Phụng Vụ - Mục Vụ
Vì tôi là Linh Mục
Lm Gia-cô-bê Tạ Chúc
22:53 08/06/2010
Xin mượn tựa đề của một khúc hát rất đỗi quen thuộc để viết về linh mục, nhân ngày của Năm linh mục dần khép lại. Trong suốt năm qua, chủ đề linh mục được đề cập đến rất nhiều. Từ trong Kinh Thánh, các Giáo huấn của Giáo hội, văn kiện các công đồng, những suy tư của các nhà thần học... đã dệt nên hình ảnh chân dung của các vị mục tử trong Giáo hội. Vì thế, ở đây chỉ muốn chia sẻ đôi điều từ thực tế của cuộc đời linh mục. Một cuộc đời rất đỗi bình thường, được trải dài, trải rộng trong cánh đồng mênh mông của Giáo hội.
Nếu có câu hỏi vì sao của một ai đó được đặt ra, thì chắc hẳn câu trả lời sẽ là: “ Vì tôi là linh mục”. Mà linh mục là người thuộc về Đức Giê-su, một Đức Giê-su chịu tử nạn và Phục sinh. Nên trong đời sống, linh mục sống “khác” với mọi người. Những oán thù, hờn căm và ghen ghét, những vu vạ, chỉ trích và xung đột, không thể có với người là linh mục. Người ta thường nói: “ Linh mục là người làm dâu trăm họ”, cùng một lúc không thể đáp ứng và thỏa mãn hết tất cả mọi người được. Có một người thương cha, thì sẽ có một người ghét cha, đành chấp nhận vậy thôi. Khi làm vừa lòng người thì người không ngớt lời khen ngợi, khi không theo được những mong muốn của người thì người đưa linh mục lên đoạn đầu đài. Mà theo sao được khi linh mục không làm theo ý mình mà phải theo Đức Giê-su, qua những chỉ dẫn của Giáo hội. Trong cuộc đời của linh mục có bao giờ nhận được bài đúng đâu, toàn là “ bài sai” không mà. Bài sai nhưng đáp số luôn đúng, vì người sai các linh mục là Đức Giêsu: “ Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28, 19).
Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, ngày kết thúc năm linh mục, xin cám ơn Giáo hội, cám ơn tất cả mọi người đã luôn đồng hành và cầu nguyện cho các linh mục. Cuộc sống của linh mục cũng chất chứa núi cao của hạnh phúc, nhưng không thiếu vực thẳm của khốn cùng. Xin hãy cầu nguyện để các Ngài luôn tìm thấy những an vui trong đời tận hiến cho dân thánh của Chúa.
Nếu có câu hỏi vì sao của một ai đó được đặt ra, thì chắc hẳn câu trả lời sẽ là: “ Vì tôi là linh mục”. Mà linh mục là người thuộc về Đức Giê-su, một Đức Giê-su chịu tử nạn và Phục sinh. Nên trong đời sống, linh mục sống “khác” với mọi người. Những oán thù, hờn căm và ghen ghét, những vu vạ, chỉ trích và xung đột, không thể có với người là linh mục. Người ta thường nói: “ Linh mục là người làm dâu trăm họ”, cùng một lúc không thể đáp ứng và thỏa mãn hết tất cả mọi người được. Có một người thương cha, thì sẽ có một người ghét cha, đành chấp nhận vậy thôi. Khi làm vừa lòng người thì người không ngớt lời khen ngợi, khi không theo được những mong muốn của người thì người đưa linh mục lên đoạn đầu đài. Mà theo sao được khi linh mục không làm theo ý mình mà phải theo Đức Giê-su, qua những chỉ dẫn của Giáo hội. Trong cuộc đời của linh mục có bao giờ nhận được bài đúng đâu, toàn là “ bài sai” không mà. Bài sai nhưng đáp số luôn đúng, vì người sai các linh mục là Đức Giêsu: “ Vậy các ngươi hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân, thanh tẩy chúng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Mt 28, 19).
Lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su, ngày kết thúc năm linh mục, xin cám ơn Giáo hội, cám ơn tất cả mọi người đã luôn đồng hành và cầu nguyện cho các linh mục. Cuộc sống của linh mục cũng chất chứa núi cao của hạnh phúc, nhưng không thiếu vực thẳm của khốn cùng. Xin hãy cầu nguyện để các Ngài luôn tìm thấy những an vui trong đời tận hiến cho dân thánh của Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thánh Lễ Phong Chân Phước Linh Mục Popieluszko: vị tử đạo cho công lý.
Ngọc Loan
05:12 08/06/2010
WARSAW, Poland: Cách đây 26 năm, khi Linh Mục người Ba Lan, Cha Jerzy Popieluszko, can đảm mạnh dạn bênh vực cho công lý và nhân quyền, bị công an cộng sản bắt cóc và bị giết, được tìm thấy xác nổi trên mặt hồ ở sông Vistula vào ngày 30 tháng 10 năm 1984, nay được tôn vinh lên hàng Chân Phước trong Thánh Lễ đại trào tại Ba Lan trước sự hiện diện của hơn 140,000 tín hữu Công Giáo Ba Lan tại Warsaw.
Trong Thánh Lễ phong Chân Phước cho Linh Mục Popieluszko tử đạo tại thủ phủ của Ba Lan, Cha đã được khen ngợi là người dám đứng lên chống lại những sự cưỡng bách bóc lột của Cộng Sản, khi Ngài mạnh dạn bênh vực cho nhân quyền qua các bài giảng của Ngài.
Tại Quãng Trường Pilsudski, tín hữu Công Giáo đã lắng nghe Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh nhắc lại “Cha đã không dựa vào những cám dỗ để gây thuận lợi cho Ngài trong trại tù tử thần này” dưới thời Cộng Sản.
“Cha Jerzy.. chỉ được nâng đỡ bằng những phương tiện tâm linh, như sự thật, công lý và tình yêu, đòi hỏi sự tự do nố lương tâm cho công dân và linh mục”. Đức Tổng Giám Mục Amato đã nhắc đến vị linh mục chịu tử đạo 37 tuổi đã có liên hệ đến Công Đoàn Đoàn Kết và lực lương mật vụ công an bắt cóc và thủ tiêu. “Thế nhưng ý thức hệ (Marxist) hư ảo không thể chấp nhận ánh sáng sự thật và công lý”.
“Chính vì thế vị linh mục không có khả năng tự vệ này đã bị theo dõi, cưỡng bách, bị bắt, tra tấn và rồi bị giết một cách dã man, tuy dù vẫn còn sống thoi thóp thì đã bị quăng xuống nước bởi những tên tội phạm coi thường mạng sống con người, đã để Ngài vật vã cho tới chết”
Trong Thánh Lễ tấn phong Chân Phước, với sự hiện diện của hơn 3000 linh mục và 95 vị Hồng Y và Giám Mục. Trong số đó có Đức Hồng Y William J. Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, nhiều vị lãnh đạo Giáo Hội từ các nước láng giềng Lithuania, Belarus, Ukraine và Nước Cộng Hòa Czech, và cựu Tổng Tống Lech Walesa, ông cũng là vị lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết thời bấy giờ.
Bà Cố của Cha Popieluszko, bà Marianna Popieluszko, vừa mừng sinh nhật đúng 100 tuổi vào ngày 1 tháng 6 vừa qua, đã xướng đọc kinh Mân Côi cùng với tất cả các tín hữu tham dự trước khi đi vào buổi lễ Phong Chân Phước cho người con của mình.
Thi thể của Cha Popieluszko đã được tìm thấy nổi trên mặt hồ ở Sông Vistula gần Wloclawek vào ngày 30 tháng 10 năm 1984, sau 11 ngày mất tích khi Cha trên đường về vào ban đêm sau khi cử hành Thánh Lễ chiều tại Bydgoszcz.
Tổng Giáo Phận Warsaw đã khởi động tiến trình hồ sơ phong Thánh vào năm 1977 và đã gởi hồ sơ tài liệu 1157 trang tới Bộ Phong Thánh Roma vào năm 2001. Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã ban sắc lệnh chứng nhận là vị tử đạo vào ngày 19 tháng 12 năm 2009.
Trong một thông điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, gởi tới buổi lễ phong Chân Phước, trong khi Đức Thánh Cha đang tông du Cyprus, Đức Thánh Cha nói “sự hy sinh phục vụ và chịu tử đạo” của vị linh mục là một “dấu đặc biệt cho sự chiến thắng của sự thiện trên sự ác” và cống hiến một mẫu gương cho hàng giáo phẩm và giáo dân Công Giáo khắp mọi nơi.
Ngay phần đầu buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Kazimierz Nycz tại Warsaw đã nói Cha Popieluszko, vì lý do tôn giáo đã chịu đựng “một sự ngược đãi gay go” trong khi phục vụ trong quân đội, rồi bị theo dõi khi Cha nhận bài sai về Giáo Xứ Stanislaus Kostka tại Warsaw vào năm 1980.
Đức Tổng Giám Mục Nycz thêm rằng ngài đã bị liệt vào hạng “nguy hiểm đối với chế độ cộng sản” vì bênh vực nhân phẩm và tự do lương tâm, và ngài đã kêu gọi đến “sự hòa giải và hòa bình”, và Cha cũng đã biết những nguy hiểm đang đối diện trước mặt ngài.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh nói rằng Ngài đã rơi lệ trong nhiều chuyến viếng thăm hầm mộ bảo tàng của nhà thờ, nơi Cha Popieluszko được chôn cất với một cỗ sâu chuỗi mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã để lại trong lúc Đức Thánh Cha cầu nguyện tại phần mộ trong chuyến tông du Ba Lan vào tháng 6 năm 1987.
Đức Tổng cũng thêm rằng hình ảnh của khuôn mặt của Ngài “đã biến đổi một cách quái dị” nhắc lại đến hình ảnh Đức Kitô bị treo trên thập giá, khi mà “nhan sắc và nhân phẩm” đã bị tướt đoạt.
Đức Tổng Giám Mục Amato đã hỏi cộng đồng tín hữu hiện diện “Lý do cho tội lỗi kinh hoàng này là gì? Phải chăng Cha Jerzy là một tội phạm, một kẻ giết người hay một tên khủng bố?”
“Chẳng những không phải là một trong những điều trên, Cha Popieluszko chỉ là một linh mục Công Giáo trung thành, là người giữ vững nhân phẩm của mình với tư cách là một tôi tớ của Đức Kitô và Giáo Hội và cho sự tự do cho những ai giống ngài, là những nạn nhân và đã bị xúc phạm. Thế nhưng tôn giáo, Tin Mừng, nhân phẩm, và sự tự do đó không phải là khái niệm thích hợp với chủ nghĩa Mác. Đây là lý do tại sao sự hận thù hủy diệt của kẻ thù và nói dối nhất đối với Thiên Chúa đã gây ra chống lại Ngài”.
Vụ tàn sát Linh Mục Phopieluszko đã gây thêm nhiều uy tín cho việc lật đổ chính quyền và đưa đến thời cánh chung vào năm 1989 của chủ nghĩa cộng sản, vốn đã lộnh hành qua 4 thập niên tại Ba Lan.
Ký giả của Đài Phát Thánh Ba Lan, Malgorzata Glabisz-Pniewska tham dự Thánh Lễ Phong Chân Phước đã cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ biết rằng, lễ Phong Chân Phước Cha Phopieluszko đã mang một ý nghĩa đặc biệt tới những người đã sống dưới chế độ cộng sản và những người đã từng nghe được những bài giảng của Ngài, thế nhưng giới trẻ Ba Lan thì “kém hiểu biết hơn” vì họ chưa từng nếm mùi bóc lột của Cộng Sản, và buổi lễ cũng gây khó chịu tới những viên chức từng làm việc cho cộng sản và những giáo sĩ đã từng bắt tay với cộng sản.
Ngược lại một ký giả Công Giáo Hoa Kỳ, cô Judith Kelly đã tới tham dự Thánh Lễ và cô muốn so sánh đến Cha Popieluszko và mục sư Martin Luther King Jr, người ta từng tranh đấu cho quyền bình đẳng cho người Mỹ đen. Cô tin rằng câu chuyện về vị Linh Mục Popieluszko đã “được nhiều người biết đến” đối với những nhà tranh đấu Phương Tây cho Công Lý và Hòa Bình.
Hộp đựng một phần di hài của Cha Popieluszko được cải táng vào hồi Tháng Tư, đã được kiệu trên con đường kéo dài 7 dặm (11 cây số) cho tới Đền Thánh Quốc Gia Chúa Thương Xót chưa được hoàn tất tại Wilanow ở ngoại ô Warsaw để được chôn cất tại hầm mộ được gọi là Đền Thờ các Danh Nhân Balan.
Trong Thánh Lễ phong Chân Phước cho Linh Mục Popieluszko tử đạo tại thủ phủ của Ba Lan, Cha đã được khen ngợi là người dám đứng lên chống lại những sự cưỡng bách bóc lột của Cộng Sản, khi Ngài mạnh dạn bênh vực cho nhân quyền qua các bài giảng của Ngài.
Tại Quãng Trường Pilsudski, tín hữu Công Giáo đã lắng nghe Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh nhắc lại “Cha đã không dựa vào những cám dỗ để gây thuận lợi cho Ngài trong trại tù tử thần này” dưới thời Cộng Sản.
“Cha Jerzy.. chỉ được nâng đỡ bằng những phương tiện tâm linh, như sự thật, công lý và tình yêu, đòi hỏi sự tự do nố lương tâm cho công dân và linh mục”. Đức Tổng Giám Mục Amato đã nhắc đến vị linh mục chịu tử đạo 37 tuổi đã có liên hệ đến Công Đoàn Đoàn Kết và lực lương mật vụ công an bắt cóc và thủ tiêu. “Thế nhưng ý thức hệ (Marxist) hư ảo không thể chấp nhận ánh sáng sự thật và công lý”.
“Chính vì thế vị linh mục không có khả năng tự vệ này đã bị theo dõi, cưỡng bách, bị bắt, tra tấn và rồi bị giết một cách dã man, tuy dù vẫn còn sống thoi thóp thì đã bị quăng xuống nước bởi những tên tội phạm coi thường mạng sống con người, đã để Ngài vật vã cho tới chết”
Trong Thánh Lễ tấn phong Chân Phước, với sự hiện diện của hơn 3000 linh mục và 95 vị Hồng Y và Giám Mục. Trong số đó có Đức Hồng Y William J. Levada, Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, nhiều vị lãnh đạo Giáo Hội từ các nước láng giềng Lithuania, Belarus, Ukraine và Nước Cộng Hòa Czech, và cựu Tổng Tống Lech Walesa, ông cũng là vị lãnh đạo Công Đoàn Đoàn Kết thời bấy giờ.
Bà Cố Marianna Popieluszko |
Bà Cố của Cha Popieluszko, bà Marianna Popieluszko, vừa mừng sinh nhật đúng 100 tuổi vào ngày 1 tháng 6 vừa qua, đã xướng đọc kinh Mân Côi cùng với tất cả các tín hữu tham dự trước khi đi vào buổi lễ Phong Chân Phước cho người con của mình.
Thi thể của Cha Popieluszko đã được tìm thấy nổi trên mặt hồ ở Sông Vistula gần Wloclawek vào ngày 30 tháng 10 năm 1984, sau 11 ngày mất tích khi Cha trên đường về vào ban đêm sau khi cử hành Thánh Lễ chiều tại Bydgoszcz.
Tổng Giáo Phận Warsaw đã khởi động tiến trình hồ sơ phong Thánh vào năm 1977 và đã gởi hồ sơ tài liệu 1157 trang tới Bộ Phong Thánh Roma vào năm 2001. Đức Giáo Hoàng Biển Đức 16 đã ban sắc lệnh chứng nhận là vị tử đạo vào ngày 19 tháng 12 năm 2009.
Trong một thông điệp của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, gởi tới buổi lễ phong Chân Phước, trong khi Đức Thánh Cha đang tông du Cyprus, Đức Thánh Cha nói “sự hy sinh phục vụ và chịu tử đạo” của vị linh mục là một “dấu đặc biệt cho sự chiến thắng của sự thiện trên sự ác” và cống hiến một mẫu gương cho hàng giáo phẩm và giáo dân Công Giáo khắp mọi nơi.
Ngay phần đầu buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Kazimierz Nycz tại Warsaw đã nói Cha Popieluszko, vì lý do tôn giáo đã chịu đựng “một sự ngược đãi gay go” trong khi phục vụ trong quân đội, rồi bị theo dõi khi Cha nhận bài sai về Giáo Xứ Stanislaus Kostka tại Warsaw vào năm 1980.
Đức Tổng Giám Mục Nycz thêm rằng ngài đã bị liệt vào hạng “nguy hiểm đối với chế độ cộng sản” vì bênh vực nhân phẩm và tự do lương tâm, và ngài đã kêu gọi đến “sự hòa giải và hòa bình”, và Cha cũng đã biết những nguy hiểm đang đối diện trước mặt ngài.
Trong bài giảng, Đức Tổng Giám Mục Amato, Tổng Trưởng Bộ Phong Thánh nói rằng Ngài đã rơi lệ trong nhiều chuyến viếng thăm hầm mộ bảo tàng của nhà thờ, nơi Cha Popieluszko được chôn cất với một cỗ sâu chuỗi mà Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã để lại trong lúc Đức Thánh Cha cầu nguyện tại phần mộ trong chuyến tông du Ba Lan vào tháng 6 năm 1987.
Đức Tổng cũng thêm rằng hình ảnh của khuôn mặt của Ngài “đã biến đổi một cách quái dị” nhắc lại đến hình ảnh Đức Kitô bị treo trên thập giá, khi mà “nhan sắc và nhân phẩm” đã bị tướt đoạt.
Đức Tổng Giám Mục Amato đã hỏi cộng đồng tín hữu hiện diện “Lý do cho tội lỗi kinh hoàng này là gì? Phải chăng Cha Jerzy là một tội phạm, một kẻ giết người hay một tên khủng bố?”
“Chẳng những không phải là một trong những điều trên, Cha Popieluszko chỉ là một linh mục Công Giáo trung thành, là người giữ vững nhân phẩm của mình với tư cách là một tôi tớ của Đức Kitô và Giáo Hội và cho sự tự do cho những ai giống ngài, là những nạn nhân và đã bị xúc phạm. Thế nhưng tôn giáo, Tin Mừng, nhân phẩm, và sự tự do đó không phải là khái niệm thích hợp với chủ nghĩa Mác. Đây là lý do tại sao sự hận thù hủy diệt của kẻ thù và nói dối nhất đối với Thiên Chúa đã gây ra chống lại Ngài”.
Vụ tàn sát Linh Mục Phopieluszko đã gây thêm nhiều uy tín cho việc lật đổ chính quyền và đưa đến thời cánh chung vào năm 1989 của chủ nghĩa cộng sản, vốn đã lộnh hành qua 4 thập niên tại Ba Lan.
Ký giả của Đài Phát Thánh Ba Lan, Malgorzata Glabisz-Pniewska tham dự Thánh Lễ Phong Chân Phước đã cho Thông Tấn Xã Công Giáo Hoa Kỳ biết rằng, lễ Phong Chân Phước Cha Phopieluszko đã mang một ý nghĩa đặc biệt tới những người đã sống dưới chế độ cộng sản và những người đã từng nghe được những bài giảng của Ngài, thế nhưng giới trẻ Ba Lan thì “kém hiểu biết hơn” vì họ chưa từng nếm mùi bóc lột của Cộng Sản, và buổi lễ cũng gây khó chịu tới những viên chức từng làm việc cho cộng sản và những giáo sĩ đã từng bắt tay với cộng sản.
Ngược lại một ký giả Công Giáo Hoa Kỳ, cô Judith Kelly đã tới tham dự Thánh Lễ và cô muốn so sánh đến Cha Popieluszko và mục sư Martin Luther King Jr, người ta từng tranh đấu cho quyền bình đẳng cho người Mỹ đen. Cô tin rằng câu chuyện về vị Linh Mục Popieluszko đã “được nhiều người biết đến” đối với những nhà tranh đấu Phương Tây cho Công Lý và Hòa Bình.
Hộp đựng một phần di hài của Cha Popieluszko được cải táng vào hồi Tháng Tư, đã được kiệu trên con đường kéo dài 7 dặm (11 cây số) cho tới Đền Thánh Quốc Gia Chúa Thương Xót chưa được hoàn tất tại Wilanow ở ngoại ô Warsaw để được chôn cất tại hầm mộ được gọi là Đền Thờ các Danh Nhân Balan.
Phong Chân Phước cho linh mục Ba Lan
Lê Diễn Đức /BBC
06:36 08/06/2010
Mặc dù hơn mười ngày nay nước Ba Lan bị lụt lội lớn, hơn 150 ngàn người từ khắp mọi miền của cả nước đã đổ về Warsaw để tham dự Lễ phong chân phước (á thánh) cho Cố linh mục Jerzy Popieluszko, Cố Tuyên úy của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan.
Sự kiện vị linh mục trẻ, chưa đầy 40 tuổi, bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt cóc, giết rồi ném xuống sông Vistula năm 1984 đã gây chấn động xã hội Ba Lan giữa thời Thiết quân luật.
Các đợt làm lễ cầu nguyện và lễ tang cho Ngài đã trở thành cách thể hiện sự phản kháng của nhân dân với chế độ hồi đó.
Sau quyết định xác nhận tử vì đạo đối với vị Cố Tuyên uý của Bấm Công Đoàn Đoàn kết do Giáo hoàng Benedict XVI ký vào tháng 12/2009, hôm 6/06/2010, 26 năm sau khi chết, một phần hài cốt của Linh mục Popieluszko được đưa lên bàn thờ.
Lễ phong Thánh Cố Tuyên uý Jerzy Popieluszko được cử hành chính thức tại Quảng trường mang tên Thống chế Pilsudski ở thủ đô Ba Lan với sự tham dự của 100 giám mục Ba Lan và nước ngoài, 1500 linh mục, đại diện nhà nước và đông đảo dân chúng.
Với nhân dân Ba Lan, đây là một sự kiện mang ý nghĩa trọng đại, một niềm vinh dự lớn lao, một món quà cao quý, biểu tượng cho sự hy sinh của Ba Lan trong cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ.
Trong buổi Lễ phong Thánh, sứ giả của Giáo hoàng Benedict XVI, Đức Tổng Giám mục Angelo Amato nói:
"Cố Linh mục Jerzy Popieluszko đã không bị cám dỗ để sống trong “hầm tối" của chế độ Cộng sản và "chỉ bằng phương tiện tinh thần là sự thật, công lý và tình yêu, Ngài đã kêu gọi cho tự do lương tâm của người dân,"
"Nhưng một hệ tư tưởng tàn ác đã không thể chịu nổi ánh sáng của sự thật và công lý. Do đó, vị linh mục đã bị theo dõi, sách nhiễu, bắt giữ, tra tấn tàn bạo và mặc dù vẫn còn sống, Ngài đã bị ném xuống sông.
"Những kẻ gây tội ác không có chút tôn trọng nào đối với cuộc sống con người, họ đã vứt bỏ Ngài như một con vật chết và cơ thể của Ngài mười ngày sau mới được phát hiện".
Chỉ sự hy sinh mới mang lại cho cuộc sống sự thật và giá trị lớn lao. Ngài đã chứng tỏ phẩm tiết của lòng can đảm, là người lính gác giữa Cái Thiện và Cái Ác
Không khuất phục
Còn nhà xã hội học Ireneusz Krzeminski phát biểu: "Linh mục Jerzy Popieluszko đã chiến đấu cho đức tin và các giá trị Cơ đốc giáo; cho phẩm hạnh con người; cho quyền tự quyết về bản thân, và tự do. Ngài đã ở trong hoàn cảnh mà Ngài có quyền sợ hãi, nhưng Ngài đã không bị khuất phục".
Jerzy Popieluszko (George Alexander Popieluszko) sinh ngày 14/9/1947 và qua đời ngày 19/10/1984.
Từ tháng 8/1980 Ngài có quan hệ mật thiết với cộng đồng người lao động, tích cực hỗ trợ phong trào tranh đấu dân chủ của Công đoàn Đoàn kết, giúp đỡ tận tình những những người bị chính quyền Cộng sản truy bức, trù dập.
Trong các cuộc đình công Ngài đã đến nhiều nơi làm lễ cầu nguyện tự do cho tổ quốc và động viên giáo dân.
Những bài giảng của Ngài mang đậm màu sắc nhân bản, bất bạo động và trên hết là tình yêu thương bằng câu nói lấy từ Thánh kinh (St Paul, Rome 12:21): "Các con đừng để cho cái Ác khuất phục mình, mà hãy chiến thắng cái Ác bằng cái Thiện".
Khi thấy phong trào tranh đấu dân chủ của Công đoàn Đoàn kết có nguy cơ làm tan rã chế độ, ngày 13/12/1981, chế độ Bấm cộng sản Ba Lan ban hành thiết quân luật và thẳng tay đàn áp lực lượng phản kháng.
Trong giai đoạn này, hàng chục người đã bị giết chết, hàng chục ngàn người bị tù đày và hàng chục ngàn khác bị khống chế, theo dõi. Linh mục Jerzy Popieluszko nhiều lần bị chính quyền cáo buộc tham gia vào các hoạt động chính trị và trở thành mục tiêu của an ninh.
Linh mục Jerzy Popieluszko lúc sinh thời đã vận động cho tự do tôn giáo của người Ba Lan
Một chiến dịch tấn công linh mục có mã "Popiel" được bắt đầu vào nửa sau của năm 1982. Ít nhất có bốn nhân viên mật vụ bám sát linh mục theo từng bước đi.
Ngày 19/10/1984 Linh mục Popieluszko đến thành phố Bydgoszcz theo lời mời từ giáo xứ.
Kết thúc cuộc gặp gỡ Ngài đã nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện để có được tự do từ nỗi sợ hãi và sự hăm dọa, nhưng trên hết là từ sự trả thù và bạo lực".
Cùng ngày, trở về thủ đô, Linh mục Jerzy Popieluszko cùng với lái xe của mình bị các nhân viên mặc đồng phục thuộc Cục Đường bộ của Bộ Nội vụ chặn xe bắt cóc. Lái xe đã chạy thoát được còn Linh mục bị trói và nhét vào khoang chứa hành lý.
Ngày 30/10, tức 10 ngày sau vụ bắt cóc, người ta bắt gặp xác chết của Linh mục trên sông Wistula trong tư thế tay bị trói chặt vòng qua cổ, và có một túi chứa đầy đá được buộc vào chân. Qua kiểm tra của Sở Y pháp thuộc Đại học Y khoa Bialystok dưới chỉ đạo của giáo sư Maria Byrda, người ta đã phát hiện các dấu vết tra tấn.
Ngày 19/05/1984 nhân dân Ba Lan cử hành tang lễ cho vị linh mục quá cố và sau đó tổ chức một cuộc hành hương của nhân dân lao động tới vùng đất Thánh Jasna Gora để cầu nguyện cho Ngài.
Hơn 18 triệu lượt người đã đến viếng mộ Ngài trong 26 năm qua.
Trước áp lực mãnh mẽ của quần chúng cũng như dư luận quốc tế, chính quyền cộng sản Ba Lan đã phải mở phiên toà được gọi là "Cáo trạng Torun" kéo dài từ 27/12/1984 đến 07/02/1985.
Tòa xử ba cán bộ của Bộ Nội vụ: đại úy Grzegorz Piotrowski (25 năm tù), Leszek Pekala (10 năm tù) và Waldemar Chmielewski (10 năm tù) về tội bắt cóc, tra tấn và giết người, còn đại tá Adam Pietruszka bị kết tội chỉ đạo tiến hành tội phạm và lãnh 25 năm tù.
Nhưng sau đó chính quyền liên tiếp ân xá, giảm dần mức án và người cuối cùng trong vụ án được trả tự do vào năm 2001.
Từ khi Ba Lan giành được tự do, vụ án vẫn tiếp tục được IPN, Viện điều tra chống tội ác chống lại nhân dân Ba Lan thực hiện.
Cho đến nay, họ vẫn chưa tìm ra nhân vật cụ thể nào ở cấp thượng tầng của chế độ Ba Lan thời xã hội chủ nghĩa đã ra lệnh thủ tiêu linh mục Jerzy Popieluszko.
Tuy nhiên, Ba Lan ngày hôm nay đã chiến thắng, đã “thắng cái Ác bằng cái Thiện” như lời của chính linh mục Jerzy Popieluszko đã nói nhiều lần trong các buổi lễ cầu nguyện vì tự do cho đất nước thời cộng sản.
Dòng chữ 'Thắng cái Ác bằng cái Thiện' trên bàn thờ ở Warsaw hôm lễ phong á thánh cho linh mục Popieluszko
Sự kiện vị linh mục trẻ, chưa đầy 40 tuổi, bị an ninh cộng sản Ba Lan bắt cóc, giết rồi ném xuống sông Vistula năm 1984 đã gây chấn động xã hội Ba Lan giữa thời Thiết quân luật.
Các đợt làm lễ cầu nguyện và lễ tang cho Ngài đã trở thành cách thể hiện sự phản kháng của nhân dân với chế độ hồi đó.
Lễ phong Thánh Cố Tuyên uý Jerzy Popieluszko được cử hành chính thức tại Quảng trường mang tên Thống chế Pilsudski ở thủ đô Ba Lan với sự tham dự của 100 giám mục Ba Lan và nước ngoài, 1500 linh mục, đại diện nhà nước và đông đảo dân chúng.
Với nhân dân Ba Lan, đây là một sự kiện mang ý nghĩa trọng đại, một niềm vinh dự lớn lao, một món quà cao quý, biểu tượng cho sự hy sinh của Ba Lan trong cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ.
Trong buổi Lễ phong Thánh, sứ giả của Giáo hoàng Benedict XVI, Đức Tổng Giám mục Angelo Amato nói:
"Cố Linh mục Jerzy Popieluszko đã không bị cám dỗ để sống trong “hầm tối" của chế độ Cộng sản và "chỉ bằng phương tiện tinh thần là sự thật, công lý và tình yêu, Ngài đã kêu gọi cho tự do lương tâm của người dân,"
"Nhưng một hệ tư tưởng tàn ác đã không thể chịu nổi ánh sáng của sự thật và công lý. Do đó, vị linh mục đã bị theo dõi, sách nhiễu, bắt giữ, tra tấn tàn bạo và mặc dù vẫn còn sống, Ngài đã bị ném xuống sông.
"Những kẻ gây tội ác không có chút tôn trọng nào đối với cuộc sống con người, họ đã vứt bỏ Ngài như một con vật chết và cơ thể của Ngài mười ngày sau mới được phát hiện".
Chỉ sự hy sinh mới mang lại cho cuộc sống sự thật và giá trị lớn lao. Ngài đã chứng tỏ phẩm tiết của lòng can đảm, là người lính gác giữa Cái Thiện và Cái Ác
Không khuất phục
Còn nhà xã hội học Ireneusz Krzeminski phát biểu: "Linh mục Jerzy Popieluszko đã chiến đấu cho đức tin và các giá trị Cơ đốc giáo; cho phẩm hạnh con người; cho quyền tự quyết về bản thân, và tự do. Ngài đã ở trong hoàn cảnh mà Ngài có quyền sợ hãi, nhưng Ngài đã không bị khuất phục".
Jerzy Popieluszko (George Alexander Popieluszko) sinh ngày 14/9/1947 và qua đời ngày 19/10/1984.
Từ tháng 8/1980 Ngài có quan hệ mật thiết với cộng đồng người lao động, tích cực hỗ trợ phong trào tranh đấu dân chủ của Công đoàn Đoàn kết, giúp đỡ tận tình những những người bị chính quyền Cộng sản truy bức, trù dập.
Trong các cuộc đình công Ngài đã đến nhiều nơi làm lễ cầu nguyện tự do cho tổ quốc và động viên giáo dân.
Những bài giảng của Ngài mang đậm màu sắc nhân bản, bất bạo động và trên hết là tình yêu thương bằng câu nói lấy từ Thánh kinh (St Paul, Rome 12:21): "Các con đừng để cho cái Ác khuất phục mình, mà hãy chiến thắng cái Ác bằng cái Thiện".
Khi thấy phong trào tranh đấu dân chủ của Công đoàn Đoàn kết có nguy cơ làm tan rã chế độ, ngày 13/12/1981, chế độ Bấm cộng sản Ba Lan ban hành thiết quân luật và thẳng tay đàn áp lực lượng phản kháng.
Trong giai đoạn này, hàng chục người đã bị giết chết, hàng chục ngàn người bị tù đày và hàng chục ngàn khác bị khống chế, theo dõi. Linh mục Jerzy Popieluszko nhiều lần bị chính quyền cáo buộc tham gia vào các hoạt động chính trị và trở thành mục tiêu của an ninh.
Một chiến dịch tấn công linh mục có mã "Popiel" được bắt đầu vào nửa sau của năm 1982. Ít nhất có bốn nhân viên mật vụ bám sát linh mục theo từng bước đi.
Ngày 19/10/1984 Linh mục Popieluszko đến thành phố Bydgoszcz theo lời mời từ giáo xứ.
Kết thúc cuộc gặp gỡ Ngài đã nói: "Chúng ta hãy cầu nguyện để có được tự do từ nỗi sợ hãi và sự hăm dọa, nhưng trên hết là từ sự trả thù và bạo lực".
Cùng ngày, trở về thủ đô, Linh mục Jerzy Popieluszko cùng với lái xe của mình bị các nhân viên mặc đồng phục thuộc Cục Đường bộ của Bộ Nội vụ chặn xe bắt cóc. Lái xe đã chạy thoát được còn Linh mục bị trói và nhét vào khoang chứa hành lý.
Ngày 30/10, tức 10 ngày sau vụ bắt cóc, người ta bắt gặp xác chết của Linh mục trên sông Wistula trong tư thế tay bị trói chặt vòng qua cổ, và có một túi chứa đầy đá được buộc vào chân. Qua kiểm tra của Sở Y pháp thuộc Đại học Y khoa Bialystok dưới chỉ đạo của giáo sư Maria Byrda, người ta đã phát hiện các dấu vết tra tấn.
Ngày 19/05/1984 nhân dân Ba Lan cử hành tang lễ cho vị linh mục quá cố và sau đó tổ chức một cuộc hành hương của nhân dân lao động tới vùng đất Thánh Jasna Gora để cầu nguyện cho Ngài.
Hơn 18 triệu lượt người đã đến viếng mộ Ngài trong 26 năm qua.
Trước áp lực mãnh mẽ của quần chúng cũng như dư luận quốc tế, chính quyền cộng sản Ba Lan đã phải mở phiên toà được gọi là "Cáo trạng Torun" kéo dài từ 27/12/1984 đến 07/02/1985.
Tòa xử ba cán bộ của Bộ Nội vụ: đại úy Grzegorz Piotrowski (25 năm tù), Leszek Pekala (10 năm tù) và Waldemar Chmielewski (10 năm tù) về tội bắt cóc, tra tấn và giết người, còn đại tá Adam Pietruszka bị kết tội chỉ đạo tiến hành tội phạm và lãnh 25 năm tù.
Nhưng sau đó chính quyền liên tiếp ân xá, giảm dần mức án và người cuối cùng trong vụ án được trả tự do vào năm 2001.
Từ khi Ba Lan giành được tự do, vụ án vẫn tiếp tục được IPN, Viện điều tra chống tội ác chống lại nhân dân Ba Lan thực hiện.
Cho đến nay, họ vẫn chưa tìm ra nhân vật cụ thể nào ở cấp thượng tầng của chế độ Ba Lan thời xã hội chủ nghĩa đã ra lệnh thủ tiêu linh mục Jerzy Popieluszko.
Tuy nhiên, Ba Lan ngày hôm nay đã chiến thắng, đã “thắng cái Ác bằng cái Thiện” như lời của chính linh mục Jerzy Popieluszko đã nói nhiều lần trong các buổi lễ cầu nguyện vì tự do cho đất nước thời cộng sản.
Học giả Weigel phản bác lại những lời quy kết của tạp chí Time
Phụng Nghi
10:20 08/06/2010
Washington D.C. (CNA).- Nhà học giả và bình luận gia Công giáo thời danh George Weigel đã phản ứng mạnh mẽ đối với những trình thuật mới đây trên tạp chí Time, dài tới 10 trang báo, chỉ trích Giáo hội Công giáo. Ông cho những chỉ trích đó là “vô nghĩa” và phản bác lại từng điểm đối với những quy kết do tờ báo này nêu lên.
Trong một bài báo trên tờ National Review Online tuần qua, ông Weigel đã đề cập đến chủ điểm của Time ra ngày 7 tháng 6 nhan đề “Tại sao làm giáo hoàng có nghĩa là không bao giờ nói lời xin lỗi” và trả lời lại nhiều điều ông thiết tưởng là sai lạc được trình bầy trong bài đó.
Theo học giả Weigel, thì báo Time đã in ra “những điều hiểu lầm đáng kể” về Giáo hội Công giáo, trong đó có những khẳng định sai lạc như: giáo hoàng là một quốc vương độc đoán, giáo hội là một quốc gia-nhà nước, và cố giáo hoàng Gioan Phaolô II là một nhà quản trị thiếu khả năng.
Weigel cũng cho biết báo Time đã quy kết không đúng khi cho rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đã làm trống vắng các nhà thờ ở Đông Âu, và giáo hoàng Benedict, khi còn là hồng y Ratzinger, đã đồng lõa khi che đậy các vụ lạm dụng tính dục của giáo sĩ.
“Bài luận văn dài dòng nhưng nội dung không đưa ra được điều gì mới, chỉ là lặp lại những cáo buộc què quặt chống Benedict XVI. Những điều đó, tràn ngập giọng văn ấu trĩ, đã bị chối bỏ hoàn toàn hoặc đã được phản bác thành công trước đây rồi.”
Tuy nhiên, ông cho biết, câu truyện trên báo Time “có thể dùng làm một mục tiêu hữu dụng”, trong đó “trải dài suốt 10 trang giấy, cho biết nhiều điều mà truyền thông thế giới vẫn tiếp tục lầm lẫn về Giáo hội Công giáo, về Tòa thánh Vatican, về triều đại giáo hoàng của Gioan Phaolô II, của Benedict XVI.”
Về điều hiểu lầm cho rằng Giáo hoàng được coi là một quốc trưởng độc đoán trong một Giáo hội có tính cách như một quốc gia-nhà nước, ông Weigel phản bác lại như sau: Tuy rằng trong thực tế vị giáo hoàng được hưởng mọi thẩm quyền về hành pháp, lập pháp và tư pháp trong Giáo hội, nhưng sự hành xử thẩm quyền đó không những chỉ được ràng buộc do những chân lý trong đức tin Công giáo, mà còn bị hạn chế bởi quyền hạn và đặc quyền của các giám mục địa phương.”
Bởi vì, theo giảng huấn của Công đồng Vatican II, các giám mục không chỉ là những người quản lý điều hành một chi nhánh của một công ty như là Giáo hội Công giáo, mà còn là người đứng đầu các giáo hội địa phương và quản trị các Giáo hội này với cả thẩm quyền lẫn trách nhiệm. Do đó mà nhiều thiệt hại đã tác động trên Giáo hội Công giáo trong những thập niên vừa qua bởi những giám mục vô trách nhiệm tại địa phương hơn là do các vị giáo hoàng bị gán cho là chuyên quyền.”
Nói về sự tưởng lầm rằng vì Tòa thánh có quyền tự trị, nên Giáo hội là một quốc gia-nhà nước, ông Weigel nói điều này bắt nguồn từ một sự hiểu lầm sâu xa về thẩm quyền của giáo hoàng.
Ông giải thích: “Thẩm quyền về luân lý của chức vụ giáo hoàng trong những công vụ trên trần thế này không xuất phát từ vị thế giáo hoàng là người làm chủ 108 mẫu đất của quốc gia thành phố Vatican. Trái lại, thẩm quyền về luân lý đó, là một chức năng về những chân lý mà giáo hoàng phải phát biểu, những chân lý có căn bản là luật tự nhiên mà mọi người có thể nhận biết được bằng lý trí.”
Sau đó, Weigel đề cập đến cáo buộc cho rằng đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại cái mà báo Time gọi là “thành tích tồi tệ trong cương vị người quản lý Giáo hội” nếu đem so sánh với người tiền nhiệm là Phaolô VI.
Ông Weigel, cũng là tác giả cuốn sách viết về tiểu sử Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã chất vấn lại để phản bác: “Có bình luận gia hay học giả nghiêm chỉnh nào đã sẵn sàng đưa ra chứng luận cho rằng triều đại giáo hoàng của Phaolô VI đã có những thành tựu lớn lao, cho Giáo hội và cho thế giới, hơn triều đại của Gioan Phaolô II không?”
“Gioan Phaolô II phải được đánh giá là một người quản trị thành công, nếu như ta định nghĩa người quản trị thành công là người đặt ra những mục tiêu lớn và hoàn thành được. Tình trạng dật dờ khó chịu mà Giáo hội Công giáo cảm nghiệm trong những năm cuối thời Phaolô VI đã không lặp lại suốt 26 năm dưới triều giáo hoàng Gioan Phaolô II.”
Về quy kết cho rằng những vụ tai tiếng về lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ mới đây là trách nhiệm gây ra tình trạng trống vắng nơi các nhà thờ ở Đông Âu, ông Weigel cho biết rằng “các nhà thờ ở Ái nhĩ lan, Đức và Áo đã trống vắng từ lâu trước cả vụ tai tiếng nổ ra mấy tháng trước đây. Quả thực là các thánh đường đó đã trống vắng cả hàng mấy chục năm rồi.”
“Đổ tội cho sự giảm sút bi thảm việc hành đạo Công giáo ở Ái nhĩ lan và những nước nói tiếng Đức ở châu Âu do vụ lạm dụng tính dục của giáo sĩ, là tự thú nhận rằng đã không có chút quan sát những sự việc xảy ra suốt 40 năm qua.”
Cuối cùng, Weigel bình luận về khẳng định của báo Time cho rằng Giáo hoàng Benedict, khi còn là hồng y Ratzinger, đã đồng lõa trong việc che đậy vụ lạm dụng tính dục của giáo sĩ, khi ngài còn là người đứng đầu Thánh bộ Tín lý Đức tin:
“Mọi chứng cứ hiện hữu, đều cho thấy rằng Ratzinger, trong 5 năm cuối khi làm chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin đã quyết tâm nhổ tận gốc những suy đồi trong hàng ngũ linh mục. Đồng thời, một điều nữa phải nhân chân rằng tuyệt đại đa số các linh mục Công giáo không phải là thú dữ về tính dục. Điểm này, cần được công nhận, bằng giấy trắng mực đen trên trang báo Time và bởi cả những người khác nữa.”
Trong một bài báo trên tờ National Review Online tuần qua, ông Weigel đã đề cập đến chủ điểm của Time ra ngày 7 tháng 6 nhan đề “Tại sao làm giáo hoàng có nghĩa là không bao giờ nói lời xin lỗi” và trả lời lại nhiều điều ông thiết tưởng là sai lạc được trình bầy trong bài đó.
Học giả George Weigel |
Theo học giả Weigel, thì báo Time đã in ra “những điều hiểu lầm đáng kể” về Giáo hội Công giáo, trong đó có những khẳng định sai lạc như: giáo hoàng là một quốc vương độc đoán, giáo hội là một quốc gia-nhà nước, và cố giáo hoàng Gioan Phaolô II là một nhà quản trị thiếu khả năng.
Weigel cũng cho biết báo Time đã quy kết không đúng khi cho rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đã làm trống vắng các nhà thờ ở Đông Âu, và giáo hoàng Benedict, khi còn là hồng y Ratzinger, đã đồng lõa khi che đậy các vụ lạm dụng tính dục của giáo sĩ.
“Bài luận văn dài dòng nhưng nội dung không đưa ra được điều gì mới, chỉ là lặp lại những cáo buộc què quặt chống Benedict XVI. Những điều đó, tràn ngập giọng văn ấu trĩ, đã bị chối bỏ hoàn toàn hoặc đã được phản bác thành công trước đây rồi.”
Tuy nhiên, ông cho biết, câu truyện trên báo Time “có thể dùng làm một mục tiêu hữu dụng”, trong đó “trải dài suốt 10 trang giấy, cho biết nhiều điều mà truyền thông thế giới vẫn tiếp tục lầm lẫn về Giáo hội Công giáo, về Tòa thánh Vatican, về triều đại giáo hoàng của Gioan Phaolô II, của Benedict XVI.”
Về điều hiểu lầm cho rằng Giáo hoàng được coi là một quốc trưởng độc đoán trong một Giáo hội có tính cách như một quốc gia-nhà nước, ông Weigel phản bác lại như sau: Tuy rằng trong thực tế vị giáo hoàng được hưởng mọi thẩm quyền về hành pháp, lập pháp và tư pháp trong Giáo hội, nhưng sự hành xử thẩm quyền đó không những chỉ được ràng buộc do những chân lý trong đức tin Công giáo, mà còn bị hạn chế bởi quyền hạn và đặc quyền của các giám mục địa phương.”
Bởi vì, theo giảng huấn của Công đồng Vatican II, các giám mục không chỉ là những người quản lý điều hành một chi nhánh của một công ty như là Giáo hội Công giáo, mà còn là người đứng đầu các giáo hội địa phương và quản trị các Giáo hội này với cả thẩm quyền lẫn trách nhiệm. Do đó mà nhiều thiệt hại đã tác động trên Giáo hội Công giáo trong những thập niên vừa qua bởi những giám mục vô trách nhiệm tại địa phương hơn là do các vị giáo hoàng bị gán cho là chuyên quyền.”
Nói về sự tưởng lầm rằng vì Tòa thánh có quyền tự trị, nên Giáo hội là một quốc gia-nhà nước, ông Weigel nói điều này bắt nguồn từ một sự hiểu lầm sâu xa về thẩm quyền của giáo hoàng.
Ông giải thích: “Thẩm quyền về luân lý của chức vụ giáo hoàng trong những công vụ trên trần thế này không xuất phát từ vị thế giáo hoàng là người làm chủ 108 mẫu đất của quốc gia thành phố Vatican. Trái lại, thẩm quyền về luân lý đó, là một chức năng về những chân lý mà giáo hoàng phải phát biểu, những chân lý có căn bản là luật tự nhiên mà mọi người có thể nhận biết được bằng lý trí.”
Sau đó, Weigel đề cập đến cáo buộc cho rằng đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II đã để lại cái mà báo Time gọi là “thành tích tồi tệ trong cương vị người quản lý Giáo hội” nếu đem so sánh với người tiền nhiệm là Phaolô VI.
Ông Weigel, cũng là tác giả cuốn sách viết về tiểu sử Giáo hoàng Gioan Phaolô II, đã chất vấn lại để phản bác: “Có bình luận gia hay học giả nghiêm chỉnh nào đã sẵn sàng đưa ra chứng luận cho rằng triều đại giáo hoàng của Phaolô VI đã có những thành tựu lớn lao, cho Giáo hội và cho thế giới, hơn triều đại của Gioan Phaolô II không?”
“Gioan Phaolô II phải được đánh giá là một người quản trị thành công, nếu như ta định nghĩa người quản trị thành công là người đặt ra những mục tiêu lớn và hoàn thành được. Tình trạng dật dờ khó chịu mà Giáo hội Công giáo cảm nghiệm trong những năm cuối thời Phaolô VI đã không lặp lại suốt 26 năm dưới triều giáo hoàng Gioan Phaolô II.”
Về quy kết cho rằng những vụ tai tiếng về lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ mới đây là trách nhiệm gây ra tình trạng trống vắng nơi các nhà thờ ở Đông Âu, ông Weigel cho biết rằng “các nhà thờ ở Ái nhĩ lan, Đức và Áo đã trống vắng từ lâu trước cả vụ tai tiếng nổ ra mấy tháng trước đây. Quả thực là các thánh đường đó đã trống vắng cả hàng mấy chục năm rồi.”
“Đổ tội cho sự giảm sút bi thảm việc hành đạo Công giáo ở Ái nhĩ lan và những nước nói tiếng Đức ở châu Âu do vụ lạm dụng tính dục của giáo sĩ, là tự thú nhận rằng đã không có chút quan sát những sự việc xảy ra suốt 40 năm qua.”
Cuối cùng, Weigel bình luận về khẳng định của báo Time cho rằng Giáo hoàng Benedict, khi còn là hồng y Ratzinger, đã đồng lõa trong việc che đậy vụ lạm dụng tính dục của giáo sĩ, khi ngài còn là người đứng đầu Thánh bộ Tín lý Đức tin:
“Mọi chứng cứ hiện hữu, đều cho thấy rằng Ratzinger, trong 5 năm cuối khi làm chủ tịch Thánh bộ Tín lý Đức tin đã quyết tâm nhổ tận gốc những suy đồi trong hàng ngũ linh mục. Đồng thời, một điều nữa phải nhân chân rằng tuyệt đại đa số các linh mục Công giáo không phải là thú dữ về tính dục. Điểm này, cần được công nhận, bằng giấy trắng mực đen trên trang báo Time và bởi cả những người khác nữa.”
ĐHY Bertone làm đại diện cho Đức Giáo Hoàng tại Đại hội Thánh Thể Slovenia
Tiền Hô
11:23 08/06/2010
Vatican, 7 tháng 6 năm 2010 (CNA/EWTN) - Hôm nay, Tòa Thánh ra thông cáo, Đức Thánh Cha vừa bổ nhiệm Đức Hồng Y Tarcisio Bertone làm đại diện cho Đức Thánh Cha tại Đại hội Thánh Thể ở Slovenia sắp tới đây.
Đại hội Thánh Thể Slovenia cấp quốc gia được tổ chức từ năm 1937, năm nay sẽ diễn ra ở thành phố Celje vào ngày 13 tháng 6. Theo Hãng Thông tấn Slovenia (STA), chủ đề đại hội lần này là: "Thánh Thể - quà tặng Chúa ban cho cuộc sống". Khoảng 25.000 người được kỳ vọng là sẽ tham gia vào sự kiện này, làm nổi bật thêm tầm quan trọng của Thánh Lễ và sự hiệp nhất giữa các tín hữu.
Các hãng thông tấn đều trích lời Đức Tổng Giám mục Anton Stres của Tổng Giáo Phận Ljubljana rằng, Đức Thánh Cha quyết định phái Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - Quốc Vụ Khanh Vatican - làm đại diện là một dấu hiệu cho thấy Ngài quan tâm rất nhiều đến đất nước này và những nỗ lực mà họ đã đạt được.
STA cũng thông báo rằng, Lojze Grozde - một bạn trẻ Công giáo được cho là bị tra tấn và giết chết bởi các đảng phái trong Đệ Nhị Thế Chiến - dự kiến sẽ được tuyên phong tử đạo đầu tiên của đất nước Slovenia. Vào tháng 3 năm 2010, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã đưa ra một tuyên bố chung về vấn đề tử đạo của Grozde.
Vatican cho biết thêm, đoàn tháp tùng Đức Hồng Y Bertone còn có: Đức Ông Janez Gril - biên tập viên Tuần san Công giáo “Druzina”, Cha Bogdan Kolar, SDB - giáo sư lịch sử tại Đại học Ljubljana, Đức Ông Lech Piechota - công chức Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Ông Guillermo Javier Karcher - công chức Phủ Quốc Vụ Khanh và là trưởng ban lễ nghi giáo hoàng, và Cha Guillermo Javier Karcher - thư ký khâm sai phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh.
Đại hội Thánh Thể Slovenia cấp quốc gia được tổ chức từ năm 1937, năm nay sẽ diễn ra ở thành phố Celje vào ngày 13 tháng 6. Theo Hãng Thông tấn Slovenia (STA), chủ đề đại hội lần này là: "Thánh Thể - quà tặng Chúa ban cho cuộc sống". Khoảng 25.000 người được kỳ vọng là sẽ tham gia vào sự kiện này, làm nổi bật thêm tầm quan trọng của Thánh Lễ và sự hiệp nhất giữa các tín hữu.
Các hãng thông tấn đều trích lời Đức Tổng Giám mục Anton Stres của Tổng Giáo Phận Ljubljana rằng, Đức Thánh Cha quyết định phái Đức Hồng Y Tarcisio Bertone - Quốc Vụ Khanh Vatican - làm đại diện là một dấu hiệu cho thấy Ngài quan tâm rất nhiều đến đất nước này và những nỗ lực mà họ đã đạt được.
STA cũng thông báo rằng, Lojze Grozde - một bạn trẻ Công giáo được cho là bị tra tấn và giết chết bởi các đảng phái trong Đệ Nhị Thế Chiến - dự kiến sẽ được tuyên phong tử đạo đầu tiên của đất nước Slovenia. Vào tháng 3 năm 2010, Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã đưa ra một tuyên bố chung về vấn đề tử đạo của Grozde.
Vatican cho biết thêm, đoàn tháp tùng Đức Hồng Y Bertone còn có: Đức Ông Janez Gril - biên tập viên Tuần san Công giáo “Druzina”, Cha Bogdan Kolar, SDB - giáo sư lịch sử tại Đại học Ljubljana, Đức Ông Lech Piechota - công chức Phủ Quốc Vụ Khanh, Đức Ông Guillermo Javier Karcher - công chức Phủ Quốc Vụ Khanh và là trưởng ban lễ nghi giáo hoàng, và Cha Guillermo Javier Karcher - thư ký khâm sai phục vụ tại Phủ Quốc Vụ Khanh.
Người Mẹ xướng kinh Mân Côi trong buổi lễ phong chân phước cho con của mình
Paul Minh Nhật
11:25 08/06/2010
Ba Lan tổ chức lễ kỉ niệm hồi tưởng về một linh mục, vị tử đạo của Chủ Nghĩa Cộng Sản
Chỉ được trang bị bằng "sự thật, công lý và lòng bác ái" Cha Jerzy Popieluszko đã tìm kiếm để duy trì và làm chứng cho sự tự do lương tâm dưới tư cách là một công dân và là một linh mục. Đó là hình ảnh của vị linh mục Ba lan đã được miêu tả bởi Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, khi ngài chủ tọa buổi lễ tôn phong chân phước cho cha Popieluszko vào hôm Chúa Nhật vừa qua.
Mẹ của cha, Bà cố Marianna Popieluszko, đã xướng đọc kinh mân côi trước khi buổi lễ phong chân phước cho con mình được diễn ra.
Cha Popieluszko (1947-1984) đã là tuyên úy của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, là công cụ chính trong cuộc kháng chiến chống Chủ nghĩa Cộng Sản. Cha bị giết bởi Mật vụ Công An Cộng Sản năm 1984.
Hàng ngàn tín hữu đã tham dự buổi lễ tấn phong chân phước, buổi lễ quy tụ khoảng 100 giám mục trong đó có Tổng Giám mục Amato, người đại diện của Đức Thánh Cha. Trong số những vị đồng tế có sự hiện diện có Đức Hồng y William Levada, Tổng trưởng Bộ Tín Lý Đức Tin.
Nguyên chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết, Janusz Sniadek, đã nói với ZENIT về Chân Phước Popieluszko là "quan thầy của sự đoàn kết xã hội và của tất cả những ai chứng nhân của sự thật".
Trong bài chia sẻ của mình, Tổng Giám mục Amato khẳng định rằng hiến tế của vị linh mục này "đã không phải là một sự thất bại". Ngài nói "Những tên đao phủ đã không thể giết chết được sự thật". Tổng Giám mục Amato nói thêm "thực tế, cái chết bi thảm của vị tử đạo của chúng ta đã bắt đầu cho một sự biến chuyển chung của những con tim về với Tin Mừng," và lưu ý rằng "Cái chết của những vị tử đạo, quả thật, là hạt giống nảy sinh các Ki-tô hữu"
Sau buổi lễ tôn phong chân phước, di hài cha Popieluszko được kiệu đi dọc trên một con đường dài 14km (8.7 dặm).
Chỉ được trang bị bằng "sự thật, công lý và lòng bác ái" Cha Jerzy Popieluszko đã tìm kiếm để duy trì và làm chứng cho sự tự do lương tâm dưới tư cách là một công dân và là một linh mục. Đó là hình ảnh của vị linh mục Ba lan đã được miêu tả bởi Tổng Giám Mục Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, khi ngài chủ tọa buổi lễ tôn phong chân phước cho cha Popieluszko vào hôm Chúa Nhật vừa qua.
Cha Popieluszko (1947-1984) đã là tuyên úy của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, là công cụ chính trong cuộc kháng chiến chống Chủ nghĩa Cộng Sản. Cha bị giết bởi Mật vụ Công An Cộng Sản năm 1984.
Hàng ngàn tín hữu đã tham dự buổi lễ tấn phong chân phước, buổi lễ quy tụ khoảng 100 giám mục trong đó có Tổng Giám mục Amato, người đại diện của Đức Thánh Cha. Trong số những vị đồng tế có sự hiện diện có Đức Hồng y William Levada, Tổng trưởng Bộ Tín Lý Đức Tin.
Nguyên chủ tịch Công Đoàn Đoàn Kết, Janusz Sniadek, đã nói với ZENIT về Chân Phước Popieluszko là "quan thầy của sự đoàn kết xã hội và của tất cả những ai chứng nhân của sự thật".
Trong bài chia sẻ của mình, Tổng Giám mục Amato khẳng định rằng hiến tế của vị linh mục này "đã không phải là một sự thất bại". Ngài nói "Những tên đao phủ đã không thể giết chết được sự thật". Tổng Giám mục Amato nói thêm "thực tế, cái chết bi thảm của vị tử đạo của chúng ta đã bắt đầu cho một sự biến chuyển chung của những con tim về với Tin Mừng," và lưu ý rằng "Cái chết của những vị tử đạo, quả thật, là hạt giống nảy sinh các Ki-tô hữu"
Sau buổi lễ tôn phong chân phước, di hài cha Popieluszko được kiệu đi dọc trên một con đường dài 14km (8.7 dặm).
Một cuộc tụ họp quốc tế các linh mục đông đảo nhất trong lịch sử
Bùi Hữu Thư
11:41 08/06/2010
Từ ngày 9 đến ngày 11 tại Rôma để bế mạc Năm Linh Mục
ROME, Ngày 8 tháng 6, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 150 ngày sanh « dies natalis » của Thánh Jean-Marie Vianney, Quan thầy của tất cả mọi cha sở trên thế giới.
Vào dịp này, Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng sẽ tuyên bố vị thánh Cha Sở xứ Ars là “quan thầy của tất cả mọi linh mục trên thế giới.”
Việc tổ chức về tiếp vận và kỹ thuật cho biến cố này do Bộ Linh Mục Tu Sĩ khởi xướng, được trao phó cho tổ chức Hành Hương Rôma, « Opera Romana Pellegrinaggi ».
Cuộc tụ họp lớn lao này cũng giống như các lần gặp gỡ trước đây từ năm 1996 đến 2004 được tổ chức tại Fatima (Bồ Đào Nha); tại Yamoussoukro (Côte d'Ivoire), tại Guadalupe (Mễ Tây Cơ), tại Nazareth, Bethléem và Giêrusalem (Đất Thánh), tại Rôma (nhân dịp Năm Thánh 2000) và cuối cùng là tại Malta.
Cuộc tụ họp quốc tế các linh mục trở lại Rôma, tại trung tâm của Kitô giáo, với chủ đề: “Trung Thành của Đức Kitô, Trung Thành của Linh Mục.” Đây sẽ không những là biến cố giáo hội được theo dõi nhiều nhất trong năm, mà còn là cuộc tụ họp các linh mục lớn nhất chưa từng có cho tới nay.
Thủ đô nước Ý chuẩn bị tiếp đón 9.000 linh mục đến từ 91 quốc gia. Thị trưởng thành phố, Gianni Alemanno, sẽ đón tiếp một phái đoàn ngày 9 tháng 6 lúc 15:30 tai Sảnh Đường Pietro da Cortona của các Bảo Tàng Viện Thủ Đô. Buổi sáng này cũng khởi sự ba ngày linh mục, “ba ngày” diễn tiến giữa Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, và Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Ngày 9 và 10 tháng 6, hai Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành và Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô sẽ được liên kết qua hệ thống truyền hình viễn liên, và sẽ tiếp nhận buổi suy niệm ban sáng, từ lúc 9:00 giờ, tiếp theo là tại mỗi nơi đề có chầu Thánh Thể và Thánh Lễ.
Buổi tối ngày 10, lúc 20:30 sẽ đến lượt Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tổ chức một cuộc canh thức với sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Sáng hôm sau lúc 9:30 cũng tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ bế mạc “ba ngày” cung hiến cho các linh mục, và chủ tế Thánh Lễ.
Cuộc tụ họp quốc tế các linh mục, được tổ chức cho tất cả mọi tu sĩ nam nữ, các phó tế vĩnh viễn và các giáo dân đang hoạt động trợ giúp cho các linh mục tại trung tâm của các cộng đoàn giáo xứ của họ, ngoài ra cũng là cơ hội để tất cả mọi tín hữu tham dự vào hai nghi thức có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, tại quảng trương Thánh Phêrô, đêm canh thức cầu nguyện ngày 10, và Thánh Lễ ngày 11.
ROME, Ngày 8 tháng 6, 2010 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI tuyên bố nhân dịp kỷ niệm 150 ngày sanh « dies natalis » của Thánh Jean-Marie Vianney, Quan thầy của tất cả mọi cha sở trên thế giới.
Các linh mục trẻ rước di tích thánh Cha Jerzy Popieluzsko |
Việc tổ chức về tiếp vận và kỹ thuật cho biến cố này do Bộ Linh Mục Tu Sĩ khởi xướng, được trao phó cho tổ chức Hành Hương Rôma, « Opera Romana Pellegrinaggi ».
Cuộc tụ họp lớn lao này cũng giống như các lần gặp gỡ trước đây từ năm 1996 đến 2004 được tổ chức tại Fatima (Bồ Đào Nha); tại Yamoussoukro (Côte d'Ivoire), tại Guadalupe (Mễ Tây Cơ), tại Nazareth, Bethléem và Giêrusalem (Đất Thánh), tại Rôma (nhân dịp Năm Thánh 2000) và cuối cùng là tại Malta.
Cuộc tụ họp quốc tế các linh mục trở lại Rôma, tại trung tâm của Kitô giáo, với chủ đề: “Trung Thành của Đức Kitô, Trung Thành của Linh Mục.” Đây sẽ không những là biến cố giáo hội được theo dõi nhiều nhất trong năm, mà còn là cuộc tụ họp các linh mục lớn nhất chưa từng có cho tới nay.
Thủ đô nước Ý chuẩn bị tiếp đón 9.000 linh mục đến từ 91 quốc gia. Thị trưởng thành phố, Gianni Alemanno, sẽ đón tiếp một phái đoàn ngày 9 tháng 6 lúc 15:30 tai Sảnh Đường Pietro da Cortona của các Bảo Tàng Viện Thủ Đô. Buổi sáng này cũng khởi sự ba ngày linh mục, “ba ngày” diễn tiến giữa Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành, Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô, và Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô.
Ngày 9 và 10 tháng 6, hai Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại Thành và Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêranô sẽ được liên kết qua hệ thống truyền hình viễn liên, và sẽ tiếp nhận buổi suy niệm ban sáng, từ lúc 9:00 giờ, tiếp theo là tại mỗi nơi đề có chầu Thánh Thể và Thánh Lễ.
Buổi tối ngày 10, lúc 20:30 sẽ đến lượt Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tổ chức một cuộc canh thức với sự hiện diện của Đức Thánh Cha. Sáng hôm sau lúc 9:30 cũng tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha sẽ bế mạc “ba ngày” cung hiến cho các linh mục, và chủ tế Thánh Lễ.
Cuộc tụ họp quốc tế các linh mục, được tổ chức cho tất cả mọi tu sĩ nam nữ, các phó tế vĩnh viễn và các giáo dân đang hoạt động trợ giúp cho các linh mục tại trung tâm của các cộng đoàn giáo xứ của họ, ngoài ra cũng là cơ hội để tất cả mọi tín hữu tham dự vào hai nghi thức có sự hiện diện của Đức Thánh Cha, tại quảng trương Thánh Phêrô, đêm canh thức cầu nguyện ngày 10, và Thánh Lễ ngày 11.
Các giám mục thảo luận với ký giả Công giáo về vai trò của truyền thông
Phụng Nghi
12:22 08/06/2010
NEW ORLEANS (CNS) - Các giám mục đã gặp gỡ với những chuyên gia truyền thông tại New Orleans hôm thứ Sáu vừa qua cho biết các ngài hy vọng cuộc họp đó sẽ dẫn đưa đến nhiều cuộc đối thoại tương tự sau này, và cam kết sẽ tường trình về buổi họp cho các giám mục bạn.
Tổng giám mục Gregory M. Aymond của New Orleans hứa sẽ đề nghị ủy ban truyền thông thuộc hội đồng giám mục soạn thảo ra một thứ “dự luật về quyền hạn”, hay đại loại như thế, trong đó xác định cả những ước vọng của hàng giám mục đối với vai trò của truyền thông Công giáo trong giáo hội, lẫn những điều các tổ chức truyền thông đó trông đợi nơi các giám mục – chẳng hạn như được tiếp cận với những tin tức hoặc với các giới chức của giáo hội.
Trong buổi hội thảo, người ta còn thấy có sự hiện diện của Tổng giám mục Richard Smith thuộc Edmonton (tỉnh bang Alberta), giám mục Thomas G. Doran ở Rockford, Ill., giám mục Ronald P. Herzog ở Alexandria, và tổng giám mục Claudio Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội.
Chủ đề tổng quát của cuộc thảo luận: “Thế nào là tổ chức truyền thông Công giáo trung thực ở thế kỷ 21?”
Phiên thảo luận này, tổ chức vào ngày chót của Đại hội Truyền thông Công giáo năm 2010, được bảo trợ do Hiệp hội Báo chí Công giáo và Học viện Công giáo Chuyên nghiệp về Nghệ thuật Truyền thông. Bà Helen Osman, bí thư phụ trách thông tin của Hội đồng các giám mục là người mở đầu cuộc đối thoại.
Ngày hôm trước đó, Giám mục Gabino Zavala, phụ tá giáo phận Los Angelas, đồng thời cũng là chủ tịch ủy ban truyền thông, cùng với sự giúp đỡ của người trợ tá là Dominic Perry, đã hướng dẫn phiên họp chuẩn bị trước một ngày để chọn lựa những câu hỏi mà các chuyên gia truyền thông sẽ trình bầy với các giám mục.
Phiên thảo luận hôm 4 tháng 6 này -- được tổ chức là do các thành viên của ủy ban đã đề nghị trong cuộc họp vào tháng giêng vừa qua – đặt trọng tâm chính vào những vấn đề sau đây: tính cách độc lập và tự chủ trong việc xuất bản các ấn phẩm Công giáo; vai trò giám mục là nhà xuất bản/phát hành; tạo niềm tin giữa giám mục và người chủ bút; và yểm trợ tài chánh cho truyền thông Công giáo.
Một trong những vấn đề được nêu lên là: Các giám mục đáp ứng thế nào đối với các vấn nạn do báo chí thế tục đưa ra; sự khác biệt giữa các tổ chức thông tin Công giáo và các văn phòng liên lạc giao tế của giáo phận.
Các giám mục đều đồng ý rằng tính cách quan liêu phức tạp của hội đồng toàn quốc của các ngài tại Washington thường khiến cho các vị đó khó mà có một tiếng nói duy nhất, và cảm thấy cần phải có một vị nào đó được ủy nhiệm để trả lời ngay cho các nhà báo khi họ muốn có một câu phúc đáp kịp thời. Nếu không thì, theo lời các giám mục, tính khả tín của giáo hội sẽ bị thương tổn.
Một câu hỏi từ phía tham dự viên đặt ra cho các giám mục: Làm thế nào để báo chí Công giáo có thể tường trình khác biệt với quan điểm của giáo hội về một vấn đề khi mà các giám mục nói thế này trong lúc các nhà lãnh đạo khác trong giáo hội lại nói thế khác.
Lm Pat McCloskey, dòng Phanxicô, chủ bút tạp chí St. Anthony Messenger, dùng thông tin về cuộc cải cách y tế mới đây tại Hoa kỳ làm thí dụ cụ thể. Cha nói là nhiều báo Công giáo bị chỉ trích khi họ tường trình không những chỉ việc các giám mục chung cuộc đã phản đối cuộc cải tổ vì vấn đề phá thai, mà còn tường thuật cả tin Hiệp hội Y tế Công giáo ủng hộ biện pháp cải tổ. Cha đặt câu hỏi: Thế thì một tổ chức thông tin Công giáo “trung thực” có thể tường trình cả hai thứ tin tức như thế không?
Tổng giám mục Aymond trả lời: “Được chứ.” Ngài nói: Một tờ báo Công giáo phải khai thác cả hai phía mà đừng có “thiên vị ai”. Tuy nhiên, thay vì chỉ tường thuật rằng một nhóm nói thế này, nhóm kia nói thế kia, thì báo chí cũng còn có nhiệm vụ phải trình bày cho biết tại sao giáo hội dạy thế nào về một vấn đề đặc biệt nào đó.
Tổng giám mục cũng nói ngài nghĩ là cách thức giáo hội Công giáo Hoa kỳ xử sự trong cuộc tranh biện về cải tổ y tế mới rồi “là một thảm họa lớn”, làm cho giáo hội mất đi tính cách khả tín.
Chris Gunty, phụ tá xuất bản và biên tập báo The Catholic Review ở Baltimore nêu lên đề nghị là các tổ chức thông tin Công giáo và các giám mục cần phải công nhận tính cách tùy thuộc vào nhau, vì lẽ sẽ không có báo chí Công giáo nếu không có cộng đồng Công giáo, và các giám mục, các linh mục cũng “cần có một phương tiện” để thông tin cho giáo dân.
Các giám mục đã đồng ý với quan điểm tuỳ thuộc lẫn nhau như thế, và giám mục Herzog nói thêm rằng các giám mục cũng cần phải tin tưởng vào những viên chủ bút cũng như các giám đốc thông tin thuộc quyền là những người có khả năng và đừng coi thường họ. Ngài nói thêm rằng trong một giáo phận nhỏ như giáo phận của ngài, vì không có những cấp độ quan liêu phức tạp như các giáo phận lớn, nên quan hệ với người chủ bút được gần gũi hơn, không phải để kiểm soát những gì được đăng trên báo, mà để cho những đường giây thông tin luôn được mở rộng.
Tổng giám mục Doran nói: “Các báo chí trong giáo phận thật cực kỳ quan trọng” cho phúc lợi của giáo hội.
Còn Tổng giám mục Smith cho biết các giám mục và ngành truyền thông phải là những người cùng cộng tác để thi hành sứ vụ của giáo hội – đó là rao truyền Tin Mừng: Khi cộng tác với nhau, ngành truyền thông Công giáo và các giám mục có thể thành đạt được nhiều điều để củng cố giáo hội hơn là hoạt động riêng rẽ.
Khi khai mạc phiên họp, ông Perry nói rằng ông hy vọng các giám mục rồi ra sẽ đánh giá cao tính cách “đa dạng lớn lao” của ngành truyền thông Công giáo ngày nay, còn các ký giả hiện diện sẽ hiểu biết nhiếu hơn những điều các giám mục đang phải đối diện.
Ông nói thêm rằng quá nhiều khi trông bên ngoài thì tưởng “đây là điều các giám mục nghĩ, còn đây là điều ngành truyên thông đang làm”, nhưng đối với cả hai, đó quả là một thế giới phức tạp.
Barbara Beckwith hỏi các Giám mục |
Trong buổi hội thảo, người ta còn thấy có sự hiện diện của Tổng giám mục Richard Smith thuộc Edmonton (tỉnh bang Alberta), giám mục Thomas G. Doran ở Rockford, Ill., giám mục Ronald P. Herzog ở Alexandria, và tổng giám mục Claudio Celli, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Truyền thông Xã hội.
Chủ đề tổng quát của cuộc thảo luận: “Thế nào là tổ chức truyền thông Công giáo trung thực ở thế kỷ 21?”
Phiên thảo luận này, tổ chức vào ngày chót của Đại hội Truyền thông Công giáo năm 2010, được bảo trợ do Hiệp hội Báo chí Công giáo và Học viện Công giáo Chuyên nghiệp về Nghệ thuật Truyền thông. Bà Helen Osman, bí thư phụ trách thông tin của Hội đồng các giám mục là người mở đầu cuộc đối thoại.
Ngày hôm trước đó, Giám mục Gabino Zavala, phụ tá giáo phận Los Angelas, đồng thời cũng là chủ tịch ủy ban truyền thông, cùng với sự giúp đỡ của người trợ tá là Dominic Perry, đã hướng dẫn phiên họp chuẩn bị trước một ngày để chọn lựa những câu hỏi mà các chuyên gia truyền thông sẽ trình bầy với các giám mục.
Phiên thảo luận hôm 4 tháng 6 này -- được tổ chức là do các thành viên của ủy ban đã đề nghị trong cuộc họp vào tháng giêng vừa qua – đặt trọng tâm chính vào những vấn đề sau đây: tính cách độc lập và tự chủ trong việc xuất bản các ấn phẩm Công giáo; vai trò giám mục là nhà xuất bản/phát hành; tạo niềm tin giữa giám mục và người chủ bút; và yểm trợ tài chánh cho truyền thông Công giáo.
Một trong những vấn đề được nêu lên là: Các giám mục đáp ứng thế nào đối với các vấn nạn do báo chí thế tục đưa ra; sự khác biệt giữa các tổ chức thông tin Công giáo và các văn phòng liên lạc giao tế của giáo phận.
Các giám mục đều đồng ý rằng tính cách quan liêu phức tạp của hội đồng toàn quốc của các ngài tại Washington thường khiến cho các vị đó khó mà có một tiếng nói duy nhất, và cảm thấy cần phải có một vị nào đó được ủy nhiệm để trả lời ngay cho các nhà báo khi họ muốn có một câu phúc đáp kịp thời. Nếu không thì, theo lời các giám mục, tính khả tín của giáo hội sẽ bị thương tổn.
Một câu hỏi từ phía tham dự viên đặt ra cho các giám mục: Làm thế nào để báo chí Công giáo có thể tường trình khác biệt với quan điểm của giáo hội về một vấn đề khi mà các giám mục nói thế này trong lúc các nhà lãnh đạo khác trong giáo hội lại nói thế khác.
Lm Pat McCloskey, dòng Phanxicô, chủ bút tạp chí St. Anthony Messenger, dùng thông tin về cuộc cải cách y tế mới đây tại Hoa kỳ làm thí dụ cụ thể. Cha nói là nhiều báo Công giáo bị chỉ trích khi họ tường trình không những chỉ việc các giám mục chung cuộc đã phản đối cuộc cải tổ vì vấn đề phá thai, mà còn tường thuật cả tin Hiệp hội Y tế Công giáo ủng hộ biện pháp cải tổ. Cha đặt câu hỏi: Thế thì một tổ chức thông tin Công giáo “trung thực” có thể tường trình cả hai thứ tin tức như thế không?
Tổng giám mục Aymond trả lời: “Được chứ.” Ngài nói: Một tờ báo Công giáo phải khai thác cả hai phía mà đừng có “thiên vị ai”. Tuy nhiên, thay vì chỉ tường thuật rằng một nhóm nói thế này, nhóm kia nói thế kia, thì báo chí cũng còn có nhiệm vụ phải trình bày cho biết tại sao giáo hội dạy thế nào về một vấn đề đặc biệt nào đó.
Tổng giám mục cũng nói ngài nghĩ là cách thức giáo hội Công giáo Hoa kỳ xử sự trong cuộc tranh biện về cải tổ y tế mới rồi “là một thảm họa lớn”, làm cho giáo hội mất đi tính cách khả tín.
Chris Gunty, phụ tá xuất bản và biên tập báo The Catholic Review ở Baltimore nêu lên đề nghị là các tổ chức thông tin Công giáo và các giám mục cần phải công nhận tính cách tùy thuộc vào nhau, vì lẽ sẽ không có báo chí Công giáo nếu không có cộng đồng Công giáo, và các giám mục, các linh mục cũng “cần có một phương tiện” để thông tin cho giáo dân.
Các giám mục đã đồng ý với quan điểm tuỳ thuộc lẫn nhau như thế, và giám mục Herzog nói thêm rằng các giám mục cũng cần phải tin tưởng vào những viên chủ bút cũng như các giám đốc thông tin thuộc quyền là những người có khả năng và đừng coi thường họ. Ngài nói thêm rằng trong một giáo phận nhỏ như giáo phận của ngài, vì không có những cấp độ quan liêu phức tạp như các giáo phận lớn, nên quan hệ với người chủ bút được gần gũi hơn, không phải để kiểm soát những gì được đăng trên báo, mà để cho những đường giây thông tin luôn được mở rộng.
Tổng giám mục Doran nói: “Các báo chí trong giáo phận thật cực kỳ quan trọng” cho phúc lợi của giáo hội.
Còn Tổng giám mục Smith cho biết các giám mục và ngành truyền thông phải là những người cùng cộng tác để thi hành sứ vụ của giáo hội – đó là rao truyền Tin Mừng: Khi cộng tác với nhau, ngành truyền thông Công giáo và các giám mục có thể thành đạt được nhiều điều để củng cố giáo hội hơn là hoạt động riêng rẽ.
Khi khai mạc phiên họp, ông Perry nói rằng ông hy vọng các giám mục rồi ra sẽ đánh giá cao tính cách “đa dạng lớn lao” của ngành truyền thông Công giáo ngày nay, còn các ký giả hiện diện sẽ hiểu biết nhiếu hơn những điều các giám mục đang phải đối diện.
Ông nói thêm rằng quá nhiều khi trông bên ngoài thì tưởng “đây là điều các giám mục nghĩ, còn đây là điều ngành truyên thông đang làm”, nhưng đối với cả hai, đó quả là một thế giới phức tạp.
Tòa Thánh thông báo ngày phong thánh cho chín vị chân phước mới
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
14:08 08/06/2010
Roma, (zenit.org) - Phòng Báo Chí Tòa Thánh mới công bố hôm nay thứ ba 08/06/2010 ngày của 9 đợt phong thánh tới đây sẽ được diễn ra ngay tại quê của các bậc chân phước mới này. Trong số đó gồm có:
Ba vị người Tây Ban Nha:
• Manuel Lozano Garrido, Giáo dân, sẽ được phong chân phước ngày 12 tháng Sáu tại thành phố Linares, thuộc tỉnh Jaén, Tây Ban Nha.
• Leopoldo de Alpandeire (Francisco Sánchez Márquez), Tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn Capuxinô, sẽ được nân lên hàng Á thánh ngày 12 Chín tại Grenade, Tây Ban Nha.
• Maria de la Imnaculada Concepción (Maria Isabel Salvat y Romero), Trinh nữ, Dòng các chị em tùy tùng Thánh Giá, sẽ được phong chân phước ngày 18 tháng Chín tại Séville, Tây Ban Nha.
Hai vị người Italia:
• Chiara Badano, Giáo dân, sẽ được phong chân phước ngày 25 tháng Chín tại Đền Thánh Madonna del Divino Amore, thành phố Roma, Italia.
• Anna Maria Adorni, Góa bụa, Đấng Sáng Lập Hội Dòng Nữ Tỳ của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, nghi thức phong chân phước được cử hành ngày 3 tháng Mười tại Parma, Italia.
Một vị người Slovênia:
• Alojzij (Lojze) Grozde, Giáo dân, Tử Đạo, sẽ được nâng lên hàng chân phước ngày 13 tháng Sáu tại Celje, Slovênia.
Một vị người Liban:
• Estéphan Nehmé (Joseph), Tu Sĩ Dòng Marôn Liban, sẽ được phong Á thánh ngày 27 tháng Sáu tại Kfifan, Liban.
Một vị người Rumania:
• Szilárd Bogdánffy, Giám Mục, Tử Đạo, sẽ được cất nhắc lên hàng Á Thánh ngày 30 tháng Mười tại Oradea Mare, Rumania.
Một vị người Brasil:
• Maria Barbara Ba Ngôi Rất Thánh (Barbara Maix), Trinh Nữ, Đấng Sáng Lập Hội Dòng Chị Em Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, sẽ được phong chân phước ngày 9 tháng Mười Một, trùng vào dịp lễ Cung hiến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêrô, tại Porto Alegre, Brasil.
Ba vị người Tây Ban Nha:
• Manuel Lozano Garrido, Giáo dân, sẽ được phong chân phước ngày 12 tháng Sáu tại thành phố Linares, thuộc tỉnh Jaén, Tây Ban Nha.
• Leopoldo de Alpandeire (Francisco Sánchez Márquez), Tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn Capuxinô, sẽ được nân lên hàng Á thánh ngày 12 Chín tại Grenade, Tây Ban Nha.
• Maria de la Imnaculada Concepción (Maria Isabel Salvat y Romero), Trinh nữ, Dòng các chị em tùy tùng Thánh Giá, sẽ được phong chân phước ngày 18 tháng Chín tại Séville, Tây Ban Nha.
Hai vị người Italia:
• Chiara Badano, Giáo dân, sẽ được phong chân phước ngày 25 tháng Chín tại Đền Thánh Madonna del Divino Amore, thành phố Roma, Italia.
• Anna Maria Adorni, Góa bụa, Đấng Sáng Lập Hội Dòng Nữ Tỳ của Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội, nghi thức phong chân phước được cử hành ngày 3 tháng Mười tại Parma, Italia.
Một vị người Slovênia:
• Alojzij (Lojze) Grozde, Giáo dân, Tử Đạo, sẽ được nâng lên hàng chân phước ngày 13 tháng Sáu tại Celje, Slovênia.
Một vị người Liban:
• Estéphan Nehmé (Joseph), Tu Sĩ Dòng Marôn Liban, sẽ được phong Á thánh ngày 27 tháng Sáu tại Kfifan, Liban.
Một vị người Rumania:
• Szilárd Bogdánffy, Giám Mục, Tử Đạo, sẽ được cất nhắc lên hàng Á Thánh ngày 30 tháng Mười tại Oradea Mare, Rumania.
Một vị người Brasil:
• Maria Barbara Ba Ngôi Rất Thánh (Barbara Maix), Trinh Nữ, Đấng Sáng Lập Hội Dòng Chị Em Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, sẽ được phong chân phước ngày 9 tháng Mười Một, trùng vào dịp lễ Cung hiến Vương Cung Thánh Đường Thánh Gioan Latêrô, tại Porto Alegre, Brasil.
Đức Thánh Cha bổ nhiệm giám mục phụ tá mới cho Tổng Giáo Phận Philadelphia
Tiền Hô
14:14 08/06/2010
Philadelphia, 8 tháng 6 năm 2010 (CNA/EWTN) - Hôm Thứ Ba, Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm Cha John McIntyre làm giám mục phụ tá của Tổng Giáo Phận Philadelphia, đồng thời, Ngài chấp nhận đơn từ chức của Đức Giám Mục phụ tá Robert Maginnis, nghỉ hưu ở tuổi 75.
Cũng vào sáng nay, ĐHY Justin Rigali (Tổng Giám Mục Philadelphia) đã chủ trì một cuộc họp báo tại trụ sở Tổng Giáo Phận để nói về nguồn tin hành lang đồn ngài sẽ nghỉ hưu. Ngài nói rằng, mặc dù đã đệ đơn xin từ chức nhưng ngài được Đức Thánh Cha yêu cầu tiếp tục tại vị Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Philadelphia.
Đức Tân Giám Mục McIntyre sinh tại Philadelphia vào Tháng Tám năm 1963.
Sau khi theo học tại các trường ở giáo hội địa phương, ngài vào Trường Trung học Father Judge ở Philadelphia, và cuối cùng học tại Cao đẳng Chủng viện Thánh Anphong. Ngài nhận bằng Thạc sĩ Thần học Thánh Thể từ Chủng viện Thánh Charles Borromeo ở Overbrook, tiểu bang Pennsylvania và được thụ phong linh mục trong Tổng Giáo Phận Philadelphia vào năm 1992. Ngoài việc phục vụ trong các giáo xứ ở địa phương, Đức Tân Giám Mục còn làm thư ký cho Đức Hồng y Rigali từ năm 1999.
Trong sự chào đón nhiệt tình của phương tiện truyền thông ngay cuộc họp báo sáng nay, Đức Tân Giám Mục McIntyre nói rằng, "với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và trông cậy vào lòng xót thương của Người, tôi đón nhận và vui mừng khi được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Philadelphia".
"Tôi nhận ra mình được biến đổi trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và trước tất cả anh chị em, tôi tạ ơn Thiên Chúa Cha về món quà sự sống đời đời mà Người đã tặng ban cho tất cả chúng ta, thông qua con của Người là Đức Giêsu".
"Thật là hồng ân đáng để sẻ chia, trong sự chiến thắng tội lỗi và sự chết của Chúa Giêsu, thông qua đức tin và các bí tích của giáo hội", ngài nói thêm, "và hồng ân này đã đến trên một thành viên của Hội Thánh Chúa, trong Hội Thánh tôi luôn tìm thấy ân sủng, sức mạnh và sự soi sáng".
"Tôi thật tự hào mình là một người Công giáo", vị Tân Giám mục nhấn mạnh.
"Tạ ơn Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đã gọi tôi trở thành một giám mục trong Giáo Hội. Tôi xác tín sự tin tưởng và lòng trung thành của tôi đối với ngài và hứa sẽ phục vụ tốt nhất trong khả năng của mình trên cương vị mà Giáo Hội giờ đây đã trao phó cho tôi", Đức Tân Giám mục McIntyre nói.
Một cách tình cảm, ngài cũng cảm ơn song thân của mình và các linh mục đã làm việc bên cạnh. Khi vừa kết thúc bài phát biểu, ngài được giới báo chí nhiệt liệt hoan nghênh.
Sau lời phát biểu của ĐHY Rigali, Đức Giám mục Maginnis và Đức Tân Giám Mục McIntyre, ĐHY đã đáp lại thắc mắc của giới báo chí về ngày sinh nhật 75 của sắp tới của ngài và tin đồn ngài nghỉ hưu. ĐHY nói, "Như anh chị em đã biết, tất cả các giám mục đến tuổi 75 đều phải tự đệ đơn từ chức với Đức Thánh Cha, và tôi cũng đã làm điều đó". Tuy nhiên, "kết quả là tôi phải tại vị cho đến lúc Đức Thánh Cha cho tôi biết tôi phải ra đi", ngài vừa nói vừa cười.
Đức Tân Giám mục McIntyre sẽ được tấn phong và nhậm chức vào ngày 6 tháng 8 năm 2010 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và Phaolô ở Philadelphia.
Dịch từ Catholicnewsagency.com
Cũng vào sáng nay, ĐHY Justin Rigali (Tổng Giám Mục Philadelphia) đã chủ trì một cuộc họp báo tại trụ sở Tổng Giáo Phận để nói về nguồn tin hành lang đồn ngài sẽ nghỉ hưu. Ngài nói rằng, mặc dù đã đệ đơn xin từ chức nhưng ngài được Đức Thánh Cha yêu cầu tiếp tục tại vị Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Philadelphia.
Đức Tân Giám Mục McIntyre sinh tại Philadelphia vào Tháng Tám năm 1963.
Sau khi theo học tại các trường ở giáo hội địa phương, ngài vào Trường Trung học Father Judge ở Philadelphia, và cuối cùng học tại Cao đẳng Chủng viện Thánh Anphong. Ngài nhận bằng Thạc sĩ Thần học Thánh Thể từ Chủng viện Thánh Charles Borromeo ở Overbrook, tiểu bang Pennsylvania và được thụ phong linh mục trong Tổng Giáo Phận Philadelphia vào năm 1992. Ngoài việc phục vụ trong các giáo xứ ở địa phương, Đức Tân Giám Mục còn làm thư ký cho Đức Hồng y Rigali từ năm 1999.
Trong sự chào đón nhiệt tình của phương tiện truyền thông ngay cuộc họp báo sáng nay, Đức Tân Giám Mục McIntyre nói rằng, "với tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và trông cậy vào lòng xót thương của Người, tôi đón nhận và vui mừng khi được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Philadelphia".
"Tôi nhận ra mình được biến đổi trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, và trước tất cả anh chị em, tôi tạ ơn Thiên Chúa Cha về món quà sự sống đời đời mà Người đã tặng ban cho tất cả chúng ta, thông qua con của Người là Đức Giêsu".
"Thật là hồng ân đáng để sẻ chia, trong sự chiến thắng tội lỗi và sự chết của Chúa Giêsu, thông qua đức tin và các bí tích của giáo hội", ngài nói thêm, "và hồng ân này đã đến trên một thành viên của Hội Thánh Chúa, trong Hội Thánh tôi luôn tìm thấy ân sủng, sức mạnh và sự soi sáng".
"Tôi thật tự hào mình là một người Công giáo", vị Tân Giám mục nhấn mạnh.
"Tạ ơn Đức Thánh Cha của chúng ta, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, đã gọi tôi trở thành một giám mục trong Giáo Hội. Tôi xác tín sự tin tưởng và lòng trung thành của tôi đối với ngài và hứa sẽ phục vụ tốt nhất trong khả năng của mình trên cương vị mà Giáo Hội giờ đây đã trao phó cho tôi", Đức Tân Giám mục McIntyre nói.
Một cách tình cảm, ngài cũng cảm ơn song thân của mình và các linh mục đã làm việc bên cạnh. Khi vừa kết thúc bài phát biểu, ngài được giới báo chí nhiệt liệt hoan nghênh.
Sau lời phát biểu của ĐHY Rigali, Đức Giám mục Maginnis và Đức Tân Giám Mục McIntyre, ĐHY đã đáp lại thắc mắc của giới báo chí về ngày sinh nhật 75 của sắp tới của ngài và tin đồn ngài nghỉ hưu. ĐHY nói, "Như anh chị em đã biết, tất cả các giám mục đến tuổi 75 đều phải tự đệ đơn từ chức với Đức Thánh Cha, và tôi cũng đã làm điều đó". Tuy nhiên, "kết quả là tôi phải tại vị cho đến lúc Đức Thánh Cha cho tôi biết tôi phải ra đi", ngài vừa nói vừa cười.
Đức Tân Giám mục McIntyre sẽ được tấn phong và nhậm chức vào ngày 6 tháng 8 năm 2010 tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô và Phaolô ở Philadelphia.
Dịch từ Catholicnewsagency.com
Giáo Hội Pháp nhìn lại chặng đường của Năm Linh Mục
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
15:15 08/06/2010
Theo trang tin điện tử của Hội Đồng Giám Mục Pháp, sẽ có hơn 8000 linh mục trong đó 750 linh mục Pháp sẽ tiến về Roma để tham dự dịp bế mạc Năm Linh Mục diễn ra từ ngày 9 đến 11 tháng Sáu năm 2010. Các linh mục và giáo dân sống trong niềm vui trong suốt năm và được mời gọi tái khám phá cũng như làm sống lại ý thức về quà tặng ân sủng mà thừa tác vụ linh mục mang lại.
Về phần mình, với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Thừa Tác Viên Linh Mục và Giáo Dân dấn thân trong Giáo Hội, Đức Cha Hervé Giraud, Giám Mục giáo phận Soissons, Laon và Saint Quentin, mong rằng đà tiến của năm qua cần được tiếp tục nối dài để khơi lên trong lòng các bạn trẻ khát vọng theo đuổi ơn gọi.
Cũng vẫn theo nhận định của Đức Cha Giraud, nhằm đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, tại Pháp trong suốt năm qua có rất nhiều hoạt động được hoạch định như các buổi tối của chứng từ, khóa đào tạo, hành hương, văn nghệ…Qua đó những người tham dự có dịp khám phá đời sống của linh mục trên nhiều phương diện khác nhau. Họ được nghe các linh mục nói về các chiều kích đời sống cá nhân, thiêng liêng và sứ mệnh của mình.
Tái tập trung đến điểm chính yếu của tác vụ linh mục
Hãy còn khá sớm để làm bản tổng kết về sự triển nở hoa trái của năm này. Đối với người trong cuộc là các linh mục, mỗi người có cảm nghiệm riêng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung đây là cơ hội thuận tiện để đọc lại các biến cố quan phòng của Thiên Chúa qua các giai đoạn của đời mình, nhìn lại các mối tương quan trong và dành thời gian kết hợp thân tình với Đức Kitô qua đời sống cầu nguyện, cử hành bí tích và đồng hành thiêng liêng. Đặc biệt, năm này đặt trọng tâm vào chiều kích thừa tác tư tế. Chức linh mục được thiết lập đối với Dân Chúa để giúp họ bước mối quan hệ với Thiên Chúa để hướng Giáo Hội về với Thiên Chúa là Cha.
Làm chứng cho niềm hy vọng
Khi công bố Năm Linh Mục vào dịp tháng sáu năm ngoái 2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã biểu lộ sự quan tâm của ngài trong việc cổ võ cam kết canh tân chính đời sống nội tâm của linh mục, ngõ hầu họ có thể mang lại cách mãnh liệt nhất lời chứng Tin Mừng cho thế giới hôm nay.
Cha Eric Poinsot, Giám Đốc Ủy Ban quốc gia về ơn gọi, cho biết vào dịp tháng Tư vừa qua, Ủy Ban này đã thực hiện một chiến dịch quảng bá trên phạm vi toàn quốc, qua đó các linh mục có nhiều dịp ngỏ lời trên các phương tiện truyền thông. Nhờ thế, trong xã hội có sự chờ đợi từ nơi Giáo Hội. Khi Giáo Hội nói về sự hướng thượng của con người, không ngạo nghễ cũng chẳng tự phụ, thì xã hội đã nhận thực được điều này. Cũng theo cha Poinsot, chúng ta được Đức Giêsu kêu mời để trở nên chứng nhân và những người gieo mầm hy vọng. « Âm hưởng của chiến dịch cho phép chúng ta nói rằng: chúng ta không hề bị tiêu hủy, chúng ta tin tưởng vào thừa tác vụ linh mục », Vị Giám Đốc Ủy Ban ơn gọi quốc gia kết luận.
Về phần mình, với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Thừa Tác Viên Linh Mục và Giáo Dân dấn thân trong Giáo Hội, Đức Cha Hervé Giraud, Giám Mục giáo phận Soissons, Laon và Saint Quentin, mong rằng đà tiến của năm qua cần được tiếp tục nối dài để khơi lên trong lòng các bạn trẻ khát vọng theo đuổi ơn gọi.
Cũng vẫn theo nhận định của Đức Cha Giraud, nhằm đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha, tại Pháp trong suốt năm qua có rất nhiều hoạt động được hoạch định như các buổi tối của chứng từ, khóa đào tạo, hành hương, văn nghệ…Qua đó những người tham dự có dịp khám phá đời sống của linh mục trên nhiều phương diện khác nhau. Họ được nghe các linh mục nói về các chiều kích đời sống cá nhân, thiêng liêng và sứ mệnh của mình.
Tái tập trung đến điểm chính yếu của tác vụ linh mục
Hãy còn khá sớm để làm bản tổng kết về sự triển nở hoa trái của năm này. Đối với người trong cuộc là các linh mục, mỗi người có cảm nghiệm riêng của mình. Tuy nhiên, nhìn chung đây là cơ hội thuận tiện để đọc lại các biến cố quan phòng của Thiên Chúa qua các giai đoạn của đời mình, nhìn lại các mối tương quan trong và dành thời gian kết hợp thân tình với Đức Kitô qua đời sống cầu nguyện, cử hành bí tích và đồng hành thiêng liêng. Đặc biệt, năm này đặt trọng tâm vào chiều kích thừa tác tư tế. Chức linh mục được thiết lập đối với Dân Chúa để giúp họ bước mối quan hệ với Thiên Chúa để hướng Giáo Hội về với Thiên Chúa là Cha.
Làm chứng cho niềm hy vọng
Khi công bố Năm Linh Mục vào dịp tháng sáu năm ngoái 2009, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã biểu lộ sự quan tâm của ngài trong việc cổ võ cam kết canh tân chính đời sống nội tâm của linh mục, ngõ hầu họ có thể mang lại cách mãnh liệt nhất lời chứng Tin Mừng cho thế giới hôm nay.
Cha Eric Poinsot, Giám Đốc Ủy Ban quốc gia về ơn gọi, cho biết vào dịp tháng Tư vừa qua, Ủy Ban này đã thực hiện một chiến dịch quảng bá trên phạm vi toàn quốc, qua đó các linh mục có nhiều dịp ngỏ lời trên các phương tiện truyền thông. Nhờ thế, trong xã hội có sự chờ đợi từ nơi Giáo Hội. Khi Giáo Hội nói về sự hướng thượng của con người, không ngạo nghễ cũng chẳng tự phụ, thì xã hội đã nhận thực được điều này. Cũng theo cha Poinsot, chúng ta được Đức Giêsu kêu mời để trở nên chứng nhân và những người gieo mầm hy vọng. « Âm hưởng của chiến dịch cho phép chúng ta nói rằng: chúng ta không hề bị tiêu hủy, chúng ta tin tưởng vào thừa tác vụ linh mục », Vị Giám Đốc Ủy Ban ơn gọi quốc gia kết luận.
Bốn giáo dân sẽ được phong chân phước trong số 9 người
Bùi Hữu Thư
19:23 08/06/2010
Vị tử đạo Slovenia, và một ký giả Tây Ban Nha trong danh sách được Đức Thánh Cha chấp thuận.
VATICAN, ngày 8 tháng 6, (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI chấp thuận chín vụ phong chân phước sẽ được tổ chức trong các tuần tới, kể cả hai giáo dân trẻ tuổi: một thanh niên người Slovenia 19 tuổi và một thiếu nữ Ý chết năm 18 tuổi.
Văn phòng Phụng Tự của Đức Thánh Cha thông báo nghi thức phong chân phước đã được Đức Thánh Cha chấp thuận để được tổ chức vào các tháng tới.
Thứ bẩy này là người đầu tiên: đó là Manuel Lozano Garrido, biệt hiệu là Lolo. Người giáo dân Tây Ban Nha này là một nhà báo chí và văn sĩ sẽ được phong chân phước tại Linares, Tây Ban Nha.
Một giáo dân khác được phong chân phước ngày hôm sau: Lojze Grozde người Slovenia. Sanh năm 1923, nhưng bị mẹ từ bỏ vì là con sanh ngoại hôn, Grozde có một thời thơ ấu rất đau khổ trước khi tìm được Chúa qua Công Giáo Tiến Hành. Anh sống một đời sống cầu nguyện sốt sắng, nhưng năm 1943 trong một chuyến đi thăm họ hàng, anh bị bắt và bị tố cáo tuyên truyền chống Cộng. Anh bị tra tấn đến chết ngay trong đêm bi bắt. Anh sẽ được phong chân phước tại Celje, Slovenia.
Tháng 6, Stephen Nehme (tên tục là Giuse), một tu sĩ Liban đã khấn trọn thuộc Dòng Maron sẽ được phong chân phước. Nghi lễ sẽ được tổ chức ngày 27 tháng Sáu tại Kfifan, Lebanon.
Tháng Chín sẽ có 3 vụ phong chân phước:
-- Leopoldo Sánchez Márquez de Alpandeire (tên tục là Francisco), một giáo dân Tây Ban Nha đã khấn vào Dòng Phanxicô Cải Cách (Order of Friars Minor Capuchins), ngày 12 tháng Chín tại Granada, Tây Ban Nha.
-- María de la Inmaculada Concepción (tên tục là María Isabel Salvat y Romero), Bề Trên Tổng Quyền người Tây Ban Nha của Dòng Các Sơ Thánh Giá (Sisters of the Company of the Cross), ngày 18 tháng 9, tại Seville, Tây Ban Nha.
-- Chiara Badano, một giáo dân người Ý, ngày 25 tháng 9 tại Đền Đức Mẹ Tình Yêu Thiêng Liêng (Our Lady of Divine Love), tại Rôma. Chị Badano qua đời vì bệnh ung thư năm 18 tuổi; chị là thành viên đầu tiên của Phong Trào Focolare được phong chân phước.
Ba người khác nữa cũng được Đức Thánh Cha chấp thuận là:
-- Anna Maria Adorni, sáng lập viên người Ý của Dòng Nữ Tì Mẹ Đồng Trinh và Viện Chúa Chiên Lành ở Parma, ngày 3 tháng 10, tại Parma, Ý.
-- Szilard Bogdanffy, Đức Giám Mục người Romania Tử Đạo, ngày 30 tháng 10, tại Oradea Mare, Romania.
-- Maria Barbara of the Blessed Trinity (tên tục là Barbara Maix), sáng lập viên người Áo Dòng Thánh Tâm Mẹ Maria (Sisters of the Immaculate Heart of Mary), ngày 9 tháng 11, tại Porto Alegre, Ba Tây.
VATICAN, ngày 8 tháng 6, (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI chấp thuận chín vụ phong chân phước sẽ được tổ chức trong các tuần tới, kể cả hai giáo dân trẻ tuổi: một thanh niên người Slovenia 19 tuổi và một thiếu nữ Ý chết năm 18 tuổi.
Văn phòng Phụng Tự của Đức Thánh Cha thông báo nghi thức phong chân phước đã được Đức Thánh Cha chấp thuận để được tổ chức vào các tháng tới.
Thứ bẩy này là người đầu tiên: đó là Manuel Lozano Garrido, biệt hiệu là Lolo. Người giáo dân Tây Ban Nha này là một nhà báo chí và văn sĩ sẽ được phong chân phước tại Linares, Tây Ban Nha.
Một giáo dân khác được phong chân phước ngày hôm sau: Lojze Grozde người Slovenia. Sanh năm 1923, nhưng bị mẹ từ bỏ vì là con sanh ngoại hôn, Grozde có một thời thơ ấu rất đau khổ trước khi tìm được Chúa qua Công Giáo Tiến Hành. Anh sống một đời sống cầu nguyện sốt sắng, nhưng năm 1943 trong một chuyến đi thăm họ hàng, anh bị bắt và bị tố cáo tuyên truyền chống Cộng. Anh bị tra tấn đến chết ngay trong đêm bi bắt. Anh sẽ được phong chân phước tại Celje, Slovenia.
Tháng 6, Stephen Nehme (tên tục là Giuse), một tu sĩ Liban đã khấn trọn thuộc Dòng Maron sẽ được phong chân phước. Nghi lễ sẽ được tổ chức ngày 27 tháng Sáu tại Kfifan, Lebanon.
Tháng Chín sẽ có 3 vụ phong chân phước:
-- Leopoldo Sánchez Márquez de Alpandeire (tên tục là Francisco), một giáo dân Tây Ban Nha đã khấn vào Dòng Phanxicô Cải Cách (Order of Friars Minor Capuchins), ngày 12 tháng Chín tại Granada, Tây Ban Nha.
-- María de la Inmaculada Concepción (tên tục là María Isabel Salvat y Romero), Bề Trên Tổng Quyền người Tây Ban Nha của Dòng Các Sơ Thánh Giá (Sisters of the Company of the Cross), ngày 18 tháng 9, tại Seville, Tây Ban Nha.
-- Chiara Badano, một giáo dân người Ý, ngày 25 tháng 9 tại Đền Đức Mẹ Tình Yêu Thiêng Liêng (Our Lady of Divine Love), tại Rôma. Chị Badano qua đời vì bệnh ung thư năm 18 tuổi; chị là thành viên đầu tiên của Phong Trào Focolare được phong chân phước.
Ba người khác nữa cũng được Đức Thánh Cha chấp thuận là:
-- Anna Maria Adorni, sáng lập viên người Ý của Dòng Nữ Tì Mẹ Đồng Trinh và Viện Chúa Chiên Lành ở Parma, ngày 3 tháng 10, tại Parma, Ý.
-- Szilard Bogdanffy, Đức Giám Mục người Romania Tử Đạo, ngày 30 tháng 10, tại Oradea Mare, Romania.
-- Maria Barbara of the Blessed Trinity (tên tục là Barbara Maix), sáng lập viên người Áo Dòng Thánh Tâm Mẹ Maria (Sisters of the Immaculate Heart of Mary), ngày 9 tháng 11, tại Porto Alegre, Ba Tây.
Đức Giáo Hoàng bày tỏ niềm vui khi phong Chân Phước tử đạo Balan: Linh Mục Popieluszko.
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
19:59 08/06/2010
Ngài nhắc lại Gương sự Lành chiến thắng sự Dữ
Nicosia, Cyprus (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tỏ bày niềm vui về việc phong Chân Phước hôm Chúa Nhật 6 tháng 6 của Cha Jerzy Popieluszko, một vị tử đạo và anh hùng người Ba Lan.
Đức Giáo Hoàng đưa ra những bình luận này hôm Chúa Nhật trong một bài huấn đức trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với những tín hữu qui tụ tại Trung Tâm Thể Thao Eleftheria tại Nicosia.
Đức giáo Hoàng nói “Bây giờ tôi muốn nói một đôi lời về dịp tốt phong chân phước hôm nay cho Cha Jerzy Popieluszko linh mục và tử đạo,”
Khi tiếp tục nói bằng tiếng BaLan, ngài gởi “những lời chào thân tình đến Giáo Hội tại BaLan hôm nay vui mừng vì sự tôn vinh trên bàn thờ của Cha Jerzy Popieluszko.”
“Sự phục vụ nhiệt tâm và sự tử đạo của ngài là một dấu đặc biệt về sự chiến thắng của sự lành trên sự dữ,” Đức Thánh Cha nói. “ Mong sao gương và sự chuyển cầu của ngài nuôi dưỡng lòng sốt sắng các linh mục và làm cho các tín hữu bùng lên với tình yêu.”
Vị linh mục 37 tuổi là tuyên úy của phong trào Đoàn Kết Ba Lan, và chịu tử đạo năm 1984 khi mật cụ cộng sản đánh ngài và quăng ngài vào trong hồ nước trên Sông Vistula.
Khoảng 400.000 người tham dự đã tham dự đám tang của ngài, và từ ngày đó, 17 triệu người đã viếng mộ ngài. Cứ đến ngày 19 tháng 10 hàng năm, một ngày canh thức 24 giờ được tổ chức để ghi nhớ ngày Ngài bị giết.
Nghi lễ phong chân phước cha Jerzy Popieluszko được cử hành hôm Chúa Nhật vừa qua tại Quảng Trường Pilsudski thành Warsaw. Nghi lễ này được chủ sự do bộ trưởng Bộ Phong Thánh, Tổng Giám Mục Angelo Amato, thay mặt Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Lối 150.000 ngươi đã tham dự Thánh Lễ phong Chân Phước, trong đó có sự hiện diện của bà Cố đã 100 tuổi của vị tử đạo, vá các anh chị của Ngài.
Nicosia, Cyprus (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI tỏ bày niềm vui về việc phong Chân Phước hôm Chúa Nhật 6 tháng 6 của Cha Jerzy Popieluszko, một vị tử đạo và anh hùng người Ba Lan.
Đức Giáo Hoàng đưa ra những bình luận này hôm Chúa Nhật trong một bài huấn đức trước khi đọc kinh Truyền Tin trưa với những tín hữu qui tụ tại Trung Tâm Thể Thao Eleftheria tại Nicosia.
Đức giáo Hoàng nói “Bây giờ tôi muốn nói một đôi lời về dịp tốt phong chân phước hôm nay cho Cha Jerzy Popieluszko linh mục và tử đạo,”
Khi tiếp tục nói bằng tiếng BaLan, ngài gởi “những lời chào thân tình đến Giáo Hội tại BaLan hôm nay vui mừng vì sự tôn vinh trên bàn thờ của Cha Jerzy Popieluszko.”
“Sự phục vụ nhiệt tâm và sự tử đạo của ngài là một dấu đặc biệt về sự chiến thắng của sự lành trên sự dữ,” Đức Thánh Cha nói. “ Mong sao gương và sự chuyển cầu của ngài nuôi dưỡng lòng sốt sắng các linh mục và làm cho các tín hữu bùng lên với tình yêu.”
Vị linh mục 37 tuổi là tuyên úy của phong trào Đoàn Kết Ba Lan, và chịu tử đạo năm 1984 khi mật cụ cộng sản đánh ngài và quăng ngài vào trong hồ nước trên Sông Vistula.
Đám tang Cha Popieluszko |
Nghi lễ phong chân phước cha Jerzy Popieluszko được cử hành hôm Chúa Nhật vừa qua tại Quảng Trường Pilsudski thành Warsaw. Nghi lễ này được chủ sự do bộ trưởng Bộ Phong Thánh, Tổng Giám Mục Angelo Amato, thay mặt Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI.
Lối 150.000 ngươi đã tham dự Thánh Lễ phong Chân Phước, trong đó có sự hiện diện của bà Cố đã 100 tuổi của vị tử đạo, vá các anh chị của Ngài.
Chương trình kết thúc Năm Linh Mục trong tuần này tại Roma
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
20:17 08/06/2010
Thành Phố qui tụ các linh mục từ khắp thế giới.
VATICAN ( Zenit.org).-Linh Mục từ khắp thế giới đang qui tụ về Roma trong tuần này để tham dự việc bế mạc chính thức năm Linh Mục
Năm Linh Mục, do Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI triệu tập, sẽ kết thúc trong chương trình 4 ngày và được bế mạc vào ngày Thứ Sáu Lễ Thánh Tâm. Tất cả các linh mục thế giới được mời tham dự việc cử hành này, được cổ võ do Bộ Giáo Sĩ và có chủ đề: “LòngTtrung của Chúa Kitô, lòng Trung của các Linh Mục.”
Ngày thứ nhất của chương trình, ngày Thứ Tư, sẽ đưa các linh mục tới Vương Cung Thánh Phaolo Ngoại Thành hầu suy tư về chủ đề “Sự Trở lại và Sứ Vụ.”
Tổng Giám Mục Cologne, Hồng Y Joachim Meisner, sẽ đọc một bài diễn thuyết, cũng sẽ được chuyển sang Vương Cung Thánh Gioan Lateran.
Tiếp theo là buổi chầu Thánh Thể và xưng tội, và một Thánh Lễ chủ sự do Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, tại Vương Cung Thánh Phaolô Ngoại Thành. Một Thánh Lẽ khác sẽ được chủ sự do Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, thư ký Bộ Giáo Sĩ, tại Thánh Gioan Lateran.
Trong ngày thứ Năm, các linh mục sẽ qui tụ trong Vương Cung Đưc Bà Cả, với chủ đề “ Phòng Tiệc: Sự Cầu khẩn Chúa Thánh Thần với Đức Maria trong sự Hiệp thông Huynh Đệ.”
Ngày này, tổng giám mục Quebec, Hồng Y Marc Ouellet, sẽ cho một bài suy gẫm tại Vương Cung Thánh Phaolô Ngoại Thành (cũng được truyền đi tới Thánh Đường Gioan Lateranô). Lần này cũng lại được tiếp theo bởi sự chầu và xưng tội. Các Thánh Lễ sẽ được cử hành bởi Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ Khanh Đức Giáo Hoàng, tại vương cung Thánh Phaolô; và bởi Tổng Giám Mục Robert Sarah, thư ký Bộ Truyền Giáo các Dân tộc, tại Thánh Đường Gioan Lateranô.
Chiều Thư Năm, Các linh mục sẽ hợp mặt tại Quảng Trường Tthánh Phero dự những chứng từ và âm nhạc, đối thoại với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Chầu Thánh Thể và phép lành. Cũng sẽ có những sự nối kết truyền hình với Ars, Phòng Tiệc tại Jerusalem, và những vùng lân cận nghèo nàn tại Buenos Aires và Hollywood.
Say cùng, trong ngày thứ Sáu, 11 tháng 6, Lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chủ đề sẽ là “Với Phêrô, trong Sự Hiệp Thông Giáo Hội.” Vào ngày này, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ lúc 10 giờ sáng, trong Thánh Lễ này hàng giáo sĩ sẽ lập lại những lời hứa và Đức Thánh Cha sẽ công bố Thánh Gioan Vianney là thánh quan thầy của tất cả các linh mục. (Lâu nay ngài được công nhận là thánh quan thầy của các linh mục và các cha giải tội giáo xứ.)
VATICAN ( Zenit.org).-Linh Mục từ khắp thế giới đang qui tụ về Roma trong tuần này để tham dự việc bế mạc chính thức năm Linh Mục
Năm Linh Mục, do Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI triệu tập, sẽ kết thúc trong chương trình 4 ngày và được bế mạc vào ngày Thứ Sáu Lễ Thánh Tâm. Tất cả các linh mục thế giới được mời tham dự việc cử hành này, được cổ võ do Bộ Giáo Sĩ và có chủ đề: “LòngTtrung của Chúa Kitô, lòng Trung của các Linh Mục.”
Ngày thứ nhất của chương trình, ngày Thứ Tư, sẽ đưa các linh mục tới Vương Cung Thánh Phaolo Ngoại Thành hầu suy tư về chủ đề “Sự Trở lại và Sứ Vụ.”
Tổng Giám Mục Cologne, Hồng Y Joachim Meisner, sẽ đọc một bài diễn thuyết, cũng sẽ được chuyển sang Vương Cung Thánh Gioan Lateran.
Tiếp theo là buổi chầu Thánh Thể và xưng tội, và một Thánh Lễ chủ sự do Hồng Y Claudio Hummes, Tổng Trưởng Bộ Giáo Sĩ, tại Vương Cung Thánh Phaolô Ngoại Thành. Một Thánh Lẽ khác sẽ được chủ sự do Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, thư ký Bộ Giáo Sĩ, tại Thánh Gioan Lateran.
Trong ngày thứ Năm, các linh mục sẽ qui tụ trong Vương Cung Đưc Bà Cả, với chủ đề “ Phòng Tiệc: Sự Cầu khẩn Chúa Thánh Thần với Đức Maria trong sự Hiệp thông Huynh Đệ.”
Ngày này, tổng giám mục Quebec, Hồng Y Marc Ouellet, sẽ cho một bài suy gẫm tại Vương Cung Thánh Phaolô Ngoại Thành (cũng được truyền đi tới Thánh Đường Gioan Lateranô). Lần này cũng lại được tiếp theo bởi sự chầu và xưng tội. Các Thánh Lễ sẽ được cử hành bởi Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ Khanh Đức Giáo Hoàng, tại vương cung Thánh Phaolô; và bởi Tổng Giám Mục Robert Sarah, thư ký Bộ Truyền Giáo các Dân tộc, tại Thánh Đường Gioan Lateranô.
Chiều Thư Năm, Các linh mục sẽ hợp mặt tại Quảng Trường Tthánh Phero dự những chứng từ và âm nhạc, đối thoại với Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và Chầu Thánh Thể và phép lành. Cũng sẽ có những sự nối kết truyền hình với Ars, Phòng Tiệc tại Jerusalem, và những vùng lân cận nghèo nàn tại Buenos Aires và Hollywood.
Say cùng, trong ngày thứ Sáu, 11 tháng 6, Lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, chủ đề sẽ là “Với Phêrô, trong Sự Hiệp Thông Giáo Hội.” Vào ngày này, Đức Giáo Hoàng sẽ cử hành Thánh Lễ lúc 10 giờ sáng, trong Thánh Lễ này hàng giáo sĩ sẽ lập lại những lời hứa và Đức Thánh Cha sẽ công bố Thánh Gioan Vianney là thánh quan thầy của tất cả các linh mục. (Lâu nay ngài được công nhận là thánh quan thầy của các linh mục và các cha giải tội giáo xứ.)
Trước những ngày kết thúc năm Linh Mục, 2 nhóm chống đối Giáo Hội đã xuất hiện tại Roma
Ngọc Loan
21:39 08/06/2010
ROME Trước những ngày chuẩn bị kết thúc Năm Linh Mục, khi hàng ngàn Linh Mục khắp nơi trên toàn thế giới đã tụ về Roma để chuẩn bị tham dự những ngày kết thúc từ 9-11 tháng 6, thì 2 nhóm chống đối Giáo Hội Công Giáo đã xuất hiện lộ diện tại Roma.
Nhóm thứ nhất là Mạng Lưới của những người sống còn bị Linh Mục lạm dụng gọi tắt SNAP, có trụ sở tại Hoa Kỳ đã mở một buổi họp báo vào ngày thứ Ba 8/6, trong đó họ yêu cầu Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phải công khai xin lỗi trong việc linh mục lạm dụng tính dục trong buổi lễ kết thúc Năm Linh Mục, và loại khỏi hàng giáo sĩ ngay lập tức tất cả những linh mục lạm dụng tính dục.
SNAP cũng đặt câu hỏi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phải trả lời thế nào khi những tố cáo linh mục lạm dụng tính dục trong giáo phận khi Ngài làm Giám Mục, và sau đó làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
SNAP cũng yêu cầu là đình chỉ hồ sơ phong Thánh cho Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và yêu cầu phải có một ủy ban biệt lập để điều tra về chính sách của Ngài đối với các giáo sĩ lạm dụng tính dục.
Nhóm thứ 2 là thành viên của nhiều nhóm cổ võ cho mấy bà được thụ phong linh mục, cũng mở cuộc họp báo chí tại Roma, rồi đi tuần hành phát những truyền đơn tại quãng trường Thánh Phêrô. Cám ơn những viên chức cảnh sát an ninh tại quãng trường, chỉ trong tít tắt, các cảnh sát đã mời những người này bước ra khỏi quãng trường, và họ đã thinh lặng rút lui êm, trong số đó có ba bà mặc áo đeo cổ linh mục.
Một bà xem ra rất chảnh, có tên là Mary Ann McCarthy Schoettly xuất thân từ Newton, Nữu Ước Hoa Kỳ, đã vung vẩy nói với báo chí rằng “tôi là một linh mục Công Giáo được thụ phong. Tôi đến Roma này để cùng cử hành với những người bạn linh mục của tôi”.
Bà Schoettly cũng nói với báo chí là bà đã được thụ phong vào năm 2008 bị vạ tuyệt thông tức khắc và bà gàn cổ nói rằng: “chúng tôi sẽ không để yên!”.
Bà Erin Sainz Hanna, giám đốc Nhóm các bà được thụ phong Linh Mục nói với báo giới rằng: “Tòa Thánh Vatican rất là hoan hỉ làm ngơ khi các linh mục hủy hoại đời sống của gia đình và trẻ em, trong lúc lại vạ tuyệt thông cho những bà (được thụ phong) làm những công việc tốt lành”.
Về phần Tòa Thánh, Vatican đã có lập trường rất rõ ràng là sẽ cho hồi tục tức khắc các giáo sĩ lạm dụng một khi có cuộc điều tra xác định là đã có xảy ra.Phần này, Tòa Thánh cũng cẩn thận đề phòng những thành phần tố gian các Linh Mục để vòi tiền làm tổn hại thanh danh của linh mục.
Đối với việc phụ nữ đòi hỏi phải bằng các ông để được thụ phong Linh Mục, thì năm 1994 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố rõ ràng, Giáo Hội cấm không thụ phong linh mục cho phụ nữ, luật cấm này sẽ vô hạn định và không được mở ra những cuộc tranh luận giữa tín hữu người Công Giáo. Một lần nữa vào năm 2008 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã chính thức ra sắc lệnh, các bà có mưu toan muốn được thụ phong linh mục và người làm lễ thụ phong sẽ đương nhiên bị vạ tuyệt thông mà không cần phải cứu xét.
Hẳn nhiên, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và giáo hội Công Giáo đã xin lỗi và thông cảm vết đau thương đối với những người bị giáo sĩ Công Giáo lạm dụng tính dục. Sự cố này đã làm cho nhiều người Công Giáo không có đức tin vững vàng giống như những hạt lúa được gieo bên vệ đường hay bụi gai, họ đã rời hàng ngũ Công Giáo.
Những linh mục vi phạm chỉ là một thành phần thiểu số như hạt cát trong sa mạc, điều này đã làm tổn thương thanh danh đối với các Linh Mục đã và đang làm những công việc mục vụ rất tốt lành.
Chúng con tạ ơn Chúa vì số đông nam nữ tu sĩ linh mục đã hy sinh dấn thân trên cánh đồng truyền giáo. Công việc của các ngài thật tuyệt vời và chỉ nhờ ơn Chúa các Ngài mới biết tận hiến đời mình phục vụ Chúa qua ơn gọi và đã làm việc rất cật lực.
Dĩ nhiên, trong khi phục vụ các Ngài có niềm vui riêng của các Ngài, người Công Giáo Việt Nam có thể biết thêm nếu mua cuốn băng DVD ơn gọi do các Linh Mục thực hiện qua những phần trình diễn âm nhạc vui nhộn có tựa đề được xuất bản tại Hoa Kỳ:
“Linh CA- Cha cha cha. Magnificat- Dâng Lời Chúc Tụng” do 11 Linh Mục Việt Nam trình diễn (The Singing Priest).
Một điều cần phải cảnh giác rằng chỉ có ơn Chúa gọi, các Ngài mới hoàn trọn được công việc này. Không tin đi tu thử thì biết!
Nhóm thứ nhất là Mạng Lưới của những người sống còn bị Linh Mục lạm dụng gọi tắt SNAP, có trụ sở tại Hoa Kỳ đã mở một buổi họp báo vào ngày thứ Ba 8/6, trong đó họ yêu cầu Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phải công khai xin lỗi trong việc linh mục lạm dụng tính dục trong buổi lễ kết thúc Năm Linh Mục, và loại khỏi hàng giáo sĩ ngay lập tức tất cả những linh mục lạm dụng tính dục.
SNAP cũng đặt câu hỏi Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI phải trả lời thế nào khi những tố cáo linh mục lạm dụng tính dục trong giáo phận khi Ngài làm Giám Mục, và sau đó làm Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin.
SNAP cũng yêu cầu là đình chỉ hồ sơ phong Thánh cho Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và yêu cầu phải có một ủy ban biệt lập để điều tra về chính sách của Ngài đối với các giáo sĩ lạm dụng tính dục.
Nhóm thứ 2 là thành viên của nhiều nhóm cổ võ cho mấy bà được thụ phong linh mục, cũng mở cuộc họp báo chí tại Roma, rồi đi tuần hành phát những truyền đơn tại quãng trường Thánh Phêrô. Cám ơn những viên chức cảnh sát an ninh tại quãng trường, chỉ trong tít tắt, các cảnh sát đã mời những người này bước ra khỏi quãng trường, và họ đã thinh lặng rút lui êm, trong số đó có ba bà mặc áo đeo cổ linh mục.
Một bà xem ra rất chảnh, có tên là Mary Ann McCarthy Schoettly xuất thân từ Newton, Nữu Ước Hoa Kỳ, đã vung vẩy nói với báo chí rằng “tôi là một linh mục Công Giáo được thụ phong. Tôi đến Roma này để cùng cử hành với những người bạn linh mục của tôi”.
Bà Schoettly cũng nói với báo chí là bà đã được thụ phong vào năm 2008 bị vạ tuyệt thông tức khắc và bà gàn cổ nói rằng: “chúng tôi sẽ không để yên!”.
Bà Erin Sainz Hanna, giám đốc Nhóm các bà được thụ phong Linh Mục nói với báo giới rằng: “Tòa Thánh Vatican rất là hoan hỉ làm ngơ khi các linh mục hủy hoại đời sống của gia đình và trẻ em, trong lúc lại vạ tuyệt thông cho những bà (được thụ phong) làm những công việc tốt lành”.
Về phần Tòa Thánh, Vatican đã có lập trường rất rõ ràng là sẽ cho hồi tục tức khắc các giáo sĩ lạm dụng một khi có cuộc điều tra xác định là đã có xảy ra.Phần này, Tòa Thánh cũng cẩn thận đề phòng những thành phần tố gian các Linh Mục để vòi tiền làm tổn hại thanh danh của linh mục.
Đối với việc phụ nữ đòi hỏi phải bằng các ông để được thụ phong Linh Mục, thì năm 1994 Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tuyên bố rõ ràng, Giáo Hội cấm không thụ phong linh mục cho phụ nữ, luật cấm này sẽ vô hạn định và không được mở ra những cuộc tranh luận giữa tín hữu người Công Giáo. Một lần nữa vào năm 2008 Bộ Giáo Lý Đức Tin đã chính thức ra sắc lệnh, các bà có mưu toan muốn được thụ phong linh mục và người làm lễ thụ phong sẽ đương nhiên bị vạ tuyệt thông mà không cần phải cứu xét.
Hẳn nhiên, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI và giáo hội Công Giáo đã xin lỗi và thông cảm vết đau thương đối với những người bị giáo sĩ Công Giáo lạm dụng tính dục. Sự cố này đã làm cho nhiều người Công Giáo không có đức tin vững vàng giống như những hạt lúa được gieo bên vệ đường hay bụi gai, họ đã rời hàng ngũ Công Giáo.
Những linh mục vi phạm chỉ là một thành phần thiểu số như hạt cát trong sa mạc, điều này đã làm tổn thương thanh danh đối với các Linh Mục đã và đang làm những công việc mục vụ rất tốt lành.
Chúng con tạ ơn Chúa vì số đông nam nữ tu sĩ linh mục đã hy sinh dấn thân trên cánh đồng truyền giáo. Công việc của các ngài thật tuyệt vời và chỉ nhờ ơn Chúa các Ngài mới biết tận hiến đời mình phục vụ Chúa qua ơn gọi và đã làm việc rất cật lực.
Dĩ nhiên, trong khi phục vụ các Ngài có niềm vui riêng của các Ngài, người Công Giáo Việt Nam có thể biết thêm nếu mua cuốn băng DVD ơn gọi do các Linh Mục thực hiện qua những phần trình diễn âm nhạc vui nhộn có tựa đề được xuất bản tại Hoa Kỳ:
“Linh CA- Cha cha cha. Magnificat- Dâng Lời Chúc Tụng” do 11 Linh Mục Việt Nam trình diễn (The Singing Priest).
Một điều cần phải cảnh giác rằng chỉ có ơn Chúa gọi, các Ngài mới hoàn trọn được công việc này. Không tin đi tu thử thì biết!
Đường phong Thánh cho Chân Phước Têrêsa Calcutta còn dài.
Ngọc Loan
22:41 08/06/2010
NEW HAVEN, Conn. Linh Mục Brian Kolodejchuk thuộc Dòng Thừa Sai Bác Ái, thỉnh nguyện viên hồ sơ phong thánh cho Chân Phước Têrêsa tại Calcutta, đã nói chuyện trong buổi họp mặt tại viện Bảo Tàng Hội Hiệp Sĩ Columbus ở New Haven vào ngày Thứ Bảy 1 tháng 6 rằng, hồ sơ phong thánh cho Mẹ Têrêsa “vẫn còn chờ một phép lạ nữa”.
Khắp nơi trên thế giới đang chuẩn bị mừng sinh nhật 100 năm của Chân Phước Têrêsa vào ngày 26/8, Cha Kolodiejchuk đã có mặt tại New Haven cũng đã nói về cuộc đời và công việc truyền giáo, cũng nằm trong chương trình hiện đang được triển lãm tại viện bảo tàng: “Mẹ Têrêsa: Cuộc Đời, Tâm Linh và Thông Điệp”.
Cha Kolodiejchuk cho biết “Cho tới này, chưa có một trường hợp phép lạ nào đủ mạnh để đưa qua ủy ban y học, thế nhưng chúng tôi vẫn đang chờ đợi và cầu nguyện”.
Cha Kolodiejchuk cũng là Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thùa Sai Bác Ái Nam, một dòng truyền giáo dành cho các Linh Mục do Mẹ Têrêsa thành lập vào năm 1984, hiện nay đang có trụ sở chánh tại Tijuana, Mexicô.
Cha nói thêm “một số người đã đến cầu xin Mẹ Têresa chuyển cầu, và Mẹ đã chuyển cầu, Thiên Chúa đã thực hiện phép lạ, người ta đã tường trình phép lạ …. Và chúng tôi tiếp tục tiến trình”.
Thông thường trước khi được phong Thánh, phải cần có 2 phép lạ, một phép lạ để được phong Chân Phước, và sau đó đòi hỏi một phép lạ nữa để được phong Thánh.
“Chúng tôi đã có cả ngàn bản tường trình được ơn của những người đến cầu nguyện, thế nhưng cho đến nay chưa có gì được đệ trình coi như là một phép lạ”.
Vào ngày Chúa Nhật 2 tháng 6, tại Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm đã trưng bày những thánh tích của Mẹ Têrêsa là cây Thánh Giá, cỗ sâu chuỗi và chiếc quai dép và hộp có vết máu của Mẹ Têrêsa cho tín hữu kính viếng.
Cây Thánh Giá nhỏ là cây Thánh Giá mà Mẹ Têrêsa đã đeo khi khấn lần đầu tiên vào lúc 20 tuổi xuân và Mẹ đã đeo trọn cuộc đời cho tới khi qua đời vào năm 1997 hưởng thọ 87 tuổi. Cỗ sâu chuỗi và chiếc quai dép là 2 kỷ vật Mẹ đã dùng trước khi qua đời.
Các Thánh Tích của Mẹ Têrêsa đã được chuyển dời tới Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick tại Nữu Ước và được đưa ra kính viếng vào ngày hôm qua Thứ Hai 7/6 và một Thánh Lễ đã được Cha Kolodiejchuk chủ sự.
Cha Kolodiejchuk cho biết di sản của “Thánh Calcutta” nhắc lại cho chúng ta những gì được coi là tình người- “mà chúng ta thực hiện cho những việc cao cả, biết yêu và được yêu”.
“Mẹ đã nhìn thấy giá trị của mỗi một con người, và Mẹ rất nhạy cảm xâu sa về sự thánh thiêng của con người” và hiểu rằng “mỗi một người là một đứa trẻ của Thiên Chúa, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa”.
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo Tàng ở New Haven thì quy mô hơn và được kéo dài cho tới ngày 4 tháng 10, tại đây cuộc đời của Mẹ Têrêsa được trình bày theo cuộc đời của Mẹ từ lúc bé cho đến khi được phong Chân Phước. Bao gồm những tài liệu, hình ảnh, di vật của Mẹ Têrêsa, những đồ dùng của Mẹ như áo dòng sari và các dụng cụ cá nhân, kể cả một căn phòng được thiết kế giống như căn phòng của Mẹ Têrêsa đã sống tại Tu Viện ở Calcutta.
Cha Kolodiejchuk đã được giới thiệu tới Mẹ Têrêsa vào năm 1977 bởi người chị ruột là Nữ Tu Charbel, hiện là Mẹ Bề Trên Dòng Thừa Sai Bác Ái tại Bridgeport. Cha cũng là tác giả cuốn sách “Mother Teresa: Come Be My Light” thâu thập những bài viết của Mẹ Têrêsa.
“Mẹ là người phụ nữ say đắng trong tình yêu với Chúa Giêsu. Mẹ đã dạy chúng ta con đường trọn lành và sống vui bắt đầu từ việc từ bỏ chính mình cho tình yêu rồi hành động qua việc phục vụ người khác” và thực thi “những công việc tâm thường với tình yêu cao cả”.
Khắp nơi trên thế giới đang chuẩn bị mừng sinh nhật 100 năm của Chân Phước Têrêsa vào ngày 26/8, Cha Kolodiejchuk đã có mặt tại New Haven cũng đã nói về cuộc đời và công việc truyền giáo, cũng nằm trong chương trình hiện đang được triển lãm tại viện bảo tàng: “Mẹ Têrêsa: Cuộc Đời, Tâm Linh và Thông Điệp”.
Cha Kolodiejchuk cho biết “Cho tới này, chưa có một trường hợp phép lạ nào đủ mạnh để đưa qua ủy ban y học, thế nhưng chúng tôi vẫn đang chờ đợi và cầu nguyện”.
Cha Kolodiejchuk cũng là Bề Trên Tổng Quyền Dòng Thùa Sai Bác Ái Nam, một dòng truyền giáo dành cho các Linh Mục do Mẹ Têrêsa thành lập vào năm 1984, hiện nay đang có trụ sở chánh tại Tijuana, Mexicô.
Cha nói thêm “một số người đã đến cầu xin Mẹ Têresa chuyển cầu, và Mẹ đã chuyển cầu, Thiên Chúa đã thực hiện phép lạ, người ta đã tường trình phép lạ …. Và chúng tôi tiếp tục tiến trình”.
Thông thường trước khi được phong Thánh, phải cần có 2 phép lạ, một phép lạ để được phong Chân Phước, và sau đó đòi hỏi một phép lạ nữa để được phong Thánh.
“Chúng tôi đã có cả ngàn bản tường trình được ơn của những người đến cầu nguyện, thế nhưng cho đến nay chưa có gì được đệ trình coi như là một phép lạ”.
Vào ngày Chúa Nhật 2 tháng 6, tại Vương Cung Thánh Đường Quốc Gia Mẹ Vô Nhiễm đã trưng bày những thánh tích của Mẹ Têrêsa là cây Thánh Giá, cỗ sâu chuỗi và chiếc quai dép và hộp có vết máu của Mẹ Têrêsa cho tín hữu kính viếng.
Cây Thánh Giá nhỏ là cây Thánh Giá mà Mẹ Têrêsa đã đeo khi khấn lần đầu tiên vào lúc 20 tuổi xuân và Mẹ đã đeo trọn cuộc đời cho tới khi qua đời vào năm 1997 hưởng thọ 87 tuổi. Cỗ sâu chuỗi và chiếc quai dép là 2 kỷ vật Mẹ đã dùng trước khi qua đời.
Các Thánh Tích của Mẹ Têrêsa đã được chuyển dời tới Nhà Thờ Chánh Tòa St Patrick tại Nữu Ước và được đưa ra kính viếng vào ngày hôm qua Thứ Hai 7/6 và một Thánh Lễ đã được Cha Kolodiejchuk chủ sự.
Cha Kolodiejchuk cho biết di sản của “Thánh Calcutta” nhắc lại cho chúng ta những gì được coi là tình người- “mà chúng ta thực hiện cho những việc cao cả, biết yêu và được yêu”.
“Mẹ đã nhìn thấy giá trị của mỗi một con người, và Mẹ rất nhạy cảm xâu sa về sự thánh thiêng của con người” và hiểu rằng “mỗi một người là một đứa trẻ của Thiên Chúa, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa”.
Cuộc triển lãm tại Viện Bảo Tàng ở New Haven thì quy mô hơn và được kéo dài cho tới ngày 4 tháng 10, tại đây cuộc đời của Mẹ Têrêsa được trình bày theo cuộc đời của Mẹ từ lúc bé cho đến khi được phong Chân Phước. Bao gồm những tài liệu, hình ảnh, di vật của Mẹ Têrêsa, những đồ dùng của Mẹ như áo dòng sari và các dụng cụ cá nhân, kể cả một căn phòng được thiết kế giống như căn phòng của Mẹ Têrêsa đã sống tại Tu Viện ở Calcutta.
Cha Kolodiejchuk đã được giới thiệu tới Mẹ Têrêsa vào năm 1977 bởi người chị ruột là Nữ Tu Charbel, hiện là Mẹ Bề Trên Dòng Thừa Sai Bác Ái tại Bridgeport. Cha cũng là tác giả cuốn sách “Mother Teresa: Come Be My Light” thâu thập những bài viết của Mẹ Têrêsa.
“Mẹ là người phụ nữ say đắng trong tình yêu với Chúa Giêsu. Mẹ đã dạy chúng ta con đường trọn lành và sống vui bắt đầu từ việc từ bỏ chính mình cho tình yêu rồi hành động qua việc phục vụ người khác” và thực thi “những công việc tâm thường với tình yêu cao cả”.
Top Stories
Clerics gather in Rome for closing celebrations of the Year for Priests
Vatican Information Service
18:57 08/06/2010
VATICAN CITY, 8 JUN 2010 (VIS) - A world meeting of clergy will take place in Rome from 9 to 11 June to mark the end of the Year for Priests, called by Benedict XVI to mark the 150th anniversary of the death of St. John Mary Vianney, the holy "Cure of Ars".
All the priests of the world have been invited to the meeting, which is being promoted by the Congregation for the Clergy and has as its theme: "Faithfulness of Christ, faithfulness of Priests".
The theme of the first day, 9 June, will be "Conversion and Mission". Cardinal Joachim Meisner, archbishop of Cologne, Germany, will preside at a meditation in the basilica of St. Paul's Outside-the-Walls, which will also be relayed to the basilica of St. John Lateran. This will be followed by a period of Eucharistic adoration during which the Sacrament of Confession will be administered. Later, Cardinal Claudio Hummes O.F.M. and Archbishop Mauro Piacenza, prefect and secretary of the Congregation for the Clergy, will preside at Eucharistic celebrations in, respectively, St. Paul's Outside-the-Walls and St. John Lateran.
The theme of the second day of the meeting, Thursday 10 June, will be: "The Cenacle: invocation to the Holy Spirit with Mary, in fraternal communion". Cardinal Marc Ouellet P.S.S., archbishop of Quebec, Canada, will preach a meditation in the basilica of St. Paul's Outside-the-Walls, which will likewise be relayed to the basilica of St. John Lateran. This will again be followed by a period of Eucharistic adoration during which the Sacrament of Confession will be available. Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone S.D.B. and Archbishop Robert Sarah, secretary of the Congregation for the Evangelisation of Peoples will then preside at Eucharistic celebrations in, respectively, St. Paul's Outside-the-Walls and St. John Lateran.
On Thursday evening a vigil will be held in St. Peter's Square. In the course of the event a number of priests will bear witness; there will also be television linkups with Ars, the Cenacle in Jerusalem, and poor neighbourhoods of Buenos Aires and Hollywood, a dialogue between the Pope and the priests, and adoration of the Eucharist.
At 10 a.m. on Friday 11 June, Solemnity of the Sacred Heart of Jesus, the Year for Priests will officially come to an end with a Eucharistic concelebration presided by the Pope in St. Peter's Square. During the Mass the clergy will renew their vows and the Pope will proclaim the holy "Cure of Ars" as patron saint of all priests. VIS 20100608 (430)
All the priests of the world have been invited to the meeting, which is being promoted by the Congregation for the Clergy and has as its theme: "Faithfulness of Christ, faithfulness of Priests".
The theme of the first day, 9 June, will be "Conversion and Mission". Cardinal Joachim Meisner, archbishop of Cologne, Germany, will preside at a meditation in the basilica of St. Paul's Outside-the-Walls, which will also be relayed to the basilica of St. John Lateran. This will be followed by a period of Eucharistic adoration during which the Sacrament of Confession will be administered. Later, Cardinal Claudio Hummes O.F.M. and Archbishop Mauro Piacenza, prefect and secretary of the Congregation for the Clergy, will preside at Eucharistic celebrations in, respectively, St. Paul's Outside-the-Walls and St. John Lateran.
The theme of the second day of the meeting, Thursday 10 June, will be: "The Cenacle: invocation to the Holy Spirit with Mary, in fraternal communion". Cardinal Marc Ouellet P.S.S., archbishop of Quebec, Canada, will preach a meditation in the basilica of St. Paul's Outside-the-Walls, which will likewise be relayed to the basilica of St. John Lateran. This will again be followed by a period of Eucharistic adoration during which the Sacrament of Confession will be available. Cardinal Secretary of State Tarcisio Bertone S.D.B. and Archbishop Robert Sarah, secretary of the Congregation for the Evangelisation of Peoples will then preside at Eucharistic celebrations in, respectively, St. Paul's Outside-the-Walls and St. John Lateran.
On Thursday evening a vigil will be held in St. Peter's Square. In the course of the event a number of priests will bear witness; there will also be television linkups with Ars, the Cenacle in Jerusalem, and poor neighbourhoods of Buenos Aires and Hollywood, a dialogue between the Pope and the priests, and adoration of the Eucharist.
At 10 a.m. on Friday 11 June, Solemnity of the Sacred Heart of Jesus, the Year for Priests will officially come to an end with a Eucharistic concelebration presided by the Pope in St. Peter's Square. During the Mass the clergy will renew their vows and the Pope will proclaim the holy "Cure of Ars" as patron saint of all priests. VIS 20100608 (430)
Bishops discuss role of Catholic media with those who practice it
Julie Asher / CNS
19:09 08/06/2010
NEW ORLEANS (CNS) -- The bishops who met with Catholic media professionals in New Orleans June 4 said they hoped the gathering would lead to more such dialogues and pledged to report on the session to their fellow bishops.
Archbishop Gregory M. Aymond of New Orleans promised to propose that the bishops' communications committee draw up a "bill of rights" of sorts outlining both the bishops' expectations of the Catholic media's role in the church and what those media organizations expect of the bishops, such as access to information and church officials.
The archbishop was joined on a panel by Archbishop Richard Smith of Edmonton, Alberta, and Bishops Thomas G. Doran of Rockford, Ill., and Ronald P. Herzog of Alexandria. Archbishop Claudio Celli, president of the Pontifical Council for Social Communications, was also in attendance.
The overall theme of the discussion was: "What does it mean to be a faithful Catholic media organization in the 21st century?"
The session, the first of its kind, was on the last day of the 2010 Catholic Media Convention, sponsored by the Catholic Press Association and the Catholic Academy for Communication Arts Professionals. Helen Osman, secretary for communications at the bishops' conference, opened the dialogue.
The previous day, Auxiliary Bishop Gabino Zavala of Los Angeles, the communications committee chairman, led a preparatory session a day earlier to winnow down questions that the media professionals would present to the bishops, with the help of Chicago facilitator Dominic Perri, a consultant to the U.S. Conference of Catholic Bishops.
The June 4 session -- organized at the suggestion of committee members during a January meeting -- focused mainly on the independence and autonomy of Catholic publications; the bishop as publisher; building trust between bishop and editor; and financial support of Catholic media.
How bishops respond to questions from the secular press and the difference between Catholic news organizations and diocesan public relations offices were among the issues raised.
The U.S. bishops agreed that the bureaucratic nature of their national conference in Washington often makes it difficult for them to speak with one voice and said they felt someone must be empowered to give an immediate answer to journalists seeking a response on deadline. Otherwise, the credibility of the church suffers, they said.
Questions posed to the bishops from the floor included one about how the Catholic press can report differing church views on an issue when the bishops say one thing and other leaders in the church have a different viewpoint.
Franciscan Father Pat McCloskey, editor of St. Anthony Messenger magazine, used coverage of health care reform as a case in point. He said many Catholic publications were criticized when they reported not just that the bishops had, in the end, rejected the reform over the abortion issue but also reported that the Catholic Health Association supported the reform measure. Can a "faithful" Catholic news organization cover both sides? he asked.
"The answer is yes," Archbishop Aymond said. A Catholic publication must explore both sides "without bias," he said. However, rather than just report that one group is saying this and the other is saying that, he continued, the publication also has a duty to report why the church teaches what it teaches on a particular issue.
The archbishop said he thought how the U.S. church handled the health reform debate "was a great tragedy" and cost the church credibility.
Chris Gunty, associate publisher and editor of The Catholic Review in Baltimore, suggested that Catholic media organizations and the bishops need to acknowledge their interdependence," noting that there is no Catholic paper without a Catholic community and the bishops and priests "need a vehicle" to inform their people.
The bishops agreed with that view of interdependence, with Bishop Herzog adding that bishops need to trust that their editors or communications directors are competent and are not going to undermine them. He added that in a smaller diocese, like his, which does not have the bureaucratic levels of large dioceses, it is easier to have a close relationship with his editor, not to oversee what goes into the paper but to keep communication lines open.
Bryan Cones, managing editor of U.S. Catholic, asked if the church and the Catholic media itself wouldn't have had more credibility if, rather than the secular press, the diocesan papers and national Catholic publications had been allowed to break the story on the abuse crisis both in 2002, when the U.S. scandal erupted, and now with the current abuse scandal affecting the church in other countries.
If Catholics could have learned all about it in their own papers, Cones suggested they have trusted those papers and not have had to go to the Boston Globe, New York Times and other secular media.
Archbishop Aymond agreed. He said that while the bishops have learned much since 2002 -- going from a defensive strategy to transparency and acknowledging "our sin" -- "we have hurt ourselves by the way we responded to this through the media" when the scandal erupted, he said.
In other comments during the dialogue, Bishop Doran said, "Diocesan papers are extremely important.. .. We can't shortchange the communications apostolate."
Archbishop Smith said bishops and the media must be collaborators for the sake of the mission of the church -- evangelization. He added he would "share the fruits" of the dialogue with his brother bishops in Canada.
At the beginning of the session, facilitator Perri said he hoped the bishops would leave with a greater appreciation of the "tremendous diversity" of today's Catholic media and that the journalists present would have a better understanding of what the bishops face.
Too often the outlook is "this is what the bishops think and this is what the media is doing," but for both, it is "a complex world," he added.
(Source: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1002367.htm)
Archbishop Gregory M. Aymond of New Orleans promised to propose that the bishops' communications committee draw up a "bill of rights" of sorts outlining both the bishops' expectations of the Catholic media's role in the church and what those media organizations expect of the bishops, such as access to information and church officials.
Barbara Beckwith of St. Anthony Messenger addresses bishops |
The overall theme of the discussion was: "What does it mean to be a faithful Catholic media organization in the 21st century?"
The session, the first of its kind, was on the last day of the 2010 Catholic Media Convention, sponsored by the Catholic Press Association and the Catholic Academy for Communication Arts Professionals. Helen Osman, secretary for communications at the bishops' conference, opened the dialogue.
The previous day, Auxiliary Bishop Gabino Zavala of Los Angeles, the communications committee chairman, led a preparatory session a day earlier to winnow down questions that the media professionals would present to the bishops, with the help of Chicago facilitator Dominic Perri, a consultant to the U.S. Conference of Catholic Bishops.
The June 4 session -- organized at the suggestion of committee members during a January meeting -- focused mainly on the independence and autonomy of Catholic publications; the bishop as publisher; building trust between bishop and editor; and financial support of Catholic media.
How bishops respond to questions from the secular press and the difference between Catholic news organizations and diocesan public relations offices were among the issues raised.
The U.S. bishops agreed that the bureaucratic nature of their national conference in Washington often makes it difficult for them to speak with one voice and said they felt someone must be empowered to give an immediate answer to journalists seeking a response on deadline. Otherwise, the credibility of the church suffers, they said.
Questions posed to the bishops from the floor included one about how the Catholic press can report differing church views on an issue when the bishops say one thing and other leaders in the church have a different viewpoint.
Franciscan Father Pat McCloskey, editor of St. Anthony Messenger magazine, used coverage of health care reform as a case in point. He said many Catholic publications were criticized when they reported not just that the bishops had, in the end, rejected the reform over the abortion issue but also reported that the Catholic Health Association supported the reform measure. Can a "faithful" Catholic news organization cover both sides? he asked.
"The answer is yes," Archbishop Aymond said. A Catholic publication must explore both sides "without bias," he said. However, rather than just report that one group is saying this and the other is saying that, he continued, the publication also has a duty to report why the church teaches what it teaches on a particular issue.
The archbishop said he thought how the U.S. church handled the health reform debate "was a great tragedy" and cost the church credibility.
Chris Gunty, associate publisher and editor of The Catholic Review in Baltimore, suggested that Catholic media organizations and the bishops need to acknowledge their interdependence," noting that there is no Catholic paper without a Catholic community and the bishops and priests "need a vehicle" to inform their people.
The bishops agreed with that view of interdependence, with Bishop Herzog adding that bishops need to trust that their editors or communications directors are competent and are not going to undermine them. He added that in a smaller diocese, like his, which does not have the bureaucratic levels of large dioceses, it is easier to have a close relationship with his editor, not to oversee what goes into the paper but to keep communication lines open.
Bryan Cones, managing editor of U.S. Catholic, asked if the church and the Catholic media itself wouldn't have had more credibility if, rather than the secular press, the diocesan papers and national Catholic publications had been allowed to break the story on the abuse crisis both in 2002, when the U.S. scandal erupted, and now with the current abuse scandal affecting the church in other countries.
If Catholics could have learned all about it in their own papers, Cones suggested they have trusted those papers and not have had to go to the Boston Globe, New York Times and other secular media.
Archbishop Aymond agreed. He said that while the bishops have learned much since 2002 -- going from a defensive strategy to transparency and acknowledging "our sin" -- "we have hurt ourselves by the way we responded to this through the media" when the scandal erupted, he said.
In other comments during the dialogue, Bishop Doran said, "Diocesan papers are extremely important.. .. We can't shortchange the communications apostolate."
Archbishop Smith said bishops and the media must be collaborators for the sake of the mission of the church -- evangelization. He added he would "share the fruits" of the dialogue with his brother bishops in Canada.
At the beginning of the session, facilitator Perri said he hoped the bishops would leave with a greater appreciation of the "tremendous diversity" of today's Catholic media and that the journalists present would have a better understanding of what the bishops face.
Too often the outlook is "this is what the bishops think and this is what the media is doing," but for both, it is "a complex world," he added.
(Source: http://www.catholicnews.com/data/stories/cns/1002367.htm)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Các em giáo xứ Tân Hội GP Nha Trang lãnh nhận bí tích Thêm Sức
Antôn Minh Dũng
11:16 08/06/2010
NHA TRANG - Vào lúc 8 giờ ngày 6/6/2010, nhân lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, nguyên Giám Mục giáo phận Nha Trang, đã về thăm giáo xứ và ban bí tích Thêm Sức cho 95 em. Đây là những em vừa học xong lớp giáo lý Căn Bản 3 và Kinh Thánh 1 của chương trình Giáo Lý Phổ Thông. Ngoài ra còn có một số em lớn tuổi chưa lãnh nhận bí tích Thêm Sức ở các năm trước, cũng đã được tập trung lại để được hướng dẫn, dạy dỗ, hầu có thể đón nhận các ân huệ của Chúa Thánh Thần một cách xứng đáng.
Hình ảnh Lễ Thêm Sức
Trong lời cảm tạ sau thánh lễ, vị đại diện giáo dân đã bày tỏ tấm lòng hiếu thảo và kính mến đối với Đức Cha Phaolô, mặc dù đã về hưu, nhưng cũng đã sẵn lòng thay Đức Cha Giuse về thăm giáo xứ, ban bí tích Thêm Sức cho các em, trao bằng khen cho một số cựu thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ và trao chứng thư cho 16 thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ nhiệm kỳ 2010-2014.
Từ năm 2000 đến nay, dưới sự hướng dẫn của quý Đức Cha và các Cha Quản Xứ, bà con giáo dân đã tích cực đóng góp và đã cùng với các Cha Quản Xứ xây dựng nhà xứ, hội trường và một số phòng học giáo lý. Tuy nhiên dự án xây dựng lại ngôi thánh đường thì chưa thể khởi công được. Vì thế, nhân dịp Đức Cha Phaolô về thăm, vị đại diện giáo dân cũng đã bày tỏ ước mong sẽ được quý Đức Cha đặc biệt quan tâm chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ, để giáo xứ có thể tu sửa hoặc xây dựng lại ngôi thánh đường, làm lại hang đá Đức Mẹ và xây dựng thêm một số công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng phong phú và đa dạng của giáo xứ.
Hình ảnh Lễ Thêm Sức
Trong lời cảm tạ sau thánh lễ, vị đại diện giáo dân đã bày tỏ tấm lòng hiếu thảo và kính mến đối với Đức Cha Phaolô, mặc dù đã về hưu, nhưng cũng đã sẵn lòng thay Đức Cha Giuse về thăm giáo xứ, ban bí tích Thêm Sức cho các em, trao bằng khen cho một số cựu thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ và trao chứng thư cho 16 thành viên của Hội Đồng Giáo Xứ nhiệm kỳ 2010-2014.
Từ năm 2000 đến nay, dưới sự hướng dẫn của quý Đức Cha và các Cha Quản Xứ, bà con giáo dân đã tích cực đóng góp và đã cùng với các Cha Quản Xứ xây dựng nhà xứ, hội trường và một số phòng học giáo lý. Tuy nhiên dự án xây dựng lại ngôi thánh đường thì chưa thể khởi công được. Vì thế, nhân dịp Đức Cha Phaolô về thăm, vị đại diện giáo dân cũng đã bày tỏ ước mong sẽ được quý Đức Cha đặc biệt quan tâm chỉ bảo và tạo điều kiện giúp đỡ, để giáo xứ có thể tu sửa hoặc xây dựng lại ngôi thánh đường, làm lại hang đá Đức Mẹ và xây dựng thêm một số công trình khác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt ngày càng phong phú và đa dạng của giáo xứ.
ĐC giáo phận Thanh Hóa gặp gỡ các thành viên trong “chiến dịch Men Phục Sinh hè 2010”
Nguyễn Lê
11:21 08/06/2010
THANH HÓA - Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh chia sẻ với 87 thành viên Men Phục Sinh (mps) gồm 41 chủng sinh, 16 tu sinh và 30 nữ tu Mến Thánh Giá - trong buổi gặp mặt tại Tòa giám mục trước khi các thành viên trong chiến dịch Men Phục Sinh hè 2010 lên đường đi đến các nơi huấn luyện. Cùng hiện diện với ngài có Cha Giuse Vũ Thanh Long - Chủ tịch UB ơn gọi, phụ trách nhân sự MPS; Cha Phaolô Nguyễn Ngọc Ngân - Chủ tịch UB giáo lý, phụ trách giáo lý MPS; Cha Vicente Vũ Tấn Chí - Chủ tịch UB thánh nhạc, phụ trách thánh nhạc MPS.
Hình ảnh Men Phục Sinh
Đức cha nêu lên 2 mục đích chính yếu của chương trình MPS:
Trước hết của chương trình MPS là nhằm giúp các quý thầy, quý sơ và quý chú tự tôi luyện con người mình. Sở sĩ ngài khẳng định như vậy bởi phát xuất từ ý tưởng MPS: “Men” ý chủ đạo là men làm dậy lên khối bột; còn “Phục Sinh” nghĩa là lúc nào chúng ta cũng mang trong mình sức mạnh của Chúa Phục Sinh để chia sẻ cho người khác. Thành viên tham gia MPS sẽ trở thành nhân tố biến cải môi trường xung quanh, đi tới đâu thì sự hiện của họ phải trở thành một chất tác tố biến cải môi trường như men trong bột có sức năng động rất mạnh mẽ. Qua chương trình MPS, chủng sinh, ứng sinh và nữ tu phải tự đào tạo mình trở thành những con người hoàn thiện hơn. Một con người có khả năng hội nhập, sống chung, làm việc chung … và mỗi người phải trở thành một cái gương soi cho người anh em mình. Bởi “vì họ, con thánh hiến chính mình con” (Ga 17,19), mỗi tha nhân là một món quà và là một bài học chẳng hạn: những người ít nói là bài học cho những người hay nói; những người tươi cười là bài học cho những người lúc nàơ mặt mày cũng ủ rũ, những người tính tình dịu dàng dễ thương sẽ là bài học cho những người nóng tính. .. Vì thế, chương trình MPS trước hết phải là cái xưởng, cái lò đúc để từ đó trang bị cho mình những hành trang cần thiết để sau này mình phục vụ tốt hơn hầu trở thành tấm bánh cho đời mỗi lúc một ngon hơn, dễ bẻ hơn cho người khác.
Mục đích thứ hai mà chương trình MPS nhắm tới: khi quý thầy, quý sơ và quý chú tự đào tạo mình qua chương trình MPS thì cũng chính là lúc họ xây đắp tương lai cho giáo phận, giúp người khác sống tốt hơn, sống hạnh phúc hơn, tránh khỏi vực thẳm của sa ngã, của buông xuôi … Vì thế, nếu đặt MPS vào hoạt động mục vụ của giáo phận thì đây là công việc có ý nghĩa rất lớn và cần thiết, bởi vì đây chính là cái nôi sản xuất ra “nhân sự” cho giáo phận như cổ vũ cho ơn gọi, tạo nguồn cho “nhân sự” cho giáo xứ trong tương lai, tạo ra những kitô hữu có khả năng làm chứng cho Chúa bằng việc làm giáo lý viên, kỹ sư, bác sĩ … Vì thế, MPS là chương trình nặng ký nhất, quan trọng nhất, và cần thiết nhất không chỉ giúp đào tạo nhân sự cho giáo phận, cho Giáo Hội, mà còn cho cả xã hội.
Cũng trong khuôn khổ buổi gặp mặt và trong ý hướng mà Đức Cha huấn dụ, Cha Giuse Vũ Thanh Long - Chủ tịch UB ơn gọi, phụ trách nhân sự MPS nhắn nhủ thêm rằng: mỗi thành viên MPS phải làm việc trong tinh thần xây dựng hầu làm sống dậy một hình ảnh Giêsu bằng chính đời sống của mình. Còn Cha Phaolô Nguyễn Ngọc Ngân, Chủ tịch UB giáo lý lưu ý việc dạy giáo lý phải trở nên sống động, hãy sống để các em học…
Buổi họp mặt kết thúc mở ra giai đoạn chuẩn bị cho chương trình MPS bằng việc tập huấn về sư phạm giáo lý, thánh nhạc, kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng hàng đội và nhiều chương trình ngoại khóa khác.
Hình ảnh Men Phục Sinh
Đức cha nêu lên 2 mục đích chính yếu của chương trình MPS:
Trước hết của chương trình MPS là nhằm giúp các quý thầy, quý sơ và quý chú tự tôi luyện con người mình. Sở sĩ ngài khẳng định như vậy bởi phát xuất từ ý tưởng MPS: “Men” ý chủ đạo là men làm dậy lên khối bột; còn “Phục Sinh” nghĩa là lúc nào chúng ta cũng mang trong mình sức mạnh của Chúa Phục Sinh để chia sẻ cho người khác. Thành viên tham gia MPS sẽ trở thành nhân tố biến cải môi trường xung quanh, đi tới đâu thì sự hiện của họ phải trở thành một chất tác tố biến cải môi trường như men trong bột có sức năng động rất mạnh mẽ. Qua chương trình MPS, chủng sinh, ứng sinh và nữ tu phải tự đào tạo mình trở thành những con người hoàn thiện hơn. Một con người có khả năng hội nhập, sống chung, làm việc chung … và mỗi người phải trở thành một cái gương soi cho người anh em mình. Bởi “vì họ, con thánh hiến chính mình con” (Ga 17,19), mỗi tha nhân là một món quà và là một bài học chẳng hạn: những người ít nói là bài học cho những người hay nói; những người tươi cười là bài học cho những người lúc nàơ mặt mày cũng ủ rũ, những người tính tình dịu dàng dễ thương sẽ là bài học cho những người nóng tính. .. Vì thế, chương trình MPS trước hết phải là cái xưởng, cái lò đúc để từ đó trang bị cho mình những hành trang cần thiết để sau này mình phục vụ tốt hơn hầu trở thành tấm bánh cho đời mỗi lúc một ngon hơn, dễ bẻ hơn cho người khác.
Mục đích thứ hai mà chương trình MPS nhắm tới: khi quý thầy, quý sơ và quý chú tự đào tạo mình qua chương trình MPS thì cũng chính là lúc họ xây đắp tương lai cho giáo phận, giúp người khác sống tốt hơn, sống hạnh phúc hơn, tránh khỏi vực thẳm của sa ngã, của buông xuôi … Vì thế, nếu đặt MPS vào hoạt động mục vụ của giáo phận thì đây là công việc có ý nghĩa rất lớn và cần thiết, bởi vì đây chính là cái nôi sản xuất ra “nhân sự” cho giáo phận như cổ vũ cho ơn gọi, tạo nguồn cho “nhân sự” cho giáo xứ trong tương lai, tạo ra những kitô hữu có khả năng làm chứng cho Chúa bằng việc làm giáo lý viên, kỹ sư, bác sĩ … Vì thế, MPS là chương trình nặng ký nhất, quan trọng nhất, và cần thiết nhất không chỉ giúp đào tạo nhân sự cho giáo phận, cho Giáo Hội, mà còn cho cả xã hội.
Cũng trong khuôn khổ buổi gặp mặt và trong ý hướng mà Đức Cha huấn dụ, Cha Giuse Vũ Thanh Long - Chủ tịch UB ơn gọi, phụ trách nhân sự MPS nhắn nhủ thêm rằng: mỗi thành viên MPS phải làm việc trong tinh thần xây dựng hầu làm sống dậy một hình ảnh Giêsu bằng chính đời sống của mình. Còn Cha Phaolô Nguyễn Ngọc Ngân, Chủ tịch UB giáo lý lưu ý việc dạy giáo lý phải trở nên sống động, hãy sống để các em học…
Buổi họp mặt kết thúc mở ra giai đoạn chuẩn bị cho chương trình MPS bằng việc tập huấn về sư phạm giáo lý, thánh nhạc, kỹ năng sinh hoạt, kỹ năng hàng đội và nhiều chương trình ngoại khóa khác.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đối Thoại và Sự Thật
Gioan Lê Quang Vinh
15:52 08/06/2010
Đối Thoại và Sự Thật
Đối thoại
Một sinh viên của tôi kể câu chuyện rất hài hước rằng trên chuyến xe đò về Daknông, mấy người bạn của anh học ngành kỹ thuật, không biết tiếng Anh, ngồi gần một hành khách ngoại quốc. Ông khách hỏi mấy câu gì đó các bạn ấy không hiểu, thế là một bạn đưa tay ra dấu như con dao cắt ngang cổ. Ông khách hết hồn, nghĩ là chàng trai doạ giết nên ông ngồi im ru. Các bạn bật cười vì các bạn chỉ muốn đùa rằng “Biết chết liền!”.
Rõ ràng việc đối thoại bất thành. Trong các lớp ngoại ngữ, một trong những hoạt động chính yếu là đối thoại. Khi làm ăn kinh doanh, người ta cũng cần đối thoại. Giữa xã hội, các các nhân và tổ chức cũng coi đối thoại như phương thế hữu hiệu để thành công.
Nhưng đối thoại là gì, đối thoại để làm gì và đối thoại như thế nào vẫn còn là vấn đề làm nhức óc nhiều người. Thậm chí những người hay dùng những từ đối thoại lại dường như không nắm được nội hàm của từ ngữ hoặc lạm dụng từ ngữ vì những lý do thuần cá nhân. Do đó, khi một người có trách nhiệm nói đến đối thoại thì lập tức làn sóng phản ứng tiêu cực lan nhanh.
Trong các lớp ngoại ngữ, đối thoại là để thực hành việc nói thứ tiếng mà học viên đang học. Người ta không chú ý đến chính kiến của người nói cho bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ. Khi hai cá nhân hay hai tổ chức đối thoại với nhau, họ nhằm mục đích tìm hiểu nhau để nối kết sự giao hảo hoặc để mang lại lợi nhuận cho nhau.
Vậy đối thoại là gì? Từ điển tiếng Việt định nghĩa đối thoại là “nói chuyện qua lại trực tiếp giữa hai người hoặc nhiều người.” Nói chuyện với những mục đích rõ ràng khác nhau, nhưng đối thoại tựu trung là để hiểu nhau hơn.
Đối thoại cũng cần phải có những điều kiện cần thiết, mà điều kiện đầu tiên là phải cùng ngôn ngữ, ngay cả ngôn ngữ cử điệu cũng phải cùng hệ. Các bạn sinh viên ở trên và ông khách Tây đã không những không xích lại gần mà còn trở nên đối nghịch vì cố gắng đối thoại trên những căn bản vô cùng khác biệt, những khác biệt không thể “hoá giải” trên chuyến xe đò.
Điều kiện thứ hai để đối thoại thành công là cà hai bên phải có thiện chí. Làm gì có đối thoại giữa chiên và sói, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những con người chỉ biết cầm nến hát kinh Hoà Bình và những con người cầm dùi cui đi với chó nghiệp vụ. Khi bên có thiện chí biết bên kia không có thiện chí mà vẫn kêu gọi đối thoại thì có nguy cơ đối thoại biến thành sự vâng phục bất chính.
Điều kiện thứ ba, điều quan trọng nhất, là “Phải coi luật luân lý phổ quát, được khắc ghi trong tâm hồn con người, là luật hữu hiệu và không thể xoá bỏ như một biểu hiện sống động của lương tri được chia sẻ của nhân loại, một “quy tắc thành văn” để chúng ta dựa vào đó mà xây dựng tương lai thế giới” (ĐGH Gioan Phaolô II, Diễn văn gửi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc kỳ họp thứ 50). Sẽ là ảo tưởng khi muốn đối thoại với những con người chà đạp luật luân lý, luôn đặt nền tảng trên sự giả dối, kết án và bạo lực.
Xã hội ngày nay làm cho những tâm hồn thiện chí hoang mang, lắm khi thất vọng. Những bậc quyền cao chức trọng của các tôn giáo là những người hướng dẫn xã hội đi về Siêu Việt, thì chính họ phải hiểu những gì họ làm. Không thể nói chung chung. Nói chung chung để rồi kết án người khác không sống đúng tinh thần đối thoại là điều bất công.
Đối thoại là cần thiết. Ngôn ngữ là đặc trưng của loài người. Nhưng đối thoại với điều kiện nào và đối thoại với ai là điều đáng suy nghĩ. Đối thoại để nâng cao phẩm giá con người là điều phải thực hiện, còn đối thoại để làm vừa lòng giai cấp thống trị lại là cách thế hữu hiệu nhất để loại bỏ người nghèo và người đau khổ ra khỏi sứ mạng các tôn giáo.
Nhìn xuống dân nghèo, hỏi họ cần gì và xoa dịu nỗi đau của họ là cách đối thoại tuyệt vời nhất, và dĩ nhiên là khó khăn nhất. Còn gõ cửa quyền lực, nghe răn bảo và gật đầu cũng là đối thoại, nhưng sợ rằng danh thì đối thoại mà thực lại là vâng nghe những lời độc thoại mà thôi.
Sự thật
Một người khách đến bấm chuông cửa và hỏi đứa bé: “Bố cháu có ở nhà không?” Chú bé biết là bố ở nhà, nhưng nếu nói cho khách biết thì sợ bố sẽ lánh mặt. Để bảo vệ sự thật là bố có ở nhà, chú bé đành nói dối: “Dạ bố con đi vắng”!
Có lẽ không đâu trên thế giới này người ta che giấu sự thật dễ dàng như ở nước ta. Nguyễn văn Vĩnh đã từng than thở “An nam ta có cái lạ là gì cũng cười”, bây giờ nếu ông còn sống ông sẽ lại than “có thêm cái lạ là gì cũng thêm bớt”.
Cậu bé đi mua cho mẹ một ký nho. Khi cậu về đến nhà, người mẹ cân lại thấy chỉ có 800g. Bà chạy ra chợ hỏi tội cô bán nho cân thiếu. Cô bảo: “Chị cân lại con chị trước đi!”. Cô bán nho cân gian hay cậu bé ăn bớt, hay cả hai?
Từ lúc còn nhỏ xíu, học sinh đã được dạy gian dối để giúp cô giáo thao giảng đạt điểm cao, để nhà trường có thành tích, để bố mẹ vui lòng. Đi học có mấy người không quay cóp khi làm bài. Khi tôi kể với sinh viên rằng trước đây khi tôi học các cha dạy, ai quay bài có thể bị đuổi học, sinh viên cười ồ tưởng tôi nói đùa. Họ không hiểu rằng có những nơi mà sự thật được tôn trọng, ngay trên đất nước này.
Sự thật là điều hiển nhiên, thực sự có mặt hoặc xảy ra. Sự thật vẫn có đó dù người ta che giấu. Cái bi đát là khi người ta che giấu sự thật, lòng họ càng không yên vì họ biết sẽ có ngày sự thật hiện ra. Những anh phóng viên báo Hà nội mới chẳng hạn, nếu có chút lương tâm ắt sẽ rất lo buồn vì những điều họ nói năm ngoái bây giờ ai cũng biết sự thật.
Tôi ra công an phường để xác nhận giấy tờ cháu bé nhà tôi. Bà công an khu vực đã biết cháu bé, nhưng lại bảo là không biết nên không đóng dấu. Tôi bảo: “Chị nhìn lên năm điều dạy công an đi, phải trung thực và lễ phép với dân, sao chị nói dối?”. Bà ta gân cổ lên cãi. Tôi không ngạc nhiên nhưng bực bội vô cùng.
Đối với những người có lương tâm ngay chính, nói dối là điều khó khăn. Nhưng trong xã hội này, nói dối đã thành điều quá dễ dàng, thậm chí người ta xác tín điều họ nói dối, lâu ngày sự giả dối được coi là sự thật. Rồi có ngày sự thật được phát hiện, người ta lại bảo những người phát hiện là kẻ nói dối! Tại sao lại như vậy được? Tại sao?
Có một số học trò hỏi tôi rằng biết sự thật để làm gì, vì chỉ cần đi học, đi làm mà sống thôi, giả thật có gì quan trọng. Một phụ huynh sinh viên gọi điện thoại hỏi tôi làm sao để có chứng chỉ B tiếng Anh nộp cho cơ quan nhà nước nơi bà đang làm việc. Tôi trả lời là hãy cố gắng học lại và đi thi. Mấy hôm sau cô sinh viên con của bà đến nói với tôi: “Mẹ em nói cám ơn thầy, nhưng thầy khỏi giúp nữa vì mẹ có chứng chỉ B rồi! Trong cơ quan mẹ em có khoảng mười cô chú góp tiền lại, mỗi người một triệu hai để mua rồi thầy ạ”. Rõ ràng không cần sự thật thì mọi chuyện cũng xong xuôi!
Vậy nói thật để làm gì? Câu trả lời không dễ trong một xã hội vốn không đề cao sự thật và các giá trị căn bản. Nhưng sự thật là nền tảng xây dựng cuộc đời và xã hội, không có sự thật, tất cả sẽ tan tành! Vậy tại sao sự giả dối tồn tại lâu dài? Vì có ma quỷ, cha sự dối trá, đỡ đầu cho nó.
Nói lên sự thật là bảo vệ sự sống, bảo vệ nền hoà bình và nhân phẩm con người. Nói lên sự thật còn là cách giải thoát con người khỏi vòng kiềm toả của “thế gian điêu ngoa”. Chỉ có sự thật mới xua tan cái điêu ngoa đang làm thế gian này lao đao và băng hoại.
Sự thật đem lại hoà bình, đem lại an vui và giúp con người tự tin với giá trị của mình. Những người có quyền chức mà mua bằng cấp thì có hãnh diện gì khi xưng học hàm học vị? Những kẻ nhờ gian xảo mà thành công thì có an lòng với địa vị mình hay không? Ngay cả các vị chủ chăn, khi đã lỡ che giấu sự thật thì liệu có bình an trong đời sống và công việc mục vụ?
“Sự thật ở đâu?” vẫn còn là nỗi khắc khoải khôn nguôi, nếu người ta không nhớ rằng chính Đức Giêsu đã mạc khải “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”, và sứ mạng Giáo Hội chính là loan báo Sự Thật mà Người đã mạc khải, không che giấu và không sợ hãi.
Đối thoại
Một sinh viên của tôi kể câu chuyện rất hài hước rằng trên chuyến xe đò về Daknông, mấy người bạn của anh học ngành kỹ thuật, không biết tiếng Anh, ngồi gần một hành khách ngoại quốc. Ông khách hỏi mấy câu gì đó các bạn ấy không hiểu, thế là một bạn đưa tay ra dấu như con dao cắt ngang cổ. Ông khách hết hồn, nghĩ là chàng trai doạ giết nên ông ngồi im ru. Các bạn bật cười vì các bạn chỉ muốn đùa rằng “Biết chết liền!”.
Rõ ràng việc đối thoại bất thành. Trong các lớp ngoại ngữ, một trong những hoạt động chính yếu là đối thoại. Khi làm ăn kinh doanh, người ta cũng cần đối thoại. Giữa xã hội, các các nhân và tổ chức cũng coi đối thoại như phương thế hữu hiệu để thành công.
Nhưng đối thoại là gì, đối thoại để làm gì và đối thoại như thế nào vẫn còn là vấn đề làm nhức óc nhiều người. Thậm chí những người hay dùng những từ đối thoại lại dường như không nắm được nội hàm của từ ngữ hoặc lạm dụng từ ngữ vì những lý do thuần cá nhân. Do đó, khi một người có trách nhiệm nói đến đối thoại thì lập tức làn sóng phản ứng tiêu cực lan nhanh.
Trong các lớp ngoại ngữ, đối thoại là để thực hành việc nói thứ tiếng mà học viên đang học. Người ta không chú ý đến chính kiến của người nói cho bằng khả năng sử dụng ngôn ngữ. Khi hai cá nhân hay hai tổ chức đối thoại với nhau, họ nhằm mục đích tìm hiểu nhau để nối kết sự giao hảo hoặc để mang lại lợi nhuận cho nhau.
Vậy đối thoại là gì? Từ điển tiếng Việt định nghĩa đối thoại là “nói chuyện qua lại trực tiếp giữa hai người hoặc nhiều người.” Nói chuyện với những mục đích rõ ràng khác nhau, nhưng đối thoại tựu trung là để hiểu nhau hơn.
Đối thoại cũng cần phải có những điều kiện cần thiết, mà điều kiện đầu tiên là phải cùng ngôn ngữ, ngay cả ngôn ngữ cử điệu cũng phải cùng hệ. Các bạn sinh viên ở trên và ông khách Tây đã không những không xích lại gần mà còn trở nên đối nghịch vì cố gắng đối thoại trên những căn bản vô cùng khác biệt, những khác biệt không thể “hoá giải” trên chuyến xe đò.
Điều kiện thứ hai để đối thoại thành công là cà hai bên phải có thiện chí. Làm gì có đối thoại giữa chiên và sói, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa những con người chỉ biết cầm nến hát kinh Hoà Bình và những con người cầm dùi cui đi với chó nghiệp vụ. Khi bên có thiện chí biết bên kia không có thiện chí mà vẫn kêu gọi đối thoại thì có nguy cơ đối thoại biến thành sự vâng phục bất chính.
Điều kiện thứ ba, điều quan trọng nhất, là “Phải coi luật luân lý phổ quát, được khắc ghi trong tâm hồn con người, là luật hữu hiệu và không thể xoá bỏ như một biểu hiện sống động của lương tri được chia sẻ của nhân loại, một “quy tắc thành văn” để chúng ta dựa vào đó mà xây dựng tương lai thế giới” (ĐGH Gioan Phaolô II, Diễn văn gửi Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc kỳ họp thứ 50). Sẽ là ảo tưởng khi muốn đối thoại với những con người chà đạp luật luân lý, luôn đặt nền tảng trên sự giả dối, kết án và bạo lực.
Xã hội ngày nay làm cho những tâm hồn thiện chí hoang mang, lắm khi thất vọng. Những bậc quyền cao chức trọng của các tôn giáo là những người hướng dẫn xã hội đi về Siêu Việt, thì chính họ phải hiểu những gì họ làm. Không thể nói chung chung. Nói chung chung để rồi kết án người khác không sống đúng tinh thần đối thoại là điều bất công.
Đối thoại là cần thiết. Ngôn ngữ là đặc trưng của loài người. Nhưng đối thoại với điều kiện nào và đối thoại với ai là điều đáng suy nghĩ. Đối thoại để nâng cao phẩm giá con người là điều phải thực hiện, còn đối thoại để làm vừa lòng giai cấp thống trị lại là cách thế hữu hiệu nhất để loại bỏ người nghèo và người đau khổ ra khỏi sứ mạng các tôn giáo.
Nhìn xuống dân nghèo, hỏi họ cần gì và xoa dịu nỗi đau của họ là cách đối thoại tuyệt vời nhất, và dĩ nhiên là khó khăn nhất. Còn gõ cửa quyền lực, nghe răn bảo và gật đầu cũng là đối thoại, nhưng sợ rằng danh thì đối thoại mà thực lại là vâng nghe những lời độc thoại mà thôi.
Sự thật
Một người khách đến bấm chuông cửa và hỏi đứa bé: “Bố cháu có ở nhà không?” Chú bé biết là bố ở nhà, nhưng nếu nói cho khách biết thì sợ bố sẽ lánh mặt. Để bảo vệ sự thật là bố có ở nhà, chú bé đành nói dối: “Dạ bố con đi vắng”!
Có lẽ không đâu trên thế giới này người ta che giấu sự thật dễ dàng như ở nước ta. Nguyễn văn Vĩnh đã từng than thở “An nam ta có cái lạ là gì cũng cười”, bây giờ nếu ông còn sống ông sẽ lại than “có thêm cái lạ là gì cũng thêm bớt”.
Cậu bé đi mua cho mẹ một ký nho. Khi cậu về đến nhà, người mẹ cân lại thấy chỉ có 800g. Bà chạy ra chợ hỏi tội cô bán nho cân thiếu. Cô bảo: “Chị cân lại con chị trước đi!”. Cô bán nho cân gian hay cậu bé ăn bớt, hay cả hai?
Từ lúc còn nhỏ xíu, học sinh đã được dạy gian dối để giúp cô giáo thao giảng đạt điểm cao, để nhà trường có thành tích, để bố mẹ vui lòng. Đi học có mấy người không quay cóp khi làm bài. Khi tôi kể với sinh viên rằng trước đây khi tôi học các cha dạy, ai quay bài có thể bị đuổi học, sinh viên cười ồ tưởng tôi nói đùa. Họ không hiểu rằng có những nơi mà sự thật được tôn trọng, ngay trên đất nước này.
Sự thật là điều hiển nhiên, thực sự có mặt hoặc xảy ra. Sự thật vẫn có đó dù người ta che giấu. Cái bi đát là khi người ta che giấu sự thật, lòng họ càng không yên vì họ biết sẽ có ngày sự thật hiện ra. Những anh phóng viên báo Hà nội mới chẳng hạn, nếu có chút lương tâm ắt sẽ rất lo buồn vì những điều họ nói năm ngoái bây giờ ai cũng biết sự thật.
Tôi ra công an phường để xác nhận giấy tờ cháu bé nhà tôi. Bà công an khu vực đã biết cháu bé, nhưng lại bảo là không biết nên không đóng dấu. Tôi bảo: “Chị nhìn lên năm điều dạy công an đi, phải trung thực và lễ phép với dân, sao chị nói dối?”. Bà ta gân cổ lên cãi. Tôi không ngạc nhiên nhưng bực bội vô cùng.
Đối với những người có lương tâm ngay chính, nói dối là điều khó khăn. Nhưng trong xã hội này, nói dối đã thành điều quá dễ dàng, thậm chí người ta xác tín điều họ nói dối, lâu ngày sự giả dối được coi là sự thật. Rồi có ngày sự thật được phát hiện, người ta lại bảo những người phát hiện là kẻ nói dối! Tại sao lại như vậy được? Tại sao?
Có một số học trò hỏi tôi rằng biết sự thật để làm gì, vì chỉ cần đi học, đi làm mà sống thôi, giả thật có gì quan trọng. Một phụ huynh sinh viên gọi điện thoại hỏi tôi làm sao để có chứng chỉ B tiếng Anh nộp cho cơ quan nhà nước nơi bà đang làm việc. Tôi trả lời là hãy cố gắng học lại và đi thi. Mấy hôm sau cô sinh viên con của bà đến nói với tôi: “Mẹ em nói cám ơn thầy, nhưng thầy khỏi giúp nữa vì mẹ có chứng chỉ B rồi! Trong cơ quan mẹ em có khoảng mười cô chú góp tiền lại, mỗi người một triệu hai để mua rồi thầy ạ”. Rõ ràng không cần sự thật thì mọi chuyện cũng xong xuôi!
Vậy nói thật để làm gì? Câu trả lời không dễ trong một xã hội vốn không đề cao sự thật và các giá trị căn bản. Nhưng sự thật là nền tảng xây dựng cuộc đời và xã hội, không có sự thật, tất cả sẽ tan tành! Vậy tại sao sự giả dối tồn tại lâu dài? Vì có ma quỷ, cha sự dối trá, đỡ đầu cho nó.
Nói lên sự thật là bảo vệ sự sống, bảo vệ nền hoà bình và nhân phẩm con người. Nói lên sự thật còn là cách giải thoát con người khỏi vòng kiềm toả của “thế gian điêu ngoa”. Chỉ có sự thật mới xua tan cái điêu ngoa đang làm thế gian này lao đao và băng hoại.
Sự thật đem lại hoà bình, đem lại an vui và giúp con người tự tin với giá trị của mình. Những người có quyền chức mà mua bằng cấp thì có hãnh diện gì khi xưng học hàm học vị? Những kẻ nhờ gian xảo mà thành công thì có an lòng với địa vị mình hay không? Ngay cả các vị chủ chăn, khi đã lỡ che giấu sự thật thì liệu có bình an trong đời sống và công việc mục vụ?
“Sự thật ở đâu?” vẫn còn là nỗi khắc khoải khôn nguôi, nếu người ta không nhớ rằng chính Đức Giêsu đã mạc khải “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”, và sứ mạng Giáo Hội chính là loan báo Sự Thật mà Người đã mạc khải, không che giấu và không sợ hãi.
Thông Báo
Phân Ưu với Gia đình LM Phaolô-Maria Lê Anh Vững, SVD
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
16:15 08/06/2010
Được tin:
Linh Mục Phaolô-Maria Lê Anh Vững, SVD
sau 25 năm thi hành thánh chức Linh mục
và 30 năm đời sống thánh hiến trong Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời,
đã được Chúa gọi về
lúc 1 giờ 40 sáng Thứ Hai ngày 07 tháng 6 năm 2010
(nhằm ngày 24 tháng 5 năm Canh Dần)
tại Riverside, California
hưởng thọ 60 tuổi (10/5/1950 - 07/6/2010).
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ xin chân thành phân ưu với
Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời, Ông Cố Lê Văn Mậu cùng tang quyến.
Kính xin quý cha và quý ông bà anh chị em cầu nguyện cho
linh hồn Phaolô-Maria sớm về nước Thiên Đàng.
Thành Kính Phân Ưu
Liên Đoàn CGVNHK
Tin Đáng Chú Ý
Việt Nam: Xe lửa cao tốc vĩ cuồng
Nguyễn Xuân Nghĩa & Việt Long RFA
09:07 08/06/2010
Xe Lửa Cao Tốc Vĩ Cuồng
... mơ trò vĩ đại mà không có chân đứng trên thực tế của đất nước...
Bên lề kỳ họp sắp kết thúc của một Quốc hội đang mãn nhiệm, dư luận tại Việt Nam đã xôn xao bàn tán về dự án xây dựng đường xe lửa cao tốc Bắc Nam trị giá gần 56 tỷ Mỹ kim. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về tiến trình quyết định và thực hiện một dự án đầu tư lớn lao như vậy qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.
Phải tính lợi hại tổng thể
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Theo dõi tin tức từ nhiều phía tại Việt Nam về dự án thiết lập đường xe lửa loại cao tốc chạy suốt dọc Bắc Nam, khán thính giả đài Á châu Tự do có thể muốn biết về những lợi hại của một dự án lớn lao như vậy. Ông nghĩ sao về việc này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng tin tức chính thức về dự án vẫn chưa được công bố đầy đủ nên người ta chưa thể thẩm định giá trị của dự án. Một bước đầu tiên là nhìn lại việc nghiên cứu và quyết định về một dự án đầu tư. Có lẽ ta bắt đầu bằng từng bước cơ bản như thế để nêu ra những yếu tố quyết định trong suốt tiến trình nghiên cứu, thẩm định giá trị và tìm cách thực hiện.
Việt Long: Nếu như vậy, xin đề nghị ông khởi sự từ bước đầu tiên và nhớ tới kinh nghiệm của bản thân ông, trước đây là chuyên viên thẩm định dự án đầu tư của một ngân hàng phát triển. Đầu tiên, "dự án đầu tư" là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Một "dự án" là một đề án được trình bày tương đối rõ ràng về một dự tính thực hiện trong tương lai. Kết quả xấu tốt ra sao thì chưa ai biết vì mọi việc mới chỉ là dự phóng hay giả định cho một tương lai chưa tới. Vì vậy mà việc nghiên cứu mới đòi hỏi nỗ lực tính toán rất thận trọng và thông thường thì nên dựa trên giả thuyết bi quan thì sau này mới khỏi thất vọng.
- Một "dự án đầu tư" là quyết định hy sinh một số phương tiện có thể sử dụng hoặc tiêu dùng ngay bây giờ để đưa vào việc sản xuất ra những phương tiện lớn hơn trong tương lai. So sánh những gì bị mất cho dự án và những gì sẽ được sau này thì ta có lợi ích của dự án. Xây dựng một cái chợ, một ngôi trường, một nhà thương hay một nhà máy, v.v... đều là những quyết định về đầu tư. Từ định nghĩa rất sơ đẳng ấy, ta nên ghi nhớ ba chuyện để cân nhắc lợi hại ngay từ đầu.
Việt Long: Nghĩa là ngay từ bước sơ đẳng người ta đã thấy ra ba chuyện cần cân nhắc. Đấy là ba chuyện gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thứ nhất là nếu đã dồn phương tiện vào dự án này thì không thể dùng vào dự án khác. Giới kinh tế gọi đó là "phí tổn thời cơ của tư bản" trong ý nghĩa là mất cơ hội dùng tiền bạc công sức ấy cho một dự án khác, có khi có lợi hơn.
- Thứ hai, giới kinh tế cũng nhắc nhở một bài học vỡ lòng: là cái được thì dễ trông thấy, dễ tính ra, chứ cái mất thì ít ai thấy được. Như mất mát về môi sinh hoặc tác dụng gián tiếp của dự án gây tốn kém cho khu vực khác. Vì vậy, cơ sở cân nhắc đo đếm của lợi và hại cần được rà soát rất kỹ ngay từ đầu. Yếu tố thứ ba là sự cân nhắc còn rắc rối hơn nữa, đó là lợi cho những ai mà hại cho những ai? Mà ta phải tính ra lợi hại trên cả một tổng thể rộng lớn và lâu dài chứ không thu hẹp trong phạm vi một dự án.
Việt Long: Sau khi nêu ra định nghĩa khái quát và ba yếu tố đáng quan tâm, xin đề nghị ông trình bày tiến trình nghiên cứu dự án. Người ta cần làm những gì trong quyết định đầu tư ấy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Một hộ gia đình cũng có thể hàng ngày lấy những quyết định đầu tư khi cân nhắc chẳng hạn như nhịn mua cái này đề dùng tiền vào việc khác có lợi hơn.
- Với các dự án đầu tư có quy mô lớn thì người ta cần làm một việc sơ đẳng đầu tiên là nghiên cứu một phúc trình gọi là "tiền đầu tư" - là vạch ra những dữ kiện có thể biết được về mục tiêu muốn nhắm tới và về nhiều giải pháp khác nhau để đạt mục tiêu ấy. Tôi xin lấy một ví dụ: với địa dư hình thể Việt Nam thì mục tiêu muốn đạt được trong việc chuyển vận là gì? Mà chuyển vận những gì, người, vật hay hàng hóa? Và chuyển vận từ đâu tới đâu? Một dự án lớn lao đòi hỏi một báo cáo "tiền đầu tư" thật ra công phu và tốn kém vì sẽ giúp ta loại bỏ các giải pháp vô ích và không thích hợp.
- Chúng ta chưa thấy chính quyền Việt Nam nói gì về dự án tiền đầu tư cho việc lập đường xe lửa cao tốc Bắc Nam thì cứ coi như người ta chưa suy nghĩ thấu đáo hoặc đang nói điều viễn mơ. Thậm chí nói cái này để làm cái khác cho mục tiêu khác! Thí dụ như vạch ra một viễn ảnh màu hồng cho Việt Nam trong hai chục năm tới để chuẩn bị Đại hội đảng trong hai năm tới.
Khả thi về tài chính?
Việt Long: Ông vừa nêu một ý kiến đáng chú ý là chưa ai thấy một dự án "tiền đầu tư" đâu cả thì làm sao nói đến dự án đầu tư tới hơn 55 tỷ đô la mà hai chục năm nữa mới thành. Bước kế tiếp là phải nghiên cứu những gì nữa trong dự án đầu tư?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Sau khi xác định mục tiêu rồi và phải là mục tiêu được dự phóng vào tương lai, ngắn thì hai ba năm, dài là hai ba chục năm, người ta phải tự nêu câu hỏi là có những giải pháp nào là khả thi, là khả dĩ thi hành, để thực hiện mục tiêu đó một cách tiết kiệm hay kinh tế nhất? Đấy là giai đoạn xin gọi là "nghiên cứu khả thi" hay "feasibility study". Nói cho đơn giản ngắn gọn thì có hai yếu tố quyết định là 1) khả thi về kỹ thuật và 2) khả thi về tài chính.
- Trước hết, phải xem mình có công nghệ hay kỹ thuật khả thi không? Công nghệ ấy đòi hỏi những đặc tính gì ở nơi thực hiện? Thí dụ đặc tính về địa chất cho một dự án xi măng hay về địa dư cho một dự án hỏa xa, xe lửa. Kỹ thuật ấy cũng đòi hỏi những kiến thức và thiết bị nhất định và trị giá bao nhiêu trong hiện tại và tốn kém bao nhiêu cho sự vận hành và bảo trì trong tương lai thì mình phải biết. Đấy là dữ kiện đầu tiên cho phép ta ước đoán là một dự án có vẻ khả thi về công nghệ thì có thể khả thi về tài chính không?
Việt Long: Nghĩa là một dự án dù có vẻ khả thi về công nghệ chưa chắc đã khả thi về tài chính?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, yếu tố khả thi tài chính dẫn ta tới câu hỏi cụ thể là tiền đâu ra?
- Khi ấy, ta phải tìm giải đáp là bỏ vốn bao nhiêu, đi vay bao nhiêu, với điều kiện gì và rốt cuộc thì sẽ tốn bao nhiêu? Một dự án nghiên cứu đầy đủ từng công đoạn "tiền đầu tư" tới "tiền khả thi" và "khả thi" như vậy thì có hy vọng cho ta một giải đáp thỏa đáng về lợi ích kinh tế nên cũng có hy vọng được các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á châu ADB cho vay theo tiêu chẩn viện trợ phát triển. Tức là với lãi suất nhẹ so với lãi suất thị trường, với thời gian ân hạn đủ dài là khi chỉ trả tiền lời, trước khi ta bắt đầu trả lại cả vốn lẫn lời trong một kỳ hạn có thể là vài chục năm. Thông thường, các định chế viện trợ phát triển này đều am hiểu tình hình kinh tế của các nước nghèo và kỹ thuật nghiên cứu dự án, lại còn giúp các nước thực hiện các dự án tiền đầu tư hay dự án khả thi nếu thấy ra lợi ích kinh tế.
- Nếu chính quyền mà chủ quan duy ý chí nhất quyết thực hiện dự án dù có giá trị kinh tế thấp và rủi ro cao thì khó vay tiền kiểu viện trợ và cần tới sự tài trợ của thị trường, với điều kiện đắt đỏ hơn nhiều, kể cả nguồn tài trợ của các doanh nghiệp muốn bán cho ta công nghệ và thiết bị ấy.
Việt Long: Ông vừa nói một sự kiện đáng chú ý là các doanh nghiệp cung cấp công nghệ hay thiết bị ấy cũng có thể tham gia việc tài trợ? Xin hỏi ngay là chuyện ấy là như thế nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Các tổ hợp kinh doanh có thể cung cấp thiết bị hay công nghệ loại tối tân thường là đại gia trong nghề. Họ ưa khuyến khích các nước nghèo chọn công nghệ và máy móc của họ bằng cách tô hồng lợi ích của dự án. Họ cũng có thể vận động chính quyền của họ ở nhà và cả chính quyền của các nước nghèo thực hiện dự án đầu tư được gói trong một kế hoạch viện trợ nhằm bán máy, bán hợp đồng bảo trì và tạo ra việc làm cho mình, cho xứ mình. Khi ấy, việc tài trợ dự án có thể đến từ vốn của nhà nước, từ viện trợ của quốc gia bán máy kết hợp với phần hùn nho nhỏ của doanh nghiệp cung cấp công nghệ và thiết bị....
Kinh nghiệm tiền polymer
Việt Long: Trong trường hợp đó, có thể nào doanh nghiệp bán máy lại cho viên chức của quốc gia đang phát triển này uống nước đường để chi tiền vào một dự án kém lợi ích và như ông nói hồi nãy mà mất cơ hội đầu tư cho một dự án khác biết đâu là có lợi hơn?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thực tế là trong trò chơi này - vì đôi khi việc đầu tư chỉ là trò chơi làm tiền mà nạn nhân là người dân của các nước nghèo - chúng ta có hàng loạt tác nhân muốn nhảy vào với bịch nước đường. Từ công ty nghiên cứu tiền đầu tư hay dự án khả thi tới công ty bán thiết bị, tới công chức bất lương của các nước nghèo, ai ai cũng muốn thực hiện dự án. Dự án sản xuất giấy bạc polymer tại Việt Nam là một thí dụ nóng hổi.
- Trong hoàn cảnh đó, nếu quả là dự án có giá trị như vậy thì chính phủ sáng suốt có thể yêu cầu doanh nghiệp bán công nghệ hùn vốn thực hiện. Hoặc mời các doanh nghiệp này thực hiện trọn gói theo quy trình "xây dựng, khai thác và chuyển giao" sau vài chục năm khai thác, gọi là quy trình B.O.T, build, operate và transfer.
- Trở lại diễn tiến quyết định, vì những vấn đề ấy, dự án mới đòi hỏi một phúc trình khả thi về tài chính để ta cân nhắc việc tài trợ và thực hiện. Sau đó, người ta mới nghiên cứu lại toàn bộ dự án để tiên đoán những lợi ích và phí tổn về mọi mặt. Và đây mới là giai đoạn nhức đầu nhất.
Việt Long: Vì sao ông nói rằng tiến đến đây rồi mới là nhức đầu?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì đây là lúc phải tính ra mọi loại phí tổn ẩn và hiện, kinh tế, xã hội, môi sinh, dân sinh và tài chính, v.v... đối chiếu với những lợi ích của dự án. Và phải tính ra trong nhiều giả thuyết khác nhau, với mức rủi ro cao hay thấp mà ta phải "gia trọng" tức là gán cho từng trường hợp, từng giả thuyết. Sau khi tính ra gọi là tạm chính xác rồi thì mới dự phóng những lợi và hại đó vào tương lai lâu dài có khi vài chục năm với kỹ thuật gọi là "chiết khấu" để kết hợp yếu tố thời gian vào giá trị của dự án. Kỹ thuật chiết khấu ấy hàm ý là một đồng mà ta mất bây giờ có giá trị cao hơn một đồng ta sẽ thu được trong năm tới vì lạm phát và rủi ro.
- Nói lại cho vắn tắt thì trong các dự án đầu tư quy mô, người ta có thể tốn từ 3 đến 5% phí tổn của cả dự án chỉ cho những công đoạn nghiên cứu ấy. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc cân nhắc và nghiên cứu trước khi khởi sự, vậy mà cuối cùng thì vẫn thấy là dự án tốn kém hơn mọi tính toán ban đầu. Vì thế mà tôi mới nhắc tới cách dự phóng bi quan và bảo thủ nhất.
Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông. Ông nhận xét thế nào, dù là sơ khởi, về dự án xe lửa cao tốc này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - là một dự án vĩ cuồng, megalomane, của người mơ trò vĩ đại mà không có chân đứng trên thực tế của đất nước. Trong hý trường thì đó là chuyện vui, nơi chính trường thì đó là bi kịch!
- Tôi xin giải thích: tốc độ 300 cây số một giờ của xe lửa không thích hợp cho việc chuyển vận giữa những khoảng cách dưới 500 cây số vốn dĩ rất cần cho việc phát triển thị trường nội địa. Trong giả thuyết vận tải hành khách đi đường xa thì tìm đâu đủ khách, và làm sao cạnh tranh với máy bay?
- Một cách khác là nhìn vào dự án Dung Quất, được nói tới gần 20 năm trước với phí tổn ban đầu chừng một tỷ, nay đã lên gấp ba mà chưa đem lại lợi ích hứa hẹn ban đầu, sau khi Total bỏ cuộc năm 1995, Zarubezhneft bỏ cuộc năm 2002 và sau khi đã được Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF khuyên can là đáng ngờ! Kết cuộc thì ta có hài kịch vĩ cuồng của lãnh đạo độc tài tại các xứ nghèo rớt mùng tơi, như dự án xây dựng thủ đô xứ Miến Điện hay Côte d'Ivoire ở giữa rừng già!
(Nguồn: Việt Báo, Thứ Bảy, 6/5/2010)
... mơ trò vĩ đại mà không có chân đứng trên thực tế của đất nước...
Bên lề kỳ họp sắp kết thúc của một Quốc hội đang mãn nhiệm, dư luận tại Việt Nam đã xôn xao bàn tán về dự án xây dựng đường xe lửa cao tốc Bắc Nam trị giá gần 56 tỷ Mỹ kim. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về tiến trình quyết định và thực hiện một dự án đầu tư lớn lao như vậy qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.
Phải tính lợi hại tổng thể
Việt Long: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Theo dõi tin tức từ nhiều phía tại Việt Nam về dự án thiết lập đường xe lửa loại cao tốc chạy suốt dọc Bắc Nam, khán thính giả đài Á châu Tự do có thể muốn biết về những lợi hại của một dự án lớn lao như vậy. Ông nghĩ sao về việc này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng tin tức chính thức về dự án vẫn chưa được công bố đầy đủ nên người ta chưa thể thẩm định giá trị của dự án. Một bước đầu tiên là nhìn lại việc nghiên cứu và quyết định về một dự án đầu tư. Có lẽ ta bắt đầu bằng từng bước cơ bản như thế để nêu ra những yếu tố quyết định trong suốt tiến trình nghiên cứu, thẩm định giá trị và tìm cách thực hiện.
Việt Long: Nếu như vậy, xin đề nghị ông khởi sự từ bước đầu tiên và nhớ tới kinh nghiệm của bản thân ông, trước đây là chuyên viên thẩm định dự án đầu tư của một ngân hàng phát triển. Đầu tiên, "dự án đầu tư" là gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Một "dự án" là một đề án được trình bày tương đối rõ ràng về một dự tính thực hiện trong tương lai. Kết quả xấu tốt ra sao thì chưa ai biết vì mọi việc mới chỉ là dự phóng hay giả định cho một tương lai chưa tới. Vì vậy mà việc nghiên cứu mới đòi hỏi nỗ lực tính toán rất thận trọng và thông thường thì nên dựa trên giả thuyết bi quan thì sau này mới khỏi thất vọng.
- Một "dự án đầu tư" là quyết định hy sinh một số phương tiện có thể sử dụng hoặc tiêu dùng ngay bây giờ để đưa vào việc sản xuất ra những phương tiện lớn hơn trong tương lai. So sánh những gì bị mất cho dự án và những gì sẽ được sau này thì ta có lợi ích của dự án. Xây dựng một cái chợ, một ngôi trường, một nhà thương hay một nhà máy, v.v... đều là những quyết định về đầu tư. Từ định nghĩa rất sơ đẳng ấy, ta nên ghi nhớ ba chuyện để cân nhắc lợi hại ngay từ đầu.
Việt Long: Nghĩa là ngay từ bước sơ đẳng người ta đã thấy ra ba chuyện cần cân nhắc. Đấy là ba chuyện gì?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thứ nhất là nếu đã dồn phương tiện vào dự án này thì không thể dùng vào dự án khác. Giới kinh tế gọi đó là "phí tổn thời cơ của tư bản" trong ý nghĩa là mất cơ hội dùng tiền bạc công sức ấy cho một dự án khác, có khi có lợi hơn.
- Thứ hai, giới kinh tế cũng nhắc nhở một bài học vỡ lòng: là cái được thì dễ trông thấy, dễ tính ra, chứ cái mất thì ít ai thấy được. Như mất mát về môi sinh hoặc tác dụng gián tiếp của dự án gây tốn kém cho khu vực khác. Vì vậy, cơ sở cân nhắc đo đếm của lợi và hại cần được rà soát rất kỹ ngay từ đầu. Yếu tố thứ ba là sự cân nhắc còn rắc rối hơn nữa, đó là lợi cho những ai mà hại cho những ai? Mà ta phải tính ra lợi hại trên cả một tổng thể rộng lớn và lâu dài chứ không thu hẹp trong phạm vi một dự án.
Việt Long: Sau khi nêu ra định nghĩa khái quát và ba yếu tố đáng quan tâm, xin đề nghị ông trình bày tiến trình nghiên cứu dự án. Người ta cần làm những gì trong quyết định đầu tư ấy?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Một hộ gia đình cũng có thể hàng ngày lấy những quyết định đầu tư khi cân nhắc chẳng hạn như nhịn mua cái này đề dùng tiền vào việc khác có lợi hơn.
- Với các dự án đầu tư có quy mô lớn thì người ta cần làm một việc sơ đẳng đầu tiên là nghiên cứu một phúc trình gọi là "tiền đầu tư" - là vạch ra những dữ kiện có thể biết được về mục tiêu muốn nhắm tới và về nhiều giải pháp khác nhau để đạt mục tiêu ấy. Tôi xin lấy một ví dụ: với địa dư hình thể Việt Nam thì mục tiêu muốn đạt được trong việc chuyển vận là gì? Mà chuyển vận những gì, người, vật hay hàng hóa? Và chuyển vận từ đâu tới đâu? Một dự án lớn lao đòi hỏi một báo cáo "tiền đầu tư" thật ra công phu và tốn kém vì sẽ giúp ta loại bỏ các giải pháp vô ích và không thích hợp.
- Chúng ta chưa thấy chính quyền Việt Nam nói gì về dự án tiền đầu tư cho việc lập đường xe lửa cao tốc Bắc Nam thì cứ coi như người ta chưa suy nghĩ thấu đáo hoặc đang nói điều viễn mơ. Thậm chí nói cái này để làm cái khác cho mục tiêu khác! Thí dụ như vạch ra một viễn ảnh màu hồng cho Việt Nam trong hai chục năm tới để chuẩn bị Đại hội đảng trong hai năm tới.
Khả thi về tài chính?
Việt Long: Ông vừa nêu một ý kiến đáng chú ý là chưa ai thấy một dự án "tiền đầu tư" đâu cả thì làm sao nói đến dự án đầu tư tới hơn 55 tỷ đô la mà hai chục năm nữa mới thành. Bước kế tiếp là phải nghiên cứu những gì nữa trong dự án đầu tư?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Sau khi xác định mục tiêu rồi và phải là mục tiêu được dự phóng vào tương lai, ngắn thì hai ba năm, dài là hai ba chục năm, người ta phải tự nêu câu hỏi là có những giải pháp nào là khả thi, là khả dĩ thi hành, để thực hiện mục tiêu đó một cách tiết kiệm hay kinh tế nhất? Đấy là giai đoạn xin gọi là "nghiên cứu khả thi" hay "feasibility study". Nói cho đơn giản ngắn gọn thì có hai yếu tố quyết định là 1) khả thi về kỹ thuật và 2) khả thi về tài chính.
- Trước hết, phải xem mình có công nghệ hay kỹ thuật khả thi không? Công nghệ ấy đòi hỏi những đặc tính gì ở nơi thực hiện? Thí dụ đặc tính về địa chất cho một dự án xi măng hay về địa dư cho một dự án hỏa xa, xe lửa. Kỹ thuật ấy cũng đòi hỏi những kiến thức và thiết bị nhất định và trị giá bao nhiêu trong hiện tại và tốn kém bao nhiêu cho sự vận hành và bảo trì trong tương lai thì mình phải biết. Đấy là dữ kiện đầu tiên cho phép ta ước đoán là một dự án có vẻ khả thi về công nghệ thì có thể khả thi về tài chính không?
Việt Long: Nghĩa là một dự án dù có vẻ khả thi về công nghệ chưa chắc đã khả thi về tài chính?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thưa vâng, yếu tố khả thi tài chính dẫn ta tới câu hỏi cụ thể là tiền đâu ra?
- Khi ấy, ta phải tìm giải đáp là bỏ vốn bao nhiêu, đi vay bao nhiêu, với điều kiện gì và rốt cuộc thì sẽ tốn bao nhiêu? Một dự án nghiên cứu đầy đủ từng công đoạn "tiền đầu tư" tới "tiền khả thi" và "khả thi" như vậy thì có hy vọng cho ta một giải đáp thỏa đáng về lợi ích kinh tế nên cũng có hy vọng được các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Ngân hàng Phát triển Á châu ADB cho vay theo tiêu chẩn viện trợ phát triển. Tức là với lãi suất nhẹ so với lãi suất thị trường, với thời gian ân hạn đủ dài là khi chỉ trả tiền lời, trước khi ta bắt đầu trả lại cả vốn lẫn lời trong một kỳ hạn có thể là vài chục năm. Thông thường, các định chế viện trợ phát triển này đều am hiểu tình hình kinh tế của các nước nghèo và kỹ thuật nghiên cứu dự án, lại còn giúp các nước thực hiện các dự án tiền đầu tư hay dự án khả thi nếu thấy ra lợi ích kinh tế.
- Nếu chính quyền mà chủ quan duy ý chí nhất quyết thực hiện dự án dù có giá trị kinh tế thấp và rủi ro cao thì khó vay tiền kiểu viện trợ và cần tới sự tài trợ của thị trường, với điều kiện đắt đỏ hơn nhiều, kể cả nguồn tài trợ của các doanh nghiệp muốn bán cho ta công nghệ và thiết bị ấy.
Việt Long: Ông vừa nói một sự kiện đáng chú ý là các doanh nghiệp cung cấp công nghệ hay thiết bị ấy cũng có thể tham gia việc tài trợ? Xin hỏi ngay là chuyện ấy là như thế nào?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Các tổ hợp kinh doanh có thể cung cấp thiết bị hay công nghệ loại tối tân thường là đại gia trong nghề. Họ ưa khuyến khích các nước nghèo chọn công nghệ và máy móc của họ bằng cách tô hồng lợi ích của dự án. Họ cũng có thể vận động chính quyền của họ ở nhà và cả chính quyền của các nước nghèo thực hiện dự án đầu tư được gói trong một kế hoạch viện trợ nhằm bán máy, bán hợp đồng bảo trì và tạo ra việc làm cho mình, cho xứ mình. Khi ấy, việc tài trợ dự án có thể đến từ vốn của nhà nước, từ viện trợ của quốc gia bán máy kết hợp với phần hùn nho nhỏ của doanh nghiệp cung cấp công nghệ và thiết bị....
Kinh nghiệm tiền polymer
Việt Long: Trong trường hợp đó, có thể nào doanh nghiệp bán máy lại cho viên chức của quốc gia đang phát triển này uống nước đường để chi tiền vào một dự án kém lợi ích và như ông nói hồi nãy mà mất cơ hội đầu tư cho một dự án khác biết đâu là có lợi hơn?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Thực tế là trong trò chơi này - vì đôi khi việc đầu tư chỉ là trò chơi làm tiền mà nạn nhân là người dân của các nước nghèo - chúng ta có hàng loạt tác nhân muốn nhảy vào với bịch nước đường. Từ công ty nghiên cứu tiền đầu tư hay dự án khả thi tới công ty bán thiết bị, tới công chức bất lương của các nước nghèo, ai ai cũng muốn thực hiện dự án. Dự án sản xuất giấy bạc polymer tại Việt Nam là một thí dụ nóng hổi.
- Trong hoàn cảnh đó, nếu quả là dự án có giá trị như vậy thì chính phủ sáng suốt có thể yêu cầu doanh nghiệp bán công nghệ hùn vốn thực hiện. Hoặc mời các doanh nghiệp này thực hiện trọn gói theo quy trình "xây dựng, khai thác và chuyển giao" sau vài chục năm khai thác, gọi là quy trình B.O.T, build, operate và transfer.
- Trở lại diễn tiến quyết định, vì những vấn đề ấy, dự án mới đòi hỏi một phúc trình khả thi về tài chính để ta cân nhắc việc tài trợ và thực hiện. Sau đó, người ta mới nghiên cứu lại toàn bộ dự án để tiên đoán những lợi ích và phí tổn về mọi mặt. Và đây mới là giai đoạn nhức đầu nhất.
Việt Long: Vì sao ông nói rằng tiến đến đây rồi mới là nhức đầu?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì đây là lúc phải tính ra mọi loại phí tổn ẩn và hiện, kinh tế, xã hội, môi sinh, dân sinh và tài chính, v.v... đối chiếu với những lợi ích của dự án. Và phải tính ra trong nhiều giả thuyết khác nhau, với mức rủi ro cao hay thấp mà ta phải "gia trọng" tức là gán cho từng trường hợp, từng giả thuyết. Sau khi tính ra gọi là tạm chính xác rồi thì mới dự phóng những lợi và hại đó vào tương lai lâu dài có khi vài chục năm với kỹ thuật gọi là "chiết khấu" để kết hợp yếu tố thời gian vào giá trị của dự án. Kỹ thuật chiết khấu ấy hàm ý là một đồng mà ta mất bây giờ có giá trị cao hơn một đồng ta sẽ thu được trong năm tới vì lạm phát và rủi ro.
- Nói lại cho vắn tắt thì trong các dự án đầu tư quy mô, người ta có thể tốn từ 3 đến 5% phí tổn của cả dự án chỉ cho những công đoạn nghiên cứu ấy. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc cân nhắc và nghiên cứu trước khi khởi sự, vậy mà cuối cùng thì vẫn thấy là dự án tốn kém hơn mọi tính toán ban đầu. Vì thế mà tôi mới nhắc tới cách dự phóng bi quan và bảo thủ nhất.
Việt Long: Câu hỏi cuối, thưa ông. Ông nhận xét thế nào, dù là sơ khởi, về dự án xe lửa cao tốc này?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - là một dự án vĩ cuồng, megalomane, của người mơ trò vĩ đại mà không có chân đứng trên thực tế của đất nước. Trong hý trường thì đó là chuyện vui, nơi chính trường thì đó là bi kịch!
- Tôi xin giải thích: tốc độ 300 cây số một giờ của xe lửa không thích hợp cho việc chuyển vận giữa những khoảng cách dưới 500 cây số vốn dĩ rất cần cho việc phát triển thị trường nội địa. Trong giả thuyết vận tải hành khách đi đường xa thì tìm đâu đủ khách, và làm sao cạnh tranh với máy bay?
- Một cách khác là nhìn vào dự án Dung Quất, được nói tới gần 20 năm trước với phí tổn ban đầu chừng một tỷ, nay đã lên gấp ba mà chưa đem lại lợi ích hứa hẹn ban đầu, sau khi Total bỏ cuộc năm 1995, Zarubezhneft bỏ cuộc năm 2002 và sau khi đã được Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF khuyên can là đáng ngờ! Kết cuộc thì ta có hài kịch vĩ cuồng của lãnh đạo độc tài tại các xứ nghèo rớt mùng tơi, như dự án xây dựng thủ đô xứ Miến Điện hay Côte d'Ivoire ở giữa rừng già!
(Nguồn: Việt Báo, Thứ Bảy, 6/5/2010)
Văn Hóa
World Cup 2010: Cú lừa của cộng sản Bắc Hàn
Hà Long
15:46 08/06/2010
NAM PHI - Bắc Hàn đã đoạt được tấm vé đến Nam Phi quả là một điều đáng khâm phục cho một quốc gia luôn phải thắt chặt bụng mình vì đói khổ triền miên (thật buồn khi quay sang nhìn anh bạn cộng sản Việt Nam thì người dân Việt còn phải đợi bao nhiêu thập kỷ nữa mới đạt được đẳng cấp bóng đá quốc tế này!). Trong vùng Á Châu có tất cả 43 đội tuyển quốc gia tranh 4 tấm vé đến Nam Phi và cuối cùng chỉ có Nam Hàn, Bắc Hàn, Nhật và Úc thi đấu vững vàng mở đường dẫn đến Nam Phi, trong khi đó Iran và Ả Rập Saudi có truyền thống tham dự World Cup phải đầu hàng thua trận.
Tuy nhiên vẫn mang bản chất lưu manh muôn thuở, cs Bắc Hàn muốn lừa Tổng Cục Túc Cầu Thế Giới FIFA khi ghi danh cho thủ môn phụ thứ 3 tên là Kim Myong-Won tham dự thi đấu tại Nam Phi từ 11 tháng 6 đến 11 tháng 7, trong khi anh ta lại là một cầu thủ tấn công.
FIFA đã ra quyết định cầu thủ Kim Myong-Won không được ôm banh tiến ra khỏi vùng cấm địa 16 mét 50, là nơi chỉ dành cho thủ môn giữ khung thành mà thôi. Quyết định này do FIFA đã nhìn ra thâm ý của cs Bắc Hàn cách đó 2 ngày khi trao danh sách chính thức các cầu thủ Bắc Hàn thi đấu World Cup 2010.
Huấn luyện viên Bắc Hàn Kim-Jong Hun đưa danh sách thủ môn dự bị Kim Myong-Won nhằm thi đấu vòng đầu trong bảng G gồm có: Ba Tây, Bồ Đào Nha và Vùng Biển Ngà để khi cần thiết đội tuyển Bắc Hàn sẽ có thêm một người tấn công làm bàn.
Bản chất lưu manh của cộng sản Bắc Hàn đã bị chận đứng bởi FIFA ngay trước khi còi được thổi tại World Cup 2010: thủ môn là thủ môn và chỉ có nhiệm vụ đứng trước khung thành.
Tuy nhiên vẫn mang bản chất lưu manh muôn thuở, cs Bắc Hàn muốn lừa Tổng Cục Túc Cầu Thế Giới FIFA khi ghi danh cho thủ môn phụ thứ 3 tên là Kim Myong-Won tham dự thi đấu tại Nam Phi từ 11 tháng 6 đến 11 tháng 7, trong khi anh ta lại là một cầu thủ tấn công.
FIFA đã ra quyết định cầu thủ Kim Myong-Won không được ôm banh tiến ra khỏi vùng cấm địa 16 mét 50, là nơi chỉ dành cho thủ môn giữ khung thành mà thôi. Quyết định này do FIFA đã nhìn ra thâm ý của cs Bắc Hàn cách đó 2 ngày khi trao danh sách chính thức các cầu thủ Bắc Hàn thi đấu World Cup 2010.
Huấn luyện viên Bắc Hàn Kim-Jong Hun đưa danh sách thủ môn dự bị Kim Myong-Won nhằm thi đấu vòng đầu trong bảng G gồm có: Ba Tây, Bồ Đào Nha và Vùng Biển Ngà để khi cần thiết đội tuyển Bắc Hàn sẽ có thêm một người tấn công làm bàn.
Bản chất lưu manh của cộng sản Bắc Hàn đã bị chận đứng bởi FIFA ngay trước khi còi được thổi tại World Cup 2010: thủ môn là thủ môn và chỉ có nhiệm vụ đứng trước khung thành.
Chuyện Phaolô
Trầm Thiên Thu
18:31 08/06/2010
Một Saolê bắt đạo
Lục soát các thị thành
Bắt triệt để, tàn bạo
Ai theo Chúa nhân lành
Rồi thị kiến, ngã ngựa
Saolê phải đầu hàng
Hồng ân của Thiên Chúa
Hóa Phaolô nhiệt thành
Việc Chúa làm kỳ diệu
Cao siêu và vô thường
Ngài chuyển bại thành thắng
Tất cả là yêu thương
Nhiều khi gặp thất bại
Chúa làm ngơ như đùa
Nhưng Ngài vẫn chờ đợi
Lời tha thiết thân thưa
Lục soát các thị thành
Bắt triệt để, tàn bạo
Ai theo Chúa nhân lành
Rồi thị kiến, ngã ngựa
Saolê phải đầu hàng
Hồng ân của Thiên Chúa
Hóa Phaolô nhiệt thành
Việc Chúa làm kỳ diệu
Cao siêu và vô thường
Ngài chuyển bại thành thắng
Tất cả là yêu thương
Nhiều khi gặp thất bại
Chúa làm ngơ như đùa
Nhưng Ngài vẫn chờ đợi
Lời tha thiết thân thưa
Âm thầm
Trầm Thiên Thu
18:33 08/06/2010
Con chồn còn có hang
Con chim cũng có tổ
Mà sao không có chỗ
Cho Giêsu tựa đầu?
Chúa mà còn như vậy
Huống chi là đời con
Nhưng sao con ngần ngại
Những lúc sống cơ hàn
Dẫu biết ai cũng chết
Người giàu và kẻ nghèo
Buông xuôi hai tay trắng
Chẳng có gì đem theo!
Chúa ơi, xin nâng đỡ
Chuyến đời con âm thầm
Thuyền con nhiều sóng gió
Biết về đâu kiếp buồn?
Lòng con tĩnh mà động
Những cung trầm xuyến xao
Xuôi ngược đường năm tháng
Nghiêng bóng dáng liêu xiêu
Xin cho con gặp Chúa
Đậu bến Tình Yêu Ngài
Đá-cuội-con mòn mỏi
Chờ một giấc ngủ say…
Con chim cũng có tổ
Mà sao không có chỗ
Cho Giêsu tựa đầu?
Chúa mà còn như vậy
Huống chi là đời con
Nhưng sao con ngần ngại
Những lúc sống cơ hàn
Dẫu biết ai cũng chết
Người giàu và kẻ nghèo
Buông xuôi hai tay trắng
Chẳng có gì đem theo!
Chúa ơi, xin nâng đỡ
Chuyến đời con âm thầm
Thuyền con nhiều sóng gió
Biết về đâu kiếp buồn?
Lòng con tĩnh mà động
Những cung trầm xuyến xao
Xuôi ngược đường năm tháng
Nghiêng bóng dáng liêu xiêu
Xin cho con gặp Chúa
Đậu bến Tình Yêu Ngài
Đá-cuội-con mòn mỏi
Chờ một giấc ngủ say…
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đóa Sen Đầu Mùa
Joseph Ngọc Phạm
22:21 08/06/2010
ĐÓA SEN ĐẦU MÙA
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Anh tặng em buổi sáng lòng anh
Có mây có nước có cành có hoa
Có mình và lại có ta
Trong hương sen ngát nở xoà lòng sen.
(Trích thơ của Huy Cận)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền