Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:18 11/06/2012
TREO CỔ
Có một người rất ham mê đánh bài, nên đã đem tất cả gia sản bán sạch để lao vào những cuộc đỏ đen, mắt nhìn số nợ càng ngày càng cao vô phương trả nổi, thế là bèn lấy một sợi dây thừng muốn thắt cổ tự sát. Mới treo sợi dây lên xà nhà thì thấy một một âm hồn treo cổ ở nơi ấy nói với anh ta: “Mau đưa tiền xâu đây”.
Người ấy vừa nghe bèn đùng đùng nổi giận, nói:
- “Mày còn mở miệng được à, tao thua đến nước này mà còn hỏi tiền xâu nữa sao ?”
Suy tư:
Cờ bạc là bác thằng bần, từ phú gia trở thành thằng bần cùng cũng chỉ vì ham mê cờ bạc, do đó mà người ta đem cờ bạc liệt vào hạng thứ nhất trong tứ đỗ tường, đó là: cờ bạc, rượu chè, thuốc xái và đĩ bợm.
Đời người cũng giống như canh bạc may nhờ rủi chịu, cho nên:
- Có người đem cuộc sống hạnh phúc gia đình của mình đi đánh một canh bạc ngoại tình hy vọng sẽ hạnh phúc hơn, nhưng kết quả là gia đình tan vỡ và hạnh phúc cũng đội nón ra đi, ôm hận cả đời.
- Có người đem cuộc sống vui tươi hiện có của mình đi đánh một canh bạc xì ke ma túy, kết quả là không thấy nàng tiên nâu đâu cả, mà chỉ còn lại than tàn ma dại làm khổ gia đình và người than.
- Có người đem cả cuộc đời đầy sức sống của mình đổ vào canh bạc ăn chơi đàng điếm, thế là được đổi lại than tù tội, tương lai biến mất và nỗi đau tinh thần dày vò suốt đời.
Người Ki-tô hữu có đức tin thì biết đem cuộc đời của mình bỏ vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, nên cuộc sống của họ đầy bình an vui tươi và hạnh phúc.
Những người như họ không còn sợ hãi các âm hồn cờ bạc, rượu chè, thuốc xái và đĩ bợm dọa nạt nữa, vì có Thiên Chúa gìn giữ họ.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người rất ham mê đánh bài, nên đã đem tất cả gia sản bán sạch để lao vào những cuộc đỏ đen, mắt nhìn số nợ càng ngày càng cao vô phương trả nổi, thế là bèn lấy một sợi dây thừng muốn thắt cổ tự sát. Mới treo sợi dây lên xà nhà thì thấy một một âm hồn treo cổ ở nơi ấy nói với anh ta: “Mau đưa tiền xâu đây”.
Người ấy vừa nghe bèn đùng đùng nổi giận, nói:
- “Mày còn mở miệng được à, tao thua đến nước này mà còn hỏi tiền xâu nữa sao ?”
Suy tư:
Cờ bạc là bác thằng bần, từ phú gia trở thành thằng bần cùng cũng chỉ vì ham mê cờ bạc, do đó mà người ta đem cờ bạc liệt vào hạng thứ nhất trong tứ đỗ tường, đó là: cờ bạc, rượu chè, thuốc xái và đĩ bợm.
Đời người cũng giống như canh bạc may nhờ rủi chịu, cho nên:
- Có người đem cuộc sống hạnh phúc gia đình của mình đi đánh một canh bạc ngoại tình hy vọng sẽ hạnh phúc hơn, nhưng kết quả là gia đình tan vỡ và hạnh phúc cũng đội nón ra đi, ôm hận cả đời.
- Có người đem cuộc sống vui tươi hiện có của mình đi đánh một canh bạc xì ke ma túy, kết quả là không thấy nàng tiên nâu đâu cả, mà chỉ còn lại than tàn ma dại làm khổ gia đình và người than.
- Có người đem cả cuộc đời đầy sức sống của mình đổ vào canh bạc ăn chơi đàng điếm, thế là được đổi lại than tù tội, tương lai biến mất và nỗi đau tinh thần dày vò suốt đời.
Người Ki-tô hữu có đức tin thì biết đem cuộc đời của mình bỏ vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa, nên cuộc sống của họ đầy bình an vui tươi và hạnh phúc.
Những người như họ không còn sợ hãi các âm hồn cờ bạc, rượu chè, thuốc xái và đĩ bợm dọa nạt nữa, vì có Thiên Chúa gìn giữ họ.
----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:19 11/06/2012
N2T |
12. Một linh hồn chân chính hòa hợp với Thiên Chúa thì rất dễ dàng tiến bộ nhanh chóng trên đường thánh đức, giống như chiếc thuyền được thuận buồm xuôi gió vậy.
(Thánh Francis de Sales)Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin, thủ đô Ireland
Linh Tiến Khải
07:17 11/06/2012
Phỏng vấn Đức Hồng Y Marc Ouellet, đặc sứ của Đức Thánh Cha chủ sự Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tại Dublin, thủ đô Ailen
Trong các ngày từ mùng 10 tới 17 tháng 6 Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tiến hành tại Dublin thủ đô Ailen. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cử Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, làm đặc sứ chủ sự Đại hội. Thánh lễ khai mạc đại hội đã do Đức Hồng Y cử hành sáng Chúa Nhật 10-6-2012.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y về biến cố quốc tế này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50, tiến hành tại Dublin trong các ngày từ mùng 10 tới 17 tháng 6 này, có phải là một biến cố ngoại thường của Giáo Hội tại Ailen hay không?
Đáp: Tôi hy vọng rằng Giáo Hội tại Ailen được thực sự củng cố trong căn tính như là sự hiệp thông của Thiên Chúa giữa dân chúng, và qua chứng tá của những người tới viếng thăm và chia sẻ cùng đức tin với nhân dân Ailen. Tôi nghĩ đó là hy vọng đầu tiên của Đại Hội Thánh Thể: củng cố mối dây yêu thương trong Giáo Hội, củng cố đức tin và tình yêu. Vì trong thập niên qua tại Ailen đã có các khó khăn và thảm cảnh của nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoàng kinh tế, vì thế nên thực sự cần hòa giải và tha thứ cũng như đối thoại giữa người dân Ailen, giữa các Giám Mục và giáo dân, giữa các linh mục và tu sĩ. Cần có cuộc đối thoại mới. Chúng ta phải sang trang các thời gian khó khăn, không phải để quên chúng cho bằng giữ chúng trong tâm trí để đừng lập lại các khó khăn đó, và xin Chúa canh tân chúng ta trong tình yêu của Người.
Đa số các tham dự viên Đại Hội đến từ Ailen, đây là điều bình thường thôi, nhưng cũng có nhiều tín hữu đến từ các nơi khác trên thế giới. Đại Hội Thánh Thể là Giáo Hội hoàn vũ hiệp nhất trong một Giáo Hội địa phương, để hướng tới Chúa và xin Chúa ban cho mọi phước lành cần thiết cho con đường cuộc sống của Giáo Hội. Tôi xác tín rằng Đại Hội sẽ là một thời điểm ngoại thường, trong đó Giáo hội tại Ailen bắt đầu một con đường mới, và theo sau đó là các sáng kiến khác thức tỉnh ơn Chúa ban nơi mọi người.
Hỏi: Cách đây bốn năm, như là Tổng Giám Mục Québec, Đức Hồng Y đã tiếp đón Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Đức Hồng Y đã miêu tả đại hội như là ”khúc rẽ” trong đời sống của Giáo Hội Canada. Đức Hồng Y có thể chia sẻ cho chúng con kinh nghiệm ấy và giải thích tại sao nó lại là một ”khúc rẽ” đối với Giáo Hội tại Canada không?
Đáp: Giáo Hội tại Québec đã sống kinh nghiệm của sự tục hóa trong nhiều thập niên qua, vì thế nó cần một loại ơn thánh của hy vọng và canh tân. Và Đại Hội Thánh Thể đã đem lại nhiều hiệp nhất hơn cho Giáo Hội địa phương, nhiều cộng tác hơn giữa các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Và nó cũng đã góp phần thăng tiến các đặc sủng và củng cố mối dây nối kết với Giáo Hội hoàn vũ. Một cách cụ thể, chúng tôi đã thành lập hai chủng viện sau đó để tiếp nhận các ơn gọi linh mục: một tiểu chủng viện và một đại chủng viện. Chủng viện ”Mẹ Đấng Cứu Độ” này sẽ cung cấp linh mục cho các giáo phận khác tại Canada hay ở nơi khác. Đây đã là hoa trái của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Chính vì thế nên tôi nghĩ nó đã là ”một khúc rẽ”. Chúng tôi đã nghĩ đức tin công giáo đã là cái gì lỗi thời trong xã hội, nhưng nó đã chứng minh cho thấy nó vẫn sống và đầy húa hẹn cho tương lai.
Hỏi: Tại nhiều nước trên thế giới số người tham dự thánh lễ đang giảm sút, và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế thất bại trong việc thu hút sự tham dự toàn cầu như các cuộc gặp gỡ khác như Ngày Quốc Tế Giới Trẻ và Ngày Quốc Tế Gia Đình. Đức Hồng Y giải thích như thế nào sự suy giảm ý thức bề ngoài này giữa các tín hữu đối với vị thế trung tâm của bí tích Thánh Thể, là suối nguồn và tuyệt đỉnh của đức tin kitô?
Đáp: Tôi nghĩ chúng ta cần nhìn vào các cuộc gặp gỡ toàn cầu này như là việc bổ túc cho nhau. Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế đã là một chứng tá ngôn sứ của Giáo Hội từ hơn một thế kỷ qua. Và nó đã có được các sắc thái mới với Công Đồng Chung Vaticăng II. Qua đó chúng ta đã không chỉ củng cố việc tôn thờ Thánh Thể, nhưng cũng củng cố mối dây nối kết giữa các cuộc cử hành bí tích Thánh Thể và Giáo Hội như là sự hiệp thông, và tình huynh đệ nữa. Đây là một phần của sự phát triển mới của các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế sau Công Đồng Chung Vaticăng II. Nó rất là tích cực và bao gồm chứng tá của việc thờ lậy Thánh Thể, vì Thánh Thể diễn tả sự hiện diện thật của Chúa Kitô giữa chúng ta, đang dưỡng nuôi Giáo Hội và củng cố Thân Mình Người qua Bánh Sự Sống. Chúng ta phải đặt để các biến cố này chung lại với nhau; Đại hội Thánh Thể là mầu nhiệm nội tại của Giáo Hội, mầu nhiệm thiêng liêng của Giáo Hội. Ngày Quốc Tế Giớ Trẻ và Đại Hội Quốc Tế Gia Đình là chứng tá có mục đích chính là rao truyền Tin Mừng.
Chúng ta phải trao ban đức tin cho các thế hệ mới, như thế Giáo Hội đang trao sứ điệp này cho toàn thế giới, bằng cách mời gọi giới trẻ họp nhau lại để được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể và cũng sống kinh nghiệm Bí tích Hòa Giải. Đây cũng là điều xảy ra đối với Đại Hội Quốc Tế Gia Đình, vì có sự cần thiết ngoại thường canh tân các tương quan trong gia đình. Chúng ta đau khổ vì biết bao nhiêu gẫy gập, chia rẽ và đổ bể thương tâm trong cuộc sống gia đình. Giáo Hội đang kêu gọi các gia đình quy tụ lại với nhau để trao ban chứng tá hy vọng cho thế giới. Và Giáo Hội mời gọi thế giới đừng quên rằng gia đình là tế bào của xã hội và là tế bào đầu tiên của Giáo Hội. Nó là thực tại nền tảng của sự hiệp thông trong cuộc sống con người và trong cuộc sống của Giáo Hội. Cả ba biến cố này đều mang cùng một sứ điệp: đó là chúng ta được dưỡng nuôi bằng sự hiện diện của Chúa Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể, là Đấng còn đang mời gọi người trẻ bước theo Ngài, và Ngài tiếp tục kêu mời các gia đình là Giáo Hội tại gia, là đền thánh thực của Sự Sống Thiên Chúa trong thế giới này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mở Công Đồng Chung Vaticăng II. Giáo hội học về sự hiệp thông thường được tuyên bố là quan điểm của Công Đồng Chung Vaticăng II. Đây cũng là điều được Đại hội thần học nhóm tại Maynooth trước ngày khai mạc Đại Hội Thánh Thể, và Đức Hồng Y cũng là thuyết trình viên. Đức Hồng Y có cảm thấy rằng đề tài hiệp thông, hiệp nhất, trong Giáo Hội đã được khám phá đủ từ thời Công Đồng Chung Vaticăng II hay chưa?
Đáp: Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985 đã diễn tả sứ điệp của Công Đồng Chung Vaticăng II như thế này: nền thần học về sự hiệp thông là linh ứng nền tảng diễn tả Công Đồng Chung Vaticăng II. Như thế khi nhìn lại năm thập niên qua chúng ta thấy có sự phát triển của sự hiệp thông ngoại thường trong Giáo Hội, không phải chỉ trong việc nối kết lại với nhau trong quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, mà cả trong tính cách giám mục đoàn nữa như sự phát triển của các Thượng Hội Đồng Giám Mục chẳng hạn. Nhưng sự hiệp thông cũng phát triển trên bình diện địa phương, sự phát triển các cơ cấu của việc tham dự, sự phát triển của các hội đồng linh mục trên bình diện giáo phận, và của các hội đồng giáo dân trên bình giáo xứ. Các cơ cấu này trong cuộc sống của Giáo Hội cũng diễn tả nền giáo hội học của sự hiệp thông.
Một trong các phát triển này là sứ điệp của tông huấn về gia đình Familiaris consortio ban hành năm 1981. Nó cho thấy sự phát triển ý thức của Giáo Hội trong gia đình, nơi đức tin được thông truyền và nơi có việc cùng nhau cầu nguyện và có mối dây nối kết với bí tích Thánh Thể trong giáo xứ. Và một cách nền tảng và chủ yếu bí tích Hôn Phối như là mối dây nối kết một người nam và một người nữ, được thánh hiến và làm cho nên thánh bởi ơn của Chúa Thánh Thần, biến đổi tương quan đó, không phải chỉ trở thành tế bào nền tảng của xã hội, mà cũng trở thành tế bào nền tảng của Giáo Hội nữa. Đây cũng là một sự phát triển quan trọng của giáo hội học về sự hiệp thông.
Dĩ nhiên, còn có các khía cạnh khác cần được thảo luận, chẳng hạn trong tương quan đại kết, việc suy tư về bí tích Rửa Tội với các cộng đoàn tin lành cải cách hay suy tư về giáo hội học Thánh Thể với anh em Chính thống. Đã có điều gì đó xảy ra trong 40 năm đối thoại đại kết. Việc đối thoại đại kết cũng diễn tả giáo hội học về sự hiệp thông và đã đem lại các tư tưởng mới, các nhấn mạnh mới, cũng như viễn tượng cho sự cộng tác tốt hơn giữa Giáo triều Roma và các Giáo Hội địa phương, các Hội Đồng Giầm Mục vv...
Cánh đồng còn rộng mở cho nhiều suy tư và đối thoại liên quan tới việc làm thế nào để biểu hiệu ơn của Chúa, là ơn của sự Hiệp Thông Ba Ngôi được ban cho nhân loại qua giáo Hội. Chúng ta không bao giờ được đánh mất đi mầu nhiệm này. Giáo Hội không chỉ là một tổ chức xã hội như các tổ chức xã hội khác. Giáo Hội là mầu nhiệm sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được chia sẻ với chúng ta qua đức tin, qua bí tích Rửa Tội và các bí tích. Không thể so sánh Giáo Hội với cuộc sống của thế giới, bởi vì trong Giáo Hội có sự hiện diện của Thiên Chúa, một sự hiện diện có thể sờ mó được, được giao phó cho chúng ta để chia sẻ với các người khác qua việc truyền giáo và đối thoại.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, hình như Đức Hồng Y đã qua Ailen, Đức Hồng Y có cảm tưởng gì?
Đáp: Tôi đã qua Ailen hai lần hồi năm 2001 và năm 2002 để tham dự các cuộc đối thoại đại kết. Tôi nhớ rất rõ mình đã khám phá ra tình trạng chia rẽ thương đau giữa Bắc Ailen và phần còn lại của Ailen. Và tôi thấy nỗ lực đối thoại và hòa giải tại đây rất là ý nghĩa. Nhưng khi so sánh Ailen với nước Canada của tôi, tôi nhận thấy mức độ tục hóa ở Ailen không cao bằng Canada. Và đó là tin vui. Sự tham dự thánh lễ của các tín hữu Aien cao hơn Canada, và ở Ailen còn có một ít ơn gọi. Vì thế tôi đã trở về với ấn tượng tốt. Đó cũng đã là dịp khám phá ra lịch sử trung thành vinh quang của Giáo Hội Ailen với đức tin công giáo, cũng như phần đóng góp cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Đó đã là một lịch sử phi thường, và tín hữu Ailen phải hãnh diện về qúa khứ của mình, một qúa khứ vẫn còn để lại các dấu vết sâu đậm trong hiện tại, và nó đã luôn luôn là một phần của gia tài cần phải được suy tư, và kín múc từ đó các năng lực mới cho việc canh tân Giáo Hội tại Ailen ngày nay. (SD 5-6-2012)
Trong các ngày từ mùng 10 tới 17 tháng 6 Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 tiến hành tại Dublin thủ đô Ailen. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã cử Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ Giám Mục, làm đặc sứ chủ sự Đại hội. Thánh lễ khai mạc đại hội đã do Đức Hồng Y cử hành sáng Chúa Nhật 10-6-2012.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y về biến cố quốc tế này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50, tiến hành tại Dublin trong các ngày từ mùng 10 tới 17 tháng 6 này, có phải là một biến cố ngoại thường của Giáo Hội tại Ailen hay không?
Đáp: Tôi hy vọng rằng Giáo Hội tại Ailen được thực sự củng cố trong căn tính như là sự hiệp thông của Thiên Chúa giữa dân chúng, và qua chứng tá của những người tới viếng thăm và chia sẻ cùng đức tin với nhân dân Ailen. Tôi nghĩ đó là hy vọng đầu tiên của Đại Hội Thánh Thể: củng cố mối dây yêu thương trong Giáo Hội, củng cố đức tin và tình yêu. Vì trong thập niên qua tại Ailen đã có các khó khăn và thảm cảnh của nạn lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, cuộc khủng hoảng xã hội và khủng hoàng kinh tế, vì thế nên thực sự cần hòa giải và tha thứ cũng như đối thoại giữa người dân Ailen, giữa các Giám Mục và giáo dân, giữa các linh mục và tu sĩ. Cần có cuộc đối thoại mới. Chúng ta phải sang trang các thời gian khó khăn, không phải để quên chúng cho bằng giữ chúng trong tâm trí để đừng lập lại các khó khăn đó, và xin Chúa canh tân chúng ta trong tình yêu của Người.
Đa số các tham dự viên Đại Hội đến từ Ailen, đây là điều bình thường thôi, nhưng cũng có nhiều tín hữu đến từ các nơi khác trên thế giới. Đại Hội Thánh Thể là Giáo Hội hoàn vũ hiệp nhất trong một Giáo Hội địa phương, để hướng tới Chúa và xin Chúa ban cho mọi phước lành cần thiết cho con đường cuộc sống của Giáo Hội. Tôi xác tín rằng Đại Hội sẽ là một thời điểm ngoại thường, trong đó Giáo hội tại Ailen bắt đầu một con đường mới, và theo sau đó là các sáng kiến khác thức tỉnh ơn Chúa ban nơi mọi người.
Hỏi: Cách đây bốn năm, như là Tổng Giám Mục Québec, Đức Hồng Y đã tiếp đón Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Đức Hồng Y đã miêu tả đại hội như là ”khúc rẽ” trong đời sống của Giáo Hội Canada. Đức Hồng Y có thể chia sẻ cho chúng con kinh nghiệm ấy và giải thích tại sao nó lại là một ”khúc rẽ” đối với Giáo Hội tại Canada không?
Đáp: Giáo Hội tại Québec đã sống kinh nghiệm của sự tục hóa trong nhiều thập niên qua, vì thế nó cần một loại ơn thánh của hy vọng và canh tân. Và Đại Hội Thánh Thể đã đem lại nhiều hiệp nhất hơn cho Giáo Hội địa phương, nhiều cộng tác hơn giữa các Giám Mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân. Và nó cũng đã góp phần thăng tiến các đặc sủng và củng cố mối dây nối kết với Giáo Hội hoàn vũ. Một cách cụ thể, chúng tôi đã thành lập hai chủng viện sau đó để tiếp nhận các ơn gọi linh mục: một tiểu chủng viện và một đại chủng viện. Chủng viện ”Mẹ Đấng Cứu Độ” này sẽ cung cấp linh mục cho các giáo phận khác tại Canada hay ở nơi khác. Đây đã là hoa trái của Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 49. Chính vì thế nên tôi nghĩ nó đã là ”một khúc rẽ”. Chúng tôi đã nghĩ đức tin công giáo đã là cái gì lỗi thời trong xã hội, nhưng nó đã chứng minh cho thấy nó vẫn sống và đầy húa hẹn cho tương lai.
Hỏi: Tại nhiều nước trên thế giới số người tham dự thánh lễ đang giảm sút, và Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế thất bại trong việc thu hút sự tham dự toàn cầu như các cuộc gặp gỡ khác như Ngày Quốc Tế Giới Trẻ và Ngày Quốc Tế Gia Đình. Đức Hồng Y giải thích như thế nào sự suy giảm ý thức bề ngoài này giữa các tín hữu đối với vị thế trung tâm của bí tích Thánh Thể, là suối nguồn và tuyệt đỉnh của đức tin kitô?
Đáp: Tôi nghĩ chúng ta cần nhìn vào các cuộc gặp gỡ toàn cầu này như là việc bổ túc cho nhau. Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế đã là một chứng tá ngôn sứ của Giáo Hội từ hơn một thế kỷ qua. Và nó đã có được các sắc thái mới với Công Đồng Chung Vaticăng II. Qua đó chúng ta đã không chỉ củng cố việc tôn thờ Thánh Thể, nhưng cũng củng cố mối dây nối kết giữa các cuộc cử hành bí tích Thánh Thể và Giáo Hội như là sự hiệp thông, và tình huynh đệ nữa. Đây là một phần của sự phát triển mới của các Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế sau Công Đồng Chung Vaticăng II. Nó rất là tích cực và bao gồm chứng tá của việc thờ lậy Thánh Thể, vì Thánh Thể diễn tả sự hiện diện thật của Chúa Kitô giữa chúng ta, đang dưỡng nuôi Giáo Hội và củng cố Thân Mình Người qua Bánh Sự Sống. Chúng ta phải đặt để các biến cố này chung lại với nhau; Đại hội Thánh Thể là mầu nhiệm nội tại của Giáo Hội, mầu nhiệm thiêng liêng của Giáo Hội. Ngày Quốc Tế Giớ Trẻ và Đại Hội Quốc Tế Gia Đình là chứng tá có mục đích chính là rao truyền Tin Mừng.
Chúng ta phải trao ban đức tin cho các thế hệ mới, như thế Giáo Hội đang trao sứ điệp này cho toàn thế giới, bằng cách mời gọi giới trẻ họp nhau lại để được nuôi dưỡng bởi Thánh Thể và cũng sống kinh nghiệm Bí tích Hòa Giải. Đây cũng là điều xảy ra đối với Đại Hội Quốc Tế Gia Đình, vì có sự cần thiết ngoại thường canh tân các tương quan trong gia đình. Chúng ta đau khổ vì biết bao nhiêu gẫy gập, chia rẽ và đổ bể thương tâm trong cuộc sống gia đình. Giáo Hội đang kêu gọi các gia đình quy tụ lại với nhau để trao ban chứng tá hy vọng cho thế giới. Và Giáo Hội mời gọi thế giới đừng quên rằng gia đình là tế bào của xã hội và là tế bào đầu tiên của Giáo Hội. Nó là thực tại nền tảng của sự hiệp thông trong cuộc sống con người và trong cuộc sống của Giáo Hội. Cả ba biến cố này đều mang cùng một sứ điệp: đó là chúng ta được dưỡng nuôi bằng sự hiện diện của Chúa Phục Sinh trong bí tích Thánh Thể, là Đấng còn đang mời gọi người trẻ bước theo Ngài, và Ngài tiếp tục kêu mời các gia đình là Giáo Hội tại gia, là đền thánh thực của Sự Sống Thiên Chúa trong thế giới này.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần thứ 50 trùng với dịp kỷ niệm 50 năm khai mở Công Đồng Chung Vaticăng II. Giáo hội học về sự hiệp thông thường được tuyên bố là quan điểm của Công Đồng Chung Vaticăng II. Đây cũng là điều được Đại hội thần học nhóm tại Maynooth trước ngày khai mạc Đại Hội Thánh Thể, và Đức Hồng Y cũng là thuyết trình viên. Đức Hồng Y có cảm thấy rằng đề tài hiệp thông, hiệp nhất, trong Giáo Hội đã được khám phá đủ từ thời Công Đồng Chung Vaticăng II hay chưa?
Đáp: Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1985 đã diễn tả sứ điệp của Công Đồng Chung Vaticăng II như thế này: nền thần học về sự hiệp thông là linh ứng nền tảng diễn tả Công Đồng Chung Vaticăng II. Như thế khi nhìn lại năm thập niên qua chúng ta thấy có sự phát triển của sự hiệp thông ngoại thường trong Giáo Hội, không phải chỉ trong việc nối kết lại với nhau trong quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng, mà cả trong tính cách giám mục đoàn nữa như sự phát triển của các Thượng Hội Đồng Giám Mục chẳng hạn. Nhưng sự hiệp thông cũng phát triển trên bình diện địa phương, sự phát triển các cơ cấu của việc tham dự, sự phát triển của các hội đồng linh mục trên bình diện giáo phận, và của các hội đồng giáo dân trên bình giáo xứ. Các cơ cấu này trong cuộc sống của Giáo Hội cũng diễn tả nền giáo hội học của sự hiệp thông.
Một trong các phát triển này là sứ điệp của tông huấn về gia đình Familiaris consortio ban hành năm 1981. Nó cho thấy sự phát triển ý thức của Giáo Hội trong gia đình, nơi đức tin được thông truyền và nơi có việc cùng nhau cầu nguyện và có mối dây nối kết với bí tích Thánh Thể trong giáo xứ. Và một cách nền tảng và chủ yếu bí tích Hôn Phối như là mối dây nối kết một người nam và một người nữ, được thánh hiến và làm cho nên thánh bởi ơn của Chúa Thánh Thần, biến đổi tương quan đó, không phải chỉ trở thành tế bào nền tảng của xã hội, mà cũng trở thành tế bào nền tảng của Giáo Hội nữa. Đây cũng là một sự phát triển quan trọng của giáo hội học về sự hiệp thông.
Dĩ nhiên, còn có các khía cạnh khác cần được thảo luận, chẳng hạn trong tương quan đại kết, việc suy tư về bí tích Rửa Tội với các cộng đoàn tin lành cải cách hay suy tư về giáo hội học Thánh Thể với anh em Chính thống. Đã có điều gì đó xảy ra trong 40 năm đối thoại đại kết. Việc đối thoại đại kết cũng diễn tả giáo hội học về sự hiệp thông và đã đem lại các tư tưởng mới, các nhấn mạnh mới, cũng như viễn tượng cho sự cộng tác tốt hơn giữa Giáo triều Roma và các Giáo Hội địa phương, các Hội Đồng Giầm Mục vv...
Cánh đồng còn rộng mở cho nhiều suy tư và đối thoại liên quan tới việc làm thế nào để biểu hiệu ơn của Chúa, là ơn của sự Hiệp Thông Ba Ngôi được ban cho nhân loại qua giáo Hội. Chúng ta không bao giờ được đánh mất đi mầu nhiệm này. Giáo Hội không chỉ là một tổ chức xã hội như các tổ chức xã hội khác. Giáo Hội là mầu nhiệm sự hiệp thông của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, được chia sẻ với chúng ta qua đức tin, qua bí tích Rửa Tội và các bí tích. Không thể so sánh Giáo Hội với cuộc sống của thế giới, bởi vì trong Giáo Hội có sự hiện diện của Thiên Chúa, một sự hiện diện có thể sờ mó được, được giao phó cho chúng ta để chia sẻ với các người khác qua việc truyền giáo và đối thoại.
Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, hình như Đức Hồng Y đã qua Ailen, Đức Hồng Y có cảm tưởng gì?
Đáp: Tôi đã qua Ailen hai lần hồi năm 2001 và năm 2002 để tham dự các cuộc đối thoại đại kết. Tôi nhớ rất rõ mình đã khám phá ra tình trạng chia rẽ thương đau giữa Bắc Ailen và phần còn lại của Ailen. Và tôi thấy nỗ lực đối thoại và hòa giải tại đây rất là ý nghĩa. Nhưng khi so sánh Ailen với nước Canada của tôi, tôi nhận thấy mức độ tục hóa ở Ailen không cao bằng Canada. Và đó là tin vui. Sự tham dự thánh lễ của các tín hữu Aien cao hơn Canada, và ở Ailen còn có một ít ơn gọi. Vì thế tôi đã trở về với ấn tượng tốt. Đó cũng đã là dịp khám phá ra lịch sử trung thành vinh quang của Giáo Hội Ailen với đức tin công giáo, cũng như phần đóng góp cho hoạt động truyền giáo của Giáo Hội. Đó đã là một lịch sử phi thường, và tín hữu Ailen phải hãnh diện về qúa khứ của mình, một qúa khứ vẫn còn để lại các dấu vết sâu đậm trong hiện tại, và nó đã luôn luôn là một phần của gia tài cần phải được suy tư, và kín múc từ đó các năng lực mới cho việc canh tân Giáo Hội tại Ailen ngày nay. (SD 5-6-2012)
Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Benedict XVI về Ơn Gọi Linh Mục
Bùi Hữu Thư
08:18 11/06/2012
Nhu cầu về Các Thừa Tác Viên Mình Thánh Chúa
ROME, Chúa Nhật 10 tháng 6, (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi về ơn gọi làm linh mục, nơi những người nói tiếng Pháp.
Thực vậy, nhân ngày Lễ Minh Máu Thánh, sau khi đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 10 tháng 6, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói với các tín hữu nói tiếng Pháp về điều này.
“Các bạn hành hương nói tiếng Pháp và thành viên của Nhóm Tuyên Uý Maurice tại Paris (l’Aumônerie mauricienne de Paris), thuộc nhiều quốc gia cử hành Lễ Trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô thân mến, Tôi mời gọi quý vị hãy gặp gỡ đều đặn và thờ kính Chúa Kitô Thánh Thể. Muốn được như vậy, thế giới của chúng ta cần nhiều linh mục, để lo lắng cho sứ vụ của Thánh Thể.”
Đức Thánh Cha đã yêu cầu: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình, và nơi khác, có thể triển nở, cho lời mời gọi của Chúa Kitô, về ơn gọi linh mục. Xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ của các Linh Mục, nâng đỡ cho tất cả các giáo sĩ đã được truyền chức và đặc biệt là các linh mục đã được truyền chức trong năm nay.”
ROME, Chúa Nhật 10 tháng 6, (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã kêu gọi về ơn gọi làm linh mục, nơi những người nói tiếng Pháp.
Thực vậy, nhân ngày Lễ Minh Máu Thánh, sau khi đọc kinh Truyền Tin ngày Chúa Nhật 10 tháng 6, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã nói với các tín hữu nói tiếng Pháp về điều này.
“Các bạn hành hương nói tiếng Pháp và thành viên của Nhóm Tuyên Uý Maurice tại Paris (l’Aumônerie mauricienne de Paris), thuộc nhiều quốc gia cử hành Lễ Trọng Mình Máu Thánh Chúa Kitô thân mến, Tôi mời gọi quý vị hãy gặp gỡ đều đặn và thờ kính Chúa Kitô Thánh Thể. Muốn được như vậy, thế giới của chúng ta cần nhiều linh mục, để lo lắng cho sứ vụ của Thánh Thể.”
Đức Thánh Cha đã yêu cầu: “Chúng ta hãy cầu nguyện cho các gia đình, và nơi khác, có thể triển nở, cho lời mời gọi của Chúa Kitô, về ơn gọi linh mục. Xin Đức Nữ Đồng Trinh Maria, Mẹ của các Linh Mục, nâng đỡ cho tất cả các giáo sĩ đã được truyền chức và đặc biệt là các linh mục đã được truyền chức trong năm nay.”
Cầu nguyện khi thờ phượng Thánh Thể trong thinh lặng
Bùi Hữu Thư
09:38 11/06/2012
Suy niệm về Lễ Mình Máu Thánh Chúa
ROME, Chúa Nhật 10 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị một kinh nguyện thờ phượng Thánh Thể trong thinh lặng.
Đức Thánh Cha thực sự đã nhắc đến cuộc rước kiệu Thánh Thể ngài đã chủ tọa ngày thứ năm trên đường phố Rôma, ngài nói rằng lễ này “canh tân hàng năm nơi các tín hữu niềm vui và lòng tri ân về sự hiện diện của Thánh Thể Chúa Giêsu giữa họ.”
Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng Chúa Kitô vẫn hiện diện “bên kia thời điểm của việc cử hành, để luôn luôn ở với chúng ta, suốt mọi ngày mọi giờ.”
”Kinh nguyện thờ phượng có thể được đọc một mình trong khi qùy trước nhà tạm, hay dưới hình thức cộng đồng, kể cả cùng với các Thánh Vinh, Ca Vịnh, nhưng luôn luôn dành cho có sự thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa Kitô đang sống và hiện diện trong Thánh Thể.”
Về phía các nhà thờ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “nơi chốn linh thiêng nhất chính là nơi chúng ta gìn giữ Thánh Thể.”
Ngài đã nhắc đến các thánh đường tại miền đau khổ Emilie-Romagne, nơi các kitô hữu cử hành Thánh Thể ngoài trời hay dưới một cái lều, và nơi nhiều nhà thờ đã bị sụp đổ khiến cho không thể đến gần được nhà tạm.
Đức Thánh Cha cám ơn họ “về chứng tá của họ về những gì họ đã làm cho tất cả dân chúng.”
Đức Thánh Cha nhận xét: “Đây là một tình trạng đã làm cho chúng ta cảm nhận được nhiều hơn tầm quan trọng của việc hiệp thông nhân danh Chúa Kitô và sức mạnh được ban cho từ bánh Thánh.”
ROME, Chúa Nhật 10 tháng 6, 2012 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đề nghị một kinh nguyện thờ phượng Thánh Thể trong thinh lặng.
Đức Thánh Cha thực sự đã nhắc đến cuộc rước kiệu Thánh Thể ngài đã chủ tọa ngày thứ năm trên đường phố Rôma, ngài nói rằng lễ này “canh tân hàng năm nơi các tín hữu niềm vui và lòng tri ân về sự hiện diện của Thánh Thể Chúa Giêsu giữa họ.”
Nhưng Đức Thánh Cha cũng nhắc rằng Chúa Kitô vẫn hiện diện “bên kia thời điểm của việc cử hành, để luôn luôn ở với chúng ta, suốt mọi ngày mọi giờ.”
”Kinh nguyện thờ phượng có thể được đọc một mình trong khi qùy trước nhà tạm, hay dưới hình thức cộng đồng, kể cả cùng với các Thánh Vinh, Ca Vịnh, nhưng luôn luôn dành cho có sự thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa Kitô đang sống và hiện diện trong Thánh Thể.”
Về phía các nhà thờ, Đức Thánh Cha nhận xét rằng “nơi chốn linh thiêng nhất chính là nơi chúng ta gìn giữ Thánh Thể.”
Ngài đã nhắc đến các thánh đường tại miền đau khổ Emilie-Romagne, nơi các kitô hữu cử hành Thánh Thể ngoài trời hay dưới một cái lều, và nơi nhiều nhà thờ đã bị sụp đổ khiến cho không thể đến gần được nhà tạm.
Đức Thánh Cha cám ơn họ “về chứng tá của họ về những gì họ đã làm cho tất cả dân chúng.”
Đức Thánh Cha nhận xét: “Đây là một tình trạng đã làm cho chúng ta cảm nhận được nhiều hơn tầm quan trọng của việc hiệp thông nhân danh Chúa Kitô và sức mạnh được ban cho từ bánh Thánh.”
ĐTC: Những người hiến máu cống hiến sự đoàn kết
Jos. Nguyễn Minh Sơn
11:31 11/06/2012
ĐTC Benedict XVI hôm Chúa Nhật 10 tháng Sáu đã kêu gọi sự chú ý đến Ngày Hiến máu Thế giới, được kỷ niệm vào sáng thứ Năm 14 tháng Sáu dưới sự tài trợ của Tổ chức Y tế Thế giới. Đức Thánh Cha đã cảm ơn mọi người đã hiến máu, bày tỏ sự biết ơn sâu sắc của Ngài cho hình thức đoàn kết đó, điều mà, Ngài nói là “không thể thiếu vì quá nhiều người ốm đau bệnh tật.”
Những nhận xét của Đức Thánh Cha được đưa ra sau khi đọc Kinh Truyền Tin với giáo dân tập trung tại Công trường Thánh Phê-rô.
Trước hết nói về việc cầu nguyện truyền thống về sự hiến dâng của Đức Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha nhắc nhở ngày Lễ kính Thánh Thể được cử hành nhiều nơi trên khắp thế giới vào ngày Chúa Nhật: Nghi Lễ quan trọng Mình và Máu Thánh Chúa Giê-su Ki-tô – Corpus Christi. Đức Thánh Cha đã tập trung vào tầm quan trọng của lễ tôn thờ Phép Thánh Thể đặc biệt quan trọng, cách đặc biệt trong những cuộc rước kiệu Mình Thánh được tổ chức ở những giáo phận và giáo xứ khắp thế giới. Ngài cũng lưu ý đến sự nổi bật ngày lễ này đặt sự tin tưởng vào Thánh Thể như một phần trung tâm và cho hết thảy cuộc sống của cá nhân Ki-tô hữu, của đức tin cộng đồng và của toàn Giáo Hội.
Đức Thánh Cha chào mừng những khách hành hương nói tiếng Anh tập trung tại Công trường: Tôi chào mừng tất cả khách hành hương có mặt trong buổi Kinh Truyền Tin này. Nghi lễ quan trọng Mình và Máu Thánh Chúa Giê-su Ki-tô cử hành kỷ niệm sự hiện diện cứu chuộc của Thiên Chúa trong mầu nhiệm cực thánh. Tại Bữa Tiệc Ly, vào đêm trước cái chết của Người trên thập giá, Chúa Giê-su đã ban Phép Thánh Thể như giao ước mới và vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với con người. Xin sự hiến tế tha thứ và hòa giải này hun đúc sự mạnh mẽ Giáo Hội trong đức tin, hiệp nhất và thánh thiện. Về phía anh chị em, tôi nguyện xin ân phúc hân hoan và an bình trong Thiên chúa!
Những nhận xét của Đức Thánh Cha được đưa ra sau khi đọc Kinh Truyền Tin với giáo dân tập trung tại Công trường Thánh Phê-rô.
Trước hết nói về việc cầu nguyện truyền thống về sự hiến dâng của Đức Trinh Nữ Maria, Đức Thánh Cha nhắc nhở ngày Lễ kính Thánh Thể được cử hành nhiều nơi trên khắp thế giới vào ngày Chúa Nhật: Nghi Lễ quan trọng Mình và Máu Thánh Chúa Giê-su Ki-tô – Corpus Christi. Đức Thánh Cha đã tập trung vào tầm quan trọng của lễ tôn thờ Phép Thánh Thể đặc biệt quan trọng, cách đặc biệt trong những cuộc rước kiệu Mình Thánh được tổ chức ở những giáo phận và giáo xứ khắp thế giới. Ngài cũng lưu ý đến sự nổi bật ngày lễ này đặt sự tin tưởng vào Thánh Thể như một phần trung tâm và cho hết thảy cuộc sống của cá nhân Ki-tô hữu, của đức tin cộng đồng và của toàn Giáo Hội.
Đức Thánh Cha chào mừng những khách hành hương nói tiếng Anh tập trung tại Công trường: Tôi chào mừng tất cả khách hành hương có mặt trong buổi Kinh Truyền Tin này. Nghi lễ quan trọng Mình và Máu Thánh Chúa Giê-su Ki-tô cử hành kỷ niệm sự hiện diện cứu chuộc của Thiên Chúa trong mầu nhiệm cực thánh. Tại Bữa Tiệc Ly, vào đêm trước cái chết của Người trên thập giá, Chúa Giê-su đã ban Phép Thánh Thể như giao ước mới và vĩnh cửu giữa Thiên Chúa với con người. Xin sự hiến tế tha thứ và hòa giải này hun đúc sự mạnh mẽ Giáo Hội trong đức tin, hiệp nhất và thánh thiện. Về phía anh chị em, tôi nguyện xin ân phúc hân hoan và an bình trong Thiên chúa!
Tương lai các gia đình được nhìn dưới ánh sáng Fatima
Lm. Nguyễn Hữu Thy
21:27 11/06/2012
Tương lai các gia đình được nhìn dưới ánh sáng Fatima
Ngày nay nền móng gia đình, tế bào cơ bản của xã hội nhân loại, đang càng ngày càng bị xói mòn một cách khủng khiếp bởi những trào lưu tự do luyến ái thái quá, nam nữ sống chung không cần hôn thú hay kiểu sống “tiền dâm hậu thú” mà gọi là “sống thử”, thái độ coi thường luân lý và các giá trị gia đình, ly hôn quá dễ dãi, não trạng duy hưởng thụ, v.v…Trong đó, các phương tiện truyền thông đại chúng và những quyết định chính trị của các nhà nước thế tục đã góp phần không nhỏ. Vì những lợi nhuận kinh tế thuần túy, các phương tiện truyền thông đã vô tình hay hữu ý trình chiếu và quảng bá những chương trình khiêu dâm, phản cảm, những lối sống buông thả vô trách nhiệm của những cách sống vô luân lý đạo đức. Còn phía các nhà nước: trong khi các nhà nước vô thần thì do chủ trương chối bỏ sự hiện hữu của Thiên Chúa, quyền lực và định hướng tối cao duy nhất cho mọi luân lý đạo đức của nhân loại, nên càng sa lầy vào những chính sách lệch lạc sai lầm và độc ác, chà đạp các quyền cơ bản của con người kể cả quyền được sống và sống với đầy đủ nhân vị, thì các nhà nước tự do: vì muốn thu lượm lá phiếu bầu của cử tri, nên đã đưa ra những chính sách mị dân, không những phản luân lý mà còn dung túng và cổ võ những lối sống phóng túng trụy lạc.
Đứng trước những đe dọa nguy hiểm này đối với các giá trị nền tảng gia đình, chúng ta thử đưa mắt hướng về Sứ điệp Fatima mà Mẹ Maria đã đích thân hiện đến nhắn nhủ con cái loài người, để tìm kiếm cho mình ánh sáng hướng dẫn cần thiết.
Sức mạnh sự dữ đang đe dọa gia đình
Khi lái xe hơi, nếu chúng ta gặp tấm bảng ghi “Ngõ cụt”, thì phản ứng tự nhiên của chúng ta là dừng xe và không tiếp tục đi vào lối đó nữa. Nếu không, chúng ta sẽ gặp rắc rối và phiền phúc, vì tiến thoái lưỡng nan. Trong cuộc sống con người cũng có nhiều “ngõ cụt” tương tự. Nhưng điều khác biệt ở đây là những ngõ cụt ấy trong cuộc sống chúng ta lại vô hình, chứ không được ghi rõ ràng trên bất cứ tấm bảng nào. Vì thế, người ta chỉ có thể khám phá và nhìn thấy được chúng bằng suy tư và nhận thức, nhất là bằng sự soi sáng của đức tin, chứ không thể bằng thị giác được. Đó là lý do khiến người ta thường nhận ra được quá trễ là mình đã rơi vào ngõ cụt cuộc đời lúc nào không hay.
Đây là điều không chỉ xảy ra trong cuộc sống tư riêng của mỗi cá nhân, nhưng còn xảy ra cho cả một dân tộc. Vâng, qua những chính sách phiêu lưu mạo hiểm của hàng lãnh đạo vô thần và thiếu đức độ, nhiều dân tộc đã lao mình vào các ngõ cụt về kinh tế, xã hội, luân lý đạo đức, v.v... Trong thời đại tân tiến ngày nay, một kho tàng vô giá của nhân loại cũng đang rơi vào ngõ cụt: Gia đình! Vâng, trong kế hoạch sáng tạo của Người, Thiên Chúa đã thiết lập và ban tặng cho loài người một kiểu mẫu sống chung hoàn thiện và đẹp nhất, đó chính là gia đình. Nhưng não trạng duy tự do thái quá của con người ngày nay lại xem thường và đánh giá thấp – nếu không nói là đánh giá lệch lạc – các giá trị nền tảng của gia đình. Chẳng những thế, một số không nhỏ trong họ còn muốn phá đổ tận gốc chính nền tảng gia đình. Họ muốn xóa bỏ gia đình, vì coi gia đình như một kiểu mẫu sống chung lỗi thời, ngăn chặn sự tự do cá nhân của con người. Thay vào đó họ chủ trương một kiểu mẫu sống chung mới, kiểu sống chung “cộng đồng” giữa một người nam và một người nữ, hay giữa hai người nam với nhau và hai người nữ với nhau, không cần giá thú, không trách nhiệm đối với nhau, mọi người đều hoàn toàn được tự do, theo châm ngôn “thích thì ở, dở thì đi”, thế thôi. Còn các hậu quả tai hại khôn lường tiếp theo đối với tương lai, hạnh phúc con cái và đối với hạnh phúc của chính bản thân họ, và dĩ nhiên cả tương lai cũng như sự ổn định của xã hội, họ không cần quan tâm!
Gia đình là đơn vị được chính Tạo Hóa thiết lập nên cho con người, khi Người dựng nên một người nam và một người nữ và xe kết cả hai thành một gia đình(1). Vì thế, gia đình thực sự là “Biotop”, là không gian sống nền tảng và thuận lợi nhất của con người và là tế bào cơ bản của cả xã hội. Bởi vậy, chính Chúa Giêsu đã muốn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình gồm có cha có mẹ. Người đã nâng cao giá trị hôn nhân, giá trị đời sống chung tự nguyện và công khai giữa hai người nam-nữ thành một Bí tích(2), và biến gia đình thành một “Hội Thánh thu nhỏ” hay “Hội Thánh tại gia” (Ecclesia domestica)(3). Nếu ngày nay, những gì các Kitô hữu chúng ta đang đề cập có liên quan tới ý nghĩa và đối tác giữa một người nam và một người nữ cũng như liên quan tới các giá trị nền tảng của gia đình, thì điều đó không có nghĩa là các tư tưởng của chúng ta thiếu thức thời, không còn phù hợp với não trạng tân tiến ngày nay nữa, hay chúng ta chỉ tìm cách bảo vệ những quan niệm luân lý bảo thủ, cũ kỹ và lỗi thời của Giáo Hội, nhưng là sự mặc khải của Thiên Chúa, là thánh ý của Đấng Tạo Hóa. Điều đó muốn nói rằng, Gia đình, một trật tự đã được đặt nền tảng trong chính kế hoạch sáng tạo cũng như sự an bài thượng trí của Thiên Chúa, với mục đích là để mưu cầu hạnh phúc cho con người, chứ không phải là một đơn vị hay một kiểu mẫu sống do con người thiết lập nên(4). Vì thế, tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, thể chế xã hội hay chính trị, đều có bổn phận phải tôn trọng, bảo vệ, duy trì và phát huy quy chế gia đình, và những ai chấp nhận, thăng tiến và bảo vệ quy chế gia đình, là chấp nhận, thăng tiến và bảo vệ chính con người. Trong Tông thư về gia đình “Familiaris Consortio” Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Tương lai nhân loại tùy thuộc vào gia đình”(5). Bởi vậy, vì tương lai của chính mình, tất cả mọi người thiện tâm đều phải củng cố và bảo vệ gia đình, để các gia đình có thể bảo toàn được căn tính và sứ mệnh thiêng liêng của mình và qua đó tạo nên điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên được hạnh phúc và an vui trong cuộc sống gia đình.
Nhưng như vừa nói trên, các gia đình ngày nay đang phải phải đối mặt với nhiều “ngõ cụt”. Những ai tỉnh táo quan sát các hiện tượng đang xảy ra trong xã hội ngày nay, sẽ nhìn thấy rõ là các gia đình không những đang đứng giữa những cơn lốc khủng khiếp của thời đại, đang đứng giữa những diễn biến phức tạp của một sự thay đổi nhanh chóng mặt, nhưng còn phải gánh chịu những tổn thất và những đau buồn do chính các thành viên gia đình gây nên. Chính nhà sử học Alfons Sarrach đã từng cảnh báo: “Trong thế kỷ 21 này, sức mạnh sự dữ sẽ đứng lên chống lại cái nòng cốt của công trình sáng tạo, nghĩa là chống lại hôn nhân và gia đình.”
Hiện tượng các giá trị nền tảng của gia đình đang mỗi ngày mỗi bị băng hoại trong các lãnh vực xã hội, pháp lý và chính trị một cách trầm trọng như thế nào, thì người ta đều có thể kiểm chứng dễ dàng qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Thuộc về trào lưu đó cần phải kể tới một hiện tượng, hay nói đúng hơn một quan niệm sống đang được bành trướng mạnh tại các nước Âu-Mỹ: Để biện minh cho hành động phá bỏ gia đình và các gia trị nền tảng của nó, người ta đang tìm cách định nghĩa lại ý niệm “gia đình”. Họ chủ trương các kiểu sống chung mới, như: sự sống chung giữa hai người nam nữ không giá thú, sự sống chung giữa những người đã ly dị cùng với các con cái riêng của mỗi người và cộng thêm các con cái chung của họ được sinh ra sau này nữa, sự sống chung giữa những người cùng phái tính và các con nuôi của họ, v.v..., trong đó, mọi người đều hoàn toàn được tự do, theo kiểu: “thích thì ở, dở thi đi”, thế thôi. Họ chỉ có trách nhiệm lo cho nhau bao lâu họ còn sống chung với nhau, còn một khi cuộc sống chung ấy chấm dứt, thì ai đường nấy đi. Và họ gọi những kiểu sống chung này là “gia đình”.
Gia đình theo quan điểm Kitô giáo
Nhưng gia đình chân chính không thể được đánh giá một cách đơn giản là chỗ nào có các trẻ con và những người trưởng thành sống chung với nhau, kể cả khi họ sống liên đới và có trách nhiệm với nhau. Gia đình theo quan điểm Kitô giáo đã được minh định một cách rõ ràng trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo: “Do hôn ước, người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sống chung suốt đời, tự bản tính hôn ước hướng về thiện ích của đôi vợ chồng và việc sinh sản cùng dưỡng dục con cái. Đức Kitô đã nâng hôn ước giữa những người đã chịu phép Thánh Tẩy lên hàng Bí tích.” (6), và Sách Giáo Lý còn nhấn mạnh hơn nữa: “Dây hôn phối do chính Thiên Chúa liên kết nên hôn nhân thành sự và hoà hợp giữa hai người đã được rửa tội, không bao giờ được tháo gỡ. Dây liên kết này là kết quả của việc hai người tự nguyện kết hôn và do sự hoà hợp của hôn phối. Đây là một thực tại không thể đảo ngược và trở thành một giao ước được Thiên Chúa trung tín bảo đảm.”(7). Tiếp đến, Sác Giáo Lý cũng đề cao và nhấn mạnh trọng trách một gia đình Kitô giáo chân chính với những lời này: “Gia đình là nơi thể hiện đặc biệt chức tư tế cộng đồng của người cha, người mẹ, con cái và mọi phần tử trong gia đình, nhờ lãnh nhận các Bí tích, kinh nguyện và tạ ơn, chứng từ đời sống thánh thiện, hy sinh và đức ái hữu hiệu. Gia đình là trường học đầu tiên về đời sống Kitô giáo và là một trường học phát triển nhân tính. Chính trong gia đình, người ta học biết làm việc với sự nhẫn nại và niềm vui, yêu thương huynh đệ, quảng đại tha thứ luôn, nhất là phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và hy lễ đời sống.”(8)
Ở đây, chúng ta cũng không quên lời phát biểu của ĐTC Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô vào sáng thứ tư, 6.6.2012, trước sự hiện diện của hơn 40.000 khách hành hương: “Nhân loại không có tương lai, nếu không có gia đình. Gia đình là sự hiệp thông tình yêu, xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và được mời gọi trở thành đền thờ của sự sống, Giáo Hội thu nhỏ, tế bào của xã hội.” Nếu một khi các gia đình bị đổ vỡ, không chóng thì chầy cả dân tộc và cả đất nước cũng sẽ bị đổ vỡ theo, và hậu quả cuối cùng chắc chắn sẽ không tránh khỏi, đó là “ngõ cụt” của sự bất hạnh và khốn cùng của cả xã hội. Vì thế, ai gây ra sự sụp đổ cho gia đình là đào hố chôn cả nhân loại.
Ngày nay chúng ta đang đứng trước ngã ba sự lựa chọn: Một bên là văn hóa sự sống với những hy sinh nhất định kèm theo, nhưng cuối cùng là sự an vui và hạnh phúc chân thật; còn một bên khác là văn minh của sự chết chóc và sự tiêu diệt, được che đậy khéo léo bằng những kiểu sống hấp dẫn: tự do phóng túng, dễ dãi và sa đọa.
Một hậu quả đen tối và nghiệt ngã như thế tất yếu sẽ xảy đến, khi thiên chức đầy linh thiêng “làm cha” và “làm mẹ” trong gia đình hoàn toàn bị đánh mất phẩm chất của nó và chỉ còn được quan niệm như một sự chọn lựa trong các hình thức sống của cuộc đời và là một đối tác tương hợp trong tình yêu thuần túy cá nhân. Dĩ nhiên, với một quan niệm về hôn nhân và gia đình lệch lạc một chiều như thế, các đôi vợ chồng được cổ võ và khuyến khích tránh có con, chỉ tìm cách làm thỏa mãn những đòi hỏi thuộc phái tính mà thôi. Trong trường hợp có thai, nếu thai nhi may mắn không bị giết chết ngay trong bụng mẹ, thì sự ra đời của nó chỉ là một điều bất đắc dĩ, chứ không phải là mục đích mong ước và càng không phải là hạnh phúc của tình yêu hôn nhân, và tất nhiên các quyền lợi và sự hạnh phúc của con cái chỉ còn là vấn đề thứ yếu, chứ không được tôn trọng hay đặt nặng. Bên cạnh thái độ ơ hờ lạnh nhạt trong gia đình, các chính sách của nhà nước còn tìm cách làm khó dễ, nhất là khi số con cái vượt quá chỉ tiêu do nhà nước đặt ra, thì còn bị phạt tiền hay tù tội, bị tăng thuế hay bị cắt giảm tiền trợ cấp (nếu có), v.v…và sau cùng tất cả mọi tiêu cực tất nhiên sẽ trút xuống hết trên đầu những đứa con ngây thơ vô tội.
Trong một bầu không khí xã hội loài người đen tối như thế, mạng sống con người luôn phải đối mặt với cảnh “trứng gác đầu gậy”, luôn bị đe dọa, để nếu không bị giết chết một cách dã man ngay trong bụng mẹ bằng những phương pháp phá thai cực kỳ vô nhân đạo, thì khi được sinh ra cũng chỉ phải sống trong sự lạnh nhạt, ruồng rẫy và bỏ rơi của gia đình cũng như của xã hội.
Mẹ Maria, Đấng phù hộ và che chở các gia đình
Giữa một nền văn hóa phản sự sống và phản nhân vị như vậy, trong đó các giá trị gia đình đang bị lung lay trận gốc rễ, người ta khắc khoải tự hỏi: còn có lối thoát khả dĩ nào khác cho nhân loại ngày nay nói chung và cho các gia đình nói riêng, để có thể thoát ra khỏi ngõ cụt nguy hiểm này không?
Nếu chúng ta biết nhìn gia đình và các giá trị của nó dưới ánh sáng Sứ điệp Fatima, chúng ta có thể khẳng định được rằng, nhân loại nói chung và các gia đình nói riêng vẫn chưa hoàn toàn mất hết hy vọng và còn có thể thoát khỏi bờ vực thẳm của sự tiêu diệt. Mẹ Maria, Nữ Vương các gia đình, đã đích thân hiện ra với con cái loài người ở Fatima và mang tới cho họ các phương thế có thể giúp họ thoát khỏi hố diệt vong. Đó là ba lời đề nghị của Mẹ, tuy đơn sơ và rất khả thi, nhưng vô cùng hiệu nghiệm, đó là:
· Sám hối ăn năn và cải thiện cuộc sống,
· Siêng năng cầu nguyện và lần hạt Mân Côi,
· Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Một bằng chứng cụ thể tình mẫu tử của Mẹ Maria muốn cứu vớt các gia đình, đó là trong lần hiện ra cuối cùng vào ngày 13.10.1917 trước sự hiện diện của khoảng 70.000 người gồm đủ mọi thành phần xã hội, nhân chứng cụ thể của phép lạ vĩ đại mặt trời quay cuồng bay lượn như một vòng lửa khổng lồ, khiến họ kinh khiếp và sợ hãi đến nỗi họ có thể chết được. Nhưng điểm đặc biệt trong lần hiện ra này là bên cạnh “phép lạ mặt trời”, ba trẻ thị nhân còn được chứng kiến tận mắt sự xuất hiện của Thánh Gia Na-da-rét – Mẹ Maria đứng phía bên phải, Thánh Cả Giuse đang ẳm Chúa Hài Đồng trên tay đứng phía bên trái –và đang giơ tay làm dấu Thánh Giá ban phép lành cho thế giới.
Phải chăng sự hiện ra của Thánh Gia Na-da-rét chỉ là một sự kiện tình cờ và vô mục đích, chứ không phải là một dấu chỉ của Trời Cao muốn nói cho cả thế giới biết rằng Sứ điệp Fatima thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình và tương lai của nó?
Qua sự hiện diện của Thánh Gia Na-da-rét trong biến cố Fatima, Mẹ Maria đã muốn loan báo cho nhân loại biết rằng: Trong tất cả mọi khó khăn và thách đố của con cái loài người nói chung và của các gia đình nói riêng, Mẹ luôn ở bên cạnh các con để nâng đỡ và ủi an, chứ các con không hề bị bỏ rơi một mình đâu. Tất cả các con đều có một chỗ chắc chắn trong Trái Tim Mẹ, Trái Tim Vô Nhiễm. Các con đừng nghĩ rằng Mẹ chỉ là một người khán giả vô cảm trước những gì xảy ra cho Giáo Hội, cho thế giới, cũng như trước các đau khổ thử thách của các con. Các con hãy đến với Mẹ và hãy nắm chặt lấy bàn tay hiền mẫu của Mẹ. Mẹ sẽ dìu dắt các con đến với Con Chí Thánh của Mẹ. Các con đừng quên rằng, khi còn trên dương thế, Mẹ cũng đã từng suốt đời sống trong một gia đình, trong gia đình của Mẹ, Thánh Gia Na-da-rét, một gia đình bình thường như bao gia đình bình thường khác, nếu không muốn nói là một gia đình thật sự vô sản, với trăm bề túng cực và thiếu thốn so với các gia đình ở chung quanh. Vì thế, qua các trải nghiệm của mình, Mẹ hiểu rõ các lo lắng, các khắc khoải và nỗi cơ hàn thống khổ của các gia đình. Vâng, Mẹ biết rất rõ những giờ phút vui buồn và các thử thách của cuộc sống gia đình của chúng con. Nhưng các con có biết tại sao người ta gọi gia đình Mẹ là “Thánh Gia” không? Bởi vì, Thánh Giuse và Mẹ luôn xác tín được rằng, tuy sống trong cảnh nghèo khó và chật vật hay ngay cả khi gặp phải thử thách lo buồn này nọ, tuyệt đối mình không hề cô độc lẻ loi một mình, Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn ở cùng, và tất cả mọi sự xảy ra đều không xảy ra ngoài sự an bài đầy yêu thương của thánh ý Người và chỉ muốn tốt cho ta mà thôi. Vì thế, Thánh Giuse và Mẹ luôn tín thác đời mình vào tình yêu và sự quan phòng khôn ngoan của Chúa. Vậy, các con hãy tin Mẹ mà xác tín rằng chỉ những ai biết sống tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào sự an bài của Cha trên trời, thì mới có thể sống một cách an vui, thanh thản và hạnh phúc được, dù cuộc sống của họ có bị sóng gió cuộc đời vùi dập đến đâu đi nữa!
Thật vậy, sự xuất hiện của Thánh Gia Na-da-rét ở Fatima muốn động viên chúng ta trong cuộc sống gia đình và muốn khẳng định rằng: “Lịch sử của nhân loại và của các gia đình không hề nằm trong tay của những quyền lực đen tối, của những quyết định ngẫu nhiên may rủi hay thuần túy phàm nhân… Vì đứng trên mọi quyền lực của sự dữ, trên mọi bạo lực do ma quỷ xui khiến và trên mọi đau khổ và nhọc nhằn của chúng ta, còn có Vị Quan Án Tối Cao của lịch sử. Người hướng dẫn con người một cách khôn ngoan tiến tới một trời đất mới”, như lời ĐTC Bênêđictô XVI phát biểu trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 11.5.2005 tại quảng trường Thánh Phêrô. Và chúng ta còn có thể thêm: Ở Fatima, Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta biết rằng, ân sủng Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn ma quỷ và những kế hoạch gian ác của chúng chống lại đời sống hôn nhân và gia đình bội phần.
Nhưng đàng khác, đứng trước những kế hoạch gian ngoa và độc hại của hỏa ngục, chúng ta không được phép vô vi an phận. Mẹ Thiên Chúa kêu mời mọi người chúng ta cùng chung nhau chia sẻ trách nhiệm, cùng chiến đấu chống lại mọi trào lưu sa đọa do ma quỷ và các đồ đệ của chúng xui khiến đang được quảng bá tràn lan trong xã hội loài người ngày nay. Thời giờ cho cuộc chiến quan trọng một mất một còn ấy thật gấp rút. Tất cả chưa hoàn toàn bị hư mất và đang mong được cứu thoát.
Ngước nhìn lên Thánh Gia Na-da-rét – Chúa Hài Đồng Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse – hiện ra tại Fatima cách đây 95 năm về trước, và trong sự gắn bó với Đức Mẹ Fatima, chúng ta hãy nỗ lực chu toàn mọi trách nhiệm đối với chính gia đình mình theo khả năng và điều kiện cho phép, chứ không thể khoán trắng cho bất cứ ai, dầu cho Chúa hay Đức Mẹ. Vì ơn Chúa chỉ trợ giúp chúng ta chu toàn các bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình, chứ không thể làm thay cho chúng ta các bổn phận ấy được, đúng như người đời vẫn nói: “Anh hãy tự giúp mình, rồi trời sẽ giúp anh.”
Sống giữa một thế giới đa nguyên và giữa những ý kiến và chủ trương hoàn toàn khác biệt nhau, chúng ta cần phải dương cao ngọn cờ chính nghĩa của đức tin Kitô giáo và phải đóng góp tối đa những nỗ lực của mình trong công cuộc bảo vệ và thăng tiến các gia đình. Nhờ thế, chúng ta mới hy vọng tạo nên được một sự đột phá tích cực làm thay đổi não trạng con người ngày nay, biết sớm quay trở về với các giá trị truyền thống chân chính của gia đình như Tạo Hóa đã thiết lập nên từ khi Người tạo dựng nên con người.
Sau cùng, chúng ta, những người còn nặng tình gắn bó chặt chẽ với gia đình và các giá trị chân chính của nó, phải cảm phục và biết ơn tất cả các đôi vợ chồng cũng như các gia đình tại đất nước chúng ta cũng như trên khắp thế giới đã sống một cách gương mẫu và đầy thuyết phục:
· tình yêu và sự chung thủy hôn nhân,
· bổn phận và trách nhiệm làm cha mẹ đối với con cái,
· cuộc sống chung trong gia đình và cuộc sống đức tin trong cộng đoàn giáo xứ.
Chính họ quả thực là những nhân chứng của đức tin Kitô giáo, khi họ đầy xác tín về đức tin của mình mà can đảm “nói có” với con cái, với hôn nhân và với gia đình, chứ không để các quan niệm duy hưởng thụ và phóng túng của thời đại làm lung lay và lôi cuốn. Ở đây, chúng ta cũng không được phép quên các người trẻ, các bạn thanh niên thiếu nữ, tuy được sinh ra và lớn lên trong một xã hội đang bị phân hóa và biến chất trầm trọng như xã hội hôm nay, vẫn quý trọng và đánh giá cao các giá trị chân chính của hôn nhân và của gia đình, chứ không coi như những kiểu mẫu sống chung lỗi thời và lạc hậu. Nhất là họ còn can đảm không những công khai đề cao các nhân đức của tuổi trẻ như “trinh tiết”, “trung thành”, “nết na đức hạnh” và “nói không với sự ác”, v.v… mà còn đưa ra thực hành trong chính cuộc sống của mình. Các bạn thanh thiếu niên này quả thực là những con người can đảm đang lội ngược dòng của những trào lưu thế tục sa đoạ. Vì thế, họ cần được các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo tinh thần quan tâm, động viên và nâng đỡ.
Còn trong đời sống cụ thể của mình, chúng ta đừng bao giờ để cho những khuynh hướng và những kiểu cách sống thù nghịch với các giá trị nền tảng của gia đình trong lãnh vực chính trị, thương mại, văn hóa và truyền thông làm lung lạc, lôi cuốn và chi phối. Những ai đủ nghị lực bày tỏ sự can đảm của mình một cách công khai, sẽ tác động và làm cho người khác có thêm can đảm.
Nhưng trước hết, một điều quan trọng khác đòi sự quan tâm đặc biệt, đó là các gia đình cần được củng cố trong cuộc sống đức tin của họ, cần được nâng đỡ và cùng đồng hành bằng các kinh nguyện sốt sắng của tất cả chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta đừng quên lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ Fatima, như Mẹ hằng nhắc nhủ, để cầu nguyện cho các bậc cha mẹ và các con cái của các gia đình. Mẹ Maria luôn muốn củng cố các gia đình, muốn che chở bảo vệc các gia đình trước mọi cạm bẩy nguy hiểm của ma quỷ và Mẹ cũng muốn chữa lành và bù đắp những tổn thương và mất mát của các gia đình. Chính Mẹ là con đường chắc chắn nhất dẫn đưa các gia đình đến cùng Chúa Giêsu, Con Mẹ, nếu các gia đình biết nghe theo lời chỉ dạy của Mẹ: “Các con hãy làm những gì Người dạy” (Ga 2,5) trong Phúc Âm, qua các giáo huấn của Giáo Hội và qua tiếng lương tâm của chính mình.
Chúng ta hãy động viên và quảng bá lòng tôn sùng Mẹ Maria trong các gia đình. Nếu có thể, chúng ta hãy:
· biếu tặng các gia đình những ảnh tượng Đức Mẹ để treo trong nhà cửa của họ,
· động viên và giúp đỡ các bạn trẻ, các bậc vợ chồng trong cuộc sống gia đình theo tinh thần Kitô giáo,
· khuyến khích họ tin tưởng và tín thác nơi Trái Tim vẹn sạch của Mẹ Maria, và tận hiến mình cho Mẹ.
Bởi vì, sự thành tâm dâng hiến gia đình mình cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria là cả một lời kêu mời hiệu nghiệm nhất dâng lên trước tòa Mẹ: Xin Mẹ hãy nhận lấy gia đình chúng con làm gia đình của Mẹ và thánh hóa mọi người trong gia đình chúng con thành những người luôn biết mến Chúa yêu người, thành những người hữu ích cho Giáo Hội cũng như cho xã hội. Và xin Mẹ hãy củng cố tất cả chúng con bằng gương sống thánh thiện của Mẹ trong thánh Gia Thất xưa tại Na-da-rét. Amen.
Đó là những tâm tình thảo hiếu và đầy tin tưởng chúng ta có thể dâng lên Đức Mẹ Fatima, để Mẹ nhận lấy và coi sóc gia đình chúng ta cũng như mọi gia đình khác. Nhờ ơn Chúa và sự bầu cử đắc lực của Mẹ Fatima, con đường của các gia đình đi không phải là con đường dẫn vào ngõ cụt, nhưng là con đường dẫn tới một tương lai đầy tình người, đầy lòng kính sợ Chúa, và nhờ đó là con đường dẫn tới hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu.
______________________
Chú thích:
1. xem Sách Sáng Thế 1,27-28; Hiến chế Gaudium et Spes, số 48.
2. x. Giáo Luật, điều 1055§1.
3. x. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 1655&1656,
4. x. cùng chỗ như trên, số 1603.
5. Tông thư Familiaris Consortio, số 86.
6. Sách Giáo Lý GHCG, số 1601.
7. cùng chỗ, số 1640.
8. cùng chỗ, số 1657.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Đứng trước những đe dọa nguy hiểm này đối với các giá trị nền tảng gia đình, chúng ta thử đưa mắt hướng về Sứ điệp Fatima mà Mẹ Maria đã đích thân hiện đến nhắn nhủ con cái loài người, để tìm kiếm cho mình ánh sáng hướng dẫn cần thiết.
Sức mạnh sự dữ đang đe dọa gia đình
Khi lái xe hơi, nếu chúng ta gặp tấm bảng ghi “Ngõ cụt”, thì phản ứng tự nhiên của chúng ta là dừng xe và không tiếp tục đi vào lối đó nữa. Nếu không, chúng ta sẽ gặp rắc rối và phiền phúc, vì tiến thoái lưỡng nan. Trong cuộc sống con người cũng có nhiều “ngõ cụt” tương tự. Nhưng điều khác biệt ở đây là những ngõ cụt ấy trong cuộc sống chúng ta lại vô hình, chứ không được ghi rõ ràng trên bất cứ tấm bảng nào. Vì thế, người ta chỉ có thể khám phá và nhìn thấy được chúng bằng suy tư và nhận thức, nhất là bằng sự soi sáng của đức tin, chứ không thể bằng thị giác được. Đó là lý do khiến người ta thường nhận ra được quá trễ là mình đã rơi vào ngõ cụt cuộc đời lúc nào không hay.
Đây là điều không chỉ xảy ra trong cuộc sống tư riêng của mỗi cá nhân, nhưng còn xảy ra cho cả một dân tộc. Vâng, qua những chính sách phiêu lưu mạo hiểm của hàng lãnh đạo vô thần và thiếu đức độ, nhiều dân tộc đã lao mình vào các ngõ cụt về kinh tế, xã hội, luân lý đạo đức, v.v... Trong thời đại tân tiến ngày nay, một kho tàng vô giá của nhân loại cũng đang rơi vào ngõ cụt: Gia đình! Vâng, trong kế hoạch sáng tạo của Người, Thiên Chúa đã thiết lập và ban tặng cho loài người một kiểu mẫu sống chung hoàn thiện và đẹp nhất, đó chính là gia đình. Nhưng não trạng duy tự do thái quá của con người ngày nay lại xem thường và đánh giá thấp – nếu không nói là đánh giá lệch lạc – các giá trị nền tảng của gia đình. Chẳng những thế, một số không nhỏ trong họ còn muốn phá đổ tận gốc chính nền tảng gia đình. Họ muốn xóa bỏ gia đình, vì coi gia đình như một kiểu mẫu sống chung lỗi thời, ngăn chặn sự tự do cá nhân của con người. Thay vào đó họ chủ trương một kiểu mẫu sống chung mới, kiểu sống chung “cộng đồng” giữa một người nam và một người nữ, hay giữa hai người nam với nhau và hai người nữ với nhau, không cần giá thú, không trách nhiệm đối với nhau, mọi người đều hoàn toàn được tự do, theo châm ngôn “thích thì ở, dở thì đi”, thế thôi. Còn các hậu quả tai hại khôn lường tiếp theo đối với tương lai, hạnh phúc con cái và đối với hạnh phúc của chính bản thân họ, và dĩ nhiên cả tương lai cũng như sự ổn định của xã hội, họ không cần quan tâm!
Gia đình là đơn vị được chính Tạo Hóa thiết lập nên cho con người, khi Người dựng nên một người nam và một người nữ và xe kết cả hai thành một gia đình(1). Vì thế, gia đình thực sự là “Biotop”, là không gian sống nền tảng và thuận lợi nhất của con người và là tế bào cơ bản của cả xã hội. Bởi vậy, chính Chúa Giêsu đã muốn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình gồm có cha có mẹ. Người đã nâng cao giá trị hôn nhân, giá trị đời sống chung tự nguyện và công khai giữa hai người nam-nữ thành một Bí tích(2), và biến gia đình thành một “Hội Thánh thu nhỏ” hay “Hội Thánh tại gia” (Ecclesia domestica)(3). Nếu ngày nay, những gì các Kitô hữu chúng ta đang đề cập có liên quan tới ý nghĩa và đối tác giữa một người nam và một người nữ cũng như liên quan tới các giá trị nền tảng của gia đình, thì điều đó không có nghĩa là các tư tưởng của chúng ta thiếu thức thời, không còn phù hợp với não trạng tân tiến ngày nay nữa, hay chúng ta chỉ tìm cách bảo vệ những quan niệm luân lý bảo thủ, cũ kỹ và lỗi thời của Giáo Hội, nhưng là sự mặc khải của Thiên Chúa, là thánh ý của Đấng Tạo Hóa. Điều đó muốn nói rằng, Gia đình, một trật tự đã được đặt nền tảng trong chính kế hoạch sáng tạo cũng như sự an bài thượng trí của Thiên Chúa, với mục đích là để mưu cầu hạnh phúc cho con người, chứ không phải là một đơn vị hay một kiểu mẫu sống do con người thiết lập nên(4). Vì thế, tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, thể chế xã hội hay chính trị, đều có bổn phận phải tôn trọng, bảo vệ, duy trì và phát huy quy chế gia đình, và những ai chấp nhận, thăng tiến và bảo vệ quy chế gia đình, là chấp nhận, thăng tiến và bảo vệ chính con người. Trong Tông thư về gia đình “Familiaris Consortio” Đức Gioan Phaolô II đã khẳng định: “Tương lai nhân loại tùy thuộc vào gia đình”(5). Bởi vậy, vì tương lai của chính mình, tất cả mọi người thiện tâm đều phải củng cố và bảo vệ gia đình, để các gia đình có thể bảo toàn được căn tính và sứ mệnh thiêng liêng của mình và qua đó tạo nên điều kiện thuận lợi cho mọi thành viên được hạnh phúc và an vui trong cuộc sống gia đình.
Nhưng như vừa nói trên, các gia đình ngày nay đang phải phải đối mặt với nhiều “ngõ cụt”. Những ai tỉnh táo quan sát các hiện tượng đang xảy ra trong xã hội ngày nay, sẽ nhìn thấy rõ là các gia đình không những đang đứng giữa những cơn lốc khủng khiếp của thời đại, đang đứng giữa những diễn biến phức tạp của một sự thay đổi nhanh chóng mặt, nhưng còn phải gánh chịu những tổn thất và những đau buồn do chính các thành viên gia đình gây nên. Chính nhà sử học Alfons Sarrach đã từng cảnh báo: “Trong thế kỷ 21 này, sức mạnh sự dữ sẽ đứng lên chống lại cái nòng cốt của công trình sáng tạo, nghĩa là chống lại hôn nhân và gia đình.”
Hiện tượng các giá trị nền tảng của gia đình đang mỗi ngày mỗi bị băng hoại trong các lãnh vực xã hội, pháp lý và chính trị một cách trầm trọng như thế nào, thì người ta đều có thể kiểm chứng dễ dàng qua các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như trong cuộc sống hằng ngày. Thuộc về trào lưu đó cần phải kể tới một hiện tượng, hay nói đúng hơn một quan niệm sống đang được bành trướng mạnh tại các nước Âu-Mỹ: Để biện minh cho hành động phá bỏ gia đình và các gia trị nền tảng của nó, người ta đang tìm cách định nghĩa lại ý niệm “gia đình”. Họ chủ trương các kiểu sống chung mới, như: sự sống chung giữa hai người nam nữ không giá thú, sự sống chung giữa những người đã ly dị cùng với các con cái riêng của mỗi người và cộng thêm các con cái chung của họ được sinh ra sau này nữa, sự sống chung giữa những người cùng phái tính và các con nuôi của họ, v.v..., trong đó, mọi người đều hoàn toàn được tự do, theo kiểu: “thích thì ở, dở thi đi”, thế thôi. Họ chỉ có trách nhiệm lo cho nhau bao lâu họ còn sống chung với nhau, còn một khi cuộc sống chung ấy chấm dứt, thì ai đường nấy đi. Và họ gọi những kiểu sống chung này là “gia đình”.
Gia đình theo quan điểm Kitô giáo
Nhưng gia đình chân chính không thể được đánh giá một cách đơn giản là chỗ nào có các trẻ con và những người trưởng thành sống chung với nhau, kể cả khi họ sống liên đới và có trách nhiệm với nhau. Gia đình theo quan điểm Kitô giáo đã được minh định một cách rõ ràng trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo: “Do hôn ước, người nam và người nữ tạo nên một cộng đồng sống chung suốt đời, tự bản tính hôn ước hướng về thiện ích của đôi vợ chồng và việc sinh sản cùng dưỡng dục con cái. Đức Kitô đã nâng hôn ước giữa những người đã chịu phép Thánh Tẩy lên hàng Bí tích.” (6), và Sách Giáo Lý còn nhấn mạnh hơn nữa: “Dây hôn phối do chính Thiên Chúa liên kết nên hôn nhân thành sự và hoà hợp giữa hai người đã được rửa tội, không bao giờ được tháo gỡ. Dây liên kết này là kết quả của việc hai người tự nguyện kết hôn và do sự hoà hợp của hôn phối. Đây là một thực tại không thể đảo ngược và trở thành một giao ước được Thiên Chúa trung tín bảo đảm.”(7). Tiếp đến, Sác Giáo Lý cũng đề cao và nhấn mạnh trọng trách một gia đình Kitô giáo chân chính với những lời này: “Gia đình là nơi thể hiện đặc biệt chức tư tế cộng đồng của người cha, người mẹ, con cái và mọi phần tử trong gia đình, nhờ lãnh nhận các Bí tích, kinh nguyện và tạ ơn, chứng từ đời sống thánh thiện, hy sinh và đức ái hữu hiệu. Gia đình là trường học đầu tiên về đời sống Kitô giáo và là một trường học phát triển nhân tính. Chính trong gia đình, người ta học biết làm việc với sự nhẫn nại và niềm vui, yêu thương huynh đệ, quảng đại tha thứ luôn, nhất là phụng thờ Thiên Chúa qua kinh nguyện và hy lễ đời sống.”(8)
Ở đây, chúng ta cũng không quên lời phát biểu của ĐTC Biển Đức XVI trong buổi tiếp kiến chung tại quảng trường Thánh Phêrô vào sáng thứ tư, 6.6.2012, trước sự hiện diện của hơn 40.000 khách hành hương: “Nhân loại không có tương lai, nếu không có gia đình. Gia đình là sự hiệp thông tình yêu, xây dựng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ và được mời gọi trở thành đền thờ của sự sống, Giáo Hội thu nhỏ, tế bào của xã hội.” Nếu một khi các gia đình bị đổ vỡ, không chóng thì chầy cả dân tộc và cả đất nước cũng sẽ bị đổ vỡ theo, và hậu quả cuối cùng chắc chắn sẽ không tránh khỏi, đó là “ngõ cụt” của sự bất hạnh và khốn cùng của cả xã hội. Vì thế, ai gây ra sự sụp đổ cho gia đình là đào hố chôn cả nhân loại.
Ngày nay chúng ta đang đứng trước ngã ba sự lựa chọn: Một bên là văn hóa sự sống với những hy sinh nhất định kèm theo, nhưng cuối cùng là sự an vui và hạnh phúc chân thật; còn một bên khác là văn minh của sự chết chóc và sự tiêu diệt, được che đậy khéo léo bằng những kiểu sống hấp dẫn: tự do phóng túng, dễ dãi và sa đọa.
Một hậu quả đen tối và nghiệt ngã như thế tất yếu sẽ xảy đến, khi thiên chức đầy linh thiêng “làm cha” và “làm mẹ” trong gia đình hoàn toàn bị đánh mất phẩm chất của nó và chỉ còn được quan niệm như một sự chọn lựa trong các hình thức sống của cuộc đời và là một đối tác tương hợp trong tình yêu thuần túy cá nhân. Dĩ nhiên, với một quan niệm về hôn nhân và gia đình lệch lạc một chiều như thế, các đôi vợ chồng được cổ võ và khuyến khích tránh có con, chỉ tìm cách làm thỏa mãn những đòi hỏi thuộc phái tính mà thôi. Trong trường hợp có thai, nếu thai nhi may mắn không bị giết chết ngay trong bụng mẹ, thì sự ra đời của nó chỉ là một điều bất đắc dĩ, chứ không phải là mục đích mong ước và càng không phải là hạnh phúc của tình yêu hôn nhân, và tất nhiên các quyền lợi và sự hạnh phúc của con cái chỉ còn là vấn đề thứ yếu, chứ không được tôn trọng hay đặt nặng. Bên cạnh thái độ ơ hờ lạnh nhạt trong gia đình, các chính sách của nhà nước còn tìm cách làm khó dễ, nhất là khi số con cái vượt quá chỉ tiêu do nhà nước đặt ra, thì còn bị phạt tiền hay tù tội, bị tăng thuế hay bị cắt giảm tiền trợ cấp (nếu có), v.v…và sau cùng tất cả mọi tiêu cực tất nhiên sẽ trút xuống hết trên đầu những đứa con ngây thơ vô tội.
Trong một bầu không khí xã hội loài người đen tối như thế, mạng sống con người luôn phải đối mặt với cảnh “trứng gác đầu gậy”, luôn bị đe dọa, để nếu không bị giết chết một cách dã man ngay trong bụng mẹ bằng những phương pháp phá thai cực kỳ vô nhân đạo, thì khi được sinh ra cũng chỉ phải sống trong sự lạnh nhạt, ruồng rẫy và bỏ rơi của gia đình cũng như của xã hội.
Mẹ Maria, Đấng phù hộ và che chở các gia đình
Giữa một nền văn hóa phản sự sống và phản nhân vị như vậy, trong đó các giá trị gia đình đang bị lung lay trận gốc rễ, người ta khắc khoải tự hỏi: còn có lối thoát khả dĩ nào khác cho nhân loại ngày nay nói chung và cho các gia đình nói riêng, để có thể thoát ra khỏi ngõ cụt nguy hiểm này không?
Nếu chúng ta biết nhìn gia đình và các giá trị của nó dưới ánh sáng Sứ điệp Fatima, chúng ta có thể khẳng định được rằng, nhân loại nói chung và các gia đình nói riêng vẫn chưa hoàn toàn mất hết hy vọng và còn có thể thoát khỏi bờ vực thẳm của sự tiêu diệt. Mẹ Maria, Nữ Vương các gia đình, đã đích thân hiện ra với con cái loài người ở Fatima và mang tới cho họ các phương thế có thể giúp họ thoát khỏi hố diệt vong. Đó là ba lời đề nghị của Mẹ, tuy đơn sơ và rất khả thi, nhưng vô cùng hiệu nghiệm, đó là:
· Sám hối ăn năn và cải thiện cuộc sống,
· Siêng năng cầu nguyện và lần hạt Mân Côi,
· Tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Một bằng chứng cụ thể tình mẫu tử của Mẹ Maria muốn cứu vớt các gia đình, đó là trong lần hiện ra cuối cùng vào ngày 13.10.1917 trước sự hiện diện của khoảng 70.000 người gồm đủ mọi thành phần xã hội, nhân chứng cụ thể của phép lạ vĩ đại mặt trời quay cuồng bay lượn như một vòng lửa khổng lồ, khiến họ kinh khiếp và sợ hãi đến nỗi họ có thể chết được. Nhưng điểm đặc biệt trong lần hiện ra này là bên cạnh “phép lạ mặt trời”, ba trẻ thị nhân còn được chứng kiến tận mắt sự xuất hiện của Thánh Gia Na-da-rét – Mẹ Maria đứng phía bên phải, Thánh Cả Giuse đang ẳm Chúa Hài Đồng trên tay đứng phía bên trái –và đang giơ tay làm dấu Thánh Giá ban phép lành cho thế giới.
Phải chăng sự hiện ra của Thánh Gia Na-da-rét chỉ là một sự kiện tình cờ và vô mục đích, chứ không phải là một dấu chỉ của Trời Cao muốn nói cho cả thế giới biết rằng Sứ điệp Fatima thực sự có ý nghĩa quan trọng đối với gia đình và tương lai của nó?
Qua sự hiện diện của Thánh Gia Na-da-rét trong biến cố Fatima, Mẹ Maria đã muốn loan báo cho nhân loại biết rằng: Trong tất cả mọi khó khăn và thách đố của con cái loài người nói chung và của các gia đình nói riêng, Mẹ luôn ở bên cạnh các con để nâng đỡ và ủi an, chứ các con không hề bị bỏ rơi một mình đâu. Tất cả các con đều có một chỗ chắc chắn trong Trái Tim Mẹ, Trái Tim Vô Nhiễm. Các con đừng nghĩ rằng Mẹ chỉ là một người khán giả vô cảm trước những gì xảy ra cho Giáo Hội, cho thế giới, cũng như trước các đau khổ thử thách của các con. Các con hãy đến với Mẹ và hãy nắm chặt lấy bàn tay hiền mẫu của Mẹ. Mẹ sẽ dìu dắt các con đến với Con Chí Thánh của Mẹ. Các con đừng quên rằng, khi còn trên dương thế, Mẹ cũng đã từng suốt đời sống trong một gia đình, trong gia đình của Mẹ, Thánh Gia Na-da-rét, một gia đình bình thường như bao gia đình bình thường khác, nếu không muốn nói là một gia đình thật sự vô sản, với trăm bề túng cực và thiếu thốn so với các gia đình ở chung quanh. Vì thế, qua các trải nghiệm của mình, Mẹ hiểu rõ các lo lắng, các khắc khoải và nỗi cơ hàn thống khổ của các gia đình. Vâng, Mẹ biết rất rõ những giờ phút vui buồn và các thử thách của cuộc sống gia đình của chúng con. Nhưng các con có biết tại sao người ta gọi gia đình Mẹ là “Thánh Gia” không? Bởi vì, Thánh Giuse và Mẹ luôn xác tín được rằng, tuy sống trong cảnh nghèo khó và chật vật hay ngay cả khi gặp phải thử thách lo buồn này nọ, tuyệt đối mình không hề cô độc lẻ loi một mình, Thiên Chúa là Cha nhân từ luôn ở cùng, và tất cả mọi sự xảy ra đều không xảy ra ngoài sự an bài đầy yêu thương của thánh ý Người và chỉ muốn tốt cho ta mà thôi. Vì thế, Thánh Giuse và Mẹ luôn tín thác đời mình vào tình yêu và sự quan phòng khôn ngoan của Chúa. Vậy, các con hãy tin Mẹ mà xác tín rằng chỉ những ai biết sống tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào sự an bài của Cha trên trời, thì mới có thể sống một cách an vui, thanh thản và hạnh phúc được, dù cuộc sống của họ có bị sóng gió cuộc đời vùi dập đến đâu đi nữa!
Thật vậy, sự xuất hiện của Thánh Gia Na-da-rét ở Fatima muốn động viên chúng ta trong cuộc sống gia đình và muốn khẳng định rằng: “Lịch sử của nhân loại và của các gia đình không hề nằm trong tay của những quyền lực đen tối, của những quyết định ngẫu nhiên may rủi hay thuần túy phàm nhân… Vì đứng trên mọi quyền lực của sự dữ, trên mọi bạo lực do ma quỷ xui khiến và trên mọi đau khổ và nhọc nhằn của chúng ta, còn có Vị Quan Án Tối Cao của lịch sử. Người hướng dẫn con người một cách khôn ngoan tiến tới một trời đất mới”, như lời ĐTC Bênêđictô XVI phát biểu trong buổi tiếp kiến chung vào ngày 11.5.2005 tại quảng trường Thánh Phêrô. Và chúng ta còn có thể thêm: Ở Fatima, Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta biết rằng, ân sủng Thiên Chúa còn mạnh mẽ hơn ma quỷ và những kế hoạch gian ác của chúng chống lại đời sống hôn nhân và gia đình bội phần.
Nhưng đàng khác, đứng trước những kế hoạch gian ngoa và độc hại của hỏa ngục, chúng ta không được phép vô vi an phận. Mẹ Thiên Chúa kêu mời mọi người chúng ta cùng chung nhau chia sẻ trách nhiệm, cùng chiến đấu chống lại mọi trào lưu sa đọa do ma quỷ và các đồ đệ của chúng xui khiến đang được quảng bá tràn lan trong xã hội loài người ngày nay. Thời giờ cho cuộc chiến quan trọng một mất một còn ấy thật gấp rút. Tất cả chưa hoàn toàn bị hư mất và đang mong được cứu thoát.
Ngước nhìn lên Thánh Gia Na-da-rét – Chúa Hài Đồng Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse – hiện ra tại Fatima cách đây 95 năm về trước, và trong sự gắn bó với Đức Mẹ Fatima, chúng ta hãy nỗ lực chu toàn mọi trách nhiệm đối với chính gia đình mình theo khả năng và điều kiện cho phép, chứ không thể khoán trắng cho bất cứ ai, dầu cho Chúa hay Đức Mẹ. Vì ơn Chúa chỉ trợ giúp chúng ta chu toàn các bổn phận và trách nhiệm của mình đối với gia đình, chứ không thể làm thay cho chúng ta các bổn phận ấy được, đúng như người đời vẫn nói: “Anh hãy tự giúp mình, rồi trời sẽ giúp anh.”
Sống giữa một thế giới đa nguyên và giữa những ý kiến và chủ trương hoàn toàn khác biệt nhau, chúng ta cần phải dương cao ngọn cờ chính nghĩa của đức tin Kitô giáo và phải đóng góp tối đa những nỗ lực của mình trong công cuộc bảo vệ và thăng tiến các gia đình. Nhờ thế, chúng ta mới hy vọng tạo nên được một sự đột phá tích cực làm thay đổi não trạng con người ngày nay, biết sớm quay trở về với các giá trị truyền thống chân chính của gia đình như Tạo Hóa đã thiết lập nên từ khi Người tạo dựng nên con người.
Sau cùng, chúng ta, những người còn nặng tình gắn bó chặt chẽ với gia đình và các giá trị chân chính của nó, phải cảm phục và biết ơn tất cả các đôi vợ chồng cũng như các gia đình tại đất nước chúng ta cũng như trên khắp thế giới đã sống một cách gương mẫu và đầy thuyết phục:
· tình yêu và sự chung thủy hôn nhân,
· bổn phận và trách nhiệm làm cha mẹ đối với con cái,
· cuộc sống chung trong gia đình và cuộc sống đức tin trong cộng đoàn giáo xứ.
Chính họ quả thực là những nhân chứng của đức tin Kitô giáo, khi họ đầy xác tín về đức tin của mình mà can đảm “nói có” với con cái, với hôn nhân và với gia đình, chứ không để các quan niệm duy hưởng thụ và phóng túng của thời đại làm lung lay và lôi cuốn. Ở đây, chúng ta cũng không được phép quên các người trẻ, các bạn thanh niên thiếu nữ, tuy được sinh ra và lớn lên trong một xã hội đang bị phân hóa và biến chất trầm trọng như xã hội hôm nay, vẫn quý trọng và đánh giá cao các giá trị chân chính của hôn nhân và của gia đình, chứ không coi như những kiểu mẫu sống chung lỗi thời và lạc hậu. Nhất là họ còn can đảm không những công khai đề cao các nhân đức của tuổi trẻ như “trinh tiết”, “trung thành”, “nết na đức hạnh” và “nói không với sự ác”, v.v… mà còn đưa ra thực hành trong chính cuộc sống của mình. Các bạn thanh thiếu niên này quả thực là những con người can đảm đang lội ngược dòng của những trào lưu thế tục sa đoạ. Vì thế, họ cần được các bậc cha mẹ, các nhà giáo dục, các vị lãnh đạo tinh thần quan tâm, động viên và nâng đỡ.
Còn trong đời sống cụ thể của mình, chúng ta đừng bao giờ để cho những khuynh hướng và những kiểu cách sống thù nghịch với các giá trị nền tảng của gia đình trong lãnh vực chính trị, thương mại, văn hóa và truyền thông làm lung lạc, lôi cuốn và chi phối. Những ai đủ nghị lực bày tỏ sự can đảm của mình một cách công khai, sẽ tác động và làm cho người khác có thêm can đảm.
Nhưng trước hết, một điều quan trọng khác đòi sự quan tâm đặc biệt, đó là các gia đình cần được củng cố trong cuộc sống đức tin của họ, cần được nâng đỡ và cùng đồng hành bằng các kinh nguyện sốt sắng của tất cả chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta đừng quên lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ Fatima, như Mẹ hằng nhắc nhủ, để cầu nguyện cho các bậc cha mẹ và các con cái của các gia đình. Mẹ Maria luôn muốn củng cố các gia đình, muốn che chở bảo vệc các gia đình trước mọi cạm bẩy nguy hiểm của ma quỷ và Mẹ cũng muốn chữa lành và bù đắp những tổn thương và mất mát của các gia đình. Chính Mẹ là con đường chắc chắn nhất dẫn đưa các gia đình đến cùng Chúa Giêsu, Con Mẹ, nếu các gia đình biết nghe theo lời chỉ dạy của Mẹ: “Các con hãy làm những gì Người dạy” (Ga 2,5) trong Phúc Âm, qua các giáo huấn của Giáo Hội và qua tiếng lương tâm của chính mình.
Chúng ta hãy động viên và quảng bá lòng tôn sùng Mẹ Maria trong các gia đình. Nếu có thể, chúng ta hãy:
· biếu tặng các gia đình những ảnh tượng Đức Mẹ để treo trong nhà cửa của họ,
· động viên và giúp đỡ các bạn trẻ, các bậc vợ chồng trong cuộc sống gia đình theo tinh thần Kitô giáo,
· khuyến khích họ tin tưởng và tín thác nơi Trái Tim vẹn sạch của Mẹ Maria, và tận hiến mình cho Mẹ.
Bởi vì, sự thành tâm dâng hiến gia đình mình cho Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria là cả một lời kêu mời hiệu nghiệm nhất dâng lên trước tòa Mẹ: Xin Mẹ hãy nhận lấy gia đình chúng con làm gia đình của Mẹ và thánh hóa mọi người trong gia đình chúng con thành những người luôn biết mến Chúa yêu người, thành những người hữu ích cho Giáo Hội cũng như cho xã hội. Và xin Mẹ hãy củng cố tất cả chúng con bằng gương sống thánh thiện của Mẹ trong thánh Gia Thất xưa tại Na-da-rét. Amen.
Đó là những tâm tình thảo hiếu và đầy tin tưởng chúng ta có thể dâng lên Đức Mẹ Fatima, để Mẹ nhận lấy và coi sóc gia đình chúng ta cũng như mọi gia đình khác. Nhờ ơn Chúa và sự bầu cử đắc lực của Mẹ Fatima, con đường của các gia đình đi không phải là con đường dẫn vào ngõ cụt, nhưng là con đường dẫn tới một tương lai đầy tình người, đầy lòng kính sợ Chúa, và nhờ đó là con đường dẫn tới hạnh phúc chân thật và vĩnh cửu.
______________________
Chú thích:
1. xem Sách Sáng Thế 1,27-28; Hiến chế Gaudium et Spes, số 48.
2. x. Giáo Luật, điều 1055§1.
3. x. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 1655&1656,
4. x. cùng chỗ như trên, số 1603.
5. Tông thư Familiaris Consortio, số 86.
6. Sách Giáo Lý GHCG, số 1601.
7. cùng chỗ, số 1640.
8. cùng chỗ, số 1657.
Lm Nguyễn Hữu Thy
Đức Thánh Cha tiếp kiến 100 vị tuyên úy phi trường
LM. Trần Đức Anh OP
13:36 11/06/2012
VATICAN. ĐTC khích lệ các vị tuyên úy phi trường dân sự tiếp tục chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng trong môi trường đặc biệt này và làm chứng về một vị Thiên Chúa luôn gần gũi con người.
Lối 100 vị tuyên úy các phi trường dân dụng trên thế giới tham dự cuộc hội thảo quốc tế thứ 15 tổ chức tại Roma với chủ đề ”Công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong thế giới hàng không dân dụng”, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ dân dân và người lưu động.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-6-2012, ĐTC kêu gọi quan tâm đến những người ở trong tình trạng khó khăn, đi qua phi trường, như những người lo lắng chờ đợi trong toan tính đi qua hải quan mà không có giấy tờ cần thiết, với tư cách là người di cư hoặc xin tị nạn.. Cuộc khủng hoảng đức tin cũng lan đến cả các cộng đoàn phi trường ngày nay: các nội dung đạo lý Kitô và các giá trị mà đạo lý này tuyên dạy không còn được coi là các điểm tham chiếu nữa, kể cả tại những nước có truyền thống lâu dài về đời sống Giáo hội. Chính trong bối cảnh nhân sự và tinh thần như thế, anh em được mời gọi loan báo Tin Mừng với một sức mạnh được đổi mới, với chứng tá của anh em, với ý thức rằng cả trong những cuộc gặp gỡ qua đường, dân chúng vẫn biết nhận ra người của Thiên Chúa và nhiều khi một hạt giống bé nhỏ được gieo vãi nơi thửa đất thuận lợi cũng có thể nẩy mầm và mang lại hoa trái dồi dào”.
ĐTC nhận xét rằng trong khung cảnh như các phi trường, sự quan tâm nhiều tới hiệu năng và sự sản xuất thường gây thiệt hại cho lòng yêu mến tha nhân và tình liên đới vốn phải là đặc tính của các quan hệ giữa con người với nhau. ĐTC nói: ”Cả trong những tình cảnh như thế, sự hiện diện của anh em vẫn quan trọng và quí giá: đó là chứng tá sinh động về một vị Thiên Chúa gần gũi với con người và lời nhắc nhở đừng dửng dưng đối với những người mình gặp, nhưng đối xử với họ trong thái độ sẵn sàng và yêu thương” (SD 11-6-2012)
Lối 100 vị tuyên úy các phi trường dân dụng trên thế giới tham dự cuộc hội thảo quốc tế thứ 15 tổ chức tại Roma với chủ đề ”Công cuộc tái truyền giảng Tin Mừng trong thế giới hàng không dân dụng”, dưới quyền chủ tọa của ĐHY Antonio Maria Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh mục vụ dân dân và người lưu động.
Lên tiếng trong buổi tiếp kiến sáng ngày 11-6-2012, ĐTC kêu gọi quan tâm đến những người ở trong tình trạng khó khăn, đi qua phi trường, như những người lo lắng chờ đợi trong toan tính đi qua hải quan mà không có giấy tờ cần thiết, với tư cách là người di cư hoặc xin tị nạn.. Cuộc khủng hoảng đức tin cũng lan đến cả các cộng đoàn phi trường ngày nay: các nội dung đạo lý Kitô và các giá trị mà đạo lý này tuyên dạy không còn được coi là các điểm tham chiếu nữa, kể cả tại những nước có truyền thống lâu dài về đời sống Giáo hội. Chính trong bối cảnh nhân sự và tinh thần như thế, anh em được mời gọi loan báo Tin Mừng với một sức mạnh được đổi mới, với chứng tá của anh em, với ý thức rằng cả trong những cuộc gặp gỡ qua đường, dân chúng vẫn biết nhận ra người của Thiên Chúa và nhiều khi một hạt giống bé nhỏ được gieo vãi nơi thửa đất thuận lợi cũng có thể nẩy mầm và mang lại hoa trái dồi dào”.
ĐTC nhận xét rằng trong khung cảnh như các phi trường, sự quan tâm nhiều tới hiệu năng và sự sản xuất thường gây thiệt hại cho lòng yêu mến tha nhân và tình liên đới vốn phải là đặc tính của các quan hệ giữa con người với nhau. ĐTC nói: ”Cả trong những tình cảnh như thế, sự hiện diện của anh em vẫn quan trọng và quí giá: đó là chứng tá sinh động về một vị Thiên Chúa gần gũi với con người và lời nhắc nhở đừng dửng dưng đối với những người mình gặp, nhưng đối xử với họ trong thái độ sẵn sàng và yêu thương” (SD 11-6-2012)
Họp báo của cha Lombardi về cuộc điều tra người cựu giúp việc Đức Thánh Cha
LM. Trần Đức Anh OP
13:37 11/06/2012
VATICAN. Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, tiếp tục bác bỏ những tin thất thiệt của một số báo chí lớn ở Italia quanh vụ ”rì rỏ” tin tức tại Vatican.
Ba tờ báo lớn ở Italia ra ngày 11-6-2012 nói rằng người cựu giúp việc của ĐTC, ông Paolo Gabriele chỉ là một ”con dê tế thần”, vì có 2 Hồng Y và 5 giáo dân khác, trong đó có 1 ký giả, thuộc vào số những người bị tình nghi và điều tra về vụ lấy cắp tài liệu, thư từ của ĐTC.
Trong cuộc họp báo sáng ngày 11-6-2012 tại Phòng báo chí Tòa Thánh tái khẳng định rằng hiện thời ông Paolo Gabriele là người duy nhất bị điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Vatican. Các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho đương sự được quản thúc tại gia, thay vì bị giam như từ 19 ngày nay. Tuy nhiên vị thẩm phán điều tra, Giáo sư Antonio Bonnet, quyết định giữ nguyên tình trạng như hiện nay đối với đương sự.
Cha Lombardi nhìn nhận cuộc điều tra tiến hành ”chậm chạp”, nhưng đó cũng là dấu chỉ một tiến trình điều tra kỹ lưỡng, do ngành công lý Vatican tiến hành. ”Việc mở lại cuộc thẩm vấn chính thức ông Paolo Gabriele là điều chưa được tiến hành ngay. Giới chức điều tra tiếp tục tìm kiếm những yếu tố hữu ích để có một khung cảnh đầy đủ về tình hình, và để các cuộc hỏi cung được hữu hiệu”.
Ông Gabriele vẫn được gặp các luật sư, thân nhân và một linh mục nếu đương sự muốn.
Về việc các chuyên gia luật pháp và tài chánh của Hội đồng Âu Châu, gọi là Moneyval, thẩm định về hệ thống tài chánh của Vatican và các biện pháp chống rửa tiền tại các quốc gia thành viên, cha Lombardi nói rằng thật là điều tích cực vì người ta thấy con đường rõ ràng khi Vatican chịu sự thẩm định như vậy, theo ý muốn của ĐTC, do những chuyên gia cao đẳng về vấn đề này. Đó là một sự đối chiếu thanh thản giữa các tổ chức của Giáo Hội và thế giới đời, hướng đến công ích và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, qua việc chống lại nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm.
Sau cùng, cha Lombardi tái khẳng định thái độ luôn sẵn sàng cộng tác của Vatican với ngành tư pháp Italia, trong các cuộc điều tra chống tội phạm.
Trong thời gian gần đây, nhiều cơ quan truyền thông Italia thường đưa nhiều tin thất thiệt và phỏng đoán về Vatican, khiến cho cha Lombardi vẫn phải lên tiếng cải chính. (SD 11-6-2012)
Ba tờ báo lớn ở Italia ra ngày 11-6-2012 nói rằng người cựu giúp việc của ĐTC, ông Paolo Gabriele chỉ là một ”con dê tế thần”, vì có 2 Hồng Y và 5 giáo dân khác, trong đó có 1 ký giả, thuộc vào số những người bị tình nghi và điều tra về vụ lấy cắp tài liệu, thư từ của ĐTC.
Trong cuộc họp báo sáng ngày 11-6-2012 tại Phòng báo chí Tòa Thánh tái khẳng định rằng hiện thời ông Paolo Gabriele là người duy nhất bị điều tra về vụ thất thoát tài liệu tại Vatican. Các luật sư của đương sự đã đệ đơn xin cho đương sự được quản thúc tại gia, thay vì bị giam như từ 19 ngày nay. Tuy nhiên vị thẩm phán điều tra, Giáo sư Antonio Bonnet, quyết định giữ nguyên tình trạng như hiện nay đối với đương sự.
Cha Lombardi nhìn nhận cuộc điều tra tiến hành ”chậm chạp”, nhưng đó cũng là dấu chỉ một tiến trình điều tra kỹ lưỡng, do ngành công lý Vatican tiến hành. ”Việc mở lại cuộc thẩm vấn chính thức ông Paolo Gabriele là điều chưa được tiến hành ngay. Giới chức điều tra tiếp tục tìm kiếm những yếu tố hữu ích để có một khung cảnh đầy đủ về tình hình, và để các cuộc hỏi cung được hữu hiệu”.
Ông Gabriele vẫn được gặp các luật sư, thân nhân và một linh mục nếu đương sự muốn.
Về việc các chuyên gia luật pháp và tài chánh của Hội đồng Âu Châu, gọi là Moneyval, thẩm định về hệ thống tài chánh của Vatican và các biện pháp chống rửa tiền tại các quốc gia thành viên, cha Lombardi nói rằng thật là điều tích cực vì người ta thấy con đường rõ ràng khi Vatican chịu sự thẩm định như vậy, theo ý muốn của ĐTC, do những chuyên gia cao đẳng về vấn đề này. Đó là một sự đối chiếu thanh thản giữa các tổ chức của Giáo Hội và thế giới đời, hướng đến công ích và sự tôn trọng luật pháp quốc tế, qua việc chống lại nạn khủng bố và các tổ chức tội phạm.
Sau cùng, cha Lombardi tái khẳng định thái độ luôn sẵn sàng cộng tác của Vatican với ngành tư pháp Italia, trong các cuộc điều tra chống tội phạm.
Trong thời gian gần đây, nhiều cơ quan truyền thông Italia thường đưa nhiều tin thất thiệt và phỏng đoán về Vatican, khiến cho cha Lombardi vẫn phải lên tiếng cải chính. (SD 11-6-2012)
Đức Thánh Cha nhắn nhủ các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh
LM. Trần Đức Anh OP
13:38 11/06/2012
VATICAN. Hôm 11-6-2012, ĐTC Biển Đức 16 mời gọi các nhà ngoại giao tương lai của Tòa Thánh gia tăng lòng trung thành với Người Kế Vị Thánh Phêrô và các Giáo Hội địa phương mà họ được gửi đến để phục vụ.
ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Beniamino Stella, tổng cộng là 40 người.
ĐTC nhắc đến lòng trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước đã ký kết với Dân Người. ”Vì trung tín, Thiên Chúa bảo đảm hoàn tất ý định yêu thương của Ngài và vì thế, Người cũng đáng tin và chân thật”. Chính thái độ đó của Thiên Chúa tạo nên nơi con người khả năng trung tín..
Từ viễn tượng trên đây, ĐTC khuyến khích các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hãy sống liên hệ bản thân với Vị Đại Diện Chúa Kitô như thành phần linh đạo của mình. ĐTC nói: ”Chắc chắn đây là một yếu tố của mỗi tín hữu Công Giáo, và nhất là của mỗi LM. Nhưng đối với những người làm việc tại Tòa Thánh, thì yếu tố này càng có một tính chất đặc biệt, vì họ dành phần lớn năng lực, thời gian và sứ vụ thường nhật của mình để phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một hồng ân đặc biệt, cần được phát triển thành mối liên hệ yêu mến với ĐGH, tín thác trong nội tâm, một sự đồng cảm tự nhiên với Người”.
Từ sự trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô, ĐTC mời gọi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh như trong tư cách là Đại diện ĐTC, cũng như các cộng sự viên của ngài, hãy trở thành những người diễn tả mối quan tâm ân cần của ngài đối với tất cả các Giáo Hội. ĐTC nói: ”Vì thế, anh em phải nuôi dưỡng một quan hệ quí chuộng sâu xa và từ nhân, thân hữu đích thực, đối với các Giáo Hội và cộng đoàn mà anh em được gửi tới. Anh em cũng có một nghĩa vụ trung thành đối với các Giáo Hội ấy, được cụ thể hóa qua sự tận tụy chăm chỉ đối với công việc thường nhật, trong sự hiện diện nơi các Giáo Hội ấy những lúc vui buồn, và cả những lúc bi thảm của lịch sử, thủ đắc kiến thức sâu xa về nền văn hóa của họ, về hành trình xã hội, và biết quí chuộc những gì mà ơn thánh Chúa đang hoạt động nơi mỗi dân nước.
Trong lời chào mừng ĐTC đầu buổi tiếp kiến, Đức TGM Stella cho biết trong vòng vài ngày tới đây lối 10 LM sinh viên sẽ nhận được bài sai tới các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh. 15 LM khác, tuổi từ 30 đến 35, sẽ gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh vào tháng 9 tới đây. (SD 11-6-2012)
ĐTC đưa ra lời nhắn nhủ trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh, dưới sự hướng dẫn của Đức TGM Beniamino Stella, tổng cộng là 40 người.
ĐTC nhắc đến lòng trung tín của Thiên Chúa đối với giao ước đã ký kết với Dân Người. ”Vì trung tín, Thiên Chúa bảo đảm hoàn tất ý định yêu thương của Ngài và vì thế, Người cũng đáng tin và chân thật”. Chính thái độ đó của Thiên Chúa tạo nên nơi con người khả năng trung tín..
Từ viễn tượng trên đây, ĐTC khuyến khích các LM sinh viên trường ngoại giao Tòa Thánh hãy sống liên hệ bản thân với Vị Đại Diện Chúa Kitô như thành phần linh đạo của mình. ĐTC nói: ”Chắc chắn đây là một yếu tố của mỗi tín hữu Công Giáo, và nhất là của mỗi LM. Nhưng đối với những người làm việc tại Tòa Thánh, thì yếu tố này càng có một tính chất đặc biệt, vì họ dành phần lớn năng lực, thời gian và sứ vụ thường nhật của mình để phục vụ Người Kế vị Thánh Phêrô. Đây là một trách nhiệm nặng nề, nhưng cũng là một hồng ân đặc biệt, cần được phát triển thành mối liên hệ yêu mến với ĐGH, tín thác trong nội tâm, một sự đồng cảm tự nhiên với Người”.
Từ sự trung thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô, ĐTC mời gọi các nhà ngoại giao của Tòa Thánh như trong tư cách là Đại diện ĐTC, cũng như các cộng sự viên của ngài, hãy trở thành những người diễn tả mối quan tâm ân cần của ngài đối với tất cả các Giáo Hội. ĐTC nói: ”Vì thế, anh em phải nuôi dưỡng một quan hệ quí chuộng sâu xa và từ nhân, thân hữu đích thực, đối với các Giáo Hội và cộng đoàn mà anh em được gửi tới. Anh em cũng có một nghĩa vụ trung thành đối với các Giáo Hội ấy, được cụ thể hóa qua sự tận tụy chăm chỉ đối với công việc thường nhật, trong sự hiện diện nơi các Giáo Hội ấy những lúc vui buồn, và cả những lúc bi thảm của lịch sử, thủ đắc kiến thức sâu xa về nền văn hóa của họ, về hành trình xã hội, và biết quí chuộc những gì mà ơn thánh Chúa đang hoạt động nơi mỗi dân nước.
Trong lời chào mừng ĐTC đầu buổi tiếp kiến, Đức TGM Stella cho biết trong vòng vài ngày tới đây lối 10 LM sinh viên sẽ nhận được bài sai tới các nhiệm sở ngoại giao Tòa Thánh. 15 LM khác, tuổi từ 30 đến 35, sẽ gia nhập trường ngoại giao Tòa Thánh vào tháng 9 tới đây. (SD 11-6-2012)
Top Stories
Pope: faithfulness key to service
Vatican Radio
13:34 11/06/2012
Please find he full text of the Holy Father's remarks, below:
--------------------------
Address of the Holy Father
to the Pontifical Ecclesiastical Academy
(Monday, 11 June 2012)
Dear Brother Bishops,Dear Priests,
First of all, I thank Archbishop Beniamino Stella for the courteous words which he has addressed to me in the name of all present, and for the valued work that he carries out. With great affection I greet the entire community of the Pontifical Ecclesiastical Academy. I am pleased to receive you once again this year, as the academic year draws to a close and as, for some of you, the day is approaching when you will depart for service in Papal Representations throughout the world. The Pope also counts on you for assistance in fulfilling his universal ministry. I encourage you to be confident and to prepare diligently for the mission which awaits you, trusting in the faithfulness of the One who has known you from the beginning and has called you into communion with his Son, Jesus Christ (cf. 1 Cor 1:9).
God’s faithfulness is the key to, and the source of, our own faithfulness. I would like today to remind you of precisely this virtue, which well expresses the unique bond existing between the Pope and his direct collaborators, both in the Roman Curia and in the Papal Representations: for many, it is a bond grounded in the priestly character that they have received, which is then specified in the particular mission entrusted to each in the service of the Successor of Peter.
In the Bible, faithfulness is above all a divine attribute: God reveals himself as the one who remains ever faithful to his Covenant with his people, despite their unfaithfulness. As the Faithful One, God sees to the fulfilment of his loving plan; thus, he is trustworthy and true. His way of acting makes it possible in turn for men and women to be faithful. In our case, the virtue of faithfulness is profoundly linked to the supernatural gift of faith; it becomes the expression of that steadfastness proper to those who have made God the foundation of their entire lives. In faith we find the sole guarantee of our standing firm (cf. Is 7:9b); only on this foundation can we in turn be truly faithful: first to God, then to his family, the Church our Mother and Teacher, and within the Church to our own vocation, to the history in which the Lord has set us.
Dear friends, with this in mind, I encourage you to cultivate a personal bond with the Vicar of Christ as a part of your spirituality. Certainly, this is something which ought to apply to every Catholic, and even more to every priest. Yet for those who work in the Holy See, it is of particular importance, since they spend much of their energy, their time and their daily ministry in the service of the Successor of Peter. This entails a serious responsibility, but also a special gift which as time goes on should make you grow in closeness to the Pope, a closeness marked by interior trust, a natural idem sentire, which is exactly expressed by the word “faithfulness”.
Faithfulness to Peter, who sends you forth, also gives rise to a special faithfulness towards those to whom you are sent. The Representatives of the Roman Pontiff and their collaborators are called upon to interpret his solicitude for all the Churches, as well as the affectionate concern with which he follows the journey of each people. You should therefore cultivate a relationship of profound esteem and benevolence, and indeed true friendship, towards the Churches and the communities to which you will be sent. You are also bound to faithfulness in their regard, a faithfulness concretely manifested each day by your diligence and devotion to your work, by your presence among them at moments of joy, sadness and even tragedy, by your coming to know their culture, their journey as a Church, and by your appreciation of all that God’s grace has accomplished in every people and nation.
This represents a valuable contribution to the Petrine ministry, about which the Servant of God Paul VI once said: “By entrusting to his Vicar the power of the keys and by making him the rock and foundation of his Church, the Eternal Pastor also gave him the mandate to ‘confirm his brethren’: he does this not only by leading them and keeping them united in his name, but also by supporting and comforting them, certainly by his words, but also in some way by his presence” (Apostolic Letter Sollicitudo Omnium Ecclesiarum, 24 June 1969: AAS 61 (1969), 473-474).
Thus you will also encourage and help the particular Churches to grow in faithfulness to the Roman Pontiff and to find in the principle of communion with the universal Church a sure direction for their own pilgrimage through history. Not least, you will also help the Successor of Peter to be faithful to the mission he has received from Christ, enabling him to know better the flock entrusted to his care and to be present to it more effectively by his words, his closeness, his affection. Here I can only mention with gratitude the assistance that I receive every day from my many collaborators in the Roman Curia and in Papal Representations, as well as the support that comes to me from the prayers of countless brothers and sisters worldwide.
Dear friends, to the extent that you are faithful, you will also be worthy of faith. We know too that the faithfulness proper to the Church and to the Holy See is no “blind” loyalty, for it is enlightened by our faith in the One who said: “You are Peter, and on on this rock I will build my Church” (Mt 16:18). Let us all be committed to following this path, so that one day we may hear the words of the Gospel parable: “Good and faithful servant, enter into the joy of your master” (cf. Mt 25:21).
With these sentiments, I renew my affectionate greeting to Archbishop Stella and his collaborators, to the Franciscan Missionary Sisters of the Child Jesus, and to the entire community of the Pontifical Ecclesiastical Academy, and I cordially impart my blessing.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giới Trẻ Làng Nam hành hương những miền Đất Thánh tại giáo tỉnh Hà Nội
Linh Pháp
11:51 11/06/2012
Trong ba ngày, từ 07 đến 10/06/2012, giáo lý viên và ca đoàn giáo xứ Làng Nam đã tìm về với các vùng đất thánh thuộc giáo phận Hà Nội, giáo phận Bắc Ninh và giáo phận Hưng Hóa trong giáo tỉnh Hà Nội.
Xem hình ảnh
Chúng tôi nói, các bạn trẻ Làng Nam hành hương về các vùng đất thánh, là thực sự những nơi mà các bạn trẻ của giáo xứ nơi vùng đất Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An tìm về đều là vùng đất thánh thiêng đối với họ.
Trước hết là giáo xứ Sở Kiện. Vùng đất này có lẽ không cần phải nói nhiều, bởi vì nơi đây có Vương Cung Thánh Đường với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mới được tòa thánh cất nhắc lên cách đây vài năm, và là nơi có hàng trăm vị tử đạo, trong đó có cả chục vị đã được phong thánh. Trước những hình ảnh gôm cùm, chém giết, những ảnh tượng và hài cốt các vị tự đạo đã làm cho các bạn như chìm vào trong sự kinh hãi linh thiêng và ngập tràn hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, những bài hát như Đây Bài Ca Ngàn Trùng, Đẹp Thay... mà do các bạn ca đoàn cất lên làm trào dâng một khí thế hào hùng bất khuất và cảm động như muốn rơi lệ!
Điểm thứ hai mà các bạn trẻ Làng Nam hành hương đó là nhà thờ Tam Đảo. “Giáo xứ Tam đảo nằm trên khu du lịch Tam Đảo do người Pháp khai sinh. Tam đảo cách Tòa Giám mục Bắc Ninh 90 km. [...] Khởi đầu khi thành lập vào năm 1906, giáo xứ gồm có 200 giáo dân với ngôi nhà thờ bằng tranh lá. Năm 1937, giáo xứ đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo kiến trúc Pháp. [...] Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chủ trương ‘tiêu ổ kháng chiến’ đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn. Tuy nhiên, với chính sách và đường lối chế độ cộng sản tôn giáo không là một tiêu chuẩn tự do nên từ năm 1954, nhà thờ bị chính quyền quản lý và sử dụng vào nhiều mục đích khác nha, trừ mục đích chính đáng là thờ phượng Thiên Chúa! Sau nhiều lần đối thoại qua lại, ngày 8-8-2008, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có thiện chí trao trả lại nhà thờ Tam Đảo cho chủ sở hữu đích thực của nó là giáo phận Bắc Ninh. Hiện tại, sau hơn nửa thế kỷ sử dụng sai mục đích, không được sửa chữa bảo trì, nhà thờ Tam Đảo đã xuống cấp nặng nề, nhiều hạng mục công trình hư hỏng, vỡ nát...” (Trích Nhà Thờ Tam Đảo theo webside của giáo phận Bắc Ninh).
Hình ảnh ngôi thánh đường bị trưng dụng sai mục đích, bị xâm chiếm dường như là hình ảnh của Giáo Hội. Giáo Hội luôn bị bách hại, tàn phá! Nhưng rồi Giáo Hội vẫn cứ đứng vững trước bão tố của thế gian và ma quỷ!
Địa điểm thứ ba mà giới trẻ Làng Nam đến là giáo xứ Dị Nậu. Địa danh này khiến nhiều người nghĩ nó thuộc về một vùng đất nào đó của dân tộc thiểu số trên vùng non thâm núi thẳm. Nhưng không phải thế. Giáo xứ này nằm ở xã Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Nội, thuộc giáo phận Hưng Hóa. Giáo xứ này đã sản sinh ra ba vị Giám mục là Đức cố Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Quang, Đức cha Antôn Nguyễn Huy Chương, giám mục Đà Lạt và Đức Cha Gioan Maria Nguyễn Tất, giám mục Hưng Hóa. Do đó, về với giáo xứ này chẳng khác gì về một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất thấm sâu tinh thần đức tin và đạo đức nên mới có thể vun trồng nên những ơn gọi cao trọng như thế!
Hy vọng, với cuộc hành hương này sẽ khơi dậy nơi các bạn trẻ Làng Nam tinh thần đức tin kiên vững, nhất là trong thời gian giáo xứ đang gặp nhiều khó khăn, cũng như thúc đẩy tinh thần dấn thân hăng say của họ!
Xem hình ảnh
Chúng tôi nói, các bạn trẻ Làng Nam hành hương về các vùng đất thánh, là thực sự những nơi mà các bạn trẻ của giáo xứ nơi vùng đất Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An tìm về đều là vùng đất thánh thiêng đối với họ.
Trước hết là giáo xứ Sở Kiện. Vùng đất này có lẽ không cần phải nói nhiều, bởi vì nơi đây có Vương Cung Thánh Đường với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, mới được tòa thánh cất nhắc lên cách đây vài năm, và là nơi có hàng trăm vị tử đạo, trong đó có cả chục vị đã được phong thánh. Trước những hình ảnh gôm cùm, chém giết, những ảnh tượng và hài cốt các vị tự đạo đã làm cho các bạn như chìm vào trong sự kinh hãi linh thiêng và ngập tràn hạnh phúc. Hơn bao giờ hết, những bài hát như Đây Bài Ca Ngàn Trùng, Đẹp Thay... mà do các bạn ca đoàn cất lên làm trào dâng một khí thế hào hùng bất khuất và cảm động như muốn rơi lệ!
Điểm thứ hai mà các bạn trẻ Làng Nam hành hương đó là nhà thờ Tam Đảo. “Giáo xứ Tam đảo nằm trên khu du lịch Tam Đảo do người Pháp khai sinh. Tam đảo cách Tòa Giám mục Bắc Ninh 90 km. [...] Khởi đầu khi thành lập vào năm 1906, giáo xứ gồm có 200 giáo dân với ngôi nhà thờ bằng tranh lá. Năm 1937, giáo xứ đã xây dựng ngôi thánh đường hiện nay theo kiến trúc Pháp. [...] Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chủ trương ‘tiêu ổ kháng chiến’ đã làm cho toàn bộ những ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, nhà thờ là công trình kiến trúc duy nhất được bảo toàn. Tuy nhiên, với chính sách và đường lối chế độ cộng sản tôn giáo không là một tiêu chuẩn tự do nên từ năm 1954, nhà thờ bị chính quyền quản lý và sử dụng vào nhiều mục đích khác nha, trừ mục đích chính đáng là thờ phượng Thiên Chúa! Sau nhiều lần đối thoại qua lại, ngày 8-8-2008, chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã có thiện chí trao trả lại nhà thờ Tam Đảo cho chủ sở hữu đích thực của nó là giáo phận Bắc Ninh. Hiện tại, sau hơn nửa thế kỷ sử dụng sai mục đích, không được sửa chữa bảo trì, nhà thờ Tam Đảo đã xuống cấp nặng nề, nhiều hạng mục công trình hư hỏng, vỡ nát...” (Trích Nhà Thờ Tam Đảo theo webside của giáo phận Bắc Ninh).
Hình ảnh ngôi thánh đường bị trưng dụng sai mục đích, bị xâm chiếm dường như là hình ảnh của Giáo Hội. Giáo Hội luôn bị bách hại, tàn phá! Nhưng rồi Giáo Hội vẫn cứ đứng vững trước bão tố của thế gian và ma quỷ!
Địa điểm thứ ba mà giới trẻ Làng Nam đến là giáo xứ Dị Nậu. Địa danh này khiến nhiều người nghĩ nó thuộc về một vùng đất nào đó của dân tộc thiểu số trên vùng non thâm núi thẳm. Nhưng không phải thế. Giáo xứ này nằm ở xã Dị Nậu, Thạch Thất, Hà Nội, thuộc giáo phận Hưng Hóa. Giáo xứ này đã sản sinh ra ba vị Giám mục là Đức cố Giám mục Phêrô Nguyễn Huy Quang, Đức cha Antôn Nguyễn Huy Chương, giám mục Đà Lạt và Đức Cha Gioan Maria Nguyễn Tất, giám mục Hưng Hóa. Do đó, về với giáo xứ này chẳng khác gì về một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, vùng đất thấm sâu tinh thần đức tin và đạo đức nên mới có thể vun trồng nên những ơn gọi cao trọng như thế!
Hy vọng, với cuộc hành hương này sẽ khơi dậy nơi các bạn trẻ Làng Nam tinh thần đức tin kiên vững, nhất là trong thời gian giáo xứ đang gặp nhiều khó khăn, cũng như thúc đẩy tinh thần dấn thân hăng say của họ!
Giáo xứ Hàng Bột mừng lễ kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu
GX Hàng Bột
12:10 11/06/2012
HÀ NỘI - Lúc 17 giờ Chúa nhật ngày 10 tháng 6 - Tại nhà thờ Hàng Bột, Cha Tôma Aquinô Nguyễn Xuân Thủy, Quản lý Tổng giáo phận Hà Nội, lọng trọng cử hành Thánh lễ Kính Mình Máu Cực Thánh Chúa Giêsu với sự hiện diện của Thày phó tế Antôn Nguyễn Ngọc Sáng và đông đảo cộng đoàn giáo dân trong và ngoài xứ.
Xem hình ảnh
Sau Thánh lễ, Cha Tôma. Aq Nguyễn Xuân Thủy chủ sự nghi thức cung nghinh Thánh Thể xung quanh nhà thờ.
Xem hình ảnh
Sau Thánh lễ, Cha Tôma. Aq Nguyễn Xuân Thủy chủ sự nghi thức cung nghinh Thánh Thể xung quanh nhà thờ.
Caritas và Phòng khám đa khoa Xã Đoài cấp thuốc miễn phí tại giáo xứ Thọ Ninh
Peter Thọ Kỳ
12:15 11/06/2012
VINH - Nằm trong chương trình hoạt động từ thiện luân phiên trong các giáo xứ của giáo phận, ngày 10/6/2012 - Chúa nhật lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - Ban Caritas giáo phận phối hợp cùng Phòng khám đa khoa Xã Đoài đã có ngày khám và cấp thuốc miễn phí cho bà con giáo dân thuộc hái giáo xứ Thọ Ninh và Kẻ Tùng tại giáo xứ Thọ Ninh.
Xem hình ảnh
Thọ Ninh và Kẻ Tùng là hai giáo xứ với hơn 4000 nhân khẩu do cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Lộc coi sóc, nằm cách trung tâm Tòa giám mục Xã Đoài khoảng hơm 30 km về phía nam (tính theo đường chim bay); bà con giáo dân trong cả hai giáo xứ đều là thuần nông, điều kiện về kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, những người già cả và bệnh tật lại khó khăn hơn trong việc khám chữa bệnh. Thao thức trước thực trạng như vậy, cha quản xứ đã nhã ý cùng Ban Caritas giáo phận về khám và cấp thuốc cho bà con giáo dân của hai giáo xứ, nhằm tạo điều kiện cho họ có cơ hội được chăm sóc về y tế, nhất là để họ biết cách đề phòng và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đối tượng ưu tiên hàng đầu của đợt khám và cấp thuốc lần này là những người già cả, người neo đơn và những người ốm đau không có điều kiện đi bệnh viện.
Đúng 7g30, đội ngũ Y bác sĩ của Phòng khám đa khoa Xã Đoài và đại diện Cariatas giáo phận, nữ tu Maria Nguyễn Thị Mùi, có mặ tại giáo xứ Thọ Ninh. Sau mấy phút nghỉ ngơi thư giản để lấy lại quân bình sau hơn một giờ đồng hồ ngồi trên xe, nhất là phải đi qua quốc lộ 8 “trong mơ đang đợi chờ” làm cho ai nấy đều chao đảo, đoàn bắt tay vào làm việc. Nhờ được bố trí sắp xếp cách hợp lý, nên việc khám và cấp phát thuốc đã diễn ra cách trật tự, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao; các bác sỹ có điều kiện để khám bệnh cách cẩn thận, tư vấn căn dặn các bệnh nhân các rõ ràng và kỹ càng.
Ngày làm việc kết thúc vào lúc 16g30, tổng số có 415 được khám và cấp thuốc miễn phí. Bà con giáo dân cả hai giáo xứ hết lòng cảm kích và biết ơn các Y bác sỹ cũng như Ban Bác ái giáo phận. Đặc biệt hơn từ ánh mắt của mỗi người đều toát lên tình hiệp thông chia sẻ trao ban và đón nhận như chính Tình Yêu của Tấm Bánh được bẻ ra và trao ban trong ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Xem hình ảnh
Thọ Ninh và Kẻ Tùng là hai giáo xứ với hơn 4000 nhân khẩu do cha Tôma Aquinô Nguyễn Bá Lộc coi sóc, nằm cách trung tâm Tòa giám mục Xã Đoài khoảng hơm 30 km về phía nam (tính theo đường chim bay); bà con giáo dân trong cả hai giáo xứ đều là thuần nông, điều kiện về kinh tế đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, những người già cả và bệnh tật lại khó khăn hơn trong việc khám chữa bệnh. Thao thức trước thực trạng như vậy, cha quản xứ đã nhã ý cùng Ban Caritas giáo phận về khám và cấp thuốc cho bà con giáo dân của hai giáo xứ, nhằm tạo điều kiện cho họ có cơ hội được chăm sóc về y tế, nhất là để họ biết cách đề phòng và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Đối tượng ưu tiên hàng đầu của đợt khám và cấp thuốc lần này là những người già cả, người neo đơn và những người ốm đau không có điều kiện đi bệnh viện.
Đúng 7g30, đội ngũ Y bác sĩ của Phòng khám đa khoa Xã Đoài và đại diện Cariatas giáo phận, nữ tu Maria Nguyễn Thị Mùi, có mặ tại giáo xứ Thọ Ninh. Sau mấy phút nghỉ ngơi thư giản để lấy lại quân bình sau hơn một giờ đồng hồ ngồi trên xe, nhất là phải đi qua quốc lộ 8 “trong mơ đang đợi chờ” làm cho ai nấy đều chao đảo, đoàn bắt tay vào làm việc. Nhờ được bố trí sắp xếp cách hợp lý, nên việc khám và cấp phát thuốc đã diễn ra cách trật tự, nhanh chóng và mang lại hiệu quả cao; các bác sỹ có điều kiện để khám bệnh cách cẩn thận, tư vấn căn dặn các bệnh nhân các rõ ràng và kỹ càng.
Ngày làm việc kết thúc vào lúc 16g30, tổng số có 415 được khám và cấp thuốc miễn phí. Bà con giáo dân cả hai giáo xứ hết lòng cảm kích và biết ơn các Y bác sỹ cũng như Ban Bác ái giáo phận. Đặc biệt hơn từ ánh mắt của mỗi người đều toát lên tình hiệp thông chia sẻ trao ban và đón nhận như chính Tình Yêu của Tấm Bánh được bẻ ra và trao ban trong ngày lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Caritas Hải Phòng với chương trình xây nhà tình nghĩa
Caritas Hải Phòng
12:22 11/06/2012
HẢI PHÒNG - “An cư thì mới lạc nghiệp” sau khi khảo sát thực tế tại cộng đồng từng hoàn cảnh với nhiều mảnh đời khác nhau. Trong sáu tháng đầu năm 2012, mặc dù nguồn quỹ dành cho hoạt động xây sửa nhà cho người có hoàn cảnh khó khăn chưa nhiều, nhưng Caritas giáo phận đã triển khai chương trình xây 1 ngôi nhà mới hoàn toàn và sửa 4 ngôi nhà hư hỏng nặng cho 4 hộ gia đình, trong đó có hai hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như sau:
1. Gia đình Ông Hoàng Cương ở tổ 30 Phường Máy Chai - Ngô Quyền - Hải Phòng
Tháng 3 vừa qua, Caritas giáo phận Hải Phòng đã kết hợp với Gia đình phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu xứ Đoàn An Hải đã giúp sửa nhà cho Ông Hoàng Cương là người tàn tật, sống độc thân, mọi sinh hoạt của ông đều tập trung trong ngôi nhà 18 m2 không có bếp và nhà vệ sinh.
Suốt thời gian qua, ông phải sống đơn độc một mình, rất ít người quan tâm và để ý đến ông. Thế rồi ông đã được các Hội Đoàn thuộc giáo xứ An Hải quan tâm giúp đỡ.
Ngày 14.04.2012, Ông vui mừng đón nhận ngôi nhà mới từ tấm lòng của Cha giám đốc Caritas Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện và Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu thuộc xứ Đoàn An Hải.
Có được ngôi nhà thật khang trang và thoáng mát nhà bếp và nhà vệ sinh đầy đủ đó là sự nỗ lực và sự kêu gọi của Cha giám đốc đến với mọi thành phần trong Giáo xứ, ân nhân và bà con lối xóm của Phường Máy Chai cùng chung tay giúp đỡ ông.
2. Gia đình Cụ Nguyễn Thị Huệ ở xã Phạm Trấn – Gia Lộc – Hải Dương
Cụ Huệ năm nay đã 81 tuổi, cụ có một người con trai người và một người con gái nhưng người con gái thì mắc bệnh tâm thần còn người con trai thì không chịu khó làm việc, và chăm sóc người mẹ của mình. Hiện nay cụ đang sống với người con gái tâm thần và đứa cháu ngoại 8 tuổi trong căn bếp ẩm ướt và dột nát.
Đầu tháng 6.2012 Cha giám đốc Carias giáo phận, Cha quản hạt Hải Dương, Cha chính xứ Kẻ Bượi, Cha xứ Đáp Khê, Ông Giuse Nguyễn Văn Đích, cộng tác viên Caritas giáo Hạt Hải Dương và chính quyền xã Phạm Trấn đã trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình cụ Nguyễn Thị Huệ.
Bầu khí nhà Cụ Huệ hôm nay vui hơn, vì có sự hiện diện của nhiều người, ánh mắt của cụ sáng lên niềm hy vọng. Sau khi đón nhận ngôi nhà tình nghĩa Cụ Huệ đã cảm ơn Qúy Cha, Qúy vị trong Caritas giáo hạt Hải Dương, Qúy vị chính quyền địa phương, cụ đã nghẹn ngào nói “ Tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngôi nhà trong lúc tuổi già như thế này, chắc tôi sẽ sống thọ thêm nhiều năm nữa, từ nay trở đi bà cháu tôi có ngôi nhà đoàng hoàng để ở, tôi sẽ cố gắng động viên cháu học hành chăm chỉ để trở thành những người có ích cho đất nước”.
Những kết sau luận sau khi xây dựng ngôi nhà tình nghĩa:
Việc xây nhà tình nghĩa là việc chung của mọi người trong xã hội cũng như các tổ chức tôn giáo, như gắn chặt sự quan tâm và tình liên đới giữa con người với nhau
Đây chỉ là bước khởi đầu của chương trình xây dựng ngôi nhà tình nghĩa dành tặng những người có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều hồ sơ xin hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho người nghèo, Caritas Hải Phòng sẽ cố gắng thực hiện chương trình này để giúp cho các gia đình hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống.
Hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng quảng đại cùng chung tay để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn có được nơi ăn chốn ở. Xin quý vị tiếp tục cầu nguyện và cộng tác với chương trình này để có thể giúp đỡ.
Tháng 3 vừa qua, Caritas giáo phận Hải Phòng đã kết hợp với Gia đình phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu xứ Đoàn An Hải đã giúp sửa nhà cho Ông Hoàng Cương là người tàn tật, sống độc thân, mọi sinh hoạt của ông đều tập trung trong ngôi nhà 18 m2 không có bếp và nhà vệ sinh.
Suốt thời gian qua, ông phải sống đơn độc một mình, rất ít người quan tâm và để ý đến ông. Thế rồi ông đã được các Hội Đoàn thuộc giáo xứ An Hải quan tâm giúp đỡ.
Ngày 14.04.2012, Ông vui mừng đón nhận ngôi nhà mới từ tấm lòng của Cha giám đốc Caritas Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện và Gia đình Phạt tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu thuộc xứ Đoàn An Hải.
Có được ngôi nhà thật khang trang và thoáng mát nhà bếp và nhà vệ sinh đầy đủ đó là sự nỗ lực và sự kêu gọi của Cha giám đốc đến với mọi thành phần trong Giáo xứ, ân nhân và bà con lối xóm của Phường Máy Chai cùng chung tay giúp đỡ ông.
2. Gia đình Cụ Nguyễn Thị Huệ ở xã Phạm Trấn – Gia Lộc – Hải Dương
Cụ Huệ năm nay đã 81 tuổi, cụ có một người con trai người và một người con gái nhưng người con gái thì mắc bệnh tâm thần còn người con trai thì không chịu khó làm việc, và chăm sóc người mẹ của mình. Hiện nay cụ đang sống với người con gái tâm thần và đứa cháu ngoại 8 tuổi trong căn bếp ẩm ướt và dột nát.
Đầu tháng 6.2012 Cha giám đốc Carias giáo phận, Cha quản hạt Hải Dương, Cha chính xứ Kẻ Bượi, Cha xứ Đáp Khê, Ông Giuse Nguyễn Văn Đích, cộng tác viên Caritas giáo Hạt Hải Dương và chính quyền xã Phạm Trấn đã trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho gia đình cụ Nguyễn Thị Huệ.
Bầu khí nhà Cụ Huệ hôm nay vui hơn, vì có sự hiện diện của nhiều người, ánh mắt của cụ sáng lên niềm hy vọng. Sau khi đón nhận ngôi nhà tình nghĩa Cụ Huệ đã cảm ơn Qúy Cha, Qúy vị trong Caritas giáo hạt Hải Dương, Qúy vị chính quyền địa phương, cụ đã nghẹn ngào nói “ Tôi không bao giờ nghĩ rằng sẽ có một ngôi nhà trong lúc tuổi già như thế này, chắc tôi sẽ sống thọ thêm nhiều năm nữa, từ nay trở đi bà cháu tôi có ngôi nhà đoàng hoàng để ở, tôi sẽ cố gắng động viên cháu học hành chăm chỉ để trở thành những người có ích cho đất nước”.
Những kết sau luận sau khi xây dựng ngôi nhà tình nghĩa:
Việc xây nhà tình nghĩa là việc chung của mọi người trong xã hội cũng như các tổ chức tôn giáo, như gắn chặt sự quan tâm và tình liên đới giữa con người với nhau
Đây chỉ là bước khởi đầu của chương trình xây dựng ngôi nhà tình nghĩa dành tặng những người có hoàn cảnh khó khăn.
Hiện nay vẫn còn rất nhiều hồ sơ xin hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho người nghèo, Caritas Hải Phòng sẽ cố gắng thực hiện chương trình này để giúp cho các gia đình hoàn cảnh khó khăn sớm ổn định cuộc sống.
Hy vọng sẽ có nhiều tấm lòng quảng đại cùng chung tay để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn có được nơi ăn chốn ở. Xin quý vị tiếp tục cầu nguyện và cộng tác với chương trình này để có thể giúp đỡ.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Một tầm nhìn đại kết về vai trò của Đức Maria trong kế hoạch Thiên Chúa và trong hiệp thông các thánh (11)
Vũ Văn An
02:09 11/06/2012
II. Việc trọn đời đồng trinh của Đức Maria và việc nhắc đến các anh chị em của Chúa Giêsu trong các Tin Mừng
Sự hiện hữu của anh chị em Chúa Giêsu là một dữ kiện của Tân Ước. Sự khó khăn trong việc giải thích sự kiện này không hề làm trở ngại cho đức tin của ta vào Chúa Kitô, con đầu lòng của Trinh Nữ (27).
Thắc mắc mà các độc giả hiện đại lập tức nêu lên khi đọc thấy các anh chị em này không phải là thắc mắc của các soạn giả Tân Ước. Những soạn giả này, nhất là các phúc âm gia, chỉ muốn nhấn mạnh điểm này: cách thế Chúa Giêsu hiểu và thực thi thừa tác vụ của Người đã làm gia đình của Người bỡ ngỡ; họ không cùng Người rong ruổi trên các nẻo đường Palestine và chỉ tham gia với nhóm môn đệ mãi sau này, sau cái chết và sự phục sinh của Người. Tất cả các sự kiện ấy làm nổi bật cái nhìn thấu suốt hết sức độc đáo và vô song của Chúa Giêsu về một thừa tác vụ mà không một ai trong gia đình của Người thúc đẩy Người cả.
Dưới ánh sáng một cuộc tranh luận gần đây về đề tài này (28), người ta không thể dùng các quan điểm lịch sử và chú giải để chứng minh một cách chắc chắn rằng các anh chị em của Chúa Giêsu là như thế theo nghĩa đen của từ ngữ, hoặc ngược lại, chỉ ám chỉ tới gia đình Người một cách bao quát để bao gồm cả các anh chị em họ (29). Các trích đoạn khác nhau không có tính quyết định nguyên về mặt bản văn, mặc dù việc nhắc đến 4 người anh em của Chúa Giêsu (Mc 6:3) khiến các độc giả hiện đại lập tức nghĩ ngay đó là các anh em ruột. Ta phải nhìn nhận rằng các bản văn Tân Ước không cung cấp cho ta bằng chứng cần thiết để trả lời một câu hỏi như thế. Các luận chứng chồng chất của hai bên đều chỉ dựa vào các giả thuyết rất dễ bị xoay ngược đầu.
Sở dĩ một số Kitô hữu, như người Công Giáo và người Chính Thống chẳng hạn, tỏ ra ngạc nhiên khi có người cho rằng Chúa Giêsu có các anh chị em theo nghĩa đen, là vì họ tin vào sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Việc nhận như thế quả là một tấn công vào Thánh Mẫu Học của họ. Vì theo một xác tín rất thân thiết đối với cả Chính Thống Giáo và Công Giao, nếu Chúa Giêsu đã vượt lên trên gia đình ruột thịt của Người (Mt 12:46-50; Mc 3:31-35; Lc 8:19-21) để biến tất cả chúng ta thành anh chị em của Người, thì “suy nghĩ lành mạnh về Đức Maria” (Origen [30]) buộc ngài phải khước từ mọi liên hệ xác thịt để mãi mãi là mẹ chuyên nhất của Con Trai Giêsu.
Các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách ghi nhận quan điểm này, dù nó không có tính Thánh Kinh. Các nhà Cải Cách hiểu chữ “anh em” (adelphoi) theo nghĩa anh em họ và truyền giảng sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria theo một ngôn từ có sắc thái (31). Một số khuynh hướng Thệ Phản thiểu số vẫn luôn luôn quả quyết sự đồng trinh trọn đời này và luôn cố gắng giải thích nó như một sự tận hiến đặc biệt của Đức Maria trong tư cách một phụ nữ, một người mẹ và là hình ảnh của Giáo Hội (32).
Nhưng mặt khác, khoa chú giải Thánh Kinh đã dẫn nhiều người Thệ Phản tới một quan điểm trái ngược lại. Lại có người vẫn nghĩ rằng quả quyết chắc chắn của đức tin không thể dựa trên chứng cớ không chắc chắn của Thánh Kinh.
Người Công Giáo thì nghĩ rằng điều được Thánh Kinh nói đến không hề mâu thuẫn với chủ trương về sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria, và do đó, họ nhìn nhận xác tín từng xuất hiện trong giáo hội sơ khai về đề tài này. Về phần mình, một số người Thệ Phản, dù cho là không đủ chứng cớ Thánh Kinh, vẫn nghĩ rằng việc quả quyết Đức Maria trọn đời đồng trinh có thể có nghĩa thiêng liêng, mà ta không được gạt qua một bên. Dù sao, cũng cần tôn trọng sự phân biệt giữa chứng cớ lịch sử và xác tín của đức tin (33).
III. Các tín điều của Công Giáo về Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu
Khi đề cập tới hai tín điều này của Công Giáo, Nhóm Dombes biết rằng mọi tín phái Thệ Phản đều bác bỏ chúng, còn Chính Thống Giáo thì nghĩ rằng chúng đã được định nghĩa và được qui định một cách bất hợp pháp. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo đã long trọng lồng chúng vào nội dung đức tin.
Thành thử, đối với Nhóm Dombes, bước đầu tiên để làm sáng tỏ vấn đề là giải thích hai tín điều này cách nào đó giúp cho ý nghĩa và ý định của chúng trở nên khả niệm đối với cả những người không chấp nhận chúng và giúp chúng ta biết: liệu chúng có mâu thuẫn hay không với việc tuyên xưng đức tin chung mà Nhóm đã trình bày ở phần đầu của tài liệu này.
1. Các khó khăn chung đối với hai tín điều (34)
Hai tín điều Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu của Trinh Nữ Maria mới có đây (1854 và 1950). Ý định của chúng là diễn dịch thành tín lý cái hiểu về Đức Maria từng được khai triển qua nhiều thế kỷ trong kinh nguyện và phụng vụ của giáo hội. Cái hiểu đó là: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, là “người hoàn toàn thánh thiện” và sự thánh thiện này hoàn toàn là để phục vụ lịch sử cứu rỗi và đem đến cho ngài đặc ân được kết hợp với vinh quang của Con ngài, vào lúc cuối đời.
Việc chuyển dịch từ một niềm tin, chỉ được phát biểu trong lòng sùng kính và ca ngợi, qua các tín điều, được xác định một cách long trọng, đã trở thành một trong những chủ đề của các bất đồng đại kết. Nội dung của chúng, các công thức của chúng, và nền tảng của chúng đã làm nẩy sinh nhiều cuộc tranh luận gay gắt.
Nhiều người Chính Thống Giáo tỏ ra hết sức dè dặt đối với hai tín điều này. Theo họ, tín điều Vô Nhiễm Thai không được Thánh Kinh hỗ trợ và chỉ căn cứ vào truyền thống Phương Tây và lối giải thích tội nguyên tổ của Thánh Augustinô, là lối giải thích rất khác với Phương Đông. Họ cho rằng tín điều này dựa vào cái nhìn có tính pháp lý về cứu chuộc, theo đó, Đức Maria được hưởng trước ơn phúc tương lai của Chúa Giêsu Kitô. Dù người Chính Thống kính chào ngài là “hoàn toàn trong sạch” và “hoàn toàn không có vết nhơ”, nhưng các điều này không phải vì ngài được tượng thai mà là vì ơn ấy được ban cho ngài để ngài không bị bản chất có tội kiểm soát. Người chính Thống Giáo chủ trương rằng dù sau khi sa ngã, với trợ giúp của Thiên Chúa, các tạo vật vẫn có thể chu toàn ơn gọi của họ để trở thành “hình ảnh Thiên Chúa”. Chính trong ý nghĩa ấy, họ coi Đức Maria là hoa quả hoàn hảo nhất của nhân loại (35).
Còn về số phận sau cùng của Đức Maria, truyền thống Chính Thống Giáo thường nói tới việc Đức Maria “ngủ” (dormition), dù truyền thống này có sử dụng hạn từ “mông triệu”; hai ý niệm này không cùng một ngoại trương (36). Truyền thống này tuyên xưng rằng tuy vẫn là thành phần của nhân loại chúng ta, nhưng vì được đặc ân sinh hạ Ngôi Lời Thiên Chúa về thể xác, nên Đức Maria đạt được mức độ thánh thiện cao nhất mà một con người nhân bản có thể đạt được. Truyền thống này cũng tuyên xưng rằng ngài là người trước nhất được hưởng trọn ơn thánh mà Con Trai ngài đã đem đến cho chúng ta nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Người.
Chính Thống Giáo cũng bác bỏ hai tín điều này vì cách Giáo Hội Công Giáo công bố chúng. Nghĩa là, hai tín điều này đã được định nghĩa trong khi không có hoàn cảnh bên ngoài nào khiến cho việc định nghĩa ấy cần thiết, và đã được công bố sau khi có sự phân rẽ giữa các giáo hội, không do một công đồng nào, mà là do các vị giáo hoàng, là những vị dựa vào chính thẩm quyền được coi là vô ngộ của mình. Tuy nhiên, Nhóm Dombes nghĩ rằng Chính Thống Giáo quả có chấp cả hai tín điều này, nhất là tín điều Mông Triệu, đến một mức nào đó (37).
Lý do chính để người Thệ Phản bác bỏ hai tín điều trên là chúng không có căn bản minh nhiên nào trong Thánh Kinh. Thành thử, về hình thức, cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Thệ Phản có đặc điểm của một bất đồng hoàn toàn cổ điển về đặc tính qui phạm của chứng cớ Thánh Kinh, về việc đọc và hiểu Thánh Kinh bên trong truyền thống sống động của Giáo Hội, về “cảm thức đức tin” của tín hữu (mà ở đây, chủ yếu được phát biều qua lòng sùng kính), về sự can thiệp của huấn quyền và việc “tiếp nhận” các định nghĩa của huấn quyền.
Như thế, các chống đối của Thệ Phản có tính căn bản hơn các chống đối của Chính Thống Giáo, liên quan tới hai tín điều Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai. Các chống đối này không xuất hiện chỉ vì hai giáo huấn trên đã dẫn đến việc định ra các tín điều trong Giáo Hội Công Giáo. Mà chúng còn bị giải thích bởi những hình thức sùng kính hàm hồ rất có thể đã đi đôi với việc cử hành các ngày lễ thánh mẫu. Thêm vào đó, chúng còn đem lại nhiều khó khăn có tính thần học thật sự mà cuộc đối thoại đại kết cần phải xem sét. Người Thệ Phản hoàn toàn nhìn nhận sự thánh thiện của Đức Maria trong hiệp thông các thánh, nhưng họ không nghĩ rằng vì thế họ phải tiến xa đến chỗ xác định nghĩa Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai.
Trong phạn vi này, cuộc đối thoại đại kết sẽ là cơ hội để người Công Giáo tìm hiểu hơn nữa nguyên tắc “phẩm trật chân lý” đã được Công Đồng Chung Vatican II đề ra (38). Nhân danh nguyên tắc này, họ cần nhìn nhận rằng hai tín điều Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu, dù không phải đệ nhị đẳng, nhưng chắc chắn đứng hàng thứ hai về tầm quan trọng trong cốt lõi đức tin Kitô Giáo. Nhìn nhận như thế, ta mới thấy đâu là vấn đề thực sự trong cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Thệ Phản. Vì một đàng, cần phải tìm cho ra những điều được hai tín điều này nói tới quan trọng ra sao đối với Chúa Kitô và những con người nhân bản được Chúa Giêsu Kitô cứu rỗi. Đàng khác, cần phải xác định rõ các điểm vẫn còn bất đồng giữa đôi bên, trong khi cần phân biệt rõ giữa các dị biệt gây chia rẽ và các dị biệt có thể đi đôi với hiệp thông đại kết được.
Dù thế nào, cuộc đối thoại cũng phải xác định xem liệu và đến mức nào các tín điều Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai không tượng trưng cho “các mới lạ” như người Thệ Phản vốn nghĩ, mà là các giải thích cho dữ kiện đức tin Kitô Giáo vốn có căn bản tối hậu trong chứng cớ Thánh Kinh, tức các giải thích, ít nhất, cũng hợp pháp và phải có chỗ đứng thích đáng trong “phẩm trật chân lý”.
2. Các nhắc nhớ có tính lịch sử (39)
Hai tín điều thánh mẫu đang bàn đã được xác quyết sau một lịch sử khá dài trong đó lòng sùng kính bình dân, kinh nguyện phụng vụ và suy tư thần học hòa lẫn với nhau một cách mật thiết. Trong một số trường hợp, suy tư thần học có thể đã đi bước trước, nhưng thường là song hành hay đi sau cảm tính tôn giáo và lòng sùng kính bình dân là những điều đã dẫn tới hai công bố năm 1854 và 1950. Để hiểu chính xác hơn hai tín điều này, điều Nhóm Dombes muốn nhấn mạnh là tầm quan trọng của các cách thế dẫn tới hai định nghĩa, và của bối cảnh lịch sử trong đó hai tín điều kia đã được công bố.
A. Từ việc khẳng nhận sự thánh thiện của Đức Maria tới việc Công Giáo định nghĩa sự Vô Nhiễm Thai của ngài
Tại Phương Tây, việc khai triển dẫn tới định nghĩa năm 1854 được đánh dấu bởi khá nhiều tranh cãi thần học. Tại Phương Đông, việc khẳng nhận sự thánh thiện của Đức Maria trong các thế kỷ đầu tiên không loại bỏ sự kiện vẫn đây đó có chủ trương coi ngài như có thiếu sót, như việc ngài khó tin vào lời thiên thần lúc Truyền Tin, việc can thiệp không đúng lúc của ngài tại Cana, và ngay cả việc ngài hiện diện dưới chân thánh giá (40). Trái lại, tại Phương Tây, bắt đầu với Thánh Ambrôsiô, sự thánh thiện của ngài là đối tượng của nhiều chủ trương càng ngày càng từ khước không thừa nhận bất cứ thiếu sót nào. Hơn nữa, ở Phương Tây, việc nhìn nhận sự thánh thiện hoàn hảo của Đức Maria này còn được đánh dấu từ lâu bởi cuộc tranh luận về tội nguyên tổ. Các tranh luận này sở dĩ có, phần lớn là do các quan điểm của Pelagius (khoảng 360-422). Đối với tác giả này, sự thánh thiện hoàn hảo của Đức Maria là mẫu mực của điều bản tính nhân loại có thể trở nên khi nó khước từ tội lỗi. Và cả do quan điểm của Julian thành Eclanum (khoảng 380-445) nữa. Tác giả này cho rằng sự thánh thiện của Đức Maria là lý do để bác bỏ tội nguyên tổ. Các quan điểm này bị Thánh Augustinô bác bỏ. Quan điểm của Thánh Augustinô, dù có vụng về trong lối trình bày (41), nhưng rất rõ ràng trong bản chất. Dù nhìn nhận rằng Đức Maria, vì là Mẹ Thiên Chúa, nên đã được ban cho sự viên mãn thánh thiện bản thân, nhưng Thánh Augustinô vẫn khước từ không tin rằng ngài vô tội lúc được tượng thai. Mọi người đều cần tới ơn tái sinh.
Suy tư tại Phương Tây về sự thánh thiện của Đức Maria tiếp tục bị quan điểm trên của Thánh Augustinô kiểm soát và mang dấu ấn của các thâm cứu về bản chất và hậu quả của tội nguyên tổ. Việc suy tư này, tới thời Trung Cổ, đã dẫn tới nhiều quan điểm va chạm nhau về việc phải hiểu thế nào về việc tượng thai Đức Maria, một việc khởi đầu vốn được cử hành tại Phương Đông, nhưng bắt đầu từ thế kỷ 12, hết sức phổ biến tại Phương Tây. Một số người, dựa vào tính phổ quát của tội nguyên tổ (42), đã bác bỏ việc vô nhiễm thai của Đức Maria. Nhiều người khác, như Thánh Bonaventura, và trên hết, Duns Scotus, khẳng định sự vô nhiễm thai của Đức Maria và cung cấp cho nó một công thức chính thức trong nền thần học Phương Tây; Đức Maria được Chúa Kitô cứu chuộc bằng cách được “gìn giữ” khỏi tội nguyên tổ, dự ứng trước các công phúc của Con Trai mình.
Dù bắt đầu từ đầu thế kỷ 14, đã có một phong trào ủng hộ việc vô nhiễm thai, nhưng cuộc tranh luận nơi các nhà thần học vẫn rất sinh động và đã dẫn tới việc huấn quyền phải can thiệp khi các đại biểu của trường phái Augustinô thách thức tính hợp pháp của lòng sùng kính đối với Vô Nhiễm Thai, cũng như việc giảng thuyết và truyền dạy về chủ đề này.
Năm 1483, Đức Giáo Hoàng Sixtô IV tuyên bố rằng: mọi người được tự do đối với điểm học lý này và không bên nào được gọi bên kia là lạc giáo (43). Công Đồng Trent có nhắc đến tuyên bố ấy ở cuối Sắc Lệnh về Tội Nguyên Tổ, trong đó, Công Đồng cho rằng mình không có ý định bao gồm “Trinh nữ Maria diễm phúc và vô nhiễm, Mẹ Thiên Chúa” vào sắc lệnh (44). Như thế, dù khẳng định tính phổ quát của tội nguyên tổ, Công Đồng này đã gạt vấn đề về Đức Maria qua một bên, vì nhìn nhận giá trị của luận chứng muốn tìm cách hoà hợp tính phổ quát của tội nguyên tổ và cứu chuộc với việc vô nhiễm thai của Đức Maria, nhưng chưa giải quyết được vấn nạn nền tảng.
Trong khi các tranh luận còn đang tiếp diễn, nhiều vị giáo hoàng liên tiếp nhau đã lên tiếng can thiệp: dù các ngài cấm các bên không được tuyệt thông nhau, nhưng càng ngày, các vị càng hướng về việc coi Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ, dù chưa áp đặt điều này. Một cách đặc biệt, chính nội dung lá thư của Đức Giáo Hoàng Alexander VII (1661) đã đem lại cơ sở cho công thức của định nghĩa năm 1854 (45).
Như thế, việc lược qua lịch sử cũng đủ cho ta thấy rõ: dù lòng sùng kính và sốt mến luôn đẩy người ta về phía cử hành “đặc ân” này của Đức Maria, cốt lõi của việc chống đối nơi các nhà thần học đối với học lý Vô Nhiễm Thai, từ mọi tín phái, luôn luôn là niềm lo sợ này: khi miễn trừ Đức Maria khỏi tội nguyên tổ, ta sẽ liều mình gây nghi vấn cho sự cần thiết phổ quát của ơn cứu rỗi nhờ Chúa Kitô. Sự chống đối này buộc các nhà thần học ủng hộ học lý phải khai triển nhiều cách phát biểu để, trong khi khẳng định đặc ân của Đức Maria, vẫn để ngài lệ thuộc sự cần thiết được Chúa Kitô cứu rỗi.
Việc Đức Giáo Hoàng Piô IX định nghĩa tín điều Vô Nhiễm Thai vào năm 1854 được thực hiện trong ngữ cảnh phục hưng lòn sùng kính Đức Maria trong thế kỷ 19. Đức Giáo Hoàng chỉ làm thế sau khi đã tham khảo hàng giám mục hoàn cầu, và được đa số các vị này ủng hộ (546 phiếu thuận, 57 phiếu chống). Văn kiện này chủ yếu chứa đựng các suy tư thần học có trước đó.
Ghi Chú
(27) Xem các số 185-89.
(28) Xem F. Refoulé, Les frères et soeures de Jésus: frères ou cousins? (Paris: Desclée de Brouwer, 1995); P. Grelot, Jésus de Nazareth, Christ et Seigneur I (Paris-Montréal: Cerf/Novalis, 1997) 294-301; cùng tác giả, “Les noms de parenté dans le livre de Tobie” Revue de Qumran 17 (1996) 327-37; F. Quéré, Les femmes de l’Évangile (Paris: Seuil, 1982); E. Cuvillier, Qui donc es-tu, Marie? Les différents visages de la mère de Jésus dans le Nouveau Testament (Paris: Éditions du Moulin, 1994).
(29) Hạn từ Hy Lạp adelphos có thể có nghĩa một liên hệ gần gũi như anh em họ chẳng hạn; như thế, trong Bản Bẩy Mươi, Lot được gọi là “em trai” của Ápraham (St 13:8), và Laban và Giacóp được gọi là “anh em” (St 29:15). Ta cũng không nên quên rằng Cựu Ước dùng chữ “anh em” để chỉ cả thành viên của dân Chúa nữa (Xh 2:11; v.v…). Philo cũng từng chứng thực cho nghĩa rộng này. Tân Ước dùng chữ này để chỉ các thành viên của cộng đoàn, y như người thời nay dùng trong thuật ngữ “huynh đoàn” (brotherwood) vậy. Theo Kittel, “trong một vài giới không phải Kitô Giáo, chữ ‘anh em’ có thể chỉ các thành viên của một cộng đoàn vốn không có liên hệ máu mử, như tại Memphis, chẳng hạn, căn cứ trên một bản khắc Hy Ngữ (Inscriptiones Graecae, 1873ff, XIV 956 B, 11f alpha).”
(30) Xem Chương 1, phần nói về Đức Maria trong Văn Chương Giáo Phụ.
(31) Một cách chuyên biệt hơn, xin xem Calvin (CO 45 [1891] cột 70), người đã cho rằng không nên biến điểm này thành “vấn đề tò mò ngược lại với Sách Thánh”. Năm 1553, ông cũng nhận xét như sau về câu trong Gioan 2:12 như sau: “Dù sao, ai cũng biết rất rõ rằng, trong tiếng Hípri, chữ ‘anh em’ áp dụng cho mọi anh em họ và họ hàng” (Commentaires sur le Nouveau Testament II. Évangile selon saint Jean [Geneva: Labor et Fides, 1968] 61-62). Về quan điểm của Luther, xin xem Chương 1, phần nói về Phong Trào Cải Cách Và Đức Maria.
(32) Xem A. Schlatter, Marien-Reden (Velbert i. Rheinland: Freizeiten Verlag, 1927); H. Asmussen, Maria die Mutter Gottes (Stuttgart: Evangelisches Verlagswerk, 1950) 28ff; W. Stahlin, “Maria die Mutter des Herrn, Ihr biblisches Bild” trong Symbolon. Gesammelte Aufsatze I, 222-35 của ông; M. Thurian, frère de Taizé, Mary, Mother of All Christians, bản dịch của N.B. Cryer (New York, 1963); L. Vischer, Okumenische Skizzen (Frankfurt a. M.: Lembeck, 1972) 109-23; H. Ort, “steht Maria zwischen den Konfessionen?” trong In necessariis unitas (Paris: cerf, 1984) 305-19.
(33) Xem các kết luận về điểm này ở phần về Sự Hồi Tâm Tín lý của Công Giáo và Thệ phản về sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria.
(34) Ở Phụ Lục I của sách này, độc giả sẽ thấy các bản văn của lời tuyên bố về Vô Nhiễm Thai và Mông triệu, cùng một vài nhận xét có tính giải thích.
(35) Xem P.N. Trembelas, Dogmatique de l’Église orthodoxe catholique II (Chevetogne: Éditions de Chevetogne, và Paris: Desclée de Brouwer, 1967) 229-33; A. Kniazeff, La Mère de Dieu dans l’Église orthodoxe (Paris: Cerf, 1990) 124ff.
(36) Về sự phân biệt giữa hai hạn từ này, xin xem Chương 1, phần nói về Đức Maria trong Văn Chương Ngoại Thư.
(37) Xem J. Meyendorff, Initiation à la théologie byzantine (Paris: Cerf, 1990) 124ff.
(38) “Trong cuộc đối thoại đại kết… Các nhà thần học Công Giáo nên nhớ rằng trong học thuyết Công Giáo, có một trật tự hay ‘phẩm trật’ các chân lý, vì chúng thay đổi trong tương quan của chúng với nền tảng đức tin Kitô Giáo” (UR 11). Tại Công Đồng Vativan II, khi Đức Cha Pangrazio giải thích ý niệm ‘phẩm trật’ các chân lý, ngài phân biệt một bên là các chân lý thuộc trật tự cùng đích (như Chúa Ba Ngiô) và một bên là các chân lý thuộc trật tự phương tiện (như cơ cấu có tính phẩm trật của Giáo Hội). Tuy nhiên, bản văn của Công Đồng, đúng hơn, đã nhấn mạnh tới mối tương quan của từng chân lý đối với “nền tảng” của đức tin, tức là, mạc khải của Thiên Chúa trong tư cách Cứu Chúa trong Chúa Giêsu Kitô nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Do đó, vị trí của các học thuyết trong “phẩm trật” các chân lý phải được quyết định trước hết qua mối tương quan của chúng đối với Sách Thánh và các quả quyết trong các kinh tin kính.
“Tương tự như thế, người Thệ Phản phân biệt một bên là các điểm chính của đức tin, thuộc lãnh vực tuyên tín (status confessionis) và một bên là các giáo huấn; đặc biệt trong truyền thống Luthêrô, sự công chính hóa nhờ một mình đức tin mà thôi thường được coi là tiêu chuẩn phán định giá trị của một học thuyết. Luther và Melanchton cho rằng có một phẩm trật trong đó, các điều khoản của đức tin liên quan đến cứu thế học (soteriology), tức việc cứu rỗi, các Tin Mừng, vị vị trí cao hơn các điều liên quan đến giáo hội học và đạo đức học (việc làm, Lề Luật). Tuyên Tín Helvetic sau này của các nhà Cải Cách phân biệt một bên là các sự việc phiếm định (indifferent) một bên là các chân lý rút ra từ việc tuyên xưng đức tin: “[Đó là lý do] tại sao khi các sự việc phiếm định được thêm vào việc tuyên xưng đức tin, chúng không còn để mặc cho tự do của ta nữa” (Confessions et catéchismes de la foi reformée, Ch.27, tr.300).
(39) Ở đây, thiển nghĩ nên nhắc lại, dưới nhãn quan tín lý, một số điểm đã trình bày ở phần lịch sử.
(40) Thánh Cyril Thành Alexandria đã đưa ra một nhận định khá nặng về sự thiếu niềm tin của Đức Maria dưới chân thập giá; ngài còn dùng cả hạn từ “vấp ngã” nữa: “Người mẹ đáng thương này chắc hẳn đã nghĩ rằng: ‘mình đã sinh ra người này, người mà người ta đang chế diễu trên thập giá. Người này từng nói rằng mình đích thực là Con Thiên Chúa, là Chúa Tể của vũ trụ, nhưng rõ ràng người này tự lừa dối mình. Ta phải cho rằng người này tự lừa dối mình khi nói: ‘Ta là sự sống’ Chứ sao lại để mình bị đóng đinh ở chốn này?’… Khi nói tới lưỡi gươm, Simêong có ý nói tới độ sắc bén và độ mạnh mẽ của nỗi đau đớn đến nỗi có lẽ đã khiến Đức Maria có những ý nghĩ không thích đáng đó, và do đó đã cho thấy một tâm trí phụ nữ yếu đuối của ngài trên nẻo đường không đúng… Tôi xin nói thêm rằng ngay cả mẹ Người cũng chới với và vấp ngã. Ngài thấy mình mất hướng, có những ý nghĩ lẫn lộn… Vì biết rõ ý nghĩ của ngài, nên Chúa Giêsu đã ủy thác ngài cho người khai tâm tốt nhất là môn đệ của Người” (Chú Giải Tin Mừng Gioan 12 [PG 74, 661b], do M. Joussard trích dẫn trong “L’interprétation par Cyril d’Alexandrie de la scène de Marie au pied de la croix” trong Virgo Immaculata [Rome: Academia Mariana Internationalis, 1955] 28-47)
(41) Công Trình Dở Dang Để Trả Lời Cho Julian (Unfinished Work in Aswer to Julian) 4, 122 (PL 45, 1418).
(42) Xem Chương 1, phần nói về Đức Maria Trong Giáo Hội Trung Cổ.
(43) DS 1425-26. Nên nhớ năm 1439, Công Đồng Basel đã định nghĩa Vô Nhiễm Thai và đã lập ngày l ễnày vào ngày 8 tháng 12 rồi; xem Chương 1, phần nói về Đức Maria Trong Giáo Hội Trung Cổ.
(44) Công Đồng Trent, Phiên 5, ch. 6 (DS 1516; ND 513).
(45) DS 2015-17.
Sự hiện hữu của anh chị em Chúa Giêsu là một dữ kiện của Tân Ước. Sự khó khăn trong việc giải thích sự kiện này không hề làm trở ngại cho đức tin của ta vào Chúa Kitô, con đầu lòng của Trinh Nữ (27).
Thắc mắc mà các độc giả hiện đại lập tức nêu lên khi đọc thấy các anh chị em này không phải là thắc mắc của các soạn giả Tân Ước. Những soạn giả này, nhất là các phúc âm gia, chỉ muốn nhấn mạnh điểm này: cách thế Chúa Giêsu hiểu và thực thi thừa tác vụ của Người đã làm gia đình của Người bỡ ngỡ; họ không cùng Người rong ruổi trên các nẻo đường Palestine và chỉ tham gia với nhóm môn đệ mãi sau này, sau cái chết và sự phục sinh của Người. Tất cả các sự kiện ấy làm nổi bật cái nhìn thấu suốt hết sức độc đáo và vô song của Chúa Giêsu về một thừa tác vụ mà không một ai trong gia đình của Người thúc đẩy Người cả.
Dưới ánh sáng một cuộc tranh luận gần đây về đề tài này (28), người ta không thể dùng các quan điểm lịch sử và chú giải để chứng minh một cách chắc chắn rằng các anh chị em của Chúa Giêsu là như thế theo nghĩa đen của từ ngữ, hoặc ngược lại, chỉ ám chỉ tới gia đình Người một cách bao quát để bao gồm cả các anh chị em họ (29). Các trích đoạn khác nhau không có tính quyết định nguyên về mặt bản văn, mặc dù việc nhắc đến 4 người anh em của Chúa Giêsu (Mc 6:3) khiến các độc giả hiện đại lập tức nghĩ ngay đó là các anh em ruột. Ta phải nhìn nhận rằng các bản văn Tân Ước không cung cấp cho ta bằng chứng cần thiết để trả lời một câu hỏi như thế. Các luận chứng chồng chất của hai bên đều chỉ dựa vào các giả thuyết rất dễ bị xoay ngược đầu.
Sở dĩ một số Kitô hữu, như người Công Giáo và người Chính Thống chẳng hạn, tỏ ra ngạc nhiên khi có người cho rằng Chúa Giêsu có các anh chị em theo nghĩa đen, là vì họ tin vào sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria. Việc nhận như thế quả là một tấn công vào Thánh Mẫu Học của họ. Vì theo một xác tín rất thân thiết đối với cả Chính Thống Giáo và Công Giao, nếu Chúa Giêsu đã vượt lên trên gia đình ruột thịt của Người (Mt 12:46-50; Mc 3:31-35; Lc 8:19-21) để biến tất cả chúng ta thành anh chị em của Người, thì “suy nghĩ lành mạnh về Đức Maria” (Origen [30]) buộc ngài phải khước từ mọi liên hệ xác thịt để mãi mãi là mẹ chuyên nhất của Con Trai Giêsu.
Các giáo hội phát sinh từ Phong Trào Cải Cách ghi nhận quan điểm này, dù nó không có tính Thánh Kinh. Các nhà Cải Cách hiểu chữ “anh em” (adelphoi) theo nghĩa anh em họ và truyền giảng sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria theo một ngôn từ có sắc thái (31). Một số khuynh hướng Thệ Phản thiểu số vẫn luôn luôn quả quyết sự đồng trinh trọn đời này và luôn cố gắng giải thích nó như một sự tận hiến đặc biệt của Đức Maria trong tư cách một phụ nữ, một người mẹ và là hình ảnh của Giáo Hội (32).
Nhưng mặt khác, khoa chú giải Thánh Kinh đã dẫn nhiều người Thệ Phản tới một quan điểm trái ngược lại. Lại có người vẫn nghĩ rằng quả quyết chắc chắn của đức tin không thể dựa trên chứng cớ không chắc chắn của Thánh Kinh.
Người Công Giáo thì nghĩ rằng điều được Thánh Kinh nói đến không hề mâu thuẫn với chủ trương về sự đồng trinh trọn đời của Đức Maria, và do đó, họ nhìn nhận xác tín từng xuất hiện trong giáo hội sơ khai về đề tài này. Về phần mình, một số người Thệ Phản, dù cho là không đủ chứng cớ Thánh Kinh, vẫn nghĩ rằng việc quả quyết Đức Maria trọn đời đồng trinh có thể có nghĩa thiêng liêng, mà ta không được gạt qua một bên. Dù sao, cũng cần tôn trọng sự phân biệt giữa chứng cớ lịch sử và xác tín của đức tin (33).
III. Các tín điều của Công Giáo về Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu
Khi đề cập tới hai tín điều này của Công Giáo, Nhóm Dombes biết rằng mọi tín phái Thệ Phản đều bác bỏ chúng, còn Chính Thống Giáo thì nghĩ rằng chúng đã được định nghĩa và được qui định một cách bất hợp pháp. Về phần mình, Giáo Hội Công Giáo đã long trọng lồng chúng vào nội dung đức tin.
Thành thử, đối với Nhóm Dombes, bước đầu tiên để làm sáng tỏ vấn đề là giải thích hai tín điều này cách nào đó giúp cho ý nghĩa và ý định của chúng trở nên khả niệm đối với cả những người không chấp nhận chúng và giúp chúng ta biết: liệu chúng có mâu thuẫn hay không với việc tuyên xưng đức tin chung mà Nhóm đã trình bày ở phần đầu của tài liệu này.
1. Các khó khăn chung đối với hai tín điều (34)
Hai tín điều Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu của Trinh Nữ Maria mới có đây (1854 và 1950). Ý định của chúng là diễn dịch thành tín lý cái hiểu về Đức Maria từng được khai triển qua nhiều thế kỷ trong kinh nguyện và phụng vụ của giáo hội. Cái hiểu đó là: Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, là “người hoàn toàn thánh thiện” và sự thánh thiện này hoàn toàn là để phục vụ lịch sử cứu rỗi và đem đến cho ngài đặc ân được kết hợp với vinh quang của Con ngài, vào lúc cuối đời.
Việc chuyển dịch từ một niềm tin, chỉ được phát biểu trong lòng sùng kính và ca ngợi, qua các tín điều, được xác định một cách long trọng, đã trở thành một trong những chủ đề của các bất đồng đại kết. Nội dung của chúng, các công thức của chúng, và nền tảng của chúng đã làm nẩy sinh nhiều cuộc tranh luận gay gắt.
Nhiều người Chính Thống Giáo tỏ ra hết sức dè dặt đối với hai tín điều này. Theo họ, tín điều Vô Nhiễm Thai không được Thánh Kinh hỗ trợ và chỉ căn cứ vào truyền thống Phương Tây và lối giải thích tội nguyên tổ của Thánh Augustinô, là lối giải thích rất khác với Phương Đông. Họ cho rằng tín điều này dựa vào cái nhìn có tính pháp lý về cứu chuộc, theo đó, Đức Maria được hưởng trước ơn phúc tương lai của Chúa Giêsu Kitô. Dù người Chính Thống kính chào ngài là “hoàn toàn trong sạch” và “hoàn toàn không có vết nhơ”, nhưng các điều này không phải vì ngài được tượng thai mà là vì ơn ấy được ban cho ngài để ngài không bị bản chất có tội kiểm soát. Người chính Thống Giáo chủ trương rằng dù sau khi sa ngã, với trợ giúp của Thiên Chúa, các tạo vật vẫn có thể chu toàn ơn gọi của họ để trở thành “hình ảnh Thiên Chúa”. Chính trong ý nghĩa ấy, họ coi Đức Maria là hoa quả hoàn hảo nhất của nhân loại (35).
Còn về số phận sau cùng của Đức Maria, truyền thống Chính Thống Giáo thường nói tới việc Đức Maria “ngủ” (dormition), dù truyền thống này có sử dụng hạn từ “mông triệu”; hai ý niệm này không cùng một ngoại trương (36). Truyền thống này tuyên xưng rằng tuy vẫn là thành phần của nhân loại chúng ta, nhưng vì được đặc ân sinh hạ Ngôi Lời Thiên Chúa về thể xác, nên Đức Maria đạt được mức độ thánh thiện cao nhất mà một con người nhân bản có thể đạt được. Truyền thống này cũng tuyên xưng rằng ngài là người trước nhất được hưởng trọn ơn thánh mà Con Trai ngài đã đem đến cho chúng ta nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Người.
Chính Thống Giáo cũng bác bỏ hai tín điều này vì cách Giáo Hội Công Giáo công bố chúng. Nghĩa là, hai tín điều này đã được định nghĩa trong khi không có hoàn cảnh bên ngoài nào khiến cho việc định nghĩa ấy cần thiết, và đã được công bố sau khi có sự phân rẽ giữa các giáo hội, không do một công đồng nào, mà là do các vị giáo hoàng, là những vị dựa vào chính thẩm quyền được coi là vô ngộ của mình. Tuy nhiên, Nhóm Dombes nghĩ rằng Chính Thống Giáo quả có chấp cả hai tín điều này, nhất là tín điều Mông Triệu, đến một mức nào đó (37).
Lý do chính để người Thệ Phản bác bỏ hai tín điều trên là chúng không có căn bản minh nhiên nào trong Thánh Kinh. Thành thử, về hình thức, cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Thệ Phản có đặc điểm của một bất đồng hoàn toàn cổ điển về đặc tính qui phạm của chứng cớ Thánh Kinh, về việc đọc và hiểu Thánh Kinh bên trong truyền thống sống động của Giáo Hội, về “cảm thức đức tin” của tín hữu (mà ở đây, chủ yếu được phát biều qua lòng sùng kính), về sự can thiệp của huấn quyền và việc “tiếp nhận” các định nghĩa của huấn quyền.
Như thế, các chống đối của Thệ Phản có tính căn bản hơn các chống đối của Chính Thống Giáo, liên quan tới hai tín điều Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai. Các chống đối này không xuất hiện chỉ vì hai giáo huấn trên đã dẫn đến việc định ra các tín điều trong Giáo Hội Công Giáo. Mà chúng còn bị giải thích bởi những hình thức sùng kính hàm hồ rất có thể đã đi đôi với việc cử hành các ngày lễ thánh mẫu. Thêm vào đó, chúng còn đem lại nhiều khó khăn có tính thần học thật sự mà cuộc đối thoại đại kết cần phải xem sét. Người Thệ Phản hoàn toàn nhìn nhận sự thánh thiện của Đức Maria trong hiệp thông các thánh, nhưng họ không nghĩ rằng vì thế họ phải tiến xa đến chỗ xác định nghĩa Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai.
Trong phạn vi này, cuộc đối thoại đại kết sẽ là cơ hội để người Công Giáo tìm hiểu hơn nữa nguyên tắc “phẩm trật chân lý” đã được Công Đồng Chung Vatican II đề ra (38). Nhân danh nguyên tắc này, họ cần nhìn nhận rằng hai tín điều Vô Nhiễm Thai và Mông Triệu, dù không phải đệ nhị đẳng, nhưng chắc chắn đứng hàng thứ hai về tầm quan trọng trong cốt lõi đức tin Kitô Giáo. Nhìn nhận như thế, ta mới thấy đâu là vấn đề thực sự trong cuộc đối thoại giữa Công Giáo và Thệ Phản. Vì một đàng, cần phải tìm cho ra những điều được hai tín điều này nói tới quan trọng ra sao đối với Chúa Kitô và những con người nhân bản được Chúa Giêsu Kitô cứu rỗi. Đàng khác, cần phải xác định rõ các điểm vẫn còn bất đồng giữa đôi bên, trong khi cần phân biệt rõ giữa các dị biệt gây chia rẽ và các dị biệt có thể đi đôi với hiệp thông đại kết được.
Dù thế nào, cuộc đối thoại cũng phải xác định xem liệu và đến mức nào các tín điều Mông Triệu và Vô Nhiễm Thai không tượng trưng cho “các mới lạ” như người Thệ Phản vốn nghĩ, mà là các giải thích cho dữ kiện đức tin Kitô Giáo vốn có căn bản tối hậu trong chứng cớ Thánh Kinh, tức các giải thích, ít nhất, cũng hợp pháp và phải có chỗ đứng thích đáng trong “phẩm trật chân lý”.
2. Các nhắc nhớ có tính lịch sử (39)
Hai tín điều thánh mẫu đang bàn đã được xác quyết sau một lịch sử khá dài trong đó lòng sùng kính bình dân, kinh nguyện phụng vụ và suy tư thần học hòa lẫn với nhau một cách mật thiết. Trong một số trường hợp, suy tư thần học có thể đã đi bước trước, nhưng thường là song hành hay đi sau cảm tính tôn giáo và lòng sùng kính bình dân là những điều đã dẫn tới hai công bố năm 1854 và 1950. Để hiểu chính xác hơn hai tín điều này, điều Nhóm Dombes muốn nhấn mạnh là tầm quan trọng của các cách thế dẫn tới hai định nghĩa, và của bối cảnh lịch sử trong đó hai tín điều kia đã được công bố.
A. Từ việc khẳng nhận sự thánh thiện của Đức Maria tới việc Công Giáo định nghĩa sự Vô Nhiễm Thai của ngài
Tại Phương Tây, việc khai triển dẫn tới định nghĩa năm 1854 được đánh dấu bởi khá nhiều tranh cãi thần học. Tại Phương Đông, việc khẳng nhận sự thánh thiện của Đức Maria trong các thế kỷ đầu tiên không loại bỏ sự kiện vẫn đây đó có chủ trương coi ngài như có thiếu sót, như việc ngài khó tin vào lời thiên thần lúc Truyền Tin, việc can thiệp không đúng lúc của ngài tại Cana, và ngay cả việc ngài hiện diện dưới chân thánh giá (40). Trái lại, tại Phương Tây, bắt đầu với Thánh Ambrôsiô, sự thánh thiện của ngài là đối tượng của nhiều chủ trương càng ngày càng từ khước không thừa nhận bất cứ thiếu sót nào. Hơn nữa, ở Phương Tây, việc nhìn nhận sự thánh thiện hoàn hảo của Đức Maria này còn được đánh dấu từ lâu bởi cuộc tranh luận về tội nguyên tổ. Các tranh luận này sở dĩ có, phần lớn là do các quan điểm của Pelagius (khoảng 360-422). Đối với tác giả này, sự thánh thiện hoàn hảo của Đức Maria là mẫu mực của điều bản tính nhân loại có thể trở nên khi nó khước từ tội lỗi. Và cả do quan điểm của Julian thành Eclanum (khoảng 380-445) nữa. Tác giả này cho rằng sự thánh thiện của Đức Maria là lý do để bác bỏ tội nguyên tổ. Các quan điểm này bị Thánh Augustinô bác bỏ. Quan điểm của Thánh Augustinô, dù có vụng về trong lối trình bày (41), nhưng rất rõ ràng trong bản chất. Dù nhìn nhận rằng Đức Maria, vì là Mẹ Thiên Chúa, nên đã được ban cho sự viên mãn thánh thiện bản thân, nhưng Thánh Augustinô vẫn khước từ không tin rằng ngài vô tội lúc được tượng thai. Mọi người đều cần tới ơn tái sinh.
Suy tư tại Phương Tây về sự thánh thiện của Đức Maria tiếp tục bị quan điểm trên của Thánh Augustinô kiểm soát và mang dấu ấn của các thâm cứu về bản chất và hậu quả của tội nguyên tổ. Việc suy tư này, tới thời Trung Cổ, đã dẫn tới nhiều quan điểm va chạm nhau về việc phải hiểu thế nào về việc tượng thai Đức Maria, một việc khởi đầu vốn được cử hành tại Phương Đông, nhưng bắt đầu từ thế kỷ 12, hết sức phổ biến tại Phương Tây. Một số người, dựa vào tính phổ quát của tội nguyên tổ (42), đã bác bỏ việc vô nhiễm thai của Đức Maria. Nhiều người khác, như Thánh Bonaventura, và trên hết, Duns Scotus, khẳng định sự vô nhiễm thai của Đức Maria và cung cấp cho nó một công thức chính thức trong nền thần học Phương Tây; Đức Maria được Chúa Kitô cứu chuộc bằng cách được “gìn giữ” khỏi tội nguyên tổ, dự ứng trước các công phúc của Con Trai mình.
Dù bắt đầu từ đầu thế kỷ 14, đã có một phong trào ủng hộ việc vô nhiễm thai, nhưng cuộc tranh luận nơi các nhà thần học vẫn rất sinh động và đã dẫn tới việc huấn quyền phải can thiệp khi các đại biểu của trường phái Augustinô thách thức tính hợp pháp của lòng sùng kính đối với Vô Nhiễm Thai, cũng như việc giảng thuyết và truyền dạy về chủ đề này.
Năm 1483, Đức Giáo Hoàng Sixtô IV tuyên bố rằng: mọi người được tự do đối với điểm học lý này và không bên nào được gọi bên kia là lạc giáo (43). Công Đồng Trent có nhắc đến tuyên bố ấy ở cuối Sắc Lệnh về Tội Nguyên Tổ, trong đó, Công Đồng cho rằng mình không có ý định bao gồm “Trinh nữ Maria diễm phúc và vô nhiễm, Mẹ Thiên Chúa” vào sắc lệnh (44). Như thế, dù khẳng định tính phổ quát của tội nguyên tổ, Công Đồng này đã gạt vấn đề về Đức Maria qua một bên, vì nhìn nhận giá trị của luận chứng muốn tìm cách hoà hợp tính phổ quát của tội nguyên tổ và cứu chuộc với việc vô nhiễm thai của Đức Maria, nhưng chưa giải quyết được vấn nạn nền tảng.
Trong khi các tranh luận còn đang tiếp diễn, nhiều vị giáo hoàng liên tiếp nhau đã lên tiếng can thiệp: dù các ngài cấm các bên không được tuyệt thông nhau, nhưng càng ngày, các vị càng hướng về việc coi Đức Maria được gìn giữ khỏi tội nguyên tổ, dù chưa áp đặt điều này. Một cách đặc biệt, chính nội dung lá thư của Đức Giáo Hoàng Alexander VII (1661) đã đem lại cơ sở cho công thức của định nghĩa năm 1854 (45).
Như thế, việc lược qua lịch sử cũng đủ cho ta thấy rõ: dù lòng sùng kính và sốt mến luôn đẩy người ta về phía cử hành “đặc ân” này của Đức Maria, cốt lõi của việc chống đối nơi các nhà thần học đối với học lý Vô Nhiễm Thai, từ mọi tín phái, luôn luôn là niềm lo sợ này: khi miễn trừ Đức Maria khỏi tội nguyên tổ, ta sẽ liều mình gây nghi vấn cho sự cần thiết phổ quát của ơn cứu rỗi nhờ Chúa Kitô. Sự chống đối này buộc các nhà thần học ủng hộ học lý phải khai triển nhiều cách phát biểu để, trong khi khẳng định đặc ân của Đức Maria, vẫn để ngài lệ thuộc sự cần thiết được Chúa Kitô cứu rỗi.
Việc Đức Giáo Hoàng Piô IX định nghĩa tín điều Vô Nhiễm Thai vào năm 1854 được thực hiện trong ngữ cảnh phục hưng lòn sùng kính Đức Maria trong thế kỷ 19. Đức Giáo Hoàng chỉ làm thế sau khi đã tham khảo hàng giám mục hoàn cầu, và được đa số các vị này ủng hộ (546 phiếu thuận, 57 phiếu chống). Văn kiện này chủ yếu chứa đựng các suy tư thần học có trước đó.
Ghi Chú
(27) Xem các số 185-89.
(28) Xem F. Refoulé, Les frères et soeures de Jésus: frères ou cousins? (Paris: Desclée de Brouwer, 1995); P. Grelot, Jésus de Nazareth, Christ et Seigneur I (Paris-Montréal: Cerf/Novalis, 1997) 294-301; cùng tác giả, “Les noms de parenté dans le livre de Tobie” Revue de Qumran 17 (1996) 327-37; F. Quéré, Les femmes de l’Évangile (Paris: Seuil, 1982); E. Cuvillier, Qui donc es-tu, Marie? Les différents visages de la mère de Jésus dans le Nouveau Testament (Paris: Éditions du Moulin, 1994).
(29) Hạn từ Hy Lạp adelphos có thể có nghĩa một liên hệ gần gũi như anh em họ chẳng hạn; như thế, trong Bản Bẩy Mươi, Lot được gọi là “em trai” của Ápraham (St 13:8), và Laban và Giacóp được gọi là “anh em” (St 29:15). Ta cũng không nên quên rằng Cựu Ước dùng chữ “anh em” để chỉ cả thành viên của dân Chúa nữa (Xh 2:11; v.v…). Philo cũng từng chứng thực cho nghĩa rộng này. Tân Ước dùng chữ này để chỉ các thành viên của cộng đoàn, y như người thời nay dùng trong thuật ngữ “huynh đoàn” (brotherwood) vậy. Theo Kittel, “trong một vài giới không phải Kitô Giáo, chữ ‘anh em’ có thể chỉ các thành viên của một cộng đoàn vốn không có liên hệ máu mử, như tại Memphis, chẳng hạn, căn cứ trên một bản khắc Hy Ngữ (Inscriptiones Graecae, 1873ff, XIV 956 B, 11f alpha).”
(30) Xem Chương 1, phần nói về Đức Maria trong Văn Chương Giáo Phụ.
(31) Một cách chuyên biệt hơn, xin xem Calvin (CO 45 [1891] cột 70), người đã cho rằng không nên biến điểm này thành “vấn đề tò mò ngược lại với Sách Thánh”. Năm 1553, ông cũng nhận xét như sau về câu trong Gioan 2:12 như sau: “Dù sao, ai cũng biết rất rõ rằng, trong tiếng Hípri, chữ ‘anh em’ áp dụng cho mọi anh em họ và họ hàng” (Commentaires sur le Nouveau Testament II. Évangile selon saint Jean [Geneva: Labor et Fides, 1968] 61-62). Về quan điểm của Luther, xin xem Chương 1, phần nói về Phong Trào Cải Cách Và Đức Maria.
(32) Xem A. Schlatter, Marien-Reden (Velbert i. Rheinland: Freizeiten Verlag, 1927); H. Asmussen, Maria die Mutter Gottes (Stuttgart: Evangelisches Verlagswerk, 1950) 28ff; W. Stahlin, “Maria die Mutter des Herrn, Ihr biblisches Bild” trong Symbolon. Gesammelte Aufsatze I, 222-35 của ông; M. Thurian, frère de Taizé, Mary, Mother of All Christians, bản dịch của N.B. Cryer (New York, 1963); L. Vischer, Okumenische Skizzen (Frankfurt a. M.: Lembeck, 1972) 109-23; H. Ort, “steht Maria zwischen den Konfessionen?” trong In necessariis unitas (Paris: cerf, 1984) 305-19.
(33) Xem các kết luận về điểm này ở phần về Sự Hồi Tâm Tín lý của Công Giáo và Thệ phản về sự trọn đời đồng trinh của Đức Maria.
(34) Ở Phụ Lục I của sách này, độc giả sẽ thấy các bản văn của lời tuyên bố về Vô Nhiễm Thai và Mông triệu, cùng một vài nhận xét có tính giải thích.
(35) Xem P.N. Trembelas, Dogmatique de l’Église orthodoxe catholique II (Chevetogne: Éditions de Chevetogne, và Paris: Desclée de Brouwer, 1967) 229-33; A. Kniazeff, La Mère de Dieu dans l’Église orthodoxe (Paris: Cerf, 1990) 124ff.
(36) Về sự phân biệt giữa hai hạn từ này, xin xem Chương 1, phần nói về Đức Maria trong Văn Chương Ngoại Thư.
(37) Xem J. Meyendorff, Initiation à la théologie byzantine (Paris: Cerf, 1990) 124ff.
(38) “Trong cuộc đối thoại đại kết… Các nhà thần học Công Giáo nên nhớ rằng trong học thuyết Công Giáo, có một trật tự hay ‘phẩm trật’ các chân lý, vì chúng thay đổi trong tương quan của chúng với nền tảng đức tin Kitô Giáo” (UR 11). Tại Công Đồng Vativan II, khi Đức Cha Pangrazio giải thích ý niệm ‘phẩm trật’ các chân lý, ngài phân biệt một bên là các chân lý thuộc trật tự cùng đích (như Chúa Ba Ngiô) và một bên là các chân lý thuộc trật tự phương tiện (như cơ cấu có tính phẩm trật của Giáo Hội). Tuy nhiên, bản văn của Công Đồng, đúng hơn, đã nhấn mạnh tới mối tương quan của từng chân lý đối với “nền tảng” của đức tin, tức là, mạc khải của Thiên Chúa trong tư cách Cứu Chúa trong Chúa Giêsu Kitô nhờ ơn Chúa Thánh Thần. Do đó, vị trí của các học thuyết trong “phẩm trật” các chân lý phải được quyết định trước hết qua mối tương quan của chúng đối với Sách Thánh và các quả quyết trong các kinh tin kính.
“Tương tự như thế, người Thệ Phản phân biệt một bên là các điểm chính của đức tin, thuộc lãnh vực tuyên tín (status confessionis) và một bên là các giáo huấn; đặc biệt trong truyền thống Luthêrô, sự công chính hóa nhờ một mình đức tin mà thôi thường được coi là tiêu chuẩn phán định giá trị của một học thuyết. Luther và Melanchton cho rằng có một phẩm trật trong đó, các điều khoản của đức tin liên quan đến cứu thế học (soteriology), tức việc cứu rỗi, các Tin Mừng, vị vị trí cao hơn các điều liên quan đến giáo hội học và đạo đức học (việc làm, Lề Luật). Tuyên Tín Helvetic sau này của các nhà Cải Cách phân biệt một bên là các sự việc phiếm định (indifferent) một bên là các chân lý rút ra từ việc tuyên xưng đức tin: “[Đó là lý do] tại sao khi các sự việc phiếm định được thêm vào việc tuyên xưng đức tin, chúng không còn để mặc cho tự do của ta nữa” (Confessions et catéchismes de la foi reformée, Ch.27, tr.300).
(39) Ở đây, thiển nghĩ nên nhắc lại, dưới nhãn quan tín lý, một số điểm đã trình bày ở phần lịch sử.
(40) Thánh Cyril Thành Alexandria đã đưa ra một nhận định khá nặng về sự thiếu niềm tin của Đức Maria dưới chân thập giá; ngài còn dùng cả hạn từ “vấp ngã” nữa: “Người mẹ đáng thương này chắc hẳn đã nghĩ rằng: ‘mình đã sinh ra người này, người mà người ta đang chế diễu trên thập giá. Người này từng nói rằng mình đích thực là Con Thiên Chúa, là Chúa Tể của vũ trụ, nhưng rõ ràng người này tự lừa dối mình. Ta phải cho rằng người này tự lừa dối mình khi nói: ‘Ta là sự sống’ Chứ sao lại để mình bị đóng đinh ở chốn này?’… Khi nói tới lưỡi gươm, Simêong có ý nói tới độ sắc bén và độ mạnh mẽ của nỗi đau đớn đến nỗi có lẽ đã khiến Đức Maria có những ý nghĩ không thích đáng đó, và do đó đã cho thấy một tâm trí phụ nữ yếu đuối của ngài trên nẻo đường không đúng… Tôi xin nói thêm rằng ngay cả mẹ Người cũng chới với và vấp ngã. Ngài thấy mình mất hướng, có những ý nghĩ lẫn lộn… Vì biết rõ ý nghĩ của ngài, nên Chúa Giêsu đã ủy thác ngài cho người khai tâm tốt nhất là môn đệ của Người” (Chú Giải Tin Mừng Gioan 12 [PG 74, 661b], do M. Joussard trích dẫn trong “L’interprétation par Cyril d’Alexandrie de la scène de Marie au pied de la croix” trong Virgo Immaculata [Rome: Academia Mariana Internationalis, 1955] 28-47)
(41) Công Trình Dở Dang Để Trả Lời Cho Julian (Unfinished Work in Aswer to Julian) 4, 122 (PL 45, 1418).
(42) Xem Chương 1, phần nói về Đức Maria Trong Giáo Hội Trung Cổ.
(43) DS 1425-26. Nên nhớ năm 1439, Công Đồng Basel đã định nghĩa Vô Nhiễm Thai và đã lập ngày l ễnày vào ngày 8 tháng 12 rồi; xem Chương 1, phần nói về Đức Maria Trong Giáo Hội Trung Cổ.
(44) Công Đồng Trent, Phiên 5, ch. 6 (DS 1516; ND 513).
(45) DS 2015-17.
Thông Báo
Phân Ưu: Thân phụ của LM Nguyễn Minh Gần, CSsR, qua đời tại Kiên An
Đ.Ô. Giuse Trịnh Minh Trí
15:01 11/06/2012
Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
vừa nhận được tin:
Ông Cố PHÊRÔ NGUYỄN VĂN ỦI
Sinh ngày 14 tháng 01 năm 1923 tại Kiên An, Vietnam
Được Thiên Chúa gọi về ngày 08 tháng 06 năm 2012 tại Biloxi, Mississippi.
Hưởng thọ 89 tuổi.
Ông Cố Phêrô là thân phụ của:
Linh mục Nguyễn Minh Gần, CSsR
và Linh mục Nguyễn (Sony) Sơn, SVD
Xin thành kính phân ưu với Cha Nguyễn Minh Gần, Cha Nguyễn (Sony) Sơn,
Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng Ngôi Lời và Tang Quyến.
CHƯƠNG TRÌNH TANG LỄ
Thứ Hai đến Thứ Tư, ngày 11-13 tháng 06 năm 2012
06:00pm –Thánh Lễ tại Tang Gia
13009 Hudson Krohn Road, Biloxi MS 39532, 228-209-2678, 469-441-7623
Thứ Năm và Thứ Sáu: ngày 14-15 tháng 06 năm 2012
4:00pm – Cầu Nguyện (phát tang) và Thăm Viếng
Bradford-O’Keefe Funeral Homes: 675 Howard Avenue, Biloxi MS 39530, 228-374-5650
6:00pm –Thánh Lễ tại Christ the King Catholic Church
10601 Daisy Vestry Road, Vancleave MS 39565, 228-623-9919)
Thứ Bảy, ngày 16 tháng 06 năm 2012
9:00am – Thánh Lễ An Táng tạo Christ the King Catholic Church
Sau Thánh Lễ, Linh Cửu an táng tại Old Biloxi Cemetery:1166 Irish Hill Dr, Biloxi, MS 39530
12:30pm –Mời cơm gia đình tại
Beijing Super Buffet: 3254 Mallett Rd, #E, D'Iberville, MS 39540, 228-396-3899
Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Ông Cố Phêrô Nguyễn Văn Ủi
Vào chốn bình an và hạnh phúc muôn đời.
Thành Kính Phân Ưu
Ban Lãnh Đạo Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ
Văn Hóa
Kính Trái Tim Chúa Giêsu
Tuyết Mai
11:35 11/06/2012
Khi ta nhìn trái tim Chúa thì trái tim của Ngài luôn rực lửa. Luôn nóng bỏng. Luôn sôi sục và như muốn trào ra để trao ban tình yêu của Người cho tất cả nhân loại con Chúa. Nhưng đôi khi chúng ta vẫn cố tình tỏ lộ sự thờ ơ, rất vô tình, ngay cả phủ nhận rằng Ngài không có hiện diện trên trần gian này.
Rất nhiều khi tôi cũng cảm thấy Chúa thật lạ lùng! Chúa yêu nhân loại đến đỗi đã tạo dựng nên con người giống hệt hình ảnh của Chúa. Chúa ban cho con người tất cả từ mọi sự, chỉ cốt để cho sự sống của con người được sung mãn và dư đầy.
Tháng Sáu là tháng Trái Tim Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn nhắc nhở tất cả chúng ta hãy trở về để sống gần với Trái Tim Chúa. Nhắc nhở chúng ta là đừng nên để trái tim của chúng ta ra nguội lạnh. Vì khi trái tim của chúng ta ra nguội lạnh thì đồng thời linh hồn của chúng ta cũng sẽ rất lâm nguy. Dù chúng ta có bận rộn, bôn ba, bộn bề thế nào trong cuộc sống, xin cho hết thảy chúng ta biết hướng về Trái Tim Chúa Giêsu, để được kín múc Tình Yêu Chúa và được nên giống Chúa. Trái Tim Chúa là bình điện năng giúp chúng ta sống, sống cách lành mạnh. Trái Tim Chúa là nguồn mạch của sự Yêu Thương. Trái Tim Chúa là nơi cho chúng ta được Nương Tựa và được Ủi An. Trái Tim Chúa luôn muốn Ôm Ấp chúng ta để được có sự sống sung mãn bây giờ và mãi mãi muôn đời sau.
Nhất là xin Thánh Tâm Chúa ban cho gia đình chúng con luôn có Trái Tim nồng nàn và đầm ấm của Chúa. Để gia đình chúng con luôn có sự thuận hòa. Biết chấp nhận lẫn nhau dù tuổi tác có quá chênh lệch. Chấp nhận lẫn nhau vì ý kiến có khác nhau trong sự suy nghĩ. Biết nhường nhịn để hòa khí trong gia đình được êm thắm. Biết làm gương cho các con để chúng tương lai biết dậy dỗ con cái và biết quý tình gia đình và coi trọng gia đình. Vợ chồng luôn được tương kính như tân. Anh chị em trong nhà biết trên biết dưới, biết thương yêu nhau. Bởi gia đình là nguồn là nơi phát xuất Tình Yêu Thương phải không thưa Chúa?. Thiếu Yêu Thương từ trong gia đình thì bản thân của người đó sẽ không giúp ích gì được cho ai ngoài chính họ.
Trái Tim Yêu Thương của Chúa Giêsu qua bao thời đại, vẫn giống như trong lòng của Núi Lửa. Lửa Tình Yêu ấy ngàn năm vẫn không bao giờ nguội lạnh. Lửa Yêu Thương ấy cũng sẽ mãi nung cháy trong trái tim những ai biết chạy đến Chúa kiếm tìm. Hãy đến với Trái Tim Chúa để được nhận Lửa Yêu Thương! Từng ngày trong cuộc sống, để được chia sẻ đến những ai đang rất cần Lửa Yêu Thương ấy, mọi ngày cho đến tận thế. Amen.
Rất nhiều khi tôi cũng cảm thấy Chúa thật lạ lùng! Chúa yêu nhân loại đến đỗi đã tạo dựng nên con người giống hệt hình ảnh của Chúa. Chúa ban cho con người tất cả từ mọi sự, chỉ cốt để cho sự sống của con người được sung mãn và dư đầy.
Tháng Sáu là tháng Trái Tim Chúa Giêsu, Giáo Hội muốn nhắc nhở tất cả chúng ta hãy trở về để sống gần với Trái Tim Chúa. Nhắc nhở chúng ta là đừng nên để trái tim của chúng ta ra nguội lạnh. Vì khi trái tim của chúng ta ra nguội lạnh thì đồng thời linh hồn của chúng ta cũng sẽ rất lâm nguy. Dù chúng ta có bận rộn, bôn ba, bộn bề thế nào trong cuộc sống, xin cho hết thảy chúng ta biết hướng về Trái Tim Chúa Giêsu, để được kín múc Tình Yêu Chúa và được nên giống Chúa. Trái Tim Chúa là bình điện năng giúp chúng ta sống, sống cách lành mạnh. Trái Tim Chúa là nguồn mạch của sự Yêu Thương. Trái Tim Chúa là nơi cho chúng ta được Nương Tựa và được Ủi An. Trái Tim Chúa luôn muốn Ôm Ấp chúng ta để được có sự sống sung mãn bây giờ và mãi mãi muôn đời sau.
Nhất là xin Thánh Tâm Chúa ban cho gia đình chúng con luôn có Trái Tim nồng nàn và đầm ấm của Chúa. Để gia đình chúng con luôn có sự thuận hòa. Biết chấp nhận lẫn nhau dù tuổi tác có quá chênh lệch. Chấp nhận lẫn nhau vì ý kiến có khác nhau trong sự suy nghĩ. Biết nhường nhịn để hòa khí trong gia đình được êm thắm. Biết làm gương cho các con để chúng tương lai biết dậy dỗ con cái và biết quý tình gia đình và coi trọng gia đình. Vợ chồng luôn được tương kính như tân. Anh chị em trong nhà biết trên biết dưới, biết thương yêu nhau. Bởi gia đình là nguồn là nơi phát xuất Tình Yêu Thương phải không thưa Chúa?. Thiếu Yêu Thương từ trong gia đình thì bản thân của người đó sẽ không giúp ích gì được cho ai ngoài chính họ.
Trái Tim Yêu Thương của Chúa Giêsu qua bao thời đại, vẫn giống như trong lòng của Núi Lửa. Lửa Tình Yêu ấy ngàn năm vẫn không bao giờ nguội lạnh. Lửa Yêu Thương ấy cũng sẽ mãi nung cháy trong trái tim những ai biết chạy đến Chúa kiếm tìm. Hãy đến với Trái Tim Chúa để được nhận Lửa Yêu Thương! Từng ngày trong cuộc sống, để được chia sẻ đến những ai đang rất cần Lửa Yêu Thương ấy, mọi ngày cho đến tận thế. Amen.
Vài cảm nghĩ trước thời sự
Maria Vũ Loan
11:59 11/06/2012
Hằng ngày, qua internet, nhiều người trên thế giới biết được tin tức khắp nơi, thời sự nóng bỏng; đến nay có thể nói nhu cầu được truyền thông đã bão hòa, đúng hơn có khi là đang “bội thực” thông tin. Thế nên, trước rừng tin tức từ nhà ra phố, từ ngõ ngách đến tận chân trời xa, tôi phải biết lựa chọn để đọc hầu có thể rút ra một chút bổ ích gì cho mình.
Nỗi buồn thời sự
Trước mẩu tin một người đàn bà bất ngờ qua đời, để lại 1.000 tỷ đồng và có sự tranh chấp giữa người thân, xảy ra tại Sài Gòn làm tôi chú ý nhiều. Khi tên thật của bà được nêu trên báo điện tử, tôi khẽ giật mình vì bà này từng đến trường tiểu học, nơi tôi làm việc nhiều năm và ở văn phòng có treo một khánh vàng đề tên bà, chúc mừng ngôi trường khi khánh thành vì được xây mới; và các giáo viên trường tôi được ăn bún khô từ cơ sở của bà sản xuất kính biếu trong nhiều năm.
Cái cảm xúc đầu tiên của tôi là xúc động và một phút “xuất thần” tôi ao ước mình có nhiều tài sản như bà ấy để làm nhiều việc lớn, chung cho mọi người, nhưng “định thần lại”, ướm ra từ Tin Mừng, tôi thấy Chúa trao tiền của vào tay ai là quyền của Người, cộng với sự nỗ lực và khôn ngoan của người ấy, còn những “việc lớn” kia là việc của Chúa, chứ không phải của tôi! Sao tôi lại ao ước làm việc lớn của Chúa chứ!? Vẫn có một bàn tay vô hình điều hành thế giới này, có đúng không?
Từ trong nhà, một người thân của tôi cứ suýt xoa không ngờ cá nhân một người lại có nhiều tiền như thế. Tôi đi chợ, cố tình gợi ý rồi nghe ngóng, thấy mấy người buôn bán nhỏ chép miệng rằng sao ông trời đổ vào tay một người bà nhiều tiền như thế, trong khi họ kiếm từng đồng bạc nhỏ nơi phố chợ. Sự giàu có của người đàn bà ấy vượt qua suy nghĩ và tầm nhìn của họ. Tôi vào tiệm uốn tóc, cô chủ tiệm nuối tiếc cho bà ấy rằng sao không xây nhà tình thương cho người nghèo để tiếng thơm cho đời. Khi đi lãnh lương, một công chức hưu trí chê trách bà làm từ thiện khá ít so với tài sản đang có…
Tôi chỉ cười trước những suy nghĩ của “người bình phẩm” mà thực lòng muốn giải thích theo nhận định của mình. Tôi nghĩ, đơn giản vì bà không biết Chúa, bà không nghe được bài Tin Mừng nói về sự ngây ngô, ngốc nghếch của người tích lũy nhiều của cải mà không biết mình sẽ chết lúc nào! Có lẽ tiếng lương tâm và tôn giáo bà theo vẫn chưa đủ để bà “ngộ” ra đỉnh cao hạnh phúc khi nắm nhiều của cải trong tay. Thôi thì vẫn chưa muộn nếu có ai đó nói với người thừa hưởng của cải của bà về đoạn Tin Mừng đó, hoặc hy vọng tiếng nói từ lương tâm sẽ truyền tải thông điệp về sự chóng qua ở đời này cho người thừa hưởng, có đúng không?
Cảm xúc bóng đá
Hàng triệu người trên thế giới đang say mê theo dõi Euro 2012 đầy cảm xúc. Tôi cũng vậy. Trước khi trái bóng lăn, cha Đa Minh Nguyễn Ngọc Long đã có bài viết “hoành tráng” và đặt ra vấn đề lớn là đời sống đức tin có bị cuốn theo thể thao là bóng đá hay không. Tôi chỉ điểm qua về cảm xúc trong bóng đá và ướm vào Tin Mừng để “nghiệm mà sống”, thế thôi!
Trong trận khai mạc giữa Ba Lan và Hy Lạp, một cầu thủ bị thẻ vàng, tiếp tục bị lôi cuốn, đam mê không kềm chế, anh ta đã bị loại khỏi cuộc chơi. Sân đấu cuộc đời cũng vậy, ta cũng háo hức đạt mục tiêu mà “híc, đá, đẩy, chèn ép, đè bẹp” người anh em để tạo thuận lợi cho mình. Nhiều lần Thiên Chúa dùng “thẻ vàng” mà nhắc nhở chúng ta qua tiếng lương tâm, qua người chung quanh…nhưng nếu ta không nghe thì bị loại khỏi sân đấu cuộc đời bằng một “thẻ đỏ” mà thôi! Thẻ đỏ ấy có khi là nhà tù hay cái hết khiến ta bỗng dưng mất tất cả. Không kềm được cảm xúc trước những đam mê thì thật khờ dại.
Khi Hà Lan thua trận trước Đan Mạch làm chấn động giới hâm mộ, ta có thể thấy hình ảnh sinh động: một đối thủ không cân sức với ta chưa chắc ta đã thắng được. Nhiều người đã chết trên sân khấu cuộc đời vì khinh địch. Những lỗi phạm nhẹ cứ tưởng không thể làm ta ngã gục; không đâu, những tội và cớ vấp phạm nhẹ nhất nếu không có lòng khiêm tốn trong ơn Chúa nó vẫn có thể kéo ta từ hình dạng dũng mãnh về nhân đức trở thành tên tội đồ thảm hại!
Khi đội Italia có được bàn thắng trước đội Tây Ban Nha, một niềm vui khôn tả trên cầu trường, cảm xúc vỡ òa của những cổ động viên áo trắng, nhưng chỉ năm phút sau, Tây Ban Nha đã cắt đứt niềm vui quá lớn đó bằng bàn thắng san bằng tỷ số. Có những biến cố Chúa ban làm gia đình mình hạnh phúc vỡ bờ, may mắn bất ngờ nhưng niềm vui có thể bỗng dưng chợt tắt khi biến cố khác – buồn thảm, bất hạnh - ập đến. Cuộc sống “sắc sắc không không”, vui hay buồn cũng biết ẩn mình trong ơn Chúa mới không thấy thất vọng, mới không bị “sock” trong đời sống đức tin.
Trước trận đấu, các cầu thủ rất hồi hộp nhưng không ít huấn luyện viên phấn khích quá mức mà tuyên bố phạm ngôn, không kềm chế cảm xúc: đội chúng tôi sẽ thắng vì những lợi thế này, lợi thế khác; thậm chí có ông còn ấn định tỷ số thắng thua nữa. Những tuyên bố kiểu đó là thiếu khôn ngoan. Hơn ai hết, chính những huấn luyện viên và cầu thủ hiểu rằng bóng đá đầy bất ngờ và có cả may mắn trong đó nữa. Trong đời sống, khẳng định những gì sẽ xảy ra đúng như lời mình nói là “tước quyền Thiên Chúa”, không ai biết được “sẽ ra sao ngày sau”, thế nên mạnh miệng nói về điều sẽ xảy ra là người nông cạn, ít thâm sâu sâu, tầm nhìn hẹp.
Euro 2012 sẽ có một đội đăng quang vô địch. Trong chặng đường tranh giành ngôi vị đó, 15 đội còn lại sẽ nếm vị thất bại, những niềm vui thắng trận trên chặng đường đó sẽ tan dần, chỉ còn một đội là vui mãi. Trong đời người Kitô hữu thì tiền bạc, chức vị, sức khỏe, sắc đẹp, tình yêu, người thân, may mắn…dần qua đi chỉ còn một điều duy nhất là mong được sống đời đời, như là điều “vô địch” chiếm hữu cùng đích đời mình. Chỉ có điều, ở giải bóng thì người ta biết trận chung kết là vào ngày nào giờ nào, tại đâu, còn người Kitô hữu thì không biết “trận đấu” sau cùng của mình sẽ vào lúc nào, ra sao, đó là điều bất hạnh và giới hạn của phận người, thế nên ai không chuẩn bị sẽ là cầu thủ dại khờ!
***
Trên sàn đấu cuộc đời, tôi thấy dù có những tin tức làm người ta ghê sợ, kinh khiếp thì đã có xã hội giải quyết, tìm cách làm sạch; còn trong diễn biến sức sống của Giáo hội, dẫu nhiều người có bị “sock” vì bản tin này hay bản tin nọ của Giáo hội toàn cầu hay Giáo hội địa phương, từ chuyện “thâm cung bí sử” nói trên thì người Kitô hữu cũng cần tin rằng Chúa Thánh Thần hằng gọt giũa và cắt tỉa để Hội Thánh Chúa Kitô luôn tốt đẹp như lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Các sự kiện trong những ngày gần đây liên quan đến Giáo triều và các cộng tác viên của tôi đã mang lại nỗi buồn trong trái tim tôi. Tuy nhiên, tôi có niềm tin vững chắc rằng bất chấp sự yếu đuối của con người, bất chấp những khó khăn và thử thách, Giáo Hội luôn được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, và Chúa sẽ không bao giờ ngưng ban phát những trợ giúp của Ngài trong việc duy trì Giáo Hội trên cuộc lữ hành trần thế.”
Nỗi buồn thời sự
Trước mẩu tin một người đàn bà bất ngờ qua đời, để lại 1.000 tỷ đồng và có sự tranh chấp giữa người thân, xảy ra tại Sài Gòn làm tôi chú ý nhiều. Khi tên thật của bà được nêu trên báo điện tử, tôi khẽ giật mình vì bà này từng đến trường tiểu học, nơi tôi làm việc nhiều năm và ở văn phòng có treo một khánh vàng đề tên bà, chúc mừng ngôi trường khi khánh thành vì được xây mới; và các giáo viên trường tôi được ăn bún khô từ cơ sở của bà sản xuất kính biếu trong nhiều năm.
Cái cảm xúc đầu tiên của tôi là xúc động và một phút “xuất thần” tôi ao ước mình có nhiều tài sản như bà ấy để làm nhiều việc lớn, chung cho mọi người, nhưng “định thần lại”, ướm ra từ Tin Mừng, tôi thấy Chúa trao tiền của vào tay ai là quyền của Người, cộng với sự nỗ lực và khôn ngoan của người ấy, còn những “việc lớn” kia là việc của Chúa, chứ không phải của tôi! Sao tôi lại ao ước làm việc lớn của Chúa chứ!? Vẫn có một bàn tay vô hình điều hành thế giới này, có đúng không?
Từ trong nhà, một người thân của tôi cứ suýt xoa không ngờ cá nhân một người lại có nhiều tiền như thế. Tôi đi chợ, cố tình gợi ý rồi nghe ngóng, thấy mấy người buôn bán nhỏ chép miệng rằng sao ông trời đổ vào tay một người bà nhiều tiền như thế, trong khi họ kiếm từng đồng bạc nhỏ nơi phố chợ. Sự giàu có của người đàn bà ấy vượt qua suy nghĩ và tầm nhìn của họ. Tôi vào tiệm uốn tóc, cô chủ tiệm nuối tiếc cho bà ấy rằng sao không xây nhà tình thương cho người nghèo để tiếng thơm cho đời. Khi đi lãnh lương, một công chức hưu trí chê trách bà làm từ thiện khá ít so với tài sản đang có…
Tôi chỉ cười trước những suy nghĩ của “người bình phẩm” mà thực lòng muốn giải thích theo nhận định của mình. Tôi nghĩ, đơn giản vì bà không biết Chúa, bà không nghe được bài Tin Mừng nói về sự ngây ngô, ngốc nghếch của người tích lũy nhiều của cải mà không biết mình sẽ chết lúc nào! Có lẽ tiếng lương tâm và tôn giáo bà theo vẫn chưa đủ để bà “ngộ” ra đỉnh cao hạnh phúc khi nắm nhiều của cải trong tay. Thôi thì vẫn chưa muộn nếu có ai đó nói với người thừa hưởng của cải của bà về đoạn Tin Mừng đó, hoặc hy vọng tiếng nói từ lương tâm sẽ truyền tải thông điệp về sự chóng qua ở đời này cho người thừa hưởng, có đúng không?
Cảm xúc bóng đá
Hàng triệu người trên thế giới đang say mê theo dõi Euro 2012 đầy cảm xúc. Tôi cũng vậy. Trước khi trái bóng lăn, cha Đa Minh Nguyễn Ngọc Long đã có bài viết “hoành tráng” và đặt ra vấn đề lớn là đời sống đức tin có bị cuốn theo thể thao là bóng đá hay không. Tôi chỉ điểm qua về cảm xúc trong bóng đá và ướm vào Tin Mừng để “nghiệm mà sống”, thế thôi!
Trong trận khai mạc giữa Ba Lan và Hy Lạp, một cầu thủ bị thẻ vàng, tiếp tục bị lôi cuốn, đam mê không kềm chế, anh ta đã bị loại khỏi cuộc chơi. Sân đấu cuộc đời cũng vậy, ta cũng háo hức đạt mục tiêu mà “híc, đá, đẩy, chèn ép, đè bẹp” người anh em để tạo thuận lợi cho mình. Nhiều lần Thiên Chúa dùng “thẻ vàng” mà nhắc nhở chúng ta qua tiếng lương tâm, qua người chung quanh…nhưng nếu ta không nghe thì bị loại khỏi sân đấu cuộc đời bằng một “thẻ đỏ” mà thôi! Thẻ đỏ ấy có khi là nhà tù hay cái hết khiến ta bỗng dưng mất tất cả. Không kềm được cảm xúc trước những đam mê thì thật khờ dại.
Khi Hà Lan thua trận trước Đan Mạch làm chấn động giới hâm mộ, ta có thể thấy hình ảnh sinh động: một đối thủ không cân sức với ta chưa chắc ta đã thắng được. Nhiều người đã chết trên sân khấu cuộc đời vì khinh địch. Những lỗi phạm nhẹ cứ tưởng không thể làm ta ngã gục; không đâu, những tội và cớ vấp phạm nhẹ nhất nếu không có lòng khiêm tốn trong ơn Chúa nó vẫn có thể kéo ta từ hình dạng dũng mãnh về nhân đức trở thành tên tội đồ thảm hại!
Khi đội Italia có được bàn thắng trước đội Tây Ban Nha, một niềm vui khôn tả trên cầu trường, cảm xúc vỡ òa của những cổ động viên áo trắng, nhưng chỉ năm phút sau, Tây Ban Nha đã cắt đứt niềm vui quá lớn đó bằng bàn thắng san bằng tỷ số. Có những biến cố Chúa ban làm gia đình mình hạnh phúc vỡ bờ, may mắn bất ngờ nhưng niềm vui có thể bỗng dưng chợt tắt khi biến cố khác – buồn thảm, bất hạnh - ập đến. Cuộc sống “sắc sắc không không”, vui hay buồn cũng biết ẩn mình trong ơn Chúa mới không thấy thất vọng, mới không bị “sock” trong đời sống đức tin.
Trước trận đấu, các cầu thủ rất hồi hộp nhưng không ít huấn luyện viên phấn khích quá mức mà tuyên bố phạm ngôn, không kềm chế cảm xúc: đội chúng tôi sẽ thắng vì những lợi thế này, lợi thế khác; thậm chí có ông còn ấn định tỷ số thắng thua nữa. Những tuyên bố kiểu đó là thiếu khôn ngoan. Hơn ai hết, chính những huấn luyện viên và cầu thủ hiểu rằng bóng đá đầy bất ngờ và có cả may mắn trong đó nữa. Trong đời sống, khẳng định những gì sẽ xảy ra đúng như lời mình nói là “tước quyền Thiên Chúa”, không ai biết được “sẽ ra sao ngày sau”, thế nên mạnh miệng nói về điều sẽ xảy ra là người nông cạn, ít thâm sâu sâu, tầm nhìn hẹp.
Euro 2012 sẽ có một đội đăng quang vô địch. Trong chặng đường tranh giành ngôi vị đó, 15 đội còn lại sẽ nếm vị thất bại, những niềm vui thắng trận trên chặng đường đó sẽ tan dần, chỉ còn một đội là vui mãi. Trong đời người Kitô hữu thì tiền bạc, chức vị, sức khỏe, sắc đẹp, tình yêu, người thân, may mắn…dần qua đi chỉ còn một điều duy nhất là mong được sống đời đời, như là điều “vô địch” chiếm hữu cùng đích đời mình. Chỉ có điều, ở giải bóng thì người ta biết trận chung kết là vào ngày nào giờ nào, tại đâu, còn người Kitô hữu thì không biết “trận đấu” sau cùng của mình sẽ vào lúc nào, ra sao, đó là điều bất hạnh và giới hạn của phận người, thế nên ai không chuẩn bị sẽ là cầu thủ dại khờ!
***
Trên sàn đấu cuộc đời, tôi thấy dù có những tin tức làm người ta ghê sợ, kinh khiếp thì đã có xã hội giải quyết, tìm cách làm sạch; còn trong diễn biến sức sống của Giáo hội, dẫu nhiều người có bị “sock” vì bản tin này hay bản tin nọ của Giáo hội toàn cầu hay Giáo hội địa phương, từ chuyện “thâm cung bí sử” nói trên thì người Kitô hữu cũng cần tin rằng Chúa Thánh Thần hằng gọt giũa và cắt tỉa để Hội Thánh Chúa Kitô luôn tốt đẹp như lời Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI nói: “Các sự kiện trong những ngày gần đây liên quan đến Giáo triều và các cộng tác viên của tôi đã mang lại nỗi buồn trong trái tim tôi. Tuy nhiên, tôi có niềm tin vững chắc rằng bất chấp sự yếu đuối của con người, bất chấp những khó khăn và thử thách, Giáo Hội luôn được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, và Chúa sẽ không bao giờ ngưng ban phát những trợ giúp của Ngài trong việc duy trì Giáo Hội trên cuộc lữ hành trần thế.”
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm /Thiền: Cánh Chim Trên Ngàn
Đặng Đức Cương
21:50 11/06/2012
CÁNH CHIM TRÊN NGÀN
Ảnh của Đặng Đức Cương
Xin hãy thả tôi về từ miền gió
Bay muôn phương buông thõng chuyện vui buồn
Xin quên hết bao điều còn vương vấn
Tha thứ giùm tôi cái lẽ vô thường.
(Trích thơ của Mỹ Trinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Đặng Đức Cương
Xin hãy thả tôi về từ miền gió
Bay muôn phương buông thõng chuyện vui buồn
Xin quên hết bao điều còn vương vấn
Tha thứ giùm tôi cái lẽ vô thường.
(Trích thơ của Mỹ Trinh)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền