Ngày 06-06-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:22 06/06/2020

45. Vậy những người cự tuyệt không đón nhận Thánh Giá thì được lợi ích gì? Sức nặng của Thánh Giá sẽ làm cho họ nặng hơn.

(Thánh Alphonsus Liguori)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:28 06/06/2020
41. TIỄN CHA CẦU QUAN

Có người hỏi người bạn:

- “Phú ông được phong tước (1) và công tử con quan lão gia, ai sung sướng? ”

Bạn trả lời:

- “Làm phú ông mà được phong tước thì tuổi tác đã cao, răng rụng rồi, cho nên làm công tử thì sướng nhất.”

Người ấy vội vàng đứng dậy bỏ chạy, người bạn chạy đuổi theo hỏi tại sao, anh ta nói:

- “Tôi phải đưa phụ thân đi học để cầu quan !”

(Tiếu lâm)

Suy tư 41:

Làm công tử con quan hay làm phú ông được cấp bổng lộc, xét cho cùng thì ai cũng sung sướng cả, bởi vì cả hai đều được hưởng thụ của cải vật chất.

Làm linh mục, tu sĩ nam nữ, hoặc làm giáo dân thì đều sung sướng cả, bởi vì mọi người đều được hưởng ân sủng của Thiên Chúa như nhau, bởi vì nhờ bí tích Rửa Tội chúng ta đều trở nên người thừa kế kho tàng ân sủng của Thiên Chúa. Nhưng trong thực tế, có rất nhiều người không muốn gánh vác trách nhiệm của mình, tức là đem trách nhiệm và bổn phận của mình đổ trên đầu người khác để hưởng thụ những cái không xứng đáng với chức vụ của mình, như biến trách nhiệm linh mục của mình thành việc của giáo dân, đem trách nhiệm giáo dân của mình thành trách nhiệm của linh mục, cho nên cuộc sống cứ lẫn lộn trong vòng lẫn quẫn của đam mê...

Tiễn cha đi học để mình làm công tử, chi bằng tự mình siêng năng học hành để được làm quan có sung sướng hơn không !

Cứ sống chu toàn bổn phận của mình thì sung sướng và hạnh phúc, hơn là cứ nhìn chức vụ của người khác mà thèm thuồng tiếc rẻ.

Bình an trong tâm hồn là ở đó vậy !

(1) Người già được phong đất phong tước để hưởng thụ.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:32 06/06/2020
LỄ ĐỨC CHÚA TRỜI BA NGÔI

Tin mừng : Ga 3, 16-18.

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em. Anh em hãy lãnh nhận lấy Thánh Thần”.


Anh chị em thân mến,

Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi là: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, đây là mầu nhiệm cao cả nhất trong giáo hội chúng ta; cao cả bởi vì không một trí óc nào của nhân loại có thể hiểu thấu và suy tới, cao cả bởi vì yêu thương nhân loại mà chính mỗi ngôi vị của Thiên Chúa đã không ngừng hoạt động trong đại vũ trụ là thiên nhiên và trong mỗi một tiểu vũ trụ là chúng ta, để nhờ đó mà chúng ta biết kết hợp mật thiết với Ngài hơn trong cuộc sống hằng ngày.

1. Thông phần sáng tạo với Đức Chúa Cha.

Chúa Cha đã tạo dựng nên vũ trụ, và con người không phải là căn nguyên của vạn vật nên không sáng tạo, nhưng con người được Thiên Chúa cho cộng tác vào chương trình sáng tạo của Ngài, khi Chúa nói với con người: “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất”.

Như vậy con người được phép tiếp tục hoàn thành công việc sáng tạo của Thiên Chúa cho đến tận thế, bằng sự khôn ngoan và hiểu biết của mình.

Thiên Chúa ban quyền “sáng tạo” ra con người trong bậc vợ chồng, nhưng ngày nay có những vợ chồng không làm như ý của Thiên Chúa, họ làm nên những bào thai sự sống rồi giết chết; họ tìm thấy những khoái lạc chóng qua hơn là hạnh phúc lâu dài đầy trách nhiệm, họ đang phá hoại công trình sáng tạo của Thiên Chúa, mà chính họ được Ngài ban cho quyền ấy.

Thiên Chúa cũng ban quyền “sáng tạo” ấy cho các nhà khoa học, để họ nghiên cứu, khám phá ra những ích lợi cho nhân loại trong vũ trụ này, nhưng rồi nhân loại đã lợi dụng khoa học để gây chiến tranh đau khổ cho nhau...

2. Thông phần cứu chuộc với Chúa Giêsu.

Được hy sinh cho người mình yêu là một hạnh phúc mà là một hạnh phúc trọn vẹn. Đức Chúa Giê-su đã đến trần gian để cứu chuộc nhân loại thoát khỏi tội lỗi do ma quỷ và sự ác hoành hành, mà điểm cao của việc cứu chuộc là chính Ngài đã bị đóng đinh vào thập giá, chết và sống lại.

Tất cả chúng ta đều được Đức Chúa Giê-su mời gọi thông phần vào sự cứu chuộc của Ngài, dù chúng ta không hề cứu chuộc ai, nhưng nhờ bí tích Rửa Tội mà chúng ta được thông phần vào cuộc khổ nạn với Đức Chúa Giê-su, đó là: khi chúng ta khiêm tốn để tha nhân được dễ chịu, khi chúng ta vui vẻ để người khác được thoải mái, khi chúng ta hy sinh để họ được hạnh phúc, khi chúng ta phục vụ để mọi người nhìn thấy Chúa Giê-su hiện diện giữa họ.v.v...đó chính là thông phần vào sự cứu chuộc nhân loại của Chúa Giê-su vậy.

3. Thông phần thánh hóa với Thánh Thần.

Đức Chúa Thánh Thần là Đấng được gởi đến để làm cho Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su trở nên ánh sáng cho muôn dân, chính Ngài là Đấng dẫn dắt và là Đấng thánh hóa, để mỗi một phần tử trong Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su được trở nên những chứng nhân sống động cho Tin Mừng.

Chúng ta thông phần thánh hóa với Đức Chúa Thánh Thần không có nghĩa là chúng ta thánh hóa anh em chị em, nhưng nhờ ân sủng của bí tích Thêm Sức mà chúng ta được trở nên người lính chiến chống lại sự ác và tội lỗi, nhờ ơn của Đức Chúa Thánh Thần mà chúng ta trở nên tôi tớ phục vụ tha nhân để họ nhận biết khuôn mặt của Đức Chúa Giê-su nơi ngôn hành của chúng ta, đồng thời làm cho họ trở nên người môn đệ của Chúa nhờ vào sự phục vụ vô vị lợi của mình.

Anh chị em thân mến,

Mừng lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi là đồng thời chúng ta cũng tuyên xưng mầu nhiệm ấy giữa muôn dân:

- Khi chúng ta làm cho xã hội có sự bình an hạnh phúc bằng các phương thế mà khoa học đem lại.

- Khi chúng ta biết chia sẻ niềm vui nổi buồn với tha nhân.

- Khi chúng ta biết rao giảng Chúa Giê-su chịu đóng đinh trên thập giá, chết và sống lại bằng ngôn hành bác ái và phục vụ của mình...


Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/samac.140194

http://nhantai.info
 
Một Hiện Thực Ắp Đầy Ba Ngôi
Lm. Giuse Trương Đình Hiền
18:12 06/06/2020
Vừa kết thúc Mùa Phục Sinh và bước qua mùa Phụng Vụ Thường Niên, Hội Thánh cử hành liên tiếp 3 lễ trọng: CHÚA BA NGÔI, MÌNH MÁU THÁNH CHÚA, THÁNH T M CHÚA GIÊSU.

Qua 3 lễ trọng nầy, hình như Hội Thánh muốn nói lên rằng: dư âm của mầu nhiệm TỬ NẠN-PHỤC SINH vẫn còn vang vọng kéo dài chứ không phải kết thúc với đại lễ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG.

Riêng lễ CHÚA BA NGÔI được cử hành hôm nay, có thể nói được, là một cách “cắt nghĩa tổng hợp” về ý nghĩa trọn vẹn và sâu xa của mầu nhiệm TỬ NẠN-PHỤC SINH, mầu nhiệm Cứu Độ.

Thật vậy, nào chẳng phải Lời Chúa đã dạy chúng ta rằng:

- Chúa Cha chính là cội nguồn ơn cứu độ khi trao ban Người Con Một và đón nhận Hy lễ Thập giá của Ngài: “Đến như chính Con Một, Thiên Chúa cũng chẳng tha, nhưng đã trao nộp vì hết thảy chúng ta. Một khi đã ban Người Con đó, lẽ nào Thiên Chúa lại chẳng rộng ban tất cả cho chúng ta? ” (Rm 8, 32); “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.” (Ga 3, 16-17).

- Chúa Con đã thực hiện chương trình cứu độ qua cuộc tử nạn-phục sinh của Ngài: “Phần con, Con đã tôn vinh Cha ở dưới đất, khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho con làm” (Ga 17, 4); “Nầy con xin đến để thực thi Thánh ý Cha” (Dt 10, 7); “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta hài lòng về Người. Các ngươi hãy vâng nghe lời Người!” (Mt 17, 5).

- Chúa Thánh Thần làm cho ơn cứu độ của Chúa Con trổ sinh hoa trái và nên nguồn sống mới: “Thiên Chúa Cha đã ra tay uy quyền nâng Người lên, trao cho Người Thánh Thần đã hứa, để Người đổ xuống: đó là điều anh em đang thấy đang nghe.” (Cv 2, 33); Thần Khí của Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, thì Đấng đã làm cho Đức Giê-su sống lại từ cõi chết, cũng sẽ dùng Thần Khí của Người đang ngự trong anh em, mà làm cho thân xác của anh em được sự sống mới.” (Rm 8, 11); “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” (Ga 14, 26)…

Phải chăng, chính từ những ý nghĩa trên mà Đức Thượng Phụ Filaret đã cắt nghĩa mầu nhiệm Ba Ngôi trong viễn tượng thập giá đầy thâm thuý:

- Cha là tình yêu đóng đinh= Amour crucifiant

- Con là tình yêu chịu đóng đinh =Amour crucifié

- Thánh Thần là sức mạnh vô địch của Thập Giá (force invincible de la croix)

Giáo lý dạy rằng: chân lý “Một Chúa Ba Ngôi” được Lời Chúa vén mở từ từ cho tới khi được sáng tỏ trọn vẹn qua Đức Kitô, như khẳng định của thư Do Thái: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1, 1-2).

Thật vậy, công thức Ba Ngôi: “CHA, CON, THÁNH THẦN” do chính Đức Kitô mặc khải được ghi lại qua trích đoạn duy nhất và rất ngắn của Tin Mừng Matthêu: “Anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28, 19).

Và như thế, rõ ràng mầu nhiệm Ba Ngôi là “cánh cửa đức tin” đầu tiên của đời sống Kitô hữu đi liền với cuộc tái sinh của nhiệm tích Rửa Tội. Và chúng ta cũng biết rằng, trước khi được dìm xuống nước nhân Danh Ba Ngôi, người được gia nhập đạo” còn phải trả lời dứt khoát tin vào Cha, Con, Thánh Thần: “Con có tin… Thưa Tin…”

Từ nền tảng Phụng vụ bí tích Rửa tội, công thức tuyên xưng Ba Ngôi còn được Hội Thánh ban đầu cô đọng thành một lời chào chúc như ta gặp trong thư thứ 2 của Thánh Phaolô gởi cộng đoàn Corintô và được Phụng vụ của Hội Thánh lấy lại làm lời chào đầu lễ: “Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần…” (2 Cr 13, 13). Cũng trên cái nền “Ba Ngôi” đó, kết thúc Kinh Nguyện Thánh Thể là một lời vinh tụng Ba Ngôi long trọng: “Chính nhờ Người với Người và trong Người mà mọi danh dự và vinh quang đều quy về Chúa là Cha Toàn năng trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.

Không dừng lại ở phạm vi “Lex orandi”, niềm tin vào chân lý Thiên Chúa Ba Ngôi Vị đã được Hội Thánh diễn dịch và đúc kết (Lex credendi) qua hai bản Tuyên Xưng đức tin được gọi là Hai Kinh Tin Kính: Kinh Tin Kính Các Tông Đồ và Kinh Tin Kính Nicêa-Constantinopoli.

Chính những lời tuyên xưng đầy đủ về Ba Ngôi trong hai “tín biểu” đặc trưng nầy, khi được diễn dịch và biểu hiện trong nhịp sống đạo đời thường của người Kitô hữu, đã trở thành những lời kinh cầu nguyện quen thuộc: “Sáng Danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần”, “Lạy Chúa, con tin thật có một Đức Chúa Trời là Đấng thưởng phạt vô cùng, con lại tin thật có một Đức Chúa Trời mà Người có Ba Ngôi…”; hay một lời tuyên xưng kèm với hình Thánh Giá được vẽ trên người mà bất cử người Kitô hữu lớn bé trẻ già nào cùng có thể làm thành thạo, đôi khi trở nên công thức, thói quen: “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần”.

Tuy nhiên, chúng ta đừng quên: cho đến mãi hôm nay, “tờ lý lịch của Thiên Chúa” vẫn còn “dang dở” để con người lần mò tiếp cận trong “băn khoăn thao thức tới khi nào được an nghỉ trong Chúa” (St. Augustinô). Giờ đây, chúng ta thử chiêm ngưỡng lại dung mạo của Thiên Chúa Ba Ngôi được chuyển tải qua sứ điệp Lời Chúa vừa được công bố.

Trước hết, sách Xuất Hành trong Bài đọc 1 đã vén mở cho chúng ta dung mạo của một Thiên Chúa đầy lòng thương xót và luôn đồng hành với con người: Chúa đi qua trước mặt ông (Môsê) và hô: “Đức Chúa! Đức Chúa! Thiên Chúa thương xót và từ nhân, bao dung, đầy nhân nghĩa và tín thành”. Và không chỉ một lần, trong suốt chiều dài Cựu ước, qua các Tổ phụ, các ngôn sứ, dung mạo một “Thiên Chúa là tình yêu” đã được khắc hoạ thường xuyên, như cách diễn tả của ngôn sứ Isaia: “Có người mẹ nào không thương con dạ nó mang? Nhưng nếu có người mẹ nào như thế đi nữa, thì riêng Ta, Ta không bao giờ quên ngươi. Thiên Chúa toàn năng đã phán như thế.” (Isaia).

Và chính Đức Kitô, Vị Thiên Chúa nhập thể làm người, cũng không nói gì hơn khi trình bày “dung mạo tình yêu của Thiên Chúa”. Hơn chăng, khi dung mạo đó hiện thực nơi chính Ngài, như Tin Mừng Gioan xác quyết: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin ở Con của Người, thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời, vì Thiên Chúa không sai Con của Người giáng trần để luận phạt thế gian, nhưng để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ.”

Và như thế, khi cử hành lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta một lần nữa tuyên xưng vào mầu nhiệm cao cả và trung tâm của đức tin Kitô giáo, như sách Giáo Lý Hội Thánh đã khẳng định; và không chỉ dừng lại ở lời tuyên xưng suông, chúng ta sống mầu nhiệm Ba Ngôi cách sinh động và cụ thể theo những lời nhắn gởi của Thánh Phaolô trong Bài đọc 2, những giáo huấn chưa bao giờ lỗi thời: “anh em hãy vui lên, hãy nên trọn lành, hãy khuyến khích nhau, hãy đồng tâm nhất trí, và hoà thuận với nhau, thì Thiên Chúa, nguồn sự bình an và tình yêu, sẽ ở với anh em.”.

Và nếu phải học sống với Thiên Chúa làm sao, ứng xử với Thiên Chúa thế nào, thì lời thoại thân mật với Thiên Chúa của Môsê năm nào trên núi Sinai luôn là một gợi ý đầy thâm thúy và hiện sinh: “Xin Ngài đi với chúng con…Xin Ngài tha thứ những lỗi lầm và tội lỗi chúng con…”

Vâng, tin vào một Chúa Ba Ngôi có nghĩa là tin vào một Đấng đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường cuộc sống; tin vào một Đấng có thể cảm thông sự yếu hèn của phận người để khoan dung tha thứ; tin vào một Đấng sẵn sàng biết chia sẻ và cho đi, sẵn sàng trở nên nghèo hèn và yếu đuối, sẵn sàng bị đóng đinh để chết vì yêu thương. Tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi đó chính là tin một Thiên Chúa “không nỡ bẻ gãy cây lau bị dập”, một Thiên Chúa quan phòng chăm sóc từng con chim sẻ trên cây, từng cây huệ ngoài đồng. Thiên Chúa Ba Ngôi, đó cũng là “Người Cha già nhớ thương đứa con trai hoang đàng, chiều chiều ra ngõ vắng đón đợi, là Vị Mục tử sẵn sàng bỏ chín mươi chín con chiên trong đàn để đi tìm một con chiên lạc. Thiên Chúa Ba Ngôi, cũng là “Cha chúng con ở trên trời sẵn sàng ban cho lương thực hằng ngày và tha nợ chúng con”…là “Đấng bảo Trợ sẽ dạy chúng ta mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi lời của Đức Kitô”...

Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có được niềm tin như thế. Rất nhiều khi, chúng ta bị cám dỗ rơi vào một khoảng hồ nghi mà ở đó, Chúa như trốn biệt đâu mất. Thiên Chúa không “trốn đi đâu cả”. (Như tiếng Ngài thỏ thẻ trong câu chuyện “dấu chân trên cát”: “Nếu trên bờ cát phẳng chỉ còn lại một đôi dấu chân, thì đó không phải là của con đâu, mà là của chính Ta đó. Dễ hiểu thôi, vì con đang được ta bồng ẳm” !)

Nói cách khác, sống mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi chính là luôn cảm nhận từng phút giây trong cuộc đời luôn nhận được không phải là một lời chào chúc mà là một “hiện thực ắp đầy Ba Ngôi”, đó là: ân sủng Đức Giêsu Kitô, tình yêu của Chúa Cha và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần. Amen

LM. Trương Đình Hiền
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng Y Nhiếp Chính cử hành Thánh lễ cầu nguyện cho anh George Floyd và Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
16:40 06/06/2020
Rôma đã tham gia vào con số ngày càng nhiều các thành phố trên khắp thế giới tưởng niệm cái chết của George Floyd, người da đen tại Minneapolis chết thảm vì sự tàn bạo của cảnh sát. Cái chết của anh trong những ngày qua đã được nhớ đến tại Thành phố vĩnh cửu trong các buổi cầu nguyện và các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc và loại trừ xã hội.

Trong một lời buổi cầu nguyện canh thức vào tối thứ Sáu do cộng đồng Thánh Egidio tổ chức với chủ đề cầu cho sự “chung sống hoà bình” tại Mỹ, Đức Hồng Y Kevin Farrell, là Hồng Y Nhiếp Chính và cũng là Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống đã dâng lời cầu nguyện cho Floyd, và gọi ông là “người ngay thẳng.”

“Chúng ta cầu nguyện cho anh ấy, cho gia đình anh, nhưng chúng ta cũng cầu nguyện tối nay cho Hoa Kỳ, cho tất cả mọi dân tộc, để họ tìm thấy bình an, thanh thản và sự hiểu biết lẫn nhau” như một dấu chỉ bảo đảm sự gần gũi của Giáo Hội Công Giáo đối với tất cả những người phải gánh chịu bạo lực và phân biệt đối xử ở Mỹ

Mặc dù sinh ra ở Dublin, Ái Nhĩ Lan, Đức Hồng Y Farrell đã từng là Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Washington, Hoa Kỳ từ năm 2002 đến 2007 và giám mục Dallas từ 2007 đến 2016, khi ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô trao cho trách vụ tại Vatican.

Đề cập đến một số cuộc biểu tình đã kết thúc trong bạo lực và phá hoại, Đức Hồng Y để lên tiếng cầu xin cho “tất cả các bạo lực trên đường phố Hoa Kỳ ngưng lại, mọi hình thái phân biệt chủng tộc phải được khắc phục và công lý được khẳng định, và người dân tại Hoa Kỳ có thể trở lại các sinh hoạt trong thanh thản và hòa bình, là điều cần thiết trong một thời điểm khó khăn như hiện nay.”

Đêm cầu nguyện vào hôm thứ Sáu đã được tổ chức sau cái chết của Floyd gần hai tuần trước, và các cuộc biểu tình toàn cầu đã xảy ra sau đó. Floyd, một người Mỹ gốc Phi, đã qua đời khi bị cảnh sát bắt giữ sau khi một viên chức cảnh sát quỳ trên cổ và lưng anh trong 8 phút 46 giây, bất chấp lời cầu xin của Floyd là anh ta không thể thở được.

Cộng đoàn Thánh Egidio, là một nhóm giáo dân tích cực dấn thân cổ vũ các học thuyết công bằng xã hội của Giáo hội, rất được Đức Thánh Cha yêu thích. Ngài cũng đã nhắc đến vụ của anh George Floyd trong buổi tiếp kiến chung vào hôm thứ Tư.

Buổi cầu nguyện vào tối thứ Sáu, được phát trực tiếp từ nhà thờ Santa Maria in Trastevere, là một trong những cử hành Phụng Vụ chính thức đầu tiên được tổ chức sau khi các hạn chế vì coronavirus được dỡ bỏ ở Ý. Nhà thờ đầy người tham dự và buổi cầu nguyện này có sự tham gia của một số nhân vật và đại sứ các nước cạnh Tòa Thánh, mặc dù vẫn phải tuân theo các quy định về khoảng cách xã hội và phải đeo khẩu trang y tế.

Trong bài giảng của ngài, Đức Hồng Y Farrell nhớ lại phong trào dân quyền Hoa Kỳ trong những thập niên 1960 và 70, và nói rằng trong lúc người ta có khuynh hướng nghĩ rằng “sau nhiều năm dài chiến đấu cho dân quyền và bình đẳng chủng tộc, sự bất công trong quá khứ sẽ không thể lặp lại nữa.”

“Nhưng chúng ta phải chứng kiến với nỗi buồn rằng không phải là như thế. Hòa bình xã hội và chung sống huynh đệ trong các công dân không bao giờ có thể được coi là chuyện đương nhiên.” Ngài nhấn mạnh rằng các phong trào xã hội chống lại các hình thái phân biệt chủng tộc trong những năm 1960 “chắc chắn đã để lại một dấu ấn sâu sắc” trong lương tâm quốc gia, nhưng vẫn “chưa giải quyết dứt khoát tất cả các vấn đề.”

“Xã hội huynh đệ luôn luôn phải được xây dựng một lần nữa, nó không bao giờ có thể đạt được một lần dứt khoát là xong và giữ nguyên tình trạng ổn định như thế, bởi vì trái tim con người luôn luôn gần gũi một cách thân mật với tính ích kỷ và thường xuyên bị ô nhiễm bởi tội lỗi. Bất công mới, bạo lực mới, áp bức mới, luôn nảy sinh.” Trong bối cảnh như thế, Đức Hồng Y Tổng trưởng Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống nhấn mạnh rằng các Kitô hữu phải trao ban cho thế giới các giá trị của Tin Mừng.

Mỗi người được rửa tội, phải trở nên một “đền thờ của Thiên Chúa” trong đó không có chỗ cho hận thù và sự khinh miệt người khác.

Ghi nhận rằng Hoa Kỳ từ khi mới được thành lập đã là một quốc gia đa văn hóa, đa sắc tộc và đa tôn giáo, Đức Hồng Y Farrell chỉ ra các nguyên tắc sáng lập của dân tộc Hoa Kỳ, trong đó bao gồm “sự bình đẳng của tất cả mọi người, các quyền bất khả xâm phạm đối với cuộc sống và tự do mà Đấng Tạo Hóa ban cho tất cả mọi người, khoan dung, chung sống hòa bình, cơ hội bình đẳng cho sự thịnh vượng và hạnh phúc phải dành cho tất cả mọi người.”

“Những lý tưởng này được ghi khắc trong DNA của Hoa Kỳ và là một phần của hiến pháp. Hiến pháp Hoa Kỳ không gì khác hơn là bản dịch các học thuyết xã hội Kitô giáo sang ngôn ngữ của pháp luật dân sự.”

“Đó là lý do tại sao mỗi khi các Kitô hữu chúng ta làm cho những giáo huấn của Chúa Giêsu được mọi người biết đến, là chúng ta đang giúp đỡ tất cả đồng bào chúng ta trở về với lý tưởng đích thực của đất nước chúng ta, hiến pháp và pháp luật của chúng ta, ” Đức Hồng Y nói, và lưu ý cách thức trong Phúc Âm Chúa Giêsu đối xử với tất cả mọi người, bất kể chủng tộc, liên kết chính trị hoặc địa vị xã hội và kinh tế.

Tuy nhiên, Đức Hồng Y Farrell cũng than thở về một thực tế tồn tại ngay cả giữa các Kitô hữu, “cách suy nghĩ méo mó cũng có thể xâm nhập, dẫn chúng ta đến với tư tưởng phe phái, giữ khoảng cách với những kẻ thuộc về phía bên kia: những người giàu xa cách người nghèo, những người trí thức kỳ thị người ít học, người cấp tiến chống lại những người bảo thủ, người da trắng chống lại người da đen.”

Khi tách biệt với những người khác, “chúng ta hoàn toàn mất đi nhận thức về chiều kích phổ quát của thông điệp Chúa Kitô hoặc thậm chí kết thúc với việc đồng hóa đức tin Kitô của chúng ta với tầm nhìn ý thức hệ của phe phái mà chúng ta đã chấp nhận.”

Ngài kêu gọi các Kitô hữu phải gắn bó với khái niệm Tin Mừng theo đó “tất cả mọi người là một trong Chúa Giêsu Kitô” để thúc đẩy tốt hơn lợi ích xã hội, “tránh tầm nhìn cục bộ và ý thức hệ”

Ngoài các buổi cầu nguyện, cái chết của Floyd còn được ghi nhận với nhiều cuộc biểu tình trên khắp nước Ý, một quốc gia cũng có vấn đề với các định kiến chủng tộc và đôi khi các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp da đen vẫn bị la ó khi họ ra sân.

Tại Rôma, trong khi buổi cầu nguyện vào hôm thứ Sáu đang diễn ra, một cuộc biểu tình ngồi cũng được tổ chức tại quảng trường thành phố Piazza Barberini, một khu phố gần Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Ý.

Các cuộc biểu tình tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra ở Napoli và tại Florence gần Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, và tại Milan trước nhà ga xe lửa chính của thành phố.

Trong bài giảng hôm thứ Sáu, Đức Hồng Y Farrell đã lên tiếng chống lại bạo lực trong một số cuộc biểu tình tại Hoa Kỳ, và nói rằng “người ta không thể hy vọng sẽ thúc đẩy hòa bình xã hội thông qua bạo lực, người ta không thể vượt qua bất công bằng cách gây ra các bất công và tội ác khác thậm chí còn nghiêm trọng hơn so với những gì mình mong muốn tố cáo.”

Kêu gọi mọi người không nên “mù quáng trút hết cảm xúc tức giận và thất vọng lên những người vô tội, ” Đức Hồng Y nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng “một cái gì đó còn sót lại như một thiện ích lâu dài cho tất cả mọi người và được xây dựng trên các nguyên tắc của tình huynh đệ, trong tinh thần thượng tôn pháp luật và xứng đáng với nhân phẩm”.

“Nói cách khác, tấn công và các cử chỉ khinh mạn, cướp bóc và bạo lực chẳng dẫn đến điều gì tốt cho tương lai. Vì lý do này người Kitô hữu chúng ta không được trốn tránh trong sợ hãi, ngược lại, chính trong những khoảnh khắc căng thẳng xã hội kinh hoàng và tế nhị này, chúng ta phải dám lên tiếng vì những lợi ích thực sự và lâu dài với mong muốn cổ vũ cho sự bình đẳng, tôn trọng và công bằng.”

Để kết luận, Đức Hồng Y Farrell cầu xin Thiên Chúa “ghé mắt nhìn tất cả các nạn nhân vô tội đã chết vì sự bất công và phân biệt chủng tộc, ” và cầu nguyện rằng “máu của họ giúp cho dân tộc thân yêu của chúng ta biết xây dựng một xã hội thực sự hòa bình và huynh đệ.”


Source:Crux
 
Một mẫu gương đáng học hỏi: Dù đóng cửa vì đại dịch, đền thánh Walsingham vẫn có ‘mùa hành hương lớn nhất trong lịch sử’
Trần Mạnh Trác
18:52 06/06/2020
(CNA, ngày 5 tháng 6 năm 2020).- Từ khi Anh quốc bị đại dịch coronavirus tấn công vào tháng 3, Đền thánh Công Giáo Đức Mẹ Walsingham đã buộc phải đóng cửa và hủy bỏ các cuộc hành hương.

Nhưng thay vì xem đây là một thảm họa, cha giám đốc đền thánh là Đức Ông John Armitage coi đó là một cơ hội. Trước đây đền thánh đã có sẵn một chương trình Thánh Lễ phát sóng trực tiếp. Bây giờ Cha Armitage quyết định họ sẽ livestream 24 giờ mỗi ngày, qua sự trợ giúp của băng tần mạnh mẽ cuả đài Công Giáo Mỹ EWTN.

Ngài bắt đầu bằng một buổi kinh sáng, tiếp theo là Thánh Lễ, giờ Chầu Thánh Thể, một buổi nói chuyện về đức tin, lần chuỗi Mân Côi, kinh Truyền Tin Angelus và một Thánh Lễ khác. Và đó mới chỉ là buổi sáng mà thôi.

Vào buổi chiều, một buổi tôn kính Lòng Thương Xót Chúa, lần chuỗi Mân Côi, một chương trình video Triển Lãm, Cầu nguyện, kinh Truyền Tin và Kinh Chiều (Vespers, ) tiếp theo là chầu Thánh Thể qua đêm.

“Có lẽ chúng tôi đã có một mùa hành hương lớn nhất trong lịch sử của Walsingham bởi vì chúng tôi đã có hàng ngàn trên hàng ngàn người tham gia mỗi ngày vào các chương trình của chúng tôi, ” Cha Armitage nói với CNA.

Ngài nói rằng bây giờ ngài cảm thấy giống như là một tu viện trưởng của một tu viện hơn là một giám đốc của một đền thánh, ngài cho biết những người tham gia đến từ 135 quốc gia và đã gửi về những lá thư biết ơn tràn ngập.

“Tuần trước tôi nhận được một bức thư đáng yêu từ một gia đình nông dân ở Wisconsin (Hoa Kỳ), nói rằng họ đánh giá cao và đã tham gia chương trình với toàn thể gia đình, ” Cha Armitage ghi chú. “Sự kết nối được tạo ra vì thế.”

Ngài nói rằng những lá thư đến từ hai loại người:

“Những người bị khóa cửa ở nhà, giống như mọi người khác trên thế giới. Họ tỏ lòng biết ơn vì điều đó mang đến cho họ một khuôn khổ tinh thần trong thời gian này.”

“Tuy nhiên, có rất nhiều, và đây còn quan trọng hơn, là nó đã tạo ra một khuôn khổ tinh thần cho những người đã bị khóa cửa nhiều năm. Là những người già, người tàn tật, những người sẽ không bao giờ ra ngoài nữa.”

“Tôi không nói rằng chúng ta đã quên loại người thứ hai này, nhưng điều xảy ra là chúng tôi đã phát hiện ra cách để kết nối họ mà chúng tôi đã bỏ lỡ từ trước đến nay.”

Đại dịch cũng buộc đền thánh Walsingham phải thay đổi một sự kiện lớn nhất thập kỷ: là việc Tái Cung Hiến nước Anh cho Đức Mẹ vào ngày 29 tháng 3.

Cha Armitage đã bỏ ra ba năm để lên kế hoạch tái cung hiến, trong đó là hai năm cung nghinh bức tượng Đức Mẹ Walsingham qua khắp mọi nơi trong nước.

Người Công Giáo cuả tất cả các giáo phận sẽ tập trung tại các nhà thờ lớn cuả họ khi buổi lễ Tái Cung Hiến diễn ra tại Walsingham. Nhưng vì lệnh đóng cửa, mọi người được yêu cầu theo dõi buổi lễ trực tiếp trên trang web của đền thánh. Và…vì người ta đăng nhập vào trang web nhiều quá, trang web đã bị sập.

“Sự tham gia lễ Tái Cung Hiến thì thật là tuyệt vời.” Cha Armitage nói. “Nó quá tải máy chủ của chúng tôi. Chúng tôi phải chuyển sang YouTube. Thật là một sự kiện không ngờ.”

Đền thánh Walsingham là một ngôi đền được xây dựng bởi nữ quý tộc Richeldis de Faverches sau khi bà được Đức Mẹ hiện ra nhiều lần vào năm 1061. Đức Mẹ đã yêu cầu bà xây lại một căn nhà giống như ngôi nhà cuả Đức Mẹ khi sự kiện Truyền Tin diễn ra. Trong suốt thời trung cổ, ngôi đền này đã được gọi là đền thánh Nazareth của Vương quốc Anh và được xếp hạng ngang hàng với Rome, Jerusalem và Santiago di Compostela.

Cha Armitage, mà nhiệm kỳ 5 năm làm giám đốc sẽ kết thúc vào tháng 9, cho biết cuộc khủng hoảng đã mang đến cho ngài một cái nhìn mới về nhiệm vụ của đền thánh Walsingham.

“Khi tôi mới đến đây, các giám mục đã yêu cầu tôi phát triển nơi này. Tôi nghĩ đó là phát triền các tòa nhà. Nhưng cuối cùng tôi nhận ra rằng đó không phải là điều đó. Đó là về sự phát triển thông điệp của Đức Mẹ Walsingham, ” ngài giải thích.

“Bất cứ nơi nào Đức Mẹ hiện ra, thì luôn luôn có một thông điệp mà Mẹ mang đến. Chìa khóa để hiểu về Đức Mẹ là những gì xảy ra sau sự kiện Truyền Tin. Mẹ đi thăm viếng. Và Mẹ đã không dừng lại. Cho dù đó là bà chị họ Elizabeth hay là những đứa trẻ ở Fatima, hay tại Lộ Đức hay ở Guadalupe, Đức Mẹ luôn luôn đến thăm. Đó là những gì một người mẹ làm, phải không? Mẹ đến để trông nom bạn.”

Cha nói tiếp: “Ở đây tại Walsingham, chúng tôi đã quên thông điệp ấy, và nước Anh cũng đã quên mất thông điệp ấy. Thông điệp của Walsingham là gì? Rất rõ ràng: 'Hãy chia sẻ niềm vui của Mẹ trong ngày Truyền Tin.' Vì vậy, Walsingham là một đền thánh cuả mầu nhiệm Nhập Thể, và đó là về niềm vui.”

Cha Armitage hy vọng chương trình 24 giờ sẽ tiếp tục sau khi các nhà thờ mở cửa trở lại ở Anh. Theo kế hoạch hiện tại của chính phủ, các địa điểm tôn giáo sẽ có thể mở cửa từ ngày 4 tháng 7, vài tuần sau khi các cửa hàng không cần thiết.

Cha Armitage nói rằng mặc dù hai tháng qua là rất mệt mỏi, nhưng ngài rất biết ơn vì đã có thể giúp mọi người cùng nhau cầu nguyện trong thời gian cấm cửa này.

“Đây là một đặc ân được đóng một phần rất nhỏ nhưng rất có ý nghĩa trong việc giúp mọi người chịu đựng nỗi đau đớn và sự cô đơn trong những tháng vừa qua, ” ngài nói.

“Đây là những chương trình mà chúng ta không thể dừng lại. Vì việc Cầu Nguyện bổ sức con người. Và đó là điều cần thiết. Đó là lý do mà chính phủ phải nhận ra rằng đối với nhiều người thì họ cần sự việc đó trong cuộc sống của họ.”

Ngài thừa nhận rằng việc mất các cuộc hành hương sẽ giảm bớt tài chính của ngôi đền.

Ngài nói: “Những cuộc hành hương sẽ cần ít nhất là 18 tháng đến hai năm để trở lại bình thường, điều này đặt chúng tôi vào một tình trạng tài chính khó khăn. Chúng tôi không biết đồng xu tiếp theo sẽ đến từ đâu, và nhiều người khác cũng không biết như thế. Chúng tôi chia sẻ sự lo lắng đó.”

Vị giám đốc đền thánh cho biết ngài đang chuẩn bị cho một sự kiện lớn hơn trong những tháng tới. Đó là chặng cuối cùng cuả cuộc thánh du gọi là ‘The Dowry of Mary tour’ (cuộc triển lãm lưu diễn ‘Anh Quốc là Cuả Hồi Môn cuả Đức Mẹ Maria’), đáng lẽ kết thúc tại Nhà thờ chính toà Westminster, những đã bị hủy vì đại dịch.

“Tôi tin rằng có một lý do cho điều đó, ” Ngài nói. “Chúng tôi đã đặt chỗ ở Westminster làm chặng cuối cùng. Nhưng sau đại dịch, khi chúng tôi đến được Westminster, lúc đó sẽ là Lễ Tạ Ơn. Đây sẽ là một lễ Tạ Ơn thực sự có ý nghĩa.”
 
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế: Tính hỗ tương giữa Đức Tin Và Các Bí Tích, 17
Vũ Văn An
20:25 06/06/2020

4.3. Ý định và việc thiết lập ra dây hôn phối khi không có đức tin

a) Ý định là điều cần thiết để có Bí tích

168. [Sự cần thiết của ý định]. Như chúng ta đã nói [218] (§ § 67-69), tín lý truyền thống về các bí tích bao gồm niềm xác tín rằng bí tích đòi hỏi ít nhất ý định làm điều Giáo hội làm: “Mọi bí tích này được thể hiện bởi ba yếu tố: sự vật, như chất thể (matter); lời nói, như mô thức (form); và con người của thừa tác viên trao ban bí tích với ý định làm điều Giáo hội làm (cum intentione faciendi quod facit Ecclesia). Nếu một trong những điều này thiếu, thì bí tích không được thực hiện [219]. Theo quan điểm chung của thần học Latinh, các thừa tác viên của bí tích hôn nhân là các người phối ngẫu, những người hiến tặng cuộc hôn nhân của họ cho nhau [220]. Trong trường hợp hôn nhân bí tích, ít nhất, ý định thực hiện cuộc hôn nhân tự nhiên là điều bắt buộc. Giờ đây, theo cách hiểu của Giáo hội, hôn nhân tự nhiên bao gồm các đặc tính chủ yếu: bất khả tiêu, trung thành và xếp đặt vì lợi ích của vợ chồng và con cái. Do đó, nếu ý định bước vào hôn nhân không bao gồm các đặc tính này, ít nhất một cách mặc nhiên, thì ý định sẽ thiếu một cách nghiêm trọng, có thể gây nghi vấn về sự hiện hữu của chính hôn nhân tự nhiên, vốn là căn bản cần thiết cho hôn nhân bí tích [221].

169. [Tương quan qua lại giữa đức tin và ý định]. Với những nhấn mạnh khác nhau, Huấn quyền của ba vị giáo hoàng gần đây nhất đã xác nhận mối tương quan qua lại giữa một đức tin sống động và minh nhiên và ý định cử hành một cuộc hôn nhân tự nhiên đích thực. Một cuộc hôn nhân bất khả tiêu và độc chiếm và tập chú vào thiện ích của vợ chồng, qua một đức ái tự hiến chân thành, và cởi mở đón nhận con cái. Thánh Gioan Phaolô II yêu cầu không chấp nhận các cặp phối ngẫu nào bác bỏ một cách minh nhiên và chính thức điều Giáo hội có ý định làm khi cuộc hôn nhân của những người đã chịu phép rửa được cử hành” (xem § 153), trong khi vẫn duy trì sự cần thiết phải có “ý định kết hôn đúng đắn theo thực tại tự nhiên của hôn nhân” (xem § 154). Đức Bênêđíctô XVI lưu ý tác dụng đáng chú ý của việc thiếu đức tin đối với việc cưu mang sự sống, đối với các mối tương quan, đối với chính dây hôn phối và thiện ích của vợ chồng, những điều cũng có thể “gây hại cho các thiện ích của hôn nhân” (xem § 161). Đức Phanxicô chỉ cho ta thấy cội rễ của cuộc khủng hoảng hôn nhân hệ “ở cuộc khủng hoảng nhận thức được đức tin soi sáng” (xem § 163) và viện dẫn việc thiếu đức tin như một động lực có thể có cho việc giả vờ ưng thuận (xem § 164). Pháp lệ của Tòa Tối Cao Rôma tuân theo đường lối của Đức Bênêđíctô XVI (xem § 156). Nói chính xác hơn, các án lệ giáo hội nói trên đây và hai vị giáo hoàng gần đây nhất cho rằng việc thiếu đức tin sống động và minh nhiên nêu ra nhiều nghi ngờ có căn cứ đối với ý định cử hành thực sự một cuộc hôn nhân không thể tiêu hủy, dứt khoát và độc chiếm, như một hiến thân tự do và hỗ tương và cởi mở đón nhận con cái, mặc dù ở tận gốc, các ngài không loại trừ khả thể điều này có thể xảy ra. Dù sao, không hề có thứ chủ nghĩa tự động bí tích ngây thơ.

b) Cái hiểu văn hóa đương thịnh về hôn nhân

170. [Nền văn hóa đương thịnh và cách hiểu về hôn nhân]. Ở các quốc gia mà nền văn hóa đương thịnh đề xuất chế độ đa thê như một giá trị, trái ngược với kế hoạch thần linh (xem St 1:26; 2: 18-24), xem ra khó hơn để cho rằng nếu không có một đức tin minh nhiên, ý định bước vào hôn nhân bao hàm trong chính nó tính độc chiếm vốn có trong hôn nhân tự nhiên theo quan niệm Kitô giáo. Hơn nữa, bối cảnh văn hóa của chế độ đa thê, cùng với các khía cạnh khác có thể xảy ra độc lập với chế độ đa thê, đụng độ với “nguyên tắc bình đẳng” của vợ chồng, bắt nguồn từ sự kiện họ được tạo dựng theo hình ảnh và họa ảnh của Thiên Chúa [222]. Điều này vốn cố hữu trong chính thiện ích của vợ chồng (bonum conjugum), và là một trong những thiện ích căn bản của hôn nhân tự nhiên. Mặt khác, một thứ thực hành đa thê trên thực tế, như một thực tại thực tế, đã lan rộng ra nhiều nước Tây phương, nơi người ta không hiểu sự hiện diện của một cuộc hôn nhân hoặc mối dây hôn phối như một trở ngại đối với việc sống cùng một lúc các thực tại khác, các thực tại, theo Giáo hội, chỉ thuộc độc nhất vào trật tự phu phụ.

171. Nhiều năm trước đây, ở các quốc gia có truyền thống theo Kitô giáo có sự đồng thuận về thực tại hôn nhân, một đồng thuận được hướng dẫn bởi ảnh hưởng do đức tin Kitô giáo trong xã hội tạo ra. Trong bối cảnh này, người ta có thể giả thiết rằng mọi cuộc hôn nhân tự nhiên, bất kể một đức tin sống động và minh nhiên, vẫn bao gồm trong ý định của nó các đặc tính của hôn nhân tự nhiên theo cách hiểu của Giáo hội. Ngày nay, với sự cố thủ và phổ biến các quan niệm về gia đình khác một cách rõ ràng với quan niệm Công Giáo, sự thận trọng lớn hơn đã được đặt ra, nêu lên nhiều vấn đề về tín lý và mục vụ mới.

172. Sự kiện hôn nhân là một thực tại tạo dựng hàm nghĩa nhân học là một phần nội tại thuộc yếu tính của nó theo hai nghĩa, liên kết chặt chẽ với nhau. Một mặt, quan niệm về con người nhân bản trở nên trọn vẹn, một con người, hiểu như một hữu thể tương quan, hoàn thành chính hữu thể họ khi tự hiến. Mặt khác, yếu tính của hôn nhân cũng chịu tác động bởi cái hiểu về sự dị biệt hóa giới tính, có nam có nữ, như một yếu tố trong kế hoạch thần linh được điều hướng tới việc sinh sản và hướng tới giao ước vợ chồng, như một phản ảnh giao ước của Thiên Chúa với dân Israel và giao ước của Chúa Kitô với Giáo hội. Cả hai yếu tố đi vào hoạt động đầy đủ trong hôn nhân tự nhiên. Hôn nhân này không thể tiêu hủy, độc chiếm, tập chú vào thiện ích hỗ tương của vợ chồng, qua tình yêu liên bản vị, và vào con cái. Do đó, Giáo hội xuất hiện, đôi khi một mình và bị tấn công, như một thành trì văn hóa bảo tồn thực tại tự nhiên vốn của riêng hôn nhân.
Tuy nhiên, không sa vào những than vãn thảm khốc, một cái nhìn chân thành về bối cảnh văn hóa của chúng ta không thể không thấy chúng ngày càng được củng cố như những phương châm không thể bị thách thức trong nền văn hóa hậu hiện đại, những khía cạnh dẫn đến việc tra vấn căn bản tự nhiên của hôn nhân trong căn cội nhân học của nó. Do đó, tuy không thấu đáo, nhưng xu hướng đương thịnh đang coi là hiển nhiên các xác tín tổng quát hóa sau đây, bắt nguồn và đôi khi được chế tài bởi luật pháp, rõ ràng trái ngược với đức tin Công Giáo.

a) Mưu cầu việc tự thể hiện bản thân, tập trung vào việc thoả mãn chính cái tôi của mình, như mục tiêu chính cho cuộc sống, một mục tiêu biện minh cho các quyết định đạo đức thực chất nhất, cả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Quan niệm này trái ngược với ý nghĩa của sự hy sinh và dâng hiến yêu thương, hiểu như thành tựu lớn nhất của sự thật về con người, mà đức tin Kitô giáo vốn đề xuất, do đó đạt được một cách tuyệt vời ý nghĩa và sự thành toàn của nó.

b) Não trạng kiểu “ta đây nam nhi” (macho) chuyên đánh giá thấp phụ nữ, gây tổn hại cho sự bình đẳng vợ chồng vốn liên kết với thiện ích của vợ chồng; não trạng này hiểu hôn nhân như một liên minh giữa hai người không bình đẳng theo kế sách của Thiên Chúa, thiên nhiên và các quyền pháp lý, ngược với quan niệm của Kinh thánh và đức tin Kitô giáo [223]. Lập trường phản văn hóa của Chúa Giêsu chống lại việc ly dị (x. Mt 19: 3-8) là để bảo vệ thành phần yếu nhất của nền văn hóa thời bấy giờ: người phụ nữ.

c) “Ý thức hệ phái tính” chuyên bác bỏ bất cứ việc dùng yếu tố sinh học nào để xác định đặc tính tính dục trong việc cấu thành bản sắc phái tính; việc này làm suy yếu tính bổ túc giữa các giới tính vốn được ghi khắc trong kế hoạch của Đấng Tạo Hóa.

d) Não trạng ly dị, làm suy yếu cái hiểu về tính bất khả tiêu của hôn nhân. Trái lại, nó dẫn đến việc coi các liên kết vợ chồng, thường được gọi là “sống chung với nhau” nhiều hơn, như các thực tại có thể xét lại được, trực tiếp trái ngược với giáo huấn của Chúa Giêsu trong vấn đề này tại Mc 10: 9 và Mt 19: 6 (x. St 2:24).

e) Quan niệm về thân xác, coi nó như tài sản tuyệt đối của bản thân, có sẵn một cách tự do để đạt khoái cảm tối đa, nhất là trong lĩnh vực quan hệ tình dục, tách biệt khỏi dây nối kết vợ chồng vốn có tính định chế và bền vững. Tuy nhiên, Thánh Phaolô khẳng định thân xác thuộc về Chúa, loại bỏ sự vô luân (πορνεία, porneia), theo cách khiến thân xác trở thành máng chuyển để tôn vinh Thiên Chúa (x. 1Cr 6: 13-20).

f) Tách biệt giữa hành vi vợ chồng và việc sinh sản, trái với toàn bộ truyền thống của Giáo Hội Công Giáo, từ thời Kinh thánh (St 1:28) cho đến ngày nay [224].

g) Bình đẳng hóa về đạo đức và đôi khi luật pháp mọi hình thức cặp đôi. Do đó, không những chỉ là các cuộc kết hợp liên tiếp, các cuộc kết hợp trên thực tế, không có một hợp đồng hôn nhân chính thức, mà cả các cuộc kết hợp giữa những người cùng giới tính cũng đang được truyền bá. Các cuộc kết hợp liên tiếp, trong thực tế, bác bỏ tính bất khả tiêu. Sống chung tạm thời hoặc sống thử không biết gì tới tính bất khả tiêu. Theo đức tin Công Giáo, các cuộc kết hợp đồng tính không thừa nhận ý nghĩa nhân học của sự khác biệt giới tính (St 1:27; 2: 22-24), vốn cố hữu trong cái hiểu tự nhiên về hôn nhân.

c) Việc thiếu đức tin có thể xâm hại ý định ký kết ước cuộc hôn nhân tự nhiên

173. [Việc thiếu Đức tin có thể xâm hại ý định cử hành một cuộc hôn nhân bao gồm một số thiện ích của hôn nhân]. Theo quan điểm thần học tín lý, có lý do để nghi ngờ rằng trong trường hợp hôn nhân giữa “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”, theo loại hình chúng ta đã mô tả, một bí tích đức tin đã xảy ra, vì một khiếm khuyết nghiêm trọng về ý định kết ước cuộc hôn nhân tự nhiên, có lẽ như một hậu quả rất có thể có, gần như cố hữu trong việc thiếu đức tin, từng được tuyên bố cách khác nhau bởi hai giáo hoàng gần đây nhất. Việc thiếu đức tin trong trường hợp của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”, thuộc loại hình đã nói ở trên, có thể được coi là rõ ràng và xác định ra quan niệm sống. Do đó, các nghi ngờ được các giáo hoàng đề cập một cách chung chung có thể được giả định toàn bộ cho các trường hợp này. Không thể mong muốn, ngụy tạo hoặc yêu thương điều mình không biết hoặc minh nhiên bác bỏ.

174. [Phạm vi tác động của việc thiếu Đức tin đối với các thiện ích tự nhiên của Hôn nhân]. Trong hôn nhân Kitô giáo, có một sự nối kết lớn hơn nhiều so với bất cứ bí tích nào khác, giữa thực tại tạo dựng và thực tại siêu nhiên, giữa trật tự sáng thế và trật tự cứu thế: “hôn nhân đã được Thiên Chúa Hóa Công thiết lập” [225] và sau đó nâng lên hàng một bí tích. Vì sự nối kết rất chặt chẽ này, người ta hiểu rằng một sự sửa đổi trong thực tại tự nhiên của hôn nhân, một sự đi trệch ra ngoài dự án sáng thế, đều ảnh hưởng trực tiếp đến thực tại siêu nhiên, là bí tích. Mối nối kết này cũng xảy ra theo hướng ngược lại, ít nhất trong trường hợp cực đoan của những cuộc hôn nhân giữa “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”. Vì việc minh nhiên bác bỏ thực tại siêu nhiên, việc minh nhiên từ bỏ đức tin, đôi khi còn bằng một hành vi chính thức, hoặc việc hoàn toàn không gắn bó với đức tin, tuy đã chịu phép rửa, nhưng không bao giờ đích thân đảm nhận đức tin, những việc ấy đặt những người này hoàn toàn trong quyền lực của các ý kiến xã hội đương thời về các vấn đề hôn nhân và gia đình; và chúng ngăn chặn họ truy cập nguồn gốc tạo dựng của hôn nhân.

175. Thật vậy, nếu chúng ta cùng nhau xem xét các phương châm văn hóa đương thịnh, được phác thảo trên đây, và đường hướng suy nghĩ của Đức Bênêđíctô XVI trong diễn văn cuối cùng của ngài với Tòa Tối Cao Rôma (ngày 26 tháng 1 năm 2013), chúng ta có thể khẳng định rằng, trong trường hợp thiếu đức tin rõ ràng và minh nhiên, ý định liên quan đến các thiện ích thiết yếu của hôn nhân sẽ bị xâm hại một cách nghiêm trọng. Đức Bênêđíctô XVI đã minh họa rõ ràng điều này liên quan đến thiện ích của vợ chồng. Khởi điểm của ngài như sau: “Trong bối cảnh Năm Đức tin, tôi muốn suy nghĩ cách riêng một số khía cạnh của mối tương quan giữa đức tin và hôn nhân, bằng cách lưu ý rằng cuộc khủng hoảng đức tin hiện thời, đang ảnh hưởng đến các nơi khác nhau trên thế giới, mang theo nó một cuộc khủng hoảng trong xã hội vợ chồng” [226]. Nói cách khác, yếu tố siêu nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến thực tại tự nhiên. Và ngài nói tiếp sau đó:
“Không ai không biết rằng quyết định căn bản của mỗi con người khi bước vào mối ràng buộc suốt đời sẽ ảnh hưởng đến quan điểm căn bản của họ tùy theo việc liệu họ bám vào bình diện nhân bản đơn thuần hay mở lòng ra đón nhận ánh sáng đức tin vào Chúa. Thực thế, chỉ chỉ khi nào mở lòng ra đón nhận sự thật của Thiên Chúa, người ta mới có thể hiểu và đạt được trong thực tại cụ thể của cả đời sống vợ chồng lẫn đời sống gia đình sự thật về người đàn ông và người đàn bà, vốn là con cái của Người, được tái sinh bởi Bí tích Rửa tội [227].

176. Sự thật về con người trong hôn nhân tự nhiên thuộc về kế hoạch của Thiên Chúa. Đức Bênêđíctô XVI liên kết khả năng hy sinh của tình yêu quảng đại đích thực, thiện ích của vợ chồng, với việc cởi mở đón nhận tình yêu đích thực, vốn là chính Thiên Chúa, dựa vào sự hợp nhất mật thiết giữa sự thật và tình yêu. Để trao ban tình yêu chuyên biệt đối với thiện ích vợ chồng, người ta cần phải cởi mở đón nhận sự thật tối hậu của tình yêu, tức tình yêu Thiên Chúa. Trong một xã hội chuyên tuyên xưng việc tự thể hiện bản thân như thiện ích tối cao, xem ra rất khó hiểu được mối ràng buộc vợ chồng theo quan điểm tình yêu hy sinh, khi thiếu đức tin một cách đáng kể và minh nhiên. Theo lời Đức Bênêđíctô XVI: “ ‘Ai ở trong Thầy, thì Thầy ở trong họ, người đó sẽ mang nhiều hoa trái, ngoài Thầy ra, các con không thể làm gì được’ (Ga 15: 5). Đó là những gì Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Người, nhắc nhở họ sự bất lực có tính yếu tính của con người trong việc làm những gì cần thiết để một mình đạt được thiện ích đích thực của mình”. [228]. Sự hiểu biết về cuộc sống và thực hành yêu thương, trong cố gắng vượt quá chính mình một cách vô vị kỷ, nhằm tìm kiếm trước hết thiện ích của người khác, sẽ được hoàn thiện với ơn thánh của Thiên Chúa.

177. Tình yêu hy sinh và việc tự vượt quá mình một cách vô vị kỷ không bị giới hạn vào thiện ích hỗ tương của vợ chồng, nhưng chúng còn hoàn toàn ảnh hưởng đến thiện ích của con cái, thành quả tuyệt vời từ tính phong phú của tình yêu vợ chồng. Nếu thiện ích tình yêu giữa vợ chồng bị tổn hại tận gốc, nó không thể không ảnh hưởng trực tiếp và minh nhiên đến thiện ích của con cái.

178. Việc thiếu chính đức tin ngụ hàm nhiều nghi ngờ nghiêm trọng đối với tính bất khả tiêu trong bối cảnh văn hóa của chúng ta. Cách hiểu ăn rễ sâu xa của xã hội về mối dây ràng buộc hôn nhân: coi nó là điều rất đáng mong muốn trong tính vĩnh viễn, nhưng rõ ràng có thể xem xét lại việc hiểu dây ràng buộc này thực ra là điều gì; cũng như việc lan tràn rất đáng buồn các vụ ly thân, có nghĩa là, nếu không có nguồn nhận thức chuyên biệt coi đức tin như phương tiện để gắn bó với kế hoạch tạo dựng của Thiên Chúa, người ta có nhiều lý do để nghi ngờ việc có một ý định thực sự tuân giữ tính bất khả tiêu của mối ràng buộc khi kết hôn.

179. Tóm lại, chúng ta đã nói rõ những điểm này. Đức tin xác định một cách rất căn bản nền nhân học cần được sống. Thực tại bản thể của hôn nhân có tính nhân học, thuộc trật tự tạo dựng. Việc hoàn toàn thiếu đức tin cũng xác định nền nhân học và, với việc này, chính thực tại tự nhiên của hôn nhân, điều mà nay chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ tiên đề văn hóa đương thịnh. Việc thiếu đức tin tầm cỡ này trong bối cảnh hiện nay khiến người ta có thể nghi ngờ, một cách có cơ sở đàng hoàng, về sự hiện hữu của một cuộc hôn nhân tự nhiên đích thực, vốn là cơ sở không thể thiếu của hôn nhân bí tích. Nói cách khác, trong trường hợp của những người được mô tả là “đã chịu phép rửa nhưng không tin”, do việc thiếu đức tin, ý định bước vào một cuộc hôn nhân tự nhiên không thể được giả thiết là có bảo đảm, nhưng cũng không thể bị loại bỏ thẳng thừng.

180. [Từ tính bí tích]. Quan điểm trên hoàn toàn phù hợp với quan niệm về tính bí tích mà chúng ta vốn đang bảo vệ (xem đặc biệt § 16). Chúng ta hãy nhớ rằng điều này hệ ở mối tương quan qua lại không thể tách biệt giữa một thực tại hữu hình, bên ngoài, yếu tố biểu thị, và một thực tại khác có bản chất siêu nhiên, vô hình, được biểu thị. Quan niệm về hôn nhân Công Giáo dựa trên sự hiểu biết này về tính bí tích. Do đó, để một hôn nhân bí tích diễn ra, phải có một loại tình yêu nào đó làm thực tại hữu hình bên ngoài, một thực tại, nhờ các phẩm tính đặc thù của nó (các thiện ích của hôn nhân: GS 48-50), cùng với sự giúp đỡ của ơn thánh, có thể biểu thị tình yêu của Thiên Chúa. Nói cách khác, mối ràng buộc hôn nhân nào không bao gồm tính bất khả tiêu, lòng chung thủy và thiên hướng sẵn sàng hy sinh cho người phối ngẫu kia, và sự cởi mở đón nhận con cái, sẽ không phải là một dấu hiệu có khả năng biểu thị tình yêu của Chúa Kitô đối với Giáo hội. Giáo hội hiểu rằng trong loại ràng buộc này, sự thật của tình yêu hôn nhân không xuất hiện.

181. [Kết luận]. Đề nghị của chúng ta bác bỏ hai thái cực. Một mặt, chúng ta bác bỏ chủ nghĩa tự động bí tích tuyệt đối (xem đặc biệt § § 41 e và 78 e), một chủ nghĩa cho rằng mọi cuộc hôn nhân giữa những người đã chịu phép rửa đều là một bí tích, hoặc nhờ sự hiện diện của một đức tin tối thiểu liên kết với “ấn tích” rửa tội hoặc nhờ sự can thiệp của Chúa Kitô và của Giáo hội được giả thiết là qua phép rửa. Mặt khác, chúng ta bác bỏ chủ nghĩa hoài nghi bí tích đầy tính ưu tuyển cho rằng bất cứ mức độ thiếu đức tin nào cũng sẽ làm hư ý định và do đó làm mất hiệu lực bí tích. Chúng ta khẳng định rằng, trong trường hợp thiếu đức tin một cách minh nhiên và rõ ràng như nơi “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin”, các nghi ngờ nghiêm trọng về ý định bao hàm các thiện ích của hôn nhân tự nhiên, theo cách hiểu của Giáo hội, khiến ta có thể dè dặt nghiêm túc đối với sự hiện hữu của một hôn nhân bí tích. Do đó, điều phù hợp với thực hành bí tích của Giáo hội là từ chối bí tích hôn nhân cho những người yêu cầu nó trong các điều kiện này, như Đức Gioan Phaolô II đã chủ trương (xem § § 153 và 169).

182. [Chăm sóc mục vụ]. Cả bối cảnh văn hóa được mô tả (xem § § 156, 170-172) và sự hiện hữu của các cuộc hôn nhân giữa “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” đều khuyến khích một nền chăm sóc mục vụ biết triển khai mọi sinh lực và tiềm năng của nó, phù hợp với các gợi ý của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và của Đức Giáo Hoàng Phanxicô [229]. Sự tỏa sáng nhân tính sâu sắc vốn được các gia đình Kitô giáo làm chứng, những gia đình mà tâm điểm là đức tin được mọi thành viên đem ra sống, sẽ là ngọn hải đăng và là một ngôi sao có khả năng thu hút và thuyết phục. Một trong những mục tiêu của nó có thể chính là những cuộc hôn nhân của “những người đã chịu phép rửa nhưng không tin” này, vì một sự thức tỉnh đức tin chính là sự xuất hiện của sức mạnh ơn thánh bí tích. Dù sao, đáp ứng tốt nhất đối với “ước mong gia đình” vốn có ở khắp nơi, bất chấp các khó khăn, chính là “niềm vui yêu thương được sống trong gia đình” [230].

Kỳ sau: 5. KẾT LUẬN: TÍNH HỖ TƯƠNG GIỮA ĐỨC TIN VÀ CÁC BÍ TÍCH TRONG NHIỆM CỤC BÍ TÍCH
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Chúa Ba Ngôi tại Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Nam Úc
15:13 06/06/2020
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Chúa Ba Ngôi Trong Đời Sống Hội Thánh
LM. Giuse Phan Quang Trí, O.Carm.
18:10 06/06/2020
Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là nội dung đầu tiên và mang tính nền tảng nhất trong toàn bộ hệ thống đức tin Kitô Giáo. Ấy vậy mà mầu nhiệm này lại cũng là phần khô khan khó hiểu nhất trong nghiên cứu thần học và giảng dạy giáo lý. Điều này cũng thật dễ hiểu vì để có thể diễn giải được mầu nhiệm vô cùng cao siêu này, Giáo Hội bắt buộc phải dùng ngôn ngữ và khái niệm siêu hình học nặng về lý trí và triết học. Hệ quả là mầu nhiệm quan trọng nhất trong đời sống đức tin lại trở thành mầu nhiệm xa lạ nhất đối với rất nhiều các tín hữu hôm nay. “Xa lạ” không phải là vì anh chị em giáo dân không biết công thức đức tin: Một Thiên Chúa duy nhất có ba Ngôi riêng biệt bao gồm Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. “Xa lạ” là vì có rất nhiều tín hữu chưa hiểu đúng về mối liên hệ sâu xa giữa Thiên Chúa Ba Ngôi và đời sống đức tin của họ. Nhiều người chưa ý thức được trầm quan trọng của Thiên Chúa Ba Ngôi đối với vận mạng và sứ mạng của họ. Chính vì vậy mà kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều thần học gia chủ trương trình bày học thuyết Chúa Ba Ngôi bớt dựa trên các luận chứng lý trí mà thiên về các suy tư linh đạo. Nói cách khác, việc vận dụng nguyên tắc lý trí để giải trình và biện hộ cho nội dung đức tin đã được các Giáo Phụ và biết bao thế hệ thần học gia của Hội Thánh thực hiện cách xuất sắc. Ngày nay, nhiệm vụ cấp bách hơn được đặt ra đối với các giáo huấn của Hội Thánh là làm sao giúp cho các Kitô Hữu sống đức tin cách hiệu quả nhất. Nghĩa là giúp cho các Kitô Hữu ngày nay nhận ra rằng học thuyết Chúa Ba Ngôi liên hệ trực tiếp đến toàn bộ đời sống của Giáo Hội và của bản thân họ. Không phải “hiểu rồi mới tin”, nhưng là “càng tin thì càng mến Chúa và yêu người hơn.”

Nhân ngày lễ Chúa Ba Ngôi, chúng ta cùng tìm hiểu bài giáo lý về vai trò của Thiên Chúa Ba Ngôi trong đời sống Giáo Hội do Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trình bày trong buổi tiếp kiến chung ngày 14 tháng 6 năm Thánh 2000 []. Trong đó Thánh Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Hội Thánh chính là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi. Các đặc tính chính của Hội Thánh như ‘duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền’ đều là phản ảnh vẻ huy hoàng siêu việt của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Duy Nhất

Cho dù Giáo Hội do Đức Kitô thiết lập vẫn đang chịu cảnh chia rẽ đáng tiếc nhưng bản chất của Hội Thánh là duy nhất. Duy nhất vì chỉ có một phép rửa, một đức tin và một Chúa Thánh Thần. Hiến chế tín lý về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II nói rõ, “Giáo Hội phổ quát xuất hiện như ‘một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần’ (Lumen Gentium, #4). Không có kiểu mẫu hiệp nhất nào lý tưởng hơn, hoàn hảo hơn là sự hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Chính vì Thiên Chúa Ba Ngôi là mẫu hình và là cội nguồn cho sự hiệp nhất trong Giáo Hội cho nên Hội Thánh mãi mãi là duy nhất. Hội Thánh ấy bao gồm tất cả những ai đã lãnh nhận cùng một phép rửa nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, bao gồm tất cả những ai tuyên xưng cùng một niềm tin vào Đức Kitô Phục Sinh và chịu sự tác động của cùng một Thần Khí (x. Unitatis redintegratio, #2). Điều này thể hiện rất rõ nơi các cộng đoàn Kitô Hữu tiên khởi, mọi người hiệp thông với nhau chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và liên lỉ cầu nguyện không ngừng (x. Cv 2, 42; 4, 32).

Tính hiệp thông của Thiên Chúa Ba Ngôi là kiểu mẫu cho Giáo Hội phổ quát thế nào thì cũng sẽ là lý tưởng cần vươn đến cho mỗi cá nhân Kitô Hữu như thế. Là phần tử của Hội Thánh, chúng ta vinh hạnh mang trong mình khả năng và sứ mạng “kết nối” mọi người. Chúng ta mang trên vai trọng trách xây dựng và củng cố tình liên đới gắn kết giữa mọi thành phần trong xã hội, cộng đoàn và gia đình của chúng ta. Muốn làm tốt vai trò đó, chúng ta cần kết hợp chính mình với Chúa Cha, với Ngôi Lời, và với Thần Trí của Thiên Chúa vì chưng chúng ta càng gắn bó mật thiết với Thiên Chúa Ba Ngôi bao nhiêu thì chúng ta càng lớn mạnh bấy nhiêu trong tình huy đệ hiệp nhất với anh chị em xung quanh (x. Unitatis redintegratio, #7).

Thánh Thiện

Khi nói đến đặc tính thánh thiện của Hội Thánh, Đức Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta tìm về nguyên nghĩa của thuật ngữ “thánh thiện” trong truyền thống Kinh Thánh. Theo đó, “thánh” có hàm ý nói đến những gì liên quan đến Thiên Chúa, đấng tuyệt đối thánh thiện. Một dân tộc, một người, hay một vật nào đó chỉ được xem là “thánh” khi đã được chính Thiên Chúa “thánh hiến”, nghĩa là được Thiên Chúa chọn làm của riêng. Giáo Hội là Dân Thánh vì nơi Hội Thánh luôn có sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa Ba Ngôi làm cho cộng đoàn đức tin nên tinh tuyền thánh thiện (x. Ga 17, 17 &19).

Các cử hành phụng vụ, đặc biệt là Thánh Lễ, diễn tả sống động nhất sự hiện diện đầy gần gũi thân tình của Thiên Chúa Ba Ngôi trong tương quan với toàn thể Hội Thánh. Nơi Hy Tế Tạ Ơn, Hội Thánh xét như Thân Thể nhiệm mầu Chúa Kitô trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần dâng lên Thiên Chúa Cha hy lễ tạ ơn vô cùng cao quý. Thánh Lễ là tiệc thánh trên trần gian vì quả thực khi tham dự đúng đắn vào các nghi lễ phụng thờ của Hội Thánh, các tín hữu được diễm phúc nếm trước tiệc thánh tuyệt hảo trên trời. Chúng ta đừng quên là nhờ Bí Tích Thanh tẩy, chúng ta được thông dự vào chức tư tế của Đức Kitô. Do đó, chúng ta cần phải sống đúng với chức phận và ân ban Chúa đã trao cho; đó là tham dự tích cực và sốt sáng các cử hành phụng vụ và đời sống cầu nguyện của Hội Thánh. Phụng Vụ Thánh còn diễn tả mầu nhiệm hiệp thông trong Giáo Hội, chính vì vậy mà Thánh Công Đồng Vaticanô II chỉ ra rằng: tình yêu thương chúng ta dành cho nhau kết hợp với những lời tán dương tung hô Chúa trong khi cử hành phụng vụ là một trong những cách thế xứng hợp chúng ta góp phần chu toàn sứ mạng của Hội Thánh nơi trần gian này (x. Lumen Gentium, #51).

Công Giáo

Trong kế hoạch nhiệm mầu của Thiên Chúa thì bản chất của Hội Thánh là truyền giáo vì Hội Thánh phát xuất từ sứ mạng của Chúa Kitô và Chúa Thánh Thần. Điều này đã được nói rõ trong hiến chế Ánh Sáng Muôn Dân - Lumen Gentium và sau đó được triển khai đầy đủ hơn trong sắc lệnh Đến Với Muôn Dân – Ad Gentes. “Thiên Chúa đã quyết định đi vào lịch sử loài người một cách mới mẻ và dứt khoát bằng cách sai Chúa Con xuống thế làm người để giải thoát nhân loại khỏi quyền lực tối tăm và ma quỷ (x. Cl 1, 13; Cv 10, 38), hòa giải thế gian với Người (x. 2 Cr 5, 19) hầu mọi sự được tái lập (x. Ep 1, 10). Bằng đường lối nhập thể, Chúa Con đã đến làm cho loài người được thông phần bản tính Thiên Chúa. Để hoàn tất công việc cứu rỗi, Chúa Thánh Thần đã được phái đến để thực hiện công trình cứu chuộc trong các tâm hồn và thúc đẩy Giáo Hội bành trướng thêm mãi. Do đó, lãnh nhận sứ mạng từ Đức Kitô, Giáo Hội vì là “bí tích cứu độ phổ quát”, có bổn phận rao giảng Tin Mừng, dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, nhờ gương mẫu đời sống, lời giảng dạy và các bí tích mà dẫn người ta đến đức tin. Giáo Hội phải tiến bước trên con đường mà Chúa Kitô đã đi là nghèo khó, vâng lời, phục vụ và tự hiến (x. Ad Gentes, ##2-5). Tâm điểm đời sống của Giáo Hội là hoạt động truyền giáo.

Nói tóm lại, vì Giáo Hội là công trình của Chúa Ba Ngôi nên Giáo Hội mang sứ mạng đến với muôn dân. Vì Giáo Hội hiện diện và nhắm đến lợi ích các linh hồn nên Giáo Hội có đặc tính phổ quát. Đối với thế giới và nhân loại hôm nay, mỗi phần tử của Hội thánh có sứ mạng tiếp xúc và thấm nhập dần dần, như lời Thánh Phaolo Tông Đồ khuyên nhủ, hầu muôn vật muôn loài đều quy phục cùng một thũ lãnh là Thiên Chúa ba Ngôi toàn năng (x. 1Cr 15, 25-28).

Tông Truyền

Trước khi Chúa Ki tô Phục Sinh về trời, Người hứa ban Thần Khí và sai các Tông Đồ “đi khắp tứ phương thiên hạ, làm cho muôn dân trở nên môn đệ và làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (x. Mt 28, 19-20). Lệnh truyền này không chỉ dành riêng cho các Tông Đồ nhưng qua các ngài nối dài đến toàn thể mọi thành phần Hội Thánh. Sau khi nhận được Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đã mạnh dạn rao giảng Tin Mừng và dấn thân thi hành mệnh lệnh Chúa Kitô để lại. Các ngài dùng chính mạng sống mình để minh chứng cho muôn dân biết thế nào là tin. Cuộc đời và lời rao giảng của các Thánh Tông Đồ cũng chính là di sản vô giá các ngài truyền lại cho các thế hệ Kitô Hữu tiếp theo. Cứ thế, Hội Thánh Chúa tiếp tục sứ mạng loan báo Tin Mừng cho đến ngày tận thế. Tông truyền là đặc tính cao trọng của Hội Thánh nhưng đồng thời cũng là lời nhắc nhở cảnh tỉnh cho các Kitô Hữu. Chúng ta cần luôn ý thức về sứ mạng làm cho muôn dân hợp đoàn thành Dân Thiên Chúa duy nhất, thành Thân Thể Chúa Kitô, và nên Đền Thờ sống động của Chúa Thánh Thần (x. Ad Gentes, #7).

Để kết luận, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhắc lại điểm căn bản nhất trong học thuyết về Giáo Hội của Công Đồng Chung Vaticanô II đó là: Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và Tông truyền không những là công trình của Thiên Chúa Ba Ngôi mà còn là “bí tích” diễn tả chính xác về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Hội Thánh đích thị là Dân của Chúa (Cha), là Thân Thể Chúa Kitô và là Đền Thờ Chúa Thánh Thần. Ba biểu tượng Thánh Kinh chúng ta vừa nhắc đến cho thấy Hội Thánh mang đậm chiều kích Thiên Chúa Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình Yêu và Hiệp Nhất. Cho nên tất cả chúng ta, mọi phần tử của Hội Thánh phổ quát, đều mang trách nhiệm song song; trước là gìn giữ và phát huy tình liên đới hiệp thông trong lòng Hội Thánh, sau là trở nên nhân tố liên kết mọi người trên thế giới nên một trong cùng một Phép Rửa và một đức tin. Hiểu về vai trò của Chúa Ba Ngôi trong đời sống Giáo Hội giúp chúng ta càng vững tin vào quyền năng và ơn phù trợ của Thiên Chúa. Càng tin, ước mong sao, chúng ta càng thêm mến Chúa và yêu người hơn.
 
VietCatholic TV
Các tín hữu Hoa Lục chịu trăm chiều thử thách để mở lại được các Thánh lễ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:01 06/06/2020

1. Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân: Hương Cảng cần một phép lạ
Cơ quan lập pháp của Trung Quốc, gọi là Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc, vào ngày 28 tháng Năm đã phê chuẩn một nghị quyết áp đặt luật an ninh mới đối với khu vực tự trị Hương Cảng. Đó là một diễn biến mà những người biểu tình ủng hộ dân chủ và người Công Giáo ở nước này lo ngại sẽ làm suy yếu các quyền tự do của Hương Cảng, bao gồm cả tự do tôn giáo. Trước diễn biến này, hôm 4 tháng Sáu, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân vừa dành cho tờ Crux một cuộc phỏng vấn. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, một trong những nhà phê bình thẳng thắn nhất chống lại Đảng Cộng sản Trung Quốc, nói với tờ Crux rằng luật an ninh mới đặt quyền tự trị của thành phố vào nguy cơ, và phàn nàn về sự im lặng của Vatican về vấn đề này như một sự nhượng bộ chính trị bất kể đức tin.

“Chúng tôi đang lo lắng, chúng tôi đang rất lo lắng, ” Đức Hồng Y nói với tờ Crux khi đề cập đến luật an ninh mới mà Bắc Kinh vừa áp đặt tại Hương Cảng. “Chúng tôi cần một phép lạ; chúng tôi cần một phép lạ từ thiên đường.”

Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, năm nay 88 tuổi, từng là Giám mục Hương Cảng từ 2002 đến 2009.

Trong hơn một năm, Hương Cảng đã và đang là nơi diễn ra các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ khổng lồ, đôi khi đã trở nên bạo lực để phản kháng một một dự luật cho phép dẫn độ sang Trung Quốc đại lục. Mặc dù dự luật cuối cùng đã được rút lại, các cuộc biểu tình, thường bị nhiều phương tiện truyền thông Trung Quốc mô tả là “khủng bố”, đã chỉ dừng lại với sự bùng phát đại dịch coronavirus kinh hoàng đầu năm nay.

Căng thẳng đã tăng vọt một lần nữa đối với nghị quyết an ninh đối với Hương Cảng được Bắc Kinh thông qua ngày 31 tháng 5, trong đó cấm các tội mà bọn cầm quyền gọi là phản quốc, ly khai, dụ dỗ, lật đổ, can thiệp nước ngoài và khủng bố.

Các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ phản đối dự luật đã dẫn đầu các cuộc biểu tình kể từ khi nó được công bố lần đầu tiên cách đây vài tuần, mặc dù có những hạn chế do coronavirus. Một số người biểu tình, hầu hết là thanh niên, đã bị bắt giữ.

Khi Hương Cảng chuyển từ Anh sang Trung Quốc vào năm 1997, thành phố này đã được phép giữ lại hầu hết các quyền tự do dân sự của mình - bao gồm tự do ngôn luận và tôn giáo - dưới chính sách “một nước, hai thể chế”.

Đức Hồng Y lưu ý về một dự luật về an ninh được đề xuất trước đây vào năm 2003 và cuối cùng đã được rút lại sau khi có các cuộc biểu tình quy mô lớn. Tuy nhiên, Đức Hồng Y nói nhiều người tin rằng “luật mới này còn tồi tệ hơn cái dự luật hồi năm 2003 rất nhiều.”

“Chắc chắn nó sẽ làm hỏng tính tự chủ của chúng tôi, ” ngài nói và lưu ý rằng nhiều chi tiết về luật mới vẫn còn mù mờ. “Ví dụ, khi thực hiện luật đó, cơ chế nào sẽ làm điều đó, và người bị cho là phạm tội sẽ bị xét xử tại Hương Cảng, bởi tòa án Hương Cảng, hay bị đưa sang Trung Quốc.”

“Tất cả những điều này làm cho chúng ta rất lo lắng, ” Đức Hồng Y nói. “Điều này sẽ phá hủy hoàn toàn những gì họ hứa với Hương Cảng về quyền tự chủ.”

Lưu ý rằng Hương Cảng cũng là một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng, Đức Hồng Y nói các nhà đầu tư cũng lo ngại về ý nghĩa của luật mới và chính Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể bị chia rẽ về luật này.

Đức Hồng Y bày tỏ hy vọng rằng các thành viên ôn hòa của Đảng Cộng sản sẽ can thiệp, khuyên bọn cầm quyền Bắc Kinh nên chú ý đến những lời chỉ trích đến từ cộng đồng quốc tế và nới lỏng dự luật an ninh. Tuy nhiên, khả năng điều này xảy ra, theo ngài, là rất nhỏ.

“Chúng tôi không có ảnh hưởng nhiều đối với Bắc Kinh, họ không lắng nghe chúng tôi. Họ coi chúng tôi như là kẻ thù, rắc rối là chỗ đó. Tôi nghĩ rằng thực sự, chúng tôi đang mong đợi một cái gì đó khủng khiếp.”

Đức Hồng Y Quân nhiều lần tỏ ra bất đồng với Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, về thỏa thuận tạm thời của Tòa Thánh với Trung Quốc trong việc bổ nhiệm các Giám Mục, mà đến nay những chi tiết về thỏa thuận này vẫn chưa được công khai. Bây giờ ngài đang chỉ trích sự im lặng của Vatican về luật an ninh mới và các cuộc biểu tình ở Hương Cảng.

“Tôi xin lỗi để nói rằng chúng tôi không có gì để mong đợi từ Vatican. Trong những năm qua, họ chưa bao giờ nói bất cứ điều gì để lên án Trung Quốc về sự bách hại tại Hoa Lục.”

“Ở Hương Cảng, trong tất cả các thời điểm hỗn loạn này, với rất nhiều người trẻ phải gánh chịu sự tàn bạo của cảnh sát, không có một lời nào từ Vatican.” Theo Đức Hồng Y, Vatican dường như “luôn luôn cố gắng để làm hài lòng chính phủ Trung Quốc.” Đức Hồng Y nhận định rằng chính sách này là “dại dột, bởi vì những người cộng sản không bao giờ cấp cho ta bất cứ điều gì, họ chỉ muốn kiểm soát.”

Đức Hồng Y tiên đoán một cách bi quan rằng theo thời gian, Hương Cảng sẽ trở thành một thành phố như bất kỳ thành phố nào khác ở Trung Quốc đại lục, và nó sẽ mất đi vị thế đặc biệt.

Về phương diện bách hại tôn giáo và sự mất mát các quyền cơ bản như tự do ngôn luận và hội họp, ngài không tin rằng những điều này sẽ bị loại bỏ ngay lập tức, nhưng “chắc chắn từng chút một, tự do của chúng tôi sẽ bị xói mòn.”

“Thông qua sự im lặng của mình, Vatican đã để cho điều này xảy ra, ” Đức Hồng Y nói, và lưu ý rằng trong hơn một năm qua, Hương Cảng không có Giám Mục, nhưng đã được cai quản bởi một vị Giám Quản Tông Tòa sau cái chết bất ngờ của Đức Cha Michael Dương Minh Chương vào tháng Giêng, 2019.

“Tìm được một người cai quản giáo phận này thì có gì mà khó, ” ngài nói thêm, và giải thích rằng có một ứng cử viên sáng giá, nhưng vị này quyết liệt chống lại nhà cầm quyền Bắc Kinh trong các cuộc biểu tình năm ngoái, khi vị ấy lên tiếng ủng hộ “các quyền của người dân và đề nghị rằng nhà cầm quyền tại Hương Cảng phải ôn hòa hơn.”

Một ứng cử viên được Bắc Kinh ưa chuộng hơn hiện đang được xem xét, nhưng vẫn chưa được bổ nhiệm. Theo Đức Hồng Y, thất bại trong việc bổ nhiệm Giám Mục Hương Cảng chỉ ra rằng Vatican, ở một mức độ nào đó, nhận thức được rằng việc bổ nhiệm một Giám Mục Hương Cảng thân Bắc Kinh “có thể không tốt cho Giáo hội vào thời điểm này.”

“Tôi không nghĩ rằng việc lựa chọn của một Giám Mục phải được hướng dẫn bởi những lý do chính trị. Vì vậy, chúng tôi rất lo lắng, ” Đức Hồng Y nói thêm, “Có lẽ Tòa Thánh không tuân theo các tiêu chuẩn của đức tin, nhưng lệ thuộc vào những cân nhắc chính trị, và đó là rất nguy hiểm cho giáo phận của chúng tôi.”


Source:Crux

2. Các nhà thờ tại Hoa Lục bị buộc rao giảng chủ nghĩa xã hội nếu muốn mở trở lại
Theo thông tấn xã UCANews, người Công Giáo tại Hoa Lục bất bình về một chỉ thị của bọn cầm quyền cộng sản Trung Quốc, buộc các linh mục phải thuyết giáo về chủ nghĩa xã hội, mà chúng gọi trại đi là “rao giảng lòng yêu nước”, như một điều kiện để mở lại các cử hành phụng vụ, bị đình chỉ năm tháng trước vì đại dịch Covid-19.

Cộng sản cố ý đánh đồng yêu nước với yêu chủ nghĩa xã hội. Chúng thường nói “yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội”, như thể ở bao nhiêu quốc gia khác trên thế giới, nơi không ai yêu chủ nghĩa xã hội thì không có ai yêu nước cả. Lập luận một cách ngu xuẩn như thế nên tại các nước cộng sản, thuyết giáo về lòng yêu nước về bản chất là xúi dại người ta yêu mến một cái chủ nghĩa lỗi thời, cướp mất tự do, nhân phẩm và xô đẩy loài người vào các cuộc chiến tranh kinh hoàng như ta thấy trong thế kỷ qua. Những điều như thế đối kháng triệt để với các giá trị của Tin Mừng.

Hiệp hội Yêu nước Công Giáo Trung Quốc và ủy ban quản lý giáo dục Công Giáo Trung Quốc của tỉnh Chiết Giang đã cùng ban hành một thông báo vào ngày 29 tháng 5 về việc nối lại các hoạt động phụng vụ.

Các địa điểm tôn giáo đáp ứng các điều kiện phòng chống dịch bệnh sẽ tiếp tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự từ ngày 2 tháng Sáu, với điều kiện phải thuyết giảng về lòng yêu nước.

Cha Lưu ở Hà Bắc cho biết: “Tái tục các cử hành phụng vụ có công chúng tham dự chắc chắn là một điều tốt. Tuy nhiên, yêu cầu đầu tiên trong thông báo là dạy một bài học hay về chủ nghĩa cộng sản là sai. Là thành viên của Giáo Hội Công Giáo toàn cầu, chúng tôi không thể chấp nhận việc tôn vinh những sai lầm của cộng sản được che đậy dưới chiêu bài ‘yêu nước’”, ngài nói với UCA News.

Jacob Chung, một giáo dân ở Ôn Châu, cho biết động thái của bọn cầm quyền đã can thiệp nghiêm trọng vào các vấn đề nội bộ của tôn giáo.

Một nhà quan sát các hoạt động của Giáo Hội ở Trung Quốc, cho biết chính phủ đang buộc các nhà lãnh đạo tôn giáo thêm chủ nghĩa xã hội và Trung Quốc hóa như một phần của giáo lý tôn giáo.

“Trong cuộc chiến thương mại đang diễn ra với các quốc gia khác và suy thoái kinh tế tại quê nhà, Đảng Cộng sản Trung Quốc sợ một cuộc phản cách mạng. Vì vậy, họ muốn mọi người giữ vững tinh thần yêu chủ nghĩa cộng sản, ” ông nói.

Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn đàn áp và biến đổi Giáo hội để phụ họa các giai điệu cộng sản với bọn cầm quyền hầu ngăn chặn họ chỉ trích chế độ.

Các hoạt động tôn giáo đã dần được nối lại kể từ ngày 2 tháng 6 tại tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Thiểm Tây và Thượng Hải sau khi Hội nghị chung của các tổ chức tôn giáo quốc gia tổ chức một cuộc họp video vào ngày 30 tháng 5 về kế hoạch mở lại các địa điểm tôn giáo.

Tuy nhiên, các điều khoản khác trong thông báo do chính quyền Chiết Giang đưa ra có liên quan đến các biện pháp phòng ngừa chống lại đại dịch Covid-19.

Thông báo yêu cầu các nhà thờ tránh các hoạt động tôn giáo không thiết yếu, giảm số lượng người tham gia và rút ngắn các hoạt động tôn giáo.

Ở một số tỉnh như Tứ Xuyên, Kitô hữu buộc phải làm đơn xin phép bọn cầm quyền địa phương nếu muốn tái tục các lớp giáo lý.

Philip, một giáo dân Thượng Hải, nói với UCA News rằng các nhà thờ địa phương có kế hoạch mở cửa trở lại vào ngày 13 tháng Sáu.

Giáo phận Thượng Hải đã ban hành thông tư giới hạn số lượng người tham gia các dịch vụ và phác thảo các biện pháp phòng ngừa chống lại đại dịch.

Ông Phaolô Phương thuộc Giáo phận Ôn Châu ở tỉnh Chiết Giang cho biết giáo dân đã mong chờ được tái tục Thánh lễ. Giáo xứ của ông đã mua máy kiểm tra nhiệt độ, mặt nạ, chất khử trùng và các mặt hàng khác.

“Vì số lượng người có hạn, linh mục giáo xứ đã quyết định tăng số lượng các Thánh lễ hàng ngày, ” ông Phương nói.

Cha Giuse của tỉnh Thiểm Tây cho biết khả năng mọi người tham dự Thánh Lễ vẫn tốt hơn là phải xem trực tuyến.


Source:UCAN