Phụng Vụ - Mục Vụ
Ân Ban Chúa Thánh Thần
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
19:01 09/06/2011
Lễ Hiện Xuống
Khi hai người quý mến nhau hay thương yêu nhau, họ sẽ tặng cho nhau những món quà quý giá để biểu lộ tình yêu như: một cánh hoa, một tấm thiệp, một món quà... Một tặng phẩm hay một ân huệ mà một người đem tặng cho người khác là do lòng quảng đại và nhân hậu. Quảng đại vì người tặng hoàn toàn tự nguyện. Nhân hậu vì tình thương được thể hiện qua tặng phẩm.
Sự sống, sức khoẻ, tài năng, bình an, của cải, con cái... là những ân ban của Thiên Chúa cho con người.
Ân huệ lớn nhất, ơn trọng đại nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại là Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là Ân Ban lớn lao cho Giáo Hội và cho Đức Maria. Ân Ban Thánh Thần làm nên Giáo Hội Chúa Kitô hoạt động và chiêm niệm.
1. Ân Ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội
Đức Kitô là người đầu tiên đã quan niệm tình yêu một cách vị tha chưa ai từng nghe thấy: “ Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng mình vì bận hữu” ( Ga 15, 13 ). Vì yêu thương con người, Ngài đã chịu khổ nạn, đã phục sinh và trao ban sự sống mới cho nhân loại. Đó là sự sống thần linh, là Chúa Thánh Thần.
Hôm nay đây trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đang họp nhau cầu nguyện trong nhà Tiêc Ly cùng với Đức Maria. Chúa Thánh Thần đã Hiện Xuống dưới hình lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi người, ban tràn đầy sức sống mới. Quyền năng Chúa Thánh Thần đến trên Giáo hội với sức lay động và chuyển thông.
Sức lay động vì Chúa Thánh Thần đã đến như thể cuồng phong thổi vang dậy đầy nhà. Ghế bàn không bay bổng, tường và mái nhà vẫn nằm yên, nhưng lòng người đã được lay động. Quyền năng Chúa Thánh Thần như gió mạnh đã làm bật tung các ổ khoá, các cửa to cửa nhỏ của ngôi nhà các Tông Đồ đang ẩn náu. Quyền năng Thánh Thần tung họ ra khỏi pháo đài để với hai bàn tay không và một trái tim đầy nhiệt huyết họ đi vào thế giới rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Phục Sinh.
Được sức lay động và đầy lửa Thánh Thần, các Tông Đồ cùng lên tiếng cao rao những kỳ công của Thiên Chúa. Thánh Phêrô, lòng đầy Thánh Thần, đã hùng hồn thuyết giảng vể Chúa Giêsu Thương Khó và Phục Sinh. Có 3.000 người xin được Rửa Tội. Giáo Hội được khai sinh từ đó vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Thánh Thần đến, Giáo Hội khai sinh.
Tác động của Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội thật mãnh liệt. Chỉ một nhóm Tông Đồ nhỏ bé, sợ hãi, co cụm, hoang mang, lúc nào cũng cửa đóng then cài. Thế mà giờ đây khi được tràn đầy Thánh Thần họ đã trở nên mạnh mẽ phi thường, hiên ngang, can trường làm chứng và loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Các ngài được trang bị bằng quyền năng Thánh Thần để bẻ gãy sức mạnh của sự dữ, tội lỗi.
Dù bị đe dọa đòn vọt, dù gông cùm tù tội, các ngài vẫn trung kiên một niềm tin vào Chúa. Các ngài đã lấy máu đào minh chứng cho lời rao giảng. Dù bị đàn áp bách hại, Giáo Hội vẫn lớn mạnh không ngừng. Hai mươi thế kỷ qua, con thuyền Giáo Hội do người dân chài Galilê cầm lái vẫn lướt qua mọi thăng trầm của lịch sử với muôn vàn thử thách giông tố để luôn đi tới.
Vậy thì bí quyết ẩn tàng trong đó và lý do tồn tại vĩnh cửu của Giáo Hội là gì nếu không phải chính là sức mạnh là quyền năng Chúa Thánh Thần!
Ngày nay, Giáo Hội vẫn chỉ có một sức mạnh đặc biệt, đó là quyền năng Chúa Thánh Thần. Với quyền năng này, Giáo Hội không bao giờ chịu đóng chặt cửa để an hưởng hay cố thủ. Giáo Hội luôn ra khỏi tháp ngà để rao truyền Tin Mừng, dấn thân vào cuộc sống muôn mặt của thời đại, đồng hành và thích ứng với nhân loại trong thế giới ngày nay.
Công Đồng Vatican II là một Lễ Hiện Xuống Mới của Giáo Hội. Chúa Thánh Thần vẫn luôn thổi sinh khí mới và ban cho Giáo Hội những ân huệ lớn lao. Mẹ Têrêxa Calcutta, Cha Thánh Piô, Chân Phước Gioan Phaolô II là những gương mặt vĩ đại đã và đang làm bừng lên sức sống tình thương, hoà bình của Chúa Thánh Thần trong thế giới sục sôi vì chiến tranh và hận thù này.
2. Ân Ban Chúa Thánh Thần cho Đức Maria
Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Maria cũng tràn đầy Thánh Thần. Khi các Tông Đồ ra đi rao giảng tin mừng thì Đức Mẹ lại rút vào nơi thanh vắng, thinh lặng sống ẩn dấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa (Col 3,3). Chính Đức Maria, người Nữ Tu đầu tiên của Thiên Chúa đã khai sáng trong Giáo Hội ơn gọi sống đời ẩn dật và cầu nguyện bên cạnh đời sống tông đồ hoạt động.
Điều đó cho chúng ta thấy, trong Giáo Hội hoạt động cho dù vì NướcTrời chưa phải là tất cả. Giáo hội còn cần đến những tâm hồn cầu nguyện để lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần trước khi dấn thân vào sứ vụ.
Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (1999) đã dạy rằng: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng : việc truyền giáo (còn gọi là Phúc Âm hóa) vừa là một hoạt động có chiêm niệm (nghĩa là hoạt động đã được chiệm niệm, cầu nguyện và thi hành trong tinh thần cầu nguyện), vừa là một chiêm niệm có hoạt động (nghĩa là không phải chỉ chiêm niệm cầu nguyện suông mà thôi, nhưng là chiêm niệm và cầu nguyện về hoạt động và hướng tới hoạt động). (Số 23).
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo diễn tả: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (Số 2.725).
Thư Mục Vụ năm 1999 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã xác định: “Người loan báo Tin mừng phải là một nhà chiêm niệm trong hoạt động” ( Số 14 ).
Thư Chung HĐGMVN năm 2011 hướng dẫn: “Mọi thành phần Dân Chúa cần ý thức về mối tương quan sâu xa giữa đời sống chiêm niệm và hoạt động tông đồ. “Sứ vụ là hoạt động có tính chiêm niệm và là chiêm niệm mang tính hoạt động”.Thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng là chia sẻ tặng phẩm quí giá nhất mà chúng ta đã lãnh nhận, đó là được biết Đức Kitô (x. Pl 3, 8). Như vậy, sứ vụ ấy trước hết là sự cảm nghiệm về Thiên Chúa đang sống và hoạt động trong mình, điều đó thôi thúc chúng ta phục vụ sự sống và phát triển con người toàn diện, từ thể lý đến tâm linh, từ văn hóa và xã hội đến đức tin và luân lý. Do đó, cần cảnh giác trước những cám dỗ lôi cuốn chúng ta rơi vào khuynh hướng đề cao hoạt động mà không quan tâm đến việc vun trồng đời sống nội tâm. (Số 35).
Giáo Hội cần lời cầu nguyện cũng như cần hoạt động cho công cuộc Truyền Giáo. Đức Mẹ là nguyên mẫu cho đời sống cầu nguyện này. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu suốt cuộc đời sống trong Dòng Kín, thế mà Giáo Hội đã đặt Ngài làm Bổn Mạng các xứ Truyền Giáo.
Lễ Ngũ Tuần kết thúc chu kỳ Phụng Vụ mùa Phục Sinh với Ân Ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội cầu nguyện và hoạt động. Mỗi người tín hữu được mời gọi sống hai chiều kích ấy mỗi ngày để hoa trái Thánh Thần là “bác ái, hoan lạc, bình an, hiền hoà, tiết độ...” được trổ sinh trong tâm hồn và cuộc sống hàng ngày của mình (Gl 5, 23 - 23 ).
Lạy Chúa Giêsu,
Xin giúp chúng con biết xây dựng một cuộc sống luôn gắn kết hoạt động với chiêm niệm, một hoạt động có chiêm niệm và một chiêm niệm có hoạt động.
Xin giúp chúng con biết quí trọng giờ cầu nguyện tối sáng, siêng năng tham dự Thánh Lễ để lòng Tin Cậy Mến nơi chúng con được củng cố và chúng con hăng say hoạt động góp phần vào công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Amen.
Khi hai người quý mến nhau hay thương yêu nhau, họ sẽ tặng cho nhau những món quà quý giá để biểu lộ tình yêu như: một cánh hoa, một tấm thiệp, một món quà... Một tặng phẩm hay một ân huệ mà một người đem tặng cho người khác là do lòng quảng đại và nhân hậu. Quảng đại vì người tặng hoàn toàn tự nguyện. Nhân hậu vì tình thương được thể hiện qua tặng phẩm.
Sự sống, sức khoẻ, tài năng, bình an, của cải, con cái... là những ân ban của Thiên Chúa cho con người.
Ân huệ lớn nhất, ơn trọng đại nhất mà Thiên Chúa ban cho nhân loại là Chúa Thánh Thần.
Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là Ân Ban lớn lao cho Giáo Hội và cho Đức Maria. Ân Ban Thánh Thần làm nên Giáo Hội Chúa Kitô hoạt động và chiêm niệm.
1. Ân Ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội
Đức Kitô là người đầu tiên đã quan niệm tình yêu một cách vị tha chưa ai từng nghe thấy: “ Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người hy sinh tính mạng mình vì bận hữu” ( Ga 15, 13 ). Vì yêu thương con người, Ngài đã chịu khổ nạn, đã phục sinh và trao ban sự sống mới cho nhân loại. Đó là sự sống thần linh, là Chúa Thánh Thần.
Hôm nay đây trong ngày Lễ Ngũ Tuần, các Tông Đồ đang họp nhau cầu nguyện trong nhà Tiêc Ly cùng với Đức Maria. Chúa Thánh Thần đã Hiện Xuống dưới hình lưỡi lửa đậu trên đầu mỗi người, ban tràn đầy sức sống mới. Quyền năng Chúa Thánh Thần đến trên Giáo hội với sức lay động và chuyển thông.
Sức lay động vì Chúa Thánh Thần đã đến như thể cuồng phong thổi vang dậy đầy nhà. Ghế bàn không bay bổng, tường và mái nhà vẫn nằm yên, nhưng lòng người đã được lay động. Quyền năng Chúa Thánh Thần như gió mạnh đã làm bật tung các ổ khoá, các cửa to cửa nhỏ của ngôi nhà các Tông Đồ đang ẩn náu. Quyền năng Thánh Thần tung họ ra khỏi pháo đài để với hai bàn tay không và một trái tim đầy nhiệt huyết họ đi vào thế giới rao giảng Tin Mừng Đức Giêsu Phục Sinh.
Được sức lay động và đầy lửa Thánh Thần, các Tông Đồ cùng lên tiếng cao rao những kỳ công của Thiên Chúa. Thánh Phêrô, lòng đầy Thánh Thần, đã hùng hồn thuyết giảng vể Chúa Giêsu Thương Khó và Phục Sinh. Có 3.000 người xin được Rửa Tội. Giáo Hội được khai sinh từ đó vào ngày Lễ Ngũ Tuần. Thánh Thần đến, Giáo Hội khai sinh.
Tác động của Chúa Thánh Thần trên Giáo Hội thật mãnh liệt. Chỉ một nhóm Tông Đồ nhỏ bé, sợ hãi, co cụm, hoang mang, lúc nào cũng cửa đóng then cài. Thế mà giờ đây khi được tràn đầy Thánh Thần họ đã trở nên mạnh mẽ phi thường, hiên ngang, can trường làm chứng và loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Các ngài được trang bị bằng quyền năng Thánh Thần để bẻ gãy sức mạnh của sự dữ, tội lỗi.
Dù bị đe dọa đòn vọt, dù gông cùm tù tội, các ngài vẫn trung kiên một niềm tin vào Chúa. Các ngài đã lấy máu đào minh chứng cho lời rao giảng. Dù bị đàn áp bách hại, Giáo Hội vẫn lớn mạnh không ngừng. Hai mươi thế kỷ qua, con thuyền Giáo Hội do người dân chài Galilê cầm lái vẫn lướt qua mọi thăng trầm của lịch sử với muôn vàn thử thách giông tố để luôn đi tới.
Vậy thì bí quyết ẩn tàng trong đó và lý do tồn tại vĩnh cửu của Giáo Hội là gì nếu không phải chính là sức mạnh là quyền năng Chúa Thánh Thần!
Ngày nay, Giáo Hội vẫn chỉ có một sức mạnh đặc biệt, đó là quyền năng Chúa Thánh Thần. Với quyền năng này, Giáo Hội không bao giờ chịu đóng chặt cửa để an hưởng hay cố thủ. Giáo Hội luôn ra khỏi tháp ngà để rao truyền Tin Mừng, dấn thân vào cuộc sống muôn mặt của thời đại, đồng hành và thích ứng với nhân loại trong thế giới ngày nay.
Công Đồng Vatican II là một Lễ Hiện Xuống Mới của Giáo Hội. Chúa Thánh Thần vẫn luôn thổi sinh khí mới và ban cho Giáo Hội những ân huệ lớn lao. Mẹ Têrêxa Calcutta, Cha Thánh Piô, Chân Phước Gioan Phaolô II là những gương mặt vĩ đại đã và đang làm bừng lên sức sống tình thương, hoà bình của Chúa Thánh Thần trong thế giới sục sôi vì chiến tranh và hận thù này.
2. Ân Ban Chúa Thánh Thần cho Đức Maria
Ngày Lễ Ngũ Tuần, Đức Maria cũng tràn đầy Thánh Thần. Khi các Tông Đồ ra đi rao giảng tin mừng thì Đức Mẹ lại rút vào nơi thanh vắng, thinh lặng sống ẩn dấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa (Col 3,3). Chính Đức Maria, người Nữ Tu đầu tiên của Thiên Chúa đã khai sáng trong Giáo Hội ơn gọi sống đời ẩn dật và cầu nguyện bên cạnh đời sống tông đồ hoạt động.
Điều đó cho chúng ta thấy, trong Giáo Hội hoạt động cho dù vì NướcTrời chưa phải là tất cả. Giáo hội còn cần đến những tâm hồn cầu nguyện để lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần trước khi dấn thân vào sứ vụ.
Tông Huấn Giáo Hội tại Á Châu (1999) đã dạy rằng: Muốn có một đời sống Kitô hữu đích thực, mọi người cần xác tín rằng : việc truyền giáo (còn gọi là Phúc Âm hóa) vừa là một hoạt động có chiêm niệm (nghĩa là hoạt động đã được chiệm niệm, cầu nguyện và thi hành trong tinh thần cầu nguyện), vừa là một chiêm niệm có hoạt động (nghĩa là không phải chỉ chiêm niệm cầu nguyện suông mà thôi, nhưng là chiêm niệm và cầu nguyện về hoạt động và hướng tới hoạt động). (Số 23).
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo diễn tả: “cầu nguyện thế nào thì sống như vậy” (Số 2.725).
Thư Mục Vụ năm 1999 của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã xác định: “Người loan báo Tin mừng phải là một nhà chiêm niệm trong hoạt động” ( Số 14 ).
Thư Chung HĐGMVN năm 2011 hướng dẫn: “Mọi thành phần Dân Chúa cần ý thức về mối tương quan sâu xa giữa đời sống chiêm niệm và hoạt động tông đồ. “Sứ vụ là hoạt động có tính chiêm niệm và là chiêm niệm mang tính hoạt động”.Thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng là chia sẻ tặng phẩm quí giá nhất mà chúng ta đã lãnh nhận, đó là được biết Đức Kitô (x. Pl 3, 8). Như vậy, sứ vụ ấy trước hết là sự cảm nghiệm về Thiên Chúa đang sống và hoạt động trong mình, điều đó thôi thúc chúng ta phục vụ sự sống và phát triển con người toàn diện, từ thể lý đến tâm linh, từ văn hóa và xã hội đến đức tin và luân lý. Do đó, cần cảnh giác trước những cám dỗ lôi cuốn chúng ta rơi vào khuynh hướng đề cao hoạt động mà không quan tâm đến việc vun trồng đời sống nội tâm. (Số 35).
Giáo Hội cần lời cầu nguyện cũng như cần hoạt động cho công cuộc Truyền Giáo. Đức Mẹ là nguyên mẫu cho đời sống cầu nguyện này. Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu suốt cuộc đời sống trong Dòng Kín, thế mà Giáo Hội đã đặt Ngài làm Bổn Mạng các xứ Truyền Giáo.
Lễ Ngũ Tuần kết thúc chu kỳ Phụng Vụ mùa Phục Sinh với Ân Ban Chúa Thánh Thần cho Giáo Hội cầu nguyện và hoạt động. Mỗi người tín hữu được mời gọi sống hai chiều kích ấy mỗi ngày để hoa trái Thánh Thần là “bác ái, hoan lạc, bình an, hiền hoà, tiết độ...” được trổ sinh trong tâm hồn và cuộc sống hàng ngày của mình (Gl 5, 23 - 23 ).
Lạy Chúa Giêsu,
Xin giúp chúng con biết xây dựng một cuộc sống luôn gắn kết hoạt động với chiêm niệm, một hoạt động có chiêm niệm và một chiêm niệm có hoạt động.
Xin giúp chúng con biết quí trọng giờ cầu nguyện tối sáng, siêng năng tham dự Thánh Lễ để lòng Tin Cậy Mến nơi chúng con được củng cố và chúng con hăng say hoạt động góp phần vào công cuộc truyền giáo của Giáo Hội. Amen.
Ánh sáng thiêng liêng soi chiếu nội tâm
Jos. Tú Nạc, NMS
19:02 09/06/2011
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống – Năm A (Acts 2: 1-11; 1 Corinthians 12: 3-7, 12-13; John 20; 19-23)
Thánh Thần thực hiện những gì? Nghi vấn này được tung ra xung quanh rất nhiều trong những giới tôn giáo, luôn như một kháng cáo mơ hồ đối với một thẩm quyền cao hơn và mập mờ ở một mức độ nào đó. Trong hàng bao thế kỷ, đôi khi nó bị lợi dụng cho những ý tưởng, những thực tiễn khả nghi là đúng.
Trong Tân Ước có một loạt những hình ảnh dành cho những công việc hoặc hành động của Thánh Thần. Chúng ta tất cả đều quen thuộc với hình ảnh của Thánh Thần đã được khắc họa bởi Thánh Lu-ca trong Sách Công vụ Tông đồ. Khá ồn ào và hào nhoáng nhưng lại rất sinh động. Nó đến một cách trang trọng trên những môn đệ được tập trung của Chúa Giê-su vào Lễ Ngũ Tuần mùa thu hoạch. Trong Thánh Kinh mùa thu hoạch thường được dùng như một ẩn dụ dành cho những ngày cuối cùng. Đó là thời gian để tập trung những gì thuộc về Thiên Chúa. Đối với Thánh Lu-ca, Chúa Thánh Thần làn sự hợp nhất cao cả. chức năng đầu tiên của nó trong Sách Công vụ Tông đồ là vượt qua rào cản của ngôn ngữ nhưng nó không dừng lại ở đó. Tất cả những bất hào và phân ly thuộc con người phải nhường lối cho quyền năng hòa giải và biến đổi thuộc Thánh Thần của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất và nhân loại phải là tính đồng nhất.
Trong suốt Sách Công vụ Tông đồ, Thánh Thần tiếp tục xô đẩy, thúc giục, thách thức cùng phẫn nộ với những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su trong một ý thức và hiểu biết tâm linh mới của thế gian. Ngày nay công việc của Chúa Thánh Thần là sự cần thiết hơn bao giờ hết đối với thế giới này là phải kiềm chế sự phân chia, sợ hãi, cáu giận và nghi ngờ. Nhưng Chúa Thánh Thần không chỉ được kêu cầu cho những mục đích thuộc giáo phái hoặc tu sỹ thu hẹp. Chúa Thánh Thần thực hiện bên trong và bên ngoài Giáo Hội để giới thiệu với Thiên Chúa một thế giới hiệp nhất và đầy sức sống bởi yêu thương.
Trọng tâm của Thánh Phao-lô đặt nhiều hơn vào cộng đồng trực tiếp. Thánh Thần không chỉ thống nhất cống đồng mà còn trợ giúp những thành viên của nó với một nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau của họ. Điều đó cũng là sự hiện diện phân quyền của Thiên Chúa trong cộng đồng những tín hữu. Thánh Phao-lô làm cho nó trong sáng trong những tác phẩm của mình rằng chúng ta có một sự lựa chọn một trong hai hoặc sống trong chính mình – cái tôi – hoặc trong Thánh Thần. Khi Thánh Thần trao quyền cho cộng đồng với những món quà tinh thần, người ta phản ứng thế nào trước những món quà đó biểu lộ mà sự lựa chọn họ đã tạo ra. Những món quà của Thánh Thần không phải dành cho cái tôi vĩ đại hoặc những trò trơi cường quyền mà dành cho sự công ích. Những dấu hiệu về sự hiện diện của Thánh Thần không thể nhầm lẫn được: tình yêu, niềm vui, an bình, kiên nhẫn, nhân ái, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ (Gal 5: 22-23). Tất cả những công bố cảm hứng được đánh giá theo tiêu chuẩn này.
Thánh Gio-an tuyên bố Thánh Thần với tư cách là “Paraclete,” (ME paraclit < OFr paraclet < LL ‘Ec’ paracletus < Gr paraklẽtos ‘in N.T., the Holy Spirit’) một từ với nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như ủy viên hội đồng, nhân viên tư vấn hoặc biện hộ. Một trong những vai trò của Praclete là để tiết lộ sự thật và bản chất của Thiên Chúa. Theo Thánh Gio-an loài người ở trạng thái tự nhiên của họ không có khả năng về sự hiểu biết hoặc không nhận biết Thiên Chúa ngay cả khi họ có thể nói thao thao bất tuyệt về Người. Điều đó duy nhất là món quà của Thánh Thần thanh tẩy những cánh cửa của sự nhận thức để người ta thực sự có thể nhận biết và trải nghiệm về Thiên Chúa. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm này nhưng đó là một quan điểm bởi cả hai Thánh Go-an và Phao-lô và làm nền tảng cho những tác phẩm của hai ngài. Vì Chúa Giê-su thở Thần Khí trên các ông. Người đã giao cho họ sứ vụ giống như sứ vụ của người được Chúa Cha giao phó: thực hiện ý định của Chúa Cha và thể hiện bản tính thực tế và đặc tính của Thiên Chúa cho thế giới. Chúng ta biết Tin Mừng và những bức thư của Thánh Gio-an rằng Người đã định nghĩa Thiên Chúa là ánh sáng và là tình yêu – không có bóng tối, không có bạo lực và không có hận thù. Nói cách khác, Chúa Giê-su cho thấy Thiên Chúa trừ khử những qui chiếu của sợ hãi và bóng tối nhân loại, và giờ đây Người muốn những môn đệ của Người thực hiện y như vậy.
Nhưng những ai trú ngụ trong Thánh Thần có thể bày tỏ Thiên Chúa trong những ai và trong những gì họ gặp gỡ - ánh sáng của sự thánh thiêng chiếu sáng từ nội tâm. Thứ tuyên bố tôn giáo này vượt qua những ranh giới và những hệ tín đều không cho phép sự tranh luận hay cố chấp. Một lần nữa, thế giới của chúng ta gọi mời những ai cho phép Thánh Thần của Chúa ngự trong tâm hồn và linh hồn họ thay vì cho đức tin tôn giáo của những ai là một ý thức hệ hoặc kêu gọi vũ khí.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Thánh Thần thực hiện những gì? Nghi vấn này được tung ra xung quanh rất nhiều trong những giới tôn giáo, luôn như một kháng cáo mơ hồ đối với một thẩm quyền cao hơn và mập mờ ở một mức độ nào đó. Trong hàng bao thế kỷ, đôi khi nó bị lợi dụng cho những ý tưởng, những thực tiễn khả nghi là đúng.
Trong Tân Ước có một loạt những hình ảnh dành cho những công việc hoặc hành động của Thánh Thần. Chúng ta tất cả đều quen thuộc với hình ảnh của Thánh Thần đã được khắc họa bởi Thánh Lu-ca trong Sách Công vụ Tông đồ. Khá ồn ào và hào nhoáng nhưng lại rất sinh động. Nó đến một cách trang trọng trên những môn đệ được tập trung của Chúa Giê-su vào Lễ Ngũ Tuần mùa thu hoạch. Trong Thánh Kinh mùa thu hoạch thường được dùng như một ẩn dụ dành cho những ngày cuối cùng. Đó là thời gian để tập trung những gì thuộc về Thiên Chúa. Đối với Thánh Lu-ca, Chúa Thánh Thần làn sự hợp nhất cao cả. chức năng đầu tiên của nó trong Sách Công vụ Tông đồ là vượt qua rào cản của ngôn ngữ nhưng nó không dừng lại ở đó. Tất cả những bất hào và phân ly thuộc con người phải nhường lối cho quyền năng hòa giải và biến đổi thuộc Thánh Thần của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Duy Nhất và nhân loại phải là tính đồng nhất.
Trong suốt Sách Công vụ Tông đồ, Thánh Thần tiếp tục xô đẩy, thúc giục, thách thức cùng phẫn nộ với những môn đệ đầu tiên của Chúa Giê-su trong một ý thức và hiểu biết tâm linh mới của thế gian. Ngày nay công việc của Chúa Thánh Thần là sự cần thiết hơn bao giờ hết đối với thế giới này là phải kiềm chế sự phân chia, sợ hãi, cáu giận và nghi ngờ. Nhưng Chúa Thánh Thần không chỉ được kêu cầu cho những mục đích thuộc giáo phái hoặc tu sỹ thu hẹp. Chúa Thánh Thần thực hiện bên trong và bên ngoài Giáo Hội để giới thiệu với Thiên Chúa một thế giới hiệp nhất và đầy sức sống bởi yêu thương.
Trọng tâm của Thánh Phao-lô đặt nhiều hơn vào cộng đồng trực tiếp. Thánh Thần không chỉ thống nhất cống đồng mà còn trợ giúp những thành viên của nó với một nhận thức về sự phụ thuộc lẫn nhau của họ. Điều đó cũng là sự hiện diện phân quyền của Thiên Chúa trong cộng đồng những tín hữu. Thánh Phao-lô làm cho nó trong sáng trong những tác phẩm của mình rằng chúng ta có một sự lựa chọn một trong hai hoặc sống trong chính mình – cái tôi – hoặc trong Thánh Thần. Khi Thánh Thần trao quyền cho cộng đồng với những món quà tinh thần, người ta phản ứng thế nào trước những món quà đó biểu lộ mà sự lựa chọn họ đã tạo ra. Những món quà của Thánh Thần không phải dành cho cái tôi vĩ đại hoặc những trò trơi cường quyền mà dành cho sự công ích. Những dấu hiệu về sự hiện diện của Thánh Thần không thể nhầm lẫn được: tình yêu, niềm vui, an bình, kiên nhẫn, nhân ái, từ tâm, trung tín, hiền hòa và tiết độ (Gal 5: 22-23). Tất cả những công bố cảm hứng được đánh giá theo tiêu chuẩn này.
Thánh Gio-an tuyên bố Thánh Thần với tư cách là “Paraclete,” (ME paraclit < OFr paraclet < LL ‘Ec’ paracletus < Gr paraklẽtos ‘in N.T., the Holy Spirit’) một từ với nhiều ý nghĩa, chẳng hạn như ủy viên hội đồng, nhân viên tư vấn hoặc biện hộ. Một trong những vai trò của Praclete là để tiết lộ sự thật và bản chất của Thiên Chúa. Theo Thánh Gio-an loài người ở trạng thái tự nhiên của họ không có khả năng về sự hiểu biết hoặc không nhận biết Thiên Chúa ngay cả khi họ có thể nói thao thao bất tuyệt về Người. Điều đó duy nhất là món quà của Thánh Thần thanh tẩy những cánh cửa của sự nhận thức để người ta thực sự có thể nhận biết và trải nghiệm về Thiên Chúa. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm này nhưng đó là một quan điểm bởi cả hai Thánh Go-an và Phao-lô và làm nền tảng cho những tác phẩm của hai ngài. Vì Chúa Giê-su thở Thần Khí trên các ông. Người đã giao cho họ sứ vụ giống như sứ vụ của người được Chúa Cha giao phó: thực hiện ý định của Chúa Cha và thể hiện bản tính thực tế và đặc tính của Thiên Chúa cho thế giới. Chúng ta biết Tin Mừng và những bức thư của Thánh Gio-an rằng Người đã định nghĩa Thiên Chúa là ánh sáng và là tình yêu – không có bóng tối, không có bạo lực và không có hận thù. Nói cách khác, Chúa Giê-su cho thấy Thiên Chúa trừ khử những qui chiếu của sợ hãi và bóng tối nhân loại, và giờ đây Người muốn những môn đệ của Người thực hiện y như vậy.
Nhưng những ai trú ngụ trong Thánh Thần có thể bày tỏ Thiên Chúa trong những ai và trong những gì họ gặp gỡ - ánh sáng của sự thánh thiêng chiếu sáng từ nội tâm. Thứ tuyên bố tôn giáo này vượt qua những ranh giới và những hệ tín đều không cho phép sự tranh luận hay cố chấp. Một lần nữa, thế giới của chúng ta gọi mời những ai cho phép Thánh Thần của Chúa ngự trong tâm hồn và linh hồn họ thay vì cho đức tin tôn giáo của những ai là một ý thức hệ hoặc kêu gọi vũ khí.
(Nguồn: Regis College – The School of Theology)
Thánh Thần được ban cho Giáo hội
Giuse Đinh Lập Liễm
06:16 09/06/2011
LỄ HIỆN XUỐNG A
+++
A. DẪN NHẬP
Sau khi Chúa Giêsu đi vào cuộc tử nạn, các Tông đồ trở nên hoang mang, sợ sệt, đang tụ họp trong nhà Tiệc ly, chưa biết phải xử sự làm sao, thì chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với các ông, trấn an và thổi hơi trao ban Thánh Thần cho các ông :”Anh em hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần”. Và 50 ngày sau nữa, vào sáng ngày lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống một cách công khai để ban cho các ông những đặc sủng của Ngài để các ông mạnh dạn đi loan báo Tin mừng và xây dựng Giáo hội.
Thực ra, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngay khi Ngài hiện ra lần thứ nhất tại nhà Tiệc ly vào buổi chiều hôm Phục sinh. Sau khi chào các ông, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các ông khi Ngài thở hơi và nói :”Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội ai, thì người ấy được tha, các con cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ””(Ga 20,22-23). Còn ngày lễ Ngũ tuần chỉ là dịp Đức Giêsu ban Thánh Thần cho các ông một cách đặc biệt, với đặc sủng ngôn ngữ, đồng thời cũng là dịp giới thiệu Giáo hội cho muôn dân và chính thức sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng cứu độ cho mọi người.
Lịch sử cứu rỗi còn tiếp tục qua lịch sử nhân lọai và ngày hôm nay lại khai mở một giai đọan mới khi Thánh Thần hiện xuống cách huy hòang vĩ đại trên một nhóm người và biến cải họ nên cột trụ một tập đòan mới là Hội thánh. Hôm nay trong nhà Tiệc ly chỉ có 120 người, nhưng rồi đây sẽ lan tràn khắp thế giới, trở thành Giáo hội hòan vũ. Ngày nay Chúa Thánh Thần vẫn còn được ban xuống cho chúng ta, đặc biệt với đặc sủng ngôn ngữ, để chúng ta biết cao rao những kỳ công của Chúa, giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người và góp phần xây dựng Hội thánh của Chúa ở trần gian này.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 2,1-11
Bài sách Công vụ tông đồ hôm nay tường thuật việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ trong nhà Tiệc ly ngày lễ Ngũ tuần.
Theo lời căn dặn của Đức Kitô phục sinh, các Tông đồ tập họp lại trong nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Đây chính là Đấng Bảo trợ mà Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ trước khi đi vào cuộc tử nạn. Hôm nay ngày lễ Ngũ tuần, Chúa Giêsu chính thức gửi Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ để Ngài cư ngụ và hoạt động nơi các ông bằng sức mạnh của Ngài, thôi thúc họ và ban cho họ những đặc sủng, đặc biệt là đặc sủng ngôn ngữ.
Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ bằng hình lưỡi lửa cho mỗi người. Lưỡi tượng trưng cho lời nói, Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà các tông đồ sẽ đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Ngài khắp mọi nơi.
+ Bài đọc 2 : 1Cr 20,19-23
Chúa Thánh Thần được ban cho các Tông đồ và Giáo hội đặc biệt trong ngày lễ Ngũ tuần. Chúa Thánh Thần là hồn sống của Giáo hội, Ngài luôn hoạt động trong Giáo hội cách tích cực. Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu Corintô hãy hiệp nhất trong Thánh Thần. Trong Giáo hội sơ khai, Chúa Thánh Thần ban nhiều đặc sủng khác nhau cho các tín hữu, những đặc sủng ấy nhằm ích lợi cho mọi người. Vì thế, các tín hữu phái tránh chia rẽ, đừng làm gì khả dĩ gây phương hại cho sự đoàn kết ; trái lại, phải dùng các ơn ấy để xây dựng thân thể Giáo hội.
+ Bài Tin mừng : Ga 20,19-23
Trong các sách Tin mừng, không chỗ nào nói tới việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ, chỉ trừ sách Công vụ tông đồ (Cv 2,1-11). Tuy nhiên, Hội thánh muốn lấy lại bài Tin mừng Chúa nhật II Phục sinh để cho biết : ngay buổi chiều hôm lễ Phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với các Tông đồ trong nhà Tiệc ly và đã ban Chúa Thánh Thần cho các ông :”Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. Như thế, trước khi ủy thác sứ vụ cho các môn đệ, Chúa Giêsu phục sinh đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông, và nhờ đó, các môn đệ giờ đây thực thi sứ mạng trong ân sủng và quyền năng của Chúa Thánh Thần.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Đặc sủng ngôn ngữ
I. CHÚA THÁNH THẦN ĐƯỢC BAN XUỐNG
Trong lễ Hiện xuống hôm nay, Giáo hội đọc bài Tin mừng kể việc Đức Giêsu hiện ra lần thứ nhất với tập thể tông đồ chính ngày Phục sinh.
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu đã hiện ra với một số phụ nữ (Mt 28,9) trong đó có bà Maria Magdala (Ga 20,11t), bà Gioanna và bà Maria mẹ Giacôbê (Lc 24,9t). Buổi chiều Ngài đã hiện ra với hai môn đệ đi đến làng Emmau (Lc 14,13t) và cũng chiều đó, Ngài lại hiện đến với các Tông đồ, có thể có một số môn đệ ở cùng các ông.
Có lẽ Đức Giêsu hiện ra với các ông về đêm khuya. Đang lúc hai môn đệ đi làng Emmau về kể cho các ông nghe việc Chúa hiện ra với mình, thì Đức Giêsu hiện ra. Đường đi từ Giêrusalem đến Emmau hơi xa, đi về phải muộn mới tới nơi.
Các cửa phòng đều đóng kín, Đức Giêsu đột ngột hiện ra đứng giữa các ông và nói :”Bình an cho các con”. Đây là lời chào bình thường của người Do thái mỗi khi gặp nhau. Trong bối cảnh của các Tông đồ khi đó, lời chúc của Đức Kitô chắc chắn đã có ý nghĩa đặc biệt cụ thể chứ không thể như ta chào bình thường, vì liền sau đó Ngài đã trao ban sứ mạng cho các ông.
Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Phải chăng Đức Kitô lưu giữ các dấu thương tích như một kỷ niệm… Hay để cho các tông đồ và môn đệ xem thấy dấu vết rành rành đó mà vững tin vào sự Phục sinh của Ngài ? Và Ngài thổi hơi và ban Thánh Thần :”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha, các con cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Hành động của Đức Kitô như lặp lại hình ảnh cuộc sáng tạo của Thiên Chúa Cha (St 1,1t). Đức Kitô qua cuộc Tử nạn và Phục sinh đã trở thành Đấng tái tạo một nhân lọai mới (Ga 3,5t ; Is 32,16).
Trong bài đọc 2 trích sách Công vụ tông đồ, thánh Luca còn cho chúng ta biết thêm về ngày lễ Hiện xuống : Khi đến lễ Ngũ tuần, mọi người đang tề tựu tại một nơi, có lẽ là tại nhà Tiệc ly, với số người là 120. Bỗng nhiên trời phát ra một tiếng, nghe như tiếng gió ào ào, vang dội khắp cả nhà. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tan ra đậu xuống từng người một và ai nấy đều được đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói được tiếng nước ngòai. Sự kiện này làm cho các khách hành hương phải kinh ngạc vì ai nấy đều nghe nói tiếng bản xứ của mình. Họ phải sửng sốt và thán phục.
Chúng ta không biết Đức Giêsu đã thiết lập Giáo hội lúc nào, nhưng chúng ta biết chắc lễ Hiện xuống là ngày Đức Giêsu khai trương Giáo hội, Ngài giới thiệu Giáo hội cho muôn dân và cũng từ hôm nay các môn đệ chính thức được sai đi đến với muôn dân :”Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”, để các ông rao giảng Tin mừng về Nước Trời và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Chúa Kitô.
II. CHÚA THÁNH THẦN BAN ĐẶC SỦNG NGÔN NGỮ
Được đầy tràn Thánh Thần trong buổi sáng lễ Hiện xuống, các Tông đồ cũng đón nhận được ơn đặc sủng về ngôn ngữ. Vì thế, các ông có thể nói cho những người đến hành hương tại Giêrusalem từ khắp nơi trên thế giới : mọi người đều hiểu theo ngôn ngữ của mình. Thánh Phêrô đã dùng đặc sủng ấy mà giới thiệu Đức Giêsu Nazareth cho những người tại Giêrusalem, và qua bài giảng nảy lửa ấy, đã có 3000 người trở lại. Đặc sủng ấy vẫn còn được ban cho Giáo hội và cho mọi thành phần trong Giáo hội hôm nay.
1. Ơn nói các thứ tiếng lạ
Sách Công vụ tông đồ thuật lại việc Chúa Thánh Thần ban đặc sủng ngôn ngữ cho các Tông đồ như sau :”Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác , tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 6). Mọi người đến xem đều lấy làm lạ khi thấy các ông nói được các tiếng thổ ngữ của mình một cách thành thạo.
Đây là một đặc sủng ngôn ngữ. Có hai cách chú giải về phép lạ ngôn ngữ này : có nhà chú giải cho rằng các Tông đồ nói tiếng lạ hoặc chỉ nói một thứ tiếng nhưng Thánh Thần tác động trên người nghe để họ hiểu được theo tiếng của họ. Cách thứ hai thì cho rằng quả thực Thánh Thần tác động trên các Tông đồ để các ngài có khả năng nói được các thứ tiếng ngoại ngữ. Theo mạch văn thì cách thứ hai có sức thuyết phục hơn : chính các thính giả la lên :”Chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Chúa” (Cv 2,11).
Phép lạ ngôn ngữ này là hình ảnh đối lại với câu chuyện tháp Babel xưa (St 11,1-11). Câu chuyện đó là ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không còn thông cảm với nhau được..
Hôm nay, với tác động của Chúa Thánh Thần, mọi dị biệt ngôn ngữ đã bị xóa bỏ để mọi người cùng nghe được sứ điệp Tin mừng. Nhân loại được giao hòa và hiệp nhất với nhau.
2. Nói về ngôn ngữ
Theo tự điển Đào duy Anh thì : tự mình nói ra là ngôn, đáp lại kẻ khác gọi là ngữ. Hay nói cách khác, ngôn ngữ là “nói năng”. Ngôn ngữ bất đồng là tiếng nói không giống nhau, không thể nói chuyện cùng nhau. Có nhiều loại ngôn ngữ, ta tạm chia làm 3 loại :
a) Ngôn ngữ bằng lời nói
Đây là thứ ngôn ngữ dành riêng cho con người có trí khôn. Con vật dù có thông minh mấy cũng không thể xử dụng được thứ ngôn ngữ này vì nó đòi hỏi phải có lý trí để hiểu biết lời mình nói. Con yểng, con nhòng, con sáo... có thể bắt chước tiếng người nói lại được một vài câu, nhưng chúng chỉ nói lại như cái máy vi âm chứ không hiểu biết gì cả.
Vì con người có thể hiểu được lời mình nói và phải chịu trách nhiệm về lời nói đó, nên người ta mới khuyên :
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)
Ngôn ngữ này cũng liên quan đến tiếng cười, tiếng khóc. Cười hay khóc đều biểu lộ niềm vui hay nỗi buồn của con người. Cười khóc cũng là đặc tính riêng biệt của con người, cần phải có sự hiểu biết thì mới có thể cười hay khóc được, con vật không có khả năng này. Vì thế người ta nói :
Làm người có miệng có môi,
Khi buồn thì khóc, khi vui lại cười.
(Ca dao)
b) Ngôn ngữ bằng chữ viết
Ngày xưa, người ta có những tư tưởng rất hay, rất thâm thúy, có cả những phát minh nữa như Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, giáo lý của Phật Thích Ca, triết lý của Socrates, Platon, Aristote, Lão Tử, Khổng Tử... làm thế nào có thể truyền lại cho hậu thế , nếu không dùng đến ký tự, chữ viết đủ mọi loại vì ngày xưa chưa có máy vi âm như ngày nay ?
Trong những kim tự tháp ở Ai cập, còn có nhiều loại chữ viết kỳ bí mà ngày nay người ta cũng chưa giải mã được, chưa hiểu được ý nghĩa của những chữ viết đó.
c) Ngôn ngữ bằng cử chỉ
Khi nói tới ngôn ngữ thì không nhất thiết là phải nói tới lời nói hay nói năng, còn có một thứ ngôn ngữ khác không cần phải nói năng mà ai cũng hiểu được, đó là “cử chỉ”. Ngôn ngữ cử chỉ đây là một qui ước người ta đặt ra với nhau và cho nó một ý nghĩa để người ta có thể hiểu nhau được.
Có những cử chỉ mang một ý nghĩa phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu được, ví dụ : cười biểu lộ sự vui tươi, khóc biểu lộ sự buồn bã, gật đầu tỏ vẻ đồng ý, lắc đầu tỏ ý từ chối.
Dĩ nhiên có một số cử chỉ khác mang ý nghĩa theo qui ước mà người ta phải học thì mới hiểu được, ví dụ “xê-ma-pho, hay cử điệu bằng tay của những người câm.
3. Ngôn ngữ của chúng ta
a) Ngôn ngữ tự nhiên
Trong đời sống hằng ngày, việc trao đổi tư tưởng và tâm tình thường diễn tả bằng lời nói vì đó là thứ truyền thông rất hiệu nghiệm và phổ biến. Chỉ có người nào câm mới bị loại trừ ra khỏi thứ ngôn ngữ này.
Chúng ta cũng phải lưu ý trong việc dùng ngôn ngữ bằng lời nói vì nó dễ đưa tới hậu quả xấu khi chúng ta cẩu thả trong lời nói, thiếu suy nghĩ như người ta khuyên :”Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Người xưa khuyên chúng ta phải thận trọng trong lời nói :
Nhất ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy.
(Một lời nói sai trái thì bốn con ngựa đuổi không kịp)
Chúa Giêsu cũng nhắc nhở chúng ta là sẽ bị lên án về lời nói của mình :”Loài rắn độc kia, xấu như các ngươi, thì làm sao nói điều tốt được ? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình ; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình. Tôi nói cho các ngươi hay : đến ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói. Vì nhờ lời nói của anh em mà anh em sẽ được trắng án ; và cũng tại lời nói của anh em mà anh sẽ bị kết án”(Mt 12,34-37 ; Mc 3,29 . Lc 12,10).
b) Ngôn ngữ thiêng liêng hay thần bí
Trong đời sống thiêng liêng chúng ta còn có loại ngôn ngữ thần bí mà không có cách nào diễn tả được. Đó là ngôn ngữ đức tin và ngôn ngữ của tình yêu. Chúng ta chỉ có thể có được ngôn ngữ này khi chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa, hai tâm hồn đã kết hợp với nhau để không còn phân biệt được Chúa nói với ta hay ta nói với Chúa , vì lúc đó “tôi sống mà không phải tôi sống mà Chúa Kitô sống trong tôi”, tôi đã nên một với Người.
Bình thường khi cầu nguyện thì ta nói , Chúa nghe , đôi lúc Chúa nói, ta nghe, nhưng đến giai đoạn cao nhất là không còn nói, không còn nghe. Chúng ta có thể chia thành 4 giai đoạn theo tứ tự sau đây:
1/ Ta nói, Chúa nghe.
2/ Chúa nói, ta nghe.
3/ Không ai nói, cả hai chỉ nghe.
4/ Không ai nói mà cũng không ai nghe.
Tất cả chỉ là một sự im lặng tuyệt đối.
Truyện : Trong phòng thông dịch viên.
Người ta mới phát minh được một cái máy kỳ diệu. Nó là một óc điện tử có thể dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Hiện thời, máy chỉ có thể dịch tiếng Nga sang tiếng Anh. Nhưng bước đầu đã thành công, một bước tiến vĩ đại, và chắc thế nào những bước sau cũng sẽ thành công hơn.
Hiện nay trong những hội nghị quốc tế chẳng hạn như hội nghị Minh ước Bắc Đại tây dương ở Paris, hay tại Liên hiệp quốc ở New York, người ta còn phải dùng thông dịch viên, đây cũng là một thành công chói lọi của kỹ thuật tân tiến. Các đại biểu trong hội nghị chỉ cần đưa máy nghe lên tai thì tức khắc họ sẽ nghe diễn giả đang nói tiếng Ba tư nói thành tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Ý… từng câu một, tòan thể bài diễn văn được dịch ra và chuyền lại cho các thính giả nghe.
Người ta có thể so sánh việc này với phép lạ về ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc các Tông đồ còn đang sợ sệt lo ngại vì Đức Giêsu đã lên trời. Họ đóng cửa ở trong phòng, không biết làm thế nào để thực hiện được lời Chúa dạy là biến đổi thế gian. Rồi một buổi sáng nọ, bỗng nhiên Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình thức cơn gió lốc. Các Tông đồ tự nhiên thấy vững tâm mạnh dạn. Họ mở cửa, ra ngòai đường và bắt đầu giảng.Trước mặt họ là một đám đông dân chúng hỗn độn, gốc cả 15 nước và nói 15 thứ tiếng. Thế mà khi Tông đồ nói, mỗi người nghe như Tông đồ nói tiếng xứ mình. Tất cả đều hiểu rằng Tông đồ giảng về Tình thương và Hòa bình. Thông dịch viên là ai ? Đó là Đức Chúa Thánh Thần.
4. Ngôn ngữ và loan báo Tin mừng
Thánh Phaolô bảo : có nhiều đặc sủng, có nhiều cách phục vụ khác nhau trong Giáo hội. Nhưng các đặc sủng ấy chỉ nhằm phục vụ lợi ích chung… Khi chúng ta được chịu phép rửa tội và đặc biệt trong ngày lễ hôm nay, Chúa Thánh Thần đều ban cho mỗi người chúng ta đặc sủng ngôn ngữ để chúng ta loan báo Tin mừng, để làm trọn sứ mạng tiên tri của mình.
Ngôn ngữ đây không nhất thiết phải là lời nói hay chữ viết, mà là cử chỉ, điệu bộ ; hay nói cách khác, ngôn ngữ này là chính con người chúng ta, cuộc sống thực tế hằng ngày của ta. Loan báo Tin mừng bằng lời nói hay chữ viết có thể vượt trên khả năng của ta, nhưng ngôn ngữ bằng cuộc sống hằng ngày thì phù hợp với tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chính cuộc sống gương mẫu của ta là một bằng chứng hùng hồn nói lên sự hiện hữu của Thiên Chúa. Gương sáng của ta là một sức mạnh lôi kéo mọi người đến với Chúa, một việc làm có tính cách thuyết phục đến nỗi không thể từ chối được. Vì :
Lời nói như gió lung lay ,Gương bày như tay lối kéo.
(Tục ngữ)
Ánh sáng soi vào trong đêm tối sẽ làm cho bóng tối biến đi. Sứ mạng của ánh sáng là phải chiếu vào nơi tối tăm, mà chúng ta là ánh sáng thế gian (Mt 5,14) thì chúng ta có nhiệm vụ phải làm cho thế gian u tối phải bừng lên ánh sáng Chúa Kitô như lời Ngài dạy :”Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
Chính cuộc đời gương mẫu của ta sẽ trở thành một bài giảng hùng hồn khiến họ cảm phục, một bài giảng không cần dùng lời nói mà có sức lôi kéo không thể cưỡng lại được, dĩ nhiên phải cùng với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hoá Giáo hội và mỗi người.
Truyện : Bài giảng biết đi.
Một buổi chiều của năm 1953, các ký giả và một số nhân viên chính phủ tập trung tại một nhà ga xe lửa ở Chicago, Hoa kỳ để chào đón một người được giải thưởng Nobel hoà bình năm 1952.
Người vừa xuống khỏi xe lửa là một người đàn ông to lớn, tóc ngắn và mang một chòm râu cắt gọn ghẽ. Các máy hình chớp liên hồi. Các nhân viên cao cấp của thành phố đang rộng tay để đón chào vị thượng khách.
Người được giải Nobel hoà bình cám ơn mọi người rồi bỗng đưa mắt nhìn vào một chỗ nào đó trên sân ga. Ông xin kiếu vài phút để đi thẳng về hướng ấy. Mọi người đều tưởng ông đã để quên một hành lý nào chăng.
Ông băng qua đám đông đi thẳng tới một người đàn bà có tuổi đang khệ nệ với hai vali nặng. Ông giơ tay đỡ lấy một chiếc vali, mỉm cười với bà rồi dẫn bà ra một chiếc xe buýt gần đó. Khi giúp người đàn bà lên xe, ông không quên chúc bà thượng lộ bình an. Quay lại với đám đông đang chờ đợi, ông nói :”Xin lỗi quí vị vì đã bắt quí vị chờ đợi”.
Người được giải Nobel hoà bình năm 1953 ấy, không ai khác hơn là bác sĩ Albert Schweitser, nhà truyền giáo nổi tiếng đã hy sinh cả cuộc đời cho những người nghèo tại Phi châu. Chứng kiến cử chỉ của ông, một người trong ban tổ chức đón tiếp ông hôm đó, đã nói với một ký giả :”Đây là lần đầu tiên tôi thấy một bài giảng biết đi”.
(R.D. Wahrheit, Ánh sáng hy vọng, tr 41-42)
+++
A. DẪN NHẬP
Sau khi Chúa Giêsu đi vào cuộc tử nạn, các Tông đồ trở nên hoang mang, sợ sệt, đang tụ họp trong nhà Tiệc ly, chưa biết phải xử sự làm sao, thì chiều ngày phục sinh, Chúa Giêsu phục sinh đã hiện ra với các ông, trấn an và thổi hơi trao ban Thánh Thần cho các ông :”Anh em hãy lãnh nhận Chúa Thánh Thần”. Và 50 ngày sau nữa, vào sáng ngày lễ Ngũ tuần, Chúa Thánh Thần đã hiện xuống một cách công khai để ban cho các ông những đặc sủng của Ngài để các ông mạnh dạn đi loan báo Tin mừng và xây dựng Giáo hội.
Thực ra, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các Tông đồ ngay khi Ngài hiện ra lần thứ nhất tại nhà Tiệc ly vào buổi chiều hôm Phục sinh. Sau khi chào các ông, Đức Giêsu đã ban Thánh Thần cho các ông khi Ngài thở hơi và nói :”Các con hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần. Các con tha tội ai, thì người ấy được tha, các con cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ””(Ga 20,22-23). Còn ngày lễ Ngũ tuần chỉ là dịp Đức Giêsu ban Thánh Thần cho các ông một cách đặc biệt, với đặc sủng ngôn ngữ, đồng thời cũng là dịp giới thiệu Giáo hội cho muôn dân và chính thức sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng cứu độ cho mọi người.
Lịch sử cứu rỗi còn tiếp tục qua lịch sử nhân lọai và ngày hôm nay lại khai mở một giai đọan mới khi Thánh Thần hiện xuống cách huy hòang vĩ đại trên một nhóm người và biến cải họ nên cột trụ một tập đòan mới là Hội thánh. Hôm nay trong nhà Tiệc ly chỉ có 120 người, nhưng rồi đây sẽ lan tràn khắp thế giới, trở thành Giáo hội hòan vũ. Ngày nay Chúa Thánh Thần vẫn còn được ban xuống cho chúng ta, đặc biệt với đặc sủng ngôn ngữ, để chúng ta biết cao rao những kỳ công của Chúa, giới thiệu Chúa Kitô cho mọi người và góp phần xây dựng Hội thánh của Chúa ở trần gian này.
B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA
+ Bài đọc 1 : Cv 2,1-11
Bài sách Công vụ tông đồ hôm nay tường thuật việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ trong nhà Tiệc ly ngày lễ Ngũ tuần.
Theo lời căn dặn của Đức Kitô phục sinh, các Tông đồ tập họp lại trong nhà Tiệc ly để đón nhận Chúa Thánh Thần. Đây chính là Đấng Bảo trợ mà Chúa Giêsu đã báo trước cho các môn đệ trước khi đi vào cuộc tử nạn. Hôm nay ngày lễ Ngũ tuần, Chúa Giêsu chính thức gửi Chúa Thánh Thần cho các Tông đồ để Ngài cư ngụ và hoạt động nơi các ông bằng sức mạnh của Ngài, thôi thúc họ và ban cho họ những đặc sủng, đặc biệt là đặc sủng ngôn ngữ.
Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các Tông đồ bằng hình lưỡi lửa cho mỗi người. Lưỡi tượng trưng cho lời nói, Lửa tượng trưng cho tình yêu và lòng nhiệt thành. Nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần mà các tông đồ sẽ đi rao giảng Tin mừng và làm chứng cho Ngài khắp mọi nơi.
+ Bài đọc 2 : 1Cr 20,19-23
Chúa Thánh Thần được ban cho các Tông đồ và Giáo hội đặc biệt trong ngày lễ Ngũ tuần. Chúa Thánh Thần là hồn sống của Giáo hội, Ngài luôn hoạt động trong Giáo hội cách tích cực. Thánh Phaolô nhắc nhở các tín hữu Corintô hãy hiệp nhất trong Thánh Thần. Trong Giáo hội sơ khai, Chúa Thánh Thần ban nhiều đặc sủng khác nhau cho các tín hữu, những đặc sủng ấy nhằm ích lợi cho mọi người. Vì thế, các tín hữu phái tránh chia rẽ, đừng làm gì khả dĩ gây phương hại cho sự đoàn kết ; trái lại, phải dùng các ơn ấy để xây dựng thân thể Giáo hội.
+ Bài Tin mừng : Ga 20,19-23
Trong các sách Tin mừng, không chỗ nào nói tới việc Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các Tông đồ, chỉ trừ sách Công vụ tông đồ (Cv 2,1-11). Tuy nhiên, Hội thánh muốn lấy lại bài Tin mừng Chúa nhật II Phục sinh để cho biết : ngay buổi chiều hôm lễ Phục sinh, Chúa Giêsu đã hiện ra với các Tông đồ trong nhà Tiệc ly và đã ban Chúa Thánh Thần cho các ông :”Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ”. Như thế, trước khi ủy thác sứ vụ cho các môn đệ, Chúa Giêsu phục sinh đã thổi hơi ban Thánh Thần cho các ông, và nhờ đó, các môn đệ giờ đây thực thi sứ mạng trong ân sủng và quyền năng của Chúa Thánh Thần.
C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA
Đặc sủng ngôn ngữ
I. CHÚA THÁNH THẦN ĐƯỢC BAN XUỐNG
Trong lễ Hiện xuống hôm nay, Giáo hội đọc bài Tin mừng kể việc Đức Giêsu hiện ra lần thứ nhất với tập thể tông đồ chính ngày Phục sinh.
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giêsu đã hiện ra với một số phụ nữ (Mt 28,9) trong đó có bà Maria Magdala (Ga 20,11t), bà Gioanna và bà Maria mẹ Giacôbê (Lc 24,9t). Buổi chiều Ngài đã hiện ra với hai môn đệ đi đến làng Emmau (Lc 14,13t) và cũng chiều đó, Ngài lại hiện đến với các Tông đồ, có thể có một số môn đệ ở cùng các ông.
Có lẽ Đức Giêsu hiện ra với các ông về đêm khuya. Đang lúc hai môn đệ đi làng Emmau về kể cho các ông nghe việc Chúa hiện ra với mình, thì Đức Giêsu hiện ra. Đường đi từ Giêrusalem đến Emmau hơi xa, đi về phải muộn mới tới nơi.
Các cửa phòng đều đóng kín, Đức Giêsu đột ngột hiện ra đứng giữa các ông và nói :”Bình an cho các con”. Đây là lời chào bình thường của người Do thái mỗi khi gặp nhau. Trong bối cảnh của các Tông đồ khi đó, lời chúc của Đức Kitô chắc chắn đã có ý nghĩa đặc biệt cụ thể chứ không thể như ta chào bình thường, vì liền sau đó Ngài đã trao ban sứ mạng cho các ông.
Ngài cho các ông xem tay và cạnh sườn. Phải chăng Đức Kitô lưu giữ các dấu thương tích như một kỷ niệm… Hay để cho các tông đồ và môn đệ xem thấy dấu vết rành rành đó mà vững tin vào sự Phục sinh của Ngài ? Và Ngài thổi hơi và ban Thánh Thần :”Các con hãy nhận lấy Thánh Thần. Các con tha tội cho ai, thì người ấy được tha, các con cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ” (Ga 20,23). Hành động của Đức Kitô như lặp lại hình ảnh cuộc sáng tạo của Thiên Chúa Cha (St 1,1t). Đức Kitô qua cuộc Tử nạn và Phục sinh đã trở thành Đấng tái tạo một nhân lọai mới (Ga 3,5t ; Is 32,16).
Trong bài đọc 2 trích sách Công vụ tông đồ, thánh Luca còn cho chúng ta biết thêm về ngày lễ Hiện xuống : Khi đến lễ Ngũ tuần, mọi người đang tề tựu tại một nơi, có lẽ là tại nhà Tiệc ly, với số người là 120. Bỗng nhiên trời phát ra một tiếng, nghe như tiếng gió ào ào, vang dội khắp cả nhà. Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tan ra đậu xuống từng người một và ai nấy đều được đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói được tiếng nước ngòai. Sự kiện này làm cho các khách hành hương phải kinh ngạc vì ai nấy đều nghe nói tiếng bản xứ của mình. Họ phải sửng sốt và thán phục.
Chúng ta không biết Đức Giêsu đã thiết lập Giáo hội lúc nào, nhưng chúng ta biết chắc lễ Hiện xuống là ngày Đức Giêsu khai trương Giáo hội, Ngài giới thiệu Giáo hội cho muôn dân và cũng từ hôm nay các môn đệ chính thức được sai đi đến với muôn dân :”Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”, để các ông rao giảng Tin mừng về Nước Trời và làm cho muôn dân trở thành môn đệ Chúa Kitô.
II. CHÚA THÁNH THẦN BAN ĐẶC SỦNG NGÔN NGỮ
Được đầy tràn Thánh Thần trong buổi sáng lễ Hiện xuống, các Tông đồ cũng đón nhận được ơn đặc sủng về ngôn ngữ. Vì thế, các ông có thể nói cho những người đến hành hương tại Giêrusalem từ khắp nơi trên thế giới : mọi người đều hiểu theo ngôn ngữ của mình. Thánh Phêrô đã dùng đặc sủng ấy mà giới thiệu Đức Giêsu Nazareth cho những người tại Giêrusalem, và qua bài giảng nảy lửa ấy, đã có 3000 người trở lại. Đặc sủng ấy vẫn còn được ban cho Giáo hội và cho mọi thành phần trong Giáo hội hôm nay.
1. Ơn nói các thứ tiếng lạ
Sách Công vụ tông đồ thuật lại việc Chúa Thánh Thần ban đặc sủng ngôn ngữ cho các Tông đồ như sau :”Họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác , tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho” (Cv 2, 6). Mọi người đến xem đều lấy làm lạ khi thấy các ông nói được các tiếng thổ ngữ của mình một cách thành thạo.
Đây là một đặc sủng ngôn ngữ. Có hai cách chú giải về phép lạ ngôn ngữ này : có nhà chú giải cho rằng các Tông đồ nói tiếng lạ hoặc chỉ nói một thứ tiếng nhưng Thánh Thần tác động trên người nghe để họ hiểu được theo tiếng của họ. Cách thứ hai thì cho rằng quả thực Thánh Thần tác động trên các Tông đồ để các ngài có khả năng nói được các thứ tiếng ngoại ngữ. Theo mạch văn thì cách thứ hai có sức thuyết phục hơn : chính các thính giả la lên :”Chúng tôi đều nghe họ nói tiếng của chúng tôi mà ca tụng những kỳ công của Chúa” (Cv 2,11).
Phép lạ ngôn ngữ này là hình ảnh đối lại với câu chuyện tháp Babel xưa (St 11,1-11). Câu chuyện đó là ngày xưa, ở Babel, con cháu ông Noe đang nói cùng một thứ tiếng, nghĩa là đang hiểu nhau và đoàn kết với nhau, bỗng dưng để cho tính kiêu ngạo xúi dục muốn xây một cái tháp cao hơn trời để tỏ ra mình cao hơn Thiên Chúa, nên đã bị phạt khiến họ nói nhiều thứ tiếng, người này không còn hiểu người kia nữa, và chia rẽ nhau. Chuyện tháp Babel ngụ ý rằng khi con người không qui tụ quanh Thiên Chúa thì sẽ chia rẽ nhau, không hiểu nhau và không còn thông cảm với nhau được..
Hôm nay, với tác động của Chúa Thánh Thần, mọi dị biệt ngôn ngữ đã bị xóa bỏ để mọi người cùng nghe được sứ điệp Tin mừng. Nhân loại được giao hòa và hiệp nhất với nhau.
2. Nói về ngôn ngữ
Theo tự điển Đào duy Anh thì : tự mình nói ra là ngôn, đáp lại kẻ khác gọi là ngữ. Hay nói cách khác, ngôn ngữ là “nói năng”. Ngôn ngữ bất đồng là tiếng nói không giống nhau, không thể nói chuyện cùng nhau. Có nhiều loại ngôn ngữ, ta tạm chia làm 3 loại :
a) Ngôn ngữ bằng lời nói
Đây là thứ ngôn ngữ dành riêng cho con người có trí khôn. Con vật dù có thông minh mấy cũng không thể xử dụng được thứ ngôn ngữ này vì nó đòi hỏi phải có lý trí để hiểu biết lời mình nói. Con yểng, con nhòng, con sáo... có thể bắt chước tiếng người nói lại được một vài câu, nhưng chúng chỉ nói lại như cái máy vi âm chứ không hiểu biết gì cả.
Vì con người có thể hiểu được lời mình nói và phải chịu trách nhiệm về lời nói đó, nên người ta mới khuyên :
Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
(Ca dao)
Ngôn ngữ này cũng liên quan đến tiếng cười, tiếng khóc. Cười hay khóc đều biểu lộ niềm vui hay nỗi buồn của con người. Cười khóc cũng là đặc tính riêng biệt của con người, cần phải có sự hiểu biết thì mới có thể cười hay khóc được, con vật không có khả năng này. Vì thế người ta nói :
Làm người có miệng có môi,
Khi buồn thì khóc, khi vui lại cười.
(Ca dao)
b) Ngôn ngữ bằng chữ viết
Ngày xưa, người ta có những tư tưởng rất hay, rất thâm thúy, có cả những phát minh nữa như Thánh Kinh Thiên Chúa Giáo, giáo lý của Phật Thích Ca, triết lý của Socrates, Platon, Aristote, Lão Tử, Khổng Tử... làm thế nào có thể truyền lại cho hậu thế , nếu không dùng đến ký tự, chữ viết đủ mọi loại vì ngày xưa chưa có máy vi âm như ngày nay ?
Trong những kim tự tháp ở Ai cập, còn có nhiều loại chữ viết kỳ bí mà ngày nay người ta cũng chưa giải mã được, chưa hiểu được ý nghĩa của những chữ viết đó.
c) Ngôn ngữ bằng cử chỉ
Khi nói tới ngôn ngữ thì không nhất thiết là phải nói tới lời nói hay nói năng, còn có một thứ ngôn ngữ khác không cần phải nói năng mà ai cũng hiểu được, đó là “cử chỉ”. Ngôn ngữ cử chỉ đây là một qui ước người ta đặt ra với nhau và cho nó một ý nghĩa để người ta có thể hiểu nhau được.
Có những cử chỉ mang một ý nghĩa phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể hiểu được, ví dụ : cười biểu lộ sự vui tươi, khóc biểu lộ sự buồn bã, gật đầu tỏ vẻ đồng ý, lắc đầu tỏ ý từ chối.
Dĩ nhiên có một số cử chỉ khác mang ý nghĩa theo qui ước mà người ta phải học thì mới hiểu được, ví dụ “xê-ma-pho, hay cử điệu bằng tay của những người câm.
3. Ngôn ngữ của chúng ta
a) Ngôn ngữ tự nhiên
Trong đời sống hằng ngày, việc trao đổi tư tưởng và tâm tình thường diễn tả bằng lời nói vì đó là thứ truyền thông rất hiệu nghiệm và phổ biến. Chỉ có người nào câm mới bị loại trừ ra khỏi thứ ngôn ngữ này.
Chúng ta cũng phải lưu ý trong việc dùng ngôn ngữ bằng lời nói vì nó dễ đưa tới hậu quả xấu khi chúng ta cẩu thả trong lời nói, thiếu suy nghĩ như người ta khuyên :”Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Người xưa khuyên chúng ta phải thận trọng trong lời nói :
Nhất ngôn thuyết quá, tứ mã nan truy.
(Một lời nói sai trái thì bốn con ngựa đuổi không kịp)
Chúa Giêsu cũng nhắc nhở chúng ta là sẽ bị lên án về lời nói của mình :”Loài rắn độc kia, xấu như các ngươi, thì làm sao nói điều tốt được ? Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra. Người tốt thì rút cái tốt từ kho tàng tốt của mình ; kẻ xấu thì rút cái xấu từ kho tàng xấu của mình. Tôi nói cho các ngươi hay : đến ngày phán xét, người ta sẽ phải trả lời về mọi điều vô ích mình đã nói. Vì nhờ lời nói của anh em mà anh em sẽ được trắng án ; và cũng tại lời nói của anh em mà anh sẽ bị kết án”(Mt 12,34-37 ; Mc 3,29 . Lc 12,10).
b) Ngôn ngữ thiêng liêng hay thần bí
Trong đời sống thiêng liêng chúng ta còn có loại ngôn ngữ thần bí mà không có cách nào diễn tả được. Đó là ngôn ngữ đức tin và ngôn ngữ của tình yêu. Chúng ta chỉ có thể có được ngôn ngữ này khi chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa, hai tâm hồn đã kết hợp với nhau để không còn phân biệt được Chúa nói với ta hay ta nói với Chúa , vì lúc đó “tôi sống mà không phải tôi sống mà Chúa Kitô sống trong tôi”, tôi đã nên một với Người.
Bình thường khi cầu nguyện thì ta nói , Chúa nghe , đôi lúc Chúa nói, ta nghe, nhưng đến giai đoạn cao nhất là không còn nói, không còn nghe. Chúng ta có thể chia thành 4 giai đoạn theo tứ tự sau đây:
1/ Ta nói, Chúa nghe.
2/ Chúa nói, ta nghe.
3/ Không ai nói, cả hai chỉ nghe.
4/ Không ai nói mà cũng không ai nghe.
Tất cả chỉ là một sự im lặng tuyệt đối.
Truyện : Trong phòng thông dịch viên.
Người ta mới phát minh được một cái máy kỳ diệu. Nó là một óc điện tử có thể dịch ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Hiện thời, máy chỉ có thể dịch tiếng Nga sang tiếng Anh. Nhưng bước đầu đã thành công, một bước tiến vĩ đại, và chắc thế nào những bước sau cũng sẽ thành công hơn.
Hiện nay trong những hội nghị quốc tế chẳng hạn như hội nghị Minh ước Bắc Đại tây dương ở Paris, hay tại Liên hiệp quốc ở New York, người ta còn phải dùng thông dịch viên, đây cũng là một thành công chói lọi của kỹ thuật tân tiến. Các đại biểu trong hội nghị chỉ cần đưa máy nghe lên tai thì tức khắc họ sẽ nghe diễn giả đang nói tiếng Ba tư nói thành tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Ý… từng câu một, tòan thể bài diễn văn được dịch ra và chuyền lại cho các thính giả nghe.
Người ta có thể so sánh việc này với phép lạ về ngôn ngữ của Chúa Thánh Thần hiện xuống. Lúc các Tông đồ còn đang sợ sệt lo ngại vì Đức Giêsu đã lên trời. Họ đóng cửa ở trong phòng, không biết làm thế nào để thực hiện được lời Chúa dạy là biến đổi thế gian. Rồi một buổi sáng nọ, bỗng nhiên Chúa Thánh Thần hiện xuống dưới hình thức cơn gió lốc. Các Tông đồ tự nhiên thấy vững tâm mạnh dạn. Họ mở cửa, ra ngòai đường và bắt đầu giảng.Trước mặt họ là một đám đông dân chúng hỗn độn, gốc cả 15 nước và nói 15 thứ tiếng. Thế mà khi Tông đồ nói, mỗi người nghe như Tông đồ nói tiếng xứ mình. Tất cả đều hiểu rằng Tông đồ giảng về Tình thương và Hòa bình. Thông dịch viên là ai ? Đó là Đức Chúa Thánh Thần.
4. Ngôn ngữ và loan báo Tin mừng
Thánh Phaolô bảo : có nhiều đặc sủng, có nhiều cách phục vụ khác nhau trong Giáo hội. Nhưng các đặc sủng ấy chỉ nhằm phục vụ lợi ích chung… Khi chúng ta được chịu phép rửa tội và đặc biệt trong ngày lễ hôm nay, Chúa Thánh Thần đều ban cho mỗi người chúng ta đặc sủng ngôn ngữ để chúng ta loan báo Tin mừng, để làm trọn sứ mạng tiên tri của mình.
Ngôn ngữ đây không nhất thiết phải là lời nói hay chữ viết, mà là cử chỉ, điệu bộ ; hay nói cách khác, ngôn ngữ này là chính con người chúng ta, cuộc sống thực tế hằng ngày của ta. Loan báo Tin mừng bằng lời nói hay chữ viết có thể vượt trên khả năng của ta, nhưng ngôn ngữ bằng cuộc sống hằng ngày thì phù hợp với tất cả mọi người, trong mọi hoàn cảnh. Chính cuộc sống gương mẫu của ta là một bằng chứng hùng hồn nói lên sự hiện hữu của Thiên Chúa. Gương sáng của ta là một sức mạnh lôi kéo mọi người đến với Chúa, một việc làm có tính cách thuyết phục đến nỗi không thể từ chối được. Vì :
Lời nói như gió lung lay ,Gương bày như tay lối kéo.
(Tục ngữ)
Ánh sáng soi vào trong đêm tối sẽ làm cho bóng tối biến đi. Sứ mạng của ánh sáng là phải chiếu vào nơi tối tăm, mà chúng ta là ánh sáng thế gian (Mt 5,14) thì chúng ta có nhiệm vụ phải làm cho thế gian u tối phải bừng lên ánh sáng Chúa Kitô như lời Ngài dạy :”Ánh sáng của anh em phải chiếu giãi trước mặt thiên hạ, để họ thấy những công việc tốt đẹp anh em làm, mà tôn vinh Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).
Chính cuộc đời gương mẫu của ta sẽ trở thành một bài giảng hùng hồn khiến họ cảm phục, một bài giảng không cần dùng lời nói mà có sức lôi kéo không thể cưỡng lại được, dĩ nhiên phải cùng với sự hỗ trợ của Chúa Thánh Thần, Đấng thánh hoá Giáo hội và mỗi người.
Truyện : Bài giảng biết đi.
Một buổi chiều của năm 1953, các ký giả và một số nhân viên chính phủ tập trung tại một nhà ga xe lửa ở Chicago, Hoa kỳ để chào đón một người được giải thưởng Nobel hoà bình năm 1952.
Người vừa xuống khỏi xe lửa là một người đàn ông to lớn, tóc ngắn và mang một chòm râu cắt gọn ghẽ. Các máy hình chớp liên hồi. Các nhân viên cao cấp của thành phố đang rộng tay để đón chào vị thượng khách.
Người được giải Nobel hoà bình cám ơn mọi người rồi bỗng đưa mắt nhìn vào một chỗ nào đó trên sân ga. Ông xin kiếu vài phút để đi thẳng về hướng ấy. Mọi người đều tưởng ông đã để quên một hành lý nào chăng.
Ông băng qua đám đông đi thẳng tới một người đàn bà có tuổi đang khệ nệ với hai vali nặng. Ông giơ tay đỡ lấy một chiếc vali, mỉm cười với bà rồi dẫn bà ra một chiếc xe buýt gần đó. Khi giúp người đàn bà lên xe, ông không quên chúc bà thượng lộ bình an. Quay lại với đám đông đang chờ đợi, ông nói :”Xin lỗi quí vị vì đã bắt quí vị chờ đợi”.
Người được giải Nobel hoà bình năm 1953 ấy, không ai khác hơn là bác sĩ Albert Schweitser, nhà truyền giáo nổi tiếng đã hy sinh cả cuộc đời cho những người nghèo tại Phi châu. Chứng kiến cử chỉ của ông, một người trong ban tổ chức đón tiếp ông hôm đó, đã nói với một ký giả :”Đây là lần đầu tiên tôi thấy một bài giảng biết đi”.
(R.D. Wahrheit, Ánh sáng hy vọng, tr 41-42)
Lễ Thăng Thiên: Cảm tạ Chúa
+ GM Gioan B Bùi Tuần
08:13 09/06/2011
Trên đường về trời, người môn đệ Chúa luôn hướng về Chúa. Có một sức thiêng thường xuyên thu hút lòng họ đến với Chúa. Họ không biết lúc nào sẽ bước vào cõi sau. Nhưng bất cứ lúc nào còn trên cõi đời này, họ vẫn cảm tạ Chúa nhân lành.
Việc cảm tạ của họ nhắc lại những biến cố đời họ. Đặc điểm của những biến cố đó là sự Chúa can thiệp vào đời họ. Sự can thiệp của Chúa được họ cảm nghiệm một cách sống động và riêng tư. Họ nếm được niềm vui linh thiêng của tình yêu Chúa dành cho họ.
Vì đề cập đến tình yêu, họ cảm tạ Chúa một cách thân mật nhẹ nhàng và khiêm tốn. Trong cảm tạ vẫn có sám hối và phó thác.
Ở đây, xin được phép chia sẻ một số khởi điểm, từ đó xuất phát tâm tình cảm tạ.
1. Cảm tạ, vì được Chúa cứu chữa
Cuộc đời người môn đệ Chúa có nhiều quãng rất nguy hiểm. Đã từng đứng trước vực thẳm thất vọng. Đã từng trải qua sóng gió có thể chết chìm. Đã từng bị sư tử, sói dữ săn đuổi để cắn xé. Những trường hợp như thế kéo dài. Tưởng chừng không sao thoát chết. Nhưng họ đã được Chúa cứu. Chúa đến một cách bất ngờ. Chúa cứu một cách lạ lùng. Người môn đệ Chúa như được chạm vào bàn tay vô hình của Chúa. Họ trở về với Chúa mỗi ngày mỗi thiết tha hơn, đó là cốt yếu của lòng cảm tạ.
Họ được cứu chữa không phải một lần. Có thể nói sự cứu chữa của Chúa vẫn được thực hiện mỗi ngày. Bởi vì con người có bao giờ là hết yếu đuối.
Đến đây, xin nói về sự Chúa cứu họ khỏi những hiểm nguy đối với phần rỗi trong bản thân họ.
Xưa, nhiều người đã khoe là họ đã nhân danh Chúa mà nói tiên tri, mà trừ quỷ, mà làm nhiều phép lạ. Thành tích quá nhiều và xem như tốt lành. Nhưng Chúa đã không bằng lòng, hơn nữa Chúa còn mắng trách "Ta không hề biết các ngươi. Hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác" (Mt 7,23). Bởi vì họ không làm theo thánh ý Chúa.
Nay, cái nhìn chủ quan, tự hào về thành tích vẫn còn. Người môn đệ Chúa nhiều khi mắc chứng bệnh đó một cách trầm trọng mà không hay biết. Nhưng Chúa biết, Người đã và đang cứu chữa họ. Không phải mọi môn đệ Chúa đều đón nhận, hoặc có đón nhận nhưng chậm và không trọn vẹn. Vì thế, trong cảm tạ họ vẫn phải sám hối khiêm nhường và xin ơn tỉnh thức, để biết làm mọi việc theo thánh ý Chúa.
Ngoài ra trong con người thường có nhiều sự ác ẩn khuất. Chúng chôn vùi dưới lớp sâu tiềm thức. Những sự ác đó là một chuỗi dài phức tạp, như những tham vọng, những ảo tưởng, những bất mãn, những tổn thương trong các liên hệ, những định kiến, những ghen tương, những tự đắc. Chúng có thể ví như những siêu vi trùng khó phát hiện nhưng phá hoại sức khoẻ thân xác con người một cách tàn bạo. Cũng vậy, những sự ác giấu ẩn chìm sâu trong đáy lòng con người vẫn là một lực lượng xấu có sức đẩy chúng ta sống sai thánh ý Chúa. Chúng cần phải được khống chế. Ai có thể làm chuyện đó?
Thánh Phaolô, sau khi khiêm tốn nói ra cảnh xung đột khốc liệt trong nội tâm mình, đã kết luận: "Tôi là một người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 7,24).
Đúng vậy, chỉ có Đức Giêsu Kitô mới có thể cứu chúng ta. Các môn đệ Chúa hôm nay phải xác tín sự thực đó. Nhưng biết bao lần chúng ta đã không cộng tác với Đức Kitô trong việc cứu độ đó. Tuy nhiên, Chúa vẫn không ngừng ban ơn cứu độ. Chúng ta hết lòng cảm tạ Chúa. Trong cảm tạ, chúng ta sám hối về những lỗi phạm đến ơn cứu độ. Chúng ta phó thác thiện chí quyết tâm của chúng ta cho Chúa nhân lành.
2. Cảm tạ, vì được Chúa ủi an
Thánh Phaolô viết: "Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi thương xót, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách" (2 Cr 1,3-9).
Sự ủi an, mà thánh Phaolô nói ở đây là sự ủi an trong những gian nan thử thách. Chứ không phải là sự ủi an trong những thành công.
Các môn đệ Chúa hôm nay cần nhận định về thứ ủi an trong những cơn khổ cực mình gặp. Những khổ cực đó có thể là "những dồn ép, những hoang mang, những ngược đãi, những quật ngã", nói tắt là "chính cuộc thương khó của Chúa Giêsu" mà thánh Phaolô đã nói về chính mình (x. 2 Cr 4,8-10).
Chỉ những ủi an nâng đỡ trong gian khổ mới có sức làm chứng cho Chúa. Niềm ủi an được người môn đệ Chúa cảm nghiệm như một nỗi vui mừng chan chứa. "Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó" (2 Cr 7,4).
Họ vui, vì thấy mình được Chúa ban ơn thêm sức để luôn trung thành với bổn phận Chúa trao, cho dù họ bị đe doạ, chống đối, cản ngăn.
Họ vui, vì thấy mình hèn yếu mà lại được Chúa yêu thương nâng đỡ. Mình chỉ là một chiếc bình sành dễ vỡ, thế mà Chúa lại dùng để đựng một kho tàng vô giá là sứ điệp của tình thương Chúa vô biên vô bờ.
Họ vui, vì những ủi an họ nhận được từ Chúa, lại được họ chia sẻ cho những người khác, để mọi người khổ đau đều đón nhận được hy vọng, tình yêu, ân sủng và sự sống.
3. Cảm tạ Chúa, vì được Chúa sai đi
Người môn đệ Chúa vâng lời Chúa dạy: "Anh em đã nhận được nhưng không, thì cũng hãy cho đi nhưng không" (Mt 10,8). Đó là sai đi.
Điều mà họ muốn cho đi hơn hết là niềm tin cậy tuyệt đối vào Đức Giêsu Kitô. Khi họ nhận được ơn cứu độ và niềm an ủi đỡ nâng, họ đã gặp được Đức Kitô. Được gặp Đức Kitô, họ nhận lãnh được sự cứu độ, sự sống, ân sủng và tình yêu. Họ thấy mình có hy vọng chắc chắn sẽ được về với Cha trên trời.
Vì thế, họ dám quả quyết như thánh Phaolô: "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt đối là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rơm rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người" (Pl 3,8-9).
Được biết Đức Giêsu Kitô là nhận lãnh một ân huệ lớn lao. Thánh Phaolô viết: "Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để nên vô hiệu" (2 Cr 6,1). Họ nhận thức bổn phận chia sẻ đó là thiêng liêng cao cả và đem lại ơn cứu độ.
Lúc nào họ sẽ thực hiện trách nhiệm chia sẻ đó? Thưa bất cứ lúc nào cũng là thời gian thuận tiện. Người môn đệ Chúa sẽ nói: Ngay bây giờ. Cách chia sẻ sẽ linh động, nhưng bao giờ cũng là làm chứng về Chúa do động lực của Chúa Thánh Thần.
Vì thế, trong cảm tạ Chúa, họ ra đi loan báo Tin Mừng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Họ không ngừng cầu khẩn. Họ tin Chúa đoái nhìn đến họ. "Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lc 11,13).
Lạy Chúa, con xin cảm tạ Chúa đã không ngừng thanh luyện con, để đời con sẽ là bài ca cảm tạ đầy những cảm nghiệm về Chúa, có sức làm chứng cho Chúa, dọn đường cho Đức Kitô là Tin Mừng cứu độ.
Việc cảm tạ của họ nhắc lại những biến cố đời họ. Đặc điểm của những biến cố đó là sự Chúa can thiệp vào đời họ. Sự can thiệp của Chúa được họ cảm nghiệm một cách sống động và riêng tư. Họ nếm được niềm vui linh thiêng của tình yêu Chúa dành cho họ.
Vì đề cập đến tình yêu, họ cảm tạ Chúa một cách thân mật nhẹ nhàng và khiêm tốn. Trong cảm tạ vẫn có sám hối và phó thác.
Ở đây, xin được phép chia sẻ một số khởi điểm, từ đó xuất phát tâm tình cảm tạ.
1. Cảm tạ, vì được Chúa cứu chữa
Cuộc đời người môn đệ Chúa có nhiều quãng rất nguy hiểm. Đã từng đứng trước vực thẳm thất vọng. Đã từng trải qua sóng gió có thể chết chìm. Đã từng bị sư tử, sói dữ săn đuổi để cắn xé. Những trường hợp như thế kéo dài. Tưởng chừng không sao thoát chết. Nhưng họ đã được Chúa cứu. Chúa đến một cách bất ngờ. Chúa cứu một cách lạ lùng. Người môn đệ Chúa như được chạm vào bàn tay vô hình của Chúa. Họ trở về với Chúa mỗi ngày mỗi thiết tha hơn, đó là cốt yếu của lòng cảm tạ.
Họ được cứu chữa không phải một lần. Có thể nói sự cứu chữa của Chúa vẫn được thực hiện mỗi ngày. Bởi vì con người có bao giờ là hết yếu đuối.
Đến đây, xin nói về sự Chúa cứu họ khỏi những hiểm nguy đối với phần rỗi trong bản thân họ.
Xưa, nhiều người đã khoe là họ đã nhân danh Chúa mà nói tiên tri, mà trừ quỷ, mà làm nhiều phép lạ. Thành tích quá nhiều và xem như tốt lành. Nhưng Chúa đã không bằng lòng, hơn nữa Chúa còn mắng trách "Ta không hề biết các ngươi. Hãy xéo đi cho khuất mắt Ta, hỡi bọn làm điều gian ác" (Mt 7,23). Bởi vì họ không làm theo thánh ý Chúa.
Nay, cái nhìn chủ quan, tự hào về thành tích vẫn còn. Người môn đệ Chúa nhiều khi mắc chứng bệnh đó một cách trầm trọng mà không hay biết. Nhưng Chúa biết, Người đã và đang cứu chữa họ. Không phải mọi môn đệ Chúa đều đón nhận, hoặc có đón nhận nhưng chậm và không trọn vẹn. Vì thế, trong cảm tạ họ vẫn phải sám hối khiêm nhường và xin ơn tỉnh thức, để biết làm mọi việc theo thánh ý Chúa.
Ngoài ra trong con người thường có nhiều sự ác ẩn khuất. Chúng chôn vùi dưới lớp sâu tiềm thức. Những sự ác đó là một chuỗi dài phức tạp, như những tham vọng, những ảo tưởng, những bất mãn, những tổn thương trong các liên hệ, những định kiến, những ghen tương, những tự đắc. Chúng có thể ví như những siêu vi trùng khó phát hiện nhưng phá hoại sức khoẻ thân xác con người một cách tàn bạo. Cũng vậy, những sự ác giấu ẩn chìm sâu trong đáy lòng con người vẫn là một lực lượng xấu có sức đẩy chúng ta sống sai thánh ý Chúa. Chúng cần phải được khống chế. Ai có thể làm chuyện đó?
Thánh Phaolô, sau khi khiêm tốn nói ra cảnh xung đột khốc liệt trong nội tâm mình, đã kết luận: "Tôi là một người khốn nạn. Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này? Tạ ơn Chúa, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta" (Rm 7,24).
Đúng vậy, chỉ có Đức Giêsu Kitô mới có thể cứu chúng ta. Các môn đệ Chúa hôm nay phải xác tín sự thực đó. Nhưng biết bao lần chúng ta đã không cộng tác với Đức Kitô trong việc cứu độ đó. Tuy nhiên, Chúa vẫn không ngừng ban ơn cứu độ. Chúng ta hết lòng cảm tạ Chúa. Trong cảm tạ, chúng ta sám hối về những lỗi phạm đến ơn cứu độ. Chúng ta phó thác thiện chí quyết tâm của chúng ta cho Chúa nhân lành.
2. Cảm tạ, vì được Chúa ủi an
Thánh Phaolô viết: "Chúc tụng Thiên Chúa là Thân Phụ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. Người là Cha giàu lòng từ bi thương xót, và là Thiên Chúa hằng sẵn sàng nâng đỡ ủi an. Người luôn nâng đỡ ủi an chúng ta trong mọi cơn gian nan thử thách" (2 Cr 1,3-9).
Sự ủi an, mà thánh Phaolô nói ở đây là sự ủi an trong những gian nan thử thách. Chứ không phải là sự ủi an trong những thành công.
Các môn đệ Chúa hôm nay cần nhận định về thứ ủi an trong những cơn khổ cực mình gặp. Những khổ cực đó có thể là "những dồn ép, những hoang mang, những ngược đãi, những quật ngã", nói tắt là "chính cuộc thương khó của Chúa Giêsu" mà thánh Phaolô đã nói về chính mình (x. 2 Cr 4,8-10).
Chỉ những ủi an nâng đỡ trong gian khổ mới có sức làm chứng cho Chúa. Niềm ủi an được người môn đệ Chúa cảm nghiệm như một nỗi vui mừng chan chứa. "Tâm hồn tôi chứa chan niềm an ủi và tràn ngập nỗi vui mừng trong mọi cơn gian nan khốn khó" (2 Cr 7,4).
Họ vui, vì thấy mình được Chúa ban ơn thêm sức để luôn trung thành với bổn phận Chúa trao, cho dù họ bị đe doạ, chống đối, cản ngăn.
Họ vui, vì thấy mình hèn yếu mà lại được Chúa yêu thương nâng đỡ. Mình chỉ là một chiếc bình sành dễ vỡ, thế mà Chúa lại dùng để đựng một kho tàng vô giá là sứ điệp của tình thương Chúa vô biên vô bờ.
Họ vui, vì những ủi an họ nhận được từ Chúa, lại được họ chia sẻ cho những người khác, để mọi người khổ đau đều đón nhận được hy vọng, tình yêu, ân sủng và sự sống.
3. Cảm tạ Chúa, vì được Chúa sai đi
Người môn đệ Chúa vâng lời Chúa dạy: "Anh em đã nhận được nhưng không, thì cũng hãy cho đi nhưng không" (Mt 10,8). Đó là sai đi.
Điều mà họ muốn cho đi hơn hết là niềm tin cậy tuyệt đối vào Đức Giêsu Kitô. Khi họ nhận được ơn cứu độ và niềm an ủi đỡ nâng, họ đã gặp được Đức Kitô. Được gặp Đức Kitô, họ nhận lãnh được sự cứu độ, sự sống, ân sủng và tình yêu. Họ thấy mình có hy vọng chắc chắn sẽ được về với Cha trên trời.
Vì thế, họ dám quả quyết như thánh Phaolô: "Tôi coi tất cả mọi sự là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt đối là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của tôi. Vì Người, tôi đành mất hết, và tôi coi tất cả như rơm rác, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người" (Pl 3,8-9).
Được biết Đức Giêsu Kitô là nhận lãnh một ân huệ lớn lao. Thánh Phaolô viết: "Anh em đã lãnh nhận ân huệ của Thiên Chúa, thì đừng để nên vô hiệu" (2 Cr 6,1). Họ nhận thức bổn phận chia sẻ đó là thiêng liêng cao cả và đem lại ơn cứu độ.
Lúc nào họ sẽ thực hiện trách nhiệm chia sẻ đó? Thưa bất cứ lúc nào cũng là thời gian thuận tiện. Người môn đệ Chúa sẽ nói: Ngay bây giờ. Cách chia sẻ sẽ linh động, nhưng bao giờ cũng là làm chứng về Chúa do động lực của Chúa Thánh Thần.
Vì thế, trong cảm tạ Chúa, họ ra đi loan báo Tin Mừng dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Họ không ngừng cầu khẩn. Họ tin Chúa đoái nhìn đến họ. "Nếu anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người" (Lc 11,13).
Lạy Chúa, con xin cảm tạ Chúa đã không ngừng thanh luyện con, để đời con sẽ là bài ca cảm tạ đầy những cảm nghiệm về Chúa, có sức làm chứng cho Chúa, dọn đường cho Đức Kitô là Tin Mừng cứu độ.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Văn kiện của Hội đồng giám mục Hoa Kỳ về trợ tử sẽ được xem xét lần đầu tiên bởi toàn thể hội đồng
Bùi Hữu Thư
06:50 09/06/2011
Hoa Thịnh Đốn (CNS) – Khi các giám mục Hoa Kỳ xem xét một thông tư được đề nghị về việc trợ tử bởi bác sĩ trong buổi họp trung tuần tháng 6 tại Seattle, đây sẽ là lần đầu tiên toàn thể hội đồng sẽ duyệt xét một trong những vấn đề có nhiều tranh luận mâu thuẫn nhất trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay.
Một cuộc thống kê Gallup Poll được phổ biến ngày 31 tháng 5 cho thấy người Mỹ gần như hoàn toàn chia thành hai phe trong vấn đề trợ tử bỏi một bác sĩ hơn các vấn đề khác, kể cả việc phá thai, sanh con không hỏi cưới, quan hệ đồng tính nam và nữ, hay thí nghiệm y khoa dùng xúc vật.
Khi được hỏi việc trợ tử bởi bác sĩ có được luân lý chấp nhận hay không, 45 phần trăm cho hay họ cho rằng được và 48 phần trăm nói là không được – do đó sự khác biệt nằm trong mức độ sai lệch cộng hay trừ 4 phần trăm của cuộc thăm dò này có thể chấp nhận.
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo ở Galveston-Houston, chủ tịch Uỷ Ban Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói đây là thời điểm đúng lúc của thông tư “Sống mỗi ngày với đầy đủ phẩm giá.”
Đức Hồng Y viết về thông tư được đề nghị, trong một bản tin gửi giới truyền thông: "Nhiều năm bất động sau đạo luật năm 1994 của tiểu bang Oregon cho phép bác sĩ được trợ tử, phong trào trợ tử đã tỏ ra có những sinh hoạt bộc phát.”
Đức Hồng Y tiếp: "Nỗ lực mới này đã đưa đến việc ban hành một đạo luật theo kiểu Oregon tại tiểu bang Washington bằng một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 11, 2008; một toà án tối cao tiểu bang Montana phán quyết rằng trợ tử không trái với chính sách công cộng của tiểu bang này; ngoài ra còn có nhiều nỗ lực đồng thời để có sự ban hành các đạo luật tương tự tại nhiều tiểu bang ở New England và miền Tây Hoa Kỳ.”
Ngài nói: "Giáo hội cần đáp ứng đúng lúc và một cách minh bạch đối với thách đố được phục hồi này,vì chắc chắn sẽ có nhiều tiểu bang khác cũng theo đuổi đường hướng này trong những năm tới.”
Mặc dầu Uỷ Ban Điều Hành của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phổ biến một thông tư ngắn gọn về “An Lạc Tử” năm 1991, các giám mục chưa bao giờ thảo luận vấn đề này như một toàn bộ. Thông tư năm 1991 nói an lạc tử vi phạm luật lệ thiêng liêng, phẩm giá con người và căn bản của “Những niềm tin của người Hoa kỳ về nhân quyền và binh đẳng."
Thông tư về chính sách được đề nghị để chống lại hai luận điệu của những người ủng hộ việc trợ tử, đã được nghiên cứu và soan thảo từ tháng 11 – nói rằng luận điệu của họ khẳng định sự “lựa chọn của bệnh nhân” và bầy tỏ “lòng thương cảm” về sự đau đớn của họ. Phong trào trợ tử đã có lần được mang danh hiệu Hiệp Hội Hemlock, nay đổi tên là phong trào “Thương Cảm và Lựa Chọn” (Compassion and Choice.)
Tài liệu nói việc trợ tử bởi bác sĩ không cổ võ cho lòng thưong cảm vì mục tiêu không phải là loại trừ sự đau đớn mà là diệt trừ bệnh nhân. Thông tư nói lòng thương cảm thật sự phải tận hiến cho việc đáp ứng các nhu cầu của bệnh nhân và cam kết cho có sự bình đẳng về nhân phẩm của họ.
Thông tư cũng nói: Thực hành này cũng giảm thiểu sự tự do của bệnh nhân khi ép buộc họ, một khi xã hội tuyên bố là việc tự tử của một số người là tốt và có thể chấp nhận trong khi lại tìm cách để ngăn không cho những người khác tự tử là mâu thuẫn.
Thông tư lý luận rằng trợ tử sẽ không phù trợ cho việc săn sóc người hấp hối mà còn là một sự thay thế sai trái, vì cuối cùng có thể trở nên một sự bào chữa cho việc ngăn cản những săn sóc y tế tốt hơn cho những người bệnh nặng, kể cả những người không hề coi việc tự tử là một chọn lựa của họ.
Thông tư nói về sự đau khổ và sợ hãi của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và tầm quan trọng của việc săn sóc người hấp hối để gìn giữ sự sống. Thông tư nói lên ưu tư của giáo hội đối với những người có ý đinh tự tử, thông tư phản đối việc trợ tử bởi bác sĩ, và sự hòa hợp của lập trường này với nguyên tắc bình đẳng về nhân quyền, và các nguyên tắc đạo đức của chức nghiệp y khoa.
Nếu văn kiện “Sống mỗi ngày với đầy đủ phầm giá” được thông qua, sẽ được phổ biến kèm theo nhiều tài liệu về các dữ kiện về các vấn đề như vai trò của sự trầm cảm, quan điểm của các chuyên gia về y tế, trợ tử như một đe dọa đối với việc săn sóc tốt đẹp cho người hấp hối, và các bài học thu nhận được từ các tiểu bang Oregon và Washington, cũng như từ Hòa Lan và các đề tài khác.
Trong trường hợp tài liệu này sẽ bị đem ra thảo luận và bỏ phiếu tại một trong hai tiểu bang nơi việc trợ tử bởi bác sĩ đã được dân chúng bỏ phiếu thuận, thì các buổi họp khoáng đại vào mùa xuân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại các thành phố Hoa Kỳ, và địa điểm khác nhau sẽ được ấn định nhiều năm trước đó.
Một phúc trình mới đây về trợ tử bởi bác sĩ tại tiểu bang Washington trong năm 2010 – đúng một năm sau khi đaọ luật được ban hành – cho thấy 68 bác sĩ khác nhau đã viết các toa thuốc chết người cho 87 bệnh nhân. Nha Y Tế cho hay ít ra cũng có 51 bệnh nhân đã chết vì dùng thuốc trong khi 15 nguời kia chết mà không dùng thuốc độc.
Còn sáu người khác cũng chết, nhưng tiểu bang không biết là họ có dùng thuốc độc hay không; Nha Y Tế cho hay họ không biết con số 15 người còn lại còn sống hay đã chết.
Trong phúc trình nghiên cứu 10 tháng trong năm 2009, Nha Y Tế tiểu bang nói, họ đánh lạc mất 20 bệnh nhân đã xin và đã nhận toa thuốc trợ tử. Ít ra cũng có 36 người chết vì trợ tử tại tiểu bang Washington trong năm 2009.
Vì việc trợ tử bởi bác sĩ đã chính thức hợp pháp tại Oregon từ năm 1998, đã được báo cáo có 525 người chết vì trợ tử tại đây.
Một cuộc thống kê Gallup Poll được phổ biến ngày 31 tháng 5 cho thấy người Mỹ gần như hoàn toàn chia thành hai phe trong vấn đề trợ tử bỏi một bác sĩ hơn các vấn đề khác, kể cả việc phá thai, sanh con không hỏi cưới, quan hệ đồng tính nam và nữ, hay thí nghiệm y khoa dùng xúc vật.
Khi được hỏi việc trợ tử bởi bác sĩ có được luân lý chấp nhận hay không, 45 phần trăm cho hay họ cho rằng được và 48 phần trăm nói là không được – do đó sự khác biệt nằm trong mức độ sai lệch cộng hay trừ 4 phần trăm của cuộc thăm dò này có thể chấp nhận.
Đức Hồng Y Daniel N. DiNardo ở Galveston-Houston, chủ tịch Uỷ Ban Phò Sự Sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ nói đây là thời điểm đúng lúc của thông tư “Sống mỗi ngày với đầy đủ phẩm giá.”
Đức Hồng Y viết về thông tư được đề nghị, trong một bản tin gửi giới truyền thông: "Nhiều năm bất động sau đạo luật năm 1994 của tiểu bang Oregon cho phép bác sĩ được trợ tử, phong trào trợ tử đã tỏ ra có những sinh hoạt bộc phát.”
Đức Hồng Y tiếp: "Nỗ lực mới này đã đưa đến việc ban hành một đạo luật theo kiểu Oregon tại tiểu bang Washington bằng một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng 11, 2008; một toà án tối cao tiểu bang Montana phán quyết rằng trợ tử không trái với chính sách công cộng của tiểu bang này; ngoài ra còn có nhiều nỗ lực đồng thời để có sự ban hành các đạo luật tương tự tại nhiều tiểu bang ở New England và miền Tây Hoa Kỳ.”
Ngài nói: "Giáo hội cần đáp ứng đúng lúc và một cách minh bạch đối với thách đố được phục hồi này,vì chắc chắn sẽ có nhiều tiểu bang khác cũng theo đuổi đường hướng này trong những năm tới.”
Mặc dầu Uỷ Ban Điều Hành của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phổ biến một thông tư ngắn gọn về “An Lạc Tử” năm 1991, các giám mục chưa bao giờ thảo luận vấn đề này như một toàn bộ. Thông tư năm 1991 nói an lạc tử vi phạm luật lệ thiêng liêng, phẩm giá con người và căn bản của “Những niềm tin của người Hoa kỳ về nhân quyền và binh đẳng."
Thông tư về chính sách được đề nghị để chống lại hai luận điệu của những người ủng hộ việc trợ tử, đã được nghiên cứu và soan thảo từ tháng 11 – nói rằng luận điệu của họ khẳng định sự “lựa chọn của bệnh nhân” và bầy tỏ “lòng thương cảm” về sự đau đớn của họ. Phong trào trợ tử đã có lần được mang danh hiệu Hiệp Hội Hemlock, nay đổi tên là phong trào “Thương Cảm và Lựa Chọn” (Compassion and Choice.)
Tài liệu nói việc trợ tử bởi bác sĩ không cổ võ cho lòng thưong cảm vì mục tiêu không phải là loại trừ sự đau đớn mà là diệt trừ bệnh nhân. Thông tư nói lòng thương cảm thật sự phải tận hiến cho việc đáp ứng các nhu cầu của bệnh nhân và cam kết cho có sự bình đẳng về nhân phẩm của họ.
Thông tư cũng nói: Thực hành này cũng giảm thiểu sự tự do của bệnh nhân khi ép buộc họ, một khi xã hội tuyên bố là việc tự tử của một số người là tốt và có thể chấp nhận trong khi lại tìm cách để ngăn không cho những người khác tự tử là mâu thuẫn.
Thông tư lý luận rằng trợ tử sẽ không phù trợ cho việc săn sóc người hấp hối mà còn là một sự thay thế sai trái, vì cuối cùng có thể trở nên một sự bào chữa cho việc ngăn cản những săn sóc y tế tốt hơn cho những người bệnh nặng, kể cả những người không hề coi việc tự tử là một chọn lựa của họ.
Thông tư nói về sự đau khổ và sợ hãi của những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo và tầm quan trọng của việc săn sóc người hấp hối để gìn giữ sự sống. Thông tư nói lên ưu tư của giáo hội đối với những người có ý đinh tự tử, thông tư phản đối việc trợ tử bởi bác sĩ, và sự hòa hợp của lập trường này với nguyên tắc bình đẳng về nhân quyền, và các nguyên tắc đạo đức của chức nghiệp y khoa.
Nếu văn kiện “Sống mỗi ngày với đầy đủ phầm giá” được thông qua, sẽ được phổ biến kèm theo nhiều tài liệu về các dữ kiện về các vấn đề như vai trò của sự trầm cảm, quan điểm của các chuyên gia về y tế, trợ tử như một đe dọa đối với việc săn sóc tốt đẹp cho người hấp hối, và các bài học thu nhận được từ các tiểu bang Oregon và Washington, cũng như từ Hòa Lan và các đề tài khác.
Trong trường hợp tài liệu này sẽ bị đem ra thảo luận và bỏ phiếu tại một trong hai tiểu bang nơi việc trợ tử bởi bác sĩ đã được dân chúng bỏ phiếu thuận, thì các buổi họp khoáng đại vào mùa xuân của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ tại các thành phố Hoa Kỳ, và địa điểm khác nhau sẽ được ấn định nhiều năm trước đó.
Một phúc trình mới đây về trợ tử bởi bác sĩ tại tiểu bang Washington trong năm 2010 – đúng một năm sau khi đaọ luật được ban hành – cho thấy 68 bác sĩ khác nhau đã viết các toa thuốc chết người cho 87 bệnh nhân. Nha Y Tế cho hay ít ra cũng có 51 bệnh nhân đã chết vì dùng thuốc trong khi 15 nguời kia chết mà không dùng thuốc độc.
Còn sáu người khác cũng chết, nhưng tiểu bang không biết là họ có dùng thuốc độc hay không; Nha Y Tế cho hay họ không biết con số 15 người còn lại còn sống hay đã chết.
Trong phúc trình nghiên cứu 10 tháng trong năm 2009, Nha Y Tế tiểu bang nói, họ đánh lạc mất 20 bệnh nhân đã xin và đã nhận toa thuốc trợ tử. Ít ra cũng có 36 người chết vì trợ tử tại tiểu bang Washington trong năm 2009.
Vì việc trợ tử bởi bác sĩ đã chính thức hợp pháp tại Oregon từ năm 1998, đã được báo cáo có 525 người chết vì trợ tử tại đây.
Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 sẽ mang về cho Tây Ban Nha khoảng 146 triệu Mỹ Kim
Tiền Hô
08:26 09/06/2011
Madrid (Tây Ban Nha), 8 Tháng Sáu 2011 (CNA) - Ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day) ước tính rằng sự kiện diễn ra một tuần tại Madrid này sẽ bơm thêm 146 triệu Mỹ Kim cho nền kinh tế Tây Ban Nha.
Ông Fernando Gimenez Barriocanal - giám đốc tài chính của Đại hội Giới trẻ Thế giới cho biết, trong số 146 triệu Mỹ Kim thu được thì có gần 73 triệu Mỹ Kim là ngoại hối và nó sẽ đóng góp vào ngân sách Tây Ban Nha.
Ông Gimenez cho biết thêm là 90% hợp đồng về các sự kiện đã được ký kết với các công ty Tây Ban Nha thông qua một hệ thống đấu thầu công khai.
Hiện nay, ban tổ chức đang tập trung thúc đẩy việc ghi danh, đặc biệt là trong giới trẻ Tây Ban Nha, bởi vì họ được nhắc nhở rằng một phần lệ phí trong đơn ghi danh sẽ chuyển đến ngân quỹ đặc biệt để giúp giới trẻ đến từ các quốc gia nghèo có thể tham dự Đại Hội. Đến nay, đã có khoảng 1.1 triệu Mỹ Kim được chuyển đến ngân quỹ này và ban tổ chức mong là sẽ đạt đến 2 triệu Mỹ Kim.
Văn phòng Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid cũng vừa sản xuất 2 đoạn phim mới để thu hút nhiều bạn trẻ người Tây Ban Nha hơn. Các đoạn phim này có tựa đề: "Những chuyến tàu chỉ đi qua một lần trong đời".
Ông Gabriel Gonzalez-Andrio - giám đốc phụ trách quảng bá cho Đại Hội giải thích: "Những gì chúng tôi mong muốn là chiến dịch này sẽ truyền đạt một cách ẩn dụ về sự tương phản giữa việc hành trình đơn độc trên đường đời với những khả năng bạn được chia sẻ và thích thú khi bạn hành trình cùng với những người khác".
Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến 21 Tháng Tám năm nay tại Madrid, Tây Ban Nha.
Ông Fernando Gimenez Barriocanal - giám đốc tài chính của Đại hội Giới trẻ Thế giới cho biết, trong số 146 triệu Mỹ Kim thu được thì có gần 73 triệu Mỹ Kim là ngoại hối và nó sẽ đóng góp vào ngân sách Tây Ban Nha.
Ông Gimenez cho biết thêm là 90% hợp đồng về các sự kiện đã được ký kết với các công ty Tây Ban Nha thông qua một hệ thống đấu thầu công khai.
Hiện nay, ban tổ chức đang tập trung thúc đẩy việc ghi danh, đặc biệt là trong giới trẻ Tây Ban Nha, bởi vì họ được nhắc nhở rằng một phần lệ phí trong đơn ghi danh sẽ chuyển đến ngân quỹ đặc biệt để giúp giới trẻ đến từ các quốc gia nghèo có thể tham dự Đại Hội. Đến nay, đã có khoảng 1.1 triệu Mỹ Kim được chuyển đến ngân quỹ này và ban tổ chức mong là sẽ đạt đến 2 triệu Mỹ Kim.
Văn phòng Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid cũng vừa sản xuất 2 đoạn phim mới để thu hút nhiều bạn trẻ người Tây Ban Nha hơn. Các đoạn phim này có tựa đề: "Những chuyến tàu chỉ đi qua một lần trong đời".
Ông Gabriel Gonzalez-Andrio - giám đốc phụ trách quảng bá cho Đại Hội giải thích: "Những gì chúng tôi mong muốn là chiến dịch này sẽ truyền đạt một cách ẩn dụ về sự tương phản giữa việc hành trình đơn độc trên đường đời với những khả năng bạn được chia sẻ và thích thú khi bạn hành trình cùng với những người khác".
Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến 21 Tháng Tám năm nay tại Madrid, Tây Ban Nha.
Giới trẻ Anh Quốc tập huấn làm truyền thông tại Đại hội Giới trẻ Thế giới
Tiền Hô
08:27 09/06/2011
Luân Đôn, 8 Tháng Sáu 2011 (Zenit) - Một nhóm gồm 60 bạn trẻ ở Anh Quốc đã được tập huấn làm phóng viên truyền thông tại Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day) để sẵn sàng ghi nhận chuyến đi Madrid của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI trên báo chí.
Các bạn trẻ này đến từ 18 giáo phận, họ đã từng được tham gia những đợt tập huấn tương tự nhân chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tới Anh Quốc hồi cuối Tháng Chín năm ngoái, và Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Úc Đại Lợi hồi năm 2008.
Những ngày tập huấn này được tổ chức tại Liverpool và Luân Đôn, bắt đầu bằng Thánh Lễ được cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Patrick Kelly của Liverpool và Cha Christopher Jamison - giám đốc Ban Ơn Gọi Quốc Gia.
Các bạn trẻ đã được trình bày những học phần (module) với các chủ đề như: làm thế nào để phỏng vấn hoặc được phỏng vấn, cái gì tạo nên tin tức, vận dụng các phương tiện kỹ thuật số, và chia sẻ hình ảnh qua điện thoại cầm tay.
Dự kiến trong số gần 2 triệu người tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ có 3200 người đến từ Vương quốc Anh.
Các bạn trẻ này đến từ 18 giáo phận, họ đã từng được tham gia những đợt tập huấn tương tự nhân chuyến tông du của Đức Giáo Hoàng tới Anh Quốc hồi cuối Tháng Chín năm ngoái, và Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Úc Đại Lợi hồi năm 2008.
Những ngày tập huấn này được tổ chức tại Liverpool và Luân Đôn, bắt đầu bằng Thánh Lễ được cử hành bởi Đức Tổng Giám Mục Patrick Kelly của Liverpool và Cha Christopher Jamison - giám đốc Ban Ơn Gọi Quốc Gia.
Các bạn trẻ đã được trình bày những học phần (module) với các chủ đề như: làm thế nào để phỏng vấn hoặc được phỏng vấn, cái gì tạo nên tin tức, vận dụng các phương tiện kỹ thuật số, và chia sẻ hình ảnh qua điện thoại cầm tay.
Dự kiến trong số gần 2 triệu người tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới sẽ có 3200 người đến từ Vương quốc Anh.
Đức Thánh Cha kêu gọi bảo vệ môi sinh
LM Trần Đức Anh OP
08:36 09/06/2011
VATICAN - ĐTC Biển Đức 16 tái kêu gọi các chính phủ tôn trọng môi sinh và khai thác các năng lượng sạch để bảo tồn thiên nhiên.
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 9-6-2011, dành cho các đại sứ của 6 nước cạnh Tòa Thánh là Moldavia, Guinea Equatoriale, Belize, Siry và Ghana, và New Zealand, đến trình quốc thư.
Trong diễn văn chung chào mừng các vị tân đại sứ, ĐTC nhắc đến nhiều thảm trạng liên hệ tới thiên nhiên, kỹ thuật và các dân tộc trong 6 tháng đầu năm nay và kêu gọi suy tư về tầm mức rộng lớn của các tai ương ấy. Ngài nói: ”Hoàn toàn chấp nhận một lối sống tôn trọng môi sinh và hỗ trợ việc nghiên cứu, khai thác các năng lượng sạch, bảo tồn gia sản của công trình sáng tạo và không gây nguy hiểm cho con người, những điều ấy phải là những ưu tiên về chính trị và kinh tế.”
Trong số các thiên tai và tai nạn khủng khiếp trong những tháng qua có vụ sóng thần và lò năng lượng hạt nhân bị hư hại tại Nhật Bản.
Trong chiều hướng trên đây, ĐTC kêu gọi ”hoàn toàn duyệt lại đường lối tiếp cận của chúng ta đối với thiên nhiên. Thiên nhiên không phải chỉ là một không gian có thể khai thác hoặc đùa giỡn. Nó chính là nơi sinh ra của con người, có thể nói là nhà của con người, là điều thiết yếu đối với chúng ta. Sự thay đổi não trạng trong lãnh vực này, kể cả những bó buộc mà nó kéo theo, phải giúp mau lẹ đi tới một nghệ thuật sống cùng nhau, tôn trọng giao ước giữa con người và thiên nhiên, nếu không gia đình nhân loại có nguy cơ biến mất”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”tất cả các nhà cầm quyền phải dấn thân bảo vệ thiên nhiên và giúp thiên nhiên chu toàn sứ mạng thiết yếu cho sự sống còn của nhân loại. Tôi thấy LHQ là một khuôn khổ tự nhiên để suy tư như thế, và suy tư này không thể bị lu mờ vì những lợi lộc chính trị và kinh tế sự mù quáng phe phái, trái lại cần dành ưu tiên cho tình liên đới hơn là tư lợi”.
Kêu gọi chính phủ Siri và Trung Đông
Ngoài diễn văn chung trên đây, ĐTC còn trao cho mỗi vị đại sứ một diễn văn riêng, liên tới tình hình của quốc gia liên hệ.
Dư luận đặc biệt chú ý đến ông Hussam Edin Aala, 45 tuổi, tân đại sứ Siri cạnh Tòa Thánh, và cũng là đại sứ của nước này tại Tây Ban Nha.
Trong bài diễn văn trao cho ông đại sứ Aala, ĐTC nhắc đến những biến cố gần đây tại một số quốc gia quanh Địa Trung Hải, trong đó có Siri. Những biến cố đó ”biểu lộ ước muốn một tương lai tốt đẹp hơn trong các lãnh vực kinh tế, công bằng, tự do và sự tham gia vào đời sống công cộng. Các biến cố đó cũng chứng tỏ cần cấp thiết có những cải tổ thực sự trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, điều rất đáng mong ước là những diễn biến đó đó không được thực hiện trong sự bất bao dung, kỳ thị hoặc xung đột, và càng không phải bằng bạo lực, nhưng trong sự tôn trọng tuyệt đối đối với sự thật, sự sống chung, các quyền hợp pháp của cá nhân và tập thể, và tôn trọng sự hòa giải. Các nguyên tắc đó phải hướng dẫn chính quyền, để ý đến những khác vọng của xã hội dân sự cũng như các thẩm quyền quốc tế”.
ĐTC cũng cầu mong có giải pháp hòa bình cho vùng Trung Đông, và cần tìm được một giải pháp toàn bộ. Ngài nói: ”Giải pháp này không được làm thương tổn quyền lợi của một phía nào liên hệ và phải là kết quả của một sự thỏa thuận, chứ không phải do những chọn lựa đơn phương áp đặt bằng võ lực. Võ lực không phải quyết gì cả, và cả những giải pháp đơn phương hoặc bán phần cũng không đủ. Ý thức về những đau khổ của tất cả các dân chúng, cần phải tiến hành với phương pháp toàn bộ, không loại trừ ai trong việc tìm kiếm một giải pháp thương thuyết và để ý đến những khát vọng và quyền lợi hợp pháp của cac dân tộc liên hệ”.
ĐTC không quên tinh thần bao dung và sự sống chung hài hòa giữa các tôn giáo tại Siri, đặc biệt là giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại nước này (SD 9-6-2011)
Ngài đưa ra lời kêu gọi trên đây trong buổi tiếp kiến sáng ngày 9-6-2011, dành cho các đại sứ của 6 nước cạnh Tòa Thánh là Moldavia, Guinea Equatoriale, Belize, Siry và Ghana, và New Zealand, đến trình quốc thư.
Trong diễn văn chung chào mừng các vị tân đại sứ, ĐTC nhắc đến nhiều thảm trạng liên hệ tới thiên nhiên, kỹ thuật và các dân tộc trong 6 tháng đầu năm nay và kêu gọi suy tư về tầm mức rộng lớn của các tai ương ấy. Ngài nói: ”Hoàn toàn chấp nhận một lối sống tôn trọng môi sinh và hỗ trợ việc nghiên cứu, khai thác các năng lượng sạch, bảo tồn gia sản của công trình sáng tạo và không gây nguy hiểm cho con người, những điều ấy phải là những ưu tiên về chính trị và kinh tế.”
Trong số các thiên tai và tai nạn khủng khiếp trong những tháng qua có vụ sóng thần và lò năng lượng hạt nhân bị hư hại tại Nhật Bản.
Trong chiều hướng trên đây, ĐTC kêu gọi ”hoàn toàn duyệt lại đường lối tiếp cận của chúng ta đối với thiên nhiên. Thiên nhiên không phải chỉ là một không gian có thể khai thác hoặc đùa giỡn. Nó chính là nơi sinh ra của con người, có thể nói là nhà của con người, là điều thiết yếu đối với chúng ta. Sự thay đổi não trạng trong lãnh vực này, kể cả những bó buộc mà nó kéo theo, phải giúp mau lẹ đi tới một nghệ thuật sống cùng nhau, tôn trọng giao ước giữa con người và thiên nhiên, nếu không gia đình nhân loại có nguy cơ biến mất”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng: ”tất cả các nhà cầm quyền phải dấn thân bảo vệ thiên nhiên và giúp thiên nhiên chu toàn sứ mạng thiết yếu cho sự sống còn của nhân loại. Tôi thấy LHQ là một khuôn khổ tự nhiên để suy tư như thế, và suy tư này không thể bị lu mờ vì những lợi lộc chính trị và kinh tế sự mù quáng phe phái, trái lại cần dành ưu tiên cho tình liên đới hơn là tư lợi”.
Kêu gọi chính phủ Siri và Trung Đông
Ngoài diễn văn chung trên đây, ĐTC còn trao cho mỗi vị đại sứ một diễn văn riêng, liên tới tình hình của quốc gia liên hệ.
Dư luận đặc biệt chú ý đến ông Hussam Edin Aala, 45 tuổi, tân đại sứ Siri cạnh Tòa Thánh, và cũng là đại sứ của nước này tại Tây Ban Nha.
Trong bài diễn văn trao cho ông đại sứ Aala, ĐTC nhắc đến những biến cố gần đây tại một số quốc gia quanh Địa Trung Hải, trong đó có Siri. Những biến cố đó ”biểu lộ ước muốn một tương lai tốt đẹp hơn trong các lãnh vực kinh tế, công bằng, tự do và sự tham gia vào đời sống công cộng. Các biến cố đó cũng chứng tỏ cần cấp thiết có những cải tổ thực sự trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, điều rất đáng mong ước là những diễn biến đó đó không được thực hiện trong sự bất bao dung, kỳ thị hoặc xung đột, và càng không phải bằng bạo lực, nhưng trong sự tôn trọng tuyệt đối đối với sự thật, sự sống chung, các quyền hợp pháp của cá nhân và tập thể, và tôn trọng sự hòa giải. Các nguyên tắc đó phải hướng dẫn chính quyền, để ý đến những khác vọng của xã hội dân sự cũng như các thẩm quyền quốc tế”.
ĐTC cũng cầu mong có giải pháp hòa bình cho vùng Trung Đông, và cần tìm được một giải pháp toàn bộ. Ngài nói: ”Giải pháp này không được làm thương tổn quyền lợi của một phía nào liên hệ và phải là kết quả của một sự thỏa thuận, chứ không phải do những chọn lựa đơn phương áp đặt bằng võ lực. Võ lực không phải quyết gì cả, và cả những giải pháp đơn phương hoặc bán phần cũng không đủ. Ý thức về những đau khổ của tất cả các dân chúng, cần phải tiến hành với phương pháp toàn bộ, không loại trừ ai trong việc tìm kiếm một giải pháp thương thuyết và để ý đến những khát vọng và quyền lợi hợp pháp của cac dân tộc liên hệ”.
ĐTC không quên tinh thần bao dung và sự sống chung hài hòa giữa các tôn giáo tại Siri, đặc biệt là giữa các tín hữu Kitô và Hồi giáo tại nước này (SD 9-6-2011)
Vatican: Giải thưởng Ratzinger sẽ được giới thiệu ngày 14-6
Phạm Kim An
08:39 09/06/2011
Vatican: Giải thưởng Ratzinger sẽ được giới thiệu ngày 14-6
Ba nhà nghiên cứu thần học sẽ được chọn trao giải lần đầu
ROMA - Giải thưởng Ratzinger sẽ được giới thiệu tại Vatican vào ngày thứ ba 14-6 tới.
Giải thưởng này được thành lập bởi "Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI", và nó sẽ được trao lần đầu tiên trong năm nay, bởi chính tay ĐTC, vào ngày 30-6 tới, cho ba nhà nghiên cứu thần học xuất sắc.
Giải thưởng sẽ được giới thiệu bởi Đức Hồng Y Camillo Ruini, chủ tịch của “Giải thưởng Ratzinger" và Uỷ ban khoa học của "Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI"; Đức Giám mục Giuseppe Antonio Scotti, chủ tịch của "Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI"; Giáo sư Stephan Otto Horn, chủ tịch của "Joseph Ratzinger-Papst Benedikt XVI - Stiftung” và là thành viên của ""Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI", và giáo sư Giuseppe Della Torre, Viện trưởng Viện Đại học Roma LUMSA. (Zenit 8-6-2011)
Phạm Kim An
Ba nhà nghiên cứu thần học sẽ được chọn trao giải lần đầu
ROMA - Giải thưởng Ratzinger sẽ được giới thiệu tại Vatican vào ngày thứ ba 14-6 tới.
Giải thưởng này được thành lập bởi "Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI", và nó sẽ được trao lần đầu tiên trong năm nay, bởi chính tay ĐTC, vào ngày 30-6 tới, cho ba nhà nghiên cứu thần học xuất sắc.
Giải thưởng sẽ được giới thiệu bởi Đức Hồng Y Camillo Ruini, chủ tịch của “Giải thưởng Ratzinger" và Uỷ ban khoa học của "Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI"; Đức Giám mục Giuseppe Antonio Scotti, chủ tịch của "Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI"; Giáo sư Stephan Otto Horn, chủ tịch của "Joseph Ratzinger-Papst Benedikt XVI - Stiftung” và là thành viên của ""Quỹ Vatican Joseph Ratzinger - ĐTC Biển Đức XVI", và giáo sư Giuseppe Della Torre, Viện trưởng Viện Đại học Roma LUMSA. (Zenit 8-6-2011)
Phạm Kim An
Đức Thánh Cha: “Hỡi giới trẻ, hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần''
Nguyễn Trọng Đa
08:40 09/06/2011
Đức Thánh Cha: “Hỡi giới trẻ, hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần"
ĐTC mời gọi giới trẻ chuẩn bị cho Lễ Hiện Xuống
ROMA - “Hỡi giới trẻ, hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần", ĐTC Biển Đức XVI đề nghị với giới trẻ như vậy, khi mời gọi họ chuẩn bị mừng lễ Hiện Xuống.
ĐTC nói: “Hỡi giới trẻ, cha mời gọi các con hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ làm cho các con trở nên chứng nhân can đảm của Chúa Kitô".
Ngài nói thêm: “Các bệnh nhân thân mến, xin Chúa Thánh Thần Đấng An Ủi giúp anh chị em đón nhận với lòng tin mầu nhiệm sự đau khổ”, “và xin Ngài nâng đỡ anh chị em, hỡi các đôi vợ chồng mới, trong việc xây dựng gia đình của anh chị em trên nền tảng vững chắc của Tin Mừng".
Nói với người Ba Lan, ĐTC nhắc lại các ơn ban của Chúa Thánh Thần: “Trong những ngày trước Lễ Hiện Xuống, chúng ta hãy cầu xin các ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần: ơn Khôn Ngoan, ơn Hiểu Biết, ơn Thông Minh, ơn Dạy Bảo, ơn Sức Mạnh, ơn Đạo Đức và ơn Kính Sợ, và tất cả các ơn khác mà Đấng An Ủi mang lại như hoa quả Mầu Nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô. Xin Thánh Thần Chúa củng cố đức tin của chúng ta, khơi dậy đức cậy và đốt lên đức mến của chúng ta”. (Zenit 8-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
ĐTC mời gọi giới trẻ chuẩn bị cho Lễ Hiện Xuống
ROMA - “Hỡi giới trẻ, hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần", ĐTC Biển Đức XVI đề nghị với giới trẻ như vậy, khi mời gọi họ chuẩn bị mừng lễ Hiện Xuống.
ĐTC nói: “Hỡi giới trẻ, cha mời gọi các con hãy năng cầu xin Chúa Thánh Thần, Đấng sẽ làm cho các con trở nên chứng nhân can đảm của Chúa Kitô".
Ngài nói thêm: “Các bệnh nhân thân mến, xin Chúa Thánh Thần Đấng An Ủi giúp anh chị em đón nhận với lòng tin mầu nhiệm sự đau khổ”, “và xin Ngài nâng đỡ anh chị em, hỡi các đôi vợ chồng mới, trong việc xây dựng gia đình của anh chị em trên nền tảng vững chắc của Tin Mừng".
Nói với người Ba Lan, ĐTC nhắc lại các ơn ban của Chúa Thánh Thần: “Trong những ngày trước Lễ Hiện Xuống, chúng ta hãy cầu xin các ơn đặc biệt của Chúa Thánh Thần: ơn Khôn Ngoan, ơn Hiểu Biết, ơn Thông Minh, ơn Dạy Bảo, ơn Sức Mạnh, ơn Đạo Đức và ơn Kính Sợ, và tất cả các ơn khác mà Đấng An Ủi mang lại như hoa quả Mầu Nhiệm Phục sinh của Chúa Kitô. Xin Thánh Thần Chúa củng cố đức tin của chúng ta, khơi dậy đức cậy và đốt lên đức mến của chúng ta”. (Zenit 8-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Top Stories
Vietnam to try Catholic University Professor
Philip Blair
06:20 09/06/2011
The Vietnamese government is going to try another Catholic human rights defender on June, 14.
Professor Peter Pham Minh Hoang who has been arbitrarily detained since Aug. 13, 2010 will be tried on June, 14
At the time of his arrest, Professor Hoang was a faculty member at the Ho Chi Minh City Polytechnic Institute, and, according to a statement released by his wife following his arrest, he was concerned with social injustice and corruption.
On 13 August 2010 the professor was arbitrarily detained under Article 79 of the Vietnamese Penal Code (VPC) on charges of participating in a banned political group. Before making the arrest, authorities had reportedly threatened the human rights defender with jail time if he did not admit he is a member of the pro-democracy group called Viet Tan (New Vietnam).
Article 79 of the VPC bans any activities aimed at overthrowing the Government. Professor Pham Minh Hoang's current detention location is unknown.
Prior to his arrest, Professor Hoang had been known for his dedication to educating young students. He is said to be actively supporting protests against bauxite mining in the Central Highlands of Vietnam. He had also attended a conference that was held by the Archdiocese of Saigon which discussed the status of Vietnamese sovereignty over the Paracel and Spratly archipelagos.
His wife has reported that the police are investigating leadership training courses that the professor had offered to some of his students.
Catholics believe that the arrest and detention of Professor Hoang, who is French citizen, are direct results of his involvement in the defence of human rights and the territorial integrity of the country, and see them fitting in as part of an ongoing pattern of harassment against human rights defenders in Vietnam. An international effort from many interest groups including the Committee of Concerned Scientists have protested Vietnam's unlawful detention of professor Hoang have been fruitless. Family members reported that his medical and mental health is deteriorating while in police's custody.
His family, friends and colleagues maintained his innocence on his behalf and retained council to defend him at the upcoming trial, knowing that his fate like many other pro-democracy advocates' would probably be decided even before the trial begins.
Professor Peter Pham Minh Hoang who has been arbitrarily detained since Aug. 13, 2010 will be tried on June, 14
At the time of his arrest, Professor Hoang was a faculty member at the Ho Chi Minh City Polytechnic Institute, and, according to a statement released by his wife following his arrest, he was concerned with social injustice and corruption.
On 13 August 2010 the professor was arbitrarily detained under Article 79 of the Vietnamese Penal Code (VPC) on charges of participating in a banned political group. Before making the arrest, authorities had reportedly threatened the human rights defender with jail time if he did not admit he is a member of the pro-democracy group called Viet Tan (New Vietnam).
Article 79 of the VPC bans any activities aimed at overthrowing the Government. Professor Pham Minh Hoang's current detention location is unknown.
Prior to his arrest, Professor Hoang had been known for his dedication to educating young students. He is said to be actively supporting protests against bauxite mining in the Central Highlands of Vietnam. He had also attended a conference that was held by the Archdiocese of Saigon which discussed the status of Vietnamese sovereignty over the Paracel and Spratly archipelagos.
His wife has reported that the police are investigating leadership training courses that the professor had offered to some of his students.
Catholics believe that the arrest and detention of Professor Hoang, who is French citizen, are direct results of his involvement in the defence of human rights and the territorial integrity of the country, and see them fitting in as part of an ongoing pattern of harassment against human rights defenders in Vietnam. An international effort from many interest groups including the Committee of Concerned Scientists have protested Vietnam's unlawful detention of professor Hoang have been fruitless. Family members reported that his medical and mental health is deteriorating while in police's custody.
His family, friends and colleagues maintained his innocence on his behalf and retained council to defend him at the upcoming trial, knowing that his fate like many other pro-democracy advocates' would probably be decided even before the trial begins.
A processo un altro cattolico vietnamita sostenitore dei diritti umani
Asia-News
06:19 09/06/2011
Peter Pham Minh Hoang, docente al Politecnico di Ho Chi Minh City è accusato di attività miranti a rovesciare il governo e di far parte di un gruppo per la democrazia. Il suo arresto ha provocato preoccupazione e proteste anche a livello internazionale. Timori che la sentenza sia scritta prima ancora dell’inizio del dibattimento.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Le autorità vietnamite si preparano a processare un altro cattolico sostenitore dei diritti umani. Il 14 giugno, infatti, dovrebbe essere portato in tribunale Peter Pham Minh Hoang (nella foto), docente al Politecnico di Ho Chi Minh City e, secondo quanto afferma sua moglie, era turbato per le ingiustizie sociali e la corruzione.
Il professore è in prigione, in un luogo sconosciuto, dal 13 agosto 2010, in base all’art. 79 del Codice penale vietnamita con l’accusa di partecipazione a un gruppo politico proibito. Già prima di arrestarlo, le autorità gli avevano minacciato la prigione, se non avesse ammesso di far parte del gruppo per la democrazia chiamato Viet Tan (Nuovo Vietnam). L’art. 79 del Codice penale condanna attività miranti a rovesciare il governo.
Il professor Hoang è conosciuto per la sua dedizione nell’educazione dei giovani. E’ detto aver attivamente dato sostegno alle proteste contro le miniere di bauxite negli Altipiani centrali e ha partecipato a una conferenza organizzata dall’arcidiocesi di Saigon che ha discusso la questione della sovranità vietnamita sugli arcipelaghi Paracel e Spratly. Sua moglie riferisce che la polizia sta investigando anche sui corsi di formazione che egli offriva ai suoi studenti.
I cattolici vietnamiti vedono nell’arresto e nella detenzione del professor Hoang, che è anche cittadino francese, una diretta conseguenza del suo impegno nella difesa dei diritti umani e dell’integrità territoriale del Paese, in un crescente attacco contro i difensori dei diritti umani. Inutili sono state le proteste levatesi anche sul piano internazionale da parte di alcuni gruppi, compreso il Committee of Concerned Scientists, contro l’illegale detenzione di Hoang. Del quale membri della famiglia riferiscono di un peggioramento in prigione delle condizioni fisiche e mentali.
La sua famiglia e anche i suoi amici e colleghi difendono la sua innocenza e sono impegnati ad aiutarlo nel prossimo processo, sapendo che, come per altri difensori della democrazia, la sentenza sarà probabilmente scritta prima dell’inizio del dibattimento.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Le autorità vietnamite si preparano a processare un altro cattolico sostenitore dei diritti umani. Il 14 giugno, infatti, dovrebbe essere portato in tribunale Peter Pham Minh Hoang (nella foto), docente al Politecnico di Ho Chi Minh City e, secondo quanto afferma sua moglie, era turbato per le ingiustizie sociali e la corruzione.
Il professore è in prigione, in un luogo sconosciuto, dal 13 agosto 2010, in base all’art. 79 del Codice penale vietnamita con l’accusa di partecipazione a un gruppo politico proibito. Già prima di arrestarlo, le autorità gli avevano minacciato la prigione, se non avesse ammesso di far parte del gruppo per la democrazia chiamato Viet Tan (Nuovo Vietnam). L’art. 79 del Codice penale condanna attività miranti a rovesciare il governo.
Il professor Hoang è conosciuto per la sua dedizione nell’educazione dei giovani. E’ detto aver attivamente dato sostegno alle proteste contro le miniere di bauxite negli Altipiani centrali e ha partecipato a una conferenza organizzata dall’arcidiocesi di Saigon che ha discusso la questione della sovranità vietnamita sugli arcipelaghi Paracel e Spratly. Sua moglie riferisce che la polizia sta investigando anche sui corsi di formazione che egli offriva ai suoi studenti.
I cattolici vietnamiti vedono nell’arresto e nella detenzione del professor Hoang, che è anche cittadino francese, una diretta conseguenza del suo impegno nella difesa dei diritti umani e dell’integrità territoriale del Paese, in un crescente attacco contro i difensori dei diritti umani. Inutili sono state le proteste levatesi anche sul piano internazionale da parte di alcuni gruppi, compreso il Committee of Concerned Scientists, contro l’illegale detenzione di Hoang. Del quale membri della famiglia riferiscono di un peggioramento in prigione delle condizioni fisiche e mentali.
La sua famiglia e anche i suoi amici e colleghi difendono la sua innocenza e sono impegnati ad aiutarlo nel prossimo processo, sapendo che, come per altri difensori della democrazia, la sentenza sarà probabilmente scritta prima dell’inizio del dibattimento.
Another Vietnamese Catholic human rights advocate on trial
Asia-News
06:21 09/06/2011
Peter Pham Minh Hoang, professor at the University of Ho Chi Minh City is accused of activities aimed at overthrowing the government and of joining a democracy group. His arrest has caused concern and protests worldwide. Fears that the sentence has been decided before the start of the trial.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - The Vietnamese authorities are preparing to try another Catholic human rights advocate. On 14 June, in fact, Peter Pham Minh Hoang (pictured), professor at the University of Ho Chi Minh City will be brought to court. In the words of his wife, he was concerned over social injustice and corruption.
The professor has been held in prison in an undisclosed location since August 13, 2010, under Article. 79 of the Vietnamese Penal Code on charges of participating in a banned political group. Even before the arrest, the authorities had threatened to jail him unless he admitted to joining the group called Democracy for Viet Tan (New Vietnam). Article. 79 of the Criminal Code condemns activities aimed at overthrowing the government.
Professor Hoang is known for his dedication in educating the young. He is said to have given active support to the protests against the mining of bauxite in the Central Highlands and has participated in a conference organized by the archdiocese of Saigon, which discussed the issue of Vietnam’s sovereignty over the Spratly and Paracel archipelagos. His wife reports that the police are also investigating the courses that he offered to his students.
Vietnamese Catholics see in the arrest and detention of Professor Hoang, who is also a French citizen, a direct consequence of his commitment to defending human rights and territorial integrity of the country, in the context of a growing number of attacks against human rights defenders. All protests have proven useless, even at the international level by some groups, including the Committee of Concerned Scientists, against the illegal detention of Hoang, to whom family members report a worsening of the professor’s physical and mental condition in the prison.
His family and his friends and colleagues defend his innocence and pledge to help in the next trial knowing that, like other defenders of democracy, in all probability the sentence has been written before the trial has even begun.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - The Vietnamese authorities are preparing to try another Catholic human rights advocate. On 14 June, in fact, Peter Pham Minh Hoang (pictured), professor at the University of Ho Chi Minh City will be brought to court. In the words of his wife, he was concerned over social injustice and corruption.
The professor has been held in prison in an undisclosed location since August 13, 2010, under Article. 79 of the Vietnamese Penal Code on charges of participating in a banned political group. Even before the arrest, the authorities had threatened to jail him unless he admitted to joining the group called Democracy for Viet Tan (New Vietnam). Article. 79 of the Criminal Code condemns activities aimed at overthrowing the government.
Professor Hoang is known for his dedication in educating the young. He is said to have given active support to the protests against the mining of bauxite in the Central Highlands and has participated in a conference organized by the archdiocese of Saigon, which discussed the issue of Vietnam’s sovereignty over the Spratly and Paracel archipelagos. His wife reports that the police are also investigating the courses that he offered to his students.
Vietnamese Catholics see in the arrest and detention of Professor Hoang, who is also a French citizen, a direct consequence of his commitment to defending human rights and territorial integrity of the country, in the context of a growing number of attacks against human rights defenders. All protests have proven useless, even at the international level by some groups, including the Committee of Concerned Scientists, against the illegal detention of Hoang, to whom family members report a worsening of the professor’s physical and mental condition in the prison.
His family and his friends and colleagues defend his innocence and pledge to help in the next trial knowing that, like other defenders of democracy, in all probability the sentence has been written before the trial has even begun.
China accuses Vietnam in escalating sea tensions
Chris Buckley
18:58 09/06/2011
BEIJING, Jun (Reuters) – China accused Vietnam of "gravely violating" its sovereignty and endangering the lives of Chinese sailors in an escalating territorial dispute that has added to broader tensions over the South China Sea.
The Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei issued the condemnation of Vietnam late Thursday after Hanoi accused China of harassing a ship doing seismic surveys in the South China Sea, where the neighbors have rival territorial claims.
China has quarreled with both Vietnam and the Philippines in recent weeks over their competing maritime claims and although a military clash seems unlikely, the tensions could trouble regional diplomacy and possibly draw in the United States, which took up the issue last year.
Hong said China was the victim in the latest encounter in which a Chinese fishing boat became entangled with cables from the Vietnamese ship and was dragged along for over an hour.
"The Vietnamese ship put the lives and safety of the Chinese fishermen in serious danger," Hong said in a statement on the Chinese foreign ministry website (www.mfa.gov.cn).
He accused Vietnam of violating China's claim on the Spratly archipelago and nearby seas, which Vietnam also deems its own.
"It must be pointed out that by conducting unlawful oil and gas surveys in seas around the Wan-an Bank of the Spratly archipelago and by driving out a Chinese fishing vessel, Vietnam has gravely violated China's sovereignty and maritime rights," said Hong.
"China demands that Vietnam cease all violations," he said, adding that Vietnam should "not take actions that would complicate and expand the dispute."
China, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan all claim territory in the South China Sea, parts of which could hold deposits of oil and gas.
China's claim is by far the largest, forming a vast U-shape over most of the sea's 648,000 square miles (1.7 million square km), including the Spratly and Paracel archipelagos.
The United States, the dominant military power in the Pacific with bases in Japan and South Korea, became embroiled in the sea tensions with China last year after Washington stressed its support for a collective regional solution to the mosaic of territorial disputes.
Beijing favours dealing with each dispute separately with the other countries staking territorial claims.
Thursday, Vietnam said China had harassed its survey ship in the second such incident in two weeks, and it gave a very different account of the latest incident.
A Chinese fishing boat used a "cable cutting device" which became trapped in underwater cables used by a ship hired by Vietnam, the Vietnamese Foreign Ministry said. The ship was operating over Vietnam's continental shelf and within its exclusive economic zone off the southern coast, it said.
Two Chinese ships then came to help the Chinese fishing vessel, she said, calling the incident part of a campaign of systematic and intentional violations by China.
Vietnam lodged a complaint with China in late May when a Chinese patrol vessel slashed the cables of a Vietnamese ship conducting a seismic survey off its south-central coast.
China and the Philippines have also been exchanging accusations over rival claims over different parts of the Spratly islands.
Manila has accused China of intrusions into its territory, citing six instances, including one in March when two Chinese patrol boats tried to ram a survey ship.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20110610/wl_nm/us_china_vietnam)
The Chinese Foreign Ministry spokesman Hong Lei issued the condemnation of Vietnam late Thursday after Hanoi accused China of harassing a ship doing seismic surveys in the South China Sea, where the neighbors have rival territorial claims.
China has quarreled with both Vietnam and the Philippines in recent weeks over their competing maritime claims and although a military clash seems unlikely, the tensions could trouble regional diplomacy and possibly draw in the United States, which took up the issue last year.
Hong said China was the victim in the latest encounter in which a Chinese fishing boat became entangled with cables from the Vietnamese ship and was dragged along for over an hour.
"The Vietnamese ship put the lives and safety of the Chinese fishermen in serious danger," Hong said in a statement on the Chinese foreign ministry website (www.mfa.gov.cn).
He accused Vietnam of violating China's claim on the Spratly archipelago and nearby seas, which Vietnam also deems its own.
"It must be pointed out that by conducting unlawful oil and gas surveys in seas around the Wan-an Bank of the Spratly archipelago and by driving out a Chinese fishing vessel, Vietnam has gravely violated China's sovereignty and maritime rights," said Hong.
"China demands that Vietnam cease all violations," he said, adding that Vietnam should "not take actions that would complicate and expand the dispute."
China, the Philippines, Malaysia, Brunei and Taiwan all claim territory in the South China Sea, parts of which could hold deposits of oil and gas.
China's claim is by far the largest, forming a vast U-shape over most of the sea's 648,000 square miles (1.7 million square km), including the Spratly and Paracel archipelagos.
The United States, the dominant military power in the Pacific with bases in Japan and South Korea, became embroiled in the sea tensions with China last year after Washington stressed its support for a collective regional solution to the mosaic of territorial disputes.
Beijing favours dealing with each dispute separately with the other countries staking territorial claims.
Thursday, Vietnam said China had harassed its survey ship in the second such incident in two weeks, and it gave a very different account of the latest incident.
A Chinese fishing boat used a "cable cutting device" which became trapped in underwater cables used by a ship hired by Vietnam, the Vietnamese Foreign Ministry said. The ship was operating over Vietnam's continental shelf and within its exclusive economic zone off the southern coast, it said.
Two Chinese ships then came to help the Chinese fishing vessel, she said, calling the incident part of a campaign of systematic and intentional violations by China.
Vietnam lodged a complaint with China in late May when a Chinese patrol vessel slashed the cables of a Vietnamese ship conducting a seismic survey off its south-central coast.
China and the Philippines have also been exchanging accusations over rival claims over different parts of the Spratly islands.
Manila has accused China of intrusions into its territory, citing six instances, including one in March when two Chinese patrol boats tried to ram a survey ship.
(Source: http://news.yahoo.com/s/nm/20110610/wl_nm/us_china_vietnam)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Úc: Tin thêm về vị tân Giám mục Nguyễn Văn Long
Diễm Phúc
18:31 09/06/2011
Úc: Tin thêm về vị tân Giám mục Nguyễn Văn Long
Trong tám ngày kinh hoàng, bị nêm chật cứng trong chiếc thuyền dài 17m chở 147 người, chàng thanh niên Vinh Sơn Nguyễn Văn Long ngờ rằng chắc mình không sống sót được.
Tân Giám mục phụ tá tổng giáo phận Melbourne,Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, OFM Conv.
Ngày 6-6, chàng thanh niên trước kia nay là tân Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, kể lại: “Chúng tôi đã phụ thuộc vào sự thương xót của thời tiết. Chúng tôi hết thức ăn chỉ sau hai ngày, do số lượng người quá đông nhảy lên thuyền vào phút cuối, trước khi con thuyền rời bến”.
Nhưng không giống như một nửa số lượng người Việt Nam tuyệt vọng chạy trốn chính quyền cộng sản trong thập niên 1970 và thập niên 80, và đã chết vì tàu thuyền nhỏ bé không đi được biển khơi, thời tiết xấu hoặc bọn cướp biển, tất cả mọi người trên chiếc thuyền có anh Long đã đến được Malaysia.
Mười sáu tháng trong trại tị nạn thật là gian nan, nhưng đã tạo ra con đường cho cuộc sống của chàng trai 18 tuổi.
Con đường phục vụ này sẽ được thừa nhận công khai trong tháng này, khi cha Long được tấn phong là vị Giám mục Công giáo đầu tiên gốc châu Á của Úc. Tuy nhiên, cha không nhìn thấy đó chỉ là sự công nhận cá nhân riêng cho cha, mà còn cho sự đóng góp lớn lao của người Công giáo Việt Nam cho Giáo hội Úc.
Người Việt Nam không có mặt nhiều người trong các chủng viện Công giáo Úc. Giám mục Nguyễn Văn Long nói: “Vì những khó khăn của họ, vì kinh nghiệm của họ mà họ có một cách riêng biệt để trung thành với đức tin Công giáo. Điều này có nghĩa là họ cần làm nhiều hơn, chứ không chỉ dự lễ ngày Chủ nhật. Nơi đâu có họ, có một sức sống và năng động hơn so với giáo xứ Công giáo Úc điển hình”.
Cha mẹ Ngài cũng từng là thuyền nhân, đã vượt biển năm 1954 khi một triệu người Việt Nam chạy trốn cộng sản vào Nam. Ngày 6-6, mặc dầu cha mẹ không biết tiếng Anh, niềm hãnh diện của họ được thấy rõ bên ngoài. Họ mặc bộ áo đẹp nhất chụp ảnh cùng con trai mình trước bàn thờ gia đình.
Ở Việt Nam, thân phụ của Đức Giám mục Nguyễn Văn Long là một nông dân và người thợ sửa nhà. Giám mục nói: “'Thời thơ ấu của tôi đã trải qua trong nghèo đói và chiến tranh. Tôi vẫn còn nhớ thật sinh động là nhiều đêm cha mẹ đã đưa trẻ em chúng tôi vào hầm trú ẩn, mà hầu như nhà nào ở Việt Nam cũng có”.
Rồi người cộng sản đã thắng. Họ tỏ ra khắc nghiệt, đặc biệt là đối với người Công giáo. Cậu Long gia nhập một chủng viện gần Sài Gòn khi lên 14 tuổi, nhưng rồi người cộng sản phá dỡ nhà. Giám mục kể tiếp: “Tôi tưởng tôi sẽ bị động viên vào quân đội vì chúng tôi đang nỗ lực cho hai cuộc chiến tranh, chống người Trung Quốc ở phía Bắc và chế độ Khmer Đỏ ở phía Nam”.
Hai anh trai đã vượt biên năm trước đó và đến Hà Lan. Giám mục nói: “Các gia đình đã không đi trốn chung với nhau. Nếu các bạn bị mất, các bạn sẽ mất tất cả, không có gì để làm lại. Nên các gia đình cho thanh niên trẻ đi trước, rồi sau đó, nếu có thể, cho các con khác đi, rồi mới đến phiên cha mẹ”.
Anh Long tự học tiếng Anh ở trại tị nạn, rồi dạy cho người khác. Việc phục vụ người khác đã củng cố ước muốn hiến thân làm linh mục nơi anh.
Từ Malaysia, anh được gửi đến Springvale, Úc, nơi anh có ấn tượng rất tốt đẹp về công việc của các tu sĩ dòng Anh em Hèn mọn Viện tu, tức Dòng Phanxicô nhánh Viện tu (OFM Conv.), và anh trở thành thành viên của Dòng tu này. Sau khi làm linh mục, Ngài làm cha xứ bốn năm ở một giáo xứ tại Sydney, và bảy năm làm cha xứ tại Springvale, trước khi lãnh đạo Tỉnh Dòng của ngài tại Úc vào năm 2005, sau đó từ năm 2008 làm Tổng Cố vấn của Dòng Phanxicô nhánh Viện tu, phụ trách miền châu Á và Úc.
Ngài sẽ là một trong bốn Giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Melbourne, chịu trách nhiệm về miền tây đông người nhập cư.
Ngài nói: “Tôi không biết giáo dân hay giáo sĩ của cộng đồng rộng lớn này sẽ đón nhận tôi ra sao, nhưng tôi biết tôi là ai, và tôi muốn trao ban những gì tốt nhất của tôi cho cộng đồng, và nhìn xem cộng đồng dẫn tôi nơi đâu”. (The Age 7-6-2011)
Diễm Phúc
Trong tám ngày kinh hoàng, bị nêm chật cứng trong chiếc thuyền dài 17m chở 147 người, chàng thanh niên Vinh Sơn Nguyễn Văn Long ngờ rằng chắc mình không sống sót được.
Ngày 6-6, chàng thanh niên trước kia nay là tân Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long, kể lại: “Chúng tôi đã phụ thuộc vào sự thương xót của thời tiết. Chúng tôi hết thức ăn chỉ sau hai ngày, do số lượng người quá đông nhảy lên thuyền vào phút cuối, trước khi con thuyền rời bến”.
Nhưng không giống như một nửa số lượng người Việt Nam tuyệt vọng chạy trốn chính quyền cộng sản trong thập niên 1970 và thập niên 80, và đã chết vì tàu thuyền nhỏ bé không đi được biển khơi, thời tiết xấu hoặc bọn cướp biển, tất cả mọi người trên chiếc thuyền có anh Long đã đến được Malaysia.
Mười sáu tháng trong trại tị nạn thật là gian nan, nhưng đã tạo ra con đường cho cuộc sống của chàng trai 18 tuổi.
Con đường phục vụ này sẽ được thừa nhận công khai trong tháng này, khi cha Long được tấn phong là vị Giám mục Công giáo đầu tiên gốc châu Á của Úc. Tuy nhiên, cha không nhìn thấy đó chỉ là sự công nhận cá nhân riêng cho cha, mà còn cho sự đóng góp lớn lao của người Công giáo Việt Nam cho Giáo hội Úc.
Người Việt Nam không có mặt nhiều người trong các chủng viện Công giáo Úc. Giám mục Nguyễn Văn Long nói: “Vì những khó khăn của họ, vì kinh nghiệm của họ mà họ có một cách riêng biệt để trung thành với đức tin Công giáo. Điều này có nghĩa là họ cần làm nhiều hơn, chứ không chỉ dự lễ ngày Chủ nhật. Nơi đâu có họ, có một sức sống và năng động hơn so với giáo xứ Công giáo Úc điển hình”.
Cha mẹ Ngài cũng từng là thuyền nhân, đã vượt biển năm 1954 khi một triệu người Việt Nam chạy trốn cộng sản vào Nam. Ngày 6-6, mặc dầu cha mẹ không biết tiếng Anh, niềm hãnh diện của họ được thấy rõ bên ngoài. Họ mặc bộ áo đẹp nhất chụp ảnh cùng con trai mình trước bàn thờ gia đình.
Ở Việt Nam, thân phụ của Đức Giám mục Nguyễn Văn Long là một nông dân và người thợ sửa nhà. Giám mục nói: “'Thời thơ ấu của tôi đã trải qua trong nghèo đói và chiến tranh. Tôi vẫn còn nhớ thật sinh động là nhiều đêm cha mẹ đã đưa trẻ em chúng tôi vào hầm trú ẩn, mà hầu như nhà nào ở Việt Nam cũng có”.
Rồi người cộng sản đã thắng. Họ tỏ ra khắc nghiệt, đặc biệt là đối với người Công giáo. Cậu Long gia nhập một chủng viện gần Sài Gòn khi lên 14 tuổi, nhưng rồi người cộng sản phá dỡ nhà. Giám mục kể tiếp: “Tôi tưởng tôi sẽ bị động viên vào quân đội vì chúng tôi đang nỗ lực cho hai cuộc chiến tranh, chống người Trung Quốc ở phía Bắc và chế độ Khmer Đỏ ở phía Nam”.
Hai anh trai đã vượt biên năm trước đó và đến Hà Lan. Giám mục nói: “Các gia đình đã không đi trốn chung với nhau. Nếu các bạn bị mất, các bạn sẽ mất tất cả, không có gì để làm lại. Nên các gia đình cho thanh niên trẻ đi trước, rồi sau đó, nếu có thể, cho các con khác đi, rồi mới đến phiên cha mẹ”.
Anh Long tự học tiếng Anh ở trại tị nạn, rồi dạy cho người khác. Việc phục vụ người khác đã củng cố ước muốn hiến thân làm linh mục nơi anh.
Từ Malaysia, anh được gửi đến Springvale, Úc, nơi anh có ấn tượng rất tốt đẹp về công việc của các tu sĩ dòng Anh em Hèn mọn Viện tu, tức Dòng Phanxicô nhánh Viện tu (OFM Conv.), và anh trở thành thành viên của Dòng tu này. Sau khi làm linh mục, Ngài làm cha xứ bốn năm ở một giáo xứ tại Sydney, và bảy năm làm cha xứ tại Springvale, trước khi lãnh đạo Tỉnh Dòng của ngài tại Úc vào năm 2005, sau đó từ năm 2008 làm Tổng Cố vấn của Dòng Phanxicô nhánh Viện tu, phụ trách miền châu Á và Úc.
Ngài sẽ là một trong bốn Giám mục phụ tá của Tổng giáo phận Melbourne, chịu trách nhiệm về miền tây đông người nhập cư.
Ngài nói: “Tôi không biết giáo dân hay giáo sĩ của cộng đồng rộng lớn này sẽ đón nhận tôi ra sao, nhưng tôi biết tôi là ai, và tôi muốn trao ban những gì tốt nhất của tôi cho cộng đồng, và nhìn xem cộng đồng dẫn tôi nơi đâu”. (The Age 7-6-2011)
Diễm Phúc
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tầu Việt Nam bị cắt cáp lần 2: Anh bạn 16 chữ vàng lại làm “bẽ mặt” Việt Nam
Hà Long
08:47 09/06/2011
Bàn cãi, chống đối, phản kháng rồi đến tuần hành trong im lặng chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn vẫn còn sôi động trong vài ngày qua thì hôm nay, 09/6/2011 theo TTXVN đưa tin nóng bỏng căng thẳng về Biển Đông: "Trung Quốc lại cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Việt Nam".
Vừa đúng 2 tuần lễ "Anh bạn 16 chữ vàng" đã cầm dao "thiến" Việt Nam đến 2 lần lên tiếp trong vùng cấm địa hải phận của mình. Điếng người! Đau quá! Hận quá! Bẽ mặt cả 86 triệu người Việt Nam!
Vụ việc cắt cáp cáp tàu Bình Minh 02 trong lãnh hải của Việt Nam ngày 26/5 đã làm cho tình hình Biển Đông nóng lên trong cuộc hội nghị Đối thoại Shangri-la 2011 vừa mới kết thúc. Những bản văn của hội nghị chưa kịp ráo mực với những lời hứa hẹn suông của Trung Quốc qua Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt như: "Nhiều người đang có xu hướng tin rằng sự tăng trưởng kinh tế, cùng với sự phát triển của quân đội Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc tuân thủ chính sách quốc phòng tự vệ. Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ hay đe dọa bất cứ nước nào".
Hứa hẹn như thế đấy, vết thiến của tàu Bình Minh 02 chưa kịp lành da thì cái kéo của người bạn vàng Phương Bắc lại dơ ra cắt thêm lần nữa cho con tàu Viking 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Đau hơn thiến là vậy vì mới tối hôm qua, 8/6 tại Nha Trang, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mạnh mẽ dịp Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011: "Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình".
Ông Dũng nói thêm: "Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc".
Trước đó một ngày, hôm 7/6 Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ra thăm quân và dân huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh cũng xác định chủ quyền Việt Nam: "Người dân Cô Tô và lực lượng vũ trang ở huyện đảo thay mặt nhân dân cả nước bảo vệ vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc trên địa bàn Quảng Ninh. Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày hôm nay. Vì vậy chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo".
Lời lẽ đanh thép của ông TT Dũng nhằm bảo vệ chủ quyền chưa qua được 12 tiếng đồng hồ, của ông Triêt chưa quá 2 ngày thì báo Người LĐ Online đưa tin nóng hổi: "Lúc 6 giờ sáng nay, 9-6, trong khi tàu Viking 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D trong khu vực thềm lục địa Việt Nam thì bị 1 tàu hải giám Trung Quốc với sự yểm trợ 2 tàu ngư chính lao vào cắt cáp".
Việc tàu Viking 2 bị cắt cáp chẳng khác chi Trung quốc đang muốn tát mạnh vào mặt Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Điều đáng nói hơn là 2 vị đứng đầu VN cảm thấy bị "bẽ mặt" khi bị một người bạn thâm giao láng giềng 16 chữ vàng và 4 tốt đối xử tệ hại như vậy.
Dân tộc Việt Nam chưa kịp băng bó vết thiến Bình Minh 02 thì lại phải rỉ máu thêm vì con tàu Viking 2.
Những người trẻ Việt Nam thao thức với vận mệnh tổ quốc đã cố gắng trong tầm tay rất nhỏ bé bằng cách kêu gọi 2 cuộc xuống đường chống xâm lược Biên Đông của Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn vào ngày 5/6. Tuy muôn vàn khó khăn hạn chế và bị kiểm soát gắt gao nhưng có thể nói cuộc xuống đường can đảm đó mang ý nghĩa "thà đốt một ngọn nến chứ đừng ngồi nguyền rủa trong bóng tối". Những hành động yêu nước này đang lan tải rộng lớn trong cộng đồng mạng VN.
Tàu Viking 2 đang làm "bẽ mặt" cơ quan Thông Tấn Xã Việt Nam. Họ đã lập công cho giặc Phương Bắc với các thông tin lề phải vào ngày 5/6: "Những người này (đoàn biểu tình) tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về".
Đau quá! Yêu nước chống ngoại xâm tại Việt Nam đang trở thành một món hàng xa xỉ dành cho người dân. Biểu tình dương khí thế thì nhà nước csVN gọi là "tuần hành, tụ tập trật tự" và được giải thích rằng những kẻ xâm lăng Phương Bắc là người bạn tốt, họ sẽ thương dân Việt Nam và họ đã cất con "dao thiến" đi rồi.
Biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước chẳng khác chi ra biển nhào xuống nước phải nín hơi, phải thầm lặng và khe khẽ. Đau đớn thay, điều này chỉ xảy ra ở Việt Nam để rồi người dân phải chùi máu và băng bó thêm vết thương lần 2 cho Viking 2.
Sức đối kháng chống ngoại xâm Phương Bắc nơi người dân VN hình như đã bị tiêu diệt từ đảng cộng sản VN hơn 60 năm qua vì biểu tình yêu nước đã trở thành cuộc tuần hành trật tự như đi đưa một đám táng.
Chưa đầy nửa năm, bà Nguyễn Phương Nga, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao tiếp tục nhiều lần lên tiếng phản đối về việc Trung Quốc xâm phạm vào chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Phản kháng hơn 4 lần rồi mà VN vẫn bị xâm chiếm, vẫn bị thiến đau từng phần.
Nhìn sang láng giềng Philippin mà cảm thấy xấu hổ cho con Lạc cháu Hồng. Chính phủ Philippin hành động cụ thể và liên kết khối đồng minh để tìm cách bảo vệ cho chính mình. Đáp trả lại mộng bành trướng Bắc Kinh trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippin, ông Voltaire Gazmin mới cho cơ quan thông tấn xã Reuters biết rằng: "Philippin ủng hộ Mỹ đưa quân đội tới đồn trú tại Biển Đông, vì lợi ích căn bản của Washington liên quan trực tiếp tới vùng biển này". Đây là cách thế tìm sự cân bằng sức mạnh chính trị cho lãnh thổ của Philippin. Đó chính là cú đấm quả tạ bủa vào giấc mộng "xưng bá" bành trướng Bắc Kinh.
Việt Nam phải tự biết vùng dậy thoát ra lưỡi kéo bén nhọn: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai". Tất cả phải dựa vào sự đoàn kết và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Kéo thiến lần hai cắt cáp con tàu Viking 2 đã làm cho nhà nước csVN phải tỉnh giấc qua các thông tin nhanh chóng của cánh báo lề phải vào sáng nay.
Hà Long
Vụ việc cắt cáp cáp tàu Bình Minh 02 trong lãnh hải của Việt Nam ngày 26/5 đã làm cho tình hình Biển Đông nóng lên trong cuộc hội nghị Đối thoại Shangri-la 2011 vừa mới kết thúc. Những bản văn của hội nghị chưa kịp ráo mực với những lời hứa hẹn suông của Trung Quốc qua Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt như: "Nhiều người đang có xu hướng tin rằng sự tăng trưởng kinh tế, cùng với sự phát triển của quân đội Trung Quốc sẽ trở thành một mối đe dọa quân sự. Tuy nhiên, Trung Quốc tuân thủ chính sách quốc phòng tự vệ. Trung Quốc sẽ không bao giờ tìm kiếm quyền bá chủ hay đe dọa bất cứ nước nào".
Hứa hẹn như thế đấy, vết thiến của tàu Bình Minh 02 chưa kịp lành da thì cái kéo của người bạn vàng Phương Bắc lại dơ ra cắt thêm lần nữa cho con tàu Viking 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN).
Đau hơn thiến là vậy vì mới tối hôm qua, 8/6 tại Nha Trang, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng khẳng định mạnh mẽ dịp Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2011: "Nhân dân Việt Nam, đất nước Việt Nam có đủ ý chí quyết tâm và sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển và hải đảo của mình".
Ông Dũng nói thêm: "Tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, khẳng định chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc".
Trước đó một ngày, hôm 7/6 Chủ tịch Nguyễn Minh Triết ra thăm quân và dân huyện đảo Cô Tô, Quảng Ninh cũng xác định chủ quyền Việt Nam: "Người dân Cô Tô và lực lượng vũ trang ở huyện đảo thay mặt nhân dân cả nước bảo vệ vùng trời, biển, đảo của Tổ quốc trên địa bàn Quảng Ninh. Chúng ta mong muốn các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc luôn hòa bình, hữu nghị, ổn định, nhưng chúng ta cũng quyết tâm làm hết sức mình để bảo vệ vùng biển, đảo của đất nước. Biết bao thế hệ đã hy sinh xương máu để có được Tổ quốc như ngày hôm nay. Vì vậy chúng ta cũng sẵn sàng hiến dâng tất cả để bảo vệ quê hương, bảo vệ chủ quyền biển, đảo".
Lời lẽ đanh thép của ông TT Dũng nhằm bảo vệ chủ quyền chưa qua được 12 tiếng đồng hồ, của ông Triêt chưa quá 2 ngày thì báo Người LĐ Online đưa tin nóng hổi: "Lúc 6 giờ sáng nay, 9-6, trong khi tàu Viking 2 thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đang tiến hành thu nổ địa chấn 3D trong khu vực thềm lục địa Việt Nam thì bị 1 tàu hải giám Trung Quốc với sự yểm trợ 2 tàu ngư chính lao vào cắt cáp".
Việc tàu Viking 2 bị cắt cáp chẳng khác chi Trung quốc đang muốn tát mạnh vào mặt Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Nguyễn Minh Triết. Điều đáng nói hơn là 2 vị đứng đầu VN cảm thấy bị "bẽ mặt" khi bị một người bạn thâm giao láng giềng 16 chữ vàng và 4 tốt đối xử tệ hại như vậy.
Dân tộc Việt Nam chưa kịp băng bó vết thiến Bình Minh 02 thì lại phải rỉ máu thêm vì con tàu Viking 2.
Những người trẻ Việt Nam thao thức với vận mệnh tổ quốc đã cố gắng trong tầm tay rất nhỏ bé bằng cách kêu gọi 2 cuộc xuống đường chống xâm lược Biên Đông của Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn vào ngày 5/6. Tuy muôn vàn khó khăn hạn chế và bị kiểm soát gắt gao nhưng có thể nói cuộc xuống đường can đảm đó mang ý nghĩa "thà đốt một ngọn nến chứ đừng ngồi nguyền rủa trong bóng tối". Những hành động yêu nước này đang lan tải rộng lớn trong cộng đồng mạng VN.
Tàu Viking 2 đang làm "bẽ mặt" cơ quan Thông Tấn Xã Việt Nam. Họ đã lập công cho giặc Phương Bắc với các thông tin lề phải vào ngày 5/6: "Những người này (đoàn biểu tình) tụ tập một cách trật tự, bày tỏ thái độ một cách ôn hòa, và sau khi được các đoàn thể, các cơ quan chức năng của Việt Nam giải thích, họ đã tự giải tán, ra về".
Đau quá! Yêu nước chống ngoại xâm tại Việt Nam đang trở thành một món hàng xa xỉ dành cho người dân. Biểu tình dương khí thế thì nhà nước csVN gọi là "tuần hành, tụ tập trật tự" và được giải thích rằng những kẻ xâm lăng Phương Bắc là người bạn tốt, họ sẽ thương dân Việt Nam và họ đã cất con "dao thiến" đi rồi.
Biểu tình để bày tỏ lòng yêu nước chẳng khác chi ra biển nhào xuống nước phải nín hơi, phải thầm lặng và khe khẽ. Đau đớn thay, điều này chỉ xảy ra ở Việt Nam để rồi người dân phải chùi máu và băng bó thêm vết thương lần 2 cho Viking 2.
Sức đối kháng chống ngoại xâm Phương Bắc nơi người dân VN hình như đã bị tiêu diệt từ đảng cộng sản VN hơn 60 năm qua vì biểu tình yêu nước đã trở thành cuộc tuần hành trật tự như đi đưa một đám táng.
Chưa đầy nửa năm, bà Nguyễn Phương Nga, nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao tiếp tục nhiều lần lên tiếng phản đối về việc Trung Quốc xâm phạm vào chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Phản kháng hơn 4 lần rồi mà VN vẫn bị xâm chiếm, vẫn bị thiến đau từng phần.
Nhìn sang láng giềng Philippin mà cảm thấy xấu hổ cho con Lạc cháu Hồng. Chính phủ Philippin hành động cụ thể và liên kết khối đồng minh để tìm cách bảo vệ cho chính mình. Đáp trả lại mộng bành trướng Bắc Kinh trên Biển Đông, Bộ trưởng Quốc phòng Philippin, ông Voltaire Gazmin mới cho cơ quan thông tấn xã Reuters biết rằng: "Philippin ủng hộ Mỹ đưa quân đội tới đồn trú tại Biển Đông, vì lợi ích căn bản của Washington liên quan trực tiếp tới vùng biển này". Đây là cách thế tìm sự cân bằng sức mạnh chính trị cho lãnh thổ của Philippin. Đó chính là cú đấm quả tạ bủa vào giấc mộng "xưng bá" bành trướng Bắc Kinh.
Việt Nam phải tự biết vùng dậy thoát ra lưỡi kéo bén nhọn: "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai". Tất cả phải dựa vào sự đoàn kết và lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam.
Kéo thiến lần hai cắt cáp con tàu Viking 2 đã làm cho nhà nước csVN phải tỉnh giấc qua các thông tin nhanh chóng của cánh báo lề phải vào sáng nay.
Hà Long
Tài Liệu - Sưu Khảo
Đức Mẹ La Salette
Lourdes Policarpio
06:48 09/06/2011
Buổi gặp gỡ khác thường xảy ra vào chiều ngày 19-9-1846 tại một đồng cỏ miền sơn cước đối diện với dãy núi Alps hùng vĩ ở Pháp quốc. Đó là một ngôi làng hẻo lánh tên là La Salette. Đây là thời của các tư tưởng mới và cách mạng ảnh hưởng nhiều phương diện cuộc sống, kể cả đức tin. Tôn giáo bị bách hại. Tại vùng xa xôi này, lòng đạo đức sa sút vì nông dân khó tham dự thánh lễ Chúa nhật, và việc dùng danh Chúa một cách bất kính đã trở thành thói quen.
Trong tĩnh mịch của miền sơn cước và những dồng cỏ xanh mướt, có hai đứa trẻ nằm ngủ bên nhau trên thảm cỏ. Ở độ cao 6.000 bộ (1.828,8m) so với mặt biển, hẳn phải có sự tĩnh mịch và an bình ở đó, giống như ở những nơi tôn nghiêm dành cho việc cầu nguyện. Hai đứa trẻ là Maximin Giraud, 11 tuổi, và Melanie Calvat, 14 tuổi, đang chăn bò thuê. Maximin là cậu bé vô tư và hoạt bát. Còn Melanie tư lự và ít nói. Melanie là con thứ tư trong 10 anh chị em của một gia đình rất nghèo. Cả hai đều không biết đọc biết viết, chưa bao giờ đến trường hoặc học giáo lý. Chúng mới biết nhau 2 ngày trước khi sự việc xảy ra làm cuộc đời các em bé này thay đổi hoàn toàn.
Đức Mẹ La Salette
Melanie bất ngờ thức giấc sau khi chợp mắt buổi trưa, em chợt nhớ đến đàn bò. Em đánh thức Maximin, cả hai đi tìm bò và thấy chúng vẫn đang yên ả gặm cỏ. Lúc đó là chính ngọ, Melanie dừng lại và sửng sốt. Em gọi Maximin đến. Xa xa từ phía khe núi có một quả cầu ánh sáng làm chói mắt hơn cả ánh nắng buổi trưa. Lúng túng và sợ hãi, hai em định chạy trốn thì bất ngời có một vòng ánh sáng tỏa ra. Hai em thấy dần dần nhìn thấy hình ảnh một phụ nữ ngồi và ôm mặt khóc với dáng vẻ rất đau buồn. Phụ nữ này đứng dậy, khoanh tay trước ngực và nhìn hai đứa trẻ.
Xung quanh phụ nữ này đầy ánh sáng rất đẹp! Phụ nữ này mặc trang phục như nông dân trong vùng, áo dài và có vạt phía trước như tạp dề, có khăn choàng trắng và có mũ. Trên đầu và khăn choàng của phụ nữ này có nhiều hoa hồng. Nổi bật là xâu chuỗi có Thánh giá sáng chói; đặc biệt ở hai tay bị đóng đinh của Chúa: một tay có cây búa và một tay có chiếc kềm.
Sứ điệp của Đức Mẹ
Đức Mẹ vẫy hai đứa bé lại và nói: “Hãy đến đây, các con. Đừng sợ! Ta đến đây để nói với các con một điều quan trọng nhất”.
Chúng tiến lại gần khe núi và đến gần Đức Mẹ tới mức có thể chạm vào được. Đức Mẹ nói với hai em:
Nếu người ta không vâng lời, Ta sẽ không thể bảo Con Ta nới tay với họ. Rất quan trọng, cần kíp đến nỗi không thể trì hoãn nữa. Ta đã chịu đau khổ biết bao vì các con! Nếu Con Ta không loại bỏ người ta, Ta sẽ phải không ngừng xin Con Ta. Nhưng người ta không chú ý tới điều đó. Trong tương lai, dù người ta cầu nguyện thế nào, hành động thế nào, người ta cũng không thể bù đắp cho Ta về những gì mà Ta đã chịu đựng vì họ.
Ta đã dành 6 ngày để làm việc. Ngày thứ 7 Ta dành cho Ta. Không ai sẽ cho Ta điều đó. Điều này làm cho sức nặng của cánh tay Con Ta quá trĩu nặng. Những người đánh xe bò không thể nguyền rủa mà không nhờ Thánh Danh Con Ta. Đây là 2 điều làm cho cánh tay Con Ta quá trĩu nặng.
Nếu mùa màng thất bát, đó là lỗi của người ta. Mẹ đã báo cho người ta năm ngoái bằng mùa khoai. Người ta không thèm lưu ý. Ngược lại, khi các con thấy khoai bị hư, người ta đã nguyền rủa, các con đã lạm dụng Thánh Danh Con Ta. Khoai tiếp tục bị hư, và vào dịp lễ Giáng sinh năm nay sẽ không còn nữa.
Nếu người ta còn lúa giống thì cũng không còn tốt để gieo, vì những gì người ta gieo sẽ bị thú tàn phá, và có đâm chồi thì cũng thành tro tàn khi thu hoạch. Nạn đói lớn sắp xảy ra. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, các trẻ em dưới 7 tuổi sẽ run sợ và chết trên tay cha mẹ chúng. Người lớn sẽ phải đói để trả giá cho tội lỗi của họ. Nho cũng sẽ thối hư, và quả óc chó sẽ hư hết.
Rồi Đức Mẹ nhìn từng em và trao cho chúng các bí mật, dù chúng không hề biết bí mật của nhau. Tiếp tục sứ điệp, Đức Mẹ nói: “Nếu người ta ăn năn trở lại, núi đá sẽ thành những đống lúa mì, và khoai sẽ tự nảy mầm”.
Đức Mẹ hỏi hai em: “Các con có cầu nguyện nhiều không?”. Hai em ngại ngần trả lời: “Không, chúng con ít khi cầu nguyện lắm”.
Đức Mẹ nói: “Này các con, đây là điều rất quan trọng Ta nói với họ, vào ban đêm và buổi sáng. Khi họ không có thời gian, ít nhất cũng cần đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng. Khi có thể thì đọc nhiều hơn”.
Rồi Đức Mẹ trở lại vấn đề chính: “Chỉ có ít bà già đi lễ vào mùa hè. Các ngày Chúa nhật người ta cũng đi làm. Vào mùa đông, khi họ không có gì làm thì họ mới đi lễ cho vui thôi. Vào mùa Chay, họ tụ tập ở các tiệm thịt, như những con chó. Này các con, các con không thấy những hạt giống bị hư sao?”. Maximin trả lời: “Không, chúng con không thấy”.
Đức Mẹ nói: “Này con, hẳn là có lần con đã thấy, ở gần Corps, cùng với ba của con. Chủ của cánh đồng đó nói với ba của con: “Đến mà xem lúa mì hư hết rồi”. Rồi cả hai cùng đi. Con đã ngắt lấy vài bông lúa. Con chà bông lúa và chúng biến thành cát bụi. Con từ Corps trở về. Khi con đi được khoảng 30 phút, ba của con đưa cho con một miếng bánh mì và nói: “Con ăn một ít bánh của năm nay đi. Ba không biết năm sau có mà ăn nữa không, nếu lúa lại hư thế này”. Maximin ngạc nhiên nói: “Vậy hả, thưa Bà. Giờ con nhớ rồi. Đến nay vẫn không có”.
Trước khi chia tay, Đức Mẹ nói: “Này các con, các con hãy nói chuyện này cho mọi người biết”. Rồi Đức Mẹ lướt bay đi, không quay nhìn hai em và nói: “Các con nói cho mọi người biết chuyện này nha”. Thấy Đức Mẹ biến đi, chúng chạy theo. Đức Mẹ lên đỉnh đồi, nơi chúng đi tìm bò. Khi lên tới đỉnh đồi, Đức Mẹ dừng lại và nhìn về hướng Đông Nam, về phía Rôma. Chúng nhìn thấy Đức Mẹ lơ lửng trên không và vẫn khóc, mặt Đức Mẹ rất buồn. Maximin mô tả: “Hai đứa con không thấy đầu Bà ấy nữa, rồi phần thân cũng không còn, Bà ấy như tan biến đi... Có thể đó là vị thánh lớn”.
Đây là một phần sứ điệp của Đức Mẹ La Salette:
Sẽ đến thời người chống Chúa Kitô được sinh ra bởi một nữ tu người Do Thái, một trinh nữ giả danh sẽ thông đồng với con rắn ngày xưa, chủ của sự vô khiết. Cha của người này là một giám mục.
Khi sinh ra, người này sẽ thốt ra những lời phỉ báng, và có 10 cái răng. Tóm lại, người này là quỷ dữ hiện thân, sẽ kêu khóc dữ dội, sẽ làm những việc phi thường, sẽ sống không thuần khiết. Người này có những người anh em, dù không là hiện thân của quỷ dữ như ông ta, nhưng có con cái là quỷ dữ. Lúc 12 tuổi, họ sẽ được chú ý vì những chiến thắng anh dũng ngay khi mỗi người đó làm trưởng quân đội, được các đạo quân của hỏa ngục trợ giúp.
Mùa màng sẽ thay đổi, trái đất sẽ sinh những hoa quả xấu, các thiên thể sẽ mất cân bằng chuyển động, mặt trăng sẽ chỉ tỏa ánh sáng hơi đỏ nhòa nhạt, nước và lửa sẽ làm rối loạn một bán cầu, khiến núi đồi, phố xá,… bị “nuốt” mất.
Rôma sẽ mất đức tin và trở thành ngai tòa của kẻ chống Chúa Kitô.
Quỷ dữ cùng kẻ chống Chúa Kitô sẽ làm những điều kỳ lạ trên trái đất và trên không trung, con người sẽ sống trụy lạc hơn. Thiên Chúa sẽ chăm sóc các tôi trung của Người và chấn chỉnh thiện ý. Phúc âm sẽ được rao truyền khắp nơi, mọi dân nước sẽ nhận biết Chân Lý.
Chuyện về Đức Mẹ La Salette lan truyền khắp nơi
Thời đó, La Salette là một ngôi làng có 700 người. Bạn có thể tưởng tượng cả làng xôn xao thế nào khi nghe chuyện lạ. Một bà đạo đức, mẹ của Baptiste Pra, chủ thuê Melanie chăn bò, nói với lòng xác tín: “Phụ nữ đó chắc chắn là Đức Mẹ”.
Linh mục xứ La Salette, cha Louis Perrin, là một trong những người tin đầu tiên. Ngài cẩn thận kể lại chuyện của hai đứa trẻ cho giáo dân biết khi cử hành thánh lễ. Linh mục xứ Corps, cha Pierre Melin, cẩn thận hơn. Nhưng ngài là nhân chứng về tia nước phun. Cùng một nhóm người, ngài dẫn hai đứa trẻ đến nơi xảy ra chuyện lạ và phỏng vấn chúng. Tại khe núi, nơi Đức Mẹ hiện ra, người ta đã cùng nhau lần chuỗi Mân Côi. Ngay sau đó, một người đàn ông đập viên đá nơi Đức Mẹ ngồi. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, một dòng nước phun ra. Ngày nay vẫn còn dòng suối này. Nước suối này được đem tới thành phố và trao cho một phụ nữ bị bệnh lâu nam. Cầu nguyện với Đức Mẹ đến ngày thứ 9, sức khỏe của bà hoàn toàn bình phục.
Có nhiều người nghi ngờ và mỉa mai hai đứa trẻ, nhưng vẫn có nhiều người hành hương về La Salette. Người ta sốt sắng xưng tội, rước lễ, cầu nguyện tại khe núi Đức Mẹ hiện ra và múc nước từ con suối. Một năm sau khi Đức Mẹ hiện ra, vào ngày 19-9-1847, khoảng năm sáu ngàn người đã hành hương về núi thánh La Salette.
Phán quyết của giáo hội
Việc điều tra các phép lạ và các cuộc hiện ra thuộc quyền giám mục địa phương. Trong trường hợp này, ĐGM Philibert de Bruillard, giáo phận Grenoble, chịu trách nhiệm. Hai đứa trẻ vẫn cương quyết giữ vững lập trường. Các vụ khỏi bệnh cũng được điều tra. Sau 5 năm thu thập chứng cớ, ĐGM de Bruillard công bố chính thức về việc Đức Mẹ hiện ra tại La Salette tại các giáo xứ trong giáo phận ngày 16-9-1851. Trong đó có đoạn: “Việc Đức Mẹ hiện ra với hai em chăn bò vào ngày 19-9-1846, trên dãy núi Alps tại giáo xứ La Salette, thuộc giáo hạt Corps, có các dấu chứng sự thật, các tín hữu có nền tảng để tin đó là sự thật và chắc chắn”.
Năm sau, ĐGM de Bruillard lên núi và đặt viên đá đầu tiên để xây dựng thánh đường ngay tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Theo hướng dẫn của ngài, Dòng Truyền giáo La Salette được thành lập. Những năm tiếp theo, sứ điệp của Đức Mẹ được loan truyền bởi các linh mục, tu sĩ nam nữ của Dòng La Salette.
Các thị nhân
Khác với những lần khác Đức Mẹ hiện ra, các thị nhân của La Salette là Melanie và Maximin chưa được phong thánh. Trong một cuốn “A Woman Clothed with the Sun” (Một Phụ nữ mặc Áo Mặt trời), John J. Delaney giải thích: “Trong cuộc sống của Melanie và Maximin có điều thất bại và dại dột, nhưng không xấu. Cả hai chưa được phong thánh nhưng luôn là người Công giáo sùng đạo. Hai thị nhân này không được nêu danh như thánh nữ tu Bernadette, nhưng vai trò của họ là làm nhân chứng và họ đã hoàn tất nhiệm vụ một cách phi thường...”.
Tháng 9-1855, tân giám mục giáo phận Grenoble, ĐGM Ginoulhiac, đặc biệt nói: “Nhiệm vụ của các em giờ đây đã hết, trách nhiệm của giáo hội bắt đầu”. Có nhiều tranh luận về việc các bí mật được trao cho trẻ em. Chẳng hạn trên Internet, người ta phát hiện các “mạc khải” (revelation) dài về bí mật – được coi là khải huyền (considered apocalyptical) – nhưng giáo hội vẫn chưa chính thức công bố điều này. Người Công giáo nên cân nhắc các bí mật với nhiều thận trọng. Nữ tu Teresita Burgos, Dòng Tỷ muội Đức Mẹ La Salette (Sisters of Our Lady of La Salette) tại Philippines, trả lời phỏng vần của báo National Shrine ở Silang, Cavite, thế này: “Bí mật là bí mật”.
Bạn loan báo cho mọi người biết
12 năm sau, tại Lộ Đức (Pháp), Đức Mẹ lặp lại sự hoán cải và ăn năn đền tội. Tại La Salette, Đức Mẹ nhấn mạnh 2 tội trọng: Không tuân giữ ngày Chúa nhật là Ngày của Chúa và dùng Thánh Danh Chúa bất kính.
Lời kêu gọi của Đức Mẹ rất thích hợp với ngày nay như chúng ta thấy, ngay tại Philippines, sự nảy nở các khu mua sắm, các trung tâm giải trí, các nhà máy, các trung tâm điện thoại,… khiến người ta không coi ngày Chúa nhật là ngày nghỉ và cầu nguyện với Chúa. Chắc chắn vui chơi một chút vào ngày Chúa nhật là cần, nhưng nguy hiểm là khi điều đó thái quá.
Chẳng hạn, tại Philippines, các khu mua sắm có thánh lễ. Có phải người ta thích tham dự thánh lễ ở các khu mua sắm vì không có thời gian đến nhà thờ? Chắc chắn thánh lễ tại nhà tờ khiến người ta dễ cầu nguyện hơn. Làm sao những người làm việc tại các khu mua sắm và các trung tâm điện thoại dự thánh lễ Chúa nhật, họ vẫn còn thời gian đến nhà thờ mà? Mặt khác, Thánh Danh Chúa hiện nay được sử dụng bừa bãi và vô ý thức ở khắp nơi vậy!
Đức Mẹ khóc
Nghĩ đến dáng Đức Mẹ ở La Salette ngồi ôm mặt khóc và bạn sẽ nhận thấy hình ảnh của nỗi đau khổ tột cùng. Mẹ không thể cảm thông hơn! Maximin đã diễn tả về Đức Mẹ: “Người ta nghĩ Đức Mẹ là người mẹ bị các con đánh đập nên phải trốn lên núi để khóc. Ước gì chúng ta lấy đi nỗi buồn của Mẹ! Ước gì chúng ta có thể chia sẻ nỗi buồn của Mẹ! Hãy làm những gì có thể để lau khô nước mắt Mẹ trong những năm tháng chúng ta đi trên hành trình trần gian – chúng ta sẽ hưởng niềm vui vĩnh cửu trên trời”.
Maximin qua đời ngày 1-3-1875 lúc 40 tuổi. Melanie sống thêm nhiều năm tại nhiều nhà dòng ở Pháp, Anh và Ý, rồi qua đời ngày 15-12-1904 và được an táng tại Altamura (Ý).
(Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com, CatholicApologetics.info và MaryPages.com)
Trong tĩnh mịch của miền sơn cước và những dồng cỏ xanh mướt, có hai đứa trẻ nằm ngủ bên nhau trên thảm cỏ. Ở độ cao 6.000 bộ (1.828,8m) so với mặt biển, hẳn phải có sự tĩnh mịch và an bình ở đó, giống như ở những nơi tôn nghiêm dành cho việc cầu nguyện. Hai đứa trẻ là Maximin Giraud, 11 tuổi, và Melanie Calvat, 14 tuổi, đang chăn bò thuê. Maximin là cậu bé vô tư và hoạt bát. Còn Melanie tư lự và ít nói. Melanie là con thứ tư trong 10 anh chị em của một gia đình rất nghèo. Cả hai đều không biết đọc biết viết, chưa bao giờ đến trường hoặc học giáo lý. Chúng mới biết nhau 2 ngày trước khi sự việc xảy ra làm cuộc đời các em bé này thay đổi hoàn toàn.
Đức Mẹ La Salette
Melanie bất ngờ thức giấc sau khi chợp mắt buổi trưa, em chợt nhớ đến đàn bò. Em đánh thức Maximin, cả hai đi tìm bò và thấy chúng vẫn đang yên ả gặm cỏ. Lúc đó là chính ngọ, Melanie dừng lại và sửng sốt. Em gọi Maximin đến. Xa xa từ phía khe núi có một quả cầu ánh sáng làm chói mắt hơn cả ánh nắng buổi trưa. Lúng túng và sợ hãi, hai em định chạy trốn thì bất ngời có một vòng ánh sáng tỏa ra. Hai em thấy dần dần nhìn thấy hình ảnh một phụ nữ ngồi và ôm mặt khóc với dáng vẻ rất đau buồn. Phụ nữ này đứng dậy, khoanh tay trước ngực và nhìn hai đứa trẻ.
Xung quanh phụ nữ này đầy ánh sáng rất đẹp! Phụ nữ này mặc trang phục như nông dân trong vùng, áo dài và có vạt phía trước như tạp dề, có khăn choàng trắng và có mũ. Trên đầu và khăn choàng của phụ nữ này có nhiều hoa hồng. Nổi bật là xâu chuỗi có Thánh giá sáng chói; đặc biệt ở hai tay bị đóng đinh của Chúa: một tay có cây búa và một tay có chiếc kềm.
Sứ điệp của Đức Mẹ
Đức Mẹ vẫy hai đứa bé lại và nói: “Hãy đến đây, các con. Đừng sợ! Ta đến đây để nói với các con một điều quan trọng nhất”.
Chúng tiến lại gần khe núi và đến gần Đức Mẹ tới mức có thể chạm vào được. Đức Mẹ nói với hai em:
Nếu người ta không vâng lời, Ta sẽ không thể bảo Con Ta nới tay với họ. Rất quan trọng, cần kíp đến nỗi không thể trì hoãn nữa. Ta đã chịu đau khổ biết bao vì các con! Nếu Con Ta không loại bỏ người ta, Ta sẽ phải không ngừng xin Con Ta. Nhưng người ta không chú ý tới điều đó. Trong tương lai, dù người ta cầu nguyện thế nào, hành động thế nào, người ta cũng không thể bù đắp cho Ta về những gì mà Ta đã chịu đựng vì họ.
Ta đã dành 6 ngày để làm việc. Ngày thứ 7 Ta dành cho Ta. Không ai sẽ cho Ta điều đó. Điều này làm cho sức nặng của cánh tay Con Ta quá trĩu nặng. Những người đánh xe bò không thể nguyền rủa mà không nhờ Thánh Danh Con Ta. Đây là 2 điều làm cho cánh tay Con Ta quá trĩu nặng.
Nếu mùa màng thất bát, đó là lỗi của người ta. Mẹ đã báo cho người ta năm ngoái bằng mùa khoai. Người ta không thèm lưu ý. Ngược lại, khi các con thấy khoai bị hư, người ta đã nguyền rủa, các con đã lạm dụng Thánh Danh Con Ta. Khoai tiếp tục bị hư, và vào dịp lễ Giáng sinh năm nay sẽ không còn nữa.
Nếu người ta còn lúa giống thì cũng không còn tốt để gieo, vì những gì người ta gieo sẽ bị thú tàn phá, và có đâm chồi thì cũng thành tro tàn khi thu hoạch. Nạn đói lớn sắp xảy ra. Nhưng trước khi điều đó xảy ra, các trẻ em dưới 7 tuổi sẽ run sợ và chết trên tay cha mẹ chúng. Người lớn sẽ phải đói để trả giá cho tội lỗi của họ. Nho cũng sẽ thối hư, và quả óc chó sẽ hư hết.
Rồi Đức Mẹ nhìn từng em và trao cho chúng các bí mật, dù chúng không hề biết bí mật của nhau. Tiếp tục sứ điệp, Đức Mẹ nói: “Nếu người ta ăn năn trở lại, núi đá sẽ thành những đống lúa mì, và khoai sẽ tự nảy mầm”.
Đức Mẹ hỏi hai em: “Các con có cầu nguyện nhiều không?”. Hai em ngại ngần trả lời: “Không, chúng con ít khi cầu nguyện lắm”.
Đức Mẹ nói: “Này các con, đây là điều rất quan trọng Ta nói với họ, vào ban đêm và buổi sáng. Khi họ không có thời gian, ít nhất cũng cần đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng. Khi có thể thì đọc nhiều hơn”.
Rồi Đức Mẹ trở lại vấn đề chính: “Chỉ có ít bà già đi lễ vào mùa hè. Các ngày Chúa nhật người ta cũng đi làm. Vào mùa đông, khi họ không có gì làm thì họ mới đi lễ cho vui thôi. Vào mùa Chay, họ tụ tập ở các tiệm thịt, như những con chó. Này các con, các con không thấy những hạt giống bị hư sao?”. Maximin trả lời: “Không, chúng con không thấy”.
Đức Mẹ nói: “Này con, hẳn là có lần con đã thấy, ở gần Corps, cùng với ba của con. Chủ của cánh đồng đó nói với ba của con: “Đến mà xem lúa mì hư hết rồi”. Rồi cả hai cùng đi. Con đã ngắt lấy vài bông lúa. Con chà bông lúa và chúng biến thành cát bụi. Con từ Corps trở về. Khi con đi được khoảng 30 phút, ba của con đưa cho con một miếng bánh mì và nói: “Con ăn một ít bánh của năm nay đi. Ba không biết năm sau có mà ăn nữa không, nếu lúa lại hư thế này”. Maximin ngạc nhiên nói: “Vậy hả, thưa Bà. Giờ con nhớ rồi. Đến nay vẫn không có”.
Trước khi chia tay, Đức Mẹ nói: “Này các con, các con hãy nói chuyện này cho mọi người biết”. Rồi Đức Mẹ lướt bay đi, không quay nhìn hai em và nói: “Các con nói cho mọi người biết chuyện này nha”. Thấy Đức Mẹ biến đi, chúng chạy theo. Đức Mẹ lên đỉnh đồi, nơi chúng đi tìm bò. Khi lên tới đỉnh đồi, Đức Mẹ dừng lại và nhìn về hướng Đông Nam, về phía Rôma. Chúng nhìn thấy Đức Mẹ lơ lửng trên không và vẫn khóc, mặt Đức Mẹ rất buồn. Maximin mô tả: “Hai đứa con không thấy đầu Bà ấy nữa, rồi phần thân cũng không còn, Bà ấy như tan biến đi... Có thể đó là vị thánh lớn”.
Đây là một phần sứ điệp của Đức Mẹ La Salette:
Sẽ đến thời người chống Chúa Kitô được sinh ra bởi một nữ tu người Do Thái, một trinh nữ giả danh sẽ thông đồng với con rắn ngày xưa, chủ của sự vô khiết. Cha của người này là một giám mục.
Khi sinh ra, người này sẽ thốt ra những lời phỉ báng, và có 10 cái răng. Tóm lại, người này là quỷ dữ hiện thân, sẽ kêu khóc dữ dội, sẽ làm những việc phi thường, sẽ sống không thuần khiết. Người này có những người anh em, dù không là hiện thân của quỷ dữ như ông ta, nhưng có con cái là quỷ dữ. Lúc 12 tuổi, họ sẽ được chú ý vì những chiến thắng anh dũng ngay khi mỗi người đó làm trưởng quân đội, được các đạo quân của hỏa ngục trợ giúp.
Mùa màng sẽ thay đổi, trái đất sẽ sinh những hoa quả xấu, các thiên thể sẽ mất cân bằng chuyển động, mặt trăng sẽ chỉ tỏa ánh sáng hơi đỏ nhòa nhạt, nước và lửa sẽ làm rối loạn một bán cầu, khiến núi đồi, phố xá,… bị “nuốt” mất.
Rôma sẽ mất đức tin và trở thành ngai tòa của kẻ chống Chúa Kitô.
Quỷ dữ cùng kẻ chống Chúa Kitô sẽ làm những điều kỳ lạ trên trái đất và trên không trung, con người sẽ sống trụy lạc hơn. Thiên Chúa sẽ chăm sóc các tôi trung của Người và chấn chỉnh thiện ý. Phúc âm sẽ được rao truyền khắp nơi, mọi dân nước sẽ nhận biết Chân Lý.
Chuyện về Đức Mẹ La Salette lan truyền khắp nơi
Thời đó, La Salette là một ngôi làng có 700 người. Bạn có thể tưởng tượng cả làng xôn xao thế nào khi nghe chuyện lạ. Một bà đạo đức, mẹ của Baptiste Pra, chủ thuê Melanie chăn bò, nói với lòng xác tín: “Phụ nữ đó chắc chắn là Đức Mẹ”.
Linh mục xứ La Salette, cha Louis Perrin, là một trong những người tin đầu tiên. Ngài cẩn thận kể lại chuyện của hai đứa trẻ cho giáo dân biết khi cử hành thánh lễ. Linh mục xứ Corps, cha Pierre Melin, cẩn thận hơn. Nhưng ngài là nhân chứng về tia nước phun. Cùng một nhóm người, ngài dẫn hai đứa trẻ đến nơi xảy ra chuyện lạ và phỏng vấn chúng. Tại khe núi, nơi Đức Mẹ hiện ra, người ta đã cùng nhau lần chuỗi Mân Côi. Ngay sau đó, một người đàn ông đập viên đá nơi Đức Mẹ ngồi. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, một dòng nước phun ra. Ngày nay vẫn còn dòng suối này. Nước suối này được đem tới thành phố và trao cho một phụ nữ bị bệnh lâu nam. Cầu nguyện với Đức Mẹ đến ngày thứ 9, sức khỏe của bà hoàn toàn bình phục.
Có nhiều người nghi ngờ và mỉa mai hai đứa trẻ, nhưng vẫn có nhiều người hành hương về La Salette. Người ta sốt sắng xưng tội, rước lễ, cầu nguyện tại khe núi Đức Mẹ hiện ra và múc nước từ con suối. Một năm sau khi Đức Mẹ hiện ra, vào ngày 19-9-1847, khoảng năm sáu ngàn người đã hành hương về núi thánh La Salette.
Phán quyết của giáo hội
Việc điều tra các phép lạ và các cuộc hiện ra thuộc quyền giám mục địa phương. Trong trường hợp này, ĐGM Philibert de Bruillard, giáo phận Grenoble, chịu trách nhiệm. Hai đứa trẻ vẫn cương quyết giữ vững lập trường. Các vụ khỏi bệnh cũng được điều tra. Sau 5 năm thu thập chứng cớ, ĐGM de Bruillard công bố chính thức về việc Đức Mẹ hiện ra tại La Salette tại các giáo xứ trong giáo phận ngày 16-9-1851. Trong đó có đoạn: “Việc Đức Mẹ hiện ra với hai em chăn bò vào ngày 19-9-1846, trên dãy núi Alps tại giáo xứ La Salette, thuộc giáo hạt Corps, có các dấu chứng sự thật, các tín hữu có nền tảng để tin đó là sự thật và chắc chắn”.
Năm sau, ĐGM de Bruillard lên núi và đặt viên đá đầu tiên để xây dựng thánh đường ngay tại nơi Đức Mẹ hiện ra. Theo hướng dẫn của ngài, Dòng Truyền giáo La Salette được thành lập. Những năm tiếp theo, sứ điệp của Đức Mẹ được loan truyền bởi các linh mục, tu sĩ nam nữ của Dòng La Salette.
Các thị nhân
Khác với những lần khác Đức Mẹ hiện ra, các thị nhân của La Salette là Melanie và Maximin chưa được phong thánh. Trong một cuốn “A Woman Clothed with the Sun” (Một Phụ nữ mặc Áo Mặt trời), John J. Delaney giải thích: “Trong cuộc sống của Melanie và Maximin có điều thất bại và dại dột, nhưng không xấu. Cả hai chưa được phong thánh nhưng luôn là người Công giáo sùng đạo. Hai thị nhân này không được nêu danh như thánh nữ tu Bernadette, nhưng vai trò của họ là làm nhân chứng và họ đã hoàn tất nhiệm vụ một cách phi thường...”.
Tháng 9-1855, tân giám mục giáo phận Grenoble, ĐGM Ginoulhiac, đặc biệt nói: “Nhiệm vụ của các em giờ đây đã hết, trách nhiệm của giáo hội bắt đầu”. Có nhiều tranh luận về việc các bí mật được trao cho trẻ em. Chẳng hạn trên Internet, người ta phát hiện các “mạc khải” (revelation) dài về bí mật – được coi là khải huyền (considered apocalyptical) – nhưng giáo hội vẫn chưa chính thức công bố điều này. Người Công giáo nên cân nhắc các bí mật với nhiều thận trọng. Nữ tu Teresita Burgos, Dòng Tỷ muội Đức Mẹ La Salette (Sisters of Our Lady of La Salette) tại Philippines, trả lời phỏng vần của báo National Shrine ở Silang, Cavite, thế này: “Bí mật là bí mật”.
Bạn loan báo cho mọi người biết
12 năm sau, tại Lộ Đức (Pháp), Đức Mẹ lặp lại sự hoán cải và ăn năn đền tội. Tại La Salette, Đức Mẹ nhấn mạnh 2 tội trọng: Không tuân giữ ngày Chúa nhật là Ngày của Chúa và dùng Thánh Danh Chúa bất kính.
Lời kêu gọi của Đức Mẹ rất thích hợp với ngày nay như chúng ta thấy, ngay tại Philippines, sự nảy nở các khu mua sắm, các trung tâm giải trí, các nhà máy, các trung tâm điện thoại,… khiến người ta không coi ngày Chúa nhật là ngày nghỉ và cầu nguyện với Chúa. Chắc chắn vui chơi một chút vào ngày Chúa nhật là cần, nhưng nguy hiểm là khi điều đó thái quá.
Chẳng hạn, tại Philippines, các khu mua sắm có thánh lễ. Có phải người ta thích tham dự thánh lễ ở các khu mua sắm vì không có thời gian đến nhà thờ? Chắc chắn thánh lễ tại nhà tờ khiến người ta dễ cầu nguyện hơn. Làm sao những người làm việc tại các khu mua sắm và các trung tâm điện thoại dự thánh lễ Chúa nhật, họ vẫn còn thời gian đến nhà thờ mà? Mặt khác, Thánh Danh Chúa hiện nay được sử dụng bừa bãi và vô ý thức ở khắp nơi vậy!
Đức Mẹ khóc
Nghĩ đến dáng Đức Mẹ ở La Salette ngồi ôm mặt khóc và bạn sẽ nhận thấy hình ảnh của nỗi đau khổ tột cùng. Mẹ không thể cảm thông hơn! Maximin đã diễn tả về Đức Mẹ: “Người ta nghĩ Đức Mẹ là người mẹ bị các con đánh đập nên phải trốn lên núi để khóc. Ước gì chúng ta lấy đi nỗi buồn của Mẹ! Ước gì chúng ta có thể chia sẻ nỗi buồn của Mẹ! Hãy làm những gì có thể để lau khô nước mắt Mẹ trong những năm tháng chúng ta đi trên hành trình trần gian – chúng ta sẽ hưởng niềm vui vĩnh cửu trên trời”.
Maximin qua đời ngày 1-3-1875 lúc 40 tuổi. Melanie sống thêm nhiều năm tại nhiều nhà dòng ở Pháp, Anh và Ý, rồi qua đời ngày 15-12-1904 và được an táng tại Altamura (Ý).
(Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ All-About-The-Virgin-Mary.com, CatholicApologetics.info và MaryPages.com)
Ngày Thân Phụ
Trầm Thiên Thu
08:15 09/06/2011
Hằng năm, chúng ta có Ngày Thân Mẫu (Mother’s Day) để tôn vinh các người Mẹ, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ nhì của tháng Năm, và chúng ta cũng có Ngày Thân Phụ (Father's Day) để tôn vinh các người Cha, được kỷ niệm vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.
Lịch sử
Nguồn gốc Ngày Thân Phụ không là một hiện tượng xảy ra trễ nhất, các học giả cho rằng Ngày Thân Phụ có từ thời Babylon bị tàn phá. Một thanh niên tên là Elmesu đã khắc Thông điệp Ngày Thân Phụ trên một tấm thiệp bằng đất sét gần 4.000 năm trước. Elmesu ước mong cha mình có sức khỏe tốt và sống lâu. Dù không có chứng cớ về Elmesu và người cha nhưng truyền thống kỷ niệm Ngày Thân Phụ vẫn lưu truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ
Cách nhìn ngày nay về việc kỷ niệm Ngày Thân Phụ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sau đó truyền thống này lan truyền sang các nước trên thế giới. Thế giới mang ơn bà Sonora Louis Smart Dodd, một người con yêu thương ở Spokane (Washington) vì bà đã tranh đấu để có Ngày Thân Phụ như ngày nay. Bà cho rằng chúng ta tôn vinh những người Mẹ mà lại quên công khó của những người Cha trên cương vị “chống mũi chịu sào”.
Ý tưởng về Ngày Thân Phụ xuất hiện trong đầu bà Sonora khi bà tình cờ nghe bài giảng thuyết về Ngày Thân Mẫu năm 1909. Lúc đó bà 27 tuổi, bà nghĩ: “Nếu có ngày tôn vinh Mẹ thì tại sao không có ngày tôn vinh Cha?”. Bà cảm thấy thương những người cha vì tình thương bà nhận được từ người cha của bà là ông William Jackson Smart, một cựu chiến binh. Mẹ bà qua đời do sinh con khi Sonora mới 16 tuổi. Ông Smart phải chịu cảnh “gà trống” nuôi 5 đứa con bằng tất cả lòng yêu thương và chăm sóc của người cha kiêm chức năng làm mẹ.
Được cảm hứng từ việc bà Anna Jarvis đấu tranh để có Ngày Thân Mẫu, bà Dodd bắt đầu khởi xướng tổ chức Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ. Hiệp hội Chính quyền Spokane (Spokane Ministerial Association) và Hiệp hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men's Christian Association – YMCA) tại địa phương ủng hộ ý nguyện của bà Sonora. Kết quả là Ngày Thân Phụ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-6-1910. Dù ban đầu có sự lưỡng lự, nhưng vẫn được nhiều người ủng hộ, và Ngày Thân Phụ được tổ chức tại các thành phố trong quốc gia Hoa Kỳ.
Thấy rất nhiều người tụ họp kỷ niệm Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ, tổng thống Woodrow Wilson phê chuẩn việc này vào năm 1916. Tổng thống Calvin Coolidge cũng ủng hộ Ngày Thân Phụ mang tính quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1924: “Hãy thiết lập các mối quan hệ thân mật giữa cha con và nhấn mạnh vào trách njiệm của họ”. Sau 40 năm đấu tranh, tổng thống Lyndon Johnson ký lệnh dùng Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu là Ngày Thân Phụ từ năm 1966. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon ký quyết định vĩnh viễn kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hằng năm. Bà Sonora Smart Dodd được tôn vinh vì bà đã góp phần vào Hội chợ Thế giới (World's Fair) ở Spokane năm 1974. Bà Dodd qua đời năm 1978, hưởng thọ 96 tuổi.
Các giả thuyết về lịch sử Ngày Thân Phụ
Có vài giả thuyết về Ngày Thân Phụ. Một số người co rằng Ngày Thân Phụ đầu tiên được tổ chức tại miền Tây Virginia năm 1908. Một số người khác cho rằng lễ này được tổ chức lần đầu tại Vancouver, Washington.
Chủ tịch câu lạc bộ Lions tại Chicago, ông Harry Meek, được coi là người tổ chức Ngày Thân Phụ đầu tiên vào năm 1915 để nhấn mạnh vào việc tôn vinh những người cha. Ông chọn Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu để kỷ niệm, đó là ngày gần sinh nhật của ông Meek. Để đánh giá công việc của ông Meek, CLB Lions của Hoa Kỳ đã tặng ông chiếc đồng hồ bằng vàng, với lời đề tặng “Người khởi xướng Ngày Thân Phụ” (Originator of Father's Day) vào chính sinh nhật của ông, 20-6-1920. Một số sử gia tôn vinh bà Charles Clayton ở Tây Virginia là người khởi xướng Ngày Thân Phụ.
Năm 1957, thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết thư gởi quốc hội: “Dù chúng ta tôn vinh người cha hay người mẹ thì cũng đừng bỏ người nào. Người cha hay người mẹ bị bỏ quên cũng đều cảm thấy buồn vậy”.
Ngày Thân Phụ được kỷ niệm vào những ngày khác nhau ở các nước khác nhau. Đa số các nước – kể cả Hoa Kỳ, Anh, Canada, Chilê, Pháp, Nhật và Ấn Độ – đều kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.
Mặc dù Ngày Thân Phụ không cố định giống nhau tại các nước và cách kỷ niệm cũng khác nhau, nhưng ở đâu cũng chung một tâm tình là tôn vinh công lao của những người cha và bày tỏ lòng yêu thương đấng sinh thành. Vào ngày này, con cái gởi thiệp mừng, hoa và quà cho cha mình để bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng.
Tại nhiều quốc gia có đa số là người Công giáo thì Ngày Thân Phụ được mừng vào ngày lễ kính Đức Thánh Giuse, 19 tháng Ba.
Ngày Thân Phụ được coi là rất quan trọng vì ngày này giúp nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Việc cử hành Ngày Thân Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình.
Lời cầu nguyện cho Thân Phụ
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, xin chúc lành cho những người cha trên thế giới, xin hướng dẫn những người cha biết yêu thương và làm gương lành cho con cái, xin biến đổi họ trở nên những người cha như chính Chúa là Cha, xin ban cho họ tràn đầy hồng ân và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh với lòng yêu thương đích thực. Amen.
(Chuyển ngữ từ FathersDayCelebration.com)
Lịch sử
Nguồn gốc Ngày Thân Phụ không là một hiện tượng xảy ra trễ nhất, các học giả cho rằng Ngày Thân Phụ có từ thời Babylon bị tàn phá. Một thanh niên tên là Elmesu đã khắc Thông điệp Ngày Thân Phụ trên một tấm thiệp bằng đất sét gần 4.000 năm trước. Elmesu ước mong cha mình có sức khỏe tốt và sống lâu. Dù không có chứng cớ về Elmesu và người cha nhưng truyền thống kỷ niệm Ngày Thân Phụ vẫn lưu truyền ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ
Cách nhìn ngày nay về việc kỷ niệm Ngày Thân Phụ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ, sau đó truyền thống này lan truyền sang các nước trên thế giới. Thế giới mang ơn bà Sonora Louis Smart Dodd, một người con yêu thương ở Spokane (Washington) vì bà đã tranh đấu để có Ngày Thân Phụ như ngày nay. Bà cho rằng chúng ta tôn vinh những người Mẹ mà lại quên công khó của những người Cha trên cương vị “chống mũi chịu sào”.
Ý tưởng về Ngày Thân Phụ xuất hiện trong đầu bà Sonora khi bà tình cờ nghe bài giảng thuyết về Ngày Thân Mẫu năm 1909. Lúc đó bà 27 tuổi, bà nghĩ: “Nếu có ngày tôn vinh Mẹ thì tại sao không có ngày tôn vinh Cha?”. Bà cảm thấy thương những người cha vì tình thương bà nhận được từ người cha của bà là ông William Jackson Smart, một cựu chiến binh. Mẹ bà qua đời do sinh con khi Sonora mới 16 tuổi. Ông Smart phải chịu cảnh “gà trống” nuôi 5 đứa con bằng tất cả lòng yêu thương và chăm sóc của người cha kiêm chức năng làm mẹ.
Được cảm hứng từ việc bà Anna Jarvis đấu tranh để có Ngày Thân Mẫu, bà Dodd bắt đầu khởi xướng tổ chức Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ. Hiệp hội Chính quyền Spokane (Spokane Ministerial Association) và Hiệp hội Thanh niên Kitô giáo (Young Men's Christian Association – YMCA) tại địa phương ủng hộ ý nguyện của bà Sonora. Kết quả là Ngày Thân Phụ được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 19-6-1910. Dù ban đầu có sự lưỡng lự, nhưng vẫn được nhiều người ủng hộ, và Ngày Thân Phụ được tổ chức tại các thành phố trong quốc gia Hoa Kỳ.
Thấy rất nhiều người tụ họp kỷ niệm Ngày Thân Phụ tại Hoa Kỳ, tổng thống Woodrow Wilson phê chuẩn việc này vào năm 1916. Tổng thống Calvin Coolidge cũng ủng hộ Ngày Thân Phụ mang tính quốc gia của Hoa Kỳ vào năm 1924: “Hãy thiết lập các mối quan hệ thân mật giữa cha con và nhấn mạnh vào trách njiệm của họ”. Sau 40 năm đấu tranh, tổng thống Lyndon Johnson ký lệnh dùng Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu là Ngày Thân Phụ từ năm 1966. Năm 1972, tổng thống Richard Nixon ký quyết định vĩnh viễn kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu hằng năm. Bà Sonora Smart Dodd được tôn vinh vì bà đã góp phần vào Hội chợ Thế giới (World's Fair) ở Spokane năm 1974. Bà Dodd qua đời năm 1978, hưởng thọ 96 tuổi.
Các giả thuyết về lịch sử Ngày Thân Phụ
Có vài giả thuyết về Ngày Thân Phụ. Một số người co rằng Ngày Thân Phụ đầu tiên được tổ chức tại miền Tây Virginia năm 1908. Một số người khác cho rằng lễ này được tổ chức lần đầu tại Vancouver, Washington.
Chủ tịch câu lạc bộ Lions tại Chicago, ông Harry Meek, được coi là người tổ chức Ngày Thân Phụ đầu tiên vào năm 1915 để nhấn mạnh vào việc tôn vinh những người cha. Ông chọn Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu để kỷ niệm, đó là ngày gần sinh nhật của ông Meek. Để đánh giá công việc của ông Meek, CLB Lions của Hoa Kỳ đã tặng ông chiếc đồng hồ bằng vàng, với lời đề tặng “Người khởi xướng Ngày Thân Phụ” (Originator of Father's Day) vào chính sinh nhật của ông, 20-6-1920. Một số sử gia tôn vinh bà Charles Clayton ở Tây Virginia là người khởi xướng Ngày Thân Phụ.
Năm 1957, thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết thư gởi quốc hội: “Dù chúng ta tôn vinh người cha hay người mẹ thì cũng đừng bỏ người nào. Người cha hay người mẹ bị bỏ quên cũng đều cảm thấy buồn vậy”.
Ngày Thân Phụ được kỷ niệm vào những ngày khác nhau ở các nước khác nhau. Đa số các nước – kể cả Hoa Kỳ, Anh, Canada, Chilê, Pháp, Nhật và Ấn Độ – đều kỷ niệm Ngày Thân Phụ vào Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu.
Mặc dù Ngày Thân Phụ không cố định giống nhau tại các nước và cách kỷ niệm cũng khác nhau, nhưng ở đâu cũng chung một tâm tình là tôn vinh công lao của những người cha và bày tỏ lòng yêu thương đấng sinh thành. Vào ngày này, con cái gởi thiệp mừng, hoa và quà cho cha mình để bày tỏ lòng yêu thương và kính trọng.
Tại nhiều quốc gia có đa số là người Công giáo thì Ngày Thân Phụ được mừng vào ngày lễ kính Đức Thánh Giuse, 19 tháng Ba.
Ngày Thân Phụ được coi là rất quan trọng vì ngày này giúp nhận thức về công lao của những người cha đối với gia đình và xã hội. Việc cử hành Ngày Thân Phụ không chỉ giúp những người con có cơ hội bày tỏ yêu thương và kính trọng đối với cha mình, mà còn giúp củng cố quan hệ phụ tử và phát triển tình cảm của người con dành cho cha mình.
Lời cầu nguyện cho Thân Phụ
Lạy Thiên Chúa là Cha nhân hậu, xin chúc lành cho những người cha trên thế giới, xin hướng dẫn những người cha biết yêu thương và làm gương lành cho con cái, xin biến đổi họ trở nên những người cha như chính Chúa là Cha, xin ban cho họ tràn đầy hồng ân và kiên nhẫn trong mọi hoàn cảnh với lòng yêu thương đích thực. Amen.
(Chuyển ngữ từ FathersDayCelebration.com)
Văn Hóa
Mùa Xuân Chân Lý
Thanh Sơn
06:56 09/06/2011
Muôn hoa đua nở khắp mọi nơi
Từ nam chí bắc thơm hương mới
Nở thắm hương xuân tỏa rạng ngời
Mùa xuân vươn dậy những hoa lành
Hương xuân lan tỏa khắp xung quanh
Muôn màu muôn sắc đẹp lóng lánh
Hướng lên "Ánh Sáng" đẹp như tranh
Xuân về thoang thoảng hương hoa Lài
Nở đầy khắp chốn rất khoan thai
Triệu đóa bùng lên thơm khắp cả
Đẹp thay! hoa nở Chúa an bài
Cuộc đời "Thiên Chúa" đã ban cho
Vạn vật trên đời được tự do
Đón nhận "Thánh Linh" làn gió mới
Tràn ngập hương lành mãi thơm tho
Sáng nay hoa nở với tâm thành
Gió xuân phới phới giửa thiên thanh
Tỏa lan lan tỏa trong "Thần Khí"
Bay khắp nơi nơi những ơn lành
Ngài là "Ánh Sáng" cho cuộc đời
Là "Đường Chân Lý" cho mọi nơi
Ngài là "Sự Thật là Sự Sống"
Có "Ngài" đời ta mới tuyệt vời
Bóng đêm luôn phải trốn "Mặt Trời"
Gian manh chẳng thể sống thảnh thơi
Luôn sợ "Sự Thật" sợ "Sự Sáng"
Khốn thay! kẻ gian dối trên đời
Hỡi phường gian ác chớ vui mừng!
Chớ nên tiếp tục sống dửng dưng
Hãy mau "sám hối" kẻo qúa trễ!
Sáng mai "Ngài" đến hãy coi chừng!
Chỉ có "Sự Thật" giải thoát ta
"Luật Ngài" là phải sống "thật thà"
Phản nghịch sẽ phải đền tội mãi
"Luật đời, luật đạo" cũng chẳng tha.
Giải tán
Lm Vũđình Tường
18:23 09/06/2011
Cuộc đời của nhiều văn nghệ sĩ được mô tả là có hai mặt. Gọi là hai mặt vì lối sống, cách cư xử và tình cảm người nghệ sĩ thay đổi. Không phải thay đổi chút ít mà thay đổi thấy rõ, hoặc ngay cả đổi ngược lại khi người nghệ sĩ đứng trên sân khấu và khi đứng sau hội trường. Đứng trước sân khấu với số khán giả đông nghẹt hội trường, người nghệ sĩ cảm thấy nguồn hạnh phúc dạt dào, nguồn vui dâng cao, cuộc đời đầy ý nghĩa. Nhịp sống của người nghệ sĩ dường như hoà nhịp với niềm vui của khán thính giả. Đoàn người ca múa, nhảy nhót, tay đan tay dìu kéo nhau tạo nên một thế liên hoàn đầy vui nhộn, náo nhiệt. Đoàn người quyện lấy nhau, dường như quên đi thời gian, quên mệt mỏi và nhất là quên mọi âu lo trong cuộc sống. Mọi người dường như bình đẳng, không còn giai cấp, giầu nghèo. Mọi người ai cũng như ai vui hưởng nhảy múa theo tiếng nhạc xập xình, như mời gọi, reo vang, tiếp nối sau tiếp nối, khôn nguôi. Người nghệ sĩ cảm thấy mình quan trọng như chiếc đầu tầu xe hoả, kéo theo bao nhiêu toa hàng hoá khác nhau. Đầu tầu di động toàn tầu di động, đầu tầu chậm lại cả tầu theo sau. Điều này tạo cho người nghệ sĩ cảm nhận vai trò quan trọng của người lãnh đạo, hướng dẫn đám đông yêu nghệ thuật. Họ đâu có ngờ ngày nào đó tài của họ không còn ưa chuộng nữa họ sẽ ‘lãnh đạn’ thay vì lãnh đạo. Thực ra không phải chờ lâu đến thế. Chỉ cần sau khi đám đông giải tán họ thấy cuộc đời trống vắng.
Sau buổi đại nhạc hội người nghệ sĩ trở về nhà, phía sau hội trường, họ trở thành con người, thiếu năng động, cuộc đời nhàm chán, tương lai đầy bi quan và ngày mai là gánh nặng. Vì sao? Vì người nghệ sĩ sống vui, thở không khí sinh động nhờ vào tiếng vỗ tay, hoan hô, tiếng hát, tiếng nhạc. Nguồn vui của người nghệ sĩ đến từ bên ngoài, từ tiếng hoan hô, vỗ tay, khán giả ban tặng. Khi khán giả tan hàng, ai về nhà đó người nghệ sĩ như bị cắt đứt các mối giây liên hệ với khán giả, nguồn vui khán giả mang đến rồi mang theo để lại cho người nghệ sĩ một nỗi buồn sâu thẳm. Một cõi lòng nếu không tan tác cũng trống rỗng. Khi bước lên sân khấu trình diễn, người nghệ sĩ cảm nhận niềm vui. Họ là người mang lại niềm vui cho người khác nhưng chính họ hưởng cái vui lây của đại chúng. Lúc nào người nghệ sĩ sống thật với con người mình quả khó biết. Lúc trên sân khấu hay sau hội trường.
Trên sân khấu người nghệ sĩ sống thật với cảm xúc mình. Trên sâu khấu họ là con người của đại chúng, con người của đám đông nên họ hành xử, vui cùng đám đông. Về đến nhà, dời đám đông người nghệ sĩ sống thật với lòng mình. Một cõi lòng trống vắng. Cõi lòng trống vắng gắn liền với cô đơn, phiền muộn, sầu khổ. Phải chăng khi không có khán giả người nghệ sĩ ước mơ được sống thực như trên sân khấu để rồi sân khấu là nơi họ thực hiện ước mơ thêu dệt lúc sống sau hội trường. Khác với đạo diễn phim ảnh. Những tài tử phim ảnh đóng lại cuộc đời thực của một số nhân vật hay cuộc đời tưởng tượng của một số tiểu thuyết gia. Người nghệ sĩ sân khấu không làm vai trò đó nhưng hành động theo cảm xúc. Vì thế mà có những bất ngờ xảy ra nơi sân khấu. Chính những bất ngờ này đưa người nghệ sĩ lên đỉnh cao nghệ thuật hoặc cũng có thể dìm họ xuống vực thẳm.
Tại sao sau những giờ trình diễn người nghệ sĩ thường lao vào các cuộc ăn chơi xả láng. Vì họ không còn cách nào làm cho lòng bớt vơi nên các thú vui bất kể tốt xấu, miễn là những thú ăn chơi đó mang lại cho họ niềm vui, giúp họ tìm được chút bình an, đong cho bớt cô đơn là họ sẵn sàng lao vào, bất chấp hậu quả tốt xấu. Có mấy người nghệ sĩ lừng danh mà không là đệ tử trung thành của các cuộc ăn chơi trác táng. Họ đều là đệ tử trung thành của khói thuốc lung linh, của các cơn ghiền. Không phải vì họ nhiều tiền nên tiêu pha một cách phung phí. Thực tế họ dùng tiền để mong đong cho đầy cõi lòng trống vắng, cô đơn, buồn nản. Nỗi khổ chung của các nghệ sĩ là như thế. Trước đại chúng họ là những người mua vui cho đời để chính họ được hưởng niềm vui. Về đến nhà họ là con người cô đơn, chán sống nhờ hoá chất đè nén cái buồn mênh mang.
Nguồn vui nội tâm
Nguồn vui nội tâm không đến từ bên ngoài, từ đại chúng, từ sân khấu cuộc đời. Niềm vui nội tâm phát xuất từ trong lòng, phát toả ra bên ngoài làm cho cuộc đời người đó tràn đầy sức sống. Người có nguồn vui nội tâm là người có tâm hồn trong sáng, thanh cao. Họ mang an vui, hạnh phúc, bình an cho đời mà không đòi cuộc đời phải cung cấp cho họ. Nguồn vui nội tâm có được khi người đó có một hướng đi, chủ đích cao đẹp trong đời. Hướng đi của họ không phải là tìm danh vọng, địa vị, tiền bạc cho cá nhân mình, cho phe nhóm hay cho một thiểu số ủng hộ, hoan hô, hỗ trợ họ. Người có nguồn vui nội tâm phục vụ vô vị lợi đời sống đại chúng. Mong đại chúng sống phong phú. Mong mang lại bình an cho cuộc sống và mong cho mọi người sống thảnh thơi.
Làm sao để có được nguồn vui nội tâm bất tận ban cho mọi người. Không ai có thể làm được điều đó nếu cá nhân đó chỉ biết ban phát mà không biết nhận lãnh. Bởi vì ban phát mãi nguồn sống đó sẽ khô cạn, nếu không khô cạn thì cũng làm cho đại chúng nhàm chán vì nhận đi nhận lại cùng một thứ. Để có thể ban phát mà không sợ khô cạn cần phải hứng múc từ nguồn sống không bao giờ cạn, nguồn suối không bao giờ hết. Nguồn suối đó chính là tình yêu Thiên Chúa. Vì thế chúng ta thấy Đức Kitô luôn dậy các tông đồ của Ngài tìm nơi thanh vắng sau những lần trao ban nguồn vui cho đời. Không phải chỉ các tông đồ làm điều đó mà chính Đức Kitô cũng làm điều đó. Thường sau khi giải tán dân chúng Đức Kitô lên núi một mình cầu nguyện cùng Chúa Cha, kín múc thêm nguồn vui trước khi đến với các môn đệ.
Khi dân chúng tôn Ngài làm vua, Ngài liền rẽ ra cửa khác trốn đi vì Ngài biết nguồn vui của Ngài không phải do đại chúng, khán thính giả ban tặng mà chính là Chúa Cha.
Đức Kitô có nguồn vui nội tâm. Nguồn vui đến từ Cha Ngài vì thế sau những lần đầy tiếng hoan hô, ca ngợi Ngài luôn tìm chỗ yên tĩnh, thanh vắng để hưởng giây phút yên lặng bên Cha Ngài.
Như thế chúng ta tin chắc nguồn vui thực, nguồn vui nội tâm không đến từ bên ngoài, từ tiếng vỗ tay tán thưởng, từ tràng pháo nổ dòn hay từ số lượng hàng hoá bán được. Niềm vui thực sự, vui lâu dài bắt nguồn từ thinh lặng, trong cầu nguyện, phát sinh từ suối nguồn tình yêu mà Đức Kitô có lần nói với người phụ nữ thành Samarita là nước Ngài ban sẽ lên như mạch nước hằng sống sâu thẳm trong cõi lòng con người. Chỉ có mạch nước này mới giúp con người tìm được nguồn vui nội tâm thực sự. Muốn khơi nguồn nguồn nước này cần phải thinh lặng trong cầu nguyện, liên kết với Đức Kitô vì Ngài là suối nguồn yêu thương. Nguồn suối không bao giờ cạn. Chỉ có liên kết với Ngài qua cầu nguyện với niềm tin mới tìm được suối nguồn hằng sống, suối nguồn yêu thương.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Sau buổi đại nhạc hội người nghệ sĩ trở về nhà, phía sau hội trường, họ trở thành con người, thiếu năng động, cuộc đời nhàm chán, tương lai đầy bi quan và ngày mai là gánh nặng. Vì sao? Vì người nghệ sĩ sống vui, thở không khí sinh động nhờ vào tiếng vỗ tay, hoan hô, tiếng hát, tiếng nhạc. Nguồn vui của người nghệ sĩ đến từ bên ngoài, từ tiếng hoan hô, vỗ tay, khán giả ban tặng. Khi khán giả tan hàng, ai về nhà đó người nghệ sĩ như bị cắt đứt các mối giây liên hệ với khán giả, nguồn vui khán giả mang đến rồi mang theo để lại cho người nghệ sĩ một nỗi buồn sâu thẳm. Một cõi lòng nếu không tan tác cũng trống rỗng. Khi bước lên sân khấu trình diễn, người nghệ sĩ cảm nhận niềm vui. Họ là người mang lại niềm vui cho người khác nhưng chính họ hưởng cái vui lây của đại chúng. Lúc nào người nghệ sĩ sống thật với con người mình quả khó biết. Lúc trên sân khấu hay sau hội trường.
Trên sân khấu người nghệ sĩ sống thật với cảm xúc mình. Trên sâu khấu họ là con người của đại chúng, con người của đám đông nên họ hành xử, vui cùng đám đông. Về đến nhà, dời đám đông người nghệ sĩ sống thật với lòng mình. Một cõi lòng trống vắng. Cõi lòng trống vắng gắn liền với cô đơn, phiền muộn, sầu khổ. Phải chăng khi không có khán giả người nghệ sĩ ước mơ được sống thực như trên sân khấu để rồi sân khấu là nơi họ thực hiện ước mơ thêu dệt lúc sống sau hội trường. Khác với đạo diễn phim ảnh. Những tài tử phim ảnh đóng lại cuộc đời thực của một số nhân vật hay cuộc đời tưởng tượng của một số tiểu thuyết gia. Người nghệ sĩ sân khấu không làm vai trò đó nhưng hành động theo cảm xúc. Vì thế mà có những bất ngờ xảy ra nơi sân khấu. Chính những bất ngờ này đưa người nghệ sĩ lên đỉnh cao nghệ thuật hoặc cũng có thể dìm họ xuống vực thẳm.
Tại sao sau những giờ trình diễn người nghệ sĩ thường lao vào các cuộc ăn chơi xả láng. Vì họ không còn cách nào làm cho lòng bớt vơi nên các thú vui bất kể tốt xấu, miễn là những thú ăn chơi đó mang lại cho họ niềm vui, giúp họ tìm được chút bình an, đong cho bớt cô đơn là họ sẵn sàng lao vào, bất chấp hậu quả tốt xấu. Có mấy người nghệ sĩ lừng danh mà không là đệ tử trung thành của các cuộc ăn chơi trác táng. Họ đều là đệ tử trung thành của khói thuốc lung linh, của các cơn ghiền. Không phải vì họ nhiều tiền nên tiêu pha một cách phung phí. Thực tế họ dùng tiền để mong đong cho đầy cõi lòng trống vắng, cô đơn, buồn nản. Nỗi khổ chung của các nghệ sĩ là như thế. Trước đại chúng họ là những người mua vui cho đời để chính họ được hưởng niềm vui. Về đến nhà họ là con người cô đơn, chán sống nhờ hoá chất đè nén cái buồn mênh mang.
Nguồn vui nội tâm
Nguồn vui nội tâm không đến từ bên ngoài, từ đại chúng, từ sân khấu cuộc đời. Niềm vui nội tâm phát xuất từ trong lòng, phát toả ra bên ngoài làm cho cuộc đời người đó tràn đầy sức sống. Người có nguồn vui nội tâm là người có tâm hồn trong sáng, thanh cao. Họ mang an vui, hạnh phúc, bình an cho đời mà không đòi cuộc đời phải cung cấp cho họ. Nguồn vui nội tâm có được khi người đó có một hướng đi, chủ đích cao đẹp trong đời. Hướng đi của họ không phải là tìm danh vọng, địa vị, tiền bạc cho cá nhân mình, cho phe nhóm hay cho một thiểu số ủng hộ, hoan hô, hỗ trợ họ. Người có nguồn vui nội tâm phục vụ vô vị lợi đời sống đại chúng. Mong đại chúng sống phong phú. Mong mang lại bình an cho cuộc sống và mong cho mọi người sống thảnh thơi.
Làm sao để có được nguồn vui nội tâm bất tận ban cho mọi người. Không ai có thể làm được điều đó nếu cá nhân đó chỉ biết ban phát mà không biết nhận lãnh. Bởi vì ban phát mãi nguồn sống đó sẽ khô cạn, nếu không khô cạn thì cũng làm cho đại chúng nhàm chán vì nhận đi nhận lại cùng một thứ. Để có thể ban phát mà không sợ khô cạn cần phải hứng múc từ nguồn sống không bao giờ cạn, nguồn suối không bao giờ hết. Nguồn suối đó chính là tình yêu Thiên Chúa. Vì thế chúng ta thấy Đức Kitô luôn dậy các tông đồ của Ngài tìm nơi thanh vắng sau những lần trao ban nguồn vui cho đời. Không phải chỉ các tông đồ làm điều đó mà chính Đức Kitô cũng làm điều đó. Thường sau khi giải tán dân chúng Đức Kitô lên núi một mình cầu nguyện cùng Chúa Cha, kín múc thêm nguồn vui trước khi đến với các môn đệ.
Khi dân chúng tôn Ngài làm vua, Ngài liền rẽ ra cửa khác trốn đi vì Ngài biết nguồn vui của Ngài không phải do đại chúng, khán thính giả ban tặng mà chính là Chúa Cha.
Đức Kitô có nguồn vui nội tâm. Nguồn vui đến từ Cha Ngài vì thế sau những lần đầy tiếng hoan hô, ca ngợi Ngài luôn tìm chỗ yên tĩnh, thanh vắng để hưởng giây phút yên lặng bên Cha Ngài.
Như thế chúng ta tin chắc nguồn vui thực, nguồn vui nội tâm không đến từ bên ngoài, từ tiếng vỗ tay tán thưởng, từ tràng pháo nổ dòn hay từ số lượng hàng hoá bán được. Niềm vui thực sự, vui lâu dài bắt nguồn từ thinh lặng, trong cầu nguyện, phát sinh từ suối nguồn tình yêu mà Đức Kitô có lần nói với người phụ nữ thành Samarita là nước Ngài ban sẽ lên như mạch nước hằng sống sâu thẳm trong cõi lòng con người. Chỉ có mạch nước này mới giúp con người tìm được nguồn vui nội tâm thực sự. Muốn khơi nguồn nguồn nước này cần phải thinh lặng trong cầu nguyện, liên kết với Đức Kitô vì Ngài là suối nguồn yêu thương. Nguồn suối không bao giờ cạn. Chỉ có liên kết với Ngài qua cầu nguyện với niềm tin mới tìm được suối nguồn hằng sống, suối nguồn yêu thương.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tình Quê
Tâm Duy, Lm
21:45 09/06/2011
TÌNH QUÊ
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Đôi ta chí quyết đôi ta
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Tâm Duy, Lm
Đôi ta chí quyết đôi ta
Đá vàng cũng quyết, phong ba cũng liều.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền