đôi với lời nói về tình yêu thương của Thiên Chúa cho toàn thế gian hay không? Nếu Chúa Giêsu nói là Ngài không đến để buộc tội thế gian nhưng là để cứu thế gian thì sao? Trong lời của thánh Gioan có ám chỉ là diều độc nhất chúng ta có thể đáp lại mầu nhiệm lòng thương vô biên của Thiên Chúa cho chúng ta là tín thành và đáp lại bằng cách thương yêu Thiên Chúa và tha nhân. Nếu chúng ta chọn không đáp lại tin này là chúng ta chọn ở trong bóng tối, và như Chúa Giêsu nói "đã bị lên án rồi". Đó không phải là hành động của Thiên Chúa trên chúng ta, mà chính là chúng ta chọn lựa và chống lại ơn huệ mà Thiên Chúa ban nhưng không cho chúng ta.
Trong khi chúng ta không thể giải thích về mằu nhiệm Chúa Ba Ngôi, điều chúng ta có thể biết là Thiên Chúa của chúng ta là Thiên Chúa của tình thương. Suốt đời sống Chúa Giêsu nói cho chúng ta là chúng ta được mời gọi sống trong liên hệ tình thương của Thiên Chúa, một liên hệ yêu thương. Được biết Thiên Chúa trong liên hệ đó, phúc âm kêu gọi chúng ta chia sẻ sự hiểu biết về Thiên Chúa với kẻ khác, nhất là với những người chưa được biết Thiên Chúa là Đấng Tạo Dựng trong tình thương, là Đấng Cứu Chuộc, và là Đấng Thánh Hóa.
Nhưng, làm sao chúng ta tìm được lời để nói về mầu nhiệm Thánh Thiện và Cao Cả của Thiên Chúa, vượt quá kinh nghiệm đời sống hằng ngày của chúng ta? Thiên Chúa này là Đấng gần chúng ta hơn hơi thỏ, và nhịp đập của trái tim chúng ta. Ngài ở tận trong thâm tâm của mọi sự sống. Chúng ta không có lời nói được. Chúng ta nên nhớ khi thánh Thomas Aquinas, một nhà thần học nỗi tiếng trong Giáo Hội, sau khi viết rất nhiều sách về Thiên Chúa và đức tin, đến cuối đời ông ta, ông ta tổng kết rằng tất cả những gì ông ta đã viết chỉ là rơm rạ. Lời nói về Chúa Ba Ngôi làm ông ta có cảm nghiệm mật thiết với Thiên Chúa.
Còn chúng ta thì sao? Chúng ta cũng sẽ làm hết sức chúng ta để nói về cảm nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa. Và chúng ta luôn luôn nhớ rằng chúng ta không bao giờ thấu hiểu đủ. Chúng ta làm hết sức để hiễn hiện Thiên Chúa mà chúng ta đã được biết qua Chúa Giêsu, và đáp lại với ơn Chúa Thánh Thần bằng cách thương yêu như Chúa Giêsu đã thương yêu. Lời nói qua đức tin về cảm nghiệm của chúng ta với Thiên Chúa được diễn tả qua việc làm với ơn thiên triệu sẽ đi xa để chứng tỏ Thiên Chúa cho thế gian.
Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP
The Holy Trinity (A)
Exodus 34: 4b-6, 8-9; Daniel 3: 52-55; 2 Cor 13: 11-13; John 3: 16-18
Our first reading recounts the story of Moses’ meeting with God on Sinai. He is carrying the two stone tablets for God to write on. It begins as the other biblical accounts of God’s encounter with humans do: God takes the initiative by inviting Moses to the mountain. There God descends in a cloud, a symbol of God’s nearness and mystery. Moses will not comprehend God totally, but what God does communicate is God’s primary identity: “The Lord, the Lord, a merciful and gracious God, slow to anger and rich in kindness and fidelity.” Moses describes to God the people he represents -- they are “stiff-necked.” Like us they may be fickle and at times rebellious. But that does not change who God is for them: a merciful and gracious God, “slow to anger and rich in kindness and fidelity.” That is the true identity of the one we sometimes miss characterize as harsh and punishing, “the Old Testament God.”
We celebrate today the God of Abraham and Sarah, Moses and the prophets and Jesus Christ. The cloud reminds us of the unfathomable mystery of our God, but we come to know this God through our experience of God as “merciful, gracious, slow to anger, and rich in kindness and fidelity.” This best describes the God we worship on this Trinity Sunday. On the feast of our triune God we notice early clues on Mount Sinai to the, mystery we celebrate. The (1) all powerful and merciful God (2) goes forth in self-communication and (3) stirs up a response in Moses.
Moses responds to this revelation by bowing down in worship and asks pardon for the people’s sins. Moses shows us the way today as we began our Eucharist asking for mercy and receiving it from our compassionate, always-forgiving God.
How appropriate then is our Psalm response,” Glory and praise forever!” In the light of what God has done for us Paul lays out our response: we are to live in a community of mutual support and love because we have been blessed by the presence of the “God of love and peace.”
John sums up the whole gospel in his oft quoted: “For God so loved the world…” (3:16). It might appear a strange reading for today’s feast since it explicitly mentions only two persons of the Trinity. But the work of the life-giving Spirit is implicit in the saving effects that come from the sending the loving Son among us.
Could John have stated his point any clearer: “God so loved the world that God gave his only Son…”? But what “world?” In this context John has a very specific world in mind. It is not just the world God created at the beginning and called “good.” The world that is the object of God’s enormous love includes even the world that rejects God and is guilty of sin. This world is opposed to God and God’s ways and justly deserves punishment. John shows how inclusive God’s love is by the price God was willing to pay to manifest that love to the entire world. Such incomprehensible love is so beyond our human experience that the only appropriate response we humans can make is awe and gratitude.
What about that dreadful-sounding sentiment, “But whoever does not believe has already been condemned, because that one has not believed in the name of the only Son of God”? Doesn’t this run counter to the passage’s message of God’s love for the whole world? Hadn’t Jesus said that he had not come to condemn the world but to save it? Implicit in John’s message is that the only response we can make to the mystery of God’s unlimited love is for us to believe and respond by loving God and neighbor. Not to respond to this message is to choose to remain in darkness and, as Jesus puts it, to have “already been condemned.” It’s not God’s action on us; it’s our own choice and resistance to the gift God wants to freely give us.
While we cannot explain how God can be three, yet One Being, what we do know is that ours is a God of love. Jesus’ whole life tells us that we are invited into a loving relationship with God, an encounter of love. Coming to know God in that loving relationship we are invited by the gospel to share our knowledge of God with others; especially those who have not yet come to know God as a loving Creator, Redeemer and Sanctifier.
But how will we find the words to speak of the mystery of the holiness and greatness of God, so transcendent to our normal life experience? This God is closer to us than our own breath and heartbeat; at the core of all life. Words will fail us. Remember that when Thomas Aquinas, one of the greatest theologians in the church, came to the end of his life of writing volumes on God and the faith, he concluded that all his life’s work was nothing but straw. This came after he had an intimate, mystical experience of God.
What about us? Will we do our best to speak out of our personal experience of God as well, always realizing it will never be enough? We do our best to reflect the God we have come to know in Jesus and to respond to the promptings of the Spirit by acting in the loving ways Jesus did. Words spoken from our knowledge of the faith, our experience of God, accompanied by divinely-prompted loving acts, will go far to reveal God to the world.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Schonborn: Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương và phạm trù tả hữu (I)
Vũ Văn An
05:06 06/06/2017
Tuần rồi, hai ký giả John Allen và San Martín đã qua Vienna phỏng vấn Đức Hồng Y Christoph Schonborn, Tổng Giám Mục thành phố, người được coi là trí thức bậc nhất trong số các giáo phẩm Âu Châu. Hai ký giả đã hầu chuyện với Đức Hồng Y về nhiều vấn đề có tính thời sự hiện nay trong Giáo Hội.
Trong các vấn đề được đề cập tới có Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Theo Đức Hồng Y, dù nhiều nhà phê bình tỏ ra lo ngại trước động thái thận trọng của Đức Phanxicô đối với việc có thể cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn được chịu các bí tích, dù không chính thức được tòa án Giáo Hội tuyên bố cuộc hôn nhân trước của họ bất thành (vô hiệu), nhưng nếu đọc Tông Huấn này một cách nghiêm túc, thì, ít nhất tại Tây Phương, lời kêu gọi biện phân của nó thực sự đi ngược lại khuynh hướng quá “buông thả”.
Ngài nói: “Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự”.
Đức Hồng Y cho rằng Niềm Vui Yêu Thương kêu gọi ta thực hành một cuộc duyệt xét luân lý lâu dài và nghiêm túc về việc thất bại của hôn nhân, dựa theo mẫu Linh Thao của Thánh Inhã thành Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên. Nếu duyệt xét này được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn đây sẽ là một tiến trình kiểm tra (screening) nghiêm ngặt trước khi cho phép người ly dị tái hôn rước lễ hơn là thực hành hiện nay ở một số nền văn hóa Tây Phương.
Đức Hồng Y Schönborn cũng cho biết ngài không thực sự bối rối trước sự kiện các giám mục hay các nhóm giám mục khác nhau đưa ra nhiều lối giải thích khác nhau về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, vì “tiếp thu là một diễn trình lâu dài”.
Trọng điểm ở đây, theo Đức Hồng Y Schönborn, là: Giáo Hội không nên vội vã rút ra các câu kết luận thực tế ngay tức khắc, mà nên chú tâm vào việc thẩm thấu tinh thần của văn kiện nhất là lời kêu gọi biện phân của nó.
Ngài bảo: “Cần phải thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của hàng ngũ giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau”.
Trong cuộc đàm đạo này, Đức Hồng Y Schönborn cũng còn đề cập đến nhiều vấn đề khác:
• Ngài cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo nên “một bộ ba” (triptych) với các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI. Hai vị sau “phải bảo toàn những điều căn bản của giáo huấn Công Giáo vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng” trong khi Đức Phanxicô lưu ý tới việc “người ta đang đứng ở đâu, họ đang ở đâu, cuộc sống của họ ra sao, và ta phải dẫn họ tới đâu”.
• Ngài nhìn nhận rằng các vị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự không biết các ngài nhận được những gì, dù, ngài cười, ngài vốn mong có sự bất ngờ, theo nghĩa Đức Phanxicô, rốt cuộc, sẽ trở thành điều ngài mong đợi.
• Ngài nhấn mạnh rằng các phạm trù như tả hữu nên được “quên đi” khi cố gắng hiểu Giáo Hội. Thánh Tôma Aquinô đâu có tả hữu chi, mà “chỉ sáng suốt và Công Giáo” thôi.
• Ngài cho rằng ta không thể coi là đương nhiên việc đức tin không chết đi ở Tây Phương ngày nay như cách nó đã chết thực trong lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Nhưng ngài vẫn thấy nhiều dấu chỉ hy vọng, nhất là nơi di dân, họ mang tới một đức tin sống động cho Lục Địa Xưa và nơi khá nhiều nhóm nhỏ các tín hữu trẻ.
Niềm Vui Yêu Thương
Phần một của cuộc đàm đạo tập chú vào Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương.
Hỏi: Các giám mục và các nhóm giám mục đang đưa ra các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: Niềm Vui Yêu Thương muốn nói gì về việc rước lễ của người Công Giáo ly dị và tái hôn. Tính đa dạng mà một số người cho là lộn xộn này, có làm Đức Hồng Y bối rối chăng?
Trả lời: Thực sự không. Tiếp thu là một diễn trình lâu dài, nếu là điều quan trọng. Việc tiếp thu Công Đồng Trent cần tới 200 năm. Việc tiếp thu Công Đồng Nixêa đầu tiên cần tới 300 hay 400 năm. Tiếp thu là một diễn trình quan trọng, vì chính qua cuộc tranh luận quanh một giáo huấn mà giáo huấn này mới thấm sâu vào cơ thể Giáo Hội và mới trở nên thịt xương cho Giáo Hội. Việc tiếp thu Vatican II còn lâu mới kết thúc, nó vẫn chưa chấm dứt…
Hỏi: Đức Hồng Y có lẽ cho rằng sự náo động quanh Niềm Vui Yêu Thương minh họa điều trên, có phải không ạ? Nó minh họa rằng cuộc tranh luận về việc áp dụng mục vụ các viễn kiến của Công Đồng nay vẫn còn đang tiếp diễn?
Trả lời: Chính xác như thế. Tôi nghĩ việc Niềm Vui Yêu Thương chú tâm vào điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là các gia đình “như họ đang thực sự là” là một trong các chú tâm lớn của Vatican II. Dĩ nhiên, luôn có một căng thẳng nào đó giữa việc phát biểu tín lý, sự rõ ràng về tín lý, và việc tích nhập giáo huấn của Giáo Hội vào cuộc sống người ta và vào chính cuộc sống của chúng ta.
Diễn trình tiếp thu trên phải là một thời gian để thảo luận. Tôi không sợ có cuộc thảo luận. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với chúng ta khi kết thúc Thượng Hội Đồng đầu tiên năm 2014 rằng ngài có lẽ sẽ lo lắng nếu điều gì cũng thanh thản, không cần phải thảo luận. Như Thánh Inhã, ngài gọi điều này là việc làm của Thần Khí. Đây là sự thúc đẩy của Thần Khí. Giống như mang thai vậy, anh chị biết đó? Đây là một việc đang diễn biến. Nó cần thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau.
Điều tôi khẩn khoản là kiên nhẫn. Ở Hội Đồng Giám Mục Áo, chúng tôi nói chúng tôi không thích đưa ra các tập hướng dẫn vào ngay lúc này vì chúng ta vẫn còn đang ở trong thời kỳ tiếp thu văn kiện. Sau Vatican II, phần lớn các Hội Đồng Giám Mục quá lớn để có thể vội vàng tổ chức các hội đồng địa phương nhằm tạo ra các chất liệu riêng của mình.
Ngoại lệ duy nhất… có thể còn các ngoại lệ khác, nhưng ngoại lệ chính bản thân tôi biết… là vị Tổng Giám Mục Krakow. Cuối Vatican II, Đức Hồng Y [Karol] Wojtyla đã làm gì? Ngài xuất bản một cuốn sách nhỏ chứa các bản văn chủ chốt của Công Đồng và các bình luận ngắn. Cuốn sách này được in ra nhiều ngàn bản, và toàn thể tổng giáo phận Krakow tham gia một diễn trình hội đồng kéo dài 10 năm.
Mục đích không phải là đưa ra các văn kiện, mà chỉ nghiên cứu Vatican II và nội tâm hóa giáo huấn của nó về phụng vụ, về Giáo Hội, về mạc khải Thiên Chúa, về tự do tôn giáo, v.v… Đến khi đã là giáo hoàng rồi, ngài mới chính thức bế mạc hội đồng này khi trở về thăm quê hương Ba Lan lần đầu tiên. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng đắn.
Điều tôi ráng làm ở giáo phận chúng tôi là đọc bản văn Niềm Vui Yêu Thương với các linh mục và giáo dân, nói với họ ‘Hãy nhìn bản văn, hãy đọc nó, nó được viết một cách đẹp đẽ’, đừng vội rút ra các kết luận thực tiễn ngay tức khắc, một thứ áp dụng Niềm Vui Yêu Thương đầy tính giải nghi học (casuistic). Hãy để anh chị em thấm nhuần văn kiện vĩ đại này, và rồi, từ từ, nó sẽ được soi sáng.
Một số Hội Đồng Giám Mục đã cho công bố các bản chỉ dẫn, như Malta, Đức, Giáo phận Rôma, v.v… Điều đó tốt, nhưng các chỉ dẫn này cần được thảo luận thêm, tôi nghĩ vậy, vì vẫn còn quá sớm. Các vị giám mục của giáo tỉnh Buenos Aires cũng đã công bố các bản chỉ dẫn, và Đức Giáo Hoàng đã cho biết lập trường là các bản chỉ dẫn này phù hợp với Niềm Vui Yêu Thương. Nhưng, nói chung, tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian. Chúng ta phải tiếp cận với tinh thần của Niềm Vui Yêu Thương trước khi rút ra bất cứ kết luận thực tiễn nào.
Hỏi: Đức Hồng Y khuyên nên kiên nhẫn, nhưng trong khi ấy nhiều người bối rối vì các giám mục Buenos Aires hình như đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liệu các người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời có được lãnh nhận Thánh Thể hay không còn các giám mục của Alberta và của Lãnh Thổ Tây Bắc (Gia Nã Đại) lại đưa ra một câu trả lời khác hẳn. Vậy đâu là câu trả lời đúng?
Trả lời: Câu trả lời đúng là biện phân. Hãy đọc Familiaris Consortio số 84 … để qua một bên vấn đề rước lễ, vốn là một cái ‘bẫy’ như Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lần nói. Ai cũng trước nhất nhìn vào câu hỏi ‘họ có được phép hay không?’ Nhưng cách biện phân làm việc khác hẳn, và tiêu chuẩn hàng đầu đã được chính Thánh Gioan Phaolô đưa ra. Trong Familiaris Consortio, ngài nói ‘các mục tử biết điều này: vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng đối với các hoàn cảnh’.
Điều ấy có nghĩa gì? Nó có nghĩa: mỗi hoàn cảnh khác nhau đều có một sự khác nhau về luân lý, và ngài đưa ra ba trường hợp: trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi một cách thẳng thừng; trường hợp hôn nhân ‘đổ vỡ không thể cứu chữa’; và trường hợp những người xác tín trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân thứ nhất của họ chưa bao giờ thành sự. Ba thí dụ này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô quảng diễn ở chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương, kêu gọi họ và cả chúng ta biện phân và phân biệt.
Điều đó cần phải làm, trước nhất, bởi chính các đương sự. Câu hỏi đầu tiên không phải là liệu họ có được lãnh các bí tích hay không, mà là họ đã xử lý ra sao sự thất bại trong cuộc hôn nhân của họ.
Ở tổng giáo phận Vienna, chúng tôi có một chương trình dành cho các người ly dị và tái hôn trong nhiều năm qua tên là ‘Năm Điều Lưu Ý’. Tôi cảm thấy được tăng cường mạnh mẽ bởi Niềm VuiYêu Thương trong phương pháp biện phân của nó. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi hỏi là ‘Anh chị đối xử với con cái ra sao?’ Trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng không bao giờ được buộc con cái phải vác lên vai gánh nặng do cuộc tranh chấp của cha mẹ tạo nên. Có một tiết rất cảm động trong đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết rằng ‘Tôi đưa ra lời kêu gọi này với các cha mẹ đã ly thân: đừng bao giờ bắt con cái mình làm con tin!” (Niềm Vui Yêu Thương 245). Đây là một tội nặng, rất nặng.
Ngài đưa ra rất nhiều trợ giúp để biện phân. Chẳng hạn, ngài nói tới hoàn cảnh người phối ngẫu bị bỏ rơi. Trong cuộc hôn nhân của anh/chị, anh/chị có xem xét hoàn cảnh của người phối ngẫu bị bỏ rơi không? Đâu là hậu quả của việc anh/chị ly dị đối với bạn bè, các gia đình khác, cộng đoàn? Anh/chị có xét tới vấn đề hận thù giữa anh/chị và người kia không? Đó là các phương thế để biện phân, và câu hỏi hàng đầu là phải xử lý ra sao hoàn cảnh trong đó lời thề hứa đã không thành.
Hỏi: Trọng tâm của Niềm Vui Yêu Thương, xét về nhiều phương diện, là lời kêu gọi biện phân này. Điều một số người hiểu chữ ‘biện phân’ là làm loãng các chuẩn mức luân lý. Thành thử, trên quan điểm mục vụ, Đức Hồng Y làm sao chắc chắn được rằng biện phân không có nghĩa là điều này?
Trả lời: anh chị hãy đọc chương 7 của Niềm Vui Yêu Thương nói về giáo dục. Ở đấy, anh chị thấy chính xác khuôn khổ của điều là biện phân đích thực. Cha mẹ phải làm gì cho con cái họ và với con cái họ? Điều gì tốt, điều gì xấu đối với chúng? Chỗ nào họ phải nghiêm khắc, chỗ nào họ phải kiên nhẫn? Đấy là công việc chuẩn mực của các nhà giáo dục, và phải là công việc của mọi hoạt động mục vụ, đó là biện phân.
Do đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng “Chúng ta cần một nền đào tạo tốt hơn về biện phân”. Có nhiều qui luật về biện phân. Trong Linh Thao, Thánh Inhã đưa ra nhiều qui luật về biện phân. Và cuối cùng, trong chiều kích tối hậu, biện phân là lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa trong đời anh chị. Đó là vấn đề lương tâm.
Hỏi: Há Đức Hồng Y không quan tâm sao trước việc điều trên có thể làm yếu đi lòng kính trọng đối với Bí Tích Hôn Phối, hay tháo gỡ cam kết của chúng ta đối với ý niệm vĩnh viễn của hôn nhân?
Trả lời: Theo nghĩa của Niềm Vui Yêu Thương, tôi nghĩ biện phân, tại một số khu vực trong Giáo Hội, có thể dẫn đến một thái độ nhgiêm ngặt hơn. Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự.
Hỏi: Tất cả đều khởi đi từ tiên thiên…
Trả lời: Đúng vậy. Và nền giáo dục buông thả cũng tệ như nền giáo dục nghiêm khắc.
Hỏi: Đức Hồng Y có cho rằng xét theo thực tại mục vụ, nếu, ở Tây Phương, chúng ta xem trọng Niềm Vui Yêu Thương, thì thực sự chúng ta sẽ nghiêm ngặt hơn đối với việc ly dị và tái hôn dân sự không?
Trả lời: Tôi phải nói chúng ta sẽ lưu tâm hơn, vâng. Cẩn thận hơn.
Có lẽ cẩn trọng hơn?
Trả lời: Cẩn trọng hơn theo nghĩa huấn luyện lương tâm. Vâng. Nhưng tôi phải nói thêm một yếu tố rất quan trọng. Trong Niềm Vui Yêu Thương, có một đoạn duy nhất trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến việc rước lễ. Nhưng không trong bối cảnh ly dị. Mà trong bối cảnh thực tại xã hội (Niềm Vui Yêu Thương 186). Ngài trích dẫn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, khi nói tới việc biện phân thân xác và Thánh Phaolô quở mắng người Côrintô điều gì? Quở rằng người giầu ăn uống đến no say, còn người nghèo thì đói meo. Và đó không phải là biện phân thân xác.
Tôi nghĩ lời mời gọi biện phân là một điều chạm đến mọi người. Không phải chỉ người ly dị mà thôi. Nó đụng đến mọi người: tôi phải biện phân ra sao khi tôi đối xử với người của tôi, với nhân viên của tôi một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo, rồi đi rước lễ vào Chúa Nhật? Đấy có phải là biện phân thân xác không?
Thành thử, tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta mở rộng vấn đề. Và cuối cùng, theo lời của Thánh Phaolô, mọi người phải biện phân xem mình ăn vì án phạt hay vì ơn ích.
Còn 1 kỳ
Trong các vấn đề được đề cập tới có Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương. Theo Đức Hồng Y, dù nhiều nhà phê bình tỏ ra lo ngại trước động thái thận trọng của Đức Phanxicô đối với việc có thể cho phép người Công Giáo ly dị tái hôn được chịu các bí tích, dù không chính thức được tòa án Giáo Hội tuyên bố cuộc hôn nhân trước của họ bất thành (vô hiệu), nhưng nếu đọc Tông Huấn này một cách nghiêm túc, thì, ít nhất tại Tây Phương, lời kêu gọi biện phân của nó thực sự đi ngược lại khuynh hướng quá “buông thả”.
Ngài nói: “Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự”.
Đức Hồng Y cho rằng Niềm Vui Yêu Thương kêu gọi ta thực hành một cuộc duyệt xét luân lý lâu dài và nghiêm túc về việc thất bại của hôn nhân, dựa theo mẫu Linh Thao của Thánh Inhã thành Loyola, đấng sáng lập Dòng Tên. Nếu duyệt xét này được thực hiện một cách nghiêm túc, chắc chắn đây sẽ là một tiến trình kiểm tra (screening) nghiêm ngặt trước khi cho phép người ly dị tái hôn rước lễ hơn là thực hành hiện nay ở một số nền văn hóa Tây Phương.
Đức Hồng Y Schönborn cũng cho biết ngài không thực sự bối rối trước sự kiện các giám mục hay các nhóm giám mục khác nhau đưa ra nhiều lối giải thích khác nhau về Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, vì “tiếp thu là một diễn trình lâu dài”.
Trọng điểm ở đây, theo Đức Hồng Y Schönborn, là: Giáo Hội không nên vội vã rút ra các câu kết luận thực tế ngay tức khắc, mà nên chú tâm vào việc thẩm thấu tinh thần của văn kiện nhất là lời kêu gọi biện phân của nó.
Ngài bảo: “Cần phải thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của hàng ngũ giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau”.
Trong cuộc đàm đạo này, Đức Hồng Y Schönborn cũng còn đề cập đến nhiều vấn đề khác:
• Ngài cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô tạo nên “một bộ ba” (triptych) với các vị tiền nhiệm của ngài là Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI. Hai vị sau “phải bảo toàn những điều căn bản của giáo huấn Công Giáo vốn đang bị đe dọa nghiêm trọng” trong khi Đức Phanxicô lưu ý tới việc “người ta đang đứng ở đâu, họ đang ở đâu, cuộc sống của họ ra sao, và ta phải dẫn họ tới đâu”.
• Ngài nhìn nhận rằng các vị Hồng Y bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực sự không biết các ngài nhận được những gì, dù, ngài cười, ngài vốn mong có sự bất ngờ, theo nghĩa Đức Phanxicô, rốt cuộc, sẽ trở thành điều ngài mong đợi.
• Ngài nhấn mạnh rằng các phạm trù như tả hữu nên được “quên đi” khi cố gắng hiểu Giáo Hội. Thánh Tôma Aquinô đâu có tả hữu chi, mà “chỉ sáng suốt và Công Giáo” thôi.
• Ngài cho rằng ta không thể coi là đương nhiên việc đức tin không chết đi ở Tây Phương ngày nay như cách nó đã chết thực trong lịch sử ở Thổ Nhĩ Kỳ và Bắc Phi. Nhưng ngài vẫn thấy nhiều dấu chỉ hy vọng, nhất là nơi di dân, họ mang tới một đức tin sống động cho Lục Địa Xưa và nơi khá nhiều nhóm nhỏ các tín hữu trẻ.
Niềm Vui Yêu Thương
Phần một của cuộc đàm đạo tập chú vào Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương.
Hỏi: Các giám mục và các nhóm giám mục đang đưa ra các câu trả lời khác nhau cho câu hỏi: Niềm Vui Yêu Thương muốn nói gì về việc rước lễ của người Công Giáo ly dị và tái hôn. Tính đa dạng mà một số người cho là lộn xộn này, có làm Đức Hồng Y bối rối chăng?
Trả lời: Thực sự không. Tiếp thu là một diễn trình lâu dài, nếu là điều quan trọng. Việc tiếp thu Công Đồng Trent cần tới 200 năm. Việc tiếp thu Công Đồng Nixêa đầu tiên cần tới 300 hay 400 năm. Tiếp thu là một diễn trình quan trọng, vì chính qua cuộc tranh luận quanh một giáo huấn mà giáo huấn này mới thấm sâu vào cơ thể Giáo Hội và mới trở nên thịt xương cho Giáo Hội. Việc tiếp thu Vatican II còn lâu mới kết thúc, nó vẫn chưa chấm dứt…
Hỏi: Đức Hồng Y có lẽ cho rằng sự náo động quanh Niềm Vui Yêu Thương minh họa điều trên, có phải không ạ? Nó minh họa rằng cuộc tranh luận về việc áp dụng mục vụ các viễn kiến của Công Đồng nay vẫn còn đang tiếp diễn?
Trả lời: Chính xác như thế. Tôi nghĩ việc Niềm Vui Yêu Thương chú tâm vào điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô gọi là các gia đình “như họ đang thực sự là” là một trong các chú tâm lớn của Vatican II. Dĩ nhiên, luôn có một căng thẳng nào đó giữa việc phát biểu tín lý, sự rõ ràng về tín lý, và việc tích nhập giáo huấn của Giáo Hội vào cuộc sống người ta và vào chính cuộc sống của chúng ta.
Diễn trình tiếp thu trên phải là một thời gian để thảo luận. Tôi không sợ có cuộc thảo luận. Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với chúng ta khi kết thúc Thượng Hội Đồng đầu tiên năm 2014 rằng ngài có lẽ sẽ lo lắng nếu điều gì cũng thanh thản, không cần phải thảo luận. Như Thánh Inhã, ngài gọi điều này là việc làm của Thần Khí. Đây là sự thúc đẩy của Thần Khí. Giống như mang thai vậy, anh chị biết đó? Đây là một việc đang diễn biến. Nó cần thảo luận, và tôi không sợ việc tiếng nói của các giám mục và của giáo dân chưa hoàn toàn ăn ý với nhau.
Điều tôi khẩn khoản là kiên nhẫn. Ở Hội Đồng Giám Mục Áo, chúng tôi nói chúng tôi không thích đưa ra các tập hướng dẫn vào ngay lúc này vì chúng ta vẫn còn đang ở trong thời kỳ tiếp thu văn kiện. Sau Vatican II, phần lớn các Hội Đồng Giám Mục quá lớn để có thể vội vàng tổ chức các hội đồng địa phương nhằm tạo ra các chất liệu riêng của mình.
Ngoại lệ duy nhất… có thể còn các ngoại lệ khác, nhưng ngoại lệ chính bản thân tôi biết… là vị Tổng Giám Mục Krakow. Cuối Vatican II, Đức Hồng Y [Karol] Wojtyla đã làm gì? Ngài xuất bản một cuốn sách nhỏ chứa các bản văn chủ chốt của Công Đồng và các bình luận ngắn. Cuốn sách này được in ra nhiều ngàn bản, và toàn thể tổng giáo phận Krakow tham gia một diễn trình hội đồng kéo dài 10 năm.
Mục đích không phải là đưa ra các văn kiện, mà chỉ nghiên cứu Vatican II và nội tâm hóa giáo huấn của nó về phụng vụ, về Giáo Hội, về mạc khải Thiên Chúa, về tự do tôn giáo, v.v… Đến khi đã là giáo hoàng rồi, ngài mới chính thức bế mạc hội đồng này khi trở về thăm quê hương Ba Lan lần đầu tiên. Tôi nghĩ đó là cách làm đúng đắn.
Điều tôi ráng làm ở giáo phận chúng tôi là đọc bản văn Niềm Vui Yêu Thương với các linh mục và giáo dân, nói với họ ‘Hãy nhìn bản văn, hãy đọc nó, nó được viết một cách đẹp đẽ’, đừng vội rút ra các kết luận thực tiễn ngay tức khắc, một thứ áp dụng Niềm Vui Yêu Thương đầy tính giải nghi học (casuistic). Hãy để anh chị em thấm nhuần văn kiện vĩ đại này, và rồi, từ từ, nó sẽ được soi sáng.
Một số Hội Đồng Giám Mục đã cho công bố các bản chỉ dẫn, như Malta, Đức, Giáo phận Rôma, v.v… Điều đó tốt, nhưng các chỉ dẫn này cần được thảo luận thêm, tôi nghĩ vậy, vì vẫn còn quá sớm. Các vị giám mục của giáo tỉnh Buenos Aires cũng đã công bố các bản chỉ dẫn, và Đức Giáo Hoàng đã cho biết lập trường là các bản chỉ dẫn này phù hợp với Niềm Vui Yêu Thương. Nhưng, nói chung, tôi nghĩ chúng ta cần có thời gian. Chúng ta phải tiếp cận với tinh thần của Niềm Vui Yêu Thương trước khi rút ra bất cứ kết luận thực tiễn nào.
Hỏi: Đức Hồng Y khuyên nên kiên nhẫn, nhưng trong khi ấy nhiều người bối rối vì các giám mục Buenos Aires hình như đã đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liệu các người Công Giáo ly dị và tái hôn phần đời có được lãnh nhận Thánh Thể hay không còn các giám mục của Alberta và của Lãnh Thổ Tây Bắc (Gia Nã Đại) lại đưa ra một câu trả lời khác hẳn. Vậy đâu là câu trả lời đúng?
Trả lời: Câu trả lời đúng là biện phân. Hãy đọc Familiaris Consortio số 84 … để qua một bên vấn đề rước lễ, vốn là một cái ‘bẫy’ như Đức Giáo Hoàng Phanxicô có lần nói. Ai cũng trước nhất nhìn vào câu hỏi ‘họ có được phép hay không?’ Nhưng cách biện phân làm việc khác hẳn, và tiêu chuẩn hàng đầu đã được chính Thánh Gioan Phaolô đưa ra. Trong Familiaris Consortio, ngài nói ‘các mục tử biết điều này: vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng đối với các hoàn cảnh’.
Điều ấy có nghĩa gì? Nó có nghĩa: mỗi hoàn cảnh khác nhau đều có một sự khác nhau về luân lý, và ngài đưa ra ba trường hợp: trường hợp bị người phối ngẫu bỏ rơi một cách thẳng thừng; trường hợp hôn nhân ‘đổ vỡ không thể cứu chữa’; và trường hợp những người xác tín trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân thứ nhất của họ chưa bao giờ thành sự. Ba thí dụ này đã được Đức Giáo Hoàng Phanxicô quảng diễn ở chương 8 của Niềm Vui Yêu Thương, kêu gọi họ và cả chúng ta biện phân và phân biệt.
Điều đó cần phải làm, trước nhất, bởi chính các đương sự. Câu hỏi đầu tiên không phải là liệu họ có được lãnh các bí tích hay không, mà là họ đã xử lý ra sao sự thất bại trong cuộc hôn nhân của họ.
Ở tổng giáo phận Vienna, chúng tôi có một chương trình dành cho các người ly dị và tái hôn trong nhiều năm qua tên là ‘Năm Điều Lưu Ý’. Tôi cảm thấy được tăng cường mạnh mẽ bởi Niềm VuiYêu Thương trong phương pháp biện phân của nó. Một trong những điều đầu tiên chúng tôi hỏi là ‘Anh chị đối xử với con cái ra sao?’ Trong Niềm Vui Yêu Thương, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh rằng không bao giờ được buộc con cái phải vác lên vai gánh nặng do cuộc tranh chấp của cha mẹ tạo nên. Có một tiết rất cảm động trong đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết rằng ‘Tôi đưa ra lời kêu gọi này với các cha mẹ đã ly thân: đừng bao giờ bắt con cái mình làm con tin!” (Niềm Vui Yêu Thương 245). Đây là một tội nặng, rất nặng.
Ngài đưa ra rất nhiều trợ giúp để biện phân. Chẳng hạn, ngài nói tới hoàn cảnh người phối ngẫu bị bỏ rơi. Trong cuộc hôn nhân của anh/chị, anh/chị có xem xét hoàn cảnh của người phối ngẫu bị bỏ rơi không? Đâu là hậu quả của việc anh/chị ly dị đối với bạn bè, các gia đình khác, cộng đoàn? Anh/chị có xét tới vấn đề hận thù giữa anh/chị và người kia không? Đó là các phương thế để biện phân, và câu hỏi hàng đầu là phải xử lý ra sao hoàn cảnh trong đó lời thề hứa đã không thành.
Hỏi: Trọng tâm của Niềm Vui Yêu Thương, xét về nhiều phương diện, là lời kêu gọi biện phân này. Điều một số người hiểu chữ ‘biện phân’ là làm loãng các chuẩn mức luân lý. Thành thử, trên quan điểm mục vụ, Đức Hồng Y làm sao chắc chắn được rằng biện phân không có nghĩa là điều này?
Trả lời: anh chị hãy đọc chương 7 của Niềm Vui Yêu Thương nói về giáo dục. Ở đấy, anh chị thấy chính xác khuôn khổ của điều là biện phân đích thực. Cha mẹ phải làm gì cho con cái họ và với con cái họ? Điều gì tốt, điều gì xấu đối với chúng? Chỗ nào họ phải nghiêm khắc, chỗ nào họ phải kiên nhẫn? Đấy là công việc chuẩn mực của các nhà giáo dục, và phải là công việc của mọi hoạt động mục vụ, đó là biện phân.
Do đó, Đức Giáo Hoàng Phanxicô không ngừng nhắc đi nhắc lại rằng “Chúng ta cần một nền đào tạo tốt hơn về biện phân”. Có nhiều qui luật về biện phân. Trong Linh Thao, Thánh Inhã đưa ra nhiều qui luật về biện phân. Và cuối cùng, trong chiều kích tối hậu, biện phân là lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa trong đời anh chị. Đó là vấn đề lương tâm.
Hỏi: Há Đức Hồng Y không quan tâm sao trước việc điều trên có thể làm yếu đi lòng kính trọng đối với Bí Tích Hôn Phối, hay tháo gỡ cam kết của chúng ta đối với ý niệm vĩnh viễn của hôn nhân?
Trả lời: Theo nghĩa của Niềm Vui Yêu Thương, tôi nghĩ biện phân, tại một số khu vực trong Giáo Hội, có thể dẫn đến một thái độ nhgiêm ngặt hơn. Ở Tây Phương, nói chung, chúng ta đúng hơn bị cơn cám dỗ buông thả. Ở những khu vực khác, một số người bị cơn cám dỗ nghiêm khắc. Còn Đức Giáo Hoàng Phanxicô thì nói một điều rất quan trọng: cả người nghiêm khắc lẫn người buông thả đều không làm việc biện phân. Người nghiêm khắc biết trước mọi điều, còn người buông thả thì thả lỏng mọi sự.
Hỏi: Tất cả đều khởi đi từ tiên thiên…
Trả lời: Đúng vậy. Và nền giáo dục buông thả cũng tệ như nền giáo dục nghiêm khắc.
Hỏi: Đức Hồng Y có cho rằng xét theo thực tại mục vụ, nếu, ở Tây Phương, chúng ta xem trọng Niềm Vui Yêu Thương, thì thực sự chúng ta sẽ nghiêm ngặt hơn đối với việc ly dị và tái hôn dân sự không?
Trả lời: Tôi phải nói chúng ta sẽ lưu tâm hơn, vâng. Cẩn thận hơn.
Có lẽ cẩn trọng hơn?
Trả lời: Cẩn trọng hơn theo nghĩa huấn luyện lương tâm. Vâng. Nhưng tôi phải nói thêm một yếu tố rất quan trọng. Trong Niềm Vui Yêu Thương, có một đoạn duy nhất trong đó Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói đến việc rước lễ. Nhưng không trong bối cảnh ly dị. Mà trong bối cảnh thực tại xã hội (Niềm Vui Yêu Thương 186). Ngài trích dẫn thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrintô, khi nói tới việc biện phân thân xác và Thánh Phaolô quở mắng người Côrintô điều gì? Quở rằng người giầu ăn uống đến no say, còn người nghèo thì đói meo. Và đó không phải là biện phân thân xác.
Tôi nghĩ lời mời gọi biện phân là một điều chạm đến mọi người. Không phải chỉ người ly dị mà thôi. Nó đụng đến mọi người: tôi phải biện phân ra sao khi tôi đối xử với người của tôi, với nhân viên của tôi một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo, rồi đi rước lễ vào Chúa Nhật? Đấy có phải là biện phân thân xác không?
Thành thử, tôi nghĩ Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta mở rộng vấn đề. Và cuối cùng, theo lời của Thánh Phaolô, mọi người phải biện phân xem mình ăn vì án phạt hay vì ơn ích.
Còn 1 kỳ
Đức Hồng Y Schonborn: Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương và phạm trù tả hữu (II)
Vũ Văn An
05:07 06/06/2017
Hãy quên tả hữu đi
Ai cũng biết, khởi đầu trong sự nghiệp của ngài, Đức Hồng Y Christoph Schönborn vốn được coi là người bảo thủ, được Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bảo trợ. Nhưng nay, phần đông người ta coi ngài như một đồng minh cấp tiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Theo ngài, đây không hẳn là một thay đổi cho bằng sự thiếu thỏa đáng của các phạm trù ‘tả hữu’. Như Thánh Tôma Aquinô chẳng hạn, đâu có tả hữu gì, mà chỉ là “sáng suốt và Công Giáo”.
Sau đây là phần hai cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Schönborn của Crux:
Hỏi: Hai mươi năm trước đây, Đức Hồng Y được coi là người bảo thủ, được Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bảo trợ. Ngày nay, nhiều người coi Đức Hồng Y là một đồng minh cấp tiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y thay đổi, Giáo Hội thay đổi hay tất cả đơn giản chỉ minh hoạ lý do tại sao các phạm trù tả hữu không thoả đáng?
Trả lời: Phần lớn là câu sau cùng. Dĩ nhiên, có một sự phát triển trong đời mỗi con người. Lúc còn là một nhà thần học trẻ, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được coi là người rất cấp tiến, nhưng sau Vatican II, càng ngày ngài càng bảo thủ hơn. Lúc là Hồng Y, ngài bị coi là Panzerkardinal (Hồng Y áo giáp). Lúc ngài làm giáo hoàng, chúng tôi, các học trò cũ của ngài, rất đỗi ngạc nhiên thấy ngài mở rộng vòng tay, vì chúng tôi chưa bao giờ được thấy cử chỉ ấy của ngài. Dĩ nhiên, ngôi vị giáo hoàng đã tác động lên ngài không ít.
Tôi cũng đã phát triển trong cuộc sống của mình. Là một tu sĩ Đa Minh trẻ tuổi trong thời kỳ khoảng năm 1968, tôi là người cánh tả…, cấp tiến, dấn thân về xã hội, chưa bao giờ theo Mác, nhưng trái tim tôi nghiêng nhiều về phía tả. Về một vài phương diện nào đó, nó vẫn tiếp tục còn ở đó. Rồi tôi thấy các hậu quả thảm hại của năm 1968 trong Dòng Đa Minh, ở Đức và ở Pháp. Tôi khám phá ra nền thần học Đông Phương, truyền thống Chính Thống, và các giáo phụ. Tôi có may mắn được hướng dẫn sâu xa vào Thánh Tôma Aquinô bởi một tu sĩ Đa Minh cao tuổi, người trở thành cha thiêng liêng và thầy dạy của tôi. Tôi trở nên điều tôi hy vọng mình vẫn cỏn là một thần học gia, có khuynh hướng thiên rất nhiều về các giáo phụ, về truyền thống Đông Phương, và về Thánh Tôma Aquinô. Tôi chưa bao giờ nghĩ Thánh Tôma Aquinô là bảo thủ hay cấp tiến, ngài chỉ đơn giản sáng suốt và Công Giáo mà thôi.
Các thày dạy của tôi, các bậc thầy chính của tôi, là Hans Urs von Balthasar và Joseph Ratzinger. Anh chị có bảo các ngài là bảo thủ không? Anh chị có bảo các ngài là cấp tiến không? Các phạm trù này đều sai. Các ngài vĩ đại, các ngài là những tâm trí vĩ đại. Tôi chưa hề thấy Joseph Ratzinger là người hẹp hòi, mà là một thày dạy Công Giáo hết sức vững vàng.
Khi được kêu gọi làm thư ký cho ủy ban soạn thảo Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, một công việc có lẽ quan trọng nhất tôi từng làm xưa nay trong đời, nhiệm vụ của tôi là phát biểu một cách dễ hiểu, tổng hợp và có tổ chức toàn bộ giáo huấn Công Giáo. Đây quả là một cuộc mạo hiểm kỳ diệu, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Ratzinger, là cùng chau chuốt công trình này với một nhóm lớn, những con người lớn, làm việc mật thiết với nhau.
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu, tôi không bao giờ coi việc này như một đứt đoạn. Tôi cho rằng đây là một thứ bộ ba (triptych): Đức Gioan Phaolô và Đức Bênêđíctô, trong các triều giáo hoàng của các ngài, phải bảo toàn các điều nền tảng của giáo huấn Công Giáo đang bị đe dọa trầm trọng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một tu sĩ Dòng Tên có gốc rễ sâu xa, mang đến ý thức này là người ta đang đứng ở đâu, họ đang ở đâu, đời sống của họ ra sao, và ta phải dẫn họ tới đâu, một cách kiên nhẫn và đầy lưu tâm. Ngài làm với Giáo Hội và vươn cả ra ngoài Giáo Hội, điều mà Thánh Inhã từng muốn làm trong Linh Thao: gặp gỡ người ta ngay trong đời sống của họ, ngay trong tình thế của họ và dẫn họ từng bước bằng biện phân tới chỗ hoàn toàn dấn thân cho Chúa Kitô. Tôi thấy một sự bổ túc vĩ đại và tôi cũng thấy nó trong giáo huấn giáo hoàng. Với tôi Familiaris Consortio và Amoris Laetitia bổ túc cho nhau rất nhiều.
Anh chị hãy quên đi các phạm trù [tả hữu].
Hỏi: Đức Hồng Y còn tin rằng Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là công trình quan trọng nhất trong đời Đức Hồng Y không?
Trả lời: Còn, còn. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, tập chú không phải vào các suy tư của các thần học gia, mà vào giáo huấn của Giáo Hội, và phát biểu nó một cách không như những viên gạch trong một túi lưng mà ta phải đeo mà chẳng hiểu gì, nhưng tìm thấy nexus mysteriorum, tức sự nối kết giữa các mầu nhiệm, như Giáo Hội vốn dạy. Mục đích của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo không cận kề có tính mục vụ, nhưng là nền tảng cho công trình mục vụ tốt đẹp. Lấy Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo làm dụng cụ, ta có thể thực hiện được điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi Giáo Hội thực hiện, đó là trở thành các nhà truyền giáo.
Hỏi: Đức Hồng Y ở trong Mật Nghị Hội bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y phần nào biết Đức Hồng Y Bergoglio trước khi ngài được bầu, và Đức Hồng Y đã làm việc gần gũi với ngài kể từ ngày ngài được bầu. Ngài có làm Đức Hồng Y ngạc nhiên không, hay đây ít nhiều có phải là điều Đức Hồng Y nghĩ mình đang nhận được?
Trả lời: Không, ngài làm tôi ngạc nhiên. Ngài làm tôi ngạc nhiên từ ngày đầu, khi ngài đứng ở ban-công và cúi đầu thinh lặng yêu cầu người ta cầu nguyện cho ngài. Và từ đó, ngài tiếp tục làm chúng ta ngạc nhiên.
[Phát ngôn viên: nhưng Đức Hồng Y mong được ngạc nhiên mà. Điều đầu tiên Đức Hồng Y nói với con sau cơ mật viện là “chúng ta sẽ thấy nhiều điều ngạc nhiên theo cung cách Đức Gioan XXIII”]
Vâng đúng thế. Tôi mong chờ các điều ngạc nhiên.
Hỏi: Nếu thế thì ngài đã đáp ứng. Ngài tiếp tục kéo các con thỏ ra khỏi chiếc mũ…
Trả lời: À, tôi không biết liệu có phải là các con thỏ hay không, nhưng hết lần này qua lần nọ, là sự tự do của Tin Mừng. Chúa Giêsu luôn làm người ta ngạc nhiên. Trước hết là chính các môn đệ của Người. Họ khó mà hiểu được Người, nhưng tuy thế, Người vẫn yêu thương họ.Tôi nghĩ điều hết sức tốt đẹp là nét tươi mát của Tin Mừng. Nhưng theo tôi, không hề có sự đứt đoạn. Khi Đức Gioan Phaolô được bầu, một người xuất thân từ Đông Âu, từ một nước Cộng Sản… Anh chị đã xem cuốn phim Nine days that changed the world (chín ngày thay đổi thế giới) chưa? Sống ở Áo này, gần biên giới Cộng Sản, thật là kỳ diệu. Chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài ở đây, ở Vienna. Dĩ nhiên, cũng có những giớ phút khó khăn, nhưng điều chắc chắn đây là thời kỳ vĩ đại.
Và rồi, có triều giáo hoàng ngắn hơn của Đức Bênêđíctô. Và điều ngạc nhiên đối với chúng tôi, các học trò của ngài, là thấy ngài giữa đám đông, và hành xử rất khéo. Còn các buổi yết kiến chung thì đông hơn của Đức Gioan Phaolô. Còn ơn phúc giảng dạy vĩ đại nữa mà chúng tôi biết qua các khóa giảng, sách vở và bài giảng lễ của ngài. Tôi phải nói rằng trải nghiệm hiện nay của tôi đối với 3 triều giáo hoàng mà tôi biết cách gần gũi chính là phép lạ của ngôi vị giáo hoàng. Nó hết sức hấp dẫn và tiếp tục hấp dẫn.
Hỏi: Có phải Đức Hồng Y muốn nói rằng ngôi vị giáo hoàng có thể mang nhiều cái lạ ra khỏi người ta mà Đức Hồng Y không ngờ tới không?
Trả lời: Đúng, đúng. Và tôi cho rằng Chúa, Đấng luôn hướng dẫn Giáo Hội, dẫn dắt Giáo Hội bằng Thần Trí của Người, luôn ban cho Giáo Hội vị mục tử mà Giáo Hội cần vào lúc thích hợp.Vị tiền nhiệm của tôi là người chủ chốt trong việc bầu Đức Gioan Phaolô, đó là Đức Hồng Y [Franz] König và cả Ratzinger nữa. Tôi nghĩ chúng ta được diễm phúc rất lớn bởi triều giáo hoàng hiện nay. Và các triều giáo hoàng kế tiếp, mỗi thời một triều giáo hoàng thích đáng.
Hỏi: Chúng con đang ngồi kế cận một bức tranh tại dinh Tổng Giám Mục có ý nghĩa sâu xa với tổng giáo phận Vienna và Giáo Hội Áo. Đức Hồng Y có thể cho chúng con biết lịch sử này không?
Trả lời: Đây là một câu truyện rất cảm động. Vào ngày 8 tháng Mười năm 1938, Hitler xâm lăng Nước Áo. Hôm trước ngày xâm lăng, ngày Lễ Rất Thánh Mân Côi, Đức Hồng Y lúc đó là [Theodor] Innitzer triệu tập giới trẻ Công Giáo của Vienna, một cách không chính thức, họp nhau tại nhà thờ chính tòa. Trong khoảng từ 7 đến 9 giờ sáng, hàng ngàn người trẻ đã tụ tập ở đó. Đức Hồng Y giảng cho họ một bài giảng rất mạnh mẽ; ngài nói rằng “Chúa Giêsu Kitô là Führer của chúng ta!”. Hết sức phấn khích, giới trẻ tụ tập quanh dinh Tổng Giám Mục hô lớn: “chúng tôi muốn gặp Đức Giám Mục của chúng tôi!”, cố ý nhại lại cung cách Đoàn Thanh Niên Hitler có thói quen hô “Chúng tôi muốn gặp Führer của chúng tôi!” Nghe thấy thế, Đức Hồng Y đã tới cửa sổ, ban phép lành rồi nói: “Các con hãy về nhà, về nhà trong im lặng”.
Cuộc ruồng bố đầu tiên của cảnh sát diễn ra vào buồi tối hôm đó, ngày 7 tháng Mười. Và hôm sau, diễn ra cuộc trả thù. Đoàn Thánh Niên Hitler xâm chiếm dinh Tổng Giám Mục, họ giật sập cổng, phá nát cả tòa nhà…
Hỏi: Đối với những người không biết Vienna, đây không phải là một dinh xây dựng trên một ngọn đồi nào đó, mà là giữa trung tâm thành phố, nên các cuộc biểu tỉnh dễ dàng diễn ra…
Trả lời: Và ngày nay cũng vẫn như thế, chung quan nhà, vẫn thế. Nên, Đức Hồng Y phải trốn trên gác xép (attic). Cha thư ký bị ném qua cửa sổ, bị thương nặng. Và cuối cùng, cảnh sát tới, lúc mọi sự đã hết đường cứu chữa. [Và Đức Hồng Y chỉ lên bức tranh mà nói] Biến cố này còn lại như một ký ức. Anh chị thấy chỗ Đoàn Thanh Niên Hitler rạch xác Chúa Giêsu… Nó diễn ra đúng một tháng sau ngày các hội đường Do Thái bị thiêu rụi trên toàn nước Đức.
Hỏi: Dĩ nhiên, Đức Hồng Y không phải sống điều đó, nhưng chắc chắn Đức Hồng Y biết câu truyện…
Trả lời: Mẹ tôi lúc đó 18 tuổi, nay bà còn sống, đã 97, và bà nhớ rất rõ giây phút ấy.
Hỏi: Dù sao, đây cũng là một phần của câu truyện gia đình, một phần của câu truyện tổng giáo phận. Nó có mang lại cho Đức Hồng Y sự tin tưởng nào không khi nhìn vào các vấn đề bên trong Giáo Hội hiện nay, hay các vấn đề văn hóa? Lịch sử có đem lại cho Đức Hồng Y tin tưởng chắc chắn nào rằng nếu chúng ta đã qua được điều kia, thì cũng sẽ qua được điều này không?
Trả lời: Được, chúng ta không có lời hứa hẹn Âu Châu sẽ không có một số phận như Thổ Nhĩ Kỳ, trước đây vốn hoàn toàn theo Kitô Giáo, [hay] Bắc Phi, trước đây cũng hoàn toàn theo Kitô Giáo. Nhưng ta vẫn có hy vọng. Đang có những dấu chỉ hy vọng. Nhưng trong trạng huống nghèo nàn hơn nhiều. Giáo Hội đang kinh qua một sự co rút, một co rút lớn lao, nhưng tôi tin tưởng nơi Chúa. Người vốn là thiện ích của Giáo Hội. Tại sao lại không thể có sự đổi mới thực sự cho Giáo Hội? Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần.
Hỏi: Đức Hồng Y vừa nói có nhiều dấu chỉ hy vọng. Vậy ở Vienna này, đâu là những dấu chỉ ấy?
Trả lời: Di dân Kitô Giáo là một. Chúng tôi có nhiều cộng đồng di dân đa dạng đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, từ Trung Quốc tới Châu Mỹ La Tinh. Họ đang mang đến những hương vị mới, những men bột mới, sinh khí mới cho đời sống Giáo Hội địa phương. Và rồi còn có nhiều dấu chỉ tốt đẹp nơi thế hệ trẻ. Dĩ nhiên, thế hệ trẻ hiện nay nhỏ bé hơn, vì ít trẻ em, đây là một sự kiện. Nhưng nếu anh chị tham dự Lễ Ngũ Tuần ở Salzburg nơi tuổi trẻ Công Giáo tụ tập, anh chị sẽ thấy một Giáo Hội sống động.
Ai cũng biết, khởi đầu trong sự nghiệp của ngài, Đức Hồng Y Christoph Schönborn vốn được coi là người bảo thủ, được Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bảo trợ. Nhưng nay, phần đông người ta coi ngài như một đồng minh cấp tiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Theo ngài, đây không hẳn là một thay đổi cho bằng sự thiếu thỏa đáng của các phạm trù ‘tả hữu’. Như Thánh Tôma Aquinô chẳng hạn, đâu có tả hữu gì, mà chỉ là “sáng suốt và Công Giáo”.
Sau đây là phần hai cuộc phỏng vấn Đức Hồng Y Schönborn của Crux:
Hỏi: Hai mươi năm trước đây, Đức Hồng Y được coi là người bảo thủ, được Đức Hồng Y Joseph Ratzinger bảo trợ. Ngày nay, nhiều người coi Đức Hồng Y là một đồng minh cấp tiến của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y thay đổi, Giáo Hội thay đổi hay tất cả đơn giản chỉ minh hoạ lý do tại sao các phạm trù tả hữu không thoả đáng?
Trả lời: Phần lớn là câu sau cùng. Dĩ nhiên, có một sự phát triển trong đời mỗi con người. Lúc còn là một nhà thần học trẻ, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được coi là người rất cấp tiến, nhưng sau Vatican II, càng ngày ngài càng bảo thủ hơn. Lúc là Hồng Y, ngài bị coi là Panzerkardinal (Hồng Y áo giáp). Lúc ngài làm giáo hoàng, chúng tôi, các học trò cũ của ngài, rất đỗi ngạc nhiên thấy ngài mở rộng vòng tay, vì chúng tôi chưa bao giờ được thấy cử chỉ ấy của ngài. Dĩ nhiên, ngôi vị giáo hoàng đã tác động lên ngài không ít.
Tôi cũng đã phát triển trong cuộc sống của mình. Là một tu sĩ Đa Minh trẻ tuổi trong thời kỳ khoảng năm 1968, tôi là người cánh tả…, cấp tiến, dấn thân về xã hội, chưa bao giờ theo Mác, nhưng trái tim tôi nghiêng nhiều về phía tả. Về một vài phương diện nào đó, nó vẫn tiếp tục còn ở đó. Rồi tôi thấy các hậu quả thảm hại của năm 1968 trong Dòng Đa Minh, ở Đức và ở Pháp. Tôi khám phá ra nền thần học Đông Phương, truyền thống Chính Thống, và các giáo phụ. Tôi có may mắn được hướng dẫn sâu xa vào Thánh Tôma Aquinô bởi một tu sĩ Đa Minh cao tuổi, người trở thành cha thiêng liêng và thầy dạy của tôi. Tôi trở nên điều tôi hy vọng mình vẫn cỏn là một thần học gia, có khuynh hướng thiên rất nhiều về các giáo phụ, về truyền thống Đông Phương, và về Thánh Tôma Aquinô. Tôi chưa bao giờ nghĩ Thánh Tôma Aquinô là bảo thủ hay cấp tiến, ngài chỉ đơn giản sáng suốt và Công Giáo mà thôi.
Các thày dạy của tôi, các bậc thầy chính của tôi, là Hans Urs von Balthasar và Joseph Ratzinger. Anh chị có bảo các ngài là bảo thủ không? Anh chị có bảo các ngài là cấp tiến không? Các phạm trù này đều sai. Các ngài vĩ đại, các ngài là những tâm trí vĩ đại. Tôi chưa hề thấy Joseph Ratzinger là người hẹp hòi, mà là một thày dạy Công Giáo hết sức vững vàng.
Khi được kêu gọi làm thư ký cho ủy ban soạn thảo Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo, một công việc có lẽ quan trọng nhất tôi từng làm xưa nay trong đời, nhiệm vụ của tôi là phát biểu một cách dễ hiểu, tổng hợp và có tổ chức toàn bộ giáo huấn Công Giáo. Đây quả là một cuộc mạo hiểm kỳ diệu, dưới sự hướng dẫn của Đức Hồng Y Ratzinger, là cùng chau chuốt công trình này với một nhóm lớn, những con người lớn, làm việc mật thiết với nhau.
Khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô được bầu, tôi không bao giờ coi việc này như một đứt đoạn. Tôi cho rằng đây là một thứ bộ ba (triptych): Đức Gioan Phaolô và Đức Bênêđíctô, trong các triều giáo hoàng của các ngài, phải bảo toàn các điều nền tảng của giáo huấn Công Giáo đang bị đe dọa trầm trọng. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, một tu sĩ Dòng Tên có gốc rễ sâu xa, mang đến ý thức này là người ta đang đứng ở đâu, họ đang ở đâu, đời sống của họ ra sao, và ta phải dẫn họ tới đâu, một cách kiên nhẫn và đầy lưu tâm. Ngài làm với Giáo Hội và vươn cả ra ngoài Giáo Hội, điều mà Thánh Inhã từng muốn làm trong Linh Thao: gặp gỡ người ta ngay trong đời sống của họ, ngay trong tình thế của họ và dẫn họ từng bước bằng biện phân tới chỗ hoàn toàn dấn thân cho Chúa Kitô. Tôi thấy một sự bổ túc vĩ đại và tôi cũng thấy nó trong giáo huấn giáo hoàng. Với tôi Familiaris Consortio và Amoris Laetitia bổ túc cho nhau rất nhiều.
Anh chị hãy quên đi các phạm trù [tả hữu].
Hỏi: Đức Hồng Y còn tin rằng Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo là công trình quan trọng nhất trong đời Đức Hồng Y không?
Trả lời: Còn, còn. Đó là một kinh nghiệm tuyệt vời, tập chú không phải vào các suy tư của các thần học gia, mà vào giáo huấn của Giáo Hội, và phát biểu nó một cách không như những viên gạch trong một túi lưng mà ta phải đeo mà chẳng hiểu gì, nhưng tìm thấy nexus mysteriorum, tức sự nối kết giữa các mầu nhiệm, như Giáo Hội vốn dạy. Mục đích của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo không cận kề có tính mục vụ, nhưng là nền tảng cho công trình mục vụ tốt đẹp. Lấy Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo làm dụng cụ, ta có thể thực hiện được điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi Giáo Hội thực hiện, đó là trở thành các nhà truyền giáo.
Hỏi: Đức Hồng Y ở trong Mật Nghị Hội bầu Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đức Hồng Y phần nào biết Đức Hồng Y Bergoglio trước khi ngài được bầu, và Đức Hồng Y đã làm việc gần gũi với ngài kể từ ngày ngài được bầu. Ngài có làm Đức Hồng Y ngạc nhiên không, hay đây ít nhiều có phải là điều Đức Hồng Y nghĩ mình đang nhận được?
Trả lời: Không, ngài làm tôi ngạc nhiên. Ngài làm tôi ngạc nhiên từ ngày đầu, khi ngài đứng ở ban-công và cúi đầu thinh lặng yêu cầu người ta cầu nguyện cho ngài. Và từ đó, ngài tiếp tục làm chúng ta ngạc nhiên.
[Phát ngôn viên: nhưng Đức Hồng Y mong được ngạc nhiên mà. Điều đầu tiên Đức Hồng Y nói với con sau cơ mật viện là “chúng ta sẽ thấy nhiều điều ngạc nhiên theo cung cách Đức Gioan XXIII”]
Vâng đúng thế. Tôi mong chờ các điều ngạc nhiên.
Hỏi: Nếu thế thì ngài đã đáp ứng. Ngài tiếp tục kéo các con thỏ ra khỏi chiếc mũ…
Trả lời: À, tôi không biết liệu có phải là các con thỏ hay không, nhưng hết lần này qua lần nọ, là sự tự do của Tin Mừng. Chúa Giêsu luôn làm người ta ngạc nhiên. Trước hết là chính các môn đệ của Người. Họ khó mà hiểu được Người, nhưng tuy thế, Người vẫn yêu thương họ.Tôi nghĩ điều hết sức tốt đẹp là nét tươi mát của Tin Mừng. Nhưng theo tôi, không hề có sự đứt đoạn. Khi Đức Gioan Phaolô được bầu, một người xuất thân từ Đông Âu, từ một nước Cộng Sản… Anh chị đã xem cuốn phim Nine days that changed the world (chín ngày thay đổi thế giới) chưa? Sống ở Áo này, gần biên giới Cộng Sản, thật là kỳ diệu. Chuyến viếng thăm đầu tiên của ngài ở đây, ở Vienna. Dĩ nhiên, cũng có những giớ phút khó khăn, nhưng điều chắc chắn đây là thời kỳ vĩ đại.
Và rồi, có triều giáo hoàng ngắn hơn của Đức Bênêđíctô. Và điều ngạc nhiên đối với chúng tôi, các học trò của ngài, là thấy ngài giữa đám đông, và hành xử rất khéo. Còn các buổi yết kiến chung thì đông hơn của Đức Gioan Phaolô. Còn ơn phúc giảng dạy vĩ đại nữa mà chúng tôi biết qua các khóa giảng, sách vở và bài giảng lễ của ngài. Tôi phải nói rằng trải nghiệm hiện nay của tôi đối với 3 triều giáo hoàng mà tôi biết cách gần gũi chính là phép lạ của ngôi vị giáo hoàng. Nó hết sức hấp dẫn và tiếp tục hấp dẫn.
Hỏi: Có phải Đức Hồng Y muốn nói rằng ngôi vị giáo hoàng có thể mang nhiều cái lạ ra khỏi người ta mà Đức Hồng Y không ngờ tới không?
Trả lời: Đúng, đúng. Và tôi cho rằng Chúa, Đấng luôn hướng dẫn Giáo Hội, dẫn dắt Giáo Hội bằng Thần Trí của Người, luôn ban cho Giáo Hội vị mục tử mà Giáo Hội cần vào lúc thích hợp.Vị tiền nhiệm của tôi là người chủ chốt trong việc bầu Đức Gioan Phaolô, đó là Đức Hồng Y [Franz] König và cả Ratzinger nữa. Tôi nghĩ chúng ta được diễm phúc rất lớn bởi triều giáo hoàng hiện nay. Và các triều giáo hoàng kế tiếp, mỗi thời một triều giáo hoàng thích đáng.
Hỏi: Chúng con đang ngồi kế cận một bức tranh tại dinh Tổng Giám Mục có ý nghĩa sâu xa với tổng giáo phận Vienna và Giáo Hội Áo. Đức Hồng Y có thể cho chúng con biết lịch sử này không?
Trả lời: Đây là một câu truyện rất cảm động. Vào ngày 8 tháng Mười năm 1938, Hitler xâm lăng Nước Áo. Hôm trước ngày xâm lăng, ngày Lễ Rất Thánh Mân Côi, Đức Hồng Y lúc đó là [Theodor] Innitzer triệu tập giới trẻ Công Giáo của Vienna, một cách không chính thức, họp nhau tại nhà thờ chính tòa. Trong khoảng từ 7 đến 9 giờ sáng, hàng ngàn người trẻ đã tụ tập ở đó. Đức Hồng Y giảng cho họ một bài giảng rất mạnh mẽ; ngài nói rằng “Chúa Giêsu Kitô là Führer của chúng ta!”. Hết sức phấn khích, giới trẻ tụ tập quanh dinh Tổng Giám Mục hô lớn: “chúng tôi muốn gặp Đức Giám Mục của chúng tôi!”, cố ý nhại lại cung cách Đoàn Thanh Niên Hitler có thói quen hô “Chúng tôi muốn gặp Führer của chúng tôi!” Nghe thấy thế, Đức Hồng Y đã tới cửa sổ, ban phép lành rồi nói: “Các con hãy về nhà, về nhà trong im lặng”.
Cuộc ruồng bố đầu tiên của cảnh sát diễn ra vào buồi tối hôm đó, ngày 7 tháng Mười. Và hôm sau, diễn ra cuộc trả thù. Đoàn Thánh Niên Hitler xâm chiếm dinh Tổng Giám Mục, họ giật sập cổng, phá nát cả tòa nhà…
Hỏi: Đối với những người không biết Vienna, đây không phải là một dinh xây dựng trên một ngọn đồi nào đó, mà là giữa trung tâm thành phố, nên các cuộc biểu tỉnh dễ dàng diễn ra…
Trả lời: Và ngày nay cũng vẫn như thế, chung quan nhà, vẫn thế. Nên, Đức Hồng Y phải trốn trên gác xép (attic). Cha thư ký bị ném qua cửa sổ, bị thương nặng. Và cuối cùng, cảnh sát tới, lúc mọi sự đã hết đường cứu chữa. [Và Đức Hồng Y chỉ lên bức tranh mà nói] Biến cố này còn lại như một ký ức. Anh chị thấy chỗ Đoàn Thanh Niên Hitler rạch xác Chúa Giêsu… Nó diễn ra đúng một tháng sau ngày các hội đường Do Thái bị thiêu rụi trên toàn nước Đức.
Hỏi: Dĩ nhiên, Đức Hồng Y không phải sống điều đó, nhưng chắc chắn Đức Hồng Y biết câu truyện…
Trả lời: Mẹ tôi lúc đó 18 tuổi, nay bà còn sống, đã 97, và bà nhớ rất rõ giây phút ấy.
Hỏi: Dù sao, đây cũng là một phần của câu truyện gia đình, một phần của câu truyện tổng giáo phận. Nó có mang lại cho Đức Hồng Y sự tin tưởng nào không khi nhìn vào các vấn đề bên trong Giáo Hội hiện nay, hay các vấn đề văn hóa? Lịch sử có đem lại cho Đức Hồng Y tin tưởng chắc chắn nào rằng nếu chúng ta đã qua được điều kia, thì cũng sẽ qua được điều này không?
Trả lời: Được, chúng ta không có lời hứa hẹn Âu Châu sẽ không có một số phận như Thổ Nhĩ Kỳ, trước đây vốn hoàn toàn theo Kitô Giáo, [hay] Bắc Phi, trước đây cũng hoàn toàn theo Kitô Giáo. Nhưng ta vẫn có hy vọng. Đang có những dấu chỉ hy vọng. Nhưng trong trạng huống nghèo nàn hơn nhiều. Giáo Hội đang kinh qua một sự co rút, một co rút lớn lao, nhưng tôi tin tưởng nơi Chúa. Người vốn là thiện ích của Giáo Hội. Tại sao lại không thể có sự đổi mới thực sự cho Giáo Hội? Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần.
Hỏi: Đức Hồng Y vừa nói có nhiều dấu chỉ hy vọng. Vậy ở Vienna này, đâu là những dấu chỉ ấy?
Trả lời: Di dân Kitô Giáo là một. Chúng tôi có nhiều cộng đồng di dân đa dạng đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, từ Trung Quốc tới Châu Mỹ La Tinh. Họ đang mang đến những hương vị mới, những men bột mới, sinh khí mới cho đời sống Giáo Hội địa phương. Và rồi còn có nhiều dấu chỉ tốt đẹp nơi thế hệ trẻ. Dĩ nhiên, thế hệ trẻ hiện nay nhỏ bé hơn, vì ít trẻ em, đây là một sự kiện. Nhưng nếu anh chị tham dự Lễ Ngũ Tuần ở Salzburg nơi tuổi trẻ Công Giáo tụ tập, anh chị sẽ thấy một Giáo Hội sống động.
Một vụ tấn công cảnh sát Pháp gần nhà thờ Đức Bà Paris
Nguyễn Long Thao
10:54 06/06/2017
Paris 6/6/2017.- Cảnh sát Pháp đã bắn bị thương một người đàn ông dùng búa tấn công cảnh sát bên ngoài nhà thờ Notre Dame tức nhà thờ Đức Bà ở Paris vào ngày 6 tháng 6 năm 2017. Khi tấn công người này đã hô to: "Tấn Công Vì Syria"
Vụ tấn công không xẩy ra trong khuôn viên nhà thờ Đức Bà nhưng tại một trạm cảnh sát kế cận khu vực nhà thờ Đức Bà. Tuy nhiên khách du lịch và mọi người quanh khu vực bị tấn công đã chạy vào nhà thờ Đức Bà để tránh đạn.
Cảnh sát đã bao vây quanh khu vực nhà thờ Đức Bà trong khi khách du lịch hoảng hốt vì những tiếng súng nổ. Giới chức an ninh của thành phố Paris đã được đặt trong tình trạng báo động cao kể từ khi thành phố này bị khủng bố từ năm 2015.
Vừa qua sau mấy vụ khủng bố liên tục ở Luân Đôn, giới chức an ninh Pháp đã cảnh giác hơn nữa.
Báo cáo sơ khởi cho biết kẻ tấn công cảnh sát chỉ bị thương và danh tính người này chưa được công bố. Cảnh sát Pháp chưa cho biết đây có phải là một vụ khủng bố hay động lực nào đã thúc đẩy hung thủ này.
Cảnh sát yêu cầu mọi người trong nhà thờ Đức Bà giơ 2 tay lên |
Cảnh sát đã bao vây quanh khu vực nhà thờ Đức Bà trong khi khách du lịch hoảng hốt vì những tiếng súng nổ. Giới chức an ninh của thành phố Paris đã được đặt trong tình trạng báo động cao kể từ khi thành phố này bị khủng bố từ năm 2015.
Vừa qua sau mấy vụ khủng bố liên tục ở Luân Đôn, giới chức an ninh Pháp đã cảnh giác hơn nữa.
Báo cáo sơ khởi cho biết kẻ tấn công cảnh sát chỉ bị thương và danh tính người này chưa được công bố. Cảnh sát Pháp chưa cho biết đây có phải là một vụ khủng bố hay động lực nào đã thúc đẩy hung thủ này.
Tin thêm về nhà thờ Đức Bà Paris bị khủng bố Hồi Giáo tấn công
Lê Đình Thông
20:31 06/06/2017
Theo bộ trưởng Nội vụ, tên khủng bố khoảng 40 tuổi trang bị nhiều con dao. Điều này chứng tỏ lực lượng an ninh đã vô hiệu hóa và tịch thu nhiều vũ khí và đạn dược của bọn khủng bố.
Biện lý chống khủng bố đã mở cuộc điều tra về hành động quả tang bạo hành. Nhà báo David Métreau có mặt tại chỗ cho biết nhiều tiếng súng nổ trước tiền đình Nhà Thờ Đức Bà Paris khiến đám đông nhốn nháo, vào tá túc trong nhà thờ. Ngay sau đó, lực lượng an ninh hoàn toàn làm chủ tình thế.
Chánh văn phòng Vương cung Thánh đường Paris Lê Đình Thiên Ân có mặt tại chỗ cho biết thêm cảnh sát viên bị thương nhẹ ở cổ, tên khủng bố bị trúng đạn ở lồng ngực.
ĐHY André Vingt-Trois, Tổng Giám mục Paris, vừa xuất viện sau khi bị hội chứng Guillain-Barré khiến cử động khó khăn. Hai vị giám mục phụ tá đã có mặt tại chổ để theo dõi biến chuyển tình hình.
Paris, ngày 06/06/2017
Lê Đình Thông
Phó Tổng Thống Pence: Tổng Thống Trump là đồng minh của người Công Giáo
Vũ Văn An
23:01 06/06/2017
Theo ký giả Andrew Bahl, ngày thứ Ba vừa qua, Phó Tổng Thống Mike Pence đã đọc diễn văn tại Buổi Cầu Nguyện Công Giáo Toàn Quốc lúc Ăn Sáng, chủ yếu nhằm tranh thủ sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo Công Giáo đối với thiện ý tinh thần của tân chính phủ Hoa Kỳ, do Tổng Thống Donald Trump lãnh đạo.
Phó Tổng Thống Pence nhấn mạnh tới nhu cầu phải có tự do tôn giáo cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước. Theo ông, Hoa Kỳ hoàn toàn cam kết đối với việc bảo đảm tự do tôn giáo cho mọi tín ngưỡng.
Ông nói: “Hoa Kỳ lên án việc bách hại bất cứ tôn giáo nào, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời gian nào. Và chúng ta sẽ chống chọi chúng bằng mọi sức mạnh của chúng ta”.
Dù Phó Tổng Thống Pence được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng trong thập niên 1990, ông đã theo Tin Lành và luôn lớn tiếng trong các vấn đề tôn giáo. Phó Tổng Thống đã làm việc rất gần gũi trong các chính sách liên quan đến tự do tôn giáo và phá thai ngay từ giai đoạn đầu của chính phủ Trump.
Thành quả của các cố gắng trên là lệnh hành pháp được Tổng Thống Trump ký vào tháng trước mà theo Phó Tổng Thống Pence sẽ cổ vũ tự do tôn giáo bằng cách che chở các cơ quan tôn giáo có lập trường chính trị khỏi các hậu quả thuế khóa và bằng cách yêu cầu các cơ quan liên bang xem xét để nới lỏng các đòi hỏi buộc các chủ nhân phải bảo hiểm việc ngừa thai trong các kế hoạch bảo hiểm của họ.
Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, nhất là Tin Lành, cho rằng họ cảm thấy lệnh hành pháp trên không đi xa đủ. Tuy nhiên, Phó Tổng Thống Pence thì cho rằng chính sách của Tổng Thống Trump là một điển hình cho thấy công trình của Tổng Thống Trump trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Ông nói: “Tôi có thể bảo đảm với qúy vị đương kim Tổng Thống tin rằng không người Hoa Kỳ nào phải vi phạm lương tâm họ khi tham dự trọn vẹn vào đời sống Hoa Kỳ. Và không những Tổng Thống chỉ nói về nó mà thôi, Ông còn hành động nữa để bảo vệ các người nam nữ có đức tin ở nơi công cộng”.
Bài diễn văn của Phó Tổng Thống Pence vào hôm thứ Ba, kêu gọi mọi người có mặt hãy đứng “về phía Thiên Chúa”, trái ngược với bài diễn văn của Tổng Thống Trump trước Buổi Cầu Nguyện Toàn Quốc lúc Ăn Sáng vào tháng Hai vừa qua.
Dù Tổng Thống Trump bàn đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong bài diễn văn đó, theo gương tất cả các Tổng Thống từ thời Dwight Eisenhower, nhưng ông cũng đề cập tới một loạt nhiều chủ đề khác nữa, trong đó, có vấn đề chống khủng bố và chính sách di dân.
Trong khi Tổng Thống Obama dùng các từ khác nhau để chỉ việc “cầu nguyện” tới 18 lần trong bài diễn văn năm 2016 tại buổi cầu nguyện toàn quốc lúc ăn sáng, Tổng Thống Trump chỉ sử dụng từ này có 4 lần mà thôi. Ông cũng nhân dịp này xem thường việc xếp hạng của chương trình biểu diễn thực tại (reality show) “The Apprentice” của NBC, một chương trình chính ông điều khiển trước đây. Sau khi được nhà sản xuất chương trình là Mark Burnett giới thiệu, Tổng Thống đã nói đùa rằng các người tham dự nên “cầu nguyện” để việc xếp hạng của chương trình được nâng cấp.
Tổng Thống Trump cũng ca ngợi Mục Sư Barry Black, Tuyên Uý Thượng Viện, nhà diễn giả chính, khi nói rằng mục sự nên tiếp tục phục vụ trong chức vụ hiện nay và “cả hỏa ngục cùng với nó”. Từ ngữ “hỏa ngục” có thể bị nhiều người tham dự coi là từ ngữ để chử tục.
Tổng Thống Trump được dưỡng dục trong Giáo Hội Presbyterian. Nhưng ông thường biểu lộ nhiều thái độ không phù hợp mấy với các giáo lý chính của Kitô Giáo, như chính ông nhìn nhận, hay khoe khoang, rằng ông chưa bao giờ phải xin Thiên Chúa tha thứ cả.
Còn nhớ năm 2015, chính ông nói rằng: “Tôi nghĩ nếu tôi làm đièu gì sai, tôi nghĩ, tôi sẽ cố gắng làm cho nó đúng. Tôi không đem Thiên Chúa vào bức tranh này. Tôi không làm thế”.
Tổng Thống Trump đã có cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng trước, một buổi hội kiến được Phó Tổng Thống Pence mô tả là cuộc thảo luận phong phú về các vấn đề hoàn cầu. Các quan sát viên thì cho rằng Đức Giáo Hoàng, người từng công khai chỉ trích kế hoạch của Tổng Thống Trump nhằm xây bức tường dọc biên giới Mỹ Mễ, không có vẻ gì là thoải mái khi gặp Tổng Thống.
Năm ngoái Đức Phanxicô từng nói: “Người chỉ nghĩ đến việc xây tường, bất cứ ở đâu, chứ không xây cầu, người ấy không phải là Kitô hữu”. Tổng Thống Trump đáp lễ bằng cách nói rằng nhận định của Đức Giáo Hoàng là “thiếu phong nhã”.
Một số người Công Giáo tham dự Buổi Cầu Nguyện hôm thứ Ba dường như không lưu âm gì tới thành tích tôn giáo của Tổng Thống Trump. Patrick Fagan, giám đốc Sáng Kiến Nghiên Cứu Hôn Nhân và Tôn Giáo, nói rằng “Ông ấy đã đưa ra hàng loạt các lời hứa hẹn mà tôi nghĩ sẽ là điều đáng để trông chừng, xem chúng có được thực hiện trọn vẹn không. Tôi không hoài nghi ông ấy sẽ cố gằng thực hiện chúng. Nhưng chắc chắn ông ta không thể làm một mình được, nhất định không. Ông ta có điều hành Quốc Hội hay không? Nhất định không... Nhưng ông ta có thể lãnh đạo, đúng thế”.
Dù cho hay: trước đây ông vốn lo lắng đối với tính tình của Trump, nhưng Fagan nói rằng các đề xuất chính sách của Trump khá mạnh mẽ. Ông bảo: “[Tổng Thống Trump có] chất lượng tuyệt vời, và điều này đang từ từ hé lộ”.
Lorraine Kuchmy, giám đốc hành chánh của Nhóm Livingston, nói rằng bà tin Tổng Thống Trump có khả năng giữ các lời hứa liên quan tới các vấn đề tôn giáo. Bà bảo: “Các quan điểm của ông ta hiện đang đi đúng đường. Tôi tin Chúa đang làm một điều quan trọng với người đàn ông này”.
Những người khác tỏ ra hoài nghi hơn đói với Tổng Thống Trump. Dù “rất đỗi ngạc nhiên một cách thích thú” trước việc Tổng Thống Trump đề cử chánh án Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện, người dự buổi cầu nguyện là Dan Krieger cho rằng thành tích của Tổng Thống Trump quả có tạo ra một số lo lắng.
Ông nói: “Tôi bước vào cuộc bầu cử này với đôi chút lạc quan dè dặt, và hiện vẫn còn khá nhiều cẩn trọng ở đấy. Bạn nhìn vào thành tích của ông ta, có lý do để cẩn trọng, và rõ ràng có chút lộn xộn trong mấy tháng đầu, nhưng còn cả 4 năm nữa cơ mà”.
Bất chấp các lo lắng trên, Phó Tổng Thống Pence vẫn chủ trương rằng Tổng Thống Trump sẽ lắng nghe cộng đồng Công Giáo suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ. Ông bảo: “Người Công Giáo Hoa Kỳ có một đồng minh nơi Tổng Thống Donald Trump”.
Đóng góp của Công Giáo
Theo ký giả Michael J. O'Loughlin, trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence ca ngợi sự đóng góp của người Công Giáo: “Đạo Công Giáo đã đóng một dấu ấn không thể tẩy xóa lên tinh thần Hoa Kỳ. Đức tin của qúy vị đã rời được núi non và Giáo Hội Công Giáo cùng với hàng triệu tín hữu giáo dân của nó đã và đang là một sức mạnh của sự thiện trong các cộng đồng lớn nhỏ khắp lãnh thổ của chúng ta, khắp trong lịch sử của chúng ta”.
Trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence đề cập tới 3 ưu tiên: Tự do tôn giáo trong nước, bách hại Kitô Giáo khắp thế giới, và nạn phá thai. Tuy nhiên, 3 vấn đề thân thiết với người Công Giáo không được Phó Tổng Thống Pence đề cập tới là: củng cố lưới an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và di dân. Điều này dễ hiểu, vì chính phủ Trump bị các giới Công Giáo phản đối mạnh về việc hạn chế định cư người tỵ nạn và việc xây tường dọc biên giới. Đến nỗi, các thông cáo báo chí về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và Đức Phanxicô cũng khác nhau: thông cáo của Tòa Thánh có nhắc đến vấn đề di dân; thông cáo của Bạch Ốc lờ luôn việc này.
Ông Pence chỉ nhấn mạnh tới những điểm hai bên cùng thỏa thuận như tự do tôn giáo trong nước. Về việc này, ông xin cử tọa hoan hô Dòng Tiểu Muội Người Nghèo vì đã dám đứng lên chống lại chỉ thị Y Tế của chính phủ Obama.
Về việc bách hại các Kitô hữu, Phó Tổng Thống Pence cho hay: “Kitô giáo đang bị đe dọa chưa từng thấy tại mảnh đất vốn là nơi nó được sinh ra và đang phải xuất hành cũng chưa từng thấy từ thời Môsen”.
Theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump nối kết vấn đề bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo vào điều ông gọi là “ung thư khủng bố”, căn bệnh mà, theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump hứa sẽ “tống cổ khỏi mặt đất”.
Về các vấn đề sự sống, Phó Tổng Thống Pence nhấn mạnh tới vấn đề phá thai: “Tôi không thể nào tự hào hơn khi được phục vụ trong tư cách Phó Tổng Thống cho một Tổng Thống đã tranh đấu không khoan nhượng cho tính thánh thiêng của sự sống con người”. Ông trưng dẫn việc Tổng Thống Trump mở rộng điều gọi là Mexico City Policy (Chính Sách Thành Phố Mexico), ngăn cấm việc dùng tiền liên bang để tài trợ các vụ phá thai ở ngoài nước cũng như việc ngưng không tài trợ cho Planned Parenthood, công ty phá thai vĩ đại của Hoa Kỳ.
Cũng nên biết Buổi Cầu Nguyện này bắt đầu năm 2004 như một nối dài của Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện lúc Ăn Sáng. Theo trang mạng của họ, thì một số lãnh tụ Cộng Hòa đã đọc diễn văn ở đây, trong đó có cựu Tổng Thống George W. Bush. Và chỉ có một đảng viên Dân Chủ trong số các diễn giả chính của biến cố đó là cựu dân biểu Bart Stupak của Michigan.
Ông nói: “Hoa Kỳ lên án việc bách hại bất cứ tôn giáo nào, ở bất cứ nơi đâu và vào bất cứ thời gian nào. Và chúng ta sẽ chống chọi chúng bằng mọi sức mạnh của chúng ta”.
Dù Phó Tổng Thống Pence được dưỡng dục trong đức tin Công Giáo, nhưng trong thập niên 1990, ông đã theo Tin Lành và luôn lớn tiếng trong các vấn đề tôn giáo. Phó Tổng Thống đã làm việc rất gần gũi trong các chính sách liên quan đến tự do tôn giáo và phá thai ngay từ giai đoạn đầu của chính phủ Trump.
Thành quả của các cố gắng trên là lệnh hành pháp được Tổng Thống Trump ký vào tháng trước mà theo Phó Tổng Thống Pence sẽ cổ vũ tự do tôn giáo bằng cách che chở các cơ quan tôn giáo có lập trường chính trị khỏi các hậu quả thuế khóa và bằng cách yêu cầu các cơ quan liên bang xem xét để nới lỏng các đòi hỏi buộc các chủ nhân phải bảo hiểm việc ngừa thai trong các kế hoạch bảo hiểm của họ.
Nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo, nhất là Tin Lành, cho rằng họ cảm thấy lệnh hành pháp trên không đi xa đủ. Tuy nhiên, Phó Tổng Thống Pence thì cho rằng chính sách của Tổng Thống Trump là một điển hình cho thấy công trình của Tổng Thống Trump trong việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Ông nói: “Tôi có thể bảo đảm với qúy vị đương kim Tổng Thống tin rằng không người Hoa Kỳ nào phải vi phạm lương tâm họ khi tham dự trọn vẹn vào đời sống Hoa Kỳ. Và không những Tổng Thống chỉ nói về nó mà thôi, Ông còn hành động nữa để bảo vệ các người nam nữ có đức tin ở nơi công cộng”.
Bài diễn văn của Phó Tổng Thống Pence vào hôm thứ Ba, kêu gọi mọi người có mặt hãy đứng “về phía Thiên Chúa”, trái ngược với bài diễn văn của Tổng Thống Trump trước Buổi Cầu Nguyện Toàn Quốc lúc Ăn Sáng vào tháng Hai vừa qua.
Dù Tổng Thống Trump bàn đến tầm quan trọng của tự do tôn giáo trong bài diễn văn đó, theo gương tất cả các Tổng Thống từ thời Dwight Eisenhower, nhưng ông cũng đề cập tới một loạt nhiều chủ đề khác nữa, trong đó, có vấn đề chống khủng bố và chính sách di dân.
Trong khi Tổng Thống Obama dùng các từ khác nhau để chỉ việc “cầu nguyện” tới 18 lần trong bài diễn văn năm 2016 tại buổi cầu nguyện toàn quốc lúc ăn sáng, Tổng Thống Trump chỉ sử dụng từ này có 4 lần mà thôi. Ông cũng nhân dịp này xem thường việc xếp hạng của chương trình biểu diễn thực tại (reality show) “The Apprentice” của NBC, một chương trình chính ông điều khiển trước đây. Sau khi được nhà sản xuất chương trình là Mark Burnett giới thiệu, Tổng Thống đã nói đùa rằng các người tham dự nên “cầu nguyện” để việc xếp hạng của chương trình được nâng cấp.
Tổng Thống Trump cũng ca ngợi Mục Sư Barry Black, Tuyên Uý Thượng Viện, nhà diễn giả chính, khi nói rằng mục sự nên tiếp tục phục vụ trong chức vụ hiện nay và “cả hỏa ngục cùng với nó”. Từ ngữ “hỏa ngục” có thể bị nhiều người tham dự coi là từ ngữ để chử tục.
Tổng Thống Trump được dưỡng dục trong Giáo Hội Presbyterian. Nhưng ông thường biểu lộ nhiều thái độ không phù hợp mấy với các giáo lý chính của Kitô Giáo, như chính ông nhìn nhận, hay khoe khoang, rằng ông chưa bao giờ phải xin Thiên Chúa tha thứ cả.
Còn nhớ năm 2015, chính ông nói rằng: “Tôi nghĩ nếu tôi làm đièu gì sai, tôi nghĩ, tôi sẽ cố gắng làm cho nó đúng. Tôi không đem Thiên Chúa vào bức tranh này. Tôi không làm thế”.
Tổng Thống Trump đã có cuộc hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vào tháng trước, một buổi hội kiến được Phó Tổng Thống Pence mô tả là cuộc thảo luận phong phú về các vấn đề hoàn cầu. Các quan sát viên thì cho rằng Đức Giáo Hoàng, người từng công khai chỉ trích kế hoạch của Tổng Thống Trump nhằm xây bức tường dọc biên giới Mỹ Mễ, không có vẻ gì là thoải mái khi gặp Tổng Thống.
Năm ngoái Đức Phanxicô từng nói: “Người chỉ nghĩ đến việc xây tường, bất cứ ở đâu, chứ không xây cầu, người ấy không phải là Kitô hữu”. Tổng Thống Trump đáp lễ bằng cách nói rằng nhận định của Đức Giáo Hoàng là “thiếu phong nhã”.
Một số người Công Giáo tham dự Buổi Cầu Nguyện hôm thứ Ba dường như không lưu âm gì tới thành tích tôn giáo của Tổng Thống Trump. Patrick Fagan, giám đốc Sáng Kiến Nghiên Cứu Hôn Nhân và Tôn Giáo, nói rằng “Ông ấy đã đưa ra hàng loạt các lời hứa hẹn mà tôi nghĩ sẽ là điều đáng để trông chừng, xem chúng có được thực hiện trọn vẹn không. Tôi không hoài nghi ông ấy sẽ cố gằng thực hiện chúng. Nhưng chắc chắn ông ta không thể làm một mình được, nhất định không. Ông ta có điều hành Quốc Hội hay không? Nhất định không... Nhưng ông ta có thể lãnh đạo, đúng thế”.
Dù cho hay: trước đây ông vốn lo lắng đối với tính tình của Trump, nhưng Fagan nói rằng các đề xuất chính sách của Trump khá mạnh mẽ. Ông bảo: “[Tổng Thống Trump có] chất lượng tuyệt vời, và điều này đang từ từ hé lộ”.
Lorraine Kuchmy, giám đốc hành chánh của Nhóm Livingston, nói rằng bà tin Tổng Thống Trump có khả năng giữ các lời hứa liên quan tới các vấn đề tôn giáo. Bà bảo: “Các quan điểm của ông ta hiện đang đi đúng đường. Tôi tin Chúa đang làm một điều quan trọng với người đàn ông này”.
Những người khác tỏ ra hoài nghi hơn đói với Tổng Thống Trump. Dù “rất đỗi ngạc nhiên một cách thích thú” trước việc Tổng Thống Trump đề cử chánh án Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện, người dự buổi cầu nguyện là Dan Krieger cho rằng thành tích của Tổng Thống Trump quả có tạo ra một số lo lắng.
Ông nói: “Tôi bước vào cuộc bầu cử này với đôi chút lạc quan dè dặt, và hiện vẫn còn khá nhiều cẩn trọng ở đấy. Bạn nhìn vào thành tích của ông ta, có lý do để cẩn trọng, và rõ ràng có chút lộn xộn trong mấy tháng đầu, nhưng còn cả 4 năm nữa cơ mà”.
Bất chấp các lo lắng trên, Phó Tổng Thống Pence vẫn chủ trương rằng Tổng Thống Trump sẽ lắng nghe cộng đồng Công Giáo suốt thời gian đảm nhiệm chức vụ. Ông bảo: “Người Công Giáo Hoa Kỳ có một đồng minh nơi Tổng Thống Donald Trump”.
Đóng góp của Công Giáo
Theo ký giả Michael J. O'Loughlin, trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence ca ngợi sự đóng góp của người Công Giáo: “Đạo Công Giáo đã đóng một dấu ấn không thể tẩy xóa lên tinh thần Hoa Kỳ. Đức tin của qúy vị đã rời được núi non và Giáo Hội Công Giáo cùng với hàng triệu tín hữu giáo dân của nó đã và đang là một sức mạnh của sự thiện trong các cộng đồng lớn nhỏ khắp lãnh thổ của chúng ta, khắp trong lịch sử của chúng ta”.
Trong bài diễn văn trên, Phó Tổng Thống Pence đề cập tới 3 ưu tiên: Tự do tôn giáo trong nước, bách hại Kitô Giáo khắp thế giới, và nạn phá thai. Tuy nhiên, 3 vấn đề thân thiết với người Công Giáo không được Phó Tổng Thống Pence đề cập tới là: củng cố lưới an toàn xã hội, bảo vệ môi trường và di dân. Điều này dễ hiểu, vì chính phủ Trump bị các giới Công Giáo phản đối mạnh về việc hạn chế định cư người tỵ nạn và việc xây tường dọc biên giới. Đến nỗi, các thông cáo báo chí về cuộc gặp gỡ giữa Tổng Thống Trump và Đức Phanxicô cũng khác nhau: thông cáo của Tòa Thánh có nhắc đến vấn đề di dân; thông cáo của Bạch Ốc lờ luôn việc này.
Ông Pence chỉ nhấn mạnh tới những điểm hai bên cùng thỏa thuận như tự do tôn giáo trong nước. Về việc này, ông xin cử tọa hoan hô Dòng Tiểu Muội Người Nghèo vì đã dám đứng lên chống lại chỉ thị Y Tế của chính phủ Obama.
Về việc bách hại các Kitô hữu, Phó Tổng Thống Pence cho hay: “Kitô giáo đang bị đe dọa chưa từng thấy tại mảnh đất vốn là nơi nó được sinh ra và đang phải xuất hành cũng chưa từng thấy từ thời Môsen”.
Theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump nối kết vấn đề bảo vệ và cổ vũ tự do tôn giáo vào điều ông gọi là “ung thư khủng bố”, căn bệnh mà, theo Phó Tổng Thống Pence, chính phủ Trump hứa sẽ “tống cổ khỏi mặt đất”.
Về các vấn đề sự sống, Phó Tổng Thống Pence nhấn mạnh tới vấn đề phá thai: “Tôi không thể nào tự hào hơn khi được phục vụ trong tư cách Phó Tổng Thống cho một Tổng Thống đã tranh đấu không khoan nhượng cho tính thánh thiêng của sự sống con người”. Ông trưng dẫn việc Tổng Thống Trump mở rộng điều gọi là Mexico City Policy (Chính Sách Thành Phố Mexico), ngăn cấm việc dùng tiền liên bang để tài trợ các vụ phá thai ở ngoài nước cũng như việc ngưng không tài trợ cho Planned Parenthood, công ty phá thai vĩ đại của Hoa Kỳ.
Cũng nên biết Buổi Cầu Nguyện này bắt đầu năm 2004 như một nối dài của Ngày Toàn Quốc Cầu Nguyện lúc Ăn Sáng. Theo trang mạng của họ, thì một số lãnh tụ Cộng Hòa đã đọc diễn văn ở đây, trong đó có cựu Tổng Thống George W. Bush. Và chỉ có một đảng viên Dân Chủ trong số các diễn giả chính của biến cố đó là cựu dân biểu Bart Stupak của Michigan.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm nhận về cộng đoàn giáo họ Ba Tơ. Quảng Ngãi
Lm Giuse Trương Đình Hiền
09:40 06/06/2017
Khi Chiếc Áo Vừa Khô ! Đó là chuyện kể của một giáo dân Ba Tơ, một giáo điểm thuộc huyện Ba Tơ, ở xa lắc trên vùng tây-nam tỉnh Quảng Ngãi, mà con đường nối với ngôi nhà thờ gần nhất cũng ngót nghét hơn 70 cây số.
Ba Tơ-Giá Vực, một địa danh mới nghe qua đã mang máng đâu đó cái mịt mùng của núi cao, cái hoang sơ của rừng thẳm cùng với không ít cái cảm giác rờn rợn của chiến tranh, bom đạn, của gươm đao sắc máu…mà ngay từ “năm 45 của thế kỷ trước” đã âm vang một thời trong hình tượng của người chiến sĩ kháng Pháp dân tộc H’Re với tên gọi “du kích Ba Tơ”.
Xem Hình
Có ai biết đâu rằng : vào khoảng đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ba Tơ đã là một trong những họ đạo thuộc giáo xứ Trà Câu, được hình thành do công cuộc mở mang nước Chúa của các anh em trong Phong Trào Công Giáo Tiến Hành của địa sở nầy.
Trong tập hồi ký của cố linh mục Theophan Nguyễn Văn Bích (1921-2011), nguyên chánh xứ Trà Câu (1958-1971) đã có những dòng hoài niệm về Ba Tơ như sau :
“Phong trào Công Giáo Tiến Hành đã được chúng tôi nới rộng đến ra khắp cả mười ba làng xã (hồi đó) của ba huyện Đức Phổ, Ba Tơ và Mộ Đức. Con số người xin gia nhập đạo đã tăng rất nhanh. Một ví dụ cụ thể là giáo họ Ba Tơ, một họ đạo nằm mãi tận nơi rừng sâu, hằng ngày chỉ nghe tiếng chim kêu, vượn hú, vậy mà chỉ sau vài năm Phong trào Công Giáo Tiến Hành được hoạt động, số giáo hữu ở đây đã tăng lên gấp đôi, từ chỗ 70 người khi tôi mới về coi sóc, đến năm 1960, con số giáo dân đã trên dưới 150 người”[1].
Và hôm nay, sau hơn nửa thế kỷ (tính từ năm 1960), nếu dân số Ba Tơ hiện nay gần 50.000 người (phần đông là dân tộc H’Re), ở rải rác trong 19 xã và một thị trấn, thì con số tín hữu Công Giáo lại chỉ còn chưa tới 100, mà hầu hết là các anh chị em giáo dân di cư từ hai giáo phận Bùi Chu và Thái Bình vô đây làm ăn sinh sống.
Vốn dĩ là những người giáo dân chân lấm tay bùn, cần lao nhẫn nại, các anh chị em nầy đã quyết chọn mảnh đất núi rừng Ba Tơ làm “quê hương thứ hai” để xây dựng cuộc đời. Mang theo ước vọng đổi đời, cùng với bao nghị lực và khôn khéo, hầu hết những anh chị em nầy đã hòa nhập vào cuộc sống nơi núi rừng heo hút nầy ; và đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đời sống mới và kinh tế phát triển cho các buôn làng, thị tứ, thị trấn thuộc vùng đất Ba Tơ nầy…
Nhưng điều đáng nói, đó chính là “gánh hành trang hạt giống đức tin Công Giáo” họ đã mang theo từ đất Bắc, đã không “rơi rớt dọc đường”, cho dù đó là con đường dài mênh mang với đắng cay và khổ cực, với nắng mưa bão tố !
Cứ mỗi ngày Chúa Nhật hay lễ trọng, họ đùm túm nhau hai ba người trên chiếc gắn máy tồi tàn, cùng đi xuống vùng xuôi, tìm đến hoặc nhà thờ Quảng Ngãi, khi nhà thờ Vĩnh Phú, lúc nhà thờ Kỳ Thọ…để “giữ ngày Chúa Nhật và lễ trọng” theo truyền thống đức tin đã có tự ngàn xưa.
Trong những ngày nắng hạn oi bức (như đang diễn ra trong những ngày nầy), mỗi lần về xuôi dự lễ Chúa Nhật, họ đã phải lội xuống suối nhúng ướt cả áo quần cho mát, để vượt qua con đường đầy nắng chói chang, và áo quần cũng vừa kịp khô, khi vừa chạm chân đến thánh đường.
Vâng, đó là tất cả câu chuyện “KHI CHIẾC ÁO VỪA KHÔ” mà tôi muốn sẻ chia cùng các bạn, để chúng ta cảm nhận rằng : thời nào, ở đâu, cũng đều có những “nhà truyền giáo mới”, những người luôn trung thành giữ lửa đức tin và truyền đức tin cho muôn thế hệ cháu con, cho dù phải đương đầu với bao nhiêu gian nan thử thách.
Hy vọng một ngày nào đó, Ba Tơ sẽ đông vui họp nhau cử hành ngày Chúa Nhật tại chính quê hương bạt ngàn rừng xanh núi thẳm nầy, cùng với những chiếc áo mới tinh, chứ không là “chiếc áo nhúng nước vừa khô” trên đoạn đường dài nắng gắt, trong một ngôi thánh đường đơn sơ, dễ thương, được dựng xây từ trái tim và những bàn tay của những người con hiếu trung của Chúa.
Trương Đình Hiền
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Phút Tịnh Yên
Tấn Đạt
19:17 06/06/2017
Ảnh của Tấn Đạt
Lặng im – chẳng nói năng chi
Để hồn tĩnh lặng mà suy sự đời
Nói nhiều chỉ mệt mà thôi
Nói là gieo hết trơn rồi còn đâu!.
(Trích thơ của Trầm Thiên Thu)