Phụng Vụ - Mục Vụ
Lòng Tin của chị đã cứu chị
Pt Nguyễn văn Định
06:05 11/06/2010
SỐNG VÀ CHIA SẺ LỜI CHÚA
Chúa nhật 11 TN-C: 13-06-2010
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
“LÒNG TIN CỦA CHỊ ĐÃ CỨU CHỊ”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự tác động của Thánh Linh:
Bài đọc 1: 2 Samuen (12:7-10; 13) Tại sao ngươi lại khinh dể Lời Đức Chúa mà làm điều dữ trái mắt Người ? (câu 9)
1/ Tôi nghĩ sao:Vua Đavít đã giết Urigia, cướp vợ ông làm vợ mình?
2/ Nhờ hành động nào Chúa tha tội cho vua Đavít ? Còn bạn thì sao?
Bài đọc 2: Thư Galát (2:16;19-21) Để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy. (câu 16)
1/ Nhờ đâu tôi nên công chính, chứ không phải giữ là Luật. Tại sao?
2/ Nói những tai hại giữ Luật vì hình thức chứ không vì lòng mến?
3/ Định nghiã đóng đinh vào Thập giá với Chúa? Chia sẻ việc này.
Tin Mừng: Luca (7:36--;8:1-3) Đức Giêsu nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an.” (câu 50)
1/ Nguời phụ nữ đã làm gì khi gặp Chúa? Điều gì giúp tôi bỏ tội lỗi?
2/ Muốn được Chúa tha thứ lỗi lầm, bạn cần làm gì trước nhan Ngài?
3/ Bí quyết nào giúp gia đình bạn luôn được bình an và hạnh phúc?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn Sống tuần này:
TỘI CỦA CHỊ RẤT NHIỀU, NHƯNG ĐÃ ĐƯỢC THA (c. 47)
1/ Tôi đóng đinh vào thập giá: bỏ con người độc ác, ích kỷ, đam mê.
2/ Bạn không sống theo Luật hình thức, mà sống theo Lời Đức Kitô.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống với Lời Chúa:
Lạy Cha, thánh Phaolô nói:con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy; nhưng nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Chính Chúa đã nói với người phụ nữ: Lòng tin của chị đã cứu chị. Xin dạy con luôn sám hối và lòng tha thiết mến Chúa, chứ không giữ Luật theo hình thức bên ngoài. Con quyết noi gương Đức Maria có lòng tin tưởng và vâng phục Lời Chúa như Mẹ đã làm.
Lời hay ý đẹp: THIÊN CHÚA BIẾN TÂM HỒN TỘI LỖI THÀNH KIỆT TÁC CỦA ÂN SỦNG./ God can transform a sin-stained soul into a masterpiece of…
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Chúa nhật 11 TN-C: 13-06-2010
Dành cho Cá nhân, Gia đình, Nhóm, Hội đoàn
“LÒNG TIN CỦA CHỊ ĐÃ CỨU CHỊ”
A- Cảm nghiệm Sống và chia sẻ dưới sự tác động của Thánh Linh:
Bài đọc 1: 2 Samuen (12:7-10; 13) Tại sao ngươi lại khinh dể Lời Đức Chúa mà làm điều dữ trái mắt Người ? (câu 9)
1/ Tôi nghĩ sao:Vua Đavít đã giết Urigia, cướp vợ ông làm vợ mình?
2/ Nhờ hành động nào Chúa tha tội cho vua Đavít ? Còn bạn thì sao?
Bài đọc 2: Thư Galát (2:16;19-21) Để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Kitô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy. (câu 16)
1/ Nhờ đâu tôi nên công chính, chứ không phải giữ là Luật. Tại sao?
2/ Nói những tai hại giữ Luật vì hình thức chứ không vì lòng mến?
3/ Định nghiã đóng đinh vào Thập giá với Chúa? Chia sẻ việc này.
Tin Mừng: Luca (7:36--;8:1-3) Đức Giêsu nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an.” (câu 50)
1/ Nguời phụ nữ đã làm gì khi gặp Chúa? Điều gì giúp tôi bỏ tội lỗi?
2/ Muốn được Chúa tha thứ lỗi lầm, bạn cần làm gì trước nhan Ngài?
3/ Bí quyết nào giúp gia đình bạn luôn được bình an và hạnh phúc?
B- Câu Kinh Thánh đánh động tôi chọn Sống tuần này:
TỘI CỦA CHỊ RẤT NHIỀU, NHƯNG ĐÃ ĐƯỢC THA (c. 47)
1/ Tôi đóng đinh vào thập giá: bỏ con người độc ác, ích kỷ, đam mê.
2/ Bạn không sống theo Luật hình thức, mà sống theo Lời Đức Kitô.
C- Bạn và tôi cùng cầu nguyện và Sống với Lời Chúa:
Lạy Cha, thánh Phaolô nói:con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy; nhưng nhờ lòng tin vào Đức Kitô. Chính Chúa đã nói với người phụ nữ: Lòng tin của chị đã cứu chị. Xin dạy con luôn sám hối và lòng tha thiết mến Chúa, chứ không giữ Luật theo hình thức bên ngoài. Con quyết noi gương Đức Maria có lòng tin tưởng và vâng phục Lời Chúa như Mẹ đã làm.
Lời hay ý đẹp: THIÊN CHÚA BIẾN TÂM HỒN TỘI LỖI THÀNH KIỆT TÁC CỦA ÂN SỦNG./ God can transform a sin-stained soul into a masterpiece of…
CHÚA PHẢI ĐƯỢC LỚN LÊN, CÒN TÔI NHỎ ĐI. (Ga 3, 30)
Phó tế: GB. Maria Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:16 11/06/2010
THÁI SƠN VÀ BẮC ĐẨU
Thái Đẩu chính là cách gọi đơn giản của Thái sơn và Bắc đẩu. Thái sơn là ngọn núi cao nhất ở Sơn Đông, người xưa thường lấy nó làm đại diện cho những ngọn núi cao, do đó thường dùng nó để làm ví dụ với người mình ngưỡng mộ hoặc những chuyện to lớn có giá trị. Bắc đẩu là một đám tinh tú (ngôi sao) trên thiên không, do bảy ngôi sao sáng xếp thành hình giống như một cái hộc đựng gạo, nên gọi là bắc đẩu, vị trí của bảy ngôi sao Bắc đẩu là tiếp cận trung tâm bầu trời, là dấu hiệu quan trọng để người ta nhận biết phương hướng, do đó được dùng để nói đến vị trí rất cao của người khác.
Giống như Hán Vũ đời nhà Đường là một nhà văn học kiệt xuất, ông ta cảm thấy năm ấy văn phong không tốt, rất nhiều người viết văn chương thiếu cảm tình chân thực, thế là xướng xuất những hoạt động cổ văn, rất nhiều nhà văn học ngưỡng mộ ông ta, bèn gọi ông ta là Thái sơn Bắc đẩu.
(Đường thư, Hán Vũ truyện)
Suy tư:
Người công giáo có một ngôi sao bắc đẩu dẫn đường cho họ đến với Chúa Giê-su, đó chính là Đức Mẹ Maria –Mẹ chính là sao Bắc Đẩu giữa biển đời khổ đau-
Người Ki-tô hữu có một người mẹ tuyệt vời luôn thương yêu dẫn dắt con cái mình trên đường đến với Chúa Giê-su, đó chính là Đức Mẹ Maria –ngôi sao Bắc Đẩu sáng soi đường đi ngay thẳng cho con cái đang trên đường lữ thứ về quê trời.
Người Ki-tô hữu có người mẹ dịu hiền, luôn thương yêu lo lắng cho con cái mình được sống trong ơn nghĩa của Chúa, là ngôi sao sang dẫn đường trở lại cho những con cái đang sống trong tội lỗi.
Người Ki-tô hữu là người hạnh phúc nhất vì có mẹ, người mẹ vừa là Đấng đồng công cứu chuộc loài người với Chúa Giê-su, vừa là trạng sư cầu bàu che chở cho những con cái mình trước tòa Thiên Chúa, đó chính là Đức Mẹ Maria –ngôi sao Bắc Đẩu của thế gian.
Không một người Ki-tô hữu nào là không yêu mến Đức Mẹ Maria, bởi vì Mẹ chính là sao Bắc Đẩu vĩ đại của họ, bởi vì Mẹ chính là ánh sao sang chiếu soi trần gian bằng các nhân đức của mình.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Thái Đẩu chính là cách gọi đơn giản của Thái sơn và Bắc đẩu. Thái sơn là ngọn núi cao nhất ở Sơn Đông, người xưa thường lấy nó làm đại diện cho những ngọn núi cao, do đó thường dùng nó để làm ví dụ với người mình ngưỡng mộ hoặc những chuyện to lớn có giá trị. Bắc đẩu là một đám tinh tú (ngôi sao) trên thiên không, do bảy ngôi sao sáng xếp thành hình giống như một cái hộc đựng gạo, nên gọi là bắc đẩu, vị trí của bảy ngôi sao Bắc đẩu là tiếp cận trung tâm bầu trời, là dấu hiệu quan trọng để người ta nhận biết phương hướng, do đó được dùng để nói đến vị trí rất cao của người khác.
Giống như Hán Vũ đời nhà Đường là một nhà văn học kiệt xuất, ông ta cảm thấy năm ấy văn phong không tốt, rất nhiều người viết văn chương thiếu cảm tình chân thực, thế là xướng xuất những hoạt động cổ văn, rất nhiều nhà văn học ngưỡng mộ ông ta, bèn gọi ông ta là Thái sơn Bắc đẩu.
(Đường thư, Hán Vũ truyện)
Suy tư:
Người công giáo có một ngôi sao bắc đẩu dẫn đường cho họ đến với Chúa Giê-su, đó chính là Đức Mẹ Maria –Mẹ chính là sao Bắc Đẩu giữa biển đời khổ đau-
Người Ki-tô hữu có một người mẹ tuyệt vời luôn thương yêu dẫn dắt con cái mình trên đường đến với Chúa Giê-su, đó chính là Đức Mẹ Maria –ngôi sao Bắc Đẩu sáng soi đường đi ngay thẳng cho con cái đang trên đường lữ thứ về quê trời.
Người Ki-tô hữu có người mẹ dịu hiền, luôn thương yêu lo lắng cho con cái mình được sống trong ơn nghĩa của Chúa, là ngôi sao sang dẫn đường trở lại cho những con cái đang sống trong tội lỗi.
Người Ki-tô hữu là người hạnh phúc nhất vì có mẹ, người mẹ vừa là Đấng đồng công cứu chuộc loài người với Chúa Giê-su, vừa là trạng sư cầu bàu che chở cho những con cái mình trước tòa Thiên Chúa, đó chính là Đức Mẹ Maria –ngôi sao Bắc Đẩu của thế gian.
Không một người Ki-tô hữu nào là không yêu mến Đức Mẹ Maria, bởi vì Mẹ chính là sao Bắc Đẩu vĩ đại của họ, bởi vì Mẹ chính là ánh sao sang chiếu soi trần gian bằng các nhân đức của mình.
------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (CN 11 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:17 11/06/2010
CHỦ NHẬT XI THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: Lc 7, 36. 8, 3.
“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”.
Bạn thân mến,
Có khi nào bạn cảm thấy khó chịu vì một cô gái điếm đi nhà thờ chưa ? Có lúc nào bạn cảm thấy bực mình khi có một cô gái bụi đời muốn kết bạn với bạn ? Nếu bạn là người Ki-tô hữu đạo đức chắc chắn là bạn sẽ xầm xì và coi thường cô gái điếm đến nhà thờ cầu nguyện; và sẽ thẳng thừng từ chối lời kết bạn của cô gái bụi đời.
Bạn thấy không, Chúa Giê-su không xua đuổi người phụ nữ ấy vốn là người tội lỗi trong thành, trái lại Ngài vẫn cứ để cho cô ta muốn làm gì thì làm: khóc lóc, xức dầu thơm và lấy tóc chùi khô. Bởi vì Chúa Giê-su cảm nhận được sự đau khổ nhục nhằn của người phụ nữ ấy, Ngài cảm thông được niềm đau tận tâm can bị người ta nguyền rủa và khinh chê của người phụ nữ tội lỗi, và thái độ nhân ái của Ngài đã làm cho người Pha-ri-siêu khó chịu, nhưng người tội lỗi lại hân hoan, vì có người biết thông cảm nổi đau khổ của họ.
Nếu khi bạn phạm tội mà người ta bắt được, nếu khi vì hoàn cảnh mà bạn phạm tội rồi bị người khác biết được và bêu xấu, tâm hồn bạn sẽ như thế nào ? Tôi tin chắc rằng bạn áy náy khó chịu, bạn cảm thấy lương tâm không ổn, bạn cảm thấy mọi người khinh bỉ bạn.v.v... Vâng, người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay cũng thế.
Chúa Giê-su đã tha thứ và mở ra một cơ hội mới để người phụ nữ làm lại cuộc đời, chính Ngài đã xử sự cách khôn ngoan để -ngay cả người tội lỗi- vẫn thấy được giá trị của mình.
Bạn nhớ nhé, chúng ta cũng học Chúa Giê-su biết cách tha thứ, yêu thương và thông cảm với những người bị người khác cho là tội lỗi. Thế là tâm hồn bạn trở thành tâm hồn nhân từ hiền hậu của Chúa Giê-su rồi đó.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: Lc 7, 36. 8, 3.
“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”.
Bạn thân mến,
Có khi nào bạn cảm thấy khó chịu vì một cô gái điếm đi nhà thờ chưa ? Có lúc nào bạn cảm thấy bực mình khi có một cô gái bụi đời muốn kết bạn với bạn ? Nếu bạn là người Ki-tô hữu đạo đức chắc chắn là bạn sẽ xầm xì và coi thường cô gái điếm đến nhà thờ cầu nguyện; và sẽ thẳng thừng từ chối lời kết bạn của cô gái bụi đời.
Bạn thấy không, Chúa Giê-su không xua đuổi người phụ nữ ấy vốn là người tội lỗi trong thành, trái lại Ngài vẫn cứ để cho cô ta muốn làm gì thì làm: khóc lóc, xức dầu thơm và lấy tóc chùi khô. Bởi vì Chúa Giê-su cảm nhận được sự đau khổ nhục nhằn của người phụ nữ ấy, Ngài cảm thông được niềm đau tận tâm can bị người ta nguyền rủa và khinh chê của người phụ nữ tội lỗi, và thái độ nhân ái của Ngài đã làm cho người Pha-ri-siêu khó chịu, nhưng người tội lỗi lại hân hoan, vì có người biết thông cảm nổi đau khổ của họ.
Nếu khi bạn phạm tội mà người ta bắt được, nếu khi vì hoàn cảnh mà bạn phạm tội rồi bị người khác biết được và bêu xấu, tâm hồn bạn sẽ như thế nào ? Tôi tin chắc rằng bạn áy náy khó chịu, bạn cảm thấy lương tâm không ổn, bạn cảm thấy mọi người khinh bỉ bạn.v.v... Vâng, người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay cũng thế.
Chúa Giê-su đã tha thứ và mở ra một cơ hội mới để người phụ nữ làm lại cuộc đời, chính Ngài đã xử sự cách khôn ngoan để -ngay cả người tội lỗi- vẫn thấy được giá trị của mình.
Bạn nhớ nhé, chúng ta cũng học Chúa Giê-su biết cách tha thứ, yêu thương và thông cảm với những người bị người khác cho là tội lỗi. Thế là tâm hồn bạn trở thành tâm hồn nhân từ hiền hậu của Chúa Giê-su rồi đó.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Hạnh phúc được tha thứ
PM. Cao Huy Hoàng
17:18 11/06/2010
Chúa Nhật 11 Thường niên C
Có những cái mất trong cuộc đời làm cho người ta đau khổ:
-Mất dạy là không được giáo dục cho nên người, làm cho cuộc sống buông tuồng cẩu thả, nếu không nói là luôn hướng chiều về điều xấu.
-Mất đức độ còn gọi là thất đức dẫn đến bao điều bỉ ổi xấu xa độc ác, coi mạng người như rác, mạng mình quí bằng vàng nên, không làm được điều chi thiện, điều gì phúc
-Mất việc còn gọi là thất nghiệp, không ăn nên làm ra, phải lâm cảnh nợ nần thiếu thốn, triền miên trong tâm trạng mặc cảm thấp bé đôi khi tuyệt vọng ê chề
-Mất cái quí ngàn vàng của đời người còn gọi là mất trinh tiết, dù có ai biết hay không có ai biết thì tự mình cũng xót xa vò võ một nỗi sầu riêng mang
-Mất danh dự, mất uy tín, mất sự nghiệp, mất bạn hữu, mất trí, mất ý chí, mất tình nghĩa, mất chung thủy vợ chồng, và những nguy cơ dẫn đến mất mạng.
Vâng những cái mất trong đời người, ai cũng có thể hơn một lần cảm nghiệm được, và có thể còn cảm nghiệm hằng ngày nơi bản thân mình, nơi gia đình mình, trong bể khổ nhân loại.
Nhưng, thiết tưởng, với các Kitô hữu Công Giáo, thì những cái mất kinh khủng kia, đáng lý ra, vẫn chưa đau khổ cho bằng việc mất linh hồn. Thực ra, linh hồn không mất khi còn sống trên đời nầy, nhưng đúng hơn, linh hồn sống trong tình trạng mất ơn nghĩa Chúa, tình trạng tội lỗi, thì phải biết là đau khổ dường nào. Nếu một tín hữu không cảm thấy đau khổ khi sống trong tình trạng xa cách Thiên Chúa, mất liên lạc, mất tương quan, mất ân sủng của Ngài, thì quả thật, không có gì tệ hại cho bằng.
Vậy mà, có thể nói, các tín hữu thời nay, trong đó có cả tôi cả bạn, cả bất kỳ ai, thứ hạng nào…lại có thêm một cái mất quan trọng hơn nữa đó là mất cảm thức về tội lỗi, và mất sự quí chuộng linh hồn mình, thân xác mình, đến thờ Thiên Chúa ngự. Và vì vậy, cũng không tha thiết đến việc giữ cho khỏi mất linh hồn, giữ cho đền thờ Thiên Chúa xinh đẹp, xứng đáng.
Người đàn bà bị cho là tội lỗi trong Tin Mừng Lc 7,36-8, chưa chắc đã tội lỗi nhiều hơn tôi, hơn bạn, hơn chúng ta. Và Tin Mừng cũng không cho biết người ta đã tố cáo chị về tội gì. Nhưng oái ăm thay! thông thường khi nói đến tội lỗi của người phụ nữ trong thân phận liễu yếu đào tơ, nhẹ lòng nhẹ dạ, từ yếu đến đuối… người ta vẫn cho là các chị phạm tội “sống bằng vốn tự có”, buôn bán thân xác mình… Tội ấy chỉ nặng nề đối với phụ nữ thôi sao? Và không là nặng nề đối với nam giới sao? Nam giới không tòng phạm tội ấy, nếu không nói là chủ mưu sao?
Thiết tưởng người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay đang đại diện cho những người đau khổ vì tội lỗi, nhưng có hy vọng vì đã ngộ ra mình đang mất linh hồn hiểu theo nghĩa là sống trong tình trạng mất ân sủng và đang nỗ lực tìm lại linh hồn mình, tìm lại một chỗ cho Thiên Chúa ngự trị.
Nỗ lực tìm lại ân sủng khởi đi từ nhận ra mình xa cách Thiên Chúa, đến việc biết mình cần có Thiên Chúa, và đi tới quyết định mạnh dạn đến với Chúa trong tin tưởng và mến yêu.
Người phụ nữ không hổ thẹn khi xâm mình bước vào nhà của người biệt phái trước con mắt khinh bỉ của bao người vì chị cần gặp Chúa Giêsu. Chị cũng không che dấu nỗi niềm hạnh phúc ngập tràn khi tuôn trào những dòng lệ hạnh phúc vì gặp được Chúa Giêsu. Chị thể hiện nồng nàn cái tình cảm lấy tóc thề mà lau những giọt mắt ràn rụa. Chị càng không tiếc gì bình bạch ngọc đựng thuốc thơm đã đổ tràn lên chân Chúa như hương thơm nức tự lòng chân thành của tình mến yêu.
Những người chung quanh lấy làm khó chịu vì thấy Chúa Giêsu chẳng tránh né người tội lỗi, vì thấy Ngài không sợ nhiễm cái ô uế phàm trần mà thiên hạ cho là gớm ghiếc lắm. Họ không hiểu ý định của Thiên Chúa là Chúa Giêsu đến để cứu người tội lỗi. Họ không hiểu việc của chị hôm nay trong ý định mạc khải của Thiên Chúa về việc ướp xác Chúa bằng hương thơm của tình yêu.
Chị tin tưởng vào lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, như Thánh Phaolô xác quyết: “sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Ngài nơi tôi…” (1Tim 1,16). Và Chúa Giêsu tỏ lòng thương của Thiên Chúa cho con người để con người được nên công chính: “Con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Giê-su Ki-tô, nên chúng ta cũng tin vào Đức Ki-tô Giê-su, để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Ki-tô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy” (Gal 2,16).
Chị cũng tin tưởng tuyệt đối vào lòng tha thứ của Chúa như thánh vương Đavit khi ngộ ra mình đã phạm tội tày trời, đã bất lương vô độ “Người bất lương ấy chính là vua” ! Chị đã nhận tội lỗi mình như Đavít đã cúi đầu nhận tội lỗi, nhận lãnh việc đền tội. Và cuối cùng chị cũng được tha thứ xứng với lòng sám hối chân thành: sám hối vì yêu và tin tưởng như “Thiên Chúa tha tội cho vua”. (2Sm 12,7.11-13).
Tin mừng hôm nay là tin mừng hy vọng cho những người hay đang rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.
Nhưng để được thắp lên niềm hy vọng ấy, trước tiên phải thấy được sự đau khổ khốn cùng đến nỗi “gân cốt rã rời, cả ngày gào thét” vì tình trạng sống trong tội, sống xa cách Thiên Chúa, vì tình trạng mất ân sủng, như Thánh Vương Đa vit, nên thánh nhờ lòng sám hối và ơn tha thứ:
Hạnh phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ,
người có tội mà được khoan dung.
Hạnh phúc thay, người CHÚA không hạch tội,
và lòng trí chẳng chút gian tà.
Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi,
thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.
Vì ngày đêm con bị tay Ngài đè nặng,
nên sức lực hao mòn, như bị nắng mùa hè thiêu đốt
Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con.
(TV 31, 1-5)
Và kế đến, phải nhận ra được sự cần thiết có Thiên Chúa ngự trị trong linh hồn mình, cần có một ước muốn, một khao khát nên công chính nhờ Chúa Giêsu Kitô.
Trong hiện tình thế giới vật chất đang lên ngôi hỗn loạn, con người mất dần cảm thức về tội lỗi, mất dần cảm thức về sự quí trọng đền thờ Thiên Chúa nơi thân xác linh hồn mình, có thể nói, con người đang rơi vào một tình cảnh cực kỳ nguy khốn, thiết tưởng, mỗi tín hữu phải tự nỗ lực phục hồi những giá trị thiêng liêng nơi chính cuộc sống đức tin của mình, của gia đình mình, nhờ đức Tin, Cậy, Mến.
Hãy khơi dậy cảm thức về tội lỗi, nhờ ánh sáng của Lời Chúa, của tình yêu, của lòng tạ ơn.
Hãy sớm mời Chúa ghé thăm ngôi nhà linh hồn, để lòng thứ tha của Chúa tẩy xóa mọi nhơ uế.
Hãy giữ lại Chúa Giêsu trong tâm hồn để không bao giờ phạm tội nhơ uế nữa.
Lạy Chúa Giêsu, xin tạ ơn Chúa đã tha thứ cho chúng con. Và xin cho linh hồn chúng con luôn cảm nếm niềm hạnh phúc được Chúa thứ tha, để quyết tâm giữ Chúa sống trong tâm hồn, quyết tâm không bao giờ xa Chúa, và để chúng con cũng hân hoan như thánh Phaolô mà nói rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”. (Gal 2, 20) A men.
Có những cái mất trong cuộc đời làm cho người ta đau khổ:
-Mất dạy là không được giáo dục cho nên người, làm cho cuộc sống buông tuồng cẩu thả, nếu không nói là luôn hướng chiều về điều xấu.
-Mất đức độ còn gọi là thất đức dẫn đến bao điều bỉ ổi xấu xa độc ác, coi mạng người như rác, mạng mình quí bằng vàng nên, không làm được điều chi thiện, điều gì phúc
-Mất việc còn gọi là thất nghiệp, không ăn nên làm ra, phải lâm cảnh nợ nần thiếu thốn, triền miên trong tâm trạng mặc cảm thấp bé đôi khi tuyệt vọng ê chề
-Mất cái quí ngàn vàng của đời người còn gọi là mất trinh tiết, dù có ai biết hay không có ai biết thì tự mình cũng xót xa vò võ một nỗi sầu riêng mang
-Mất danh dự, mất uy tín, mất sự nghiệp, mất bạn hữu, mất trí, mất ý chí, mất tình nghĩa, mất chung thủy vợ chồng, và những nguy cơ dẫn đến mất mạng.
Vâng những cái mất trong đời người, ai cũng có thể hơn một lần cảm nghiệm được, và có thể còn cảm nghiệm hằng ngày nơi bản thân mình, nơi gia đình mình, trong bể khổ nhân loại.
Nhưng, thiết tưởng, với các Kitô hữu Công Giáo, thì những cái mất kinh khủng kia, đáng lý ra, vẫn chưa đau khổ cho bằng việc mất linh hồn. Thực ra, linh hồn không mất khi còn sống trên đời nầy, nhưng đúng hơn, linh hồn sống trong tình trạng mất ơn nghĩa Chúa, tình trạng tội lỗi, thì phải biết là đau khổ dường nào. Nếu một tín hữu không cảm thấy đau khổ khi sống trong tình trạng xa cách Thiên Chúa, mất liên lạc, mất tương quan, mất ân sủng của Ngài, thì quả thật, không có gì tệ hại cho bằng.
Vậy mà, có thể nói, các tín hữu thời nay, trong đó có cả tôi cả bạn, cả bất kỳ ai, thứ hạng nào…lại có thêm một cái mất quan trọng hơn nữa đó là mất cảm thức về tội lỗi, và mất sự quí chuộng linh hồn mình, thân xác mình, đến thờ Thiên Chúa ngự. Và vì vậy, cũng không tha thiết đến việc giữ cho khỏi mất linh hồn, giữ cho đền thờ Thiên Chúa xinh đẹp, xứng đáng.
Người đàn bà bị cho là tội lỗi trong Tin Mừng Lc 7,36-8, chưa chắc đã tội lỗi nhiều hơn tôi, hơn bạn, hơn chúng ta. Và Tin Mừng cũng không cho biết người ta đã tố cáo chị về tội gì. Nhưng oái ăm thay! thông thường khi nói đến tội lỗi của người phụ nữ trong thân phận liễu yếu đào tơ, nhẹ lòng nhẹ dạ, từ yếu đến đuối… người ta vẫn cho là các chị phạm tội “sống bằng vốn tự có”, buôn bán thân xác mình… Tội ấy chỉ nặng nề đối với phụ nữ thôi sao? Và không là nặng nề đối với nam giới sao? Nam giới không tòng phạm tội ấy, nếu không nói là chủ mưu sao?
Thiết tưởng người phụ nữ trong Tin Mừng hôm nay đang đại diện cho những người đau khổ vì tội lỗi, nhưng có hy vọng vì đã ngộ ra mình đang mất linh hồn hiểu theo nghĩa là sống trong tình trạng mất ân sủng và đang nỗ lực tìm lại linh hồn mình, tìm lại một chỗ cho Thiên Chúa ngự trị.
Nỗ lực tìm lại ân sủng khởi đi từ nhận ra mình xa cách Thiên Chúa, đến việc biết mình cần có Thiên Chúa, và đi tới quyết định mạnh dạn đến với Chúa trong tin tưởng và mến yêu.
Người phụ nữ không hổ thẹn khi xâm mình bước vào nhà của người biệt phái trước con mắt khinh bỉ của bao người vì chị cần gặp Chúa Giêsu. Chị cũng không che dấu nỗi niềm hạnh phúc ngập tràn khi tuôn trào những dòng lệ hạnh phúc vì gặp được Chúa Giêsu. Chị thể hiện nồng nàn cái tình cảm lấy tóc thề mà lau những giọt mắt ràn rụa. Chị càng không tiếc gì bình bạch ngọc đựng thuốc thơm đã đổ tràn lên chân Chúa như hương thơm nức tự lòng chân thành của tình mến yêu.
Những người chung quanh lấy làm khó chịu vì thấy Chúa Giêsu chẳng tránh né người tội lỗi, vì thấy Ngài không sợ nhiễm cái ô uế phàm trần mà thiên hạ cho là gớm ghiếc lắm. Họ không hiểu ý định của Thiên Chúa là Chúa Giêsu đến để cứu người tội lỗi. Họ không hiểu việc của chị hôm nay trong ý định mạc khải của Thiên Chúa về việc ướp xác Chúa bằng hương thơm của tình yêu.
Chị tin tưởng vào lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa qua Đức Giêsu Kitô, như Thánh Phaolô xác quyết: “sở dĩ tôi được thương xót, là vì Đức Kitô muốn tỏ bày tất cả lòng đại lượng của Ngài nơi tôi…” (1Tim 1,16). Và Chúa Giêsu tỏ lòng thương của Thiên Chúa cho con người để con người được nên công chính: “Con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Giê-su Ki-tô, nên chúng ta cũng tin vào Đức Ki-tô Giê-su, để được nên công chính, nhờ tin vào Đức Ki-tô, chứ không phải nhờ làm những gì Luật dạy” (Gal 2,16).
Chị cũng tin tưởng tuyệt đối vào lòng tha thứ của Chúa như thánh vương Đavit khi ngộ ra mình đã phạm tội tày trời, đã bất lương vô độ “Người bất lương ấy chính là vua” ! Chị đã nhận tội lỗi mình như Đavít đã cúi đầu nhận tội lỗi, nhận lãnh việc đền tội. Và cuối cùng chị cũng được tha thứ xứng với lòng sám hối chân thành: sám hối vì yêu và tin tưởng như “Thiên Chúa tha tội cho vua”. (2Sm 12,7.11-13).
Tin mừng hôm nay là tin mừng hy vọng cho những người hay đang rơi vào tình cảnh tuyệt vọng.
Nhưng để được thắp lên niềm hy vọng ấy, trước tiên phải thấy được sự đau khổ khốn cùng đến nỗi “gân cốt rã rời, cả ngày gào thét” vì tình trạng sống trong tội, sống xa cách Thiên Chúa, vì tình trạng mất ân sủng, như Thánh Vương Đa vit, nên thánh nhờ lòng sám hối và ơn tha thứ:
Hạnh phúc thay, kẻ lỗi lầm mà được tha thứ,
người có tội mà được khoan dung.
Hạnh phúc thay, người CHÚA không hạch tội,
và lòng trí chẳng chút gian tà.
Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi,
thì gân cốt rã rời, cả ngày con gào thét.
Vì ngày đêm con bị tay Ngài đè nặng,
nên sức lực hao mòn, như bị nắng mùa hè thiêu đốt
Bởi thế, con đã xưng tội ra với Ngài,
chẳng giấu Ngài lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Ngài đã tha thứ tội vạ cho con.
(TV 31, 1-5)
Và kế đến, phải nhận ra được sự cần thiết có Thiên Chúa ngự trị trong linh hồn mình, cần có một ước muốn, một khao khát nên công chính nhờ Chúa Giêsu Kitô.
Trong hiện tình thế giới vật chất đang lên ngôi hỗn loạn, con người mất dần cảm thức về tội lỗi, mất dần cảm thức về sự quí trọng đền thờ Thiên Chúa nơi thân xác linh hồn mình, có thể nói, con người đang rơi vào một tình cảnh cực kỳ nguy khốn, thiết tưởng, mỗi tín hữu phải tự nỗ lực phục hồi những giá trị thiêng liêng nơi chính cuộc sống đức tin của mình, của gia đình mình, nhờ đức Tin, Cậy, Mến.
Hãy khơi dậy cảm thức về tội lỗi, nhờ ánh sáng của Lời Chúa, của tình yêu, của lòng tạ ơn.
Hãy sớm mời Chúa ghé thăm ngôi nhà linh hồn, để lòng thứ tha của Chúa tẩy xóa mọi nhơ uế.
Hãy giữ lại Chúa Giêsu trong tâm hồn để không bao giờ phạm tội nhơ uế nữa.
Lạy Chúa Giêsu, xin tạ ơn Chúa đã tha thứ cho chúng con. Và xin cho linh hồn chúng con luôn cảm nếm niềm hạnh phúc được Chúa thứ tha, để quyết tâm giữ Chúa sống trong tâm hồn, quyết tâm không bao giờ xa Chúa, và để chúng con cũng hân hoan như thánh Phaolô mà nói rằng: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi sống, mà là Chúa Kitô sống trong tôi”. (Gal 2, 20) A men.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:21 11/06/2010
N2T |
26. Ách của Chúa thật là vừa nhẹ nhàng vừa ngọt ngào.
(Thánh nữ Terese of Lisieux)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:23 11/06/2010
N2T |
463. Làm một người bình thường có tâm hồn giàu có.
Tình yêu là kết quả của sự tha thứ
Đ.Ô Nguyễn Quang Sách
22:46 11/06/2010
Bài suy niệm Chúa Nhật Thường Niên 11 của Cha Thomas Rosica, CSB
TORONTO (Zenit.org).- Xuyên qua các bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dùng bữa với những kẻ tội lỗi và lợi dụng dịp này mà dạy họ một số bài học rất quan trọng về môn đệ tính và sự thánh thiện.
Như với nhiều sự Người làm, sự Chúa Giêsu đối xử tốt với những kiểu người như thế, và ăn uống với họ làm phật lòng những kẻ thù nghịch với Người, cách riêng những lãnh đạo tôn giáo thời đại Người. Họ lẩm bẩm phản đối Người: “Ông này đến nhà làm khách của một người tội lỗi,” hay là “Hãy coi ông ta ăn uống với những bọn người thu thuế và gái điếm!” Trong khi nơi họ chỉ thấy là những người tội lỗi, là dân bên lề, là những người cùng khổ công khai đáng ghét và và đáng xa lánh, thì Chúa Giêsu thấy là những con người đứng xa trong những bóng tối, thường bị mắc kẹt trong chính sự thất bại của họ, cố găng tuyệt vọng nên một sự gì tốt hơn, cố gắng bồi thường cách vụng về cho một đời sống bất công.
Điều thường xảy ra như vậy tại những bữa ăn là Chúa Giêsu xem ra cho thấy rõ ràng Người hòa giải với những kẻ tội lỗi. Sao chúng ta không thể nhớ những truyện ông Zakêu, ông Lêvi, người đàn bà lấy nước mắt mình mà rửa chân cho Chúa Giêsu, những môn đệ vỡ mộng tại Emmaus, và Phêrô bên bờ hồ? Cả Bữa Tiệc Ly Cuối Cùng, để chúng ta nghĩ tới cách tự nhiên như là một dịp tuyệt vời, là một bữa ăn chia sẻ với những người tội lỗi. Bàn ăn của Chúa Giêsu gồm có Judas (kẻ nộp Người), Phêro (kẻ từ chối Người) và những môn đệ đang cãi vã và ngu đần. Giáo Hội sơ khai xây dựng sự hiểu biết của mình về Thánh Thể trên nền tảng của sự nhớ nguy hiểm về tình bạn nơi bàn ăn của Chúa Giêsu.
Người đàn bà phá vỡ buổi liên hoan
Trong truyện Tin Mừng hôm nay về việc tha thứ người đàn bà tội lỗi (7:36-50), một người Biệt Phái, nghi ngờ Chúa Giêsu là một tiên tri, mời Chúa Giêsu dự tiệc tại nhà ông, nhưng sự tự cao tự đại của người Biệt Phái làm Chúa tha thứ ít và do đó tình yêu được tỏ bày ít đối với Chúa Giêsu. Người đàn bà tội lỗi, ngược lại, tỏ hiện một đức tin vào Chúa, đức tin đó dẫn bà tới chỗ tìm kiếm ơn tha thứ tội lỗi của bà, và bởi vì rất nhiều được tha thứ, nên bây giờ bà bắt phục Chúa Giêsu với sự trưng bày tình yêu của bà. Toàn thể tình tiết là một bài học hùng hồn về tương quan giữa sự tha thứ và tình yêu.
Tại sao người đàn bà vô danh này tới gần Chúa Giêsu và xức dầu cho Người với nguy cơ bị chế giễu và lạm dụng bởi những kẻ khác? Hành động của bà bị thúc đẩy bởi một sự: tình yêu của bà đối vói Chúa Giêsu và sự biết cơn của bà vì sự tha thứ của Người. Bà làm một điều mà một người nữ Do Thái sẽ không bao giờ làm cách công khai. Bà xỏa tóc và lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Bà cũng làm điều mà chỉ tình yêu có thể làm: Bà lấy sự quí nhất bà có và phí tất cả nó cho Chúa Giêsu. Tình yêu của bà không cân nhắc nhưng hậu hĩ và phung phí.
Chúa Giêsu tường thuật điều Người thấy người nữ làm (vv 44-46). Mục đích của việc nhắc lại như vậy không đến mức độ cáo ông Simon vì điều ông không làm. Ông Simon còn cố chấp trong sự thấy người nữ này là một tội nhân, hay là ông còn khả năng tái giải thích những hành động của bà ? Nếu Simon không còn khả năng tới một sự đánh giá khác về điều ông thấy, thì Chúa Giêsu ra sức thuyết phục Simon thấy như Người thấy: Bà được tha nhiều và bây giờ chứng tỏ tình yêu nhiêu (vv 47-48).
Người nữ này không được tha bởi vì những sự chứng tỏ phung phí tình yêu; đúng hơn, những hành động yêu thương đi theo từ kinh nghiệm của bà đã được tha. Câu 47 tóm kết sự ấy rất đẹp: “ Tội của chị ấy rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (sát nghĩa, “tội nhiều của bà đã được tha, vì thấy bà đã yêu nhiều.” Tình yêu của bà là hệ quả của sự được tha thứ của bà. Đó cũng là ý nghĩa được đòi hỏi bởi dụ ngôn trong Luke 7:41-43.
Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi
Tình yêu của chúng ta là phung phí hay là đạm bạc? Chúa Giêsu nói rõ rằng tình yêu nhiều phát xuất từ một tấm hồn được tha thứ và luyện sạch.” Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Phêrô 4:8),” tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa” (1 Ga 4:7). Sự bày tỏ phung phí tình yêu là bằng chứng bà đã được ơn nghĩa với Chúa. Sự đối nghịch rõ ràng những thái độ giữa Simon và người nữ mất danh tiếng chứng tỏ chúng ta có thể hoặc chấp nhận hoặc loại trừ lòng thương xót của Chúa. Simon, kẻ coi mình là một người Biệt Phái công chính, không cảm thấy cần được yêu hay là được thương xót. Sự tự đắc của ông không cho ông biết ông cần ân sủng Chúa.
Người nữ tội lỗi là một thí dụ tiêu biểu kẻ đáp ứng đích thực Chúa Giêsu, và những hành động của bà ấy phản chiếu những hành dộng của người ấy. Câu hỏi chìa khóa truyện của bà đặt ra, không những cho Simon, mà cho chúng ta nữa, “Bạn có thấy người nữ này không?” Không thấy người nữ và những hành động của bà tức là không thấy Chúa Giêsu và căn tính của Người cách đúng đắn. Câu truyện đã kết thúc-mở ra: còn hy vọng ý thức, sự hiểu và quan niệm của Simon có thể đính chính. Còn ý thức, sự hiểu và quan niệm của chúng ta thì sao?
Sư hòa giải Kitô hữu
Bài Tin Mừng hôm nay mời chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm và sự bắt buộc phải tha thứ và hòa giải trong truyền thống Kitô hữu chúng ta. Có một sự hiểu lầm lan rộng là trong bất cứ vụ xung đột nào một người Kitô phải là một kẻ xây dựng hòa bình, tránh theo những phe phái và ra sức đem lại một sự hòa giải giữa những lực lượng đối lập. Điều này biến sự hòa giải thành một nguyên tắc tuyệt đối phải được áp dụng trong mọi trường hợp xung đột. Trong một số xung dột một phe là đúng và phe kia thì sai, một phe ăn ở bất công và áp chế và phe kia gợi ý sự bất công và sự áp chế. Với tư cách những Kitô hữu, chúng ta không bao giờ được yêu cầu hòa giải sự lành và sự dữ, sự công bằng và sự bất công. Đúng hơn chúng ta phải xa lánh sự dữ, sự bất công, và sự tội.
Hai là, sự trung lập không luôn luôn là có thể, và trong những trường hợp xung đột do bất công và áp chế thì sự trung lập hoàn toàn không thể. Nếu chúng ta không theo phe với kẻ bị áp bức, bấy giờ chúng ta kết thúc theo phe kẻ áp bức. “Đem cả hai phe lại với nhau” trong những trường hợp như thế thì có hể kết thúc có lợi cho kẻ áp bức, bởi vì sự đó cho phép giữ tình trạng đầu (status quo); nó giấu bản chất thật của xung đột, giữ kẻ bị áp bức yên tỉnh và thụ động và sự đó mang lại một loại hòa giải giả trá bất công. Sự bất công tiếp diễn và mọi người phải chịu cảm giác rằng sự bất công không can chi bởi vì sự căng thẳng và xung đột đã giảm thiểu.
Ba là, quan niệm thường được nắm giữ là các Kitô hữu phải luôn tìm một “con đường trung dung” trong mọi tranh chấp. Những người sợ xung dột hay sự đương đầu, cả khi nó không có tính bạo lực, thường thường xác tín về nhu cầu sự thay đổi. Sự giữ thế của họ ẩn giáu một tính bi quan không-Kitô hữu về tương lai, một sự thiếu niềmhy vong chân chính, Kitô hữu. Hay là họ sử dụng sự quan tâm Kitô hữu về sự hòa giải để biện minh môt hình thức trốn tránh khỏi những thực tai bất công và xung đột.
Sự tha thứ trong cơn khủng hoảng lạm dụng tình dục
Chủ đề này được đề cập tới một cách rất hợp thời liên quan cuộc khủng hoảng hay là dịch lớn lạm dụng tình dục ảnh hưởng Giáo Hội rất sâu sắc. Cả thế giới đã nghe về những tội lỗi và những sa ngã của các lãnh đạo mục vụ trên những tháng qua. Tôi xin các bạn chú ý bức thơ mục vụ tuyệt hảo mói đây của Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Giáo Phận Canberra và Goulburn tại Australia. Trong bức thơ 2010 Lễ Hiện Xuống của ngài về sư Lạm Dụng Tình Dục Trẻ nhỏ trong Giáo Hội Công Giáo, với nhan dề “Thấy những Gương Mặt, Nghe những Tiếng Nói,” Tổng Giám Mục Coleridge viết:
“Một yêu tố khác là văn hóa của Giáo Hội về sự tha thứ có xu hướng thấynhững sự việc theo thuật ngữ tội lỗi và tha thứ hơn là tội ác và án phạt. Nhưng trong trường hợp giáo sĩ lạm dụng giới trẻ, chúng ta xử lý với tội ác, và Giáo hội đã tranh đấu tìm ra điểm đồng qui giữa tội lỗi và sự tha thứ một đàng, và tội ác và sự kết án đàng khác
“Thật vậy, tội lỗi phải được tha thứ, nhưng quá nhiều tội ác phải bị phạt. Cả hai sự thương xót và sự công bình phải tiến tới kết thúc thường lệ, và làm theo một cách đồng qui. Điều này gắn kiền với những vấn đệ rộng lớn hơn về cách thức Giáo hội thấy tương quan của mình với xã hội cách chung chung hơn. Chúng ta ở “trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian”; nhưng cái gì làm nên phương kế này trong cái ở đây và bây giờ? Cũng có vấn đề rộng lớn về tương quan giữa việc xét xử của Chúa và của loài người. Giáo hội nhấn mạnh rằng sự xét xử cuôi cùng thuộc quyền Chúa, chớ không thược quyền con người.
“Nhưng làm sao sự này thích ứng với nhu cầu xét xử của con người khi chúng ta xê dịch trong logic tội ác và án phạt ? Chúng ta đã chậm trễ và vụng về, có khi thỉnh thoảng có lỗi, trong việc đưa ra giải đáp của chúng ta cho những vấn đề như thế.”
Những lỗi lầm thể ấy về sự hòa giải Kitô hữu không chỉ là một vấn đề hiểu lầm, nhưng đến từ sự thiếu tình yêu và sự thương cảm thật đối với những kẻ đau khổ hay là những kẻ đã bị trù dập, hay là từ môt sự thiếu đánh giá về điều thật sự xảy ra trong những vụ xung đột nghiêm trọng. Việc theo dõi một sự trung lập ảo tưởng trong mọi xung đột sau cùng là một cách đứng về phía kẻ áp bức. Đó không phải là sự hòa giải và sự tha thứ mà Chúa Giêsu dạy qua sự sống và thừa tác vụ của Người.
• Trong sự xung đột giữa những người Pharisêu và những kẻ bị gọi là “những kẻ tội lỗi,” Chúa Giêsu đứng về phía những kẻ tội lỗi, những gái điếm và những người thu thuế chống lại các ông Pharisêu. Và trong vụ xung đột giữa kẻ giàu ngườii nghèo, Người đứng về phe người nghèo. Chúa Giêsu kết án những người Pharisêu và những kẻ giàu trong những từ ngữ rõ rệt, và Người tha thứ những kẻ có tội và chúc phúc những kẻ nghèo. Chúa Giêsu không ra sức thỏa hiệp với các thẩm quyền vì một hòa bình giả tạo của sự hòa giải và hợp nhất. Sự hòa giải, hòa bình và tha thứ Chúa muốn, thì dựa trên sự thật, công lý và tình yêu.
Cha Thomas Rosica người Basilian, nhân viên điều hành chính Tổ Chức các Phương Tiện Muối và Ánh sáng và Mạng Lươi truyền Hình Công Giáo tại Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.
TORONTO (Zenit.org).- Xuyên qua các bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dùng bữa với những kẻ tội lỗi và lợi dụng dịp này mà dạy họ một số bài học rất quan trọng về môn đệ tính và sự thánh thiện.
Như với nhiều sự Người làm, sự Chúa Giêsu đối xử tốt với những kiểu người như thế, và ăn uống với họ làm phật lòng những kẻ thù nghịch với Người, cách riêng những lãnh đạo tôn giáo thời đại Người. Họ lẩm bẩm phản đối Người: “Ông này đến nhà làm khách của một người tội lỗi,” hay là “Hãy coi ông ta ăn uống với những bọn người thu thuế và gái điếm!” Trong khi nơi họ chỉ thấy là những người tội lỗi, là dân bên lề, là những người cùng khổ công khai đáng ghét và và đáng xa lánh, thì Chúa Giêsu thấy là những con người đứng xa trong những bóng tối, thường bị mắc kẹt trong chính sự thất bại của họ, cố găng tuyệt vọng nên một sự gì tốt hơn, cố gắng bồi thường cách vụng về cho một đời sống bất công.
Điều thường xảy ra như vậy tại những bữa ăn là Chúa Giêsu xem ra cho thấy rõ ràng Người hòa giải với những kẻ tội lỗi. Sao chúng ta không thể nhớ những truyện ông Zakêu, ông Lêvi, người đàn bà lấy nước mắt mình mà rửa chân cho Chúa Giêsu, những môn đệ vỡ mộng tại Emmaus, và Phêrô bên bờ hồ? Cả Bữa Tiệc Ly Cuối Cùng, để chúng ta nghĩ tới cách tự nhiên như là một dịp tuyệt vời, là một bữa ăn chia sẻ với những người tội lỗi. Bàn ăn của Chúa Giêsu gồm có Judas (kẻ nộp Người), Phêro (kẻ từ chối Người) và những môn đệ đang cãi vã và ngu đần. Giáo Hội sơ khai xây dựng sự hiểu biết của mình về Thánh Thể trên nền tảng của sự nhớ nguy hiểm về tình bạn nơi bàn ăn của Chúa Giêsu.
Người đàn bà phá vỡ buổi liên hoan
Trong truyện Tin Mừng hôm nay về việc tha thứ người đàn bà tội lỗi (7:36-50), một người Biệt Phái, nghi ngờ Chúa Giêsu là một tiên tri, mời Chúa Giêsu dự tiệc tại nhà ông, nhưng sự tự cao tự đại của người Biệt Phái làm Chúa tha thứ ít và do đó tình yêu được tỏ bày ít đối với Chúa Giêsu. Người đàn bà tội lỗi, ngược lại, tỏ hiện một đức tin vào Chúa, đức tin đó dẫn bà tới chỗ tìm kiếm ơn tha thứ tội lỗi của bà, và bởi vì rất nhiều được tha thứ, nên bây giờ bà bắt phục Chúa Giêsu với sự trưng bày tình yêu của bà. Toàn thể tình tiết là một bài học hùng hồn về tương quan giữa sự tha thứ và tình yêu.
Tại sao người đàn bà vô danh này tới gần Chúa Giêsu và xức dầu cho Người với nguy cơ bị chế giễu và lạm dụng bởi những kẻ khác? Hành động của bà bị thúc đẩy bởi một sự: tình yêu của bà đối vói Chúa Giêsu và sự biết cơn của bà vì sự tha thứ của Người. Bà làm một điều mà một người nữ Do Thái sẽ không bao giờ làm cách công khai. Bà xỏa tóc và lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Bà cũng làm điều mà chỉ tình yêu có thể làm: Bà lấy sự quí nhất bà có và phí tất cả nó cho Chúa Giêsu. Tình yêu của bà không cân nhắc nhưng hậu hĩ và phung phí.
Chúa Giêsu tường thuật điều Người thấy người nữ làm (vv 44-46). Mục đích của việc nhắc lại như vậy không đến mức độ cáo ông Simon vì điều ông không làm. Ông Simon còn cố chấp trong sự thấy người nữ này là một tội nhân, hay là ông còn khả năng tái giải thích những hành động của bà ? Nếu Simon không còn khả năng tới một sự đánh giá khác về điều ông thấy, thì Chúa Giêsu ra sức thuyết phục Simon thấy như Người thấy: Bà được tha nhiều và bây giờ chứng tỏ tình yêu nhiêu (vv 47-48).
Người nữ này không được tha bởi vì những sự chứng tỏ phung phí tình yêu; đúng hơn, những hành động yêu thương đi theo từ kinh nghiệm của bà đã được tha. Câu 47 tóm kết sự ấy rất đẹp: “ Tội của chị ấy rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều” (sát nghĩa, “tội nhiều của bà đã được tha, vì thấy bà đã yêu nhiều.” Tình yêu của bà là hệ quả của sự được tha thứ của bà. Đó cũng là ý nghĩa được đòi hỏi bởi dụ ngôn trong Luke 7:41-43.
Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi
Tình yêu của chúng ta là phung phí hay là đạm bạc? Chúa Giêsu nói rõ rằng tình yêu nhiều phát xuất từ một tấm hồn được tha thứ và luyện sạch.” Lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi” (1 Phêrô 4:8),” tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa” (1 Ga 4:7). Sự bày tỏ phung phí tình yêu là bằng chứng bà đã được ơn nghĩa với Chúa. Sự đối nghịch rõ ràng những thái độ giữa Simon và người nữ mất danh tiếng chứng tỏ chúng ta có thể hoặc chấp nhận hoặc loại trừ lòng thương xót của Chúa. Simon, kẻ coi mình là một người Biệt Phái công chính, không cảm thấy cần được yêu hay là được thương xót. Sự tự đắc của ông không cho ông biết ông cần ân sủng Chúa.
Người nữ tội lỗi là một thí dụ tiêu biểu kẻ đáp ứng đích thực Chúa Giêsu, và những hành động của bà ấy phản chiếu những hành dộng của người ấy. Câu hỏi chìa khóa truyện của bà đặt ra, không những cho Simon, mà cho chúng ta nữa, “Bạn có thấy người nữ này không?” Không thấy người nữ và những hành động của bà tức là không thấy Chúa Giêsu và căn tính của Người cách đúng đắn. Câu truyện đã kết thúc-mở ra: còn hy vọng ý thức, sự hiểu và quan niệm của Simon có thể đính chính. Còn ý thức, sự hiểu và quan niệm của chúng ta thì sao?
Sư hòa giải Kitô hữu
Bài Tin Mừng hôm nay mời chúng ta suy nghĩ về mầu nhiệm và sự bắt buộc phải tha thứ và hòa giải trong truyền thống Kitô hữu chúng ta. Có một sự hiểu lầm lan rộng là trong bất cứ vụ xung đột nào một người Kitô phải là một kẻ xây dựng hòa bình, tránh theo những phe phái và ra sức đem lại một sự hòa giải giữa những lực lượng đối lập. Điều này biến sự hòa giải thành một nguyên tắc tuyệt đối phải được áp dụng trong mọi trường hợp xung đột. Trong một số xung dột một phe là đúng và phe kia thì sai, một phe ăn ở bất công và áp chế và phe kia gợi ý sự bất công và sự áp chế. Với tư cách những Kitô hữu, chúng ta không bao giờ được yêu cầu hòa giải sự lành và sự dữ, sự công bằng và sự bất công. Đúng hơn chúng ta phải xa lánh sự dữ, sự bất công, và sự tội.
Hai là, sự trung lập không luôn luôn là có thể, và trong những trường hợp xung đột do bất công và áp chế thì sự trung lập hoàn toàn không thể. Nếu chúng ta không theo phe với kẻ bị áp bức, bấy giờ chúng ta kết thúc theo phe kẻ áp bức. “Đem cả hai phe lại với nhau” trong những trường hợp như thế thì có hể kết thúc có lợi cho kẻ áp bức, bởi vì sự đó cho phép giữ tình trạng đầu (status quo); nó giấu bản chất thật của xung đột, giữ kẻ bị áp bức yên tỉnh và thụ động và sự đó mang lại một loại hòa giải giả trá bất công. Sự bất công tiếp diễn và mọi người phải chịu cảm giác rằng sự bất công không can chi bởi vì sự căng thẳng và xung đột đã giảm thiểu.
Ba là, quan niệm thường được nắm giữ là các Kitô hữu phải luôn tìm một “con đường trung dung” trong mọi tranh chấp. Những người sợ xung dột hay sự đương đầu, cả khi nó không có tính bạo lực, thường thường xác tín về nhu cầu sự thay đổi. Sự giữ thế của họ ẩn giáu một tính bi quan không-Kitô hữu về tương lai, một sự thiếu niềmhy vong chân chính, Kitô hữu. Hay là họ sử dụng sự quan tâm Kitô hữu về sự hòa giải để biện minh môt hình thức trốn tránh khỏi những thực tai bất công và xung đột.
Sự tha thứ trong cơn khủng hoảng lạm dụng tình dục
Chủ đề này được đề cập tới một cách rất hợp thời liên quan cuộc khủng hoảng hay là dịch lớn lạm dụng tình dục ảnh hưởng Giáo Hội rất sâu sắc. Cả thế giới đã nghe về những tội lỗi và những sa ngã của các lãnh đạo mục vụ trên những tháng qua. Tôi xin các bạn chú ý bức thơ mục vụ tuyệt hảo mói đây của Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Giáo Phận Canberra và Goulburn tại Australia. Trong bức thơ 2010 Lễ Hiện Xuống của ngài về sư Lạm Dụng Tình Dục Trẻ nhỏ trong Giáo Hội Công Giáo, với nhan dề “Thấy những Gương Mặt, Nghe những Tiếng Nói,” Tổng Giám Mục Coleridge viết:
“Một yêu tố khác là văn hóa của Giáo Hội về sự tha thứ có xu hướng thấynhững sự việc theo thuật ngữ tội lỗi và tha thứ hơn là tội ác và án phạt. Nhưng trong trường hợp giáo sĩ lạm dụng giới trẻ, chúng ta xử lý với tội ác, và Giáo hội đã tranh đấu tìm ra điểm đồng qui giữa tội lỗi và sự tha thứ một đàng, và tội ác và sự kết án đàng khác
“Thật vậy, tội lỗi phải được tha thứ, nhưng quá nhiều tội ác phải bị phạt. Cả hai sự thương xót và sự công bình phải tiến tới kết thúc thường lệ, và làm theo một cách đồng qui. Điều này gắn kiền với những vấn đệ rộng lớn hơn về cách thức Giáo hội thấy tương quan của mình với xã hội cách chung chung hơn. Chúng ta ở “trong thế gian nhưng không thuộc về thế gian”; nhưng cái gì làm nên phương kế này trong cái ở đây và bây giờ? Cũng có vấn đề rộng lớn về tương quan giữa việc xét xử của Chúa và của loài người. Giáo hội nhấn mạnh rằng sự xét xử cuôi cùng thuộc quyền Chúa, chớ không thược quyền con người.
“Nhưng làm sao sự này thích ứng với nhu cầu xét xử của con người khi chúng ta xê dịch trong logic tội ác và án phạt ? Chúng ta đã chậm trễ và vụng về, có khi thỉnh thoảng có lỗi, trong việc đưa ra giải đáp của chúng ta cho những vấn đề như thế.”
Những lỗi lầm thể ấy về sự hòa giải Kitô hữu không chỉ là một vấn đề hiểu lầm, nhưng đến từ sự thiếu tình yêu và sự thương cảm thật đối với những kẻ đau khổ hay là những kẻ đã bị trù dập, hay là từ môt sự thiếu đánh giá về điều thật sự xảy ra trong những vụ xung đột nghiêm trọng. Việc theo dõi một sự trung lập ảo tưởng trong mọi xung đột sau cùng là một cách đứng về phía kẻ áp bức. Đó không phải là sự hòa giải và sự tha thứ mà Chúa Giêsu dạy qua sự sống và thừa tác vụ của Người.
• Trong sự xung đột giữa những người Pharisêu và những kẻ bị gọi là “những kẻ tội lỗi,” Chúa Giêsu đứng về phía những kẻ tội lỗi, những gái điếm và những người thu thuế chống lại các ông Pharisêu. Và trong vụ xung đột giữa kẻ giàu ngườii nghèo, Người đứng về phe người nghèo. Chúa Giêsu kết án những người Pharisêu và những kẻ giàu trong những từ ngữ rõ rệt, và Người tha thứ những kẻ có tội và chúc phúc những kẻ nghèo. Chúa Giêsu không ra sức thỏa hiệp với các thẩm quyền vì một hòa bình giả tạo của sự hòa giải và hợp nhất. Sự hòa giải, hòa bình và tha thứ Chúa muốn, thì dựa trên sự thật, công lý và tình yêu.
Cha Thomas Rosica người Basilian, nhân viên điều hành chính Tổ Chức các Phương Tiện Muối và Ánh sáng và Mạng Lươi truyền Hình Công Giáo tại Canada, là một cố vấn viên Hội Đồng Giáo Hoàng Truyền Thông Xã Hội.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các Linh Mục được mời gọi thực thi việc Xưng tội khi Năm Các Linh Mục sắp kết thúc
Dominic David Trần
05:52 11/06/2010
Các Linh Mục được mời gọi thực thi việc Xưng tội khi Năm Các Linh Mục sắp kết thúc. Việc suy giảm thực hành các Bí tích chính là thảm kịch của thế kỷ 20.
Giáo đô Rôma ngày 10/06/2010 theo bản tin của Thông tấn xã (Zenith.org) ngày đầu tiên của Đại Hội Quốc Tế Các Linh Mục với số lượng các Linh Mục Giáo Sĩ tham dự đông nhất trong lịch sử đã được khai mạc bằng lời mời gọi hoán cải ăn năn trở lại và nhu cầu cần thiết để tiến đến Bí tích Hoà giải với Thiên Chúa.
Theo ký giả Roberta tường trình thì Đức Hồng Y Joachim Meisner đã đọc diễn văn huấn đức trước hơn 10,000 Linh Mục Giáo Sĩ đã đến Thành Đô Vatican vĩnh cửu vào ngày thứ Tư 09/06/2010 để tham dự Đại Lễ kết thúc Năm Các Linh Mục; ngài khẳng định rằng: như khi "Giáo Hội phải luôn luôn được canh tân và đổi mới (Ecclecsia semper reformada) thì cũng vậy Hàng Giám Mục và Hàng Giáo Sĩ thế giới phải luôn luôn được canh tân và đổi mới (semper reformadus)
Trong phần Suy niệm Đức Hồng Y nêu ra trong buổi sáng thứ Tư, trước khi cử hành Thánh Lễ Đại Trào tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô tại Ngoại Thành Rôma, ngài tuyên bố rằng; "Các Linh Mục và giáo sĩ, phải trở nên giống như Phaolô trên đường đến Damát để bách hại các môn đệ của Chúa; " Phaolô đã phải té ngựa rớt xuống đất lần nữa, để được rơi vào vòng tay của Thiên Chúa từ bi và đầy Lòng Thương Xót."
" Công việc mục vụ của chúng ta thực hiện để chỉ làm cho đúng các cơ cấu tổ chức của Hội Thánh thì chưa phải là đủ-bởi thế cần phải làm sao cho công tác mục vụ ấy trở nên hấp dẫn hơn. Ngay điều này nữa cũng chưa gọi là đủ. Điều thiếu xót nơi đây chính là một sự thay đổi trong tâm hồn, một sự thay đổi thực sự ngay trong trái tim Linh Mục của tôi." ĐHY Meisner nhấn mạnh.
" Chỉ có một mình Phaolô hoán cải ăn năn trở lại đạo thôi đã có thể làm thay đổi cả thế giới phàm nhân, chứ không phải như một Kỹ Sư của các Cơ cấu thuộc về Hội Thánh," ĐHY Meisner đã nêu rõ chủ đề ngay từ lúc khai mạc Đại Hội Quốc Tế Các Linh Mục- dược Đức Thánh Cha Benedicto XVI khởi xướng và giao cho Thánh Bộ Giáo Sĩ của Giáo Triều Vatican tổ chức thực hiện.
Lời Mời tham dự Đại Lễ mừng và kết thúc Năm Các Linh Mục- đã được gởi đến cho từng cá nhân Linh Mục Giáo Sĩ trên khắp thế giới-sẽ được bế mạc trong ngày thứ Sáu 11/06/2010 nhân ngày Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Sự kiện cao điểm nhất sẽ là Thánh Lễ Đại Trào của Giáo Triều do chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI chủ tế tại Quảng Trường Thánh Phêrô với ước lượng có sự tham dự của hơn 15,000 Linh Mục Giáo Sĩ.
Một bên hay là ở phía khác:
Đức Hồng Y Meisner tuyên bố rằng " một trong những thiệt hại bi thảm nhất" mà Giáo Hội Công Giáo đã chịu đựng trong hậu bán thế kỷ thứ 20 (tức 1951-1999) là "sự đánh mất Đức Chúa Thánh Thần trong Bí tích Hòa Giải."
Sự thưa vắng người tham dự vào Bí Tích Hòa Giải " là cội rễ của biết bao tội lỗi trong đời sống của Giáo Hội và trong cuộc đời của Linh Mục Giáo Sĩ," Đức Hồng Y Meisner nêu đã rõ kinh nghiệm thực tế; "Khi các tín hữu Thiên Chúa giáo hỏi tôi: Làm sao chúng con có thể giúp đỡ cho các Linh Mục của chúng con được? thưa ĐHY' Tôi luôn luôn đáp lời rằng; ' Xin qúy ông bà anh chị em hãy đi xưng tội với các Linh Mục đi."
Cũng theo Đức Hồng Y người Đức này thì, " bất cứ khi nào một Linh Mục ngừng nghe Xưng tội thỉ Linh Mục ấy đã trở thành một nhân viên của Sở an sinh xã hội thuộc về
tôn giáo -và vì thế vị Linh Mục ấy đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của căn tính Linh Mục."
"Một Linh Mục, nếu là người thường không được trông thấy ở một bên này hay ở một phía khác của tấm lưới mắt cáo của Tòa Giải Tội -thì vị Linh Mục Giáo Sĩ ấy đã đau đớn chịu đựng những sự thiệt hại về phần linh hồn và cho chính sứ mạng Linh Mục của vị ấy."
Đức Hồng Y Meisner long trọng tuyên bố; " Tòa Giải Tội là nơi mà vị Linh Mục Giáo Sĩ phải có mặt- ở trong một ngôi thánh đường im lặng trống vắng- đó chính là biểu tượng quan trọng nhất thể hiện của sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, bởi lúc ấy Thiên Chúa là Đấng đang kiên nhẫn chờ đợi người phàm nhân tội lỗi hối cải đến cầu xin Lòng Chúa Thương Xót thông qua các vị Linh Mục ở ngay Tòa Giải Tội."
Khẳng định Tình Yêu của Chúa-Thiên Chúa là Tình Yêu:
Trong Tòa Giải Tội, Đức Hồng Y tiếp tục suy niệm, " vị Linh Mục có thể nhìn thấu vào tâm hồn, đi vào những chuyện sâu kín trong lòng của biết bao con người, và từ đó phát khởi lên những động thái, những sự khuyến khích, những hứng khởi, sự khao khát cho tự chính những ai muốn trở thành môn đệ của Thiên Chúa."
Phép Giải tội, " cho phép chúng ta bước vào một cuộc sống mà con người chỉ có thể nghĩ nhớ đến Thiên Chúa. Đi xưng tội, đi dến Tòa Giải tội có nghĩa là bắt đầu để tin tưởng lại, và cùng trong thời gian ấy để khám phá lại rằng- mãi cho đến bây giờ sao chúng ta không trông cậy nơi Chuá trong một cách thế thật sự sâu sắc và thấm thía như ngay lúc này của ngày hôm nay ở Tòa Giải Tội -và bởi lý do này mà chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa thương xót tha thứ cho tội lỗi của chúng ta."
Đức Hồng y Meisner đề xuất rằng; " sự trưởng thành về linh đạo và chín chắn về tu đức của một ứng viên để cho phép được thụ phong thánh chức Linh Mục trở thành hiển nhiên trong sự kiện là vị ấy phải thường xuyên nhận lãnh Bí Tích Hòa Giải-ít nhất mỗi tháng một lần." Và để kết luận bài huấn đức suy niệm mở đầu ngày Đại Lễ chuẩn bị kết thúc Năm Linh Mục Đức Hồng Y Meisner tuyên bố;
"Người ta tìm thấy trong Bí Tích Hòa Giải này là được " Thiên Chúa Cha là Đấng Từ Bi và Giàu Lòng Thuơng Xót, người đại lượng và chan chứa tình thương, với những Hồng Ân bao la của Ngài: đó là Sự Tha Thứ, Đầy Ân Sủng, Quyết Tâm thương xót và tha thứ của Thiên Chúa Cha."
Dominic David Trần
Giáo đô Rôma ngày 10/06/2010 theo bản tin của Thông tấn xã (Zenith.org) ngày đầu tiên của Đại Hội Quốc Tế Các Linh Mục với số lượng các Linh Mục Giáo Sĩ tham dự đông nhất trong lịch sử đã được khai mạc bằng lời mời gọi hoán cải ăn năn trở lại và nhu cầu cần thiết để tiến đến Bí tích Hoà giải với Thiên Chúa.
Theo ký giả Roberta tường trình thì Đức Hồng Y Joachim Meisner đã đọc diễn văn huấn đức trước hơn 10,000 Linh Mục Giáo Sĩ đã đến Thành Đô Vatican vĩnh cửu vào ngày thứ Tư 09/06/2010 để tham dự Đại Lễ kết thúc Năm Các Linh Mục; ngài khẳng định rằng: như khi "Giáo Hội phải luôn luôn được canh tân và đổi mới (Ecclecsia semper reformada) thì cũng vậy Hàng Giám Mục và Hàng Giáo Sĩ thế giới phải luôn luôn được canh tân và đổi mới (semper reformadus)
Trong phần Suy niệm Đức Hồng Y nêu ra trong buổi sáng thứ Tư, trước khi cử hành Thánh Lễ Đại Trào tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô tại Ngoại Thành Rôma, ngài tuyên bố rằng; "Các Linh Mục và giáo sĩ, phải trở nên giống như Phaolô trên đường đến Damát để bách hại các môn đệ của Chúa; " Phaolô đã phải té ngựa rớt xuống đất lần nữa, để được rơi vào vòng tay của Thiên Chúa từ bi và đầy Lòng Thương Xót."
" Công việc mục vụ của chúng ta thực hiện để chỉ làm cho đúng các cơ cấu tổ chức của Hội Thánh thì chưa phải là đủ-bởi thế cần phải làm sao cho công tác mục vụ ấy trở nên hấp dẫn hơn. Ngay điều này nữa cũng chưa gọi là đủ. Điều thiếu xót nơi đây chính là một sự thay đổi trong tâm hồn, một sự thay đổi thực sự ngay trong trái tim Linh Mục của tôi." ĐHY Meisner nhấn mạnh.
" Chỉ có một mình Phaolô hoán cải ăn năn trở lại đạo thôi đã có thể làm thay đổi cả thế giới phàm nhân, chứ không phải như một Kỹ Sư của các Cơ cấu thuộc về Hội Thánh," ĐHY Meisner đã nêu rõ chủ đề ngay từ lúc khai mạc Đại Hội Quốc Tế Các Linh Mục- dược Đức Thánh Cha Benedicto XVI khởi xướng và giao cho Thánh Bộ Giáo Sĩ của Giáo Triều Vatican tổ chức thực hiện.
Lời Mời tham dự Đại Lễ mừng và kết thúc Năm Các Linh Mục- đã được gởi đến cho từng cá nhân Linh Mục Giáo Sĩ trên khắp thế giới-sẽ được bế mạc trong ngày thứ Sáu 11/06/2010 nhân ngày Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Sự kiện cao điểm nhất sẽ là Thánh Lễ Đại Trào của Giáo Triều do chính Đức Thánh Cha Benedicto XVI chủ tế tại Quảng Trường Thánh Phêrô với ước lượng có sự tham dự của hơn 15,000 Linh Mục Giáo Sĩ.
Một bên hay là ở phía khác:
Đức Hồng Y Meisner tuyên bố rằng " một trong những thiệt hại bi thảm nhất" mà Giáo Hội Công Giáo đã chịu đựng trong hậu bán thế kỷ thứ 20 (tức 1951-1999) là "sự đánh mất Đức Chúa Thánh Thần trong Bí tích Hòa Giải."
Sự thưa vắng người tham dự vào Bí Tích Hòa Giải " là cội rễ của biết bao tội lỗi trong đời sống của Giáo Hội và trong cuộc đời của Linh Mục Giáo Sĩ," Đức Hồng Y Meisner nêu đã rõ kinh nghiệm thực tế; "Khi các tín hữu Thiên Chúa giáo hỏi tôi: Làm sao chúng con có thể giúp đỡ cho các Linh Mục của chúng con được? thưa ĐHY' Tôi luôn luôn đáp lời rằng; ' Xin qúy ông bà anh chị em hãy đi xưng tội với các Linh Mục đi."
Cũng theo Đức Hồng Y người Đức này thì, " bất cứ khi nào một Linh Mục ngừng nghe Xưng tội thỉ Linh Mục ấy đã trở thành một nhân viên của Sở an sinh xã hội thuộc về
tôn giáo -và vì thế vị Linh Mục ấy đã rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng của căn tính Linh Mục."
"Một Linh Mục, nếu là người thường không được trông thấy ở một bên này hay ở một phía khác của tấm lưới mắt cáo của Tòa Giải Tội -thì vị Linh Mục Giáo Sĩ ấy đã đau đớn chịu đựng những sự thiệt hại về phần linh hồn và cho chính sứ mạng Linh Mục của vị ấy."
Đức Hồng Y Meisner long trọng tuyên bố; " Tòa Giải Tội là nơi mà vị Linh Mục Giáo Sĩ phải có mặt- ở trong một ngôi thánh đường im lặng trống vắng- đó chính là biểu tượng quan trọng nhất thể hiện của sự kiên nhẫn của Thiên Chúa, bởi lúc ấy Thiên Chúa là Đấng đang kiên nhẫn chờ đợi người phàm nhân tội lỗi hối cải đến cầu xin Lòng Chúa Thương Xót thông qua các vị Linh Mục ở ngay Tòa Giải Tội."
Khẳng định Tình Yêu của Chúa-Thiên Chúa là Tình Yêu:
Trong Tòa Giải Tội, Đức Hồng Y tiếp tục suy niệm, " vị Linh Mục có thể nhìn thấu vào tâm hồn, đi vào những chuyện sâu kín trong lòng của biết bao con người, và từ đó phát khởi lên những động thái, những sự khuyến khích, những hứng khởi, sự khao khát cho tự chính những ai muốn trở thành môn đệ của Thiên Chúa."
Phép Giải tội, " cho phép chúng ta bước vào một cuộc sống mà con người chỉ có thể nghĩ nhớ đến Thiên Chúa. Đi xưng tội, đi dến Tòa Giải tội có nghĩa là bắt đầu để tin tưởng lại, và cùng trong thời gian ấy để khám phá lại rằng- mãi cho đến bây giờ sao chúng ta không trông cậy nơi Chuá trong một cách thế thật sự sâu sắc và thấm thía như ngay lúc này của ngày hôm nay ở Tòa Giải Tội -và bởi lý do này mà chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa thương xót tha thứ cho tội lỗi của chúng ta."
Đức Hồng y Meisner đề xuất rằng; " sự trưởng thành về linh đạo và chín chắn về tu đức của một ứng viên để cho phép được thụ phong thánh chức Linh Mục trở thành hiển nhiên trong sự kiện là vị ấy phải thường xuyên nhận lãnh Bí Tích Hòa Giải-ít nhất mỗi tháng một lần." Và để kết luận bài huấn đức suy niệm mở đầu ngày Đại Lễ chuẩn bị kết thúc Năm Linh Mục Đức Hồng Y Meisner tuyên bố;
"Người ta tìm thấy trong Bí Tích Hòa Giải này là được " Thiên Chúa Cha là Đấng Từ Bi và Giàu Lòng Thuơng Xót, người đại lượng và chan chứa tình thương, với những Hồng Ân bao la của Ngài: đó là Sự Tha Thứ, Đầy Ân Sủng, Quyết Tâm thương xót và tha thứ của Thiên Chúa Cha."
Dominic David Trần
Số người Công giáo Hàn quốc vượt mốc 10% tổng số dân chúng
UCAN
05:57 11/06/2010
UCAN 9.6.2010 – Lần đầu tiên kể từ khi Hàn Quốc đón nhận đức tin vào năm 1784, nay số người Công giáo đã vượt mốc 10% so với tổng số dân Hàn quốc.
Theo những con số thống kê mới nhất của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, số người Công giáo đã vượt qua 5 triệu, tức 10,1% dân số cả nước, 50.643.781 vào cuối năm 2009.
Chi tiết về các con số thống kê như sau:
– Nữ giới: 2.992.774 (tức 58,5% số người Công giáo).
– Nam giới: 2.119.601.
– 52,3% ở độ tuổi 30–59; 28,3% dưới 30 tuổi và 19,2% trên 60 tuổi.
– Số giám mục: 30 (trong đó có một Hồng y).
– Số linh mục: 4.404 linh mục (trong đó có 4.193 linh mục bản xứ), tăng 200 so với năm 2008.
– Số nữ tu: 10.073, tăng 122 so với năm 2008.
– Số nam tu: 1.555, chỉ tăng 2 người so với năm 2008.
– Số giáo xứ: 1.571, tăng 28 so với năm 2008, nhưng địa điểm truyền giáo giảm 20, còn 1.017.
– Số giáo phận: 15 và một giáo phận quân đội.
Theo những con số thống kê mới nhất của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc, số người Công giáo đã vượt qua 5 triệu, tức 10,1% dân số cả nước, 50.643.781 vào cuối năm 2009.
Chi tiết về các con số thống kê như sau:
– Nữ giới: 2.992.774 (tức 58,5% số người Công giáo).
– Nam giới: 2.119.601.
– 52,3% ở độ tuổi 30–59; 28,3% dưới 30 tuổi và 19,2% trên 60 tuổi.
– Số giám mục: 30 (trong đó có một Hồng y).
– Số linh mục: 4.404 linh mục (trong đó có 4.193 linh mục bản xứ), tăng 200 so với năm 2008.
– Số nữ tu: 10.073, tăng 122 so với năm 2008.
– Số nam tu: 1.555, chỉ tăng 2 người so với năm 2008.
– Số giáo xứ: 1.571, tăng 28 so với năm 2008, nhưng địa điểm truyền giáo giảm 20, còn 1.017.
– Số giáo phận: 15 và một giáo phận quân đội.
ĐTC trả lời các câu hỏi của linh mục về đời sống độc thân và ơn thiên triệu
Paul Minh Nhật
07:33 11/06/2010
VATICAN,10/6/2010 (CNA/EWTN) - Các linh mục từ khắp thế giới đã tập trung tại một buổi canh thức cầu nguyện tại quảng trường thánh Phê-rô vào hôm thứ năm 10 tháng 6 vừa qua với Đức Giáo Hoàng Benedictô, Ngài đã trả lời các câu hỏi được các linh mục từ khắp mọi châu lục gửi tới.
Đức Giáo Hoàng đã nói về tầm quan trọng của việc cầu nguyện và bí tích thánh thể trong đời sống của các linh mục, ngài đã bảo vệ vai trò của đời sống độc thân và nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tin tưởng rằng Chúa sẽ ban cho Giáo Hội nhiều ơn thiên triệu.
Đức Thánh Cha nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân mỗi linh mục với Chúa Giê-su Ki-tô trước khi người đó ra đi và thực hiện trọn ơn gọi của mình.
Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện, việc mà Ngài gọi là "chuyên ngành của linh mục", nêu ra mẫu gương của Đức Ki-tô, người được trình bày trong các sách Tin Mừng đã dành toàn bộ cuộc đời của Ngài thi hành tác vụ linh mục. Đức Benedict XVI nói nếu ột linh mục thờ ơ lãnh đạm với sự chăm sóc chính linh hồn của mình, người đó sẽ không bao giờ có thể yêu mến người khác một cách trọn vẹn.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ các linh mục dành thời gian họ cần phải có để nuôi dưỡng chính linh hồn của họ thông qua cầu nguyện, ngài nói: "Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta để chúng ta có những quyết định đúng đắn nếu chúng ta kết hợp với ngài bằng cách năng cầu nguyện"
LINH MỤC VÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Đức Thánh Cha đã hướng sự chú ý về mẹ Teresa như là một gương mẫu của một "tình yêu vứt bỏ cả chính mình" nhằm đạt tới sự từ bỏ. Ngài đã nhắc lại làm thế nào mà sao ngài luôn đặt một nhà tạm tại trung tâm của mỗi cộng đoàn mới, theo cách đó ngài luôn giữ Thánh Thể như là trung tâm điểm của đời sống cộng đoàn.
Đức Thánh Cha nói: các linh mục phải sống Bí Tích Thánh Thể để nhắc nhở những ai hiện diện rằng "Bí tích Thánh Thể không phải là một sự đóng kín với phần còn lại của thế giới" nhưng hơn nữa, bí tích thánh thể mở ra cho những nhu cầu của thế giới.
LINH MỤC TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích các thần học gia "can đảm" hiện diện trong một thế giới mà nơi đang loại trừ Tin Mừng.
Rút ra từ sự phân biệt của thánh Bonaventura, ngài cảnh báo lại một" thần học của sự kiêu căng" cái mà chỉ làm cho Chúa đơn thuần chỉ là một đối tượng hơn là một chủ thể đang nói với chúng ta. Thay thế vào đó, Đức Giáo Hoàng nói, các linh mục phải tham gia vào trong một "thần học kích thích bởi tình yêu" cái mà tìm kiếm đối thoại với tình yêu và dẫn đến sự hiểu biết hơn về người mình yêu.
Ngài đã kêu gọi các linh mục có "can đảm đi xa hơn chủ nghĩa thực dụng" và được "khiêm tốn đủ để không chạy theo những mốt phù phiếm nhất thời" nhưng thay vào đó "sống theo đức tin tuyệt vời của Giáo Hội ở mọi thời điểm."
Ngài nói: "Phần lớn thực sự trong Giáo Hội là các vị thánh, chúng ta phải rút ra được những chất bổ dưỡng từ họ"
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng các tín hữu phải có "đức tin trong đời sống của Giáo Hội" trong khi đồng thời tập rèn những tư tưởng chủ đạo. Nhấn mạnh đến sự trung thành với Giáo Hội, ngài nói thêm rằng "Giáo Lý là tiêu chí mà qua đó chúng ta có thể đánh giá liệu một tư tưởng thần học được đưa ra là có được chấp nhận hay không."
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN CỦA LINH MỤC
Một câu hỏi đặt ra trực tiếp với Đức Giáo Hoàng về "ý nghĩa đích thực và sâu xa của đời sống độc thân của giáo sĩ"
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu bằng cách nhấn mạnh nền tảng của chức linh mục là việc cử hành bí tích Thánh Thể.Đức Benedict nói "Đức Ki-tô đã lôi kéo chúng ta vào trong Ngài, cho phép chúng ta nói cho Ngài và với Ngài. Ngài là linh mục đích thực muôn đời,Vào lúc này đây Ngài hiện diện trong thế giới ngày hôm nay bởi vì Ngài kéo chúng ta vào trong Ngài."
Đời sống độc thân của linh mục phải được hiểu trong ánh sáng của sự thống nhất với Đức Ki-tô.
Ngài nói tiếp: Đời sống độc thân linh mục phải được hiểu trong ánh sáng của sự hiệp nhất với Đức Kio-tô. Ngài nói "chúng ta đang tiến về phía trước của sự sống lại," một cuộc sống nơi "chúng ta sẽ vượt ra ngoài đời sống hôn nhân"
Ngài giải thích, do đó "đời sống độc thân chỉ đơn giản là một cái nhìn trước, một sự cảm nếm trước, được thực hiện bởi ân sủng của Chúa, cái đã lôi kéo chúng ta lại với thế giới của những người sống lại và giúp chúng ta vượt qua chính bản thân mình." Trong một thế giới nơi người ta chỉ nghĩ về hiện tại và quên lãng tương lai và đời sống vĩnh cửu, Đức Giáo Hoàng lưu ý, đời sống độc thân của linh mục là một nhân chứng và nhắc nhở sống động về thực tại của thế giới này.
Đức Thánh Cha đã đi vào thảo luận cách thức mà đời sống độc thân của linh mục khác với xu hướng "thời thượng" của việc đơn giản là "không kết hôn". Trong khi lẩn tránh hôn nhân là dựa trên một sự từ chối cam kết ích kỉ, đời sống độc thân nghĩa là "nói chấp nhận cuối cùng," Ngài khẳng định. "nó là một hành động tin tưởng và trung thành". Theo cách này, "đời sống độc thân chấp nhận có với đời sống hôn nhân"
Đức Thánh Cha nhận xét: Thế giới không hiểu được điều này bởi vì trong một thế giới nơi không có một chỗ cho Chúa, "đời sống độc thân là một điều nhục nhã". Đức Giáo Hoàng khuyến khích các linh mục hãy để "sự ô nhục của niềm tin chúng ta" rọi chiếu cho cuộc sống của họ.
KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI LINH MỤC
Hãy hỏi các linh mục có thể làm gì để giúp " những thế hệ ơn gọi mới" Đức Giáo Hoàng cảnh báo chống lại cám dỗ biến ơn gọi linh mục chỉ là một công việc nhằm để thu hút một số lượng lớn hơn đến với chức linh mục.
Ngài đã nhắc lại câu chuyện Thánh Kinh về Vua Saul đã phải đợi hy lễ cần thiết trước khi bước vào trận chiến, nhưng khi Samuel không đến, ông đã cố gắng thực hiện hy sinh chính ông. Bởi vì Saul không phải là một tư tế, ông đã thực hiện một vai trò mà không đúng một cách hoàn toàn với ông.
Trong cùng một cách thức, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải nhớ rằng ơn gọi thiên triệu là ơn gọi xuất phát từ Chúa, chứ không phải là từ những việc làm của chúng ta. Ngài nói: "chúng ta phải tránh giành những thứ đó vào tay mình" tốt hơn, chúng ta nên "kiên trì cầu nguyện cho những ơn gọi thiên triệu" và chờ đợi với niềm tin tưởng và khiêm tốn Chúa sẽ đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta.
Đức Giáo Hoàng Benedict đã kêu gọi các linh mục sống chức linh mục của họ "trong một cách có sức thuyết phục" vì thế những người trẻ có thể nhìn thấy một gương mẫu của đời sống ơn gọi cách trọn vẹn. Ngài cũng đã khuyến khích các linh mục nói với các nam thanh niên và giúp họ tìm ra những môi trường nơi họ sẽ được bao bọc bởi đức tin và có thể mở lòng ra để đáp trả ơn gọi của họ.
Đức Thánh Cha nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân mỗi linh mục với Chúa Giê-su Ki-tô trước khi người đó ra đi và thực hiện trọn ơn gọi của mình.
Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện, việc mà Ngài gọi là "chuyên ngành của linh mục", nêu ra mẫu gương của Đức Ki-tô, người được trình bày trong các sách Tin Mừng đã dành toàn bộ cuộc đời của Ngài thi hành tác vụ linh mục. Đức Benedict XVI nói nếu ột linh mục thờ ơ lãnh đạm với sự chăm sóc chính linh hồn của mình, người đó sẽ không bao giờ có thể yêu mến người khác một cách trọn vẹn.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời khích lệ các linh mục dành thời gian họ cần phải có để nuôi dưỡng chính linh hồn của họ thông qua cầu nguyện, ngài nói: "Thiên Chúa sẽ giúp đỡ chúng ta để chúng ta có những quyết định đúng đắn nếu chúng ta kết hợp với ngài bằng cách năng cầu nguyện"
LINH MỤC VÀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ
Đức Thánh Cha đã hướng sự chú ý về mẹ Teresa như là một gương mẫu của một "tình yêu vứt bỏ cả chính mình" nhằm đạt tới sự từ bỏ. Ngài đã nhắc lại làm thế nào mà sao ngài luôn đặt một nhà tạm tại trung tâm của mỗi cộng đoàn mới, theo cách đó ngài luôn giữ Thánh Thể như là trung tâm điểm của đời sống cộng đoàn.
Đức Thánh Cha nói: các linh mục phải sống Bí Tích Thánh Thể để nhắc nhở những ai hiện diện rằng "Bí tích Thánh Thể không phải là một sự đóng kín với phần còn lại của thế giới" nhưng hơn nữa, bí tích thánh thể mở ra cho những nhu cầu của thế giới.
LINH MỤC TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Đức Giáo Hoàng đã khuyến khích các thần học gia "can đảm" hiện diện trong một thế giới mà nơi đang loại trừ Tin Mừng.
Rút ra từ sự phân biệt của thánh Bonaventura, ngài cảnh báo lại một" thần học của sự kiêu căng" cái mà chỉ làm cho Chúa đơn thuần chỉ là một đối tượng hơn là một chủ thể đang nói với chúng ta. Thay thế vào đó, Đức Giáo Hoàng nói, các linh mục phải tham gia vào trong một "thần học kích thích bởi tình yêu" cái mà tìm kiếm đối thoại với tình yêu và dẫn đến sự hiểu biết hơn về người mình yêu.
Ngài đã kêu gọi các linh mục có "can đảm đi xa hơn chủ nghĩa thực dụng" và được "khiêm tốn đủ để không chạy theo những mốt phù phiếm nhất thời" nhưng thay vào đó "sống theo đức tin tuyệt vời của Giáo Hội ở mọi thời điểm."
Ngài nói: "Phần lớn thực sự trong Giáo Hội là các vị thánh, chúng ta phải rút ra được những chất bổ dưỡng từ họ"
Đức Giáo Hoàng giải thích rằng các tín hữu phải có "đức tin trong đời sống của Giáo Hội" trong khi đồng thời tập rèn những tư tưởng chủ đạo. Nhấn mạnh đến sự trung thành với Giáo Hội, ngài nói thêm rằng "Giáo Lý là tiêu chí mà qua đó chúng ta có thể đánh giá liệu một tư tưởng thần học được đưa ra là có được chấp nhận hay không."
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN CỦA LINH MỤC
Một câu hỏi đặt ra trực tiếp với Đức Giáo Hoàng về "ý nghĩa đích thực và sâu xa của đời sống độc thân của giáo sĩ"
Đức Giáo Hoàng đã bắt đầu bằng cách nhấn mạnh nền tảng của chức linh mục là việc cử hành bí tích Thánh Thể.Đức Benedict nói "Đức Ki-tô đã lôi kéo chúng ta vào trong Ngài, cho phép chúng ta nói cho Ngài và với Ngài. Ngài là linh mục đích thực muôn đời,Vào lúc này đây Ngài hiện diện trong thế giới ngày hôm nay bởi vì Ngài kéo chúng ta vào trong Ngài."
Đời sống độc thân của linh mục phải được hiểu trong ánh sáng của sự thống nhất với Đức Ki-tô.
Ngài nói tiếp: Đời sống độc thân linh mục phải được hiểu trong ánh sáng của sự hiệp nhất với Đức Kio-tô. Ngài nói "chúng ta đang tiến về phía trước của sự sống lại," một cuộc sống nơi "chúng ta sẽ vượt ra ngoài đời sống hôn nhân"
Ngài giải thích, do đó "đời sống độc thân chỉ đơn giản là một cái nhìn trước, một sự cảm nếm trước, được thực hiện bởi ân sủng của Chúa, cái đã lôi kéo chúng ta lại với thế giới của những người sống lại và giúp chúng ta vượt qua chính bản thân mình." Trong một thế giới nơi người ta chỉ nghĩ về hiện tại và quên lãng tương lai và đời sống vĩnh cửu, Đức Giáo Hoàng lưu ý, đời sống độc thân của linh mục là một nhân chứng và nhắc nhở sống động về thực tại của thế giới này.
Đức Thánh Cha đã đi vào thảo luận cách thức mà đời sống độc thân của linh mục khác với xu hướng "thời thượng" của việc đơn giản là "không kết hôn". Trong khi lẩn tránh hôn nhân là dựa trên một sự từ chối cam kết ích kỉ, đời sống độc thân nghĩa là "nói chấp nhận cuối cùng," Ngài khẳng định. "nó là một hành động tin tưởng và trung thành". Theo cách này, "đời sống độc thân chấp nhận có với đời sống hôn nhân"
Đức Thánh Cha nhận xét: Thế giới không hiểu được điều này bởi vì trong một thế giới nơi không có một chỗ cho Chúa, "đời sống độc thân là một điều nhục nhã". Đức Giáo Hoàng khuyến khích các linh mục hãy để "sự ô nhục của niềm tin chúng ta" rọi chiếu cho cuộc sống của họ.
KHUYẾN KHÍCH ƠN GỌI LINH MỤC
Hãy hỏi các linh mục có thể làm gì để giúp " những thế hệ ơn gọi mới" Đức Giáo Hoàng cảnh báo chống lại cám dỗ biến ơn gọi linh mục chỉ là một công việc nhằm để thu hút một số lượng lớn hơn đến với chức linh mục.
Ngài đã nhắc lại câu chuyện Thánh Kinh về Vua Saul đã phải đợi hy lễ cần thiết trước khi bước vào trận chiến, nhưng khi Samuel không đến, ông đã cố gắng thực hiện hy sinh chính ông. Bởi vì Saul không phải là một tư tế, ông đã thực hiện một vai trò mà không đúng một cách hoàn toàn với ông.
Trong cùng một cách thức, Đức Giáo Hoàng nói, chúng ta phải nhớ rằng ơn gọi thiên triệu là ơn gọi xuất phát từ Chúa, chứ không phải là từ những việc làm của chúng ta. Ngài nói: "chúng ta phải tránh giành những thứ đó vào tay mình" tốt hơn, chúng ta nên "kiên trì cầu nguyện cho những ơn gọi thiên triệu" và chờ đợi với niềm tin tưởng và khiêm tốn Chúa sẽ đáp trả những lời cầu nguyện của chúng ta.
Đức Giáo Hoàng Benedict đã kêu gọi các linh mục sống chức linh mục của họ "trong một cách có sức thuyết phục" vì thế những người trẻ có thể nhìn thấy một gương mẫu của đời sống ơn gọi cách trọn vẹn. Ngài cũng đã khuyến khích các linh mục nói với các nam thanh niên và giúp họ tìm ra những môi trường nơi họ sẽ được bao bọc bởi đức tin và có thể mở lòng ra để đáp trả ơn gọi của họ.
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu: Thánh Gioan Maria Vianney, Quan Thầy của các Cha Sở
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
07:42 11/06/2010
VATICAN - Sáng hôm nay, 11/06/2010, tại tiền đường vương cung thánh đường thánh Phêrô Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI chủ sự thánh lễ trọng Thánh Tâm Chúa Giêsu cùng với sự đồng tế của các Hồng Y, Giám Mục và linh mục để kết thúc Năm Linh Mục. Trong dịp này, các linh mục sẽ lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục. Đức Thánh Cha cũng tận hiến các linh mục trên toàn thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.
Nhân kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney, vào dịp Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm ngoái, ngày 19 tháng Sáu 2009, Năm Linh Mục đã được khai mở và đương nhiên cũng được kết thúc vào dịp lễ này của năm nay. Sở dĩ Năm Linh Mục có mối liên hệ với dịp lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu là vì thánh Gioan Maria Vianney, Bổn Mạng của các linh mục, đã từng nói: « Chức linh mục, đó là tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu ».
Để suy niệm tình yêu vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu dành cho nhân loại và để chiêm ngắm hình ảnh từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu trên thập giá máu và nước chảy ra, nghi thức sám hối đầu thánh lễ hôm nay Đức Thánh Cha và bốn Đức Hồng Y sẽ rẩy nước trên cộng đoàn phụng vụ. Cử chỉ này cũng nhắc nhở sự cần thiết của việc thanh tẩy đã được Đức Giáo Hoàng rất nhiều lần đề cập đến trong Năm Linh Mục.
Nhằm tạo ra bầu khí trang nghiêm, thời gian chuẩn bị cho thánh lễ được bắt đầu từ lúc 9 giờ 10 cho đến 9 giờ 40. Ngoài ra còn có các chỉ dẫn được niêm yết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau để giúp các tham dự viên có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết.
Chén thánh dùng trong thánh lễ hôm nay được mang đến từ giáo họ Ars. Đây chính là chén lễ của Cha Thánh Gioan Maria Vianney.
Hơn 15.000 vị đồng tế trong thánh lễ trọng thể này chung quanh Đức Thánh Cha. Từ trước đến nay, chưa một thánh lễ nào đạt kỷ lục về con số linh mục đồng tế đông đảo như vậy.
Phần phục vụ của phụng vụ do các chủng sinh thuộc hội Những Người Thỉnh Cầu Thánh Tâm Chúa Giêsu, được chân phước Annibale Di Francia (1851-1927), linh mục, sáng lập nhằm chăm lo cho việc mục vụ giới trẻ và ơn gọi.
Về phía giáo dân, có khoảng 10.000 người tham dự thánh lễ tại tiền đường vương cung thánh đường thánh Phêrô. 400 linh mục và phó tế được phân công trao Mình Thánh cho những người rước lễ.
Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng ôtô dành riêng, và sẽ tham gia đoàn rước với các Đức Hồng Y. Khi trở về ngài cũng dùng xe đặc chủng này để có thể vẫy chào cộng đoàn.
Tương tự như phần nghi thức lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục trong thánh lễ Truyền Dầu của Thứ Năm Tuần Thánh, sau phần bài giảng của Đức Thánh Cha, các linh mục cũng lặp lại lời hứa này trước sự chứng kiến của Đức Giáo Hoàng và cộng đoàn Dân Chúa.
Trước lúc ban phép lành cuối lễ, Đức Thánh Cha lặp lại nghi thức tận hiến các linh mục trên thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trước tấm hình Đức Mẹ Roma.
Nhân kỷ niệm 150 năm ngày qua đời của Thánh Gioan Maria Vianney, vào dịp Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu năm ngoái, ngày 19 tháng Sáu 2009, Năm Linh Mục đã được khai mở và đương nhiên cũng được kết thúc vào dịp lễ này của năm nay. Sở dĩ Năm Linh Mục có mối liên hệ với dịp lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu là vì thánh Gioan Maria Vianney, Bổn Mạng của các linh mục, đã từng nói: « Chức linh mục, đó là tình yêu của Trái Tim Chúa Giêsu ».
Để suy niệm tình yêu vô biên của Thánh Tâm Chúa Giêsu dành cho nhân loại và để chiêm ngắm hình ảnh từ cạnh sườn bị đâm thâu của Đức Giêsu trên thập giá máu và nước chảy ra, nghi thức sám hối đầu thánh lễ hôm nay Đức Thánh Cha và bốn Đức Hồng Y sẽ rẩy nước trên cộng đoàn phụng vụ. Cử chỉ này cũng nhắc nhở sự cần thiết của việc thanh tẩy đã được Đức Giáo Hoàng rất nhiều lần đề cập đến trong Năm Linh Mục.
Nhằm tạo ra bầu khí trang nghiêm, thời gian chuẩn bị cho thánh lễ được bắt đầu từ lúc 9 giờ 10 cho đến 9 giờ 40. Ngoài ra còn có các chỉ dẫn được niêm yết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau để giúp các tham dự viên có thể nắm bắt được những thông tin cần thiết.
Chén thánh dùng trong thánh lễ hôm nay được mang đến từ giáo họ Ars. Đây chính là chén lễ của Cha Thánh Gioan Maria Vianney.
Hơn 15.000 vị đồng tế trong thánh lễ trọng thể này chung quanh Đức Thánh Cha. Từ trước đến nay, chưa một thánh lễ nào đạt kỷ lục về con số linh mục đồng tế đông đảo như vậy.
Phần phục vụ của phụng vụ do các chủng sinh thuộc hội Những Người Thỉnh Cầu Thánh Tâm Chúa Giêsu, được chân phước Annibale Di Francia (1851-1927), linh mục, sáng lập nhằm chăm lo cho việc mục vụ giới trẻ và ơn gọi.
Về phía giáo dân, có khoảng 10.000 người tham dự thánh lễ tại tiền đường vương cung thánh đường thánh Phêrô. 400 linh mục và phó tế được phân công trao Mình Thánh cho những người rước lễ.
Đức Thánh Cha sẽ di chuyển bằng ôtô dành riêng, và sẽ tham gia đoàn rước với các Đức Hồng Y. Khi trở về ngài cũng dùng xe đặc chủng này để có thể vẫy chào cộng đoàn.
Tương tự như phần nghi thức lặp lại lời hứa khi chịu chức linh mục trong thánh lễ Truyền Dầu của Thứ Năm Tuần Thánh, sau phần bài giảng của Đức Thánh Cha, các linh mục cũng lặp lại lời hứa này trước sự chứng kiến của Đức Giáo Hoàng và cộng đoàn Dân Chúa.
Trước lúc ban phép lành cuối lễ, Đức Thánh Cha lặp lại nghi thức tận hiến các linh mục trên thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria trước tấm hình Đức Mẹ Roma.
Các giáo sĩ chia sẻ chứng từ về ơn gọi
Phụng Nghi
09:26 11/06/2010
VATICAN CITY (Zenit.org).- Một trong những nghi thức kết thúc Năm Linh mục là hàng giáo sĩ được mời gọi lên sân khấu tại Sảnh đường Phaolô VI ở Rome hôm thứ Tư vừa qua để chia sẻ những chứng từ về ơn gọi của mình.
Trong số những vị lên trình bầy có những linh mục đã khám phá và nuôi dưỡng ơn gọi giữa lúc chiến tranh, những người đã có thời nhiễm thói hư tật xấu, hay những vị khám phá được ơn gọi trong thời gian khủng hoảng về đức tin vì bệnh hoạn hay vì nền văn hóa thế tục.
Buổi trình bầy này mang tên “Linh mục Ngày nay”, được cổ võ do hàng giáo sĩ thuộc các Phong trào Focolare và Schoenstatt, hợp tác với Canh tân Đặc sủng Công giáo và các phong trào giáo sĩ khác, cũng như được hỗ trợ bởi Thánh bộ Giáo sĩ.
Trong buổi quy tụ, các linh mục được thưởng thức các bản ca nhạc, các đoạn phim ảnh về ơn gọi linh mục và những trích đoạn trong các diễn từ của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong Năm Linh mục.
Trong khung cảnh lễ hội và cầu nguyện này, người ta thấy có hàng ngàn linh mục từ khắp nơi trên thế giới, tai đeo earphone để sẵn sàng lắng nghe bản dịch những chứng từ của hàng chục anh em linh mục bước lên sân khấu để chia sẻ cách thức Thiên Chúa đã đánh động trái tim của họ ra sao và Người tiếp tục khuyến khích họ trung thành với lời kêu gọi này như thế nào.
Chiến tranh
Ba linh mục châu Phi bước lên diễn đàn trước nhất: Đó là cha Ildephonse Niyongabo, cha chính xứ Manirambona và cha Marc Bigirindavyi.
Linh mục đầu tiên cho biết ngài vào chủng viện năm 1992, ít lâu trước khi cuộc nội chiến nổ ra trong nước. Ngôi trường tiểu chủng viện ở Buta nơi ngài tu tập bị binh lính tràn vào chiếm đoạt:
“Tôi nhớ đó là ngày 29 tháng 4 năm 1997, binh sĩ phe địch xông vào chủng viện. Chúng tôi tự hỏi không biết nên xử trí ra sao?”
Chúng tôi nghĩ mình cứ ở lại và đoàn kết với nhau. Họ bắt đầu bắn loạn xạ. Chúng tôi vẫn kiên quyết kết đoàn. Ngày hôm đó tôi mất một người anh ruột và một số bạn khác.
“Chúng bắn tôi bị thương, tôi vội chui xuống gầm giường. Bỗng dưng có một tiếng nổ chát chúa: chúng ném một trái lựu đan ngay gần chỗ chúng tôi ẩn núp.”
“Chúng tiếp tục bắn. Giữa cảnh kinh hoàng, các bạn tôi đang chết với lời cầu nguyện: Chúa ơi, xin tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ đang làm.”
“Còn những người khác thì liều chết băng bó vết thương cho anh em.”
Cha Niyongabo thú nhận rằng sau vụ này, ngài cảm thấy một cuộc chiến đấu trong nội tâm, và bắt đầu thắc mắc tự hỏi xem có cần phải làm linh mục mới là một người Kitô hữu tốt hay không.
Thế rồi, cha bề trên chủng viện mời ngài dạy học tại đó, và ngài lại một lần nữa cảm nghiệm được ơn gọi. Ngài kết luận: “Tôi nhập đại chủng viện và thụ phong linh mục năm 2004.”
Cầu nguyện
Giám mục Joseph Grech thuộc giáo phận Sandhurst (Úc), cho thính giả hay rằng mục tiêu duy nhất trong ơn gọi làm linh mục của ngài là để “giúp đỡ người khác và có sự kết hợp sâu xa với Chúa Giêsu Kitô.”
“Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi vị chính xứ đầu tiên. Một hôm, không lâu sau khi tôi đến phục vụ giáo xứ, cha đã cùng tôi cầu nguyện. Ngài cầu xin cho tôi cảm nghiệm được Đấng Kitô Phục sinh và làm chứng nhân cho Người ngay những ngày đầu trong sứ vụ linh mục của tôi.”
“Trong tận đáy lòng, tôi biết rõ Chúa Giêsu hiện diện trong mọi điều tôi làm, đánh động tâm hồn những ai tôi gặp, cũng như thời gian ngài còn dong duổi trên các nẻo đường ở Isreal ngày trước.”
Rượu
Cha Helmut Kappes, người Đức, nói với thính giả về tệ nạn ghiền rượu mắc phải khi còn trẻ.
“Tôi tưởng rượu sẽ giúp tôi đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn. Vậy mà trái lại, khó khăn còn tăng thêm chồng chất. Vì vậy tôi quyết định chữa trị tại trung tâm hồi phục.
Linh mục nhớ lại rằng “nhiều cuộc gặp gỡ khác nhau làm cho tôi hiểu được điều quan trọng là phải lắng nghe những gì sâu kín tận đáy hồn tôi.”
Ngày nay cha Kappes đang hoạt động toàn thời gian cho sứ vụ tông đồ, Ngài kết luận: “Tôi cảm thấy được cộng đoàn nâng đỡ.”
Bệnh tật
Cha Cristian Díaz Yepes, người nước Venezuela, kể rằng khi còn niên thiếu, ngài muốn làm một họa sĩ và văn sĩ, “nhưng Chúa đã gọi tôi làm những điều lớn lao hơn.”
Thế nhưng con đường đi tới chức linh mục lại không tránh được những thử thách, vì ngài được chẩn bậnh cho biết mắc phải chứng đa sơ cứng (multiple sclerosis). Bệnh tật này sẽ ngăn trở không cho ngài được thụ phong làm linh mục.
“Tôi tưởng mình đã mất ơn gọi tốt đẹp rồi, nhưng nhờ sự giúp đỡ của một linh mục và giáo dân, tôi thấy được tiếng gọi mới là chọn chỉ mình Thiên Chúa thôi.”
“Tôi muốn sống mạnh mẽ mỗi lúc để cho các đồng bạn nhận lấy ơn gọi mà coi như tôi đã đánh mất.”
Tuy nhiên, sức khỏe của cha bắt đầu cải thiện, nên các vị giám đốc trong chủng viện cho ngài được ở lại. Vậy mà trong thời gian từ sau khi chịu chức phó tế cho đến ngày thụ phong linh mục ngài lại phải chịu đựng một tật bệnh khác, nhưng cuối cùng ngài đã lướt thắng được.
Sau tất cả những khó khăn đó, cha Diaz nói: “Tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới là nơi tôi được an toàn.”
Tai tiếng
Cha Brendan Purcell, người Ái nhĩ lan, lên sân khấu để kể chuyện về ơn gọi của mình, nhưng đồng thời cũng suy tư về thời gian khó khăn Giáo hội đang trải qua trong nước Ái nhĩ lan vì những tai tiếng về lạm dụng tính dục gây ra bởi một số linh mục.
Cha nói rằng vào một dịp ngài được mời tới nói truyện trong một chương trình trên đài truyền hình khi đề tài về lạm dụng tính dục đang được thảo luận. Cha quyết tâm giữ thái độ như thế này: “Tôi không cần thắng thế. Tôi chỉ cần tình yêu thương.”
Cha cho biết: “Thay vì nói rằng tôi chẳng liên quan gì đến vụ tai tiếng này gì hết, tôi nói về sự xấu hổ thẹn thùng của tôi, nhận hết tội vào tôi thay cho những người khác.”
Một trong những nạn nhân vụ lạm dụng tính dục có mặt trong chương trình truyền hình này. Cha nói: “Tôi chắc là anh ta sẽ tấn công tôi. Vậy mà anh lại bảo: Nghe một linh mục như thế này nói cũng hả dạ.”
Đổi mới
Cuộc gặp gỡ kết thúc bằng giờ Kinh chiều, với Hồng y Claudio Hummes là chủ tịch Thánh bộ Giáo sĩ, làm chủ tọa.
Trước khi bắt đầu bài giảng lễ, hồng y nói với các tham dự viên rằng cuộc gặp gỡ này “nhắc tôi nhớ đến Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II trong buổi canh thức đáng ghi nhớ trước lễ Hiển linh năm 1998 với các phong trào giáo sĩ.
“Đó là một cuộc gặp gỡ thật hoành tráng và rất mực quan trọng.”
Hồng y Claudio Hummes nói thêm rằng được thấy rất nhiều linh mục họp lại với nhau như thế này làm “cho chúng ta trẻ trung lại, cho chúng ta niềm vui được ở trong hàng ngũ linh mục.”
Ngài mời gọi hàng giáo sĩ trở thành những chứng nhân cho nền văn hóa này, tuy “có lúc gặp những khó khăn, chắc là thế, nhưng nhờ đó có thể rao truyền Tin Mừng trong mọi nền văn hóa” vì “trong tất cả đều có điều thiện hảo và chân lý.”
Buổi trình bầy này mang tên “Linh mục Ngày nay”, được cổ võ do hàng giáo sĩ thuộc các Phong trào Focolare và Schoenstatt, hợp tác với Canh tân Đặc sủng Công giáo và các phong trào giáo sĩ khác, cũng như được hỗ trợ bởi Thánh bộ Giáo sĩ.
Trong buổi quy tụ, các linh mục được thưởng thức các bản ca nhạc, các đoạn phim ảnh về ơn gọi linh mục và những trích đoạn trong các diễn từ của Đức giáo hoàng Benedict XVI trong Năm Linh mục.
Trong khung cảnh lễ hội và cầu nguyện này, người ta thấy có hàng ngàn linh mục từ khắp nơi trên thế giới, tai đeo earphone để sẵn sàng lắng nghe bản dịch những chứng từ của hàng chục anh em linh mục bước lên sân khấu để chia sẻ cách thức Thiên Chúa đã đánh động trái tim của họ ra sao và Người tiếp tục khuyến khích họ trung thành với lời kêu gọi này như thế nào.
Chiến tranh
Ba linh mục châu Phi bước lên diễn đàn trước nhất: Đó là cha Ildephonse Niyongabo, cha chính xứ Manirambona và cha Marc Bigirindavyi.
Linh mục đầu tiên cho biết ngài vào chủng viện năm 1992, ít lâu trước khi cuộc nội chiến nổ ra trong nước. Ngôi trường tiểu chủng viện ở Buta nơi ngài tu tập bị binh lính tràn vào chiếm đoạt:
“Tôi nhớ đó là ngày 29 tháng 4 năm 1997, binh sĩ phe địch xông vào chủng viện. Chúng tôi tự hỏi không biết nên xử trí ra sao?”
Chúng tôi nghĩ mình cứ ở lại và đoàn kết với nhau. Họ bắt đầu bắn loạn xạ. Chúng tôi vẫn kiên quyết kết đoàn. Ngày hôm đó tôi mất một người anh ruột và một số bạn khác.
“Chúng bắn tôi bị thương, tôi vội chui xuống gầm giường. Bỗng dưng có một tiếng nổ chát chúa: chúng ném một trái lựu đan ngay gần chỗ chúng tôi ẩn núp.”
“Chúng tiếp tục bắn. Giữa cảnh kinh hoàng, các bạn tôi đang chết với lời cầu nguyện: Chúa ơi, xin tha thứ cho họ vì họ không biết việc họ đang làm.”
“Còn những người khác thì liều chết băng bó vết thương cho anh em.”
Cha Niyongabo thú nhận rằng sau vụ này, ngài cảm thấy một cuộc chiến đấu trong nội tâm, và bắt đầu thắc mắc tự hỏi xem có cần phải làm linh mục mới là một người Kitô hữu tốt hay không.
Thế rồi, cha bề trên chủng viện mời ngài dạy học tại đó, và ngài lại một lần nữa cảm nghiệm được ơn gọi. Ngài kết luận: “Tôi nhập đại chủng viện và thụ phong linh mục năm 2004.”
Cầu nguyện
Giám mục Joseph Grech thuộc giáo phận Sandhurst (Úc), cho thính giả hay rằng mục tiêu duy nhất trong ơn gọi làm linh mục của ngài là để “giúp đỡ người khác và có sự kết hợp sâu xa với Chúa Giêsu Kitô.”
“Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi vị chính xứ đầu tiên. Một hôm, không lâu sau khi tôi đến phục vụ giáo xứ, cha đã cùng tôi cầu nguyện. Ngài cầu xin cho tôi cảm nghiệm được Đấng Kitô Phục sinh và làm chứng nhân cho Người ngay những ngày đầu trong sứ vụ linh mục của tôi.”
“Trong tận đáy lòng, tôi biết rõ Chúa Giêsu hiện diện trong mọi điều tôi làm, đánh động tâm hồn những ai tôi gặp, cũng như thời gian ngài còn dong duổi trên các nẻo đường ở Isreal ngày trước.”
Rượu
Cha Helmut Kappes, người Đức, nói với thính giả về tệ nạn ghiền rượu mắc phải khi còn trẻ.
“Tôi tưởng rượu sẽ giúp tôi đương đầu với những hoàn cảnh khó khăn. Vậy mà trái lại, khó khăn còn tăng thêm chồng chất. Vì vậy tôi quyết định chữa trị tại trung tâm hồi phục.
Linh mục nhớ lại rằng “nhiều cuộc gặp gỡ khác nhau làm cho tôi hiểu được điều quan trọng là phải lắng nghe những gì sâu kín tận đáy hồn tôi.”
Ngày nay cha Kappes đang hoạt động toàn thời gian cho sứ vụ tông đồ, Ngài kết luận: “Tôi cảm thấy được cộng đoàn nâng đỡ.”
Bệnh tật
Cha Cristian Díaz Yepes, người nước Venezuela, kể rằng khi còn niên thiếu, ngài muốn làm một họa sĩ và văn sĩ, “nhưng Chúa đã gọi tôi làm những điều lớn lao hơn.”
Thế nhưng con đường đi tới chức linh mục lại không tránh được những thử thách, vì ngài được chẩn bậnh cho biết mắc phải chứng đa sơ cứng (multiple sclerosis). Bệnh tật này sẽ ngăn trở không cho ngài được thụ phong làm linh mục.
“Tôi tưởng mình đã mất ơn gọi tốt đẹp rồi, nhưng nhờ sự giúp đỡ của một linh mục và giáo dân, tôi thấy được tiếng gọi mới là chọn chỉ mình Thiên Chúa thôi.”
“Tôi muốn sống mạnh mẽ mỗi lúc để cho các đồng bạn nhận lấy ơn gọi mà coi như tôi đã đánh mất.”
Tuy nhiên, sức khỏe của cha bắt đầu cải thiện, nên các vị giám đốc trong chủng viện cho ngài được ở lại. Vậy mà trong thời gian từ sau khi chịu chức phó tế cho đến ngày thụ phong linh mục ngài lại phải chịu đựng một tật bệnh khác, nhưng cuối cùng ngài đã lướt thắng được.
Sau tất cả những khó khăn đó, cha Diaz nói: “Tôi xác tín rằng chỉ có Chúa mới là nơi tôi được an toàn.”
Tai tiếng
Cha Brendan Purcell, người Ái nhĩ lan, lên sân khấu để kể chuyện về ơn gọi của mình, nhưng đồng thời cũng suy tư về thời gian khó khăn Giáo hội đang trải qua trong nước Ái nhĩ lan vì những tai tiếng về lạm dụng tính dục gây ra bởi một số linh mục.
Cha nói rằng vào một dịp ngài được mời tới nói truyện trong một chương trình trên đài truyền hình khi đề tài về lạm dụng tính dục đang được thảo luận. Cha quyết tâm giữ thái độ như thế này: “Tôi không cần thắng thế. Tôi chỉ cần tình yêu thương.”
Cha cho biết: “Thay vì nói rằng tôi chẳng liên quan gì đến vụ tai tiếng này gì hết, tôi nói về sự xấu hổ thẹn thùng của tôi, nhận hết tội vào tôi thay cho những người khác.”
Một trong những nạn nhân vụ lạm dụng tính dục có mặt trong chương trình truyền hình này. Cha nói: “Tôi chắc là anh ta sẽ tấn công tôi. Vậy mà anh lại bảo: Nghe một linh mục như thế này nói cũng hả dạ.”
Đổi mới
Cuộc gặp gỡ kết thúc bằng giờ Kinh chiều, với Hồng y Claudio Hummes là chủ tịch Thánh bộ Giáo sĩ, làm chủ tọa.
Trước khi bắt đầu bài giảng lễ, hồng y nói với các tham dự viên rằng cuộc gặp gỡ này “nhắc tôi nhớ đến Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II trong buổi canh thức đáng ghi nhớ trước lễ Hiển linh năm 1998 với các phong trào giáo sĩ.
“Đó là một cuộc gặp gỡ thật hoành tráng và rất mực quan trọng.”
Hồng y Claudio Hummes nói thêm rằng được thấy rất nhiều linh mục họp lại với nhau như thế này làm “cho chúng ta trẻ trung lại, cho chúng ta niềm vui được ở trong hàng ngũ linh mục.”
Ngài mời gọi hàng giáo sĩ trở thành những chứng nhân cho nền văn hóa này, tuy “có lúc gặp những khó khăn, chắc là thế, nhưng nhờ đó có thể rao truyền Tin Mừng trong mọi nền văn hóa” vì “trong tất cả đều có điều thiện hảo và chân lý.”
Trái bóng đá
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
14:31 11/06/2010
Trái bóng đá
Mùa thi đấu bóng đá thế giới cứ bốn năm lại diễn ra như FIFA thế giới đã quy định. Lần này từ ngày 11. 06. đến ngày 11.07. 2010 những trận tranh tài thi đua bộ môn bóng đá diễn ra lần đầu tiên trên lục địa Phi Châu, ở nước Nam Phi.
32 đội bóng đá của 32 quốc gia trên thế giới, sau những vòng thi tuyển đấu vòng loại giữa các đội tuyển quốc gia ở các lục địa đất nước, cùng kéo về tranh tài chức vô địch bóng đá trên những sân cỏ nước Nam Phi vòng chung kết.
Những trận thi đấu tranh tài không chỉ dành huy chương Cup vô địch, nhưng còn thể hiện nghệ thuật nhồi bóng dẫn banh phá tung lưới đội banh đối phương. Ngoài ra kỷ luật nhồi bóng chơi thi đấu và Fair play luôn là căn bản, mà mọi cầu thủ trên sân cỏ phải tuân giữ. Chính những điểm này thể hiện rõ nét tinh thần thể thao: hồn lành trong thân xác khoẻ mạnh.
Không chối cãi, biến cố thể thao quốc tế này lôi kéo sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới. Biến cố này cũng mang lại lợi nhuận kính tế thu nhập cho nước chủ nhà đứng ra tổ chức mùa thế vận hội bóng đá thế giới.
Và đàng sau biến cố này là cơ hội thuận tiện cho đất nước chủ nhà trình bày giới thiệu về văn hóa, đời sống cùng lịch sử dân tộc đất nước của mình cho thế giới biết đến nhiều hơn.
Người dân đất nước Nam Phi đang trong cơn sốt vui mừng hân hoan, vì biến cố thể thao tầm cỡ quốc tế lần đầu tiên diễn ra trên quê hương mình.
1.Nam Phi, đất nước chủ nhà.
Nước Nam Phi theo hình thể địa lý nằm ở miền nam Phi Châu, trải rộng theo diện tích 1,2 triệu cây số vuông và 2.500 cây số đường bờ biển. Cùng với 49 triệu người dân bao gồm nhiều nếp sống văn hóa, dân tộc và chủng tộc dòng giống khác nhau sinh sống trên đất nước rộng lớn cùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Ở vùng cuối Nước Nam Phi thắt nhỏ nhọn có hai dòng đại dương chảy gặp nhau: Ấn độ dương và Đại tây dương. Và chếch về hướng tây bờ biển có Cape of Good Hope, một hải cảng địa danh nổi tiếng thế giới về thương mại buôn bán ngành hàng hải với tầu thuyền thế giới qua lại dừng chân.
Về đời sống chính trị, nước Nam Phi bị sống triền miên dưới sư đô hộ kỳ thị chủng tộc về mầu da bởi người Âu châu da trắng sang xâm chiếm làm ăn. Mãi đến 1994 mới chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc với sự tranh đấu kiên trì can trường của phong trào African National Congress (ANC) do Nelson Mandela lãnh đạo. Ông là biểu tượng khuôn mặt anh hùng của người Nam Phi đã đưa đất nước thoát khỏi vòng kỳ thị chủng tộc. Chính Ông đã bị bắt ngồi tù 26 năm, vì tranh đấu chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc của người da trắng.
79 % người dân Nam Phi là những người da đen thuộc các chủng tộc Zulu, Xhosa, Ndebele, Tswana, Pedi, Sotho và Swazi. Cộng thêm vào những người di dân đến từ nước Nigeria và Simbawe.
9,5% người dân Nam Phi có nguồn gốc chủng tộc của người Âu Châu.
8,9% người dân Nam Phi gồm đủ mọi mầu da. Họ là những di dân từ Âu Châu, người Nô lệ xa xưa, và thổ dân địa phương.
2,4 % dân số là những người đến tứ Á châu như người Trung hoa, người Ấn độ.
Nước Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức. Từ khi người da trắng đến đô hộ Nam Phi, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong việc giao thương.
Đất nước Nam Phi tuy là một nước theo cao trào tục hóa độc lập với tôn giáo. Nhưng tôn giáo lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Suốt dọc thời kỳ thị chủng tộc, Kytô Giáo là tôn giáo chính thức. Ngày nay vào khoảng 79% dân số theo Kytô giáo. Trong số này 36% bao gồm những xứ đạo tôn giáo độc lập; 11,1% theo giáo hội Zion; 8,2% theo phái Hiện Xuống, 7,1% theo Giáo Hội Công giáo; 6,8% theo phái Methodiste; 6,7% theo phong trào canh tân Hoà Lan và 3,8 % theo Giáo hội Anh Giáo.
05 chi phái Giáo hội Luthero, gồm cả người Đức có khoảng 650.000 tín hữu.
17,3% dân số Nam Phi không thuộc về một tôn giáo nào.
2,8 % số người theo Hồi giáo và Ấn giáo
0,2 % dân số thuộc Do Thái giáo.
Nước Nam Phi vươn mình chỗi dậy về mọi lãnh vực trong đời sống, sau thời kỳ dài bị sống trong đô hộ thuộc địa, bị sống trong nạn kỳ thị chủng tộc. Nước Nam Phi ngày nay không chỉ muốn giới thiệu trình bày lịch sử cùng người dân đất nước Nam Phi với niềm tự hào hãnh diện. Nhưng họ còn muốn phát đi cho thế giới tín hiệu niềm hy vọng, và hòa bình qua biến cố tổ ch1ưc thể thao lần này.
Dù là bộ môn thể thao luyện tập thân thể gân cốt cùng trí óc tinh thần cho dẻo dai khoẻ mạnh tinh nhanh, nhưng người ta cũng có thể đọc cùng hộc hỏi được tín hiệu niềm hy vọng và nhu cầu hòa bình ẩn hiện nơi đó.
Phải chăng như thế thể thao và đời sống niềm tin tôn giáo cũng có chút gì liên quan với nhau?
2.Thể thao và Tôn giáo
Thể thao là một phần trong nếp sống văn hóa xã hội con người. Qua thể thao con người tìm thấy mối tương quan ngay nơi chính bản trong sự hòa hợp giữa thân xác và tinh thần trí tuệ, cùng mối tương quan với những người cùng chơi thể thao chung, hay cả với đối thủ cùng chơi thi đấu thể thao.
Trong thời cổ xa xưa thời Hy lạp và Rôma, thể thao không chỉ là một bộ môn chơi luyện tập thể hiện chân dung con người, nhưng còn mang tính chất tôn giáo nữa, điều này phản ảnh chân dung của Đấng tạo dựng nên trời đất hoàn cầu.
Vì thế, với người Ai cập khu chơi thể thao thuộc về khu đền thờ. Người Hy Lạp thời xa xưa mỗi khi tổ chức Olympia thi đấu thể thao cũng có những giờ rước kiệu tôn kính các Thần Thánh Zeus của họ trong suốt thời gian diễn ra những cuộc tranh tài thể thao.
Vào thế kỷ thứ 20. có suy nghĩ cho rằng một “Tôn giáo hoàn cầu” bây giờ có tên là “ Thể thao”. Phong trào suy tư này làm lu mờ ý nghĩa tôn giáo của Kytô giáo theo truyền thống.
Theo phong trào này biểu hiệu Thánh gía được thay thế bởi trái banh hình tròn, mà hình thể của trái đất cũng hình tròn. Hình tròn là hình ảnh biểu hiệu diễn tả sự không cùng tận của Đấng-không-là-cùng-tận. Và họ cho đó là hình thái cao cả nhất của Tôn giáo!
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị dựa trên nền tảng suy luận của Thánh Phaolo tông đồ trong thư gửi Giáo đoàn Corinthô ( 1 Cr 6-19) đã có suy tư: “ Bộ môn Thể thao trước hết là sự tôn trọng thân xác, cố gắng làm sao cho thân thể đạt được những mức điều kiện tốt cho đời sống…Anh em nhớ rằng: thân xác anh em là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần, trong đó Người hằng ngự trị, và từ nơi Thiên Chúa anh em tiếp nhận Người…Nên anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa ngay nơi thân xác mình” ( Bài nói chuyện ngày 12.04.1984).
Trong thể thao có nhiều bộ môn khác nhau. Một trong những bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi trong dân gian trên khắp thế giới, cùng hấp dẫn hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, hàng triệu người thuộc mọi lứa tuổi giới tính khác nhau, đó là môn bóng đá.
Nói đến bóng đá, ta nghĩ ngay đến trái banh da hình tròn có hơi bơm căng đầy. Không có trái banh da hình tròn lăn trên sân cỏ, không thể là bóng đá được.
Trái banh da hình tròn của bóng đá có nói gì với ta về đức tin tôn giáo không?
3.Trái banh trên sân cỏ
Kinh Thánh khộng có đoạn câu nào nói đến thể thao bóng đá. Nhưng trái banh da hình tròn căng đầy hơi của bóng đá lại gợi suy tư về đời sống của ta và cùng về đức tin người Kitô giáo.
Trái banh phải tròn và có hơi bơm căng đầy mới lăn trên sân cỏ được. Một khi hơi khí trong trái banh xì thoát ra ngoài, lúc đó không còn là trái banh chơi được nữa. Nó chỉ là một đống da mềm, xếp nếp nhăn nheo, nằm ẹp mặt đất như một tấm dẻ rách!
Trong đời sống nhiều khi chúng ta cũng vướng vào hoàn cảnh giống như trái banh không có khí bên trong. Đó là lúc thiếu nhuệ khí đời sống. Tinh thần thân thể cảm thấy uể oải nặng nề, vì gặp khó khăn thất vọng, thất bại hay bệnh tật, không còn suy nghĩ làm tiếp được gì. Trong ta thiếu sức sống vươn lên.
Trái lại, khi trái banh da có khí bơm căng đầy tròn, trở nên nhẹ nhàng linh động lăn chuyển trên sân cỏ, bay bổng trong không gian. Và cầu thủ bằng đôi chân điều khiển cho trái banh di chuyển lăn theo ý mình muốn. Ta nhìn thấy trái banh lăn bay bổng di chuyển nhẹ nhàng, nhưng không có thể nhìn thấy sức mạnh của trái banh.
Như trái banh cần có khí bên trong mới trở nên linh hoạt, tinh thần con người cũng cần nhuệ khí sức sống mang lại sức mạnh, làm cho linh hoạt sống động vươn lên. Điều này không ai nhìn thấy, nhưng cảm thấy trong làn da thớ thịt nơi gân cốt của chính mình.
4. Trong tương quan với hơi thở thần linh
Trong Kinh Thánh thuật lại khi Thiên Chúa sáng tạo nên con người từ bụi đất, Ngài thổi hơi vào mũi, con người liền có sự sống ( St 2,7). Và từ đó con người trở thành tạo vật sống động, có sức mạnh nơi thể xác lẫn trong tâm hồn, có sức sống sáng tạo suy nghĩ.
Đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là điều ở trong tương quan liên hệ với Ngài, Đấng ban cho thân xác và trí tuệ tinh thần ta hơi thở. Chính hơi thở của Ngài mang đến sự sống cùng sức mạnh linh hoạt cho đời sống.
Ta không nhìn thấy hơi khí, cũng như không nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng ban cho ta hơi thở sự sống. Nhưng ta cảm nhận thấy sức mạnh của Ngài trong thiên nhiên, trong hoàn cảnh đời sống, qua tình yêu, qua sự nâng đỡ Ngài ban cho ta cùng người khác sức lực tinh thần chỗi dậy vươn lên.
Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta vui mừng hạnh phúc, khi các thấy chúng ta được sinh thành ra sống ở đời. Sự sống thân xác cùng trí tuệ tinh thần của con người chúng ta là được ban tặng. Điều này không do cha mẹ tạo thành, nhưng do Thiên Chúa.
Hơi thở của Thiên Chúa là sức sống cho con người trở nên sống động linh hoạt.
Hơi thở của Thiên Chúa là điểm khởi đầu cho con người bắt đầu đời sống mình.
Hơi thở của Thiên Chúa hằng đồng hành với con người trong suốt dọc lịch sử đời sống làm người.
Đội tuyển bóng đá của nước Ghana bên Phi Châu có tâm tình qua lời cầu nguyện với Thiên Chúa:” Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con trong suốt đời sống chơi thi đấu theo nếp sống cao thượng tốt đẹp, mang niềm vui đến cho Chúa và cho mọi con người. Xin giúp đội banh của chúng con thắng giải đọat cúp, nếu Chúa muốn trong trận thi đấu chơi nơi đây, và cả khi cuộc chơi thi đấu đời sống chúng con kết thúc. Mỗi khi chúng con cầu nguyện cùng Chúa, chúng con cám ơn Chúa, hoặc cầu xin khấn cầu, hay đơn giản nói lên lời: Xin Chúa ở bên con luôn mãi!”
Tâm tình cầu nguyện như thế giúp cảm nghiệm được sức mạnh cùng sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống mình.
Cũng như khí trong trái banh, chúng ta cũng không nhìn thấy bằng đôi con mắt sức mạnh đời sống của mình. Chính hơi thở sức mạnh đó giúp ta trong mọi hoàn cảnh đời sống có sức lực vươn lên vượt qua những khó khăn.
Bóng đá không là đời sống. Nhưng là bộ môn thể thao giúp nâng đỡ thể xác và tinh thần: hồn lành trong thân xác khoẻ mạnh!
Bóng đá không là tôn giáo. Nhưng quan sát nhìn trái banh bóng đá lăn trên sân cỏ, ta có được chút suy tư về ý nghĩa đời sống, nhất là đời sống niềm tin tôn giáo.
Mùa thi đấu bóng đá thế giới 2010
32 đội bóng đá của 32 quốc gia trên thế giới, sau những vòng thi tuyển đấu vòng loại giữa các đội tuyển quốc gia ở các lục địa đất nước, cùng kéo về tranh tài chức vô địch bóng đá trên những sân cỏ nước Nam Phi vòng chung kết.
Những trận thi đấu tranh tài không chỉ dành huy chương Cup vô địch, nhưng còn thể hiện nghệ thuật nhồi bóng dẫn banh phá tung lưới đội banh đối phương. Ngoài ra kỷ luật nhồi bóng chơi thi đấu và Fair play luôn là căn bản, mà mọi cầu thủ trên sân cỏ phải tuân giữ. Chính những điểm này thể hiện rõ nét tinh thần thể thao: hồn lành trong thân xác khoẻ mạnh.
Không chối cãi, biến cố thể thao quốc tế này lôi kéo sự chú ý của mọi người trên khắp thế giới. Biến cố này cũng mang lại lợi nhuận kính tế thu nhập cho nước chủ nhà đứng ra tổ chức mùa thế vận hội bóng đá thế giới.
Và đàng sau biến cố này là cơ hội thuận tiện cho đất nước chủ nhà trình bày giới thiệu về văn hóa, đời sống cùng lịch sử dân tộc đất nước của mình cho thế giới biết đến nhiều hơn.
Người dân đất nước Nam Phi đang trong cơn sốt vui mừng hân hoan, vì biến cố thể thao tầm cỡ quốc tế lần đầu tiên diễn ra trên quê hương mình.
1.Nam Phi, đất nước chủ nhà.
Nước Nam Phi theo hình thể địa lý nằm ở miền nam Phi Châu, trải rộng theo diện tích 1,2 triệu cây số vuông và 2.500 cây số đường bờ biển. Cùng với 49 triệu người dân bao gồm nhiều nếp sống văn hóa, dân tộc và chủng tộc dòng giống khác nhau sinh sống trên đất nước rộng lớn cùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên.
Ở vùng cuối Nước Nam Phi thắt nhỏ nhọn có hai dòng đại dương chảy gặp nhau: Ấn độ dương và Đại tây dương. Và chếch về hướng tây bờ biển có Cape of Good Hope, một hải cảng địa danh nổi tiếng thế giới về thương mại buôn bán ngành hàng hải với tầu thuyền thế giới qua lại dừng chân.
Về đời sống chính trị, nước Nam Phi bị sống triền miên dưới sư đô hộ kỳ thị chủng tộc về mầu da bởi người Âu châu da trắng sang xâm chiếm làm ăn. Mãi đến 1994 mới chấm dứt chế độ kỳ thị chủng tộc với sự tranh đấu kiên trì can trường của phong trào African National Congress (ANC) do Nelson Mandela lãnh đạo. Ông là biểu tượng khuôn mặt anh hùng của người Nam Phi đã đưa đất nước thoát khỏi vòng kỳ thị chủng tộc. Chính Ông đã bị bắt ngồi tù 26 năm, vì tranh đấu chống chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc của người da trắng.
79 % người dân Nam Phi là những người da đen thuộc các chủng tộc Zulu, Xhosa, Ndebele, Tswana, Pedi, Sotho và Swazi. Cộng thêm vào những người di dân đến từ nước Nigeria và Simbawe.
9,5% người dân Nam Phi có nguồn gốc chủng tộc của người Âu Châu.
8,9% người dân Nam Phi gồm đủ mọi mầu da. Họ là những di dân từ Âu Châu, người Nô lệ xa xưa, và thổ dân địa phương.
2,4 % dân số là những người đến tứ Á châu như người Trung hoa, người Ấn độ.
Nước Nam Phi có 11 ngôn ngữ chính thức. Từ khi người da trắng đến đô hộ Nam Phi, tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong việc giao thương.
Đất nước Nam Phi tuy là một nước theo cao trào tục hóa độc lập với tôn giáo. Nhưng tôn giáo lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.
Suốt dọc thời kỳ thị chủng tộc, Kytô Giáo là tôn giáo chính thức. Ngày nay vào khoảng 79% dân số theo Kytô giáo. Trong số này 36% bao gồm những xứ đạo tôn giáo độc lập; 11,1% theo giáo hội Zion; 8,2% theo phái Hiện Xuống, 7,1% theo Giáo Hội Công giáo; 6,8% theo phái Methodiste; 6,7% theo phong trào canh tân Hoà Lan và 3,8 % theo Giáo hội Anh Giáo.
05 chi phái Giáo hội Luthero, gồm cả người Đức có khoảng 650.000 tín hữu.
17,3% dân số Nam Phi không thuộc về một tôn giáo nào.
2,8 % số người theo Hồi giáo và Ấn giáo
0,2 % dân số thuộc Do Thái giáo.
Nước Nam Phi vươn mình chỗi dậy về mọi lãnh vực trong đời sống, sau thời kỳ dài bị sống trong đô hộ thuộc địa, bị sống trong nạn kỳ thị chủng tộc. Nước Nam Phi ngày nay không chỉ muốn giới thiệu trình bày lịch sử cùng người dân đất nước Nam Phi với niềm tự hào hãnh diện. Nhưng họ còn muốn phát đi cho thế giới tín hiệu niềm hy vọng, và hòa bình qua biến cố tổ ch1ưc thể thao lần này.
Dù là bộ môn thể thao luyện tập thân thể gân cốt cùng trí óc tinh thần cho dẻo dai khoẻ mạnh tinh nhanh, nhưng người ta cũng có thể đọc cùng hộc hỏi được tín hiệu niềm hy vọng và nhu cầu hòa bình ẩn hiện nơi đó.
Phải chăng như thế thể thao và đời sống niềm tin tôn giáo cũng có chút gì liên quan với nhau?
2.Thể thao và Tôn giáo
Thể thao là một phần trong nếp sống văn hóa xã hội con người. Qua thể thao con người tìm thấy mối tương quan ngay nơi chính bản trong sự hòa hợp giữa thân xác và tinh thần trí tuệ, cùng mối tương quan với những người cùng chơi thể thao chung, hay cả với đối thủ cùng chơi thi đấu thể thao.
Trong thời cổ xa xưa thời Hy lạp và Rôma, thể thao không chỉ là một bộ môn chơi luyện tập thể hiện chân dung con người, nhưng còn mang tính chất tôn giáo nữa, điều này phản ảnh chân dung của Đấng tạo dựng nên trời đất hoàn cầu.
Vì thế, với người Ai cập khu chơi thể thao thuộc về khu đền thờ. Người Hy Lạp thời xa xưa mỗi khi tổ chức Olympia thi đấu thể thao cũng có những giờ rước kiệu tôn kính các Thần Thánh Zeus của họ trong suốt thời gian diễn ra những cuộc tranh tài thể thao.
Vào thế kỷ thứ 20. có suy nghĩ cho rằng một “Tôn giáo hoàn cầu” bây giờ có tên là “ Thể thao”. Phong trào suy tư này làm lu mờ ý nghĩa tôn giáo của Kytô giáo theo truyền thống.
Theo phong trào này biểu hiệu Thánh gía được thay thế bởi trái banh hình tròn, mà hình thể của trái đất cũng hình tròn. Hình tròn là hình ảnh biểu hiệu diễn tả sự không cùng tận của Đấng-không-là-cùng-tận. Và họ cho đó là hình thái cao cả nhất của Tôn giáo!
Đức cố Giáo Hoàng Phaolô đệ nhị dựa trên nền tảng suy luận của Thánh Phaolo tông đồ trong thư gửi Giáo đoàn Corinthô ( 1 Cr 6-19) đã có suy tư: “ Bộ môn Thể thao trước hết là sự tôn trọng thân xác, cố gắng làm sao cho thân thể đạt được những mức điều kiện tốt cho đời sống…Anh em nhớ rằng: thân xác anh em là đền thờ của Đức Chúa Thánh Thần, trong đó Người hằng ngự trị, và từ nơi Thiên Chúa anh em tiếp nhận Người…Nên anh em hãy tôn vinh Thiên Chúa ngay nơi thân xác mình” ( Bài nói chuyện ngày 12.04.1984).
Trong thể thao có nhiều bộ môn khác nhau. Một trong những bộ môn thể thao phổ biến rộng rãi trong dân gian trên khắp thế giới, cùng hấp dẫn hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn, hàng triệu người thuộc mọi lứa tuổi giới tính khác nhau, đó là môn bóng đá.
Nói đến bóng đá, ta nghĩ ngay đến trái banh da hình tròn có hơi bơm căng đầy. Không có trái banh da hình tròn lăn trên sân cỏ, không thể là bóng đá được.
Trái banh da hình tròn của bóng đá có nói gì với ta về đức tin tôn giáo không?
3.Trái banh trên sân cỏ
Kinh Thánh khộng có đoạn câu nào nói đến thể thao bóng đá. Nhưng trái banh da hình tròn căng đầy hơi của bóng đá lại gợi suy tư về đời sống của ta và cùng về đức tin người Kitô giáo.
Trái banh phải tròn và có hơi bơm căng đầy mới lăn trên sân cỏ được. Một khi hơi khí trong trái banh xì thoát ra ngoài, lúc đó không còn là trái banh chơi được nữa. Nó chỉ là một đống da mềm, xếp nếp nhăn nheo, nằm ẹp mặt đất như một tấm dẻ rách!
Trong đời sống nhiều khi chúng ta cũng vướng vào hoàn cảnh giống như trái banh không có khí bên trong. Đó là lúc thiếu nhuệ khí đời sống. Tinh thần thân thể cảm thấy uể oải nặng nề, vì gặp khó khăn thất vọng, thất bại hay bệnh tật, không còn suy nghĩ làm tiếp được gì. Trong ta thiếu sức sống vươn lên.
Trái lại, khi trái banh da có khí bơm căng đầy tròn, trở nên nhẹ nhàng linh động lăn chuyển trên sân cỏ, bay bổng trong không gian. Và cầu thủ bằng đôi chân điều khiển cho trái banh di chuyển lăn theo ý mình muốn. Ta nhìn thấy trái banh lăn bay bổng di chuyển nhẹ nhàng, nhưng không có thể nhìn thấy sức mạnh của trái banh.
Như trái banh cần có khí bên trong mới trở nên linh hoạt, tinh thần con người cũng cần nhuệ khí sức sống mang lại sức mạnh, làm cho linh hoạt sống động vươn lên. Điều này không ai nhìn thấy, nhưng cảm thấy trong làn da thớ thịt nơi gân cốt của chính mình.
4. Trong tương quan với hơi thở thần linh
Trong Kinh Thánh thuật lại khi Thiên Chúa sáng tạo nên con người từ bụi đất, Ngài thổi hơi vào mũi, con người liền có sự sống ( St 2,7). Và từ đó con người trở thành tạo vật sống động, có sức mạnh nơi thể xác lẫn trong tâm hồn, có sức sống sáng tạo suy nghĩ.
Đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa là điều ở trong tương quan liên hệ với Ngài, Đấng ban cho thân xác và trí tuệ tinh thần ta hơi thở. Chính hơi thở của Ngài mang đến sự sống cùng sức mạnh linh hoạt cho đời sống.
Ta không nhìn thấy hơi khí, cũng như không nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng ban cho ta hơi thở sự sống. Nhưng ta cảm nhận thấy sức mạnh của Ngài trong thiên nhiên, trong hoàn cảnh đời sống, qua tình yêu, qua sự nâng đỡ Ngài ban cho ta cùng người khác sức lực tinh thần chỗi dậy vươn lên.
Ông Bà, Cha Mẹ chúng ta vui mừng hạnh phúc, khi các thấy chúng ta được sinh thành ra sống ở đời. Sự sống thân xác cùng trí tuệ tinh thần của con người chúng ta là được ban tặng. Điều này không do cha mẹ tạo thành, nhưng do Thiên Chúa.
Hơi thở của Thiên Chúa là sức sống cho con người trở nên sống động linh hoạt.
Hơi thở của Thiên Chúa là điểm khởi đầu cho con người bắt đầu đời sống mình.
Hơi thở của Thiên Chúa hằng đồng hành với con người trong suốt dọc lịch sử đời sống làm người.
Đội tuyển bóng đá của nước Ghana bên Phi Châu có tâm tình qua lời cầu nguyện với Thiên Chúa:” Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con trong suốt đời sống chơi thi đấu theo nếp sống cao thượng tốt đẹp, mang niềm vui đến cho Chúa và cho mọi con người. Xin giúp đội banh của chúng con thắng giải đọat cúp, nếu Chúa muốn trong trận thi đấu chơi nơi đây, và cả khi cuộc chơi thi đấu đời sống chúng con kết thúc. Mỗi khi chúng con cầu nguyện cùng Chúa, chúng con cám ơn Chúa, hoặc cầu xin khấn cầu, hay đơn giản nói lên lời: Xin Chúa ở bên con luôn mãi!”
Tâm tình cầu nguyện như thế giúp cảm nghiệm được sức mạnh cùng sự gần gũi của Thiên Chúa trong đời sống mình.
Cũng như khí trong trái banh, chúng ta cũng không nhìn thấy bằng đôi con mắt sức mạnh đời sống của mình. Chính hơi thở sức mạnh đó giúp ta trong mọi hoàn cảnh đời sống có sức lực vươn lên vượt qua những khó khăn.
Bóng đá không là đời sống. Nhưng là bộ môn thể thao giúp nâng đỡ thể xác và tinh thần: hồn lành trong thân xác khoẻ mạnh!
Bóng đá không là tôn giáo. Nhưng quan sát nhìn trái banh bóng đá lăn trên sân cỏ, ta có được chút suy tư về ý nghĩa đời sống, nhất là đời sống niềm tin tôn giáo.
Mùa thi đấu bóng đá thế giới 2010
Cuộc chiến vinh danh Mẹ Teresa sôi động: Trong lúc Empire State Building vẫn tắt đèn, thành phố New York sẽ bừng sáng
Trần Mạnh Trác
14:50 11/06/2010
Bất bình trước sự kiện ông chủ toà nhà Empire State Building (ESB) ở New York đã từ chối thắp đèn chào mừng ngày sinh nhật thứ 100 của Mẹ Teresa, đòan quân giận giữ người New York đã tăng lên mỗi ngày và thề sẽ không tha thứ cho vị chủ nhân ngạo mạn này:
"Họ quả là một bọn ngu ngốc khi từ chối thắp đèn vinh danh Mẹ. Họ sẽ hối tiếc hành động này ở đời sau. Thật là ngu, ngu, ngu", cựu thị trưởng thành phố New York Ed Koch đã nói với The New York Post.
Từ năm 1964, các tầng trên cùng của tòa nhà chọc trời thường xuyên được thắp sáng với các màu sắc khác nhau để chào mừng những ngày lễ và những dịp đặc biệt như ngày Độc Lập (July Fourth) hoặc các ngày hội banh Yankees chơi tại sân nhà. Trong đêm Giáng sinh, toà tháp được tắm bằng màu đỏ và xanh lá cây.
Nhưng một thỉnh nguyện từ Liên đoàn Công giáo xin thắp đèn mầu xanh lam và trắng để ghi nhớ sinh nhật 100 cuả Mẹ Teresa đã bị từ chối.
Anthony Malkin, sở hữu chủ, đã cho biết toà nhà có thắp đèn để kỷ niệm các ngày lễ tôn giáo như Phục sinh, Eid al Fitr, Hanukkah và Giáng sinh, nhưng không để kỷ niệm các ngày lễ khác, và cũng không để kỷ niệm các nhân vật tôn giáo.
"Là một tòa nhà tư nhân, ESB có một chính sách cụ thể là chống lại việc thắp sáng cho bất kỳ nhân vật tôn giáo hoặc do yêu cầu của các tổ chức tôn giáo," theo một tuyên bố cuả Malkin gửi cho ABC.
Đả có nhiều thỉnh nguyện bị từ chối. Ví dụ trong năm 2008, toà nhà đã từ chối một yêu cầu để chào mừng kỷ niệm Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. "Chúng tôi đã bị từ chối," tác xạ viên Sgt. Alex Kitsakos hậm hực nói.
Nhưng thông cáo cuả Malkin không cho biết chính sách này đã có từ bao lâu.
Bill Donohue, Chủ tịch Liên đoàn Công giáo, nói hôm thứ Tư rằng Malkin đã "hoặc thông tin sai lạc hoặc nói dối."
Toà nhà đã được thắp sáng cho nhiều nhân vật tôn giáo, từ Giáo hoàng John Paul II đến Mục sư Martin Luther King Jr. Và vì vậy, nhiều người dân New York cho việc ông Malkin từ chối vinh danh Mẹ Teresa là có ác ý, hoặc tệ hơn.
"Cứng cỏi chống lại Mẹ Teresa trong khi vinh danh những người bình thường khác như những anh Tom, Dick và Harry thì quả không phải là một thái độ thân thiện đối với người Công giáo," theo lời ông Bill Donohue, chủ tịch Liên Đoàn Công giáo. Ông cảnh cáo "Tay Malkin này sẽ không chạy thoát đi đâu được." (“Malkin is not going to get away with it.")
Hội đồng Thành phố New York cũng đã nhập cuộc. "Người duy nhất có thể tha thứ cho toà Empire State Building vì cái quyết định cứng đầu này chỉ có thể là Mẹ Teresa," Nghị viên Thành phố Vallone Peter cho biết, qua nguồn tin cuả AP.
Thành phố New York hứa sẽ tìm cách khác để kỷ niệm người phụ nữ thánh thiện, đoạt giải Nobel Hòa bình, vị nữ tu đã làm việc không mệt mỏi cho người nghèo và đã từng thành lập một phòng khám bệnh ở Bronx.
Các quan chức thành phố quy hoạch một ngày công tác (day of service) để vinh danh Mẹ, và toà thị chính Borough Hall ở Brooklyn sẽ thắp sáng vào ngày 26 tháng 8. Chủ tịch hội đồng thành phố Christine Quinn kêu gọi người dân New York thắp đèn mở cửa sổ để chào mừng Mẹ.
"Ông ta có một tòa nhà có rất nhiều đèn, nhưng ông ta chỉ là một người mà thôi", bà Quinn cho biết. "Nếu hàng ngàn người dân New York mở đèn chiếu sáng các cửa sổ của họ ngày 26 tháng tám, thì chúng tôi sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ là những công việc của Mẹ Têrêsa vẫn còn sinh động và tăng triển."
"Họ quả là một bọn ngu ngốc khi từ chối thắp đèn vinh danh Mẹ. Họ sẽ hối tiếc hành động này ở đời sau. Thật là ngu, ngu, ngu", cựu thị trưởng thành phố New York Ed Koch đã nói với The New York Post.
Từ năm 1964, các tầng trên cùng của tòa nhà chọc trời thường xuyên được thắp sáng với các màu sắc khác nhau để chào mừng những ngày lễ và những dịp đặc biệt như ngày Độc Lập (July Fourth) hoặc các ngày hội banh Yankees chơi tại sân nhà. Trong đêm Giáng sinh, toà tháp được tắm bằng màu đỏ và xanh lá cây.
Nhưng một thỉnh nguyện từ Liên đoàn Công giáo xin thắp đèn mầu xanh lam và trắng để ghi nhớ sinh nhật 100 cuả Mẹ Teresa đã bị từ chối.
Anthony Malkin, sở hữu chủ, đã cho biết toà nhà có thắp đèn để kỷ niệm các ngày lễ tôn giáo như Phục sinh, Eid al Fitr, Hanukkah và Giáng sinh, nhưng không để kỷ niệm các ngày lễ khác, và cũng không để kỷ niệm các nhân vật tôn giáo.
"Là một tòa nhà tư nhân, ESB có một chính sách cụ thể là chống lại việc thắp sáng cho bất kỳ nhân vật tôn giáo hoặc do yêu cầu của các tổ chức tôn giáo," theo một tuyên bố cuả Malkin gửi cho ABC.
Đả có nhiều thỉnh nguyện bị từ chối. Ví dụ trong năm 2008, toà nhà đã từ chối một yêu cầu để chào mừng kỷ niệm Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ. "Chúng tôi đã bị từ chối," tác xạ viên Sgt. Alex Kitsakos hậm hực nói.
Nhưng thông cáo cuả Malkin không cho biết chính sách này đã có từ bao lâu.
Bill Donohue, Chủ tịch Liên đoàn Công giáo, nói hôm thứ Tư rằng Malkin đã "hoặc thông tin sai lạc hoặc nói dối."
Toà nhà đã được thắp sáng cho nhiều nhân vật tôn giáo, từ Giáo hoàng John Paul II đến Mục sư Martin Luther King Jr. Và vì vậy, nhiều người dân New York cho việc ông Malkin từ chối vinh danh Mẹ Teresa là có ác ý, hoặc tệ hơn.
"Cứng cỏi chống lại Mẹ Teresa trong khi vinh danh những người bình thường khác như những anh Tom, Dick và Harry thì quả không phải là một thái độ thân thiện đối với người Công giáo," theo lời ông Bill Donohue, chủ tịch Liên Đoàn Công giáo. Ông cảnh cáo "Tay Malkin này sẽ không chạy thoát đi đâu được." (“Malkin is not going to get away with it.")
Hội đồng Thành phố New York cũng đã nhập cuộc. "Người duy nhất có thể tha thứ cho toà Empire State Building vì cái quyết định cứng đầu này chỉ có thể là Mẹ Teresa," Nghị viên Thành phố Vallone Peter cho biết, qua nguồn tin cuả AP.
Thành phố New York hứa sẽ tìm cách khác để kỷ niệm người phụ nữ thánh thiện, đoạt giải Nobel Hòa bình, vị nữ tu đã làm việc không mệt mỏi cho người nghèo và đã từng thành lập một phòng khám bệnh ở Bronx.
Các quan chức thành phố quy hoạch một ngày công tác (day of service) để vinh danh Mẹ, và toà thị chính Borough Hall ở Brooklyn sẽ thắp sáng vào ngày 26 tháng 8. Chủ tịch hội đồng thành phố Christine Quinn kêu gọi người dân New York thắp đèn mở cửa sổ để chào mừng Mẹ.
"Ông ta có một tòa nhà có rất nhiều đèn, nhưng ông ta chỉ là một người mà thôi", bà Quinn cho biết. "Nếu hàng ngàn người dân New York mở đèn chiếu sáng các cửa sổ của họ ngày 26 tháng tám, thì chúng tôi sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ là những công việc của Mẹ Têrêsa vẫn còn sinh động và tăng triển."
Bài giảng của Đức Thánh Cha bế mạc Năm Linh Mục
LM Trần Đức Anh, OP
16:05 11/06/2010
VATICAN. Sáng 11-6-2010, Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã chủ thánh lễ đồng tế đông đảo nhất trong lịch sử, nhân dịp bế mạc Năm Linh Mục. Thứ sáu 11-6 cũng là đại lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và là ngày cầu nguyện cho sự thánh hóa các linh mục. Hơn 16 ngàn LM mặc áo alba và dây Stola, đã hiện diện tại Quảng trường Thánh Phêrô, trong số này cũng có một số linh mục Việt Nam. Ngoài ra, trong số các LM tại buổi lễ, có 10 ngàn vị từ 97 quốc gia đăng ký chính thức tham dự cuộc Hội ngộ quốc tế từ 9 đến 11-6, nhân dịp kết thúc Năm Linh Mục. Trên thềm đền thờ, hai bên bàn thờ là khu vực dành riêng cho hàng trăm Hồng Y và Giám Mục. Một bức tranh thảm lớn có hình của thánh Gioan Maria Vianney, bổn mạng của các cha sở trong Giáo Hội, được treo tại bao lớn chính của Đền thờ Thánh Phêrô. Bầu trời nắng chang chang như giữa mùa hè. Nhiều vị đồng tế dùng nón, dùng dù để che nắng. Tại buổi lễ này, dường như giáo dân ít hơn các linh mục.
Bài giảng của Đức Thánh Cha:
Trong bài giảng, sau khi nhắc đến sự cao cả và vẻ đẹp của chức linh mục mà thánh Cha Sở họ Ars thường nhăc nhở chúng ta, đặc biệt trong Năm Linh mục này, ĐTC nhấn mạnh rằng:
”Linh mục không phải chỉ là người nắm giữ một chức vụ, như những người mà mỗi xã hội đều cần đến để có thể thực hiện một số chức năng. Trái lại linh mục làm điều mà không phàm nhân nào có thể tự mình làm được: đó là nhân danh Chúa Kitô tuyên bố lời tha tội và qua đó, từ phía Thiên Chúa, thay đổi tình trạng đời sống chúng ta. Linh mục đọc những lời cảm tạ của Chúa Kitô trên lễ vật bánh và rượu, những lời truyền phép biến đổi bản thể, làm cho chính Chúa Phục Sinh, Mình và Máu Ngài hiện diện, và nhờ đó biến đổi các yếu tố của thế giới: đó là những lời mở rộng thế giới cho Thiên Chúa và liên kết với Ngài. Vì thế, linh mục không phải chỉ là một ”chức vụ” nhưng là bí tích: Thiên Chúa dùng một người nghèo hèn để qua đó Ngài hiện diện cho con người và hoạt động cho họ. Thật là sự táo bạo này của Thiên Chúa, tự phó mình cho con người, và dù biết những yếu đuối của chúng ta, Chúa vẫn coi con người có khả năng hoạt động và hiện diện thay cho ngài, sự táo bạo này của Thiên Chúa là điều thực cao cả ẩn nấp đằng sau từ ”chức linh mục”.
Nạn lạm dụng tính dục
Từ sự cao trọng trên đây của chức linh mục, ĐTC nhắc đến một thực tại đau lòng trong thời gian gần đây và nhận định rằng:
”Điều người ta có thể chờ đợi đó là sự rạng ngời mới mẻ ấy của chức linh mục là điều không làm cho ”kẻ thù” của Thiên Chúa và Giáo hội hài lòng (vỗ tay); hắn muốn cho chức linh mục ấy biến mất để rốt cục Thiên Chúa bị đẩy ra ngoài thế giới. Vì thế, xảy ra là chính trong năm vui mừng này về bí tích linh mục, những tội của linh mục được đưa ra ánh sáng - nhất là nạn lạm dụng trẻ em, trong đó chức linh mục như một nghĩa vụ thực thi sự ân cần của Thiên Chúa dành cho con người, lại bị hiểu ngược lại. Cả chúng ta cũng khẩn thiết cầu xin ơn tha thứ của Thiên Chúa và của những người liên hệ, trong khi chúng ta muốn hứa làm tất cả những gì có thể để sự lạm dụng ấy không thể xảy ra nữa; chúng ta hứa rằng trong việc chấp nhận vào sứ vụ linh mục và trong việc huấn luyện trong hành trình chuẩn bị đến chức linh mục, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để thẩm định ơn gọi đích thực và chúng ta muốn tháp tùng nhiều hơn các linh mục trong hành trình của các vị, xin Chúa bảo vệ và gìn giữ các linh mục trong những hoàn cảnh cơ cực và trong những nguy hiểm của cuộc sống. Giả sử Năm Linh Mục chỉ là một sự tôn vinh thành tích con người của chúng ta, thì năm này sẽ bị hủy diệt vì những biến cố nói trên. Nhưng đối với chúng ta, đây là điều ngược lại, năm này là để cảm tạ biết ơn vì hồng ân của Thiên Chúa, hồng ân được giấu trong những bình đất sét và qua sự yếu đuối của con người, hồng ân ấy luôn cụ thể hóa tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới này. Như thế chúng ta thấy những điều xảy ra là một nghĩa vụ thanh tẩy, một nghĩa vụ tháp tùng chúng ta hướng về tương lai, và nhất là càng làm cho chúng ta nhìn nhận và yêu mến hồng ân cao của của Thiên Chúa. Như thế, hồng ân trở thành một quyết tâm đáp lại lòng can đảm và khiêm tốn của Thiên Chúa với lòng can đảm và khiêm tốn của chúng ta. Lời Chúa Kitô mà chúng ta đã hát trong ca nhập lễ phụng vụ hôm nay, trong giờ phút ngày có thể nói cho chúng ta thấy trở thành linh mục và làm linh mục có nghĩa là gì: ”Các con hãy mang lấy ách của Thầy và học cùng Thầy, vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Chúa là Mục Tử chăn dắt
Tiếp tục bài giảng, ĐTC quảng diễn các đoạn Kinh Thánh của ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt là đáp ca trích từ thánh vịnh 23: ”Chúa là mục tử chăn dắt tôi” và qua đó ngài nêu bật lòng từ nhân, sự ân cần quan tâm chăm sóc của Chúa đối với chúng ta, và linh mục cũng phải phải phản ánh trong sứ vụ của mình:
”Chúa biết tôi, ngài lo lắng cho tôi. Tư tưởng này phải làm cho chúng ta thực sự vui mừng. Chúng ta hãy để cho tư tưởng ấy thấu nhập sâu xa vào trong tâm hồn chúng ta. Như thế chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu: Thiên Chúa muốn chúng ta, trong tư cách là linh mục, trong một điểm nhỏ của lịch sử, chúng ta chia sẻ những quan tâm của Chúa đối với con người. Là linh mục, chúng ta muốn trở thành những người kết hiệp với sự quan tâm của Chúa đối với loài người, chúng ta giúp họ cảm nghiệm cụ thể sự ân cần của Thiên Chúa. Và trong lãnh vực được ủy thác cho mình, linh mục cùng với Chúa, phải có thể nói được: ”Tôi biết các chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi”. Biết theo nghĩa Kinh Thánh, không phải chỉ là một sự biết hời hợt bên ngoài như ta biết số điện thoại của một người, ”biết” ở đây có nghĩa là gần gũi trong nội tâm với người khác, yêu mến họ. Chúng ta phải tìm cách ”biết” con người từ phía Thiên Chúa và vì Thiên Chúa; chúng ta phải đồng hành với họ trên con đường tình bạn với Thiên Chúa”.
Trong thánh vịnh thứ 23 có nói đến việc Thiên Chúa hướng dẫn con người ”tiến qua thung lũng tối tăm”. ĐTC giải thích rằng:
”Con đường của mỗi người chúng ta một ngày kia sẽ dẫn chúng ta qua thung lũng tối tăm của sự chết trong đó không ai có thể tháp tùng chúng ta. Nhưng có Chúa ở đó. Chính Chúa Kitô bước xuống trong đêm tăm tối của sự chết. Cả nơi đó, Chúa không bỏ rơi chúng ta. Ngài hướng dẫn chúng ta tại đó. ”Nếu con có xuống âm phủ, thì Chúa vẫn ở đó” như thánh vịnh 139 đã nói. Đúng vậy Chúa hiện diện cả trong những chao đảo cuối cùng, vì thế, thánh vịnh đáp ca 23 có thể nói: ”cả trong nơi thung lũng tối tăm, tôi không sợ tai ương nào”. Nhưng khi nói về thung lũng tối tăm chúng ta cũng có thể nghĩ đến những thung lũng tối tăm của cám dỗ, nản chí, thử thách, mà mỗi người phải trải qua. Cả trong những thung lũng tăm tối ấy của cuộc sống, trong những giờ phút đen tối trong đó tất cả ánh sáng dường như tắt lịm, xin Chúa tỏ cho con thấy Chúa ở đó. Xin giúp các linh mục chúng con để chúng con có thể ở cảnh những người được ủy thác cho chúng con trong những đêm tăm tối ấy, để chúng con có thể tỏ cho họ thấy ánh sáng của Chúa.
ĐTC giải thích thêm một câu trong thánh vịnh: “Cây gậy và côn trượng Chúa mang lại an ninh cho con” và nói rằng: người mục tử cần cây gậy để chống dã thú muốn xông vào đoàn chiên; chống lại những tên cướp muốn cướp chiên. Cạnh cây gậy có côn trượng nâng đỡ và giúp mục tử tiến qua những giai đoạn khó khăn. Cả hai vật đều thuộc về thừa tác vụ trong Giáo Hội, trong sứ vụ linh mục. Cả Giáo hội cũng phải dùng cây gậy mục tử, cây gậy để bảo vệ đoàn chiên chống lại những kẻ gian trá giả mạo, chống lại những đường hướng trong thực tế chỉ làm mất hướng đi. Chính việc sử dụng cây gậy mục tử có thể là một việc phục vụ vì tình thương. Ngày nay chúng ta thấy rằng khi dung túng những thái độ không xứng đáng với đời sống linh mục, đó không phải là tình thương. Cũng thế khi để cho lan tràn lạc giáo, sự xuyên tạc và làm băng hoại đức tin. Hành động như thế cũng giống như chúng ta để cho người ta cướp mất viên ngọc quí giá và như thể đó không phải là hồng ân của Thiên Chúa nữa. Nhưng đồng thời cây gậy phải luôn luôn trở thành côn trượng của mục tử, côn trưởng giúp con người có thể bước đi trên những nẻo đường khó khăn và theo Chúa”.
Lập lại lời hứa
Sau bài giảng của ĐTC, các Hồng Y, Giám Mục và linh mục hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục. Ngài hỏi:
”Anh em có muốn kết hiệp thâm sâu hơn với Chúa Giêsu là mẫu gương linh mục của chúng ta, bằng cách từ bỏ chính mình và quyết tâm thi hành các nghĩa vụ thánh, mà anh em đã tự nguyện đảm nhận đối với Giáo Hội, do tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy hay không?
”Anh em có muốn là những người trung thành phân phát các mầu nhiệm Thiên Chúa, nhờ việc cử hành Thánh Lễ và các hoạt động phụng vụ khác, chu toàn sứ vụ lời cứu độ noi gương Chúa Kitô, là Đầu và là Mục Tử, không để cho những lợi lộc phàm nhân hướng dẫn, nhưng theo sự hướng dẫn của tình yêu đối với anh em đồng loại hay không?
Sau mỗi câu hỏi, các vị hiện diện đều thưa: ”Có, con muốn!”.
Thánh lễ được tiếp tục với một đặc biệt đó là chén lễ ĐTC sử dụng cũng là chén lễ của thánh Gioan Maria Vianney được lưu trừ trong giáo xứ của thánh nhân.
Cuối thánh lễ, trước khi ban phép lành kết thúc, ĐTC đã lập lại lời kinh phó thác và thánh hiến các linh mục cho Đức Mẹ Maria, theo công thức đã được dùng trong cuộc hành hương ngày 12 và 13-5 vừa qua của ĐTC tại Fatima. Việc phó thác này được cử hành trước ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của dân Roma.
Chào thăm
ĐTC cũng chào thăm các linh mục và tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài cám ơn bộ giáo sĩ vì những hoạt động trong Năm Linh Mục và đã tổ chức những ngày kết thúc Năm này. ĐTC tái bày tỏ lòng tín nhiệm nơi các linh mục và khuyến khích các vị tiến bước trên con đường thánh thiện. Bằng tiếng Anh, ĐTC nói: ”Anh em thân mến, tôi cám ơn anh em vì tình yêu đối với Chúa Kitô và Hiền thê của Chúa là Giáo Hội. Tôi tái long trọng xin anh em hãy trung thành với những lời đã hứa. Hãy phụng sự Thiên Chúa và dân của anh em trong sự thánh thiện và can đảm, đồng thời luôn luôn phù hợp đời sống anh em với mầu nhiệm thánh giá của Chúa.
Bằng tiếng Đức, ĐTC cám ơn các Giám Mục, linh mục và tu sĩ cũng như các tín hữu hành hương từ các giáo phận và các nước nói tiếng Đức đến tham dự buổi lễ này, để biểu lộ tình hiệp nhất với người Kế Vị Thánh Phêrô. Ngài nhắc nhở rằng “Anh em thân mến, nơi nào không có sự hiệp nhất thì không có tiến bộ. Nếu chúng ta đoàn kết với nhau, nếu chúng ta tiếp tục là cây nho đích thực trong Chúa Kitô, thì chúng ta có thể trở thanh những chứng nhân mạnh mẽ và sinh động về tình thương và chân lý, chúng ta sẽ không bị cúi rạp hoặc dập gẫy trước cơn bão hiện nay. Chúa Kitô là gốc nâng đỡ và ban sức sống cho chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân chức linh mục, cám ơn Chúa vì mỗi ngày Ngài ban cho chúng ta cơ hội mới để trở thành những mục tử tốt lành bước theo Chúa”.
Bằng tiếng Tây Ban Nha và Bồ đào nha, ĐTC cầu xin Chúa biến buổi lễ này thành một động lực mạnh mẽ giúp các linh mục tiếp tục vui sống thiên chức của mình, trong khiêm tốn và hy vọng, trở thành những sứ giả can đảm của Tin Mừng, những thừa tác viên trung tín của các bí tích và chứng nhân hùng hồn về đức bác ái. Với những tâm tình của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, tôi mời gọi anh em hãy tiếp tục hằng ngày khao khát nên thánh, với ý thức rằng ở đời này không có hạnh phúc nào lớn hơn là được hiến thân để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn”.
Bài giảng của Đức Thánh Cha:
Trong bài giảng, sau khi nhắc đến sự cao cả và vẻ đẹp của chức linh mục mà thánh Cha Sở họ Ars thường nhăc nhở chúng ta, đặc biệt trong Năm Linh mục này, ĐTC nhấn mạnh rằng:
”Linh mục không phải chỉ là người nắm giữ một chức vụ, như những người mà mỗi xã hội đều cần đến để có thể thực hiện một số chức năng. Trái lại linh mục làm điều mà không phàm nhân nào có thể tự mình làm được: đó là nhân danh Chúa Kitô tuyên bố lời tha tội và qua đó, từ phía Thiên Chúa, thay đổi tình trạng đời sống chúng ta. Linh mục đọc những lời cảm tạ của Chúa Kitô trên lễ vật bánh và rượu, những lời truyền phép biến đổi bản thể, làm cho chính Chúa Phục Sinh, Mình và Máu Ngài hiện diện, và nhờ đó biến đổi các yếu tố của thế giới: đó là những lời mở rộng thế giới cho Thiên Chúa và liên kết với Ngài. Vì thế, linh mục không phải chỉ là một ”chức vụ” nhưng là bí tích: Thiên Chúa dùng một người nghèo hèn để qua đó Ngài hiện diện cho con người và hoạt động cho họ. Thật là sự táo bạo này của Thiên Chúa, tự phó mình cho con người, và dù biết những yếu đuối của chúng ta, Chúa vẫn coi con người có khả năng hoạt động và hiện diện thay cho ngài, sự táo bạo này của Thiên Chúa là điều thực cao cả ẩn nấp đằng sau từ ”chức linh mục”.
Nạn lạm dụng tính dục
Từ sự cao trọng trên đây của chức linh mục, ĐTC nhắc đến một thực tại đau lòng trong thời gian gần đây và nhận định rằng:
”Điều người ta có thể chờ đợi đó là sự rạng ngời mới mẻ ấy của chức linh mục là điều không làm cho ”kẻ thù” của Thiên Chúa và Giáo hội hài lòng (vỗ tay); hắn muốn cho chức linh mục ấy biến mất để rốt cục Thiên Chúa bị đẩy ra ngoài thế giới. Vì thế, xảy ra là chính trong năm vui mừng này về bí tích linh mục, những tội của linh mục được đưa ra ánh sáng - nhất là nạn lạm dụng trẻ em, trong đó chức linh mục như một nghĩa vụ thực thi sự ân cần của Thiên Chúa dành cho con người, lại bị hiểu ngược lại. Cả chúng ta cũng khẩn thiết cầu xin ơn tha thứ của Thiên Chúa và của những người liên hệ, trong khi chúng ta muốn hứa làm tất cả những gì có thể để sự lạm dụng ấy không thể xảy ra nữa; chúng ta hứa rằng trong việc chấp nhận vào sứ vụ linh mục và trong việc huấn luyện trong hành trình chuẩn bị đến chức linh mục, chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để thẩm định ơn gọi đích thực và chúng ta muốn tháp tùng nhiều hơn các linh mục trong hành trình của các vị, xin Chúa bảo vệ và gìn giữ các linh mục trong những hoàn cảnh cơ cực và trong những nguy hiểm của cuộc sống. Giả sử Năm Linh Mục chỉ là một sự tôn vinh thành tích con người của chúng ta, thì năm này sẽ bị hủy diệt vì những biến cố nói trên. Nhưng đối với chúng ta, đây là điều ngược lại, năm này là để cảm tạ biết ơn vì hồng ân của Thiên Chúa, hồng ân được giấu trong những bình đất sét và qua sự yếu đuối của con người, hồng ân ấy luôn cụ thể hóa tình yêu của Thiên Chúa trong thế giới này. Như thế chúng ta thấy những điều xảy ra là một nghĩa vụ thanh tẩy, một nghĩa vụ tháp tùng chúng ta hướng về tương lai, và nhất là càng làm cho chúng ta nhìn nhận và yêu mến hồng ân cao của của Thiên Chúa. Như thế, hồng ân trở thành một quyết tâm đáp lại lòng can đảm và khiêm tốn của Thiên Chúa với lòng can đảm và khiêm tốn của chúng ta. Lời Chúa Kitô mà chúng ta đã hát trong ca nhập lễ phụng vụ hôm nay, trong giờ phút ngày có thể nói cho chúng ta thấy trở thành linh mục và làm linh mục có nghĩa là gì: ”Các con hãy mang lấy ách của Thầy và học cùng Thầy, vì Thầy hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11,29).
Chúa là Mục Tử chăn dắt
Tiếp tục bài giảng, ĐTC quảng diễn các đoạn Kinh Thánh của ngày Lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, đặc biệt là đáp ca trích từ thánh vịnh 23: ”Chúa là mục tử chăn dắt tôi” và qua đó ngài nêu bật lòng từ nhân, sự ân cần quan tâm chăm sóc của Chúa đối với chúng ta, và linh mục cũng phải phải phản ánh trong sứ vụ của mình:
”Chúa biết tôi, ngài lo lắng cho tôi. Tư tưởng này phải làm cho chúng ta thực sự vui mừng. Chúng ta hãy để cho tư tưởng ấy thấu nhập sâu xa vào trong tâm hồn chúng ta. Như thế chúng ta cũng hiểu ý nghĩa của câu: Thiên Chúa muốn chúng ta, trong tư cách là linh mục, trong một điểm nhỏ của lịch sử, chúng ta chia sẻ những quan tâm của Chúa đối với con người. Là linh mục, chúng ta muốn trở thành những người kết hiệp với sự quan tâm của Chúa đối với loài người, chúng ta giúp họ cảm nghiệm cụ thể sự ân cần của Thiên Chúa. Và trong lãnh vực được ủy thác cho mình, linh mục cùng với Chúa, phải có thể nói được: ”Tôi biết các chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi”. Biết theo nghĩa Kinh Thánh, không phải chỉ là một sự biết hời hợt bên ngoài như ta biết số điện thoại của một người, ”biết” ở đây có nghĩa là gần gũi trong nội tâm với người khác, yêu mến họ. Chúng ta phải tìm cách ”biết” con người từ phía Thiên Chúa và vì Thiên Chúa; chúng ta phải đồng hành với họ trên con đường tình bạn với Thiên Chúa”.
Trong thánh vịnh thứ 23 có nói đến việc Thiên Chúa hướng dẫn con người ”tiến qua thung lũng tối tăm”. ĐTC giải thích rằng:
”Con đường của mỗi người chúng ta một ngày kia sẽ dẫn chúng ta qua thung lũng tối tăm của sự chết trong đó không ai có thể tháp tùng chúng ta. Nhưng có Chúa ở đó. Chính Chúa Kitô bước xuống trong đêm tăm tối của sự chết. Cả nơi đó, Chúa không bỏ rơi chúng ta. Ngài hướng dẫn chúng ta tại đó. ”Nếu con có xuống âm phủ, thì Chúa vẫn ở đó” như thánh vịnh 139 đã nói. Đúng vậy Chúa hiện diện cả trong những chao đảo cuối cùng, vì thế, thánh vịnh đáp ca 23 có thể nói: ”cả trong nơi thung lũng tối tăm, tôi không sợ tai ương nào”. Nhưng khi nói về thung lũng tối tăm chúng ta cũng có thể nghĩ đến những thung lũng tối tăm của cám dỗ, nản chí, thử thách, mà mỗi người phải trải qua. Cả trong những thung lũng tăm tối ấy của cuộc sống, trong những giờ phút đen tối trong đó tất cả ánh sáng dường như tắt lịm, xin Chúa tỏ cho con thấy Chúa ở đó. Xin giúp các linh mục chúng con để chúng con có thể ở cảnh những người được ủy thác cho chúng con trong những đêm tăm tối ấy, để chúng con có thể tỏ cho họ thấy ánh sáng của Chúa.
ĐTC giải thích thêm một câu trong thánh vịnh: “Cây gậy và côn trượng Chúa mang lại an ninh cho con” và nói rằng: người mục tử cần cây gậy để chống dã thú muốn xông vào đoàn chiên; chống lại những tên cướp muốn cướp chiên. Cạnh cây gậy có côn trượng nâng đỡ và giúp mục tử tiến qua những giai đoạn khó khăn. Cả hai vật đều thuộc về thừa tác vụ trong Giáo Hội, trong sứ vụ linh mục. Cả Giáo hội cũng phải dùng cây gậy mục tử, cây gậy để bảo vệ đoàn chiên chống lại những kẻ gian trá giả mạo, chống lại những đường hướng trong thực tế chỉ làm mất hướng đi. Chính việc sử dụng cây gậy mục tử có thể là một việc phục vụ vì tình thương. Ngày nay chúng ta thấy rằng khi dung túng những thái độ không xứng đáng với đời sống linh mục, đó không phải là tình thương. Cũng thế khi để cho lan tràn lạc giáo, sự xuyên tạc và làm băng hoại đức tin. Hành động như thế cũng giống như chúng ta để cho người ta cướp mất viên ngọc quí giá và như thể đó không phải là hồng ân của Thiên Chúa nữa. Nhưng đồng thời cây gậy phải luôn luôn trở thành côn trượng của mục tử, côn trưởng giúp con người có thể bước đi trên những nẻo đường khó khăn và theo Chúa”.
Lập lại lời hứa
Sau bài giảng của ĐTC, các Hồng Y, Giám Mục và linh mục hiện diện đã cử hành nghi thức lập lại những lời đã hứa khi chịu chức linh mục. Ngài hỏi:
”Anh em có muốn kết hiệp thâm sâu hơn với Chúa Giêsu là mẫu gương linh mục của chúng ta, bằng cách từ bỏ chính mình và quyết tâm thi hành các nghĩa vụ thánh, mà anh em đã tự nguyện đảm nhận đối với Giáo Hội, do tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy hay không?
”Anh em có muốn là những người trung thành phân phát các mầu nhiệm Thiên Chúa, nhờ việc cử hành Thánh Lễ và các hoạt động phụng vụ khác, chu toàn sứ vụ lời cứu độ noi gương Chúa Kitô, là Đầu và là Mục Tử, không để cho những lợi lộc phàm nhân hướng dẫn, nhưng theo sự hướng dẫn của tình yêu đối với anh em đồng loại hay không?
Sau mỗi câu hỏi, các vị hiện diện đều thưa: ”Có, con muốn!”.
Thánh lễ được tiếp tục với một đặc biệt đó là chén lễ ĐTC sử dụng cũng là chén lễ của thánh Gioan Maria Vianney được lưu trừ trong giáo xứ của thánh nhân.
Cuối thánh lễ, trước khi ban phép lành kết thúc, ĐTC đã lập lại lời kinh phó thác và thánh hiến các linh mục cho Đức Mẹ Maria, theo công thức đã được dùng trong cuộc hành hương ngày 12 và 13-5 vừa qua của ĐTC tại Fatima. Việc phó thác này được cử hành trước ảnh Đức Mẹ là Phần rỗi của dân Roma.
Chào thăm
ĐTC cũng chào thăm các linh mục và tín hữu bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Ngài cám ơn bộ giáo sĩ vì những hoạt động trong Năm Linh Mục và đã tổ chức những ngày kết thúc Năm này. ĐTC tái bày tỏ lòng tín nhiệm nơi các linh mục và khuyến khích các vị tiến bước trên con đường thánh thiện. Bằng tiếng Anh, ĐTC nói: ”Anh em thân mến, tôi cám ơn anh em vì tình yêu đối với Chúa Kitô và Hiền thê của Chúa là Giáo Hội. Tôi tái long trọng xin anh em hãy trung thành với những lời đã hứa. Hãy phụng sự Thiên Chúa và dân của anh em trong sự thánh thiện và can đảm, đồng thời luôn luôn phù hợp đời sống anh em với mầu nhiệm thánh giá của Chúa.
Bằng tiếng Đức, ĐTC cám ơn các Giám Mục, linh mục và tu sĩ cũng như các tín hữu hành hương từ các giáo phận và các nước nói tiếng Đức đến tham dự buổi lễ này, để biểu lộ tình hiệp nhất với người Kế Vị Thánh Phêrô. Ngài nhắc nhở rằng “Anh em thân mến, nơi nào không có sự hiệp nhất thì không có tiến bộ. Nếu chúng ta đoàn kết với nhau, nếu chúng ta tiếp tục là cây nho đích thực trong Chúa Kitô, thì chúng ta có thể trở thanh những chứng nhân mạnh mẽ và sinh động về tình thương và chân lý, chúng ta sẽ không bị cúi rạp hoặc dập gẫy trước cơn bão hiện nay. Chúa Kitô là gốc nâng đỡ và ban sức sống cho chúng ta. Chúng ta hãy cảm tạ Chúa vì hồng ân chức linh mục, cám ơn Chúa vì mỗi ngày Ngài ban cho chúng ta cơ hội mới để trở thành những mục tử tốt lành bước theo Chúa”.
Bằng tiếng Tây Ban Nha và Bồ đào nha, ĐTC cầu xin Chúa biến buổi lễ này thành một động lực mạnh mẽ giúp các linh mục tiếp tục vui sống thiên chức của mình, trong khiêm tốn và hy vọng, trở thành những sứ giả can đảm của Tin Mừng, những thừa tác viên trung tín của các bí tích và chứng nhân hùng hồn về đức bác ái. Với những tâm tình của Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành, tôi mời gọi anh em hãy tiếp tục hằng ngày khao khát nên thánh, với ý thức rằng ở đời này không có hạnh phúc nào lớn hơn là được hiến thân để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho các linh hồn”.
Đức Giáo Hoàng cử hành Thánh Lễ kết thúc Năm Linh Mục
Ngọc Loan
19:44 11/06/2010
Vatican: Vào ngày thứ Sáu 11 tháng 6 năm 2010, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chủ sự Thánh Lễ đại trào kết thúc Năm Linh Mục tại Quãng Trường Thánh Phêrô, với sự đồng tế của 80 vị Hồng Y, 350 Tổng Giám Mục và Giám Mục và khoảng 15,000 Linh Mục đến từ khắp nơi trên thế giới.
Khi Đức Giáo Hoàng truyền phép Bánh và Rượu, tất cả các linh mục hiện diện đều giơ tay đọc lời nguyện truyền phép, điều này đã trở thành một Thánh Lễ đồng tế lớn nhất chưa bao giờ xảy ra tại Vatican.
Năm Linh Mục cũng trùng với dịp kỷ niệm 150 năm lễ giỗ của Cha Thánh Joan Vianney, Thánh Bổn Mạng của các Linh Mục. Trong Thánh Lễ này, Đức Giáo Hoàng cũng đã dùng chính chén Thánh mà Thánh Vianney đã dùng lúc sinh thời được mang đến từ Ba Lê.
Trong bài giảng Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đến vai trò thiên chức Linh Mục và “Linh mục không phải chỉ là người nắm giữ một chức vụ” nhưng là người “ nhân danh Chúa Kitô tuyên bố lời tha tội và qua đó, từ phía Thiên Chúa, thay đổi tình trạng đời sống chúng ta”.
Kế đến Đức Thánh Cha nhắc đến một thực trạng đau lòng của nạn lạm dụng tính dục, mà Đức Giáo Hoàng nói, “kẻ thù” Satan muốn “Thiên Chúa bị đẩy ra ngoài thế giới”. Cả một rừng người áo trắng với dây Stole cùng đồng thanh vỗ tay hoan nghênh Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha nói “vì thế, xảy ra là chính trong năm vui mừng này về bí tích linh mục, nhũng tội của linh mục được đưa ra ánh sáng- nhất là nạn lam dụng trẻ em, trong đó chức linh mục như một nghĩa vụ thực thi sự ân cần của Thiên Chúa dành cho con người, lại bị hiểu ngược lại”.
Đức Thánh Cha khẩn cầu “xin Chúa bảo vệ và gìn giữ các linh mục trong những hoàn cảnh cơ cực và trong những nguy hiểm của cuộc sống”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong dịp này cũng nói Giáo Hội Công Giáo xin Thiên Chúa thứ lỗi và “cho những người liên hệ” và nhắn nhủ các linh mục “làm tất cả những gì có thể để những lạm dụng không thể xảy ra nữa.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến năm Linh Mục không phải là năm tôn vinh các linh mục nhưng là một năm để tạ ơn và canh tân. “Giả sử Năm Linh Mục chỉ là một sự tôn vinh thành tích con người của chúng ta, thì năm này sẽ bị hủy diệt”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã dùng bài Đáp Ca Thánh Vịnh 22- Mục Tử Nhân Hậu trong ngày Lễ Thánh Tâm để huấn giáo các Linh Mục “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi sẽ chẳng thiếu gì” từ đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng nhân từ, săn sóc và gìn giữ của Chúa trên các linh mục “Người đưa tôi đến dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi”.
Đức Thánh Cha đã cảnh giác các Linh Mục “con đường của mỗi người chúng ta một ngày kia sẽ dẫn chúng ta qua thung lũng tối tăm của sự chết trong đó không ai có thể tháp tùng chúng ta” nhưng Chúa vẫn hiện diện. Đức Giáo Hoàng dùng câu Thánh Vịnh 138 đế xác tín “ nằm dưới âm ty vẫn gặp thấy Ngài”. Đức Giáo Hoàng đã dùng Thánh Vịnh 118 để khuyên các Linh Mục “chúng xô đẩy tôi, xô cho tôi ngã, nhưng Chúa đã phù trợ thân này”.
Tiếp tục bài giảng trên công việc của Người Mục Tử Nhân Lành, Đức Thánh Cha nói “Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”, Ngài nói “cả giáo hội nững phải dùng cây trưọng của người mục tử, cây trượng để bảo vệ đức tin chống lại những kẻ gian trá giả mạo, chống lại những đường hướng trong thực tế chỉ làm mất hướng đi”
“Ngày nay chúng ta thấy rằng khi dung túng những thái độ không xứng đánh với đời sống linh mục, đó không phải là tình thương. Cũng thế khi để cho lan tràn lạc giáo, xự xuyên tạc và làm băng hoại đức tin. Hành động như thế cũng giống như chúng ta để cho người ta cướp mất viên ngọc quý giá và như thế đó không phải là hồng ân của Thiên Chúa”.
Sau Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục hiện điện đã lập lại những lời hứa khi thụ phong Linh Mục.
Cuối Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã quỳ trước tượng Đức Mẹ và dâng các Linh Mục trong tay “Mẹ từ mẫu, để chu toàn trung thành ý muốn của Cha trên trời”.
Đức Giáo Hoàng cũng cầu xin Chúa Thánh Linh biến đổi các Linh Mục và để cho Giáo Hội “sẽ được canh tân nhờ các linh mục là những người thánh thiện.”
“Xin sự hiện diện của Chúa trở nên những mầm sống mới vọt lên từ sa mạc cô đơn của chúng con, là ánh mặt trời chiếu dõi nơi u tối, xin hồi phục lại an bình sau những cám dỗ nhất, để nhân lọai sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa”.
Khi Đức Giáo Hoàng truyền phép Bánh và Rượu, tất cả các linh mục hiện diện đều giơ tay đọc lời nguyện truyền phép, điều này đã trở thành một Thánh Lễ đồng tế lớn nhất chưa bao giờ xảy ra tại Vatican.
Năm Linh Mục cũng trùng với dịp kỷ niệm 150 năm lễ giỗ của Cha Thánh Joan Vianney, Thánh Bổn Mạng của các Linh Mục. Trong Thánh Lễ này, Đức Giáo Hoàng cũng đã dùng chính chén Thánh mà Thánh Vianney đã dùng lúc sinh thời được mang đến từ Ba Lê.
Trong bài giảng Đức Giáo Hoàng đã nhấn mạnh đến vai trò thiên chức Linh Mục và “Linh mục không phải chỉ là người nắm giữ một chức vụ” nhưng là người “ nhân danh Chúa Kitô tuyên bố lời tha tội và qua đó, từ phía Thiên Chúa, thay đổi tình trạng đời sống chúng ta”.
Kế đến Đức Thánh Cha nhắc đến một thực trạng đau lòng của nạn lạm dụng tính dục, mà Đức Giáo Hoàng nói, “kẻ thù” Satan muốn “Thiên Chúa bị đẩy ra ngoài thế giới”. Cả một rừng người áo trắng với dây Stole cùng đồng thanh vỗ tay hoan nghênh Giáo Hoàng.
Đức Thánh Cha nói “vì thế, xảy ra là chính trong năm vui mừng này về bí tích linh mục, nhũng tội của linh mục được đưa ra ánh sáng- nhất là nạn lam dụng trẻ em, trong đó chức linh mục như một nghĩa vụ thực thi sự ân cần của Thiên Chúa dành cho con người, lại bị hiểu ngược lại”.
Đức Thánh Cha khẩn cầu “xin Chúa bảo vệ và gìn giữ các linh mục trong những hoàn cảnh cơ cực và trong những nguy hiểm của cuộc sống”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI trong dịp này cũng nói Giáo Hội Công Giáo xin Thiên Chúa thứ lỗi và “cho những người liên hệ” và nhắn nhủ các linh mục “làm tất cả những gì có thể để những lạm dụng không thể xảy ra nữa.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến năm Linh Mục không phải là năm tôn vinh các linh mục nhưng là một năm để tạ ơn và canh tân. “Giả sử Năm Linh Mục chỉ là một sự tôn vinh thành tích con người của chúng ta, thì năm này sẽ bị hủy diệt”.
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã dùng bài Đáp Ca Thánh Vịnh 22- Mục Tử Nhân Hậu trong ngày Lễ Thánh Tâm để huấn giáo các Linh Mục “Chúa là mục tử chăn dắt tôi, tôi sẽ chẳng thiếu gì” từ đó Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến lòng nhân từ, săn sóc và gìn giữ của Chúa trên các linh mục “Người đưa tôi đến dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi”.
Đức Thánh Cha đã cảnh giác các Linh Mục “con đường của mỗi người chúng ta một ngày kia sẽ dẫn chúng ta qua thung lũng tối tăm của sự chết trong đó không ai có thể tháp tùng chúng ta” nhưng Chúa vẫn hiện diện. Đức Giáo Hoàng dùng câu Thánh Vịnh 138 đế xác tín “ nằm dưới âm ty vẫn gặp thấy Ngài”. Đức Giáo Hoàng đã dùng Thánh Vịnh 118 để khuyên các Linh Mục “chúng xô đẩy tôi, xô cho tôi ngã, nhưng Chúa đã phù trợ thân này”.
Tiếp tục bài giảng trên công việc của Người Mục Tử Nhân Lành, Đức Thánh Cha nói “Côn trượng Ngài bảo vệ, con vững dạ an tâm”, Ngài nói “cả giáo hội nững phải dùng cây trưọng của người mục tử, cây trượng để bảo vệ đức tin chống lại những kẻ gian trá giả mạo, chống lại những đường hướng trong thực tế chỉ làm mất hướng đi”
“Ngày nay chúng ta thấy rằng khi dung túng những thái độ không xứng đánh với đời sống linh mục, đó không phải là tình thương. Cũng thế khi để cho lan tràn lạc giáo, xự xuyên tạc và làm băng hoại đức tin. Hành động như thế cũng giống như chúng ta để cho người ta cướp mất viên ngọc quý giá và như thế đó không phải là hồng ân của Thiên Chúa”.
Sau Bài Giảng của Đức Giáo Hoàng, các Hồng Y, Giám Mục và Linh Mục hiện điện đã lập lại những lời hứa khi thụ phong Linh Mục.
Cuối Thánh Lễ, Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã quỳ trước tượng Đức Mẹ và dâng các Linh Mục trong tay “Mẹ từ mẫu, để chu toàn trung thành ý muốn của Cha trên trời”.
Đức Giáo Hoàng cũng cầu xin Chúa Thánh Linh biến đổi các Linh Mục và để cho Giáo Hội “sẽ được canh tân nhờ các linh mục là những người thánh thiện.”
“Xin sự hiện diện của Chúa trở nên những mầm sống mới vọt lên từ sa mạc cô đơn của chúng con, là ánh mặt trời chiếu dõi nơi u tối, xin hồi phục lại an bình sau những cám dỗ nhất, để nhân lọai sẽ nhìn thấy ơn cứu độ của Chúa”.
Top Stories
Chine: A Shenzhen, des travailleurs migrants soulignent le manque d’implication de l’Eglise catholique auprès des employés de Foxconn
Eglises d'Asie
09:22 11/06/2010
Eglises d’Asie, 11 juin 2010 – A Shenzhen, la zone économique spéciale qui jouxte Hongkong, l’actualité a ces dernières semaines concentré ses regards sur Foxconn Technology, le premier sous-traitant mondial de grandes marques de produits électroniques telles que Apple, Nokia, Dell ou Sony, notamment parce que, dans les deux immenses usines de ce groupe à capitaux taïwanais, plus d’une dizaine d’employés – dont la plus jeune avait 16 ans – se sont suicidés sur leur lieu de travail depuis janvier 2010. Parmi les 400 000 employés de ces deux usines figurent des catholiques, dont certains n’hésitent pas à critiquer l’Eglise locale pour son manque d’implication face à ces tragédies et à son absence de réactivité pour apporter un soutien humain et spirituel aux travailleurs migrants.
Sous les feux de l’actualité, le groupe taïwanais a annoncé, le 7 juin, qu’à compter du 1er octobre prochain le salaire de base dans ses usines de Shenzhen serait relevé de 70 %. Avant cela, différentes mesures avaient été prises pour tenter de mettre fin à ce qui s’apparentait de plus en plus à une vague de suicides. Des psychologues ont été embauchés, des hotlines mises en place (1) et il a même été fait appel à des moines bouddhistes du Mont Wutai, l’une des quatre montagnes sacrées de Chine. Ces moines ont notamment reçu pour mission de faire fuir les mauvais esprits sensés roder autour des usines, car, pour certains chez Foxconn, ce serait là la principale cause des suicides.
Pour les travailleurs migrants qui peuplent les ateliers de montage de l’usine, la raison des suicides peut sans doute être cherchée dans le domaine spirituel, mais, comme ont témoigné certains d’entre eux sous couvert de l’anonymat, c’est plutôt le manque de respect mutuel et l’absence de chaleur dans les relations entre les employés qui nuisent à la vie spirituelle des personnes, lesquelles sont immergées dans une entreprise aux normes très strictes, pour un travail répétitif et sans perspective.
Contacté par l’agence Ucanews (2), Chen est un travailleur migrant catholique, employé chez Foxconn; il travaille sur les chaînes d’assemblage de l’iPhone et se présente sous son seul patronyme. Il témoigne de son isolement: « Je ne connais pas les lieux, ni la ville alentour. A l’occasion, je dois travailler le dimanche et c’est pourquoi je n’ai pas l’occasion d’aller à la paroisse locale pour la messe dominicale. » Il n’hésite pas à dire que l’Eglise ne se préoccupe pas suffisamment du sort des travailleurs migrants, qui le plus souvent ne connaissent que les quelques personnes avec lesquelles ils partagent leur dortoir. Il serait bienvenu, poursuit-il, que les paroisses de Shenzhen proposent des activités le week-end pour conforter les gens dans leur vie de foi et de communauté. Des visites pourraient également être organisées pour aller à la rencontre de ceux qui ne peuvent, du fait des rythmes de travail, se rendre à l’église.
En l’absence d’un tel soutien de la part de l’Eglise locale, Chen et une trentaine de ses coreligionnaires employés par Foxconn ou d’autres usines ont créé un forum d’échanges sur Internet, un espace ouvert où ils expriment leurs joies et leurs soucis. Tous ne travaillent pas chez Foxconn mais tous sont employés dans des usines de la zone économique spéciale.
Dans les paroisses catholiques de Shenzhen, on reconnaît la nécessité de se mobiliser pour venir en aide aux travailleurs migrants. « Nous n’avons sans doute pas été assez réactifs, peut-être du fait d’une certaine immaturité dans notre formation spirituelle, témoigne un prêtre. Mais les paroissiens de Shenzhen ont véritablement le souci des questions sociales. »
A Shenzhen, une ville et un centre industriel surgis des rizières à partir des années 1980, la population dépasse les 14 millions d’habitants, dont 2 seulement ont le statut de résidents permanents. L’afflux de migrants, venus de l’arrière-pays et de toutes les provinces de Chine, a fait de cette région la cinquième région la plus densément peuplée du monde. Les catholiques estiment que leur nombre n’y dépasse pas les 30 000, soit 0,21 % de la population totale. Et, tout comme Shenzhen dispose d’un statut particulier en tant que zone économique spéciale, l’Eglise locale y est organisée de manière particulière: les deux églises paroissiales, la chapelle et les six missions qui la composent ne dépendent pas d’un diocèse local, mais sont directement rattachées à la Conférence épiscopale « officielle » à Pékin. Les six prêtres qui y servent sont envoyés de Pékin pour trois ans en moyenne.
Pour le P. Francis Xavier Zhang Tianlu, curé de la paroisse Saint-Antoine, dans le district de Futian, la mobilité des prêtres est un handicap. « Nous ne pouvons pas prendre nos propres décisions, comme cela se fait dans un diocèse normal. Certaines initiatives pastorales manquent de continuité du fait de la rotation trop rapide des prêtres », explique-t-il, ajoutant qu’en dépit de ces difficultés, la communauté catholique ne manque pas de dynamisme. Plus de 1 000 baptêmes sont célébrés chaque année à Shenzhen. En 2007, une mission a été fondée à Guangming, nouveau district industriel high-tech, et une église y a été construite. En 2011, une nouvelle église sera édifiée. Des « équipes d’évangélisation Xavier » ont été fondées sur le modèle de saint François Xavier, pour relever le défi de l’évangélisation. A la paroisse Saint-Antoine, des groupes de partage ont été organisés pour accueillir ceux qui s’interrogent sur ce qu’est le catholicisme. Enfin, tous les dimanches, une messe est célébrée en anglais pour environ 500 étrangers.
La difficulté principale semble toutefois être la prise de contact avec les travailleurs migrants. Un paroissien témoigne: « Quelqu’un m’a dit: ‘Vous, les gens qui avez une religion, vous devriez sortir et évangéliser. Ces pauvres travailleurs n’en seraient pas réduits à de telles extrémités (le suicide) s’ils avaient foi en quelque chose.’ »
(1) Une hotline mise en place par Foxconn porte le numéro 785785 qui signifie qi(ng) ba(ng) wo (‘Aidez moi s’il vous plaît, aidez moi !’).
(2) Ucanews, 11 juin 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 11 juin 2010)
Sous les feux de l’actualité, le groupe taïwanais a annoncé, le 7 juin, qu’à compter du 1er octobre prochain le salaire de base dans ses usines de Shenzhen serait relevé de 70 %. Avant cela, différentes mesures avaient été prises pour tenter de mettre fin à ce qui s’apparentait de plus en plus à une vague de suicides. Des psychologues ont été embauchés, des hotlines mises en place (1) et il a même été fait appel à des moines bouddhistes du Mont Wutai, l’une des quatre montagnes sacrées de Chine. Ces moines ont notamment reçu pour mission de faire fuir les mauvais esprits sensés roder autour des usines, car, pour certains chez Foxconn, ce serait là la principale cause des suicides.
Pour les travailleurs migrants qui peuplent les ateliers de montage de l’usine, la raison des suicides peut sans doute être cherchée dans le domaine spirituel, mais, comme ont témoigné certains d’entre eux sous couvert de l’anonymat, c’est plutôt le manque de respect mutuel et l’absence de chaleur dans les relations entre les employés qui nuisent à la vie spirituelle des personnes, lesquelles sont immergées dans une entreprise aux normes très strictes, pour un travail répétitif et sans perspective.
Contacté par l’agence Ucanews (2), Chen est un travailleur migrant catholique, employé chez Foxconn; il travaille sur les chaînes d’assemblage de l’iPhone et se présente sous son seul patronyme. Il témoigne de son isolement: « Je ne connais pas les lieux, ni la ville alentour. A l’occasion, je dois travailler le dimanche et c’est pourquoi je n’ai pas l’occasion d’aller à la paroisse locale pour la messe dominicale. » Il n’hésite pas à dire que l’Eglise ne se préoccupe pas suffisamment du sort des travailleurs migrants, qui le plus souvent ne connaissent que les quelques personnes avec lesquelles ils partagent leur dortoir. Il serait bienvenu, poursuit-il, que les paroisses de Shenzhen proposent des activités le week-end pour conforter les gens dans leur vie de foi et de communauté. Des visites pourraient également être organisées pour aller à la rencontre de ceux qui ne peuvent, du fait des rythmes de travail, se rendre à l’église.
En l’absence d’un tel soutien de la part de l’Eglise locale, Chen et une trentaine de ses coreligionnaires employés par Foxconn ou d’autres usines ont créé un forum d’échanges sur Internet, un espace ouvert où ils expriment leurs joies et leurs soucis. Tous ne travaillent pas chez Foxconn mais tous sont employés dans des usines de la zone économique spéciale.
Dans les paroisses catholiques de Shenzhen, on reconnaît la nécessité de se mobiliser pour venir en aide aux travailleurs migrants. « Nous n’avons sans doute pas été assez réactifs, peut-être du fait d’une certaine immaturité dans notre formation spirituelle, témoigne un prêtre. Mais les paroissiens de Shenzhen ont véritablement le souci des questions sociales. »
A Shenzhen, une ville et un centre industriel surgis des rizières à partir des années 1980, la population dépasse les 14 millions d’habitants, dont 2 seulement ont le statut de résidents permanents. L’afflux de migrants, venus de l’arrière-pays et de toutes les provinces de Chine, a fait de cette région la cinquième région la plus densément peuplée du monde. Les catholiques estiment que leur nombre n’y dépasse pas les 30 000, soit 0,21 % de la population totale. Et, tout comme Shenzhen dispose d’un statut particulier en tant que zone économique spéciale, l’Eglise locale y est organisée de manière particulière: les deux églises paroissiales, la chapelle et les six missions qui la composent ne dépendent pas d’un diocèse local, mais sont directement rattachées à la Conférence épiscopale « officielle » à Pékin. Les six prêtres qui y servent sont envoyés de Pékin pour trois ans en moyenne.
Pour le P. Francis Xavier Zhang Tianlu, curé de la paroisse Saint-Antoine, dans le district de Futian, la mobilité des prêtres est un handicap. « Nous ne pouvons pas prendre nos propres décisions, comme cela se fait dans un diocèse normal. Certaines initiatives pastorales manquent de continuité du fait de la rotation trop rapide des prêtres », explique-t-il, ajoutant qu’en dépit de ces difficultés, la communauté catholique ne manque pas de dynamisme. Plus de 1 000 baptêmes sont célébrés chaque année à Shenzhen. En 2007, une mission a été fondée à Guangming, nouveau district industriel high-tech, et une église y a été construite. En 2011, une nouvelle église sera édifiée. Des « équipes d’évangélisation Xavier » ont été fondées sur le modèle de saint François Xavier, pour relever le défi de l’évangélisation. A la paroisse Saint-Antoine, des groupes de partage ont été organisés pour accueillir ceux qui s’interrogent sur ce qu’est le catholicisme. Enfin, tous les dimanches, une messe est célébrée en anglais pour environ 500 étrangers.
La difficulté principale semble toutefois être la prise de contact avec les travailleurs migrants. Un paroissien témoigne: « Quelqu’un m’a dit: ‘Vous, les gens qui avez une religion, vous devriez sortir et évangéliser. Ces pauvres travailleurs n’en seraient pas réduits à de telles extrémités (le suicide) s’ils avaient foi en quelque chose.’ »
(1) Une hotline mise en place par Foxconn porte le numéro 785785 qui signifie qi(ng) ba(ng) wo (‘Aidez moi s’il vous plaît, aidez moi !’).
(2) Ucanews, 11 juin 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 11 juin 2010)
Thailande: Les différents chefs religieux appellent à la réconciliation après les événements sanglants du mois dernier
Eglises d'Asie
09:23 11/06/2010
Eglises d’Asie, 11 juin 2010 – Environ 600 personnes, dont 50 catholiques, ont assisté à une cérémonie interreligieuse jeudi 10 juin en soutien à la campagne de réconciliation nationale proposé par le gouvernement, après les semaines sanglantes d’affrontement entre l’Etat et les « chemises rouges » qui se sont soldées par la mort de 88 personnes et près de 2 000 blessés (1).
Le Premier ministre thaïlandais, Abhisit Vejjajiva, fortement critiqué aujourd’hui pour son implication dans la répression violente du mouvement des « chemises rouges », a présidé cette cérémonie traditionnelle « d’acquisition de mérites », qui dans la conception bouddhiste permet d’effacer les conséquences des actes néfastes et offre aux morts le bénéfice des offrandes réparatrices offertes par les vivants. Le gouvernement thaïlandais a organisé de nombreuses cérémonies de ce type depuis les « semaines rouges », réunissant généralement des membres des autres religions, christianisme, islam, hindouisme et confucianisme, qui ont pratiqué leurs propres rites, tout en s’associant aux cérémonies expiatoires des bouddhistes, très largement majoritaires dans le pays.
Abhisit Vejjajiva a ensuite lancé un appel télévisé incitant tous les citoyens de Thaïlande à s’unir à cette campagne de réconciliation. « Il est temps pour le pays de se reconstruire et de cicatriser ses blessures. Chaque religion doit contribuer à faire revenir la paix », a déclaré pour sa part Mgr Francis Xavier Kriengsak Kovitvanit, archevêque catholique de Bangkok, qui participait à la célébration (2). Devant la foule rassemblant bouddhistes, chrétiens, musulmans, sikhs et hindous, il a également lu la « prière pour la paix », attribuée à saint François d’Assise (3).
Accompagnés de plusieurs de ses ministres, le Premier ministre Abhisit Vejjajiva a ensuite pris part à un colloque d’universitaires, de fonctionnaires et de représentants du secteur privé afin de discuter des cinq points du plan de réconciliation nationale (4). Ce programme vise à préserver la monarchie en la mettant au-dessus du jeu politique, tout en instaurant des réformes pour réduire les inégalités sociales et économiques. Il se propose aussi d’établir une plus grande indépendance des médias, de diligenter une enquête indépendante sur les violences qui ont eu lieu dans la capitale, et surtout de s’assurer l’adhésion et la participation des parties concernées. Abhisit Vejjajiva a également demandé à ce que soient organisées des réunions de réflexion dans tout le pays sur la manière de mettre en pratique le programme.
L’un des ministres auprès du Premier ministre, Sathit Wongnongtaey, a déclaré que le gouvernement avait prévu une série d’actions pour promouvoir l’unité des Thaïlandais, lesquelles seraient lancées le 13 juin prochain et demanderaient la participation de l’ensemble de la population.
(1) Voir EDA 527, 528, 530
(2) Ucanews, 11 juin 2010.
(3) Le prélat avait déjà lancé de semblables appels à la paix lors des heures les plus critiques de l’affrontement entre les « chemises rouges » et le gouvernement, notamment le 15 avril dernier. Lors de ce rassemblement interreligieux, Mgr Kovitvanit, le vénérable Thammakosajarn, représentant du patriarche suprême du bouddhisme de Thaïlande, et Imron Maluleen, vice-président du Comité islamique central de Thaïlande, avaient demandé à leurs fidèles de prier chaque soir pour la paix. Voir EDA 528
(4) Certains points de ce plan avaient déjà été présentés début mai par Abhisit Vejjajiva. Ils comprenaient la tenue d’élections à la mi-novembre, des réunions entre le gouvernement et les leaders des « chemises rouges » pour réduire les inégalités, la réforme des médias pour une plus grande indépendance, et des amendements à la Constitution. L’assaut final et meurtrier du camp retranché des « rouges » le 19 mai avait fait échouer les premières discussions. Cf. Arnaud Dubus sur RFI, 1er juin 2010, 29 mai 2010, 26 mai 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 11 juin 2010)
Le Premier ministre thaïlandais, Abhisit Vejjajiva, fortement critiqué aujourd’hui pour son implication dans la répression violente du mouvement des « chemises rouges », a présidé cette cérémonie traditionnelle « d’acquisition de mérites », qui dans la conception bouddhiste permet d’effacer les conséquences des actes néfastes et offre aux morts le bénéfice des offrandes réparatrices offertes par les vivants. Le gouvernement thaïlandais a organisé de nombreuses cérémonies de ce type depuis les « semaines rouges », réunissant généralement des membres des autres religions, christianisme, islam, hindouisme et confucianisme, qui ont pratiqué leurs propres rites, tout en s’associant aux cérémonies expiatoires des bouddhistes, très largement majoritaires dans le pays.
Abhisit Vejjajiva a ensuite lancé un appel télévisé incitant tous les citoyens de Thaïlande à s’unir à cette campagne de réconciliation. « Il est temps pour le pays de se reconstruire et de cicatriser ses blessures. Chaque religion doit contribuer à faire revenir la paix », a déclaré pour sa part Mgr Francis Xavier Kriengsak Kovitvanit, archevêque catholique de Bangkok, qui participait à la célébration (2). Devant la foule rassemblant bouddhistes, chrétiens, musulmans, sikhs et hindous, il a également lu la « prière pour la paix », attribuée à saint François d’Assise (3).
Accompagnés de plusieurs de ses ministres, le Premier ministre Abhisit Vejjajiva a ensuite pris part à un colloque d’universitaires, de fonctionnaires et de représentants du secteur privé afin de discuter des cinq points du plan de réconciliation nationale (4). Ce programme vise à préserver la monarchie en la mettant au-dessus du jeu politique, tout en instaurant des réformes pour réduire les inégalités sociales et économiques. Il se propose aussi d’établir une plus grande indépendance des médias, de diligenter une enquête indépendante sur les violences qui ont eu lieu dans la capitale, et surtout de s’assurer l’adhésion et la participation des parties concernées. Abhisit Vejjajiva a également demandé à ce que soient organisées des réunions de réflexion dans tout le pays sur la manière de mettre en pratique le programme.
L’un des ministres auprès du Premier ministre, Sathit Wongnongtaey, a déclaré que le gouvernement avait prévu une série d’actions pour promouvoir l’unité des Thaïlandais, lesquelles seraient lancées le 13 juin prochain et demanderaient la participation de l’ensemble de la population.
(1) Voir EDA 527, 528, 530
(2) Ucanews, 11 juin 2010.
(3) Le prélat avait déjà lancé de semblables appels à la paix lors des heures les plus critiques de l’affrontement entre les « chemises rouges » et le gouvernement, notamment le 15 avril dernier. Lors de ce rassemblement interreligieux, Mgr Kovitvanit, le vénérable Thammakosajarn, représentant du patriarche suprême du bouddhisme de Thaïlande, et Imron Maluleen, vice-président du Comité islamique central de Thaïlande, avaient demandé à leurs fidèles de prier chaque soir pour la paix. Voir EDA 528
(4) Certains points de ce plan avaient déjà été présentés début mai par Abhisit Vejjajiva. Ils comprenaient la tenue d’élections à la mi-novembre, des réunions entre le gouvernement et les leaders des « chemises rouges » pour réduire les inégalités, la réforme des médias pour une plus grande indépendance, et des amendements à la Constitution. L’assaut final et meurtrier du camp retranché des « rouges » le 19 mai avait fait échouer les premières discussions. Cf. Arnaud Dubus sur RFI, 1er juin 2010, 29 mai 2010, 26 mai 2010.
(Source: Eglises d'Asie, 11 juin 2010)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ phong chức 33 tân Linh Mục tại Trung Tâm Mục Vụ Sài Gòn
Phêrô Nguyễn Quang Ngọc
06:10 11/06/2010
SAIGÒN - Vào lúc 6h00 ngày 11 tháng 06 năm 2010 nhân Lễ trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và cũng là ngày thánh hóa các Linh mục và khép lại Năm Thánh Linh mục, tại Trung Tâm Mục Vụ Tổng Giáo Phận Sài Gòn diễn ra Lễ trao tác vụ Linh mục cho 33 Thầy Phó Tế sau đây:
Hình ảnh Lễ phong chức Linh mục tại Saigòn
1. Giuse Hoàng Đình Hải, GP
2. Phanxicô Xaviê Trần Minh Hiếu, GP
3. Batolômêô Nguyễn Hoàng Tú, GP
4. Phêrô Vêrôna Trần Văn Cẩm, OP
5. Giuse Nguyễn Đình Chiến, OP
6. Giuse Nguyễn Viết Chinh, OP
7. Giuse Hoàng Văn Hòa, OP
8. Đaminh Nguyễn Thành Lượng, OP
9. Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Nhật, OP
10. Gioakim Đặng Quốc Phong, OP
11. Gioan Baotixita Lưu Quốc Phương, OP
12. Giuse Vũ Quang Tấn, OP
13. Đaminh Nguyễn Tuấn Thời, OP
14. Phaolô Cao Chu Vũ, OP
15. Gioan Baotixita Trần Thanh Kim, SDB
16. Phêrô Ngô Xuân Thinh, SDB
17. Anphongsô Đinh Công Sáng, SVD
18. Martinô Lê Quang Tuấn, SVD
19. Micae Trần Phúc Ca, SVD
20. Giuse Lê Văn Quốc, SVD
21. Đaminh Nguyễn Văn Trọng, Tu Hội Nhà Chúa
22. Giuse Mai Văn Hoàn, Tu Hội Nhà Chúa
23. Gioakim Nguyễn Thành Tựu, Tu Hội Nhà Chúa
24. Maximilianô Kôlbê Maria Hoàng Duy Bổn, CMC
25. Phaolô Maria Hoàng Minh Châu, CMC
26. Hilariô Maria Phạm Ngọc Chính, CMC
27. Gioakim Maria Đặng Việt Cường, CMC
28. Micae Maria Thân Văn Duy, CMC
29. Gioan Vianê Maria Cái Huy Hoàng, CMC
30. Gioan Lasan Maria Đặng Quốc Hưng, CMC
31. Gioan Boscô Maria Phạm Văn Phương, CMC
32. Gioan Baotixita Maria Vũ Đình Tới, CMC
33. Barnaba Maria Dương Quốc Tuấn, CMC
Thánh Lễ do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế cùng với sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita, Quý Cha Giám Tỉnh, Quý Linh mục thuộc Giáo Phận và Quý Linh mục thuộc các Dòng.
Ngay từ 05h00, Trung Tâm Mục Vụ như bị đánh thức bởi mọi người đã tập trung đầy đủ, từ khắp nơi, bằng nhiều phương tiện, tất cả đều mang niềm vui, hân hoan đến với Thánh Lễ Truyền Chức. Nét vui mừng ấy, hiện rõ trên gương mặt của các Tân chức và đặc biệt là nơi Quý Ông Bà Cố, gia đình của 33 Thầy Phó Tế.
Quảng trường tại Trung Tâm Mục Vụ dường như quá chật với sự hiện diện của 10.000 người. Lễ đài thật nỗi bật với hàng chữ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga15,9). Đây chính là câu khẩu hiệu và cũng là ý lực chính của Thánh Lễ hôm nay.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã chia sẽ 2 điều qua các bài đọc dẫn dắt và chăm sóc đoàn chiên, Thiên Chúa bày tỏ lòng từ ái bao dung, quản đại từ đàn chiên và từng con chiên, đó là lời yêu thương của Chúa, là tấm bánh bẻ ra cho sự sống dồi dào. Nhiệm vụ các Tân Linh mục phải tỏ sáng lòng yêu thương của Chúa, bỏ mình, quên mình để phục vụ cho sự sống dồi dào, Linh mục được Chúa Kitô ký thác Mẹ Ngài như Tông đồ hồi xưa, cũng ký thác các Tân chức cho người Mẹ hiền, cho Cộng đoàn. Linh mục hãy đón vào cuộc đời mình sẽ bình an và tràn đầy niềm vui, xin Chúa chúc lành cho mọi người đã góp phần vào việc xây dựng người Mục tử như lòng Chúa mong ước.
Nghi thức phong chức Linh mục do Đức Hồng Y Gioan Baotixita chủ sự và Đức Cha Phụ Tá trong không khí thiêng liêng, trang trọng.
Trong phần hiệp Lễ, các Tân Linh mục trao Mình Thánh Chúa cho Cộng đoàn, để thể hiện tinh thần hiệp nhất, yêu thương.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, đại diện gia đình các Tân Linh mục cảm ơn Đức Hồng Y, Đức Cha Phụ Tá và Quý Cha đã cầu nguyện nâng đỡ cho các Tân Linh mục được trao ban tác vụ hôm nay. Kế tiếp, với tâm tình tri ân, Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita thay mặt Linh mục đoàn cảm ơn Quý Ông Bà Cố, sự đóng góp và công lao của Quý Ông Bà Cố là rất lớn cho Giáo Hội vì Quý Ông Bà Cố đã âm thầm, hy sinh và dâng cho Giáo Hội những người con ưu tú, làm Linh mục của Chúa và của Giáo Hội.
Phần chúc mừng các Tân Linh mục càng rộn ràng hơn vì các em Thiếu nhi Giáo xứ Hạnh Thông Tây đem đến tiết mục múa Mừng Năm Thánh như để chào đón 33 Tân Linh mục, đồng thời cảm ơn tất cả các Linh mục trong ngày kết thúc năm Linh mục hôm nay,
Thánh Lễ kết thúc lúc 08h15, bầu trời trong xanh, nắng vàng tươi, ấm áp như cầu chúc cho Quý Tân Linh Mục luôn trung thành với sự mạng cao quý mà Thiên Chúa trao cho.
Hình ảnh Lễ phong chức Linh mục tại Saigòn
2. Phanxicô Xaviê Trần Minh Hiếu, GP
3. Batolômêô Nguyễn Hoàng Tú, GP
4. Phêrô Vêrôna Trần Văn Cẩm, OP
5. Giuse Nguyễn Đình Chiến, OP
6. Giuse Nguyễn Viết Chinh, OP
7. Giuse Hoàng Văn Hòa, OP
8. Đaminh Nguyễn Thành Lượng, OP
9. Phanxicô Xaviê Nguyễn Minh Nhật, OP
10. Gioakim Đặng Quốc Phong, OP
11. Gioan Baotixita Lưu Quốc Phương, OP
12. Giuse Vũ Quang Tấn, OP
13. Đaminh Nguyễn Tuấn Thời, OP
14. Phaolô Cao Chu Vũ, OP
15. Gioan Baotixita Trần Thanh Kim, SDB
16. Phêrô Ngô Xuân Thinh, SDB
17. Anphongsô Đinh Công Sáng, SVD
18. Martinô Lê Quang Tuấn, SVD
19. Micae Trần Phúc Ca, SVD
20. Giuse Lê Văn Quốc, SVD
21. Đaminh Nguyễn Văn Trọng, Tu Hội Nhà Chúa
22. Giuse Mai Văn Hoàn, Tu Hội Nhà Chúa
23. Gioakim Nguyễn Thành Tựu, Tu Hội Nhà Chúa
24. Maximilianô Kôlbê Maria Hoàng Duy Bổn, CMC
25. Phaolô Maria Hoàng Minh Châu, CMC
26. Hilariô Maria Phạm Ngọc Chính, CMC
27. Gioakim Maria Đặng Việt Cường, CMC
28. Micae Maria Thân Văn Duy, CMC
29. Gioan Vianê Maria Cái Huy Hoàng, CMC
30. Gioan Lasan Maria Đặng Quốc Hưng, CMC
31. Gioan Boscô Maria Phạm Văn Phương, CMC
32. Gioan Baotixita Maria Vũ Đình Tới, CMC
33. Barnaba Maria Dương Quốc Tuấn, CMC
Thánh Lễ do Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn chủ tế cùng với sự hiện diện của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita, Quý Cha Giám Tỉnh, Quý Linh mục thuộc Giáo Phận và Quý Linh mục thuộc các Dòng.
Ngay từ 05h00, Trung Tâm Mục Vụ như bị đánh thức bởi mọi người đã tập trung đầy đủ, từ khắp nơi, bằng nhiều phương tiện, tất cả đều mang niềm vui, hân hoan đến với Thánh Lễ Truyền Chức. Nét vui mừng ấy, hiện rõ trên gương mặt của các Tân chức và đặc biệt là nơi Quý Ông Bà Cố, gia đình của 33 Thầy Phó Tế.
Quảng trường tại Trung Tâm Mục Vụ dường như quá chật với sự hiện diện của 10.000 người. Lễ đài thật nỗi bật với hàng chữ: “Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy” (Ga15,9). Đây chính là câu khẩu hiệu và cũng là ý lực chính của Thánh Lễ hôm nay.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Gioan Baotixita đã chia sẽ 2 điều qua các bài đọc dẫn dắt và chăm sóc đoàn chiên, Thiên Chúa bày tỏ lòng từ ái bao dung, quản đại từ đàn chiên và từng con chiên, đó là lời yêu thương của Chúa, là tấm bánh bẻ ra cho sự sống dồi dào. Nhiệm vụ các Tân Linh mục phải tỏ sáng lòng yêu thương của Chúa, bỏ mình, quên mình để phục vụ cho sự sống dồi dào, Linh mục được Chúa Kitô ký thác Mẹ Ngài như Tông đồ hồi xưa, cũng ký thác các Tân chức cho người Mẹ hiền, cho Cộng đoàn. Linh mục hãy đón vào cuộc đời mình sẽ bình an và tràn đầy niềm vui, xin Chúa chúc lành cho mọi người đã góp phần vào việc xây dựng người Mục tử như lòng Chúa mong ước.
Nghi thức phong chức Linh mục do Đức Hồng Y Gioan Baotixita chủ sự và Đức Cha Phụ Tá trong không khí thiêng liêng, trang trọng.
Trong phần hiệp Lễ, các Tân Linh mục trao Mình Thánh Chúa cho Cộng đoàn, để thể hiện tinh thần hiệp nhất, yêu thương.
Sau lời nguyện hiệp Lễ, đại diện gia đình các Tân Linh mục cảm ơn Đức Hồng Y, Đức Cha Phụ Tá và Quý Cha đã cầu nguyện nâng đỡ cho các Tân Linh mục được trao ban tác vụ hôm nay. Kế tiếp, với tâm tình tri ân, Cha Tổng Đại Diện Gioan Baotixita thay mặt Linh mục đoàn cảm ơn Quý Ông Bà Cố, sự đóng góp và công lao của Quý Ông Bà Cố là rất lớn cho Giáo Hội vì Quý Ông Bà Cố đã âm thầm, hy sinh và dâng cho Giáo Hội những người con ưu tú, làm Linh mục của Chúa và của Giáo Hội.
Phần chúc mừng các Tân Linh mục càng rộn ràng hơn vì các em Thiếu nhi Giáo xứ Hạnh Thông Tây đem đến tiết mục múa Mừng Năm Thánh như để chào đón 33 Tân Linh mục, đồng thời cảm ơn tất cả các Linh mục trong ngày kết thúc năm Linh mục hôm nay,
Thánh Lễ kết thúc lúc 08h15, bầu trời trong xanh, nắng vàng tươi, ấm áp như cầu chúc cho Quý Tân Linh Mục luôn trung thành với sự mạng cao quý mà Thiên Chúa trao cho.
Thánh Lễ phong chức 5 tân Linh Mục tại Đà Nẵng
Paul Maria
06:21 11/06/2010
ĐÀ NẴNG - Cùng với Hội Thánh hoàn vũ, hôm nay ( 11/6/2010 ), Giáo phận Đà Nẵng hân hoan và long trọng cử hành Thánh lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu và Truyền chức Linh Mục tại sân Nà thờ Chính Tòa cho 5 Thầy Phó tế:
Hình ảnh lễ phong chức
- Giacôbê Nguyễn Hồng Phong, Giáo xứ Ái Nghĩa
- Giuse Nguyễn Quốc Quang, Giáo xứ Hòa Khánh
- Anrê Phan Quang, Giáo xứ Hà Lam
- Phaolô Phạm Thanh Thảo, Giáo xứ Chính Tòa
- Simon Nguyễn Can Trường, Giáo xứ Cồn Dầu
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà Nẵng Chủ phong.
Đồng tế với Ngài có Đức Cha FX. Lê Nguyên Hồng, Giám Mục Phụ tá TGP Huế, Cha TĐD Phanxicô Đặng Đình Canh, Quý Cha Ban Giám Đốc ĐCV Xuân Bích Huế, chừng 80 Linh Mục và Phó Tế trong và ngoài Giáo phận, cùng sự tham dự của đông đảo Quý Tu sĩ nam nữ và bà con Giáo dân.
Cộng đoàn Phụng vụ hân hoan cháo đón sự hiện diện đầy ưu ái và đơn sơ của Đức Cha Phanxicô, Đức Cha Phaolô Tịnh ( nguyên Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng ).
Đặc biệt hơn cả là phái đoàn của của 5 Giáo xứ quê hương của 5 Tiến Chức, Quý Ông Bà Cố và gia đình, những con người đã một đời tần tảo nuôi con khôn lớn, rồi quãng đại hiến dâng con mình cho Thiên chúa và Giáo Hội cách han hoan, hãnh diện và vui sướng. Người viết đã nhìn thấy những giọt lệ mừng nhẹ trào từ khóe mắt của một Bà Cố trong giây phút đầu tiên của Thánh lễ Truyền chức sáng nay. Thật tiếc do quá cảm xúc, người viết đã không kịp ghi lại một tấm hình của khoảnh khắc tuyệt vời đó.
Khi ánh hồng của buổi bình minh vừa ló rạng, đoàn rước Đức Giám Mục chủ phong và đoàn đồng tế với Thánh giá đền hầu dẫn đầu trang trọng tiến ra lễ đài trong tiếng hát khen ngợi tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu:
".. . Dừng lại đây bên trái tim dịu hiền Chúa,
Lòng khô héo bừng cháy lên yêu đương.
Đời yên vui tâm trí con mong về Chúa,
Không biên giới: Mối tình Chúa mến thương.. . "
" Thánh lễ sáng nay thật đặc biệt " như Đức Giám Mục chủ sự đã chia sẻ trong lời mở đầu Thánh Lễ, " Hôm nay cả Giáo Hội hoàn vũ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày Thế giới xin ơn Thánh hóa các Linh Mục, ngày Bổn mạng của Giáo Phận, ngày Bế mạc Năm Thánh Linh Mục và trong niềm hân hoan lớn lao này, Giáo phận chúng ta sẽ đón nhận 5 Thầy Phó tế mà ít phút nữa thôi sẽ được truyền chức Linh Mục vào Linh Mục đoàn của Giáo phận.. . "
Dẫu đã được chứng kiến không biết bao nhiêu Thánh lễ Truyền chức, cộng đoàn Phụng vụ vẫn luôn cảm nhận được những giây phút đầy khiêm hạ, vâng phục và yêu mến rất mới khi các Tiến Chức nằm phủ phục sát mặt đất phía sau Đấng Chủ Chăn đại diện cho Thiên Chúa tại Giáo phận, trong tiếng kinh cầu được cộng đoàn cất lên khấn xin sự cầu bầu của Đức Maria và các Thánh, để khi được đổ đầy Ơn Chúa, các Tiến Chức có thể chu toàn sứ mạng cao cả nhưng rất cam go sắp lãnh nhận.
Tiếp theo Đức Giám Mục đặt tay trên đầu các Tiến Chức để chỉ dấu tuyển chọn và thông ban Thánh Thần, để các Tiến Chức được thông dự vào những tác vụ trong Hội Thánh. Cùng với Đức Giám Mục, các linh Mục đồng tế cũng đặt tay trên các Tiến Chức như dấu chỉ nhận họ vào Linh Mục đoàn.
Lời của bài Thánh ca: "... Nâng con lên bằng tình yêu vời vợi, con không ngờ Chúa đã mến thương con. Dâng cho Ngài tình yêu con bước tới, hứa trọn đời con mãi mãi sắt son.. . Chúa đã gọi con một thuở nào, nhiệm mầu con tưởng giấc chiêm bao. Ngày xa xưa ấy con không nhớ, nghĩ lại tim con bỗng nghẹn ngào.. . " được ca đoàn cất lên càng làm cho không khí thêm cảm động và thánh thiêng.
Sau khi Đức Giám Mục tuyên đọc lời nguyện phong chức, Quý Ông Bà Cố tiến lên dâng áo lễ cho Đức Giám Mục để Ngài làm phép và trao cho các Linh Mục Bảo trợ mặc vào cho các Tiến Chức.
Cộng đoàn vỗ tay chúc mừng cùng Đội kèn hơi cử nhạc mừng hùng tráng: " Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời.. . ".
Các Tân Linh Mục đến quỳ trước mặt Đức Cha Chủ phong để được Ngài xức Dầu Thánh vào lòng bàn tay. Đây là biểu thị sự tham dự đặc biệt của Linh Mục vào chức Tư tế của Đức Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.
Sau cùng các Tân linh Mục nhận từ tay Đức Giám Mục những Chén Thánh đã được Ngài làm phép với lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa: " Con hãy nhận lễ vật của Dân Thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu Thánh giá Chúa. Bình an của Chúa ở cùng con - Và ở cùng Cha ".
Sau khi nghi thức Truyền chức Linh Mục kết thúc, Cộng đoàn bước vào phần Phụng vụ Thánh Thể tái diễn mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô cho chúng ta và cho nhân loại mọi thời. Các Tân Linh Mục lần đầu tiên thi hành tác vụ của mình và đồng tế cùng Quý Đức Cha và Linh Mục đoàn. Dưới những tia nắng nhè nhẹ của một ngày mới, năm chiếc áo lễ màu vàng nổi bật lên giữa bàn thờ nghi ngút hương, hoa.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn là Sự Sống Thần Linh nuôi dưỡng mỗi người chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế, đặc biệt là sức mạnh giúp các Tân Linh Mục hôm nay luôn hoàn tất sứ mạng vừa lãnh nhận với lòng nhiệt thành và đạo đức như lòng Chúa ước mong.
Trước khi Quý Đức Cha ban phép lành với Ơn Toàn xá, các Tân Linh Mục ngỏ lời cám ơn đến Quý Đức Cha đã và đang là Giám Mục Giáo phận, Đức Cha Phanxicô ( Huế ), Quý Cha TĐD, Quý Cha Giáo, Quý Cha Bảo trợ, Quý Cha, Tu sĩ nam nữ, các Giáo xứ, cách đặc biệt các Ông Bà Cố và Gia đình.. . đã dày công nuôi dưỡng giáo dục, cầu nguyện, nâng đỡ tinh thần và vật chất.. . trong suốt bao năm qua để hôm nay tất cả được diễm phúc bước lên Bàn Thánh Chúa trong chức vụ Linh Mục.
Sau Phép lành Toàn Xá của hai Đức Cha Giuse và Phanxicô, các Tân linh Mục là máng thông ơn Thiên Chúa cho trần gian, trong những giờ phút đầu đời Linh Mục thánh thiện và sốt mến này đã cùng ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn hiện diện theo truyền thống đáng kính của Giáo Hội. Thánh lễ kết thúc với Bài ca Năm thánh 2010.
Rất nhiều lời chúc mừng tốt đẹp, những nụ cười tươi, những bó hoa thắm mầu đã được dâng về Quý Đức Cha, Quý Tân Linh Mục.
Hân hoan, hạnh phúc và hiệp thông, đó là những nét đẹp tuyệt vời mà tất cả những ai tham dự Thánh lễ Truyền chức hôm nay được nhận lãnh qua sự thương yêu, gìn giữ và chở che của Thiên Chúa và Mẹ Thánh Người.
" Trao cho con Lời Chúa dù đời con hoen úa,
Nguyện đời con đem Lời Chân Lý đến cho mọi nơi.
Ra đi đầy nguyện ước và này con gieo bước,
Nguyện đời con đem nguồn yêu mến đến cho mọi người ... "
Hình ảnh lễ phong chức
- Giuse Nguyễn Quốc Quang, Giáo xứ Hòa Khánh
- Anrê Phan Quang, Giáo xứ Hà Lam
- Phaolô Phạm Thanh Thảo, Giáo xứ Chính Tòa
- Simon Nguyễn Can Trường, Giáo xứ Cồn Dầu
Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, Giám Mục Đà Nẵng Chủ phong.
Đồng tế với Ngài có Đức Cha FX. Lê Nguyên Hồng, Giám Mục Phụ tá TGP Huế, Cha TĐD Phanxicô Đặng Đình Canh, Quý Cha Ban Giám Đốc ĐCV Xuân Bích Huế, chừng 80 Linh Mục và Phó Tế trong và ngoài Giáo phận, cùng sự tham dự của đông đảo Quý Tu sĩ nam nữ và bà con Giáo dân.
Cộng đoàn Phụng vụ hân hoan cháo đón sự hiện diện đầy ưu ái và đơn sơ của Đức Cha Phanxicô, Đức Cha Phaolô Tịnh ( nguyên Giám Mục Giáo phận Đà Nẵng ).
Đặc biệt hơn cả là phái đoàn của của 5 Giáo xứ quê hương của 5 Tiến Chức, Quý Ông Bà Cố và gia đình, những con người đã một đời tần tảo nuôi con khôn lớn, rồi quãng đại hiến dâng con mình cho Thiên chúa và Giáo Hội cách han hoan, hãnh diện và vui sướng. Người viết đã nhìn thấy những giọt lệ mừng nhẹ trào từ khóe mắt của một Bà Cố trong giây phút đầu tiên của Thánh lễ Truyền chức sáng nay. Thật tiếc do quá cảm xúc, người viết đã không kịp ghi lại một tấm hình của khoảnh khắc tuyệt vời đó.
Khi ánh hồng của buổi bình minh vừa ló rạng, đoàn rước Đức Giám Mục chủ phong và đoàn đồng tế với Thánh giá đền hầu dẫn đầu trang trọng tiến ra lễ đài trong tiếng hát khen ngợi tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu:
".. . Dừng lại đây bên trái tim dịu hiền Chúa,
Lòng khô héo bừng cháy lên yêu đương.
Đời yên vui tâm trí con mong về Chúa,
Không biên giới: Mối tình Chúa mến thương.. . "
" Thánh lễ sáng nay thật đặc biệt " như Đức Giám Mục chủ sự đã chia sẻ trong lời mở đầu Thánh Lễ, " Hôm nay cả Giáo Hội hoàn vũ mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngày Thế giới xin ơn Thánh hóa các Linh Mục, ngày Bổn mạng của Giáo Phận, ngày Bế mạc Năm Thánh Linh Mục và trong niềm hân hoan lớn lao này, Giáo phận chúng ta sẽ đón nhận 5 Thầy Phó tế mà ít phút nữa thôi sẽ được truyền chức Linh Mục vào Linh Mục đoàn của Giáo phận.. . "
Dẫu đã được chứng kiến không biết bao nhiêu Thánh lễ Truyền chức, cộng đoàn Phụng vụ vẫn luôn cảm nhận được những giây phút đầy khiêm hạ, vâng phục và yêu mến rất mới khi các Tiến Chức nằm phủ phục sát mặt đất phía sau Đấng Chủ Chăn đại diện cho Thiên Chúa tại Giáo phận, trong tiếng kinh cầu được cộng đoàn cất lên khấn xin sự cầu bầu của Đức Maria và các Thánh, để khi được đổ đầy Ơn Chúa, các Tiến Chức có thể chu toàn sứ mạng cao cả nhưng rất cam go sắp lãnh nhận.
Tiếp theo Đức Giám Mục đặt tay trên đầu các Tiến Chức để chỉ dấu tuyển chọn và thông ban Thánh Thần, để các Tiến Chức được thông dự vào những tác vụ trong Hội Thánh. Cùng với Đức Giám Mục, các linh Mục đồng tế cũng đặt tay trên các Tiến Chức như dấu chỉ nhận họ vào Linh Mục đoàn.
Lời của bài Thánh ca: "... Nâng con lên bằng tình yêu vời vợi, con không ngờ Chúa đã mến thương con. Dâng cho Ngài tình yêu con bước tới, hứa trọn đời con mãi mãi sắt son.. . Chúa đã gọi con một thuở nào, nhiệm mầu con tưởng giấc chiêm bao. Ngày xa xưa ấy con không nhớ, nghĩ lại tim con bỗng nghẹn ngào.. . " được ca đoàn cất lên càng làm cho không khí thêm cảm động và thánh thiêng.
Sau khi Đức Giám Mục tuyên đọc lời nguyện phong chức, Quý Ông Bà Cố tiến lên dâng áo lễ cho Đức Giám Mục để Ngài làm phép và trao cho các Linh Mục Bảo trợ mặc vào cho các Tiến Chức.
Cộng đoàn vỗ tay chúc mừng cùng Đội kèn hơi cử nhạc mừng hùng tráng: " Đâu có tình yêu thương, ở đấy có Đức Chúa Trời.. . ".
Các Tân Linh Mục đến quỳ trước mặt Đức Cha Chủ phong để được Ngài xức Dầu Thánh vào lòng bàn tay. Đây là biểu thị sự tham dự đặc biệt của Linh Mục vào chức Tư tế của Đức Kitô, trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.
Sau cùng các Tân linh Mục nhận từ tay Đức Giám Mục những Chén Thánh đã được Ngài làm phép với lời nhắn nhủ đầy ý nghĩa: " Con hãy nhận lễ vật của Dân Thánh mà dâng lên Thiên Chúa. Con hãy ý thức việc con làm, noi theo điều con thực hiện, và rập đời sống con theo khuôn mẫu Thánh giá Chúa. Bình an của Chúa ở cùng con - Và ở cùng Cha ".
Sau khi nghi thức Truyền chức Linh Mục kết thúc, Cộng đoàn bước vào phần Phụng vụ Thánh Thể tái diễn mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô cho chúng ta và cho nhân loại mọi thời. Các Tân Linh Mục lần đầu tiên thi hành tác vụ của mình và đồng tế cùng Quý Đức Cha và Linh Mục đoàn. Dưới những tia nắng nhè nhẹ của một ngày mới, năm chiếc áo lễ màu vàng nổi bật lên giữa bàn thờ nghi ngút hương, hoa.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn là Sự Sống Thần Linh nuôi dưỡng mỗi người chúng ta trong cuộc lữ hành trần thế, đặc biệt là sức mạnh giúp các Tân Linh Mục hôm nay luôn hoàn tất sứ mạng vừa lãnh nhận với lòng nhiệt thành và đạo đức như lòng Chúa ước mong.
Trước khi Quý Đức Cha ban phép lành với Ơn Toàn xá, các Tân Linh Mục ngỏ lời cám ơn đến Quý Đức Cha đã và đang là Giám Mục Giáo phận, Đức Cha Phanxicô ( Huế ), Quý Cha TĐD, Quý Cha Giáo, Quý Cha Bảo trợ, Quý Cha, Tu sĩ nam nữ, các Giáo xứ, cách đặc biệt các Ông Bà Cố và Gia đình.. . đã dày công nuôi dưỡng giáo dục, cầu nguyện, nâng đỡ tinh thần và vật chất.. . trong suốt bao năm qua để hôm nay tất cả được diễm phúc bước lên Bàn Thánh Chúa trong chức vụ Linh Mục.
Sau Phép lành Toàn Xá của hai Đức Cha Giuse và Phanxicô, các Tân linh Mục là máng thông ơn Thiên Chúa cho trần gian, trong những giờ phút đầu đời Linh Mục thánh thiện và sốt mến này đã cùng ban phép lành đầu tay cho cộng đoàn hiện diện theo truyền thống đáng kính của Giáo Hội. Thánh lễ kết thúc với Bài ca Năm thánh 2010.
Rất nhiều lời chúc mừng tốt đẹp, những nụ cười tươi, những bó hoa thắm mầu đã được dâng về Quý Đức Cha, Quý Tân Linh Mục.
Hân hoan, hạnh phúc và hiệp thông, đó là những nét đẹp tuyệt vời mà tất cả những ai tham dự Thánh lễ Truyền chức hôm nay được nhận lãnh qua sự thương yêu, gìn giữ và chở che của Thiên Chúa và Mẹ Thánh Người.
" Trao cho con Lời Chúa dù đời con hoen úa,
Nguyện đời con đem Lời Chân Lý đến cho mọi nơi.
Ra đi đầy nguyện ước và này con gieo bước,
Nguyện đời con đem nguồn yêu mến đến cho mọi người ... "
Bế mạc Năm Thánh kỉ niệm 75 năm Đan Viện Biển Đức hiện diện tại Việt Nam
Trương Trí
06:29 11/06/2010
BẾ MẠC NĂM THÁNH KỶ NIỆM 75 NĂM ĐAN TU BIỂN ĐỨC
HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM & 70 NĂM THÀNH LẬP ĐAN VIỆN THIÊN AN
HUẾ - Sáng ngày 11.6.2010, trên ngọn đồi vốn yên tỉnh, nơi mà nhiều người tìm đến để nghe tiếng thông reo, tìm đến sự trầm lắng của tâm hồn. Nhưng hôm nay, tấp nập người người từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về đây để cùng hòa chung niềm vui với Đan viện Thiên An Huế hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp lễ Bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 75 năm Đan tu Biển Đức hiện diện tại Việt Nam và 70 năm thành lập Đan viện Biển Đức Thiên An tại Huế, đã được khai mở vào ngày 10. 6.2009 do Đức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế chủ sự.
Hình ảnh thánh lễ kỉ niệm
Ngày 10.6. năm 1940, lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cha Romain Guillauma và cha Corentin Colin thuộc Đan viện La Pierre-Qui-Vire đã thành lập Đan viện Thiên An, khởi đầu từ một ngôi nhà nguyện bằng tranh tre trên ngọn đồi này, với một ước nguyện nhỏ bé là mang sự bình an từ trời xuống cho mọi người.Cha Romain là một người hết sức khiêm tốn, năm 1952 cha Thống phụ Tông hội Parma đề nghị ngài nhận tước hiệu Đan phụ nhưng ngài từ chối, theo ngài thì Đan phụ ở Việt Nam thì phải là người Việt Nam. Sau năm 1975, cả hai cha bị trục xuất khỏi Việt Nam, trở về với Đan viện La Pierre-Qui-Vire. Hiện nay, các ngài đã mất nhưng tên các ngài vẫn thuộc danh sách đan sĩ Thiên An.
Đúng 9 giờ, đoàn rước Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế chủ sự thánh lễ tiến vào nhà thờ trong tiếng chiêng trống hân hoan, cùng đồng tế đặc biệt có hai vị khách quý là Đan phụ Bruno Marin chủ tịch Tu hội Subiaco và Đan phụ Luc Damien Cornau của dòng mẹ là Đan viện La Pierre-Qui-Vire, cùng với Đan phụ Đan viện Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, các linh mục thuộc Đan viện Thiên Hòa, Thiên Bình, Thiên Phước, các linh mục Đan viện Xitô và đông đảo linh mục trong và ngoài giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và các tu hội cũng như ân nhân, thân nhân xa gần cùng hiệp dâng lời ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói: “ Chúng ta hân hoan chào mừng hai vị khách quý bề trên cao cấp của Đan viện Thiên An:
- Cha Bruno Marin, Đan phụ chủ tịch Tu hội Subiaco.
- Cha Luc Damien Cornau, Đan phụ Đan viện La Pierre-Qui-Vire.
Chúng ta về đây hôm nay, nơi chốn bình an thân thương này để cùng cha Đan phụ và cùng Đan viện Thiên An, hợp với Đan viện Thiên Hòa ở Ban Mê Thuột, Đan viện Thiên Bình ở Xuân Lộc, Đan viện Thiên Phước ở Thủ Đức chung vui tạ ơn Chúa đã ban muôn hồng ân suốt dòng lịch sử 75 năm đan tu Biển Đức hiện diện trên đất Việt và cách riêng 70 năm thành lập Đan Viện Thiên An tại Huế.
Các đan sĩ thi hành sứ mạng của Hội Thánh là làm cho sự hiện diện đầy yêu thương và bình an của Thiên Chúa được chiếu sáng và lan tỏa ở những nơi mà các đan sĩ đến thiết lập cuộc sống cầu nguyện, lao động và học hỏi. Trãi qua biết bao thăng trầm, vật đổi sao dời, dòng Thiên An vẫn còn đó, và ngày nay tươi mới lại cả về nhân sự, cả về cơ sở vật chất. Xin tạ ơn Chúa.
Bế mạc năm Thánh hôm nay là mở ra một giai đoạn mới, một hứng khởi mới, một diệu cảm mới cho từng đan sĩ và cho toàn đan viện Thiên An trên con đường tìm kiếm Chúa.
Xin Thánh Tâm Chúa Giêsu giữ gìn và thắp sáng hơn nữa ngọn lửa tình yêu nung nấu tâm hồn các đan sĩ, sống đúng với ơn gọi chiêm niệm của mình, để góp phần xây dựng Hội Thánh và nâng đở đời sống các thành phần dân Chúa được vững mạnh và đầy tin tưởng trong cuộc lữ hành Đức tin ở trần thế này.”
Trong bài chia sẽ tin mừng, Đức Tổng Giám mục đã nhấn mạnh đến Tình yêu vô biên của Chúa, trái tim là biểu tượng của tình yêu, tôn kính trái tim Chúa Giêsu là tôn kính tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã thể hiện tình yêu ấy bằng cả cuộc sống và bằng cả cái chết trên Thập giá. Đan viện Thiên An đã chọn Thánh Tâm Chúa Giêsu làm tước hiệu của Đan viện ngay từ ngày đầu, trong ngôi nhà thờ bằng tranh tre, cha Romain và cha Corentin dâng thánh lễ Kính Thánh Tâm Chúa ngày 10.6.1940.
Sau thánh lễ, linh mục đại diện Tỉnh dòng Biển Đức Việt Nam công bố sắc lệnh của Tòa Ân giải tối cao ban phép lành Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế đã thay quyền Đức Thánh cha ban phép lành tòa Thánh cho mọi người hiện diện tham dự thánh lễ này.
Đan phụ Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh thay mặt toàn Đan viện ngõ lời tri ân Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, các bề trên thượng cấp, các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn đã ưu ái đến tham dự thánh lễ, cùng với Đan viện hiệp dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
Thật vậy, tạ ơn Chúa vì như lời Đức Tổng nhắc lại: trong suốt dòng lịch sử 70 năm, đan viện trãi qua biết bao thăng trầm dâu bể. Nhưng Thiên Chúa đã luôn quan phòng, chăm sóc và nuôi dưỡng một cách khôn ngoan lạ lùng. Vì sau biến cố Mậu Thân, Đan viện hầu như trắng tay hoàn toàn về kinh tế, Đan tử viện bị sập bình địa, chỉ còn lại 40 đan sĩ so với 70 trước đó. Rồi biến cố năm 75, đan viện lại trãi qua nhiều gian nan thử thách, nhưng nhờ ơn Chúa và nổ lực của các đan sĩ nên Đan Viện vững vàng như hôm nay. Đức Tổng mời gọi cộng đoàn cùng tri ân Đan phụ, các linh mục và đan sĩ đã đổ biết bao công sức mồ hôi nước mắt và cả máu trên vùng đồi núi sỏi đá này để sống các mối phúc thật hầu làm vinh danh Thiên Chúa và Giáo hội.
HIỆN DIỆN TẠI VIỆT NAM & 70 NĂM THÀNH LẬP ĐAN VIỆN THIÊN AN
HUẾ - Sáng ngày 11.6.2010, trên ngọn đồi vốn yên tỉnh, nơi mà nhiều người tìm đến để nghe tiếng thông reo, tìm đến sự trầm lắng của tâm hồn. Nhưng hôm nay, tấp nập người người từ khắp mọi miền đất nước quy tụ về đây để cùng hòa chung niềm vui với Đan viện Thiên An Huế hiệp dâng lời tạ ơn Thiên Chúa nhân dịp lễ Bế mạc Năm Thánh kỷ niệm 75 năm Đan tu Biển Đức hiện diện tại Việt Nam và 70 năm thành lập Đan viện Biển Đức Thiên An tại Huế, đã được khai mở vào ngày 10. 6.2009 do Đức Giám mục phụ tá Tổng giáo phận Huế chủ sự.
Hình ảnh thánh lễ kỉ niệm
Ngày 10.6. năm 1940, lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, cha Romain Guillauma và cha Corentin Colin thuộc Đan viện La Pierre-Qui-Vire đã thành lập Đan viện Thiên An, khởi đầu từ một ngôi nhà nguyện bằng tranh tre trên ngọn đồi này, với một ước nguyện nhỏ bé là mang sự bình an từ trời xuống cho mọi người.Cha Romain là một người hết sức khiêm tốn, năm 1952 cha Thống phụ Tông hội Parma đề nghị ngài nhận tước hiệu Đan phụ nhưng ngài từ chối, theo ngài thì Đan phụ ở Việt Nam thì phải là người Việt Nam. Sau năm 1975, cả hai cha bị trục xuất khỏi Việt Nam, trở về với Đan viện La Pierre-Qui-Vire. Hiện nay, các ngài đã mất nhưng tên các ngài vẫn thuộc danh sách đan sĩ Thiên An.
Đúng 9 giờ, đoàn rước Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế chủ sự thánh lễ tiến vào nhà thờ trong tiếng chiêng trống hân hoan, cùng đồng tế đặc biệt có hai vị khách quý là Đan phụ Bruno Marin chủ tịch Tu hội Subiaco và Đan phụ Luc Damien Cornau của dòng mẹ là Đan viện La Pierre-Qui-Vire, cùng với Đan phụ Đan viện Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh, các linh mục thuộc Đan viện Thiên Hòa, Thiên Bình, Thiên Phước, các linh mục Đan viện Xitô và đông đảo linh mục trong và ngoài giáo phận. Các tu sĩ nam nữ và các tu hội cũng như ân nhân, thân nhân xa gần cùng hiệp dâng lời ca tụng, ngợi khen Thiên Chúa.
Mở đầu thánh lễ, Đức Tổng Giám mục nói: “ Chúng ta hân hoan chào mừng hai vị khách quý bề trên cao cấp của Đan viện Thiên An:
- Cha Bruno Marin, Đan phụ chủ tịch Tu hội Subiaco.
- Cha Luc Damien Cornau, Đan phụ Đan viện La Pierre-Qui-Vire.
Chúng ta về đây hôm nay, nơi chốn bình an thân thương này để cùng cha Đan phụ và cùng Đan viện Thiên An, hợp với Đan viện Thiên Hòa ở Ban Mê Thuột, Đan viện Thiên Bình ở Xuân Lộc, Đan viện Thiên Phước ở Thủ Đức chung vui tạ ơn Chúa đã ban muôn hồng ân suốt dòng lịch sử 75 năm đan tu Biển Đức hiện diện trên đất Việt và cách riêng 70 năm thành lập Đan Viện Thiên An tại Huế.
Các đan sĩ thi hành sứ mạng của Hội Thánh là làm cho sự hiện diện đầy yêu thương và bình an của Thiên Chúa được chiếu sáng và lan tỏa ở những nơi mà các đan sĩ đến thiết lập cuộc sống cầu nguyện, lao động và học hỏi. Trãi qua biết bao thăng trầm, vật đổi sao dời, dòng Thiên An vẫn còn đó, và ngày nay tươi mới lại cả về nhân sự, cả về cơ sở vật chất. Xin tạ ơn Chúa.
Bế mạc năm Thánh hôm nay là mở ra một giai đoạn mới, một hứng khởi mới, một diệu cảm mới cho từng đan sĩ và cho toàn đan viện Thiên An trên con đường tìm kiếm Chúa.
Xin Thánh Tâm Chúa Giêsu giữ gìn và thắp sáng hơn nữa ngọn lửa tình yêu nung nấu tâm hồn các đan sĩ, sống đúng với ơn gọi chiêm niệm của mình, để góp phần xây dựng Hội Thánh và nâng đở đời sống các thành phần dân Chúa được vững mạnh và đầy tin tưởng trong cuộc lữ hành Đức tin ở trần thế này.”
Trong bài chia sẽ tin mừng, Đức Tổng Giám mục đã nhấn mạnh đến Tình yêu vô biên của Chúa, trái tim là biểu tượng của tình yêu, tôn kính trái tim Chúa Giêsu là tôn kính tình yêu của Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã thể hiện tình yêu ấy bằng cả cuộc sống và bằng cả cái chết trên Thập giá. Đan viện Thiên An đã chọn Thánh Tâm Chúa Giêsu làm tước hiệu của Đan viện ngay từ ngày đầu, trong ngôi nhà thờ bằng tranh tre, cha Romain và cha Corentin dâng thánh lễ Kính Thánh Tâm Chúa ngày 10.6.1940.
Sau thánh lễ, linh mục đại diện Tỉnh dòng Biển Đức Việt Nam công bố sắc lệnh của Tòa Ân giải tối cao ban phép lành Tòa Thánh, và Đức Tổng Giám mục Tổng giáo phận Huế đã thay quyền Đức Thánh cha ban phép lành tòa Thánh cho mọi người hiện diện tham dự thánh lễ này.
Đan phụ Thiên An Stêphanô Huỳnh Quang Sanh thay mặt toàn Đan viện ngõ lời tri ân Đức Thánh Cha, Đức Tổng Giám mục, Đức Giám mục phụ tá, các bề trên thượng cấp, các linh mục đồng tế, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn đã ưu ái đến tham dự thánh lễ, cùng với Đan viện hiệp dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.
Thật vậy, tạ ơn Chúa vì như lời Đức Tổng nhắc lại: trong suốt dòng lịch sử 70 năm, đan viện trãi qua biết bao thăng trầm dâu bể. Nhưng Thiên Chúa đã luôn quan phòng, chăm sóc và nuôi dưỡng một cách khôn ngoan lạ lùng. Vì sau biến cố Mậu Thân, Đan viện hầu như trắng tay hoàn toàn về kinh tế, Đan tử viện bị sập bình địa, chỉ còn lại 40 đan sĩ so với 70 trước đó. Rồi biến cố năm 75, đan viện lại trãi qua nhiều gian nan thử thách, nhưng nhờ ơn Chúa và nổ lực của các đan sĩ nên Đan Viện vững vàng như hôm nay. Đức Tổng mời gọi cộng đoàn cùng tri ân Đan phụ, các linh mục và đan sĩ đã đổ biết bao công sức mồ hôi nước mắt và cả máu trên vùng đồi núi sỏi đá này để sống các mối phúc thật hầu làm vinh danh Thiên Chúa và Giáo hội.
Thánh Lễ Thu phong chức Tân Linh Mục tại Sydney
Diệp Hải Dung
09:44 11/06/2010
SYDNEY - Tối thứ Sáu 11/06/2010 Đức Hồng Y George Pell Tổng Giám Mục Giáo Phận Sydney chủ tế Thánh lễ phong chức cho 6 Tân Linh Mục trong đó có 2 vị Tân Linh Mục là người Việt Nam; Tân Linh Mục Phêrô Đặng Đình Nên và Tân Linh Mục Kim Hà tại nhà thờ Chính Tòa St. Mary’s Sydney.
Hình ảnh lễ phong chức
Thánh lễ thụ phong Tân Linh Mục có Đức Giám Mục David Creamin, Đức Giám Mục Terry Brady và khoảng 80 Linh Mục Úc Việt cùng đồng tế. Đức Hồng Y George Pell chúc mừng 6 Tân Linh Mục.
Tân Linh Mục Kim Hà đại diện các Tân Linh Mục cám ơn Đức Hồng Y, quý Đức Giám Mục, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các Tân Linh Mục. Đặc biệt Cha Nguyễn Hữu Quảng Chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu cũng từ tiểu bang Melbourne cũng đến tham dự thánh lễ.
Ngoài ra các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng Cồng Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện và chúc mừng các Tân Linh Mục.
Tân Linh Mục Phêrô Đặng Đình Nên đã được Đức Hồng Y George Pell bổ nhiệm phục vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney với nhiệm kỳ 3 năm.
Hình ảnh lễ phong chức
Thánh lễ thụ phong Tân Linh Mục có Đức Giám Mục David Creamin, Đức Giám Mục Terry Brady và khoảng 80 Linh Mục Úc Việt cùng đồng tế. Đức Hồng Y George Pell chúc mừng 6 Tân Linh Mục.
Tân Linh Mục Kim Hà đại diện các Tân Linh Mục cám ơn Đức Hồng Y, quý Đức Giám Mục, quý Cha, quý Tu Sĩ Nam Nữ và tất cả mọi người đã đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện cho các Tân Linh Mục. Đặc biệt Cha Nguyễn Hữu Quảng Chủ nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu cũng từ tiểu bang Melbourne cũng đến tham dự thánh lễ.
Ngoài ra các Hội Đoàn, Đoàn Thể trong Cộng Đồng Cồng Giáo Việt Nam TGP Sydney cũng đến tham dự Thánh lễ cầu nguyện và chúc mừng các Tân Linh Mục.
Tân Linh Mục Phêrô Đặng Đình Nên đã được Đức Hồng Y George Pell bổ nhiệm phục vụ Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Sydney với nhiệm kỳ 3 năm.
Giáo phận Đà Nẵng mừng Bổn mạng Lễ Thánh Tâm và mừng Tân Linh Mục
Tôma Trương Văn Ân
12:32 11/06/2010
ĐÀ NẴNG - Trong 2 ngày 10,11/6/2010,Giáo phận Đà Nẵng hân hoan mừng Lễ Thánh Tâm, bổn mạng Giáo phận, hiệp thông hướng về Tòa Thánh cùng với hơn 10.000 Linh Mục quy tụ về với Đức Thánh Cha trong dịp bế mạc Năm Linh Mục. đặc biệt trong dịp này, niềm vui Giáo phận tăng lên gấp bội khi có thêm 5 Tân Linh Mục đáp lại lời mời gọi của Chúa, ra đi tung gieo Lời Chúa trên cánh đồng truyền Giáo của Giáo phận.
Hình ảnh lễ mừng
Hòa trong niềm vui, lúc 7 giờ 30 tối 10/6/2010, Giáo phận đã tổ chức Đêm Diễn Nguyện Tạ Ơn, Bế Mạc Năm Linh Mục, Mừng Bổn Mạng, Mừng Tân Chức tại sân nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng.
ĐGM Giu se GM Giáo phận, ĐGM Fx Giám Mục phó Tổng Giáo phận Huế nhiều Linh Mục, Tu Sĩ đã đến dự. ĐGM nêu ý nghĩa, niềm vui của Giáo phận và Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho các Linh Mục, xin Chúa ban thêm nhiều người quảng đại, cách riêng thanh niên nam nữ đáp lại lời mời gọi trên cánh đồng truyền giáo.
15 tiết mục đặc sắc dẫn đưa mọi người hiện diện: cùng tâm tình tạ ơn tình Chúa cao vời, trong hợp ca “Cao Vời Khôn Ví “ của ca đoàn danh tiếng đang lên Phạm Ngọc Chi. Cùng vâng và đáp lại lời mời gọi tình yêu Thiên Chúa qua vũ khúc “Lời Mời Ước Giao “ của thanh niên Giáo xứ Hòa Khánh. Cùng ước ao nên giống hình bóng Chúa, từng ngày xin Chúa ở cùng con, nâng đỡ con, đồng hành với con, biến đổi lòng con, đó là tiết mục hát múa “ Để Con Nên Hình Bóng Ngài “ của Giáo xứ Hà Lam, và “ Bên Tôi Thật Gần “ của Giáo xứ Chính Tòa. Tiết mục gây ấn tượng của các Nữ Tu Dòng Phao Lô, những bước nhảy uyển chuyển nhưng dứt khoát, nhẹ nhàng như gió, cuồn cuộn như sóng, hừng hực nóng như lửa đốt mà các đạo cụ trên tay vũ công là những trận mưa kim tuyến, những dãi voan xanh, những ngọn đuốc rực cháy, đạo diễn muốn truyền đến mọi người lời “ Đức Ki tô thúc bách tôi “.
Vâng đúng như vậy, Đức Ki tô thúc bách mỗi người phải là hình ảnh sống động của Chúa, đem Chúa đến cho anh em xung quanh qua chính đời sống của mình. Hình ảnh mờ nhạt là gió – nước – lửa của Chúa Thánh Thần thúc bách mỗi người phải trở thành cuốn Tin Mừng thứ 5 sống động, mà vỡ kịch Quý anh em Chủng Sinh và dự Tu của Giáo phận như là thông điệp đến với mỗi người.
Đặc biệt ca đoàn tổng hợp 3 ca đoàn thiếu nhi: Thanh Bình, Nội Hà, Tam Tòa, với giọng ngọt ngào làm nhiều người thán phục, lời vỗ về an ủi, có những chiều sau một ngày vất vả, có một chiều sau chuỗi đời lao lung, chúng con muốn về bên Mẹ để qua Mẹ dâng lên Chúa của lễ đời con, và lời tri ân muôn Hồng Ân, Tôi no rồi ơn vũ lộ hòa chan như lời thơ Hàn Mặc Tử qua hồn nhạc Hải Linh trong ca khúc Ave Maria II của ca đoàn Phạm Ngọc Chi..
Để kết thúc đêm Tĩnh Nguyện, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc – Trưởng ban tổ chức có lời cám ơn ĐGM Giáo phận, ĐGM F.x Giám Mục phó Tổng Giáo phận Huế, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ và mọi người góp công sức cho thành công đêm diễn.
Mọi người hiện diện cùng đứng hát vang bài Tâm Tình Hiến Dâng, với tâm lòng cảm mến sâu xa. ĐGM Giáo phận ban phép lành và mọi người ra về trong an bình hân hoan.
Thánh Lễ 5 giờ 30 sáng thứ sáu ( 11/6/2010 ) là trung tâm cao điểm. ĐGM Giáo phận Chủ Tế, Chủ Phong trao Tác Vụ Linh Mục cho 5 Tân Chức: LM Gia cô bê Nguyễn Hồng Phong, LM An rê Phan Quang, LM Giu se Nguyễn Quốc Quang, LM Phao lô Phạm Thanh Thảo, LM Simon Nguyễn Can Trường
Cùng đồng Tế có ĐGM Fx Giám Mục phóTổng Giáo phận Huế, rất nhiền Linh Mục trong và ngoài Giáo phận. Cùng hiệp thông có ĐGM Fx Nguyễn Quang Sách, ĐGM Phao lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh,Tu sĩ nam nữ, gia đình bà con các Tân Chức và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa.
Trong Thánh Lễ, ĐGM mời gọi cộng đoàn biết luôn sống trong tình yêu Chúa, chúng ta yêu mến Giáo Hội, yêu mến linh hồn, chúng ta phải cầu nguyện và luôn quan tâm nâng đỡ các Linh Mục, sống trong Giáo Hội cần có sự cộng tác của chúng ta, cùng nhau xây dựng Giáo Hội Chúa mỗi ngày được tốt đẹp hơn, Cách riêng cho 5 Tân Linh Mục.
Ngài cũng nhắc các vị Mục Tử, không hình ảnh nào đẹp là đàn chiên với Đức Ki tô là chủ chiên, phải noi theo tấm gương vị Mục Tử nhân lành là Chúa Ki- tô, người mục tử phải yêu thương chăm lo cho đàn chiên, vất vả, lo lắng, thí mạng vì đàn chiên, quả thật Đức Ki tô đã hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì chúng ta.
Tuyển chọn Linh Mục là thể hiện tình yêu Chúa, để Linh Mục nên những chủ chiên giữa đàn chiên, là dụng cụ Thiên Chúa thực thi tình yêu giữa trần gian, chăm sóc cho đàn chiên, chăm sóc cho nhau, trở thành nhân chứng Tin Mừng, các Linh Mục trở nên hình bóng Chúa giữa đàn chiên. Các Linh Mục biết nhận ra Hồng Ân Chúa và đáp trả bằng chính tình yêu dâng hiến.
Trong dịp Lễ Thánh Tâm, là ngày Thánh Hóa các Linh mục, cộng đoàn hãy cầu nguyện cho Linh Mục, xin Chúa cho nhiều gia đình quảng đại đóng góp cho Giáo Hội, trong phạm vi mình có thể, bằng việc dâng con cái mình phục vụ trên cách đồng truyền giáo.
Sau bài chia sẻ Tin Mừng, trong nghi thức truyền chức, ĐGM trịnh trọng căn dặn các Thầy Phó Tế: Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin, thi hành điều con dạy, ĐGM xức Dầu Thánh vào lòng bàn tay để các Ngài nhận lễ vật Dân Thánh mà dâng lên Thiên Chúa và Thánh hiến Dân Ki tô Giáo, Các Ngài đặt bàn tay vào lòng bàn tay ĐGM, hứa vâng phục ĐGM và những người kế vị. Sau đó ĐGM đã trao Tác Vụ Linh Mục cho các Phó Tế, niềm vui dạt dào đến với mọi người trong cộng đoàn Phụng Vụ, một tràn pháo tay giòn giã vang cả không gian.
Quý Tân Linh Mục tiến lên bàn thờ, tiếp tục đồng Tế Hy Lễ tạ ơn, để mong như khí cụ tình yêu bình an trong tay Chúa….để qua con, người anh em nhận ra ánh quang của Ngài… như bài ca Hiệp Lễ
Cuối Thánh Lễ, một Tân Linh Mục đại diên cám ơn ĐGM Giáo phận, ĐGM phó Tổng Giáo phận Huế, 2 ĐGM nguyên GM Giáo phận Đà Nẵng, Cha Tổng Đại Diện, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện, Quý Cha bảo trợ, Quý Cha, Quý nam nữ Tu Sĩ, các ban ngành, cha mẹ bà con thân quen …và cộng đoàn Phụng Vụ, đã cầu nguyện, dạy dỗ hướng dẫn, nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương… Thật xúc động khi Ngài nói: thật hạnh phúc khi được đắm chìm trong sự yêu thương, được là Linh Mục trong Năm Linh Mục. Ngài cũng xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện, để mọi sự Thiên Chúa khởi sự được nên trọn, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Trà Kiệu, trong Thánh Tâm Chúa.
ĐGM Giáo phận đáp từ, Ngài cũng cám ơn gia đình các Tân Chức góp công sinh thành dưỡng dục để Giáo Hội có thêm những thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo.
ĐGM và Quý Tân Linh Mục đã ban phép lành trọng thể trong Năm Thánh Việt Nam.
Sáng thứ bảy (12/6/2010), Quý Tân Linh Mục sẽ làm Lễ tạ ơn tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng.
Hình ảnh lễ mừng
Hòa trong niềm vui, lúc 7 giờ 30 tối 10/6/2010, Giáo phận đã tổ chức Đêm Diễn Nguyện Tạ Ơn, Bế Mạc Năm Linh Mục, Mừng Bổn Mạng, Mừng Tân Chức tại sân nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng.
ĐGM Giu se GM Giáo phận, ĐGM Fx Giám Mục phó Tổng Giáo phận Huế nhiều Linh Mục, Tu Sĩ đã đến dự. ĐGM nêu ý nghĩa, niềm vui của Giáo phận và Ngài mời gọi mọi người cầu nguyện cho các Linh Mục, xin Chúa ban thêm nhiều người quảng đại, cách riêng thanh niên nam nữ đáp lại lời mời gọi trên cánh đồng truyền giáo.
15 tiết mục đặc sắc dẫn đưa mọi người hiện diện: cùng tâm tình tạ ơn tình Chúa cao vời, trong hợp ca “Cao Vời Khôn Ví “ của ca đoàn danh tiếng đang lên Phạm Ngọc Chi. Cùng vâng và đáp lại lời mời gọi tình yêu Thiên Chúa qua vũ khúc “Lời Mời Ước Giao “ của thanh niên Giáo xứ Hòa Khánh. Cùng ước ao nên giống hình bóng Chúa, từng ngày xin Chúa ở cùng con, nâng đỡ con, đồng hành với con, biến đổi lòng con, đó là tiết mục hát múa “ Để Con Nên Hình Bóng Ngài “ của Giáo xứ Hà Lam, và “ Bên Tôi Thật Gần “ của Giáo xứ Chính Tòa. Tiết mục gây ấn tượng của các Nữ Tu Dòng Phao Lô, những bước nhảy uyển chuyển nhưng dứt khoát, nhẹ nhàng như gió, cuồn cuộn như sóng, hừng hực nóng như lửa đốt mà các đạo cụ trên tay vũ công là những trận mưa kim tuyến, những dãi voan xanh, những ngọn đuốc rực cháy, đạo diễn muốn truyền đến mọi người lời “ Đức Ki tô thúc bách tôi “.
Vâng đúng như vậy, Đức Ki tô thúc bách mỗi người phải là hình ảnh sống động của Chúa, đem Chúa đến cho anh em xung quanh qua chính đời sống của mình. Hình ảnh mờ nhạt là gió – nước – lửa của Chúa Thánh Thần thúc bách mỗi người phải trở thành cuốn Tin Mừng thứ 5 sống động, mà vỡ kịch Quý anh em Chủng Sinh và dự Tu của Giáo phận như là thông điệp đến với mỗi người.
Đặc biệt ca đoàn tổng hợp 3 ca đoàn thiếu nhi: Thanh Bình, Nội Hà, Tam Tòa, với giọng ngọt ngào làm nhiều người thán phục, lời vỗ về an ủi, có những chiều sau một ngày vất vả, có một chiều sau chuỗi đời lao lung, chúng con muốn về bên Mẹ để qua Mẹ dâng lên Chúa của lễ đời con, và lời tri ân muôn Hồng Ân, Tôi no rồi ơn vũ lộ hòa chan như lời thơ Hàn Mặc Tử qua hồn nhạc Hải Linh trong ca khúc Ave Maria II của ca đoàn Phạm Ngọc Chi..
Để kết thúc đêm Tĩnh Nguyện, Cha Trưởng Ban Thánh Nhạc – Trưởng ban tổ chức có lời cám ơn ĐGM Giáo phận, ĐGM F.x Giám Mục phó Tổng Giáo phận Huế, Quý Cha, Quý Tu Sĩ nam nữ và mọi người góp công sức cho thành công đêm diễn.
Mọi người hiện diện cùng đứng hát vang bài Tâm Tình Hiến Dâng, với tâm lòng cảm mến sâu xa. ĐGM Giáo phận ban phép lành và mọi người ra về trong an bình hân hoan.
Thánh Lễ 5 giờ 30 sáng thứ sáu ( 11/6/2010 ) là trung tâm cao điểm. ĐGM Giáo phận Chủ Tế, Chủ Phong trao Tác Vụ Linh Mục cho 5 Tân Chức: LM Gia cô bê Nguyễn Hồng Phong, LM An rê Phan Quang, LM Giu se Nguyễn Quốc Quang, LM Phao lô Phạm Thanh Thảo, LM Simon Nguyễn Can Trường
Cùng đồng Tế có ĐGM Fx Giám Mục phóTổng Giáo phận Huế, rất nhiền Linh Mục trong và ngoài Giáo phận. Cùng hiệp thông có ĐGM Fx Nguyễn Quang Sách, ĐGM Phao lô Tịnh Nguyễn Bình Tĩnh,Tu sĩ nam nữ, gia đình bà con các Tân Chức và đông đảo cộng đoàn Dân Chúa.
Trong Thánh Lễ, ĐGM mời gọi cộng đoàn biết luôn sống trong tình yêu Chúa, chúng ta yêu mến Giáo Hội, yêu mến linh hồn, chúng ta phải cầu nguyện và luôn quan tâm nâng đỡ các Linh Mục, sống trong Giáo Hội cần có sự cộng tác của chúng ta, cùng nhau xây dựng Giáo Hội Chúa mỗi ngày được tốt đẹp hơn, Cách riêng cho 5 Tân Linh Mục.
Ngài cũng nhắc các vị Mục Tử, không hình ảnh nào đẹp là đàn chiên với Đức Ki tô là chủ chiên, phải noi theo tấm gương vị Mục Tử nhân lành là Chúa Ki- tô, người mục tử phải yêu thương chăm lo cho đàn chiên, vất vả, lo lắng, thí mạng vì đàn chiên, quả thật Đức Ki tô đã hy sinh đến giọt máu cuối cùng vì chúng ta.
Tuyển chọn Linh Mục là thể hiện tình yêu Chúa, để Linh Mục nên những chủ chiên giữa đàn chiên, là dụng cụ Thiên Chúa thực thi tình yêu giữa trần gian, chăm sóc cho đàn chiên, chăm sóc cho nhau, trở thành nhân chứng Tin Mừng, các Linh Mục trở nên hình bóng Chúa giữa đàn chiên. Các Linh Mục biết nhận ra Hồng Ân Chúa và đáp trả bằng chính tình yêu dâng hiến.
Trong dịp Lễ Thánh Tâm, là ngày Thánh Hóa các Linh mục, cộng đoàn hãy cầu nguyện cho Linh Mục, xin Chúa cho nhiều gia đình quảng đại đóng góp cho Giáo Hội, trong phạm vi mình có thể, bằng việc dâng con cái mình phục vụ trên cách đồng truyền giáo.
Sau bài chia sẻ Tin Mừng, trong nghi thức truyền chức, ĐGM trịnh trọng căn dặn các Thầy Phó Tế: Con hãy tin điều con đọc, dạy điều con tin, thi hành điều con dạy, ĐGM xức Dầu Thánh vào lòng bàn tay để các Ngài nhận lễ vật Dân Thánh mà dâng lên Thiên Chúa và Thánh hiến Dân Ki tô Giáo, Các Ngài đặt bàn tay vào lòng bàn tay ĐGM, hứa vâng phục ĐGM và những người kế vị. Sau đó ĐGM đã trao Tác Vụ Linh Mục cho các Phó Tế, niềm vui dạt dào đến với mọi người trong cộng đoàn Phụng Vụ, một tràn pháo tay giòn giã vang cả không gian.
Quý Tân Linh Mục tiến lên bàn thờ, tiếp tục đồng Tế Hy Lễ tạ ơn, để mong như khí cụ tình yêu bình an trong tay Chúa….để qua con, người anh em nhận ra ánh quang của Ngài… như bài ca Hiệp Lễ
Cuối Thánh Lễ, một Tân Linh Mục đại diên cám ơn ĐGM Giáo phận, ĐGM phó Tổng Giáo phận Huế, 2 ĐGM nguyên GM Giáo phận Đà Nẵng, Cha Tổng Đại Diện, Cha Giám Đốc Đại Chủng Viện, Quý Cha bảo trợ, Quý Cha, Quý nam nữ Tu Sĩ, các ban ngành, cha mẹ bà con thân quen …và cộng đoàn Phụng Vụ, đã cầu nguyện, dạy dỗ hướng dẫn, nuôi dưỡng, chăm sóc, yêu thương… Thật xúc động khi Ngài nói: thật hạnh phúc khi được đắm chìm trong sự yêu thương, được là Linh Mục trong Năm Linh Mục. Ngài cũng xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện, để mọi sự Thiên Chúa khởi sự được nên trọn, nhờ lời chuyển cầu của Đức Mẹ Trà Kiệu, trong Thánh Tâm Chúa.
ĐGM Giáo phận đáp từ, Ngài cũng cám ơn gia đình các Tân Chức góp công sinh thành dưỡng dục để Giáo Hội có thêm những thợ gặt trên cánh đồng truyền giáo.
ĐGM và Quý Tân Linh Mục đã ban phép lành trọng thể trong Năm Thánh Việt Nam.
Sáng thứ bảy (12/6/2010), Quý Tân Linh Mục sẽ làm Lễ tạ ơn tại nhà thờ Chính Tòa Đà Nẵng.
Lời Chủ Chăn về ''Việc cần làm trong hiện tình của chặng đường theo Chúa hôm nay''
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
21:25 11/06/2010
TOÀ TỔNG GIÁM MỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI CHỦ CHĂN
Việc cần làm trong hiện tình của chặng đường theo Chúa hôm nay
Kính gởi linh mục, tu sĩ, giáo dân,
thành viên trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Về Năm Linh Mục
Năm Linh Mục đã khép lại với lễ bế mạc và trao tác vụ linh mục cho 33 ứng viên triều dòng. Thế nhưng hành trình cuộc đời của mỗi linh mục bước theo Chúa Kitô Mục Tử nhân lành vẫn tiếp tục trong đời sống giáo hội và xã hội. Tiếp tục với những điều chỉnh, bổ sung, đổi mới, theo như lòng Chúa mong ước cùng lòng dân Chúa mong đợi. Bức tâm thư gởi cho anh em linh mục ngày 1.4.2010, là bảng ghi nhớ cho hành trình của mỗi người. Chúng tôi mong rằng anh em linh mục trong mỗi giáo hạt, trong mỗi cộng đoàn tu, tiếp tục cầu nguyện cho nhau, dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau, soi sáng cho nhau vượt qua mọi gian truân thử thách trên mỗi chặng đường theo Chúa. Chúng tôi cũng mong rằng anh chị em tu sĩ, giáo dân tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ linh mục là những người hy sinh, quên mình, và cống hiến cuộc đời để phục vụ anh chị em.
2. Tình hình của chặng đường hiện tại
Qua những cuộc gặp gỡ và tiếp xúc, chúng tôi cảm nhận gia đình giáo phận cũng đang trải qua cùng một tình hình ít nhiều bất ổn và xáo trộn, như trong những giáo phận khác. Lý do là trong thời gian gần đây, xuất hiện trên mạng truyền thông, bên cạnh những góp ý chân thành xây dựng, còn có những lời lẽ phê phán, chỉ trích, kết án Giáo Hội nơi này nơi khác, hoặc quy tội và ném đá bộ phận này, nhân sự kia trong Giáo Hội. Từ tình hình đó, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài suy nghĩ. Mong anh chị em cùng suy nghĩ, cầu nguyện và soi sáng cho nhau để thấy rõ hơn cách thế Thầy Giêsu vượt qua những sự cố gắn liền với hoàn cảnh đổi thay trong cuộc đời.
3. Có những người đến bảo chúng tôi phải giải thích tình hình, giải đáp những thắc mắc, giải trình những vụ việc...Kỳ thực, chúng tôi cũng đã làm điều đó khi trả lời những phóng viên báo này hoặc thông tấn khác. Một mặt, đối với số đông là những người thiện tâm tìm hiểu, những câu trả lời đó có giúp họ xác định rõ hướng đi mục vụ chung trong Giáo Hội, và giúp cho họ tìm gặp sự bình an. Mặt khác, đối với số ít là những người muốn cho người khác phải theo tư kiến hay lập trường của họ, thì những câu trả lời đó chỉ mở đường cho những đợt oanh kích kế tiếp, mang dấu ấn văn hoá sự chết hơn là văn hoá sự sống.
4. Có những người bảo chúng tôi hãy bình tâm nhìn phía sau những gì được nói lên, để tìm hiểu ý đồ hay âm mưu thâm độc làm tan rã tình hiệp thông huynh đệ trong cộng đồng dân Chúa, làm sụp đổ tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc. Theo gương Chúa Giêsu Mục tử nhân lành, chúng tôi cố gắng nhìn sâu vào lòng người, nhằm khám phá những ước vọng sâu xa của họ. Bình tâm, chúng tôi thấy được những lời lẽ bực tức, giận dữ, đổ lỗi, kết án của họ bày tỏ nỗi thất vọng của họ đối với những thực tại trần thế, trong xã hội cũng như trong lòng Giáo hội. Đồng thời qua đó, chúng tôi cũng thấy họ bày tỏ khát vọng hướng về một cuộc sống mới, một thế giới mới tốt đẹp hơn.
5. Từ tình hình đó, trong nhiệm vụ nối tiếp sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Cứu Thế đối với đồng bào và đồng loại, chúng tôi cảm thấy chúng ta có trách nhiệm cùng nhau xây những ngôi nhà mới cho cuộc sống của mọi người hôm nay. Chúa Giêsu dạy phải xây chứ không đập phá, và phải xây trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. Xây ở đây cũng có nghĩa là vun đắp hoặc gia cố trên nền tảng Lời Chúa. Vậy chúng ta hãy bình tâm chung sức vun đắp những ngôi nhà gia đình (nơi đó có nôi của sự sống, mái ấm tình thương, mái trường giáo dục đức tin trẻ thơ), những ngôi nhà giáo hội (giáo xứ, dòng tu, giáo phận, Hội Đồng Giám Mục…) Những ngôi nhà đó, gọi chung là nhà thờ (nghĩa là thuộc về Giáo hội Công giáo). Ngoài nhà thờ, chúng ta còn có trách nhiệm liên đới gia cố những ngôi nhà khác trên đất nước, nhà trường, nhà thương, nhà nước...
6. Dưới ánh sáng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, một giáo huấn triển khai Lời Chúa dạy, chúng tôi thấy rằng muốn xây nhà kiên cố, vừa phải xây trên nền đá vững chắc, vừa phải xây trên bốn trụ cột vững bền. Bốn trụ cột đó là chân lý và tình thương, là hoà bình và công lý (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý", và TV 85,11 "Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên").
7. Trong tình hình chưa có sự nhất trí hoàn toàn giữa các thành phần dân Chúa sống trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử khác nhau, kinh nghiệm lịch sử cứu độ cho chúng tôi xác tín rằng mọi thành phần dân Chúa ở mọi nơi, mọi miền chỉ có thể gìn giữ và phát huy tình huynh đệ hiệp thông và hiệp nhất trên nền tảng một đức tin.
Tin vào Thiên Chúa là Cha nói Lời yêu thương cứu độ đối với loài người. Tin vào Đức Giêsu Kitô yêu thương và phục vụ cho sự sống của các dân tộc. Tin vào Chúa Thánh Thần là nguồn lực đổi mới mọi sự và kiến tạo sự hiệp nhất trong lòng Giáo Hội cũng như trong xã hội. Tin vào Lời Chúa là ánh sáng chân lý trường tồn cho muôn dân. Lời được ghi trong Sách Thánh, Lời được sống và triển khai trong đời sống và trong giáo huấn của Giáo Hội, Lời như hạt giống được gieo vào truyền thống đạo lý và văn hoá của các dân tộc. Tin vào Hội Thánh công giáo và tông truyền là hình ảnh của Chúa Kitô đang đồng hành với dân Người trên con đường yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống nhân loại.
Chỉ dựa trên tư kiến cùng cảm xúc của cá nhân này hay nhóm người khác, trên lập trường của phái này phe kia, trên chủ trương, đường lối của cánh hữu cánh tả, để xây dựng hiệp thông và hiệp nhất vững bền, là điều không tưởng. Vì lẽ mọi sự do tâm trí hữu hạn con người nghĩ ra, đều đổi thay và qua đi.
8. Chúng ta hãy cùng nhau cầu khẩn xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình có một tâm hồn an định, mở ra và đón nhận ơn soi sáng và ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần giúp xây những ngôi nhà mới cho Giáo Hội cũng như cho xã hội, vì sự sống dồi dào của mọi người và vì sự phát triển vững bền của đất nước cùng thế giới hôm nay.
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 11.6.2010
Ngày bế mạc Năm Linh Mục và truyền chức linh mục cho 33 tân linh mục
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI CHỦ CHĂN
Việc cần làm trong hiện tình của chặng đường theo Chúa hôm nay
Kính gởi linh mục, tu sĩ, giáo dân,
thành viên trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Về Năm Linh Mục
Năm Linh Mục đã khép lại với lễ bế mạc và trao tác vụ linh mục cho 33 ứng viên triều dòng. Thế nhưng hành trình cuộc đời của mỗi linh mục bước theo Chúa Kitô Mục Tử nhân lành vẫn tiếp tục trong đời sống giáo hội và xã hội. Tiếp tục với những điều chỉnh, bổ sung, đổi mới, theo như lòng Chúa mong ước cùng lòng dân Chúa mong đợi. Bức tâm thư gởi cho anh em linh mục ngày 1.4.2010, là bảng ghi nhớ cho hành trình của mỗi người. Chúng tôi mong rằng anh em linh mục trong mỗi giáo hạt, trong mỗi cộng đoàn tu, tiếp tục cầu nguyện cho nhau, dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau, soi sáng cho nhau vượt qua mọi gian truân thử thách trên mỗi chặng đường theo Chúa. Chúng tôi cũng mong rằng anh chị em tu sĩ, giáo dân tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ linh mục là những người hy sinh, quên mình, và cống hiến cuộc đời để phục vụ anh chị em.
2. Tình hình của chặng đường hiện tại
Qua những cuộc gặp gỡ và tiếp xúc, chúng tôi cảm nhận gia đình giáo phận cũng đang trải qua cùng một tình hình ít nhiều bất ổn và xáo trộn, như trong những giáo phận khác. Lý do là trong thời gian gần đây, xuất hiện trên mạng truyền thông, bên cạnh những góp ý chân thành xây dựng, còn có những lời lẽ phê phán, chỉ trích, kết án Giáo Hội nơi này nơi khác, hoặc quy tội và ném đá bộ phận này, nhân sự kia trong Giáo Hội. Từ tình hình đó, chúng tôi muốn chia sẻ với anh chị em một vài suy nghĩ. Mong anh chị em cùng suy nghĩ, cầu nguyện và soi sáng cho nhau để thấy rõ hơn cách thế Thầy Giêsu vượt qua những sự cố gắn liền với hoàn cảnh đổi thay trong cuộc đời.
3. Có những người đến bảo chúng tôi phải giải thích tình hình, giải đáp những thắc mắc, giải trình những vụ việc...Kỳ thực, chúng tôi cũng đã làm điều đó khi trả lời những phóng viên báo này hoặc thông tấn khác. Một mặt, đối với số đông là những người thiện tâm tìm hiểu, những câu trả lời đó có giúp họ xác định rõ hướng đi mục vụ chung trong Giáo Hội, và giúp cho họ tìm gặp sự bình an. Mặt khác, đối với số ít là những người muốn cho người khác phải theo tư kiến hay lập trường của họ, thì những câu trả lời đó chỉ mở đường cho những đợt oanh kích kế tiếp, mang dấu ấn văn hoá sự chết hơn là văn hoá sự sống.
4. Có những người bảo chúng tôi hãy bình tâm nhìn phía sau những gì được nói lên, để tìm hiểu ý đồ hay âm mưu thâm độc làm tan rã tình hiệp thông huynh đệ trong cộng đồng dân Chúa, làm sụp đổ tình đoàn kết trong cộng đồng dân tộc. Theo gương Chúa Giêsu Mục tử nhân lành, chúng tôi cố gắng nhìn sâu vào lòng người, nhằm khám phá những ước vọng sâu xa của họ. Bình tâm, chúng tôi thấy được những lời lẽ bực tức, giận dữ, đổ lỗi, kết án của họ bày tỏ nỗi thất vọng của họ đối với những thực tại trần thế, trong xã hội cũng như trong lòng Giáo hội. Đồng thời qua đó, chúng tôi cũng thấy họ bày tỏ khát vọng hướng về một cuộc sống mới, một thế giới mới tốt đẹp hơn.
5. Từ tình hình đó, trong nhiệm vụ nối tiếp sứ vụ yêu thương và phục vụ của Chúa Cứu Thế đối với đồng bào và đồng loại, chúng tôi cảm thấy chúng ta có trách nhiệm cùng nhau xây những ngôi nhà mới cho cuộc sống của mọi người hôm nay. Chúa Giêsu dạy phải xây chứ không đập phá, và phải xây trên nền đá vững chắc là Lời Chúa. Xây ở đây cũng có nghĩa là vun đắp hoặc gia cố trên nền tảng Lời Chúa. Vậy chúng ta hãy bình tâm chung sức vun đắp những ngôi nhà gia đình (nơi đó có nôi của sự sống, mái ấm tình thương, mái trường giáo dục đức tin trẻ thơ), những ngôi nhà giáo hội (giáo xứ, dòng tu, giáo phận, Hội Đồng Giám Mục…) Những ngôi nhà đó, gọi chung là nhà thờ (nghĩa là thuộc về Giáo hội Công giáo). Ngoài nhà thờ, chúng ta còn có trách nhiệm liên đới gia cố những ngôi nhà khác trên đất nước, nhà trường, nhà thương, nhà nước...
6. Dưới ánh sáng giáo huấn của Giáo Hội về xã hội, một giáo huấn triển khai Lời Chúa dạy, chúng tôi thấy rằng muốn xây nhà kiên cố, vừa phải xây trên nền đá vững chắc, vừa phải xây trên bốn trụ cột vững bền. Bốn trụ cột đó là chân lý và tình thương, là hoà bình và công lý (x. Thông điệp "Tình Yêu trong Chân Lý", và TV 85,11 "Tín nghĩa ân tình nay hội ngộ, hoà bình công lý đã giao duyên").
7. Trong tình hình chưa có sự nhất trí hoàn toàn giữa các thành phần dân Chúa sống trong những hoàn cảnh xã hội và lịch sử khác nhau, kinh nghiệm lịch sử cứu độ cho chúng tôi xác tín rằng mọi thành phần dân Chúa ở mọi nơi, mọi miền chỉ có thể gìn giữ và phát huy tình huynh đệ hiệp thông và hiệp nhất trên nền tảng một đức tin.
Tin vào Thiên Chúa là Cha nói Lời yêu thương cứu độ đối với loài người. Tin vào Đức Giêsu Kitô yêu thương và phục vụ cho sự sống của các dân tộc. Tin vào Chúa Thánh Thần là nguồn lực đổi mới mọi sự và kiến tạo sự hiệp nhất trong lòng Giáo Hội cũng như trong xã hội. Tin vào Lời Chúa là ánh sáng chân lý trường tồn cho muôn dân. Lời được ghi trong Sách Thánh, Lời được sống và triển khai trong đời sống và trong giáo huấn của Giáo Hội, Lời như hạt giống được gieo vào truyền thống đạo lý và văn hoá của các dân tộc. Tin vào Hội Thánh công giáo và tông truyền là hình ảnh của Chúa Kitô đang đồng hành với dân Người trên con đường yêu thương đến cùng và khiêm tốn phục vụ cho sự sống nhân loại.
Chỉ dựa trên tư kiến cùng cảm xúc của cá nhân này hay nhóm người khác, trên lập trường của phái này phe kia, trên chủ trương, đường lối của cánh hữu cánh tả, để xây dựng hiệp thông và hiệp nhất vững bền, là điều không tưởng. Vì lẽ mọi sự do tâm trí hữu hạn con người nghĩ ra, đều đổi thay và qua đi.
8. Chúng ta hãy cùng nhau cầu khẩn xin Chúa ban cho mọi thành viên trong gia đình có một tâm hồn an định, mở ra và đón nhận ơn soi sáng và ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh và ơn trợ lực của Chúa Thánh Thần giúp xây những ngôi nhà mới cho Giáo Hội cũng như cho xã hội, vì sự sống dồi dào của mọi người và vì sự phát triển vững bền của đất nước cùng thế giới hôm nay.
Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, 11.6.2010
Ngày bế mạc Năm Linh Mục và truyền chức linh mục cho 33 tân linh mục
Tôi nghe thấy và học được gì từ những cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao và Bộ Truyền Giáo của Vatican
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
23:03 11/06/2010
Tôi nghe thấy và học được gì từ những cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao và Bộ Truyền Giáo của Vatican
trong hai ngày 1 và 2 tháng 6.2010
1. Mục đích gặp gỡ. Trong tình hình một số ý kiến trên mạng hay qua truyền tai nhau, tạo nên dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đồng giáo hội và xã hội, như dư luận về sự tắc trách của Bộ Truyền Giáo, sự thoả hiệp của Bộ Ngoại Giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo Hội vì tư lợi, sự ngây ngô của Vatican...Một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật "thật" tận gốc rễ, vì tin rằng chỉ có sự thật "thật", chứ không phải dư luận hay sự thật "ảo", mới đem lại sự ổn định cho đời sống trong cộng đồng giáo hội cũng như xã hội.
2. Gặp gỡ và trao đổi với Bộ Ngoại Giao. Sau khi nghe tôi giải bày tình hình do dư luận tạo ra, Đức Tổng Giám mục Mamberti, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Vatican, nói về phần vụ của Bộ Ngoại Giao và đường hướng phục vụ lợi ích của Giáo Hội địa phương và toàn cầu trong sự tôn trọng ý kiến của người liên hệ. Đức Ông Ballestrero, Thứ Trưởng, cho biết trong thực hành đường hướng đó, Bộ luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của đương sự, luôn lưu tâm đến chức vụ cùng đời sống của đương sự trong tương quan với xã hội.
3. Gặp gỡ và trao đổi với Bộ Truyền Giáo. Sau khi nghe tôi giải bày tình hình, Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, cho biết về phần vụ của Bộ và đường hướng phục vụ lợi ích của Giáo Hội, đồng thời Bộ luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của người liên hệ. Chính ngài thường xuyên đệ trình và trao đổi với Đức Thánh Cha về mọi diễn biến và tình hình liên hệ, để Đức Thánh Cha suy nghĩ, cầu nguyện và quyết định. Và trước khi quyết định, Đức Thánh Cha lắng nghe đương sự. Chính vì tôn trọng tiếng nói lương tâm của Đức Cha Ngô Quang Kiệt mà Đức Thánh Cha mới chấp nhận đơn xin từ nhiệm Tổng Giám mục Hà Nội. (Theo lời của Bộ Ngoại Giao Vatican, khi thông báo quyết định của Đức Thánh Cha, Vatican có nói rõ lý do đó cho Chính Phủ Việt Nam)
Đồng thời, với kinh nghiệm 30 năm phục vụ ngành Ngoại Giao của Vatican trong nhiều nước như Việt Nam, Đức Hồng Y Dias có lưu ý đến nhiệm vụ của các giám mục trên đất nước Việt Nam hôm nay, nhiệm vụ loan Tin Mừng, dẫn dắt các tín hữu đi trong ánh sáng đức tin, xây dựng Giáo Hội hiệp thông và hiệp nhất trong tình bác ái huynh đệ. Và ngài có lời khuyên người công giáo Việt Nam trên thế giới hãy chuyên cần cầu nguyện với Đức Mẹ La Vang là Nữ Vương ban sự bình an.
Đức Hồng Y Glemp, Giáo chủ Ba Lan, người đã sống qua ba chế độ xã hội, cũng đã có lời khuyên tương tự khi đến Việt Nam thăm hỏi tôi trong năm vừa qua. Lời khuyên này giúp tôi thêm xác tín rằng chỉ có Chúa Thánh Thần là nguồn lực đổi mới mọi sự trên mặt địa cầu, là nguồn lực gắn kết mọi người nên một trong Nhiệm thể Chúa Kitô cũng như trong trời mới đất mới mà người kitô hữu đang chung sức xây đắp cho xã hội loài người.
4. Kinh nghiệm tôi học được từ những cuộc gặp gỡ cũng như nhớ lại từ Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội.
(1) Trước mọi vấn đề nảy sinh từ cuộc đời trần thế, nhiệm vụ chính của chủ chăn là lắng nghe và tìm hiểu, đồng hành và hướng dẫn dân Chúa đi trong đường lối của Chúa là Đấng làm chủ lịch sử, tiến bước trên Đường Giêsu là Đường Tình Yêu dẫn đến sự sống dồi dào của Chúa Phục Sinh. Điều chủ chăn cần luôn ghi khắc trong lòng là phải nhờ ơn Chúa, cùng với ơn tin cậy mến là ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh, ơn hiệp nhất, thuyền trưởng mới có thể vững tay lái con thuyền Giáo Hội vượt qua mọi cơn sóng gió ba đào ở mọi thời và trong mọi chế độ xã hội nơi cõi trần.
(2) Trong mọi hoàn cảnh, lúc yên hàn hay lúc gian truân, hãy kiên vững tiến bước trong ánh sáng chân lý và tình thương cứu độ của Chúa. Vì lẽ Lời Chúa là ánh sáng chân lý trường tồn, mọi sự con người nghĩ ra, sẽ qua đi. Trời cao hơn đất bao nhiêu, sự khôn ngoan của Thiên Chúa cao hơn sự khôn ngoan của loài người bấy nhiêu.
(3) Về định luật nhân cách làm người được cấu thành bởi ba yếu tố: một là di truyền, hai là môi trường (gia đình, học đường, cộng đồng xã hội, giáo hội), ba là ý thức và ý chí tự do của mỗi người. Thể theo định luật này, khi cộng đoàn tín hữu lâm tình trạng thiếu ít nhiều sự nhất trí và sự hợp nhất, khi một số tín hữu để thói đời lôi cuốn, để lòng đạo phai mờ dần, các mục tử đều có phần trách nhiệm. Và trách nhiệm ở đây là giáo dục, huấn luyện, trợ lực cho mọi tín hữu luôn chung sức lấy Lời Chúa làm nền, làm trụ cột để xây đắp, gia cố những ngôi nhà gia đình và cộng đoàn, giáo hội và xã hội, ngày càng thêm vững bền.
Ngày 9.6.2010
trong hai ngày 1 và 2 tháng 6.2010
1. Mục đích gặp gỡ. Trong tình hình một số ý kiến trên mạng hay qua truyền tai nhau, tạo nên dư luận gây ít nhiều hoang mang và bất ổn trong cộng đồng giáo hội và xã hội, như dư luận về sự tắc trách của Bộ Truyền Giáo, sự thoả hiệp của Bộ Ngoại Giao, sự cấu kết của một ít nhân vật trong Giáo Hội vì tư lợi, sự ngây ngô của Vatican...Một số giám mục đề nghị tôi đi tìm hiểu sự thật "thật" tận gốc rễ, vì tin rằng chỉ có sự thật "thật", chứ không phải dư luận hay sự thật "ảo", mới đem lại sự ổn định cho đời sống trong cộng đồng giáo hội cũng như xã hội.
2. Gặp gỡ và trao đổi với Bộ Ngoại Giao. Sau khi nghe tôi giải bày tình hình do dư luận tạo ra, Đức Tổng Giám mục Mamberti, Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Vatican, nói về phần vụ của Bộ Ngoại Giao và đường hướng phục vụ lợi ích của Giáo Hội địa phương và toàn cầu trong sự tôn trọng ý kiến của người liên hệ. Đức Ông Ballestrero, Thứ Trưởng, cho biết trong thực hành đường hướng đó, Bộ luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của đương sự, luôn lưu tâm đến chức vụ cùng đời sống của đương sự trong tương quan với xã hội.
3. Gặp gỡ và trao đổi với Bộ Truyền Giáo. Sau khi nghe tôi giải bày tình hình, Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Truyền Giáo, cho biết về phần vụ của Bộ và đường hướng phục vụ lợi ích của Giáo Hội, đồng thời Bộ luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến cùng bản thân của người liên hệ. Chính ngài thường xuyên đệ trình và trao đổi với Đức Thánh Cha về mọi diễn biến và tình hình liên hệ, để Đức Thánh Cha suy nghĩ, cầu nguyện và quyết định. Và trước khi quyết định, Đức Thánh Cha lắng nghe đương sự. Chính vì tôn trọng tiếng nói lương tâm của Đức Cha Ngô Quang Kiệt mà Đức Thánh Cha mới chấp nhận đơn xin từ nhiệm Tổng Giám mục Hà Nội. (Theo lời của Bộ Ngoại Giao Vatican, khi thông báo quyết định của Đức Thánh Cha, Vatican có nói rõ lý do đó cho Chính Phủ Việt Nam)
Đồng thời, với kinh nghiệm 30 năm phục vụ ngành Ngoại Giao của Vatican trong nhiều nước như Việt Nam, Đức Hồng Y Dias có lưu ý đến nhiệm vụ của các giám mục trên đất nước Việt Nam hôm nay, nhiệm vụ loan Tin Mừng, dẫn dắt các tín hữu đi trong ánh sáng đức tin, xây dựng Giáo Hội hiệp thông và hiệp nhất trong tình bác ái huynh đệ. Và ngài có lời khuyên người công giáo Việt Nam trên thế giới hãy chuyên cần cầu nguyện với Đức Mẹ La Vang là Nữ Vương ban sự bình an.
Đức Hồng Y Glemp, Giáo chủ Ba Lan, người đã sống qua ba chế độ xã hội, cũng đã có lời khuyên tương tự khi đến Việt Nam thăm hỏi tôi trong năm vừa qua. Lời khuyên này giúp tôi thêm xác tín rằng chỉ có Chúa Thánh Thần là nguồn lực đổi mới mọi sự trên mặt địa cầu, là nguồn lực gắn kết mọi người nên một trong Nhiệm thể Chúa Kitô cũng như trong trời mới đất mới mà người kitô hữu đang chung sức xây đắp cho xã hội loài người.
4. Kinh nghiệm tôi học được từ những cuộc gặp gỡ cũng như nhớ lại từ Lời Chúa cùng giáo huấn của Giáo Hội.
(1) Trước mọi vấn đề nảy sinh từ cuộc đời trần thế, nhiệm vụ chính của chủ chăn là lắng nghe và tìm hiểu, đồng hành và hướng dẫn dân Chúa đi trong đường lối của Chúa là Đấng làm chủ lịch sử, tiến bước trên Đường Giêsu là Đường Tình Yêu dẫn đến sự sống dồi dào của Chúa Phục Sinh. Điều chủ chăn cần luôn ghi khắc trong lòng là phải nhờ ơn Chúa, cùng với ơn tin cậy mến là ơn khôn ngoan, ơn sức mạnh, ơn hiệp nhất, thuyền trưởng mới có thể vững tay lái con thuyền Giáo Hội vượt qua mọi cơn sóng gió ba đào ở mọi thời và trong mọi chế độ xã hội nơi cõi trần.
(2) Trong mọi hoàn cảnh, lúc yên hàn hay lúc gian truân, hãy kiên vững tiến bước trong ánh sáng chân lý và tình thương cứu độ của Chúa. Vì lẽ Lời Chúa là ánh sáng chân lý trường tồn, mọi sự con người nghĩ ra, sẽ qua đi. Trời cao hơn đất bao nhiêu, sự khôn ngoan của Thiên Chúa cao hơn sự khôn ngoan của loài người bấy nhiêu.
(3) Về định luật nhân cách làm người được cấu thành bởi ba yếu tố: một là di truyền, hai là môi trường (gia đình, học đường, cộng đồng xã hội, giáo hội), ba là ý thức và ý chí tự do của mỗi người. Thể theo định luật này, khi cộng đoàn tín hữu lâm tình trạng thiếu ít nhiều sự nhất trí và sự hợp nhất, khi một số tín hữu để thói đời lôi cuốn, để lòng đạo phai mờ dần, các mục tử đều có phần trách nhiệm. Và trách nhiệm ở đây là giáo dục, huấn luyện, trợ lực cho mọi tín hữu luôn chung sức lấy Lời Chúa làm nền, làm trụ cột để xây đắp, gia cố những ngôi nhà gia đình và cộng đoàn, giáo hội và xã hội, ngày càng thêm vững bền.
Ngày 9.6.2010
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Quan chức VN và hội chứng ‘điếc hay ngóng - ngọng hay nói’
Alf.Hoàng Gia Bảo
12:21 11/06/2010
Nếu ai chịu khó ghi chép lại các phát biểu của các quan chức VN nhất là từ ngày mở cửa đến nay, hẳn họ sẽ có được một bộ sưu tập những câu ‘để đời’ mà các thế hệ mai sau có thể dựa vào đó để đánh giá năng lực cai trị đất nước của họ, cũng giống như khi nhắc đến tổng thống Thiệu mọi người khó thể nào quên câu “đừng tin những gì cộng sản nói…”.
Hôm 8/6 vừa qua ‘ông nghị’ Nguyễn Tiến Cảnh của tỉnh Hà Nam lại vừa bổ xung vào bộ sưu tập này bằng một phát biểu khác nghe rất ư là… ‘đỉnh cao trí tuệ’ “Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, VN ta cũng có chỉ cố IQ cao...” !!! khi tranh luận tại quốc hội về việc VN có nên xây dựng đường tàu cao tốc Bắc Nam.
Với kiểu lập luận đem ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’ như vậy đối tượng mà ông Cảnh quan tâm chắc chắn không phải người dân mà ông đại diện, những người sẽ phải nai lưng ra trả nợ khoản vay cỡ 65 tỷ USD cho siêu dự án này nếu nó được phê duyệt, mà ông chỉ biết nhắm mắt ‘hót’ chỉ để lấy muốn lòng những kẻ đang ban phát chức vụ và bổng lộc cho ông ta mà thôi.
Sau khi lời phát biểu đầy ‘trí tuệ’ này theo internet ‘bay lượn’ đến khắp mọi miền đất nước, nỗi lo của người dân đóng thuế không chỉ còn là con số vài chục tỷ USD kia nữa, bởi đất nước sẽ còn nhiều dự án khác nhưng quốc hôi là cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt và kiểm soát các dự án này, lại đang có những cái đầu quá nhỏ không xứng đáng được giao quyền định đoạt những siêu dự án có liên quan đến tương lai của các thế hệ con cháu chúng ta mai sau.
Nếu không nhỏ thì tại sao ‘IQ’ tức chỉ số thông minh của các cá nhân và sự vận hành của đoàn tàu cao tốc nào có dây mơ rễ má gì với nhau mà ông nghị Cảnh lại lôi nó vào cuộc để đưa ra kết luận ‘xanh rờn ‘VN cần phải xây dựng đường sắt cao tốc’. Bộ não ông Cảnh với những hiểu biết về chỉ số IQ và xây dựng đường tàu cao tốc như vậy liệu có nặng và nhiều nếp nhăn để thông minh hơn chúng ta không hay ông ta chỉ nói như con vẹt, nói mà chính ông cũng chẳng hiểu mình nói gì?
IQ là gì?
Theo bộ tự điển nổi tiếng Webster IQ được định nghĩa như sau: A measure of a person's intelligence as indicated by an intelligence test; the ratio of a person's mental age to their chronological age (multiplied by 100). Xin tạm dịch: IQ (Intelligent Quotation) là chỉ số đo lường trí thông minh của một người có được bởi một cuộc trắc nghiệm mà kết quả là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi đời, nhân cho 100.
Bộ tự điển Wikipedia còn cung cấp nhiều chi tiết về IQ hơn. Theo đó khái niệm về IQ lần đầu tiên được nhà khoa học người Anh Francis Galton nêu ra trong cuốn Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học, vì Binet nhận thấy dường như có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông.
Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Stanford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ban đầu IQ được tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi thực tế nhân với 100, tuy nhiên cách tích này nhanh chóng bộc lộ những khuyết điểm nên được phát triển thành các cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24. Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong xã hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Trong thế kỉ 20, chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm: đó được gọi là hiệu ứng Flynn. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người.
Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Tuy nhiên vẫn có một ít người trải qua những sự thay đổi rất lớn. Ví dụ như trong một số tài liệu, một số chứng bệnh ảnh hưởng học tập có thể ảnh hưởng gây giảm chỉ số IQ rất lớn (Shaywitz, 1995).
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy IQ là một khái niệm gắn liền với cá nhân (person) hoàn toàn không có đề cập gì đến mức độ thông minh của một dân tộc, sắc dân (nation) hay nòi giống nào hết. Hơn nữa, mặc dù IQ được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu suốt thế kỷ vừa qua, nhưng đến nay nó vẫn chưa được thế giới xem như một loại tiêu chuẩn để đánh giá năng lực thực sự của một con người, không như khi đánh giá khả năng nghe - nói tiếng Anh dựa vào số điểm Toefl.
Điều đó chứng tỏ phương pháp tính chỉ số IQ hiện vẫn còn nhiều thiếu sót và khó có ai có thể dựng được những bài test IQ chuẩn xác bởi lẽ việc làm này đụng đến hệ thần kinh và não là những cơ quan tinh vi nhất của con người. Ngay đến các nhà khoa học hàng đầu thế giới còn chưa khám phá hết mọi bí ẩn của nó thì làm sao các nhà xã hội học có thể hiểu để vạch ra được cách đo lường nó sao cho đúng đắn?
Do vậy trong thực tế chúng ta chưa hề có thấy bất kỳ nhà trường hay tổ chức xã hội nào dám đem chỉ số IQ ra làm thước đo để đánh giá khả năng của một con người cả. Vì như đã trình bày trên, IQ đơn thuần chỉ kết quả trắc nghiệm giống như thi vấn đáp từ những câu hỏi trắc nghiệm thuần lý thuyết, trong khi sự thông minh nhạy bén thực sự của một người lại trở nên cần thiết và phải được bộc lộ trong những tình huống con người bất ngờ phải đối mặt với những bế tắc, khó khăn hay hiểm nghèo trong của cuộc sống.
Cần phải dài dòng như thế mới thấy việc ông nghị Cảnh mượn chỉ số IQ để biện luận cho việc VN cần phải xây đường tài cao tốc là việc là hết sức ngớ ngẩn. Hơn nữa, nếu tôi nhớ không lầm xưa nay ở VN ta tôi chưa bao giờ chưa nói đến việc có ai hay tổ chức nào đó đứng làm một cuộc khảo sát về IQ của người VN. Ngay với các em học sinh cấp I thôi là lức tuổi các nhà khảo sát quan tâm nhiều nhất cũng chưa có nói gì đến cả nước? Bản thân ông có biết chỉ số IQ của mình là bao nhiêu chưa? Vậy căn cứ vào đâu mà ông lại dám đưa ra khẳng định nghe chắc như đinh đóng cột về chỉ số IQ cao của VN như thế, thưa ông?
Cái cần nói lại chẳng dám!
Bởi vậy, nếu ông nghị Cảnh là người thật sự có chỉ số IQ cao và yêu nước, lẽ ra ông ta sẽ phải như sau thì nghe mới hợp lý:
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì những nơi ấy họ giàu có, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy tại sao dân chúng đa số vẫn còn quá nghèo khó? Mà người dân còn nghèo thì xây dựng đường cao tốc là vì ai hay chỉ tổ khiến dân nghèo hơn vì nợ nần chồng chất?
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì những nơi ấy họ đa nguyên đa đảng, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy mà không hiểu sao nước ta chờ mãi mà vẫn thấy chỉ có một đảng cai trị?
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì những nơi ấy quyền tự do của người dân rất được chính phủ tôn trọng, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy mà không hiểu sao hở miệng ra đụng chạm đến lĩnh vực chính tri vớn là quyền của mọi người họ liền bị bắt bớ?
Và còn vô vàn những mâu thẫn khác giữa chỉ số IQ cao của người VN (nếu quả thật đúng) với những bất công những điều trái tai gai mắt đang diễn ra trên đất nước hôm nay.
Điều trớ trêu còn ở chỗ cũng bấy nhiêu triệu dân VN, khi biện hộ cho việc trì hoãn mở rộng các quyền dân chủ, cho phép đa đảng thì các quan chức VN thường đổ lỗi do ‘nhận thực chính trị trong dân chúng còn thấp kém’ nhưng nay khi cần phê duyệt siêu dự án đường tàu cao tốc thì ông nghị Cảnh (mà thực chất cũng là quan chức hành pháp kiêm luôn chức đại biểu quốc hội) lại ca tụng chỉ số IQ của người VN cao!?
Chuyện tự hào về IQ của ông nghị Cảnh làm tôi bỗng nhớ lại lời một ông bạn đang là giáo sư đại học kể vẫn thường khuyên các em sinh viên “chớ nên dại dột đi tự hào mình là con nhà nghèo học giỏi như thời chúng tôi, mà hãy tự vấn xem vì sao mình giỏi mà vẫn cứ nghèo”??? một lời khuyên thật chí lý ngay cả cho những người mắc bệnh hão giàu, thích hoành tráng như ông nghị Cảnh.
Bởi ủng hộ làm đường cao tốc mà chỉ đơn giản vì lý do ‘IQ của người VN ta cao’ có khác nào bỏ ra vài chục tỷ USD để mua lấy tấm bằng giả mạo, mua lấy cái danh hão… thay vì phải chứng minh nó bằng những phép toán kinh tế hẳn hoi, từ đó mới thấy được nó cần thiết và đem lại lợi ích cho đất nước ra sao, chứ không thể khơi khơi bảo IQ cao là xong. Người bảo mình có chỉ số IQ cao mà lại nói năng như vậy, xin lỗi, nếu có ‘bán rẻ’ IQ chắc chắn chẳng ai dám mua !!!
Mà hình như ở VN ngày nay số quan chức mắc phải ‘hội chứng’ hoành tráng và hoang tưởng như ông nghị Cảnh với nhưng con số IQ ‘nhảy múa’ trong đầu để phát biểu linh tinh không phải là hiếm.
Bước vào thời kỳ mở cửa sau một thời gian dài nghèo đói với tiền vàng dollars ‘rủng rỉnh’ trong tay (mặc dù đều là tiền vay mượn của nước ngoài) phần lớn các quan chức VN do trình độ kém cỏi, đã dẫn đến cách quản lý tiêu xài của họ có lẽ cũng không khác mấy bác nông dân ngoại thành SG ‘trúng đất’ nhờ bán ruộng vườn của cha ông để được ôm tiền tỷ là mấy!
Những người tầm nhìn không vượt quá mấy sào ruộng bỗng dưng được ôm một số tiền quá lớn thì chuyện ‘no dồn đói góp’ ăn xài xả láng cho đã tay, đã miệng xảy ra là điều dễ hiểu. Điển hình như việc nhiều tỉnh thành đã phá dẹp bỏ hàng ngàn hécta đất nông nghiệp màu mỡ vì ở những vị trí thuận tiện canh tác để xây dựng hàng trăm sân gôn trên khắp cả nước. Phục vụ ai ở những vùng dân nghèo mạt rệp như thế nếu chẳng phải vì lý do tư lợi của các quan chức khi đứng ra làm trung gian chi trả bồi thường đất đai cho nông dân từ tiền của đối tác nước ngoài?
Khác biệt duy nhất giữa sự kém cỏi của nông dân và các quan chức là trong khi nhiều đại gia nhà quê do sau khi tiêu xài hoang phí phải ‘trắng tay’ chỉ sau một thời gian rất ngắn, ngược lại các quan chức dẫu sao cũng ‘khôn khéo’ hơn nên VN mới hình thành nên một tầng lớp ‘tư bản đỏ’ như chúng ta thấy ngày nay.
Bởi vậy những siêu dự án như đường tàu cao tốc Bắc Nam nếu được phê duyệt chỉ vì muốn chứng tỏ cho thế giới biết VN cũng có IQ cao như ông nghị Cảnh phát biểu, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã có thể biết chắc rằng người phải đi ‘đổ vỏ ốc’ tương lai sẽ không thể là ai khác ngoài chính con cháu chúng ta.
Sàigòn, 11/6/2010
Hôm 8/6 vừa qua ‘ông nghị’ Nguyễn Tiến Cảnh của tỉnh Hà Nam lại vừa bổ xung vào bộ sưu tập này bằng một phát biểu khác nghe rất ư là… ‘đỉnh cao trí tuệ’ “Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, VN ta cũng có chỉ cố IQ cao...” !!! khi tranh luận tại quốc hội về việc VN có nên xây dựng đường tàu cao tốc Bắc Nam.
Với kiểu lập luận đem ‘râu ông nọ cắm cằm bà kia’ như vậy đối tượng mà ông Cảnh quan tâm chắc chắn không phải người dân mà ông đại diện, những người sẽ phải nai lưng ra trả nợ khoản vay cỡ 65 tỷ USD cho siêu dự án này nếu nó được phê duyệt, mà ông chỉ biết nhắm mắt ‘hót’ chỉ để lấy muốn lòng những kẻ đang ban phát chức vụ và bổng lộc cho ông ta mà thôi.
Sau khi lời phát biểu đầy ‘trí tuệ’ này theo internet ‘bay lượn’ đến khắp mọi miền đất nước, nỗi lo của người dân đóng thuế không chỉ còn là con số vài chục tỷ USD kia nữa, bởi đất nước sẽ còn nhiều dự án khác nhưng quốc hôi là cơ quan có nhiệm vụ phê duyệt và kiểm soát các dự án này, lại đang có những cái đầu quá nhỏ không xứng đáng được giao quyền định đoạt những siêu dự án có liên quan đến tương lai của các thế hệ con cháu chúng ta mai sau.
Nếu không nhỏ thì tại sao ‘IQ’ tức chỉ số thông minh của các cá nhân và sự vận hành của đoàn tàu cao tốc nào có dây mơ rễ má gì với nhau mà ông nghị Cảnh lại lôi nó vào cuộc để đưa ra kết luận ‘xanh rờn ‘VN cần phải xây dựng đường sắt cao tốc’. Bộ não ông Cảnh với những hiểu biết về chỉ số IQ và xây dựng đường tàu cao tốc như vậy liệu có nặng và nhiều nếp nhăn để thông minh hơn chúng ta không hay ông ta chỉ nói như con vẹt, nói mà chính ông cũng chẳng hiểu mình nói gì?
IQ là gì?
Theo bộ tự điển nổi tiếng Webster IQ được định nghĩa như sau: A measure of a person's intelligence as indicated by an intelligence test; the ratio of a person's mental age to their chronological age (multiplied by 100). Xin tạm dịch: IQ (Intelligent Quotation) là chỉ số đo lường trí thông minh của một người có được bởi một cuộc trắc nghiệm mà kết quả là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi đời, nhân cho 100.
Bộ tự điển Wikipedia còn cung cấp nhiều chi tiết về IQ hơn. Theo đó khái niệm về IQ lần đầu tiên được nhà khoa học người Anh Francis Galton nêu ra trong cuốn Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học, vì Binet nhận thấy dường như có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông.
Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Stanford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.
Ban đầu IQ được tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi thực tế nhân với 100, tuy nhiên cách tích này nhanh chóng bộc lộ những khuyết điểm nên được phát triển thành các cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24. Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong xã hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng. Trong thế kỉ 20, chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm: đó được gọi là hiệu ứng Flynn. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người.
Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Tuy nhiên vẫn có một ít người trải qua những sự thay đổi rất lớn. Ví dụ như trong một số tài liệu, một số chứng bệnh ảnh hưởng học tập có thể ảnh hưởng gây giảm chỉ số IQ rất lớn (Shaywitz, 1995).
Từ các định nghĩa trên chúng ta thấy IQ là một khái niệm gắn liền với cá nhân (person) hoàn toàn không có đề cập gì đến mức độ thông minh của một dân tộc, sắc dân (nation) hay nòi giống nào hết. Hơn nữa, mặc dù IQ được nhiều nhà khoa học quan tâm tìm hiểu suốt thế kỷ vừa qua, nhưng đến nay nó vẫn chưa được thế giới xem như một loại tiêu chuẩn để đánh giá năng lực thực sự của một con người, không như khi đánh giá khả năng nghe - nói tiếng Anh dựa vào số điểm Toefl.
Điều đó chứng tỏ phương pháp tính chỉ số IQ hiện vẫn còn nhiều thiếu sót và khó có ai có thể dựng được những bài test IQ chuẩn xác bởi lẽ việc làm này đụng đến hệ thần kinh và não là những cơ quan tinh vi nhất của con người. Ngay đến các nhà khoa học hàng đầu thế giới còn chưa khám phá hết mọi bí ẩn của nó thì làm sao các nhà xã hội học có thể hiểu để vạch ra được cách đo lường nó sao cho đúng đắn?
Do vậy trong thực tế chúng ta chưa hề có thấy bất kỳ nhà trường hay tổ chức xã hội nào dám đem chỉ số IQ ra làm thước đo để đánh giá khả năng của một con người cả. Vì như đã trình bày trên, IQ đơn thuần chỉ kết quả trắc nghiệm giống như thi vấn đáp từ những câu hỏi trắc nghiệm thuần lý thuyết, trong khi sự thông minh nhạy bén thực sự của một người lại trở nên cần thiết và phải được bộc lộ trong những tình huống con người bất ngờ phải đối mặt với những bế tắc, khó khăn hay hiểm nghèo trong của cuộc sống.
Cần phải dài dòng như thế mới thấy việc ông nghị Cảnh mượn chỉ số IQ để biện luận cho việc VN cần phải xây đường tài cao tốc là việc là hết sức ngớ ngẩn. Hơn nữa, nếu tôi nhớ không lầm xưa nay ở VN ta tôi chưa bao giờ chưa nói đến việc có ai hay tổ chức nào đó đứng làm một cuộc khảo sát về IQ của người VN. Ngay với các em học sinh cấp I thôi là lức tuổi các nhà khảo sát quan tâm nhiều nhất cũng chưa có nói gì đến cả nước? Bản thân ông có biết chỉ số IQ của mình là bao nhiêu chưa? Vậy căn cứ vào đâu mà ông lại dám đưa ra khẳng định nghe chắc như đinh đóng cột về chỉ số IQ cao của VN như thế, thưa ông?
Cái cần nói lại chẳng dám!
Bởi vậy, nếu ông nghị Cảnh là người thật sự có chỉ số IQ cao và yêu nước, lẽ ra ông ta sẽ phải như sau thì nghe mới hợp lý:
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì những nơi ấy họ giàu có, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy tại sao dân chúng đa số vẫn còn quá nghèo khó? Mà người dân còn nghèo thì xây dựng đường cao tốc là vì ai hay chỉ tổ khiến dân nghèo hơn vì nợ nần chồng chất?
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì những nơi ấy họ đa nguyên đa đảng, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy mà không hiểu sao nước ta chờ mãi mà vẫn thấy chỉ có một đảng cai trị?
- Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì những nơi ấy quyền tự do của người dân rất được chính phủ tôn trọng, VN ta cũng có chỉ số IQ cao vậy mà không hiểu sao hở miệng ra đụng chạm đến lĩnh vực chính tri vớn là quyền của mọi người họ liền bị bắt bớ?
Và còn vô vàn những mâu thẫn khác giữa chỉ số IQ cao của người VN (nếu quả thật đúng) với những bất công những điều trái tai gai mắt đang diễn ra trên đất nước hôm nay.
Điều trớ trêu còn ở chỗ cũng bấy nhiêu triệu dân VN, khi biện hộ cho việc trì hoãn mở rộng các quyền dân chủ, cho phép đa đảng thì các quan chức VN thường đổ lỗi do ‘nhận thực chính trị trong dân chúng còn thấp kém’ nhưng nay khi cần phê duyệt siêu dự án đường tàu cao tốc thì ông nghị Cảnh (mà thực chất cũng là quan chức hành pháp kiêm luôn chức đại biểu quốc hội) lại ca tụng chỉ số IQ của người VN cao!?
Chuyện tự hào về IQ của ông nghị Cảnh làm tôi bỗng nhớ lại lời một ông bạn đang là giáo sư đại học kể vẫn thường khuyên các em sinh viên “chớ nên dại dột đi tự hào mình là con nhà nghèo học giỏi như thời chúng tôi, mà hãy tự vấn xem vì sao mình giỏi mà vẫn cứ nghèo”??? một lời khuyên thật chí lý ngay cả cho những người mắc bệnh hão giàu, thích hoành tráng như ông nghị Cảnh.
Bởi ủng hộ làm đường cao tốc mà chỉ đơn giản vì lý do ‘IQ của người VN ta cao’ có khác nào bỏ ra vài chục tỷ USD để mua lấy tấm bằng giả mạo, mua lấy cái danh hão… thay vì phải chứng minh nó bằng những phép toán kinh tế hẳn hoi, từ đó mới thấy được nó cần thiết và đem lại lợi ích cho đất nước ra sao, chứ không thể khơi khơi bảo IQ cao là xong. Người bảo mình có chỉ số IQ cao mà lại nói năng như vậy, xin lỗi, nếu có ‘bán rẻ’ IQ chắc chắn chẳng ai dám mua !!!
Mà hình như ở VN ngày nay số quan chức mắc phải ‘hội chứng’ hoành tráng và hoang tưởng như ông nghị Cảnh với nhưng con số IQ ‘nhảy múa’ trong đầu để phát biểu linh tinh không phải là hiếm.
Bước vào thời kỳ mở cửa sau một thời gian dài nghèo đói với tiền vàng dollars ‘rủng rỉnh’ trong tay (mặc dù đều là tiền vay mượn của nước ngoài) phần lớn các quan chức VN do trình độ kém cỏi, đã dẫn đến cách quản lý tiêu xài của họ có lẽ cũng không khác mấy bác nông dân ngoại thành SG ‘trúng đất’ nhờ bán ruộng vườn của cha ông để được ôm tiền tỷ là mấy!
Những người tầm nhìn không vượt quá mấy sào ruộng bỗng dưng được ôm một số tiền quá lớn thì chuyện ‘no dồn đói góp’ ăn xài xả láng cho đã tay, đã miệng xảy ra là điều dễ hiểu. Điển hình như việc nhiều tỉnh thành đã phá dẹp bỏ hàng ngàn hécta đất nông nghiệp màu mỡ vì ở những vị trí thuận tiện canh tác để xây dựng hàng trăm sân gôn trên khắp cả nước. Phục vụ ai ở những vùng dân nghèo mạt rệp như thế nếu chẳng phải vì lý do tư lợi của các quan chức khi đứng ra làm trung gian chi trả bồi thường đất đai cho nông dân từ tiền của đối tác nước ngoài?
Khác biệt duy nhất giữa sự kém cỏi của nông dân và các quan chức là trong khi nhiều đại gia nhà quê do sau khi tiêu xài hoang phí phải ‘trắng tay’ chỉ sau một thời gian rất ngắn, ngược lại các quan chức dẫu sao cũng ‘khôn khéo’ hơn nên VN mới hình thành nên một tầng lớp ‘tư bản đỏ’ như chúng ta thấy ngày nay.
Bởi vậy những siêu dự án như đường tàu cao tốc Bắc Nam nếu được phê duyệt chỉ vì muốn chứng tỏ cho thế giới biết VN cũng có IQ cao như ông nghị Cảnh phát biểu, thì ngay từ bây giờ chúng ta đã có thể biết chắc rằng người phải đi ‘đổ vỏ ốc’ tương lai sẽ không thể là ai khác ngoài chính con cháu chúng ta.
Sàigòn, 11/6/2010
Tin Đáng Chú Ý
Bài viết trên báo Trung Cộng: Việt Nam - tế phẩm của trận chiến thu hồi Nam Sa
Văn Triệu
10:43 11/06/2010
Việt Nam- tế phẩm của trận chiến thu hồi Nam Sa
Trung cộng đòi: “杀越寇为南沙之战祭旗: Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ (Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa). Dưới đây là bài viết về Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Cộng: http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html. VietCatholic cho dịch ra tiếng Việt để người Việt chúng ta thấy được Cộng sản Trung hoa khinh thương người Việt đến như thế nào và cũng cho thấy rõ mộng Trung Cộng muốn thôn tính và thống trị nước Việt Nam và để rộng đường dư luận:
Quần đảo Nam Sa vốn dĩ là chuỗi ngọc trai rực rỡ trước ngực của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều bọn trộm cắp hoặc lén trộm, hoặc chiếm, mày tranh tao đoạt, chỉ làm phân tán ánh hào quang, mất đi vẽ đẹp của chuỗi ngọc trai mà thôi.Trong đó oai phong và ầm ỉ nhất, chiếm đóng nhiều nhất, ngông cuồng tự đại, vong ân bội nghĩa chính là Việt Nam.
Nghĩ rằng Việt Nam vốn là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, chiến tranh Trung- Pháp- An Nam, triều đình nhà Thanh đã cắt nó nhượng cho Pháp, thế là trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Không ngờ bọn Liêu này không những không cám ơn, mà trái lại còn lấy oán báo ân, lại còn tự cho mình là nước lớn có quân sự đứng hàng thứ ba thế giới, liên tiếp kiếm cớ gây chuyện với Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học là cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm (Xích qua tiêu) nhưng vẫn như cũ không phục, bất bình ngày một trầm trọng hơn và càng chiếm nhiều đảo san hô hơn. Do bọn nó ra tay hơi sớm, cho nên việc chiếm cứ đất đai thường có điều kiện khá tốt, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt, nên Việt Nam xây dựng phi trường, kiến tạo thiết chế thông tin di động, lại còn di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, và thiết lập phân chia khu hành chính cấp huyện, hòng vĩnh cửu hóa, thực sự hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa khu vực đã chiếm đoạt. Ngoài ra, còn có các nước khác như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney cũng nhao nhao bắt chước xây dựng cơ sở quân sự, hoặc khai thác dầu mỏ trên hải vực Nam Sa của tổ quốc chúng ta, hoàn toàn không coi Trung Quốc không ra gì cả.
Khi các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa, là lúc đất nước chúng ta thực hành phương châm cải cách mở cửa, chiến lược hòa bình lâu dài, việc đối nội thì tập trung tinh lực xây dựng kinh tế, về đối ngoại thì cần phải duy trì phát triển hòa bình khu vực, tất cả đều là theo nguyện vọng phát triển tốt đẹp của Trung Quốc chúng ta, đúng lý, giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Đất nước chúng ta đề ra “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Nhưng, hơn 30 năm qua, họ bất chấp thiện ý tương quan giữa các quốc gia, không ngừng tăng cường từng bước xâm lấn vùng đất ven biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh thổ lãnh hải của nước ta làm sở hữu của mình. Có thể thấy rằng, lòng tốt chưa chắc đã có sự báo đáp tốt, quốc gia tôn nghiêm và lãnh thổ lãnh hải hoàn toàn dựa vào sự giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Sự phát triển của tình hình sẽ khiến cho vấn đề càng phức tạp hóa hơn, sự dời đổi của thời gian sẽ làm bất lợi cho chúng ta thêm, nếu cứ tiếp tục kéo dài thì người khác sẽ lấy sự chịu đựng của chúng ta hiểu lầm là chúng ta đồng ý. Do đó, phải dùng thủ đoạn có hiệu quả là vũ lực để thu hồi lại Nam Sa này, rất cần đặt vào trong chương trình nghị sự.
Xét thấy vụ án các quốc gia liên quan xâm hại đến lợi ích của nước ta theo trình độ không giống nhau, hoàn cảnh nơi chốn của nó và địa vị quốc tế không như nhau, đối với hành động quân sự của chúng ta, có thể phản ứng khác nhau, do đó mà nên phân biệt đối xử, dốc toàn lực xử lý tốt những mâu thuẫn chủ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta chính là Việt Nam, chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đủ điều kiện để trở thành tế phẩm của cuộc chiến thu hồi lại Nam Sa.
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, nguy hại lớn nhất, lại còn có thái độ ngang ngược, ảnh hưởng rất xấu. Trước tiên thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm cứ thì có thể thu hồi lại phần lớn các đảo đã bị chiếm, và căn bản là có thể khống chế được toàn bộ. Lấy việc xua đuổi thành công quân đội Việt Nam làm ví dụ thực tế để đe dọa các nước khác, bức bách chúng phải tự mình rút lui.
2. Trước đây, Việt Nam vẫn cứ thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền trên đảo Tây Sa và Nam Sa, những phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những chứng cớ, cho đến sau khi thực hiện thống nhất mới có thái độ khác hẳn, yêu cầu đề xuất về lãnh thổ đối với Tây Sa và Nam Sa. Nó (Việt Nam) bội tín bội nghĩa, hành vi trước sau mâu thuẫn, mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến cho quân sư nổi tiếng của chúng ta ra mặt, lý do chiếm lại những vùng đất đã mất.
3. Việt Nam có lực lượng quân sự mạnh nhất Đông Nam Á, vả lại đang tăng cường phát triển nhanh lực lượng hải quân, không quân với ý đồ là để đối kháng với ta. Quân đội của ta có thể nhờ cuộc chiến Nam Sa mà hủy hoại mô hình hải quân không quân đã sẵn sàng của họ, thì có thể khiến cho các quốc gia khác chưa đánh đã tan, không chiến mà lui, lại có thể giải trừ nỗi buồn ẩn kín nếu như Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nuôi ong tay áo.
4. Hai nước Trung – Việt lục đục đã lâu, đã từng xảy ra lục chiến và hải chiến, lần này lại bùng nổ xung đột quân sự đã nằm trong dự đoán của thế giới, các nước đã sớm quen và lấy làm bình thường thì phản ứng cũng tương đối nhẹ. Trái lại, nếu tấn công Philippin và các nước khác trước thì sẽ trấn áp thêm một nước giao chiến, phản ứng quốc tế chắc chắn sẽ mãnh liệt.
5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN, nhưng chế độ xã hội và hình thái ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trong thời gian đó cảm tình của họ đã xa cách nhau. Nước chúng ta thu hồi lại Nam Sa nhất định sẽ khiến cho khối ASEAN phản đối, nhưng khi tập trung đánh Việt Nam thì tác dụng phụ sẽ nhỏ hơn, bởi vì, những việc đã xảy ra như Việt Nam có ý đồ xây dựng địa khu, tính bá quyền vẫn làm cho các nước láng giềng ý thức cảnh giác, làm suy yếu lực lượng quân sự Việt Nam thì có lợi đối với các nước trong khối ASEAN.
6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ, Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không vì nguyên nhân này mà gây ra đối kháng quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ sa lầy ở chiến trường Afganistan và Iraq, lại còn phải chuẩn bị ứng phó chiến tranh có thể xảy ra với Iran, không lúc nào nhàn rỗi để để ý đến chiến sự ở Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp các đảo giữa Nhật Bản và Hàn quốc, tranh chấp chùa chiền giữa Kampuchia và Thái Lan đều phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
7. Vị trí chiến lược của quần đảo Nam Sa đối với Trung Quốc thì không thể không có hoặc không thể thiếu. Nằm trên động mạch dầu hỏa từ Trung Đông đến Viễn Đông, eo biển Malaca cố nhiên là con đường yết hầu quan trọng, quần đảo Nam Sa đâu có phải là vị trí chiếu lược không xung yếu, chiếm cứ Nam Sa thì có thể uy hiếp được Malaca, yểm hộ con đường dầu hỏa. Nam Sa là đất mà Trung Quốc phải có, do đó không nên tiếc một cuộc chiến.
8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, dùng chiến tranh thực sự để kiểm nghiệm và đề cao thực lực chiến đấu của quân đội ta. Tình thế của eo biển Đài Loan phát triển khả quan bảo đảm những ngày gần đây hai bờ (Taiwan va Trung Quốc) sẽ không xảy ra chiến sự, chính nhờ thời gian trống thích hợp này mà giải quyết triệt để vấn đề Nam Sa, trong thực chiến khảo sát những khiếm khuyết và khoảng cách của Hải quân và không quân của chúng ta, cấp thời nắm chặt nâng cao bồi đắp, khiến cho hải quân và không quân nhanh chóng phát triển trở thành lực lượng quân sự có mô hình mới đủ kinh nghiệm chiến tranh hiện đại, sửa soạn chiến tranh chiến sự giữa eo biển Đài Loan hoặc những khiêu chiến khác có thể xuất hiện. Hải quân và không quân của Việt Nam không coi là mạnh cũng không coi là yếu, thật thích hợp cho việc huấn luyện chiến tranh thực tế cho binh sĩ của chúng ta.
9. Việc thiết lập hợp tác hiệp đồng quân đội giữa hai bờ (TQ & ĐL), hai bờ eo biển Đài Loan còn nhiều tranh chấp, duy chỉ trong vấn đề Nam Sa là nhất trí lập trường, mặc dù khả năng ép quân đội Đài Loan cùng tham chiến là không lớn, nhưng trước và sau chiến tranh thì tiến hành một vài hoạt động như cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên cứu cấp, phi cơ chiến hạm do chiến sư cần phải dừng lại hạ cánh khẩn cấp.v.v...không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ thúc đẩy hoạt động tổ quốc thống nhất, quân đội thống nhất trong tương lai có tác dụng.
10. Việt Nam lòng tham vô đáy, thấy lợi quên ơn, thái độ lại cực kỳ ngang ngược vô lễ, hoàn toàn không thông qua đàm phán mà từ bỏ khả năng tranh chiếm lại các hòn đảo, không đánh thì không đủ thu hồi lại biên cương đất biển của tổ quốc. Dù chiến tranh Nam Sa không thể tránh khỏi, chậm đánh chi bằng đánh sớm, bị động ứng phó chi bằng chủ động xuất kích.
Còn rất nhiều lý do, không tiện đưa ra từng mục cụ thể.
Tuy quân đội chúng ta trừng trị Việt Nam là chuyện không cần phải nói, nhưng thu hồi Nam Sa thì không phải là chuyện nhỏ, hải quân không quân Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa, tuyệt nhiên là loại không dễ dàng, cho nên quyết không thể khinh địch và hành động mù quáng, cần phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, mà đánh thì phải thắng nhanh. Thu hồi Nam Sa không phải coi có thành công hay không, mà phải nhìn coi có thắng được triệt để hay không, cái giá phải trả có cần thiết hay không, bị tổn thất có nhỏ nhất hay không, kết quả chung kết có đẹp nhất hay không. Do đó, cần phải phát huy bốn việc là: chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao.
Về phương diện quân sự, ta có thể mượn việc Việt Nam xâm chiếm hải đảo, bắt giữ ngư thuyền ngư dân của chúng ta để làm ngòi nổ, đưa ra những phản ứng mãnh liệt, tuyên bố lãnh thổ lãnh hải của chúng ta không dễ dàng xâm phạm, ra lệnh cưỡng bức phía Việt Nam phải rời khỏi các đảo đã xâm chiếm có thời hạn, nhanh chóng hoàn thành việc bố trí quân sự tại Nam Sa, nếu quân đội Việt Nam phớt lờ thì ép buộc đuổi chúng đi, người nào dám phản kháng thì giết chết, phàm chiếm hạm Việt Nam hoặc máy bay Việt Nam đến tăng viện thì bắn chìm bắn rơi tất cả. Quân đội Việt Nam đã được trang bị máy bay chiến đấu, chiến hạm và đạn đạo tiên tiến do Nga sản xuất với một số lượng nhất định. Quân đội chúng ta phải dùng toàn diện tiềm lực của hải quân và không quân để phong tỏa căn cứ hải quân và không quân của chúng nó; bộ đội pháo nên chuẩn bị làm tốt che đậy tất cả những điểm chiến lược quan trọng, không quân và hàng không mẫu hạm phải làm tốt dự án chi viện phi cơ thám báo, phi cơ tiếp dầu để tấn công chớp nhoáng từ xa các căn cứ địa phía nam của nó; bộ đội mặt đất phải thường xuyên ứng đối sự quấy nhiễu đánh lén ở khu vực biên giới của quân đội Việt Nam, khi cần thiết thì thực thi phản kích hủy diệt các căn cứ hải quân và không quân ở miền bắc của chúng. Tóm lại, phải do hải lục không quân bí mật đạo diễn thêu dệt thành chiến trường lập thể, lấy việc tấn công Việt Nam làm cuộc diễn tập giải phóng Đài Loan, tình hình ngày một lan rộng thì phải triệt để hủy diệt lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam.
Về phương diện chính trị, phải triệt để vạch trần sự thực về việc Việt Nam và các nước khác cưỡng chiếm lãnh thổ lãnh hải của tổ quốc chúng ta, nhắc lại phương châm nước ta là kiên trì giữ hòa bình, nhưng hòa bình không có nghĩa là chịu đựng các quốc gia xâm hại lợi ích của tổ quốc chúng ta. Dù chúng ta không muốn nhìn thấy xảy ra sự xung đột quân sự, Trung Quốc vẫn hy vọng các bên có liên quan ngồi lại với nhau tiến hành đàm phán hòa bình và sớm kết thúc tranh chấp. Giả như Việt Nam và các nước dưới áp lực quân sự to lớn của chúng ta mà chịu khuất phục, thì nước ta sẽ thực hiện rút binh và không đánh. Cần phải mở rộng quyền phát ngôn trên trường quốc tế của nước ta.
Về phương diện ngoại giao, một khi chiến tranh xảy ra thì khắp nơi trên thế giới tất nhiên lên tiếng phê phán kháng nghị, chúng ta cần phải làm hết sức để cho Mỹ, Nga và liên minh châu Âu hiểu được, tranh thủ khiến cho họ không quan tâm. Quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nhắm đến các nước trong khối ASEAN, cố gắng dập tắt sự phẫn nộ và sợ hãi của họ, khiến họ tin tưởng Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á (ASEAN), quyết không làm tổn hại ích lợi thiết thân của khối ASEAN, ngoại trừ Việt Nam, đem mức độ phản ứng của họ xuống mức thấp nhất.
Về phương diện kinh tế, vì sự sống còn của hòa bình mà Israel có thể “lấy đất đổi hòa bình”; vì để phát triển hòa bình, chúng ta cũng có thể “dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì nên thực hiện phương châm: “chủ quyền thuộc tôi, cộng đồng phát triển, hòa bình hiệp thương, đều được lợi ích”, quần đảo Nam Sa là vùng giáp ranh gần các nước ASEAN vẻ ra một số khu vực cùng phát triển, lấy nước ta làm chủ, tương ứng với các nước Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney tổ chức thành xí nghiệp cùng nhau giúp đỡ khai thác, để đối phương có đủ quyền lợi chia sẻ lợi nhuận. Mục đích mà một vài quốc gia cưỡng chiếm các đảo chính là để được lợi nhuận từ mỏ dầu, để họ được tiền như họ muốn thì càng dễ dàng đồng ý nước ta có đủ chủ quyền. Nếu Việt Nam muốn tiếp nhận loại mô thức này, thì có thể cũng chia cho nó một bát canh.
Ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh luận về Nam Sa, thì kết quả cuối cùng tất nhiên là quần đảo Nam Sa bị người chia nhau. Rất nhiều đảo bị cưỡng chiếm là vì lúc ban đầu lực lượng quân sự của chúng ta không đủ mạnh, năng lực có đủ thì không nên lại một lần nữa do dự không quyết. Dùng võ lực thì khẳng định sẽ dấy lên làn sóng phản đối, hồi ấy nước Anh dùng võ lực chiếm đoạt đảo Malvinas cũng đã bị lên án một phen, nhưng Malvinas ở trong tay, người khác lại có thể làm gì được nước Anh ? Việt Nam muốn làm đầu đảo thì đánh cho nó giở tay không kịp, giết Việt Nam để tế cờ cho trận chiến Nam Sa.
Văn Triệu - VietCatholic dịch
(Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html)
Nguyên Bản:
越南——收复南沙之战的祭品
2010年1月09日 05:49 热度8票 浏览148次 已有评论(1)
南沙群岛本是中华母亲胸前璀璨的珍珠项链,却被诸多宵小或偷或抢、你争我夺,只闹的珠光散乱、岛礁蒙尘,其 中气焰最为嚣张、抢占数量最多的便是狂妄自大、忘恩负义之辈——越南。
想那越南原为我国藩属,1885年中法安南之役清廷将其割让给法国,遂成为法属殖民地,二战后是中国助其战 败法国、赶走美帝,南北得以统一。不料此獠非但不思感恩,反而以怨报德,竟然以世界第三军事大国自居,频频 向中国寻衅,虽经中越边境反击战和赤瓜礁海战两次教训,依旧不服不忿,变本加厉地抢占了更多岛礁。因其下手 较早,所盘踞之地往往居住条件较好,且有淡水水源,越南便在上面修建机场,建造移动通讯设施,还向岛礁移民 ,组织国际旅游,并设置县级行政区划,妄图将霸占的地域永久化、实事化、国际化、合法化。另有菲、马、印尼 、文莱等国也纷纷效仿,在我国南沙海域或建设军事基地,或钻井开采石油,全然不把中国放在眼里 。
周边各国抢占南沙岛礁之时,正值我国实行改革开放方针、和平崛起战略之际,出于对内集中精力抓经济建设、对 外维持和平发展环境的需要,基于都是发展中国家、理应和平解决纠纷的美好愿望,我国提出了“搁置争议,共同 开发”的倡议。然而,三十多年来相关国家置我们的善意于不顾,不断加快侵蚀我国海疆的脚步,公然将我国领土 领海据为己有。可见,好心未必就有好报,国家尊严和领土领海完整仅靠和平交涉难以维护。联合国大陆礁层委员 会规定,2009年5月12日为有关国家对其大陆架和专属经济区的主权要求提出科学依据、完成申请的最后期 限。事态的发展将使问题越来越复杂化,时间的推移将对我们愈加不利,拖延下去别人将会把我们的容忍误读为默 许。因此,采取有效的手段——武力收复南沙已该摆上议事日程。
鉴于涉案国家对我国利益的侵害程度不同,其所处环境和国际地位不同,对我方的军事行动可能做出的反应不同, 因此应区别对待,全力处理好主要矛盾,带动次要矛盾的解决。毫无疑问,我们的主要打击目标就是越南,我们有 足够的理由打击越南,越南也有充分的条件成为收复南沙之战的祭品。
1.越南侵占的岛礁最多,危害最大,且态度蛮横,影响恶劣。率先收复越南盘踞的岛礁,就能收复被占岛礁的绝 大部分,便可基本掌控全局,以成功驱逐越军的实例威慑其它国家,迫其自行撤走。
2.过去越南一直承认中国拥有西沙、南沙主权,其官员讲话、军用地图、地理教材都是佐证,直到实现统一后才 一反常态,对西沙和南沙提出领土要求。其背信弃义、前后矛盾的行径丧失了基本道义,使我军师出有名,据理收 复失地。
3.越南拥有东南亚最强军力,而且正在加速发展海空军,企图与我对抗。我军如能借南沙之战摧毁其已具雏形的 海空军力,既能使其他国家望风披靡、不战而退,又能解除使越南日益坐大、养虎遗患的隐忧。
4.中越反目已久,曾发生过陆战海战,再次爆发军事冲突已在世界意料之中,各国早已习以为常,反应也会相对 较轻。反之,如先打击菲律宾等国则会平添一个交战国,国际反应肯定较为强烈。
5.相关各国虽同属东盟,但越南与其他国家社会制度、意识形态不同,他国又曾在越战中支持美国,其间自有感 情隔阂。我国收复南沙必遭东盟反对,但集中打击越南的副作用就会较小,因为越南曾经企图建立地区性霸权的往 事仍使其邻国怀有戒心,消弱越南军力对东盟各国也有好处。
6.近期国际形势对解决南沙问题有利。中美、中俄关系均处于最好时期,不致因此引起大国之间的军事对抗。美 军深陷阿富汗、伊拉克战场,还要准备应付可能与伊朗发生的战争,无暇顾及南沙战事。而且日韩岛屿纠纷、柬泰 寺庙争端都会分散国际社会视线。
7.南沙群岛对中国具有不可或缺的战略地位。在中东到远东的石油动脉上,马六甲海峡固然扼守咽喉要道,南沙 群岛何尝不是位居战略要冲,据有南沙便可威慑马六甲,掩护石油通道。南沙是中国必有之地,为此 应不惜一战。
8.以战代练,以实战来检验并提高我军实力。台海形势发展可确保两岸近期不会发生战事,正宜借此空隙彻底解 决南海问题,在实战中考察我海空军的缺陷和差距,及时抓紧弥补提高,使我海空军尽快发展成为具有现代战争实 战经验的新型军事力量,以备战台海战事或其他可能出现的挑战。越南海空军不算强也不算弱,正适合我军实战练 兵。
9.借机建立起两岸军队的协同合作。台海两岸分歧多多,唯独在南沙问题上立场一致,虽然不大可能邀到台军一 起参战,但在战前战后进行些物资补给、装备维修、人员救治、飞机舰船因战事需要紧急降落停靠等等活动,无疑 会对将来的国家统一、军队统一起到推动作用。
10.越南贪得无厌、见利忘义,态度又极其蛮横无礼,绝无通过谈判放弃其抢占岛屿的可能,不打不足以收复国 土海疆。既然南沙之战不可避免,晚打就不如早打,被动应付就不如主动出击。
还有很多理由,不再一一列举。
虽说我军收拾越南不在话下,但是收复南沙毕竟不是小事,越南海空军也正在逐步现代化,并非易与之辈,所以决 不可轻敌盲动,必须做好充分准备,不打则已,打则速胜。收复南沙不是看能否成功,而要看胜得是否彻底,付出 的代价是否必要,遭受的损失是否最小,最终结果是否最佳。因此有必要政治、军事、经济、外交四箭齐发,打出 一套漂亮的组合拳。
军事方面,可借越南侵占新岛礁、扣押我国渔船渔民等事件为导火索,做出强烈反应,宣布我国领土领海不容侵犯 ,勒令越方限期退出所有侵占岛礁,迅速在南海完成军事部署,如越军置之不理就强行驱逐,敢于反抗者坚决消灭 ,凡来增援的越舰越机予以击沉击落。越军已装备一定数量的俄制先进战机、舰艇和导弹,我军应以海空潜全面封 锁其海空军基地,二炮部队应做好覆盖其所有战略要点的准备,空军和海航应做好在预警机、加油机支援下长途奔 袭其南部基地的预案,地面部队要随时应对越军在边境地区的偷袭骚扰,必要时实施反击摧毁其北部海空军基地。 总之,要由陆海空潜导编织成立体战场,把打击越南当作解放台湾的预演,一旦事态扩大就彻底摧毁越南海空军力 量。
政治方面,彻底揭露越南等国强占我国领土领海的事实,重申我国坚持和平崛起的既定方针,但是和平决不意味着 可以容忍对我国国家利益的侵害。尽管发生了我们不愿看到的军事冲突,中国依然希望有关各方坐下来进行和平谈 判,及早结束战争。假如越南等国在我强大的军事压力下被迫屈服,则我国实现不战而屈人之兵,必将大大扩大我 国的国际发言权。
外交方面,一旦战事发生,世界上必然批评、抗议声四起,我们要尽力获得美、俄、欧盟的理解,争取使其置身事 外。最重要的外交活动应针对东盟各国,尽量平息他们的愤怒和恐惧,使他们相信中国非常重视与东盟的关系,绝 不会损害除越南之外的东盟国家的切身利益,将他们的反应程度降到最低。
经济方面,为了和平生存,以色列可以“用土地换和平”;为了和平发展,我们也可以“用金钱换土地”。对南沙 群岛,应实行“主权归我,共同开发,和平协商,利益均沾”的方针,在南沙群岛靠近东盟各国的边缘地带划出若 干共同开发区,以我国为主,分别与菲、马、印尼、文莱组成合资开发企业,让对方拥有分享利润的权利。这些国 家强占岛礁的目的就是获取石油利润,让他们得到他们想要的钱,就更易于同意我国拥有主权。如果越南愿意接受 这种模式,不妨也分他一杯羹。
企图以和平方式解决南沙争议,最终结果必然是南沙群岛被人瓜分。众多岛礁被强占是由于当初我军实力不足,能 力具备了就不要再犹豫不决。动用武力肯定会引来反对声浪,当年英国力夺马岛也曾谴责声一片,但是马岛在手别 人又能奈何英国?越南愿当出头鸟就打他个措手不及,杀越寇为南沙之战祭旗!
[中华兵器大全 中国武器大全 CNWEAPON.COM]
Trung cộng đòi: “杀越寇为南沙之战祭旗: Sát Việt khấu vi Nam Sa chi chiến tế kỳ (Giết giặc Việt để làm lễ tế cờ trong trận chiến Nam Sa). Dưới đây là bài viết về Hoàng Sa và Trường Sa trên cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Cộng: http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html. VietCatholic cho dịch ra tiếng Việt để người Việt chúng ta thấy được Cộng sản Trung hoa khinh thương người Việt đến như thế nào và cũng cho thấy rõ mộng Trung Cộng muốn thôn tính và thống trị nước Việt Nam và để rộng đường dư luận:
Quần đảo Nam Sa vốn dĩ là chuỗi ngọc trai rực rỡ trước ngực của đất mẹ Trung Hoa, nhưng lại bị nhiều bọn trộm cắp hoặc lén trộm, hoặc chiếm, mày tranh tao đoạt, chỉ làm phân tán ánh hào quang, mất đi vẽ đẹp của chuỗi ngọc trai mà thôi.Trong đó oai phong và ầm ỉ nhất, chiếm đóng nhiều nhất, ngông cuồng tự đại, vong ân bội nghĩa chính là Việt Nam.
Nghĩ rằng Việt Nam vốn là phiên thuộc của nước ta. Năm 1885, chiến tranh Trung- Pháp- An Nam, triều đình nhà Thanh đã cắt nó nhượng cho Pháp, thế là trở thành thuộc địa của Pháp. Sau hai cuộc chiến tranh, Trung Quốc đã giúp Việt Nam đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất. Không ngờ bọn Liêu này không những không cám ơn, mà trái lại còn lấy oán báo ân, lại còn tự cho mình là nước lớn có quân sự đứng hàng thứ ba thế giới, liên tiếp kiếm cớ gây chuyện với Trung Quốc. Mặc dù qua hai bài học là cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt và chiến tranh Bãi đá ngầm (Xích qua tiêu) nhưng vẫn như cũ không phục, bất bình ngày một trầm trọng hơn và càng chiếm nhiều đảo san hô hơn. Do bọn nó ra tay hơi sớm, cho nên việc chiếm cứ đất đai thường có điều kiện khá tốt, hơn nữa lại có nguồn nước ngọt, nên Việt Nam xây dựng phi trường, kiến tạo thiết chế thông tin di động, lại còn di dân ra đảo, tổ chức du lịch quốc tế, và thiết lập phân chia khu hành chính cấp huyện, hòng vĩnh cửu hóa, thực sự hóa, quốc tế hóa, hợp pháp hóa khu vực đã chiếm đoạt. Ngoài ra, còn có các nước khác như Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney cũng nhao nhao bắt chước xây dựng cơ sở quân sự, hoặc khai thác dầu mỏ trên hải vực Nam Sa của tổ quốc chúng ta, hoàn toàn không coi Trung Quốc không ra gì cả.
Khi các nước xung quanh xâm chiếm quần đảo Nam Sa, là lúc đất nước chúng ta thực hành phương châm cải cách mở cửa, chiến lược hòa bình lâu dài, việc đối nội thì tập trung tinh lực xây dựng kinh tế, về đối ngoại thì cần phải duy trì phát triển hòa bình khu vực, tất cả đều là theo nguyện vọng phát triển tốt đẹp của Trung Quốc chúng ta, đúng lý, giải quyết tranh chấp trong hòa bình. Đất nước chúng ta đề ra “gác lại chiến tranh, cùng nhau phát triển”. Nhưng, hơn 30 năm qua, họ bất chấp thiện ý tương quan giữa các quốc gia, không ngừng tăng cường từng bước xâm lấn vùng đất ven biển của nước ta, ngang nhiên chiếm lãnh thổ lãnh hải của nước ta làm sở hữu của mình. Có thể thấy rằng, lòng tốt chưa chắc đã có sự báo đáp tốt, quốc gia tôn nghiêm và lãnh thổ lãnh hải hoàn toàn dựa vào sự giao thiệp hòa bình thì khó mà giữ gìn. Ủy ban thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc quy định, 12/5/2009 là kỳ hạn cuối cùng cho các quốc gia có liên quan phải hoàn thành việc gửi những bản giải trình các luận cứ khoa học về chủ quyền thềm lục địa và khu kinh tế đặc quyền. Sự phát triển của tình hình sẽ khiến cho vấn đề càng phức tạp hóa hơn, sự dời đổi của thời gian sẽ làm bất lợi cho chúng ta thêm, nếu cứ tiếp tục kéo dài thì người khác sẽ lấy sự chịu đựng của chúng ta hiểu lầm là chúng ta đồng ý. Do đó, phải dùng thủ đoạn có hiệu quả là vũ lực để thu hồi lại Nam Sa này, rất cần đặt vào trong chương trình nghị sự.
Xét thấy vụ án các quốc gia liên quan xâm hại đến lợi ích của nước ta theo trình độ không giống nhau, hoàn cảnh nơi chốn của nó và địa vị quốc tế không như nhau, đối với hành động quân sự của chúng ta, có thể phản ứng khác nhau, do đó mà nên phân biệt đối xử, dốc toàn lực xử lý tốt những mâu thuẫn chủ yếu. Không còn nghi ngờ gì nữa, mục tiêu tấn công chủ yếu của chúng ta chính là Việt Nam, chúng ta có đầy đủ lý do để tấn công Việt Nam, Việt Nam cũng có đủ điều kiện để trở thành tế phẩm của cuộc chiến thu hồi lại Nam Sa.
1. Việt Nam xâm chiếm nhiều đảo nhất, nguy hại lớn nhất, lại còn có thái độ ngang ngược, ảnh hưởng rất xấu. Trước tiên thu hồi lại những đảo mà Việt Nam chiếm cứ thì có thể thu hồi lại phần lớn các đảo đã bị chiếm, và căn bản là có thể khống chế được toàn bộ. Lấy việc xua đuổi thành công quân đội Việt Nam làm ví dụ thực tế để đe dọa các nước khác, bức bách chúng phải tự mình rút lui.
2. Trước đây, Việt Nam vẫn cứ thừa nhận Trung Quốc có chủ quyền trên đảo Tây Sa và Nam Sa, những phát biểu của các quan chức, bản đồ quân sự, tài liệu địa lý đều là những chứng cớ, cho đến sau khi thực hiện thống nhất mới có thái độ khác hẳn, yêu cầu đề xuất về lãnh thổ đối với Tây Sa và Nam Sa. Nó (Việt Nam) bội tín bội nghĩa, hành vi trước sau mâu thuẫn, mất đi cái đạo nghĩa cơ bản, khiến cho quân sư nổi tiếng của chúng ta ra mặt, lý do chiếm lại những vùng đất đã mất.
3. Việt Nam có lực lượng quân sự mạnh nhất Đông Nam Á, vả lại đang tăng cường phát triển nhanh lực lượng hải quân, không quân với ý đồ là để đối kháng với ta. Quân đội của ta có thể nhờ cuộc chiến Nam Sa mà hủy hoại mô hình hải quân không quân đã sẵn sàng của họ, thì có thể khiến cho các quốc gia khác chưa đánh đã tan, không chiến mà lui, lại có thể giải trừ nỗi buồn ẩn kín nếu như Việt Nam ngày càng lớn mạnh, nuôi ong tay áo.
4. Hai nước Trung – Việt lục đục đã lâu, đã từng xảy ra lục chiến và hải chiến, lần này lại bùng nổ xung đột quân sự đã nằm trong dự đoán của thế giới, các nước đã sớm quen và lấy làm bình thường thì phản ứng cũng tương đối nhẹ. Trái lại, nếu tấn công Philippin và các nước khác trước thì sẽ trấn áp thêm một nước giao chiến, phản ứng quốc tế chắc chắn sẽ mãnh liệt.
5. Các nước khác tuy cùng trong khối ASEAN, nhưng chế độ xã hội và hình thái ý thức hệ khác với Việt Nam, các nước khác lại ủng hộ Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, trong thời gian đó cảm tình của họ đã xa cách nhau. Nước chúng ta thu hồi lại Nam Sa nhất định sẽ khiến cho khối ASEAN phản đối, nhưng khi tập trung đánh Việt Nam thì tác dụng phụ sẽ nhỏ hơn, bởi vì, những việc đã xảy ra như Việt Nam có ý đồ xây dựng địa khu, tính bá quyền vẫn làm cho các nước láng giềng ý thức cảnh giác, làm suy yếu lực lượng quân sự Việt Nam thì có lợi đối với các nước trong khối ASEAN.
6. Tình hình quốc tế gần đây có lợi cho việc giải quyết vấn đề Nam Sa. Quan hệ Trung – Mỹ, Trung – Nga đang ở thời kỳ tốt nhất, không vì nguyên nhân này mà gây ra đối kháng quân sự giữa các nước lớn. Quân đội Mỹ sa lầy ở chiến trường Afganistan và Iraq, lại còn phải chuẩn bị ứng phó chiến tranh có thể xảy ra với Iran, không lúc nào nhàn rỗi để để ý đến chiến sự ở Nam Sa. Hơn nữa tranh chấp các đảo giữa Nhật Bản và Hàn quốc, tranh chấp chùa chiền giữa Kampuchia và Thái Lan đều phân tán sự chú ý của cộng đồng quốc tế.
7. Vị trí chiến lược của quần đảo Nam Sa đối với Trung Quốc thì không thể không có hoặc không thể thiếu. Nằm trên động mạch dầu hỏa từ Trung Đông đến Viễn Đông, eo biển Malaca cố nhiên là con đường yết hầu quan trọng, quần đảo Nam Sa đâu có phải là vị trí chiếu lược không xung yếu, chiếm cứ Nam Sa thì có thể uy hiếp được Malaca, yểm hộ con đường dầu hỏa. Nam Sa là đất mà Trung Quốc phải có, do đó không nên tiếc một cuộc chiến.
8. Lấy chiến tranh để luyện tập quân đội, dùng chiến tranh thực sự để kiểm nghiệm và đề cao thực lực chiến đấu của quân đội ta. Tình thế của eo biển Đài Loan phát triển khả quan bảo đảm những ngày gần đây hai bờ (Taiwan va Trung Quốc) sẽ không xảy ra chiến sự, chính nhờ thời gian trống thích hợp này mà giải quyết triệt để vấn đề Nam Sa, trong thực chiến khảo sát những khiếm khuyết và khoảng cách của Hải quân và không quân của chúng ta, cấp thời nắm chặt nâng cao bồi đắp, khiến cho hải quân và không quân nhanh chóng phát triển trở thành lực lượng quân sự có mô hình mới đủ kinh nghiệm chiến tranh hiện đại, sửa soạn chiến tranh chiến sự giữa eo biển Đài Loan hoặc những khiêu chiến khác có thể xuất hiện. Hải quân và không quân của Việt Nam không coi là mạnh cũng không coi là yếu, thật thích hợp cho việc huấn luyện chiến tranh thực tế cho binh sĩ của chúng ta.
9. Việc thiết lập hợp tác hiệp đồng quân đội giữa hai bờ (TQ & ĐL), hai bờ eo biển Đài Loan còn nhiều tranh chấp, duy chỉ trong vấn đề Nam Sa là nhất trí lập trường, mặc dù khả năng ép quân đội Đài Loan cùng tham chiến là không lớn, nhưng trước và sau chiến tranh thì tiến hành một vài hoạt động như cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị bảo trì, nhân viên cứu cấp, phi cơ chiến hạm do chiến sư cần phải dừng lại hạ cánh khẩn cấp.v.v...không còn nghi ngờ gì nữa, sẽ thúc đẩy hoạt động tổ quốc thống nhất, quân đội thống nhất trong tương lai có tác dụng.
10. Việt Nam lòng tham vô đáy, thấy lợi quên ơn, thái độ lại cực kỳ ngang ngược vô lễ, hoàn toàn không thông qua đàm phán mà từ bỏ khả năng tranh chiếm lại các hòn đảo, không đánh thì không đủ thu hồi lại biên cương đất biển của tổ quốc. Dù chiến tranh Nam Sa không thể tránh khỏi, chậm đánh chi bằng đánh sớm, bị động ứng phó chi bằng chủ động xuất kích.
Còn rất nhiều lý do, không tiện đưa ra từng mục cụ thể.
Tuy quân đội chúng ta trừng trị Việt Nam là chuyện không cần phải nói, nhưng thu hồi Nam Sa thì không phải là chuyện nhỏ, hải quân không quân Việt Nam đang từng bước hiện đại hóa, tuyệt nhiên là loại không dễ dàng, cho nên quyết không thể khinh địch và hành động mù quáng, cần phải làm tốt công tác chuẩn bị, không đánh thì thôi, mà đánh thì phải thắng nhanh. Thu hồi Nam Sa không phải coi có thành công hay không, mà phải nhìn coi có thắng được triệt để hay không, cái giá phải trả có cần thiết hay không, bị tổn thất có nhỏ nhất hay không, kết quả chung kết có đẹp nhất hay không. Do đó, cần phải phát huy bốn việc là: chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao.
Về phương diện quân sự, ta có thể mượn việc Việt Nam xâm chiếm hải đảo, bắt giữ ngư thuyền ngư dân của chúng ta để làm ngòi nổ, đưa ra những phản ứng mãnh liệt, tuyên bố lãnh thổ lãnh hải của chúng ta không dễ dàng xâm phạm, ra lệnh cưỡng bức phía Việt Nam phải rời khỏi các đảo đã xâm chiếm có thời hạn, nhanh chóng hoàn thành việc bố trí quân sự tại Nam Sa, nếu quân đội Việt Nam phớt lờ thì ép buộc đuổi chúng đi, người nào dám phản kháng thì giết chết, phàm chiếm hạm Việt Nam hoặc máy bay Việt Nam đến tăng viện thì bắn chìm bắn rơi tất cả. Quân đội Việt Nam đã được trang bị máy bay chiến đấu, chiến hạm và đạn đạo tiên tiến do Nga sản xuất với một số lượng nhất định. Quân đội chúng ta phải dùng toàn diện tiềm lực của hải quân và không quân để phong tỏa căn cứ hải quân và không quân của chúng nó; bộ đội pháo nên chuẩn bị làm tốt che đậy tất cả những điểm chiến lược quan trọng, không quân và hàng không mẫu hạm phải làm tốt dự án chi viện phi cơ thám báo, phi cơ tiếp dầu để tấn công chớp nhoáng từ xa các căn cứ địa phía nam của nó; bộ đội mặt đất phải thường xuyên ứng đối sự quấy nhiễu đánh lén ở khu vực biên giới của quân đội Việt Nam, khi cần thiết thì thực thi phản kích hủy diệt các căn cứ hải quân và không quân ở miền bắc của chúng. Tóm lại, phải do hải lục không quân bí mật đạo diễn thêu dệt thành chiến trường lập thể, lấy việc tấn công Việt Nam làm cuộc diễn tập giải phóng Đài Loan, tình hình ngày một lan rộng thì phải triệt để hủy diệt lực lượng hải quân và không quân của Việt Nam.
Về phương diện chính trị, phải triệt để vạch trần sự thực về việc Việt Nam và các nước khác cưỡng chiếm lãnh thổ lãnh hải của tổ quốc chúng ta, nhắc lại phương châm nước ta là kiên trì giữ hòa bình, nhưng hòa bình không có nghĩa là chịu đựng các quốc gia xâm hại lợi ích của tổ quốc chúng ta. Dù chúng ta không muốn nhìn thấy xảy ra sự xung đột quân sự, Trung Quốc vẫn hy vọng các bên có liên quan ngồi lại với nhau tiến hành đàm phán hòa bình và sớm kết thúc tranh chấp. Giả như Việt Nam và các nước dưới áp lực quân sự to lớn của chúng ta mà chịu khuất phục, thì nước ta sẽ thực hiện rút binh và không đánh. Cần phải mở rộng quyền phát ngôn trên trường quốc tế của nước ta.
Về phương diện ngoại giao, một khi chiến tranh xảy ra thì khắp nơi trên thế giới tất nhiên lên tiếng phê phán kháng nghị, chúng ta cần phải làm hết sức để cho Mỹ, Nga và liên minh châu Âu hiểu được, tranh thủ khiến cho họ không quan tâm. Quan trọng nhất của hoạt động ngoại giao là nhắm đến các nước trong khối ASEAN, cố gắng dập tắt sự phẫn nộ và sợ hãi của họ, khiến họ tin tưởng Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á (ASEAN), quyết không làm tổn hại ích lợi thiết thân của khối ASEAN, ngoại trừ Việt Nam, đem mức độ phản ứng của họ xuống mức thấp nhất.
Về phương diện kinh tế, vì sự sống còn của hòa bình mà Israel có thể “lấy đất đổi hòa bình”; vì để phát triển hòa bình, chúng ta cũng có thể “dùng tiền bạc đổi lấy đất đai”. Đối với quần đảo Nam Sa thì nên thực hiện phương châm: “chủ quyền thuộc tôi, cộng đồng phát triển, hòa bình hiệp thương, đều được lợi ích”, quần đảo Nam Sa là vùng giáp ranh gần các nước ASEAN vẻ ra một số khu vực cùng phát triển, lấy nước ta làm chủ, tương ứng với các nước Philipin, Malaysia, Indonesia, Bruney tổ chức thành xí nghiệp cùng nhau giúp đỡ khai thác, để đối phương có đủ quyền lợi chia sẻ lợi nhuận. Mục đích mà một vài quốc gia cưỡng chiếm các đảo chính là để được lợi nhuận từ mỏ dầu, để họ được tiền như họ muốn thì càng dễ dàng đồng ý nước ta có đủ chủ quyền. Nếu Việt Nam muốn tiếp nhận loại mô thức này, thì có thể cũng chia cho nó một bát canh.
Ý đồ lấy phương thức hòa bình để giải quyết tranh luận về Nam Sa, thì kết quả cuối cùng tất nhiên là quần đảo Nam Sa bị người chia nhau. Rất nhiều đảo bị cưỡng chiếm là vì lúc ban đầu lực lượng quân sự của chúng ta không đủ mạnh, năng lực có đủ thì không nên lại một lần nữa do dự không quyết. Dùng võ lực thì khẳng định sẽ dấy lên làn sóng phản đối, hồi ấy nước Anh dùng võ lực chiếm đoạt đảo Malvinas cũng đã bị lên án một phen, nhưng Malvinas ở trong tay, người khác lại có thể làm gì được nước Anh ? Việt Nam muốn làm đầu đảo thì đánh cho nó giở tay không kịp, giết Việt Nam để tế cờ cho trận chiến Nam Sa.
Văn Triệu - VietCatholic dịch
(Nguyên bản tiếng Trung Quốc trên trang mạng “Trung Quốc Binh khí Đại toàn” http://www.cnweapon.com/html/news/2010-01/news14304.html)
Nguyên Bản:
越南——收复南沙之战的祭品
2010年1月09日 05:49 热度8票 浏览148次 已有评论(1)
南沙群岛本是中华母亲胸前璀璨的珍珠项链,却被诸多宵小或偷或抢、你争我夺,只闹的珠光散乱、岛礁蒙尘,其 中气焰最为嚣张、抢占数量最多的便是狂妄自大、忘恩负义之辈——越南。
想那越南原为我国藩属,1885年中法安南之役清廷将其割让给法国,遂成为法属殖民地,二战后是中国助其战 败法国、赶走美帝,南北得以统一。不料此獠非但不思感恩,反而以怨报德,竟然以世界第三军事大国自居,频频 向中国寻衅,虽经中越边境反击战和赤瓜礁海战两次教训,依旧不服不忿,变本加厉地抢占了更多岛礁。因其下手 较早,所盘踞之地往往居住条件较好,且有淡水水源,越南便在上面修建机场,建造移动通讯设施,还向岛礁移民 ,组织国际旅游,并设置县级行政区划,妄图将霸占的地域永久化、实事化、国际化、合法化。另有菲、马、印尼 、文莱等国也纷纷效仿,在我国南沙海域或建设军事基地,或钻井开采石油,全然不把中国放在眼里 。
周边各国抢占南沙岛礁之时,正值我国实行改革开放方针、和平崛起战略之际,出于对内集中精力抓经济建设、对 外维持和平发展环境的需要,基于都是发展中国家、理应和平解决纠纷的美好愿望,我国提出了“搁置争议,共同 开发”的倡议。然而,三十多年来相关国家置我们的善意于不顾,不断加快侵蚀我国海疆的脚步,公然将我国领土 领海据为己有。可见,好心未必就有好报,国家尊严和领土领海完整仅靠和平交涉难以维护。联合国大陆礁层委员 会规定,2009年5月12日为有关国家对其大陆架和专属经济区的主权要求提出科学依据、完成申请的最后期 限。事态的发展将使问题越来越复杂化,时间的推移将对我们愈加不利,拖延下去别人将会把我们的容忍误读为默 许。因此,采取有效的手段——武力收复南沙已该摆上议事日程。
鉴于涉案国家对我国利益的侵害程度不同,其所处环境和国际地位不同,对我方的军事行动可能做出的反应不同, 因此应区别对待,全力处理好主要矛盾,带动次要矛盾的解决。毫无疑问,我们的主要打击目标就是越南,我们有 足够的理由打击越南,越南也有充分的条件成为收复南沙之战的祭品。
1.越南侵占的岛礁最多,危害最大,且态度蛮横,影响恶劣。率先收复越南盘踞的岛礁,就能收复被占岛礁的绝 大部分,便可基本掌控全局,以成功驱逐越军的实例威慑其它国家,迫其自行撤走。
2.过去越南一直承认中国拥有西沙、南沙主权,其官员讲话、军用地图、地理教材都是佐证,直到实现统一后才 一反常态,对西沙和南沙提出领土要求。其背信弃义、前后矛盾的行径丧失了基本道义,使我军师出有名,据理收 复失地。
3.越南拥有东南亚最强军力,而且正在加速发展海空军,企图与我对抗。我军如能借南沙之战摧毁其已具雏形的 海空军力,既能使其他国家望风披靡、不战而退,又能解除使越南日益坐大、养虎遗患的隐忧。
4.中越反目已久,曾发生过陆战海战,再次爆发军事冲突已在世界意料之中,各国早已习以为常,反应也会相对 较轻。反之,如先打击菲律宾等国则会平添一个交战国,国际反应肯定较为强烈。
5.相关各国虽同属东盟,但越南与其他国家社会制度、意识形态不同,他国又曾在越战中支持美国,其间自有感 情隔阂。我国收复南沙必遭东盟反对,但集中打击越南的副作用就会较小,因为越南曾经企图建立地区性霸权的往 事仍使其邻国怀有戒心,消弱越南军力对东盟各国也有好处。
6.近期国际形势对解决南沙问题有利。中美、中俄关系均处于最好时期,不致因此引起大国之间的军事对抗。美 军深陷阿富汗、伊拉克战场,还要准备应付可能与伊朗发生的战争,无暇顾及南沙战事。而且日韩岛屿纠纷、柬泰 寺庙争端都会分散国际社会视线。
7.南沙群岛对中国具有不可或缺的战略地位。在中东到远东的石油动脉上,马六甲海峡固然扼守咽喉要道,南沙 群岛何尝不是位居战略要冲,据有南沙便可威慑马六甲,掩护石油通道。南沙是中国必有之地,为此 应不惜一战。
8.以战代练,以实战来检验并提高我军实力。台海形势发展可确保两岸近期不会发生战事,正宜借此空隙彻底解 决南海问题,在实战中考察我海空军的缺陷和差距,及时抓紧弥补提高,使我海空军尽快发展成为具有现代战争实 战经验的新型军事力量,以备战台海战事或其他可能出现的挑战。越南海空军不算强也不算弱,正适合我军实战练 兵。
9.借机建立起两岸军队的协同合作。台海两岸分歧多多,唯独在南沙问题上立场一致,虽然不大可能邀到台军一 起参战,但在战前战后进行些物资补给、装备维修、人员救治、飞机舰船因战事需要紧急降落停靠等等活动,无疑 会对将来的国家统一、军队统一起到推动作用。
10.越南贪得无厌、见利忘义,态度又极其蛮横无礼,绝无通过谈判放弃其抢占岛屿的可能,不打不足以收复国 土海疆。既然南沙之战不可避免,晚打就不如早打,被动应付就不如主动出击。
还有很多理由,不再一一列举。
虽说我军收拾越南不在话下,但是收复南沙毕竟不是小事,越南海空军也正在逐步现代化,并非易与之辈,所以决 不可轻敌盲动,必须做好充分准备,不打则已,打则速胜。收复南沙不是看能否成功,而要看胜得是否彻底,付出 的代价是否必要,遭受的损失是否最小,最终结果是否最佳。因此有必要政治、军事、经济、外交四箭齐发,打出 一套漂亮的组合拳。
军事方面,可借越南侵占新岛礁、扣押我国渔船渔民等事件为导火索,做出强烈反应,宣布我国领土领海不容侵犯 ,勒令越方限期退出所有侵占岛礁,迅速在南海完成军事部署,如越军置之不理就强行驱逐,敢于反抗者坚决消灭 ,凡来增援的越舰越机予以击沉击落。越军已装备一定数量的俄制先进战机、舰艇和导弹,我军应以海空潜全面封 锁其海空军基地,二炮部队应做好覆盖其所有战略要点的准备,空军和海航应做好在预警机、加油机支援下长途奔 袭其南部基地的预案,地面部队要随时应对越军在边境地区的偷袭骚扰,必要时实施反击摧毁其北部海空军基地。 总之,要由陆海空潜导编织成立体战场,把打击越南当作解放台湾的预演,一旦事态扩大就彻底摧毁越南海空军力 量。
政治方面,彻底揭露越南等国强占我国领土领海的事实,重申我国坚持和平崛起的既定方针,但是和平决不意味着 可以容忍对我国国家利益的侵害。尽管发生了我们不愿看到的军事冲突,中国依然希望有关各方坐下来进行和平谈 判,及早结束战争。假如越南等国在我强大的军事压力下被迫屈服,则我国实现不战而屈人之兵,必将大大扩大我 国的国际发言权。
外交方面,一旦战事发生,世界上必然批评、抗议声四起,我们要尽力获得美、俄、欧盟的理解,争取使其置身事 外。最重要的外交活动应针对东盟各国,尽量平息他们的愤怒和恐惧,使他们相信中国非常重视与东盟的关系,绝 不会损害除越南之外的东盟国家的切身利益,将他们的反应程度降到最低。
经济方面,为了和平生存,以色列可以“用土地换和平”;为了和平发展,我们也可以“用金钱换土地”。对南沙 群岛,应实行“主权归我,共同开发,和平协商,利益均沾”的方针,在南沙群岛靠近东盟各国的边缘地带划出若 干共同开发区,以我国为主,分别与菲、马、印尼、文莱组成合资开发企业,让对方拥有分享利润的权利。这些国 家强占岛礁的目的就是获取石油利润,让他们得到他们想要的钱,就更易于同意我国拥有主权。如果越南愿意接受 这种模式,不妨也分他一杯羹。
企图以和平方式解决南沙争议,最终结果必然是南沙群岛被人瓜分。众多岛礁被强占是由于当初我军实力不足,能 力具备了就不要再犹豫不决。动用武力肯定会引来反对声浪,当年英国力夺马岛也曾谴责声一片,但是马岛在手别 人又能奈何英国?越南愿当出头鸟就打他个措手不及,杀越寇为南沙之战祭旗!
[中华兵器大全 中国武器大全 CNWEAPON.COM]
Văn Hóa
Ơi chấp nhận!
Nguyễn Trung Tây, SVD
05:30 11/06/2010
Ơi chấp nhận!
Ai trong cuộc đời
đã dám chắc là mình chưa bao giờ
có những giây phút hay một quãng đời
ngắn ngủi lỗi lầm?
Cũng khá lâu rồi, lâu lắm rồi vào một ngày kia, có người được mời tới nhà ăn cơm. Trong khi chủ khách chén chú chén anh bên bàn tiệc, bất chợt có một người khách không nhận được thiệp mời tiến bước vào nhà. Chủ nhà, người khách, và mọi người bên bàn ăn đều ngưng câu chuyện. Mọi người yên lặng nhìn người thiếu nữ. Thoạt tiên cô ta đứng yên lặng sau lưng người khách. Sau cùng, cô nhẹ nhàng ngồi xuống bên chân của người khách. Bất chợt những giọt nước mắt bật ra tràn đầy hai khóe mắt. Và rồi những hạt nước long lanh bắt đầu tuôn rơi trên hai gò má. Từng giọt rồi từng giọt nước mắt tuôn chảy xuống hai bàn chân của ông khách. Trong nhà, mọi người vẫn đang thinh lặng. Trong thinh lặng chợt nghe như có tiếng thánh thót của những giọt nước mắt rơi nhanh xuống hai bàn chân gầy gò xanh xao của người khách. Trong thinh lặng, người thiếu nữ nhẹ nhàng ôm lấy làn tóc dài óng ả, thướt tha của mình lau khô những giọt nước mắt trên hai bàn chân bám bụi đường của người đàn ông. Từng lọn tóc dài mượt mà thay nhau phủ che lấp kín hai bàn chân của người khách. Sau cùng, trong cẩn trọng, cô ta lấy ra bình nước hoa, đổ hết lên chân của người đàn ông.
Trong thinh lặng ông chủ nhà tên Simon bâng quơ cất tiếng nói,
— Không biết ông khách có biết người đàn bà này thuộc loại người nào trong xã hội hay không?
Người thiếu nữ vẫn yên lặng, vẫn lắng nghe, vẫn không nói một lời. Mùi nước hoa quý giá từ đôi chân người khách bay ngập tràn căn phòng.
Không ai biết người thiếu nữ năm xưa tên gì? Không ai biết cô ta có một quá khứ như thế nào? Nhưng rất may cho người con gái, cô đã gặp một người đàn ông với tâm hồn bao la rộng lượng hơn cả ngũ đại dương. Suốt từ đầu đến cuối câu chuyện, cô ta không hề nói một lời, không một lời than van! Chỉ có những giọt nước mắt tuôn rơi! Thế là những lỗi lầm của cô đều được quên đi và xóa nhòa. Khi cô ngồi xuống khóc, một quá khứ nặng nề đè chặt lên bờ vai của người con gái. Khi cô đứng dậy, một trang sách mới được lật lên. Khi cô bước ra khỏi căn nhà, một bầu trời đang chờ đợi trước mặt.
Ai trong cuộc đời đã dám chắc mình chưa bao giờ có những giây phút hay một quãng đời ngắn ngủi lỗi lầm?
Phêrô và Giuđa, hai nhân vật này và cả cô gái vô danh trong câu chuyện của ngày xưa, có lẽ, đã có những lần tố ẩu, tố liều và tố cạn láng vào trong canh bạc đời, để rồi khi đứng dậy, tay trắng lại hoàn trắng tay! Nhưng rồi, cô gái đã gặp người khách lạ, cô khóc và những lỗi lầm của người con gái đã được quên đi, đã được xóa nhòa! Phêrô và Giuđa cũng vậy. Cả hai đều có những lỗi lầm. Cả hai đều tưởng rằng những lỗi lầm của mình sẽ không bao giờ có thể tha thứ, bỏ qua.
Thật sự ra, Phêrô và Giuđa có một điểm giống nhau và một điểm không giống nhau. Đặc biệt nhất, điểm không giống nhau đã dẫn hai người vào hai thế giới hoàn toàn khác biệt.
Điểm giống nhau giữa Phêrô và Giuđa là cả hai đều đã bị ngã, té ngã khá nặng! Điểm khác nhau giữa cả hai liên quan đến khái niệm chấp nhận.
Trước tiên, Phêrô chấp nhận rằng mình đã lầm lỗi. Thứ hai Phêrô đã chấp nhận tha thứ cho chính mình. Thứ ba, sau khi đã chấp nhận tha cho mình, Phêrô bắt đầu tiến lên một bước nữa, lần này Phêrô chấp nhận dù sao đi nữa. Thiên Chúa nhân từ đã hoàn toàn tha thứ cho lỗi lầm của chính mình, ngay cả trước khi ông ta mở miệng xin lỗi. Thứ tư, Phêrô chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, mỡ ra một trang sách mới [1].
Giuđa thì không, theo như trong câu chuyện của ngày xưa, ông đã quay lại đền thờ gặp những thầy tư tế, quẳng trả lại 30 đồng bạc. Qua hành động này, Giuđa đã nói lên một điều, đó là, ông chấp nhận rằng ông đã lỗi lầm khi bán đứng sư phụ của mình. Nhưng Giuđa không tiến nổi tới bước thứ hai của khái niệm Chấp Nhận. Đó là ông không tha thứ được cho chính ông ta. Và bởi không tha được cho chính mình, Giuđa cũng không bao giờ tin rằng Thiên Chúa nhân từ đã hoàn toàn tha thứ cho ông ta. Bởi thế, không bao giờ Giuđa bước được tới giai đoạn cuối cùng của quan niệm Chấp Nhận, đó là, chấp nhận đóng lại trang sách cũ và mở ra một trang sách mới như Phêrô.
Phêrô đã hoàn toàn bước qua luôn cả 4 giai đoạn của khái niệm Chấp Nhận. Và Phêrô đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên của giáo hội. Giuđa thì ngược lại, “Trăm năm bia đá thì mòn, ‘Hai ngàn’ năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bởi thế, một cành cây bên vệ đường là nơi anh ta đã tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống!
Một cách tương tự, người thiếu nữ của ngày xưa đã chấp nhận tha thứ cho chính mình. Những lỗi lầm chi? Không ai biết bởi trong câu chuyện, tác giả Luca, chương 7:36-50, không nói tới. Và sau đó, cô ta can đảm tiến tới nhà ông Biệt Phái Simon, tìm kiếm người khách lạ, tìm kiếm sự tha thứ và bình an. Người con gái không nói một lời, dù là than van hay trách móc bất cứ lẫn ai. Nhưng cô khóc! Những giọt nước mắt đã đổ ra trên hai bàn chân của người khách lạ, và vết thương trong tâm hồn của cô hoàn toàn tan biến vào hư không. Khi người con gái bước ra khỏi căn nhà của ông Biệt Phái Simon, cô đã hoàn toàn chấp nhận đóng lại một trang sách cũ. Giờ này chỉ còn lại những trang sách mới, những trang sách mới của mùa xuân. Người tác giả của câu chuyện xưa đã quên không ghi lại lời tạ ơn của người con gái. Có lẽ, cô đã nói một lời tạ ơn ngắn. Và sau đó, đời sống còn lại của cô gái là một chương sách của những lời tạ ơn thật dài. Và sau đó, đời sống của cô gái và Phêrô là một bản trường ca bất tận của mùa xuân.
Để lắng nghe audio "Ơi Chấp Nhân", xin mời bấm vào http://www.nguyentrungtay.com/khainiem.html
Ơi chấp nhận, Ảnh NTT |
Ai trong cuộc đời
đã dám chắc là mình chưa bao giờ
có những giây phút hay một quãng đời
ngắn ngủi lỗi lầm?
Cũng khá lâu rồi, lâu lắm rồi vào một ngày kia, có người được mời tới nhà ăn cơm. Trong khi chủ khách chén chú chén anh bên bàn tiệc, bất chợt có một người khách không nhận được thiệp mời tiến bước vào nhà. Chủ nhà, người khách, và mọi người bên bàn ăn đều ngưng câu chuyện. Mọi người yên lặng nhìn người thiếu nữ. Thoạt tiên cô ta đứng yên lặng sau lưng người khách. Sau cùng, cô nhẹ nhàng ngồi xuống bên chân của người khách. Bất chợt những giọt nước mắt bật ra tràn đầy hai khóe mắt. Và rồi những hạt nước long lanh bắt đầu tuôn rơi trên hai gò má. Từng giọt rồi từng giọt nước mắt tuôn chảy xuống hai bàn chân của ông khách. Trong nhà, mọi người vẫn đang thinh lặng. Trong thinh lặng chợt nghe như có tiếng thánh thót của những giọt nước mắt rơi nhanh xuống hai bàn chân gầy gò xanh xao của người khách. Trong thinh lặng, người thiếu nữ nhẹ nhàng ôm lấy làn tóc dài óng ả, thướt tha của mình lau khô những giọt nước mắt trên hai bàn chân bám bụi đường của người đàn ông. Từng lọn tóc dài mượt mà thay nhau phủ che lấp kín hai bàn chân của người khách. Sau cùng, trong cẩn trọng, cô ta lấy ra bình nước hoa, đổ hết lên chân của người đàn ông.
Trong thinh lặng ông chủ nhà tên Simon bâng quơ cất tiếng nói,
— Không biết ông khách có biết người đàn bà này thuộc loại người nào trong xã hội hay không?
Người thiếu nữ vẫn yên lặng, vẫn lắng nghe, vẫn không nói một lời. Mùi nước hoa quý giá từ đôi chân người khách bay ngập tràn căn phòng.
Không ai biết người thiếu nữ năm xưa tên gì? Không ai biết cô ta có một quá khứ như thế nào? Nhưng rất may cho người con gái, cô đã gặp một người đàn ông với tâm hồn bao la rộng lượng hơn cả ngũ đại dương. Suốt từ đầu đến cuối câu chuyện, cô ta không hề nói một lời, không một lời than van! Chỉ có những giọt nước mắt tuôn rơi! Thế là những lỗi lầm của cô đều được quên đi và xóa nhòa. Khi cô ngồi xuống khóc, một quá khứ nặng nề đè chặt lên bờ vai của người con gái. Khi cô đứng dậy, một trang sách mới được lật lên. Khi cô bước ra khỏi căn nhà, một bầu trời đang chờ đợi trước mặt.
Ai trong cuộc đời đã dám chắc mình chưa bao giờ có những giây phút hay một quãng đời ngắn ngủi lỗi lầm?
Phêrô và Giuđa, hai nhân vật này và cả cô gái vô danh trong câu chuyện của ngày xưa, có lẽ, đã có những lần tố ẩu, tố liều và tố cạn láng vào trong canh bạc đời, để rồi khi đứng dậy, tay trắng lại hoàn trắng tay! Nhưng rồi, cô gái đã gặp người khách lạ, cô khóc và những lỗi lầm của người con gái đã được quên đi, đã được xóa nhòa! Phêrô và Giuđa cũng vậy. Cả hai đều có những lỗi lầm. Cả hai đều tưởng rằng những lỗi lầm của mình sẽ không bao giờ có thể tha thứ, bỏ qua.
Thật sự ra, Phêrô và Giuđa có một điểm giống nhau và một điểm không giống nhau. Đặc biệt nhất, điểm không giống nhau đã dẫn hai người vào hai thế giới hoàn toàn khác biệt.
Điểm giống nhau giữa Phêrô và Giuđa là cả hai đều đã bị ngã, té ngã khá nặng! Điểm khác nhau giữa cả hai liên quan đến khái niệm chấp nhận.
Trước tiên, Phêrô chấp nhận rằng mình đã lầm lỗi. Thứ hai Phêrô đã chấp nhận tha thứ cho chính mình. Thứ ba, sau khi đã chấp nhận tha cho mình, Phêrô bắt đầu tiến lên một bước nữa, lần này Phêrô chấp nhận dù sao đi nữa. Thiên Chúa nhân từ đã hoàn toàn tha thứ cho lỗi lầm của chính mình, ngay cả trước khi ông ta mở miệng xin lỗi. Thứ tư, Phêrô chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, mỡ ra một trang sách mới [1].
Giuđa thì không, theo như trong câu chuyện của ngày xưa, ông đã quay lại đền thờ gặp những thầy tư tế, quẳng trả lại 30 đồng bạc. Qua hành động này, Giuđa đã nói lên một điều, đó là, ông chấp nhận rằng ông đã lỗi lầm khi bán đứng sư phụ của mình. Nhưng Giuđa không tiến nổi tới bước thứ hai của khái niệm Chấp Nhận. Đó là ông không tha thứ được cho chính ông ta. Và bởi không tha được cho chính mình, Giuđa cũng không bao giờ tin rằng Thiên Chúa nhân từ đã hoàn toàn tha thứ cho ông ta. Bởi thế, không bao giờ Giuđa bước được tới giai đoạn cuối cùng của quan niệm Chấp Nhận, đó là, chấp nhận đóng lại trang sách cũ và mở ra một trang sách mới như Phêrô.
Phêrô đã hoàn toàn bước qua luôn cả 4 giai đoạn của khái niệm Chấp Nhận. Và Phêrô đã trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên của giáo hội. Giuđa thì ngược lại, “Trăm năm bia đá thì mòn, ‘Hai ngàn’ năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Bởi thế, một cành cây bên vệ đường là nơi anh ta đã tìm đến. Một sợi dây treo lên, một mạng người rớt xuống!
Một cách tương tự, người thiếu nữ của ngày xưa đã chấp nhận tha thứ cho chính mình. Những lỗi lầm chi? Không ai biết bởi trong câu chuyện, tác giả Luca, chương 7:36-50, không nói tới. Và sau đó, cô ta can đảm tiến tới nhà ông Biệt Phái Simon, tìm kiếm người khách lạ, tìm kiếm sự tha thứ và bình an. Người con gái không nói một lời, dù là than van hay trách móc bất cứ lẫn ai. Nhưng cô khóc! Những giọt nước mắt đã đổ ra trên hai bàn chân của người khách lạ, và vết thương trong tâm hồn của cô hoàn toàn tan biến vào hư không. Khi người con gái bước ra khỏi căn nhà của ông Biệt Phái Simon, cô đã hoàn toàn chấp nhận đóng lại một trang sách cũ. Giờ này chỉ còn lại những trang sách mới, những trang sách mới của mùa xuân. Người tác giả của câu chuyện xưa đã quên không ghi lại lời tạ ơn của người con gái. Có lẽ, cô đã nói một lời tạ ơn ngắn. Và sau đó, đời sống còn lại của cô gái là một chương sách của những lời tạ ơn thật dài. Và sau đó, đời sống của cô gái và Phêrô là một bản trường ca bất tận của mùa xuân.
Để lắng nghe audio "Ơi Chấp Nhân", xin mời bấm vào http://www.nguyentrungtay.com/khainiem.html
Mẹ tôi
lykhách
17:20 11/06/2010
Mẹ tôi,
Mẹ tôi gốc giản dị từ nông dân
Đọc thơ con phải bập bẹ đánh vần
Thuở bé mẹ tôi gần ruộng hơn bảng phấn
Chữ viết ngoằn ngèo như gà bới trước sân
Những đêm xưa tôi ngồi bên đèn học
Vẫn ngâm nga đến làu thuộc câu Kiều
Mẹ ưa nghe thành ra thường hay biểu
Tôi đọc lớn lên, lúc mẹ ngồi vá thêu
Mẹ tôi, một cuộc đời vất vả
Tuổi thanh xuân lấm lúa mạ ngoài đồng
Rồi cưới ba tôi, mẹ xuất giá phu tòng
Bỏ nương ruộng về phố đông xa lạ
Cha mẹ tôi chải bương tất tả
Xây mái nhà rồi con cái sinh ra
Mỗi hai năm, đến bảy đứa tất cả
Con gái được bốn, trai thì ba
Tôi chưa thấy mẹ bao giờ đánh phấn
Hay nhớ ra có tốt áo, đẹp quần
Áo dài lành mẹ mặc khi lễ, giỗ, Tết nhất
Dăm bộ bà ba có chiếc rách tứ thân!
Thuở còn bé hay đón mẹ chợ về
Chẳng quà, tôi ngồi khóc tỉ tê
Mẹ dỗ ngọt, giận mắng, rồi bao giờ cũng thế:
Cho dăm cắc lẻ để làm huề!
Tóc mẹ bạc theo ngày tôi lớn lên
Tiếng đại bác xa vọng phố lẻ đêm đêm
Rồi Một-Chín-Bảy-Lăm bộ đội đến
Tôi cũng vừa trung học nhị-cấp lên
Anh tôi, lính mất tích - ba tôi đi tù
Mẹ tôi chợt già hẳn hình như
Tôi muốn bỏ học ở nhà giúp mẹ
Mẹ bảo “còn nước, còn tát” cứ từ từ!
Đời khúc này mẹ tôi thấm khổ
Tuổi hoàng hôn đơn lẻ nuôi con
Đi thăm ba tôi, người tù già đành đoạn
Đành phó thác trên đôi vai vợ gầy mòn
Những bữa cơm đổi đời, khoai độn gạo
Mọt sắn sượng pha lấm tấm nâu
Mẹ tôi tằn tiện từng đồng xu nhúm gạo…
Để thăm chồng tù hun hút rừng sâu
Gia đình “Ngụy” mẹ phải làm kiểm thảo
Hằng tuần, hằng tháng, hoặc bất cứ lúc nào
Hết khu phố rồi phường, theo hoan hô đả đảo
Mẹ tôi rũ người thời cách mạng dâng cao!
Tôi thương mẹ, đi nhưng thường trốn học
Cô thầy mới thay từ Bắc vào Nam
Chữ nghĩa dốt đứt đuôi con nòng nọc
Chủ nghĩa hung hăng nhà giáo tựa công an!
Tôi sẽ viết sao để nói lên khốn khổ
Của mẹ tôi tủi hổ khóc ròng
Cái ngày chúng đến bắt chồng
Kiểm kê tài sản cướp không còn gì!
Ấy thế! mẹ tôi dấu vàng đâu rất kỹ
Gia sản dăm lượng chỉ phòng can qua
Mẹ bảo tôi chắc con phải đi xa
Ở nơi này chắc chết thôi con ạ!
Chiều hôm cuối cùng bữa cơm trắng, cá
Mẹ đãi thằng con giờ đành buông nó ra
Mấy đứa em vui vì hôm nay khác lạ
Riêng mẹ trộn cơm với nước mắt nhạt nhòa!
Mẹ cắt vải nâu từ chiếc áo rách bà ba
May vội cho tôi khăn tay, quần lót đi xa
Mẹ khâu vào lai hai chỉ vàng lá
Dặn dò dù ở đâu, thế nào…cũng biết xót mẹ thương cha!
Rưng rưng tôi chẳng dám nhìn mẹ tôi
Quá đỗi bi thương chẳng thể đứng, phải ngồi
Huống hồ mà đoạn đành đi sao nổi
Hình ảnh cuối cùng của mẹ tôi!
Tôi ra đi hoàng hôn chưa tắt hẳn
Nắng phố chìm, sót nắng cuối đồi xa
Đèn ai thắp sớm hắt bên đường vắng
Tiếng hụ còi tàu xé cõi lòng ra!
Xình xịch con tàu khói mịt tung
Bám trên trần toa, chắc là chuyến cuối cùng
Nhìn về phía nhà một thời đã sống
Tôi biết mẹ tôi giờ nước mắt rưng rưng!
Đời mẹ tôi chẳng áo đỏ áo vàng
Chỉ đơn sơ một màu áo lầm than
Cảnh khổ mẹ tôi như muôn ngàn khốn khổ
Của bao mẹ già thời ly loạn hợp tan
Mẹ tôi nông dân biết chi là chính trị
Mầu nào cũng mặc, mặc được thôi
Mặc áo, mặc quần, mặt người, mặt khỉ
Mới rõ mặt thật giá trị buổi đổi thời!
Đêm lên tàu tôi tháo vàng gởi lại
Chết rủi sống may, biển lớn thuyền con
Đã bỏ hết, thì mang chi của cải
Chẳng nhiều gì nhưng để mẹ thì hơn
Mẹ càng khổ đời khi tôi đi
Phường khóm bắt lên gạn tra kỹ
Suốt tháng trời cơm nắm lên phường chỉ
Nghe công an nhiếc móc chẳng ra gì!
Người ta hỏi mẹ: “con bà đi đâu? tại sao…”
-“Tôi nào biết! nó thất lạc nơi đâu?
Lý lịch ba đời dòng họ nhà nó
Có ở lại đây chẳng biết sống thể nào!”
Có lẽ bây giờ người ta đã quen
Những bất công, bất chính của uy quyền
Dối gian nói riết cũng trơn miệng
Nghe mãi rồi tai quen đảo điên!
Mẹ tôi ra đi trong tuổi già hiu quạnh
Đôi lệ trào trên da mặt nhăn nheo
Bờ vai xuôi chất một đời gồng gánh
Cho chồng, cho con, bao dằn vặt thương yêu!
Chắc mẹ nhớ chúng con ngày đi lắm phải không?
Đàn con mẹ một thuở ẳm bồng
Mà ngày mất, mẹ được nào thấy bóng
Giờ phút cuối sau thôi thế đành lòng!
Chiếc khăn nâu xưa giờ nhạt mầu
Mẹ tôi nhắm mắt còn khổ đau
Nhớ đàn con, mơ tiếng cười bầy cháu
Suốt cuộc đời đầy nghĩa nặng ân sâu!
Nhớ quay quắt chiều nay mẹ ơi
Ước mơ bên mộ mẹ con ngồi
Những câu Kiều xưa mẹ vẫn nói
Đọc lớn mẹ nghe mấy thuở xa xôi!
Mẹ tôi gốc giản dị từ nông dân
Đọc thơ con phải bập bẹ đánh vần
Thuở bé mẹ tôi gần ruộng hơn bảng phấn
Chữ viết ngoằn ngèo như gà bới trước sân
Những đêm xưa tôi ngồi bên đèn học
Vẫn ngâm nga đến làu thuộc câu Kiều
Mẹ ưa nghe thành ra thường hay biểu
Tôi đọc lớn lên, lúc mẹ ngồi vá thêu
Mẹ tôi, một cuộc đời vất vả
Tuổi thanh xuân lấm lúa mạ ngoài đồng
Rồi cưới ba tôi, mẹ xuất giá phu tòng
Bỏ nương ruộng về phố đông xa lạ
Cha mẹ tôi chải bương tất tả
Xây mái nhà rồi con cái sinh ra
Mỗi hai năm, đến bảy đứa tất cả
Con gái được bốn, trai thì ba
Tôi chưa thấy mẹ bao giờ đánh phấn
Hay nhớ ra có tốt áo, đẹp quần
Áo dài lành mẹ mặc khi lễ, giỗ, Tết nhất
Dăm bộ bà ba có chiếc rách tứ thân!
Thuở còn bé hay đón mẹ chợ về
Chẳng quà, tôi ngồi khóc tỉ tê
Mẹ dỗ ngọt, giận mắng, rồi bao giờ cũng thế:
Cho dăm cắc lẻ để làm huề!
Tóc mẹ bạc theo ngày tôi lớn lên
Tiếng đại bác xa vọng phố lẻ đêm đêm
Rồi Một-Chín-Bảy-Lăm bộ đội đến
Tôi cũng vừa trung học nhị-cấp lên
Anh tôi, lính mất tích - ba tôi đi tù
Mẹ tôi chợt già hẳn hình như
Tôi muốn bỏ học ở nhà giúp mẹ
Mẹ bảo “còn nước, còn tát” cứ từ từ!
Đời khúc này mẹ tôi thấm khổ
Tuổi hoàng hôn đơn lẻ nuôi con
Đi thăm ba tôi, người tù già đành đoạn
Đành phó thác trên đôi vai vợ gầy mòn
Những bữa cơm đổi đời, khoai độn gạo
Mọt sắn sượng pha lấm tấm nâu
Mẹ tôi tằn tiện từng đồng xu nhúm gạo…
Để thăm chồng tù hun hút rừng sâu
Gia đình “Ngụy” mẹ phải làm kiểm thảo
Hằng tuần, hằng tháng, hoặc bất cứ lúc nào
Hết khu phố rồi phường, theo hoan hô đả đảo
Mẹ tôi rũ người thời cách mạng dâng cao!
Tôi thương mẹ, đi nhưng thường trốn học
Cô thầy mới thay từ Bắc vào Nam
Chữ nghĩa dốt đứt đuôi con nòng nọc
Chủ nghĩa hung hăng nhà giáo tựa công an!
Tôi sẽ viết sao để nói lên khốn khổ
Của mẹ tôi tủi hổ khóc ròng
Cái ngày chúng đến bắt chồng
Kiểm kê tài sản cướp không còn gì!
Ấy thế! mẹ tôi dấu vàng đâu rất kỹ
Gia sản dăm lượng chỉ phòng can qua
Mẹ bảo tôi chắc con phải đi xa
Ở nơi này chắc chết thôi con ạ!
Chiều hôm cuối cùng bữa cơm trắng, cá
Mẹ đãi thằng con giờ đành buông nó ra
Mấy đứa em vui vì hôm nay khác lạ
Riêng mẹ trộn cơm với nước mắt nhạt nhòa!
Mẹ cắt vải nâu từ chiếc áo rách bà ba
May vội cho tôi khăn tay, quần lót đi xa
Mẹ khâu vào lai hai chỉ vàng lá
Dặn dò dù ở đâu, thế nào…cũng biết xót mẹ thương cha!
Rưng rưng tôi chẳng dám nhìn mẹ tôi
Quá đỗi bi thương chẳng thể đứng, phải ngồi
Huống hồ mà đoạn đành đi sao nổi
Hình ảnh cuối cùng của mẹ tôi!
Tôi ra đi hoàng hôn chưa tắt hẳn
Nắng phố chìm, sót nắng cuối đồi xa
Đèn ai thắp sớm hắt bên đường vắng
Tiếng hụ còi tàu xé cõi lòng ra!
Xình xịch con tàu khói mịt tung
Bám trên trần toa, chắc là chuyến cuối cùng
Nhìn về phía nhà một thời đã sống
Tôi biết mẹ tôi giờ nước mắt rưng rưng!
Đời mẹ tôi chẳng áo đỏ áo vàng
Chỉ đơn sơ một màu áo lầm than
Cảnh khổ mẹ tôi như muôn ngàn khốn khổ
Của bao mẹ già thời ly loạn hợp tan
Mẹ tôi nông dân biết chi là chính trị
Mầu nào cũng mặc, mặc được thôi
Mặc áo, mặc quần, mặt người, mặt khỉ
Mới rõ mặt thật giá trị buổi đổi thời!
Đêm lên tàu tôi tháo vàng gởi lại
Chết rủi sống may, biển lớn thuyền con
Đã bỏ hết, thì mang chi của cải
Chẳng nhiều gì nhưng để mẹ thì hơn
Mẹ càng khổ đời khi tôi đi
Phường khóm bắt lên gạn tra kỹ
Suốt tháng trời cơm nắm lên phường chỉ
Nghe công an nhiếc móc chẳng ra gì!
Người ta hỏi mẹ: “con bà đi đâu? tại sao…”
-“Tôi nào biết! nó thất lạc nơi đâu?
Lý lịch ba đời dòng họ nhà nó
Có ở lại đây chẳng biết sống thể nào!”
Có lẽ bây giờ người ta đã quen
Những bất công, bất chính của uy quyền
Dối gian nói riết cũng trơn miệng
Nghe mãi rồi tai quen đảo điên!
Mẹ tôi ra đi trong tuổi già hiu quạnh
Đôi lệ trào trên da mặt nhăn nheo
Bờ vai xuôi chất một đời gồng gánh
Cho chồng, cho con, bao dằn vặt thương yêu!
Chắc mẹ nhớ chúng con ngày đi lắm phải không?
Đàn con mẹ một thuở ẳm bồng
Mà ngày mất, mẹ được nào thấy bóng
Giờ phút cuối sau thôi thế đành lòng!
Chiếc khăn nâu xưa giờ nhạt mầu
Mẹ tôi nhắm mắt còn khổ đau
Nhớ đàn con, mơ tiếng cười bầy cháu
Suốt cuộc đời đầy nghĩa nặng ân sâu!
Nhớ quay quắt chiều nay mẹ ơi
Ước mơ bên mộ mẹ con ngồi
Những câu Kiều xưa mẹ vẫn nói
Đọc lớn mẹ nghe mấy thuở xa xôi!
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Cánh Hoa
Diệp Hải Dung
22:13 11/06/2010
MỘT CÁNH HOA
Ảnh của Diệp Hải Dung, Australia (hình chụp tại Bankstown Sydney)
Hoa đó tình đây người ở đâu ?
Còn chi nhung nhớ thuở ban đầu
Nhặt cánh hoa rơi dưng mắt lệ
Nâng mối tình sầu tựa giấc mơ...
(Diệp Hải Dung)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền