Ngày 06-06-2019
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hoa trái Thánh Thần
Lm. Nguyễn Văn Nghĩa
08:22 06/06/2019

Hằng năm cứ đến ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống tôi không thể nào không lo ra chia trí khi nghe bài đọc thứ nhất trích sách Tông Đồ Công Vụ với câu kết “họ đầy rượu rồi” (Cvtđ 2,13). Sách Bài đọc do Ủy Ban Phụng Vụ các Giờ Kinh cắt bỏ câu này. Không biết vì sợ bà con giáo dân nghe chướng tai hay thấy kết ở câu đó không hợp, nhưng Sách Bài đọc hiện dùng vẫn có câu này. Thú thật khi nghe đọc câu kết “họ đầy rượu rồi”, và tiếp “đó là Lời Chúa” thì tôi đã từng giật mình. Không biết giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của rượu có những điểm nào giống nhau mà những người lúc bấy giờ lại lầm lẫn như thế? Nào chúng ta thử xem.

Một vài điểm giống nhau giữa tác động của Chúa Thánh Thần và tác động của thần men:

Sự can đảm: khi đã có ít ly hay “y lít” vào thì dân nhậu xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng làm những việc mà khi chưa có men chắc hẳn sẽ chần chừ hoặc không dám. Các Tông đồ sau khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần cũng can đảm phi thường. Các Ngài đã mở toang cánh cửa Nhà Tiệc Ly, lên mái nhà để rao giảng Tin Mừng. Giờ đây các Ngài không còn sợ người Do Thái như trước đây.

Sự lợi khẩu: đúng là “tửu nhập thì ngôn xuất”. Các bợm nhậu khi đã ngà ngà thì tranh nhau nói, thậm chí cả hát hò lớn tiếng. Có người thường khi thì rụt rè, ít lời nhưng đã có chút men thì đâm ra lợi khẩu, nếu có tí máu văn nghệ thì cất tiếng ca rất chi là “bốc”. Không biết cái ông ngư phủ Phêrô bình thường có lợi khẩu không, thế mà sau khi đã nhận được Thánh Thần ta thấy Ngài quá ư xuất sắc trong việc rao giảng. Kết quả của bài giảng đầu tiên thật đáng kinh ngạc: khoảng 3000 người tự nguyện chịu Bí tích Thánh Tẩy để gia nhập Giáo Hội (Cvtđ 2,41 ).

Sự hoà đồng: Khi đã ngà ngà thì sẽ chẳng còn ông gia hay chàng rễ, cả hai có thể choàng vai nhau thân thiết như bạn bè, anh- tôi, chúng mình. Dưới tác động của Chúa Thánh Thần ta cũng nhận ra điều này: chẳng còn Do Thái hay Hy lạp, chẳng còn nô lệ hay tự do, tất cả đều là anh em cùng một Cha trên trời.

Vẫn có đó nhiều nét tương đồng nếu nhìn bên ngoài giữa tác động của Chúa Thánh Thần và ảnh hưởng của men rượu. Tuy nhiên phải có đó điểm khác nhau để biện phân. Sau đây xin đan cử một vài nét khác nhau căn bản.

Những biểu hiện đựợc xem là tích cực như can đảm, lợi khẩu hay hoà đồng… thì dưới tác động của men rượu, chúng sẽ chóng qua, trong khi đó nếu do tác động của Chúa Thánh Thần thì chúng sẽ tồn tại lâu dài. Thánh Inhaxiô cũng cho ta biết cách thế để biện phân thần loại tương tự . Có những hiệu quả tốt đẹp, ngay cả sự bình an tâm hồn nhưng nếu là do Thần Dữ thì sẽ chóng qua còn do Thánh Thần tác động thì sẽ bền lâu.

Tác động của “ma men” hay của Thần Dữ luôn làm ta hướng về mình, còn tác động của Chúa Thánh Thần thì thúc giục ta hướng về ích chung. Thánh Phaolô Tông Đồ cho ta thấy điều này trong bài đọc thứ hai: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi ngươi một cách, là vì ích chung” (1 Cor 12,4-7).

“Ma men” thường khích động ta làm hay nói những sự chẳng đáng, chẳng nên. Nếu có làm được những sự khó thì đó là liều lĩnh chứ không phải can đảm, nếu có nói nhiều thì cũng dễ thành ba hoa, khoác lác và nếu có hoà đồng thì cũng chưa chắc là hiệp nhất.

Biết biện phân để nhận ra tác động của Chúa Thánh Thần không phải để thoả mãn lý trí nhưng là để:

1. Nhìn nhận sự tự do của Chúa Thánh Thần: “Như gió muốn thổi đâu thì thổi” (Ga 3,8), Chúa Thánh Thần luôn tự do trong hoạt động của Ngài. Dù chưa lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy, những người ở Xêdarê cũng đã được đổ tràn Thần Khí: “Những tín hữu thuộc giới cắt bì cùng đến đó với ông Phêrô đều kinh ngạc vì thấy Thiên Chúa cũng ban thánh thần xuống trên cả các dân ngoại nữa…(Tđcv 10,45). Không một ai được phép độc quyền Thánh Thần. Không một tổ chức nào, kể cả Hội Thánh được phép độc quyền trên Thần Khí Thiên Chúa. Chúng ta cần phải mở rộng con tim, mở rộng tầm nhìn để đón nhận hồng ân và hoa quả của Thánh Thần ngay cả nơi anh em lương dân, khác đạo.

2. Mặc dù Chúa thường ban ơn hiện sủng (grâce d’état) cho chúng ta để chúng ta chu toàn trách vụ được giao phó, tuy nhiên không phải hể có chức hay có quyền là đương nhiên có đầy ơn Chúa Thánh Thần. Cứ xem quả thì biết cây (x.Lc 6,43-45). Chức vụ ta lãnh nhận như Giám mục, linh mục, quản xứ, bề trên… có sinh hoa trái là phục vụ ích chung hay không? Xin đừng lầm tưởng ích chung ở đây là lợi ích của một tập thể cá biệt như xứ tôi, giáo phận tôi, dòng tu tôi, đảng phái của tôi, thậm chí quốc gia tôi hay Hội Thánh tôi. Mưu cầu công ích là tìm ích lợi của hết mọi người và của con nguời toàn diện đặc biệt ưu tiên cho người nghèo, người bất hạnh, người bị áp bức… (x. Học thuyết xã hội Công Giáo-Hội đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình -2004 số 165 ; 182).

3. Hãy sống “dễ dạy” với ân sủng Thánh Thần nghĩa là biết nhạy bén trước sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Tiếng gọi của Thánh Thần thường xuất phát từ những nhu cầu chính đáng và cấp thiết của những người bất hạnh, bị bỏ rơi… Các Tông Đồ, môn đệ, các Phó Tế thời Hội Thánh sơ khai làm gương cho ta điều này.

4. Đừng dập tắt Thần Khí, đặc biệt nơi những người nhỏ chức, bé quyền, thậm chí nơi những người trái chính kiến với ta, không theo đường hướng của ta (x.Lc 9,50). Hãy có tâm tình của Môsê khi Giosuê, con ông Nun xin ngăn cản Enđat và Mêđat vì hai ông này không vào trong Lều Hội Ngộ: “Anh ghen dùm tôi à? Phải chi Đức Chúa ban Thần khí trên toàn dân của Người để họ đều là ngôn sứ (Ds 11,29).

5. Thánh Thần là nguyên lý của sự hiệp nhất. Chúa Phục Sinh ban quyền tài thẩm “tháo gỡ-cầm buộc” cho những người có trách nhiệm trong Hội Thánh là để xây dựng và gìn giữ sự hiệp nhất chứ không phải củng cố hay duy trì sự đồng nhất.

Lm. Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột






Attachments area
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:38 06/06/2019
30. Nếu chúng ta phạm tội thì đừng nói là do tính xấu, nhưng nên nghĩ là do chúng ta chưa hoàn thiện cho nên phạm tội. (Thánh nữ Terese of Lisieux)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")

----------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:42 06/06/2019
35. HAI BÚA CHẺ CỦI

Có người nọ vì tửu sắc quá độ mà lâm bệnh.

Thầy thuốc khám bệnh cho ông ta nói:

- “Nếu ông cứ như thế này thì giống như hai cái búa chẻ củi rất mau chết”.

Vợ của người ấy đứng một bên nghe như vậy thì lườm nguýt thầy thuốc một cái, thầy thuốc thấy thái độ bất mãn của bà ta thì đổi lời nói:

- “Cho dù không thể cai sắc thì cũng phải cai rượu, rượu rất làm hại người”.

Người bệnh nói:

- “Sắc hại hơn rượu hại, hay là nên cai sắc trước vậy !”

Vợ cản chồng nói:

- “Không nên nghe lời của thầy thuốc, như thế thì làm sao có thể lành bệnh được chứ ?”

(Quảng Tiếu phủ)

Suy tư 35:

Bệnh nhân thì phải nghe lời bác sĩ dặn dò và làm theo thì mới lành bệnh được, cho nên bổn phận của bệnh nhân và gia đình là phải hợp tác với bác sĩ thì bệnh hoạn mới chóng bình phục.

Có những người Ki-tô hữu bị bệnh trong tâm hồn nhưng không muốn nghe lời cha giải tội khuyên bảo, hoặc nghe nhưng không dứt khoát thực hành, mà xét cho cùng thì sắc và tửu là hai thứ cám dỗ mà rất ít người chống nổi nếu không có ơn Chúa giúp.

Có nhiều người vào tòa giải tội xưng rất nhiều lần về hai tội mê tửu ham sắc, nhưng chứng nào vẫn tật nấy không thấy tiến triển khi xưng tội, bởi vì họ rất ít cầu nguyện và hi sinh, bởi vì họ không quyết tâm chừa bỏ hai thứ ham mê ấy...

Đức Chúa Giê-su là vị lương y tài ba nhất cũng đành chịu trước hai cơn bệnh ấy của chúng ta, nếu chúng ta không nghe và không thực hành lời của Ngài trong cuộc sống.

Hợp tác với Chúa qua lời khuyên bảo của cha giải tội thì mọi bệnh hoạn phần hồn (có khi phần xác) sẽ được chữa lành, đó là phương thuốc thần diệu vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)

----------------

http://www.vietcatholicnews.net

https://www.facebook.com/jmtaiby

https://nhantai.info
 
Lễ Chúa Thánh Thánh Thần Hiện Xuống
Lm. Jude Siciliano, OP
14:55 06/06/2019
Cv 2: 1-11; Tvịnh.103; Rm 8: 8-17 hay Cr 12:3b-7, 12-13; Ga14:15-16, 23b-26 hay Ga 20: 19-23

Trước hết nói sơ qua vê yếu tố căn bản của lễ Chúa Thánh Thần: Đây là lễ nói về lúc bắt đầu một bữa ăn thì các hình lưỡi lửa xuất hiện, và kèm theo có tiếng gió ùa vào trong phòng nơi các môn đệ Chúa Giêsu đang hội họp. Thật ra, lễ Chúa Thánh Thần trước hết là lễ của người Do thái. Lễ này mừng kỷ niệm 50 ngày sau lễ Vượt Qua, và được gọi là lễ Bánh Không Men, hay là lễ Ngũ Tuần. Lúc đầu tiên, đó là lễ về nông nghiệp, mừng mùa thu hoạch lúa mì. Ý nghĩa lễ Ngũ Tuần trong cộng đoàn Do thái được mở rộng ra để bao gồm sự tưởng nhớ lúc Thiên Chúa ban Lề Luật trên núi Sinai. Bởi thế, đó cũng là lễ mừng Giao Ước Mới với cộng đoàn do Thiên Chúa lập ra trong những thử thách họ khi đi qua hoang địa.

Lời giải thích ngắn về nguồn gốc lễ Chúa Thánh Thần không là một bài học về lịch sử. Nhưng vì chúng ta nghĩ đến nguồn gốc của lễ đó, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của nguồn gốc “du nhập” của lễ đó. Chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa và hình ảnh đầy súc tích của lễ đó cho các Kitô Hữu. Gốc lễ này liên quan đến lễ Vượt Qua và với chúng ta cũng vậy: Lễ Chúa Thánh Thần liên hệ đến sự thương khó, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu vinh hiển ngự bên phải Thiên Chúa. Đó cũng là lễ "mùa gặt" và hoa quả của việc Chúa Giêsu làm. Nên để ý đến lời nói về mùa gặt trong bài trích sách Công Vụ Tông Đồ đọc hôm nay: "Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, một tiếng động như tiếng gió ùa vào đầy cả căn nhà" và cộng đoàn đang hội họp thì "ai nấy đều tràn đầy ơn Thánh Thần". Thêm vào đó, đám đông dân chúng "từ các nơi xa trong thiên hạ trở về" cũng nghe tiếng nước của họ. Tất cả những điều bàn luận với nhau nói về sự kiện có thực thực của những hình ảnh này khiến dân chúng tụ họp với nhau nghe có vẻ như thời gian của mùa thu hoạch theo ý nghĩa của lễ Ngũ Tuần trước kia đã thành sự. Trước kia các ngôn sứ đã nói lên việc dân chúng tản mác khắp các nơi sẽ trở về hội họp trên núi Sion. Và bây giờ, nhân ngày lễ Chúa Thánh Thần, các người Do thái sùng đạo trở về. Họ từ các nước: Pác thi ca, Mê-đi, Ê-lam v.v... hội họp nhau tại Giêrusalem là thành phố của Thiên Chúa. (Is 2: 2-4).

Cộng đoàn đầu tiên lãnh nhận Chúa Thánh Thần là tất cả mọi người "...Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các môn đệ nói tiếng bản xứ của mình. Họ loan bào về những kỳ công của Thiên Chúa". Vì việc người Do thái trước kia thờ thần ngoại và hảnh diện việc họ đã làm nên tháp Babel là dấu chỉ loài người kiêu ngạo. Nên Thiên Chúa làm cho họ nói nhiều thứ tiếng nên bị xáo trộn (Sáng Thế 11: 1-9 ). Tháp Babel là dấu chỉ sự chia rẻ va ly tán. Lễ Chúa Thánh Thần là đấu chỉ sự hợp nhất cộng đoàn. Việc thuở trước đã qua đi, và bây giò nên hợp với nhau nhờ Thần Khí của Thiên Chúa.

Tin mừng của mùa phụng vụ này theo thánh Luca. Và thánh Luca cũng là tác giả sách Công Vụ Tông Đồ. Trong 2 sách cúa thánh Luca, Chúa Thánh Thần có phần việc rất quan trọng. Trong phúc âm, khi tường thuật câu chuyên về thời thơ ấu của Chúa Giêsu, thánh Luca nói về "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Đức trinh nữ Maria, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà" và Ngôi Lời nhập thể làm Người. Bà Elizabeth cũng được tràn đầy Thánh Thần khi Bà Maria đến thăm. Thánh Thần cũng xuống ơn cho ông Zachariah, bà Anna và ông Simeon làm cho họ tràn đầy niềm vui và cảm tạ. Thánh Thần là Đấng sống động trong sứ vụ của Chúa Giêsu. Cũng như khi Chúa Giêsu chịu phép rửa, Thánh Thần hiện xuống trên Ngài dưới hình chim bồ câu. Và bây giờ lễ Chúa Thánh Thần, với phép rửa trong Thánh Thần, "dưới hình lưỡi lửa", đánh dấu sự bắt đầu sứ vụ chăn dắt của Giáo Hội cho toàn thế giới... Sách Công Vụ Tông Đồ mở đầu với Chúa Thánh Thần xuống trên giáo hội tiên khởi. Ngay sau đó, những ai lãnh nhận Chúa Thánh Thần sẽ "hoạt động" với năng lực cúa Thánh Thần để ra đi đến tận cùng thế giới, đến tất cả mọi người, mọi dân tộc, mọi ngôn ngữ để loan báo tim mừng phúc âm. sách Công Vụ Tông Đồ còn được gọi là "Phúc âm của Chúa Thánh Thần". Sách Công vụ tường thuật về việc các tín hữu tiên khởi làm rất ít, nhưng nói nhiều về việc các tín hữu đã lãnh nhận "hình lưỡi lửa" đã làm. Mùa gặt đã bắt đầu, và giáo hội sẽ gom góp lúa mà Chúa Giêsu đã gieo với máu thánh của Ngài. Lễ Chúa Thánh Thần thật là một lễ của mùa gặt mới.

Trong khi sách Kinh Thánh nói về những hành vi của Thiên Chúa đã thực hiện cho chúng ta. Kinh Thánh cũng nói rất nhiều về sự quan trọng của việc dân Chúa phải chờ đợi vị tín trung của Chúa đến. Trong Mùa Phục Sinh này chúng ta cũng đã mừng việc Thiên Chúa đã sai Thánh Thần Chúa đến qua Chúa Giêsu. Việc Thiên Chúa gởi Chúa Giêsu đến và Ngài đã trung thành với Thiên Chúa suốt những năm Ngài thi hành sứ vụ thay cho chúng ta ngay cả trong cái chết của Ngài. Đấng Mêsia đầy Thánh Thần không quay đi mặc dù việc Ngài làm đưa đến sự chết.

Thiên Chúa đã hoạt động qua đời sống của Chúa Giêsu và không bỏ Ngài, nhưng làm cho Ngài sống lại. Trong khi chờ đợi, chúng ta ý thức những việc Thiên Chúa đã làm, và chúng ta được nghe Chúa Giêsu bảo "hãy chờ đợi" Chúa Thánh Thần đến. Dân chúng với đức tin trong Kinh Thánh thường hay chờ đợi. Suốt qua bao nhiêu thế hệ dân Israel chờ đợi và mong chờ Đấng Mêsia đến. Phúc âm cho chúng ta thấy thành quả của sự chờ đợi đó trong việc Chúa Giêsu đến, và thi hành sứ vụ của Ngài đầy Thánh Thần. Thí dụ như: thánh Luca nói về ông Simeon và bà Anna chờ đợi, cầu nguyện trong đền thờ để lời Thiên Chúa hứa được thực hiện. Sau Chúa Giêsu Phục Sinh, các môn đệ chời đợi và mong ước Chúa Thánh Thần đến như đã được hứa để đến lấp đi khoản trống trong lòng trí các ông bởi Chúa Giêsu về trời. Trong khi các môn đệ chờ đợi, lần nữa, Thiên Chúa gởi Chúa Thánh Thần dến để an ủi và ban năng lực cho họ.

Không ai bảo chúng ta là nên gác lại các công việc qua một bên rồi ngồi chờ đợi, không làm gì cả và "chờ đợi Thiên Chúa". Chúng ta đã lãnh nhận ơn Thánh Thần, và đã được sai đi loan báo tin mừng Chúa Kitô sống lại qua lời nói và việc làm của chúng ta. Nhưng lòng chúng ta vẫn còn khát khao mong đợi. Bạn có tự cảm thấy điều đó không?. Nhất là trong khoản thời gian giữa cuộc chạy đua chúng ta thường ngừng lại để lấy hơi thở phải không? Gọi đó là "chờ đợi". Chúng ta là một cộng đoàn chung với các tổ phụ Do thái, và là những người đầu tiên theo Chúa Giêsu. Chúng ta chờ đợi và than thở. Hãy nhìn qua bản đồ thế giới, giáo hội và đời sống riêng biệt của chúng ta cho chúng thấy rõ là, mặc dù chúng ta còn đang bận rộn công việc nhà Chúa, chúng ta vẫn đang chờ đợi. Chúng ta chờ đợi trong sự than vản làm sao chấm dứt những đau khổ của thế giới, những gảy đỗ trong giáo hội, nỗi chia ly trong các gia đình của chúng ta và sự tàn phá môi trường thiên nhiên.

Lễ Chúa Thánh Thần nhắc chúng ta những môn đệ của Thiên Chúa, là Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta. Chúa Giêsu không còn ở với các môn đệ, nhưng Ngài hứa là họ sẽ không bị mồ côi. Thiên Chúa hành động thiết thực là gởi Chúa Thánh Thần xuống ngay ngày hôm nay để mừng ngày sinh ra của Giáo Hội. Những người hội họp trong phòng như nói ở trên làm thành một cộng đoàn, và bắt đầu thở hơi thở mới là hơi thở của Chúa Thánh Thần. Và nói theo một cách mới để họp nhất mọi lại bằng "hình lưỡi lửa". Đây là một vấn đề lớn trong ngày lễ Chú Thánh Thần là mọi người đang nói tiếng lạ? Phải chăng những người tìm đến Thiên Chúa (người Do thái sùng đạo từ các nước đến) đã nghe và hiểu lời phúc âm của các môn đệ theo tiếng bản ngữ của họ phải không? Đó có thật là một lực hút họ hay không?

Lễ Chúa Thánh Thần đoan chắc với chúng ta rằng: Thiên Chúa muốn sống kết hợp với chúng ta nên một để loan báo ơn lành Thiên Chúa ban cho các tạo vật. Thời buổi bây giờ, người ta luôn luôn nói đến: thế giới bị sự thống trị của một số ít quốc gia hùng mạnh; sự nghèo khổ vẫn còn bao trùm các dân tộc trên địa cầu; tài nguyên của trái đất bị cạn kiệt; bọo lực không ngừng phát triễn trong chiến tranh; hàng triệu người vẫn còn phải di tản. Dù vậy, hôm nay chúng ta kỷ niệm sự hiện diện liên tục của Thiên Chúa ở giữa chúng ta như lời rao giảng và chữa lành đến trong những người bé mọn và cố gắng nói lên sự liên kết của các dân tộc nhờ sự linh ứng của ơn Chúa Thánh Thần.

Các bạn có nghĩ là thánh Luca muốn chứng tỏ bởi lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, là Thánh Thần đến để mặc khải Ngài rồi ra đi hay sao? Không phải thế, vì trong suốt sách Công Vụ Tông Đồ, giáo hội tiên khởi, nhất là thánh Phêrô và Phaolô đã được hình thành bởi Thánh Linh. Điều này chứng tỏ một nhận thức sâu sắc về sư hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Như thế có nghĩa là chúng ta, những Kitô hữu thời nay, hãy xem đó như là Chúa Thánh Thần vẫn còn tiếp tục ở với chúng ta hiện nay. Chúng ta là dân của Chúa Thánh Thần và hôm nay là lễ Chúa Thánh Thần. Bởi thé, ngày mai và mỗi ngày sau đó! Chúng ta có thể làm gì để chứng tỏ đức tin của chúng ta luôn dựa vào Chúa Thánh Thần và Ngài vẫn hiện diện trong giáo hội chúng ta ?

Chúng ta có thể làm cho những người tân tòng khỏi gặp khó khăn khi họ vừa gia nhập vào cộng đoàn. Chúng ta hãy chú ý là những "ngôn ngử" khác đến đều được dùng trong lúc chúng ta hội họp, trong phụng vụ và hát mừng chào đón. Các cha giảng nên nói thêm về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần ở giữa chúng ta bây giờ như khi Chúa Thánh Thần ở với Chúa Giêsu trong sứ vụ của Ngài. Chúng ta nên khởi sự làm việc như kết hợp thành một nhóm riêng và nên tiếp cận đến với những người sống bên lề xã hội. Với lễ Chúa Thánh Thần, những người thuộc các tầng lớp thấp kém và những người sống bên lề sẽ có chỗ danh dự trong cộng đoàn tín hữu.

Với ơn Chúa Thánh Thần, các tín hữu không còn là nhóm người xa lạ rời rạc. Họ đã được ơn Chúa Thánh Thần để sống như Chúa Giêsu. Vì quyền năng của Chúa Giêsu bây giờ là của họ. Điều đó chúng ta có thể làm được không? Được chứ, vì hôm nay, ngày mai, và những ngày sau đó, chúng ta đều mừng lễ Chúa Thánh Thần.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


PENTECOST -A-B-C-
Acts 2: 1-11; Ps. 104; Rm 8: 8-17 or Cr 12:3b-7, 12-13; Jn 14: 15-16, 23b-26 or Jn 20: 19-23

First a little background on this feast. Pentecost isn’t a feast that began when the tongues of fire appeared and the sound of strong driving wind filled the room where Jesus’ disciples were gathered. Rather, Pentecost was first a feast of the Jewish people. It celebrated fifty days after the Passover, and was called the Feast of Unleavened Bread, or the Feast of Weeks. At first it was an agricultural feast, a celebration of the wheat harvest. Pentecost’s significance in the Jewish community expanded to include the remembrance of God’s giving the law on Sinai. Thus, it was a celebration of the new covenanted community formed by God during the trials in the desert.

This all-too-quick review of the origins of Pentecost is not meant to be a history lesson. But as we reflect on its origins, we can see how "loaded" with meaning and imagery this feast is for Christians. The original feast was connected to Passover and so for us, Pentecost is linked to Jesus’ suffering, death and exaltation at God’s right hand. It is also a harvest feast because the disciples, gathered to receive the Spirit, were the "harvest" of Jesus’ labors and we too are the fruits of his work. Notice the references to harvest and gathering in our Acts reading: "When the time of Pentecost was fulfilled;" "the noise like a strong driving wind filled the entire house" and that the gathered community was "filled with the Holy Spirit." In addition, the large crowds drawn by the sound were from, "every nation under heaven." All this talk of fulfillment and people gathered together, sounds like harvest time to me and suggests that Pentecost hasn’t lost its harvest roots. The prophets had suggested that the dispersed would be gathered together on Mount Zion. Now on Pentecost, devout Jews from all the nations (Parthians, Medes, Elamites, etc.) are gathered in Jerusalem, God’s city (Is. 2: 2-4).

This first community, recipients of the Holy Spirit, was open to all peoples,"...we hear them speaking in our own tongues of the mighty acts of God." Because of idolatry and pride Babel became the symbol of human hubris, and was marked by the confusion of language among peoples (Gen. 11: 1-9). Babel was the sign of division and dispersion; Pentecost, that of unity and community. The old order has passed away, people are united under God’s Spirit.

This liturgical cycle we have been focusing on Luke’s gospel and Luke is also the author of Acts. The Holy Spirit has a prominent role in Luke’s writings. The infancy narratives tell us that the Holy Spirit overshadowed Mary and the Word became flesh. The Spirit also filled Elizabeth, Zechariah, Anna and Simeon with thanks and joy. The Holy Spirit is a living and active presence in Jesus’ ministry. Just as his baptism marked the beginning of Jesus’ ministry, now Pentecost, with its baptism in the Holy Spirit, marks the beginning of the church’s ministry to the world. Acts begins with the coming of the Spirit on the early church. Soon those who received the Spirit will "act" – empowered by the Spirit, they will go to the ends of the earth, to all people and languages, to proclaim the gospel. Acts has been called "the Gospel of the Holy Spirit." It is less an account of what the first Christians did, and more the narrative of what believers can do who have received the "tongues as of fire." The harvest time has begun and the church will gather the wheat that Jesus planted with his life’s blood. Pentecost truly is a feast of a new harvest.

While the Bible is an account of God’s activities on our behalf, it also tells a lot about the importance of waiting on the part of God’s faithful people. During this Easter season we have been celebrating God’s very good work in Jesus. Jesus was sent by God and stayed faithful to God throughout his mission on our behalf and in his dying. Our Spirit-filled messiah did not turn away, even though his path took him to the grave.

God was active throughout Jesus’ life and did not abandon him, but raised him up. Meanwhile, aware of all God has been doing, we have been hearing Jesus’ instruction to "wait" for the coming of the Spirit. Faithful biblical people are used to waiting. For long generations Israel waited and longed for the coming of the messiah. The gospels show the fruits of that waiting in the arrival of Jesus and his Spirit-filled mission. For example, Luke’s gospel shows Anna and Simeon waiting and praying in the temple for the fulfillment of God’s promises. After the resurrection the disciples waited and hoped for the promised Spirit to come to fill the open space left in their spirits by Jesus’ ascension. While the disciples were waiting, God again acted and sent the fiery Spirit to comfort and strengthen them.

No one is suggesting we put aside all our labors and concerns and sit around, do nothing and "wait on the Lord." We have already received the gift of the Spirit and have been sent on mission to proclaim the Risen Christ through our words and actions. But there still is a longing within us. Can you feel it, especially in the in-between times when we pause to catch our breath? Call it "waiting." We are one community with our Jewish ancestors and Jesus’ first followers. We are waiting and groaning. A quick look over the maps of the world, the church and our personal lives brings to vivid reminder that, even though we may be busy about the Lord’s work – we are still waiting. We wait and groan for an end to the world’s miseries; our church’s brokenness; our family’s divisions and nature’s devastation.

Pentecost was a reminder to the disciples that God had not forgotten them. Jesus was no longer with them but, as he promised, they would not be left orphans. Our active God sent them the Spirit and on this day we celebrate the Spirit’s coming and the birth of the church. Those gathered in the upper room became a community and began to breathe by means of a new breath – the breath of the Spirit – and to speak in a new way that would unite scattered people by the "tongues as of fire." Was it such a big deal on Pentecost that people were speaking in strange tongues? Wasn’t it more that so many God seekers ("devout Jews from every nation") heard the welcoming message of the gospel in utterances they understood from the disciples? Wasn’t that the real attraction?

Pentecost assures us that God wants to be one with us in helping communicate God’s blessing upon all of creation. As permanent and grinding as the present age seems: world dominance by a few powerful nations; poverty shrouding most of the planet’s peoples; depletion of the earth’s resources; unending violence and the quagmire of war; the displacement of millions – nevertheless, today we celebrate God’s continual presence with us as we preach and heal, reach out to the needy and help forge a Spirit-inspired unity among all people.

Do you think Luke is suggesting by this spectacular Pentecost event that the Spirit came, manifested his/herself and left? Hardly, since throughout the rest of Acts the early church, especially Peter and Paul, formed by the Spirit, show a keen awareness of being Spirit-led. Which means we modern Christian have to draw the conclusion that the Spirit is constantly with us now. We are a Pentecost people and today is Pentecost. So is tomorrow and each day after that! What can we do to show our faith in the Spirit’s abiding presence in our church?

We can work at breaking down any obstacles newcomers encounter when they try to join us. We can make sure "many tongues" are celebrated at our gatherings, in ritual, song and hospitality. We preachers could speak more about the Spirit’s presence with us now, just as it was in Jesus’ ministry. We can start acting less like a private club and reach out to those on the edges of our society. With Pentecost, the under classes and gentile outsiders were given a privileged position in the community of believers.

Under the Pentecost Spirit, the believers were no longer a disjointed and dispirited group. They were empowered by the Spirit to live as Jesus did, for his power was now theirs. Is that possible for us too? Yes, because today and tomorrow and all the days afterward, we celebrate Pentecost.
 
Dẩn Nhập và Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật Lễ Hiện Xuống C 9.6.2019
Lm Francis Lý văn Ca
18:14 06/06/2019
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hiệp với Giáo Hội Hoàn Vũ, hôm nay, chúng ta long trọng mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: "Ngày Lễ Sinh Nhật của Giáo Hội". Chúng ta đã nghe nói nhiều về tinh thần hiệp nhất. Thật vậy, sau Công Đồng Vaticanô II, Giáo Hội chú trọng đặc biệt đến vấn đề Hiệp Nhất. Vì thân thể chỉ lành mạnh tráng kiện, khi có sự liên đới điều hòa giữ các chi thể. Giáo Hội chỉ vững mạnh khi các phần tử của Giáo Hội liên kết mật thiết với nhau: Như những người con cùng một Cha chung trên trời, như những người anh em cùng một gia đình mà Thiên Chúa là Cha.

Sự hiệp nhất đó phải được bắt đầu ngay chính cộng đoàn địa phương: Tất cả những phân rẽ, chia cách, cần phải được san bằng để có thể tới gần nhau và với nhau. Nhưng khác biệt cần được tôn trọng để có thể hợp tác với nhau. Như trong một thân thể, mỗi chi thể đều có những đặc tính riêng và nhiệm vụ riêng; sự khác biệt nơi mỗi phần tử là một phong phú hóa cho Cộng Đoàn dân Chúa.

Sự tôn trọng và chấp nhận những khác biệt nơi người khác là bước đầu tiên đưa đến sự hiệp nhất, và như thế Cộng Đoàn Công Giáo chúng ta sẽ trở nên một vườn hoa muôn sắc ca ngợi tình yêu thương của Thiên Chúa và tô đẹp tình người. Chúng ta cầu xin với Chúa Giêsu Sống Lại: thổi vào tâm hồn chúng ta một luồng sinh khí mới, để chúng ta có tinh thần mới của Thánh Linh Thiên Chúa.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta cùng hiệp tiếng với ca đoàn bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

TRƯỚC BÀI I:
Chúa Thánh Thần đã làm một việc cả thể: Thay đổi các tông đồ từ nhát đảm trở thành những nhà hùng biện đại tài, rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, đã chết và sống lại. Tất cả mọi việc Thiên Chúa có thể can thiệp, điều khiển, sửa đổi theo chương trình quan phòng của Ngài.

TRƯỚC BÀI II:
Thánh Phaolô khuyên dân thành Rôma - cũng là lời khuyên chúng ta - hãy để Chúa Thánh Thần điều khiển, hướng dẫn mọi hành vi và ước muốn của chúng ta.

TRƯỚC BÀI PÂ:
Thánh Gioan thuật lại những lời tâm huyết của Đức Kitô trước khi giã từ các môn đệ để vào sự thương khó. Đây là điều đẹp lòng Chúa, qua tình yêu mến, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần đến để nâng đỡ và hướng dẫn mọi việc chúng ta làm đều sáng danh Chúa.

Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta cầu xin Thiên Chúa Cha sai Thánh Thần đến để canh tân bộ mặt trái đất:

1. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Thánh Cha Phanxicô, được đầy ơn của Thánh Linh để Ngài hướng dẫn con thuyền Giáo Hội đến bến bờ bình an. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

2. Xin Thánh Thần đến: ban cho Đức Tổng Giám Mục… hàng Giáo Phẩm… Việt Nam để Các Ngài đầy khôn ngoan chu toàn trách vụ những Đấng Chủ Chăn trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo Hội. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

3. Với ơn Chúa Thánh Thần giúp sức: chúng ta sẽ canh tân cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đoàn-giáo xứ mỗi ngày thêm vui tươi và đầy tràn tình huynh đệ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

4. Với ơn Thánh Linh thúc giục, xin cho mỗi người tín hữu chúng ta biết hăng say trong các công tác tông đồ. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

5. Chúng ta cầu nguyên cho thân bằng quyến thuộc đã qua đời, những linh hồn mồ côi không còn ai để nguyện cầu. Chúng ta cầu xin Chúa.

Xin Chúa nhậm lời chúng con

Linh mục:
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, ban cho chúng con niềm tin vững mạnh để làm chứng nhân cho Chúa giữa xã hội và môi trường chúng con đang sống. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha sẽ tiếp tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào tháng tới
Đặng Tự Do
07:03 06/06/2019
Trong thông cáo báo chí đưa ra hôm thứ Năm 6 tháng Sáu, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Vatican vào ngày 4 Tháng Bẩy tới đây, tức là một ngày trước khi các nhà lãnh đạo Công Giáo từ Ukraine tập trung tại Tòa Thánh để thảo luận về cuộc xung đột đang diễn ra ở quốc gia này và sự thành lập Giáo hội Chính thống Ukraine.

Đức Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill đã có cuộc gặp gỡ vào năm 2016. Đó lần đầu tiên trong suốt một thế kỷ có cuộc gặp gỡ giữa một vị Giáo Hoàng Công Giáo và Đức Thượng Phụ Chính Thống Nga. Cuộc gặp gỡ ở Cuba, được coi là một bước tiến hướng đến chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tại Nga. Chưa một vị Giáo Hoàng nào đã từng đặt chân đến Nga.

Khi được hỏi liệu ông Putin có mở rộng lời mời Đức Phanxicô đến thăm Nga hay không, phát ngôn viên của Điện Kremlin, Dmitry Peskov, nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng còn quá sớm để nói về điều đó.

Tháng trước, Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết Đức Phanxicô đã mời các nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Đông phương Ukraine, một Giáo Hội hiệp thông hoàn toàn với Tòa Thánh, đến Vatican để dự các cuộc họp trong hai ngày 5 và 6 tháng Bẩy trong tình huống tế nhị của Ukraine hiện nay.

Đầu năm nay, sau khi Giáo Hội Chính Thống Ukraine tân lập được cấp Tomos, tức là quy chế tự trị, nhiều cuộc xô xát về vấn đề tài sản đã diễn ra giữa các tín hữu của Giáo Hội mới và các tín hữu Chính Thống Giáo vẫn muốn trung thành với Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Chính Thống Giáo Ukraine liên kết với Mạc Tư Khoa được tường thuật là đang trong tiến trình tan rã.


Source:AP
 
Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie
Đặng Tự Do
07:38 06/06/2019
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một sứ điệp đến Đức Cha Jean-Claude Boulanger, Giám Mục giáo phận Bayeux-Lisieux, nhân kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normadie 6 tháng Sáu 1944, thường được gọi là D Day, ngày dài nhất trong Thế Chiến Thứ Hai với con số thương vong kinh hoàng nhất. Chỉ trong một ngày duy nhất ít nhất 10,000 quân nhân thuộc các lực lượng Đồng Minh đã tử trận. Từ 4,000 đến 9,000 quân Đức cũng bị thiệt mạng.

Trong sứ điệp, được công bố hôm thứ Tư 5 tháng 6, Đức Thánh Cha viết:


Nhân dịp các biến cố được tổ chức để kỷ niệm bảy mươi lăm năm ngày đổ bộ Normandie, tôi bảo đảm với Đức Cha về sự gần gũi về tâm linh và lời cầu nguyện của tôi, bằng cách gửi cho Đức Cha một lời chào thân ái. Tôi cũng muốn chào thăm các Giám mục, và đại diện các hệ phái Kitô khác, cũng như các tôn giáo bạn, và tất cả những người tham gia các sự kiện này.

Chúng ta biết rằng cuộc đổ bộ ngày 6 tháng Sáu năm 1944, tại Normandie, đã là một yếu tố quyết định trong cuộc chiến chống lại sự man rợ của Đức Quốc xã và đã mở đường cho việc kết thúc một cuộc chiến đã làm tổn thương sâu sắc Âu châu và thế giới. Đó là lý do tại sao tôi nhớ đến với lòng biết ơn tất cả những người lính, đến từ một số quốc gia bao gồm cả Pháp, đã can đảm dấn thân và cống hiến cuộc sống của họ cho tự do và hòa bình. Tôi phó dâng họ cho tình yêu thương xót vô hạn của Chúa. Tôi cũng phó dâng lên Chúa hàng triệu nạn nhân của cuộc chiến này, và tôi cũng không quên những người lính Đức, đã phải chiến đấu vì sự vâng phục một chế độ được hình thành và linh hoạt bởi một ý thức hệ man rợ.

Tôi hy vọng rằng lễ kỷ niệm này sẽ khiến tất cả các thế hệ, ở Âu châu và trên thế giới, khẳng định mạnh mẽ rằng “hòa bình phải dựa trên sự tôn trọng mỗi người, bất kể lịch sử của họ, dựa trên sự tôn trọng nhân quyền và pháp luật, thiện ích chung, và tôn trọng thiên nhiên được Chúa giao phó cho chúng ta, cũng như các di sản đạo đức được các thế hệ trước truyền lại cho chúng ta. Và tôi xin Chúa giúp đỡ các Kitô hữu thuộc tất cả các hệ phái Kitô, cũng như các tín hữu của các tôn giáo và những người có thiện chí khác, biết thúc đẩy một tình huynh đệ phổ quát thực sự, đề cao nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, và chú ý đến những người bé nhỏ và người nghèo.

Với hy vọng này, tôi trân trọng ban phép lành Tòa Thánh cho Đức Cha, cũng như cho các giám mục và các tín hữu trong giáo phận của Đức Cha, và tôi cầu khẩn ơn sủng Chúa cho tất cả những người tham dự các buổi lễ này.

+ Đức Giáo Hoàng Phanxicô

Vatican ngày 31 tháng Năm, 2019


Source:Église de Bayeux et Lisieux
 
Công tố viên ú ớ và nổi nóng với quan tòa trong phiên kháng cáo của Đức Hồng Y Pell
Đặng Tự Do
14:08 06/06/2019
Hôm thứ Năm 6 tháng Sáu, tòa đã dành để chất vấn phía công tố viện, sau khi đã nghe các ý kiến kháng cáo của nhóm luật sư bảo vệ Đức Hồng Y Pell. Công tố viên chính đã phải vất vả tranh luận nhằm yêu cầu ba vị thẩm phán phiên kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell giữ nguyên bản án dành cho ngài đã đưa ra vào hôm thứ Tư 13 tháng Ba. Công tố viên Christopher Boyce đã rất vất vả để có thể trả lời các câu hỏi từ tòa phúc thẩm gồm ba thẩm phán Anne Ferguson, Chris Maxwell và Mark Weinberg. Trong một lúc nổi nóng, ông ta quên mất cấm kỵ đến mức vô tình nêu tên người tố cáo Đức Hồng Y trong một phiên tòa được trực tiếp truyền hình trên Web site của tòa án Victoria.

Boyce nhất mực cho rằng nguyên cáo không phải là một kẻ nói dối hay một kẻ hoang tưởng, mặc dù thừa nhận rằng anh ta đã thay đổi ngày và năm xảy ra cái gọi là vụ lạm dụng tính dục trong suốt quá trình vụ án và không còn đồng ý với các khẳng định của chính công tố viện.

Boyce liên tục thấy mình phải vật lộn để đưa ra các lập luận của mình, đôi khi ú ớ trước các câu hỏi của ba vị thẩm phán. Tại một thời điểm Boyce thừa nhận rằng “Điều tôi vừa nói trước đó chưa được hay lắm”, hay nói rằng “nhắc lại những điều nhàm chán này có thể chẳng ích lợi gì.”

Công tố viên nhấn mạnh với tòa án rằng nguyên cáo mà ông ta vô tình nêu tên (mặc dù tòa án vẫn cấm nêu danh tính của người này) đã chứng tỏ rằng anh ta quen thuộc với bố cục và nội thất của nhà thờ chính tòa Thánh Patrick của Melbourne, bao gồm cả công việc trùng tu đang diễn ra tại thời gian xảy ra các cáo buộc.

Nguyên cáo tự nhận là một ca viên trong ca đoàn của nhà thờ, và sự hiểu biết của anh ta về nội thất của nhà thờ không bị các luật sư bào chữa tranh biện. Bất cứ ai đến nhà thờ dù chỉ một lần, hay có khi chẳng đến lần nào nhưng được xem các hình ảnh do ai đó cung cấp cũng có thể có kiến thức này. Việc nhấn mạnh của công tố viên vào điểm này là một luận cứ quá yếu trước tòa. Thay vì tranh biện chi tiết không có mấy tác dụng thuyết phục này của Boyce, các luật sư bào chữa đã chỉ ra bằng chứng quan trọng từ Đức ông Charles Portelli phụ trách các nghi lễ phụng vụ tại nhà thờ chính tòa. Đức Ông đã làm chứng rằng Đức Hồng Y Pell đã chào các giáo dân ở cửa phía tây của nhà thờ sau Thánh lễ, trong phẩm phục đầy đủ và Đức Ông luôn ở bên cạnh Đức Hồng Y trong suốt thời gian đó.

Dưới sự thẩm vấn của các thẩm phán, dẫn đầu bởi chủ tịch tòa án Chris Maxwell, Boyce đã phải vất vả để giải thích cho những gì mà các thẩm phán gọi là “những trường hợp cực kỳ khó xảy ra” trong cáo buộc chống lại Đức Hồng Y.

Khi được hỏi làm thế nào mà một nhân vật to cao và dễ nhìn thấy như Đức Hồng Y Pell có thể tiếp cận, cô lập và tấn công hai cậu bé tại nhà thờ, vào lúc bận rộn nhất, Boyce nói rằng công tố viện khẳng định rằng câu chuyện của nguyên cáo không thể thêu dệt ra vì quá lạ lùng. [Keith Windschuttle trong bài The Borrowed Testimony that Convicted George Pell - Chứng tá vay mượn để kết tội Đức Hồng Y George Pell đăng trên tờ Quadrant Online hôm 8 tháng Tư, 2019 cho rằng cáo buộc chống lại Đức Hồng Y Pell là “y chang” như câu chuyện đã đăng trên tờ Rolling Stone của Mỹ vào ngày 15 tháng Chín 2011]

Boyce nổi nóng nói với các quan tòa “Chúng ta cứ nói hoài đến mức muốn mửa luôn là chuyện này có phải thêu dệt ra hay không. Thêu dệt ra để làm cái quái gì?” [Cãi như Boyce thì thật là yếu quá: Để bỏ tù người vô tội.]

Boyce thậm chí đi xa đến mức cho rằng các thẩm phán không có khả năng hiểu toàn bộ bối cảnh của các bằng chứng của phiên tòa, mà chỉ dựa vào video và các tường thuật bằng văn bản của vụ án.

Boyce nổi nóng nói: “Các ngài không có cùng một vị thế với bồi thẩm đoàn. Chính xác là không. Tôi xin lỗi nếu tôi không thể giúp các vị trong khả năng của mình. Nói chung, mỗi phiên tòa nó có một bầu không khí nhất định của nó.”

Đức Hồng Y Pell bước sang tuổi 78 vào cuối tuần này, đã có mặt tại tòa. Ngài trông già hẳn đi. Đức Hồng Y đeo cổ côn của hàng giáo sĩ nhưng không có nhẫn giám mục hoặc thánh giá. Ngài ghi chú trong suốt quá trình tố tụng.

Phiên xét xử kết thúc lúc 4 giờ chiều giờ địa phương Melbourne. Các thẩm phán chưa đưa ra phán quyết của họ, cũng không cho biết thời gian sẽ đưa ra phán quyết.


Source:Catholic News Agency
 
Đức Hồng Y Marc Ouellet cử hành thánh lễ khai mạc lễ kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng Minh lên Normandie
Đặng Tự Do
15:53 06/06/2019
Đức Hồng Y Marc Ouellet, tổng trưởng Bộ Giám Mục, đã thay mặt cho Tòa Thánh tham dự lễ kỷ niệm 75 năm cuộc tấn công của quân Đồng Minh vào bờ biển Normandie để giải phóng nước Pháp và Tây Âu khỏi Đức Quốc Xã.

Đức Hồng Y Marc Ouellet đã cử hành Thánh lễ tại thị trấn Colleville-sur-Mer ở Normandie nơi quân đội Đồng Minh đổ bộ vào năm 1944.

Vào ngày 6 tháng Sáu năm 1944, thường được gọi là D-Day, hơn 150,000 quân Đồng Minh đã tấn công vào bờ biển phía bắc nước Pháp, đánh dấu sự khởi đầu chiến dịch giải phóng quốc gia này khỏi sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

D-Day được nhớ đến như một thời khắc quyết định Thế chiến II.

Hai lễ tưởng niệm ở Vương quốc Anh và ở Pháp đã dẫn đến việc ký kết một tuyên bố chung của 16 quốc gia đã chiến đấu trong Thế chiến II nhằm cam kết bảo đảm rằng sự kinh hoàng không thể tưởng tượng được của Thế chiến thứ hai sẽ không bao giờ có thể lặp lại.

Trong khi đó, hàng trăm cựu chiến binh đã tới miền bắc nước Pháp để đánh dấu dịp này, nơi các nghi lễ tưởng niệm đã diễn ra vào ngày 6 tháng Sáu tại Colleville-sur-Mer ở Normandie, trước sự chứng kiến của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump.

Mở đầu cho các nghi lễ tại Pháp, tối thứ Tư 5 tháng Sáu, Đức Hồng Y Marc Ouellet, người Canada, tổng trưởng Bộ Giám mục, đã cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường Colleville-sur-Mer và đưa ra các suy tư của ngài về nhu cầu cần phải trân trọng và bảo vệ hòa bình trong một thế giới ngày càng chia rẽ.

Đức Hồng Y nói với Đài phát thanh Vatican rằng ngài rất vui khi có thể đóng góp cho sự kiện quan trọng này.

Đức Hồng Y lưu ý rằng Đức Thánh Cha Phanxicô thường xuyên cảnh cáo rằng thế chiến thứ Ba đang thực sự diễn ra từng mảnh trong thế giới ngày nay, và trách nhiệm cấp bách của chúng ta là phải làm nhiều hơn để thúc đẩy văn hóa hòa bình, gặp gỡ, đối thoại.

“Đối với tôi, đó là một cơ hội để mang lại những suy tư sâu sắc từ đức tin Công Giáo và từ sự cam kết của Giáo Hội Công Giáo trước nhu cầu đối thoại.”

Đức Hồng Y nhắc lại rằng vào năm 1968, Thánh Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã thành lập Ngày Hòa bình Thế giới, được kỷ niệm hàng năm vào ngày 1 tháng Giêng.

“Trong hơn 50 năm qua, chúng ta đã có những thông điệp rất cụ thể về giáo dục hòa bình, , trong Giáo Hội Công Giáo và xa hơn thế nữa,” ngài nói.

“Đó là một thông điệp được trao ra cho toàn thể nhân loại nói chung.”

Đức Hồng Y Ouellet nói rằng đó là một thông điệp nên được dạy và phát triển trong các trường học và trong các gia đình bởi vì văn hóa hòa bình bắt đầu từ trái tim và trong các mối quan hệ cơ bản: trong gia đình, trong trường học, trong xã hội nói chung .

Nếu chúng ta muốn xây dựng một tương lai hòa bình, theo Đức Hồng Y, chúng ta cần nghĩ về hòa bình không chỉ như là sự vắng mặt của chiến tranh mà còn là một nền văn hóa tích cực của hòa bình, tình yêu, công lý, và tình huynh đệ.

Đức Hồng Y nói thêm rằng được đại diện Tòa Thánh trong dịp này là một cơ hội thuận lợi để tỏ lòng tôn kính với các nạn nhân của cuộc xung đột, và ngài chỉ ra rằng nhiều binh sĩ Canada đã hy sinh trong cuộc đổ bộ này.

Đối với Đức Hồng Y, đó là một khoảnh khắc cảm xúc sâu sắc để ngài nghĩ đến những người lính đã hy sinh, đồng thời nhớ rằng hàng triệu người khác đã chết ở Âu châu.

Khi nhớ đến những điều đó, chúng ta cũng cam kết sẽ làm mọi thứ có thể để ngăn chặn xung đột..

Đức Hồng Y nhận xét rằng đó cũng là một dịp để nhớ rằng Canada đã không phải trải qua chiến tranh trên lãnh thổ của chính mình, và điều này, thật là một phước lành cho đất nước của ngài.

“Tôi cảm ơn Chúa vì ân sủng này,” Đức Hồng Y kết luận, “và đồng thời tôi cảm thấy còn phải dấn thân làm nhiều hơn nữa để thúc đẩy nền văn hóa hòa bình và đối thoại trên thế giới.”


Source:Vatican News
 
Đức Cha Paprocki “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt các chính trị gia Illinois không được rước lễ
Đặng Tự Do
16:25 06/06/2019
Hôm 15 tháng Năm, 2019, Thống đốc Kay Ivey đã chính thức ký ban hành luật cấm phá thai rất triệt để tại Alabama. Luật mới cấm phá thai ở mọi giai đoạn của thai kỳ và truy tố tất cả các bác sĩ tham gia vào phẫu thuật phá thai. Những bác sĩ này có thể bị buộc tội hình sự và phải đối mặt với 99 năm tù.

Để đáp lại, tiểu bang Illinois đã thông qua một dự luật cho phép phá thai cực đoan hơn cả luật mới của New York, và công bố rằng phá thai, tức là quyền được giết con, là một nhân quyền căn bản của người mẹ.

Trước diễn biến này, thực hiện nghĩa vụ giảng dạy đạo lý chân chính và rõ ràng, Đức Cha John Paprocki, Giám Mục Springfield, Illinois đã đưa ra một sắc lệnh cấm hàng loạt các chính trị gia trong tiểu bang Illinois từ nay không được rước lễ cho tới khi nào họ biết ăn năn và “giao hòa với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người.”

Danh sách những người bị cấm rước lễ được thông báo cho tất cả các linh mục trong giáo phận Springfield. Cá nhân những người bị cấm cũng nhận được một email báo cho biết không được lên rước lễ.

Sắc lệnh của ngài còn nêu đích danh và phê phán gay gắt phát ngôn nhân Hạ viện tiểu bang Michael Madigan và chủ tịch Thượng viện John Cullerton vì vai trò lãnh đạo của những người này trong việc cổ vũ dự luật cho phép phá thai vừa được thông qua.

Với sắc lệnh này của ngài, Đức Cha Paprocki đã “chia lửa” với Đức Cha Thomas Tobin. Hàng loạt những lời phỉ báng nhắm vào ngài đã rộ lên trên các phương tiện truyền thông như trong trường hợp Đức Cha Thomas Tobin sau khi ngài tuyên bố rằng người Công Giáo không được ủng hộ các cuộc diễn hành đồng tính, và nói rằng những cuộc diễn hành như thế quảng bá một nền văn hóa trái với đức tin và đạo đức Công Giáo, cũng như gây hại cho trẻ con.


Source:National Catholic Register
 
Vụ kháng cáo của Đức Hồng Y George Pell: ngày hai, công tố lắc lư
Vũ Văn An
20:24 06/06/2019


John Ferguson của tờ The Australian, trong một tường trình truyền đi hôm nay, ngày 6 tháng Sáu, 2019, cho hay Đức Hồng Y George Pell đang ở Tòa Phúc Thẩm Victoria vào ngày thứ hai để lật ngược bản án kết tội ngài xâm phạm tình dục. Đội ngũ luật sư của ngài, dẫn đầu bởi luật sư Bret Walker, SC, cho hay Đức Hồng Y Pell đã bị lên án sai về tội tấn công hai cậu bé ca viên hồi các năm 1996 và 1997, tại Nhà thờ Chính Toà St Patrick, Melbourne. Ngài đang thụ án tù 3 năm 8 tháng. Cơ sở chính của kháng cáo là: bồi thẩm đoàn sai lầm trong việc kết án ngài. Hôm nay, công tố, dẫn đầu bởi Christopher Boyce, QC, đang tranh biện rằng các lời kết tội phải được duy trì.

Tờ The Australian, nhân dịp này, cũng cung cấp một vài dữ kiện liên quan đến vụ án. Trước nhất họ cho biết, hôm nay sẽ diễn ra những gì. Chủ yếu, công tố viện, dẫn đầu bởi Christopher Boyce QC, sẽ tìm cách đánh đổ việc kháng cáo. Trong khi, ai cũng nhất trí rằng luật sư Bret Walker, SC, đã có một ngày vững vàng tại tòa vào hôm qua.

Tờ này cho hay họ nghe nhiều tiên đoán của phía Công Giáo nhưng chúng đã sai. Thành thử họ cho rằng Đức Hồng Y Pell có 50-50 cơ hội thắng cuộc, dù khởi đầu diễn trình kháng cáo, ngài chỉ có 40-60 cơ may.

Sau đó, Tờ The Australian đặt câu hỏi: phải tin ai? Họ cho rằng nạn nhân còn sống sót hiện được coi như một chứng tá đáng tin cậy nhưng các lời buộc tội nòng cốt cực đoan đến nỗi khiến người ta nêu ra nhiều câu hỏi “bự”.

Câu trả lời của công tố viện chứa trong bản đệ trình dài 24 trang nạp cho Tòa Phúc Thẩm. Cơ sở kháng cáo đầu tiên, có ba cơ sở, trong yếu tính là cơ sở chủ yếu. Nếu thắng trên cơ sở ấy, Đức Hồng Y Pell sẽ được tự do, trừ khi Tối Cao Pháp Viện Liên Bang (High Court) can thiệp vào.

Về cơ sở đầu tiên ấy, công tố viện cho rằng “Bản đệ trình của công tố kết luận về cơ sở một: Rõ ràng bồi thẩm đoàn đã thực sự bác bỏ các bác khước của đương đơn và phẫn nộ trước các cáo buộc. Họ được quyền làm như vậy nếu họ chấp nhận bằng chứng của người khiếu nại vượt quá sự nghi ngờ hợp lý.

“Tương tự như vậy, bồi thẩm đoàn được quyền bác bỏ các bằng chứng tin đồn xung quanh sự từ chối của một thanh niên 17 hoặc 18 tuổi đối với mẹ của mình trong việc trả lời câu hỏi về việc liệu anh có bị lạm dụng trong ca đoàn hay không.

“Phần lớn điều này được tạo ra bởi bên bào chữa. Đáng buồn, một nạn nhân của lạm dụng tình dục trẻ em không muốn tiết lộ cho những người gần gũi nhất với anh ta là chuyện quá quen thuộc. Không suy đoán, có thể có nhiều lý do tại sao một thiếu niên lại có thể bác bỏ lạm dụng khi bị mẹ hỏi.

“Việc gợi ý cho rằng điều không cái nhiên là những biến cố này xảy ra mà hai nạn nhân nam thiếu niên, những người từng chứng kiến hành vi lạm dụng tình dục gây ra cho người kia bởi một người đàn ông lớn tuổi và tôn kính, mà không thảo luận về việc lạm dụng lẫn nhau là điều vô nghĩa.

“Chỉ cần áp dụng các khái niệm về lương tri (common sense) và kinh nghiệm riêng của họ về thế giới, bồi thẩm đoàn rõ ràng có quyền bác bỏ việc các cuộc thảo luận như vậy nhất thiết phải diễn ra nếu những sự kiện này xảy ra.

“Bồi thẩm đoàn đã nhận được các hướng dẫn về sự bất lợi pháp lý đáng kể do sự chậm trễ gây ra. Không có gì để gợi ý rằng bồi thẩm đoàn đã không tuân theo những hướng dẫn mạnh mẽ đó.

“Bồi thẩm đoàn được quyền chấp nhận người khiếu nại như một nhân chứng đáng dựa vào và đáng tin cậy. Anh đã được đối chất một cách đầy kỹ năng trong hai ngày bởi một thành viên rất có kinh nghiệm của Luật sư cao cấp (Senior Cousel). Trong thời gian đó, bồi thẩm đoàn có cơ hội đặc biệt được quan sát người khiếu nại trong tư cách nhân chứng, và thẩm định bằng chứng mà anh đưa ra ...

“Những tố cáo của người khiếu nại không bất cái nhiên (improbable) khi tất cả các bằng chứng được xem xét cẩn thận. Bồi thẩm đoàn đã có lợi điểm được hướng dẫn liên quan đến một ký ức tuy trung thực nhưng sai lầm. Không có gì trong các phán quyết của bồi thẩm đoàn để gợi ý rằng họ không tuân theo các hướng dẫn rõ ràng này của pháp luật.

“Khi nhìn vào toàn bộ bằng chứng, tính chính trực của các phán quyết của bồi thẩm đoàn là không thể đàn hặc (unimpeachable) được”.
Bên bênh vực đã đưa ra hết nhân chứng này đến nhân chứng khác để cho rằng các cuộc tấn công như mô tả là điều không thể có. Luật sư bào chữa nhấn mạnh rằng không ai có thể nói chắc các cuộc tấn công này không xẩy ra, nhưng liệu họ có thể nói chúng xẩy ra quá sự nghi ngờ hợp lý được chăng?"

Sau đây là các chi tiết diễn ra tại tòa Phúc Thẩm Melbourne vào hôm nay, theo tờ The Australian:

8 giờ 30 sáng: Pell trở lại tòa án

Đức Hồng Y Pell đã ra tòa trong ngày thứ hai của đơn kháng cáo chống lại các cáo buộc lạm dụng tình dục.

9 giờ 10 sáng: Những người ủng hộ xuất hiện trở lại

Nhóm hỗ trợ của George Pell, đã đến tòa án. Người bạn thân của ông, Chris Meaney, một người Công Giáo nổi tiếng ở Sydney, đã xuất hiện. Ông là một người luôn có mặt mỗi lần Pell ra tòa. Cũng như cháu gái Sarah của Pell. Một người đàn ông, được cho là anh trai của ông, cũng đang ở trong tòa án. Cố vấn lâu năm của ông Katrina Lee cũng có mặt tại tòa.

9 giờ 25 sáng: Một tiền đề đơn giản

Hôm qua là Bret Walker, SC, cho ngày trọng đại của Pell. Hôm nay sẽ là cơ hội của Christopher Boyce QC, để thuyết phục ba vị chánh án. Đệ trình của công tố rất minh bạch. Về cơ bản chuyện đó có thể đã xảy ra và nó đã xảy ra thật.

9 giờ 30 sáng: hai phe chõi nhau

Đây là một trường hợp phe phái. Một số người tin việc kết án và một số tin vào sự vô tội của Pell. Mark Gibson, QC, sẽ hỗ trợ Boyce. Diễn từ kết thúc của Gibson trong Tòa sơ thẩm rất chủ yếu trong việc đạt được các bản án kết tội Pell.

9 giờ 35 sáng: An ninh chặt chẽ

George Pell đã đến tòa sau một cuộc hành quân an ninh lớn khác. Ông gật đầu về phía hàng ghế đầu của phòng công cộng trước khi ngồi xuống. Người bạn của ông, Chris Meaney, ở hàng ghế đầu.

9 giờ 40 sáng: Công tố mở màn

Ông Boyce nói rằng người khiếu nại rõ ràng không phải là một kẻ nói dối hoặc một kẻ ưa tưởng tượng (fantasist).

9 giờ 45 sáng: “Một nhân chứng của sự thật”

“Tôi không tưởng tượng về những điều này” đó là câu trả lời được người khiếu nại đưa ra khi anh được cho biết anh là một người “ưa tưởng tượng”.

Christopher Boyce, QC, đại diện cho công tố, đã bắt đầu ngày thứ hai cuộc kháng cáo của Pell, bằng cách bảo vệ tính đáng tin cậy của người khiếu nại. “Người khiếu nại là một nhân chứng rất thuyết phục”, ông nói. “Rõ ràng anh ta không phải là một kẻ dối trá, không phải là một người ưa tưởng tượng, anh ta là một nhân chứng của sự thật”.

10 giờ 15 sáng: Các tìm hiểu về phòng áo

Ông Boyce bị các chánh án thẩm vấn về kiến thức của nạn nhân đối với phòng áo lễ của các linh mục, nơi anh ta bị lạm dụng.
Cựu ca viên đã trình bầy trong phiên tòa rằng anh ta đã được đưa đi thăm một vòng nhà thờ chính tòa khi anh ta tham gia ca đoàn.
Người đàn ông nói rằng anh ta không nhớ gì về chuyến thăm đó nhưng không tranh cãi chi. Chánh án Mark Weinberg hỏi liệu việc thiếu bằng chứng tích cực cho thấy người đàn ông trước đó đã ở trong phòng có phải là một sự thừa nhận rằng điều đó là có thể.

Chánh án Weinberg nói “đối với tôi, dường như đó là một sự thừa nhận rằng điều được đề nghị với anh ta là đúng”.

Tuy nhiên, ông Boyce cho biết không có bằng chứng tích cực về chuyến thăm viếng ấy.

10 giờ 30 sáng: Bằng chứng của người khiếu nại được thảo luận

Người khiếu nại vẫn là trung tâm của cuộc thảo luận ở tòa án. Chủ yếu, anh ta là kẻ nói dối, một người ưa tưởng tượng hay nói sự thật?
Công tố viên Boyce đang tranh biện, có phần ngập ngừng, rằng người khiếu nại chưa bao giờ ở trong phòng áo lễ của các linh mục. Có hai phòng áo lễ tại Nhà thờ chính tòa St Patrick.

Bằng chứng của người khiếu nại, như đã thảo luận trước tòa, vốn là: anh ta đã không ở trong phòng áo lễ của các linh mục cho đến khi anh ta bị Pell lạm dụng.

Có rất nhiều cuộc thảo luận sáng nay về việc liệu anh ta có từng ở trong phòng áo lễ trước đó hay không. Các chánh án đã xem cuốn video của người khiếu nại nói về phòng áo lễ.

10 giờ 35 sáng: ‘Một số khó khăn’ về thời điểm

Ông Boyce thừa nhận rằng nếu Pell ở trên các bậc thềm của Nhà thờ chính tòa St Patrick, trong 10 phút sau Thánh lễ Trọng thể, điều này sẽ khiến cho việc cho rằng các ca viên bị lạm dụng trong phòng áo lễ có “một số khó khăn”. Điều này có vẻ là đáng kể.

10 giờ 50 sáng: Dáng vẻ của vị Hồng Y

Hôm nay, Pell xem ra khá thư giãn, chắc chắn so với bối cảnh của phiên tòa quyết định xử hay không (committal hearing) và các phiên xử của Tòa sơ thẩm.

10 giờ 55 sáng: “Trí nhớ của ông ấy không đúng”

Ông Boyce xít xao tránh được việc gọi một nhân chứng chủ yếu là kẻ nói dối. Ông nói rằng Đức ông Charles Portelli, người tháp tùng Pell quanh nhà thờ, không nhớ rõ các buổi lễ vào cuối năm 1996.

Ông nói: “trọng điểm là khi chúng ta đến lúc đối chất, trí nhớ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều”.

Đức Ông Portelli là một nhân chứng chủ yếu trong phiên tòa, ông nói rằng ông tháp tùng Pell quanh Nhà thờ chính tòa St Patrick, và khi Pell phải tham dự một buổi tiếp tân, ông rất có thể đã để Pell một mình trong hai phút.

Chánh án Weinberg hỏi liệu ông Boyce có nói rằng ông Portelli đang hỗ trợ bên bênh vực bằng cách cho là mình có trí nhớ.
Ông nói “Ông có nói đó là một sự giả dối về phần ông ta không?” Ông Boyce cho biết, cuộc đối chất của công tố viên tại phiên tòa là “điều khéo léo”.

Ông nói “không có ý nói ông ấy nói dối. Rõ ràng muốn nói trí nhớ của ông ấy không đúng”.

11 giờ 05 sáng: Công tố viên ‘Tuyệt vời’

Chánh án Weinberg ca ngợi công tố viên xét xử, Mark Gibson, QC, vì đã thực hiện “một công việc tuyệt vời” khi nói rằng có thể ông đã nói ông Portelli không là một nhân chứng đáng tin cậy và xin phép được đối chất ông ta.

Ông nói: “Tôi không chỉ trích công tố viên, tôi nghĩ rằng công tố viên đã làm một công việc tuyệt vời”. Ông cũng nói rằng ban bênh vực đã làm 1 việc rất tốt với “một phiên xử khó khăn”.

11 giờ 25 sáng: Suýt lâm nguy (close call)

Ông Boyce đã nhắc đích tên nạn nhân trong phiên tòa sáng nay. Theo luật Victoria, nạn nhân của các vụ tấn công tình dục thường không được nêu tên.

Có hai nạn nhân trong vụ án, cả hai đều là ca viên khi họ bị lạm dụng vào giữa những năm 1990.

Một người đưa bằng chứng trong phiên tòa, người kia chết trước khi vấn đề được đưa ra tòa.

12 giờ 30 trưa: ‘Các cậu bé ưa nói chuyện, không phải sao?’

Ông Boyce đã bị các chánh án thẩm vấn về lý do tại sao người khiếu nại đã không cảnh cáo cậu ca viên thứ hai sau khi bị Pell lạm dụng lần thứ hai.
Ông nói rằng lời giải thích “ hoàn hảo, đáng tin cậy, rất thuyết phục”.

Chánh án Chris Maxwell, chủ tịch của Tòa phúc thẩm, cho biết: Các cậu bé ưa nói chuyện, không phải sao?”

Ông Boyce đồng ý các em quả như thế nhưng nói các em cũng muốn quay lại với cuộc sống và chơi bóng đá.

Ông nói: “các cậu bé cũng muốn tiếp tục cuộc sống của mình và các em muốn tiếp tục chơi bóng đá hoặc bất cứ điều gì các em muốn”.
Chánh án Weinberg nói rằng đây có thể là vấn đề cho bồi thẩm đoàn, và ông Boyce hoàn toàn đồng ý.

Ông Boyce tiếp tục nói rằng người khiếu nại có thể đã không nói cho ai biết về việc lạm dụng để bảo vệ cha mẹ, học bổng của mình và điều đó thật đáng xấu hổ.

Tuy nhiên, ông nói rằng đây là vấn đề chủ yếu để bồi thẩm đoàn xem xét.

Ông Boyce nói rằng người khiếu nại đã bị đòi hỏi nặng nề về mọi điều dưới ánh nắng mặt trời trong cuộc đối chất của mình bởi nhóm bênh vực Pell, bao gồm cả những bất nhất, và câu trả lời của anh “tuyệt đối có tính thuyết phục”.

Ông nói “Một trong những cuộc đối chất kiểu cũ tuyệt vời về vấn đề đó. Anh ta đối phó một cách bình tĩnh, kiên nhẫn, những điều mà anh ấy sai phạm, anh ấy sẵn sàng thừa nhận”.

1 giờ 00 chiều: Câu hỏi về áo choàng

Tòa hiện đang tranh luận liệu các vụ tấn công tình dục có thể có hay không vì bản chất của y phục được Pell mặc. Ai cũng nhận rằng không dễ dàng để tấn công ai đó khi mặc nhiều lớp quần áo. Có thể tấn công trẻ em với những bộ quần áo trên người không?

1giờ 45 chiều: Tính đáng tin của nạn nhân được bênh vực

Nạn nhân còn sống sót của Hồng Y George Pell, đã ở tâm điểm của ngày thứ hai trong phiên xử kháng cáo, khi công tố viên Chris Boyce QC bênh vực tính khả tín của anh.

Pell, 77, đang kháng cáo bản án của mình về tội xâm nhập tình dục một đứa trẻ dưới 16 tuổi và bốn tội hành động không đứng đắn với một đứa trẻ.

Vụ lạm dụng đầu tiên liên quan đến hai ca viên, một trong số họ đã chết năm 2014 và đã phủ nhận việc lạm dụng với mẹ mình.

Cậu bé thứ hai, người cũng tham gia vào tình tiết thứ hai, đã đưa ra bằng chứng trong phhiên xử Pell năm ngoái.

Sáng nay, ông Boyce đã mô tả người đàn ông này là một nhân chứng rất đáng tin cậy. Ông nói “rõ ràng anh ta không phải là một kẻ dối trá, anh ấy không phải là một người ưa tưởng tượng”.

Ông cho biết từ cuốn video về bằng chứng của người khiếu nại, ba chánh án phúc thẩm có thể thấy nạn nhân hành xử tốt khi bị căng thẳng.

Ông nói: “Nếu đo là một óc tưởng tượng thì nhất định bạn sẽ thấy một kẽ hở xuất hiện, vào một lúc nào đó”.

Vụ lạm dụng liên quan đến hai cậu bé diễn ra tại phòng áo lễ của các linh mục tại nhà thờ chính tòa St Patrick ở Đông Melbourne vào tháng 12 năm 1996.

Ông Boyce cho biết trình thuật của người đàn ông đã định vị việc lạm dụng ở giữa phòng, có thể trong tầm nhìn của cánh cửa.

Ông Boyce nói, “Nếu anh ta là một kẻ nói dối hoặc một người ưa tưởng tượng, sẽ rất dễ dàng để anh ta định vị nó ở khu vực góc phòng”.
Một phần quan trọng trong đơn kháng cáo của Pell là về phương diện vật lý, ông không thể dơ dương vật của mình ra với hai cậu bé sau Thánh Lễ Chúa Nhật khi ông còn mặc áo choàng đầy đủ bao gồm một áo alba, một chiếc áo dài đến mắt cá chân không mở ra phía trước, được buộc chặt bằng một dây lưng và áo chasuble, dài đến đầu gối trên chiếc áo choàng, giống như một chiếc poncho.

Ông Boyce cho biết các khác biệt trong việc người đàn ông mô tả Pell phơi bày bộ phận sinh dục của mình ra như thế nào và cách sắp xếp (logistics) được trình bầy theo hồi ức của một người đàn ông nhớ lại những gì anh ta nhìn thấy khi anh ta 13 tuổi.

Ông Boyce vừa nói vừa biểu diễn trước tòa “Bạn nhấc nó lên và đưa sang một bên”.

Chánh án Tòa án tối cao Anne Ferguson đặt câu hỏi liệu Pell có thể di chuyển áo alba như mô tả được không.

Ông Boyce nói “Một lần nữa, đây là ký ức quay lại cậu bé 13 tuổi trong tòa án”.

Chánh án Mark Weinberg hỏi làm thế nào Pell có thể giữ quần áo yên tại chỗ nếu ông ta đưa cả hai tay ra sau đầu một cậu bé trong khi lạm dụng.

Tuy nhiên, ông cho biết áo choàng có thể bị túm lại (bunched) nếu tổng giám mục phải đi vệ sinh.

Ông Boyce cho biết, dây lưng buộc áo alba phía trên thắt lưng, vẫn cho phép áo alba được kéo lên.

Ông Boyce sẽ tiếp tục khi tòa án nhóm lại sau bữa ăn trưa trước khi luật sư của Pell, Bret Walker SC, đưa ra câu trả lời.

2 giờ 05 chiều: Khoảnh khắc quan trọng khi đà đưa đẩy (momentum) thay đổi

Một sự nhượng bộ (1) của công tố đã làm cho đà đưa đẩy của phòng xử án nghiêng về phía George Pell.

2 giờ 27 chiều: Tại sao tạo ra điều này?

Chánh án Weinberg đặt câu hỏi tại sao Pell lại tấn công người khiếu nại trong nhà thờ lần thứ hai.

Bồi thẩm đoàn đã kết án Pell về vụ tấn công này, xảy ra vào năm 1997.

Weinberg: “Nghe có vẻ như là một điều không cái nhiên để một Tổng Giám mục làm.

Boyce trả lời: Tại sao lại tạo ra nó?

3 giờ 24 chiều: Việc đẩy ở hành “không cái nhiên”

Trở lại sau bữa ăn trưa, ông Boyce đã xử lý tình tiết lạm dụng thứ hai liên quan đến việc Pell đẩy ca viên ở hành lang.
Chánh án Weinberg nói rằng ca viên sẽ ở phía trước của đám rước.

Ông nói “để đến với ông ta (Pell) sẽ phải vượt qua hoặc di chuyển qua cả một nhóm các cậu bé ca viên”.

Ông nói rằng đây là một biến cố đáng ngạc nhiên với nhiều rủi ro và mô tả việc này “phần nào không cái nhiên” .

3 giờ 31 chiều: Phán quyết có tội ‘không cấm (open) đối với bồi thẩm đoàn’

Tóm tắt, ông Boyce nói rằng việc bồi thẩm đoàn đạt tới phán quyết là điều không cấm một cách hợp lý.

Ông nói “có cơ sở hợp lý trong các bằng chứng để đưa ra kết luận ... để kết án”.

Các chánh án đã thẩm vấn ông Boyce về việc liệu các bồi thẩm viên có lợi thế hơn hay không vì đã có mặt trong phiên tòa thay vì có các video, triển lãm và bảng ghi chép như tòa án.

Ông Boyce cho biết bồi thẩm đoàn đã theo dõi trọn phiên tòa không giống như các chánh án phúc thẩm.

Chánh án Weinberg nói “Nếu điều đó giúp ích cho ông Boyce, tôi đã nói trước đây trong các phán kết rằng các bồi thẩm đoàn hầu như luôn luôn làm đúng, Tuy nhiên, chữ nghĩa chỉ gần như”.

3 giờ 36 chiều: Tại sao bằng chứng video bị bác bỏ?

Ông Boyce đã nhanh chóng bàn qua cơ sở hai của kháng cáo liên quan đến việc chánh án tòa sơ thẩm từ chối cho phép một phim hoạt hình được chiếu như là một phần lời kết của đội pháp lý Pell.

Ông cho biết đoạn video có ý định cho thấy sự di chuyển của người ta xung quanh nhà thờ chính tòa sau thanh lễ có “bản chất quyến rũ” và gây hiểu lầm.

Có sự mơ hồ về việc liệu ông có đồng ý với việc chánh án phiên tòa phán quyết rằng video là bằng chứng chứ không phải là biện luận hay không.

Ông Boyce đã dựa vào bản đệ trình của công tố để bàn đến cơ sở thứ ba liên quan đến việc liệu Pell có được hỏi nhận tội hay không trước bồi thẩm đoàn như đòi hỏi của luật hay không.

Luật sư của Pell, Bret Walker SC, hiện đang đứng lên để trả lời.

4 giờ19 chiều: Tòa kết thúc

Tòa án chưa đưa ra phán quyết của mình. Chánh án Ferguson đã cảm ơn luật sư đoàn về các việc phục vụ của họ.

Pell đã được dẫn ra khỏi phòng xử án để trở lại Nhà tù Lượng giá Melbourne.

____________________________________________________________________________________________________________
(1) Tờ The Australian không nói rõ nhượng bộ nào và nó làm thay đổi đà đưa đẩy ở tòa án ra sao. Nhưng các báo chí khác thì cho hay:
việc phản bác của công tố viện hôm nay không khá lắm: CNA chẳng hạn cho chạy hàng tít "Prosecution falters during Cardinal Pell appeal hearing" và tường rình rằng Luật Sư của họ (Boyce) lúng túng (struggled) khi trả lời các câu hỏi của các chánh án. Ông này thỉnh thoảng lại bị các quan tòa yêu cầu nói lớn lên, và một số nhà báo pjhải bỏ phòng xử, qua phòng bên cạnh xem trực tiếp truyền hình vì nghe Ông Boyce không được rõ. Ông lại còn phạm sai lầm lớn là nêu tên nạn nhân, 1 điều hiện bị luật pháp ngăn cấm. Tờ này tường trình nhượng bộ đầu tiên của công tố là: nhân chứng đã thay đổi ngày và năm của các vụ tấn công, không ăn ý với các quả quyết của công tố.

CNA cho hay: Boyce nhiều lần tỏ ra lúng túng trong việc trình bầy chính các luận điểm của mình, hoặc không tìm ra lời khi bị cật vấn, đến độ có lúc đã phải nhượng bộ nhìn nhận "không đủ thuận lợi cho tôi nói điều tôi đã nói" và "diễn tập những lời tầm phào có lẽ chẳng ích lợi gì". Rồi khi bị các chánh án cho rằng hoàn cảnh tấn công làm cho việc tấn công "không cái nhiên chút nào", Boyce chỉ biết thưa: công tố quả quyết rằng câu truyện của nạn nhân quá kỳ dị (outlandish) đến có thể được tạo hoẹt ra: "Tại sao lại tạo họet ra" một câu chuyện buồn nôn như thế?

Boyce cũng phạm một sai lầm khi cho rằng các chánh án, khi chỉ được coi video và đọc các bản ghi chép, đệ trình, không biết rõ chuyện bằng bồi thẩm đoàn, những người theo dõi phiên sở thẩm từ đầu đến cuối! Điều đặc biệt là ông ta nói: "Các ngài không ở cùng vị trí như bồi thẩm đoàn. Các ngài không hề như thế... Nói chung, phiên tòa nào cũng đều có một thứ... bầu khí nào đó cho nó".

Melissa Davey của tờ The Guardian tường trình: Boyce hết sức lúng túng khi thấy mình lỡ lời tiết lộ tên nạn nhân cù được các chánh án nói lời an tâm. Davey cũng tường trình rằng được hỏi tại sao nạn nhân không cảnh cáo cậu ca viên kia, vì "các cậu bé ưa nói chuyện, không phải sao?", Boyce nói bừa: nhưng các em cũng cần phải "chơi bóng đá hay bất cứ trò gì các em muốn". Trong khi thật ra trong phiên sơ thẩm, nạn nhân nói với tòa rằng anh đẩy vụ lạm dụng vào "những góc và ngõ ngách tối tăm nhất" của tâm trí anh.

Trái lại, theo Davey, luật sư Walker của Đức Hồng Y Pell được dành cho 45 phút để trả lời Và "so với Boyce, ông rất tự tin".

 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa
Hà Minh Thảo
15:35 06/06/2019
Ngày 30.04.1975, ngày đen tối nhất của lịch sử Việt Nam. Hôm đó, các thương binh Việt Nam Cộng hòa đang được điều trị tại Tổng Y viện Cộng hòa bị bọn cướp nước đuổi ra khỏi nơi đây, bất kể bệnh nặng nhẹ, thương tích nhiều ít. Tinh thần đồng đội thúc đẩy những đứa con của Tổ Quốc dìu dắt nhau thoát thân khỏi sự tàn bạo loài quỷ đỏ. Trước đó, những cảnh tượng khốn nạn như vậy cũng đã xảy ra tại các Quân Y Viện khác nơi các vùng chúng gọi là ‘giải phóng’. Từ đó, các chiến hữu này bị chúng gắn cho bản án ‘thương phế binh ngụy’…

I. TẬN CÙNG SỰ BẤT CÔNG.

Sau ngày 30 tháng Tư đen tối đó, hằng trăm ngàn thương phế binh Việt Nam Cộng hòa (viết tắt: TPB.VNCH) không thể nào che giấu lý lịch với đôi mắt mù, cái chân cụt và quá khứ đã là một người lính có thành tích chiến đấu chống xâm lược việt cộng nơi trận chiến. Mất đi khả năng lao động để kiếm miếng cơm nuôi gia đình và chính bản thân mình, những đồng bào này còn phải sống trong không khí lãnh đạm và khinh khi của bạo quyền không tình người. Trong cái thời đại xã hội chủ nghĩa này, đồng bào không còn, gia đình quyến thuộc không đủ sức cưu mang vì chính họ cũng bị nhận chìm tận cùng dưới đáy xã hội.

Khi nhắc tới tội ‘ngụy’ mà nhà nước cộng sản buộc cho TPB.VNCH, chúng tôi nghĩ ngay đến cái tội khôi hài ‘cháu Ngô Ðình Diệm’ đi kèm với tội ‘tay sai Mỹ và Vatican’ mà chúng ‘chụp mũ’ cho Ðức Hồng Y Ðáng kính Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận để nhốt tù ‘đặc biệt’ 13 năm không bản án vị Giáo sĩ đang được hưởng tiến trình Phong Thánh.

II. SỰ THẬT LỊCH SỬ.

A. Hồ Chí Minh rất ‘ngại’ Ngô Ðình Diệm.

Từ thời còn đi học, hai ông đã có những điểm và những đức tính trái nhau. Nếu ông Diệm, được học bổng sang Pháp du học nhưng ông đã ở lại học trong nước trong khi họ Hồ mò đến Pháp để xin học làm cảnh sát... Khi cộng quân bắt ông Diệm, ông Hồ mời cộng tác, ông Diệm đòi họ phải làm việc minh bạch, tức không bí mật giết người, như chúng đã giết ông Ngô Ðình Khôi, anh ông Diệm và nhiều người không cộng sản khác.

Nhân dịp Tết Quí Mão (1963), Hồ Chí Minh đã gởi cho ông Diệm một cành đào lớn có đính danh thiếp ghi ‘Chủ tịch Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ chí Minh tặng Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô đình Diệm’. Cành đào này được gởi qua trung gian Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến. Tiếp theo, qua sự trung gian của các Ðại sứ Ba Lan và Ấn Ðộ, sau đó, được sự tiếp sức của Ðức Khâm sứ Tòa Thánh và các Ðại sứ Pháp và Ý, sự đối thoại hòa bình được mở ra. Ông Diệm không muốn người Việt hai miền chết vì súng đạn ngoại nhập và muốn Việt Nam nhận viện trợ từ nhiều nước khác thay vì chỉ từ Mỹ để khỏi bị bắt bí. Thật vậy, khi Mỹ giảm mạnh viện trợ từ tháng 05/1963, tài trợ Pháp đã thay vào chổ đó cùng với sự ‘thắt lưng, buộc bụng’ của toàn dân.

Ngày 01.11.1963, Khi biết đám tướng tá phản loạn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép ông Diệm đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho vì ‘Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ Tổ Quốc hả?’. Ông Cao Xuân Vỹ đáp: ‘Phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông Diệm quát ‘Chết thì đã sao’». Ông còn nói ‘Quân đội là để bảo vệ Tổ Quốc chứ không phải để bảo vệ cá nhân Tổng thống’. {Trên đời này, mấy ai dám nói và làm như vậy. Hãy nhìn Venezuela với Nicolas Maduro và không ít đồng chí ở Việt Nam}. Ông Diệm từng tâm sự, sau khi mãn nhiệm kỳ 2, ông sẽ về chăm lo cho thân mẫu và, khi mẹ qua đời, ông sẽ chăm sóc các quốc gia nghĩa tử, con các chiến sĩ vì quốc vong thân…

Ngày 02.11.1963, khoảng 14 giờ, điện tín báo cho Hồ là ông Diệm qua đời. Ông ta mừng hét ‘Bác cháu sẽ thắng’ (sự thật đã xảy ra ngày 30.04.1975) và vinh danh ‘ông Diệm là một người yêu nước theo kiểu của ông ấy’. Ðó là kiểu đề cao Nhân Vị Con người được Thiên Chúa tạo nên mang hình ảnh Người, và bảo vệ sự Ðộc lập cho Tổ Quốc không cộng sản.

Ðám tướng tá được Mỹ mua chuộc để giết Tổng thống đã ‘thành công’. Sau đó, chúng đánh đá với nhau, tranh dành quyền dưới sự điều khiển của ‘thực dân Mỹ’. Do đ ó, Lyndon Johnson tung quân Mỹ vào Miền Nam làm mất chính nghĩa Quốc gia, gây chết chóc, thương tật cho binh sĩ và thường dân Việt Nam. Trước sau ngày Sài Gòn thất thủ, chúng đào tẩu bám gót Mỹ, bỏ lại các thương phế binh bị cộng nô dã man hành hạ. Những chiến sĩ này đã từng gián tiếp bảo vệ an ninh Miền Nam để mọi đồng bào có cơ hội tu học nay đã bị lãng quên.

Trước tình trạng Miền Nam sắp bị nhuộm đỏ, vì tương lai Giáo hội Việt Nam và Tổng Giáo phận Sài gòn, Ðức Thánh Cha Phao lô VI đã đề cử Ðức cha P.X. Nguyễn Văn Thuận từ Nha Trang về Sài Gòn đảm nhận giáo vụ Tổng Giám mục phó với quyền kế vị. Ngày 15.08.1975, Ðức cha bị nhà nước bắt và bỏ tù tội 13 năm oan nghiệt. Nhưng Thiên Chúa biết chỉ Người có Ðức Tin, Cậy và Kính mến mạnh mẽ để hoàn thành giáo vụ ‘Tuyên úy các tù nhân không bản án’ và, kết quả, Ðức cha đã an ủi, giúp thoát ‘tự tử’ bao nhiêu ‘tù nhân’ đồng cảnh ngộ và nhờ sứ vụ Ðức Kitô, Ðức cha đã đem Mình Thánh vào ngục tù, nuôi dưỡng linh hồn các Kitô hữu. Tuy thế, khi nghe tiếng chuông từ Nhà thờ Chánh tòa Nha Trang vọng lại, Người liên tưởng nhiệm vụ Giám mục của mình, nhưng Chúa Giêsu đã nhắc Ðức cha ‘Chọn Chúa hơn chọn việc của Chúa’.

II. SỰ THẬT HỘI NGỘ THƯƠNG PHẾ BINH VNCH.

A. Tri ân Thương Phế Binh vì Dân trừ Bạo.

Với nhiệm vụ, các Anh đã gia nhập Quân đội VNCH để chống xâm lược bắc việt mà như Lê Duẫn hồ hởi ‘chúng ta đánh Mỹ là đánh cho liên xô, trung quốc’. Họ hy sinh nơi tiền tuyến để nơi hậu phương có an ninh hầu các thanh niên học tập, tu trì… không may, bị mất một phần thân thể và bị chế độ trả thù, hãm hại.

Thời gian qua, nhờ Dòng Chúa Cứu Thế và Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, các Cha can đảm và tận tình giúp đỡ đồng bào như Thiên Chúa dạy ‘Kính Chúa, Yêu Người’. Ðồng thời, hàng năm, Quý Cha đã cùng Ðức cha Micae Hoàng Ðức Oanh đã dâng Thánh Lễ đồng tế tại mộ hai ông Ngô Ðình Diệm và Ngô Ðình Nhu, người đã cảnh cáo sự cộng sản hóa Quê Hương và đồng hóa Việt Tộc bởi nhà Hán.

B. Giá trị của Tiến trình Tri ân.

Chương trình Tri Aân này bắt đầu từ ngày 29.07.2013, tại Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp, với sự hiện diện của quý chức sắc các Tôn giáo và sự họp mặt của hơn TPB.VNCH. Mục đích không chỉ trao tặng những món quà, nhưng điều quan trọng hơn là để mọi người có cơ hội gặp nhau, chia sẻ cho nhau sự kính trọng và tình yêu thương trong tình người mà mỗi TPB luôn dành trọn cho Quê Hương và cho các thế hệ trẻ trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Thầy Thích Không Tánh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất, người đã có sáng kiến tạo nên buổi Tri ân Quý thương phế binh. Nhưng Thầy không đến dự được, vì trước cổng chùa Liên Trì, nơi Thầy trụ trì có từ 4–7 an ninh ‘bảo vệ’ chùa nhiều ngày trước.

Cha Giuse Hồ Đắc Tâm, Bề trên Chánh xứ có đôi lời động viên: « Hôm nay, tôi rất vui khi có mặt nơi đây để tri ân Quý thương phế binh và chia sẻ cho nhau những thao thức về quê hương đất nước. Với người Kitô giáo chúng tôi dù ở trong tình trạng nào cũng có thể đóng góp cho công việc chung của đất nước, tuy không phải bằng vũ khí như trước đây hay bằng sức của mình, nhưng bằng lời cầu nguyện. Cho nên, tôi thiết nghĩ, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người đều có thể góp phần vào cho công cuộc chung của đất nước ».

Từ nhiều thập niên qua, nhờ danh thơm từ Thầy Marcel Văn, đang có án Phong Thánh, đến Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng từng bị côn đồ đỏ đòi ‘giết Kiệt, giết Phụng’ trong vụ Thái Hà và Tòa Khâm sứ cũ (Kiệt là Ðức cha Giuse Ngô Quang Kiệt), chúng tôi không quên Cha Nguyễn Văn Vàng bị giết chết đau đớn trong ngục tù việt cộng, Dòng Chúa Cứu Thế đã đuợc đồng bào tin cậy hoàn toàn, đặc biệt về tiền bạc. Do đó, Việc tri ân TPB.VNCH không những là cơ hội cho người trong nước mà còn cho người Việt tị nạn toàn cầu có nơi tin cậy để cám ơn TPB.VNCH.

Từ lâu trước đó, DCCT đã cấp nhà ở, tay chân giả, và tổ chức tiệc Giáng Sinh cho các TPB VNCH bị bỏ rơi trong nhiều thập niên qua.

Ðây là cơ hội tốt hiếm có để đồng bào Việt trong và ngoài nước góp phần tri ân những cựu chiến binh VNCH bị thương tật vì đã bảo vệ an ninh cho Tổ Quốc và an bình cho người dân. Ðặc biệt là Dòng Chúa Cứu Thế đã trích một phần ăn của các tu sĩ trong nhà dòng để cùng sẻ chia với các chú.

Ðối với các thiện nguyên viên, đây là dịp tốt để các anh, các chị và các em thực thi Bác ái qua trợ giúp tha nhân và nhận thức Sự thật không như nhiều điều được dạy ở trường. Một thiện nguyện viên giúp đỡ việc lấy kết quả khám bệnh cho các TPB.VNCH, cô Võ Thị Thôi Chinh cho biết: « Ðây là lần đầu tiên tôi tham gia chương trình này. Tôi rất xúc động khi được tiếp xúc với các chú TPB, được nghe các chú kể về đời lính, tôi cảm thấy như mình đã có lỗi với các chú. Vì thời gian qua, tôi không để ý gì tới những hoạt động thiện nguyện này, hôm nay được người bạn trong ca đoàn rủ đến đây, tôi mới nhận ra được việc làm này là đầy ý nghĩa ». Những thiện nguyện viên này thật đáng được cám ơn vì đã dành thời giờ và công sức giúp hoàn thành công tác xã hội này.

Những hành động này đáp ứng Thông điệp đầu tiên «Thiên Chúa là Tình Yêu» (Deus Caritas Est). Đức Thánh Cha Biển Ðức 16 trích câu ‘Thiên Chúa là Tình Yêu; Ai sống trong tình yêu, là sống trong Thiên Chúa và Thiên Chúa sống trong người đó’ Gioan (4,16). Trong Thông điệp đầu tiên của mình, Đức Thánh Cha muốn đề cập đến Tình yêu Thiên Chúa trao ban hào phóng trên chúng ta và đến lượt chúng ta phải thông truyền cho người khác.

Tuy đã bị mất cả hai chân trong chiến tranh, phải ngồi xe lăn nhưng TPB Nguyễn Văn Bồ cho biết: « Nhà tôi ở xa Sài Gòn, tận xã Bình Mỹ (Châu Ðốc, An Giang). Tôi phải đi xe đò từ tối qua để sáng nay đến đây kịp khám chữa bệnh. Tôi rất vui khi được quý ân nhân giúp đỡ như được khám chữa bệnh miễn phí, được nhận quà. Phải nói tôi rất xúc động, vì hơn 40 năm qua, chúng tôi cảm thấy mình đã bị bỏ rơi, là thành phần ‘cặn bã’ của xã hội này. Thế nhưng quí Cha DCCT đã nhớ đến chúng tôi, xem chúng tôi như những người bạn ».

Ông Phan Thành Chương, một TPB cho biết: « Hôm nay tôi diễm phúc được tới đây, được mọi người ân cần tiếp đón, ân cần thăm hỏi sức khỏe và khám bệnh. Ðiều đó làm cho tôi rất là cảm động. Bác sĩ làm việc rất tận tụy, khám bệnh rất kỹ, đối xử với bệnh nhân rất tốt. Các thiện nguyện viên phục vụ rất đàng hoàng, chu đáo, ân cần và trân trọng những người như chúng tôi ».

C. Bên Nhau Ði Nốt Cuộc Ðời.

Ðể mừng Xuân 2019, Phòng Công lý và Hòa bình DCCT Sài Gòn tổ chức ngày 26.12.2018.

Suốt tuần trước đó, anh chị em Tình Nguyện Viên đã tất bật chuẩn bị cho chương trình những ngày họp mặt Tri Ân cuối năm. Ðến hôm trước, các ‘bạn TPB.VNCH’ còn non nóp lo sợ không biết có chu toàn hay không vì năm nay con số quý ông TPB được gọi mời quá nhiều so với các năm trước.

Sáng sớm hôm đó, khi trời còn chưa sáng, các Tình Nguyện Viên bắt đầu chuẩn bị sắp xếp ghế ngồi dành cho quý ông TPB, cùng lúc hoàn chỉnh tất cả từ danh sách, bảng tên cho từng TPB tham gia buổi sáng ngày hôm nay. Và chương trình bắt đầu rất trôi chảy. Chúng tôi rất vui mừng mời đồng bào xem tại : https://www.youtube.com/watch?v=_fg5Pc4lem4

để thấy niềm hân hoan và hạnh phúc Thật của những người con Thiên Chúa. Chỉ có nhà nước mới thấy chướng tai gai mắt. Chúng ta, những Kitô hữu ủng hộ ai ?

Bên cạnh việc giúp thương phế binh, DCCT Sài Gòn còn rộng cửa đón nhận rất nhiều người cơ nhỡ, những người tù lương tâm không nơi nương tựa được nhà dòng tổ chức cho tạm trú chờ người hảo tâm giúp chỗ ở làm lại cuộc đời. Dân oan mất đất, mất nhà trên các tỉnh thành cả nước cũng thoải mái xem nơi đây là nhà của mình mỗi khi về thành phố. Dưới mắt chính quyền không thể nói là không khó chịu về các hoạt động này nhưng sự kiên định của các linh mục lãnh đạo và giáo xứ đã khiến những ý định đàn áp hay cấm cản bất thành.

Khi nói ‘Bên Nhau Ði Nốt Cuộc Ðời’ mang một ý nghĩa tâm lý ‘cuộc hành trình chung không còn dài lâu… Buồn thật !

C. NHỮNG SỰ KIỆN GẦN ÐÂY.

1. Linh mục Giám Tỉnh.

Ngày 30.04.1975, quân nhân Quân đội VNCH bị cưởng bách tan hàng. Sau đó, thày Giuse Bích đã bị cướp quyền Tự do Tu trì bởi nhà nước cộng sản và chỉ nhận Thánh chức Linh mục ngày 03.05.1990.

Ngày 05.11.2014, sau hai vòng đầu phiếu, Linh mục Giuse Nguyễn Ngọc Bích đắc cử nhiệm vụ Giám Tỉnh Tỉnh DCCT Việt Nam, nhiệm kỳ 2015-2018. Ngày 15.01.2015, trước sự chứng kiến của quý Cha, quý Thầy trong Tỉnh Dòng, Cha Bích đã chính thức nhận chức vụ Giám Tỉnh. Ngoài ra, trong Thánh lễ tạ ơn này, 6 cố vấn của Cha đã được giới thiệu.

Ngày 17.04.2015, DCCT chuẩn bị để đón 152 thương phế binh từ Đà Nẵng tới Cà Mau đến Nhà Dòng Sài Gòn để được khám sức khỏe tổng quát, xét nghiệm cận lâm sàng do 4 cơ sở đa khoa thiện nguyện đứng ra phụ trách đã gặp trở ngại. Nguyên nhân được biết là tân Bề trên Gím tỉnh Nguyễn Ngọc Bích cho rằng nhà sách của DCCT là nơi bán sách không nên tổ chức tụ tập đông người gây trở ngại cho việc kinh doanh. Cha Hoàng Phúc, Giám đốc nhà sách nói rằng Cha Giám tỉnh không cho phép làm.

Ngày 17.04.2015, nhà báo Mạc Lâm, đài RFA được Cha Giám tỉnh cho biết :

-Thứ nhất là tôi không cấm chuyện giúp đỡ anh em thương phế binh đâu nhưng mà có những cơ sở của nhà dòng thì cần có sự đồng thuận của những người trách nhiệm thì mới nên làm. Tôi không cấm việc giúp cho anh em thương phế binh cái đó tôi không ngăn cản gì hết, ai làm thì cứ làm không sao hết. Nhưng mà việc tổ chức thì nơi nào đó cần phải có sự đồng ý của người có trách nhiệm. Việc giúp anh em thương phế binh tôi hoàn toàn ủng hộ. Các cha cần giúp thì cứ giúp không sao hết, không có cản trở gì hết.

2. Ngày 11.05.2019, lúc 16 giờ 30, Cha Giám tỉnh, Tỉnh DCCT Việt Nam chủ tế Thánh Lễ nhận chức Bề trên Nhà Sài của Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm. Ngày 19.05.2019, Cha Quản hạt Tân Ðịnh, thay mặt Ðức cha Giám quản Tổng Giáo phận Sài Gòn chủ tọa Thánh Lễ và trao quyền Chánh Xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp cho Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm. Như vậy, từ nay, Cha Lâm thi hành Giáo vụ theo Tổng Giáo phận Sài Gòn.

3. Ngày 16.05.2019, sau những đồn đoán về DCCT Sài Gòn ‘bị CSVN chi phối, thay đổi đường hướng’ trên mạng xã hội, Cha Phaolô Lê Xuân Lộc, bất ngờ loan báo DCCT Sài Gòn ‘vừa bắt đầu một nhiệm kỳ mới, do đó có những thay đổi nhân sự trong cộng đoàn’. Trong 6 năm tồn tại và phát triển, từ việc giúp đỡ ban đầu khoảng 100 thương phế binh, hiện nay danh sách này đã lên tới hơn 5.300 vị.

4. Ngày 16.05.2019, Linh mục Giám tỉnh Giuse Nguyễn Ngọc Bích đã trả lời phỏng vấn của ông Ben Ngô Ðài BBC (xin Cha cho phép tóm tắc) :

i. Tôi không biết có ai đó muốn thay đổi chủ trương hoạt động DCCT. Tôi, với tư cách Giám Tỉnh cùng Ban Quản Trị, chưa hề ra văn thư hoặc tuyên bố nào thay đổi chủ trương hoạt động. Phòng Công lý Hòa bình Sài Gòn trực thuộc Tu viện Sài Gòn chứ không thuộc Tỉnh Dòng nên tôi không trực tiếp điều hành. Tôi chưa thấy ai đổi tên phòng. Tôi vừa trao đổi với Cha Bề trên Tu viện Sài Gòn. Ngài khẳng định vẫn tiếp tục việc giúp các TPB.VNCH.

ii. Tu sĩ nào thấy và biết rõ những nỗi oan ức hay khốn khó của dân thì cứ biểu lộ sự liên đới với họ và giúp họ tìm công lý bằng những phương tiện hữu hiệu và phù hợp với Tin Mừng.

iii. Vì không có việc thay đổi chủ trương nên chẳng có gì liên quan đến vấn đề thuyên chuyển. Từ khi làm Giám tỉnh đến nay, đã có hơn 280 văn thư bổ nhiệm và thuyên chuyển. Việc này vẫn sẽ còn tiếp tục. Vì vậy, việc quan tâm đến một vài sự thuyên chuyển so với con số hơn 280 không biết có phải là sự thiếu cân đối quá lớn không? Nhiều người đang giữ những chức vụ như Bề Trên, Linh mục Chính Xứ, Giám đốc các Trung tâm, Giáo sư Đại Chủng viện, … cũng đã được thuyên chuyển mà không có gì ồn ào.

Sự bổ nhiệm và thuyên chuyển là việc rất bình thường của tất cả các Dòng Tu. Đó là công việc nội bộ mà người ngoài, thậm chí cả các Đức Giám Mục, chẳng có lý do gì để xen vào hay thắc mắc vì họ không thể biết được những gì liên quan đến phẩm chất, đến tư cách và đến hoàn cảnh của từng tu sĩ và vì họ cũng không có trách nhiệm phải trả lời trước mặt Chúa về những gì liên quan đến sứ mạng và sự phát triển Dòng.

iv. Chúng tôi là Hội Dòng chứ không phải cơ quan hay xí nghiệp để phải giữ lại nhân sự làm việc tốt tại một nơi. Nếu đang làm tốt ở nơi này thì vẫn có thể làm tốt ở nơi các cộng đoàn khác và như vậy những nơi có nhu cầu khẩn thiết hơn cần được quan tâm và phục vụ nhiều hơn. Hơn nữa, sẽ không ai nghĩ rằng mình là người không thể thay thế.

Khi một người được bổ nhiệm hay thuyên chuyển là đưa về một cộng đoàn vì sứ vụ chứ không để ‘cô lập’ hay ‘phân tán’ như cách hành xử thế tục. Khi bổ nhiệm, Bề Trên phải hướng về Thiên Chúa và nhắm lợi ích Dòng, phải bổ nhiệm những người mà trước mặt Chúa họ xét là xứng đáng và có khả năng, tránh mọi lạm dụng và thiên vị. Nếu không làm đúng, họ phải trả lẽ với Chúa và với Hội Dòng.

v. Tôi nghĩ rằng truyền thông cần có đạo đức. Phải tìm kiếm sự thật. Chỉ nói điều gì mình biết đúng sự thật. Không phổ biến những điều gian dối. Chúng ta biết rằng mình không thể chuộc lại những tai hại đã gây ra khi nói sai, nói xấu, khi suy diễn bừa bãi và tệ hơn nữa vu khống và bịa đặt. Nếu có một lương tâm ngay chính, biết yêu chuộng chân lý, chúng ta có thể đem lại những điều tốt đẹp khi sử dụng truyền thông. Chúa Giêsu đã dậy rằng: “Có thì nói có, không thì nói không.Thêm thắt điều gì là do ác quỷ”( Mt 5, 37). Khi tôn trong sự thật chúng ta giúp làm sáng tỏ chân lý hơn là tiếp tay cho những điều xấu thuộc về thế giới tối tăm.

IV. CƯỠNG CHẾ VƯỜN RAU LỘC HƯNG.

Một cuộc đàn áp và cướp của tàn bạo khác có liên hệ đến TPB.VNCH. Trong các ngày 04 và 08.01.2019, bạo quyền quận Tân Bình đã hoàn thành việc cưỡng chế tháo dỡ 112 ngôi nhà nằm trên lô đất đã được đăng ký của 134 hộ gia đình ở Lộc Hưng, Sài Gòn mà chúng không thông báo trước. Chúng khẳng định các ngôi nhà này xây dựng trái phép.

Các TPB.VNCH bị ‘hốt’ đưa đi nhanh đến nỗi không kịp đi đôi chân giả; có người bị đưa về đồn phải ‘trốn thoát’ ra và nhiều vị ngồi hoang mang ngơ ngác, thẫn thờ với chút hành lý ít ỏi giữa lòng lề đường hoặc vừa về thăm quê quay trở lại Sài Gòn thì không còn thấy căn nhà thân thương đâu nữa. Giờ phút này đây họ chính thức là ‘Dân oan’ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, không còn bất cứ nơi nào để dung thân nữa. Căn nhà tình thương, tổ ấm duy nhất cưu mang họ đã bị người ta nhẫn tâm phá bỏ. Một lần nữa họ bị hất ra lề xã hội, một lần nữa tuyệt vọng chứng kiến ‘Bọn thắng cuộc’ ra tay với họ đúng nghĩa kiểu ‘tận diệt’!

Đức cha Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, Giám mục Giáo phân Parramatta (Úc Ðại Lợi) miêu tả vụ cưỡng chế là ‘một hành vi của chính quyền cộng sản Việt Nam thật trớ trêu kể từ cái gọi là thời kỳ đổi mới, như được thể hiện qua nhiều vụ việc trên cả nước’. Vị Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Australia buộc tội hệ thống truyền thông nhà nước đưa tin vụ việc này không đúng với những gì đã xảy ra tại hiện trường theo lời nạn nhân kể lại.

« Nhiều người phải dựa vào sự hỗ trợ của các nhóm tôn giáo như các Cha DCCT và giáo dân trong Giáo xứ Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp’. Tôi xin bày tỏ tình liên đới sâu sắc với anh chị em và ủng hộ anh chị em trong cuộc đấu tranh vì phẩm giá giữa cảnh thử thách hết sức cam go mà anh chị em phải trải qua. Tôi cầu nguyện xin cho anh chị em tiếp tục bền vững trong đức tin và trong việc tìm kiếm công lý », Ðức cha nói.

Hai Ðức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa bình Hội đồng Giám mục Việt Nam và Micae Hoàng Ðức Oanh, nguyên Giám mục đã đến thăm đồng bào nạn nhân. Bọn côn đồ đã mở loa thật lớn để phá tiếng đọc kinh chung.

Ngày 10.01.2019, Cha Antôn Lê Ngọc Thanh thuộc DCCT kêu gọi chính quyền bồi thường cho các nạn nhân bị ‘thiệt hại tinh thần và thể xác’ do chính quyền địa phương gây ra. Cha Thanh phụ trách Phòng Công lý và Hòa bình DCCT còn yêu cầu họ nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho những người bị cưỡng chế.

Cha nói trong thông cáo rằng Văn phòng của Cha có chủ quyền một lô đất rộng 224 mét vuông, nơi xảy ra vụ cưỡng chế và một ngôi nhà trên lô đất đó có 18 TPB.VNCH sinh sống, đã bị phá hủy. Cha cho biết DCCT Sài Gòn đang tìm kiếm chỗ ở tạm cho các TPB này cũng như tìm cách hỗ trợ họ về lâu về dài. DCCT cũng đang xem xét phát động chiến dịch yêu cầu chính quyền trả lại đất đai và tài sản. Cha kêu gọi đóng góp ủng hộ những người bị cưỡng chế.

Linh mục Giuse Maria Lê Quốc Thăng và 4 nhà hoạt động nhân quyền phát động chiến dịch quyên góp ủng hộ 2 tù nhân lương tâm Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên, họ chỉ ở trong căn nhà mới xây được một tuần trước khi bị phá hủy ngày 08.01.2019.

Các TPB. VNCH bị ‘hốt’ đưa đi nhanh đến nỗi không kịp đi đôi chân giả; có người bị đưa về đồn phải ‘trốn thoát’ ra và nhiều vị ngồi hoang mang ngơ ngác, thẫn thờ với chút hành lý ít ỏi giữa lòng lề đường hoặc vừa về thăm quê quay trở lại Sài Gòn thì không còn thấy căn nhà thân thương đâu nữa. Giờ phút này đây họ chính thức là ‘Dân oan’ không nhà không cửa, tứ cố vô thân, không còn bất cứ nơi nào để dung thân nữa. Căn nhà tình thương, tổ ấm duy nhất cưu mang họ đã bị người ta nhẫn tâm phá bỏ. Một lần nữa họ bị hất ra lề xã hội, một lần nữa tuyệt vọng chứng kiến ‘Bọn thắng cuộc’ ra tay với họ đúng nghĩa kiểu ‘tận diệt'!

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã hơn một lần có nói đến ‘sự vô cảm và phổ quát tập thể’, ‘sự im lặng đồng lõa’ kiểu này. Trong một bài giảng Ngài đã trích dẫn câu Cain trả lời Đức Chúa Trời rằng: ‘Điều đó liên quan gì tới tôi? Tôi đâu có phải là người bảo vệ em tôi’ ( St 4,9)’.

V. THÀNH THẬT NGUYỆN ƯỚC.

Kính thưa Quý Cha,

Sau khi nhận lãnh Thánh chức Linh mục, quý Cha nhận thi hành sứ nhiệm Ðức Kitô, Ngôi Hai Thiên Chúa, tức khi Tuyên : ‘Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn: Vì này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con’ và Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống: Vì này là chén Máu Thầy, Máu giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Tức thì, Bánh và Rượu trở thành Mình và Máu Ðức Kitô, và mọi Kitô hữu đều Tin và Rước Lễ như vậy. Bởi thế, quý Cha chính là Ðức Kitô thứ Hai. Ngoài ra, quý Cha còn thi hành năng quyền Tha Tội hối nhân chúng con.

Tuy nhiên, trong chế độ việt cộng, các Cha đã không thể thi hành giáo vụ như nhau. Lần lượt các Cha phụ trách chương trình TPB.VNCH được thuyên chuyển và là Tu Sĩ, các Cha đã tuân phục (Ðức Vâng lời). Tuy nhiên, trong khi hầu hết các Cha DCCT đều thi hành sứ vụ Ðức Kitô Thứ Hai để giảng dạy Tin Mừng và loan truyền Mình và Máu Thánh Chúa để nuôi phần hồn các Kitô hữu, nhưng một thiểu số các Cha, can đảm thực hiện lời Phúc Aâm qua Học thuyết xã hội Công Giáo, cách riêng Chương 8, sẳn sàng dấn thân giúp đỡ và bênh vực đồng bào cô đơn, không khả năng đối phó với nhà nước công an trị và tạo hạnh phúc cho các thiện nguyện viên hoàn thành Ðức Ái đối với bậc Chú Bác mình mà Ðức Thánh Cha Phanxicô thường khuyến khích giới trẻ tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm nơi người Lớn Tuổi.

Trái lại, cũng có những Ðấng mà người ta gọi là ‘quốc doanh’ như cái nhà máy mà nhà nước khai thác để kiếm lời. Con không thêm bớt, chỉ mời đọc : « Trong thư đề ngày 25.12.1997 để báo cáo với lãnh đạo Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tôn giáo TP. Hồ chí Minh về Phan khắc Từ và Trương bá Cần, Vương đình Bích viết : « Tôi thành khẩn nói rõ với hai anh Từ và Cần, là vấn đề thật của Tổ chức chúng ta, không phải là Nhóm Nghiên cứu (bị Phan khắc Từ giải tán), mà là Nhóm bốn anh em chúng tôi, Minh, Cần, Từ, Bích đã được lãnh đạo gầy dựng và giao cho nhiệm vụ điều động Phong trào Công Giáo Yêu nước tại Thành phố này…». Ðiều lệ của UBÐK ghi rõ: UBÐKCGVN ‘là tổ chức đại diện phong trào yêu nước của người Công Giáo Việt-Nam’, laø ‘thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam’. (Mặt trận Tổ quốc Việt-Nam do Ðảng Cộng sản dựïng nên, bao gồm các đoàn thể nhân dân). Nhờ ơn Ðảng, họ khá giàu về tiền và quyền. Ðó là Sự Thật.

Ước gì sau khi giết Tổng thống để theo Mỹ rồi mất nước vào tay Việt cộng. Ngày nay, trước ngưỡng cửa năm 2020, người Việt biết thương nhau, đùm bọc nhau hơn để Quê Huơng không thêm khốn khổ hơn trong tay ngoại bang…

Hà Minh Thảo
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vài nét về cuộc đổ bộ Normandie nhân kỷ niệm 75 năm biến cố này
Đặng Tự Do
08:41 06/06/2019
Cuộc đổ bộ Normandie là cuộc hành quân vào ngày thứ Ba 6 tháng Sáu năm 1944 của quân Đồng minh nhằm mở đường tiến vào Âu châu trong Thế chiến II. Đó là cuộc tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử. Chiến dịch này nhằm giải phóng nước Pháp đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, và đặt nền móng cho chiến thắng của phe Đồng minh trên mặt trận phía Tây.

Việc hoạch định kế hoạch cho chiến dịch này bắt đầu vào năm 1943. Trong những tháng trước cuộc tấn công, quân Đồng minh đã tiến hành một loạt đáng kể các hoạt động quân sự nhằm đánh lạc hướng người Đức về ngày giờ và địa điểm của cuộc đổ bộ của quân Đồng minh.

Tuy không biết chính xác, nhưng đề phòng khả năng một cuộc tấn công từ Anh quốc của quân Đồng minh, Adolf Hitler đã đặt Nguyên soái Erwin Rommel, một tướng lĩnh tài ba của Đức, chỉ huy việc xây các công sự, các bãi mìn và các chướng ngại vật dọc theo bờ biển. Đức Quốc Xã gọi đó là Bức tường Đại Tây Dương.

Các nhà hoạch định cuộc tấn công đã xác định một tập hợp các điều kiện cần thiết liên quan đến chu kỳ của mặt trăng, thủy triều và hướng gió. Họ nhận ra rằng mỗi tháng chỉ có vài ngày thỏa mãn được các điều kiện này. Trăng tròn là tốt nhất, vì ánh trăng sẽ cung cấp ánh sáng cho các phi công nhận ra các công sự phòng thủ của Đức. Cuộc tấn công được dự định diễn ra vào tảng sáng lúc có thủy triều cao nhất để cải thiện tầm nhìn của binh lính đối với các chướng ngại vật trên bãi biển, đồng thời hướng gió phải đi từ biển vào để giảm thiểu thời gian binh lính đang chơi vơi giữa dòng nước, làm mồi cho pháo binh địch.

Tướng Eisenhower đã chọn ngày 5 tháng Sáu là ngày tấn công. Tuy nhiên, vào ngày 4 tháng Sáu, biển động mạnh không phù hợp cho việc tấn công, trong khi nhiều đám mây thấp ngăn cản tầm nhìn của phi công trên các máy bay.

Cuộc tấn công đã bị hoãn lại 24 giờ. Mặc dù thời tiết vẫn chưa được hoàn hảo như mong muốn nhưng nếu chờ hơn nữa thì phải đến hai tuần sau mới có các điều kiện phù hợp. Vì thế, Tướng Eisenhower đã quyết định chọn ngày đổ bộ là ngày 6 tháng Sáu.

Đồng minh kiểm soát Đại Tây Dương có nghĩa là các nhà khí tượng học Đức có ít thông tin hơn so với Đồng minh trong việc dự báo thời tiết. Khi trung tâm khí tượng Luftwaffe ở Paris dự đoán hai tuần tới là thời tiết bão tố, nhiều chỉ huy của quân Đức đã rời bỏ vị trí của họ để tham dự các tiêu khiển ở Rennes, và quân nhân nhiều đơn vị được nghỉ phép. Chính Nguyên soái Erwin Rommel cũng trở về Đức vào dịp sinh nhật vợ và để gặp Hitler xin thêm xe tăng.

Ngay sau nửa đêm, không quân bắt đầu các cuộc oanh tạc và từ ngoài biển hải quân bắn tới tấp vào bờ để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ của 24,000 quân thuộc các lực lượng Mỹ, Anh và Canada vào bờ biển Pháp lúc 06:30. Các mục tiêu trải dài đến 80 km dọc theo bờ biển Normandie được chia thành năm khu vực: Utah, Omaha, Gold, Juno và Sword.

Những cơn gió mạnh đã thổi bay các tàu đổ bộ về phía đông so với vị trí dự định của họ, đặc biệt là tại Utah và Omaha. Thành ra, nhiều binh sĩ Đồng Minh rơi vào những chỗ quân Đức bố trí mạnh nhất và phải chịu hỏa lực nặng nề từ các ụ súng nhìn ra bãi biển. Khi vào đến bờ họ lại gặp phải các bãi mìn và vô số các chướng ngại vật như cọc gỗ, và dây kẽm gai, khiến thương vong rất nặng. Nặng nhất là tại Omaha, với những vách đá cao.

Ngoài việc kiểm soát được bãi biển, Đồng minh đã không giải phóng được bất kỳ thị trấn nào trong ngày đầu tiên. Thương vong của người Đức trong D-Day ước tính khoảng 4,000 đến 9,000 người. Thương vong của Đồng minh ít nhất là 10,000.


Source:Wiki
 
Văn Hóa
Thánh Tâm Chúa Giêsu
Lê Đình Thông
15:33 06/06/2019
SACRUM COR IESU

Người môn đệ tựa đầu vào ngực
Là Gioan nhất mực yêu Thầy (Ga 13,23)
Thánh Tâm thổn thức đêm ngày
Cứu nhân độ thế, chết thay nhân trần.

Trên Núi Sọ lính canh lấy giáo
Đâm vào tim, huyết máu tuôn trào (Ga 19,34)
Đền thay tội lỗi chất cao
Tình yêu Thiên Chúa dạt dào đắm say (Rom 3,26)

Thánh Tâm Chúa tràn đầy nhân đức (Heb 1,9)
Là đức tin, tăng sức cậy trông
Ta yêu Thiên Chúa hết lòng (1)
Thương yêu nhân thế, đại đồng đệ huynh.

Thánh Tâm Chúa tận tình an ủi (Cor 1,3)
Bao bệnh nhân khổ luỵ đêm ngày
Và người già yếu hao gầy
Những ai thiếu thốn miệt mài kiếm cơm.

Thánh Tâm Chúa phước ơn sống lại (1Ga1,2)
Cho hồn con tươi mát phục sinh
Trái tim thương xót tận tình
Tấm lòng bác ái có mình có ta.

Thánh Tâm Chúa hải hà thương xót
Là Ngôi Hai Con Một giáng trần
Con nay thống hối ăn năn
Cứu con thoát lửa trầm luân đời đời.

Thánh Tâm Chúa Ngôi Lời nhập thể
Tháng sáu này trần thế tôn vinh
Danh Cha cả sáng Thiên đình
Nước Cha trị đến hành trình đức tin.

Thánh Tâm Chúa con tim Giáo Xứ
Cả cộng đoàn thao thức cầu xin
Nào cùng củng cố đức tin
Giúp nhau sống đạo quang vinh sáng ngời.


---
(1) Ba nhân đức đối thần (les 3 vertus théologales) :
Tin, Cậy, Mến.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đêm Khuya Ế Khách
Tấn Đạt
21:34 06/06/2019
ĐÊM KHUYA Ế KHÁCH
Ảnh của Tấn Đạt

Đêm khuya ế khách chán phèo
Thôi thì nghỉ mệt một lèo giấc ngon.
(nđc)